Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Hiển Linh 5/1/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
00:30 04/01/2020
Bài Ðọc I: Is 60, 1-6
"Vinh quang Chúa xuất hiện trên ngươi".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi.
Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi.
Hãy ngước mắt lên chung quanh, và hãy nhìn coi: tất cả những người đó đang tập họp, đang tìm đến với ngươi; các con trai của ngươi tự đàng xa đi tới, và các con gái ngươi đứng dậy từ khắp bên hông.
Bấy giờ ngươi sẽ nhìn coi, và ngươi trở nên rực rỡ, tim ngươi sẽ rạo rực và sẽ phồng lên. Bởi vì những kho tàng bể khơi tuôn đến với ngươi, nguồn phú túc của chư dân sẽ tới tay ngươi. Những con lạc đà tràn ngập vây phủ lấy ngươi, những lạc đà một bướu tự xứ Mađian và Epha; tất cả những ai từ Saba đi tới, đem theo vàng và nhũ hương, và họ sẽ tuyên rao lời ca ngợi Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 71, 2. 7-8. 10-11a. 12-13
Ðáp: Lạy Chúa, mọi dân tộc trên địa cầu đều thờ lạy Chúa
Xướng: Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực.
Xướng: Sự công chính và nền hoà bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người, cho đến khi mặt trăng không còn chiếu sáng. Và người sẽ thống trị từ biển nọ đến biển kia, từ sông cái đến tận cùng trái đất.
Xướng: Vì người sẽ giải thoát kẻ nghèo khó khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh không ai giúp đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu thoát mạng sống kẻ cùng khổ.
Xướng: Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người còn tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người.
Bài Ðọc II: Ep 3, 2-3a. 5-6
"Bây giờ được tỏ ra rằng các dân ngoại được đồng thừa tự lời hứa".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, (chắc) anh em đã nghe biết rằng: Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là theo ơn mạc khải cho tôi biết, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết, nhưng nay đã mạc khải cho các thánh Tông đồ của Người, và cho các vị Tiên tri, nhờ Thánh Thần. Và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của Người trong Chúa Giêsu Kitô.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mt 2, 2
Alleluia, alleluia! - Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đã đến để triều bái Người. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 2, 1-12
"Chúng tôi từ phương Ðông đến thờ lạy Ðức Vua".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, trong đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Ðông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: "Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". Nghe nói thế, vua Hêrôđê bối rối, và tất cả Giêrusalem cùng với nhà vua. Vua đã triệu tập tất cả các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân, và hỏi họ cho biết nơi mà Ðức Kitô sinh hạ. Họ tâu nhà vua rằng: "Tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, vì đó là lời do Ðấng Tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bêlem, đất Giuđa, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuđa, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel dân tộc của Ta".
Bấy giờ Hêrôđê ngầm triệu tập mấy nhà đạo sĩ tới, cặn kẽ hỏi han họ về thời giờ ngôi sao đã hiện ra. Rồi vua đã phái họ đi Bêlem và dặn rằng: "Các khanh hãy đi điều tra cẩn thận về Hài Nhi, rồi khi đã gặp thấy, hãy báo tin lại cho Trẫm, để cả Trẫm cũng đến triều bái Người". Nghe nhà vua nói, họ lên đường. Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Ðông phương, lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng. Và khi tiến vào nhà, họ đã gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đã dâng tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Và khi nhận được lời mộng báo đừng trở lại với Hêrôđê, họ đã qua đường khác trở về xứ sở mình.
Ðó là lời Chúa.
"Vinh quang Chúa xuất hiện trên ngươi".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi.
Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi.
Hãy ngước mắt lên chung quanh, và hãy nhìn coi: tất cả những người đó đang tập họp, đang tìm đến với ngươi; các con trai của ngươi tự đàng xa đi tới, và các con gái ngươi đứng dậy từ khắp bên hông.
Bấy giờ ngươi sẽ nhìn coi, và ngươi trở nên rực rỡ, tim ngươi sẽ rạo rực và sẽ phồng lên. Bởi vì những kho tàng bể khơi tuôn đến với ngươi, nguồn phú túc của chư dân sẽ tới tay ngươi. Những con lạc đà tràn ngập vây phủ lấy ngươi, những lạc đà một bướu tự xứ Mađian và Epha; tất cả những ai từ Saba đi tới, đem theo vàng và nhũ hương, và họ sẽ tuyên rao lời ca ngợi Chúa.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 71, 2. 7-8. 10-11a. 12-13
Ðáp: Lạy Chúa, mọi dân tộc trên địa cầu đều thờ lạy Chúa
Xướng: Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực.
Xướng: Sự công chính và nền hoà bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người, cho đến khi mặt trăng không còn chiếu sáng. Và người sẽ thống trị từ biển nọ đến biển kia, từ sông cái đến tận cùng trái đất.
Xướng: Vì người sẽ giải thoát kẻ nghèo khó khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh không ai giúp đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu thoát mạng sống kẻ cùng khổ.
Xướng: Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người còn tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người.
Bài Ðọc II: Ep 3, 2-3a. 5-6
"Bây giờ được tỏ ra rằng các dân ngoại được đồng thừa tự lời hứa".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, (chắc) anh em đã nghe biết rằng: Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là theo ơn mạc khải cho tôi biết, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết, nhưng nay đã mạc khải cho các thánh Tông đồ của Người, và cho các vị Tiên tri, nhờ Thánh Thần. Và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của Người trong Chúa Giêsu Kitô.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Mt 2, 2
Alleluia, alleluia! - Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đã đến để triều bái Người. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 2, 1-12
"Chúng tôi từ phương Ðông đến thờ lạy Ðức Vua".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, trong đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Ðông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: "Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". Nghe nói thế, vua Hêrôđê bối rối, và tất cả Giêrusalem cùng với nhà vua. Vua đã triệu tập tất cả các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân, và hỏi họ cho biết nơi mà Ðức Kitô sinh hạ. Họ tâu nhà vua rằng: "Tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, vì đó là lời do Ðấng Tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bêlem, đất Giuđa, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuđa, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel dân tộc của Ta".
Bấy giờ Hêrôđê ngầm triệu tập mấy nhà đạo sĩ tới, cặn kẽ hỏi han họ về thời giờ ngôi sao đã hiện ra. Rồi vua đã phái họ đi Bêlem và dặn rằng: "Các khanh hãy đi điều tra cẩn thận về Hài Nhi, rồi khi đã gặp thấy, hãy báo tin lại cho Trẫm, để cả Trẫm cũng đến triều bái Người". Nghe nhà vua nói, họ lên đường. Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Ðông phương, lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng. Và khi tiến vào nhà, họ đã gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đã dâng tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Và khi nhận được lời mộng báo đừng trở lại với Hêrôđê, họ đã qua đường khác trở về xứ sở mình.
Ðó là lời Chúa.
Chia sẻ tĩnh tâm: HÒA BÌNH TRONG TÂM HỒN MỚI CÓ HÒA BÌNH TRONG CỘNG ĐOÀN
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:38 04/01/2020
Giảng tĩnh tâm tháng 1/2020
Cho các nữ tu hội dòng Tiểu Muội thánh Tê-rê-xa
tại Việt Nam
Chủ đề:
HÒA BÌNH TRONG TÂM HỒN
MỚI CÓ HÒA BÌNH TRONG CỘNG ĐOÀN
Mở đầu:
Hòa bình là kết quả của những tâm hồn thiện chí tích cực đối thoại, biết tôn trọng lắng nghe, can đảm loại bỏ những bất đồng để đi đến hòa giải và quyết tâm thực hành để kiến tạo hòa bình trong cuộc sống.
Ngày đầu năm mới, giáo hội long trọng mừng kính lễ Đức Mẹ Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa và cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới, cũng có nghĩa là với một hàm ý là giáo hội muốn sự hòa bình này được sự trợ giúp đặc biệt của Đức Mẹ Ma-ri-a, đấng mà giáo hội hội tôn phong là Nữ Vương Hòa Bình. Sự hòa bình này Mẹ biết rất rõ khi hạ sinh Đức Chúa Giê-su trong máng cỏ với những lời ca tụng của các thiên thần: Thiên Chúa được vinh quang trên trời, người Chúa yêu ở dưới thế được hưởng bình an.
Là những người dâng mình làm tôi Chúa, tức là các linh mục và những nam nữ tu sĩ, hơn ai hết hiểu rất rõ sự bình an mà hòa bình chân thật đem lại, bởi vì nếu cuộc sống của những người này (linh mục, tu sĩ nam nữ) mà tâm bất an thì cuộc sống sẽ không tỏa nét dịu dàng và vui tươi trong cuộc sống, lại càng không thể đem bình an đến cho người khác được. Cho nên, chúng ta trước hết phải tìm cho được sự hòa bình ngay trong chính bản thân mình, bởi vì nếu bản thân không có hòa bình thì sự bình an chắc chắn sẽ không làm cho đời sống tu trì của chúng ta phát triển và cắm sâu trong đời sống tận hiến của mình.
Trong bài chia sẻ này, tôi muốn nói đến hòa bình của chính bản thân mình.
Bản thân con người của chúng ta cũng là một thế giới thu nhỏ, một cộng đoàn nhỏ, đã là thế giới thì chắc chắn có những bất đồng về tư tưởng, ý thức hệ hoặc tranh chấp tài nguyên thiên nhiên.v.v…; là một cộng đoàn thì điều không tránh khỏi là những ghen ghét nảy sinh kiêu ngạo ngay trong chính cộng đoàn của mình và của con người của mình, và từ đó bản thân mình sẽ không được hòa bình và bình an với chính mình. Do đó, muốn cho cộng đoàn có sự hiệp nhất, bình an, đoàn kết và hòa bình thì bản thân của mỗi người cần phải, tối thiểu phải có 4 giai đoạn hoặc 4 việc phải làm như sau:
1. Đối thoại.
2. Lắng nghe.
3. Hòa giải.
4. Thực hành.
1. Đối thoại:
Không phải đối thoại với đối tác mà chúng ta đang hợp đồng làm ăn, cũng không phải đối thoại với đối phương trong cộng đoàn hay với một người nào khác, mà đối thoại đây chính là đối thoại với chính mình. Đối thoại với chính mình rất khó vì thường là thỏa hiệp với chính cái tôi của mình, và luôn nhìn thấy những ưu điểm chứ không nhìn thấy những khuyết điểm của mình, cho nên không thể khách quan để đối thoại với chính bản thân mình, mà bản thân mình không phải là “cái tôi” đó hay sao!
Đối thoại với chính mình trước tiên là lấy Lời Chúa ra đối chiếu và soi sáng.
a. Lời Chúa:
Với một hoàn cảnh thinh lặng trong đêm tối hay một mình thinh lặng trước nhà tạm trong nhà thờ (nhà nguyện) hoặc thinh lặng trước bàn tự học trong phòng học, chúng ta mở Kinh Thánh ra và lấy Lời Chúa để trước mặt đọc và suy gẫm, suy gẫm điều gì, đó là đem Lời Chúa soi vào từng suy nghĩ, từng hành động và từng thói quen mà chúng ta đã làm trong cuộc sống với tha nhân. Tại sao tôi không chấp nhận người này mà thích thỏa hiệp với người khác, phải chăng tôi chưa có can đảm để đối thoại với họ !
Tích cực đối thoại với bản thân là trước hết nhìn nhận mình còn nhiều khuyết điểm và tật xấu để nhận ra rằng, bởi vì mình chưa có can đảm để nhìn ra sự thật còn nhiều thiếu sót của bản thân. Đối thoại cũng là cách tự vấn lương tâm của mình, tìm ra cho được những thiếu sót của bản thân để đối thoại cách tích cực bằng Lời Chúa soi sáng. Chỉ cần thành thật và với lòng khiêm tốn lấy Lời Chúa làm đối tượng để đối thoại, thì chúng ta sẽ thấy sự đối thoại này mở ra cho chúng ta một tư tưởng mới, hay nói cách khác, mở lòng chúng ta ra để có lòng nhân hậu hơn, mở trí chúng ta để thấy tất cả mọi người đều có những ưu điểm và những cái tốt của họ, chứ không phải là ai cũng xấu xa như mình thấy qua hành vi ngôn ngữ của họ.
Lời Chúa chính là con dao hai lưỡi, một là để mổ xẻ chữa lành và một là để giết chết, với chúng ta, những người luôn dùng Lời Chúa làm kim chỉ nam cho đời sống tu trì, chúng ta hiểu rất rõ điều này, do đó khi đối thoại với chính mình, thì cũng can đảm để cho con dao hai lưỡi này cắt xén giũa gọt, có như thế chúng ta mới tìm được sự đồng cảm trong chính con người của chúng ta.
b. Thấy ưu và khuyết điểm của mình.
Đối thoại là nhận ra những ưu điểm của đối phương trước để hợp tác và học hỏi.
Cũng vậy, cần phải nhận ra những ưu điểm của mình, nhất là những ưu điểm có thể làm cho đối phương nể phục, để từ đó phát huy những tiềm năng ưu điểm trong con người của mình; thấy rõ những khuyết điểm của mình và thật khiêm tốn đề cao những điểm hay của đối phương.
Trong con người chúng ta tồn tại hai loại thói quen tốt và xấu, tồn tại hai nhân cách hèn và dũng cảm, tồn tại nhân đức khiêm tốn và sự kiêu ngạo. Giữa tốt và xấu, hèn và dũng cảm, khiêm tốn và kiêu ngạo trong con người chúng ta thường tranh chấp chiến đấu lẫn nhau, tâm hồn chúng ta như một bãi chiến trường không ngừng chiến tranh giữa thiện và ác. Và nếu chúng ta không nhận ra những ưu khuyết điểm của mình để bảo vệ, để tấn công cũng như để hòa giải khi cần thiết, thì ở đâu chúng ta cũng không được sự bình an cho tâm hồn, bởi vì chúng ta chỉ xét nét phê bình lời nói thái độ của người khác vì họ là người mà chúng ta không thích, vì thái độ của họ không thuận mắt chúng ta…
Để được hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh, ai biết chuẩn bị thì kẻ đó sẽ chiến thắng, bởi vì họ đã chuẩn bị rồi.
Cái tôi trong con người chúng ta thường phản ứng rất mạnh mẽ khi chúng ta
2. Lắng nghe.
Muốn đối thoại thành công thì phải lắng nghe, lắng nghe trong thinh lặng với cái tôi khiêm tốn của mình, lắng nghe dưới sự soi sáng của Lời Chúa, lắng nghe trong niềm hân hoan nhiệt tình của ơn Đức Chúa Thánh Thần, và vì lắng nghe là một ân sủng của Chúa ban cho, nên cần phải có sự nhạy bén phân tích và đối thoại với chính con người năng nổ hoạt động hoặc bảo thủ của mình.
Lắng nghe là một động thái của ân sủng, không ai nhận ra ý Chúa nếu không trút bỏ hoàn toàn những tạp niệm tận đáy tâm hồn mà khi gặp cơ hội thì nó sẽ bùng lên dữ dội.
Trong thinh lặng chúng ta dễ dàng nghe được Lời Chúa nói qua trí óc và tâm hồn của chúng ta, cũng vậy, muốn đem lại hòa bình cho thế giới hay cho một dân tộc đất nước nào đó, thì trên bàn hội nghị không thể không có đối thoại và lắng nghe, càng lắng nghe thì càng nhận rõ điều đối phương mong muốn. Tâm hồn của chúng ta có lúc như bãi chiến trường tranh chấp nếu không biết lắng nghe, và có khi trở thành bàn hội nghị giải quyết mọi vấn đề bằng sự lắng nghe.
Lắng nghe ai ? Lắng nghe sự kiêu ngạo đang nổi dậy đòi lên án anh em chị em trong cộng đoàn, lắng nghe những công trạng và công lao mà chúng ta đã làm cho cộng đoàn hay làm cho ai đó, để rồi kết án tha nhân vì những công trạng đó.
Lắng nghe ai nữa ? Đó là lắng nghe những lỗi lầm mà chúng ta đã phạm làm mất đoàn kết trong cộng đoàn, lắng nghe những khuyết điểm cố hữu mà chúng ta thường sai phạm đang nói trong tâm hồn ta phải bỏ cuộc thôi, vì những thiếu sót của mình mà cộng đoàn mất đi tình thân ái hoặc thụt lùi lạc hậu.
Lắng nghe kẻ nội thù (kiêu ngạo, ghét ghen, tham lam, dối trá.v.v…) và bạn hữu (khiêm nhường, can đảm…) trong lòng mình để dung hòa hoặc hòa giải chúng nó lại, để trong cuộc sống chúng ta mới có thể đem hòa bình đến cho mọi người.
Lắng nghe để lòng mình dịu lại và sự hiền lành sẽ lên ngôi, hay nói cách khác, khi chúng ta biết lắng nghe với tâm tình khiêm tốn thì bản năng vốn là thiện hảo trong lòng chúng ta sẽ thôi thúc chúng ta bỏ qua những thiếu sót của đối phương và tập tành tha thứ yêu thương, nhất là đón nhận những ý kiến trái ngược với sự hiểu biết có giới hạn của chúng ta.
Khi chúng ta để cho tâm hồn biết lắng nghe chính mình là chúng ta đã ký kết một thỏa hiệp thân thiện có khả năng giải quyết những xung đột tự đáy tâm hồn chúng ta.
3. Hòa giải.
Sự hòa giải này có liên quan đến bí thích Giải Tội trong đời sống của người Ki-tô hữu, bởi vì nếu tự trong thâm tâm chúng ta không thật sự hòa giải với tha nhân, thì bí tích Hòa Giải này không mang lại ích lợi gì cho chúng ta, trái lại còn làm cho chúng ta thờ ơ giả dối đến nhàm chám cách máy móc khi đi lãnh nhận bí tích hòa giải.
Hòa giải chính mình là đem sự kiêu ngạo của mình biến thành khiêm nhường để nhìn thấy những bất hạnh của người khác, hay nói cách khác, đặt trường hợp không tốt của người khác làm của mình, đề thấy sự khó khăn của họ để thông cảm và giúp đỡ, bởi vì không một ai muốn làm điều xấu cả, chẳng qua là vì hoàn cảnh cuộc sống mà thôi.
Sự xung khắc giữa cái ác và sự thiện trong con người của chúng ta không phải ngẫu nhiên mà có, nhưng mầm móng tội nguyên tổ đã làm cho tâm hồn của con người không còn “nhân chi sơ, tánh bổn thiện nữa”, do đó mà con người luôn đặt mình là trung tâm của cuộc sống, tất cả vì bản thân mình và quên mất đến sự hổ tương với những người chung quanh, như lời thánh Phao-lô tông đồ đã nói: “Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất.” (Cl 3,1-4) Những sự trên trời đó là “thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa, kiên nhẫn, chịu đựng, và tha thứ.” Nhưng quan trọng nhất không phải là sự tha thứ và bao dung sao, như lời thánh Phao-lô đã nhấn mạnh: chúng ta được mời gọi tìm kiếm lòng thương cảm, sống nhân hậu, tính khiêm nhu, thái độ hiền hòa, lòng kiên nhẫn chịu đựng lẫn nhau và mau mắn tha thứ cho nhau.
Nhưng trước hết hãy hòa giải với chính mình trước đã.
Khi hòa giải với chính mình rồi, thì tất cả những gì gọi là “cái tôi” trong con người của mình sẽ được thánh hóa, nghĩa là sẽ được mặc lấy chiếc áo của đức ái khi đối diện với những sai trái hoặc những gút mắc trong cộng đoàn mà thường ngày chúng ta nhìn thấy và cảm thấy khó chịu không bằng lòng.
Khi xưng tội, điều kiện để được hòa giải với Thiên Chúa chính là lòng thống hối, sự thống hối phát xuất từ thẳm sâu của tâm hồn khi biết mình đã xúc phạm đến tình yêu của Ngài, đó là một sự hòa giải đúng nghĩa nhất khi chúng ta đến với tòa giải tội. Nơi đây Thiên Chúa đang chờ chúng ta với sự yêu thương của người cha nhân lành, và sự nhân lành này Ngài muốn truyền đạt cho chúng ta sau khi rời khỏi tòa cáo giải, như khi Đức Chúa Giê-su đã chữa lành và tha thứ cho ngườ phụ nữ ngoại tình, đó là ra đi bình an và đừng phạm tội nữa. Sự bình an này sẽ không có được -dù chúng ta đã được Chúa thứ tha- nếu chúng ta không biết mau mắn tha thứ cho anh chị em của mình như Chúa đã mau mắn tha thứ cho chúng ta.
Sự hòa bình trong tâm hồn chỉ có khi chúng ta biết tha thứ cho chính mình, nghĩa là chúng ta không trách móc những gì ta đã phạm, không hồ nghi về tình yêu của Chúa trong bí tích Giải Tội, và điều quan trọng hơn là chúng ta biết mạnh dạn đi ra khỏi sự bủa vây của tính kiêu ngạo và ích kỷ để hòa giải với tha nhân.
4, Thực hành.
Ký cho nhiều văn bản đình chiến, hưu chiến hay hòa bình, mà không tích cực bắt tay vào làm thì chẳng khác gì hứa suông hoặc coi thường đối phương hoặc được gọi là phản bội lại những gì mình đang cam kết, cho nên thực hành những điều mình đã hứa hay quyết tâm làm thì phải làm:
a. Thực hành với lời hứa của mình.
Khi hứa với lòng mình thì phải giữ lời, bởi vì nếu không thì sẽ là sự dối trá, ai tự dối trá lòng mình thì không thể thật lòng với người khác, và càng không trung tín trong những việc khác nữa. Khi nhận ra những ưu khuyết điểm của mình và của tha nhân rồi thì chúng ta cần phải thực hành lời cam kết với chính mình, đó là sự tha thứ và cảm thông với anh chị em và với mọi người chung quanh mình. Có như thế thì mới có thể đem bình an và sự vui tươi đến cho cộng đoàn cũng như cho tha nhân.
