Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Ba Sau Chúa Nhật Hiển Linh: Mùa Xuân Hoang Địa
Nguyễn Trung Tây, SVD
06:34 04/01/2010
Thứ Ba sau Chúa Nhật Hiển Linh: Mùa Xuân Hoang Địa
Chương Một: Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá
Đỏ đặc nơi đường chân trời xa xa, mặt trời phương Tây tô đậm những thân cây thầu dầu khỏe mạnh đang vươn cao tàn lá rậm rạp. Ngần ngừ nuối tiếc, hoàng hôn sa mạc điệu bộ ngập ngừng, dáng vẻ ngần ngại nửa ở nửa đi. Đức Giêsu đăm chiêu nhìn lên trời. Ngài nhận ra ngôi sao hôm sáng lấp lánh trên nền trời xanh biêng biếc. Ngài nhìn chung quanh, sa mạc đá sỏi về chiều nhấp nhô đầu người.
Hơn một tuần rồi, người ta vẫn tiếp tục trẩy hội mùa xuân về hoang địa. Trên những nẻo đường dẫn tới sa mạc, cát bụi bốc cao nhuộm đỏ bầu trời xanh lơ. Từng đoàn người nối tiếp từng đoàn người. Thanh niên nối tiếp trai tráng ồn ào vang vang trên khắp những nẻo đường dẫn về đất sỏi. Phụ nữ từng nhóm gót chân đỏ hồng, bước tới hăm hở tìm kiếm. Bà nội da mồi nắm tay, dẫn cháu lên mười, ánh mắt sáng ngời trông đợi. Cụ ông râu tóc bạc phơ, cõng chắt lên ba trên lưng, dõi mắt hướng nhìn xa xăm. Người phong cùi lần theo dấu chân người câm điếc. Người mù lòa bám vai người khuyết tật. Người bịnh thập tử nhất sinh nằm trên cáng, ánh mắt mở lớn hy vọng. Góa phụ nghèo nàn, dáng vẻ cô độc, lần bước một mình, ánh mắt đăm chiêu. Từ khắp mọi nẻo đường, khóa lại những cánh cửa, bỏ lại sau lưng những ngôi nhà, người người của đủ mọi thành phần trong xã hội tấp nập lên đường. Người người kéo về hoang mạc tìm kiếm hình ảnh của người ngôn sứ, nghe nói mới xuất hiện từ thị trấn Nazareth của phương Bắc Galilê.
Đức Giêsu tiếp tục nhìn quanh, Ngài nhận ra mặt trời đỏ ối đã buông rơi, rớt chìm gần một nửa thân mình vào sau rặng núi. Đức Giêsu nhíu mày, bởi Ngài nhận ra giờ đây trong sa mạc, giữa đá sỏi và xương rồng, giữa cây khô và cỏ cháy, giữa rắn hổ và bọ cạp, đầu người tiếp tục nhấp nhô như sóng nước Biển Hồ vào một ngày biển động. Ngài đăm chiêu lo lắng. Nếu để họ quay về, Ngài biết sẽ có nhiều người kiệt sức, ngã quỵ té gục trên đường đi. Quay sang những người môn đệ, Đức Giêsu cất tiếng,
— Mình, mình còn có nhiều lương thực hay không tụi con?
Hiểu ý sư phụ, Phêrô gắt gỏng trả lời,
— Ở đây chỉ có năm ổ bánh mì và hai con cá. Đâu còn đủ thức ăn cho Thầy và cho tụi con. Nói chi tới những người khác.
Những người môn đệ thân tín của Đức Giêsu liếc nhìn Giuđa. Người thủ quỹ nhìn vào giỏ tiền, lắc đầu nhè nhẹ, bộ mặt cương quyết. Không hẹn, những người môn đệ cùng nhau quay nhìn sư phụ, ánh mắt chờ đợi. Ngước mắt nhìn lên bầu trời không gợn một áng mây, Đức Giêsu biết rằng giờ này chỉ còn Thiên Chúa là nguồn trợ lực duy nhất mà Ngài có thể hướng tới. Và Ngài cầu nguyện.
Chỉ trong thoáng chốc, từ năm ổ bánh mì và hai con cá, bánh thơm và cá nướng ngập tràn như manna tinh khiết dư thừa bám trắng đá sỏi hoang địa của một thời trong sa mạc. Năm ổ bánh mì và hai con cá cộng lại ra con số bẩy nhỏ bé. Số bẩy tí teo bỗng dưng chuyển động hóa ra con số của hằng ngàn. Mầu vàng của ngàn vạn bánh mì dòn tan và mầu vàng của cá nướng thơm lừng lấp lánh mầu vàng hoàng hôn và mầu vàng sa mạc. Bánh mì và cá nướng thơm hương nồng nàn, ngào ngạt cả một khoảng trời hoang địa bao la.
Nhìn cảnh dân chúng nhận lãnh bánh mì và cá nướng từ tay các môn đệ, Đức Giêsu thở phào nhẹ nhõm. Ngài cười tươi trong làn gió chiều. Gió hoang địa thổi nhè nhẹ. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên vầng trán của Ngài loãng tan, chầm chậm biến mất. Gió hoang địa lay động những cánh hoa xương rồng. Hoa xương rồng tím thẫm giật mình tỉnh ngủ, ngơ ngác dụi mắt nhìn theo những bóng người dần dần khuất dạng nơi đường chân trời. Chim trời lao xuống, mỏ ngậm bánh mì. Đại bàng xòe cánh, vút bay lên cao, nuốt trôi cá nướng. Một vùng hoang địa chết chóc tiếp tục bừng lên sức sống mùa Xuân. Mùa Xuân nở hoa xương rồng đỏ đậm và cỏ dại xanh biếc dưới đôi chân Đức Giêsu. Đôi chân đó lại đang tiến bước vào trong sa mạc.
Nhìn theo bóng dáng của sư phụ, những người môn đệ biết Thầy của mình sẽ lại ở trong hoang địa một mình tối nay để cầu nguyện.
Chương Hai: Mùa Xuân Hoang Địa
Bước chậm rãi trên đất cát loang lổ đá sỏi, Đức Giêsu dừng lại một nhịp chân nhường bước cho chú rắn vằn khoang, sậm đỏ, sọc vàng, điểm đen. Chậm chạp uốn khúc, chú rắn nhẹ nhàng trườn mình, biến mất sau tảng đá. Đức Giêsu quỳ xuống bên cạnh tảng đá. Đôi tay chắp lại, Ngài hướng lên trời cao.
Đức Giêsu cầu nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục nâng đỡ những bước chân của Ngài trên con đường rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Ngài cầu nguyện cho những người môn đệ thân thương của Ngài, những người có một thời hành nghề ngư phủ, tiếng nói oang oang như chuông vỡ. Ngài nhớ tới Mátthêu, người thu thuế, bị đồng hương gọi là Do Thái gian, bởi quá khứ của một thời làm việc cho chính quyền bảo hộ La Mã. Sáng hôm đó, Ngài bước ngang qua trạm thuế. Nhìn thấy Mátthêu ngồi đếm tiền trong trạm, Đức Giêsu dừng lại. Miệng mỉm cười, Ngài cất giọng mời gọi, điệu bộ khuyến khích,
— Hãy đi theo ta.
Người thu thuế ngưng đếm những đồng tiền. Không gian bỗng dưng trở thành lặng câm. Những đồng tiền bằng bạc mang hình Cêsar Tiberius rớt xuống đất đen lăn lăn quay tròn. Người thu thuế nhìn Đức Giêsu, ánh mắt ngạc nhiên. Và anh ta quyết định đứng dậy.
Đức Giêsu cầu nguyện cho Simon, dân của thị trấn Cana, đảng viên của nhóm Nhiệt Thành, đang âm mưu lật đổ chính quyền bảo hộ La Mã. Ngài hình dung ra khuôn mặt của Tôma. Người môn đệ này nói năng liến thoắng, ruột để ngoài da, không thấy không tin. Ngài mỉm cười nhớ tới Phêrô, người thủ lãnh của nhóm Mười Hai yêu thì yêu rất nhiều nhưng cũng rất nóng tính, giận cũng lẹ mà cũng chóng tha.
Đức Giêsu tiếp tục cầu xin Thiên Chúa soi sáng và ban thêm nhiều ơn cho những người phụ nữ, những người môn đệ thân thương đã đi theo Ngài từ những ngày đầu tiên của hành trình đức tin.
Đức Giêsu tạ ơn Thiên Chúa đã lắng nghe lời cầu xin của Ngài qua phép lạ năm ổ bánh và hai con cá.
Đức Giêsu tiếp tục cầu nguyện. Sương đêm tiếp tục rơi xuống. Những hạt sương thiên đàng tô đậm khuôn mặt của trời cao.
Trời đã khuya. Đêm hoang địa bình thường hoang vắng giờ này tưng bừng hội chợ mùa xuân với những chú kiến đen bóng, cẳng chân khẳng khiu, nhe cặp càng bự, nhanh nhanh tha về tổ những miếng vụn dư thừa của bánh mì và cá nướng. Những cánh chim đêm của sa mạc tấp nập bay lên, rộn ràng đáp xuống. Tiếng dế tiếp tục ngân vang gõ nhịp điểm canh đêm khuya. Đêm nay đêm hoang địa. Bây giờ là mùa xuân, mùa xuân hoang địa.
Lời Nguyện
Lạy Chúa! Xin dạy con biết chia sẻ với anh chị em những điều con đã được Trời cao ban tặng. Xin dạy con biết làm tràn đầy những hạt gạo trắng ngọc trắng ngà của Ông Trời, để mọi người con của Chúa đều có cơm ăn, áo mặc. Xin dạy con biết cầu nguyện, biết tạ ơn cho những biến cố buồn vui đã xảy đến trong cuộc đời. Lạy Chúa! Dù buồn, dù vui, con vẫn tạ ơn Chúa, bởi vì con tin tưởng vào bàn tay quan phòng của một Thiên Chúa tràn đầy thương yêu.
(Để lắng nghe audio file Mùa Xuân Hoang Địa, mời đọc giả bấm vào link, http://www.nguyentrungtay.com/hgdia.html)
Đỏ Đặc Chân Trời, Ảnh NTT |
Chương Một: Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá
Đỏ đặc nơi đường chân trời xa xa, mặt trời phương Tây tô đậm những thân cây thầu dầu khỏe mạnh đang vươn cao tàn lá rậm rạp. Ngần ngừ nuối tiếc, hoàng hôn sa mạc điệu bộ ngập ngừng, dáng vẻ ngần ngại nửa ở nửa đi. Đức Giêsu đăm chiêu nhìn lên trời. Ngài nhận ra ngôi sao hôm sáng lấp lánh trên nền trời xanh biêng biếc. Ngài nhìn chung quanh, sa mạc đá sỏi về chiều nhấp nhô đầu người.
Hơn một tuần rồi, người ta vẫn tiếp tục trẩy hội mùa xuân về hoang địa. Trên những nẻo đường dẫn tới sa mạc, cát bụi bốc cao nhuộm đỏ bầu trời xanh lơ. Từng đoàn người nối tiếp từng đoàn người. Thanh niên nối tiếp trai tráng ồn ào vang vang trên khắp những nẻo đường dẫn về đất sỏi. Phụ nữ từng nhóm gót chân đỏ hồng, bước tới hăm hở tìm kiếm. Bà nội da mồi nắm tay, dẫn cháu lên mười, ánh mắt sáng ngời trông đợi. Cụ ông râu tóc bạc phơ, cõng chắt lên ba trên lưng, dõi mắt hướng nhìn xa xăm. Người phong cùi lần theo dấu chân người câm điếc. Người mù lòa bám vai người khuyết tật. Người bịnh thập tử nhất sinh nằm trên cáng, ánh mắt mở lớn hy vọng. Góa phụ nghèo nàn, dáng vẻ cô độc, lần bước một mình, ánh mắt đăm chiêu. Từ khắp mọi nẻo đường, khóa lại những cánh cửa, bỏ lại sau lưng những ngôi nhà, người người của đủ mọi thành phần trong xã hội tấp nập lên đường. Người người kéo về hoang mạc tìm kiếm hình ảnh của người ngôn sứ, nghe nói mới xuất hiện từ thị trấn Nazareth của phương Bắc Galilê.
Đức Giêsu tiếp tục nhìn quanh, Ngài nhận ra mặt trời đỏ ối đã buông rơi, rớt chìm gần một nửa thân mình vào sau rặng núi. Đức Giêsu nhíu mày, bởi Ngài nhận ra giờ đây trong sa mạc, giữa đá sỏi và xương rồng, giữa cây khô và cỏ cháy, giữa rắn hổ và bọ cạp, đầu người tiếp tục nhấp nhô như sóng nước Biển Hồ vào một ngày biển động. Ngài đăm chiêu lo lắng. Nếu để họ quay về, Ngài biết sẽ có nhiều người kiệt sức, ngã quỵ té gục trên đường đi. Quay sang những người môn đệ, Đức Giêsu cất tiếng,
— Mình, mình còn có nhiều lương thực hay không tụi con?
Hiểu ý sư phụ, Phêrô gắt gỏng trả lời,
— Ở đây chỉ có năm ổ bánh mì và hai con cá. Đâu còn đủ thức ăn cho Thầy và cho tụi con. Nói chi tới những người khác.
Những người môn đệ thân tín của Đức Giêsu liếc nhìn Giuđa. Người thủ quỹ nhìn vào giỏ tiền, lắc đầu nhè nhẹ, bộ mặt cương quyết. Không hẹn, những người môn đệ cùng nhau quay nhìn sư phụ, ánh mắt chờ đợi. Ngước mắt nhìn lên bầu trời không gợn một áng mây, Đức Giêsu biết rằng giờ này chỉ còn Thiên Chúa là nguồn trợ lực duy nhất mà Ngài có thể hướng tới. Và Ngài cầu nguyện.
Chỉ trong thoáng chốc, từ năm ổ bánh mì và hai con cá, bánh thơm và cá nướng ngập tràn như manna tinh khiết dư thừa bám trắng đá sỏi hoang địa của một thời trong sa mạc. Năm ổ bánh mì và hai con cá cộng lại ra con số bẩy nhỏ bé. Số bẩy tí teo bỗng dưng chuyển động hóa ra con số của hằng ngàn. Mầu vàng của ngàn vạn bánh mì dòn tan và mầu vàng của cá nướng thơm lừng lấp lánh mầu vàng hoàng hôn và mầu vàng sa mạc. Bánh mì và cá nướng thơm hương nồng nàn, ngào ngạt cả một khoảng trời hoang địa bao la.
Nhìn cảnh dân chúng nhận lãnh bánh mì và cá nướng từ tay các môn đệ, Đức Giêsu thở phào nhẹ nhõm. Ngài cười tươi trong làn gió chiều. Gió hoang địa thổi nhè nhẹ. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên vầng trán của Ngài loãng tan, chầm chậm biến mất. Gió hoang địa lay động những cánh hoa xương rồng. Hoa xương rồng tím thẫm giật mình tỉnh ngủ, ngơ ngác dụi mắt nhìn theo những bóng người dần dần khuất dạng nơi đường chân trời. Chim trời lao xuống, mỏ ngậm bánh mì. Đại bàng xòe cánh, vút bay lên cao, nuốt trôi cá nướng. Một vùng hoang địa chết chóc tiếp tục bừng lên sức sống mùa Xuân. Mùa Xuân nở hoa xương rồng đỏ đậm và cỏ dại xanh biếc dưới đôi chân Đức Giêsu. Đôi chân đó lại đang tiến bước vào trong sa mạc.
Nhìn theo bóng dáng của sư phụ, những người môn đệ biết Thầy của mình sẽ lại ở trong hoang địa một mình tối nay để cầu nguyện.
Chương Hai: Mùa Xuân Hoang Địa
Bước chậm rãi trên đất cát loang lổ đá sỏi, Đức Giêsu dừng lại một nhịp chân nhường bước cho chú rắn vằn khoang, sậm đỏ, sọc vàng, điểm đen. Chậm chạp uốn khúc, chú rắn nhẹ nhàng trườn mình, biến mất sau tảng đá. Đức Giêsu quỳ xuống bên cạnh tảng đá. Đôi tay chắp lại, Ngài hướng lên trời cao.
Đức Giêsu cầu nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục nâng đỡ những bước chân của Ngài trên con đường rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Ngài cầu nguyện cho những người môn đệ thân thương của Ngài, những người có một thời hành nghề ngư phủ, tiếng nói oang oang như chuông vỡ. Ngài nhớ tới Mátthêu, người thu thuế, bị đồng hương gọi là Do Thái gian, bởi quá khứ của một thời làm việc cho chính quyền bảo hộ La Mã. Sáng hôm đó, Ngài bước ngang qua trạm thuế. Nhìn thấy Mátthêu ngồi đếm tiền trong trạm, Đức Giêsu dừng lại. Miệng mỉm cười, Ngài cất giọng mời gọi, điệu bộ khuyến khích,
— Hãy đi theo ta.
Người thu thuế ngưng đếm những đồng tiền. Không gian bỗng dưng trở thành lặng câm. Những đồng tiền bằng bạc mang hình Cêsar Tiberius rớt xuống đất đen lăn lăn quay tròn. Người thu thuế nhìn Đức Giêsu, ánh mắt ngạc nhiên. Và anh ta quyết định đứng dậy.
Đức Giêsu cầu nguyện cho Simon, dân của thị trấn Cana, đảng viên của nhóm Nhiệt Thành, đang âm mưu lật đổ chính quyền bảo hộ La Mã. Ngài hình dung ra khuôn mặt của Tôma. Người môn đệ này nói năng liến thoắng, ruột để ngoài da, không thấy không tin. Ngài mỉm cười nhớ tới Phêrô, người thủ lãnh của nhóm Mười Hai yêu thì yêu rất nhiều nhưng cũng rất nóng tính, giận cũng lẹ mà cũng chóng tha.
Đức Giêsu tiếp tục cầu xin Thiên Chúa soi sáng và ban thêm nhiều ơn cho những người phụ nữ, những người môn đệ thân thương đã đi theo Ngài từ những ngày đầu tiên của hành trình đức tin.
Đức Giêsu tạ ơn Thiên Chúa đã lắng nghe lời cầu xin của Ngài qua phép lạ năm ổ bánh và hai con cá.
Đức Giêsu tiếp tục cầu nguyện. Sương đêm tiếp tục rơi xuống. Những hạt sương thiên đàng tô đậm khuôn mặt của trời cao.
Trời đã khuya. Đêm hoang địa bình thường hoang vắng giờ này tưng bừng hội chợ mùa xuân với những chú kiến đen bóng, cẳng chân khẳng khiu, nhe cặp càng bự, nhanh nhanh tha về tổ những miếng vụn dư thừa của bánh mì và cá nướng. Những cánh chim đêm của sa mạc tấp nập bay lên, rộn ràng đáp xuống. Tiếng dế tiếp tục ngân vang gõ nhịp điểm canh đêm khuya. Đêm nay đêm hoang địa. Bây giờ là mùa xuân, mùa xuân hoang địa.
Lời Nguyện
Lạy Chúa! Xin dạy con biết chia sẻ với anh chị em những điều con đã được Trời cao ban tặng. Xin dạy con biết làm tràn đầy những hạt gạo trắng ngọc trắng ngà của Ông Trời, để mọi người con của Chúa đều có cơm ăn, áo mặc. Xin dạy con biết cầu nguyện, biết tạ ơn cho những biến cố buồn vui đã xảy đến trong cuộc đời. Lạy Chúa! Dù buồn, dù vui, con vẫn tạ ơn Chúa, bởi vì con tin tưởng vào bàn tay quan phòng của một Thiên Chúa tràn đầy thương yêu.
(Để lắng nghe audio file Mùa Xuân Hoang Địa, mời đọc giả bấm vào link, http://www.nguyentrungtay.com/hgdia.html)
Móc một xon mắt
Pt GB Maria Nguyễn Định
10:24 04/01/2010
Đời Sống Tâm Linh # 18: MÓC MỘT CON MẮT
* Chuyện kể: Ngày xưa vua Zelecus, Hoàng đế nước Locride ra một chỉ thị rất nghiêm nhặt: Ai phạm tội tà dâm phải bị móc hai con mắt.
Ít lâu sau, các quan ngại ngùng trình lên vua một phạm nhân. Đó chính là Hoàng Tử đương triều, vua cha nhìn con mà lòng tê tái, các quan xin miễn tội cho Hoàng Tử; nhưng Zelecus xuống giọng nói với các quần thần rằng: “Trẫm đã ra chỉ dụ, không thể vì phạm nhân là con trai trẫm mà tự ý sửa đổi luật lệ. Song nay ta xin các quan hãy thuận cho móc một con mắt của phạm nhân và một con mắt của trẫm, để đối với luật pháp, có hai tròng mắt bị xử phạt và giao nộp. Còn đối với nghiã tình, trẫm cũng có thể chia sẻ với con của mình. Nếu để Hoàng Tử mù loà suốt đời sao trẫm cam lòng, và giữ luật pháp không nghiêm, làm sao trẫm trị nước!!”
Mặc cho các quan năn nỉ, cản ngăn, Zelecus đưa tay móc một con mắt của mình đặt trên đĩa. Hoàng Tử ôm lấy cha khóc nước nở, dòng máu đỏ trào ra từ hốc mắt của Zelicus.!!!
* Một phút suy tư: Thiên Chúa không thể hủy bỏ luật pháp mà chính Ngài đã thiết lập. Ngài cũng không thể nghiêm khắc đến độ chấp nhận những đứa con yêu dấu do chính Ngài tạo nên phải bị luật pháp ấy trừng phạt.
Chính vì thế mà Chúa Cứu Thế đã trở thành sự hy sinh lớn lao nhất, một món quà vĩ đại nhất mà Đức Chúa đã ban cho loài người, là hài Nhi nằm trong máng cỏ nghèo hèn để cứu nhân loại khỏi chết, như vua cha móc một con mắt của chính mình để cùng chia sẻ với sự lầm lỗi của Hoàng Tử, không để con mình phải cảnh mù loà suốt đời.
Trong Chúa, tôi nhận thấy hai điều nổi bật là Sự Công bình và Lòng Thương xót luôn luôn gắn liền với nhau. Khiến tôi quyết tâm:
- Tôi thực hiện bác ái như tấm bánh bẻ ra chia sẻ cho người nghèo.
- Tôi đem Lời Chúa đến cho người thấp cổ bé miệng trong xã hội.
- Tôi nối dài ánh sao sáng của Chúa bằng cách phục vụ mọi người.
- Tôi luôn sống hài hoà, gần gũi giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái.
* Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời. (Ga 3, 16)
* Chuyện kể: Ngày xưa vua Zelecus, Hoàng đế nước Locride ra một chỉ thị rất nghiêm nhặt: Ai phạm tội tà dâm phải bị móc hai con mắt.
Ít lâu sau, các quan ngại ngùng trình lên vua một phạm nhân. Đó chính là Hoàng Tử đương triều, vua cha nhìn con mà lòng tê tái, các quan xin miễn tội cho Hoàng Tử; nhưng Zelecus xuống giọng nói với các quần thần rằng: “Trẫm đã ra chỉ dụ, không thể vì phạm nhân là con trai trẫm mà tự ý sửa đổi luật lệ. Song nay ta xin các quan hãy thuận cho móc một con mắt của phạm nhân và một con mắt của trẫm, để đối với luật pháp, có hai tròng mắt bị xử phạt và giao nộp. Còn đối với nghiã tình, trẫm cũng có thể chia sẻ với con của mình. Nếu để Hoàng Tử mù loà suốt đời sao trẫm cam lòng, và giữ luật pháp không nghiêm, làm sao trẫm trị nước!!”
Mặc cho các quan năn nỉ, cản ngăn, Zelecus đưa tay móc một con mắt của mình đặt trên đĩa. Hoàng Tử ôm lấy cha khóc nước nở, dòng máu đỏ trào ra từ hốc mắt của Zelicus.!!!
* Một phút suy tư: Thiên Chúa không thể hủy bỏ luật pháp mà chính Ngài đã thiết lập. Ngài cũng không thể nghiêm khắc đến độ chấp nhận những đứa con yêu dấu do chính Ngài tạo nên phải bị luật pháp ấy trừng phạt.
Chính vì thế mà Chúa Cứu Thế đã trở thành sự hy sinh lớn lao nhất, một món quà vĩ đại nhất mà Đức Chúa đã ban cho loài người, là hài Nhi nằm trong máng cỏ nghèo hèn để cứu nhân loại khỏi chết, như vua cha móc một con mắt của chính mình để cùng chia sẻ với sự lầm lỗi của Hoàng Tử, không để con mình phải cảnh mù loà suốt đời.
