Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:41 07/01/2025
17. Nếu công việc nơi bản thân người khác khiến bạn không vui vẻ thì bản thân bạn suốt đời không nên làm, nhưng khi bạn làm thì phải khiến cho mọi người vui thích.
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:44 07/01/2025
33. KHÁCH NGHIỆN RƯỢU
Có tên sâu rượu (nghiện rượu), mỗi ngày đều lấy rượu làm vui.
Có lần đi ăn tiệc, uống rượu không ngơi nghỉ, uống đến khi đỏ mặt tía tai, bèn nói với những người khách khác:
- “Nhà ai đường sá xa xôi thì có thể về trước”.
Khách khứa lục tục đi về, chỉ còn lại một mình anh ta và chủ nhân ngồi tiếp anh ta uống rượu, anh ta lại nói:
- “Nhà ai đường sá xa xôi thì về trước”.
Chủ nhân nói:
- “Nhà tôi ở đây”.
Tên sâu rượu nói:
- “Ông phải lui về phòng, tôi thì ngủ trên bàn rượu này với áo quần của tôi !”.
(Tuyết Đào Hìa Sử)
Suy tư 33:
Có những người trước khi uống rượu thì rất lễ phép lịch sự với kẻ trên người dưới, đến khi rượu ngà ngà thì to tiếng với người dưới kẻ trên, khi rượu uống đã lên đến con mắt thì mắt mờ nhìn không biết ai là ai, nhìn bố thành bạn, nhìn bạn thành bố, ăn nói loạn tầm phào mất nhân cách...
Rượu đem lại niềm vui và phấn khởi cho người biết thưởng thức rượu, nhưng rượu cũng đem lại những điều bất hạnh cho những người lợi dụng rượu.
Người Ki-tô hữu biết rằng đời còn rất nhiều việc phải làm hơn là phí thời giờ trong bàn nhậu, ở đời cũng có rất nhiều việc cần đến trí óc hơn là uống rượu để phá hoại trí óc của mình, cho nên khi họ thưởng thức vị ngọt cay của rượu, thì cám ơn Thiên Chúa đã ban cho họ được uống thứ rượu trường sinh là Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su trên bàn thờ, để nhờ đó mà họ trở nên phấn khởi vui tươi hơn trong cuộc sống nhiều lao nhọc của mình...
Bất kể là ai, người giàu hay nghèo, người có danh vọng hay địa vị, hể nát rượu thì chắc chắn là thân bại danh liệt !
Người khôn ngoan biết rất rõ điều này.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có tên sâu rượu (nghiện rượu), mỗi ngày đều lấy rượu làm vui.
Có lần đi ăn tiệc, uống rượu không ngơi nghỉ, uống đến khi đỏ mặt tía tai, bèn nói với những người khách khác:
- “Nhà ai đường sá xa xôi thì có thể về trước”.
Khách khứa lục tục đi về, chỉ còn lại một mình anh ta và chủ nhân ngồi tiếp anh ta uống rượu, anh ta lại nói:
- “Nhà ai đường sá xa xôi thì về trước”.
Chủ nhân nói:
- “Nhà tôi ở đây”.
Tên sâu rượu nói:
- “Ông phải lui về phòng, tôi thì ngủ trên bàn rượu này với áo quần của tôi !”.
(Tuyết Đào Hìa Sử)
Suy tư 33:
Có những người trước khi uống rượu thì rất lễ phép lịch sự với kẻ trên người dưới, đến khi rượu ngà ngà thì to tiếng với người dưới kẻ trên, khi rượu uống đã lên đến con mắt thì mắt mờ nhìn không biết ai là ai, nhìn bố thành bạn, nhìn bạn thành bố, ăn nói loạn tầm phào mất nhân cách...
Rượu đem lại niềm vui và phấn khởi cho người biết thưởng thức rượu, nhưng rượu cũng đem lại những điều bất hạnh cho những người lợi dụng rượu.
Người Ki-tô hữu biết rằng đời còn rất nhiều việc phải làm hơn là phí thời giờ trong bàn nhậu, ở đời cũng có rất nhiều việc cần đến trí óc hơn là uống rượu để phá hoại trí óc của mình, cho nên khi họ thưởng thức vị ngọt cay của rượu, thì cám ơn Thiên Chúa đã ban cho họ được uống thứ rượu trường sinh là Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su trên bàn thờ, để nhờ đó mà họ trở nên phấn khởi vui tươi hơn trong cuộc sống nhiều lao nhọc của mình...
Bất kể là ai, người giàu hay nghèo, người có danh vọng hay địa vị, hể nát rượu thì chắc chắn là thân bại danh liệt !
Người khôn ngoan biết rất rõ điều này.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 08/01: Đêm Tối của Đức Tin – Lm. Phêrô Trần Ngọc Đức, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:31 07/01/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Sau khi cho năm ngàn người được ăn no nê, lập tức, Đức Giê-su bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, về phía thành Bết-xai-đa, trong lúc Người giải tán đám đông. 46 Sau khi cho họ đi, Người lên núi cầu nguyện. Chiều đến, chiếc thuyền đang ở giữa biển hồ, chỉ còn một mình Người ở trên đất. Người thấy các ông phải vất vả chèo chống vì gió ngược, nên vào khoảng canh tư đêm ấy, Người đi trên mặt biển mà đến với các ông, và Người định vượt các ông. Nhưng khi các ông thấy Người đi trên mặt biển, lại tưởng là ma, thì la lên. Quả thế, tất cả các ông đều nhìn thấy Người và đều hoảng hốt. Lập tức, Người bảo các ông : “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!” Người lên thuyền với các ông, và gió lặng. Các ông cảm thấy bàng hoàng sửng sốt, vì các ông đã không hiểu phép lạ bánh hoá nhiều : lòng các ông còn chai đá !
Đó là lời Chúa
Con Thiên Chúa trình làng
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
07:00 07/01/2025
LỄ CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C : LC 3,15-16.21-22
Khi ấy, dân đang trông đợi, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi : biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a ! Ông Gio-an trả lời mọi người rằng : “Phần tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa.”
Khi toàn dân chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa; rồi đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Và có tiếng từ trời phán rằng : “Con là Con yêu dấu của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.”
CON THIÊN CHÚA TRÌNH LÀNG
Cả 4 Tin Mừng đều kể lại câu chuyện Đức Giê-su chịu phép rửa, điều đó cho thấy biến cố này rất quan trọng. Nhưng mỗi vị thánh sử đều nhấn mạnh trên điểm này hay điểm nọ. Và quả thật ích lợi khi chúng ta tiếp cận mầu nhiệm dưới nhiều góc độ khác biệt nhau và bổ túc nhau. Thánh Lu-ca, được chúng ta đọc trong năm nay, nhấn mạnh tới 3 điểm mà các trình thuật khác không nêu bật : 1- Đức Giê-su chịu phép rửa “như toàn dân”…; 2- Chính khi “đang cầu nguyện” mà Người nhận lãnh Thánh Thần…; Sau cùng, tiếng nói đến từ trời xác nhận Người được “Cha sinh ra hôm nay.”
1- Chịu phép rửa như toàn dân.
Theo phụng vụ, phép rửa này của Đức Giê-su đến ngay sau các cử hành long trọng của lễ Giáng Sinh và Hiển Linh. Điều đó có thể khiến chúng ta lầm lẫn. Với Lu-ca, chúng ta đã nghe trình thuật các thiên thần xưng tụng căn tính thần linh của Hài Nhi Bê-lem : “Hôm nay đã sinh ra cho anh em một Đấng Cứu Độ. Người là Đấng Ki-tô, là Đức Chúa !” Chúng ta cũng đã cùng với Mát-thêu nghe nói đến việc các đạo sĩ vinh sang rực rỡ đến “bái lạy Đức Vua dân Do-thái.” Cuối cùng, Lu-ca đã thuật lại cho chúng ta câu nói gây kinh ngạc mà cậu bé Giê-su thốt lên với song thân lúc 12 tuổi : “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” Thành thử chúng ta quá biết rõ Đức Giê-su là “ai” rồi. Nhưng đã chẳng như thế khi Đức Giê-su xuất hiện bên bờ sông Gio-đan hôm nay. Đấy là một kẻ vô danh. Người còn chưa kêu gọi môn đệ nào. Người còn chưa bắt đầu sứ vụ. Người đã chẳng mở miệng rao giảng. Đó chỉ là một chú thợ mộc nghèo hèn, đến từ một ngôi làng chẳng hề ai biết. Nhưng đấy cũng là một con dân Do-thái hành đạo, trung thành, mà Lu-ca bảo là đang làm y như thiên hạ. Chi tiết này chẳng phải được tình cờ ghi nhận. Ta hãy đón nhận nó như một lời mời gọi ngỏ với cuộc sống thụ tẩy của riêng mình.
Chúng ta cũng vậy, đối với nhiều hành vi tôn giáo của mình, chúng ta đã chẳng đơn giản hòa mình vào trong một đoàn dân sao? “Y như toàn dân chịu phép rửa”, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa. Bao thập niên nay, người ta đã thấy nhiều ki-tô hữu trong thực tế đã từ bỏ kiểu trung thành đơn giản này, đặt lại vấn đề nhiều truyền thống đáng tôn trọng… ví dụ họ chẳng còn cho con cái mới sinh chịu rửa tội, chẳng còn đến nhà thờ cử hành phép hôn phối, chẳng còn trung thành đi lễ Chúa nhật... Điều đó có thể xuất phát từ ý muốn sống chân thực. Nhưng trong các thái độ ấy, khi muốn tỏ ra phản chứng, chẳng có một thói kiêu căng ngấm ngầm, từ chối “làm như mọi người”, “làm như bổn đạo” sao? Tuy nhiên chúng ta biết rõ : chẳng có cuộc sống ki-tô hữu đơn độc. Một ki-tô hữu đơn độc mau chóng thành một ki-tô hữu chết. Nhập vào “đoàn dân Giáo hội” là một nhu cầu sinh tử. Và hiệu quả đầu tiên của phép rửa chính là làm cho chúng ta đi vào trong gia đình các con cái của Thiên Chúa, thành anh em của Đức Giê-su, Đấng từng sống cuộc sống của dân mình, cách đơn giản.
2- Nhận Thánh Thần khi cầu nguyện.
Khác với các tác giả Tin Mừng kia, Lu-ca trình bày cho thấy Thánh Thần tuôn tràn trên Đức Giê-su không phải như hậu quả của việc Người chịu phép rửa, nhưng như hoa quả của việc Người cầu nguyện. Ta biết rằng Lu-ca chẳng bỏ lỡ cơ hội nào để nêu bật hai điểm này : cầu nguyện… Thần Khí… Hiển nhiên Đức Giê-su đã chẳng chờ hôm đó để được đầy tràn Thần Khí Thiên Chúa. Nhưng qua lần cầu nguyện này, trong sự thân tình với Cha, Người nhận lãnh một sự tuôn tràn Thần Khí mới mẻ, như sách Công Vụ sẽ kể lại cho chúng ta nhiều trường hợp tương tự. Thành ra ít nhất ở đây chẳng phải là một loại ơn thánh hóa cá nhân cho bằng là một ơn đoàn sủng, như người ta hay nói hiện nay. Đặc tính của đoàn sủng, đó là ơn Thánh Thần ban vì lợi ích của cộng đoàn, không phải cho bản thân, nhưng cho mọi người khác. Và rõ ràng là Đức Giê-su hôm nay nhận lấy ơn gọi để bắt đầu sứ vụ công khai của mình. Và chính Người sẽ nhắc lại điều đó. Vì sau một cuộc tĩnh tâm 40 ngày trong hoang địa, chúng ta gặp lại Người đưa ra bài giảng đầu tiên trong hội đường Na-da-rét mà rằng : “Thần Khí Đức Chúa ngự trên tôi… Người đã xức dầu cho tôi… Người đã sai tôi đi công bố Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn…”
Phần chúng ta thì sao? Cũng chẳng phải chỉ qua lời cầu nguyện mà chúng ta có thể nhận được đầy tràn Thánh Thần như thế, nhận được đoàn sủng như thế, vốn sẽ thúc đẩy chúng đi loan báo Tin Mừng, phục vụ anh em, làm chứng cho đạo? Chúng ta đã chẳng có khuynh hướng xem việc cầu nguyện như một hành vi riêng tư sao, chỉ cần thiết cho việc duy trì đời sống nội tâm của mình? Bí tích ban Thánh Thần, mang danh hiệu “Thêm sức” theo truyền thống, bổ túc cho bí tích Rửa tội, là bí tích tuôn tràn Thần Khí cách mới mẻ. Thế mà bí tích này hướng chúng ta đến việc làm chứng nhân, đến trách nhiệm phúc âm hóa thế trần.
3- Được Cha sinh ra hôm nay.
Mạc khải này chẳng gây ấn tượng khi nghe sao? Chúng ta hãy để mình kinh ngạc. Chớ gì mấy tiếng đó đừng bị ta không thèm để ý, tỏ ra dửng dưng, như thể chúng chẳng có ý nghĩa gì. “Ngày hôm nay...” “Cha đã sinh ra Con...” Đây là câu minh nhiên nhắc lại điều mà các thần học gia gọi là “việc nhiệm sinh vĩnh cửu của Ngôi Lời giữa lòng Ba Ngôi Thiên Chúa.” Anh thanh niên làng Na-da-rét, tín hữu Do-thái hành đạo như toàn dân, thực ra đầy tràn một mầu nhiệm khôn tả. Người được Thiên Chúa “sinh ra” trong một thứ Hiện tại vĩnh cửu, thường tồn. Chúng ta thiếu từ ngữ để nói lên mầu nhiệm này. Và mọi hình ảnh đều vô ích. Dù sao hãy cố gắng đừng giản lược, thu gọn Đức Giê-su vào trong đầu óc nhỏ bé của chúng ta. Hãy để mình chìm ngập, như lời loan báo của Gioan Tẩy giả, “trong Thánh Thần và lửa” hầu khám phá Ngôi vị khôn tả giấu ẩn đằng sau chú thợ mộc đơn hèn. Vâng, chúng ta cần phải nhiệt thành nhảy vào trong Thiên Chúa với một con tim cháy bỏng lửa nội tâm, thay vì lạnh lùng lý luận với duy bộ não phàm nhân của mình.
Vào khoảng cuối thế kỷ VI Công nguyên, tại thành Công-tăng-ti-nô-pô-li có một thượng phụ tên là Gioan nhiều phẩm cách và đức hạnh. Ông hăng hái làm việc lành phúc đức và sống kham khổ nhiệm nhặt đến độ được gọi là “Gioan, người chay tịnh.” Bất hạnh thay, ông vấp phải một khuyết điểm trầm trọng là kiêu ngạo. Lòng kiêu ngạo này khiến ông ganh tị với Đức Giáo Hoàng, thánh Ghê-gô-ri-ô I. Ông từng nói với khâm sai của Đức Thánh Cha rằng : “Hà cớ gì Ghê-gô-ri-ô lại là thủ lĩnh Giáo hội? Công-tăng-ti-nô-pô-li rộng lớn hơn Rô-ma, hoàng đế cũng đóng đô nơi này. Đây là thủ đô của đế quốc, vậy nó cũng phải là thủ đô của Giáo hội nữa chứ ! Điều ấy có nghĩa chính ta phải là Giáo hoàng mới đúng.” Một ngày kia, dường như không còn kìm nén được lòng ganh tị của mình, ông đã viết gởi thánh Ghê-gô-ri-ô I một phong thư, ký tên như sau : “Gioan, Giám mục toàn cầu, nghĩa là thủ lĩnh toàn thể Giáo hội.”
Thánh Ghê-gô-ri-ô rất khổ tâm. Người tự nghĩ : “Thủ lĩnh Giáo hội chắc chắn là ta rồi, vì thánh Phê-rô từng làm Giám mục Rô-ma và ta là người kế vị. Ta sẽ đáp lời ông ấy rằng thủ lĩnh Giáo hội chính là ta, nhưng để xoa dịu tính kiêu ngạo và lòng ganh tị của Gioan, ta sẽ cho ông ấy biết : Thủ lĩnh Giáo hội thì không như các bậc vua chúa trần gian, chuyên đòi danh dự và quyền lực lớn lao rồi cậy vào đó mà kiêu ngạo. Ta sẽ trả lời ông theo những gì Chúa Giê-su đã dạy.” Người đã viết thư phúc đáp mà ký tên như sau : “Ghê-gô-ri-ô, tôi tớ của các tôi tớ Thiên Chúa.” Từ đó về sau, tất cả các vị Giáo hoàng đều ký như thánh Ghê-gô-ri-ô I.
Là Ngôi Hai, Ngôi Lời, Con Thiên Chúa, nhưng Đức Giê-su đã trình làng như một kẻ vô danh, khiêm hạ, đứng bên cạnh các tội nhân, nhờ Gioan ban phép rửa !
Khi ấy, dân đang trông đợi, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi : biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a ! Ông Gio-an trả lời mọi người rằng : “Phần tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa.”
Khi toàn dân chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa; rồi đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Và có tiếng từ trời phán rằng : “Con là Con yêu dấu của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.”
CON THIÊN CHÚA TRÌNH LÀNG
Cả 4 Tin Mừng đều kể lại câu chuyện Đức Giê-su chịu phép rửa, điều đó cho thấy biến cố này rất quan trọng. Nhưng mỗi vị thánh sử đều nhấn mạnh trên điểm này hay điểm nọ. Và quả thật ích lợi khi chúng ta tiếp cận mầu nhiệm dưới nhiều góc độ khác biệt nhau và bổ túc nhau. Thánh Lu-ca, được chúng ta đọc trong năm nay, nhấn mạnh tới 3 điểm mà các trình thuật khác không nêu bật : 1- Đức Giê-su chịu phép rửa “như toàn dân”…; 2- Chính khi “đang cầu nguyện” mà Người nhận lãnh Thánh Thần…; Sau cùng, tiếng nói đến từ trời xác nhận Người được “Cha sinh ra hôm nay.”
1- Chịu phép rửa như toàn dân.
Theo phụng vụ, phép rửa này của Đức Giê-su đến ngay sau các cử hành long trọng của lễ Giáng Sinh và Hiển Linh. Điều đó có thể khiến chúng ta lầm lẫn. Với Lu-ca, chúng ta đã nghe trình thuật các thiên thần xưng tụng căn tính thần linh của Hài Nhi Bê-lem : “Hôm nay đã sinh ra cho anh em một Đấng Cứu Độ. Người là Đấng Ki-tô, là Đức Chúa !” Chúng ta cũng đã cùng với Mát-thêu nghe nói đến việc các đạo sĩ vinh sang rực rỡ đến “bái lạy Đức Vua dân Do-thái.” Cuối cùng, Lu-ca đã thuật lại cho chúng ta câu nói gây kinh ngạc mà cậu bé Giê-su thốt lên với song thân lúc 12 tuổi : “Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” Thành thử chúng ta quá biết rõ Đức Giê-su là “ai” rồi. Nhưng đã chẳng như thế khi Đức Giê-su xuất hiện bên bờ sông Gio-đan hôm nay. Đấy là một kẻ vô danh. Người còn chưa kêu gọi môn đệ nào. Người còn chưa bắt đầu sứ vụ. Người đã chẳng mở miệng rao giảng. Đó chỉ là một chú thợ mộc nghèo hèn, đến từ một ngôi làng chẳng hề ai biết. Nhưng đấy cũng là một con dân Do-thái hành đạo, trung thành, mà Lu-ca bảo là đang làm y như thiên hạ. Chi tiết này chẳng phải được tình cờ ghi nhận. Ta hãy đón nhận nó như một lời mời gọi ngỏ với cuộc sống thụ tẩy của riêng mình.
Chúng ta cũng vậy, đối với nhiều hành vi tôn giáo của mình, chúng ta đã chẳng đơn giản hòa mình vào trong một đoàn dân sao? “Y như toàn dân chịu phép rửa”, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa. Bao thập niên nay, người ta đã thấy nhiều ki-tô hữu trong thực tế đã từ bỏ kiểu trung thành đơn giản này, đặt lại vấn đề nhiều truyền thống đáng tôn trọng… ví dụ họ chẳng còn cho con cái mới sinh chịu rửa tội, chẳng còn đến nhà thờ cử hành phép hôn phối, chẳng còn trung thành đi lễ Chúa nhật... Điều đó có thể xuất phát từ ý muốn sống chân thực. Nhưng trong các thái độ ấy, khi muốn tỏ ra phản chứng, chẳng có một thói kiêu căng ngấm ngầm, từ chối “làm như mọi người”, “làm như bổn đạo” sao? Tuy nhiên chúng ta biết rõ : chẳng có cuộc sống ki-tô hữu đơn độc. Một ki-tô hữu đơn độc mau chóng thành một ki-tô hữu chết. Nhập vào “đoàn dân Giáo hội” là một nhu cầu sinh tử. Và hiệu quả đầu tiên của phép rửa chính là làm cho chúng ta đi vào trong gia đình các con cái của Thiên Chúa, thành anh em của Đức Giê-su, Đấng từng sống cuộc sống của dân mình, cách đơn giản.