Một hợp đồng đã ký mà không thực hiện thì đã vi phạm hợp đồng, cũng vậy, khi chúng ta được tha thứ tội nơi tòa cáo giải thì một hợp đồng giữa chúng ta với Đức Chúa Giê-su đã được ký kết: Chúa tha tội và tôi cam kết sống đẹp lòng Chúa. Sự cam kết này không những với bản thân mà thôi, nhưng còn là với tha nhân nữa, và nơi sẽ thực hiện trước hết chính là con người bản thân chúng ta.
b. Thực hành những gì.
Khi chúng ta đã hòa giải với chính mình, nghĩa là trước đó chúng ta đã có một vài cam kết sau khi đã quyết tâm để tâm hồn được hòa bình vui tươi, thì chúng ta phải cố gắng thực hành:
1. Không coi thường anh chị em trong cộng đoàn hoặc bất cứ ai khác, bởi vì đó là đem lại bình an cho tâm hồn mình cũng như tha nhân.
2. Không xoi mói những hành vi hoặc lời nói của anh chị em trong cộng đoàn hoặc bất cứ ai khác, bởi vì đó chính là đem lại sự vui vẻ cho tâm hồn mình cũng như tha nhân.
3. Không kiêu ngạo phê bình chỉ trích bất cứ ai trong cộng đoàn cũng như tha nhân, bởi vì đó là bài học khiêm nhường của chúng ta.
4. Không nên nói ra những lời châm biếm hai ý, bởi vì nó sẽ trở thành bị cáo cáo buộc chúng ta trước tòa công thẳng của Chúa.
5. Nên nói lời khuyến khích nhiều hơn lời chỉ trích.
6. Nên đưa tay ra giúp đỡ anh chị em nhiều hơn là chỉ tay năm ngón ra lệnh.
7. Nên cúi xuống và lắng nghe anh chị em nhiểu hơn nhìn mặt chỉ trích dạy đời.
8. Nên mĩm cười với anh chị em vô ý mắc phải lỗi lầm hơn là nghiêm khắc phê phán trong khi giận dữ.
Kết luận.
Muốn có hòa bình trong cộng đoàn hay trong gia đình hoặc ngoài xã hội, điều trước tiên là mỗi người phải có hòa bình chính trong tâm hồn của mình, có nghĩa là khi tâm hồn mình có Đức Chúa Giê-su ngự trị thì chắc chắn chúng ta sẽ là niềm vui cho mọi người.
Một tâm hồn không có tình yêu của Đức Chúa Giê-su thì đó là nơi hoang vắng.
Một tâm hồn vắng bóng Đức Chúa Giê-su thì đó là nơi hỗn độn của ma quỷ.
Một tâm hồn không biết cảm thông thì đó là nơi chứa chấp những hồ nghi và ghen ghét.
Dù cho chúng ta ở trong nhà Chúa trong dòng tu hay trong nhà thờ suốt ngày mà tâm hồn chúng ta không có Chúa, thì đó là một bất hạnh lớn nhất cho chúng ta vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Áp ngày lễ Hiển Linh 2020
----------------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Cho các nữ tu hội dòng Tiểu Muội thánh Tê-rê-xa
tại Việt Nam
Chủ đề:
HÒA BÌNH TRONG TÂM HỒN
MỚI CÓ HÒA BÌNH TRONG CỘNG ĐOÀN
Mở đầu:
Hòa bình là kết quả của những tâm hồn thiện chí tích cực đối thoại, biết tôn trọng lắng nghe, can đảm loại bỏ những bất đồng để đi đến hòa giải và quyết tâm thực hành để kiến tạo hòa bình trong cuộc sống.
Ngày đầu năm mới, giáo hội long trọng mừng kính lễ Đức Mẹ Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa và cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới, cũng có nghĩa là với một hàm ý là giáo hội muốn sự hòa bình này được sự trợ giúp đặc biệt của Đức Mẹ Ma-ri-a, đấng mà giáo hội hội tôn phong là Nữ Vương Hòa Bình. Sự hòa bình này Mẹ biết rất rõ khi hạ sinh Đức Chúa Giê-su trong máng cỏ với những lời ca tụng của các thiên thần: Thiên Chúa được vinh quang trên trời, người Chúa yêu ở dưới thế được hưởng bình an.
Là những người dâng mình làm tôi Chúa, tức là các linh mục và những nam nữ tu sĩ, hơn ai hết hiểu rất rõ sự bình an mà hòa bình chân thật đem lại, bởi vì nếu cuộc sống của những người này (linh mục, tu sĩ nam nữ) mà tâm bất an thì cuộc sống sẽ không tỏa nét dịu dàng và vui tươi trong cuộc sống, lại càng không thể đem bình an đến cho người khác được. Cho nên, chúng ta trước hết phải tìm cho được sự hòa bình ngay trong chính bản thân mình, bởi vì nếu bản thân không có hòa bình thì sự bình an chắc chắn sẽ không làm cho đời sống tu trì của chúng ta phát triển và cắm sâu trong đời sống tận hiến của mình.
Trong bài chia sẻ này, tôi muốn nói đến hòa bình của chính bản thân mình.
Bản thân con người của chúng ta cũng là một thế giới thu nhỏ, một cộng đoàn nhỏ, đã là thế giới thì chắc chắn có những bất đồng về tư tưởng, ý thức hệ hoặc tranh chấp tài nguyên thiên nhiên.v.v…; là một cộng đoàn thì điều không tránh khỏi là những ghen ghét nảy sinh kiêu ngạo ngay trong chính cộng đoàn của mình và của con người của mình, và từ đó bản thân mình sẽ không được hòa bình và bình an với chính mình. Do đó, muốn cho cộng đoàn có sự hiệp nhất, bình an, đoàn kết và hòa bình thì bản thân của mỗi người cần phải, tối thiểu phải có 4 giai đoạn hoặc 4 việc phải làm như sau:
1. Đối thoại.
2. Lắng nghe.
3. Hòa giải.
4. Thực hành.
1. Đối thoại:
Không phải đối thoại với đối tác mà chúng ta đang hợp đồng làm ăn, cũng không phải đối thoại với đối phương trong cộng đoàn hay với một người nào khác, mà đối thoại đây chính là đối thoại với chính mình. Đối thoại với chính mình rất khó vì thường là thỏa hiệp với chính cái tôi của mình, và luôn nhìn thấy những ưu điểm chứ không nhìn thấy những khuyết điểm của mình, cho nên không thể khách quan để đối thoại với chính bản thân mình, mà bản thân mình không phải là “cái tôi” đó hay sao!
Đối thoại với chính mình trước tiên là lấy Lời Chúa ra đối chiếu và soi sáng.
a. Lời Chúa:
Với một hoàn cảnh thinh lặng trong đêm tối hay một mình thinh lặng trước nhà tạm trong nhà thờ (nhà nguyện) hoặc thinh lặng trước bàn tự học trong phòng học, chúng ta mở Kinh Thánh ra và lấy Lời Chúa để trước mặt đọc và suy gẫm, suy gẫm điều gì, đó là đem Lời Chúa soi vào từng suy nghĩ, từng hành động và từng thói quen mà chúng ta đã làm trong cuộc sống với tha nhân. Tại sao tôi không chấp nhận người này mà thích thỏa hiệp với người khác, phải chăng tôi chưa có can đảm để đối thoại với họ !
Tích cực đối thoại với bản thân là trước hết nhìn nhận mình còn nhiều khuyết điểm và tật xấu để nhận ra rằng, bởi vì mình chưa có can đảm để nhìn ra sự thật còn nhiều thiếu sót của bản thân. Đối thoại cũng là cách tự vấn lương tâm của mình, tìm ra cho được những thiếu sót của bản thân để đối thoại cách tích cực bằng Lời Chúa soi sáng. Chỉ cần thành thật và với lòng khiêm tốn lấy Lời Chúa làm đối tượng để đối thoại, thì chúng ta sẽ thấy sự đối thoại này mở ra cho chúng ta một tư tưởng mới, hay nói cách khác, mở lòng chúng ta ra để có lòng nhân hậu hơn, mở trí chúng ta để thấy tất cả mọi người đều có những ưu điểm và những cái tốt của họ, chứ không phải là ai cũng xấu xa như mình thấy qua hành vi ngôn ngữ của họ.
Lời Chúa chính là con dao hai lưỡi, một là để mổ xẻ chữa lành và một là để giết chết, với chúng ta, những người luôn dùng Lời Chúa làm kim chỉ nam cho đời sống tu trì, chúng ta hiểu rất rõ điều này, do đó khi đối thoại với chính mình, thì cũng can đảm để cho con dao hai lưỡi này cắt xén giũa gọt, có như thế chúng ta mới tìm được sự đồng cảm trong chính con người của chúng ta.
b. Thấy ưu và khuyết điểm của mình.
Đối thoại là nhận ra những ưu điểm của đối phương trước để hợp tác và học hỏi.
Cũng vậy, cần phải nhận ra những ưu điểm của mình, nhất là những ưu điểm có thể làm cho đối phương nể phục, để từ đó phát huy những tiềm năng ưu điểm trong con người của mình; thấy rõ những khuyết điểm của mình và thật khiêm tốn đề cao những điểm hay của đối phương.
Trong con người chúng ta tồn tại hai loại thói quen tốt và xấu, tồn tại hai nhân cách hèn và dũng cảm, tồn tại nhân đức khiêm tốn và sự kiêu ngạo. Giữa tốt và xấu, hèn và dũng cảm, khiêm tốn và kiêu ngạo trong con người chúng ta thường tranh chấp chiến đấu lẫn nhau, tâm hồn chúng ta như một bãi chiến trường không ngừng chiến tranh giữa thiện và ác. Và nếu chúng ta không nhận ra những ưu khuyết điểm của mình để bảo vệ, để tấn công cũng như để hòa giải khi cần thiết, thì ở đâu chúng ta cũng không được sự bình an cho tâm hồn, bởi vì chúng ta chỉ xét nét phê bình lời nói thái độ của người khác vì họ là người mà chúng ta không thích, vì thái độ của họ không thuận mắt chúng ta…
Để được hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh, ai biết chuẩn bị thì kẻ đó sẽ chiến thắng, bởi vì họ đã chuẩn bị rồi.
Cái tôi trong con người chúng ta thường phản ứng rất mạnh mẽ khi chúng ta
2. Lắng nghe.
Muốn đối thoại thành công thì phải lắng nghe, lắng nghe trong thinh lặng với cái tôi khiêm tốn của mình, lắng nghe dưới sự soi sáng của Lời Chúa, lắng nghe trong niềm hân hoan nhiệt tình của ơn Đức Chúa Thánh Thần, và vì lắng nghe là một ân sủng của Chúa ban cho, nên cần phải có sự nhạy bén phân tích và đối thoại với chính con người năng nổ hoạt động hoặc bảo thủ của mình.
Lắng nghe là một động thái của ân sủng, không ai nhận ra ý Chúa nếu không trút bỏ hoàn toàn những tạp niệm tận đáy tâm hồn mà khi gặp cơ hội thì nó sẽ bùng lên dữ dội.
Trong thinh lặng chúng ta dễ dàng nghe được Lời Chúa nói qua trí óc và tâm hồn của chúng ta, cũng vậy, muốn đem lại hòa bình cho thế giới hay cho một dân tộc đất nước nào đó, thì trên bàn hội nghị không thể không có đối thoại và lắng nghe, càng lắng nghe thì càng nhận rõ điều đối phương mong muốn. Tâm hồn của chúng ta có lúc như bãi chiến trường tranh chấp nếu không biết lắng nghe, và có khi trở thành bàn hội nghị giải quyết mọi vấn đề bằng sự lắng nghe.
Lắng nghe ai ? Lắng nghe sự kiêu ngạo đang nổi dậy đòi lên án anh em chị em trong cộng đoàn, lắng nghe những công trạng và công lao mà chúng ta đã làm cho cộng đoàn hay làm cho ai đó, để rồi kết án tha nhân vì những công trạng đó.
Lắng nghe ai nữa ? Đó là lắng nghe những lỗi lầm mà chúng ta đã phạm làm mất đoàn kết trong cộng đoàn, lắng nghe những khuyết điểm cố hữu mà chúng ta thường sai phạm đang nói trong tâm hồn ta phải bỏ cuộc thôi, vì những thiếu sót của mình mà cộng đoàn mất đi tình thân ái hoặc thụt lùi lạc hậu.
Lắng nghe kẻ nội thù (kiêu ngạo, ghét ghen, tham lam, dối trá.v.v…) và bạn hữu (khiêm nhường, can đảm…) trong lòng mình để dung hòa hoặc hòa giải chúng nó lại, để trong cuộc sống chúng ta mới có thể đem hòa bình đến cho mọi người.
Lắng nghe để lòng mình dịu lại và sự hiền lành sẽ lên ngôi, hay nói cách khác, khi chúng ta biết lắng nghe với tâm tình khiêm tốn thì bản năng vốn là thiện hảo trong lòng chúng ta sẽ thôi thúc chúng ta bỏ qua những thiếu sót của đối phương và tập tành tha thứ yêu thương, nhất là đón nhận những ý kiến trái ngược với sự hiểu biết có giới hạn của chúng ta.
Khi chúng ta để cho tâm hồn biết lắng nghe chính mình là chúng ta đã ký kết một thỏa hiệp thân thiện có khả năng giải quyết những xung đột tự đáy tâm hồn chúng ta.
3. Hòa giải.
Sự hòa giải này có liên quan đến bí thích Giải Tội trong đời sống của người Ki-tô hữu, bởi vì nếu tự trong thâm tâm chúng ta không thật sự hòa giải với tha nhân, thì bí tích Hòa Giải này không mang lại ích lợi gì cho chúng ta, trái lại còn làm cho chúng ta thờ ơ giả dối đến nhàm chám cách máy móc khi đi lãnh nhận bí tích hòa giải.
Hòa giải chính mình là đem sự kiêu ngạo của mình biến thành khiêm nhường để nhìn thấy những bất hạnh của người khác, hay nói cách khác, đặt trường hợp không tốt của người khác làm của mình, đề thấy sự khó khăn của họ để thông cảm và giúp đỡ, bởi vì không một ai muốn làm điều xấu cả, chẳng qua là vì hoàn cảnh cuộc sống mà thôi.
Sự xung khắc giữa cái ác và sự thiện trong con người của chúng ta không phải ngẫu nhiên mà có, nhưng mầm móng tội nguyên tổ đã làm cho tâm hồn của con người không còn “nhân chi sơ, tánh bổn thiện nữa”, do đó mà con người luôn đặt mình là trung tâm của cuộc sống, tất cả vì bản thân mình và quên mất đến sự hổ tương với những người chung quanh, như lời thánh Phao-lô tông đồ đã nói: “Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất.” (Cl 3,1-4) Những sự trên trời đó là “thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa, kiên nhẫn, chịu đựng, và tha thứ.” Nhưng quan trọng nhất không phải là sự tha thứ và bao dung sao, như lời thánh Phao-lô đã nhấn mạnh: chúng ta được mời gọi tìm kiếm lòng thương cảm, sống nhân hậu, tính khiêm nhu, thái độ hiền hòa, lòng kiên nhẫn chịu đựng lẫn nhau và mau mắn tha thứ cho nhau.
Nhưng trước hết hãy hòa giải với chính mình trước đã.
Khi hòa giải với chính mình rồi, thì tất cả những gì gọi là “cái tôi” trong con người của mình sẽ được thánh hóa, nghĩa là sẽ được mặc lấy chiếc áo của đức ái khi đối diện với những sai trái hoặc những gút mắc trong cộng đoàn mà thường ngày chúng ta nhìn thấy và cảm thấy khó chịu không bằng lòng.
Khi xưng tội, điều kiện để được hòa giải với Thiên Chúa chính là lòng thống hối, sự thống hối phát xuất từ thẳm sâu của tâm hồn khi biết mình đã xúc phạm đến tình yêu của Ngài, đó là một sự hòa giải đúng nghĩa nhất khi chúng ta đến với tòa giải tội. Nơi đây Thiên Chúa đang chờ chúng ta với sự yêu thương của người cha nhân lành, và sự nhân lành này Ngài muốn truyền đạt cho chúng ta sau khi rời khỏi tòa cáo giải, như khi Đức Chúa Giê-su đã chữa lành và tha thứ cho ngườ phụ nữ ngoại tình, đó là ra đi bình an và đừng phạm tội nữa. Sự bình an này sẽ không có được -dù chúng ta đã được Chúa thứ tha- nếu chúng ta không biết mau mắn tha thứ cho anh chị em của mình như Chúa đã mau mắn tha thứ cho chúng ta.
Sự hòa bình trong tâm hồn chỉ có khi chúng ta biết tha thứ cho chính mình, nghĩa là chúng ta không trách móc những gì ta đã phạm, không hồ nghi về tình yêu của Chúa trong bí tích Giải Tội, và điều quan trọng hơn là chúng ta biết mạnh dạn đi ra khỏi sự bủa vây của tính kiêu ngạo và ích kỷ để hòa giải với tha nhân.
4, Thực hành.
Ký cho nhiều văn bản đình chiến, hưu chiến hay hòa bình, mà không tích cực bắt tay vào làm thì chẳng khác gì hứa suông hoặc coi thường đối phương hoặc được gọi là phản bội lại những gì mình đang cam kết, cho nên thực hành những điều mình đã hứa hay quyết tâm làm thì phải làm:
a. Thực hành với lời hứa của mình.
Khi hứa với lòng mình thì phải giữ lời, bởi vì nếu không thì sẽ là sự dối trá, ai tự dối trá lòng mình thì không thể thật lòng với người khác, và càng không trung tín trong những việc khác nữa. Khi nhận ra những ưu khuyết điểm của mình và của tha nhân rồi thì chúng ta cần phải thực hành lời cam kết với chính mình, đó là sự tha thứ và cảm thông với anh chị em và với mọi người chung quanh mình. Có như thế thì mới có thể đem bình an và sự vui tươi đến cho cộng đoàn cũng như cho tha nhân.
Một hợp đồng đã ký mà không thực hiện thì đã vi phạm hợp đồng, cũng vậy, khi chúng ta được tha thứ tội nơi tòa cáo giải thì một hợp đồng giữa chúng ta với Đức Chúa Giê-su đã được ký kết: Chúa tha tội và tôi cam kết sống đẹp lòng Chúa. Sự cam kết này không những với bản thân mà thôi, nhưng còn là với tha nhân nữa, và nơi sẽ thực hiện trước hết chính là con người bản thân chúng ta.
b. Thực hành những gì.
Khi chúng ta đã hòa giải với chính mình, nghĩa là trước đó chúng ta đã có một vài cam kết sau khi đã quyết tâm để tâm hồn được hòa bình vui tươi, thì chúng ta phải cố gắng thực hành:
1. Không coi thường anh chị em trong cộng đoàn hoặc bất cứ ai khác, bởi vì đó là đem lại bình an cho tâm hồn mình cũng như tha nhân.
2. Không xoi mói những hành vi hoặc lời nói của anh chị em trong cộng đoàn hoặc bất cứ ai khác, bởi vì đó chính là đem lại sự vui vẻ cho tâm hồn mình cũng như tha nhân.
3. Không kiêu ngạo phê bình chỉ trích bất cứ ai trong cộng đoàn cũng như tha nhân, bởi vì đó là bài học khiêm nhường của chúng ta.
4. Không nên nói ra những lời châm biếm hai ý, bởi vì nó sẽ trở thành bị cáo cáo buộc chúng ta trước tòa công thẳng của Chúa.
5. Nên nói lời khuyến khích nhiều hơn lời chỉ trích.
6. Nên đưa tay ra giúp đỡ anh chị em nhiều hơn là chỉ tay năm ngón ra lệnh.
7. Nên cúi xuống và lắng nghe anh chị em nhiểu hơn nhìn mặt chỉ trích dạy đời.
8. Nên mĩm cười với anh chị em vô ý mắc phải lỗi lầm hơn là nghiêm khắc phê phán trong khi giận dữ.
Kết luận.
Muốn có hòa bình trong cộng đoàn hay trong gia đình hoặc ngoài xã hội, điều trước tiên là mỗi người phải có hòa bình chính trong tâm hồn của mình, có nghĩa là khi tâm hồn mình có Đức Chúa Giê-su ngự trị thì chắc chắn chúng ta sẽ là niềm vui cho mọi người.
Một tâm hồn không có tình yêu của Đức Chúa Giê-su thì đó là nơi hoang vắng.
Một tâm hồn vắng bóng Đức Chúa Giê-su thì đó là nơi hỗn độn của ma quỷ.
Một tâm hồn không biết cảm thông thì đó là nơi chứa chấp những hồ nghi và ghen ghét.
Dù cho chúng ta ở trong nhà Chúa trong dòng tu hay trong nhà thờ suốt ngày mà tâm hồn chúng ta không có Chúa, thì đó là một bất hạnh lớn nhất cho chúng ta vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Áp ngày lễ Hiển Linh 2020
----------------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lễ Hiển Linh : Con Đường Mới Đang Khai Mở
Lm Giuse Trương Đình Hiên
10:35 04/01/2020
Lễ Hiển Linh 2019
Hôm nay, cộng đoàn chúng ta long trọng cử hành Lễ Hiển Linh. Mầu nhiệm “Hiển Linh” có nghĩa là “Thiên Chúa biểu lộ thần tính của Ngài”, Thiên Chúa tỏ mình cho chúng ta.
Người Công Giáo Việt Nam thường gọi ngày lễ hôm nay là lễ “BA VUA”; vì Phụng vụ lễ nầy chọn đọc trích đoạn Tin Mừng Matthêô về câu chuyện “ba đạo sĩ phương đông theo ánh sao lạ tìm đến chiêm bái Hài Nhi ở Bêlem”. (Mt 2,1-12).