Trong Chúa, tôi nhận thấy hai điều nổi bật là Sự Công bình và Lòng Thương xót luôn luôn gắn liền với nhau. Khiến tôi quyết tâm:
- Tôi thực hiện bác ái như tấm bánh bẻ ra chia sẻ cho người nghèo.
- Tôi đem Lời Chúa đến cho người thấp cổ bé miệng trong xã hội.
- Tôi nối dài ánh sao sáng của Chúa bằng cách phục vụ mọi người.
- Tôi luôn sống hài hoà, gần gũi giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái.
* Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời. (Ga 3, 16)
Chân dung Linh mục
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
10:38 04/01/2010
CHÂN DUNG LINH MỤC
Có thể nói một trong các thành phần của Giáo hội được khen chê nhiều nhất đó là linh mục. Các tiếng khen chê ấy lại nhiều hơn khi Giáo hội mở năm linh mục. Qua một vài sự cố “lạm dụng” mà báo chí Âu Mỹ làm rùm beng, thì một vài vị linh mục phân trần cách dí dỏm và tượng hình rằng linh mục, cách riêng linh mục triều là kiếp trên đe dưới búa. Cũng có thể có vài trường hợp như thế. Tuy nhiên cần chân nhận với nhau sự thật này: khi yêu ai, kính trọng ai nhiều thì người ta đòi hỏi kẻ ấy nhiều. Do đó những gì liên quan đến linh mục thường mang tính thời sự. Chính vì thế việc các linh mục cần phản tỉnh, trở về với căn tính của mình hầu sống “chính danh, chính phận” là một đòi hỏi tất yếu của mọi lúc, mọi nơi.
Làm sao để sống chính danh, chính phận trong thiên chức linh mục ? Để trả lời câu hỏi này, không gì hơn hãy trả lời hai câu hỏi: linh mục là ai ? Và bạn lãnh nhận thiên chức linh mục để làm gì ? Làm sáng tỏ được hai câu hỏi này thì chúng ta sẽ biết cách sống thiên chức linh mục như thế nào cho xứng với lòng Chúa ước mong.
I. Linh mục là ai ?
Có nhiều cái nhìn để mô tả hay trình bày chân dung linh mục. Với cái nhìn truyền thống dựa trên các năng quyền, thì linh mục là người đã lãnh nhận chức tư tế thừa tác, được trao ban các năng quyền như quyền hiến thánh, quyền hiến dâng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô trong Thánh Lễ, quyền tha các tội đã phạm sau khi được rửa tội qua bí tích Hòa giải và bí tích Xức Dầu ( J. A. Hardon ). Ở đây chúng ta cùng theo giáo huấn của Công đồng Vaticanô II và được Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II nhắc lại trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis để thống nhất khái niệm linh mục là Kitô hữu đã lãnh nhận chức tư tế thừa tác để nên đồng hình đồng dạng với Kitô trong tư cách là thủ lãnh và là mục tử.
Chúa Kitô là nguồn của thiên chức linh mục và cũng là linh mục duy nhất chính danh chính hiệu. Người cũng được Thánh Kinh, đặc biệt Tin Mừng Matthêu ám chỉ là Môsê mới, Môsê của thời Tân Ước. Các linh mục không gì hơn là nhìn ngắm Chúa Kitô trong vai trò lãnh đạo và mục tử để sống đúng căn tính của mình. Cuộc đời của Môsê cũng rất đáng cho hàng linh mục ngẩm suy mà bắt chước, noi gương. Đang sống trong năm linh mục, nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của cha thánh Gioan Vianey, thiết tưởng cuộc đời của thánh nhân cũng rất cần được đề cập để làm sáng rõ thêm căn tính linh mục.
1. Là người lãnh đạo:
Chúa Giêsu đã từng khẳng định rõ ràng: “Anh em chỉ có một vị lãnh đạo là Đức Kitô” ( Mt 23,10 ). Dĩ nhiên chúng ta hiểu hai từ lãnh đạo mà Chúa Giêsu đề cập ở trên, đó là người dẫn loài người về với Chúa Cha. Vì không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Chúa Kitô ( x. Ga 14,6). Ngày nay khi nói đến hai từ lãnh đạo, người ta nghĩ đến những người đứng đầu của các tập thể, các tổ chức lớn bé trong xã hội. Người lãnh đạo theo nghĩa này là người chịu trách nhiệm lớn nhất, cao nhất trong việc gìn giữ, bảo vệ và làm phát triển tập thể, tổ chức của mình bằng việc hướng dẫn, ra lệnh, theo dỏi người dưới quyền thực thi trách vụ và quyền hạn được giao. Công việc của người lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối đồng thời tổ chức, động viên thuộc cấp thực hiện theo các mục đích nhắm của tập thể.
Vai trò và phận vụ lãnh đạo của Đức Kitô là hướng dẫn nhân loại nhận biết chân lý, thúc giục con người tìm kiếm, đón nhận chân lý để được cứu độ. Chúa Kitô đến thế gian này là để làm chứng cho sự thật, ai hâm mộ sự thật thì đi theo Người ( x.Ga 18,37). Các linh mục là những người được thông phần lãnh đạo của Chúa Kitô. Dĩ nhiên, khi đứng đầu trong một tập thể là giáo xứ hay một cộng đoàn, các linh mục phải biết tổ chức các sinh hoạt, đề ra đường lối hoạt động, để gìn giữ và làm phát triển tập thể được giao phó. Việc tổ chức các đoàn thể, lập ra các ban bệ, việc đề ra các chương trình sinh hoạt…đúng là cần thiết. Tuy nhiên những hình thái tổ chức, sinh hoạt ấy không phải là điểm đến của linh mục trong vai trò lãnh đạo. Mục tiêu hàng đầu và không thể thiếu của linh mục khi lãnh đạo đạo đoàn chiên đó là giúp đoàn chiên nhận biết chân lý, ái mộ chân lý và đón nhận chân lý bằng mọi giá để được cứu độ. Như thế trọng tâm của vai trò linh mục là hướng dẫn đoàn chiên nhận biết chân lý và đón nhận chân lý. Môt trong những công việc ấy đó là giúp đoàn chiên biết phân biệt các giá trị, không chỉ biết phân biệt điều tốt với điều xấu mà còn phải biết phân biệt giữa điều tốt ít với điều tốt hơn, theo bậc thang giá trị để rồi biết vượt qua cả những điều tốt hữu hạn mà chọn lấy điều tốt nhất.
Để có được khả năng này thì ngoài sự học hỏi tìm tòi nghiên cứu, người linh mục không thể thiếu một điều căn bản đó là cầu nguyện. Chúa Kitô đã nêu gương cho chúng ta ở việc này. Tin Mừng tường thuật rằng Người thường xuyên lên núi hay vào nơi vắng vẻ để cầu nguyện cùng Chúa Cha ( x. Mc 1,35 ). Để có thể lãnh đạo dân thoát ra khỏi cảnh nô lệ mà vào đát hứa, nhất là để huấn luyện dân trở thành một dân tuyển lựa thì Môsê ngày ngày vào Trướng Tao Phùng để hội ngộ, đàm đạo cùng Thiên Chúa ( x. Xh 32,7-11 ). Cha thánh Gioan Maria Vianey, một linh mục tuy kém cỏi về đường học vấn thế mà đã trở thành một nhà lãnh đạo tài ba khi dẫn đưa biết bao nhiêu linh hồn trở về với nẻo chính đường ngay, qua tòa giải tội và cả tòa giảng lời Chúa. Tất thảy là nhờ cha thánh đã biết múc lấy kho tàng khôn ngoan từ nơi Nhà Chầu bằng những giờ cầu nguyện chuyên chăm.
Một trong những nghệ thuật lãnh đạo đó là không bao giờ làm một mình mà biết sử dụng nhân sự, biết dùng người đúng việc, hợp khả năng. Dù là Con Thiên Chúa, là Đấng mà không có sự gì là không thể, Chúa Giêsu đã chọn gọi mười hai tông đồ và thêm bảy mười hai môn đệ để công tác với Người trong việc loan báo tin mừng. Môsê sau khi được nhạc gia hiến kế “đã chọn trong toàn dân những người có tài và đặt họ làm đầu dân, điều khiển một ngàn hay một trăm, năm mươi hay mười người…”( x. Xh 18,13-27 ).
Một vấn đề đặt ra cho người lãnh đạo là chọn người cho việc hay chọn việc cho người ? Đây là một câu hỏi khiến chúng ta liên tưởng đến tình trạng bố trí nhân sự trong nhiều tổ chức xã hội, nhất là trong xã hội Việt nam chúng ta một thời gian đã qua và có thể còn tồn tại trong hiện nay. Đã có lúc, có thời người ta tìm việc cho nhân sự để giải bài toán nhân sự của mình. Như thế vô tình người ta xem nhẹ ích lợi của quần chúng nhân dân. Chính vì thế mà đã có nhiều trường hợp, có người thú nhận công khai rằng tôi không có khả năng, nhưng vì do tổ chức phân công, nên chuyện sai sót là do khách quan, do cơ chế…Trái lại, một nhà lãnh đạo có tâm có lòng thì luôn lấy đại sự làm trọng, lấy lợi ích của quần chúng nhân dân làm mục tiêu phục vụ. Và như thế người lãnh đạo công tâm sẽ luôn tìm người cho việc chứ không ngược lại.
Để phục vụ cho công trình cứu độ, để giúp làm cháy lên ngọn lửa tình yêu, lửa chân lý đã đem từ trời xuống thì Chúa Giêsu đã thức một đêm trắng để cầu nguyện cùng Chúa Cha và rồi sáng hôm sau chọn lấy nhóm Mười Hai tông đồ ( x. Lc 6,12-16; 13,49 ). Để phục vụ cho ngọn lửa tình yêu thì cần có sự nhiệt thành. Để phục vụ cho ngọn lửa chân lý thì cần có sự khiêm nhu. Nhìn vào danh sách nhóm Mười Hai, chúng ta cần chân nhận sự thật này: về trình độ học vấn thì các ngài quá kém, vì đa số “thuộc giới bình dân và không có chữ nghĩa” ( x. Cvtđ 4,13 ), về phẩm chất đạo đức theo quan niệm thời bấy giờ thì các ngài cũng chẳng hơn gì ai, nếu không muốn nói là còn thua xa nhiều người, nếu xét theo việc tuân giữ luật lệ hay như việc ăn chay, cầu nguyện.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận một sự thật nữa đó là hình như cả nhóm Mười hai đều đầy chất lửa trong tim. Lòng nhiệt thành của các Ngài là điều khó phủ nhận khi đã dám bỏ mọi sự mà theo một Đấng “ không có chỗ tựa đầu” ( x. Lc 9,58 ). Có người nói rằng sự nhiệt thành cộng với sự ngu dốt sẽ rất dễ trở thành sự phá hoại. Dù không phổ biến nhưng điều này cũng đã từng xảy ra trong lịch sử. Tuy nhiên ở Nhóm Mười Hai, bên cạnh lòng nhiệt thành thì chúng ta thấy một yếu tố bổ túc đó là sự phục thiện. Rất nhiều lần các ngài sai và bị Chúa Giêsu sửa dạy thì không thấy có ai bướng bĩnh, cố chấp, ngoại trừ một Giuđa Iscariô, Sự phục thiện là một hình thái của lòng khiêm nhu. Và đây chính là nhân đức nền tảng cần có để phục vụ cho chân lý.
Người có lòng nhiệt thành là luôn đi đầu, đi trước trong những việc khó mà đó là những việc phải làm, đáng làm và nên làm. Chúa Giêsu là mẫu gương tuyệt hảo về sự nhiệt thành. Lòng nhiệt thành đã thúc bách Người lo lắng cho dân chúng cả phần hồn lẫn phần xác đến quên ăn quên ngủ. Lòng nhiệt thành đã thúc bách Người bất chấp mọi thù ghét của những người lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ để gìn giữ Đền thờ đúng là nhà cầu nguyện chứ không phải là nơi buôn bán hay là hang trộm cướp ( x. Ga 2,13-17; Mt 21,12-13, Lc 19,45-48; Mc 11,15-19 ). Chúa Giêsu còn là mẫu gương của sự khiêm nhu đích thực,. Chính Người đã minh nhiên mời gọi người ta hãy học với Người vì Người hiền lành và khiêm nhượng ( x.Mt 11,29 ).
Nhìn đến Môsê, chúng ta cần phải chân nhận cái tâm đầy lửa của vị thủ lãnh đã dẫn đưa dân ra khỏi ách nô lệ Ai Cập. Đang trong thân phận một hoàng tử cao sang thế mà Môsê vẫn không yên vị để hưởng vinh hoa phú quý. Khi gặp cảnh người anh em bị đàn áp, ông đã trực tiếp ra tay can thiệp đến nỗi vì đó mà phải trốn vào hoang mạc ( x.Xh 2,11-12). Vừa nhận được hai bia đá khắc ghi thập giới do Thiên Chúa ban, thế mà khi thấy dân thay lòng đổi dạ, bỏ Thiên Chúa mà theo tượng bê vàng, Môsê đã dùng hai bia đá mà ném, làm vỡ cả hai tấm bia ( x. Xh 32,15-20 ). Nhìn bên ngoài thì sự nhiệt thành nhiều khi dễ bị xem như là sự nóng giận. Thế nhưng, sự nóng giận chỉ là không tốt khi làm sự gì đó cách quá mức vì bản thân mình hay trong những sự việc không đáng, không quan trọng. Và chúng ta đừng quên chính Thánh kinh đã từng khen ngợi Môsê là người hiền lành nhất trong thiên hạ ( x. Ds 13,3 ).
Là người lãnh đạo, Môsê đã biết theo lời dạy của Thiên Chúa chọn bảy mươi vị bô lão để cùng hợp tác chăm sóc dân. Thiên Chúa đã lấy thần khí của Môsê mà thông chia cho các vị ấy ( Ds 11,24-30 ). Chắc chắn bảy mươi vị bô lão ấy phần nào nhận được sự nhiệt thành lẫn sự hiền lành và khiêm nhu của Môsê.
Sự khiêm nhu của Cha thánh Vianey thì lịch sử đã minh chứng rõ ràng. Chuyện Ngài khiêm tốn học La ngữ với một thiếu niên nhỏ hơn ngài nhiều tuổi không phải là giai thoại. Đến khi đã là linh mục thì thái độ khiêm nhu của ngài trước các linh mục bạn thì thật khó có ai bì. Nói đến lòng nhiệt thành thì chúng ta khỏi bàn cãi về một người thường xuyên ngồi tòa cáo giải trên dưới 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Một phẩm tính nữa của người lãnh đạo chân chính đó là luôn liên đới trách nhiệm với cộng sự viên, luôn biết cảm thông và đồng phận với những người mình chăm nom, hướng dẫn.
Trong thời Cựu Ước, có thể nói không ai ví bằng Môsê. Thái độ, cung cách hành xử của ông Môsê cho ta hiểu thế nào là liên đới với số phận của đoàn dân mình lãnh đạo. Nhiều khi Thiên Chúa đã như hết kiên nhẫn trước sự phản phúc của dân mà Người đã ưu ái tuyển lựa, dẫn dắt ra khỏi ách nô lệ Ai Cập. Đói một chút cũng la toáng, khát một tí cũng phản loạn, chán chê mùi vị Manna lại nhớ đến củ hành củ tỏi của thời nô lệ đến nỗi không muốn sống đời tự do mà phải vất vả, thà làm nô lệ mà có cái ăn…và Thiên Chúa đã từng đe dọa tiêu diệt họ và cho Môsê trở thành tổ phụ một dân tộc thay thế. Môsê đã hoàn toàn đứng về phía dân để cầu xin Chúa tha thứ. Có lần ông đã như “chơi khăm” Thiên Chúa để mong Người thu hồi cơn giận: “ Lạy Chúa là Đức Chúa, xin đừng hủy diệt dân Ngài, cơ nghiệp Ngài đã dùng sức mạnh lớn lao của Ngài để giải thoát, và đã ra tay uy quyền đưa ra khỏi Ai Cập. Xin nhớ đến các tôi tớ Ngài là ông Abraham, ông Isaác và ông Giacóp, xin đừng để ý đến sự ngoan cố, sự gian ác và tội của dân này, kẻo tại miền đất từ đó Ngài đã đưa chúng con ra, người ta lại nói: Chính vì Đức Chúa đã không thể đưa chúng vào đất Người đã thề hứa với chúng, và chính vì ghét chúng mà Người đã đưa chúng ra để giết chúng trong sa mạc !” ( Đnl 9,26-28 ).
Sự liên đới trách nhiệm của Đấng là Môsê mới, Giêsu Kitô, đã được bốn tin mừng minh chứng cách rõ nét. Chọn gọi môn đệ xong, Chúa Giêsu huấn luyện họ đủ đầy các phương diện. Những lần sai đi thực tập truyền giáo thì không thiếu những lời căn dặn thiết yếu cùng việc trao ban quyền năng trên các thần ô uế và bệnh tật. Khi đã đến giờ phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người khẩn khoản nài xin Cha gìn giữ những kẻ mà Cha đã ban cho Người ( x.Ga 17 ). Trước đám đông quân lính tìm bắt Người tại vườn cây dầu, Người đã tìm cách che chở môn sinh ( x.Ga 18,8 ).
Chúa Giêsu không chỉ liên đới với các môn đệ mà còn với mọi người, với cả những người vì ganh tương đố kỵ mà loại bỏ Người. Vốn sang giàu, Người đã tự nguyện nên nghèo hèn để chúng ta được nên sang giàu ( x. 2 Cor 8,9-12 ). Vốn vô tội, Người đã tự nguyện mang kiếp tội nhân để chúng ta được thứ tha. Ngay phút giây hấp hối trên thập giá, Người cũng không quên nài xin chúa Cha tha tội cho những kẻ giết Người ( x. Lc 23,34 ).
Người ta nhìn nhận rằng sở dĩ cha thánh Gioan Maria Vianey kiên nhẫn ngồi tòa cáo giải lâu giờ là vì ngài cảm được nỗi thống khổ của tội nhân. Ngài còn tự nguyện đền tội thay cho những người đến lãnh nhận hồng ân hòa giải. Câu nói đầy xác tín của Ngài: “Linh mục thánh thiện thì giáo dân tốt lành. Linh mục tốt lành thì giáo dân bình thường. Linh mục bình thường thì giáo dân khô khan. Linh mục khô khan thì giáo dân tội lỗi”, đủ cho ta thấy sự liên đới trách nhiệm của ngài với chiên trông đàn lần chiên ngoài đàn, nhất là những con chiên tật bệnh như thế nào.
2. Là vị mục tử nhân lành:
Hình ảnh vị mục tử nhân lành được minh họa nhiều trong Thánh Kinh và Kitô hữu chúng ta vốn đã rất thân quen. Dưới cái nhìn của Thánh Kinh, đặc biệt qua sách ngôn sứ Êdêkien và Tin mừng Thánh Gioan chúng ta cùng phác họa đôi nét về chân dung vị mục tử nhân lành.
- Sự hiện hữu của vị mục từ là vì đàn chiên và nhờ đàn chiên. Trước hết chúng ta cần khẳng định chân lý này: Sẽ không có mục tử nếu không có đàn chiên. Không có chiên thì cũng chẳng cần có sự hiện hữu của mục tử. Mục tử chỉ là mình trong tương quan với chiên. Cũng thế, sự hiện hữu của linh mục không phải vì mình hay cho mình. Bí tích truyền chức thánh là bí tích mang tính cộng đoàn, nghĩa là vì cộng đoàn, cho cộng đoàn. Sẽ không còn ý nghĩa hay sẽ là một dấu phản chứng khi mục tử chỉ biêt sống cho mình. Ngôn sứ Êdêkien đã nói thay Thiên Chúa những lời chúc dữ: “Khốn cho các mục tử Israel, những kẻ chỉ biết lo cho mình ! Nào mục tử không phải chăn dắt đàn chiên sao ? Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, còn đàn chiên lại không lo chăn dắt. Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật, các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên đi lạc, các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc. Chiên của Ta tán loạn…Ta lấy mạng sống Ta mà thề:. .Ta chống lại các mục tử. Ta sẽ đòi lại chiên của Ta…” ( Êd 34 ).
-Mục tử nhân lành là người biết chiên: Cái “biết” theo nghĩa Thánh Kinh đó là một sự gắn bó, đồng thân, đồng phận như trong nghĩa tình phu thê ( x. St 4,1; 25 ). Khi đã có cái sự “biết” như thế giữa mục tử và đàn chiên thì mục tử sẽ luôn đi trước đàn chiên để dẫn chiên đến dòng suối mát, đến đồng cỏ xanh tươi, đồng thời đi trước đàn chiên để bảo vệ chiên khỏi nanh vuốt của sói dữ, thậm chí sẵn sàng hy sinh mạng sống vì chiên, chứ không bỏ chạy lấy thân như kẻ chăn thuê ( x. Ga 10,1-18 ).
Biện chứng mục tử - chiên: Để là một mục tử nhân lành thì cần phải là một con chiên ngoan hiền, thanh sạch và ngược lại. Chúng ta nhận ra cái biện chứng này nơi cuộc đời Chúa Giêsu. Chắc hẳn không một ai phủ nhận sự thật là Chúa Giêsu đã vuông tròn trong vai trò mục tử nhân hậu. Chính Người đã khẳng định sự thật này cách công khai: Tôi là mục tử tốt lành…” ( Ga 10,11 ). Chúng ta đừng quên là để chu toàn phận vụ mục tử tốt lành thì Chúa Giêsu đã sống thân phận Con Chiên Thiên Chúa, con chiên tinh tuyền xóa tội trần gian ( x. Ga 1,29 ). Thánh Giám Mục Âugustinô đã có câu nói thời danh: “cho anh em, tôi là giám mục ( mục tử ), với anh em, tôi là tín hữu ( con chiên ).
Quả thật không ít vị khi đã lãnh nhận thiên chức linh mục thì vô tình quên bẳng đi sự thật là mình vẫn là một tín hữu và như thế vô tình hay hữu ý, không lưu tâm gì đến tâm tư, nguyện vọng của đàn chiên. Câu chuyện một linh mục sau khi qua đời, phải đền tội ở luyện ngục với hình thức là phải nghe lại tất cả các bài giảng của mình, là một minh họa. Lắm khi chúng ta hành khổ đàn chiên mà ta chẳng hay. Một trong nhiều nguyên nhân đó là ta quên đặt mình vào vị thế, vai trò của con chiên. Có người chia sẻ với tôi rằng, ngoại trừ các cha dòng sống tập thể, hay các cha trong Chủng viện, các cha triều ở ngoài xứ rất ít có dịp nghe các cha khác giảng lễ, trừ một vài lễ đồng tế trong các dịp lễ đặc biệt. Và hình như các ngài rất ít khi tham dự Thánh Lễ trong tư cách một tín hữu bình thường ( ở hàng ghế giáo dân ). Thời còn làm cha phó, một mẫu gương của cha quản xứ khiến tôi khó quên và cố tập bắt chước: Dù đã dâng Lễ ban sáng rồi, đến chiều, khi tôi dâng Lễ, ngài, cha xứ vẫn quỳ ở hàng ghế giáo dân tham dự như mọi người. Chắc hẳn không nguyên chỉ tôi mà cả cộng đoàn đều học được bài học yêu quý Thánh Lễ. Và một điều cũng có thể, đó là tôi chuẩn bị dâng Thánh Lễ kỹ lưỡng hơn và chính ngài cũng có thể rút ra được điều gì đó qua ông cha phó, hoặc là để tránh hoặc là để bổ túc cho mình. Cũng có người hiến kế cho giám mục rằng để giúp linh mục nào đó thường hành khổ giáo dân trên tòa giảng thì không gì hơn là cho người thu băng, ghi hình, rồi cho linh mục ấy xem, nghe lại.
Xin được thêm chút tâm tư ngoài lề. Ước gì ở các giáo xứ có hai linh mục trở lên ( ví dụ có cha phó ở cùng ), khi một linh mục dâng Lễ thì vị kia nếu đã dâng lễ rồi hoặc sẽ dâng Lễ buổi khác trong cùng ngày mà không cần đồng tế và nếu không vì bận rộn công việc mục vụ quan trọng hay cần kíp thì nên hiện diện tham dự Thánh Lễ. Thiết tưởng rằng điều ấy không chỉ nêu gương sáng cho đoàn tín hữu giáo dân mà con sinh ích lợi nhiều cho chính các linh mục. Quả thật, trong hơn mươi bốn năm đời linh mục, tôi đã cảm nhận điều này qua gương sáng một cha quản xứ và một cha giáo của tôi.
