Ngày 05-01-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Hiển Linh 6/1/2019 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
01:42 05/01/2019
Bài Ðọc I: Is 60, 1-6

"Vinh quang Chúa xuất hiện trên ngươi".

Trích sách Tiên tri Isaia.

Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi.

Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi.

Hãy ngước mắt lên chung quanh, và hãy nhìn coi: tất cả những người đó đang tập họp, đang tìm đến với ngươi; các con trai của ngươi tự đàng xa đi tới, và các con gái ngươi đứng dậy từ khắp bên hông.

Bấy giờ ngươi sẽ nhìn coi, và ngươi trở nên rực rỡ, tim ngươi sẽ rạo rực và sẽ phồng lên. Bởi vì những kho tàng bể khơi tuôn đến với ngươi, nguồn phú túc của chư dân sẽ tới tay ngươi. Những con lạc đà tràn ngập vây phủ lấy ngươi, những lạc đà một bướu tự xứ Mađian và Epha; tất cả những ai từ Saba đi tới, đem theo vàng và nhũ hương, và họ sẽ tuyên rao lời ca ngợi Chúa.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 71, 2. 7-8. 10-11a. 12-13

Ðáp: Lạy Chúa, mọi dân tộc trên địa cầu đều thờ lạy Chúa

Xướng: Lạy Chúa, xin ban quyền xét đoán khôn ngoan cho đức vua, và ban sự công chính cho hoàng tử, để người đoán xét dân Chúa cách công minh, và phân xử người nghèo khó cách chính trực.

Xướng: Sự công chính và nền hoà bình viên mãn sẽ triển nở trong triều đại người, cho đến khi mặt trăng không còn chiếu sáng. Và người sẽ thống trị từ biển nọ đến biển kia, từ sông cái đến tận cùng trái đất.

Xướng: Vì người sẽ giải thoát kẻ nghèo khó khỏi tay kẻ quyền thế, và sẽ cứu người bất hạnh không ai giúp đỡ. Người sẽ thương xót kẻ yếu đuối và người thiếu thốn, và cứu thoát mạng sống kẻ cùng khổ.

Xướng: Chúc tụng danh người đến muôn đời, danh người còn tồn tại lâu dài như mặt trời. Vì người, các chi họ đất hứa sẽ được chúc phúc, và các dân nước sẽ ca ngợi người.

Bài Ðọc II: Ep 3, 2-3a. 5-6

"Bây giờ được tỏ ra rằng các dân ngoại được đồng thừa tự lời hứa".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

Anh em thân mến, (chắc) anh em đã nghe biết rằng: Thiên Chúa đã ban cho tôi việc phân phát ân sủng cho anh em, là theo ơn mạc khải cho tôi biết, tôi đã được thấu hiểu mầu nhiệm mà con cái loài người các thế hệ khác không được biết, nhưng nay đã mạc khải cho các thánh Tông đồ của Người, và cho các vị Tiên tri, nhờ Thánh Thần. Và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể và đồng thông phần với lời hứa của Người trong Chúa Giêsu Kitô.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Mt 2, 2

Alleluia, alleluia! - Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đã đến để triều bái Người. - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 2, 1-12

"Chúng tôi từ phương Ðông đến thờ lạy Ðức Vua".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi Chúa Giêsu sinh hạ tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, trong đời vua Hêrôđê, có mấy nhà đạo sĩ từ Ðông phương tìm đến Giê-rusalem. Các ông nói: "Vua người Do-thái mới sinh ra hiện đang ở đâu? Chúng tôi đã nhận thấy ngôi sao của Người ở Ðông phương, và chúng tôi đến để triều bái Người". Nghe nói thế, vua Hêrôđê bối rối, và tất cả Giêrusalem cùng với nhà vua. Vua đã triệu tập tất cả các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân, và hỏi họ cho biết nơi mà Ðức Kitô sinh hạ. Họ tâu nhà vua rằng: "Tại Bêlem thuộc xứ Giuđa, vì đó là lời do Ðấng Tiên tri đã chép: Cả ngươi nữa, hỡi Bêlem, đất Giuđa, không lẽ gì ngươi bé nhỏ hơn hết trong các thành trì của Giuđa, vì tự nơi ngươi sẽ xuất hiện một thủ lãnh, Người đó sẽ chăn nuôi Israel dân tộc của Ta".

Bấy giờ Hêrôđê ngầm triệu tập mấy nhà đạo sĩ tới, cặn kẽ hỏi han họ về thời giờ ngôi sao đã hiện ra. Rồi vua đã phái họ đi Bêlem và dặn rằng: "Các khanh hãy đi điều tra cẩn thận về Hài Nhi, rồi khi đã gặp thấy, hãy báo tin lại cho Trẫm, để cả Trẫm cũng đến triều bái Người". Nghe nhà vua nói, họ lên đường. Và kìa ngôi sao họ xem thấy ở Ðông phương, lại đi trước họ, mãi cho tới nơi và đậu lại trên chỗ Hài Nhi ở. Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng. Và khi tiến vào nhà, họ đã gặp thấy Hài Nhi và Bà Maria Mẹ Người, và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người. Rồi, mở kho tàng ra, họ đã dâng tiến Người lễ vật: vàng, nhũ hương và mộc dược. Và khi nhận được lời mộng báo đừng trở lại với Hêrôđê, họ đã qua đường khác trở về xứ sở mình.

Ðó là lời Chúa.
 
Món quà của các đạo sĩ
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
12:36 05/01/2019
Hôm nay có khá nhiều đề tài để chọn, để xây dựng bài giảng, riêng tôi, xin lấy lại đề tài ”món quà của các đạo sĩ,” xét dưới một góc cạnh của nó : sự bất ngờ.

I. Nhà văn Mỹ William Sydney Porter, chuyên viết chuyện ngắn sống vào giữa thế kỷ 20, với bút hiệu O. Henry, được độc giả nhớ đặc biệt là do ông luôn luôn kết thúc các câu chuyện của ông bằng cách gây ngạc nhiên hứng thú. Một trong những câu chuyện nổi tiếng của ông lấy tựa đề từ ý nghĩa của lễ Ba Vua hôm nay. Câu chuyện đó nhan đề “Món quà của vị đạo sĩ”. Tivi Việt Nam có phát hình vở kịch tương tự. Câu chuyện nói về một cặp vợ chồng trẻ tên Jim và Dela. Họ nghèo tiền nhưng rất giàu tình đối với nhau.

Giáng sinh sắp tới, nàng Dela tự hỏi phải làm quà Giáng Sinh cho Jim bằng món gì đây. Nàng muốn tặng chàng cái gì đó, nhưng nàng không có đủ tiền để mua. Vì thế nàng nẩy sinh một sáng kiến. Nàng có một bộ tóc dài rất đẹp (vì dùng dầu gội Clear !). Nàng quyết định cắt ngắn bộ tóc của nàng và đem bán để mua cho Jim sợi giây đồng hồ, để chàng treo nơi cổ, thay vì cứ nhét túi quần

Về đến nhà, mở cửa và thấy Jim đang đợi nàng. Trong tay chàng có một cái hộp gói lại thật đẹp đựng món quà chàng mua cho nàng. Khi Jim nhìn thấy mái tóc ngắn của Dela, chàng ngạc nhiên. Nhưng chàng không nói gì cả. Chàng cố cầm những giọt lệ của mình và tặng nàng chiếc hộp. Mở hộp ra, nàng Dela không thể tin vào mắt mình được. Trong hộp có một bộ lược kẹp rất đẹp để nàng chải mái tóc thướt tha của nàng. Và khi Jim mở món quà nàng tặng, trong hộp có một sợi giây đồng hồ rất đẹp dùng cho chiếc đồng hồ mạ vàng của chàng. Chỉ lúc đó Dela mới nhận ra rằng Jim đã bán chiếc đồng hồ để mua cho nàng những cái kẹp quý, cái lược sang để nàng chải tóc.

Món quà thường là một bất ngờ. Vì thế người ta thường gói kín quà để tạo hứng thú bất ngờ khi mở. Nhưng hai bất ngờ trùng ý, nhiều khi trở thành trật đường. lược kẹp hết công dụng với mái tóc ngắn, chờ năm sau mọc dài, nhưng dây treo đồng hồ thì vô dụng, vì không còn máy đếm thời gian để móc nó vào.

Cách đây hơn 20 năm, có một cô người Úc, quen một cậu người Anh. Hai người hai phương trời cách biệt. Ngày kia, muốn tạo niềm vui bất ngờ cho chàng, nên nàng mua vé bay từ Úc tới Luân Đôn, nước Anh, để gặp chàng. Cũng ngày đó, vì muốn tạo bất ngờ thú vị cho nàng, chàng cũng đáp chuyến bay từ Anh qua Úc để gặp nàng. Thế là 2 bất ngờ trùng ý, hai người không gặp nhau.

Ta không hiểu rõ tại sao O. Henry lại đề tựa cho câu chuyện lược kẹp tóc và dây đồng hồ là “Món quà của nhà Đạo Sĩ” mà không là “món quà giáng sinh,” hoặc “món quà hết tình.” Có lẽ vì tính “rất bất ngờ” của nó.

-Các Ðạo Sĩ đi tìm là tìm vị “vua” mới sinh. Vì thế chắc là họ đi tìm ngai vàng. Ba đạo sĩ với vàng trên tay làm quà tặng đi tìm ngai vàng, thì bất ngờ chỉ gặp một hang đá, cũng có vàng nhưng là cỏ vàng (úa)

-Đạo sĩ đến với Thiên Chúa toàn năng, với quà là nhũ hương dâng tiến, bất ngờ chỉ là một Hài Nhi yếu ớt mong manh.

-Quà tặng một dược càng bất ngờ hơn. Ngày một trẻ sơ sinh bước vào cõi sống, thì lại dâng một dược nhắc đến tử thần, chỉ khéo đến ngày chết của bé mới sinh chưa kịp ăn thôi nôi đầy tháng.

II. Vậy đối với ta, cái bất ngờ của quà tặng ta dâng Chúa Hài Nhi là gì ?

1- Chắc chắn chẳng phải là vàng nhũ hương, một dược, vì đã có ba vị xưa dâng. Có cái gì bất ngờ ta dâng Chúa đây. Hãy nương theo thánh Giêrôm :

Một đêm giáng sinh nọ, Thánh Giêrônimô đang quỳ bên máng cỏ để suy niệm về mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người thì bỗng Chúa Hài Đồng hiện ra trong vầng sáng chói loà. Ngài hỏi thánh nhân :

- Giêrônimô, con có gì làm quà cho Ta trong ngày Ta giáng sinh không ?

