Ngày 03-01-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:58 03/01/2010
PHẬT BÁO MỘNG

N2T


Một tượng Phật đáng lẽ đặt ở một nơi trong chùa nọ, nhưng từ sau khi một trận cuồng phong mưa to gió lớn làm hư hại chùa thì tượng Phật lớn ấy bị phơi bày ra để cho mưa gió tàn phá...

Về sau, có một pháp sư muốn quyên tiền để xây dựng lại ngôi chùa.

Một đêm nọ, tượng Phật báo mộng cho ông ta, nói: “Ngôi chùa là một nhà tù không phải là một cái nhà, chi bằng cứ để ta tiếp tục phơi bày ra trong hiện trường cuộc sống, như thế ta mới quy thuộc về đất.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Có những linh mục đi đến họ đạo nào là làm mới nhà thờ ở đó, dù cho nhà thờ giáo xứ ấy còn sử dụng được cả mấy chục năm, nhưng “tầm nhìn” của các ngài xa hơn phải xây dựng lại kiên cố đến vài trăm năm, thế là các ngài vay nợ bên này thiếu nợ bên kia, lại nhờ người này xin tiền dùm, người kia ủng hộ tiền bạc để hoàn thành công trình trăm năm; thế là các ngài đem sự nghi kỵ xầm xì của ma quỷ đặt vào tâm hồn các tín hữu của mình, và đem Chúa từ trong tâm hồn của họ quăng ra bên ngoài, mặc cho mưa gió nghi kị, tham lam, hống hách, kiêu ngạo của một số người “ăn theo” cha sở.v.v...

Linh mục nào cũng luôn giảng Lời Chúa và luôn hiểu lời giảng này của thánh Phao-lô tông đồ: tâm hồn anh em là đền thờ của Chúa Thánh Thần.

Đền thờ của Chúa Thánh Thần ngoài việc dùng ơn Chúa và các bí tích để xây dựng, thì thực tế và không kém phần quan trọng, đó chính là xây dựng bằng chính cuộc sống gương mẫu của các cha sở và cha phó, bởi vì:

- Giáo dân không muốn đi lễ là vì cha sở kiêu ngạo.

- Giáo dân không muốn đi rước lễ là vì cha sở không đạo đức.

- Giáo dân không muốn đến nhà thờ vì cha sở quá xa cách với họ.

- Giáo dân nguội lạnh vì cha sở không có lửa yêu Chúa yêu người thật lòng.

- Giáo dân thờ ơ với tất cả những gì thuộc về bí tích là vì cha sở không coi trọng các bí tích của Chúa Giê-su.

Xây nhà thờ mới để tượng Chúa đặt vào trong nhà thờ mới ấy là nguyện vọng của con người, nhưng mong ước của Chúa Giê-su là các cha sở phải xây dựng đền thờ của Ngài nơi tâm hồn của các tín hữu bằng chính cuộc sống gương mẫu của chính mình.

------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:00 03/01/2010
N2T


18. Hành vi thánh thiện là cách có thể làm cho tâm hồn bình an, lương tâm khiết tịnh (sạch sẽ) là cách có thể làm cho tâm hồn cậy trông vào Thiên Chúa.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:01 03/01/2010
N2T


334. Cuộc sống ngoài mộng ảo ra, thì cũng tràn đầy hiện thực.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bí thư ĐTC đã đến thăm người phụ nữ làm ĐGH té ngã trong đêm Giáng Sinh
Nguyễn Long Thao
12:18 03/01/2010
ROME 3/ 01/10 Thông tấn xã AFP đưa tin bí thư của ĐTC Benedict XVI đã đến bệnh viện tâm thần ở Roma thăm người phục nữ đã làm ĐGH té ngã trong trong đền thờ Thánh Phêrô khi ngài từ cuối nhà thờ tiến lên cung thánh để cử hành thánh lễ đêm Giáng Sinh

Phát ngôn viên Tòa Thánh, LM Federico Lombardi, nói ĐGM Georg Gaenswein, thư ký riêng của ĐTC, đã đến bệnh viện tâm thần thăm cô Susana Maiolo. Cô là người mắc bệnh tâm thần và hiện đang được điều trị tại một bệnh viện bên ngoài thành phố Roma.

Bản tin của nhật báo Il Giornale, phát hành ở Ý, nói Đức Giám Mục Gaenswein nói với cô Susana Maiolo rằng Đức Thánh Cha đã tha thứ cho cô và tặng cô một cỗ tràng hạt.

Cha Lombardi cũng cho biết thêm trong mấy ngày qua ĐGM Georg Gaenswein đã kín đáo xếp đặt đến thăm cô Maiolo và cho biết Đức Thánh Cha rất quan tâm đến hoàn cảnh của cô. Tòa án Vatican đang thụ lý vụ này nhưng một nguồn tin tại Vatican được cơ quan thông tấn Ansa trích dẫn, thì hầu như chắc tòa sẽ miến tố cô Maiolo vì cô mắc bệnh tâm thần.

Cô Maiolo nói với bác sĩ chữa trị cô rằng cô không có ý định gây thương tích cho ĐGH nhưng cô muốn Ngài giúp đỡ kẻ yếu thế.
 
ĐTC: ''Thiên Chúa muốn đồng hành với con người và mời gọi con người hợp tác''
Bình Hòa
15:24 03/01/2010
Kinh Truyền tin chúa nhựt 2-1-2010

Kể từ cuộc cải tổ lịch phụng vụ sau công đồng Vaticanô II, lễ Hiển Linh có thể được cử hành vào hai ngày khác nhau: lịch phổ quát mừng vào ngày 6 tháng giêng; còn những nơi mà ngày 6 tháng giêng không phải là lễ nghỉ thì được mừng vào chúa nhựt sau ngày 1 tháng giêng. Vì thế chúa nhựt hôm qua là lễ Hiển Linh tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam; còn tại Vatican, Italia lại là chúa nhựt thứ haí mùa Giáng sinh. Bài suy niệm của đức thánh cha trưa chúa nhựt hôm qua dựa trên ba bài đọc Sách Thánh nói về ý nghĩa biến cố Thiên Chúa nhập thể. Tuy nhiên tư tưởng chính cũng có thể áp dụng cho những nơi hôm qua mừng lễ Hiển linh, xét vì xoay quanh nền tảng của niềm hy vọng của chúng ta trước thềm năm mới: nó không dựa trên những dự đoán hão huyền, nhưng ở trên tình yêu của Thiên Chúa muốn đồng hành với con người và mời gọi con người hợp tác. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến,

Chúa nhật hôm nay, thứ hai sau lễ Giáng sinh và thứ nhất trong năm mới, tôi hân hoan được lặp lại lời cầu chúc mọi sự tốt lành trong Chúa. Các vấn đề không có thiếu, ở trong Giáo hội và trên thế giới, cũng như trong đời sống hằng ngày của mỗi gia đình. Nhưng, tạ ơn Chúa, niềm hy vọng của chúng ta không dựa trên các lời tiên đoán hão huyền hoặc trên các dự báo kinh tế cho dù quan trọng. Niềm hy vọng của chúng ta đặt ở nơi Thiên Chúa, chứ không phải ở trên một thứ tâm tình tín ngưỡng khái quát hoặc trên một thứ số kiếp tất định ngụy trang dưới lòng tin. Chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng mà nơi đức Giêsu Kitô đã bộc lộ cách vĩnh viễn ý định muốn cư ngụ giữa loài người, muốn chia sẻ lịch sử nhân loại, để dẫn đưa tất cả về Vương quốc tình yêu và sự sống của Người. Chính niềm hy vọng vĩ đại này nâng đỡ và đôi khi điều chỉnh những hy vọng phàm trần của chúng ta.

Chân lý mặc khải vừa nói được trình bày trong cả ba bài đọc Sách thánh của thánh lễ hôm nay với nội dung phong phú. Bài thứ nhất trích từ chương 24 sách Huấn ca, bài thứ hai từ thánh thi mở đầu thư thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêsô, và bài thứ ba là tự ngôn Tin mừng thánh Gioan. Các bản văn này khẳng định rằng Thiên Chúa không những là Đấng Tạo dựng trời đất – một điều cũng gặp thấy nơi các tôn giáo khác – nhưng còn là Cha, “Đấng đã tuyển chọn chúng ta ngay trước khi tạo thành vũ trụ. . tiền định cho chúng ta được trở nên những nghĩa tử của mình” (Ep 1,4-5), và vì thế đã đi tới chỗ không thể nào mường tượng nổi là làm người. “Ngôi Lời đã trở thành xác phàm và đến cư ngự ở giữa chúng ta” (Ga 1,1). Mầu nhiệm Nhập thể của Lời Chúa đã được chuẩn bị trong Cựu ước, cách riêng ở chỗ Đức Khôn ngoan thiên linh được đồng hóa với Luật ông Mosê. Thật vậy, Đức Khôn ngoan đã quả quyết rằng: “Tạo hoá đã khiến tôi cắm lều và nói với tôi rằng: hãy cắm lều ở nhà Giacob và hãy lấy dân Israel làm cơ nghiệp” (Hc 24,8). Nơi đức Giêsu Kitô, Luật của Chúa đã trở thành chứng tá sống động, được viết trong tâm khảm của một người, nơi mà, do tác động của Thánh Linh, tất cả thiên tính sung mãn đã cư ngụ (xc Cl 2,9).

Các bạn thân mến, đó là lý do đích thực của niềm hy vọng của nhân loại: lịch sử mang một ý nghĩa bởi vì được “cư ngụ” bởi Đức Khôn ngoan của Thiên Chúa. Tuy nhiên, kế hoạch của Chúa không thành tựu cách máy móc, bởi vì nó là một kế hoạch của tình yêu, và tình yêu phát sinh tự do và đòi hỏi tự do. Vương quốc của Thiên Chúa chắc chắn sẽ đến, và thực sự là đã hiện diện trong lịch sử, và nhờ việc đức Kitô đến, nó đã thắng lực lượng tiêu cực của sự dữ. Nhưng mỗi người có trách nhiệm đón nhận vương quốc của Chúa vào cuộc đời mình, từng ngày một. Vì vậy, năm 2010 sẽ nhiều hay ít tuỳ theo mỗi người chúng ta, trong cương vị của mình, biết hợp tác với hồng ân Chúa. Vì thế chúng ta hãy hướng lên Đức Trinh nữ Maria, để học nơi Người tâm tình đó. ConThiên Chúa đã mặc lấy xác phàm nơi Mẹ với sự chấp thuận của Người. Mỗi lần Chúa muốn tiến thêm một bước nữa, cùng với chúng ta, hướng đến “đất hứa”, thì trước hết Chúa gõ cửa lòng ta, ra như chờ đợi tiếng đáp “Vâng”, trong những sự lựa chọn nhỏ bé hoặc lớn lao. Xin Mẹ Maria giúp đỡ chúng ta biết luôn luôn đón nhận ý Chúa, với lòng khiêm tốn và can đảm, ngõ hầu ngay cả các thử thách và đau khổ của cuộc sống cũng góp phần vào việc thúc đẩy Vương quốc công lý hoà bình của Chúa mau đến.

Sau phép lành Toà thánh, trong lời chào bằng tiếng Pháp, Đức Thánh Cha nói rằng nhiều nơi mừng lễ Hiển linh, Chúa tỏ mình ra cho các dân tộc. Cùng với Mẹ Maria, chúng ta hãy cảnh giác để nhận ra những dấu hiệu mà Chúa tỏ ra sự hiện diện của ngài trong cuộc đời chúng ta và trong thế giới.
 
Montana là tiểu bang thứ ba cho phép an lạc tử (euthanasia)
Bùi Hữu Thư
20:39 03/01/2010
Helena, Montana, (Zenit.org).- Tối cao pháp viện Montana đã phán quyết ngày thứ Năm vừa qua là không có đạo luật nào của tiểu bang ngăn cấm các bác sĩ giúp bệnh nhận tự tử, khiến cho Montana là tiểu bang thứ ba chấp thuận an lạc tử.

Hai tiểu bang khác Oregon và Washington cũng cho phép các bác sĩ ghi toa thuốc cần thiết để giúp bệnh nhân tự kết liễu đời mình.

Các nhóm chống lại biện pháp này đang chuẩn bị mang vấn đề này ra tranh tụng.

Có hai thẩm phán chống lại quyết định này, họ nói rằng tòa án đã làm đảo ngược một chính sách công cộng có từ lâu.
 
Top Stories
Vietnam government starts New Year with premeditated plans to silence criticism
Emily Nguyen
01:56 03/01/2010
The Vietnam government starts the New Year not with festivities as usual but with signs of a large-scale crackdown against dissidents in preparation for the National Communist Party Congress in early 2011.

Vietnam's economic growth slowed to 5.32% in 2009 from 6.18% last year, the government's General Statistics Office said Thursday Dec. 31, 2009. It’s worth noting that Vietnam routinely issues economic data before the end of the reporting period, with figures based solely on estimations. The reality might be even worse.

Amid economic difficulties, the New Year 2010 started with a series of political trials in what believed to be a premeditated plan to deter opponents from causing chaos before the Party's Conference - an event promising to draw an avalanche of sharp criticisms coming from various directions on hot issues such as widespread graft, bauxite mining, conceding borderlands to Beijing, and land disputes with farmers and religious organizations.

Since June, 2009, four democratic campaigners have been held in custody waiting trial date of Jan. 21. The most prominent defendant is Le Cong Dinh, 41, an American-educated lawyer who has defended human rights campaigners and has called for multi-party democracy. The others are Nguyen Tien Trung, who recently studied Information Technology in Paris; Tran Huynh Duy Thuc, a business owner; and Le Thang Long, a candidate for the National Assembly.

The foursome was originally charged with "conducting propaganda" against the state, in violation of Article 88 of the Penal Code which carries a sentence of up to 20 years in prison if convicted or pleaded guilty. However, just as recently as last month, Vietnamese authorities had upgraded the first charge to "carrying out activities aimed at overthrowing the people’s administration" in violation of Article 79 which can give them the death penalty.

In a separate trial lasted for only 4 hours on Dec. 28, rumoured to be the litmus test of the public reaction to the government's first round of crackdown on prodemocracy movement, another dissident Tran Anh Kim, a military former officer, 60, was convicted of subversion for pro-democracy activities and sentenced to five and a half years in prison and 3 years of probation to follow.

Kim was accused of participating in what the government called an "organized crime against the state". The judge charged him with ''cooperation with reactionary Vietnamese and hostile forces in exile by posting 85 articles criticizing the government”. Kim argued back that he had been fighting for “democratic freedom and human rights through peaceful dialogue and nonviolent means.”

From a similar premeditated plan to silence criticism from the Church came the recent warning issued on Dec 28, 2009 by Chairman Pham Ngoc Huu of the People's Committee of the Third District.

Huu accused the Redemptorist community of carrying out activities antagonistic with the Party's policies and the state's laws, at the Church of Our Lady of Perpetual Help, north side of Saigon.

Fr. Joseph Le Quang Uy, in particular, was singled out in this statement as the person of interest. He was named as the main subject for the Committee’s denunciations.

A devoted Redemptorist, who has given so much to save the lives of the unborn and the underprivileged, and the environment, Fr. Joseph Le has been known for speaking out against the government's policies on illegal mining, and human rights violations.

On the other hand, his reputation of being the spiritual leader of many charitable and religiously social groups has been closely watched and monitored by the government.

A smearing campaign against him was kicked off on June 6, 2009 as he was returning home from a pastoral trip abroad. His luggage was searched meticulously and his laptop was confiscated by the airport security and customs agents. The priest was later released but the campaign of smearing had lasted for months.

Vietnamese Catholics have been shocked by the Committee’s statement. All the priest did was to speak out against social and political injustice, but now he is facing a serious charge of "plotting to overthrow the government" which can bring him a potentially doomed fate.
 
China, Vietnam mark holidays with repression
Washington Post
12:58 03/01/2010
WASHINGTON POST (Jan 1, 2010) - THE WEST'S Christmas holiday season has become a season of repression for Asia's authoritarian regimes. On Christmas Day, China sentenced one of its foremost dissidents, Liu Xiaobo, to 11 years in prison for the "crime" of helping create the democracy manifesto Charter 2008. Days earlier Beijing induced Cambodia to hand over 20 Uighur refugees who should have been under the protection of the United Nations.