Để sống cái biện chứng mục tử -chiên, thiết nghĩ rằng các linh mục hãy ghi nhớ lời khuyên bảo của Giám mục cho các ứng viên trong lễ phong chức linh mục: “Anh em hãy tin điều anh em đọc, dạy điều anh em tin và thực thi điều anh em dạy.” Có thể nói rằng hầu hết các linh mục đều dâng Thánh Lễ mỗi ngày theo lời khuyên dạy của giáo hội ( GL Đ.904 ), và đại đa số đều có giảng lễ. Thật tuyệt vời nếu các linh mục đều sống, thực hành trước một điều gì đó trong nội dung những gì mình giảng dạy. Vị mục tử nhân lành và là Con chiên tinh tuyền, Giêsu Kitô là mẫu gương cho chúng ta điều này. “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” ( Ga 13,15 ).
II. Tại sao chúng ta chọn bậc sống linh mục ?
Câu hỏi tại sao mang hai nội hàm. Một là muốn nói đến nguyên nhân hay động cơ thúc đẩy và hai là muốn nói đến mục đích nhằm để đạt điều gì đó. Các cha linh hướng thường hỏi các chú ( các thầy ) rằng “vì sao con đi tu ? hay con đi tu để làm gì ?”
Chúng ta có thể lướt sơ qua nội hàm thứ nhất của từ hỏi tại sao. Đi tu vì chán đời hay đi tu vì bị bồ bỏ; đi tu vì bố mẹ ép hay vì bế tắc, không thể tiến thân ở đời, rõ ràng là những nguyên nhân tiêu cực. Chắc chắn khi đã khôn lớn mà vẫn lệ thuộc những nguyên nhân này thì không tốt và nếu có lãnh nhận tác vụ linh mục thì cũng không bền hoặc có bền cũng chẳng hạnh phúc, chưa kể là rất khó làm được điều gì tốt cho tha nhân.
Ở đây xin chân thành xem lại mục đích của việc “làm linh mục”. Các chú ngày xưa vào Tiểu Chủng Viện với nhiều mục đích rất ngây thơ như là để được đá bóng, để được ăn chuối như các cha… Các thanh niên ngày nay rất có thể muốn đi tu làm linh mục để có thế giá trước mặt người ta, để có con đường tiến thân, sinh sống ở mức tương đối cao so với mặt bằng dân sinh. Có người xem ra rất đạo đức khi trả lời với cha linh hướng rằng con đi tu, làm linh mục để nên thánh, để được rỗi linh hồn.
Dĩ nhiên dù là với mục đích xem ra là đạo đức như trên, thì các vị linh hướng cũng thấy cần phải uốn nắn. Để làm thánh hay để được rỗi linh hồn thì không hẳn cần phải làm linh mục. Không biết theo nhãn quan của Thiên Chúa thế nào, còn với con mắt, với sự nhận định của giáo dân thì hình như các tu sĩ “thánh thiện” hơn các linh mục. Công đồng Vaticanô II đã đặt lại vai trò trọng tâm của bí tích Thánh Tẩy và qua đó vị trí, vai trò của đời sống Kitô hữu giáo dân được trân trọng hơn trước nhiều. Với cái nhìn này thì câu ngạn ngữ dân gian: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ cũng là đi tu” lại được cất lên không phải bằng sự khôi hài, dí dỏm mà với sự nhìn nhận hiện thực.
Dù đã là linh mục, chúng ta cũng cần nhắc nhớ cho nhau lời dạy của cha linh hướng hay cha giáo môn tu đức ngày nào: Làm linh mục là muốn nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô trong tư cách là thủ lãnh và là mục tử, vì hạnh phúc con người và phần rỗi các linh hồn. Dĩ nhiên hệ quả kéo theo chính là hạnh phúc của chính linh mục, đời này và đời sau. Như thế, chúng ta trở lại những gì đã nói từ đầu. Sự hiện hữu của linh mục không phải là vì bản thân linh mục mà vì cộng đoàn, vì tha nhân.
Đang sống trong năm linh mục, ước gì các linh mục trong những lần hồi tâm biết tự đặt câu hỏi: Linh mục là ai ? Vì sao tôi chọn bậc sống linh mục ? Tôi đã và đang thi hành sứ vụ linh mục: giảng dạy, cử hành các bí tích, quản trị… vì ai và cho ai đây ? Dĩ nhiên khi đã thành tâm trả lời, thì có lẽ ta sẽ biết cách sống thiên chức linh mục cách tốt hơn, đẹp lòng Chúa hơn và rồi hy vọng sẽ có sự bình an, hạnh phúc hơn ngay trong những tháng ngày trần thế này.
Có thể nói một trong các thành phần của Giáo hội được khen chê nhiều nhất đó là linh mục. Các tiếng khen chê ấy lại nhiều hơn khi Giáo hội mở năm linh mục. Qua một vài sự cố “lạm dụng” mà báo chí Âu Mỹ làm rùm beng, thì một vài vị linh mục phân trần cách dí dỏm và tượng hình rằng linh mục, cách riêng linh mục triều là kiếp trên đe dưới búa. Cũng có thể có vài trường hợp như thế. Tuy nhiên cần chân nhận với nhau sự thật này: khi yêu ai, kính trọng ai nhiều thì người ta đòi hỏi kẻ ấy nhiều. Do đó những gì liên quan đến linh mục thường mang tính thời sự. Chính vì thế việc các linh mục cần phản tỉnh, trở về với căn tính của mình hầu sống “chính danh, chính phận” là một đòi hỏi tất yếu của mọi lúc, mọi nơi.
Làm sao để sống chính danh, chính phận trong thiên chức linh mục ? Để trả lời câu hỏi này, không gì hơn hãy trả lời hai câu hỏi: linh mục là ai ? Và bạn lãnh nhận thiên chức linh mục để làm gì ? Làm sáng tỏ được hai câu hỏi này thì chúng ta sẽ biết cách sống thiên chức linh mục như thế nào cho xứng với lòng Chúa ước mong.
I. Linh mục là ai ?
Có nhiều cái nhìn để mô tả hay trình bày chân dung linh mục. Với cái nhìn truyền thống dựa trên các năng quyền, thì linh mục là người đã lãnh nhận chức tư tế thừa tác, được trao ban các năng quyền như quyền hiến thánh, quyền hiến dâng Mình và Máu Thánh Chúa Kitô trong Thánh Lễ, quyền tha các tội đã phạm sau khi được rửa tội qua bí tích Hòa giải và bí tích Xức Dầu ( J. A. Hardon ). Ở đây chúng ta cùng theo giáo huấn của Công đồng Vaticanô II và được Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II nhắc lại trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis để thống nhất khái niệm linh mục là Kitô hữu đã lãnh nhận chức tư tế thừa tác để nên đồng hình đồng dạng với Kitô trong tư cách là thủ lãnh và là mục tử.
Chúa Kitô là nguồn của thiên chức linh mục và cũng là linh mục duy nhất chính danh chính hiệu. Người cũng được Thánh Kinh, đặc biệt Tin Mừng Matthêu ám chỉ là Môsê mới, Môsê của thời Tân Ước. Các linh mục không gì hơn là nhìn ngắm Chúa Kitô trong vai trò lãnh đạo và mục tử để sống đúng căn tính của mình. Cuộc đời của Môsê cũng rất đáng cho hàng linh mục ngẩm suy mà bắt chước, noi gương. Đang sống trong năm linh mục, nhân kỷ niệm 150 năm ngày mất của cha thánh Gioan Vianey, thiết tưởng cuộc đời của thánh nhân cũng rất cần được đề cập để làm sáng rõ thêm căn tính linh mục.
1. Là người lãnh đạo:
Chúa Giêsu đã từng khẳng định rõ ràng: “Anh em chỉ có một vị lãnh đạo là Đức Kitô” ( Mt 23,10 ). Dĩ nhiên chúng ta hiểu hai từ lãnh đạo mà Chúa Giêsu đề cập ở trên, đó là người dẫn loài người về với Chúa Cha. Vì không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Chúa Kitô ( x. Ga 14,6). Ngày nay khi nói đến hai từ lãnh đạo, người ta nghĩ đến những người đứng đầu của các tập thể, các tổ chức lớn bé trong xã hội. Người lãnh đạo theo nghĩa này là người chịu trách nhiệm lớn nhất, cao nhất trong việc gìn giữ, bảo vệ và làm phát triển tập thể, tổ chức của mình bằng việc hướng dẫn, ra lệnh, theo dỏi người dưới quyền thực thi trách vụ và quyền hạn được giao. Công việc của người lãnh đạo là đề ra chủ trương, đường lối đồng thời tổ chức, động viên thuộc cấp thực hiện theo các mục đích nhắm của tập thể.
Vai trò và phận vụ lãnh đạo của Đức Kitô là hướng dẫn nhân loại nhận biết chân lý, thúc giục con người tìm kiếm, đón nhận chân lý để được cứu độ. Chúa Kitô đến thế gian này là để làm chứng cho sự thật, ai hâm mộ sự thật thì đi theo Người ( x.Ga 18,37). Các linh mục là những người được thông phần lãnh đạo của Chúa Kitô. Dĩ nhiên, khi đứng đầu trong một tập thể là giáo xứ hay một cộng đoàn, các linh mục phải biết tổ chức các sinh hoạt, đề ra đường lối hoạt động, để gìn giữ và làm phát triển tập thể được giao phó. Việc tổ chức các đoàn thể, lập ra các ban bệ, việc đề ra các chương trình sinh hoạt…đúng là cần thiết. Tuy nhiên những hình thái tổ chức, sinh hoạt ấy không phải là điểm đến của linh mục trong vai trò lãnh đạo. Mục tiêu hàng đầu và không thể thiếu của linh mục khi lãnh đạo đạo đoàn chiên đó là giúp đoàn chiên nhận biết chân lý, ái mộ chân lý và đón nhận chân lý bằng mọi giá để được cứu độ. Như thế trọng tâm của vai trò linh mục là hướng dẫn đoàn chiên nhận biết chân lý và đón nhận chân lý. Môt trong những công việc ấy đó là giúp đoàn chiên biết phân biệt các giá trị, không chỉ biết phân biệt điều tốt với điều xấu mà còn phải biết phân biệt giữa điều tốt ít với điều tốt hơn, theo bậc thang giá trị để rồi biết vượt qua cả những điều tốt hữu hạn mà chọn lấy điều tốt nhất.
Để có được khả năng này thì ngoài sự học hỏi tìm tòi nghiên cứu, người linh mục không thể thiếu một điều căn bản đó là cầu nguyện. Chúa Kitô đã nêu gương cho chúng ta ở việc này. Tin Mừng tường thuật rằng Người thường xuyên lên núi hay vào nơi vắng vẻ để cầu nguyện cùng Chúa Cha ( x. Mc 1,35 ). Để có thể lãnh đạo dân thoát ra khỏi cảnh nô lệ mà vào đát hứa, nhất là để huấn luyện dân trở thành một dân tuyển lựa thì Môsê ngày ngày vào Trướng Tao Phùng để hội ngộ, đàm đạo cùng Thiên Chúa ( x. Xh 32,7-11 ). Cha thánh Gioan Maria Vianey, một linh mục tuy kém cỏi về đường học vấn thế mà đã trở thành một nhà lãnh đạo tài ba khi dẫn đưa biết bao nhiêu linh hồn trở về với nẻo chính đường ngay, qua tòa giải tội và cả tòa giảng lời Chúa. Tất thảy là nhờ cha thánh đã biết múc lấy kho tàng khôn ngoan từ nơi Nhà Chầu bằng những giờ cầu nguyện chuyên chăm.
Một trong những nghệ thuật lãnh đạo đó là không bao giờ làm một mình mà biết sử dụng nhân sự, biết dùng người đúng việc, hợp khả năng. Dù là Con Thiên Chúa, là Đấng mà không có sự gì là không thể, Chúa Giêsu đã chọn gọi mười hai tông đồ và thêm bảy mười hai môn đệ để công tác với Người trong việc loan báo tin mừng. Môsê sau khi được nhạc gia hiến kế “đã chọn trong toàn dân những người có tài và đặt họ làm đầu dân, điều khiển một ngàn hay một trăm, năm mươi hay mười người…”( x. Xh 18,13-27 ).
Một vấn đề đặt ra cho người lãnh đạo là chọn người cho việc hay chọn việc cho người ? Đây là một câu hỏi khiến chúng ta liên tưởng đến tình trạng bố trí nhân sự trong nhiều tổ chức xã hội, nhất là trong xã hội Việt nam chúng ta một thời gian đã qua và có thể còn tồn tại trong hiện nay. Đã có lúc, có thời người ta tìm việc cho nhân sự để giải bài toán nhân sự của mình. Như thế vô tình người ta xem nhẹ ích lợi của quần chúng nhân dân. Chính vì thế mà đã có nhiều trường hợp, có người thú nhận công khai rằng tôi không có khả năng, nhưng vì do tổ chức phân công, nên chuyện sai sót là do khách quan, do cơ chế…Trái lại, một nhà lãnh đạo có tâm có lòng thì luôn lấy đại sự làm trọng, lấy lợi ích của quần chúng nhân dân làm mục tiêu phục vụ. Và như thế người lãnh đạo công tâm sẽ luôn tìm người cho việc chứ không ngược lại.
Để phục vụ cho công trình cứu độ, để giúp làm cháy lên ngọn lửa tình yêu, lửa chân lý đã đem từ trời xuống thì Chúa Giêsu đã thức một đêm trắng để cầu nguyện cùng Chúa Cha và rồi sáng hôm sau chọn lấy nhóm Mười Hai tông đồ ( x. Lc 6,12-16; 13,49 ). Để phục vụ cho ngọn lửa tình yêu thì cần có sự nhiệt thành. Để phục vụ cho ngọn lửa chân lý thì cần có sự khiêm nhu. Nhìn vào danh sách nhóm Mười Hai, chúng ta cần chân nhận sự thật này: về trình độ học vấn thì các ngài quá kém, vì đa số “thuộc giới bình dân và không có chữ nghĩa” ( x. Cvtđ 4,13 ), về phẩm chất đạo đức theo quan niệm thời bấy giờ thì các ngài cũng chẳng hơn gì ai, nếu không muốn nói là còn thua xa nhiều người, nếu xét theo việc tuân giữ luật lệ hay như việc ăn chay, cầu nguyện.
Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận một sự thật nữa đó là hình như cả nhóm Mười hai đều đầy chất lửa trong tim. Lòng nhiệt thành của các Ngài là điều khó phủ nhận khi đã dám bỏ mọi sự mà theo một Đấng “ không có chỗ tựa đầu” ( x. Lc 9,58 ). Có người nói rằng sự nhiệt thành cộng với sự ngu dốt sẽ rất dễ trở thành sự phá hoại. Dù không phổ biến nhưng điều này cũng đã từng xảy ra trong lịch sử. Tuy nhiên ở Nhóm Mười Hai, bên cạnh lòng nhiệt thành thì chúng ta thấy một yếu tố bổ túc đó là sự phục thiện. Rất nhiều lần các ngài sai và bị Chúa Giêsu sửa dạy thì không thấy có ai bướng bĩnh, cố chấp, ngoại trừ một Giuđa Iscariô, Sự phục thiện là một hình thái của lòng khiêm nhu. Và đây chính là nhân đức nền tảng cần có để phục vụ cho chân lý.
Người có lòng nhiệt thành là luôn đi đầu, đi trước trong những việc khó mà đó là những việc phải làm, đáng làm và nên làm. Chúa Giêsu là mẫu gương tuyệt hảo về sự nhiệt thành. Lòng nhiệt thành đã thúc bách Người lo lắng cho dân chúng cả phần hồn lẫn phần xác đến quên ăn quên ngủ. Lòng nhiệt thành đã thúc bách Người bất chấp mọi thù ghét của những người lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ để gìn giữ Đền thờ đúng là nhà cầu nguyện chứ không phải là nơi buôn bán hay là hang trộm cướp ( x. Ga 2,13-17; Mt 21,12-13, Lc 19,45-48; Mc 11,15-19 ). Chúa Giêsu còn là mẫu gương của sự khiêm nhu đích thực,. Chính Người đã minh nhiên mời gọi người ta hãy học với Người vì Người hiền lành và khiêm nhượng ( x.Mt 11,29 ).
Nhìn đến Môsê, chúng ta cần phải chân nhận cái tâm đầy lửa của vị thủ lãnh đã dẫn đưa dân ra khỏi ách nô lệ Ai Cập. Đang trong thân phận một hoàng tử cao sang thế mà Môsê vẫn không yên vị để hưởng vinh hoa phú quý. Khi gặp cảnh người anh em bị đàn áp, ông đã trực tiếp ra tay can thiệp đến nỗi vì đó mà phải trốn vào hoang mạc ( x.Xh 2,11-12). Vừa nhận được hai bia đá khắc ghi thập giới do Thiên Chúa ban, thế mà khi thấy dân thay lòng đổi dạ, bỏ Thiên Chúa mà theo tượng bê vàng, Môsê đã dùng hai bia đá mà ném, làm vỡ cả hai tấm bia ( x. Xh 32,15-20 ). Nhìn bên ngoài thì sự nhiệt thành nhiều khi dễ bị xem như là sự nóng giận. Thế nhưng, sự nóng giận chỉ là không tốt khi làm sự gì đó cách quá mức vì bản thân mình hay trong những sự việc không đáng, không quan trọng. Và chúng ta đừng quên chính Thánh kinh đã từng khen ngợi Môsê là người hiền lành nhất trong thiên hạ ( x. Ds 13,3 ).
Là người lãnh đạo, Môsê đã biết theo lời dạy của Thiên Chúa chọn bảy mươi vị bô lão để cùng hợp tác chăm sóc dân. Thiên Chúa đã lấy thần khí của Môsê mà thông chia cho các vị ấy ( Ds 11,24-30 ). Chắc chắn bảy mươi vị bô lão ấy phần nào nhận được sự nhiệt thành lẫn sự hiền lành và khiêm nhu của Môsê.
Sự khiêm nhu của Cha thánh Vianey thì lịch sử đã minh chứng rõ ràng. Chuyện Ngài khiêm tốn học La ngữ với một thiếu niên nhỏ hơn ngài nhiều tuổi không phải là giai thoại. Đến khi đã là linh mục thì thái độ khiêm nhu của ngài trước các linh mục bạn thì thật khó có ai bì. Nói đến lòng nhiệt thành thì chúng ta khỏi bàn cãi về một người thường xuyên ngồi tòa cáo giải trên dưới 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Một phẩm tính nữa của người lãnh đạo chân chính đó là luôn liên đới trách nhiệm với cộng sự viên, luôn biết cảm thông và đồng phận với những người mình chăm nom, hướng dẫn.
Trong thời Cựu Ước, có thể nói không ai ví bằng Môsê. Thái độ, cung cách hành xử của ông Môsê cho ta hiểu thế nào là liên đới với số phận của đoàn dân mình lãnh đạo. Nhiều khi Thiên Chúa đã như hết kiên nhẫn trước sự phản phúc của dân mà Người đã ưu ái tuyển lựa, dẫn dắt ra khỏi ách nô lệ Ai Cập. Đói một chút cũng la toáng, khát một tí cũng phản loạn, chán chê mùi vị Manna lại nhớ đến củ hành củ tỏi của thời nô lệ đến nỗi không muốn sống đời tự do mà phải vất vả, thà làm nô lệ mà có cái ăn…và Thiên Chúa đã từng đe dọa tiêu diệt họ và cho Môsê trở thành tổ phụ một dân tộc thay thế. Môsê đã hoàn toàn đứng về phía dân để cầu xin Chúa tha thứ. Có lần ông đã như “chơi khăm” Thiên Chúa để mong Người thu hồi cơn giận: “ Lạy Chúa là Đức Chúa, xin đừng hủy diệt dân Ngài, cơ nghiệp Ngài đã dùng sức mạnh lớn lao của Ngài để giải thoát, và đã ra tay uy quyền đưa ra khỏi Ai Cập. Xin nhớ đến các tôi tớ Ngài là ông Abraham, ông Isaác và ông Giacóp, xin đừng để ý đến sự ngoan cố, sự gian ác và tội của dân này, kẻo tại miền đất từ đó Ngài đã đưa chúng con ra, người ta lại nói: Chính vì Đức Chúa đã không thể đưa chúng vào đất Người đã thề hứa với chúng, và chính vì ghét chúng mà Người đã đưa chúng ra để giết chúng trong sa mạc !” ( Đnl 9,26-28 ).
Sự liên đới trách nhiệm của Đấng là Môsê mới, Giêsu Kitô, đã được bốn tin mừng minh chứng cách rõ nét. Chọn gọi môn đệ xong, Chúa Giêsu huấn luyện họ đủ đầy các phương diện. Những lần sai đi thực tập truyền giáo thì không thiếu những lời căn dặn thiết yếu cùng việc trao ban quyền năng trên các thần ô uế và bệnh tật. Khi đã đến giờ phải bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Người khẩn khoản nài xin Cha gìn giữ những kẻ mà Cha đã ban cho Người ( x.Ga 17 ). Trước đám đông quân lính tìm bắt Người tại vườn cây dầu, Người đã tìm cách che chở môn sinh ( x.Ga 18,8 ).
Chúa Giêsu không chỉ liên đới với các môn đệ mà còn với mọi người, với cả những người vì ganh tương đố kỵ mà loại bỏ Người. Vốn sang giàu, Người đã tự nguyện nên nghèo hèn để chúng ta được nên sang giàu ( x. 2 Cor 8,9-12 ). Vốn vô tội, Người đã tự nguyện mang kiếp tội nhân để chúng ta được thứ tha. Ngay phút giây hấp hối trên thập giá, Người cũng không quên nài xin chúa Cha tha tội cho những kẻ giết Người ( x. Lc 23,34 ).
Người ta nhìn nhận rằng sở dĩ cha thánh Gioan Maria Vianey kiên nhẫn ngồi tòa cáo giải lâu giờ là vì ngài cảm được nỗi thống khổ của tội nhân. Ngài còn tự nguyện đền tội thay cho những người đến lãnh nhận hồng ân hòa giải. Câu nói đầy xác tín của Ngài: “Linh mục thánh thiện thì giáo dân tốt lành. Linh mục tốt lành thì giáo dân bình thường. Linh mục bình thường thì giáo dân khô khan. Linh mục khô khan thì giáo dân tội lỗi”, đủ cho ta thấy sự liên đới trách nhiệm của ngài với chiên trông đàn lần chiên ngoài đàn, nhất là những con chiên tật bệnh như thế nào.
2. Là vị mục tử nhân lành:
Hình ảnh vị mục tử nhân lành được minh họa nhiều trong Thánh Kinh và Kitô hữu chúng ta vốn đã rất thân quen. Dưới cái nhìn của Thánh Kinh, đặc biệt qua sách ngôn sứ Êdêkien và Tin mừng Thánh Gioan chúng ta cùng phác họa đôi nét về chân dung vị mục tử nhân lành.
- Sự hiện hữu của vị mục từ là vì đàn chiên và nhờ đàn chiên. Trước hết chúng ta cần khẳng định chân lý này: Sẽ không có mục tử nếu không có đàn chiên. Không có chiên thì cũng chẳng cần có sự hiện hữu của mục tử. Mục tử chỉ là mình trong tương quan với chiên. Cũng thế, sự hiện hữu của linh mục không phải vì mình hay cho mình. Bí tích truyền chức thánh là bí tích mang tính cộng đoàn, nghĩa là vì cộng đoàn, cho cộng đoàn. Sẽ không còn ý nghĩa hay sẽ là một dấu phản chứng khi mục tử chỉ biêt sống cho mình. Ngôn sứ Êdêkien đã nói thay Thiên Chúa những lời chúc dữ: “Khốn cho các mục tử Israel, những kẻ chỉ biết lo cho mình ! Nào mục tử không phải chăn dắt đàn chiên sao ? Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, còn đàn chiên lại không lo chăn dắt. Chiên đau yếu, các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật, các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương, các ngươi không băng bó; chiên đi lạc, các ngươi không đưa về; chiên bị mất, các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc. Chiên của Ta tán loạn…Ta lấy mạng sống Ta mà thề:. .Ta chống lại các mục tử. Ta sẽ đòi lại chiên của Ta…” ( Êd 34 ).
-Mục tử nhân lành là người biết chiên: Cái “biết” theo nghĩa Thánh Kinh đó là một sự gắn bó, đồng thân, đồng phận như trong nghĩa tình phu thê ( x. St 4,1; 25 ). Khi đã có cái sự “biết” như thế giữa mục tử và đàn chiên thì mục tử sẽ luôn đi trước đàn chiên để dẫn chiên đến dòng suối mát, đến đồng cỏ xanh tươi, đồng thời đi trước đàn chiên để bảo vệ chiên khỏi nanh vuốt của sói dữ, thậm chí sẵn sàng hy sinh mạng sống vì chiên, chứ không bỏ chạy lấy thân như kẻ chăn thuê ( x. Ga 10,1-18 ).