Ngày nay Phụng vụ dùng từ “HIỂN LINH” theo đúng nghĩa của từ Epyphaneia của Hy Lạp (Sự tỏ hiện). Chính vì thế, trong truyền thống xa xưa của Hội Thánh, hôm nay, trong ngày lễ được gọi tên “Hiển Linh” nầy, Phụng vụ kính nhớ 3 mầu nhiệm về “sự hiển linh” của Ngôi Hai Thiên Chúa: Hiển Linh qua “vì sao lạ dẫn đường Ba Vua Phương đông đến thờ lạy”, Hiển linh qua biến cố chịu phép rửa bên dòng sông Gio-đan và hiển linh qua phép lạ hóa nước thành rượu tại tiệc cưới Cana.
Qua những “dấu chỉ đầy ấn tượng” của Lời Chúa đó, ý nghĩa đầu tiên của sứ điệp Hiển Linh chính là “sức lan tỏa và ảnh hưởng bao trùm của công cuộc cứu độ”; hay nói cách khác, việc Thiên Chúa nhập thể, Thiên Chúa đi vào trần gian, Thiên Chúa “đến cắm lều ở giữa nhân loại” không phải là chuyên riêng tư của một gia đình bé nhỏ: Giu-se, Ma-ri-a và Hài Nhi Giê-su cùng một số đối tượng xa gần hạn chế như gia đình của Gioan Tẩy Giả, các mục đồng ở Bêlem…; nhưng là công cuộc cứu độ có liên quan đến toàn thể nhân loại, ảnh hưởng trên toàn bộ lịch sử loài người và cả vũ trụ, trải dài trên mọi chiều kích không gian và thời gian.
Viễn tượng nầy, Thiên Chúa đã mặc khải qua cái nhìn và cảm nhận của sứ ngôn I-sa-i-a mà chúng ta vừa nghe công bố trong Bài đọc 1: vị sứ ngôn đã thoáng thấy vẽ huy hoàng tráng lệ và tràn ngập ánh sáng của một “Giêrusalem” đầy mộng ước mà công trình cứu độ của Thiên Chúa sẽ chính thức được khai mào trong đêm “rực sáng ở Bê-Lem” và sẽ viên thành với một “Giêrusalem mới” trong vương quốc Thiên Chúa:
“Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra, hỡi Giêrusalem ! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi. Kìa tối tăm đang bao bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân ; nhưng trên mình ngươi, Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi …”.
Đó phải chăng là một “Tin Mừng vĩ đại cho toàn dân” (Lc 2,10) mà các thiên sứ đã báo cho các mục đồng thành Bê-lem trong đêm Ngôi Hai giáng thế, là Tin Mừng được Đức Kitô ra lệnh cho cho các môn sinh “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo…” (Mc 16,15), và cũng là Tin Mừng mà theo nhận định của Thánh Phaolô trong thư Êphêsô (Bđ 2) nhờ đó “các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể, và đồng thông phần với lời hứa của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô” (Ep 3,6), một “dân ngoại” mà thánh sử Matthêô đã minh họa đầy ấn tượng qua ba nhà đạo sĩ đến từ phương đông cùng với những lễ vật là dấu chỉ đặc trưng mang nội dung Cứu độ: vàng (tượng trưng vương quyền của Đức Kitô), nhũ hương (tượng trưng Đức Kitô Thượng tế), mộc dược (tượng trưng cuộc khổ nạn hay mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô).
Nếu đem sứ điệp đầy hy vọng của mầu nhiệm Hiển Linh nầy soi chiếu vào thế giới hôm nay chúng ta sẽ thấy gì ? Thấy còn hơn hai phần ba nhân loại chưa nhận biết Chúa Kitô (khoảng hơn 2 tỷ trên tổng sổ gần 7 tỷ người thuộc Kitô giáo), còn chiến tranh loạn lạc khắp nơi, còn mê tín dị đoan, bóng tối lầm lạc bao phủ nhiều dân tộc, nhiều gia đình…
Như vậy “cuộc Hiển Linh” của Thiên Chúa xem ra vẫn còn đang ở phía trước, vẫn là một “gọi mời” để nhân loại cất bước lên đường tìm kiếm “ánh sao lạ Bê Lem” như ba nhà đạo sĩ thuở nào; và nhất là để những ai đã một lần “tìm thấy ánh sao Bêlem”, phải “tìm đường khác trở về xứ sở mình”, quê hương mình, loan Tin Mừng Cứu Độ và giới thiệu Chúa Giêsu cho anh chị em mình.
Và như thế, Giáng Sinh, Hiển Linh không là những trang sách cũ để mỗi năm chúng ta lấy ra đọc lại một lần như một câu chuyện cổ tích, hay diễn lại như một “đoạn phim của quá khứ”, mà, là một khởi đầu mới, một trang sách mới…, như cách cảm nhận của một bài thơ:
Khi ngôi sao trên bầu trời biến mất
Khi các vua chúa và hoàng tử đã ở nhà
Khi các mục đồng và đoàn súc vật đã trở về
Thì công việc Giáng Sinh mới bắt đầu:
Để tìm lại những gì đã mất
Để hàn gắn những gì đã gãy đổ
Để người đói được ăn no
Để tù nhân được giải phóng
Để các nước xây dựng lại
Để đem an bình cho mọi người
Và để hòa nhạc bằng trái tim.
Vâng, sứ điệp Hiển linh không chỉ gọi mời chúng ta, những Kitô hữu, cảm tạ và xác tín về hồng ân “hiển linh” được Chúa ân ban (Nếu Chúa không hiển linh, tôi cũng mãi ngủ vùi trong tối tăm lầm lạc…); mà còn đốc thúc chúng ta viết lại Tin Mừng Hiển Linh bằng hiện thực cuộc sống (Không thể sống theo con đường cũ, ngược với Tin Mừng…).
Và sự “hiển linh” hiện thực nhất của Ngôi Lời Thiên Chúa ở đây lúc nầy (hic et nunc), đó là chút nữa đây thôi, Chúa Giêsu, Đấng là Emmanuel, sẽ “hiển linh” cho mỗi người chúng ta cách trầm lắng, khiêm lạ, giản đơn qua “Tấm Bánh, Ly Rượu” là chính Máu Thịt của Ngài được trao ban qua bàn Tiệc Thánh Thể.
Cũng như cuộc hiển linh tại Bêlem của mầu nhiệm Giáng Sinh vào 2000 năm trước, Mầu Nhiệm Thánh Thể Vĩ đại nầy được “hiển linh” ở đây hôm nay cách âm thầm, khiêm tốn quá thể, mà chắc chắn, những con người đang mang trong cõi lòng những tham vọng hận thù trần tục như bạo vương Hêrôđê, mang não trạng kiêu căng và giả hình như các nhà luật sĩ và biệt phái ở Giêrusalem thuở ấy…sẽ không bao giờ nhận ra, hiểu thấu và gặp gỡ !
Vâng, chỉ có những ai “khao khát mới được toại lòng” và chỉ những ai “trong sạch trong lòng mới được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,6.8), chẳng khác nào, như ba nhà đạo sĩ khi xưa, chỉ khi ra khỏi cái “đô thành Giêrusalem trần tục của Hêrôđê”, mới tìm lại được “ngôi sao ở phương Đông…đi trước họ dẫn tới chỗ Hài Nhi” !
Chúng ta cử hành lễ Hiển Linh hôm nay trong bối cảnh một năm dương lịch mới bắt đầu. Thật là thích hợp để nguyện xin Chúa thật sự “hiển linh” trong đời thường cuộc sống của riêng ta và biến chúng ta thành những “vì sao chiếu rọi tình yêu của Thiên Chúa” cho mọi người chung quanh. Amen.
Trương Đình Hiền
Hôm nay, cộng đoàn chúng ta long trọng cử hành Lễ Hiển Linh. Mầu nhiệm “Hiển Linh” có nghĩa là “Thiên Chúa biểu lộ thần tính của Ngài”, Thiên Chúa tỏ mình cho chúng ta.
Người Công Giáo Việt Nam thường gọi ngày lễ hôm nay là lễ “BA VUA”; vì Phụng vụ lễ nầy chọn đọc trích đoạn Tin Mừng Matthêô về câu chuyện “ba đạo sĩ phương đông theo ánh sao lạ tìm đến chiêm bái Hài Nhi ở Bêlem”. (Mt 2,1-12).
Ngày nay Phụng vụ dùng từ “HIỂN LINH” theo đúng nghĩa của từ Epyphaneia của Hy Lạp (Sự tỏ hiện). Chính vì thế, trong truyền thống xa xưa của Hội Thánh, hôm nay, trong ngày lễ được gọi tên “Hiển Linh” nầy, Phụng vụ kính nhớ 3 mầu nhiệm về “sự hiển linh” của Ngôi Hai Thiên Chúa: Hiển Linh qua “vì sao lạ dẫn đường Ba Vua Phương đông đến thờ lạy”, Hiển linh qua biến cố chịu phép rửa bên dòng sông Gio-đan và hiển linh qua phép lạ hóa nước thành rượu tại tiệc cưới Cana.
Qua những “dấu chỉ đầy ấn tượng” của Lời Chúa đó, ý nghĩa đầu tiên của sứ điệp Hiển Linh chính là “sức lan tỏa và ảnh hưởng bao trùm của công cuộc cứu độ”; hay nói cách khác, việc Thiên Chúa nhập thể, Thiên Chúa đi vào trần gian, Thiên Chúa “đến cắm lều ở giữa nhân loại” không phải là chuyên riêng tư của một gia đình bé nhỏ: Giu-se, Ma-ri-a và Hài Nhi Giê-su cùng một số đối tượng xa gần hạn chế như gia đình của Gioan Tẩy Giả, các mục đồng ở Bêlem…; nhưng là công cuộc cứu độ có liên quan đến toàn thể nhân loại, ảnh hưởng trên toàn bộ lịch sử loài người và cả vũ trụ, trải dài trên mọi chiều kích không gian và thời gian.
Viễn tượng nầy, Thiên Chúa đã mặc khải qua cái nhìn và cảm nhận của sứ ngôn I-sa-i-a mà chúng ta vừa nghe công bố trong Bài đọc 1: vị sứ ngôn đã thoáng thấy vẽ huy hoàng tráng lệ và tràn ngập ánh sáng của một “Giêrusalem” đầy mộng ước mà công trình cứu độ của Thiên Chúa sẽ chính thức được khai mào trong đêm “rực sáng ở Bê-Lem” và sẽ viên thành với một “Giêrusalem mới” trong vương quốc Thiên Chúa:
“Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra, hỡi Giêrusalem ! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi. Kìa tối tăm đang bao bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân ; nhưng trên mình ngươi, Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi …”.
Đó phải chăng là một “Tin Mừng vĩ đại cho toàn dân” (Lc 2,10) mà các thiên sứ đã báo cho các mục đồng thành Bê-lem trong đêm Ngôi Hai giáng thế, là Tin Mừng được Đức Kitô ra lệnh cho cho các môn sinh “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo…” (Mc 16,15), và cũng là Tin Mừng mà theo nhận định của Thánh Phaolô trong thư Êphêsô (Bđ 2) nhờ đó “các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể, và đồng thông phần với lời hứa của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô” (Ep 3,6), một “dân ngoại” mà thánh sử Matthêô đã minh họa đầy ấn tượng qua ba nhà đạo sĩ đến từ phương đông cùng với những lễ vật là dấu chỉ đặc trưng mang nội dung Cứu độ: vàng (tượng trưng vương quyền của Đức Kitô), nhũ hương (tượng trưng Đức Kitô Thượng tế), mộc dược (tượng trưng cuộc khổ nạn hay mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô).
Nếu đem sứ điệp đầy hy vọng của mầu nhiệm Hiển Linh nầy soi chiếu vào thế giới hôm nay chúng ta sẽ thấy gì ? Thấy còn hơn hai phần ba nhân loại chưa nhận biết Chúa Kitô (khoảng hơn 2 tỷ trên tổng sổ gần 7 tỷ người thuộc Kitô giáo), còn chiến tranh loạn lạc khắp nơi, còn mê tín dị đoan, bóng tối lầm lạc bao phủ nhiều dân tộc, nhiều gia đình…
Như vậy “cuộc Hiển Linh” của Thiên Chúa xem ra vẫn còn đang ở phía trước, vẫn là một “gọi mời” để nhân loại cất bước lên đường tìm kiếm “ánh sao lạ Bê Lem” như ba nhà đạo sĩ thuở nào; và nhất là để những ai đã một lần “tìm thấy ánh sao Bêlem”, phải “tìm đường khác trở về xứ sở mình”, quê hương mình, loan Tin Mừng Cứu Độ và giới thiệu Chúa Giêsu cho anh chị em mình.
Và như thế, Giáng Sinh, Hiển Linh không là những trang sách cũ để mỗi năm chúng ta lấy ra đọc lại một lần như một câu chuyện cổ tích, hay diễn lại như một “đoạn phim của quá khứ”, mà, là một khởi đầu mới, một trang sách mới…, như cách cảm nhận của một bài thơ:
Khi ngôi sao trên bầu trời biến mất
Khi các vua chúa và hoàng tử đã ở nhà
Khi các mục đồng và đoàn súc vật đã trở về
Thì công việc Giáng Sinh mới bắt đầu:
Để tìm lại những gì đã mất
Để hàn gắn những gì đã gãy đổ
Để người đói được ăn no
Để tù nhân được giải phóng
Để các nước xây dựng lại
Để đem an bình cho mọi người
Và để hòa nhạc bằng trái tim.
Vâng, sứ điệp Hiển linh không chỉ gọi mời chúng ta, những Kitô hữu, cảm tạ và xác tín về hồng ân “hiển linh” được Chúa ân ban (Nếu Chúa không hiển linh, tôi cũng mãi ngủ vùi trong tối tăm lầm lạc…); mà còn đốc thúc chúng ta viết lại Tin Mừng Hiển Linh bằng hiện thực cuộc sống (Không thể sống theo con đường cũ, ngược với Tin Mừng…).
Và sự “hiển linh” hiện thực nhất của Ngôi Lời Thiên Chúa ở đây lúc nầy (hic et nunc), đó là chút nữa đây thôi, Chúa Giêsu, Đấng là Emmanuel, sẽ “hiển linh” cho mỗi người chúng ta cách trầm lắng, khiêm lạ, giản đơn qua “Tấm Bánh, Ly Rượu” là chính Máu Thịt của Ngài được trao ban qua bàn Tiệc Thánh Thể.
Cũng như cuộc hiển linh tại Bêlem của mầu nhiệm Giáng Sinh vào 2000 năm trước, Mầu Nhiệm Thánh Thể Vĩ đại nầy được “hiển linh” ở đây hôm nay cách âm thầm, khiêm tốn quá thể, mà chắc chắn, những con người đang mang trong cõi lòng những tham vọng hận thù trần tục như bạo vương Hêrôđê, mang não trạng kiêu căng và giả hình như các nhà luật sĩ và biệt phái ở Giêrusalem thuở ấy…sẽ không bao giờ nhận ra, hiểu thấu và gặp gỡ !
Vâng, chỉ có những ai “khao khát mới được toại lòng” và chỉ những ai “trong sạch trong lòng mới được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,6.8), chẳng khác nào, như ba nhà đạo sĩ khi xưa, chỉ khi ra khỏi cái “đô thành Giêrusalem trần tục của Hêrôđê”, mới tìm lại được “ngôi sao ở phương Đông…đi trước họ dẫn tới chỗ Hài Nhi” !
Chúng ta cử hành lễ Hiển Linh hôm nay trong bối cảnh một năm dương lịch mới bắt đầu. Thật là thích hợp để nguyện xin Chúa thật sự “hiển linh” trong đời thường cuộc sống của riêng ta và biến chúng ta thành những “vì sao chiếu rọi tình yêu của Thiên Chúa” cho mọi người chung quanh. Amen.
Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:11 04/01/2020
29. Nhẫn nại có thể giành được tất cả.
(Thánh nữ Terese of Avila)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:17 04/01/2020
7. BẰNG PHU ĐÁNH HỔ
Trương Biệt Sơn làm đề học ở Giang Bắc, dùng tựa đề “Bằng Phu thích đánh hổ” (1) để làm đề thi cho học sinh.
Từ Châu có một kẻ sĩ nói:
- “Bằng Phu là một người phụ nữ, nhưng lại có thể đánh hổ, không chỉ đánh mà thôi mà còn thích đánh. Bà ta làm thế nào để đánh ? Trước tiên là bóp cổ họng nó, tiếp đến là chém đầu nó, lột da nó, sau đó là ném vào trong ngũ vị hương nấu mà ăn, chẳng lẽ không đẹp sao ?
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 7:
Ở đời có những người thích sửa lưng người khác, nhưng càng sửa thì càng sai, càng sửa càng hỏng bét, bởi vì họ không biết sửa mình trước cũng như không biết khả năng và giới hạn của mình.
Đề thi nói Bằng Phu là con trai chứ không phải là một mụ đàn bà, vậy mà dám nói là đàn bà, đánh hổ thì không ai dại gì bóp cổ họng nó trước bởi vì con hổ chứ không phải là con chim sẻ, đúng là chữ nghĩa không tới đâu mà học đòi làm thầy thiên hạ, người ta cười cho là phải.
Thời nay có những thầy giáo không thích dạy học trò bằng những kiến thức mà mình đã học được ở nhà trường cũng như ở giảng đường đại học, nhưng chỉ thích dạy học trò bằng những cá tính cộc cằn thô lỗ của mình nơi chợ búa, đó là chửi học trò là “ngu như bò”, phạt học trò bằng những cú “nhảy xổm” hơn cả quân đội, và đối xử với học trò như những ông chủ gian ác và như những bố ghẻ lạnh lùng với con riêng của vợ. Họ càng dạy thì học trò càng thấy nhà trường như những nhà tù với những ông bà cai ngục độc ác là các thầy cô giáo vô lương tâm với nghề nghiệp cao quý của mình...
Thầy cô giáo cũng là những người thay mặt Chúa dạy dỗ kiến thức và đạo đức nhân bản cho các học trò của mình, cho nên sẽ rất bị xã hội lên án khi chính các thầy cô đem đề thi ra bán, làm lộ đề thi cho một số học trò biết...
(1) Bằng Phu là một thanh niên thời Xuân Thu có thể tay không đánh hổ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trương Biệt Sơn làm đề học ở Giang Bắc, dùng tựa đề “Bằng Phu thích đánh hổ” (1) để làm đề thi cho học sinh.
Từ Châu có một kẻ sĩ nói:
- “Bằng Phu là một người phụ nữ, nhưng lại có thể đánh hổ, không chỉ đánh mà thôi mà còn thích đánh. Bà ta làm thế nào để đánh ? Trước tiên là bóp cổ họng nó, tiếp đến là chém đầu nó, lột da nó, sau đó là ném vào trong ngũ vị hương nấu mà ăn, chẳng lẽ không đẹp sao ?
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 7:
Ở đời có những người thích sửa lưng người khác, nhưng càng sửa thì càng sai, càng sửa càng hỏng bét, bởi vì họ không biết sửa mình trước cũng như không biết khả năng và giới hạn của mình.
Đề thi nói Bằng Phu là con trai chứ không phải là một mụ đàn bà, vậy mà dám nói là đàn bà, đánh hổ thì không ai dại gì bóp cổ họng nó trước bởi vì con hổ chứ không phải là con chim sẻ, đúng là chữ nghĩa không tới đâu mà học đòi làm thầy thiên hạ, người ta cười cho là phải.
Thời nay có những thầy giáo không thích dạy học trò bằng những kiến thức mà mình đã học được ở nhà trường cũng như ở giảng đường đại học, nhưng chỉ thích dạy học trò bằng những cá tính cộc cằn thô lỗ của mình nơi chợ búa, đó là chửi học trò là “ngu như bò”, phạt học trò bằng những cú “nhảy xổm” hơn cả quân đội, và đối xử với học trò như những ông chủ gian ác và như những bố ghẻ lạnh lùng với con riêng của vợ. Họ càng dạy thì học trò càng thấy nhà trường như những nhà tù với những ông bà cai ngục độc ác là các thầy cô giáo vô lương tâm với nghề nghiệp cao quý của mình...
Thầy cô giáo cũng là những người thay mặt Chúa dạy dỗ kiến thức và đạo đức nhân bản cho các học trò của mình, cho nên sẽ rất bị xã hội lên án khi chính các thầy cô đem đề thi ra bán, làm lộ đề thi cho một số học trò biết...
(1) Bằng Phu là một thanh niên thời Xuân Thu có thể tay không đánh hổ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Mueller nhận định: Khủng hoảng trong Giáo Hội là do rời bỏ Thiên Chúa, và tìm cách thích nghi với văn hóa
Đặng Tự Do
01:36 04/01/2020
Khủng hoảng Giáo Hội đang phải đối diện xuất phát từ mưu toan - ngay cả bởi một số thành phần bên trong Giáo Hội – muốn thích ứng với văn hóa và từ bỏ những giáo huấn về đức tin. Đức Hồng Y Mueller cảnh giác như trên trong ngày đầu năm mới 1/1/2020.
Đức Hồng Y Mueller đã bày tỏ lập trường trên với hàng ngàn tham dự viên của Hội nghị Thượng đỉnh về nghệ thuật lãnh đạo sinh viên 2020 tại Phoenix do Hiệp Hội Các Sinh Viên Đại Học, gọi tắt là FOCUS, tổ chức. Ngài nói thêm: “Cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội là do con người tạo ra và nó nổi lên bởi vì chúng ta đã thích nghi chính mình một cách tháo thứ với tinh thần của một cuộc sống không có Chúa.”