2- Nhận Thánh Thần khi cầu nguyện.
Khác với các tác giả Tin Mừng kia, Lu-ca trình bày cho thấy Thánh Thần tuôn tràn trên Đức Giê-su không phải như hậu quả của việc Người chịu phép rửa, nhưng như hoa quả của việc Người cầu nguyện. Ta biết rằng Lu-ca chẳng bỏ lỡ cơ hội nào để nêu bật hai điểm này : cầu nguyện… Thần Khí… Hiển nhiên Đức Giê-su đã chẳng chờ hôm đó để được đầy tràn Thần Khí Thiên Chúa. Nhưng qua lần cầu nguyện này, trong sự thân tình với Cha, Người nhận lãnh một sự tuôn tràn Thần Khí mới mẻ, như sách Công Vụ sẽ kể lại cho chúng ta nhiều trường hợp tương tự. Thành ra ít nhất ở đây chẳng phải là một loại ơn thánh hóa cá nhân cho bằng là một ơn đoàn sủng, như người ta hay nói hiện nay. Đặc tính của đoàn sủng, đó là ơn Thánh Thần ban vì lợi ích của cộng đoàn, không phải cho bản thân, nhưng cho mọi người khác. Và rõ ràng là Đức Giê-su hôm nay nhận lấy ơn gọi để bắt đầu sứ vụ công khai của mình. Và chính Người sẽ nhắc lại điều đó. Vì sau một cuộc tĩnh tâm 40 ngày trong hoang địa, chúng ta gặp lại Người đưa ra bài giảng đầu tiên trong hội đường Na-da-rét mà rằng : “Thần Khí Đức Chúa ngự trên tôi… Người đã xức dầu cho tôi… Người đã sai tôi đi công bố Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn…”
Phần chúng ta thì sao? Cũng chẳng phải chỉ qua lời cầu nguyện mà chúng ta có thể nhận được đầy tràn Thánh Thần như thế, nhận được đoàn sủng như thế, vốn sẽ thúc đẩy chúng đi loan báo Tin Mừng, phục vụ anh em, làm chứng cho đạo? Chúng ta đã chẳng có khuynh hướng xem việc cầu nguyện như một hành vi riêng tư sao, chỉ cần thiết cho việc duy trì đời sống nội tâm của mình? Bí tích ban Thánh Thần, mang danh hiệu “Thêm sức” theo truyền thống, bổ túc cho bí tích Rửa tội, là bí tích tuôn tràn Thần Khí cách mới mẻ. Thế mà bí tích này hướng chúng ta đến việc làm chứng nhân, đến trách nhiệm phúc âm hóa thế trần.
3- Được Cha sinh ra hôm nay.
Mạc khải này chẳng gây ấn tượng khi nghe sao? Chúng ta hãy để mình kinh ngạc. Chớ gì mấy tiếng đó đừng bị ta không thèm để ý, tỏ ra dửng dưng, như thể chúng chẳng có ý nghĩa gì. “Ngày hôm nay...” “Cha đã sinh ra Con...” Đây là câu minh nhiên nhắc lại điều mà các thần học gia gọi là “việc nhiệm sinh vĩnh cửu của Ngôi Lời giữa lòng Ba Ngôi Thiên Chúa.” Anh thanh niên làng Na-da-rét, tín hữu Do-thái hành đạo như toàn dân, thực ra đầy tràn một mầu nhiệm khôn tả. Người được Thiên Chúa “sinh ra” trong một thứ Hiện tại vĩnh cửu, thường tồn. Chúng ta thiếu từ ngữ để nói lên mầu nhiệm này. Và mọi hình ảnh đều vô ích. Dù sao hãy cố gắng đừng giản lược, thu gọn Đức Giê-su vào trong đầu óc nhỏ bé của chúng ta. Hãy để mình chìm ngập, như lời loan báo của Gioan Tẩy giả, “trong Thánh Thần và lửa” hầu khám phá Ngôi vị khôn tả giấu ẩn đằng sau chú thợ mộc đơn hèn. Vâng, chúng ta cần phải nhiệt thành nhảy vào trong Thiên Chúa với một con tim cháy bỏng lửa nội tâm, thay vì lạnh lùng lý luận với duy bộ não phàm nhân của mình.
Vào khoảng cuối thế kỷ VI Công nguyên, tại thành Công-tăng-ti-nô-pô-li có một thượng phụ tên là Gioan nhiều phẩm cách và đức hạnh. Ông hăng hái làm việc lành phúc đức và sống kham khổ nhiệm nhặt đến độ được gọi là “Gioan, người chay tịnh.” Bất hạnh thay, ông vấp phải một khuyết điểm trầm trọng là kiêu ngạo. Lòng kiêu ngạo này khiến ông ganh tị với Đức Giáo Hoàng, thánh Ghê-gô-ri-ô I. Ông từng nói với khâm sai của Đức Thánh Cha rằng : “Hà cớ gì Ghê-gô-ri-ô lại là thủ lĩnh Giáo hội? Công-tăng-ti-nô-pô-li rộng lớn hơn Rô-ma, hoàng đế cũng đóng đô nơi này. Đây là thủ đô của đế quốc, vậy nó cũng phải là thủ đô của Giáo hội nữa chứ ! Điều ấy có nghĩa chính ta phải là Giáo hoàng mới đúng.” Một ngày kia, dường như không còn kìm nén được lòng ganh tị của mình, ông đã viết gởi thánh Ghê-gô-ri-ô I một phong thư, ký tên như sau : “Gioan, Giám mục toàn cầu, nghĩa là thủ lĩnh toàn thể Giáo hội.”
Thánh Ghê-gô-ri-ô rất khổ tâm. Người tự nghĩ : “Thủ lĩnh Giáo hội chắc chắn là ta rồi, vì thánh Phê-rô từng làm Giám mục Rô-ma và ta là người kế vị. Ta sẽ đáp lời ông ấy rằng thủ lĩnh Giáo hội chính là ta, nhưng để xoa dịu tính kiêu ngạo và lòng ganh tị của Gioan, ta sẽ cho ông ấy biết : Thủ lĩnh Giáo hội thì không như các bậc vua chúa trần gian, chuyên đòi danh dự và quyền lực lớn lao rồi cậy vào đó mà kiêu ngạo. Ta sẽ trả lời ông theo những gì Chúa Giê-su đã dạy.” Người đã viết thư phúc đáp mà ký tên như sau : “Ghê-gô-ri-ô, tôi tớ của các tôi tớ Thiên Chúa.” Từ đó về sau, tất cả các vị Giáo hoàng đều ký như thánh Ghê-gô-ri-ô I.
Là Ngôi Hai, Ngôi Lời, Con Thiên Chúa, nhưng Đức Giê-su đã trình làng như một kẻ vô danh, khiêm hạ, đứng bên cạnh các tội nhân, nhờ Gioan ban phép rửa !
Không sợ hãi
Lm Minh Anh
15:21 07/01/2025
KHÔNG SỢ HÃI
“Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”.
Các nhà nghiên cứu của Đại Học Johns Hopkins cho biết: “30 năm trước, nỗi sợ lớn nhất của học sinh tiểu học là: động vật, ở trong phòng tối, độ cao, người lạ và tiếng ồn lớn. Ngày nay, trẻ em sợ nhất là: ly hôn, chiến tranh, ô nhiễm và bị bắt nạt!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tựu trung, theo các nhà nghiên cứu, ngày nay, các em sợ một điều gì đó vốn thiếu vắng tình yêu! Lời Chúa hôm nay nói đến tình yêu và sự sợ hãi. Ở đâu có tình yêu, ở đó ‘không sợ hãi!’.
“Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi!” - bài đọc một. Sự thiếu vắng tình yêu luôn dấy lên sợ hãi! Vậy nếu “Thiên Chúa là tình yêu”, thì ở đâu có Ngài, ở đó không có chỗ cho sợ hãi. Ai biết Thiên Chúa, ai tin Chúa Giêsu là hiện thân tình yêu của Ngài, người ấy ‘không sợ hãi’. Bàng bạc trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói, “Đừng sợ! Đừng sợ!”. Chẳng hạn hôm nay, hiện ra với các môn đệ ở biển hồ khi họ đang gặp bão tố, Ngài nói, “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”.
Một chi tiết tinh tế Marcô ghi lại là, đang khi các môn đệ vật lộn với cuồng phong, ngay lúc ấy, Chúa Giêsu đang đi cầu nguyện. Việc cầu nguyện không làm Ngài quên họ, trái lại, khiến cho tình yêu Ngài thôi thúc Ngài gần họ hơn! “Người thấy các ông phải vất vả chèo chống vì gió ngược”. Bất cứ khi nào họ bị nhồi trên sóng, họ phải học hỏi. Nước tượng trưng cho thế giới, sóng tượng trưng cho thử thách! Và khi mọi sự gần như dẫn đến một kết cục tồi tệ thì Chúa Giêsu có mặt. Ngài không để họ đơn độc; ánh mắt Ngài không rời họ! Ngài muốn đào tạo một niềm tin sâu sắc nơi những người Ngài yêu. Rối loạn không bao giờ vắng mặt, nhưng rối loạn là nơi đào tạo một vị thánh, một tông đồ!
“Chúa Giêsu đã giẫm lên những con sóng; Ngài đặt tất cả những xáo trộn phù nề dưới chân mình. Kitô hữu, tại sao phải sợ?” - Augustinô. Giữa hỗn mang, Ngài đến tiếp sức để chúng ta không bị xô đẩy và thuyền không lật úp. Một con thuyền đang nguy biến và chắc chắn, cái chết sẽ đến nếu không có nó. Hãy ở yên trong thuyền và kêu cầu Chúa! Khi mọi lời khuyên đều thất bại, bánh lái là vô dụng và sự trải rộng của những cánh buồm mang đến nhiều hiểm nguy hơn là lợi thế; khi tất cả trợ giúp nhân loại đã rơi rụng, cách duy nhất còn lại cho các thuỷ thủ là cầu nguyện. Chúa Giêsu sẽ đưa con thuyền vào cảng an toàn; không lẽ Ngài bỏ rơi Giáo Hội và không cho nó cập bến an bình?
Anh Chị em,
“Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”. Chúa Giêsu không chỉ là Đấng bước trên sóng, mà còn là Chúa của mọi bước sóng. Ngài là nguồn mạch tình yêu, đã chết vì yêu, đang sống vì yêu và để yêu. Như đã luôn nhìn đến các môn đệ, ánh mắt Ngài chăm bẵm chúng ta. Vấn đề là chúng ta phải có đức tin để nhận ra Ngài - Đấng luôn có mặt - bên chúng ta từng ngày, vẫn đang vỗ về để chúng ta ‘không sợ hãi’, “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”. Đấng Phục Sinh toàn thắng nhắc nhở chúng ta rằng, “tình yêu không biết đến sợ hãi”; với Ngài, chân chúng ta tìm thấy nền đá vững chắc giữa cát lún!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con biết lo sợ nỗi sợ lớn nhất là ‘không có Chúa’ trong cuộc sống. Có Ngài, không nỗi sợ nào trấn áp được con, vì Chúa chăm bẵm con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”.
Các nhà nghiên cứu của Đại Học Johns Hopkins cho biết: “30 năm trước, nỗi sợ lớn nhất của học sinh tiểu học là: động vật, ở trong phòng tối, độ cao, người lạ và tiếng ồn lớn. Ngày nay, trẻ em sợ nhất là: ly hôn, chiến tranh, ô nhiễm và bị bắt nạt!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tựu trung, theo các nhà nghiên cứu, ngày nay, các em sợ một điều gì đó vốn thiếu vắng tình yêu! Lời Chúa hôm nay nói đến tình yêu và sự sợ hãi. Ở đâu có tình yêu, ở đó ‘không sợ hãi!’.
“Tình yêu không biết đến sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi!” - bài đọc một. Sự thiếu vắng tình yêu luôn dấy lên sợ hãi! Vậy nếu “Thiên Chúa là tình yêu”, thì ở đâu có Ngài, ở đó không có chỗ cho sợ hãi. Ai biết Thiên Chúa, ai tin Chúa Giêsu là hiện thân tình yêu của Ngài, người ấy ‘không sợ hãi’. Bàng bạc trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói, “Đừng sợ! Đừng sợ!”. Chẳng hạn hôm nay, hiện ra với các môn đệ ở biển hồ khi họ đang gặp bão tố, Ngài nói, “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”.
Một chi tiết tinh tế Marcô ghi lại là, đang khi các môn đệ vật lộn với cuồng phong, ngay lúc ấy, Chúa Giêsu đang đi cầu nguyện. Việc cầu nguyện không làm Ngài quên họ, trái lại, khiến cho tình yêu Ngài thôi thúc Ngài gần họ hơn! “Người thấy các ông phải vất vả chèo chống vì gió ngược”. Bất cứ khi nào họ bị nhồi trên sóng, họ phải học hỏi. Nước tượng trưng cho thế giới, sóng tượng trưng cho thử thách! Và khi mọi sự gần như dẫn đến một kết cục tồi tệ thì Chúa Giêsu có mặt. Ngài không để họ đơn độc; ánh mắt Ngài không rời họ! Ngài muốn đào tạo một niềm tin sâu sắc nơi những người Ngài yêu. Rối loạn không bao giờ vắng mặt, nhưng rối loạn là nơi đào tạo một vị thánh, một tông đồ!
“Chúa Giêsu đã giẫm lên những con sóng; Ngài đặt tất cả những xáo trộn phù nề dưới chân mình. Kitô hữu, tại sao phải sợ?” - Augustinô. Giữa hỗn mang, Ngài đến tiếp sức để chúng ta không bị xô đẩy và thuyền không lật úp. Một con thuyền đang nguy biến và chắc chắn, cái chết sẽ đến nếu không có nó. Hãy ở yên trong thuyền và kêu cầu Chúa! Khi mọi lời khuyên đều thất bại, bánh lái là vô dụng và sự trải rộng của những cánh buồm mang đến nhiều hiểm nguy hơn là lợi thế; khi tất cả trợ giúp nhân loại đã rơi rụng, cách duy nhất còn lại cho các thuỷ thủ là cầu nguyện. Chúa Giêsu sẽ đưa con thuyền vào cảng an toàn; không lẽ Ngài bỏ rơi Giáo Hội và không cho nó cập bến an bình?
Anh Chị em,
“Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”. Chúa Giêsu không chỉ là Đấng bước trên sóng, mà còn là Chúa của mọi bước sóng. Ngài là nguồn mạch tình yêu, đã chết vì yêu, đang sống vì yêu và để yêu. Như đã luôn nhìn đến các môn đệ, ánh mắt Ngài chăm bẵm chúng ta. Vấn đề là chúng ta phải có đức tin để nhận ra Ngài - Đấng luôn có mặt - bên chúng ta từng ngày, vẫn đang vỗ về để chúng ta ‘không sợ hãi’, “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!”. Đấng Phục Sinh toàn thắng nhắc nhở chúng ta rằng, “tình yêu không biết đến sợ hãi”; với Ngài, chân chúng ta tìm thấy nền đá vững chắc giữa cát lún!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con biết lo sợ nỗi sợ lớn nhất là ‘không có Chúa’ trong cuộc sống. Có Ngài, không nỗi sợ nào trấn áp được con, vì Chúa chăm bẵm con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trudeau từ chức để lại di sản chống Công Giáo
J.B. Đặng Minh An dịch
02:47 07/01/2025
Hôm Thứ Hai, 06 Tháng Giêng, thủ tướng Canada, Justin Trudeau, một người Công Giáo, đã tuyên bố từ chức lãnh đạo Đảng Tự do Canada và Thủ tướng Canada. Tờ National Catholic Register có bài nhận định nhan đề “Trudeau Leaves Behind an Anti-Catholic Legacy”, nghĩa là “Trudeau từ chức để lại di sản chống Công Giáo”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong suốt chín năm làm thủ tướng Canada, Justin Trudeau đã ủng hộ những mục đích trái ngược hoàn toàn với giáo lý Công Giáo cơ bản liên quan đến sự sống con người và thực hiện nhiều hành động khác gây tổn hại đến Giáo hội địa phương.Tuy nhiên, chuỗi dài các chính sách gây tổn hại của ông dường như sắp kết thúc. Với các cuộc thăm dò cho thấy Đảng Tự do của ông đang phải đối mặt với những cơn gió ngược gần như không thể vượt qua trong cuộc bầu cử sắp tới, nhà lãnh đạo Công Giáo đã tuyên bố từ chức lãnh đạo đảng vào thứ Hai, để lại di sản được đánh dấu bằng sự phản đối rõ ràng đối với giáo lý và các ưu tiên của Công Giáo. Đáng chú ý nhất là các chính sách và sự ủng hộ của ông đối với việc thúc đẩy quyền phá thai và an tử đã biến Canada trở thành quốc gia đi đầu toàn cầu về văn hóa cái chết. Ngoài ra, vai trò của ông trong việc duy trì câu chuyện về “những ngôi mộ tập thể” của Canada, liên quan đến những tuyên bố vô căn cứ rằng hàng trăm trẻ em bản địa đã bị chôn vùi một cách bí mật tại các trường nội trú Công Giáo, đã dẫn đến sự gia tăng các tội ác thù hận của người Công Giáo và một loạt các vụ đốt nhà thờ.
Trudeau, 53 tuổi, sẽ vẫn giữ chức thủ tướng cho đến khi Đảng Tự do bầu ra một nhà lãnh đạo mới, điều này phải diễn ra trước cuộc triệu tập Quốc hội vào ngày 24 tháng 3.
Các nhà lãnh đạo Giáo Hội đã phản đối mạnh mẽ một số hành động này, đặc biệt là liên quan đến chương trình Hỗ trợ y tế khi chết, gọi tắt là MAID của chính phủ ông.
“Khổ đau và cái chết thực sự đáng sợ và bản năng né tránh nỗi đau là phổ biến. Nhưng an tử và tự tử có sự hỗ trợ không phải là câu trả lời”, Tổng giám mục Richard Gagnon của Winnipeg, Manitoba, đã viết trong một lá thư gửi Trudeau năm 2020 liên quan đến nỗ lực của chính phủ nhằm mở rộng hơn nữa việc tự tử có sự hỗ trợ y tế. “Vào thời điểm này trong lịch sử Canada, chúng ta nên tự hỏi, với sự chính trực và trung thực, rằng chúng ta đang để lại nền văn hóa nào cho các thế hệ tương lai”.
Văn hóa sự chết
Sau phán quyết năm 2015 của Tòa án Tối cao Canada rằng luật hiện hành cấm trợ tử là vi hiến, MAID đã được Quốc hội Canada thông qua vào năm 2016 với sự ủng hộ hoàn toàn của Trudeau.
“Có những người cho rằng chúng ta nên tiến xa hơn với dự luật này; có những người cho rằng chúng ta đã đi quá xa rồi,” Trudeau nói về việc thông qua dự luật năm 2016. “Chúng tôi tập trung vào việc thực hiện bước đầu tiên này một cách có trách nhiệm, thận trọng, cân bằng giữa việc bảo vệ người dân Canada dễ bị tổn thương và bảo vệ các quyền và tự do, và tôi tin rằng chúng tôi đã cân bằng đúng cách.”
Dự luật đã đi xa đến mức nào trong việc thúc đẩy việc thực hành trợ tử y tế? Thưa: Từ năm 2016 đến năm 2022, số lượng các trường hợp tăng vọt, tăng trung bình 31% mỗi năm. Vào năm 2021, MAID đã được mở rộng để bao gồm những người mắc các bệnh nan y, mặc dù không phải là giai đoạn cuối.
Đến năm 2023, cứ 20 ca tử vong ở Canada thì có 1 ca tử vong do tự tử có sự hỗ trợ của y tế. Các kế hoạch mở rộng chương trình MAID để bao gồm những cá nhân mắc bệnh tâm thần đã bị hoãn lại vì, theo Bộ trưởng Y tế Mark Holland, hệ thống y tế Canada chưa sẵn sàng để thực hiện bước nhảy vọt này.
“Hệ thống cần phải sẵn sàng, và chúng ta cần phải làm đúng”, Holland nói với các phóng viên. “Rõ ràng từ các cuộc trò chuyện mà chúng ta đã có rằng hệ thống chưa sẵn sàng, và chúng ta cần thêm thời gian”.
Lãnh đạo đảng Bảo thủ Pierre Poilievre, người có đảng đang dẫn trước đảng Tự do cầm quyền trong các cuộc thăm dò dư luận hiện tại, đã dẫn đầu phong trào phản đối nỗ lực mới nhất nhằm mở rộng MAID.
“Sau tám năm của Justin Trudeau, mọi thứ đều tan vỡ và mọi người đều tan vỡ. Đó là lý do tại sao nhiều người đang phải chịu đựng chứng trầm cảm và họ đang mất hy vọng,” Poilievre gần đây đã nói với các phóng viên. “Nhiệm vụ của chúng tôi là biến nỗi đau của họ trở lại thành hy vọng — để điều trị các vấn đề về bệnh tâm thần thay vì kết thúc cuộc sống của mọi người.”