Biện chứng mục tử - chiên: Để là một mục tử nhân lành thì cần phải là một con chiên ngoan hiền, thanh sạch và ngược lại. Chúng ta nhận ra cái biện chứng này nơi cuộc đời Chúa Giêsu. Chắc hẳn không một ai phủ nhận sự thật là Chúa Giêsu đã vuông tròn trong vai trò mục tử nhân hậu. Chính Người đã khẳng định sự thật này cách công khai: Tôi là mục tử tốt lành…” ( Ga 10,11 ). Chúng ta đừng quên là để chu toàn phận vụ mục tử tốt lành thì Chúa Giêsu đã sống thân phận Con Chiên Thiên Chúa, con chiên tinh tuyền xóa tội trần gian ( x. Ga 1,29 ). Thánh Giám Mục Âugustinô đã có câu nói thời danh: “cho anh em, tôi là giám mục ( mục tử ), với anh em, tôi là tín hữu ( con chiên ).
Quả thật không ít vị khi đã lãnh nhận thiên chức linh mục thì vô tình quên bẳng đi sự thật là mình vẫn là một tín hữu và như thế vô tình hay hữu ý, không lưu tâm gì đến tâm tư, nguyện vọng của đàn chiên. Câu chuyện một linh mục sau khi qua đời, phải đền tội ở luyện ngục với hình thức là phải nghe lại tất cả các bài giảng của mình, là một minh họa. Lắm khi chúng ta hành khổ đàn chiên mà ta chẳng hay. Một trong nhiều nguyên nhân đó là ta quên đặt mình vào vị thế, vai trò của con chiên. Có người chia sẻ với tôi rằng, ngoại trừ các cha dòng sống tập thể, hay các cha trong Chủng viện, các cha triều ở ngoài xứ rất ít có dịp nghe các cha khác giảng lễ, trừ một vài lễ đồng tế trong các dịp lễ đặc biệt. Và hình như các ngài rất ít khi tham dự Thánh Lễ trong tư cách một tín hữu bình thường ( ở hàng ghế giáo dân ). Thời còn làm cha phó, một mẫu gương của cha quản xứ khiến tôi khó quên và cố tập bắt chước: Dù đã dâng Lễ ban sáng rồi, đến chiều, khi tôi dâng Lễ, ngài, cha xứ vẫn quỳ ở hàng ghế giáo dân tham dự như mọi người. Chắc hẳn không nguyên chỉ tôi mà cả cộng đoàn đều học được bài học yêu quý Thánh Lễ. Và một điều cũng có thể, đó là tôi chuẩn bị dâng Thánh Lễ kỹ lưỡng hơn và chính ngài cũng có thể rút ra được điều gì đó qua ông cha phó, hoặc là để tránh hoặc là để bổ túc cho mình. Cũng có người hiến kế cho giám mục rằng để giúp linh mục nào đó thường hành khổ giáo dân trên tòa giảng thì không gì hơn là cho người thu băng, ghi hình, rồi cho linh mục ấy xem, nghe lại.
Xin được thêm chút tâm tư ngoài lề. Ước gì ở các giáo xứ có hai linh mục trở lên ( ví dụ có cha phó ở cùng ), khi một linh mục dâng Lễ thì vị kia nếu đã dâng lễ rồi hoặc sẽ dâng Lễ buổi khác trong cùng ngày mà không cần đồng tế và nếu không vì bận rộn công việc mục vụ quan trọng hay cần kíp thì nên hiện diện tham dự Thánh Lễ. Thiết tưởng rằng điều ấy không chỉ nêu gương sáng cho đoàn tín hữu giáo dân mà con sinh ích lợi nhiều cho chính các linh mục. Quả thật, trong hơn mươi bốn năm đời linh mục, tôi đã cảm nhận điều này qua gương sáng một cha quản xứ và một cha giáo của tôi.
Để sống cái biện chứng mục tử -chiên, thiết nghĩ rằng các linh mục hãy ghi nhớ lời khuyên bảo của Giám mục cho các ứng viên trong lễ phong chức linh mục: “Anh em hãy tin điều anh em đọc, dạy điều anh em tin và thực thi điều anh em dạy.” Có thể nói rằng hầu hết các linh mục đều dâng Thánh Lễ mỗi ngày theo lời khuyên dạy của giáo hội ( GL Đ.904 ), và đại đa số đều có giảng lễ. Thật tuyệt vời nếu các linh mục đều sống, thực hành trước một điều gì đó trong nội dung những gì mình giảng dạy. Vị mục tử nhân lành và là Con chiên tinh tuyền, Giêsu Kitô là mẫu gương cho chúng ta điều này. “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” ( Ga 13,15 ).
II. Tại sao chúng ta chọn bậc sống linh mục ?
Câu hỏi tại sao mang hai nội hàm. Một là muốn nói đến nguyên nhân hay động cơ thúc đẩy và hai là muốn nói đến mục đích nhằm để đạt điều gì đó. Các cha linh hướng thường hỏi các chú ( các thầy ) rằng “vì sao con đi tu ? hay con đi tu để làm gì ?”
Chúng ta có thể lướt sơ qua nội hàm thứ nhất của từ hỏi tại sao. Đi tu vì chán đời hay đi tu vì bị bồ bỏ; đi tu vì bố mẹ ép hay vì bế tắc, không thể tiến thân ở đời, rõ ràng là những nguyên nhân tiêu cực. Chắc chắn khi đã khôn lớn mà vẫn lệ thuộc những nguyên nhân này thì không tốt và nếu có lãnh nhận tác vụ linh mục thì cũng không bền hoặc có bền cũng chẳng hạnh phúc, chưa kể là rất khó làm được điều gì tốt cho tha nhân.
Ở đây xin chân thành xem lại mục đích của việc “làm linh mục”. Các chú ngày xưa vào Tiểu Chủng Viện với nhiều mục đích rất ngây thơ như là để được đá bóng, để được ăn chuối như các cha… Các thanh niên ngày nay rất có thể muốn đi tu làm linh mục để có thế giá trước mặt người ta, để có con đường tiến thân, sinh sống ở mức tương đối cao so với mặt bằng dân sinh. Có người xem ra rất đạo đức khi trả lời với cha linh hướng rằng con đi tu, làm linh mục để nên thánh, để được rỗi linh hồn.
Dĩ nhiên dù là với mục đích xem ra là đạo đức như trên, thì các vị linh hướng cũng thấy cần phải uốn nắn. Để làm thánh hay để được rỗi linh hồn thì không hẳn cần phải làm linh mục. Không biết theo nhãn quan của Thiên Chúa thế nào, còn với con mắt, với sự nhận định của giáo dân thì hình như các tu sĩ “thánh thiện” hơn các linh mục. Công đồng Vaticanô II đã đặt lại vai trò trọng tâm của bí tích Thánh Tẩy và qua đó vị trí, vai trò của đời sống Kitô hữu giáo dân được trân trọng hơn trước nhiều. Với cái nhìn này thì câu ngạn ngữ dân gian: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ cũng là đi tu” lại được cất lên không phải bằng sự khôi hài, dí dỏm mà với sự nhìn nhận hiện thực.
Dù đã là linh mục, chúng ta cũng cần nhắc nhớ cho nhau lời dạy của cha linh hướng hay cha giáo môn tu đức ngày nào: Làm linh mục là muốn nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô trong tư cách là thủ lãnh và là mục tử, vì hạnh phúc con người và phần rỗi các linh hồn. Dĩ nhiên hệ quả kéo theo chính là hạnh phúc của chính linh mục, đời này và đời sau. Như thế, chúng ta trở lại những gì đã nói từ đầu. Sự hiện hữu của linh mục không phải là vì bản thân linh mục mà vì cộng đoàn, vì tha nhân.
Đang sống trong năm linh mục, ước gì các linh mục trong những lần hồi tâm biết tự đặt câu hỏi: Linh mục là ai ? Vì sao tôi chọn bậc sống linh mục ? Tôi đã và đang thi hành sứ vụ linh mục: giảng dạy, cử hành các bí tích, quản trị… vì ai và cho ai đây ? Dĩ nhiên khi đã thành tâm trả lời, thì có lẽ ta sẽ biết cách sống thiên chức linh mục cách tốt hơn, đẹp lòng Chúa hơn và rồi hy vọng sẽ có sự bình an, hạnh phúc hơn ngay trong những tháng ngày trần thế này.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:20 04/01/2010
TIN TỨC XẤU
Ngày nọ, một phú nông vội vàng trở về nhà, sốt ruột sốt gan kêu: “Re-bec-ca, trong thành có một tin xấu ! Mes-si-a đến rồi !”
- “Đó là tin xấu sao ?” vợ ông ta hỏi, “Em thì lại cảm thấy đó là một tin vui lớn, tại sao anh lại lo lắng như thế ?”
- “Tại sao anh lo lắng ư ?” chồng kêu lên: “Chúng ta đổ mồ hôi nhiều năm như thế này rồi cũng tích lũy được chút tiền bạc. Hiện tại chúng ta có một ngàn con trâu, lúa gạo đầy nhà, trái cây cũng chín đầy tràn trên cây. Ngài đến, chúng ta đều phải từ bỏ tất cả để đi với Ngài.”
Bà vợ an ủi chồng, nói:
- “Yên tâm đi, Thiên Chúa rất sáng suốt. Ngài biết người Do Thái chúng ta đều khổ sở, chúng ta có qua sự áp bức của Pha-ra-ôn, Ha-man, Bu-thơ-la. Dù thế nào chăng nữa thì cũng có nhiều người đến áp bức chúng ta, nhưng không phải Thiên Chúa đều có cách ứng phó với họ đó sao ? Chỉ cần anh có lòng tin nơi Ngài là được, nhất định Ngài cũng có cách ứng phó với vị Messia này !
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Chúa Giê-su đã đến rồi, Đấng Mes-si-a đã đến rồi, Đấng được xức dầu đã đến rồi, Ngài đang đứng ngoài cửa nhà bạn, Ngài đang đồng hành với bạn, Ngài đang chia sẻ niềm vui nổi buồn với bạn, Ngài đang co ro rét lạnh bên hông nhà bạn, Ngài đang lang thang đầu đường xó chợ để tìm kiếm tình thương của đồng loại.v.v...
Ngài đã đến rồi, Ngài không bắt chúng ta phải từ bỏ những gì mà chúng ta đổ mồ hôi làm ra, nhưng Ngài muốn chúng ta đem những thứ mà chúng ta đang có đó giúp đỡ những người nghèo khổ hơn mình. Ngài đã đến rồi, Ngài không ép buộc chúng ta từ bỏ mọi sự để theo Ngài, nhưng Ngài mời gọi chúng ta muốn nên thánh, muốn nên bạn hữu của Ngài thì “bán tất cả gia tài rồi bố thí cho người nghèo và đi theo Ngài.”
Ngài đã đến rồi và đang chờ đợi chúng ta –người Ki-tô hữu- trong nhà tạm và nơi bí tích Thánh Thể, không phải cưỡng ép chúng ta phải cả ngày hầu cận Ngài trong nhà thờ, nhưng Ngài muốn kết hợp với chúng ta từng giây từng phút trong cuộc sống buồn vui của mình, bằng cách liên lĩ nhớ đến Ngài trong cuộc đời này.
Ai yêu mến Ngài, ai muốn trở nên bạn hữu của Ngài thì hãy mở cửa lòng ra tiếp đón Ngài, Ngài sẽ có cách giải quyết vấn đề tài sản của chúng ta khi chúng ta từ bỏ mọi sự để theo Ngài, bởi vì Ngài là Đấng rất công bằng và yêu thương.
Đó chính là tin tức tốt cho những ai tin và tiếp nhận Ngài, nhưng cũng là tin xấu cho những ai khước từ Ngài vậy.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Ngày nọ, một phú nông vội vàng trở về nhà, sốt ruột sốt gan kêu: “Re-bec-ca, trong thành có một tin xấu ! Mes-si-a đến rồi !”
- “Đó là tin xấu sao ?” vợ ông ta hỏi, “Em thì lại cảm thấy đó là một tin vui lớn, tại sao anh lại lo lắng như thế ?”
- “Tại sao anh lo lắng ư ?” chồng kêu lên: “Chúng ta đổ mồ hôi nhiều năm như thế này rồi cũng tích lũy được chút tiền bạc. Hiện tại chúng ta có một ngàn con trâu, lúa gạo đầy nhà, trái cây cũng chín đầy tràn trên cây. Ngài đến, chúng ta đều phải từ bỏ tất cả để đi với Ngài.”
Bà vợ an ủi chồng, nói:
- “Yên tâm đi, Thiên Chúa rất sáng suốt. Ngài biết người Do Thái chúng ta đều khổ sở, chúng ta có qua sự áp bức của Pha-ra-ôn, Ha-man, Bu-thơ-la. Dù thế nào chăng nữa thì cũng có nhiều người đến áp bức chúng ta, nhưng không phải Thiên Chúa đều có cách ứng phó với họ đó sao ? Chỉ cần anh có lòng tin nơi Ngài là được, nhất định Ngài cũng có cách ứng phó với vị Messia này !
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Chúa Giê-su đã đến rồi, Đấng Mes-si-a đã đến rồi, Đấng được xức dầu đã đến rồi, Ngài đang đứng ngoài cửa nhà bạn, Ngài đang đồng hành với bạn, Ngài đang chia sẻ niềm vui nổi buồn với bạn, Ngài đang co ro rét lạnh bên hông nhà bạn, Ngài đang lang thang đầu đường xó chợ để tìm kiếm tình thương của đồng loại.v.v...
Ngài đã đến rồi, Ngài không bắt chúng ta phải từ bỏ những gì mà chúng ta đổ mồ hôi làm ra, nhưng Ngài muốn chúng ta đem những thứ mà chúng ta đang có đó giúp đỡ những người nghèo khổ hơn mình. Ngài đã đến rồi, Ngài không ép buộc chúng ta từ bỏ mọi sự để theo Ngài, nhưng Ngài mời gọi chúng ta muốn nên thánh, muốn nên bạn hữu của Ngài thì “bán tất cả gia tài rồi bố thí cho người nghèo và đi theo Ngài.”
Ngài đã đến rồi và đang chờ đợi chúng ta –người Ki-tô hữu- trong nhà tạm và nơi bí tích Thánh Thể, không phải cưỡng ép chúng ta phải cả ngày hầu cận Ngài trong nhà thờ, nhưng Ngài muốn kết hợp với chúng ta từng giây từng phút trong cuộc sống buồn vui của mình, bằng cách liên lĩ nhớ đến Ngài trong cuộc đời này.
Ai yêu mến Ngài, ai muốn trở nên bạn hữu của Ngài thì hãy mở cửa lòng ra tiếp đón Ngài, Ngài sẽ có cách giải quyết vấn đề tài sản của chúng ta khi chúng ta từ bỏ mọi sự để theo Ngài, bởi vì Ngài là Đấng rất công bằng và yêu thương.
Đó chính là tin tức tốt cho những ai tin và tiếp nhận Ngài, nhưng cũng là tin xấu cho những ai khước từ Ngài vậy.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:21 04/01/2010
N2T |
19. Hành vi thánh thiện mới có thể kêu gọi con người ta thành người suy nghĩ thấu đáo trước mặt Thiên Chúa.
(sách Gương Chúa Giê-su)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:22 04/01/2010
N2T |
335. Chia sẻ bạn hữu cốt ở tinh thần chứ không ở số nhiều, chia sẻ hạnh phúc chính là theo sau một giây.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho trẻ em trên mạng lưới toàn cầu
Bùi Hữu Thư
06:07 04/01/2010
VATICAN, (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ đặc biệt cầu nguyện cho thế hệ “kỹ thuật số” (digital) vào lúc niên lịch 2010 khởi đầu.
Hội Tông Đồ cầu nguyện tuyên bố ý chỉ được Đức Thánh Cha lựa chọn cho tháng Giêng.
Ý chỉ chung của ngài là: “Xin cho các trẻ em có thể học cách sử dụng các phương tiện tối tân về truyền thông xã hội để chuẩn bị tốt đẹp hơn cho việc phục vụ xã hội.”
Đức Thánh Cha cũng lựa chọn một ý chỉ truyển giáo cho mỗi tháng. Vào tháng Giêng, ngài sẽ cầu nguyện “cho mọi người tin vào Đức Kitô ý thức được rằng việc hiệp nhất giữa tất cả mọi Kitô hữu là một điều kiện để có thể rao truyền Phúc Âm hữu hiệu hơn."
Hội Tông Đồ cầu nguyện tuyên bố ý chỉ được Đức Thánh Cha lựa chọn cho tháng Giêng.
Ý chỉ chung của ngài là: “Xin cho các trẻ em có thể học cách sử dụng các phương tiện tối tân về truyền thông xã hội để chuẩn bị tốt đẹp hơn cho việc phục vụ xã hội.”
Đức Thánh Cha cũng lựa chọn một ý chỉ truyển giáo cho mỗi tháng. Vào tháng Giêng, ngài sẽ cầu nguyện “cho mọi người tin vào Đức Kitô ý thức được rằng việc hiệp nhất giữa tất cả mọi Kitô hữu là một điều kiện để có thể rao truyền Phúc Âm hữu hiệu hơn."
Người Hồi giáo và chính quyền Mã lai chống phán quyết của tòa án về từ “Allah”
Phụng Nghi
13:15 04/01/2010
BANGKOK (UCAN) - Người Hồi giáo không đồng nhất với nhau về phán quyết hôm 31 tháng 12 của Tòa án Tối cao bác bỏ lệnh cấm của chính quyền không cho dùng từ “Allah” trong ấn bản tiếng Mã lai của tờ tuần báo Công giáo “Herald”.
Còn Bộ Nội vụ hôm 4 tháng giêng đã nộp một bản kháng án chống lại phán quyết này, trong khi đó giới truyền thông địa phương tường trình rằng có khoảng 200 người Hồi giáo tụ tập tại Penang vào ngày hôm trước để phản kháng quyết định của tòa án Kuala Lumpur. Cuộc biểu tình ôn hòa này được tổ chức do Hệ thống Hội đồng chống Liên tôn giáo (Anti-Interfaith Council Network (Badai)), và đã kêu gọi chính quyền can thiệp vào nội vụ.
Tại Kuala Lumpur, 13 tổ chức phi chính phủ, đa số thuộc Hồi giáo, đã gủi đơn đến cảnh sát phản đối việc báo Công giáo Herald sử dụng từ “Allah”, trong lúc đó có khoảng 10 ngàn người đã gia nhập một nhóm trên trang mạng Facebook để chống đối quyết định của tòa án. Các nguồn tin cho thông tấn xã UCAN biết sẽ có nhiều cuộc phản kháng được dự trù tổ chức.
Thủ tướng Najib Razak đã lên tiếng kêu gọi bình tĩnh, nói rằng vấn đề cần được giải quyết thông qua các tòa án.
Tuy nhiên, Nik Aziz Nik Mat, lãnh tụ tinh thần của Đảng Hồi giáo Liên Mã lai (Pan-Malaysian Islamic Party gọi tắt PAS), là thành phần của liên minh chống đối, nói rằng các tín đồ theo đạo của Abraham được phép dùng từ “Allah”. Thế nhưng ông cảnh giác rằng từ ngữ này có thể bị sử dụng sai, và các nhà lãnh đạo Kitô giáo cũng như Hồi giáo nên đi vào đối thoại.
Còn Shah Kirit Kakulal Govingji, lãnh đạo hoạt động của Tổ chức Phục vụ và Thông tin Hồi giáo (Islamic Information and Services Foundation), một tổ chức phi chính phủ phụ trách các chương trình thần học cho người Hồi giáo, cho thông tấn xã UCAN hay rằng ông ta tôn trọng quyết định của tòa án.
Tuy nhiên, ông không đồng ý rằng từ “Allah” chỉ đơn thuần có nghĩa là “Thượng đế” trong ngôn ngữ Mã lai, mà giải thích rằng “Allah” đặc biệt chỉ về đức Thượng đế của Hồi giáo. Ông nói thêm rằng ông không đặt vấn đề gì đối với người không theo Hồi giáo khi họ sử dụng “Allah” theo nghĩa như thế.
Ông nói dù các phán quyết sau này của tòa án ra sao chăng nữa, cuộc đối thoại liên tôn giáo cần phải tiếp tục: “Các vấn đề xẩy ra có thể là cơ hội thúc đẩy cho sự hiểu biết thêm tốt đẹp hơn.”
Trong một cuộc phỏng vấn trước đây với UCAN, ông Chandra Muzaffar, chủ tịch tổ chức nhân quyền Just International có cơ sở đặt tại Mã lai, nói rằng từ “Allah” đã được sử dụng trước cả thời kỳ Tiên tri Muhammad.
Ông nói thêm rằng người Hồi giáo phải công nhận là một số người Kitô giáo đã dùng từ này và từ này cũng đã xuất hiện trong cuốn sách thánh của người Sikhs, đó là cuốn Guru Granth Sahib.
Tuy nhiên, từ “Allah” đối với người theo Hồi giáo có một ý nghĩa và một ý niệm nào đó mà ông giải thích là thuộc chủ thuyết thuần túy độc thần. “Khi người Hồi giáo dùng từ này, họ biết ý nghĩa của từ ra sao. Còn nếu những người khác muốn dùng và gán cho từ đó một ý nghĩa riêng biệt nào, thì đó là chuyện riêng của họ. Chúng ta nên tỏ ra bao dung về việc này.”
Năm 2007, Bộ Nội vụ đã đưa ra lệnh cấm toàn bộ các sử dụng từ “Allah” trong những ấn phẩm không phải của Hồi giáo, lý luận rằng sử dụng như thế có thể làm người Hồi giáo lẫn lộn và kéo họ theo các tôn giáo khác.
Tổng giám mục Kuala Lumpur là Murphy Pakiam, chủ nhiệm báo “Herald”, đã thách thức lại sự cấm đoán này.
Còn Bộ Nội vụ hôm 4 tháng giêng đã nộp một bản kháng án chống lại phán quyết này, trong khi đó giới truyền thông địa phương tường trình rằng có khoảng 200 người Hồi giáo tụ tập tại Penang vào ngày hôm trước để phản kháng quyết định của tòa án Kuala Lumpur. Cuộc biểu tình ôn hòa này được tổ chức do Hệ thống Hội đồng chống Liên tôn giáo (Anti-Interfaith Council Network (Badai)), và đã kêu gọi chính quyền can thiệp vào nội vụ.
Tại Kuala Lumpur, 13 tổ chức phi chính phủ, đa số thuộc Hồi giáo, đã gủi đơn đến cảnh sát phản đối việc báo Công giáo Herald sử dụng từ “Allah”, trong lúc đó có khoảng 10 ngàn người đã gia nhập một nhóm trên trang mạng Facebook để chống đối quyết định của tòa án. Các nguồn tin cho thông tấn xã UCAN biết sẽ có nhiều cuộc phản kháng được dự trù tổ chức.
Thủ tướng Najib Razak đã lên tiếng kêu gọi bình tĩnh, nói rằng vấn đề cần được giải quyết thông qua các tòa án.
Tuy nhiên, Nik Aziz Nik Mat, lãnh tụ tinh thần của Đảng Hồi giáo Liên Mã lai (Pan-Malaysian Islamic Party gọi tắt PAS), là thành phần của liên minh chống đối, nói rằng các tín đồ theo đạo của Abraham được phép dùng từ “Allah”. Thế nhưng ông cảnh giác rằng từ ngữ này có thể bị sử dụng sai, và các nhà lãnh đạo Kitô giáo cũng như Hồi giáo nên đi vào đối thoại.
Ấn bản Anh ngữ của tờ báo Công giáo Herald |
Còn Shah Kirit Kakulal Govingji, lãnh đạo hoạt động của Tổ chức Phục vụ và Thông tin Hồi giáo (Islamic Information and Services Foundation), một tổ chức phi chính phủ phụ trách các chương trình thần học cho người Hồi giáo, cho thông tấn xã UCAN hay rằng ông ta tôn trọng quyết định của tòa án.
Tuy nhiên, ông không đồng ý rằng từ “Allah” chỉ đơn thuần có nghĩa là “Thượng đế” trong ngôn ngữ Mã lai, mà giải thích rằng “Allah” đặc biệt chỉ về đức Thượng đế của Hồi giáo. Ông nói thêm rằng ông không đặt vấn đề gì đối với người không theo Hồi giáo khi họ sử dụng “Allah” theo nghĩa như thế.
