Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật 1 Thường Niên. A
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:11 07/01/2020
Chúa Nhật 1 Thường Niên. A
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA.
(Mt. 3:13-17)
Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi Gioan là gạch nối giữa hai giai đoạn: Đời sống ẩn dật và đời sống công khai của Chúa. Khi Chúa Giêsu bước lên khỏi sông Giođan, Chúa Cha đã đón nhận và giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người: “Đây là Con Ta rất yếu dấu.”
Suốt ba mươi năm Chúa sống ẩn dật tại làng quê Nazarét. Thời gian sống thật dài. Chúa đã kiên nhẫn đợi chờ sự phát triển bình thường của con người trong thời gian và không gian. Tới tuổi trưởng thành, tam thập như lập. Chúa Giêsu đã công khai ra giảng đạo. Chúa khởi đi từ sự khiêm hạ xếp hàng cùng với những tội nhân để nhận phép rửa của Gioan. Chúng ta biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và là người vô tội, Ngài không có tì vết của tội lỗi.
Từ nay cuộc đời của Chúa hoàn toàn đổi mới dưới con mắt mọi người. Chúa bắt đầu vào hoang địa để ăn chay và cầu nguyện trong 40 đêm ngày. Sau khi chịu mọi thử thách trong hoang địa, Chúa đã vượt thắng tất cả các cơn cám dỗ. Rồi Chúa bắt đầu ra công khai rao giảng và chữa lành tất cả các loại bệnh tật. Chúa mở đường đưa đón người tội lỗi trở về. Chúa mặc khải tình yêu thương nhân hậu của Chúa Cha qua các dụ ngôn. Chúa giảng dạy với quyền năng phát suốt tự mình. Chính những kinh nghiệm của cuộc sống nơi nhà Nazarét đã trở nên những bài học thiết thực nói về nước trời.
Sứ mệnh rao truyền chân lý của Chúa cứ mãi tiếp tục từ đời này qua đời khác. Ai tin vào Chúa sẽ được ơn cứu độ. Xin kể câu truyện: Bà cụ 104 tuổi sống tại Croydon. Có nhà truyền giáo đến rao giảng về Chúa Kitô. Ngài nói rằng Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một yêu dấu của mình xuống trần gian để cứu độ nhân loại. Ai tin sẽ được cứu độ. Bà cụ quá vui mừng. Bà nói thật là tuyệt vời. Thiên Chúa tốt lành Ngài tha thứ cho tôi. Tôi đã bỏ mất 100 năm không học biết Ngài. Sau đó bà đã được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Báo chí ngày đó đã viết lại rằng bà sinh năm 1825 và sinh lại trong Chúa năm 1925.
Chúng ta cần sám hối và cần được thanh tẩy. Hãy nhớ lại Bí Tích Rửa Tội của mình, qua Phép Rửa Tội chúng ta được giao hòa và tháp nhập vào Nhiệm Thể Chúa Kitô. Chúng ta trở thành môn đệ của Chúa. Chúng ta có bổn phận tiếp tục làm nhân chứng và truyền rao tình yêu của Chúa cho mọi người.
TUẦN 1 MÙA THƯỜNG NIÊN.
THỨ HAI
Mc. 1: 14-20
Sau khi Gioan Tẩy Giả bị bắt, Chúa Giêsu nói rằng: Thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã đến gần; anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. Gioan đã xuất hiện mời gọi mọi người hãy chuẩn bị sửa đường Chúa cho ngay thẳng. Gioan đã làm phép rửa sám hối và ông đã hoàn tất sứ mệnh của vị tiền hô.
Chúa Giêsu bắt đầu ra rao giảng Tin Mừng, Ngài cũng kêu gọi sám hối. Sám hối là một khởi đầu rất quan trọng. Sám hối là quay trở lại với Chúa và với lòng mình để biết mình đang trong tình trạng nào. Từ khởi đầu, Chúa đã muốn con người trở về bên trong, về chính tâm của mình. Chúa sẽ lấy tâm làm điểm để từ đó con người sẽ nhận ra giá trị vô biên của mình. Từ nội tâm, con người sẽ nhận ra sự yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa. Nếu không biết trở về, chúng ta sẽ không gặp được chúng ta và cũng sẽ không gặp được Chúa.
Có hai điểm cần thiết mà Chúa Giêsu mời gọi là sám hối và tin vào Tin Mừng. Tin mừng chính Chúa Giêsu sẽ mặc khải cho loài người. Tin mừng về tình yêu cứu độ. Thiên Chúa hạ thân làm người, cư ngụ giữa loài người để giao hòa và cứu độ chúng ta. Lậy Chúa, không còn tình yêu nào vĩ đại và cao cả hơn nữa. Chúa đã chấp nhận thân phận của con người để tỏ bày cho chúng con về Thiên Chúa Hằng Hữu. Chúng con tin thờ và cảm tạ tình Chúa vô biên.
THỨ BA
Mc. 1: 21-28
Nhiều người bắt đầu kinh ngạc về giáo lý mới của Chúa. Chúa Giêsu giảng dậy trong uy quyền. Lời nói của Ngài có sức biến đổi và cải hóa tâm hồn. Lời nói của Chúa gắn liền với hành động. Nói là làm chứ không phải nói và làm. Chúa đang giảng dạy, có một người bị thần ô uế nhập, nó thét lên: Hỡi Giêsu Nazarét, có truyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao?
Dân chúng chung quanh chưa biết Chúa Giêsu là ai nhưng các thần dữ và ma qủy đã biết Chúa. Quyền lực của tối tăm đang bị đe dọa. Con người bất lực trước sự hoành hành của ma qủy. Họ bị sự dữ điều khiển và tùy thuộc vào nó. Chúa Giêsu xuất hiện với uy quyền trên tất cả. Chúa đã xua trừ ma qủy và chữa lành bệnh tật. Người ta kinh ngạc về quyền năng của Chúa nhưng người ta chưa hiểu sự gì đang xảy ra.
Chúa Giêsu bắt đầu thực hiện các sự lạ lùng không phải để dành gây ảnh hưởng nhưng muốn chứng tỏ cho mọi người được thấy ơn cứu độ đang ở giữa họ. Họ cần thay đổi cách sống và trở về với con đường chân chính. Chúa cũng không thực hiện phép lạ để cho người ta thỏa mãn sự tò mò nhưng là một mời gọi đón nhận Đấng Cứu Thế đã viếng thăm.
Lạy Chúa, Chúa dùng uy quyền để xua đuổi tà thần ô uế. Xin Chúa gìn giữ chúng con khỏi những quấy phá của ma qủy để chúng con được tự do tôn thờ Chúa.
THỨ TƯ
Mc. 1: 29-39
Chúa Giêsu cùng với các môn đệ trở về nhà của Phêrô. Bà nhạc của Phêrô cảm sốt nằm trên giường, Chúa Giêsu đã chữa cho bà lành bệnh. Chiều đến, người ta tấp nập đưa các bệnh nhân đến xin Chúa chữa. Chúa đã chữa lành cho họ tất cả.
Ngày nay, Chúa cũng ban cho một số người ơn chữa bệnh. Họ là những người sống tiết độ, thánh thiện và đầy ơn Chúa. Khi nghe nơi đâu có người chữa bệnh thì dân chúng khắp nơi tuôn đến xin ơn. Có nhiều người được ơn: ơn khỏi bệnh phần xác, ơn phần hồn, có người được ơn có con và có người khỏi bệnh kinh niên. Họ được ơn lạ đó nhưng cuộc sống vẫn thế, đâu mấy người thay đổi tâm hồn khi họ được ơn.
Ơn chữa bệnh trở thành phổ quát hơn khi con người tìm ra nhiều cách thế để lôi kéo người khác đến với họ. Người ta được ơn lạ nhưng họ vẫn không nhận ra được tình yêu Chúa can thiệp trong cuộc đời của họ. Nhiều người chỉ chú tâm vào những sự lạ lùng chữa bệnh để thán phục mà không phát triển trong niềm tin.
Tất cả lời giảng dạy và việc làm của Chúa Giêsu đều biểu lộ lòng thương xót của Chúa. Bệnh hoạn là tình trạng tự nhiên của thân xác hay chết của con người. Chúa không đến chỉ để chữa các bệnh tật hay cất hết những khổ đau trong cuộc sống. Chúa đến giúp ta nhận ra lòng từ ái yêu thương của Chúa.
THỨ NĂM
Gioan Mc. 1: 40-45
Một người phong cùi qùi xuống van xin Chúa: Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi nên sạch. Lời van xin của người phong cùi rất dễ thương, làm sao Chúa có thể từ chối. Ông nói nếu Chúa muốn, thật vậy, Chúa đã chạnh lòng thương xót và chữa ông ta lành bệnh.
Bệnh phong cùi là một thứ bệnh hay lây. Những người phong cùi rất khổ sở cả thân xác lẫn tâm hồn. Ai có dấu chứng phong cùi sẽ bị loại ra khỏi gia đình và cộng đoàn. Họ bị coi là như những con vi trùng lây lan. Họ bị khinh dể và bị xua đuổi. Bệnh cùi đánh mất tư cách làm người của họ. Không ai dám đến gần và họ cũng không có quyền đến gần người khác. Tự mình phải la to cho người khác khỏi đến gần.
Dĩ nhiên họ sẽ không thể lao động chung nơi công cộng. Cuộc sống của họ bị tách riêng, sống mà bị coi như đã chết. Chúng ta thấy nỗi buồn và đau khổ dầy vò cuộc đời của họ. Chúa Giêsu đã thương xót và đã chữa lành cho họ. Chúa còn cho họ trở lại quyền làm công dân của gia đình và xã hội.
Người phong cùi được sạch, họ biết ơn Chúa. Họ quá vui mừng vì được sống lại trong tư cách là con người. Họ cao rao danh Chúa khắp nơi nơi. Lạy Chúa, Chúa chữa lành thân xác và tâm hồn của chúng con. Xin cho chúng con biết can đảm cao rao danh Chúa cho mọi người.
THỨ SÁU
Mc. 2: 1-12
Chúa Giêsu tha tội cho người bất toại. Sự việc xảy ra làm nhiều người chú ý, có bốn người khiêng người bất toại lên mái nhà. Họ dỡ mái và thòng dây đưa người bất toại xuống trước mặt Chúa. Vì dân chúng quá đông, họ không thể chen chân vào được. Thấy lòng tin của các bạn hữu và người bất toại, Chúa đã chữa lành cho anh ta.
Khác với những lần chữa bệnh trước, thường Chúa đặt tay trên người bệnh, hoặc Chúa phán một lời hay ý Chúa muốn, thì người bệnh sẽ lành. Trường hợp người bất toại nằm trên chõng, Chúa Giêsu tha tội cho anh ta. Chúa nói: Này con, tội lỗi con được tha. Như thế tội lỗi làm con người bị bất toại cả thân xác và linh hồn. Chúa nhìn thấu linh hồn và đau đớn thể xác của anh ta. Chúa không lầm nhưng Chúa muốn tỏ cho mọi người biết Chúa có quyền tha tội.
Quyền tha tội chỉ dành cho Thiên Chúa. Người Do Thái rất kính trọng Thiên Chúa, không muốn ai xúc phạm đến danh của Ngài. Chúa Giêsu chữa bệnh và tha tội, những việc lạ lùng trước mắt mọi người. Các luật sĩ rất khó chịu về việc này. Họ nghĩ ông này phạm thượng. Khi họ chưa biết Chúa Giêsu là ai, đúng thật một con người mà dám nói lời tha tội là phạm thượng. Chúng ta chỉ có thể nhận biết Chúa qua niềm tin. Chúng ta có phúc hơn những vị luật sĩ vì chúng ta không được thấy nhưng chúng ta đã tin. Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho chúng con.
THỨ BẢY
Mc. 2: 13-17
Chúa Giêsu đi qua trạm thu thuế thấy Lêvi ngồi đó, Chúa bảo ông: Hãy theo Ta. Ông đứng dậy đi theo Ngài. Chúng ta tự hỏi sao ông Lêvi có thể bỏ mọi sự mà đi theo Chúa cách dễ dàng như thế. Ông đang có một nghề kiếm ra tiền và có một cuộc sống thoải mái mà.
Chúa nhìn ông ta và cái nhìn của Chúa thấu đạt tâm tư của ông. Chúa mời gọi ông theo Chúa, lời mời của Chúa đã đánh thức tâm hồn ông. Có lẽ ông cũng chưa biết sẽ có được gì nhưng một quyết định dứt khoát đã thay đổi đời ông. Chiều đến, ông đã mời Chúa đến dùng tiệc tại nhà. Xảy ra là các luật sĩ lại soi mói nói nhỏ nói to với các môn đệ: Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như thế.
Các luật sĩ phân biệt rõ ràng, những người thu thuế bị xếp vào loại những người tội lỗi. Chúa Giêsu nói rất thấu tình đạt lý: Những người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc nhưng là người đau yếu. Chúa Giêsu rất khéo léo đổi đề tài đi vào nội tâm con người. Bất cứ nơi đâu Chúa cũng lợi dụng cơ hội để dạy mọi người một bài học. Nơi đây, Chúa muốn nói rõ ràng là Chúa đến để kêu gọi những người tội lỗi trở về.
Lạy Chúa, chúng con vui không phải vì chúng con là người tội lỗi nhưng chúng con vui vì được Chúa yêu thương và được Chúa cứu độ.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York.
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA.
(Mt. 3:13-17)
Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi Gioan là gạch nối giữa hai giai đoạn: Đời sống ẩn dật và đời sống công khai của Chúa. Khi Chúa Giêsu bước lên khỏi sông Giođan, Chúa Cha đã đón nhận và giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người: “Đây là Con Ta rất yếu dấu.”
Suốt ba mươi năm Chúa sống ẩn dật tại làng quê Nazarét. Thời gian sống thật dài. Chúa đã kiên nhẫn đợi chờ sự phát triển bình thường của con người trong thời gian và không gian. Tới tuổi trưởng thành, tam thập như lập. Chúa Giêsu đã công khai ra giảng đạo. Chúa khởi đi từ sự khiêm hạ xếp hàng cùng với những tội nhân để nhận phép rửa của Gioan. Chúng ta biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và là người vô tội, Ngài không có tì vết của tội lỗi.
Từ nay cuộc đời của Chúa hoàn toàn đổi mới dưới con mắt mọi người. Chúa bắt đầu vào hoang địa để ăn chay và cầu nguyện trong 40 đêm ngày. Sau khi chịu mọi thử thách trong hoang địa, Chúa đã vượt thắng tất cả các cơn cám dỗ. Rồi Chúa bắt đầu ra công khai rao giảng và chữa lành tất cả các loại bệnh tật. Chúa mở đường đưa đón người tội lỗi trở về. Chúa mặc khải tình yêu thương nhân hậu của Chúa Cha qua các dụ ngôn. Chúa giảng dạy với quyền năng phát suốt tự mình. Chính những kinh nghiệm của cuộc sống nơi nhà Nazarét đã trở nên những bài học thiết thực nói về nước trời.
Sứ mệnh rao truyền chân lý của Chúa cứ mãi tiếp tục từ đời này qua đời khác. Ai tin vào Chúa sẽ được ơn cứu độ. Xin kể câu truyện: Bà cụ 104 tuổi sống tại Croydon. Có nhà truyền giáo đến rao giảng về Chúa Kitô. Ngài nói rằng Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một yêu dấu của mình xuống trần gian để cứu độ nhân loại. Ai tin sẽ được cứu độ. Bà cụ quá vui mừng. Bà nói thật là tuyệt vời. Thiên Chúa tốt lành Ngài tha thứ cho tôi. Tôi đã bỏ mất 100 năm không học biết Ngài. Sau đó bà đã được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Báo chí ngày đó đã viết lại rằng bà sinh năm 1825 và sinh lại trong Chúa năm 1925.
Chúng ta cần sám hối và cần được thanh tẩy. Hãy nhớ lại Bí Tích Rửa Tội của mình, qua Phép Rửa Tội chúng ta được giao hòa và tháp nhập vào Nhiệm Thể Chúa Kitô. Chúng ta trở thành môn đệ của Chúa. Chúng ta có bổn phận tiếp tục làm nhân chứng và truyền rao tình yêu của Chúa cho mọi người.
TUẦN 1 MÙA THƯỜNG NIÊN.
THỨ HAI
Mc. 1: 14-20
Sau khi Gioan Tẩy Giả bị bắt, Chúa Giêsu nói rằng: Thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã đến gần; anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng. Gioan đã xuất hiện mời gọi mọi người hãy chuẩn bị sửa đường Chúa cho ngay thẳng. Gioan đã làm phép rửa sám hối và ông đã hoàn tất sứ mệnh của vị tiền hô.
Chúa Giêsu bắt đầu ra rao giảng Tin Mừng, Ngài cũng kêu gọi sám hối. Sám hối là một khởi đầu rất quan trọng. Sám hối là quay trở lại với Chúa và với lòng mình để biết mình đang trong tình trạng nào. Từ khởi đầu, Chúa đã muốn con người trở về bên trong, về chính tâm của mình. Chúa sẽ lấy tâm làm điểm để từ đó con người sẽ nhận ra giá trị vô biên của mình. Từ nội tâm, con người sẽ nhận ra sự yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa. Nếu không biết trở về, chúng ta sẽ không gặp được chúng ta và cũng sẽ không gặp được Chúa.
Có hai điểm cần thiết mà Chúa Giêsu mời gọi là sám hối và tin vào Tin Mừng. Tin mừng chính Chúa Giêsu sẽ mặc khải cho loài người. Tin mừng về tình yêu cứu độ. Thiên Chúa hạ thân làm người, cư ngụ giữa loài người để giao hòa và cứu độ chúng ta. Lậy Chúa, không còn tình yêu nào vĩ đại và cao cả hơn nữa. Chúa đã chấp nhận thân phận của con người để tỏ bày cho chúng con về Thiên Chúa Hằng Hữu. Chúng con tin thờ và cảm tạ tình Chúa vô biên.
THỨ BA
Mc. 1: 21-28
Nhiều người bắt đầu kinh ngạc về giáo lý mới của Chúa. Chúa Giêsu giảng dậy trong uy quyền. Lời nói của Ngài có sức biến đổi và cải hóa tâm hồn. Lời nói của Chúa gắn liền với hành động. Nói là làm chứ không phải nói và làm. Chúa đang giảng dạy, có một người bị thần ô uế nhập, nó thét lên: Hỡi Giêsu Nazarét, có truyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao?
Dân chúng chung quanh chưa biết Chúa Giêsu là ai nhưng các thần dữ và ma qủy đã biết Chúa. Quyền lực của tối tăm đang bị đe dọa. Con người bất lực trước sự hoành hành của ma qủy. Họ bị sự dữ điều khiển và tùy thuộc vào nó. Chúa Giêsu xuất hiện với uy quyền trên tất cả. Chúa đã xua trừ ma qủy và chữa lành bệnh tật. Người ta kinh ngạc về quyền năng của Chúa nhưng người ta chưa hiểu sự gì đang xảy ra.
Chúa Giêsu bắt đầu thực hiện các sự lạ lùng không phải để dành gây ảnh hưởng nhưng muốn chứng tỏ cho mọi người được thấy ơn cứu độ đang ở giữa họ. Họ cần thay đổi cách sống và trở về với con đường chân chính. Chúa cũng không thực hiện phép lạ để cho người ta thỏa mãn sự tò mò nhưng là một mời gọi đón nhận Đấng Cứu Thế đã viếng thăm.
Lạy Chúa, Chúa dùng uy quyền để xua đuổi tà thần ô uế. Xin Chúa gìn giữ chúng con khỏi những quấy phá của ma qủy để chúng con được tự do tôn thờ Chúa.
THỨ TƯ
Mc. 1: 29-39
Chúa Giêsu cùng với các môn đệ trở về nhà của Phêrô. Bà nhạc của Phêrô cảm sốt nằm trên giường, Chúa Giêsu đã chữa cho bà lành bệnh. Chiều đến, người ta tấp nập đưa các bệnh nhân đến xin Chúa chữa. Chúa đã chữa lành cho họ tất cả.
Ngày nay, Chúa cũng ban cho một số người ơn chữa bệnh. Họ là những người sống tiết độ, thánh thiện và đầy ơn Chúa. Khi nghe nơi đâu có người chữa bệnh thì dân chúng khắp nơi tuôn đến xin ơn. Có nhiều người được ơn: ơn khỏi bệnh phần xác, ơn phần hồn, có người được ơn có con và có người khỏi bệnh kinh niên. Họ được ơn lạ đó nhưng cuộc sống vẫn thế, đâu mấy người thay đổi tâm hồn khi họ được ơn.
Ơn chữa bệnh trở thành phổ quát hơn khi con người tìm ra nhiều cách thế để lôi kéo người khác đến với họ. Người ta được ơn lạ nhưng họ vẫn không nhận ra được tình yêu Chúa can thiệp trong cuộc đời của họ. Nhiều người chỉ chú tâm vào những sự lạ lùng chữa bệnh để thán phục mà không phát triển trong niềm tin.
Tất cả lời giảng dạy và việc làm của Chúa Giêsu đều biểu lộ lòng thương xót của Chúa. Bệnh hoạn là tình trạng tự nhiên của thân xác hay chết của con người. Chúa không đến chỉ để chữa các bệnh tật hay cất hết những khổ đau trong cuộc sống. Chúa đến giúp ta nhận ra lòng từ ái yêu thương của Chúa.
THỨ NĂM
Gioan Mc. 1: 40-45
Một người phong cùi qùi xuống van xin Chúa: Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi nên sạch. Lời van xin của người phong cùi rất dễ thương, làm sao Chúa có thể từ chối. Ông nói nếu Chúa muốn, thật vậy, Chúa đã chạnh lòng thương xót và chữa ông ta lành bệnh.
Bệnh phong cùi là một thứ bệnh hay lây. Những người phong cùi rất khổ sở cả thân xác lẫn tâm hồn. Ai có dấu chứng phong cùi sẽ bị loại ra khỏi gia đình và cộng đoàn. Họ bị coi là như những con vi trùng lây lan. Họ bị khinh dể và bị xua đuổi. Bệnh cùi đánh mất tư cách làm người của họ. Không ai dám đến gần và họ cũng không có quyền đến gần người khác. Tự mình phải la to cho người khác khỏi đến gần.
Dĩ nhiên họ sẽ không thể lao động chung nơi công cộng. Cuộc sống của họ bị tách riêng, sống mà bị coi như đã chết. Chúng ta thấy nỗi buồn và đau khổ dầy vò cuộc đời của họ. Chúa Giêsu đã thương xót và đã chữa lành cho họ. Chúa còn cho họ trở lại quyền làm công dân của gia đình và xã hội.
Người phong cùi được sạch, họ biết ơn Chúa. Họ quá vui mừng vì được sống lại trong tư cách là con người. Họ cao rao danh Chúa khắp nơi nơi. Lạy Chúa, Chúa chữa lành thân xác và tâm hồn của chúng con. Xin cho chúng con biết can đảm cao rao danh Chúa cho mọi người.
THỨ SÁU
Mc. 2: 1-12
Chúa Giêsu tha tội cho người bất toại. Sự việc xảy ra làm nhiều người chú ý, có bốn người khiêng người bất toại lên mái nhà. Họ dỡ mái và thòng dây đưa người bất toại xuống trước mặt Chúa. Vì dân chúng quá đông, họ không thể chen chân vào được. Thấy lòng tin của các bạn hữu và người bất toại, Chúa đã chữa lành cho anh ta.
Khác với những lần chữa bệnh trước, thường Chúa đặt tay trên người bệnh, hoặc Chúa phán một lời hay ý Chúa muốn, thì người bệnh sẽ lành. Trường hợp người bất toại nằm trên chõng, Chúa Giêsu tha tội cho anh ta. Chúa nói: Này con, tội lỗi con được tha. Như thế tội lỗi làm con người bị bất toại cả thân xác và linh hồn. Chúa nhìn thấu linh hồn và đau đớn thể xác của anh ta. Chúa không lầm nhưng Chúa muốn tỏ cho mọi người biết Chúa có quyền tha tội.
Quyền tha tội chỉ dành cho Thiên Chúa. Người Do Thái rất kính trọng Thiên Chúa, không muốn ai xúc phạm đến danh của Ngài. Chúa Giêsu chữa bệnh và tha tội, những việc lạ lùng trước mắt mọi người. Các luật sĩ rất khó chịu về việc này. Họ nghĩ ông này phạm thượng. Khi họ chưa biết Chúa Giêsu là ai, đúng thật một con người mà dám nói lời tha tội là phạm thượng. Chúng ta chỉ có thể nhận biết Chúa qua niềm tin. Chúng ta có phúc hơn những vị luật sĩ vì chúng ta không được thấy nhưng chúng ta đã tin. Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho chúng con.
THỨ BẢY
Mc. 2: 13-17
Chúa Giêsu đi qua trạm thu thuế thấy Lêvi ngồi đó, Chúa bảo ông: Hãy theo Ta. Ông đứng dậy đi theo Ngài. Chúng ta tự hỏi sao ông Lêvi có thể bỏ mọi sự mà đi theo Chúa cách dễ dàng như thế. Ông đang có một nghề kiếm ra tiền và có một cuộc sống thoải mái mà.
Chúa nhìn ông ta và cái nhìn của Chúa thấu đạt tâm tư của ông. Chúa mời gọi ông theo Chúa, lời mời của Chúa đã đánh thức tâm hồn ông. Có lẽ ông cũng chưa biết sẽ có được gì nhưng một quyết định dứt khoát đã thay đổi đời ông. Chiều đến, ông đã mời Chúa đến dùng tiệc tại nhà. Xảy ra là các luật sĩ lại soi mói nói nhỏ nói to với các môn đệ: Tại sao Thầy các ông lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như thế.
Các luật sĩ phân biệt rõ ràng, những người thu thuế bị xếp vào loại những người tội lỗi. Chúa Giêsu nói rất thấu tình đạt lý: Những người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc nhưng là người đau yếu. Chúa Giêsu rất khéo léo đổi đề tài đi vào nội tâm con người. Bất cứ nơi đâu Chúa cũng lợi dụng cơ hội để dạy mọi người một bài học. Nơi đây, Chúa muốn nói rõ ràng là Chúa đến để kêu gọi những người tội lỗi trở về.
Lạy Chúa, chúng con vui không phải vì chúng con là người tội lỗi nhưng chúng con vui vì được Chúa yêu thương và được Chúa cứu độ.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Bronx, New York.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:51 07/01/2020
32. Tất cả các tội đều do sự không nhẫn nại mà ra.
(Hiền sĩ Targore)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:55 07/01/2020
10. ĐIỂM KIM LOẠI THÀNH SẮT
Thời nhà Lương, Vương Tịch làm một bài thơ:
- “Ve kêu rừng thêm tĩnh, chim hót núi càng lặng lẽ”.
Vương An Thạch đọc xong thì đổi lại:
- “Một con chim không hót thì núi thêm lặng lẽ”.
Hoàng Đình Giám nhạo cười nói:
- “Tay Vương Kinh An này (An Thạch) thật không hổ là “điểm kim loại thành sắt”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 10:
Người có tài làm thơ thì múa bút thành thơ, cho nên cũng rất nhạy bén khi đọc một bài thơ...dở.
Người có tâm hồn bác ái thì cũng sẽ rất nhạy cảm với công việc bác ái, và càng nhạy cảm hơn khi thấy những người bệnh hoạn không thuốc men, những người vô gia cư, những cụ già móm mém xin ăn bên vệ đường, bởi vì nơi họ tình yêu thương vời vợi của Thiên Chúa đang ngập tràn cung lòng của mình...
Vương An Thạch chỉ sửa một hai chữ mà bài thơ nên giá trị, việc làm của người Ki-tô hữu sẽ có giá trị hơn khi vươn tay ra nâng đỡ người bất hạnh, và chính khi vươn tay ra là họ đã làm cho cuộc sống của người bất hạnh trở nên đẹp đẽ hơn cả bài thơ tuyệt tác, bởi vì đời sống của con người là một bài thơ tuyệt vời đã bị tội lỗi và sự dữ làm biến chất, và chỉ được phục hồi nơi Đức Chúa Giê-su và trong Giáo Hội của Ngài.
Từ cát bụi Thiên Chúa đã “điểm” chúng ta thành con cái của Ngài, cũng vậy, những người bất hạnh bị người đời bỏ rơi sẽ trở nên có giá trị khi chúng ta vì tình yêu của Đức Chúa Giê-su mà giúp đỡ họ, đó chính là “điểm kim loại thành sắt” vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thời nhà Lương, Vương Tịch làm một bài thơ:
- “Ve kêu rừng thêm tĩnh, chim hót núi càng lặng lẽ”.
Vương An Thạch đọc xong thì đổi lại:
- “Một con chim không hót thì núi thêm lặng lẽ”.
Hoàng Đình Giám nhạo cười nói:
- “Tay Vương Kinh An này (An Thạch) thật không hổ là “điểm kim loại thành sắt”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 10:
Người có tài làm thơ thì múa bút thành thơ, cho nên cũng rất nhạy bén khi đọc một bài thơ...dở.
Người có tâm hồn bác ái thì cũng sẽ rất nhạy cảm với công việc bác ái, và càng nhạy cảm hơn khi thấy những người bệnh hoạn không thuốc men, những người vô gia cư, những cụ già móm mém xin ăn bên vệ đường, bởi vì nơi họ tình yêu thương vời vợi của Thiên Chúa đang ngập tràn cung lòng của mình...
Vương An Thạch chỉ sửa một hai chữ mà bài thơ nên giá trị, việc làm của người Ki-tô hữu sẽ có giá trị hơn khi vươn tay ra nâng đỡ người bất hạnh, và chính khi vươn tay ra là họ đã làm cho cuộc sống của người bất hạnh trở nên đẹp đẽ hơn cả bài thơ tuyệt tác, bởi vì đời sống của con người là một bài thơ tuyệt vời đã bị tội lỗi và sự dữ làm biến chất, và chỉ được phục hồi nơi Đức Chúa Giê-su và trong Giáo Hội của Ngài.
Từ cát bụi Thiên Chúa đã “điểm” chúng ta thành con cái của Ngài, cũng vậy, những người bất hạnh bị người đời bỏ rơi sẽ trở nên có giá trị khi chúng ta vì tình yêu của Đức Chúa Giê-su mà giúp đỡ họ, đó chính là “điểm kim loại thành sắt” vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Khiêm nhường sẽ được Chúa Cha tôn vinh
Lm Đan Vinh
22:15 07/01/2020
Chúa Nhật Lễ Chúa chịu Phép Rửa A
Is 42,1-4.6-7; Cv 10,34-38; Mt 3,13-17
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 3,13-17.
(13) Bấy giờ, Đức Giê-su từ miền Ga-li-lê đến sông Gio-đan, gặp ông Gio-an để xin ông làm phép rửa cho mình. (14) Nhưng ông một mực can Người và nói: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !”. (15) Nhưng Đức Giê-su trả lời: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính. Bấy giờ ông Gio-an mới chiều theo ý Người. (16) Khi Đức Giê-su chịu phép Rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. (17) Và kìa có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”.
2. Ý CHÍNH:
Hôm nay là ngày cuối cùng của Mùa Giáng Sinh, và cũng là ngày khởi đầu Mùa Quanh Năm. Tin Mừng Mát-thêu cho thấy: Đức Giê-su khởi đầu cuộc sống công khai bằng việc từ Ga-li-lê xuống miền Giu-đê và đến sông Gio-đan để xin ông Gio-an làm phép rửa cho. Ngay từ ban đầu Gio-an đã biết Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, nên không dám rửa cho Người. Nhưng sau khi biết là thánh ý Chúa Cha, thì Gio-an đã vâng lời để làm phép rửa cho Người. Khi Đức Giê-su vừa chịu phép rửa, thì Người đã được phong làm Vua Thiên Sai: Thánh Thần lấy hình chim câu ngự xuống xức dầu thiêng liêng cho Người, và có tiếng Chúa Cha từ trời công nhận Người là “Con yêu dấu luôn làm đẹp lòng Cha”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 13-14: + Từ miền Ga-li-lê đến sông Gio-đan: Từ miền Ga-li-lê cụ thể là Na-da-rét (x. Mt 2,23), Đức Giê-su đến sông Gio-đan ở vùng Bê-ta-ni-a cách thành Giê-ri-cô không bao xa, để xin Gio-an Tẩy Giả làm phép rửa cho. Người tự nguyện đến chứ không phải do lương tâm thúc bách chịu để xin ơn tha tội như người Do thái, vì Người là Đấng thánh thiện và vô tội. + Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !: Nói câu này, có lẽ Gio-an đã biết Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế mà ông rao giảng sắp đến (x Mt 3,11).
- C 15: + Bây giờ cứ thế đã: Bây giờ Gio-an hãy cứ làm phép rửa cho Người. + Vì chúng ta nên làm như vậy: Đức Giê-su muốn chịu phép rửa của Gio-an để được Thiên Chúa Cha xác nhận về sứ mệnh Thiên Sai của Người (x. Lc 7,29-30). + Để giữ trọn đức công chính: Giữ trọn hay chu toàn bổn phận. Có thi hành ý muốn của Chúa Cha là chịu phép rửa, thì Đức Giê-su mới thiết lập được nền công chính mới (x. Mt 5,20) và kiện toàn Luật Mô-sê (x. Mt 5,17).
HỎI: Phép rửa của Gio-an là nghi lễ biểu lộ lòng thống hối của tội nhân. Vậy tại sao Đức Giê-su là Đấng thánh thiện vô cùng, lại chịu phép rửa ấy làm chi ?
ĐÁP:
Qua đoạn Tin Mừng này, chúng ta chỉ được trả lời một cách lờ mờ qua câu nói của Đức Giê-su với Gio-an: Đó là thánh ý của Thiên Chúa. Nhưng theo ý kiến của các nhà chú giải Kinh Thánh, thì có hai lý do khiến Người chịu phép rửa của Gio-an như sau: Một là vì Đức Giê-su muốn liệt mình vào hàng ngũ những tội nhân mà sau này Người sẽ chịu chết đền tội thay cho họ (x. Mt 26,28). Hai là vì Đưc Giê-su muốn đồng hóa mình với những tội nhân có lòng ăn năn hối cải, để qua phép rửa của Gio-an, là hình bóng của phép rửa là cuộc Tử Nạn và Phục Sinh và hình bong của bí tích Rửa Tội, Người sẽ biến đổi những ai chịu phép rửa tội được trở nên con thảo của Thiên Chúa.
- C 16-17: + Các tầng trời mở ra: Hiện tượng trời mở ra gợi nhớ câu: “Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước Thánh Nhan” (Is 63,19). Đây là lời cầu nguyện của vị Ngôn sứ dâng lên Thiên Chúa để xin nguôi giận với dân Ít-ra-en, và tỏ mình ra là người Cha, sau thời gian lâu dài không đoái hoài đến họ. Lời cầu xin ấy hôm nay đã ứng nghiệm nơi Đức Giê-su: đất trời được giao hòa với nhau (x. Cv 7,56), Thiên Chúa sẽ tiếp tục mặc khải tình thương cho dân Người (x. Ed 1,1). + Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người: Câu này nhắc lại cuộc tạo dựng nguyên thủy (x. St 1,2). Ở đây báo hiệu một cuộc tạo dựng mới đang được thực hiện. Trong Cựu Ước, chim bồ câu không được coi là hình ảnh của Thần Khí. Câu này nhắc lại trong việc sáng tạo, Thần Khí đã ban sự sống cho nước tương tự như chim bồ câu mẹ bay chập chờn trên bầy chim con (x. St 1,2). Thần Khí ngự trên Đức Giê-su để xức dầu thiêng liêng (x. Cv 10,38), tấn phong Người làm Đấng Thiên Sai Mê-si-a (x. Is 11,2). + “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”: Sau khi Đức Giê-su đã vâng phục Chúa Cha đến chịu phép rửa của ông Gio-an, thì Chúa Cha đã giới thiệu Người là Con yêu dấu trước mặt những người hiện diện. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa nhiều lần đã gọi Đấng Thiên Sai và dân Ít-ra-en là Con yêu của Ngài: “Con là Con Ta, hôm nay Ta đã sinh ra Con” (Tv 2,7). “Này là Tôi Tớ của Ta mà Ta nâng đỡ, tuyển nhân mà Ta sủng mộ, Ta ban Thần Khí Ta trên Người” (Is 42,1). “Từ Ai-cập, Ta đã gọi Con Ta về” (Hs 11,1). Qua câu này, Tin Mừng Mát-thêu cho thấy Đức Giê-su chính là Đấng Thiên Sai và là Con của Thiên Chúa.
4. CÂU HỎI:
1) Tại sao Đức Giê-su là Đấng thánh thiện mà đến chịu phép rửa sám hối của Gio-an làm chi ?
2) Trong Do thái giáo chim bồ câu có phải là hình ảnh của Thần Khí Thiên Chúa không ? Câu “Thần Khí Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người” có nghĩa như thế nào ?
3) Trong Cựu Ước, Thiên Chúa thường gọi những ai là “con yêu” của Ngài ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !” (Mt 3,14).
2. CÂU CHUYỆN:
1) TAI HẠI CỦA THÓI KIÊU NGẠO : TRÈO CAO TÉ ĐAU :
Trong kho tàng truyện thần thoại của Hy-lạp, có một câu chuyện về hai cha con nhà kia. Người cha tên là I-đam và đứa con là I-ka. I-đam là một kiến trúc sư kiêm nghề điêu khắc. Chính ông đã được nhà vua ra lệnh xây dựng một bát quái đồ để bắt giam vào đó một con quái vật đầu người mình thú rất hung dữ, để tránh cho dân lành khỏi bị nó giết hại. Nhưng về sau, do hiểu lầm là hai cha con I-đam và I-ka âm mưu làm loạn, nên vua Mi-nos đã hạ lệnh tống giam cả hai cha con vào bát quái đồ đó. Nhưng rồi “cái khó ló cái khôn”: Trong lúc bị giam cầm, hai cha con này đã tìm ra con đường trốn thoát khỏi cảnh tù tội bằng cách bay lên trời cao. Họ dùng sáp ong nối nhiều lông chim lại thành hai bộ cánh chim. Nhờ những chiếc cánh chim tự tạo này mà hai cha con đã bay được lên cao và thoát ra khỏi nhà tù qua lổ nhỏ trên mái. Quá phấn khởi trước thành công bất ngờ, anh con trai càng lúc càng bay lên cao và bỏ ngoài tai những lời khuyên khẩn thiết của cha mình. Khi bay cao gần đến mặt trời, thì sáp dính các lông chim trên đôi cánh bay của anh bị nóng chảy ra và anh con trai đã bị rơi từ trên độ cao xuống đất chết tan xác.
Ngày nay, sự kiêu ngạo cũng làm cho người ta coi thường và bỏ ngoài tai những lời khuyên can khôn ngoan kinh nghiệm của các bậc cha bác, thầy cô và những bậc cao niên. Nếu mỗi người chúng ta chiều theo những đam mê ích kỷ nhất thời của mình, thì chắc chắn chúng ta sẽ phải chuốc lấy thất bại đau thương.
2) TÌNH PHỤ TỬ CỦA MỘT ÔNG VUA:
Có một cậu bé hoàng tử chẳng may bị bọn cướp bắt cóc. Sau khi đã lấy hết những thứ quí giá trên mình, chúng trói câu vào một gốc cây. Nhưng may thay có một bác tiều phi đi ngang qua, đã cởi trói và đem cậu về nhà nuôi.
Nhiều năm sau, nhân một cuộc đi săn, vua cha đã dừng chân trước căn nhà nhỏ bé của bác tiều phu. Bác tiều vui rất lấy làm vinh dự được dẫn những đứa con của mình ra trình diện nhà vua. Khi đến cậu hoàng tử, bỗng nhà vua xúc động mạnh. Ông nghĩ:
- Phải chăng đây chính là hoàng tử, con ta đã bị bắt cóc.
Ông hỏi bác tiều phu về gốc gác cậu bé và nói:
- Nếu ở bên vai phải có dấu ấn ta đã ghi, thì đúng là hoàng tử.
Với bàn tay run run, ông vạch chiếc áo và mừng rỡ kêu lên:
- Trời ơi, con ta.
Và cậu bé cũng kêu lên:
- Ba ơi.
Làm sao chúng ta có thể hiểu được sự đổi thay trong lòng cậu bé. Từ trước đến giờ, cậu cứ tưởng mình là con bác tiều phu nghèo nàn với quần áo rách rưới và nhà cửa xiêu vẹo. Bỗng chốc cậu nhận ra mình là hoàng tử, được sinh ra tại hoàng cung và thuộc về hoàng tộc cao quý
Khi chịu phép rửa tội, mỗi người chúng ta cũng được trở nên Con Thiên Chúa và gọi Thiên Chúa là Cha như Chúa Giê-su đã dạy các môn đệ cầu nguyện với Thiên Chúa như đứa con thưa chuyện với cha mình: « Lạy Cha chúng con ở trên trời »…
3) TRUYỀN ĐẠO BẰNG THỰC THI TÌNH THƯƠNG CỤ THỂ :
Tại một xứ cùng quê nước Pháp, có một người đàn ông khoảng 50 tuổi tên là ALIX. Ông bị bại liệt. Mỗi buổi sáng bà vợ đặt ông vào một ghế bành ngoài hiên nhà rồi đi làm. Ông bà không con, không cháu.
Ông Alix không phải là người Công Giáo, nhưng thỉnh thoảng cha sở vẫn tới thăm, cha còn khuyên giáo dân tới giúp đỡ ông. Các em nhỏ tới chơi quanh ông, đem sách cho ông đọc và giúp ông mở sách. Mỗi tuần có một bác sĩ tình nguyện tới chăm sóc ông.
Giáng sinh năm đó, ông Alix đột ngột thưa cha sở:
- Thưa cha, xin cha cho con rước lễ.
Cha sở ngạc nhiên vì ông chưa là tín hữu. Nhưng ông thưa:
- Trước đây con không tin gì vào Thiên Chúa, nhưng ít lâu nay cha và anh em giáo dân quá tốt với con nên con cảm thấy thật hạnh phúc như con gặp được Chúa vậy. Con nghĩ rằng : Chỉ có Chúa mới có thể làm cho cha, cho bác sĩ và cho anh chị em giáo dân dám hy sinh bỏ công sức ra giúp đỡ một người xa lạ như con đây.
3. SUY NIỆM:
Tin mừng lễ Đức Giê-su chịu phép rửa hôm nay dạy chúng ta bài học về sự vâng theo thánh ý Thiên Chúa và sống khiêm hạ với tha nhân.
1) GIO-AN VÂNG LỜI LÀM PHÉP RỬA ĐỂ GIỮ TRỌN ĐỨC CÔNG CHÍNH:
Tin Mừng hôm nay thuật lại việc Đức Giê-su đến xin chịu phép rửa của Gio-am Tẩy Giả tại sông Gio-đan. Lúc đầu ông ngại không dám làm phép rửa cho Người, Đấng mà ông đã từng loan báo sắp đến mà ông không đáng xách dép cho Người. Người là Vua Thẩm Phán quyền uy, sẽ làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa. Tuy nhiên, Đức Giê-su đã truyền cho Gio-an cứ làm phép rửa cho Người theo thánh ý Thiên Chúa : “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính”.
Thánh Phao-lô đã nói về sự hạ mình vâng phục của Đức Giê-su theo thánh ý Thiên Chúa như sau : “Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,8), được thể hiện khi Đức Giê-su chịu dìm mình trong dòng sông Gio-đan để hòan tòan vâng theo thánh ý Chúa Cha. Nhờ đó, Người đã được Chúa Cha tôn vinh như sau: “Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người, và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ. Và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi lòai phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Pl 2,9-11).
2) VÂNG LỜI ĐỂ NÊN CON YÊU DẤU LUÔN ĐẸP LÒNG CHÚA CHA:
Chính lúc Đức Giê-su tự hạ vâng theo ý Chúa Cha, lại là lúc Người được Chúa Cha tôn vinh: Khi vừa từ dưới nước lên, thì các tầng trời mở ra. Bấy giờ Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Nếu Đức Giê-su đã được thụ thai trong lòng Trinh Nữ Ma-ri-a nhờ quyền năng Thánh Thần, thì nay Người cũng nhận được tác động của Thánh Thần để bắt đầu sứ vụ Thiên Sai. Việc Chúa Cha tôn vinh Chúa Giê-su thể hiện qua sự kiện: Khi Đức Giê-su trồi lên mặt nước thì Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và có tiếng Chúa Cha từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17). Với cuộc Thần Hiện này, Chúa Cha đã xức dầu thiêng liêng tấn phong Đức Giê-su, người Tôi Trung của Thiên Chúa làm Đấng Thiên Sai.
3) ĐƯỢC CHA THỪA NHẬN “TA HÀI LÒNG VỀ NGƯỜI”:
Đức Giê-su không những đứng xếp hàng chung với các tội nhân có lòng sám hối, mà Người còn gần gũi để an ủi, nâng các tội nhân mau trỗi dậy khỏi nếp sống cũ tội lỗi. Chính Người đã mở ra con đường về trời cho loài người chúng ta. Trong suốt cuộc hành trình truyền giáo kéo dài gần 3 năm, Đức Giê-su luôn tuân theo sự hướng dẫn của Thánh Thần. Nhờ đó, Người đã chiến thắng ma quỷ cám dỗ và luôn kết hiệp mật thiết với Chúa Cha, bằng một lối sống hiếu thảo và làm đẹp lòng Cha. Cuối cùng Người đã vâng ý Cha, chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho nhân loại chúng ta. Phép rửa của Gio-an Tẩy Giả là sự chuẩn bị cho phép rửa là mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh mà Người sẽ phải trải qua và là hình bóng của bí tích Rửa tội do Chúa Giê-su thiết lập trước khi lên trời (x Mt 28,19). Vì thế Người đã được Chúa Cha khen ngợi: “Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17).
4) HỌC SỐNG KHIÊM NHƯỜNG ĐỂ NÊN GIỐNG CHÚA GIÊ-SU:
- Khiêm nhường trong lời nói: Hãy nói ít nghe nhiều; Không khoe khoang thành tích của mình; Không phê bình nói xấu người vắng mặt; Sẵn sàng xin lỗi khi mắc phải sai sót khiến tha nhân buồn lòng; Kịp thời khen thưởng người cộng tác để động viên những cố gắng của họ; Can đảm bênh vực những người yếu đuối thân cô thế cô bị kẻ khác đàn áp bóc lột.
- Khiêm nhường trong thái độ: Năng dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa và cám ơn những ai làm ơn cho mình; Luôn có thái độ hiền hòa và nhẫn nhịn tha nhân; Biết làm chủ tính nóng giận và không to tiếng la mắng người dưới; Luôn sống “dĩ hoà vi quí”, không “Bé xé ra to”, hoặc “chuyện không đáng gì mà làm cho ầm ĩ”; Sẵn sàng đi bước trước đến với tha nhân; Biết bỏ ý riêng mình để làm theo ý Chúa muốn thể hiện qua ý bề trên hay ý chung của tập thể.
- Khiêm nhường trong cách ứng xử: Vâng lời cha mẹ trong gia đình và vâng lời cấp trên ngoài xã hội; Không đổ lỗi cho người khác, nhưng “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”; Kiên nhẫn lắng nghe lời phê bình góp ý của người khác; Tận tình phục vụ tha nhân vô vụ lợi kèm theo sự khôn ngoan để tránh bị lợi dụng; Tránh thái độ “Thượng tôn hạ đạp”; Can đảm đứng ra bênh vực những người “thân cô thế cô”; Khi công việc bị thất bại sẽ không đổ lỗi cho người khác, mà nhận phần trách nhiệm của mình; Khi thành công thì nhận là do ơn Chúa ban và là công của tập thể. Khi làm được điều gì tốt thì hãy khiêm tốn tự nhủ: “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng. Chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi” (Lc 17,10).
4. THẢO LUẬN:
Vậy trong những ngày này bạn sẽ làm gì để thể hiện đức khiêm nhường trong cách nói năng và cư xử với người chung quanh?
5. NGUYỆN CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Do thiếu khiêm nhường nên chúng con ít khi nhận lỗi và thường đổ lỗi cho tha nhân. Trong Tin Mừng lễ Chúa chịu phép rửa hôm nay, chúng con thấy Chúa là Đấng thánh thiện vô cùng, lại khiêm tốn xếp hàng chung với các tội nhân để được ông Gio-an làm phép rửa cho. Qua đó, Chúa muốn dạy chúng con bài học khiêm nhường. Xin cho chúng con mỗi ngày biết điều chỉnh cách suy nghĩ nói năng và hành động, theo gương mẫu và lời dạy của Chúa, để chúng con cũng được Chúa Cha xác nhận là : « Con yêu dấu luôn làm đẹp lòng Cha » như Chúa khi xưa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Khai mở Sứ Vụ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
22:41 07/01/2020
Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa
Sự kiện Chúa Giêsu chịu Phép Rửa là gạch nối giữa giai đoạn quan trọng: sống ẩn dật và rao giảng công khai. Sau 30 năm sống âm thầm với gia đình tại Nadarét, Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa cũng là gạch nối giữa hai mùa: Giáng sinh và Thường niên. Giáo Hội đã cùng sống với Chúa Giêsu qua các biến cố Giáng Sinh và Hiển Linh. Hôm nay Chúa Nhật I thường niên, Giáo Hội sẽ cùng đồng hành với Người qua các biến cố của đời rao giảng.
1. Chúa Giêsu chịu Phép Rửa
Khởi đầu cuộc sống công khai, lúc đã 30 tuổi, tức là đã trưởng thành trọn vẹn như người Á Đông vẫn quan niệm “tam thập nhi lập”, Chúa Giêsu tìm đến sông Giođan để xin Gioan Tẩy Giả cử hành phép rửa cho mình. Thật lạ lùng, trong số những người đến “xưng thú tội lỗi” ( Mc 1,5) và chịu “ phép rửa sám hối để đước ơn tha tội” (Mc 1,4) lại có Chúa Giêsu. Người là Đấng Thánh, là Thiên Chúa, siêu việt tuyệt đối, tại sao lại đến xin Gioan làm phép rửa sám hối? Người là Đấng mà Gioan “không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài ” lại có thể đứng chung với đám đông người tội lỗi chờ đến lượt mình được chịu thanh tẩy? Đây là động thái gây kinh ngạc cho con người thời nay, vì khó hiểu: Đấng không có tội lại đi nhận phép rửa làm gì? Nhưng người ta cũng sớm hiểu ra rằng: phép rửa của Gioan Tẩy Giả chỉ là nghi thức mang tính tẩy trần, nếu có giá trị thì chỉ theo quy định của lề luật thôi, còn chưa có hiệu quả đích thực tôn giáo. Chính Gioan Tẩy Giả đã minh định: “Tôi rửa anh em trong nước, nhưng Đấng đến sau tôi sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và trong lửa”. Khi Chúa Giêsu nhận phép rửa này, ngoài việc “nhập thế đến cùng”, khiêm tốn xếp hàng đứng chung với các tội nhân đợi chờ đến phiên, Người còn hữu ý qua động thái có một không hai đó, công khai khởi đầu cuộc sống mới: cuộc rao giảng Tin Mừng cho mọi người.
Cách thức Chúa Giêsu khai mở sứ vụ thật đơn sơ và khiêm tốn. Mở đầu một sứ mạng lớn lao, bắt đầu sứ vụ cao cả là loan báo Tin Mừng Nước Trời, nhưng Chúa Giêsu không long trọng đọc diễn văn khai mạc, cũng không trống kèn cờ quạt, chỉ đơn giản đến bên dòng Giođan bé nhỏ cùng với đám đông người tham dự là những người tội lỗi xếp thành hàng hai bên bờ sông. Khi Người vừa chịu phép rửa, thì Thánh Thần Chúa lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Người, và Chúa Cha từ trời đã minh chứng trước mặt toàn dân rằng: Đức Giêsu chính là người Con yêu dấu của Ngài.
Tất cả các tiên trưng trong Cựu Ước đều được thực hiện trong Đức Kitô Giêsu. Để “chu toàn thánh ý Thiên Chúa” (Mt 3,15), Chúa Giêsu tự nguyện chịu phép rửa của thánh Gioan, dành cho những người tội lỗi. Cử chỉ này cho thấy Chúa Giêsu đã đi vào mầu nhiệm “tự hạ” (Pl 2,7). Chúa Thánh Thần xưa kia đã bay là là trên mặt nước trong cuộc sáng tạo thứ nhất, nay ngự xuống trên Đức Kitô như khúc nhạc dạo đầu của bản giao hưởng sáng tạo mới, và Chúa Cha giới thiệu Chúa Giêsu là “Con Chí Ái” của Ngài (Mt 3,16-17).
Trong cuộc Vượt Qua, Đức Kitô đã khơi nguồn Bí Tích Rửa Tội cho mọi người. Người nói về cuộc tử nạn sẽ phải chịu tại Giêrusalem như “một Phép Rửa” Người phải lãnh nhận (x. Mc 10,38; Lc 12,50). Máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Người bị đâm thâu trên thập giá (Ga 19,34) tiên trưng cho Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thánh Thể là những bí tích ban sự sống mới (x.1Ga 5,6-8); từ giây phút ấy, chúng ta có thể “sinh ra nhờ nước và Thánh Thần” để được vào Nước Thiên Chúa (Ga 3,5).
Bí Tích Rửa Tội là cánh cửa phân chia tách bạch đời sống, một đàng là khép lại quá khứ của bóng tối, tội lỗi, chết chóc, và đàng khác là mở ra tương lai của ánh sáng, thánh ân, sự sống. Bí Tích Rửa Tội cần thiết cho ơn cứu rỗi, nên bí tích này cũng là khởi đầu cho một sự hiện diện mới: từ kẻ ngoại đạo trở thành người đã tòng giáo; từ một lương dân trở nên tín hữu; từ kẻ xa lạ trở thành người nhà của Thiên Chúa. Quả là một hồng ân vô cùng lớn lao cho những ai đón nhận trong lòng tin.
2. Ân Sủng của Bí Tích Rửa Tội
Khi ban Bí Tích Rửa Tội, Thừa tác viên Giáo Hội đổ nước trên đầu thụ nhân và đọc công thức “Cha rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Đơn giản trong cung cách cử hành, nhưng hiệu quả ơn thánh lại phong phú bội phần. Bằng những hình ảnh do Thánh Kinh gợi ý, người ta trở thành thành viên trong dân Chúa Cha, chi thể trong Thân Mình Chúa Kitô và viên đá sống động kiến tạo Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Con người mới chính là con cái Thiên Chúa và được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa hằng sống.
Bí Tích Rửa Tội là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu, là cửa ngõ dẫn vào đời sống thần linh và mọi bí tích khác. Nhờ bí tích này chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh làm con cái Thiên Chúa, thành chi thể của Đức Kitô, được gia nhập và tham dự sứ mạng của Hội Thánh (GLCG 1213).
Bí Tích Rửa Tội tha thứ nguyên tội, mọi tội cá nhân và các hình phạt do tội. Bí Tích Rửa tội cho tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ ơn thánh hóa, nhờ ơn công chính hóa giúp tháp nhập vào Đức Kitô và Hội Thánh. Bí tích này cho tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô và tạo nền tảng cho sự hiệp thông với tất cả các Kitô hữu. Bí tích này trao ban các nhân đức đối thần và các hồng ân của Chúa Thánh Thần. Người lãnh nhận bí tích Rửa tội thuộc về Đức Kitô luôn mãi: họ được đóng ấn không thể xóa được của Đức Kitô (GLCG 263).
Như vậy, có hai hiệu quả chính yếu của Bí Tích Rửa Tội là thanh luyện tội lỗi và tái sinh trong Chúa Thánh Thần (x. Cv 2,38; Gl 3,5).
a. Được tha thứ tội lỗi
Nhờ Bí Tích Rửa Tội, mọi tội lỗi đều được tha: nguyên tội, mọi tội riêng cũng như mọi hình phạt do tội (x. DS 1316). Những người đã được tái sinh sẽ được vào Nước Thiên Chúa và không còn gì ngăn cản họ, dù là tội Ađam, tội riêng của họ, những hậu quả của tội, kể cả hậu quả trầm trọng nhất là xa lìa Thiên Chúa.
Tuy nhiên, người đã được rửa tội còn phải chịu một số hậu quả tạm thời của tội như: đau khổ, bệnh tật, chết chóc hay những bất toàn trong cuộc sống như tính tình yếu đuối... và một sự hướng chiều về tội mà Truyền Thống quen gọi là vật dục hay nói bóng bẩy là “cái nôi của tội”. “Thiên Chúa để vật dục lại cho chúng ta chiến đấu. Vật dục không có khả năng làm hại những ai không đồng tình mà còn can đảm chống lại nó nhờ ân sủng của Đức Kitô. Hơn nữa, “không đoạt giải nếu không thi đấu theo luật lệ” (2 Tm 2,5) (x. CĐ Trentô: DS 1515).
b. Trở nên thụ tạo mới
Bí Tích Rửa Tội không chỉ rửa sạch mọi tội lỗi, mà còn làm cho người tân tòng trở nên “một thụ tạo mới” (2 Cr 5,17), thành nghĩa tử của Thiên Chúa (x. Gl 4,5-7), “được thông phần bản tính Thiên Chúa” (2 Pr 1,4), thành chi thể Đức Kitô (x.1Cr 6,15; 12,27) và đồng thừa tự với Người (Rm 8,17), thành đền thờ Chúa Thánh Thần (x.1Cr 6,19).
Chúa Ba Ngôi Chí Thánh ban cho người được rửa tội ơn thánh hóa, ơn công chính hóa để người đó:
- Có khả năng tin tưởng, trông cậy và yêu mến Người nhờ các nhân đức đối thần.
- Có thể sống và hành động dưới tác động của Chúa Thánh Thần nhờ các hồng ân.
- Ngày càng hoàn thiện hơn nhờ các nhân đức luân lý.
Toàn bộ đời sống siêu nhiên của người Kitô hữu đều bắt nguồn từ Bí Tích Rửa Tội.
Bí Tích Rửa Tội làm cho chúng ta thành chi thể trong Thân Thể Chúa Kitô, “bởi thế, chúng ta là phần thân thể của nhau” (Ep 4,25). Bí Tích Rửa Tội tháp nhập chúng ta vào Hội Thánh. Dân Thiên Chúa của Giao Ước Mới phát sinh từ giếng rửa tội. Dân này vượt trên mọi ranh giới tự nhiên hay nhân trần, quốc gia, văn hóa, chủng tộc và giới tính. “Tất cả chúng ta đều đã chịu Phép Rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể” (1 Cr 12,13).
Những người đã được rửa tội trở nên “những viên đá sống động... để xây nên ngôi đền thờ của Thánh Thần, xây dựng hàng tư tế thánh” (1 Pr 2,5). Nhờ Bí Tích Rửa Tội, họ tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô, vào sứ mạng ngôn sứ và vương đế của Người: “Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hoàng tộc chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công vĩ đại của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối vào nơi đầy ánh sáng dịu huyền” (2 Pr 2,9).
Bí Tích Rửa Tội cho các tín hữu tham dự vào chức tư tế cộng đồng của dân Chúa. Người đã được rửa tội trở thành phần tử của Hội Thánh, họ “không còn thuộc về mình, nhưng thuộc về Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta” (1Cr 6,19). Do đó, họ được mời gọi để phục tùng nhau (x. Ep 5,21;1Cr 16,15-16) và phục vụ nhau (x. Ga 13,12-15) trong tình hiệp thông của Hội Thánh. Họ được mời gọi vâng lời và phục tùng các vị lãnh đạo của Hội Thánh (x. Dt 13,17) với lòng kính trọng và quý mến (x.1Tx 5,12-13). Bí Tích Rửa Tội đã trao cho người lãnh nhận những trách nhiệm và bổn phận, đồng thời cũng cho họ được hưởng những quyền lợi trong lòng Hội Thánh:được lãnh nhận các bí tích, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và được Hội Thánh nâng đỡ bằng các trợ giúp thiêng liêng. (x. LG 37).
3. Đón nhận một sứ vụ mới
Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Gioan là lúc Tân - Cựu ước giao duyên, là lễ bàn giao giữa hai niên đại cũ và mới mà Chúa Giêsu và Gioan là đại biểu. Gioan, ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước gặp gỡ trao đổi bàn giao với Đức Kitô, vị ngôn sứ của thời kỳ mới. Nơi cuộc gặp gỡ lịch sử này, thiên Chúa đã xuất hiện và chứng nhận. Lúc ấy các tầng trời mở ra, Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và có tiếng Chúa Cha tuyên phán: Con là Con Ta yêu dấu. Ba Ngôi Thiên Chúa tỏ hiện vào chính lúc lịch sử của hai niên đại mới và cũ chuyển giao. Từ nay Chúa Giêsu sẽ lên đường vào sứ vụ mới với cuộc sống công khai, chính thức rao giảng Tin Mừng và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân chúng. Lời Người nói là Lời chân lý khai quang tâm hồn, dẫn người người về đường ngay nẻo chính Nước Trời, và việc Người làm là việc giải thoát đem lại ơn cứu rỗi, đưa toàn thể nhân loại vào trong tình nghĩa thiết ngàn đời với Thiên Chúa tình thương. Chúa Giêsu khai mở kỷ nguyên cứu rỗi.
Thánh Phaolô gọi Bí Tích Rửa Tội là tắm trong Chúa Thánh Thần, để được tái sinh và đổi mới (x. Tt 3,5). Được tái sinh làm con Thiên Chúa, những người đã được rửa tội có bổn phận tuyên xưng trước mặt mọi người đức tin mà họ nhận lãnh từ Thiên Chúa qua Hội Thánh (x. LG 10), tham dự vào hoạt động tông đồ và truyền giáo của Dân Thiên Chúa (x. LG 17; AG 7,23).
Thánh Giúttinô gọi Bí Tích Rửa Tội là ơn soi sáng, vì những người được đạo lý giáo huấn thì tâm trí được soi sáng. Người chịu phép rửa, vì đón nhận Ngôi Lời là “ánh sáng đích thực chiếu soi mọi người” (Ga 1,9), nên sau khi “đã được soi sáng” (Dt 10,32), họ trở thành “con cái sự sáng” (1 Tx 5,5) và là “ánh sáng” (Ep 5,8).
“Bí Tích Rửa Tội là hồng ân cao đẹp nhất và kỳ diệu nhất trong các hồng ân của Thiên Chúa... Chúng ta gọi là hồng ân, ân sủng, xức dầu, soi sáng, mặc lấy sự bất tử, tắm để tái sinh, ấn tín và tất cả những gì quý giá nhất. Là hồng ân, vì được ban cho những người trắng tay. Là ân sủng, vì được ban cho cả những người có lỗi. Dìm xuống, vì tội lỗi bị nhận chìm trong nước. Xức dầu, vì có tính cách linh thiêng và vương giả (như những người được xức dầu). Soi sáng, vì đó là ánh sáng chói lọi. Mặc, vì che đi nỗi tủi nhục của chúng ta. Tắm, vì làm cho chúng ta sạch. Ấn tín, vì gìn giữ chúng ta và là dấu chỉ về quyền tối cao của Thiên Chúa” (Thánh Ghêg-riô Nadien, Bài giảng 40,3-4).
Đức Giáo Hoàng Piô XI đã nói với hàng ngàn thanh niên nam nữ có mặt ở Rôma nhân ngày kỷ niệm ngài chịu phép Rửa tội: “Ngày cha chịu phép Rửa tội là ngày cao quý nhất của đời cha. Cũng như ngày chúng con chịu phép Rửa tội là ngày cao quý nhất của đời chúng con”.
Nhờ Bí Tích Rửa Tội, trong tư cách là “Kitô hữu thuộc về Chúa Kitô”, chúng ta được nhắc nhớ về sứ mạng phải làm triển nở sự sống của Chúa Kitô nơi mình và nơi những người lân cận bằng lòng tin và bằng tình yêu chân thành và trung tín.
Trong tư cách “Kitô hữu hướng về Chúa Kitô”, chúng ta cũng được hun đúc để luôn biết sống bằng niềm hy vọng và bằng lời kinh phó thác, nhất là trong lúc gặp thử thách gian truân.
Trong tư cách “Kitô hữu tìm về Chúa Kitô”, chúng ta còn biết sẵn sàng thanh tẩy đời sống qua việc sám hối hòa giải để đón nhận lòng thương xót của Chúa một cách dồi dào hơn.
Trong phép Lần hạt Năm Sự Sáng, gẫm thứ nhất, chúng ta vẫn đọc: “Thứ nhất thì ngắm, Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa”. Theo gương Mẹ Maria, chúng ta xin được sống gắn bó với Chúa Giêsu mật thiết hơn, để xứng đáng là những người con yêu dấu của Thiên Chúa.
Sự kiện Chúa Giêsu chịu Phép Rửa là gạch nối giữa giai đoạn quan trọng: sống ẩn dật và rao giảng công khai. Sau 30 năm sống âm thầm với gia đình tại Nadarét, Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ loan báo Tin Mừng.
Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa cũng là gạch nối giữa hai mùa: Giáng sinh và Thường niên. Giáo Hội đã cùng sống với Chúa Giêsu qua các biến cố Giáng Sinh và Hiển Linh. Hôm nay Chúa Nhật I thường niên, Giáo Hội sẽ cùng đồng hành với Người qua các biến cố của đời rao giảng.
1. Chúa Giêsu chịu Phép Rửa
Khởi đầu cuộc sống công khai, lúc đã 30 tuổi, tức là đã trưởng thành trọn vẹn như người Á Đông vẫn quan niệm “tam thập nhi lập”, Chúa Giêsu tìm đến sông Giođan để xin Gioan Tẩy Giả cử hành phép rửa cho mình. Thật lạ lùng, trong số những người đến “xưng thú tội lỗi” ( Mc 1,5) và chịu “ phép rửa sám hối để đước ơn tha tội” (Mc 1,4) lại có Chúa Giêsu. Người là Đấng Thánh, là Thiên Chúa, siêu việt tuyệt đối, tại sao lại đến xin Gioan làm phép rửa sám hối? Người là Đấng mà Gioan “không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Ngài ” lại có thể đứng chung với đám đông người tội lỗi chờ đến lượt mình được chịu thanh tẩy? Đây là động thái gây kinh ngạc cho con người thời nay, vì khó hiểu: Đấng không có tội lại đi nhận phép rửa làm gì? Nhưng người ta cũng sớm hiểu ra rằng: phép rửa của Gioan Tẩy Giả chỉ là nghi thức mang tính tẩy trần, nếu có giá trị thì chỉ theo quy định của lề luật thôi, còn chưa có hiệu quả đích thực tôn giáo. Chính Gioan Tẩy Giả đã minh định: “Tôi rửa anh em trong nước, nhưng Đấng đến sau tôi sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và trong lửa”. Khi Chúa Giêsu nhận phép rửa này, ngoài việc “nhập thế đến cùng”, khiêm tốn xếp hàng đứng chung với các tội nhân đợi chờ đến phiên, Người còn hữu ý qua động thái có một không hai đó, công khai khởi đầu cuộc sống mới: cuộc rao giảng Tin Mừng cho mọi người.
Cách thức Chúa Giêsu khai mở sứ vụ thật đơn sơ và khiêm tốn. Mở đầu một sứ mạng lớn lao, bắt đầu sứ vụ cao cả là loan báo Tin Mừng Nước Trời, nhưng Chúa Giêsu không long trọng đọc diễn văn khai mạc, cũng không trống kèn cờ quạt, chỉ đơn giản đến bên dòng Giođan bé nhỏ cùng với đám đông người tham dự là những người tội lỗi xếp thành hàng hai bên bờ sông. Khi Người vừa chịu phép rửa, thì Thánh Thần Chúa lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Người, và Chúa Cha từ trời đã minh chứng trước mặt toàn dân rằng: Đức Giêsu chính là người Con yêu dấu của Ngài.
Tất cả các tiên trưng trong Cựu Ước đều được thực hiện trong Đức Kitô Giêsu. Để “chu toàn thánh ý Thiên Chúa” (Mt 3,15), Chúa Giêsu tự nguyện chịu phép rửa của thánh Gioan, dành cho những người tội lỗi. Cử chỉ này cho thấy Chúa Giêsu đã đi vào mầu nhiệm “tự hạ” (Pl 2,7). Chúa Thánh Thần xưa kia đã bay là là trên mặt nước trong cuộc sáng tạo thứ nhất, nay ngự xuống trên Đức Kitô như khúc nhạc dạo đầu của bản giao hưởng sáng tạo mới, và Chúa Cha giới thiệu Chúa Giêsu là “Con Chí Ái” của Ngài (Mt 3,16-17).
Trong cuộc Vượt Qua, Đức Kitô đã khơi nguồn Bí Tích Rửa Tội cho mọi người. Người nói về cuộc tử nạn sẽ phải chịu tại Giêrusalem như “một Phép Rửa” Người phải lãnh nhận (x. Mc 10,38; Lc 12,50). Máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Người bị đâm thâu trên thập giá (Ga 19,34) tiên trưng cho Bí Tích Rửa Tội và Bí Tích Thánh Thể là những bí tích ban sự sống mới (x.1Ga 5,6-8); từ giây phút ấy, chúng ta có thể “sinh ra nhờ nước và Thánh Thần” để được vào Nước Thiên Chúa (Ga 3,5).
Bí Tích Rửa Tội là cánh cửa phân chia tách bạch đời sống, một đàng là khép lại quá khứ của bóng tối, tội lỗi, chết chóc, và đàng khác là mở ra tương lai của ánh sáng, thánh ân, sự sống. Bí Tích Rửa Tội cần thiết cho ơn cứu rỗi, nên bí tích này cũng là khởi đầu cho một sự hiện diện mới: từ kẻ ngoại đạo trở thành người đã tòng giáo; từ một lương dân trở nên tín hữu; từ kẻ xa lạ trở thành người nhà của Thiên Chúa. Quả là một hồng ân vô cùng lớn lao cho những ai đón nhận trong lòng tin.
2. Ân Sủng của Bí Tích Rửa Tội
Khi ban Bí Tích Rửa Tội, Thừa tác viên Giáo Hội đổ nước trên đầu thụ nhân và đọc công thức “Cha rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Đơn giản trong cung cách cử hành, nhưng hiệu quả ơn thánh lại phong phú bội phần. Bằng những hình ảnh do Thánh Kinh gợi ý, người ta trở thành thành viên trong dân Chúa Cha, chi thể trong Thân Mình Chúa Kitô và viên đá sống động kiến tạo Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Con người mới chính là con cái Thiên Chúa và được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa hằng sống.
Bí Tích Rửa Tội là nền tảng của toàn bộ đời sống Kitô hữu, là cửa ngõ dẫn vào đời sống thần linh và mọi bí tích khác. Nhờ bí tích này chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh làm con cái Thiên Chúa, thành chi thể của Đức Kitô, được gia nhập và tham dự sứ mạng của Hội Thánh (GLCG 1213).
Bí Tích Rửa Tội tha thứ nguyên tội, mọi tội cá nhân và các hình phạt do tội. Bí Tích Rửa tội cho tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ ơn thánh hóa, nhờ ơn công chính hóa giúp tháp nhập vào Đức Kitô và Hội Thánh. Bí tích này cho tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô và tạo nền tảng cho sự hiệp thông với tất cả các Kitô hữu. Bí tích này trao ban các nhân đức đối thần và các hồng ân của Chúa Thánh Thần. Người lãnh nhận bí tích Rửa tội thuộc về Đức Kitô luôn mãi: họ được đóng ấn không thể xóa được của Đức Kitô (GLCG 263).
Như vậy, có hai hiệu quả chính yếu của Bí Tích Rửa Tội là thanh luyện tội lỗi và tái sinh trong Chúa Thánh Thần (x. Cv 2,38; Gl 3,5).
a. Được tha thứ tội lỗi
Nhờ Bí Tích Rửa Tội, mọi tội lỗi đều được tha: nguyên tội, mọi tội riêng cũng như mọi hình phạt do tội (x. DS 1316). Những người đã được tái sinh sẽ được vào Nước Thiên Chúa và không còn gì ngăn cản họ, dù là tội Ađam, tội riêng của họ, những hậu quả của tội, kể cả hậu quả trầm trọng nhất là xa lìa Thiên Chúa.
Tuy nhiên, người đã được rửa tội còn phải chịu một số hậu quả tạm thời của tội như: đau khổ, bệnh tật, chết chóc hay những bất toàn trong cuộc sống như tính tình yếu đuối... và một sự hướng chiều về tội mà Truyền Thống quen gọi là vật dục hay nói bóng bẩy là “cái nôi của tội”. “Thiên Chúa để vật dục lại cho chúng ta chiến đấu. Vật dục không có khả năng làm hại những ai không đồng tình mà còn can đảm chống lại nó nhờ ân sủng của Đức Kitô. Hơn nữa, “không đoạt giải nếu không thi đấu theo luật lệ” (2 Tm 2,5) (x. CĐ Trentô: DS 1515).
b. Trở nên thụ tạo mới
Bí Tích Rửa Tội không chỉ rửa sạch mọi tội lỗi, mà còn làm cho người tân tòng trở nên “một thụ tạo mới” (2 Cr 5,17), thành nghĩa tử của Thiên Chúa (x. Gl 4,5-7), “được thông phần bản tính Thiên Chúa” (2 Pr 1,4), thành chi thể Đức Kitô (x.1Cr 6,15; 12,27) và đồng thừa tự với Người (Rm 8,17), thành đền thờ Chúa Thánh Thần (x.1Cr 6,19).
Chúa Ba Ngôi Chí Thánh ban cho người được rửa tội ơn thánh hóa, ơn công chính hóa để người đó:
- Có khả năng tin tưởng, trông cậy và yêu mến Người nhờ các nhân đức đối thần.
- Có thể sống và hành động dưới tác động của Chúa Thánh Thần nhờ các hồng ân.
- Ngày càng hoàn thiện hơn nhờ các nhân đức luân lý.
Toàn bộ đời sống siêu nhiên của người Kitô hữu đều bắt nguồn từ Bí Tích Rửa Tội.
Bí Tích Rửa Tội làm cho chúng ta thành chi thể trong Thân Thể Chúa Kitô, “bởi thế, chúng ta là phần thân thể của nhau” (Ep 4,25). Bí Tích Rửa Tội tháp nhập chúng ta vào Hội Thánh. Dân Thiên Chúa của Giao Ước Mới phát sinh từ giếng rửa tội. Dân này vượt trên mọi ranh giới tự nhiên hay nhân trần, quốc gia, văn hóa, chủng tộc và giới tính. “Tất cả chúng ta đều đã chịu Phép Rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể” (1 Cr 12,13).
Những người đã được rửa tội trở nên “những viên đá sống động... để xây nên ngôi đền thờ của Thánh Thần, xây dựng hàng tư tế thánh” (1 Pr 2,5). Nhờ Bí Tích Rửa Tội, họ tham dự vào chức tư tế của Đức Kitô, vào sứ mạng ngôn sứ và vương đế của Người: “Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hoàng tộc chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công vĩ đại của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối vào nơi đầy ánh sáng dịu huyền” (2 Pr 2,9).
Bí Tích Rửa Tội cho các tín hữu tham dự vào chức tư tế cộng đồng của dân Chúa. Người đã được rửa tội trở thành phần tử của Hội Thánh, họ “không còn thuộc về mình, nhưng thuộc về Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta” (1Cr 6,19). Do đó, họ được mời gọi để phục tùng nhau (x. Ep 5,21;1Cr 16,15-16) và phục vụ nhau (x. Ga 13,12-15) trong tình hiệp thông của Hội Thánh. Họ được mời gọi vâng lời và phục tùng các vị lãnh đạo của Hội Thánh (x. Dt 13,17) với lòng kính trọng và quý mến (x.1Tx 5,12-13). Bí Tích Rửa Tội đã trao cho người lãnh nhận những trách nhiệm và bổn phận, đồng thời cũng cho họ được hưởng những quyền lợi trong lòng Hội Thánh:được lãnh nhận các bí tích, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và được Hội Thánh nâng đỡ bằng các trợ giúp thiêng liêng. (x. LG 37).
3. Đón nhận một sứ vụ mới
Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Gioan là lúc Tân - Cựu ước giao duyên, là lễ bàn giao giữa hai niên đại cũ và mới mà Chúa Giêsu và Gioan là đại biểu. Gioan, ngôn sứ cuối cùng của Cựu ước gặp gỡ trao đổi bàn giao với Đức Kitô, vị ngôn sứ của thời kỳ mới. Nơi cuộc gặp gỡ lịch sử này, thiên Chúa đã xuất hiện và chứng nhận. Lúc ấy các tầng trời mở ra, Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và có tiếng Chúa Cha tuyên phán: Con là Con Ta yêu dấu. Ba Ngôi Thiên Chúa tỏ hiện vào chính lúc lịch sử của hai niên đại mới và cũ chuyển giao. Từ nay Chúa Giêsu sẽ lên đường vào sứ vụ mới với cuộc sống công khai, chính thức rao giảng Tin Mừng và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân chúng. Lời Người nói là Lời chân lý khai quang tâm hồn, dẫn người người về đường ngay nẻo chính Nước Trời, và việc Người làm là việc giải thoát đem lại ơn cứu rỗi, đưa toàn thể nhân loại vào trong tình nghĩa thiết ngàn đời với Thiên Chúa tình thương. Chúa Giêsu khai mở kỷ nguyên cứu rỗi.
Thánh Phaolô gọi Bí Tích Rửa Tội là tắm trong Chúa Thánh Thần, để được tái sinh và đổi mới (x. Tt 3,5). Được tái sinh làm con Thiên Chúa, những người đã được rửa tội có bổn phận tuyên xưng trước mặt mọi người đức tin mà họ nhận lãnh từ Thiên Chúa qua Hội Thánh (x. LG 10), tham dự vào hoạt động tông đồ và truyền giáo của Dân Thiên Chúa (x. LG 17; AG 7,23).
Thánh Giúttinô gọi Bí Tích Rửa Tội là ơn soi sáng, vì những người được đạo lý giáo huấn thì tâm trí được soi sáng. Người chịu phép rửa, vì đón nhận Ngôi Lời là “ánh sáng đích thực chiếu soi mọi người” (Ga 1,9), nên sau khi “đã được soi sáng” (Dt 10,32), họ trở thành “con cái sự sáng” (1 Tx 5,5) và là “ánh sáng” (Ep 5,8).
“Bí Tích Rửa Tội là hồng ân cao đẹp nhất và kỳ diệu nhất trong các hồng ân của Thiên Chúa... Chúng ta gọi là hồng ân, ân sủng, xức dầu, soi sáng, mặc lấy sự bất tử, tắm để tái sinh, ấn tín và tất cả những gì quý giá nhất. Là hồng ân, vì được ban cho những người trắng tay. Là ân sủng, vì được ban cho cả những người có lỗi. Dìm xuống, vì tội lỗi bị nhận chìm trong nước. Xức dầu, vì có tính cách linh thiêng và vương giả (như những người được xức dầu). Soi sáng, vì đó là ánh sáng chói lọi. Mặc, vì che đi nỗi tủi nhục của chúng ta. Tắm, vì làm cho chúng ta sạch. Ấn tín, vì gìn giữ chúng ta và là dấu chỉ về quyền tối cao của Thiên Chúa” (Thánh Ghêg-riô Nadien, Bài giảng 40,3-4).
Đức Giáo Hoàng Piô XI đã nói với hàng ngàn thanh niên nam nữ có mặt ở Rôma nhân ngày kỷ niệm ngài chịu phép Rửa tội: “Ngày cha chịu phép Rửa tội là ngày cao quý nhất của đời cha. Cũng như ngày chúng con chịu phép Rửa tội là ngày cao quý nhất của đời chúng con”.
Nhờ Bí Tích Rửa Tội, trong tư cách là “Kitô hữu thuộc về Chúa Kitô”, chúng ta được nhắc nhớ về sứ mạng phải làm triển nở sự sống của Chúa Kitô nơi mình và nơi những người lân cận bằng lòng tin và bằng tình yêu chân thành và trung tín.
Trong tư cách “Kitô hữu hướng về Chúa Kitô”, chúng ta cũng được hun đúc để luôn biết sống bằng niềm hy vọng và bằng lời kinh phó thác, nhất là trong lúc gặp thử thách gian truân.
Trong tư cách “Kitô hữu tìm về Chúa Kitô”, chúng ta còn biết sẵn sàng thanh tẩy đời sống qua việc sám hối hòa giải để đón nhận lòng thương xót của Chúa một cách dồi dào hơn.
Trong phép Lần hạt Năm Sự Sáng, gẫm thứ nhất, chúng ta vẫn đọc: “Thứ nhất thì ngắm, Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan. Ta hãy xin cho được sống xứng đáng là con cái Chúa”. Theo gương Mẹ Maria, chúng ta xin được sống gắn bó với Chúa Giêsu mật thiết hơn, để xứng đáng là những người con yêu dấu của Thiên Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quan hệ Iran- Vatican và vài nét lịch sử cũng như những lý do dẫn đến tình trạng căng thẳng hiện nay
Đặng Tự Do
16:45 07/01/2020
Quan hệ ngoại giao giữa Tehran và Vatican đã được manh nha dưới triều đại của Vua Abbas I khi các đại sứ Iran, hay còn gọi là Ba Tư, tại Ý lần lượt đến thăm Đức Giáo Hoàng Piô XII.
Năm 1953, CIA ủng hộ một cuộc đảo chính lật đổ thủ tướng Mohammed Mossadegh, rất được ưa chuộng, để mở rộng và củng cố quyền lực của Vua Mohammad Reza Pahlavi. 10 năm sau đó, CIA cũng làm một trò tương tự như thế tại Việt Nam đối với tổng thống Ngô Đình Diệm.
Vua Pahlavi đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Vatican từ năm 1954, có thể có các lý do khác, nhưng chắc chắn một phần là vì muốn được thế giới công nhận rộng rãi. Ngay từ đầu và đến tận ngày nay, Iran có một đoàn ngoại giao lớn thứ hai tại Vatican chỉ sau Cộng hòa Dominican.
Những cuộc biểu tình trong cuộc Cách mạng Hồi Giáo diễn ra suốt năm 1978 đã khiến Vua Pahlavi phải bỏ chạy sang Hoa Kỳ. Nghiêm trọng hơn, ngày 4 tháng 11, 1979 các sinh viên Hồi Giáo đã chiếm toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Tehran để buộc Hoa Kỳ phải dẫn độ Pahlavi về nước. Khi Hoa Kỳ từ chối, họ bắt giữ 52 nhân viên sứ quán làm con tin. Đáp lại, Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran và tịch thu tất cả tài sản của quốc gia này trên đất Mỹ. Năm 1979, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phái sứ thần đến Iran để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng con tin. Tuy nhiên, hai bên khăng khăng giữ quan điểm của mình. Một chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ nhằm giải cứu con tin đã được thực hiện nhưng thất bại.
52 nhân viên sứ quán bị bắt làm con tin trong suốt 444 ngày. Họ chỉ được trả tự do sau khi tổng thống Jimmy Carter rời khỏi chức vụ và tổng thống Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức.
Sau cuộc cách mạng Hồi giáo, Tehran cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia Âu châu. Tuy nhiên, quan hệ giữa Tehran và Vatican vẫn được duy trì, và thực tế càng có vẻ mặn mà hơn.
Sau cuộc khủng hoảng con tin, Hoa Kỳ luôn coi Iran là quốc gia thù địch và nguy hiểm vì Iran thủ đắc vũ khí hạt nhân và tài trợ cho các nhóm khủng bố Hồi Giáo Shiite. Năm 1984, Hoa Kỳ chính thức liệt kê Iran là quốc gia tài trợ cho khủng bố Hồi Giáo.
Tình hình càng căng thẳng hơn khi tàu chiến Vincennes của Mỹ bắn nhầm vào một chiếc máy bay chở hành khách của Iran giết chết 290 người vào tháng 7, 1988.
Tháng 6, 2007, tổng thống George Bush được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tiếp tại Vatican. Ngài nêu lên mong muốn Hoa Kỳ và Iran chấm dứt cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử là mối đe dọa toàn cầu. Một năm sau đó, Hoa Kỳ bắt đầu thương thảo với Iran về các hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân.
Cho nên, vào năm 2008 mối quan hệ giữa Iran và Tòa thánh đã “ấm lên” rất nhiều. Tiêu biểu là phát biểu của tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad. Ông nói rằng “Vatican là một lực lượng tích cực cho công lý và hòa bình” khi tiếp tân Sứ thần Tòa Thánh tại Iran, là Đức Tổng Giám Mục Jean-Paul Gobel, đến trình quốc thư.
Theo một bài báo của Carol Glatz đăng trên Catholic News Service vào ngày 7 tháng 10 năm 2010, Tổng thống Ahmadinejad nói với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 rằng ông muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Vatican trong nỗ lực ngăn chặn sự bất khoan dung tôn giáo và sự tan vỡ của các gia đình. Tổng thống cũng kêu gọi các tôn giáo trên thế giới hợp tác trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa duy vật. Tuyên bố này được đích thân Phó Chủ tịch Quốc hội Iran, Mohammad-Reza Mir-Tajeddini, trình lên Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào ngày 6 tháng 10, 2010.
Một tuyên bố quá hay như thế gây ngạc nhiên đến mức khó tin đối với nhiều người. Cho nên, vào ngày 7 tháng 10, Cha Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh lúc bấy giờ, phải chính thức xác nhận với Catholic News Service và nhiều thông tấn xã Công Giáo khác rằng bức thư đã được gửi cho Đức Giáo Hoàng và nội dung của nó đúng hệt như những gì đã được các phương tiện truyền thông Iran công bố.
Ngăn chặn sự bất khoan dung tôn giáo và sự tan vỡ của các gia đình là những mối quan tâm rất lớn của Tòa Thánh. Do đó, vào ngày 3 tháng 11, Đức Bênêđíctô thứ 16 đã gửi thư cho Tổng thống Iran để trả lời, trong đó ngài tuyên bố rằng việc thành lập một ủy ban song phương của Vatican-Iran sẽ là một bước mong muốn để giải quyết các vấn đề của Giáo Hội Công Giáo ở Iran. Đến nay Iran vẫn chưa xúc tiến đề nghị này. Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo ở Iran có phần dễ thở hơn.
Tháng 7, 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô hoan nghênh diễn biến Hoa Kỳ và Iran đạt được hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, tháng 5, 2018 tổng thống Trump quyết định đơn phương rút khỏi hiệp ước này vì Hoa Kỳ, Pháp và Anh cho rằng Iran vẫn bí mật nghiên cứu cách làm giàu Uranium và các vũ khí hạt nhân. Lệnh trừng phạt kinh tế được tái lập.
Trong tháng 5 và tháng 6 năm ngoái, các tầu chở dầu bị tấn công trong vùng Vịnh. Hoa Kỳ đổ lỗi cho Iran nhưng quốc gia này phủ nhận và bắn rớt một chiếc máy bay không người lái của Hoa Kỳ.
Căng thẳng gần đây lại rộ lên sau khi một nhà thầu Mỹ bị giết gần Kirkuk, Iraq, hôm 27 tháng 12, và bốn thành viên quân sự đã bị thương trong một cuộc tấn công của dân quân Kataib Hezbollah do Iran hậu thuẫn.
Một cuộc tấn công trả đũa của Hoa Kỳ đã giết chết 25 thành viên của dân quân và làm bị thương hơn 50 người khác.
Hôm 31 tháng 12, những người biểu tình do nhóm dân quân này ủng hộ đã tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Baghdad.
Ngày 3 tháng Giêng, Hoa Kỳ đã dùng một chiếc máy bay không người lái MQ-9 tấn công vào một đoàn xe, giết chết Qasem Soleimani, một vị tướng hàng đầu của Iran. Đó là một sự leo thang lớn giữa hai nước.
Tướng Qasem Soleimani là kiến trúc sư của Iran trong việc mở rộng thế lực của nước này ở Trung Đông. Ông sinh năm 1957 tại tỉnh Kerman, Iran. Ông bỏ học vào năm 13 tuổi để làm công nhân xây dựng. Sự nghiệp quân sự của ông bắt đầu trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq vào thập niên 1980. Tám năm chiến tranh với Iraq đã mang lại cho ông nhiều kinh nghiệm chiến trường. Ông trở thành người đứng đầu Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran vào năm 1998. Trong nhiều năm, Soleimani đã giúp củng cố các thế lực ngoại vi của Iran tại Trung Đông. Ông đã trở nên nổi bật hơn khi áp dụng bạo lực thẳng tay trong cuộc Nổi dậy Ả Rập, chống lại các chế độ độc tài trong vùng. Tháng Tư 2019, Hoa Kỳ đã liệt kê Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran, được hình thành vào năm 1998, là một nhóm khủng bố. Hoa Kỳ đổ lỗi cho Soleimani về cái chết và thương tích của hàng trăm người Mỹ. Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng ông ta đang âm mưu tấn công nhiều hơn vào các quyền lợi của Hoa Kỳ trong khu vực. Một cuộc không kích của Hoa Kỳ đã tấn công đoàn xe của ông tại Sân bay Bagadad của Iraq vào ngày 3 tháng Giêng. Soleimani, một số phụ tá của ông và các thủ lĩnh dân quân chủ chốt khác đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Iran đã thề sẽ trả thù mạnh mẽ cho cái chết của ông ta.
Một cuộc tấn công khác đã được tiến hành ở Iraq, lần này nhắm vào các thành viên của lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn ở nước này.
Sáng sớm thứ Bảy theo giờ địa phương, một đoàn xe hai chiếc chở các thành viên của Lực lượng dân quân PMF của Hồi Giáo Shiite, được Iran hậu thuẫn, đã bị tấn công, ít nhất năm người bị giết chết.
Source:WikiHoly See–Iran relations
Năm 1953, CIA ủng hộ một cuộc đảo chính lật đổ thủ tướng Mohammed Mossadegh, rất được ưa chuộng, để mở rộng và củng cố quyền lực của Vua Mohammad Reza Pahlavi. 10 năm sau đó, CIA cũng làm một trò tương tự như thế tại Việt Nam đối với tổng thống Ngô Đình Diệm.
Vua Pahlavi đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Vatican từ năm 1954, có thể có các lý do khác, nhưng chắc chắn một phần là vì muốn được thế giới công nhận rộng rãi. Ngay từ đầu và đến tận ngày nay, Iran có một đoàn ngoại giao lớn thứ hai tại Vatican chỉ sau Cộng hòa Dominican.
Những cuộc biểu tình trong cuộc Cách mạng Hồi Giáo diễn ra suốt năm 1978 đã khiến Vua Pahlavi phải bỏ chạy sang Hoa Kỳ. Nghiêm trọng hơn, ngày 4 tháng 11, 1979 các sinh viên Hồi Giáo đã chiếm toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Tehran để buộc Hoa Kỳ phải dẫn độ Pahlavi về nước. Khi Hoa Kỳ từ chối, họ bắt giữ 52 nhân viên sứ quán làm con tin. Đáp lại, Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran và tịch thu tất cả tài sản của quốc gia này trên đất Mỹ. Năm 1979, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phái sứ thần đến Iran để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng con tin. Tuy nhiên, hai bên khăng khăng giữ quan điểm của mình. Một chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ nhằm giải cứu con tin đã được thực hiện nhưng thất bại.
52 nhân viên sứ quán bị bắt làm con tin trong suốt 444 ngày. Họ chỉ được trả tự do sau khi tổng thống Jimmy Carter rời khỏi chức vụ và tổng thống Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức.
Sau cuộc cách mạng Hồi giáo, Tehran cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia Âu châu. Tuy nhiên, quan hệ giữa Tehran và Vatican vẫn được duy trì, và thực tế càng có vẻ mặn mà hơn.
Sau cuộc khủng hoảng con tin, Hoa Kỳ luôn coi Iran là quốc gia thù địch và nguy hiểm vì Iran thủ đắc vũ khí hạt nhân và tài trợ cho các nhóm khủng bố Hồi Giáo Shiite. Năm 1984, Hoa Kỳ chính thức liệt kê Iran là quốc gia tài trợ cho khủng bố Hồi Giáo.
Tình hình càng căng thẳng hơn khi tàu chiến Vincennes của Mỹ bắn nhầm vào một chiếc máy bay chở hành khách của Iran giết chết 290 người vào tháng 7, 1988.
Tháng 6, 2007, tổng thống George Bush được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tiếp tại Vatican. Ngài nêu lên mong muốn Hoa Kỳ và Iran chấm dứt cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử là mối đe dọa toàn cầu. Một năm sau đó, Hoa Kỳ bắt đầu thương thảo với Iran về các hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân.
Cho nên, vào năm 2008 mối quan hệ giữa Iran và Tòa thánh đã “ấm lên” rất nhiều. Tiêu biểu là phát biểu của tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad. Ông nói rằng “Vatican là một lực lượng tích cực cho công lý và hòa bình” khi tiếp tân Sứ thần Tòa Thánh tại Iran, là Đức Tổng Giám Mục Jean-Paul Gobel, đến trình quốc thư.
Theo một bài báo của Carol Glatz đăng trên Catholic News Service vào ngày 7 tháng 10 năm 2010, Tổng thống Ahmadinejad nói với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 rằng ông muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Vatican trong nỗ lực ngăn chặn sự bất khoan dung tôn giáo và sự tan vỡ của các gia đình. Tổng thống cũng kêu gọi các tôn giáo trên thế giới hợp tác trong cuộc chiến chống chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa duy vật. Tuyên bố này được đích thân Phó Chủ tịch Quốc hội Iran, Mohammad-Reza Mir-Tajeddini, trình lên Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 vào ngày 6 tháng 10, 2010.
Một tuyên bố quá hay như thế gây ngạc nhiên đến mức khó tin đối với nhiều người. Cho nên, vào ngày 7 tháng 10, Cha Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh lúc bấy giờ, phải chính thức xác nhận với Catholic News Service và nhiều thông tấn xã Công Giáo khác rằng bức thư đã được gửi cho Đức Giáo Hoàng và nội dung của nó đúng hệt như những gì đã được các phương tiện truyền thông Iran công bố.
Ngăn chặn sự bất khoan dung tôn giáo và sự tan vỡ của các gia đình là những mối quan tâm rất lớn của Tòa Thánh. Do đó, vào ngày 3 tháng 11, Đức Bênêđíctô thứ 16 đã gửi thư cho Tổng thống Iran để trả lời, trong đó ngài tuyên bố rằng việc thành lập một ủy ban song phương của Vatican-Iran sẽ là một bước mong muốn để giải quyết các vấn đề của Giáo Hội Công Giáo ở Iran. Đến nay Iran vẫn chưa xúc tiến đề nghị này. Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo ở Iran có phần dễ thở hơn.
Tháng 7, 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô hoan nghênh diễn biến Hoa Kỳ và Iran đạt được hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, tháng 5, 2018 tổng thống Trump quyết định đơn phương rút khỏi hiệp ước này vì Hoa Kỳ, Pháp và Anh cho rằng Iran vẫn bí mật nghiên cứu cách làm giàu Uranium và các vũ khí hạt nhân. Lệnh trừng phạt kinh tế được tái lập.
Trong tháng 5 và tháng 6 năm ngoái, các tầu chở dầu bị tấn công trong vùng Vịnh. Hoa Kỳ đổ lỗi cho Iran nhưng quốc gia này phủ nhận và bắn rớt một chiếc máy bay không người lái của Hoa Kỳ.
Căng thẳng gần đây lại rộ lên sau khi một nhà thầu Mỹ bị giết gần Kirkuk, Iraq, hôm 27 tháng 12, và bốn thành viên quân sự đã bị thương trong một cuộc tấn công của dân quân Kataib Hezbollah do Iran hậu thuẫn.
Một cuộc tấn công trả đũa của Hoa Kỳ đã giết chết 25 thành viên của dân quân và làm bị thương hơn 50 người khác.
Hôm 31 tháng 12, những người biểu tình do nhóm dân quân này ủng hộ đã tấn công Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Baghdad.
Ngày 3 tháng Giêng, Hoa Kỳ đã dùng một chiếc máy bay không người lái MQ-9 tấn công vào một đoàn xe, giết chết Qasem Soleimani, một vị tướng hàng đầu của Iran. Đó là một sự leo thang lớn giữa hai nước.
Tướng Qasem Soleimani là kiến trúc sư của Iran trong việc mở rộng thế lực của nước này ở Trung Đông. Ông sinh năm 1957 tại tỉnh Kerman, Iran. Ông bỏ học vào năm 13 tuổi để làm công nhân xây dựng. Sự nghiệp quân sự của ông bắt đầu trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq vào thập niên 1980. Tám năm chiến tranh với Iraq đã mang lại cho ông nhiều kinh nghiệm chiến trường. Ông trở thành người đứng đầu Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran vào năm 1998. Trong nhiều năm, Soleimani đã giúp củng cố các thế lực ngoại vi của Iran tại Trung Đông. Ông đã trở nên nổi bật hơn khi áp dụng bạo lực thẳng tay trong cuộc Nổi dậy Ả Rập, chống lại các chế độ độc tài trong vùng. Tháng Tư 2019, Hoa Kỳ đã liệt kê Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran, được hình thành vào năm 1998, là một nhóm khủng bố. Hoa Kỳ đổ lỗi cho Soleimani về cái chết và thương tích của hàng trăm người Mỹ. Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng ông ta đang âm mưu tấn công nhiều hơn vào các quyền lợi của Hoa Kỳ trong khu vực. Một cuộc không kích của Hoa Kỳ đã tấn công đoàn xe của ông tại Sân bay Bagadad của Iraq vào ngày 3 tháng Giêng. Soleimani, một số phụ tá của ông và các thủ lĩnh dân quân chủ chốt khác đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Iran đã thề sẽ trả thù mạnh mẽ cho cái chết của ông ta.
Một cuộc tấn công khác đã được tiến hành ở Iraq, lần này nhắm vào các thành viên của lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn ở nước này.
Sáng sớm thứ Bảy theo giờ địa phương, một đoàn xe hai chiếc chở các thành viên của Lực lượng dân quân PMF của Hồi Giáo Shiite, được Iran hậu thuẫn, đã bị tấn công, ít nhất năm người bị giết chết.
Source:Wiki
Puerto Rico rung chuyển dưới nhiều trận động đất liên tiếp; Một nhà thờ lịch sử cũng bị xập
Trần Mạnh Trác
21:37 07/01/2020
Một trận động đất mạnh 6,4 độ đã đánh thức mọi người dậy vào lúc 4:24 sáng ngày 7/1, đó là khoảng 24 giờ sau khi một trận động đất khác 5,8 độ xẩy ra trước rạng đông ngày 6/1.
Theo báo cáo cuả Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ thì sau cơn động đất mạnh trên, nhiều cơn dư chấn (aftershocks) có cường độ từ 3,8 đến 6 cũng được ghi nhận trên khắp hòn đảo.
Sự rung chuyển liên hồi đã gây ra chấn động về tâm lý, theo lời Cha Enrique Camacho, giám đốc điều hành của Caritas của Puerto Rico.
"Hiện tại chúng tôi đang giúp đỡ mọi người bằng sự hỗ trợ cảm xúc", Cha Camacho nói. "Điều chúng tôi lo sợ là những trận động đất này không chịu ngưng nghỉ. Nếu chúng tôi vẫn có những trận động đất lớn hơn, thiệt hại sẽ rất, rất , rất tồi tệ."
Trận động đất mới nhất đã làm cho mọi người chạy ồ ạt ra đường ở thành phố Ponce, lớn thứ hai của đảo, và ở tất cả các địa điểm phiá tây cuả thành phố, dọc theo bờ biển phía nam của đảo đến các thị trấn Guayanilla, Guanica, Yauco và Lajas. Tất cả các nơi này đều nằm gần tâm chấn của trận động đất.
Cảnh sát ở Ponce cho biết một ông lão 73 tuổi đã chết khi một bức tường xập lên ông.
Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Guayanilla đã bị hư hại nặng nề, theo lời Thị trưởng Nelson Torres Yordan nói với đài truyền hình địa phương.
Cha Camacho cho biết nhà thờ đã sống sót sau trận động đất lớn năm 1918 ở đảo, nhưng đã tan tành bởi cơn động đất ngày 7 tháng 1 này. "Lịch sử ngôi nhà thờ duy nhất còn lại trên đường phố (năm 1918) là thế đấy," ngài nói. "100 năm sau, với trận động đất này, nó cũng bị xụp.”
Cha Camacho cho biết ngài đã bá cáo với Đức cha Ruben Gonzalez Medina của Ponce. Thánh lễ đã bị hủy bỏ ngày 7 tháng 1 tại đây và nhiều giáo xứ trên toàn giáo phận cũng thế, ngài nói.
"Tôi đã nói chuyện với một linh mục phụ trách mục vụ xã hội ở Ponce," Cha Camacho nói. "Cha ấy nói với tôi ngay cả bản thân cha ấy cũng không thể đi quan sát những nơi hư hại (trong giáo phận) bởi vì đường xá bị xụt lở ở nhiều nơi gây nguy hiểm đến tính mạng.”
Theo báo cáo cuả cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ thì kể từ đêm 28 tháng 12, Puerto Rico đã bắt đầu có hàng loạt các trận động đất nhỏ rồi mới dẫn đến các trận động đất lớn sau này.
Trận động đất lớn nhất đã đánh sập nguồn điện của phần lớn hòn đảo, bao gồm thủ đô San Juan. Cơ quan năng lượng điện cuả Puerto Rico báo cáo rằng tất cả các nhà máy điện đã ngừng hoạt động sau khi hệ thống "bảo vệ tự động" được kích hoạt.
Công ty cho biết đã có thiệt hại cho một trong những nhà máy điện chính gần tâm chấn của trận động đất, nhưng các kỹ thuật gia đang làm việc để khôi phục điện cho các phần khác của hòn đảo.
Đức Tổng Giám Mục Robert Gonzalez Nief cuả San Juan đã tweet ngay sau trận động đất ngày 7 tháng 1: "Một trận động đất 6,7 đã làm rung chuyển toàn bộ Puerto Rico mà bây giờ đã mất điện. Xin cầu nguyện, giữ bình tĩnh, đoàn kết và từ thiện là quan trọng. Chúng ta là một gia đình!"
Cha Camacho cho biết nếu xảy ra động đất mạnh hơn, ngài sợ thiệt hại ở trung tâm miền núi nông thôn của hòn đảo, nơi nhà ở không vững chắc, sẽ nghiêm trọng.
Caritas của Puerto Rico đang gấp rút xếp đặt các dịch vụ cứu trợ.
"Chúng tôi đang định giá thiệt hại", Cha Camacho nói. "Chúng tôi sẵn sàng giúp mọi người tái thiết càng sớm càng tốt."
Iran đã phóng hơn một chục tên lửa tấn công hai căn cứ quân Mỹ đồn trú tại Iraq. Giá xăng dầu lên cao
Đặng Tự Do
22:59 07/01/2020
Sáng sớm ngày thứ Tư 8 tháng Giêng, theo giờ địa phương, Iran đã phóng hơn một chục tên lửa vào hai căn cứ của Iraq trong đó quân đội Mỹ đang đồn trú để trả thù cho một cuộc không kích trước đó của Mỹ, vào hôm 3 tháng Giêng, giết chết Qasem Soleimani, một vị tướng hàng đầu của Iran.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Hoa Kỳ đã dùng một chiếc máy bay không người lái MQ-9 tấn công vào một đoàn xe, tại Sân bay Bagadad của Iraq. Soleimani, một số phụ tá của ông và các thủ lĩnh dân quân chủ chốt khác đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Iran đã thề sẽ trả thù mạnh mẽ cho cái chết của ông ta.
Các cố vấn cho tổng thống Trump đã lên kế hoạch cho một bài diễn văn của tổng thống Trump trước quốc dân đồng bào vào tối thứ Ba giờ Washington. Tuy nhiên, giờ chót tổng thống Trump đã tweet rằng “Tất cả đều bình an! Tên lửa được phóng từ Iran vào hai căn cứ quân sự ở Iraq. Đánh giá về thương vong và thiệt hại đang diễn ra ngay bây giờ. Đến nay mọi sự đều ổn thỏa! Vào thời điểm hiện nay, chúng ta có quân đội mạnh nhất và được trang bị tốt nhất ở bất cứ nơi nào trên thế giới! Tôi sẽ đưa ra tuyên bố vào sáng mai.”
Trong một tuyên bố từ phía Iran, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, một đội quân tinh nhuệ của quân Iran, viết tắt là IRGC, cho biết các cuộc tấn công là một đòn trả đũa mạnh mẽ cho cái chết của Soleimani. IRGC cho biết thêm bất kỳ quốc gia nào có quân đội Mỹ trú đóng đều có thể phải chịu các hành động thù địch này, và kêu gọi công dân Mỹ biểu tình đòi chính phủ Mỹ rút quân ra khỏi khu vực.
Tuyên bố này gọi Hoa Kỳ là “đại Satan” và nói thêm:
“Hỡi bọn đại Satan, chúng tôi cảnh báo rằng nếu các ngươi lặp lại sự gian ác của mình hoặc thực hiện bất kỳ động thái bổ sung nào hay bất kỳ hành vi gây hấn nào khác, chúng tôi sẽ đáp trả bằng những phản ứng mạnh mẽ và tàn bạo hơn”.
Giá dầu tăng mạnh hôm thứ ba sau khi tin tức Iran phóng hơn một chục tên lửa đạn đạo vào các căn cứ ở Iraq. Dầu thô ở Mỹ đã tăng hơn 4% lên hơn 65 Mỹ Kim một thùng vào tối thứ Ba.
Đức Thánh Cha dự kiến sẽ đưa ra những nhận xét của ngài về tình hình nghiêm trọng này trong buổi triều yết chung thứ Tư 8 tháng Giêng.
Tưởng cũng nên nói thêm, tướng Qasem Soleimani là kiến trúc sư của Iran trong việc mở rộng thế lực của nước này ở Trung Đông. Ông sinh năm 1957 tại tỉnh Kerman, Iran. Ông bỏ học vào năm 13 tuổi để làm công nhân xây dựng. Sự nghiệp quân sự của ông bắt đầu trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq vào thập niên 1980. Tám năm chiến tranh với Iraq đã mang lại cho ông nhiều kinh nghiệm chiến trường. Ông trở thành người đứng đầu Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran vào năm 1998. Trong nhiều năm, Soleimani đã giúp củng cố các thế lực ngoại vi của Iran tại Trung Đông. Ông đã trở nên nổi bật hơn khi áp dụng bạo lực thẳng tay trong cuộc Nổi dậy Ả Rập, chống lại các chế độ độc tài trong vùng. Tháng Tư 2019, Hoa Kỳ đã liệt kê Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran, được hình thành vào năm 1998, là một nhóm khủng bố. Hoa Kỳ đổ lỗi cho Soleimani về cái chết và thương tích của hàng trăm người Mỹ. Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng ông ta đang âm mưu tấn công nhiều hơn vào các quyền lợi của Hoa Kỳ trong khu vực. Đó là lý do biện minh cho cuộc không kích của Hoa Kỳ tấn công đoàn xe của ông tại Sân bay Bagadad của Iraq vào ngày 3 tháng Giêng. Soleimani, một số phụ tá của ông và các thủ lĩnh dân quân chủ chốt khác đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Iran đã thề sẽ trả thù mạnh mẽ cho cái chết của ông ta.
Source:CNNIran attacks bases housing US troops
Tưởng cũng nên nhắc lại, Hoa Kỳ đã dùng một chiếc máy bay không người lái MQ-9 tấn công vào một đoàn xe, tại Sân bay Bagadad của Iraq. Soleimani, một số phụ tá của ông và các thủ lĩnh dân quân chủ chốt khác đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Iran đã thề sẽ trả thù mạnh mẽ cho cái chết của ông ta.
Các cố vấn cho tổng thống Trump đã lên kế hoạch cho một bài diễn văn của tổng thống Trump trước quốc dân đồng bào vào tối thứ Ba giờ Washington. Tuy nhiên, giờ chót tổng thống Trump đã tweet rằng “Tất cả đều bình an! Tên lửa được phóng từ Iran vào hai căn cứ quân sự ở Iraq. Đánh giá về thương vong và thiệt hại đang diễn ra ngay bây giờ. Đến nay mọi sự đều ổn thỏa! Vào thời điểm hiện nay, chúng ta có quân đội mạnh nhất và được trang bị tốt nhất ở bất cứ nơi nào trên thế giới! Tôi sẽ đưa ra tuyên bố vào sáng mai.”
Trong một tuyên bố từ phía Iran, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, một đội quân tinh nhuệ của quân Iran, viết tắt là IRGC, cho biết các cuộc tấn công là một đòn trả đũa mạnh mẽ cho cái chết của Soleimani. IRGC cho biết thêm bất kỳ quốc gia nào có quân đội Mỹ trú đóng đều có thể phải chịu các hành động thù địch này, và kêu gọi công dân Mỹ biểu tình đòi chính phủ Mỹ rút quân ra khỏi khu vực.
Tuyên bố này gọi Hoa Kỳ là “đại Satan” và nói thêm:
“Hỡi bọn đại Satan, chúng tôi cảnh báo rằng nếu các ngươi lặp lại sự gian ác của mình hoặc thực hiện bất kỳ động thái bổ sung nào hay bất kỳ hành vi gây hấn nào khác, chúng tôi sẽ đáp trả bằng những phản ứng mạnh mẽ và tàn bạo hơn”.
Giá dầu tăng mạnh hôm thứ ba sau khi tin tức Iran phóng hơn một chục tên lửa đạn đạo vào các căn cứ ở Iraq. Dầu thô ở Mỹ đã tăng hơn 4% lên hơn 65 Mỹ Kim một thùng vào tối thứ Ba.
Đức Thánh Cha dự kiến sẽ đưa ra những nhận xét của ngài về tình hình nghiêm trọng này trong buổi triều yết chung thứ Tư 8 tháng Giêng.
Tưởng cũng nên nói thêm, tướng Qasem Soleimani là kiến trúc sư của Iran trong việc mở rộng thế lực của nước này ở Trung Đông. Ông sinh năm 1957 tại tỉnh Kerman, Iran. Ông bỏ học vào năm 13 tuổi để làm công nhân xây dựng. Sự nghiệp quân sự của ông bắt đầu trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq vào thập niên 1980. Tám năm chiến tranh với Iraq đã mang lại cho ông nhiều kinh nghiệm chiến trường. Ông trở thành người đứng đầu Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran vào năm 1998. Trong nhiều năm, Soleimani đã giúp củng cố các thế lực ngoại vi của Iran tại Trung Đông. Ông đã trở nên nổi bật hơn khi áp dụng bạo lực thẳng tay trong cuộc Nổi dậy Ả Rập, chống lại các chế độ độc tài trong vùng. Tháng Tư 2019, Hoa Kỳ đã liệt kê Lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran, được hình thành vào năm 1998, là một nhóm khủng bố. Hoa Kỳ đổ lỗi cho Soleimani về cái chết và thương tích của hàng trăm người Mỹ. Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng ông ta đang âm mưu tấn công nhiều hơn vào các quyền lợi của Hoa Kỳ trong khu vực. Đó là lý do biện minh cho cuộc không kích của Hoa Kỳ tấn công đoàn xe của ông tại Sân bay Bagadad của Iraq vào ngày 3 tháng Giêng. Soleimani, một số phụ tá của ông và các thủ lĩnh dân quân chủ chốt khác đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Iran đã thề sẽ trả thù mạnh mẽ cho cái chết của ông ta.
Source:CNN
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Linh mục có thể rời bàn thờ để chúc bình an không?
Nguyễn Trọng Đa
10:07 07/01/2020
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Linh mục có thể rời bàn thờ để bắt tay với cộng đoàn khi chúc bình an không? Con nghe nói linh mục làm như thế là sai, và con thực sự muốn biết liệu điều này là đúng hay sai, bởi vì nó khiến cho con không yên tâm về việc chúng con làm điều gì đó không phù hợp. – I. S., San Ysidro, California, Hoa Kỳ.
Đáp: Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM), với các điều chỉnh đã được phê duyệt cho Hoa Kỳ, đề cập đến câu hỏi này trong số 154: "Linh mục có thể chúc bình an cho các thừa tác viên, nhưng luôn ở trong cung thánh, kẻo làm xáo trộn việc cử hành. Vì lý do chính đáng, trong các giáo phận của Hoa Kỳ, trong các dịp đặc biệt (thí dụ, trong trường hợp của một lễ tang, một đám cưới, hoặc khi các nhà lãnh đạo dân sự có mặt), linh mục có thể chúc bình an cho vài vị gần cung thánh. Đồng thời, theo các quyết định của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, mọi người khác tỏ cho nhau một dấu chỉ bình an.”
Số 154 gốc từ bản Latinh là: “Linh mục có thể chúc bình an cho các thừa tác viên, tuy nhiên, bao giờ cũng phải ở lại trong cung thánh, kẻo làm xáo trộn việc cử hành. Khi có lý do chính đáng, nếu muốn, linh mục cũng có thể chúc bình an cho một số ít tín hữu. Mọi người khác tùy theo cách thức Hội đồng Giám mục quyết định, tỏ cho nhau dấu chỉ bình an, hiệp thông bác ái. Trong khi chúc bình an, có thể nói: Bình an của Chúa hằng ở cùng …. Người kia đáp: Amen.” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)
Hiện tại, các trường hợp ngoại lệ trên, vồn là khá hợp lý, chỉ áp dụng tại Hoa Kỳ, vì hầu như không có Hội đồng Giám mục nào khác đã gửi bản dịch để Tòa Thánh chuẩn thuận.
Lý do mà Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) tập trung vào điểm này là để đưa lời chúc bỉnh an vào bối cảnh thích hợp của nó, như một nghi thức ngắn gọn và tương đối không quan trọng, để chuẩn bị cho việc Rước lễ; trong thực tế, ít người nhận ra rằng nó là sự tùy chọn thực sự. Chính sự Rước lễ sắp tới, chứ không phải linh mục, cũng không phải tình cảm tốt đẹp mà chúng ta dành cho người lân cận, là lý do và nguồn gốc của sự bình an, mà chúng ta mong muốn cho người lân cận của chúng ta, và sự bình an mà chúng ta nhận được từ họ. Như Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) số 82 nói, trong Nghi thức chúc bình nan: "Hội Thánh cầu xin ơn bình an và hiệp nhất cho chính mình và cho toàn thể gia đình nhân loại. Rồi các tín hữu bày tỏ cho nhau sự hiệp thông trong Hội Thánh và lòng yêu thương nhau, trước khi thông hiệp với bí tích Thánh Thể.” (Bản dịch Việt ngữ, như trên.)
Vì vậy, khi vị chủ lễ bước xuống lối đi để bắt tay, cử chỉ này, mặc dù có ý tốt, có xu hướng thu hút sự chú ý đến con người của ngài, như thể ngài, chứ không phải Chúa, là nguồn bình an mà chỉ có Chúa Kitô mới có thể ban cho. Đôi khi, các linh mục chúng ta có thể quên rằng trở thành "Giáo trưởng, Pontifex" có nghĩa là một cây cầu và cây cầu chỉ phục vụ mục đích của nó khi chúng ta đi qua nó, chứ không phải khi chúng ta chiêm ngưỡng nó từ xa.
Các cử chỉ của tín hữu, trong khi tôn trọng phong tục địa phương, họ nên tránh sự háo hức bề ngoài và vui vẻ quá mức, vì cũng theo Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) số 82: "Các Hội đồng Giám mục sẽ tùy theo tinh thần và phong tục của mỗi dân tộc mà ấn định cách thức chúc bình an. Tuy nhiên, để thuận tiện thì mỗi người chỉ nên chúc bình an cho những người gần nhất một cách đơn giản thôi. [Tại Việt Nam, để chúc bình an cho cộng đoàn, chủ tế dang hai tay, quay về phía cộng đoàn và nói: Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em. Cộng đoàn đáp lại: Và ở cùng cha, và không làm cử chỉ gì khác nữa. Sau câu kêu mời của chủ tế hoặc phó tế: Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau, thì: Chủ tế quay sang vị đồng tế hoặc phó tế, hoặc thừa tác viên đứng bên, cúi mình và nói: Bình an của Chúa ở cùng cha (hoặc thầy). Vị đồng tế hay thừa tác viên đứng kế bên cũng cúi mình và nói: Bình an của Chúa ở cùng cha (Thầy). Các vị đồng tế hay thừa tác viên khác đứng bên nhau cũng làm như vậy. Giáo dân hai bên lòng nhà thờ cũng quay vào nhau cúi mình để chúc bình an cho nhau mà không cần nói gì]” (Bản dịch Việt ngữ, như trên.)
Đồng thời khi nghi thức này được thực hiện tốt, nó có thể là rất hiệu quả về mặt tinh thần. Chẳng hạn, bác sĩ nổi tiếng người Mỹ Bernard Nathanson (1926-2011) đã viết về ấn tượng mạnh mẽ, được gây ra lúc chứng kiến cử chỉ chúc bình an trong Thánh lễ Công Giáo, khi ông đấu tranh để rời bỏ chủ nghĩa vô thần triệt để, và tìm thấy, trước tiên lòng tin vào Thiên Chúa, và sau đó, đón nhận đức tin Công Giáo năm 1996. Câu nói để đời của ông về đạo Công Giáo là: “Không tôn giáo nào đề cao và thực thi sự tha thứ nhiều cho bằng đạo Công Giáo.” (Zenit.org 28-10-2003)
Nguyễn Trọng Đa
https://www.ewtn.com/catholicism/library/can-priest-go-down-aisle-at-the-kiss-of-peace-4972
Hỏi: Linh mục có thể rời bàn thờ để bắt tay với cộng đoàn khi chúc bình an không? Con nghe nói linh mục làm như thế là sai, và con thực sự muốn biết liệu điều này là đúng hay sai, bởi vì nó khiến cho con không yên tâm về việc chúng con làm điều gì đó không phù hợp. – I. S., San Ysidro, California, Hoa Kỳ.
Đáp: Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM), với các điều chỉnh đã được phê duyệt cho Hoa Kỳ, đề cập đến câu hỏi này trong số 154: "Linh mục có thể chúc bình an cho các thừa tác viên, nhưng luôn ở trong cung thánh, kẻo làm xáo trộn việc cử hành. Vì lý do chính đáng, trong các giáo phận của Hoa Kỳ, trong các dịp đặc biệt (thí dụ, trong trường hợp của một lễ tang, một đám cưới, hoặc khi các nhà lãnh đạo dân sự có mặt), linh mục có thể chúc bình an cho vài vị gần cung thánh. Đồng thời, theo các quyết định của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, mọi người khác tỏ cho nhau một dấu chỉ bình an.”
Số 154 gốc từ bản Latinh là: “Linh mục có thể chúc bình an cho các thừa tác viên, tuy nhiên, bao giờ cũng phải ở lại trong cung thánh, kẻo làm xáo trộn việc cử hành. Khi có lý do chính đáng, nếu muốn, linh mục cũng có thể chúc bình an cho một số ít tín hữu. Mọi người khác tùy theo cách thức Hội đồng Giám mục quyết định, tỏ cho nhau dấu chỉ bình an, hiệp thông bác ái. Trong khi chúc bình an, có thể nói: Bình an của Chúa hằng ở cùng …. Người kia đáp: Amen.” (Bản dịch Việt ngữ của Ủy ban Phụng tự thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.)
Hiện tại, các trường hợp ngoại lệ trên, vồn là khá hợp lý, chỉ áp dụng tại Hoa Kỳ, vì hầu như không có Hội đồng Giám mục nào khác đã gửi bản dịch để Tòa Thánh chuẩn thuận.
Lý do mà Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) tập trung vào điểm này là để đưa lời chúc bỉnh an vào bối cảnh thích hợp của nó, như một nghi thức ngắn gọn và tương đối không quan trọng, để chuẩn bị cho việc Rước lễ; trong thực tế, ít người nhận ra rằng nó là sự tùy chọn thực sự. Chính sự Rước lễ sắp tới, chứ không phải linh mục, cũng không phải tình cảm tốt đẹp mà chúng ta dành cho người lân cận, là lý do và nguồn gốc của sự bình an, mà chúng ta mong muốn cho người lân cận của chúng ta, và sự bình an mà chúng ta nhận được từ họ. Như Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) số 82 nói, trong Nghi thức chúc bình nan: "Hội Thánh cầu xin ơn bình an và hiệp nhất cho chính mình và cho toàn thể gia đình nhân loại. Rồi các tín hữu bày tỏ cho nhau sự hiệp thông trong Hội Thánh và lòng yêu thương nhau, trước khi thông hiệp với bí tích Thánh Thể.” (Bản dịch Việt ngữ, như trên.)
Vì vậy, khi vị chủ lễ bước xuống lối đi để bắt tay, cử chỉ này, mặc dù có ý tốt, có xu hướng thu hút sự chú ý đến con người của ngài, như thể ngài, chứ không phải Chúa, là nguồn bình an mà chỉ có Chúa Kitô mới có thể ban cho. Đôi khi, các linh mục chúng ta có thể quên rằng trở thành "Giáo trưởng, Pontifex" có nghĩa là một cây cầu và cây cầu chỉ phục vụ mục đích của nó khi chúng ta đi qua nó, chứ không phải khi chúng ta chiêm ngưỡng nó từ xa.
Các cử chỉ của tín hữu, trong khi tôn trọng phong tục địa phương, họ nên tránh sự háo hức bề ngoài và vui vẻ quá mức, vì cũng theo Quy Chế Tổng Quát Sách lễ Rôma (GIRM) số 82: "Các Hội đồng Giám mục sẽ tùy theo tinh thần và phong tục của mỗi dân tộc mà ấn định cách thức chúc bình an. Tuy nhiên, để thuận tiện thì mỗi người chỉ nên chúc bình an cho những người gần nhất một cách đơn giản thôi. [Tại Việt Nam, để chúc bình an cho cộng đoàn, chủ tế dang hai tay, quay về phía cộng đoàn và nói: Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em. Cộng đoàn đáp lại: Và ở cùng cha, và không làm cử chỉ gì khác nữa. Sau câu kêu mời của chủ tế hoặc phó tế: Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau, thì: Chủ tế quay sang vị đồng tế hoặc phó tế, hoặc thừa tác viên đứng bên, cúi mình và nói: Bình an của Chúa ở cùng cha (hoặc thầy). Vị đồng tế hay thừa tác viên đứng kế bên cũng cúi mình và nói: Bình an của Chúa ở cùng cha (Thầy). Các vị đồng tế hay thừa tác viên khác đứng bên nhau cũng làm như vậy. Giáo dân hai bên lòng nhà thờ cũng quay vào nhau cúi mình để chúc bình an cho nhau mà không cần nói gì]” (Bản dịch Việt ngữ, như trên.)
Đồng thời khi nghi thức này được thực hiện tốt, nó có thể là rất hiệu quả về mặt tinh thần. Chẳng hạn, bác sĩ nổi tiếng người Mỹ Bernard Nathanson (1926-2011) đã viết về ấn tượng mạnh mẽ, được gây ra lúc chứng kiến cử chỉ chúc bình an trong Thánh lễ Công Giáo, khi ông đấu tranh để rời bỏ chủ nghĩa vô thần triệt để, và tìm thấy, trước tiên lòng tin vào Thiên Chúa, và sau đó, đón nhận đức tin Công Giáo năm 1996. Câu nói để đời của ông về đạo Công Giáo là: “Không tôn giáo nào đề cao và thực thi sự tha thứ nhiều cho bằng đạo Công Giáo.” (Zenit.org 28-10-2003)
Nguyễn Trọng Đa
https://www.ewtn.com/catholicism/library/can-priest-go-down-aisle-at-the-kiss-of-peace-4972
Tại Sao Tôi Hiệp Dâng Thánh Lễ Tiếng Việt ?
Hà Minh Thảo
19:25 07/01/2020
Tại Sao Tôi Hiệp Dâng Thánh Lễ Tiếng Việt ?
Thời gian trước và sau ngày 30.04.1975, lúc Việt Nam Cộng hòa bị nhuộm đỏ, cũng như cả triệu đồng bào khác, người Công Giáo cũng phải gạt nước mắt, rời bỏ Quê hương Ðất Tổ, như một hành động phản đối nhà nước cộng sản. Ðến các trại tạm cư Ðông Nam Á, những Kitô hữu này họp lại, Linh mục và giáo dân hiệp dâng Thánh Lễ cảm tạ Thiên Chúa và Mẹ Maria đã thương giúp và ‘soi sáng’ vượt biển an bình.
I.- CỘNG ÐOÀN VÀ GIÁO XỨ VIỆT NAM.
Thời gian sau, họ được các nước tạm dung tiếp đón về nơi định cư. Tại địa phương, những người Con Chúa này tiếp tục họp nhau cùng cầu nguyện cho tìm được việc làm, các con học tập tấn tới và thân nhân đang còn ở tù, được ngụy danh là học tập cải tạo. Những người Công Giáo này cố gắng nhờ một Linh mục địa phương, nếu gặp Cha Việt Nam thì quả là thật may mắn để hiệp dâng Thánh Lễ để nhận Mình và Máu Thánh để nuôi phần hồn.
Tiếp theo, nếu chúng ta đã có thể họp nhau Sống Ðạo với nhau thì có thể xin Ðức Giám mục Giáo phận để hợp thức hóa Cộng đoàn, tùy lòng rộng rãi từ Ngài. Sau đó, Ngài bổ nhiệm Linh mục Tuyên úy.
Tại Pháp, Giáo xứ Paris đã có từ năm 1947. Trước năm 1975, Linh mục Giám đốc Giáo xứ được bổ nhiệm đồng thuận bởi Ðức Tổng Giám mục Paris và Sài Gòn. Tại các Giáo phận khác, chỉ có các Cộng đoàn. Trái lại, tại Hoa kỳ, nhiều Cộng đoàn, giáo dân người Việt chung tiền lại để sở hữu Nhà thờ riêng và trở thành Giáo xứ Tòng Nhân.
Tóm lại, chỉ là Cộng đoàn khi chưa có nơi thờ phượng riêng, phải tạm nhờ nơi các Giáo xứ trong Giáo phận. Ngoài ra, còn hai từ khác, chúng ta cần phân biệt :
- Tòng thổ : thuộc về đất hay địa phương. Ở đây là Giáo phận,
- Tòng nhân : thuộc về con gười. Ở đây là người Việt Nam. Các nghi thức Phụng vụ và Bí tích cử hành bằng tiếng Việt với các Văn bản Việt ngữ được chuẩn duyệt bởi Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Trước năm 1969, Thánh Lễ, mang tên Thánh Giáo hoàng Piô V, được cử hành bằng tiếng La tinh khắp thế giới. Ngày 23.04.1969, nghi thức Thánh Lễ, theo tinh thần Công đồng Vatican II, được cử hành bằng ngôn ngữ địa phương, mang danh Phao-lô VI. Ngày 07.07.2007, Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI đã cho phép cử hành lại Thánh Lễ theo nghi thức Piô V.
Kitô hữu Việt Nam, đang sống đạo tại các Giáo phận nước Pháp, là thành viên :
- Giáo xứ Pháp (mang tính cách tòng thổ). Ðức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh Ơn Gọi của Giáo xứ là biểu hiện sự gần gũi của Giáo hội. « Giáo xứ như Giáo hội, tự mình sống giữa con cái nam nữ của mình ». « Nếu Giáo xứ chen lẫn vào giữa những căn nhà của tha nhân, giáo xứ sống và tác động trong lòng xã hội loài người và liên đới thâm sâu với các ước vọng và thảm kịch của nó… Giáo xứ phải là căn nhà mở rộng đón tiếp mỗi người, hay như Ðức Gioan XXIII thường nói là ‘giếng nước của thôn xóm’ để mọi người đến giải khát » (Ơn gọi và Sứ mệnh của người giáo dân, số 26 và 27).
Trong thư Mục vụ nhân mùa Tuyển cử Tổng thống và Quốc Hội năm 2007, Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Pháp có nhắc : ‘Trong Giáo hội, không có người ngoại quốc’, tức mọi người đều được mời vào nhà thờ.
Luật ngày 09.12.1905 phân quyền các Giáo Hội và Nhà Nước Cộng hòa Pháp. Đồng thời, Hiến Chế ‘Gaudium et Spes’ (Vui mừng và Hy vọng) số 76, các Giáo phụ Công đồng Vatican II viết: “Giáo Hội, vì sứ mạng và chức năng mình, Giáo Hội không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào''. Bởi thế cộng đồng chánh trị và và Giáo Hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình. Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau. Vì sự hợp tác lành mạnh nầy, Giáo Hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng.
- Ðồng thời, các tín hữu này cũng được mời sống đạo với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (Giáo xứ hay Cộng đoàn), mang tính cách tòng nhân. Ðối với các nhà triết học, xã hội học và luật học, Cộng Ðoàn gợi lên ý niệm một tập thể các tín hữu có ‘cùng một nòi giống và tiếng nói, cùng một phong tục nhất là những người di cư, lưu vong, tị nạn’ thì Giáo luật khuyên các Giám mục địa phương ‘hãy dự liệu mọi nhu cầu thiêng liêng, nên đặt các Tuyên úy để giúp đở họ’ (GL 518, 568, 382). Cho nên, Cộng đoàn Công Giáo Việt-Nam là một tập thể người Việt-Nam, đã nhận lãnh bí tích Thánh tẩy và trở nên con Chúa. Vì lý do tiếng nói, văn hóa và phong tục, Kitô hữu Việt được Giáo quyền địa phương chấp thuận cho ‘tụ hợp lại với nhau, thông công việc bẻ bánh và cầu nguyện’ (Tđcv 2, 42), ‘chung một lòng một ý’ (Tđcv 4, 332), hầu trở thành ‘một thân thể và một tâm hồn’ (Ep. 4,4) trong Giáo hội hoàn vũ, để họ cùng nhau phụng thờ Thiên Chúa và làm việc truyền giáo. Hình ảnh những giáo dân tập họp quanh bàn thờ, qua việc cử hành bí tích Thánh Thể, được Linh mục Tuyên Úy phục vụ và điều khiển, và qua Linh mục, Giám mục hiện diện ở đó (GL 16 và 28).
Tuyên Úy là tín hữu ‘được ủy thác việc chăm sóc mục vụ cách thường xuyên, ít là một phần nào, của một Cộng đoàn (GL 564). Tưởng cũng cần nói rõ: Tuyên Úy, theo Giáo luật, phải là một Linh mục. Nhưng vì nhu cầu thực tế hiện nay, chúng ta thấy có những Phó tế, Sư huynh hay Nữ tu Tuyên Úy, được bổ nhiệm bởi Giám mục với sự chấp thuận của Bề Trên Dòng để coi sóc Cộng đoàn nhưng không được cử hành các Bí tích.
Ngoài ra, Tuyên Úy là người cầm giữ và bảo quản con dấu Cộng đoàn và trao lại cho vị kế nhiệm như một biểu tượng chuyển sứ vụ mục tử. Bởi thế, con dấu là tài sản Cộng đoàn không cần thay đổi. Nếu Cộng đoàn chưa có cơ sở cố định (thường nhờ địa chỉ của Tuyên Úy, dấu ấn không cần mang địa chỉ vì nó đã được ghi trên giấy mang tiêu đề (en-tête).
Cộng đoàn, tuy vừa là mầu nhiệm Nhiệm Thể Ðức Kitô (Giáo Hội), nhưng còn là một định chế thực tại, nên cần phải có tổ chức để điều hợp sinh hoạt nội bộ và tiếp xúc với bên ngoài (đạo lẫn đời). Theo tinh thần Công đồng Vatican II, Bộ Giáo luật (GL) mới ban hành năm 1983 và được áp dụng từ 1985. «Hội-Ðồng Mục-Vụ là diện mạo mới của Giáo Hội sau Công đồng Vatican II, là dân Chúa và là cộng đồng huynh đệ do cùng bởi một Thần Trí và cùng tham dự vào một chức tư tế duy nhất của Ðức Kitô. Vì vậy, mọi người đều được mời gọi để phục vụ cho Nước Chúa trong sự bình đẳng về phẩm giá cũng như trong hành động, cho dù có sự khác biệt, nhưng bổ túc cho nhau trong các ân huệ và bổn phận (điều 3 GL 208).
Ðiều mới đáng lưu ý là trong HÐMV không có chức Chủ tịch như trong Hội Ðồng Giáo xứ, trước đ ây, vì chủ tọa buổi họp HÐMV bao giờ cũng là Linh mục Tuyên Úy ‘trong sứ vụ đặc biệt là giảng dạy, thánh hóa và cai quản Cộng Ðoàn do chính Ðức Giám Mục trao phó’(GL 519). Vì thế, bổn phận Tuyên Úy cần hỏi ý kiến HÐMV về những quyết định mục vụ liên quan đến Cộng Ðoàn. Tuy nhiên chính Cha phải thẩm lượng giá trị về những đề nghị của những thành viên trong HÐMV có phù hợp với Ðức Tin Công Giáo, giúp cho việc xây dựng cộng đồng Kitô hữu trong sự hiệp thông với Giáo Hội.
II.- THÁNH LỄ TIẾNG VIỆT GIÚP ÍCH CHO TÔI.
A.- Hai Tình cảm cá nhân.
1.- Là người Việt Nam, tôi rất vui mừng khi gặp đồng bào để nói tiếng Quê hương (hay mẹ đẻ) mà thường nhật không có cơ hội sử dụng.
2.- Giáo Hội Công Giáo gồm các Giáo sĩ và những Giáo dân. Là Giáo dân, tôi ước nguyện khi góp phần cộng tác với các Cha (dùng năng quyền Ðức Kitô) để truyền Mình và Máu Thánh hầu nuôi phần hồn mọi Kitô hữu.
B.- Những lý do khác có thể cho tha nhân.
1.- Phụng vụ Thánh Lễ mời mọi Kitô hữu, trước khi đọc hay nghe Phúc âm, ghi 3 lần dấu Thánh gia trên trán (xin mở trí khôn để hiểu), nơi miệng (hứa rao giảng Lời Chúa) và ở ngực trái (vì thương kính Tin Mừng).
Ðể rao giảng Lời Chúa, như mọi Kitô hữu, tôi phải hiểu biết rõ Lời Ngài. Do đó, các Cha được Phụng vụ mời Giảng sau Phúc âm, thường trích từ các Bài vừa đọc.
Vấn đề đặt ra ở đây, tiếng Pháp của tôi không giúp tôi thông suốt bài giảng, nên với Việt ngữ, tôi tin chắc mình sẽ hiểu rõ hơn.
2.- Trong Cựu ước, sách Khởi nguyên viết (câu 26) : Thiên Chúa phán : « Ta hãy tạo ra con người theo hình ảnh Ta. ». Nhưng giống Chúa là thế nào ? Như có mắt, mũi như chúng ta. Ðúng vậy, nhưng không đủ.
3.- Học thuyết xã hội Công Giáo bổ túc đó là Lý trí và Tự do. Thật vậy, chúng ta vận dụng Lý trí để hiểu rõ một vấn đề. Ở đây, vấn đề là Rao giảng Lời Chúa. Sau đó, với Tự do, chúng ta có quyền thực hiện việc Rao giảng đó hay không. Nói Rao giảng cho quan trọng, chỉ giản dị, ai đó hỏi một dụ ngôn nào Chúa Giêsu dạy, chúng ta có thể giải đáp hay không ?
Nguyên tắc, đêÙn nay, chưa ai thấy diện mạo Thiên Chúa. Nhưng Học thuyết xã hội Công Giáo, như chúng ta biết, chính Hồng Y Ðáng kính P.X. Nguyễn Văn Thuận, người Việt Nam, đã xác tín qua ‘Sự nhập thể làm người của Ngôi Hai Thiên Chúa chứng minh ‘chúng ta được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa’ vì Chúa Giêsu đã dùng Lý trí để thấu hiểu những khổ hình phải gánh và việc phải chết trên thập giá. Tại vườn Ghếtsêmani, trong buồn phiền máu và nước mắt chảy ra, Ðức Kitô cầu nguyện : « Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho chén này qua đi khỏi con. Song không phải như ý Con, mà là như ý Cha. » . Sau cùng, Ngài đã dùng Tự do để chấp nhận để quân dữ bắt đi tử hình, chết và sống lại để chuộc tội cho chúng ta.
Hà Minh Thảo
Thời gian trước và sau ngày 30.04.1975, lúc Việt Nam Cộng hòa bị nhuộm đỏ, cũng như cả triệu đồng bào khác, người Công Giáo cũng phải gạt nước mắt, rời bỏ Quê hương Ðất Tổ, như một hành động phản đối nhà nước cộng sản. Ðến các trại tạm cư Ðông Nam Á, những Kitô hữu này họp lại, Linh mục và giáo dân hiệp dâng Thánh Lễ cảm tạ Thiên Chúa và Mẹ Maria đã thương giúp và ‘soi sáng’ vượt biển an bình.
I.- CỘNG ÐOÀN VÀ GIÁO XỨ VIỆT NAM.
Thời gian sau, họ được các nước tạm dung tiếp đón về nơi định cư. Tại địa phương, những người Con Chúa này tiếp tục họp nhau cùng cầu nguyện cho tìm được việc làm, các con học tập tấn tới và thân nhân đang còn ở tù, được ngụy danh là học tập cải tạo. Những người Công Giáo này cố gắng nhờ một Linh mục địa phương, nếu gặp Cha Việt Nam thì quả là thật may mắn để hiệp dâng Thánh Lễ để nhận Mình và Máu Thánh để nuôi phần hồn.
Tiếp theo, nếu chúng ta đã có thể họp nhau Sống Ðạo với nhau thì có thể xin Ðức Giám mục Giáo phận để hợp thức hóa Cộng đoàn, tùy lòng rộng rãi từ Ngài. Sau đó, Ngài bổ nhiệm Linh mục Tuyên úy.
Tại Pháp, Giáo xứ Paris đã có từ năm 1947. Trước năm 1975, Linh mục Giám đốc Giáo xứ được bổ nhiệm đồng thuận bởi Ðức Tổng Giám mục Paris và Sài Gòn. Tại các Giáo phận khác, chỉ có các Cộng đoàn. Trái lại, tại Hoa kỳ, nhiều Cộng đoàn, giáo dân người Việt chung tiền lại để sở hữu Nhà thờ riêng và trở thành Giáo xứ Tòng Nhân.
Tóm lại, chỉ là Cộng đoàn khi chưa có nơi thờ phượng riêng, phải tạm nhờ nơi các Giáo xứ trong Giáo phận. Ngoài ra, còn hai từ khác, chúng ta cần phân biệt :
- Tòng thổ : thuộc về đất hay địa phương. Ở đây là Giáo phận,
- Tòng nhân : thuộc về con gười. Ở đây là người Việt Nam. Các nghi thức Phụng vụ và Bí tích cử hành bằng tiếng Việt với các Văn bản Việt ngữ được chuẩn duyệt bởi Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Trước năm 1969, Thánh Lễ, mang tên Thánh Giáo hoàng Piô V, được cử hành bằng tiếng La tinh khắp thế giới. Ngày 23.04.1969, nghi thức Thánh Lễ, theo tinh thần Công đồng Vatican II, được cử hành bằng ngôn ngữ địa phương, mang danh Phao-lô VI. Ngày 07.07.2007, Ðức Thánh Cha Biển Ðức XVI đã cho phép cử hành lại Thánh Lễ theo nghi thức Piô V.
Kitô hữu Việt Nam, đang sống đạo tại các Giáo phận nước Pháp, là thành viên :
- Giáo xứ Pháp (mang tính cách tòng thổ). Ðức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh Ơn Gọi của Giáo xứ là biểu hiện sự gần gũi của Giáo hội. « Giáo xứ như Giáo hội, tự mình sống giữa con cái nam nữ của mình ». « Nếu Giáo xứ chen lẫn vào giữa những căn nhà của tha nhân, giáo xứ sống và tác động trong lòng xã hội loài người và liên đới thâm sâu với các ước vọng và thảm kịch của nó… Giáo xứ phải là căn nhà mở rộng đón tiếp mỗi người, hay như Ðức Gioan XXIII thường nói là ‘giếng nước của thôn xóm’ để mọi người đến giải khát » (Ơn gọi và Sứ mệnh của người giáo dân, số 26 và 27).
Trong thư Mục vụ nhân mùa Tuyển cử Tổng thống và Quốc Hội năm 2007, Ban Thường vụ Hội đồng Giám mục Pháp có nhắc : ‘Trong Giáo hội, không có người ngoại quốc’, tức mọi người đều được mời vào nhà thờ.
Luật ngày 09.12.1905 phân quyền các Giáo Hội và Nhà Nước Cộng hòa Pháp. Đồng thời, Hiến Chế ‘Gaudium et Spes’ (Vui mừng và Hy vọng) số 76, các Giáo phụ Công đồng Vatican II viết: “Giáo Hội, vì sứ mạng và chức năng mình, Giáo Hội không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào''. Bởi thế cộng đồng chánh trị và và Giáo Hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình. Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau. Vì sự hợp tác lành mạnh nầy, Giáo Hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng.
- Ðồng thời, các tín hữu này cũng được mời sống đạo với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam (Giáo xứ hay Cộng đoàn), mang tính cách tòng nhân. Ðối với các nhà triết học, xã hội học và luật học, Cộng Ðoàn gợi lên ý niệm một tập thể các tín hữu có ‘cùng một nòi giống và tiếng nói, cùng một phong tục nhất là những người di cư, lưu vong, tị nạn’ thì Giáo luật khuyên các Giám mục địa phương ‘hãy dự liệu mọi nhu cầu thiêng liêng, nên đặt các Tuyên úy để giúp đở họ’ (GL 518, 568, 382). Cho nên, Cộng đoàn Công Giáo Việt-Nam là một tập thể người Việt-Nam, đã nhận lãnh bí tích Thánh tẩy và trở nên con Chúa. Vì lý do tiếng nói, văn hóa và phong tục, Kitô hữu Việt được Giáo quyền địa phương chấp thuận cho ‘tụ hợp lại với nhau, thông công việc bẻ bánh và cầu nguyện’ (Tđcv 2, 42), ‘chung một lòng một ý’ (Tđcv 4, 332), hầu trở thành ‘một thân thể và một tâm hồn’ (Ep. 4,4) trong Giáo hội hoàn vũ, để họ cùng nhau phụng thờ Thiên Chúa và làm việc truyền giáo. Hình ảnh những giáo dân tập họp quanh bàn thờ, qua việc cử hành bí tích Thánh Thể, được Linh mục Tuyên Úy phục vụ và điều khiển, và qua Linh mục, Giám mục hiện diện ở đó (GL 16 và 28).
Tuyên Úy là tín hữu ‘được ủy thác việc chăm sóc mục vụ cách thường xuyên, ít là một phần nào, của một Cộng đoàn (GL 564). Tưởng cũng cần nói rõ: Tuyên Úy, theo Giáo luật, phải là một Linh mục. Nhưng vì nhu cầu thực tế hiện nay, chúng ta thấy có những Phó tế, Sư huynh hay Nữ tu Tuyên Úy, được bổ nhiệm bởi Giám mục với sự chấp thuận của Bề Trên Dòng để coi sóc Cộng đoàn nhưng không được cử hành các Bí tích.
Ngoài ra, Tuyên Úy là người cầm giữ và bảo quản con dấu Cộng đoàn và trao lại cho vị kế nhiệm như một biểu tượng chuyển sứ vụ mục tử. Bởi thế, con dấu là tài sản Cộng đoàn không cần thay đổi. Nếu Cộng đoàn chưa có cơ sở cố định (thường nhờ địa chỉ của Tuyên Úy, dấu ấn không cần mang địa chỉ vì nó đã được ghi trên giấy mang tiêu đề (en-tête).
Cộng đoàn, tuy vừa là mầu nhiệm Nhiệm Thể Ðức Kitô (Giáo Hội), nhưng còn là một định chế thực tại, nên cần phải có tổ chức để điều hợp sinh hoạt nội bộ và tiếp xúc với bên ngoài (đạo lẫn đời). Theo tinh thần Công đồng Vatican II, Bộ Giáo luật (GL) mới ban hành năm 1983 và được áp dụng từ 1985. «Hội-Ðồng Mục-Vụ là diện mạo mới của Giáo Hội sau Công đồng Vatican II, là dân Chúa và là cộng đồng huynh đệ do cùng bởi một Thần Trí và cùng tham dự vào một chức tư tế duy nhất của Ðức Kitô. Vì vậy, mọi người đều được mời gọi để phục vụ cho Nước Chúa trong sự bình đẳng về phẩm giá cũng như trong hành động, cho dù có sự khác biệt, nhưng bổ túc cho nhau trong các ân huệ và bổn phận (điều 3 GL 208).
Ðiều mới đáng lưu ý là trong HÐMV không có chức Chủ tịch như trong Hội Ðồng Giáo xứ, trước đ ây, vì chủ tọa buổi họp HÐMV bao giờ cũng là Linh mục Tuyên Úy ‘trong sứ vụ đặc biệt là giảng dạy, thánh hóa và cai quản Cộng Ðoàn do chính Ðức Giám Mục trao phó’(GL 519). Vì thế, bổn phận Tuyên Úy cần hỏi ý kiến HÐMV về những quyết định mục vụ liên quan đến Cộng Ðoàn. Tuy nhiên chính Cha phải thẩm lượng giá trị về những đề nghị của những thành viên trong HÐMV có phù hợp với Ðức Tin Công Giáo, giúp cho việc xây dựng cộng đồng Kitô hữu trong sự hiệp thông với Giáo Hội.
II.- THÁNH LỄ TIẾNG VIỆT GIÚP ÍCH CHO TÔI.
A.- Hai Tình cảm cá nhân.
1.- Là người Việt Nam, tôi rất vui mừng khi gặp đồng bào để nói tiếng Quê hương (hay mẹ đẻ) mà thường nhật không có cơ hội sử dụng.
2.- Giáo Hội Công Giáo gồm các Giáo sĩ và những Giáo dân. Là Giáo dân, tôi ước nguyện khi góp phần cộng tác với các Cha (dùng năng quyền Ðức Kitô) để truyền Mình và Máu Thánh hầu nuôi phần hồn mọi Kitô hữu.
B.- Những lý do khác có thể cho tha nhân.
1.- Phụng vụ Thánh Lễ mời mọi Kitô hữu, trước khi đọc hay nghe Phúc âm, ghi 3 lần dấu Thánh gia trên trán (xin mở trí khôn để hiểu), nơi miệng (hứa rao giảng Lời Chúa) và ở ngực trái (vì thương kính Tin Mừng).
Ðể rao giảng Lời Chúa, như mọi Kitô hữu, tôi phải hiểu biết rõ Lời Ngài. Do đó, các Cha được Phụng vụ mời Giảng sau Phúc âm, thường trích từ các Bài vừa đọc.
Vấn đề đặt ra ở đây, tiếng Pháp của tôi không giúp tôi thông suốt bài giảng, nên với Việt ngữ, tôi tin chắc mình sẽ hiểu rõ hơn.
2.- Trong Cựu ước, sách Khởi nguyên viết (câu 26) : Thiên Chúa phán : « Ta hãy tạo ra con người theo hình ảnh Ta. ». Nhưng giống Chúa là thế nào ? Như có mắt, mũi như chúng ta. Ðúng vậy, nhưng không đủ.
3.- Học thuyết xã hội Công Giáo bổ túc đó là Lý trí và Tự do. Thật vậy, chúng ta vận dụng Lý trí để hiểu rõ một vấn đề. Ở đây, vấn đề là Rao giảng Lời Chúa. Sau đó, với Tự do, chúng ta có quyền thực hiện việc Rao giảng đó hay không. Nói Rao giảng cho quan trọng, chỉ giản dị, ai đó hỏi một dụ ngôn nào Chúa Giêsu dạy, chúng ta có thể giải đáp hay không ?
Nguyên tắc, đêÙn nay, chưa ai thấy diện mạo Thiên Chúa. Nhưng Học thuyết xã hội Công Giáo, như chúng ta biết, chính Hồng Y Ðáng kính P.X. Nguyễn Văn Thuận, người Việt Nam, đã xác tín qua ‘Sự nhập thể làm người của Ngôi Hai Thiên Chúa chứng minh ‘chúng ta được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa’ vì Chúa Giêsu đã dùng Lý trí để thấu hiểu những khổ hình phải gánh và việc phải chết trên thập giá. Tại vườn Ghếtsêmani, trong buồn phiền máu và nước mắt chảy ra, Ðức Kitô cầu nguyện : « Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho chén này qua đi khỏi con. Song không phải như ý Con, mà là như ý Cha. » . Sau cùng, Ngài đã dùng Tự do để chấp nhận để quân dữ bắt đi tử hình, chết và sống lại để chuộc tội cho chúng ta.
Hà Minh Thảo
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chớm Đông
Nguyễn Đức Cung
22:32 07/01/2020
CHỚM ĐÔNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tiết trời nay đã chớm Đông
Núi cao tuyết trắng dưới đồng cây xanh
(nđc)
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Tiết trời nay đã chớm Đông
Núi cao tuyết trắng dưới đồng cây xanh
(nđc)
VietCatholic TV
Những hình ảnh ngoạn mục Lễ Chúa Hiển Linh tại Âu Châu. ĐTC cảnh báo về cách chúng ta thờ phượng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
02:29 07/01/2020
Những hình ảnh đẹp Lễ Chúa Hiển Linh có thể quý vị và anh chị em chưa từng thấy trong đời.
Năm nay, tại nhiều nơi trên thế giới, Lễ Chúa Hiển Linh, trước đây gọi là Lễ Ba Vua, được cử hành vào ngày Chúa Nhật 5 tháng Giêng, nghĩa là sớm hơn một ngày. Tuy nhiên, tại Vatican, và nhiều nơi khác, lễ này luôn được cử hành đúng ngày chính lễ.
Lễ Chúa Hiển Linh được cử hành trọng thể nhất là tại Ba Lan, Đức, Ý, Áo và Hung Gia Lợi với các đoàn rước đầy mầu sắc như những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây. Những người tham dự được phát cho một vương miện như các vua chúa trước khi tham dự vào đoàn rước gồm các xe hoa trang điểm lộng lẫy.
Trong số các quốc gia Âu Châu, Lễ Chúa Hiển Linh có lẽ được cử hành ít trang trọng nhất ở Anh so với các nước khác. Thường thì lễ này chỉ đánh dấu cho Đêm thứ mười hai, nghĩa là đêm cuối cùng trong 12 ngày mừng lễ Giáng Sinh, trong đó mọi thứ trang hoàng được gỡ xuống, và người ta tham dự bữa tiệc cuối cùng kết thúc mùa nghỉ lễ và trở lại làm việc.
Ở Ái Nhĩ Lan, quốc gia có thời được xem là thành trì của người Công Giáo, Lễ Chúa Hiển Linh được gọi là “Women’s Christmas”, nghĩa là Giáng sinh của Phụ nữ, một ngày trong đó các ông chồng nấu ăn còn các bà vợ thì có quyền nghỉ ngơi.
Tại Tây Ban Nha, Ý và nhiều nước khác, đó là ngày trẻ em nhận được quà lần thứ hai.
Người Công Giáo Áo, Đức và Ba Lan ăn mừng Lễ Chúa Hiển Linh bằng cách viết ba chữ C, M, B lên cửa nhà mình. Ba chữ ấy là tên viết tắt của Ba vị vua - Caspar, Melchior và Balthazar đã đến để triều bái Chúa Hài Đồng.
Lễ Chúa Hiển Linh được tổ chức ở những nơi khác với bánh ngọt, thường có đồ chơi bên trong, chẳng hạn như Galette des rois ở Pháp.
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Tại Vatican, lúc 10 giờ sáng, thứ Hai 6 tháng Giêng, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự Lễ Hiển Linh cùng với khoảng 8 ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong bài Tin Mừng (Mt 2:1-12), chúng ta đã nghe Ba vị Đạo sĩ bắt đầu với việc nêu lên lý do tại sao họ đến: “Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện từ phương Đông và chúng tôi đến để triều bái Người” (câu 2). Thờ lạy là cùng đích và là mục tiêu cuộc hành trình của họ. Thật vậy, khi họ đến Bêlem, “họ thấy Hài Nhi cùng với Đức Maria thân mẫu Người, họ liền sấp mình thờ lạy Người” (câu 11). Một khi chúng ta mất đi cảm thức thờ lạy, thì chúng ta đánh mất đi định hướng của đời sống Kitô, vốn là một cuộc hành trình hướng về Chúa, chứ không phải hướng về chính mình. Tin Mừng cảnh báo chúng ta về nguy cơ này, vì bên cạnh các đạo sĩ, Tin Mừng cũng trình bày những người khác là những người không có khả năng thờ lạy.
Trước hết là vua Hêrôđê, người dùng từ thờ lạy, nhưng chỉ để lừa lọc. Ông yêu cầu các Đạo sĩ thông báo cho ông về nơi ở của Hài Nhi “để Ta cũng đến để bái thờ Người” (câu 8). Thực tế, Hêrôđê chỉ tôn thờ chính mình, cho nên ông muốn tận diệt Hài Nhi bằng một lời nói dối. Điều này dạy chúng ta điều gì? Thưa, khi chúng ta không tôn thờ Thiên Chúa, chúng ta đi đến chỗ tôn thờ chính mình. Cũng thế, đời sống Kitô hữu khi không tôn thờ Thiên Chúa có thể trở thành một cách thức kín đáo để khẳng định chính mình và những khả năng của mình: đó là những Kitô hữu không biết thờ phượng, tức là những người không biết cầu nguyện qua việc phượng tự. Đó là một nguy cơ nghiêm trọng: chúng ta bắt Chúa phục vụ chúng ta chứ không phải là chúng ta phục vụ Ngài. Đã bao nhiêu lần chúng ta nhầm lẫn giữa lợi ích của Tin Mừng và tư lợi của chúng ta, bao nhiêu lần chúng ta khoác chiếc áo tôn giáo lên thứ này thứ khác thuận tiện cho chúng ta, bao nhiêu lần chúng ta mập mờ giữa quyền năng Thiên Chúa nhắm phục vụ tha nhân, với quyền lực thế gian để phục vụ chính mình!
Bên cạnh Hêrôđê, Tin Mừng còn nhắc đến có những người khác không có khả năng thờ lạy: họ là các thượng tế và kinh sư. Họ chỉ cho Hêrôđê biết chính xác nơi Đấng Mêsia được sinh ra ở đâu: tại Bêlem, miền Giuđê (x. câu 5). Họ biết những lời tiên tri và có thể viện dẫn chính xác. Họ biết nơi phải đi – vì họ là các đại thần học gia, rất đại tài! - nhưng họ không đi. Ở đây, chúng ta cũng có thể rút ra một bài học. Trong đời sống Kitô, biết thôi thì chưa đủ đâu: trừ phi chúng ta ra khỏi chính mình, trừ phi chúng ta gặp gỡ tha nhân và thờ phượng, chúng ta không thể biết Chúa đâu. Những hiệu quả thần học và mục vụ chẳng có ích bao nhiêu, thậm chí là vô ích, nếu chúng ta không biết bái quỳ; nếu chúng ta không biết quỳ xuống như những vị Đạo sĩ, là những người không chỉ có kiến thức hoạch định một chuyến đi, mà còn dám lên đường và cúc cung thờ lạy. Khi thờ phượng, chúng ta nhận ra rằng đức tin không chỉ đơn thuần là một tập hợp các tín lý tốt đẹp, nhưng còn là một mối tương quan với một Ngôi Vị sống động là Đấng chúng ta được mời gọi để yêu mến Ngài. Chính qua cuộc gặp gỡ mặt đối mặt với Chúa Giêsu mà chúng ta nhận biết Ngài là ai. Qua việc tôn thờ, chúng ta khám phá ra rằng đời sống Kitô là một câu chuyện tình với Thiên Chúa, trong đó những ý tưởng hay đẹp thôi thì chưa đủ, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải có khả năng đặt Ngài ở vị trí trung tâm của đời ta, như một người đang yêu vẫn làm đối với người mình yêu. Đây là điều mà Giáo Hội phải trở thành, đó là trở nên một người yêu tôn thờ Chúa Giêsu, Phu Quân của mình.
Khi bắt đầu một năm mới, cầu xin cho chúng ta biết tái khám phá một cách mới mẻ rằng thờ phượng là một đòi hỏi của đức tin. Nếu chúng ta biết quỳ gối trước Chúa Giêsu, chúng ta sẽ vượt thắng cám dỗ cất bước trên con đường riêng của mình. Bởi vì thờ lạy là thực hiện một cuộc xuất hành lớn để thoát ra khỏi hình thái lớn nhất của sự ràng buộc là sự nô lệ cho chính mình. Thờ phượng là đặt Chúa ở vị trí trung tâm, chứ không phải là chính chúng ta. Thờ lạy là trả mọi thứ trở lại đúng trật tự của chúng, và đặt Chúa ở vị trí đầu tiên. Thờ lạy là đặt kế hoạch của Chúa quan trọng hơn thời gian của riêng tôi, hơn quyền đáng được hưởng của tôi, va hơn không gian của riêng tôi. Thờ lạy là chấp nhận lời dạy của Kinh thánh: “Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi” (Mt 4:10). Thiên Chúa của ngươi: thờ lạy là nhận thức rằng cả Thiên Chúa và chúng ta thuộc về lẫn nhau. Thờ lạy nghĩa là có thể trò chuyện với Ngài một cách tự do và thân mật; nghĩa là đặt để cuộc sống của chúng ta nơi Ngài và để Ngài bước vào cuộc sống của chúng ta. Thờ lạy nghĩa là mang niềm an ủi của Ngài đến cho thế giới. Thờ lạy là khám phá ra rằng khi cầu nguyện chỉ cần nói: “Lạy Chúa và Thiên Chúa của con!” (Ga 20:28), và để chúng ta được bao phủ trong tình yêu dịu dàng của Ngài.
Thờ lạy là đến với Chúa Giêsu, không phải với một danh sách những nguyện vọng, nhưng với một thỉnh cầu duy nhất là được ở với Người. Thờ lạy là khám phá ra rằng niềm vui và sự bình an đang gia tăng cùng với những lời tán tụng và tri ân. Khi chúng ta thờ lạy, chúng ta để cho Chúa Giêsu chữa lành và biến đổi chúng ta. Khi chúng ta thờ lạy, chúng ta để cho Chúa có thể biến đổi chúng ta bằng tình yêu của Ngài, thắp sáng giữa bóng tối của chúng ta, ban cho chúng ta sức mạnh giữa những yếu đuối của chúng ta; và ban ơn can đảm cho chúng ta giữa những thử thách. Thờ phượng có nghĩa là tập trung vào những gì là thiết yếu: gạt bỏ đi những thứ vô dụng và nghiện ngập gây mê trái tim và làm tâm trí chúng ta rối loạn. Trong thờ phượng, chúng ta học cách bác bỏ những gì không nên tôn thờ như thần tài, thần tiêu dùng, thần khoái lạc, thần thành công, và thần bản ngã. Thờ phượng có nghĩa là cúi thấp xuống trước Đấng Tối Cao và khám phá ra trong sự hiện diện của Ngài rằng sự vĩ đại của cuộc sống không hệ tại ở việc sở hữu thứ này thứ khác, nhưng là ở tình yêu. Thờ phượng có nghĩa là nhận ra rằng tất cả chúng ta đều là anh chị em trước mầu nhiệm của một tình yêu có khả năng bắc cầu mọi khoảng cách: đó là gặp gỡ sự thiện ở tận cội nguồn; đó là tìm thấy nơi Thiên Chúa sự gần gũi, và lòng can đảm để đến gần người khác. Thờ phượng có nghĩa là biết cách im lặng trước sự hiện diện của Lời Chúa và học cách sử dụng những từ không làm tổn thương ai nhưng mang lại ủi an.
Thờ phượng là một hành động của tình yêu thay đổi cuộc sống của chúng ta. Nó liên quan đến những gì các vị Đạo Sĩ đã làm. Đó là mang vàng đến với Chúa và nói với Chúa rằng không có gì quý hơn Người. Đó là dâng hương cho Chúa và nói với Ngài rằng chỉ khi kết hợp với Ngài, cuộc sống của chúng ta mới có thể bay lên tới thiên đường. Đó là dâng lên Ngài mộc dược, là hương thơm xoa dịu những người bị bầm tím và thương tổn, và hứa với Ngài rằng chúng ta sẽ giúp đỡ những người hàng xóm bị thiệt thòi và đau khổ, mà chính Người đang hiện diện nơi những người ấy. Chúng ta thường biết cách cầu nguyện - chúng ta cầu xin Chúa, chúng ta cảm tạ Ngài - nhưng Giáo Hội phải tiến về phía trước trong lời cầu nguyện phượng thờ của mình; chúng ta phải lớn lên trong việc thờ phượng. Đây là sự khôn ngoan mà chúng ta phải học mỗi ngày. Cầu nguyện bằng cách thờ phượng: lời cầu nguyện phượng thờ.
Anh chị em thân mến, hôm nay mỗi người trong chúng ta có thể tự hỏi: “Tôi có phải là một tín hữu Kitô biết thờ phượng không?” Nhiều Kitô hữu cầu nguyện nhưng họ không thờ phượng. Chúng ta hãy tự hỏi mình câu hỏi này: “Chúng ta có dành thời gian để thờ phượng trong lịch trình hàng ngày của chúng ta và chúng ta có dành chỗ cho việc thờ phượng trong cộng đồng của chúng ta không? Với tư cách là một Giáo Hội, liệu chúng ta có muốn đưa vào thực hành những lời chúng ta đã cầu nguyện trong Thánh Vịnh ngày hôm nay: “Lạy Chúa, tất cả mọi dân tộc trên trái đất sẽ tôn thờ Chúa”? Được như thế thì trong việc thờ phượng, chúng ta cũng sẽ khám phá, như các vị Đạo Sĩ, ý nghĩa của cuộc hành trình của chúng ta. Và cũng giống như các vị Đạo Sĩ, chúng ta cũng sẽ trải nghiệm “một niềm vui lớn” (Mt 2: 10).
Source:Holy See Press Office