Ngày 07-01-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Món quà của các đạo sĩ
Lm. Anphong Nguyễn Công Minh, OFM
10:29 07/01/2017
Món quà của các đạo sĩ

(sự bất ngờ của quà tặng)

Hôm nay có khá nhiều đề tài để chọn, để xây dựng bài giảng, riêng tôi, xin lấy lại đề tài ”món quà của các đạo sĩ,” xét dưới một góc cạnh của nó : sự bất ngờ.

I. Nhà văn Mỹ William Sydney Porter, chuyên viết chuyện ngắn sống vào giữa thế kỷ 20, với bút hiệu O. Henry, được độc giả nhớ đặc biệt là do ông luôn luôn kết thúc các câu chuyện của ông bằng cách gây ngạc nhiên hứng thú. Một trong những câu chuyện nổi tiếng của ông lấy tựa đề từ ý nghĩa của lễ Ba Vua hôm nay. Câu chuyện đó nhan đề “Món quà của vị đạo sĩ”. Tivi Việt Nam có phát hình vở kịch tương tự. Câu chuyện nói về một cặp vợ chồng trẻ tên Jim và Dela. Họ nghèo tiền nhưng rất giàu tình đối với nhau.

Giáng sinh sắp tới, nàng Dela tự hỏi phải làm quà Giáng Sinh cho Jim bằng món gì đây. Nàng muốn tặng chàng cái gì đó, nhưng nàng không có đủ tiền để mua. Vì thế nàng nẩy sinh một sáng kiến. Nàng có một bộ tóc dài rất đẹp (vì dùng dầu gội Clear !). Nàng quyết định cắt ngắn bộ tóc của nàng và đem bán để mua cho Jim sợi giây đồng hồ, để chàng treo nơi cổ, thay vì cứ nhét túi quần

Về đến nhà, mở cửa và thấy Jim đang đợi nàng. Trong tay chàng có một cái hộp gói lại thật đẹp đựng món quà chàng mua cho nàng. Khi Jim nhìn thấy mái tóc ngắn của Dela, chàng ngạc nhiên. Nhưng chàng không nói gì cả. Chàng cố cầm những giọt lệ của mình và tặng nàng chiếc hộp. Mở hộp ra, nàng Dela không thể tin vào mắt mình được. Trong hộp có một bộ lược kẹp rất đẹp để nàng chải mái tóc thướt tha của nàng. Và khi Jim mở món quà nàng tặng, trong hộp có một sợi giây đồng hồ rất đẹp dùng cho chiếc đồng hồ mạ vàng của chàng. Chỉ lúc đó Dela mới nhận ra rằng Jim đã bán chiếc đồng hồ để mua cho nàng những cái kẹp quý, cái lược sang để nàng chải tóc.

Món quà thường là một bất ngờ. Vì thế người ta thường gói kín quà để tạo hứng thú bất ngờ khi mở. Nhưng hai bất ngờ trùng ý, nhiều khi trở thành trật đường. lược kẹp hết công dụng với mái tóc ngắn, chờ năm sau mọc dài, nhưng dây treo đồng hồ thì vô dụng, vì không còn máy đếm thời gian để móc nó vào.

Cách đây hơn 10 năm, có một cô người Úc, quen một cậu người Anh. Hai người hai phương trời cách biệt. Ngày kia, muốn tạo niềm vui bất ngờ cho chàng, nên nàng mua vé bay từ Úc tới Luân Đôn, nước Anh, để gặp chàng. Cũng ngày đó, vì muốn tạo bất ngờ thú vị cho nàng, chàng cũng đáp chuyến bay từ Anh qua Úc để gặp nàng. Thế là 2 bất ngờ trùng ý, hai người không gặp nhau.

Ta không hiểu rõ tại sao O. Henry lại đề tựa cho câu chuyện lược kẹp tóc và dây đồng hồ là “Món quà của nhà Đạo Sĩ” mà không là “món quà giáng sinh,” hoặc “món quà hết tình.” Có lẽ vì tính “rất bất ngờ” của nó.

-Các Ðạo Sĩ đi tìm là tìm vị “vua” mới sinh. Vì thế chắc là họ đi tìm ngai vàng. Ba đạo sĩ với vàng trên tay làm quà tặng đi tìm ngai vàng, thì bất ngờ chỉ gặp một hang đá, cũng có vàng nhưng là cỏ vàng (úa)

-Đạo sĩ đến với Thiên Chúa toàn năng, với quà là nhũ hương dâng tiến, bất ngờ chỉ là một Hài Nhi yếu ớt mong manh.

-Quà tặng một dược càng bất ngờ hơn. Ngày một trẻ sơ sinh bước vào cõi sống, thì lại dâng một dược nhắc đến tử thần, chỉ khéo đến ngày chết của bé mới sinh chưa kịp ăn thôi nôi đầy tháng.

II. Vậy đối với ta, cái bất ngờ của quà tặng ta dâng Chúa Hài Nhi là gì ?

1- Chắc chắn chẳng phải là vàng nhũ hương, một dược, vì đã có ba vị xưa dâng. Có cái gì bất ngờ ta dâng Chúa đây. Hãy nương theo thánh Giêrôm :

Một đêm giáng sinh nọ, Thánh Giêrônimô đang quỳ bên máng cỏ để suy niệm về mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người thì bỗng Chúa Hài Đồng hiện ra trong vầng sáng chói loà. Ngài hỏi thánh nhân :

- Giêrônimô, con có gì làm quà cho Ta trong ngày Ta giáng sinh không ?

- Lạy Chúa Hài Đồng, thánh nhân đáp, con xin dâng Chúa trái tim của con.

- Được lắm, nhưng còn gì khác nữa không ?

- Lạy Chúa, con xin dâng Chúa tất cả những gì con có và tất cả những gì con có thể có

- Con còn điều gì khác nữa không ?

- Con có điều gì khác để dâng Chúa nữa đâu. Thánh nhân khẩn khoản thưa.

Chúa Hài Đồng bảo :

- Này Giêrônimô, hãy dâng cho ta cả những tội lỗi của con nữa.

- Ô lạy Chúa, thánh nhân hốt hoảng hỏi lại, làm sao con dâng cho Chúa tội lỗi của con được ?

- Được chứ ! Ta muốn con dâng cho Ta tội lỗi của con để Ta có thể tha thứ cho con. Đó là điều Ta rất mong đợi.

Nghe thế, thánh nhân bật khóc vì sung sướng. (Trích "Món quà giáng sinh")

Vậy ta thử dâng lên Chúa nước mắt và lòng sám hối tội lỗi của ta, chắc hẳn là món quà bất ngờ Chúa đang đợi ta, bởi Ngài đến kêu gọi những người tội lỗi. Nếu ta không dâng tội lỗi cho Ngài, mà cứ giữ lấy trong mình, làm sao Ngài gánh tội ta được, làm sao Ngài chu toàn được công tác : Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng gánh tội trần gian…

2- Và “tha thứ” có lẽ là món quà Chúa thích. Nếu ta đang thù ai, hãy bất ngờ tha cho họ. Không phải 7 lần mà 70 lần 7. Tuy tha đi tha lại, nhưng lúc nào cũng là một bất ngờ, vì bạn có thể không tha. Gương nổi bật về tha thứ có lẽ thuộc về Goretti.

Goretti 13 tuổi bị giết bằng nhiều nhát dao của Alexandro Serenelli. Mẹ Goretti, bà Assunta tay run lên nói với con: nếu con chết, mẹ sẽ tự tay giết tên sát nhân đó. Đáp lại, Goretti nói :

“Mẹ hãy nói với Alexandro con tha cho chàng, con đợi chàng trên nước Thiên đàng”

Ta còn dâng món quà gì bất ngờ lên Chúa ?

3- Nếu ta không có gì dâng Chúa, ta có dám dâng Ngài như chàng Phi Châu này không ? Có một thanh niên Châu Phi thấy mọi người dâng lễ vật bằng trái dừa xim, bằng gạo mì, và cá khô... Rồi họ ca hát múa nhảy xung quanh. Còn mình nghèo quá chả có gì để hiến dâng, nên anh ta bất ngờ đã nhảy đại vào giữa các của lễ và xin dâng mạng sống mình cho Chúa sử dụng !

4- Bất ngờ khác sẽ không phải là món quà, mà là con đường đi của quà. Nó gián tiếp mà thành trực tiếp. Hoặc nói theo kiểu toán học : Chúa thích vẽ đường thẳng bằng những nét cong. Ta không dâng quà lên Chúa, mà lại là chính Chúa trực tiếp nhận. Ai làm cho kẻ bé mọn nhất là làm cho chính ta. Thánh Martino cắt vạt áo choàng tặng kẻ rét, tối tới thấy Chúa Giêsu mặc miếng áo choàng đó đến cám ơn Martino.

5- Bất ngờ nữa là : không phải ta tặng quà cho Chúa, mà chính Chúa là quà tặng cho ta. Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta, một Người Con đã chào đời. Ngài là quà tặng của Thiên Chúa cho nhân loại. (Gioan 3,16)

Hãy tìm những quà tặng bất ngờ dâng lên Chúa.

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Suy Niệm Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa
Lm. Anthony Trung Thành
10:30 07/01/2017
Suy Niệm Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa - Năm A

Gioan Tẩy Giả có sứ mạng đi trước dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Vì thế, Ngài còn được gọi là Gioan Tiền Hô. Chính Ngài tự nhận mình là tiếng kêu trong hoang địa: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng." (x. Mc 1, 3). Ngài loan báo về Đấng Cứu Thế sắp đến. Ngài làm phép rửa thống hối để chuẩn bị tâm hồn của người dân. Đây là phép rửa chỉ có tính cách tượng trưng, mời gọi mọi người ăn năn sám hối và cải thiện đời sống. Chính Thánh nhân đã khẳng định điều đó khi nói rằng: “Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước để anh em được sám hối. Nhưng Đấng cao trọng hơn tôi đang đến, Ngài quyền phép hơn tôi, chính Ngài sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và bằng lửa”(x. Mt 3,11). Và trên dòng sông Giođan, không những có mọi thành phần trong xã hội đến xin lãnh nhận phép rửa thống hối, mà hôm nay Đức Giêsu cũng đến xin Gioan làm phép rửa.

Tại sao Đức Giêsu là Thiên Chúa, là Đấng vô tội lại đến xin Gioan làm phép rửa? Đây là thái độ khiêm nhường thẳm sâu của Đức Giêsu. Đồng thời, Ngài muốn nhân cơ hội này để tự đồng hóa mình với những người tội lỗi mà Ngài sẽ cứu chuộc. Nghĩa là Ngài muốn mang lấy tội lỗi của nhân loại để xua đuổi chính tội lỗi ấy. Mặt khác, đây là việc làm hết sức quan trọng và đẹp lòng Chúa Cha. Bằng chứng cho thấy rằng, sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa: có Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đậu trên đầu Đức Giêsu; có tiếng Chúa Cha từ trời phán rằng: “Này là con Ta yêu dấu, con đẹp lòng ta mọi đàng.” (Mt 3,17).

Như vậy, qua phép rửa tại sông Giođan, Đức Giêsu đã được Chúa Cha tôn phong và nhận làm con yêu dấu của Ngài. Từ đó, Đức Giêsu đã bắt đầu cuộc sống công khai để thực thi sứ mạng chính yếu của mình, đúng như đoạn sách Công vụ Tông đồ trong bài II, cho biết: “Thiên Chúa đã sai Lời Người đến cùng con cái Israel, loan tin bình an, nhờ Chúa Giêsu Kitô là Chúa muôn loài. Như anh em biết, điều đã xảy ra trong toàn cõi Giuđa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan đã rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong cho Người. Người đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi vì Thiên Chúa ở với Người." (Cv 10,36-38). Trước đó, tiên tri Isaia cũng đã loan báo sứ mệnh của Đức Giêsu mà Tin mừng Thánh Luca nhắc lại: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa.” (x. Lc 4, 18-19).

Đó là sứ mệnh của Đức Giêsu sau khi lãnh nhận phép rửa. Còn đối với mỗi người chúng ta? Bí tích Rửa Tội là điều kiện cần thiết để chúng ta lãnh nhận các Bí tích khác. Vì vậy, người không lãnh nhận Bí tích Rửa Tội thì không có khả năng để lãnh nhận bất cứ Bí tích nào của Giáo Hội. Đồng thời, khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta được làm Con Thiên Chúa, được trở nên thành phần của Giáo Hội, được thừa hưởng hạnh phúc nước trời. Chính Thánh Phaolô đã nói rằng: “Khi chịu phép rửa, anh chị em đã được mai táng cùng với Đức Giêsu trong phép rửa, và anh chị em cũng sẽ được sống lại cùng với Chúa Kitô… Trước kia anh chị em đã chết về mặt thiêng liêng vì tội lỗi của anh chị em… Nhưng giờ đây, Thiên Chúa đã đưa anh chị em đến nguồn sống cùng với Chúa Kitô”(x. Cl 2,12-13). Bí tích rửa tội là cửa ngõ để dẫn chúng ta vào Nước Trời. Chính Đức Giêsu đã nói điều đó với Nicôđêmô: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên”(x. Ga 3,3). Ngài khẳng định thêm: “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần”(x. Ga 3,5).

Nhưng quyền lợi luôn đi liền với trách nhiệm. Trách nhiệm phải chu toàn sứ vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế mà Bí tích Rửa tội đòi hỏi. Nghĩa là chúng ta phải sống làm sao để xứng danh là “Con Yêu Dấu của Chúa.” Để xứng danh là con yêu dấu của Chúa cần phải từ bỏ tội lỗi, từ bỏ những quyến rũ bất chính và từ bỏ ma quỷ là kẻ cầm đầu tội lỗi. Mặt khác, phải luôn tuyên xưng những gì Giáo Hội mời gọi tuyên xưng trong kinh Tin Kính: Đó là tin kính Thiên Chúa là Cha toàn năng đấng tạo thành trời đất; tin kính Đức Giêsu Chúa chúng ta, sinh bởi Ðức Trinh Nữ Maria, đã chịu khổ hình và mai táng, đã sống lại từ cõi chết và đang ngự bên hữu Ðức Chúa Cha; tin kính Ðức Chúa Thánh Thần, tin Hội Thánh Công Giáo, tin các Thánh thông công, tin phép tha tội, tin xác loài người ngày sau sống lại và sự sống vĩnh cửu.