Ông nói dù các phán quyết sau này của tòa án ra sao chăng nữa, cuộc đối thoại liên tôn giáo cần phải tiếp tục: “Các vấn đề xẩy ra có thể là cơ hội thúc đẩy cho sự hiểu biết thêm tốt đẹp hơn.”
Trong một cuộc phỏng vấn trước đây với UCAN, ông Chandra Muzaffar, chủ tịch tổ chức nhân quyền Just International có cơ sở đặt tại Mã lai, nói rằng từ “Allah” đã được sử dụng trước cả thời kỳ Tiên tri Muhammad.
Ông nói thêm rằng người Hồi giáo phải công nhận là một số người Kitô giáo đã dùng từ này và từ này cũng đã xuất hiện trong cuốn sách thánh của người Sikhs, đó là cuốn Guru Granth Sahib.
Tuy nhiên, từ “Allah” đối với người theo Hồi giáo có một ý nghĩa và một ý niệm nào đó mà ông giải thích là thuộc chủ thuyết thuần túy độc thần. “Khi người Hồi giáo dùng từ này, họ biết ý nghĩa của từ ra sao. Còn nếu những người khác muốn dùng và gán cho từ đó một ý nghĩa riêng biệt nào, thì đó là chuyện riêng của họ. Chúng ta nên tỏ ra bao dung về việc này.”
Năm 2007, Bộ Nội vụ đã đưa ra lệnh cấm toàn bộ các sử dụng từ “Allah” trong những ấn phẩm không phải của Hồi giáo, lý luận rằng sử dụng như thế có thể làm người Hồi giáo lẫn lộn và kéo họ theo các tôn giáo khác.
Tổng giám mục Kuala Lumpur là Murphy Pakiam, chủ nhiệm báo “Herald”, đã thách thức lại sự cấm đoán này.
Sở Bưu Điện Hoa Kỳ tôn vinh Mẹ Teresa
Trần Mạnh Trác
17:38 04/01/2010
Washington DC, ngày 4 tháng 1 Năm 2010.- Sở Bưu Điện Hoa Kỳ (US Postal Service ) sẽ phát hành tem thư có hình Mẹ Teresa Calcutta trong năm 2010. Trong một thông cáo, sở Bưu điện viết, " Sở Bưu Điện Hoa Kỳ vinh danh Mẹ Teresa, người đã nhận Giải Nobel Hòa bình năm 1979 vì các công tác nhân đạo của Mẹ."
"Được biết đến qua lòng từ bi đối với những người nghèo khó và người đau khổ, Mẹ Teresa, một nữ tu Công giáo La Mã nhỏ bé và là một công dân danh dự cuả Hoa Kỳ, đã phục vụ các bệnh nhân và người nghèo của Ấn Độ và trên thế giới trong gần 50 năm. Sự khiêm tốn và lòng từ bi, cũng như sự tôn trọng các giá trị nhân phẩm bẩm sinh của loài người của Mẹ, đã là nguồn cảm hứng cho tất cả các lứa tuổi và giai tầng để làm việc cho những người nghèo nhất thế giới ".
Sở Bưu Điện Hoa Kỳ cũng nhắc lại việc tổng thống Ronald Reagan đã trao tặng huân chương Tự do của Tổng thống cho Mẹ Teresa trong năm 1985, cùng năm, Mẹ đã bắt đầu công việc thay mặt cho bệnh nhân AIDS tại Mỹ và các nước khác. Năm 1997, Quốc hội Hoa Kỳ trao tặng Mẹ Teresa Huy chương Vàng cuả Quốc hội vì những đóng góp "xuất sắc và lâu dài qua các hoạt động nhân đạo và từ thiện."
Năm 1996, Tổng thống Bill Clinton và Quốc hội Hoa Kỳ tuyên dương Mẹ Teresa là công dân danh dự Hoa Kỳ, một vinh dự chỉ có năm người khác được ban tặng là thủ tướng Anh Winston Churchill, nhà ngoại giao Thụy Điển Raoul Wallenberg (người đã cứu hàng trăm người Do Thái khỏi các holocaust;) những công dân Anh là William Penn và Hannah Callowhill Penn, (là những người sáng lập và quản trị vùng đất Pennsylvania;) và bá tước de Lafayette vào năm 2002. Ngoại trừ Hannah Callowhill Penn, những người khác đều có hình trên tem thư Hoa Kỳ.
Tem thư có chân dung của Mẹ Teresa đã do một nghệ sĩ đoạt nhiều giải danh dự là Thomas Blackshear II của Colorado Springs, Colorado vẽ.
"Được biết đến qua lòng từ bi đối với những người nghèo khó và người đau khổ, Mẹ Teresa, một nữ tu Công giáo La Mã nhỏ bé và là một công dân danh dự cuả Hoa Kỳ, đã phục vụ các bệnh nhân và người nghèo của Ấn Độ và trên thế giới trong gần 50 năm. Sự khiêm tốn và lòng từ bi, cũng như sự tôn trọng các giá trị nhân phẩm bẩm sinh của loài người của Mẹ, đã là nguồn cảm hứng cho tất cả các lứa tuổi và giai tầng để làm việc cho những người nghèo nhất thế giới ".
Sở Bưu Điện Hoa Kỳ cũng nhắc lại việc tổng thống Ronald Reagan đã trao tặng huân chương Tự do của Tổng thống cho Mẹ Teresa trong năm 1985, cùng năm, Mẹ đã bắt đầu công việc thay mặt cho bệnh nhân AIDS tại Mỹ và các nước khác. Năm 1997, Quốc hội Hoa Kỳ trao tặng Mẹ Teresa Huy chương Vàng cuả Quốc hội vì những đóng góp "xuất sắc và lâu dài qua các hoạt động nhân đạo và từ thiện."
Năm 1996, Tổng thống Bill Clinton và Quốc hội Hoa Kỳ tuyên dương Mẹ Teresa là công dân danh dự Hoa Kỳ, một vinh dự chỉ có năm người khác được ban tặng là thủ tướng Anh Winston Churchill, nhà ngoại giao Thụy Điển Raoul Wallenberg (người đã cứu hàng trăm người Do Thái khỏi các holocaust;) những công dân Anh là William Penn và Hannah Callowhill Penn, (là những người sáng lập và quản trị vùng đất Pennsylvania;) và bá tước de Lafayette vào năm 2002. Ngoại trừ Hannah Callowhill Penn, những người khác đều có hình trên tem thư Hoa Kỳ.
Tem thư có chân dung của Mẹ Teresa đã do một nghệ sĩ đoạt nhiều giải danh dự là Thomas Blackshear II của Colorado Springs, Colorado vẽ.
Top Stories
CAMBODGE: Nouvel évêque coadjuteur du vicariat apostolique de Phnom Penh appelle l’Eglise du Cambodge à être « une Eglise servante »
Eglises d'Asie
11:00 04/01/2010
CAMBODGE: Mgr Olivier Schmitthaeusler, nouvel évêque coadjuteur du vicariat apostolique de Phnom Penh, appelle l’Eglise du Cambodge à être « une Eglise servante »
Le 24 décembre dernier, le Saint-Siège a annoncé la nomination par le pape du P. Olivier Schmitthaeusler comme vicaire apostolique coadjuteur du vicariat apostolique de Phnom Penh. Agé de 39 ans, le P. Schmitthaeusler, qui était vicaire général du diocèse depuis 2007, est membre de la Société des Missions Etrangères de Paris, à laquelle appartient également le vicaire apostolique de Phnom Penh, Mgr Emile Destombes, âgé de 74 ans (1).
A l’évêché de Phnom Penh, dimanche 3 décembre, fête de l’Epiphanie, le P. Schmitthaeusler s’est adressé de manière informelle à quelque 300 responsables et acteurs divers du diocèse. Tout en soulignant que « Dieu [avait] souvent choisi des jeunes pour le servir: David, Jérémie, Marie, Mgr Ramousse [nommé vicaire apostolique de Phnom Penh à l’âge de 34 ans], Mgr Salas [nommé coadjuteur de Phnom Penh le 6 avril 1975 à l’âge de 38 ans et mort d’épuisement en septembre 1977 dans le Cambodge des Khmers rouges], … », le missionnaire français a prié avec ses invités pour que l’Eglise à Phnom Penh « soit Une avec nos frères et sœurs, proche de la vie des hommes, de leurs joies et de leurs souffrances ». Il a ajouté que, s’il avait fait graver sous le pied de son calice, le jour de son ordination sacerdotale, les mots « Par amour», il avait accepté de devenir évêque « Par service avec amour, à cause de Jésus ». Soulignant sa qualité d’étranger au pays mais d’étranger enraciné depuis douze ans au Cambodge, il a déclaré avoir pour seul désir « celui de servir l’Eglise au Cambodge et de donner à l’Eglise son identité catholique et cambodgienne ». Pour cela, la communauté catholique se doit d’être « une Eglise servante », soucieuse de « promouvoir la pastorale des vocations », donnant « toute la priorité au grand séminaire », développant la formation chrétienne « afin que les responsabilités soient partagées avec les laïcs », tout en continuant « à être signe de communion, spécialement entre les communautés cambodgiennes et vietnamiennes ».
Au sein de la petite Eglise catholique du Cambodge, formée des deux préfectures apostoliques de Kompong-Cham et de Battambang et du vicariat apostolique de Phnom Penh, la nouvelle de la nomination du P. Schmitthaeusler a été reçue comme « un beau cadeau de Noël ». Fort d’un embonpoint certain, le P. Schmitthaeusler vient ainsi épauler Mgr Emile Destombes. Affaibli depuis quelque temps par la maladie, Mgr Destombes ne fait pas mystère de sa volonté de présenter sa démission au Saint-Siège dès août 2010, pour son 75ème anniversaire.
Ordonné prêtre au titre des Missions Etrangères de Paris en 1998, le P. Schmitthaeusler est présent au Cambodge depuis novembre 1998. Actif dans un premier temps à Kampot et Takéo, dans le sud du pays, il est nommé en 2005 à Tchomka Tien, localité située à trois heures de voiture de Phnom Penh. La communauté chrétienne de Tchomka Tien se résume alors à deux personnes, un unique chrétien et le P. Schmitthaeusler. Rapidement, le missionnaire va se mettre au service des habitants de ce village situé au milieu des rizières. Une école maternelle, un collège et un lycée professionnel voient le jour entre 2003 et 2005. Un atelier de tissage de la soie est également construit autour de l’église Notre-Dame du Sourire, dont les fresques colorées représentant des scènes bibliques ont été peintes par un artiste bouddhiste. Un peu plus au sud, en 2006, naît au Phnom Voah un « Centre Jean-Paul II pour la vie », où sont accompagnées des familles de sidéens. En 2009, le missionnaire achève la construction de l’Institut universitaire St Paul à Angtasom, à 70 km au sud de Phnom Penh, afin d’assurer une meilleur formation à ses élèves, en agriculture et en télécommunications (2). Interrogé à cette occasion sur le sens de son travail, le P. Schmitthaeusler répondait: « La mission, c’est annoncer l’Evangile pour permettre à la personne de se développer dans son intégralité, dans tous les aspects de sa vie (…). C’est être présent au cœur de la vie des gens, pour leur permettre de grandir, de trouver une voie, un chemin. Si c’est le chemin du Seigneur, c’est le bonheur ! Si c’est un autre chemin, l’essentiel est qu’ils trouvent un bonheur à leur vie qui leur permette d’avancer. »
Né le 26 juin 1970 à Strasbourg (France), Olivier Schmitthaeusler a 16 ans lorsque son père est ordonné diacre permanent. Trois ans plus tard, à 19 ans, il entre au grand séminaire de Strasbourg et part deux plus tard en coopération au Japon, où il enseigne le français à l’université catholique d’Osaka. Revenu en France achever ses études, il entre aux Missions Etrangères de Paris en 1998, d’où il est envoyé, quelques mois plus tard, au Cambodge, pays où l’Eglise renaissante est amplement soutenue par les MEP.
(1) Mgr Emile Destombes assume la direction du vicariat apostolique de Phnom Penh depuis avril 2001. Avant cette date, il en était le coadjuteur (nommé en avril 1997), aux côté de Mgr Yves Ramousse, qui fut vicaire apostolique de Phnom Penh de novembre 1962 au 30 avril 1976, puis de nouveau de juillet 1992 à avril 2001.
(2) Voir EDA 484
(Source: Eglises d'Asie, 4 janvier 2010)
Le 24 décembre dernier, le Saint-Siège a annoncé la nomination par le pape du P. Olivier Schmitthaeusler comme vicaire apostolique coadjuteur du vicariat apostolique de Phnom Penh. Agé de 39 ans, le P. Schmitthaeusler, qui était vicaire général du diocèse depuis 2007, est membre de la Société des Missions Etrangères de Paris, à laquelle appartient également le vicaire apostolique de Phnom Penh, Mgr Emile Destombes, âgé de 74 ans (1).
A l’évêché de Phnom Penh, dimanche 3 décembre, fête de l’Epiphanie, le P. Schmitthaeusler s’est adressé de manière informelle à quelque 300 responsables et acteurs divers du diocèse. Tout en soulignant que « Dieu [avait] souvent choisi des jeunes pour le servir: David, Jérémie, Marie, Mgr Ramousse [nommé vicaire apostolique de Phnom Penh à l’âge de 34 ans], Mgr Salas [nommé coadjuteur de Phnom Penh le 6 avril 1975 à l’âge de 38 ans et mort d’épuisement en septembre 1977 dans le Cambodge des Khmers rouges], … », le missionnaire français a prié avec ses invités pour que l’Eglise à Phnom Penh « soit Une avec nos frères et sœurs, proche de la vie des hommes, de leurs joies et de leurs souffrances ». Il a ajouté que, s’il avait fait graver sous le pied de son calice, le jour de son ordination sacerdotale, les mots « Par amour», il avait accepté de devenir évêque « Par service avec amour, à cause de Jésus ». Soulignant sa qualité d’étranger au pays mais d’étranger enraciné depuis douze ans au Cambodge, il a déclaré avoir pour seul désir « celui de servir l’Eglise au Cambodge et de donner à l’Eglise son identité catholique et cambodgienne ». Pour cela, la communauté catholique se doit d’être « une Eglise servante », soucieuse de « promouvoir la pastorale des vocations », donnant « toute la priorité au grand séminaire », développant la formation chrétienne « afin que les responsabilités soient partagées avec les laïcs », tout en continuant « à être signe de communion, spécialement entre les communautés cambodgiennes et vietnamiennes ».
Au sein de la petite Eglise catholique du Cambodge, formée des deux préfectures apostoliques de Kompong-Cham et de Battambang et du vicariat apostolique de Phnom Penh, la nouvelle de la nomination du P. Schmitthaeusler a été reçue comme « un beau cadeau de Noël ». Fort d’un embonpoint certain, le P. Schmitthaeusler vient ainsi épauler Mgr Emile Destombes. Affaibli depuis quelque temps par la maladie, Mgr Destombes ne fait pas mystère de sa volonté de présenter sa démission au Saint-Siège dès août 2010, pour son 75ème anniversaire.
Ordonné prêtre au titre des Missions Etrangères de Paris en 1998, le P. Schmitthaeusler est présent au Cambodge depuis novembre 1998. Actif dans un premier temps à Kampot et Takéo, dans le sud du pays, il est nommé en 2005 à Tchomka Tien, localité située à trois heures de voiture de Phnom Penh. La communauté chrétienne de Tchomka Tien se résume alors à deux personnes, un unique chrétien et le P. Schmitthaeusler. Rapidement, le missionnaire va se mettre au service des habitants de ce village situé au milieu des rizières. Une école maternelle, un collège et un lycée professionnel voient le jour entre 2003 et 2005. Un atelier de tissage de la soie est également construit autour de l’église Notre-Dame du Sourire, dont les fresques colorées représentant des scènes bibliques ont été peintes par un artiste bouddhiste. Un peu plus au sud, en 2006, naît au Phnom Voah un « Centre Jean-Paul II pour la vie », où sont accompagnées des familles de sidéens. En 2009, le missionnaire achève la construction de l’Institut universitaire St Paul à Angtasom, à 70 km au sud de Phnom Penh, afin d’assurer une meilleur formation à ses élèves, en agriculture et en télécommunications (2). Interrogé à cette occasion sur le sens de son travail, le P. Schmitthaeusler répondait: « La mission, c’est annoncer l’Evangile pour permettre à la personne de se développer dans son intégralité, dans tous les aspects de sa vie (…). C’est être présent au cœur de la vie des gens, pour leur permettre de grandir, de trouver une voie, un chemin. Si c’est le chemin du Seigneur, c’est le bonheur ! Si c’est un autre chemin, l’essentiel est qu’ils trouvent un bonheur à leur vie qui leur permette d’avancer. »
Né le 26 juin 1970 à Strasbourg (France), Olivier Schmitthaeusler a 16 ans lorsque son père est ordonné diacre permanent. Trois ans plus tard, à 19 ans, il entre au grand séminaire de Strasbourg et part deux plus tard en coopération au Japon, où il enseigne le français à l’université catholique d’Osaka. Revenu en France achever ses études, il entre aux Missions Etrangères de Paris en 1998, d’où il est envoyé, quelques mois plus tard, au Cambodge, pays où l’Eglise renaissante est amplement soutenue par les MEP.
(1) Mgr Emile Destombes assume la direction du vicariat apostolique de Phnom Penh depuis avril 2001. Avant cette date, il en était le coadjuteur (nommé en avril 1997), aux côté de Mgr Yves Ramousse, qui fut vicaire apostolique de Phnom Penh de novembre 1962 au 30 avril 1976, puis de nouveau de juillet 1992 à avril 2001.
(2) Voir EDA 484
(Source: Eglises d'Asie, 4 janvier 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo Đoàn Bankstown Sydney tham dự Thánh lễ tại địa điểm mới.
Diệp Hải Dung
09:43 04/01/2010
SYDNEY - 3 giờ chiều Chúa Nhật 03/01/2010 rất đông đủ giáo dân thuộc Giáo Đoàn Thánh Tử Đạo Simon Phan Đắc Hòa Bankstown đã đến nhà thờ St. Mary’s tọa lạc trên đường Georges Crescent vùng Georges Hall tham dự Thánh lễ tại địa điểm mới.
Hình ảnh thánh lễ
Trước khi khai mạc Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn Đặc trách Giáo Đoàn Bankstown ngỏ lời với Giáo Đoàn: Năm Mới Giáo Đoàn chúng ta dời về nhà thờ mới để xây dựng Giáo Đoàn thêm sự đổi mới và tiến triển trong Cộng Đồng Thánh lễ tại nhà thờ mới có Cha Paul Văn Chi ưu ái đến với Giáo Đoàn cùng hiệp dâng Thánh lễ và có Thầy Phó tế Đặng Đình Nên. Nhân dịp đầu năm mới Dương Lịch Cha chúc mừng mọi người và đặc biệt chúc mừng Đội Legio Mariae Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa mừng kính Bổn Mạng hôm nay.
Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng nói về 3 Vua từ phương Đông đã nhìn thấy Ánh Sao và tìm đến Bê Lem thăm viếng thờ lạy Chúa Hài Nhi trong máng cỏ. Nói một cách khái quát, 3 Vua là những người quyền quý giàu sang nhưng rất khiêm cung khác xa với sự kiêu hãnh hung tàn của bạo chúa Hêrôđê vì quyền lợi chức tước danh vọng nên giết chết các trẻ sơ sinh cách đây hơn hai ngàn năm. Còn 3 Vua thì Các ngài tìm đúng cho mình một lối sống một con đường đi để gặp Đấng Cứu Thế giáng trần và khi trở về thì lại tìm hướng đi mới trong ân phúc của Chúa Hài Nhi. Giáo đoàn Bankstown chúng ta hôm nay cũng tìm được ngôi nhà thờ mới để thường xuyên đến kính viếng, cầu nguyện và thờ lạy Thiên Chúa trong Đức Tin.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Trần Thanh Tịnh Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Bankstown lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến ngôi nhà thờ mới này tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Giáo Đoàn và ông thông báo đến mọi người trong Giáo Đoàn là sẽ có xe đưa rước đến nhà thờ mới St. Mary’s Georges Hall vào lúc 2 giờ 45 chiều Chúa Nhật hàng tuần. Xe đậu tại nhà thờ cũ ở đường Northam Ave Bankstown. Sau cùng ông chúc mừng Năm Mới và xin tất cả mọi người hãy cầu nguyện cho Giáo Đoàn Bankstown luôn bền vững và phát triển trong Cộng Đồng.
Hình ảnh thánh lễ
Trước khi khai mạc Thánh lễ, Cha Tuyên úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn Đặc trách Giáo Đoàn Bankstown ngỏ lời với Giáo Đoàn: Năm Mới Giáo Đoàn chúng ta dời về nhà thờ mới để xây dựng Giáo Đoàn thêm sự đổi mới và tiến triển trong Cộng Đồng Thánh lễ tại nhà thờ mới có Cha Paul Văn Chi ưu ái đến với Giáo Đoàn cùng hiệp dâng Thánh lễ và có Thầy Phó tế Đặng Đình Nên. Nhân dịp đầu năm mới Dương Lịch Cha chúc mừng mọi người và đặc biệt chúc mừng Đội Legio Mariae Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa mừng kính Bổn Mạng hôm nay.
Trong bài giảng Cha Tuyên úy Trưởng nói về 3 Vua từ phương Đông đã nhìn thấy Ánh Sao và tìm đến Bê Lem thăm viếng thờ lạy Chúa Hài Nhi trong máng cỏ. Nói một cách khái quát, 3 Vua là những người quyền quý giàu sang nhưng rất khiêm cung khác xa với sự kiêu hãnh hung tàn của bạo chúa Hêrôđê vì quyền lợi chức tước danh vọng nên giết chết các trẻ sơ sinh cách đây hơn hai ngàn năm. Còn 3 Vua thì Các ngài tìm đúng cho mình một lối sống một con đường đi để gặp Đấng Cứu Thế giáng trần và khi trở về thì lại tìm hướng đi mới trong ân phúc của Chúa Hài Nhi. Giáo đoàn Bankstown chúng ta hôm nay cũng tìm được ngôi nhà thờ mới để thường xuyên đến kính viếng, cầu nguyện và thờ lạy Thiên Chúa trong Đức Tin.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Trần Thanh Tịnh Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn Bankstown lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến ngôi nhà thờ mới này tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho Giáo Đoàn và ông thông báo đến mọi người trong Giáo Đoàn là sẽ có xe đưa rước đến nhà thờ mới St. Mary’s Georges Hall vào lúc 2 giờ 45 chiều Chúa Nhật hàng tuần. Xe đậu tại nhà thờ cũ ở đường Northam Ave Bankstown. Sau cùng ông chúc mừng Năm Mới và xin tất cả mọi người hãy cầu nguyện cho Giáo Đoàn Bankstown luôn bền vững và phát triển trong Cộng Đồng.
Người di dân là nguồn lực cho phát triển chứ không là vấn đề xã hội
Nguyễn Hoàng Thương
09:58 04/01/2010
Người di dân là nguồn lực cho phát triển chứ không là vấn đề xã hội
Xuân Lộc (AsiaNews) - Nghiện ma túy, phân biệt đối xử trong xã hội, tỷ lệ phá thai cao và trẻ em bị buộc phải phát triển trong môi trường không lành mạnh. Di dân từ thôn quê ra thành phố tại Việt Nam là nguồn lực có giá trị cho nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, công luận trong nước xem đó là nguồn gốc của các vấn đề xã hội và giới trẻ thất nghiệp. Để tạo điều kiện hội nhập, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã khởi xướng các chương trình để đáp ứng cho "vấn đề lớn về tinh thần trong cuộc sống" và nhu cầu về "những khoảnh khắc cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm".
Những người di dân đã rời khu vực nông thôn để tìm kiếm việc làm tại các trung tâm đô thị. Họ chủ yếu tập trung ở các khu công nghiệp tại Hà Nội, Sài Gòn, Bình Dương, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Theo một khảo sát gần đây của Tổng Cục Thống kê, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người rời nông thôn đến các trung tâm đô thị. Trong số đó, hơn 800.000 trường hợp di chuyển trong phạm vi địa bàn một tỉnh, 631.000 trường hợp di chuyển đến các tỉnh khác. Hơn 90% thu nhập của họ được gửi về cho gia đình.