“Chất độc gây tê liệt Giáo Hội là ý kiến cho rằng chúng ta nên thích nghi với Zeitgeist, tức là với tinh thần thời đại, chứ không phải tinh thần của Chúa, và rằng chúng ta nên tương đối hóa các điều răn của Chúa và giải thích lại tín lý về đức tin đã được mặc khải.”
Đức Hồng Y cảnh giác rằng ngay cả một số người trong Giáo Hội đang “mong ngóng” một loại Công Giáo không có tín lý, không có bí tích và không có huấn quyền bất khả ngộ.
Đức Hồng Y Mueller, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã cử hành thánh lễ đầu năm mới kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Trong bài giảng Thánh lễ, ngài đã suy tư về mong muốn của con người đón nhận những niềm vui khác khi Thiên Chúa bị qua một bên.
“Nhưng người tín hữu không cần ý thức hệ. Ai hy vọng sẽ không tìm đến thuốc phiện. Ai yêu thương thì không chạy theo dục vọng của thế giới này, là điều sẽ qua đi cùng thế giới. Ai yêu Chúa và tha nhân sẽ tìm thấy hạnh phúc trong sự hy sinh trao ban chính mình.”
“Chúng ta sẽ hạnh phúc và tự do khi trong thần khí của tình yêu, chúng ta đón nhận hình thái sự sống mà Thiên Chúa đã mời gọi mỗi người chúng ta một cách cá vị: trong bí tích hôn nhân, trong đời sống độc thân linh mục, hoặc trong đời sống tu trì theo ba lời khấn khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh vì Nước Trời.”
Đức Hồng Y Mueller nhấn mạnh rằng tạ ơn là một phần quan trọng của đời sống Kitô hữu. Vào đầu năm mới, ngài khuyến khích người Công Giáo nói lên lòng biết ơn đối với tất cả các kỳ công sáng tạo, lòng biết ơn Thiên Chúa đã gửi Chúa Kitô đến thế giới như vị cứu tinh của chúng ta, lòng biết ơn Đức Trinh Nữ Maria, Giáo Hội Công Giáo, hồng ân gia đình và tất cả các phước lành khác mà nhiều người có thể dễ dàng coi là chuyện đương nhiên.
“Là các Kitô hữu, chúng ta có một nhận thức có tính âm nhạc về cuộc sống: Trong trái tim chúng ta vang lên bài ca tạ ơn vì được cứu chuộc. Giai điệu của cuộc sống chúng ta là tình yêu, và hòa âm của nó là niềm vui trong Chúa”
Thay vì đặt hy vọng vào số phận, Kitô hữu nhận ra rằng đau khổ là không thể tránh khỏi, nhưng vẫn có thể tìm thấy niềm vui trong Chúa Kitô, Đấng cũng phải chịu đau khổ và mở ra cho chúng ta cánh cửa đến sự sống đời đời.
Tuy nhiên, trong những thời điểm thử thách này, những tai tiếng trong Giáo Hội và một cuộc khủng hoảng giữa các xã hội có truyền thống Kitô ở phương Tây đã khiến nhiều người lo lắng tự hỏi liệu tảng đá trên đó Chúa Kitô xây dựng Giáo Hội của Ngài có bị vỡ vụn hay không, Đức Hồng Y nói.
“Đối với một số người, Giáo Hội Công Giáo bị tụt hậu đến 200 năm so với thế giới ngày nay. Có chút sự thật nào trong lời cáo buộc này không?”
Những đòi hỏi hiện đại hóa cho rằng Giáo Hội phải bác bỏ những gì Giáo Hội vẫn coi là đúng, nhằm mục đích xây dựng “một tôn giáo mới thống nhất với thế giới”, Đức Hồng Y Mueller cảnh báo.
“Để có thể được nhận vào thứ siêu tôn giáo này, cái giá duy nhất mà Giáo Hội phải trả là từ bỏ yêu sách chân lý của mình. Dường như không có vấn đề gì lớn, vì chủ nghĩa tương đối thống trị trong thế giới của chúng ta dù sao cũng bác bỏ ý tưởng rằng chúng ta thực sự có thể biết sự thật, và chủ nghĩa tương đối ấy cho rằng mình là người bảo đảm cho hòa bình giữa tất cả các quan điểm thế giới và các tôn giáo trên thế giới.”
Xã hội hậu Kitô giáo hoan nghênh những nỗ lực này để tái cấu trúc Giáo Hội “như là một tôn giáo dân sự thuận tiện”, Đức Hồng Y nói.
Thuốc giải độc cho thế tục hóa trong Giáo Hội là một đời sống đức tin, được sống trong sự thật trường tồn của Chúa Kitô, Đức Hồng Y Mueller nói với những người có mặt.
Ngài nhấn mạnh rằng: Thiên Chúa, Đấng vĩnh cửu, không thể bị thay đổi bởi ý thích bất chợt của xã hội.
“Trong một con người cụ thể là Chúa Giêsu thành Nagiarét, sự thật phổ quát của Thiên Chúa hiện diện một cách cụ thể ở đây và bây giờ - trong thời gian và không gian lịch sử,” ngài nói. “Chúa Giêsu Kitô không phải là một biểu trưng của một số sự thật tối cao: Ngài là hiện thân của ‘đường, sự thật và sự sống’”.
Source:Catholic News AgencyCardinal Mueller: Church crisis comes from abandoning God, adapting to culture
Đức Hồng Y Mueller đã bày tỏ lập trường trên với hàng ngàn tham dự viên của Hội nghị Thượng đỉnh về nghệ thuật lãnh đạo sinh viên 2020 tại Phoenix do Hiệp Hội Các Sinh Viên Đại Học, gọi tắt là FOCUS, tổ chức. Ngài nói thêm: “Cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội là do con người tạo ra và nó nổi lên bởi vì chúng ta đã thích nghi chính mình một cách tháo thứ với tinh thần của một cuộc sống không có Chúa.”
“Chất độc gây tê liệt Giáo Hội là ý kiến cho rằng chúng ta nên thích nghi với Zeitgeist, tức là với tinh thần thời đại, chứ không phải tinh thần của Chúa, và rằng chúng ta nên tương đối hóa các điều răn của Chúa và giải thích lại tín lý về đức tin đã được mặc khải.”
Đức Hồng Y cảnh giác rằng ngay cả một số người trong Giáo Hội đang “mong ngóng” một loại Công Giáo không có tín lý, không có bí tích và không có huấn quyền bất khả ngộ.
Đức Hồng Y Mueller, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã cử hành thánh lễ đầu năm mới kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Trong bài giảng Thánh lễ, ngài đã suy tư về mong muốn của con người đón nhận những niềm vui khác khi Thiên Chúa bị qua một bên.
“Nhưng người tín hữu không cần ý thức hệ. Ai hy vọng sẽ không tìm đến thuốc phiện. Ai yêu thương thì không chạy theo dục vọng của thế giới này, là điều sẽ qua đi cùng thế giới. Ai yêu Chúa và tha nhân sẽ tìm thấy hạnh phúc trong sự hy sinh trao ban chính mình.”
“Chúng ta sẽ hạnh phúc và tự do khi trong thần khí của tình yêu, chúng ta đón nhận hình thái sự sống mà Thiên Chúa đã mời gọi mỗi người chúng ta một cách cá vị: trong bí tích hôn nhân, trong đời sống độc thân linh mục, hoặc trong đời sống tu trì theo ba lời khấn khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh vì Nước Trời.”
Đức Hồng Y Mueller nhấn mạnh rằng tạ ơn là một phần quan trọng của đời sống Kitô hữu. Vào đầu năm mới, ngài khuyến khích người Công Giáo nói lên lòng biết ơn đối với tất cả các kỳ công sáng tạo, lòng biết ơn Thiên Chúa đã gửi Chúa Kitô đến thế giới như vị cứu tinh của chúng ta, lòng biết ơn Đức Trinh Nữ Maria, Giáo Hội Công Giáo, hồng ân gia đình và tất cả các phước lành khác mà nhiều người có thể dễ dàng coi là chuyện đương nhiên.
“Là các Kitô hữu, chúng ta có một nhận thức có tính âm nhạc về cuộc sống: Trong trái tim chúng ta vang lên bài ca tạ ơn vì được cứu chuộc. Giai điệu của cuộc sống chúng ta là tình yêu, và hòa âm của nó là niềm vui trong Chúa”
Thay vì đặt hy vọng vào số phận, Kitô hữu nhận ra rằng đau khổ là không thể tránh khỏi, nhưng vẫn có thể tìm thấy niềm vui trong Chúa Kitô, Đấng cũng phải chịu đau khổ và mở ra cho chúng ta cánh cửa đến sự sống đời đời.
Tuy nhiên, trong những thời điểm thử thách này, những tai tiếng trong Giáo Hội và một cuộc khủng hoảng giữa các xã hội có truyền thống Kitô ở phương Tây đã khiến nhiều người lo lắng tự hỏi liệu tảng đá trên đó Chúa Kitô xây dựng Giáo Hội của Ngài có bị vỡ vụn hay không, Đức Hồng Y nói.
“Đối với một số người, Giáo Hội Công Giáo bị tụt hậu đến 200 năm so với thế giới ngày nay. Có chút sự thật nào trong lời cáo buộc này không?”
Những đòi hỏi hiện đại hóa cho rằng Giáo Hội phải bác bỏ những gì Giáo Hội vẫn coi là đúng, nhằm mục đích xây dựng “một tôn giáo mới thống nhất với thế giới”, Đức Hồng Y Mueller cảnh báo.
“Để có thể được nhận vào thứ siêu tôn giáo này, cái giá duy nhất mà Giáo Hội phải trả là từ bỏ yêu sách chân lý của mình. Dường như không có vấn đề gì lớn, vì chủ nghĩa tương đối thống trị trong thế giới của chúng ta dù sao cũng bác bỏ ý tưởng rằng chúng ta thực sự có thể biết sự thật, và chủ nghĩa tương đối ấy cho rằng mình là người bảo đảm cho hòa bình giữa tất cả các quan điểm thế giới và các tôn giáo trên thế giới.”
Xã hội hậu Kitô giáo hoan nghênh những nỗ lực này để tái cấu trúc Giáo Hội “như là một tôn giáo dân sự thuận tiện”, Đức Hồng Y nói.
Thuốc giải độc cho thế tục hóa trong Giáo Hội là một đời sống đức tin, được sống trong sự thật trường tồn của Chúa Kitô, Đức Hồng Y Mueller nói với những người có mặt.
Ngài nhấn mạnh rằng: Thiên Chúa, Đấng vĩnh cửu, không thể bị thay đổi bởi ý thích bất chợt của xã hội.
“Trong một con người cụ thể là Chúa Giêsu thành Nagiarét, sự thật phổ quát của Thiên Chúa hiện diện một cách cụ thể ở đây và bây giờ - trong thời gian và không gian lịch sử,” ngài nói. “Chúa Giêsu Kitô không phải là một biểu trưng của một số sự thật tối cao: Ngài là hiện thân của ‘đường, sự thật và sự sống’”.
Source:Catholic News Agency
Cuộc không kích giết chết tướng Soleimani có phù hợp với lý thuyết ‘Chiến Tranh Chính Đáng’ không?
Trần Mạnh Trác
15:39 04/01/2020
Lực lượng Quds đã bị Mỹ liệt kê là một tổ chức khủng bố. Còn nhóm dân quân Shiite là lực lượng nòng cốt đã lùa dân tấn công vào đại sứ quán Mỹ ở Baghdad.
Cũng bị giết trong cuộc không kích là thủ lĩnh dân quân Shiite là Abu Mahdi al-Muhandis, ông này có lúc được biết đã giúp Mỹ chống lại ISIS.
Các cuộc không tập như thế là phản ứng cuả Mỹ trong cuộc tranh chấp với Iran trong khu vực, và đang gây lo ngại rằng cuộc xung đột trong khu vực sẽ còn gia tăng.
Sự việc là sau khi một nhà thầu Mỹ bị giết và nhiều quân nhân Mỹ bị thương bởi một cuộc tấn công bằng tên lửa bởi nhóm dân quân Shiite do Iran hậu thuẫn (vào tuần trước), Mỹ đã trả đũa bằng một loạt không tập ồ ạt vào các nhóm được Iran hậu thuẫn và giết chết 25 người Iraq.
Thế là vào hôm thứ ba, đại sứ quán Mỹ ở Baghdad đã bị hàng ngàn người biểu tình xông vào đốt phá khu vực tiếp tân ở cổng vào. Suleimani bị cáo buộc là người chủ mưu vụ tấn công.
Sau cuộc tấn công giết chết Suleimani, Tổng thống Hassan Rouhani cuả Iran đã đe dọa trả đũa và theo các quan chức quốc phòng Mỹ, thì 3.000 quân Mỹ đã được lệnh triển khai đến Trung Đông bắt đầu vào ngày thứ Sáu.
Trong một tuyên bố đưa ra tối thứ Năm tại Washington, Ngũ Giác Đài cho biết các cuộc không kích đã được chính Tổng thống Trump ra lệnh, và đó là một hành động phòng thủ cấp thời để bảo vệ các nhân viên Mỹ ở nước ngoài, vì khi đó, Soleimani đang tích cực phát triển kế hoạch tấn công các nhà ngoại giao và các dịch vụ Mỹ ở khắp vùng Trung Đông.
“Đêm qua, chúng tôi đã hành động để ngăn chặn một cuộc chiến. Chúng tôi đã không hành động để bắt đầu một cuộc chiến,” là lời tuyên bố cuả Tổng thống Trump vào thứ Sáu.
Ngoại trưởng Mike Pompeo, vào sáng thứ Sáu cũng nói rằng Soleimani đã đặt ra một mối đe dọa cấp bách đối với sự sống của người Mỹ và đang âm mưu tấn công, không chỉ ở Iraq, mà còn ở khắp vùng Trung Đông, nhưng ông đã không cung cấp tin tức gì thêm nữa, chỉ lưu ý rằng “Tôi sẽ không nói gì thêm về bản chất của các đe doạ đó.”
Hoa Kỳ đã biện hộ việc dùng máy bay không người lái là một hành động chính đáng để loại bỏ một người chịu trách nhiệm về cái chết của hàng trăm nhân viên quân sự Hoa Kỳ trong những năm qua, và đang chỉ huy các cuộc tấn công gần đây vào các căn cứ Mỹ.
Lời biện hộ rằng đây là một hành động ‘chiến tranh chính đáng’ đã tạo ra một cuộc thảo luận về về lý thuyết ‘Chiến Tranh Chính Đáng’. Liệu cuộc không kích này có thể gọi là chính đáng được không?
Tóm lực về ‘Chiến Tranh Chính Đáng’
Ngay từ khi có chiến tranh thì con người đã có ý niệm thế nào là Chiến Tranh Chính Đáng rồi, từ thời thượng cổ, người ta coi ‘danh dự’ là một chỉ tiêu và do đó coi những việc giết chết trẻ con, phụ nữ và tàn sát những người bại trận là không xứng đáng.
Trong Kinh Thánh (Bible) có nhiều đoạn nói đến một ý niệm mới đó là ‘Nguyên Do Chính Đáng’ (Just cause), cho rằng một cuộc chiến chỉ có thể là công chính khi có sự can thiệp cuả Thiên Chuá.
Đến thời đế quốc La Mã, người ta đặt câu hỏi là chiến tranh có ‘Cần Thiết’ không?’ Xin nói thêm là sự cần thiết ở đây đơn giản chỉ là ‘vì lợi ích cuả đế quốc’ hay nói cách khác, có lợi cho nền chính trị cuả vị đại đế.
Thánh Augustinô đã là người đầu tiên đưa ra một khái niệm về ‘đạo đức chiến tranh’, sau đó nhiều triết gia cuả thế giới Hồi Giáo cũng dựa vào đạo đức mà phê phán một cuộc chiến. Nhưng rõ ràng ‘đạo đức’ ở đây còn rất mơ hồ, nghĩa là nó tuỳ vào nền văn hoá cuả từng vùng và cuả từng nhóm tôn giáo khác nhau.
Mãi đến thế kỷ thứ 13 thì thánh Thomas Aquinas, trong cuốn sách Summa Theologicae, đã phác hoạ ra một khái niệm tổng quát vể chiến tranh và các tiêu chí cuả ngài đã được dùng làm căn bản để phát triển lý thuyết truyền thống về ‘Chiến Tranh Chính Đáng’, được đa số thế giới chấp nhận ngày nay.
Ba nguyên tắc cuả một cuộc ‘Chiến Tranh Chính Đáng’
Để cân nhắc một cuốc chiến có chính đáng hay không thì cần phải xét 3 nguyên tắc sau đây: đó là ‘Jus Ad Bellum’ (Chiến Tranh Chính Đáng) ‘Jus In Bello’ (Hành xử chính đáng trong chiến tranh) và ‘Jus post bellum’ (hành động chính đáng sau chiến tranh).
Jus Ad Bellum
Phần đông người ta đồng ý rằng một cuộc chiến chỉ chính đáng khi: có một lý do chính đáng, là phương cách cuối cùng, do một quyền lực hợp pháp tuyên chiến, có một ý đồ có thiện ý, có thể thành công, và cân xứng giữa mục đích và phương tiện.
Jus In Bello
Hành xử chính đáng trong một cuộc chiến dựa vào 2 qui tắc sau là phải biết phân biệt (discrimination) và cân xứng.
Phân biệt nghĩa là biết ai là mục tiêu hợp pháp, còn cân xứng là dùng cường độ sức mạnh thế nào cho vừa phải. Một qui tắc thứ 3 có thê thêm vào 2 qui tắc trên, đó là trách nhiệm, nghiã là ai là người gánh chịu trách nhiệm những hậu quả cuả cuộc chiến.
Mục tiêu hợp pháp loại trừ ra ngoài những thành phần ‘không chiến đấu’ (non-combattants) và những thành phần vô tội không liên can gì đến cuộc chiến.
Qui tắc cân xứng là giảm thiểu sự tàn phá về sinh mạng và tài sản
Jus post bellum
Sau cuộc chiến, tránh trừng phạt những người không lâm chiến và vô tội, tôn trọng quyền và truyền thống cuả người bại trận, yêu sách không vượt quá giới hạn cuả cuộc chiến, việc đòi bồi thường không vượt quá hai qui tắc ‘phân biệt’ và ‘cân xứng’ và cần phải xây dựng lại cũng như cải hoá người bại trận.
Những ý kiến cuả các chuyên gia Công Giáo
Dù sự kiện còn mới mẻ và vẫn đang tiến triển, nhưng đã có một số chuyên gia cuả Công Giáo đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, như hai vị giáo sư sau:
Giáo sư Kevin Miller, tiến sĩ thần học đạo đức tại Đại học Tổng hợp Steubenville, đã thảo luận về việc áp dụng lý thuyết chiến tranh của Công Giáo vào cuộc không kích vừa qua.
“Giáo lý Công Giáo về việc sử dụng vũ lực giết người đã không loại trừ những điều như thế này. Theo lời biện bạch thì đây là một cuộc tấn công để ngăn ngừa các tấn công mới vào đại sứ quán Mỹ ở Baghdad và vào người Mỹ.”
“Tuy nhiên,” Giáo sư Miller cảnh báo “cần phải thận trọng xem xét việc sử dụng vũ lực như vậy, cụ thể là việc loại bỏ Soleimani sẽ gây ra những gì cho người dân thường. Nếu một quan chức khác thay thế vị trí của ông ta và tiếp tục với những mối đe dọa tương tự, hoặc nếu cái chết của Soleimani gây ra một tình trạng chân không về quyền lực để mặc cho những đám đông ô hợp tràn đầy đường phố, thì tình hình có thể tồi tệ hơn.”
“Và với những mồi lửa do Iran đang nắm giữ ở Iraq và Trung Đông, nếu điều này gây ra một sự leo thang chiến tranh, thì dù cho những cuộc tấn công vào đại sứ quán của chúng ta có chấm dứt, nhưng xét theo nguyên tắc cân bằng, tức là việc gây ra một tình hình leo thang ngày càng tồi tệ hơn, thì tôi không thấy điều đó là tốt hơn mà là tồi tệ hơn.”
“Tôi nghĩ rằng đây là một trong những tình huống mà bạn thực sự phải cân nhắc rằng bạn không rơi vào cái bẫy ‘tự tín quá độ’ mà phải thực sự suy nghĩ vấn đề một cách thông xuốt.”
Theo bà Agnes Callamard, báo cáo viên đặc biệt về các vụ hành hình không xét xử trên toàn cầu của Liên Hợp Quốc và là Giám đốc Global Freedom of Expression (Quyền Tự do Biểu lộ trên toàn cầu) tại Đại học Columbia, đã tweet vào thứ Sáu rằng, “ngoài bối cảnh đang có chiến tranh nóng (có sự thù địch tích cực,) thì việc sử dụng máy bay không người lái hoặc các phương tiện khác để tiêu diệt mục tiêu gần như không bao giờ là hợp pháp."
Khi phương tiện đó được sử dụng, bà nói, nó chỉ có thể được thực hiện trong một trường hợp có sự đe dọa nghiêm trọng đến mạng sống, tức là một tiêu chí rất hẹp cuả việc đoán trước một trường hợp phải tự vệ.
“Bài kiểm tra như thế khó có thể ứng dụng trong trường hợp cụ thể này,” theo lời bà ấy tweet.
Giám Mục Nigeria than thở: Nhà cầm quyền nước này cực đoan không kém Boko Haram
Đặng Tự Do
15:47 04/01/2020
Vụ phiến quân Hồi giáo ở Nigeria chặt đầu 10 Kitô hữu đã khiến một giám mục nước này phẫn nộ và cáo buộc chính phủ nước này cũng là những người Hồi Giáo cực đoan không kém Boko Haram, và đang sử dụng các phương pháp đa dạng để đạt được cùng một mục tiêu là sự thống trị của Hồi giáo tại Nigeria.