Thánh Phaolô đã nói: "Có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn được cứu chuộc" (x. Rm 10,10). Cho nên, việc tuyên xưng trên môi miệng luôn cần thiết cho ơn cứu độ. Thế nhưng, việc thực hành niềm tin đó trong cuộc sống cần thiết hơn, như Thánh Giacôbê nói: “Đức tin không việc làm là đức tin chết.”(x. Gc 2,26). Vì vậy, người kitô hữu cần có một đời sống đạo tương ứng với niềm tin của mình. Đồng thời, người kitô có trách nhiệm ra đi loan báo Tin mừng cho muôn dân để mọi người nhờ họ mà được lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Cho nên, người kitô hữu luôn nhớ và thực hành lời Đức Giêsu mời gọi: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm Phép Rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế ” (x. Mt 28,18-20) .

Lạy Chúa Giêsu, mặc dầu vô tội nhưng vì muốn nhận lấy tội lỗi của nhân loại để tha thứ nên Chúa đã khiêm nhường để Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho mình. Xin cho mọi người chúng con luôn biết khiêm tốn nhận ra tội lỗi của mình để được Chúa thứ tha. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hoa Kỳ:Thi hành án tử hình ngày càng giảm
Nguyễn Long Thao
10:37 07/01/2017
Năm 2016 có 30 người bị kết án tử hình tại Mỹ, nhưng toà án chỉ thi hành án tử hình có 20 vụ. Đây là con số thấp nhất trong 25 năm qua.

Tiểu bang Georgia và Texas là hai nơi xử tử nhiều phạm nhân nhất trong năm 2016. Bang Georgia xử tử 9 người và bang Texas xử tử 7 người. Toàn nước Mỹ chỉ có 5 tiểu bang có án tử hình hình.

Thập niên 90 của thế kỷ trước nhiều bản án tử hình được thi hành. Nhiều nhất là năm 1999 có tới 98 vụ hành quyết . Từ đầu thế kỷ 21 trở đi các vụ thi hành án tử hình giảm dần. Năm 2016 là 20 vụ
 
Câu chuyện 2 mẹ con bị Hồi Giáo ISIS ở Iraq bắt trong 2 năm
Nguyễn Long Thao
11:10 07/01/2017
Ismail 15 tuổi và mẹ Jandark Behnam Mansour Nassi 55 tuỗi chạy thoát khỏi Mosul của bọn khủng bố quá khích Hồi Giáo ISIS. Đến nơi an toàn Erbil, Kurdistan, hai mẹ con kể lại cuộc sống trong hai năm dưới sự cai trị của nhà nước Hồi Giáo Sau đây là câu chuyện 2 mẹ con kể lại với cơ quan trợ giúp các Giáo Hội cần giúp đỡ.

"Tôi đã bị bắt, bi nhốt trong nhà tù ỡ Bartella. Một hôm, ngay trước mặt tôi một người Shiite bị bắn chết và những kẻ khủng bố nói với tôi: "Nếu mày không đổi sang đạo Hồi, chúng tao sẽ bắn mày như người này."

Từ đó tôi chuyển sang đạo Hồi và không bao giờ chúng tôi dám cho người khác biết chúng tôi là Kitô hữu.

Chúng tôi nhận được một giấy chứng nhận của ISIS nói chúng tôi là người Hồi Giáo. Nhờ có giấy đó, tôi có thể đi ra phố.

Ở Mosul, bạn không thể chắc cuộc sống của bạn sẽ ra sao. Một lần, tôi bị đánh chỉ vì chiếc quần tôi mặc quá dài.

Lần khác, lúc tôi đi ra đền thờ Hối Giáo với các chiến binh thánh chiến (jihadists)thì đường đi bị chận lại, tôi thấy một người mặc áo mầu cam bị nhóm lính ISIS trẻ con dí súng vào người ấy và sau cùng chúng đã vui vẻ hành quyết người ấy

Một lần khác, tôi đi trong một đám đông trên đường phố. Có một người phụ nữ trẻ bị trói hai chân hai tay. Những kẻ khủng bố ISIS vẽ một vòng tròn xung quanh và nói nếu cô ra khỏi vòng tròn, cô sẽ sống, nhưng làm sao có thể ra được bởi cô đã bị trói. Trong khi người thân của cô khóc lóc xin tha thứ thì các chiến binh thánh chiến ném đá đến khi cô chết. "

Nhóm ISIS nhốt tôi vào một trại cải huấn. Tôi buộc phải để tóc dài và để râu. Còn mẹ tôi phải mặc áo màu đen từ trên xuống dưới và không được phép đi ra ngoài.

Bọn ISIS còn muốn tôi lấy vợ sớm,để tôi gia nhập ISIS như họ. Tôi phản đối, nói rằng tôi còn quá trẻ, mới 15 tuổi. Nhưng họ nói đứa trẻ 13 tuổi cũng đã kết hôn "

Bà mẹ Jandark Behnam Mansour Nassi nói:

Con trai tôi đã bị ISIS buộc phải theo Hồi Giáo, còn tôi đã bị tra tấn vì không biết gì về đạo Hồi và kinh Koran,"

Riêng Ismail nói. "Tôi xấu hổ vì đã tuyên xưng đạo Hồi".

Ismail cho biết thêm: "Đàn ông bị buộc phải cầu nguyện trong nhà thờ Hồi giáo vào thứ Sáu. Bất cứ ai đi trên đường phố trong ngày cầu nguyện vào thứ sáu sẽ bị đánh đòn. Các thầy đạo Hồi dậy rằng các người Assyrian là quỷ và các Kitô hữu đã không tin đúng đường. "

Một lần các chiến binh Hồi Giáo khám phá thấy sợi dây đeo cổ của tôi có Thánh Giá. Họ đánh đập và bắt tôi học kinh Koran trong một tháng. Tôi bị đánh đập mỗi khi chúng hỏi điều gì mà tôi trả lời không đúng ý họ

"Và chúng đã dùng kim dài châm mẹ tôi vì mẹ tôi không học kinh Koran. "

Đến đầu mừa Thu, 2016, khi bắt đầu có cuộc chiến giải phóng Mosul, quân khủng bố bận lo chiến trận họ bỏ rơi chúng tôi. Chúng tôi lấy một xe taxi chay về phiá quân giải phóng Các tay súng ISIS bắn để bắt chúng tôi lại. Chúng tôi trốn vào một ngôi nhà. Sau mấy giờ giao tranh mẹ tôi và tôi chay ra khỏi nhà, vẫy cờ trắng. Binh lính của quân đội Iraq chào đón chúng tôi. Chúng tôi được tự do! "
 
Phân phát 50 ngàn cuốn sách ”Hình ảnh lòng thương xót”
Lm Trần Đức Anh OP
13:17 07/01/2017
VATICAN. Sở từ thiện của ĐTC đã phân phát 50 ngàn cuốn sách bỏ túi với tựa đề ”Hình ảnh lòng thương xót” (Icone di Misericordia) cho các tín hữu tham dự buổi đọc kinh truyền tin trưa ngày 6-1-2017 tại quảng trường Thánh Phêrô.

Cuốn sách này như quà tặng của ĐTC đã được 300 người vô gia cư, nhiều người thiện nguyện và các tu sĩ phân phát vào cuối buổi đọc kinh, như một thành quả nhỏ của Năm Thánh Lòng Thương Xót, và chứa đựng một số suy tư và kinh nguyện về Lòng Thương Xót vô biên của Thiên Chúa.

Hình ảnh Chúa Giêsu Thương Xót được trình bày qua 6 giai thoại Tin Mừng kể lại kinh nguyện của 6 người đã được tình yêu thương xót của Chúa biến đổi, đó là Ông Zakêu, Mathêu người thu thuế, người phụ nữ xứ Samaria, người trộm lành, sau cùng là Tông Đồ Phêrô.

Sau buổi đọc kinh, hơn 300 người vô gia cư đã được ĐTC tặng các hộp thực phẩm và nước uống (SD 6-1-2017)
 
Giám Đốc tổ chức Planned Parenthood không đồng ý cho rằng tổ chức này đóng ‘vai chính trong việc phá thai tại Mỹ’
Giuse Thẩm Nguyễn
19:35 07/01/2017
Giám Đốc Điều Hành tổ chức Planned Parenthood không đồng ý cho rằng tổ chức này đóng ‘vai chính trong việc phá thai tại Mỹ’

(CNSNews.com) Dù rằng tổ chức Planned Parenthood (tạm dịch là Kế Hoạch Gia Đình) là một hệ thống rộng khắp ở Mỹ, chuyên về phá thai với số vụ phá thai kỷ lục do tổ chức này thực hiện đã lên tới hằng triệu vụ mỗi năm. Trong cuộc phỏng vấn của CNN vào ngày 5 tháng Giêng, phóng viên Erin Burnett hỏi Eric Richards, Giám Đốc Điều Hành tổ chức Planned Parenthood rằng “Bà có đồng ý với quan điểm cho rằng Planned Parenthood đóng vai trò chính trong việc phá thai ở Mỹ không?, Bà Richards đã không trực tiếp đồng ý, nhưng nói rằng “ Phá thai là vấn đề rất quan trọng và nó hợp pháp cho những phụ nữ cần dịch vụ này tại Hoa Kỳ.” Bà cũng muốn nói với Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan và Phó Tổng Thống đắc cử Mike Pence rằng “việc cắt tài trợ tài chánh như thế cho tổ chức của bà sẽ gây khó khăn cho những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, bao gồm cả các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.”

Burnett và Richards đã bàn luận về kế hoạch chung của Đảng Cộng Hòa muốn chấm dứt việc trợ giúp tài chánh liên bang cho tổ chức Planned Parenthood.

Trong cuộc trao đổi này, Burnett đã đưa ra những bản tường trình hằng năm về việc phá thai, và nói rằng CNN đã “ so sánh những số vụ phá thai trong đó tổ chức Planned Parenthood đã thực hiện nhiều hơn là 327,000 vụ.. Đây là tường trình của năm 2013 và theo CNN thì Planned Parenthood đã thực hiện các vụ phá thai nhiều bằng phân nửa các phụ phá thai cộng lại ở một số tiểu bang.”

Sau khi đưa ra con số vụ phá thai, Burnettt hỏi Cecile Richards rằng “Qua đó, bà có công nhận là Planned Parenthood đóng vai trò chính trong việc phá thai ở Mỹ không?”

Bà Richards biện luận rằng “Vâng, chúng tôi có thực hiện phá thai, nhưng chúng tôi cũng cấp hằng triệu những dịch vụ khác cho người dân và thêm rằng, phá thai thì hợp pháp ở đất nước này mà. Nhưng Chủ Tịch Hạ Viện Ryan và phó Tổng Thống đắc cử Pence đã cố tình “ muốn cắt tài trợ tài chánh cho chúng tôi, như thế là gây khó khăn cho những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, bao gồm cả dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Thật là phi lý quá.”

Sau khi tiểu bang ngưng cấp tài chánh cho Planned Parenthood vào năn 2011, bà cho rằng những gì mà Đảng Cộng Hòa đang cố gắng thực hiện “sẽ làm cho số người mang thai ngoài ý muốn ở Mỹ tăng thêm và ảnh hưởng sẽ đi ngược với điều mà các vị này muốn.”

Cuộc thăm dò mới đây vào tháng Chín năm 2016 thì tỷ lệ các sản phụ tử vong có tăng lên ở Texas, nhưng khẳng định rằng không có gì chứng minh là có sự liên hệ giữa việc tử vong và việc cắt giảm tài trợ cho Planned Parenthood cả.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng không có biểu hiện trực tiếp nào giữa luật sức khỏe về sinh sản ở Texas và tỷ lệ tử vong của các sản phụ.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Caritas Vĩnh Long : Vòng tay yêu thương
Gioan Lê Quang Vinh
10:12 07/01/2017
CARITAS VĨNH LONG, VÒNG TAY YÊU THƯƠNG

Thời gian gần đây, Caritas dần dần trở thành quen thuộc trong xã hội Việt Nam. Trong những đợt thiên tai và nhân tai vừa qua ở các tỉnh miền Trung, Caritas Việt Nam là cơ quan cứu trợ mạnh mẽ và kịp thời nhất. Và trong đời sống thường ngày ở các địa phương, Caritas các giáo phận cũng hoạt động âm thầm mà hữu hiệu để nâng cao mức sống và nhân phẩm của con người.

Xem Hình

Tại giáo phận Vĩnh Long, Caritas được thành lập và hoạt động đúng 5 năm. Trong dịp kỷ niệm thành lập, Caritas Vĩnh Long đã tổ chức một ngày hội thảo thân mật với nội dung phong phú và thiết thực, với sự tham dự của Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám mục Chính toà Vĩnh Long, Cha Vinh sơn Vũ Ngọc Đồng, Giám đốc Caritas Việt Nam, Cha Tađêô Phạm Văn Don, Giám đốc Caritas giáo phận Vĩnh Long, các Cha phụ trách Caritas các giáo hạt, quý soeurs và đông đảo thành viên ban Caritas các giáo xứ.

Ngày hội Caritas bắt đầu từ sáng sớm, trong đó có những bài thuyết trình về Linh đạo Caritas, về việc Phòng chống buôn bán Phụ nữ và Trẻ em và việc nuôi dạy trẻ Mồ côi. Caritas Vĩnh Long nhân dịp này nhìn lại hoạt động của mình rrong 5 năm qua và hướng về tương lai. Đỉnh cao của ngày hội là Thánh Lễ do Đức Cha Phêrô, Giám mục Giáo phận chủ tế cùng với các Cha trong ban Caritas giáo phận.

Mặc dù Caritas Vĩnh Long mới hoạt động 5 năm, nhưng cũng đã thật sự đem lại lợi ích cho nhiều người nghèo trong khu vực các tỉnh thuộc giáo phận.

Cũng xin được nói qua đôi nét về Caritas. Theo website của Caritas Việt Nam, “Caritas” tiếng Latinh có nghĩa là Yêu Thương, Bác ái. Caritas là dấu chỉ tình yêu Thiên Chúa dành cho mọi người, một tình yêu tự do và không biên giới. Caritas minh chứng cho tình yêu của Thiên Chúa giữa chúng ta, một tình yêu dành cho mọi dân tộc, cách riêng cho những người nghèo khổ.

Caritas Quốc tế (Caritas Internationalis) là một tổ chức bác ái trên phạm vị toàn cầu của Hội thánh Công Giáo, bao gồm 165 thành viên. Tổ chức này được thành lập từ năm 1951, hiện nay đang hoạt động trên 200 vùng lãnh thổ. Trụ sở của Caritas Quốc tế đặt tại Vatican; có văn phòng tại New York (Hoa Kỳ), Geneva (Thuỵ Sĩ) và làm việc với các tổ chức quốc tế khác.

Caritas Quốc tế hoạt động trong ba lãnh vực chính: cứu trợ khẩn cấp, phát triển bền vững và xây dựng hoà bình không phân biệt tôn giáo, quốc gia, chủng tộc.

Caritas Việt Nam là tổ chức hoạt động bác ái xã hội trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, được thành lập năm 1965. Nhưng từ tháng 06 năm 1976, Caritas Việt Nam được yêu cầu ngưng hoạt động. Ngày 02 tháng 07 năm 2008, Caritas Việt Nam tái hoạt động. Vào tháng 03 năm 2011, Caritas Việt Nam gia nhập Caritas Á châu và trở thành thành viên chính thức của Caritas Quốc tế vào tháng 05 năm 2011.

Đối tượng phục vụ của Caritas Việt Nam là con người, ưu tiên những người nghèo cả vật chất lẫn tinh thần, bị bỏ rơi, bị gạt ra bên lề xã hội, thiếu những điều kiện sống căn bản của con người.

Theo đúng tinh thần và đường hướng của Caritas quốc tế, Caritas Vĩnh Long đã tận tâm phục vụ, với sự trợ giúp của những nhà hảo tâm, đem lại thiện ích cho nhiều gia đình và cá nhân. Các chương trình hoạt động của Caritas Vĩnh Long gồm có việc chăm lo cho người nghèo, hỗ trợ vốn cho họ, hỗ trợ bệnh nhân nhiễm HIV, chăm sóc trẻ mồ côi và người khuyết tật (trao tặng 50 xe lăn cho người khuyết tật), trao học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo, và ủng hộ bảo vệ sự sống. Caritas Vĩnh Long cũng hỗ trợ máy lọc nước cho các họ đạo để người dân có nước uống trong tình trạng miền Tây bị ngập mặn, giúp cho các cặp vợ chồng nghèo bảo vệ thai nhi, sinh con

Bài viết này xin được kết thúc với lời của Cha Tađêô Phạm Văn Don, Giám đốc Caritas Vĩnh Long: “Chúng tôi nhận thấy, đồng bằng sông Cửu Long không còn là miền “đất Hứa” trù phú, không còn dễ dàng đánh bắt tôm cá như trước đây. Những hình ảnh tôm cá đầy đồng vào mùa nước lũ giờ chỉ là chuyện cổ tích nên người dân nơi đây phải đối diện với cái đói, cái nghèo. Trước thực tế đó, các bậc phụ huynh lại càng ít quan tâm đến viêc học hành của con cái họ, vì cái nghèo họ chỉ lo trong ngày làm sao có đủ hai bữa ăn là quý lắm rồi, tâm trí đâu mà nghĩ tới việc học với hành của con cái họ, nhất là trong thời buổi nầy khi đi học thì phải đóng nào là tiền học phí, tiền bảo hiểm, tiền xây dựng, tiền sách giáo khoa nghe nói tới thấy tối mặt, thà “đừng nói tới thì hơn!”

Ước mong ngày càng có nhiều nhà hảo tâm chung tay góp sức với Caritas Vĩnh Long cũng như Caritas Việt Nam, để người nghèo được hưởng nhiều ích lợi thật sự, nhất là được nâng cao phẩm giá làm người. Chúng ta có thể liên lạc qua email của Caritas Vĩnh Long: baxhvinhlong@gmail.com.

Gioan Lê Quang Vinh
 
Thánh Lễ Mừng Kim Khánh Linh Mục Cha Phaolo Nguyễn Văn Khi
Toma Đỗ Lộc Sơn
10:36 07/01/2017
Thánh Lễ Mừng Kim Khánh Linh Mục Cha Phaolo Nguyễn Văn Khi

79 năm tuổi đời, 50 năm hồng ân dâng hiến, đó là tất cả những gì mà cha Phaolo Nguyễn Văn Khi – Cha sở tiên khởi của Giáo xứ Lô 6, có được để dâng lên Thiên Chúa trong Thánh lễ tạ ơn mừng kim khánh linh mục.

Xem Hình

Vào ngày 06/01/2017, mới 7 giờ sáng, trên các ngả đường dẫn đến khuôn viên nhà nguyện thuộc Giáo xứ Lô 6, đã có một vài vị khách phương xa đang hỏi thăm đường vào nhà thờ. Trên đường tỉnh lộ 7, quý khách từ Sài Gòn, Tây Ninh vào, trên đường Nguyễn Thị Rành quý khách từ Bình Dương qua, tất cả mọi người chào đón nhau vui vẻ với trang phục thanh lịch đẹp đẽ nhất.

Trong khuôn viên giáo xứ hãy còn quá sớm, cha Phaolô tươi cười nhận những lời chúc mừng cùng những món quà của những người thân, những đàn con mà cha đã từng chăm sóc, giảng dạy, giờ đây tay bắt mặt mừng mà mái đầu cha con đã điểm sương trắng, làm cho niềm vui hòa quyện với nước mắt. Tình cảm thật khó đong đầy.

Giáo xứ Lô 6 mới được thành lập, ngôi nhà nguyện nhỏ bé không đủ cho 100 người tham dự. Sẵn có hàng cây cao và mặt đất bằng phẳng, ban tổ chức đã cho dựng những mái rạp (rạp thường dùng cho đám cưới). Thánh lễ được diễn ra ở đây, trong không khí mát mẻ và đầy màu sắc.

Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường, đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn mừng 50 năm linh mục của cha Phaolô. Cùng hiệp dâng có Đức Tổng Phaolô Bùi Văn Đọc - Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, Đức Cha Pherô Trần Đình Tứ - Nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường, cha Tổng Đại diện Simon Nguyễn Văn Thu, cha Micae Lê Văn Khâm, quý cha Quản hạt, quý cha Bề trên và gần 100 cha trong và ngoài giáo phận. Tham dự có quý tu sĩ của các dòng tu trong các giáo phận và hạt Củ Chi và đông đảo bà con các giáo xứ ước khoảng 1.000 người.

Trong bài giảng, Đức Cha Phêrô đã nói lên tâm tình của cha Phaolô. Theo đó, cha Phaolô đã biết tín thác vào Chúa trong mọi lúc mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Với khẩu hiệu mà cha đã giữ trọn 50 năm nay là “Yêu thương để phụng vụ”. Quả thật, 28 năm cha đã yêu thương những cảnh đời bất hạnh, già cả không nơi nương tựa khi cha xây dựng nhà dưỡng lão ở Giáo xứ Tân Thông. Trong tâm tình lễ tạ ơn, cha Phaolô cũng chỉ xin cho đi hết quãng đường còn lại trong tình thương và sự quan phòng của Thiên Chúa.

Một vài cảm nhận 50 năm linh mục.

50 năm có 18.250 ngày. Mỗi ngày cha Phaolô dâng ít nhất 1 Thánh lễ, nhiều có thể là 3 Thánh lễ. Những thánh lễ này cha phải tập trung suy niệm cho mình và cho mọi người tham dự. Những suy niệm này giúp cha gần gũi với Thiên Chúa với tha nhân hơn và vì gần gũi, ơn Chúa đã xuống trên cha nhiều hơn.

Các công tác mục vụ, công tác xã hội vây kín đầu óc cha, nhất là những năm khó khăn. Là cha sở của một giáo xứ đông giáo dân, mọi thắc mắc, giải quyết về mọi vấn đề đã làm cha như một ông quan tòa. Thương có, ghét có và có cả xỉ nhục, cha vẫn chịu đựng được vì cha tin có Chúa ở cùng.

50 năm, sức khỏe không làm cha cáng đáng được công việc nặng nhọc, về phụng vụ ở một xứ nhỏ hơn, cha sẽ có nhiều thời giờ nghỉ ngơi hơn. Cảm giác trống vắng đã mon men trong tâm trí cha. Giờ đây được nghe các con chiên, bổn đạo cũ và mới nói lên tâm tình ghi nhớ các việc làm của cha trước đây và bây giờ, cha đã thật sự khóc. Nước mắt cha đã chảy xuống thấm mãi không thôi. Không phải vì cườm mắt, vì nước mắt thật, đôi mắt cha đỏ hoe. Yêu thương cha đã nhận lại được.

Nhân dịp kỷ niệm mừng kim khánh linh mục cha Phaolô, mời quý bạn hãy dâng lên Thiên Chúa lời cầu cho cha Phaolô ơn Chúa cùng sức khỏe, để cha hăng hái phụng sự Chúa và phục vụ mọi người cho đến hết cuộc đời.

Qua Thánh lễ Tạ ơn, cha Phaolô đã tích lũy cho mình một kho báu mà mối mọt không thể làm được gì, bởi kho báu ấy được gìn giữ trên thiên đàng.

Tôma Đỗ Lộc Sơn
 
Gặp mặt cựu học sinh Pellerin và bầu ban liên lạc
Trương Trí
10:50 07/01/2017
GẶP MẶT CỰU HỌC SINH PELLERIN VÀ BẦU BAN LIÊN LẠC

Chiều ngày 7 tháng năm 2017, tại Nhà Mục vụ Giáo xứ Chính tòa Phủ Cam Huế, Cựu Học sinh trường La San Pellerin đã tổ chức gặp mặt. Hiện diện có Frere Rodrigez Hoàng Kim Đào (95 tuổi, nguyên Giáo sư Hướng dẫn); Frere Victor Trần Văn Bửu; Frere Césaire Vũ Duy Năng; Frere Giuse Lê Văn Phượng, Đại diện dòng La San tại Huế; quí thầy: Vũ Đình Toại, Đỗ Xuân cẩm, nguyễn Giáo sư trường Pellerin và chừng 30 Cựu học sinh tại Huế và trong nước cũng như hải ngoại.

Xem Hình

Mở đầu buổi gặp mặt, anh chị em cùng đồng ca bài hát truyền thống của trường: Bình Linh hành khúc trong một tâm tình xúc động dâng trào, tất cả những kỷ niệm xưa một thời gợi lại trong tâm trí mỗi một người hiện diện trong buổi gặp mặt hôm nay.

Anh Võ Phương Anh Lợi thay mặt Ban Tổ chức giới thiệu quí Frere và quí thầy cùng anh chị em hiện diện trong buổi gặp mặt. Thầy Vũ Đình Toại và thầy Đỗ Xuân Cẩm phát biểu về quá trình tham gia giảng dạy tại trường, qua nhận xét của quí thầy: có lẽ trường Pellerin là ngôi trường mà quí tham gia giảng dạy có một hệ thống tổ chức khoa học nhất, để tất cả những đề tài giảng dạy được đến với tất cả mọi học sinh trong lớp, tất cả 4 phía của lớp đều có bảng đen, và những đề tài giảng dạy đều được thể hiện lên đó, học sinh từ bất cứ chỗ nào cũng có thể quan sát và dễ dàng tiếp thu.

Frere Giuse Lê Văn Phượng thay mặt dòng La San Việt Nam, cách riêng đại diện cho dòng La San tại Huế phát biểu cảm ơn quí Frere và quí thầy hiện diện, bất ngờ nhất là chừng 30 Cựu Học sinh mà Frere không mơ tưởng sẽ có thể hiện diện trong ngày gặp mặt bất ngờ này. Frere Lê Văn Phượng nêu lại việc Tỉnh Dòng La San Việt Nam vừa qua đã tổ chức kỷ niệm 150 năm hiện diện tại Việt Nam và 112 năm trường Pellerin tại Huế, đã được Tòa Thánh ưu ái cho tổ chức Năm Thánh đặc biệt mừng kỷ niệm La San 150 năm hiện diện tại Việt Nam.

Trong suốt thời gian 150 qua, Dòng La San đã góp phần vào công cuộc giáo dục cho thanh thiếu niên Việt Nam, trong đó vấn đề thiết yếu là đạo đức nhân bản của con người, thứ đến là giáo dục văn hóa. Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, thời cuộc có nhiều thay đổi, dòng La San không còn được hoạt động, La San Việt Nam như hạt giống được chôn vùi dưới lòng đất trên 40 năm cho thối đi. Trong thời điểm hiện nay, trong một chừng mực nào đó đã được Nhà nước cho phép hoạt động, như một sự nẩy mầm, La San Việt Nam mong muốn tiếp tục đường hướng của Hội Dòng là giáo dục và hướng nghiệp cho thanh thiếu niên. Trước hết, La San Việt Nam định hướng cho hậu Năm Thánh là phát triển Ban Liên lạc Cựu Học sinh La San trên khắp mọi miền với tinh thần tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Và hôm nay, Cựu Học sinh La San Pellerin gặp nhau lần đầu tiên trong tinh thần đó ngoài ước muốn với chừng trên 30 Cựu Học sinh và thầy giáo tham dự. Đây là một sự động viên to lớn đầy khích lệ ngoài mong muốn.

Trong cuộc gặp mặt hôm nay, anh chị em đã thống nhất bầu Ban Liên lạc với 5 người đại diện gồm: 1 Trưởng ban, 2 Phó ban, 1 Thư ký và 1 Thủ quỷ. Được sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người, Ban Liên lạc ra mắt và đại diện dòng La San Việt Nam và anh chị em đã tặng hoa chúc mừng thể hiện sự tín nhiệm. Dự kiến cho lần gặp mặt mặt tiếp theo vào ngày 15 tháng 5 năm 2017, dịp kỷ niệm 113 năm ngày thành lập trương Pellerin Huế, hy vọng sẽ có đông đủ anh chị em tham dự.

Kết thúc buổi gặp mặt, Frere Giuse Lê Văn Phượng cùng Ban Liên lạc đã đến cảm ơn Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, Quản xứ Chính tòa Phủ Cam đã cho phép Cựu Học sinh La San được tổ chức gặp mặt tại Giáo xứ Chính tòa thân yêu này.

Trương Trí
 
Huynh Đoàn Giáo dân Đa Minh Thánh Gioan Tông đồ mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
14:23 07/01/2017
Melbourne, vào lúc 10 giờ 30 sáng thứ Bảy 7/1/2017. Tại Thánh đường Giáo xứ Thánh Brenden Flemington. Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh cùng với các huynh đoàn bạn và thân hữu đã hiện diện trong ngôi Thánh đường cổ kính rất đẹp để dâng lễ mừng kính Thánh Gioan Tông đồ.

Mời xem hình

Thánh lễ do Linh mục Tổng quyền Liên Huynh đoàn Đa Minh Việt Nam Úc Châu Peter Hoàng Mạnh Hùng OP. đồng tế cùng với Linh mục Chánh xứ Saint Brenden Giuse Vũ Phước Hiến. Cùng sự phụng vụ thánh ca của Ca đoàn Thánh Đa Minh đã dùng lời ca tiếng hát để ca khen Thiên Chúa giúp thánh lễ thêm sống động và long trọng hơn.

Trước khi thánh lễ được cử hành, huynh đoàn và cộng đoàn đã đọc kinh thần vụ theo luật dòng. Lời kinh được mọi người xướng đáp thật linh động và sốt sắng. Linh mục chủ tế đã chào mọi người và cùng với toàn thể mọi người hiện diện xin hiệp một ý để dâng thánh lễ cảm tạ Thiên Chúa và cầu nguyện cho các đoàn viên trong huynh đoàn và các đoàn viên đã qua đời được hưởng những ơn lành của Thiên Chúa đã ban cho.

Trong phần chia sẻ lời Chúa, Linh mục chủ tế đã nói về gương Thánh Gioan. Tôi đã thấy và tôi tin, một minh chứng xác tín để truyền giảng những gì mắt Ngài đã thấy tỏ tường đến muôn người. Trong bài chia sẻ, linh mục cũng nói về sự dung hòa những khác biệt trong đời sống, từ bản thân, gia đình ra đến xã hội. Sự khác biệt không đưa đến chống phá mà khác biệt làm cho bức tranh đời sống thêm sinh động và đẹp đẽ hơn. Gói gọn trong một huynh đoàn, dù là một nhóm nhỏ, nhưng chúng ta đến với nhau từ mọi vùng miền, khác nhau từ tiếng nói, phong tục, tập quán. Có quá nhiều khác biệt, nhưng mọi người đã biết tôn trọng những khác biệt của nhau và tạo ra sức mạnh của sự thương yêu, đoàn kết trong huynh đoàn noi gương Cha Thánh tổ phụ đi truyền rao tin mừng đến với mọi người.

Trong một ngày mùa Hè, nắng nóng hừng hực 36 độ C, phần đông các đoàn viên trong huynh đoàn đều cao tuổi, nhưng không ngại nóng bức, ai cũng mặc áo dòng về dự lễ thật sốt sắng. Mọi người niềm nở đón chào khách về dâng lễ thật hiếu khách. Sau Thánh lễ, chị trưởng ban phục vụ huynh đoàn đã lên cám ơn cha tổng quyền, dù bận rộn và ở xa xôi nhưng vì tình yêu mến huynh đoàn đã về dâng lễ cùng huynh đoàn, cha chánh xứ với sự ưu ái đặc biệt dành cho một huynh đoàn nhỏ bé được sinh hoạt tại giáo xứ. Cùng các ơn đến ban phục vụ Liên Huynh đoàn Victoria, Ca đoàn Đa Minh, mọi người hiện diện và cũng không quên cám ơn đến ban ẩm thực đã giúp đỡ huynh đoàn trong bữa tiệc mừng hôm nay.

Sau khi tặng hoa đến quý cha và Soeur trưởng ca đòan, mọi người được mời qua hội trường giáo xứ để dùng bữa tiệc mừng mà Huynh đoàn Thánh Gioan khoản đãi, mọi người lại có dịp gặp nhau thăm hỏi và trò chuyện thật thân mật, trong tình gia đình Đa Minh vui vẻ.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sứ Điệp Hòa Bình 2017 Và Bạo Lực Ở Việt Nam Cộng Sản
Hà Minh Thảo
16:41 07/01/2017
SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH 2017 VÀ BẠO LỰC Ở VIỆT NAM CỘNG SẢN

I.- PHI BẠO LỰC : MỘT ÐƯỜNG LỐI CHÁNH TRỊ VÌ HÒA BÌNH.

Ðó là chủ đề Sứ điệp của Ðức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Hòa bình thế giới 01.01.2017.

Ðức Thánh Cha cầu chúc Bình An cho mọi người bằng để hình ảnh và sự giống Thiên Chúa trong mỗi con người cho phép chúng ta nhìn nhận nhau như là những hồng ân thánh thiêng, với một phẩm giá vô hạn định. Chúng ta hãy kính trọng phẩm giá có nền tảng cao trọng nhất ấy, đặc biệt là trong những hoàn cảnh xung đột, và chúng ta hãy biến sự phi bạo lực có tính chủ động thành phong cách sống của chúng ta.

Ðây là Sứ Điệp ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 50. Trong Sứ Điệp đầu tiên, Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói thật rõ ràng: « Hòa bình chính là con đường thật sự duy nhất cho sự tiến bộ nhân loại, chứ không là những tập chú vào chủ nghĩa quốc gia đầy tham vọng hay là những cuộc xâm lược đầy bạo lực, và càng không phải là những áp bức đưa đến một trật tự dân sự sai quấy ». Trái lại, do trích dẫn từ Thông điệp ‘Hoà bình trên Trái đất’ (Pacem in terris) của Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, Đức Phaolô VI đã ca ngợi ‘ý nghĩa và sự hăng hái đối với nền Hòa bình được đặt nền móng trên sự thật, công lý, tự do và bác ái’. Tính thời sự các lời này vẫn còn quan trọng trong thời đại hôm nay và thật cấp bách hơn 50 năm về trước. Do đó, Ðức Thánh Cha muốn nói một cách chi tiết hơn về sự phi bạo lực như là một phong cách của đường hướng chính trị vì Hòa bình, và cầu xin Thiên Chúa giúp tất cả chúng ta quay lại với sự phi bạo lực trong chiều sâu cảm nghĩ của mình, một trong những giá trị nhân bản. Ước chi sự phi bạo lực trên bình diện cuộc sống hằng ngày lẫn trên bình diện trật tự quốc tế.

Thế kỷ vừa qua đã bị tàn phá bởi hai trận thế chiến khủng khiếp, và hiện nay, thế giới đang lâm vào một cuộc thế chiến không kém kinh khủng ‘theo từng mảnh’. Không dễ để so sánh thế giới ngày nay đang có nhiều hơn hay ít hơn bạo lực so với thế giới hôm qua. Những phương tiện truyền thông hiện đại làm chúng ta ý thức hơn về bạo lực hay làm chúng ta ngày càng quen dần với bạo lực. Những bạo lực từ các ‘chiến tranh từng phần’ đã kéo theo những vụ khủng bố, sự kỳ thị, xâm lược vũ trang, những hình thức lạm dụng các người di cư và nạn nhân các vụ buôn người và sự hủy hoại môi trường. Trong trường hợp xấu nhất, bạo lực có thể dẫn tới cái chết về thể xác lẫn tâm lý nhiều người, nếu không muốn nói là của tất cả.

Chúa Giêsu cũng đã từng sống trong thời đại đầy bạo lực. Nhưng, qua Phúc âm, Người dạy ‘chiến trường là nơi bạo lực và hòa bình gặp nhau, chính là con tim nhân loại’ « Từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu.» (Mc 7,21). Nhưng khi tận mắt chứng kiến thực tế này, Ðức Kitô đã đưa ra một câu trả lời hoàn toàn tích cực: ‘Tình Thương không biết mệt mỏi và vô điều kiện của Thiên Chúa, Đấng đón nhận và tha thứ’. Chúa Giêsu dạy các môn đệ yêu thương cả kẻ thù (xc. Mt 5,44), và ‘nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa’ (Mt 5,39). Người ngăn cản các công tố viên muốn ném đá người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8,1-11), và, trong đêm trước cuộc khổ hình của mình, Chúa đã yêu cầu Phêrô phải xỏ gươm vào vỏ (xc. Mt 26,52). Ai đón nhận Tin Mừng Ðức Kitô, thì người ấy sẽ biết cách để nhận ra bạo lực mà người ấy đang mang trong mình, và để cho mình được chữa lành bởi Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.

Nhiều khi, sự phi bạo lực bị xem là sự thua cuộc, không dấn thân hay thụ động, nhưng thực tế không phải là vậy. Năm 1979, khi nhận giải Nobel Hòa bình, Mẹ Têrêxa đã giải thích rõ ràng Sứ điệp của Mẹ về một sự phi bạo lực có tính chủ động ‘Trong gia đình tôi, chúng tôi không cần phải có bom đạn hay vũ khí, và cũng chẳng cần hủy hoại để mang tới Hòa bình, nhưng chúng tôi chỉ cần ở cùng nhau và yêu thương nhau. Như thế, chúng tôi sẽ có thể thắng vượt tất cả mọi sự ác đang có trên thế giới. Sức mạnh vũ khí là sự dối trá. Trong khi các kẻ buôn bán vũ khí làm công việc của họ, thì cũng có rất nhiều người kiến tạo Hòa bình, hiến cuộc sống để chỉ giúp đỡ mọi người’.

Nếu cội rễ bạo lực phát sinh từ cõi lòng con người, thì gia đình cũng là nơi đầu và căn bản để đi trên con đường phi bạo lực, một thành tố Niềm Vui Tình Yêu được Ðức Thánh Cha trình bày tháng 3/2016. Gia đình là lò luyện không thể thiếu mà nhờ đó, vợ chồng, cha mẹ, con cái và anh chị em sẽ học để thống nhất với nhau cũng như để quan tâm chăm sóc cho nhau một cách vô vị lợi; những chia rẽ, hay thậm chí là những xung đột, phải được thắng vượt một cách đầy cương nghị, nhưng nhờ vào sự đối thoại, niềm kính trọng, sự mưu cầu hạnh phúc cho người khác, Lòng Thương Xót và sự tha thứ. Từ gia đình, Niềm Vui Tình Yêu sẽ lan tỏa trên toàn thế giới, rồi sẽ bao phủ trên toàn xã hội. Thêm vào đó, một nền luân lý về tình huynh đệ và về sự chung sống hòa bình giữa những con người và các dân tộc, sẽ không thể được đặt nền tảng trên sự sợ hãi, bạo lực và sự khép kín, nhưng phải căn cứ trên trách nhiệm, trên sự kính trọng và trên sự đối thoại chân thành.

Việc kiến tạo Hòa bình bằng sự phi bạo lực có tính chủ động là yếu tố cần thiết và phù hợp với các nỗ lực thường xuyên của Giáo Hội để hạn chế việc sử dụng bạo lực qua những qui luật luân lý, nhờ sự tham gia của Giáo Hội vào công tác của các tổ chức quốc tế và nhờ vào sự dấn thân đầy kinh nghiệm của các Kitô hữu trong việc soạn thảo các bộ luật về mọi ngành. Ðức Kitô đã dạy cho chúng ta một ‘cẩm nang hướng dẫn’ về chiến lược kiến tạo Hòa bình, trong Bài Giảng Trên Núi, Tám Mối Phúc Thật (x. Mt 5,3-10) có thể mô tả con người ấy là người hạnh phúc, tốt lành và đáng tin. Phúc cho những ai không sử dụng bạo lực, người xây dựng Hòa bình, người có tâm hồn thanh thiết, những người đói khát sự công chính.

Đó cũng là một chương trình và là một thách đố đối với các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, những vị phụ trách các cơ quan quốc tế, các doanh nghiệp và các hảng truyền thông toàn cầu: Sự sử dụng các Mối Phúc Thật trong khi thực thi trách nhiệm, trong phong cách người xây dựng Hòa bình; biểu thị Lòng Thương Xót bằng cách khước từ việc loại trừ con người, hủy hoại môi trường, hay việc muốn chiến thắng bằng mọi giá. Hãy sẵn sàng ‘chịu đựng sự xung đột, giải quyết nó, và làm cho nó trở thành điểm xuất phát một tiến trình mới’, chọn tình liên đới làm lối sống. Phi bạo lực có tính chủ động là cách thức để cho thấy sự hiệp nhất thực sự mạnh mẽ hơn sự xung đột. Mọi sự trên thế giới đều gắn bó mật thiết với nhau. Sự khác biệt có thể sẽ sinh ra những bất đồng, hãy giải quyết chúng bằng một cách xây dựng và phi bạo lực.

Giáo Hội Công Giáo đồng hành với mọi nỗ lực nhằm kiến tạo nền Hòa bình bằng sự phi bạo lực có tính chủ động và sáng tạo. Ngày 01.01.2017, ‘Cơ quan phụ trách việc phát triển toàn diện con người’ bắt đầu hoạt động để giúp Giáo Hội có hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy ‘những sự thiện vô hạn của nền Công lý, Hòa bình và bảo vệ thiên nhiên’, hỗ trợ Giáo Hội ngày càng kiên quyết hơn trong sự chăm lo cho các di dân, cho những người túng thiếu, …, các nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang và các thảm họa thiên nhiên…

II.- BẠO LỰC : ÐƯỜNG LỐI CHÁNH TRỊ TẠI VIỆT NAM.

Mọi người Việt chúng ta đều biết đảng cộng sản luôn dùng bạo lực để chống lại người dân bằng chép từ Hiến pháp các quốc gia Âu Mỹ và thêm vào đó điều 4 để hình thành Hiến pháp cộng sản Việt hầu tiêu diệt Dân Chủ Việt Nam. Vì nắm trọn trong tay ba quyền Lập, Hành và Tư pháp, nên cộng đảng đã dùng bạo lực để cai trị đồng bào. Chúng đã sai Linh mục Huỳnh công Minh và các Linh mục người dân gọi là quốc doanh dùng ‘bạo lực vô hình’ hầu hãm hại bao nhiêu Bề Trên để, ngày nay, được hưởng một gia tài không nhỏ. Nói ra thêm buồn, nhưng Sự Thật là thế. Không sự thật, công lý, tự do và bác ái thì không có Hoà bình như Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 dạy và Ðức Thánh Cha nhắc lại trong Sứ Ðiệp ngày Hoà bình, lần thứ 50, năm nay.

Trong nhiều năm qua, chúng tôi cố gắng tìm hiểu các Sứ điệp nhân ngày Hoà bình từng năm và so sánh với những hoàn cảnh mà đồng bào chúng ta gặp quá nhiều hoàn cảnh oan nghiệt. Một điều ai cũng thấu rõ là biết bao nhiêu người Việt trong nước đạo đức và chuyên nghiệp hơn những kẻ đang ngồi ghế công quyền, đã phải tù tội vì những bản án ‘bỏ túi’ đầy bất công.

Năm 2016 vừa kết thúc, nhiều cơ hội để đảng viên cộng sản sử dụng bạo lực với nhau và với người dân vô tội.

A.- Ðại hội đảng cho thấy rõ sự tranh chấp giữa hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng tuy được che đậy rất khéo, nhưng do tốn bao nhiêu giấy mực, nên nhiều người dân cũng thông suốt. Tuy nhiên, đó là chuyện nội bộ đảng, chúng ta không cần đi vào chi tiết.

B.- Tại trụ sở tỉnh uỷ Yên Bái ngày 18.05.2016, lúc 7 giờ 45, ông Ðỗ Cường Minh, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh, với khẩu súng K59 đến văn phòng bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường và đã bắn chết ông này. Sau đó, ông Minh đóng cửa phòng và đi bộ 150 mét sang phòng ông Ngô Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân kiêm Trưởng ban tổ chức tỉnh uỷ, và bắn chết ông này. Cuối cùng, ông Minh tự sát bằng một viên đạn ‘xuyên từ sau gáy ra trước’. Do nghi can đã chết, vụ án được xếp lại. Hầu hết dư luận trên cộng đồng mạng lề trái tỏ ra thích thú, hào hứng với những bình luận khá hả hê khi theo dõi tin tức hấp dẫn về vụ thanh toán chết chóc này. Họ hớn hở vì có đảng viên cộng sản cao cấp bị đồng chí (vì đồng tiền) thanh toán bằng võ lực…

C.- Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 vào ngày 22.05.2016, luật bầu cử cho phép mọi người dân, không mất quyền dân sự, được phép ghi danh ghi danh ứng cử. Nhưng trong áp dụng, đảng cộng sản đã dùng các hành vi bạo lực đê tiện để loại các ứng viên độc lập, không cộng sản bằng những đám cò mòi trong các cuộc duyệt xét địa phương. Nếu có những ứng viên tự khoe là ‘độc lập’ đắc cử đại biểu là vì thể thức ‘đảng cử dân bầu’ được thực hiện theo lối bầu cử ‘cơ cấu’. Theo đó, thí dụ, cộng đảng định cơ cấu Quốc hội khóa này có 5% đại biểu là người ngoài đảng thì chúng chọn một số nào đó để ra ứng cử và cho thắng chỉ đúng 5% số ghế. Ðương nhiên, những người có đạo đức và khả năng đều bị loại bỏ, bằng những bạo lực mà công dân các nước dân chủ Tây phương không thể tưởng tượng được.

D.- Hủy hoại Môi Trường.

1./ Thông Ðiệp ‘Laudato Sí’ : lời tiên tri cho toàn dân Việt Nam.

Ngày 18.06.2015, Thông điệp ‘Vinh danh Thiên Chúa’ về bảo vệ thiên nhiên được Ðức Thánh Cha Phanxicô ban hành. Thông điệp lấy tên từ lời cầu của Thánh Phanxicô : 'Laudato sí, mí Signore' (Lạy Chúa của con, chúc tụng Chúa), trong ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc nhở mọi người rằng trái đất là ‘căn nhà chung của chúng ta’. Người đã đặt câu hỏi như là trọng tâm thông điệp ‘Loại thế giới nào chúng ta muốn chuyển lại cho những người đến sau chúng ta, cho các trẻ em đang lớn lên?’ và mời chúng ta ‘săn sóc căn nhà chung’. Người viết tiếp ‘Nghi vấn này không chỉ liên quan đến môi trường mà thôi, vì ta không thể đặt câu hỏi chỉ một phần’, và điều này khiến phải tự hỏi về ý nghĩa cuộc sống và những giá trị làm căn bản cho đời sống xã hội: ‘Chúng ta đến trần thế này để làm gì? Chúng ta hoạt động và tranh đấu với mục đích nào? Tại sao trái đất lại cần chúng ta?’. ‘Nếu chúng ta không đặt những câu hỏi căn bản này, thì tôi không tin rằng những quan tâm của chúng ta về môi trường có thể có những giải đáp quan trọng’.

‘Bài ca Vạn vật’ nhắc chúng ta trái đất là căn nhà chung của mình, ‘cũng như trái đất, chúng ta chia sẻ cuộc sống với nó, và nó như người mẹ tươi đẹp đón nhận chúng ta trong vòng tay mẹ’ (số 1 Thông điệp). Do ‘chúng ta là đất’ (x. St 2,7), nên thân thể mình chúng ta được cấu thành nhờ những thành tố của trái đất, không khí là yếu tố mang lại cho chúng ta hơi thở và nước từ trái đất làm cho chúng ta được sống và được bổ dưỡng’ (số 2).

Trong thời đại chúng ta, trái đất bị ngược đãi và cướp phá đang kêu than và những tiếng than trách đó đang hiệp với những tiếng rên xiết của những người bị bỏ rơi trên thế giới này. Ðức Thánh Cha mời chúng ta hãy lắng nghe họ, tất cả và từng người, cá nhân hay tập thể (gia đình, quốc gia và cộng đồng quốc tế) hãy ‘hoán cải về môi sinh', theo đề nghị của Thánh Gioan Phaolô II, tức ‘đổi hướng’, đón nhận vẻ đẹp và trách nhiệm dấn thân để 'săn sóc căn nhà chung'. Ðồng thời, Ðức Phanxicô nhìn nhậân: ‘Người ta nhận thấy có sự nhạy cảm ngày càng gia tăng đối với môi trường và việc săn sóc thiên nhiên, và thành tâm lo lắng những gì đang xảy ra cho hành tinh chúng ta’ (số 19) [chúng ta có thể thay thế ‘hành tinh’ bằng ‘nước Việt’], gia tăng niềm hy vọng mà Thông điệp đề cao và gửi đến mọi người một sứ điệp rõ ràng và đầy hy vọng: ‘Nhân loại [thay thế bằng ‘Người Việt’] còn có khả năng cộng tác để xây dựng một căn nhà chung’ [nước Việt Nam] (số 13); ‘con người [người dân Việt] còn khả năng can thiệp tích cực’ (số 58); ‘không phải tất cả đã bị mất mát, vì con người, tuy có khả năng thoái hóa tột độ, nhưng vẫn còn có thể tự vượt thắng, tái chọn lựa điều thiện và tái tạo’(số 205)…

Ngỏ lời với tín hữu Công Giáo, Ðức Thánh Cha nhắc lại lời Thánh Gioan Phaolô II: ‘Ðặc biệt Kitô hữu nhận biết các nghĩa vụ mình trong thiên nhiên, đối với thiên nhiên và Ðấng Tạo hóa là thành phần Ðức Tin mình’ (số 64), nhưng họ ‘đặc biệt muốn đối thoại với tất cả mọi người về căn nhà chung chúng ta’ (3): đối thoại được nhắc trong toàn Thông điệp, và nơi chương V, nó trở thành một phương thế để đối phó và giải quyết các vấn đề. Từ đầu, Ðức Phanxicô nhắc nhở cả ‘các Giáo Hội và Cộng đoàn Kitô khác đã phát triển sự quan tâm sâu xa và một suy tư quí báu’ về đề tài môi sinh học (số 7). Thật thế, họ đóng góp đặc biệt, bắt đầu từ sự đóng góp của ‘Ðức Thượng phụ quí mến Bartolomeo’ (7), được trích dẫn nhiều trong các đoạn số 8 và 9. Nhiều lần, Ðức Thánh Cha cám ơn những người giữ vai chính trong công cuộc này, cá nhân cũng như các hiệp hội và tổ chức, ‘suy tư của vô số nhà khoa học, triết gia, thần học gia và các tổ chức xã hội đã phong phú hóa tư tưởng Giáo Hội về những vấn đề ấy’ (số 7) và Người mời gọi mọi người hãy nhìn nhận ‘sự phong phú mà các tôn giáo có thể đóng góp cho một nền môi sinh học toàn diện và cho sự phát triển trọn vẹn con người’ (số 62).

2./ Thảm họa cá chết hàng loạt ở Miền Trung.

Từ ngày 06.04.2016, tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng biển một số xã thuộc thị xã Kỳ anh (Hà tĩnh). Hôm 10.04.2016, hiện tượng này lan tiếp đến vùng biển Quảng bình và Thừa thiên-Huế, dọc theo bờ biển miền Trung dài hơn 200 cây số… Ngư dân phải đưa thuyền lên bờ phơi nắng và nhịn đói. Tại Quảng bình, hàng loạt người dân ăn cá phải vào bệnh viện cấp cứu… Nguy cơ ô nhiễm môi trường thật là trầm trọng.

Ngay từ đầu, đồng bào tiên đoán chắc là do Formosa xả thải độc chất ra biển. Nhất là từ khi ông Chou Chun Fan, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa, ngày 25.04.2016 trả lời phóng viên Lan Anh là ‘đã xả thải thì phải tác động đến môi trường, nên phải chọn hoặc là thép hoặc tôm cá. Trước kia, nơi trồng lúa mà nay là nơi đặt nhà máy thì đâu còn lúa. Ðó cũng là đã phải chọn lựa. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được’. Ông này bị bắt phải xin lỗi và đuổi việc. Trong khi đó, các tay mơ cộng sản xoay quanh các lý do ‘nực cười’ như có thể là do… ‘sức ép âm thanh gây ồn ào, sóng, động đất … Tối 27.04.2016, trong một cuộc họp báo chỉ 15 phút, Thứ trưởng Tài nguyên- Môi trường Võ Tuấn Nhân đã lên tiếng bênh vực tập đoàn Formosa khi tuyên bố: « Chưa có bằng chứng để xác định Formosa và cảng Vũng áng có liên quan đến cá chết ».

Đến ngày 25.04.2016, Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng Trị 30 tấn, và đến ngày 29 cùng tháng, Quảng Bình đã có hơn 100 tấn cá biển bất ngờ chết dạt bờ. Thảm họa đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, các hộ nuôi thủy sản ven bờ, du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung. Chỉ tại Quảng Bình có 18 xã chuyên làm nghề biển với hơn 14.000 hộ và 24.000 lao động nghề biển. Tin tức từ cơ quan du lịch quốc gia, vào tháng 11, cho biết ô nhiễm chất thải từ công ty Formosa dọc theo bờ biển miền Trung tháng 4 đã gần như hoàn toàn phá hủy ngành du lịch khu vực khi doanh thu từ du lịch giảm tới 90%. Theo điều tra, nguồn thải lớn từ nhà máy Formosa chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp, di chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết, là nguyên nhân gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển này.

Nhà nước cho rằng chất thải mà Formosa thừa nhận đã thải ra biển tác động đến cuộc sống của hơn 200 000 người dân, trong đó có 41 000 ngư dân. Ðến cuối tháng 7, người dân vẫn chưa được nhà nước trả lời là khi nào họ có thể hoạt động đánh bắt gần bờ được thực hiện trở lại, khi nào có thể ăn cá và hải sản nhờ môi trường biển đã an toàn, mặc dù các viên chức cộng sản vẫn bày trò ‘ăn cá và tắm biển’ để lường gạt đồng bào.

3./ Hành động vì môi trường.

Ngày 27.04.2016, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh ra thông cáo, yêu cầu nhà cầm quyền ‘thành lập một Ủy ban điều tra độc lập cấp Chính phủ, với sự cố vấn của các chuyên gia trong nước cũng như các cơ quan quốc tế có uy tín trong lĩnh vực bảo vệ môi sinh’, ‘Hỗ trợ ngư dân, hộ gia đình nuôi trồng thủy hải sản, làm muối và các doanh nghiệp để họ có cuộc sống ổn định và duy trì nghề nghiệp của họ’.

Ngày 13.05.2016, Ðức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh công bố ‘Thư Chung’ về ô nhiễm môi trường biển tại miền Trung. Qua đó, Người kêu gọi người Công Giáo có trách nhiệm với quê hương và các thế hệ tương lai bằng các hành động thiết thực như: không sản xuất thực phẩm bẩn, phá hoại môi trường, nên chôn cất, không trao đổi, giao dịch cá chết, hợp tác tìm ra thủ phạm vụ việc,... Nhân dịp này, Ðức cha cho rằng các nhà chức trách đã tránh né công bố nguyên nhân và thủ phạm sau hơn một tháng.

Ngày 12.06.2016, hàng trăm người dân Quỳnh lưu (Nghệ an) xuống đường vì hiện tượng cá chết vì Ðồng bào Quỳnh lưu đa phần là ngư dân. hiện nay cuộc sống của họ bị đảo lộn. Tàu thuyền không thể ra khơi, hay có đưa cá về cũng không thể bán được. Ðồng thời, đồng bào ở đây giăng biểu ngữ ‘Phản đối VTV1 vu cáo đối với Ðức cha Phaolô Nguyễn thái Hợp’ vì trong bản tin ngày 13.05.2016, Ðài Truyền hình VTV nói: ‘ngày 13.05.2016 Giám mục Giáo phận Vinh Nguyễn thái Hợp đã ra bản thư chung, diễn tả sự việc một cách thiếu khách quan, thổi phồng, gây hoang mang và dùng những lời lẽ kích động giáo dân’.

Sáng ngày 16.06.2016, bất ngờ Ðức cha Giuse Ngô quang Kiệt đến thăm bà con giáo dân Ðông Yên. Nhiều người không kìm được cảm xúc của mình đã khóc lớn. Những giọt nước mắt trào ra; những dồn nén, oan ức mấy năm nay tự nhiên vỡ ra… Ðức cha đã cùng bà con vào nhà thờ, cùng nhau kunh nguyện, ân cần hỏi thăm, động viên. Người căn dặn, trong đau khổ, người giáo dân phải can trường gìn giữ đức tin, làm chứng cho sự thật-công lý-hòa bình, sống yêu thương, tha thứ cho kẻ thù. Ðức cha đã ban phước lành cho tín hữu.

4./ Công bố Thủ phạm và chấp nhận Bồi thường vô lý.

Chiều 30.06.2016, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung từ ngày 06.04.2016. Dù từ ngày 02.06.2016, ông này tuyên bố đã tìm ra nguyên nhân cá chết. Tại sao, phải đợi đến bốn tuần sau mới công bố? Ðành rằng, đảng, nhà nước và Formosa có nhu cầu phải bàn thảo, để cuộc công bố giảm thiểu những thiệt hại cho chế độ lẫn cho Formosa, hầu xứng chủ trương ‘Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền, người dân nhận thãm họa’. Sau đó, ngày 18.06.2016, Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hội đồng Quản trị Formosa, đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ‘chính thức nhận tội’ và OK 500 triệu mỹ kim bồi thường. Nhưng vẫn còn chờ… Ngày 27.06.2015, Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung cộng đến Việt Nam mới công bố cho ngưòi dân biết và không đồng ý để người dân bị nạn và thiệt hại khởi tố thủ phạm vì sợ đồng phạm có thể bị kéo ra Tòa.

Do sự tính toán của những ‘đỉnh cao trí tuệ’ từ đâu để ra con số tròn 500 triệu mỹ kim bồi thường và, sau đó, vì bị thiếu, những nạn nhân được sự trợ giúp của các Linh mục, đặc biệt Cha Ðặng Hữu Nam, hướng đẫn đồng bào nạn nhân làm đơn thưa Formosa ra tòa. Do đó, kẻ cầm quyền yêu cầu Ðức Giám mục Vinh đổi Cha Nam đi. Vì dốt thẩm quyền Ðạo - Ðời, chúng không biết là chúng đã vượt quyền. Do đó, chúng dám đề nghị, khi đến Vatican để xin Toà Thánh ra lịnh cho Ðức Giám mục và các Linh mục Giáo phận Vinh ngưng giúp đỡ đồng bào nạn nhân thảm họa môi trường do Formosa gây ra, nên họ đã biểu tình yêu cầu nhà nước đóng cửa Formosa. Ðể đổi lại, cộng sản Hà nội chấp thuận cho Tòa Thánh cử một Ðại sứ tại đây. Thẩm quyền Tòa Thánh từ chối ngay. Tuy vậy, Chủ tịch nhà nước Trần Ðại Quang, nhân dịp đến Ý, đã đến Vatican để gặp Ðức Thánh Cha Phanxicô và Hồng Y Quốc vụ khanh ngày 23.11.2016.

[Trong diễn văn đọc tại ‘Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với chức sắc cấp cao của các tổ chức tôn giáo’ ngày 19.12.2016, tại TP. Hồ Chí Minh, Ðức cha Nguyễn Văn Khảm nói ‘… Chúng tôi cũng vui mừng khi nhìn thấy hình ảnh Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến thăm Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 24.11.2016, và quà tặng của Chủ tịch nước - trống đồng Việt Nam - nay có mặt trong dinh thự giáo hoàng. Hi vọng những cuộc gặp gỡ và viếng thăm này sẽ củng cố và làm tiền đề cho những bước tiến mới trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Toà thánh Vatican, tăng thêm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế…’. Ngày 24.11.2016 làm chúng tôi ngạc nhiên vì đúng là ngày 23.11.2016 và ngày 24.11.2016 là ngày Kitô hữu Việt Nam kính trọng thể Chư Thánh Tử Ðạo tại Việt Nam.]

Ngày 18.11.2016, tập san ‘Eglise d’Asie’, dưới tựa đề ‘En poste depuis peu, le chef d’Etat vietnamien sur le point de rendre visite au pape François’ tại :
http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/2016-11-18-en-poste-depuis-peu-le-chef-d2019etat-vietnamien-sur-le-point-de-rendre-visite-au-pape-francois

nhà báo của Hội Thừa sai Paris có viết về việc Chủ tịch nước (président du pays) Trần Ðại Quang có đến hội kiến với Ðức Thánh Cha Phanxicô ngày 23.11.2016 và lướt qua về các hội kiến trước, lần lượt với ‘tứ trụ triều đình’ {tổng thư ký đảng (Trọng), thủ tướng (Dũng 2 lần), chủ tịch nước (Triết và Quang) và chủ tịch quốc hội (Hùng). Người viết bài không quên nhắc từ năm 2012, khi ông Quang làm bộ trưởng Công an, bộ này đã bắt gần 2700 người bị cho làvi phạm trật tự công cộng. Ông đã ca ngợi thành quả bắt tù những nhân vật và tổ chức bị chúng cho là bất hợp pháp.

Ngày 02.12.2016, thông tấn xã ‘Asia-News’ có bài ‘For Vietnamese bishop, no progress in religious freedom can be expected from Hanoi’ tại :
http://www.asianews.it/news-en/For-Vietnamese-bishop,-no-progress-in-religious-freedom-can-be-expected-from-Hanoi-39305.html

‘Asia-News’ đã đặt những câu hỏi với Ðức cha Micae Hoàng Ðức Oanh, cựu Giám mục Giáo phận Kontum :

- Trả lời về nhận xét về cuộc thăm viếng của chủ tịch Việt Nam tới Ðức Thánh Cha, Ðức cha đáp ‘Chúng tôi hy vọng tự do tôn giáo được gia tăng mỗi khi có một cuộc họp cấp cao giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam và Vatican. Chúng tôi đang mong muốn nhìn thấy sự tiến bộ. Nhưng theo kinh nghiệm, bất chấp nhiều lần các lãnh đạo Việt Nam mọi cấp gặp Đức Giáo Hoàng, cả trong quá khứ lẫn hiện tại, không ai trong họ mang bất cứ kết quả như đồng bào mong được thấy. Tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn trước phiên họp’.

- Ðề cập đến Luật Tôn giáo mới, Ðức cha nói ‘Theo kinh nghiệm của tôi, dưới sự cai trị của cộng sản đã có rất nhiều pháp lệnh về tôn giáo. Nhưng pháp lệnh này được nhiều người coi là tồi tệ nhất. Nó còn tồi tệ hơn cả pháp lệnh ban đầu của năm 1946.

- Ðức cha cho biết : « Thống kê cho thấy việc truyền giáo trong xã hội Việt Nam đã xuống dốc. Kêát quả thống kê mới là Giáo Hội tại Việt Nam đang mất dần danh hiệu ‘trưởng nữ của Giáo Hội tại Á châu Á’ vì đứng hạng thứ 5 sau Phi luật tân, Nam hàn, Đông Timor, và Liban ».

Ngày 18.11.2016, tập san ‘Eglise d’Asie’, dưới tựa đề ‘L’Eglise du Vietnam aujourd’hui : l’analyse au scalpel de deux évêques vietnamiens’ tại :
http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/2016-12-22-l2019eglise-du-vietnam-aujourd2019hui-l2019analyse-au-scalpel-de-deux-eveques-vietnamiens

Bảng tiếng Anh ‘The Church In Vietnam today’ tại :
http://www.vietcatholic.info/News/Html/209464.htm

Văn kiện về Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam ký bởi hai Ðức cha Micae Hoàng Ðức Oanh (Giám mục Kontum 2003-2015) và Dominic Mai Thanh Lương (Giám mục phụ tá Giáo phận Orange (Orange County, California, Hoa kỳ), được sự đồng ký của Ðức ông Francis Phạm Văn Phương (Hoa kỳ) ; các Linh mục John Trần Công Nghị, Michael Mai Khải Hoàn, Barth. Nguyễn Ðình Phước (Hoa kỳ), Stephano Bùi Thượng Lưu, JB Ðinh Xuân Minh (Ðức), Paul Văn Chi, Anthony Nguyễn Hữu Quảng (Úc), Joseph Phạm Minh Văn, Hoàng Ngọc Thanh (Thụy sĩ), Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, Phạm Trung Thành, Lê Ngọc Thanh (Việt Nam) ; Nữ tu Nguyễn Thùy Linh (Úc) và các ông Nguyễn Long Thao, Trần Mạnh Trác (Hoa kỳ), Ðặng Minh An (Úc), Trần Kim Ngọc, Paul Nguyễn Văn Tánh (Bỉ).

Trước nhất, các vị xác tín một Sự Thật mà 117 Thánh, 1 Á thánh và cả trăm ngàn Kitô hữu Tử đạo đã đổ máu để xây dựng : « Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam thực sự Anh hùng và vẻ vang, nhưng nó có vẻ như là vào ngày hôm qua. Hôm nay, đó là một sự suy giảm nhất định của Giáo Hội này trong một quốc gia riêng của mình gặp nguy hiểm, khó chịu từ bên trong của một kẻ thù từ nước ngoài ».

Xin mời đọc văn kiện này để biết Sự Thật về Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, chúng tôi chỉ xin góp vài ý kiến mà mình biết :

1.- Tổng thống Ngô Ðình Diệm, sau 9 năm cầm quyền Thủ tướng rồi Tổng thống không một lần đến diện kiến Ðức Thánh Cha. Nhưng chắc chắn ông rất kính trọng các giáo sĩ. Ngày 11.06.1963, khi Thượng tọa Thích Quảng Đức ‘tự thiêu’ tại Sài Gòn, Tổng thống Ngô Ðình Diệm đang dự Thánh Lễ, do Ðức cha Phao lô Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám mục Sài Gòn, cử hành để Cầu Hồn cho Thánh Giáo Hoàng Gioan 23. Ngoài ra, Ông Diệm từng tâm sự : « Tôi không phải là thần thánh, tôi chỉ là một người bình thường, tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc». Hàng ngày, ông hiệp dâng Thánh Lễ để nói khó với Chúa. Là Kitô hữu thi hành ‘Tám Mối Phúc Thật’, kết quả, trước bị kẻ giết mướn dùng bạo lực ám sát, ông đã được gặp Linh mục để chịu các Bí tích cuối cùng. Linh hồn Gioan Baotixita về hưởng Nhan Thánh Chúa, toàn dân Việt Nam Cộng hòa đi vào chổ mất nước.

2. Năm 1972, Chân phước Giáo Hoàng Phaolô VI từ chối tiếp Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mà đón Xuân Thủy, phái viên đặc biệt của nhà nước cộng sản Hà nội vì 2 điều :

a. Tổng thống Ngô Ðình Diệm cương quyết từ chối Tổng thống Kennedy (đảng Dân chủ) đem quân tác chiến Mỹ sang Miền Nam vì sẽ làm Mất Chính Nghĩa và gây khủng kinh tế và xã hội Việt Nam Cộng Hòa. Sự Thật đã xãy ra đúng như vậy

- Sau khi ông Diệm chết, ba tuần sau, ông Kennedy cũng bị ám sát chết (hai cái chết có cùng lý do ?), Tổng thống Johnson đem quân sang Việt Nam. Những hình ảnh đệ nhất cường quốc đem quân với vũ khí hiện đại vào Việt Nam để đánh và giết Việt cộng gầy ốm với mã tấu thô sơ đã đánh vào tâm lý thế giới ‘đế quốc Mỹ xâm lăng Việt Nam được tự vệ bởi Mặt trận Giải phóng Miền Nam, không là cộng sản, chỉ đối lập với Mỹ Diệm, rồi Thiệu Kỳ’. Do đó, Việt Nam Cộng hòa bị mất Chính Nghĩa chống cộng sản, do cộng sản Bắc Việt thành lập và điều khiển bởi cộng sản Bắc Việt xâm lăng được điều khiển và trợ giúp bởi Liên xô và Trung cộng.

Kinh tế Miền Nam bị chiến tranh leo thang nên không sản xuất nên lạm phát phi mã. Về xã hội, đời sống người dân khó khăn, nạn mãi dâm lan tràn do lính Mỹ lắm đô la.

- Vì những hình ảnh đó cùng với những quan tài phủ cờ Mỹ được đưa về Hoa kỳ gây phong trào phản chiến ngày càng lan rộng điều khiển bởi những người như Bill Clinton, John Kerry… khiến lung lạc những giáo sĩ phụ trách hồ sơ Việt Nam tại Vatican. Từ năm 1971, Ngoại trưởng Mỹ Kissinger bắt đầu nói chuyện với Trung cộng để ‘rút quân trong danh dự’, nên buộc Tổng thống Thiệu phải ký Hoà ước Paris 1973, không có sự bảo đãm ‘mất nước’ nào cho Việt Nam Cộng hòa. Ðồng thời, Tổng thống Nixon muốn dứt điểm chiến tranh Việt Nam để tái thắng cử nhiệm kỳ hai năm 1972. Trước nhiệm vụ phải bảo vệ Tổ Quốc, Tổng thống Thiệu bị coi là ‘hiếu chiến, không yêu Hòa Bình’ (Nhưng, rất tiếc, đó không phải là thứ Hòa Bình mà Hồng Y Tôi tớ Chúa P.X. Nguyễn Văn Thuận đã viết, năm 1969, trong Thư luân lưu ‘Vững mạnh trong Ðức Tin? Tiến lên trong An Bình’ nhằm chỉ dẫn đường lối xây dựng và củng cố, phát triển một nền Hòa bình chân chính, trường cửu theo quan niệm Công Giáo. Bởi thế, ngày nay, Việt Nam là một nhà tù khổng lồ, trong đó, có những Giám mục, cần có ý kiến của các linh mục đảng viên trước khi Ðức Thánh Cha bổ nhiệm.

KẾT LUẬN.
sứ
Phỏng theo Sứ điệp ‘Phi Bạo lực : một đường lối chính trị vì Hòa bình, chúng tôi viết những dòng này để nói ra những gì mình coi là Sự Thật mình biết vì chúng ta chỉ biết cộng sản khi đã sống dưới sự cai trị của họ. Nhờ Bạo lực và Dối trá, Việt Nam, đã từng thắng Pháp và Mỹ, hầu thống nhất Đất Nước nằm trong tay những lãnh đạo tàn bạo và tranh quyền (Ðức Thánh Cha Biển Ðức 16 đã tiếp Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng đang ‘sống chết với nhau’). Ước mong các giáo sĩ phụ trách hồ sơ Việt nam nên thận trọng hơn, nhất là ngày 09.12.2016, Tổng thống Mỹ B. Obama ký ban hành Luật Global Magnitsky Human Rights Accountability Act cho phép Tổng thống Hoa Kỳ trừng phạt bằng cách cấm nhập cảnh hay đóng băng tài sản trên đất Mỹ của bất cứ cá nhân hay thể nhân pháp lý ngoại quốc vi phạm nhân quyền và tham nhũng mà năm lãnh đạo Việt Nam đã được tiếp tại Vatican có thể nằm trong danh sách các tội phạm này.

Trong quá khứ, Ba lan, một nước đã thoát cộng sản, ngày 07.01.2007, tân Tổng Giám mục Varsovie, Ðức cha Stanislaw Wielgus, đã phải từ chức trước khi cử hành Thánh Lễ nhậm chức vì đã cộng tác với mật vụ trong những năm 1970. Biến cố này chắc chắn không làm cho Ðức Thánh Cha Biển Ðức l6 hài lòng.

Hà Minh Thảo




 
Văn Hóa
Duyên Trời
Nguyễn Trung Tây
07:27 07/01/2017
□ Nguyễn Trung Tây
Duyên Trời



Em hỏi tôi, “Bí quyết nào để thành công? Ngủ trễ, thức sớm, chuyên cần. Vậy đã đủ để mình sẽ trở thành một người thành công trong xã hội hay không?”

Nghe em hỏi, tự dưng tôi muốn phá ra cười (thật sự là tôi đã nhìn thấy mình đang đứng cười, thiếu điều muốn sặc cần cổ!). Em hỏi tôi, một người sinh ra và lớn lên với thất bại; có những lần thất bại đến nỗi khô khốc trống rỗng cả hai bàn tay (vừa nghĩa đen lẫn nghĩa bóng)!

Tôi nhìn em, em tuổi thanh xuân hai mươi; mắt sáng rực rỡ, tóc đen lay láy không một cọng bạc.

Tôi cũng đã từng ở tuổi hai mươi. Nhưng (tiếc quá!) tuổi hai mươi của một thời bể dâu; tuổi hai mươi mất niềm tin vào mình và vào người; tuổi hai mươi sợ hãi học đường và xã hội; tuổi hai mươi cương quyết bỏ đi, để lại sau lưng một quá khứ và hiện tại xám buồn trộn lẫn với một viễn ảnh tương lai bấp bênh. Sau mỗi lần vượt biên thất bại, thuyền gỗ lênh đênh trôi dạt về lại đất Mẹ, tuổi hai mươi chân đất bước xuống thuyền, hai tay bị còng, công an áp giải dẫn thẳng vào nhà tù Gò Công, Tiền Giang, và Hàm Tân; tuổi hai mươi làm bạn với muỗi, rệp, rán, chuột của xà lim và nhà tù ẩm thấp chật nghẹt tù nhân.

Tôi đã ngủ trễ và thức sớm, nhưng bừng con mắt dậy, vẫn thấy mình tay trắng lại hoàn trắng tay.

Giờ em hỏi tôi. Xin đừng trách nếu tôi muốn phá ra cười.



Em mến,

Cuộc sống nào cũng là một hành trình của lên đường, tìm kiếm. Có những hành trình thành công. Có những hành trình… thì ngược lại!

Từ phương đông, những nhà tu sĩ Trung Đông đã rời bỏ quê hương cho một giấc mơ: diện kiến và thờ lạy vị vua Do Thái mới hạ sinh (Matt 2:1-12). Với một lòng quyết tâm và tâm đam mê, những nhà tu sĩ Trung Đông đã khăn gói lên đường. Có những giây phút họ đã lạc lối trên con đường hành hương, nhưng những nhà tu sĩ đã không bỏ cuộc. Họ vẫn quyết liệt kiếm tìm. Cuối cùng họ đặt chân tới phố Jerusalem, và họ gõ cánh cửa cung điện vua Hêrôđê. Cuối cùng dưới sự hướng dẫn của ngôi sao lạ, họ tiến vào nhà của Hài Nhi ở phố nhỏ Bethlehem. Hành trình về đất thánh của những nhà tu sĩ năm xưa chung cuộc là một hành trình thành công.

Từ những ngày cuối cùng tháng Tư định mệnh, những con thuyền gỗ đã nhổ neo lên đường bỏ lại sau lưng bờ biển quê hương. Trên những khoang thuyền tỵ nạn chật hẹp, bao nhiêu thân xác Việt Nam tay giơ cao ngang trán ngong ngóng chờ đợi giây phút diện kiến sợi chỉ mới tinh khôi kéo dài nơi đường chân trời. Những con thuyền tỵ nạn đã khởi hành với lòng quyết tâm và lòng đam mê đời tự do. Sau những ngày giờ trôi nổi trên sóng nước, những con thuyền gỗ cuối cùng dừng những vòng quay chân vịt, đỗ lại tại bến lạ, Phi Luật Tân, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Hong Kong. Một trang sách mới mở ra chào đón những người quyết tâm lên đường. Hành trình kiếm tìm tự do chung cuộc là một hành trình thành công.

Cộng đồng Việt Nam hải ngoại, sau những ngày tháng tỵ nạn, cuối cùng, tái định cư trên những vùng đất mới, Na Uy, Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu. Những bàn chân Việt, gần như một mẫu số chung, khởi đầu hành trình mới tại những quốc gia mới với hai bàn tay trắng tinh! Sau một cuộc bể dâu tại quê nhà, sau những giây phút nhấp nhô trên sóng biển, sau những mòn mỏi đợi chờ tại trại tỵ nạn, người Việt lên đường với gia sản của con số không, không gia đình, không công việc, không ngôn ngữ, không tài sản. 40 năm đã trôi qua, con số không của ngày xưa giờ đã chuyển mình, hóa ra phố Little Saigon của Quận Cam (bảng đường chỉ dẫn từ xa trên những siêu xa lộ Nam Cali). Bắc Cali với Vietnam Town lẫy lừng vươn cao chiếm gọn mấy góc phố. Ở đâu có người Việt, nơi đó có phố xá, quán ăn, nhà thờ, đình chùa của người Việt.

Tuổi trẻ Việt Nam thành công trong nhiều lãnh vực y như tuổi trẻ bản xứ. Tuổi trẻ Việt nói tiếng Anh và tiếng Việt giỏi như nhau. Tuổi trẻ Việt giáo sư trường đại học, bác sĩ tại bệnh viện, CEO tại các hãng xưởng lừng danh, Phó Thủ Tướng nước Đức. Dừng lại một phút để tự hỏi, tại sao lại có hiện tượng đũa thần đổi thay Cô Tấm lọ lem. Câu trả lời nằm ở lòng quyết tâm và sự say mê, hai trong số nhiều yếu tố đã góp phần vào hiện tượng Việt Nam tỵ nạn thành công. Bởi quyết tâm và say mê xây dựng lại một đời sống mới tinh trên vùng đất mới, gia đình Việt Nam, cả bố cả mẹ lên đường nhập cuộc. Trời thu cũng như trời đông, bố mẹ tỵ nạn chở con tỵ nạn tới trường; khi con biến mất sau khung cửa, bố mẹ quay ra nhập vào dòng xe cộ ngược xuôi hướng thẳng tới công xưởng làm Technician, Assembler, bưng tô Phở, nửa đêm về sáng quét dọn quán rượu Mễ, và đủ các nghề để kiếm tiền nuôi con Việt. Ngày thứ Bẩy, Chúa Nhật, bố mẹ chở con tới trường Việt Ngữ học tiếng Việt. Bởi quyết tâm và say mê xây dựng một tương lai vững chắc cho mình và cho con cái, bố mẹ Việt Nam hy sinh tất cả. Bởi thế, tỵ nạn Việt Nam thuả xưa biến hình. Hành trình Việt Nam hải ngoại, 40 năm viễn xứ, hành trình thành công.

Tôi nhìn em một lần nữa. Lần này tôi nói,

— Nếu quyết tâm và đam mê, hy vọng rất nhiều hành trình em đang theo đuổi sẽ là một hành trình về đích với hoa quả thơm tho và ngọt ngào (thơm tho cho riêng hồn mình và ngọt ngào cho xã hội).

Em hỏi ngay, vầng trán thông minh lăn tăn gợn sóng,

— Tại sao lại có yếu tố hy vọng xuất hiện trong trường hợp này?

Tôi trả lời,

— Một bộ óc quyết tâm và một trái tim đam mê vẫn chưa đủ. Vẫn còn một yếu tố khác, một yếu tố chung cuộc, yếu tố này sẽ quyết định tất cả…

Em rõ ràng ngạc nhiên, háo hức chờ đợi,

— Cha ơi! Yếu tố nào vậy?

Tôi nói ngay,

— Ơn Trời!

Những nhà tu sĩ Trung Đông hành hương về đất thánh với một lòng quyết tâm và tâm đam mê. Nhưng chung cuộc, nhờ ngôi sao lạ, biểu hiện của lòng Chúa Thương Xót, dẫn đường, những nhà tu sĩ năm xưa đã đặt chân tới ngôi nhà của Con Trời, cùng đích mà những tu sĩ Trung Đông đã quyết liệt kiếm tìm. Nếu không có ngôi sao lạ dẫn đường, hành trình của những nhà tu sĩ năm xưa kết cuộc sẽ là một con số không to tướng!

Những con thuyền tỵ nạn đã cương quyết lên đường mặc dù biết trước hành trình tỵ nạn nhiều nỗi gian nan, tù tội, sóng biển, ngư phủ Thái, và xua đuổi từ phía chính quyền của những nước lân bang. Mà thật sự là như vậy, nhiều con thuyền gỗ xuất phát từ cửa biển Việt Nam đã không bao giờ cặp bến. Biển xanh đã biến thành mộ phần cho nhiều mảng thuyền tỵ nạn và thân xác Việt Nam, những máu đỏ da vàng quyết tâm lên đường bởi mê say hít thở không khí tự do. Những con thuyền còn lại cặp bến (dù có là rách nát!) hoàn toàn nhờ vào Lòng Chúa Thương Xót. Không có Ơn Trời, thuyền tỵ nạn và thuyền nhân sẽ không bao giờ có cơ hội đặt chân lên bờ, bước đi những bước chân tự do (chữ Ơn này, xin ngắn gọn, cũng có thể gọi với chữ Duyên, Duyên Trời, hoặc Lòng Chúa Thương Xót).

Cũng tương tự như thế, tất cả những thành công của cộng đồng Việt Nam tại Mỹ và trên thế giới cũng đều nhờ vào Lòng Chúa Thương Xót. Có lòng quyết tâm, có niềm đam mê, nhưng không có Thiên Chúa tặng ban sức khỏe sung mãn và ngay cả những toa thuốc chữa lành vết thương (thân xác và tâm hồn), thương xá Việt Nam rộn ràng và tòa nhà chủ nhân danh tính Việt Nam cao ngất trên những đỉnh đồi sẽ không bao giờ xuất hiện trên mặt quả địa cầu. Chẳng trách chi, ông bà mình có câu, “Người tính không bằng trời tính”.

Tôi dừng lại. Em và tôi cùng nhìn ra ngoài khung cửa văn phòng bởi những tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà.

Mưa kéo về sa mạc nguyên một tuần rồi. Mưa từ sáng tới chiều, mưa tiếp tục tưới xanh xanh cỏ từ nửa đêm về sáng. Cả một vùng trời héo úa bỗng dưng bừng xanh hớn hở vui tươi. Trời xanh, đất xanh, cỏ xanh! Cả một bức tranh héo úa giờ này rộn ràng mầu xanh. Bởi mưa trời, cỏ khô chuyển mình thay đổi màu sắc. Giờ này xanh xanh ngút ngàn!

Một định luật, một tự nhiên, bao giờ cũng thế, cỏ khô quyết tâm nhô cao, vươn thẳng! Cỏ khô từ những ngày đầu tiên của tuần sáng thế ký luôn luôn mê man đắm say tia nắng mặt trời. Nhưng không có mưa trời, cỏ khô vẫn khô héo, vẫn úa tàn dù quyết tâm nhô cao để thỏa mãn niềm đam mê nắng trời. Nhưng, tạ ơn thiên đàng, bởi mưa trời đổ xuống, cỏ khô vươn cao, úa vàng chuyển mình hóa ra màu xanh xanh non vườn Địa Đàng.

Tôi bước ra sân, giơ hai bàn tay hướng lên trời cao hứng lấy những hạt nước mát lạnh của thiên đàng. Mưa trời tuôn đổ thấm ướt hai bàn tay tôi khô cằn từ bao lâu nay. Mưa trời đổ xuống, tôi giơ hai tay ra hứng lấy. Mưa trời đổ xuống đầy tràn lênh láng hai bàn tay tôi từ lâu khô khốc trống rỗng.

Tự nhiên đâu đó trong hồn tu sĩ sa mạc vang vang câu đồng dao ngọt ngào thơm mùi lúa chín,

Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cầy,
Lấy đầy bát cơm,
Lấy rơm đun bếp.