- Lạy Chúa Hài Đồng, thánh nhân đáp, con xin dâng Chúa trái tim của con.

- Được lắm, nhưng còn gì khác nữa không ?

- Lạy Chúa, con xin dâng Chúa tất cả những gì con có và tất cả những gì con có thể có

- Con còn điều gì khác nữa không ?

- Con có điều gì khác để dâng Chúa nữa đâu. Thánh nhân khẩn khoản thưa.

Chúa Hài Đồng bảo :

- Này Giêrônimô, hãy dâng cho ta cả những tội lỗi của con nữa.

- Ô lạy Chúa, thánh nhân hốt hoảng hỏi lại, làm sao con dâng cho Chúa tội lỗi của con được ?

- Được chứ ! Ta muốn con dâng cho Ta tội lỗi của con để Ta có thể tha thứ cho con. Đó là điều Ta rất mong đợi.

Nghe thế, thánh nhân bật khóc vì sung sướng. (Trích "Món quà giáng sinh")

Vậy ta thử dâng lên Chúa nước mắt và lòng sám hối tội lỗi của ta, chắc hẳn là món quà bất ngờ Chúa đang đợi ta, bởi Ngài đến kêu gọi những người tội lỗi. Nếu ta không dâng tội lỗi cho Ngài, mà cứ giữ lấy trong mình, làm sao Ngài gánh tội ta được, làm sao Ngài chu toàn được công tác : Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng gánh tội trần gian…

2- Và “tha thứ” có lẽ là món quà Chúa thích. Nếu ta đang thù ai, hãy bất ngờ tha cho họ. Không phải 7 lần mà 70 lần 7. Tuy tha đi tha lại, nhưng lúc nào cũng là một bất ngờ, vì bạn có thể không tha. Gương nổi bật về tha thứ có lẽ thuộc về Goretti.

Goretti 13 tuổi bị giết bằng nhiều nhát dao của Alexandro Serenelli. Mẹ Goretti, bà Assunta tay run lên nói với con: nếu con chết, mẹ sẽ tự tay giết tên sát nhân đó. Đáp lại, Goretti nói :

“Mẹ hãy nói với Alexandro con tha cho chàng, con đợi chàng trên nước Thiên đàng”

Ta còn dâng món quà gì bất ngờ lên Chúa ?

3- Nếu ta không có gì dâng Chúa, ta có dám dâng Ngài như chàng Phi Châu này không ? Có một thanh niên Châu Phi thấy mọi người dâng lễ vật bằng trái dừa xim, bằng gạo mì, và cá khô... Rồi họ ca hát múa nhảy xung quanh. Còn mình nghèo quá chả có gì để hiến dâng, nên anh ta bất ngờ đã nhảy đại vào giữa các của lễ và xin dâng mạng sống mình cho Chúa sử dụng !

4- Bất ngờ khác sẽ không phải là món quà, mà là con đường đi của món quà. Nó gián tiếp mà thành trực tiếp. Hoặc nói theo kiểu toán học : Chúa thích vẽ đường thẳng bằng những nét cong. Ta không dâng quà lên Chúa, mà lại là chính Chúa trực tiếp nhận. Ai làm cho kẻ bé mọn nhất là làm cho chính Ta. Thánh Martino cắt vạt áo choàng tặng kẻ rét, tối tới thấy Chúa Giêsu mặc miếng áo choàng đó đến cám ơn Martino.

5- Bất ngờ nữa là : không phải ta tặng quà cho Chúa, mà chính Chúa là quà tặng cho ta. Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta, một Người Con đã chào đời. Ngài là quà tặng của Thiên Chúa cho nhân loại. (Gioan 3,16)

Hãy tìm những quà tặng bất ngờ dâng lên Chúa.

LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Diễn biến lịch sử: Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô ban cấp Tomos cho Ukraine
Đặng Tự Do
02:24 05/01/2019
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và Chủ tịch Quốc Hội Andriy Parubiy đã đến Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để tham dự nghi thức ký kết và ban cấp quyền tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine diễn ra trong hai ngày 5 và 6 tháng Giêng.

Thông cáo báo chí của quốc hội Ukraine cho biết:

“Vào ngày 5 tháng Giêng, các thành viên của phái đoàn chính phủ Ukraine sẽ tham dự lễ ký kết Tomos do Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô chủ sự và nghi thức cầu nguyện tại Nhà thờ Chính tòa Thánh George của Tòa Thượng Phụ Constantinope. Sau khi kết thúc các thủ tục ký kết Tomos, sẽ có diễn từ của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, Đức Thượng Phụ Epiphaniy của Kiev và Toàn Ukraine, và Tổng thống Petro Poroshenko.”

Nghi lễ ký kết Tomos được truyền hình trực tiếp từ Istanbul về Ukraine vào lúc 10g30 sáng theo giờ địa phương Kiev.

Cũng trong ngày 5 tháng Giêng, Chủ tịch Quốc hội Parubiy, và Tổng thống Poroshenko sẽ có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan. Hai vị được tường thuật là sẽ nhân dịp này cám ơn chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã không chiều theo các yêu cầu của Nga muốn Thổ Nhĩ Kỳ gây áp lực lên Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô nhằm cản trở việc ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine.

Thông cáo báo chí của quốc hội Ukraine cho biết tiếp như sau:

“Vào ngày 6 tháng Giêng, Tổng thống Petro Poroshenko, Chủ tịch Quốc Hội Andriy Parubiy và các thành viên của phái đoàn sẽ tham gia vào nghi thức trao Tomos trong Phụng vụ Thánh do Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và Đức Thượng Phụ Epiphaniy. Phái đoàn Ukraine cũng sẽ tham dự nghi thức làm phép nước tại vịnh Golden Horn.”

Sau nghi thức này, Chính Thống Giáo Ukraine tân lập trở thành một Giáo Hội độc lập và ngang hàng với 14 Giáo Hội Chính Thống Giáo trên thế giới.

Toàn bộ các nghi thức lịch sử trong ngày 6 tháng Giêng được truyền hình trực tiếp về Kiev lúc 8:30 sáng.

Trong nghi thức làm phép nước tại vịnh Golden Horn, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô sẽ ném một thánh giá xuống vịnh và các tay bơi sẽ đua nhau giành lấy thánh giá.

Sau nghi thức này các thành viên trong phái đoàn đến viếng thăm lăng mộ của ông Volodymyr Vasilievich Mursky. Ông sinh ngày 10 tháng 11, 1888 và qua đời ngày 19 tháng 7 năm 1935 tại Istanbul. Mursky là một ký giả, một nhà văn và là một chính trị gia cổ súy độc lập cho Ukraine và chiến đấu chống ách xâm lược Liên Sô.

Ông qua đời tại Istanbul trong khi giữ vai trò đại diện cho chính phủ lưu vong Ukraine.

Mursky là người Công Giáo nên được chôn cất tại nghĩa trang Công Giáo của tổng giáo phận Istanbul.


Source: International News President Poroshenko, Parliament Speaker Parubiy to participate in ceremony of Tomos delivery
 
Hàng triệu phụ nữ nối tay dọc theo đường cao tốc tại Kerala để kết thành “bức tường phụ nữ” vào ngày đầu năm 2019.
LM Nguyễn Tất Thắng, O.P.
10:35 05/01/2019
Vào lúc 3 giờ chiều ngày đầu năm 2019, cô giáo Rakhee Madhavan 39 tuổi sống tại Kochi thuộc bang Kerala phía nam Ấn độ, đã quyết định bắt đầu năm 2019 bằng việc làm một điều ý nghĩa. Cô về thăm thị trấn của cô tại Mullukkara cách xa 60 dặm trong dịp nghỉ lễ. Cô lên xe bus chở đầy phụ nữ. Một giờ sau, cô trở một người trong nhóm phụ nữ tụ tập lớn nhất vì mục tiêu bình đẳng giới tại Ấn Độ.

Họ gọi biến cố này là “vanitha mathil” (bức tường phụ nữ) theo ngôn ngữ địa phương Malayalam. Chính phủ ước định có khoảng 3 triệu 50 ngàn đến 5 triệu phụ nữ đã xếp hàng dọc theo đường cao tốc 66, một đoạn đường dài chạy dọc theo bờ biển phía tây của đất nước. "Bức tường" dài 385 dặm. Các nhà tổ chức cho biết đó là một chuỗi liên tục từ đầu này đến đầu kia, nhưng một số nhà phê bình cho rằng có những khoảng trống. Bang Kerala có diện tích bằng nước Thụy Sĩ với 35 triệu dân.

Cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch để tạo nhận thức về bình đẳng giới - và phản đối lệnh tôn giáo ngăn cấm phụ nữ trong độ tuổi kinh nguyệt vào một trong những ngôi đền thiêng liêng Hindu của đất nước, ngay cả sau khi Tòa án Tối cao ra phán quyết ủng hộ họ vào ngày 28 tháng 9 năm 2018. Cuộc biểu tình được tài trợ bởi một số tổ chức phụ nữ độc lập và bởi các đảng chính trị ở Kerala. Tình nguyện viên từ hơn 176 tổ chức chính trị xã hội đã hợp tác với chính quyền Kerala để làm cho sự kiện này xảy ra. Nó đã được thảo luận trong nhiều tuần trên các kênh tin tức và trên phương tiện truyền thông xã hội. Tin tức lan truyền trong các thị trấn nhỏ và các vùng nông thôn thông qua truyền miệng. Vào ngày đầu năm, các nhà tổ chức đã sắp xếp xe buýt riêng để chở phụ nữ đến các điểm dọc theo đường cao tốc. Giao thông vận tải dường như là một trong những chi phí chính. Vào lúc 3.30, các người tổ chức giúp phụ nữ tìm chỗ dọc theo đường cao tốc. Vào lúc 4 giờ, họ được kêu gọi nối tay và cam kết cho bình đẳng. Họ giữ tư thế nào trong 15 phút.

Đối với cô Madhavan, cũng như nhiều phụ nữ khác tham gia, động cơ không phải là vấn đề chính trị hay tôn giáo mà là vấn đề cá nhân muốn vượt khỏi lệnh cấm của đền thờ.Cô Madhavan nói: "Tôi đã nghe rất nhiều phụ nữ lớn tuổi nói rằng họ không trong sạch khi họ đang thời kinh nguyệt và điều đó thật đáng lo ngại." "Tôi không muốn những cô gái trẻ ấn tượng mà tôi dạy bị thấm nhuần cùng một thông điệp. Tôi muốn trở thành một phần của điều này bởi vì tôi tin rằng đã đến lúc nhận thức và thay đổi." Khi cô Madhavan đăng tải những bức ảnh phản đối trên trang Facebook của mình, cô nói rằng nó đã khởi xướng rất nhiều sự quan tâm và gây ra các cuộc thảo luận về bình đẳng giới giữa các học sinh của cô.