Sư Huynh Phi, tu sĩ Dòng Se La Salle, đã tổ chức một loạt cuộc gặp gỡ dành cho sinh viên và các công nhân trẻ trong giáo phận Xuân Lộc. Sư huynh cho hay: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi tổ chức cuộc quy tụ cho những người nhập cư trong Khu công nghiệp Biên Hòa và nó làm chúng tôi ngạc nhiên khi thấy có sự tham gia của khoảng 500 người. Họ không tìm kiếm một giải pháp cho các vấn đề vật chất, nhưng họ cho thấy một nhu cầu rất lớn về tinh thần trong đời sống của họ. Cuộc gặp cũng có sự tham dự của những người không Công giáo".
Một sinh viên cho biết anh muốn "dành nhiều thời gian hơn nữa để đọc Kinh Thánh và dành thời gian cho những khoảnh khắc cầu nguyện chung". Anh nói thêm: "Chúng tôi cần một cuộc sống tinh thần và để tuyên xưng đức tin của chúng tôi trong Chúa". Một người trẻ khác cho hay rằng sự phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại. Dũng, người gốc Giáo phận Thanh Hóa, cho hay những người nhập cư "đang tìm kiếm một công việc. Tôi không ăn cắp, không xin ăn, nhưng nhiều người nhìn tôi bằng vẻ thù địch".
Kể từ năm 1987, giáo phận Xuân Lộc là một trong những đô thị bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng di dân nội bộ. Để đáp ứng cho việc chăm sóc mục vụ, giáo phận khuyến khích các sáng kiến bác ái để hỗ trợ người nghèo, những người Công giáo đã thực hiện một công việc truyền giáo đặc biệt. Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2009 Cha Nguyễn Văn Uy, Giám đốc Caritas Xuân Lộc, đã tổ chức năm khóa tập huấn cho 81 người trong số các giáo viên và giáo lý viên làm việc tại hơn 200 giáo xứ. Trong năm 2009, giáo phận đã có 1114 người được Thanh Tẩy.
Xuân Lộc (AsiaNews) - Nghiện ma túy, phân biệt đối xử trong xã hội, tỷ lệ phá thai cao và trẻ em bị buộc phải phát triển trong môi trường không lành mạnh. Di dân từ thôn quê ra thành phố tại Việt Nam là nguồn lực có giá trị cho nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, công luận trong nước xem đó là nguồn gốc của các vấn đề xã hội và giới trẻ thất nghiệp. Để tạo điều kiện hội nhập, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã khởi xướng các chương trình để đáp ứng cho "vấn đề lớn về tinh thần trong cuộc sống" và nhu cầu về "những khoảnh khắc cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm".
Những người di dân đã rời khu vực nông thôn để tìm kiếm việc làm tại các trung tâm đô thị. Họ chủ yếu tập trung ở các khu công nghiệp tại Hà Nội, Sài Gòn, Bình Dương, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Theo một khảo sát gần đây của Tổng Cục Thống kê, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người rời nông thôn đến các trung tâm đô thị. Trong số đó, hơn 800.000 trường hợp di chuyển trong phạm vi địa bàn một tỉnh, 631.000 trường hợp di chuyển đến các tỉnh khác. Hơn 90% thu nhập của họ được gửi về cho gia đình.
Sư Huynh Phi, tu sĩ Dòng Se La Salle, đã tổ chức một loạt cuộc gặp gỡ dành cho sinh viên và các công nhân trẻ trong giáo phận Xuân Lộc. Sư huynh cho hay: "Đây là lần đầu tiên chúng tôi tổ chức cuộc quy tụ cho những người nhập cư trong Khu công nghiệp Biên Hòa và nó làm chúng tôi ngạc nhiên khi thấy có sự tham gia của khoảng 500 người. Họ không tìm kiếm một giải pháp cho các vấn đề vật chất, nhưng họ cho thấy một nhu cầu rất lớn về tinh thần trong đời sống của họ. Cuộc gặp cũng có sự tham dự của những người không Công giáo".
Một sinh viên cho biết anh muốn "dành nhiều thời gian hơn nữa để đọc Kinh Thánh và dành thời gian cho những khoảnh khắc cầu nguyện chung". Anh nói thêm: "Chúng tôi cần một cuộc sống tinh thần và để tuyên xưng đức tin của chúng tôi trong Chúa". Một người trẻ khác cho hay rằng sự phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại. Dũng, người gốc Giáo phận Thanh Hóa, cho hay những người nhập cư "đang tìm kiếm một công việc. Tôi không ăn cắp, không xin ăn, nhưng nhiều người nhìn tôi bằng vẻ thù địch".
Kể từ năm 1987, giáo phận Xuân Lộc là một trong những đô thị bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hiện tượng di dân nội bộ. Để đáp ứng cho việc chăm sóc mục vụ, giáo phận khuyến khích các sáng kiến bác ái để hỗ trợ người nghèo, những người Công giáo đã thực hiện một công việc truyền giáo đặc biệt. Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2009 Cha Nguyễn Văn Uy, Giám đốc Caritas Xuân Lộc, đã tổ chức năm khóa tập huấn cho 81 người trong số các giáo viên và giáo lý viên làm việc tại hơn 200 giáo xứ. Trong năm 2009, giáo phận đã có 1114 người được Thanh Tẩy.
Mời theo dõi cuộc thi thơ xướng họa Tôn Vinh Mẹ Maria
Lm. Trăng Thấp Tự
13:48 04/01/2010
MỜI THEO DÕI CUỘC CHƠI XƯỚNG HỌA - 12
Bước sang năm mới 2010, Ban Tổ Chức Cuộc Xướng Họa tôn vinh Mẹ Maria, xin kính chúc quý tác giả, độc giả và quý Websites đã ủng hộ cuộc thi, một Năm Mới đây phúc lành của Thiên Chúa.
Phát động từ lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 08-12- đến chiều vọng lễ Đức Mẹ Thiên Chúa, 31-12-2009, trong 24 ngày, Các bạn Thơ bốn phương đã góp về 280 bài xướng họa ca tụng Mẹ.
Mạng Lưới Dũng Lạc vừa mở thêm chuyên trang “Góp Nhặt Thơ” dành cho cuộc chơi xướng họa,
Như vậy, muốn theo dõi chương trình đoan hứa khiết tịnh và tòan bộ các thông báo về cuộc thi từ đầu, có thể xem tại hai điện chỉ:
http://huongvedaihoidanchua.net/doanhuakhiettinh/3445.html
hoặc
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=subject&is=35
Tiếp theo là các bài dự thi số 251-276.
Những tác giả có thứ tự bài là bội số của 25 được nhận coupon mua hàng trên mạng www.Fatimacompany.com, trị giá 200.000 VNĐ. Lần này là tác giả Anna Nguyễn Thị Thạnh, Úc Châu, bài số 275.
Một chi tiết bất ngờ: Bài dự thi số 276 của tác giả K. Tâm mang tựa đề KHƠI DÒNG VIỆT TỘC triển khai khá sát theo hướng đi của Mạng Lưới Dũng Lạc. Cha Trần Cao Tường, giám đốc Mạng Lưới Dũng Lạc có nhã ý trao tặng tác giả bài thơ một coupon mua hàng trên Fatimacompany.com trị giá 500.000 VN$.
Để chia sẻ niềm vui sốt dẻo với tác giả K. Tâm, phần giới thiệu bài dự thi lần này kết thúc với bài số 276 thay vì số 275.
Xin lưu ý: Quí vị ở nước ngoài được tặng quà của Fatimacompany.com vui lòng cho một địa chỉ tại Việt Nam để nhận quà.
Muốn tìm hiểu thêm về “sản phẩm công giáo trực tuyến”, xin hỏi info@fatimacompany.com
Bài 251
YÊU EM
Một thoáng nhớ về thuở ê đen
Kỷ niệm vườn xưa đẹp đầm sen
Sóng thì thầm sóng đêm trăng tỏ
Làng quê gái nhỏ thật đáng khen
Tỏ dạ tôi yêu đời trinh trắng
Khen em khiết tịnh dẫu nghèo hèn
Tôi yêu em tôi mê câu hát
Giọng đò đưa khoan nhặt đan chen
Maria Xuyến
mariaxuyen@yahoo.com.vn
Bài 252
MẸ ĐẸP
Nguyên tội thông truyền lắm bùn đen
Chúa Trời ngắm Mẹ đóa hoa sen
Trần gian trông đợi Đấng Cứu Thế
Đẹp quá người Trinh Nữ đáng khen
Lời Chúa tâm hồn tin, cậy, mến,
Khiêm nhường sâu thẳm sống thấp hèn
Chúa Trời chọn Mẹ cứu nhân thế
Âm thầm bình lặng không bon chen.
Nam Giao Sydney Uc
namgiaouc@yahoo.com.au
Bài 253
Bài 253
NGHE LỜI MẸ KHUYÊN
Tiếng ai êm nhẹ giữa bùn đen
Giữ lòng thơm ngát tựa hương sen
Mắt Mẹ nhìn con âu yếm nhủ
Tim con yêu Mẹ cảm mến khen
Đoan hứa giữ lòng luôn thanh khiết
Quyết tâm xa lánh chuyện thấp hèn
Xin Mẹ giữ hồn thơ trong trắng
Dẫu đời thác loạn, chẳng đua chen
M. T. Hồng Diễm
tmhongdiem@yahoo.com
Bài 254
HƯỚNG LÊN MẸ
Thân phận con đây chốn bùn đen
Mẹ ơi tinh trắng tựa bông sen
Trời cao vinh hiển Mẹ Thiên Chúa
Trần thế đoàn con hát ngợi khen
Vô nhiễm tội truyền, đầy ơn phúc
Đoái thương nhìn đến kiếp phận hèn
Ngước trông lên Mẹ xin cứu giúp
Đắm đuối giữa đời lắm bon chen
Hoàng Trung
Bài 255
TRÁI CẤM.
Ngày xưa AI khóc ở Ê-ĐEN.
TRÁI CẤM ăn vào tưởng ngó sen.
Mở mắt giật mình,tràn gai góc..
Hé môi sửng sốt,biết chê khen.
Đã hết hoa hương vườn hạnh phúc.
Chỉ còn cay đắng phận tôi hèn.
Trái cấm vườn xưa, gương hậu thế.
GIỮ MÌNH, AI đó chớ bon chen
Dzuy sơn Tuyền.
dzuysontuyen@yahoo.com
Bài 256
ĐỘI ƠN MẸ
Tôi đã một thời sống đỏ đen
Được ơn Mẹ dạy lòng nở sen
Từ đó lánh xa chuyện bài bạc
Bây giờ còn lại bạn bè khen
Cảm tạ cả đời cảm tạ Mẹ
Đội ơn suốt kiếp khỏi cảnh hèn
Tâm hồn sáng suốt không trụy lạc
Trái tim hướng thiện hết bon chen
Đỗ Hữu Tài
Bài 257
THỆ ƯỚC
Mặc ai buông thả – kiểu “mô-đen”
Em cứ “chân quê” tựa đóa sen
Trinh trắng, thủy chung – anh thích lắm
Hiền ngoan, lễ phép – mẹ vui khen
Tình yêu trong sáng – nguồn hạnh phúc
Dục vọng đắm mê – thói đốn hèn
Bên Mẹ Đồng Trinh cùng thệ ước:
Nguyện là sen trắng dẫu bùn chen.
Thiên Tâm
mtttlan@gmail.com
Bài 258
SEN GIỮA LẦY
E-va lặng ngắm cảnh Ê-đen
Trãi giấc mộng vàng nhẹ gót sen.
Trái cấm địa đàng trông bắt mắt
Thêm lời đường mật nỉ non khen.
Đưa tay hái trái tình tan vỡ
Mộng đẹp tiêu tan sống thấp hèn!
Thắp sáng Niềm Tin cho tuổi trẻ
Hòa Bình -Công Lý nở đua chen…
K.Tâm
eulaliehanhhuong@gmail.com
Bài 259
Thơ -Cha- Góp-Nhặt xóa màu đen
Vị-trí nâng cao tựa đóa sen
Già trẻ cùng tham gia họa đáp
Cha Trăng-Thập-Tự xướng lời khen
Nữ-Trinh Nguyên-Tội sinh Con Chúa
Hang-Đá Be-Lem nhốt vật hèn
Già trẻ hoan-hô vui xướng họa
Hăng say họa xướng cuộc đua chen
Mai-Xuân-Trình
Bài 260
DUYÊN THẮM TẠ ƠN
Giữa cuộc đời đầy bóng đêm đen
Bùn tanh tanh lắm lẫn hương sen
Thơm ngát giữa bùn thơm ngát tỏa
Thỏa lòng thỏa dạ, thỏa lòng khen
Tỏa dạ đôi ta lòng trinh khiết
Khen yêu đôi lứa ghét mọn hèn
Hướng tạ ơn trời cho duyên thắm
Ngoảnh nhìn khiết tịnh mến tin chen
Nguyễn Thị Xuyến
mariaxuyen@yahoo.com.vn
Bài 261
KHIẾT TRINH
Khiết tịnh con đăng nét mực đen
Xúc cảm nâng lòng mãi đan sen
Quyết chí ngàn vàng / con / tuân giữ
Thiên đường rộng mở / Mẹ / thầm khen
Khen ai tuân giữ lời đoan hứa
Phúc ai xa lánh thói hư hèn
Thiên đường tâm tại lòng trong trắng
Đường vê thiên cảnh lá hoa chen
Khoan vỹ
Ductoan97@gmail.com
Bài 263
MẸ NHÂN LOẠI
Giữa cõi trần ai phủ bóng đen,
Mẹ hằng vô-nhiễm toả hương sen.
Đồng công cứu thế, ca mừng chúc,
Chấp nhận xin vâng, hát ngợi khen.
Mẹ dạy con gìn lòng khiết tịnh,
Con theo Mẹ sống kiếp phàm hèn.
Mẹ nhân loại, chốn con nương náu,
Con chẳng tranh giành cuộc đẩy chen.
Biển-Đức Đỗ Quang-Vinh (Canada)
vinhdo33@yahoo.com
Bài 264
SEN THẮM
Thánh Thần buông lửa đốt kẻ đen
Từ trong đêm tối trổ hoa sen
Hoa đua nở hoa ngàn sắc thắm
Mẹ yêu kiều mẹ thánh đáng khen
Thắm trong ai thắm tình yêu Chúa
Khen ngợi ai khiêm hạ mọn hèn
Một tiếng xin vâng ngàn cao trong
Đoàn con gương thánh Mẹ đan chen
Nguyễn Thị Xuyến
mariaxuyen@yahoo.com.vn
Bài 265
SEN TRONG BÃO TỐ
Bầu trời vần vũ phủ mây đen,
Thầm lặng Vươn lên một đoá sen.
Kiên vững hiên ngang kiên vững đứng,
Trầm trồ ngưỡng phục trầm trồ khen.
Thét gào bão tố không lay chuyển,
Vùi dập gió mưa chẳng thấp hèn.
Mưa tạnh bão ngưng trời toả sáng,
Trong đầm sen nở lại đua chen.
Đinh Quân
dinhquan42@yahoo.com
Bài 266
NOI GƯƠNG MẸ THÁNH
Suy lời Kinh Thánh thuở Ê Đen,
Trong cảnh nhiệm màu thoáng Bóng Sen,
Biến hiện tức thời: Ngôi Thánh Mẫu,
Vẳng nghe khởi xướng khúc ca khen:
“Tinh tuyền phục vụ danh Cha Cả,
Trọn vẹn phó dâng phận tớ hèn….“
Nguyện ước đoàn con theo gót Mẹ,
Vâng theo Ý Chúa,chẳng đua chen…
Thế Kiên Dominic
thekiendominic@gmail.com
Bài 267
TÌNH YÊU KHIẾT TỊNH
Hôn phối không là chuyện đỏ đen…
Vào đời nam nữ giữ hương sen,
Hẹn hò, tìm hiểu điều cao quí,
Cộng tác, sẻ chia việc đáng khen.
Đoan hứa tình yêu luôn khiết tịnh,
Cậy trông ơn thánh vượt ươn hèn
Gìn vàng giữ ngọc dành riêng Bạn,
Né tránh mưu mô kẻ lấn chen…
Thế Kiên Dominic
thekiendominic@gmail.com
Bài 268
NHỜ ƠN MẸ - QUYẾT GIỮ LÒNG THANH
Kể từ…tội Tổ ở Ê-đen,
Đức Chúa chọn Người tựa đóa sen.
Vô Nhiễm ơn ban, ngàn chúc tụng !
Bụi đời không nhuốm, vạn ca khen !
“Mẹ nào con nấy” lòng xin quyết,
“Chẳng đốt sách đâu” * dạ mọn hèn.
Cõi thế ô nhơ nhiều chước dữ,
Mẹ ơi xin cứu, kẻo… bon chen !
(* theo ý trong câu “Cha làm thầy con đốt sách”)
Maria Micae Hồ Tịnh Tâm
Bài 269
ĐOAN HỨA
Trong vắt minh châu chẳng vết đen
Sương mai lóng lánh giữa đài sen.
Tình yêu đẹp quá – tình yêu hát
Hạnh phúc tuyệt vời – hạnh phúc khen.
Tay nắm tay đoan nguyền khiết tịnh
Tim kề tim quyết tránh hư hèn.
Mẹ Yêu Dấu hỡi – con xin đợi
Hoa nở đúng mùa – chẳng vội chen.
Thiên Tâm
mtttlan@gmail.com
Bài 270
VÂNG PHỤC
Tuổi độ trăng tròn trắng không đen
Hương thơm trinh nử ngát hoa sen
Cuộc đời yêu Chúa cao vời vợi
Sâu thẳm khiêm nhường Chúa Trời khen
Thực hiện Ngôi Lời ơn cứu độ
Xin vâng đón nhận phận tớ hèn
Thánh Thần phủ Mẹ yêu sâu thẳm
Phó thác cuộc đời không đua chen
Nguyễn Thị Thạnh
namgiaouc@yahoo.com.au
Bài 271
KINH NGUYỆN TRẦM
Hạt kinh câu hát giữa đêm đen
Dâng Chúa Cao Quang hương ngát sen
Lời nguyện lặng thầm lời nguyện chúc
Tiếng ca rộn rã tiếng ca khen
Chúc ca Thiên Chúa lời sang cả
Khen nguyện nhân gian tiếng mọn hèn
Dõi mắt trời cao thầm nguyện ước
Trọn đời nhân đức nở đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng
suongoc5254@gmail.com
Bài 272
GIÊ-SU CỨU THẾ.
Mặt Trời Công Chính giữa đêm đen
Thánh khiết giữa bùn một đoá sen
Thiên Chúa làm người muôn thuở chúc
Con Người làm Chúa vạn đời khen
Dương trần dẫn lối về cao quý
Thượng giới đưa phương đến mọn hèn
Danh thánh Giê-Su ĐƯỜNG CỨU ĐỘ
Mọi thời nhân thế bước đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng
suongoc5254@gmail.com
Bài 273
CHÚA SỐNG LẠI.
Ánh quang rực rỡ phá đêm đen
Mộ trống lừng hương triệu đoá sen
Mừng hát phục sinh mừng hát chúc
Vui ca sống lại vui ca khen
Chúc ơn sống lại ơn cao quý
Khen phúc phục sinh phúc phận hèn
Trần thế tin yêu vào Cứu Chúa
Hoa lòng hy vọng nở đua chen.
Giu-Se Nguyễn văn Sướng
suongoc5254@gmail.com
Bài 274
Súng trắng, súng vươn, giữa vũng đen.
Sắc hồng, sắc trắng, súng cùng sen.
Súng khen, khen sắc, sắc hồng sắc.
Sắc Mẹ, sắc sao! Sắc sắc khen.
Sao sáng, sao so, Sao Mẹ sáng.
Sáng soi, Sao Sáng soi sao hèn.
Sao con, sao tối, sao nhỏ bé.
Sáng Mẹ, soi con, sao sáng chen.
Trinh Nguyên.
Petertrinhs@gmail.com
Bài 275
LỜI RU CỦA MẸ
Gió rít đêm trường bóng tối đen
Lời ru của Mẹ ngát hương sen
Cung lòng trinh nử Ngôi Lời mến
Say đám ngắm nhìn hát ca khen
Trần thế mong chờ hồng ân thánh
Con Trời cùng Mẹ sống khó hèn
Chương trình Thiên Chúa thâm sâu qúa
Mến Chúa yêu người quyết đua chen
Anna Nguyễn thị Thạnh
Bài 276
KHƠI DÒNG VIỆT TỘC
Khơi dòng Việt tộc chọn trong đen
Dũng Lạc trầm hùng tỏa ngát sen…
Sóng gió dập dồn luôn vững mạnh
Ba thù vây hãm vẫn ca khen.
Niềm Tin tỏa sáng vinh quang Chúa
Cậy Mến trung kiên sống mọn hèn.
Cảm tạ Mẹ lành thương trợ giúp
Vui mừng Hy vọng nở đua chen.
K. Tâm
eulaliehanhhuong@gmail.com
Bước sang năm mới 2010, Ban Tổ Chức Cuộc Xướng Họa tôn vinh Mẹ Maria, xin kính chúc quý tác giả, độc giả và quý Websites đã ủng hộ cuộc thi, một Năm Mới đây phúc lành của Thiên Chúa.
Phát động từ lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 08-12- đến chiều vọng lễ Đức Mẹ Thiên Chúa, 31-12-2009, trong 24 ngày, Các bạn Thơ bốn phương đã góp về 280 bài xướng họa ca tụng Mẹ.
Mạng Lưới Dũng Lạc vừa mở thêm chuyên trang “Góp Nhặt Thơ” dành cho cuộc chơi xướng họa,
Như vậy, muốn theo dõi chương trình đoan hứa khiết tịnh và tòan bộ các thông báo về cuộc thi từ đầu, có thể xem tại hai điện chỉ:
http://huongvedaihoidanchua.net/doanhuakhiettinh/3445.html
hoặc
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=subject&is=35
Tiếp theo là các bài dự thi số 251-276.
Những tác giả có thứ tự bài là bội số của 25 được nhận coupon mua hàng trên mạng www.Fatimacompany.com, trị giá 200.000 VNĐ. Lần này là tác giả Anna Nguyễn Thị Thạnh, Úc Châu, bài số 275.
Một chi tiết bất ngờ: Bài dự thi số 276 của tác giả K. Tâm mang tựa đề KHƠI DÒNG VIỆT TỘC triển khai khá sát theo hướng đi của Mạng Lưới Dũng Lạc. Cha Trần Cao Tường, giám đốc Mạng Lưới Dũng Lạc có nhã ý trao tặng tác giả bài thơ một coupon mua hàng trên Fatimacompany.com trị giá 500.000 VN$.
Để chia sẻ niềm vui sốt dẻo với tác giả K. Tâm, phần giới thiệu bài dự thi lần này kết thúc với bài số 276 thay vì số 275.
Xin lưu ý: Quí vị ở nước ngoài được tặng quà của Fatimacompany.com vui lòng cho một địa chỉ tại Việt Nam để nhận quà.
Muốn tìm hiểu thêm về “sản phẩm công giáo trực tuyến”, xin hỏi info@fatimacompany.com
Bài 251
YÊU EM
Một thoáng nhớ về thuở ê đen
Kỷ niệm vườn xưa đẹp đầm sen
Sóng thì thầm sóng đêm trăng tỏ
Làng quê gái nhỏ thật đáng khen
Tỏ dạ tôi yêu đời trinh trắng
Khen em khiết tịnh dẫu nghèo hèn
Tôi yêu em tôi mê câu hát
Giọng đò đưa khoan nhặt đan chen
Maria Xuyến
mariaxuyen@yahoo.com.vn
Bài 252
MẸ ĐẸP
Nguyên tội thông truyền lắm bùn đen
Chúa Trời ngắm Mẹ đóa hoa sen
Trần gian trông đợi Đấng Cứu Thế
Đẹp quá người Trinh Nữ đáng khen
Lời Chúa tâm hồn tin, cậy, mến,
Khiêm nhường sâu thẳm sống thấp hèn
Chúa Trời chọn Mẹ cứu nhân thế
Âm thầm bình lặng không bon chen.
Nam Giao Sydney Uc
namgiaouc@yahoo.com.au
Bài 253
Bài 253
NGHE LỜI MẸ KHUYÊN
Tiếng ai êm nhẹ giữa bùn đen
Giữ lòng thơm ngát tựa hương sen
Mắt Mẹ nhìn con âu yếm nhủ
Tim con yêu Mẹ cảm mến khen
Đoan hứa giữ lòng luôn thanh khiết
Quyết tâm xa lánh chuyện thấp hèn
Xin Mẹ giữ hồn thơ trong trắng
Dẫu đời thác loạn, chẳng đua chen
M. T. Hồng Diễm
tmhongdiem@yahoo.com
Bài 254
HƯỚNG LÊN MẸ
Thân phận con đây chốn bùn đen
Mẹ ơi tinh trắng tựa bông sen
Trời cao vinh hiển Mẹ Thiên Chúa
Trần thế đoàn con hát ngợi khen
Vô nhiễm tội truyền, đầy ơn phúc
Đoái thương nhìn đến kiếp phận hèn
Ngước trông lên Mẹ xin cứu giúp
Đắm đuối giữa đời lắm bon chen
Hoàng Trung
Bài 255
TRÁI CẤM.
