Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:25 09/01/2008
LẤY NGỌC TÙY HẦU ĐỂ BẮN CHIM SẺ
Nước Tùy ở gần bên Bộc Thủy, Bộc Thủy là nơi sản xuất ngọc quý, chất lượng và thành phần thật là đệ nhất phẩm, được quân vương của nước Tùy là Tùy hầu lấy làm báu vật của quốc gia. Mọi người đều biết, ngọc của Tùy hầu rất quý và hiếm có chính là loại ngọc quý thuộc hạng nhất nhì trên thế gian.
Có một người có rất giàu có, vì chim sẻ ồn ào làm cho sân nhà của ông ta không được tĩnh lặng, nên ông ta giận dữ cầm ngay viên ngọc Tùy hầu để trên bàn, lấy súng cao su, đi thẳng ra ngoài sân, nhắm ngay chim sẻ mà bắn, mặc dù chim sẽ bị ông ta bắn đã bay mất tiêu, nhưng viên ngọc quý Tùy hầu ấy cũng bay theo mất tăm dạng.
(Trang tử: Nhường vương)
Suy tư:
Giận dữ thì luôn làm cho người ta mất khôn, không phải vì ỷ mình giàu có mà ông phú hộ lấy viên ngọc quý Tùy hầu làm đạn bắn chim sẻ, nhưng là vì sự tức giận mà ra, bởi vì khi giận dữ thì sự sáng suốt không còn nữa, sự khôn ngoan cũng bỏ đi, sự thông minh cũng chạy trốn, chỉ còn lại cái...dại dột mà thôi.
Có nhiều người tan gia bại sản cũng vì giận mà mất khôn, có nhiều người vào tù cũng vì giận mất khôn, có nhiều người ôm hận cả đời cũng vì cái giận mất khôn của mình.
- Sự khôn ngoan thì quý báu hơn viên ngọc quý của Tùy hầu, đừng vì giận mất khôn mà làm mất nó, trở thành kẻ dại dột.
- Trí thông minh thì quý báu hơn viên ngọc quý của Tùy hầu, đừng vì một chút giận dữ mất khôn mà để nó bỏ đi, trở thành người ngu, dù ngu trong chốc lát.
- Tính điềm đạm thì quý hơn viên ngọc quý của Tùy hầu, đừng vì một chút giận dữ mất khôn mà trở thành kẻ vũ phu.
Con người ta ai cũng có tính nóng và giận, nhưng người Ki-tô hữu thì lấy Lời Chúa để khống chế cơn nóng giận, lấy việc năng chịu các bí tích làm phương thuốc chữa trị sự nóng giận, và noi gương Chúa Giê-su, Đức Mẹ Maria và các thánh nam nữ để sống hiền hòa hơn...
N2T |
Nước Tùy ở gần bên Bộc Thủy, Bộc Thủy là nơi sản xuất ngọc quý, chất lượng và thành phần thật là đệ nhất phẩm, được quân vương của nước Tùy là Tùy hầu lấy làm báu vật của quốc gia. Mọi người đều biết, ngọc của Tùy hầu rất quý và hiếm có chính là loại ngọc quý thuộc hạng nhất nhì trên thế gian.
Có một người có rất giàu có, vì chim sẻ ồn ào làm cho sân nhà của ông ta không được tĩnh lặng, nên ông ta giận dữ cầm ngay viên ngọc Tùy hầu để trên bàn, lấy súng cao su, đi thẳng ra ngoài sân, nhắm ngay chim sẻ mà bắn, mặc dù chim sẽ bị ông ta bắn đã bay mất tiêu, nhưng viên ngọc quý Tùy hầu ấy cũng bay theo mất tăm dạng.
(Trang tử: Nhường vương)
Suy tư:
Giận dữ thì luôn làm cho người ta mất khôn, không phải vì ỷ mình giàu có mà ông phú hộ lấy viên ngọc quý Tùy hầu làm đạn bắn chim sẻ, nhưng là vì sự tức giận mà ra, bởi vì khi giận dữ thì sự sáng suốt không còn nữa, sự khôn ngoan cũng bỏ đi, sự thông minh cũng chạy trốn, chỉ còn lại cái...dại dột mà thôi.
Có nhiều người tan gia bại sản cũng vì giận mà mất khôn, có nhiều người vào tù cũng vì giận mất khôn, có nhiều người ôm hận cả đời cũng vì cái giận mất khôn của mình.
- Sự khôn ngoan thì quý báu hơn viên ngọc quý của Tùy hầu, đừng vì giận mất khôn mà làm mất nó, trở thành kẻ dại dột.
- Trí thông minh thì quý báu hơn viên ngọc quý của Tùy hầu, đừng vì một chút giận dữ mất khôn mà để nó bỏ đi, trở thành người ngu, dù ngu trong chốc lát.
- Tính điềm đạm thì quý hơn viên ngọc quý của Tùy hầu, đừng vì một chút giận dữ mất khôn mà trở thành kẻ vũ phu.
Con người ta ai cũng có tính nóng và giận, nhưng người Ki-tô hữu thì lấy Lời Chúa để khống chế cơn nóng giận, lấy việc năng chịu các bí tích làm phương thuốc chữa trị sự nóng giận, và noi gương Chúa Giê-su, Đức Mẹ Maria và các thánh nam nữ để sống hiền hòa hơn...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:27 09/01/2008
N2T |
19. Tham tiền tài là căn nguyên của vạn sự ác, những tư dục tình cảm lệch lạc khác như là cành lá của nó, từ nó mà bồi bổ cho khỏe mạnh thì sẽ đơm hoa kết quả, và sẽ không khô héo.
(Thánh Nilus the Elder)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC nói: Ngoại Giao Phải Đem Lại Niềm Hi Vọng
Lm. Giuse Ngô Quang Trung dịch
11:18 09/01/2008
VATICAN -- Diễn văn của ĐTC Benedictô XVI đọc trước Ngoại Giao Đoàn vào ngày 7.011.2008 trong đó ngài nhấn mạnh tới nhu cầu cần tạo niềm hy vọng cho những nơi trên thế giới đang lâm tình trạng bất ổn hay an ninh èo ọt. Hiện nay Tòa Thánh có ngoại giao với 176 quốc gia trên thế giới. Sau đây là bài diễn văn:
Ngoại Giao Phải Đem Lại Niềm Hi Vọng
Kính thưa Quý vị Đại Sứ,
Thưa Qúy Bà và Qúy Ong,
1. Tôi thân ái chào ngài Giovanni Galassi, Trưởng Đoàn Ngoại Giao và xin cảm ông vì những lời tốt đẹp ông nhân danh Đoàn Ngoại Giao cạnh Toà Thánh ngỏ với tôi. Tôi cũng xin gửi lời chào trân trọng tới mỗi qúy vị, đặc biệt những người hiện diện trong buổi gặp gỡ đầu tiên này. Qua qúy vị, tôi bày tỏ những lời cầu chúc thắm thiết đến quốc dân và chính phủ mà qúy vị đại diện với tất cả chức trách và khả năng. Cộng đồng của qúy vị đã chịu một cái tang cách đây ít tuần: Đại Sứ Pháp, Ong Bernard Kessedjian đã kết thúc hành trình dương thế; xin Chúa đón nhận ông vào chốn bình an của Người! Hôm nay tôi cũng đăc biệt nghĩ đến các quốc gia chưa thiết lập quan hệ với Toà Thánh: các quốc gia ấy cũng có một chỗ trong con tim của Giáo Hoàng. Giáo Hội xác tín sâu sắc rằng nhân loại là một gia đình, như tôi đã nhấn mạnh trong Sứ Điệp cử hành ngày Thế Giới Hoà Bình năm nay.
2. Chính trong tinh thần gia đình mà năm ngoái các quan hệ ngoại giao đã được thiết lập với Các Thủ Lĩnh Ả Rập Thống Nhất. Cũng trong tinh thần đó mà tôi đã có thể viếng thăm một số quốc gia thân hữu. Sự tiếp đón nồng nhiệt của dân chúng Braxin vẫn còn làm tôi cảm động! Trong quốc gia ấy, tôi vui mừng được gặp gỡ những vị đại diện của đại gia đình Giáo Hội tại Châu Mĩ La Tinh và vùng Caribê, quy tụ tại Aparecida họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Mĩ Châu lần thứ năm. Trong bầu khí kinh tế xã hội tại đây, tôi đã ghi nhận những dấu chứng hùng hồn về niềm hi vọng cũng như một số lí do đáng quan tâm cho đại lục này. Sao lại không ao ước một sự gia tăng hợp tác và việc chấm dứt các xung đột nội bộ giữa các dân tộc Mĩ La tinh, trong mỗi quốc gia tạo hợp nên lục địa này, để có thể cùng quy hướng về các giá trị cao cả được khởi hứng từ Tin Mừng? Tôi muốn nói đến nước Cuba, đang chuẩn bị kỉ niệm mười năm ngày vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi thăm viếng. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được các chính quyền và dân chúng tiếp đón một cách ưu ái, và ngài đã khích lệ mọi người dân Cuba cùng hợp tác để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Tôi cũng muốn nhắc lại sứ điệp này, vốn không mất tính thời sự của nó.
3. Tâm tư và lời cầu nguyện của tôi đặc biệt hướng về các dân tộc chịu ảnh hưởng bởi các thiên tai khủng khiếp. Tôi đang nghĩ đến các trận bão lụt đã tàn phá một số nơi tại Mêhicô và Trung Mĩ, cũng như tại Châu Phi và Châu Á, nhất là Bagladesh, và một số nước tại Châu Đại Dương; cũng phải kể đến các cuộc hoả hoạn lớn lao nữa. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, người đã đến nước Pê-ru vào cuối tháng Tám đã thuật lại tận mắt cho tôi cảnh thiệt hại và sự hoang tàn gây ra bởi trận động đất kinh hoàng, nhưng ngài cũng ca tụng lòng can đảm và đức tin của những người dân ở đây. Đứng trước những biến cố bi thảm như thế cần phải có nhiều nỗ lực dấn thân hợp tác mạnh mẽ. Như tôi đã viết trong Thông điệp về niềm hi vọng, “phương thế đích thực mà con người cần thể hiện chủ yếu là ở sự liên đới với nỗi đau khổ cũng như với người đang đau khổ. Điều này được áp dụng cho cả cá nhân và xã hội” (Spe Salvi, 38).
4. Cộng đồng quốc tế tiếp tục quan tâm sâu rộng đến vùng Trung Đông. Tôi vui mừng vì Hội Nghị tại Annapolis hướng đến việc từ bỏ những cách giải quyết phe phái hay đơn phương để tiếp nhận một phương thức toàn cầu, tôn trọng các quyền và những lợi ích chính đáng của các dân tộc trong vùng. Một lần nữa tôi kêu gọi người dân Israel và người dân Palestin tập trung năng lực của họ để thực hiện những lời cam kết đưa ra trong cơ hội này, và xúc tiến tiến trình đã được may mắn tái khởi động. Ngoài ra, tôi cũng mời gọi cộng đồng quốc tế mạnh mẽ nâng đỡ hai dân tộc này cũng như cảm thông những nỗi đau khổ và lo sợ của mỗi bên. Ai lại có thể vô cảm với tình cảnh của đất nước Liban, với bao thử thách và xáo động vẫn hoành hành trên đất nước thân yêu này? Tôi tha thiết mong mỏi người dân Liban được tự do quyết định tương lai của họ và tôi cầu xin Chúa soi dẫn họ, trước hết là với những người hữu trách trong đời sống chung, để họ có thể gạt bỏ những tư lợi để sẵn sàng cam kết bước vào con đường đối thoại và hoà giải. Chỉ với cách thế đó đất nước này mới có thể tiến triển trong sự ổn định và lại trở thành gương mẫu về sự chung sống hoà bình giữa các cộng đồng khác nhau. Cũng tại Iraq, hoà giải là điều khẩn thiết! Hiện tại, những cuộc tấn công khủng bố, những đe doạ và và bạo lực vẫn tiếp tục, nhất là để chống lại cộng đồng Kitô giáo, các tin tức phát đi ngày hôm qua xác nhận sự quan tâm của chúng ta; rõ ràng là những vấn đề chính trị khó khăn vẫn chưa được giải quyết. Trong bối cảnh này, việc cải tổ hiến pháp một cách đúng đắn là cần thiết để bảo đảm quyền của những nhóm thiểu số. Việc trợ giúp nhân đạo thật cấp bách cho những người bị ảnh hưởng vì chiến tranh; tôi đặc biệt nghĩ đến những người phải di tản trong hiện tình quốc gia cũng như những người tị nạn đã chạy ra nước ngoài, trong số đó nhiều người là Kitô hữu. Tôi mời gọi cộng đồng quốc tế bày tỏ lòng quảng đại đối với họ cũng như đối với quốc gia mà họ tị nạn, việc tiếp nhận họ thật sự là một thử thách lớn. Tôi cũng mong muốn bày tỏ sự ủng hộ việc theo đuổi tiếp tục không gián đoạn đường lối ngoại giao để giải quyết vấn đề chương trình hạt nhân của Iran, bằng sự thương thuyết một cách thiện chí, vận dụng những phương thế nhằm gia tăng sự minh bạch và tin tưởng lẫn nhau, đồng thời phải lưu tâm đến những nhu cầu thiết thực của các dân tộc và thiện ích chung của gia đình nhân loại.
5. Mở rộng tầm nhìn về toàn thể Châu Á, tôi muốn hướng sự quan tâm của qúy vị về một số cuộc khủng hoảng. Trước hết, tại Pakistan nơi đã xảy ra cuộc bạo loạn dữ dội trong những tháng qua. Tôi hi vọng rằng các lực lượng chính trị và xã hội sẽ cùng dấn thân để xây dựng một xã hội an bình, tôn trọng quyền của mọi người. Tại Afganistan, cùng với bạo loạn lại còn xảy ra nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác, chẳng hạn việc sản xuất ma tuý; cần có sự hỗ trợ lớn lao hơn cho những nỗ lực phát triển, và cần những hoạt động tập trung hơn để xây dựng một tương lai an ổn. Tại Sri Lanka không còn có thể trì hoãn thêm những nỗ lực cần thiết để hàn gắn những đau khổ lớn lao gây ra bởi cuộc xung đột đang tiếp diễn. Và tôi cầu xin Chúa ban cho Myanmar, với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, mở ra một thời kì đối thoại giữa Chính quyền và phe đối lập, bảo đảm sự tôn trọng thích đáng những quyền con người và sự tự do căn bản.
6. Hướng về Châu Phi, trước tiên tôi muốn nhắc lại nỗi đau xót sâu xa của tôi khi nhận thấy rằng niềm hi vọng dường như đã mất hút do bởi nghèo đói và chết chóc đang diễn ra liên tu bất tận tại Darfur. Tôi hết lòng cầu nguyện để hoạt động phối hợp của Liên Hợp Quốc và Uỷ Hội Thống Nhất Các Quốc Gia Châu Phi mà sứ mệnh của nó đã khởi sự, sẽ đem lại sự trợ giúp và niềm an ủi cho các dân tộc đang chịu đau khổ. Tiến trình hoà bình tại Cộng Hoà Dân Chủ Congo đang gặp phải sự đối kháng mạnh mẽ trong vùng gần Đại Hồ, nhất là tại những miền phía đông, trong khi nước Somali, và đặc biệt Mogadishu tiếp tục bị tác động bởi bạo loạn và nghèo đói. Tôi kêu gọi các phe xung đột ngưng các hoạt động quân sự để tạo thuận lợi cho công việc trợ giúp nhân đạo và người dân được tôn trọng. Trong những ngày qua Kenya đã bất ngờ xảy ra sự bùng nổ bạo loạn. Hiệp thông với các Giám mục trong lời kêu gọi đưa ra ngày 2 tháng Giêng vừa qua, tôi mời gọi mọi người dân, nhất là những nhà lãnh đạo chính trị hãy tìm kiếm một giải pháp hoà bình qua đối thoại, dựa trên công lí và tình huynh đệ. Giáo Hội Công Giáo không được dửng dưng với những tiếng kêu la đau khổ đang cất lên tại những vùng đất này. Giáo Hội đón nhận những lời kêu cứu xin trợ giúp của những người tị nạn và những người di tản như của chính mình, và Giáo Hội đoan hứa xúc tiến sự hoà giải, công lí và hoà bình. Năm nay Ethiopia đánh dấu sự khởi đầu nghìn năm thứ ba Kitô giáo, và tôi tin rằng những cuộc cử hành được tổ chức trong dịp này sẽ giúp hồi tưởng lại hoạt động xã hội và tông đồ sâu rộng do những tín hữu Kitô thực hiện tại Châu Phi.
7. Cuối cùng là tập chú vào Châu Au, tôi vui mừng trước các tiến bộ đã đạt được tại những nước khác nhau trong vùng Balkan, và một lần nữa, tôi lại bày tỏ niềm hi vọng rằng vị trí xác định của Kosovo sẽ được thừa nhận bởi những lời yêu cầu của các nhóm liên hệ, đồng thời bảo đảm sự an ổn và sự tôn trọng các quyền của mọi người dân trong vùng đất này để bóng ma của bạo lực bị dứt khoát đẩy lùi và sự bền vững của Châu Au được tăng cường. Tôi cũng muốn nhắc đến nước Chypre khi vui mừng nhớ lại cuộc viếng thăm của Đức Giáo Chủ Tổng Giám Mục Chrysostomos II vào tháng Sáu vừa qua. Tôi tha thiết ước mong rằng trong khung cảnh của Liên Hiệp Au Châu, không nỗ lực nào mà không được tìm đến để giải quyết cho cuộc khủng hoảng đã kéo dài quá lâu. Tháng Chín năm ngoái tôi đi thăm nước Ao, một phần là để nhấn mạnh sự đóng góp thiết yếu mà Giáo Hội Công Giáo có khả năng và sẵn lòng giúp cho sự thống nhất Au Châu. Về vấn đề Au Châu tôi muốn bảo đảm với quý vị rằng tôi sẽ chú tâm theo dõi giai đoạn mới khởi sự từ việc kí Hiệp Ước Lisbon. Giai đoạn này tạo ra một lực đẩy cho tiến trình xây dựng “ngôi nhà Au Châu”, nó “sẽ là một nơi sinh sống tốt đẹp cho mọi người chỉ khi nào nó được xây dựng trên nền móng vững chắc về văn hoá và luân lí của gia sản chung đúc kết từ lịch sử và truyền thống của chúng ta” (Gặp gỡ các Giới Chức và Đoàn Ngoại Giao, Vienna, 7 tháng Chín 2007) và chỉ nếu nó không phủ nhận nguồn cội Kitô giáo của nó.
8. Từ cái nhìn tổng quan này chúng ta nhận thấy rõ là sự an ổn của thế giới vẫn luôn mong manh. Những yếu tố để quan tâm thì nhiều, tuy nhiên chúng đều chứng thực rằng tự do con người không phải là tuyệt đối, nhưng là một sự thiện hảo được chia sẻ, mà vì đó mọi người đều phải nhận lãnh trách nhiệm. Vì thế luật pháp và trật tự bảo vệ cho tự do. Tuy nhiên luật pháp chỉ có thể trở nên một sức mạnh hữu hiệu nếu nền móng của nó cắm rễ sâu trong luật tự nhiên đã được Tạo Hoá ban tặng. Chính vì vậy mà người ta không được gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi chiều kích con người và lịch sử. Danh Thiên Chúa là tên gọi của công bình, nó biểu thị cho lời kêu gọi hoà bình khẩn thiết.
9. Nhận thức này, cùng với những việc khác, có thể giúp định hướng những sáng kiến cho sự đối thoại liên văn hoá và liên tôn giáo. Những sáng kiến luôn được phát huy này có thể nuôi dưỡng việc hợp tác về những vấn đề cùng được quan tâm chung như phẩm giá con người, việc tìm kiếm thiện ích chung, việc xây dựng hoà bình và sự phát triển. Về vấn đề này, Toà Thánh muốn nêu lên tầm quan trọng đặc biệt của việc được tham dự cuộc đối thoại cấp cao về việc học hỏi giữa các tôn giáo và các nền văn hoá cũng như việc hợp tác hoà bình trong khung cảnh của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc (4-5 tháng Mười 2007). Để có thể đạt được điều chân thực, cuộc đối thoại này phải trong sáng, phải tránh các chủ thuyết tương đối và chủ thuyết hoà hợp, đồng thời phải tạo được dấu ấn của sự chân thành tôn trọng nhau cũng như tinh thần hoà giải và huynh đệ. Giáo Hội Công Giáo hết lòng dấn thân cho mục tiêu này. Tôi rất vui mừng nhắc lại một lần nữa bức thư của 138 các vị Lãnh Đạo Hồi giáo gửi cho tôi vào ngày 13 tháng Mười vừa qua và xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi trước những tâm tình cao qúy chứa đựng trong đó.
10. Thế giới của chúng ta đã đề cao một cách chính đáng sự cao qúy của phẩm giá con người trong những tuyên ngôn khác nhau về nhân quyền, được chế định khởi đi từ Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền được công bố cách đây đúng sáu mươi năm. Hành động long trọng ấy, theo lời của Đức Phaolô VI, là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của Liên Hợp Quốc. Trong mọi lục địa Giáo Hội Công Giáo cố gắng bảo đảm rằng nhân quyền không chỉ được công bố mà còn phải được áp dụng. Chúng ta hi vọng rằng các cơ quan được thiết lập để bảo vệ và cổ vũ quyền con người sẽ dành tất cả năng lực của họ cho nhiệm vụ này, cách riêng Hội Đồng về nhân quyền luôn đáp ứng những khát vọng đã tạo sinh ra nó.
11. Về phần mình Toà Thánh không bao giờ lấy làm mệt mỏi để tái xác định những nguyên tắc và các quyền này, được xây dựng trên nhân vị là điều thiết yếu và vững bền. Giáo Hội sẵn lòng phục vụ cho phẩm giá đích thực của con người, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Và trên căn bản của sự nhìn nhận này, tôi không thể không xót xa thêm nữa về những cuộc tấn công liên tục nhắm vào mọi lãnh vực sự sống nhân linh. Cùng với biết bao người nghiên cứu và các nhà khoa học, tôi xin nhắc nhớ rằng những ranh giới mới đạt được trong khoa sinh học đòi buộc chúng ta không chỉ là chọn lựa giữa khoa học và luân lí, mà đúng hơn phải sử dụng khoa học hợp với luân lí. Mặt khác, khi nhắc lại lời kêu gọi của Đức Gioan Phaolô II nhân dịp Năm Thánh 2000 tôi rất vui mừng khi vào ngày 18 tháng Mười Hai vừa qua Đại Hôi Đồng Liên Hợp Quốc đã chuẩn thuận một nghị quyết kêu gọi các Quốc Gia thiết lập sự chấm dứt tạm thời việc sử dụng án tử hình, tôi tha thiết hi vọng rằng sáng kiến này sẽ khơi lên cuộc tranh luận công khai về đặc tính thánh thiêng của sự sống con người. Một lần nữa, tôi tiếc xót trước những đe doạ bất ổn cho sự toàn vẹn của gia đình, được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Các nhà lãnh đạo chính trị bằng mọi cách thế phải bảo vệ định chế nền tảng này, là tế bào căn bản của xã hội. Còn phải nói gì thêm nữa? Cả tự do tôn giáo, “một đòi hỏi thiết yếu cho phẩm giá mỗi người và là viên đá góc cho cơ cấu của nhân quyền” (Sứ Điệp Ngày Thế Giới Hoà Bình 1988, phần mở đầu) vẫn thường bị xâm phạm. Nhiều nơi quyền này không được thực thi trọn vẹn. Toà Thánh bảo vệ quyền này và yêu cầu mọi người tôn trọng. Toà Thánh hết sức quan tâm sự kì thị chống lại tín hữu Kitô và chống lại tín đồ của các tôn giáo khác.
12. Hoà bình không chỉ là một từ ngữ đơn điệu hoặc một ảo vọng. Hoà bình là một sự dấn thân và một cung cách sống đòi hỏi người ta phải đáp ứng nguyện vọng chính đáng của mọi người như cung ứng thực phẩm, nước uống và năng lượng, thuốc men và kĩ thuật, hoặc khắc phục những biến đổi về khí hậu. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể xây dựng tương lai nhân loại; chỉ như thế chúng ta ta mới bắt đầu công cuộc phát triển toàn diện và vững bền cho hôm nay và tương lai. Với một lối diễn tả đầy tính lạc quan, Đức Phaolô VI nhấn mạnh trong Thông điệp Populorum Progressio bốn mươi năm trước đây rằng “ phát triển là tên gọi mới của hoà bình”. Bởi vậy, để củng cố hoà bình, những thành quả tích cực trong nền kinh tế vĩ mô do các nước phát triển đạt được trong năm 2007 phải được nâng đỡ bởi những chính sách kinh tế hiệu quả và được các nước giàu thực hiện.
13. Sau cùng, tôi muốn hối thúc cộng đồng quốc tế dấn thân chung cho nền an ninh toàn cầu. Một nỗ lực phối hợp về phía các Quốc Gia để thực hiện mọi đòi buộc phải được thực hiện và để ngăn chặn những kẻ khủng bố thủ đắc các vũ khí huỷ diệt hàng loạt chắc chắn sẽ củng cố chương trình không sản xuất và gia tăng kĩ nghệ hạt nhân. Tôi chào đón sự đồng thuận đạt được trong việc tháo gỡ các vũ khí trong chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, và tôi ủng hộ một sự chuẩn thuận về những biện pháp thích hợp trong việc giảm trừ các vũ khí quy ước để đối phó với các vấn đề nhân đạo tạo ra bởi việc tập trung trang bị vũ khí.
Thưa Quý bà và qúy Ong Đại Sứ,
14. Ngoại giao, theo một nghĩa nào đó, là nghệ thuật vun trồng niềm hi vọng. Nó sống bởi niềm hi vọng và tìm cách phân định ngay cả những dấu hiệu hi vọng tế vi nhất. Ngoại giao phải trao ban hi vọng. Cử hành Lễ Giáng Sinh mỗi năm nhắc nhở chúng ta rằng, khi Thiên Chúa trở nên một hài nhi bé nho thì niềm Hi Vọng đã đến cư ngụ trong thế giới của chúng ta, giữa lòng gia đình nhân loại. Hôm nay sự xác tín ấy trở thành một lời cầu nguyện: xin Chúa mở cõi lòng của những người cai quản gia đình các dân tộc hướng về niềm Hi Vọng không bao giờ làm thất vọng! Với những tâm tình này, tôi xin gửi tới mỗi người trong quý vị lời cầu chúc tốt đẹp nhất của tôi để chính quý vị, những cộng sự viên của qúy vị và quốc dân mà quý vị đại diện được soi sáng nhờ Hồng Ân và Hoà Bình đến cho chúng ta từ Hài Nhi thành Bêlem.
Ngoại Giao Phải Đem Lại Niềm Hi Vọng
Kính thưa Quý vị Đại Sứ,
Thưa Qúy Bà và Qúy Ong,
1. Tôi thân ái chào ngài Giovanni Galassi, Trưởng Đoàn Ngoại Giao và xin cảm ông vì những lời tốt đẹp ông nhân danh Đoàn Ngoại Giao cạnh Toà Thánh ngỏ với tôi. Tôi cũng xin gửi lời chào trân trọng tới mỗi qúy vị, đặc biệt những người hiện diện trong buổi gặp gỡ đầu tiên này. Qua qúy vị, tôi bày tỏ những lời cầu chúc thắm thiết đến quốc dân và chính phủ mà qúy vị đại diện với tất cả chức trách và khả năng. Cộng đồng của qúy vị đã chịu một cái tang cách đây ít tuần: Đại Sứ Pháp, Ong Bernard Kessedjian đã kết thúc hành trình dương thế; xin Chúa đón nhận ông vào chốn bình an của Người! Hôm nay tôi cũng đăc biệt nghĩ đến các quốc gia chưa thiết lập quan hệ với Toà Thánh: các quốc gia ấy cũng có một chỗ trong con tim của Giáo Hoàng. Giáo Hội xác tín sâu sắc rằng nhân loại là một gia đình, như tôi đã nhấn mạnh trong Sứ Điệp cử hành ngày Thế Giới Hoà Bình năm nay.
2. Chính trong tinh thần gia đình mà năm ngoái các quan hệ ngoại giao đã được thiết lập với Các Thủ Lĩnh Ả Rập Thống Nhất. Cũng trong tinh thần đó mà tôi đã có thể viếng thăm một số quốc gia thân hữu. Sự tiếp đón nồng nhiệt của dân chúng Braxin vẫn còn làm tôi cảm động! Trong quốc gia ấy, tôi vui mừng được gặp gỡ những vị đại diện của đại gia đình Giáo Hội tại Châu Mĩ La Tinh và vùng Caribê, quy tụ tại Aparecida họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Mĩ Châu lần thứ năm. Trong bầu khí kinh tế xã hội tại đây, tôi đã ghi nhận những dấu chứng hùng hồn về niềm hi vọng cũng như một số lí do đáng quan tâm cho đại lục này. Sao lại không ao ước một sự gia tăng hợp tác và việc chấm dứt các xung đột nội bộ giữa các dân tộc Mĩ La tinh, trong mỗi quốc gia tạo hợp nên lục địa này, để có thể cùng quy hướng về các giá trị cao cả được khởi hứng từ Tin Mừng? Tôi muốn nói đến nước Cuba, đang chuẩn bị kỉ niệm mười năm ngày vị Tiền Nhiệm đáng kính của tôi thăm viếng. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã được các chính quyền và dân chúng tiếp đón một cách ưu ái, và ngài đã khích lệ mọi người dân Cuba cùng hợp tác để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Tôi cũng muốn nhắc lại sứ điệp này, vốn không mất tính thời sự của nó.
3. Tâm tư và lời cầu nguyện của tôi đặc biệt hướng về các dân tộc chịu ảnh hưởng bởi các thiên tai khủng khiếp. Tôi đang nghĩ đến các trận bão lụt đã tàn phá một số nơi tại Mêhicô và Trung Mĩ, cũng như tại Châu Phi và Châu Á, nhất là Bagladesh, và một số nước tại Châu Đại Dương; cũng phải kể đến các cuộc hoả hoạn lớn lao nữa. Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh, người đã đến nước Pê-ru vào cuối tháng Tám đã thuật lại tận mắt cho tôi cảnh thiệt hại và sự hoang tàn gây ra bởi trận động đất kinh hoàng, nhưng ngài cũng ca tụng lòng can đảm và đức tin của những người dân ở đây. Đứng trước những biến cố bi thảm như thế cần phải có nhiều nỗ lực dấn thân hợp tác mạnh mẽ. Như tôi đã viết trong Thông điệp về niềm hi vọng, “phương thế đích thực mà con người cần thể hiện chủ yếu là ở sự liên đới với nỗi đau khổ cũng như với người đang đau khổ. Điều này được áp dụng cho cả cá nhân và xã hội” (Spe Salvi, 38).
4. Cộng đồng quốc tế tiếp tục quan tâm sâu rộng đến vùng Trung Đông. Tôi vui mừng vì Hội Nghị tại Annapolis hướng đến việc từ bỏ những cách giải quyết phe phái hay đơn phương để tiếp nhận một phương thức toàn cầu, tôn trọng các quyền và những lợi ích chính đáng của các dân tộc trong vùng. Một lần nữa tôi kêu gọi người dân Israel và người dân Palestin tập trung năng lực của họ để thực hiện những lời cam kết đưa ra trong cơ hội này, và xúc tiến tiến trình đã được may mắn tái khởi động. Ngoài ra, tôi cũng mời gọi cộng đồng quốc tế mạnh mẽ nâng đỡ hai dân tộc này cũng như cảm thông những nỗi đau khổ và lo sợ của mỗi bên. Ai lại có thể vô cảm với tình cảnh của đất nước Liban, với bao thử thách và xáo động vẫn hoành hành trên đất nước thân yêu này? Tôi tha thiết mong mỏi người dân Liban được tự do quyết định tương lai của họ và tôi cầu xin Chúa soi dẫn họ, trước hết là với những người hữu trách trong đời sống chung, để họ có thể gạt bỏ những tư lợi để sẵn sàng cam kết bước vào con đường đối thoại và hoà giải. Chỉ với cách thế đó đất nước này mới có thể tiến triển trong sự ổn định và lại trở thành gương mẫu về sự chung sống hoà bình giữa các cộng đồng khác nhau. Cũng tại Iraq, hoà giải là điều khẩn thiết! Hiện tại, những cuộc tấn công khủng bố, những đe doạ và và bạo lực vẫn tiếp tục, nhất là để chống lại cộng đồng Kitô giáo, các tin tức phát đi ngày hôm qua xác nhận sự quan tâm của chúng ta; rõ ràng là những vấn đề chính trị khó khăn vẫn chưa được giải quyết. Trong bối cảnh này, việc cải tổ hiến pháp một cách đúng đắn là cần thiết để bảo đảm quyền của những nhóm thiểu số. Việc trợ giúp nhân đạo thật cấp bách cho những người bị ảnh hưởng vì chiến tranh; tôi đặc biệt nghĩ đến những người phải di tản trong hiện tình quốc gia cũng như những người tị nạn đã chạy ra nước ngoài, trong số đó nhiều người là Kitô hữu. Tôi mời gọi cộng đồng quốc tế bày tỏ lòng quảng đại đối với họ cũng như đối với quốc gia mà họ tị nạn, việc tiếp nhận họ thật sự là một thử thách lớn. Tôi cũng mong muốn bày tỏ sự ủng hộ việc theo đuổi tiếp tục không gián đoạn đường lối ngoại giao để giải quyết vấn đề chương trình hạt nhân của Iran, bằng sự thương thuyết một cách thiện chí, vận dụng những phương thế nhằm gia tăng sự minh bạch và tin tưởng lẫn nhau, đồng thời phải lưu tâm đến những nhu cầu thiết thực của các dân tộc và thiện ích chung của gia đình nhân loại.
5. Mở rộng tầm nhìn về toàn thể Châu Á, tôi muốn hướng sự quan tâm của qúy vị về một số cuộc khủng hoảng. Trước hết, tại Pakistan nơi đã xảy ra cuộc bạo loạn dữ dội trong những tháng qua. Tôi hi vọng rằng các lực lượng chính trị và xã hội sẽ cùng dấn thân để xây dựng một xã hội an bình, tôn trọng quyền của mọi người. Tại Afganistan, cùng với bạo loạn lại còn xảy ra nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng khác, chẳng hạn việc sản xuất ma tuý; cần có sự hỗ trợ lớn lao hơn cho những nỗ lực phát triển, và cần những hoạt động tập trung hơn để xây dựng một tương lai an ổn. Tại Sri Lanka không còn có thể trì hoãn thêm những nỗ lực cần thiết để hàn gắn những đau khổ lớn lao gây ra bởi cuộc xung đột đang tiếp diễn. Và tôi cầu xin Chúa ban cho Myanmar, với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, mở ra một thời kì đối thoại giữa Chính quyền và phe đối lập, bảo đảm sự tôn trọng thích đáng những quyền con người và sự tự do căn bản.
6. Hướng về Châu Phi, trước tiên tôi muốn nhắc lại nỗi đau xót sâu xa của tôi khi nhận thấy rằng niềm hi vọng dường như đã mất hút do bởi nghèo đói và chết chóc đang diễn ra liên tu bất tận tại Darfur. Tôi hết lòng cầu nguyện để hoạt động phối hợp của Liên Hợp Quốc và Uỷ Hội Thống Nhất Các Quốc Gia Châu Phi mà sứ mệnh của nó đã khởi sự, sẽ đem lại sự trợ giúp và niềm an ủi cho các dân tộc đang chịu đau khổ. Tiến trình hoà bình tại Cộng Hoà Dân Chủ Congo đang gặp phải sự đối kháng mạnh mẽ trong vùng gần Đại Hồ, nhất là tại những miền phía đông, trong khi nước Somali, và đặc biệt Mogadishu tiếp tục bị tác động bởi bạo loạn và nghèo đói. Tôi kêu gọi các phe xung đột ngưng các hoạt động quân sự để tạo thuận lợi cho công việc trợ giúp nhân đạo và người dân được tôn trọng. Trong những ngày qua Kenya đã bất ngờ xảy ra sự bùng nổ bạo loạn. Hiệp thông với các Giám mục trong lời kêu gọi đưa ra ngày 2 tháng Giêng vừa qua, tôi mời gọi mọi người dân, nhất là những nhà lãnh đạo chính trị hãy tìm kiếm một giải pháp hoà bình qua đối thoại, dựa trên công lí và tình huynh đệ. Giáo Hội Công Giáo không được dửng dưng với những tiếng kêu la đau khổ đang cất lên tại những vùng đất này. Giáo Hội đón nhận những lời kêu cứu xin trợ giúp của những người tị nạn và những người di tản như của chính mình, và Giáo Hội đoan hứa xúc tiến sự hoà giải, công lí và hoà bình. Năm nay Ethiopia đánh dấu sự khởi đầu nghìn năm thứ ba Kitô giáo, và tôi tin rằng những cuộc cử hành được tổ chức trong dịp này sẽ giúp hồi tưởng lại hoạt động xã hội và tông đồ sâu rộng do những tín hữu Kitô thực hiện tại Châu Phi.
7. Cuối cùng là tập chú vào Châu Au, tôi vui mừng trước các tiến bộ đã đạt được tại những nước khác nhau trong vùng Balkan, và một lần nữa, tôi lại bày tỏ niềm hi vọng rằng vị trí xác định của Kosovo sẽ được thừa nhận bởi những lời yêu cầu của các nhóm liên hệ, đồng thời bảo đảm sự an ổn và sự tôn trọng các quyền của mọi người dân trong vùng đất này để bóng ma của bạo lực bị dứt khoát đẩy lùi và sự bền vững của Châu Au được tăng cường. Tôi cũng muốn nhắc đến nước Chypre khi vui mừng nhớ lại cuộc viếng thăm của Đức Giáo Chủ Tổng Giám Mục Chrysostomos II vào tháng Sáu vừa qua. Tôi tha thiết ước mong rằng trong khung cảnh của Liên Hiệp Au Châu, không nỗ lực nào mà không được tìm đến để giải quyết cho cuộc khủng hoảng đã kéo dài quá lâu. Tháng Chín năm ngoái tôi đi thăm nước Ao, một phần là để nhấn mạnh sự đóng góp thiết yếu mà Giáo Hội Công Giáo có khả năng và sẵn lòng giúp cho sự thống nhất Au Châu. Về vấn đề Au Châu tôi muốn bảo đảm với quý vị rằng tôi sẽ chú tâm theo dõi giai đoạn mới khởi sự từ việc kí Hiệp Ước Lisbon. Giai đoạn này tạo ra một lực đẩy cho tiến trình xây dựng “ngôi nhà Au Châu”, nó “sẽ là một nơi sinh sống tốt đẹp cho mọi người chỉ khi nào nó được xây dựng trên nền móng vững chắc về văn hoá và luân lí của gia sản chung đúc kết từ lịch sử và truyền thống của chúng ta” (Gặp gỡ các Giới Chức và Đoàn Ngoại Giao, Vienna, 7 tháng Chín 2007) và chỉ nếu nó không phủ nhận nguồn cội Kitô giáo của nó.
8. Từ cái nhìn tổng quan này chúng ta nhận thấy rõ là sự an ổn của thế giới vẫn luôn mong manh. Những yếu tố để quan tâm thì nhiều, tuy nhiên chúng đều chứng thực rằng tự do con người không phải là tuyệt đối, nhưng là một sự thiện hảo được chia sẻ, mà vì đó mọi người đều phải nhận lãnh trách nhiệm. Vì thế luật pháp và trật tự bảo vệ cho tự do. Tuy nhiên luật pháp chỉ có thể trở nên một sức mạnh hữu hiệu nếu nền móng của nó cắm rễ sâu trong luật tự nhiên đã được Tạo Hoá ban tặng. Chính vì vậy mà người ta không được gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi chiều kích con người và lịch sử. Danh Thiên Chúa là tên gọi của công bình, nó biểu thị cho lời kêu gọi hoà bình khẩn thiết.
9. Nhận thức này, cùng với những việc khác, có thể giúp định hướng những sáng kiến cho sự đối thoại liên văn hoá và liên tôn giáo. Những sáng kiến luôn được phát huy này có thể nuôi dưỡng việc hợp tác về những vấn đề cùng được quan tâm chung như phẩm giá con người, việc tìm kiếm thiện ích chung, việc xây dựng hoà bình và sự phát triển. Về vấn đề này, Toà Thánh muốn nêu lên tầm quan trọng đặc biệt của việc được tham dự cuộc đối thoại cấp cao về việc học hỏi giữa các tôn giáo và các nền văn hoá cũng như việc hợp tác hoà bình trong khung cảnh của Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc (4-5 tháng Mười 2007). Để có thể đạt được điều chân thực, cuộc đối thoại này phải trong sáng, phải tránh các chủ thuyết tương đối và chủ thuyết hoà hợp, đồng thời phải tạo được dấu ấn của sự chân thành tôn trọng nhau cũng như tinh thần hoà giải và huynh đệ. Giáo Hội Công Giáo hết lòng dấn thân cho mục tiêu này. Tôi rất vui mừng nhắc lại một lần nữa bức thư của 138 các vị Lãnh Đạo Hồi giáo gửi cho tôi vào ngày 13 tháng Mười vừa qua và xin bày tỏ lòng biết ơn của tôi trước những tâm tình cao qúy chứa đựng trong đó.
10. Thế giới của chúng ta đã đề cao một cách chính đáng sự cao qúy của phẩm giá con người trong những tuyên ngôn khác nhau về nhân quyền, được chế định khởi đi từ Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền được công bố cách đây đúng sáu mươi năm. Hành động long trọng ấy, theo lời của Đức Phaolô VI, là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của Liên Hợp Quốc. Trong mọi lục địa Giáo Hội Công Giáo cố gắng bảo đảm rằng nhân quyền không chỉ được công bố mà còn phải được áp dụng. Chúng ta hi vọng rằng các cơ quan được thiết lập để bảo vệ và cổ vũ quyền con người sẽ dành tất cả năng lực của họ cho nhiệm vụ này, cách riêng Hội Đồng về nhân quyền luôn đáp ứng những khát vọng đã tạo sinh ra nó.
11. Về phần mình Toà Thánh không bao giờ lấy làm mệt mỏi để tái xác định những nguyên tắc và các quyền này, được xây dựng trên nhân vị là điều thiết yếu và vững bền. Giáo Hội sẵn lòng phục vụ cho phẩm giá đích thực của con người, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Và trên căn bản của sự nhìn nhận này, tôi không thể không xót xa thêm nữa về những cuộc tấn công liên tục nhắm vào mọi lãnh vực sự sống nhân linh. Cùng với biết bao người nghiên cứu và các nhà khoa học, tôi xin nhắc nhớ rằng những ranh giới mới đạt được trong khoa sinh học đòi buộc chúng ta không chỉ là chọn lựa giữa khoa học và luân lí, mà đúng hơn phải sử dụng khoa học hợp với luân lí. Mặt khác, khi nhắc lại lời kêu gọi của Đức Gioan Phaolô II nhân dịp Năm Thánh 2000 tôi rất vui mừng khi vào ngày 18 tháng Mười Hai vừa qua Đại Hôi Đồng Liên Hợp Quốc đã chuẩn thuận một nghị quyết kêu gọi các Quốc Gia thiết lập sự chấm dứt tạm thời việc sử dụng án tử hình, tôi tha thiết hi vọng rằng sáng kiến này sẽ khơi lên cuộc tranh luận công khai về đặc tính thánh thiêng của sự sống con người. Một lần nữa, tôi tiếc xót trước những đe doạ bất ổn cho sự toàn vẹn của gia đình, được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Các nhà lãnh đạo chính trị bằng mọi cách thế phải bảo vệ định chế nền tảng này, là tế bào căn bản của xã hội. Còn phải nói gì thêm nữa? Cả tự do tôn giáo, “một đòi hỏi thiết yếu cho phẩm giá mỗi người và là viên đá góc cho cơ cấu của nhân quyền” (Sứ Điệp Ngày Thế Giới Hoà Bình 1988, phần mở đầu) vẫn thường bị xâm phạm. Nhiều nơi quyền này không được thực thi trọn vẹn. Toà Thánh bảo vệ quyền này và yêu cầu mọi người tôn trọng. Toà Thánh hết sức quan tâm sự kì thị chống lại tín hữu Kitô và chống lại tín đồ của các tôn giáo khác.
12. Hoà bình không chỉ là một từ ngữ đơn điệu hoặc một ảo vọng. Hoà bình là một sự dấn thân và một cung cách sống đòi hỏi người ta phải đáp ứng nguyện vọng chính đáng của mọi người như cung ứng thực phẩm, nước uống và năng lượng, thuốc men và kĩ thuật, hoặc khắc phục những biến đổi về khí hậu. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể xây dựng tương lai nhân loại; chỉ như thế chúng ta ta mới bắt đầu công cuộc phát triển toàn diện và vững bền cho hôm nay và tương lai. Với một lối diễn tả đầy tính lạc quan, Đức Phaolô VI nhấn mạnh trong Thông điệp Populorum Progressio bốn mươi năm trước đây rằng “ phát triển là tên gọi mới của hoà bình”. Bởi vậy, để củng cố hoà bình, những thành quả tích cực trong nền kinh tế vĩ mô do các nước phát triển đạt được trong năm 2007 phải được nâng đỡ bởi những chính sách kinh tế hiệu quả và được các nước giàu thực hiện.
13. Sau cùng, tôi muốn hối thúc cộng đồng quốc tế dấn thân chung cho nền an ninh toàn cầu. Một nỗ lực phối hợp về phía các Quốc Gia để thực hiện mọi đòi buộc phải được thực hiện và để ngăn chặn những kẻ khủng bố thủ đắc các vũ khí huỷ diệt hàng loạt chắc chắn sẽ củng cố chương trình không sản xuất và gia tăng kĩ nghệ hạt nhân. Tôi chào đón sự đồng thuận đạt được trong việc tháo gỡ các vũ khí trong chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, và tôi ủng hộ một sự chuẩn thuận về những biện pháp thích hợp trong việc giảm trừ các vũ khí quy ước để đối phó với các vấn đề nhân đạo tạo ra bởi việc tập trung trang bị vũ khí.
Thưa Quý bà và qúy Ong Đại Sứ,
14. Ngoại giao, theo một nghĩa nào đó, là nghệ thuật vun trồng niềm hi vọng. Nó sống bởi niềm hi vọng và tìm cách phân định ngay cả những dấu hiệu hi vọng tế vi nhất. Ngoại giao phải trao ban hi vọng. Cử hành Lễ Giáng Sinh mỗi năm nhắc nhở chúng ta rằng, khi Thiên Chúa trở nên một hài nhi bé nho thì niềm Hi Vọng đã đến cư ngụ trong thế giới của chúng ta, giữa lòng gia đình nhân loại. Hôm nay sự xác tín ấy trở thành một lời cầu nguyện: xin Chúa mở cõi lòng của những người cai quản gia đình các dân tộc hướng về niềm Hi Vọng không bao giờ làm thất vọng! Với những tâm tình này, tôi xin gửi tới mỗi người trong quý vị lời cầu chúc tốt đẹp nhất của tôi để chính quý vị, những cộng sự viên của qúy vị và quốc dân mà quý vị đại diện được soi sáng nhờ Hồng Ân và Hoà Bình đến cho chúng ta từ Hài Nhi thành Bêlem.
Không có nhân quyền sẽ không có hòa bình
Phụng Nghi
14:34 09/01/2008
New York (CNA) – “Ai ai cũng đều có quyền lợi và bổn phận phải bảo vệ và thực thi mọi quyền của con người”, đó là lời tuyên bố của Đức Tổng giám mục Silvano Tomasi, quan sát viên thường trực của Tòa thánh, trong bài diễn văn đọc trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc dịp cử hành vào năm nay lễ kỷ niệm 60 năm ngày Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền được ký kết.
Đức Tổng giám mục Tomasi mô tả bản tuyên ngôn “vẫn còn đơn độc là một tài liệu tham khảo quan trọng nhất cho các cuộc thảo luận giao lưu văn hóa về sự tự do và nhân phẩm của con người trên thế giới, và tượng trưng cho căn bản đặt trên luật pháp thông tục trong bất cứ cuộc thảo luận nào về nhân quyền”.
“Các quyền lợi trình bày trong bản tuyên ngôn không phải được ban tặng do các quốc gia hoặc cơ quan nào khác nhưng được công nhận là cố hữu cho mọi người, không tùy thuộc vào kết quả của các truyền thống đạo đức, xã hội và tôn giáo.
“Trong lúc nhiều người có thể nghĩ rằng nhân phẩm con người liên quan đến nền dân chủ và quyền tự quyết quốc gia, nhưng phẩm giá này cũng đồng thời còn đi xa hơn thế nữa.”
Vị quan sát thường trực của Tòa thánh cạnh LHQ cũng lặp lại một chủ đề mà Đức Thánh Cha đã đưa ra trước đây về câu nói “tôn trọng mọi quyền con người là nguồn cội của hòa bình”. Ngài khai triển thêm về điểm này với lời giải thích rằng “hoà bình không chỉ được quan niệm là không có bạo hành nhưng còn gồm có sự cộng tác và tình liên đới đoàn kết, trên bình diện địa phương và quốc tế, như là phương tiện cần thiết để cổ võ và bảo vệ công ích cho mọi người.”
“Sáu muơi năm sau ngày bản tuyên ngôn ra đời, nhiều thành phần trong gia đình nhân loại vẫn còn xa vời không được hưởng các quyền lợi và các nhu cầu căn bản của mình. Sự an toàn cho con người vẫn còn chưa được đảm bảo. Ngày kỷ niệm 60 năm nên được dùng để nhấn mạnh rằng mỗi con người, trong cương vị cá nhân hay thành viên của một cộng đồng, có quyền lợi và trách nhiệm phải bảo vệ và thực thi mọi quyền của con người.”
Đức Tổng giám mục Tomasi mô tả bản tuyên ngôn “vẫn còn đơn độc là một tài liệu tham khảo quan trọng nhất cho các cuộc thảo luận giao lưu văn hóa về sự tự do và nhân phẩm của con người trên thế giới, và tượng trưng cho căn bản đặt trên luật pháp thông tục trong bất cứ cuộc thảo luận nào về nhân quyền”.
“Các quyền lợi trình bày trong bản tuyên ngôn không phải được ban tặng do các quốc gia hoặc cơ quan nào khác nhưng được công nhận là cố hữu cho mọi người, không tùy thuộc vào kết quả của các truyền thống đạo đức, xã hội và tôn giáo.
“Trong lúc nhiều người có thể nghĩ rằng nhân phẩm con người liên quan đến nền dân chủ và quyền tự quyết quốc gia, nhưng phẩm giá này cũng đồng thời còn đi xa hơn thế nữa.”
Vị quan sát thường trực của Tòa thánh cạnh LHQ cũng lặp lại một chủ đề mà Đức Thánh Cha đã đưa ra trước đây về câu nói “tôn trọng mọi quyền con người là nguồn cội của hòa bình”. Ngài khai triển thêm về điểm này với lời giải thích rằng “hoà bình không chỉ được quan niệm là không có bạo hành nhưng còn gồm có sự cộng tác và tình liên đới đoàn kết, trên bình diện địa phương và quốc tế, như là phương tiện cần thiết để cổ võ và bảo vệ công ích cho mọi người.”