Đứng trước cuộc tấn công vào ngày Giáng sinh của bọn khủng bố Hồi Giáo IS ở Tây Phi, gọi tắt là ISWAP, và cuộc tấn công của Boko Haram vào đêm Giáng sinh, Đức Cha Matthew Hassan Kukah của giáo phận Sokoto đã nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ là ngài ghê tởm chính quyền hiện nay.
Theo Đức Cha Kukah: “Sự khác biệt duy nhất giữa chính phủ và Boko Haram là Boko Haram đang cầm một quả bom trong tay”.
Ngài nói thêm: “Họ đang sử dụng các đòn bẩy quyền lực để bảo đảm quyền thống trị của Hồi giáo, củng cố thêm cho ý tưởng muốn đạt được điều đó bằng bạo lực. Với tình hình này ở Nigeria, thật khó có thể thấy tinh thần muốn đánh bại Boko Haram của họ”.
Ngài nhấn mạnh rằng “Họ đã tạo điều kiện cho Boko Haram có thể hoạt động theo ý muốn của chúng.”
Hôm 26/12/2019, ISWAP đã đưa ra một video trong đó chúng chặt đầu 10 Kitô hữu và bắn chết một người Hồi giáo, và nói rằng chúng đang trả thù cho cái chết của Abu Bakr al-Baghadi, lãnh đạo của bọn khủng bố Hồi Giáo IS và các thành viên IS cao cấp khác bị giết trong một cuộc đột kích của Hoa Kỳ vào tháng 10 .
Vụ này diễn ra sau một cuộc tấn công ngay trong đêm Giáng sinh của Boko Haram, làm bảy người bị thiệt mạng.
Liên Hợp Quốc ước tính rằng hơn 2.2 triệu người đã phải di dời vì các hành động của Boko Haram. Từ năm 2013 đến 2015, hơn 11,000 người đã bị nhóm này giết chết.
Đức Cha Kukah cho biết chính phủ Nigeria đã bổ nhiệm những người Hồi giáo cực đoan vào các vị trí quan trọng trong chính phủ, và đưa ra các thỏa thuận ngầm với các nhóm Hồi Giáo quá khích trong nước.
“Nếu những người có quyền lực không làm hết sức để hòa nhập các Kitô hữu vào các tiến trình chính trị ở quốc gia này thì họ sẽ cung cấp dưỡng khí cho Hồi giáo. Nếu họ muốn xây dựng một quốc gia trong đó chỉ có người theo đạo Hồi mới được nắm quyền lực thì lúc đó họ tung hô ý tưởng cho rằng đạo Hồi nên có vị trí thống trị trong xã hội.”
Đức Cha Kukah cũng lên tiếng phê phán các quốc gia phương Tây, những người mà theo ngài rất vui khi được quyền khai thác tài nguyên của Phi châu nhưng lại miễn cưỡng không bảo vệ người dân.
Ngài nói: “Các quốc gia phương Tây không làm hết sức mình. Họ đã chỉ ra rằng tài nguyên của Phi Châu quan trọng hơn người dân thường. Rõ ràng, các quốc gia phương Tây có thể làm giảm ảnh hưởng của Boko Haram tới 80 hoặc 90 phần trăm - nhưng họ đã cố tình không làm như thế.”
Đức Cha Kukah nói rằng điều duy nhất ngăn Nigeria không bị nhậnn chìm trong cuộc nội chiến là những nguyên lý hòa bình của Kitô giáo.
Ngài nói: “Kitô hữu có tất cả lý do để cảm thấy không an toàn và cũng có một cảm giác chung là bị gạt ra ngoài lề mọi tiến trình chính trị. Nếu các nguyên tắc của tôn giáo của chúng ta không phải là theo đuổi hòa bình và thiện ích chung, thì đã xảy ra một cuộc nội chiến rồi.”
“Chính là vinh quang của tôn giáo của chúng ta mà điều này đã không xảy ra. Nhưng càng ngày càng khó để rao giảng hòa bình trong bối cảnh như thế này. Bất kỳ giải pháp nào ở Nigeria đều phụ thuộc vào cách Kitô hữu quyết định phản ứng như thế nào trước các giải pháp ấy. Chúng ta không muốn sử dụng bạo lực nhưng chúng ta sẽ làm gì đây [khi tiếp tục bị tấn công và chèn ép như thế]?”
Source:Catholic HeraldNigerian government are ‘Islamic fundamentalists without bombs’, says bishop
Đứng trước cuộc tấn công vào ngày Giáng sinh của bọn khủng bố Hồi Giáo IS ở Tây Phi, gọi tắt là ISWAP, và cuộc tấn công của Boko Haram vào đêm Giáng sinh, Đức Cha Matthew Hassan Kukah của giáo phận Sokoto đã nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ là ngài ghê tởm chính quyền hiện nay.
Theo Đức Cha Kukah: “Sự khác biệt duy nhất giữa chính phủ và Boko Haram là Boko Haram đang cầm một quả bom trong tay”.
Ngài nói thêm: “Họ đang sử dụng các đòn bẩy quyền lực để bảo đảm quyền thống trị của Hồi giáo, củng cố thêm cho ý tưởng muốn đạt được điều đó bằng bạo lực. Với tình hình này ở Nigeria, thật khó có thể thấy tinh thần muốn đánh bại Boko Haram của họ”.
Ngài nhấn mạnh rằng “Họ đã tạo điều kiện cho Boko Haram có thể hoạt động theo ý muốn của chúng.”
Hôm 26/12/2019, ISWAP đã đưa ra một video trong đó chúng chặt đầu 10 Kitô hữu và bắn chết một người Hồi giáo, và nói rằng chúng đang trả thù cho cái chết của Abu Bakr al-Baghadi, lãnh đạo của bọn khủng bố Hồi Giáo IS và các thành viên IS cao cấp khác bị giết trong một cuộc đột kích của Hoa Kỳ vào tháng 10 .
Vụ này diễn ra sau một cuộc tấn công ngay trong đêm Giáng sinh của Boko Haram, làm bảy người bị thiệt mạng.
Liên Hợp Quốc ước tính rằng hơn 2.2 triệu người đã phải di dời vì các hành động của Boko Haram. Từ năm 2013 đến 2015, hơn 11,000 người đã bị nhóm này giết chết.
Đức Cha Kukah cho biết chính phủ Nigeria đã bổ nhiệm những người Hồi giáo cực đoan vào các vị trí quan trọng trong chính phủ, và đưa ra các thỏa thuận ngầm với các nhóm Hồi Giáo quá khích trong nước.
“Nếu những người có quyền lực không làm hết sức để hòa nhập các Kitô hữu vào các tiến trình chính trị ở quốc gia này thì họ sẽ cung cấp dưỡng khí cho Hồi giáo. Nếu họ muốn xây dựng một quốc gia trong đó chỉ có người theo đạo Hồi mới được nắm quyền lực thì lúc đó họ tung hô ý tưởng cho rằng đạo Hồi nên có vị trí thống trị trong xã hội.”
Đức Cha Kukah cũng lên tiếng phê phán các quốc gia phương Tây, những người mà theo ngài rất vui khi được quyền khai thác tài nguyên của Phi châu nhưng lại miễn cưỡng không bảo vệ người dân.
Ngài nói: “Các quốc gia phương Tây không làm hết sức mình. Họ đã chỉ ra rằng tài nguyên của Phi Châu quan trọng hơn người dân thường. Rõ ràng, các quốc gia phương Tây có thể làm giảm ảnh hưởng của Boko Haram tới 80 hoặc 90 phần trăm - nhưng họ đã cố tình không làm như thế.”
Đức Cha Kukah nói rằng điều duy nhất ngăn Nigeria không bị nhậnn chìm trong cuộc nội chiến là những nguyên lý hòa bình của Kitô giáo.
Ngài nói: “Kitô hữu có tất cả lý do để cảm thấy không an toàn và cũng có một cảm giác chung là bị gạt ra ngoài lề mọi tiến trình chính trị. Nếu các nguyên tắc của tôn giáo của chúng ta không phải là theo đuổi hòa bình và thiện ích chung, thì đã xảy ra một cuộc nội chiến rồi.”
“Chính là vinh quang của tôn giáo của chúng ta mà điều này đã không xảy ra. Nhưng càng ngày càng khó để rao giảng hòa bình trong bối cảnh như thế này. Bất kỳ giải pháp nào ở Nigeria đều phụ thuộc vào cách Kitô hữu quyết định phản ứng như thế nào trước các giải pháp ấy. Chúng ta không muốn sử dụng bạo lực nhưng chúng ta sẽ làm gì đây [khi tiếp tục bị tấn công và chèn ép như thế]?”
Source:Catholic Herald
Đức Hồng Y Turkson: Trên bờ vực chiến tranh, chúng ta phải hướng nhìn đến hòa bình
Đặng Tự Do
16:27 04/01/2020
Việc giết một chỉ huy quân đội Iran chủ chốt đánh dấu sự leo thang rất lớn trong căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Đức Hồng Y Peter Turkson, tổng trưởng Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện đã nhận định như trên và nhận xét thêm rằng: “đó là một khởi đầu đáng buồn của năm mới, tuy nhiên, chúng ta nên hướng đến hòa bình, là điều bắt nguồn từ đức cậy.”
Căng thẳng giữa Washington và Tehran đã leo thang đáng kể sau khi một chỉ huy quân sự hàng đầu của Iran, Tướng Qasem Soleimani, bị giết vào sáng sớm hôm thứ Sáu 3 tháng Giêng trong một cuộc không kích của Mỹ tại Iraq. Tướng Soleimani là người đứng đầu Lực lượng Quds, được giao nhiệm vụ hoạt động vượt ra khỏi biên giới Iran.
Một khởi đầu năm mới thật đau lòng
Nói về sự leo thang căng thẳng lớn giữa Mỹ và Iran, Đức Hồng Y Peter Turkson, tổng trưởng Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện, nhận xét rằng “Thật là điều đáng buồn và đau lòng khi chuyện đó xảy ra chỉ vài ngày khi chúng ta bắt đầu năm mới với đầy nhiệt tình, đầy hy vọng cho hòa bình và thanh thản, nhưng rồi chúng ta phải đón nhận tin tức về bạo lực và chiến tranh ở những nơi khác trên thế giới.”
Đức Hồng Y tổng trưởng nói với ký giả Amadeo Lomonaco của Vatican News rằng đối với các Kitô hữu “chúng ta biết rằng Cứu Chúa và là nhà lãnh đạo của chúng ta đã chào đời trong những tình huống như vậy.”
Ngài nói tiếp rằng “trong khi chúng ta nói về hòa bình, vẫn có những thế lực trên thế giới sẽ nói về bạo lực với chúng ta, và chỉ khi nào chúng ta nắm chặt tay Chúa chúng ta, vị Hoàng tử hòa bình, chúng ta mới có thể vượt qua được tất cả những trở ngại này.”
Hòa bình đòi hỏi sự kiên nhẫn
Khi được hỏi về thông điệp ngày 1 tháng Giêng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đánh dấu Ngày Hòa bình Thế giới, Đức Hồng Y Turkson nhắc lại rằng Đức Giáo Hoàng mời mọi người xem hòa bình như một cuộc hành trình. Hòa bình đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn. Hòa bình cũng đòi hỏi rất nhiều thử thách và rất nhiều đấu tranh. Nhưng ngài nói thêm rằng những đấu tranh này bắt nguồn từ hy vọng lớn lao, là nhân đức “bắt nguồn từ thực tế là thực tại hòa bình đang được Chúa Giêsu, Hoàng tử hòa bình đưa vào thế giới.”
Cuộc tấn công tại Iraq
Cuộc tấn công vào sáng sớm thứ Sáu, cũng đã giết chết chỉ huy dân quân hàng đầu của Iraq, là ông Abu Mahdi al-Muhandis, một cố vấn của Soleimani. Cuộc tấn công diễn ra theo lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Bộ trưởng Ngoại giao, Mike Pompeo nói rằng cuộc tấn công nhằm triệt hạ từ trong trứng nước một “cuộc tấn công sắp xảy ra” sẽ khiến người Mỹ ở Trung Đông gặp nguy hiểm. Cuộc tấn công hôm thứ Sáu đã dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ các căng thẳng lâu dài giữa Hoa Kỳ và Iran. Vài ngày trước đó, hôm thứ Ba, các dân quân thân Iran đã tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Iraq. Washington cũng đổ lỗi cho Tehran về các cuộc tấn công trước đó vào các tàu vận tải của Mỹ trong vùng Vịnh.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Baghdad khuyên tất cả công dân Mỹ rời khỏi Iraq ngay lập tức. Các đồng minh của Hoa Kỳ ở Châu Âu, bao gồm Anh, Pháp và Đức, đã bày tỏ lo ngại về sự leo thang căng thẳng. Hôm thứ Sáu, ngoại trưởng Anh Dominic Raab kêu gọi tất cả các bên xuống thang. “Chúng tôi không thấy hứng thú trước một cuộc xung đột khác,” ông nói.
Phản ứng trước cuộc không kích, lãnh đạo tối cao của Iran là đạo trưởng Hồi Giáo Ayatollah Ali Khamenei nói rằng “đòn trả thù nghiêm trọng đang chờ đợi bọn tội phạm” đứng đằng sau vụ tấn công này.
Source:Vatican NewsUS Iran crisis: We need to look to hope amid trials, says Cardinal Turkson
Căng thẳng giữa Washington và Tehran đã leo thang đáng kể sau khi một chỉ huy quân sự hàng đầu của Iran, Tướng Qasem Soleimani, bị giết vào sáng sớm hôm thứ Sáu 3 tháng Giêng trong một cuộc không kích của Mỹ tại Iraq. Tướng Soleimani là người đứng đầu Lực lượng Quds, được giao nhiệm vụ hoạt động vượt ra khỏi biên giới Iran.
Một khởi đầu năm mới thật đau lòng
Nói về sự leo thang căng thẳng lớn giữa Mỹ và Iran, Đức Hồng Y Peter Turkson, tổng trưởng Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện, nhận xét rằng “Thật là điều đáng buồn và đau lòng khi chuyện đó xảy ra chỉ vài ngày khi chúng ta bắt đầu năm mới với đầy nhiệt tình, đầy hy vọng cho hòa bình và thanh thản, nhưng rồi chúng ta phải đón nhận tin tức về bạo lực và chiến tranh ở những nơi khác trên thế giới.”
Đức Hồng Y tổng trưởng nói với ký giả Amadeo Lomonaco của Vatican News rằng đối với các Kitô hữu “chúng ta biết rằng Cứu Chúa và là nhà lãnh đạo của chúng ta đã chào đời trong những tình huống như vậy.”
Ngài nói tiếp rằng “trong khi chúng ta nói về hòa bình, vẫn có những thế lực trên thế giới sẽ nói về bạo lực với chúng ta, và chỉ khi nào chúng ta nắm chặt tay Chúa chúng ta, vị Hoàng tử hòa bình, chúng ta mới có thể vượt qua được tất cả những trở ngại này.”
Hòa bình đòi hỏi sự kiên nhẫn
Khi được hỏi về thông điệp ngày 1 tháng Giêng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đánh dấu Ngày Hòa bình Thế giới, Đức Hồng Y Turkson nhắc lại rằng Đức Giáo Hoàng mời mọi người xem hòa bình như một cuộc hành trình. Hòa bình đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn. Hòa bình cũng đòi hỏi rất nhiều thử thách và rất nhiều đấu tranh. Nhưng ngài nói thêm rằng những đấu tranh này bắt nguồn từ hy vọng lớn lao, là nhân đức “bắt nguồn từ thực tế là thực tại hòa bình đang được Chúa Giêsu, Hoàng tử hòa bình đưa vào thế giới.”
Cuộc tấn công tại Iraq
Cuộc tấn công vào sáng sớm thứ Sáu, cũng đã giết chết chỉ huy dân quân hàng đầu của Iraq, là ông Abu Mahdi al-Muhandis, một cố vấn của Soleimani. Cuộc tấn công diễn ra theo lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Bộ trưởng Ngoại giao, Mike Pompeo nói rằng cuộc tấn công nhằm triệt hạ từ trong trứng nước một “cuộc tấn công sắp xảy ra” sẽ khiến người Mỹ ở Trung Đông gặp nguy hiểm. Cuộc tấn công hôm thứ Sáu đã dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ các căng thẳng lâu dài giữa Hoa Kỳ và Iran. Vài ngày trước đó, hôm thứ Ba, các dân quân thân Iran đã tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Iraq. Washington cũng đổ lỗi cho Tehran về các cuộc tấn công trước đó vào các tàu vận tải của Mỹ trong vùng Vịnh.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Baghdad khuyên tất cả công dân Mỹ rời khỏi Iraq ngay lập tức. Các đồng minh của Hoa Kỳ ở Châu Âu, bao gồm Anh, Pháp và Đức, đã bày tỏ lo ngại về sự leo thang căng thẳng. Hôm thứ Sáu, ngoại trưởng Anh Dominic Raab kêu gọi tất cả các bên xuống thang. “Chúng tôi không thấy hứng thú trước một cuộc xung đột khác,” ông nói.
Phản ứng trước cuộc không kích, lãnh đạo tối cao của Iran là đạo trưởng Hồi Giáo Ayatollah Ali Khamenei nói rằng “đòn trả thù nghiêm trọng đang chờ đợi bọn tội phạm” đứng đằng sau vụ tấn công này.
Source:Vatican News
Văn Kiện Tự Do Tôn Giáo của Ủy Ban Thần học Quốc Tế: Quan điểm của Dignitatis Humanae thời đó và thời nay, tiếp theo
Vũ Văn An
20:38 04/01/2020
Tự do tôn giáo sau Công đồng Vatican II
22. Với nguyên tắc tự do tôn giáo từ nay được xác định rõ ràng như một quyền dân sự của công dân và các nhóm được sống và biểu lộ chiều kích tôn giáo vốn cố hữu của con người, các Nghị Phụ Công Đồng để ngỏ việc làm sâu sắc hơn nữa. Sau khi nhấn mạnh các nền tảng, Tuyên ngôn Dignitatis Humanae tạo điều kiện làm chín mùi các điểm phát xuất từ văn kiện của công đồng. Thực thế, ngày nay vẫn "có các chế độ, trong đó, mặc dù tự do thờ phượng tôn giáo được nhìn nhận trong Hiến pháp, nhưng các cơ quan công quyền vẫn cố gắng ngăn chặn người dân tuyên xưng tôn giáo và làm cho cuộc sống các cộng đồng tôn giáo khó khăn và bấp bênh. Vui mừng chào đón các dấu hiệu thuận lợi do thời đại chúng ta cung cấp, nhưng buồn rầu lên án những sự kiện đáng phàn nàn vừa kể, thánh Công Đồng yêu cầu người Công Giáo, nhưng đồng thời, thúc giục họ xem xét một cách hết sức cẩn thận sự kiện tự do tôn giáo cần thiết đến mức nào, nhất là trong điều kiện hiện nay của gia đình nhân loại "(DH 15b - c). Đó là lý do tại sao năm mươi năm sau, các đe dọa mới đối với tự do tôn giáo đã mặc lấy chiều kích hoàn cầu, gây nguy hiểm cho cả các giá trị luân lý khác và chất vấn Huấn Quyền Giáo Hoàng trong các can thiệp quốc tế, các bài phát biểu và các giáo huấn chính của ngài [10]. Các vị Giáo hoàng thời ta cho người ta thấy rõ ràng rằng chủ đề này, như một biểu thức sâu sắc hơn của tự do lương tâm, đặt ra, trước chúng ta, nhiều vấn đề nhân chủng học, chính trị và thần học hiện nay rõ ràng có tính quyết định đối với số phận thiện ích chung và hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.
23. Đối với Thánh Phaolô VI, quyền tự do tôn giáo là một vấn đề liên kết với sự thật về hữu thể nhân bản. Được phú bẩm trí tuệ và ý chí, con người có một chiều kích tâm linh biến họ thành một hữu thể cởi mở, có tương quan, và siêu việt [11]. Sự thật về con người cho thấy họ tìm cách vượt qua các ranh giới của thời gian tính, đến chỗ nhận ra rằng họ được Thiên Chúa tạo ra và, như một tín hữu, ý thức mình được mời gọi tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa. Chiều kích tôn giáo này bắt nguồn từ lương tâm và phẩm giá của nó chính xác hệ ở việc sống phù hợp với chân lý của các mệnh lệnh đạo đức và việc đối thoại với người khác. Trong bối cảnh ngày nay, cuộc đối thoại cũng bao gồm sự can dự của các tôn giáo; các thực thể này phải có các thái độ cởi mở với nhau, mà không tiên thiên kết án và tránh những cuộc bút chiến rất có thể xúc phạm các tín hữu khác một cách bất công.
24. Thánh Gioan Phaolô II khẳng định rằng tự do tôn giáo, nền tảng của mọi quyền tự do khác, tuyệt đối đòi hỏi mọi người phải có phẩm giá. Nó không phải là một quyền lợi trong số các quyền lợi khác, nhưng tạo nên "sự bảo đảm cho mọi quyền tự do vốn xây nền cho thiện ích chung của các cá nhân và các dân tộc" [12]. Nó là một "viên đá góc xây tòa nhà nhân quyền " [13] như một khát vọng và sức căng nhắm tới một niềm hy vọng cao hơn, một không gian của tự do và trách nhiệm. Do đó, sự tự do của con người trong việc tìm kiếm sự thật và trong việc tuyên xưng các xác tín tôn giáo phải tìm được một sự bảo đảm rõ ràng trong trật tự pháp lý của xã hội; nói cách khác, nó phải được công nhận và chế tài bởi luật lệ dân sự. Điều cần là các Nhà nước, qua các văn bản quy phạm, cam kết công nhận quyền của các công dân được hưởng tự do tôn giáo, vốn là căn bản cho việc chung sống dân sự hòa bình, một yếu tố quan yếu của nền dân chủ chân chính, một bảo đảm cần thiết cho đời sống, công lý, sự thật, hòa bình và sứ mệnh của các Kitô hữu và các cộng đồng của họ [14].