Phá thai
Trudeau cũng là người ủng hộ mạnh mẽ quyền phá thai. Và mặc dù phá thai thường được coi là “vấn đề đã giải quyết” ở Canada do sự ủng hộ rộng rãi của công chúng và sự phản đối chính trị ít ỏi — Poilievre đã nhiều lần nói rằng ông sẽ không hạn chế quyền phá thai nếu được bầu — sự ủng hộ của Trudeau đã được tuyên bố.
“Chúng tôi khẳng định lại một cách rõ ràng quyền của mọi phụ nữ trong việc đưa ra quyết định về cơ thể, cuộc sống và tương lai của họ,” Trudeau phát biểu vào tháng 9. “Chúng tôi suy ngẫm về những quyền tự do mà phụ nữ đã giành được. Chúng tôi cam kết thực hiện tiến trình mà chúng tôi không thể mạo hiểm đánh mất. Và chúng tôi đấu tranh — bằng cả xương bằng thịt — để bảo vệ quyền lựa chọn của phụ nữ.”
Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Thủ tướng Canada đã nhắm vào các trung tâm mang thai vì cung cấp những gì ông gọi là “tư vấn không trung thực”. Và vào tháng 11, ông đã đưa ra luật sửa đổi luật thuế của Canada để buộc các trung tâm mang thai phải tiết lộ liệu họ có cung cấp dịch vụ phá thai hay biện pháp kiểm soát sinh đẻ hay không, nếu không sẽ có nguy cơ mất tư cách miễn thuế bác ái.
Trudeau, người thường tự gọi mình là một nhà nữ quyền, cũng thường tham gia vào cuộc tranh luận về phá thai ở Hoa Kỳ. Tại Hội nghị thượng đỉnh công dân toàn cầu năm 2023 tại New York, Trudeau đã than thở về những nỗ lực ủng hộ quyền được sống sau sự sụp đổ của phán quyết Roe v. Wade.
“Khi nào chúng ta mới có thể ngừng phải kiện tụng lại vấn đề này?” ông hỏi. “Phụ nữ vẫn phải đấu tranh cho những quyền cơ bản đáng lẽ đã được và đã được công nhận từ lâu rồi.”
Vào đầu nhiệm kỳ thủ tướng của Trudeau, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Canada, Đức Cha Douglas Crosby, đã viết một lá thư cho Trudeau chỉ trích những nỗ lực của chính phủ ông nhằm thúc đẩy phá thai ở các quốc gia khác.
“Một chính sách như vậy là một ví dụ đáng chê trách về chủ nghĩa đế quốc văn hóa phương Tây và là một nỗ lực áp đặt những 'giá trị' không đúng chỗ nhưng được gọi là của Canada lên các quốc gia và người dân khác”, Đức Cha Crosby nói với Trudeau trong lá thư tháng 3 năm 2017. “Nó bóc lột phụ nữ khi họ cần được chăm sóc và hỗ trợ nhất”, ông nói, “và thật đáng buồn là làm suy yếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi sinh thực sự”.
Những tuyên bố về các ngôi mộ tập thể vô căn cứ
Sau thông báo năm 2021 của một Quốc gia Bản địa Đầu tiên ở miền Nam British Columbia rằng hơn 200 ngôi mộ không có bia mộ của trẻ em Bản địa đã được phát hiện tại một trường nội trú Công Giáo trước đây, một loạt các phương tiện truyền thông ở Canada và những nơi khác đã đăng tải những câu chuyện tuyên bố rằng đây là một trong số nhiều “ngôi mộ tập thể” của trẻ em đã được chôn cất bí mật bên cạnh những ngôi trường như vậy, hoạt động trong hơn một thế kỷ ở Canada. Hơn ba năm sau, không có bằng chứng nào được tìm thấy xác nhận sự tồn tại của những “ngôi mộ tập thể” như vậy.
Mặc dù không có bằng chứng hỗ trợ, Trudeau vẫn chỉ trích mạnh mẽ Giáo hội sau tuyên bố ban đầu về những ngôi mộ không có tên ở miền nam British Columbia.
Cùng với lệnh treo cờ rủ trên toàn quốc, thủ tướng đã kêu gọi “với tư cách là một người Công Giáo” Đức Thánh Cha Phanxicô phải đến Canada để xin lỗi “người Canada bản địa trên đất bản địa” về những gì đã xảy ra tại các trường học nội trú của đất nước này. Trudeau cũng đã có chuyến thăm được công khai rộng rãi đến một nghĩa trang của người bản địa, trong đó ông đã được chụp ảnh đang quỳ xuống và trông buồn bã trên một ngôi mộ với một chú gấu bông trên tay.
Sự phản đối dữ dội của công chúng nhắm vào người Công Giáo đã dẫn đến tỷ lệ tội phạm thù hận chống lại người Công Giáo ở Canada tăng 260% vào năm 2021. Hơn 120 nhà thờ Công Giáo đã bị phá hoại, đốt cháy hoặc thiêu rụi kể từ khi cuộc tranh cãi nổ ra.
Đáp lại sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động chống Công Giáo, Trudeau gọi hành vi này là “không thể chấp nhận được” nhưng cũng “hoàn toàn dễ hiểu”.
“Các nhà thờ đang bị đốt cháy và phá hoại,” Terry O'Neill, một nhà báo Công Giáo Canada nổi tiếng, nói với Register, “và ông ấy gọi đó là 'điều dễ hiểu'. Đó là sự thiếu lãnh đạo đáng kinh ngạc ngay tại đó. Đó là một khoảnh khắc buồn trong lịch sử Canada.”
Mặc dù không có ngôi mộ tập thể nào được tìm thấy mặc dù đã khai quật nhiều lần, Trudeau và chính phủ của ông chưa bao giờ xin lỗi hoặc sửa đổi những bình luận ban đầu của mình.
Đức Giám Mục Fred Henry quá cố, người từng giữ chức giám mục của Calgary từ năm 1998 đến năm 2017, đã lên án mạnh mẽ những cáo buộc vô căn cứ về “mộ tập thể” chống lại Giáo hội trong một email gửi cho The Catholic Register, tờ báo của Tổng giáo phận Toronto vào năm 2023.
Ông hỏi: “Tại sao Giáo Hội Công Giáo không yêu cầu chính quyền liên bang cung cấp bằng chứng chứng minh rằng thậm chí chỉ một đứa trẻ trong trại trẻ mồ côi thực sự mất tích theo nghĩa là cha mẹ của đứa trẻ không biết chuyện gì đã xảy ra với đứa trẻ vào thời điểm đứa trẻ qua đời?”
Theo vị giám mục quá cố, những sự xuyên tạc như vậy chỉ làm suy yếu những nỗ lực của Canada nhằm thúc đẩy hòa giải với người dân bản địa Canada.
“Liệu Giáo Hội Công Giáo có giúp người dân bản địa trên khắp Canada có cuộc sống tốt đẹp hơn không nếu Giáo Hội Công Giáo đi xa đến mức chịu trách nhiệm về vụ giết người và chôn cất bí mật hàng ngàn trẻ em trong trường nội trú nhân danh sự hòa giải?” Đức Giám Mục Henry viết. “Không, sẽ không. Sẽ không cải thiện được cuộc sống của người dân bản địa một chút nào nếu lời vu khống khủng khiếp đó chống lại các tu sĩ dòng Oblates, các nữ tu dòng Thánh Ann, các nữ tu dòng Grey và những người khác trở thành 'sự thật' được chấp nhận ở Canada.”
Source:National Catholic Register
Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York sẽ chủ trì buổi cầu nguyện tại lễ nhậm chức của Ông Donald Trump
Đặng Tự Do
02:53 07/01/2025
Đức Hồng Y Timothy Dolan sẽ chủ trì buổi cầu nguyện mở đầu cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20 tháng Giêng.
Đức Hồng Y Dolan, Tổng giám mục New York, đã tuyên bố ngài sẽ tham dự lễ nhậm chức trong một cuộc phỏng vấn với kênh tin tức địa phương WPIX vào ngày 24 tháng 12. Đức Hồng Y Dolan cũng đã đọc lời cầu nguyện mở đầu trong lễ nhậm chức năm 2017 của Tổng thống đắc cử Donald Trump sau chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
“Tổng thống đã tử tế yêu cầu tôi làm lời cầu nguyện mở đầu,” Đức Hồng Y Dolan nói với WPIX. “Ông ấy cũng đã yêu cầu tôi làm điều đó vào năm 2016, vì vậy khi ông ấy yêu cầu tôi lần này, tôi đã nói, 'Ồ, tôi đã làm điều đó tám năm trước; Tôi hy vọng điều này sẽ hiệu quả.'“
Đức Hồng Y Dolan cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng ngài đã thảo luận về các vấn đề đức tin với Tổng thống đắc cử Donald Trump, một người theo Kitô giáo không theo giáo phái nào. Đức Hồng Y đã từng nói rằng cựu tổng thống “rất coi trọng đức tin Kitô của mình”.
“Tôi tin Tổng thống Tổng thống đắc cử Donald Trump và tôi tin rằng đức tin đang được khơi dậy,” vị Hồng Y nói. “Tôi tin rằng ông ấy có thể đã được thắp lại một chút. Alleluia, vì tôi không biết làm sao bất kỳ ai có thể trở thành tổng thống Hoa Kỳ mà không có đức tin sâu sắc.”
Đức Hồng Y Dolan cho biết Tổng thống đắc cử Donald Trump “biết có điều gì đó bí ẩn đã xảy ra trong hai vụ ám sát” trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024. Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bị bắn vào tai tại một cuộc biểu tình ngày 13 tháng 7 ở Pennsylvania trong một vụ ám sát khiến một người thiệt mạng và sáu người khác bị thương. Vào tháng 9, một người đàn ông đã bị buộc tội cố gắng ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump khi ứng cử viên này đang chơi golf ở Florida nhưng đã bị phát hiện trước khi bắn bất kỳ phát súng nào.
“Tôi nhắc ông Donald Trump rằng khi Ronald Reagan đến thăm Đức Gioan Phaolô II cả hai đều là nạn nhân của những vụ ám sát tàn bạo và may mắn thoát chết. Và Ronald Reagan nói, 'Thưa Đức Thánh Cha, Mẹ Teresa đã nói với tôi rằng Chúa đã cứu mạng tôi vì Người có điều gì đó quan trọng để tôi hoàn thành' và Đức Gioan Phaolô II cười với ông ấy và nói, 'Thưa Tổng thống, Mẹ Teresa cũng nói với tôi điều tương tự, vậy tại sao hai chúng ta không cùng nhau làm việc và hoàn thành một điều gì đó trên thế giới?'“
Đức Hồng Y nói thêm rằng ngài tin rằng hai vụ ám sát này có thể “có liên quan đến” việc đức tin của tổng thống đắc cử ngày càng tăng.
“Bạn không bao giờ biết được vì tất cả đều là hành động của Chúa; không phải của chúng ta,” Đức Hồng Y Dolan nói. “Vì vậy, đức tin là một món quà do Chúa đưa ra sáng kiến. Không phải năng lượng của chúng ta tạo ra nó. Chúng ta phải hợp tác; chúng ta phải nắm lấy nó.”
Khi Đức Hồng Y Dolan đọc lời cầu nguyện mở đầu trong lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump năm 2017, vị Hồng Y đã đọc lời cầu nguyện của Vua Solomon trong Sách Khôn ngoan.
“Xin ban cho chúng con sự khôn ngoan, vì chúng con là tôi tớ của Chúa, yếu đuối và ngắn ngủi, thiếu hiểu biết về phán quyết và luật lệ. Thật vậy, mặc dù một người có thể hoàn hảo giữa loài người, nhưng nếu thiếu sự khôn ngoan đến từ Chúa, chúng con chẳng có giá trị gì cả”.
Khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào năm 2021, lời cầu nguyện mở đầu đã được cựu hiệu trưởng Đại học Georgetown, linh mục dòng Tên Leo J. O'Donovan đọc.
“Chúng ta thú nhận những thất bại trong quá khứ của mình khi sống theo tầm nhìn về bình đẳng, hòa nhập và tự do cho tất cả mọi người,” Cha O'Donovan cầu nguyện. “Tuy nhiên, chúng ta vẫn kiên quyết cam kết đổi mới tầm nhìn, chăm sóc lẫn nhau bằng lời nói và hành động, đặc biệt là những người kém may mắn nhất trong chúng ta, và do đó trở thành ánh sáng cho thế giới.”
Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng sẽ tổ chức một buổi lễ liên tôn vào Chúa Nhật, ngày 19 tháng Giêng, một ngày trước lễ nhậm chức.
Source:National Catholic RegisterNew York Cardinal Timothy Dolan Will Lead Prayer at Donald Trump’s Inauguration
Đức Hồng Y Dolan, Tổng giám mục New York, đã tuyên bố ngài sẽ tham dự lễ nhậm chức trong một cuộc phỏng vấn với kênh tin tức địa phương WPIX vào ngày 24 tháng 12. Đức Hồng Y Dolan cũng đã đọc lời cầu nguyện mở đầu trong lễ nhậm chức năm 2017 của Tổng thống đắc cử Donald Trump sau chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.
“Tổng thống đã tử tế yêu cầu tôi làm lời cầu nguyện mở đầu,” Đức Hồng Y Dolan nói với WPIX. “Ông ấy cũng đã yêu cầu tôi làm điều đó vào năm 2016, vì vậy khi ông ấy yêu cầu tôi lần này, tôi đã nói, 'Ồ, tôi đã làm điều đó tám năm trước; Tôi hy vọng điều này sẽ hiệu quả.'“
Đức Hồng Y Dolan cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng ngài đã thảo luận về các vấn đề đức tin với Tổng thống đắc cử Donald Trump, một người theo Kitô giáo không theo giáo phái nào. Đức Hồng Y đã từng nói rằng cựu tổng thống “rất coi trọng đức tin Kitô của mình”.
“Tôi tin Tổng thống Tổng thống đắc cử Donald Trump và tôi tin rằng đức tin đang được khơi dậy,” vị Hồng Y nói. “Tôi tin rằng ông ấy có thể đã được thắp lại một chút. Alleluia, vì tôi không biết làm sao bất kỳ ai có thể trở thành tổng thống Hoa Kỳ mà không có đức tin sâu sắc.”
Đức Hồng Y Dolan cho biết Tổng thống đắc cử Donald Trump “biết có điều gì đó bí ẩn đã xảy ra trong hai vụ ám sát” trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024. Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bị bắn vào tai tại một cuộc biểu tình ngày 13 tháng 7 ở Pennsylvania trong một vụ ám sát khiến một người thiệt mạng và sáu người khác bị thương. Vào tháng 9, một người đàn ông đã bị buộc tội cố gắng ám sát Tổng thống đắc cử Donald Trump khi ứng cử viên này đang chơi golf ở Florida nhưng đã bị phát hiện trước khi bắn bất kỳ phát súng nào.
“Tôi nhắc ông Donald Trump rằng khi Ronald Reagan đến thăm Đức Gioan Phaolô II cả hai đều là nạn nhân của những vụ ám sát tàn bạo và may mắn thoát chết. Và Ronald Reagan nói, 'Thưa Đức Thánh Cha, Mẹ Teresa đã nói với tôi rằng Chúa đã cứu mạng tôi vì Người có điều gì đó quan trọng để tôi hoàn thành' và Đức Gioan Phaolô II cười với ông ấy và nói, 'Thưa Tổng thống, Mẹ Teresa cũng nói với tôi điều tương tự, vậy tại sao hai chúng ta không cùng nhau làm việc và hoàn thành một điều gì đó trên thế giới?'“
Đức Hồng Y nói thêm rằng ngài tin rằng hai vụ ám sát này có thể “có liên quan đến” việc đức tin của tổng thống đắc cử ngày càng tăng.
“Bạn không bao giờ biết được vì tất cả đều là hành động của Chúa; không phải của chúng ta,” Đức Hồng Y Dolan nói. “Vì vậy, đức tin là một món quà do Chúa đưa ra sáng kiến. Không phải năng lượng của chúng ta tạo ra nó. Chúng ta phải hợp tác; chúng ta phải nắm lấy nó.”
Khi Đức Hồng Y Dolan đọc lời cầu nguyện mở đầu trong lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump năm 2017, vị Hồng Y đã đọc lời cầu nguyện của Vua Solomon trong Sách Khôn ngoan.
“Xin ban cho chúng con sự khôn ngoan, vì chúng con là tôi tớ của Chúa, yếu đuối và ngắn ngủi, thiếu hiểu biết về phán quyết và luật lệ. Thật vậy, mặc dù một người có thể hoàn hảo giữa loài người, nhưng nếu thiếu sự khôn ngoan đến từ Chúa, chúng con chẳng có giá trị gì cả”.
Khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức vào năm 2021, lời cầu nguyện mở đầu đã được cựu hiệu trưởng Đại học Georgetown, linh mục dòng Tên Leo J. O'Donovan đọc.
“Chúng ta thú nhận những thất bại trong quá khứ của mình khi sống theo tầm nhìn về bình đẳng, hòa nhập và tự do cho tất cả mọi người,” Cha O'Donovan cầu nguyện. “Tuy nhiên, chúng ta vẫn kiên quyết cam kết đổi mới tầm nhìn, chăm sóc lẫn nhau bằng lời nói và hành động, đặc biệt là những người kém may mắn nhất trong chúng ta, và do đó trở thành ánh sáng cho thế giới.”
Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng sẽ tổ chức một buổi lễ liên tôn vào Chúa Nhật, ngày 19 tháng Giêng, một ngày trước lễ nhậm chức.
Source:National Catholic Register
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm linh mục người Ba Lan làm giám mục mới cho giáo phận Tây Úc
Đặng Tự Do
03:00 07/01/2025
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Cha George Kolodziej, SDS, làm giám mục mới của một giáo phận rộng lớn ở Tây Úc, Vatican thông báo hôm thứ Hai. SDS là chữ viết tắt của Societas Divini Salvatoris, nghĩa là Dòng Chúa Cứu Chuộc.
Vị tu sĩ Dòng Chúa Cứu Chuộc gốc Ba Lan, hiện đang giữ chức bề trên tỉnh dòng Úc Đại Lợi, sẽ trở thành giám mục thứ năm của Giáo phận Bunbury, bao gồm toàn bộ khu vực phía tây nam của Tây Úc.
Ngài kế nhiệm Đức Giám Mục Gerard Holohan, người đã lãnh đạo giáo phận trong 22 năm cho đến khi được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp thuận nghỉ hưu vào tháng 6 năm 2023 ở tuổi 75.
Giáo phận Bunbury trải dài khoảng 184.000 kilômét vuông — một khu vực rộng gấp rưỡi nước Anh — và bao gồm 26 giáo xứ. Giáo phận này phục vụ hơn 57.000 người Công Giáo, chiếm khoảng 20% tổng dân số trong khu vực.
Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe, Dòng Salêsiêng, của Perth, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc — là người từng giữ chức Giám Quản Tông Tòa giáo phận sau khi Đức Cha Holohan nghỉ hưu — đã ca ngợi linh đạo Dòng Chúa Cứu Chuộc là “sâu sắc” và kinh nghiệm mục vụ phong phú của vị tân giám mục.
“Cha George sẽ mang theo nhiều kinh nghiệm trong mục vụ giáo xứ, mục vụ giới trẻ, cũng như sự đồng hành về mặt tinh thần và mục vụ cho sứ mệnh mới mà Chúa đã kêu gọi ngài,” Đức Tổng Giám Mục cho biết.
Sinh ra tại Dobra, Ba Lan, vào năm 1968, Kolodziej gia nhập Dòng Chúa Cứu Chuộc vào năm 1987 và tuyên khấn trọn đời vào năm 1992. Ngài được Đức Hồng Y Franciszek Macharski, lúc đó là Tổng giám mục Krakow, truyền chức linh mục vào năm 1994.
Sau khi thụ phong, ngài được gửi đến Úc, nơi ngài phục vụ trong nhiều vai trò mục vụ khác nhau, bao gồm mục vụ giáo xứ, mục vụ trường học và mục vụ thanh thiếu niên. Ngài có bằng thạc sĩ về thần học và chăm sóc mục vụ/trị liệu tâm lý và bằng sau đại học về nghiên cứu nghiện ngập.
Vị giám mục vừa được bổ nhiệm điều hành Trung tâm Linh đạo Dòng Chúa Cứu Chuộc ở Perth và từng là tuyên úy cho Cơ quan Giáo dục Công Giáo Tây Úc kể từ năm 2019. Kinh nghiệm của ngài bao gồm công tác tư vấn và hỗ trợ cho những người đang phục hồi sau chứng nghiện.
Lễ tấn phong và nhậm chức dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 3.