“Sáu muơi năm sau ngày bản tuyên ngôn ra đời, nhiều thành phần trong gia đình nhân loại vẫn còn xa vời không được hưởng các quyền lợi và các nhu cầu căn bản của mình. Sự an toàn cho con người vẫn còn chưa được đảm bảo. Ngày kỷ niệm 60 năm nên được dùng để nhấn mạnh rằng mỗi con người, trong cương vị cá nhân hay thành viên của một cộng đồng, có quyền lợi và trách nhiệm phải bảo vệ và thực thi mọi quyền của con người.”
Thánh Agostino, người say mê kiếm tìm chân lý
Linh Tiến Khải
15:36 09/01/2008
Sáng thứ tư 9-1 đã có khoảng 7.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến thứ hai trong đầu năm 2008 của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI. Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của Giáo Phụ Agostino, vị thánh tiến sĩ Giáo Hội nổi tiếng, cả đối với những người không biết tới Kitô giáo, vì thánh nhân đã để lại dấu vết rất sâu đậm trong nền văn hóa tây phương và trên toàn thế giới.
Ảnh hưởng của người lớn tới độ có thể khẳng định rằng: một đàng mọi nẻo đường của nền văn chương kitô latinh đều dẫn tới thành phố Ippona, tức Annaba của bờ biển nước Algeria ngày nay, đàng khác từ thành phố này của Phi châu Roma, nơi thánh Agostino là Giám Mục từ năm 395 cho tới khi qua đời năm 430 tỏa ra nhiều con đường của Kitô giáo theo sau và của chính nền văn hóa tây phương. Ngoài ra thánh Agostino còn là Giáo Phụ đã để lại nhiều tác phẩm nhất, trong đó nổi tiếng nhất là cuốn ”Tự Thú”, chú ý tới lãnh vực nội tâm và tâm lý, cuộc sống thiêng liêng, mầu nhiệm về cái tôi, về Thiên Chúa dấu ẩn trong cái tôi. Tác phẩm trở thành mô thức duy nhất chưa từng có trong nền văn chương tây phương và là một ”tuyệt đỉnh” tinh thần.
Đề cập tới tiểu sử thánh Agostino Đức Thánh Cha nói: Agostino sinh tại Tagaste, trong tỉnh Numidia bên Phi châu Roma ngày 13 tháng 11 năm 354, từ ông Patrizio một người ngoại giáo trở thành tân tòng, và bà Monica, một kitô hữu nhiệt thành. Người phụ nữ nhiệt nồng, được tôn kính như là thánh này, đã có ảnh hưởng lớn trên người con trai và bà giáo dục con trong lòng tin kitô. Agostino cũng đã nhận muối như dấu chỉ việc được tiếp nhận là tân tòng và đã luôn say mê gương mặt Chúa Giêsu Kitô, nhưng càng ngày chàng càng xa rời lòng tin của Giáo Hội và việc thực hành đạo, cũng y như giới trẻ ngày nay vậy.
Agostino có một người anh trai và một người em gái, mà chúng ta không biết tên, nhưng sau này góa chồng và trở thành viện mẫu của một tu viện nữ. Là một cậu bé rất thông minh, Agostino nhận được một nền giáo dục tốt, học văn phạm tại Tagaste, rồi tại Madaura, và từ năm 370 thì theo học khoa hùng biện tại Cartagine, thủ phủ Phi châu Roma, trở thành người rất giỏi tiếng Latinh, nhưng ít biết tiếng Hy Lạp và tiếng Punico địa phương. Chính tại Cartagine Agostino đọc được tác phẩm Hortensius của Ciceron và bắt đầu con đường hoán cải. Cuốn sách này đã khơi dậy trong tâm hồn Agostino tình yêu đối với sự khôn ngoan. Nhưng vì xác tín rằng không có Chúa Giêsu thì không thể nói là đã tìm ra chân lý, mà trong tác phẩm của Ciceron lại không có tên Giêsu, nên Agostino bắt đầu đọc Kinh Thánh. Nhưng chàng lại thất vọng, vì bản dịch kinh thánh tiếng Latinh thiếu sót mà nội dung cũng không thỏa mãn được khát vọng của mình: các chiến tranh và chuyện liên quan tới con người không diễn tả độ cao của triết lý và ánh quang của việc tìm kiếm chân lý. Tuy nhiên Agostino không muốn sống mà không có Thiên Chúa nên chàng tìm một tôn giáo đáp ứng được ước mong chân lý và giúp tiến tới gần Chúa Kitô. Thế là Agostino rơi vào lưới của bè rối Manikeo. Những người này tự giới thiệu là kitô hữu và hứa một tôn giáo hoàn toàn có lý, bằng cách khẳng định rằng thế giới được phân chia thành hai nguyên lý: thiện ác. Nó giải thích tất cả sự phức tạp của lịch sử nhân loại. Agostino cũng thích thứ luân lý nhị nguyên, vì bao gồm một nền luân lý cao vời dành cho những người ưu tú, và những ai tin theo thì có một đời sống thích hợp hơn với tình trạng thời đó, đặc biệt đối với một người trẻ tuổi. Thế là Agostino theo bè phái Manikeo vì xác tín rằng mình đã tìm ra tổng hợp giữa lý trí, việc tìm kiếm chân lý và tình yêu của Chúa Giêsu Kitô; đồng thời cũng có lợi cho cuộc sống cụ thể, vì nó mở cửa cho việc tiến thân. Việc tiếp xúc với nhiều nhân vật có ảnh hưởng cho phép Agostino tiếp tục liên hệ với một phụ nữ và tiến tới trên đường công danh. Agostino có một người con với phụ nữ đó là Adeodato, rất là thông minh và rất được thương mến. Adeodato cũng đã hiện diện gần hồ Como, và tham gia vào các cuộc ”Đối thoại” tại đây. Năm 20 tuổi Agostino trở về Cartagine, và trở thành một thầy dậy khoa hùng biện rất nổi tiếng. Nhưng với thời gian Agostino thất vọng và từ bỏ niềm tin của bè phái Manikeo, vì nó không lý giải được các nghi ngờ của mình. Agostino về sinh sống tại Roma rồi Milano, nơi có triều đình Roma và nhờ Simmaco giúp đỡ Agostino có được một địa vị tốt.
Tại Milano, để trau dồi khoa hùng biện Agostino thường đến nghe các bài giảng rất hay và hấp dẫn của Giám Mục Ambrogio, đại diện hoàng đế trong vùng bắc Italia. Nhưng đặc biệt vì nội dung các bài giảng đó đánh động con tim của Agostino. Kiểu chú giải điển hình của Giám Mục Ambrogio hóa giải được các vấn nạn của Agostino đối với sự thiếu vẻ đẹp hùng biện và không ở độ cao triết lý của Kinh Thánh Cựu Ước, và nó giúp Agostino hiểu rằng toàn Kinh Thánh Cựu Ước là con đường dẫn tới Chúa Giêsu Kitô. Và thế là Agostino tìm ra chìa khóa giúp hiểu vẻ đẹp, sự sâu sắc cả trên bình diện triết lý của Cựu Ước, và hiểu tất cả sự thống nhất của mầu nhiệm Chúa Kitô trong lịch sử, cũng như tổng hợp giữa triết học, lý trí và lòng tin nơi Ngôi Lời, nơi Chúa Kitô Ngôi Lời vĩnh cửu nhập thể làm người.
Cùng với việc đọc bút tích của các triết gia Agostino đọc Kinh Thánh với con mắt mới, nhất là các thư của thánh Phaolo. Việc trở về với Kitô giáo ngày 15 tháng 8 năm 386 đạt tột đỉnh lộ trình kiếm tìm nội tâm dài và khắc khoải ấy. Agostino rời về vùng quê gần hồ Como với mẹ là bà Monica, con trai Adeodato và một nhóm bạn bè để chuẩn bị lãnh bí tích rửa tội. Năm 30 tuổi Agostino được Giám Mục Ambrogio ban bí tích rửa tội ngày 24 tháng 4 năm 387 trong đêm vọng Phục sinh tại nhà thờ chính tòa Milano.
Sau đó Agostino muốn trở về Phi châu cùng với bạn bè trong ý hướng sống đời viện tu. Nhưng trong khi chờ đợi tại thành phố cảng Ostia, bà Monica bị đau nặng và qua đời khiến cho Agostino rất đau buồn. Trở về Ippona Agostino thành lập một tu viện và được thụ phong linh mục tại đây năm 391, rồi sống đời cầu nguyện nghiên cứu và giảng dậy. Sau đó người hiểu rằng Thiên Chúa muốn người làm việc mục vụ và rao truyền chân lý cho tha nhân. Năm 395 Agostino được tấn phong Giám Mục. Người tiếp tục nghiên cứu Kinh Thánh và các văn bản của truyền thống kitô.
Đề cập tới cuộc sống của Giám Mục Agostino Đức Thánh Cha nói:
Thánh Agostino đã là một Giám Mục gương mẫu trong dấn thân mục vụ không biết mỏi mệt: người giảng dậy nhiều lần trong tuần cho tín hữu, nâng đỡ dân nghèo, người mồ côi, và đào tạo giáo sĩ và tổ chức các tu viện nam nữ. Chỉ trong một thời gian ngắn vị hùng biện trước kia biến thành một trong các nhân vật quan trọng nhất của Kitô giáo thời đó: các hoạt động trong giáo phận của người có ảnh hưởng trên cả các cơ cấu dân sự trong hơn 35 năm làm Giám Mục. Thật thế vị Giám Mục Ippona đã ảnh hưởng rộng rãi trong việc hướng dần Giáo Hội Công Giáo của Phi châu Roma và nói chung trên Kitô giáo thời người, đương đầu với các khuynh hướng lạc giáo chia rẽ Giáo Hội và tìm lung lay lòng tin vào một Thiên Chúa duy nhất và giầu lòng thương xót, như bè phái Manicheo, Donato và Pelagiano.
Năm 430 bị sốt nặng trong khi thành Ippona bị quân rợ bao vây suốt 3 tháng trời, Giám Mục Agostino qua đời ngày 28 tháng 8 khi chưa đầy 76 tuổi.
ĐTC đã chào nhiều nhóm tín hữu hiện diện trước khi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Ảnh hưởng của người lớn tới độ có thể khẳng định rằng: một đàng mọi nẻo đường của nền văn chương kitô latinh đều dẫn tới thành phố Ippona, tức Annaba của bờ biển nước Algeria ngày nay, đàng khác từ thành phố này của Phi châu Roma, nơi thánh Agostino là Giám Mục từ năm 395 cho tới khi qua đời năm 430 tỏa ra nhiều con đường của Kitô giáo theo sau và của chính nền văn hóa tây phương. Ngoài ra thánh Agostino còn là Giáo Phụ đã để lại nhiều tác phẩm nhất, trong đó nổi tiếng nhất là cuốn ”Tự Thú”, chú ý tới lãnh vực nội tâm và tâm lý, cuộc sống thiêng liêng, mầu nhiệm về cái tôi, về Thiên Chúa dấu ẩn trong cái tôi. Tác phẩm trở thành mô thức duy nhất chưa từng có trong nền văn chương tây phương và là một ”tuyệt đỉnh” tinh thần.
Đề cập tới tiểu sử thánh Agostino Đức Thánh Cha nói: Agostino sinh tại Tagaste, trong tỉnh Numidia bên Phi châu Roma ngày 13 tháng 11 năm 354, từ ông Patrizio một người ngoại giáo trở thành tân tòng, và bà Monica, một kitô hữu nhiệt thành. Người phụ nữ nhiệt nồng, được tôn kính như là thánh này, đã có ảnh hưởng lớn trên người con trai và bà giáo dục con trong lòng tin kitô. Agostino cũng đã nhận muối như dấu chỉ việc được tiếp nhận là tân tòng và đã luôn say mê gương mặt Chúa Giêsu Kitô, nhưng càng ngày chàng càng xa rời lòng tin của Giáo Hội và việc thực hành đạo, cũng y như giới trẻ ngày nay vậy.
Agostino có một người anh trai và một người em gái, mà chúng ta không biết tên, nhưng sau này góa chồng và trở thành viện mẫu của một tu viện nữ. Là một cậu bé rất thông minh, Agostino nhận được một nền giáo dục tốt, học văn phạm tại Tagaste, rồi tại Madaura, và từ năm 370 thì theo học khoa hùng biện tại Cartagine, thủ phủ Phi châu Roma, trở thành người rất giỏi tiếng Latinh, nhưng ít biết tiếng Hy Lạp và tiếng Punico địa phương. Chính tại Cartagine Agostino đọc được tác phẩm Hortensius của Ciceron và bắt đầu con đường hoán cải. Cuốn sách này đã khơi dậy trong tâm hồn Agostino tình yêu đối với sự khôn ngoan. Nhưng vì xác tín rằng không có Chúa Giêsu thì không thể nói là đã tìm ra chân lý, mà trong tác phẩm của Ciceron lại không có tên Giêsu, nên Agostino bắt đầu đọc Kinh Thánh. Nhưng chàng lại thất vọng, vì bản dịch kinh thánh tiếng Latinh thiếu sót mà nội dung cũng không thỏa mãn được khát vọng của mình: các chiến tranh và chuyện liên quan tới con người không diễn tả độ cao của triết lý và ánh quang của việc tìm kiếm chân lý. Tuy nhiên Agostino không muốn sống mà không có Thiên Chúa nên chàng tìm một tôn giáo đáp ứng được ước mong chân lý và giúp tiến tới gần Chúa Kitô. Thế là Agostino rơi vào lưới của bè rối Manikeo. Những người này tự giới thiệu là kitô hữu và hứa một tôn giáo hoàn toàn có lý, bằng cách khẳng định rằng thế giới được phân chia thành hai nguyên lý: thiện ác. Nó giải thích tất cả sự phức tạp của lịch sử nhân loại. Agostino cũng thích thứ luân lý nhị nguyên, vì bao gồm một nền luân lý cao vời dành cho những người ưu tú, và những ai tin theo thì có một đời sống thích hợp hơn với tình trạng thời đó, đặc biệt đối với một người trẻ tuổi. Thế là Agostino theo bè phái Manikeo vì xác tín rằng mình đã tìm ra tổng hợp giữa lý trí, việc tìm kiếm chân lý và tình yêu của Chúa Giêsu Kitô; đồng thời cũng có lợi cho cuộc sống cụ thể, vì nó mở cửa cho việc tiến thân. Việc tiếp xúc với nhiều nhân vật có ảnh hưởng cho phép Agostino tiếp tục liên hệ với một phụ nữ và tiến tới trên đường công danh. Agostino có một người con với phụ nữ đó là Adeodato, rất là thông minh và rất được thương mến. Adeodato cũng đã hiện diện gần hồ Como, và tham gia vào các cuộc ”Đối thoại” tại đây. Năm 20 tuổi Agostino trở về Cartagine, và trở thành một thầy dậy khoa hùng biện rất nổi tiếng. Nhưng với thời gian Agostino thất vọng và từ bỏ niềm tin của bè phái Manikeo, vì nó không lý giải được các nghi ngờ của mình. Agostino về sinh sống tại Roma rồi Milano, nơi có triều đình Roma và nhờ Simmaco giúp đỡ Agostino có được một địa vị tốt.
Tại Milano, để trau dồi khoa hùng biện Agostino thường đến nghe các bài giảng rất hay và hấp dẫn của Giám Mục Ambrogio, đại diện hoàng đế trong vùng bắc Italia. Nhưng đặc biệt vì nội dung các bài giảng đó đánh động con tim của Agostino. Kiểu chú giải điển hình của Giám Mục Ambrogio hóa giải được các vấn nạn của Agostino đối với sự thiếu vẻ đẹp hùng biện và không ở độ cao triết lý của Kinh Thánh Cựu Ước, và nó giúp Agostino hiểu rằng toàn Kinh Thánh Cựu Ước là con đường dẫn tới Chúa Giêsu Kitô. Và thế là Agostino tìm ra chìa khóa giúp hiểu vẻ đẹp, sự sâu sắc cả trên bình diện triết lý của Cựu Ước, và hiểu tất cả sự thống nhất của mầu nhiệm Chúa Kitô trong lịch sử, cũng như tổng hợp giữa triết học, lý trí và lòng tin nơi Ngôi Lời, nơi Chúa Kitô Ngôi Lời vĩnh cửu nhập thể làm người.
Cùng với việc đọc bút tích của các triết gia Agostino đọc Kinh Thánh với con mắt mới, nhất là các thư của thánh Phaolo. Việc trở về với Kitô giáo ngày 15 tháng 8 năm 386 đạt tột đỉnh lộ trình kiếm tìm nội tâm dài và khắc khoải ấy. Agostino rời về vùng quê gần hồ Como với mẹ là bà Monica, con trai Adeodato và một nhóm bạn bè để chuẩn bị lãnh bí tích rửa tội. Năm 30 tuổi Agostino được Giám Mục Ambrogio ban bí tích rửa tội ngày 24 tháng 4 năm 387 trong đêm vọng Phục sinh tại nhà thờ chính tòa Milano.
Sau đó Agostino muốn trở về Phi châu cùng với bạn bè trong ý hướng sống đời viện tu. Nhưng trong khi chờ đợi tại thành phố cảng Ostia, bà Monica bị đau nặng và qua đời khiến cho Agostino rất đau buồn. Trở về Ippona Agostino thành lập một tu viện và được thụ phong linh mục tại đây năm 391, rồi sống đời cầu nguyện nghiên cứu và giảng dậy. Sau đó người hiểu rằng Thiên Chúa muốn người làm việc mục vụ và rao truyền chân lý cho tha nhân. Năm 395 Agostino được tấn phong Giám Mục. Người tiếp tục nghiên cứu Kinh Thánh và các văn bản của truyền thống kitô.
Đề cập tới cuộc sống của Giám Mục Agostino Đức Thánh Cha nói:
Thánh Agostino đã là một Giám Mục gương mẫu trong dấn thân mục vụ không biết mỏi mệt: người giảng dậy nhiều lần trong tuần cho tín hữu, nâng đỡ dân nghèo, người mồ côi, và đào tạo giáo sĩ và tổ chức các tu viện nam nữ. Chỉ trong một thời gian ngắn vị hùng biện trước kia biến thành một trong các nhân vật quan trọng nhất của Kitô giáo thời đó: các hoạt động trong giáo phận của người có ảnh hưởng trên cả các cơ cấu dân sự trong hơn 35 năm làm Giám Mục. Thật thế vị Giám Mục Ippona đã ảnh hưởng rộng rãi trong việc hướng dần Giáo Hội Công Giáo của Phi châu Roma và nói chung trên Kitô giáo thời người, đương đầu với các khuynh hướng lạc giáo chia rẽ Giáo Hội và tìm lung lay lòng tin vào một Thiên Chúa duy nhất và giầu lòng thương xót, như bè phái Manicheo, Donato và Pelagiano.
Năm 430 bị sốt nặng trong khi thành Ippona bị quân rợ bao vây suốt 3 tháng trời, Giám Mục Agostino qua đời ngày 28 tháng 8 khi chưa đầy 76 tuổi.
ĐTC đã chào nhiều nhóm tín hữu hiện diện trước khi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Bài Giảng của ĐHY Franc Rodé, C.M.Trong Lễ Khai Mạc Tổng Hội XXXV Dòng Tên Chúa Giêsu
LM. Nguyễn Hải Tĩnh, S.J. (dịch)
19:20 09/01/2008
Tổng Hội XXXV của Dòng Tên Chúa Giêsu
Bài Giảng của Đức Hồng Y Franc Rodé, C.M.Trong Lễ Khai Mạc
Kính thưa các thành viên tham dự Tổng Hội XXXV của Dòng Tên
Thánh Inhã đã xem Tổng Hội như là một “công trình và một sự gián đoạn” (HL 677) vì một số lớn các thành viên ưu việt của Dòng phải tạm ngưng các hoạt động tông đồ của mình để tham dự. Vì lý do đó, khác với các Dòng tu khác, Hiến Luật Dòng Tên qui định rằng Tổng hội không nên diễn ra quá thường xuyên.
Tuy nhiên, Dòng cần phải họp Tổng hội trong hai trường hợp: để bầu Bề Trên Cả và để bàn về những điều quan trọng hoặc những vấn đề hết sức khó khăn liên quan đến toàn thân thể Dòng.
Đây là lần thứ hai trong lịch sử Tổng hội được triệu tập để bầu Bề Trên Cả mới trong khi vị tiền nhiệm vẫn còn sống. Lần đầu tiên là vào năm 1983, khi Tổng Hội XXXIII chấp nhận đơn từ chức của cha Arrupe yêu dấu. Ngài đã bị bệnh nặng và đột xuất, đến mức không thể thi hành vai trò quản trị được nữa. Hôm nay Tổng hội được triệu tập lần thứ hai để nhận định, trước mặt Chúa, việc chấp nhận đơn từ chức của cha Kolvenbach. Ngài đã dẫn dắt Dòng Tên trong suốt gần 25 năm cách khôn ngoan, cẩn trọng, tận tuỵ và trung thành. Sau đó là việc bầu vị kế nhiệm Ngài. Với tư cách cá nhân và nhân danh Giáo Hội, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với cha Kolvenbach, vì lòng trung thành, sự khôn ngoan, sự tốt lành và gương sáng khiêm nhường và nghèo khó của ngài. Xin cám ơn cha, thưa cha Kolvenbach.
Việc bầu Bề Trên Cả mới mang một ý nghĩa quan trọng đối với Dòng Tên, không chỉ vì theo Hiến Luật, cơ cấu tập quyền của Dòng trao toàn quyền quản trị, bảo tồn và phát triển Dòng cho cha Bề Trên Cả. Nhưng còn bởi vì thánh Inhã đã nói rất hay rằng: “sự lành mạnh của đầu lan toả ra khắp cơ thể; và các bề trên tốt lành thế nào thì các người dưới cũng như vậy” (xem HL 820). Chính vì lý do này mà khi đưa ra các phẩm chất một Bề Trên Cả nên có, Đấng sáng lập của quí vị đã đặt trên hết phẩm chất là vị đó phải là “một người kết hợp sâu xa với Chúa Giêsu và quen thuộc với việc cầu nguyện” (HL 723). Sau khi đề cập đến các phẩm chất quan trọng vốn rất khó thấy hội tụ nơi một cá nhân, ngài đã kết luận rằng “nếu có thiếu một trong các phẩm chất nói trên thì ít nhất vị đó cũng không thể thiếu sự tốt lành, tình yêu dành cho Dòng và trí phán đoán tốt” (HL 735).
Tôi hiệp cùng quí vị, cầu xin Chúa Thánh Thần, Cha của kẻ nghèo khó, Đấng ban ân sủng và ánh sáng của trái tim, phù trì quí vị trong quá trình nhận định và bầu cử.
Tổng hội này cũng được triệu tập nhằm bàn về những vấn đề quan trọng và khó khăn liên quan đến tất cả các thành viên của Dòng, cụ thể là đường hướng chung mà Dòng đang đi. Tổng hội chắc chắn sẽ phải bàn đến các đề tài liên quan đến các yếu tố căn bản của đời sống của Dòng. Chắc chắn quí vị sẽ phải bàn về căn tính của Giêsu hữu ngày nay, về ý nghĩa và giá trị của lời khấn vâng phục Đức Thánh Cha vốn là nét đặc trưng của Dòng, về sứ mạng của Dòng trong bối cảnh toàn cầu hoá và tha hoá, về đời sống cộng đoàn, về đức vâng phục tông đồ, về cổ võ ơn gọi và các đề tài quan trọng khác.
Quí vị có thể tìm thấy nhiều điểm qui chiếu giá trị trong đặc sủng và truyền thống của quí vị để giúp quí vị lựa chọn hướng đi của Dòng hôm nay.
Dĩ nhiên là trong Tổng hội này, quí vị đang thực hiện một công trình quan trọng, nhưng đây không phải là một “gián đoạn” của công việc tông đồ của quí vị. Như thánh Inhã dạy trong Linh Thao, quí vị phải có cùng một viễn tượng như Ba Ngôi Thiên Chúa, nhìn xuống “toàn mặt đất nheo nhóc những người là người” (LT 102). Lắng nghe Thần Khí, Đấng sáng tạo và canh tân thế giới, trở về cội nguồn để duy trì căn tính mà không đánh mất lối sống riêng, dấn thân để nhận định các dấu chỉ thời đại, mài công cách có trách nhiệm để đưa ra các quyết định cuối cùng, đó chính là các hoạt động tông đồ vì chúng hình thành nền tảng của một cuộc canh tân đời sống thánh hiến và dấn thân tông đồ của từng anh em trong Dòng Chúa Giêsu.
Ngày nay viễn tượng trở nên rộng mở hơn. Đối tượng của nền huấn luyện thiêng liêng và tông đồ của quí vị không chỉ gói gọn cho các anh em Giêsu hữu nữa. Có nhiều hiệp hội đời sống thánh hiến, theo linh đạo của thánh Inhã, đang quan tâm đến các lựa chọn của quí vị; có rất nhiều linh mục tương lai đang theo học tại các trường và đại học của quí vị sẽ chịu ảnh hưởng từ các quyết định của quí vị. Có rất nhiều người trong và ngoài Giáo Hội, đang theo học tại các trung tâm nghiên cứu, tìm câu trả lời cho các thách đố mà khoa học, kỹ thuật và hiện tượng toàn cầu hoá đang đặt ra cho nhân loại, cho Giáo hội và cho đức tin; họ đang hy vọng sẽ nhận được từ quí vị một nền huấn luyện giúp họ có khả năng xây dựng một thế giới của sự thật và tự do, của công lý và hoà bình.
Công việc của quí vị phải mang tính tông đồ và tràn đầy tính nhân bản, tính giáo hội và tính tin mừng. Công việc đó phải được thực hiện dưới ánh sáng của đặc sủng của quí vị, để sao cho việc tham gia ngày càng tăng của giáo dân vào các hoạt động tông đồ không làm lu mờ đi căn tính của quí vị nhưng làm cho nó phong phú hơn, với sự cộng tác của những người đến từ các nền văn hoá khác nhau, chia sẻ cùng một lối sống và mục tiêu như quí vị.
Một lần nữa tôi hiệp cùng quí vị cầu xin Thần Khí đồng hành với quí vị trong sứ vụ quan trọng của quí vị.
Như một người anh em đang theo dõi các hoạt động của quí vị với nhiều nỗi quan tâm và mong đợi, tôi xin chia sẻ với quí vị “những niềm vui và hy vọng” (GS 1) cũng như “những ưu tư và u sầu” (GS 1) của tôi, như một đại diện của Giáo hội, được gọi để thi hành tác vụ khó khăn trong lãnh vực liên quan đến đời sống thánh hiến, trong vai trò là Tổng Trưởng Bộ Các Dòng Tu và Các Hội Tông Đồ.
Tôi rất vui và tràn đầy hy vọng khi thấy hàng ngàn tu sĩ quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, bỏ lại đàng sau tất cả mọi thứ để dâng hiến trọn vẹn cho Chúa, để ở lại và cộng tác với Ngài trong ước muốn cứu độ của Ngài là “qui phục mọi sự và nhờ đó đi vào Vinh Quang của Cha” (LT 95). Rõ ràng là đời sống thánh hiến vẫn tiếp tục là “thánh ân mà Giáo hội đã nhận từ Chúa Giêsu” (LG 43) và chính vì thế mà Giáo hội muốn canh chừng cẩn thận sao cho đặc sủng của mỗi Dòng được biết đến nhiều hơn, và dù phải hội nhập để đáp ứng thời đại, vẫn giữ căn tính nguyên tuyền của mình vì lợi ích chung của toàn Giáo hội. Đặc tính của đời sống thánh hiến chân thật là bước theo Đức Kitô, là dâng hiến trọn vẹn cho Ngài và cho Nước Trời bằng việc khấn giữ các lời khuyên phúc âm. Công Đồng Vatican II dạy rằng “sự thánh hiến này càng trở nên hoàn hảo hơn, nếu như mối dây hiệp nhất giữa Đức Kitô và Hiền Thê của Ngài, tức Giáo hội, được thể hiện bởi những mối dây bền vững hơn” (LG 44). Hiến dâng để phục vụ Đức Kitô gắn liền với việc hiến dâng để phục vụ Giáo hội. Thánh Inhã và các bạn đầu tiên đã công nhận điều này khi họ viết Bản Công Hiến của Dòng, chỉ ra rằng đặc sủng của quí vị là: “Phục vụ Đức Kitô và Hiền Thê của Ngài, Giáo hội, dưới quyền của Giáo chủ Rôma” (Julio III, Formula I). Tôi rất buồn và lo lắng khi thấy rằng cái cảm thức cùng Giáo hội mà Đấng sáng lập của quí vị thường xuyên nói đến đang bị suy giảm dần ngay trong các Dòng tu. Giáo hội đang chờ đợi dấu hiệu tươi sáng từ phía quí vị để phục hồi sensus Ecclesiae này. Linh Thao của Thánh Inhã là chuyên môn của quí vị. Những luật đồng cảm với Giáo hội là một phần quan trọng thiết yếu của tác phẩm vĩ đại này của linh đạo công giáo. Những luật đó đóng vai trò như những khuyên bằng vàng xâu những bài Linh Thao lại thành một cuốn sách.
Quí vị có trong tay những yếu tố cần thiết để thực hiện và đào sâu ước vọng này của thánh Inhã và của Giáo hội.
Tình yêu dành cho Giáo hội – dù như là Dân Chúa hay như là Giáo hội phẩm trật – không phải là một tình cảm nhân loại, vốn lúc có lúc không tuỳ vào những con người tạo ra nó hay tuỳ vào sự tùng phục những chỉ thị của các vị lãnh đạo Giáo hội. Tình yêu dành cho Giáo hội là một tình yêu xây dựng trên đức tin, là quà tặng của Chúa. Chính vì Ngài yêu ta nên Ngài ban cho ta đức tin vào Ngài và vào Hiền Thê của Ngài, tức Giáo hội. Nếu ta không được ơn để tin vào Giáo hội ta sẽ không có thể yêu Giáo hội.
Tôi hiệp cùng quí vị cầu xin Chúa ban cho quí vị ơn được lớn lên trong đức tin và trong tình yêu đối với Giáo hội thánh thiện, công giáo và tông truyền như chúng ta vẫn tuyên xưng.
Tôi cũng rất buồn và lo lắng khi thấy ngày càng có nhiều xa cách đối với hàng giáo phẩm. Yếu tố phục vụ “dưới quyền Đức Thánh Cha” của linh đạo Inhã không cho phép có sự xa cách này. Trong sách Linh thao (số 353) thánh Inhã đã viết “chúng ta phải luôn để tâm để trí sẵn sàng và mau chóng vâng phục Hiền thê của Đức Kitô và Mẹ Thánh của chúng ta, tức Giáo hội phẩm trật”. Vâng phục của đời tu phải được hiểu là vâng phục trong yêu thương. Cốt lõi nền tảng của linh đạo Inhã hệ tại việc liên kết tình yêu dành cho Chúa với tình yêu dành cho Giáo hội phẩm trật. Tổng hội XXXIII của quí vị đã lặp lại đặc tính này của vâng phục khi tuyên bố rằng “Dòng tái khẳng định trong tinh thần đức tin mối dây truyền thống ràng buộc Dòng với Đức Thánh Cha trong yêu thương và phục vụ”. Quí vị cũng lặp lại nguyên tắc này trong khẩu hiệu “yêu thương và phục vụ trong tất cả mọi sự”.
Quí vị cũng phải đưa Tổng hội XXXV này, được khai mạc bằng Thánh lễ này, vào trong tinh thần và đường hướng đó, vốn đã được Dòng theo đuổi qua nhiều thế kỷ. Như thế, quí vị chứng tỏ ước muốn và dấn thân trung thành với đặc sủng mà Đấng sáng lập đã để lại như gia sản và thực hiện đặc sủng đó để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của Giáo hội ngày nay.
Sứ vụ của Dòng là phục vụ “dưới cờ Thập giá” (Formula I). Mỗi sứ vụ được thực hiện cách yêu thương đòi hỏi một sự tự huỷ, một kenosis. Từ bỏ điều ta muốn để làm điều người yêu muốn. Chính khi đó kenosis của ta được biến đổi thành hình ảnh của Đức Kitô Đấng đã học vâng phục ngang qua đau khổ (Dt 5,8). Vì lý do này mà thánh Inhã, một cách thực tế, đã viết thêm rằng người Giêsu hữu phục vụ Giáo hội “dưới cờ Thập giá” (Formula I).
Chính thánh Inhã cũng đã đặt mình dưới quyền của Đức Thánh Cha “để không sai lạc trong đường lối của Chúa” (HL 605) khi Ngài sai phái các tu sĩ của mình đi khắp nơi trên thế giới và hiện diện bất cứ nơi nào Giáo hội có nhu cầu lớn hơn.
Thời thế đã thay đổi và Giáo hội ngày nay cũng phải đối diện với những nhu cầu cấp bách mới. Tôi xin đề cập đến một vấn đề mà tôi nghĩ là cấp bách và phức tạp, và xin đề nghị quí vị xem xét. Đó là nhu cầu trình bày cho các tín hữu và cho cả thế giới chân lý được mạc khải trong Thánh Kinh và Thánh Truyền. Có một sự khác biệt về giáo thuyết ở nhiều cấp độ khác nhau của những người có ơn gọi và sứ mạng loan báo chân lý và tình yêu của Nước Trời. Sự khác biệt đó đã làm cho các tín hữu mất phương hướng và dẫn đến một chủ nghĩa tương đối quá trớn. Chỉ có một chân lý mà thôi, cho dù nó luôn luôn có thể được đào sâu hơn.
Chính “huấn quyền của Giáo hội, vốn thực thi quyền bính nhân danh Đức Kitô” (DV 10) là bảo đảm cho chân lý mạc khải. Các nhà chú giải và thần học gia nên làm việc chung với nhau “dưới sự bảo hộ của huấn quyền của Giáo hội, để khám phá và trình bày ý nghĩa của các tác phẩm thánh” (DV 23). Với một quá trình huấn luyện dài và chắc chắn, với các trung tâm nghiên cứu, với việc giảng dạy trong các ngành triết học, thần học và kinh thánh, quí vị đang ở một vị trí vinh dự để thực hiện sứ mạng khó khăn này. Quí vị hãy thực hiện sứ mạng này với những nghiên cứu sâu rộng, với lòng khiêm nhường, với lòng tin vào Giáo hội. Quí vị hãy làm điều đó với tình yêu dành cho Giáo hội.
Ước chi những người, theo luật Dòng của quí vị, có trách nhiệm canh nom giáo thuyết của các ấn bản tạp chí, sách vở, v.v… thực thi trách nhiệm của họ dưới ánh sáng của “các luật đồng cảm với Giáo hội”, với tất cả tình yêu và lòng kính trọng.
Tôi cũng lo lắng khi thấy đức tin và văn hoá ngày càng xa cách nhau. Sự xa cách này là một trở ngại lớn cho việc rao giảng Tin Mừng (Sapientia Cristiana, proemio).
Một nền văn hoá ngụp lặn trong tinh thần Kitô giáo chân chính là một khí cụ sắc bén cho việc loan truyền Tin mừng, loan truyền đức tin vào Thiên Chúa, Đấng dựng nên trời và đất. Truyền thống của Dòng, ngay từ những ngày đầu tiên của Học Viện Rôma, luôn dấn thân vào những giao lộ giữa Giáo hội và xã hội, giữa đức tin và văn hoá, giữa tôn giáo và thế tục. Quí vị hãy lấy lại những vị trí tiên phong đó, vốn rất cần thiết cho việc truyền tải chân lý vĩnh cửu đến thế giới hôm nay, bằng ngôn ngữ của thời đại. Xin đừng bỏ cuộc trước thách đố này. Chúng ta biết rằng đây là việc rất khó khăn, bất tiện và liều lĩnh, đôi khi không được đề cao mà còn bị hiểu lầm; nhưng đây là một trách vụ cần thiết cho Giáo hội. Giáo hội đòi hỏi nơi quí vị nhiều trách vụ tông đồ khác nhau, nhưng tất cả đều có một mẫu số chung là: khí cụ để thực thi các trách vụ đó, theo cách nói của thánh Inhã, phải là sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Chúng ta nghe thấy văng vẳng tinh thần Inhã trong bài Tin mừng chúng ta đọc ngày hôm nay: “Thầy là cây nho, chúng con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy trong người ấy thì người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái” (Gn 15,15). Chúng ta chỉ có thể kết hợp với thân nho, vốn là tình yêu, bằng các cuộc trao đổi yêu thương trong thinh lặng của mỗi người chúng ta với Chúa. Các cuộc trao đổi đó chính là các giờ cầu nguyện vậy. Chúng ta không thể biến đổi thế giới, hay đáp trả các thách đố của một thế giới đã đánh mất tình yêu, nếu như chúng ta không bám chắc vào tình yêu.
Thánh Inhã đã được ban ơn thần bí để trở thành “một nhà chiêm niệm trong hoạt đông” (annotation to the Examine MNAD 5,172). Đó là một ơn Chúa ban nhưng không cho thánh Inhã, vốn đã trải qua một chặng đường khó khăn với lòng thành tín và cầu nguyện lâu giờ ở Manresa. Đây là một ơn, mà theo cha Nadal, thì được gói trong ơn gọi của từng Giêsu hữu. Được hướng dẫn bởi tinh thần magis của thánh Inhã, quí vị hãy mở rộng con tim để cũng được đón nhận ơn huệ đó, theo đuổi cùng chặng đường mà thánh Inhã đã đi từ Loyola tới Rôma. Đó là chặng đường của sự quảng đại, khổ hạnh, nhận định, cầu nguyện, vâng phục tông đồ, bác ái, trung thành và tình yêu dành cho Giáo hội phẩm trật.
Đối diện với những nhu cầu tông đồ khẩn thiết, quí vị hãy cứ duy trì và phát triển đặc sủng này để sống trong thế giới này như “những nhà chiêm niệm trong hoạt động”. Quí vị hãy thông truyền cho mọi người nam nữ và cho toàn tạo vật tình yêu của Chúa và hướng họ trở về với tình yêu đó. Ai cũng có thể hiểu ngôn ngữ của tình yêu.
Chúa đã chọn quí vị để quí vị ra đi và sinh nhiều hoa trái, những hoa trái tồn tại lâu dài. Quí vị hãy lên đường, sinh hoa trái và xác tín rằng “tất cả mọi sự chúng con xin Cha nhân danh Thầy, Ngài sẽ ban cho chúng con” (xem Gn 15,16).
Tôi hiệp lòng cùng quí vị cầu xin Cha, ngang qua Con và trong Thần Khí, cùng với Mẹ Maria, Mẹ của Thánh Ân, được mọi thành viên của Dòng gọi là Đức Mẹ Trên Đường, xin Cha ban cho quí vị ơn “tìm và khám phá ý Chúa muốn về Dòng của ngày hôm nay để xây dựng Dòng của ngày mai”.
Bài Giảng của Đức Hồng Y Franc Rodé, C.M.Trong Lễ Khai Mạc
Kính thưa các thành viên tham dự Tổng Hội XXXV của Dòng Tên
Thánh Inhã đã xem Tổng Hội như là một “công trình và một sự gián đoạn” (HL 677) vì một số lớn các thành viên ưu việt của Dòng phải tạm ngưng các hoạt động tông đồ của mình để tham dự. Vì lý do đó, khác với các Dòng tu khác, Hiến Luật Dòng Tên qui định rằng Tổng hội không nên diễn ra quá thường xuyên.
Tuy nhiên, Dòng cần phải họp Tổng hội trong hai trường hợp: để bầu Bề Trên Cả và để bàn về những điều quan trọng hoặc những vấn đề hết sức khó khăn liên quan đến toàn thân thể Dòng.
Đây là lần thứ hai trong lịch sử Tổng hội được triệu tập để bầu Bề Trên Cả mới trong khi vị tiền nhiệm vẫn còn sống. Lần đầu tiên là vào năm 1983, khi Tổng Hội XXXIII chấp nhận đơn từ chức của cha Arrupe yêu dấu. Ngài đã bị bệnh nặng và đột xuất, đến mức không thể thi hành vai trò quản trị được nữa. Hôm nay Tổng hội được triệu tập lần thứ hai để nhận định, trước mặt Chúa, việc chấp nhận đơn từ chức của cha Kolvenbach. Ngài đã dẫn dắt Dòng Tên trong suốt gần 25 năm cách khôn ngoan, cẩn trọng, tận tuỵ và trung thành. Sau đó là việc bầu vị kế nhiệm Ngài. Với tư cách cá nhân và nhân danh Giáo Hội, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với cha Kolvenbach, vì lòng trung thành, sự khôn ngoan, sự tốt lành và gương sáng khiêm nhường và nghèo khó của ngài. Xin cám ơn cha, thưa cha Kolvenbach.
Việc bầu Bề Trên Cả mới mang một ý nghĩa quan trọng đối với Dòng Tên, không chỉ vì theo Hiến Luật, cơ cấu tập quyền của Dòng trao toàn quyền quản trị, bảo tồn và phát triển Dòng cho cha Bề Trên Cả. Nhưng còn bởi vì thánh Inhã đã nói rất hay rằng: “sự lành mạnh của đầu lan toả ra khắp cơ thể; và các bề trên tốt lành thế nào thì các người dưới cũng như vậy” (xem HL 820). Chính vì lý do này mà khi đưa ra các phẩm chất một Bề Trên Cả nên có, Đấng sáng lập của quí vị đã đặt trên hết phẩm chất là vị đó phải là “một người kết hợp sâu xa với Chúa Giêsu và quen thuộc với việc cầu nguyện” (HL 723). Sau khi đề cập đến các phẩm chất quan trọng vốn rất khó thấy hội tụ nơi một cá nhân, ngài đã kết luận rằng “nếu có thiếu một trong các phẩm chất nói trên thì ít nhất vị đó cũng không thể thiếu sự tốt lành, tình yêu dành cho Dòng và trí phán đoán tốt” (HL 735).
Tôi hiệp cùng quí vị, cầu xin Chúa Thánh Thần, Cha của kẻ nghèo khó, Đấng ban ân sủng và ánh sáng của trái tim, phù trì quí vị trong quá trình nhận định và bầu cử.
Tổng hội này cũng được triệu tập nhằm bàn về những vấn đề quan trọng và khó khăn liên quan đến tất cả các thành viên của Dòng, cụ thể là đường hướng chung mà Dòng đang đi. Tổng hội chắc chắn sẽ phải bàn đến các đề tài liên quan đến các yếu tố căn bản của đời sống của Dòng. Chắc chắn quí vị sẽ phải bàn về căn tính của Giêsu hữu ngày nay, về ý nghĩa và giá trị của lời khấn vâng phục Đức Thánh Cha vốn là nét đặc trưng của Dòng, về sứ mạng của Dòng trong bối cảnh toàn cầu hoá và tha hoá, về đời sống cộng đoàn, về đức vâng phục tông đồ, về cổ võ ơn gọi và các đề tài quan trọng khác.
Quí vị có thể tìm thấy nhiều điểm qui chiếu giá trị trong đặc sủng và truyền thống của quí vị để giúp quí vị lựa chọn hướng đi của Dòng hôm nay.
Dĩ nhiên là trong Tổng hội này, quí vị đang thực hiện một công trình quan trọng, nhưng đây không phải là một “gián đoạn” của công việc tông đồ của quí vị. Như thánh Inhã dạy trong Linh Thao, quí vị phải có cùng một viễn tượng như Ba Ngôi Thiên Chúa, nhìn xuống “toàn mặt đất nheo nhóc những người là người” (LT 102). Lắng nghe Thần Khí, Đấng sáng tạo và canh tân thế giới, trở về cội nguồn để duy trì căn tính mà không đánh mất lối sống riêng, dấn thân để nhận định các dấu chỉ thời đại, mài công cách có trách nhiệm để đưa ra các quyết định cuối cùng, đó chính là các hoạt động tông đồ vì chúng hình thành nền tảng của một cuộc canh tân đời sống thánh hiến và dấn thân tông đồ của từng anh em trong Dòng Chúa Giêsu.
Ngày nay viễn tượng trở nên rộng mở hơn. Đối tượng của nền huấn luyện thiêng liêng và tông đồ của quí vị không chỉ gói gọn cho các anh em Giêsu hữu nữa. Có nhiều hiệp hội đời sống thánh hiến, theo linh đạo của thánh Inhã, đang quan tâm đến các lựa chọn của quí vị; có rất nhiều linh mục tương lai đang theo học tại các trường và đại học của quí vị sẽ chịu ảnh hưởng từ các quyết định của quí vị. Có rất nhiều người trong và ngoài Giáo Hội, đang theo học tại các trung tâm nghiên cứu, tìm câu trả lời cho các thách đố mà khoa học, kỹ thuật và hiện tượng toàn cầu hoá đang đặt ra cho nhân loại, cho Giáo hội và cho đức tin; họ đang hy vọng sẽ nhận được từ quí vị một nền huấn luyện giúp họ có khả năng xây dựng một thế giới của sự thật và tự do, của công lý và hoà bình.
Công việc của quí vị phải mang tính tông đồ và tràn đầy tính nhân bản, tính giáo hội và tính tin mừng. Công việc đó phải được thực hiện dưới ánh sáng của đặc sủng của quí vị, để sao cho việc tham gia ngày càng tăng của giáo dân vào các hoạt động tông đồ không làm lu mờ đi căn tính của quí vị nhưng làm cho nó phong phú hơn, với sự cộng tác của những người đến từ các nền văn hoá khác nhau, chia sẻ cùng một lối sống và mục tiêu như quí vị.
Một lần nữa tôi hiệp cùng quí vị cầu xin Thần Khí đồng hành với quí vị trong sứ vụ quan trọng của quí vị.
Như một người anh em đang theo dõi các hoạt động của quí vị với nhiều nỗi quan tâm và mong đợi, tôi xin chia sẻ với quí vị “những niềm vui và hy vọng” (GS 1) cũng như “những ưu tư và u sầu” (GS 1) của tôi, như một đại diện của Giáo hội, được gọi để thi hành tác vụ khó khăn trong lãnh vực liên quan đến đời sống thánh hiến, trong vai trò là Tổng Trưởng Bộ Các Dòng Tu và Các Hội Tông Đồ.
Tôi rất vui và tràn đầy hy vọng khi thấy hàng ngàn tu sĩ quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, bỏ lại đàng sau tất cả mọi thứ để dâng hiến trọn vẹn cho Chúa, để ở lại và cộng tác với Ngài trong ước muốn cứu độ của Ngài là “qui phục mọi sự và nhờ đó đi vào Vinh Quang của Cha” (LT 95). Rõ ràng là đời sống thánh hiến vẫn tiếp tục là “thánh ân mà Giáo hội đã nhận từ Chúa Giêsu” (LG 43) và chính vì thế mà Giáo hội muốn canh chừng cẩn thận sao cho đặc sủng của mỗi Dòng được biết đến nhiều hơn, và dù phải hội nhập để đáp ứng thời đại, vẫn giữ căn tính nguyên tuyền của mình vì lợi ích chung của toàn Giáo hội. Đặc tính của đời sống thánh hiến chân thật là bước theo Đức Kitô, là dâng hiến trọn vẹn cho Ngài và cho Nước Trời bằng việc khấn giữ các lời khuyên phúc âm. Công Đồng Vatican II dạy rằng “sự thánh hiến này càng trở nên hoàn hảo hơn, nếu như mối dây hiệp nhất giữa Đức Kitô và Hiền Thê của Ngài, tức Giáo hội, được thể hiện bởi những mối dây bền vững hơn” (LG 44). Hiến dâng để phục vụ Đức Kitô gắn liền với việc hiến dâng để phục vụ Giáo hội. Thánh Inhã và các bạn đầu tiên đã công nhận điều này khi họ viết Bản Công Hiến của Dòng, chỉ ra rằng đặc sủng của quí vị là: “Phục vụ Đức Kitô và Hiền Thê của Ngài, Giáo hội, dưới quyền của Giáo chủ Rôma” (Julio III, Formula I). Tôi rất buồn và lo lắng khi thấy rằng cái cảm thức cùng Giáo hội mà Đấng sáng lập của quí vị thường xuyên nói đến đang bị suy giảm dần ngay trong các Dòng tu. Giáo hội đang chờ đợi dấu hiệu tươi sáng từ phía quí vị để phục hồi sensus Ecclesiae này. Linh Thao của Thánh Inhã là chuyên môn của quí vị. Những luật đồng cảm với Giáo hội là một phần quan trọng thiết yếu của tác phẩm vĩ đại này của linh đạo công giáo. Những luật đó đóng vai trò như những khuyên bằng vàng xâu những bài Linh Thao lại thành một cuốn sách.
Quí vị có trong tay những yếu tố cần thiết để thực hiện và đào sâu ước vọng này của thánh Inhã và của Giáo hội.
Tình yêu dành cho Giáo hội – dù như là Dân Chúa hay như là Giáo hội phẩm trật – không phải là một tình cảm nhân loại, vốn lúc có lúc không tuỳ vào những con người tạo ra nó hay tuỳ vào sự tùng phục những chỉ thị của các vị lãnh đạo Giáo hội. Tình yêu dành cho Giáo hội là một tình yêu xây dựng trên đức tin, là quà tặng của Chúa. Chính vì Ngài yêu ta nên Ngài ban cho ta đức tin vào Ngài và vào Hiền Thê của Ngài, tức Giáo hội. Nếu ta không được ơn để tin vào Giáo hội ta sẽ không có thể yêu Giáo hội.
Tôi hiệp cùng quí vị cầu xin Chúa ban cho quí vị ơn được lớn lên trong đức tin và trong tình yêu đối với Giáo hội thánh thiện, công giáo và tông truyền như chúng ta vẫn tuyên xưng.
Tôi cũng rất buồn và lo lắng khi thấy ngày càng có nhiều xa cách đối với hàng giáo phẩm. Yếu tố phục vụ “dưới quyền Đức Thánh Cha” của linh đạo Inhã không cho phép có sự xa cách này. Trong sách Linh thao (số 353) thánh Inhã đã viết “chúng ta phải luôn để tâm để trí sẵn sàng và mau chóng vâng phục Hiền thê của Đức Kitô và Mẹ Thánh của chúng ta, tức Giáo hội phẩm trật”. Vâng phục của đời tu phải được hiểu là vâng phục trong yêu thương. Cốt lõi nền tảng của linh đạo Inhã hệ tại việc liên kết tình yêu dành cho Chúa với tình yêu dành cho Giáo hội phẩm trật. Tổng hội XXXIII của quí vị đã lặp lại đặc tính này của vâng phục khi tuyên bố rằng “Dòng tái khẳng định trong tinh thần đức tin mối dây truyền thống ràng buộc Dòng với Đức Thánh Cha trong yêu thương và phục vụ”. Quí vị cũng lặp lại nguyên tắc này trong khẩu hiệu “yêu thương và phục vụ trong tất cả mọi sự”.