Đối với Madhavan, bạo lực đã gây đau khổ nhưng không làm giảm tinh thần của cô. "Thay đổi xã hội không xảy ra trong một ngày," cô nói. "Nó cần thời gian. Nhưng với những bước nhỏ này, chúng tôi đã giúp thế hệ tiếp theo dễ dàng nắm lấy nó hơn. Bằng cách này, bức tường phụ nữ đánh dấu một bình minh mới cho nữ quyền ở Ấn Độ."

(Nguồn www.npr.org)

 
Lần đầu tiên New York Times phê phán não trạng ngừa thai và nhiều phương pháp IUD khác
Vũ Văn An
17:51 05/01/2019
Theo Cha Matthew P. Schneider, LC, một bài báo trên tờ New York Times khá tiêu cực đối với việc ngừa thai. Dĩ nhiên, họ không thấy nan đề nội tại của nó cho bằng khía cạnh gọi là ưu sinh (eugenic) nghĩa là khi xã hội sử dụng ngừa thai như một thang thuốc ngừa ngèo đói. Thứ não tạng này đang đẩy việc sử dụng IUD (intra uterine device=dụng cụ đặt bên trong tử cung) về phía các phu nữ nghèo.



Việc sử dụng phổ biến IUD

Tờ New York Times bắt đầu bằng các sự kiện.

Trong thập niên qua, ngày càng có nhiều phụ nữ bắt đầu sử dụng các phương pháp ngừa thai có tác dụng lâu dài, những phương pháp có thể đảo ngược được (reversible) như dụng cụ đặt trong tử cung và cấy ghép. Những phương pháp ngừa thai này rất hữu hiệu trong việc ngăn ngừa thai nghén nhưng trước đây không có sẵn một cách rộng rãi vì chi phí cao và thiếu kiến thức nơi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Nhưng đến đoạn thứ hai của bài báo, họ đã đi vào vấn đề:

Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu, những người ủng hộ và các nhà hoạch định chính sách đã không rao bán việc xuất hiện của chúng chỉ vì đây là một chiến thắng cho sức khỏe của phụ nữ. Họ cho rằng IUD và các cấy ghép có thể là một phương tiện mới và mạnh mẽ để chống lại nghèo đói. Loại ngôn ngữ này nên gióng lên hồi chuông cảnh báo vì ý tưởng hạn chế khả năng sinh sản của phụ nữ có thể chữa các căn bệnh của xã hội có một lịch sử lâu dài, đáng xấu hổ ở Hoa Kỳ.

Mở rộng IUD Tương tự như triệt sản cưỡng bức

Các tác giả bài báo giải thích qua loa về lịch sử của các chương trình triệt sản cưỡng bức, rồi liên hệ các điều này với tình hình hiện nay:
Ngày nay, ý tưởng lâu đời cho rằng sinh sản phải nhận lỗi vì các nan đề xã hội này đã tái xuất hiện trong sự hào hứng hiện nay xung quanh biện pháp tránh thai có hiệu quả lâu dài và có thể đảo ngược được.

Chúng ta có thể thấy tiếng vang của quan điểm này trong cách một số chính trị gia tranh luận cho việc mở rộng quyền được kiểm soát sinh đẻ như một phương thế để giải quyết tình trạng nghèo khổ liên thế hệ. Chúng ta có thể thấy điều đó trong các ưu tiên của các nhà tài trợ từ thiện và trên các phương tiện truyền thông đối với lời hứa kiểm soát sinh đẻ có hiệu quả lâu dài trên các tiêu đề như “liệu IUD có thể ngăn ngừa nghèo đói, tiết kiệm hàng tỷ mỹ kim cho người đóng thuế hay không?”

Cổ vũ IUD và cấy ghép chắc chắn ít hấp dẫn hơn so với ưu sinh học do nhà nước tài trợ. Nhưng cổ vũ chúng từ góc độ giảm nghèo vẫn nhắm mục tiêu sinh sản của một số phụ nữ nhất định dựa trên cái hiểu biết đơn giản hóa và có vấn đề về nguyên nhân của các căn bệnh xã hội [...]

Chúng ta cũng có những lo ngại về việc nhấn mạnh đến kiểm soát sinh đẻ như một phương thế giảm nghèo này sẽ diễn ra như thế nào ở các trạm y tế. Chủ trương về lợi ích về xã hội của việc gia tăng sử dụng IUD và cấy ghép có thể góp phần cho các lập luận cho rằng các phương pháp này là phương pháp tốt nhất cho mọi người và thành công của chương trình nên được đánh giá bằng số lượng IUD và cấy ghép mà nhà cung cấp đã thực hiện. Việc này, ngược lại, có thể có lợi cho các nhà cung cấp vốn làm ngơ các sở thích của các phụ nữ cá thể khi nói đến việc kiểm soát sinh đẻ: chẳng hạn như nên áp dụng áp lực tinh tế đối với việc sử dụng biện pháp ngừa thai có hiệu quả lâu dài, hay chống lại yêu cầu loại bỏ IUD và cấy ghép.

Tờ New York Times thậm chí còn lưu ý: thái độ này đã có tác động tiêu cực như thế nào đối với các cộng đồng thiểu số.

Với những thành kiến như trên và lịch sử cưỡng bức lâu đời, không có gì lạ khi nghiên cứu đã thấy rằng hơn 40% phụ nữ da đen và gốc Latinh nghĩ rằng chính phủ khuyến khích kiểm soát sinh đẻ để hạn chế việc sinh con nơi các cộng đồng da màu. Không nên gạt bỏ các niềm tin này như những lý thuyết có âm mưu mà phải công nhận chúng như các phản ứng có thể hiểu được đối với các kinh nghiệm sống.
Bạn đọc có thể đọc phần còn lại trên tờ New York Times: chỉ cần ghi nhận rằng các tác giả rõ ràng vẫn ủng hộ biện pháp tránh thai trong các trường hợp khác.

Quan điểm của một linh mục

Là một linh mục, Cha Schneider không ủng hộ việc dùng IUD. Tuy nhiên, cha từng nghe nhiều câu chuyện về các phụ nữ cảm thấy bị buộc phải sử dụng IUD. Một phụ nữ kể lại với ngài: chị cảm thấy bác sĩ đã thúc đẩy chị đặt một IUD như thế nào lúc chị vẫn còn nằm trong phòng đẻ sau khi sinh con. Hầu hết các cuộc trò chuyện này xẩy ra bằng tiếng Tây Ban Nha, đủ cho thấy một chút ý niệm về vấn đề kinh tế xã hội.

Đức Phaolô VI từng dự đoán việc sử dụng biện pháp tránh thai để kiểm soát dân số như vậy vào năm 1968.

Cần xem xét cẩn thận về sự nguy hiểm của quyền lực này được truyền vào tay của những cơ quan công quyền, rất ít quan tâm đến các giới luật của luật luân lý. Ai sẽ đổ lỗi cho một chính phủ, trong khi cố gắng giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến toàn bộ đất nước, phải sử dụng cùng các biện pháp tương tự như các biện pháp được cặp vợ chồng coi là hợp pháp trong viêc giải quyết một khó khăn đặc thù của gia đình? Ai sẽ ngăn cản các cơ quan công quyền khỏi ủng hộ các phương pháp ngừa thai mà họ cho là hữu hiệu hơn? Nếu coi điều này là cần thiết, có lẽ họ còn có thể áp đặt việc sử dụng chúng lên mọi người. Do đó, điều có thể xảy ra là khi người ta, dù là cá nhân hay trong gia đình hay đời sống xã hội, gặp phải những khó khăn vốn có trong lề luật thần thiêng và quyết tâm tránh chúng, họ có thể trao cho cơ quan công quyền quyền can thiệp vào trách nhiệm bản thân và thân mật nhất của vợ chồng.

Về mặt luân lý, chúng ta không nên sử dụng kỹ thuật để áp chế người dân hoặc tái khẳng định giai cấp xã hội hoặc kinh tế. Có một vấn đề sâu sắc hơn là làm thế nào các dụng cụ ngừa thai như thế này can thiệp vào sự thân mật và thường khiến trẻ sơ sinh không thể bám vào thành tử cung. Chúng ta không nên cổ vũ việc ngừa thai để chấm dứt nghèo đói, nhưng chúng ta cũng không nên cổ vũ nó vì những lý do khác.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh Thánh Gioan mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
04:13 05/01/2019
Melbourne, Vào lúc 11 giờ sáng Thứ Bảy 05/01/2019. Tại Nhà thờ Saint Brenden, Flemington. Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Thánh Gioan đã dâng lễ đồng tế tạ ơn và mừng bổn mạng của huynh đoàn, Thánh Gioan Tông đồ.

Xem hình

Trước giờ lễ 30 phút. Huynh đoàn đã cùng với các huynh đoàn bạn trong Liên Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Victoria đã cùng nhau đọc kinh thần vụ một cách sốt sắng.

Sau khi chị trưởng ban phục vụ huynh đoàn lên giới thiệu về Huynh đoàn Thánh Gioan Tông đồ, người môn đệ Chúa thương, với muôn ơn lành qua lời cầu bầu của Thánh bổn mạng đã được Chúa thương ban cho huynh đoàn nói riêng và mọi người nói chung. Xin mọi người hợp ý cùng huynh đoàn dâng lời cùng cảm tạ ơn Chúa.

Thánh lễ đồng tế do Linh mục Nguyễn Văn Toàn OP. linh hướng của Dòng Đa Minh chủ tế, cùng với Linh mục Vũ Phước Hiến Chánh xứ Giáo xứ Saint Brenden đồng tế và Ca đoàn Đa Minh phụ trách thánh ca giúp cho buổi lễ thêm long trọng và sốt sắng.

Trong bài chia sẻ, Linh mục chủ tế đã nói nhiều về Thánh Gioan Tông đồ, vị Thánh được Chúa yêu mến, ngài đi theo Chúa và ở bên Chúa đến hơi thở cuối cùng. Và cũng là vị thánh được Chúa trối lại cho Đức Maria. Thánh Gioan Tông đồ cũng là vị thánh sử, có lỗi viết trắng đen rõ ràng, và phân biệt rõ phần tình cảm và lý trí trong phần tin mừng do Ngài viết.