Now Vietnam, whose communist leadership often takes its cues from China, is having its turn. On Monday, a pro-democracy campaigner named Tran Anh Kim was handed a 5 1/2 -year sentence by a state-controlled court in the first of a series of trials of leading democracy activists. Five activists were arrested in June for peacefully advocating freedom of speech, free elections and other reforms. Like several of the others, Mr. Kim, a 60-year-old retired general, is a member of the Democratic Party of Vietnam and of Bloc 8406, a group of pro-democracy petitioners.

The four other activists, who are expected to be put on trial soon, include Le Cong Dinh, a 41-year-old Tulane University-educated lawyer. He has defended other human rights campaigners in court. Originally charged with spreading anti-government propaganda, Mr. Dinh and at least two of the other dissidents were re-charged last month with the capital crime of subversion.

They are only the most prominent of dozens of human rights activists, bloggers and monks whom the government has arrested or otherwise persecuted in recent months. In October, one of the country's best-known novelists, Nguyen Xuan Nghia, and eight other people were given sentences of two to six years for displaying pro-democracy banners on bridges.

Some Vietnam analysts believe the government's crackdown is intended to set the stage for a ruling party congress scheduled for 2011. Yet surely Vietnam, like China, has taken note of the Obama administration's relaxed attitude toward supporting dissidents and its public proclamations that human rights issues must be balanced against other interests. While the U.S. Embassy in Vietnam has criticized the crackdown, Secretary of State Hillary Rodham Clinton said nothing in public about the arrests when she met Vietnam's foreign minister in October. Instead she focused attention on the "tenfold" increase in bilateral trade she said had taken place since 2001.

That trade boom makes Vietnam sensitive to Western criticism of its human rights record. So the staging of trials of pro-democracy activists during the holiday season is almost certainly not a coincidence. The tactic just might be working: A State Department spokesman said Wednesday that no public statement had been made about Mr. Kim's case, because "no one asked." He then e-mailed us a statement saying "the United States is disappointed in the results of the trial" and noting that Mr. Kim's case was among those raised during a U.S.-Vietnam dialogue on human rights in November. No doubt Hanoi regards such talk as perfunctory; certainly, the Obama administration has done nothing that would suggest otherwise.

(Source: http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2009/12/31/AR2009123102603_pf.html)
 
Vietnam Redemptorist Provincial Superior: Redemptorists unjustly attacked with false accusations.
J.B. An Dang
17:25 03/01/2010
In defending his brothers against the latest governmental accusation, Vietnam Redemptorist Provincial Superior spoke out to set the record straight and expressed his disappointment at the authorities’ persistent resort to violence rather than dialogue.

“Facing unjust accusations of the local government, our hope for better Church – State relations after the Vatican visit of Vietnam’s chairman is so shaken,” said Fr. Vincent Pham Trung Thanh, the Vietnam Redemptorist Provincial Superior, in an interview with Radio France Internationale (RFI) on Jan. 2.

Only two weeks after the historic visit of Vietnam Chairman Nguyen Minh Triet to Pope Benedict XVI, on Dec. 28, the local government of Ho Chi Minh City opened fire against the metropolitan Redemptorist community accusing them of using the church of Our Lady of Perpetual Help “to distort, falsely accuse and criticise the government driving believers to misunderstand the Party's policies and the nation's laws”.

In response to these severe denunciations of the Committee, the Superior of Vietnam Redemptorist province expressed his “shocking surprise at the sudden attack”. No recent activities of Redemptorists at the church of Our Lady of Perpetual Help seemed to be able to justify for the move of the government.

“As Catholic priests, we are bound to tell the truth as we find it, without fear of consequences. We did not distort or falsely accuse anyone,” Fr. Vincent Pham added frankly rejecting every accusation against the community.

“Before we raised our voice, our beloved spiritual leaders who are our fathers in faith, namely Bishop Peter Nguyen Van Nhon, President of the Episcopal Conference of Vietnam, Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, Archbishop Stephen Nguyen Nhu The of Hue and others, had already condemned publicly injustices at Dalat Collegium Pontificium, Hanoi nunciature, Loan Ly..” continued the Superior.

"Regarding the accusation of inciting the public to cause civil unrest, I say, we are children of Lord Jesus, king of Peace and love, whose teaching taught us to follow his peaceful way of life, not to become advocates for segregation. However, he is also the Lord of justice, thus our duty is not to ignore or to stay mute in the face of injustice,” he went on.

“There are people who fear the truth. We have been attacked just because we speak of the truth. Some do not want to see the truth exposed. What else we can do?” asked the Superior.

Redemptorist Fr. Joseph Le Quang Uy, in particular, was singled out in this statement as the main subject for the Committee’s denunciations. He was charged with “taking advantage of his role of leading prayers in Vigils to distort the social, political and economic situation of Vietnam, and denounce the government for human rights violations,” and thus “undermines the great national unity bloc,” and “has given a hand to hostile forces, and reactionaries to conduct propaganda against the Socialist Republic of Vietnam.”

Defending Fr. Joseph Le, the Superior stated that his brother “did nothing wrong” when speaking out against social and political injustices.

The Supervisor also pointed out that local government had gone too far beyond its authority when behaving like a kangaroo court accusing Fr. Joseph Le and other Redemptorists without due process.

“If our brothers have violated the law, let them be judged by the court. Until then, no one has the rights to convict them,” Fr. Vincent Pham insisted.