Quí vị cũng phải đưa Tổng hội XXXV này, được khai mạc bằng Thánh lễ này, vào trong tinh thần và đường hướng đó, vốn đã được Dòng theo đuổi qua nhiều thế kỷ. Như thế, quí vị chứng tỏ ước muốn và dấn thân trung thành với đặc sủng mà Đấng sáng lập đã để lại như gia sản và thực hiện đặc sủng đó để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của Giáo hội ngày nay.
Sứ vụ của Dòng là phục vụ “dưới cờ Thập giá” (Formula I). Mỗi sứ vụ được thực hiện cách yêu thương đòi hỏi một sự tự huỷ, một kenosis. Từ bỏ điều ta muốn để làm điều người yêu muốn. Chính khi đó kenosis của ta được biến đổi thành hình ảnh của Đức Kitô Đấng đã học vâng phục ngang qua đau khổ (Dt 5,8). Vì lý do này mà thánh Inhã, một cách thực tế, đã viết thêm rằng người Giêsu hữu phục vụ Giáo hội “dưới cờ Thập giá” (Formula I).
Chính thánh Inhã cũng đã đặt mình dưới quyền của Đức Thánh Cha “để không sai lạc trong đường lối của Chúa” (HL 605) khi Ngài sai phái các tu sĩ của mình đi khắp nơi trên thế giới và hiện diện bất cứ nơi nào Giáo hội có nhu cầu lớn hơn.
Thời thế đã thay đổi và Giáo hội ngày nay cũng phải đối diện với những nhu cầu cấp bách mới. Tôi xin đề cập đến một vấn đề mà tôi nghĩ là cấp bách và phức tạp, và xin đề nghị quí vị xem xét. Đó là nhu cầu trình bày cho các tín hữu và cho cả thế giới chân lý được mạc khải trong Thánh Kinh và Thánh Truyền. Có một sự khác biệt về giáo thuyết ở nhiều cấp độ khác nhau của những người có ơn gọi và sứ mạng loan báo chân lý và tình yêu của Nước Trời. Sự khác biệt đó đã làm cho các tín hữu mất phương hướng và dẫn đến một chủ nghĩa tương đối quá trớn. Chỉ có một chân lý mà thôi, cho dù nó luôn luôn có thể được đào sâu hơn.
Chính “huấn quyền của Giáo hội, vốn thực thi quyền bính nhân danh Đức Kitô” (DV 10) là bảo đảm cho chân lý mạc khải. Các nhà chú giải và thần học gia nên làm việc chung với nhau “dưới sự bảo hộ của huấn quyền của Giáo hội, để khám phá và trình bày ý nghĩa của các tác phẩm thánh” (DV 23). Với một quá trình huấn luyện dài và chắc chắn, với các trung tâm nghiên cứu, với việc giảng dạy trong các ngành triết học, thần học và kinh thánh, quí vị đang ở một vị trí vinh dự để thực hiện sứ mạng khó khăn này. Quí vị hãy thực hiện sứ mạng này với những nghiên cứu sâu rộng, với lòng khiêm nhường, với lòng tin vào Giáo hội. Quí vị hãy làm điều đó với tình yêu dành cho Giáo hội.
Ước chi những người, theo luật Dòng của quí vị, có trách nhiệm canh nom giáo thuyết của các ấn bản tạp chí, sách vở, v.v… thực thi trách nhiệm của họ dưới ánh sáng của “các luật đồng cảm với Giáo hội”, với tất cả tình yêu và lòng kính trọng.
Tôi cũng lo lắng khi thấy đức tin và văn hoá ngày càng xa cách nhau. Sự xa cách này là một trở ngại lớn cho việc rao giảng Tin Mừng (Sapientia Cristiana, proemio).
Một nền văn hoá ngụp lặn trong tinh thần Kitô giáo chân chính là một khí cụ sắc bén cho việc loan truyền Tin mừng, loan truyền đức tin vào Thiên Chúa, Đấng dựng nên trời và đất. Truyền thống của Dòng, ngay từ những ngày đầu tiên của Học Viện Rôma, luôn dấn thân vào những giao lộ giữa Giáo hội và xã hội, giữa đức tin và văn hoá, giữa tôn giáo và thế tục. Quí vị hãy lấy lại những vị trí tiên phong đó, vốn rất cần thiết cho việc truyền tải chân lý vĩnh cửu đến thế giới hôm nay, bằng ngôn ngữ của thời đại. Xin đừng bỏ cuộc trước thách đố này. Chúng ta biết rằng đây là việc rất khó khăn, bất tiện và liều lĩnh, đôi khi không được đề cao mà còn bị hiểu lầm; nhưng đây là một trách vụ cần thiết cho Giáo hội. Giáo hội đòi hỏi nơi quí vị nhiều trách vụ tông đồ khác nhau, nhưng tất cả đều có một mẫu số chung là: khí cụ để thực thi các trách vụ đó, theo cách nói của thánh Inhã, phải là sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Chúng ta nghe thấy văng vẳng tinh thần Inhã trong bài Tin mừng chúng ta đọc ngày hôm nay: “Thầy là cây nho, chúng con là nhành. Ai ở trong Thầy và Thầy trong người ấy thì người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái” (Gn 15,15). Chúng ta chỉ có thể kết hợp với thân nho, vốn là tình yêu, bằng các cuộc trao đổi yêu thương trong thinh lặng của mỗi người chúng ta với Chúa. Các cuộc trao đổi đó chính là các giờ cầu nguyện vậy. Chúng ta không thể biến đổi thế giới, hay đáp trả các thách đố của một thế giới đã đánh mất tình yêu, nếu như chúng ta không bám chắc vào tình yêu.
Thánh Inhã đã được ban ơn thần bí để trở thành “một nhà chiêm niệm trong hoạt đông” (annotation to the Examine MNAD 5,172). Đó là một ơn Chúa ban nhưng không cho thánh Inhã, vốn đã trải qua một chặng đường khó khăn với lòng thành tín và cầu nguyện lâu giờ ở Manresa. Đây là một ơn, mà theo cha Nadal, thì được gói trong ơn gọi của từng Giêsu hữu. Được hướng dẫn bởi tinh thần magis của thánh Inhã, quí vị hãy mở rộng con tim để cũng được đón nhận ơn huệ đó, theo đuổi cùng chặng đường mà thánh Inhã đã đi từ Loyola tới Rôma. Đó là chặng đường của sự quảng đại, khổ hạnh, nhận định, cầu nguyện, vâng phục tông đồ, bác ái, trung thành và tình yêu dành cho Giáo hội phẩm trật.
Đối diện với những nhu cầu tông đồ khẩn thiết, quí vị hãy cứ duy trì và phát triển đặc sủng này để sống trong thế giới này như “những nhà chiêm niệm trong hoạt động”. Quí vị hãy thông truyền cho mọi người nam nữ và cho toàn tạo vật tình yêu của Chúa và hướng họ trở về với tình yêu đó. Ai cũng có thể hiểu ngôn ngữ của tình yêu.
Chúa đã chọn quí vị để quí vị ra đi và sinh nhiều hoa trái, những hoa trái tồn tại lâu dài. Quí vị hãy lên đường, sinh hoa trái và xác tín rằng “tất cả mọi sự chúng con xin Cha nhân danh Thầy, Ngài sẽ ban cho chúng con” (xem Gn 15,16).
Tôi hiệp lòng cùng quí vị cầu xin Cha, ngang qua Con và trong Thần Khí, cùng với Mẹ Maria, Mẹ của Thánh Ân, được mọi thành viên của Dòng gọi là Đức Mẹ Trên Đường, xin Cha ban cho quí vị ơn “tìm và khám phá ý Chúa muốn về Dòng của ngày hôm nay để xây dựng Dòng của ngày mai”.
Giáo Hội tại Cuba sống động và hiệp nhất với người dân
Đặng Tự Do
20:38 09/01/2008
Havana - Trong cuộc phỏng vấn dài dành cho báo “Espacio Laical”, của tổng giáo phận Havana, Đức Hồng Y Jaime Lucas Ortega nói rằng Giáo Hội tại Cuba “sống động và hiệp nhất với người dân” đảo quốc này.
Trong cuộc nói chuyện dành cho phóng viên Lenier Gonzalez Mederos nhân dịp 10 năm Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viếng thăm Cuba, Đức Hồng Y ghi nhận rằng trong những năm đầu sau khi cộng sản lên nắm chính quyền, Giáo Hội đã chứng kiến sự suy giảm con số các linh mục và những nhân viên Giáo Hội, và thiếu hụt tài nguyên để thực hiện các công tác. Thành ra, trong những năm ấy, Giáo Hội chú ý vào những hoạt động bên trong nội bộ Giáo Hội, các phép bí tích và các lãnh vực thiêng liêng, đạo đức và nâng đỡ vật chất cho cộng đoàn dân Chúa.
Tuy nhiên, “từ năm 1981, Giáo Hội tại Cuba đã bắt đầu phát triển điều được gọi là Chương Trình Phản Tỉnh của Giáo Hội Cuba được thực hiện trong 5 năm và kết thúc vào năm 1986 với cuộc Gặp Gỡ Toàn Quốc Giáo Hội Cuba”. Biến cố đó “mở ra những cánh cửa” và “thổi một thần khí mới vào trong các cộng đoàn”. Đức Hồng Y nói tiếp: “Các tín hữu chúng ta cần hiểu điều này và bước ra khỏi vỏ bọc chính mình, và Giáo Hội nhìn nhận rằng Giáo Hội có một sứ mạng không chỉ giới hạn trong phòng thánh”.
Ngài nói thêm, “Tín hữu Công Giáo dần dà hiểu rằng Giáo Hội có sứ mạng không thể thay thế được để thi hành, và nhà nước cũng dần dà hiểu được và chấp nhận rằng sứ mạng của Giáo Hội không thể chỉ đóng khung trong bốn bức tường nhà thờ và trong các việc phụng tự”
Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là hệ quả “của thái độ nhiệt thành và cương quyết của các Giám Mục Cuba. Vào thời điểm đó chúng tôi hành động như một, với quyết tâm và nhiệt thành làm sao cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha trở thành một thực tại”.
Chuyến viếng thăm đó cố nhiên đòi hỏi sự cộng tác với các viên chức chính quyền địa phương. Vì thế, đó là một ví dụ rõ ràng là chúng ta có thể tham gia trong xã hội và sống chung với nhau mà “không cần phải gây ra tranh chấp”.
“Toàn thời gian Đức Thánh Cha viếng thăm Cuba, thái độ của dân chúng rất có ý nghĩa. Sự chào đón của người dân Cuba dành cho ngài vượt quá sự trông đợi của chúng tôi”.
Nhận định về tình hình hiện nay tại Cuba, Đức Hồng Y nhận định rằng văn hóa Cuba về cơ bản là văn hóa Kitô Giáo. Nhưng trong suốt 50 năm qua, cộng sản đã cố tình hủy diệt căn tính ấy. Giới trẻ Công Giáo ngày nay cần phải tái hội nhập căn tính Kitô Giáo vào trong xã hội.
Chuyến viếng thăm lịch sử của ĐTC Gioan Phaolô II |
Tuy nhiên, “từ năm 1981, Giáo Hội tại Cuba đã bắt đầu phát triển điều được gọi là Chương Trình Phản Tỉnh của Giáo Hội Cuba được thực hiện trong 5 năm và kết thúc vào năm 1986 với cuộc Gặp Gỡ Toàn Quốc Giáo Hội Cuba”. Biến cố đó “mở ra những cánh cửa” và “thổi một thần khí mới vào trong các cộng đoàn”. Đức Hồng Y nói tiếp: “Các tín hữu chúng ta cần hiểu điều này và bước ra khỏi vỏ bọc chính mình, và Giáo Hội nhìn nhận rằng Giáo Hội có một sứ mạng không chỉ giới hạn trong phòng thánh”.
Ngài nói thêm, “Tín hữu Công Giáo dần dà hiểu rằng Giáo Hội có sứ mạng không thể thay thế được để thi hành, và nhà nước cũng dần dà hiểu được và chấp nhận rằng sứ mạng của Giáo Hội không thể chỉ đóng khung trong bốn bức tường nhà thờ và trong các việc phụng tự”
Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha là hệ quả “của thái độ nhiệt thành và cương quyết của các Giám Mục Cuba. Vào thời điểm đó chúng tôi hành động như một, với quyết tâm và nhiệt thành làm sao cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha trở thành một thực tại”.
Chuyến viếng thăm đó cố nhiên đòi hỏi sự cộng tác với các viên chức chính quyền địa phương. Vì thế, đó là một ví dụ rõ ràng là chúng ta có thể tham gia trong xã hội và sống chung với nhau mà “không cần phải gây ra tranh chấp”.
“Toàn thời gian Đức Thánh Cha viếng thăm Cuba, thái độ của dân chúng rất có ý nghĩa. Sự chào đón của người dân Cuba dành cho ngài vượt quá sự trông đợi của chúng tôi”.
Nhận định về tình hình hiện nay tại Cuba, Đức Hồng Y nhận định rằng văn hóa Cuba về cơ bản là văn hóa Kitô Giáo. Nhưng trong suốt 50 năm qua, cộng sản đã cố tình hủy diệt căn tính ấy. Giới trẻ Công Giáo ngày nay cần phải tái hội nhập căn tính Kitô Giáo vào trong xã hội.
Phát Động Chiến Dịch Chầu Thánh Thể Trên Khắp Cả Thế Giới
Anthony Lê
08:48 09/01/2008
Phát Động Chiến Dịch Chầu Thánh Thể Trên Khắp Cả Thế Giới
Để Cầu Nguyện Cho Các Linh Mục và Các Nạn Nhân Bị Lạm Dụng Tình Dục
VATICAN CITY (CNA).- Thánh Bộ đặc trách các Giáo Sĩ vừa mới phát động ra một Chiến Dịch Chầu Thánh Thể Trên Khắp Toàn Cầu (Wordwide Eucharistic Adoration) để cầu nguyện cho sự thánh thiện của các Linh Mục và cho các ơn gọi vào thiên chức Linh Mục. Điểm chú ý trọng tâm của nổ lực mới này là để cầu nguyện cho các nạn nhân của các vụ lạm dụng tình dục.
Theo Đức Hồng Y Cláudio Hummes, Tổng Trưởng của Thánh Bộ kể trên, thì mục đích của sáng kiến này là để cho người nào đó, ở bất kỳ nơi đâu, cầu nguyện trước Phép Thánh Thể để xin ơn thánh cho các Linh Mục cũng như để khám phá ra sức mạnh chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria trong Phép Thánh Thể.
Đức Hồng Y cho biết: một lá thư đã được gởi đến cho tất cả các "giáo phận, các giáo xứ, các dòng tu, các nhà nguyện, các tu viện, các nhà tu kín, và các chủng viện" trên khắp cả thế giới để kêu gọi tất cả mọi người hãy tổ chức ra những nhóm gồm những người "thường hay đến để chầu trước Phép Thánh Thể 24 giờ trong một ngày, và 7 ngày trong 1 tuần."
Lá thư kêu gọi tất cả mọi người tín hữu "hãy biết sửa mình trước mặt Thiên Chúa vì những lổi lầm đã phạm phải, và một lần nữa hãy cầu nguyện cho các nạn nhân mà phẩm giá của họ bị xâm phạm," những người đã phải gánh chịu sự tổn thương vì "hành vi luân lý và tình dục suy đồi của một số rất nhỏ các giáo sĩ."
Những người phụ nữ cũng được đề cập đến như là những thành viên quan trọng của sáng kiến mới này.
Thánh Bộ nhận xét rằng: "Ơn gọi để trở thành một người mẹ thiêng liêng cho các Linh Mục chưa được biết đến nhiều, hay bị hiểu một cách sai lầm để từ đó tưởng rằng nó đã không còn thực dụng nữa, dẫu rằng nó có tầm quan trọng rất đặc biệt. Mặc cho họ thuộc vào bất kỳ lứa tuổi nào đi chăng nữa, thì tất cả mọi người phụ nữ đều có thể trở thành những người mẹ thiêng liêng cho một vị Linh Mục nào đó."
Những người phụ nữ cũng được Thánh Bộ khuyến khích để cầu nguyện một cách thầm kín cho một vị Linh Mục nào đó, và biết dõi theo vị ấy về mặt thiêng liêng.
Mục đích khác mà Thánh Bộ muốn nhắm đến qua sáng kiến này chính là để cổ võ cho việc thành lập nên nhiều Nhà
Nguyện Thánh Thể mới nữa để giáo dân có thể đến đó chầu Thánh Thể suốt 24 tiếng trong 1 ngày và suốt 7 ngày trong 1 tuần.
Những ai đến chầu Thánh Thể cũng được Thánh Bộ khuyến khích là nên biết dọn mình và cầu nguyện cho
"hành vi sai trái về mặt luân lý và tính dục của một số nhỏ các vị thuộc giới giáo sĩ."
Để Cầu Nguyện Cho Các Linh Mục và Các Nạn Nhân Bị Lạm Dụng Tình Dục
Chầu Thánh Thể Có Sức Chuyển Hoán Tất Cả |
Theo Đức Hồng Y Cláudio Hummes, Tổng Trưởng của Thánh Bộ kể trên, thì mục đích của sáng kiến này là để cho người nào đó, ở bất kỳ nơi đâu, cầu nguyện trước Phép Thánh Thể để xin ơn thánh cho các Linh Mục cũng như để khám phá ra sức mạnh chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria trong Phép Thánh Thể.
Đức Hồng Y cho biết: một lá thư đã được gởi đến cho tất cả các "giáo phận, các giáo xứ, các dòng tu, các nhà nguyện, các tu viện, các nhà tu kín, và các chủng viện" trên khắp cả thế giới để kêu gọi tất cả mọi người hãy tổ chức ra những nhóm gồm những người "thường hay đến để chầu trước Phép Thánh Thể 24 giờ trong một ngày, và 7 ngày trong 1 tuần."
Lá thư kêu gọi tất cả mọi người tín hữu "hãy biết sửa mình trước mặt Thiên Chúa vì những lổi lầm đã phạm phải, và một lần nữa hãy cầu nguyện cho các nạn nhân mà phẩm giá của họ bị xâm phạm," những người đã phải gánh chịu sự tổn thương vì "hành vi luân lý và tình dục suy đồi của một số rất nhỏ các giáo sĩ."
Những người phụ nữ cũng được đề cập đến như là những thành viên quan trọng của sáng kiến mới này.
Thánh Bộ nhận xét rằng: "Ơn gọi để trở thành một người mẹ thiêng liêng cho các Linh Mục chưa được biết đến nhiều, hay bị hiểu một cách sai lầm để từ đó tưởng rằng nó đã không còn thực dụng nữa, dẫu rằng nó có tầm quan trọng rất đặc biệt. Mặc cho họ thuộc vào bất kỳ lứa tuổi nào đi chăng nữa, thì tất cả mọi người phụ nữ đều có thể trở thành những người mẹ thiêng liêng cho một vị Linh Mục nào đó."
Những người phụ nữ cũng được Thánh Bộ khuyến khích để cầu nguyện một cách thầm kín cho một vị Linh Mục nào đó, và biết dõi theo vị ấy về mặt thiêng liêng.
Mục đích khác mà Thánh Bộ muốn nhắm đến qua sáng kiến này chính là để cổ võ cho việc thành lập nên nhiều Nhà
Nguyện Thánh Thể mới nữa để giáo dân có thể đến đó chầu Thánh Thể suốt 24 tiếng trong 1 ngày và suốt 7 ngày trong 1 tuần.
Những ai đến chầu Thánh Thể cũng được Thánh Bộ khuyến khích là nên biết dọn mình và cầu nguyện cho
"hành vi sai trái về mặt luân lý và tính dục của một số nhỏ các vị thuộc giới giáo sĩ."
Đức Thượng Phụ Alexy II kêu gọi sống đời sống yêu thương với gia đình là trọng tâm
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
09:45 09/01/2008
Hôm 07/01/2008, trong sứ điệp Giáng Sinh của Chính Thống Giáo theo lịch Julian trên truyền hình, Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa Alexy II đã lên tiếng kêu gọi sống “đời sống yêu thương, không quên trách nhiệm của chúng ta đối với người xung quanh” và đặt gia đình là trọng tâm. Vị đứng đầu của Chính Thống Giáo Nga đã cử hành phụng vụ canh thức theo truyền thống tại Nhà thờ chính toà Chúa Kitô Đấng Cứ Độ tại Mạc Tư Khoa. Trong số những người hiện diện có Phó Thủ Tướng Dmitry Medvedev, người có thể sẽ là Tổng Thống Nga trong tương lai. Đức Thượng Phụ đã chào đón ông với lời chúc rằng “niềm vui đêm thánh sẽ mang đến sức mạnh và dũng khí trong công việc của ngài mang đến điều tốt đẹp cho người dân chịu đau khổ triền miên cũng như cho tổ quốc chúng ta”.
Khoảng 150 triệu Kitô hữu Chính Thống ở Nga, Thánh Địa và một số nơi khác thuộc Giáo Hội Chính Thống phương Đông cử hành Giáng Sinh theo lịch Giuliô. Ngày Giáng Sinh này sau 13 ngày so với lịch Grêgôriô vốn được người Công Giáo, Tin Lành, một số người Chính Thống và người đời sử dụng. Nhưng ngày 07 tháng Giêng ở Nga, cả giới tôn giáo và thế tục kỷ niệm Giáng Sinh như ngày quốc lễ và các tín hữu kiêng thịt, đồ ngọt và rượu từ ngày 28/11 đến Giáng Sinh.
Đức Alexy II nhấn mạnh rằng: “Phá thai, ly dị, tìm kiếm danh lợi, dục vọng, bỏ mặc con cái để chúng không nhận được lòng yêu thương và sự giáo dục từ cha mẹ; tất cả những điều này làm thay đổi đời sống của cá nhân và của toàn thể đất nước để rơi vào tình trạng cuộc sống không hạnh phúc và đầy dẫy những hối hận lương tâm”.
Đối với vị nguyên thủ quốc gia Vladimir Putin thì Giáng Sinh là cơ hội để lặp lại lời hiệu triệu của ông “để đoàn kết quốc gia và tôn trọng các giá trị truyền thống”, những chủ đề mà ông thường nhắc lại với người dân. Ông Putin tham dự Lễ Giáng Sinh ở thành phố cổ Veliky Ustyug, nơi mà người Nga cho rằng là nhà của Santa Claus mà họ gọi là Ông Già Tuyết. Từ nơi này, Putin đã gởi sứ điệp Giáng Sinh cho người dân: “Đại lễ này… đưa chúng ta về với các giá trị tinh thần bất diệt đoàn kết hàng triệu con người, các giá trị đóng vai trò đặc biệt trong lịch sử nước Nga và nuôi dưỡng văn hoá đất nước chúng ta”.
Khoảng 150 triệu Kitô hữu Chính Thống ở Nga, Thánh Địa và một số nơi khác thuộc Giáo Hội Chính Thống phương Đông cử hành Giáng Sinh theo lịch Giuliô. Ngày Giáng Sinh này sau 13 ngày so với lịch Grêgôriô vốn được người Công Giáo, Tin Lành, một số người Chính Thống và người đời sử dụng. Nhưng ngày 07 tháng Giêng ở Nga, cả giới tôn giáo và thế tục kỷ niệm Giáng Sinh như ngày quốc lễ và các tín hữu kiêng thịt, đồ ngọt và rượu từ ngày 28/11 đến Giáng Sinh.
Đức Alexy II nhấn mạnh rằng: “Phá thai, ly dị, tìm kiếm danh lợi, dục vọng, bỏ mặc con cái để chúng không nhận được lòng yêu thương và sự giáo dục từ cha mẹ; tất cả những điều này làm thay đổi đời sống của cá nhân và của toàn thể đất nước để rơi vào tình trạng cuộc sống không hạnh phúc và đầy dẫy những hối hận lương tâm”.
Đối với vị nguyên thủ quốc gia Vladimir Putin thì Giáng Sinh là cơ hội để lặp lại lời hiệu triệu của ông “để đoàn kết quốc gia và tôn trọng các giá trị truyền thống”, những chủ đề mà ông thường nhắc lại với người dân. Ông Putin tham dự Lễ Giáng Sinh ở thành phố cổ Veliky Ustyug, nơi mà người Nga cho rằng là nhà của Santa Claus mà họ gọi là Ông Già Tuyết. Từ nơi này, Putin đã gởi sứ điệp Giáng Sinh cho người dân: “Đại lễ này… đưa chúng ta về với các giá trị tinh thần bất diệt đoàn kết hàng triệu con người, các giá trị đóng vai trò đặc biệt trong lịch sử nước Nga và nuôi dưỡng văn hoá đất nước chúng ta”.
RFA phỏng vấn LM Trần Đức Anh về thông điệp đầu năm của Đức Thánh Cha
Đỗ Hiếu (RFA)
10:08 09/01/2008
Trong thông điệp đầu năm mới gởi toàn thế giới đọc trước sự hiện diện của 176 đại diện các quốc gia có quan hệ ngoại giao với Toà Thánh Vatican ngày hôm qua, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI (Biển Đức 16) đã bàn đến những vấn đề đang được cả thế giới quan tâm, từ vấn đề án tử hình đến việc thủ đắc vũ khí hạt nhân.
Đỗ Hiếu tìm hiểu chi tiết về bản thông điệp quan trọng này qua cuộc trao đổi với Linh mục Trần Đức Anh - Giám Đốc Chương Trình Phát Thanh Tiếng Việt từ Vatican City.
Theo thông lệ, buổi tiếp kiến này diễn ra sáng hôm Thứ Hai, 7 tháng 1 năm 2008 tại Vatican và đựoc dành cho đại diện các quốc gia đến chúc mừng Đức Giáo Hoàng, nhân dịp đầu năm mới.
Đây cũng là dịp để Đức Thánh Cha kiểm điểm tình hình, sinh hoạt, đời sống đa dạng đáng chú ý trên thế giới, đồng thời Ngài trình bày lập trường và quan điểm của Gáo Hội Thiên Chúa Giáo hoàn vũ, trước những sự kiện thời sự được đặc biệt quan tâm hiện nay và có liên quan đến hàng tỷ người thuộc các châu lục.
Nhiều vấn đề chính trị, chiến lược, xã hội, ngoại giao, khoa học, luật pháp, đời sống cũng được Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 đề cập tới trong cuộc tiếp kiến này.
Qua cuộc trao đổi với RFA chúng tôi, linh mục Trần Đức Anh phân tích một số sự kiện được Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh trước cử tọa trên toàn cầu, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: Mở đầu câu chuyện, Linh mục Trần Đức Anh từ Vatican City cho biết.
Linh Mục Trần Đức Anh: Trong số các hoạt động của Đức Giáo Hoàng và những bài phát biểu của Ngài về những vấn đề thời sự quốc tế thì bài diễn văn của Ngài trước Ngoại Giao Đoàn cạnh Toà Thành hiện nay gồm có đại diện của 176 quốc gia trên thế giới, thì Đức Giáo Hoàng đã đề cấp tới rất nhiều vấn đề. Trước hết Ngài nói về những điểm nóng ở trên thế giới, những thiên tai mà Ngài cảm thông với tất cả các nạn nhân của những nước đó như là nạn lụt cuồng phong ở Bangladesh, động đất ở bên Peru, v.v.
Đỗ Hiếu: Thưa Linh Mục, đối với những vấn đề bén nhạy từ Âu-Á sang Phi, nhứt là thời sự nóng bỏng ở một số khu vực sôi động hàng ngày cướp đi quyền sống của bao nhiêu nạn nhân vô tội thì Đức Thánh Cha nhận định ra sao?
Linh Mục Trần Đức Anh: Ngài đề cập tới những điểm nóng ở một số quốc gia, rồi sau đó thì Ngài đề cập tới một số vấn đề như là nhân quyền bởi vì sự sống con người thì trong đó có vấn đề là mới đây Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi ngưng áp dụng án tử hình đó.
Đỗ Hiếu: Thưa Linh Mục, như vậy vấn đề mà Ngài yêu cầu xoá bỏ án tử hình, dư luận tại Ý ra sao, vì dân chúng tại quốc gia này ủng hộ việc phá thai? Quan điểm của Vatican ra sao ạ?
Linh Mục Trần Đức Anh: Ngài mong muốn là đà tiến đó cũng đựoc áp dụng cho vấn đề bảo vệ sự sống và những ngày qua thì ở nước Ý (Italia) này người ta tranh luận rất nhiều, tại vì cũng có một số ngưòi nhân cái đà đó cũng đề nghị rằng tại sao nước Ý có chuyện ngưng án tử hình mà không có chuyện ngưng phá thai tại vì nước Ý cho phép phá thai ở tuần lễ thứ 24, tức là nhiều bào thai đã 6 tháng rồi, nó có thể sống được với y khoa ngày nay, mà tại sao nước Ý này không đi xa hơn nữa là yêu cầu ngưng các vụ phá thai như vậy, thì họ đang còn tranh luận với nhau trong vấn đề đó.
Rồi trong số các vấn đề đuợc Đúc Giáo Hoàng đề cập tới thì có vấn đề là Ngài kêu gọi đừng để cho khủng bố đạt được các võ khí tàn sát tập thể, nhưng mà Ngài nhấn mạnh rằng chuyện để có thể đạt mục tiêu đó thì cũng phải làm sao để ngăn chận, không để cho võ khí hạt nhân đó lan tràn.
Bây giờ nhiều nước cũng đã tìm cách có võ khí hạt nhân, rồi trong đó có vấn đề của Iran cũng có chương trình hạt nhân. Nhưng mà Ngài kêu gọi rằng cần giải quyết vấn đề hạt nhân Iran bằng đường lối ngoại giao chứ không bằng biện pháp võ lực. Một số quốc gia đề nghị đánh Iran để cho Iran phải ngưng chương trình hạt nhân đó.
Đỗ Hiếu: Thưa Linh mục Trần Đức Anh, với tư cách là Giám Đốc Chương Trình RadioVaticano, thưa Linh Mục, Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 cũng có đề cập tới vấn đề khủng hoảng hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên thì Linh mục Trần Đức Anh có thể giải thích quan điểm của Toà Thánh Vatican về vấn đề chiến lược này mà có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh mạng của hàng triệu người.
Linh Mục Trần Đức Anh: Dạ, về vấn đề hạt nhân trong chương trình hạt nhân của Bắc Hàn (Bắc Triều Tiên) thì trong bài diễn văn đó Đức Giáo Hoàng có chào mừng thoả hiệp mà hội nghị 6 bên, trong đó có Hoa Kỳ nữa, đã đạt được bằng cách là bây giờ Bắc Hàn đồng ý ngưng chương trình hạt nhân đó, và quốc tế (trong đó có Hoa Kỳ) trợ giúp cho Bắc Hàn, thì đó là Ngài ca ngợi cái giải pháp bằng đường lối thương thuyết như vậy thay vì bằng võ lực ạ.
Đỗ Hiếu: Thưa Linh Mục, ngoài việc Linh Mục vừa cho biết là quan điểm của Đúc Thánh Cha trước một số vấn đề chính trị, xã hội trên toàn thế giới, thì trong thông điệp hàng năm Đức Thánh Cha cũng nhắc tới vấn đề hôn nhân giữa cùng một giới tính với nhau (hôn nhân đồng giới tính, homosexuel marriage) thì, thưa Linh Mục, Toà Thánh Vatican, qua quan điểm của Đức Thánh Cha, có nhận định gì về sự việc này ạ?
Linh Mục Trần Đức Anh: Trong bài diễn văn trước Ngoại Giao Đoàn cạnh Toà Thánh, Đức Giáo Hoàng cũng nhắc tới một số vấn đề như luân lý sinh học, tương quan giữa khoa học và luân lý, thì trong đó Ngài đã lên tiếng bảo vệ gia đình, mà gia đình đó phải được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, thì như vậy gián tiếp là Ngài không có đồng ý cái chủ trương mà bây giờ họ đang cổ võ cái chuyện nhân danh tự do để kiến tạo những cái gọi là hôn nhân mà thực sự đó là những cuộc kết hợp nam hay nữ đồng phái tính và cho các cặp đó cũng được mọi quyền lợi giống như là hôn nhân thực sự vậy.
Đỗ Hiếu: Đài Á Châu Tự Do xin cám ơn linh mục Trần Đức Anh từ Vatican City đã dành cho Đài chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay nói lên chủ trương thông điệp đầu năm của Đức Thánh Cha Biển Đức 16. Xin cảm ơn Cha và cầu chúc cho RadioVaticano ngày càng phát triển để phục vụ cho giáo dân cũng như người Việt trên toàn thế giới.
Linh Mục Trần Đức Anh: Dạ. Xin kính chào quý Đài ạ
Đỗ Hiếu tìm hiểu chi tiết về bản thông điệp quan trọng này qua cuộc trao đổi với Linh mục Trần Đức Anh - Giám Đốc Chương Trình Phát Thanh Tiếng Việt từ Vatican City.
Theo thông lệ, buổi tiếp kiến này diễn ra sáng hôm Thứ Hai, 7 tháng 1 năm 2008 tại Vatican và đựoc dành cho đại diện các quốc gia đến chúc mừng Đức Giáo Hoàng, nhân dịp đầu năm mới.
Đây cũng là dịp để Đức Thánh Cha kiểm điểm tình hình, sinh hoạt, đời sống đa dạng đáng chú ý trên thế giới, đồng thời Ngài trình bày lập trường và quan điểm của Gáo Hội Thiên Chúa Giáo hoàn vũ, trước những sự kiện thời sự được đặc biệt quan tâm hiện nay và có liên quan đến hàng tỷ người thuộc các châu lục.
Nhiều vấn đề chính trị, chiến lược, xã hội, ngoại giao, khoa học, luật pháp, đời sống cũng được Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 đề cập tới trong cuộc tiếp kiến này.
Qua cuộc trao đổi với RFA chúng tôi, linh mục Trần Đức Anh phân tích một số sự kiện được Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh trước cử tọa trên toàn cầu, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: Mở đầu câu chuyện, Linh mục Trần Đức Anh từ Vatican City cho biết.
Linh Mục Trần Đức Anh: Trong số các hoạt động của Đức Giáo Hoàng và những bài phát biểu của Ngài về những vấn đề thời sự quốc tế thì bài diễn văn của Ngài trước Ngoại Giao Đoàn cạnh Toà Thành hiện nay gồm có đại diện của 176 quốc gia trên thế giới, thì Đức Giáo Hoàng đã đề cấp tới rất nhiều vấn đề. Trước hết Ngài nói về những điểm nóng ở trên thế giới, những thiên tai mà Ngài cảm thông với tất cả các nạn nhân của những nước đó như là nạn lụt cuồng phong ở Bangladesh, động đất ở bên Peru, v.v.
Đỗ Hiếu: Thưa Linh Mục, đối với những vấn đề bén nhạy từ Âu-Á sang Phi, nhứt là thời sự nóng bỏng ở một số khu vực sôi động hàng ngày cướp đi quyền sống của bao nhiêu nạn nhân vô tội thì Đức Thánh Cha nhận định ra sao?
Linh Mục Trần Đức Anh: Ngài đề cập tới những điểm nóng ở một số quốc gia, rồi sau đó thì Ngài đề cập tới một số vấn đề như là nhân quyền bởi vì sự sống con người thì trong đó có vấn đề là mới đây Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi ngưng áp dụng án tử hình đó.
Đỗ Hiếu: Thưa Linh Mục, như vậy vấn đề mà Ngài yêu cầu xoá bỏ án tử hình, dư luận tại Ý ra sao, vì dân chúng tại quốc gia này ủng hộ việc phá thai? Quan điểm của Vatican ra sao ạ?
Linh Mục Trần Đức Anh: Ngài mong muốn là đà tiến đó cũng đựoc áp dụng cho vấn đề bảo vệ sự sống và những ngày qua thì ở nước Ý (Italia) này người ta tranh luận rất nhiều, tại vì cũng có một số ngưòi nhân cái đà đó cũng đề nghị rằng tại sao nước Ý có chuyện ngưng án tử hình mà không có chuyện ngưng phá thai tại vì nước Ý cho phép phá thai ở tuần lễ thứ 24, tức là nhiều bào thai đã 6 tháng rồi, nó có thể sống được với y khoa ngày nay, mà tại sao nước Ý này không đi xa hơn nữa là yêu cầu ngưng các vụ phá thai như vậy, thì họ đang còn tranh luận với nhau trong vấn đề đó.
Rồi trong số các vấn đề đuợc Đúc Giáo Hoàng đề cập tới thì có vấn đề là Ngài kêu gọi đừng để cho khủng bố đạt được các võ khí tàn sát tập thể, nhưng mà Ngài nhấn mạnh rằng chuyện để có thể đạt mục tiêu đó thì cũng phải làm sao để ngăn chận, không để cho võ khí hạt nhân đó lan tràn.
Bây giờ nhiều nước cũng đã tìm cách có võ khí hạt nhân, rồi trong đó có vấn đề của Iran cũng có chương trình hạt nhân. Nhưng mà Ngài kêu gọi rằng cần giải quyết vấn đề hạt nhân Iran bằng đường lối ngoại giao chứ không bằng biện pháp võ lực. Một số quốc gia đề nghị đánh Iran để cho Iran phải ngưng chương trình hạt nhân đó.
Đỗ Hiếu: Thưa Linh mục Trần Đức Anh, với tư cách là Giám Đốc Chương Trình RadioVaticano, thưa Linh Mục, Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 cũng có đề cập tới vấn đề khủng hoảng hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên thì Linh mục Trần Đức Anh có thể giải thích quan điểm của Toà Thánh Vatican về vấn đề chiến lược này mà có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh mạng của hàng triệu người.
Linh Mục Trần Đức Anh: Dạ, về vấn đề hạt nhân trong chương trình hạt nhân của Bắc Hàn (Bắc Triều Tiên) thì trong bài diễn văn đó Đức Giáo Hoàng có chào mừng thoả hiệp mà hội nghị 6 bên, trong đó có Hoa Kỳ nữa, đã đạt được bằng cách là bây giờ Bắc Hàn đồng ý ngưng chương trình hạt nhân đó, và quốc tế (trong đó có Hoa Kỳ) trợ giúp cho Bắc Hàn, thì đó là Ngài ca ngợi cái giải pháp bằng đường lối thương thuyết như vậy thay vì bằng võ lực ạ.
Đỗ Hiếu: Thưa Linh Mục, ngoài việc Linh Mục vừa cho biết là quan điểm của Đúc Thánh Cha trước một số vấn đề chính trị, xã hội trên toàn thế giới, thì trong thông điệp hàng năm Đức Thánh Cha cũng nhắc tới vấn đề hôn nhân giữa cùng một giới tính với nhau (hôn nhân đồng giới tính, homosexuel marriage) thì, thưa Linh Mục, Toà Thánh Vatican, qua quan điểm của Đức Thánh Cha, có nhận định gì về sự việc này ạ?
Linh Mục Trần Đức Anh: Trong bài diễn văn trước Ngoại Giao Đoàn cạnh Toà Thánh, Đức Giáo Hoàng cũng nhắc tới một số vấn đề như luân lý sinh học, tương quan giữa khoa học và luân lý, thì trong đó Ngài đã lên tiếng bảo vệ gia đình, mà gia đình đó phải được xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, thì như vậy gián tiếp là Ngài không có đồng ý cái chủ trương mà bây giờ họ đang cổ võ cái chuyện nhân danh tự do để kiến tạo những cái gọi là hôn nhân mà thực sự đó là những cuộc kết hợp nam hay nữ đồng phái tính và cho các cặp đó cũng được mọi quyền lợi giống như là hôn nhân thực sự vậy.
Đỗ Hiếu: Đài Á Châu Tự Do xin cám ơn linh mục Trần Đức Anh từ Vatican City đã dành cho Đài chúng tôi cuộc phỏng vấn hôm nay nói lên chủ trương thông điệp đầu năm của Đức Thánh Cha Biển Đức 16. Xin cảm ơn Cha và cầu chúc cho RadioVaticano ngày càng phát triển để phục vụ cho giáo dân cũng như người Việt trên toàn thế giới.
Linh Mục Trần Đức Anh: Dạ. Xin kính chào quý Đài ạ
ĐTC sẽ tiếp kiến Đức Thượng Phụ Bartholomew I vào tháng Ba
Nguyễn Long Thao
10:37 09/01/2008
VATICAN 8/01/08 - Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ tiếp kiến đức Thượng Phụ Chính Thống Bartholomew I của Constantinople vào ngày 6 tháng Ba nhân dịp Đức Thượng Phụ đến Roma tham dự lễ kỷ niệm 90 năm thành lập Giáo Hoàng Học Viện Đông Phương.
Hội Đồng Giáo Hoàng Hiệp Nhất Kitô Giáo đã xác nhận nguồn tin trên.
Giáo Hoàng Học Viện Đông Phương được thành lập vào năm 1917 dưới thời ĐGH Bênêđictô XV và được trao cho dòng Tên điểu khiển.
Đức Thượng Phụ Bartholomew I đã đậu văn bằng Tiến Sĩ tại học viện này.
Trong năm 2006 ĐTC Bênêđictô XVI đã thăm Đức Thượng Phụ Bartholomew I nhân dịp chuyến tông du của ngài đến thổ Nhĩ Kỳ tham dự lễ thánh An Rê
Vào ngày 6 tháng 12 vừa qua ĐTC đã tiếp phái đoàn Giáo Hoàng Học Viện Đông Phương. Nhân dịp này Ngài đã nhắc lại những đóng góp lớn lao của học viện vào công tác đại kết. Học Viện đã rút ra được những giá trị truyền thống của người Kitô giáo Đông Phương. Những giá trị ấy đã giúp ích cho mọi người.
Hội Đồng Giáo Hoàng Hiệp Nhất Kitô Giáo đã xác nhận nguồn tin trên.
Giáo Hoàng Học Viện Đông Phương được thành lập vào năm 1917 dưới thời ĐGH Bênêđictô XV và được trao cho dòng Tên điểu khiển.
Đức Thượng Phụ Bartholomew I đã đậu văn bằng Tiến Sĩ tại học viện này.
Trong năm 2006 ĐTC Bênêđictô XVI đã thăm Đức Thượng Phụ Bartholomew I nhân dịp chuyến tông du của ngài đến thổ Nhĩ Kỳ tham dự lễ thánh An Rê
Vào ngày 6 tháng 12 vừa qua ĐTC đã tiếp phái đoàn Giáo Hoàng Học Viện Đông Phương. Nhân dịp này Ngài đã nhắc lại những đóng góp lớn lao của học viện vào công tác đại kết. Học Viện đã rút ra được những giá trị truyền thống của người Kitô giáo Đông Phương. Những giá trị ấy đã giúp ích cho mọi người.
Top Stories
Would There Be A Freedom Of Religion In Vietnam?
Tony My
07:40 09/01/2008
Dear Friends and all the People of good will,
We have received SOS from the Church in Vietnam and we have also been told by the Provincial Superior of Vietnam, Rev. Fr. CAO, Dinh Tri, C.Ss.R., in his letter, which he writes to all the Redemptorists in Vietnam (his letter has been uploaded at http://vietcatholic.net/News/Html/50861.htm) that the Local Government of Hanoi has illegally confiscated the Redemporist Monastery's land in Hanoi. Therefore I would like to let you know and ask you to pray for the Church’s Leaders in Vietnam that they may be strengthen in faith and wisdom to guide the people of God in Vietnam. I ask you specially to keep the Vietnamese Redemptorists in your prayers, as their confreres in Hanoi are facing the most difficult situation at the moment. (For further details, please visit the website: http://vietcatholic.net)
The Redemptorists in Vietnam also want you to pass this information to your own MP, the International Amnesty, and the Government in your own country, so that they may be aware of what is happening in Vietnam.
The truth is, WE DO NOT HAVE FREEDOM OF RELIGION AND THERE IS NO RESPECT FOR HUMAN RIGHTS IN VIETNAM.
As a result, the Vietnamese government could do whatever they want, such as taking away unlawfully property that belongs to the Catholic Church, and other Denominations or the Religious Congregations, such as the Redemptorists in Hanoi.
We would like the world to know and see for yourself - for more details please visit the website: www.vietcatholic.net - what is happening in Vietnam at the moment. We ask for your prayers and for your moral support in our struggle to fight for injustices in Vietnam and for the freedom of all the people who are living under the Communist Regime, and who have been suffering intolerable during the last 50 years.
Please join us as a sign of solidarity by lending us your support. We need you to be united with us and asking the Vietnamese government to respect justice and the fundamental rights of the people, which has been ascribed clearly in the Vietnamese Constitutions.
The Vietnamese government can only be proud of themselves and with other countries in the world, if they truly uphold their own laws, set up by the Government itself. Let’s show the world how authentic and civilized that we are, the country of Vietnam, the pearl of the Far East! A country which has always proud to say that they have more than 4.000 years of culture and civilization. Let’s live up to it and let prove to the world that we really mean it.
Thank you in advance for your support.
Yours sincerely,
Tony My
P.S: We are very grateful if you could send us your opinion. Please send your email to:
pietrorosso10@yahoo.com
We have received SOS from the Church in Vietnam and we have also been told by the Provincial Superior of Vietnam, Rev. Fr. CAO, Dinh Tri, C.Ss.R., in his letter, which he writes to all the Redemptorists in Vietnam (his letter has been uploaded at http://vietcatholic.net/News/Html/50861.htm) that the Local Government of Hanoi has illegally confiscated the Redemporist Monastery's land in Hanoi. Therefore I would like to let you know and ask you to pray for the Church’s Leaders in Vietnam that they may be strengthen in faith and wisdom to guide the people of God in Vietnam. I ask you specially to keep the Vietnamese Redemptorists in your prayers, as their confreres in Hanoi are facing the most difficult situation at the moment. (For further details, please visit the website: http://vietcatholic.net)
The Redemptorists in Vietnam also want you to pass this information to your own MP, the International Amnesty, and the Government in your own country, so that they may be aware of what is happening in Vietnam.
The truth is, WE DO NOT HAVE FREEDOM OF RELIGION AND THERE IS NO RESPECT FOR HUMAN RIGHTS IN VIETNAM.
As a result, the Vietnamese government could do whatever they want, such as taking away unlawfully property that belongs to the Catholic Church, and other Denominations or the Religious Congregations, such as the Redemptorists in Hanoi.
We would like the world to know and see for yourself - for more details please visit the website: www.vietcatholic.net - what is happening in Vietnam at the moment. We ask for your prayers and for your moral support in our struggle to fight for injustices in Vietnam and for the freedom of all the people who are living under the Communist Regime, and who have been suffering intolerable during the last 50 years.
Please join us as a sign of solidarity by lending us your support. We need you to be united with us and asking the Vietnamese government to respect justice and the fundamental rights of the people, which has been ascribed clearly in the Vietnamese Constitutions.
The Vietnamese government can only be proud of themselves and with other countries in the world, if they truly uphold their own laws, set up by the Government itself. Let’s show the world how authentic and civilized that we are, the country of Vietnam, the pearl of the Far East! A country which has always proud to say that they have more than 4.000 years of culture and civilization. Let’s live up to it and let prove to the world that we really mean it.
Thank you in advance for your support.
Yours sincerely,
Tony My
P.S: We are very grateful if you could send us your opinion. Please send your email to:
pietrorosso10@yahoo.com
Hanoi Catholics demonstrate for parish land
Asia-News
08:43 09/01/2008
Hanoi Catholics demonstrate for parish land
by J.B. An Dang
While peaceful demonstrations for the restitution of the old building of the apostolic delegation in Hanoi continues, parishioners from Thai Ha ask for church lands to be restored. But this time police intervene.
Hanoi (AsiaNews) – While peaceful demonstrations for the restitution of the old building of the apostolic delegation in Hanoi continue, police have forcibly intervened in an analogues protest in the parish of Thai Ha.
On January 6 parishioners gathered to ask for the restitution of 60 thousand square metres of parish grounds that have been occupied by state buildings. Recently, a sewing factory backed by local authorities has also built its workshops on the parish’s land
The parishioners held a protest that lasted from morning till late at night. Police in mass clashed with protesters. This was seen as a message that Vietnam’s government was not be prepared for any agreements on land disputes that satisfy the legitimate aspiration of Hanoi’s Catholics. The protest however seems so far to have stopped further appropriation of parish lands.
Thai Ha parish is run by Redemptorists. The order arrived in Vietnam in 1925. Since then, Redemptorists have taken the Good News to many provinces in the North of the country. In 1928, they bought 6 hectares at Thai Ha, Hanoi to build a convent and a church. Mass for the Inauguration of the convent was held on 7th May 1929. The church was inaugurated 6 years later, in 1935.
In 1941, there were up to 66 members including 17 priests, 12 brothers, 26 seminarians, and 11 novices living in the convent. The number of members kept increasing steadily until 1954, when Vietnam was divided into two distinct states. In 1954, most Redemptorists moved to the South of Vietnam. Fr. Joseph Vu Ngoc Bich, Fr. Denis Paquette, Fr. Thomas Côté, Br. Clement Pham Van Dat and Br. Marcel Nguyen Tan Van remained in Hanoi. They lived under extremely harsh treatment by the atheist regime, and soon faced brutal persecutions. On 7th May 1955, Br. Marcel Nguyen was arrested. Four year later, on 9th July 1959, he died in the communist jail. Fr. Denis Paquette faced deportation on 23rd October 1958. One year later, Fr. Thomas Côté faced the same fate. Less than three years later, on 9th October 1962, Br. Clement Pham was jailed. He died later in the communist jail on 7th October 1970 in a rural area of Yen Bai. Since 1962, Fr. Joseph Vu has run the church alone. Despite Fr. Joseph Vu’s persistent protests, local authorities have managed to nibble bite by bite the parish’s land. The original area of 60,000 square meters was reduced to 2,700 square meters. The communist government converted the convent into Dong Da hospital, and distributed or sold illegally large parts of the land to state-owned companies, and government officials.
Priests, religious and the laity of Thai Ha parish have repeatedly requested for the return of the land seized by the government. In support of their demands they note that the Redemptorists hold the legal land deeds and have never signed agreements to offer any part of the land to the government even under coercive conditions.
The Catholics, recalling that the constitution safeguardes religious freedom and places of worship, have underlined in particular directive 379/TTG, which specifies that places of worship borrowed by the authorities must be returned to the churches or their owners when their use is no longer justified. Added to this there is decree 26/1999/ND- which provides that church properties must be kept under the management of the state, and the state should not let these places of worships be transgressed, as well as ordinance 21/2004/PL-UBTVQH11 of June 18, 2004 regarding Religious Belief and Religious Organizations, which elaborates that the legal property of places of religious belief and of religious organizations is protected by law; any violation of this right is forbidden.
Despite all of this the local authorities of Dong Da district persist in their attempts to take even more land away from the parish. The January 6th protest has however forced them to stop the militia’s intervention in favour of new constructions.
by J.B. An Dang
While peaceful demonstrations for the restitution of the old building of the apostolic delegation in Hanoi continues, parishioners from Thai Ha ask for church lands to be restored. But this time police intervene.
Hanoi (AsiaNews) – While peaceful demonstrations for the restitution of the old building of the apostolic delegation in Hanoi continue, police have forcibly intervened in an analogues protest in the parish of Thai Ha.
On January 6 parishioners gathered to ask for the restitution of 60 thousand square metres of parish grounds that have been occupied by state buildings. Recently, a sewing factory backed by local authorities has also built its workshops on the parish’s land
The parishioners held a protest that lasted from morning till late at night. Police in mass clashed with protesters. This was seen as a message that Vietnam’s government was not be prepared for any agreements on land disputes that satisfy the legitimate aspiration of Hanoi’s Catholics. The protest however seems so far to have stopped further appropriation of parish lands.