Lễ mừng bổn mạng của huynh đoàn hôm nay, đặc biệt là phần tuyên hứa ba năm của đoàn viên Anna Nguyễn Hồng Tuyến trước sự chứng giám của cha linh hướng, trưởng ban phục vụ, huấn đức cùng toàn thể đoàn viên của dòng và cộng đoàn dân Chúa hiện diện.

Thánh lễ kết thúc, qua lời cám ơn của chị trưởng ban mục vụ đến quý cha, cùng các ban ngành, đoàn thể, bằng hữu, gia đình. Trong niềm vui của mọi người hiện diện, vì đây là những dịp gặp gỡ đông đủ của các đoàn viên từ các huynh đoàn trong liên huynh. Mọi đoàn viên trong Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Thánh Gioan đã lên chụp hình lưu niệm cùng quý cha đồng tế.

Một bữa tiệc nhẹ đã được tổ chức tại hội trường giáo xứ để mọi người có dịp hàn huyên, tâm sự cùng nhau.

Được biết, Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Thánh Gioan, là một trong sáu huynh đoàn thuộc Liên huynh Victoria.
 
Lời phát biểu mãn nhiệm kỳ của Chủ tịch HĐ Liên Tôn VNHK
Mục sư Nguyễn Xuân Hồng
16:10 05/01/2019
BÀI PHÁT BIỂU MÃN NHIÊM NGÀY 4-01-2019

Kính thưa quí vị trưởng thượng, quí vị lãnh đạo tôn giáo, quí vị dân cử Việt Mỹ, quí vị chức trách thuộc các cơ quan chính quyền các cấp, quí vị đại diện các đoàn thể, tổ chức, quí vị đại diện các cơ quan truyền thông báo chí cùng toàn thể đồng hương hiện diện trong buổi lễ cầu nguyện và ra mắt tân ban thường vụ HĐLT hôm nay.

Thay mặt cho HĐLTVN tại HK, chúng tôi xin chân thành hoan nghênh và cảm tạ sự hiên diện của tất cả quí vị. Điều đó nói lên tấm lòng ưu ái của quí vị đối với HĐLT cũng như tinh thần liên đới của mọi giới đối với những nỗi đau của đồng bào bị áp bức trong nước, nhất là những người thuộc các thành phần tôn giáo bị hành hung, phá hoại tài sản và tù đày vì dám nói lên sự thật trong một chế độ độc tài.

Nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả quí vị thành viên HĐLT trong hai năm qua đã ủng hộ nâng đỡ tôi trong suốt nhiệm kỳ của tôi. Thật ra, khi được cử vào HĐLT, tôi hơi bỡ ngỡ vì chưa từng sinh hoạt cũng như theo dõi các hoạt động của HĐLT. Trước kia, khi còn quản nhiệm HT ở Trung Tâm St. Anselm, tôi có tham gia sinh hoạt ít lâu với HĐLT các giáo hội Mỹ thì họ chú trọng hoạt động xã hội với những người vô gia cư, tị nạn, tù nhân, gia đình bị bạo hành, v.v. Nhưng khi vào HĐLTVN, tôi bước vào một môi trường rất khác, các sinh hoạt đều liên hệ đến cộng đồng VN ở Nam CA nói riêng và dân tộc VN nói chung. Một số người cho như vậy là làm chính trị, nhưng như tôi đã trình bày trong buổi ra mắt đầu năm 2017, những nhà vận động xã hội như Gandhi, Martin Luther King, Desmond Tutu đều qui tụ được lực lượng quần chúng đông đảo để đem lại những cải cách triệt đễ làm thay đổi bộ mặt chính trị, nhưng họ không phải là chính trị gia tìm cách lật đổ chính quyền hiện hữu để lên cầm quyền. Với quan điểm đó, tôi cảm thấy thoải mái khi đại diện cho LHMSTL Nam CA làm việc chung với quí vị tu sĩ giáo sĩ thành viên đại diện các tôn giáo Cao Đài, Công Giáo, Chính Thống Giáo, Phật Giáo và Phật Giáo Hoà Hảo trong HĐLTVN. Tôi rất cảm kích và hân hạnh được cùng làm việc với tât cả quí vị trong hai năm qua.

Trước hết tôi xin cảm ơn LM Trần Văn Kiểm, GĐ Trung Tâm Công Giáo OC, mặc dù rất bận rộn công tác, LM vẫn thường xuyên có mặt trong các cuộc họp của HĐLT. Nhờ sự giúp đỡ của LM, chúng tôi đã có thể mượn TTCG, một cơ sở khang trang với đầy đủ tiện nghi mà không một hội đoàn VN nào có được, để tổ chức những buổi lễ hội quan trọng trong thời gian qua. Cùng với LM Kiểm cũng có LM Trần Công Nghị là một thành viên rất tích cực của HĐ. LM có mặt với HĐLT lúc mới sáng lập, cũng là một guru truyền thông, giám đốc Vietcatholic website, một cơ quan truyền thông toàn cầu của Công Giáo, với hàng vạn độc giả thường xuyên theo dõi. Tất cả các hoạt động quan trọng của HĐLT đều được LM đưa lên mạng để phổ biến khắp nơi. Xin cảm ơn nhị vị Linh Mục (vỗ tay).

Một vị thành viên rất quan trọng đối với tôi là GS Nguyễn Thanh Giàu, đại diện cho GH Phật Giáo Hoà Hảo, là một trong những sáng lập viên của HĐLT từ mấy chục năm trước. Nếu gọi GS là linh hồn của HĐLT thì cũng không ngoa, vì nếu không có ông thì chưa chắc HĐLT đã có thể tồn tại cho đến ngày nay. Lịch sử HĐLT đã trải qua nhiều thăng trầm, GS Giàu luôn luôn là người chạy đôn đáo liên lạc với các giáo hội để tìm thành viên điền khuyết. Vì vậy ông quen biết rất nhiều người ở nhiều giới. Khi cùng làm việc với GS, đến sinh hoạt với các hội đoàn, nhờ ông quen biết nhiều người nên giúp tôi sớm thích nghi với hoàn cảnh. Xin cảm ơn GS Nguyễn Thanh Giàu (vỗ tay).

Tôi cũng được làm việc chung với Chánh Trị Sự Hà Vũ Băng, đầu châu đạo Cao Đài CA. HĐLT thỉnh thoảng họp tại trụ sở châu đạo và được mời dự những buổi lễ quan trọng của đạo Cao Đài, tôi nhận thấy tín hữu CĐ có tinh thần dân tộc rất cao, rất hiếu khách và phục vụ ân cần. Xin ông CTS nhận nơi tôi lơì cảm ơn cũng như xin chuyển lời cảm ơn của tôi đến các bà đã đãi chúng tôi những bữa ăn chay rất đặc sắc. (Vỗ tay)

Một thành viên đặc biệt là giáo sĩ Mai Biên quản nhiệm một nhà thờ Chính Thống giáo VN ở San Diego. Mặc dù ở rất xa, ông luôn luôn có mặt trong mọi sinh hoạt của HĐ và hăng hái góp phần vào các dịp tổ chức lễ hội. Xin hoan hô tinh thần của Gsĩ Mai Biên. (Vỗ tay)

Một thành viên quan trọng là Hoà Thượng Thích Minh Nguyện không có mặt tối nay. Hoà thượng là chủ tịch HĐLT năm 2015-16, nhưng chẳng may HT bị stroke nên phải hạn chế hoạt động. Dù vậy, Hoà Thượng vẫn cố gắng có mặt trong các sinh hoạt quan trọng của HĐLT suốt năm 2017, chỉ đến năm 2018, HT mới ngưng vì sức khỏe không cho phép. Xin cầu chúc HT sớm phục hồi thể trạng để lo việc đạo và tạo tình thương cho đời.

Tôi cũng xin thay mặt HĐLT cảm ơn MS Lê Minh quản nhiệm ThánhĐường Little Saigon đã cho HĐLT mượn trụ sở ThánhĐường làm nơi họp thường kỳ, và chiêu đãi giải khát chúng tôi. Xin cảm ơn MS và xin chuyển lời cảm ơn của chúng tôi đến các thành viên Ban Chấp Hành và Hội Thánh. (Vỗ tay)

Cuối cùng là một nhân vật quan trọng, tuy không phải là giáo phẩm đại diện giáo hội, nhưng trong vai trò Ủy viên Giao tế, với tài xã giao và quen biết lớn, ông đã giữ vai trò then chốt trong mọi tổ chức lễ lạc của HĐLT, nếu không có ông, HĐLT khó có thể tổ chức thành công những buổi lễ quan trọng. Xin một tràng pháo tay cho ông Ủy viên Giao tế Nguyễn Khanh.

Tôi cũng không quên các viên chức chính quyền và dân cử, các tổ chức hội đoàn, đã có một thái độ trọng thị đối với HĐLT trong các sinh hoạt cộng đồng, xin cảm ơn các ca đoàn, đội hầu kỳ, các ban trật tự, kỹ thuật, đã giúp cho HĐLT tổ chức mỹ mãn các buổi lễ long trọng. Đặc biệt chúng tôi ghi ơn các cơ quan truyền thông như SBTN TV, Người Việt TV, Radio Bolsa, Radio LS, báo Người Việt, Viễn Đông, và các báo đài khác đã cử phóng viên đến theo dõi các sinh hoạt quan trọng của HĐLT để thông tin cho cộng đồng. Xin chúng ta cùng hoan hô tinh thần các viên chức, các tổ chức hội đoàn và các phóng viên truyền thông.

Cuối cùng, tôi xin cảm tạ tấm lòng ưu ái của tất cả quí vị hiện diện tối nay. Xin kính chúc tân Ban Thường Vụ HĐLT gặt hái được nhiều thành quả mỹ mãn trong những năm tháng sắp đến. Mong rằng chương trình buổi lễ tối nay sẽ đem lại cho mọi người niềm cảm thông đối với cảnh ngộ của đồng bào trong nuớc và cùng cầu nguyện cho dân tộc chúng ta sớm thoát khoỉ ách độc tài để sống cuộc đời tự do trong hoà bình no ấm. Xin kính chào quí vị.
 