25. Người ta có thể coi thông điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2011 như là bản tổng hợp các tư tưởng của Đức Bênêđíctô XVI về tự do tôn giáo [15]. Thông điệp này dạy rằng quyền tự do tôn giáo bắt nguồn từ phẩm giá của nhân vị, như một hữu thể tâm linh, có tương quan và mở đường vào siêu việt. Thành thử, nó không phải là một quyền chỉ dành riêng cho các tín hữu nhưng có giá trị cho mọi người, vì nó là tổng hợp và đỉnh cao các quyền căn bản khác. Như nguồn gốc của quyền tự do luân lý, tự do tôn giáo, nếu được mọi người tôn trọng, là dấu hiệu của một nền văn hóa chính trị và pháp lý nhằm bảo đảm việc thể hiện một sự phát triển toàn diện con người đích thực. Do đó, nó cổ vũ công lý, hợp nhất và hòa bình cho gia đình nhân loại, tạo điều kiện cho việc tìm kiếm chân lý vốn tập trung vào Thiên Chúa, vào các giá trị đạo đức và tâm linh, phổ thông và chung chia, và cuối cùng kích thích cuộc đối thoại của mọi người nhằm thiện ích chung. Nhờ đó mà trật tự xã hội và hòa bình được xây dựng. Trái lại, sự kiện không tôn trọng tự do tôn giáo ở bất cứ bình diện nào, bất cứ là đời sống cá nhân, cộng đồng, công dân và chính trị, đều xúc phạm đến Thiên Chúa, đến chính phẩm giá con người, và tạo ra những tình huống trái ngược với sự hài hòa xã hội.
Không may, người ta vẫn còn ghi nhận những giai đoạn chối bỏ tự do tôn giáo trên thế giới thường tự biểu lộ trong các hình thức tôn giáo lập lờ như chủ nghĩa bè phái hay chủ nghĩa cực đoan đầy bạo lực, trong sự kỳ thị tôn giáo và cả trong các vụ thao túng ý thức hệ thuộc loại duy tục. Do đó, cần có tính thế tục (laïcité) tích cực trong các định chế nhà nước để cổ vũ nền giáo dục tôn giáo, vốn là "con đường ưu tuyển để mang lại cho các thế hệ mới khả thể nhận ra nơi người khác, một người anh chị em, mà với họ, ta cùng bước đi và cộng tác với nhau" [ 16]. Đến lượt mình, các tôn giáo phải tự lồng mình vào một động thái thanh tẩy và hoán cải, vốn là công trình của lý trí đúng đắn được tôn giáo soi sáng.
26. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng tự do tôn giáo không nhắm bảo tồn một nền "văn hóa phụ" như một chủ nghĩa duy tục nào đó mong muốn, nhưng tạo nên một ơn phúc quý giá của Thiên Chúa dành cho mọi người, một bảo đảm căn bản cho mọi biểu thức khác của tự do, một thành lũy chống lại mọi chủ nghĩa toàn trị và đóng góp một cách có tính quyết định vào tình huynh đệ nhân bản. Một số bản văn cổ điển của các tôn giáo có một động lực thúc đẩy việc mở ra những chân trời luôn luôn mới mẻ, kích thích suy nghĩ và làm lớn mạnh trí hiểu và sự mẫn cảm. Do đó, chúng cũng có thể cung ứng một hướng đi cho mọi thời đại. Trong số các nhiệm vụ của mình, các chính phủ phải che chở và bảo vệ các nhân quyền như quyền tự do lương tâm và tôn giáo. Thật vậy, tôn trọng quyền tự do tôn giáo làm cho một quốc gia mạnh hơn và đổi mới nó. Vì lý do này, Đức Phanxicô rất lưu ý đến các vị tử đạo của thời ta, các nạn nhân của các cuộc bách hại và bạo lực dựa vào các lý do tôn giáo, như các ý thức hệ loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của các cá nhân và cộng đồng. Theo Đức Giáo Hoàng, tôn giáo đích thực phải phát xuất từ nội tâm tính của nó, lưu ý đến sự hiện hữu của người khác để tạo điều kiện cho một không gian chung, một môi trường hợp tác với mọi người, trong quyết tâm cùng bước đi với nhau, cầu nguyện với nhau, làm việc với nhau, cùng giúp chúng ta thiết lập hòa bình với nhau [17].
Một ngưỡng cửa mới mẻ?
27. Đứng trước một số khó khăn trong việc tiếp nhận đường hướng mới mẻ của Dignitatis Humanae, Huấn quyền thời sau Công đồng đã nhấn mạnh tới tính năng động nội tại trong diễn trình biến hóa đồng nhất của học lý vốn được Đức Bênêđíctô XVI gọi là “ ‘khoa giải thích canh tân’, đổi mới trong tính liên tục của chủ thể duy nhất là Giáo Hội” (18). Chính Tuyên ngôn đã dự ứng chiều hướng này: "Do đó, học lý này, nhận được từ Chúa Kitô và các Tông đồ, đã được Giáo hội, trong diễn trình thời gian, gìn giữ và lưu truyền. Mặc dù, trong đời sống của dân Chúa, một Dân đang lữ hành qua những thăng trầm của lịch sử loài người, có khi có những cách hành động ít phù hợp, có khi còn trái với tinh thần Tin Mừng, tuy nhiên, Giáo hội vẫn luôn dạy rằng không ai bị cưỡng bức dẫn tới đức tin" (DH 12, §1). Do đó, bản văn Công đồng buộc phải trở lại với sự kiện căn bản của nó là giáo huấn Kitô giáo, theo đó, người ta không bị ép buộc gia nhập tôn giáo vì sự ràng buộc này không xứng đáng với bản tính con người do Thiên Chúa tạo dựng và không tương ứng với giáo lý đức tin được Kitô giáo tuyên xưng. Thiên Chúa kêu gọi mọi người đến với Người, nhưng không bắt buộc bất cứ ai. Đó là lý do tại sao quyền tự do này trở thành một quyền căn bản mà con người có thể đòi hỏi bằng lương tâm và một cách có trách nhiệm đối với Nhà nước.
28. Đó là động lực của việc hội nhập văn hóa Tin Mừng, vốn là việc để Lời Chúa tự do đắm chìm trong các nền văn hóa để biến đổi chúng từ bên trong, bằng cách soi sáng chúng bằng ánh sáng Mặc Khải, đến độ chính đức tin tự để cho mình bị chất vấn bởi các thực tại lịch sử bất tất – tính liên văn hóa - như khởi điểm để có thể biện phân các ý nghĩa sâu sắc hơn của sự thật mặc khải, sự thật này, ngược lại, phải được tiếp nhận trong nền văn hóa của bối cảnh [19].
Kỳ tới: 3. Quyền tự do tôn giáo của ngôi vị
22. Với nguyên tắc tự do tôn giáo từ nay được xác định rõ ràng như một quyền dân sự của công dân và các nhóm được sống và biểu lộ chiều kích tôn giáo vốn cố hữu của con người, các Nghị Phụ Công Đồng để ngỏ việc làm sâu sắc hơn nữa. Sau khi nhấn mạnh các nền tảng, Tuyên ngôn Dignitatis Humanae tạo điều kiện làm chín mùi các điểm phát xuất từ văn kiện của công đồng. Thực thế, ngày nay vẫn "có các chế độ, trong đó, mặc dù tự do thờ phượng tôn giáo được nhìn nhận trong Hiến pháp, nhưng các cơ quan công quyền vẫn cố gắng ngăn chặn người dân tuyên xưng tôn giáo và làm cho cuộc sống các cộng đồng tôn giáo khó khăn và bấp bênh. Vui mừng chào đón các dấu hiệu thuận lợi do thời đại chúng ta cung cấp, nhưng buồn rầu lên án những sự kiện đáng phàn nàn vừa kể, thánh Công Đồng yêu cầu người Công Giáo, nhưng đồng thời, thúc giục họ xem xét một cách hết sức cẩn thận sự kiện tự do tôn giáo cần thiết đến mức nào, nhất là trong điều kiện hiện nay của gia đình nhân loại "(DH 15b - c). Đó là lý do tại sao năm mươi năm sau, các đe dọa mới đối với tự do tôn giáo đã mặc lấy chiều kích hoàn cầu, gây nguy hiểm cho cả các giá trị luân lý khác và chất vấn Huấn Quyền Giáo Hoàng trong các can thiệp quốc tế, các bài phát biểu và các giáo huấn chính của ngài [10]. Các vị Giáo hoàng thời ta cho người ta thấy rõ ràng rằng chủ đề này, như một biểu thức sâu sắc hơn của tự do lương tâm, đặt ra, trước chúng ta, nhiều vấn đề nhân chủng học, chính trị và thần học hiện nay rõ ràng có tính quyết định đối với số phận thiện ích chung và hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới.
23. Đối với Thánh Phaolô VI, quyền tự do tôn giáo là một vấn đề liên kết với sự thật về hữu thể nhân bản. Được phú bẩm trí tuệ và ý chí, con người có một chiều kích tâm linh biến họ thành một hữu thể cởi mở, có tương quan, và siêu việt [11]. Sự thật về con người cho thấy họ tìm cách vượt qua các ranh giới của thời gian tính, đến chỗ nhận ra rằng họ được Thiên Chúa tạo ra và, như một tín hữu, ý thức mình được mời gọi tham dự vào chính sự sống của Thiên Chúa. Chiều kích tôn giáo này bắt nguồn từ lương tâm và phẩm giá của nó chính xác hệ ở việc sống phù hợp với chân lý của các mệnh lệnh đạo đức và việc đối thoại với người khác. Trong bối cảnh ngày nay, cuộc đối thoại cũng bao gồm sự can dự của các tôn giáo; các thực thể này phải có các thái độ cởi mở với nhau, mà không tiên thiên kết án và tránh những cuộc bút chiến rất có thể xúc phạm các tín hữu khác một cách bất công.
24. Thánh Gioan Phaolô II khẳng định rằng tự do tôn giáo, nền tảng của mọi quyền tự do khác, tuyệt đối đòi hỏi mọi người phải có phẩm giá. Nó không phải là một quyền lợi trong số các quyền lợi khác, nhưng tạo nên "sự bảo đảm cho mọi quyền tự do vốn xây nền cho thiện ích chung của các cá nhân và các dân tộc" [12]. Nó là một "viên đá góc xây tòa nhà nhân quyền " [13] như một khát vọng và sức căng nhắm tới một niềm hy vọng cao hơn, một không gian của tự do và trách nhiệm. Do đó, sự tự do của con người trong việc tìm kiếm sự thật và trong việc tuyên xưng các xác tín tôn giáo phải tìm được một sự bảo đảm rõ ràng trong trật tự pháp lý của xã hội; nói cách khác, nó phải được công nhận và chế tài bởi luật lệ dân sự. Điều cần là các Nhà nước, qua các văn bản quy phạm, cam kết công nhận quyền của các công dân được hưởng tự do tôn giáo, vốn là căn bản cho việc chung sống dân sự hòa bình, một yếu tố quan yếu của nền dân chủ chân chính, một bảo đảm cần thiết cho đời sống, công lý, sự thật, hòa bình và sứ mệnh của các Kitô hữu và các cộng đồng của họ [14].
25. Người ta có thể coi thông điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2011 như là bản tổng hợp các tư tưởng của Đức Bênêđíctô XVI về tự do tôn giáo [15]. Thông điệp này dạy rằng quyền tự do tôn giáo bắt nguồn từ phẩm giá của nhân vị, như một hữu thể tâm linh, có tương quan và mở đường vào siêu việt. Thành thử, nó không phải là một quyền chỉ dành riêng cho các tín hữu nhưng có giá trị cho mọi người, vì nó là tổng hợp và đỉnh cao các quyền căn bản khác. Như nguồn gốc của quyền tự do luân lý, tự do tôn giáo, nếu được mọi người tôn trọng, là dấu hiệu của một nền văn hóa chính trị và pháp lý nhằm bảo đảm việc thể hiện một sự phát triển toàn diện con người đích thực. Do đó, nó cổ vũ công lý, hợp nhất và hòa bình cho gia đình nhân loại, tạo điều kiện cho việc tìm kiếm chân lý vốn tập trung vào Thiên Chúa, vào các giá trị đạo đức và tâm linh, phổ thông và chung chia, và cuối cùng kích thích cuộc đối thoại của mọi người nhằm thiện ích chung. Nhờ đó mà trật tự xã hội và hòa bình được xây dựng. Trái lại, sự kiện không tôn trọng tự do tôn giáo ở bất cứ bình diện nào, bất cứ là đời sống cá nhân, cộng đồng, công dân và chính trị, đều xúc phạm đến Thiên Chúa, đến chính phẩm giá con người, và tạo ra những tình huống trái ngược với sự hài hòa xã hội.
Không may, người ta vẫn còn ghi nhận những giai đoạn chối bỏ tự do tôn giáo trên thế giới thường tự biểu lộ trong các hình thức tôn giáo lập lờ như chủ nghĩa bè phái hay chủ nghĩa cực đoan đầy bạo lực, trong sự kỳ thị tôn giáo và cả trong các vụ thao túng ý thức hệ thuộc loại duy tục. Do đó, cần có tính thế tục (laïcité) tích cực trong các định chế nhà nước để cổ vũ nền giáo dục tôn giáo, vốn là "con đường ưu tuyển để mang lại cho các thế hệ mới khả thể nhận ra nơi người khác, một người anh chị em, mà với họ, ta cùng bước đi và cộng tác với nhau" [ 16]. Đến lượt mình, các tôn giáo phải tự lồng mình vào một động thái thanh tẩy và hoán cải, vốn là công trình của lý trí đúng đắn được tôn giáo soi sáng.
26. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng tự do tôn giáo không nhắm bảo tồn một nền "văn hóa phụ" như một chủ nghĩa duy tục nào đó mong muốn, nhưng tạo nên một ơn phúc quý giá của Thiên Chúa dành cho mọi người, một bảo đảm căn bản cho mọi biểu thức khác của tự do, một thành lũy chống lại mọi chủ nghĩa toàn trị và đóng góp một cách có tính quyết định vào tình huynh đệ nhân bản. Một số bản văn cổ điển của các tôn giáo có một động lực thúc đẩy việc mở ra những chân trời luôn luôn mới mẻ, kích thích suy nghĩ và làm lớn mạnh trí hiểu và sự mẫn cảm. Do đó, chúng cũng có thể cung ứng một hướng đi cho mọi thời đại. Trong số các nhiệm vụ của mình, các chính phủ phải che chở và bảo vệ các nhân quyền như quyền tự do lương tâm và tôn giáo. Thật vậy, tôn trọng quyền tự do tôn giáo làm cho một quốc gia mạnh hơn và đổi mới nó. Vì lý do này, Đức Phanxicô rất lưu ý đến các vị tử đạo của thời ta, các nạn nhân của các cuộc bách hại và bạo lực dựa vào các lý do tôn giáo, như các ý thức hệ loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của các cá nhân và cộng đồng. Theo Đức Giáo Hoàng, tôn giáo đích thực phải phát xuất từ nội tâm tính của nó, lưu ý đến sự hiện hữu của người khác để tạo điều kiện cho một không gian chung, một môi trường hợp tác với mọi người, trong quyết tâm cùng bước đi với nhau, cầu nguyện với nhau, làm việc với nhau, cùng giúp chúng ta thiết lập hòa bình với nhau [17].
Một ngưỡng cửa mới mẻ?
27. Đứng trước một số khó khăn trong việc tiếp nhận đường hướng mới mẻ của Dignitatis Humanae, Huấn quyền thời sau Công đồng đã nhấn mạnh tới tính năng động nội tại trong diễn trình biến hóa đồng nhất của học lý vốn được Đức Bênêđíctô XVI gọi là “ ‘khoa giải thích canh tân’, đổi mới trong tính liên tục của chủ thể duy nhất là Giáo Hội” (18). Chính Tuyên ngôn đã dự ứng chiều hướng này: "Do đó, học lý này, nhận được từ Chúa Kitô và các Tông đồ, đã được Giáo hội, trong diễn trình thời gian, gìn giữ và lưu truyền. Mặc dù, trong đời sống của dân Chúa, một Dân đang lữ hành qua những thăng trầm của lịch sử loài người, có khi có những cách hành động ít phù hợp, có khi còn trái với tinh thần Tin Mừng, tuy nhiên, Giáo hội vẫn luôn dạy rằng không ai bị cưỡng bức dẫn tới đức tin" (DH 12, §1). Do đó, bản văn Công đồng buộc phải trở lại với sự kiện căn bản của nó là giáo huấn Kitô giáo, theo đó, người ta không bị ép buộc gia nhập tôn giáo vì sự ràng buộc này không xứng đáng với bản tính con người do Thiên Chúa tạo dựng và không tương ứng với giáo lý đức tin được Kitô giáo tuyên xưng. Thiên Chúa kêu gọi mọi người đến với Người, nhưng không bắt buộc bất cứ ai. Đó là lý do tại sao quyền tự do này trở thành một quyền căn bản mà con người có thể đòi hỏi bằng lương tâm và một cách có trách nhiệm đối với Nhà nước.
28. Đó là động lực của việc hội nhập văn hóa Tin Mừng, vốn là việc để Lời Chúa tự do đắm chìm trong các nền văn hóa để biến đổi chúng từ bên trong, bằng cách soi sáng chúng bằng ánh sáng Mặc Khải, đến độ chính đức tin tự để cho mình bị chất vấn bởi các thực tại lịch sử bất tất – tính liên văn hóa - như khởi điểm để có thể biện phân các ý nghĩa sâu sắc hơn của sự thật mặc khải, sự thật này, ngược lại, phải được tiếp nhận trong nền văn hóa của bối cảnh [19].
Kỳ tới: 3. Quyền tự do tôn giáo của ngôi vị
VietCatholic TV
Sứ điệp đầy ủi an của Đức Thánh Cha cho các bệnh nhân và nhân viên y tế Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân 2020
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:34 04/01/2020
Hàng năm vào ngày 11/2, Giáo Hội mừng Lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Đó cũng là Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II giải thích về tương quan của hai ngày lễ này như sau: Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân là một cố gắng để tái khám phá “quan hệ sâu sắc” giữa Đức Mẹ và những người đau yếu.
“Điều đáng nói là có một sự liên kết gần gũi giữa Đức Mẹ Lộ Đức và thế giới những người đau khổ và yếu đau. Trong đền thánh vươn lên bên cạnh hang đá Massabielle, những bệnh nhân luôn là những người được ưu tiên và theo giòng thời gian, Lộ Đức đã trở nên một cứ điểm thật sự của đời sống và hy vọng. Nguồn suối phun lên từ lòng đất, mà Đức Mẹ đã mời Bernadette uống, mang đến sức mạnh của Thần Khí Chúa Kitô, là điều chữa lành con người hoàn toàn và mang đến cho con người sự sống muôn đời”.
Theo ý hướng đó, ngày Chúa Nhật 11 tháng 2 tới đây, Giáo Hội trên toàn thế giới sẽ cử hàng Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân.
Trong sứ điệp nhân ngày này, được công bố vào hôm 3 tháng Giêng, 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô viết:
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11:28)
Anh chị em thân mến,
1. Những lời của Chúa Giêsu, “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11:28) chỉ ra con đường mầu nhiệm của ân sủng được mạc khải cho những người đơn sơ và mang lại sức mạnh mới cho những ai chán chường và mệt mỏi. Những lời này của Chúa Kitô thể hiện sự liên đới của Con Người với tất cả những ai bị tổn thương và đau khổ. Biết bao nhiêu người đau khổ cả về thể xác lẫn tâm hồn! Chúa Giêsu kêu gọi mọi người đến gần với Ngài - “ Hãy đến với Ta!” - và Ngài hứa ban cho họ sự thoải mái và nghỉ ngơi. “Khi Chúa Giêsu nói điều này, trước mặt Ngài là những người Ngài gặp gỡ hàng ngày trên đường phố Galilê: rất nhiều những người đơn sơ, người nghèo, người bệnh, những người tội lỗi, những người bị gạt ra ngoài lề bởi gánh nặng của luật pháp và hệ thống xã hội áp bức... Những người này luôn theo Ngài để nghe lời Ngài, là những lời mang lại hy vọng! Lời của Chúa Giêsu luôn mang lại hy vọng! “ (Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, ngày 06 tháng 7, 2014).
Vào Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân XXVIII này, Chúa Giêsu nhắc lại những lời này cho những người đau yếu, những người bị áp bức và người nghèo. Vì họ nhận ra rằng họ phụ thuộc hoàn toàn vào Chúa và, dưới gánh nặng của những thử thách, họ cần được chữa lành. Chúa Giêsu không đưa ra những đòi buộc đối với những người đang phải gánh chịu các tình huống đau yếu, khổ đau và yếu đuối, nhưng trao ban cho họ lòng thương xót và sự hiện diện an ủi của Ngài. Ngài nhìn vào một nhân loại bị thương tổn với đôi mắt nhìn thấu con tim mỗi người. Cái nhìn đó không phải là một cái nhìn thờ ơ; nhưng thay vào đó, nó đón nhận mọi người trong tổng thể của họ, mỗi người trong tình trạng sức khỏe của người ấy, không loại bỏ ai, nhưng mời gọi mọi người chia sẻ trong cuộc sống của Người và trải nghiệm tình yêu dịu dàng của Người.
2. Tại sao Chúa Giêsu có những cảm xúc này? Bởi vì chính Ngài đã trở nên yếu đuối, chịu đựng những đau khổ nhân sinh và nhận được sự an ủi từ Chúa Cha. Thật vậy, chỉ những người trải nghiệm đau khổ một cách cá vị mới có thể an ủi người khác. Có rất nhiều loại đau khổ nghiêm trọng: bệnh nan y và mãn tính, các bệnh tâm lý, các tình huống cần phục hồi chức năng hoặc chăm sóc giảm đau, cơ man các dạng thức khuyết tật, những loại bệnh nhi khoa và lão khoa. Đôi khi sự ấm áp tình nhân loại thiếu vắng trong cách thức tiếp cận của chúng ta đối với những bệnh tật này. Điều cần thiết là một cách tiếp cận phù hợp với từng cá nhân các bệnh nhân, không chỉ chữa bệnh mà còn chăm sóc, theo quan điểm một sự chữa lành nhân bản tích hợp. Khi trải qua bệnh tật, các cá nhân không chỉ cảm thấy tính toàn vẹn về thể chất của họ bị đe dọa, mà cả các chiều kích quan hệ, trí tuệ, tình cảm và tinh thần của cuộc sống của họ cũng bị nguy hiểm. Vì thế, ngoài trị liệu và hỗ trợ, họ mong đợi sự chăm sóc và chú ý. Tắt một lời là tình yêu. Ở bên cạnh mỗi người bệnh, cũng có một gia đình, bản thân họ cũng phải chịu đựng và cần được hỗ trợ và an ủi.
3. Anh chị em, những ai đang yếu đau, thân mến,
Sự yếu đau của anh chị em khiến cho anh chị em trở thành những ai “vất vả mang gánh nặng nề”, trong một cách thế thật đặc biệt, và do đó thu hút ánh mắt và trái tim của Chúa Giêsu. Nơi Ngài, anh chị em sẽ tìm thấy ánh sáng để chiếu soi những khoảnh khắc đen tối nhất của anh chị em và làm sáng tỏ niềm hy vọng có thể làm dịu nỗi khổ đau của anh chị em. Ngài thúc giục anh chị em: “Hãy đến với Ta”. Nơi Ngài, anh chị em sẽ tìm thấy sức mạnh để đối diện với tất cả những lo lắng và những vấn nạn đang tấn công anh chị em trong thời khắc “đen tối” này của cơ thể và tâm hồn. Chúa Kitô đã không cho chúng ta những toa thuốc, nhưng nhờ cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Ngài, Chúa đã giải thoát chúng ta khỏi sự kìm kẹp của cái ác.
Khi phải chịu đựng bệnh tật, anh chị em chắc chắn cần một nơi để tìm thấy sự nghỉ ngơi. Giáo Hội mong muốn càng ngày càng nên giống như các “quán trọ” của người Samaritanô nhân hậu, là Chúa Kitô (x Lc 10:34), nghĩa là, Giáo Hội muốn trở thành một ngôi nhà mà anh chị em có thể gặp gỡ ân sủng của Người, được thể hiện qua sự gần gũi, chấp nhận và giúp giảm nhẹ. Trong ngôi nhà này, anh chị em có thể gặp được những người, đã được chữa lành sự yếu đuối của họ bằng lòng thương xót của Chúa, sẽ giúp anh chị em chịu đựng thập giá của mình và làm cho sự đau khổ của anh chị em có thể mang đến cho anh chị em một viễn cảnh mới. Anh chị em sẽ có thể nhìn xa hơn căn bệnh của mình, hướng đến một chân trời lớn hơn trong ánh sáng mới và sức mạnh mới cho cuộc sống của anh chị em.
Một vai trò quan trọng trong nỗ lực cung cấp sự nghỉ ngơi và đổi mới cho anh chị em yếu đau của chúng ta được phụ trách bởi các nhân viên y tế: các bác sĩ, y tá, chuyên gia y tế và hành chính, các trợ lý và tình nguyện viên. Nhờ chuyên môn của họ, họ có thể khiến bệnh nhân cảm thấy sự hiện diện của Chúa Kitô, Đấng an ủi và chăm sóc người bệnh, và chữa lành mọi thương tổn. Tuy nhiên, họ cũng là những người nam nữ với những yếu đuối và thậm chí là cả bệnh tật nữa. Họ chứng tỏ cho thấy đúng là “một khi chúng ta nhận được sự yên ủi của Chúa Kitô, chúng ta được mời gọi đến lượt mình trở thành niềm ủi an cho anh chị em của chúng ta, với một thái độ ngoan ngoãn và khiêm tốn khi bắt chước Thầy mình” (Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, ngày 06 tháng 7, 2014 ).
4. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thân mến,
Chúng ta hãy luôn nhớ rằng các phương pháp điều trị chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị, nghiên cứu, chăm sóc và phục hồi chức năng luôn nhằm để phục vụ cho người bệnh; thực sự là danh từ “người” phải được ưu tiên hơn so với tính từ “bệnh”. Trong công việc của anh chị em, cầu xin cho anh chị em luôn cố gắng đề cao phẩm giá và cuộc sống của mỗi người, và từ chối bất kỳ sự thỏa hiệp nào theo hướng an tử, hỗ trợ tự tử hoặc bóp nghẹt cuộc sống, ngay cả trong trường hợp bệnh nan y.
Khi phải đối mặt với những hạn chế và thậm chí thất bại của y khoa trước các trường hợp lâm sàng ngày càng có vấn đề và những chẩn đoán ảm đạm, anh chị em được kêu gọi mở lòng ra với chiều kích siêu việt của nghề nghiệp là điều cho thấy ý nghĩa tối thượng của nó. Chúng ta hãy nhớ rằng mạng sống là thánh thiêng và thuộc về Thiên Chúa; do đó, mạng sống là bất khả xâm phạm và không ai có thể giành quyền tự do định đoạt theo ý mình (x. Donum Vitae – Tông huấn Hồng Ân Sự Sống, 5; Evangelium Vitae – Thông điệp Tin Mừng Sự Sống, 29-53). Cuộc sống phải được chào đón, bảo vệ, tôn trọng và phục vụ từ đầu đến cuối: cả lý trí nhân loại thường tình và niềm tin nơi Thiên Chúa, Đấng là tác giả của sự sống, đều đòi hỏi điều này. Trong một số trường hợp, việc phản đối trên cơ sở lương tâm trở thành một quyết định cần thiết nếu anh chị em nhất quán với tiếng “vâng” của anh chị em với sự sống và với con người nhân bản. Khả năng chuyên nghiệp của anh chị em, được nâng đỡ bởi đức ái Kitô giáo, sẽ là sự phục vụ tốt nhất anh chị em có thể trao ra để bảo vệ quyền con người chân thật nhất, là quyền được sống. Khi anh chị em không còn có thể chữa trị, anh chị em vẫn có thể chăm sóc và chữa lành, thông qua các cử chỉ và các thủ thuật mang lại sự thoải mái và nhẹ nhõm cho người bệnh.
Đáng buồn là trong một số bối cảnh chiến tranh và xung đột bạo lực, cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe lẫn các cơ sở tiếp nhận và hỗ trợ người bệnh cũng bị tấn công. Ở một số khu vực cũng xảy ra trường hợp các nhà lãnh đạo chính trị cố gắng thao túng việc chăm sóc y tế vì lợi ích riêng của mình, do đó, hạn chế quyền tự chủ hợp pháp của ngành y. Tuy nhiên, việc tấn công những người cống hiến hết mình cho sự phục vụ những thành viên đau khổ trong xã hội như thế không phục vụ thiện ích của ai cả.
5. Vào Ngày Quốc Tế Bệnh nhân thứ XXVIII này, tôi nghĩ đến nhiều anh chị em của chúng ta trên khắp thế giới không được tiếp cận chăm sóc y tế vì sống trong nghèo đói. Vì lý do này, tôi kêu gọi các tổ chức chăm sóc sức khỏe và các nhà lãnh đạo chính phủ trên toàn thế giới đừng lơ là với công bằng xã hội vì một thiên kiến đối với các mối quan tâm tài chính. Tôi hy vọng rằng, bằng cách liên kết các nguyên tắc liên đới và trợ giúp, các nỗ lực sẽ được thực hiện một cách phối hợp nhằm bảo đảm mọi người đều có quyền truy cập vào các phương pháp điều trị thích hợp cho việc chăm sóc và phục hồi sức khỏe. Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người tình nguyện phục vụ những người bệnh, thường là để bù đắp những thiếu sót về cơ chế, đồng thời phản ánh hình ảnh của Chúa Kitô, Đấng là người Samaritanô nhân hậu, qua những hành động yêu thương và gần gũi của họ.
Tôi giao phó tất cả những người đang chịu gánh nặng bệnh tật, cùng với các gia đình và tất cả nhân viên chăm sóc sức khỏe cho Đức Trinh Nữ Maria, Đấng là Sức khỏe của Bệnh Nhân. Tôi bảo đảm nhớ đến anh chị em trong những lời cầu nguyện của tôi, và tôi ưu ái ban Phép Lành Tòa Thánh cho anh chị em.
Từ Vatican, ngày 3 tháng Giêng năm 2020,
Lễ nhớ Danh Cực Thánh Chúa Giêsu
+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Source:Holy See Press OfficeMessaggio del Santo Padre per la XXVIII Giornata Mondiale del Malato (11 febbraio 2020), 03.01.2020
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II giải thích về tương quan của hai ngày lễ này như sau: Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân là một cố gắng để tái khám phá “quan hệ sâu sắc” giữa Đức Mẹ và những người đau yếu.
“Điều đáng nói là có một sự liên kết gần gũi giữa Đức Mẹ Lộ Đức và thế giới những người đau khổ và yếu đau. Trong đền thánh vươn lên bên cạnh hang đá Massabielle, những bệnh nhân luôn là những người được ưu tiên và theo giòng thời gian, Lộ Đức đã trở nên một cứ điểm thật sự của đời sống và hy vọng. Nguồn suối phun lên từ lòng đất, mà Đức Mẹ đã mời Bernadette uống, mang đến sức mạnh của Thần Khí Chúa Kitô, là điều chữa lành con người hoàn toàn và mang đến cho con người sự sống muôn đời”.
Theo ý hướng đó, ngày Chúa Nhật 11 tháng 2 tới đây, Giáo Hội trên toàn thế giới sẽ cử hàng Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân.
Trong sứ điệp nhân ngày này, được công bố vào hôm 3 tháng Giêng, 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô viết:
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11:28)
Anh chị em thân mến,
1. Những lời của Chúa Giêsu, “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11:28) chỉ ra con đường mầu nhiệm của ân sủng được mạc khải cho những người đơn sơ và mang lại sức mạnh mới cho những ai chán chường và mệt mỏi. Những lời này của Chúa Kitô thể hiện sự liên đới của Con Người với tất cả những ai bị tổn thương và đau khổ. Biết bao nhiêu người đau khổ cả về thể xác lẫn tâm hồn! Chúa Giêsu kêu gọi mọi người đến gần với Ngài - “ Hãy đến với Ta!” - và Ngài hứa ban cho họ sự thoải mái và nghỉ ngơi. “Khi Chúa Giêsu nói điều này, trước mặt Ngài là những người Ngài gặp gỡ hàng ngày trên đường phố Galilê: rất nhiều những người đơn sơ, người nghèo, người bệnh, những người tội lỗi, những người bị gạt ra ngoài lề bởi gánh nặng của luật pháp và hệ thống xã hội áp bức... Những người này luôn theo Ngài để nghe lời Ngài, là những lời mang lại hy vọng! Lời của Chúa Giêsu luôn mang lại hy vọng! “ (Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, ngày 06 tháng 7, 2014).
Vào Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân XXVIII này, Chúa Giêsu nhắc lại những lời này cho những người đau yếu, những người bị áp bức và người nghèo. Vì họ nhận ra rằng họ phụ thuộc hoàn toàn vào Chúa và, dưới gánh nặng của những thử thách, họ cần được chữa lành. Chúa Giêsu không đưa ra những đòi buộc đối với những người đang phải gánh chịu các tình huống đau yếu, khổ đau và yếu đuối, nhưng trao ban cho họ lòng thương xót và sự hiện diện an ủi của Ngài. Ngài nhìn vào một nhân loại bị thương tổn với đôi mắt nhìn thấu con tim mỗi người. Cái nhìn đó không phải là một cái nhìn thờ ơ; nhưng thay vào đó, nó đón nhận mọi người trong tổng thể của họ, mỗi người trong tình trạng sức khỏe của người ấy, không loại bỏ ai, nhưng mời gọi mọi người chia sẻ trong cuộc sống của Người và trải nghiệm tình yêu dịu dàng của Người.
2. Tại sao Chúa Giêsu có những cảm xúc này? Bởi vì chính Ngài đã trở nên yếu đuối, chịu đựng những đau khổ nhân sinh và nhận được sự an ủi từ Chúa Cha. Thật vậy, chỉ những người trải nghiệm đau khổ một cách cá vị mới có thể an ủi người khác. Có rất nhiều loại đau khổ nghiêm trọng: bệnh nan y và mãn tính, các bệnh tâm lý, các tình huống cần phục hồi chức năng hoặc chăm sóc giảm đau, cơ man các dạng thức khuyết tật, những loại bệnh nhi khoa và lão khoa. Đôi khi sự ấm áp tình nhân loại thiếu vắng trong cách thức tiếp cận của chúng ta đối với những bệnh tật này. Điều cần thiết là một cách tiếp cận phù hợp với từng cá nhân các bệnh nhân, không chỉ chữa bệnh mà còn chăm sóc, theo quan điểm một sự chữa lành nhân bản tích hợp. Khi trải qua bệnh tật, các cá nhân không chỉ cảm thấy tính toàn vẹn về thể chất của họ bị đe dọa, mà cả các chiều kích quan hệ, trí tuệ, tình cảm và tinh thần của cuộc sống của họ cũng bị nguy hiểm. Vì thế, ngoài trị liệu và hỗ trợ, họ mong đợi sự chăm sóc và chú ý. Tắt một lời là tình yêu. Ở bên cạnh mỗi người bệnh, cũng có một gia đình, bản thân họ cũng phải chịu đựng và cần được hỗ trợ và an ủi.
3. Anh chị em, những ai đang yếu đau, thân mến,
Sự yếu đau của anh chị em khiến cho anh chị em trở thành những ai “vất vả mang gánh nặng nề”, trong một cách thế thật đặc biệt, và do đó thu hút ánh mắt và trái tim của Chúa Giêsu. Nơi Ngài, anh chị em sẽ tìm thấy ánh sáng để chiếu soi những khoảnh khắc đen tối nhất của anh chị em và làm sáng tỏ niềm hy vọng có thể làm dịu nỗi khổ đau của anh chị em. Ngài thúc giục anh chị em: “Hãy đến với Ta”. Nơi Ngài, anh chị em sẽ tìm thấy sức mạnh để đối diện với tất cả những lo lắng và những vấn nạn đang tấn công anh chị em trong thời khắc “đen tối” này của cơ thể và tâm hồn. Chúa Kitô đã không cho chúng ta những toa thuốc, nhưng nhờ cuộc thương khó, cái chết và sự phục sinh của Ngài, Chúa đã giải thoát chúng ta khỏi sự kìm kẹp của cái ác.
Khi phải chịu đựng bệnh tật, anh chị em chắc chắn cần một nơi để tìm thấy sự nghỉ ngơi. Giáo Hội mong muốn càng ngày càng nên giống như các “quán trọ” của người Samaritanô nhân hậu, là Chúa Kitô (x Lc 10:34), nghĩa là, Giáo Hội muốn trở thành một ngôi nhà mà anh chị em có thể gặp gỡ ân sủng của Người, được thể hiện qua sự gần gũi, chấp nhận và giúp giảm nhẹ. Trong ngôi nhà này, anh chị em có thể gặp được những người, đã được chữa lành sự yếu đuối của họ bằng lòng thương xót của Chúa, sẽ giúp anh chị em chịu đựng thập giá của mình và làm cho sự đau khổ của anh chị em có thể mang đến cho anh chị em một viễn cảnh mới. Anh chị em sẽ có thể nhìn xa hơn căn bệnh của mình, hướng đến một chân trời lớn hơn trong ánh sáng mới và sức mạnh mới cho cuộc sống của anh chị em.
Một vai trò quan trọng trong nỗ lực cung cấp sự nghỉ ngơi và đổi mới cho anh chị em yếu đau của chúng ta được phụ trách bởi các nhân viên y tế: các bác sĩ, y tá, chuyên gia y tế và hành chính, các trợ lý và tình nguyện viên. Nhờ chuyên môn của họ, họ có thể khiến bệnh nhân cảm thấy sự hiện diện của Chúa Kitô, Đấng an ủi và chăm sóc người bệnh, và chữa lành mọi thương tổn. Tuy nhiên, họ cũng là những người nam nữ với những yếu đuối và thậm chí là cả bệnh tật nữa. Họ chứng tỏ cho thấy đúng là “một khi chúng ta nhận được sự yên ủi của Chúa Kitô, chúng ta được mời gọi đến lượt mình trở thành niềm ủi an cho anh chị em của chúng ta, với một thái độ ngoan ngoãn và khiêm tốn khi bắt chước Thầy mình” (Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, ngày 06 tháng 7, 2014 ).
4. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thân mến,
Chúng ta hãy luôn nhớ rằng các phương pháp điều trị chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị, nghiên cứu, chăm sóc và phục hồi chức năng luôn nhằm để phục vụ cho người bệnh; thực sự là danh từ “người” phải được ưu tiên hơn so với tính từ “bệnh”. Trong công việc của anh chị em, cầu xin cho anh chị em luôn cố gắng đề cao phẩm giá và cuộc sống của mỗi người, và từ chối bất kỳ sự thỏa hiệp nào theo hướng an tử, hỗ trợ tự tử hoặc bóp nghẹt cuộc sống, ngay cả trong trường hợp bệnh nan y.
Khi phải đối mặt với những hạn chế và thậm chí thất bại của y khoa trước các trường hợp lâm sàng ngày càng có vấn đề và những chẩn đoán ảm đạm, anh chị em được kêu gọi mở lòng ra với chiều kích siêu việt của nghề nghiệp là điều cho thấy ý nghĩa tối thượng của nó. Chúng ta hãy nhớ rằng mạng sống là thánh thiêng và thuộc về Thiên Chúa; do đó, mạng sống là bất khả xâm phạm và không ai có thể giành quyền tự do định đoạt theo ý mình (x. Donum Vitae – Tông huấn Hồng Ân Sự Sống, 5; Evangelium Vitae – Thông điệp Tin Mừng Sự Sống, 29-53). Cuộc sống phải được chào đón, bảo vệ, tôn trọng và phục vụ từ đầu đến cuối: cả lý trí nhân loại thường tình và niềm tin nơi Thiên Chúa, Đấng là tác giả của sự sống, đều đòi hỏi điều này. Trong một số trường hợp, việc phản đối trên cơ sở lương tâm trở thành một quyết định cần thiết nếu anh chị em nhất quán với tiếng “vâng” của anh chị em với sự sống và với con người nhân bản. Khả năng chuyên nghiệp của anh chị em, được nâng đỡ bởi đức ái Kitô giáo, sẽ là sự phục vụ tốt nhất anh chị em có thể trao ra để bảo vệ quyền con người chân thật nhất, là quyền được sống. Khi anh chị em không còn có thể chữa trị, anh chị em vẫn có thể chăm sóc và chữa lành, thông qua các cử chỉ và các thủ thuật mang lại sự thoải mái và nhẹ nhõm cho người bệnh.
Đáng buồn là trong một số bối cảnh chiến tranh và xung đột bạo lực, cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe lẫn các cơ sở tiếp nhận và hỗ trợ người bệnh cũng bị tấn công. Ở một số khu vực cũng xảy ra trường hợp các nhà lãnh đạo chính trị cố gắng thao túng việc chăm sóc y tế vì lợi ích riêng của mình, do đó, hạn chế quyền tự chủ hợp pháp của ngành y. Tuy nhiên, việc tấn công những người cống hiến hết mình cho sự phục vụ những thành viên đau khổ trong xã hội như thế không phục vụ thiện ích của ai cả.
5. Vào Ngày Quốc Tế Bệnh nhân thứ XXVIII này, tôi nghĩ đến nhiều anh chị em của chúng ta trên khắp thế giới không được tiếp cận chăm sóc y tế vì sống trong nghèo đói. Vì lý do này, tôi kêu gọi các tổ chức chăm sóc sức khỏe và các nhà lãnh đạo chính phủ trên toàn thế giới đừng lơ là với công bằng xã hội vì một thiên kiến đối với các mối quan tâm tài chính. Tôi hy vọng rằng, bằng cách liên kết các nguyên tắc liên đới và trợ giúp, các nỗ lực sẽ được thực hiện một cách phối hợp nhằm bảo đảm mọi người đều có quyền truy cập vào các phương pháp điều trị thích hợp cho việc chăm sóc và phục hồi sức khỏe. Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người tình nguyện phục vụ những người bệnh, thường là để bù đắp những thiếu sót về cơ chế, đồng thời phản ánh hình ảnh của Chúa Kitô, Đấng là người Samaritanô nhân hậu, qua những hành động yêu thương và gần gũi của họ.
Tôi giao phó tất cả những người đang chịu gánh nặng bệnh tật, cùng với các gia đình và tất cả nhân viên chăm sóc sức khỏe cho Đức Trinh Nữ Maria, Đấng là Sức khỏe của Bệnh Nhân. Tôi bảo đảm nhớ đến anh chị em trong những lời cầu nguyện của tôi, và tôi ưu ái ban Phép Lành Tòa Thánh cho anh chị em.