Source:Catholic News AgencyPope Francis names Polish priest as new bishop for Western Australia diocese
Vị tu sĩ Dòng Chúa Cứu Chuộc gốc Ba Lan, hiện đang giữ chức bề trên tỉnh dòng Úc Đại Lợi, sẽ trở thành giám mục thứ năm của Giáo phận Bunbury, bao gồm toàn bộ khu vực phía tây nam của Tây Úc.
Ngài kế nhiệm Đức Giám Mục Gerard Holohan, người đã lãnh đạo giáo phận trong 22 năm cho đến khi được Đức Giáo Hoàng Phanxicô chấp thuận nghỉ hưu vào tháng 6 năm 2023 ở tuổi 75.
Giáo phận Bunbury trải dài khoảng 184.000 kilômét vuông — một khu vực rộng gấp rưỡi nước Anh — và bao gồm 26 giáo xứ. Giáo phận này phục vụ hơn 57.000 người Công Giáo, chiếm khoảng 20% tổng dân số trong khu vực.
Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe, Dòng Salêsiêng, của Perth, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc — là người từng giữ chức Giám Quản Tông Tòa giáo phận sau khi Đức Cha Holohan nghỉ hưu — đã ca ngợi linh đạo Dòng Chúa Cứu Chuộc là “sâu sắc” và kinh nghiệm mục vụ phong phú của vị tân giám mục.
“Cha George sẽ mang theo nhiều kinh nghiệm trong mục vụ giáo xứ, mục vụ giới trẻ, cũng như sự đồng hành về mặt tinh thần và mục vụ cho sứ mệnh mới mà Chúa đã kêu gọi ngài,” Đức Tổng Giám Mục cho biết.
Sinh ra tại Dobra, Ba Lan, vào năm 1968, Kolodziej gia nhập Dòng Chúa Cứu Chuộc vào năm 1987 và tuyên khấn trọn đời vào năm 1992. Ngài được Đức Hồng Y Franciszek Macharski, lúc đó là Tổng giám mục Krakow, truyền chức linh mục vào năm 1994.
Sau khi thụ phong, ngài được gửi đến Úc, nơi ngài phục vụ trong nhiều vai trò mục vụ khác nhau, bao gồm mục vụ giáo xứ, mục vụ trường học và mục vụ thanh thiếu niên. Ngài có bằng thạc sĩ về thần học và chăm sóc mục vụ/trị liệu tâm lý và bằng sau đại học về nghiên cứu nghiện ngập.
Vị giám mục vừa được bổ nhiệm điều hành Trung tâm Linh đạo Dòng Chúa Cứu Chuộc ở Perth và từng là tuyên úy cho Cơ quan Giáo dục Công Giáo Tây Úc kể từ năm 2019. Kinh nghiệm của ngài bao gồm công tác tư vấn và hỗ trợ cho những người đang phục hồi sau chứng nghiện.
Lễ tấn phong và nhậm chức dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 3.
Source:Catholic News Agency
Hơn 500,000 người đi qua Cửa Thánh của Nhà thờ Thánh Phê-rô sau lễ mở cửa vào dịp Giáng sinh
Vũ Văn An
14:08 07/01/2025
Theo Kristina Millare của hãng tin CNA, hơn nửa triệu người đã đi qua Cửa Thánh của Nhà thờ Thánh Phê-rô hai tuần sau lễ mở cửa vào đêm Giáng sinh.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, “người hành hương hy vọng” đầu tiên bước qua ngưỡng Cửa Thánh, đã khai mạc Năm Thánh 2025 bằng cách mở cửa giáo hoàng Vương cung thánh đường vào ngày 24 tháng 12 năm 2024.
Phó Tổng trưởng Bộ Truyền giáo Hồng Y Rino Fisichella cho biết số lượng lớn người hành hương đánh dấu “một khởi đầu rất quan trọng” cho năm thánh của Giáo Hội Công Giáo, sẽ kết thúc vào ngày 6 tháng 1 năm 2026.
“Hàng trăm nhóm tín đồ đã thực hiện cuộc hành hương của họ”, ĐHY Fisichella cho biết trong một tuyên bố với giới truyền thông vào ngày 7 tháng 1 do Bộ Truyền giáo công bố.
“Bộ đang làm việc không mệt mỏi để đảm bảo cho những người hành hương nhận được sự chào đón và trải nghiệm đáp ứng được kỳ vọng của họ”, ngài nói thêm.
Tòa thánh và chính quyền Ý đang hợp tác để chào đón khoảng 30 triệu người dự kiến sẽ đến Rome trong suốt năm thánh.
"Các hoạt động chuẩn bị đang được tiến hành trên khắp thế giới để đến Rome trong những tháng tới, với nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và người già đã bước vào bầu không khí năm thánh với các buổi cử hành khai mạc năm thánh", ĐHY Fisichella cho biết.
Năm thánh - một truyền thống được Giáo Hội Công Giáo cử hành từ năm 1300 - tràn ngập các sự kiện tâm linh, nghệ thuật và văn hóa đặc biệt dành cho những người có ý định đến Rome để hành hương.
Một phần quan trọng của năm thánh là cơ hội nhận được ơn toàn xá - một ân sủng do Giáo Hội Công Giáo ban cho thông qua công đức của Chúa Giêsu Kitô để xóa bỏ hình phạt tạm thời do tội lỗi gây ra - bằng cách đi qua "Cửa Thánh".
Bên cạnh Cửa Thánh tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, bốn Cửa Thánh khác của Năm Thánh 2025 được đặt tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateran, Vương cung thánh đường Đức Bà Cả, Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành và nhà tù Rebibbia của Rome.
Theo Bộ Truyền giáo, hàng ngàn người đã lấp đầy bốn Vương cung thánh đường của Giáo hoàng trong những ngày lễ kỷ niệm mở Cửa Thánh” phản ảnh “mong muốn lớn lao” của những người hành hương được tham gia vào lễ hội Năm Thánh của Giáo hội.
Biến cố lớn đầu tiên theo lịch trình của năm thánh 2025 là Năm Thánh của Thế giới Truyền thông sẽ được tổ chức từ ngày 24 đến 26 tháng 1. Hàng ngàn nhà báo và chuyên gia truyền thông từ khắp nơi trên thế giới dự kiến sẽ đến Rome để tham dự biến cố này.
Giám mục Pháp bị buộc từ chức sau các cuộc thanh tra vì phong chức theo nghi thức trước Công đồng Vatican II
Đặng Tự Do
16:05 07/01/2025
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức sớm của Giám mục người Pháp Dominique Rey của Fréjus-Toulon vào hôm Thứ Ba, 07 Tháng Giêng, sau nhiều năm Vatican giám sát việc tấn phong giáo sĩ bằng cách sử dụng sách phụng vụ trước Công đồng Vatican II và những lo ngại khác.
Quyết định từ chức của Đức Cha Rey gây sốc cho nhiều người vì giáo phận Fréjus-Toulon nổi tiếng có nhiều ơn gọi dưới sự lãnh đạo của ngài. Năm 2012, trong số 96 vị được thụ phong linh mục ở Pháp, 12 vị đến từ giáo phận Fréjus-Toulon.
Đức Cha Rey năm nay 72 tuổi, nghĩa là còn 3 năm nữa mới đến tuổi về hưu. Quyết định từ chức của Đức Cha Rey làm người ta nhớ đến trường hợp của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của tổng giáo phận Paris từ chức đột ngột vào tháng 12, 2021 lúc mới 70 tuổi.
Đức Cha François Touvet, được bổ nhiệm làm giám mục phó của cùng giáo phận vào tháng 11 năm 2023, hiện sẽ tự động kế nhiệm Đức Cha Rey.
Trong thông cáo báo chí ngày 7 tháng Giêng, Đức Cha Rey, năm nay 72 tuổi, người lãnh đạo giáo phận kể từ năm 2000, cho biết gần đây ngài được sứ thần tòa thánh tại Pháp, thông báo rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn ngài nộp đơn từ chức.
Trong một video được công bố vào ngày Thứ Ba, 07 Tháng Giêng, Đức Cha Rey phàn nàn rằng, tháng 12 năm 2023, khi bổ nhiệm một Giám Mục Phó cho Fréjus-Toulon, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích ngài không nên từ chức. Đức Cha Rey nói thêm rằng ngài không biết điều gì đã thay đổi từ đó cho đến nay, nhưng “đối mặt với những hiểu lầm, áp lực và tranh cãi gây hại cho sự hiệp nhất của Giáo hội, tiêu chuẩn phân định cuối cùng đối với tôi vẫn là sự vâng phục người kế nhiệm Thánh Phêrô”.
Giáo phận Fréjus-Toulon ở miền nam nước Pháp đã có thể phong chức phó tế chuyển tiếp cho sáu chủng sinh vào tháng trước sau khi tất cả các lễ phong chức trong giáo phận bị Vatican dừng lại vào tháng 6 năm 2022 sau chuyến viếng thăm huynh đệ của Đức Tổng Giám Mục (nay là Hồng Y) Jean-Marc Aveline của Marseille.
Lễ thụ phong linh mục cho sáu chủng sinh thuộc cộng đồng truyền giáo Lòng Thương Xót Chúa đã diễn ra tại Nhà thờ Collegiate Saint-Martin ở Lorgues vào ngày 1 tháng 12 năm 2024.
Trong thông báo trước lễ truyền chức, Đức Cha Touvet cho biết đây là “thành quả của cuộc đối thoại tin tưởng và hòa bình được duy trì với bề trên của cộng đồng Truyền giáo Lòng thương xót và Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm Touvet làm giám mục phó của Fréjus-Toulon vào tháng 11 năm 2023, giao cho ngài phụ trách quản lý kinh tế và bất động sản, cộng đồng tôn giáo và đào tạo các linh mục và chủng sinh.
Theo thông báo của Đức Cha Rey vào thời điểm đó, Vatican đã yêu cầu đình chỉ các lễ tấn phong trong Giáo phận Fréjus-Toulon vào mùa hè năm 2022 do "một số cơ quan của Rôma đặt ra những câu hỏi về việc tái cấu trúc chủng viện và chính sách chào đón mọi người đến giáo phận".
Được biết đến với sự ủng hộ Thánh lễ La tinh truyền thống, Đức Cha Rey cũng đã phong chức linh mục cho các giáo sĩ giáo phận bằng cách sử dụng Sách Lễ Rôma năm 1962.
Sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành Traditionis Custodes, tự sắc năm 2021 hạn chế việc cử hành Thánh lễ theo hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma, Đức Cha Rey đã nêu bật mối quan ngại của một số linh mục và cộng đồng có mặt trong giáo phận của ngài, những người đã cử hành Thánh lễ theo nghi thức cũ.
Đức Cha Rey cho biết trong tuyên bố ngày 7 Tháng Giêng của mình, được đăng trên X, rằng "cũng giống như tôi luôn cố gắng đáp lại lời kêu gọi truyền giáo mới của Thánh Gioan Phaolô II, sau đó là lời khuyến khích của Đức Bênêđíctô XVI trong việc chào đón và hình thành ơn gọi linh mục, và cuối cùng là định hướng của Đức Phanxicô, trong trường hợp này, tôi đã đồng ý trao lại trách nhiệm mục vụ mà Đức Gioan Phaolô II đã giao phó cho tôi vào năm 2000."
“Khi bước sang năm thứ 25 làm giám mục phục vụ Giáo phận Fréjus-Toulon, tôi tạ ơn Chúa vì những ơn lành và thành quả truyền giáo”, ngài nói thêm.
Đức Cha Rey tuyên bố ngài sẽ cử hành Thánh lễ Tạ ơn tại giáo phận vào ngày 1 tháng 2.
Source:Catholic News AgencyPope accepts resignation of bishop investigated for ordinations with pre-Vatican II rite
Quyết định từ chức của Đức Cha Rey gây sốc cho nhiều người vì giáo phận Fréjus-Toulon nổi tiếng có nhiều ơn gọi dưới sự lãnh đạo của ngài. Năm 2012, trong số 96 vị được thụ phong linh mục ở Pháp, 12 vị đến từ giáo phận Fréjus-Toulon.
Đức Cha Rey năm nay 72 tuổi, nghĩa là còn 3 năm nữa mới đến tuổi về hưu. Quyết định từ chức của Đức Cha Rey làm người ta nhớ đến trường hợp của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của tổng giáo phận Paris từ chức đột ngột vào tháng 12, 2021 lúc mới 70 tuổi.
Đức Cha François Touvet, được bổ nhiệm làm giám mục phó của cùng giáo phận vào tháng 11 năm 2023, hiện sẽ tự động kế nhiệm Đức Cha Rey.
Trong thông cáo báo chí ngày 7 tháng Giêng, Đức Cha Rey, năm nay 72 tuổi, người lãnh đạo giáo phận kể từ năm 2000, cho biết gần đây ngài được sứ thần tòa thánh tại Pháp, thông báo rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn ngài nộp đơn từ chức.
Trong một video được công bố vào ngày Thứ Ba, 07 Tháng Giêng, Đức Cha Rey phàn nàn rằng, tháng 12 năm 2023, khi bổ nhiệm một Giám Mục Phó cho Fréjus-Toulon, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích ngài không nên từ chức. Đức Cha Rey nói thêm rằng ngài không biết điều gì đã thay đổi từ đó cho đến nay, nhưng “đối mặt với những hiểu lầm, áp lực và tranh cãi gây hại cho sự hiệp nhất của Giáo hội, tiêu chuẩn phân định cuối cùng đối với tôi vẫn là sự vâng phục người kế nhiệm Thánh Phêrô”.
Giáo phận Fréjus-Toulon ở miền nam nước Pháp đã có thể phong chức phó tế chuyển tiếp cho sáu chủng sinh vào tháng trước sau khi tất cả các lễ phong chức trong giáo phận bị Vatican dừng lại vào tháng 6 năm 2022 sau chuyến viếng thăm huynh đệ của Đức Tổng Giám Mục (nay là Hồng Y) Jean-Marc Aveline của Marseille.
Lễ thụ phong linh mục cho sáu chủng sinh thuộc cộng đồng truyền giáo Lòng Thương Xót Chúa đã diễn ra tại Nhà thờ Collegiate Saint-Martin ở Lorgues vào ngày 1 tháng 12 năm 2024.
Trong thông báo trước lễ truyền chức, Đức Cha Touvet cho biết đây là “thành quả của cuộc đối thoại tin tưởng và hòa bình được duy trì với bề trên của cộng đồng Truyền giáo Lòng thương xót và Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm Touvet làm giám mục phó của Fréjus-Toulon vào tháng 11 năm 2023, giao cho ngài phụ trách quản lý kinh tế và bất động sản, cộng đồng tôn giáo và đào tạo các linh mục và chủng sinh.
Theo thông báo của Đức Cha Rey vào thời điểm đó, Vatican đã yêu cầu đình chỉ các lễ tấn phong trong Giáo phận Fréjus-Toulon vào mùa hè năm 2022 do "một số cơ quan của Rôma đặt ra những câu hỏi về việc tái cấu trúc chủng viện và chính sách chào đón mọi người đến giáo phận".
Được biết đến với sự ủng hộ Thánh lễ La tinh truyền thống, Đức Cha Rey cũng đã phong chức linh mục cho các giáo sĩ giáo phận bằng cách sử dụng Sách Lễ Rôma năm 1962.
Sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành Traditionis Custodes, tự sắc năm 2021 hạn chế việc cử hành Thánh lễ theo hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma, Đức Cha Rey đã nêu bật mối quan ngại của một số linh mục và cộng đồng có mặt trong giáo phận của ngài, những người đã cử hành Thánh lễ theo nghi thức cũ.
Đức Cha Rey cho biết trong tuyên bố ngày 7 Tháng Giêng của mình, được đăng trên X, rằng "cũng giống như tôi luôn cố gắng đáp lại lời kêu gọi truyền giáo mới của Thánh Gioan Phaolô II, sau đó là lời khuyến khích của Đức Bênêđíctô XVI trong việc chào đón và hình thành ơn gọi linh mục, và cuối cùng là định hướng của Đức Phanxicô, trong trường hợp này, tôi đã đồng ý trao lại trách nhiệm mục vụ mà Đức Gioan Phaolô II đã giao phó cho tôi vào năm 2000."
“Khi bước sang năm thứ 25 làm giám mục phục vụ Giáo phận Fréjus-Toulon, tôi tạ ơn Chúa vì những ơn lành và thành quả truyền giáo”, ngài nói thêm.
Đức Cha Rey tuyên bố ngài sẽ cử hành Thánh lễ Tạ ơn tại giáo phận vào ngày 1 tháng 2.
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y McElroy, Tân Tổng Gíam Mục Washington
Vũ Văn An
16:38 07/01/2025
Đúng như dự đoán của tạp chí The Pillar, Đức Phanxicô đã chính thức bổ nhiệm ĐHY McElroy làm TGM của tổng giáo phận thủ đô Washington D.C.
Nhận định của The Pillar
Nhân dịp này, JD Flynn, chu bút The Pillar, có nhận định sau.
Việc bổ nhiệm tới Washington, D.C. có ý nghĩa quan trọng trên toàn quốc vì giáo phận này không chỉ là một thành phố bờ biển phía đông thông thường — đây là thủ đô của quốc gia và những người Công Giáo ở đây bao gồm một số người có quyền lực và ảnh hưởng nhất trong đời sống công cộng của Hoa Kỳ. Cách họ được lãnh đạo, định hình, hình thành và chỉ đạo thực sự ảnh hưởng đến Giáo hội trên khắp cả nước.
Nhưng tôi đã suy nghĩ về một yếu tố cụ thể trong cuộc bổ nhiệm McElroy mà gần như chắc chắn sẽ tác động đến Giáo hội trên khắp Hoa Kỳ.
McElroy, như mọi người đều biết, rất quan tâm đến chính trị Hoa Kỳ, nói chung là phản đối quan điểm của Trump, nói chung là sẵn sàng xắn tay áo và tham gia, và hầu như luôn sẵn sàng nói lên suy nghĩ của mình. Có lý khi mong đợi rằng tổng giám mục D.C. sẽ đưa ra những tuyên bố rõ ràng khi ngài cho rằng Nhà Trắng đã làm điều gì đó không nên làm, và có lý khi kết luận rằng đó là lý do tại sao giáo hoàng đưa ngài đến Washington ngay từ đầu.
Về phần mình, các giám mục Hoa Kỳ đã thiết lập cho mình một hệ thống vận động hành lang và làm việc với Nhà Trắng, Quốc hội và các cơ quan liên bang, thông qua văn phòng công vụ của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB).
Khi những vấn đề rất lớn phát sinh đối với Giáo hội, như vấn đề “visa” đang nảy sinh, văn phòng USCCB đó được giao nhiệm vụ cố gắng đưa ra giải pháp, thay mặt cho tất cả các giám mục, và theo cách các vị dường như sẽ cân nhắc, hoặc ít nhất là được các vị ngầm chấp thuận.
Đối với hầu hết các giám mục, những nỗ lực vận động hành lang của hội đồng là nỗ lực tốt nhất của các ngài để thúc đẩy lợi ích hoặc giải quyết các vấn đề tại Washington —thích hay không thích USCCB, đó là những gì các giám mục đã thiết lập cho mình, để chính phủ liên bang có một điểm liên lạc với "Giáo hội" và một kênh để giải quyết các vấn đề quan tâm hoặc lo ngại.
Tuy nhiên, một giám mục người Mỹ luôn ở vị trí độc nhất để tự đặt mình vào vị trí là điểm tiếp xúc cạnh tranh hoặc là cực đối địch của quyền lực, đó là Tổng giám mục Washington.
Trong khi hội đồng hướng đến việc khẳng định mình với các cơ quan liên bang và Nhà Trắng là tiếng nói của các giám mục, thì Tổng giám mục Washington thường ở vị trí có thể ngăn cản điều đó — gọi đến Nhà Trắng, nói rằng mình là Hồng Y của khu vực và rằng mình là người phù hợp để các nhà lãnh đạo chính trị giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo.
Điều cuối cùng mà các chính trị gia muốn là lựa chọn giữa các tiếng nói khác nhau đại diện cho chính họ với tư cách là Giáo hội — họ chỉ muốn biết ai là người mà họ tin tưởng. Và trong khi hội đồng có những người vận động hành lang chuyên nghiệp, họ là những người bình thường và không ai trong số họ có được mu mão cân, danh hiệu, sự hào nhoáng và thẩm quyền của Hồng Y đoàn. Vì vậy, nếu Hồng Y tổng giám mục Washington muốn cản trở các nỗ lực của USCCB tại Washington hoặc tự đưa mình vào quá trình này, ngài có thể làm như vậy rất dễ dàng. Nếu ngài muốn được mời đệ nạp bất cứ điều gì USCCB đang làm việc với Nhà Trắng, ngài có thể dễ dàng thực hiện điều đó.
Về phần ngài, Hồng Y Wilton Gregory sắp mãn nhiệm không thường xuyên tham gia vào công việc của hội đồng trên "Đồi Capitol" hay trên Đại lộ Pennsylvania. Nhưng Hồng Y Wuerl và cựu Hồng Y Theodore McCarrick nổi tiếng vì đã tự đưa mình vào quá trình này, và vì cách mà quá trình này định hình và tác động đến mối quan hệ của Giáo hội với chính phủ liên bang.