Quyết Nghị của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ
Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ
16:15 05/01/2019
QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ

Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ gồm các tôn giáo: Cao Đài, Công Giáo, Phật Giáo, Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo và Chính Thống Giáo.
Thành viên các tôn giáo tham dự Đại Hội thường niên của Hội Đồng vào ngày 04 tháng 01 năm 2019, tại Trung Tâm Công Giáo, thuộc Giáo Phận Orange, thành phố Santa Ana, California đồng:

NHẬN ĐỊNH

Từ khi nắm giữ quyền hành ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1945 cho tới khi chiếm đoạt toàn thể đất nước Việt Nam vào năm 1975 và trong những năm sau đó, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tìm cách lũng đoạn và kiểm soát tất cả các tôn giáo trong nước. Cụ thể, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã và đang tiếp tục thi hành những biện pháp đàn áp tôn giáo một cách tinh vi như đại diện các tôn giáo đã trình bày trong những kỳ đại hội thường niên.

Một số điểm chính như sau:
  • 1. Bắt, giam cầm, thủ tiêu các hàng lãnh đạo, giáo phẩm, tu sĩ, tín đồ có uy tín, có ảnh hưởng.
  • 2. Cấm đoán, hạn chế việc tuyển bổ, đào tạo tu sĩ.
  • 3. Hạn chế việc di chuyển, sinh hoạt của các giáo sĩ, tu sĩ.
  • 4. Đập phá, tịch thu các cơ sở tôn giáo, trường học, bệnh viện, các cơ sở xã hội.
  • 5. Hạn chế tối đa các sinh hoạt tôn giáo như thờ tự, lễ nghi, cắt xén và hạn chế phổ biến tài liệu, sách báo tôn giáo.
  • 6. Giải tán, giới hạn việc hội họp sinh hoạt của các hội đoàn tôn giáo.
  • 7. Ngăn cấm, hạn chế việc liên lạc với các giáo quyền ở ngoài nước.
  • 8. Lũng đoạn hàng ngũ các giáo hội bằng cách thành lập các giáo hội quốc doanh, giáo hội độc lập, hoặc cho người xâm nhập vào các tổ chức giáo hội để thu thập tin tức, phá hoại vơí âm mưu phân hóa giữa các giáo hội với nhau.
  • 9- Nhục mạ, phỉ báng các tôn giáo bằng các phương tiện truyền thông, sách báo, chiến dịch rỉ tai v.v. để giảm thiểu uy tín của các tôn giáo. Đặc biệt mới đây nhất, kêu mức án nặng nề cho 4 tù nhân lương tâm gồm: Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Ký giả Trương Minh Đức, Kỹ sư Phạm Văn Trội, cô Trần Thị Xuân và cà gia đình tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Bùi văn Trung, Vương Văn Thả.
Trước việc đàn áp tôn giáo trắng trợn đó của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, chúng tôi đồng thanh quyết nghị như sau:

QUYẾT NGHỊ

  • Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải trả tự do cho tất cả những hàng Giáo Phẩm, những tu sĩ, tín đồ của các tôn giáo và những nhà yêu nước đang bị giam giữ hoặc đang bị cô lập quản chế, như Mục sư Nguyễn Trung Tôn Tin Lành, Chánh Trị Sự Hứa Phi Cao Đài, Linh Mục Nguyễn Văn Lý Công Giáo, Hòa Thượng Hòa Thượng Thích Quảng Độ Phật Giáo, các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo như cha con ông Bùi Văn Trung, Nguyễn Bắc Truyển, Vương Văn Thả, Nguyễn Văn Túc và một số các tù nhân lương tâm bị kết án nặng nề như: Trần Huỳnh Duy Thức, Ký giả Trương Minh Đức, Kỹ sư Phạm Văn Trội và cô TrầnThị Xuân.
  • Hoàn trả ngay cho các tôn giáo những tài sản mà họ đã cưỡng chiếm một cách bất hợp pháp từ năm 1975 đến nay .
  • Tôn trọng tuyệt đối quyền căn bản của các tôn giáo trong việc hành giáo và truyền giáo, trong việc huấn luyện, tuyển bổ, thuyên chuyển các tu sĩ của các tôn giáo mà không phải chịu sự kiểm soát của nhà cầm quyền.
  • Hủy bỏ các đạo luật, nghị định nhằm hạn chế các sinh hoạt tôn giáo.
  • Hủy bỏ Luật An Ninh Mạng nhằm bịt miệng tiếng nói của toàn dân đấu tranh cho Tự Do-Dân Chủ-Nhân Quyền cho đất nước và Dân Tộc.
  • Ngưng ngay việc đàn áp, chụp mủ đấu tố các Linh mục và bắt giam những người Dân yêu nước biểu tình chống Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng của nhà cầm quyền cộng sãn Việt Nam.
  • Chúng tôi kêu gọi TỔNG THỐNG VÀ QUỐC HỘI HOA KỲ, TỔ CHỨC LIÊN HIỆP QUỐC, QUỐC HỘI LIÊN HIỆP ÂU CHÂU VÀ CÁC QUỐC GIA TỰ DO KHÁC TRÊN THẾ GIỚI.
  • Can thiệp trực tiếp với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, buộc họ phải ngưng tất cả các chính sách và việc đàn áp, kỳ thị tôn giáo.
  • Mở các cuộc điều tra tại chỗ về những vụ vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng đã và đang diễn ra tại Việt Nam.
  • Yêu cầu Quốc Hội và Chính Phủ Hoa Kỳ: Cứu xét việc tái xếp loại Việt Nam vào những “Quốc Gia Đặc Biệt Cần Quan Tâm” vì những vi phạm Nhân Quỳền và tự do tôn giáo trầm trọng gần đây.
  • Áp dụng những biện pháp chế tài mạnh mẽ và hữu hiệu về kinh tế và viện trợ trước những sự vi phạm như đã nêu trên.

Làm tại California ngày 04 tháng 01 năm 2019

(Đồng ký tên)

Thành Viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ
Giáo Hội Cao Đài: Chánh Trị Sự Hà Vũ Băng.
Giáo Hội Công Giáo: Linh Mục Trần Công Nghị, Linh Mục Trần Văn Kiểm, Linh Mục Mai Khải Hoàn.
Giáo Hội Phật Giáo: Hòa Thượng Thích Minh Nguyện, Hòa Thượng Thích Chơn Thành.
Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo: Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu, Ông Trang Văn Mến
Giáo Hội Tin Lành: Mục Sư Nguyễn Xuân Hồng, Mục Sư Lê Minh.
Giáo Hội Chính Thống Giáo: Giáo Sĩ Mai Biên.
 
Buổi ra mắt Tân Ban Thường Vụ HĐ Liên Tôn VNHK và Lễ Cầu nguyện cho Quê hương Tổ quốc Việt Nam
Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ
17:07 05/01/2019
CHƯƠNG TRÌNH LỄ RA MẮT TÂN BAN THƯỜNG VỤ HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN
VÀ ĐÊM THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO QUÊ HƯƠNG VIỆTNAM


Hình ảnh Buổi giới thiệu Tân Ban Thường Vụ (2019-2021) Hội Đồng Liên Tôn VN tại HK
Hình ảnh Hội Đồng Liên Tôn VN tại HK cầu nguyện cho Quê hương Việt Nam

PHẦN I: NGHI THỨC KHAI MẠC
6:00 pm – 6:30 pm: Đón tiếp quan khách, ghi tên quan khách danh dự và mời vào chỗ ngồi.
(Phụ trách: Ban tiếp tân Cao Đài & Chính Thống Giáo).
6:30 pm – 6:45 pm: Giới thiệu quan khách (Giáo Sĩ Mai Biên và Ông Nguyễn Khanh)
6:45 pm – 7:00 pm: Lễ khai mạc.
(Phụ trách: Tập Thể Chiến Sĩ VNCH (Ông Richard Bùi Đẹp)
•Một hồi chiêng trống – Phụ trách: Hội Cao Niên Công Giáo -- Ông Nguyễn Thông)
•Quốc Ca Việt Nam Cộng Hoà, •Quốc Ca Hoa Kỳ, •Phút mặc niệm
•Các ca đoàn đồng ca “Trả lại cho dân”
(Phụ trách chiếu slide show hay in phát lời nhạc & phát nhạc đệm: Ngô Thiện Đức)

PHẦN II: LỄ RA MẮT TÂN BAN THƯỜNG VỤ HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN:
7:00pm – 7:10pm: Lời Chào mừng và phát biểu mãn nhiệm của Nguyên Chủ Tịch HDLT (Mục Sư Nguyễn Xuân Hồng)
7:10 PM – 7:15 PM: Giới thiệu Tân Ban Thường Vụ 2019-2021 (LM Trần Văn Kiểm)
  • Chủ tịch Ban Thường Vụ: Giáo sư Nguyễn Thanh Giầu (Phật giáo Hòa Hảo)

  • Phó Chủ tịch Nội vụ: Giáo sĩ Mai Biên (Chính Thống Giáo)

  • Phó Chủ tịch Ngoại vụ: LM Trần Công Nghị (Công Giáo)

  • Tổng Thư ký: Chánh trị sự Hà Vũ Băng( Cao Đài Giáo)

  • Thủ Qũy: Mục sư Lê Minh (Tin Lành)

7:15 PM – 7:25 PM: Lời Phát biểu của Tân Chủ Tịch HĐLTVN-HK (Giáo Sư Nguyễn Thanh Giàu)
7:25pm – 7:40pm: Lời chúc mừng của Quan Khách
7:40pm – 7:45pm: Ban Tù Ca Xuân Điềm

PHẦN III: QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM TẠI HOA KỲ
7:45pm–7:55pm: Audio Lời phát biểu của Giám Mục Hoàng Đức Oanh.
7:55pm- 8:15pm: Công bố QUYẾT NGHỊ của HĐLTVN-HK (Chánh trị sự Hà Vũ Băng)
8:15pm – 8:25pm: Ca Đoàn Tập Thể Chiến Sĩ VNCH

PHẦN IV: THẮP NẾN & CẦU NGUYỆN CHO QUÊ HƯƠNG VIỆT NAM
8:25 PM – 8:45 PM: Nghi thức thắp nến và dâng lời cầu nguyện (LM Mai Khải Hoàn)

PHẦN V: NGHI THỨC BẾ MẠC
8:40 pm – 8:45pm: Lời cám ơn của Ban tổ chức (LM Trần Công Nghị)
8:45 pm – 9:00 pm: Các Ca Đoàn đồng ca bài “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”
9:00 pm: Kết thúc.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Công Quyền của người Việt Nam.
Bảo Giang
09:17 05/01/2019
Cách đây 100 năm, cụ Phan Chu Trinh và các nhà ái quốc Việt Nam tại Pháp là các ông Nguyễn văn Trường, Nguyễn thế Truyền, có thể có cả Nguyễn an Ninh nữa đã soạn thảo và đưa ra Bản yêu sánh gồm 8 điểm tại hội Nghị Versailles, nhằm đòi hỏi cho công quyền của người Việt như sau:

- Tổng ân xá tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị.

- Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm pháp lý như người châu Âu. Xóa bỏ hoàn toàn những tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam.

- Tự do báo chí và tự do ngôn luận.

- Tự do lập hội và hội họp.

- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương.

- Tự do học tập, thành lập các trường kĩ thuật tại tất cả các tỉnh cho người bản xứ.

- Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.

- Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ. (wiki)

*Trong khi đó: theo tác giả Trần dân Tiên ( Hồ chí Minh) [6] thì ý kiến đưa yêu cầu do ông Nguyễn (Nguyễn Ái Quốc) ám chỉ Hồ chí Minh đề ra, và luật sư Phan van Trường là người viết, lúc bấy giờ ông Nguyễn chưa viết được tiếng Pháp! (wiki). Xem ra Việt cộng hoặc Hồ chí Minh (Trần dân Tiên) còn quên một ghi chú quan trọng nữa là: “Nguyễn văn Trường là người viết thuê cho Nguyễn ái Quốc! (sic!)

Chuyện trộm cắp với tay nghề của HCM là thế và những tưởng là không ai biết đến. Khốn thay, vì hệ thống tin tức mở và đặc biệt là hệ Internet đã cho mọi người dân miền Bắc biết rằng, tác giả của “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” gửi Hội nghị Versailles năm 1919 là của một nhóm trí thức Việt Nam yêu nước, sinh sống tại Pháp. Hơn thế, cái danh xưng Nguyễn Aí Quốc là của các trí thức nổi tiếng như chí sỹ Phan Châu Trinh, luật sư Phan Văn Trường, Nguyễn thế Truyền dùng bút tự chung để viết bài tranh đấu và mở hội đoàn cho người Việt Nam ở Pháp. Hồ chí Minh, (Nguyễn tất Thành) của Việt cộng chẳng qua chỉ là một thợ vịn, là kẻ được nhờ vả vặt như đưa thơ chạy giấy tờ của nhóm này mà thôi. Đó là lý do cơ bản để ngay sau khi có dịp cướp được cái tên này nơi công cộng, Nguyễn tất Thành không bao giờ dám quay mặt lại đề gặp những vị trên nữa

Trở lại chuyện viết bản Yêu Sách. “ Mùa hè năm 1919, trong khi thế giới đang đối phó với hậu quả của chi ến tranh thế giới lần thứ nhất, ở paris Hội những người An Nam yêu nước (Association des Patriotes Annamites) cho ra mắt bản "Thỉnh nguyện thư". Sáu nghìn bản được in ra và phân phát.[2] Lãnh đạo tổ chức này là Phan châu Trinh và Phan văn Trường còn Nguyễn tất Thành với vai trò thư ký (vì không biết tiếng Pháp) cũng đóng góp đắc lực.[3](wiki). Xem ra cái chữ “thư ký” ở đây cũng là gượng ép. Bởi người thư ký phải là người có học thức để ghi chép, viết gọn lại mọi vấn đề, mọi bàn luận của tổ chức chứ!

Theo đó, qua những dòng chứng thực, xác định này cho thấy, Nguyễn tất Thành có thể có đôi ý kiến cho bản văn, nhưng tuyệt đối bản thân Y không thể là người tạo thành bản văn. Lý do, với cái học của một kẻ chưa qua lớp sáu, với thân phận một bồi bếp, Y không thể vượt mặt hay ngồi ngang hàng với những cử nhân hán học hay luật sư theo học trình Pháp khi viết những bản văn quan trọng này. Giống như một kẻ chăn trâu, chăn bò, không thể dạy một thày giáo chuyên nghiệp cách viết chữ, dùng văn!

Từ đó cho thấy, cái tên Nguyễn ái Quốc ký dưới bản văn ấy không phải là bút danh của Nguyễn tất Thành. Nhưng là bút danh khi viết báo của những nhà aí quốc Việt Nam như Phan chu Trinh, Phan văn Trường, Nguyễn thế Truyền, và có thể có cả Nguyễn an Ninh đang hoạt động tại Pháp. Riêng Nguyễn tất Thành như xác nhận ở trên, Y cũng có thể là người có đóng góp đôi ba ý kiến cho bản văn. Nhưng về mặt nổi, Y là người đại diện nhóm đưa bản văn này ra công luận. Lý do về sự hiện diện của Y tại hội nghị. Vì không ai biết mặt và tên hắn, trong khi những người như cụ Phan chu Trinh, Phan văn Trường bước đi một bước là bị mật thám Pháp theo dõi. Họ khó lòng có thể đến được Hội Nghị.

Tại sao tôi không kể Nguyễn tất Thành vào trong số những ngưòi viết bản văn đòi hỏi cho nền công lý của Việt Nam khi đó. Lý do:

1. Cá nhân.

Về khả năng học hành: Nguyễn tất Thành chưa qua lớp sáu. Tri thức của một đứa trẻ chưa qua lớp sáu thì vấn đề xã hội và lam lũ trong nghề bồi trên tàu thì dĩ nhiên, sự hiểu biết về xã hội rất hạn chế. Hơn thế, dầu có quen biết với bố của Nguyễn tất Thành, cụ Phan chu Trinh hay Phan văn Trường cũng vẫn coi Y như một kẻ thừa hành dưới tay để sai vặt, hơn là bạn đồng hành! Ấy là chưa kể đến chuyện họ (nghi ngại) khi đã biết rõ việc bố của Y là Nguyễn sinh Sắc (Huy) đã bị biếm chức quan không phải vì chống đối sự lãnh đạo thối nát của triều đình Huế, nhưng vì làm quan, có tiền uống rượu và Y đánh chết người trong lúc say rượu.

2. Về công việc :

Sự thường, một người cơm không đủ no, đêm đêm sưởi ấm bằng cục gạch (Việt cộng tuyên truyền thế) thì thực tế cũng chẳng có gì đáng để nói, hay nhắc đến. Nên khi đó, nếu Y có thể đánh máy hay là nhận đưa thơ chuyền tài liệu đi các nơi do lệnh của cụ Phan chu Trinh thì cũng là việc qúa lớn đối với Y rồi. Bởi lẽ, cũng nhờ đó mà nhiều người biết đến Y.

Theo đó, nếu Y có được sự hiểu biết, chỉ cần một phần mười trong những điều ghi trong bản văn yêu cầu kia thì Y đã không bao giờ ăn cắp bản văn rồi theo Nga, theo Tàu và cũng không bao giờ đem chế độ cộng sản đè lên trên đầu trên cổ người dân Việt từ 1945 và sau 1975 tại miền nam. Và dĩ nhiên, người Việt Nam đã không bị Y đưa vào lò đấu tố với hơn 172000 ngàn sinh mạng bị giết chết chỉ trong khoảng 1953-1956.

Nói cách khác. Cái tinh thần cộng sản là hoàn toàn trái ngược với tinh thần đòi hỏi của bản văn tám điểm trên. Theo đó, chỉ có thể giải thích rằng: Nguyễn tất Thành có lẽ đã không nông nổi, đã không cướp đoạt công lao của những nhà trí thức tranh đấu của Việt Nam tại Pháp như cụ Phan chu Trinh, Nguyễn văn Trường, Nguyễn thế Truyền khi Y được giao việc. Nhưng tập đoàn CS do Hồ chí Minh lãnh đạo sau này đã tạo cho Nguyễn tất Thành cái tội danh bỉ ổi khi cướp lấy cái tên Nguyễn ái Quốc về cho Thành. Tưởng rằng danh gía, không ngờ trở thành tội đồ thiên cổ. Bởi lẽ, bất cứ ai biết đọc, biết viết cũng đều biết cái tên Nguyễn ái Quốc không phải là tên riêng hay bút hiệu của Nguyễn tất Thành, nhưng là của người khác. Phần cá nhân Nguyễn tất Thành, sau khi cướp lấy công lao của tổ chức cũng chẳng biết làm gì nên đi theo cộng sản Pháp, rồi sang Liên Sô, hoạt động cho Liên Sô như là một cán bộ truyên truyền của tổ chức Quốc Tế cộng sản để kiếm cơm ăn. Theo đó, ta nên coi đây là cái họa đầu tiên cho người dân Việt trong cuộc tranh đấu giành Độc Lập cho xứ sở.

I. Một vài chi tiết Lịch sử liên quan đến bản văn.

1. Những con số biết nói.

a. Nguyễn Tất Thành đến Paris khoảng tháng 6/1919, trong khi hội nghị Hoà Bình đã họp từ tháng 1/1919. Hội nghị Hoà Bình, khai trương ngày 18/1/1919, mục đích xây dựng lại những quốc gia Âu Châu mới sau thế chiến

b. Hỏi: khi Bản Thỉnh nguyện hoàn tất, tại sao cụ Phan chu Trinh và Phan Văn Trường lại giao cho Nguyễn Tất Thành đem đến Versailles, mà không giao cho một người khác? Trả lời: Nguyễn Tất Thành là khuôn mặt "mới", vừa chân ướt chân ráo đến Paris, chưa bị mật thám bao vây, dễ chen ch ân vào hội nghị. Kế đến, Y là con của Nguyễn sinh Huy, người đã đậu phó bảng đồng khóa với cụ Phan. Dẫu không biết nhiều về Y, nhưng dù sao Y cũng là con của người đồng khoa. Họ tin tưởng Y, không ngờ, họ gặp kẻ có tay nghề!

c. Về điểm này, chính sách vở của Việt cộng cũng xác nhận: “Nguyễn Tất Thành, xa nước quá lâu, sống vất vả ở trên tàu, rồi biệt lập ở Luân Đôn, mới sang Pháp, không có đủ điều kiện thông tin về tình hình trong nước, lại không đủ kiến thức và Pháp văn, nên chỉ có thể giữ vai trò khiêm tốn: học Pháp văn, giữ sổ sách, tập viết mấy dòng tin tức, in và phát truyền đơn.”. Từ dó cho thấy Y không bao giờ là tác giả của bản văn nghiêm túc này.

2. Nguyễn ái Quốc thực sự là ai?

- Phan Văn Trường sang Pháp cuối 1908, dạy ở trường Sinh ngữ Đông phương và học Luật. 1912, ông lập hội Đồng Bào Thân Ái (La Fraternité des compatriotes).

- Cụ Phan Châu Trinh và con trai Phan Châu Dật, rời Sàigòn tháng 5/1911

Ngày 13/3/1914, Phan Văn Trường diễn thuyết về đề tài Les revendications indigènes (Những thỉnh nguyện của người bản xứ) tại trường Cao Đẳng Xã Hội (Ecole des Hautes Études Sociales), bài nói chuyện này là nguồn cội của bản Thỉnh nguyện của Dân tộc An Nam (Revendications du Peuple Annamite, gửi Hội nghị hoà bình thế giới ở Versailles, năm 1919.

- Từ 1916 đến 1920, Nguyễn Thế Truyền học kỹ sư ở Toulouse.

- 1918, Nguyễn An Ninh sang Pháp học luật tại Sorbonne.

- Trong khoảng tháng 5 hay tháng 6/1919, Nguyễn Tất Thành từ Luân Đôn qua Paris.

Đến đây, chúng ta có câu trả lời xác thực là: "Hội những người An Nam yêu nước đã được thành lập từ nhiều năm nay do hai nhà cách mạng chống Pháp là Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh. Đó là một nhóm hoạt động rất tích cực. Trong suốt thời kỳ chiến tranh (1914-1918), trụ sở Hội này là nơi hẹn của rất nhiều binh lính An Nam và hạ sĩ quan cùng sĩ quan có cấp bực. Từ hồi hai người trên, Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh bị bắt vì tội chống an ninh quốc gia. Từ năm 1915, tuy Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường vẫn giữ vai trò lãnh đạo hội một cách không chính thức, nhưng trong thực tế thì lại đứng tên là Nguyễn Ái Quốc." (Thu Trang, Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925, Đông Nam Á, Paris, 1983, trang 44) .

Điều này xác quyết Nguyễn ái Quốc là tên chung của những vị như Phan văn Trường, Phan chu Trinh hay Nguyễn thế Truyền và có thể cả Nguyễn an Ninh dùng để sinh hoạt chung với nhau. Phần Nguyễn tất Thành chỉ đến Pháp và hoạt động ở đây từ giữa năm 1919. Y không có liên hệ gì với nhóm trước đó.

Để làm rõ việc này, tưởng chúng ta cũng nên đọc qua các bải viết, bản văn hay đoản kịch, các truyện ngắn của nhóm như: Lời Than Vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố Varenne. Rồi vở kịch Con rồng tre, Thư gửi cô em họ, cùng với Thỉnh nguyện thư của nhân dân An Nam và rất nhiều bài trên các báo Pháp. Tất cả các bài viết này đều được ký tên Nguyễn Ái Quốc. Chỉ một cái tên đó đã thể hiện lòng yêu nước của họ. Theo đó, Nguyễn ái Quốc tuyệt đối không phải là tên, bút hiệu của Nguyễn tất Thành. Nhưng cái tệ hại của tập đoàn Việt cộng và chính Hồ chí Minh lại muốn cướp đoạt luôn cái tên Nguyễn ái Quốc về cho Hồ chí Minh.

Ngoài ra, ai cũng biết cụ Phan chu Trinh và Phan văn Trường còn lập ra Hội đồng bào thân ái (La Fraternité des compatriotes) để giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi những người thợ thuyền Việt Nam không biết viết và không nói giỏi tiếng pháp khi sống ở Pháp. Và cũng từ giai đoạn này chữ đồng bào đã được cụ Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường dùng lần đầu tiên khi đặt tên cho tổ chức này. Điều này càng chứng tỏ , danh xưng Nguyễn Ái Quốc là của họ. Bởi lẽ, đây còn là Tinh thần của dân tộc, sống theo đạo lý của người Việt luôn được thể hiện trong việc làm của hai con người vì dân vì nước này.

II. Hoạt động của Hồ chí Minh sau khi đánh cắp bản văn.

Phần Nguyễn tất Thành vì không thể học theo cái tinh thần Ái Quốc của nhị vị họ Phan, nên sau khi tự nhận bản văn là của mình, Y đã từ bỏ Pháp Quốc, sau khi gia nhập đảng cộng sản Pháp. Y sang Liên Sô và nhận lệnh đi hoạt động ở Đông Dương và Y bị bắt và bị giam ở Hồng Kông vào 1931- 1933. Có nhiều nguồn tin đáng tin cậy cho thấy Y đã chết vì bệnh lao phổi khi ra khỏi tù. Tuy nhiên, chẳng hiểu vì lý do gì, Y đã được cộng sản Tàu cho sống lại với lý lịch như sau:

“Theo hồ sơ quân bạ được quân ủy Trung Ương Trung cộng lưu trữ và vửa được công bố, Thiếu tá Hồ chí Minh tên thật là Huguang, năm 1939, 38 tuổi tùng sự tại Bát lộ quân của “quân đội nhân dân giải phóng Trung Quốc” với chi tiết như sau” “ Sơ yếu lý lịch của Huguang ( tức c/t Hồ chí Minh) tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc /thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm 1939. Hồ Quang 38 tuổi- Phụ trách điện đài - Quảng Đông - Thiếu tá - tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. (ảnh 1, ảnh 2) Nguồn: Lưu trữ Trung Quốc”. 胡光(即胡志明主席)1939年在湖南省南岳培训班的简历。 胡光—电台员---38岁----广东----少校 ----毕业于岭南大学------中学教师。会外语和国语 . ( Đã đăng trong Thiếu tá Hồ chí Minh).

Rõ ràng, phần lý lịch của Y chưa có đoạn kết. Tuy nhiên những việc làm của Y rất đáng quan ngại, nghi ngờ. Lý do:

Ai cũng biết, Hồ chí Minh, Đặng xuân Khu … mở đấu tố 1953-56 với hơn 172000 dân Việt bị giết trong mùa cải cách ruộng đất và hàng trăm ngàn người khác mất sản nghiệp vì chúng. Chuyện chưa dừng lại ở đó. Hồ chí Minh mở chiến tranh vào nam sau 20 -7- 1954. Cuộc chiến này lấy đi không dưới 3 triệu mạng sống của người dân Việt Nam, trong đó có rất nhiều đàn bà và trẻ em. Kết qủa, ngày nay sau khi bị giải phóng, trên giang sơn Việt Nam, đi đâu cũng bắt gặp những hàng chữ Tàu và những nơi làm việc, ăn ở của chúng.

Đã thế, có những vùng đất mà xem ra người Việt Nam sẽ không bao giờ còn được lai vãng đến nũa, hoặc gỉa, chỉ có những kẻ nô lệ của Tàu mới khả dĩ được bước chân đến như Hoàng Sa, Trường Sa. Rồi Nam Quan, Bản Dốc, Lão Sơn, Tục Lãm… Kế đến là rừng đầu nguồn, Bauxit tây nguyên, Formosa và rồi ra sẽ là ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Hỏi xem, nếu Hồ Quang là người Việt Nam, tại sao trên giang sơn ấy chỉ có những kẻ theo Hồ Quang dựa lưng vào Tàu, luôn ngày đêm cùng nhau thiêu đốt đồng bào Việt Nam đòi Độc Lập, Tự Do cho quê hương mình? Hỏi xem, nếu Hồ Quang là người Việt, tại sao có hàng triệu công nhân và người Tàu lớp lớp sang Việt Nam chiếm đất, nắm trọn trong tay các ngành nghề sản xuất, bán sản xuất, trong khi đó, hàng trăm ngàn thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam phải đi lao động tôi mọi cho Đại Hàn, Nhật, Đài Loan, Mã Lai… để kiếm miếng cơm manh áo? Có phải, ngườì Việt Nam phải bị đuổi đi để dành đất Việt cho Tàu thụ hưởng chăng?

Kế đến, hãy nhìn cho rõ: Cờ của Trung Cộng có 5 sao. Khi Nguyễn Phú Trọng thăm viếng Bắc Kinh, ngày 11-10-2011 đài truyền hình Hà Nội cho phát hình cờ Trung Cộng có 6 sao. Sau đó, Tập Cẩm Bình đến Hà Nội ngày 21-12-2011, học sinh Việt Nam đón chào cũng bằng cờ 6 sao. Việt Nam dưói tay Việt cộng đã bắt đầu làm nô lệ, chư hầu mới của Trung Cộng rồi chăng?

Rồi sách giáo khoa học sinh lớp 1 nhan đề Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ, có hình cờ Trung Cộng ngoài bìa thay vì hình cờ CSVN. Hãy hỏi xem, Chúng gieo vào trí óc trẻ em hình ảnh cờ Trung Cộng với mục đích gì? Muốn phát triển toàn diện não trạng nô lệ bắc phương cho trẻ em Việt Nam chăng? Tại sao lại như thế? Có phải là cả cái mảnh đất hình chữ S này đã bị Việt cộng qua Hồ chí Minh đã khóa tay trao cho TC rồi chăng?

Và rồi, Hội nghị Thành Đô với những Đỗ Mười, Nguyễn văn Linh, Lê đức Anh, Phạm văn Đồng… sẽ đưa Việt Nam về đâu? Xin thưa. Hội nghị đã gần 20 năm qua rồi nhưng người dân Việt không hề biết những bàn thảo và bản văn ấy viết gì, quyết định những gì. Chỉ thấy có những tin đồn là Việt Nam sẽ là một thành ngoại nhập của TC vào năm 2020? Chuyện ấy diễn tiến ra sao, chẳng ai biết. Tuy nhiên, những việc mà đảng CSVN do Nguyễn phú Trọng lãnh đạo hôm nay đã cho khá nhiều chỉ dẫn là VN sẽ lệ thuộc, làm phiên bang của Tầu do sự xếp đặt của Hồ chí Minh.

III. Việt Nam còn hay mất, người Việt Nam rồi ra sao?

Có lẽ không phải chờ đến 2020 chúng ta mới có câu trả lời. Bởi lẽ, trước mắt chúng ta có một điều không thể chối cãi là nhà nước CS Việt Nam hôm nay đang thúc bách trẻ thơ Việt Nam học chữ Tàu, đã thế còn phải viết chữ Việt kiểu Tàu, rồi học sống cách sống của Tàu. Tại sao lại như thê? Có phải cái hạn kỳ của Hiệp Ước Thành Đô đã đến rồi chăng?

Hỡi người Việt Nam còn mang dòng máu Việt Nam, hãy một lần đứng thẳng người lên. Hãy nhìn vào bản đồ mà cha ông ta đã lấy máu xương gầy dựng và để lại cho chúng ta, rồi hỏi xem, người Việt Nam muốn giữ lấy quê hương này thì phải làm gi?

- Theo Việt cộng và học tiếng Tàu cho nhanh ư? Hay,

- Quyết một lần cùng nhau đứng lên phế bỏ rợ Hồ?

Tại sao ư? Câu trả lời rõ ràng đây: Để có thể lập lại trật tự, xây dựng lại cơ nguyên của dân tộc Việt Nam chúng ta phải đứng dậy thôi. Đứng dậy và dùng chính yêu sách của Cụ Phan chu Trinh xưa mà đòi nhà cầm quyền Việt cộng phải thi hành. Nếu chúng không dám thi hành hoặc không muốn thi hành thì người Việt Nam chỉ còn lại một con đường duy nhất để đi. Hãy đứng thẳng, nắm chặt lấy tay nhau, đạp lên mà đi. Bởi lẽ, những yêu cầu của chúng ta là chính đáng. Nguyện vọng của nhân dân là đường để cho dân ta đi. Do đó, chúng ta có quyền yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải nghiêm chỉnh thực hiện những điều khoản căn bản mà bản văn này đã đưa ra cách đây 100 năm trước như:

-Trả Tự Do ngay lập tức cho tất cả các tù nhân chính trị.

- Hủy bỏ những đặc quyền chính trị, kinh tế cho đảng phái.

- Thực thi nghiêm chỉnh quyền Tự Do Ngôn Luận. Tự Do tôn giáo và Quyền Tự Do Báo Chí.

- Phi chính trị nơi học đường.

- Lập bản nguyên tắc và thi hành nghiêm chỉnh luật lệ về việc thành lập các đoàn thể xã hội cũng như đoàn thể chính trị.

- Thực hiện chế độ bầu cử tự do, công minh để xây dựng hệ thống công quyền của người Việt Nam qua các đạo luật .

Đây là mục đích trong hướng đi của chúng ta. Hỏi xem, bạn có dám bước đi theo tiếng gọi của non sông không? Hỏi xem, Bạn có dám đưa bàn tay lên cao và đạp đổ tất cả mọi chướng ngại do bất cứ thế lực nào cản đường không?

Ở trường hợp ngược lại. Nếu bạn coi và chấp nhận tên bán nước Hồ chí Minh là lãnh đạo thì, nên cúi đầu theo Việt cộng, học nói lấy đôi ba tiếng Tàu theo Hồ chí Minh, và nay là tập đoàn Trọng, Phúc, Ngân… để trước khi chết xin nghe một bản nhạc Tàu! Đừng kêu than gì nữa!

Bảo Giang

5-01-2019.
 
Văn Hóa
Ánh Sao Lạ Dẫn Đường
Đinh Văn Tiến Hùng
12:40 05/01/2019
Khi Jesus ra đời ở Be-lem xứ Judea thì ở phương Đông, có ba nhà thông thái biết xem chiêm tinh đã nhìn thấy một ngôi sao mới rực rỡ xuất hiện trên bầu trời, vạch một đường sáng qua vòm trời hướng tới vương quốc Judea và mất dạng khỏi tầm

Nhìn. Vốn là các nhà thông thái, họ biết ngôi sao ấy liên quan đến lời tiên tri được lưu truyền trong dân tộc Do Thái từ những ngày xa xưa về sự xuất hiện của một vị vua mới và vĩ đại của người Do Thái sẽ cứu rỗi dân tộc này.

Thế rồi, họ chất lên lưng lạc đà các quà tặng cho hài nhi ấy và khởi hành một chuyến hành trình dài. Vì Jerusalem là kinh đô thiêng liêng của người Do Thái, nên các nhà thông thái đã đi tới đó, hy vọng tìm thấy Đức Vua Do Thái mới ở một cung điện nào đó tại Jerusalem. Nhưng không có ai như thế cả.

Tuy vậy, tin đồn về chuyến viếng thăm nhà vua Do Thái mới của ba vị thông thái đã đến tai Herod Cả khiến ông ta hết sức lo lắng cho vương quyền của mình. Ông ta triệu tập các tư tế và kinh sư, những người ghi chép và diễn giải lời dạy của tiền nhân. Họ cho ông ta biết rằng Đức Christ, vị vua mới của Israel sẽ ra đời tại Be-l vùng Judea theo lời của các ngôn sứ xưa kia.

Sau đó, Herod kín đáo gọi ba nhà thông thái đến. Herod hỏi họ về thời điểm xuất hiện ngôi sao trên bầu trời phương Đông. Họ cho ông ta biết. Nhưng đến câu hỏi ranh ma tiếp theo của vua Herod: “Hiện giờ ngôi sao ấy ở đâu?” thì họ thành thực trả lời là họ không biết.

“Vậy hãy đi Be-lem, vì theo lời các kinh sư thì có thể tìm thấy hài nhi ở đó. Nhưng khi các ngài tìm thấy hài nhi thì hãy quay lại đây cho ta biết để ta cũng đi bái lạy”. Herod nói.

Khi các nhà thông thái tới Bethlehem họ vui mừng thấy ngôi sao lúc trước lại xuất hiện đằng trước họ. Và khi nó dừng lại trên một ngôi nhà đơn sơ thì họ bước vào ngôi nhà ấy. Họ hết sức vui mừng thấy cậu bé đang nằm trên tay Mary và bên cạnh là người thợ mộc Joseph. Ba nhà thông thái đã quỳ xuống thật thấp bái lạy Đức Chúa hài đồng vì họ biết sau này cậu không chỉ là Vua mà còn là một Đấng Cứu Thế. Họ mở túi xách và rương hòm để biếu Jesus các tặng phẩm quý giá tương xứng với một đế vương: vàng tiêu biểu cho sự giàu sang trần thế; nhũ hương và mộc dược tiêu biểu cho lễ vật hiến dâng Thiên Chúa trên trời và còn rất nhiều các phẩm vật quý giá khác nữa.

Sau đó, các nhà thông thái nghĩ đến việc quay trở lại Jerusalem để báo với vua Herod về nơi có thể tìm thấy hài nhi phi thường này. Nhưng đêm đó, mỗi người mơ thấy một giấc mộng như nhau. Trong giấc mộng đó, Thiên sứ của Thiên Chúa cảnh báo họ đừng báo cho Herod biết tin này. Do đó, họ rời Bethlehem và đi một đường vòng, tránh Jerusalem, để về lại xứ sở của mình.

Các nhà thông thái lên đường chưa bao lâu thì Thiên sứ cũng báo mộng cho Joseph. Thiên sứ nói: “Hãy thức dậy, hãy mang hài nhi và mẹ ngài trốn sang Ai Cập vì vua Herod sắp tìm đến giết ngài”.

Joseph lập tức tỉnh dậy và mang Mary và Jesus rời đi Ai Cập đêm ấy.

Còn Herod chờ mãi không thấy ba nhà thông thái quay lại. Sau cùng ông nghe nói họ đã về lại xứ sở của họ mà không đến gặp ông. Herod nổi giận lôi đình và cảm thấy lời phán truyền của các ngôn sứ có thể ứng nghiệm. Để loại trừ nguy cơ bị thay thế bởi vị vua mới, ông ta ra lệnh cho quân lính tìm và giết sạch những bé trai dưới hai tuổi tại Be-lem.

Thế là một cuộc tắm máu những đứa trẻ đã diễn ra sau mệnh lệnh của nhà vua bạo tàn. Khắp Be-lem vang lên những tiếng than khóc đau đớn và ai oán. Một bầu không khí tang tóc bao trùm đất Bethlehem vốn yên bình.

Trong khi ấy, Đức Chúa Jesus đã an toàn ở đất Ai Cập cùng với cha mẹ ngài, Joseph và Mary.


*Đức Giêsu đã sinh ra tại Belem Giuđê thời vua Hêrôđê, thì có những Đạo Sĩ Phương Đông đến Jerusalem hỏi rằng:

“Vua dân Do Thái mới sinh hiện ở đâu ? Vì chúng tôi đã thấy ngôi sao của Ngài bên trời Đông và chúng tôi đến yết kiến Ngài.” ( Mt.2: 1-2 )

Ba nhà Đạo Sĩ Phương Đông,

Ngắm nhìn sao lạ trên không sáng ngời,

Tiên tri báo trước những lời :

‘Một Vị Cứu Thế ra đời rồi đây ! ‘

Hành trình vội vã đi ngay,

Ánh sao dẫn lối đêm ngày ruổi rong,

Lòng chưa đạt được ước mong,

Ánh sáng vụt tắt nơi vùng Be-lem.

Vào vua Hê-rô hỏi xem,

Sao lạ xuất hiện báo điềm gì đây ?

Thày cả, thông luật trình bày :

‘Tiên tri có chép nơi này Be-lem :

Dù ngươi nhỏ bé khó hèn,

Xuất hiện Một Đấng sẽ đem an bình’

Nhà vua nghe bỗng giật mình,

Truyền ba Đạo Sĩ đăng trình đi ngay :

‘Khi xong hãy trở lại đây,

Trẫm cũng sẽ đến tỏ bày lòng ta.’

Ba Vị Đạo Sĩ trở ra,

Ánh sáng dẫn lối chói lòa trên không,

Đến nơi chiêm bái Hài Đồng,

Lúc này thỏa nguyện ước mong đêm ngày,

Nhũ hương, mộc dược, vàng đây,

Tiến dâng Vương Tử giờ đây giáng trần.

Rồi trong giấc ngủ an tâm,

Thiên Sứ báo mộng phải quay trở về.

Từ đây lòng hết nặng nề,

Cuộc đời đổi mới tràn trề hồng ân.

Chúa ơi !

Bao năm con đã lỗi lầm,

Nhìn ánh sao lạ chẳng cần quan tâm.

Đời con Chúa gọi nhiều lần,

Con vẫn chìm đắm xác thân bụi trần,

Con nghe tiếng Chúa rất gần,

Nhưng con mê mải ham cầu lợi danh.

Lạy Chúa xin hãy đồng hành,

Dắt dìu nâng đỡ chớ đành bỏ con,

Thân con giỡ đã mỏi mòn,

Được dựa bên Chúa chẳng còn sợ chi !

Tháng ngày lặng lẽ trôi đi,

Đời con Chúa thấy còn gì nữa đâu,

Tân thành tha thiết nguyện cầu,

Phó dâng tất cả ân sâu nơi Ngài.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Vào Đông
Tấn Đạt
09:41 05/01/2019
VÀO ĐÔNG
Ảnh của Tấn Đạt
Tiết trời vừa chớm vào đông
Cao nguyên tuyết đã mênh mông núi đồi.
(nđc)