Ngày xưa AI khóc ở Ê-ĐEN.
TRÁI CẤM ăn vào tưởng ngó sen.
Mở mắt giật mình,tràn gai góc..
Hé môi sửng sốt,biết chê khen.
Đã hết hoa hương vườn hạnh phúc.
Chỉ còn cay đắng phận tôi hèn.
Trái cấm vườn xưa, gương hậu thế.
GIỮ MÌNH, AI đó chớ bon chen
Dzuy sơn Tuyền.
dzuysontuyen@yahoo.com
Bài 256
ĐỘI ƠN MẸ
Tôi đã một thời sống đỏ đen
Được ơn Mẹ dạy lòng nở sen
Từ đó lánh xa chuyện bài bạc
Bây giờ còn lại bạn bè khen
Cảm tạ cả đời cảm tạ Mẹ
Đội ơn suốt kiếp khỏi cảnh hèn
Tâm hồn sáng suốt không trụy lạc
Trái tim hướng thiện hết bon chen
Đỗ Hữu Tài
Bài 257
THỆ ƯỚC
Mặc ai buông thả – kiểu “mô-đen”
Em cứ “chân quê” tựa đóa sen
Trinh trắng, thủy chung – anh thích lắm
Hiền ngoan, lễ phép – mẹ vui khen
Tình yêu trong sáng – nguồn hạnh phúc
Dục vọng đắm mê – thói đốn hèn
Bên Mẹ Đồng Trinh cùng thệ ước:
Nguyện là sen trắng dẫu bùn chen.
Thiên Tâm
mtttlan@gmail.com
Bài 258
SEN GIỮA LẦY
E-va lặng ngắm cảnh Ê-đen
Trãi giấc mộng vàng nhẹ gót sen.
Trái cấm địa đàng trông bắt mắt
Thêm lời đường mật nỉ non khen.
Đưa tay hái trái tình tan vỡ
Mộng đẹp tiêu tan sống thấp hèn!
Thắp sáng Niềm Tin cho tuổi trẻ
Hòa Bình -Công Lý nở đua chen…
K.Tâm
eulaliehanhhuong@gmail.com
Bài 259
Thơ -Cha- Góp-Nhặt xóa màu đen
Vị-trí nâng cao tựa đóa sen
Già trẻ cùng tham gia họa đáp
Cha Trăng-Thập-Tự xướng lời khen
Nữ-Trinh Nguyên-Tội sinh Con Chúa
Hang-Đá Be-Lem nhốt vật hèn
Già trẻ hoan-hô vui xướng họa
Hăng say họa xướng cuộc đua chen
Mai-Xuân-Trình
Bài 260
DUYÊN THẮM TẠ ƠN
Giữa cuộc đời đầy bóng đêm đen
Bùn tanh tanh lắm lẫn hương sen
Thơm ngát giữa bùn thơm ngát tỏa
Thỏa lòng thỏa dạ, thỏa lòng khen
Tỏa dạ đôi ta lòng trinh khiết
Khen yêu đôi lứa ghét mọn hèn
Hướng tạ ơn trời cho duyên thắm
Ngoảnh nhìn khiết tịnh mến tin chen
Nguyễn Thị Xuyến
mariaxuyen@yahoo.com.vn
Bài 261
KHIẾT TRINH
Khiết tịnh con đăng nét mực đen
Xúc cảm nâng lòng mãi đan sen
Quyết chí ngàn vàng / con / tuân giữ
Thiên đường rộng mở / Mẹ / thầm khen
Khen ai tuân giữ lời đoan hứa
Phúc ai xa lánh thói hư hèn
Thiên đường tâm tại lòng trong trắng
Đường vê thiên cảnh lá hoa chen
Khoan vỹ
Ductoan97@gmail.com
Bài 263
MẸ NHÂN LOẠI
Giữa cõi trần ai phủ bóng đen,
Mẹ hằng vô-nhiễm toả hương sen.
Đồng công cứu thế, ca mừng chúc,
Chấp nhận xin vâng, hát ngợi khen.
Mẹ dạy con gìn lòng khiết tịnh,
Con theo Mẹ sống kiếp phàm hèn.
Mẹ nhân loại, chốn con nương náu,
Con chẳng tranh giành cuộc đẩy chen.
Biển-Đức Đỗ Quang-Vinh (Canada)
vinhdo33@yahoo.com
Bài 264
SEN THẮM
Thánh Thần buông lửa đốt kẻ đen
Từ trong đêm tối trổ hoa sen
Hoa đua nở hoa ngàn sắc thắm
Mẹ yêu kiều mẹ thánh đáng khen
Thắm trong ai thắm tình yêu Chúa
Khen ngợi ai khiêm hạ mọn hèn
Một tiếng xin vâng ngàn cao trong
Đoàn con gương thánh Mẹ đan chen
Nguyễn Thị Xuyến
mariaxuyen@yahoo.com.vn
Bài 265
SEN TRONG BÃO TỐ
Bầu trời vần vũ phủ mây đen,
Thầm lặng Vươn lên một đoá sen.
Kiên vững hiên ngang kiên vững đứng,
Trầm trồ ngưỡng phục trầm trồ khen.
Thét gào bão tố không lay chuyển,
Vùi dập gió mưa chẳng thấp hèn.
Mưa tạnh bão ngưng trời toả sáng,
Trong đầm sen nở lại đua chen.
Đinh Quân
dinhquan42@yahoo.com
Bài 266
NOI GƯƠNG MẸ THÁNH
Suy lời Kinh Thánh thuở Ê Đen,
Trong cảnh nhiệm màu thoáng Bóng Sen,
Biến hiện tức thời: Ngôi Thánh Mẫu,
Vẳng nghe khởi xướng khúc ca khen:
“Tinh tuyền phục vụ danh Cha Cả,
Trọn vẹn phó dâng phận tớ hèn….“
Nguyện ước đoàn con theo gót Mẹ,
Vâng theo Ý Chúa,chẳng đua chen…
Thế Kiên Dominic
thekiendominic@gmail.com
Bài 267
TÌNH YÊU KHIẾT TỊNH
Hôn phối không là chuyện đỏ đen…
Vào đời nam nữ giữ hương sen,
Hẹn hò, tìm hiểu điều cao quí,
Cộng tác, sẻ chia việc đáng khen.
Đoan hứa tình yêu luôn khiết tịnh,
Cậy trông ơn thánh vượt ươn hèn
Gìn vàng giữ ngọc dành riêng Bạn,
Né tránh mưu mô kẻ lấn chen…
Thế Kiên Dominic
thekiendominic@gmail.com
Bài 268
NHỜ ƠN MẸ - QUYẾT GIỮ LÒNG THANH
Kể từ…tội Tổ ở Ê-đen,
Đức Chúa chọn Người tựa đóa sen.
Vô Nhiễm ơn ban, ngàn chúc tụng !
Bụi đời không nhuốm, vạn ca khen !
“Mẹ nào con nấy” lòng xin quyết,
“Chẳng đốt sách đâu” * dạ mọn hèn.
Cõi thế ô nhơ nhiều chước dữ,
Mẹ ơi xin cứu, kẻo… bon chen !
(* theo ý trong câu “Cha làm thầy con đốt sách”)
Maria Micae Hồ Tịnh Tâm
Bài 269
ĐOAN HỨA
Trong vắt minh châu chẳng vết đen
Sương mai lóng lánh giữa đài sen.
Tình yêu đẹp quá – tình yêu hát
Hạnh phúc tuyệt vời – hạnh phúc khen.
Tay nắm tay đoan nguyền khiết tịnh
Tim kề tim quyết tránh hư hèn.
Mẹ Yêu Dấu hỡi – con xin đợi
Hoa nở đúng mùa – chẳng vội chen.
Thiên Tâm
mtttlan@gmail.com
Bài 270
VÂNG PHỤC
Tuổi độ trăng tròn trắng không đen
Hương thơm trinh nử ngát hoa sen
Cuộc đời yêu Chúa cao vời vợi
Sâu thẳm khiêm nhường Chúa Trời khen
Thực hiện Ngôi Lời ơn cứu độ
Xin vâng đón nhận phận tớ hèn
Thánh Thần phủ Mẹ yêu sâu thẳm
Phó thác cuộc đời không đua chen
Nguyễn Thị Thạnh
namgiaouc@yahoo.com.au
Bài 271
KINH NGUYỆN TRẦM
Hạt kinh câu hát giữa đêm đen
Dâng Chúa Cao Quang hương ngát sen
Lời nguyện lặng thầm lời nguyện chúc
Tiếng ca rộn rã tiếng ca khen
Chúc ca Thiên Chúa lời sang cả
Khen nguyện nhân gian tiếng mọn hèn
Dõi mắt trời cao thầm nguyện ước
Trọn đời nhân đức nở đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng
suongoc5254@gmail.com
Bài 272
GIÊ-SU CỨU THẾ.
Mặt Trời Công Chính giữa đêm đen
Thánh khiết giữa bùn một đoá sen
Thiên Chúa làm người muôn thuở chúc
Con Người làm Chúa vạn đời khen
Dương trần dẫn lối về cao quý
Thượng giới đưa phương đến mọn hèn
Danh thánh Giê-Su ĐƯỜNG CỨU ĐỘ
Mọi thời nhân thế bước đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng
suongoc5254@gmail.com
Bài 273
CHÚA SỐNG LẠI.
Ánh quang rực rỡ phá đêm đen
Mộ trống lừng hương triệu đoá sen
Mừng hát phục sinh mừng hát chúc
Vui ca sống lại vui ca khen
Chúc ơn sống lại ơn cao quý
Khen phúc phục sinh phúc phận hèn
Trần thế tin yêu vào Cứu Chúa
Hoa lòng hy vọng nở đua chen.
Giu-Se Nguyễn văn Sướng
suongoc5254@gmail.com
Bài 274
Súng trắng, súng vươn, giữa vũng đen.
Sắc hồng, sắc trắng, súng cùng sen.
Súng khen, khen sắc, sắc hồng sắc.
Sắc Mẹ, sắc sao! Sắc sắc khen.
Sao sáng, sao so, Sao Mẹ sáng.
Sáng soi, Sao Sáng soi sao hèn.
Sao con, sao tối, sao nhỏ bé.
Sáng Mẹ, soi con, sao sáng chen.
Trinh Nguyên.
Petertrinhs@gmail.com
Bài 275
LỜI RU CỦA MẸ
Gió rít đêm trường bóng tối đen
Lời ru của Mẹ ngát hương sen
Cung lòng trinh nử Ngôi Lời mến
Say đám ngắm nhìn hát ca khen
Trần thế mong chờ hồng ân thánh
Con Trời cùng Mẹ sống khó hèn
Chương trình Thiên Chúa thâm sâu qúa
Mến Chúa yêu người quyết đua chen
Anna Nguyễn thị Thạnh
Bài 276
KHƠI DÒNG VIỆT TỘC
Khơi dòng Việt tộc chọn trong đen
Dũng Lạc trầm hùng tỏa ngát sen…
Sóng gió dập dồn luôn vững mạnh
Ba thù vây hãm vẫn ca khen.
Niềm Tin tỏa sáng vinh quang Chúa
Cậy Mến trung kiên sống mọn hèn.
Cảm tạ Mẹ lành thương trợ giúp
Vui mừng Hy vọng nở đua chen.
K. Tâm
eulaliehanhhuong@gmail.com
ĐGM Võ Đức Minh cử hành thánh lễ Hiển Linh và chủ toạ lễ phát thưởng thi hang đá tại GX Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
20:16 04/01/2010
Đức Cha Giuse Võ Đức Minh chủ tế, chia sẻ Lời Chúa
Và chủ tọa Lễ phát thưởng thi hang đá với Cộng Đoàn GXVN Paris
Chủ nhật Lễ Hiển Linh 03/01/2010
Paris. Lễ Hiển Linh 03/01/2010, Giáo xứ Việt Nam được hân hạnh đón tiếp Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Chính Tòa Địa phận Nha Trang, Phó tổng thư ký HĐGM VN và Chủ Tịch Ủy Ban Kinh Thánh. Nhân chuyến viếng thăm Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, đáp lời mời của Đức Ông Mai Đức Vinh, Đức cha Giuse đã ghé thăm Giáo Xứ Việt Nam Paris, chủ tế thánh lễ, chia sẻ Lời Chúa và chủ tọa Lễ trao thưởng thi hang đá Giáng Sinh 2009.
1. Đức cha Giuse chủ tế thánh lễ Hiển Linh và chia sẻ Lời Chúa
Đến giáo xứ trước 11 giờ, Đức cha Giuse Võ Đức Minh cùng đi với cha Nguyễn Trung Điểm, bạn học cũ ở Tiểu Chủng Viện Sài Gòn và cha Tuấn, học trò cũ của Đức cha và hiện là sinh viên thần học tu đức tại Học Viện Công Giáo Toulouse, đã được Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh đón tiếp. Sau một ít trao đổi tin tức, Đức cha đã được mời tham quan 15 hang đá dự thi còn đang trưng bày tại phòng khánh tiết, rối đến nhà mặc áo, chuẩn bị thánh lễ.
Đúng 11g30, cùng với 5 linh mục khác, Đức cha Giuse tiến lên bàn thánh chủ tế thánh lễ Hiển Linh. Sau Phúc Âm, dựa vào Phúc Âm thánh Mathêu, chương 2, câu 1-12, Đức cha Giuse đã chia sẻ Lời Chúa và kể chuyện về Lễ khai mạc Năm Thánh 24/11/2009 và bầu khí Giáng Sinh 2009 hiện nay tại Việt Nam. Sau đây là những điều tôi ghi nhớ được, Xin ghi ra tặng bạn đọc. Nếu có gì sai thiếu, xin Đức cha Giuse miễn thứ.
Lễ Chúa hiển linh là lễ Chúa tỏ mình ra và hướng ta đến việc loan báo Tin Mừng. Mẹ Maria góp phần rất lớn để cho Chúa được tỏ mình ra cho những người tìm kiếm Chúa. Mẹ đã sống với Chúa và cho Chúa, quảng đại phục vụ tha nhân, đi thăm chị họ, đưa Chúa đến cho người khác. Với và nơi Mẹ Maria, các đạo sĩ phương Đông đã tìm được Chúa, đã gặp được niềm tin. Rồi trên đường về nhà, họ đã loan báo về Đức Giêsu mà họ đã thấy và đã gặp. Lễ Hiển Linh bởi vậy, hướng ta đến việc loan báo Tin Mừng, làm việc truyền giáo.
Năm thánh 2010 kỷ niệm hai biến cố lớn trong lịch sử truyền giáo tại Việt Nam: 350 năm thành lập hai địa phận đầu tiên và 50 năm thiết lập Phẩm Trật Giáo Hội. Ba ngày sẽ được cử hành trọng đại: ngày khai mạc 24/11/2009, tuần lễ 21-25/11/2010 và Lễ Hiển Linh 06/01/2011. Tổ chức những ngày lễ trọng đại và lớn lao này, chúng tôi rất lo lắng, vì không biết công chuyện sẽ xẩy ra như thế nào, không biết sự gì sẽ xảy ra. Đức cha Kiệt, Đức cha Nhơn, Đức cha Linh, tôi và nhiều giám mục khác, chúng tôi chỉ biết phó thác vào Chúa và làm việc nhiều với nhau.
Sở Kiện đã được chọn làm nơi tổ chức lễ khai mạc Nam Thánh 2010. Ngoài Bắc thì nhiều người biết, nhưng trong Nam, ít người biết về Sở Kiện. Gồm Kể Sở và Kể Kiện, Sở Kiện đã là địa điểm đầu tiên của Tòa Giám mục giáo phận Hà Nội, lưu giữ được nhiều di tích xưa của các vị thừa sai truyền giáo ngoại quốc và rất nhiều di tích, gông cùm,… của các vị Tử Đạo Việt Nam, ngay cả những cát máu của các ngài.
Đến Sở kiện, người ta thấy có một cái gì rất linh thiêng. Giáo dân Sở Kiện đã tích cực chuẩn bị Lễ Khai Mạc Năm Thánh. Tối 23/11/2009, trên 50.000 người hiện diện. Sáng 24/11/2009 trên 100.000 người tham dự thánh lễ. Bất chấp khó khăn, giáo dân cả nước tuốn về Sở Kiện. Chen chúc, đông đúc, cả rừng người im lặng, cung kính, nghe sứ điệp của Đức Giáo Hoàng, thắp đuốc Đức Tin từ các Thánh Tử Đạo, đón nhận và thắp sáng. Đức Kytô là ánh sáng đã chiếu dọi trên 400 năm tại Việt Nam. Cử hành lễ nghi kính nhớ tổ tiên theo nghi lễ cổ truyền, tuyệt vời. Nghi thức sám hối, trước mặt Chúa, trước mặt nhau, nói lời xin lỗi, để giao hòa với tất cả. Một bầu khí trang trọng, chân thành, rất cảm động.
Cả giáo hội đã có mặt ở đây: các tổng giám mục và giám mục trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đức hồng y André Vingt-Trois, tổng giám mục Paris, linh mục Etcharren, bề trên tổng quyền Hội Thừa Sai Paris, đức hồng y Etchegaray, đương kim chủ tịch Hồng Y Đoàn và nguyên chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, giám mục Todd Brown giáo phận Orange County, đức ông Choi thuộc tổng giáo phận Seoul (Hàn Quốc),… Tất cả các giám mục đều mũ áo đồng phục, nói lên sự hiệp thông và hiệp nhất, giao hòa với nhau để loan báo về Chúa cho đồng bào của mình.
Trong Năm Thánh, Giáo Hội Việt Nam học hỏi về 3 chủ đề: Giáo hội mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ. Các bí tích và các mầu nhiệm nhắc nhớ cho các giám mục, linh mục và giáo dân việc thực hành và tin hơn nữa vào việc mình làm, là truyền giáo, chia sẻ, hiệp thông và hiệp nhất, chứ không chia rẽ, khích bác nhau,… để làm chứng về Đức Kytô.
Tuần lễ từ 21 đến 25/11/2010, một Đại Hội Dân Chúa sẽ được tổ chức ở TP Hồ Chí Minh, để các đại diện các giáo phận và các châu lục hải ngoai gặp gỡ, trao đổi và học hỏi với nhau.
Kết thúc Năm Thánh sẽ được tổ chức vào ngày Lễ Hiển Linh 06/01/2011. (Vào dịp này, chắc hẳn người giáo dân việt nam nào cũng mong muốn được đón tiếp Đức Thánh Cha).
Bầu khí Giáng Sinh 2009, trên đất nước Việt Nam ta, khắp nơi, trang hoàng rực rỡ trên các đường phố. Các hang đá ấm áp, chỗ nào cũng thấy. Phải chăng đó là một dấu chỉ ?
Các quan chức nhà nước đi đâu cũng ca ngợi Đức Giáo Hoàng là con người đối thoại, uyên thâm, nhân từ. Nghe vậy, mình cũng vui lây. Phải chăng đó là một dấu chỉ khác nữa ?
Riêng tại địa phận Nha Trang, có những miền đất mà dấu chân người truyền giáo chưa bao giờ bước đến, Giáng Sinh năm nay, Chúa đã đến. Ở huyện Khánh Sơn, lần đầu tiên đã có Thánh Lễ Giáng Sinh vào lúc 07g30, ngày 25/12/2009. Đây là một ơn nhưng không mà Thiên Chúa đã ban cho cộng đoàn dân Chúa ở huyện Khánh Sơn. Tại Khánh Vĩnh, thánh lễ tối Giáng Sinh, tôi đã cử hành lễ rửa tội và thêm sức cho 280 tân tòng sắc tộc.
Mừng Lễ Hiển Linh, ta hãy đến với Mẹ Maria, để Mẹ dẫn ta về với Chúa Giêsu, giúp ta trung thành với Ngưới, sẵn sàng làm chứng cho Người. Trong thánh lễ thuộc Năm Thánh hôm nay, tôi sẽ ban phép lành toàn xá cho anh chị em.
2. GXVN chào mừng và cám ơn Đức cha Giuse
Sau thánh lễ, đại diện cộng đoàn, ông Bùi Trọng Khang, Chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ, đã chào mừng Đức cha Giuse, cám ơn và biếu quà Ngài. Ông nói:
Trọng kính Đức Cha Giuse,
Toàn thể Giáo Xứ Việt Nam Paris xin kính chào Đức Cha. Chúng con xin thành thật cám ơn Đức Cha đã chấp nhận lời mời của Đức Ông Giám Đốc của chúng con mà đến Giáo Xứ chúng con chủ tế Thánh Lễ, chia sẻ Lời Chúa và cho những tin tức mới lạ về Năm Thánh nơi quê nhà và cùng cầu nguyện với chúng con nhân ngày lễ Hiển Linh và cũng là chủ nhật đầu năm Dương Lịch 2010. Chúng con xin kính chúc Đức Cha luôn vui khỏe, tràn đầy ân sủng và bình an suốt năm.
Nhân dịp này, Giáo Xứ chúng con xin kính biếu Đức cha hai cuốn sách mà Ban Tu Thư Giáo Xứ vừa xuất bản. Đó là cuốn « Hội Đồng Quý Chức », 444 trang, xuất bản năm 2008 và cuốn « 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris », 1190 trang, xuất bản năm 2009.
Xin Đức cha nhận cho lòng chân thành của chúng con ».
3. GXVN xin Đức cha Giuse chuyển quà đóng góp của giáo xứ vào chiến dịch « Lá lành đùm lá rách 2009» của HĐGMVN
Đồng thời, ông chủ tịch HĐMV cũng đã nhờ Đức cha Giuse chuyển về HĐGMVN số tiền mười bốn ngàn euros của giáo xứ để đóng góp vào chiến dịch « Lá Lành đùm lá rách 2009 » của HĐGMVN. Ông nói:
Trọng kính Đức Cha,
Được sự chỉ dạy của Ban Giám Đốc, để hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong chiến dịch ‘’Lá lành đùm lá rách’’, của ít lòng nhiều, cộng đoàn giáo xứ chúng con đã đóng góp được số tiền là mười bốn ngàn euros ( 14.000,00 €). Với sự ủy nhiệm của Đức Ông Giám Đốc, con xin được thay mặt toàn thể cộng đoàn để kính nhờ Đức Cha chuyển lại số tiền này cho Đức Cha Chủ Tịch HĐGM Việt Nam để giúp cho những đồng bào Việt Nam thân yêu đang phải chịu cảnh khốn cùng do các cơn bảo gây ra.
Chúng con xin chân thành cảm tạ Đức Chan ».
4. GXVN xin Đức cha Giuse chủ toạ Lễ trao thưởng giải thi hang đá Giáng Sinh 2009
Và vì hôm nay cũng là ngày phát thưởng cho cuộc « Thi hang đá Giáng Sinh 2009 », ông chủ tịch cũng đã xin Đức cha Giuse chủ tọa lễ trao thưởng. Ông trình bày sơ qua về tỏ chức thi hang đá. Ông nói:
Cứ 3 năm, một lần. Nhưng khác với 3 lần trước; Thi Hang Đá lần thứ tư năm nay được tổ chức theo chủ đề ‘’Hang Đá theo kiểu Việt Nam ‘’.
Theo văn bản ngày 24/10/2009 của hai ông Ủy viên Văn Hóa Nguyễn Minh Đức, và Ủy viên Xây Dựng Nguyễn Văn Thơm, chủ đề được dựa trên 5 tiêu chuẩn chính: mỹ thuật, kỹ thuật, ý nghĩa, dân tộc tính và sáng kiến. Chúng ta sẽ làm nổi bậc sắc thái Việt Nam (phong cảnh, mái tranh ngôi nhà kiểu Việt Nam, tượng Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ Thánh Giuse. ..theo kiểu Việt Nam). Mục đích là để hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam Mừng Năm Thánh 2010. Tám giải thưởng sẽ được trao ban: Giải Nhất: 500 euros; Giải Nhì: 300 euros; Giải Ba: 200 euros. Và 5 giải an ủi, mỗi giải: 100 euros.
Từ chiều 18/12/2009, cả thảy có 15 hang đá triển lảm. 5 của các Địa Điểm Mục Vụ: Marne-la Vallée, Cergy, Ermont, Villiers-le-Bel,và Anthony. 4 của các phong trào và hội đoàn: Cursillo, Légio Mariae, Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể và Giới Trẽ. 3 của các nhóm: Taxi, Xây Dựng và Pháp Văn. Và 3 của 3 gia đình: ông Nguyễn văn Ân, ông bà Lộc và anh chị Trung.