Cuộc sống nào cũng là một hành trình của lên đường tìm kiếm. Có những hành trình thành công bởi nhờ vào một tấm lòng quyết tâm, một trái tim đam mê, và trên hết tất cả, nhờ vào Duyên Trời (Ơn Trời).
□ Nguyễn Trung Tây


God's Grace


You ask me,

— What are the secrets of success? Going to sleep late at night, rising early in the morning, studying diligently, are these three sufficient for one to become a successful person in society?

Listening to what you have just said, I almost want to burst out laughing (I actually see myself laughing out loud!). You put a question concerning the concept of being successful to me, a person whose life itself was a huge failure; there were several times when I failed to the extent of being completely empty handed (symbolically and literately).

I look at you, a young lad of twenty years. I notice your bright eyes and your thick black hair without a single grey hair!

I was once a twenty-years old; unfortunately, that was a time of much political turmoil in Vietnam; at the age of twenty I trusted no one including myself; at the age of twenty I was emotionally frightened of the Communist society and its school systems; at the age of twenty I dreamt of fleeing my homeland so I could leave behind a devastated past, a despairing present, and avoid a hopeless future. After failing several attempts to flee by boat, we got caught by the police at sea. Our fishing boats were forced to sail back to Vietnam. At the age of twenty, I was taken off the boat, barefoot and handcuffed; the police escorted me all the way to the prison cells of Gò Công, Mỹ Tho, and Hàm Tân. At the age of twenty, I was very often “befriended” with mosquitoes, bedbugs, cockroaches, and rats in tiny jail cells and dark prison rooms crowded with criminals!

I indeed had gone to bed late, risen early, studied diligently, and yet I experienced the periods of being completely empty handed.

And now you ask me about the secrets of success. Please don’t feel upset if I laugh out loud.



My dear friend,

Life by nature is a journey. Some journeys prove to be successful. Some…do not!

From the east, the Magi left their hometowns for a dream; i.e., to see and worship the newborn king of the Jews (Matt 2:1-12). With a determined mind and a passionate heart, the kings from the east embarked on a mysterious journey to Palestine. There was a moment when they were lost on the journey, the Magi however did not give up. They eventually arrived in Jerusalem and knocked on the door of King Herod’s palace. Finally under the guidance of the star, they entered the house of the infant king in the little town of Bethlehem. The journey to Palestine ended no doubt as a blessed one, a successful journey.

Likewise, during the last days of the fateful April 1975, countless fishing boats took off from the Vietnamese seashore for a dream: freedom. On the narrow wooden boats, many Vietnamese souls had stood up, anxiously awaiting the new horizon of the freedom lands. The refugee boats indeed embarked on the journey of freedom with a determined mind and a passionate heart. After drifting on the sea for days, weeks, and even months, hundreds of fishing boats landed on the beaches of the Philippines, Thailand, Malaysia, Indonesia, and Hong Kong. Consequently, new lives in new lands opened to welcome these passionately determined boat people. The journey to freedom actually ended as a successful one.

After living mentally exhausted lives in months and years in the detention camps in the Southeast Asia, the Vietnamese refugees were finally resettled in Norway, Germany, France, the US, Canada and Australia and in many other countries. As soon as they set their feet on the soils of the third countries, the refugees had no other choice but to commence walking the first steps of brand new journeys, unfortunately, empty handed, a common denominator for all refugees. Indeed, after living in the strife and turmoil of Vietnam, fearfully drifting among the waves of rough seas, and anxiously awaiting new lives in the detention camps, the Vietnamese refugees began their new journeys with almost nothing, no jobs, no (native) languages, no bank account.

40 years now have elapsed, the nothingness of the past has gradually been transformed into the famous town of Little Saigon in Orange County (the town which is sign-posted along many freeways in Southern California). Vietnam Town in Northern California covered huge blocks of the industrial Silicon Valley, San Jose. Wherever the former refugees resettled in, numerous cultural towns, the restaurants, the churches and the pagodas of the Vietnamese were erected for their own needs.

Just like many native youths, the Vietnamese youth (the children of the former refugees) have succeeded in many areas. The Vietnamese youth master both languages, Vietnamese and English. In Australia and in the US, the Vietnamese youth work in universities as professors, at hospitals as medical doctors, in companies as members of Executive Boards… One might ask if there really existed a magic hand that transformed Ms. Tấm into a Cinderella. The reply to this question points to the two factors: determination and passion. Because the refugees were determined to establish new lives in strange lands, the parents quickly joined in the normal activities of mainstream society to the best of their abilities. Above all, they did it with a passionate attitude. Every morning, the parents drove their children to school. After that, they joined the crowds on the freeways that brought them to the factories to work as Assemblers, Technicians; or to PHO Restaurants to work as waiters and waitresses. On Saturdays, they were even willing to work overtime. What’s more, on Saturday and Sunday, the parents brought their children to the Vietnamese schools to learn the Vietnamese language. Due to their determination and passion (having a better life for the family), the refugees were willing to do anything. That is the secret of success. That is what someone might call the magic wand, by which the refugees were miraculously transformed. The journey of the Vietnamese refugee communities, now 40 years overseas, is undoubtedly a successful one.

I look at you again, this time I suggest,

— If you are determined and passionate, I believe and hope the journey that you are pursuing will turn out to be a fruitful one.

You pause and reflect for a moment. I see a few wrinkles on your forehead. Then very quickly you ask,

— Why does the concept of hope enter into this discussion?

I reply,

— A determined mind and a passionate heart are not sufficient for being successful. There is still one more decisive factor left…, this factor decides the ultimate outcome of every journey.

You obviously become surprised and excitedly await my reply,

— Really? What element?

I say,

— God’s grace!

The Magi travelled to Palestine for a dream with a determined mind and a passionate heart. However, it is due to the star, the symbol of God’s grace, that guided them directly to the house of God’s Son, the object that the Magi were passionately searching for. Without the star, the Magi’s journey would have turned out to be a failure.

The refugee boats were determined to flee Vietnam in spite of being fully aware of the awaiting difficulties; to name a few, getting caught by the police on the way, facing rough storms at sea, encountering merciless and wicked Thai fishermen who physically and sexually abused the boat people, and experiencing hostile receptions from the governments of neighbouring countries. In reality, many boats that departed Vietnam never reached shore. The Pacific Ocean became the grave site of these unfortunate fishing boats and boat people, who fled their homeland with a determined mind and a passionate heart. The rest of the boats, due to God’s grace, finally reached shore (even though they encountered nightmares on the journey). Without God’s blessing, the fishing boats and the boat people would never have had a chance to reach any destination (God’s grace can be viewed as Divine Mercy and God’s Predestination).

In a similar way, all the successes of the overseas Vietnamese communities in Australia, the US and in the rest of the world are also due to God’s grace. If God did not grant the refugees abundant health and even the blessed remedies to cure diseases (of body and soul), the crowded shopping malls of Vietnam and the houses of the Vietnamese people standing tall on the hills would never have been built.

You and I stop now and listen attentively to the joyful sounds of the rain falling on the roof and in the front yard of the presbytery.

The rain arrived in the desert of Central Australia. The rain poured down in heavy drops from early morning until late afternoon. From midnight until dawn, the rain from heaven blissfully watered the withered grass of the desert. The vast wilderness of the Red Centre with its yellow grass was gradually transformed into a bright green. Cerulean sky! Red soil! Green grass! What a picture! Due to the rain, the desert is now gracefully painted with bright colours.

From the first day of the creation week, the grass passionately falls in love with the sunlight. The grass by nature is determines to grow up vertically so it can enjoy the sun. Nevertheless, without the rain from heaven, the grass would wither and eventually die. Thanks be to God, due to the rain (God’s grace), grass grows up and maintains its beautiful green colour…

I walk slowly to the balcony and turn both hands towards the sky to catch the cold drops from heaven. Heaven rain quickly fills both my empty hands.

The heart of the desert missionary suddenly reverberates with the Vietnamese children’s song,

Oh God, pour down the rain,
To quench my thirst,
To water the (rice) field,
To fill my (empty) bowl with the steamed rice.
To have the straws for cooking!

My dear friend,

Every life is a journey! Some journeys have become successful due to a determined mind, a passionate heart, but above all due to God’s grace!

Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
 
Phú : Tuyên ngôn Đinh Dậu 2017
Bóng Tà Dương – Bùi Nghiệp
23:10 07/01/2017
TUYÊN NGÔN ĐINH DẬU
(Độc vận)

Mãn nhiệm Bính Thân;
Đến kỳ Đinh Dậu.
Khỉ đỏ đít thoái trào;
Gà hồng mao khởi tấu.

Từ khởi điểm:
Ta nguyên thuỷ thiên kê;
Tớ cội nguồn địa điểu.
Nhận Thiên hoàng chỉ thị, họng rền vang trưa nắng đưa tin;
Vâng Ngọc đế loan truyền, mồm đon đả đêm sương gáy báo,

Suốt kiếp trung thành;
Một đời tiết tháo.
Đúng giờ quy định, vỗ cánh xoè bảy nhịp hùng hồn;
Ngay khắc thời gian, vươn cổ gáy ba hồi táo bạo.

Kê mình bất kỷ - mặc cho đất động rung;
Phong vũ như mai - thây kệ trời mưa bão.(*)
Nhân - Tín trực đường hoàng;
Dũng – Đức – Văn tiết tháo.(**)

Đến hôm nay:
Lúc nhúc thay tông giống rất nhiều;
Lao nhao lắm tộc dòng đông đảo.
Đó bạch mao giống ác, khoe móng nghệ tỏ rõ hình hài;
Kìa ô vũ nòi di, lộ chân chì phô trương tướng mạo.

Bia ghi vang dội, đây Hoàng Kê – Dũng Điểu - Hắc ó – Bắc Phong;
Sử chép hùng hồn, nọ Tử Mị - Hùng Bàng - Thanh Đao – Đông Tảo…
Hoàn cầu nể sợ tài năng: Đâu là Quan Vũ, một tuần nhang bay sọ đứa huyênh hoang;
Thế giới kinh hoàng bản lãnh: Há phải Tử Long, ba hồi trống móc diều quân thách đấu.

Luôn ghi tâm truyền thống, chồng ó o khí phách trượng phu;
Vẫn khắc cốt kỷ cương, vợ cục cục tâm hồn từ mẫu.
Chẳng tay ôm dưỡng trẻ tròn đầy;
Không vú bú nuôi con tuyệt hảo.

Đương đầu vuốt diều hâu;
Chống đỡ nanh chồn cáo.
Bày rắn ráo thua lui;
Lũ mèo hoang bại tẩu.

Vậy mà:
Tiếng để đời phải chịu lời nhơ;
Danh lưu thế đành mang tiếng xấu.
Nhiều câu tục ngữ chê bai, bới quanh xó bếp, đồng tông mà mổ loạn cào cào;
Lắm tiếng ca dao chế nhạo, ăn quyện cối xay, cùng giống lại đá bừa châu chấu.

Khối mỉa mai bọn nuốt dây thung;
Đầy cạnh khoé loài quanh góc giậu.
Dương dương bên nải chuối , ngự bàn thờ loã thể nhởn nhơ;
Tự đắc cạnh lư hương, toạ đĩa cúng trần truồng lơ láo.

Có biết chăng:
Dưỡng loài người trao trứng luộc chiên;
Nuôi nhân loại hiến mình xào nấu.
Từ cưới xin buổi sáng mân xôi;
Đến tang lễ canh khuya chén cháo.

Kia hầm ninh dưỡng lão, tra họng cụ già;
Đó ruốc xé nuôi em, đút mồm đồng ấu.
Người cần cù thu vén lông tơ;
Đứa hám hố không chừa xương xầu.

Tấm tắc lũ ma men;
Gật gù băng bợm nhậu.
Ồn ào ngậu xị, lắc phao câu một cốc phải tuân hành;
Huyên náo ngả nghiêng, xoay thủ cấp nguyên ly đành dính chấu.
Gặm liên hồi liếm mép trơn tru;
Nhai bằng hết mài răng rau ráu.

Kẻ vắt óc phát minh;
Người vò đầu sáng tạo.
Tranh thủ ra tay;
Thi nhau động não.

Nhiều trò chế biến, cà ry – nướng ngói- chiên bơ;
Đủ món thực đơn, ngũ vị - hấp hèm– áp chảo.
Nọ xé phay – luộc xả - kho nghệ - rán giòn;
Này trộn gỏi – nướng lu – hầm gừng – bóp thấu….

Trên thằng mèo nghênh cổ láo liên;
Dưới đứa chó há mồm hau háu.
Giãi sao cùng tâm sự bi ai;
Bày chẳng hết nỗi lòng ảo não….

Thời cơ nay:
Mặc nhân loại xúc xiểm dèm pha, cờ đến tay phải phất, nguyện đoan thề chắc chắn móng hia;
Kệ loài người vô ơn tức tối, kiếm sát nách cứ vung, cương quyết giữ vững bền áo mão.
Để mời kêu người hiền hậu ngay lành;
Hầu cảnh tỉnh đứa ác tâm hung bạo.

Cổ suý bậc thiện lương;
Răn đe phường thô lậu.
Lấy quyền nhiếp chính, đủ mười hai tháng bệ son;
Dùng lệnh trị vì, dư ba trăm ngày ngai báu.

Trống truyền!
Loa báo!

Bóng Tà Dương – Bùi Nghiệp

(*)Phong vũ như mai, Kê mình bất kỷ (Tạm dịch:Mặc dù ngoài mưa gió,Gà không ngớt tiếng gáy) Câu đối trên bàn thờ tổ sư võ phái Thiếu lâm Tây Sơn Nhạn.

(**)Năm tính tốt của gà trống:
- Nhân : Khi chiến đấu, địch bỏ chạy mà không truy sát.
Đức:Tìm thấy mồi thì gọi đàn, không bao giờ đánh gà mái, gà con.
Dũng: Không sợ kẻ mạnh, quyết chiến đến cùng.
Tín: Sáng nào cũng gáy đúng giờ.
Văn: Áo mão đầu tóc láng mượt trịnh trọng.