Thai Ha parish is run by Redemptorists. The order arrived in Vietnam in 1925. Since then, Redemptorists have taken the Good News to many provinces in the North of the country. In 1928, they bought 6 hectares at Thai Ha, Hanoi to build a convent and a church. Mass for the Inauguration of the convent was held on 7th May 1929. The church was inaugurated 6 years later, in 1935.
In 1941, there were up to 66 members including 17 priests, 12 brothers, 26 seminarians, and 11 novices living in the convent. The number of members kept increasing steadily until 1954, when Vietnam was divided into two distinct states. In 1954, most Redemptorists moved to the South of Vietnam. Fr. Joseph Vu Ngoc Bich, Fr. Denis Paquette, Fr. Thomas Côté, Br. Clement Pham Van Dat and Br. Marcel Nguyen Tan Van remained in Hanoi. They lived under extremely harsh treatment by the atheist regime, and soon faced brutal persecutions. On 7th May 1955, Br. Marcel Nguyen was arrested. Four year later, on 9th July 1959, he died in the communist jail. Fr. Denis Paquette faced deportation on 23rd October 1958. One year later, Fr. Thomas Côté faced the same fate. Less than three years later, on 9th October 1962, Br. Clement Pham was jailed. He died later in the communist jail on 7th October 1970 in a rural area of Yen Bai. Since 1962, Fr. Joseph Vu has run the church alone. Despite Fr. Joseph Vu’s persistent protests, local authorities have managed to nibble bite by bite the parish’s land. The original area of 60,000 square meters was reduced to 2,700 square meters. The communist government converted the convent into Dong Da hospital, and distributed or sold illegally large parts of the land to state-owned companies, and government officials.
Priests, religious and the laity of Thai Ha parish have repeatedly requested for the return of the land seized by the government. In support of their demands they note that the Redemptorists hold the legal land deeds and have never signed agreements to offer any part of the land to the government even under coercive conditions.
The Catholics, recalling that the constitution safeguardes religious freedom and places of worship, have underlined in particular directive 379/TTG, which specifies that places of worship borrowed by the authorities must be returned to the churches or their owners when their use is no longer justified. Added to this there is decree 26/1999/ND- which provides that church properties must be kept under the management of the state, and the state should not let these places of worships be transgressed, as well as ordinance 21/2004/PL-UBTVQH11 of June 18, 2004 regarding Religious Belief and Religious Organizations, which elaborates that the legal property of places of religious belief and of religious organizations is protected by law; any violation of this right is forbidden.
Despite all of this the local authorities of Dong Da district persist in their attempts to take even more land away from the parish. The January 6th protest has however forced them to stop the militia’s intervention in favour of new constructions.
Vietnam: Katholiken protestieren gegen Nachtclub in Kirchengebäude (Tiếng Đức)
www.kath.net
09:36 09/01/2008
Katholische Nachrichten - www.kath.net (07. Januar 2008)
Vietnam: Katholiken protestieren gegen Nachtclub in Kirchengebäude
„Giáo Dân Công Giáo Biểu Tình Chống Lại Vũ Trường Ban Đêm Trong Khuôn Viên Nhà Thờ“
Die Gläubigen wollen, dass der Staat ein kirchliches Gebäude zurückgibt, in dem derzeit ein Nachtclub untergebracht ist.
Hanoi (www.kath.net) Seit Wochen gehen in Hanoi die Katholiken auf die Straße, um friedlich für die Restitution eines kirchlichen Gebäudes zu demonstrieren. Das meldete AsiaNews.
Es ist die erste öffentliche Kundgebung der Katholiken der vietnamesischen Hauptstadt. Sie wollen, dass der Staat ein Gebäude zurückgibt, das dem Erzbistum gehört.
Derzeit ist in dem kirchlichen Haus ein Nachtclub untergebracht; der Garten ist verzweckt als Parkplatz für staatliche Funktionäre.
Die Gläubigen versammeln sich mit Kerzen vor dem Gebäude und beten miteinander. Am 23. Dezember 2007 überreichten sie eine Petition an die Behörden, eine Woche später kam es zu einer Begegnung zwischen dem vietnamesischen Premier Nguyen Tan Dung und dem Erzbischof von Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet.
(Katholische Nachrichten - www.kath.net)
Vietnam: Katholiken protestieren gegen Nachtclub in Kirchengebäude
„Giáo Dân Công Giáo Biểu Tình Chống Lại Vũ Trường Ban Đêm Trong Khuôn Viên Nhà Thờ“
Die Gläubigen wollen, dass der Staat ein kirchliches Gebäude zurückgibt, in dem derzeit ein Nachtclub untergebracht ist.
Hanoi (www.kath.net) Seit Wochen gehen in Hanoi die Katholiken auf die Straße, um friedlich für die Restitution eines kirchlichen Gebäudes zu demonstrieren. Das meldete AsiaNews.
Es ist die erste öffentliche Kundgebung der Katholiken der vietnamesischen Hauptstadt. Sie wollen, dass der Staat ein Gebäude zurückgibt, das dem Erzbistum gehört.
Derzeit ist in dem kirchlichen Haus ein Nachtclub untergebracht; der Garten ist verzweckt als Parkplatz für staatliche Funktionäre.
Die Gläubigen versammeln sich mit Kerzen vor dem Gebäude und beten miteinander. Am 23. Dezember 2007 überreichten sie eine Petition an die Behörden, eine Woche später kam es zu einer Begegnung zwischen dem vietnamesischen Premier Nguyen Tan Dung und dem Erzbischof von Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet.
(Katholische Nachrichten - www.kath.net)
Priests Decry Confiscation of Property in Hanoi
Zenit
13:28 09/01/2008
HANOI, Vietnam, JAN. 9, 2008 (Zenit.org).- The provincial superior of the Redemptorists in Vietnam said the local government has illegally confiscated land belonging to the monastery and is allowing a business to settle there.
In a message sent Monday to all Redemptorists, Father Joseph Cao Dinh Tri reported the history of the disputed property that the religious hope to use for the construction of a new church. Since Sunday, local government officials have placed security personnel in the area, enabling the Chien Thang Sewing Company to build on the disputed land.
"Our Redemptorist confreres in Hanoi and their parishioners have responded by gathering people to pray at the construction site, asking the government to respect fairness and put justice into practice," Father Cao stated. "I would earnestly implore all of you, the whole province of Vietnam, to be in solidarity with our brother Redemptorists in Hanoi, in order to pray for our common apostolate."
In a message sent Monday to all Redemptorists, Father Joseph Cao Dinh Tri reported the history of the disputed property that the religious hope to use for the construction of a new church. Since Sunday, local government officials have placed security personnel in the area, enabling the Chien Thang Sewing Company to build on the disputed land.
"Our Redemptorist confreres in Hanoi and their parishioners have responded by gathering people to pray at the construction site, asking the government to respect fairness and put justice into practice," Father Cao stated. "I would earnestly implore all of you, the whole province of Vietnam, to be in solidarity with our brother Redemptorists in Hanoi, in order to pray for our common apostolate."
Vietnam terrain d'une paroisse accaparé à Hanoi, protestation des fidèles
Zenit
16:40 09/01/2008
Zenit.org, 09-01-2008
VIETNAM TERRAIN D’UNE PAROISSE ACCAPARÉ À HANOI, PROTESTATION DES FIDÈLES
Un bien acquis par les Rédemptoristes en 1928
ROME, Mercredi 9 janvier 2008 (ZENIT.org) - Des travaux accomplis sur la propriété d'une paroisse de Hanoi suscitent les protestations de la communauté catholique, qui fait face à la police, dans la prière, indique aujourd'hui une dépêche d'Eglises d'Asie, l'agence des Missions étrangères de Paris (EDA 477 - 9 janvier 2008).
«Un autre foyer de protestation et de prières vient de s'ouvrir à Hanoi», annonce EDA.
En effet, «rien n'a été tranché à propos de la propriété de l'ancienne Délégation apostolique, réclamée publiquement par les catholiques de Hanoi, qui continuent de venir prier en groupe devant le site de la délégation pour que justice leur soit rendue» (cf. EDA 476).
«Une autre affaire aussi brûlante vient d'éclater dans une paroisse de Hanoi, la paroisse de Thai Hà, fondée et tenue par les religieux rédemptoristes», rapporte EDA d'après des dépêches de «VietCatholic News».
«S'étendant autrefois sur une superficie de 60 000 m², la propriété des rédemptoristes a vu cette surface se réduire à 2 700 m², à la suite de confiscations et d'usurpations commises par les autorités ou sous leur patronage. La plus récente de ces intrusions a été le fait d'une entreprise industrielle, Chiên Thang. Le chantier de construction mis en place par elle sur le terrain de la paroisse, avec la protection de la police, a mis le feu aux poudres et provoqué les protestations des catholiques», précise EDA.
Et d'ajouter: «Dans la soirée du 5 janvier dernier, alors que les paroissiens revenaient de l'ancienne Délégation apostolique où ils étaient venus participer aux prières, ils s'aperçurent que des travaux d'édification d'un mur avaient été entamés sur un terrain où, selon un engagement préalable, rien ne devait être construit. Un certain nombre d'entre eux se rassemblèrent alors pour protester, mais se dispersèrent après que la police se fut engagée à obliger l'entreprise à mettre un terme à ces travaux».
L'affaire n'est est pas restée là, même le jour de l'Epiphanie: «Mais, au petit matin du 6 janvier, rapporte la même source, les paroissiens s'aperçurent que des centaines d'agents appartenant à l'unité de police 113, équipés de matraques électriques et de fusils, avaient été postés pour protéger le terrain accaparé par l'entreprise, maintenant protégé par des barbelés».
La réaction, pacifique mais non moins ferme, ne s'est pas fait attendre: «Les catholiques du lieu ne tardèrent pas à se rassembler et à entamer une séance de prières du type de celles qui ont lieu désormais devant la Délégation apostolique. Prière et face-à-face avec les forces de l'ordre ont continué dans l'après-midi. A la messe du soir, la communauté catholique apprenait de la bouche du prêtre célébrant que le mouvement de protestation de la paroisse de Thai Hà bénéficiait de l'accord complet et du soutien de l'archevêque de Hanoi. A l'issue de la messe, précédés d'une grande croix, prêtres et fidèles, environ 2 000 personnes, se sont rendus sur les lieux accaparés par l'entreprise, et, devant les agents de la Sécurité publique, ont, pendant une demi-heure, prié et chanté à la lumière de quelques bougies. Des centaines de personnes ont continué cette veillée prière jusqu'aux alentours de minuit».
Lundi dernier, 7 janvier, au matin, «les haut-parleurs publics du quartier firent entendre la lecture des dispositions du code législatif sur les terrains concernant les propriétés religieuses », raconte EDA qui ajoute immédiatement: «Cependant, dans la matinée, des fonctionnaires de la police sont venus donner l'ordre à l'entreprise de détruire les constructions déjà entamées et d'enlever les barbelés. Depuis, la tension a baissé. Des rencontres entre les prêtres de la paroisse et les autorités ont eu lieu. L'entreprise a reçu l'ordre d'interrompre ses travaux. La question de fond demeure toutefois sans solution. La communauté paroissiale reste toujours vigilante et persiste dans ses rassemblements de prière autour des terrains contestés».
Le 7 janvier également, «le supérieur provincial des Rédemptoristes au Vietnam a écrit à ses confrères une lettre dans laquelle il proteste vigoureusement contre l'appropriation abusive du couvent et de la paroisse des Rédemptoristes à Hanoi».
Dans cette lettre, «il rappelle que cette propriété de 61 455 m² avait été achetée par Mgr François Chaize, vicaire apostolique de Hanoi, au nom des Rédemptoristes canadiens lors de leur arrivée au Vietnam en 1928».
«Les religieux créèrent sur ces lieux un couvent pour leur congrégation et une paroisse. Lorsqu'en 1959, les religieux rédemptoristes furent obligés de quitter les lieux, un certain nombre d'entreprises ont accaparé une bonne partie de cette propriété. Le provincial des Rédemptoristes fait état aussi des nombreuses plaintes et demandes de restitution envoyées aux autorités et restées sans réponse», précise EDA.
VIETNAM TERRAIN D’UNE PAROISSE ACCAPARÉ À HANOI, PROTESTATION DES FIDÈLES
Un bien acquis par les Rédemptoristes en 1928
ROME, Mercredi 9 janvier 2008 (ZENIT.org) - Des travaux accomplis sur la propriété d'une paroisse de Hanoi suscitent les protestations de la communauté catholique, qui fait face à la police, dans la prière, indique aujourd'hui une dépêche d'Eglises d'Asie, l'agence des Missions étrangères de Paris (EDA 477 - 9 janvier 2008).
«Un autre foyer de protestation et de prières vient de s'ouvrir à Hanoi», annonce EDA.
En effet, «rien n'a été tranché à propos de la propriété de l'ancienne Délégation apostolique, réclamée publiquement par les catholiques de Hanoi, qui continuent de venir prier en groupe devant le site de la délégation pour que justice leur soit rendue» (cf. EDA 476).
«Une autre affaire aussi brûlante vient d'éclater dans une paroisse de Hanoi, la paroisse de Thai Hà, fondée et tenue par les religieux rédemptoristes», rapporte EDA d'après des dépêches de «VietCatholic News».
«S'étendant autrefois sur une superficie de 60 000 m², la propriété des rédemptoristes a vu cette surface se réduire à 2 700 m², à la suite de confiscations et d'usurpations commises par les autorités ou sous leur patronage. La plus récente de ces intrusions a été le fait d'une entreprise industrielle, Chiên Thang. Le chantier de construction mis en place par elle sur le terrain de la paroisse, avec la protection de la police, a mis le feu aux poudres et provoqué les protestations des catholiques», précise EDA.
Et d'ajouter: «Dans la soirée du 5 janvier dernier, alors que les paroissiens revenaient de l'ancienne Délégation apostolique où ils étaient venus participer aux prières, ils s'aperçurent que des travaux d'édification d'un mur avaient été entamés sur un terrain où, selon un engagement préalable, rien ne devait être construit. Un certain nombre d'entre eux se rassemblèrent alors pour protester, mais se dispersèrent après que la police se fut engagée à obliger l'entreprise à mettre un terme à ces travaux».
L'affaire n'est est pas restée là, même le jour de l'Epiphanie: «Mais, au petit matin du 6 janvier, rapporte la même source, les paroissiens s'aperçurent que des centaines d'agents appartenant à l'unité de police 113, équipés de matraques électriques et de fusils, avaient été postés pour protéger le terrain accaparé par l'entreprise, maintenant protégé par des barbelés».
La réaction, pacifique mais non moins ferme, ne s'est pas fait attendre: «Les catholiques du lieu ne tardèrent pas à se rassembler et à entamer une séance de prières du type de celles qui ont lieu désormais devant la Délégation apostolique. Prière et face-à-face avec les forces de l'ordre ont continué dans l'après-midi. A la messe du soir, la communauté catholique apprenait de la bouche du prêtre célébrant que le mouvement de protestation de la paroisse de Thai Hà bénéficiait de l'accord complet et du soutien de l'archevêque de Hanoi. A l'issue de la messe, précédés d'une grande croix, prêtres et fidèles, environ 2 000 personnes, se sont rendus sur les lieux accaparés par l'entreprise, et, devant les agents de la Sécurité publique, ont, pendant une demi-heure, prié et chanté à la lumière de quelques bougies. Des centaines de personnes ont continué cette veillée prière jusqu'aux alentours de minuit».
Lundi dernier, 7 janvier, au matin, «les haut-parleurs publics du quartier firent entendre la lecture des dispositions du code législatif sur les terrains concernant les propriétés religieuses », raconte EDA qui ajoute immédiatement: «Cependant, dans la matinée, des fonctionnaires de la police sont venus donner l'ordre à l'entreprise de détruire les constructions déjà entamées et d'enlever les barbelés. Depuis, la tension a baissé. Des rencontres entre les prêtres de la paroisse et les autorités ont eu lieu. L'entreprise a reçu l'ordre d'interrompre ses travaux. La question de fond demeure toutefois sans solution. La communauté paroissiale reste toujours vigilante et persiste dans ses rassemblements de prière autour des terrains contestés».
Le 7 janvier également, «le supérieur provincial des Rédemptoristes au Vietnam a écrit à ses confrères une lettre dans laquelle il proteste vigoureusement contre l'appropriation abusive du couvent et de la paroisse des Rédemptoristes à Hanoi».
Dans cette lettre, «il rappelle que cette propriété de 61 455 m² avait été achetée par Mgr François Chaize, vicaire apostolique de Hanoi, au nom des Rédemptoristes canadiens lors de leur arrivée au Vietnam en 1928».
«Les religieux créèrent sur ces lieux un couvent pour leur congrégation et une paroisse. Lorsqu'en 1959, les religieux rédemptoristes furent obligés de quitter les lieux, un certain nombre d'entreprises ont accaparé une bonne partie de cette propriété. Le provincial des Rédemptoristes fait état aussi des nombreuses plaintes et demandes de restitution envoyées aux autorités et restées sans réponse», précise EDA.
La communauté catholique de Hanoi occupe pacifiquement une propriété du diocèse confisquée par l'État
Missions Etrangères de Paris
21:09 09/01/2008
La communauté catholique de Hanoi occupe pacifiquement une propriété du diocèse confisquée par l'État depuis plus de 48 ans
Agence d'information des Missions Etrangères de Paris, Egliges d'Asies, EDA N°476 - 1 ER JANVIER 2008.
Les 18 et 20 décembre derniers, les catholiques de Hanoi ont réoccupé, pacifiquement et dans la prière, terrain et bâtiments de l'ancienne Délégation apostolique du Saint-Siège au Vietnam. Trois jours auparavant, le 15 décembre, l'archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, dans une lettre adressée aux catholiques de l'archidiocèse, avait rendu public son mécontentement et invité à prier pour que le diocèse puisse récupérer cette propriété, qui avait été confisquée par les autorités en 1959 après l'expulsion du Délégué apostolique.
C'est l'autorisation accordée à un supermarché de Hanoi d'utiliser la cour de l'ancienne Délégation apostolique comme parking pour les deux-roues de ses clients qui a mis le feu aux poudres. Dans une lettre datée du 15 décembre, l'archevêque de Hanoi rappelait que le terrain et les bâtiments de l'ancienne Délégation apostolique étaient propriété de l'archidiocèse, qui, aujourd'hui, en avait un besoin urgent. Dans le passé, ce terrain avait été réclamé à plusieurs reprises par les responsables de l'archidiocèse aussi bien que ceux de la Conférence épiscopale du Vietnam. Après avoir été utilisé à diverses fins commerciales, le terrain était devenu, depuis le 13 décembre, un parking bruyant et encombré. Larchevêque invitait alors les fidèles à prier pour que cette propriété soit restituée au diocèse et que des activités religieuses puissent y être organisées.
L'invitation à la prière de l'archevêque de Hanoi a été prise à la lettre par les catholiques de Hanoi. Dans la soirée du 18 décembre, aux alentours de 22 heures, alors qu'un récital de chants de Noël était en train de s'achever, un prêtre proposa aux auditeurs de se rendre à l'ancienne Délégation apostolique pour prier, selon les voeux de l'archevêque. C'est ainsi que plus de deux mille catholiques1, allègres et décontractés, chacun portant une bougie allumée, précédés d'une croix, pénétraient dans la cour de l'ancienne Délégation apostolique, en chantant la prière pour la paix, attribuée à saint François d'Assise. La veillée de prière s'est prolongée une demi-heure et la foule s'est ensuite dispersée, après avoir laissé quelques lampions aux quatre coins du vieux bâtiment.
Le lendemain matin, 19 décembre, dans la cour de la délégation, le parking était désert. Ici et là, autour de l'archevêché, on voyait quelques policiers supplémentaires. Dans les paroisses de la ville, les bulletins paroissiaux publiaient déjà des récits de la veillée de prière.
Des événements du même type se sont répétés le 20 décembre. On célébrait ce jour-là, dans la cathédrale, l'ordination de dix-neuf diacres. Quelque temps avant le début de la cérémonie, un groupe de fidèles a solennel- lement transporté une statue de la Pietà jusque devant les bâtiments de la Délégation apostolique 21. Peu après. à la fin de la cérémonie d'ordination, toute l'assistance, jeunes prêtres v compris, soit environ 5 000 personnes, sans qu'aucun ordre ou invitation n'ait été donné, s'est déplacée et est allée se recueillir, prier et chanter devant la statue de la Vierge, qui désormais veille sur l'ancienne Délégation apostolique. Selon certaines informations non recoupées, les autorités civiles auraient rejeté la demande de l'archevêque et fait savoir aux catholiques qu'ils ne pouvaient pas prier sur la propriété de l'ancienne Déléga- tion apostolique.
C'est en 1950, que le Délégué apostolique nommé par Pie XII, Mgr John Dooley, avait choisi de résider i Hanoi dans la propriété de l'archevêché. En 1959, gravement malade, il avait été obligé de quitter le Vietnam. Son remplaçant, Mgr Terenz O'Driscoll, fut expulsé le 17 août 1959. Les autorités civiles avaient alors récupéré terrain et bâtiments.
Agence d'information des Missions Etrangères de Paris, Egliges d'Asies, EDA N°476 - 1 ER JANVIER 2008.
Les 18 et 20 décembre derniers, les catholiques de Hanoi ont réoccupé, pacifiquement et dans la prière, terrain et bâtiments de l'ancienne Délégation apostolique du Saint-Siège au Vietnam. Trois jours auparavant, le 15 décembre, l'archevêque de Hanoi, Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, dans une lettre adressée aux catholiques de l'archidiocèse, avait rendu public son mécontentement et invité à prier pour que le diocèse puisse récupérer cette propriété, qui avait été confisquée par les autorités en 1959 après l'expulsion du Délégué apostolique.
C'est l'autorisation accordée à un supermarché de Hanoi d'utiliser la cour de l'ancienne Délégation apostolique comme parking pour les deux-roues de ses clients qui a mis le feu aux poudres. Dans une lettre datée du 15 décembre, l'archevêque de Hanoi rappelait que le terrain et les bâtiments de l'ancienne Délégation apostolique étaient propriété de l'archidiocèse, qui, aujourd'hui, en avait un besoin urgent. Dans le passé, ce terrain avait été réclamé à plusieurs reprises par les responsables de l'archidiocèse aussi bien que ceux de la Conférence épiscopale du Vietnam. Après avoir été utilisé à diverses fins commerciales, le terrain était devenu, depuis le 13 décembre, un parking bruyant et encombré. Larchevêque invitait alors les fidèles à prier pour que cette propriété soit restituée au diocèse et que des activités religieuses puissent y être organisées.
L'invitation à la prière de l'archevêque de Hanoi a été prise à la lettre par les catholiques de Hanoi. Dans la soirée du 18 décembre, aux alentours de 22 heures, alors qu'un récital de chants de Noël était en train de s'achever, un prêtre proposa aux auditeurs de se rendre à l'ancienne Délégation apostolique pour prier, selon les voeux de l'archevêque. C'est ainsi que plus de deux mille catholiques1, allègres et décontractés, chacun portant une bougie allumée, précédés d'une croix, pénétraient dans la cour de l'ancienne Délégation apostolique, en chantant la prière pour la paix, attribuée à saint François d'Assise. La veillée de prière s'est prolongée une demi-heure et la foule s'est ensuite dispersée, après avoir laissé quelques lampions aux quatre coins du vieux bâtiment.
Le lendemain matin, 19 décembre, dans la cour de la délégation, le parking était désert. Ici et là, autour de l'archevêché, on voyait quelques policiers supplémentaires. Dans les paroisses de la ville, les bulletins paroissiaux publiaient déjà des récits de la veillée de prière.
Des événements du même type se sont répétés le 20 décembre. On célébrait ce jour-là, dans la cathédrale, l'ordination de dix-neuf diacres. Quelque temps avant le début de la cérémonie, un groupe de fidèles a solennel- lement transporté une statue de la Pietà jusque devant les bâtiments de la Délégation apostolique 21. Peu après. à la fin de la cérémonie d'ordination, toute l'assistance, jeunes prêtres v compris, soit environ 5 000 personnes, sans qu'aucun ordre ou invitation n'ait été donné, s'est déplacée et est allée se recueillir, prier et chanter devant la statue de la Vierge, qui désormais veille sur l'ancienne Délégation apostolique. Selon certaines informations non recoupées, les autorités civiles auraient rejeté la demande de l'archevêque et fait savoir aux catholiques qu'ils ne pouvaient pas prier sur la propriété de l'ancienne Déléga- tion apostolique.
C'est en 1950, que le Délégué apostolique nommé par Pie XII, Mgr John Dooley, avait choisi de résider i Hanoi dans la propriété de l'archevêché. En 1959, gravement malade, il avait été obligé de quitter le Vietnam. Son remplaçant, Mgr Terenz O'Driscoll, fut expulsé le 17 août 1959. Les autorités civiles avaient alors récupéré terrain et bâtiments.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lời kêu gọi của Dân Chúa Âu Châu
Dân Chúa Âu Châu
10:38 09/01/2008
XUÂN MẬU TÝ: Xuân cầu nguyện và tranh đấu cho công lý
Hiệp với Liên Hiệp Truyền Thông, nguyệt san Dân Chúa Âu Châu bắt đầu phát động chiến dịch hiệp nhất với toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, với các cộng đồng CGVN hải ngoại và đặc biệt với giáo dân tổng giáo phận Hà nội để cầu nguyện cho tự do và dân chủ trong công lý tại Việt Nam:
Mục đích của chiến dịch cầu nguyện cho tự do và dân chủ trong công lý tại Quê Hương Việt Nam cũng như hải ngoại:
1) Để hiệp nhất với giáo dân TGP Hà Nội trong quyết tâm đòi lại Tòa Khâm Sứ cho giáo phận, hiệp nhất với giáo dân giáo xứ Thái Hà, dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội, cùng với tổng giáo phận Huế và Sài Gòn, cùng với các dòng tu, với các tôn giáo khác và toàn thể các nạn nhân bị chiếm đoạt tài sản… chúng ta cùng tích cực tham gia chiến dịch cầu nguyện cho công lý, tự do và nhất là tự do tôn giáo, dân chủ được thể hiện tại Việt Nam.
2) Chúng ta cũng cầu nguyện cho nhà cầm quyền CSVN biết thượng tôn luật pháp, biết tôn trọng nhân quyền, biết can đảm tranh đấu cho chủ quyền đất nước trên Hoàng Sa và Trường Sa và biết thực thi công lý.
3) Cụ thể xin đề nghị thời gian trong tháng 1 và tháng 2.2008 (năm mới dương lịch 2008 và âm lịch Xuân Mậu Tý):
Mỗi gia đình vào giờ kinh tối: đốt một cây nến trên bàn thờ và gia đình cùng quy tụ cầu nguyện.
Mỗi cộng đoàn dùng 15 phút trước thánh lễ: đốt một cây nến trên bàn thờ và cộng đoàn cùng quy tụ cầu nguyện.
Sau đây là mẫu cầu nguyện theo mẫu giáo dân Hà Nội đang cầu nguyện (đã sửa đổi cho hợp với cộng đồng hải ngoại):
- Bắt đầu bằng ghi dấu Thánh Giá
- Hát Kinh Hòa Bình (Kim Long) (PC3: trang 920)
- Lần hạt một chục
- Kinh Lậy Nữ Vương (PC3: trang 346)
- Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ (PC3: trang 374)
- Hát: Lời Cầu Nguyện cho Quê Hương (PC3 trang 823)
- Kinh trông cậy.
Nguyện xin cho Quê Hương mau thoát ách cộng sản vô thần và cho tự do dân chủ trong công lý được mau hiển trị trên Quê Cha Đất Tổ, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Hiệp với Liên Hiệp Truyền Thông, nguyệt san Dân Chúa Âu Châu bắt đầu phát động chiến dịch hiệp nhất với toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, với các cộng đồng CGVN hải ngoại và đặc biệt với giáo dân tổng giáo phận Hà nội để cầu nguyện cho tự do và dân chủ trong công lý tại Việt Nam:
Mục đích của chiến dịch cầu nguyện cho tự do và dân chủ trong công lý tại Quê Hương Việt Nam cũng như hải ngoại:
1) Để hiệp nhất với giáo dân TGP Hà Nội trong quyết tâm đòi lại Tòa Khâm Sứ cho giáo phận, hiệp nhất với giáo dân giáo xứ Thái Hà, dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội, cùng với tổng giáo phận Huế và Sài Gòn, cùng với các dòng tu, với các tôn giáo khác và toàn thể các nạn nhân bị chiếm đoạt tài sản… chúng ta cùng tích cực tham gia chiến dịch cầu nguyện cho công lý, tự do và nhất là tự do tôn giáo, dân chủ được thể hiện tại Việt Nam.
2) Chúng ta cũng cầu nguyện cho nhà cầm quyền CSVN biết thượng tôn luật pháp, biết tôn trọng nhân quyền, biết can đảm tranh đấu cho chủ quyền đất nước trên Hoàng Sa và Trường Sa và biết thực thi công lý.
3) Cụ thể xin đề nghị thời gian trong tháng 1 và tháng 2.2008 (năm mới dương lịch 2008 và âm lịch Xuân Mậu Tý):
Mỗi gia đình vào giờ kinh tối: đốt một cây nến trên bàn thờ và gia đình cùng quy tụ cầu nguyện.
Mỗi cộng đoàn dùng 15 phút trước thánh lễ: đốt một cây nến trên bàn thờ và cộng đoàn cùng quy tụ cầu nguyện.
Sau đây là mẫu cầu nguyện theo mẫu giáo dân Hà Nội đang cầu nguyện (đã sửa đổi cho hợp với cộng đồng hải ngoại):
- Bắt đầu bằng ghi dấu Thánh Giá
- Hát Kinh Hòa Bình (Kim Long) (PC3: trang 920)
- Lần hạt một chục
- Kinh Lậy Nữ Vương (PC3: trang 346)
- Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ (PC3: trang 374)
- Hát: Lời Cầu Nguyện cho Quê Hương (PC3 trang 823)
- Kinh trông cậy.
Nguyện xin cho Quê Hương mau thoát ách cộng sản vô thần và cho tự do dân chủ trong công lý được mau hiển trị trên Quê Cha Đất Tổ, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang và các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Ý kiến độc giả: Chân lý sẽ tất thắng
Một giáo dân Hà Nội
11:26 09/01/2008
Chân lý sẽ tất thắng
Thêm một vụ “xin” lại tài sản bị “cướp” ở giáo xứ Thái Hà thuộc giáo phận Hà Nội. Tin tức của phái viên VietCatholic cho biết rằng phần đất đai thuộc quyền sở hữu của dòng Chúa Cứu Thế và giáo xứ Thái Hà đã bị nhà cầm quyền địa phương phân lô bán và khi những người mua lại các lô đất này khởi sự công trình xây cất thì bị giáo dân xứ Thái Hà phản đối nên nạn nhân của vụ mua bán này đã khiếu nại với phường Quang Trung là cơ quan đã bán đất.
Nhà cầm quyền địa phương khẳng định rằng phần đất đai đó đã được linh mục Vũ Ngọc Bích chuyển nhượng cho Nhà Nước. Sự chuyển nhượng này nếu có, ngay cả trường hợp có văn bản, cũng có những chi tiết phải được xem xét đến;
1- Linh mục Vũ Ngọc Bích hòan tòan không có thẩm quyền để ký kết một văn bản chuyển nhượng đất đai là một cộng đồng tài sản của giáo xứ Thái Hà và dòng Chúa Cứu Thế.
2- Nếu thực sự có một văn bản chuyển nhượng do linh mục Vũ Ngọc Bích ký thì chữ ký đó phải được coi như là vô giá trị. Bởi vì linh mục Vũ Ngọc Bích đã phải đặt bút ký dưới một áp lực rất nặng nề của nhà cầm quyền, có thể ngay cạnh họng súng AK.
Lịch sử của chiến tranh Việt Nam đã ghi lại rất nhiều trường hợp các cá nhân cũng như tổ chức đã bị cưỡng bách phải “trao tặng”, “chuyển nhượng”, “cho mượn”, “hiến” tài sản cũng như phương tiện cho đảng cộng sản Việt Nam. Một người dân sẽ không thể nào có chọn lựa khi bộ đội cộng sản mang súng ống vào nhà yêu cầu ủng hộ những lon gạo cuối cùng của cả gia đình. Một vị linh mục vì quá sợ hãi và vì phúc lợi của tín hữu đã phải cắn răng ký vào một tờ giấy cầm cố cơ sở đất đai cho nhà cầm quyền. Từ phong trào cải cách điền địa ở miền Bắc tới vụ tiêu diệt tư sản mại bản ở miền Nam, đảng cộng sản Việt Nam đã lấy súng đạn công khai ức chế trắng trợn cướp bóc tài sản của nhân dân. Hàng chục ngàn người dân miền Bắc đã bị đấu tố đến chết, biết bao nhiêu người dân miền Nam đã chết bỏ xác nơi rừng thiêng nước độc. Những ngôi nhà bế thế, các thửa ruộng mầu mỡ của nạn nhân đương nhiên được sang tên cho các cán bộ đảng viên.
Một quốc gia văn minh tiến bộ là một quốc gia có những họat động tôn giáo sinh động. Nhà nước không những triệt để tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, tạo điều kiện cho công việc hành giáo được tốt đẹp mà còn nên khuyến khích công tác xây dựng và phát triển tôn giáo. Nhà nước và các tôn giáo cùng hợp tác trong xây dựng và phát triển các cơ chế giáo dục và xa hội. Vai trò và sự đóng góp của các tôn giáo rất to lớn và quan trọng.
Đất đai của dòng Chúa Cứu Thế và giáo dân xứ Thái Hà đã bị “cướp” gần hết. Sự thật quá phũ phàng là các đảng viên cán bộ sau khi đã chia chác đủ phần rồi còn chia lô bán cho dân. Qúy vị độc giả ở Hoa Kỳ chứng kiến cô chiêu cậu ấm của các cán bộ đảng viên sang Mỹ “du học” ở các sòng bài không đốt nhưng xấp Mỹ kim từ tiền bán đất ở Thái Hà thì cũng ở một nơi chốn nào đó. Mồ hôi nước mắt của người dân được các qúy tử là những nhà lãnh đạo tương lai triều cống cho “đế quốc Mỹ”.
Chân lý bao giờ cũng tất thắng. Giáo dân địa phận Hà Nội anh dũng đứng lên đòi hỏi công lý. Sự đòi hỏi chánh đáng đó là yếu tính của một xã hội văn minh tiến bộ và đạo đức. Giáo dân Hà Nội không phải là một “thế lực phản động” nhưng bằng ý chí biểu dương công lý và hòa bình thì họ chính là những công dân đã mang vinh quang về cho tổ quốc.
Thêm một vụ “xin” lại tài sản bị “cướp” ở giáo xứ Thái Hà thuộc giáo phận Hà Nội. Tin tức của phái viên VietCatholic cho biết rằng phần đất đai thuộc quyền sở hữu của dòng Chúa Cứu Thế và giáo xứ Thái Hà đã bị nhà cầm quyền địa phương phân lô bán và khi những người mua lại các lô đất này khởi sự công trình xây cất thì bị giáo dân xứ Thái Hà phản đối nên nạn nhân của vụ mua bán này đã khiếu nại với phường Quang Trung là cơ quan đã bán đất.
Nhà cầm quyền địa phương khẳng định rằng phần đất đai đó đã được linh mục Vũ Ngọc Bích chuyển nhượng cho Nhà Nước. Sự chuyển nhượng này nếu có, ngay cả trường hợp có văn bản, cũng có những chi tiết phải được xem xét đến;
1- Linh mục Vũ Ngọc Bích hòan tòan không có thẩm quyền để ký kết một văn bản chuyển nhượng đất đai là một cộng đồng tài sản của giáo xứ Thái Hà và dòng Chúa Cứu Thế.
2- Nếu thực sự có một văn bản chuyển nhượng do linh mục Vũ Ngọc Bích ký thì chữ ký đó phải được coi như là vô giá trị. Bởi vì linh mục Vũ Ngọc Bích đã phải đặt bút ký dưới một áp lực rất nặng nề của nhà cầm quyền, có thể ngay cạnh họng súng AK.
Lịch sử của chiến tranh Việt Nam đã ghi lại rất nhiều trường hợp các cá nhân cũng như tổ chức đã bị cưỡng bách phải “trao tặng”, “chuyển nhượng”, “cho mượn”, “hiến” tài sản cũng như phương tiện cho đảng cộng sản Việt Nam. Một người dân sẽ không thể nào có chọn lựa khi bộ đội cộng sản mang súng ống vào nhà yêu cầu ủng hộ những lon gạo cuối cùng của cả gia đình. Một vị linh mục vì quá sợ hãi và vì phúc lợi của tín hữu đã phải cắn răng ký vào một tờ giấy cầm cố cơ sở đất đai cho nhà cầm quyền. Từ phong trào cải cách điền địa ở miền Bắc tới vụ tiêu diệt tư sản mại bản ở miền Nam, đảng cộng sản Việt Nam đã lấy súng đạn công khai ức chế trắng trợn cướp bóc tài sản của nhân dân. Hàng chục ngàn người dân miền Bắc đã bị đấu tố đến chết, biết bao nhiêu người dân miền Nam đã chết bỏ xác nơi rừng thiêng nước độc. Những ngôi nhà bế thế, các thửa ruộng mầu mỡ của nạn nhân đương nhiên được sang tên cho các cán bộ đảng viên.
Một quốc gia văn minh tiến bộ là một quốc gia có những họat động tôn giáo sinh động. Nhà nước không những triệt để tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, tạo điều kiện cho công việc hành giáo được tốt đẹp mà còn nên khuyến khích công tác xây dựng và phát triển tôn giáo. Nhà nước và các tôn giáo cùng hợp tác trong xây dựng và phát triển các cơ chế giáo dục và xa hội. Vai trò và sự đóng góp của các tôn giáo rất to lớn và quan trọng.
Đất đai của dòng Chúa Cứu Thế và giáo dân xứ Thái Hà đã bị “cướp” gần hết. Sự thật quá phũ phàng là các đảng viên cán bộ sau khi đã chia chác đủ phần rồi còn chia lô bán cho dân. Qúy vị độc giả ở Hoa Kỳ chứng kiến cô chiêu cậu ấm của các cán bộ đảng viên sang Mỹ “du học” ở các sòng bài không đốt nhưng xấp Mỹ kim từ tiền bán đất ở Thái Hà thì cũng ở một nơi chốn nào đó. Mồ hôi nước mắt của người dân được các qúy tử là những nhà lãnh đạo tương lai triều cống cho “đế quốc Mỹ”.
Chân lý bao giờ cũng tất thắng. Giáo dân địa phận Hà Nội anh dũng đứng lên đòi hỏi công lý. Sự đòi hỏi chánh đáng đó là yếu tính của một xã hội văn minh tiến bộ và đạo đức. Giáo dân Hà Nội không phải là một “thế lực phản động” nhưng bằng ý chí biểu dương công lý và hòa bình thì họ chính là những công dân đã mang vinh quang về cho tổ quốc.
Hà Nội ơi, Lưả ta đã thắp vẫn chuyển đi!
Bs Vũ Linh Huy
11:47 09/01/2008
Hà Nội ơi,
Lưả ta đã thắp vẫn chuyển đi!
Ngày nào tôi cũng muốn làm thơ,
Bởi những tin vui thật bất ngờ,
Bởi vì Hà Nội anh dũng quá,
Thắp lưả Tin Yêu, lưả ước mơ!
Tôi vẫn chờ mong lưả chuyển đi,
Gieo rắc Tin Yêu khắp ba Kỳ,
Giúp người mê ngủ trong quyền lực,
Được sáng cõi lòng, tỉnh lương tri.
Vui sao khi lưả tới Thái Hà,
Bừng lên lời nguyện với tiếng ca,
Cầu xin Mẹ Chuá cho tròn ước:
Đất đai đã mất trở về ta!
Ôi cảm động thay thấy Thái Bình,
Gửi về Hà nội trọn tấm tình,
Rồi tự Cao Nguyên, Ban Mê Thuột,
Một lời kết ước thật đinh ninh!
Hôm nay lưả đã tới Sài-gòn,
Kỳ Đồng, Dân Chuá vốn sắt son,
Hiệp với Thái Hà cùng thắp nến,
Khấn xin Mẹ giúp được vuông tròn.
Tôi từ hải ngoại rất xa xôi,
Chẳng biết giúp gì, dạ sục sôi,
Xin góp ít lời thơ mộc mạc,
Mong ấm lòng ai ngủ giưã trời.
Mong ấm lòng ai ngủ giưã trời,
Chẳng nề gió lạnh với sương rơi,
Quyết canh giữ đất cho Giáo Hội,
Sợ kẻ gian tham chẳng giữ lời.
Hà Nội mến thương, hãy kiên trì,
Lưả ta đã thắp vẫn chuyển đi,
Bạo quyền cũng thể Gô-li-át,
Ta, Đa-vít nhỏ, chẳng sợ chi.
Boston, ngày 9 tháng 1 năm 2008
Kính tặng Quý Đức Cha,
Quý Cha, Quý Dì, Quý Thày,
Cùng Toàn Thể Cộng Đồng Dân Thánh Chúa
tại Hà Nội, Thái Bình và Ban Mê Thuột,
Cách riêng Cộng Đồng Dân Thánh Chuá
Xứ Thái Hà, Hà Nội
và Họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Kỳ Đồng, Sài Gòn.
Lưả ta đã thắp vẫn chuyển đi!
Ngày nào tôi cũng muốn làm thơ,
Bởi những tin vui thật bất ngờ,
Bởi vì Hà Nội anh dũng quá,
Thắp lưả Tin Yêu, lưả ước mơ!
Tôi vẫn chờ mong lưả chuyển đi,
Gieo rắc Tin Yêu khắp ba Kỳ,
Giúp người mê ngủ trong quyền lực,
Được sáng cõi lòng, tỉnh lương tri.
Vui sao khi lưả tới Thái Hà,
Bừng lên lời nguyện với tiếng ca,
Cầu xin Mẹ Chuá cho tròn ước:
Đất đai đã mất trở về ta!
Ôi cảm động thay thấy Thái Bình,
Gửi về Hà nội trọn tấm tình,
Rồi tự Cao Nguyên, Ban Mê Thuột,
Một lời kết ước thật đinh ninh!
Hôm nay lưả đã tới Sài-gòn,
Kỳ Đồng, Dân Chuá vốn sắt son,
Hiệp với Thái Hà cùng thắp nến,
Khấn xin Mẹ giúp được vuông tròn.
Tôi từ hải ngoại rất xa xôi,
Chẳng biết giúp gì, dạ sục sôi,
Xin góp ít lời thơ mộc mạc,
Mong ấm lòng ai ngủ giưã trời.
Mong ấm lòng ai ngủ giưã trời,
Chẳng nề gió lạnh với sương rơi,
Quyết canh giữ đất cho Giáo Hội,
Sợ kẻ gian tham chẳng giữ lời.
Hà Nội mến thương, hãy kiên trì,
Lưả ta đã thắp vẫn chuyển đi,
Bạo quyền cũng thể Gô-li-át,
Ta, Đa-vít nhỏ, chẳng sợ chi.
Boston, ngày 9 tháng 1 năm 2008
Kính tặng Quý Đức Cha,
Quý Cha, Quý Dì, Quý Thày,
Cùng Toàn Thể Cộng Đồng Dân Thánh Chúa
tại Hà Nội, Thái Bình và Ban Mê Thuột,
Cách riêng Cộng Đồng Dân Thánh Chuá
Xứ Thái Hà, Hà Nội
và Họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Kỳ Đồng, Sài Gòn.
Tiếng kêu cứu từ giáo xứ Thái Hà vang vọng tận chân trời góc biển
Giáo dân Thái Hà
16:31 09/01/2008
THÁI HÀ -- Xét về tầm vóc, sự kiện Toà Khâm sứ đã gây lên một tiếng vang đối với các cộng đồng dân Chúa Việt nam trong nước cũng như hải ngoại. Hình ảnh làm cho mọi người cảm động đó là hơn bao giờ hết cộng đồng dân Chúa tại Hà nội quy tụ bên vị chủ chãn của mình là Đức Tổng Giám Mục để cùng nhau truyền đi một bức thông điệp về công lý và công bằng. Thông điệp này cũng đã phát huy hiệu quả và đã được các hãng thông tin có thế giá trên thế giới đón nhận một cách trân trọng.
Tiếp theo bức thông điệp từ Toà Khâm Sứ tại Hà Nội, những gì đang diễn ra tại giáo xứ Thái Hà cũng gây một tiếng vang không kém. Nó không chỉ là tiếng nói đơn độc của một cộng đồng giáo dân tại một giáo xứ như bao nhiêu giáo xứ khác tại Việt Nam. Trái lại, nó mang một tầm vóc thật cao thật sâu và thật rộng. Tiếng kêu cứu từ đây đang được lan rộng khắp Năm Châu và Bốn Bể.
Trước hết, giáo xứ Thái Hà đang được điều hành bởi tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, thuộc Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam. Tỉnh dòng này còn có nhiều các tu viện khác nằm trải rộng khắp ba miền từ Bắc qua Trung đến Nam. Từ những tu viện này là nhân tố để lan truyền tiếng kêu cứu từ Thái Hà, và qua đó cũng sẽ có những hành động thể hiện sự liên đới một cách chặt chẽ. Theo như lời của bác sĩ Vũ Linh Huy «lưả» sẽ được chuyển đi. Đến tối ngày 11 tháng 1 này, tại nhà thờ Kỳ Đồng sẽ diễn ra buổi thắp nến cầu nguyện để ủng hộ bà con giáo xứ Thái Hà.
Tiếp đến, Dòng Chúa Cứu Thể là một Dòng có bề dầy trong lịch sử Giáo Hội và có mặt trên khắp các châu lục cũng như tại các cường quốc. Từ đây sẽ tiếp nhận thông điệp của Thái Hà và phổ biến cho các cộng đồng Công Giáo bản xứ tại các địa phương khác nhau trên thế giới. Qua đó, họ sẽ có được cái nhìn trung thực thật khách quan về bộ mặt của chính quyền Việt Nam đối với việc tự do tôn giáo. Qua đó, tiếng kêu cứu phát đi từ Thái hà sẽ đánh động những tâm hồn của những người có thiện chí và họ sẽ có những hành động cụ thể để liên đới với bà con tại Thái Hà.
Sẽ không thể có được một kết quả khả quan nếu như nhà nước để cho chính quyền địa phương giải quyết vụ việc này. Bời vì chính họ đã làm ngơ để tiếp tay cho những kẻ vi phạm pháp luật, đi ngược lại những chủ trương và chính sách của nhà nước đối với tôn giáo, và cũng chính họ nhiều lần thất hứa với bà con giáo dân bằng cách nói một đàng làm một nẻo. Từ đó làm cho bà con giáo dân không còn tin tưởng vào chính quyền ấy nữa vì một lần thất tín, vạn lần chẳng tin.
Hơn bao giờ hết, cộng đồng giáo dân Thái Hà mong muốn Chính phủ có hướng giải quyết một cách sáng suốt hoàn toàn phù hợp với những gì pháp luật đề ra đối với việc bảo hộ tôn giáo và các nơi thờ tự. Điều mà người ta chờ đợi là những gì đuợc viết ra trong pháp luật thì phải được tôn trọng và phải được áp dụng trong hoàn cảnh thực tế ngay tại mảnh đất của giáo xứ Thái Hà đây, chứ không phải là cái gì thật trừu tượng và thật xa vời.
Tiếp theo bức thông điệp từ Toà Khâm Sứ tại Hà Nội, những gì đang diễn ra tại giáo xứ Thái Hà cũng gây một tiếng vang không kém. Nó không chỉ là tiếng nói đơn độc của một cộng đồng giáo dân tại một giáo xứ như bao nhiêu giáo xứ khác tại Việt Nam. Trái lại, nó mang một tầm vóc thật cao thật sâu và thật rộng. Tiếng kêu cứu từ đây đang được lan rộng khắp Năm Châu và Bốn Bể.
Trước hết, giáo xứ Thái Hà đang được điều hành bởi tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, thuộc Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam. Tỉnh dòng này còn có nhiều các tu viện khác nằm trải rộng khắp ba miền từ Bắc qua Trung đến Nam. Từ những tu viện này là nhân tố để lan truyền tiếng kêu cứu từ Thái Hà, và qua đó cũng sẽ có những hành động thể hiện sự liên đới một cách chặt chẽ. Theo như lời của bác sĩ Vũ Linh Huy «lưả» sẽ được chuyển đi. Đến tối ngày 11 tháng 1 này, tại nhà thờ Kỳ Đồng sẽ diễn ra buổi thắp nến cầu nguyện để ủng hộ bà con giáo xứ Thái Hà.
Tiếp đến, Dòng Chúa Cứu Thể là một Dòng có bề dầy trong lịch sử Giáo Hội và có mặt trên khắp các châu lục cũng như tại các cường quốc. Từ đây sẽ tiếp nhận thông điệp của Thái Hà và phổ biến cho các cộng đồng Công Giáo bản xứ tại các địa phương khác nhau trên thế giới. Qua đó, họ sẽ có được cái nhìn trung thực thật khách quan về bộ mặt của chính quyền Việt Nam đối với việc tự do tôn giáo. Qua đó, tiếng kêu cứu phát đi từ Thái hà sẽ đánh động những tâm hồn của những người có thiện chí và họ sẽ có những hành động cụ thể để liên đới với bà con tại Thái Hà.
Sẽ không thể có được một kết quả khả quan nếu như nhà nước để cho chính quyền địa phương giải quyết vụ việc này. Bời vì chính họ đã làm ngơ để tiếp tay cho những kẻ vi phạm pháp luật, đi ngược lại những chủ trương và chính sách của nhà nước đối với tôn giáo, và cũng chính họ nhiều lần thất hứa với bà con giáo dân bằng cách nói một đàng làm một nẻo. Từ đó làm cho bà con giáo dân không còn tin tưởng vào chính quyền ấy nữa vì một lần thất tín, vạn lần chẳng tin.
Hơn bao giờ hết, cộng đồng giáo dân Thái Hà mong muốn Chính phủ có hướng giải quyết một cách sáng suốt hoàn toàn phù hợp với những gì pháp luật đề ra đối với việc bảo hộ tôn giáo và các nơi thờ tự. Điều mà người ta chờ đợi là những gì đuợc viết ra trong pháp luật thì phải được tôn trọng và phải được áp dụng trong hoàn cảnh thực tế ngay tại mảnh đất của giáo xứ Thái Hà đây, chứ không phải là cái gì thật trừu tượng và thật xa vời.
Tin đặc biệt: Sàigòn thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà, Hà Nội
Nguyễn Việt Nam
01:11 09/01/2008
Sàigòn, Cha Tôma Phạm Huy Lãm, Bề trên chính xứ, Tu viện trưởng Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn vừa ra thông báo cho biết vào lúc 7 giờ tối ngày thứ Sáu 11/01/2008, một thánh lễ và một cuộc thắp nến cầu nguyện đặc biệt thể hiện sự hiệp thông của tất cả con cái của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn với Dòng Chúa Cứu Thế tại Thái Hà, Hà Nội sẽ được tổ chức tại nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 đường Kỳ Đồng, Sàigòn.
Anh chị em ở Việt Nam nhận được tin này, xin thông báo cho nhau biết để tụ tập đông đảo trong buổi cầu nguyện nói trên. Hoàn cảnh thông tin hiện nay có nhiều khó khăn. Xin anh chị em ở Hải Ngoại qua các phương tiện thông tin sẵn có báo cho thân nhân tại Sàigòn biết.
Các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới được mời gọi để dâng các thánh lễ hiệp thông với Giáo Hội quê nhà trong những giờ phút khó khăn này. Chúng ta cùng dâng lời khẩn nguyện cho công lý và sự thật được hiển trị, cho anh chị em chúng ta ở quê nhà được hưởng tự do tôn giáo đích thật.
Các bài hát sẽ được hát lên trong buổi thắp nến này gồm: Bạn hãy ký thác đường đời cho Chúa (Thành Tâm), Thắp sáng niềm tin (Quang Uy), Kinh Hoà Bình (Kim Long)..
Tin từ Sàigòn cũng cho biết trong ngày thứ Năm 10/01/2008 trong giờ chầu Thánh Thể thường xuyên của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn sẽ có những lời cầu đặc biệt cho giáo xứ Thái Hà, Hà Nội.
Vào chiều Chúa Nhật 13/01/2008, các cháu thiếu nhi của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn cũng sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện đặc biệt để hiệp thông với thiếu nhi Thái Hà – Hà Nội.
Từ hôm thứ Tư, bảng thông tin của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn đã trở thành “Bảng tin Thái Hà” để tất cả ai lui tới nhà dòng có thể biết thông tin và hiệp thông cầu nguyện.
Anh chị em ở Việt Nam nhận được tin này, xin thông báo cho nhau biết để tụ tập đông đảo trong buổi cầu nguyện nói trên. Hoàn cảnh thông tin hiện nay có nhiều khó khăn. Xin anh chị em ở Hải Ngoại qua các phương tiện thông tin sẵn có báo cho thân nhân tại Sàigòn biết.
Các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới được mời gọi để dâng các thánh lễ hiệp thông với Giáo Hội quê nhà trong những giờ phút khó khăn này. Chúng ta cùng dâng lời khẩn nguyện cho công lý và sự thật được hiển trị, cho anh chị em chúng ta ở quê nhà được hưởng tự do tôn giáo đích thật.
Các bài hát sẽ được hát lên trong buổi thắp nến này gồm: Bạn hãy ký thác đường đời cho Chúa (Thành Tâm), Thắp sáng niềm tin (Quang Uy), Kinh Hoà Bình (Kim Long)..
Tin từ Sàigòn cũng cho biết trong ngày thứ Năm 10/01/2008 trong giờ chầu Thánh Thể thường xuyên của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn sẽ có những lời cầu đặc biệt cho giáo xứ Thái Hà, Hà Nội.
Vào chiều Chúa Nhật 13/01/2008, các cháu thiếu nhi của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn cũng sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện đặc biệt để hiệp thông với thiếu nhi Thái Hà – Hà Nội.
Từ hôm thứ Tư, bảng thông tin của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sàigòn đã trở thành “Bảng tin Thái Hà” để tất cả ai lui tới nhà dòng có thể biết thông tin và hiệp thông cầu nguyện.
Những lời ủng hộ Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội từ khắp thế giới
Dòng Chúa Cứu Thế
08:05 09/01/2008
Kính thưa Cha Giám Tỉnh
Chúng con ở cạnh cha trong lúc khó khăn này.
Chúng con chia sẻ tình trạng mà anh em đang gặp phải
và cầu nguyện cho công lý và hoà bình được thực hiện.
Fr. Serafino Fiore cssr
Phó Tổng Quyền
Con vừa nhận được email
thông báo việc tranh chấp với chính quyền
và xin giúp lời cầu nguyện.
Chắc chắn là chúng con sẽ cầu nguyện
và hiệp nhất với anh em.
Nguyện xin Chúa của Sự Sống và Sự Công Chính
làm cho anh em nên kiên vững
và làm sáng tỏ mọi vấn đề
để công lý và ý Thiên Chúa được thực hiện.
Fr Félix E. Catalá
Giám đốc Trung Tâm Linh Đạo Trung Ương
Kính thưa Cha Bề Trên
và Quý Cha, Quý Thầy Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Phụ Tỉnh Hải Ngoại xin cùng hiệp thông trong tinh thần
và lời cầu nguyện với Tỉnh Dòng Việt Nam
trong việc đòi lại những phần đất
mà Nhà Dòng đã bị chiếm đoạt.
Chúng con sẽ nhớ đến Tỉnh Dòng trong lời kinh nguyện
và Thánh Lễ hàng ngày
hầu công lý luôn được tôn trọng
và Tỉnh Dòng có được điều kiện thuận lợi
thực thi sứ mạng cứu thế của mình.
Nguyện Chúa luôn chúc lành cho Cha Bề trên
và toàn quý Cha quý Thầy.
Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại
Antôn Nguyễn Quốc Dũng CSsR
Kính thưa cha Bề trên cộng đoàn Hà Nội,
Tất cả anh em linh mục, tu sĩ cộng đoàn DCCT Sài Gòn xin được hiệp thông với cha Bề trên, quý cha quý thầy và toàn thể giáo dân DCCT Hà Nội, giáo xứ Thái Hà cầu nguyện cho sự công bằng và sự thật.
Ngay ngày hôm nay, bảng thông tin của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn sẽ trở thành “Bảng tin Thái Hà” để tất cả ai lui tới nơi đây có thể biết thông tin và hiệp thông cầu nguyện.
Chiều ngày mai, thứ năm 10.01.2008 chúng con sẽ nhớ đến cha Bề trên và cộng đoàn Thái Hà – Hà Nội một cách đặc biệt trong giờ chầu Thánh Thể thường xuyên của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn.
Chiều thứ sáu 11.01.2008, tất cả con cái của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn (những ai thường xuyên lui tới Đền thánh này) sẽ cùng với chúng con thắp sáng nến cầu nguyện cho cha Bề trên và cộng đoàn Thái Hà – Hà Nội.
Chiều Chúa Nhật 13.01.2008, các cháu thiếu nhi của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn cũng sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện đặc biệt để hiệp thông với thiếu nhi Thái Hà – Hà Nội.
Xin cha bề trên và toàn thể cộng đoàn vững tin vào tình thương của Thiên Chúa, ơn phù trợ của Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp.
Trong tình huynh đệ, chúng con luôn ở bên cạnh cha Bề trên và cộng đoàn.
Trong niềm phó thác vào Đức Kitô Cứu Thế
Lm Tôma Phạm Huy Lãm
Bề trên chính xứ
Tu viện trưởng Tu viện DCCT Sài Gòn
Cha bề trên và toàn thể anh em DCCT Tây Nguyên
hiệp thông cầu nguyện với nhà Hà Nội,
với dân Chúa ở Hà Nội và Sài gòn
cho việc của Nhà Dòng tại Hà Nội.
Cộng đoàn Tây Nguyên
Chúng con ở cạnh cha trong lúc khó khăn này.
Chúng con chia sẻ tình trạng mà anh em đang gặp phải
và cầu nguyện cho công lý và hoà bình được thực hiện.
Fr. Serafino Fiore cssr
Phó Tổng Quyền
Con vừa nhận được email
thông báo việc tranh chấp với chính quyền
và xin giúp lời cầu nguyện.
Chắc chắn là chúng con sẽ cầu nguyện
và hiệp nhất với anh em.
Nguyện xin Chúa của Sự Sống và Sự Công Chính
làm cho anh em nên kiên vững
và làm sáng tỏ mọi vấn đề
để công lý và ý Thiên Chúa được thực hiện.
Fr Félix E. Catalá
Giám đốc Trung Tâm Linh Đạo Trung Ương
Kính thưa Cha Bề Trên
và Quý Cha, Quý Thầy Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Phụ Tỉnh Hải Ngoại xin cùng hiệp thông trong tinh thần
và lời cầu nguyện với Tỉnh Dòng Việt Nam
trong việc đòi lại những phần đất
mà Nhà Dòng đã bị chiếm đoạt.
Chúng con sẽ nhớ đến Tỉnh Dòng trong lời kinh nguyện
và Thánh Lễ hàng ngày
hầu công lý luôn được tôn trọng
và Tỉnh Dòng có được điều kiện thuận lợi
thực thi sứ mạng cứu thế của mình.
Nguyện Chúa luôn chúc lành cho Cha Bề trên
và toàn quý Cha quý Thầy.
Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại
Antôn Nguyễn Quốc Dũng CSsR
Kính thưa cha Bề trên cộng đoàn Hà Nội,
Tất cả anh em linh mục, tu sĩ cộng đoàn DCCT Sài Gòn xin được hiệp thông với cha Bề trên, quý cha quý thầy và toàn thể giáo dân DCCT Hà Nội, giáo xứ Thái Hà cầu nguyện cho sự công bằng và sự thật.
Ngay ngày hôm nay, bảng thông tin của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn sẽ trở thành “Bảng tin Thái Hà” để tất cả ai lui tới nơi đây có thể biết thông tin và hiệp thông cầu nguyện.
Chiều ngày mai, thứ năm 10.01.2008 chúng con sẽ nhớ đến cha Bề trên và cộng đoàn Thái Hà – Hà Nội một cách đặc biệt trong giờ chầu Thánh Thể thường xuyên của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn.
Chiều thứ sáu 11.01.2008, tất cả con cái của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn (những ai thường xuyên lui tới Đền thánh này) sẽ cùng với chúng con thắp sáng nến cầu nguyện cho cha Bề trên và cộng đoàn Thái Hà – Hà Nội.
Chiều Chúa Nhật 13.01.2008, các cháu thiếu nhi của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn cũng sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện đặc biệt để hiệp thông với thiếu nhi Thái Hà – Hà Nội.
Xin cha bề trên và toàn thể cộng đoàn vững tin vào tình thương của Thiên Chúa, ơn phù trợ của Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp.
Trong tình huynh đệ, chúng con luôn ở bên cạnh cha Bề trên và cộng đoàn.
Trong niềm phó thác vào Đức Kitô Cứu Thế
Lm Tôma Phạm Huy Lãm
Bề trên chính xứ
Tu viện trưởng Tu viện DCCT Sài Gòn
Cha bề trên và toàn thể anh em DCCT Tây Nguyên
hiệp thông cầu nguyện với nhà Hà Nội,
với dân Chúa ở Hà Nội và Sài gòn
cho việc của Nhà Dòng tại Hà Nội.
Cộng đoàn Tây Nguyên
Lưả đã bừng lên tại Kỳ Đồng, Saigòn!
Bs Vũ Linh Huy
19:26 09/01/2008
Lưả đã bừng lên tại Kỳ Đồng, Saigòn!
Muôn vàn thương mến gửi Kỳ Đồng,
Lưả đã sáng ngời tưạ vừng đông!
Từ gốc An Phong đâm rễ chắc,
Bởi nhánh Thái Hà trổ ngàn bông.
Giê-su Cứu Thế: nguồn sinh lực,
Mẹ Hằng Cứu Giúp: chốn cậy trông.
Mến Chuá, thương dân, yêu Giáo Hội,
Cùng với Thái Hà vững hiệp thông!
Boston, ngày 9 tháng 1 năm 2008
Kính tặng Cha Bề Trên, Quý Cha, Quý Thày
Dòng Chuá Cưú Thế Saigon
Cùng Toàn Thể Cộng Đồng Dân Thánh Chuá
Họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Kỳ Đồng, Saigon.
Muôn vàn thương mến gửi Kỳ Đồng,
Lưả đã sáng ngời tưạ vừng đông!
Từ gốc An Phong đâm rễ chắc,
Bởi nhánh Thái Hà trổ ngàn bông.
Giê-su Cứu Thế: nguồn sinh lực,
Mẹ Hằng Cứu Giúp: chốn cậy trông.
Mến Chuá, thương dân, yêu Giáo Hội,
Cùng với Thái Hà vững hiệp thông!
Boston, ngày 9 tháng 1 năm 2008
Kính tặng Cha Bề Trên, Quý Cha, Quý Thày
Dòng Chuá Cưú Thế Saigon
Cùng Toàn Thể Cộng Đồng Dân Thánh Chuá
Họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Kỳ Đồng, Saigon.
Anh công an hỏi: “Mình cầu nguyện ở đây tới khi nào thế chị?”
Nhóm PV VietCatholic
22:02 09/01/2008
Anh công an hỏi: “Mình cầu nguyện ở đây tới khi nào thế chị?”
NHẬT KÝ NGÀY 09.01.2008 do Nhóm Phóng viên VietCatholic thực hiện
Tại hiện trường khu đất tranh chấp ở Xứ Thái Hà:
Đêm đến đói rét, một anh công an được nhóm phụ nữ canh thức ở vệ đường chia sẻ bánh trái và nước uống. Nghĩ cũng hài hước và dễ thương. Bên bị canh lại giúp bên đi canh hoàn thành nhiệm vụ. Nếu không phải là người công giáo, làm sao dễ có những cử chỉ đẹp như vậy? Nếu nặng lập trường giai cấp làm sao có thể có cách ứng xử tự nhiên như vậy?
Một anh công an và một chị giáo dân trao đổi với nhau: “Mình cầu nguyện ở đây tới khi nào thế chị?”
Chị thiếu nữ trả lời: “Đến khi nào lấy được nhà đất thì thôi”.
–“Thế thì chết em rồi! Em còn đang phải đi học cao học. Do tình hình căng thẳng và cấp trên điều động cho nên em đã phải tạm hoãn để có mặt ở đây...” Anh công an thố lộ.
Buổi sáng và buổi trưa hình như là giờ nghỉ cho cả hai bên và cho cả chúng tôi. Chỉ có mấy thanh niên và mấy bà đang ngồi nói chuyện dưới gốc cây và trong một cán lán nhỏ che bạt ngay cửa hậu khu đất tranh chấp. Cảnh sát chỉ còn một xe. Trong xe chúng tôi thấy chỉ còn một anh.
Hôm nay các công an “cơ sở” cả nam lẫn nữ xuất hiện rất nhiều và đeo bám rất dai. Họ tiếp cận giáo dân và giáo sĩ trong khu vực nhà thờ cũng như tại hiện trường. Mà người tinh mắt chỉ nhìn là biết ngay vì cái nhìn lơ láo, bước đi thiếu tự tin và cách tiếp cận thiếu tự nhiên của họ. Ai đó chỉ hỏi họ một hai câu là họ ấp úng, lúng túng, có khi còn muốn chuồn ngay khỏi nơi đây. Hình như đó là thái độ của anh em đó. Không đồng thanh làm sao tương ứng, không đồng khí làm sao tương cầu!
Những người tham gia giữ nhà và đòi đất hôm nay phát biểu nhiều câu tỏ vẻ giận dữ cách ứng xử của chính quyền. Chúng tôi tò mò thử hỏi một vài bà trong nhóm canh giữ đất: “Vì sao hôm nọ trong đêm tối khi đại diện thành phố đến nhà thờ, thì các ông bà đã vỗ tay mà hôm nay lại phát biểu như thế? Các linh mục cũng đã yêu cầu các bà không nói những lời gay gắt kia mà?”
Tưởng chúng tôi là cán bộ các bà nói: “Chúng tôi chả tin các ông nữa! Miệng quan trôn trẻ! Chúng tôi bị công an và chính quyền các ông lừa mấy phen rồi! Chúng tôi chỉ tin Kinh Tin Kính thôi! Tối hôm đấy các ông đọc cho chúng tôi nghe các ông sẽ buộc bên Cty Chiến Thắng không được làm gì nữa. Nay các ông lại ra quyết định cho phép xây tường bao! Còn chuyện trả đất cho chúng tôi thì các ông lại bảo chờ xin ý kiến Chính phủ trong khi đó các ông lại đòi thanh tra chúng tôi!”
Nhân lúc thuận tiện, chúng tôi chụp vài tấm ảnh. Tức thì mấy nhân viên an ninh cũng chụp chúng tôi.
Có giây phút hi hữu xẩy ra như sau và chúng tôi quan sát được: Một nhân viên an ninh chụp ảnh một bà già tuổi cỡ 80 đang ngồi chung với mấy bà khác. Bà cụ già liền móc tay vào hào bao trong quần, tưởng gì chứ bà rút ngay ra một cái điện thoại nhỏ, bà nói ngay: “Anh cứ chụp, anh tưởng anh chụp tôi mà tôi không biết chụp anh à!” Nói rồi bà lấy điện thoại ra giơ lên và chụp lại ngay anh nhân viên an ninh đó.
Nhóm các bà đó khoái chí cười hanh hách. Bà khác nói, "Sao bà lại có cái điện thoại tinh vi như vậy?". Tôi nghe được câu trả lời của bà cụ như sau: "Thì thằng cháu tôi tối ngày hôm qua nó dặn dò tôi kĩ lắm là nếu hôm nay có ra ngoài bên khu đất đó nếu có ai động tĩnh gì thì chụp mấy tấm hình để giữ lấy làm bằng chứng... Thế là sáng hôm nay nó bắt tôi bấm lên bấm xuống mãi cái máy nhỏ này. May mà sau cùng tôi cũng nhấn đúng nút, mãi rồi cũng phải quen, nó mới tha cho đó, bà ơi".
Tôi cũng không ngờ rằng mấy ông bà ở đây vậy mà cũng có khả năng xem báo điện tử. Vì có bà nói với chúng tôi: “Hôm trước, chả biết có bố phóng viên hay nhà báo gì đưa tin mà lại đề cao công an thế? Hình Ông Trưởng Công an quận Đống Đa thì bố lại ghi là linh mục! Hình ông nhân viên an ninh đang tươi cười chia sẻ với giáo dân thì các bố lại đề là ông Quận Trưởng Công an! Chắc các bố công an thích lắm!”. Chúng tôi chỉ cười cho sự nhầm lẫn dễ thương này.
Buổi chiều tối, chúng tôi thấy có 8 linh mục đồng tế. Thế là rõ! Thế là vấn đề nhà đất của giáo xứ đang nghiêm trọng hơn đấy! Vì ai chả biết đối với những người có đức tin, hễ vấn đề khó khăn hơn, gai góc hơn là họ quyết tâm hơn, tối sớm họ cầu nguyện nhiều hơn và tha thiết hơn!
Ngay mở đầu thánh lễ, linh mục Giuse Trịnh Ngọc Hiên, là Bề trên và là Chính xứ Thái Hà, nói giọng cương quyết: “Lời Chúa hôm nay nói chúng ta đừng sợ! Chúng ta đừng sợ sống thánh thiện! Chúng ta đừng sợ sống theo công lý. Chúng ta đừng sợ vì có Chúa ở cùng chúng ta. Chúng ta đừng sợ vì bao nhiêu con người trong ngoài nước đang hướng về chúng ta, đang hiệp thông cầu nguyện với chúng ta!”.
Lễ xong họ lại rước tượng Đức Mẹ ra hiện trường cầu nguyện. Họ đi hàng đôi rất trật tự. Không ai đi lễ chiều mà không ở lại tham gia cầu nguyện. Cả một số ông bà cụ đi xe lăn ra thông công. Một ông đến từ Hàng Bột nói: “Mình chỉ còn trông cậy vào Chúa thôi anh ạ. Bên xứ Hàng Bột tôi, cái Nhà Thờ Đổ và nhà thờ Vạn Phúc đấy. Cha Cương cũng mệt mỏi lắm mà chưa ăn thua gì. Đất bây giờ còn hơn vàng. Chúng nó ăn chia từ phường trở lên cả rồi! Mình chỉ còn biết trông cậy vào Chúa thôi anh ạ.”
Hôm nay nhiều người còn mang theo thánh giá, hoa và nến. Kết thúc giờ cầu nguyện, nhiều thánh giá đã được treo trên bờ rào kẽm gai. Lát sau ở mấy chỗ chúng tôi nghe được một vài người nói: “Chúa phải ở nơi trong sáng, phải ở trong nhà thờ mới linh thiêng chứ, đưa Chúa ra bờ rào là thế nào?” Nghe là biết ngay cái giọng ấy là giọng nào và của ai! Giáo dân già trẻ đốp chát lại: “Chúa ở khắp mọi nơi, Chúa từ trời xuống thế nhập thể làm người, cùng vui, cùng buồn, cùng sướng, cùng khổ, cùng bị oan ức, cùng chịu áp bức bất công vói con người”. Một ông khác thêm vào: “Có ngày nào mà Chúa không chịu ra toà không chịu đóng đinh đâu!”
Lòng dân đã phẫn uất. Lửa đấu tranh cho công lý đã được thắp. Ai nào có thể dập tắt được. Một người nói với một nhóm các ông bà: “Sao dân Thái Hà các vị hiền thế! Ở Thanh Hoá chúng tôi đấu tranh lấy đất ở quảng trường khu vực trước nhà thờ, chính quyền mang các loại xe thi công và cảnh sát súng ống tới, bà con chúng tôi chỉ mang quan tài đặt đấy và nằm đấy, thế mà chúng tôi lấy được đất đấy!”.
Một ông khác từ Phùng Khoang ra nói: Bên Hà Đông mấy hôm nay giáo dân cũng đang đấu tranh đòi đất. Dân cũng đang xuống đường cầu nguyện. Chúng tôi không biết chuyện hai nơi này thực hư thế nào. Chúng tôi sẽ kiểm chứng xem truyện Thanh Hóa và Phùng Lhoang xẩy ra sao vào những ngày tới.
Kết thúc giờ cầu nguyện, trên đường về một linh mục gặp một nhóm cụ bà đang đứng ở gốc cây và một số các cụ khác đang tiếp tục lọ mọ ôm chăn chiếu đến hiện trường yêu cầu các cụ không ngủ đêm ở đây. Nhưng các cụ dứt khoát không chịu. Linh mục bảo các cụ ngủ ở đây không an toàn. Nắng mưa sương gió hút xách giật dọc.
Các cụ trả lời: “Cha an tâm, chúng con ngủ có xe công an bảo vệ hai đầu đường. An toàn lắm cha ạ!” Câu nói của các bà nghe vui nhưng nghe sao mà chua xót!
Hôm nay số người tham gia canh thức đông hơn hôm qua. Sau buổi cầu nguyện, đêm lạnh lại về... lại chăn màn ngoài trời, một đêm nơi thành thị, nhưng mà cảnh tang thương hoang dã, đầu thế lòng tôi có cảm nhận rằng tấm lòng của những người nơi đây đang được sưởi ấm bằng một thần lực linh thiêng và vô cùng ấm áp nào đó...
NHẬT KÝ NGÀY 09.01.2008 do Nhóm Phóng viên VietCatholic thực hiện
Tại hiện trường khu đất tranh chấp ở Xứ Thái Hà:
Đêm đến đói rét, một anh công an được nhóm phụ nữ canh thức ở vệ đường chia sẻ bánh trái và nước uống. Nghĩ cũng hài hước và dễ thương. Bên bị canh lại giúp bên đi canh hoàn thành nhiệm vụ. Nếu không phải là người công giáo, làm sao dễ có những cử chỉ đẹp như vậy? Nếu nặng lập trường giai cấp làm sao có thể có cách ứng xử tự nhiên như vậy?
Một anh công an và một chị giáo dân trao đổi với nhau: “Mình cầu nguyện ở đây tới khi nào thế chị?”
Chị thiếu nữ trả lời: “Đến khi nào lấy được nhà đất thì thôi”.
–“Thế thì chết em rồi! Em còn đang phải đi học cao học. Do tình hình căng thẳng và cấp trên điều động cho nên em đã phải tạm hoãn để có mặt ở đây...” Anh công an thố lộ.
Buổi sáng và buổi trưa hình như là giờ nghỉ cho cả hai bên và cho cả chúng tôi. Chỉ có mấy thanh niên và mấy bà đang ngồi nói chuyện dưới gốc cây và trong một cán lán nhỏ che bạt ngay cửa hậu khu đất tranh chấp. Cảnh sát chỉ còn một xe. Trong xe chúng tôi thấy chỉ còn một anh.
Hôm nay các công an “cơ sở” cả nam lẫn nữ xuất hiện rất nhiều và đeo bám rất dai. Họ tiếp cận giáo dân và giáo sĩ trong khu vực nhà thờ cũng như tại hiện trường. Mà người tinh mắt chỉ nhìn là biết ngay vì cái nhìn lơ láo, bước đi thiếu tự tin và cách tiếp cận thiếu tự nhiên của họ. Ai đó chỉ hỏi họ một hai câu là họ ấp úng, lúng túng, có khi còn muốn chuồn ngay khỏi nơi đây. Hình như đó là thái độ của anh em đó. Không đồng thanh làm sao tương ứng, không đồng khí làm sao tương cầu!
Những người tham gia giữ nhà và đòi đất hôm nay phát biểu nhiều câu tỏ vẻ giận dữ cách ứng xử của chính quyền. Chúng tôi tò mò thử hỏi một vài bà trong nhóm canh giữ đất: “Vì sao hôm nọ trong đêm tối khi đại diện thành phố đến nhà thờ, thì các ông bà đã vỗ tay mà hôm nay lại phát biểu như thế? Các linh mục cũng đã yêu cầu các bà không nói những lời gay gắt kia mà?”
Tưởng chúng tôi là cán bộ các bà nói: “Chúng tôi chả tin các ông nữa! Miệng quan trôn trẻ! Chúng tôi bị công an và chính quyền các ông lừa mấy phen rồi! Chúng tôi chỉ tin Kinh Tin Kính thôi! Tối hôm đấy các ông đọc cho chúng tôi nghe các ông sẽ buộc bên Cty Chiến Thắng không được làm gì nữa. Nay các ông lại ra quyết định cho phép xây tường bao! Còn chuyện trả đất cho chúng tôi thì các ông lại bảo chờ xin ý kiến Chính phủ trong khi đó các ông lại đòi thanh tra chúng tôi!”
Nhân lúc thuận tiện, chúng tôi chụp vài tấm ảnh. Tức thì mấy nhân viên an ninh cũng chụp chúng tôi.
Có giây phút hi hữu xẩy ra như sau và chúng tôi quan sát được: Một nhân viên an ninh chụp ảnh một bà già tuổi cỡ 80 đang ngồi chung với mấy bà khác. Bà cụ già liền móc tay vào hào bao trong quần, tưởng gì chứ bà rút ngay ra một cái điện thoại nhỏ, bà nói ngay: “Anh cứ chụp, anh tưởng anh chụp tôi mà tôi không biết chụp anh à!” Nói rồi bà lấy điện thoại ra giơ lên và chụp lại ngay anh nhân viên an ninh đó.
Nhóm các bà đó khoái chí cười hanh hách. Bà khác nói, "Sao bà lại có cái điện thoại tinh vi như vậy?". Tôi nghe được câu trả lời của bà cụ như sau: "Thì thằng cháu tôi tối ngày hôm qua nó dặn dò tôi kĩ lắm là nếu hôm nay có ra ngoài bên khu đất đó nếu có ai động tĩnh gì thì chụp mấy tấm hình để giữ lấy làm bằng chứng... Thế là sáng hôm nay nó bắt tôi bấm lên bấm xuống mãi cái máy nhỏ này. May mà sau cùng tôi cũng nhấn đúng nút, mãi rồi cũng phải quen, nó mới tha cho đó, bà ơi".
Tôi cũng không ngờ rằng mấy ông bà ở đây vậy mà cũng có khả năng xem báo điện tử. Vì có bà nói với chúng tôi: “Hôm trước, chả biết có bố phóng viên hay nhà báo gì đưa tin mà lại đề cao công an thế? Hình Ông Trưởng Công an quận Đống Đa thì bố lại ghi là linh mục! Hình ông nhân viên an ninh đang tươi cười chia sẻ với giáo dân thì các bố lại đề là ông Quận Trưởng Công an! Chắc các bố công an thích lắm!”. Chúng tôi chỉ cười cho sự nhầm lẫn dễ thương này.
Buổi chiều tối, chúng tôi thấy có 8 linh mục đồng tế. Thế là rõ! Thế là vấn đề nhà đất của giáo xứ đang nghiêm trọng hơn đấy! Vì ai chả biết đối với những người có đức tin, hễ vấn đề khó khăn hơn, gai góc hơn là họ quyết tâm hơn, tối sớm họ cầu nguyện nhiều hơn và tha thiết hơn!
Ngay mở đầu thánh lễ, linh mục Giuse Trịnh Ngọc Hiên, là Bề trên và là Chính xứ Thái Hà, nói giọng cương quyết: “Lời Chúa hôm nay nói chúng ta đừng sợ! Chúng ta đừng sợ sống thánh thiện! Chúng ta đừng sợ sống theo công lý. Chúng ta đừng sợ vì có Chúa ở cùng chúng ta. Chúng ta đừng sợ vì bao nhiêu con người trong ngoài nước đang hướng về chúng ta, đang hiệp thông cầu nguyện với chúng ta!”.
Lễ xong họ lại rước tượng Đức Mẹ ra hiện trường cầu nguyện. Họ đi hàng đôi rất trật tự. Không ai đi lễ chiều mà không ở lại tham gia cầu nguyện. Cả một số ông bà cụ đi xe lăn ra thông công. Một ông đến từ Hàng Bột nói: “Mình chỉ còn trông cậy vào Chúa thôi anh ạ. Bên xứ Hàng Bột tôi, cái Nhà Thờ Đổ và nhà thờ Vạn Phúc đấy. Cha Cương cũng mệt mỏi lắm mà chưa ăn thua gì. Đất bây giờ còn hơn vàng. Chúng nó ăn chia từ phường trở lên cả rồi! Mình chỉ còn biết trông cậy vào Chúa thôi anh ạ.”
Hôm nay nhiều người còn mang theo thánh giá, hoa và nến. Kết thúc giờ cầu nguyện, nhiều thánh giá đã được treo trên bờ rào kẽm gai. Lát sau ở mấy chỗ chúng tôi nghe được một vài người nói: “Chúa phải ở nơi trong sáng, phải ở trong nhà thờ mới linh thiêng chứ, đưa Chúa ra bờ rào là thế nào?” Nghe là biết ngay cái giọng ấy là giọng nào và của ai! Giáo dân già trẻ đốp chát lại: “Chúa ở khắp mọi nơi, Chúa từ trời xuống thế nhập thể làm người, cùng vui, cùng buồn, cùng sướng, cùng khổ, cùng bị oan ức, cùng chịu áp bức bất công vói con người”. Một ông khác thêm vào: “Có ngày nào mà Chúa không chịu ra toà không chịu đóng đinh đâu!”
Lòng dân đã phẫn uất. Lửa đấu tranh cho công lý đã được thắp. Ai nào có thể dập tắt được. Một người nói với một nhóm các ông bà: “Sao dân Thái Hà các vị hiền thế! Ở Thanh Hoá chúng tôi đấu tranh lấy đất ở quảng trường khu vực trước nhà thờ, chính quyền mang các loại xe thi công và cảnh sát súng ống tới, bà con chúng tôi chỉ mang quan tài đặt đấy và nằm đấy, thế mà chúng tôi lấy được đất đấy!”.
Một ông khác từ Phùng Khoang ra nói: Bên Hà Đông mấy hôm nay giáo dân cũng đang đấu tranh đòi đất. Dân cũng đang xuống đường cầu nguyện. Chúng tôi không biết chuyện hai nơi này thực hư thế nào. Chúng tôi sẽ kiểm chứng xem truyện Thanh Hóa và Phùng Lhoang xẩy ra sao vào những ngày tới.
Kết thúc giờ cầu nguyện, trên đường về một linh mục gặp một nhóm cụ bà đang đứng ở gốc cây và một số các cụ khác đang tiếp tục lọ mọ ôm chăn chiếu đến hiện trường yêu cầu các cụ không ngủ đêm ở đây. Nhưng các cụ dứt khoát không chịu. Linh mục bảo các cụ ngủ ở đây không an toàn. Nắng mưa sương gió hút xách giật dọc.
Các cụ trả lời: “Cha an tâm, chúng con ngủ có xe công an bảo vệ hai đầu đường. An toàn lắm cha ạ!” Câu nói của các bà nghe vui nhưng nghe sao mà chua xót!
Hôm nay số người tham gia canh thức đông hơn hôm qua. Sau buổi cầu nguyện, đêm lạnh lại về... lại chăn màn ngoài trời, một đêm nơi thành thị, nhưng mà cảnh tang thương hoang dã, đầu thế lòng tôi có cảm nhận rằng tấm lòng của những người nơi đây đang được sưởi ấm bằng một thần lực linh thiêng và vô cùng ấm áp nào đó...
Có hay không việc chính quyền tiếp tục cho xây bức tường tại Thái Hà?
Nhóm PV VietCatholic
09:08 09/01/2008
CÓ HAY KHÔNG VIỆC CHÍNH QUYỀN TIẾP TỤC CHO XÂY DỰNG TẠI THÁI HÀ?
HÀ NỘI -- Chiều qua, nghe tin báo hình như dưới Thái Hà lại có chuyện, bỏ dở bữa tiệc vui với chúng bạn thời sinh viên nhân ngày SVHS, tôi về dưới Thái Hà.
Khu phố, nơi mấy ngày qua đã trở thành đề tài nóng hổi trong các cuộc gặp mặt chuyện trò của giới công giáo Hà Thành, hôm nay, vắng lặng hơn mọi ngày. Sự vắng vẻ ấy càng làm cho người ta dễ nhận ra được sự hiện diện của các nhân viên an ninh chìm nổi khắp nơi. Một số đứng ngay tại hiện trường. Số khác nấp trong các khu vực kín đáo, mắt không ngừng quan sát mọi người ra vào khu vực. Rất nhiều công an hiện diện ngay bên trong Công ty May Chiến Thắng. Tại các ngã ba giao lộ của các con đường hay con hẻm dẫn tới hiện trường đều có bóng dáng của các công an. Tất cả đều căng thẳng.
Tại hiện trường, số giáo dân ít ỏi, chỉ có mấy cụ già và một số chị em buôn bán ve chai. Ai cũng bức xúc.
Một cụ nói: “Chúng tôi không tin Chính quyền nữa. Đúng họ là 'vẹm', là 'chúa tể dối trá', trước và bây giờ vẫn vậy. Họ đã lừa chúng tôi?”
Người khác lại thêm vào: “Vừa hứa tối qua hôm nay đã thất hứa. Đừng nghĩ chúng tôi là dân thường để rồi muốn làm gì thì làm.”
Sở dĩ, có sự bức xúc này, theo một giáo dân cho biết, là do chiều nay không biết từ đâu có thông tin rằng, Chính quyền cho Công ty May Chiến Thắng tiếp tục xây dựng trái phép. Người này nói: “Tối hôm qua (tối 7/1/2008), chính ông Phó Chủ tịch quận Đống Đa đã hứa và bảo đảm với tất cả bà con giáo dân chúng tôi rằng Chính quyền sẽ không cho Công ty May Chiến Thắng xây dựng bất cứ cái gì nữa, vậy mà hôm nay, người ta lại đang chuẩn bị xây dựng. Như vậy có phải là lừa chúng tôi không?” Chỉ tay vào bức tường nham nhở, người này nói tiếp: “Họ đang chuẩn bị xây bức tường này lên cao ba mét, và sẽ xây ra bên ngoài bức tường hiện có???”. Chúng tôi kiểm chứng thông tin này từ các giáo dân đang có mặt thì họ đều khẳng định như vậy.
Chúng tôi không có cơ hội hỏi từ phía công ty May Chiến Thắng, nên không biết thông tin ấy có đúng hay không?
Chúng tôi trộm nghĩ:
- Nếu chính quyền tiếp tục cho Công ty May Chiến Thắng xây dựng, nhất là bảo kê cho Công ty này, thì quả thật, Chính quyền đang hành xử một cách thiếu đứng đắn, thiếu khôn ngoan, coi thường công luận, nhất là đổ thêm dầu vào lửa, bởi ai cũng biết nguyên nhân gây ra sự bức xúc nơi người giáo dân trong mấy ngày qua, chính là việc xây dựng vi phạm pháp luật của Công ty May Chiến Thắng.
- Cũng vậy, nếu chính quyền cho Công ty May Chiến Thắng tiếp tục xây dựng, thì điều ấy đồng nghĩa với việc, chính quyền đang vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng, càng khoét sâu hơn nữa sự bất tin tưởng của người giáo dân với chính quyền.
- Theo chúng tôi được biết, tối ngày 7/1/2008, tại nhà mặc áo của nhà thờ Thái Hà, ông phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa, một số cán bộ của quận Đống Đa và phường Quang Trung, đã truyền đạt cho rất đông giáo dân có mặt, ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội rằng “buộc Công ty May Chiến thắng không được xây dựng bất cứ cái gì...”, khiến những giáo dân có mặt rất phấn khởi, vỗ tay, reo hò. Do đó, nếu Chính quyền lại tiếp tục cho xây dựng, thì quả thật, Chính quyền đang tự khoác lên mình một bộ mặt thất tín và nhất là đang tiếp tục bao che cho bọn tội phạm tham nhũng chia chác đất đai của Nhà thờ.
Chính quyền có tiếp tục cho xây dựng tiếp hay không chúng tôi không biết, chỉ biết rằng, một nhân viên bảo vệ của Công ty May Chiến Thắng vừa cho biết, hiện có khoảng gần 100 công nhân xây dựng đang có mặt tại công ty, phần lớn trong số họ là con cháu, họ hàng của bà Phó Tổng Giám đốc Phùng Thị Tý. Cũng nên biết rằng khi chuyện xây dựng trái phép vỡ lở, số công nhân xây dựng tại công trình chưa tới mười người.
Cho tới giờ này, mọi chuyện vẫn án binh bất động. Một số chiến sĩ công an có mặt tại hiện trường tỏ ra rất thân thiện với bà con giáo dân.
Một giáo dân cho biết, có một công an, sau những ngày làm việc căng thẳng, đã tâm sự với một giáo dân: “Bà con thông cảm cho chúng tôi. Chúng tôi khổ lắm!!! Cũng vì công việc mà phải khổ thế này. Chúng tôi có được gì đâu. Chúng nó bán hết đất và chia nhau rồi. Trước đây, mỗi lần đến đây bảo vệ, Công ty May Chiến Thắng đều bồi dưỡng cho chúng tôi, còn mấy hôm nay thì không có gì hết. Chắc tôi cũng phải xin chuyển công tác thôi”.
Chuyện mua bán, tham nhũng, chia chác đất của Nhà thơ Thái Hà, như vậy, đang có thêm nhiều thông tin quý giá.
Tối nay, giáo xứ Thái Hà lại tiếp tục cầu nguyện với con số khoảng trên 300 người. Điều đặc biệt của buổi cầu nguyện hôm nay, đó là thay cho một bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp như tối qua, các giáo dân Thái Hà đã mang theo năm bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp khổ lớn và để dọc trên bức tường đang xây dựng. Họ để lại đó sau buổi cầu nguyện và như một cụ bà nói: “Tối nay chúng tôi sẽ ngủ lại với Đức Mẹ bởi chúng tôi không thể để Đức Mẹ ở một mình thế này. Chúng tôi tin tưởng vào Đức Mẹ, bởi Mẹ là Mẹ Hằng Cứu Giúp mà. Đức Mẹ của chúng tôi thiêng lắm. Không tin cứ thử cầu nguyện mà xem!!!”
Sau đó, chúng tôi thấy, một số người ở lại chăng bạt để che cho Đức Mẹ và làm chỗ ngủ qua đêm. Nghe đâu tối nay có khoảng hai chục cụ bà ngủ cùng Đức Mẹ dưới đêm đông giá rét của mùa đông Hà Thành.
Thật can đảm và cảm động biết bao!!!
HÀ NỘI -- Chiều qua, nghe tin báo hình như dưới Thái Hà lại có chuyện, bỏ dở bữa tiệc vui với chúng bạn thời sinh viên nhân ngày SVHS, tôi về dưới Thái Hà.
Khu phố, nơi mấy ngày qua đã trở thành đề tài nóng hổi trong các cuộc gặp mặt chuyện trò của giới công giáo Hà Thành, hôm nay, vắng lặng hơn mọi ngày. Sự vắng vẻ ấy càng làm cho người ta dễ nhận ra được sự hiện diện của các nhân viên an ninh chìm nổi khắp nơi. Một số đứng ngay tại hiện trường. Số khác nấp trong các khu vực kín đáo, mắt không ngừng quan sát mọi người ra vào khu vực. Rất nhiều công an hiện diện ngay bên trong Công ty May Chiến Thắng. Tại các ngã ba giao lộ của các con đường hay con hẻm dẫn tới hiện trường đều có bóng dáng của các công an. Tất cả đều căng thẳng.
Tại hiện trường, số giáo dân ít ỏi, chỉ có mấy cụ già và một số chị em buôn bán ve chai. Ai cũng bức xúc.
Một cụ nói: “Chúng tôi không tin Chính quyền nữa. Đúng họ là 'vẹm', là 'chúa tể dối trá', trước và bây giờ vẫn vậy. Họ đã lừa chúng tôi?”
Người khác lại thêm vào: “Vừa hứa tối qua hôm nay đã thất hứa. Đừng nghĩ chúng tôi là dân thường để rồi muốn làm gì thì làm.”
Sở dĩ, có sự bức xúc này, theo một giáo dân cho biết, là do chiều nay không biết từ đâu có thông tin rằng, Chính quyền cho Công ty May Chiến Thắng tiếp tục xây dựng trái phép. Người này nói: “Tối hôm qua (tối 7/1/2008), chính ông Phó Chủ tịch quận Đống Đa đã hứa và bảo đảm với tất cả bà con giáo dân chúng tôi rằng Chính quyền sẽ không cho Công ty May Chiến Thắng xây dựng bất cứ cái gì nữa, vậy mà hôm nay, người ta lại đang chuẩn bị xây dựng. Như vậy có phải là lừa chúng tôi không?” Chỉ tay vào bức tường nham nhở, người này nói tiếp: “Họ đang chuẩn bị xây bức tường này lên cao ba mét, và sẽ xây ra bên ngoài bức tường hiện có???”. Chúng tôi kiểm chứng thông tin này từ các giáo dân đang có mặt thì họ đều khẳng định như vậy.
Chúng tôi không có cơ hội hỏi từ phía công ty May Chiến Thắng, nên không biết thông tin ấy có đúng hay không?
Chúng tôi trộm nghĩ:
- Nếu chính quyền tiếp tục cho Công ty May Chiến Thắng xây dựng, nhất là bảo kê cho Công ty này, thì quả thật, Chính quyền đang hành xử một cách thiếu đứng đắn, thiếu khôn ngoan, coi thường công luận, nhất là đổ thêm dầu vào lửa, bởi ai cũng biết nguyên nhân gây ra sự bức xúc nơi người giáo dân trong mấy ngày qua, chính là việc xây dựng vi phạm pháp luật của Công ty May Chiến Thắng.
- Cũng vậy, nếu chính quyền cho Công ty May Chiến Thắng tiếp tục xây dựng, thì điều ấy đồng nghĩa với việc, chính quyền đang vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng, càng khoét sâu hơn nữa sự bất tin tưởng của người giáo dân với chính quyền.
- Theo chúng tôi được biết, tối ngày 7/1/2008, tại nhà mặc áo của nhà thờ Thái Hà, ông phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa, một số cán bộ của quận Đống Đa và phường Quang Trung, đã truyền đạt cho rất đông giáo dân có mặt, ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội rằng “buộc Công ty May Chiến thắng không được xây dựng bất cứ cái gì...”, khiến những giáo dân có mặt rất phấn khởi, vỗ tay, reo hò. Do đó, nếu Chính quyền lại tiếp tục cho xây dựng, thì quả thật, Chính quyền đang tự khoác lên mình một bộ mặt thất tín và nhất là đang tiếp tục bao che cho bọn tội phạm tham nhũng chia chác đất đai của Nhà thờ.
Chính quyền có tiếp tục cho xây dựng tiếp hay không chúng tôi không biết, chỉ biết rằng, một nhân viên bảo vệ của Công ty May Chiến Thắng vừa cho biết, hiện có khoảng gần 100 công nhân xây dựng đang có mặt tại công ty, phần lớn trong số họ là con cháu, họ hàng của bà Phó Tổng Giám đốc Phùng Thị Tý. Cũng nên biết rằng khi chuyện xây dựng trái phép vỡ lở, số công nhân xây dựng tại công trình chưa tới mười người.
Cho tới giờ này, mọi chuyện vẫn án binh bất động. Một số chiến sĩ công an có mặt tại hiện trường tỏ ra rất thân thiện với bà con giáo dân.
Một giáo dân cho biết, có một công an, sau những ngày làm việc căng thẳng, đã tâm sự với một giáo dân: “Bà con thông cảm cho chúng tôi. Chúng tôi khổ lắm!!! Cũng vì công việc mà phải khổ thế này. Chúng tôi có được gì đâu. Chúng nó bán hết đất và chia nhau rồi. Trước đây, mỗi lần đến đây bảo vệ, Công ty May Chiến Thắng đều bồi dưỡng cho chúng tôi, còn mấy hôm nay thì không có gì hết. Chắc tôi cũng phải xin chuyển công tác thôi”.
Chuyện mua bán, tham nhũng, chia chác đất của Nhà thơ Thái Hà, như vậy, đang có thêm nhiều thông tin quý giá.
Tối nay, giáo xứ Thái Hà lại tiếp tục cầu nguyện với con số khoảng trên 300 người. Điều đặc biệt của buổi cầu nguyện hôm nay, đó là thay cho một bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp như tối qua, các giáo dân Thái Hà đã mang theo năm bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp khổ lớn và để dọc trên bức tường đang xây dựng. Họ để lại đó sau buổi cầu nguyện và như một cụ bà nói: “Tối nay chúng tôi sẽ ngủ lại với Đức Mẹ bởi chúng tôi không thể để Đức Mẹ ở một mình thế này. Chúng tôi tin tưởng vào Đức Mẹ, bởi Mẹ là Mẹ Hằng Cứu Giúp mà. Đức Mẹ của chúng tôi thiêng lắm. Không tin cứ thử cầu nguyện mà xem!!!”
Sau đó, chúng tôi thấy, một số người ở lại chăng bạt để che cho Đức Mẹ và làm chỗ ngủ qua đêm. Nghe đâu tối nay có khoảng hai chục cụ bà ngủ cùng Đức Mẹ dưới đêm đông giá rét của mùa đông Hà Thành.
Thật can đảm và cảm động biết bao!!!
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Một giáo dân Hà Nội
09:23 09/01/2008
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Những ngày qua nhiều người đã tận mắt chứng kiến những cảnh "đau đớn lòng" xảy ra ngay giữa thủ đô Hà Nội -trái tim của nước Việt Nam. Thông qua mạng lưới internet, người khắp nơi trên thế giới cũng đã thấy rõ những cảnh "đau đớn lòng" ấy. Những hình ảnh làm xấu đi bộ mặt chính phủ Việt Nam rất nhiều.
1. Hàng rào giây thép gai! Ấp chiến lược thời chiến tranh hay hình ảnh tại Irắc? Không, đây là hình ảnh trong thời bình, ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Thật là nhục nhã cho một hình ảnh Việt Nam thanh bình! Kẻ nào đã chăng những dây thép gai làm rỉ máu trái tim thủ đô?
2. Cảnh "màn trời chiếu đất"! Có phải là trại tị nạn hay nơi nào đang xảy ra thảm họa thiên tai? Hoàn toàn không phải, mà là thảm họa "nhân tai" tại Hà Nội. Giáo dân Công giáo tại Hà Nội đang phải canh chừng những kẻ đang cố tình cướp đất của Giáo hội. Tôi tưởng chỉ có giun dế mới ăn đất, thế mà cả người cũng tham lam "gặm đất" ư! Thế này thì vô liêm sỉ quá!
3. Trấn áp bạo loạn ư? Không phải, mà là một bà mẹ Công giáo Việt Nam muốn cầu xin công lí mà bị công an kìm kẹp như thế đấy! Ôi những chiến sĩ công an, những người luôn được dạy dỗ thực hiện theo lời Hồ Chủ tịch: "Đối với nhân dân, phải kính trọng lễ phép"! Người ta bình phẩm rằng: Bản tính của quân đội, công an Việt Nam là đánh đấm. Xưa đánh giặc ngoại xâm, nay giặc không còn thì quay sang đánh dân! Chẳng lẽ đó là sự thật sao? Phũ phàng quá! Độc ác quá!
4. Cầu nguyện tôn kính Đức Mẹ trên hàng rào thép gai! Chứng kiến những hình ảnh như thế này thì liệu người ta có tin được có tự do tôn giáo tại Việt Nam! Kẻ nào đã gây nên nông nỗi này?
5. Xích sắt kẹp chặt hoa hồng! Nghệ thuật xếp đặt tạo hình ảnh tương phản ư? Đâu có, hình ảnh tự nhiên đấy. Những người Công giáo Việt Nam muốn vào Tòa Khâm Sứ dâng những đóa hồng thắm bày tỏ tình yêu của họ với Đức Mẹ nhưng đã bị công an khóa cổng chặn lại. Xích sắt kẹp hoa hồng; bạo quyền bóp nghẹt tình yêu tôn giáo.
An ninh Việt Nam thường chụp mũ cho những ai dám nói thật là phản động. Tôi không nghĩ thế. Nếu mặt bạn tôi đang bị nhọ bẩn, thì vì yêu bạn, tôi phải nói ngay cho bạn biết để bạn rửa sạch chứ. Cũng thế, nếu tôi thực sự yêu nước, thì tôi phải thẳng thắn chỉ ra những "vết bẩn" đang làm xấu đi hình ảnh đất nước và mong nhà chức trách hành động tẩy rửa những vết bẩn ấy. Mong nhà cầm quyền mau chóng có những hành động cắt bỏ những quan chức lạm dụng chức quyền làm xấu hình ảnh đất nước và nhanh chóng đáp lại những nguyện vọng chính đáng của đồng bào Công giáo Việt Nam.
Có lẽ, nếu đại thi hào Nguyễn Du có sống lại lúc này cũng chỉ biết than "những điều trông thấy mà đau đớn lòng"!
Tài Liệu - Sưu Khảo
Linh Đạo Hôn Nhân Hiện Đại: Linh Đạo Và Lối Sống (3)
Vũ Văn An
19:19 09/01/2008
Linh Đạo Hôn Nhân Hiện Đại
3. Linh Đạo Và Lối Sống
Các lựa chọn ảnh hưởng tới lối sống của ta cũng là một phần của linh đạo hôn nhân. Vì qua các lựa chọn này, ta muốn nói lên các giá trị dùng làm khuôn hình cho cuộc sống chung của ta. Mặt khác, đóng góp quan trọng nhất của Kitô giáo đối với hôn nhân chính là các giá trị nó mời gọi ta bước vào. Các chân lý về đời người như có thể yêu người cách không vị kỷ, hy sinh có giá trị vượt quá chính nó, được hưởng lạc thú nhưng không được thần thánh hóa nó, tôi không hiện hữu chỉ vì bản thân mình, đều là những chân lý không luôn luôn hiển nhiên. Đối với xã hội hiện nay, và cả chính kinh nghiệm của riêng ta nữa, các xác tín ấy dường như có tính ảo tưởng hoặc ngây ngô. Khi sống một mình, ta cảm thấy ảnh hưởng của chúng đối với ta thật mỏng manh. Nhưng khi sống thành cộng đoàn với các tín hữu khác, ta thấy mình ít sợ sệt hơn khi phải giáp mặt với nghi nan vì ta không giáp mặt với chúng một mình. Trái lại, có thể nuôi dưỡng được một quan điểm tôn giáo về cuộc đời để đỡ nâng mình trong cuộc hành trình hôn nhân kéo dài suốt đời này.