Sau đó ông đã nhường lời cho hai ủy viên trách nhiệm. Ông Ủy Viên Văn Hóa và Ông Ủy Viên Xây Dựng đã công bố kết quả qua thông báo sau đây:
THÔNG BÁO KÊT QUA KỲ THI HANG ĐÁ LẦN THỨ 4
Giải Nhất 500 euros: Hang Đá dự thi mang số 07 của Nhóm Thân Hữu Taxi.
Giải Nhì 300 euros: Hang Đá dự thi mang số 08 của Giới Trẽ Giáo Xứ.
Giải Ba 200 euros: Hang Đá dự thi mang số 14 của ĐĐMV Marne-La-Vallée.
5 giải An Ủi: mỗi giải 100 euros.
• Hang Đá mang số 11 của ĐĐMV Villiers-le-Bel
• Hang Đá mang số 02 của ĐĐMV Cergy-Pontoise
• Hang Đá mang số 09 của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể
• Hang Đá mang số 03 của Phong Trào Cursillos
• Hang Đá mang số 06 của ĐĐMV Ermont
7 giải Khuyến Khích:
• Hang Đá số 01 của Ô. Nguyễn Văn Ân
• Hang Đá số 13 của Nhóm Xây Dựng
• Hang Đá số 15 của Lớp Pháp Văn
• Hang Đá số 04 của Légio Mariẽ
• Hang Đá số 10 của Gia Đinh Ô B Lộc
• Hang Đá số 05 của ĐĐMV Anthony
• Hang Đá số 12 của Gia Dinh A.C. Trung
Thánh lễ và lễ nghi tiếp đón chấm dứt, Đức cha Giuse rảo xem 15 hang đá một lần nữa. Trước khi dâng lễ, ngài đã rảo xem một lần 15 hang đá dự thi. Đức cha Giuse dùng cơm trưa thân mật với một số vị đại diện Ban Giám Đốc và Hội Đồng Mục Vụ. Chắc Ngài kể truyện vui lắm, vì bữa cơm kéo dài rất lâu, và khi ra về Đức cha cũng như các vị đại diện đều rất vui vẻ.
Paris, ngày 04 tháng 01 năm 2010
Và chủ tọa Lễ phát thưởng thi hang đá với Cộng Đoàn GXVN Paris
Chủ nhật Lễ Hiển Linh 03/01/2010
Paris. Lễ Hiển Linh 03/01/2010, Giáo xứ Việt Nam được hân hạnh đón tiếp Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Chính Tòa Địa phận Nha Trang, Phó tổng thư ký HĐGM VN và Chủ Tịch Ủy Ban Kinh Thánh. Nhân chuyến viếng thăm Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, đáp lời mời của Đức Ông Mai Đức Vinh, Đức cha Giuse đã ghé thăm Giáo Xứ Việt Nam Paris, chủ tế thánh lễ, chia sẻ Lời Chúa và chủ tọa Lễ trao thưởng thi hang đá Giáng Sinh 2009.
1. Đức cha Giuse chủ tế thánh lễ Hiển Linh và chia sẻ Lời Chúa
Đúng 11g30, cùng với 5 linh mục khác, Đức cha Giuse tiến lên bàn thánh chủ tế thánh lễ Hiển Linh. Sau Phúc Âm, dựa vào Phúc Âm thánh Mathêu, chương 2, câu 1-12, Đức cha Giuse đã chia sẻ Lời Chúa và kể chuyện về Lễ khai mạc Năm Thánh 24/11/2009 và bầu khí Giáng Sinh 2009 hiện nay tại Việt Nam. Sau đây là những điều tôi ghi nhớ được, Xin ghi ra tặng bạn đọc. Nếu có gì sai thiếu, xin Đức cha Giuse miễn thứ.
Lễ Chúa hiển linh là lễ Chúa tỏ mình ra và hướng ta đến việc loan báo Tin Mừng. Mẹ Maria góp phần rất lớn để cho Chúa được tỏ mình ra cho những người tìm kiếm Chúa. Mẹ đã sống với Chúa và cho Chúa, quảng đại phục vụ tha nhân, đi thăm chị họ, đưa Chúa đến cho người khác. Với và nơi Mẹ Maria, các đạo sĩ phương Đông đã tìm được Chúa, đã gặp được niềm tin. Rồi trên đường về nhà, họ đã loan báo về Đức Giêsu mà họ đã thấy và đã gặp. Lễ Hiển Linh bởi vậy, hướng ta đến việc loan báo Tin Mừng, làm việc truyền giáo.
Năm thánh 2010 kỷ niệm hai biến cố lớn trong lịch sử truyền giáo tại Việt Nam: 350 năm thành lập hai địa phận đầu tiên và 50 năm thiết lập Phẩm Trật Giáo Hội. Ba ngày sẽ được cử hành trọng đại: ngày khai mạc 24/11/2009, tuần lễ 21-25/11/2010 và Lễ Hiển Linh 06/01/2011. Tổ chức những ngày lễ trọng đại và lớn lao này, chúng tôi rất lo lắng, vì không biết công chuyện sẽ xẩy ra như thế nào, không biết sự gì sẽ xảy ra. Đức cha Kiệt, Đức cha Nhơn, Đức cha Linh, tôi và nhiều giám mục khác, chúng tôi chỉ biết phó thác vào Chúa và làm việc nhiều với nhau.
Sở Kiện đã được chọn làm nơi tổ chức lễ khai mạc Nam Thánh 2010. Ngoài Bắc thì nhiều người biết, nhưng trong Nam, ít người biết về Sở Kiện. Gồm Kể Sở và Kể Kiện, Sở Kiện đã là địa điểm đầu tiên của Tòa Giám mục giáo phận Hà Nội, lưu giữ được nhiều di tích xưa của các vị thừa sai truyền giáo ngoại quốc và rất nhiều di tích, gông cùm,… của các vị Tử Đạo Việt Nam, ngay cả những cát máu của các ngài.
Đến Sở kiện, người ta thấy có một cái gì rất linh thiêng. Giáo dân Sở Kiện đã tích cực chuẩn bị Lễ Khai Mạc Năm Thánh. Tối 23/11/2009, trên 50.000 người hiện diện. Sáng 24/11/2009 trên 100.000 người tham dự thánh lễ. Bất chấp khó khăn, giáo dân cả nước tuốn về Sở Kiện. Chen chúc, đông đúc, cả rừng người im lặng, cung kính, nghe sứ điệp của Đức Giáo Hoàng, thắp đuốc Đức Tin từ các Thánh Tử Đạo, đón nhận và thắp sáng. Đức Kytô là ánh sáng đã chiếu dọi trên 400 năm tại Việt Nam. Cử hành lễ nghi kính nhớ tổ tiên theo nghi lễ cổ truyền, tuyệt vời. Nghi thức sám hối, trước mặt Chúa, trước mặt nhau, nói lời xin lỗi, để giao hòa với tất cả. Một bầu khí trang trọng, chân thành, rất cảm động.
Cả giáo hội đã có mặt ở đây: các tổng giám mục và giám mục trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đức hồng y André Vingt-Trois, tổng giám mục Paris, linh mục Etcharren, bề trên tổng quyền Hội Thừa Sai Paris, đức hồng y Etchegaray, đương kim chủ tịch Hồng Y Đoàn và nguyên chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, giám mục Todd Brown giáo phận Orange County, đức ông Choi thuộc tổng giáo phận Seoul (Hàn Quốc),… Tất cả các giám mục đều mũ áo đồng phục, nói lên sự hiệp thông và hiệp nhất, giao hòa với nhau để loan báo về Chúa cho đồng bào của mình.
Trong Năm Thánh, Giáo Hội Việt Nam học hỏi về 3 chủ đề: Giáo hội mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ. Các bí tích và các mầu nhiệm nhắc nhớ cho các giám mục, linh mục và giáo dân việc thực hành và tin hơn nữa vào việc mình làm, là truyền giáo, chia sẻ, hiệp thông và hiệp nhất, chứ không chia rẽ, khích bác nhau,… để làm chứng về Đức Kytô.
Tuần lễ từ 21 đến 25/11/2010, một Đại Hội Dân Chúa sẽ được tổ chức ở TP Hồ Chí Minh, để các đại diện các giáo phận và các châu lục hải ngoai gặp gỡ, trao đổi và học hỏi với nhau.
Kết thúc Năm Thánh sẽ được tổ chức vào ngày Lễ Hiển Linh 06/01/2011. (Vào dịp này, chắc hẳn người giáo dân việt nam nào cũng mong muốn được đón tiếp Đức Thánh Cha).
Bầu khí Giáng Sinh 2009, trên đất nước Việt Nam ta, khắp nơi, trang hoàng rực rỡ trên các đường phố. Các hang đá ấm áp, chỗ nào cũng thấy. Phải chăng đó là một dấu chỉ ?
Các quan chức nhà nước đi đâu cũng ca ngợi Đức Giáo Hoàng là con người đối thoại, uyên thâm, nhân từ. Nghe vậy, mình cũng vui lây. Phải chăng đó là một dấu chỉ khác nữa ?
Riêng tại địa phận Nha Trang, có những miền đất mà dấu chân người truyền giáo chưa bao giờ bước đến, Giáng Sinh năm nay, Chúa đã đến. Ở huyện Khánh Sơn, lần đầu tiên đã có Thánh Lễ Giáng Sinh vào lúc 07g30, ngày 25/12/2009. Đây là một ơn nhưng không mà Thiên Chúa đã ban cho cộng đoàn dân Chúa ở huyện Khánh Sơn. Tại Khánh Vĩnh, thánh lễ tối Giáng Sinh, tôi đã cử hành lễ rửa tội và thêm sức cho 280 tân tòng sắc tộc.
Mừng Lễ Hiển Linh, ta hãy đến với Mẹ Maria, để Mẹ dẫn ta về với Chúa Giêsu, giúp ta trung thành với Ngưới, sẵn sàng làm chứng cho Người. Trong thánh lễ thuộc Năm Thánh hôm nay, tôi sẽ ban phép lành toàn xá cho anh chị em.
2. GXVN chào mừng và cám ơn Đức cha Giuse
Sau thánh lễ, đại diện cộng đoàn, ông Bùi Trọng Khang, Chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ, đã chào mừng Đức cha Giuse, cám ơn và biếu quà Ngài. Ông nói:
Trọng kính Đức Cha Giuse,
Nhân dịp này, Giáo Xứ chúng con xin kính biếu Đức cha hai cuốn sách mà Ban Tu Thư Giáo Xứ vừa xuất bản. Đó là cuốn « Hội Đồng Quý Chức », 444 trang, xuất bản năm 2008 và cuốn « 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris », 1190 trang, xuất bản năm 2009.
Xin Đức cha nhận cho lòng chân thành của chúng con ».
3. GXVN xin Đức cha Giuse chuyển quà đóng góp của giáo xứ vào chiến dịch « Lá lành đùm lá rách 2009» của HĐGMVN
Đồng thời, ông chủ tịch HĐMV cũng đã nhờ Đức cha Giuse chuyển về HĐGMVN số tiền mười bốn ngàn euros của giáo xứ để đóng góp vào chiến dịch « Lá Lành đùm lá rách 2009 » của HĐGMVN. Ông nói:
Trọng kính Đức Cha,
Chúng con xin chân thành cảm tạ Đức Chan ».
4. GXVN xin Đức cha Giuse chủ toạ Lễ trao thưởng giải thi hang đá Giáng Sinh 2009
Và vì hôm nay cũng là ngày phát thưởng cho cuộc « Thi hang đá Giáng Sinh 2009 », ông chủ tịch cũng đã xin Đức cha Giuse chủ tọa lễ trao thưởng. Ông trình bày sơ qua về tỏ chức thi hang đá. Ông nói:
Cứ 3 năm, một lần. Nhưng khác với 3 lần trước; Thi Hang Đá lần thứ tư năm nay được tổ chức theo chủ đề ‘’Hang Đá theo kiểu Việt Nam ‘’.
Theo văn bản ngày 24/10/2009 của hai ông Ủy viên Văn Hóa Nguyễn Minh Đức, và Ủy viên Xây Dựng Nguyễn Văn Thơm, chủ đề được dựa trên 5 tiêu chuẩn chính: mỹ thuật, kỹ thuật, ý nghĩa, dân tộc tính và sáng kiến. Chúng ta sẽ làm nổi bậc sắc thái Việt Nam (phong cảnh, mái tranh ngôi nhà kiểu Việt Nam, tượng Chúa Hài Đồng, Đức Mẹ Thánh Giuse. ..theo kiểu Việt Nam). Mục đích là để hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam Mừng Năm Thánh 2010. Tám giải thưởng sẽ được trao ban: Giải Nhất: 500 euros; Giải Nhì: 300 euros; Giải Ba: 200 euros. Và 5 giải an ủi, mỗi giải: 100 euros.
Từ chiều 18/12/2009, cả thảy có 15 hang đá triển lảm. 5 của các Địa Điểm Mục Vụ: Marne-la Vallée, Cergy, Ermont, Villiers-le-Bel,và Anthony. 4 của các phong trào và hội đoàn: Cursillo, Légio Mariae, Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể và Giới Trẽ. 3 của các nhóm: Taxi, Xây Dựng và Pháp Văn. Và 3 của 3 gia đình: ông Nguyễn văn Ân, ông bà Lộc và anh chị Trung.
Sau đó ông đã nhường lời cho hai ủy viên trách nhiệm. Ông Ủy Viên Văn Hóa và Ông Ủy Viên Xây Dựng đã công bố kết quả qua thông báo sau đây:
THÔNG BÁO KÊT QUA KỲ THI HANG ĐÁ LẦN THỨ 4
Giải Nhất 500 euros: Hang Đá dự thi mang số 07 của Nhóm Thân Hữu Taxi.
Giải Nhì 300 euros: Hang Đá dự thi mang số 08 của Giới Trẽ Giáo Xứ.
Giải Ba 200 euros: Hang Đá dự thi mang số 14 của ĐĐMV Marne-La-Vallée.
5 giải An Ủi: mỗi giải 100 euros.
• Hang Đá mang số 11 của ĐĐMV Villiers-le-Bel
• Hang Đá mang số 02 của ĐĐMV Cergy-Pontoise
• Hang Đá mang số 09 của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể
• Hang Đá mang số 03 của Phong Trào Cursillos
• Hang Đá mang số 06 của ĐĐMV Ermont
7 giải Khuyến Khích:
• Hang Đá số 01 của Ô. Nguyễn Văn Ân
• Hang Đá số 13 của Nhóm Xây Dựng
• Hang Đá số 15 của Lớp Pháp Văn
• Hang Đá số 04 của Légio Mariẽ
• Hang Đá số 10 của Gia Đinh Ô B Lộc
• Hang Đá số 05 của ĐĐMV Anthony
• Hang Đá số 12 của Gia Dinh A.C. Trung
Thánh lễ và lễ nghi tiếp đón chấm dứt, Đức cha Giuse rảo xem 15 hang đá một lần nữa. Trước khi dâng lễ, ngài đã rảo xem một lần 15 hang đá dự thi. Đức cha Giuse dùng cơm trưa thân mật với một số vị đại diện Ban Giám Đốc và Hội Đồng Mục Vụ. Chắc Ngài kể truyện vui lắm, vì bữa cơm kéo dài rất lâu, và khi ra về Đức cha cũng như các vị đại diện đều rất vui vẻ.
Paris, ngày 04 tháng 01 năm 2010
Giáo phận Long Xuyên hành hương năm thánh 2010 tại giáo xứ Hòn Chông
Vũ Hải
21:26 04/01/2010
HÀNH HƯƠNG NĂM THÁNH 2010 TẠI GIÁO XỨ HÒN CHÔNG
NGÀY LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA 01/01/2010
Ngày đầu năm dương lịch 01/01/2010, rất nhiều người, trong cũng như ngoài giáo phận, đã hướng về giáo xứ Hòn Chông, hạt Rạch Giá, để mừng kính lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, vừa là để mừng bổn mạng của Giáo Xứ Hòn Chông như thông lệ hàng năm, vừa là ngày hành hương Năm Thánh 2010 của Giáo Phận Long Xuyên, vừa để cầu nguyện cho ngày Hòa Bình thế giới lần thứ 43, với chủ đề của ĐTC Bênêđictô 16: “muốn xây dựng hòa bình, phải bảo tồn thiên nhiên”.
Xem hình hành hương Hòn Chông
Lúc 09g00, thánh lễ do Đức Cha Giuse chủ sự, cùng với Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha Đại Diện, và khoảng 60 cha trong giáo phận. Thánh lễ khai mạc với các nghi thức kiệu Đức Mẹ, Xương Thánh Tử Đạo, nghi thức sám hối.
Trong ngày hành hương này, có rất đông giáo dân trong cũng như ngoài giáo phận (khoảng 10.000 người) tham dự.
ĐC. Giuse Trần xuân Tiếu đã chọn ngày đầu năm Dương Lịch và đồng thời cũng là ngày lể kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa là ngày hành hương năm thánh của giáo phận.
Điạ điểm được chọn lựa là giáo xứ Hòn Chông, vùng Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang (Rạch Giá).
Sở dĩ Hòn Chông được chọn là điạ điểm để toàn giáo phận hành hương năm thánh vì những lý do sau:
Thứ nhất vào năm 1959, Hòn Chông lúc đó thuộc điạ phận Cần Thơ, Đức cố Tổng giám mục Phaolô Nguyễn văn Bình (lúc đó còn là Giám mục và đang cai quản điạ phận Cần Thơ) đã quyết định chọn Hòn Chông là Trung tâm hành hương Đức Mẹ của Giáo phận.
Thứ 2, trong ngày khai trương Trung tâm hành hương, đích thân Đức cha đã đến làm phép tượng Đức Mẹ và khánh thành trung tâm với sự hiện diện của cố Tổng thống Ngô đình Diệm. Tượng Đức Mẹ này nghe nói do chính cố Tổng thống Ngô đình Diệm kính tặng. Vì thế nếu ai để ý sẽ thấy tượng Đức Mẹ ở Hòn Chông rất giống với tượng Đức Mẹ tại Tàpao, Phan Thiết.
Trong tuần lễ khai mạc trung tâm, theo như các bậc cao niên kể lại, toàn thể giáo dân của giáo phận Cần Thơ đã lũ lượt kéo đến tôn vinh Mẹ ngày và đêm, không quản ngại đường xá xa xôi, điều kiện sinh hoạt khó khăn (nếu so với ngày hôm nay).
Thứ 3 - Giáo xứ Hòn Chông là nơi chịu nhiều thiệt hại trong thời chiến, nhất là thời gian chiến tranh biên giới (1979) giáo xứ Hòn Chông hầu như bị tê liệt. Chủ chăn phải lánh nạn, đoàn chiên tan tác khắp nơi, ngôi nhà thờ hoàn toàn đổ sập, chỉ còn trơ lại mặt tiền nhà thờ bằng đá.
Nhưng có một điều mà mọi người đều tin là Phép lạ đó là đài và tượng Đức Mẹ, qua bao cuộc chiến tranh vẫn còn y nguyên như hồi đầu, không bị sứt mẻ, suy suyển gì.
Thánh lễ đã đưọc khai mạc lúc 9 giờ sáng do ĐC Giuse Trần xuân Tiếu chủ sự với sự tham dự của đông đảo các cha và giáo dân trong điạ phận. Đặc biệt còn có sự hiện diện của chính quyền sở tại.
NGÀY LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA 01/01/2010
Ngày đầu năm dương lịch 01/01/2010, rất nhiều người, trong cũng như ngoài giáo phận, đã hướng về giáo xứ Hòn Chông, hạt Rạch Giá, để mừng kính lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, vừa là để mừng bổn mạng của Giáo Xứ Hòn Chông như thông lệ hàng năm, vừa là ngày hành hương Năm Thánh 2010 của Giáo Phận Long Xuyên, vừa để cầu nguyện cho ngày Hòa Bình thế giới lần thứ 43, với chủ đề của ĐTC Bênêđictô 16: “muốn xây dựng hòa bình, phải bảo tồn thiên nhiên”.
Xem hình hành hương Hòn Chông
Lúc 09g00, thánh lễ do Đức Cha Giuse chủ sự, cùng với Cha Tổng Đại Diện, Quý Cha Đại Diện, và khoảng 60 cha trong giáo phận. Thánh lễ khai mạc với các nghi thức kiệu Đức Mẹ, Xương Thánh Tử Đạo, nghi thức sám hối.
Trong ngày hành hương này, có rất đông giáo dân trong cũng như ngoài giáo phận (khoảng 10.000 người) tham dự.
ĐC. Giuse Trần xuân Tiếu đã chọn ngày đầu năm Dương Lịch và đồng thời cũng là ngày lể kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa là ngày hành hương năm thánh của giáo phận.
Điạ điểm được chọn lựa là giáo xứ Hòn Chông, vùng Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang (Rạch Giá).
Sở dĩ Hòn Chông được chọn là điạ điểm để toàn giáo phận hành hương năm thánh vì những lý do sau:
Thứ nhất vào năm 1959, Hòn Chông lúc đó thuộc điạ phận Cần Thơ, Đức cố Tổng giám mục Phaolô Nguyễn văn Bình (lúc đó còn là Giám mục và đang cai quản điạ phận Cần Thơ) đã quyết định chọn Hòn Chông là Trung tâm hành hương Đức Mẹ của Giáo phận.
Thứ 2, trong ngày khai trương Trung tâm hành hương, đích thân Đức cha đã đến làm phép tượng Đức Mẹ và khánh thành trung tâm với sự hiện diện của cố Tổng thống Ngô đình Diệm. Tượng Đức Mẹ này nghe nói do chính cố Tổng thống Ngô đình Diệm kính tặng. Vì thế nếu ai để ý sẽ thấy tượng Đức Mẹ ở Hòn Chông rất giống với tượng Đức Mẹ tại Tàpao, Phan Thiết.
Trong tuần lễ khai mạc trung tâm, theo như các bậc cao niên kể lại, toàn thể giáo dân của giáo phận Cần Thơ đã lũ lượt kéo đến tôn vinh Mẹ ngày và đêm, không quản ngại đường xá xa xôi, điều kiện sinh hoạt khó khăn (nếu so với ngày hôm nay).
Thứ 3 - Giáo xứ Hòn Chông là nơi chịu nhiều thiệt hại trong thời chiến, nhất là thời gian chiến tranh biên giới (1979) giáo xứ Hòn Chông hầu như bị tê liệt. Chủ chăn phải lánh nạn, đoàn chiên tan tác khắp nơi, ngôi nhà thờ hoàn toàn đổ sập, chỉ còn trơ lại mặt tiền nhà thờ bằng đá.
Nhưng có một điều mà mọi người đều tin là Phép lạ đó là đài và tượng Đức Mẹ, qua bao cuộc chiến tranh vẫn còn y nguyên như hồi đầu, không bị sứt mẻ, suy suyển gì.
Thánh lễ đã đưọc khai mạc lúc 9 giờ sáng do ĐC Giuse Trần xuân Tiếu chủ sự với sự tham dự của đông đảo các cha và giáo dân trong điạ phận. Đặc biệt còn có sự hiện diện của chính quyền sở tại.
Thông Báo
Phân Ưu: Thân Mẫu LM Dom. Nguyễn Ngọc Long Qua Đời
LM Trần Công Nghị
20:01 04/01/2010
CÁO PHÓ Trong niềm tin vào Chúa Ki-tô Phục Sinh, VietCatholic trân trọng thông báo cùng quý Đức Cha, quý cha, quý tu sĩ và anh chị em Bà Cố Maria NGUYỄN THỊ TRỌNG Thân Mẫu LM. Dominicô Nguyễn Ngọc Long, Cộng Tác Viên Thường Trực Của VietCatholic Đã Được Chúa Gọi Về Ngày 3/1/2010. Thánh Lễ An Táng Sẽ Được Cử Hành Sáng Thứ Ba 5/1/2010 tại Bình Châu Kênh 8. Toàn Ban Giám Đốc và Ban Biên Tập VietCatholic Thành Kính Phân Ưu Cùng Cha Nguyễn Ngọc Long Và Tang Quyến. Xin Thiên Chúa Sớm Đưa Cụ Cố Maria Về Thiên Đàng. LM. Trần Công Nghị |
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đường Về Xóm Nghèo
Lê Trị
23:08 04/01/2010
ĐƯỜNG VỀ XÓM NGHÈO
Ảnh của Lê Trị
Đường về thôn xóm còn xa
Cho anh về với, đôi ta chung đường.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền