Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Hiển Linh: Ánh Sáng trần gian
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
01:17 06/01/2018
Lễ Hiển Linh: Ánh Sáng trần gian
Lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12
Hôm nay, chúng ta long trọng cử hành lễ Hiển Linh. Từ cổ xưa, lễ này được gọi là “lễ Ánh Sáng” hay “Lễ Ba Vua;” nay gọi là lễ Hiển Linh trong tiếng Hy Lạp là Epifania, có nghĩa là sự tỏ mình, sự bày tỏ vinh quang. Thiên Chúa tỏ mình ra cho nhân loại nhờ Con Chúa làm người. Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế và là Ánh Sáng cho muôn dân.
Chúng ta bám sát trình thuật của thánh Mátthêu (2,1-12) về Ba Đạo Sỹ đến Bêlem triều yết Hài Nhi Giêsu, qua đó, chúng ta tìm thấy chỉ dẫn thực hành cho đời sống chúng ta.
Trong trình thuật này, yếu tố lịch sử được hòa trộn với những yếu tố thần học và biểu tượng. Hay nói cách khác, tác giả Tin Mừng không chỉ muốn trình bày những sự kiện lịch sử đã xảy ra, nhưng còn muốn gửi gắm những sứ điệp, những giáo huấn qua những nhân vật liên quan để người đọc noi theo, hoặc để xa tránh. Theo đó, có ba phản ứng khác nhau nổi lên trước thông tin về Hài Nhi Giêsu sinh ra: đó là phản ứng của các Đạo Sỹ, phản ứng của Hêrôđê và phản ứng của các thượng tế và luật sỹ. Chúng ta hãy bắt đầu từ những phản ứng tiêu cực, là những phản ứng mà chúng ta cần xa tránh.
1- Thái độ của Hêrôđê
Trước hết, đó là thái độ của Hêrôđê. Khi hay tin về việc con vua Đavít vừa mới sinh ra, ông ta “liền rất bối rối.” Bởi vì, ông là bạo Chúa, đầy thủ đoạn, độc ác và độc tài, ông không muốn ai có thể chiếm đoạt vương quyền của mình. Nên ông đã triệu tập công nghị với các thượng tế và luật sỹ không phải để biết chân lý nhưng để nắm tình hình. Hêrôđê cũng bí mật vời các nhà chiêm tính đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện và phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người” (Mt 2,7-9). Thực ra ông muốn biết không phải để đến thờ lạy Đấng Cứu Thế, nhưng để bày mưu tính kế giết hại Người. Giữa ý muốn của Thiên Chúa và ý muốn của mình, Hêrôđê đã đương nhiên chọn ý mình. Nên ông đã thẳng tay làm những gì ông muốn và dẹp bỏ mọi nguy cơ đe dọa đến vương quyền của mình. Vì thế, sau khi không thấy các Đạo Sỹ trở lại trình báo, ông nổi cơn thịnh nộ và sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi các nhà chiêm tinh (x. Mt 2,16).
Khi làm như thế có lẽ Hêrôđê nghĩ rằng ông đang chu toàn bổn phận của mình đối với thiện ích chung là bảo vệ quốc gia trong trật tự và bình an.
Hêrôđê là đại diện cho những kẻ độc tài, độc ác trên trần gian, những kẻ chỉ biết lo bảo vệ chính mình và bằng mọi giá để cũng cố quyền lực, hay lợi ích nhóm, bất chấp đạo đức, nhân phẩm và sự sống của người khác. Từ cái nhìn này, thế giới hôm nay và xã hội chúng ta đang sống cũng đầy dẫy những tên Hêrôđê như thế. Họ nhân danh thiện ích chung, nhân danh tổ quốc, và nhiều khi, còn nhân danh Thiên Chúa, để lên án và giết chết những người vô tội. Chúng ta hãy nghĩ đến biết bao thai nhi bị giết khi chưa được chào đời; những người bị bắt và phải ở tù vì đã dám lên tiếng chống lại bất công xã hội và đấu tranh cho sự thật và công lý. Chúng ta hãy nghĩ đến những kitô hữu, những linh mục, những nữ tu trên thế giới đang bị bách hại và giết chết vì dám đến truyền giáo ở những nước Hồi Giáo. Họ là những nạn nhân của Hêrôđê thời nay. Thái độ của Hêrôđê là thái độ chúng ta cần tránh.
2- Thái độ của các thượng tế và luật sỹ
Giờ đây chúng ta chuyển sang thái độ của các thượng tế và luật sỹ. Họ là những người thông thạo Kinh Thánh, nắm vững lề luật và hiểu biết các lời ngôn sứ về Đấng Cứu Thế mà Ítraen từ lâu trông đợi. Khi được Hêrôđê và các Đạo Sỹ hỏi về Đấng Messia sinh ra ở đâu, họ nhanh chóng đưa ra câu trả lời rất đúng. Họ biết rõ Đấng Messia đã sinh ra ở đâu; họ cũng có thể nói với người khác; nhưng họ không thay đổi. Họ không lên đường. Họ hành động như những bảng chỉ đường: chỉ đường để đi nhưng lại nằm bất động bên đường. Họ không chạy tới Bêlêm, để thờ lại Đấng Messia. Họ chỉ thích bám víu vào sự ổn định và an toàn trong đền thờ, tại Giêrusalem, bởi vì ở đó họ được dân chúng kính trọng, được hưởng bổng lộc từ bàn thờ… Nhưng thật nghịch lý, họ đang xa cách Thiên Chúa, không được ơn cứu độ.
Nên thái độ của của những thượng tế và luật sỹ khiến chúng ta một cách nghiêm túc xét mình lại. Bởi lẽ, rất nhiều lần, chúng ta biết rõ những điều Chúa muốn chúng ta làm, những điều cần thiết để theo Chúa và nếu cần, chúng ta có thể nói rất hay, giải thích rất rõ cho người khác, nhưng chúng ta lại thiếu sự can đảm và tính triệt để sống và thực hành một cách nghiệm túc.
Cũng như các thượng tế và luật sỹ, chúng ta thích bám víu vào cơ cấu ổn định và an toàn của truyền thống, văn hóa và thói quen, nhưng ngại thay đổi, không muốn ra đi và ra ngoài để gặp gỡ người khác, đặc biệt là chúng ta thường ngại lên đường để tìm kiếm Chúa và truyền giáo cho nhưng người xung quanh.
3- Thái độ của các Đạo Sỹ
Cuối cùng chúng ta hãy đến với những nhân vật chính của thánh lễ, đó là Ba Đạo Sỹ. Họ là những những nhà chiêm tinh đến từ Phương Đông, chính xác là ở Ba Tư. Họ vốn là lớp người tri thức của thời đại, thường thuộc hành tư tế và làm cố vấn cho các vua. Họ đã dùng sự hiểu biết và nhạy bén của mình để tìm hiểu về những dấu lạ loan báo Đấng Cứu Thế đã xuất hiện. Họ lên đường theo ánh sao dẫn đường để tìm kiếm, chiêm bái Người. Hành trình của họ rất dài với những khó khăn và trắc trở, họ đi bằng lạc đà chứ không phải bằng máy bay như ngày hôm nay. Họ không có GPS để dẫn đường, chỉ lần theo ánh sao và nhiều lúc lạc đường, phải hỏi người này người kia... Nhưng bất chấp mọi khó khăn và nguy hiểm, cuối cùng họ đã đến tại nơi Hài Nhi ở. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến Người.
Các Giáo Phụ thường giải thích các lễ vật dâng Chúa Hài Nhi theo nghĩa tượng trưng: Vàng chỉ Hài Nhi là Vua; nhũ hương chỉ Thiên Chúa; mộc dược chỉ nhân tính hay cái chết của Người. Ngày nay, có một giải thích khác, Vàng tượng trưng cho Đức Tin; nhũ hương tượng trưng cho Đức Cậy, mộc dược tượng trưng cho Đức Mến của Ba Đạo Sỹ và của mỗi người dâng Chúa.
Như thế, các Đạo Sỹ dạy cho chúng ta những bài học không phải bằng lời nói nhưng bằng việc làm, không phải bằng lý thuyết nhưng gương sống. Họ không nấn ná, chần chừ. Họ đã lên đường. Họ bỏ lại đằng sau sự an toàn của môi trường thân quen, nơi họ được nhiều người biết đến và được kính trọng. Khi “họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.” Đây là lời minh chứng về sự thay đổi đời sống sau khi họ đã gặp Chúa Giêsu, khi họ thay đổi con đường cũ họ đi.
Cuộc gặp gỡ nào với Chúa Kitô đều mang lại sự thay đổi, một sự thay đổi thói quen và lối sống. Bởi thế, trong những ngày Giáng Sinh này, chúng ta được mời gọi hãy đến gặp gỡ Chúa qua bí tích Giải Tội và Thánh Thể, để chúng ta cũng được thay đổi và biến đổi đời sống của mình nên tốt hơn, thánh thiện hơn. Amen!
Lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12
Hôm nay, chúng ta long trọng cử hành lễ Hiển Linh. Từ cổ xưa, lễ này được gọi là “lễ Ánh Sáng” hay “Lễ Ba Vua;” nay gọi là lễ Hiển Linh trong tiếng Hy Lạp là Epifania, có nghĩa là sự tỏ mình, sự bày tỏ vinh quang. Thiên Chúa tỏ mình ra cho nhân loại nhờ Con Chúa làm người. Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế và là Ánh Sáng cho muôn dân.
Chúng ta bám sát trình thuật của thánh Mátthêu (2,1-12) về Ba Đạo Sỹ đến Bêlem triều yết Hài Nhi Giêsu, qua đó, chúng ta tìm thấy chỉ dẫn thực hành cho đời sống chúng ta.
Trong trình thuật này, yếu tố lịch sử được hòa trộn với những yếu tố thần học và biểu tượng. Hay nói cách khác, tác giả Tin Mừng không chỉ muốn trình bày những sự kiện lịch sử đã xảy ra, nhưng còn muốn gửi gắm những sứ điệp, những giáo huấn qua những nhân vật liên quan để người đọc noi theo, hoặc để xa tránh. Theo đó, có ba phản ứng khác nhau nổi lên trước thông tin về Hài Nhi Giêsu sinh ra: đó là phản ứng của các Đạo Sỹ, phản ứng của Hêrôđê và phản ứng của các thượng tế và luật sỹ. Chúng ta hãy bắt đầu từ những phản ứng tiêu cực, là những phản ứng mà chúng ta cần xa tránh.
1- Thái độ của Hêrôđê
Trước hết, đó là thái độ của Hêrôđê. Khi hay tin về việc con vua Đavít vừa mới sinh ra, ông ta “liền rất bối rối.” Bởi vì, ông là bạo Chúa, đầy thủ đoạn, độc ác và độc tài, ông không muốn ai có thể chiếm đoạt vương quyền của mình. Nên ông đã triệu tập công nghị với các thượng tế và luật sỹ không phải để biết chân lý nhưng để nắm tình hình. Hêrôđê cũng bí mật vời các nhà chiêm tính đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện và phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người” (Mt 2,7-9). Thực ra ông muốn biết không phải để đến thờ lạy Đấng Cứu Thế, nhưng để bày mưu tính kế giết hại Người. Giữa ý muốn của Thiên Chúa và ý muốn của mình, Hêrôđê đã đương nhiên chọn ý mình. Nên ông đã thẳng tay làm những gì ông muốn và dẹp bỏ mọi nguy cơ đe dọa đến vương quyền của mình. Vì thế, sau khi không thấy các Đạo Sỹ trở lại trình báo, ông nổi cơn thịnh nộ và sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bêlem và toàn vùng lân cận, từ hai tuổi trở xuống, tính theo ngày tháng ông đã hỏi các nhà chiêm tinh (x. Mt 2,16).
Khi làm như thế có lẽ Hêrôđê nghĩ rằng ông đang chu toàn bổn phận của mình đối với thiện ích chung là bảo vệ quốc gia trong trật tự và bình an.
Hêrôđê là đại diện cho những kẻ độc tài, độc ác trên trần gian, những kẻ chỉ biết lo bảo vệ chính mình và bằng mọi giá để cũng cố quyền lực, hay lợi ích nhóm, bất chấp đạo đức, nhân phẩm và sự sống của người khác. Từ cái nhìn này, thế giới hôm nay và xã hội chúng ta đang sống cũng đầy dẫy những tên Hêrôđê như thế. Họ nhân danh thiện ích chung, nhân danh tổ quốc, và nhiều khi, còn nhân danh Thiên Chúa, để lên án và giết chết những người vô tội. Chúng ta hãy nghĩ đến biết bao thai nhi bị giết khi chưa được chào đời; những người bị bắt và phải ở tù vì đã dám lên tiếng chống lại bất công xã hội và đấu tranh cho sự thật và công lý. Chúng ta hãy nghĩ đến những kitô hữu, những linh mục, những nữ tu trên thế giới đang bị bách hại và giết chết vì dám đến truyền giáo ở những nước Hồi Giáo. Họ là những nạn nhân của Hêrôđê thời nay. Thái độ của Hêrôđê là thái độ chúng ta cần tránh.
2- Thái độ của các thượng tế và luật sỹ
Giờ đây chúng ta chuyển sang thái độ của các thượng tế và luật sỹ. Họ là những người thông thạo Kinh Thánh, nắm vững lề luật và hiểu biết các lời ngôn sứ về Đấng Cứu Thế mà Ítraen từ lâu trông đợi. Khi được Hêrôđê và các Đạo Sỹ hỏi về Đấng Messia sinh ra ở đâu, họ nhanh chóng đưa ra câu trả lời rất đúng. Họ biết rõ Đấng Messia đã sinh ra ở đâu; họ cũng có thể nói với người khác; nhưng họ không thay đổi. Họ không lên đường. Họ hành động như những bảng chỉ đường: chỉ đường để đi nhưng lại nằm bất động bên đường. Họ không chạy tới Bêlêm, để thờ lại Đấng Messia. Họ chỉ thích bám víu vào sự ổn định và an toàn trong đền thờ, tại Giêrusalem, bởi vì ở đó họ được dân chúng kính trọng, được hưởng bổng lộc từ bàn thờ… Nhưng thật nghịch lý, họ đang xa cách Thiên Chúa, không được ơn cứu độ.
Nên thái độ của của những thượng tế và luật sỹ khiến chúng ta một cách nghiêm túc xét mình lại. Bởi lẽ, rất nhiều lần, chúng ta biết rõ những điều Chúa muốn chúng ta làm, những điều cần thiết để theo Chúa và nếu cần, chúng ta có thể nói rất hay, giải thích rất rõ cho người khác, nhưng chúng ta lại thiếu sự can đảm và tính triệt để sống và thực hành một cách nghiệm túc.
Cũng như các thượng tế và luật sỹ, chúng ta thích bám víu vào cơ cấu ổn định và an toàn của truyền thống, văn hóa và thói quen, nhưng ngại thay đổi, không muốn ra đi và ra ngoài để gặp gỡ người khác, đặc biệt là chúng ta thường ngại lên đường để tìm kiếm Chúa và truyền giáo cho nhưng người xung quanh.
3- Thái độ của các Đạo Sỹ
Cuối cùng chúng ta hãy đến với những nhân vật chính của thánh lễ, đó là Ba Đạo Sỹ. Họ là những những nhà chiêm tinh đến từ Phương Đông, chính xác là ở Ba Tư. Họ vốn là lớp người tri thức của thời đại, thường thuộc hành tư tế và làm cố vấn cho các vua. Họ đã dùng sự hiểu biết và nhạy bén của mình để tìm hiểu về những dấu lạ loan báo Đấng Cứu Thế đã xuất hiện. Họ lên đường theo ánh sao dẫn đường để tìm kiếm, chiêm bái Người. Hành trình của họ rất dài với những khó khăn và trắc trở, họ đi bằng lạc đà chứ không phải bằng máy bay như ngày hôm nay. Họ không có GPS để dẫn đường, chỉ lần theo ánh sao và nhiều lúc lạc đường, phải hỏi người này người kia... Nhưng bất chấp mọi khó khăn và nguy hiểm, cuối cùng họ đã đến tại nơi Hài Nhi ở. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Maria, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến Người.
Các Giáo Phụ thường giải thích các lễ vật dâng Chúa Hài Nhi theo nghĩa tượng trưng: Vàng chỉ Hài Nhi là Vua; nhũ hương chỉ Thiên Chúa; mộc dược chỉ nhân tính hay cái chết của Người. Ngày nay, có một giải thích khác, Vàng tượng trưng cho Đức Tin; nhũ hương tượng trưng cho Đức Cậy, mộc dược tượng trưng cho Đức Mến của Ba Đạo Sỹ và của mỗi người dâng Chúa.
Như thế, các Đạo Sỹ dạy cho chúng ta những bài học không phải bằng lời nói nhưng bằng việc làm, không phải bằng lý thuyết nhưng gương sống. Họ không nấn ná, chần chừ. Họ đã lên đường. Họ bỏ lại đằng sau sự an toàn của môi trường thân quen, nơi họ được nhiều người biết đến và được kính trọng. Khi “họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.” Đây là lời minh chứng về sự thay đổi đời sống sau khi họ đã gặp Chúa Giêsu, khi họ thay đổi con đường cũ họ đi.
Cuộc gặp gỡ nào với Chúa Kitô đều mang lại sự thay đổi, một sự thay đổi thói quen và lối sống. Bởi thế, trong những ngày Giáng Sinh này, chúng ta được mời gọi hãy đến gặp gỡ Chúa qua bí tích Giải Tội và Thánh Thể, để chúng ta cũng được thay đổi và biến đổi đời sống của mình nên tốt hơn, thánh thiện hơn. Amen!
Ánh sao
Lm. Vinh Sơn scj, Sài gòn .
09:46 06/01/2018
Lễ Hiển Linh
Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12
Đầu thế kỷ thứ tư, cả đế quốc Rôma tin theo Kitô giáo, Hoàng đế Constantin đã xây cất một đền thờ ở Belem. Bên dưới bàn thờ chính có một đền thờ vẫn còn đến ngày nay. H. V. Morton tả lại chuyến đi thăm thánh đường Chúa Giáng Sinh tại Bêlem: Ông đến một bức tường lớn, ở đó có một cửa rất thấp, đến nỗi một người lùn cũng phải khom lưng mới vào được. Bên kia bức tường là đền thờ. Bên dưới bàn thờ chính có một hang đá. Khi khách hành hương viếng nơi thánh vào hang đá sẽ thấy một cái động nhỏ, tối, dài 14 thước và ngang 4 thước được thắp sáng bởi 53 ngọn đèn bằng bạc và trên nền có một ngôi sao, chung quanh ngôi sao có bảng đề bằng tiếng Latinh “Đây là nơi Chúa Giêsu sinh bởi trinh nữ Maria”.
Nơi Belem đã tỏa ánh sáng sao, ánh sao tượng trưng và báo hiệu cho ánh sáng của Thiên Chúa, tràn ngập tình yêu và ân sủng của Ngài cho con người : “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”. (Ga 1,14 )
Ngài đến thế gian như là nguồn ánh sáng:
Ngôi Lời là ánh sáng thật,
ánh sáng đến thế gian
và chiếu soi mọi người (Ga 1,9)
Ngài là nguồn ánh sáng ban sự sống:
Người là sự sống,
và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. (Ga 1,4),
Ngôn Sứ Isaia đã loan báo trước ánh sáng soi đường cho nhân loại tiến bước về bình minh cứu độ : "bóng tối lại bao trùm mặt đất, nhưng Đức Chúa xuất hiện trên ngươi, và vinh quang của Người chiếu tỏ trên ngươi. Các dân nước sẽ tiến về phía ánh sáng của ngươi, và các vua, về phía luống sáng bình minh ngươi” (Is 60,2-6)
Vì sao sáng gợi lên trong lòng người Do Thái niềm nôn nao đợi chờ Đấng Cứu Độ cho dân tộc mình và cho cả thế giới (x. Ds 24,7), chính Ngôi sao tỏa sáng xuất phát từ nhà các Tổ Phụ của niềm tin: “một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp, một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en” (Ds 24,17)
Nhân loại sống trong lầm than vì bóng đêm của tội lỗi, Ngôi Lời xuất hiện tựa : “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối” (Ga 1,5), Chính vì lẽ đó Ngôn Sứ Isaia đã nhìn thấy trước “người đi trong bóng tối đã trông thấy xuất hiện một ánh sáng lớn lao, bởi vì một Hài nhi đã sinh ra cho chúng ta" (Is 9,1-5). Hài nhi sinh ra như ánh sáng cho nhân loại bước đi đưa con người tiến vào sự sống: “Ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israen dân Ngài” (Lc 2,32).
Xưa kia khi dân Chúa rời bỏ kiếp nô lệ Aicập, Thiên Chúa đã dùng cột mây cột lửa để hướng dẫn dân Do thái đi trong hoang địa về đất hứa (x. Xh 13,21-22). Hôm nay, từ ngày Ngôi Lời Giáng trần, Ngài dùng ánh sáng ngôi sao dẫn đường cho nhân loại đến Bêlem để gặp Đấng Cứu Tinh, nhưng thái độ của mỗi người khác nhau :
• Thấy Ngôi sao tỏa sáng Hêrôđê lòng bồn chồn bất an vì lo sợ cho ngai vàng mình sẽ bị lung lay bởi Đấng quân vương mới sinh ra như các Đạo Sĩ nói (x. Mt 2,2). Herôđê dò hỏi về nơi sinh và ngày sinh của vị Vua mới ra đời, để âm mưu loại trừ. Ông là hiện thân của những con người ham danh vọng quyền bính, chà đạp sự thật, ghen ghét độc ác bất chấp mọi thủ đoạn để tiến bước trong danh vọng và quyền lực ...
• Thấy ánh sao lạ các thượng tế và kinh sư ở Giêrusalem là bậc thầy thông hiểu Kinh Thánh, cho nên các ông biết rõ nơi sinh của Vua Mêsia –Đấng Quân Vương được loan báo dưới vì sao (Mt 2, 4-6). Nhưng các ông lại dửng dưng thụ động, Họ giải thích đúng, nhưng họ không hề ra đi tìm kiếm, không cất bước tới Bêlem, coi sự xuất hiện của Đấng Messia như không có gì. Họ đại diện cho con người hãnh diện với những thông thái của mình, không cần cố gắng tiến bước trong ân sủng.
• Thấy ánh sao lạ dù ở phương Đông xa xăm, dân ngoại được đại diện các nhà chiêm tinh, đã hăm hở lên đường, bước vào cuộc phiêu lưu tìm đến Hai Nhi.
Anh sao dẫn lối, soi đường,
Các nhà Hiền sĩ can trường bước đi.
Dù cho có lắm hiểm nguy,
Vẫn luôn tiến bước, không gì cản ngăn*
Hình ảnh đoàn dân khắp nơi tuôn đổ về tôn thờ Hài Nhi đã được Kinh Thánh Cựu Ước loan báo bằng các hình ảnh : từng đàn Lạc đà che rợp đất, lạc đà Mađian và Êpha, tất cả những người từ Saba kéo đến, đều mang theo vàng với trầm hương, và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa" (Is 60,1-6). Nữ hoàng Saba, đến từ phương Nam xa xôi nghe tiếng khôn ngoan của Salomon, bà đã lên Giêrusalem để gặp gỡ vị Quân Vương đầy Thần khí (x. 1 V 10,1-10). Thánh Vịnh 71 nói về các vị vua xa xăm tiến về dâng lễ triều cống: "Các vua xứ Tacsi và các hải đảo sẽ mang các tặng phẩm đến" (Tv 71,1). Dân các nơi tuôn về, hình ảnh báo về mọi người tụ họp trong bàn tiệc Thiên Quốc, như Chúa Giêsu nhấn mạnh : "sẽ đến từ Phương Đông và Phương Tây, an phần vào bữa tiệc với Abraham" (Mt 8,11)
Ngôi Lời nhập thể, sinh ra trong một hang đá. Hang đá ấy hiện nay được ở trong thánh đường Chúa Giáng Sinh tại Bêlem. Thánh đường xây trên hang đá có một cái cửa rất thấp đến nỗi ai muốn vào phải cúi khom người xuống. Khi được loan báo các mục tử, các đạo sĩ và các tín hữu hành hương ngày hôm nay muốn đến cùng Hài Nhi Giêsu đều phải cúi xuống bước qua cửa, biểu tượng cho thái độ khiêm cung, quỳ gối thờ lạy như Ba Đạo sĩ đến Bêlem : “Trông thấy ngôi sao, họ vô cùng mừng rỡ. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi và thân mẫu là bà Maria. Liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. (x. Mt 2,10- 11).
Ngày hôm nay, Ngôi sao vẫn rạng ngời trong lòng chúng ta, Ngôi sao đó như Thánh Gioan nói : ngôi sao mai là chính Đức Kitô (x.Kh 2,28). Và Thánh Phêrô chỉ rõ "sao Mai xuất hiện trong lòng chúng ta" (2 P 1,19). Chúng ta như các Đạo sĩ :
Niềm tin sức mạnh vạn năng,
Giúp cho thắng được khó khăn đường đời*.
Trên bước đường tìm kiếm trong gian nan, nhờ ánh sao dẫn đường, chúng ta đến đặt vào tay Hài nhi tất cả những gì chúng ta là : ưu điểm khuyết điểm, những gì chúng ta có : tài năng cố gắng...Cuộc đời trở nên là lễ vật dâng Chúa:
“Đời con như của lễ dâng không hề ngưng, như tấm bánh luôn để dâng…” (Xin dâng, Ngọc Kôn)
* Ánh Sao Dẫn Đường.
Lm. Vinh Sơn SCJ
Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12
Đầu thế kỷ thứ tư, cả đế quốc Rôma tin theo Kitô giáo, Hoàng đế Constantin đã xây cất một đền thờ ở Belem. Bên dưới bàn thờ chính có một đền thờ vẫn còn đến ngày nay. H. V. Morton tả lại chuyến đi thăm thánh đường Chúa Giáng Sinh tại Bêlem: Ông đến một bức tường lớn, ở đó có một cửa rất thấp, đến nỗi một người lùn cũng phải khom lưng mới vào được. Bên kia bức tường là đền thờ. Bên dưới bàn thờ chính có một hang đá. Khi khách hành hương viếng nơi thánh vào hang đá sẽ thấy một cái động nhỏ, tối, dài 14 thước và ngang 4 thước được thắp sáng bởi 53 ngọn đèn bằng bạc và trên nền có một ngôi sao, chung quanh ngôi sao có bảng đề bằng tiếng Latinh “Đây là nơi Chúa Giêsu sinh bởi trinh nữ Maria”.
Nơi Belem đã tỏa ánh sáng sao, ánh sao tượng trưng và báo hiệu cho ánh sáng của Thiên Chúa, tràn ngập tình yêu và ân sủng của Ngài cho con người : “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta”. (Ga 1,14 )
Ngài đến thế gian như là nguồn ánh sáng:
Ngôi Lời là ánh sáng thật,
ánh sáng đến thế gian
và chiếu soi mọi người (Ga 1,9)
Ngài là nguồn ánh sáng ban sự sống:
Người là sự sống,
và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. (Ga 1,4),
Ngôn Sứ Isaia đã loan báo trước ánh sáng soi đường cho nhân loại tiến bước về bình minh cứu độ : "bóng tối lại bao trùm mặt đất, nhưng Đức Chúa xuất hiện trên ngươi, và vinh quang của Người chiếu tỏ trên ngươi. Các dân nước sẽ tiến về phía ánh sáng của ngươi, và các vua, về phía luống sáng bình minh ngươi” (Is 60,2-6)
Vì sao sáng gợi lên trong lòng người Do Thái niềm nôn nao đợi chờ Đấng Cứu Độ cho dân tộc mình và cho cả thế giới (x. Ds 24,7), chính Ngôi sao tỏa sáng xuất phát từ nhà các Tổ Phụ của niềm tin: “một vì sao xuất hiện từ Gia-cóp, một vương trượng trỗi dậy từ Ít-ra-en” (Ds 24,17)
Nhân loại sống trong lầm than vì bóng đêm của tội lỗi, Ngôi Lời xuất hiện tựa : “Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối” (Ga 1,5), Chính vì lẽ đó Ngôn Sứ Isaia đã nhìn thấy trước “người đi trong bóng tối đã trông thấy xuất hiện một ánh sáng lớn lao, bởi vì một Hài nhi đã sinh ra cho chúng ta" (Is 9,1-5). Hài nhi sinh ra như ánh sáng cho nhân loại bước đi đưa con người tiến vào sự sống: “Ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israen dân Ngài” (Lc 2,32).
Xưa kia khi dân Chúa rời bỏ kiếp nô lệ Aicập, Thiên Chúa đã dùng cột mây cột lửa để hướng dẫn dân Do thái đi trong hoang địa về đất hứa (x. Xh 13,21-22). Hôm nay, từ ngày Ngôi Lời Giáng trần, Ngài dùng ánh sáng ngôi sao dẫn đường cho nhân loại đến Bêlem để gặp Đấng Cứu Tinh, nhưng thái độ của mỗi người khác nhau :
• Thấy Ngôi sao tỏa sáng Hêrôđê lòng bồn chồn bất an vì lo sợ cho ngai vàng mình sẽ bị lung lay bởi Đấng quân vương mới sinh ra như các Đạo Sĩ nói (x. Mt 2,2). Herôđê dò hỏi về nơi sinh và ngày sinh của vị Vua mới ra đời, để âm mưu loại trừ. Ông là hiện thân của những con người ham danh vọng quyền bính, chà đạp sự thật, ghen ghét độc ác bất chấp mọi thủ đoạn để tiến bước trong danh vọng và quyền lực ...
• Thấy ánh sao lạ các thượng tế và kinh sư ở Giêrusalem là bậc thầy thông hiểu Kinh Thánh, cho nên các ông biết rõ nơi sinh của Vua Mêsia –Đấng Quân Vương được loan báo dưới vì sao (Mt 2, 4-6). Nhưng các ông lại dửng dưng thụ động, Họ giải thích đúng, nhưng họ không hề ra đi tìm kiếm, không cất bước tới Bêlem, coi sự xuất hiện của Đấng Messia như không có gì. Họ đại diện cho con người hãnh diện với những thông thái của mình, không cần cố gắng tiến bước trong ân sủng.
• Thấy ánh sao lạ dù ở phương Đông xa xăm, dân ngoại được đại diện các nhà chiêm tinh, đã hăm hở lên đường, bước vào cuộc phiêu lưu tìm đến Hai Nhi.
Anh sao dẫn lối, soi đường,
Các nhà Hiền sĩ can trường bước đi.
Dù cho có lắm hiểm nguy,
Vẫn luôn tiến bước, không gì cản ngăn*
Hình ảnh đoàn dân khắp nơi tuôn đổ về tôn thờ Hài Nhi đã được Kinh Thánh Cựu Ước loan báo bằng các hình ảnh : từng đàn Lạc đà che rợp đất, lạc đà Mađian và Êpha, tất cả những người từ Saba kéo đến, đều mang theo vàng với trầm hương, và loan truyền lời ca tụng Đức Chúa" (Is 60,1-6). Nữ hoàng Saba, đến từ phương Nam xa xôi nghe tiếng khôn ngoan của Salomon, bà đã lên Giêrusalem để gặp gỡ vị Quân Vương đầy Thần khí (x. 1 V 10,1-10). Thánh Vịnh 71 nói về các vị vua xa xăm tiến về dâng lễ triều cống: "Các vua xứ Tacsi và các hải đảo sẽ mang các tặng phẩm đến" (Tv 71,1). Dân các nơi tuôn về, hình ảnh báo về mọi người tụ họp trong bàn tiệc Thiên Quốc, như Chúa Giêsu nhấn mạnh : "sẽ đến từ Phương Đông và Phương Tây, an phần vào bữa tiệc với Abraham" (Mt 8,11)
Ngôi Lời nhập thể, sinh ra trong một hang đá. Hang đá ấy hiện nay được ở trong thánh đường Chúa Giáng Sinh tại Bêlem. Thánh đường xây trên hang đá có một cái cửa rất thấp đến nỗi ai muốn vào phải cúi khom người xuống. Khi được loan báo các mục tử, các đạo sĩ và các tín hữu hành hương ngày hôm nay muốn đến cùng Hài Nhi Giêsu đều phải cúi xuống bước qua cửa, biểu tượng cho thái độ khiêm cung, quỳ gối thờ lạy như Ba Đạo sĩ đến Bêlem : “Trông thấy ngôi sao, họ vô cùng mừng rỡ. Họ vào nhà, thấy Hài Nhi và thân mẫu là bà Maria. Liền sấp mình bái lạy Người, rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. (x. Mt 2,10- 11).
Ngày hôm nay, Ngôi sao vẫn rạng ngời trong lòng chúng ta, Ngôi sao đó như Thánh Gioan nói : ngôi sao mai là chính Đức Kitô (x.Kh 2,28). Và Thánh Phêrô chỉ rõ "sao Mai xuất hiện trong lòng chúng ta" (2 P 1,19). Chúng ta như các Đạo sĩ :
Niềm tin sức mạnh vạn năng,
Giúp cho thắng được khó khăn đường đời*.
Trên bước đường tìm kiếm trong gian nan, nhờ ánh sao dẫn đường, chúng ta đến đặt vào tay Hài nhi tất cả những gì chúng ta là : ưu điểm khuyết điểm, những gì chúng ta có : tài năng cố gắng...Cuộc đời trở nên là lễ vật dâng Chúa:
“Đời con như của lễ dâng không hề ngưng, như tấm bánh luôn để dâng…” (Xin dâng, Ngọc Kôn)
* Ánh Sao Dẫn Đường.
Lm. Vinh Sơn SCJ
Đến Bao Giờ Chúa Mới Lại Hiển Linh
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:48 06/01/2018
LỄ HIỂN LINH 2018
Người Công Giáo Việt Nam thường gọi ngày lễ hôm nay là lễ “BA VUA”; vì Phụng vụ lễ nầy chọn đọc trích đoạn Tin Mừng Matthêô về câu chuyện “ba đạo sĩ phương đông theo ánh sao lạ tìm đến chiêm bái Hài Nhi ở Bêlem”. (Mt 2,1-12).
Ngày nay Phụng vụ dùng từ Hiển Linh theo đúng nghĩa của từ Epyphaneia của Hy Lạp (Sự tỏ hiện). Chính vì thế, trong truyền thống xa xưa của Hội Thánh, hôm nay Phụng vụ kính nhớ 3 mầu nhiệm về “sự tỏ hiện hay hiển linh” của Ngôi Hai Thiên Chúa: Hiển Linh qua “vì sao lạ dẫn đường Ba Vua Phương đông đến thờ lạy”, Hiển linh qua biến cố chịu phép rửa bên dòng sông Gio-đan và hiển linh qua phép lạ hóa nước thành rượu tại tiệc cưới Cana.
Qua những “dấu chỉ đầy ấn tượng” của Lời Chúa đó, ý nghĩa đầu tiên của sứ điệp Hiển Linh chính là “ảnh hưởng bao trùm của công cuộc cứu độ”; hay nói cách khác, việc Thiên Chúa nhập thể, Thiên Chúa đi vào trần gian, Thiên Chúa “đến cắm lều ở giữa nhân loại” không phải là chuyên riêng tư của một gia đình bé nhỏ: Giu-se, Ma-ri-a và Hài Nhi Giê-su; nhưng là công cuộc cứu độ có liên quan đến toàn thể nhân loại, ảnh hưởng trên toàn bộ lịch sử loài người và cả vũ trụ, trải dài trên mọi chiều kích không gian và thời gian.
Viễn tượng nầy, Thiên Chúa đã mặc khải qua cái nhìn và cảm nhận của sứ ngôn I-sa-i-a mà chúng ta vừa nghe công bố trong Bài đọc 1: vị sứ ngôn đã thoáng thấy vẽ huy hoàng tráng lệ và tràn ngập ánh sáng của một “Giêrusalem” đầy mộng ước mà công trình cứu độ của Thiên Chúa sẽ chính thức được khai mào trong đêm “rực sáng ở Bê-Lem” và sẽ viên thành với một “Giêrusalem mới” trong vương quốc Thiên Chúa.:
“Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra, hỡi Giêrusalem ! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi. Kìa tối tăm đang bao bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân; nhưng trên mình ngươi, Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi …”.
Đó phải chăng là một “Tin Mừng vĩ đại cho toàn dân” (Lc 2,10) mà các thiên sứ đã báo cho các mục đồng thành Bê-lem trong đêm Ngôi Hai giáng thế, cũng là Tin Mừng được Đức Kitô ra lệnh cho cho các môn sinh “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo…” (Mc 16,15), và cũng là Tin Mừng mà theo nhận định của Thánh Phaolô trong thư Êphêsô (Bđ 2) nhờ đó “các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể, và đồng thông phần với lới hứa của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô” (Ep 3,6), một “dân ngoại” được minh họa đầy ấn tượng qua ba nhà đạo sĩ phương đông với những lễ vật cũng mang đầy nội dung Cứu độ: vàng (vương đế), nhũ hương (tư tế), mộc dược (khổ nạn hay mầu nhiệm Vượt Qua).
Nếu đem sứ điệp đầy hy vọng của mầu nhiệm Hiển Linh nầy soi chiếu vào thế giới hôm nay chúng ta sẽ thấy gì ? Thấy còn hơn hai phần ba nhân loại chưa nhận biết Chúa Kitô (khoảng trên 2 tỷ người thuộc Kitô giáo trên tổng sổ gần 7 tỷ người), còn chiến tranh loạn lạc khắp nơi, còn mê tín dị đoan, bóng tối lầm lạc bao phủ nhiều dân tộc, nhiều gia đình…
Như vậy “cuộc Hiển Linh” của Thiên Chúa vẫn còn đang ở phía trước, vẫn là một “gọi mời” để nhân loại cất bước lên đường tìm kiếm “ánh sao lạ Bê Lem” như ba nhà đạo sĩ thuở nào; và nhất là để những ai đã một lần “tìm thấy ánh sao Bêlem”, phải “tìm đường khác trở về xứ sở mình”, quê hương mình, loan Tin Mừng Cứu Độ và giới thiệu Chúa Giêsu cho anh chị em mình.
Và như thế, Giáng Sinh, Hiển Linh không là câu chuyện cổ tích để mỗi năm chúng ta đọc lại một lần, diễn lại như một “đoạn phim của quá khứ”, mà, là một khởi đầu mới, như cách cảm nhận của một bài thơ:
Khi ngôi sao trên bầu trời biến mất
Khi các vua chúa và hoàng tử đã ở nhà
Khi các mục đồng và đoàn súc vật đã trở về
Thì công việc Giáng Sinh mới bắt đầu:
Để tìm lại những gì đã mất
Để hàn gắn những gì đã gãy đổ
Để người đói được ăn no
Để tù nhân được giải phóng
Để các nước xây dựng lại
Để đem an bình cho mọi người
Và để hòa nhạc bằng trái tim.
Và để trả lời cho những ai còn đang trăn trở “đến bao giờ Chúa mới lại hiển linh?”, thì chút nữa đây thôi, Chúa Giêsu sẽ “hiển linh” cho mỗi người chúng ta cách trầm lắng, khiêm lạ, giản đơn qua “Tấm Bánh, Ly Rượu” là chính Máu Thịt của Ngài được trao ban qua bàn Tiệc Thánh Thể.
Mầu nhiệm vĩ đại nầy được “hiển linh” cách âm thầm, khiêm tốn quá thể, mà chắc chắn, những con người đang mang trong cõi lòng những tham vọng hận thù trần tục như bạo vương Hêrôđê, mang não trạng kiêu căng và giả hình như các nhà luật sĩ và biệt phái ở Giêrusalem 2000 năm trước…sẽ không bao giờ nhận ra, hiểu thấu và gặp gỡ !
Vâng, chỉ có những ai “khao khát mới được toại lòng” và chỉ những ai “trong sạch trong lòng mới được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,6.8), chẳng khác nào, như ba nhà đạo sĩ khi xưa, chỉ khi ra khỏi cái “đô thành Giêrusalem trần tục của Hêrôđê”, mới tìm lại được “ngôi sao ở phương Đông, để rồi, đi trước họ dẫn tới chỗ Hài Nhi” !
Trương Đình Hiền
Người Công Giáo Việt Nam thường gọi ngày lễ hôm nay là lễ “BA VUA”; vì Phụng vụ lễ nầy chọn đọc trích đoạn Tin Mừng Matthêô về câu chuyện “ba đạo sĩ phương đông theo ánh sao lạ tìm đến chiêm bái Hài Nhi ở Bêlem”. (Mt 2,1-12).
Ngày nay Phụng vụ dùng từ Hiển Linh theo đúng nghĩa của từ Epyphaneia của Hy Lạp (Sự tỏ hiện). Chính vì thế, trong truyền thống xa xưa của Hội Thánh, hôm nay Phụng vụ kính nhớ 3 mầu nhiệm về “sự tỏ hiện hay hiển linh” của Ngôi Hai Thiên Chúa: Hiển Linh qua “vì sao lạ dẫn đường Ba Vua Phương đông đến thờ lạy”, Hiển linh qua biến cố chịu phép rửa bên dòng sông Gio-đan và hiển linh qua phép lạ hóa nước thành rượu tại tiệc cưới Cana.
Qua những “dấu chỉ đầy ấn tượng” của Lời Chúa đó, ý nghĩa đầu tiên của sứ điệp Hiển Linh chính là “ảnh hưởng bao trùm của công cuộc cứu độ”; hay nói cách khác, việc Thiên Chúa nhập thể, Thiên Chúa đi vào trần gian, Thiên Chúa “đến cắm lều ở giữa nhân loại” không phải là chuyên riêng tư của một gia đình bé nhỏ: Giu-se, Ma-ri-a và Hài Nhi Giê-su; nhưng là công cuộc cứu độ có liên quan đến toàn thể nhân loại, ảnh hưởng trên toàn bộ lịch sử loài người và cả vũ trụ, trải dài trên mọi chiều kích không gian và thời gian.
Viễn tượng nầy, Thiên Chúa đã mặc khải qua cái nhìn và cảm nhận của sứ ngôn I-sa-i-a mà chúng ta vừa nghe công bố trong Bài đọc 1: vị sứ ngôn đã thoáng thấy vẽ huy hoàng tráng lệ và tràn ngập ánh sáng của một “Giêrusalem” đầy mộng ước mà công trình cứu độ của Thiên Chúa sẽ chính thức được khai mào trong đêm “rực sáng ở Bê-Lem” và sẽ viên thành với một “Giêrusalem mới” trong vương quốc Thiên Chúa.:
“Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra, hỡi Giêrusalem ! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi. Kìa tối tăm đang bao bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân; nhưng trên mình ngươi, Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi …”.
Đó phải chăng là một “Tin Mừng vĩ đại cho toàn dân” (Lc 2,10) mà các thiên sứ đã báo cho các mục đồng thành Bê-lem trong đêm Ngôi Hai giáng thế, cũng là Tin Mừng được Đức Kitô ra lệnh cho cho các môn sinh “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo…” (Mc 16,15), và cũng là Tin Mừng mà theo nhận định của Thánh Phaolô trong thư Êphêsô (Bđ 2) nhờ đó “các dân ngoại được nên đồng thừa tự, đồng một thân thể, và đồng thông phần với lới hứa của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô” (Ep 3,6), một “dân ngoại” được minh họa đầy ấn tượng qua ba nhà đạo sĩ phương đông với những lễ vật cũng mang đầy nội dung Cứu độ: vàng (vương đế), nhũ hương (tư tế), mộc dược (khổ nạn hay mầu nhiệm Vượt Qua).
Nếu đem sứ điệp đầy hy vọng của mầu nhiệm Hiển Linh nầy soi chiếu vào thế giới hôm nay chúng ta sẽ thấy gì ? Thấy còn hơn hai phần ba nhân loại chưa nhận biết Chúa Kitô (khoảng trên 2 tỷ người thuộc Kitô giáo trên tổng sổ gần 7 tỷ người), còn chiến tranh loạn lạc khắp nơi, còn mê tín dị đoan, bóng tối lầm lạc bao phủ nhiều dân tộc, nhiều gia đình…
Như vậy “cuộc Hiển Linh” của Thiên Chúa vẫn còn đang ở phía trước, vẫn là một “gọi mời” để nhân loại cất bước lên đường tìm kiếm “ánh sao lạ Bê Lem” như ba nhà đạo sĩ thuở nào; và nhất là để những ai đã một lần “tìm thấy ánh sao Bêlem”, phải “tìm đường khác trở về xứ sở mình”, quê hương mình, loan Tin Mừng Cứu Độ và giới thiệu Chúa Giêsu cho anh chị em mình.
Và như thế, Giáng Sinh, Hiển Linh không là câu chuyện cổ tích để mỗi năm chúng ta đọc lại một lần, diễn lại như một “đoạn phim của quá khứ”, mà, là một khởi đầu mới, như cách cảm nhận của một bài thơ:
Khi ngôi sao trên bầu trời biến mất
Khi các vua chúa và hoàng tử đã ở nhà
Khi các mục đồng và đoàn súc vật đã trở về
Thì công việc Giáng Sinh mới bắt đầu:
Để tìm lại những gì đã mất
Để hàn gắn những gì đã gãy đổ
Để người đói được ăn no
Để tù nhân được giải phóng
Để các nước xây dựng lại
Để đem an bình cho mọi người
Và để hòa nhạc bằng trái tim.
Và để trả lời cho những ai còn đang trăn trở “đến bao giờ Chúa mới lại hiển linh?”, thì chút nữa đây thôi, Chúa Giêsu sẽ “hiển linh” cho mỗi người chúng ta cách trầm lắng, khiêm lạ, giản đơn qua “Tấm Bánh, Ly Rượu” là chính Máu Thịt của Ngài được trao ban qua bàn Tiệc Thánh Thể.
Mầu nhiệm vĩ đại nầy được “hiển linh” cách âm thầm, khiêm tốn quá thể, mà chắc chắn, những con người đang mang trong cõi lòng những tham vọng hận thù trần tục như bạo vương Hêrôđê, mang não trạng kiêu căng và giả hình như các nhà luật sĩ và biệt phái ở Giêrusalem 2000 năm trước…sẽ không bao giờ nhận ra, hiểu thấu và gặp gỡ !
Vâng, chỉ có những ai “khao khát mới được toại lòng” và chỉ những ai “trong sạch trong lòng mới được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5,6.8), chẳng khác nào, như ba nhà đạo sĩ khi xưa, chỉ khi ra khỏi cái “đô thành Giêrusalem trần tục của Hêrôđê”, mới tìm lại được “ngôi sao ở phương Đông, để rồi, đi trước họ dẫn tới chỗ Hài Nhi” !
Trương Đình Hiền
Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa
Lm. Anthony Trung Thành
21:02 06/01/2018
Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa
Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa là thời gian kết thúc Mùa Giáng sinh và bắt đầu bước vào Mùa Thường niên hay còn gọi là Mùa Quanh năm. Đây cũng là thời điểm Đức Giêsu được tấn phong làm Đấng Messia, Đấng Cứu Thế, Ngài bắt đầu bước vào đời sống công khai, thi hành sứ mạng mà Chúa Cha giao phó. Mở đầu bài Tin mừng hôm nay, Thánh Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu về Đức Giêsu và cho biết sự khác biệt giữa phép rửa của ông và phép rửa của Đức Giêsu như thế nào. Thánh Gioan Tẩy Giả cho biết: “Có Ðấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần.”(Mc 1,7-8). Đồng thời, bài Tin mừng hôm nay cũng cho biết những việc lạ lùng xảy ra sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa: “Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: ‘Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha.’”(Mc 1,10-11).
Từ lời chứng của Gioan Tẩy Giả và lời chứng của Chúa Cha, cùng với sự hiện diện của Chúa Thánh Thần xác minh cho chúng ta thấy sứ mạng của Đức Giêsu là sứ mạng từ trời, sứ mạng từ Chúa Cha. Thật vậy, sau biến cố chịu phép rửa, Tin mừng Thánh Marcô cho biết, Đức Giêsu vào sa mạc chịu ma quỷ cám dỗ (x. Mc 1,12-13) và sau thời gian đó, Ngài bắt đầu thi hành sứ mạng mà Ngài đã nhận lãnh từ Chúa Cha: Rao giảng (x. Mc 1,14-15); kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên (x. Mc 1, 16-20); chữa lành bệnh tật và trừ quỷ (x. Mc 1, 21-45)… Sau đó, Ngài đi khắp nơi tiếp tục rao giảng, làm phép lạ để hoàn thành lời sách ngôn sứ Isaia đã nói về Ngài rằng: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (Lc 4, 18-19). Đó cũng là lời xác minh của Thánh Phêrô trong bài đọc II hôm nay: “Đức Giê-su xuất thân từ Na-da-rét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người.” (Cv 10,38).
Trước khi về trời, Ngài đã thiết lập Giáo hội, thiết lập các Bí tích, nhất là Bí tích Rửa tội để tha tội Tổ tông và tội riêng cho con người, giúp họ trở nên Con Thiên Chúa. Ngài còn ra lệnh cho các Tông đồ rằng: “Các con hãy đi rao giảng cho muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.” (Mt 26,20).
Vâng nghe lời Đức Giêsu, các Tông đồ đã ra đi thi hành sứ mạng trên. Sách Công vụ tông đồ cho biết, bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đã thu hút trên 3 ngàn người trở lại đạo. Cuối cùng, các Tông đồ cũng đã chết để làm chứng cho lời mình rao giảng. Tiếp tục sứ mạng của các Tông đồ, Giáo hội suốt hai ngàn năm qua đã cố gắng không mệt mỏi để đi khắp nơi rao giảng Tin mừng và giúp vô số người lãnh nhận Phép rửa. Dầu vậy, số người chưa biết Đức Kitô, chưa trở thành người Công Giáo vẫn còn chiếm khoảng 83%. Vì thế, lời mời gọi của Đức Giêsu vẫn luôn là sứ mạng hàng đầu của Giáo hội. Đó cũng là sứ mạng của mỗi người chúng ta khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội.
Một trong những sứ mạng mà Bí tích Rửa tội mời gọi chúng ta chu toàn, đó là sứ mạng ngôn sứ. Với sứ mạng ngôn sứ, người kitô hữu phải rao giảng Lời Chúa không chỉ bằng lời nói mà bằng chính đời sống của mình để giúp người khác tin yêu Chúa. Nghĩa là, trong khi người đời họ ăn gian nói dối, gian tham, cờ bạc, rượu chè, buôn gian bán lận, thù ghét nhau, thay vợ đổi chồng, phá thai, ly dị…thì người kitô hữu phải sống thật thà, công bằng, bác ái yêu thương, một vợ một chồng, tôn trọng sự sống…để như lời Đức Giêsu nói: “Họ thấy những việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên Trời.” (Mt 5,16) hay “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga 13,35).
Bí tích Rửa tội còn mời gọi chúng ta sống xứng danh là con cái của Thiên Chúa. Thật vậy, khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội là chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa, mang danh là Kitô hữu. Kitô hữu là có Chúa. Muốn có Chúa trong tâm hồn thì phải sạch tội trọng. Vì thế, mỗi người kitô hữu cần phải tránh xa tội lỗi: những tội phạm đến Mười điều răn của Chúa, Sáu điều răn Hội thánh và Bảy mối tội đầu. Mặt khác, mỗi người cần phải tránh xa các tệ nạn như cờ bạc, rượu chè, đề đóm, hút xách, xì ke ma túy, buôn gian bán lận. Các bậc cha mẹ hãy sống gương mẫu trong lời ăn tiếng nói và hành động việc làm, không cãi vã, xung đột, tránh xa những nguyên nhân làm mất hạnh phúc gia đình. Các thanh thiếu niên hãy tránh xa phim ảnh và sách báo xấu, những trò chơi thiếu lành mạnh, nhất là đừng giết chết thời gian bằng Game Online…Thay vào đó, hãy quyết tâm siêng năng học giáo lý, học văn hóa, lãnh nhận các Bí tích nhất là Bí tích Giao hòa và Thánh Thể. Trong mọi hoàn cảnh, hãy dùng lời nói và việc làm để giúp người khác nhận biết Chúa. Hãy cố gắng sống tốt để được Chúa Cha giới thiệu về mình như Ngài đã từng giới thiệu về Chúa Con: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha.”
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp mỗi người chúng con biết chu toàn sứ mạng mà Bí tích Rửa tội đòi buộc, đó là sống xứng đáng làm con cái Chúa và luôn ý thức giới thiệu Chúa cho anh chị em xung quanh bằng chính lời nói và việc làm của chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa là thời gian kết thúc Mùa Giáng sinh và bắt đầu bước vào Mùa Thường niên hay còn gọi là Mùa Quanh năm. Đây cũng là thời điểm Đức Giêsu được tấn phong làm Đấng Messia, Đấng Cứu Thế, Ngài bắt đầu bước vào đời sống công khai, thi hành sứ mạng mà Chúa Cha giao phó. Mở đầu bài Tin mừng hôm nay, Thánh Gioan Tẩy Giả đã giới thiệu về Đức Giêsu và cho biết sự khác biệt giữa phép rửa của ông và phép rửa của Đức Giêsu như thế nào. Thánh Gioan Tẩy Giả cho biết: “Có Ðấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần.”(Mc 1,7-8). Đồng thời, bài Tin mừng hôm nay cũng cho biết những việc lạ lùng xảy ra sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa: “Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: ‘Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha.’”(Mc 1,10-11).
Từ lời chứng của Gioan Tẩy Giả và lời chứng của Chúa Cha, cùng với sự hiện diện của Chúa Thánh Thần xác minh cho chúng ta thấy sứ mạng của Đức Giêsu là sứ mạng từ trời, sứ mạng từ Chúa Cha. Thật vậy, sau biến cố chịu phép rửa, Tin mừng Thánh Marcô cho biết, Đức Giêsu vào sa mạc chịu ma quỷ cám dỗ (x. Mc 1,12-13) và sau thời gian đó, Ngài bắt đầu thi hành sứ mạng mà Ngài đã nhận lãnh từ Chúa Cha: Rao giảng (x. Mc 1,14-15); kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên (x. Mc 1, 16-20); chữa lành bệnh tật và trừ quỷ (x. Mc 1, 21-45)… Sau đó, Ngài đi khắp nơi tiếp tục rao giảng, làm phép lạ để hoàn thành lời sách ngôn sứ Isaia đã nói về Ngài rằng: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (Lc 4, 18-19). Đó cũng là lời xác minh của Thánh Phêrô trong bài đọc II hôm nay: “Đức Giê-su xuất thân từ Na-da-rét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người.” (Cv 10,38).
Trước khi về trời, Ngài đã thiết lập Giáo hội, thiết lập các Bí tích, nhất là Bí tích Rửa tội để tha tội Tổ tông và tội riêng cho con người, giúp họ trở nên Con Thiên Chúa. Ngài còn ra lệnh cho các Tông đồ rằng: “Các con hãy đi rao giảng cho muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.” (Mt 26,20).
Vâng nghe lời Đức Giêsu, các Tông đồ đã ra đi thi hành sứ mạng trên. Sách Công vụ tông đồ cho biết, bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đã thu hút trên 3 ngàn người trở lại đạo. Cuối cùng, các Tông đồ cũng đã chết để làm chứng cho lời mình rao giảng. Tiếp tục sứ mạng của các Tông đồ, Giáo hội suốt hai ngàn năm qua đã cố gắng không mệt mỏi để đi khắp nơi rao giảng Tin mừng và giúp vô số người lãnh nhận Phép rửa. Dầu vậy, số người chưa biết Đức Kitô, chưa trở thành người Công Giáo vẫn còn chiếm khoảng 83%. Vì thế, lời mời gọi của Đức Giêsu vẫn luôn là sứ mạng hàng đầu của Giáo hội. Đó cũng là sứ mạng của mỗi người chúng ta khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội.
Một trong những sứ mạng mà Bí tích Rửa tội mời gọi chúng ta chu toàn, đó là sứ mạng ngôn sứ. Với sứ mạng ngôn sứ, người kitô hữu phải rao giảng Lời Chúa không chỉ bằng lời nói mà bằng chính đời sống của mình để giúp người khác tin yêu Chúa. Nghĩa là, trong khi người đời họ ăn gian nói dối, gian tham, cờ bạc, rượu chè, buôn gian bán lận, thù ghét nhau, thay vợ đổi chồng, phá thai, ly dị…thì người kitô hữu phải sống thật thà, công bằng, bác ái yêu thương, một vợ một chồng, tôn trọng sự sống…để như lời Đức Giêsu nói: “Họ thấy những việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên Trời.” (Mt 5,16) hay “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.” (Ga 13,35).
Bí tích Rửa tội còn mời gọi chúng ta sống xứng danh là con cái của Thiên Chúa. Thật vậy, khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội là chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa, mang danh là Kitô hữu. Kitô hữu là có Chúa. Muốn có Chúa trong tâm hồn thì phải sạch tội trọng. Vì thế, mỗi người kitô hữu cần phải tránh xa tội lỗi: những tội phạm đến Mười điều răn của Chúa, Sáu điều răn Hội thánh và Bảy mối tội đầu. Mặt khác, mỗi người cần phải tránh xa các tệ nạn như cờ bạc, rượu chè, đề đóm, hút xách, xì ke ma túy, buôn gian bán lận. Các bậc cha mẹ hãy sống gương mẫu trong lời ăn tiếng nói và hành động việc làm, không cãi vã, xung đột, tránh xa những nguyên nhân làm mất hạnh phúc gia đình. Các thanh thiếu niên hãy tránh xa phim ảnh và sách báo xấu, những trò chơi thiếu lành mạnh, nhất là đừng giết chết thời gian bằng Game Online…Thay vào đó, hãy quyết tâm siêng năng học giáo lý, học văn hóa, lãnh nhận các Bí tích nhất là Bí tích Giao hòa và Thánh Thể. Trong mọi hoàn cảnh, hãy dùng lời nói và việc làm để giúp người khác nhận biết Chúa. Hãy cố gắng sống tốt để được Chúa Cha giới thiệu về mình như Ngài đã từng giới thiệu về Chúa Con: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha.”
Lạy Chúa Giêsu, xin giúp mỗi người chúng con biết chu toàn sứ mạng mà Bí tích Rửa tội đòi buộc, đó là sống xứng đáng làm con cái Chúa và luôn ý thức giới thiệu Chúa cho anh chị em xung quanh bằng chính lời nói và việc làm của chúng con. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ Hiển Linh ngày 6/1/2018
J.B. Đặng Minh An dịch
07:19 06/01/2018
Lúc 10h sáng thứ Bẩy ngày 6/1/2018, Lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Ba cử chỉ của các nhà Đạo Sĩ hướng dẫn chúng ta trong hành trình tìm kiếm Chúa, Đấng hôm nay tự mạc khải mình như ánh sáng và ơn cứu rỗi cho muôn dân. Các Đạo Sĩ nhìn thấy ngôi sao, cất bước lên đường và dâng lên những quà tặng.
Nhìn thấy ngôi sao. Đây là điểm khởi đầu. Nhưng, chúng ta có thể hỏi tại sao chỉ có các Đạo Sĩ mới nhìn thấy ngôi sao này? Có lẽ vì có quá ít người nhìn lên bầu trời. Trong thực tế, quá thường là trong cuộc sống, chúng ta hài lòng với việc nhìn xuống mặt đất: sức khoẻ, tiền bạc và vui chơi là đủ. Và tôi tự hỏi chính mình: liệu chúng ta có còn biết cách nhìn lên bầu trời hay không? Chúng ta có biết làm thế nào để ước mơ, khát khao Thiên Chúa, chờ đợi sự mới mẻ của cuộc sống, hay là chúng ta để cho chính mình bị cuốn hút bởi cuộc sống như một chiếc lá khô bị cuốn theo chiều gió? Các Đạo Sĩ đã không thích để mình bị trôi nổi. Họ đã xác tín rằng, để sống một cách thực sự, bạn cần một mục tiêu cao cả và do đó bạn phải hướng mắt nhìn lên cao.
Nhưng, chúng ta lại có thể thắc mắc, tại sao, trong số những người nhìn lên trời, nhiều người khác đã không nhìn thấy ngôi sao đó, “ngôi sao của Người” (Mt 2: 2)? Có lẽ vì nó không phải là một ngôi sao lấp lánh, sáng rực hơn những ngôi sao khác. Tin Mừng cho biết đó là một ngôi sao mà các Đạo Sĩ nhận thấy mới vừa “ló dạng” (câu 2.9). Ngôi sao của Chúa Giêsu không chói lòa, không rực rỡ, nhưng nhẹ nhàng mời gọi. Chúng ta có thể tự hỏi mình ngôi sao nào chúng ta chọn trong cuộc sống. Có những ngôi sao rực rỡ, gợi lên cảm xúc mạnh mẽ, nhưng không định hướng cho chúng ta. Đó là những ngôi sao của thành công, tiền bạc, sự nghiệp, danh dự, hoan lạc mà nhiều người tìm kiếm như là cùng đích của đời mình. Chúng là những thiên thạch tỏa sáng trong một thời gian, nhưng sớm tan tành và ánh sáng của chúng tắt lịm nhanh chóng. Chúng là những ngôi sao rơi, lung linh thôi chứ không hề định hướng. Trái lại, ngôi sao của Chúa không phải lúc nào cũng rực rỡ, nhưng luôn luôn hiện diện; nó nhẹ nhàng; đưa tay ra cho anh chị em trong cuộc sống, và đồng hành cùng anh chị em. Nó không hứa hẹn các phần thưởng vật chất, nhưng nó bảo đảm an bình và trao ban, như đã từng trao cho các Đạo Sĩ, “một niềm vui lớn” (Mt 2:10). Tuy nhiên, Chúa đòi hỏi chúng ta phải cất bước lên đường.
Cất bước lên đường là hành động thứ hai của các Đạo sĩ. Đó là điều cần thiết để tìm thấy Chúa Giêsu. Ngôi sao của Người, trên thực tế, đòi hỏi chúng ta phải chọn lựa con đường, nỗ lực hàng ngày trong cuộc lữ hành; Người đòi hỏi chúng ta phải tự giải phóng mình khỏi những gánh nặng không cần thiết và những hành lý cồng kềnh cản trở chúng ta; và chấp nhận những sự kiện bất ngờ không có trên bản đồ của một cuộc sống êm đềm. Chúa Giêsu mạc khải chính Ngài cho những người tìm kiếm Ngài, nhưng để tìm kiếm Ngài, chúng ta phải cất bước, phải bước ra ngoài. Đừng chờ đợi nhưng phải dám mạo hiểm. Đừng đứng yên nhưng phải tiến về phía trước. Chúa Giêsu đòi hỏi rất cao những ai tìm kiếm Người, Ngài yêu cầu họ phải rời khỏi những ghế bành của những tiện nghi trần thế và sự ấm áp của lò sưởi. Theo Chúa Giêsu không phải là một giao thức lịch sự cần được tuân thủ, nhưng là sống một cuộc xuất hành. Thiên Chúa, Đấng giải phóng dân Ngài qua cuộc xuất hành và kêu gọi những dân tộc mới đi theo ngôi sao của Người, luôn luôn ban cho họ tự do và niềm vui trên đường lữ hành và chỉ trên những nẻo đường lữ hành mà thôi. Nói cách khác, để tìm kiếm Chúa Giêsu, chúng ta phải từ bỏ sự sợ hãi phải dấn thân, bỏ đi tâm lý thỏa mãn trong cảm giác thế này là đủ lắm rồi; và chấm dứt ngay sự lười biếng không còn muốn gì thêm trong cuộc sống. Chúng ta cần phải mạo hiểm, chỉ đơn giản là để có thể gặp gỡ một Hài Nhi. Nhưng điều đó vô cùng đáng giá, bởi vì khi tìm thấy Hài Nhi, khám phá ra sự dịu dàng và tình yêu của Người, chúng ta tìm thấy chính mình.
Cất bước lên đường không phải là dễ dàng. Tin Mừng cho chúng ta thấy điều này qua các nhân vật khác nhau. Có một Hêrôđê, âu lo trước nỗi sợ rằng sự ra đời của một vị vua sẽ phương hại đến uy quyền của mình. Vì vậy, ông triệu tập các cuộc họp và gửi người khác đi thu thập thông tin; nhưng chính ông ta thì không hề di chuyển, ông ta tự khóa mình bên trong cung điện. Ngay cả “cả Giêrusalem” (câu 3) cũng đâm ra sợ: sợ sự mới lạ của Thiên Chúa. Người ta thích mọi thứ vẫn như trước đây - “nó luôn như thế này” - và không ai có can đảm để cất bước lên đường. Sự cám dỗ của các thầy tư tế và các thầy thông luật có phần tinh tế hơn. Họ biết địa điểm chính xác và báo cáo cho Hêrôđê, đồng thời cũng trích dẫn lời tiên tri cổ xưa. Họ biết, nhưng không cất bước theo hướng Bethlehem. Có thể đó là sự cám dỗ của các tín hữu lúc này lúc khác: đức tin được diễn tả như một cái gì đó đã được biết rồi, và không ai thách đố mình tìm kiếm Chúa nữa. Chúng ta nói, nhưng chúng ta không cầu nguyện; chúng ta phàn nàn, nhưng chúng ta không làm điều thiện. Các Đạo Sĩ thì khác, họ nói ít nhưng đi nhiều. Như Phúc Âm chỉ ra: Mặc dù không biết những lẽ thật của đức tin, họ rất háo hức và lên đường “để đến thờ lạy Người” (câu 2), “Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người.. và đi lối khác mà về xứ mình.” (câu 9.11.12): nghĩa là luôn luôn di chuyển.
Dâng lên những quà tặng. Khi họ đến với Chúa Hài Đồng Giêsu, sau một cuộc hành trình dài, các Đạo Sĩ thờ lạy Người và dâng tiến lễ vật. Chúa Giêsu đang nằm trong máng cỏ để trao ban sự sống, vì thế họ dâng lên Ngài những thứ quý giá như vàng, nhũ hương và mộc dược. Tin Mừng được nhận ra khi cuộc lữ hành trong cuộc đời đạt đến sự trao ban. Trao ra hoàn toàn cho Chúa, mà không mong đợi một hồi đáp là một dấu chỉ chắc chắn chúng ta đã tìm thấy Chúa Giêsu, Đấng đã phán: “Anh em đã được cho nhưng không, thì cũng phải cho nhưng không như vậy” (Mt 10: 8). Làm tốt mà không có tính toán, ngay cả khi không ai yêu cầu chúng ta, ngay cả khi nó không làm cho chúng ta đạt được bất cứ điều gì, ngay cả khi chúng ta không thích nó. Chúa muốn điều này. Chúa, Đấng đã nên nhỏ bé vì chúng ta, yêu cầu chúng ta trao ban một cái gì đó cho anh em của mình. Ta là ai? Chính là những người không có gì để hồi đáp, là người cùng quẫn, đói khát, khách lạ, tù nhân, người nghèo (xem Mt 25: 31-46). Dâng lên một món quà chào đón Chúa Giêsu nghĩa là chăm sóc người bệnh, dành thời gian cho một người khó khăn, giúp đỡ những người dù người ấy không gây được cảm hứng cho chúng ta, và tha thứ cho những người đã xúc phạm chúng ta. Đó là những món quà nhưng không, và không thể thiếu được trong cuộc sống Kitô hữu. Trái lại, Chúa Giêsu cảnh cáo chúng ta, nếu chúng ta chỉ yêu thương những ai yêu mến mình, chúng ta có khác gì những người ngoại giáo (xem Mt 5: 46-47). Chúng ta nhìn vào đôi tay của chúng ta, thường trống vắng không có chút tình yêu nào, và hôm nay chúng ta cố gắng nghĩ đến một món quà nhưng không, một món quà không cần hồi đáp, mà chúng ta có thể trao ra. Nó sẽ đẹp lòng Chúa. Và chúng ta cầu xin Ngài: “Lạy Chúa, xin cho con tái khám phá lại niềm vui khi trao ban”.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy làm như các nhà Đạo Sĩ: hãy hướng nhìn lên, cất bước lên đường, và trao ban nhưng không.
Lễ Nhậm Chức Của Đức Cha Michel Aupetit Tân Tổng Giám Mục Giáo Phận Paris
Lê Đình Thông
10:19 06/01/2018
Vị tân tổng giám mục Paris từng là giám mục Nanterre (2014-2017). Ngài kế vị Đức Hồng Y André Vingt-Trois lãnh trọng trách chủ chăn giáo phận Paris trong suốt 13 năm.
Giáo phận Paris đã phổ biến lời phát biểu của đức tân TGM Michel Aupetit. Ngài nói : ‘‘Tôi cầu mong các giáo hữu được an khang. Đó là thiên chức bác sĩ của tôi. Ngày nay lãnh trọng trách chủ chăn, tôi cầu chúc mỗi người được ơn thánh thiện.’’ Tưởng cũng nên nhắc lại Đức TGM Aupetit từng là bác sĩ toàn khoa tại Colombes (Hauts-de-Seine) từ 1979 đến 1990.
Vị tân chủ chăn sinh ngày 23/03/1951 tại Versailles, lớn lên tại Chaville và Viroflay, ngoại thành Paris. Thân phụ làm việc ở sở hỏa xa. Cậu Michel mong muốn trở thành bác sĩ vì không chịu được sự đau khổ dày vò thân xác tha nhân. Sau khi theo học y khoa tại Necker và Bichat, ngài mở phòng mạch tại Colombes.
Ngài hằng ấp ủ ơn gọi linh mục từ năm 20 tuổi, trong suốt hành trình 11 năm phục vụ y khoa.
Năm 1995, ngài được ĐHY Lustiger truyền chức linh mục, từ đó đảm nhiệm phó xứ rồi chính xứ trong nhiều họ đạo tại kinh thành ánh sáng, đồng thời là tuyên úy giới trẻ. Ngài góp phần đem lại sức sống mới cho mục vụ thanh thiếu niên tại Paris.
Năm 2006, Đức ĐHY André Vingt-Trois đã bổ nhiệm ngài làm tổng đại diện giáo phận. Năm 2013 làm giáo mục phụ tá Paris. Khẩu hiệu của vị tân TGM Paris lấy từ Tin mừng theo thánh Gioan : ‘‘Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào’’ (ἐγὼ ἦλθον ἵνα ζωὴν ἔχωσιν, καὶ περισσὸν ἔχωσιν). Câu nói này từng được Thánh Gioan-Phaolô II dùng lại tựa đề cho chương 2 ‘‘Phúc âm Sự sống’’ (Evangelicun vitae). Vị tân TGM Paris luôn cổ võ cho các vấn đề đạo đức học (éthique), chống lại việc phá thai (IVG : interruption volontaire de grossesse).
Mục vụ của vị tân TGM Paris tiếp tục thực hiện đường lối của Giáo hội trong lãnh vực đạo đức, đồng thời canh tân mục vụ để công trình phúc âm hóa sẽ được mở rộng trong địa bàn giáo phận.
Paris, ngày 06/01/2018
Lê Đình Thông
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thăm bệnh viện nhi đồng ở Roma.
Nguyễn Long Thao
11:11 06/01/2018
Đức Giáo Hoàng đã đến bên giường nói truyện với các em và an ủi cha mẹ, người thân đang chăm sóc các em.
Bệnh viện Nhi đồng Bambino Gesù do Công Tước Scipione Salviati thành lập vào năm 1869. Vào năm 1924 bệnh viện có 120 giường này được trao tặng cho Tòa Thánh. Kể từ đó người ta thường gọi bệnh viện này là bệnh viện Giáo Hoàng.
Ngày nay bệnh viện này nằm trong Hệ Thống Y Tế Quốc Gia thành phố Roma, là nơi nghiên cứu và chữa trị bệnh nhi đồng cho những em ở Ý và cả Âu Châu
Kể từ thời ĐGH Gioan XXIII, đến ĐGH Phanxicô hiện nay, các ĐGH đều có tục lệ đến thăm bệnh viện sau dịp lễ Giáng Sinh.
Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma cử hành lễ Hiển Linh 06/01/2018 tại Vatican
VietCatholic Network
14:57 06/01/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lúc 10h sáng thứ Bẩy Lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Ba cử chỉ của các nhà Đạo Sĩ hướng dẫn chúng ta trong hành trình tìm kiếm Chúa, Đấng hôm nay tự mạc khải mình như ánh sáng và ơn cứu rỗi cho muôn dân. Các Đạo Sĩ nhìn thấy ngôi sao, cất bước lên đường và dâng lên những quà tặng.
Nhìn thấy ngôi sao. Đây là điểm khởi đầu. Nhưng, chúng ta có thể hỏi tại sao chỉ có các Đạo Sĩ mới nhìn thấy ngôi sao này? Có lẽ vì có quá ít người nhìn lên bầu trời. Trong thực tế, quá thường là trong cuộc sống, chúng ta hài lòng với việc nhìn xuống mặt đất: sức khoẻ, tiền bạc và vui chơi là đủ. Và tôi tự hỏi chính mình: liệu chúng ta có còn biết cách nhìn lên bầu trời hay không? Chúng ta có biết làm thế nào để ước mơ, khát khao Thiên Chúa, chờ đợi sự mới mẻ của cuộc sống, hay là chúng ta để cho chính mình bị cuốn hút bởi cuộc sống như một chiếc lá khô bị cuốn theo chiều gió? Các Đạo Sĩ đã không thích để mình bị trôi nổi. Họ đã xác tín rằng, để sống một cách thực sự, bạn cần một mục tiêu cao cả và do đó bạn phải hướng mắt nhìn lên cao.
Nhưng, chúng ta lại có thể thắc mắc, tại sao, trong số những người nhìn lên trời, nhiều người khác đã không nhìn thấy ngôi sao đó, “ngôi sao của Người” (Mt 2: 2)? Có lẽ vì nó không phải là một ngôi sao lấp lánh, sáng rực hơn những ngôi sao khác. Tin Mừng cho biết đó là một ngôi sao mà các Đạo Sĩ nhận thấy mới vừa “ló dạng” (câu 2.9). Ngôi sao của Chúa Giêsu không chói lòa, không rực rỡ, nhưng nhẹ nhàng mời gọi. Chúng ta có thể tự hỏi mình ngôi sao nào chúng ta chọn trong cuộc sống. Có những ngôi sao rực rỡ, gợi lên cảm xúc mạnh mẽ, nhưng không định hướng cho chúng ta. Đó là những ngôi sao của thành công, tiền bạc, sự nghiệp, danh dự, hoan lạc mà nhiều người tìm kiếm như là cùng đích của đời mình. Chúng là những thiên thạch tỏa sáng trong một thời gian, nhưng sớm tan tành và ánh sáng của chúng tắt lịm nhanh chóng. Chúng là những ngôi sao rơi, lung linh thôi chứ không hề định hướng. Trái lại, ngôi sao của Chúa không phải lúc nào cũng rực rỡ, nhưng luôn luôn hiện diện; nó nhẹ nhàng; đưa tay ra cho anh chị em trong cuộc sống, và đồng hành cùng anh chị em. Nó không hứa hẹn các phần thưởng vật chất, nhưng nó bảo đảm an bình và trao ban, như đã từng trao cho các Đạo Sĩ, “một niềm vui lớn” (Mt 2:10). Tuy nhiên, Chúa đòi hỏi chúng ta phải cất bước lên đường.
Cất bước lên đường là hành động thứ hai của các Đạo sĩ. Đó là điều cần thiết để tìm thấy Chúa Giêsu. Ngôi sao của Người, trên thực tế, đòi hỏi chúng ta phải chọn lựa con đường, nỗ lực hàng ngày trong cuộc lữ hành; Người đòi hỏi chúng ta phải tự giải phóng mình khỏi những gánh nặng không cần thiết và những hành lý cồng kềnh cản trở chúng ta; và chấp nhận những sự kiện bất ngờ không có trên bản đồ của một cuộc sống êm đềm. Chúa Giêsu mạc khải chính Ngài cho những người tìm kiếm Ngài, nhưng để tìm kiếm Ngài, chúng ta phải cất bước, phải bước ra ngoài. Đừng chờ đợi nhưng phải dám mạo hiểm. Đừng đứng yên nhưng phải tiến về phía trước. Chúa Giêsu đòi hỏi rất cao những ai tìm kiếm Người, Ngài yêu cầu họ phải rời khỏi những ghế bành của những tiện nghi trần thế và sự ấm áp của lò sưởi. Theo Chúa Giêsu không phải là một giao thức lịch sự cần được tuân thủ, nhưng là sống một cuộc xuất hành. Thiên Chúa, Đấng giải phóng dân Ngài qua cuộc xuất hành và kêu gọi những dân tộc mới đi theo ngôi sao của Người, luôn luôn ban cho họ tự do và niềm vui trên đường lữ hành và chỉ trên những nẻo đường lữ hành mà thôi. Nói cách khác, để tìm kiếm Chúa Giêsu, chúng ta phải từ bỏ sự sợ hãi phải dấn thân, bỏ đi tâm lý thỏa mãn trong cái giác thế này là đủ lắm rồi; và chấm dứt ngay sự lười biếng không còn muốn gì thêm trong cuộc sống. Chúng ta cần phải mạo hiểm, chỉ đơn giản là để có thể gặp gỡ một Hài Nhi. Nhưng điều đó vô cùng đáng giá, bởi vì khi tìm thấy Hài Nhi, khám phá ra sự dịu dàng và tình yêu của Người, chúng ta tìm thấy chính mình.
Cất bước lên đường không phải là dễ dàng. Tin Mừng cho chúng ta thấy điều này qua các nhân vật khác nhau. Có một Hêrôđê, âu lo trước nỗi sợ rằng sự ra đời của một vị vua sẽ phương hại đến uy quyền của mình. Vì vậy, ông triệu tập các cuộc họp và gửi người khác đi thu thập thông tin; nhưng chính ông ta thì không hề di chuyển, ông ta tự khóa mình bên trong cung điện. Ngay cả “cả Giêrusalem” (câu 3) cũng đâm ra sợ: sợ sự mới lạ của Thiên Chúa. Người ta thích mọi thứ vẫn như trước đây - “nó luôn như thế này” - và không ai có can đảm để cất bước lên đường. Sự cám dỗ của các thầy tư tế và các thầy thông luật có phần tinh tế hơn. Họ biết địa điểm chính xác và báo cáo cho Hêrôđê, đồng thời cũng trích dẫn lời tiên tri cổ xưa. Họ biết, nhưng không cất bước theo hướng Bethlehem. Có thể đó là sự cám dỗ của các tín hữu lúc này lúc khác: đức tin được diễn tả như một cái gì đó đã được biết rồi, và không ai thách đố mình tìm kiếm Chúa nữa. Chúng ta nói, nhưng chúng ta không cầu nguyện; chúng ta phàn nàn, nhưng chúng ta không làm điều thiện. Các Đạo Sĩ thì khác, họ nói ít nhưng đi nhiều. Như Phúc Âm chỉ ra: Mặc dù không biết những lẽ thật của đức tin, họ rất háo hức và lên đường “để đến thờ lạy Người” (câu 2), “Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người.. và đi lối khác mà về xứ mình.” (câu 9.11.12): nghĩa là luôn luôn di chuyển.
Dâng lên những quà tặng. Khi họ đến với Chúa Hài Đồng Giêsu, sau một cuộc hành trình dài, các Đạo Sĩ thờ lạy Người và dâng tiến lễ vật. Chúa Giêsu đang nằm trong máng cỏ để trao ban sự sống, vì thế họ dâng lên Ngài những thứ quý giá như vàng, nhũ hương và mộc dược. Tin Mừng được nhận ra khi cuộc lữ hành trong cuộc đời đạt đến sự trao ban. Trao ra hoàn toàn cho Chúa, mà không mong đợi một hồi đáp là một dấu chỉ chắc chắn chúng ta đã tìm thấy Chúa Giêsu, Đấng đã phán: “Anh em đã được cho nhưng không, thì cũng phải cho nhưng không như vậy” (Mt 10: 8). Làm tốt mà không có tính toán, ngay cả khi không ai yêu cầu chúng ta, ngay cả khi nó không làm cho chúng ta đạt được bất cứ điều gì, ngay cả khi chúng ta không thích nó. Chúa muốn điều này. Chúa, Đấng đã nên nhỏ bé vì chúng ta, yêu cầu chúng ta trao ban một cái gì đó cho anh em của mình. Ta là ai? Chính là những người không có gì để hồi đáp, là người cùng quẫn, đói khát, khách lạ, tù nhân, người nghèo (xem Mt 25: 31-46). Dâng lên một món quà chào đón Chúa Giêsu nghĩa là chăm sóc người bệnh, dành thời gian cho một người khó khăn, giúp đỡ những người dù người ấy không gây được cảm hứng cho chúng ta, và tha thứ cho những người đã xúc phạm chúng ta. Đó là những món quà nhưng không, và không thể thiếu được trong cuộc sống Kitô hữu. Trái lại, Chúa Giêsu cảnh cáo chúng ta, nếu chúng ta chỉ yêu thương những ai yêu mến mình, chúng ta có khác gì những người ngoại giáo (xem Mt 5: 46-47). Chúng ta nhìn vào đôi tay của chúng ta, thường trống vắng không có chút tình yêu nào, và hôm nay chúng ta cố gắng nghĩ đến một món quà nhưng không, một món quà không cần hồi đáp, mà chúng ta có thể trao ra. Nó sẽ đẹp lòng Chúa. Và chúng ta cầu xin Ngài: “Lạy Chúa, xin cho con tái khám phá lại niềm vui khi trao ban”.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy làm như các nhà Đạo Sĩ: hãy hướng nhìn lên, cất bước lên đường, và trao ban nhưng không.
Hơn một năm sau Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, các giám mục Khzakhstan tuyên xưng chân lý về hôn nhân bí tích
Vũ Văn An
16:57 06/01/2018
Ba vị giám mục của Khazakhstan vừa công bố bản tuyên xưng “các chân lý không thay đổi về hôn nhân bí tích” để trả lời lối giải thích của Đức Phanxicô và một số vị giám mục về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương nhằm cho phép một số người Công Giáo ly dị tái hôn mà không có án vô hiệu được lãnh nhận các bí tích.
Trong văn kiện dài 6 trang, các vị bản quyền, tất cả đều thuộc Kazakhstan và trong đó, có Đức Cha Athanasius Schneider, Giám Mục Phụ Tá của Astana, nói rằng lối giải thích của Đức Giáo Hoàng và của một số Hội Đồng Giám Mục như Đức và Malta đang gây ra “hỗn loạn lan tràn”, sẽ làm gia tăng “nạn dịch ly dị” và hoàn toàn “xa lạ” đối với toàn bộ đức tin và truyền thống của Giáo Hội.
Trước sự “hỗn loạn ngày một lan tràn này” trong Giáo Hội, các vị giám mục tái khẳng định giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân. Các ngài suy luận rằng cho phép một số người ly dị “tái hôn” được rước lễ mà không có án vô hiệu và không sống tiết dục, thì gần như là “một loại du nhập ly dị vào đời sống Giáo Hội”.
Các ngài viết tiếp: Giáo Hội “nên là một thành trì và là một dấu hiệu mâu thuẫn không thể lầm lẫn được chống lại nạn dịch ly dị, một nạn dịch mỗi ngày một lan tràn hơn trong xã hội dân sự”.
Các ngài cũng nhấn mạnh rằng bất cứ “chấp thuận hay hợp pháp hóa nào” đối với việc vi phạm dây hôn phối “cho dù một cách gián tiếp… cũng mâu thuẫn một cách nghiêm trọng đối với thánh ý minh nhiên của Thiên Chúa và Lệnh Truyền của Người” là đừng phạm tội ngoại tình.
Các vị giám mục, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Tomash Peta của Astana và Đức Tổng Giám Mục Jan Pawel Lenga của Karaganda, đã nhắc đến dù không nêu tên “các thẩm quyền phẩm trật” cho phép một số “người ly dị và tái hôn” nhận lãnh các bí tích dù họ “thường xuyên và cố ý more uxore (sống như vợ chồng) với người không phải là người phối ngẫu hợp pháp của mình.
Các ngài viết tiếp: “một số các qui luật này đã nhận được sự chấp thuận của cả thẩm quyền tối cao của Giáo Hội”, có ý ám chỉ quyết định mới đây của Đức Phanxicô coi kỷ luật mục vụ này là “huấn quyền chân chính”.
Các vị giám mục còn có lập luận cho rằng một đức tin được tuyên xưng phải đi kèm một thực hành bí tích, và các ngài đã trưng dẫn Thánh Kinh, Công Đồng Vatican II và các giáo huấn của các vị giáo hoàng trước đây, kể cả của Thánh Gioan Phaolô II, các chân phúc Piô IX và Phaolô VI, để tăng cường quan điểm của mình.
Các ngài cũng nhấn mạnh điều này: là các giám mục, các ngài ý thức được “trách nhiệm và bổn phận nặng nề” đối với các tín hữu hằng chờ mong ở các ngài một “việc tuyên xưng công khai và không mơ hồ đối với chân lý và kỷ luật không thay đổi của Giáo Hội liên quan tới tính bất khả tiêu của hôn nhân”.
Các ngài viết thêm “vì lý do này, chúng tôi không được phép giữ im lặng. Nên, trong tinh thần của Thánh Gioan Tẩy Giả, Thánh Fisher, Thánh Thomas More, Chân Phúc Laura Vicuna và của nhiều vì hiển tu và tử đạo hữu danh và vô danh khác, chúng tôi khẳng định tính bất khả tiêu của hôn nhân”.
Bằng chữ viết đậm, các ngài nhấn mạnh rằng “không được phép biện minh, chấp thuận, hay hợp pháp hóa dù trực tiếp hay gián tiếp việc ly dị và mối liên hệ tình dục bền vững không phải là phu thê qua việc dùng kỷ luật bí tích cho phép những người gọi là ‘ly dị và tái hôn’ rước lễ, trong trường hợp này là một thứ kỷ luật xa lạ với toàn bộ Thánh Truyền của đức tin Công Giáo và Tông Truyền”.
Trong phần kết luận, các vị giám mục viết rằng khi thực hiện việc tuyên xưng công khai này, các ngài “thành thực xác tín rằng” các ngài thực hành “một việc phục vụ đức ái trong sự thật” đối với Giáo Hội và Đức Thánh Cha.
Các vị giám mục cho biết các ngài ký bản tuyên xưng này vào ngày 31 tháng Mười Hai, nhằm Ngày Lễ Thánh Gia trong Nghi Lễ Rôma, và trong năm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.
Trong văn kiện dài 6 trang, các vị bản quyền, tất cả đều thuộc Kazakhstan và trong đó, có Đức Cha Athanasius Schneider, Giám Mục Phụ Tá của Astana, nói rằng lối giải thích của Đức Giáo Hoàng và của một số Hội Đồng Giám Mục như Đức và Malta đang gây ra “hỗn loạn lan tràn”, sẽ làm gia tăng “nạn dịch ly dị” và hoàn toàn “xa lạ” đối với toàn bộ đức tin và truyền thống của Giáo Hội.
Trước sự “hỗn loạn ngày một lan tràn này” trong Giáo Hội, các vị giám mục tái khẳng định giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân. Các ngài suy luận rằng cho phép một số người ly dị “tái hôn” được rước lễ mà không có án vô hiệu và không sống tiết dục, thì gần như là “một loại du nhập ly dị vào đời sống Giáo Hội”.
Các ngài viết tiếp: Giáo Hội “nên là một thành trì và là một dấu hiệu mâu thuẫn không thể lầm lẫn được chống lại nạn dịch ly dị, một nạn dịch mỗi ngày một lan tràn hơn trong xã hội dân sự”.
Các ngài cũng nhấn mạnh rằng bất cứ “chấp thuận hay hợp pháp hóa nào” đối với việc vi phạm dây hôn phối “cho dù một cách gián tiếp… cũng mâu thuẫn một cách nghiêm trọng đối với thánh ý minh nhiên của Thiên Chúa và Lệnh Truyền của Người” là đừng phạm tội ngoại tình.
Các vị giám mục, trong đó có Đức Tổng Giám Mục Tomash Peta của Astana và Đức Tổng Giám Mục Jan Pawel Lenga của Karaganda, đã nhắc đến dù không nêu tên “các thẩm quyền phẩm trật” cho phép một số “người ly dị và tái hôn” nhận lãnh các bí tích dù họ “thường xuyên và cố ý more uxore (sống như vợ chồng) với người không phải là người phối ngẫu hợp pháp của mình.
Các ngài viết tiếp: “một số các qui luật này đã nhận được sự chấp thuận của cả thẩm quyền tối cao của Giáo Hội”, có ý ám chỉ quyết định mới đây của Đức Phanxicô coi kỷ luật mục vụ này là “huấn quyền chân chính”.
Các vị giám mục còn có lập luận cho rằng một đức tin được tuyên xưng phải đi kèm một thực hành bí tích, và các ngài đã trưng dẫn Thánh Kinh, Công Đồng Vatican II và các giáo huấn của các vị giáo hoàng trước đây, kể cả của Thánh Gioan Phaolô II, các chân phúc Piô IX và Phaolô VI, để tăng cường quan điểm của mình.
Các ngài cũng nhấn mạnh điều này: là các giám mục, các ngài ý thức được “trách nhiệm và bổn phận nặng nề” đối với các tín hữu hằng chờ mong ở các ngài một “việc tuyên xưng công khai và không mơ hồ đối với chân lý và kỷ luật không thay đổi của Giáo Hội liên quan tới tính bất khả tiêu của hôn nhân”.
Các ngài viết thêm “vì lý do này, chúng tôi không được phép giữ im lặng. Nên, trong tinh thần của Thánh Gioan Tẩy Giả, Thánh Fisher, Thánh Thomas More, Chân Phúc Laura Vicuna và của nhiều vì hiển tu và tử đạo hữu danh và vô danh khác, chúng tôi khẳng định tính bất khả tiêu của hôn nhân”.
Bằng chữ viết đậm, các ngài nhấn mạnh rằng “không được phép biện minh, chấp thuận, hay hợp pháp hóa dù trực tiếp hay gián tiếp việc ly dị và mối liên hệ tình dục bền vững không phải là phu thê qua việc dùng kỷ luật bí tích cho phép những người gọi là ‘ly dị và tái hôn’ rước lễ, trong trường hợp này là một thứ kỷ luật xa lạ với toàn bộ Thánh Truyền của đức tin Công Giáo và Tông Truyền”.
Trong phần kết luận, các vị giám mục viết rằng khi thực hiện việc tuyên xưng công khai này, các ngài “thành thực xác tín rằng” các ngài thực hành “một việc phục vụ đức ái trong sự thật” đối với Giáo Hội và Đức Thánh Cha.
Các vị giám mục cho biết các ngài ký bản tuyên xưng này vào ngày 31 tháng Mười Hai, nhằm Ngày Lễ Thánh Gia trong Nghi Lễ Rôma, và trong năm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.
Trong buổi triều yết ĐTC mời gọi: Hãy tìm kiếm Chúa Giêsu như các nhà Đạo sĩ
Thanh Quảng sdb
18:44 06/01/2018
Trong buổi triều yết ĐTC mời gọi: Hãy tìm kiếm Chúa Giêsu như các nhà Đạo sĩ
Đức Thánh Cha mời chúng ta hãy theo gương ba nhà đạo sĩ tìm kiếm Chúa Giêsu qua các dấu chỉ.
Theo tường thuật của Thánh sử Matthêu về các nhà đạo sĩ và cách họ lần theo ngôi sao để tìm kiếm Thái tử mới sinh, Đức Thánh Cha tập trung vào ba thái độ đặc trưng của lễ Hiển Linh, hay còn gọi “sự tỏ hiện” của Chúa Giêsu kinh qua "sự tìm kiếm cần cù vượt lên trên sự thờ ơ và những nỗi sợ hãi".
Các Kinh sư, các học giả và Vua Herod
Chính những nhà đạo sĩ, sau cuộc hành trình dài, vẫn tiếp tục "tìm kiếm cách kiên trì" Đấng Mét-si-a. Còn các thầy thông luật và các kỳ mục và tư tế, những người biết rõ nơi Chúa Giêsu sinh ra, lại "thờ ơ" với sự chào đời đó và họ cứ bình tâm như vại trong sự an toàn thư thái của họ. Còn vua Herod, theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, lại có phản ứng cuống cuồng "sợ hãi". Ông ta sợ đứa trẻ sinh ra sẽ cướp ngôi báu của ông nên giả vờ muốn đến bái lạy và dâng lễ vật với thâm ý là muốn tiêu trừ Hài Nhi.
Sự lựa chọn
Đức Thánh Cha nói chúng ta phải lựa chọn thái độ này để nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu khi Ngài đến. Chỉ có tính ích kỷ mới khiến chúng ta nghĩ đến Chúa Giêsu đến như một mối đe dọa hoặc một trở ngại để loại trừ... Và thái độ dửng dưng có thể đẩy đưa chúng ta tới thái độ sống như Chúa không có tồn tại hiện diện mà buông suôi "theo các quy luật tự nhiên" chỉ nghĩ đến việc làm thỏa mãn "những khát vọng quyền lực và tiền bạc của chúng ta".
Mẫu gương của các nhà đạo sĩ
Theo ý của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta được kêu gọi theo mẫu gương của các nhà Đạo sĩ: hãy cần mẫn tìm kiếm, sẵn sàng vượt qua những chặng đường chông gai để tìm gặp Chúa Giêsu trong cuộc sống của chúng ta". ĐTC kết luận: “Nếu đây là thái độ mà chúng ta lựa chọn trước khi Chúa đến, thì chúng ta có thể sống một cuộc sống tươi đẹp, chúng ta có thể lớn lên trong niềm tin yêu, hy vọng và yêu thương đối với Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta".
Đức Thánh Cha mời chúng ta hãy theo gương ba nhà đạo sĩ tìm kiếm Chúa Giêsu qua các dấu chỉ.
Theo tường thuật của Thánh sử Matthêu về các nhà đạo sĩ và cách họ lần theo ngôi sao để tìm kiếm Thái tử mới sinh, Đức Thánh Cha tập trung vào ba thái độ đặc trưng của lễ Hiển Linh, hay còn gọi “sự tỏ hiện” của Chúa Giêsu kinh qua "sự tìm kiếm cần cù vượt lên trên sự thờ ơ và những nỗi sợ hãi".
Các Kinh sư, các học giả và Vua Herod
Chính những nhà đạo sĩ, sau cuộc hành trình dài, vẫn tiếp tục "tìm kiếm cách kiên trì" Đấng Mét-si-a. Còn các thầy thông luật và các kỳ mục và tư tế, những người biết rõ nơi Chúa Giêsu sinh ra, lại "thờ ơ" với sự chào đời đó và họ cứ bình tâm như vại trong sự an toàn thư thái của họ. Còn vua Herod, theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, lại có phản ứng cuống cuồng "sợ hãi". Ông ta sợ đứa trẻ sinh ra sẽ cướp ngôi báu của ông nên giả vờ muốn đến bái lạy và dâng lễ vật với thâm ý là muốn tiêu trừ Hài Nhi.
Sự lựa chọn
Đức Thánh Cha nói chúng ta phải lựa chọn thái độ này để nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu khi Ngài đến. Chỉ có tính ích kỷ mới khiến chúng ta nghĩ đến Chúa Giêsu đến như một mối đe dọa hoặc một trở ngại để loại trừ... Và thái độ dửng dưng có thể đẩy đưa chúng ta tới thái độ sống như Chúa không có tồn tại hiện diện mà buông suôi "theo các quy luật tự nhiên" chỉ nghĩ đến việc làm thỏa mãn "những khát vọng quyền lực và tiền bạc của chúng ta".
Mẫu gương của các nhà đạo sĩ
Theo ý của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta được kêu gọi theo mẫu gương của các nhà Đạo sĩ: hãy cần mẫn tìm kiếm, sẵn sàng vượt qua những chặng đường chông gai để tìm gặp Chúa Giêsu trong cuộc sống của chúng ta". ĐTC kết luận: “Nếu đây là thái độ mà chúng ta lựa chọn trước khi Chúa đến, thì chúng ta có thể sống một cuộc sống tươi đẹp, chúng ta có thể lớn lên trong niềm tin yêu, hy vọng và yêu thương đối với Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta".
Trong cuộc tông du của ĐTC Tại Chile và Peru, ĐTC sẽ có các cuộc họp riêng với đại diện các sắc tộc.
Thanh Quảng sdb
19:49 06/01/2018
Trong cuộc tông du của ĐTC Tại Chile và Peru, ĐTC sẽ có các cuộc họp riêng với đại diện các sắc tộc.
Theo Thông Tấn xã Fides từ Temuco (Chilê) cho hay trong chuyến viếng thăm tớicủa ĐTC tại Chilê và Peru (15-21 tháng 1 tới), Đức Thánh Cha sẽ dành 2 cơ hội để dùng trưa với đại diện các sắc tộc địa phương những người bị ngược đãi và bị phân biệt cũng như tước đoạt quyền lợi dành cho họ qua dòng lịch sử. Tại Temuco, "Đức Thánh Cha yêu cầu có cuộc gặp gỡ với những người dân chất phát và đại diện của cộng đồng Aucanía".
Đức Thánh Cha "muốn gặp gỡ cách thiết thực với dân chúng bản địa. Araucania là vùng đất mà sắc dân Mapuches tuyên bố chủ quyền, họ đã chiến đấu với Tây Ban Nha, những người xâm lăng chiếm đất làm thuộc địa từ thế kỷ thứ mười sáu, và ngày nay họ lại bị xung khắc với chính phủ Chilê, những xung đột này vẫn chưa được giải quyết. Giáo hội được sắc tộc này coi như là một pháp nhân hòa giải đứng về phía họ trong khi những người khác đứng về phía Nhà nước.
Tình hình ở Peru rất khác biệt, đặc biệt là ở khu vực Amazon, người bản địa chủ yếu là người Công Giáo hoặc những người tin vào Chúa Kitô trong nhiều Giáo phái khác nhau. Sự tồn tại của họ đang bị đe dọa bởi sự khai thác ồ ạt cái tài nguyên phong phú thiên nhiên này. Ở đây, tại các miền Puerto và Maldonado, có chín đại biểu trong cộng đồng bản địa Amazon, những người sẽ được mời dùng bữa trưa với Đức Giáo Hoàng. Quyết định này đã được Phó tổng thư ký của Hội Đồng Giám mục Peru là Linh mục Guillermo Inca công bố. Cuộc họp này cùng với cuộc gặp gỡ với khoảng 3.500 người dân sắc tộc bản địa tại Trung tâm thể thao Coliseo Madre de Dios là biến cố chính yếu trong việc chuẩn bị Thượng Hội Đồng Các Giám Mục đặc khu Panamazon sẽ được Đức Thánh Cha triệu tập vào tháng 10 năm 2019. (SM) (Agenzia Fides, 05/01/2018)
Theo Thông Tấn xã Fides từ Temuco (Chilê) cho hay trong chuyến viếng thăm tớicủa ĐTC tại Chilê và Peru (15-21 tháng 1 tới), Đức Thánh Cha sẽ dành 2 cơ hội để dùng trưa với đại diện các sắc tộc địa phương những người bị ngược đãi và bị phân biệt cũng như tước đoạt quyền lợi dành cho họ qua dòng lịch sử. Tại Temuco, "Đức Thánh Cha yêu cầu có cuộc gặp gỡ với những người dân chất phát và đại diện của cộng đồng Aucanía".
Đức Thánh Cha "muốn gặp gỡ cách thiết thực với dân chúng bản địa. Araucania là vùng đất mà sắc dân Mapuches tuyên bố chủ quyền, họ đã chiến đấu với Tây Ban Nha, những người xâm lăng chiếm đất làm thuộc địa từ thế kỷ thứ mười sáu, và ngày nay họ lại bị xung khắc với chính phủ Chilê, những xung đột này vẫn chưa được giải quyết. Giáo hội được sắc tộc này coi như là một pháp nhân hòa giải đứng về phía họ trong khi những người khác đứng về phía Nhà nước.
Tình hình ở Peru rất khác biệt, đặc biệt là ở khu vực Amazon, người bản địa chủ yếu là người Công Giáo hoặc những người tin vào Chúa Kitô trong nhiều Giáo phái khác nhau. Sự tồn tại của họ đang bị đe dọa bởi sự khai thác ồ ạt cái tài nguyên phong phú thiên nhiên này. Ở đây, tại các miền Puerto và Maldonado, có chín đại biểu trong cộng đồng bản địa Amazon, những người sẽ được mời dùng bữa trưa với Đức Giáo Hoàng. Quyết định này đã được Phó tổng thư ký của Hội Đồng Giám mục Peru là Linh mục Guillermo Inca công bố. Cuộc họp này cùng với cuộc gặp gỡ với khoảng 3.500 người dân sắc tộc bản địa tại Trung tâm thể thao Coliseo Madre de Dios là biến cố chính yếu trong việc chuẩn bị Thượng Hội Đồng Các Giám Mục đặc khu Panamazon sẽ được Đức Thánh Cha triệu tập vào tháng 10 năm 2019. (SM) (Agenzia Fides, 05/01/2018)
Danh sách CPC 2018 - Tổng thống Trump: Hoa Kỳ “quá ngu” khi cúng cho Pakistan 33 tỉ Mỹ Kim.
Đặng Tự Do
02:22 06/01/2018
Pakistan đã phải đối mặt với sự lên án mạnh mẽ của quốc tế về việc đối xử với các nhóm tôn giáo thiểu số.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Năm 4 tháng Giêng nói Hoa Kỳ đã đặt Pakistan vào danh sách cần theo dõi đặc biệt vì “những vi phạm nghiêm trọng” về tự do tôn giáo. Một số quốc gia khác cũng bị liệt vào hàng “các quốc gia cần đặc biệt quan tâm” vì quyền tự do tín ngưỡng của công dân bị chà đạp.
Phát ngôn viên Heather Nauert nói: “Ở quá nhiều nơi trên toàn cầu, người ta vẫn tiếp tục bị bách hại, bị truy tố một cách bất công, hoặc bỏ tù vì thực hiện quyền tự do tín ngưỡng”
“Ngày nay, một số chính phủ vi phạm quyền tự do cá nhân ngăn cản không cho công dân chấp nhận, thay đổi, hoặc từ bỏ tín ngưỡng của họ; cấm họ không được thờ phượng theo niềm tin tôn giáo của mình, hoặc cưỡng ép họ theo một niềm tin nào đó”.
Theo đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998, Hoa Kỳ hàng năm đưa ra danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt. Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Sudan, Ả-rập Xê-út, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan đều đã bị đưa vào danh sách trong năm nay.
Pakistan đã phải đối mặt với sự lên án quốc tế đối với việc đối xử với các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là các Kitô hữu, những người Hồi Giáo Ahmadi và các tín hữu Ấn Giáo. Hàng chục người đã phải đối mặt với cái chết hoặc bị bỏ tù theo luật báng bổ của nước này, trong khi bạo lực gia đình vẫn tiếp tục gia tăng.
Quyết định này đến cùng lúc với việc Hoa Kỳ đình chỉ trợ giúp an ninh cho Pakistan vì đã không “hành động quyết liệt” chống lại các nhóm khủng bố cực đoan.
Tổng thống Donald Trump nói trong diễn từ hôm thứ Hai rằng Hoa Kỳ đã “quá ngu” khi cúng cho Pakistan hơn 33 tỷ Mỹ Kim viện trợ trong 15 năm qua và không nhận lại được gì ngoài “những lời nói dối và các trò lừa đảo”.
Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện, là dân biểu Ed Royce, của đảng Cộng Hòa, đơn vị California, cho biết việc đưa Miến Điện vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm là thích hợp, vì chính sách thanh lọc chủng tộc người Hồi giáo Rohingya. Tuy nhiên, ông Royce nói ông không hài lòng khi Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách.
Ông nói: “Tôi cảm thấy rất phiền khi Việt Nam lại không được đưa vào danh sách trong năm nay. Người dân Việt Nam tiếp tục bị chà đạp quyền tự do tôn giáo và các nhân quyền khác. Mỹ không nên bỏ qua việc điểm mặt các nước lạm dụng như vậy”.
Diễn hành Ba Vua tại thủ đô Madrid trong bối cảnh an ninh chặt chẽ
Đặng Tự Do
02:43 06/01/2018
Chỉ mới cách đây vài tháng, tại Barcelona, lúc 4:50 chiều thứ Năm 17 tháng 8, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã lái một chiếc xe tải nhỏ tông vào khách bộ hành trên đường Las Ramblas giết chết 13 người và làm hàng chục người khác bị thương. Vài tiếng đồng hồ sau đó, một cuộc tấn công khủng bố khác đã diễn ra ở thị trấn duyên hải Cambrils khiến cho một người chết và hàng chục người khác bị thương. 5 tên khủng bố bị cảnh sát bắn chết. Ít nhất 7 tên khác trong nhóm khủng bố được tin là đã chạy thoát được sang biên giới với Pháp.
Cảnh sát đã lục soát một đền thờ Hồi Giáo tại Ripoll, bắt giữ một thày giảng Kinh Koran tên là Abdelbaki Es Satty, tịch thu hàng trăm ống ga chứa các chất độc hóa học được chuẩn bị cho một vụ khủng bố quy mô lớn.
Cho đến nay vụ khủng bố tại Barcelona được kể là vụ khủng bố nghiêm trọng nhất với một con số đông nhất các tên khủng bố tham gia và số tang vật lớn nhất bị tịch thu; cùng với sự tham gia trực tiếp của hàng giáo sĩ Hồi Giáo.
Ba Vua theo tin tưởng của người Tây Ban Nha có tên là Melchior, Caspar và Balthazar, được tháp tùng bởi hàng trăm những nhân vật khác ăn mặc theo nhiều kiểu cách từ xa xưa đến hiện đại, đã phát kẹo cho hàng ngàn trẻ em xếp hàng dọc theo các đại lộ chính của thủ đô Tây Ban Nha.
Chính quyền Madrid đã triển khai cả ngàn nhân viên cảnh sát và quân đội, một số được trang bị vũ khí hạng nặng. Họ dựng các hàng rào bê tông để ngăn chặn xe cộ ra vào các đường phố. Đặc biệt, nhà chức trách đã cấm tất cả các xe tải không được di chuyển vào thủ đô trong dịp này. Biện pháp này đã được đưa ra nhằm đề phòng một cuộc tấn công tương tự như vụ khủng bố hồi tháng 8 tại Barcelona.
Cuộc diễn hành Ba Vua là một ngày hội lớn trong dịp lễ Giáng Sinh ở Tây Ban Nha. Hầu hết các thành phố của Tây Ban Nha đều tổ chức diễn hành nhưng cuộc diễn hành tại Madrid được kể là lớn nhất.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Qùa tặng cho đời sống
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:25 06/01/2018
Con người tặng qùa cho nhau vào những dịp khởi đầu mới cùng nhiều nhiều dịp, cơ hội trong đời sống.
Trong nếp sống đức tin đạo Công Giáo có mùa mừng lễ Chúa giáng sinh là lễ qùa tặng.
Tại sao có thể nói được như thế?
Vào dịp mừng lễ Chúa giáng sinh, theo tập tục văn hóa xã hội bên các nước Tây phương người ta tặng qùa cho nhau để nói lên lời cám ơn, cùng sự vui mừng.
Nhưng món qùa tặng theo nếp sống đức tin không phải do con người trao tặng, mà là do chính Thiên Chúa tặng con người. Chúa Giêsu từ trời cao sinh xuống thế làm người giữa lòng xã hội con người là món qùa tặng thần thánh Thiên Chúa ban tặng con người.
Qùa tặng đó, như lời Thiên Thần nói cho các mục đồng: Ta báo cho anh em một tin vui, Hài nhi Giêsu, con Thiên Chúa hôm nay sinh ra làm người, Ngài là Đấng cứu độ trần gian. ( Lc 2, 10-11).
Món qùa tặng ơn cứu chuộc cho con người khỏi hình phạt tội nguyên tổ, thể hiện qua hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa, mang đến cho trần gian.
Là cha mẹ, ai cũng đều có niềm vui thần thánh, khi bác sĩ báo tin ông bà có con sắp chào đời. Và khi hài nhi của họ mở mắt chào đời từ cung lòng người mẹ đi vào cuộc sống, niềm vui đó càng rộn ràng bừng lên trong tâm hồn, nơi gương mặt, nơi ánh mắt chan hòa lòng cảm kích cùng nụ cười sung sướng hạnh phúc của người mẹ lẫn người cha em bé.
Em bé là qùa tặng trời cao ban cho cha mẹ, cho gia đình. Em bé là ân đức phúc lộc chúc lành của Trời. Em bé là niềm vui mừng, niềm hy vọng cho đời sống hôm nay và ngày mai.
Từ nơi xa xôi, như Kinh Thánh thuật lại ( Mt 2,1-11)các nhà bác học về thiên văn đã nhìn thấy ngôi sao của vị vua hài nhi Giêsu xuất hiện trên nền trời. Và cứ thế họ theo ánh sáng ngôi sao chỉ đường tìm đến thăm viếng bái lạy vị Vua mới sinh.
Các nhà bác học thiên văn đó ngày xưa, không biết họ có biết hay nhận ra hài nhi Giêsu là qùa tặng thần thánh ơn cứu chuộc của Thiên Chúa cho con người hay không, nhưng lòng vui mừng hạnh phúc họ mang qùa dâng biếu tặng vua mới sinh hài nhi Giêsu.
Ông Bà , họ hàng, bạn bè người quen thân, khi hay tin trong dòng tộc, vòng quen biết, cha mẹ nào có con mới sinh, hầu như ai cũng tìm đến thăm cùng tặng qùa cho em bé, như lời chúc mừng nói lên sự vui mừng với gia đình em bé.
Các nhà bác học thiên văn đã mang ba món qùa tặng Vua hài nhi Giêsu: vàng, nhũ hương và mộc dược.
Vàng chiếu tỏa ánh sáng óng ánh, là chất qúi kim cao sang có gía trị trong mọi thời đại. Các vị dâng tặng vua hài nhi Giêsu vàng như hình ảnh dấu chỉ nói lên lòng khâm phục kính trọng với vua hài nhi Giêsu.
Nhũ hương phát tỏa hương khói thơm thần thánh khi được bỏ vào than hồng đang cháy nồng. Hương khói của nhũ hương bay tỏa lên cao tựa như lời cầu nguyện của con người hướng lên tới Thiên Chúa.
Mộc dược theo cung cách nếp sống thời ngày xưa kia là linh được chữa bệnh có công hiệu tẩy trừ cho khỏi bị nhiễm trùng nhất là những vết thương ngoài da.. và mộc được cũng dùng để xức xoa trên thân xác người qua đời như dấu chỉ sức mạnh chữa lành.
Chúng ta không biết khi dâng tặng những món qùa đó cho Vua hài nhi Giêsu, các nhà bác học thiên văn muốn nói gì, và tại sao họ lại mang những qùa tặng đó cho vị vua hài nhi Giesu mới sinh ra. Nhưng dựa theo cung cách văn hóa xã hội ngày đó, có thể đọc được tâm nguyện của họ:
1. Tâu Đức Thánh Thựơng, Ngài tuy bây giờ đang là một trẻ thơ yếu đuối mới sinh, nhưng chúng tôi nhận ra nơi Ngài là một vị Vua, một Superstar, một thần tượng cho muôn người. Nên chúng tôi xin dâng tiến Ngài chút lễ vật bằng vàng.
2. Ngôi sao dẫn đường chúng tôi tìm đến ngài, nói cho chúng tôi: Ngài là Thiên Tử từ trời cao hạ sinh nơi trần thế. Vì thế chúng tôi xin dâng tiến Ngài chút nhũ hương. Mùi thơm nồng thắm của nhũ hương toả bay khắp không gian là lời chân thành chúng tôi tôn kính Ngài.
3. Nơi Ngài chúng tôi nhận ra, Ngài là một vị Vua có lòng nhân ái, mang tình yêu thương đến cho mọi người và ra tay chữa lành những vết thương cho con người sầu khổ. Do đó chúng tôi xin dâng kính tặng Ngài mộc dược là phương thuốc dùng để chữa lành vết thương bệnh tật, mang niềm an vui đến cho họ.
Các nhà Thiên văn dâng tặng Hài Nhi Giêsu, thần tượng, vua mới, ba tặng vật cao quý là dấu chỉ lòng yêu mến ngưỡng mộ của họ. Những tặng vật này, ngày nay, cũng nhắn nhủ tôi và Bạn, những người ngưỡng mộ, tin yêu theo thần tượng Giêsu tâm tình như sau:
1. Này Bạn, Bạn là con người do Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài, Đấng là cội nguồn sức sống và sự tốt lành thánh thiện. Xin Bạn đừng bao giờ quên nhân vị con người của mình. Cuộc sống Bạn làm sao luôn chiếu toả nhân vị và sứ mệnh là con Thiên Chúa của mình giữa trần gian.
2. Này Bạn, nhân phẩm giá trị đời Bạn cao quý như hương thơm nồng thắm, mang niềm vui, sự thanh thoát nho nhã đến cho mình và cho người khác. Xin Bạn bảo trì điều này luôn mãi như chất xúc tác: men trong bột, ánh sáng trần gian, muối ướp cho cá khỏi thành hôi thối tan rữa.
3. Này Bạn, sức khoẻ thể xác và sức khoẻ tinh thần đời Bạn là ân đức từ Trời Cao ban cho. Xin Bạn bảo trọng giữ gìn cho chính mình và cho cả người khác nữa. Trong cuộc sống, sự tương quan liên đới với nhau giữa con người với con người là linh dược bổ ích, cao quý nhất cho nhau.
Ba qùa tặng Vàng, nhũ hương và mộc dược, khi xưa ba nhà Thiên văn đã dâng tặng Hài Nhi sơ sinh Giêsu ngay từ những ngày đầu tiên đời sống của ngài nơi trần gian. Ba tặng vật này nói lên ba tuớc vị: Vua, Con Thiên Chúa và thầy thuốc người chữa lành trong cuộc đời của Chúa Giêsu.
Mỗi người cũng được Thiên Chúa trao tặng từ khi còn trong cung lòng mẹ, trong nôi, trong giường ngủ nhỏ bé, trong vòng tay âu yếm của cha mẹ những tặng vật này: nhân vị là con Thiên Chúa, nhân phẩm giá trị cuộc đời và ân đức sức khoẻ.
Đó là ba bảo vật qùa tặng làm hành trang cho đời sống mỗi người do Thiên Chúa ban tặng cho.
Mừng lễ Ba Vua
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trong nếp sống đức tin đạo Công Giáo có mùa mừng lễ Chúa giáng sinh là lễ qùa tặng.
Tại sao có thể nói được như thế?
Vào dịp mừng lễ Chúa giáng sinh, theo tập tục văn hóa xã hội bên các nước Tây phương người ta tặng qùa cho nhau để nói lên lời cám ơn, cùng sự vui mừng.
Nhưng món qùa tặng theo nếp sống đức tin không phải do con người trao tặng, mà là do chính Thiên Chúa tặng con người. Chúa Giêsu từ trời cao sinh xuống thế làm người giữa lòng xã hội con người là món qùa tặng thần thánh Thiên Chúa ban tặng con người.
Qùa tặng đó, như lời Thiên Thần nói cho các mục đồng: Ta báo cho anh em một tin vui, Hài nhi Giêsu, con Thiên Chúa hôm nay sinh ra làm người, Ngài là Đấng cứu độ trần gian. ( Lc 2, 10-11).
Món qùa tặng ơn cứu chuộc cho con người khỏi hình phạt tội nguyên tổ, thể hiện qua hài nhi Giêsu, Con Thiên Chúa, mang đến cho trần gian.
Là cha mẹ, ai cũng đều có niềm vui thần thánh, khi bác sĩ báo tin ông bà có con sắp chào đời. Và khi hài nhi của họ mở mắt chào đời từ cung lòng người mẹ đi vào cuộc sống, niềm vui đó càng rộn ràng bừng lên trong tâm hồn, nơi gương mặt, nơi ánh mắt chan hòa lòng cảm kích cùng nụ cười sung sướng hạnh phúc của người mẹ lẫn người cha em bé.
Em bé là qùa tặng trời cao ban cho cha mẹ, cho gia đình. Em bé là ân đức phúc lộc chúc lành của Trời. Em bé là niềm vui mừng, niềm hy vọng cho đời sống hôm nay và ngày mai.
Từ nơi xa xôi, như Kinh Thánh thuật lại ( Mt 2,1-11)các nhà bác học về thiên văn đã nhìn thấy ngôi sao của vị vua hài nhi Giêsu xuất hiện trên nền trời. Và cứ thế họ theo ánh sáng ngôi sao chỉ đường tìm đến thăm viếng bái lạy vị Vua mới sinh.
Các nhà bác học thiên văn đó ngày xưa, không biết họ có biết hay nhận ra hài nhi Giêsu là qùa tặng thần thánh ơn cứu chuộc của Thiên Chúa cho con người hay không, nhưng lòng vui mừng hạnh phúc họ mang qùa dâng biếu tặng vua mới sinh hài nhi Giêsu.
Ông Bà , họ hàng, bạn bè người quen thân, khi hay tin trong dòng tộc, vòng quen biết, cha mẹ nào có con mới sinh, hầu như ai cũng tìm đến thăm cùng tặng qùa cho em bé, như lời chúc mừng nói lên sự vui mừng với gia đình em bé.
Các nhà bác học thiên văn đã mang ba món qùa tặng Vua hài nhi Giêsu: vàng, nhũ hương và mộc dược.
Vàng chiếu tỏa ánh sáng óng ánh, là chất qúi kim cao sang có gía trị trong mọi thời đại. Các vị dâng tặng vua hài nhi Giêsu vàng như hình ảnh dấu chỉ nói lên lòng khâm phục kính trọng với vua hài nhi Giêsu.
Nhũ hương phát tỏa hương khói thơm thần thánh khi được bỏ vào than hồng đang cháy nồng. Hương khói của nhũ hương bay tỏa lên cao tựa như lời cầu nguyện của con người hướng lên tới Thiên Chúa.
Mộc dược theo cung cách nếp sống thời ngày xưa kia là linh được chữa bệnh có công hiệu tẩy trừ cho khỏi bị nhiễm trùng nhất là những vết thương ngoài da.. và mộc được cũng dùng để xức xoa trên thân xác người qua đời như dấu chỉ sức mạnh chữa lành.
Chúng ta không biết khi dâng tặng những món qùa đó cho Vua hài nhi Giêsu, các nhà bác học thiên văn muốn nói gì, và tại sao họ lại mang những qùa tặng đó cho vị vua hài nhi Giesu mới sinh ra. Nhưng dựa theo cung cách văn hóa xã hội ngày đó, có thể đọc được tâm nguyện của họ:
1. Tâu Đức Thánh Thựơng, Ngài tuy bây giờ đang là một trẻ thơ yếu đuối mới sinh, nhưng chúng tôi nhận ra nơi Ngài là một vị Vua, một Superstar, một thần tượng cho muôn người. Nên chúng tôi xin dâng tiến Ngài chút lễ vật bằng vàng.
2. Ngôi sao dẫn đường chúng tôi tìm đến ngài, nói cho chúng tôi: Ngài là Thiên Tử từ trời cao hạ sinh nơi trần thế. Vì thế chúng tôi xin dâng tiến Ngài chút nhũ hương. Mùi thơm nồng thắm của nhũ hương toả bay khắp không gian là lời chân thành chúng tôi tôn kính Ngài.
3. Nơi Ngài chúng tôi nhận ra, Ngài là một vị Vua có lòng nhân ái, mang tình yêu thương đến cho mọi người và ra tay chữa lành những vết thương cho con người sầu khổ. Do đó chúng tôi xin dâng kính tặng Ngài mộc dược là phương thuốc dùng để chữa lành vết thương bệnh tật, mang niềm an vui đến cho họ.
Các nhà Thiên văn dâng tặng Hài Nhi Giêsu, thần tượng, vua mới, ba tặng vật cao quý là dấu chỉ lòng yêu mến ngưỡng mộ của họ. Những tặng vật này, ngày nay, cũng nhắn nhủ tôi và Bạn, những người ngưỡng mộ, tin yêu theo thần tượng Giêsu tâm tình như sau:
1. Này Bạn, Bạn là con người do Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài, Đấng là cội nguồn sức sống và sự tốt lành thánh thiện. Xin Bạn đừng bao giờ quên nhân vị con người của mình. Cuộc sống Bạn làm sao luôn chiếu toả nhân vị và sứ mệnh là con Thiên Chúa của mình giữa trần gian.
2. Này Bạn, nhân phẩm giá trị đời Bạn cao quý như hương thơm nồng thắm, mang niềm vui, sự thanh thoát nho nhã đến cho mình và cho người khác. Xin Bạn bảo trì điều này luôn mãi như chất xúc tác: men trong bột, ánh sáng trần gian, muối ướp cho cá khỏi thành hôi thối tan rữa.
3. Này Bạn, sức khoẻ thể xác và sức khoẻ tinh thần đời Bạn là ân đức từ Trời Cao ban cho. Xin Bạn bảo trọng giữ gìn cho chính mình và cho cả người khác nữa. Trong cuộc sống, sự tương quan liên đới với nhau giữa con người với con người là linh dược bổ ích, cao quý nhất cho nhau.
Ba qùa tặng Vàng, nhũ hương và mộc dược, khi xưa ba nhà Thiên văn đã dâng tặng Hài Nhi sơ sinh Giêsu ngay từ những ngày đầu tiên đời sống của ngài nơi trần gian. Ba tặng vật này nói lên ba tuớc vị: Vua, Con Thiên Chúa và thầy thuốc người chữa lành trong cuộc đời của Chúa Giêsu.
Mỗi người cũng được Thiên Chúa trao tặng từ khi còn trong cung lòng mẹ, trong nôi, trong giường ngủ nhỏ bé, trong vòng tay âu yếm của cha mẹ những tặng vật này: nhân vị là con Thiên Chúa, nhân phẩm giá trị cuộc đời và ân đức sức khoẻ.
Đó là ba bảo vật qùa tặng làm hành trang cho đời sống mỗi người do Thiên Chúa ban tặng cho.
Mừng lễ Ba Vua
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đức Tin
Dominic Đức Nguyễn
09:42 06/01/2018
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
(Hình chụp tại Fátima, Lisboa, Portugal)
Đức Tin mở cửa Thiên Đàng
Đức Tin vui sống nhẹ nhàng nên thơ
Đức Tin Thiên Chúa phụng thờ
Đức Tin đẹp mãi Ngài chờ mong con.
(Trích thơ của Trầm Hương Thơ)