Kitô giáo không đưa lại cho tình yêu vợ chồng giá trị của nó; đúng hơn, nó cử hành ý nghĩa sâu xa của tình yêu ấy, một ý nghĩa đôi khi bị lối sống ngược xuôi của ta làm biến mất hay ít ra cũng mờ tối đi rất nhiều. Kitô giáo đem lại cho chúng ta nhiều thông sáng, biết nhận ra những điều vốn hết sức vô hình, như quyền năng và sự hiện hữu của tình yêu Thiên Chúa, luôn bao bọc quanh ta và nhất là trong một số cảm nghiệm ưu việt, có tính bí tích. Đối với phần đông Kitô hữu, tình yêu vợ chồng và các cam kết sống vốn phát sinh từ tình yêu này và luôn bao quanh nó, chính là những biểu hiện của cảm nghiệm ưu việt trên về quyền năng và sự hiện hữu của Thiên Chúa. Trong chương này, ta sẽ thăm dò một số giá trị từng góp phần tạo ra lối sống của hôn nhân Kitô giáo.
Lối sống trong hôn nhân của ta chịu ảnh hưởng của nhiều sức mạnh khác nhau. Một số các sức mạnh này rõ ràng nằm bên ngoài quyền kiểm soát trực tiếp của ta, như các yếu tố kinh tế phát sinh ra lạm phát, các yếu tố chính trị tạo nên chính sách quốc gia về chăm lo trẻ em, các yếu tố văn hóa ảnh hưởng tới các vai trò người ta vốn chờ mong nơi người đàn bà và người đàn ông. Đối với một số cuộc hôn nhân, các yếu tố bên ngoài này tác động mạnh đến nỗi xem ra chẳng còn mấy cơ hội chọn lựa nào nữa. Khi con người nghèo đói, ít được học hay thất nghiệp kinh niên, thì họ khó mà cảm nhận được rằng mình đang làm chủ cuộc sống mình. Gánh nặng của hiện tượng thiếu công bình xã hội này hiện đang đè lên nhiều người Mỹ, đem lại nhiều căng thẳng hơn nữa cho cuộc hôn nhân của họ. Hậu quả: ly dị và đào ngũ gia tăng hẳn lên.
Tuy nhiên, đối với phần đông người Mỹ, lối sống trong hôn nhân không phải chỉ là sản phẩm của các lực lượng bên ngoài. Vì ta luôn ý thức rằng chúng ta mới là tác nhân. Tuy bị nhiều giới hạn, ta vẫn có thể chọn lấy lối sống cho riêng mình. Một số chọn lựa này rất có thể ảo tưởng, chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài hơn mình tưởng, tuy thế ta vẫn ý thức rõ chính ta đã đưa ra các quyết định có ảnh hưởng tới cuộc hôn nhân của chính mình.
Các chọn lựa quan trọng nhất đối với lối sống của ta chính là các chọn lựa liên quan tới việc ta sử dụng các tài nguyên của mình. Các tài nguyên quan tâm, thì giờ và tiền bạc là các chất liệu chính cho cuộc sống chung của ta. Bởi thế, các lựa chọn của ta liên quan tới các tài nguyên này không phải là phụ thuộc; chúng nằm ngay cạnh chính cốt lõi của hôn nhân. Mình phải quan tâm tới nhau ra sao? Tiền bạc của mình phải dùng làm gì? Mình phải dùng thì giờ đời mình thế nào? Trả lời được các câu hỏi này, ta sẽ khá phá ra các giá trị trong hôn nhân của mình và phát biểu chúng ra qua lối sống của ta.
Cầu Nguyện Và Công Lý
Cầu nguyện là một phần trong lối sống hôn nhân Kitô giáo. Việc này phải bao gồm các phương cách để ta, trong tư cách vợ chồng và gia đình, dự phần vào việc cầu nguyện của Giáo Hội, nhất là việc cử hành Thánh Thể. Nhưng đồng thời, nó cũng liên hệ đến việc phải triển khai ra các phương cách thích hợp để ta cùng cầu nguyện với nhau, cùng chia sẻ cảm nghiệm thân thiết được đến trước nhan thánh Chúa trong cầu nguyện với nhau, đôi lúc như vợ chồng, đôi lúc với các con nữa. Trong nhiều thập niên qua, nhiều gia đình Công Giáo có thói quen lần chuỗi mân côi cũng như tôn sùng Thánh Tâm Chúa trong gia đình. Ngày nay, việc cầu nguyện trong gia đình phần lớn chú tâm nhiều hơn vào việc đọc Thánh Kinh, cùng nhau suy niệm ý nghĩa những bài đọc đó đối với cuộc sống ta và hành động của ta trong thế giới. Trong Chương 24, ta sẽ thảo luận trở lại vai trò của việc cầu nguyện trong gia đình và các cử hành tôn giáo.
Trong hôn nhân, việc cầu nguyện đã được khích lệ như phương thế để gia đình tăng cường sự gắn bó nhất trí của mình: “Gia đình cầu nguyện với nhau là gia đình gắn bó với nhau”, phương ngôn từng nói thế. Quả thế, cầu nguyện với nhau như vợ chồng và như gia đình sẽ mạnh mẽ tăng cường cảm nghiệm sống bên nhau một cách hết sức đặc biệt. Nhưng việc cầu nguyện của Kitô hữu không phải chỉ là để gìn giữ gắn bó nhất trí giữa chúng ta mà thôi; mà nó còn nhằm tình cộng đoàn của ta với toàn bộ nhân loại trước nhan thánh Chúa. Cầu nguyện theo phụng vụ là loại cầu nguyện đặc biệt cử hành cái ý thức rộng lớn hơn đó. Nó là lời cầu nguyện của cả dân Chúa, nhân danh Chúa Giêsu và nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần đang hiện diện trong ta. Nhưng lời cầu nguyện của gia đình cũng phải mở lòng trí ta vượt quá chính mình. Nhu cầu của thế giới phải là thành phần trong lời cầu nguyện của ta, nói cụ thể hơn, ta phải góp phần giải quyết các đau đớn mất mát và bất công cố hữu của thế giới.
Mùa thu năm 1978, Đức Tổng Giám Mục Jean Jadot đã đọc một bài diễn văn kêu gọi thi hành kế hoạch mục vụ gia đình do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ công bố. Trong diễn văn này, ngài đề cập tới việc cầu nguyện, tới đức tin và công lý vì những điều này có liên quan tới gia đình. Theo ngài “Cầu nguyện tôi nói ở đây không hẳn là đọc kinh…Mà là cùng nhau đọc Thánh Kinh và quan tâm tới những người khốn khó, tới công lý và hòa bình trên thế giới, tới Nước Chúa ngự đến… Lời cầu nguyện như thế tự nhiên sẽ gợi lên ý thức phục vụ trong sứ mệnh của gia đình. Nó cũng gợi lên ý thức xã hội nơi gia đình nữa”
Xác tín rằng ta không phải chỉ vì mình ta là một xác tín căn bản trong thế giới quan Kitô giáo. Giá trị này phải được phát biểu qua cầu nguyện mà còn qua cả lối sống của ta nữa. Như đã nhắc ở Chương 19, phần lớn chúng ta biết rằng cuộc hôn nhân của ta không phải chỉ vì một mình chúng ta mà thôi. Ta cần hơn là chính ta nếu ta muốn cho cuộc hôn nhân của mình triể nở. Ta biết rõ, trong tư cách là vợ chồng và gia đình, ta tùy thuộc xiết bao vào các tiếp xúc với thân nhân và nâng đỡ đặc biệt của bạn bè. Nhưng là Kitô hữu, ta vượt quá chúng ta không phải chỉ trong những điều mình cần mà cả trong nhnữg điều mình đóng góp nữa.
Cuộc sống gia đình và nhất là con cái đã đem chúng ta vào một thế giới rộng lớn hơn. Khi con cái lớn khôn, ta sẽ cảm nhận được việc chúng thuộc về thế giới và tương lai của chúng nhiều hơn là thuộc về ta biết chừng nào. Bởi thế, việc chúng ta quan tâm đến chúng không chấm dứt ở ngưỡng cửa gia đình. Chuyển động đầu hết của chúng ta hướng tới việc góp phần vào thế giới ngoài kia rất có thể là vì chúng: biến thế giới thành nơi tốt hơn cho chúng, một nơi xứng hợp cho các niềm hy vọng của chúng và là nơi dẫn tới việc chúng tăng trưởng. Nhưng sự thúc đẩy khởi đầu của việc quan tâm có tính máu mủ (generative care) này, tức mối quan tâm đối với con cái và tương lai của chúng, rất có thể bị đình đốn. Mối quan tâm lo lắng tới lợi ích của gia đình rất có thể mang hình thức vị kỷ mới. Biên giới có thể đã được nới rộng đôi chút, nhưng tựu chung vẫn là “chúng ta” trong thế đối lập với “họ”.
Rất may, đối với phần lớn chúng ta, việc quan tâm đến con cái của chính mình đã mời gọi ta quan tâm đến con cái của cả thế giới, vì tương lai của cả loài người. Tôi ý thức sâu xa hơn được điều này là bằng xúc cảm và hành động, tôi đã can dự nhiều hơn vào cuộc sống người khác. Trong tư cách cha mẹ, người làm việc và công dân, tôi chịu trách nhiệm phần nào, theo cách của riêng tôi, đối với tương lai.Thế giới, cùng với các niềm vui và vấn nạn của nó, quả có quyền đòi hỏi đối với tôi.
Là Kitô hữu, ta nghe thấy lời mời gọi bước vào thế giới rộng lớn hơn này được chính Chúa Giêsu củng cố. Tôi không phải chỉ là người chăm sóc anh em tôi mà thôi; phạm trù anh chị em này đã được nới rộng để bao gồm cả bất cứ ai đang cần đến tôi. “Ta là khách lạ, các con đã chào đón Ta; Ta trần truồng, các con đã cho Ta quần áo; Ta ốm đau, các con đã thăm viếng Ta; Ta ngồi tù, các con đã đến thăm Ta” (Mt 25:35-36). Kitô giáo quả đã nới rộng biên giới các quan tâm của ta. Ta thấy mình thuộc một cộng đồng rộng lớn hơn. Ta nắm giữ các tài nguyên của ta với tư cách quản lý viên: chúng không phải là sở hữu của ta mà là phương tiện để ta đóng góp cho một thế giới công chính hơn.
Càng ngày ta càng cảm nhận được rằng các vấn đề giá trị và công bằng xã hội mà ta gặp thấy trong cuộc sống của chính ta hết sức phức tạp. Rất ít vấn đề có được câu trả lời đúng và nhanh chóng. Đối với một vấn đề đặc thù nào đó, những người thiện chí và thông minh có thể đưa ra những kết luận hết sức khác nhau về cách nên giải quyết như thế nào. Khi một vấn đề nêu ra trực tiếp đụng chạm đến cuộc sống ta hay chạm đến phúc lợi của gia đình ta, như trong vấn đề việc làm bảo đảm, giá trị bất động sản hay cải tiến thuế khóa, thì xác định được câu trả lời đúng quả lại càng khó khăn hơn nhiều.
Trong những tình huống ấy, ý thức Kitô giáo không đưa ra được những câu giải đáp dễ dàng, nhưng có thể mang đến cho ta một điểm khởi hành nào đó. Ta không chỉ vì một mình mình mà thôi. Như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã công bố, hành động cho công lý và biến cải thế giới phải là hiến chương cho đáp ứng của ta đối với phúc âm.Ta đứng dưới thách thức của phúc âm sẵn sàng chia sẻ gánh nặng của nhân loại và dự phần vào việc giải phóng nhân loại ấy. Rất có thể ta phải tự tìm ra phuơng thức để tham dự vào sứ mệnh này của Chúa Kitô trong tư cách vợ chồng và trong tư cách gia đình. Nhưng mọi người chờ mong sự tăng trưởng trong tư cách Kitô hữu chín chắn của ta sẽ bao gồm việc triển khai ra một lối sống có thể nói lên cái hiểu của ta về sứ mệnh mà Chúa Kitô đã mời gọi ta và nâng đỡ ta trong đáp trả của mình.
Ý Nghĩa Của Tiền Bạc
Tiền bạc là vấn đề quan trọng trong hôn nhân. Việc ta hiểu tiền bạc ra sao sẽ ảnh hưởng lớn tới mối liên hệ của mình; việc dùng tiền bạc như thế nào cũng khuôn định ra lối sống của ta. Và trong nhiều cuộc hôn nhân, các quyết định về tiền bạc là những quyết định phức tạp nhất của vợ chồng. Các bất đồng về tiền bạc (quản lý nó ra sao; tiêu sài nó thế nào; ai phải quyết định những điều đó) và những buồn bực về tiền bạc (sống quá phương tiện của mình; hoá đơn đến ngày phải thanh toán; không đủ tiền trang trải những chi tiêu bất ngờ) đều là những nguyên cớ đem lại căng thẳng cho cuộc nhân duyên.
Các vấn đề về tiền bạc trong hôn nhân rắc rối một phần vì tiền bạc mang theo nó thật nhiều ý nghĩa khác nhau. Tiền bạc để làm gì? Câu trả lời của tôi ở đây sẽ ảnh hưởng tới cách tôi trả lời các câu hỏi khác. Gia đình mình cần bao nhiêu tiền bạc? Liệu có khi nào mình đủ dùng không? Liệu mình có xác định được bao nhiêu thì đủ không?
Đối với một số chúng ta, tiền bạc chủ yếu là để cung ứng những nhu cầu thực tiễn của đời sống: cơm ăn, quần áo, nhà cửa. Đối với người khác, nó dùng để vui chơi, hưởng nhàn, sống xa xỉ hay tiêu khiển. Đôi khi, tiền bạc là vì tương lai con cái, để giáo dục chúng hay tạo an toàn tài chánh cho chúng. Cũng có khi dùng nó để tăng giá trị bản thân: “Chắc chắn tôi là người có giá trị, chỉ cần nhìn số tiền tôi kiếm được”. Tiền bạc cũng có khi để chứng tỏ quyền lực: “Tôi có thể mua bất cứ điều gì và bất cứ người nào tôi muốn”. Và cũng có khi nó là tài nguyên ta phải sử dụng để phục vụ lợi ích thế giới.
Phần lớn các quyết định thực tiễn về tiền bạc mang theo chúng tầm quan trọng lớn hơn về xúc cảm. Chúng nói lên điều gì đó quan trọng đối với ta về con người thực của mình ở trên đời. Nếu chúng ta, trong tư cách vợ chồng, nhìn tiền bạc cách khác nhau, nếu mỗi người chúng ta hành động vì những cảm nhận khác nhau về mục tiêu của nó, ta có thể đoán chắc vấn đề tiền bạc sẽ đem lại xáo trộn giữa chúng ta, những xáo trộn khó lòng giải quyết được.
Tầm quan trọng về xúc cảm của tiền bạc không phải là nguồn duy nhất tạo ra căng thẳng. Lạm phát và đe dọa suy thoái kinh tế cũng là những yếu tố có thực trong lối sống của nhiều gia đình. Các cặp vợ chồng trẻ thấy mình không đủ sức mua nhà, thế là đành phải trì hoãn việc có con. Các cặp đã có con nhận thấy muốn gửi con tới đại học hay cao đẳng, thì cả hai phải đem chi phiếu trả lương về nhà. Các cặp muốn về hưu sớm giờ đây phải tiếp tục làm việc vì không chắc tiền hưu trí của mình có đủ thoả mãn các nhu cầu chi tiêu hay không. Đương đầu với vật giá leo thang, lãi xuất cao và nhiều khi bị thất nghiệp, nhiều gia đình buộc phải đưa ra các quyết định khó khăn về tiền bạc, những quyết định có ảnh hưởng lớn lao đến lối sống trong cuộc hôn nhân của mình.
Nhưng dù nhìn nhận thực tại của những thời điểm tài chánh bấp bên trên, việc căng thẳng về tiền bạc trong nhiều cuộc hôn nhân cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ chủ nghĩa tiêu thụ y như lạm phát vậy. Ngay trong thời lạm phát hiện nay, nhiều gia đình Mỹ vẫn hưởng được một mức thịnh vượng rất cao trên thế giới.Ta muốn và mong chờ “những cái tốt nhất tiền bạc có thể mua được” cho chính ta và gia đình ta. Quảng cáo nới rộng cảm thức của ta về những điều ta cần, khiến ta thực sự tin rằng “ta nợ chính mình nhu cầu ấy” vì “ta thực đáng được nhu cầu ấy”. Là người Mỹ, hình như ta dễ bị cám dỗ căn cứ vào những điều mình sở hữu được, của cải vật chất, mức sống, mãi lực, mà phán đoán giá trị của mình. Cảm thức lo lắng tới “những sự thế gian” này luôn luôn kình chống lại các trực quan tôn giáo sâu sắc hơn của ta: hiện hữu giá trị hơn chiếm hữu; giá trị của ta đâu có đặt cơ sở trên của cải. Là tín hữu, ta biết ta giữ của cải trần gian như các quản lý viên. Trách nhiệm của ta là chăm sóc người túng thiếu, có khi bằng cả của cải sinh tồn của mình. Ngày nay, ta thấy thách thức trên còn được nới rộng phạm vi hơn nữa. Ta có ý thức hơn về mối liên kết giữa sự thịnh vượng của Hoa Kỳ và cảnh đói khổ đang hiện diện ở những nơi khác. Việc xưa nay ta, trong tư cách một quốc gia, được hưởng dùng những nguồn tài nguyên dư thừa về thực phẩm, năng lượng và kỹ thuật vốn tạo ra “một đời sống dễ chịu” có khi gây hại tới người khác. Dĩ nhiên các khuôn mẫu bất công có tính cơ cấu này hết sức phức tạp. Không dễ gì tìm ra vết tích trách nhiệm bản thân của ta trong đó hay xác định được điều ta, với tư cách gia đình, có ghể làm để chỉnh đốn lại thế quân bình kinh tế của thế giới. Nhưng tính phức tạp của vấn đề không trút bỏ được trách nhiệm của chúng ta. Là Kitô hữu, ta cần phải xem sét tiêu chuẩn sống của gia đình ta không những theo mức mất giá của đồng đôla nhưng còn vì trách nhiệm của ta trong thế giới nữa. Đối với Kitô hữu ngày nay, các câu hỏi như: phải tiêu tiền ra sao và đầu tư tiền để dành của mình vào chỗ nào, không hẳn chỉ là những câu hỏi thực tiễn về tài chánh cần được giải quyết căn cứ vào giá cả và lãi xuất mà thôi. Chúng là các vấn đề có ý nghĩa tôn giáo giúp khuôn định ra lối sống Kitô giáo.
Hôn Nhân Và Thừa Tác Vụ
Đối với Kitô hữu chúng ta, vấn đề lối sống cuối cùng rồi cũng dẫn đến việc thảo luận về thừa tác vụ. Thừa tác vụ là hành động của tín hữu trong việc theo đuổi sứ mệnh mà Chúa Kitô đã ủy thác cho Giáo Hội, nhằm cho Nước Chúa trị đến. Trước nhất, ta có thừa tác vụ chính thức, tức thừa tác vụ được cộng đồng đức tin nhìn nhận và ủy nhiệm. Song song với loại thừa tác vụ chính thức ấy là hình thức thừa tác vụ người ta đang chờ mong nơi mọi tín hữu, tức các cố gắnh hàng ngày nhằm biến cải thế giới theo các giá trị yêu thương và nhân hậu của Kitô giáo. Ngày nay, nhiều người Công Giáo có gia đình đã đảm nhiệm loại thừa tác vụ chính thức của Giáo Hội. Việc ấy có được là nhờ sinh khí do Công Đồng Vatican II đem lại. Ta thấy nhiều giáo dân, nam cũng như nữ, tham gia các thừa tác vụ phụng vụ nơi các giáo xứ, như đọc sách, âm nhạc và thừa tác Thánh Thể. Càng ngày, thừa tác vụ giảng dạy trong các giáo xứ và giáo phận càng được các giáo dân đảm nhiệm nhiều hơn. Một số đảm nhiệm những công việc chuyên môn toàn thời gian trong các chương trình giáo dục tôn giáo thuộc hệ thống các trường Công Giáo. Số đông hơn phục vụ trong tư cách thiện nguyện làm giáo lý viên, phối hợp viên các nhóm thảo luận dành cho người lớn hay là thành viên cho hội đồng nhà trường của giáo xứ. Cũng có sự gia tăng tương tự con số các giáo dân làm việc tại các cơ sở dịch vụ cũng như các chương trình xã hội do thẩm quyền Giáo Hội điều hướng hay yểm trợ.
Việc mở rộng các thừa tác vụ “được chấp thuận” hay “được công nhận” này trong mấy thập niên qua đã làm mờ nhạt khá nhiều sự phân biệt trước đây trong Giáo Hội giữa tu sĩ, giáo sĩ và giáo dân. Các ông có gia đình chịu chức sáu vĩnh viễn, các nữ tu phục vụ trong tư cách phụ tá giáo xứ, các ông và các bà có gia đình đang theo học tại các đại chủng viện Công Giáo để chuẩn bị đảm nhận các công việc thuộc thừa tác vụ toàn thời gian, rõ ràng đều là thành phần của loại thừa tác vụ chính thức. Trong nhiều trường hợp, việc mở cửa chào đón các giáo dân vào các vai trò phục vụ và lãnh đạo chỉ là vì để giải quyết tình trạng thiếu người (không còn đủ các sư huynh, các nữ tu và các linh mục đảm nhiệm những công viêc ấy nữa!), hơn là một am hiểu sâu sắc hơn về phạm vi của ơn gọi thừa tác vụ Kitô giáo. Nhưng dù gì chăng nữa, hiện có khá nhiều giáo dân Công Giáo, có gia đình hay độc thân, đã hiểu ra ơn gọi ở đời của mình là tham gia vào thừa tác vụ chính thức của Giáo Hội.
Con số các giáo dân Công Giáo có gia đình làm các thừa tác viên chính thức trong thừa tác vụ hôn nhân của Giáo Hội, như soạn thảo hay dẫn dắt các chương trình chuẩn bị hôn nhân, phong phú hóa hôn nhân, huấn đạo hôn nhân và cử hành phụng vụ hôn nhân, hiện đang gia tăng và rất tốt. Tuy nhiên, trong cuộc thảo luận ở đây, chúng tôi chỉ muốn nói tới mối liên hệ của hôn nhân và ơn gọi thừa tác vụ tổng quát của Kitô hữu.
Với một số Kitô hữu, được thụ phong hay không, chú tấm tức khắc trong hành động tôn giáo của họ là ở bên trong cộng đoàn đức tin, một thừa tác vụ đối với Giáo Hội chính thức và qua Giáo Hội này. Còn phần đông tín hữu, ơn gọi sống và hành động để đáp ứng quan điểm Kitô giáo này thường được phát biểu ngay trong gia đình, nơi sở làm hay trong những can dự khác vào xã hội nòi chung. Kinh nghiệm tôn giáo của hôn nhân quan hệ thế nào với hành động tôn giáo hay thừa tác vụ của đời sống Kitô hữu trưởng thành? Ờ nhiều chỗ trong sách này, chúng tôi từng nói về thừa tác vụ của người Kitô hữu trưởng thành căn cứ vào tính tạo sinh tôn giáo rồi (religious generativity). Sự chín chắn về tâm lý giúp tôi vượt quá chính tôi và người thân cận để quan tâm đúng mức đến thế giới. Cũng thế, tính tạo sinh tôn giáo cũng dẫn tôi vượt quá việc cử hành “Tin Mừng” cho chính tôi mà hành động về tôn giáo, tức làm thừa tác vụ, nhằm phục vụ thế giới ở bên ngoài mình và bên ngoài những người thân cận về phương diện tôn giáo của mình. Ta đã thấy sự thân mật có thể vừa góp phần vào tính tạo sinh (khi kinh nghiệm yêu thương giải toả trong mỗi người chúng ta các tài nguyên tâm lý cần thiết để ta độ lượng và vượt quá chính mình) mà cũng có thể quay mặt khỏi tính tạo sinh ấy (khi tình yêu của ta tỏ ra yếu ớt đến độ ta phải sử dụng năng lực của ta cũng như các tài nguyên khác của ta cho chính chúng ta, chẳng chừa được chút nào cho thế giới bên ngoài). Như thế, hôn nhân có thể có hiệu quả hàm hồ đối với diễn trình trưởng thành và làm thừa tác vụ của Kitô hữu. Có những Kitô hữu chỉ có khả năng loay hoay với chính cuộc hôn nhân và gia đình họ mà thôi, không phải chỉ trong những lúc khẩn trương như bị bệnh nặng hay mất việc, cũng không phải chỉ trong những thời kỳ căng thẳng có thể đoán trước như việc chào đời của một đứa con hoặc việc về hưu, mà tính tình họ là như thế. “Chúng tôi phải lo cho chúng tôi, tự mình ên!” Có thể vì họ quá đặt nặng trách nhiệm làm vợ làm chồng, làm cha mẹ của họ chăng. Cuộc hôn nhân của họ yên ổn, con cái họ có thật nhiều cơ hội học hành và lợi thế xã hội theo khả năng của họ. Họ tham gia tích cực vào sinh hoạt giáo xứ, đi nhà thờ đều đặn và đóng góp tài chánh cũng như lo liệu để con cái tham dự các chương trình giáo lý. Nhưng họ làm thế, chỉ vì mình. Họ nhìn giáo xứ theo những gì giáo xứ có thể đem lại cho họ, một kinh nghiệm thờ phượng thỏa đáng, một chương trình đào tạo luân lý cho con cái, có thể là sự an toàn và một chút tư thế nào đó trong cộng đoàn nữa. Đối với họ, ý niệm làm người Kitô hữu chín chắn không đem theo nó bất cứ xác tín làm nguyên động lực nào: tôi và gia đình tôi vì một cái gì đó hơn là vì chính bản thân mình.
Đối với một số Kitô hữu khác, hôn nhân, trái lại, là cửa ngõ hướng họ về Chúa và thế giới. Các bài họ học được từ cuộc hôn nhân dạy họ phải quan tâm quá bản thân mình; các quan tâm của ta đối với con cái liên kết ta với các quan tâm đến thế giới. Ta nhận ra cuộc sống chung như gia đình không được “dùng cho hết” các tài nguyên của ta, nhưng phải sản sinh ra các tài nguyên mới mà ta có thể chia sẻ và sử dụng quá cả bản thân ta. Nhà cửa của ta, tình yêu của ta, niềm vui với nhau của ta, thì giờ của ta, cái nhìn thông sáng của ta, các quan tâm của ta, ngay cả tiền bạc của ta nữa, tất cả các tài nguyên của cuộc sống chung này không phải có đó cho một mình ta mà thôi. Có những thời điểm trong cuộc hôn nhân, trong đó ta bị tràn ngập bởi cảm thức cho rằng ta không có đủ để phân phối, các tài nguyên của ta thật thiếu thốn, không phải chỉ vì nhu cầu của thế giới mà ngay đối với nhu cầu của chính gia đình ta nữa. Nhưng trong suốt hành trình lâu dài, nếu không phải là trong mọi giây phút, của nó, cuộc hôn nhân của người Kitô hữu trưởng thành chúng ta phải được đánh dấu bằng sự cởi mở đón nhận nhu cầu người khác bên ngoài gia đình mình và một cảm thức tích cực góp phần vào việc Nước Chúa trị đến, hay sự hiện diện của Chúa trong công lý và yêu thương.
Dĩ nhiên, có nhiều cách khác nhau có thể nói lên hình thức thừa tác vụ trên của người Kitô hữu trưởng thành, và nhìn ra mối liên hệ giữa hôn nhân và thừa tác vụ ấy. Đối với một số cặp, thừa tác vụ của họ chính là qua cuộc sống gia đình. Họ mở cửa chào đón con nuôi hay nhận nuôi một trẻ tật nguyền. Ở gia đình khác, bếp núc của họ luôn mở cửa chào đón các thiếu niên trong khu phố, hay dành thì giờ lắng nghe các lo lắng quan tâm của hàng xóm và bạn bè. Cặp thứ ba quyết định lúc về hưu sẽ dành mỗi tuần hai ngày đi với nhau thăm viếng những người liệt giường liệt chiếu hay chào đón người hàng xóm mới góa bụa đến sống với mình cho đến khi bà ta có thể có kế hoạch khác. Nhiều cặp khác có thể nghĩ việc can dự của họ vào các vấn đề xã hội là chủ yếu để giáo dục tôn giáo cho con cái họ. Đưa ra quan điểm không mấy hợp dư luận về vấn đề công lý sắc tộc, hay tích cực tham gia một chiến dịch chính trị, dùng một phần số tiiền đi nghỉ của gia đình để trợ giúp những ai gặp tai ương, tất cả những hành động này đều là những hành động có ý nghĩa tôn giáo và khích lệ được con cái họ biết chia sẻ cái hiểu đầy thực tiễn về đức tin.
Đối với nhiều giáo dân Kitô giáo khác, lãnh vực thừa tác vụ của họ chính là thế giới nhân dụng. Qua trách nhiệm nghề nghiệp, qua các sinh hoạt nghiệp đoàn, qua các quyết định làm ăn, tôi có thể gây ảnh hưởng trong cách cư xử với người dưới và người trên trong công ty của mình, tôi có thể ráng gây ảnh hưởng để người ta nhìn nhận các xác tín tôn giáo của tôi. Khi làm việc, tôi đưa ra quan điểm tôi biết là đúng, dù có thể bị phản ứng ngược lại. Hay trong tư cách vợ chồng, chúng tôi quyết định đổi việc và đi về miền quê để tham gia dự án tranh đấu cho công bằng kinh tế. Như thế, đối với nhiều người chúng ta, các cố gắng đóng góp cho thế giới và công bình xã hội chính là ở lãnh vực này, trong công việc mình làm giữa trần gian. Chính tại đó, cảm thức ơn gọi bản thân đã lên hình lên dạng. Chính tại đó, ta cộng tác để làm nhanh hơn diễn trình Nước Chúa trị đến.
Một Cuộc Hôn Nhân Biết Vui Chơi
Lối sống trong hôn nhân của ta phần lớn liên quan đến cách ta can dự quá bên kia bản thân mình ra sao. Tuy nhiên lối sống ấy cũng ảnh hưởng và nói lên cách chúng ta chung sống với nhau như thế nào. Nhiều giá trị Kitô giáo góp phần vào cách chung sống của ta bằng cách thúc giục ta phải coi trọng cuộc hôn nhân của mình. Hôn nhân là việc của người trưởng thành; các trách nhiệm của nó hết sức nặng nề; tuần trăng mật không thể kéo dài mãi. Những sự thật làm tỉnh lòng người ấy rất quan trọng buộc chúng ta phải nghe và Giáo Hội cũng giúp ta rất nhiều bằng cách góp tiếng, nói lên sự khôn ngoan ấy. Nhưng sự khôn ngoan Kitô giáo cũng đề cập tới một khía cạnh khác nữa của hôn nhân: đó là mối liên kết mật thiết giữa yêu thương và vui chơi. Cuộc hôn nhân của ta càng chín mùi, nó càng trở nên vui chơi hơn. Ở đây, ta thử xem sét một vài yếu tố trong lối sống hôn nhân đầy vui chơi của mình.
Thì Giờ Đời Ta
Một hôn nhân đầy vui chơi tùy thuộc cách ta dùng thì giờ với nhau ra sao. Các đòi hỏi của nghề nghiệp, con cái và các cam kết khác có thể dễ dàng tràn ngập liên hệ hôn nhân của ta. Mệt mỏi và chán trường lãng trí, do nó phát sinh, có thể sói mòn cách nghiêm trọng sự hiện diện với nhau của ta. Ta đã học thấy rằng tính vui chơi từng đánh dấu mối liên hệ vô tư thời đầu mới lấy nhau của ta không dễ dàng hay tự động kéo dài. Và một cách nghịch lý ta cũng học thấy điều này nữa: nếu muốn cho cuộc hôn nhân của mình có tính vui chơi, ta phải cố mà tạo ra điều ấy. Giống như cảm nghiệm của ta về thân mật, tính vui chơi giữa chúng ta cũng phải được vun sới. Nó đòi một kỷ luật trong lối sống, nhất là kỷ luật dùng thì giờ.
Nếu hôn nhân là một ơn gọi bắt đầu bằng lời thưa “có” đầy vang vọng, thì khi chín mùi nó lại gồm khá nhiều lời thưa “không”. Muốn có thì giờ giá trị cho người bạn đời và gia đình mình, tôi phải nói “không” với thật nhiều đòi hỏi và yêu cầu từ bên ngoài. Kỷ luật này, như sẽ đề cập ở Chương 24 như là “nhiệm nhặt học về thì giờ” (ascetism of time), sẽ giúp ta tổ chức được thì giờ dành cho các cam kết chính của đời mình. Việc dự tính thì giờ có kế sách ấy có thể bị coi là những tính toán lạnh lùng hay như những đáp ứng đầy mưu mẹo đối với các đòi hỏi muôn mặt của đời sống. Không có sự nhiệm nhặt này, ta sẽ trở thành lệ thuộc đối với các đòi hỏi không bao giờ cùng (mà đòi hỏi nào cũng đáng cả) của cuộc sống hôn nhân hiện đại. Dần dà, kiệt lực sẽ lấy mất hết tính vui chơi khỏi cuộc hôn nhân của ta, cả tính co dãn lẫn tính vui đùa của nó. Tính vui chơi ấy có thể được thăng tiến nhờ biết dự tính những thì giờ đặc biệt cho riêng hai đứa bọn mình. Chúng mình để riêng ra những thì giờ và nơi chốn có biên cương che chở. Vào dịp đi nghỉ, vào những ngày nhàn nhã hay tĩnh tâm, chúng mình tự cho phép mình vui chơi trở lại. Bên cạnh tính nghiêm chỉnh của quãng đời còn lại, các dịp này mời gọi ta vui chơi với nhau và làm cho tình yêu bọn mình lên men trở lại.
Đua Tranh Và Vui Chơi
Một cuộc hôn nhân đầy tính vui chơi vẫn nhìn nhận mối liên hệ giữa đua tranh và vui chơi ấy. Tính đua tranh là điều cần được nhìn nhận. Ta phải chấp nhận sự kiện này: hôn nhân là một môn thể thao đụng chạm (contact sport), một môn thể thao trong đó, có lúc ta bị thương tích, giận dữ và cả thua cuộc nữa. Nhưng tính đua tranh cũng có thể lên men chúng ta. Khi ta cùng nhau nhận ra mình đang đua tranh với nhau ra sao và lúc nào, thì hình như sự đua tranh này giảm sức đi nhiều lắm đối với chúng ta, nhờ ta biết chia sẻ một cách cụ thể hơn một số những sợ sệt chung quanh sự tranh chấp ấy và có khi còn thấy được cả sự phấn chấn trong các tranh chấp ấy nữa.
Như đã thấy trong Chương 13, đua tranh thường là hành vi của thân mật. Nó đem ta lại thật gần nhau và buộc ta phải dàn xếp với nhau, dù cho là mơ hồ đến thế nào đi nữa. Khi đua tranh, như đô vật chẳng hạn, ta giáp mặt nhau một cách vừa phấn khích vừa đe dọa. Nhờ giáp mặt đua tranh như thế, ta học được nhiều điều về chính mình và về nhau. Ta có thể khám phá ra những điểm mạnh không ngờ; và dĩ nhiên ta cũng có thể khám phá ra nhiều điểm yếu chưa bao giờ nghĩ tới nữa. Đua tranh không có nghĩa là dùng các điểm mạnh này để khống chế hay khai thác các điểm yếu kia. Việc anh khám phá ra điểm yếu của em có thể giúp anh yêu tính yếu đuối của em hơn, hay khiến anh quyết tâm bảo vệ tính yếu đuối ấy hay ít nhất cũng đừng lợi dụng nó. Khám phá ra điểm mạnh có thể giúp anh biết yêu thương nhiều hơn, giúp anh biết dùng nó mà thăng tiến chứ không kiểm soát cuộc hôn nhân của bọn mình.
Tuy nhiên, ý niệm đua tranh trong hôn nhân vẫn làm ta bối rối. Nó vẫn có thể gợi ra các hình ảnh trong thể thao chuyên nghiệp, chỉ biết chú trọng tới trrình diễn và xếp hạng, làm thế nào để dẫn đầu cho bằng được trong cuộc đua tranh này. Nhưng đó chỉ là một giải nghĩa chật hẹp về đua tranh. Ta vẫn có thể quan niệm cuộc đua tranh của ta trong hôn nhân không nhất thiết là cuộc chạm trán nẩy lửa giữa vợ chồng mình nhưng là một cuộc đưa đẩy để chúng mình lại gần nhau hơn. Dĩ nhiên, việc lại gần nhau hơn này có tính đe dọa. Đôi khi nó có thể gây ra thương tích, đau đớn.Trong tình yêu và trong đua tranh, ta chấp nhận rủi ro do chính cuộc giáp mặt này mang lại, chỉ tin tưởng rằng hai đứa bọn mình đều chơi sòng phẳng. Nhưng khi chấp nhận như thế, nghĩa là thắng vượt được nỗi sợ bị đè bẹp cũng như nhu cầu phải khống chế, ta quả đã cùng nhau phấn chấn; người thắng chính là cuộc hôn nhân của ta và lối sống thân mật của mình.
Tính Dục Có Tính Vui Chơi
Cuộc sống tính dục với nhau phải là thành phần của một hôn nhân có tính vui chơi. Ở đây, truyền thống Kitô giáo luôn luôn hỗ trợ ta. Đặc điểm chính của tính vui chơi là nét không hữu dụng của nó; nó chỉ để vui chơi. Mặt khác, người Kitô hữu cũng học thấy rằng tính dục là chuyện nghiêm chỉnh. Nó có mục tiêu chuyên biệt và loại biệt (exclusive): sinh sản con cái. Chỉ khi nào mục tiêu này được mưu tìm một cách đúng bổn phận, ta mới được thụ hưởng sinh hoạt tính dục. Như thế, đối với các Kitô hữu, tính nghiêm chỉnh và thánh thiêng của tính dục đứng trên tính vui chơi của nó. Há “tính dục vui chơi” không phải là bận tâm của khách làng chơi và người phóng đãng đó sao? Sự hàm hồ ở đây khá song hành với sự hàm hồ của đua tranh. Đua tranh tự nó không phá hoại mà cũng không sáng tạo như thế nào, thì sinh hoạt tính dục nhân bản tự nó cũng chẳng để phục vụ mục tiêu mà cũng chẳng để vui chơi như thế. Là Kitô hữu, ta biết rằng tính dục khá thánh thiêng (sacred): khi chia sẻ tính dục, ta tạo thêm sự sống; nhờ tính dục, ta củng cố và gia tăng tình yêu đối với nhau. Nhưng tính thánh thiêng này không loại bỏ tính vui chơi. Đối với Kitô hữu, tính dục là một trò chơi có trách nhiệm. Giao hợp tính dục, đôi khi có tính tạo sinh, đem lại sự sống mới và thường hơn có tính tạo sinh, theo nghĩa đem lại nhiều yêu thương với nhau hơn, đồng thời cũng là một trò vui thích (fun). Điều chắc là Kitô giáo vốn thận trọng trong việc nhìn nhận giá trị của vui chơi trong tính dục. Chỉ mới gần đây và cả lúc đó nữa, nhiều tiếng nói chính thức trong Giáo Hội vẫn ngần ngại không muốn nhìn nhận tính chính đáng của một tình yêu tính dục mà không phải bất cứ tác động nào cũng nhằm để đem thêm con cái vào trần gian. Nhưng các triển khai này đang xẩy ra ở thời ta, một phần là nhờ chứng tá của các Kitô hữu có gia đình. Và với những triển khai ấy, ngày nay ta dễ dàng hơn trong việc vinh danh cả sự đa dạng lẫn tính vui chơi trong tình yêu tính dục của cuộc sống hôn nhân Kitô giáo. Tính dục không phải là nơi duy nhất để vui chơi trong một cuộc hôn nhân chín chắn. Nhưng nếu có ít và nhất là không có vui chơi chút nào trong chia sẻ tính dục, ta khó mà vui chơi trong các lãnh vực khác của cuộc sống chung.
Học Biết Chơi Sòng Phẳng
Một yếu tố khác trong hôn nhân có tính vui chơi là học biết chơi sòng phẳng. Có nghĩa là học các luật chơi giúp việc đua tranh và cuộc sống thân mật góp phần vào hôn nhân ta, chứ không hủy diệt nó. Luật chơi đầu tiên là ta cần phải đua tranh với nhau. Nếu cơn giận của ta thường xuyên bị ức chế, sự mơ hồ và bất đồng của ta không những không giảm thiểu được xúc cảm kia mà còn cất kỹ nó đi để dùng về sau. Trong hôn nhân, khéo biết chơi thể thao không có nghĩa là quyết định không đua tranh với hay không thi đấu với người bạn đời của mình. Nó có nghĩa là phải tích cực thi đấu trong mối liên hệ này. Không biết chơi thể thao chính là những người chọn đứng bên lề, kêu ca đủ thứ và nhất quyết không thi đấu. Có thể gọi bất cứ cuộc hôn nhân nào trong đó vợ chồng hết đua tranh, không còn ganh đua với nhau một cách đáng kể nữa, là một bế tắc, một thế bí (stalemate). Và cá nhân cặp vợ chồng ấy chắc chắn sẽ cảm nhận nhau như là những người bạn mòn chán, cũ rích (stale mates).
Luật chơi thứ hai là phải chơi sòng phẳng (play fair). Có nghĩa là chơi có kỹ năng, biết phải “nghinh chiến” người bạn đời mình lúc nào và thế nào. Trong hôn nhân, cũng như trong mọi môn chơi khác, đúng lúc là điều quan trọng. Kinh nghiệm sống chung với nhau trong hôn nhân, nhiều năm tháng ngày giờ chơi chung với nhau hiển nhiên sẽ giúp ta xác định được thời điểm nào nên “nghinh chiến”. Anh sẽ nêu ra một vấn đề tế nhị khi anh thấy đúng lúc: nghĩa là lúc hai đứa mình có thể đương đầu với nó, chứ không phải là lúc anh muốn nêu nó ra. Chơi sòng phẳng sẽ trở thành một phần trong lối sống hôn nhân của ta, khi mỗi chúng ta có khả năng hơn trong việc biểu lộ được các tác phong đầy kỹ năng của đối thoại và giải quyết tranh chấp mà ta đã thảo luận ở Chương 18.
Học biết chơi sòng phẳng là một nhân đức phức tạp, một nhân đức phần đông chúng ta chỉ đạt được từ từ trong diễn trình tăng trưởng của mình. Việc lớn mạnh của nó chắc chắn lệ thuộc kỷ luật biết nhận dạng và cắt bỏ các thói quen phá hoại trong hôn nhân của ta, như hạ giá người kia, gián tiếp đánh trả hơn là trực diện giáp mặt với một vấn đề gây rắc rối, dùng con cái làm vũ khí trong cố gắng thắng cuộc hay cho là mình đúng. Sau cùng, môn chơi cũng dạy ta tầm quan trọng của thỏa hiệp và giá trị của một người thua cuộc tốt. Thỏa hiệp có nghĩa là tìm ra đường đi quanh các vấn đề và các lắng lo liều mình bị bế tắc hay xem ra không thể giải quyết được. Các chiến thuật đổi chác và thương thảo đôi khi có thể giúp ta duy trì được tình yêu và cam kết của mình. Học biết làm người thua cuộc tốt cũng là dấu hiệu của chín chắn, trưởng thành. Mỗi người chúng ta đều có thể thất bại, có khi thất bại đi thất bại lại, trong các cố gắng yêu thương và hỗ tương nhau. Tính cách vui chơi nhắc ta nhớ rằng chả có chi phải xấu hổ cả. Tình yêu đâu có nghĩa không bao giờ phải nói lời xin lỗi; nó chỉ có nghĩa mình phải sống tốt với việc xin lỗi ấy.
Nhờ các phương cách ấy mà ta chín mùi trong tình yêu. Ta học thấy rằng trò chơi không phải chỉ dành cho con nít, rằng có khả năng tín thác lẫn nhau còn quan trọng hơn là việc lúc nào cũng đúng. Trong nghiên cứu của mình về sự trưởng thành của người lớn, tức cuốn Adaptation to Life, George Vaillant tóm kết các mối liên kết giữa tình yêu, tín thác và vui chơi như sau:
Khó mà tách biệt được khả năng tín thác với khả năng vui chơi, vì vui chơi rất nguy hiểm cho tới khi ta tín thác cả chính ta lẫn địch thủ của ta… Trong trò chơi, ta phải tín thác đủ và yêu thương đủ thì mới dám liều thua mà không thất vọng, mang chiến thắng mà không cần mặc cảm tội lỗi, và sẵn sàng cười lúc phạm lỗi mà không chế diễu (tr.309)
Trong hôn nhân của chính chúng ta, chắc chắn ta sẽ học được cách biết thắng biết thua, biết rủi biết lầm, biết cười biết yêu. Thẩy đều là chất liệu của một cuộc hôn nhân đầy tính vui chơi, những viên đá tảng xây lối sống suốt đời cho cuộc hôn nhân của mình.
Đọc Thêm:
Các giám mục Mỹ tại phiên họp Mùa Thu năm 1980 đã ban hành một “Tuyên Bố Mục Vụ Về Giáo Dân” để kỷ niệm 15 năm Sắc Lệnh của Công Đồng Vatican II về Tông Đồ Giáo Dân.Trong tuyên bố này, các giám mục nhắc lại cái hiểu của các ngài về các thừa tác vụ khác nhau dành cho các Kitô hữu trưởng thành cả bên trong gia đình họ lẫn bên ngoài gia đình ấy.
Càng ngày càng có nhiều tài nguyên giúp vợ chồng và gia đình nào muốn thăm dò các chiều kích công lý trong lối sống của họ. “Parenting for Peace and Justice” (Làm Cha Mẹ Để Phục Vụ Hòa Bình và Công Lý) của Kathleen McGinnis hiện có dưới dạng băng nhựa do nhà NCR Cassettes, Kansas City, Missouri xuất bản, và không lâu nữa sẽ được xuất bản thành sách do nhà Orbis Press ấn hành. Cùng với phong trào liên phái Kitô giáo Bread for the World (Bánh Cho Đời), Ronald Sider đã chủ biên Cry Justice: The Bible on Hunger and Poverty (Hãy Kêu Gào Công Lý: Thánh Kinh Về Đói Nghèo), do nhà Paulist ấn hành năm 1980, như sách cầu nguyện và hướng dẫn các cá nhân, các gia đình và các nhóm cầu nguyện. Nhóm Đặc Nhiệm Liên Tôn Phân Tích Xã Hội đã chuẩn bị tài liệu Must We Choose Sides? (Ta Có Phải Chọn Bên Không?) như tài liệu học hỏi và hành động khá hữu ích về phương diện thực tiễn đối với cam kết Kitô giáo trong thập niên 1980. Hai cơ quan đặt cơ sở tại Washington D.C. cung cấp phân tích dựa trên quan điểm Kitô giáo đối với các vấn đề xã hội quan trọng hiện nay là Trung Tâm Quan Tâm (chú tâm đến các vấn đề quốc tế) và Hệ Thống (chú tâm đến việc ban hành luật lệ quốc gia). Hai cơ quan này đều có bản tin tam cá nguyệt cũng như các ấn phẩm khác với lệ phí hội viên rất khiêm tốn.
Các tài nguyên trong lãnh vực thăng tiến hôn nhân và gia đình cũng không thiếu. David và Vera Mace đã làm việc lâu năm với các giáo hội Kitô giáo nhằm một thừa tác vụ hữu hiệu hơn. Một thí dụ điển hình cho thấy sự đóng góp liên tục của họ là cuốn How to Have a Happy Marriage: A Step-by-Step Guide to an Enriched Relationship (Làm Thế Nào Có Được Một Cuộc Hôn Nhân Hạnh Phúc: Từng Bước Hướng Dẫn Để Đạt Một Liên Hệ Phong Phú) do nhà Abingdon ấn hành năm 1977, có mục tiêu để các cặp vợ chồng sử dụng hay để thảo luận nhóm. Herbert Otto đã chủ biên Marriage and Family Enrichment: New Perspectives and Programs (Thăng Tiến Hôn Nhân Và Gia Đình: Cái Nhìn Và Chương Trình Mới) cũng do nhà Abingdon ấn hành năm1976, là một sách hướng dẫn tuyệt hảo để tìm thấy các tài nguyên, các chương trình và cơ quan vốn ủng hộ hôn nhân. M.C. Howell đã chú tâm trở lại với các tài nguyên có sẵn trong gia đình với cuốn Helping Ourselves: Families and the Human Network (Giúp Mình: Các Gia Đình Và Mạng Lưới Nhân Bản) do nhà Beacon xuất bản năm 1975.
(còn tiếp)
3. Linh Đạo Và Lối Sống
Các lựa chọn ảnh hưởng tới lối sống của ta cũng là một phần của linh đạo hôn nhân. Vì qua các lựa chọn này, ta muốn nói lên các giá trị dùng làm khuôn hình cho cuộc sống chung của ta. Mặt khác, đóng góp quan trọng nhất của Kitô giáo đối với hôn nhân chính là các giá trị nó mời gọi ta bước vào. Các chân lý về đời người như có thể yêu người cách không vị kỷ, hy sinh có giá trị vượt quá chính nó, được hưởng lạc thú nhưng không được thần thánh hóa nó, tôi không hiện hữu chỉ vì bản thân mình, đều là những chân lý không luôn luôn hiển nhiên. Đối với xã hội hiện nay, và cả chính kinh nghiệm của riêng ta nữa, các xác tín ấy dường như có tính ảo tưởng hoặc ngây ngô. Khi sống một mình, ta cảm thấy ảnh hưởng của chúng đối với ta thật mỏng manh. Nhưng khi sống thành cộng đoàn với các tín hữu khác, ta thấy mình ít sợ sệt hơn khi phải giáp mặt với nghi nan vì ta không giáp mặt với chúng một mình. Trái lại, có thể nuôi dưỡng được một quan điểm tôn giáo về cuộc đời để đỡ nâng mình trong cuộc hành trình hôn nhân kéo dài suốt đời này.