On Jan. 25, 2007, Vietnam PM Nguyen Tan Dung paid a landmark visit to Pope Benedict XVI and Vatican officials promising better Church-State relations. Three weeks later, on Feb. 19, 2007, security police suddenly surrounded and raided Hue Archdiocese to ransack the office, confiscated computers, electronic equipments, and arrested Father Nguyen Van Ly, a Roman Catholic priest who had been imprisoned for 14 years for allegedly disseminating material criticizing the government's limitations on religious and political freedom.

“History repeats itself!” another Redemptorist priest, Fr. Tung Duong, lamented expressing his fear that the Church in Vietnam is going to suffer a new wave of persecutions after the Vatican visit of Chairman Nguyen Minh Triet.

The priest was afraid that Vatican visits of Vietnam communist leaders were carefully designed simply to mask Vietnam notorious records of human and religious rights abuse.

There are growing concerns among Catholics in Vietnam that the sudden attack against Redemptorists may harbinger a large-scale crackdown to silence dissidents in preparation for the National Communist Party Congress in early 2011.

In another development, Vietnam government has consolidated the state-run “Catholics and People” magazine with new appointments. Vice-chairman Phan Khac Tu of the so-called “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” was appointed the chief editor of the magazine. Tu has been known to be enthusiastically pro-Communist.

Soon after the communists took control Vietnam, the Committee was born and the magazine was first published on July 10th, 1975. This was seen as an attempt of the government to set up a state-run Church.

The magazine, which, despite its name, is controlled by the Communist party rather than the Church – has carried a series of anti-Vatican articles to lay harsh criticisms on Vatican and Pope John Paul II.

It almost died after the death of its founder, Truong Ba Can, who died on July, 10, 2009. During the last 5 months, the half-dead magazine had struggled hard to survive. The new appointment is obviously an effort of the government to revive it.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chân dung linh mục Việt Nam: Linh mục Matthêu Phạm Hảo Kỳ
GP Xuân Lộc
12:27 03/01/2010
Chân dung linh mục Việt Nam: Linh mục Matthêu Phạm Hảo Kỳ

Cha Matthêu PHẠM HẢO KỲ (1912–1994). Nhà tu đức chuyên nghiệp

Chiều 31-5-1982, trong giờ tôn vinh Đức Mẹ tại giáo xứ Ninh Phát, trước khi ban phép lành kết thúc, Đức cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng, Giám mục Chính toà giáo phận Xuân Lộc đã nói: ‘‘Ngày nay, kiếm một linh mục đã khó. Thế nhưng, kiếm một linh mục đạo đức, thánh thiện trổi vượt mà lại khiêm tốn như cha cố Mátthêu Phạm Hảo Kỳ lại còn khó hơn gấp bội”.

Thật vậy, “hữu xạ tự nhiên hương”, những ai đã từng tiếp xúc và sống với cha cố Mátthêu chắc chắn đã cảm nhận được ảnh hưởng về đời sống thiêng liêng cũng như hương thơm nhân đức nơi ngài toả ra như thế nào.


Hành trình đời sống trần thế

Lm. Matthêu Phạm Hảo Kỳ
Mùa Thu năm 1912, cậu Mátthêu Phạm Hảo Kỳ đã cất tiếng khóc chào đời đúng vào ngày 21-9 tức ngày lễ kính thánh Matthêu tông đồ thánh sử. Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nề nếp đạo hạnh, với tư chất thông minh sẵn có và lòng đạo đức trổi vượt so với các bạn cùng trang lứa, cậu đã hiến dâng đời mình cho Chúa và được diễm phúc lãnh nhận thánh chức linh mục ngày 12-8-1944 tại Phát Diệm.

Khởi đầu sứ vụ linh mục, cha Matthêu được bề trên bổ nhiệm làm cha phó xứ Bình Sa - Ninh Bình từ 1944–1945. Năm Ất Dậu 1945 là kí ức kinh hoàng đối với dân tộc Việt Nam với khoảng 2 triệu người chết đói tại miền Bắc. Chính trong thời điểm này, bằng những việc bác ái rất mực cao độ kết hợp với đời sống đạo đức gương mẫu vốn đã có nền tảng từ những năm tháng ở chủng viện, cha đã chứng tỏ cho mọi người thấy cha đúng là vị mục tử như lòng Chúa mong ước. Nhận thấy chiều sâu tâm hồn của cha xứng đáng là mẫu gương cho các linh mục tương lai noi theo, trong suốt 30 năm, từ 1945–1975, Bề trên đã tín nhiệm đặt cha làm cha linh hướng kiêm giáo sư tại các chủng viện: Tiểu chủng viện Phúc Nhạc; Tiểu chủng viện Phát Diệm Phú Nhuận, Tiểu chủng viện và Đại chủng viện thánh Giuse Sài Gòn. Trong nhiều năm trước 1975, cha đã cộng tác với cha Bề trên Gioan Baotixita Trần Ngũ Nhạc để hướng dẫn hai tu hội: “Tu hội Chúa Giêsu” và “Tu hội Mẹ Maria” nay đổi tên là “Tu hội Nô tỳ Thiên Chúa”.

Sau biến cố 1975, vì lý do thời cuộc, cha được Bề trên bổ nhiệm làm chánh xứ Ninh Phát từ 1975–1994; đồng thời kiêm nhiệm chức Quản hạt Gia Kiệm từ 1976–1994 và Bề trên đồng sáng lập Tu hội Nô Tỳ Thiên Chúa từ 1983–1994 (cha GB. Trần Ngũ Nhạc qua đời ngày 04-09-1983).

Là một người rất sùng kính Đức Trinh Mẫu Rất Thánh Diễm phúc Maria, cha đã hướng dẫn rất nhiều tu sĩ và giáo dân hiểu biết về Mẹ. Cha tổ chức nhiều cuộc trình diễn với những lời dẫn, hình ảnh và hoạt cảnh để người tín hữu hiểu sâu xa hơn về cuộc đời của Chúa Cứu Thế và Đức Trinh Nữ Maria một cách sống động, cụ thể hơn, qua đó dễ thực hành theo gương Chúa và Đức Mẹ. Đặc biệt, cha tổ chức nhiều khoá huấn luyện về đời sống tận hiến, giúp người tín hữu biết chạy đến với Đức Mẹ, cậy trông, phó thác nơi Đức Mẹ, và qua Mẹ để đến với Chúa Ba Ngôi.

Đầu năm 1994, cha lâm trọng bệnh và sức khỏe ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Với lòng yêu mến Mẹ đặc biệt, Cha luôn cầu khẩn Đức Mẹ cho cha đựơc chết vào một ngày lễ nào đó của Mẹ. Và thật cảm động thay, như một dấu chỉ ưu ái mà Đức Mẹ ân ban cho cha, đúng vào lúc 11 giờ ngày 31-5-1994, ngày lễ Đức Mẹ đi thăm viếng bà thánh Isave, giữa lúc lời Kinh Truyền Tin đang được cất lên trên môi miệng của những người vây quanh giường cha thì cũng chính là lúc Đức Mẹ đến viếng thăm và đón cha về nhà Cha trên Trời.

Linh đạo cha cố Matthêu

Là một nhà tu đức chuyên nghiệp và sâu sắc, cha cố Matthêu đã trình bày cách rất bình dân dễ hiểu một KITÔ GIÁO HIỂU VÀ SỐNG, cũng gọi là ĐẠO CHÍNH TRUYỀN CẢI MẾN YÊU. Gọi là Đạo Chính Truyền vì là đạo do chính Chúa Kitô truyền dạy, còn ghi lại trong Tin Mừng.

Dựa trên nền tảng hai lời Thánh Kinh: “Ai tin và chịu phép rửa tội sẽ được cứu rỗi, ai không tin sẽ bị luận phạt” (Mc 16,16); và “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17), cha phân tích:

– Đạo hiểu nghĩa là tin mà chưa có việc làm.

– Đạo sống tức là tin và có việc làm.

Thế nên, để được cứu rỗi cần phải kết hợp đạo hiểu và sống. Sau đây là tóm tắt cách trình bầy của cha:

A. PHẦN LÝ THUYẾT

1/ ĐẠO HIỂU tức KẾ HOẠCH CỨU RỖI (phần tín lý): được tóm gọn trong kinh Tin kính các Thánh Tông Đồ gồm 3 điểm:

– Chúa Cha tạo dựng loài người và nhận làm con để có quyền thừa kế gia nghiệp của Cha là Nước Trời.

– Chúa Con nhập thể làm người rồi chết khổ nhục và sống lại sướng vinh để chuộc lại cho loài người chức làm con Thiên Chúa và quyền thừa kế Nước Trời đã mất vì tội.

– Chúa Thánh Thần cùng Hội Thánh tiếp tục việc cứu chuộc của Chúa Kitô, nhờ đó ta được thực sự làm con Thiên Chúa và có thể thừa kế Nước Trời.

2/ ĐẠO SỐNG tức SỐNG ĐẠO CHÍNH TRUYỀN (phần luân lý và tu đức): đây là kết luận do phép rửa tội cũng gồm 3 điểm:

– Ba lần thề hứa từ bỏ ma quỷ, công việc, sự phù hoa của chúng. Đó là bỏ tà dục, nết xấu, tội lỗi, gọi tắt là CẢI.

– Ba lần thề hứa làm con Thiên Chúa. Con thì phải mến Cha, gọi tắt là MẾN.

– Những người cùng làm con một Cha chung thì là anh chị em với nhau. Anh chị em thì phải yêu nhau, gọi tắt là YÊU.

Vậy Cải mình, Mến Chúa, Yêu người là những việc phép rửa tội đòi buộc nói tắt là CẢI, MẾN, YÊU. Sống 3 việc đó là sống ĐẠO CHÍNH TRUYỀN CẢI MẾN YÊU.

Tuy nhiên, để đạt tới sự yêu người hoàn bị, Kitô giáo đề cập đến ba yếu tố: Công bình, Bác ái, Hoà giải, gọi tắt là CÔNG, ÁI, HOÀ.

Như vậy, sống đạo Cải Mến Yêu cách trọn vẹn chính là sống ĐẠO CHÍNH TRUYỀN gồm 5 điểm căn bản: CẢI, MẾN, CÔNG, ÁI, HÒA với 5 lời Thánh kinh sau:

– CẢI: “Hãy cởi bỏ người cũ” (Ep 4,22).

– MẾN: “Này con đến để tuân hành ý Cha” (Dt 10,9).

– CÔNG: “Đừng làm cho ai cái mình không muốn chịu” (Tob 4,10).

– ÁI: “Mọi điều chúng con muốn người ta làm cho mình thế nào, thì hãy làm cho họ như vậy.” (Mt 7,12).

– HÒA: “Đừng để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4,26).

B. PHẦN THỰC HÀNH

Xác tín rằng: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17), cha cố Matthêu đã dày công nghiên cứu, đã sống và rút ra những chỉ dẫn cụ thể để giúp ta hoàn thiện lối sống Đạo Chính Truyền Cải Mến Yêu như sau:

Để sống Đạo Chính Truyền Cải Mến Yêu cách sâu đậm và toàn diện:

– Tránh những lối sống đạo lệch lạc như: sống đạo theo hứng, sống đạo vụ lợi, sống đạo kinh lễ.

– Tận dụng tất cả những sinh hoạt tôn giáo vào việc đó như: Sống mầu nhiệm Nhập Thể, sống mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh; tôn sùng Phép Thánh Thể; sống thánh lễ; sống lời Chúa; chịu bí tích Sám hối; lần hạt Mân Côi – yêu mến Đức Mẹ; cầu nguyện.

Kết hợp với những chỉ dẫn trên, ngài luôn yêu cầu người thực hiện phải có những điểm sống cụ thể đi kèm. Chẳng hạn: để thực thi sự tiết độ trong ăn uống, ngài dạy: Đừng để cho mình nghiện thứ gì; Bài trừ tật xấu như thi đua tửu lượng, ép nhau ăn uống đến say sưa; không mượn chén rượu để tranh luận, dạy con, mắng nhiếc người khác; thỉnh thoảng hãm mình như ăn chay, ăn vài miếng cơm nhạt, hoãn uống mấy phút khi khát …

Ngài đã viết nhiều sách vở về thần học, tu đức, nhiều tập thơ để giúp cho giáo dân, nhất là các thiếu nhi dễ nhớ nội dung các bài giáo lý và những cách sống đạo thật thực tế và hữu hiệu.

Tóm lại, ưu tiên hàng đầu mà ngài đặt ra sau khi đã giúp người nghe hiểu được điều phải tin là buộc phải có điểm sống cụ thể để thực hành trong đời sống.

Lời kết

Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói: “Ngày nay người ta tin vào chứng nhân hơn là thầy dạy. Nếu người ta tin vào thầy dạy vì thầy dạy đã sống chứng nhân”.

Cha cố Matthêu đích thực là một vị mục tử tốt lành và thánh thiện, một chứng nhân sống động của Tin Mừng. Ngài không chỉ dạy người ta sống mà đặc biệt, ngài đã sống những điều đó một cách hết sức anh hùng và gương mẫu. Đời sống thánh thiện ấy đã ảnh hưởng rất lớn đến nhiều thế hệ linh mục, tu sĩ và giáo dân, những người được ngài trực tiếp hướng dẫn và chăm sóc đến độ mọi người, kể cả các đấng Bề Trên, từ lâu nay vẫn gọi ngài là “Cha thánh Kỳ” với lòng kính trọng đặc biệt.

Nếu như khi được chứng kiến đời sống thánh thiện của cha thánh Gioan Maria Vianney, cha sở họ Ars, bổn mạng của các linh mục, đã khiến có người phải thốt lên: “Tôi đã thấy Chúa trong một con người”; thì con cái của cha cố Matthêu hôm nay cũng có thể nói được rằng: “Cha cố Matthêu cũng chính là hình ảnh sống động của Thiên Chúa giữa lòng thời đại hôm nay”.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bây Giờ Im Hay Nói ?
Lm Tùng Dương, C.S.s.R.
02:39 03/01/2010
Người hèn thấp cổ bé miệng im hay nói,
Kẻ sang đầu cao mắt sáng nói hay im ?


Mấy ngày nay, trên các trang mạng và dư luận quốc tế, người ta lại xôn xao vụ chính quyền có công văn gởi linh mục Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam, có những bài phân tích phải trái và đưa ra những nhận định nhiều chiều. Những người quan tâm đến tình hình Giáo Hội Việt Nam không thể không có những lo âu băn khoăn qua những biến cố như vậy. Được biết không chỉ một công văn của Ủy Ban Nhân Dân quận 3 mà trước đây Ủy Ban Nhân Dân Tp. Hà Nội cũng đã có văn bản quy kết những điều sai trái cho các linh mục tu sĩ tại Thái Hà. Như vậy tình hình không hề yên ả như nhiều người nghĩ, kết quả chuyến đi Roma của ông Triết hình như lập lại diễn tiến chuyến đi Roma của ông Dũng ! Đó là qui luật ?

Đọc trên trang web Dòng Chúa Cứu Thế có bài "Đọc rồi ngẫm nghĩ" tôi không khỏi chao lòng.

Tôi nhớ trong những ngày vừa qua, khi tôi về Cái Mơn dự lễ an táng cha Hạt trưởng Cái Mơn, ngài là một người bạn cùng lớp với Đức Cha Toma, Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long. Hôm ấy gương mặt Đức Cha buồn lắm, có người nói với tôi là cha Hạt trưởng là bạn đồng môn nên Đức Cha buồn nhiều, có người lại nói rằng Đức Cha mất một lúc hai Hạt trưởng nên Đức Cha buồn, quả thật mất một lúc hai Hạt trưởng thì buồn thật, làm sao không buồn được khi hai người cột trụ ra đi mà lớp kế thừa thì lại quá mỏng, không đủ người lấp chỗ trống, chẳng phải riêng gì Vĩnh Long, Giáo Phận nào cũng vậy, dòng tu nào cũng thế, sự thiếu hụt những thế hệ sau năm 75 đã để lại một khoảng trống quá lớn, hậu quả của chính sách hạn chế tôn giáo đã gây hậu quả rất nghiêm trọng cho Giáo Hội Công giáo Việt Nam.

Nhưng thật tình hôm đó tôi thấy Đức Cha buồn nhiều lắm, ngài im lặng khó hiểu và đôi mắt đăm chiêu nặng nề. Khi bỏ Cái Mơn về lại Vĩnh Long, chạy xe trên con đường ven sông lộng gió của trung tâm thị xã, tôi mới nghiệm ra nỗi buồn của người mục tử.

Hình ảnh công trường đang xây dựng công viên trên nền đất của Giáo Hội bị tước đoạt như một thách thức nền dân chủ, sự tự do và nguyên tắc công bằng. Trong một văn thư trước đây, Đức Cha đã nói với mọi người rằng, ngài lên tiếng để ngày sau ngài không phải trả lẽ trước mặt Chúa, trước lịch sử về sự im lặng của ngài. Gần đây nhất, trong văn thư ngày 28 tháng 11, ngài lại một lần nữa tỏ bày trách nhiệm mục tử của ngài khi lên tiếng, lần này không chỉ nói về một mảnh đất, nhưng về một sự công bằng cần phải có, ngài đòi hỏi phải trả lại sự công bằng cho Giáo Hội, cho người Công giáo, đặc biệt là người Công giáo của Giáo phận Vĩnh Long, ngài gọi biến cố vu oan và tước đoạt năm 1977 là “đại nạn” của Giáo Phận.

Các linh mục Hạt trưởng ngay sau đó đã hiệp thông với vị mục tử của mình và bày tỏ nỗi bức xúc về cách hành xử của chính quyền Vĩnh Long. Nhưng tất cả rơi vào im lặng, công trường tiếp tục thi công, từng tiếng máy xe thi công nổ, từng nhát búa đóng vào lòng đất, từng mảnh tole che lấp sự thật, bưng bít nỗi nhục nhã của bạo quyền, như những vết thương ngày đêm hành hạ trái tim người mục tử.

Ngày chính quyền Vĩnh Long làm lễ khởi công, họ giăng đầy công an trên các nẻo đường, họ diễn tập chống bạo động, chống biểu tình, hai ngả đường dẫn về trung tâm được kiểm soát nghiêm ngặt. Hôm đó Đức Cha buồn lắm, không phải ngài tiếc gì mảnh đất hơn mười ngàn mét vuông ở trung tâm giá không dưới 150 tỉ đồng đã bị cướp mất, nhưng ngài tiếc cho cách hành xử thiếu văn hóa và thô thiển, ngài tiếc cho một nền văn minh xây dựng trên bạo lực, dối trá và bất công. Hình như sau đó ngài có nói với chính quyền “Các ông làm như vậy để làm chi vậy ? Tôi không làm như vậy đâu, nếu tôi biểu tình, tôi sẽ báo trước với các ông !”.

Đức Cha Vĩnh Long xưa nay là người ít nói, ngài không tỏ ra linh hoạt và sôi động, nhưng ngài đã không thể im lặng không lên tiếng. Có lần có người nói với Đức Cha “Đức Cha nói làm chi, nói cũng mất, đâu cứu vãn được gì ?”, hôm ấy Đức Cha trả lời: “Nói cũng mất, không nói cũng mất, nhưng không thể không nói sự thật và không thể im lặng trước bất công !”.

Nổi tiếng nhu mì như Đức Cha Chủ Tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam mà cũng không thể im lặng, có lẽ trong những ngày tháng này, những nhát xẻng, nhát cuốc vào lòng đất Giáo Hoàng Học viện Pio X cũng làm đau lòng Đức Cha Chủ Tịch không kém, có lẽ hàng rào bao quanh công trường Giáo Hoàng Học viện mà Đức Cha bảo rằng chẳng biết được những gì xảy ra trong đó, lại cũng vẫn là biểu tượng của sự bưng bít cho những việc dối trá mà Giáo Hội bị gạt ra bên ngoài, không có chỗ để “đồng hành”, có biết gì đâu mà đồng hành và đối thoại !

Chẳng ai muốn lửa bùng lên, chẳng ai muốn mất tình đoàn kết, nhưng quyền lực của sự dữ không chê ai và không chừa ai, Trước đây đã lao đao trong đơn độc một Thiên An (Huế), một Giuse Nha Trang, … rồi bây giờ từ Khâm Sứ, chạy sang Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Vĩnh Long, Đalat, …”Cây muốn lặng, gió chẳng muốn đừng!”, im lặng cũng chẳng được bình an.

Đọc bài “Đọc rồi ngẫm nghĩ” trên thấy lạ lùng thật, cái lạ lùng ở chỗ trong những suy nghĩ rất bình thường của Giáo Hội, tính ngôn sứ vẫn luôn nổi bật lên. Đọc lại những suy tư của vị Giáo Chủ.

BÂY GIỜ IM HAY NÓI ?

Lễ Hiển Linh 2010
 
Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam lên tiếng về việc chính quyền quy chụp các linh mục của dòng
Tú Anh (RFI)
02:50 03/01/2010
Ngày 28/12/2009, chủ tịch Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Ngọc Hữu ký một công văn dài ba trang gởi Linh mục Phạm Trung Thành, Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, và Linh mục Nguyễn Quang Duy, chánh xứ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Nội dung kết tội các Linh mục của Dòng đã có những sai phạm, cụ thể là đã hiệp thông với các tín hữu trong vụ Thái Hà, tòa Khâm Sứ, hậu thuẫn tăng ni Bát Nhã, lên tiếng về vụ bauxite Tây nguyên và chủ quyền biển Đông. Dòng Chúa Cứu Thế phản ứng ra sao ? RFI phỏng vấn linh mục Giám tỉnh Phạm Trung Thành.

Xin nghe audio clip dưới đây.