Tôi mong đợi McElroy sẽ tham gia đáng kể vào các cuộc trò chuyện tôn giáo với Nhà Trắng, Quốc hội và các cơ quan liên bang. Trên thực tế, tôi mong đợi đó là mục đích của cuộc bổ nhiệm ngài. Vẫn chưa biết điều đó sẽ diễn ra như thế nào.
McElroy cầu nguyện cho sự thành công của Trump
Trong khi đó, John Lavenburg của tạp chí Crux, cho hay trong bài phát biểu khai mạc với tư cách Tổng giám mục đề cử của Washington, Đức Hồng Y Robert McElroy của San Diego cho biết ngài cầu nguyện cho sự thành công của Tổng thống đắc cử Donald Trump và chính quyền của ông, đồng thời thừa nhận mối quan ngại của mình đối với các kế hoạch trục xuất "bừa bãi, hàng loạt".
“Giáo Hội Công Giáo dạy rằng một quốc gia có quyền kiểm soát biên giới của mình và mong muốn của quốc gia chúng ta để làm điều đó là một nỗ lực chính đáng”, McElroy trả lời một câu hỏi từ Crux. “Đồng thời, chúng ta luôn được kêu gọi phải có ý thức về phẩm giá của mỗi con người, và do đó, các kế hoạch đã được thảo luận ở một số cấp độ về việc trục xuất rộng rãi, bừa bãi, hàng loạt trên khắp đất nước sẽ là điều không phù hợp với giáo lý Công Giáo”.
“Vì vậy, chúng ta sẽ phải xem những gì xuất hiện trong chính quyền”, ngài nói.
Bỏ qua những lo ngại về vấn đề nhập cư, McElroy cho biết ngài và tất cả những người Công Giáo nên cầu nguyện cho sự thành công của Trump và chính quyền của ông, cũng như tất cả các quan chức được bầu trên toàn quốc.
“Tôi cầu nguyện để chính quyền của Tổng thống Trump và tất cả các nhà lập pháp và thống đốc tiểu bang và địa phương trên toàn quốc sẽ cùng nhau làm việc để làm cho đất nước chúng ta thực sự tốt đẹp hơn và thảo luận về các vấn đề chính mà chúng ta phải đối đầu, và tạo ra sự khác biệt, và do đó, trách nhiệm đầu tiên của tất cả chúng ta là hỗ trợ cho mục tiêu thành công đó cho chính phủ của chúng ta”, McElroy nói.
Vatican thông báo vào ngày 6 tháng 1 rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chọn McElroy kế nhiệm Hồng Y Wilton Gregory làm Tổng giám mục Washington. Vào đúng kỷ niệm bốn năm cuộc bạo loạn ngày 6 tháng 1 năm 2021 tại Điện Capitol Hoa Kỳ và hai tuần trước lễ nhậm chức của Trump, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm vào tổng giáo phận bao gồm Điện Capitol của quốc gia một giám mục cấp tiến, người đã chỉ trích các chính sách của Trump trong quá khứ và ưu tiên môi trường và hoàn cảnh khó khăn của người di cư và người tị nạn.
Thông báo này cũng được đưa ra vài tuần sau khi Trump thông báo rằng Brian Burch, một người ủng hộ chính trị Công Giáo cánh hữu và là nhân vật truyền thông thường chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sẽ làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa thánh.
Theo tổng giáo phận, Thánh lễ nhậm chức của McElroy sẽ diễn ra vào ngày 11 tháng 3 lúc 2 giờ chiều tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Washington, D.C. Ngoài thủ đô của quốc gia, tổng giáo phận còn bao gồm năm quận ở miền nam Maryland và phục vụ hơn nửa triệu người Công Giáo.
Cám ơn ĐHY Gregory
ĐHY McElroy đến tổng giáo phận trong bối cảnh tái cấu trúc tài chính với một số thay đổi có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2025, để giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách hoạt động của giáo phận, theo một lá thư mà ĐHY Gregory gửi cho các mục tử vào ngày 31 tháng 10 năm 2024, mà Crux có được.
Trong bài phát biểu mở đầu, ĐHY McElroy đã nêu bật những cách mà tổng giáo phận "đã tỏa ánh sáng của Chúa Kitô" trong 85 năm qua, bao gồm thông qua giáo dục Công Giáo, thông qua Phong trào Dân quyền và các nỗ lực giảm thiểu tác động của chế độ nô lệ, tích hợp Công đồng Vatican II, thành lập các mục vụ giáo dân có sự tham gia và bao gồm, thông qua sự hy sinh của các giáo sĩ và nam nữ tu sĩ, và thông qua lòng trung thành của cộng đồng người Mỹ gốc Phi và người nhập cư.
Đức Hồng Y cũng thừa nhận những khoảnh khắc thất bại trong tổng giáo phận, chủ yếu là lạm dụng tình dục của giáo sĩ, mà ngài gọi là "sự phản bội khổng lồ" đã tạo ra "cuộc tính sổ đạo đức và tài chính" đang diễn ra.
Trích dẫn sự nhấn mạnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc cần đến một nền văn hóa gặp gỡ, ĐHY McElroy cho biết trong những tuần sau khi nhậm chức, ngài sẽ tiến hành các cuộc họp với các linh mục và ban lãnh đạo giáo dân của tổng giáo phận như một "bước khởi đầu... để tìm hiểu" về tổng giáo phận và hình thành viễn kiến cho tương lai của tổng giáo phận.
"Việc hình thành viễn kiến cho tổng giáo phận trong những năm tới sẽ phải là một nỗ lực thực sự mang tính hợp tác nếu muốn hướng dẫn chúng ta vượt qua những thách thức mà chúng ta đang phải đối diện và sẽ phải đối diện trong tương lai, đồng thời giúp chúng ta nắm bắt các cơ hội phát triển mục vụ đang nằm trong tầm tay chúng ta, và đó sẽ phải là một nỗ lực liên tục bắt nguồn từ Chúa phục sinh, Đấng là hy vọng và sức mạnh của chúng ta", ĐHY McElroy cho biết.
ĐHY McElroy, 70 tuổi, đến Tổng giáo phận Washington từ Giáo phận San Diego, nơi ngài được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm vào năm 2015. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nâng ngài lên Hồng Y đoàn năm 2022.
Điểm dừng đầu tiên của ngài trong chức giám mục là vào năm 2010, khi ngài được Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đic-tô XVI bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận San Francisco. McElroy có bằng cử nhân về lịch sử Hoa Kỳ của Đại học Harvard, và bằng thạc sĩ về lịch sử Hoa Kỳ và bằng tiến sĩ về Khoa học Chính trị của Đại học Stanford. ĐHY McElroy là đồng minh thân cận của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đã từng là người được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm vào thượng hội đồng đặc biệt năm 2019 về khu vực Amazon và thượng hội đồng về tính đồng nghị vừa kết thúc. Là người lãnh đạo giáo phận cực nam của California, ĐHY McElroy đã lên tiếng về các vấn đề nhập cư. Ngài cũng ưu tiên vận động bảo vệ môi trường và ủng hộ cách tiếp cận chào đón những người LGBTQ.
Trong khi đó, ĐHY Gregory đã nghỉ hưu sau khi tiếp quản Tổng giáo phận Washington vào năm 2019 và được Đức Giáo Hoàng Phanxicô nâng lên Hồng Y đoàn vào năm 2020. Hiện đã 77 tuổi, ngài đã đệ đơn từ chức lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào năm 2022 vào đúng sinh nhật lần thứ 75 của mình, theo yêu cầu của luật Giáo hội.
ĐHY Gregory đã phải đối đầu với không ít thách thức khi nắm quyền lãnh đạo tại Washington. Ngài đã lãnh đạo tổng giáo phận vượt qua hậu quả của báo cáo năm 2020 của Vatican về vụ lạm dụng tình dục hàng loạt của cựu Hồng Y Theodore McCarrick, người đã lãnh đạo tổng giáo phận từ năm 2001 đến năm 2006. Ngài cũng đã lãnh đạo tổng giáo phận vượt qua cuộc thanh trừng chủng tộc trên toàn quốc sau khi George Floyd bị sát hại vào năm 2020, cuộc bạo loạn ở Điện Capitol ngày 6 tháng 1 năm 2021, Đại dịch COVID-19 và nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden, người là tổng thống Công Giáo thứ hai của quốc gia.
Trong bài phát biểu về nhiệm kỳ của mình tại Washington, ĐHY Gregory đã cảm ơn các linh mục, phó tế, nam nữ tu sĩ của tổng giáo phận, cũng như các nhân viên của các văn phòng và cơ quan của tổng giáo phận, nói rằng "Tôi không thể làm được điều này nếu không có các bạn".
Ngài cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các tín hữu giáo dân.
"Tôi biết ơn hơn bất cứ điều gì đối với những người của Chúa đã chào đón và ủng hộ tôi kể từ khi tôi đến, cho phép tôi có đặc ân được phục vụ họ trong những thời điểm tốt nhất và trong những thời điểm khó khăn hơn", ĐHY Gregory nói. “Chúng ta đã yêu thương nhau, chăm sóc lẫn nhau, thách thức nhau, để trở thành Giáo Hội Công Giáo mà Chúa Giêsu Kitô kêu gọi chúng ta trở thành.”
Trước khi lãnh đạo Washington, ĐHY Gregory đã lãnh đạo Tổng giáo phận Atlanta từ năm 2005. Ngài được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm vào vai trò đó, người cũng đã phong ngài làm Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Chicago vào năm 1983, và giám mục của Giáo phận Belleville, Illinois, vào năm 1994.
Trong bài phát biểu của mình, ĐHY Gregory cũng tuyên bố rằng ngài sẽ ở lại Washington khi nghỉ hưu.
“Tôi sẽ ở lại Washington,” ĐHY Gregory nói. “Tôi chưa bao giờ coi thời gian ở Washington của mình là tạm thời, vì vậy tôi sẽ có một nơi cư trú tại đây và sẵn sàng phục vụ hết khả năng của mình và để đáp lại những cơ hội hiện hữu để tiếp tục phục vụ dân Chúa tại Washington.”
Cuộc họp báo của các ĐHY Gregory và McElroy vào ngày 6 tháng 1 không chỉ tập trung vào tương lai của tổng giáo phận mà còn bao gồm những khoảnh khắc suy gẫm từ mỗi vị giáo phẩm. Cả hai đều cảm ơn nhiều người ở Washington và San Diego. Và ĐHY McElroy cũng cảm ơn ĐHY Gregory vì hơn nửa thế kỷ phục vụ với tư cách là một giáo sĩ tại Hoa Kỳ.
“Thưa Đức Hồng Y Gregory, thật vinh dự khi được ở đây với ngài hôm nay, và có thể bày tỏ lòng biết ơn vì cuộc đời phục vụ linh mục và giám mục của ngài, điều đã làm phong phú sâu sắc cho Giáo hội tại quốc gia chúng ta và tại Tổng giáo phận này… ngài đã có những đóng góp vô cùng quan trọng vào những thời điểm quan trọng để đưa tin mừng của Chúa Giêsu Kitô đến với trái tim và tâm hồn của người Công Giáo,” ĐHY McElroy nói.
“Di sản lâu dài này sẽ mãi là kho báu đối với tất cả chúng ta,” ngài lưu ý.
Thông Điệp Lễ Giáng Sinh oan nghiệt của Thượng Phụ Kirill sẽ khiến nhiều người phải chết
Đặng Tự Do
16:40 07/01/2025
Giáo chủ của Giáo hội Chính thống giáo Nga, người đang mừng lễ Giáng Sinh cùng với nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh Vladimir Putin, cho biết hôm thứ Ba rằng thế giới phương Tây khinh thường nước Nga và “con đường phát triển văn minh thay thế” của nước này.
Các tín hữu Chính thống giáo ở Nga mừng lễ Giáng Sinh vào ngày 7 tháng Giêng, theo lịch Giuliô
Các hãng thông tấn Nga dẫn lời phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết, trong một sáng kiến mới ủng hộ cho cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin, Thượng phụ Kirill, người ủng hộ nhiệt tình cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đã làm phép cho các biểu tượng và thánh giá sẽ được khắc chữ viết tắt tên tổng thống Putin và gửi đến những người lính trong cuộc chiến kéo dài 34 tháng tại Ukraine.
Theo các hãng thông tấn, Kirill cho biết Nga đặt ra thách thức đối với các quốc gia hùng mạnh không phải vì năng lực hay sức mạnh hạt nhân của nước này.
“Họ ghét chúng ta vì chúng ta đưa ra một con đường phát triển văn minh khác biệt,” ông phát biểu tại nhà thờ Chúa Kitô Đấng Cứu Chuộc, nơi được xây dựng lại trên địa điểm của một hồ bơi vào những năm 1990 sau khi nhà độc tài Liên Xô Josef Stalin san phẳng nó vào những năm 1930.
Lễ Giáng Sinh được hiểu rộng rãi là ngày lễ của an bình khi chúng ta chào đón Ngôi Hai Thiên Chúa, Hoàng Tử của bình an trong câu hát của các Thiên Thần “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương.” Tuy nhiên, oái oăm thay Thượng Phụ Kirill đã dành toàn bộ bài giảng oan nghiệt của mình để kích động cuộc chiến chống Ukraine và phương Tây tập thể. Bài giảng này thật oan nghiệt vì nó sẽ khiến nhiều người phải chết.
Ông cho biết phương Tây đang suy sụp về mặt đạo đức, nhưng Nga đã cho thế giới thấy cách kết hợp khoa học, văn hóa, giáo dục và đức tin.
“Về mặt vật lý, họ không thể thực sự bóp nghẹt chúng ta, mặc dù họ cố gắng thông qua nhiều loại vu khống khác nhau và tạo ra các khối nào đó nhằm làm suy yếu nước Nga,” ông nói. “Không có gì có thể hiệu quả vì Chúa ở cùng chúng ta.”
Putin đã trông cậy vào Chính Thống Giáo Nga để tìm kiếm sự ủng hộ tại Ukraine và lên án những gì ông coi là sự suy thoái đạo đức của phương Tây, bao gồm cả phong trào bảo vệ quyền của người đồng tính và chuyển giới.
Trong thông điệp Giáng Sinh của mình, tổng thống Nga ca ngợi Chính Thống Giáo Nga vì đã “củng cố thể chế gia đình, nuôi dạy thanh thiếu niên và khẳng định các lý tưởng đạo đức”.
Trước nghi lễ tại nhà thờ, Putin đã đến nhà thờ Thánh George Chiến Thắng cùng các cựu chiến binh của cuộc xâm lược Ukraine, tại khu tưởng niệm chiến tranh Đồi Poklonnaya ở Mạc Tư Khoa.
Ukraine, quốc gia có Giáo Hội Chính Thống độc lập từ năm 2018, đã chuyển lễ Giáng Sinh sang ngày 25 tháng 12, mặc dù một nhóm thiểu số vẫn trung thành với một Giáo Hội có mối liên hệ lịch sử với Mạc Tư Khoa.
Source:Reuters
Cái giá phải trả cho việc lãng quên
Vũ Văn An
17:28 07/01/2025
Francis X. Maier Thứ tư, trên The Catholic Thing, ngày 9 tháng 10 năm 2024, lúc đang có các chiến dịch tranh cử khắc nghiệt tại Hoa Kỳ, nhận định rằng Người Mỹ có thiên tài về chứng hay quên. Nó nằm trong DNA của chúng ta. Henry Ford đã nắm bắt điều này tốt nhất cách đây hơn một thế kỷ khi ông nói rằng "Lịch sử ít nhiều là chuyện nhảm nhí. Đó là truyền thống. Chúng ta không muốn truyền thống. Chúng ta muốn sống trong hiện tại, và lịch sử duy nhất đáng giá chút đỉnh là lịch sử mà chúng ta tạo ra ngày hôm nay." Quá khứ đi kèm với những bài học khó chịu. Nó cản trở việc chúng ta tưởng tượng về tương lai. Nhưng nó là điều không thể tránh khỏi. Quá khứ định hình nên con người chúng ta và giải thích chúng ta đến từ đâu - những chi tiết hữu ích khi cố gắng hiểu một cuộc khủng hoảng như vụ tai nạn xe hơi chính trị mà chúng ta phải đối diện vào mùa thu năm nay. Hoa Kỳ bắt đầu là sự kết hợp giữa đức tin Kinh thánh và tư tưởng Khai sáng. Sự căng thẳng giữa những yếu tố đó trong tính cách của người Mỹ đã nuôi dưỡng năng động tính của quốc gia này ngay từ đầu.
Chủ nghĩa Calvin của những người sáng lập như John Witherspoon, bắt nguồn từ cuộc Cải cách Scotland, kết hợp với sự ôn hòa của Khai sáng Scotland, đã định hình nên trải nghiệm ban đầu của người Mỹ. Cùng nhau, họ đã phân biệt Cách mạng Mỹ với các sự kiện cách mạng cực đoan hơn ở Pháp và đưa nó vào một lộ trình thành công hơn nhiều. Chủ nghĩa Tin lành Calvin là chìa khóa để hiểu tâm lý người Mỹ và những hàm ý chính trị của nó. Về mặt tích cực, Pierre Manent, nhà triết học chính trị Công Giáo người Pháp, ghi nhận "sự đóng góp to lớn của chủ nghĩa Calvin cho tự do chính trị hiện đại". Trong sự tôn trọng sâu sắc của chủ nghĩa Calvin đối với luật pháp, "quyền lực của con người được giải phóng hoặc khuyến khích, nhưng không có con người nào, tôn giáo hay thế tục, đứng trên luật pháp". Ông đối chiếu điều này với sở thích đáng tiếc trong quá khứ của Giáo hội (Công Giáo) của chính ông đối với các chế độ độc tài và sự phản kháng đối với tư tưởng tự do. Đối với Manent, tư tưởng Công Giáo luôn "cảnh giác với những rủi ro hơn là... với sự vĩ đại của tự do chính trị".
Tuy nhiên, chủ nghĩa Calvin cũng có nhược điểm là những hậu quả không mong muốn. Và nó được ghi chép lại bởi cả nhà sử học Carlos Eire của Yale và cố triết gia Anh giáo George Parkin Grant. Phương châm của Calvin là "vinh quang chỉ thuộc về Thiên Chúa". Trong thực hành của Calvin, điều này không chỉ dẫn đến một đức tin mạnh mẽ mà còn dẫn đến một sự bài trừ hình tượng mạnh mẽ. Việc loại bỏ các thánh tích, vật tế lễ, tượng tôn giáo, tư duy "ma thuật" về các vị thánh và Bí tích Thánh Thể, và niềm tin vào những thứ như Luyện ngục là điều hợp lý theo sau. Trên thực tế, Calvin đã phi thánh hóa thế giới, xóa bỏ các liên kết trung gian trong việc thờ phượng và các công việc hàng ngày giữa cuộc sống này và cuộc sống tiếp theo. Khi làm như vậy, Eire lập luận rằng Calvin đã trở thành "người tiên phong trên con đường dốc đó" dẫn đến sự hoài nghi hiện đại, nhiều thế kỷ sau đó. Đồng thời - George Grant đã viết - Calvin đã tạo ra một cộng đồng gồm những cá nhân rất năng động, những người tìm cách trở thành người được Chúa chọn. Ngày nay, Chúa có thể (có vẻ) vắng mặt, nhưng một cộng đồng những người được chọn vẫn tồn tại, năng động và thanh giáo hơn bao giờ hết về các vấn đề từ "quyền sinh sản" đến biến đổi khí hậu. Cảm giác được xức dầu, được số mệnh ưu ái đặc biệt và đòi hỏi phải phấn đấu không ngừng nghỉ, cấp bách để đạt được thành công chính là cốt lõi của nền chính trị tiến bộ hiện đại. Sự ưu ái của số mệnh đi kèm với sự không khoan dung với bất cứ điều gì cản đường. Đó là lý do tại sao phá thai được phép, trong chiến dịch của Kamala Harris, không chỉ là một vấn đề chính sách khác. Đó là một yếu tố đầy nhiệt huyết của tín điều. Nói một cách đơn giản, quyền giết đứa con chưa chào đời của người phụ nữ ở bất cứ giai đoạn phát triển nào là một bí tích không thể thương lượng.
Vậy thì mục đích của tất cả những điều này là gì? Một lần nữa, quá khứ định hình chúng ta. Và mặc dù nó không nhất thiết quyết định hành động của chúng ta trong tương lai, nhưng việc quên đi những bài học của nó có thể rất tốn kém. Trước khi bước vào những tuần cuối cùng trước Ngày bầu cử năm nay, chúng ta có thể muốn ôn lại ký ức về nguồn gốc của một trật tự chính trị và pháp lý nhân đạo: Không ngoa khi nói rằng, cho đến thời kỳ Ki-tô giáo, luật pháp thường do chính người cai trị ban hành và luật pháp thay đổi theo ý thích của người lãnh đạo đó. Lời của người lãnh đạo chính là luật pháp. Đạo đức của luật pháp, sự đúng đắn của luật pháp, không phải là vấn đề ở đây hay ở đó. Người cai trị có quyền ban hành luật pháp và quyền tự do áp dụng luật pháp theo ý mình. Không có lời kêu gọi nào hướng đến một lý tưởng cao hơn. Tuy nhiên, với Ki-tô giáo, người cai trị... không chỉ có quyền ban hành luật pháp và áp dụng chúng, mà còn có nghĩa vụ ban hành luật pháp đúng đắn, luật pháp công bằng và áp dụng chúng mà không sợ hãi hay thiên vị. Chúng ta đã nghe về ý tưởng sau thời kỳ Cải cách về "quyền thần thiêng của các vị vua"... Nhưng trước khi có quyền thần thiêng của các vị vua, đã có bổn phận thần thiêng của các vị vua: Các vị vua phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa và trước một luật đạo đức cao hơn, cao hơn bất cứ công lý nào của con người.
Bằng cách chấp nhận lý tưởng này, các vị vua Ki-tô giáo và luật Ki-tô giáo của họ phải tìm kiếm và trân trọng sự khiêm nhường và khách quan mà những người cai trị trước thời đại Ki-tô giáo chưa từng biết đến. Họ không coi trọng hoặc áp dụng các tiêu chuẩn về sự chính xác chính trị hoặc sự tiện lợi hoặc xã hội thời thượng lý thuyết. Họ coi trọng và áp dụng các sự kiện trong nỗ lực tìm ra sự thật của mọi sự như chúng thực sự là, và đưa ra phán đoán của họ theo đó.
Sự khiêm nhường đó, sự thừa nhận rằng việc lập pháp của chúng ta là không hoàn hảo, đã mang lại sức mạnh và độ bền cho luật pháp của Ki-tô giáo ở Châu Âu. Nó hướng các nhà lập pháp đến một ứng dụng không thiên vị những người giàu có và quyền lực hoặc những người có cây gậy lớn nhất. Thay vào đó, luật pháp lấy cảm hứng từ Ki-tô giáo thiên về thực tại, sự thật, sự trung thực và tính liêm chính.
Những lời đó đã được Tổng giám mục Công Giáo Leo Cushley đưa ra vào tháng trước tại Thánh lễ Đỏ thường niên ở Edinburgh, Scotland. Khán giả là các thẩm phán và nhà lập pháp người Scotland trong một quốc gia trong đó sự tuân thủ tôn giáo đang suy giảm và tinh thần "thức tỉnh" ngày càng độc hại. Nhưng những bình luận của tổng giám mục rất hữu ích với chúng ta ở Hoa Kỳ, vào mùa thu này. Không có sự thật, sự trung thực hoặc tính chính trực trong việc tôn thờ phá thai. Mọi "thủ thuật y tế" như vậy đều là giết chết một đứa trẻ chưa chào đời. Chúng ta cần nhớ điều đó khi bỏ phiếu. Việc lập pháp là không hoàn hảo vì con người không hoàn hảo, bao gồm cả những người cai trị chúng ta. Nhưng chúng ta vẫn cần phải lựa chọn tốt nhất có thể trong số những người không hoàn hảo. Và những ứng cử viên ủng hộ “quyền” giết người vô tội không nằm trong số các lựa chọn.
VietCatholic TV
Mỹ ca ngợi đòn bất ngờ của Ukraine. 24h, Nga mất 5 hệ thống phòng không. Bão phá lung lay cầu Crimea
VietCatholic Media
02:35 07/01/2025
1. Nga mất năm hệ thống phòng không trị giá 350 triệu đô la trong một ngày
Ukraine đã tấn công vào năm hệ thống phòng không của Nga có giá trị ước tính 350 triệu đô la chỉ trong một ngày, giáng một đòn mạnh vào quân đội đang kiệt quệ của Putin trong cuộc chiến kéo dài gần ba năm.
Theo quân đội Ukraine và một phóng viên chiến tranh, Nga đã mất hai hệ thống hỏa tiễn và pháo phòng không Pantsir-S1 và một hệ thống phòng không OSA, cũng như hai hệ thống phòng không S-300.
Ukraine thường xuyên nhắm vào các hệ thống phòng không tiên tiến của Nga, và báo cáo về tổn thất hôm thứ Hai đánh dấu thành công cho quân đội Kyiv khi cả hai bên đều tiếp tục chịu thương vong đáng kể trong cuộc chiến.
Hệ thống pháo và hỏa tiễn phòng không tự hành Pantsir-S1 của Nga đã được sử dụng trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine. Người ta tin rằng nó có giá trị trong khoảng 15 đến 20 triệu đô la.
Hệ thống tầm ngắn di động này được thiết kế để chống lại máy bay, hỏa tiễn hành trình và đạn dược dẫn đường chính xác, cũng như hỗ trợ các đơn vị phòng không khác chống lại các cuộc tấn công lớn hơn.
Nga đã điều động các hệ thống này để bảo vệ các tài sản quý giá của mình, bao gồm Cầu Kerch, một công trình chiến lược quan trọng mà Nga sử dụng để kết nối với Crimea bị tạm chiếm.
Hệ thống hỏa tiễn phòng không OSA-AKM của Nga được cho là có giá trị 10 triệu đô la, trong khi hệ thống phòng không S-300 ước tính có giá 150 triệu đô la mỗi hệ thống.
Hải quân Ukraine hôm Thứ Hai, 06 Tháng Giêng, cho biết hai hệ thống hỏa tiễn và pháo phòng không Pantsir-S1 cùng một hệ thống phòng không OSA đã bị phá hủy chỉ trong một ngày.
Bộ Quốc phòng Ukraine đã xác nhận riêng việc phá hủy một trong những hệ thống Pantsir-S1 ở khu vực Kherson của Ukraine, chia sẻ một đoạn clip dài 12 giây được cho là cho thấy cảnh một máy bay điều khiển từ xa đang tiến gần đến đối tượng đó.
Phóng viên chiến tranh Ukraine Andriy Tsaplienko đã đăng bài về việc hai hệ thống phòng không S-300 của Nga bị phá hủy trong vòng 24 giờ.
Hải quân Ukraine viết trong bài đăng trên các kênh truyền thông xã hội của mình vào thứ Hai: “Ba hệ thống phòng không của Nga đã bị phá hủy (hư hại) bởi lực lượng và phương tiện của Lực lượng Hải quân thuộc Quân đội Ukraine.
“Lực lượng Hải quân thuộc Quân đội Ukraine, cùng với các đơn vị thuộc các thành phần khác của Lực lượng Phòng vệ Ukraine, tiếp tục tiêu diệt đối phương trên bộ, trên biển và trên không.”
Bộ Quốc phòng Ukraine đã bình luận trên X vào thứ Hai: “Một phế liệu 'không tương tự' khác. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã phá hủy một hệ thống phòng không Pantsir-S1 ở khu vực Kherson.”
Phóng viên chiến tranh Ukraine Andriy Tsaplienko đã đăng trên kênh Telegram của mình vào thứ Hai: “Trong vòng 24 giờ, hai hệ thống phòng không S-300 của đối phương đã bị phá hủy trong khu vực do Lực lượng Phòng vệ miền Nam chịu trách nhiệm”.
Khi cuộc chiến bước sang năm thứ tư, Ukraine sẽ tiếp tục nhắm vào các tài sản quân sự quý giá của Nga nhằm giành thế chủ động.
Các nhà phân tích từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một nhóm chuyên gia cố vấn của Hoa Kỳ, trước đây đã đánh giá rằng quân đội Ukraine có khả năng đang tham gia vào một chiến dịch nhằm làm suy yếu hệ thống phòng không của Nga; nếu thành công, chiến dịch này “có thể giúp Ukraine tận dụng hiệu quả hơn sức mạnh không quân có người lái bằng máy bay cánh cố định trong thời gian dài.
[Newsweek: Russia Loses Five Air Defense Systems Worth $350M in a Day]
2. Blinken cho biết vị thế của Ukraine ở Kursk rất quan trọng đối với các cuộc đàm phán có thể xảy ra
Ngoại trưởng Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Antony Blinken cho biết vào ngày 6 Tháng Giêng rằng các vị trí của Ukraine tại Tỉnh Kursk của Nga có thể đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán có thể xảy ra với Nga, hãng thông tấn AFP đưa tin.
Chính quyền Tổng thống Biden, nhiệm kỳ sẽ kết thúc sau vài tuần nữa, đã đẩy nhanh việc cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine để đưa Kyiv vào vị thế mạnh nhất có thể trong các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng.
Blinken phát biểu với các phóng viên tại Hán Thành rằng: “Vị thế của Ukraine tại Kursk rất quan trọng vì chắc chắn đó là yếu tố sẽ ảnh hưởng đến bất kỳ cuộc đàm phán nào có thể diễn ra trong năm tới”.
Những bình luận này được đưa ra sau các báo cáo cho biết vào lúc 9h sáng Chúa Nhật, 05 Tháng Giêng, Ukraine đã ào ạt tấn công xuyên biên giới vào Tỉnh Kursk sau nhiều tháng ở thế phòng thủ.
Ukraine đã phát động cuộc xâm lược xuyên biên giới vào đầu tháng 8, chiếm giữ 1.300 km2, hay 500 dặm vuông, đất Nga. Kể từ đó, Mạc Tư Khoa đã điều động quân tiếp viện, bao gồm hàng ngàn binh lính Bắc Hàn, và được cho là đã chiếm lại được khoảng một nửa lãnh thổ đã mất.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cũng gọi cuộc tấn công Kursk là một “con át chủ bài” quan trọng trong bất kỳ cuộc đàm phán tiềm năng nào.
Người ta ngày càng kỳ vọng vào khả năng đàm phán hòa bình vào năm 2025 khi Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump, người sẽ nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng, cam kết đưa cả hai bên vào bàn đàm phán.
Sự trở lại Tòa Bạch Ốc của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã làm dấy lên mối lo ngại trong số các đồng minh của Ukraine do tổng thống đắc cử trước đây đã chỉ trích sự ủng hộ của chính quyền Tổng thống Biden đối với Kyiv.
Trong những bình luận đưa ra kể từ khi tái đắc cử, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã ám chỉ đến khả năng cắt giảm viện trợ của Hoa Kỳ nhưng cho biết ông sẽ không “từ bỏ” đất nước này, thay vào đó sẽ tận dụng viện trợ của Washington để thúc đẩy Nga đàm phán.
[Kyiv Independent: Ukraine's position in Kursk Oblast important for possible negotiations, Blinken says]
3. Nga tìm cách khôi phục lại các rào chắn xà lan bảo vệ Cầu Crimea bị mất do bão
Nga đang cố gắng điều động các rào chắn xà lan mới gần Cầu Kerch ở Crimea bị tạm chiếm thay vì các rào chắn đã bị phá hủy, Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân của Hải quân Ukraine, cho biết hôm Thứ Hai, 06 Tháng Giêng.
Các rào chắn này là một phần của mạng lưới các biện pháp trên bộ và trên biển do Mạc Tư Khoa thiết lập để bảo vệ cây cầu sau nhiều cuộc tấn công thành công của Ukraine.
Phát biểu trên truyền hình quốc gia, Pletenchuk xác nhận rằng chúng bị hư hại do bão ở Hắc Hải.
“Tất nhiên, Nga vẫn đang thực hiện các biện pháp tối đa để bảo vệ Cầu Crimea, một công trình xây dựng bất hợp pháp,” Pletenchuk nói. “Và cho đến nay, vẫn chưa có xu hướng giảm hoạt động của họ.”
Ông cho biết thêm, cây cầu cũng được trang bị hệ thống phòng không nhiều lớp.
Cầu Crimea dài 19 km, hay 12 dặm, được xây dựng sau khi Nga xâm lược Crimea bất hợp pháp vào năm 2014 và hoàn thành vào năm 2018, đóng vai trò là tuyến đường tiếp tế quan trọng cho lực lượng Nga.
Cây cầu đã bị Ukraine nhắm tới nhiều lần và bị hư hại nặng nề trong các cuộc không kích vào tháng 10 năm 2022 và tháng 7 năm 2023.
Cầu Crimea vẫn là tâm điểm của cuộc xung đột và cũng là chủ đề của tranh chấp pháp lý giữa Ukraine và Nga tại Tòa án Trọng tài Thường trực
[Kyiv Independent: Russia seeks to restore barge barriers protecting Crimean Bridge lost due to storms, Navy says]
4. Zelenskiy cho biết 3.800 quân nhân Bắc Hàn đã thiệt mạng hoặc bị thương ở Kursk của Nga
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình podcast người Mỹ Lex Fridman được công bố vào ngày 5 Tháng Giêng rằng tổng cộng có 3.800 binh lính Bắc Hàn đã thiệt mạng hoặc bị thương do lực lượng Ukraine gây ra tại Tỉnh Kursk của Nga.
Bình Nhưỡng đã gửi hơn 12.000 binh lính Bắc Hàn vào Tỉnh Kursk vào mùa thu năm 2024, trong bối cảnh có thỏa thuận giúp chống lại cuộc tấn công bất ngờ của Ukraine vào khu vực này bắt đầu vào ngày 6 tháng 8.
Kể từ đó, lực lượng Ukraine vẫn chiến đấu để giữ lãnh thổ trong khu vực với hy vọng có thể sử dụng nó làm con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán tương lai với Nga.
Trong cuộc phỏng vấn sâu rộng với Lex Fridman, Zelenskiy nói thêm rằng Bình Nhưỡng có khả năng đưa thêm quân đội Bắc Hàn ra tiền tuyến, lên tới 30.000 -40.000 quân.
Theo báo cáo, Ukraine đã tăng cường hoạt động tại Tỉnh Kursk bằng một cuộc tấn công mới vào ngày 5 tháng Giêng, với nhiều báo cáo trái chiều về kết quả của đợt tấn công mới từ Kyiv.
Cuộc tấn công mới diễn ra trong bối cảnh lực lượng Nga và Bắc Hàn chịu tổn thất đáng kể trong các cuộc đụng độ gần đây, Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu buổi tối ngày 4 tháng Giêng, trích dẫn thông tin từ vị chỉ huy cao cấp của Ukraine.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby cho biết vào ngày 27 tháng 12 rằng các đơn vị Bắc Hàn đã tiến hành các cuộc tấn công “làn sóng người” vào các vị trí của Ukraine ở Tỉnh Kursk, nhưng không có hiệu quả - dẫn đến tổng số thương vong cao.
Kirby nói thêm rằng binh lính Bắc Hàn được cho là đã tự sát thay vì đầu hàng quân đội Ukraine vì lo sợ gia đình họ sẽ bị nhắm tới vì vụ bắt giữ họ.
Ukraine và Nga đang gấp rút thu hẹp khoảng cách ở Kursk trước khi Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump lên nắm quyền vào ngày 20 tháng Giêng. Tổng thống đắc cử Donald Trump trước đó đã nói rằng ông sẽ chấm dứt chiến tranh trong “24 giờ” với các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng giữa Ukraine và Nga.
Các quan chức Hoa Kỳ nói với Bloomberg vào ngày 27 tháng 12 rằng họ tin rằng Ukraine chỉ còn vài tháng nữa là có thể tấn công vào Tỉnh Kursk cho đến khi quân đội Ukraine buộc phải rút lui khỏi khu vực này hoặc có nguy cơ bị lực lượng Nga bao vây.
Những bình luận này được đưa ra khi Ukraine liên tục mất đi vị thế trong khu vực giữa các cuộc phản công của Nga. Ukraine được cho là đã mất hơn 40% lãnh thổ mà họ đã giành được trước đó do những nỗ lực mới của Nga.
[Kyiv Independent: 3,800 North Korean troops killed or injured in Russia's Kursk Oblast, Zelensky says]
5. Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố từ chức
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tuyên bố từ chức Thủ tướng và lãnh đạo Đảng Tự do Canada.
Trudeau, người phải đối mặt với tình trạng số phiếu thăm dò giảm sút trong năm qua, đã phải chịu áp lực ngày càng tăng từ các thành viên Quốc hội Đảng Tự do đòi ông từ chức sau khi Bộ trưởng tài chính của Trudeau, Chrystia Freeland, đột ngột từ chức.
Freeland, người cũng từng là phó thủ tướng, đã từ chức bộ trưởng vào ngày 16 tháng 12 sau khi bà được Trudeau thông báo rằng bà sẽ sớm bị thay thế. Quyết định này đã vấp phải sự chỉ trích nặng nề từ các nghị sĩ chính phủ, với hàng chục thành viên trong nhóm nghị sĩ của ông kêu gọi ông từ chức.
Trudeau, người giữ chức thủ tướng từ năm 2015, từ chức trước cuộc họp toàn quốc của đảng ông vào thứ Tư.
Trudeau, người nắm giữ chính phủ thiểu số tại quốc hội Canada, đã mất đi một đối tác quan trọng trong việc chống đỡ chính phủ Tự do vào tháng 9, với tuyên bố của lãnh đạo Đảng Dân chủ Mới, gọi tắt là NDP Jagmeet Singh rằng ông sẽ “xé bỏ” thỏa thuận cung ứng và tín nhiệm với chính phủ.
Cuộc bầu cử liên bang tiếp theo của Canada dự kiến diễn ra vào tháng 10 năm 2025, nhưng có khả năng sẽ diễn ra trong vài tháng tới vì các đảng đối lập đã tuyên bố sẽ bỏ phiếu “bất tín nhiệm” chính phủ trong phiên họp tiếp theo của quốc hội dự kiến bắt đầu vào ngày 27 tháng Giêng. Lãnh đạo Đảng Bảo thủ Pierre Poilievre luôn dẫn trước Trudeau trong các cuộc thăm dò dư luận và có khả năng sẽ giành được chính phủ đa số nếu cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày hôm nay.
Canada, dưới thời Trudeau, là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ Ukraine khi cung cấp 19,5 tỷ đô la Canada, hay 13,5 tỷ đô la, viện trợ cho Ukraine, bao gồm 4,5 tỷ đô la Canada, hay 3,1 tỷ đô la, viện trợ quân sự.
Freeland, người gốc Ukraine và thông thạo tiếng Ukraine, từng là người ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất của chính phủ. Trước khi theo đuổi sự nghiệp chính trị, Freeland từng là trưởng văn phòng Mạc Tư Khoa của Financial Times.
[Kyiv Independent: Canadian PM Justin Trudeau announced resignation]
6. Zelenskiy cho biết gần 15.000 người Nga đã thiệt mạng ở khu vực Kursk
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Hai, 06 Tháng Giêng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết lực lượng Nga đã chịu tổn thất đáng kể trong năm tháng giao tranh ở khu vực Kursk của Nga.
“Trong chiến dịch Kursk, riêng theo hướng này, đối phương đã mất 38.000 binh lính, trong đó có gần 15.000 sĩ quan và binh lính Nga tử trận”, Zelenskiy nói.
Khu vực Kursk nằm trên biên giới với Tỉnh Sumy của Ukraine, nơi liên tục xảy ra các cuộc tấn công kể từ khi quân đội Nga bị đẩy khỏi tỉnh và rút lui qua biên giới vào tháng 4 năm 2022.
Lực lượng Ukraine đã phát động một chiến dịch quy mô lớn ở khu vực Kursk vào đầu tháng 8, chiếm giữ một số khu vực của lãnh thổ. Tuy nhiên, quân đội Nga tuyên bố đã giành lại quyền kiểm soát phần lớn vùng đất đó. Vào ngày 5 tháng Giêng, Ukraine báo cáo đã bắt đầu một cuộc tấn công mới trong khu vực nhưng chia sẻ thông tin hạn chế về nó.
Các báo cáo từ các nguồn tin của Ukraine và phương Tây cho biết có khoảng 11.000 quân lính Bắc Hàn đang hỗ trợ lực lượng Nga trong khu vực. Nga không xác nhận hoặc phủ nhận sự tham gia của họ.
Zelenskiy nhấn mạnh việc tạo ra một “vùng đệm” ở khu vực Kursk, nơi Nga đã điều động lực lượng tăng cường quân sự đáng kể. Theo ông, diễn biến này đã cản trở khả năng điều động lực lượng của Mạc Tư Khoa đến các mặt trận quan trọng ở miền đông Ukraine.
“Điều quan trọng là lực lượng Nga hiện không thể hướng toàn bộ sức mạnh này vào các hướng khác của chúng tôi, cụ thể là các tỉnh Donetsk, Sumy, Kharkiv hoặc Zaporizhzhia”, ông nói.