Kitô giáo không đưa lại cho tình yêu vợ chồng giá trị của nó; đúng hơn, nó cử hành ý nghĩa sâu xa của tình yêu ấy, một ý nghĩa đôi khi bị lối sống ngược xuôi của ta làm biến mất hay ít ra cũng mờ tối đi rất nhiều. Kitô giáo đem lại cho chúng ta nhiều thông sáng, biết nhận ra những điều vốn hết sức vô hình, như quyền năng và sự hiện hữu của tình yêu Thiên Chúa, luôn bao bọc quanh ta và nhất là trong một số cảm nghiệm ưu việt, có tính bí tích. Đối với phần đông Kitô hữu, tình yêu vợ chồng và các cam kết sống vốn phát sinh từ tình yêu này và luôn bao quanh nó, chính là những biểu hiện của cảm nghiệm ưu việt trên về quyền năng và sự hiện hữu của Thiên Chúa. Trong chương này, ta sẽ thăm dò một số giá trị từng góp phần tạo ra lối sống của hôn nhân Kitô giáo.
Lối sống trong hôn nhân của ta chịu ảnh hưởng của nhiều sức mạnh khác nhau. Một số các sức mạnh này rõ ràng nằm bên ngoài quyền kiểm soát trực tiếp của ta, như các yếu tố kinh tế phát sinh ra lạm phát, các yếu tố chính trị tạo nên chính sách quốc gia về chăm lo trẻ em, các yếu tố văn hóa ảnh hưởng tới các vai trò người ta vốn chờ mong nơi người đàn bà và người đàn ông. Đối với một số cuộc hôn nhân, các yếu tố bên ngoài này tác động mạnh đến nỗi xem ra chẳng còn mấy cơ hội chọn lựa nào nữa. Khi con người nghèo đói, ít được học hay thất nghiệp kinh niên, thì họ khó mà cảm nhận được rằng mình đang làm chủ cuộc sống mình. Gánh nặng của hiện tượng thiếu công bình xã hội này hiện đang đè lên nhiều người Mỹ, đem lại nhiều căng thẳng hơn nữa cho cuộc hôn nhân của họ. Hậu quả: ly dị và đào ngũ gia tăng hẳn lên.
Tuy nhiên, đối với phần đông người Mỹ, lối sống trong hôn nhân không phải chỉ là sản phẩm của các lực lượng bên ngoài. Vì ta luôn ý thức rằng chúng ta mới là tác nhân. Tuy bị nhiều giới hạn, ta vẫn có thể chọn lấy lối sống cho riêng mình. Một số chọn lựa này rất có thể ảo tưởng, chịu ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài hơn mình tưởng, tuy thế ta vẫn ý thức rõ chính ta đã đưa ra các quyết định có ảnh hưởng tới cuộc hôn nhân của chính mình.
Các chọn lựa quan trọng nhất đối với lối sống của ta chính là các chọn lựa liên quan tới việc ta sử dụng các tài nguyên của mình. Các tài nguyên quan tâm, thì giờ và tiền bạc là các chất liệu chính cho cuộc sống chung của ta. Bởi thế, các lựa chọn của ta liên quan tới các tài nguyên này không phải là phụ thuộc; chúng nằm ngay cạnh chính cốt lõi của hôn nhân. Mình phải quan tâm tới nhau ra sao? Tiền bạc của mình phải dùng làm gì? Mình phải dùng thì giờ đời mình thế nào? Trả lời được các câu hỏi này, ta sẽ khá phá ra các giá trị trong hôn nhân của mình và phát biểu chúng ra qua lối sống của ta.
Cầu Nguyện Và Công Lý
Cầu nguyện là một phần trong lối sống hôn nhân Kitô giáo. Việc này phải bao gồm các phương cách để ta, trong tư cách vợ chồng và gia đình, dự phần vào việc cầu nguyện của Giáo Hội, nhất là việc cử hành Thánh Thể. Nhưng đồng thời, nó cũng liên hệ đến việc phải triển khai ra các phương cách thích hợp để ta cùng cầu nguyện với nhau, cùng chia sẻ cảm nghiệm thân thiết được đến trước nhan thánh Chúa trong cầu nguyện với nhau, đôi lúc như vợ chồng, đôi lúc với các con nữa. Trong nhiều thập niên qua, nhiều gia đình Công Giáo có thói quen lần chuỗi mân côi cũng như tôn sùng Thánh Tâm Chúa trong gia đình. Ngày nay, việc cầu nguyện trong gia đình phần lớn chú tâm nhiều hơn vào việc đọc Thánh Kinh, cùng nhau suy niệm ý nghĩa những bài đọc đó đối với cuộc sống ta và hành động của ta trong thế giới. Trong Chương 24, ta sẽ thảo luận trở lại vai trò của việc cầu nguyện trong gia đình và các cử hành tôn giáo.
Trong hôn nhân, việc cầu nguyện đã được khích lệ như phương thế để gia đình tăng cường sự gắn bó nhất trí của mình: “Gia đình cầu nguyện với nhau là gia đình gắn bó với nhau”, phương ngôn từng nói thế. Quả thế, cầu nguyện với nhau như vợ chồng và như gia đình sẽ mạnh mẽ tăng cường cảm nghiệm sống bên nhau một cách hết sức đặc biệt. Nhưng việc cầu nguyện của Kitô hữu không phải chỉ là để gìn giữ gắn bó nhất trí giữa chúng ta mà thôi; mà nó còn nhằm tình cộng đoàn của ta với toàn bộ nhân loại trước nhan thánh Chúa. Cầu nguyện theo phụng vụ là loại cầu nguyện đặc biệt cử hành cái ý thức rộng lớn hơn đó. Nó là lời cầu nguyện của cả dân Chúa, nhân danh Chúa Giêsu và nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần đang hiện diện trong ta. Nhưng lời cầu nguyện của gia đình cũng phải mở lòng trí ta vượt quá chính mình. Nhu cầu của thế giới phải là thành phần trong lời cầu nguyện của ta, nói cụ thể hơn, ta phải góp phần giải quyết các đau đớn mất mát và bất công cố hữu của thế giới.
Mùa thu năm 1978, Đức Tổng Giám Mục Jean Jadot đã đọc một bài diễn văn kêu gọi thi hành kế hoạch mục vụ gia đình do Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ công bố. Trong diễn văn này, ngài đề cập tới việc cầu nguyện, tới đức tin và công lý vì những điều này có liên quan tới gia đình. Theo ngài “Cầu nguyện tôi nói ở đây không hẳn là đọc kinh…Mà là cùng nhau đọc Thánh Kinh và quan tâm tới những người khốn khó, tới công lý và hòa bình trên thế giới, tới Nước Chúa ngự đến… Lời cầu nguyện như thế tự nhiên sẽ gợi lên ý thức phục vụ trong sứ mệnh của gia đình. Nó cũng gợi lên ý thức xã hội nơi gia đình nữa”
Xác tín rằng ta không phải chỉ vì mình ta là một xác tín căn bản trong thế giới quan Kitô giáo. Giá trị này phải được phát biểu qua cầu nguyện mà còn qua cả lối sống của ta nữa. Như đã nhắc ở Chương 19, phần lớn chúng ta biết rằng cuộc hôn nhân của ta không phải chỉ vì một mình chúng ta mà thôi. Ta cần hơn là chính ta nếu ta muốn cho cuộc hôn nhân của mình triể nở. Ta biết rõ, trong tư cách là vợ chồng và gia đình, ta tùy thuộc xiết bao vào các tiếp xúc với thân nhân và nâng đỡ đặc biệt của bạn bè. Nhưng là Kitô hữu, ta vượt quá chúng ta không phải chỉ trong những điều mình cần mà cả trong nhnữg điều mình đóng góp nữa.
Cuộc sống gia đình và nhất là con cái đã đem chúng ta vào một thế giới rộng lớn hơn. Khi con cái lớn khôn, ta sẽ cảm nhận được việc chúng thuộc về thế giới và tương lai của chúng nhiều hơn là thuộc về ta biết chừng nào. Bởi thế, việc chúng ta quan tâm đến chúng không chấm dứt ở ngưỡng cửa gia đình. Chuyển động đầu hết của chúng ta hướng tới việc góp phần vào thế giới ngoài kia rất có thể là vì chúng: biến thế giới thành nơi tốt hơn cho chúng, một nơi xứng hợp cho các niềm hy vọng của chúng và là nơi dẫn tới việc chúng tăng trưởng. Nhưng sự thúc đẩy khởi đầu của việc quan tâm có tính máu mủ (generative care) này, tức mối quan tâm đối với con cái và tương lai của chúng, rất có thể bị đình đốn. Mối quan tâm lo lắng tới lợi ích của gia đình rất có thể mang hình thức vị kỷ mới. Biên giới có thể đã được nới rộng đôi chút, nhưng tựu chung vẫn là “chúng ta” trong thế đối lập với “họ”.
Rất may, đối với phần lớn chúng ta, việc quan tâm đến con cái của chính mình đã mời gọi ta quan tâm đến con cái của cả thế giới, vì tương lai của cả loài người. Tôi ý thức sâu xa hơn được điều này là bằng xúc cảm và hành động, tôi đã can dự nhiều hơn vào cuộc sống người khác. Trong tư cách cha mẹ, người làm việc và công dân, tôi chịu trách nhiệm phần nào, theo cách của riêng tôi, đối với tương lai.Thế giới, cùng với các niềm vui và vấn nạn của nó, quả có quyền đòi hỏi đối với tôi.
Là Kitô hữu, ta nghe thấy lời mời gọi bước vào thế giới rộng lớn hơn này được chính Chúa Giêsu củng cố. Tôi không phải chỉ là người chăm sóc anh em tôi mà thôi; phạm trù anh chị em này đã được nới rộng để bao gồm cả bất cứ ai đang cần đến tôi. “Ta là khách lạ, các con đã chào đón Ta; Ta trần truồng, các con đã cho Ta quần áo; Ta ốm đau, các con đã thăm viếng Ta; Ta ngồi tù, các con đã đến thăm Ta” (Mt 25:35-36). Kitô giáo quả đã nới rộng biên giới các quan tâm của ta. Ta thấy mình thuộc một cộng đồng rộng lớn hơn. Ta nắm giữ các tài nguyên của ta với tư cách quản lý viên: chúng không phải là sở hữu của ta mà là phương tiện để ta đóng góp cho một thế giới công chính hơn.
Càng ngày ta càng cảm nhận được rằng các vấn đề giá trị và công bằng xã hội mà ta gặp thấy trong cuộc sống của chính ta hết sức phức tạp. Rất ít vấn đề có được câu trả lời đúng và nhanh chóng. Đối với một vấn đề đặc thù nào đó, những người thiện chí và thông minh có thể đưa ra những kết luận hết sức khác nhau về cách nên giải quyết như thế nào. Khi một vấn đề nêu ra trực tiếp đụng chạm đến cuộc sống ta hay chạm đến phúc lợi của gia đình ta, như trong vấn đề việc làm bảo đảm, giá trị bất động sản hay cải tiến thuế khóa, thì xác định được câu trả lời đúng quả lại càng khó khăn hơn nhiều.
Trong những tình huống ấy, ý thức Kitô giáo không đưa ra được những câu giải đáp dễ dàng, nhưng có thể mang đến cho ta một điểm khởi hành nào đó. Ta không chỉ vì một mình mình mà thôi. Như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã công bố, hành động cho công lý và biến cải thế giới phải là hiến chương cho đáp ứng của ta đối với phúc âm.Ta đứng dưới thách thức của phúc âm sẵn sàng chia sẻ gánh nặng của nhân loại và dự phần vào việc giải phóng nhân loại ấy. Rất có thể ta phải tự tìm ra phuơng thức để tham dự vào sứ mệnh này của Chúa Kitô trong tư cách vợ chồng và trong tư cách gia đình. Nhưng mọi người chờ mong sự tăng trưởng trong tư cách Kitô hữu chín chắn của ta sẽ bao gồm việc triển khai ra một lối sống có thể nói lên cái hiểu của ta về sứ mệnh mà Chúa Kitô đã mời gọi ta và nâng đỡ ta trong đáp trả của mình.
Ý Nghĩa Của Tiền Bạc
Tiền bạc là vấn đề quan trọng trong hôn nhân. Việc ta hiểu tiền bạc ra sao sẽ ảnh hưởng lớn tới mối liên hệ của mình; việc dùng tiền bạc như thế nào cũng khuôn định ra lối sống của ta. Và trong nhiều cuộc hôn nhân, các quyết định về tiền bạc là những quyết định phức tạp nhất của vợ chồng. Các bất đồng về tiền bạc (quản lý nó ra sao; tiêu sài nó thế nào; ai phải quyết định những điều đó) và những buồn bực về tiền bạc (sống quá phương tiện của mình; hoá đơn đến ngày phải thanh toán; không đủ tiền trang trải những chi tiêu bất ngờ) đều là những nguyên cớ đem lại căng thẳng cho cuộc nhân duyên.
Các vấn đề về tiền bạc trong hôn nhân rắc rối một phần vì tiền bạc mang theo nó thật nhiều ý nghĩa khác nhau. Tiền bạc để làm gì? Câu trả lời của tôi ở đây sẽ ảnh hưởng tới cách tôi trả lời các câu hỏi khác. Gia đình mình cần bao nhiêu tiền bạc? Liệu có khi nào mình đủ dùng không? Liệu mình có xác định được bao nhiêu thì đủ không?
Đối với một số chúng ta, tiền bạc chủ yếu là để cung ứng những nhu cầu thực tiễn của đời sống: cơm ăn, quần áo, nhà cửa. Đối với người khác, nó dùng để vui chơi, hưởng nhàn, sống xa xỉ hay tiêu khiển. Đôi khi, tiền bạc là vì tương lai con cái, để giáo dục chúng hay tạo an toàn tài chánh cho chúng. Cũng có khi dùng nó để tăng giá trị bản thân: “Chắc chắn tôi là người có giá trị, chỉ cần nhìn số tiền tôi kiếm được”. Tiền bạc cũng có khi để chứng tỏ quyền lực: “Tôi có thể mua bất cứ điều gì và bất cứ người nào tôi muốn”. Và cũng có khi nó là tài nguyên ta phải sử dụng để phục vụ lợi ích thế giới.
Phần lớn các quyết định thực tiễn về tiền bạc mang theo chúng tầm quan trọng lớn hơn về xúc cảm. Chúng nói lên điều gì đó quan trọng đối với ta về con người thực của mình ở trên đời. Nếu chúng ta, trong tư cách vợ chồng, nhìn tiền bạc cách khác nhau, nếu mỗi người chúng ta hành động vì những cảm nhận khác nhau về mục tiêu của nó, ta có thể đoán chắc vấn đề tiền bạc sẽ đem lại xáo trộn giữa chúng ta, những xáo trộn khó lòng giải quyết được.
Tầm quan trọng về xúc cảm của tiền bạc không phải là nguồn duy nhất tạo ra căng thẳng. Lạm phát và đe dọa suy thoái kinh tế cũng là những yếu tố có thực trong lối sống của nhiều gia đình. Các cặp vợ chồng trẻ thấy mình không đủ sức mua nhà, thế là đành phải trì hoãn việc có con. Các cặp đã có con nhận thấy muốn gửi con tới đại học hay cao đẳng, thì cả hai phải đem chi phiếu trả lương về nhà. Các cặp muốn về hưu sớm giờ đây phải tiếp tục làm việc vì không chắc tiền hưu trí của mình có đủ thoả mãn các nhu cầu chi tiêu hay không. Đương đầu với vật giá leo thang, lãi xuất cao và nhiều khi bị thất nghiệp, nhiều gia đình buộc phải đưa ra các quyết định khó khăn về tiền bạc, những quyết định có ảnh hưởng lớn lao đến lối sống trong cuộc hôn nhân của mình.
Nhưng dù nhìn nhận thực tại của những thời điểm tài chánh bấp bên trên, việc căng thẳng về tiền bạc trong nhiều cuộc hôn nhân cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ chủ nghĩa tiêu thụ y như lạm phát vậy. Ngay trong thời lạm phát hiện nay, nhiều gia đình Mỹ vẫn hưởng được một mức thịnh vượng rất cao trên thế giới.Ta muốn và mong chờ “những cái tốt nhất tiền bạc có thể mua được” cho chính ta và gia đình ta. Quảng cáo nới rộng cảm thức của ta về những điều ta cần, khiến ta thực sự tin rằng “ta nợ chính mình nhu cầu ấy” vì “ta thực đáng được nhu cầu ấy”. Là người Mỹ, hình như ta dễ bị cám dỗ căn cứ vào những điều mình sở hữu được, của cải vật chất, mức sống, mãi lực, mà phán đoán giá trị của mình. Cảm thức lo lắng tới “những sự thế gian” này luôn luôn kình chống lại các trực quan tôn giáo sâu sắc hơn của ta: hiện hữu giá trị hơn chiếm hữu; giá trị của ta đâu có đặt cơ sở trên của cải. Là tín hữu, ta biết ta giữ của cải trần gian như các quản lý viên. Trách nhiệm của ta là chăm sóc người túng thiếu, có khi bằng cả của cải sinh tồn của mình. Ngày nay, ta thấy thách thức trên còn được nới rộng phạm vi hơn nữa. Ta có ý thức hơn về mối liên kết giữa sự thịnh vượng của Hoa Kỳ và cảnh đói khổ đang hiện diện ở những nơi khác. Việc xưa nay ta, trong tư cách một quốc gia, được hưởng dùng những nguồn tài nguyên dư thừa về thực phẩm, năng lượng và kỹ thuật vốn tạo ra “một đời sống dễ chịu” có khi gây hại tới người khác. Dĩ nhiên các khuôn mẫu bất công có tính cơ cấu này hết sức phức tạp. Không dễ gì tìm ra vết tích trách nhiệm bản thân của ta trong đó hay xác định được điều ta, với tư cách gia đình, có ghể làm để chỉnh đốn lại thế quân bình kinh tế của thế giới. Nhưng tính phức tạp của vấn đề không trút bỏ được trách nhiệm của chúng ta. Là Kitô hữu, ta cần phải xem sét tiêu chuẩn sống của gia đình ta không những theo mức mất giá của đồng đôla nhưng còn vì trách nhiệm của ta trong thế giới nữa. Đối với Kitô hữu ngày nay, các câu hỏi như: phải tiêu tiền ra sao và đầu tư tiền để dành của mình vào chỗ nào, không hẳn chỉ là những câu hỏi thực tiễn về tài chánh cần được giải quyết căn cứ vào giá cả và lãi xuất mà thôi. Chúng là các vấn đề có ý nghĩa tôn giáo giúp khuôn định ra lối sống Kitô giáo.
Hôn Nhân Và Thừa Tác Vụ
Đối với Kitô hữu chúng ta, vấn đề lối sống cuối cùng rồi cũng dẫn đến việc thảo luận về thừa tác vụ. Thừa tác vụ là hành động của tín hữu trong việc theo đuổi sứ mệnh mà Chúa Kitô đã ủy thác cho Giáo Hội, nhằm cho Nước Chúa trị đến. Trước nhất, ta có thừa tác vụ chính thức, tức thừa tác vụ được cộng đồng đức tin nhìn nhận và ủy nhiệm. Song song với loại thừa tác vụ chính thức ấy là hình thức thừa tác vụ người ta đang chờ mong nơi mọi tín hữu, tức các cố gắnh hàng ngày nhằm biến cải thế giới theo các giá trị yêu thương và nhân hậu của Kitô giáo. Ngày nay, nhiều người Công Giáo có gia đình đã đảm nhiệm loại thừa tác vụ chính thức của Giáo Hội. Việc ấy có được là nhờ sinh khí do Công Đồng Vatican II đem lại. Ta thấy nhiều giáo dân, nam cũng như nữ, tham gia các thừa tác vụ phụng vụ nơi các giáo xứ, như đọc sách, âm nhạc và thừa tác Thánh Thể. Càng ngày, thừa tác vụ giảng dạy trong các giáo xứ và giáo phận càng được các giáo dân đảm nhiệm nhiều hơn. Một số đảm nhiệm những công việc chuyên môn toàn thời gian trong các chương trình giáo dục tôn giáo thuộc hệ thống các trường Công Giáo. Số đông hơn phục vụ trong tư cách thiện nguyện làm giáo lý viên, phối hợp viên các nhóm thảo luận dành cho người lớn hay là thành viên cho hội đồng nhà trường của giáo xứ. Cũng có sự gia tăng tương tự con số các giáo dân làm việc tại các cơ sở dịch vụ cũng như các chương trình xã hội do thẩm quyền Giáo Hội điều hướng hay yểm trợ.
Việc mở rộng các thừa tác vụ “được chấp thuận” hay “được công nhận” này trong mấy thập niên qua đã làm mờ nhạt khá nhiều sự phân biệt trước đây trong Giáo Hội giữa tu sĩ, giáo sĩ và giáo dân. Các ông có gia đình chịu chức sáu vĩnh viễn, các nữ tu phục vụ trong tư cách phụ tá giáo xứ, các ông và các bà có gia đình đang theo học tại các đại chủng viện Công Giáo để chuẩn bị đảm nhận các công việc thuộc thừa tác vụ toàn thời gian, rõ ràng đều là thành phần của loại thừa tác vụ chính thức. Trong nhiều trường hợp, việc mở cửa chào đón các giáo dân vào các vai trò phục vụ và lãnh đạo chỉ là vì để giải quyết tình trạng thiếu người (không còn đủ các sư huynh, các nữ tu và các linh mục đảm nhiệm những công viêc ấy nữa!), hơn là một am hiểu sâu sắc hơn về phạm vi của ơn gọi thừa tác vụ Kitô giáo. Nhưng dù gì chăng nữa, hiện có khá nhiều giáo dân Công Giáo, có gia đình hay độc thân, đã hiểu ra ơn gọi ở đời của mình là tham gia vào thừa tác vụ chính thức của Giáo Hội.
Con số các giáo dân Công Giáo có gia đình làm các thừa tác viên chính thức trong thừa tác vụ hôn nhân của Giáo Hội, như soạn thảo hay dẫn dắt các chương trình chuẩn bị hôn nhân, phong phú hóa hôn nhân, huấn đạo hôn nhân và cử hành phụng vụ hôn nhân, hiện đang gia tăng và rất tốt. Tuy nhiên, trong cuộc thảo luận ở đây, chúng tôi chỉ muốn nói tới mối liên hệ của hôn nhân và ơn gọi thừa tác vụ tổng quát của Kitô hữu.
Với một số Kitô hữu, được thụ phong hay không, chú tấm tức khắc trong hành động tôn giáo của họ là ở bên trong cộng đoàn đức tin, một thừa tác vụ đối với Giáo Hội chính thức và qua Giáo Hội này. Còn phần đông tín hữu, ơn gọi sống và hành động để đáp ứng quan điểm Kitô giáo này thường được phát biểu ngay trong gia đình, nơi sở làm hay trong những can dự khác vào xã hội nòi chung. Kinh nghiệm tôn giáo của hôn nhân quan hệ thế nào với hành động tôn giáo hay thừa tác vụ của đời sống Kitô hữu trưởng thành? Ờ nhiều chỗ trong sách này, chúng tôi từng nói về thừa tác vụ của người Kitô hữu trưởng thành căn cứ vào tính tạo sinh tôn giáo rồi (religious generativity). Sự chín chắn về tâm lý giúp tôi vượt quá chính tôi và người thân cận để quan tâm đúng mức đến thế giới. Cũng thế, tính tạo sinh tôn giáo cũng dẫn tôi vượt quá việc cử hành “Tin Mừng” cho chính tôi mà hành động về tôn giáo, tức làm thừa tác vụ, nhằm phục vụ thế giới ở bên ngoài mình và bên ngoài những người thân cận về phương diện tôn giáo của mình. Ta đã thấy sự thân mật có thể vừa góp phần vào tính tạo sinh (khi kinh nghiệm yêu thương giải toả trong mỗi người chúng ta các tài nguyên tâm lý cần thiết để ta độ lượng và vượt quá chính mình) mà cũng có thể quay mặt khỏi tính tạo sinh ấy (khi tình yêu của ta tỏ ra yếu ớt đến độ ta phải sử dụng năng lực của ta cũng như các tài nguyên khác của ta cho chính chúng ta, chẳng chừa được chút nào cho thế giới bên ngoài). Như thế, hôn nhân có thể có hiệu quả hàm hồ đối với diễn trình trưởng thành và làm thừa tác vụ của Kitô hữu. Có những Kitô hữu chỉ có khả năng loay hoay với chính cuộc hôn nhân và gia đình họ mà thôi, không phải chỉ trong những lúc khẩn trương như bị bệnh nặng hay mất việc, cũng không phải chỉ trong những thời kỳ căng thẳng có thể đoán trước như việc chào đời của một đứa con hoặc việc về hưu, mà tính tình họ là như thế. “Chúng tôi phải lo cho chúng tôi, tự mình ên!” Có thể vì họ quá đặt nặng trách nhiệm làm vợ làm chồng, làm cha mẹ của họ chăng. Cuộc hôn nhân của họ yên ổn, con cái họ có thật nhiều cơ hội học hành và lợi thế xã hội theo khả năng của họ. Họ tham gia tích cực vào sinh hoạt giáo xứ, đi nhà thờ đều đặn và đóng góp tài chánh cũng như lo liệu để con cái tham dự các chương trình giáo lý. Nhưng họ làm thế, chỉ vì mình. Họ nhìn giáo xứ theo những gì giáo xứ có thể đem lại cho họ, một kinh nghiệm thờ phượng thỏa đáng, một chương trình đào tạo luân lý cho con cái, có thể là sự an toàn và một chút tư thế nào đó trong cộng đoàn nữa. Đối với họ, ý niệm làm người Kitô hữu chín chắn không đem theo nó bất cứ xác tín làm nguyên động lực nào: tôi và gia đình tôi vì một cái gì đó hơn là vì chính bản thân mình.
Đối với một số Kitô hữu khác, hôn nhân, trái lại, là cửa ngõ hướng họ về Chúa và thế giới. Các bài họ học được từ cuộc hôn nhân dạy họ phải quan tâm quá bản thân mình; các quan tâm của ta đối với con cái liên kết ta với các quan tâm đến thế giới. Ta nhận ra cuộc sống chung như gia đình không được “dùng cho hết” các tài nguyên của ta, nhưng phải sản sinh ra các tài nguyên mới mà ta có thể chia sẻ và sử dụng quá cả bản thân ta. Nhà cửa của ta, tình yêu của ta, niềm vui với nhau của ta, thì giờ của ta, cái nhìn thông sáng của ta, các quan tâm của ta, ngay cả tiền bạc của ta nữa, tất cả các tài nguyên của cuộc sống chung này không phải có đó cho một mình ta mà thôi. Có những thời điểm trong cuộc hôn nhân, trong đó ta bị tràn ngập bởi cảm thức cho rằng ta không có đủ để phân phối, các tài nguyên của ta thật thiếu thốn, không phải chỉ vì nhu cầu của thế giới mà ngay đối với nhu cầu của chính gia đình ta nữa. Nhưng trong suốt hành trình lâu dài, nếu không phải là trong mọi giây phút, của nó, cuộc hôn nhân của người Kitô hữu trưởng thành chúng ta phải được đánh dấu bằng sự cởi mở đón nhận nhu cầu người khác bên ngoài gia đình mình và một cảm thức tích cực góp phần vào việc Nước Chúa trị đến, hay sự hiện diện của Chúa trong công lý và yêu thương.
Dĩ nhiên, có nhiều cách khác nhau có thể nói lên hình thức thừa tác vụ trên của người Kitô hữu trưởng thành, và nhìn ra mối liên hệ giữa hôn nhân và thừa tác vụ ấy. Đối với một số cặp, thừa tác vụ của họ chính là qua cuộc sống gia đình. Họ mở cửa chào đón con nuôi hay nhận nuôi một trẻ tật nguyền. Ở gia đình khác, bếp núc của họ luôn mở cửa chào đón các thiếu niên trong khu phố, hay dành thì giờ lắng nghe các lo lắng quan tâm của hàng xóm và bạn bè. Cặp thứ ba quyết định lúc về hưu sẽ dành mỗi tuần hai ngày đi với nhau thăm viếng những người liệt giường liệt chiếu hay chào đón người hàng xóm mới góa bụa đến sống với mình cho đến khi bà ta có thể có kế hoạch khác. Nhiều cặp khác có thể nghĩ việc can dự của họ vào các vấn đề xã hội là chủ yếu để giáo dục tôn giáo cho con cái họ. Đưa ra quan điểm không mấy hợp dư luận về vấn đề công lý sắc tộc, hay tích cực tham gia một chiến dịch chính trị, dùng một phần số tiiền đi nghỉ của gia đình để trợ giúp những ai gặp tai ương, tất cả những hành động này đều là những hành động có ý nghĩa tôn giáo và khích lệ được con cái họ biết chia sẻ cái hiểu đầy thực tiễn về đức tin.
Đối với nhiều giáo dân Kitô giáo khác, lãnh vực thừa tác vụ của họ chính là thế giới nhân dụng. Qua trách nhiệm nghề nghiệp, qua các sinh hoạt nghiệp đoàn, qua các quyết định làm ăn, tôi có thể gây ảnh hưởng trong cách cư xử với người dưới và người trên trong công ty của mình, tôi có thể ráng gây ảnh hưởng để người ta nhìn nhận các xác tín tôn giáo của tôi. Khi làm việc, tôi đưa ra quan điểm tôi biết là đúng, dù có thể bị phản ứng ngược lại. Hay trong tư cách vợ chồng, chúng tôi quyết định đổi việc và đi về miền quê để tham gia dự án tranh đấu cho công bằng kinh tế. Như thế, đối với nhiều người chúng ta, các cố gắng đóng góp cho thế giới và công bình xã hội chính là ở lãnh vực này, trong công việc mình làm giữa trần gian. Chính tại đó, cảm thức ơn gọi bản thân đã lên hình lên dạng. Chính tại đó, ta cộng tác để làm nhanh hơn diễn trình Nước Chúa trị đến.
Một Cuộc Hôn Nhân Biết Vui Chơi
Lối sống trong hôn nhân của ta phần lớn liên quan đến cách ta can dự quá bên kia bản thân mình ra sao. Tuy nhiên lối sống ấy cũng ảnh hưởng và nói lên cách chúng ta chung sống với nhau như thế nào. Nhiều giá trị Kitô giáo góp phần vào cách chung sống của ta bằng cách thúc giục ta phải coi trọng cuộc hôn nhân của mình. Hôn nhân là việc của người trưởng thành; các trách nhiệm của nó hết sức nặng nề; tuần trăng mật không thể kéo dài mãi. Những sự thật làm tỉnh lòng người ấy rất quan trọng buộc chúng ta phải nghe và Giáo Hội cũng giúp ta rất nhiều bằng cách góp tiếng, nói lên sự khôn ngoan ấy. Nhưng sự khôn ngoan Kitô giáo cũng đề cập tới một khía cạnh khác nữa của hôn nhân: đó là mối liên kết mật thiết giữa yêu thương và vui chơi. Cuộc hôn nhân của ta càng chín mùi, nó càng trở nên vui chơi hơn. Ở đây, ta thử xem sét một vài yếu tố trong lối sống hôn nhân đầy vui chơi của mình.
Thì Giờ Đời Ta
Một hôn nhân đầy vui chơi tùy thuộc cách ta dùng thì giờ với nhau ra sao. Các đòi hỏi của nghề nghiệp, con cái và các cam kết khác có thể dễ dàng tràn ngập liên hệ hôn nhân của ta. Mệt mỏi và chán trường lãng trí, do nó phát sinh, có thể sói mòn cách nghiêm trọng sự hiện diện với nhau của ta. Ta đã học thấy rằng tính vui chơi từng đánh dấu mối liên hệ vô tư thời đầu mới lấy nhau của ta không dễ dàng hay tự động kéo dài. Và một cách nghịch lý ta cũng học thấy điều này nữa: nếu muốn cho cuộc hôn nhân của mình có tính vui chơi, ta phải cố mà tạo ra điều ấy. Giống như cảm nghiệm của ta về thân mật, tính vui chơi giữa chúng ta cũng phải được vun sới. Nó đòi một kỷ luật trong lối sống, nhất là kỷ luật dùng thì giờ.
Nếu hôn nhân là một ơn gọi bắt đầu bằng lời thưa “có” đầy vang vọng, thì khi chín mùi nó lại gồm khá nhiều lời thưa “không”. Muốn có thì giờ giá trị cho người bạn đời và gia đình mình, tôi phải nói “không” với thật nhiều đòi hỏi và yêu cầu từ bên ngoài. Kỷ luật này, như sẽ đề cập ở Chương 24 như là “nhiệm nhặt học về thì giờ” (ascetism of time), sẽ giúp ta tổ chức được thì giờ dành cho các cam kết chính của đời mình. Việc dự tính thì giờ có kế sách ấy có thể bị coi là những tính toán lạnh lùng hay như những đáp ứng đầy mưu mẹo đối với các đòi hỏi muôn mặt của đời sống. Không có sự nhiệm nhặt này, ta sẽ trở thành lệ thuộc đối với các đòi hỏi không bao giờ cùng (mà đòi hỏi nào cũng đáng cả) của cuộc sống hôn nhân hiện đại. Dần dà, kiệt lực sẽ lấy mất hết tính vui chơi khỏi cuộc hôn nhân của ta, cả tính co dãn lẫn tính vui đùa của nó. Tính vui chơi ấy có thể được thăng tiến nhờ biết dự tính những thì giờ đặc biệt cho riêng hai đứa bọn mình. Chúng mình để riêng ra những thì giờ và nơi chốn có biên cương che chở. Vào dịp đi nghỉ, vào những ngày nhàn nhã hay tĩnh tâm, chúng mình tự cho phép mình vui chơi trở lại. Bên cạnh tính nghiêm chỉnh của quãng đời còn lại, các dịp này mời gọi ta vui chơi với nhau và làm cho tình yêu bọn mình lên men trở lại.
Đua Tranh Và Vui Chơi
Một cuộc hôn nhân đầy tính vui chơi vẫn nhìn nhận mối liên hệ giữa đua tranh và vui chơi ấy. Tính đua tranh là điều cần được nhìn nhận. Ta phải chấp nhận sự kiện này: hôn nhân là một môn thể thao đụng chạm (contact sport), một môn thể thao trong đó, có lúc ta bị thương tích, giận dữ và cả thua cuộc nữa. Nhưng tính đua tranh cũng có thể lên men chúng ta. Khi ta cùng nhau nhận ra mình đang đua tranh với nhau ra sao và lúc nào, thì hình như sự đua tranh này giảm sức đi nhiều lắm đối với chúng ta, nhờ ta biết chia sẻ một cách cụ thể hơn một số những sợ sệt chung quanh sự tranh chấp ấy và có khi còn thấy được cả sự phấn chấn trong các tranh chấp ấy nữa.
Như đã thấy trong Chương 13, đua tranh thường là hành vi của thân mật. Nó đem ta lại thật gần nhau và buộc ta phải dàn xếp với nhau, dù cho là mơ hồ đến thế nào đi nữa. Khi đua tranh, như đô vật chẳng hạn, ta giáp mặt nhau một cách vừa phấn khích vừa đe dọa. Nhờ giáp mặt đua tranh như thế, ta học được nhiều điều về chính mình và về nhau. Ta có thể khám phá ra những điểm mạnh không ngờ; và dĩ nhiên ta cũng có thể khám phá ra nhiều điểm yếu chưa bao giờ nghĩ tới nữa. Đua tranh không có nghĩa là dùng các điểm mạnh này để khống chế hay khai thác các điểm yếu kia. Việc anh khám phá ra điểm yếu của em có thể giúp anh yêu tính yếu đuối của em hơn, hay khiến anh quyết tâm bảo vệ tính yếu đuối ấy hay ít nhất cũng đừng lợi dụng nó. Khám phá ra điểm mạnh có thể giúp anh biết yêu thương nhiều hơn, giúp anh biết dùng nó mà thăng tiến chứ không kiểm soát cuộc hôn nhân của bọn mình.
Tuy nhiên, ý niệm đua tranh trong hôn nhân vẫn làm ta bối rối. Nó vẫn có thể gợi ra các hình ảnh trong thể thao chuyên nghiệp, chỉ biết chú trọng tới trrình diễn và xếp hạng, làm thế nào để dẫn đầu cho bằng được trong cuộc đua tranh này. Nhưng đó chỉ là một giải nghĩa chật hẹp về đua tranh. Ta vẫn có thể quan niệm cuộc đua tranh của ta trong hôn nhân không nhất thiết là cuộc chạm trán nẩy lửa giữa vợ chồng mình nhưng là một cuộc đưa đẩy để chúng mình lại gần nhau hơn. Dĩ nhiên, việc lại gần nhau hơn này có tính đe dọa. Đôi khi nó có thể gây ra thương tích, đau đớn.Trong tình yêu và trong đua tranh, ta chấp nhận rủi ro do chính cuộc giáp mặt này mang lại, chỉ tin tưởng rằng hai đứa bọn mình đều chơi sòng phẳng. Nhưng khi chấp nhận như thế, nghĩa là thắng vượt được nỗi sợ bị đè bẹp cũng như nhu cầu phải khống chế, ta quả đã cùng nhau phấn chấn; người thắng chính là cuộc hôn nhân của ta và lối sống thân mật của mình.
Tính Dục Có Tính Vui Chơi
Cuộc sống tính dục với nhau phải là thành phần của một hôn nhân có tính vui chơi. Ở đây, truyền thống Kitô giáo luôn luôn hỗ trợ ta. Đặc điểm chính của tính vui chơi là nét không hữu dụng của nó; nó chỉ để vui chơi. Mặt khác, người Kitô hữu cũng học thấy rằng tính dục là chuyện nghiêm chỉnh. Nó có mục tiêu chuyên biệt và loại biệt (exclusive): sinh sản con cái. Chỉ khi nào mục tiêu này được mưu tìm một cách đúng bổn phận, ta mới được thụ hưởng sinh hoạt tính dục. Như thế, đối với các Kitô hữu, tính nghiêm chỉnh và thánh thiêng của tính dục đứng trên tính vui chơi của nó. Há “tính dục vui chơi” không phải là bận tâm của khách làng chơi và người phóng đãng đó sao? Sự hàm hồ ở đây khá song hành với sự hàm hồ của đua tranh. Đua tranh tự nó không phá hoại mà cũng không sáng tạo như thế nào, thì sinh hoạt tính dục nhân bản tự nó cũng chẳng để phục vụ mục tiêu mà cũng chẳng để vui chơi như thế. Là Kitô hữu, ta biết rằng tính dục khá thánh thiêng (sacred): khi chia sẻ tính dục, ta tạo thêm sự sống; nhờ tính dục, ta củng cố và gia tăng tình yêu đối với nhau. Nhưng tính thánh thiêng này không loại bỏ tính vui chơi. Đối với Kitô hữu, tính dục là một trò chơi có trách nhiệm. Giao hợp tính dục, đôi khi có tính tạo sinh, đem lại sự sống mới và thường hơn có tính tạo sinh, theo nghĩa đem lại nhiều yêu thương với nhau hơn, đồng thời cũng là một trò vui thích (fun). Điều chắc là Kitô giáo vốn thận trọng trong việc nhìn nhận giá trị của vui chơi trong tính dục. Chỉ mới gần đây và cả lúc đó nữa, nhiều tiếng nói chính thức trong Giáo Hội vẫn ngần ngại không muốn nhìn nhận tính chính đáng của một tình yêu tính dục mà không phải bất cứ tác động nào cũng nhằm để đem thêm con cái vào trần gian. Nhưng các triển khai này đang xẩy ra ở thời ta, một phần là nhờ chứng tá của các Kitô hữu có gia đình. Và với những triển khai ấy, ngày nay ta dễ dàng hơn trong việc vinh danh cả sự đa dạng lẫn tính vui chơi trong tình yêu tính dục của cuộc sống hôn nhân Kitô giáo. Tính dục không phải là nơi duy nhất để vui chơi trong một cuộc hôn nhân chín chắn. Nhưng nếu có ít và nhất là không có vui chơi chút nào trong chia sẻ tính dục, ta khó mà vui chơi trong các lãnh vực khác của cuộc sống chung.
Học Biết Chơi Sòng Phẳng
Một yếu tố khác trong hôn nhân có tính vui chơi là học biết chơi sòng phẳng. Có nghĩa là học các luật chơi giúp việc đua tranh và cuộc sống thân mật góp phần vào hôn nhân ta, chứ không hủy diệt nó. Luật chơi đầu tiên là ta cần phải đua tranh với nhau. Nếu cơn giận của ta thường xuyên bị ức chế, sự mơ hồ và bất đồng của ta không những không giảm thiểu được xúc cảm kia mà còn cất kỹ nó đi để dùng về sau. Trong hôn nhân, khéo biết chơi thể thao không có nghĩa là quyết định không đua tranh với hay không thi đấu với người bạn đời của mình. Nó có nghĩa là phải tích cực thi đấu trong mối liên hệ này. Không biết chơi thể thao chính là những người chọn đứng bên lề, kêu ca đủ thứ và nhất quyết không thi đấu. Có thể gọi bất cứ cuộc hôn nhân nào trong đó vợ chồng hết đua tranh, không còn ganh đua với nhau một cách đáng kể nữa, là một bế tắc, một thế bí (stalemate). Và cá nhân cặp vợ chồng ấy chắc chắn sẽ cảm nhận nhau như là những người bạn mòn chán, cũ rích (stale mates).
Luật chơi thứ hai là phải chơi sòng phẳng (play fair). Có nghĩa là chơi có kỹ năng, biết phải “nghinh chiến” người bạn đời mình lúc nào và thế nào. Trong hôn nhân, cũng như trong mọi môn chơi khác, đúng lúc là điều quan trọng. Kinh nghiệm sống chung với nhau trong hôn nhân, nhiều năm tháng ngày giờ chơi chung với nhau hiển nhiên sẽ giúp ta xác định được thời điểm nào nên “nghinh chiến”. Anh sẽ nêu ra một vấn đề tế nhị khi anh thấy đúng lúc: nghĩa là lúc hai đứa mình có thể đương đầu với nó, chứ không phải là lúc anh muốn nêu nó ra. Chơi sòng phẳng sẽ trở thành một phần trong lối sống hôn nhân của ta, khi mỗi chúng ta có khả năng hơn trong việc biểu lộ được các tác phong đầy kỹ năng của đối thoại và giải quyết tranh chấp mà ta đã thảo luận ở Chương 18.
Học biết chơi sòng phẳng là một nhân đức phức tạp, một nhân đức phần đông chúng ta chỉ đạt được từ từ trong diễn trình tăng trưởng của mình. Việc lớn mạnh của nó chắc chắn lệ thuộc kỷ luật biết nhận dạng và cắt bỏ các thói quen phá hoại trong hôn nhân của ta, như hạ giá người kia, gián tiếp đánh trả hơn là trực diện giáp mặt với một vấn đề gây rắc rối, dùng con cái làm vũ khí trong cố gắng thắng cuộc hay cho là mình đúng. Sau cùng, môn chơi cũng dạy ta tầm quan trọng của thỏa hiệp và giá trị của một người thua cuộc tốt. Thỏa hiệp có nghĩa là tìm ra đường đi quanh các vấn đề và các lắng lo liều mình bị bế tắc hay xem ra không thể giải quyết được. Các chiến thuật đổi chác và thương thảo đôi khi có thể giúp ta duy trì được tình yêu và cam kết của mình. Học biết làm người thua cuộc tốt cũng là dấu hiệu của chín chắn, trưởng thành. Mỗi người chúng ta đều có thể thất bại, có khi thất bại đi thất bại lại, trong các cố gắng yêu thương và hỗ tương nhau. Tính cách vui chơi nhắc ta nhớ rằng chả có chi phải xấu hổ cả. Tình yêu đâu có nghĩa không bao giờ phải nói lời xin lỗi; nó chỉ có nghĩa mình phải sống tốt với việc xin lỗi ấy.
Nhờ các phương cách ấy mà ta chín mùi trong tình yêu. Ta học thấy rằng trò chơi không phải chỉ dành cho con nít, rằng có khả năng tín thác lẫn nhau còn quan trọng hơn là việc lúc nào cũng đúng. Trong nghiên cứu của mình về sự trưởng thành của người lớn, tức cuốn Adaptation to Life, George Vaillant tóm kết các mối liên kết giữa tình yêu, tín thác và vui chơi như sau:
Khó mà tách biệt được khả năng tín thác với khả năng vui chơi, vì vui chơi rất nguy hiểm cho tới khi ta tín thác cả chính ta lẫn địch thủ của ta… Trong trò chơi, ta phải tín thác đủ và yêu thương đủ thì mới dám liều thua mà không thất vọng, mang chiến thắng mà không cần mặc cảm tội lỗi, và sẵn sàng cười lúc phạm lỗi mà không chế diễu (tr.309)
Trong hôn nhân của chính chúng ta, chắc chắn ta sẽ học được cách biết thắng biết thua, biết rủi biết lầm, biết cười biết yêu. Thẩy đều là chất liệu của một cuộc hôn nhân đầy tính vui chơi, những viên đá tảng xây lối sống suốt đời cho cuộc hôn nhân của mình.
Đọc Thêm:
Các giám mục Mỹ tại phiên họp Mùa Thu năm 1980 đã ban hành một “Tuyên Bố Mục Vụ Về Giáo Dân” để kỷ niệm 15 năm Sắc Lệnh của Công Đồng Vatican II về Tông Đồ Giáo Dân.Trong tuyên bố này, các giám mục nhắc lại cái hiểu của các ngài về các thừa tác vụ khác nhau dành cho các Kitô hữu trưởng thành cả bên trong gia đình họ lẫn bên ngoài gia đình ấy.
Càng ngày càng có nhiều tài nguyên giúp vợ chồng và gia đình nào muốn thăm dò các chiều kích công lý trong lối sống của họ. “Parenting for Peace and Justice” (Làm Cha Mẹ Để Phục Vụ Hòa Bình và Công Lý) của Kathleen McGinnis hiện có dưới dạng băng nhựa do nhà NCR Cassettes, Kansas City, Missouri xuất bản, và không lâu nữa sẽ được xuất bản thành sách do nhà Orbis Press ấn hành. Cùng với phong trào liên phái Kitô giáo Bread for the World (Bánh Cho Đời), Ronald Sider đã chủ biên Cry Justice: The Bible on Hunger and Poverty (Hãy Kêu Gào Công Lý: Thánh Kinh Về Đói Nghèo), do nhà Paulist ấn hành năm 1980, như sách cầu nguyện và hướng dẫn các cá nhân, các gia đình và các nhóm cầu nguyện. Nhóm Đặc Nhiệm Liên Tôn Phân Tích Xã Hội đã chuẩn bị tài liệu Must We Choose Sides? (Ta Có Phải Chọn Bên Không?) như tài liệu học hỏi và hành động khá hữu ích về phương diện thực tiễn đối với cam kết Kitô giáo trong thập niên 1980. Hai cơ quan đặt cơ sở tại Washington D.C. cung cấp phân tích dựa trên quan điểm Kitô giáo đối với các vấn đề xã hội quan trọng hiện nay là Trung Tâm Quan Tâm (chú tâm đến các vấn đề quốc tế) và Hệ Thống (chú tâm đến việc ban hành luật lệ quốc gia). Hai cơ quan này đều có bản tin tam cá nguyệt cũng như các ấn phẩm khác với lệ phí hội viên rất khiêm tốn.
Các tài nguyên trong lãnh vực thăng tiến hôn nhân và gia đình cũng không thiếu. David và Vera Mace đã làm việc lâu năm với các giáo hội Kitô giáo nhằm một thừa tác vụ hữu hiệu hơn. Một thí dụ điển hình cho thấy sự đóng góp liên tục của họ là cuốn How to Have a Happy Marriage: A Step-by-Step Guide to an Enriched Relationship (Làm Thế Nào Có Được Một Cuộc Hôn Nhân Hạnh Phúc: Từng Bước Hướng Dẫn Để Đạt Một Liên Hệ Phong Phú) do nhà Abingdon ấn hành năm 1977, có mục tiêu để các cặp vợ chồng sử dụng hay để thảo luận nhóm. Herbert Otto đã chủ biên Marriage and Family Enrichment: New Perspectives and Programs (Thăng Tiến Hôn Nhân Và Gia Đình: Cái Nhìn Và Chương Trình Mới) cũng do nhà Abingdon ấn hành năm1976, là một sách hướng dẫn tuyệt hảo để tìm thấy các tài nguyên, các chương trình và cơ quan vốn ủng hộ hôn nhân. M.C. Howell đã chú tâm trở lại với các tài nguyên có sẵn trong gia đình với cuốn Helping Ourselves: Families and the Human Network (Giúp Mình: Các Gia Đình Và Mạng Lưới Nhân Bản) do nhà Beacon xuất bản năm 1975.
(còn tiếp)
Cuộc bầu cử sơ bộ đã đổi ngôi tại New Hampshire
Anthony Lê
08:21 09/01/2008
Cuộc bầu cử sơ bộ đã đổi ngôi tại New Hampshire
MANCHESTER, N.H.- Tối qua tại New Hampshire đã diễn ra cuộc bầu cử sơ bộ của 2 Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa trong việc tìm và đề cử ra ứng viên xứng đáng nhất cho mỗi Đảng để ra tranh cử chức Tổng Thống vào giữa năm 2008 sắp tới.
Thời tiết thật tốt và mát mẽ, khiến cho nhiều người dân tại New Hampshire hăng hái đi bầu. Kết quả chung cuộc ở Đảng Dân Chủ, Hillary Clinton dành được chiến thắng với 39%; Obama về nhì với 36%; và Edwards về thứ ba với 17%. Về phía Đảng Cộng Hòa, John McCain dành được chiến thắng với 37%; Mitt Romney 32% và Mike Huckabee chiếm được 11%.
(1) Hillary Clinton - Đây là một chiến thắng thật bất ngờ dành cho Bà ta trong một cuộc tranh cử đầy "nước mắt" với đầy đủ sự trơ trẽn và lố bịch. Đích thân Chồng của Bà là cựu Tổng Thống Bill Clinton đã phải ra tranh cử thay thế cho Bà, và Ông này đã không ngớt lên tiếng tấn công Obama về quan điểm của Ông Thượng Nghị Sĩ da đen này, vì tuy Obama không bỏ phiếu để gởi quân tham chiến tại Irắc, thế nhưng Ông đã bỏ phiếu thuận về việc tài trợ ngân sách cho cuộc chiến, và đó là yếu điểm mà một vị cựu Tổng Thống 2 nhiệm kỳ tấn công một ứng viên cùng Đảng của mình, để dành được chiến thắng.
Thật không tưởng trong tư cách là một cựu Tổng Thống của Hoa Kỳ, Bill Clinton lại giở trò tấn công dơ bẩn như vậy ra. Trước giờ bầu cử, Ông thậm chí còn than phiền rằng: cuộc bầu cử tại New Hampshire quá gần ngày sau cuộc bầu cử tại Iowa, nên khiến cho vợ Ông chưa có cơ hội hồi phục, hòng cố lấy lại được lòng cử tri. Còn nhớ, trong lịch sử bao giờ cũng vậy, giới truyền thông đại chúng Hoa Kỳ luôn dành phần chú trọng rất nhiều đến cho phía Đảng Dân Chủ, và thường hay bỏ qua cũng như cực lực lên tiếng tấn công Đảng Cộng Hòa, vậy mà ngay sau thắng lợi của Obama tại Iowa, chính Hillary và Bill Clinton lại lên tiếng than phiền rằng: giới truyền thông đã quá chú trọng đến Obama, mà không chú trọng đến Bà, khiến Bà bị thua cuộc. Thật là nghịch lý, trơ trẽn và ngu xuẩn!