Từ Vatican, ngày 3 tháng Giêng năm 2020,
Lễ nhớ Danh Cực Thánh Chúa Giêsu
+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô
Source:Holy See Press Office
Đền Thánh Loreto và lịch sử diệu kỳ của ngôi đền này
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:55 04/01/2020
Cố nhiên, đối với các khách hành hương đến từ phương xa, lễ Vọng Giáng Sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Lễ Giáng Sinh tại quảng trường Thánh Phêrô và sau đó tham dự buổi đọc thông điệp Urbi et Orbi và nhận phép lành kèm theo ơn Toàn Xá của Đức Giáo Hoàng hầu như là lựa chọn chắc chắn của nhiều người.
Tuy nhiên, đối với người dân Ý, họ còn có một địa điểm hành hương được ưa chuộng thứ hai trong mùa Giáng Sinh là Đền Thánh Loreto, cách Rôma 280 km về phía Đông Bắc. Tại đây có nhà thánh Loreto, theo truyền thống chính là ngôi nhà ở Nagiarét, nơi Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ. Ngôi nhà ấy đã được các Thiên Thần di chuyển từ Palestine về địa điểm mới này.
Đúng nửa đêm ngày 24 tháng 12 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Fabio Dal Cin, là đại diện Đức Giáo Hoàng tại Đền Thánh Loreto đã cử hành thánh lễ với sự tham dự của đông đảo anh chị em giáo dân và các kinh sĩ của Đền Thờ.
Nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ
Đền thánh Đức Mẹ Loreto là một trong các trung tâm Thánh Mẫu được tôn sùng và thu hút đông đảo các tín hữu nhất trên khắp thế giới. Và đúng như vậy, vì theo truyền thống, theo các chứng từ của các vị Giáo Hoàng và các Thánh, đây là nơi căn nhà của Đức Mẹ ở Nagiarét khi xưa đã được các Thiên thần dời về đây.
Nhà Thánh nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ được coi là nơi “sáng tạo mới” - tức là ơn cứu chuộc của chúng ta – đã bắt đầu. Trong nhiều thế kỷ qua, mọi người từ khắp nơi trên thế giới đã đến đền thờ này để cầu nguyện và tìm kiếm sự cầu bầu của Đức Mẹ. Hàng ngàn phép lạ được ghi nhận là do Đức Mẹ ban ơn cho các tín hữu kính viếng đền thánh này.
Truyền thống tôn kính và lịch sử của Nhà Thánh, nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ, đã có từ thời các thánh Tông đồ. Từ những ngày đầu tiên của Kitô giáo, Nhà Thánh đã là nơi tấp nập các khách hành hương, và một hang đá được xây ngay bên cạnh Nhà Thánh. Năm 313, Đại đế Constantine đã xây một Vương cung thánh đường lớn bao trùm Nhà thánh Nagiarét và hang đá. Vào khoảng năm 1090, quân Hồi Giáo xâm chiếm Thánh địa, cướp bóc và phá hủy nhiều đền thờ linh thiêng đối với các Kitô hữu. Một trong số đó là Vương cung thánh đường ở Nagiarét, nhưng Nhà thánh và hang đá vẫn còn nguyên.
Khi thánh Phanxicô Assisi đến thăm Thánh Địa (1219-1220), ngài từng cầu nguyện nhiều lần tại Nhà Thánh này. Thánh Louis thứ Chín, Vua nước Pháp, cũng đã đến thăm và rước lễ trong đền thờ này khi ngài lãnh đạo một cuộc thập tự chinh để giải phóng Thánh địa khỏi tay quân Hồi Giáo. Một nhà thờ khác được xây dựng trên nền ngôi nhà thờ cũ trong thế kỷ 12 để bảo vệ Nhà Thánh. Vương cung thánh đường thứ hai này cũng bị phá hủy sau đó khi quân Hồi Giáo đánh bại quân thập tự chinh vào năm 1263. Một lần nữa, Nhà Thánh thoát khỏi sự hủy diệt và vẫn còn nguyên vẹn dưới đống đổ nát của Vương cung thánh đường. Cuối cùng, vào năm 1291, quân thập tự chinh đã bị đánh đuổi hoàn toàn khỏi Thánh địa và chính tại thời điểm này trong lịch sử, Nhà Thánh biến mất khỏi Palestine và xuất hiện ở một nơi ngày nay chúng ta gọi là Croatia, và một ngôi đền lớn nhất được xây dựng ở đó để bao bọc Nhà Thánh, gọi là đền Đức Mẹ Trsat (tiếng Ý gọi là Tersatto).
Nhà Thánh tại Tersatto
Truyền thống cho chúng ta biết rằng vào ngày 10 tháng 5 năm 1291, Nhà Thánh Nagiarét đã được các Thiên thần dỡ khỏi nền móng ở Nagiarét và đưa băng qua Địa Trung Hải từ Palestine đến một ngọn đồi của làng Dalmatia thuộc thị trấn nhỏ Tersatto.
Cha sở nhà thờ Thánh George, tại Tersatto, là cha Alexander Georgevich, đã rất kinh ngạc trước sự hiện diện bất ngờ của một nhà thờ nhỏ và cầu nguyện xin được soi sáng. Những lời cầu nguyện của ngài đã được trả lời khi Đức Trinh Nữ xuất hiện với ngài trong giấc ngủ và nói với ngài rằng đây thực sự là Nhà thánh Nagiarét, nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ và đã được đưa đến đây nhờ quyền năng của Thiên Chúa. Để xác nhận những gì Mẹ nói với ngài, ngài tức khắc được phục hồi sức khỏe, khỏi hẳn những căn bệnh mà ngài đã phải chịu đựng trong nhiều năm qua. Anh chị em giáo dân được khích lệ đến hành hương tại đây và nhiều người nhận được các ơn lạ.
Nhà Thánh tại Loreto
Năm 1294, khi quân Hồi Giáo tiến chiếm Albania và có khả năng sẽ phạm thánh, ngôi nhà đột nhiên biến mất khỏi Tersatto. Một số người chăn chiên quả quyết đã nhìn thấy vào ngày 10 tháng Mười Hai năm 1294, Nhà Thánh được các Thiên thần nâng lên lơ lửng trên không, băng qua biển Adriatic và đến một khu rừng cách thành phố Recanati của Ý 6.5km. Tin tức lan truyền nhanh chóng và hàng ngàn người đến xem ngôi nhà nhỏ giống như một nhà thờ. Ngôi nhà trở thành nơi hành hương và nhiều phép lạ đã diễn ra ở đó. Nhưng kẻ cướp từ khu vực rừng cây gần đó bắt đầu làm khổ những người hành hương, vì vậy Nhà Thánh được đưa đến một nơi an toàn hơn cách đó không xa. Nhưng ở nơi này cũng không xong vì hai anh em sở hữu mảnh đất đang tranh cãi nhau. Ngôi nhà đã được chuyển đến địa điểm hiện nay. Hai anh em nhà nọ trở nên hòa thuận với nhau ngay khi Nhà Thánh định cư ở vị trí cuối cùng. Thật là lạ lùng, bất cứ nơi nào Nhà Thánh đáp xuống, ngôi nhà đều nằm vững chãi một cách kỳ diệu trên mặt đất, mặc dù không có nền móng gì cả.
Đứng trước những phép lạ tuôn đổ trên những người hành hương, giáo quyền và người dân muốn biết chắc chắn đây có phải là Nhà Thánh ở Nagiarét không. Vì thế họ đã gửi một phái đoàn gồm 16 người đàn ông đến Tersatto và sau đó đến Nagiarét để xác định chắc chắn nguồn gốc của Nhà Thánh. Mười sáu người đàn ông, tất cả đều là các công dân đáng tin cậy, đã mang theo các số đo và chi tiết đầy đủ của Nhà Thánh, và sau vài tháng trở lại với báo cáo rằng theo ý kiến của họ, Nhà Thánh này đã thực sự đến từ Nagiarét.
Phản ứng của các vị Giáo Hoàng
Trong nhiều thế kỷ, nhiều vị Giáo Hoàng đã công nhận tính xác thực của Nhà Thánh và các phép lạ được cho là nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ khi các tín hữu hành hương đến đây. Sự sùng kính của các vị Giáo Hội đối với Nhà Thánh được thể hiện qua vô số các ân xá được trao cho những người đến thăm Nhà Thánh. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XII là vị Giáo Hoàng đầu tiên ban các ân xá, sau đó đến Đức Giáo Hoàng Urbanô VI. Ngài đã ban ân xá cho các tín hữu hành hương đến đây vào ngày lễ mừng sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria. Các Đức Giáo Hoàng Boniface IX và Martin V cũng ban nhiều ân xá. Một bảng liệt kê danh sách các vị Giáo Hoàng ban ân xá cho các tín hữu hành hương trong nhiều thế kỷ qua đã thể hiện xác tín của các ngài về tính xác thực của Nhà Thánh tại Đền Thờ Loreto.
Kinh cầu Đức Bà Loreto
Kinh cầu Đức Bà mà chúng ta thường đọc còn được gọi là Kinh cầu Đức Bà Loreto vì đây là nơi xuất phát kinh cầu này vào năm 1558, và sau đó được Đức Giáo Hoàng Xittô V phê duyệt và truyền công bố trong toàn thể Giáo Hội vào năm 1587. Đó là một trong 5 kinh cầu được chính thức phê duyệt dùng trong toàn thể Giáo Hội.
Các vị Thánh đã từng hành hương đền thờ Nhà thánh Loreto
Bất cứ nơi nào có đền thờ Đức Mẹ đích thực hiện ra, bạn có thể chắc chắn sẽ có nhiều phép lạ. Điều này đặc biệt đúng tại Nhà Thánh, nơi đã có rất nhiều người được chữa khỏi không thể giải thích được về mặt Y khoa. Trên thực tế, ít nhất ba vị Giáo Hoàng đã được chữa khỏi một cách kỳ diệu tại đền thờ Nhà thánh Loreto.
Hơn hai ngàn người đã được Giáo hội phong thánh, phong chân phước hoặc tôn kính đã đến thăm Nhà Thánh. Thánh Têrêxa thành Lisieux, Thánh Anphongsô Liguori, Thánh Frances Cabrini, Hồng Y Newman, Thánh John Neumann và Thánh Phanxicô đệ Salê đều đã viếng thăm Nhà Thánh.
Thánh Phanxicô Assisi vào những năm đầu của thế kỷ 13 đã thành lập một tu viện tại Sirolo, phía bắc Recanati. Trước sự hoang mang của một nhóm các tu sĩ, Thánh Phanxicô đã tiên báo trước rằng trước khi kết thúc thế kỷ đó, một thánh đường sẽ được xây dựng gần đó, nơi nổi tiếng hơn Rôma hoặc Giêrusalem và các tín hữu từ khắp nơi trên thế giới sẽ đến hành hương Thánh địa này. Lời tiên tri này đã được chứng minh là đúng khi Nhà Thánh Loreto đến vào ngày 10 tháng 12 năm 1294.
Vào ngày 4 tháng 10 năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã đến thăm Đền thờ nhân kỷ niệm 50 năm chuyến viếng thăm Đức Gioan 23. Trong chuyến viếng thăm này, Đức Bênêđíctô chính thức phó dâng Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới và Năm Đức tin cho Đức Mẹ Loreto.
Tuy nhiên, đối với người dân Ý, họ còn có một địa điểm hành hương được ưa chuộng thứ hai trong mùa Giáng Sinh là Đền Thánh Loreto, cách Rôma 280 km về phía Đông Bắc. Tại đây có nhà thánh Loreto, theo truyền thống chính là ngôi nhà ở Nagiarét, nơi Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ. Ngôi nhà ấy đã được các Thiên Thần di chuyển từ Palestine về địa điểm mới này.
Đúng nửa đêm ngày 24 tháng 12 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục Fabio Dal Cin, là đại diện Đức Giáo Hoàng tại Đền Thánh Loreto đã cử hành thánh lễ với sự tham dự của đông đảo anh chị em giáo dân và các kinh sĩ của Đền Thờ.
Nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ
Đền thánh Đức Mẹ Loreto là một trong các trung tâm Thánh Mẫu được tôn sùng và thu hút đông đảo các tín hữu nhất trên khắp thế giới. Và đúng như vậy, vì theo truyền thống, theo các chứng từ của các vị Giáo Hoàng và các Thánh, đây là nơi căn nhà của Đức Mẹ ở Nagiarét khi xưa đã được các Thiên thần dời về đây.
Nhà Thánh nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ được coi là nơi “sáng tạo mới” - tức là ơn cứu chuộc của chúng ta – đã bắt đầu. Trong nhiều thế kỷ qua, mọi người từ khắp nơi trên thế giới đã đến đền thờ này để cầu nguyện và tìm kiếm sự cầu bầu của Đức Mẹ. Hàng ngàn phép lạ được ghi nhận là do Đức Mẹ ban ơn cho các tín hữu kính viếng đền thánh này.
Truyền thống tôn kính và lịch sử của Nhà Thánh, nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ, đã có từ thời các thánh Tông đồ. Từ những ngày đầu tiên của Kitô giáo, Nhà Thánh đã là nơi tấp nập các khách hành hương, và một hang đá được xây ngay bên cạnh Nhà Thánh. Năm 313, Đại đế Constantine đã xây một Vương cung thánh đường lớn bao trùm Nhà thánh Nagiarét và hang đá. Vào khoảng năm 1090, quân Hồi Giáo xâm chiếm Thánh địa, cướp bóc và phá hủy nhiều đền thờ linh thiêng đối với các Kitô hữu. Một trong số đó là Vương cung thánh đường ở Nagiarét, nhưng Nhà thánh và hang đá vẫn còn nguyên.
Khi thánh Phanxicô Assisi đến thăm Thánh Địa (1219-1220), ngài từng cầu nguyện nhiều lần tại Nhà Thánh này. Thánh Louis thứ Chín, Vua nước Pháp, cũng đã đến thăm và rước lễ trong đền thờ này khi ngài lãnh đạo một cuộc thập tự chinh để giải phóng Thánh địa khỏi tay quân Hồi Giáo. Một nhà thờ khác được xây dựng trên nền ngôi nhà thờ cũ trong thế kỷ 12 để bảo vệ Nhà Thánh. Vương cung thánh đường thứ hai này cũng bị phá hủy sau đó khi quân Hồi Giáo đánh bại quân thập tự chinh vào năm 1263. Một lần nữa, Nhà Thánh thoát khỏi sự hủy diệt và vẫn còn nguyên vẹn dưới đống đổ nát của Vương cung thánh đường. Cuối cùng, vào năm 1291, quân thập tự chinh đã bị đánh đuổi hoàn toàn khỏi Thánh địa và chính tại thời điểm này trong lịch sử, Nhà Thánh biến mất khỏi Palestine và xuất hiện ở một nơi ngày nay chúng ta gọi là Croatia, và một ngôi đền lớn nhất được xây dựng ở đó để bao bọc Nhà Thánh, gọi là đền Đức Mẹ Trsat (tiếng Ý gọi là Tersatto).
Nhà Thánh tại Tersatto
Truyền thống cho chúng ta biết rằng vào ngày 10 tháng 5 năm 1291, Nhà Thánh Nagiarét đã được các Thiên thần dỡ khỏi nền móng ở Nagiarét và đưa băng qua Địa Trung Hải từ Palestine đến một ngọn đồi của làng Dalmatia thuộc thị trấn nhỏ Tersatto.
Cha sở nhà thờ Thánh George, tại Tersatto, là cha Alexander Georgevich, đã rất kinh ngạc trước sự hiện diện bất ngờ của một nhà thờ nhỏ và cầu nguyện xin được soi sáng. Những lời cầu nguyện của ngài đã được trả lời khi Đức Trinh Nữ xuất hiện với ngài trong giấc ngủ và nói với ngài rằng đây thực sự là Nhà thánh Nagiarét, nơi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ và đã được đưa đến đây nhờ quyền năng của Thiên Chúa. Để xác nhận những gì Mẹ nói với ngài, ngài tức khắc được phục hồi sức khỏe, khỏi hẳn những căn bệnh mà ngài đã phải chịu đựng trong nhiều năm qua. Anh chị em giáo dân được khích lệ đến hành hương tại đây và nhiều người nhận được các ơn lạ.
Nhà Thánh tại Loreto
Năm 1294, khi quân Hồi Giáo tiến chiếm Albania và có khả năng sẽ phạm thánh, ngôi nhà đột nhiên biến mất khỏi Tersatto. Một số người chăn chiên quả quyết đã nhìn thấy vào ngày 10 tháng Mười Hai năm 1294, Nhà Thánh được các Thiên thần nâng lên lơ lửng trên không, băng qua biển Adriatic và đến một khu rừng cách thành phố Recanati của Ý 6.5km. Tin tức lan truyền nhanh chóng và hàng ngàn người đến xem ngôi nhà nhỏ giống như một nhà thờ. Ngôi nhà trở thành nơi hành hương và nhiều phép lạ đã diễn ra ở đó. Nhưng kẻ cướp từ khu vực rừng cây gần đó bắt đầu làm khổ những người hành hương, vì vậy Nhà Thánh được đưa đến một nơi an toàn hơn cách đó không xa. Nhưng ở nơi này cũng không xong vì hai anh em sở hữu mảnh đất đang tranh cãi nhau. Ngôi nhà đã được chuyển đến địa điểm hiện nay. Hai anh em nhà nọ trở nên hòa thuận với nhau ngay khi Nhà Thánh định cư ở vị trí cuối cùng. Thật là lạ lùng, bất cứ nơi nào Nhà Thánh đáp xuống, ngôi nhà đều nằm vững chãi một cách kỳ diệu trên mặt đất, mặc dù không có nền móng gì cả.
Đứng trước những phép lạ tuôn đổ trên những người hành hương, giáo quyền và người dân muốn biết chắc chắn đây có phải là Nhà Thánh ở Nagiarét không. Vì thế họ đã gửi một phái đoàn gồm 16 người đàn ông đến Tersatto và sau đó đến Nagiarét để xác định chắc chắn nguồn gốc của Nhà Thánh. Mười sáu người đàn ông, tất cả đều là các công dân đáng tin cậy, đã mang theo các số đo và chi tiết đầy đủ của Nhà Thánh, và sau vài tháng trở lại với báo cáo rằng theo ý kiến của họ, Nhà Thánh này đã thực sự đến từ Nagiarét.
Phản ứng của các vị Giáo Hoàng
Trong nhiều thế kỷ, nhiều vị Giáo Hoàng đã công nhận tính xác thực của Nhà Thánh và các phép lạ được cho là nhờ lời cầu bầu của Đức Mẹ khi các tín hữu hành hương đến đây. Sự sùng kính của các vị Giáo Hội đối với Nhà Thánh được thể hiện qua vô số các ân xá được trao cho những người đến thăm Nhà Thánh. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XII là vị Giáo Hoàng đầu tiên ban các ân xá, sau đó đến Đức Giáo Hoàng Urbanô VI. Ngài đã ban ân xá cho các tín hữu hành hương đến đây vào ngày lễ mừng sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria. Các Đức Giáo Hoàng Boniface IX và Martin V cũng ban nhiều ân xá. Một bảng liệt kê danh sách các vị Giáo Hoàng ban ân xá cho các tín hữu hành hương trong nhiều thế kỷ qua đã thể hiện xác tín của các ngài về tính xác thực của Nhà Thánh tại Đền Thờ Loreto.
Kinh cầu Đức Bà Loreto
Kinh cầu Đức Bà mà chúng ta thường đọc còn được gọi là Kinh cầu Đức Bà Loreto vì đây là nơi xuất phát kinh cầu này vào năm 1558, và sau đó được Đức Giáo Hoàng Xittô V phê duyệt và truyền công bố trong toàn thể Giáo Hội vào năm 1587. Đó là một trong 5 kinh cầu được chính thức phê duyệt dùng trong toàn thể Giáo Hội.
Các vị Thánh đã từng hành hương đền thờ Nhà thánh Loreto
Bất cứ nơi nào có đền thờ Đức Mẹ đích thực hiện ra, bạn có thể chắc chắn sẽ có nhiều phép lạ. Điều này đặc biệt đúng tại Nhà Thánh, nơi đã có rất nhiều người được chữa khỏi không thể giải thích được về mặt Y khoa. Trên thực tế, ít nhất ba vị Giáo Hoàng đã được chữa khỏi một cách kỳ diệu tại đền thờ Nhà thánh Loreto.
Hơn hai ngàn người đã được Giáo hội phong thánh, phong chân phước hoặc tôn kính đã đến thăm Nhà Thánh. Thánh Têrêxa thành Lisieux, Thánh Anphongsô Liguori, Thánh Frances Cabrini, Hồng Y Newman, Thánh John Neumann và Thánh Phanxicô đệ Salê đều đã viếng thăm Nhà Thánh.
Thánh Phanxicô Assisi vào những năm đầu của thế kỷ 13 đã thành lập một tu viện tại Sirolo, phía bắc Recanati. Trước sự hoang mang của một nhóm các tu sĩ, Thánh Phanxicô đã tiên báo trước rằng trước khi kết thúc thế kỷ đó, một thánh đường sẽ được xây dựng gần đó, nơi nổi tiếng hơn Rôma hoặc Giêrusalem và các tín hữu từ khắp nơi trên thế giới sẽ đến hành hương Thánh địa này. Lời tiên tri này đã được chứng minh là đúng khi Nhà Thánh Loreto đến vào ngày 10 tháng 12 năm 1294.
Vào ngày 4 tháng 10 năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã đến thăm Đền thờ nhân kỷ niệm 50 năm chuyến viếng thăm Đức Gioan 23. Trong chuyến viếng thăm này, Đức Bênêđíctô chính thức phó dâng Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới và Năm Đức tin cho Đức Mẹ Loreto.