[Kyiv Independent: Zelensky says nearly 15,000 Russians have been killed in Kursk region]
7. Cuộc chiến mùa đông thảm khốc của Nga ở Phần Lan có thể cung cấp manh mối về kết thúc của Ukraine
Cuộc xâm lược Phần Lan năm 1939 của Joseph Stalin đã được so sánh với cuộc xâm lược của Vladimir Putin vào Ukraine trong bối cảnh có nhiều câu hỏi về việc liệu thỏa thuận sau Chiến tranh Mùa đông có thể là bản thiết kế cho một cuộc xung đột diễn ra sau tám thập niên rưỡi hay không. Thiếu Tướng Vasyl Malyuk, nhà lãnh đạo của SBU, đã đưa ra nhận định trên hôm Chúa Nhật, 05 Tháng Giêng, sau khi Helsinki cảnh báo Kyiv không được làm theo thỏa thuận sau cuộc chiến do nhà độc tài Liên Xô khởi xướng, thiết lập khuôn khổ cho cái gọi là “Phần Lan hóa”.
Tướng Malyuk cho biết hiệp ước Phần Lan-Xô viết năm 1948 cho phép Phần Lan giữ được độc lập nhưng phải trả giá bằng việc phi quân sự hóa, duy trì sự trung lập và liên kết các quyết định chính sách đối ngoại với Mạc Tư Khoa. Một chuyên gia Phần Lan nói với Newsweek rằng mô hình như vậy đối với Ukraine “thuộc về thùng rác” và chỉ phục vụ cho lợi ích của Putin.
Tuy nhiên, cuộc chiến của Nga với Ukraine sắp bước sang năm thứ tư vào ngày 24 tháng 2 tới đây—một tháng sau khi Ông Donald Trump trở lại Tòa Bạch Ốc với lời cam kết chấm dứt thù địch nhanh chóng. Suy đoán về các cuộc đàm phán có thể làm tăng thêm tiếng vang của thỏa thuận sau các trận chiến trong Thế chiến II mà Phần Lan đã chiến đấu chống lại Mạc Tư Khoa.
Những cuộc chiến tương tự cách nhau tám thập niên
Cuộc xâm lược Phần Lan của Mạc Tư Khoa vào ngày 30 tháng 11 năm 1939 và Ukraine năm 2022 đều diễn ra sau các cuộc đàm phán thất bại, và Mạc Tư Khoa sở hữu lợi thế áp đảo về trang thiết bị và kỳ vọng sẽ dễ dàng giành chiến thắng.
Tướng Malyuk cho biết “Stalin, giống như Putin, nghĩ rằng chiến tranh sẽ kết thúc chỉ trong vài ngày”.
“Kế hoạch là cuộc chiến sẽ kết thúc trong khoảng ba tuần để Phần Lan có thể được trao cho Stalin như một 'món quà sinh nhật' vào ngày 21 tháng 12,” ông nói về cuộc xung đột bắt đầu vào ngày 30 tháng 11.
Mạc Tư Khoa đã yêu cầu nước láng giềng, vốn là một phần của nước Nga Sa hoàng cho đến năm 1917, nhượng lại các vùng lãnh thổ biên giới với lý do an ninh. Quay trở lại năm 2022, Putin tuyên bố rằng việc “phi phát xít hóa” Ukraine và giữ cho nước này trung lập là biện minh cho cuộc xâm lược toàn diện của ông.
Tướng Malyuk cho biết: “Stalin đổ lỗi cho giới lãnh đạo Phần Lan là phát xít, và mục đích của cuộc xâm lược là tạo ra một vùng đệm giữa Đức và Liên Xô”.
“Liên Xô cũng đã dàn dựng một số hoạt động đánh dấu cờ giả trước và trong Chiến tranh Mùa đông, và cuộc chiến thực sự bắt đầu sau khi Liên Xô pháo kích vào quân đội của họ ở Mainila,” ông nói, ám chỉ đến một sự việc ở Karelia do cơ quan an ninh NKVD của Liên Xô thực hiện.
“Quân đội Liên Xô có cái gọi là chính ủy, những người bảo đảm rằng những người lính không có động lực sẽ không bỏ chạy,” ông nói thêm. “Những chiến lược tương tự được cho là đã được PMC Wagner sử dụng khi gửi những đợt lính không được huấn luyện đến tiền tuyến.”
Phần Lan đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Liên Xô và gây ra tổn thất đáng kể cho quân xâm lược ở nhiệt độ thấp tới −45°F. “Stalin đã gửi rất nhiều binh lính Ukraine để chiến đấu chống lại người Phần Lan với những thiết bị rất cơ bản, và rất nhiều người trong số họ đã chết cóng”, ông nói. “Những bức ảnh từ một trong những trận chiến tàn khốc nhất, Trận chiến Đường Raate, giống với những bức ảnh từ những tháng đầu tiên của cuộc chiến ở Ukraine. “
'Phần Lan hóa'
Phần Lan đã chiến đấu anh dũng vì chủ quyền của mình nhưng Stalin vẫn đạt được mục tiêu lãnh thổ. Kinh nghiệm này đã khiến Helsinki đưa ra lời cảnh báo chống lại Kyiv khi đồng ý với bất kỳ yêu cầu nào khiến họ gác lại tham vọng NATO của mình.
Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen cho biết việc áp đặt sự trung lập lên Ukraine sẽ không mang lại giải pháp hòa bình và Nga không đáng tin cậy để tuân thủ bất kỳ thỏa thuận nào mà họ ký kết. “Hãy nhìn nhận thực tế, Ukraine đã trung lập trước khi họ bị Nga tấn công”, Valtonen nói với Reuters vào tháng 11.
Sari Arho Havrén, học giả thỉnh giảng tại Đại học Helsinki và là cộng tác viên tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia, gọi tắt là RUSI, cho biết: “Phần Lan hóa là một mô hình thuộc loại bỏ đi”.
“Đề xuất một mô hình như vậy cho Ukraine trước hết là phục vụ cho Nga và Putin,” bà nói với Newsweek. “Chúng ta sống trong một thời đại rất khác, và hoàn cảnh hoàn toàn khác. Đối với Phần Lan, đó là một trò chơi sinh tồn. Nó được coi là một điều xấu xa tạm thời trong khi cân bằng giữa phương Tây và Liên Xô.”
Bà nói thêm: “Việc gợi ý sử dụng lịch sử Phần Lan như một mô hình khả thi cho Ukraine không chỉ cố gắng tô hồng quá trình Phần Lan hóa thành một hình thức quản trị mong muốn và bền vững”.
Sau nhiều thập niên trung lập và được thúc đẩy bởi cuộc xâm lược Ukraine của Mạc Tư Khoa, Phần Lan cuối cùng đã gia nhập NATO vào tháng 4 năm 2023. Nhưng Arho Havrén cho biết bất kỳ thỏa thuận Phần Lan hóa nào cũng “che giấu ý tưởng rằng Ukraine không thể được cấp tư cách thành viên NATO”, mặc dù Ukraine đã theo đuổi quá trình hội nhập Euro-Atlantic trong hai thập niên qua.
Konstantin Sonin, một giáo sư người Nga tại Trường Chính sách Công Harris thuộc Đại học Chicago và là người chỉ trích Putin gay gắt, cho biết: “Vấn đề với việc Phần Lan hóa Ukraine không phải là Ukraine mà là Nga”.
“Phần Lan hóa Ukraine chính xác là những gì đã được thử nghiệm trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến năm 2014 theo một nghĩa nào đó,” ông nói với Newsweek. “Cho đến năm 2022, Nga đã có ảnh hưởng rất lớn đối với Ukraine—có lẽ còn lớn hơn cả Liên Xô đối với Phần Lan.”
Ông nói thêm: “Nếu người dân Ukraine được hỏi 'liệu chúng ta có thể quay lại năm 2020 và bằng cách nào đó có thể bảo đảm rằng Nga sẽ không làm những gì họ đã làm vào năm 2022 không?' thì về mặt lý thuyết, họ có thể đồng ý với điều này”.
Hy vọng của Ukraine dành cho Tổng thống đắc cử Donald Trump
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết sẽ không có cuộc đàm phán nào với Ukraine trừ khi Kyiv từ bỏ việc đòi lại đường biên giới năm 1991.
Lavrov cho biết Mạc Tư Khoa “không hài lòng” với quan điểm của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc đóng băng các hành động thù địch và “chuyển giao thêm trách nhiệm đối đầu với Nga cho người Âu Châu”.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna bày tỏ hy vọng rằng tổng thống đắc cử có thể tạo nên sự khác biệt khi nói với tờ báo Anh The Telegraph rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể “trở thành Churchill của thời đại chúng ta” bằng cách mang lại lệnh ngừng bắn “lâu dài”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng bày tỏ sự lạc quan khi nói vào đêm giao thừa rằng hòa bình “sẽ không được trao cho chúng ta như một món quà” và rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump “muốn và sẽ có thể mang lại hòa bình và chấm dứt hành động xâm lược của Putin”.
Khi Ukraine phải đối mặt với giai đoạn khó khăn vào năm 2024 khi lực lượng Nga tăng tốc tiến quân ở mặt trận phía đông mặc dù phải trả giá đắt về mặt nhân sự, Zelenskiy đã tuyên bố bất kỳ giải pháp nào cũng cần có sự bảo đảm an ninh của phương Tây và lời mời gia nhập NATO, điều mà Nga đã thẳng thừng từ chối.
“Tôi nghĩ rằng tại thời điểm này mọi người đã sẵn sàng giao nộp đất đai, nhưng chúng tôi sẽ không giao nộp đất đai nếu không có thỏa thuận an ninh nghiêm chỉnh nào được đưa ra”, Yuriy Boyechko, giám đốc điều hành và người sáng lập tổ chức bác ái Hope for Ukraine, nói với Newsweek. “Trong mọi trường hợp, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy sẽ phải trình bày bất kỳ thỏa thuận nào được đề xuất cho đất nước.
“Dù Zelenskiy có nói gì đi nữa, bất kỳ loại hiệp ước hòa bình nào cũng sẽ phải được đưa ra trước người dân trong một cuộc trưng cầu dân ý và người dân sẽ phải quyết định vì đã có quá nhiều máu, mồ hôi và nước mắt phải đổ ra.”
[Newsweek: Russia's Disastrous Winter War on Finland Could Give Clues on Ukraine Endgame]
8. Zelenskiy nói: Ukraine đã nhận được ít hơn một nửa viện trợ của Hoa Kỳ được phân bổ trong cuộc chiến toàn diện
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình podcaster người Mỹ Lex Fridman được phát hành vào ngày 5 tháng Giêng, rằng Ukraine thậm chí còn chưa nhận được một nửa trong số 177 tỷ đô la mà Hoa Kỳ phân bổ để hỗ trợ Kyiv trong suốt cuộc chiến toàn diện.
Zelenskiy ngụ ý rằng diễn biến này có thể liên quan đến tham nhũng hoặc vận động hành lang từ phía các công ty Hoa Kỳ. Nhà lãnh đạo nhà nước Ukraine đã nói như vậy khi trả lời câu hỏi của Fridman về mối lo ngại tham nhũng ở Ukraine.
Hoa Kỳ đã trở thành nước ủng hộ hàng đầu của Ukraine, cung cấp số tiền viện trợ quân sự lớn nhất để chống lại sự xâm lược của Nga. Những tiếng nói chỉ trích sự hỗ trợ của Washington thường trích dẫn rủi ro tham nhũng và nguy hiểm của hoạt động buôn bán vũ khí bất hợp pháp, mặc dù các cơ quan giám sát của Hoa Kỳ đã theo dõi chặt chẽ sự hỗ trợ này.
Trong khi thừa nhận tình trạng tham nhũng ở Ukraine, Zelenskiy cho biết đất nước ông đang nỗ lực chống lại tình trạng này thông qua hệ thống chống tham nhũng “phức tạp nhất” ở Âu Châu. Ông cũng cho biết những gì được gọi là “tham nhũng” ở Ukraine có thể được gọi là “chủ nghĩa vận động hành lang” ở những nơi khác.
“Nếu chúng tôi có 177 tỷ đô la và nếu chúng ta có được một nửa, thì nửa còn lại ở đâu? Nếu bạn tìm thấy nửa còn lại, bạn sẽ tìm thấy tham nhũng,” Zelenskiy bình luận trong cuộc phỏng vấn rộng rãi kéo dài ba giờ.
Zelenskiy đưa ra ví dụ về việc ông được cho là đã kêu gọi Washington đưa vũ khí của Hoa Kỳ vào bằng đội máy bay chở hàng của Ukraine mà không phải trả tiền vận chuyển.
“Không. Tôi không có cơ hội này. Máy bay phản lực của tôi vẫn ở nguyên vị trí, và máy bay phản lực của Hoa Kỳ, máy bay phản lực chở hàng đã vận chuyển những vũ khí này. Nhưng ở mọi nơi bạn đều phải chi tiền,” Zelenskiy nói thêm, nói rằng Ukraine có thể đã chi số tiền này để mua thêm vũ khí thay vì trả tiền vận chuyển đắt đỏ cho các công ty Hoa Kỳ.
“Đây có phải là tham nhũng hay không? Hay là hoạt động vận động hành lang?”, tổng thống hỏi, nói rằng ông đã miễn cưỡng nói về những nguyên nhân như vậy để không gây ra một vụ bê bối có thể dẫn đến việc ngừng viện trợ.
Tổng thống nhấn mạnh rằng Ukraine không hưởng lợi từ chiến tranh và những tuyên bố như vậy xuất phát từ tuyên truyền của Nga, đồng thời nói thêm rằng chính quyền Ukraine sẽ trừng phạt nghiêm khắc bất kỳ ai cố gắng hưởng lợi từ viện trợ nước ngoài.
Ukraine đã có những bước tiến trong cuộc chiến chống tham nhũng kể từ cuộc Cách mạng EuroMaidan năm 2014, nhưng các nhóm xã hội dân sự và các nhà hoạt động đã lên tiếng báo động về những nỗ lực chống tham nhũng chậm lại trong suốt cuộc chiến toàn diện.
[Kyiv Independent: Ukraine has received less than half of US assistance allocated during full-scale war, Zelensky says]
9. Lukashenko đã xin lỗi Zelenskiy về vai trò của Belarus, phủ nhận trách nhiệm trong cuộc xâm lược của Nga vào đầu năm, Zelenskiy nói
Ngay sau khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu, nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko đã xin lỗi Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vì sự tham gia của nước này vào cuộc chiến, Zelenskiy tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình podcast người Mỹ Lex Fridman được công bố vào ngày 5 tháng Giêng.
“Vài ngày sau khi chiến tranh nổ ra, tôi đã nói chuyện với Lukashenko qua điện thoại, và ông ấy đã xin lỗi... ông ấy nói, 'Không phải tôi, hỏa tiễn đã được phóng từ lãnh thổ của tôi, và Putin là người phóng chúng.' Đây là lời của ông ấy, tôi có nhân chứng,” Zelenskiy cho biết trong cuộc phỏng vấn rộng rãi của mình.
“ 'Và tôi xin lỗi,' ông ấy nói. 'Nhưng hãy tin tôi' — đó là những gì ông ấy nói với tôi — 'Volodya (ám chỉ Volodymyr Zelenskiy) ạ, đây không phải là tôi. Tôi không phải là người chịu trách nhiệm,'“ Zelenskiy nói thêm.
Đáp lại, Zelenskiy cho biết ông gọi Lukashenko là “kẻ giết người”, đặt câu hỏi tại sao Lukashenko lại cho phép Nga phóng hỏa tiễn vào Ukraine từ lãnh thổ Belarus.
Lukashenko ngày càng phụ thuộc vào Nga sau khi cô lập Belarus khỏi phương Tây sau cuộc bầu cử năm 2020 của Belarus. Phe đối lập của Lukashenko và phương Tây lên án kết quả là gian lận.
Lukashenko đã đàn áp các cuộc biểu tình lớn nổ ra để phản ứng với kết quả bầu cử gian lận. Kể từ đó, chính quyền Belarus ngày càng đàn áp các quyền tự do chính trị và trở nên tự mãn trong cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine.
Mặc dù không trực tiếp tham gia vào cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, Belarus vẫn tiếp tục cho phép quân đội và hỏa tiễn Nga hiện diện trên lãnh thổ của mình.
Lukashenko đã yêu cầu Putin vào ngày 6 tháng 12 điều động hệ thống hỏa tiễn Oreshnik tại Belarus, một loại vũ khí mà Nga gần đây đã sử dụng để tấn công Ukraine, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin. Theo nhà báo ủng hộ Điện Cẩm Linh Alexander Yunashev, có tới 10 hệ thống hỏa tiễn sẽ được điều động.
Belarus sẽ tổ chức cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào ngày 26 tháng Giêng, nơi Lukashenko dự kiến sẽ tiếp tục giữ chức nhiệm kỳ thứ bảy.
[Kyiv Independent: Lukashenko apologized to Zelensky for Belarus' role, denied responsibility early in Russia's invasion, Zelensky says]
10. Zelenskiy đề nghị mua vũ khí từ chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump sắp tới bằng tài sản bị đóng băng của Nga
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy trước đây đã đề nghị Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump cho phép Ukraine mua vũ khí của Mỹ bằng cách bán 300 tỷ đô la tài sản bị đóng băng của Nga, Zelenskiy tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình podcast người Mỹ Lex Fridman được công bố vào ngày 5 tháng Giêng.
“Đây là một trong những bảo đảm an ninh. Hãy lấy tiền, những gì chúng ta cần cho sản xuất nội địa của chúng ta, và chúng ta sẽ mua tất cả vũ khí từ Hoa Kỳ. Chúng ta không cần quà tặng từ Hoa Kỳ,” Zelenskiy nói trong cuộc phỏng vấn rộng rãi của mình với Fridman.
“Nó sẽ rất tốt cho ngành công nghiệp của các bạn. Đối với Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ đầu tư tiền vào đó. Tiền của Nga. Không phải của Ukraine. Không phải của Âu Châu. Tiền của Nga. Tài sản của Nga. Họ phải trả tiền cho việc này,” Zelenskiy nói thêm.
Zelenskiy không bình luận về phản ứng của Tổng thống đắc cử Donald Trump trước đề xuất này.
Tổng thống đắc cử Donald Trump và nhóm của ông đã chỉ trích việc Hoa Kỳ chi tiêu để hỗ trợ Ukraine. Michael Waltz, Cố vấn An ninh Quốc gia được Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm cho nhiệm kỳ sắp tới của ông đã nói vào ngày 15 tháng 12 rằng “một tấm séc trắng... không phải là một chiến lược”.
Mặc dù trước đây từng chỉ trích viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine, tờ Financial Times đưa tin vào ngày 21 tháng 12, trích dẫn nguồn tin giấu tên, rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể sẽ không ngừng hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Ukraine.
Zelenskiy đã có những bước đi để thúc đẩy mối quan hệ tích cực với Tổng thống đắc cử Donald Trump, mặc dù trước đó đã có mối quan hệ căng thẳng bắt nguồn từ phiên tòa luận tội Tổng thống đắc cử Donald Trump năm 2019. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau vào ngày 27 tháng 9 trong bối cảnh chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Họ đã gặp lại nhau bên lề lễ mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà, cùng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào ngày 7 tháng 12.
“Ông ấy (Tổng thống đắc cử Donald Trump) mạnh mẽ... Ông ấy trẻ... và đầu óc của ông ấy hoạt động tốt,” Zelenskiy nói khi được hỏi tại sao ông nghĩ Tổng thống đắc cử Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11.
Zelenskiy trước đó đã nói rằng đất nước phải làm mọi thứ có thể để chấm dứt chiến tranh thông qua các biện pháp ngoại giao vào năm 2025, đồng thời nói thêm rằng chiến tranh sẽ “kết thúc nhanh hơn” dưới thời chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump.
[Kyiv Independent: Zelensky offered to buy weapons from incoming Trump administration with frozen Russian assets]
Tương lai của Công Giáo Syria. Công Giáo Ukraine khai mạc Năm Thánh. Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức
VietCatholic Media
16:20 07/01/2025
1. Công Giáo Ukraine khai mạc Năm Thánh
Chúa nhật, ngày 29 tháng Mười Hai năm 2024 vừa qua, tại Nhà thờ chính tòa của Tòa Tổng giám mục Trưởng ở thủ đô Kyiv, cũng như tại các giáo phận thuộc Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, có cử hành thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2025.
Lên tiếng tại buổi lễ ở thủ đô Kyiv, Đức Tổng Giám Mục Trưởng Sviatoslav Shevchuk, thủ lãnh của Giáo hội này, nhắn nhủ các tín hữu rằng: “Niềm hy vọng của chúng ta là ở nơi Chúa Giêsu, vì thế ngày hôm nay, chúng ta vui mừng, tiến bước trong năm nay, tín thác nơi Chúa Cứu Độ. Lạy Chúa Giêsu, là Đấng sinh bởi Đức Nữ Trinh Maria và an nghỉ viên mãn trong Giáo hội của Chúa, chúng con cầu xin Chúa mở các cánh cửa mọi thiên ân trong năm mới này”.
Tại Nhà thờ chính tòa Công Giáo Ukraine Đông phương ở thành phố Kharkiv, nơi phải chịu nhiều cuộc tấn công của Nga, cũng có buổi khai mạc Năm Thánh. Thành này chỉ cách mặt trận vài cây số. Đức Cha Vasyl Tuchapets, Giám mục sở tại nói rằng: “Đền thờ của chúng ta không phải chỉ là một nơi cầu nguyện, nhưng còn là nơi thánh thiêng, tại đây chúng ta tìm được nơi trú ẩn và bảo vệ trong chiến tranh”.
Mặt khác, trong sứ điệp gửi toàn Giáo hội Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Trưởng Shevchuk viết: “Trong lịch sử hiện đại của chúng ta, niềm hy vọng Kitô được biểu lộ một cách mới mẻ, nhiều khi ở mức độ anh hùng. Chúng ta là những chứng nhân về niềm hy vọng Kitô khi chúng ta thấy những anh hùng của chúng ta hằng ngày đối diện với cái chết nhân danh lòng yêu mến Thiên Chúa và tổ quốc: khi ấy niềm hy vọng có khuôn mặt của một binh sĩ. Khi chúng ta thấy các bác sĩ và y tá hoạt động không biết mệt mỏi để chữa trị các vết thương của dân chúng ta, tuy biết rằng ngày mai chiến tranh có thể tạo nên những vết thương mới, niềm hy vọng ở đây có khuôn mặt của một bác sĩ.
“Khi chúng ta thấy các nhân viên cứu cấp mỗi ngày dọn những đống gạch vụn và làm việc để tái lập các cơ cấu hạ tầng năng lượng của các thành thị và làng mạc của chúng ta, dù biết rằng ngày mai có thể lại tái diễn những cuộc tấn công bằng hỏa tiễn phá hủy công việc của chúng ta, khi ấy niềm hy vọng có dung mạo công việc của họ. Hy vọng cũng có khuôn mặt giới trẻ của chúng ta, giữa chiến tranh, biết yêu thương, kiến tạo những gia đình mới, sinh sản con cái, tuy biết rằng mình thuộc về một thế hệ rất có thể sẽ không hiện diện tại lễ an táng những người đồng lứa cũng như tại hôn lễ của họ.
“Niềm hy vọng Kitô là bí quyết sự ổn định và sự không thể chiến bại của dân tộc chúng ta, một dân tộc giữa chiến tranh biết bảo vệ tự do dù phải hy sinh mạng sống, mong một tương lai tốt đẹp hơn và ngày hôm nay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho con cái mình. Và nguồn mạch hy vọng ấy chính là Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng mà giữa thế giới chết chóc này đang chỉ cho chúng ta nguồn mạch sự sống đời đời đang sinh động trong chúng ta”.
2. Đức Hồng Y Zenari bày tỏ sự lạc quan thận trọng về tương lai của Syria
Bình luận về những diễn biến mới nhất tại Syria, Sứ thần Tòa thánh cho biết, mặc dù có một số lo ngại, nhưng sự thay đổi chế độ gần đây là một “sự đột phá đầy hy vọng” đối với đất nước này và kêu gọi các Kitô hữu tại Syria cùng cộng đồng quốc tế đóng góp vào công cuộc tái thiết đất nước.
Khi Syria bắt đầu năm mới mà không có Tổng thống bị lật đổ Bashar al-Assad, Đức Hồng Y Mario Zenari cảm thấy thận trọng lạc quan về tương lai của đất nước sau năm mươi năm dưới chế độ độc tài và mười ba năm nội chiến đẫm máu.
Phát biểu với Vatican News, vị Sứ thần Tòa thánh người Ý cho biết một số diễn biến gần đây mang lại lý do để hy vọng, mặc dù ngài cảnh báo, vẫn phải chờ xem liệu những lời hứa của giới lãnh đạo mới có được thực hiện bằng hành động cụ thể hay không.
Vào ngày 31 tháng 12, người đàn ông quyền lực mới của Syria, Ahmed al-Sharaa, còn được gọi là Abu Mohammed al-Jolani, đã gặp các nhà lãnh đạo Kitô giáo tại Damascus trong bối cảnh các nhóm thiểu số Syria ngày càng lo ngại về việc tìm kiếm sự bảo đảm từ chế độ mới.
Phái đoàn được tiếp đón tại Dinh Tổng thống bao gồm các tu sĩ dòng Phanxicô từ Giáo phận Thánh địa, các giám mục và linh mục Công Giáo Syria, cùng đại diện của các hệ phái Kitô giáo khác.
Trong cuộc họp, thủ lĩnh của nhóm Hồi giáo Hay'at Tahrir al-Sham, gọi tắt là HTS đã bảo đảm với các nhà lãnh Kitô giáo giáo rằng đất nước Syria mới sẽ bao gồm tất cả mọi người và chúc họ một mùa Giáng Sinh vui vẻ và một năm mới bình an.
“Sự kiện này là điều không thể tưởng tượng được chỉ ba tuần trước và các giám mục và linh mục có mặt tại cuộc họp đã ra về với cảm giác hy vọng về tương lai của Syria”, Đức Hồng Y Zenari, người cũng đã gặp Ngoại trưởng mới, Asaad Hassan al-Shaibani, theo lời mời của ông vào tuần trước, cho biết.
“Ở cấp độ lãnh đạo, có sự hiểu biết về một số nguyên tắc và giá trị cơ bản”, Sứ thần Tòa Thánh giải thích. “Tuy nhiên”, ngài nói thêm, “vẫn còn phải xem liệu lời nói có chuyển thành hành động hay không”.
Mặc dù có một số sự lạc quan chung, nỗi sợ hãi vẫn còn, đặc biệt là trong số các Kitô hữu, khi một số người vẫn đang cân nhắc việc di cư do những trải nghiệm trong quá khứ về sự đàn áp và bất ổn.
Sự pha trộn giữa hy vọng và lo sợ này đã đánh dấu lễ mừng Giáng Sinh tại Syria. Trước tình hình này, Đức Hồng Y Zenari đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các Kitô hữu ở lại và đóng góp vào việc tái thiết đất nước: “Đây không phải là lúc rời khỏi Syria, mà là lúc các Kitô hữu ở bên ngoài đất nước này trở về”, ngài nói. “Các Kitô hữu đã được trao cơ hội—ít nhất là trên lời nói—để tham gia vào việc tái thiết Syria mới, thúc đẩy các giá trị như nhân quyền, tự do và tôn trọng tất cả mọi người. Điều quan trọng là phải có mặt và tích cực trong công cuộc tái thiết này”, ngài nhấn mạnh.
Sứ thần Tòa thánh Vatican đã mô tả những dấu hiệu tiến triển nhỏ trong những tuần qua là một “sự đột phá đầy hy vọng” về một tương lai tươi sáng hơn: “Đây không phải là một cánh cửa rộng mở như Đền Thờ Thánh Phêrô, nhưng đây là một sự khởi đầu”, ngài nói.
Liên quan đến những vi phạm nhân quyền khủng khiếp dưới chế độ Assad, Đức Hồng Y Zenari nhận xét rằng những nỗi kinh hoàng đó, vốn đã được biết đến trước khi mở cửa các nhà tù Syria vào tháng 12, đòi hỏi phải suy ngẫm “đặc biệt là cộng đồng quốc tế” và một nền công lý vô tư để ngăn chặn các chu kỳ trả thù. “Rơi vào vòng tròn trả thù sẽ là thảm họa”, ngài cảnh báo, đồng thời bày tỏ lòng biết ơn đối với nhiều “Người Samari nhân hậu” thuộc mọi tôn giáo đã giúp đỡ người khác trong những năm đó, thậm chí phải trả giá bằng mạng sống của họ.
Về vấn đề quan trọng là bảo vệ quyền phụ nữ tại đất nước Syria mới, Sứ thần Tòa thánh Vatican nhận xét rằng đây phải là ưu tiên hàng đầu, “không chỉ đối với các Kitô hữu mà còn đối với tất cả người dân Syria”.
Sứ thần kết thúc bằng lời kêu gọi cộng đồng quốc tế tích cực hỗ trợ Syria trong nỗ lực tái thiết, bắt đầu từ việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt quốc tế, thay vì chỉ “chờ đợi và quan sát” hòa bình và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. “Để Syria có thể tự đứng vững, chúng ta phải tập trung vào việc tái thiết nền kinh tế, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ thiết yếu”, ngài nói.
Source:Vatican News
3. Thống đốc Bắc Carolina Roy Cooper giảm án tử hình cho 15 người, nhưng vẫn còn 121 người đang chờ án tử hình
Thống đốc đảng Dân chủ sắp mãn nhiệm của Bắc Carolina, Roy Cooper đã giảm án tử hình cho 15 người trong tuần này nhưng vẫn từ chối phần lớn đơn xin ân xá của các tử tù.
Cooper thông báo rằng ông đã xem xét 89 đơn xin ân xá từ các tử tù và chấp thuận 15 trong số đó. Bản án của họ đã được giảm xuống tù chung thân mà không có khả năng được ân xá. Hiện vẫn còn 121 người đang chờ án tử hình trong tiểu bang.
Theo văn phòng thống đốc, Cooper đã xem xét các đơn thỉnh cầu, tìm kiếm ý kiến từ các công tố viên quận và tham khảo ý kiến gia đình các nạn nhân trước khi quyết định giảm án.
Cooper cho biết trong một tuyên bố: “Những đánh giá này nằm trong số những quyết định khó khăn nhất mà một thống đốc có thể đưa ra và án tử hình là bản án nghiêm khắc nhất mà tiểu bang có thể áp dụng”.
Thống đốc nói thêm: “Sau khi xem xét, suy ngẫm và cầu nguyện kỹ lưỡng, tôi kết luận rằng bản án tử hình áp dụng cho 15 người này nên được giảm nhẹ, đồng thời bảo đảm họ sẽ phải ngồi tù suốt quãng đời còn lại”.
Cả 15 người đều bị kết tội giết người cấp độ một. Độ tuổi của các tù nhân từ 38 đến 67.
Krisanne Vaillancourt Murphy, giám đốc điều hành của Mạng lưới huy động Công Giáo, ca ngợi quyết định giảm 15 bản án của Cooper là “một bước tiến chưa từng có trong quá trình chuyển đổi đang diễn ra khỏi án tử hình ở Bắc Carolina và là một bước tiến to lớn hướng tới việc tôn vinh phẩm giá con người và giá trị thiêng liêng của mỗi mạng sống con người”.
“Là người Công Giáo, chúng tôi tin rằng mỗi người được tạo ra theo hình ảnh của Chúa, bất kể họ đã gây ra hay chịu đựng tổn hại gì”, Murphy cho biết trong một tuyên bố. “Trong khi chúng ta ăn mừng động thái hôm nay hướng tới việc chấm dứt án tử hình ở Bắc Carolina, chúng tôi vẫn tiếp tục cầu nguyện cho những người vẫn còn trong tử tù”.
Murphy đã trích dẫn số 2267 của Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo, trong đó nêu rằng “'án tử hình là không thể chấp nhận được vì nó xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người', và [Giáo hội] đang quyết tâm xóa bỏ án tử hình trên toàn thế giới”, trích dẫn bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Murphy nói thêm: “Bằng cách giảm án tử hình xuống chung thân không ân xá, Thống đốc Cooper đã trao cho mỗi 15 cá nhân này một dấu hiệu hy vọng hữu hình và một cơ hội phục hồi nhân phẩm”.
Mạng lưới huy động Công Giáo hợp tác chặt chẽ với Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ trong các nỗ lực phản đối án tử hình và bảo vệ nhân phẩm của những người bị giam giữ.
Lần gần nhất Bắc Carolina hành quyết tử tù là vào năm 2006. Theo văn phòng thống đốc, vụ kiện tụng đang diễn ra đã khiến án tử hình bị hoãn lại kể từ vụ hành quyết Samuel Flippen vào tháng 8 năm 2006.
Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden đã giảm án tử hình cho 37 tù nhân liên bang đang chờ án tử hình vào tuần trước. Tổng thống đã từ chối giảm án tử hình cho ba tù nhân.
Source:Catholic News Agency
4. Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức trở thành Trung tâm Năm Thánh
Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức, bên Pháp, trở thành Trung tâm Năm Thánh của Giáo phận Tarbes-Lộ Đức. Một lộ trình đặc biệt đã được chuẩn bị tại đây: một sứ điệp đặc biệt an bình và hy vọng cho thế giới cũng sẽ được xuất phát từ đây.
Năm Thánh Hy vọng tại Lộ Đức chính thức bắt đầu chiều ngày 31 tháng Mười Hai năm 2024 vừa qua, với thánh lễ được cử hành tại Hang Đá Đức Mẹ hiện ra với thánh nữ Bernadette. Mặc dù trời giá rét, có 30 linh mục và 200 tín hữu tham dự lễ nghi này.
Đền thánh Lộ Đức là một trong hai nơi tại Giáo phận Tarbes và Lộ Đức, nơi các tín hữu có thể lãnh nhận ơn toàn xá trong Năm Thánh. Ngoài Lộ Đức, nơi thứ hai là nhà thờ Chính tòa Giáo phận.
Cha Nicola Ventriglia, một vị tuyên úy tham dự lễ nghi chiều ngày 31 tháng Mười Hai năm 2024 vừa qua, nói với Đài Vatican rằng: “Hang Đá Đức Mẹ, nơi Đức Cha Micas khai mạc thời kỳ ân phúc này, có thể thực sự được coi là con tim của Lộ Đức”. Cha cũng xác tín rằng cùng với ân phúc của Năm Thánh và khẩu hiệu “Hy vọng không làm thất vọng”, các tín hữu sẽ đến viếng Đền thánh Lộ Đức, với ước muốn thay đổi cuộc sống, không những về thể lý, nhưng còn về tinh thần nữa.
Đối với các tín hữu đến hành hương tại Lộ Đức, lộ trình Năm Thánh bắt đầu từ Canvê, nơi Cổng thánh Micae, các chặng khác được thiết lập từ nhà nguyện Ánh sáng, bể tắm nước suối và hang đá. Các hành trình thể lý sẽ được kèm theo việc chuẩn bị tinh thần và những giờ cầu nguyện liên lỉ.
Cha Ventriglia nói thêm rằng: “Ở Lộ Đức, chúng tôi tham chiếu một người là hiện thân của hy vọng, một nhân đức ở nơi trọng tâm của Năm Thánh, đó là thánh nữ Bernadette. Thánh nữ đã sống trong hy vọng ơn cứu độ và sống cuộc sống trần thế với tất cả lòng hăng say, chờ đợi thiên quốc”.
Vì thế, Năm Thánh ở Lộ Đức là một cuộc lữ hành dưới cái nhìn của Đức Maria là Mẹ Hy Vọng và là Mẹ Giáo hội. Những người đến viếng Đền thánh này phải cầu nguyện cho Giáo hội, cho thế giới, cho hòa bình, để tất cả mọi người được liên kết trong đức tin, đức cậy và đức mến.
5. Tỷ lệ đại diện Công Giáo trong Quốc hội mới tăng lên hơn 28%: Thử nhìn vào các con số
Theo báo cáo từ Trung tâm nghiên cứu Pew, tỷ lệ đại diện Công Giáo tại Quốc hội khóa 119 tăng nhẹ so với Quốc hội trước, đạt hơn 28% số thành viên của Hạ viện và Thượng viện.
Phần lớn người Công Giáo ở cả hai viện của Quốc hội đều là đảng viên Dân chủ.
Số lượng người theo đạo Tin lành giảm nhẹ và chỉ chiếm chưa đến 56% trong Quốc hội mới. Khoảng 1,1% thành viên Quốc hội là người theo đạo Chính thống giáo. Tổng cộng, người theo Kitô giáo chiếm khoảng 85% Quốc hội.
Tôn giáo lớn thứ hai được đại diện trong Quốc hội là Do Thái Giáo, chiếm khoảng 6% số thành viên của Quốc hội. Tôn giáo lớn thứ ba được đại diện là Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô thường được gọi là Mormon, chiếm 1,7% Quốc hội.
Các thành viên của tất cả các tín ngưỡng tôn giáo khác — bao gồm Phật tử, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, nhân văn và Unitarians Universalist Unitarians — mỗi nhóm chiếm chưa đến 1% Quốc hội. Ba thành viên, chiếm 0,6% Quốc hội, không phải là thành viên của bất kỳ tôn giáo nào và tôn giáo của gần 4% không được biết đến.
Tổng số người Công Giáo trong Quốc hội tăng thêm hai thành viên, từ 148 trong Quốc hội khóa 118 lên 150 trong Quốc hội khóa 119. Tỷ lệ này tăng nhẹ từ 27,7% lên 28,2%. Người Công Giáo vẫn là giáo phái Kitô giáo lớn nhất được đại diện trong Quốc hội.
Theo số liệu của Pew, 126 thành viên của Hạ viện và 24 Thượng nghị sĩ là người Công Giáo. Phần lớn người Công Giáo ở cả hai viện là đảng viên Dân chủ: 70 người ở Hạ viện và 13 người ở Thượng viện. Có 56 người Công Giáo Cộng hòa ở Hạ viện và 11 người ở Thượng viện.
Có 459 thành viên đương nhiệm của Quốc hội đang trở lại với 129 người trong số họ thuộc Giáo Hội Công Giáo, chiếm 28,1% số người đương nhiệm. Có 73 thành viên mới của Quốc hội, trong đó có 21 người theo Công Giáo, chiếm 28,8% số người mới vào nghề.
Theo Pew, khoảng 20% người lớn ở Hoa Kỳ tự coi mình là người Công Giáo, điều này có nghĩa là người Công Giáo chiếm số lượng áp đảo tại Quốc hội hơn tám phần trăm.
Số lượng người Tin Lành trong Quốc hội đã giảm tám thành viên, từ 303 thành viên xuống còn 295 thành viên. Điều này làm giảm tổng số đại diện của họ từ 56,7% xuống còn 55,5%. Tuy nhiên, điều này vẫn khiến người Tin Lành được đại diện quá mức trong Quốc hội, theo Pew, nơi phát hiện ra rằng 40% công chúng Mỹ tự nhận mình là người Tin Lành.
Baptist là đại diện lớn nhất cho Tin Lành tại Quốc hội, chiếm 75 thành viên, chiếm 14,1% Hạ viện và Thượng viện. Có 26 Methodist và 26 Presbyterian, cả hai đều chiếm 4,9% Quốc hội. Có 22 thành viên là Anh giáo hoặc Episcopal và chiếm 4,1% Quốc hội.
Có 101 người Tin Lành được liệt kê là “không xác định” hoặc thuộc một giáo phái không được liệt kê trong cuộc khảo sát, chiếm 19% Quốc hội.
Phần lớn người Tin Lành ở cả hai viện đều là đảng viên Cộng hòa: 146 người ở Hạ viện và 38 người ở Thượng viện. Có 91 người Tin Lành Dân chủ ở Hạ viện và 20 người ở Thượng viện.
Số lượng người theo Chính thống giáo giảm từ tám xuống còn sáu thành viên, tất cả đều có mặt tại Hạ viện. Bốn người thuộc Đảng Cộng hòa và hai người thuộc Đảng Dân chủ.
Số lượng thành viên Do Thái của Quốc hội giảm từ 33 xuống còn 32, chiếm 6% Hạ viện và Thượng viện. Theo Pew, khoảng 2% dân số Hoa Kỳ theo đức tin Do Thái. Phần lớn các thành viên Do Thái của Quốc hội là đảng viên Dân chủ: 20 người ở Hạ viện và chín người ở Thượng viện. Có ba người Cộng hòa Do Thái ở Hạ viện và không có ai ở Thượng viện.
Các thành viên của Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô vẫn giữ nguyên như Quốc hội trước với chín thành viên. Tất cả các thành viên Mormon của Quốc hội đều là đảng Cộng hòa, sáu người trong số họ ở Hạ viện và ba người ở Thượng viện.
Số lượng người Hồi giáo trong Quốc hội tăng từ ba lên bốn, số lượng người theo đạo Hindu tăng từ hai lên bốn, và số lượng người theo đạo Phật tăng từ hai lên ba. Số lượng người theo thuyết Nhất thể phổ quát vẫn ở mức ba và số lượng người theo chủ nghĩa nhân văn vẫn ở mức một.
Mọi thành viên Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Unitarian Universalist và chủ nghĩa nhân văn của Quốc hội đều là đảng viên Dân chủ. Hầu hết là thành viên của Hạ viện, ngoại trừ một Phật tử đang ở Thượng viện.
Chỉ có ba thành viên của Quốc hội không liên kết với bất kỳ tôn giáo nào, tất cả đều ở Hạ viện. Hai người là đảng viên Dân chủ và một người là đảng viên Cộng hòa. Đây là nhóm ít được đại diện nhất trong Quốc hội, theo Pew, nơi phát hiện ra rằng 28% người Mỹ không liên kết với một tôn giáo cụ thể nào.
Tuy nhiên, 21 thành viên của Quốc hội đã từ chối trả lời hoặc tôn giáo của họ không thể được các nhà nghiên cứu xác định: 17 người ở Hạ viện và bốn người ở Thượng viện. Tất cả đều là đảng viên Dân chủ, ngoại trừ một người là đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện.
Source:Catholic News Agency