Chiêu thuật dùng nước mắt cá sấu và giọng điệu tấn công mang tính chất cá nhân của cặp vợ-chồng này đã lấy được lòng dân tại New Hampshire, nhất là những người thuộc phái nữ. Tuy nhiên, đòn tấn công "giả tạo" này sẽ là thứ "gậy ông đập lưng ông" vì những người da đen cảm thấy đau thương, khi ứng viên của họ - vị Thương Nghị Sĩ Barak Obama - bị đám da trắng tấn công tàn tệ. Khác với Iowa là nơi có rất nhiều giới trẻ ở lứa tuổi sinh viên tràn đầy nhựa sống, New Hampshire là một tiểu bang rất "liberal" và giới trẻ không có nhiều như ở Iowa, vì nếu có thì họ sẽ ủng hộ cho Obama. Với chiến thắng này, cuộc chơi được coi như là ngang ngữa giữa Clinton-Obama. Tuần tới, tại Michigan và South Carolina - là nơi có dân số Mỹ da đen đông hơn tại New Hampshire, chiến cuộc có lẽ sẽ khác. Hãy chờ xem Bà này có thể tiến xa được tới đâu!
(2) Barack Obama - Người đành ngậm "bồ hòn" và "nuốt đắng cay" để cho Hillary và Bill Clinton tấn công mình. Chắc có lẽ, Ông có sự kính trọng riêng dành cho Bill Clinton nên không phản hồi lại. Qua đó cho thấy, chiến thuật chiến thắng của Hillary quả là hết sức tàn bạo, dơ bẩn, và có tính sát thủ hơn là chiến thuật của Obama - vốn được dựa trên sức trẻ và lời kêu gọi đổi mới. Thất bại này cho thấy người da đen khó mà có thể ngoi lên để trở thành vị Tổng Thống da đen đầu tiên của Hoa Kỳ được!
Cuộc chiến giữa Clinton và Obama, chẳng khác nào cuộc chiến giữa một Con Khủng Long Già Sắc Sảo và một con kiến nhu mì vậy! Có thể nói, khi tranh cử Obama đã rất khôn ngoan bỏ ra ngoài những dị biệt của chủng tộc, của thời quá khứ nô lệ đau đớn của người da đen, của việc họ bị da trắng đối xử như là một món hàng, hay bị kỳ thị nơi mọi tầng lớp của xã hội,... . để chỉ chú trọng vào tương lai, và những gì cần làm cho quốc gia mà thôi. Đây đúng là một thái độ rất tốt của một ứng cử viên da màu. Các cử tri da đen chắc có lẽ sẽ cảm thông với Ông, và sẽ ủng hộ Ông nhiều hơn nữa trong những cuộc bầu cử sơ bộ sắp tới!
(3) John Edwards - Người thua liên tiếp tại Iowa và New Hampshire thế nhưng vẫn còn "to miệng" và "la hét" bừa bãi. Ngày tàn của Ông này đã đến, nhưng Ông vẫn cố chạy, vì biết đâu cuộc tranh cử này sẽ giúp cho Ông ta kiếm được một khối tiền để nghĩ hưu già! Sau Iowa và trong cuộc tranh luận lần cuối cùng vài ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử tại New Hampshire, một lần nữa, dân chúng thấy được việc Edwards đã lên tiếng ủng hộ và bênh vực trước những tấn công của Obama dành cho Hillary Clinton. Điều đó càng làm cho người da đen thấy rõ là họ phải cùng nhau đoàn kết và nhất trí hơn nữa, để đứng sau lưng đứa "con cưng" của họ là Obama, nếu như họ muốn làm nên lịch sử!
(4) John McCain - nổi lên sau thất bại tại Iowa. Sở dĩ, Ông dành được chiến thắng tại đây là vì New Hampshire chỉ có 26% là thuộc giới Tin Lành/Kitô Giáo thủ cựu mà thôi. Đời sống nói chung của người dân New Hampshire cũng rất là phóng khoáng và tội lỗi, chẳng khác gì tiểu bang kế cạnh là Massachussets. Còn nhớ, Thượng Nghị Sĩ Sam Brownback - ứng viên người Công Giáo bảo thủ duy nhất mà chúng ta tưởng sẽ ra tranh cử ở Đảng Cộng Hòa, nhưng cuối cùng đã phải rút lui, vì không nhận được đầy đủ sự đóng góp tài chánh của các ủng hộ viên, đã lên tiếng ủng hộ rất mạnh dành cho McCain.
Xét về quan điểm của giới bảo thủ, họ không mấy thích thú gì về John McCain vì Ông là một trong những người cổ võ cho việc di dân lậu đến từ các quốc gia thuộc Mỹ Châu La Tinh, để cho những người này có cơ hội trở thành công dân Mỹ chính thức, và từ đó dẹp bỏ đi chương trình bảo lãnh nhân đạo các thân nhân đến từ các nước khác của các công dân Mỹ.
Thêm vào đó, Ông cũng đã cùng với Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham thuộc tiểu bang South Carolia và với thêm 6 vị Thượng Nghị Sĩ nữa của Đảng Dân Chủ, thành lập ra bộ 8, để điều đình trước việc Tổng Thống Bush bổ nhiệm ra các vị Chánh Án cho Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ, và các Tòa Án khác ở cấp liên bang. Điều này đã thật sự chọc giận đến các thành viên và các cử tri theo khuynh hướng thủ cựu.
Do đó, tiến tới Michigan và South Carolina, John McCain rất khó có cơ may để chiến thắng vì rất nhiều lý do: (1) Giới Tin Lành và Công Giáo thủ cựu tại 2 tiểu bang này rất đông và họ không chấp nhận McCain; (2) John McCain đã từng thua Tổng Thống Bush trong kỳ bầu cử sơ bộ năm 2000 tại 2 tiểu bang này; (3) Người dân Công Giáo tại South Carolina vẫn nhớ rất rõ việc John McCain tới thăm trường Đại Học Bob Jones ở Greenville, South Carolina - một trường Đại Học của Tin Lành vốn rất xem thường Đạo Công Giáo; và (4) Cử tri tại South Carolina đã mõi mệt với Lindsey Graham - người cộng sự rất đắc lực cho John McCain, và cũng có thể xem rằng: nếu chẳng may John McCain trở thành Tổng Thống, thì Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham sẽ giữ một chức vụ nào đó cao hơn trong chính thể của John McCain! Riêng người Mỹ gốc Á Châu vẫn chưa quên lời nhận xét miệt thị chủng tộc của John McCain ở California vào năm 2000 vừa qua!
(5) Mitt Romney - Người thất bại lần thứ 2, sau khi đã bỏ ra hơn $8 triệu Mỹ kim để quảng cáo trên các kênh truyền hình phát sóng tại New Hampshire. Ông cũng là người có hai người con trai, vận động rất mạnh mẽ cho Ông tại tiểu bang này. Thế nhưng, thất bại vẫn đến! Sang Michigan là nơi mà Cha Ông đã từng làm Thống Đốc, và đến South Carolina, Mitt Romney rồi sẽ gánh thêm tiếp nhiều thất bại mà thôi!
(6) Mike Huckabee - Ứng cử viên đầy lạc quan của Đảng Cộng Hòa khi bước vào cuộc bầu cử sơ bộ tại New Hampshire! Mục đích của Huckabee tại New Hampshire chỉ là để tạo thêm tên tuổi của Ông nơi những người dân thuộc tiểu bang này mà thôi, chứ Ông không có mong đợi sự chiến thắng, cho nên cung cách hành xử của Ông có vẽ khoan thái và không mấy căng thẳng như John McCain và Mitt Romney - hai người chuyên đối lập và tấn công lẫn nhau, vì Ông thừa biết rằng: sang South Carolina và Michigan, Ông dễ dàng đánh bại được John McCain!
Một điều thú vị là: sau chiến thắng tại Iowa, các tờ báo theo khuynh hướng thủ cựu, truyền thống tại Hoa Kỳ đã không ngớt chạy các tiêu đề lớn, bày tỏ lời cảm tạ đến Thiên Chúa, vì sau cùng đã giúp cho Đảng Cộng Hòa, tìm ra được một ứng viên xứng đáng, để đại diện cho Đảng! Theo dõi kỹ càng những lần xuất hiện của Mike Huckabee với đám đông cử tri hay trên truyền hình, cho dẫu họ theo Đảng phái nào, thì Ông này là người có tính rất hài hước, và vui nhộn. Ông dễ khiến cho đám đông phá lên những nụ cười rất dòn tan và rất thú vị!
Nhưng nói gì thì nói, đối với người Công Giáo chúng ta, cho dẫu vào bất cứ lúc nào hay vào bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, thì vấn đề đạo đức và luân lý Kitô Giáo phải luôn là tiêu chuẩn hàng đầu, và tối quan trọng nhất, khi chúng ta đặt chân đến nơi bầu cử, để bầu chọn ra ứng cử viên xứng đáng nhất để đại diện cho chúng ta, và nhất là cho lương tâm Kitô Giáo trong sáng của chúng ta, vì rằng vào Ngày Cánh Chung, Thiên Chúa sẽ phán xử chúng ta về nghĩa vụ công dân Kitô Giáo đó, và về những lựa chọn theo đúng với những giảng dạy truyền thống của Đạo Công Giáo chúng ta.
Chúng ta phải bỏ ra ngoài những tị hiềm cá nhân, hay những điểm không thích nho nhỏ, chẳng hạn như: tương lai của nền kinh tế, tính xác thực của cuộc chiến, vân vân, hay những vấn đề khác được cho là quan trọng nhất của chúng ta, để đặt vấn đề đạo đức và lương tâm Kitô Giáo trong sáng lên hàng đầu, vì hậu quả của hành động mà chúng ta bầu ra ứng cử viên một cách thiếu suy nghĩ và hời hợt, sẽ rất là đau đớn và nặng nề, không những ảnh hưởng đến cá nhân chúng ta, mà còn đến cả hàng triệu triệu các thế hệ trẻ của Hoa Kỳ, và của con cái chúng ta sau này.
Nền đạo đức và luân lý Kitô Giáo của đất nước Hoa Kỳ sẽ rơi về đâu? Câu trả lời là tùy thuộc nơi mỗi người chúng ta, nơi bè bạn của chúng ta, và nơi cộng đồng của chúng ta; chúng ta đã đóng góp được gì cho sự thăng tiến lành mạnh, hay sự sụp đổ suy đồi đó?.... .. vì rằng Thiên Chúa sẽ vặn hỏi chúng ta những câu này, khi chúng ta còn có dịp để được diện đối với Ngài!
Để giúp chúng ta cùng suy nghiệm thêm về các vấn đề quan trọng có liên quan đến cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2008 sắp tới, hay ứng cử viên nào là xứng đáng nhất trong những người xứng đáng, qua các vấn đề như: phá thai, án tử hình, đạo luật Không Để Cho Trẻ Nào Rơi Lại Đằng Sau (No Child Left Behind Act), chuyện dùng Ngân Sách của chính phủ Liên Bang để tài trợ cho việc nghiên cứu phôi thai, việc khai mỏ dầu ở vùng vịnh Alaska, Thỏa Ước về Môi Sinh Kyoto, việc cấm các loại vũ khí có tính giết người mà cảnh sát thường dùng, việc kiểm tra nguồn gốc trước khi mua súng, Đạo Luật Ái Quốc, việc giam tù nhân chiến tranh tại đảo Guantanamo, việc tra tấn tù nhân bằng cách cho ngập nước, chuyện cung cấp cơ hội để trở thành các công dân Hoa Kỳ chính thức đối với những di dân lậu, chuyện rào chắn các cửa biên giới, vân vân... thì mời Quý Vị có thể vào trang Web tại địa chỉ:
http://www.vajoe.com/candidate_calculator.html
để từ đó lượng định ra ứng viên nào là xứng đáng nhất!
Clinton và McCain |
Thời tiết thật tốt và mát mẽ, khiến cho nhiều người dân tại New Hampshire hăng hái đi bầu. Kết quả chung cuộc ở Đảng Dân Chủ, Hillary Clinton dành được chiến thắng với 39%; Obama về nhì với 36%; và Edwards về thứ ba với 17%. Về phía Đảng Cộng Hòa, John McCain dành được chiến thắng với 37%; Mitt Romney 32% và Mike Huckabee chiếm được 11%.
(1) Hillary Clinton - Đây là một chiến thắng thật bất ngờ dành cho Bà ta trong một cuộc tranh cử đầy "nước mắt" với đầy đủ sự trơ trẽn và lố bịch. Đích thân Chồng của Bà là cựu Tổng Thống Bill Clinton đã phải ra tranh cử thay thế cho Bà, và Ông này đã không ngớt lên tiếng tấn công Obama về quan điểm của Ông Thượng Nghị Sĩ da đen này, vì tuy Obama không bỏ phiếu để gởi quân tham chiến tại Irắc, thế nhưng Ông đã bỏ phiếu thuận về việc tài trợ ngân sách cho cuộc chiến, và đó là yếu điểm mà một vị cựu Tổng Thống 2 nhiệm kỳ tấn công một ứng viên cùng Đảng của mình, để dành được chiến thắng.
Thật không tưởng trong tư cách là một cựu Tổng Thống của Hoa Kỳ, Bill Clinton lại giở trò tấn công dơ bẩn như vậy ra. Trước giờ bầu cử, Ông thậm chí còn than phiền rằng: cuộc bầu cử tại New Hampshire quá gần ngày sau cuộc bầu cử tại Iowa, nên khiến cho vợ Ông chưa có cơ hội hồi phục, hòng cố lấy lại được lòng cử tri. Còn nhớ, trong lịch sử bao giờ cũng vậy, giới truyền thông đại chúng Hoa Kỳ luôn dành phần chú trọng rất nhiều đến cho phía Đảng Dân Chủ, và thường hay bỏ qua cũng như cực lực lên tiếng tấn công Đảng Cộng Hòa, vậy mà ngay sau thắng lợi của Obama tại Iowa, chính Hillary và Bill Clinton lại lên tiếng than phiền rằng: giới truyền thông đã quá chú trọng đến Obama, mà không chú trọng đến Bà, khiến Bà bị thua cuộc. Thật là nghịch lý, trơ trẽn và ngu xuẩn!
Chiêu thuật dùng nước mắt cá sấu và giọng điệu tấn công mang tính chất cá nhân của cặp vợ-chồng này đã lấy được lòng dân tại New Hampshire, nhất là những người thuộc phái nữ. Tuy nhiên, đòn tấn công "giả tạo" này sẽ là thứ "gậy ông đập lưng ông" vì những người da đen cảm thấy đau thương, khi ứng viên của họ - vị Thương Nghị Sĩ Barak Obama - bị đám da trắng tấn công tàn tệ. Khác với Iowa là nơi có rất nhiều giới trẻ ở lứa tuổi sinh viên tràn đầy nhựa sống, New Hampshire là một tiểu bang rất "liberal" và giới trẻ không có nhiều như ở Iowa, vì nếu có thì họ sẽ ủng hộ cho Obama. Với chiến thắng này, cuộc chơi được coi như là ngang ngữa giữa Clinton-Obama. Tuần tới, tại Michigan và South Carolina - là nơi có dân số Mỹ da đen đông hơn tại New Hampshire, chiến cuộc có lẽ sẽ khác. Hãy chờ xem Bà này có thể tiến xa được tới đâu!
(2) Barack Obama - Người đành ngậm "bồ hòn" và "nuốt đắng cay" để cho Hillary và Bill Clinton tấn công mình. Chắc có lẽ, Ông có sự kính trọng riêng dành cho Bill Clinton nên không phản hồi lại. Qua đó cho thấy, chiến thuật chiến thắng của Hillary quả là hết sức tàn bạo, dơ bẩn, và có tính sát thủ hơn là chiến thuật của Obama - vốn được dựa trên sức trẻ và lời kêu gọi đổi mới. Thất bại này cho thấy người da đen khó mà có thể ngoi lên để trở thành vị Tổng Thống da đen đầu tiên của Hoa Kỳ được!
Cuộc chiến giữa Clinton và Obama, chẳng khác nào cuộc chiến giữa một Con Khủng Long Già Sắc Sảo và một con kiến nhu mì vậy! Có thể nói, khi tranh cử Obama đã rất khôn ngoan bỏ ra ngoài những dị biệt của chủng tộc, của thời quá khứ nô lệ đau đớn của người da đen, của việc họ bị da trắng đối xử như là một món hàng, hay bị kỳ thị nơi mọi tầng lớp của xã hội,... . để chỉ chú trọng vào tương lai, và những gì cần làm cho quốc gia mà thôi. Đây đúng là một thái độ rất tốt của một ứng cử viên da màu. Các cử tri da đen chắc có lẽ sẽ cảm thông với Ông, và sẽ ủng hộ Ông nhiều hơn nữa trong những cuộc bầu cử sơ bộ sắp tới!
(3) John Edwards - Người thua liên tiếp tại Iowa và New Hampshire thế nhưng vẫn còn "to miệng" và "la hét" bừa bãi. Ngày tàn của Ông này đã đến, nhưng Ông vẫn cố chạy, vì biết đâu cuộc tranh cử này sẽ giúp cho Ông ta kiếm được một khối tiền để nghĩ hưu già! Sau Iowa và trong cuộc tranh luận lần cuối cùng vài ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử tại New Hampshire, một lần nữa, dân chúng thấy được việc Edwards đã lên tiếng ủng hộ và bênh vực trước những tấn công của Obama dành cho Hillary Clinton. Điều đó càng làm cho người da đen thấy rõ là họ phải cùng nhau đoàn kết và nhất trí hơn nữa, để đứng sau lưng đứa "con cưng" của họ là Obama, nếu như họ muốn làm nên lịch sử!
(4) John McCain - nổi lên sau thất bại tại Iowa. Sở dĩ, Ông dành được chiến thắng tại đây là vì New Hampshire chỉ có 26% là thuộc giới Tin Lành/Kitô Giáo thủ cựu mà thôi. Đời sống nói chung của người dân New Hampshire cũng rất là phóng khoáng và tội lỗi, chẳng khác gì tiểu bang kế cạnh là Massachussets. Còn nhớ, Thượng Nghị Sĩ Sam Brownback - ứng viên người Công Giáo bảo thủ duy nhất mà chúng ta tưởng sẽ ra tranh cử ở Đảng Cộng Hòa, nhưng cuối cùng đã phải rút lui, vì không nhận được đầy đủ sự đóng góp tài chánh của các ủng hộ viên, đã lên tiếng ủng hộ rất mạnh dành cho McCain.
Xét về quan điểm của giới bảo thủ, họ không mấy thích thú gì về John McCain vì Ông là một trong những người cổ võ cho việc di dân lậu đến từ các quốc gia thuộc Mỹ Châu La Tinh, để cho những người này có cơ hội trở thành công dân Mỹ chính thức, và từ đó dẹp bỏ đi chương trình bảo lãnh nhân đạo các thân nhân đến từ các nước khác của các công dân Mỹ.
Thêm vào đó, Ông cũng đã cùng với Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham thuộc tiểu bang South Carolia và với thêm 6 vị Thượng Nghị Sĩ nữa của Đảng Dân Chủ, thành lập ra bộ 8, để điều đình trước việc Tổng Thống Bush bổ nhiệm ra các vị Chánh Án cho Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ, và các Tòa Án khác ở cấp liên bang. Điều này đã thật sự chọc giận đến các thành viên và các cử tri theo khuynh hướng thủ cựu.
Do đó, tiến tới Michigan và South Carolina, John McCain rất khó có cơ may để chiến thắng vì rất nhiều lý do: (1) Giới Tin Lành và Công Giáo thủ cựu tại 2 tiểu bang này rất đông và họ không chấp nhận McCain; (2) John McCain đã từng thua Tổng Thống Bush trong kỳ bầu cử sơ bộ năm 2000 tại 2 tiểu bang này; (3) Người dân Công Giáo tại South Carolina vẫn nhớ rất rõ việc John McCain tới thăm trường Đại Học Bob Jones ở Greenville, South Carolina - một trường Đại Học của Tin Lành vốn rất xem thường Đạo Công Giáo; và (4) Cử tri tại South Carolina đã mõi mệt với Lindsey Graham - người cộng sự rất đắc lực cho John McCain, và cũng có thể xem rằng: nếu chẳng may John McCain trở thành Tổng Thống, thì Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham sẽ giữ một chức vụ nào đó cao hơn trong chính thể của John McCain! Riêng người Mỹ gốc Á Châu vẫn chưa quên lời nhận xét miệt thị chủng tộc của John McCain ở California vào năm 2000 vừa qua!
(5) Mitt Romney - Người thất bại lần thứ 2, sau khi đã bỏ ra hơn $8 triệu Mỹ kim để quảng cáo trên các kênh truyền hình phát sóng tại New Hampshire. Ông cũng là người có hai người con trai, vận động rất mạnh mẽ cho Ông tại tiểu bang này. Thế nhưng, thất bại vẫn đến! Sang Michigan là nơi mà Cha Ông đã từng làm Thống Đốc, và đến South Carolina, Mitt Romney rồi sẽ gánh thêm tiếp nhiều thất bại mà thôi!
(6) Mike Huckabee - Ứng cử viên đầy lạc quan của Đảng Cộng Hòa khi bước vào cuộc bầu cử sơ bộ tại New Hampshire! Mục đích của Huckabee tại New Hampshire chỉ là để tạo thêm tên tuổi của Ông nơi những người dân thuộc tiểu bang này mà thôi, chứ Ông không có mong đợi sự chiến thắng, cho nên cung cách hành xử của Ông có vẽ khoan thái và không mấy căng thẳng như John McCain và Mitt Romney - hai người chuyên đối lập và tấn công lẫn nhau, vì Ông thừa biết rằng: sang South Carolina và Michigan, Ông dễ dàng đánh bại được John McCain!
Một điều thú vị là: sau chiến thắng tại Iowa, các tờ báo theo khuynh hướng thủ cựu, truyền thống tại Hoa Kỳ đã không ngớt chạy các tiêu đề lớn, bày tỏ lời cảm tạ đến Thiên Chúa, vì sau cùng đã giúp cho Đảng Cộng Hòa, tìm ra được một ứng viên xứng đáng, để đại diện cho Đảng! Theo dõi kỹ càng những lần xuất hiện của Mike Huckabee với đám đông cử tri hay trên truyền hình, cho dẫu họ theo Đảng phái nào, thì Ông này là người có tính rất hài hước, và vui nhộn. Ông dễ khiến cho đám đông phá lên những nụ cười rất dòn tan và rất thú vị!
Nhưng nói gì thì nói, đối với người Công Giáo chúng ta, cho dẫu vào bất cứ lúc nào hay vào bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, thì vấn đề đạo đức và luân lý Kitô Giáo phải luôn là tiêu chuẩn hàng đầu, và tối quan trọng nhất, khi chúng ta đặt chân đến nơi bầu cử, để bầu chọn ra ứng cử viên xứng đáng nhất để đại diện cho chúng ta, và nhất là cho lương tâm Kitô Giáo trong sáng của chúng ta, vì rằng vào Ngày Cánh Chung, Thiên Chúa sẽ phán xử chúng ta về nghĩa vụ công dân Kitô Giáo đó, và về những lựa chọn theo đúng với những giảng dạy truyền thống của Đạo Công Giáo chúng ta.
Chúng ta phải bỏ ra ngoài những tị hiềm cá nhân, hay những điểm không thích nho nhỏ, chẳng hạn như: tương lai của nền kinh tế, tính xác thực của cuộc chiến, vân vân, hay những vấn đề khác được cho là quan trọng nhất của chúng ta, để đặt vấn đề đạo đức và lương tâm Kitô Giáo trong sáng lên hàng đầu, vì hậu quả của hành động mà chúng ta bầu ra ứng cử viên một cách thiếu suy nghĩ và hời hợt, sẽ rất là đau đớn và nặng nề, không những ảnh hưởng đến cá nhân chúng ta, mà còn đến cả hàng triệu triệu các thế hệ trẻ của Hoa Kỳ, và của con cái chúng ta sau này.
Nền đạo đức và luân lý Kitô Giáo của đất nước Hoa Kỳ sẽ rơi về đâu? Câu trả lời là tùy thuộc nơi mỗi người chúng ta, nơi bè bạn của chúng ta, và nơi cộng đồng của chúng ta; chúng ta đã đóng góp được gì cho sự thăng tiến lành mạnh, hay sự sụp đổ suy đồi đó?.... .. vì rằng Thiên Chúa sẽ vặn hỏi chúng ta những câu này, khi chúng ta còn có dịp để được diện đối với Ngài!
Để giúp chúng ta cùng suy nghiệm thêm về các vấn đề quan trọng có liên quan đến cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2008 sắp tới, hay ứng cử viên nào là xứng đáng nhất trong những người xứng đáng, qua các vấn đề như: phá thai, án tử hình, đạo luật Không Để Cho Trẻ Nào Rơi Lại Đằng Sau (No Child Left Behind Act), chuyện dùng Ngân Sách của chính phủ Liên Bang để tài trợ cho việc nghiên cứu phôi thai, việc khai mỏ dầu ở vùng vịnh Alaska, Thỏa Ước về Môi Sinh Kyoto, việc cấm các loại vũ khí có tính giết người mà cảnh sát thường dùng, việc kiểm tra nguồn gốc trước khi mua súng, Đạo Luật Ái Quốc, việc giam tù nhân chiến tranh tại đảo Guantanamo, việc tra tấn tù nhân bằng cách cho ngập nước, chuyện cung cấp cơ hội để trở thành các công dân Hoa Kỳ chính thức đối với những di dân lậu, chuyện rào chắn các cửa biên giới, vân vân... thì mời Quý Vị có thể vào trang Web tại địa chỉ:
http://www.vajoe.com/candidate_calculator.html
để từ đó lượng định ra ứng viên nào là xứng đáng nhất!
Văn Hóa
''The Pirates Who Don't Do Anything'' - Cuốn Phim Giải Trí Lành Mạnh cho Gia Đình vào Năm Mới 2008
Anthony Lê
08:57 09/01/2008
"The Pirates Who Don't Do Anything" - Cuốn Phim Giải Trí Lành Mạnh cho Gia Đình vào Năm Mới 2008
Các bậc làm cha-mẹ muốn khởi đầu một Năm Mới 2008 sắp tới một cách an toàn, lành mạnh, đạo đức và hứng khởi cho các con trẻ của mình thì nên bắt đầu với cuốn phim có nhan đề: "The Pirates Who Don't Do Anything: A VeggieTales Movie" do hãng phim Universal Pictures thực hiện, với hai diễn viên chính là: Mike Nawrockie và Phil Vischer.
Phim sẽ chính thức được chiếu rộng rãi cho công chúng vào Thứ Sáu - Ngày 11 tháng 1 năm 2008.
Xem xong cuốn phim này, các em sẽ học được những bài học quan trọng trong cuộc sống của việc biết hành động đúng với đạo đức và lương tâm, ngay cả trong những lúc rất khó khăn; và các em sẽ khám phá ra rằng: những người anh hùng hay những vị anh thư thật sự chẳng phải là những người phải thật mạnh mẽ; thật đẹp trai/gái; cao/thấp; giàu/nghèo;... và thậm chí chẳng phải chỉ có con người mới trở nên anh hùng/anh thư mà thôi đâu!
Đây là bộ phim hài hước mang tính cách gia đình lành mạnh mà Mike Nawrockie và Phil Vischer thuộc hãng phim Big Idea phối hợp cùng với Universal Pictures để mang lại cho các trẻ em và bậc làm cha-mẹ!
Các bậc làm cha-mẹ muốn khởi đầu một Năm Mới 2008 sắp tới một cách an toàn, lành mạnh, đạo đức và hứng khởi cho các con trẻ của mình thì nên bắt đầu với cuốn phim có nhan đề: "The Pirates Who Don't Do Anything: A VeggieTales Movie" do hãng phim Universal Pictures thực hiện, với hai diễn viên chính là: Mike Nawrockie và Phil Vischer.
Phim sẽ chính thức được chiếu rộng rãi cho công chúng vào Thứ Sáu - Ngày 11 tháng 1 năm 2008.
Xem xong cuốn phim này, các em sẽ học được những bài học quan trọng trong cuộc sống của việc biết hành động đúng với đạo đức và lương tâm, ngay cả trong những lúc rất khó khăn; và các em sẽ khám phá ra rằng: những người anh hùng hay những vị anh thư thật sự chẳng phải là những người phải thật mạnh mẽ; thật đẹp trai/gái; cao/thấp; giàu/nghèo;... và thậm chí chẳng phải chỉ có con người mới trở nên anh hùng/anh thư mà thôi đâu!
Đây là bộ phim hài hước mang tính cách gia đình lành mạnh mà Mike Nawrockie và Phil Vischer thuộc hãng phim Big Idea phối hợp cùng với Universal Pictures để mang lại cho các trẻ em và bậc làm cha-mẹ!
Sách Đạo Công Giáo: In ấn, phát hành và gia tăng số người đọc sách
LM. Trăng Thập Tự - Võ Tá Khánh
22:02 09/01/2008
SÁCH ĐẠO
BÀI 1: In ấn, phát hành và gia tăng số người đọc sách
Đại Hội Dân Chúa 2010 đang được đón chờ như một sự kiện có thể tạo cho Giáo Hội tại Việt Nam một đà tiến mới. Nhân dịp này, chúng con xin đóng góp vài suy tư, có thể không ăn khớp nhiều với đề cương được vạch ra nhưng nếu có thể góp phần gián tiếp cách nào đó thì cũng vui rồi. Chúng con xin nói về chuyện sách vở và viết lách, với 5 bài. Đây là bài 1: in ấn, phát hành và gia tăng số người đọc sách; bài 2 nói về: một hướng dịch thuật; bài 3: gia tăng số người viết; bài 4: một bản dịch Thánh Kinh chính thức; bài 5: Ngài và Người.
1. TỪ BỨC XÚC CỦA MỘT GIÁO DÂN TRẺ
Tháng Năm 2006, trong một chia sẻ tại Hoa viên Hiệp Nhất, DCCT Sài Gòn, chúng con có nêu lên cho Giáo hội Việt Nam đề xuất một năm mục vụ về việc phát hành sách. Thoạt nghe cứ ngỡ như đùa, thế nhưng cùng thời gian ấy, một giáo dân trẻ làm việc trong ngành phát hành sách đã gửi đến một vị Giám mục già một thư dài trình bày những ghi nhận của anh về hiện trạng sách vở Công giáo tại Việt Nam. “Kính thưa Đức Cha, Trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhà sách mọc lên như nấm sau mưa. Từ TP đến nông thôn, ra ngõ là gặp nhà sách, nhà sách của nhà nước (Cty PHS, FAHASA), cũng như nhà sách của tư nhân tham gia vào thị trường sách, làm cho dân trí được nâng cao…. Giữa thị trường nhộn nhịp ấy, vắng bóng nhà sách Công giáo”. Thay vì thư hồi âm, vị Giám mục đã gọi điện nói chuyện tâm tình với anh suốt 30 phút về sách, về từng điểm anh nêu ra và nói thêm những suy nghĩ của ngài. Kết luận, ngài nói: “Tuy nhiên, bây giờ cha già rồi, không còn sức để làm những gì mong muốn, cha sẽ nói chuyện này với Đức Cha X. là học trò cha.”
Bạn trẻ này đã dự tính sau lá thư ấy sẽ viết thêm một thư góp ý tìm hướng cho sách đạo nhưng thấy tình hình như vậy lại thôi.
Khi nghe bạn trẻ này tâm sự, con bảo anh: Chắc là Đức Cha X. sẽ chẳng trả lời anh, vì vấn đề vượt ngoài chuyên môn của ngài.
Bạn trẻ này làm việc trong ngành phát hành sách mấy năm qua và ngạc nhiên vì sự vắng bóng của sách vở Công giáo trong hệ thống phát hành sách đời, trong khi sách vở Phật giáo có mặt với một khối lượng rất lớn (Thử vào nhà sách Fahasa hoặc một nhà sách lớn ở mỗi Thành phố, xem kệ sách về Tôn giáo sẽ thấy!). Cho đến một hôm có một linh mục ở nước ngoài về thăm nhờ anh mua một số sách đạo. Anh tự tin bảo rằng sẽ đến tận những nơi phát hành để mua cho ngài với giá rẻ 40%. Anh rảo qua Nhà sách Đức Mẹ, Nhà sách Đức Bà, Nhà sách Fatima Bình Triệu và phát hiện ra một điều hết sức bất ngờ đối với anh. Anh được những nhà sách mang tầm cỡ “Tổng phát hành” này cho biết họ chỉ được ăn hoa hồng 10% hay 12%, cao lắm là 15% với những sách khó bán; thậm chí các sách của nhóm Antôn&Đuốc Sáng và của nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ chỉ có 7%.
Sự việc khiến anh suy nghĩ và bỏ giờ truy tìm rất nhiều số liệu để viết nên lá thư nói trên. Anh đếm được khoảng 10 nhà sách Công Giáo trên địa bàn TPHCM, hầu hết do tu sĩ quản lý, chủ yếu là bán ảnh tượng hơn là bán sách; hầu như giáo xứ nào cũng có chỗ bán ảnh tượng nhưng sách đạo thì không. Đang khi đó, “đưa mắt nhìn qua bên Phật giáo, theo con đánh giá, họ đang trên đà phát triển vũ bão, hầu hết chùa lớn đều có phòng phát hành kinh sách, tư nhân tham gia vào cũng rất đông, từ những nhà sách có tiếng như Trí Tuệ, Ngọc Linh, Văn Thành… cho đến những người bán vỉa hè trước cổng chùa. Công tác phát hành của họ được tổ chức có bài bản, theo con là đạt trình độ chuyên nghiệp” (Trích thư nói trên). Cả tại các tỉnh những chùa tương đối lớn đều có phòng bán sách, …
“Không có nhà sách đạo là vì bán sách đạo không có lời, nhiều rủi ro, chôn vốn. Không hiệu quả nên không hấp dẫn tư nhân. Bán sách đạo lời 7%, 10% hay 15% thì một nhà kinh doanh thông thường, chẳng qua trường lớp nào, cũng thấy ngay là lỗ, bán ảnh tượng lời hơn!” (nđd)
“Trong khi đó, bên Phật giáo, sách của họ chiết khấu 30%-40%. Cũng có một số do Thành Hội Phật Giáo in ấn với chiết khấu 15% nhưng những sách này giá lại rất rẻ, cuốn sách dày cộm 400-500 trang, giá chỉ 20.000$ hay 30.000$. KL: Sách đạo của ta đắt hơn sách bên Phật”
“Khung giá bìa cho thị trường sách 2006 như sau:
- Sách đời: Kiến thức, học làm người, nấu ăn… 110đ/trang, chiết khấu 40%
- Sách Phật do các nhà sách tư nhân xb: 100đ/trang, chiết khấu 30-35%
- Sách của Thành Hội PG xb: 60-80đ/trang, chiết khấu 15%
-.Sách đạo Công Giáo: 100đ/trang, chiết khấu 10%” (Nđd).
2. PHÁT HÀNH VỚI CHIẾT KHẤU 40% GIÁ BÌA
Phát hành sách là sinh hoạt rộng khắp đất nước và nó có quy luật của nó: Người bán lẻ phải được hưởng số hoa hồng lớn nhất (có thể lên đến 40%) thì các nhà sách nhỏ ở các địa phương xa mới tồn tại được.
Có người nói: Để phát hành với chiết khấu hoa hồng 40%, sẽ phải ghi giá bìa cao và giáo dân mua không nổi. Vấn nạn này liên quan đến chuyện trợ giá. Đối với các sách được trợ giá, vẫn cứ giữ giá thấp (với chiết khấu thấp) để phục vụ đối tượng được trợ giá, đồng thời cũng có thể trao cho hệ thống phát hành đời với một giá cao hơn (với chiết khấu 40%, chúng con sẽ có thêm chi tiết ở dưới).
Nêu lên chiết khấu 40% là để có thể đưa sách Công giáo vào hệ thống phát hành sách đời, khỏi phụ lòng những độc giả cả trong và ngoài Công giáo đến các nhà sách tìm mua sách Công giáo mà không có, đồng thời cũng để đặt vấn đề công bằng đối với những sách Công giáo hiện đề giá cao như hoặc hơn khung giá sách đời mà vẫn chỉ giảm cho các nhà sách 10%.
Theo chỗ chúng con biết, hiện chỉ có các sách Kinh Thánh của nhóm CGKPV, các sách của Tòa Giám Mục Nha Trang và một số sách ít ỏi của HĐGMVN là có kế hoạch trợ giá và ghi giá bìa thấp ở mức dưới 50$/trang.
Đang khi đó các sách đạo khác hiện bày bán ở những nhà sách nói trên vẫn ghi giá bìa như sách đời: 100$/trang hoặc 120$/trang (trang trung bình là 14cm x 21cm). Số này chiếm phần lớn. Vẫn đề giá bìa cao như sách đời mà người bán sách chỉ được hưởng 10%, tác giả cũng chỉ được hưởng 10%, vậy phần lợi gấp 3 người bán và gấp ba tác giả lọt vào tay ai?
“Giải thích việc sách đạo giá quá cao, một vài tác giả cho rằng sách chỉ in 300 hay 500 cuốn nên giá cao. Với chút hiểu biết về chuyện in ấn, theo con, điều đó không đúng. Bên Phật họ cũng in lậu nhộn nhịp như mình, nhưng sách in lậu lại rẻ hơn sách in chính thức, chỉ 70đ/trang” (Nđd).
Tác giả lá thư có một lý giải rất nhân từ: “ Theo con, các tác giả không tìm đúng người in ấn, qua nhiều trung gian nên giá thành lên cao. Theo tính toán của con, giá thành một cuốn sách phát hành trên thị trường gồm: tiền bản quyền, quản lý phí, nhập bài, dàn trang, xuất nhũ, đổ giấy và công in, với số lượng in 1000 cuốn thì thành phẩm chưa vượt qua 50% giá bìa, in 500 cuốn sẽ mắc hơn một chút nhưng vẫn không đến giá các tác giả bỏ mối cho nhà sách đạo.”
Ở đây chúng con xin miễn nói chuyện với những kẻ thừa cơ đục nước béo cò, luộc sách, in chui, lỗi công bằng, xâm phạm quyền tác giả cả về tiền bạc và sự chính xác về nội dung. Chúng con chỉ muốn thưa chuyện với các tác giả và các mục tử của Giáo Hội.
Ngày nay luật xuất bản khá sòng phẳng. Càng có nhiều sách xin phép, càng thu được nhiều thuế xuất bản (gọi là xuất bản phí hay quản lý phí), cho nên ngoại trừ những sách phản động và đồi trụy, các sách khác đều có thể xin phép xuất bản. Công thức tính thuế xuất bản là: 60$ x số trang x số lượng x 7%. Ví dụ: Sách dày 200 trang, xin in 1.500 cuốn, thuế xuất bản sẽ là: 60 x 200 x 1.500 x 0,07 = 1.260.000 $. Thuế này là chuyện của cả làng, không riêng ai.
Câu hỏi: Xin phép sẽ bị kiểm duyệt? Bản thân chúng con đã một vài lần làm việc với người biên tập của một nhà xuất bản nọ. Nói chung họ chỉ sửa những lỗi chính tả và quy cách trình bày. Đôi khi có một vài chi tiết về nội dung được họ yêu cầu bỏ hoặc thay đổi, nhưng chúng con cắt nghĩa rõ thì họ lại để nguyên như trong bản thảo. Có lẽ đa số các tác giả Công giáo có sách in chui không biết rằng cùng một mức độ tốn kém mà lại có thể in chính thức và phát hành công khai rộng rãi.
Có người lại hỏi: Liệu các nhà phát hành đời có nhận không? Xin thưa, nếu họ đánh giá sách bán chạy, họ sẽ nhận. Tác giả lá thư cũng đã thử đẩy đi 5 quyển sách Công giáo thứ thiệt và người ta đã bán hết! Nhiều người ngạc nhiên thấy sách Công giáo xuất hiện tại các nhà sách đời ở tỉnh lẻ, kể cả quyển “Tĩnh tâm cho nữ tu” của Dunoyer!
Từ những ghi nhận ấy, chúng con thiết nghĩ các tác giả sách Công giáo nên xin giấy phép chính thức để xuất bản công khai, ghi giá bìa theo luật chung và phát hành với 40% để có thể phổ biến sách qua he thống phát hành sách đời (Những nhà sách Công giáo địa phương muốn nâng đỡ độc giả tín hữu sẽ tuỳ nghi giảm 10% hay 15% cho người mua).
Những sách được trợ giá có thể thêm một giá bìa cao hơn cho lượng sách phổ biến qua mạng phát hành sách đời.
Nếu giá thấp là A và chiết khấu 10%, giá cao sẽ là: (A$ x 0,90: 60) x 100
Ví dụ: Quyển Kinh Nguyện Gia Đình của TGM Nha Trang, 288 trang, nếu theo khung giá thị trường (100$/trang) sẽ là 29.000 $, do trợ giá sẽ phát hành với 2 giá bìa, giá thấp cho các nhà sách Giáo hạt là 12.000$ (chiết khấu 10% còn lại 10.800$0), giá cao cho nhà phát hành sách đời sẽ là (12.000$ x 0,90: 60)x 100 = 18.000$ (chiết khấu 40% vẫn còn 10.800$).
Quyển Kinh Thánh Cựu Ước tuyển chọn, 808 trang (theo khung giá thị trường sẽ là 80.000$) cũng sẽ có 2 giá bìa: giá thấp 12.000$, giá cao 18.000$,
Nếu giá thấp là A và chiết khấu 7%, giá cao sẽ là: (A$ x 0,93: 60) x 100
Ví dụ quyển Kinh Thánh trọn bộ, 1712 trang, theo khung giá thị trường sẽ là 170.000$, do trợ giá sẽ phát hành với 2 giá bìa, giá thấp cho nhà sách đạo là 60.000$ (chiết khấu 7%, còn 55.800$), giá cao cho nhà sách đời là 93.000$ (chiết khấu 40% vẫn còn 55.800$).
3. ĐẠI LÝ SÁCH TẠI CÁC GIÁO HẠT VÀ BAN VĂN HOÁ GIÁO XỨ
Tuy nhiên, phải nói rằng có rất ít giáo dân đặt chân vào các nhà sách đời. Để sách đến tay giáo dân, cần có thêm những nhà sách Công giáo tại các tỉnh lẻ. Tốt nhất là cổ võ giáo dân lập nhà sách theo luật kinh doanh để bán sách đạo. Bằng không, ít ra mỗi Giáo hạt cần có một Đại lý sách với số lượng sách tồn kho khá lớn, đủ cung cấp cho các Giáo xứ trong Hạt. Các Ban Văn Hoá Giáo Xứ (BVHGX) sẽ liên lạc về Đại lý sách Giáo hạt để mua sách cho giáo dân xứ mình.
Dành một phòng nào đó đã có sẵn trong cơ sở của Giáo hạt, sắm kệ sách, máy vi tính (không cần dàn âm thanh) hết khoảng 50 triệu, để có sách tồn kho cho cả Hạt (một số sách mua đứt, một số khác trả gối đầu) cần thêm dưới 40 triệu (chỉ sách thôi, việc bán ảnh tượng có lời hơn nhưng nhường cho nơi khác – một phòng đại lý sách ở Giáo hạt không phải để kinh doanh nhưng để đào tạo và truyền giáo).
Ôi! Ước gì mỗi Giáo Hạt có một linh mục tha thiết thăng tiến Dân Chúa đến dám bỏ ra 100 triệu lo phát hành sách! Nếu có những Giáo hạt quá nghèo không lo được một Phòng đại lý sách, ước gì các Dòng có tâm nguyện truyền giáo sẽ quan tâm giúp đỡ!
Một Phòng đại lý sách của Giáo hạt cũng giúp chọn lọc sách theo hướng mục vụ của Giáo phận: Ưu tiên cho những sách có imprimatur; những sách “có vấn đề” sẽ không được giới thiệu ở đại lý sách Giáo hạt.
Đang khi viết bài này, chúng con gọi điện hỏi thăm kinh nghiệm một cha đã sáng lập ra phòng bán sách tại một TGM nọ để hỏi về kinh phí cần thiết cho một Đại lý sách Giáo hạt. Chính ngài cung cấp số liệu trên đây và bất ngờ ngài chia sẻ thêm: “Nhưng, cha ơi, cái khó là các Cha chẳng quan tâm gì!” Vâng, có thể có những cha xứ cảm thấy mình bận lo nhiều việc khác không có giờ lo phát huy văn hoá cho Dân Chúa, thế thì mong sao cấp Giáo phận sẽ liệu để mỗi Giáo xứ có một BVHGX.
Chúng con viết bài này trong chiều vọng lễ Gíang Sinh tại một xứ miền rừng núi của Giáo phận Quy Nhơn. Chiều 23 và suốt ngày 24, loa phóng thanh nhai đi nhai lại một băng nhạc Noel hải ngoại rất phổ biến nhưng cũng rất đời, với các bài “Jingle Bell” và “Ngày Giáng sinh đó còn nhớ không em?”. Cha xứ đã có ý nhờ in sang một vài băng dĩa khá hơn nhưng suốt tuần thứ hai mùa vọng ngài nằm bệnh viện, ban chức việc không biết phải mua hoặc in sang băng nhạc Giáng Sinh ở đâu… Cả đến các cha nhiều khi cũng lúng túng, chẳng biết tìm đâu để mua một bản dịch các văn kiện Toà Thánh… Rồi cũng trong mấy ngày nay có hai giáo dân ở phía Nam gặp khó khăn ngược lại: Họ thực hiện một CD nhạc phục vụ Năm Giáo dục Gia đình và muốn gửi tặng mỗi Giáo phận 10 CD nhưng chẳng biết nhờ ai chuyển…
Nếu chúng ta có một hệ thống Tổng Phát hành qua các Giáo phận, các Đại lý sách Giáo hạt và BVHGX thì chuyện mua hoặc phát hành một quyển sách, một băng nhạc hoặc CD đâu còn khó như thế.
Theo website HĐGMVN, từ 26 giáo phận ta tổng kết được 2108 giáo xứ, 413 giáo họ biệt lập, và 34 giáo điểm. Với bằng ấy giáo xứ và giáo điểm mà những tác phẩm giá trị chỉ in 1.000 bản thì thật vô lý và đáng buồn.
Nếu tất cả giáo xứ và giáo điểm đều có phòng đọc sách, tổng số sẽ trên 2.500. Với hệ thống ấy, những sách dành cho giáo dân chắc chắn sẽ luôn có thể in hàng chục ngàn bản, và như thế cả giá thành và giá bìa đều hạ. Quyển “Những ngày lễ Công giáo” mỗi năm in đến 100.000 bản, có năm còn bị con buôn luộc thêm. Ấy là chỉ mới phát hành cho các giáo phận phía Nam !
Khi có hệ thống phát hành đến tận các Giáo xứ và Giáo hạt, sách in ra có thể bán được nhiều và bán nhanh, ta sẽ có đủ tiền để nhờ những nhóm thực hiện chuyên nghiệp với thù lao xứng hợp, có thể đặt hàng những tác phẩm giá trị về nhạc cũng như về văn chương. Cho đến nay, chúng ta chưa có những CD và sách thật tốt cho giáo dân, hoặc có mà chất lượng thấp, là vì số lượng phát hành quá ít thu nhập không đủ vốn bỏ ra.
4. PHÒNG ĐỌC SÁCH GIÁO XỨ, HỘI THI ĐỌC SÁCH CẤP GIÁO XỨ VÀ CẤP HẠT
Khi đã có nhà sách ở cấp Giáo hạt, lại còn một vấn đề: Mấy ai đọc sách? Để những linh mục và tu sĩ tương lai sẽ là những người ham đọc sách, phải vận động để tuổi thơ của họ hôm nay tại giáo xứ và gia đình được lớn lên cùng sách vở. Đây là việc của các Ban Văn Hoá Giáo Xứ (BVHGX).
Mỗi Giáo xứ nên có phòng đọc sách do BVHGX quản lý. Phòng đọc sách có thể bán một số sách thông dụng: sách Kinh, Giáo lý theo chương trình Giáo phận, Thánh Kinh. Phòng đọc sách cũng sẽ giới thiệu sách mới và nhận đăng ký mua giúp từ nhà sách Giáo hạt hoặc nhà sách tư nhân trong khu vực. Năm 2007, Nhà sách Đức Mẹ của DCCT Sài Gòn đã thực hiện một tập giới thiệu sách Công giáo với khoảng 600 đầu sách. Mỗi phòng đọc sách Giáo xứ chỉ cần một tập cũng đủ.
Hội thi đọc sách tại Giáo xứ có thể bố trí những chương trình để giúp các em đọc sách đều đặn cả trong năm học và đọc nhiều hơn trong mùa hè. Ngoài những sách các em tự chọn, tự tóm tắt và trình bày, mỗi tham dự viên còn phải đọc một trong hai hoặc ba cụm sách (kể cả những tác phẩm trong bộ Thánh Kinh) do ban tổ chức giới thiệu và trả lời những câu hỏi nhất định.
Giải thưởng nhỏ, kết quả lớn.
5. BAN VĂN HÓA GIÁO XỨ
Cũng xin nói riêng về BVHGX. Nhiều nơi các BVHGX đã có những sáng kiến: lớp học tình thương, bồi dưỡng Anh Văn, vi tính vv… Rất nhiều việc BVHGX có thể làm:
- Trang thông tin của giáo xứ
- Báo tường các đoàn thể
- Khuyến học, khen thưởng học sinh giỏi
- Giới thiệu các trang mạng Công giáo cho các bạn trẻ
- Sinh hoạt tết cho học sinh hai năm cuối và sinh viên của giáo xứ
- Thánh lễ nhân ngày nhà giáo hoặc dịp hè, cho các thầy cô công giáo
- Tổ chức hội thi đọc sách
- Tổ chức giải sáng tác văn thơ, báo tường
- Tổ chức phòng đọc sách và giúp đăng ký mua sách, băng, đĩa, phim đạo
- Vận động tư nhân lập quầy bán ảnh tượng và sách vở Công giáo tại giáo xứ.
Giáo dục hôm nay, Xã hội và Giáo hội ngày mai. Trong cái giáo dục hôm nay của chúng ta, không thể thiếu sách đạo. Hô hào giáo dục mà việc xuất bản và phát hành sách đạo cứ mãi èo uột như hiện nay thì tương lai của Giáo hội Việt Nam quả là mịt mờ! Ngược lại, nếu ta đẩy được sách đạo vào mạng phát hành sách đời và xây dựng được mạng phát hành sách đến tận các giáo xứ như trên, trình độ Dân Chúa cả nước sẽ sớm được nâng cao thấy rõ và công cuộc truyền giáo sẽ gặt hái những kết quả hết sức rực rỡ.
Giáo xứ Cây Rỏi, Phù Cát, chiều vọng lễ Giáng Sinh 2007
Lm. Trăng Thập Tự VÕ TÁ KHÁNH
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chớm Đông Trên Ngàn
Lm. Vũ Đình Huyến
00:31 09/01/2008
CHỚM ĐÔNG TRÊN NGÀN
Ảnh của Lm. Vũ Đình Huyến
Cổ thi ta lật tìm người đời xưa.
(Trích thơ của Ryòkan, Gs. Lưu Văn Vịnh chuyển ngữ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền