Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:28 09/01/2009
KHỎI BỆNH
Có một người bị bệnh mất trí đến nơi đại sư cầu cứu, đại sư hỏi ông ta: “Ông thật muốn lành bệnh chăng ?”
- “Đương nhiên, nếu không thì tôi đến tìm ngài để làm gì ?”
- “Ông biết không, phần đông người ta đều không phải thành tâm xìn khỏi bệnh.”
- “Tại sao ?”
- “Bởi vì như thế thì giá trị phải bỏ ra tương đương với đau khổ. Họ hoàn toàn không muốn lành bệnh, chỉ muốn giải thoát tạm thời chút xíu mà thôi.”
Sau đó đại sư dạy đệ tử: “Con người ta chỉ muốn một thứ lành bệnh từ trên trời rơi xuống, mà không muốn nhận đau khổ. Giống như mọi người, thông thường chỉ mong muốn được tiến bộ mà không muốn thay đổi mình.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Giá trị của đau khổ thì không thể lường được, bởi vì chấp nhận đau khổ với mục đích tốt lành thì luôn được Thiên Chúa đền bù xứng đáng, như Chúa Giê-su đã chấp nhận đau khổ và bằng lòng chết trên thập giá để cứu chuộc tội lỗi cho toàn thể nhân loại.
Chiến thắng mà không qua giao tranh (đấu trí và đấu sức) thì chiến thắng ấy không vinh quang; hạnh phúc mà không kinh qua đau khổ thì hạnh phúc chỉ là tạm bợ. Đó chính là cơn bệnh của những người thường tự mãn trong lòng luôn gặp điều may mắn trong cuộc sống, cho nên họ không hề muốn thay đổi bản thân mình khi gặp đau khổ, bởi vì họ cứ tưởng may mắn luôn mĩm cười với họ...
Con người ta chỉ lo sợ bệnh nơi thân xác nhưng lại coi thường bệnh trong tâm hồn, chỉ muốn lành bệnh mà không muốn đau khổ, cho nên –đối với họ- đau khổ chính là sự trừng phạt của Thiên Chúa giáng trên họ, cho nên chẳng có một giá trị nào cả.
Khi đón nhận đau khổ là khi được chữa lành vậy.
Ai hiểu được thì hiểu.
N2T |
Có một người bị bệnh mất trí đến nơi đại sư cầu cứu, đại sư hỏi ông ta: “Ông thật muốn lành bệnh chăng ?”
- “Đương nhiên, nếu không thì tôi đến tìm ngài để làm gì ?”
- “Ông biết không, phần đông người ta đều không phải thành tâm xìn khỏi bệnh.”
- “Tại sao ?”
- “Bởi vì như thế thì giá trị phải bỏ ra tương đương với đau khổ. Họ hoàn toàn không muốn lành bệnh, chỉ muốn giải thoát tạm thời chút xíu mà thôi.”
Sau đó đại sư dạy đệ tử: “Con người ta chỉ muốn một thứ lành bệnh từ trên trời rơi xuống, mà không muốn nhận đau khổ. Giống như mọi người, thông thường chỉ mong muốn được tiến bộ mà không muốn thay đổi mình.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Giá trị của đau khổ thì không thể lường được, bởi vì chấp nhận đau khổ với mục đích tốt lành thì luôn được Thiên Chúa đền bù xứng đáng, như Chúa Giê-su đã chấp nhận đau khổ và bằng lòng chết trên thập giá để cứu chuộc tội lỗi cho toàn thể nhân loại.
Chiến thắng mà không qua giao tranh (đấu trí và đấu sức) thì chiến thắng ấy không vinh quang; hạnh phúc mà không kinh qua đau khổ thì hạnh phúc chỉ là tạm bợ. Đó chính là cơn bệnh của những người thường tự mãn trong lòng luôn gặp điều may mắn trong cuộc sống, cho nên họ không hề muốn thay đổi bản thân mình khi gặp đau khổ, bởi vì họ cứ tưởng may mắn luôn mĩm cười với họ...
Con người ta chỉ lo sợ bệnh nơi thân xác nhưng lại coi thường bệnh trong tâm hồn, chỉ muốn lành bệnh mà không muốn đau khổ, cho nên –đối với họ- đau khổ chính là sự trừng phạt của Thiên Chúa giáng trên họ, cho nên chẳng có một giá trị nào cả.
Khi đón nhận đau khổ là khi được chữa lành vậy.
Ai hiểu được thì hiểu.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:30 09/01/2009
N2T |
61. Vì Thiên Chúa mà tốn nhiều thời gian thì tương lai sẽ không mất đi, Thiên Chúa sẽ hoàn trả cho anh.
(Thánh John Berchmans)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:31 09/01/2009
N2T |
6. Lý tưởng là một ngọn đèn, không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định; không có phương hướng thì không có đời sống.
Ta hài lòng về con
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
02:36 09/01/2009
Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa
Cả ba Tin Mừng Nhất lãm đều kết thúc thuật trình Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan bằng lời tuyên phán của Chúa Cha: “ Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Con” hoặc “ Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con” ( x.Mt 3,17; Mc 1,11; Lc 3,22 ). Chúa Cha hài lòng với Chúa Chúa Giêsu về chuyện gì đây ? Dĩ nhiên là về chuyện Chúa Giêsu tự nguyện xếp mình vào hàng đoàn người tội lỗi đang đến để cho Gioan Tẩy Giả làm phép rửa bày tỏ lòng sám hối ăn năn. Thế nhưng Chúa Giêsu vốn là Thiên Chúa dù đã mặc lấy xác phàm nhân loại như chúng ta mọi đàng nhưng chẳng hề vương bẩn tội nhơ ( x.Dt 4,15 ). Là Đấng Thánh của Thiên Chúa, Người hoàn toàn thanh sạch thế mà Người xếp hàng giữa đám người tội lỗi để làm gì ? Chắc chắn không phải là để nhờ Gioan làm phép thanh tẩy hầu được nên thanh sạch. Cũng chắc chắn rằng không phải Người cố tình làm gương cho chúng ta về việc hoán cải ăn năn như đã từng có nhiều nhà tu đức từng suy diễn. Không ai có thể làm gương một việc mà chính mình không thực làm. Như thế chìa khoá vấn đề phải nằm ở chỗ khác.
Mang lấy xác phàm, trở nên giống loài người ta mọi đàng, thì Chúa Giêsu vẫn phải cần có thời gian để hiểu biết ý Chúa Cha cũng như tự nhận thức về căn tính của mình. Các nhà Kitô học đồng thuận với nhau rằng khi còn nằm trong nôi, còn ôm lấy bầu sữa mẹ, thì trẻ Giêsu chưa thể nhận thức được căn tính Thiên Chúa của mình. Và một điều ít ai chối cải đó là năm lên mười hai tuổi, khi lưu lại Đền thờ Giêrusalem ba ngày nhân chuyến cùng cha mẹ hành hương, thì thiếu niên Giêsu đã ý thức về căn tính Thên Chúa của mình. Biết mình là Thiên Chúa, thế nhưng để biết sứ vụ của mình là cứu độ nhân loại và cứu độ nhân loại như thế nào thì Chúa Giêsu cũng cần phải có thời gian cần thiết để tìm hiểu thánh ý Chúa Cha.
Nhiều nhà Kitô học nhìn nhận rằng khi Chúa Giêsu đến chịu phép rửa tại bờ sông Giođan chính là lúc Người tìm ra con đường cứu độ. Nói đến sự ơn cứu độ, các nhà thần học lẫn tu đức thường dùng hình ảnh cứu vớt người đang chìm dưới sông nước. Không biết bơi mà rơi xuống hố nước sâu thì sự sống như không còn thuộc vào chính bản thân mình. Cần phải có một ai đó độ trì, cứu vớt, may ra mới được sống.
Để cứu độ nhân loại khỏi vùng lầy tội lỗi, Chúa Kitô không đứng bên trên mà kéo. Người đã tự nguyện đi xuống tận đáy sâu kiếp người khi vào trần gian. Đồng thân với con người trong kiếp phàm hèn chưa đủ, Chúa Kitô còn muốn đồng phận với loài người trong kiếp tội nhân, dù Người hoàn toàn vô tội. Tình yêu lên đến đỉnh cao khi người ta tự nguyện đồng thân, đồng phận với nhau. Đồng thân đồng phận với nhau là một trong những hình thức liên đới đến cùng. Là con chiên tinh tuyền, là người tôi tớ trung thành và nhân hậu, Chúa Kitô đã nhận lấy mọi hậu quả tội lỗi của loài người vào chính bản thân Người. Điều đã được Ngôn sứ Isaia loan báo xưa về “Người Tôi Trung” nay ứng nghiệm nơi chính Chúa Kitô ( x. Is 42,1-9; 49,1-7; 50,4-11 ).
Chọn con đường đi xuống để nâng loài người sa ngã lên, sự chọn lựa của Chúa Giêsu đã làm hài lòng Chúa Cha. Đây là một sự chọn lựa phát xuất bởi tình yêu sung mãn. Chúa Thánh Thần với hình chim bồ câu ngự xuống trên Người là một dấu chỉ. Và các tầng trời mở ra, nghĩa là con đường cứu độ nay đã khai mở cho con người. Việc Chúa Giêsu chọn con đường đi xuống giúp chúng ta xác tín những chân lý sau:
1.Không một ai là không có thể được cứu rỗi: Các cứu hộ viên đứng trên bờ sông mà đưa tay ra thì những người ở xa bờ hay đang chìm dưới nước quả là khó có cơ may được cứu. Trái lại khi các cứu hộ viên đã lặn sâu xuống đáy sông thì mọi người đều có thể được cứu sống. Chúa Giêsu đã cúi xuống dưới chân các tông đồ, Người đã cúi xuống dưới chân Giuđa, kẻ đã rắp tâm phản bội Người và Người sẵn sàng cúi xuống dưới chân hết mọi người, trong mọi hoàn cảnh. Chỉ cần chúng ta đồng thuận thì Người sẽ nâng chúng ta lên cùng Chúa Cha.
Mọi người đều có thể được cứu rỗi. Một chân lý của niềm tin và của niềm hy vọng. Bất cứ ai, dù trong hoàn cảnh tồi tệ nào đi nữa, thì vẫn luôn có Giêsu Kitô đứng dưới chân để sẵn sàng nâng lên. Chính vì thế mà thất vọng về chính mình là một sự tồi tệ thật đáng trách không kém gì khi ta thất vọng về tha nhân.
2.Trước tiên hãy trách mình, đừng trách tha nhân hay phàn nàn Chúa, nếu giả như chúng ta vẫn mãi mê trong tội. Một trong những thói xấu của người đắm chìm trong tội đó là tìm đủ lý do để bào chữa. Để làm giảm nhẹ trách nhiệm của mình, khi phạm tội, chúng ta thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho tha nhân, cho ma quỷ và có khi cho cả Thiên Chúa. Phải tiên thiên loại trừ việc gán cho Thiên Chúa là tác nhân gây sự xấu vì Thiên Chúa không hề, đúng hơn là không thể cám dỗ một ai. Chúng ta cũng cần chân nhận rằng thần dữ, người xấu hay ngoại cảnh cũng có góp phần nào đó trong tội của chúng ta. Tuy nhiên, các tác nhân ấy chỉ có thể làm tăng giảm mức độ trách nhiệm của chúng ta trên tội của mình. Nhưng không ai khác, chính chúng ta phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm mọi hành vi tội lỗi của mình.
Mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu phép rửa, mở đầu cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng, hãy cùng cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa vì đã yêu thương loài người đến cùng. Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện đồng hàng với chúng ta trong kiếp tội nhân. Cúi mình để cho Gioan làm phép rửa là điểm khởi đầu và điểm kết thúc là thân phận một tội nhân trên thập giá.
Cả ba Tin Mừng Nhất lãm đều kết thúc thuật trình Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan bằng lời tuyên phán của Chúa Cha: “ Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Con” hoặc “ Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con” ( x.Mt 3,17; Mc 1,11; Lc 3,22 ). Chúa Cha hài lòng với Chúa Chúa Giêsu về chuyện gì đây ? Dĩ nhiên là về chuyện Chúa Giêsu tự nguyện xếp mình vào hàng đoàn người tội lỗi đang đến để cho Gioan Tẩy Giả làm phép rửa bày tỏ lòng sám hối ăn năn. Thế nhưng Chúa Giêsu vốn là Thiên Chúa dù đã mặc lấy xác phàm nhân loại như chúng ta mọi đàng nhưng chẳng hề vương bẩn tội nhơ ( x.Dt 4,15 ). Là Đấng Thánh của Thiên Chúa, Người hoàn toàn thanh sạch thế mà Người xếp hàng giữa đám người tội lỗi để làm gì ? Chắc chắn không phải là để nhờ Gioan làm phép thanh tẩy hầu được nên thanh sạch. Cũng chắc chắn rằng không phải Người cố tình làm gương cho chúng ta về việc hoán cải ăn năn như đã từng có nhiều nhà tu đức từng suy diễn. Không ai có thể làm gương một việc mà chính mình không thực làm. Như thế chìa khoá vấn đề phải nằm ở chỗ khác.
Mang lấy xác phàm, trở nên giống loài người ta mọi đàng, thì Chúa Giêsu vẫn phải cần có thời gian để hiểu biết ý Chúa Cha cũng như tự nhận thức về căn tính của mình. Các nhà Kitô học đồng thuận với nhau rằng khi còn nằm trong nôi, còn ôm lấy bầu sữa mẹ, thì trẻ Giêsu chưa thể nhận thức được căn tính Thiên Chúa của mình. Và một điều ít ai chối cải đó là năm lên mười hai tuổi, khi lưu lại Đền thờ Giêrusalem ba ngày nhân chuyến cùng cha mẹ hành hương, thì thiếu niên Giêsu đã ý thức về căn tính Thên Chúa của mình. Biết mình là Thiên Chúa, thế nhưng để biết sứ vụ của mình là cứu độ nhân loại và cứu độ nhân loại như thế nào thì Chúa Giêsu cũng cần phải có thời gian cần thiết để tìm hiểu thánh ý Chúa Cha.
Nhiều nhà Kitô học nhìn nhận rằng khi Chúa Giêsu đến chịu phép rửa tại bờ sông Giođan chính là lúc Người tìm ra con đường cứu độ. Nói đến sự ơn cứu độ, các nhà thần học lẫn tu đức thường dùng hình ảnh cứu vớt người đang chìm dưới sông nước. Không biết bơi mà rơi xuống hố nước sâu thì sự sống như không còn thuộc vào chính bản thân mình. Cần phải có một ai đó độ trì, cứu vớt, may ra mới được sống.
Để cứu độ nhân loại khỏi vùng lầy tội lỗi, Chúa Kitô không đứng bên trên mà kéo. Người đã tự nguyện đi xuống tận đáy sâu kiếp người khi vào trần gian. Đồng thân với con người trong kiếp phàm hèn chưa đủ, Chúa Kitô còn muốn đồng phận với loài người trong kiếp tội nhân, dù Người hoàn toàn vô tội. Tình yêu lên đến đỉnh cao khi người ta tự nguyện đồng thân, đồng phận với nhau. Đồng thân đồng phận với nhau là một trong những hình thức liên đới đến cùng. Là con chiên tinh tuyền, là người tôi tớ trung thành và nhân hậu, Chúa Kitô đã nhận lấy mọi hậu quả tội lỗi của loài người vào chính bản thân Người. Điều đã được Ngôn sứ Isaia loan báo xưa về “Người Tôi Trung” nay ứng nghiệm nơi chính Chúa Kitô ( x. Is 42,1-9; 49,1-7; 50,4-11 ).
Chọn con đường đi xuống để nâng loài người sa ngã lên, sự chọn lựa của Chúa Giêsu đã làm hài lòng Chúa Cha. Đây là một sự chọn lựa phát xuất bởi tình yêu sung mãn. Chúa Thánh Thần với hình chim bồ câu ngự xuống trên Người là một dấu chỉ. Và các tầng trời mở ra, nghĩa là con đường cứu độ nay đã khai mở cho con người. Việc Chúa Giêsu chọn con đường đi xuống giúp chúng ta xác tín những chân lý sau:
1.Không một ai là không có thể được cứu rỗi: Các cứu hộ viên đứng trên bờ sông mà đưa tay ra thì những người ở xa bờ hay đang chìm dưới nước quả là khó có cơ may được cứu. Trái lại khi các cứu hộ viên đã lặn sâu xuống đáy sông thì mọi người đều có thể được cứu sống. Chúa Giêsu đã cúi xuống dưới chân các tông đồ, Người đã cúi xuống dưới chân Giuđa, kẻ đã rắp tâm phản bội Người và Người sẵn sàng cúi xuống dưới chân hết mọi người, trong mọi hoàn cảnh. Chỉ cần chúng ta đồng thuận thì Người sẽ nâng chúng ta lên cùng Chúa Cha.
Mọi người đều có thể được cứu rỗi. Một chân lý của niềm tin và của niềm hy vọng. Bất cứ ai, dù trong hoàn cảnh tồi tệ nào đi nữa, thì vẫn luôn có Giêsu Kitô đứng dưới chân để sẵn sàng nâng lên. Chính vì thế mà thất vọng về chính mình là một sự tồi tệ thật đáng trách không kém gì khi ta thất vọng về tha nhân.
2.Trước tiên hãy trách mình, đừng trách tha nhân hay phàn nàn Chúa, nếu giả như chúng ta vẫn mãi mê trong tội. Một trong những thói xấu của người đắm chìm trong tội đó là tìm đủ lý do để bào chữa. Để làm giảm nhẹ trách nhiệm của mình, khi phạm tội, chúng ta thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho tha nhân, cho ma quỷ và có khi cho cả Thiên Chúa. Phải tiên thiên loại trừ việc gán cho Thiên Chúa là tác nhân gây sự xấu vì Thiên Chúa không hề, đúng hơn là không thể cám dỗ một ai. Chúng ta cũng cần chân nhận rằng thần dữ, người xấu hay ngoại cảnh cũng có góp phần nào đó trong tội của chúng ta. Tuy nhiên, các tác nhân ấy chỉ có thể làm tăng giảm mức độ trách nhiệm của chúng ta trên tội của mình. Nhưng không ai khác, chính chúng ta phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm mọi hành vi tội lỗi của mình.
Mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu phép rửa, mở đầu cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng, hãy cùng cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa vì đã yêu thương loài người đến cùng. Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện đồng hàng với chúng ta trong kiếp tội nhân. Cúi mình để cho Gioan làm phép rửa là điểm khởi đầu và điểm kết thúc là thân phận một tội nhân trên thập giá.
Lịch sử Cứu độ dẫn vào Kinh Thánh: Thiên Chúa tạo thành vũ trụ và con người (1)
Abbé Dheilly
02:49 09/01/2009
LỊCH SỬ CỨU ĐỘ DẪN VÀO KINH THÁNH
Tác giả: Abbé Dheilly, Giáo sư Học viện Công giáo Paris, và do LM Giuse Đỗ Ngọc Bảo, O.P. chuyển ngữ
Dẫn vào Lịch Sử Dân Thiên Chúa
Những điều cần biết
1. Cựu Ước là gì?
Cựu Ước là toàn bộ những Sách Thánh được viết trước khi Chúa Ki-tô đến, và được dùng để giáo dục Dân Do Thái về mặt tôn giáo.
Người ta coi chúng “được linh hứng”, vì Chúa Thánh Thần đã giúp tác giả viết lên những sách đó.
2. Từ ngữ muốn nói lên điều gì?
“Cựu Ước” có nghĩa là “Giao Ước Cũ”.
Thực vậy, đây là một lịch sử có trọng điểm là hiệp ước được giao kết trên núi Xi-nai khoảng 1225 trước Chúa Giê-su Ki-tô, giữa Thiên Chúa và dân Do Thái, qua trung gian Mô-sê. Đôi khi, thay vì nói “Cựu Ước”, người ta còn dùng những từ ngữ như “Lịch Sử Thánh”, “Lịch Sử Thánh Kinh”.
Hiệp ước này mà ta gọi là Giao Ước Cũ, chuẩn bị cho Giao Ước Mới mà Chúa Ki-tô sẽ thể hiện qua việc Cứu Chuộc, và từ đó phát sinh Giáo Hội Ki-tô.
Cựu Ước và Tân Ước làm nên bộ Kinh Thánh.
3. Những sách nói trên từ đâu mà có?
Giáo Hội Công Giáo tiếp nhận những sách đó từ người Do Thái dưới dạng văn tập. Văn tập này được hình thành dần dần khoảng 1200 năm trước Chúa Ki-tô.
4. Cựu Ước bao gồm những gì?
Những sách đó gồm một số là văn xuôi, số khác là văn vần.
Một số sách kể lại lịch sử Dân ưu tuyển: chẳng hạn, việc người Do Thái ra khỏi Ai Cập.
Số khác chỉ là sưu tập những câu châm ngôn:
“Thà ăn rau xanh mà có tình có nghĩa” - “Còn hơn ăn thịt bò béo mà đầy những ghét ghen”.
Ngoài ra còn có những kinh nguyện phụng vụ của người Do Thái, lời các Ngôn Sứ và lời lẽ các hiền nhân.
Được viết cho các cư dân Á Châu sống từ ba đến bốn nghìn năm trước, những tập sách này không phải lúc nào cũng phù hợp với lối suy nghĩ và viết lách của con người hôm nay sống hai mươi thế kỷ sau Chúa Ki-tô.
Như vậy cần phải cố gắng mới hiểu được.
5. Ta sẽ nghiên cứu những gì?
Chúng ta sẽ không nghiên cứu toàn bộ những sách Cựu Ước: vì chúng quá nhiều. Chúng ta sẽ nghiên cứu lịch sử mà những sách đó kể lại. Vì vậy nghiên cứu này còn có tựa đề: Lịch Sử Dân Thiên Chúa.
CHƯƠNG I
Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ và con người
Khi Thiên Chúa ủy thác cho nhà thánh ký sứ mệnh soạn thảo những quyển sách đầu tiên của Cựu Ước, Ngài muốn ban cho dân Ít-ra-en một giải đáp cho những câu hỏi họ thắc mắc, một giải pháp cho những vấn đề mà họ cảm thấy khó khăn:
– Ai đã làm nên thế giới quanh tôi? – Ai đã tạo nên con người? – Tại sao lại nghỉ việc ngày Sa-bát? – Phải chăng con người cứ mãi gặp đau khổ? – Tại sao lúc này con người không hạnh phúc? – Tại sao Áp-ra-ham lại được chọn làm tiên tổ Dân Thiên Chúa?
Để cho dễ hiểu, Thiên Chúa đã nói với người Ít-ra-en bằng chính ngôn ngữ của họ; Ngài gợi lên những cảnh tượng thiên nhiên và những chi tiết đời sống họ đã quá quen thuộc, giúp họ cảm nhận rõ nét những gì họ mắc nợ Ngài, những gì họ đã đánh mất do nguyên tội, và niềm hy vọng lớn lao Ngài dành cho họ.
Đến lượt chúng ta gợi lên những cảnh tượng thiên nhiên cũng như những chi tiết trong đời sống thường nhật của người Do Thái, để hiểu Lời Thiên Chúa hơn nữa.
Câu hỏi 1: Ai đã tạo nên thế giới quanh tôi?
1. Người Do Thái rời bỏ căn lều lúc sớm mai: anh nhìn thấy Ánh Sáng; khi trở về lều ban chiều, thì trời đã về đêm.
Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng”. Liền có ánh sáng.
Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa gọi ánh sáng là “ngày”, bóng tối là “đêm” (St 1,3-5a).
2. Người Do Thái đang khát nước, khom mình uống nước ở nguồn suối. Nhưng khi trời mưa, nước thấm ướt anh lại từ trời rơi xuống;
Như vậy anh nghĩ rằng tầng trời là một cái vòm chắc chắn, điểm xuyết những cửa tò vò mà đôi khi Thiên Chúa mở ra khiến mưa rơi xuống.
Thiên Chúa phán: “Phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước”.
Thiên Chúa làm ra cái vòm đó và phân rẽ nước phía dưới vòm với nước phía trên (St 1,6-7).
3. Người Do Thái sống trên đất liền, nhưng anh biết rằng những con tàu lại rong ruổi ngoài biển khơi.
Thiên Chúa phán: “Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra”.
Thiên Chúa gọi chỗ cạn là “Đất”, khối nước tụ lại là “Biển” (St 1,9-10).
4. Người Do Thái dẫn đoàn vật đến gặm cỏ nơi ốc đảo, còn anh thì ăn những trái chà là và những hoa quả khác hái được từ cây cối.
Và Thiên Chúa phán: “Đất phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang lại hạt giống, và cây trên mặt đất có trái” (St 1,11).
5. Người Do Thái thường nhìn thấy mặt trời ban ngày; còn ban đêm thì ngắm trăng sao. Chính nhờ những vì tinh tú này mà anh tính được ngày giờ, mùa màng, năm tháng.
Thiên Chúa phán: “Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm”.
Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng lớn: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điều khiển đêm; Người cũng làm ra các ngôi sao (St 1,14-16).
6. Người Do Thái biết rằng nơi biển cả có những loài cá; trên không trung thì thấy những con chim; còn trên mặt đất, có những động vật.
Thiên Chúa phán: “Nước phải sinh ra đầy dẫy những sinh vật lúc nhúc, và loài chim phải bay lượn trên mặt đất, dưới vòm trời” (St 1,20).
Thiên Chúa phán: “Đất phải sinh ra các sinh vật tùy theo loại: gia súc, loài bò sát và dã thú tùy theo loại” (St 1,24).
Câu trả lời: Thiên Chúa đã tạo nên thế giới nơi con người sinh sống – và tất cả những thứ quanh con người.
Câu hỏi 2: Ai đã tạo nên con người?
1. Siméon người Do Thái mất cha đã mấy năm nay; anh biết cha mình chết khi ông cụ không còn thở nữa. – Thân xác cha giờ chỉ còn là chút bụi.
Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật (St 2,7).
2. Nhưng Siméon biết rằng mình không giống như các động vật.
Trước hết, anh thống trị chúng; - ngoài ra, anh còn suy nghĩ, do dự giữa hai giải pháp, rồi chọn lựa; con lừa của anh không có khả năng đó.
Rồi Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (St 1,27).
Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình. Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất; hãy làm bá chủ cá biển, chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất” (St 1,28).
Câu trả lời: Thiên Chúa đã tạo nên người nam (và người nữ).
Ngài đặt con người cai quản mọi tạo vật trên mặt đất và ban cho con người trí khôn và ý chí.
Do đó con người giống như Thiên Chúa.
Câu hỏi 3: Tại sao lại nghỉ việc ngày Sa-bát?
Người Do Thái thấy dân ngoại làm việc ngày Sa-bát. Thế nhưng, anh biết rằng Mô-sê qui định chặt chẽ phải nghỉ việc ngày đó.
Thế là trời đất cùng với mọi thành phần đã hoàn tất. Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm. Khi làm xong mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi (St 2,1-2).
Câu trả lời: Mỗi tuần, Thiên Chúa đòi con người ngưng công việc để dành cho Ngài một phần thời giờ của con người.
Tác giả: Abbé Dheilly, Giáo sư Học viện Công giáo Paris, và do LM Giuse Đỗ Ngọc Bảo, O.P. chuyển ngữ
Dẫn vào Lịch Sử Dân Thiên Chúa
Những điều cần biết
1. Cựu Ước là gì?
Cựu Ước là toàn bộ những Sách Thánh được viết trước khi Chúa Ki-tô đến, và được dùng để giáo dục Dân Do Thái về mặt tôn giáo.
Người ta coi chúng “được linh hứng”, vì Chúa Thánh Thần đã giúp tác giả viết lên những sách đó.
2. Từ ngữ muốn nói lên điều gì?
“Cựu Ước” có nghĩa là “Giao Ước Cũ”.
Thực vậy, đây là một lịch sử có trọng điểm là hiệp ước được giao kết trên núi Xi-nai khoảng 1225 trước Chúa Giê-su Ki-tô, giữa Thiên Chúa và dân Do Thái, qua trung gian Mô-sê. Đôi khi, thay vì nói “Cựu Ước”, người ta còn dùng những từ ngữ như “Lịch Sử Thánh”, “Lịch Sử Thánh Kinh”.
Hiệp ước này mà ta gọi là Giao Ước Cũ, chuẩn bị cho Giao Ước Mới mà Chúa Ki-tô sẽ thể hiện qua việc Cứu Chuộc, và từ đó phát sinh Giáo Hội Ki-tô.
Cựu Ước và Tân Ước làm nên bộ Kinh Thánh.
3. Những sách nói trên từ đâu mà có?
Giáo Hội Công Giáo tiếp nhận những sách đó từ người Do Thái dưới dạng văn tập. Văn tập này được hình thành dần dần khoảng 1200 năm trước Chúa Ki-tô.
4. Cựu Ước bao gồm những gì?
Những sách đó gồm một số là văn xuôi, số khác là văn vần.
Một số sách kể lại lịch sử Dân ưu tuyển: chẳng hạn, việc người Do Thái ra khỏi Ai Cập.
Số khác chỉ là sưu tập những câu châm ngôn:
“Thà ăn rau xanh mà có tình có nghĩa” - “Còn hơn ăn thịt bò béo mà đầy những ghét ghen”.
Ngoài ra còn có những kinh nguyện phụng vụ của người Do Thái, lời các Ngôn Sứ và lời lẽ các hiền nhân.
Được viết cho các cư dân Á Châu sống từ ba đến bốn nghìn năm trước, những tập sách này không phải lúc nào cũng phù hợp với lối suy nghĩ và viết lách của con người hôm nay sống hai mươi thế kỷ sau Chúa Ki-tô.
Như vậy cần phải cố gắng mới hiểu được.
5. Ta sẽ nghiên cứu những gì?
Chúng ta sẽ không nghiên cứu toàn bộ những sách Cựu Ước: vì chúng quá nhiều. Chúng ta sẽ nghiên cứu lịch sử mà những sách đó kể lại. Vì vậy nghiên cứu này còn có tựa đề: Lịch Sử Dân Thiên Chúa.
CHƯƠNG I
Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ và con người
Khi Thiên Chúa ủy thác cho nhà thánh ký sứ mệnh soạn thảo những quyển sách đầu tiên của Cựu Ước, Ngài muốn ban cho dân Ít-ra-en một giải đáp cho những câu hỏi họ thắc mắc, một giải pháp cho những vấn đề mà họ cảm thấy khó khăn:
– Ai đã làm nên thế giới quanh tôi? – Ai đã tạo nên con người? – Tại sao lại nghỉ việc ngày Sa-bát? – Phải chăng con người cứ mãi gặp đau khổ? – Tại sao lúc này con người không hạnh phúc? – Tại sao Áp-ra-ham lại được chọn làm tiên tổ Dân Thiên Chúa?
Để cho dễ hiểu, Thiên Chúa đã nói với người Ít-ra-en bằng chính ngôn ngữ của họ; Ngài gợi lên những cảnh tượng thiên nhiên và những chi tiết đời sống họ đã quá quen thuộc, giúp họ cảm nhận rõ nét những gì họ mắc nợ Ngài, những gì họ đã đánh mất do nguyên tội, và niềm hy vọng lớn lao Ngài dành cho họ.
Đến lượt chúng ta gợi lên những cảnh tượng thiên nhiên cũng như những chi tiết trong đời sống thường nhật của người Do Thái, để hiểu Lời Thiên Chúa hơn nữa.
Câu hỏi 1: Ai đã tạo nên thế giới quanh tôi?
1. Người Do Thái rời bỏ căn lều lúc sớm mai: anh nhìn thấy Ánh Sáng; khi trở về lều ban chiều, thì trời đã về đêm.
Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng”. Liền có ánh sáng.
Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. Thiên Chúa gọi ánh sáng là “ngày”, bóng tối là “đêm” (St 1,3-5a).
2. Người Do Thái đang khát nước, khom mình uống nước ở nguồn suối. Nhưng khi trời mưa, nước thấm ướt anh lại từ trời rơi xuống;
Như vậy anh nghĩ rằng tầng trời là một cái vòm chắc chắn, điểm xuyết những cửa tò vò mà đôi khi Thiên Chúa mở ra khiến mưa rơi xuống.
Thiên Chúa phán: “Phải có một cái vòm ở giữa khối nước, để phân rẽ nước với nước”.
Thiên Chúa làm ra cái vòm đó và phân rẽ nước phía dưới vòm với nước phía trên (St 1,6-7).
3. Người Do Thái sống trên đất liền, nhưng anh biết rằng những con tàu lại rong ruổi ngoài biển khơi.
Thiên Chúa phán: “Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra”.
Thiên Chúa gọi chỗ cạn là “Đất”, khối nước tụ lại là “Biển” (St 1,9-10).
4. Người Do Thái dẫn đoàn vật đến gặm cỏ nơi ốc đảo, còn anh thì ăn những trái chà là và những hoa quả khác hái được từ cây cối.
Và Thiên Chúa phán: “Đất phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang lại hạt giống, và cây trên mặt đất có trái” (St 1,11).
5. Người Do Thái thường nhìn thấy mặt trời ban ngày; còn ban đêm thì ngắm trăng sao. Chính nhờ những vì tinh tú này mà anh tính được ngày giờ, mùa màng, năm tháng.
Thiên Chúa phán: “Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm”.
Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng lớn: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điều khiển đêm; Người cũng làm ra các ngôi sao (St 1,14-16).
6. Người Do Thái biết rằng nơi biển cả có những loài cá; trên không trung thì thấy những con chim; còn trên mặt đất, có những động vật.
Thiên Chúa phán: “Nước phải sinh ra đầy dẫy những sinh vật lúc nhúc, và loài chim phải bay lượn trên mặt đất, dưới vòm trời” (St 1,20).
Thiên Chúa phán: “Đất phải sinh ra các sinh vật tùy theo loại: gia súc, loài bò sát và dã thú tùy theo loại” (St 1,24).
Câu trả lời: Thiên Chúa đã tạo nên thế giới nơi con người sinh sống – và tất cả những thứ quanh con người.
Câu hỏi 2: Ai đã tạo nên con người?
1. Siméon người Do Thái mất cha đã mấy năm nay; anh biết cha mình chết khi ông cụ không còn thở nữa. – Thân xác cha giờ chỉ còn là chút bụi.
Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật (St 2,7).
2. Nhưng Siméon biết rằng mình không giống như các động vật.
Trước hết, anh thống trị chúng; - ngoài ra, anh còn suy nghĩ, do dự giữa hai giải pháp, rồi chọn lựa; con lừa của anh không có khả năng đó.
Rồi Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (St 1,27).
Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình. Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất; hãy làm bá chủ cá biển, chim trời và mọi giống vật bò trên mặt đất” (St 1,28).
Câu trả lời: Thiên Chúa đã tạo nên người nam (và người nữ).
Ngài đặt con người cai quản mọi tạo vật trên mặt đất và ban cho con người trí khôn và ý chí.
Do đó con người giống như Thiên Chúa.
Câu hỏi 3: Tại sao lại nghỉ việc ngày Sa-bát?
Người Do Thái thấy dân ngoại làm việc ngày Sa-bát. Thế nhưng, anh biết rằng Mô-sê qui định chặt chẽ phải nghỉ việc ngày đó.
Thế là trời đất cùng với mọi thành phần đã hoàn tất. Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm. Khi làm xong mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi (St 2,1-2).
Câu trả lời: Mỗi tuần, Thiên Chúa đòi con người ngưng công việc để dành cho Ngài một phần thời giờ của con người.
Suy niệm Tin Mừng Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa
LM Inhaxiô Trần Ngà
03:13 09/01/2009
Tin Mừng Mác-cô 1, 7-11
Người đời thường chạy tội, đổ lỗi cho người khác, còn Chúa Giê-su lại sẵn sàng gánh tội cho hết mọi người. Một trong những thói xấu nghiêm trọng gây thiệt hại không nhỏ cho xã hội là thói đổ lỗi cho người khác, không chịu nhận trách nhiệm về mình. Căn bệnh nầy đã xuất hiện ngay từ khởi thuỷ loài người. Sau khi hai ông bà nguyên tổ phạm tội ăn trái cấm bất tuân lệnh Chúa (sáng thế 3, 1-18)), Thiên Chúa đến hạch tội A-đam: “Có phải ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi ăn không?”
A-đam bèn đổ lỗi cho cả Thiên Chúa lẫn E-và: Tại vì “người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con mới ăn.” Nói như thế, A-đam cho rằng cả Chúa cũng có trách nhiệm trong vụ việc nầy, tại vì Chúa đã trao người đàn bà nhẹ dạ nầy cho ông; giá như Chúa không dựng nên E-và và trao nàng cho Ađam thì đâu đến nỗi nầy). Bấy giờ Chúa quay ra hỏi tội E-và: “Ngươi đã làm gì?” Người đàn bà liền trút tội cho con rắn: Tại vì “con rắn đã lừa dối con, nên con đã ăn”. (Sáng thế 3, 9-13) Có vô số dê tế thần để người ta trút hết tội lỗi lên đầu chúng: tại ông, tại bà, tại trời, tại đất, tại gió, tại mưa… Bao nhiêu hậu quả và trách nhiệm đáng phải chịu vì lầm lỗi của mình, người ta đùn đẩy qua cho người khác. Tìm đâu ra con người dũng cảm dám đứng ra nhận lấy phần lỗi của mình và gánh lấy hậu quả do mình gây ra? Trong khi đó, mặc dầu Chúa Giê-su được Gioan giới thiệu là Đấng quyền thế lớn lao, thậm chí Gioan không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người; là Đấng sẽ cử hành một phép rửa ngàn lần cao trọng hơn phép rửa của Gioan –“Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước; còn Người, Người sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần”- vậy mà Chúa Giê-su lại đến với Gioan như một người tội lỗi, chăm chú nghe Gioan rao giảng, hoà mình với những người thu thuế, những tên cướp của giết người, những hạng người đàng điếm, côn đồ và với bao nhiêu người tội lỗi khác để chờ đến phiên mình bước xuống dòng sông Gio-đan, nhờ Gioan làm phép rửa cho.
Nhưng, Chúa Giê-su là Đấng không hề vướng tội, thì sao lại phải chịu phép rửa bởi Gioan? Chúa Giê-su chịu phép rửa không phải vì tội lỗi của Người nhưng vì tội lỗi của nhân loại mà Người đã mang vào thân. Người là “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta” (2 Corinhtô 5, 21). Người đến làm con “Chiên của Thiên Chúa” gánh lấy tội lỗi thế gian (Gio-an 1, 29) thay cho các con chiên đền tội thời Cựu Ước. Chính vì mang lấy tội lỗi nhân loại vào thân, Chúa Giê-su trở thành tội nhân, nên Người phải hoà mình với những tội nhân khác để cho ngôn sứ Gioan làm phép rửa cho Người. Chính vì mang lấy tội lỗi nhân loại vào thân, Người đã bị kết án chết thảm thương trên thập giá để đền thay tội lỗi muôn người. “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá. Để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em được chữa lành”. (1 Pr 2, 24)
Cao đẹp thay, quảng đại thay hành vi hạ mình gánh lấy tội lỗi nhân loại của Chúa Giê-su. Người mãi mãi là gương mẫu của chúng ta và đáng cho chúng ta khâm phục tôn thờ. Lạy Chúa Giê-su, Biết đến bao giờ con mới chừa bỏ được thói trút tội lên đầu người khác và chối bỏ trách nhiệm của mình? Biết bao giờ con mới có đủ bản lãnh và can trường để đứng ra chịu trách nhiệm về những thiệt hại mình đã gây ra? Ước gì tấm gương khiêm nhường của Chúa hạ mình xuống nhận phép rửa dưới dòng sông Gio-đan vì tội lỗi nhân loại sẽ luôn là động cơ giúp con sửa chữa thói chạy tội vô trách nhiệm của mình.
Người đời thường chạy tội, đổ lỗi cho người khác, còn Chúa Giê-su lại sẵn sàng gánh tội cho hết mọi người. Một trong những thói xấu nghiêm trọng gây thiệt hại không nhỏ cho xã hội là thói đổ lỗi cho người khác, không chịu nhận trách nhiệm về mình. Căn bệnh nầy đã xuất hiện ngay từ khởi thuỷ loài người. Sau khi hai ông bà nguyên tổ phạm tội ăn trái cấm bất tuân lệnh Chúa (sáng thế 3, 1-18)), Thiên Chúa đến hạch tội A-đam: “Có phải ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi ăn không?”
A-đam bèn đổ lỗi cho cả Thiên Chúa lẫn E-và: Tại vì “người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con mới ăn.” Nói như thế, A-đam cho rằng cả Chúa cũng có trách nhiệm trong vụ việc nầy, tại vì Chúa đã trao người đàn bà nhẹ dạ nầy cho ông; giá như Chúa không dựng nên E-và và trao nàng cho Ađam thì đâu đến nỗi nầy). Bấy giờ Chúa quay ra hỏi tội E-và: “Ngươi đã làm gì?” Người đàn bà liền trút tội cho con rắn: Tại vì “con rắn đã lừa dối con, nên con đã ăn”. (Sáng thế 3, 9-13) Có vô số dê tế thần để người ta trút hết tội lỗi lên đầu chúng: tại ông, tại bà, tại trời, tại đất, tại gió, tại mưa… Bao nhiêu hậu quả và trách nhiệm đáng phải chịu vì lầm lỗi của mình, người ta đùn đẩy qua cho người khác. Tìm đâu ra con người dũng cảm dám đứng ra nhận lấy phần lỗi của mình và gánh lấy hậu quả do mình gây ra? Trong khi đó, mặc dầu Chúa Giê-su được Gioan giới thiệu là Đấng quyền thế lớn lao, thậm chí Gioan không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người; là Đấng sẽ cử hành một phép rửa ngàn lần cao trọng hơn phép rửa của Gioan –“Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước; còn Người, Người sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần”- vậy mà Chúa Giê-su lại đến với Gioan như một người tội lỗi, chăm chú nghe Gioan rao giảng, hoà mình với những người thu thuế, những tên cướp của giết người, những hạng người đàng điếm, côn đồ và với bao nhiêu người tội lỗi khác để chờ đến phiên mình bước xuống dòng sông Gio-đan, nhờ Gioan làm phép rửa cho.
Nhưng, Chúa Giê-su là Đấng không hề vướng tội, thì sao lại phải chịu phép rửa bởi Gioan? Chúa Giê-su chịu phép rửa không phải vì tội lỗi của Người nhưng vì tội lỗi của nhân loại mà Người đã mang vào thân. Người là “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta” (2 Corinhtô 5, 21). Người đến làm con “Chiên của Thiên Chúa” gánh lấy tội lỗi thế gian (Gio-an 1, 29) thay cho các con chiên đền tội thời Cựu Ước. Chính vì mang lấy tội lỗi nhân loại vào thân, Chúa Giê-su trở thành tội nhân, nên Người phải hoà mình với những tội nhân khác để cho ngôn sứ Gioan làm phép rửa cho Người. Chính vì mang lấy tội lỗi nhân loại vào thân, Người đã bị kết án chết thảm thương trên thập giá để đền thay tội lỗi muôn người. “Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá. Để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em được chữa lành”. (1 Pr 2, 24)
Cao đẹp thay, quảng đại thay hành vi hạ mình gánh lấy tội lỗi nhân loại của Chúa Giê-su. Người mãi mãi là gương mẫu của chúng ta và đáng cho chúng ta khâm phục tôn thờ. Lạy Chúa Giê-su, Biết đến bao giờ con mới chừa bỏ được thói trút tội lên đầu người khác và chối bỏ trách nhiệm của mình? Biết bao giờ con mới có đủ bản lãnh và can trường để đứng ra chịu trách nhiệm về những thiệt hại mình đã gây ra? Ước gì tấm gương khiêm nhường của Chúa hạ mình xuống nhận phép rửa dưới dòng sông Gio-đan vì tội lỗi nhân loại sẽ luôn là động cơ giúp con sửa chữa thói chạy tội vô trách nhiệm của mình.
Chúa Con Giêsu yêu dấu toàn thiện
Tuyết Mai
03:16 09/01/2009
"Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha". (Mc 1, 6b-11).
Đó là tiếng phán của Thiên Chúa Cha từ Trời cao để khen con một yêu dấu của Ngài sau khi chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan và có Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên Ngài. Có phải tình cha con của Thiên Chúa cũng thiêng liêng như tình cha con trên trần thế này!? Con ngoan ngoãn thì luôn được cha mẹ thương yêu và chìu chuộng!?
Nói về tình yêu cha con thì không ai có thể sánh bằng tình yêu của Thiên Chúa Cha đối với Chúa Con Giêsu. Nhất là tình yêu của Chúa Con đối với Chúa Cha của Ngài. Ngài là một người con mà suốt cả cuộc đời của Ngài luôn chỉ là sự vâng phục và nghe lời Cha của Ngài. Ngài luôn làm tất cả mọi sự, mọi điều, và mọi cách có thể được để tôn vinh và làm sáng danh Thiên Chúa Cha. Nhưng có phải tình yêu của Thiên Chúa không muốn chỉ giới hạn trong Ba Ngôi mà Thiên Chúa lại muốn dành ban cho nhân loại chúng ta có cùng một hạnh phúc và cùng chung hưởng với nhau muôn thuở muôn đời trên Nước Hằng Sống bên cạnh Người Cha rất nhân lành và thánh thiện.
Ai có thể hiểu được hành động và việc làm của Thiên Chúa Cha khi cho Con Một Duy Nhất của Ngài xuống trần làm thân phận con người, sống trong cảnh cơ bần và không một ai biết đến, chỉ trừ những ai mà Thiên Chúa Cha mặc khải cho biết. Tại sao Chúa Cha Ngài không dùng quyền năng của Ngài mà làm tất cả mọi thứ theo ý muốn hay ý thích của Ngài, mà Ngài lại muốn làm một chuyện mà phải nhờ Chúa Con Giêsu gánh vác một việc khó khăn và hành thân xác đến thế!? Hay Chúa Cha cũng muốn dậy Con một yêu quý của mình, là phải học biết khiêm nhường, khiêm tốn, và khiêm hạ, trong khi trong tay của Ngài có thể sai khiến mọi thứ trong vũ trụ xoay vần theo ý muốn và ý thích riêng của Ngài. Nhưng Ngài đã không làm vậy! Một chỉ muốn tuyệt đối tuân theo ý chỉ của Cha Ngài mà thôi!
Ai hiểu được tại sao Ngài phải sống một cuộc sống y như một người phàm trong suốt 33 năm? Sinh xuống trần cũng thật nghèo khó khác người? Có phải sự Giáng Trần của Ngài là muốn được chia sẻ tình yêu thương của Ngài cho tất cả mọi trẻ nhỏ đang sống lạc loài thiếu tình thương, thiếu cơm ăn áo mặc, thiếu đủ mọi thứ mà chỉ có hình ảnh và tình yêu của Chúa Con Giêsu Hài Đồng là có thể đem đến cho chúng sự an ủi và ấm áp tình người!? Chúa Con Giêsu Hài Đồng mới là hình ảnh sống động và có thật, mới có thể là con trẻ gần gũi và nên giống chúng nhất?
Ai có thể hiểu được tại sao Ngài Giêsu chỉ là một trẻ nít mới 12 tuổi đầu mà có thể cùng đàm đạo với những nhà thông luật, có được trí thông minh khác người, đã đối đáp rất thông thạo và rất uyên thâm về những điều luật của Thiên Chúa và về Thiên Chúa, đã làm cho người nghe phải kinh ngạc và thắc mắc?. Có phải Chúa Cha cũng muốn dậy cho nhân loại chúng ta hiểu rằng dù là còn trẻ nhưng việc học hỏi về Nước Trời không giới hạn nơi tuổi tác, càng uyên thâm càng hiểu biết thì càng được Thiên Chúa ban thêm ơn trí tri và ơn hiểu biết, để biết được đâu là điều sai nên tránh và đâu là điều đúng cần phải giữ và tuân theo? Càng hiểu biết về Nước Trời thì ta càng có cơ hội để được Nước Trời? Nhất là giữ hai Giới Luật quan trọng của Chúa.
Ai có thể hiểu được Ông Giêsu là ai? Một con người không tên tuổi, một con người rất tầm thường có cha là ông Giuse làm thợ mộc, có mẹ là bà Maria cũng chẳng phải thuộc dòng dõi quý tộc gì? Mà sao có thể quy tụ được đông đảo người chịu đến ngồi chung quanh mà nghe Ông Giêsu giảng dậy về Nước Trời, đông như thế!? Ông là ai mà nhiều người nghe tiếng Ông, phải chạy tìm đến để lậy xin ông chữa lành bệnh tật, mà toàn là những bệnh không thầy thuốc nào trên trần gian có thể chữa được. Chưa từng bao giờ ai nghe là có một người nào có thể làm cho người chết rồi được sống lại. Chưa từng ai nghe bao giờ là có một người phàm nào trên thế gian mà có thể chữa cho người mù được thấy, cho người què được đi, cho người điếc được nghe, cho người bị quỷ ám được tự do, cho người phong cùi được lành sạch, cho người hoại huyết được khỏi, và còn nhiều nhiều bệnh khó chữa khác nữa!
Ông Giêsu, Ông là ai mà Ông dám lên án những người có quyền hành, có thế lực, và có học thức, và dám trêu chọc những người pharisêu, nhà thông luật, và biệt phái?. Ông Giêsu ông là ai, mà ông dám vào Đền Thờ để đổ xô và đuổi tất cả những con buôn bày hàng bày chợ trong đó!? Ông Giêsu Ông là ai, mà Ông làm tất cả mọi nơi ông đến trở thành xào xáo, nhốn nháo, gây bao nhiêu hoang mang, thắc mắc về quyền năng của Ông? Ông Giêsu, Ông là ai?
Ai có thể hiểu được Ông Giêsu là ai và từ đâu đến, mà Ông có nhiều quyền phép đến thế!? Ông lấy quyền phép từ đâu để thu hút được nhiều người? Ông lấy quyền phép từ đâu để biến 5 chiếc bánh và 2 con cá ra thật nhiều để nuôi những người đi theo nghe Ông giảng dậy? Ông dựa uy quyền của ai để trách mắng thậm tệ những con người sống giả nhân giả nghĩa; Những phường sống đạo đức giả; Những phường chỉ mang danh nghĩa Chúa mà áp bức và cướp của, của những con người thấp cổ bé miệng, và của những bà già góa nghèo.
Ông Giêsu Ông là ai mà lại đi tuyển những môn đệ thất học từ dân chài lưới cho đến phường thu thuế sống đầy tội lỗi? Tại sao Ông quyền năng một Đấng mà lại đi tuyển chọn những môn đệ thấp kém và tội lỗi đến thế? Ông muốn đại diện cho ai? Ông muốn chứng minh điều gì? Và Ông muốn những người theo Ông được những gì cho tương xứng và xứng đáng để đi theo làm môn đệ của Ông?
Ai, ai có thể hiểu được ý muốn của Thiên Chúa Cha, khi bắt Con Một Yêu Dấu của Ngài, chịu khổ hình và chết trên Thập Giá để cứu chuộc loài người. Ba ngày sau Ngài sống lại sáng láng vinh hiển trên Trời. Ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Ngày sau bởi Trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Quả thật Ông Giêsu này là ai? Ông Giêsu ơi! Ông là ai? Ông từ đâu đến? Ông đến thế gian này với mục đích gì? Và để làm chi. ...???
Vâng, cho đến ngày hôm nay còn rất nhiều người vẫn hỏi và thắc mắc Ông Giêsu là ai lắm! Có nhiều người họ thắc mắc vì họ soi mói chứ chẳng phải tốt lành gì! Họ soi mói là để tóm bắt những ai đi theo cái Ông Giêsu? Có người hỏi chỉ để mà hỏi để thỏa mãn tánh tò mò của họ mà thôi! Còn có nhiều người Kitô hữu biết về ông Giêsu Kitô nhưng lại sống như người chẳng biết một tí gì về Ông. Và còn rất nhiều những con người Kitô hữu đã nhận được tất cả các bí tích, nhưng cách ăn cách ở vẫn như người Samaritan là sống trong tội lỗi, và hằng ngày vẫn đóng đinh Chúa vào Thập Giá, trong đó có tôi.
Lậy Chúa Giêsu, Chúa Nhân Từ của chúng con!
Nếu chúng con luôn dùng bộ óc thật hạn hẹp và ngu muội của chúng con để trả lời và phân tách cho tất cả mọi thắc mắc của chúng con có, thì chẳng khác nào chúng con vô tình làm Chúa buồn lòng và thất vọng, vì tất cả mọi thắc mắc mà chúng con tìm hiểu để thỏa mãn tánh tự kiêu tự phụ, thì không bao giờ chúng con có thể giải thích cho tường tận cho được. Xin cho chúng con cố gắng tận dụng dùng trái tim Chúa ban cho, để sống cho anh chị em đồng loại, và dùng trái tim Chúa ban cho để kết hiệp với Chúa và Hội Thánh Chúa, cộng những ơn lành Chúa Thánh Thần ban ơn soi sáng trong mọi sự để Nước Chúa luôn được ở trong chúng con. Hằng ngày trong mọi nơi và mọi lúc, sống ngay chính cho phần rỗi của chúng con.
Có phải Chúa là Chúa của cả Trời và Đất, quyền hành của Ngài thật vô song, quyền năng của Ngài thật khôn tả, khôn lường, và thật vô cùng. Thế mà Ngài lại làm gương cho chúng con là chịu để cho Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép Rửa cho Ngài trên dòng sông Giođan. Hành động và việc làm của Chúa Giêsu thiết tưởng đã làm gương sáng cho tất cả con cái của Ngài dưới trần gian noi theo, là hãy luôn đấm ngực thú tội, ăn năn, sám hối, và tránh xa con đường tội lỗi, để Nước Chúa và Tình Yêu của Ngài luôn được ngự trị trong lòng và trái tim chúng con, luôn biết xót thương anh chị em bất hạnh và khốn cùng.
Có phải chúng con chỉ nên biết một điều mà thôi nhưng lại rất tối quan trọng đối với Thiên Chúa đó là Thiên Chúa là cội nguồn của Tình Yêu Thương đối với nhân loại chúng con từ rất muôn thuở đến muôn đời. Ngài dậy chúng con là phải luôn Thờ Phượng một Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng Duy Nhất muôn đời toàn năng; Phải Kính Yêu Ngài hết linh hồn, hết lòng, và hết trí khôn, cùng phải yêu thương anh chị em như chính mình ta vậy, Amen.
Đó là tiếng phán của Thiên Chúa Cha từ Trời cao để khen con một yêu dấu của Ngài sau khi chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan và có Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên Ngài. Có phải tình cha con của Thiên Chúa cũng thiêng liêng như tình cha con trên trần thế này!? Con ngoan ngoãn thì luôn được cha mẹ thương yêu và chìu chuộng!?
Nói về tình yêu cha con thì không ai có thể sánh bằng tình yêu của Thiên Chúa Cha đối với Chúa Con Giêsu. Nhất là tình yêu của Chúa Con đối với Chúa Cha của Ngài. Ngài là một người con mà suốt cả cuộc đời của Ngài luôn chỉ là sự vâng phục và nghe lời Cha của Ngài. Ngài luôn làm tất cả mọi sự, mọi điều, và mọi cách có thể được để tôn vinh và làm sáng danh Thiên Chúa Cha. Nhưng có phải tình yêu của Thiên Chúa không muốn chỉ giới hạn trong Ba Ngôi mà Thiên Chúa lại muốn dành ban cho nhân loại chúng ta có cùng một hạnh phúc và cùng chung hưởng với nhau muôn thuở muôn đời trên Nước Hằng Sống bên cạnh Người Cha rất nhân lành và thánh thiện.
Ai có thể hiểu được hành động và việc làm của Thiên Chúa Cha khi cho Con Một Duy Nhất của Ngài xuống trần làm thân phận con người, sống trong cảnh cơ bần và không một ai biết đến, chỉ trừ những ai mà Thiên Chúa Cha mặc khải cho biết. Tại sao Chúa Cha Ngài không dùng quyền năng của Ngài mà làm tất cả mọi thứ theo ý muốn hay ý thích của Ngài, mà Ngài lại muốn làm một chuyện mà phải nhờ Chúa Con Giêsu gánh vác một việc khó khăn và hành thân xác đến thế!? Hay Chúa Cha cũng muốn dậy Con một yêu quý của mình, là phải học biết khiêm nhường, khiêm tốn, và khiêm hạ, trong khi trong tay của Ngài có thể sai khiến mọi thứ trong vũ trụ xoay vần theo ý muốn và ý thích riêng của Ngài. Nhưng Ngài đã không làm vậy! Một chỉ muốn tuyệt đối tuân theo ý chỉ của Cha Ngài mà thôi!
Ai hiểu được tại sao Ngài phải sống một cuộc sống y như một người phàm trong suốt 33 năm? Sinh xuống trần cũng thật nghèo khó khác người? Có phải sự Giáng Trần của Ngài là muốn được chia sẻ tình yêu thương của Ngài cho tất cả mọi trẻ nhỏ đang sống lạc loài thiếu tình thương, thiếu cơm ăn áo mặc, thiếu đủ mọi thứ mà chỉ có hình ảnh và tình yêu của Chúa Con Giêsu Hài Đồng là có thể đem đến cho chúng sự an ủi và ấm áp tình người!? Chúa Con Giêsu Hài Đồng mới là hình ảnh sống động và có thật, mới có thể là con trẻ gần gũi và nên giống chúng nhất?
Ai có thể hiểu được tại sao Ngài Giêsu chỉ là một trẻ nít mới 12 tuổi đầu mà có thể cùng đàm đạo với những nhà thông luật, có được trí thông minh khác người, đã đối đáp rất thông thạo và rất uyên thâm về những điều luật của Thiên Chúa và về Thiên Chúa, đã làm cho người nghe phải kinh ngạc và thắc mắc?. Có phải Chúa Cha cũng muốn dậy cho nhân loại chúng ta hiểu rằng dù là còn trẻ nhưng việc học hỏi về Nước Trời không giới hạn nơi tuổi tác, càng uyên thâm càng hiểu biết thì càng được Thiên Chúa ban thêm ơn trí tri và ơn hiểu biết, để biết được đâu là điều sai nên tránh và đâu là điều đúng cần phải giữ và tuân theo? Càng hiểu biết về Nước Trời thì ta càng có cơ hội để được Nước Trời? Nhất là giữ hai Giới Luật quan trọng của Chúa.
Ai có thể hiểu được Ông Giêsu là ai? Một con người không tên tuổi, một con người rất tầm thường có cha là ông Giuse làm thợ mộc, có mẹ là bà Maria cũng chẳng phải thuộc dòng dõi quý tộc gì? Mà sao có thể quy tụ được đông đảo người chịu đến ngồi chung quanh mà nghe Ông Giêsu giảng dậy về Nước Trời, đông như thế!? Ông là ai mà nhiều người nghe tiếng Ông, phải chạy tìm đến để lậy xin ông chữa lành bệnh tật, mà toàn là những bệnh không thầy thuốc nào trên trần gian có thể chữa được. Chưa từng bao giờ ai nghe là có một người nào có thể làm cho người chết rồi được sống lại. Chưa từng ai nghe bao giờ là có một người phàm nào trên thế gian mà có thể chữa cho người mù được thấy, cho người què được đi, cho người điếc được nghe, cho người bị quỷ ám được tự do, cho người phong cùi được lành sạch, cho người hoại huyết được khỏi, và còn nhiều nhiều bệnh khó chữa khác nữa!
Ông Giêsu, Ông là ai mà Ông dám lên án những người có quyền hành, có thế lực, và có học thức, và dám trêu chọc những người pharisêu, nhà thông luật, và biệt phái?. Ông Giêsu ông là ai, mà ông dám vào Đền Thờ để đổ xô và đuổi tất cả những con buôn bày hàng bày chợ trong đó!? Ông Giêsu Ông là ai, mà Ông làm tất cả mọi nơi ông đến trở thành xào xáo, nhốn nháo, gây bao nhiêu hoang mang, thắc mắc về quyền năng của Ông? Ông Giêsu, Ông là ai?
Ai có thể hiểu được Ông Giêsu là ai và từ đâu đến, mà Ông có nhiều quyền phép đến thế!? Ông lấy quyền phép từ đâu để thu hút được nhiều người? Ông lấy quyền phép từ đâu để biến 5 chiếc bánh và 2 con cá ra thật nhiều để nuôi những người đi theo nghe Ông giảng dậy? Ông dựa uy quyền của ai để trách mắng thậm tệ những con người sống giả nhân giả nghĩa; Những phường sống đạo đức giả; Những phường chỉ mang danh nghĩa Chúa mà áp bức và cướp của, của những con người thấp cổ bé miệng, và của những bà già góa nghèo.
Ông Giêsu Ông là ai mà lại đi tuyển những môn đệ thất học từ dân chài lưới cho đến phường thu thuế sống đầy tội lỗi? Tại sao Ông quyền năng một Đấng mà lại đi tuyển chọn những môn đệ thấp kém và tội lỗi đến thế? Ông muốn đại diện cho ai? Ông muốn chứng minh điều gì? Và Ông muốn những người theo Ông được những gì cho tương xứng và xứng đáng để đi theo làm môn đệ của Ông?
Ai, ai có thể hiểu được ý muốn của Thiên Chúa Cha, khi bắt Con Một Yêu Dấu của Ngài, chịu khổ hình và chết trên Thập Giá để cứu chuộc loài người. Ba ngày sau Ngài sống lại sáng láng vinh hiển trên Trời. Ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Ngày sau bởi Trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Quả thật Ông Giêsu này là ai? Ông Giêsu ơi! Ông là ai? Ông từ đâu đến? Ông đến thế gian này với mục đích gì? Và để làm chi. ...???
Vâng, cho đến ngày hôm nay còn rất nhiều người vẫn hỏi và thắc mắc Ông Giêsu là ai lắm! Có nhiều người họ thắc mắc vì họ soi mói chứ chẳng phải tốt lành gì! Họ soi mói là để tóm bắt những ai đi theo cái Ông Giêsu? Có người hỏi chỉ để mà hỏi để thỏa mãn tánh tò mò của họ mà thôi! Còn có nhiều người Kitô hữu biết về ông Giêsu Kitô nhưng lại sống như người chẳng biết một tí gì về Ông. Và còn rất nhiều những con người Kitô hữu đã nhận được tất cả các bí tích, nhưng cách ăn cách ở vẫn như người Samaritan là sống trong tội lỗi, và hằng ngày vẫn đóng đinh Chúa vào Thập Giá, trong đó có tôi.
Lậy Chúa Giêsu, Chúa Nhân Từ của chúng con!
Nếu chúng con luôn dùng bộ óc thật hạn hẹp và ngu muội của chúng con để trả lời và phân tách cho tất cả mọi thắc mắc của chúng con có, thì chẳng khác nào chúng con vô tình làm Chúa buồn lòng và thất vọng, vì tất cả mọi thắc mắc mà chúng con tìm hiểu để thỏa mãn tánh tự kiêu tự phụ, thì không bao giờ chúng con có thể giải thích cho tường tận cho được. Xin cho chúng con cố gắng tận dụng dùng trái tim Chúa ban cho, để sống cho anh chị em đồng loại, và dùng trái tim Chúa ban cho để kết hiệp với Chúa và Hội Thánh Chúa, cộng những ơn lành Chúa Thánh Thần ban ơn soi sáng trong mọi sự để Nước Chúa luôn được ở trong chúng con. Hằng ngày trong mọi nơi và mọi lúc, sống ngay chính cho phần rỗi của chúng con.
Có phải Chúa là Chúa của cả Trời và Đất, quyền hành của Ngài thật vô song, quyền năng của Ngài thật khôn tả, khôn lường, và thật vô cùng. Thế mà Ngài lại làm gương cho chúng con là chịu để cho Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép Rửa cho Ngài trên dòng sông Giođan. Hành động và việc làm của Chúa Giêsu thiết tưởng đã làm gương sáng cho tất cả con cái của Ngài dưới trần gian noi theo, là hãy luôn đấm ngực thú tội, ăn năn, sám hối, và tránh xa con đường tội lỗi, để Nước Chúa và Tình Yêu của Ngài luôn được ngự trị trong lòng và trái tim chúng con, luôn biết xót thương anh chị em bất hạnh và khốn cùng.
Có phải chúng con chỉ nên biết một điều mà thôi nhưng lại rất tối quan trọng đối với Thiên Chúa đó là Thiên Chúa là cội nguồn của Tình Yêu Thương đối với nhân loại chúng con từ rất muôn thuở đến muôn đời. Ngài dậy chúng con là phải luôn Thờ Phượng một Thiên Chúa Ba Ngôi, Đấng Duy Nhất muôn đời toàn năng; Phải Kính Yêu Ngài hết linh hồn, hết lòng, và hết trí khôn, cùng phải yêu thương anh chị em như chính mình ta vậy, Amen.
Ngôn ngữ của lời rao giảng
Gioan Lê Quang Vinh
03:18 09/01/2009
Mùa hè năm ấy tôi từ Đà nẵng vào Sài gòn. Tôi đến Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp để viếng và cũng để tìm xem Toà Soạn báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và báo Tuổi Hoa (mà ngày còn bé tôi hay đọc) trông như thế nào, dù sau biến cố 75 thì hai tờ báo tuyệt vời của tuổi thơ tôi đã đình bản. Lang thang trong sân nhà sinh hoạt sau nhà thờ, tôi tò mò ghé mắt nhìn vào một lớp học, tôi đoán là lớp giáo lý tân tòng. Trên bục giảng là một vị, chắc là cha hay thầy, đeo kính trắng gọng đen, trông trí thức, đẹp và đạo mạo đang giảng bài. Vị ấy đọc hai câu Kiều: “Mai sau dù có bao giờ, thắp lò hương ấy so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, thấy hiu hiu gió thì hay chị về”. Và bài giảng tiếp theo mãi bây giờ đã hơn hai mươi năm qua tôi vẫn còn nhớ rõ: Ngọn cỏ lá cây, hiu hiu gió là dấu hiệu hữu hình diễn tả một thực tại vô hình ấy là có chị về trong cây cỏ. Đó là hình ảnh của bí tích! Tôi thấy thích thú trước cách giảng giáo lý đầy thi vị và hình tượng, đậm nét văn hoá như thế này, và không khó khăn gì để tôi tìm hiều và biết ngay vị giảng bài hôm ấy là Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, là tác giả nhiều bài viết trên tờ báo của Mẹ mà tôi đang cố tìm dấu vết “hồn thu thảo” của toà soạn, và là người bố của nhóm sinh viên Công giáo chúng tôi sau này.
Tôi kể về bài giảng giáo lý buổi chiều ngày xưa ấy chỉ để nói lên một điều thôi: chân lý Đức Kytô là duy nhất và tuyệt đối, nhưng cách chân lý được gửi vào lòng người và vào lòng đời nằm ở chính ngôn ngữ của con người trong môi trường với khoảng không gian và thời gian được xác định rõ. Trong môn ngôn ngữ học, người ta vẫn cho rằng văn hoá nằm sâu trong ngôn ngữ. Đức Kytô là Lời của Chúa Cha, Người mang đậm nét văn hoá Thiên cung, nhưng cũng là Lời đi vào trần gian dưới hình dạng và bản tính con người, nên Người cũng là hiện thân trong văn hoá và ngôn ngữ thời đại.
Người Kytô hữu được gọi để mang Tin Vui đi vào thế giới, để reo vang lên Tin Vui ấy nơi đồng loại của mình bằng ngôn ngữ con người. Ở giáo xứ, các giáo lý viên cộng tác vào sứ vụ loan Tin Vui bằng ngôn ngữ của các em thanh niên, thiếu nhi. Vậy ngôn ngữ ấy phải được hiểu như thế nào?
Trước hết, đó là ngôn ngữ của Đức Kytô, Đấng tự bản thể là Lời muôn thuở.
Đi rao giảng về Lời muôn thuở, giáo lý viên vừa có nhiều thuận lợi vừa có những ưu tư. Thuận lợi là bởi vì Lời đã có sẵn, vừa hiện diện như đối tượng để rao truyền, vừa là sức mạnh thôi thúc người nói và đồng thời cũng là phương tiện rao giảng. Khi một người bồi bàn dọn tiệc mà thức ăn đã sẵn sàng trên bàn, thì anh ta chỉ làm một việc đơn giản là mời thực khách dùng những món ăn ấy mà không cần thêm bất cứ phụ gia nào. Thế nhưng, giáo lý viên lại phải thường xuyên ưu tư về công việc rao giảng của mình, bởi vì Lời là chân lý và cao siêu, trong khi khả năng của mình thì giới hạn, giới hạn về việc hiểu Lời, việc sống Lời trong đời sống thường nhật và giới hạn trong việc diễn đạt Lời bằng ngôn ngữ của mình. Dù gì đi nữa, ngôn ngữ sử dụng trong giáo lý nhất thiết phải là ngôn ngữ của Đức Kytô, đối tượng và cứu cánh của giáo lý. Vì Đức Kytô là chân lý tuyệt đối, nhập thể vào trong hữu hạn của trần gian, Người phải được giới thiệu cho trần gian bằng Lời của Người, nếu không, hình ảnh của Người có thể bị nhìn lệch lạc đi. Ít nhất, giáo lý viên phải ý thức được ba tính cách đầu tiên của Lời đang rao giảng: có tính linh thánh, luôn chân thật và đầy yêu thương. Nhiều giáo lý viên quên mất tính cách linh thánh của Lời rao giảng, cho nên có thể dùng những kiểu nói dung tục hoặc những ví dụ quá thô thiển để trình bày Lời, cho rằng như thế sẽ làm lớp giáo lý sinh động hơn. Thật ra, sự sinh động của lớp học Lời Chúa khác xa với lối đùa giỡn nhí nhố của các nhóm sinh hoạt ngoài đường. Đùa thì vui thật đấy, nhưng nếu quá lố thì sẽ là không đúng chỗ. Lời Chúa bao giờ cũng là chân lý, cho nên giáo lý viên không thể dùng những câu chuyện hoang tưởng hay lối nói ngoa ngữ, cợt nhã hay so sánh khập khiễng để giảng bài. Vì Lời Chúa là Lời của tình yêu, nên nội dung lời rao giảng phải qui về Tình Yêu tuyệt đối. Không thể dùng Lời để doạ dẫm các em về những hình phạt, khiến các em sợ hãi và rồi sẽ lớn lên trong sự khiếp hãi trước Đấng Yêu Thương.
Ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ của thời đại và của cộng đồng.
Về điểm này, có hai thái cực cần tránh. Thứ nhất, giáo lý viên dùng nhiều từ cổ, xa lạ với các em hoặc diễn tả những điều không còn phổ biến nữa. Thái cực thứ hai là giáo lý viên dùng từ hiện đại đến nỗi sử dụng cả tiếng lóng, tiếng lái… vào trong bài giáo lý. Ở một xứ đạo nọ, giáo lý viên cười toe hỏi các em: “Có em nào chà đồ nhôm không?”. Các em ngớ ra chẳng hiểu gì. Anh giải thích: “Chà đồ nhôm là chôm đồ nhà, là ăn cắp ấy!”. Chắc chắn có em sẽ cười, nhưng hôm đó lại có một vị phụ huynh đứng nghe. Ông rất không hài lòng và đã phải lên tiếng sau đó. Ngôn ngữ thời đại không phải là ngôn ngữ dễ dãi hay bừa bãi. Ngôn ngữ thời đại là ngôn ngữ phổ dụng nhất, là ngôn ngữ các em hiểu dễ dàng, và cũng là ngôn ngữ diễn tả những thao thức, trăn trở cũng như những tiến bộ và phát triển của xã hội hôm nay, ở thời khắc này. Ngôn ngữ thời đại còn là cách nói sao cho các em thấy được Chúa Giêsu là Đấng đang hiện diện, cùng chia sẻ cuộc sống con người, cách riêng cuộc sống các em, một cách đầy thông cảm, nâng đỡ và yêu thương. Như vậy, ngôn ngữ không chỉ là lời nói, mà còn là tất cả những cách diễn đạt khác, nụ cười, ánh mắt, cử chỉ và nhất là tấm lòng mà giáo lý viên dành cho các em nữa. Tấm lòng ấy phải mở ra để có thể hiểu các em, nắm bắt những khát khao, hoài bão, lo lắng và mọi vui buồn trong cuộc sống các em. Và giáo lý viên thành công khi đưa Chúa Giêsu đi vào từng ngóc ngách cuộc đời các em. Nhưng cần chú ý một điều là phải ý thức giúp các em những gian trá, lừa lọc và phù phiếm ở xã hội Việt nam ngày nay. Ở trường học, sự giả dối phô bày công khai như ở chợ trời, thì ngôn ngữ của giáo lý viên phải làm nổi bật thực trạng đó và giúp các em tránh xa nó. Dùng ngôn ngữ của thời đại nhưng không bị ảnh hưởng bởi cái ác của thời đại là một thách đố không nhỏ.
Ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ thi vị và hình tượng.
Tuổi các em đi học giáo lý là tuổi học trò, tuổi thơ, cho nên các em cũng thích những gì nên thơ, những gì đầy màu sắc và hình ảnh. Lối dẫn nhập bài giáo lý với những chuyện kể thi vị, những ví dụ sinh động bao giờ cũng lôi cuốn các em. Phương pháp suy diễn thường không phù hợp trong việc dạy giáo lý vì nó khô khan và nhiều lý thuyết. Thơ, nhạc và những lời nói nhiều hình ảnh cùng lối qui nạp trong giáo lý giúp các em hứng thú và nhớ nhiều hơn. Muốn cho ngôn ngữ mang tính thi vị và hình tượng thì giáo lý viên phải suy ngắm, phải cảm và phải sống Lời Chúa trong cuộc đời mình trước đã. Muốn giảng về Thiên Chúa quyền năng, giáo lý viên cần cảm được quyền năng của Ngài qua các tạo vật tuyệt vời chung quanh mình. Thái độ mở lòng để hiểu và để đón nhận những tuyệt tác của Thiên Chúa, giúp giáo lý viên thấy cuộc sống thi vị, và do đó lời giảng cũng thi vị và gây hứng thú. Hãy nhìn vào cách Thầy Giêsu của chúng ta rao giảng. Người dùnng rất nhiều hình ảnh, từ thiên nhiên, hoa cỏ, bánh mì, cho đến hình ảnh những con người trong mọi hoành cảnh cuộc đời. Khi đưa những hình ảnh thật và những hình ảnh đẹp vào bài giảng, giáo lý viên không chỉ làm cho các em có hứng thú nghe giảng, mà còn giúp các em cảm được những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa ban cho con người.
Đó là ngôn ngữ của trái tim.
Chúng ta nói về Đức Giêsu yêu thương dân chúng, mà chúng ta không sống trong bầu khí yêu thương dành cho những người nghèo chung quanh thì e rằng lời giảng của chúng ta sẽ khô khan và sáo rỗng. Trái lại, khi trầm mình trong tình yêu của Chúa Giêsu và chiếu toả tình yêu ấy đến các mảnh đời, thì sự rung cảm và những cung bậc của tình yêu sẽ tự nó toả sức mạnh trong lời giảng dạy của chúng ta. Lớp giáo lý trước hết phải là khoảng sân tuổi nhỏ có Đức Giêsu hiện diện làm trung tâm cho mọi hoạt động yêu thương. Nơi lớp học của Thầy Giêsu này, không còn những trẻ em hư hỏng, bị bỏ rơi, bị tách biệt hay bị lên án, mà tất cả là những tâm hồn thơ ấu được Chúa Giêsu mời đến, bảo mọi người “đừng ngăn cản chúng”. Giáo lý viên phải làm sao cho các em thấy hứng thú và tự do khi đến lớp học chứ không phải bị ép buộc vì bất cứ lý do gì. Một giáo lý viên thành công khi làm cho các em gặp được Chúa Giêsu nơi lớp giáo lý và hăng hái đi cùng Người mọi lúc trong đời các em. Như vậy, giáo lý viên phải “uốn nắn lòng mình nên giống như Trái Tim Chúa”, Trái Tim nhân hậu yêu thương và sẵn sàng đổ đến giọt Máu cuối cùng cho con người. Tâm lý những người đi dạy học là thích những em học giỏi, chăm ngoan và dễ bực bội với những em lười biếng, ngỗ nghịch và phá phách. Nhưng Chúa Giêsu không bảo là hãy để trẻ ngoan đến với Người. Chúa bảo hãy để trẻ nhỏ đến với Chúa, nghĩa là tất cả trẻ nhỏ. Khi giáo lý viên thật lòng yêu mến các em, làm cho các em nhận ra gương mặt nhân hậu của Đức Kytô qua lối cư xử của mình là giáo lý viên đã thành công trong sứ mạng của mình.
Một cách tóm tắt, ngôn ngữ dùng trong giáo lý phải là ngôn ngữ học từ nơi Chúa Giêsu. Giáo lý viên là người nói cho người khác về Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kytô, Lời nhập thể, thì ngôn ngữ ấy chính là sự phản ánh của Lời muôn thuở. Chúng ta không thể học được từ nơi Chúa Giêsu nếu chúng ta không chiêm ngắm và sống những điều Người dạy. Gắn chặt đời mình, lối sống của mình và công việc rao giảng của mình vào Đức Kytô, là bước đầu của sứ mạng rao giảng Lời Chúa. Tận tâm làm việc để tìm phương pháp thích hợp nhất cho các em trong từng tình huống cụ thể là bước tiếp theo trong việc thực thi sứ mạng ấy. Xin Mẹ La Vang là Thầy dạy chúng con, cho chúng con biết dùng ngôn ngữ thích hợp nhất trong việc kể cho muôn người về Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ.
Tôi kể về bài giảng giáo lý buổi chiều ngày xưa ấy chỉ để nói lên một điều thôi: chân lý Đức Kytô là duy nhất và tuyệt đối, nhưng cách chân lý được gửi vào lòng người và vào lòng đời nằm ở chính ngôn ngữ của con người trong môi trường với khoảng không gian và thời gian được xác định rõ. Trong môn ngôn ngữ học, người ta vẫn cho rằng văn hoá nằm sâu trong ngôn ngữ. Đức Kytô là Lời của Chúa Cha, Người mang đậm nét văn hoá Thiên cung, nhưng cũng là Lời đi vào trần gian dưới hình dạng và bản tính con người, nên Người cũng là hiện thân trong văn hoá và ngôn ngữ thời đại.
Người Kytô hữu được gọi để mang Tin Vui đi vào thế giới, để reo vang lên Tin Vui ấy nơi đồng loại của mình bằng ngôn ngữ con người. Ở giáo xứ, các giáo lý viên cộng tác vào sứ vụ loan Tin Vui bằng ngôn ngữ của các em thanh niên, thiếu nhi. Vậy ngôn ngữ ấy phải được hiểu như thế nào?
Trước hết, đó là ngôn ngữ của Đức Kytô, Đấng tự bản thể là Lời muôn thuở.
Đi rao giảng về Lời muôn thuở, giáo lý viên vừa có nhiều thuận lợi vừa có những ưu tư. Thuận lợi là bởi vì Lời đã có sẵn, vừa hiện diện như đối tượng để rao truyền, vừa là sức mạnh thôi thúc người nói và đồng thời cũng là phương tiện rao giảng. Khi một người bồi bàn dọn tiệc mà thức ăn đã sẵn sàng trên bàn, thì anh ta chỉ làm một việc đơn giản là mời thực khách dùng những món ăn ấy mà không cần thêm bất cứ phụ gia nào. Thế nhưng, giáo lý viên lại phải thường xuyên ưu tư về công việc rao giảng của mình, bởi vì Lời là chân lý và cao siêu, trong khi khả năng của mình thì giới hạn, giới hạn về việc hiểu Lời, việc sống Lời trong đời sống thường nhật và giới hạn trong việc diễn đạt Lời bằng ngôn ngữ của mình. Dù gì đi nữa, ngôn ngữ sử dụng trong giáo lý nhất thiết phải là ngôn ngữ của Đức Kytô, đối tượng và cứu cánh của giáo lý. Vì Đức Kytô là chân lý tuyệt đối, nhập thể vào trong hữu hạn của trần gian, Người phải được giới thiệu cho trần gian bằng Lời của Người, nếu không, hình ảnh của Người có thể bị nhìn lệch lạc đi. Ít nhất, giáo lý viên phải ý thức được ba tính cách đầu tiên của Lời đang rao giảng: có tính linh thánh, luôn chân thật và đầy yêu thương. Nhiều giáo lý viên quên mất tính cách linh thánh của Lời rao giảng, cho nên có thể dùng những kiểu nói dung tục hoặc những ví dụ quá thô thiển để trình bày Lời, cho rằng như thế sẽ làm lớp giáo lý sinh động hơn. Thật ra, sự sinh động của lớp học Lời Chúa khác xa với lối đùa giỡn nhí nhố của các nhóm sinh hoạt ngoài đường. Đùa thì vui thật đấy, nhưng nếu quá lố thì sẽ là không đúng chỗ. Lời Chúa bao giờ cũng là chân lý, cho nên giáo lý viên không thể dùng những câu chuyện hoang tưởng hay lối nói ngoa ngữ, cợt nhã hay so sánh khập khiễng để giảng bài. Vì Lời Chúa là Lời của tình yêu, nên nội dung lời rao giảng phải qui về Tình Yêu tuyệt đối. Không thể dùng Lời để doạ dẫm các em về những hình phạt, khiến các em sợ hãi và rồi sẽ lớn lên trong sự khiếp hãi trước Đấng Yêu Thương.
Ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ của thời đại và của cộng đồng.
Về điểm này, có hai thái cực cần tránh. Thứ nhất, giáo lý viên dùng nhiều từ cổ, xa lạ với các em hoặc diễn tả những điều không còn phổ biến nữa. Thái cực thứ hai là giáo lý viên dùng từ hiện đại đến nỗi sử dụng cả tiếng lóng, tiếng lái… vào trong bài giáo lý. Ở một xứ đạo nọ, giáo lý viên cười toe hỏi các em: “Có em nào chà đồ nhôm không?”. Các em ngớ ra chẳng hiểu gì. Anh giải thích: “Chà đồ nhôm là chôm đồ nhà, là ăn cắp ấy!”. Chắc chắn có em sẽ cười, nhưng hôm đó lại có một vị phụ huynh đứng nghe. Ông rất không hài lòng và đã phải lên tiếng sau đó. Ngôn ngữ thời đại không phải là ngôn ngữ dễ dãi hay bừa bãi. Ngôn ngữ thời đại là ngôn ngữ phổ dụng nhất, là ngôn ngữ các em hiểu dễ dàng, và cũng là ngôn ngữ diễn tả những thao thức, trăn trở cũng như những tiến bộ và phát triển của xã hội hôm nay, ở thời khắc này. Ngôn ngữ thời đại còn là cách nói sao cho các em thấy được Chúa Giêsu là Đấng đang hiện diện, cùng chia sẻ cuộc sống con người, cách riêng cuộc sống các em, một cách đầy thông cảm, nâng đỡ và yêu thương. Như vậy, ngôn ngữ không chỉ là lời nói, mà còn là tất cả những cách diễn đạt khác, nụ cười, ánh mắt, cử chỉ và nhất là tấm lòng mà giáo lý viên dành cho các em nữa. Tấm lòng ấy phải mở ra để có thể hiểu các em, nắm bắt những khát khao, hoài bão, lo lắng và mọi vui buồn trong cuộc sống các em. Và giáo lý viên thành công khi đưa Chúa Giêsu đi vào từng ngóc ngách cuộc đời các em. Nhưng cần chú ý một điều là phải ý thức giúp các em những gian trá, lừa lọc và phù phiếm ở xã hội Việt nam ngày nay. Ở trường học, sự giả dối phô bày công khai như ở chợ trời, thì ngôn ngữ của giáo lý viên phải làm nổi bật thực trạng đó và giúp các em tránh xa nó. Dùng ngôn ngữ của thời đại nhưng không bị ảnh hưởng bởi cái ác của thời đại là một thách đố không nhỏ.
Ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ thi vị và hình tượng.
Tuổi các em đi học giáo lý là tuổi học trò, tuổi thơ, cho nên các em cũng thích những gì nên thơ, những gì đầy màu sắc và hình ảnh. Lối dẫn nhập bài giáo lý với những chuyện kể thi vị, những ví dụ sinh động bao giờ cũng lôi cuốn các em. Phương pháp suy diễn thường không phù hợp trong việc dạy giáo lý vì nó khô khan và nhiều lý thuyết. Thơ, nhạc và những lời nói nhiều hình ảnh cùng lối qui nạp trong giáo lý giúp các em hứng thú và nhớ nhiều hơn. Muốn cho ngôn ngữ mang tính thi vị và hình tượng thì giáo lý viên phải suy ngắm, phải cảm và phải sống Lời Chúa trong cuộc đời mình trước đã. Muốn giảng về Thiên Chúa quyền năng, giáo lý viên cần cảm được quyền năng của Ngài qua các tạo vật tuyệt vời chung quanh mình. Thái độ mở lòng để hiểu và để đón nhận những tuyệt tác của Thiên Chúa, giúp giáo lý viên thấy cuộc sống thi vị, và do đó lời giảng cũng thi vị và gây hứng thú. Hãy nhìn vào cách Thầy Giêsu của chúng ta rao giảng. Người dùnng rất nhiều hình ảnh, từ thiên nhiên, hoa cỏ, bánh mì, cho đến hình ảnh những con người trong mọi hoành cảnh cuộc đời. Khi đưa những hình ảnh thật và những hình ảnh đẹp vào bài giảng, giáo lý viên không chỉ làm cho các em có hứng thú nghe giảng, mà còn giúp các em cảm được những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa ban cho con người.
Đó là ngôn ngữ của trái tim.
Chúng ta nói về Đức Giêsu yêu thương dân chúng, mà chúng ta không sống trong bầu khí yêu thương dành cho những người nghèo chung quanh thì e rằng lời giảng của chúng ta sẽ khô khan và sáo rỗng. Trái lại, khi trầm mình trong tình yêu của Chúa Giêsu và chiếu toả tình yêu ấy đến các mảnh đời, thì sự rung cảm và những cung bậc của tình yêu sẽ tự nó toả sức mạnh trong lời giảng dạy của chúng ta. Lớp giáo lý trước hết phải là khoảng sân tuổi nhỏ có Đức Giêsu hiện diện làm trung tâm cho mọi hoạt động yêu thương. Nơi lớp học của Thầy Giêsu này, không còn những trẻ em hư hỏng, bị bỏ rơi, bị tách biệt hay bị lên án, mà tất cả là những tâm hồn thơ ấu được Chúa Giêsu mời đến, bảo mọi người “đừng ngăn cản chúng”. Giáo lý viên phải làm sao cho các em thấy hứng thú và tự do khi đến lớp học chứ không phải bị ép buộc vì bất cứ lý do gì. Một giáo lý viên thành công khi làm cho các em gặp được Chúa Giêsu nơi lớp giáo lý và hăng hái đi cùng Người mọi lúc trong đời các em. Như vậy, giáo lý viên phải “uốn nắn lòng mình nên giống như Trái Tim Chúa”, Trái Tim nhân hậu yêu thương và sẵn sàng đổ đến giọt Máu cuối cùng cho con người. Tâm lý những người đi dạy học là thích những em học giỏi, chăm ngoan và dễ bực bội với những em lười biếng, ngỗ nghịch và phá phách. Nhưng Chúa Giêsu không bảo là hãy để trẻ ngoan đến với Người. Chúa bảo hãy để trẻ nhỏ đến với Chúa, nghĩa là tất cả trẻ nhỏ. Khi giáo lý viên thật lòng yêu mến các em, làm cho các em nhận ra gương mặt nhân hậu của Đức Kytô qua lối cư xử của mình là giáo lý viên đã thành công trong sứ mạng của mình.
Một cách tóm tắt, ngôn ngữ dùng trong giáo lý phải là ngôn ngữ học từ nơi Chúa Giêsu. Giáo lý viên là người nói cho người khác về Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kytô, Lời nhập thể, thì ngôn ngữ ấy chính là sự phản ánh của Lời muôn thuở. Chúng ta không thể học được từ nơi Chúa Giêsu nếu chúng ta không chiêm ngắm và sống những điều Người dạy. Gắn chặt đời mình, lối sống của mình và công việc rao giảng của mình vào Đức Kytô, là bước đầu của sứ mạng rao giảng Lời Chúa. Tận tâm làm việc để tìm phương pháp thích hợp nhất cho các em trong từng tình huống cụ thể là bước tiếp theo trong việc thực thi sứ mạng ấy. Xin Mẹ La Vang là Thầy dạy chúng con, cho chúng con biết dùng ngôn ngữ thích hợp nhất trong việc kể cho muôn người về Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Mẹ.
Lên đường trong khiêm tốn
Phanxicô Xaviê
03:19 09/01/2009
Vào ngày mùng 7 tháng 11 năm 2008 vừa qua, sau nhiều năm nỗ lực thương thuyết, Việt Nam đã được gia nhập tổ chức Mậu Dịch Quốc Tế (WTO), trở thành quốc gia thành viên thứ 150 của tổ chức này. Và lễ nghi ký kết hiệp ước gia nhập diễn ra tại trụ sở WTO ở Genèver Thụy Sĩ, chỉ mới là thủ tục ban đầu cho con đường hội nhập, chưa thể khẳng định được điều gì về vị thế của Việt Nam trước quốc tế. Vì các bước tiếp theo từ nay trở đi sẽ là những thách đố rất lớn đối với Việt Nam, đúng như lời nhà báo Linh Tiến Khải (Đài Vatican) đã nhận định. Đức tính đầu tiên mà Việt Nam phải có trên thương trường quốc tế là sự liêm chính. Sự liêm chính này kéo theo nhiều hệ lụy đòi buộc phải có những cải tổ tận gốc rễ trên nhiều bình diện khác nhau.
Đang khi đó, nhìn lại tình hình Việt Nam trong những tháng cuối năm 2008, ngày càng xảy ra nhiều vụ kiện về đất đai của Giáo Hội Công Giáo với chính quyền cộng sản Việt Nam, nhất là từ vụ nhà đất ở Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Người ta dễ dàng nhận ra sự thiếu trung thực và thiếu thiện chí cải tổ của chính phủ cộng sản Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về luật đất đai còn nhiều bất cập, là nguyên nhân chính dẫn đến tệ nạn tham nhũng của quan chức cộng sản, kéo theo người dân bị đối xử bất công, nhân phẩm bị xúc phạm nghiêm trọng.
Trên đây chỉ là một vấn đề của xã hội nhiều biến động. Nhưng đủ nói lên tầm quan trọng của tính cách một con người, khi rời khỏi ngôi nhà mình đang ở, bước chân ra hội nhập với thế giới bên ngoài mà vẫn có thói quen vòi vĩnh, bắt người khác phải nghe theo mình, ích kỷ và lo hưởng thụ, mà quên đi trách nhiệm đối với người khác, lại chính là những người thân yêu của mình. Một đất nước được điều hành bởi những người như vậy, chắc chắn con đường hội nhập của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn và có khi ngày càng xấu đi.
Lời rao giảng của Gioan Tiền hô trong bài Tin mừng Mc 1, 7-11 là hoàn tất các lời hứa của Thiên Chúa và mở đường cho ơn cứu độ đến với nhân loại. Sau khi kêu gọi người ta sám hối, thánh Gioan khiêm tốn nhìn nhận mình chỉ là kẻ dọn đường "không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người"(Mc 1, 7b), là Đấng quyền thế hơn đến sau ông, mặc dù lúc đó thánh Gioan đang được rất nhiều người biết đến. Và Ngài nói tiếp: "Tôi thì tôi đã làm phép rửa cho anh em bằng nước, còn Người, sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần.". Vì nước chỉ giúp dục lòng người ta sám hối, Thánh Thần mới có sức biến đổi.
Vì yêu thương nhân loại, Thiên Chúa cũng đã hội nhập vào lòng xã hội Do thái, theo cách riêng của Người.
Sau thời gian sinh ra ở Bêlem, Chúa Giêsu đã sống thời niên thiếu ở Nadarét, là quê hương của cha mẹ Ngài thuộc miền Galilê tận phương bắc nước Do thái, trong khi đó thánh Gioan làm phép rửa bên bờ sông Giođan, thuộc miền Giuđê của phương nam, cách xa trên cả trăm cây số.
Theo Tin mừng nhất lãm, thì đã có nhiều người đến với thánh Gioan để nghe giảng và chịu phép rửa. Chúa Giêsu cũng có trong số đó, dù chẳng có tội lụy gì, nhưng vì muốn liên đới với những người tội lỗi mà Ngài sẽ gánh chịu thay cho họ, Chúa Giêsu đã vượt một đoạn đường dài đến đây để xin chịu phép rửa. Hành động này của Ngài đã được Chúa Cha lên tiếng khen ngợi, nên "Vừa lên khỏi mặt nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên Người. "(Mc 1, 10) Và có tiếng nói từ trời "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con."(Mc 1, 11), trực tiếp vào Chúa Giêsu để nói rõ rằng: Ngài chính là Con Thiên chúa. Cuộc thần hiện với những lời phán từ trời cao chỉ tỏ cho một mình Chúa Giêsu như quy hướng về một mình Ngài. Sự hiện diện của Thần Khí là dấu hiệu của kẻ được chọn có đầy sức mạnh, khôn ngoan và các ân sủng thiêng liêng để thi hành sứ vụ đặc biệt: loan báo Tin mùng cho nghèo khó, giải thoát con người khỏi ràng buộc tội lỗi, trả tự do cho người bị áp bức và công bố năm hồng ân của Đức Chúa. (x. Lc 4, 18-19).
Thái độ khiêm hạ của thánh Gioan luôn là bài học cho chúng ta sống đúng với con người và công việc của mình. Và với cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu, Thánh Thần là sự hướng dẫn, động lực và sự nưong tựa của Ngài. Với niềm xác tín vào ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta vui vẻ bước lên đường thi hành sứ vụ Chúa trao dưới ánh sáng Lời Chúa.
Được Thanh Tẩy trong Thánh Thần, mỗi Kitô hữu cũng trở nên Con Thiên Chúa và được sai đi vào giữa đời đem Tin mừng bình an đến cho nhân loại bằng chính cuộc sống hiền hòa nhưng cương quyết, dễ dãi nhưng không thiên vị, hiện diện nhưng không lớn tiếng, yêu thương nhưng có kết quả.
Lạy Chúa, xin cho con luôn biết làm đẹp lòng Chúa, trong mọi hoàn cảnh cuộc đời con.
Đang khi đó, nhìn lại tình hình Việt Nam trong những tháng cuối năm 2008, ngày càng xảy ra nhiều vụ kiện về đất đai của Giáo Hội Công Giáo với chính quyền cộng sản Việt Nam, nhất là từ vụ nhà đất ở Tòa Khâm Sứ và Giáo xứ Thái Hà thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội. Người ta dễ dàng nhận ra sự thiếu trung thực và thiếu thiện chí cải tổ của chính phủ cộng sản Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về luật đất đai còn nhiều bất cập, là nguyên nhân chính dẫn đến tệ nạn tham nhũng của quan chức cộng sản, kéo theo người dân bị đối xử bất công, nhân phẩm bị xúc phạm nghiêm trọng.
Trên đây chỉ là một vấn đề của xã hội nhiều biến động. Nhưng đủ nói lên tầm quan trọng của tính cách một con người, khi rời khỏi ngôi nhà mình đang ở, bước chân ra hội nhập với thế giới bên ngoài mà vẫn có thói quen vòi vĩnh, bắt người khác phải nghe theo mình, ích kỷ và lo hưởng thụ, mà quên đi trách nhiệm đối với người khác, lại chính là những người thân yêu của mình. Một đất nước được điều hành bởi những người như vậy, chắc chắn con đường hội nhập của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn và có khi ngày càng xấu đi.
Lời rao giảng của Gioan Tiền hô trong bài Tin mừng Mc 1, 7-11 là hoàn tất các lời hứa của Thiên Chúa và mở đường cho ơn cứu độ đến với nhân loại. Sau khi kêu gọi người ta sám hối, thánh Gioan khiêm tốn nhìn nhận mình chỉ là kẻ dọn đường "không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người"(Mc 1, 7b), là Đấng quyền thế hơn đến sau ông, mặc dù lúc đó thánh Gioan đang được rất nhiều người biết đến. Và Ngài nói tiếp: "Tôi thì tôi đã làm phép rửa cho anh em bằng nước, còn Người, sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần.". Vì nước chỉ giúp dục lòng người ta sám hối, Thánh Thần mới có sức biến đổi.
Vì yêu thương nhân loại, Thiên Chúa cũng đã hội nhập vào lòng xã hội Do thái, theo cách riêng của Người.
Sau thời gian sinh ra ở Bêlem, Chúa Giêsu đã sống thời niên thiếu ở Nadarét, là quê hương của cha mẹ Ngài thuộc miền Galilê tận phương bắc nước Do thái, trong khi đó thánh Gioan làm phép rửa bên bờ sông Giođan, thuộc miền Giuđê của phương nam, cách xa trên cả trăm cây số.
Theo Tin mừng nhất lãm, thì đã có nhiều người đến với thánh Gioan để nghe giảng và chịu phép rửa. Chúa Giêsu cũng có trong số đó, dù chẳng có tội lụy gì, nhưng vì muốn liên đới với những người tội lỗi mà Ngài sẽ gánh chịu thay cho họ, Chúa Giêsu đã vượt một đoạn đường dài đến đây để xin chịu phép rửa. Hành động này của Ngài đã được Chúa Cha lên tiếng khen ngợi, nên "Vừa lên khỏi mặt nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên Người. "(Mc 1, 10) Và có tiếng nói từ trời "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con."(Mc 1, 11), trực tiếp vào Chúa Giêsu để nói rõ rằng: Ngài chính là Con Thiên chúa. Cuộc thần hiện với những lời phán từ trời cao chỉ tỏ cho một mình Chúa Giêsu như quy hướng về một mình Ngài. Sự hiện diện của Thần Khí là dấu hiệu của kẻ được chọn có đầy sức mạnh, khôn ngoan và các ân sủng thiêng liêng để thi hành sứ vụ đặc biệt: loan báo Tin mùng cho nghèo khó, giải thoát con người khỏi ràng buộc tội lỗi, trả tự do cho người bị áp bức và công bố năm hồng ân của Đức Chúa. (x. Lc 4, 18-19).
Thái độ khiêm hạ của thánh Gioan luôn là bài học cho chúng ta sống đúng với con người và công việc của mình. Và với cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu, Thánh Thần là sự hướng dẫn, động lực và sự nưong tựa của Ngài. Với niềm xác tín vào ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta vui vẻ bước lên đường thi hành sứ vụ Chúa trao dưới ánh sáng Lời Chúa.
Được Thanh Tẩy trong Thánh Thần, mỗi Kitô hữu cũng trở nên Con Thiên Chúa và được sai đi vào giữa đời đem Tin mừng bình an đến cho nhân loại bằng chính cuộc sống hiền hòa nhưng cương quyết, dễ dãi nhưng không thiên vị, hiện diện nhưng không lớn tiếng, yêu thương nhưng có kết quả.
Lạy Chúa, xin cho con luôn biết làm đẹp lòng Chúa, trong mọi hoàn cảnh cuộc đời con.
Sứ mênh của người đã chịiu phép rửa
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
03:21 09/01/2009
Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa (Mc 1, 6b-11)
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Khi ấy Gioan rao giảng rằng: "Có Ðấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm phép rửa cho anh em nhờ nước; còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần". Hồi ấy, Chúa Giêsu từ Nadarét miền Galilê đến, và được ông Gioan làm phép rửa dưới sông Giođan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con."
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Cả ba bài đọc hôm nay đều qui chiếu về Đức Giê su. Tất cả ba bài đều trình bày cho ta những hình ảnh đẹp về cuộc đời và sứ mạng của Người.
Hình ảnh về một Đấng Cứu thế khiêm nhường tự hạ
Trong khi dân Do thái mong chờ một Đấng Cứu thế oai phong lẫm liệt, thì Chúa Giêsu xuất hiện công khai lần đầu tiên trong sự khiêm nhường thống hối. Lúc ấy, Gioan rao giảng sự ăn năn sám hối. Đoàn lũ dân chúng đông đảo kéo đến với ông để xin chịu phép rửa thống hối. Hoà mình vào đoàn lũ những con người tự nhận mình tội lỗi ấy, Chúa Giêsu âm thầm khiêm tốn xếp hàng chờ được rửa tội. Thật là lạ lùng. Chính Đấng đã thánh hoá Gioan khi ông còn trong trong bụng mẹ giờ đây lại đến xin ông làm phép rửa cho. Chính Đấng đến để chuộc tội loài người giờ đây lại xin người khác rửa tội cho mình. Thật là khiêm nhường thẳm sâu. Trong khi loài người tội lỗi luôn kiêu ngạo tìm nâng mình lên thì Thiên chúa thánh thiện lại tìm hạ mình xuống. Trong khi loài người tội lỗi luôn che dấu, chối không nhận tội thì Thiên chúa vô tội lại công khai nhận mình tội lỗi. Trong khi loài người tội lỗi tìm tránh hình phạt do tội lỗi họ gây nên thì Thiên chúa lại ghé vai gánh lấy hết tội lỗi và mọi hình phạt mà loài người đáng phải chịu. Sự khiêm nhường ấy phát xuất từ lòng Thiên chúa yêu thương con người, muốn chia sẻ kiếp người, muốn cứu chuộc tội đời, muốn thăng tiến nhân loại.
Hình ảnh về cuộc giao hoà đất trời
Chính lúc Chúa Giêsu tự nguyện gánh lấy tội lỗi nhân loại, tầng trời bị xé ra. Khi loài người phạm tội, cửa trời đóng lại, đất trời phân ly, ân phúc thôi tuôn đổ. Khi phạm tội, loài người tự giam mình trong bóng tối. Bóng tối tội lỗi giam kín con người trong thân phận bụi đất, không còn hy vọng vươn lên. Hôm nay, tầng trời xé ra có nghĩa là từ nay con người đã có lối thoát. Thân phận con người thay đổi, địa vị con người được nâng lên, vì có ơn Thiên chúa đổ xuống, có Thiên chúa đến gieo mầm trường sinh vào kiếp người phàm hèn. Trời đất giao hoà. Thiên giới cúi xuống hạ giới. Thiên chúa đến ở với con người. Ân phúc tuôn đổ xuống cõi đời nhơ uế.
Hình ảnh về sự kết hiệp mật thiết giữa Ba Ngôi Thiên chúa.
Trong giây phút cảm động ấy, cả Ba Ngôi Thiên chúa cùng xuất hiện. Chúa Thánh Thần như chim bồ câu đáp xuống. Chúa Thánh Thần là tình yêu. Chúa Thánh Thần ngự xuống trên ai là dấu chỉ Thiên chúa ưu ái người ấy. Đức Chúa Cha công khai xác nhận sự ưu ái ấy với Chúa Giêsu khi lên tiếng: “Đây là Con Ta yêu dấu”. Đức Giê su là Con Thiên Chúa. Đây không phải là một danh xưng, một tước vị, nhưng là một liên hệ sâu xa mật thiết: Ba Ngôi liên kết trong một tình yêu hiệp thông. Chúa Giêsu hoạt động dưới tác động của Chúa Thánh Thần để thi hành thánh ý Chúa Cha. Có thể nói cả Ba Ngôi đều hoạt động trong Chúa Giêsu Kitô. Cả Ba Ngôi đều tham gia vào công trình cứu chuộc con người.
Hình ảnh về sứ mệnh người được sai đi.
Từ xưa trong Cựu ước, Chúa Thánh Thần ngự xuống là để trao ban một sứ mệnh. Hôm nay, Chúa Giêsu cũng đã nhận lãnh một sứ mệnh, đó là cứu nhân độ thế. Là “mở mắt cho người mù”, là “đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ”, là “dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong bóng tối tăm”. Người không đến trong thái độ phô trương quyền lực, nhưng đến trong sự hiền lành khiêm nhường. Người đến không phải để lên án nhưng để tha thứ. Người đến không phải để giết chết nhưng để cứu sồng như lời tiên tri Isaia: “Cây lau bị dập, Người không bẻ gẫy. Tim đèn leo lét, Người chẳng nỡ tắt đi”.
Phép rửa của Chúa Giêsu mời gọi ta nhớ lại ơn phép rửa tội của mình. Ngày ta được lãnh nhận bí tích Rửa tội, màn đêm tội lỗi vây phủ ta bị xé ra, Ba Ngôi Thiên Chúa đã đến với ta, ban cho ta cuộc sống thần linh, cho ta được vinh dự làm con Thiên chúa, cho ta được kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Ngày ta được lãnh nhận bí tích Rửa tội, Chúa Thánh Thần cũng đã trao cho ta một sứ mệnh, đó là sống xứng đáng một người con hiếu thảo của Chúa, là tiếp tục công việc của Chúa Giêsu trong công cuộc cứu nhân độ thế. Chúa Giêsu là gương mẫu một người con hiếu thảo, vì Người luôn sống thân mật với Chúa Cha, luôn kết hiệp với Chúa Cha trong kinh nguyện hằng ngày, và nhất là Người luôn tìm thi hành thánh ý Chúa Cha, Người đã vâng lời Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập giá.Ta hãy noi gương Chúa Giêsu, luôn kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi, luôn tìm thi hành thánh ý Thiên Chúa, luôn sống một cuộc sống tốt đẹp, luôn tích cực góp phần xây dựng xã hội, tạo hạnh phúc cho những anh em sống chung quanh ta.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin dạy con biết sống ơn Bí tích Rửa tội như Chúa, để con xứng đáng được làm con yêu dấu của Đức Chúa Cha.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Bạn có dễ nhận lỗi không ?
2- Bạn đã thực sự sống như một người con hiếu thảo đối với Chúa chưa ?
3- Ơn phép Rửa tội là gì ? Bạn đã sống ơn Phép Rửa tội chưa ?
4- Bạn đã thực sự là Tin Mừng cho những người chung quanh chưa ?
5- Chúa Giê su chịu phép rửa trình bày cho ta những hình ảnh nào về Chúa.
I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA
Khi ấy Gioan rao giảng rằng: "Có Ðấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm phép rửa cho anh em nhờ nước; còn Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần". Hồi ấy, Chúa Giêsu từ Nadarét miền Galilê đến, và được ông Gioan làm phép rửa dưới sông Giođan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con."
II. TẤM BÁNH CHIA SẺ
Cả ba bài đọc hôm nay đều qui chiếu về Đức Giê su. Tất cả ba bài đều trình bày cho ta những hình ảnh đẹp về cuộc đời và sứ mạng của Người.
Hình ảnh về một Đấng Cứu thế khiêm nhường tự hạ
Trong khi dân Do thái mong chờ một Đấng Cứu thế oai phong lẫm liệt, thì Chúa Giêsu xuất hiện công khai lần đầu tiên trong sự khiêm nhường thống hối. Lúc ấy, Gioan rao giảng sự ăn năn sám hối. Đoàn lũ dân chúng đông đảo kéo đến với ông để xin chịu phép rửa thống hối. Hoà mình vào đoàn lũ những con người tự nhận mình tội lỗi ấy, Chúa Giêsu âm thầm khiêm tốn xếp hàng chờ được rửa tội. Thật là lạ lùng. Chính Đấng đã thánh hoá Gioan khi ông còn trong trong bụng mẹ giờ đây lại đến xin ông làm phép rửa cho. Chính Đấng đến để chuộc tội loài người giờ đây lại xin người khác rửa tội cho mình. Thật là khiêm nhường thẳm sâu. Trong khi loài người tội lỗi luôn kiêu ngạo tìm nâng mình lên thì Thiên chúa thánh thiện lại tìm hạ mình xuống. Trong khi loài người tội lỗi luôn che dấu, chối không nhận tội thì Thiên chúa vô tội lại công khai nhận mình tội lỗi. Trong khi loài người tội lỗi tìm tránh hình phạt do tội lỗi họ gây nên thì Thiên chúa lại ghé vai gánh lấy hết tội lỗi và mọi hình phạt mà loài người đáng phải chịu. Sự khiêm nhường ấy phát xuất từ lòng Thiên chúa yêu thương con người, muốn chia sẻ kiếp người, muốn cứu chuộc tội đời, muốn thăng tiến nhân loại.
Hình ảnh về cuộc giao hoà đất trời
Chính lúc Chúa Giêsu tự nguyện gánh lấy tội lỗi nhân loại, tầng trời bị xé ra. Khi loài người phạm tội, cửa trời đóng lại, đất trời phân ly, ân phúc thôi tuôn đổ. Khi phạm tội, loài người tự giam mình trong bóng tối. Bóng tối tội lỗi giam kín con người trong thân phận bụi đất, không còn hy vọng vươn lên. Hôm nay, tầng trời xé ra có nghĩa là từ nay con người đã có lối thoát. Thân phận con người thay đổi, địa vị con người được nâng lên, vì có ơn Thiên chúa đổ xuống, có Thiên chúa đến gieo mầm trường sinh vào kiếp người phàm hèn. Trời đất giao hoà. Thiên giới cúi xuống hạ giới. Thiên chúa đến ở với con người. Ân phúc tuôn đổ xuống cõi đời nhơ uế.
Hình ảnh về sự kết hiệp mật thiết giữa Ba Ngôi Thiên chúa.
Trong giây phút cảm động ấy, cả Ba Ngôi Thiên chúa cùng xuất hiện. Chúa Thánh Thần như chim bồ câu đáp xuống. Chúa Thánh Thần là tình yêu. Chúa Thánh Thần ngự xuống trên ai là dấu chỉ Thiên chúa ưu ái người ấy. Đức Chúa Cha công khai xác nhận sự ưu ái ấy với Chúa Giêsu khi lên tiếng: “Đây là Con Ta yêu dấu”. Đức Giê su là Con Thiên Chúa. Đây không phải là một danh xưng, một tước vị, nhưng là một liên hệ sâu xa mật thiết: Ba Ngôi liên kết trong một tình yêu hiệp thông. Chúa Giêsu hoạt động dưới tác động của Chúa Thánh Thần để thi hành thánh ý Chúa Cha. Có thể nói cả Ba Ngôi đều hoạt động trong Chúa Giêsu Kitô. Cả Ba Ngôi đều tham gia vào công trình cứu chuộc con người.
Hình ảnh về sứ mệnh người được sai đi.
Từ xưa trong Cựu ước, Chúa Thánh Thần ngự xuống là để trao ban một sứ mệnh. Hôm nay, Chúa Giêsu cũng đã nhận lãnh một sứ mệnh, đó là cứu nhân độ thế. Là “mở mắt cho người mù”, là “đưa ra khỏi tù những người bị giam giữ”, là “dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong bóng tối tăm”. Người không đến trong thái độ phô trương quyền lực, nhưng đến trong sự hiền lành khiêm nhường. Người đến không phải để lên án nhưng để tha thứ. Người đến không phải để giết chết nhưng để cứu sồng như lời tiên tri Isaia: “Cây lau bị dập, Người không bẻ gẫy. Tim đèn leo lét, Người chẳng nỡ tắt đi”.
Phép rửa của Chúa Giêsu mời gọi ta nhớ lại ơn phép rửa tội của mình. Ngày ta được lãnh nhận bí tích Rửa tội, màn đêm tội lỗi vây phủ ta bị xé ra, Ba Ngôi Thiên Chúa đã đến với ta, ban cho ta cuộc sống thần linh, cho ta được vinh dự làm con Thiên chúa, cho ta được kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Ngày ta được lãnh nhận bí tích Rửa tội, Chúa Thánh Thần cũng đã trao cho ta một sứ mệnh, đó là sống xứng đáng một người con hiếu thảo của Chúa, là tiếp tục công việc của Chúa Giêsu trong công cuộc cứu nhân độ thế. Chúa Giêsu là gương mẫu một người con hiếu thảo, vì Người luôn sống thân mật với Chúa Cha, luôn kết hiệp với Chúa Cha trong kinh nguyện hằng ngày, và nhất là Người luôn tìm thi hành thánh ý Chúa Cha, Người đã vâng lời Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập giá.Ta hãy noi gương Chúa Giêsu, luôn kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi, luôn tìm thi hành thánh ý Thiên Chúa, luôn sống một cuộc sống tốt đẹp, luôn tích cực góp phần xây dựng xã hội, tạo hạnh phúc cho những anh em sống chung quanh ta.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin dạy con biết sống ơn Bí tích Rửa tội như Chúa, để con xứng đáng được làm con yêu dấu của Đức Chúa Cha.
III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU
1- Bạn có dễ nhận lỗi không ?
2- Bạn đã thực sự sống như một người con hiếu thảo đối với Chúa chưa ?
3- Ơn phép Rửa tội là gì ? Bạn đã sống ơn Phép Rửa tội chưa ?
4- Bạn đã thực sự là Tin Mừng cho những người chung quanh chưa ?
5- Chúa Giê su chịu phép rửa trình bày cho ta những hình ảnh nào về Chúa.
Phép Rửa
Lm Vũđình Tường
11:29 09/01/2009
Mừng Kính ngày Chúa Giêsu chịu phép Thanh Tẩy nhắc nhớ ngày mỗi người trong chúng ta lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy.
Chúng ta cần lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy trong khi Đức Kitô không cần vì Ngài là Đấng vô tội. Ngài lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy với ước muốn tự nguyện hơn là lí do thanh tẩy tội lỗi để gia nhập Giáo Hội.
Tự nguyện
Ngài tự nguyện xuống trần gian để giao hoà, gắn bó, liên kết nhân loại với Chúa Cha. Ngài lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy vì muốn đồng hoá chính mình với nhân loại, tự nhận mình là một thành phần của tập thể nhân loại. Nhân loại cần Thanh Tẩy để trở nên trong sáng. Chính Ngài là ánh sáng nhưng tự đồng hoá với chúng sinh nên cùng chịu Phép Rửa như chúng sinh lãnh nhận. Vì thế Ngài trở nên Ánh Sáng cho trần gian và những ai bước theo Ngài sẽ không đi trong u tối nhưng bước trong ánh sáng sự thật, công lí, bình an và hy vọng.
Thứ hai Ngài muốn chia sẻ thân phận con người như chúng ta. Ngài xuống trần trở thành một trong chúng ta, giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Ngài nhận Phép Rửa biểu lộ tâm tình khiêm nhu thể hiện qua hành động. Gioan sửng sốt thốt lên sao Ngài xin con thanh tẩy cho.
‘Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm Phép Rửa cho anh em nhờ nước; còn Người, Người sẽ làm Phép Rửa cho anh em trong Thánh Thần’ Mc 1,8.
Việc làm trên chứng tỏ Đức Kitô muốn có được cùng cảm nghiệm như mỗi người chúng ta trải qua trong sinh hoạt thường ngày về tất cả các phương diện sinh hoạt tôn giáo, mối liên hệ tình cảm xã hội và sinh hoạt chung trong cộng đoàn.
Thứ ba, Đức Kitô tự nguyện lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy để Chúa Cha mặc khải vinh quang qua Ngài. Tỏ cho thế gian biết Ngài là Con Thiên Chúa và là Chúa. Các đại tiên tri và các vị ngôn sứ từng tiên báo về Con Người. Tiên đoán này ứng nghiệm khi Đức Kitô nhận Phép Rửa từ Gioan, vừa bước lên khỏi giòng sông, tầng trời mở ra và tiếng sấm.
‘Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: ‘Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con’ câu 10.
Công thức chung
Chúng ta nhận Phép Rửa theo công thức ‘ta rửa con nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần’. Chúng ta được Thanh Tẩy trong Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Khi lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy, Chúa cũng nói với mỗi người
‘Con là con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về con’
Chúng ta chịu thanh tẩy để thuộc về Chúa, nhận Chúa là Cha và ta là con. Con đáng hưởng lời nói ngọt ngào, yêu thương. Xưa Đức Kitô đại diện nhân loại nhận lời nói yêu thương nơi Chúa Cha. Mỗi khi ta làm việc tốt lành, thực hiện thánh ý chúng ta cũng nhận lời ngọt ngào, yêu thương.
Là con cái Chúa chúng ta xứng đáng hưởng ơn thừa tự, lãnh nhận sự sống đời đời dành cho con cái. Bí Tích Thanh Tẩy liên kết chúng ta với Đức Kitô, trở thành dân riêng, dân được hưởng gia nghiệp là nước trường sinh. Trong nước này không còn phân biệt tự do hay nô lệ mà tất cả đều liên kết với Đức Kitô (Ga. 3,28).
Trong Bí Tích Thanh Tẩy chúng ta nhận lãnh Thánh Thần khi được xức dầu thánh để trở thành: linh mục, tiên tri và vương đế muôn đời. Ba nhiệm vụ quan trọng thể hiện ba cách sống để thực hành trọn đời. Ơn linh mục gắn liền với chuyên tâm cầu nguyện; ơn tiên tri thông báo lời khôn ngoan, khuyên người làm lành lánh dữ; ơn vương đế chính là tự làm chủ lời nói, hành động của chính mình. Làm tròn ba nhiệm vụ trên chính là sống tinh thần Bí Tích Thanh Tẩy.
Đấng thánh
Có bao giờ bạn kinh nghiệm sống chung với thánh nhân trong cùng mái ấm gia đình. Bạn thực đang sống với vị thánh trong gia đình nhưng không nhận ra. Cháu bé mới được thanh tẩy là thánh đó. Cháu mới gia nhập Giáo Hội Chúa và cháu là thiên thần của Chúa, thánh thiện, tinh tuyền, không tì ố, không vết nhơ, đơn sơ, hiền lành, dễ thương, dễ mến và luôn cười tươi ngay cả trong giấc ngủ cũng mỉm cười. Cháu thay đổi lối sống gia đình bạn. Từ ngày có cháu mọi sinh hoạt trong gia đình thay đổi. Thời khắc thay đổi, không còn tự tiện đi sớm về khuya, ít diễu nơi phố chợ. Nhạc kích động, tiếng ồn chào tạm biệt đi ra ngoài cửa sổ nhường chỗ cho nhạc nhẹ, êm đềm, lời hát ru con. Khói thuốc thôi không làm chủ phòng khách nhưng bay lơ lửng ngoài hành lang. Nếu có bất bình thì cũng nhỏ giọng, thì thào với nhau hơn là to tiếng. Thời gian coi phim giảm bớt. Lớn hơn chút trong nhà góc nào cũng thấy trò chơi trẻ nhỏ. Sau giờ làm việc tránh la cà nơi phố chợ nhưng mau mắn về nhìn gặp vị thánh cỏn con trong nôi đang ngủ. Đầu óc cả cha lẫn mẹ ngày đêm đều hướng về đấng thánh nhỏ trong nhà. Tất cả những điều này do tự nguyện, tự chủ, không bị ai ép buộc. Tất cả vì tình thương. Người người đều cảm nghiệm được niềm vui và tâm tình tạ ơn rạng rỡ trên khuôn mặt mọi người trong nhà. Mái ấm gia đình, tình thương đùm bọc, bình an và hạnh phúc thật đang hưởng là thành quả của tình yêu Đức Kitô muốn đem lại cho trần gian.
Lối sống tốt hơn, gia đình bình an hơn, con tim yêu mến nhiều và cảm thông trong mọi hoàn cảnh. Ai làm được ngoại trừ thánh nhân.
Tái sinh trong Chúa chúng ta cũng được Chúa đón nhận như cha mẹ yêu thương đón nhận con mình.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Chúng ta cần lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy trong khi Đức Kitô không cần vì Ngài là Đấng vô tội. Ngài lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy với ước muốn tự nguyện hơn là lí do thanh tẩy tội lỗi để gia nhập Giáo Hội.
Tự nguyện
Ngài tự nguyện xuống trần gian để giao hoà, gắn bó, liên kết nhân loại với Chúa Cha. Ngài lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy vì muốn đồng hoá chính mình với nhân loại, tự nhận mình là một thành phần của tập thể nhân loại. Nhân loại cần Thanh Tẩy để trở nên trong sáng. Chính Ngài là ánh sáng nhưng tự đồng hoá với chúng sinh nên cùng chịu Phép Rửa như chúng sinh lãnh nhận. Vì thế Ngài trở nên Ánh Sáng cho trần gian và những ai bước theo Ngài sẽ không đi trong u tối nhưng bước trong ánh sáng sự thật, công lí, bình an và hy vọng.
Thứ hai Ngài muốn chia sẻ thân phận con người như chúng ta. Ngài xuống trần trở thành một trong chúng ta, giống chúng ta mọi đàng ngoại trừ tội lỗi. Ngài nhận Phép Rửa biểu lộ tâm tình khiêm nhu thể hiện qua hành động. Gioan sửng sốt thốt lên sao Ngài xin con thanh tẩy cho.
‘Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm Phép Rửa cho anh em nhờ nước; còn Người, Người sẽ làm Phép Rửa cho anh em trong Thánh Thần’ Mc 1,8.
Việc làm trên chứng tỏ Đức Kitô muốn có được cùng cảm nghiệm như mỗi người chúng ta trải qua trong sinh hoạt thường ngày về tất cả các phương diện sinh hoạt tôn giáo, mối liên hệ tình cảm xã hội và sinh hoạt chung trong cộng đoàn.
Thứ ba, Đức Kitô tự nguyện lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy để Chúa Cha mặc khải vinh quang qua Ngài. Tỏ cho thế gian biết Ngài là Con Thiên Chúa và là Chúa. Các đại tiên tri và các vị ngôn sứ từng tiên báo về Con Người. Tiên đoán này ứng nghiệm khi Đức Kitô nhận Phép Rửa từ Gioan, vừa bước lên khỏi giòng sông, tầng trời mở ra và tiếng sấm.
‘Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: ‘Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con’ câu 10.
Công thức chung
Chúng ta nhận Phép Rửa theo công thức ‘ta rửa con nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần’. Chúng ta được Thanh Tẩy trong Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Khi lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy, Chúa cũng nói với mỗi người
‘Con là con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về con’
Chúng ta chịu thanh tẩy để thuộc về Chúa, nhận Chúa là Cha và ta là con. Con đáng hưởng lời nói ngọt ngào, yêu thương. Xưa Đức Kitô đại diện nhân loại nhận lời nói yêu thương nơi Chúa Cha. Mỗi khi ta làm việc tốt lành, thực hiện thánh ý chúng ta cũng nhận lời ngọt ngào, yêu thương.
Là con cái Chúa chúng ta xứng đáng hưởng ơn thừa tự, lãnh nhận sự sống đời đời dành cho con cái. Bí Tích Thanh Tẩy liên kết chúng ta với Đức Kitô, trở thành dân riêng, dân được hưởng gia nghiệp là nước trường sinh. Trong nước này không còn phân biệt tự do hay nô lệ mà tất cả đều liên kết với Đức Kitô (Ga. 3,28).
Trong Bí Tích Thanh Tẩy chúng ta nhận lãnh Thánh Thần khi được xức dầu thánh để trở thành: linh mục, tiên tri và vương đế muôn đời. Ba nhiệm vụ quan trọng thể hiện ba cách sống để thực hành trọn đời. Ơn linh mục gắn liền với chuyên tâm cầu nguyện; ơn tiên tri thông báo lời khôn ngoan, khuyên người làm lành lánh dữ; ơn vương đế chính là tự làm chủ lời nói, hành động của chính mình. Làm tròn ba nhiệm vụ trên chính là sống tinh thần Bí Tích Thanh Tẩy.
Đấng thánh
Có bao giờ bạn kinh nghiệm sống chung với thánh nhân trong cùng mái ấm gia đình. Bạn thực đang sống với vị thánh trong gia đình nhưng không nhận ra. Cháu bé mới được thanh tẩy là thánh đó. Cháu mới gia nhập Giáo Hội Chúa và cháu là thiên thần của Chúa, thánh thiện, tinh tuyền, không tì ố, không vết nhơ, đơn sơ, hiền lành, dễ thương, dễ mến và luôn cười tươi ngay cả trong giấc ngủ cũng mỉm cười. Cháu thay đổi lối sống gia đình bạn. Từ ngày có cháu mọi sinh hoạt trong gia đình thay đổi. Thời khắc thay đổi, không còn tự tiện đi sớm về khuya, ít diễu nơi phố chợ. Nhạc kích động, tiếng ồn chào tạm biệt đi ra ngoài cửa sổ nhường chỗ cho nhạc nhẹ, êm đềm, lời hát ru con. Khói thuốc thôi không làm chủ phòng khách nhưng bay lơ lửng ngoài hành lang. Nếu có bất bình thì cũng nhỏ giọng, thì thào với nhau hơn là to tiếng. Thời gian coi phim giảm bớt. Lớn hơn chút trong nhà góc nào cũng thấy trò chơi trẻ nhỏ. Sau giờ làm việc tránh la cà nơi phố chợ nhưng mau mắn về nhìn gặp vị thánh cỏn con trong nôi đang ngủ. Đầu óc cả cha lẫn mẹ ngày đêm đều hướng về đấng thánh nhỏ trong nhà. Tất cả những điều này do tự nguyện, tự chủ, không bị ai ép buộc. Tất cả vì tình thương. Người người đều cảm nghiệm được niềm vui và tâm tình tạ ơn rạng rỡ trên khuôn mặt mọi người trong nhà. Mái ấm gia đình, tình thương đùm bọc, bình an và hạnh phúc thật đang hưởng là thành quả của tình yêu Đức Kitô muốn đem lại cho trần gian.
Lối sống tốt hơn, gia đình bình an hơn, con tim yêu mến nhiều và cảm thông trong mọi hoàn cảnh. Ai làm được ngoại trừ thánh nhân.
Tái sinh trong Chúa chúng ta cũng được Chúa đón nhận như cha mẹ yêu thương đón nhận con mình.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Thờ Phượng Đích Thực
Vũ Văn An
12:14 09/01/2009
Thờ Phượng Đích Thực
Nhân dịp đầu năm dương lịch 2009, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, trong bài giáo lý thường lệ tại Sảnh Đường Phaolô VI, đã đề cập tới giáo huấn của Thánh Phaolô về việc thờ phượng. Đức Thánh Cha nói rằng trong quá khứ, người ta có khuynh hướng cho rằng Thánh Phaolô có thái độ chống thờ phượng qua việc “tâm linh hóa” ý niệm thờ phượng ấy. Nhưng nay ta hiểu rõ hơn rằng Thánh Phaolô nhìn ra một thay đổi có tính lịch sử
nơi thập giá Chúa Kitô, một thay đổi làm biến đổi và canh tân tận gốc thực tại thờ phượng. Quan niệm mới mẻ ấy về thờ phượng đã được trình bầy qua ba đoạn văn nổi tiếng của Thư Gửi Tín Hữu Rôma
1. Trong Thư Rôma 3:25, sau khi đề cập đến ơn cứu chuộc do Chúa Giêsu Kitô đem lại, Thánh Phaolô tiếp tục trình bày một công thức đối với ta khá khó hiểu như sau: “Thiên Chúa đã đặt Người làm nơi xá tội nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin”. Với kiểu nói khá lạ lùng đối với chúng ta này, tức “dụng cụ xá tội”, Thánh Phaolô có ý nhắc tới điều được mệnh danh là tế vật bồi hoàn (propitiatory) nơi đền thờ xưa, hay chiếc nắp hòm bia giao ước, vốn được coi như điểm giao tiếp giữa Thiên Chúa và con người, điểm hiện diện mầu nhiệm của Thiên Chúa trong thế giới con người. Tế vật bồi hoàn ấy vào ngày hoà giải, tức lễ Yom Kippur, được rẩy bằng máu các vật hiến tế, một hành vi tượng trưng cho việc để tội lỗi của năm qua tiếp xúc với Thiên Chúa, nghĩa là hất tung tội lỗi con người vào lượng hải hà Thiên Chúa để tội lỗi ấy được sức mạnh của Thiên Chúa xóa tan, thắng vượt, tha thứ. Và cuộc sống trở lại như mới
Thánh Phaolô khi nhắc tới nghi thức trên đã muốn nói: nghi thức này bày tỏ ý nguyện rằng mọi tội lỗi của ta được đẩy xuống vực thẳm của lượng từ bi Chúa và nhờ thế chúng biến mất đi. Nhưng vì dùng máu vật, nên diễn trình kia không trọn vẹn. Do đó, cần một điểm giao tiếp chân thực hơn giữa tội lỗi con người và tình yêu Thiên Chúa. Điểm gặp gỡ đó đã xuất hiện với thập giá Chúa Kitô. Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đã trở nên con người thực sự, đã tự mang lấy mọi tội lỗi của chúng ta. Người chính là điểm giao tiếp giữa nỗi thống khổ của con người và lượng từ bi vô cùng của Thiên Chúa; trong trái tim Người, cái sứ nặng nghìn cân đáng buồn của tội lỗi mà nhân loại vốn “è cổ” gánh trên vai đã được tháo gỡ, và cuộc sống trở lại tươi mát.
Trình bày sự thay đổi ấy, Thánh Phaolô muốn nhắn nhủ chúng ta rằng: với thập giá Chúa Kitô, tức hành vi yêu thương tối thượng của Thiên Chúa được hoán chuyển thành tình yêu nhân bản, việc thờ phượng xưa với hy lễ xúc vật trong đền thánh Giêrusalem ngày nào đã chấm dứt rồi. Việc thờ phượng có tính biểu tượng, hay việc thờ phượng của ý nguyện, nay đã được thay thế hẳn bằng việc thờ phượng đích thực, tức tình yêu Thiên Chúa nhập thể nơi Chúa Kitô và được làm cho trọn trong cái chết của Người trên thập giá. Thành thử, đây đâu phải là chuyện tâm linh hóa việc thờ phượng chân thực, trái lại, đây là việc thờ phượng chân thực, đây là tình yêu nhân thần chân thực, thay thế hẳn cho việc thờ phượng có tính biểu tượng và tạm bợ. Thập giá Chúa Kitô, tình yêu bằng thịt và máu của Người, mới thực là thờ phượng chân thực, xứng hợp với thực tại Thiên Chúa và con người. Đối với Thánh Phaolô, ngay trước khi đền thờ bị phá hủy trên thực tế, thời đại của đền thờ và việc thờ phượng của nó thực sự đã chấm dứt rồi: ở đây, ta thấy Thánh Phaolô hoàn toàn nhất trí với lời lẽ của chính Chúa Giêsu, Đấng từng loan báo ngày tận cùng của đền thờ và công bố một đền thờ khác “không do bàn tay con người làm nên”, tức đền thờ của chính thân xác phục sinh của Người (xem Mc 14:58; Ga 2:19 tt).
2. Trong Thư Rôma 12:1, Thánh Phaolô dạy: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa xót thương chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người”.
Qua các lời trên, một nghịch lý biểu kiến đã được chứng nghiệm: trong khi quy phạm đòi hy lễ phải là cái chết của tế vật, thì Thánh Phaolô lại nhắc tới
đời sống người Kitô hữu. Kiểu nói “hãy hiến dâng thân mình” kết hợp với ý niệm “của lễ” liền sau đó đã nói lên sắc thái thờ phượng “hiến dâng làm hy lễ, hay dâng lễ”. Lời khuyên nhủ “hãy hiến dâng thân mình” có ý nói tới toàn bộ con người; thực vậy, trong Thư Rôma 6:13, Thánh Phaolô mời gọi ta hãy “hiến toàn thân cho Thiên Chúa”. Tuy nhiên, việc rõ ràng nhắc tới chiều kích thể lý của người Kitô hữu trùng hợp với lời mời gọi “hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em” (1Cor 6:20). Đây quả là vấn đề tôn vinh Thiên Chúa trong cuộc hiện sinh hàng ngày cách thụ thể nhất, một cuộc hiện sinh được cấu thành bằng tính hữu hình đầy tương quan và khả giác.
Tác phong trên được Thánh Phaolô miêu tả là “lễ hy sinh sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa”. Chính ở đây, ta thấy hạn từ “lễ hy sinh”. Trong cách dùng thịnh hành, hạn từ này là một phần trong ngữ cảnh thánh, dùng để chỉ việc cắt cổ một thú vật rồi thui một phần con vật đó dâng kính các thần minh còn các phần còn lại được các người dâng lễ tiêu thụ tiệc tùng. Nhưng thay cho việc ấy, Thánh Phaolô áp dụng hạn từ này vào cuộc sống người Kitô hữu. Thực vậy, ngài phân loại lễ hy sinh này bằng cách sử dụng ba tĩnh từ. Tĩnh từ thứ nhất là “sống động”, nói lên sinh khí của nó. Tĩnh từ thứ hai là “thánh thiện” làm ta nhớ tới quan niệm của Thánh Phaolô về sự thánh thiện, một quan niệm không dính dáng gì tới nơi chốn hay vật thể, nhưng tới chính con người của Kitô hữu. Tĩnh từ thứ ba là “đẹp lòng Thiên Chúa”, một tĩnh từ có lẽ nhắc đến kiểu nói chung của Thánh Kinh về lễ hy sinh mùi vị thơm tho (xem Lêvi 1:13, 17; 23:18; 26:31 v.v…)
Ngay sau đó, Thánh Phaolô định nghĩa lối sống mới trên như sau: “Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người”. Đây là lối dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Thực ra, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sử dụng bản tiếng Ý, nên câu này được ngài viết là “spiritual worship” (thờ phượng trong tinh thần). Các nhà chú giải Thánh Kinh xưa nay vẫn coi kiểu nói trong tiếng Hy Lạp “tçn logikçn latreían” này rất khó phiên dịch. Bản Thánh Kinh bằng tiếng Latinh dịch nó là “rationabile obseqium”. Cũng một hạn từ “rationabile” đã được dùng trong Kinh Nguyện Thánh Thể Thứ Nhất của Lễ Qui Rôma: Quam oblationem tu Deus in omnibus, quaesumus, benedictam, adscriptam, ratam, rationabilem, acceptabilemque facere digneris… mà bản tiếng Việt gần đây của Ủy Ban Phụng Tự của Hội Đồng Giám Mục Viêt Nam dịch là “hoàn hảo”. Đức Thánh Cha cho hay: kiểu dịch cổ điển của Ý “Đó là cách thức thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần” (spiritual worship) không lột tả hết các chi tiết của bản Hy Lạp, và cả của bản La Tinh nữa. Tuy nhiên, lối dịch đó không kém phần diễn tả được việc thờ phượng chân thực hay chỉ là lối dịch có tính ẩn dụ, nhưng quả đã nói lên được lối thờ phượng cụ thể hơn và thực tiễn hơn, một lối thờ phượng trong đó con người trong tính toàn diện của mình như một hữu thể có lý trí đã biến dạng thành kẻ thờ lạy và tôn vinh Thiên Chúa hằng sống.
Công thức của Thánh Phaolô mà Kinh Nguyện Thánh Thể Rôma đã dùng lại là kết quả của một khai triển lâu dài kinh nghiệm tôn giáo trong nhiều thế kỷ trước Chúa Kitô. Trong kinh nghiệm này, ta thấy có nhiều khai triển thần học trong Cựu Ước và các trào lưu tư tưởng Hy lạp. Đức Thánh Cha, nhân dịp này, đã nhắc đến một vài yếu tố trong diễn trình khai triển ấy. Các tiên tri và nhiều thánh vịnh từng mạnh mẽ chỉ trích các hy lễ đẫm máu tại đền thờ. Thí dụ, Thánh Vịnh 50 (49) chẳng hạn, trong đó Thiên Chúa phán: “Ta mà đói, Ta đâu cần nói ngươi hay, vì trái đất với mọi loài, chính Ta làm chủ. Thịt bò há là thức Ta ăn? Máu chiên há là đồ Ta uống? Hãy tiến dâng Thiên Chúa lời tạ ơn làm hy lễ, giữ trọn điều khấn nguyền cùng Ðấng Tối Cao (12-14).
Cũng theo chiều hướng ấy, Thánh Vịnh tiếp theo là Thánh Vịnh 51 (50) nói rằng: “Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận. Lạy Thiên Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát, một tấm lòng tan nát dày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê” (câu 18-19).
Trong sách Đanien, vào thời đền thờ bị chế độ Hy Lạp phá hủy (thế kỷ thứ Hai trước CN), ta thấy một buớc tiến mới trong cùng chiều hướng trên. Giữa đống lửa, nghĩa là giữa cơn bách hại và đau thương, Azariah đã cầu nguyện như sau: “Ngày nay chẳng còn vị thủ lãnh, chẳng còn bậc ngôn sứ, chẳng còn người chỉ huy. Lễ toàn thiêu, lễ hy sinh đã hết, lễ tiến, lễ hương cũng chẳng còn, chẳng còn nơi dâng của đầu mùa lên Chúa để chúng con được Chúa xót thương. Nhưng xin nhận tâm hồn thống hối và tinh thần khiêm nhượng của chúng con, thay của lễ toàn thiêu chiên bò, và ngàn vạn cừu non béo tốt” (3:38-39).
Trong cảnh hoang tàn đổ nát của đền thánh và việc thờ phượng, trong trạng huống không còn dấu chỉ bề ngoài sự hiện diện của Chúa, tín hữu đương nhiên chỉ còn biết lấy trái tim thống hối, lòng thiết tha với Chúa làm của toàn thiêu chân thực.
Ta thấy đó quả là một khai triển quan trọng, tươi đẹp, tuy có nguy hiểm. Ở đấy có sự tâm linh hóa, một thứ tinh thần hóa nào đó về thờ phượng: thờ phượng trở nên chỉ là một điều gì đó của trái tim, của tinh thần. Thân xác hình như thiếu bóng, cả cộng đoàn cũng vậy. Thànhh thử phải hiểu rằng Thánh Vịnh 51 cũng như Sách Đanien, dù chỉ trích việc thờ phượng kia, vẫn mong muốn trở về với thời kỳ hy lễ. Nhưng đó là một thời canh tân, trong một tổng hợp vẫn còn rất xa xôi, mà người ta chưa dám nghĩ tới.
Ta hãy quay về với Thánh Phaolô. Ngài là người thừa hưởng các khai triển trên, nghĩa là lòng hoài mong việc thờ phượng chân thực, việc thờ phượng trong đó, chính con người trở nên vinh quang Thiên Chúa, sự thờ lạy sống động bằng cả hữu thể của mình. Trong chiều hướng ấy, thánh nhân nói với tín hữu Rôma: “Hãy dâng hiến thân mình làm của lễ sống động…để thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần”.
Như thế Thánh Phaolô chỉ nhắc lại điều ngài đã nói ở chương 3: thời hy lễ bằng xúc vật, tức hy lễ thay thế, đã chấm dứt hẳn. Thời thờ phượng chân thực đã tới rồi. Nhưng ở đây, ta cũng thấy có nguy hiểm hiểu lầm. Việc thờ phượng mới mẻ này rất dễ bị giải thích theo nghĩa duy luân lý: dâng con người chúng ta là ta đã thực hiện việc thờ phượng chân thực. Nếu thế thì việc thờ phượng bằng xúc vật đã được thay thế bằng việc thờ phượng của phe duy luân lý (moralism). Con người sẽ làm mọi sự cho chính mình bằng chính sức mạnh của riêng mình. Nhưng chắc chắn điều ấy không phải là ý định của Thánh Phaolô.
Câu hỏi dai dẳng vì thế vẫn là: phải giải thích ra sao kiểu nói “thờ phượng hợp lý trong tinh thần” (reasonable spiritual worship)? Thánh Phaolô luôn giả thiết rằng ta phải trở nên “một trong Chúa Giêsu Kitô” (Gl 3:28), và ta đã chết trong phép rửa (Rm 1) và nay đang sống với Chúa Kitô, nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô. Trong sự nên một này, và chỉ cách này mà thôi, ta mới trở thành một lễ dâng sống động, mới có thể dâng lên việc thờ phượng chân thực. Nếu các xúc vật dùng làm hy lễ mà thay thế được con người, thay thế được việc con người tự hiến mình, thì hay biết bao, nhưng chúng đã không làm được việc ấy. Chúa Giêsu Kitô, khi hiến mình cho Chúa Cha và cho chúng ta, cũng không thay thế được, nhưng đúng hơn Người đã phải trở thành con người mang lấy tội lỗi và ước mong của ta; nhờ thế, Người mới thực sự đại diện cho ta, mới mặc lấy chúng ta trong chính Người. Chỉ trong hiệp thông với Chúa Kitô, thể hiện qua đức tin và các bí tích, ta mới biến ta thành lễ dâng sống động, bất chấp mọi thiếu sót của mình: việc thờ phượng chân thực đã nên trọn.
Việc tổng hợp trên là chiếc phông của Lễ Qui Rôma trong đó, ta cầu nguyện rằng của lễ này trở nên “hợp lý hợp lẽ” (rationabile) để việc tjờ phượng trong tinh thần được hoàn tất. Giáo Hội biết rằng trong Lễ Tạ Ơn Thánh Thiện này, việc tự hiến của Chúa Kitô, hy lễ chân thực của Người, đã trở nên hiện thực. Nhưng Giáo Hội vẫn cầu xin để cộng đoàn cử hành thực sự được kết hợp nên một với Chúa Kitô, được biến đổi; Giáo Hội cầu nguyện cho ta trở thành điều mà tự sức cố gắng của ta không bao giờ ta làm được: là trở thành lễ dâng “rationabile” (hợp lý hợp lẽ) làm đẹp lòng Chúa. Kinh nguyện Thánh Thể quả đã giải thích thoả đáng lời lẽ của Thánh Phaolô.
Thánh Augustinô làm sáng tỏ tất cả các điều trên một cách tuiyệt diệu trong sách thứ 10 cuốn Kinh Thành Thiên Chúa. Đức Thánh Cha trưng dẫn hai câu sau đây từ Cuốn Sách này: “Hy lễ của người Kitô hữu là đây: dù là số nhniều, chúng ta chỉ là một thân thể trong Chúa Kitô”… “Toàn bộ cộng đoàn được cứu chuộc (civitas), nghĩa là, hiệp đoàn và xã hội các thánh, được dâng lên cho Thiên Chúa qua tay Thầy Cả Thượng Phẩm là Đấng đã tự hiến mình” (10,6: CCL 47, 27 tt).
3. Sau cùng, trong chương 15, Thánh Phaolô viết về việc thờ phượng chân thực như sau: “Tôi viết thế là dựa vào ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi làm người phục vụ Đức Giê-su Ki-tô giữa các dân ngoại, lo việc tế tự là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để các dân ngoại được Thánh Thần thánh hoá mà trở nên một lễ phẩm đẹp lòng Thiên Chúa” (câu 15-16). Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh 2 khía cạnh trong bản văn tuyệt diệu này cũng như lối dùng từ độc đáo của Thánh Phaolô. Trước nhất, Thánh Phaolô giải thích hành động truyền giáo của ngài giữa các dân tộc trên thế giới để xây dựng nên Giáo Hội phổ quát là một hành động tư tế. Công bố Phúc Âm để kết hợp mọi người trong hiệp thông với Chúa Kitô Phục Sinh là một hành động tư tế. Tông đồ của Phúc Âm là một tư tế đúng nghĩa; ngài quả đã làm điều vốn là trái tim của chức tư tế: chuẩn bị lễ dâng chân thực.
Khía cạnh thứ hai: mục tiêu của hành động truyền giáo, hay đúng hơn của nền phụng vụ có tính vũ trụ (cosmic liturgy) là: mọi dân tộc kết hợp trong Chúa Kitô, nghĩa là toàn bộ thế giới, trở thành vinh quang Thiên Chúa “lễ dâng đẹp lòng, được thánh hóa trong Chúa Thánh Thần”. Ở đây ta thấy khía cạnh hết sức năng động, khía cạnh hy vọng trong quan niện thờ phượng của Thánh Phaolô: việc tự hiến của Chúa Kitô hàm nghĩa một khuynh hướng lôi kéo mọi người vào hiệp thông trong thân xác Người, khuynh hhướng kết hợp toàn bộ thế giới. Chỉ trong hiệp thông với Chúa Kitô, con người điển hình, vốn là một với Thiên Chúa, thế giới mới trở nên công chính như mọi người chúng ta mong muốn: một tấm gưoơg phản chiếu tình yêu Thiên Chúa. Tính năng động này luôn hiện diện trong Thánh Kinh; tính năng động ấy phải gợi hứng và đào luyện cuộc sống ta. Đức Thánh Cha cầu mong ta khởi đầu năm mới 2009 bằng tính năng động ấy.
Nhân dịp đầu năm dương lịch 2009, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, trong bài giáo lý thường lệ tại Sảnh Đường Phaolô VI, đã đề cập tới giáo huấn của Thánh Phaolô về việc thờ phượng. Đức Thánh Cha nói rằng trong quá khứ, người ta có khuynh hướng cho rằng Thánh Phaolô có thái độ chống thờ phượng qua việc “tâm linh hóa” ý niệm thờ phượng ấy. Nhưng nay ta hiểu rõ hơn rằng Thánh Phaolô nhìn ra một thay đổi có tính lịch sử
nơi thập giá Chúa Kitô, một thay đổi làm biến đổi và canh tân tận gốc thực tại thờ phượng. Quan niệm mới mẻ ấy về thờ phượng đã được trình bầy qua ba đoạn văn nổi tiếng của Thư Gửi Tín Hữu Rôma
1. Trong Thư Rôma 3:25, sau khi đề cập đến ơn cứu chuộc do Chúa Giêsu Kitô đem lại, Thánh Phaolô tiếp tục trình bày một công thức đối với ta khá khó hiểu như sau: “Thiên Chúa đã đặt Người làm nơi xá tội nhờ máu của Người cho những ai có lòng tin”. Với kiểu nói khá lạ lùng đối với chúng ta này, tức “dụng cụ xá tội”, Thánh Phaolô có ý nhắc tới điều được mệnh danh là tế vật bồi hoàn (propitiatory) nơi đền thờ xưa, hay chiếc nắp hòm bia giao ước, vốn được coi như điểm giao tiếp giữa Thiên Chúa và con người, điểm hiện diện mầu nhiệm của Thiên Chúa trong thế giới con người. Tế vật bồi hoàn ấy vào ngày hoà giải, tức lễ Yom Kippur, được rẩy bằng máu các vật hiến tế, một hành vi tượng trưng cho việc để tội lỗi của năm qua tiếp xúc với Thiên Chúa, nghĩa là hất tung tội lỗi con người vào lượng hải hà Thiên Chúa để tội lỗi ấy được sức mạnh của Thiên Chúa xóa tan, thắng vượt, tha thứ. Và cuộc sống trở lại như mới
Thánh Phaolô khi nhắc tới nghi thức trên đã muốn nói: nghi thức này bày tỏ ý nguyện rằng mọi tội lỗi của ta được đẩy xuống vực thẳm của lượng từ bi Chúa và nhờ thế chúng biến mất đi. Nhưng vì dùng máu vật, nên diễn trình kia không trọn vẹn. Do đó, cần một điểm giao tiếp chân thực hơn giữa tội lỗi con người và tình yêu Thiên Chúa. Điểm gặp gỡ đó đã xuất hiện với thập giá Chúa Kitô. Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng đã trở nên con người thực sự, đã tự mang lấy mọi tội lỗi của chúng ta. Người chính là điểm giao tiếp giữa nỗi thống khổ của con người và lượng từ bi vô cùng của Thiên Chúa; trong trái tim Người, cái sứ nặng nghìn cân đáng buồn của tội lỗi mà nhân loại vốn “è cổ” gánh trên vai đã được tháo gỡ, và cuộc sống trở lại tươi mát.
Trình bày sự thay đổi ấy, Thánh Phaolô muốn nhắn nhủ chúng ta rằng: với thập giá Chúa Kitô, tức hành vi yêu thương tối thượng của Thiên Chúa được hoán chuyển thành tình yêu nhân bản, việc thờ phượng xưa với hy lễ xúc vật trong đền thánh Giêrusalem ngày nào đã chấm dứt rồi. Việc thờ phượng có tính biểu tượng, hay việc thờ phượng của ý nguyện, nay đã được thay thế hẳn bằng việc thờ phượng đích thực, tức tình yêu Thiên Chúa nhập thể nơi Chúa Kitô và được làm cho trọn trong cái chết của Người trên thập giá. Thành thử, đây đâu phải là chuyện tâm linh hóa việc thờ phượng chân thực, trái lại, đây là việc thờ phượng chân thực, đây là tình yêu nhân thần chân thực, thay thế hẳn cho việc thờ phượng có tính biểu tượng và tạm bợ. Thập giá Chúa Kitô, tình yêu bằng thịt và máu của Người, mới thực là thờ phượng chân thực, xứng hợp với thực tại Thiên Chúa và con người. Đối với Thánh Phaolô, ngay trước khi đền thờ bị phá hủy trên thực tế, thời đại của đền thờ và việc thờ phượng của nó thực sự đã chấm dứt rồi: ở đây, ta thấy Thánh Phaolô hoàn toàn nhất trí với lời lẽ của chính Chúa Giêsu, Đấng từng loan báo ngày tận cùng của đền thờ và công bố một đền thờ khác “không do bàn tay con người làm nên”, tức đền thờ của chính thân xác phục sinh của Người (xem Mc 14:58; Ga 2:19 tt).
2. Trong Thư Rôma 12:1, Thánh Phaolô dạy: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa xót thương chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người”.
Qua các lời trên, một nghịch lý biểu kiến đã được chứng nghiệm: trong khi quy phạm đòi hy lễ phải là cái chết của tế vật, thì Thánh Phaolô lại nhắc tới
đời sống người Kitô hữu. Kiểu nói “hãy hiến dâng thân mình” kết hợp với ý niệm “của lễ” liền sau đó đã nói lên sắc thái thờ phượng “hiến dâng làm hy lễ, hay dâng lễ”. Lời khuyên nhủ “hãy hiến dâng thân mình” có ý nói tới toàn bộ con người; thực vậy, trong Thư Rôma 6:13, Thánh Phaolô mời gọi ta hãy “hiến toàn thân cho Thiên Chúa”. Tuy nhiên, việc rõ ràng nhắc tới chiều kích thể lý của người Kitô hữu trùng hợp với lời mời gọi “hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em” (1Cor 6:20). Đây quả là vấn đề tôn vinh Thiên Chúa trong cuộc hiện sinh hàng ngày cách thụ thể nhất, một cuộc hiện sinh được cấu thành bằng tính hữu hình đầy tương quan và khả giác.
Tác phong trên được Thánh Phaolô miêu tả là “lễ hy sinh sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa”. Chính ở đây, ta thấy hạn từ “lễ hy sinh”. Trong cách dùng thịnh hành, hạn từ này là một phần trong ngữ cảnh thánh, dùng để chỉ việc cắt cổ một thú vật rồi thui một phần con vật đó dâng kính các thần minh còn các phần còn lại được các người dâng lễ tiêu thụ tiệc tùng. Nhưng thay cho việc ấy, Thánh Phaolô áp dụng hạn từ này vào cuộc sống người Kitô hữu. Thực vậy, ngài phân loại lễ hy sinh này bằng cách sử dụng ba tĩnh từ. Tĩnh từ thứ nhất là “sống động”, nói lên sinh khí của nó. Tĩnh từ thứ hai là “thánh thiện” làm ta nhớ tới quan niệm của Thánh Phaolô về sự thánh thiện, một quan niệm không dính dáng gì tới nơi chốn hay vật thể, nhưng tới chính con người của Kitô hữu. Tĩnh từ thứ ba là “đẹp lòng Thiên Chúa”, một tĩnh từ có lẽ nhắc đến kiểu nói chung của Thánh Kinh về lễ hy sinh mùi vị thơm tho (xem Lêvi 1:13, 17; 23:18; 26:31 v.v…)
Ngay sau đó, Thánh Phaolô định nghĩa lối sống mới trên như sau: “Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người”. Đây là lối dịch của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ. Thực ra, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI sử dụng bản tiếng Ý, nên câu này được ngài viết là “spiritual worship” (thờ phượng trong tinh thần). Các nhà chú giải Thánh Kinh xưa nay vẫn coi kiểu nói trong tiếng Hy Lạp “tçn logikçn latreían” này rất khó phiên dịch. Bản Thánh Kinh bằng tiếng Latinh dịch nó là “rationabile obseqium”. Cũng một hạn từ “rationabile” đã được dùng trong Kinh Nguyện Thánh Thể Thứ Nhất của Lễ Qui Rôma: Quam oblationem tu Deus in omnibus, quaesumus, benedictam, adscriptam, ratam, rationabilem, acceptabilemque facere digneris… mà bản tiếng Việt gần đây của Ủy Ban Phụng Tự của Hội Đồng Giám Mục Viêt Nam dịch là “hoàn hảo”. Đức Thánh Cha cho hay: kiểu dịch cổ điển của Ý “Đó là cách thức thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần” (spiritual worship) không lột tả hết các chi tiết của bản Hy Lạp, và cả của bản La Tinh nữa. Tuy nhiên, lối dịch đó không kém phần diễn tả được việc thờ phượng chân thực hay chỉ là lối dịch có tính ẩn dụ, nhưng quả đã nói lên được lối thờ phượng cụ thể hơn và thực tiễn hơn, một lối thờ phượng trong đó con người trong tính toàn diện của mình như một hữu thể có lý trí đã biến dạng thành kẻ thờ lạy và tôn vinh Thiên Chúa hằng sống.
Công thức của Thánh Phaolô mà Kinh Nguyện Thánh Thể Rôma đã dùng lại là kết quả của một khai triển lâu dài kinh nghiệm tôn giáo trong nhiều thế kỷ trước Chúa Kitô. Trong kinh nghiệm này, ta thấy có nhiều khai triển thần học trong Cựu Ước và các trào lưu tư tưởng Hy lạp. Đức Thánh Cha, nhân dịp này, đã nhắc đến một vài yếu tố trong diễn trình khai triển ấy. Các tiên tri và nhiều thánh vịnh từng mạnh mẽ chỉ trích các hy lễ đẫm máu tại đền thờ. Thí dụ, Thánh Vịnh 50 (49) chẳng hạn, trong đó Thiên Chúa phán: “Ta mà đói, Ta đâu cần nói ngươi hay, vì trái đất với mọi loài, chính Ta làm chủ. Thịt bò há là thức Ta ăn? Máu chiên há là đồ Ta uống? Hãy tiến dâng Thiên Chúa lời tạ ơn làm hy lễ, giữ trọn điều khấn nguyền cùng Ðấng Tối Cao (12-14).
Cũng theo chiều hướng ấy, Thánh Vịnh tiếp theo là Thánh Vịnh 51 (50) nói rằng: “Chúa chẳng ưa thích gì tế phẩm, con có thượng tiến lễ toàn thiêu, Ngài cũng không chấp nhận. Lạy Thiên Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát, một tấm lòng tan nát dày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê” (câu 18-19).
Trong sách Đanien, vào thời đền thờ bị chế độ Hy Lạp phá hủy (thế kỷ thứ Hai trước CN), ta thấy một buớc tiến mới trong cùng chiều hướng trên. Giữa đống lửa, nghĩa là giữa cơn bách hại và đau thương, Azariah đã cầu nguyện như sau: “Ngày nay chẳng còn vị thủ lãnh, chẳng còn bậc ngôn sứ, chẳng còn người chỉ huy. Lễ toàn thiêu, lễ hy sinh đã hết, lễ tiến, lễ hương cũng chẳng còn, chẳng còn nơi dâng của đầu mùa lên Chúa để chúng con được Chúa xót thương. Nhưng xin nhận tâm hồn thống hối và tinh thần khiêm nhượng của chúng con, thay của lễ toàn thiêu chiên bò, và ngàn vạn cừu non béo tốt” (3:38-39).
Trong cảnh hoang tàn đổ nát của đền thánh và việc thờ phượng, trong trạng huống không còn dấu chỉ bề ngoài sự hiện diện của Chúa, tín hữu đương nhiên chỉ còn biết lấy trái tim thống hối, lòng thiết tha với Chúa làm của toàn thiêu chân thực.
Ta thấy đó quả là một khai triển quan trọng, tươi đẹp, tuy có nguy hiểm. Ở đấy có sự tâm linh hóa, một thứ tinh thần hóa nào đó về thờ phượng: thờ phượng trở nên chỉ là một điều gì đó của trái tim, của tinh thần. Thân xác hình như thiếu bóng, cả cộng đoàn cũng vậy. Thànhh thử phải hiểu rằng Thánh Vịnh 51 cũng như Sách Đanien, dù chỉ trích việc thờ phượng kia, vẫn mong muốn trở về với thời kỳ hy lễ. Nhưng đó là một thời canh tân, trong một tổng hợp vẫn còn rất xa xôi, mà người ta chưa dám nghĩ tới.
Ta hãy quay về với Thánh Phaolô. Ngài là người thừa hưởng các khai triển trên, nghĩa là lòng hoài mong việc thờ phượng chân thực, việc thờ phượng trong đó, chính con người trở nên vinh quang Thiên Chúa, sự thờ lạy sống động bằng cả hữu thể của mình. Trong chiều hướng ấy, thánh nhân nói với tín hữu Rôma: “Hãy dâng hiến thân mình làm của lễ sống động…để thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần”.
Như thế Thánh Phaolô chỉ nhắc lại điều ngài đã nói ở chương 3: thời hy lễ bằng xúc vật, tức hy lễ thay thế, đã chấm dứt hẳn. Thời thờ phượng chân thực đã tới rồi. Nhưng ở đây, ta cũng thấy có nguy hiểm hiểu lầm. Việc thờ phượng mới mẻ này rất dễ bị giải thích theo nghĩa duy luân lý: dâng con người chúng ta là ta đã thực hiện việc thờ phượng chân thực. Nếu thế thì việc thờ phượng bằng xúc vật đã được thay thế bằng việc thờ phượng của phe duy luân lý (moralism). Con người sẽ làm mọi sự cho chính mình bằng chính sức mạnh của riêng mình. Nhưng chắc chắn điều ấy không phải là ý định của Thánh Phaolô.
Câu hỏi dai dẳng vì thế vẫn là: phải giải thích ra sao kiểu nói “thờ phượng hợp lý trong tinh thần” (reasonable spiritual worship)? Thánh Phaolô luôn giả thiết rằng ta phải trở nên “một trong Chúa Giêsu Kitô” (Gl 3:28), và ta đã chết trong phép rửa (Rm 1) và nay đang sống với Chúa Kitô, nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô. Trong sự nên một này, và chỉ cách này mà thôi, ta mới trở thành một lễ dâng sống động, mới có thể dâng lên việc thờ phượng chân thực. Nếu các xúc vật dùng làm hy lễ mà thay thế được con người, thay thế được việc con người tự hiến mình, thì hay biết bao, nhưng chúng đã không làm được việc ấy. Chúa Giêsu Kitô, khi hiến mình cho Chúa Cha và cho chúng ta, cũng không thay thế được, nhưng đúng hơn Người đã phải trở thành con người mang lấy tội lỗi và ước mong của ta; nhờ thế, Người mới thực sự đại diện cho ta, mới mặc lấy chúng ta trong chính Người. Chỉ trong hiệp thông với Chúa Kitô, thể hiện qua đức tin và các bí tích, ta mới biến ta thành lễ dâng sống động, bất chấp mọi thiếu sót của mình: việc thờ phượng chân thực đã nên trọn.
Việc tổng hợp trên là chiếc phông của Lễ Qui Rôma trong đó, ta cầu nguyện rằng của lễ này trở nên “hợp lý hợp lẽ” (rationabile) để việc tjờ phượng trong tinh thần được hoàn tất. Giáo Hội biết rằng trong Lễ Tạ Ơn Thánh Thiện này, việc tự hiến của Chúa Kitô, hy lễ chân thực của Người, đã trở nên hiện thực. Nhưng Giáo Hội vẫn cầu xin để cộng đoàn cử hành thực sự được kết hợp nên một với Chúa Kitô, được biến đổi; Giáo Hội cầu nguyện cho ta trở thành điều mà tự sức cố gắng của ta không bao giờ ta làm được: là trở thành lễ dâng “rationabile” (hợp lý hợp lẽ) làm đẹp lòng Chúa. Kinh nguyện Thánh Thể quả đã giải thích thoả đáng lời lẽ của Thánh Phaolô.
Thánh Augustinô làm sáng tỏ tất cả các điều trên một cách tuiyệt diệu trong sách thứ 10 cuốn Kinh Thành Thiên Chúa. Đức Thánh Cha trưng dẫn hai câu sau đây từ Cuốn Sách này: “Hy lễ của người Kitô hữu là đây: dù là số nhniều, chúng ta chỉ là một thân thể trong Chúa Kitô”… “Toàn bộ cộng đoàn được cứu chuộc (civitas), nghĩa là, hiệp đoàn và xã hội các thánh, được dâng lên cho Thiên Chúa qua tay Thầy Cả Thượng Phẩm là Đấng đã tự hiến mình” (10,6: CCL 47, 27 tt).
3. Sau cùng, trong chương 15, Thánh Phaolô viết về việc thờ phượng chân thực như sau: “Tôi viết thế là dựa vào ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi làm người phục vụ Đức Giê-su Ki-tô giữa các dân ngoại, lo việc tế tự là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa, để các dân ngoại được Thánh Thần thánh hoá mà trở nên một lễ phẩm đẹp lòng Thiên Chúa” (câu 15-16). Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh 2 khía cạnh trong bản văn tuyệt diệu này cũng như lối dùng từ độc đáo của Thánh Phaolô. Trước nhất, Thánh Phaolô giải thích hành động truyền giáo của ngài giữa các dân tộc trên thế giới để xây dựng nên Giáo Hội phổ quát là một hành động tư tế. Công bố Phúc Âm để kết hợp mọi người trong hiệp thông với Chúa Kitô Phục Sinh là một hành động tư tế. Tông đồ của Phúc Âm là một tư tế đúng nghĩa; ngài quả đã làm điều vốn là trái tim của chức tư tế: chuẩn bị lễ dâng chân thực.
Khía cạnh thứ hai: mục tiêu của hành động truyền giáo, hay đúng hơn của nền phụng vụ có tính vũ trụ (cosmic liturgy) là: mọi dân tộc kết hợp trong Chúa Kitô, nghĩa là toàn bộ thế giới, trở thành vinh quang Thiên Chúa “lễ dâng đẹp lòng, được thánh hóa trong Chúa Thánh Thần”. Ở đây ta thấy khía cạnh hết sức năng động, khía cạnh hy vọng trong quan niện thờ phượng của Thánh Phaolô: việc tự hiến của Chúa Kitô hàm nghĩa một khuynh hướng lôi kéo mọi người vào hiệp thông trong thân xác Người, khuynh hhướng kết hợp toàn bộ thế giới. Chỉ trong hiệp thông với Chúa Kitô, con người điển hình, vốn là một với Thiên Chúa, thế giới mới trở nên công chính như mọi người chúng ta mong muốn: một tấm gưoơg phản chiếu tình yêu Thiên Chúa. Tính năng động này luôn hiện diện trong Thánh Kinh; tính năng động ấy phải gợi hứng và đào luyện cuộc sống ta. Đức Thánh Cha cầu mong ta khởi đầu năm mới 2009 bằng tính năng động ấy.
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục
LM Nguyễn Vinh Gioang
14:31 09/01/2009
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (68)
681. Hết lòng quý trọng Phép Rửa Tội
Vua thánh Lu-y của nước Pháp quý trọng ngôi làng Poissy, nơi vua được chịu Phép Rửa Tội, hơn là thành Reims, nơi vua được phong vương.
Trong dịp rửa tội một người Do Thái, vua có mời một số người đến dự. Những người nầy là những người đi theo hầu một ông hoàng vô đạo.
Sau khi xong nghi thức rửa tội, vua nói với những người nầy:
- “Hãy về trình bày với ông hoàng của các ngươi rằng trẫm thà bị tù suốt đời trong những căn ngục tối tăm nhất, nếu vì phải như vậy mà trẫm có thể làm cho ông hoàng và dân của ông nhận được ơn chịu phép Rửa Tội.
682. Ngày nào là ngày cao quý nhất trong đời người công giáo?
Đức Thánh Cha Piô XI đã nếm những giây phút hạnh phúc của ngày chịu chức linh mục, đã trải qua những hồi rực rỡ của ngày thụ phong giám mục, đã hưởng những cảnh uy nghi của ngày đăng quang giáo hoàng, nhưng ngài quý trọng Phép Bí Tích Rửa Tội hơn hết.
Ngày 01 tháng 6 năm 1930, dịp giáp năm ngày chịu Phép Rửa Tội, ngài sung sướng nói với 1500 thanh niên Rôma:
- “Ngày Cha chịu Phép Rửa Tội là ngày cao quý nhất của đời Cha. Cũng như ngày các con chịu phép Rửa Tội là ngày cao quý nhất của đời các con.”
683. Quý trọng thánh đường, nơi ta chịu Phép Rửa Tội
Hằng năm, thánh Vinh Sơn Fe-rê mừng lễ giáp năm ngày rửa tội. Trong dịp nầy, ngài dâng thánh lễ tạ ơn Chúa trong ngôi thánh đường ngài đã được chịu Phép Rửa Tội trước kia.
Thân mẫu thánh Phanxicô Salêsiô thỏ thẻ với con khi đứng trước nhà thờ con mình đã được chịu phép Rửa Tội:
- “Con ơi, tước hiệu cao cả nhất của con không phải cung điện tổ tiên để lại, nhưng là thánh đường trong đó, con đã được trở nên Kytô-hữu.”
684. Già rồi mà nói: “Tôi mới có hai tuổi.”
Một cụ già 80 tuổi được cha De Smet de Termonde rửa tội.
Bắt đầu từ đó, cụ sống cuộc đời rất gương mẫu.
Hai năm sau, cụ hấp hối.
Có người muốn biết cụ mấy tuổi, cụ đĩnh đạc trả lời:
- “Tôi mới có hai tuổi. Tám mươi năm trước khi rửa tội, là những năm chết. tôi mới bắt đầu sống thật khi tôi chịu Phép Rửa Tội.”
685. Linh mục đang giảng, cúi đầu sâu chào giáo dân.
Linh mục Mac Carthy giảng về Phép Rửa Tội.
Lúc đang nói về người chịu Phép Rửa Tội được trở nên Con của Thiên Chúa, ngài bỗng dừng bài giảng lại và nói lớn tiếng một cách sững sốt:
- “Chúa ôi! Tôi thấy gì đây? Mắt xác thịt cho tôi thấy trước mặt tôi, những thương gia, những công chức, những công nhân, những người giúp việc, những người nghèo, những người giàu, những hạng thông, những người dốt, nhưng nhờ ánh sáng đức tin, con mắt linh hồn cho tôi thấy toàn là những hoàng tử và công chúa thực sự.”
Vừa dứt lời, linh mục Mac Carthy làm một cử chỉ mà chắc chúng ta chưa thấy một vị linh mục nào làm trên toà giảng: ngài cúi sâu đầu và cung kính nói:
- “Nhân Danh Thiên Chúa trên trời, tôi xin kính chào quý ngài.”
686. Ai là người thắng lợi sau cùng?
Trong cuộc sống, việc dễ nhất, thường cũng là việc khó làm nhất; việc khó làm nhất, cũng là việc dễ nhất.
Nói nó dễ, là vì chỉ cần muốn làm, thì bất kỳ ai cũng có thể làm; nói nó khó, là vì nó thực sự có thể làm được nếu chúng ta phải kiên trì đến cùng. Chỉ là một số ít người thực hiện được điều nầy.
Hơn phần nửa dân số thế giới thường nói rằng: “Như thế đã đủ rồi!”, “Việc nầy không đáng.”, “Sự việc có thể thay đổi theo chiều hướng xấu.”, “Làm như thế, không có ý nghĩa.”
Còn những người có thể kiên trì lâu dài, sẽ nói: “Phải làm được tốt nhất!”, “Phải cố hết sức!”, “Hãy kiên trì một chút!”
Câu chuyện rùa và thỏ chạy thi, đã cho chúng ta biết rằng: người thắng lợi, là một con rùa vụng về, mà không phải là một con thỏ nhanh nhẹ, khéo léo. Điều đó là vì trong sự cạnh tranh, con thỏ đã thiếu đi sự kiên trì và nhẫn nại.
Có được thành công lớn nhất, cái chúng ta dựa vào, không phải là sức mạnh, mà là sự dẻo dai.
Cạnh tranh, thường là những cuộc cạnh tranh về sức chịu đựng, tính kiên trì.
Người có lòng kiên trì, luôn là người có thắng lợi sau cùng. (100 Triết Lý Sống Làm Thay Đổi Vận Mệnh)
687. Người vợ xây nấm mồ chôn hạnh phúc gia đình mình.
Sau khi bàn cãi trong 11 năm ở toà chuyên xử các vụ lôi thôi trong gia đình ở New York, bà luật sư Bessie Hamburger nói:
- “Đàn ông phải xa rời vợ vì họ chán nghe vợ rầy rà, gây gổ.”
Như một văn sĩ đã nói:
- “Rất nhiều bà vợ, mồm không ngớt đay nghiến chồng, và mỗi lần một ít, họ đã hoàn thành xong nấm mồ chôn hạnh phúc gia đình mình.” (Cuộc Sống Tươi đẹp Để Luôn Tràn Đầy Sức Sống)
688. Một ý chí sắt đá lạ lùng!
Mới đây, chúng ta thấy nhà vô địch G.Paillot có nhiều điểm hết sức khác thường: ông đi vòng quanh thế giới theo kiểu đi bộ, và đã đi được 95.000 cây số.
Đó là một sự lạ lùng!
Lạ lùng hơn nữa, là ông chỉ có một chân: chiếc chân thứ hai là chân gỗ! (ông bị tai nạn xe cán gãy chân trái lúc 6 tuổi…)…
Chí cương quyết của ông đã làm cho những người lành lặn phải suy nghĩ. (Luyện Chí Để Thành Công)
689. Vui với định mạng
Một hôm, tôi (Dale Carnegie) gặp ở Nữu Ứơc, 30 đứa nhỏ tàn tật, chống gậy hay nạng, lết bết leo lên những bực của một nhà ga lớn. Có đứa phải cõng, mới lên nổi.
Tôi ngạc nhiên nghe chúng vui cười giòn giã.
Một người coi sóc chúng, giảng cho tôi:
- “Khi một em đó hiểu rằng mình sẽ tàn tật suốt đời, thì mới đầu, như rụng rời, rồi bình tĩnh lại, cam lòng với định mạng, rồi cảm thấy sung sướng hơn những đứa trẻ mạnh.”
Tôi kính phục những em nhỏ đó. Các em đã cho tôi bài học mà tôi sẽ ghi nhớ suốt đời. (Đắc Nhân Tâm: Bí Quyết Thành Công)
690. Bạn hãy tự tin!
Theo lời kể, có một người thợ mộc cần cù hiếu học.
Một hôm, anh ta đi sửa cái ghế cho một vị quan tòa. Anh không những chăm chú, tĩ mĩ sửa chiếc ghế, mà còn cải tiến nó.
Có người hỏi nguyên nhân, thì anh ta giải thích:
- “Tôi muốn sửa nó thật bền vững, chắc chắn cho đến khi tôi là một quan toà ngồi lên chiếc ghế ấy.”
Và điều nầy đã trở thành hiện thực: người thợ mộc đã trở thành một quan toà, ngồi vào chiếc ghế ấy.
Tự tin là động lực không bao giờ cạn kiệt trong cuộc sống. Nó có thể giúp bạn chiến thắng tư tưởng buông xuôi, cam chịu. Bạn tin tưởng mình sẽ trở thành người như thế nào và thực hiện theo thể ấy, thì bạn sẽ trở thành người như mong muốn. (50 Điều Quan Trọng Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn)
681. Hết lòng quý trọng Phép Rửa Tội
Vua thánh Lu-y của nước Pháp quý trọng ngôi làng Poissy, nơi vua được chịu Phép Rửa Tội, hơn là thành Reims, nơi vua được phong vương.
Trong dịp rửa tội một người Do Thái, vua có mời một số người đến dự. Những người nầy là những người đi theo hầu một ông hoàng vô đạo.
Sau khi xong nghi thức rửa tội, vua nói với những người nầy:
- “Hãy về trình bày với ông hoàng của các ngươi rằng trẫm thà bị tù suốt đời trong những căn ngục tối tăm nhất, nếu vì phải như vậy mà trẫm có thể làm cho ông hoàng và dân của ông nhận được ơn chịu phép Rửa Tội.
682. Ngày nào là ngày cao quý nhất trong đời người công giáo?
Đức Thánh Cha Piô XI đã nếm những giây phút hạnh phúc của ngày chịu chức linh mục, đã trải qua những hồi rực rỡ của ngày thụ phong giám mục, đã hưởng những cảnh uy nghi của ngày đăng quang giáo hoàng, nhưng ngài quý trọng Phép Bí Tích Rửa Tội hơn hết.
Ngày 01 tháng 6 năm 1930, dịp giáp năm ngày chịu Phép Rửa Tội, ngài sung sướng nói với 1500 thanh niên Rôma:
- “Ngày Cha chịu Phép Rửa Tội là ngày cao quý nhất của đời Cha. Cũng như ngày các con chịu phép Rửa Tội là ngày cao quý nhất của đời các con.”
683. Quý trọng thánh đường, nơi ta chịu Phép Rửa Tội
Hằng năm, thánh Vinh Sơn Fe-rê mừng lễ giáp năm ngày rửa tội. Trong dịp nầy, ngài dâng thánh lễ tạ ơn Chúa trong ngôi thánh đường ngài đã được chịu Phép Rửa Tội trước kia.
Thân mẫu thánh Phanxicô Salêsiô thỏ thẻ với con khi đứng trước nhà thờ con mình đã được chịu phép Rửa Tội:
- “Con ơi, tước hiệu cao cả nhất của con không phải cung điện tổ tiên để lại, nhưng là thánh đường trong đó, con đã được trở nên Kytô-hữu.”
684. Già rồi mà nói: “Tôi mới có hai tuổi.”
Một cụ già 80 tuổi được cha De Smet de Termonde rửa tội.
Bắt đầu từ đó, cụ sống cuộc đời rất gương mẫu.
Hai năm sau, cụ hấp hối.
Có người muốn biết cụ mấy tuổi, cụ đĩnh đạc trả lời:
- “Tôi mới có hai tuổi. Tám mươi năm trước khi rửa tội, là những năm chết. tôi mới bắt đầu sống thật khi tôi chịu Phép Rửa Tội.”
685. Linh mục đang giảng, cúi đầu sâu chào giáo dân.
Linh mục Mac Carthy giảng về Phép Rửa Tội.
Lúc đang nói về người chịu Phép Rửa Tội được trở nên Con của Thiên Chúa, ngài bỗng dừng bài giảng lại và nói lớn tiếng một cách sững sốt:
- “Chúa ôi! Tôi thấy gì đây? Mắt xác thịt cho tôi thấy trước mặt tôi, những thương gia, những công chức, những công nhân, những người giúp việc, những người nghèo, những người giàu, những hạng thông, những người dốt, nhưng nhờ ánh sáng đức tin, con mắt linh hồn cho tôi thấy toàn là những hoàng tử và công chúa thực sự.”
Vừa dứt lời, linh mục Mac Carthy làm một cử chỉ mà chắc chúng ta chưa thấy một vị linh mục nào làm trên toà giảng: ngài cúi sâu đầu và cung kính nói:
- “Nhân Danh Thiên Chúa trên trời, tôi xin kính chào quý ngài.”
686. Ai là người thắng lợi sau cùng?
Trong cuộc sống, việc dễ nhất, thường cũng là việc khó làm nhất; việc khó làm nhất, cũng là việc dễ nhất.
Nói nó dễ, là vì chỉ cần muốn làm, thì bất kỳ ai cũng có thể làm; nói nó khó, là vì nó thực sự có thể làm được nếu chúng ta phải kiên trì đến cùng. Chỉ là một số ít người thực hiện được điều nầy.
Hơn phần nửa dân số thế giới thường nói rằng: “Như thế đã đủ rồi!”, “Việc nầy không đáng.”, “Sự việc có thể thay đổi theo chiều hướng xấu.”, “Làm như thế, không có ý nghĩa.”
Còn những người có thể kiên trì lâu dài, sẽ nói: “Phải làm được tốt nhất!”, “Phải cố hết sức!”, “Hãy kiên trì một chút!”
Câu chuyện rùa và thỏ chạy thi, đã cho chúng ta biết rằng: người thắng lợi, là một con rùa vụng về, mà không phải là một con thỏ nhanh nhẹ, khéo léo. Điều đó là vì trong sự cạnh tranh, con thỏ đã thiếu đi sự kiên trì và nhẫn nại.
Có được thành công lớn nhất, cái chúng ta dựa vào, không phải là sức mạnh, mà là sự dẻo dai.
Cạnh tranh, thường là những cuộc cạnh tranh về sức chịu đựng, tính kiên trì.
Người có lòng kiên trì, luôn là người có thắng lợi sau cùng. (100 Triết Lý Sống Làm Thay Đổi Vận Mệnh)
687. Người vợ xây nấm mồ chôn hạnh phúc gia đình mình.
Sau khi bàn cãi trong 11 năm ở toà chuyên xử các vụ lôi thôi trong gia đình ở New York, bà luật sư Bessie Hamburger nói:
- “Đàn ông phải xa rời vợ vì họ chán nghe vợ rầy rà, gây gổ.”
Như một văn sĩ đã nói:
- “Rất nhiều bà vợ, mồm không ngớt đay nghiến chồng, và mỗi lần một ít, họ đã hoàn thành xong nấm mồ chôn hạnh phúc gia đình mình.” (Cuộc Sống Tươi đẹp Để Luôn Tràn Đầy Sức Sống)
688. Một ý chí sắt đá lạ lùng!
Mới đây, chúng ta thấy nhà vô địch G.Paillot có nhiều điểm hết sức khác thường: ông đi vòng quanh thế giới theo kiểu đi bộ, và đã đi được 95.000 cây số.
Đó là một sự lạ lùng!
Lạ lùng hơn nữa, là ông chỉ có một chân: chiếc chân thứ hai là chân gỗ! (ông bị tai nạn xe cán gãy chân trái lúc 6 tuổi…)…
Chí cương quyết của ông đã làm cho những người lành lặn phải suy nghĩ. (Luyện Chí Để Thành Công)
689. Vui với định mạng
Một hôm, tôi (Dale Carnegie) gặp ở Nữu Ứơc, 30 đứa nhỏ tàn tật, chống gậy hay nạng, lết bết leo lên những bực của một nhà ga lớn. Có đứa phải cõng, mới lên nổi.
Tôi ngạc nhiên nghe chúng vui cười giòn giã.
Một người coi sóc chúng, giảng cho tôi:
- “Khi một em đó hiểu rằng mình sẽ tàn tật suốt đời, thì mới đầu, như rụng rời, rồi bình tĩnh lại, cam lòng với định mạng, rồi cảm thấy sung sướng hơn những đứa trẻ mạnh.”
Tôi kính phục những em nhỏ đó. Các em đã cho tôi bài học mà tôi sẽ ghi nhớ suốt đời. (Đắc Nhân Tâm: Bí Quyết Thành Công)
690. Bạn hãy tự tin!
Theo lời kể, có một người thợ mộc cần cù hiếu học.
Một hôm, anh ta đi sửa cái ghế cho một vị quan tòa. Anh không những chăm chú, tĩ mĩ sửa chiếc ghế, mà còn cải tiến nó.
Có người hỏi nguyên nhân, thì anh ta giải thích:
- “Tôi muốn sửa nó thật bền vững, chắc chắn cho đến khi tôi là một quan toà ngồi lên chiếc ghế ấy.”
Và điều nầy đã trở thành hiện thực: người thợ mộc đã trở thành một quan toà, ngồi vào chiếc ghế ấy.
Tự tin là động lực không bao giờ cạn kiệt trong cuộc sống. Nó có thể giúp bạn chiến thắng tư tưởng buông xuôi, cam chịu. Bạn tin tưởng mình sẽ trở thành người như thế nào và thực hiện theo thể ấy, thì bạn sẽ trở thành người như mong muốn. (50 Điều Quan Trọng Làm Thay Đổi Cuộc Đời Bạn)
Diễn tả tình yêu
+ GM JB Bùi Tuần
16:17 09/01/2009
Tình yêu là vô hình. Vô hình nên cần được diễn tả ra bằng hữu hình. Tình yêu Thiên Chúa là thiêng liêng. Thiêng liêng nên cần được diễn tả ra bằng vật chất để con người dễ hiểu.
Chúa đã diễn tả tình yêu vô hình và thiêng liêng của Người bằng cách nào? Thưa bằng sự: "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta" (Ga 1,14).
1/ Thiên Chúa diễn tả tình yêu
Ngôi Lời nhập thể là cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người đối với nhân loại. Khi thấy con người Giêsu, nhân loại phải nhìn sâu hơn, để nhận ra đó chính là một cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người.
Trong cách diễn tả này, tình yêu Thiên Chúa đã bước xuống, chấp nhận nhập thể, để làm người. "Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Pl 2,7).
Tình yêu được diễn tả như vậy nói lên sự từ bỏ mình vì yêu thương. Sự từ bỏ mình như thế là chọn lựa rất tự do của Thiên Chúa toàn năng, vô cùng khôn ngoan, vô cùng sáng suốt, vô cùng thông hiểu. Chính vì thế, mà chọn lựa ấy là vô cùng cao quý. Chọn lựa quý giá ấy dạy chúng ta phải biết cách diễn tả tình yêu của chúng ta.
2/ Chúng ta diễn tả tình yêu đối với Chúa
Chúng ta là loài có xác thịt, mang nặng vật chất, nên không lạ gì chúng ta phải diễn tả tình yêu chúng ta ra những dấu chỉ mang tính vật chất. Tình yêu là vô hình, nên không lạ gì chúng ta phải diễn tả tình yêu chúng ta ra những dấu chỉ hữu hình.
Thiết tưởng diễn tả đó là cần thiết. Nhưng, trong diễn tả đó, cần để ý những điểm sau đây:
a) Phải vượt qua những hình thức diễn tả.
Hình thức diễn tả chỉ có giá trị thực, khi nó quy chiếu về sự nó diễn tả. Thí dụ chúng ta làm một hang đá Belem huy hoàng, với bộ tượng sinh nhật xinh xắn. Đó chỉ là một hình thức diễn tả biến cố Chúa giáng trần đã xảy ra hơn hai ngàn năm trước đây. Biến cố xưa ấy nói lên tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại.
Nếu chúng ta ngắm nhìn hang đá và bộ tượng sinh nhật như một kỳ công mỹ thuật, hoặc nhìn cảnh đó như nhìn lạnh lẽo một kỷ niệm lịch sử đơn thuần, thì cái nhìn đó của chúng ta sẽ không đọc được gì về tình yêu Thiên Chúa.
Nhìn hình thức hữu hình, để chạm được nội dung vô hình, mới đúng là đón nhận được ý nghĩa tình yêu đàng sau hình thức diễn tả.
b) Phải ý thức về khoảng cách giữa hình thức diễn tả và chính tình yêu muốn diễn tả.
Dịp lễ Sinh nhật, nhiều nơi thi nhau diễn tả tình yêu Thiên Chúa giáng trần bằng những cách khác nhau, như trang trí nhà thờ thêm đẹp, làm hang đá rực rỡ, lễ nghi phụng vụ trang nghiêm, diễn nguyện có mỹ thuật, thăm viếng nhau vui vẻ, chia sẻ số phận với những người nghèo, cô đơn, bệnh tật... Cách diễn tả nào cũng có cái hay của nó. Nhưng cách diễn tả nào cũng có một khoảng cách rất xa đối với chính tình yêu Thiên Chúa nhập thể.
Ý thức được điều đó sẽ giúp chúng ta tìm cách rút vắn khoảng cách lại. Nếu không, sẽ có những khoảng cách tệ hại, biến lễ Sinh nhật thành những lễ hội, trống vắng nội dung Phúc Âm.
c) Phải thực sự có lửa thiêng liêng, và biết đón nhận lửa ấy.
Không có gì khó diễn tả bằng tình yêu nhập thể, tình yêu cứu độ. Nhưng đã có những diễn tả đơn sơ, và đã có những người đọc được nội dung tình yêu ấy.
Nơi hang đá Belem, Chúa Hài đồng đã diễn tả tình yêu cứu độ bằng sự nhập thể trong cảnh khó nghèo, bé mọn, khiêm cung, hoà nhập. Diễn tả đơn sơ đó là rất can đảm, đầy lửa. Đức Mẹ và thánh Giuse đã đọc ý nghĩa của sự diễn tả, đã đón nhận được lửa tình yêu bằng cách diễn tả bình dị ấy.
Vấn đề đặt ra cho chúng ta là, khi diễn tả tình yêu cứu độ, chúng ta phải có tình yêu cứu độ thực nồng nàn. Có được lửa đó sẽ được kể là có hy vọng. Những người đón nhận sẽ nhiều hay ít, điều đó sẽ không là trách nhiệm của chúng ta. Trách nhiệm của chúng ta là, khi diễn tả tình yêu cứu độ, chúng ta phải thực sự có lửa tình yêu đó.
3/ Chúng ta diễn tả tình yêu đối với người khác
Hiện nay, Noel đang trở thành lễ của các liên đới. Người ta chúc mừng nhau, gởi thiệp tặng quà cho nhau.
Càng ngày, cách diễn ta tình yêu dịp Noel càng sôi động, phong phú.
Nhưng, nếu không để ý, thì cách diễn tả đó dễ trở thành máy móc lạnh, xã giao trống. Hình thức nhớ đến nhau chỉ là những con số tẻ nhạt, dễ lầm, trong một đại trà không chân dung.
Trái lại, khi có sự chân thành trân trọng, thì sẽ khác.
Dịp Noel sẽ là dịp thắp sáng lên những liên đới. Nhiều liên đới được thắp sáng, sẽ diễn tả được phần nào lịch sử một cá nhân, một cộng đoàn tôn giáo, một xã hội.
Khi những thắp sáng đó chia sẻ được tình yêu nhập thể cứu độ của Chúa giáng sinh, chúng sẽ dần dần hình thành nên một thế giới bình an. Bởi vì thế giới đó có sự hiện diện của Thiên Chúa tình yêu. Thời gian có Đấng Đời Đời.
Chúa đã diễn tả tình yêu vô hình và thiêng liêng của Người bằng cách nào? Thưa bằng sự: "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta" (Ga 1,14).
1/ Thiên Chúa diễn tả tình yêu
Ngôi Lời nhập thể là cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người đối với nhân loại. Khi thấy con người Giêsu, nhân loại phải nhìn sâu hơn, để nhận ra đó chính là một cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người.
Trong cách diễn tả này, tình yêu Thiên Chúa đã bước xuống, chấp nhận nhập thể, để làm người. "Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế" (Pl 2,7).
Tình yêu được diễn tả như vậy nói lên sự từ bỏ mình vì yêu thương. Sự từ bỏ mình như thế là chọn lựa rất tự do của Thiên Chúa toàn năng, vô cùng khôn ngoan, vô cùng sáng suốt, vô cùng thông hiểu. Chính vì thế, mà chọn lựa ấy là vô cùng cao quý. Chọn lựa quý giá ấy dạy chúng ta phải biết cách diễn tả tình yêu của chúng ta.
2/ Chúng ta diễn tả tình yêu đối với Chúa
Chúng ta là loài có xác thịt, mang nặng vật chất, nên không lạ gì chúng ta phải diễn tả tình yêu chúng ta ra những dấu chỉ mang tính vật chất. Tình yêu là vô hình, nên không lạ gì chúng ta phải diễn tả tình yêu chúng ta ra những dấu chỉ hữu hình.
Thiết tưởng diễn tả đó là cần thiết. Nhưng, trong diễn tả đó, cần để ý những điểm sau đây:
a) Phải vượt qua những hình thức diễn tả.
Hình thức diễn tả chỉ có giá trị thực, khi nó quy chiếu về sự nó diễn tả. Thí dụ chúng ta làm một hang đá Belem huy hoàng, với bộ tượng sinh nhật xinh xắn. Đó chỉ là một hình thức diễn tả biến cố Chúa giáng trần đã xảy ra hơn hai ngàn năm trước đây. Biến cố xưa ấy nói lên tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại.
Nếu chúng ta ngắm nhìn hang đá và bộ tượng sinh nhật như một kỳ công mỹ thuật, hoặc nhìn cảnh đó như nhìn lạnh lẽo một kỷ niệm lịch sử đơn thuần, thì cái nhìn đó của chúng ta sẽ không đọc được gì về tình yêu Thiên Chúa.
Nhìn hình thức hữu hình, để chạm được nội dung vô hình, mới đúng là đón nhận được ý nghĩa tình yêu đàng sau hình thức diễn tả.
b) Phải ý thức về khoảng cách giữa hình thức diễn tả và chính tình yêu muốn diễn tả.
Dịp lễ Sinh nhật, nhiều nơi thi nhau diễn tả tình yêu Thiên Chúa giáng trần bằng những cách khác nhau, như trang trí nhà thờ thêm đẹp, làm hang đá rực rỡ, lễ nghi phụng vụ trang nghiêm, diễn nguyện có mỹ thuật, thăm viếng nhau vui vẻ, chia sẻ số phận với những người nghèo, cô đơn, bệnh tật... Cách diễn tả nào cũng có cái hay của nó. Nhưng cách diễn tả nào cũng có một khoảng cách rất xa đối với chính tình yêu Thiên Chúa nhập thể.
Ý thức được điều đó sẽ giúp chúng ta tìm cách rút vắn khoảng cách lại. Nếu không, sẽ có những khoảng cách tệ hại, biến lễ Sinh nhật thành những lễ hội, trống vắng nội dung Phúc Âm.
c) Phải thực sự có lửa thiêng liêng, và biết đón nhận lửa ấy.
Không có gì khó diễn tả bằng tình yêu nhập thể, tình yêu cứu độ. Nhưng đã có những diễn tả đơn sơ, và đã có những người đọc được nội dung tình yêu ấy.
Nơi hang đá Belem, Chúa Hài đồng đã diễn tả tình yêu cứu độ bằng sự nhập thể trong cảnh khó nghèo, bé mọn, khiêm cung, hoà nhập. Diễn tả đơn sơ đó là rất can đảm, đầy lửa. Đức Mẹ và thánh Giuse đã đọc ý nghĩa của sự diễn tả, đã đón nhận được lửa tình yêu bằng cách diễn tả bình dị ấy.
Vấn đề đặt ra cho chúng ta là, khi diễn tả tình yêu cứu độ, chúng ta phải có tình yêu cứu độ thực nồng nàn. Có được lửa đó sẽ được kể là có hy vọng. Những người đón nhận sẽ nhiều hay ít, điều đó sẽ không là trách nhiệm của chúng ta. Trách nhiệm của chúng ta là, khi diễn tả tình yêu cứu độ, chúng ta phải thực sự có lửa tình yêu đó.
3/ Chúng ta diễn tả tình yêu đối với người khác
Hiện nay, Noel đang trở thành lễ của các liên đới. Người ta chúc mừng nhau, gởi thiệp tặng quà cho nhau.
Càng ngày, cách diễn ta tình yêu dịp Noel càng sôi động, phong phú.
Nhưng, nếu không để ý, thì cách diễn tả đó dễ trở thành máy móc lạnh, xã giao trống. Hình thức nhớ đến nhau chỉ là những con số tẻ nhạt, dễ lầm, trong một đại trà không chân dung.
Trái lại, khi có sự chân thành trân trọng, thì sẽ khác.
Dịp Noel sẽ là dịp thắp sáng lên những liên đới. Nhiều liên đới được thắp sáng, sẽ diễn tả được phần nào lịch sử một cá nhân, một cộng đoàn tôn giáo, một xã hội.
Khi những thắp sáng đó chia sẻ được tình yêu nhập thể cứu độ của Chúa giáng sinh, chúng sẽ dần dần hình thành nên một thế giới bình an. Bởi vì thế giới đó có sự hiện diện của Thiên Chúa tình yêu. Thời gian có Đấng Đời Đời.
Tấm giấy khai sinh
LM. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
16:56 09/01/2009
Tấm giấy khai sinh
Thông thường cuộc đời của một người được ghi lại từ ngày sinh ra mở mắt chào đời trong tấm giấy khai sinh.
Nhưng tấm giấy khai sinh về cuộc đời của Chúa Giêsu trên trần gian lại hơi khác.
Thánh sử Máthêo ghi lại gia phả của Chúa Giêsu, biến cố ba Vua đến thờ lạy Chúa, gia đình đi trốn tỵ nạn sang Ai Cập và rồi trở về quê nhà Nadarét sinh sống, trên tấm giấy khai sinh của cuộc đời Chúa Giêsu (Mt 1-2)
Thánh sử Marco ghi tường thuật lại trên tấm giấy khai sinh của đời Chúa Giêsu khởi đầu với biến cố chịu phép Rửa bên bờ sông Jordan. ( Mc 1, 7-11)
Thánh Luca tường thuật cặn kẽ chi tiết hơn về ngày giờ, nơi chốn hoàn cảnh địa lý cùng lịch sử chính trị thời sinh ra của Chúa Giêsu trên tấm giấy khai sinh. ( Lc 2, 1-41).
Tuy cả ba Thánh sử phúc âm đều tường thuật về biến cố Chúa Giêsu chịu phép Rửa bên sông Jordan, nhưng trên tấm gíấy khai sinh Chúa Giêsu, Thánh Marco ghi lại biến cố này như mốc thời gian bắt đầu nhập thể làm người của Chúa Giêsu trên trần gian.
Điều này có liên hệ gì với đời sống đức tin của chúng ta không?
Lẽ tất nhiên, muốn là gì đi nữa, trước hết phải sinh ra là người đã. Không có nền tảng yếu tố là người không thể nói những điều khác kế tiếp được.
Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa xuống thế làm người trong cung lòng đức mẹ Maria không qua con đường thông thường, mà Đấng Tạo Hoá đã khắc ghi trong công trình vũ trụ do hai yếu tố âm dương, nam nữ phối hợp tạo thành, nơi con người, cũng như nơi loài động vật và nơi loài cây cỏ thảo mộc. Nhưng lại do quyền năng phép lạ Đức Chúa Thánh Thần làm.
Chúa Giêsu, là Thiên Chúa, làm người không phải để làm ăn sinh sống, nhưng để rao truyền Tin mừng tình yêu nước Thiên Chúa cùng mang ơn cứu chuộc đến cho trần gian. Vì thế, có thể nói, ngày Người chịu phép Rửa là ngày Người bắt đầu sứ vụ đó.
Trong Giáo Hội khi Đức Giáo hoàng mới được bầu chọn, tuy ngài là Giáo hoàng ngay từ lúc bầu chọn, nhưng ít ngày sau đó cũng có ngày lịch sử chính thức khai mạc bắt đầu sứ vụ mục tử Giáo Hoàng, như đức đương kim giáo Hoàng Benedictô 16. đã làm lễ khai mạc sứ vụ mục tử hôm 24. 05. 2005. ở Vatican
Trong giáo phận Công giáo khi một vị tân giám mục được bổ nhiệm làm mục tử đứng đầu một Giáo phận, cũng có ngày chính thức bắt đầu nhiệm vụ ở giáo phận, sau khi được bổ nhiệm.
Vị tân Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama được bầu chọn hồi đầu tháng Mười Một 2008, nhưng đến ngày 20.01.2009 mới là ngày khai mạc nhiệm kỳ tổng thống của Ông ở Hoa kỳ.
Người tín hữu Công giáo chúng ta, sau khi sinh ra mở mắt chào đời, ngày xưa sau hai ba ngày, ngày nay sau một tháng hay hơn nữa, cũng mới lãnh nhận làn nước bí tích Rửa Tội. Ngày này tuy không là ngày ghi trong tấm giấy khai sinh làm ở phòng sở hộ tịch, nhưng là ngày được ghi vào sổ khai sinh trong Giáo Hội: ngày chính thức là công dân trong Giáo Hội Công giáo.
Bắt đầu từ ngày này họ được lãnh nhận những Bí tích khác trong Giáo Hội.
Bắt đầu từ ngày này một khởi đầu mới trong đời sống đức tin vào Thiên Chúa. Trong đời sống đó không phải tất cả mọi sự đều là thiên đàng sẵn mở ra. Nhưng đức tin vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn đời sống cùng nguồn tình yêu, là phương hướng chỉ lối trên đường đời sống. Vì đời sống con người không chỉ cần nhu cầu cho thân xác được no đủ, mà còn cần hơn thế nữa: nhu cầu cho tâm trí tinh thần. Đức tin vào Thiên Chúa giúp đạt nhu cầu đó.
Bắt đầu từ ngày này một tia sáng soi chiếu cho cuộc sống trong bóng tối. Đây không phải là ánh sáng của ngọn đèn điện, của một cây nến, nhưng là tia sáng niềm an ủi cho tâm hồn trong những khi vướng gặp bóng tối lo âu nghi nan, bóng tối tội lỗi sự dữ xấu xa, hay đau khổ phiền muộn. Tia sáng đức tin vào Thiên Chúa giúp tâm trí phấn chấn nhìn ra ý nghĩa đời sống mà vượt qua những khúc đoạn đường bóng tối đó.
Tấm giấy khai sinh của Chúa Giêsu và của người Công Giáo là tấm giấy khai sinh đức tin. Trên tấm giấy khai sinh này không chỉ ghi ngày khai sinh trong phép Rửa, nhưng còn nhiều hơn thế nữa: Đức tin vào Thiên Chúa.
„ Chúa Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời mở ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con." ( Mc 1, 7-11).
Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa 11.01.2009
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
18:02 09/01/2009
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (65)
641. Phép Rửa Tội làm cho chúng ta được trở nên con của Chúa
Chúng ta được trở nên con của Chúa nhờ Phép Rửa Tội.
Khi chịu Phép Rửa Tội, chúng ta nhận lấy mầm giống của Thiên Chúa, chúng ta được sinh ra làm con của Chúa.
Khi dạy giáo lý cho ông Nicôđêmô, Chúa Giêsu nói rõ:
- “Tôi bảo thật, nếu ai không sinh lại thì không được thấy nước Đức Chúa Trời.”
Thấy ông Nicôđêmô bỡ ngỡ, Chúa Giêsu cắt nghĩa:
- “Tôi bảo thật, nếu ai không sinh ra bởi nước và bởi Chúa Thánh Thần, người đó không thể nào vào được nước Đức Chúa Trời. Sự gì sinh ra bởi xác thịt thì là xác thịt, và sự gì sinh ra bởi Thánh Linh là Thần Linh.”
Qua những lời nầy của Chúa Giêsu, chúng ta thấy ngài đề cập đến hai cuộc sinh ra: một cuộc sinh ra tự nhiên do cha mẹ, một cuộc sinh ra siêu nhiên do ơn nghĩa thánh do Phép Rửa Tội mang lại.
Như thế, mỗi người trong chúng ta được sinh ra hai lượt: lượt trước, chúng ta được cha mẹ sinh ra làm con người; lượt sau, khi chịu Phép Rửa Tội, chúng ta được Chúa cho sinh ra làm con của Chúa.
642. Tôi là con của Chúa: Chúa yêu tôi vô cùng!
Người ta có thể yêu tôi nhiều hay ít, tùy theo tôi giàu sang hay nghèo hèn, đẹp đẽ hay xấu xí, danh tiếng hay vô danh.
Người ta yêu tôi qua bộ áo tôi mặc, qua chức tước tôi mang, qua món đồ trang sức hào nhoáng tôi mang bên ngoài. Đó là một tình yêu có điều kiện, có giới hạn, vì không có những điều kiện nầy, người ta sẽ không còn yêu tôi nữa.
Trái lại, Chúa yêu tôi vô cùng.
Không phải vì thấy tôi tội lỗi, yếu đuối, khốn nạn mà Chúa thất vọng không yêu tôi nữa, nhưng chính vì thấy tôi tội lỗi, yếu đuối, khốn nạn, mà Chúa lại càng yêu tôi hơn nữa.
Chúa yêu tôi vì tôi là tôi.
Chúa yêu tôi như tôi là tôi, chứ không phải như tôi giống một ai đó.
Chúa không muốn tôi giống ai.
Chúa chỉ muốn tôi giống Chúa mà thôi, chỉ muốn tôi giống Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô mà thôi.
Giữa triệu triệu, ức ức, tỉ tỉ người, Chúa yêu thương tôi một cách trọn vẹn, một cách đặc biệt, một cách lạ lùng!
Thật, Chúa yêu tôi vô cùng!
643. Tôi là con của Chúa: Chúa yêu tôi đến cùng!
Người ta có thể yêu tôi, nhưng họ cũng có thể dễ dàng chán ghét tôi, hoặc bỏ rơi tôi, hoặc lãng quên tôi.
Khi biết rõ tôi có những khuyết điểm nầy, có những tật xấu nọ, có những thiếu sót kia, người ta liền bĩu môi, khinh dể, và không còn yêu tôi nữa.
Và khi tôi chết, thì sức mấy mà ai còn nhớ đến tôi nữa: khi đó, tôi sẽ bị người ta quên lãng, vì - than ôi ! - trái tim người sống thường là cái mồ chôn sâu người chết trong quên lãng.
Trái lại, Chúa không bao giờ chán ghét tôi.
Chúa không bao giờ bỏ rơi tôi.
Chúa không bao giờ thất vọng về tôi.
Chúa không bao giờ làm điều gì mất lòng tôi.
Chúa yêu tôi mãi mãi.
Chúa yêu tôi đến cùng.
Dẫu tôi nhiều khi yếu đuối, dẫu tôi nhiều lúc lỡ lầm, dẫu khi tôi bạc nghĩa vong ân, Chúa vẫn luôn bằng lòng, vẫn luôn nhẫn nhục, vẫn luôn sẳn sàng tha thứ, vẫn luôn kêu mời tôi yêu Ngài lại. Chúa không bao giờ thất vọng khi thấy tôi yếu đuối, tội lỗi.
Chúa là Đấng không bao giờ thay đổi trong tình yêu: trước khi tôi sinh ra, Ngài đã yêu tôi; khi tôi đang sống trên cuộc đời tạm bợ nầy, Ngài hằng yêu tôi; và sau khi tôi chết, Ngài sẽ đón tôi vào trái tim tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi muôn đời.
644.Tôi là con của Chúa: Chúa luôn quan tâm đặc biệt đến tôi.
Vì yêu tôi, Chúa biết rõ tôi từng chi tiết.
Người nào nói yêu tôi mà không hiểu biết gì về tôi, người đó chỉ nói yêu tôi ngoài miệng mà thôi, chứ không yêu tôi thật trong lòng.
Trái lại, Chúa yêu tôi thật.
Chúa biết rõ mặt mủi của tôi.
Chúa không lộn tôi với người nầy hay người khác như người ta thường lộn.
Chúa biết rõ tên tôi, tên họ, tên gia đình, tên riêng của tôi, tên mà đôi khi bạn bè nghịch ngợm gán cho tôi.
Chúa biết rõ tính tình của tôi, sở thích của tôi, tính tốt cũng như nết xấu của tôi.
Chúa biết vanh vách lịch sử của cuốn sách đời tôi, biết rõ từng trang một.
Chúa theo dõi tôi một cách sít sao, theo dõi từng bước một, theo dõi từ khi tôi còn nằm trong bụng mẹ, theo dõi từ khi tôi vừa lọt lòng ra khỏi bụng mẹ, từ khi tôi mở mắt chào đời, từ khi tôi được mẹ đặt nằm trong nôi, và Chúa theo dõi tôi cho đến ngày kia khi tôi xuôi tay bất động, được người ta đặt nằm trong hai miếng gỗ.
645. Tôi là con của Chúa: Chúa săn sóc tôi từng li từng tí.
Không một sự đau khổ nào tôi chịu mà Chúa không chia xớt.
Không một sự phiền muộn nào tôi trải qua mà Chúa không an ủi.
Không một nỗi lo âu thầm kín nào của tôi mà Chúa không giải đáp. Không một tiếng kêu than nào tôi thốt ra mà Chúa không lắng nghe.
Chúa luôn gần gũi tôi.
Chúa luôn ở bên cạnh tôi.
Chúa luôn ở trong lòng tôi.
Chúa truyền cho thiên thần đêm ngày gìn giữ tôi, canh gác tôi.
Và đến đỗi một sợi tóc trên đầu tôi rơi xuống hôm nay, cũng do tình yêu của Chúa cho phép, nó mới rụng xuống được.
646. Thành khẩn xin lỗi khi bạn phải rút lại lời hứa
Khi chúng ta phải rút lại lời hứa, chúng ta cần biết xin lỗi và phải là thực tâm xin lỗi.
Đại loại những lơì thực tâm sau đây mang lại những tác động rất sâu sắc:
- “Tôi sai rồi.”
- “Tôi lấy làm buồn vì điều ấy.”
- “Tôi không giữ đúng lời, tôi thực tình xin lỗi.”
- “Xin lỗi! Tôi làm cho bạn khó xử trước mặt bạn bè vì tôi không hẹn với bạn để làm điều đó.” (Thói Quen Của Người Thành Đạt)
647. Giá trị của nụ cười
1. Một nụ cười chẳng mất vốn, mà lợi thật nhiều.
2. Một nụ cười không làm nghèo người phát nó, nhưng làm giàu người nhận nó.
3. Một nụ cười chỉ nở trong khoảnh khắc, nhưng có khi làm cho ta nhớ tới suốt đời.
4. Kẻ phú quý tới bực nào mà không có nó thì cũng vẫn còn nghèo; còn kẻ nghèo hèn tới đâu, mà sẵn có nó, thì vẫn còn cái vốn vô tận.
5. Nụ cười gây hạnh phúc trong gia đình. Nó là nguồn gốc những hảo ý trong thương nghiệp và là dấu hiệu của tình bè bạn.
6. Nụ cười bồi dưỡng kẻ mệt nhọc. Nó là hình ảnh bình minh cho kẻ ngã lòng, là nắng xuân cho kẻ buồn rầu, và là thuốc mầu nhiệm nhất của tạo Hoá để chữa lo âu.
7. Nụ cười không thể mua được, không thể xin như khất thực được, không mượn được, mà cũng không thể ăn cắp được. Vì ta khư khư giữ nó thì nó chẳng có giá trị gì, nhưng nếu ta dùng nó một cách hào phóng thì giá trị nó vô cùng.
8. Cho nên, khi bạn gặp một người mệt mỏi, không còn sức tươi cười với bạn được, thìd bạn hãy mỉm cười với người đó đi. Vì người nào không còn lấy một nụ cười để tặng kẻ khác, người đó cần nhận một nụ cười hơà nội ai hết.
Vậy, nếu bạn muốn được thương mến, xin nhớ giữ nụ cười trên môi. (Fletcher) (Đắc Nhân Tâm: Bí Quyết Thành Công)
648. Hãy không ngừng học hỏi!
Chỉ có một cách để cải tiến mọi thứ. Quá trình đó đến từ việc học hỏi.
Bạn có thể học hỏi thông qua một giáo viên, một cuốn sách, hoặc từ kinh nghiệm và sự hiếu kỳ của mọi người.
Nhưng bất kể nguồn gốc của nó là gì, việc học không chỉ là điều cốt lõi của sự phát triển xã hội, mà còn là sự tiến bộ của con người.
Quyết tâm và tận lực để tiếp tục việc học là sự quyết tâm và tận lực tiếhành phố tục cuộc sống đích thực, và không chỉ sống như bạn luôn luôn có, mà phải sống như bạn thật sự có thể. (100 Bí Quyết Đơn Giản Để Vui Sống Trong Nửa Đời Còn Lại Của Bạn)
649. Hãy sống thành thật và biết giữ lời hứa!
Thành thật và biết giữ lời hứa là thước đo dùng để đánh giá phẩm hạnh của mỗi con người.
Chiếc thước nầy thích hợởptong việc đánh giá phẩm chất của con người trong mọi thời đại ở mọi nơi trên thế giới.
Thành thật, biết giữu lời hứa, không những là đức tính của con người có phẩm hạnh tốt, mà quan trọng hơn, nó sẽ làm cho người khác tin tưởng bạn, nhờ đó, nó sẽ giúp bạn thành công trong côngb việc củab mình. (Biết Người, Biết Mình)
650. Muốn thành công, hãy làm chủ bản thân và luôn cố gắng vươn lên.
Muốn trở thành một người làm nên sự nghiệp, dù thế nào chăng nữa, đều cần phải học cách nắm vững tư tưởng, tình cảm của mình, điều tiết tâm trạng của mình, bất kể là buồn rầu ủ rũ, chán nản thất vọng, hay nhụt chí, đều cần phải cưỡng bức mình cố gắng làm việc.
Sở dĩ nhiều người bị thất bại, đều không phải do hoàn cảnh tạo ra, mà do trong lòng họ không có chí khí, không có nghị lực bền bỉ, sống buông thả, hoàn toàn không muốn vươn lên để tiến đến thành công, lười biếng thích hưởng lạc, chạy theo những ham muốn thấp hèn, thường tạo nên thói quen thích ăn chơi phóng túng, lười lao động.
Trong khi mọi người phấn đấu nổ lực vươn lên, thì càng phải khích lệ động viên mình.
Nếu một người không cam chịu là kẻ tầm thường kém cỏi, thì cần phải rèn luyện thành thói quen, thường xuyên giám sát mình chặt chẽ; hơn nữa, phải luôn giữ tinh thần phấn đấu vươn lên. Bởi vì thành công của một người cao hay thấp, là tùy thuộc vào chí hướng của người đó cao hay thấp.
Khi nhụt chí thì cuộc sống trở nên bất lực, yếu đuối. Mọi động lực phấn đấu cũng theo đó mà giảm sút. (Những Đạo Lý Mà Thanh Niên Cần Phải Có)
641. Phép Rửa Tội làm cho chúng ta được trở nên con của Chúa
Chúng ta được trở nên con của Chúa nhờ Phép Rửa Tội.
Khi chịu Phép Rửa Tội, chúng ta nhận lấy mầm giống của Thiên Chúa, chúng ta được sinh ra làm con của Chúa.
Khi dạy giáo lý cho ông Nicôđêmô, Chúa Giêsu nói rõ:
- “Tôi bảo thật, nếu ai không sinh lại thì không được thấy nước Đức Chúa Trời.”
Thấy ông Nicôđêmô bỡ ngỡ, Chúa Giêsu cắt nghĩa:
- “Tôi bảo thật, nếu ai không sinh ra bởi nước và bởi Chúa Thánh Thần, người đó không thể nào vào được nước Đức Chúa Trời. Sự gì sinh ra bởi xác thịt thì là xác thịt, và sự gì sinh ra bởi Thánh Linh là Thần Linh.”
Qua những lời nầy của Chúa Giêsu, chúng ta thấy ngài đề cập đến hai cuộc sinh ra: một cuộc sinh ra tự nhiên do cha mẹ, một cuộc sinh ra siêu nhiên do ơn nghĩa thánh do Phép Rửa Tội mang lại.
Như thế, mỗi người trong chúng ta được sinh ra hai lượt: lượt trước, chúng ta được cha mẹ sinh ra làm con người; lượt sau, khi chịu Phép Rửa Tội, chúng ta được Chúa cho sinh ra làm con của Chúa.
642. Tôi là con của Chúa: Chúa yêu tôi vô cùng!
Người ta có thể yêu tôi nhiều hay ít, tùy theo tôi giàu sang hay nghèo hèn, đẹp đẽ hay xấu xí, danh tiếng hay vô danh.
Người ta yêu tôi qua bộ áo tôi mặc, qua chức tước tôi mang, qua món đồ trang sức hào nhoáng tôi mang bên ngoài. Đó là một tình yêu có điều kiện, có giới hạn, vì không có những điều kiện nầy, người ta sẽ không còn yêu tôi nữa.
Trái lại, Chúa yêu tôi vô cùng.
Không phải vì thấy tôi tội lỗi, yếu đuối, khốn nạn mà Chúa thất vọng không yêu tôi nữa, nhưng chính vì thấy tôi tội lỗi, yếu đuối, khốn nạn, mà Chúa lại càng yêu tôi hơn nữa.
Chúa yêu tôi vì tôi là tôi.
Chúa yêu tôi như tôi là tôi, chứ không phải như tôi giống một ai đó.
Chúa không muốn tôi giống ai.
Chúa chỉ muốn tôi giống Chúa mà thôi, chỉ muốn tôi giống Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô mà thôi.
Giữa triệu triệu, ức ức, tỉ tỉ người, Chúa yêu thương tôi một cách trọn vẹn, một cách đặc biệt, một cách lạ lùng!
Thật, Chúa yêu tôi vô cùng!
643. Tôi là con của Chúa: Chúa yêu tôi đến cùng!
Người ta có thể yêu tôi, nhưng họ cũng có thể dễ dàng chán ghét tôi, hoặc bỏ rơi tôi, hoặc lãng quên tôi.
Khi biết rõ tôi có những khuyết điểm nầy, có những tật xấu nọ, có những thiếu sót kia, người ta liền bĩu môi, khinh dể, và không còn yêu tôi nữa.
Và khi tôi chết, thì sức mấy mà ai còn nhớ đến tôi nữa: khi đó, tôi sẽ bị người ta quên lãng, vì - than ôi ! - trái tim người sống thường là cái mồ chôn sâu người chết trong quên lãng.
Trái lại, Chúa không bao giờ chán ghét tôi.
Chúa không bao giờ bỏ rơi tôi.
Chúa không bao giờ thất vọng về tôi.
Chúa không bao giờ làm điều gì mất lòng tôi.
Chúa yêu tôi mãi mãi.
Chúa yêu tôi đến cùng.
Dẫu tôi nhiều khi yếu đuối, dẫu tôi nhiều lúc lỡ lầm, dẫu khi tôi bạc nghĩa vong ân, Chúa vẫn luôn bằng lòng, vẫn luôn nhẫn nhục, vẫn luôn sẳn sàng tha thứ, vẫn luôn kêu mời tôi yêu Ngài lại. Chúa không bao giờ thất vọng khi thấy tôi yếu đuối, tội lỗi.
Chúa là Đấng không bao giờ thay đổi trong tình yêu: trước khi tôi sinh ra, Ngài đã yêu tôi; khi tôi đang sống trên cuộc đời tạm bợ nầy, Ngài hằng yêu tôi; và sau khi tôi chết, Ngài sẽ đón tôi vào trái tim tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi muôn đời.
644.Tôi là con của Chúa: Chúa luôn quan tâm đặc biệt đến tôi.
Vì yêu tôi, Chúa biết rõ tôi từng chi tiết.
Người nào nói yêu tôi mà không hiểu biết gì về tôi, người đó chỉ nói yêu tôi ngoài miệng mà thôi, chứ không yêu tôi thật trong lòng.
Trái lại, Chúa yêu tôi thật.
Chúa biết rõ mặt mủi của tôi.
Chúa không lộn tôi với người nầy hay người khác như người ta thường lộn.
Chúa biết rõ tên tôi, tên họ, tên gia đình, tên riêng của tôi, tên mà đôi khi bạn bè nghịch ngợm gán cho tôi.
Chúa biết rõ tính tình của tôi, sở thích của tôi, tính tốt cũng như nết xấu của tôi.
Chúa biết vanh vách lịch sử của cuốn sách đời tôi, biết rõ từng trang một.
Chúa theo dõi tôi một cách sít sao, theo dõi từng bước một, theo dõi từ khi tôi còn nằm trong bụng mẹ, theo dõi từ khi tôi vừa lọt lòng ra khỏi bụng mẹ, từ khi tôi mở mắt chào đời, từ khi tôi được mẹ đặt nằm trong nôi, và Chúa theo dõi tôi cho đến ngày kia khi tôi xuôi tay bất động, được người ta đặt nằm trong hai miếng gỗ.
645. Tôi là con của Chúa: Chúa săn sóc tôi từng li từng tí.
Không một sự đau khổ nào tôi chịu mà Chúa không chia xớt.
Không một sự phiền muộn nào tôi trải qua mà Chúa không an ủi.
Không một nỗi lo âu thầm kín nào của tôi mà Chúa không giải đáp. Không một tiếng kêu than nào tôi thốt ra mà Chúa không lắng nghe.
Chúa luôn gần gũi tôi.
Chúa luôn ở bên cạnh tôi.
Chúa luôn ở trong lòng tôi.
Chúa truyền cho thiên thần đêm ngày gìn giữ tôi, canh gác tôi.
Và đến đỗi một sợi tóc trên đầu tôi rơi xuống hôm nay, cũng do tình yêu của Chúa cho phép, nó mới rụng xuống được.
646. Thành khẩn xin lỗi khi bạn phải rút lại lời hứa
Khi chúng ta phải rút lại lời hứa, chúng ta cần biết xin lỗi và phải là thực tâm xin lỗi.
Đại loại những lơì thực tâm sau đây mang lại những tác động rất sâu sắc:
- “Tôi sai rồi.”
- “Tôi lấy làm buồn vì điều ấy.”
- “Tôi không giữ đúng lời, tôi thực tình xin lỗi.”
- “Xin lỗi! Tôi làm cho bạn khó xử trước mặt bạn bè vì tôi không hẹn với bạn để làm điều đó.” (Thói Quen Của Người Thành Đạt)
647. Giá trị của nụ cười
1. Một nụ cười chẳng mất vốn, mà lợi thật nhiều.
2. Một nụ cười không làm nghèo người phát nó, nhưng làm giàu người nhận nó.
3. Một nụ cười chỉ nở trong khoảnh khắc, nhưng có khi làm cho ta nhớ tới suốt đời.
4. Kẻ phú quý tới bực nào mà không có nó thì cũng vẫn còn nghèo; còn kẻ nghèo hèn tới đâu, mà sẵn có nó, thì vẫn còn cái vốn vô tận.
5. Nụ cười gây hạnh phúc trong gia đình. Nó là nguồn gốc những hảo ý trong thương nghiệp và là dấu hiệu của tình bè bạn.
6. Nụ cười bồi dưỡng kẻ mệt nhọc. Nó là hình ảnh bình minh cho kẻ ngã lòng, là nắng xuân cho kẻ buồn rầu, và là thuốc mầu nhiệm nhất của tạo Hoá để chữa lo âu.
7. Nụ cười không thể mua được, không thể xin như khất thực được, không mượn được, mà cũng không thể ăn cắp được. Vì ta khư khư giữ nó thì nó chẳng có giá trị gì, nhưng nếu ta dùng nó một cách hào phóng thì giá trị nó vô cùng.
8. Cho nên, khi bạn gặp một người mệt mỏi, không còn sức tươi cười với bạn được, thìd bạn hãy mỉm cười với người đó đi. Vì người nào không còn lấy một nụ cười để tặng kẻ khác, người đó cần nhận một nụ cười hơà nội ai hết.
Vậy, nếu bạn muốn được thương mến, xin nhớ giữ nụ cười trên môi. (Fletcher) (Đắc Nhân Tâm: Bí Quyết Thành Công)
648. Hãy không ngừng học hỏi!
Chỉ có một cách để cải tiến mọi thứ. Quá trình đó đến từ việc học hỏi.
Bạn có thể học hỏi thông qua một giáo viên, một cuốn sách, hoặc từ kinh nghiệm và sự hiếu kỳ của mọi người.
Nhưng bất kể nguồn gốc của nó là gì, việc học không chỉ là điều cốt lõi của sự phát triển xã hội, mà còn là sự tiến bộ của con người.
Quyết tâm và tận lực để tiếp tục việc học là sự quyết tâm và tận lực tiếhành phố tục cuộc sống đích thực, và không chỉ sống như bạn luôn luôn có, mà phải sống như bạn thật sự có thể. (100 Bí Quyết Đơn Giản Để Vui Sống Trong Nửa Đời Còn Lại Của Bạn)
649. Hãy sống thành thật và biết giữ lời hứa!
Thành thật và biết giữ lời hứa là thước đo dùng để đánh giá phẩm hạnh của mỗi con người.
Chiếc thước nầy thích hợởptong việc đánh giá phẩm chất của con người trong mọi thời đại ở mọi nơi trên thế giới.
Thành thật, biết giữu lời hứa, không những là đức tính của con người có phẩm hạnh tốt, mà quan trọng hơn, nó sẽ làm cho người khác tin tưởng bạn, nhờ đó, nó sẽ giúp bạn thành công trong côngb việc củab mình. (Biết Người, Biết Mình)
650. Muốn thành công, hãy làm chủ bản thân và luôn cố gắng vươn lên.
Muốn trở thành một người làm nên sự nghiệp, dù thế nào chăng nữa, đều cần phải học cách nắm vững tư tưởng, tình cảm của mình, điều tiết tâm trạng của mình, bất kể là buồn rầu ủ rũ, chán nản thất vọng, hay nhụt chí, đều cần phải cưỡng bức mình cố gắng làm việc.
Sở dĩ nhiều người bị thất bại, đều không phải do hoàn cảnh tạo ra, mà do trong lòng họ không có chí khí, không có nghị lực bền bỉ, sống buông thả, hoàn toàn không muốn vươn lên để tiến đến thành công, lười biếng thích hưởng lạc, chạy theo những ham muốn thấp hèn, thường tạo nên thói quen thích ăn chơi phóng túng, lười lao động.
Trong khi mọi người phấn đấu nổ lực vươn lên, thì càng phải khích lệ động viên mình.
Nếu một người không cam chịu là kẻ tầm thường kém cỏi, thì cần phải rèn luyện thành thói quen, thường xuyên giám sát mình chặt chẽ; hơn nữa, phải luôn giữ tinh thần phấn đấu vươn lên. Bởi vì thành công của một người cao hay thấp, là tùy thuộc vào chí hướng của người đó cao hay thấp.
Khi nhụt chí thì cuộc sống trở nên bất lực, yếu đuối. Mọi động lực phấn đấu cũng theo đó mà giảm sút. (Những Đạo Lý Mà Thanh Niên Cần Phải Có)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:59 09/01/2009
TÂM LÝ
Có một khách tham quan tự nhận là anh ta không cần tìm kiếm chân lý, bởi vì tín điều trong tôn giáo của anh đã tìm ra được chân lý rồi, đại sư nói:
- “Ngày xưa có một học sinh, vẫn cứ không cách gì trở thành một nhà toán học như ý nguyện, chỉ vì anh ta một mực tin tưởng phía sau quyển sách số học có viết ra đáp áp rất chuẩn. Điều trêu người là đáp án chuẩn ấy, thế mà rất chính xác không sai.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có một số người Ki-tô hữu nói rằng: học giáo lý làm gì, học kinh thánh làm gì, bởi vì mọi điều trong đạo (Giáo Hội) mình đã biết hết rồi, thế là họ phản đối cha sở mở các lớp giáo lý cho người lớn, vì lý do duy nhất: tạo cơ hội cho chúng nó (thanh niên nam nữ) cặp bồ với nhau, chướng tai gai mắt !
Có một vài người Ki-tô hữu nói rằng, mình không cần học giáo lý mà giữ đạo có thua ai đâu: vẫn đi lễ nhà thờ, vẫn đi xưng tội, vẫn tham dự các đoàn thể trong giáo xứ.v.v...thế là họ không thể trở thành kẻ phê bình người này không biết giữ luật đạo, người kia không thuộc lòng kinh bổn đọc sai tùm lum. ..
Chân lý và tâm lý thì không giống nhau. Chân lý thì ở nơi Thiên Chúa, mà tâm lý thì ở nơi con người; chân lý thì cần phải biết, mà tâm lý hơn thua, tranh chấp, tự cao tự đại, sợ người khác hơn mình biết nhiều về Thiên Chúa và Giáo Hội...
Chân lý của Giáo Hội Công Giáo chính là Chúa Giê-su, bởi vì Ngài chính là đường, là sự thật và là sự sống.
Ai hiểu được thì hiểu.
N2T |
Có một khách tham quan tự nhận là anh ta không cần tìm kiếm chân lý, bởi vì tín điều trong tôn giáo của anh đã tìm ra được chân lý rồi, đại sư nói:
- “Ngày xưa có một học sinh, vẫn cứ không cách gì trở thành một nhà toán học như ý nguyện, chỉ vì anh ta một mực tin tưởng phía sau quyển sách số học có viết ra đáp áp rất chuẩn. Điều trêu người là đáp án chuẩn ấy, thế mà rất chính xác không sai.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Có một số người Ki-tô hữu nói rằng: học giáo lý làm gì, học kinh thánh làm gì, bởi vì mọi điều trong đạo (Giáo Hội) mình đã biết hết rồi, thế là họ phản đối cha sở mở các lớp giáo lý cho người lớn, vì lý do duy nhất: tạo cơ hội cho chúng nó (thanh niên nam nữ) cặp bồ với nhau, chướng tai gai mắt !
Có một vài người Ki-tô hữu nói rằng, mình không cần học giáo lý mà giữ đạo có thua ai đâu: vẫn đi lễ nhà thờ, vẫn đi xưng tội, vẫn tham dự các đoàn thể trong giáo xứ.v.v...thế là họ không thể trở thành kẻ phê bình người này không biết giữ luật đạo, người kia không thuộc lòng kinh bổn đọc sai tùm lum. ..
Chân lý và tâm lý thì không giống nhau. Chân lý thì ở nơi Thiên Chúa, mà tâm lý thì ở nơi con người; chân lý thì cần phải biết, mà tâm lý hơn thua, tranh chấp, tự cao tự đại, sợ người khác hơn mình biết nhiều về Thiên Chúa và Giáo Hội...
Chân lý của Giáo Hội Công Giáo chính là Chúa Giê-su, bởi vì Ngài chính là đường, là sự thật và là sự sống.
Ai hiểu được thì hiểu.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói, biên giới không được chia rẽ các gia đình
Bùi Hữu Thư
02:26 09/01/2009
Đức Thánh Cha nói, biên giới không được chia rẽ các gia đình
Bảo vệ nhân quyền của người di cư
VATICAN ngày 8, tháng 1, 2009 (Zenit.org).- ĐTC Benedict XVI kêu gọi việc ban hành các đạo luật cho phép các gia đình di dân được đoàn tụ, nói rằng đây là một đòi hỏi của việc tôn trọng nhân quyền.
ĐTC nói như vậy hôm nay trong buổi tiếp kiến truyền thống hàng năm các phái đoàn ngoại giao được bổ nhiệm cho Tòa Thánh. Tòa Thánh có liên hệ ngoại giao với 177 quốc gia.
Trong bài nói chuyện bằng tiếng Pháp, trình bầy tổng quát một vài lãnh vực khó khăn nhất trên thế giới, ĐTC đề cập đến các vấn đề Châu Mỹ La Tinh đang phải đối phó.
Ngài nói, "Ở đó con người cũng ước mong được sống trong hòa bình, được giải thoát khỏi cảnh khó nghèo và được tự do thực thi các quyền căn bản."
Trong ý chỉ này, ngài khẳng định rằng “nhu cầu của người di cư phải được cứu xét bởi các nhà lập pháp giúp cho các gia đình dễ đoàn tụ hơn, trong khi dung hòa được các đòi hỏi về an ninh với sự tôn trọng phẩm giá bất khả xâm phạm của con người.”
ĐTC cũng đề cập đến các phát triển tích cực tại Châu Mỹ La Tinh, chẳng hạn “sự cam kết mạnh mẽ của một số chính quyền về việc tái thiết lập các quy luật và chiến đấu chống nạn buôn bán ma túy và tham nhũng chính trị."
Chẳng hạn, nỗ lực này đã được thực hiện tại Mễ Tây Cơ.
ĐTC Benedict XVI cũng đề cập đến một kỷ niệm được đánh dấu trong năm 2008 về sự môi giới thành công của Đức Giáo Hoàng làm ngăn chặn được cuộc chiến giữa hai nước Argentine và Chile: Tôi rất vui mừng là […] “hai quốc gia này một cách nào đó đã ghi dấu ước muốn hòa bình của họ bằng cách xây dựng một đài kỷ niệm cho đấng tiền nhiệm của tôi, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô."
ĐTC ghi nhận, "Trong năm thế kỷ Giáo Hội đã đồng hành với các dân nước Châu Mỹ La Tinh, cùng chia sẻ những hy vọng và ưu tư của họ. Các chủ chăn của họ biết rằng, muốn giúp cho có sự tiến triển đích thực của xã hội của họ, trọng trách chính của họ là phải khai sáng các lương tâm và đào tạo các giáo dân nam và nữ có thể lãnh trách nhiệm về các vấn đề trần thế, để phục vụ lợi ích chung."
ĐGH kêu gọi tái tạo Hòa bình tại Gaza
Tú Nạc
02:58 09/01/2009
VATICAN - Giao tranh vẫn tiếp tục tai Gaza Strip, DGH Benedict XVI đã khuến cáo Israel và Palestine hãy kết thúc bạo lực, đụng độ vũ trang và bắt đầu cho những cuộc đàm phán.
"Sự hận thù và chối bỏ đối thoại sẽ không mang lại những gì ngoài chiến tranh," Ngài nói sau cuộc gặp gỡ các Sứ giả và nhưng người hành hương tại Quảng trường St. Peter ngày 6 tháng năm 2009.
"Hôm nay, tôi muốn cổ vũ những sáng kiến và những nỗ lực của tất cả những ai, mang một trái tim hòa binh, hãy cố gắng giúp Israel và Palestine thỏa thuận cùng nhau ngồi lại để đàm phán."
Ngái đã cầu xin Thiên Chúa giúp đỡ duy trì những nỗ lực cống hiến của "những nhà xây dựng hòa bình can đảm".
Lời kêu gọi của DGH đền chỉ 2 ngày sau khi Ngài đã kêu gọi chấm dứt tức khắc những thù địch và đề nghị cầu nguyện cho đa số nạn nhân.
"Những tin tức thảm khốc từ Gaza chứng minh như thế nào về sự từ chối đối thoại, có thể dẫn đến những đau thương vô kể cho dân chúng mà một lần nữa là những nạn nhân của thù oán và chiến tranh," DGH nói vào giờ cầu nguyện buổi trưa của Ngài vào ngày 4 tháng 1 tại Vatican.
Những ý kiến của Ngài đưa ra khi bộ binh và thiết giáp của Israel tiến vào Gaza, cùng lúc không quân và pháo binh tiếp tục bắn phá những mục tiêu trong lãnh thổ Palestine. Những nhân viên y tế Palestine cho hay hơn 650 thường dân Palestine, trong đó ít nhất 100 phụ nữ và trẻ em đã tử vong trong cuộc tấn công ngày 7-1. Về phía Israel có 4 thường dân và 1 quân nhân được báo cáo là tử vong trong 11 ngày đầu tiên của cuộc chiến.
DGH nói: "Chiến tranh và thù hận không phải là giải pháp cho mọi vấn đề, mà phải được củng cố bằng lịch sử gần đây," Ngài đôn đốc những người có thẩm quyền Israel và Palestine gấp rút đưa ra những hành động "chấm dứt tình trạng thảm khốc hiện nay."
Israel đã bắt đầu tấn công Palestine vào ngày 27 tháng 12 năm 08 với một cố gắng nhằm ngăn chặn hỏa tiễn của Hamas bắn vào Nam Israel. Hamas là tổ chức bán quân sự Palestine chạy xuống Gaza Strip. Hồng y Giáo chủ Oscar Rodriguez Maradiaga người Honduras,Chủ tịch Caritas Internationalis, cũng kêu gọi một cuộc ngưng bắn lập tức tại Gaza Strip, cho phép những người bị thương và các bác sỹ cua họ được đưa họ đến nhưng bệnh viện khu vực.
DHY Tổng Giám Mục Tegucigalpa đã lên tiếng trong bài phát biểu ngày 5 tháng 1: "Caritas kêu gọi thái độ của Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp Âu châu và cộng đồng quốc tế gây sức ép cho một cuộc ngưng bắn tức khắc để những người đau ốm và bị thương được điều trị."
Caritas Internationalis cũng yêu cầu mở ngay 2 hoặc nhiều lối vào Gaza để thuốc men và hàng cứu trợ khác có thể đến với những khu vực dân cư.
Caritas đã trích dẫn tuyên bố Claudette Habesch, Tổng thư ký Caritas Jerusalem: "Nhân viên của chúng tôi ở Gaza đang chứng kiến một sự thất bại của những dịch vụ y tế. Nhiều ngừoi đang chết tại nhà của họ vì không được chữa trị."
Đã có hơn 100 thường dân vô tội, gồm cả trẻ em đã bị giết và hàng ngàn người đã bị hương từ khi Israel bắt đầu cuộc chiến.
Thực phẩm, thuốc men và các hàng cứu trợ khác đang trở nên khan hiếm vì Israel phong tỏa Gaza.
Caritas Internationalis là dịch vụ chính cung cấp thuốc men thông qua Caritas Jerusalem và Giáo phận Holy Family trong Gaza City. Một trung tâm y tế và một loạt trạm trợ giúp vẫn hoạt động, mặc dù với hoàn cảnh khó khăn, nhưng việc chẩn đoán di động vẫn duy trì.
"Sự hận thù và chối bỏ đối thoại sẽ không mang lại những gì ngoài chiến tranh," Ngài nói sau cuộc gặp gỡ các Sứ giả và nhưng người hành hương tại Quảng trường St. Peter ngày 6 tháng năm 2009.
"Hôm nay, tôi muốn cổ vũ những sáng kiến và những nỗ lực của tất cả những ai, mang một trái tim hòa binh, hãy cố gắng giúp Israel và Palestine thỏa thuận cùng nhau ngồi lại để đàm phán."
Ngái đã cầu xin Thiên Chúa giúp đỡ duy trì những nỗ lực cống hiến của "những nhà xây dựng hòa bình can đảm".
Lời kêu gọi của DGH đền chỉ 2 ngày sau khi Ngài đã kêu gọi chấm dứt tức khắc những thù địch và đề nghị cầu nguyện cho đa số nạn nhân.
"Những tin tức thảm khốc từ Gaza chứng minh như thế nào về sự từ chối đối thoại, có thể dẫn đến những đau thương vô kể cho dân chúng mà một lần nữa là những nạn nhân của thù oán và chiến tranh," DGH nói vào giờ cầu nguyện buổi trưa của Ngài vào ngày 4 tháng 1 tại Vatican.
Những ý kiến của Ngài đưa ra khi bộ binh và thiết giáp của Israel tiến vào Gaza, cùng lúc không quân và pháo binh tiếp tục bắn phá những mục tiêu trong lãnh thổ Palestine. Những nhân viên y tế Palestine cho hay hơn 650 thường dân Palestine, trong đó ít nhất 100 phụ nữ và trẻ em đã tử vong trong cuộc tấn công ngày 7-1. Về phía Israel có 4 thường dân và 1 quân nhân được báo cáo là tử vong trong 11 ngày đầu tiên của cuộc chiến.
DGH nói: "Chiến tranh và thù hận không phải là giải pháp cho mọi vấn đề, mà phải được củng cố bằng lịch sử gần đây," Ngài đôn đốc những người có thẩm quyền Israel và Palestine gấp rút đưa ra những hành động "chấm dứt tình trạng thảm khốc hiện nay."
Israel đã bắt đầu tấn công Palestine vào ngày 27 tháng 12 năm 08 với một cố gắng nhằm ngăn chặn hỏa tiễn của Hamas bắn vào Nam Israel. Hamas là tổ chức bán quân sự Palestine chạy xuống Gaza Strip. Hồng y Giáo chủ Oscar Rodriguez Maradiaga người Honduras,Chủ tịch Caritas Internationalis, cũng kêu gọi một cuộc ngưng bắn lập tức tại Gaza Strip, cho phép những người bị thương và các bác sỹ cua họ được đưa họ đến nhưng bệnh viện khu vực.
DHY Tổng Giám Mục Tegucigalpa đã lên tiếng trong bài phát biểu ngày 5 tháng 1: "Caritas kêu gọi thái độ của Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc, Liên hiệp Âu châu và cộng đồng quốc tế gây sức ép cho một cuộc ngưng bắn tức khắc để những người đau ốm và bị thương được điều trị."
Caritas Internationalis cũng yêu cầu mở ngay 2 hoặc nhiều lối vào Gaza để thuốc men và hàng cứu trợ khác có thể đến với những khu vực dân cư.
Caritas đã trích dẫn tuyên bố Claudette Habesch, Tổng thư ký Caritas Jerusalem: "Nhân viên của chúng tôi ở Gaza đang chứng kiến một sự thất bại của những dịch vụ y tế. Nhiều ngừoi đang chết tại nhà của họ vì không được chữa trị."
Đã có hơn 100 thường dân vô tội, gồm cả trẻ em đã bị giết và hàng ngàn người đã bị hương từ khi Israel bắt đầu cuộc chiến.
Thực phẩm, thuốc men và các hàng cứu trợ khác đang trở nên khan hiếm vì Israel phong tỏa Gaza.
Caritas Internationalis là dịch vụ chính cung cấp thuốc men thông qua Caritas Jerusalem và Giáo phận Holy Family trong Gaza City. Một trung tâm y tế và một loạt trạm trợ giúp vẫn hoạt động, mặc dù với hoàn cảnh khó khăn, nhưng việc chẩn đoán di động vẫn duy trì.
Vatican tiếp cận TT Obama với sự lạc quan thận trọng
Tú Nạc
16:26 09/01/2009
ROME- Tòa Thánh Vatican quan tâm về những quan điểm của tổng thống đắc cử Barack Obama về vấn đề gia đình trong tương lai. Nhưng mong mỏi một hy vọng nhiệm kỳ tổng thống của ông chú trọng hơn đến những người nghèo và vấn đề bạo lực trên toàn cầu. Đó là nhận định của Hồng y hồi hưu Pio Laghi.
Obama chuẩn bị nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 tới, những quan sát viên Vatican theo dõi cận thận đừong lối, chính sách mà chính phủ của ông ta sẽ xúc tiến tác động đến tinh thần người Kitô giáo.
Hồng y Laghi, một cựu đại sứ của Vatican tới Hoa Kỳ để nói lên viễn cảnh về sự quan hệ Hao Kỳ - Vatican dưới sự lãnh đạo của Obama trong buổi hội nghị ngày 22 tháng 12 năm 2008 tại Rome được Limes, một tờ báo chính trị Ý tài trợ.
Mặc dù một số chuyên gia cho biết sự ủng hỗ của Obama cho việc phá thai hợp pháp và việc nghiên cúu phân chia tế bào gốc trong thời kỳ phôi thai sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ Hoa Kỳ và Vatican vốn đã phát triển dưới thời tổng thống George W. Bush – dù có sự bất đồng về chiến tranh Iraq. Laghi nói: "Vatican không sợ" việc ngưng hợp tác.
"Người ta phải đợi xem ông ta hành động liên quan như thế nào đến việc quan tâm đối với những cam kết căn bản – điều mà đối với chúng ta vô cùng quan trọng – để bảo vệ con người và sự sống thiêng liêng của con người từ lúc thụ thai cho đến lúc nằm yên trong lòng mộ," Hồng y nói.
Nhưng một vấn đề nữa rất nghiêm trọng là "sự an toàn của người Kitô giáo, Công giáo, những người đang phải chụi sự đe dọa ở India, ở Iraq, nơi có một số lượng di dân khổng lồ, và ở trong Thánh Địa."
"Tình trạng này đã trở nên tồi tệ hơn bởi chiến tranh Iraq. Nếu chiến tranh được đẩy lùi, sẽ không có những cuộc di dân ồ ạt này, nhất là Iraq, và ý nghĩa ngược đãi này, ý nghĩa ngược đãi trắng trợn," Hồng y nói.
Năm 2003, DGH John Paul II đã cử laghi tới Tòa Bạch Ốc, trong phút thử thách cuối cùng để thuyết phục Bush không xâm chiếm iraq. Sự làm ngơ trước yêu cầu khoan dung của DGH và đã dẫn tới một cuộc chiến tranh mà nó phức tạp hơn dự đoán rất nhiều, hành động của Bush đã tác động mạnh mẽ nỗi xúc động chống lại người Công giáo nhiều nơi trên thế giới. Bởi Hoa kỳ vốn được coi như một quốc gia Công giáo, Laghi nói: "Những quân nhân Mỹ đi đến đâu, những đất nước mà họ chiếm đóng, coi như người Công giáo là những người cư trú."
Laghi nói thêm Vatican hy vọng rằng những nhà lãnh đạo dưới thời Obama sẽ quay lại hoạt động chủ yếu như một lực lượng vì hòa bình, đặc biệt quan tâm đến sự xung đột giữa Israel và Palestine. Điều mong muốn là Obama thực hiện đúng lời hứa của mình là giúp đỡ tầng lớp trung lưu, những người nghèo, nhất là chăm sóc y tế.
Ông tiếp: "Nhưng những vấn đề tối quan trọng mà có thể dẫn đến mâu thuẫn và những khó khăn về một phần của Tòa Thánh và của những người Công giáo Hoa Kỳ đó là gia đình và bảo vệ sự sống."
"cùng với Obama bước vào Tòa Bạch ốc là phó tổng thống Công giáo đầu tiên, Joe Biden. Và hôm nay, tôi hiểu được rằng Obama đã đặt mình vào một trách nhiệm trứoc một việc làm đặc biệt đối với gia đình. Đây là một dấu hiệu tốt. Nếu gia đình sẽ được bảo vệ, vì nó nên được thực hiện. "
Hồng y nói rằng ông hy vọng Obama sẽ dành thời gian tìm "tham vấn thiện chí" trước khi hành động Đạo luật Tự do Lựa chọn đựoc ban hành, nó có thể bảo vệ vỉệc phá thai như một quyền căn bản trên toàn Hoa Kỳ, bất kể những đạo luật hiện hành quốc gia hạn chế.
Ngoài các vấn đề chính trị cụ thể, việc bầu chọn Obama là một dấu hiệu tái tạo niềm hy vọng trong "một quốc gia hứa hẹn," Laghi nói. Bầu chọn Obama, theo ông, đã đạt tới đỉnh cao "sự giải phóng tội lỗi nguyên thủy khủng khiếp" của Hoa Kỳ: nô lệ.
"chiền dịch của Obama đã truyền cảm hứng và đã thúc đẩy một tinh thần hòa hợp, hòa giải," ông nói, và DGH Benedict XVI, cuộc hội thảo của những Giám mục Hoa Kỳ và báo chí Vatican đều hoan nghênh chiến thắng của Obama như một cơ hội cho một khởi đầu mới.
Obama chuẩn bị nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 tới, những quan sát viên Vatican theo dõi cận thận đừong lối, chính sách mà chính phủ của ông ta sẽ xúc tiến tác động đến tinh thần người Kitô giáo.
Hồng y Laghi, một cựu đại sứ của Vatican tới Hoa Kỳ để nói lên viễn cảnh về sự quan hệ Hao Kỳ - Vatican dưới sự lãnh đạo của Obama trong buổi hội nghị ngày 22 tháng 12 năm 2008 tại Rome được Limes, một tờ báo chính trị Ý tài trợ.
Mặc dù một số chuyên gia cho biết sự ủng hỗ của Obama cho việc phá thai hợp pháp và việc nghiên cúu phân chia tế bào gốc trong thời kỳ phôi thai sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ Hoa Kỳ và Vatican vốn đã phát triển dưới thời tổng thống George W. Bush – dù có sự bất đồng về chiến tranh Iraq. Laghi nói: "Vatican không sợ" việc ngưng hợp tác.
"Người ta phải đợi xem ông ta hành động liên quan như thế nào đến việc quan tâm đối với những cam kết căn bản – điều mà đối với chúng ta vô cùng quan trọng – để bảo vệ con người và sự sống thiêng liêng của con người từ lúc thụ thai cho đến lúc nằm yên trong lòng mộ," Hồng y nói.
Nhưng một vấn đề nữa rất nghiêm trọng là "sự an toàn của người Kitô giáo, Công giáo, những người đang phải chụi sự đe dọa ở India, ở Iraq, nơi có một số lượng di dân khổng lồ, và ở trong Thánh Địa."
"Tình trạng này đã trở nên tồi tệ hơn bởi chiến tranh Iraq. Nếu chiến tranh được đẩy lùi, sẽ không có những cuộc di dân ồ ạt này, nhất là Iraq, và ý nghĩa ngược đãi này, ý nghĩa ngược đãi trắng trợn," Hồng y nói.
Năm 2003, DGH John Paul II đã cử laghi tới Tòa Bạch Ốc, trong phút thử thách cuối cùng để thuyết phục Bush không xâm chiếm iraq. Sự làm ngơ trước yêu cầu khoan dung của DGH và đã dẫn tới một cuộc chiến tranh mà nó phức tạp hơn dự đoán rất nhiều, hành động của Bush đã tác động mạnh mẽ nỗi xúc động chống lại người Công giáo nhiều nơi trên thế giới. Bởi Hoa kỳ vốn được coi như một quốc gia Công giáo, Laghi nói: "Những quân nhân Mỹ đi đến đâu, những đất nước mà họ chiếm đóng, coi như người Công giáo là những người cư trú."
Laghi nói thêm Vatican hy vọng rằng những nhà lãnh đạo dưới thời Obama sẽ quay lại hoạt động chủ yếu như một lực lượng vì hòa bình, đặc biệt quan tâm đến sự xung đột giữa Israel và Palestine. Điều mong muốn là Obama thực hiện đúng lời hứa của mình là giúp đỡ tầng lớp trung lưu, những người nghèo, nhất là chăm sóc y tế.
Ông tiếp: "Nhưng những vấn đề tối quan trọng mà có thể dẫn đến mâu thuẫn và những khó khăn về một phần của Tòa Thánh và của những người Công giáo Hoa Kỳ đó là gia đình và bảo vệ sự sống."
"cùng với Obama bước vào Tòa Bạch ốc là phó tổng thống Công giáo đầu tiên, Joe Biden. Và hôm nay, tôi hiểu được rằng Obama đã đặt mình vào một trách nhiệm trứoc một việc làm đặc biệt đối với gia đình. Đây là một dấu hiệu tốt. Nếu gia đình sẽ được bảo vệ, vì nó nên được thực hiện. "
Hồng y nói rằng ông hy vọng Obama sẽ dành thời gian tìm "tham vấn thiện chí" trước khi hành động Đạo luật Tự do Lựa chọn đựoc ban hành, nó có thể bảo vệ vỉệc phá thai như một quyền căn bản trên toàn Hoa Kỳ, bất kể những đạo luật hiện hành quốc gia hạn chế.
Ngoài các vấn đề chính trị cụ thể, việc bầu chọn Obama là một dấu hiệu tái tạo niềm hy vọng trong "một quốc gia hứa hẹn," Laghi nói. Bầu chọn Obama, theo ông, đã đạt tới đỉnh cao "sự giải phóng tội lỗi nguyên thủy khủng khiếp" của Hoa Kỳ: nô lệ.
"chiền dịch của Obama đã truyền cảm hứng và đã thúc đẩy một tinh thần hòa hợp, hòa giải," ông nói, và DGH Benedict XVI, cuộc hội thảo của những Giám mục Hoa Kỳ và báo chí Vatican đều hoan nghênh chiến thắng của Obama như một cơ hội cho một khởi đầu mới.
Chính phủ Ấn Độ phải bảo vệ người thiểu số và các nạn nhân bị thảm sát
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
16:54 09/01/2009
Mumbai (AsiaNews) – Hôm 08/01/2009, Đức Hồng y Ivan Dias, Tổng Trưởng Thánh Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc đã đến thăm Munbay nhân kỷ niệm 50 năm linh mục của mình. Ngài đã đưa ra lời bình luận: "Ấn Độ nổi tiếng là nền dân chủ lớn nhất của thế giới", và vì lý do này giới hữu trách cần phải phản ứng một cách thích đáng đối với "các cuộc tấn công người thiểu số Kitô giáo ở Orissa và Karnataka", nhằm khôi phục lại hình ảnh của một "quốc gia thế quyền và dân chủ". Việc kỷ niệm 50 năm linh mục đã được cử hành vào ngày 09/12 ở Rôma (Đức Hồng y Dias được phong chức vào ngày 09/12/1958), nhưng ngài muốn kỷ niệm sự kiện này nơi quê hương ngài, nên hôm 08/01 đã cử hành Thánh Lễ với sự hiện diện của Đức Hồng y Oswald Gracias của thành phố Mumbai.
Đức Hồng y Dias nhắc lại các vụ ngược đãi chống Kitô giáo trong thời gian gần đây ở Orissa cũng như những người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát ở Mumbai vào hôm 26/11. Ngài thuật lại "mối quan tâm sâu sắc và đau đớn" của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về bạo lực, "những cầu nguyện đặc biệt" và chúc lành của Đức Thánh Cha dành cho các nạn nhân và gia đình của họ. Sau đó, Đức Hồng y nhấn mạnh đến công việc của Giáo Hội Công Giáo ở Ấn Độ trong việc phục vụ người nghèo, bệnh nhân, và người đau khổ, các trường học Công Giáo và các cơ quan tổ chức vốn sẵn sàng truyền thụ kiến thức và hiếu khách "mà không cần bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về đẳng cấp, văn hóa hay tín ngưỡng". Cuối cùng, ngài nhắc lại "sự dâng hiến sâu kín của mình cho Đức Thánh Nữ Trinh", và thúc giục các tín hữu đối diện với "những thách đố và khó khăn", nhắc rằng "đau khổ và bị ngược đãi là một đặc điểm tiêu biểu của Kitô giáo chúng ta".
Đức Hồng y Gracias ngỏ lời chào mừng đặc biệt đến Đức Hồng y Dias nhân kỷ niệm 50 năm linh mục của ngài, nhắc đến nhiều hoạt động mà ngài khởi xướng trong mười năm lãnh đạo Tổng Giáo Phận và những phẩm chất nhân bản đã thuyết phục Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gọi ngài về Rôma để lãnh đạo một thánh bộ quan trọng. Đức Hồng y Gracias cho hay: "Bóng tối của các cuộc tấn công khủng bố vào thành phố chúng ta vẫn còn theo đuổi chúng ta", và ngày lễ này cũng thật cần thiết "để cầu cho hòa bình nơi tiểu lục địa này cũng như hòa bình trên toàn thế giới."
Đức Hồng y Dias nhắc lại các vụ ngược đãi chống Kitô giáo trong thời gian gần đây ở Orissa cũng như những người đã thiệt mạng trong vụ thảm sát ở Mumbai vào hôm 26/11. Ngài thuật lại "mối quan tâm sâu sắc và đau đớn" của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI về bạo lực, "những cầu nguyện đặc biệt" và chúc lành của Đức Thánh Cha dành cho các nạn nhân và gia đình của họ. Sau đó, Đức Hồng y nhấn mạnh đến công việc của Giáo Hội Công Giáo ở Ấn Độ trong việc phục vụ người nghèo, bệnh nhân, và người đau khổ, các trường học Công Giáo và các cơ quan tổ chức vốn sẵn sàng truyền thụ kiến thức và hiếu khách "mà không cần bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về đẳng cấp, văn hóa hay tín ngưỡng". Cuối cùng, ngài nhắc lại "sự dâng hiến sâu kín của mình cho Đức Thánh Nữ Trinh", và thúc giục các tín hữu đối diện với "những thách đố và khó khăn", nhắc rằng "đau khổ và bị ngược đãi là một đặc điểm tiêu biểu của Kitô giáo chúng ta".
Đức Hồng y Gracias ngỏ lời chào mừng đặc biệt đến Đức Hồng y Dias nhân kỷ niệm 50 năm linh mục của ngài, nhắc đến nhiều hoạt động mà ngài khởi xướng trong mười năm lãnh đạo Tổng Giáo Phận và những phẩm chất nhân bản đã thuyết phục Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gọi ngài về Rôma để lãnh đạo một thánh bộ quan trọng. Đức Hồng y Gracias cho hay: "Bóng tối của các cuộc tấn công khủng bố vào thành phố chúng ta vẫn còn theo đuổi chúng ta", và ngày lễ này cũng thật cần thiết "để cầu cho hòa bình nơi tiểu lục địa này cũng như hòa bình trên toàn thế giới."
Hội nghị Thế giới các Gia đình tại Mexico City
Phụng Nghi
20:32 09/01/2009
VATICAN CITY, 9 JAN 2009 (VIS) – Sáng nay tại Văn phòng Báo chí Tòa thánh, Đức hồng y Ennio Antonelli, chủ tịch Hội đồng giáo hoàng về Gia đình đã trình bày về Hội nghị Thế giới các Gia đình sẽ nhóm họp tại Mexico City (Mexico) từ ngày 14 đến 18 tháng giêng sắp tới.
Vị hồng y chủ tịch hội đồng giáo hoàng nói: “Đức thánh cha sẽ “đặc biệt hiện diện” tại những biến cố này bằng hai thông điệp video: một thông điệp ghi hình trước được phát vào ngày thứ Bẩy 17 tháng giêng, và một thông điệp thu hình tại chỗ qua vệ tinh vào lúc cuối thánh lễ kết thúc hội nghị cử hành ngày 18 tháng giêng.
Hội nghị có chủ đề “Gia đình, thày dạy những giá trị nhân bản và giá trị Kitô giáo” sẽ có sự tham dự của các hồng y, giám mục và phái đoàn của những gia đình đến từ mọi châu lục. Đức hồng y Quốc vụ khanh Tòa thánh Tarcisio Bertone sẽ hiện diện tại hội nghị trong cương vị đặc sứ của Đức giáo hoàng.
Theo truyền thống các hội nghị thế giới về gia đình như thế - chẳng hạn hội nghị gần đây nhất được họp tại Valencia (Tây ban nha) hồi tháng 7 năm 2006 – trước các nghi lễ chính sẽ có đại hội thần học mục vụ.
Đại hội thần học mục vụ năm nay sẽ có 8000 người tham dự, tổ chức từ 14 đến 16 tháng giêng, tập chú vào 3 điểm chính: liên hệ gia đình và giá trị gia đình; gia đình và giới tính; ơn gọi giáo dục của gia đình. Các bài diễn văn và hội thảo cũng dự trù được thực hiện về các đề tài như: liên hệ gia đình và giá trị gia đình theo Kinh Thánh; khám phá và tái khám phá các giá trị gia đình; gia đình và giá trị cuộc sống con người; những tổ chức giúp gia đình đào tạo nền đạo đức; gia đình và các phương tiện truyền thông; thách đố trong việc hoạch định chính sách để yểm trợ cuộc sống và gia đình.
Các buổi lễ hội dự trù tổ chức vào hai ngày 17 và 18 tại Vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe, sẽ có đến hơn 1 triệu người tham dự. Ngày thứ Bẩy 17 tháng giêng, là buổi lần chuỗi mân côi, và những gia đình đến từ châu Phi, Á, Âu và châu Đại dương sẽ trình bày các chứng từ. Ngày Chủ nhật 18 Đức hồng y Bertone sẽ chủ tọa buổi chầu Thánh thể long trọng.
Trong hội nghị, Đức hồng y Antonelli cũng sẽ trưng bầy “Bức Tranh Ghép Gia đình”. Đó là bức hình Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI tạo thành do cách sắp xếp hàng ngàn tấm ảnh chụp các gia đình khắp nơi trên thế giới. Một cuộc thi toàn quốc về đề tài “Thư gửi cho con tôi” cũng sẽ được tổ chức; cuộc thi này mở ra cho các bà mẹ độc thân cư dân của nước Cộng hòa Mexico muốn viết một lá thư gửi cho con mình. Đức hồng y giải thích: “Những lá thư hay nhất sẽ được tuyển chọn và in trong muột cuốn sách kỷ niệm dâng lên Đức giáo hoàng như một bắng chứng về các giá trị và phẩm giá sâu sắc của các bà mẹ Mexico”.
Về vấn đề các gia đình ở Mexico, Đức hồng y Antonelli cho biết rằng “cũng như khắp nơi trên thế giới, các gia đình này đang trải qua một cuộc khủng hoảng. Tuy vậy, gia đình vẫn là cơ sở chính yếu để ban phát sự giúp đỡ và tình đồng cảm.”
Ngài nói tiếp: “Phá thai, ly dị, an tử, các vấn đề liên quan đến đạo đức sinh học, tuy đã được đẩy xa nền văn hóa và tập tục bình dân, cũng đang xâm nhập vào tâm thức người Mexico. Các gia đình ngày nay đang phải đương đầu…với thách đố của một nền văn hóa thiên về cá nhân và thị trường, đặt nền tảng trên sản xuất và tiêu thụ. Thật không may mà chúng ta hiểu lầm quan niệm về tự do có nghĩa là tự chủ bằng tự túc… Với tâm thức lầm lẫn như thế, các đạo luật thường được thông qua – mà không được sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội, và dưới ảnh hưởng của các nhóm làm áp lực tuy nhỏ nhưng tích cực, có ý thức hệ cao và nguồn tài nguyên kinh tế dồi dào – làm cho việc phá thai, ly dị mau chóng và an tử có khả năng thực hiện được và thực hiện dễ dàng.”
Ngài kết luận: “Giáo hội đang có những nỗ lực lớn lao để truyền bá Tin Mừng, trợ giúp các gia đình tín hữu trong những vấn đề đạo đức, và khuyến khích một chiến lược rộng lớn nhằm đề cao cũng như bảo vệ sự sống từ lúc hoài thai cho đến khi chết tự nhiên…Nhờ ơn Chúa, trong mấy năm vừa qua, có rất nhiều sáng kiến, cả trong giáo hội lẫn ngoài dân sự, đã được đưa ra để phục vụ các gia đình và yểm trợ công trình này.”
Top Stories
Complaint regarding deliberately false and distorted news reports broadcast by Vietnam Television
Ngo Thi Dung & Ngo Thi Viet
09:53 09/01/2009
COMPLAINT
Re: Vietnam Television's broadcasting information that was false, derogatory to its citizens' dignity and honor.
To: Ba Dinh People's Court, Hanoi city
Full name of Petitioners:
1. Ngo Thi Dung - born 1954
Personal ID No: 010213259, issued Apr 21,2003 in Hanoi City
Residence:15 Van Phuc Drive, Kim Ma, Ba Dinh, Hanoi
Mailing address:306 C3 TT Vinh Ho, Nga Tu So ward, Dong Da, Hanoi
2.Nguyen Thi Viet - born 1949
Passport No. B2000602, issued Mar, 2008
Residence: Group 8 Thinh Quang, Dong Da, Hanoi
Full Name of Respondent:
Vietnam Television
Address: 43 Nguyen Chi Thanh, Ngoc Khanh ward, Ba Dinh district, Hanoi City
Phone:(844) 38355932
Website:www.vtv.org.vn, www.vtv.vn; email: Webmaster@vtv.org.vn
Permit No 266/GP -BVHTT issued on Sept1, 2000
CONTENT OF COMPLAINT
Legal actions against the respondents are requested as follow:
We among the 8 defendants were charged and tried for "disorderly conduct" and "damaging state's property" by the People's Trial Court of Dong Da district, Hanoi on Aug 12, 2008
We were charged in the indictment of "disorderly conduct" and "damaging state's property" but when in court we asserted that praying and smashing up the wall illegally erected right on our Church's property was the right thing to do and it wasn't in violation of the law. We had filed petition for an appeal on that verdict from the lower court.
Regrettably, during Vietnam Television's broadcast at 7 pm on Dec 18, 2008, it was reported by the VTV1 as "the defendants had admitted to criminal conduct"
In the mean time, a news episode on VTV's website wrote:"the defendants had admitted to criminal conduct" which was falsified. Since we did not violate the law therefore there was no such thing as "The defendants had admitted to criminal conduct"
The fact that VTV utilizing the media to falsely report our "guilt acceptance" was derogatory to the dignity, honor and reputation of each one of the defendants.
1. We therefore request that the People's Court of Ba Dinh district, Hanoi City will compel Vietnam Television to broadcast correct information and an apology to us on VTV1 channel and on Vietnam Television's website for providing false information about us.
2. We also request that the People's Court of Ba Dinh district, Hanoi City to compensate each one of us for mental suffering as a result of their providing information that were false and derogatory to each one of our (defendants) dignity, honor and reputation. The level of mental damage would be an equivalent to one month worth of our minimum wages or $540,000 VN Dong (roughly $50 US dollars)
Documents, exhibits to file along with the Complaint including:
1. Photocopies of Mrs. Ngo Thi Dung's ID and Family Register; also photocopies of Mrs. Nguyen Thi Viet's passport and Family Register
2. Receipt for express delivery with reply
3. Print out of excerpt with false information from VTV 1 from website
http://www.vtv.vn/TrangChu/TinTuc/CKX/2008/12/8/20009
4. CD containing video image and website of the VTV station which broadcasted the false information
5. CD containing the sound recording of the court proceeding (evidence against our guilt admission as reported by VTV)
6. Witnesses:
6.1 Attorney Le Tran Luat (defense attorney at the trial on Dec 8,2008.)
Address: Law Office 30, 3rd st, base 36B
Ward 7, Go Vap Ho Chi Minh City
6.2 Rev Peter Nguyen Van Khai (who was invited to attend the trial on Dec 8, 2008.)
Other information deem relevant to the case:
-We have suggested VTV to make corrections on falsified information about each and every one of our defendants and compensate for our mental losses. We also requested a response to our complaint. It's now passed the statute of limitation VTV however has neither made corrections nor responded to our complaint in writing.
-We ask the People's Court of Ba Dinh district, Hanoi city to subpoena the witness Rev Nguyen Van Khai (Thai Ha monastery, Dong Da, Hanoi) and attorney Le Tran Luat (30, 3rd st, base 26B, ward 7, Go Vap, Ho Chi Minh City) who was present at the trial on Dec 8, 2008
Hanoi City, Jan 8, 2009
Petitioner,
Ngo Thi Dung (signed)
Nguyen Thi Viet (signed)
Re: Vietnam Television's broadcasting information that was false, derogatory to its citizens' dignity and honor.
To: Ba Dinh People's Court, Hanoi city
Full name of Petitioners:
1. Ngo Thi Dung - born 1954
Personal ID No: 010213259, issued Apr 21,2003 in Hanoi City
Residence:15 Van Phuc Drive, Kim Ma, Ba Dinh, Hanoi
Mailing address:306 C3 TT Vinh Ho, Nga Tu So ward, Dong Da, Hanoi
2.Nguyen Thi Viet - born 1949
Passport No. B2000602, issued Mar, 2008
Residence: Group 8 Thinh Quang, Dong Da, Hanoi
Full Name of Respondent:
Vietnam Television
Address: 43 Nguyen Chi Thanh, Ngoc Khanh ward, Ba Dinh district, Hanoi City
Phone:(844) 38355932
Website:www.vtv.org.vn, www.vtv.vn; email: Webmaster@vtv.org.vn
Permit No 266/GP -BVHTT issued on Sept1, 2000
CONTENT OF COMPLAINT
Legal actions against the respondents are requested as follow:
We among the 8 defendants were charged and tried for "disorderly conduct" and "damaging state's property" by the People's Trial Court of Dong Da district, Hanoi on Aug 12, 2008
We were charged in the indictment of "disorderly conduct" and "damaging state's property" but when in court we asserted that praying and smashing up the wall illegally erected right on our Church's property was the right thing to do and it wasn't in violation of the law. We had filed petition for an appeal on that verdict from the lower court.
Regrettably, during Vietnam Television's broadcast at 7 pm on Dec 18, 2008, it was reported by the VTV1 as "the defendants had admitted to criminal conduct"
In the mean time, a news episode on VTV's website wrote:"the defendants had admitted to criminal conduct" which was falsified. Since we did not violate the law therefore there was no such thing as "The defendants had admitted to criminal conduct"
The fact that VTV utilizing the media to falsely report our "guilt acceptance" was derogatory to the dignity, honor and reputation of each one of the defendants.
1. We therefore request that the People's Court of Ba Dinh district, Hanoi City will compel Vietnam Television to broadcast correct information and an apology to us on VTV1 channel and on Vietnam Television's website for providing false information about us.
2. We also request that the People's Court of Ba Dinh district, Hanoi City to compensate each one of us for mental suffering as a result of their providing information that were false and derogatory to each one of our (defendants) dignity, honor and reputation. The level of mental damage would be an equivalent to one month worth of our minimum wages or $540,000 VN Dong (roughly $50 US dollars)
Documents, exhibits to file along with the Complaint including:
1. Photocopies of Mrs. Ngo Thi Dung's ID and Family Register; also photocopies of Mrs. Nguyen Thi Viet's passport and Family Register
2. Receipt for express delivery with reply
3. Print out of excerpt with false information from VTV 1 from website
http://www.vtv.vn/TrangChu/TinTuc/CKX/2008/12/8/20009
4. CD containing video image and website of the VTV station which broadcasted the false information
5. CD containing the sound recording of the court proceeding (evidence against our guilt admission as reported by VTV)
6. Witnesses:
6.1 Attorney Le Tran Luat (defense attorney at the trial on Dec 8,2008.)
Address: Law Office 30, 3rd st, base 36B
Ward 7, Go Vap Ho Chi Minh City
6.2 Rev Peter Nguyen Van Khai (who was invited to attend the trial on Dec 8, 2008.)
Other information deem relevant to the case:
-We have suggested VTV to make corrections on falsified information about each and every one of our defendants and compensate for our mental losses. We also requested a response to our complaint. It's now passed the statute of limitation VTV however has neither made corrections nor responded to our complaint in writing.
-We ask the People's Court of Ba Dinh district, Hanoi city to subpoena the witness Rev Nguyen Van Khai (Thai Ha monastery, Dong Da, Hanoi) and attorney Le Tran Luat (30, 3rd st, base 26B, ward 7, Go Vap, Ho Chi Minh City) who was present at the trial on Dec 8, 2008
Hanoi City, Jan 8, 2009
Petitioner,
Ngo Thi Dung (signed)
Nguyen Thi Viet (signed)
Complaint regarding deliberately false and distorted news reports broadcast by New Hanoi newspaper
Ngo Thi Dung & Ngo Thi Viet
14:16 09/01/2009
COMPLAINT
Re: New Hanoi News' publishing of information that were false, derogatory to its citizens' dignity and honor.
To: Ba Dinh People's Court, Hanoi city
Full name of Petitioners:
1. Ngo Thi Dung - born 1954
Personal ID No:010213259, issued Apr 21,2003 in Hanoi City
Residence: 15 Van Phuc Drive, Kim Ma, Ba Dinh, Hanoi
Mailing address: 306 C3 TT Vinh Ho, Nga Tu So ward, Dong Da, Hanoi
2. Nguyen Thi Viet - born 1949
Passport No. B2000602, issued Mar, 2008
Residence: Group 8 Thinh Quang, Dong Da, Hanoi
Full Name of Respondent:
New Hanoi News Agency.
Address: 44 Le Thai To, Hang Trong ward, Hoan Kiem district, Hanoi City
Phone - Fax: (84 4) 39287445
Email: webmaster@hanoimoi.com.vn
Website: http://www.hanoimoi.com.vn
Permit No 184/GP -BVHTT issued on Mar 17, 2003
Legal actions against the respondents are requested as followed:
We are among the 8 defendants who were charged and tried for "disorderly conduct" and "damaging state's property" by the lower court, the People's Trial Court of Dong Da district, Hanoi on Aug 12, 2008
- On New Hanoi Newspaper issue # 14301, page 07, published Tuesday Dec 12, 2008, in Current News category it was reported on us as follow:
"At the trial, all defendants had admitted to criminal conduct in violation of the law"
-On New Hanoi Online Edition: http://www.hanoimoi.com.vn/vn/12/190255/(08/12/2008 17:30) reporter Van Anh wrote: "At the trial, all defendants had admitted to criminal conduct in violation of the law"
Though we were charged in the indictment of "disorderly conduct" and "Damaging state's property" but in court we asserted that praying and smashing up the wall illegally erected right on our Church's property was the right thing to do and it wasn't in violation of the law. We had filed petition for an appeal on that verdict from the lower court.
Report on the New Hanoi Newspaper and Online-Edition as "all defendants had admitted their guilt, acknowledging that they had done wrongful things in violation of the law" was a distortion from the truth, since we did not violate the law therefore there were no such thing as "The defendants had done wrongful things in violation of the law". The fact that New Hanoi News utilizing the media to falsely report our guilt acceptance was derogatory to the dignity, honor and reputation of each one of the defendants.
1.We therefore request that the People's Court of Ba Dinh district, Hanoi City will compel New Hanoi News to publish correct information and an apology to us on New Hanoi News and on New Hanoi Online Edition http://www.hanoimoi.com.vn for providing false information about us.(as described in details above)
2. We also request that the People's Court of Ba Dinh district, Hanoi City to compel New Hanoi News in compensating each one of us for mental suffering as a result of their providing information that were false and derogatory to our dignity, honor and reputation. The level of mental damage would be an equivalent to one month worth of our minimum wages or $540,000 VN Dong (roughly $50 US dollars)
Documents, exhibits to be filed along with the Complaint including:
1. Photocopies of Mrs. Ngo Thi Dung's ID and Family Register; also photocopies of Mrs. Nguyen Thi Viet's passport and Family Register
2. Photocopy of receipt of Complaint.
3. Print out of excerpt with false information from New Hanoi News from its website http://www.hanoimoi.com.vn/vn/12/190255
4. Photocopy of New Hanoi News on Dec 09, 2008
5. CD containing the sound recording of the court proceeding (evidence against our guilt admission as reported by New Hanoi News)
6. Witnesses:
6.1 Attorney Le Tran Luat (defense attorney at the trial on Dec 8,2008.)
Address: Law Office
30, 3rd st, base 36B
Ward 7, Go Vap Ho Chi Minh City
6.2 Rev Peter Nguyen Van Khai (who was invited to attend the trial on Dec 8, 2008.)
Other information deem relevant to the case:
We have suggested New Hanoi News to make corrections on falsified information about each and every one of our defendants and compensate for our mental losses. We also requested a response to our complaint. It's now passed the statute of limitation New Hanoi News however has neither made corrections nor responded to our complaint in writing.
We ask the People's Court of Ba Dinh district, Hanoi city to subpoena the witness Rev Nguyen Van Khai (Thai Ha monastery, Dong Da, Hanoi) and attorney Le Tran Luat (30, 3rd st, base 26B, ward 7, Go Vap, Ho Chi Minh City) who was present at the trial on Dec 8, 2008
Respectfully,
Hanoi City, Jan 8, 2009
Petitioner,
Ngo Thi Dung (signed)
Nguyen Thi Viet (signed)
Re: New Hanoi News' publishing of information that were false, derogatory to its citizens' dignity and honor.
To: Ba Dinh People's Court, Hanoi city
Full name of Petitioners:
1. Ngo Thi Dung - born 1954
Personal ID No:010213259, issued Apr 21,2003 in Hanoi City
Residence: 15 Van Phuc Drive, Kim Ma, Ba Dinh, Hanoi
Mailing address: 306 C3 TT Vinh Ho, Nga Tu So ward, Dong Da, Hanoi
2. Nguyen Thi Viet - born 1949
Passport No. B2000602, issued Mar, 2008
Residence: Group 8 Thinh Quang, Dong Da, Hanoi
Full Name of Respondent:
New Hanoi News Agency.
Address: 44 Le Thai To, Hang Trong ward, Hoan Kiem district, Hanoi City
Phone - Fax: (84 4) 39287445
Email: webmaster@hanoimoi.com.vn
Website: http://www.hanoimoi.com.vn
Permit No 184/GP -BVHTT issued on Mar 17, 2003
CONTENT OF COMPLAINT
Legal actions against the respondents are requested as followed:
We are among the 8 defendants who were charged and tried for "disorderly conduct" and "damaging state's property" by the lower court, the People's Trial Court of Dong Da district, Hanoi on Aug 12, 2008
- On New Hanoi Newspaper issue # 14301, page 07, published Tuesday Dec 12, 2008, in Current News category it was reported on us as follow:
"At the trial, all defendants had admitted to criminal conduct in violation of the law"
-On New Hanoi Online Edition: http://www.hanoimoi.com.vn/vn/12/190255/(08/12/2008 17:30) reporter Van Anh wrote: "At the trial, all defendants had admitted to criminal conduct in violation of the law"
Though we were charged in the indictment of "disorderly conduct" and "Damaging state's property" but in court we asserted that praying and smashing up the wall illegally erected right on our Church's property was the right thing to do and it wasn't in violation of the law. We had filed petition for an appeal on that verdict from the lower court.
Report on the New Hanoi Newspaper and Online-Edition as "all defendants had admitted their guilt, acknowledging that they had done wrongful things in violation of the law" was a distortion from the truth, since we did not violate the law therefore there were no such thing as "The defendants had done wrongful things in violation of the law". The fact that New Hanoi News utilizing the media to falsely report our guilt acceptance was derogatory to the dignity, honor and reputation of each one of the defendants.
1.We therefore request that the People's Court of Ba Dinh district, Hanoi City will compel New Hanoi News to publish correct information and an apology to us on New Hanoi News and on New Hanoi Online Edition http://www.hanoimoi.com.vn for providing false information about us.(as described in details above)
2. We also request that the People's Court of Ba Dinh district, Hanoi City to compel New Hanoi News in compensating each one of us for mental suffering as a result of their providing information that were false and derogatory to our dignity, honor and reputation. The level of mental damage would be an equivalent to one month worth of our minimum wages or $540,000 VN Dong (roughly $50 US dollars)
Documents, exhibits to be filed along with the Complaint including:
1. Photocopies of Mrs. Ngo Thi Dung's ID and Family Register; also photocopies of Mrs. Nguyen Thi Viet's passport and Family Register
2. Photocopy of receipt of Complaint.
3. Print out of excerpt with false information from New Hanoi News from its website http://www.hanoimoi.com.vn/vn/12/190255
4. Photocopy of New Hanoi News on Dec 09, 2008
5. CD containing the sound recording of the court proceeding (evidence against our guilt admission as reported by New Hanoi News)
6. Witnesses:
6.1 Attorney Le Tran Luat (defense attorney at the trial on Dec 8,2008.)
Address: Law Office
30, 3rd st, base 36B
Ward 7, Go Vap Ho Chi Minh City
6.2 Rev Peter Nguyen Van Khai (who was invited to attend the trial on Dec 8, 2008.)
Other information deem relevant to the case:
We have suggested New Hanoi News to make corrections on falsified information about each and every one of our defendants and compensate for our mental losses. We also requested a response to our complaint. It's now passed the statute of limitation New Hanoi News however has neither made corrections nor responded to our complaint in writing.
We ask the People's Court of Ba Dinh district, Hanoi city to subpoena the witness Rev Nguyen Van Khai (Thai Ha monastery, Dong Da, Hanoi) and attorney Le Tran Luat (30, 3rd st, base 26B, ward 7, Go Vap, Ho Chi Minh City) who was present at the trial on Dec 8, 2008
Respectfully,
Hanoi City, Jan 8, 2009
Petitioner,
Ngo Thi Dung (signed)
Nguyen Thi Viet (signed)
Hundreds of Vietnam farmers protest new township, golf course
AFP
14:46 09/01/2009
HANOI (AFP) — Hundreds of Vietnamese farmers have protested as bulldozers under police guard started clearing their land for a new township and golf course near Hanoi, officials and residents said Thursday.
Riot police protected workers at the site of the planned 500 hectare (1,200 acre) Van Giang Tourism and Commerce Township, also called the Eco Park, about 15 kilometres (nine miles) southeast of the capital, they said.
Several residents told AFP that as many as 1,000 residents, some carrying farming tools, angrily demonstrated Wednesday after bulldozers and excavators started levelling their fields and plots before dawn.
"They have taken all our agricultural land," a woman from Cuu Cao commune, Hung Yen province, told AFP by phone, asking not to be named.
"From now on, how can we live? They said they would give us money and some land near the site but we haven't seen the land yet."
The woman said, from her village of 5,000, "many of us went to the site yesterday, probably more than 1,000 people. We have to protect our land."
Foreign ministry spokesman Le Dung, in a regular press briefing Thursday, said the conflict centred on road building and that on Wednesday local authorities had "confiscated land of some communes to finish the road".
Dung said about 100 to 200 residents came to demonstrate and to stop the land clearance, "mostly because they did not agree with the compensation rate", but then peacefully dispersed after talks with local authorities.
An official at Phung Cong commune, who asked not to be named, told AFP on Thursday: "At present, there are about 400 to 500 people at the site. There is no conflict but some people have become a bit agitated."
Land disputes -- and residents' claims that they have been cheated out of fair compensation -- have in recent years become the most common cause of protests in Vietnam, a rural country that is rapidly industrialising.
The local official said about 70 percent of residents had accepted compensation money but that "about 30 percent are still not satisfied with the amount. They want more but it's impossible and illogical.
"We have negotiated with them several times but they are still not happy, so local authorities had to start clearing the land. A lot of forces are there today, police and district and provincial level leaders."
The Eco Park, planned since 2004, sparked a rally in Hanoi in August 2006 when hundreds of farmers peacefully faced off with police outside the downtown National Assembly office.
Last December, local village leaders Le Thanh Hau and Nguyen Van Trieu were jailed for one year each for "causing public disorder", residents said.
The Eco Park township is being developed by the Viet Hung Urban Development and Investment Joint Stock Company (Vihajico), according to its website.
It is set to boast golf course villas and high rise apartment buildings as well as a kindergarten, school, hospital, cinema, sports centre and an 18-hole golf course, the website says.
The Cuu Cao woman said farmers were offered 19 million dong, or about 1,120 dollars, per 360 square metre (3,875 square feet) in 2004.
"We came to ask for more and we even went to the government and national assembly offices in Hanoi," she said. "Now, they have accepted raising the amount to 48 million dong (2,820 dollars) per 360 square metres.
"Only some families in real financial difficulties, or families of party cadres, have accepted and taken the money. We still want to talk with the authorities and investors before accepting the compensation."
(Source: http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5hNBegz_z0ZIwCmDgtcqHZkQ5qCDw)
Riot police protected workers at the site of the planned 500 hectare (1,200 acre) Van Giang Tourism and Commerce Township, also called the Eco Park, about 15 kilometres (nine miles) southeast of the capital, they said.
Several residents told AFP that as many as 1,000 residents, some carrying farming tools, angrily demonstrated Wednesday after bulldozers and excavators started levelling their fields and plots before dawn.
"They have taken all our agricultural land," a woman from Cuu Cao commune, Hung Yen province, told AFP by phone, asking not to be named.
"From now on, how can we live? They said they would give us money and some land near the site but we haven't seen the land yet."
The woman said, from her village of 5,000, "many of us went to the site yesterday, probably more than 1,000 people. We have to protect our land."
Foreign ministry spokesman Le Dung, in a regular press briefing Thursday, said the conflict centred on road building and that on Wednesday local authorities had "confiscated land of some communes to finish the road".
Dung said about 100 to 200 residents came to demonstrate and to stop the land clearance, "mostly because they did not agree with the compensation rate", but then peacefully dispersed after talks with local authorities.
An official at Phung Cong commune, who asked not to be named, told AFP on Thursday: "At present, there are about 400 to 500 people at the site. There is no conflict but some people have become a bit agitated."
Land disputes -- and residents' claims that they have been cheated out of fair compensation -- have in recent years become the most common cause of protests in Vietnam, a rural country that is rapidly industrialising.
The local official said about 70 percent of residents had accepted compensation money but that "about 30 percent are still not satisfied with the amount. They want more but it's impossible and illogical.
"We have negotiated with them several times but they are still not happy, so local authorities had to start clearing the land. A lot of forces are there today, police and district and provincial level leaders."
The Eco Park, planned since 2004, sparked a rally in Hanoi in August 2006 when hundreds of farmers peacefully faced off with police outside the downtown National Assembly office.
Last December, local village leaders Le Thanh Hau and Nguyen Van Trieu were jailed for one year each for "causing public disorder", residents said.
The Eco Park township is being developed by the Viet Hung Urban Development and Investment Joint Stock Company (Vihajico), according to its website.
It is set to boast golf course villas and high rise apartment buildings as well as a kindergarten, school, hospital, cinema, sports centre and an 18-hole golf course, the website says.
The Cuu Cao woman said farmers were offered 19 million dong, or about 1,120 dollars, per 360 square metre (3,875 square feet) in 2004.
"We came to ask for more and we even went to the government and national assembly offices in Hanoi," she said. "Now, they have accepted raising the amount to 48 million dong (2,820 dollars) per 360 square metres.
"Only some families in real financial difficulties, or families of party cadres, have accepted and taken the money. We still want to talk with the authorities and investors before accepting the compensation."
(Source: http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5hNBegz_z0ZIwCmDgtcqHZkQ5qCDw)
Rights group urges World Bank, donors to press Vietnam on media
AFP
14:47 09/01/2009
HANOI (AFP) — US-based group Human Rights Watch (HRW) called Friday on the World Bank and donor nations to Vietnam to press the communist government to stop criminalising journalists and allow a free media.
The group pointed to the recent jailings of reporters and bloggers and the dismissals of two newspaper editors as the latest examples in "a series of measures by the Vietnamese government to stifle criticism and dissent."
"Vietnam is one of the few countries where people can be locked up on charges of 'abusing democratic freedoms'," said HRW Asia director Brad Adams.
"Vietnam's donors should continue to insist that the government stop its criminalization of peaceful expression."
Authorities have targeted the Thanh Nien (Young People) and Tuoi Tre (Youth) dailies, which helped uncover a major graft scandal in which officials squandered money from projects partially financed by Japan and the World Bank.
"The World Bank and Japan should come to the defence of these investigative reporters and their editors," said Adams.
"They should make it clear to the Vietnamese government in public and in private that this kind of retribution for good journalism is not acceptable."
(Source: http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5gZaN8lTbNpY3GhW781arOFVogReQ)
The group pointed to the recent jailings of reporters and bloggers and the dismissals of two newspaper editors as the latest examples in "a series of measures by the Vietnamese government to stifle criticism and dissent."
"Vietnam is one of the few countries where people can be locked up on charges of 'abusing democratic freedoms'," said HRW Asia director Brad Adams.
"Vietnam's donors should continue to insist that the government stop its criminalization of peaceful expression."
Authorities have targeted the Thanh Nien (Young People) and Tuoi Tre (Youth) dailies, which helped uncover a major graft scandal in which officials squandered money from projects partially financed by Japan and the World Bank.
"The World Bank and Japan should come to the defence of these investigative reporters and their editors," said Adams.
"They should make it clear to the Vietnamese government in public and in private that this kind of retribution for good journalism is not acceptable."
(Source: http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5gZaN8lTbNpY3GhW781arOFVogReQ)
Vietnam: Stop Muzzling the Messengers- Journalists and Bloggers Jailed, Fired, and Harassed
Human Rights Watch
14:48 09/01/2009
NEW YORK, January 8, 2009 - The editors of two leading Vietnamese newspapers were fired on January 2, 2009, the latest in a series of measures by the Vietnamese government to stifle criticism and dissent, Human Rights Watch said today. In December, the government announced strict new regulations banning internet blogs that disseminate politically sensitive content deemed subversive by the government.
During the last three months, two journalists and one blogger have been tried and convicted on criminal charges. The press credentials of at least four journalists have been revoked after they covered topics such as farmers' protests, relations with China, freedom of expression, and human rights. All media in Vietnam are owned or controlled by the government.
"Vietnam is one of the few countries where people can be locked up on charges of ‘abusing democratic freedoms,'" said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch. "Vietnam's donors should continue to insist that the government stop its criminalization of peaceful expression."
On January 2, Nguyen Cong Khe, editor of Thanh Nien (Young People) and Le Hoang, editor of Tuoi Tre (Youth), were dismissed from their jobs. Their sacking followed the conviction in October of reporters from their newspapers - Nguyen Viet Chien of Thanh Nien and Nguyen Van Hai from Tuoi Tre - for exposing a major corruption scandal, in which government officials pocketed millions of dollars in funds from Japan and the World Bank to gamble on football matches. Chien was sentenced to two years in prison and Hai to two years of "re-education" on charges of "abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the state" under article 258 of Vietnam's penal code.
In an unusual development, both newspapers used their front pages to criticize the two reporters' arrests in May 2008, and the leaders of several journalists' associations in Vietnam also spoke out against the arrests. The deputy editors of both publications were replaced in response, and the critical outcry quickly died down.
"The World Bank and Japan should come to the defense of these investigative reporters and their editors," said Adams. "They should make it clear to the Vietnamese government in public and in private that this kind of retribution for good journalism is not acceptable."
The December regulations on blogs prohibit blogs from disseminating or linking to content that opposes the government, undermines national security and social order, or reveals state secrets. Vietnam's deputy minister of information and communication, Do Quy Doan, has said that blogs should be limited to personal content and refrain from posting articles or opinions regarding politics, religion, and social issues. Do Quy Doan has publicly stated that the ministry intends to solicit the assistance of the internet companies Google and Yahoo to "regulate" and "detect" the content of blogs and websites. Yahoo is part of the Global Network Initiative, which was formed to address issues of corporate responsibility when dealing with censorious governments.
The use of the internet in Vietnam, primarily at inexpensive internet cafes, has skyrocketed during the last decade. Currently there are approximately 20 million internet users (out of a population of 84 million) and more than 1 million blogs, according to government statistics.
"Yahoo 360" is one of the most popular blogging platforms. In May, Yahoo offered a number of services that cater specifically to Vietnamese bloggers, such as a Vietnamese-language search engine and user-friendly links to Vietnamese singers.
The government controls internet use by monitoring online activity, harassing and arresting cyber-dissidents, and blocking websites of democracy and human rights groups, opposition political parties, and independent media based in Vietnam and abroad. Internet service providers and internet cafe owners are required to obtain photo identification from internet users, and to monitor and store information about their online activities.
In December 2008, the Ho Chi Minh City appeals court upheld the 30-month prison sentence of an internet blogger, Nguyen Hoang Hai (or Dieu Cay), founder of the Free Journalists Club in Vietnam. He had posted articles online and participated in rallies protesting China's claims to the disputed Spratley and Paracel Islands. The Vietnamese government considers such activism to complicate its relations with China. Comments on this subject have led to the interrogation and detention of other activists and cyber-dissidents. VietnamNet, an online news source, was fined US$2,000 after it published an editorial on the subject.
In July 2008 a court in Kien Giang Province upheld a five-year prison sentence for Truong Minh Duc, an internet reporter, land rights activist, and Vietnam Populist Party member, for "abusing democratic freedoms."
"The irony of these charges is that there are no ‘democratic freedoms' in Vietnam," said Adams. "The Vietnamese government would do well to allow the media these freedoms."
(Source: Human Rights Watch, http://www.hrw.org/en/news/2009/01/08/vietnam-stop-muzzling-messengers)
During the last three months, two journalists and one blogger have been tried and convicted on criminal charges. The press credentials of at least four journalists have been revoked after they covered topics such as farmers' protests, relations with China, freedom of expression, and human rights. All media in Vietnam are owned or controlled by the government.
"Vietnam is one of the few countries where people can be locked up on charges of ‘abusing democratic freedoms,'" said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch. "Vietnam's donors should continue to insist that the government stop its criminalization of peaceful expression."
On January 2, Nguyen Cong Khe, editor of Thanh Nien (Young People) and Le Hoang, editor of Tuoi Tre (Youth), were dismissed from their jobs. Their sacking followed the conviction in October of reporters from their newspapers - Nguyen Viet Chien of Thanh Nien and Nguyen Van Hai from Tuoi Tre - for exposing a major corruption scandal, in which government officials pocketed millions of dollars in funds from Japan and the World Bank to gamble on football matches. Chien was sentenced to two years in prison and Hai to two years of "re-education" on charges of "abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the state" under article 258 of Vietnam's penal code.
In an unusual development, both newspapers used their front pages to criticize the two reporters' arrests in May 2008, and the leaders of several journalists' associations in Vietnam also spoke out against the arrests. The deputy editors of both publications were replaced in response, and the critical outcry quickly died down.
"The World Bank and Japan should come to the defense of these investigative reporters and their editors," said Adams. "They should make it clear to the Vietnamese government in public and in private that this kind of retribution for good journalism is not acceptable."
The December regulations on blogs prohibit blogs from disseminating or linking to content that opposes the government, undermines national security and social order, or reveals state secrets. Vietnam's deputy minister of information and communication, Do Quy Doan, has said that blogs should be limited to personal content and refrain from posting articles or opinions regarding politics, religion, and social issues. Do Quy Doan has publicly stated that the ministry intends to solicit the assistance of the internet companies Google and Yahoo to "regulate" and "detect" the content of blogs and websites. Yahoo is part of the Global Network Initiative, which was formed to address issues of corporate responsibility when dealing with censorious governments.
The use of the internet in Vietnam, primarily at inexpensive internet cafes, has skyrocketed during the last decade. Currently there are approximately 20 million internet users (out of a population of 84 million) and more than 1 million blogs, according to government statistics.
"Yahoo 360" is one of the most popular blogging platforms. In May, Yahoo offered a number of services that cater specifically to Vietnamese bloggers, such as a Vietnamese-language search engine and user-friendly links to Vietnamese singers.
The government controls internet use by monitoring online activity, harassing and arresting cyber-dissidents, and blocking websites of democracy and human rights groups, opposition political parties, and independent media based in Vietnam and abroad. Internet service providers and internet cafe owners are required to obtain photo identification from internet users, and to monitor and store information about their online activities.
In December 2008, the Ho Chi Minh City appeals court upheld the 30-month prison sentence of an internet blogger, Nguyen Hoang Hai (or Dieu Cay), founder of the Free Journalists Club in Vietnam. He had posted articles online and participated in rallies protesting China's claims to the disputed Spratley and Paracel Islands. The Vietnamese government considers such activism to complicate its relations with China. Comments on this subject have led to the interrogation and detention of other activists and cyber-dissidents. VietnamNet, an online news source, was fined US$2,000 after it published an editorial on the subject.
In July 2008 a court in Kien Giang Province upheld a five-year prison sentence for Truong Minh Duc, an internet reporter, land rights activist, and Vietnam Populist Party member, for "abusing democratic freedoms."
"The irony of these charges is that there are no ‘democratic freedoms' in Vietnam," said Adams. "The Vietnamese government would do well to allow the media these freedoms."
(Source: Human Rights Watch, http://www.hrw.org/en/news/2009/01/08/vietnam-stop-muzzling-messengers)
Vietnam: les huit fidèles de Thai Ha exigent des médias officiels un rectificatif
Zenit
14:50 09/01/2009
Des rapports mensongers ont été publiés sur leur attitude pendant le procès
ROME, Jeudi 8 janvier 2009 (ZENIT.org) - Après la publication d'informations erronées de la part des médias officiels vietnamiens, les huit fidèles de Thai Ha récemment condamnés à des peines de prison et de rééducation avec sursis ont entamé, le 22 décembre dernier, une action destinée à obtenir un rectificatif. C'est ce qu'a indiqué « Eglises d'Asie » (EDA), l'agence des Missions étrangères de Paris, le 7 janvier.
« Le 8 décembre dernier, lors de leur procès pour destruction de biens et trouble à l'ordre public, aucun des huit fidèles ne s'était reconnu coupable devant le tribunal populaire », explique ainsi « Eglises d'Asie ». Or, continue l'agence des Missions étrangères de Paris, « les comptes-rendus du procès rendus publics par la télévision et par le ‘Ha Noi Moi', le lendemain du procès, affirmaient, l'un et l'autre, que les accusés ‘avaient baissé la tête et reconnu leurs fautes' ».
Pour les huit fidèles de Thai Ha, il s'agit de « rapports mensongers ». Dans une lettre envoyée à la télévision vietnamienne (VTV1) et au journal ‘Ha Noi Moi', organe du Parti communiste vietnamien pour la ville de Hanoi, ils demandent « la rectification des informations erronées publiées » et annoncent « le dépôt d'une plainte dans le cas où le rectificatif n'aurait pas été diffusé au bout d'une semaine », continue « Eglises d'Asie ».
Les huit fidèles avaient été accusé de « Destruction de biens et troubles à l'ordre public », à l'exception de Mme Nguyên Thi Nhi, uniquement accusée de « troubles à l'ordre public ». La première accusation faisait référence à des faits ayant eu lieu le 15 août 2008. Les fidèles s'étaient frayé un passage dans une clôture et avaient pénétré dans une propriété de la paroisse accaparée par l'Etat. Les troubles de l'ordre public auraient été occasionnés par les rassemblements de prière organisés devant cette propriété, puis à l'intérieur, depuis le mois de janvier 2008.
Le 8 décembre 2008, le Tribunal populaire de l'arrondissement de Dong Da, à Hanoi, avait condamné l'un des accusés à 17 mois de prison avec sursis. Deux autres avaient écopé de 13 mois de prison avec sursis et un quatrième de 12 mois de prison avec sursis. Trois autres s'étaient vus condamnés à des peines de 15 et 12 mois de rééducation sans internement. Le tribunal avait adressé un avertissement au plus jeune des accusés. Les 8 fidèles ont fait appel du jugement.
(Source: http://zenit.org/article-19794?l=french)
ROME, Jeudi 8 janvier 2009 (ZENIT.org) - Après la publication d'informations erronées de la part des médias officiels vietnamiens, les huit fidèles de Thai Ha récemment condamnés à des peines de prison et de rééducation avec sursis ont entamé, le 22 décembre dernier, une action destinée à obtenir un rectificatif. C'est ce qu'a indiqué « Eglises d'Asie » (EDA), l'agence des Missions étrangères de Paris, le 7 janvier.
« Le 8 décembre dernier, lors de leur procès pour destruction de biens et trouble à l'ordre public, aucun des huit fidèles ne s'était reconnu coupable devant le tribunal populaire », explique ainsi « Eglises d'Asie ». Or, continue l'agence des Missions étrangères de Paris, « les comptes-rendus du procès rendus publics par la télévision et par le ‘Ha Noi Moi', le lendemain du procès, affirmaient, l'un et l'autre, que les accusés ‘avaient baissé la tête et reconnu leurs fautes' ».
Pour les huit fidèles de Thai Ha, il s'agit de « rapports mensongers ». Dans une lettre envoyée à la télévision vietnamienne (VTV1) et au journal ‘Ha Noi Moi', organe du Parti communiste vietnamien pour la ville de Hanoi, ils demandent « la rectification des informations erronées publiées » et annoncent « le dépôt d'une plainte dans le cas où le rectificatif n'aurait pas été diffusé au bout d'une semaine », continue « Eglises d'Asie ».
Les huit fidèles avaient été accusé de « Destruction de biens et troubles à l'ordre public », à l'exception de Mme Nguyên Thi Nhi, uniquement accusée de « troubles à l'ordre public ». La première accusation faisait référence à des faits ayant eu lieu le 15 août 2008. Les fidèles s'étaient frayé un passage dans une clôture et avaient pénétré dans une propriété de la paroisse accaparée par l'Etat. Les troubles de l'ordre public auraient été occasionnés par les rassemblements de prière organisés devant cette propriété, puis à l'intérieur, depuis le mois de janvier 2008.
Le 8 décembre 2008, le Tribunal populaire de l'arrondissement de Dong Da, à Hanoi, avait condamné l'un des accusés à 17 mois de prison avec sursis. Deux autres avaient écopé de 13 mois de prison avec sursis et un quatrième de 12 mois de prison avec sursis. Trois autres s'étaient vus condamnés à des peines de 15 et 12 mois de rééducation sans internement. Le tribunal avait adressé un avertissement au plus jeune des accusés. Les 8 fidèles ont fait appel du jugement.
(Source: http://zenit.org/article-19794?l=french)
Congressman Ed Royce and Congressman Joseph Cao Introduce Legislation Calling for Vietnam to be Returned to list of ''Countries of Particular Concern''
Ed. Royce
16:34 09/01/2009
Resolution cites increased religious persecution
Washington, Jan 6, 2009 - Today, the first day of the 111th Congress, Rep. Ed Royce (R-CA) introduced a resolution in the House of Representatives calling on the U.S. government to re-designate Vietnam on the list of "Countries of Particular Concern" for gross violations of religious freedom. Representative Anh "Joseph" Cao, the first Vietnamese-American elected to Congress, joined Royce in introducing the legislation.
"This Resolution will put the House of Representatives on record - the status quo in Vietnam is unacceptable. If Vietnam wants to have a strong relationship with the U.S., it needs to honor its citizen's basic rights, including religious liberty," said Royce.
Since 1999, the U.S. State Department has designated countries that "engage in or tolerate particularly severe violations of religious freedom," as "Countries of Particular Concern." This annual designation puts the violations of specific countries on record, making it a significant diplomatic tool for advancing human rights.
"Most recently, the Vietnamese Catholic Church has felt the Communist government's oppression over disputed land. In addition, persecution of the Hoa Hao Buddhists and the Unified Buddhist Church of Vietnam continues," said Royce.
Due to Vietnam's egregious human rights violations, the State Department had previously listed it as one of these countries. In 2006, Vietnam was removed from the annual list.
"Some have seen positive steps in Vietnam, but frankly, I don't see it. Religious freedom remains under attack. The Communist government continues to harass and physically abuse worshipers who don't follow every last state sanctioned rule. Later this month we'll have a new Administration. I want it to recognize that religious freedom is under fire in Vietnam and that it needs to be put back on this list," Royce stated.
In 2008, China, Burma, and North Korea were among those listed as "Countries of Particular Concern."
Representatives Anh "Joseph" Cao (R-LA), Loretta Sanchez (D-CA), Dana Rohrabacher (R-CA), Zoe Lofgren (D-CA), Dan Burton (R-IN), Frank Wolf (R-VA), and Jeff Fortenberry (R-NE) joined Royce as original cosponsors.
Rep. Ed Royce is a senior member on the Asia, the Pacific and the Global Environment Subcommittee. Additionally Royce serves on the Congressional Caucus on Vietnam and the Caucus on Human Rights.
Washington, Jan 6, 2009 - Today, the first day of the 111th Congress, Rep. Ed Royce (R-CA) introduced a resolution in the House of Representatives calling on the U.S. government to re-designate Vietnam on the list of "Countries of Particular Concern" for gross violations of religious freedom. Representative Anh "Joseph" Cao, the first Vietnamese-American elected to Congress, joined Royce in introducing the legislation.
Ed Royce and Joseph Cao |
Since 1999, the U.S. State Department has designated countries that "engage in or tolerate particularly severe violations of religious freedom," as "Countries of Particular Concern." This annual designation puts the violations of specific countries on record, making it a significant diplomatic tool for advancing human rights.
"Most recently, the Vietnamese Catholic Church has felt the Communist government's oppression over disputed land. In addition, persecution of the Hoa Hao Buddhists and the Unified Buddhist Church of Vietnam continues," said Royce.
Due to Vietnam's egregious human rights violations, the State Department had previously listed it as one of these countries. In 2006, Vietnam was removed from the annual list.
"Some have seen positive steps in Vietnam, but frankly, I don't see it. Religious freedom remains under attack. The Communist government continues to harass and physically abuse worshipers who don't follow every last state sanctioned rule. Later this month we'll have a new Administration. I want it to recognize that religious freedom is under fire in Vietnam and that it needs to be put back on this list," Royce stated.
In 2008, China, Burma, and North Korea were among those listed as "Countries of Particular Concern."
Representatives Anh "Joseph" Cao (R-LA), Loretta Sanchez (D-CA), Dana Rohrabacher (R-CA), Zoe Lofgren (D-CA), Dan Burton (R-IN), Frank Wolf (R-VA), and Jeff Fortenberry (R-NE) joined Royce as original cosponsors.
Rep. Ed Royce is a senior member on the Asia, the Pacific and the Global Environment Subcommittee. Additionally Royce serves on the Congressional Caucus on Vietnam and the Caucus on Human Rights.
Vietnam: Redemptorists stand up to Government
The Tablet
16:45 09/01/2009
Unprecedented law suits: Catholics sue state-own media outlets
Thuy Huong
20:28 09/01/2009
Despite multiple dangers awaiting them, Catholics have filed a law suit against state-own media outlets seeking justification for their true and correct pleas and punitive damages for their mental anguish state media's false reports had caused them.
On Dec 8, 2008, eight Catholic defendants from Thai Ha parish, archdiocese of Hanoi accused of "disorderly conduct" and "damaging state's property", were brought to trial and received stayed sentences for the alleged crimes. The defendants, however, had become irate after learning that the true account of the trial proceeding has been distorted and published shamelessly by the state media, namely the New Hanoi News and Vietnam Television 1.
Nguyen Thi Viet, 54 yrs old and Ngo Thi Dung, 60 yrs old, both from Hanoi have filed a law suit against the two news giants in Vietnam for falsifying the information they obtained from the trial, a gross violation of professional ethics and distortion of the defendants' true pleas.
According to the complaint against the Television station and the News agency, at the December 8 trial all defendants pleaded not guilty for the crime and insisted that their actions were justified and legal as they viewed "praying and smashing up the wall illegally erected right on our Church's property was the right thing to do and it wasn't in violation of the law", referring to the incident on August 15, 2008 at the praying vigil at Thai Ha parish. The New Hanoi newspaper and their online edition, however, reported on Dec 12 that "all defendants had admitted their guilt, acknowledging that they had done wrongful things in violation of the law". Vietnam Television 1 was to report the same falsified information on Dec 18, 2008 without any regard for the truth many witness had seen and recorded from inside the court room on Dec 8.
The two defendants ask for an apology from the two respondents along with corrections made public, and a compensation for the mental damages they suffered from the negative publicity of the trial as a result of the false reporting, quoting it would be “derogatory to the dignity, honor and reputation of each one of the defendants".
Knowing full well that asking the government owned news media to report the truth that are contradictory with the state's interest can be a tough challenge if not an impossible thing to do, but the two defendants feel obligated to let the public know what truly happened inside the People's Court that day, with the hope that these law suits will set precedent for other people who were victims of the state media's unethical practice to come forward and defend their true version of what happened in court and stop letting (the state media) manipulate the outcome of any case.
On Dec 8, 2008, eight Catholic defendants from Thai Ha parish, archdiocese of Hanoi accused of "disorderly conduct" and "damaging state's property", were brought to trial and received stayed sentences for the alleged crimes. The defendants, however, had become irate after learning that the true account of the trial proceeding has been distorted and published shamelessly by the state media, namely the New Hanoi News and Vietnam Television 1.
Nguyen Thi Viet, 54 yrs old and Ngo Thi Dung, 60 yrs old, both from Hanoi have filed a law suit against the two news giants in Vietnam for falsifying the information they obtained from the trial, a gross violation of professional ethics and distortion of the defendants' true pleas.
According to the complaint against the Television station and the News agency, at the December 8 trial all defendants pleaded not guilty for the crime and insisted that their actions were justified and legal as they viewed "praying and smashing up the wall illegally erected right on our Church's property was the right thing to do and it wasn't in violation of the law", referring to the incident on August 15, 2008 at the praying vigil at Thai Ha parish. The New Hanoi newspaper and their online edition, however, reported on Dec 12 that "all defendants had admitted their guilt, acknowledging that they had done wrongful things in violation of the law". Vietnam Television 1 was to report the same falsified information on Dec 18, 2008 without any regard for the truth many witness had seen and recorded from inside the court room on Dec 8.
The two defendants ask for an apology from the two respondents along with corrections made public, and a compensation for the mental damages they suffered from the negative publicity of the trial as a result of the false reporting, quoting it would be “derogatory to the dignity, honor and reputation of each one of the defendants".
Knowing full well that asking the government owned news media to report the truth that are contradictory with the state's interest can be a tough challenge if not an impossible thing to do, but the two defendants feel obligated to let the public know what truly happened inside the People's Court that day, with the hope that these law suits will set precedent for other people who were victims of the state media's unethical practice to come forward and defend their true version of what happened in court and stop letting (the state media) manipulate the outcome of any case.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhóm Chuyên gia công giáo Paris họp mặt hàng năm ngày 04/01/2009
Trần Văn Cảnh
03:11 09/01/2009
PARIS - Nhóm Chuyên Gia Công Giáo Paris họp mặt hàng năm ngày 04.01.2008. Chuyên gia là một trong 5 nhóm LIÊN ÐỚI NGHỀ NGHIỆP đã được thiết lập tại Giáo Xứ Việt Nam Paris từ năm 2000: Xây Dựng, Doanh Thương, Dịch Vụ, Thân Hữu Taxi và Chuyên Gia. Chuyên Gia gồm Kỹ Sư, Kiến trúc sư, Bác Sĩ, Nha Sĩ, Dược Sĩ, Luật Gia, Giáo sư, Tư Vấn, Kế toán trưởng, Kiểm toán, Nghiên cứu, Văn học, quản trị, khoa hoc xã hội, tâm lý,. ..
Từ ngày thành lập, Nhóm Chuyên gia đã chọn ngày Lễ Hiển Linh, cũng gọi là Lễ Ba Vua, làm bổn mạng, ngầm ý muốn mang ánh sáng Cứu Chúa đến cho muôn người và muôn dân. Ngày Lễ Hiển Linh là ngày họp của nhóm, quay quanh hai phần: Dâng thánh lễ chung rồi sinh hoạt nhóm.
1. Dâng thánh lễ chung với GIỚI TRẺ
Từ ba năm nay, Liên Ðới Chuyên gia đã cử hành thánh lễ mừng lễ bổn mạng Hiển Linh của mình chung với giới trẻ. Đây là dịp để các bạn trẻ biết rằng trong Giáo Xứ có một nhóm Chuyên gia Công giáo, và hy vọng từ đó, các « bạn trẻ chuyên gia » sẽ hoặc gia nhập vào Liên Ðới Chuyên Gia, làm cho nhóm được trẻ trung hơn, hoặc sẽ tạo ra một nhóm chuyên gia trẻ, làm sinh động hơn các sinh hoạt mục vụ của Giáo Xứ, nhất là những sinh hoạt xã hội và văn hoá.
Năm nay, thánh lễ được bốn cha đồng tế và do cha Giuse Nguyễn Ngọc Hoàng chủ tế. Cha là linh mục sinh viên, đến từ địa phận Xuân Lộc, đang học về giáo luật tại Học Viện Công Giáo Paris.
Dựa vào Lời Chúa trong Chúa nhật lễ Chúa hiển linh (năm B), là Sách Ngôn Sứ Isaia (Is 60, 1-6), Thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Ê-phê-xô (Ep 3, 2-3a, 5-6), và Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu (Mt 2, 1-12), cha Hoàng nhắc lại ba ý chính: Giêrusalem hãy bừng sáng lên hãy chiếu sáng cho muôn dân, Thiên Chúa đã mặc khải mầu nhiệm Đức Ki-tô cho muôn dân và ngôi sao dẫn đường cho mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông tìm đến tận nơi Hài Nhi sinh ra mà thờ lậy Ngài.
Từ đó, ngài đặt ba câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất rằng: « Tại sao các đạo sĩ Đông Phương đã lên đường » ? Và trả lời: Vì ba lý do. Vì các ông khao khát tìm chân lý. Vì các ông nuôi trong lòng một hy vọng tìm ra Ánh Sáng của nhân loại. Vì ngôi sao đã xuất hiện làm lòng khao khát chân lý và niềm hy vọng càng mạnh hơn.
Câu hỏi thứ hai áp dụng vào cuộc sống hôm nay, hỏi rằng « Tại sao phại sống hy vọng » ? Xin thưa vì ba lý do: Vì không hy vọng, thì đời sống trước những khó khăn sẽ dễ dẫn vào ngõ cụt, buông xuôi, tuyệt vọng. Vì có hy vọng, ta sẽ tìm được niềm tin, con đường giải thoát. Vì có hy vọng, ta sẽ tìm ra Ánh Sáng, tìm ra Ơn Cứu Độ, tìm ra Đức Kitô.
Câu hỏi thứ ba đặt ra cho từng người là: « Phải sống niềm hy vọng thế nào giữa xã hội và gia đình hôm nay » ? Để trả lời, cha chủ tế đã giới thiệu hai ý lực: Mỗi người là một vì sao, có trong tim ánh sánh của tình yêu, hy vọng, chiếu sáng ra chung quanh. Mỗi người phải theo gương các nhà đạo sĩ, vượt thắng mọi khó khăn, mà can đảm đi theo ngôi sao, tìm sự thật, tìm Chúa.
Thánh lễ rất sốt sắng với những cung đàn lời ca cảm kích của « ca đoàn giới trẻ », đầy sức sống và truyền cảm.
2. Sinh hoạt nhóm
Sau thánh lễ, anh em chuyên gia cùng kéo nhau ra dùng cơm chung. Bữa cơm do giới trẻ chuẩn bị và rất đậm mùi giáng sinh ở Pháp: món ăn chính thì có: canh măng cua, bánh mì kẹp cá hồi hấp khói, hay kẹp pâtê gan; món tráng miệng thì có: quít, chocolat, nước uống thì có: nước suối và nước ngọt.
Sau cơm trưa, từ 14 giờ, nhóm đã cùng nhau thảo luận về những công việc đang làm và sẽ làm, về « Hiện Diện Y Khoan » và sau cùng đã sang tham dự thảo luận với giới trẻ về « Giáo Dục Gia Đình ».
Đến tham dự sinh hoạt năm nay đặc biệt có sự tham dự của nhiều bác sỹ, dược sĩ và nha sĩ. Cha tuyên úy Đinh Đồng Thượng Sách rất hài lòng. Cùng với sự phụ họa của ba người trách nhiệm nhóm là bác sĩ Lê Trung Tú, luật gia Bùi Trọng Khang và tiến sỹ Phạm Đức Vượng (Kỹ sư Nguyễn Năng Định bận công tác đi xa chưa về), Ngài gợi lại những sinh hoạt mà Nhóm Chuyên Gia đang thực hiện:
1. Buổi họp nội bộ hàng tháng vào tối thứ ba thứ ba (troisième mardi) mỗi tháng, để nói chuện chung với nhau, cầu nguyện với nhau, dùng cơm tối với nhau và dự tính chung với nhau,
2. Buổi trực mỗi chủ nhật đầu tháng để tư vấn cho đồng bào về những vấn đề sức khoẻ, hướng học, hướng nghề, tâm lý tâm thần, luật học, gia đình,. .
3. Tham gia vào nhiều sinh hoạt mục vụ của giáo xứ, đặc biệt là mục vụ văn hóa, như viết báo giáo xứ, viết bài cho mạng lưới tin học của giáo xứ, tổ chức và thuyết trình ngày văn hóa giáo xứ, lớp pháp văn, lớp tiếng việt,…
4. Tham gia đóng góp vào « Tiệc liên đới 01.05 » gây quĩ xã hội truyền giáo gởi về hàng năm cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Năm 2008 đã gởi về 3500 €.
5. Nhóm đang dự tính mở thêm một sinh hoạt mới cho các bậc cao niên trong cộng đoàn, khởi đầu bằng « Tết Cao Niên », sẽ tổ chức vào ngày 15 tháng 02 sắp tới.
6. Một sinh hoạt mới khác cũng đang được thai nghén là « Hiện diện y khoa » trong thánh lễ chủ nhật, lúc 11 giờ 30 mỗi tuần.
« Hiện diện y khoa », đó là đề tài mà anh em thảo luận hôm nay. Đó là lý do cắt nghĩa sự có mặt của nhiều bác sỹ, dược sỹ và nha sỹ. Đầu buổi họp, anh em đưa ra ý tưởng « Trực Y khoa ». Chữ « trực » (permanence), có vẻ to tát và bao hàm trách nhiệm, liên hệ đến vấn đề bảo hiểm. Thực ra cộng đoàn giáo xứ chỉ cần có sự hiện diện của một bác sĩ, để nếu có sự gì xẩy ra, cần cấp cứu tại chỗ và cấp thời, thì vị y sỹ hiện diện sẽ làm việc cứu giúp mà bất cứ y sỹ nào cũng làm, trong bất cứ hoàn cảnh nào, là đủ. Còn những cấp cứu khác, trong dăm mười phút sau, thì cộng đoàn có thể kêu lính cứu hỏa, là đội ngũ cấp cứu rất mau chóng và hữu hiệu tại Pháp.
Trong khoảng trên 10 y nha và duợc sỹ hiện diện, nhiều vị đã biểu lộ ý muốn tham gia công việc này, chia ra ba công tác:
1. Hiện diện y khoa lễ 11 giờ 30 mỗi chủ nhật: các bác sỹ Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn thị Kim Anh, Phạm Phước Lai, Trần Phát Đạt, Lê Trung Tú,… tình nguyện tham gia.
2. Mở « khóa huấn luyện cấp cứu » cho một số người trong giáo xứ. Bác sỹ Nguyễn hoàng Việt nhận đảm trách.
3. Làm « tủ thuốc cấp cứu » cho giáo xứ, Dược sỹ Lê Xuân Phương và Bác Sỹ Nguyễn Hoàng Việt nhận lo làm.
Tham gia hội thảo về « Giáo Dục gia đình ». Cuộc họp đang đi vào đoạn kết, thì một đại diện giới trẻ đến mời các bậc đàn anh trong nhóm chuyên gia sang hội trường lớn để đóng góp và chia sẻ với giới trẻ đang thảo luận về giáo dục gia đình.
Đây là đề tài của Thư Mục Vụ 2008 của Hội đồng Giám mục Việt Nam về « MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO » vừa phổ biến ngày 05 tháng 12 năm 2008 vừa qua. Không kể hai phần đầu, phần thứ ba của thư chung đặc biệt nêu lên 6 hướng mục vụ thực tế: 1- Gia đình và việc giáo dục đức tin, 2-Gia đình và việc giáo dục đức ái, 3- Gia đình và việc dạy con cái sống theo lương tâm và sự thật, 4- Gia đình và việc giáo dục các đức tính nhân bản,5- Gia đình và sứ mạng tôn trọng, bảo vệ sự sống, 6- Năm Thánh Phaolô và giáo dục gia đình.
Dưới sự hướng dẫn của cha tuyên úy Nguyễn Thanh Điển và sự điều khiển của anh LÂM, Đoàn trưởng, các bạn trẻ, đa số tuổi quãng 20-30, hoặc còn là sinh viên hay vừa mới đi làm, đang phát biểu về kinh nghiệm sống của mình trong nền giáo dục gia đình mà họ đã được thụ hưởng. Người thì sung sướng vì đã được cha mẹ thương yêu cho ăn học cẩn thận, kẻ lại chia sẻ vài kinh nghiệm buồn vì thiếu thốn; người thì trao đổi về nhu cầu cầu nguyện trong gia đình, kẻ lại nhấn mạnh đến việc tham gia các sinh hoạt của giáo xứ, đặc biệt là các lớp học tiếng việt và phong trào thiếu nhi thánh thể, người khác lại lưu tâm đến sự theo dõi,… Ai ai cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của gia đình, như một điểm tựa tâm lý, làm thoa dịu những căng thẳng xã hội, đem lại hạnh phúc và bình an.
Trời đã về chiều, thánh lễ chiều 17 giờ cho cộng đoàn sắp cử hành trong nhà nguyện kế bên, anh LÂM cám ơn các cha, các bạn trẻ, các bậc đàn anh trong Nhóm Chuyên Gia và xin kết thúc tại đây.
Anh em Nhóm Chuyên Gia đã sống một ngày huynh đệ phong phú và vui vẻ.
Paris, ngày 07 tháng 01 năm 2009
Từ ngày thành lập, Nhóm Chuyên gia đã chọn ngày Lễ Hiển Linh, cũng gọi là Lễ Ba Vua, làm bổn mạng, ngầm ý muốn mang ánh sáng Cứu Chúa đến cho muôn người và muôn dân. Ngày Lễ Hiển Linh là ngày họp của nhóm, quay quanh hai phần: Dâng thánh lễ chung rồi sinh hoạt nhóm.
1. Dâng thánh lễ chung với GIỚI TRẺ
Từ ba năm nay, Liên Ðới Chuyên gia đã cử hành thánh lễ mừng lễ bổn mạng Hiển Linh của mình chung với giới trẻ. Đây là dịp để các bạn trẻ biết rằng trong Giáo Xứ có một nhóm Chuyên gia Công giáo, và hy vọng từ đó, các « bạn trẻ chuyên gia » sẽ hoặc gia nhập vào Liên Ðới Chuyên Gia, làm cho nhóm được trẻ trung hơn, hoặc sẽ tạo ra một nhóm chuyên gia trẻ, làm sinh động hơn các sinh hoạt mục vụ của Giáo Xứ, nhất là những sinh hoạt xã hội và văn hoá.
Năm nay, thánh lễ được bốn cha đồng tế và do cha Giuse Nguyễn Ngọc Hoàng chủ tế. Cha là linh mục sinh viên, đến từ địa phận Xuân Lộc, đang học về giáo luật tại Học Viện Công Giáo Paris.
Dựa vào Lời Chúa trong Chúa nhật lễ Chúa hiển linh (năm B), là Sách Ngôn Sứ Isaia (Is 60, 1-6), Thư của thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Ê-phê-xô (Ep 3, 2-3a, 5-6), và Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu (Mt 2, 1-12), cha Hoàng nhắc lại ba ý chính: Giêrusalem hãy bừng sáng lên hãy chiếu sáng cho muôn dân, Thiên Chúa đã mặc khải mầu nhiệm Đức Ki-tô cho muôn dân và ngôi sao dẫn đường cho mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông tìm đến tận nơi Hài Nhi sinh ra mà thờ lậy Ngài.
Từ đó, ngài đặt ba câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất rằng: « Tại sao các đạo sĩ Đông Phương đã lên đường » ? Và trả lời: Vì ba lý do. Vì các ông khao khát tìm chân lý. Vì các ông nuôi trong lòng một hy vọng tìm ra Ánh Sáng của nhân loại. Vì ngôi sao đã xuất hiện làm lòng khao khát chân lý và niềm hy vọng càng mạnh hơn.
Câu hỏi thứ hai áp dụng vào cuộc sống hôm nay, hỏi rằng « Tại sao phại sống hy vọng » ? Xin thưa vì ba lý do: Vì không hy vọng, thì đời sống trước những khó khăn sẽ dễ dẫn vào ngõ cụt, buông xuôi, tuyệt vọng. Vì có hy vọng, ta sẽ tìm được niềm tin, con đường giải thoát. Vì có hy vọng, ta sẽ tìm ra Ánh Sáng, tìm ra Ơn Cứu Độ, tìm ra Đức Kitô.
Câu hỏi thứ ba đặt ra cho từng người là: « Phải sống niềm hy vọng thế nào giữa xã hội và gia đình hôm nay » ? Để trả lời, cha chủ tế đã giới thiệu hai ý lực: Mỗi người là một vì sao, có trong tim ánh sánh của tình yêu, hy vọng, chiếu sáng ra chung quanh. Mỗi người phải theo gương các nhà đạo sĩ, vượt thắng mọi khó khăn, mà can đảm đi theo ngôi sao, tìm sự thật, tìm Chúa.
Thánh lễ rất sốt sắng với những cung đàn lời ca cảm kích của « ca đoàn giới trẻ », đầy sức sống và truyền cảm.
2. Sinh hoạt nhóm
Sau thánh lễ, anh em chuyên gia cùng kéo nhau ra dùng cơm chung. Bữa cơm do giới trẻ chuẩn bị và rất đậm mùi giáng sinh ở Pháp: món ăn chính thì có: canh măng cua, bánh mì kẹp cá hồi hấp khói, hay kẹp pâtê gan; món tráng miệng thì có: quít, chocolat, nước uống thì có: nước suối và nước ngọt.
Sau cơm trưa, từ 14 giờ, nhóm đã cùng nhau thảo luận về những công việc đang làm và sẽ làm, về « Hiện Diện Y Khoan » và sau cùng đã sang tham dự thảo luận với giới trẻ về « Giáo Dục Gia Đình ».
Đến tham dự sinh hoạt năm nay đặc biệt có sự tham dự của nhiều bác sỹ, dược sĩ và nha sĩ. Cha tuyên úy Đinh Đồng Thượng Sách rất hài lòng. Cùng với sự phụ họa của ba người trách nhiệm nhóm là bác sĩ Lê Trung Tú, luật gia Bùi Trọng Khang và tiến sỹ Phạm Đức Vượng (Kỹ sư Nguyễn Năng Định bận công tác đi xa chưa về), Ngài gợi lại những sinh hoạt mà Nhóm Chuyên Gia đang thực hiện:
1. Buổi họp nội bộ hàng tháng vào tối thứ ba thứ ba (troisième mardi) mỗi tháng, để nói chuện chung với nhau, cầu nguyện với nhau, dùng cơm tối với nhau và dự tính chung với nhau,
2. Buổi trực mỗi chủ nhật đầu tháng để tư vấn cho đồng bào về những vấn đề sức khoẻ, hướng học, hướng nghề, tâm lý tâm thần, luật học, gia đình,. .
3. Tham gia vào nhiều sinh hoạt mục vụ của giáo xứ, đặc biệt là mục vụ văn hóa, như viết báo giáo xứ, viết bài cho mạng lưới tin học của giáo xứ, tổ chức và thuyết trình ngày văn hóa giáo xứ, lớp pháp văn, lớp tiếng việt,…
4. Tham gia đóng góp vào « Tiệc liên đới 01.05 » gây quĩ xã hội truyền giáo gởi về hàng năm cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Năm 2008 đã gởi về 3500 €.
5. Nhóm đang dự tính mở thêm một sinh hoạt mới cho các bậc cao niên trong cộng đoàn, khởi đầu bằng « Tết Cao Niên », sẽ tổ chức vào ngày 15 tháng 02 sắp tới.
6. Một sinh hoạt mới khác cũng đang được thai nghén là « Hiện diện y khoa » trong thánh lễ chủ nhật, lúc 11 giờ 30 mỗi tuần.
« Hiện diện y khoa », đó là đề tài mà anh em thảo luận hôm nay. Đó là lý do cắt nghĩa sự có mặt của nhiều bác sỹ, dược sỹ và nha sỹ. Đầu buổi họp, anh em đưa ra ý tưởng « Trực Y khoa ». Chữ « trực » (permanence), có vẻ to tát và bao hàm trách nhiệm, liên hệ đến vấn đề bảo hiểm. Thực ra cộng đoàn giáo xứ chỉ cần có sự hiện diện của một bác sĩ, để nếu có sự gì xẩy ra, cần cấp cứu tại chỗ và cấp thời, thì vị y sỹ hiện diện sẽ làm việc cứu giúp mà bất cứ y sỹ nào cũng làm, trong bất cứ hoàn cảnh nào, là đủ. Còn những cấp cứu khác, trong dăm mười phút sau, thì cộng đoàn có thể kêu lính cứu hỏa, là đội ngũ cấp cứu rất mau chóng và hữu hiệu tại Pháp.
Trong khoảng trên 10 y nha và duợc sỹ hiện diện, nhiều vị đã biểu lộ ý muốn tham gia công việc này, chia ra ba công tác:
1. Hiện diện y khoa lễ 11 giờ 30 mỗi chủ nhật: các bác sỹ Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn thị Kim Anh, Phạm Phước Lai, Trần Phát Đạt, Lê Trung Tú,… tình nguyện tham gia.
2. Mở « khóa huấn luyện cấp cứu » cho một số người trong giáo xứ. Bác sỹ Nguyễn hoàng Việt nhận đảm trách.
3. Làm « tủ thuốc cấp cứu » cho giáo xứ, Dược sỹ Lê Xuân Phương và Bác Sỹ Nguyễn Hoàng Việt nhận lo làm.
Tham gia hội thảo về « Giáo Dục gia đình ». Cuộc họp đang đi vào đoạn kết, thì một đại diện giới trẻ đến mời các bậc đàn anh trong nhóm chuyên gia sang hội trường lớn để đóng góp và chia sẻ với giới trẻ đang thảo luận về giáo dục gia đình.
Đây là đề tài của Thư Mục Vụ 2008 của Hội đồng Giám mục Việt Nam về « MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH CÔNG GIÁO » vừa phổ biến ngày 05 tháng 12 năm 2008 vừa qua. Không kể hai phần đầu, phần thứ ba của thư chung đặc biệt nêu lên 6 hướng mục vụ thực tế: 1- Gia đình và việc giáo dục đức tin, 2-Gia đình và việc giáo dục đức ái, 3- Gia đình và việc dạy con cái sống theo lương tâm và sự thật, 4- Gia đình và việc giáo dục các đức tính nhân bản,5- Gia đình và sứ mạng tôn trọng, bảo vệ sự sống, 6- Năm Thánh Phaolô và giáo dục gia đình.
Dưới sự hướng dẫn của cha tuyên úy Nguyễn Thanh Điển và sự điều khiển của anh LÂM, Đoàn trưởng, các bạn trẻ, đa số tuổi quãng 20-30, hoặc còn là sinh viên hay vừa mới đi làm, đang phát biểu về kinh nghiệm sống của mình trong nền giáo dục gia đình mà họ đã được thụ hưởng. Người thì sung sướng vì đã được cha mẹ thương yêu cho ăn học cẩn thận, kẻ lại chia sẻ vài kinh nghiệm buồn vì thiếu thốn; người thì trao đổi về nhu cầu cầu nguyện trong gia đình, kẻ lại nhấn mạnh đến việc tham gia các sinh hoạt của giáo xứ, đặc biệt là các lớp học tiếng việt và phong trào thiếu nhi thánh thể, người khác lại lưu tâm đến sự theo dõi,… Ai ai cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của gia đình, như một điểm tựa tâm lý, làm thoa dịu những căng thẳng xã hội, đem lại hạnh phúc và bình an.
Trời đã về chiều, thánh lễ chiều 17 giờ cho cộng đoàn sắp cử hành trong nhà nguyện kế bên, anh LÂM cám ơn các cha, các bạn trẻ, các bậc đàn anh trong Nhóm Chuyên Gia và xin kết thúc tại đây.
Anh em Nhóm Chuyên Gia đã sống một ngày huynh đệ phong phú và vui vẻ.
Paris, ngày 07 tháng 01 năm 2009
Ban Bác Ái Xã Hội giáo hạt Hố Nai giáo phận Xuân Lộc với Thánh lễ Tạ Ơn
Giuse Khổng Hữu Nguồn
04:23 09/01/2009
HỐ NAI - Sáng thứ Năm, ngày 08 tháng 1 năm 2009, tại Thánh Đường Giáo Xứ Hải Dương, Cha Anton Nguyễn Minh Thuấn SSS, Trưởng ban Bác Ái Xã Hội (BAXH) Hạt Hố Nai đã tố chức Thánh Lễ Tạ Ơn Thiên Chúa. Trong tâm tình kính nhớ Thánh Phanxico Assisi Bổn mạng và ước muốn bày tỏ lòng tri ân, Qúy Ân nhân hảo tâm đã khích lệ, nâng đỡ Ban Bác Ái Xã Hội Hạt Hố Nai, quảng đại giúp đỡ các bệnh nhân và người nghèo trong suốt thời gian qua.
Đến dự lễ có Cha Quản Hạt Đaminh Trần Xuân Thảo, Cha Đặc Trách Ban Bác Ái Xã Hội Giáo Phận Xuân Lộc Giuse Nguyễn Văn Uy, quý Cha, qúy bề trên các dòng tu trong Hạt, quý chức ban hành giáo 17 xứ trong Hạt, quý ân nhân, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, đông đảo anh chị em thiện nguyện, và một số các em khuyết tật đến từ Hội Dòng Mến Thánh Giá Bắc Hải Xuân Lộc.
Trong ít phút gặp gỡ chia sẻ đề tài: Sống Bác Ái để Loan báo Tin Mừng, Cha quản hạt muốn gởi đến anh chị em làm công tác Bác Ái những kinh nghiệm Bác Ái Truyền giáo trên thế giới mà Ngài có dịp thăm hỏi các vị hữu trách đang phục vụ như ở Nam Hàn, ở Mỹ … Ngài đề cao vai trò người giáo dân trong công tác Bác Ái và Truyền giáo, tuy âm thầm nhưng hiệu quả thì không thể kể hết.
Ngài cũng lưu ý đến từng người về công việc Bác Ái hãy bắt đầu từ trong Gia Đình, trong Họ Hàng Làng Xóm, trong Xứ Đạo, Giáo Hạt, Giáo Phận.
Ngài ân cần kêu gọi mọi người: “Hãy làm ơn làm phước. Hãy trở nên giầu có trong việc lành, hãy quảng đại, rộng rãi thông chia để tích trữ cho mình của cải về sau, hầu chiếm được sự sống đích thực” (1 Tim 6:18-19)
Trong dịp này Cha Giuse Nguyễn Văn Uy Đặc trách Ban Bác Ái Xã Hội Giáo Phận Xuân Lộc rất vui mừng được gặp gỡ đông đảo anh chị em làm Công tác Bác Ái, những Ân nhân, những nhà hảo tâm … Ngài giới thiệu qua về Tổ chức Caritas, ở Việt Nam sau 32 năm bị gián đoạn, ngày 02 tháng 7 năm 2008 vừa qua, nhà Nước đã chấp thuận cho phép tái lập tổ chức Caritas, để hoạt động Bác Ái Xã Hội địa phương đạt hiệu quả hơn, khi hòa nhập vào mạng lưới của Caritas Quốc Tế trong Giáo Hội Toàn Cầu.
Lễ ra mắt Caritas Việt Nam được tổ chức hai ngày 22, 23 tháng 10 năm 2008 vừa qua tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Xuân Lộc, cùng với năm Giám Mục, 80 nữ tu linh mục và giáo dân từ các Dòng Tu và Giáo Phận trên cả Nước, đến dự có Đức Giám Mục người Ấn Độ Yvon Ambroise, chủ tịch Caritas Á Châu, Đức Ông người Mỹ Robert J. Vitillo, cố vấn đặc biệt Caritas Internationalis về HIV/AIDS, năm đại diện của Caritas, Đức, Pháp, Dịch vụ cứu tế Công giáo Mỹ, do Ủy Ban Bác Ái Xã Hội của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức.
Trong lễ ra mắt hai ngày, các tham dự viên thông qua các mục tiêu, hướng dẫn, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức của Caritas Việt Nam. Caritas nhằm phục vụ người bị bỏ rơi, trẻ đường phố, trẻ mồ côi, gái mại dâm, người bị ngược đãi và nạn nhân chất độc hóa học, người lao động di cư, người khuyết tật, bệnh nhân tâm thần, người bị phong, người nghiện ma túy và rượu, người có HIV/AIDS … phục vụ không phân biệt thành phần, lãnh thổ, chính trị, tôn giáo.
Các tham dự viên bầu Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh làm chủ tịch Caritas Việt Nam và Cha Anton Nguyễn Ngọc Sơn làm tổng thư ký, và quyết định thành lập tổ chức Caritas trong 26 Giáo Phận trên cả Nước.
Cha đặc trách ban BAXH.GP.Xuân Lộc cho biết: “Trong năm nay các Giáo Xứ sẽ tổ chức hội Caritas và được coi như một hiệp hội trong xứ, có sự liên kết thống nhất từ Giáo Xứ, Giáo Hạt, Giáo Phận, Giáo Hội Việt Nam, Giáo Hội Toàn Cầu”.
Trong năm qua, công tác BAXH của Giáo Phận Xuân Lộc đã và đang làm được những việc Từ Thiện rất tốt, quy ra tiền khoảng gần 60 Tỷ đồng VN (hơn 03 triệu USD), trong đó Hạt Hố Nai đóng góp hơn 06 Tỷ (hơn 300 nghìn USD).
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, vị đại diện Ban Bác Ái Xã Hội Hạt Hố Nai lên dâng lời cảm ơn Qúy Cha, Qúy Sơ, Qúy Chức, Qúy Ân nhân, các Mạnh Thường Quân và cộng đoàn đã thương đến Dâng Lễ, Hiệp ý cầu nguyện cho công việc BAXH được phục vụ mỗi ngày một tốt hơn nhằm Vinh Danh Chúa và Cứu rỗi các Linh Hồn.
Đến dự lễ có Cha Quản Hạt Đaminh Trần Xuân Thảo, Cha Đặc Trách Ban Bác Ái Xã Hội Giáo Phận Xuân Lộc Giuse Nguyễn Văn Uy, quý Cha, qúy bề trên các dòng tu trong Hạt, quý chức ban hành giáo 17 xứ trong Hạt, quý ân nhân, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, đông đảo anh chị em thiện nguyện, và một số các em khuyết tật đến từ Hội Dòng Mến Thánh Giá Bắc Hải Xuân Lộc.
Trong ít phút gặp gỡ chia sẻ đề tài: Sống Bác Ái để Loan báo Tin Mừng, Cha quản hạt muốn gởi đến anh chị em làm công tác Bác Ái những kinh nghiệm Bác Ái Truyền giáo trên thế giới mà Ngài có dịp thăm hỏi các vị hữu trách đang phục vụ như ở Nam Hàn, ở Mỹ … Ngài đề cao vai trò người giáo dân trong công tác Bác Ái và Truyền giáo, tuy âm thầm nhưng hiệu quả thì không thể kể hết.
Ngài cũng lưu ý đến từng người về công việc Bác Ái hãy bắt đầu từ trong Gia Đình, trong Họ Hàng Làng Xóm, trong Xứ Đạo, Giáo Hạt, Giáo Phận.
Ngài ân cần kêu gọi mọi người: “Hãy làm ơn làm phước. Hãy trở nên giầu có trong việc lành, hãy quảng đại, rộng rãi thông chia để tích trữ cho mình của cải về sau, hầu chiếm được sự sống đích thực” (1 Tim 6:18-19)
Trong dịp này Cha Giuse Nguyễn Văn Uy Đặc trách Ban Bác Ái Xã Hội Giáo Phận Xuân Lộc rất vui mừng được gặp gỡ đông đảo anh chị em làm Công tác Bác Ái, những Ân nhân, những nhà hảo tâm … Ngài giới thiệu qua về Tổ chức Caritas, ở Việt Nam sau 32 năm bị gián đoạn, ngày 02 tháng 7 năm 2008 vừa qua, nhà Nước đã chấp thuận cho phép tái lập tổ chức Caritas, để hoạt động Bác Ái Xã Hội địa phương đạt hiệu quả hơn, khi hòa nhập vào mạng lưới của Caritas Quốc Tế trong Giáo Hội Toàn Cầu.
Lễ ra mắt Caritas Việt Nam được tổ chức hai ngày 22, 23 tháng 10 năm 2008 vừa qua tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Xuân Lộc, cùng với năm Giám Mục, 80 nữ tu linh mục và giáo dân từ các Dòng Tu và Giáo Phận trên cả Nước, đến dự có Đức Giám Mục người Ấn Độ Yvon Ambroise, chủ tịch Caritas Á Châu, Đức Ông người Mỹ Robert J. Vitillo, cố vấn đặc biệt Caritas Internationalis về HIV/AIDS, năm đại diện của Caritas, Đức, Pháp, Dịch vụ cứu tế Công giáo Mỹ, do Ủy Ban Bác Ái Xã Hội của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tổ chức.
Trong lễ ra mắt hai ngày, các tham dự viên thông qua các mục tiêu, hướng dẫn, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động và cơ cấu tổ chức của Caritas Việt Nam. Caritas nhằm phục vụ người bị bỏ rơi, trẻ đường phố, trẻ mồ côi, gái mại dâm, người bị ngược đãi và nạn nhân chất độc hóa học, người lao động di cư, người khuyết tật, bệnh nhân tâm thần, người bị phong, người nghiện ma túy và rượu, người có HIV/AIDS … phục vụ không phân biệt thành phần, lãnh thổ, chính trị, tôn giáo.
Các tham dự viên bầu Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh làm chủ tịch Caritas Việt Nam và Cha Anton Nguyễn Ngọc Sơn làm tổng thư ký, và quyết định thành lập tổ chức Caritas trong 26 Giáo Phận trên cả Nước.
Cha đặc trách ban BAXH.GP.Xuân Lộc cho biết: “Trong năm nay các Giáo Xứ sẽ tổ chức hội Caritas và được coi như một hiệp hội trong xứ, có sự liên kết thống nhất từ Giáo Xứ, Giáo Hạt, Giáo Phận, Giáo Hội Việt Nam, Giáo Hội Toàn Cầu”.
Trong năm qua, công tác BAXH của Giáo Phận Xuân Lộc đã và đang làm được những việc Từ Thiện rất tốt, quy ra tiền khoảng gần 60 Tỷ đồng VN (hơn 03 triệu USD), trong đó Hạt Hố Nai đóng góp hơn 06 Tỷ (hơn 300 nghìn USD).
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, vị đại diện Ban Bác Ái Xã Hội Hạt Hố Nai lên dâng lời cảm ơn Qúy Cha, Qúy Sơ, Qúy Chức, Qúy Ân nhân, các Mạnh Thường Quân và cộng đoàn đã thương đến Dâng Lễ, Hiệp ý cầu nguyện cho công việc BAXH được phục vụ mỗi ngày một tốt hơn nhằm Vinh Danh Chúa và Cứu rỗi các Linh Hồn.
Những ngày đấu năm 2009 tại giáo phận Qui Nhơn
Phạm Cảnh Đăng
04:33 09/01/2009
QUI NHƠN - Trời Qui Nhơn mấy hôm nay mưa gió mịt mờ, khí lạnh từ phương Bắc đã tràn về, đường phố thưa thớt, nước các dòng sông dâng cao, nhiều cánh đồng ngập nước trắng xoá... Nhưng Giáo phận Qui Nhơn, Giáo xứ Chính toà, vẩn rộn ràng, tất bật với nhiều cuộc lễ liên tục...để khởi đầu cho những ngày đầu Hành Trình tiến về Năm Thánh 2018.
Ngày 1 -1-2009, lúc 5 giờ sáng, tại Giáo xứ Chính toà Qui Nhơn, Thánh lễ Đầu năm mới, lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, cũng là ngày Cầu cho Hoà bình thế giới, được long trọng tổ chức. Thánh lễ đồng tế do Linh mục quản xứ Chính toà chủ lễ, có linh mục Giám đốc Chủng viện, linh mục đặc trách mục vụ giáo phận, cùng các linh mục phó xứ Chính tòa đồng tế. Dàn kèn đồng và Ca đoàn giáo xứ Chính tòa đã tạo cho Thánh lễ đầu năm vừa trang trọng vừa vui tươi,phấn khởi,và hy vọng...
Ngày 4-1-2009 lễ Chúa Hiển linh, lễ cầu cho giáo dân.. Sau những Thánh lễ Chúa nhật ban sáng, Giáo xứ Chính tòa thay mặt cho toàn thể Giáo phận, chính thức khai mạc “ Ngày chầu lược “đầu tiên trong năm 2009 này.
“Ngày chầu lược là một ngày Hồng phúc" nên đã được chuẩn bị chu đáo, từ tinh thần đạo đức, đến công việc tổ chức sắp xếp, hiệp thông...
Năm 2009 cũng là năm đầu tiên trên hành trình tiến về NămThánh 2018- năm kỷ niệm 400 năm Giáo phận Qui nhơn đón nhận Tin mừng-Giáo phận đã vạch ra những đường hướng mục vụ căn bản, cần thiết cho mỗi cá nhân, mỗi giáo xứ. Trong phần giáo huấn năm nay, Giáo phận đã nhấn mạnh: ”Chúng ta đã khởi đầu 10 năm dọn mừng kỷ niệm 400 năm Tin mừng đến với phần đất Giáo phận Qui nhơn. Theo định hướng ấy, trong năm phụng vụ 2009 này, các giáo huấn sẽ nhấn mạnh việc xây dựng con người, xây dựng giáo xứ, theo tinh thần Công đồng Vatican II” để làm sao cho giáo xứ trở thành một Cộng Đoàn lý tưởng với 5 sự chuyên cần:
- Chuyên cần lắng nghe giáo lý các Tông Đồ
- Chuyên cần hiệp thông
- Chuyên cần tham dự phụng vụ Thánh Thể
- Chuyên cần cầu nguyện
- Chuyên cần làm chứng.
Qua nhiều công việc cụ thể như việc dạy giáo lý theo lứa tuổi, sống và xây dựng tình hiệp nhất, tổ chức HDGX và các đoàn thể, sống đức tin, cầu nguyện, sống công bằng bác ái, học biết lịch sữ Giáo phận, Giáo xứ, hành hương v.v..
Hôm nay, ngày 8-1-2009, lúc 9 giờ sáng, tại Thánh đường Giáo xứ Gò Thị, Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn, đã cử hành Thánh lễ đồng tế cùng với linh mục đoàn trong Giáo phận, để trao ban tác vụ “ PHÓ TẾ “ cho 6 Đại Chủng Sinh đã hoàn tất chương trình ĐCV và đang đi “ thực tập mục vụ “ tại các giáo xứ, đó là các thầy:
1. GB. Vỏ tá Chân
2. Gioakim Bùi tấn Lộc
3. Giuse Nguyễn bá Thành
4. Phêrô Nguyễn văn Trường
5. Giacôbê Bùi tấn Mai
6. Giuse Phan văn Hay.
Và theo thông lệ, thì khoảng 6 tháng sau các Phó tế sẽ được thụ phong linh mục. Hy vọng trong năm 2009 này Giáo phận Qui nhơn sẽ có thêm 6 tân Linh mục.
Những Hồng ân dồi dào sung mãn của những ngày đầu năm tại Giáo phận Qui nhơn báo hiệu một năm phụng vụ tốt lành thánh thiện.
Ngày 1 -1-2009, lúc 5 giờ sáng, tại Giáo xứ Chính toà Qui Nhơn, Thánh lễ Đầu năm mới, lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, cũng là ngày Cầu cho Hoà bình thế giới, được long trọng tổ chức. Thánh lễ đồng tế do Linh mục quản xứ Chính toà chủ lễ, có linh mục Giám đốc Chủng viện, linh mục đặc trách mục vụ giáo phận, cùng các linh mục phó xứ Chính tòa đồng tế. Dàn kèn đồng và Ca đoàn giáo xứ Chính tòa đã tạo cho Thánh lễ đầu năm vừa trang trọng vừa vui tươi,phấn khởi,và hy vọng...
Ngày 4-1-2009 lễ Chúa Hiển linh, lễ cầu cho giáo dân.. Sau những Thánh lễ Chúa nhật ban sáng, Giáo xứ Chính tòa thay mặt cho toàn thể Giáo phận, chính thức khai mạc “ Ngày chầu lược “đầu tiên trong năm 2009 này.
“Ngày chầu lược là một ngày Hồng phúc" nên đã được chuẩn bị chu đáo, từ tinh thần đạo đức, đến công việc tổ chức sắp xếp, hiệp thông...
Năm 2009 cũng là năm đầu tiên trên hành trình tiến về NămThánh 2018- năm kỷ niệm 400 năm Giáo phận Qui nhơn đón nhận Tin mừng-Giáo phận đã vạch ra những đường hướng mục vụ căn bản, cần thiết cho mỗi cá nhân, mỗi giáo xứ. Trong phần giáo huấn năm nay, Giáo phận đã nhấn mạnh: ”Chúng ta đã khởi đầu 10 năm dọn mừng kỷ niệm 400 năm Tin mừng đến với phần đất Giáo phận Qui nhơn. Theo định hướng ấy, trong năm phụng vụ 2009 này, các giáo huấn sẽ nhấn mạnh việc xây dựng con người, xây dựng giáo xứ, theo tinh thần Công đồng Vatican II” để làm sao cho giáo xứ trở thành một Cộng Đoàn lý tưởng với 5 sự chuyên cần:
- Chuyên cần lắng nghe giáo lý các Tông Đồ
- Chuyên cần hiệp thông
- Chuyên cần tham dự phụng vụ Thánh Thể
- Chuyên cần cầu nguyện
- Chuyên cần làm chứng.
Qua nhiều công việc cụ thể như việc dạy giáo lý theo lứa tuổi, sống và xây dựng tình hiệp nhất, tổ chức HDGX và các đoàn thể, sống đức tin, cầu nguyện, sống công bằng bác ái, học biết lịch sữ Giáo phận, Giáo xứ, hành hương v.v..
Hôm nay, ngày 8-1-2009, lúc 9 giờ sáng, tại Thánh đường Giáo xứ Gò Thị, Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn, đã cử hành Thánh lễ đồng tế cùng với linh mục đoàn trong Giáo phận, để trao ban tác vụ “ PHÓ TẾ “ cho 6 Đại Chủng Sinh đã hoàn tất chương trình ĐCV và đang đi “ thực tập mục vụ “ tại các giáo xứ, đó là các thầy:
1. GB. Vỏ tá Chân
2. Gioakim Bùi tấn Lộc
3. Giuse Nguyễn bá Thành
4. Phêrô Nguyễn văn Trường
5. Giacôbê Bùi tấn Mai
6. Giuse Phan văn Hay.
Và theo thông lệ, thì khoảng 6 tháng sau các Phó tế sẽ được thụ phong linh mục. Hy vọng trong năm 2009 này Giáo phận Qui nhơn sẽ có thêm 6 tân Linh mục.
Những Hồng ân dồi dào sung mãn của những ngày đầu năm tại Giáo phận Qui nhơn báo hiệu một năm phụng vụ tốt lành thánh thiện.
Tuần tĩnh tâm các linh mục giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
14:44 09/01/2009
TĨNH TÂM LINH MỤC GIÁO PHẬN PHAN THIẾT
Thời gian: 05-09/01/2009
Chủ đề: BẢY LỜI CỦA ĐỨC MARIA VÀ ĐỜI SỐNG LINH MỤC.
Giảng phòng: Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
Giáo Phận Phan Thiết tổ chức tuần tĩnh tâm cho các linh mục từ những ngày đầu năm mới. Toà Giám Mục có đầy đủ phòng ốc cho các cha về dự tĩnh tâm. Khuôn viên thoáng rộng, có núi Đức Mẹ Tàpao róc rách dòng suối nhỏ, cây xanh hoa kiểng khắp lối đi. Tất cả tạo nên bầu khí tĩnh lặng nhẹ nhàng thích hợp cho tâm hồn trầm tư cầu nguyện.
Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, chủ toạ và giảng lễ mỗi ngày. Có 81 linh mục tham dự, các cha hưu dưỡng cùng đến dự, Đức Cha Nicolas đôi lần thăm viếng, trông ngài khoẻ và hồng hào hơn trước.
Đức Ông JB Lê Xuân Hoa, Tổng đại diện, thay mặt linh mục đoàn chào mừng và cám ơn Đức Cha đã quan tâm đến đời sống tâm linh các linh mục, có sáng kiến mời Đức Cha Giuse giảng phòng về đề tài Đức Mẹ hợp với chương trình giáo phận sống Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao. Tổ chức tuần tĩnh tâm là bảo vệ và thăng tiến đời sống thiêng liêng các linh mục, củng cố và phát huy tình huynh đệ linh mục. Tĩnh tâm năm là độ dài thời gian giúp anh em cầu nguyện với Chúa, gặp gỡ nhau và định hướng những sinh hoạt trong giáo phận.
ĐGM huấn từ khai mạc: Ngài chúc sức khỏe và bình an đến anh em linh mục đầu năm mới. Cầu chúc cuộc tĩnh tâm tràn đầy sự thánh thiện qua việc đón nhận Thần Khí để có đủ sức mạnh ra đi thực thi sứ vụ Chúa trao phó. Hãy tạm gác những gì đang làm bận tâm. Càng thinh lặng càng dễ gặp Chúa. Chúa Giêsu tĩnh tâm bằng việc vào sa mạc 40 đêm ngày, hoạch định chương trình và Ngài được tràn đâỳ sức mạnh Thần Khí để đối phó với những cám dỗ. Là Con Thiên Chúa thông biết mọi sự nhưng khi vào trần thế, Chúa Giêsu cũng dành thời gian dài để tĩnh tâm. Linh mục Tĩnh tâm với Chúa là vào sa mạc, tìm lại thánh ý Chúa để luôn trung thành trong sứ vụ. Kinh nghiệm của những người tu Thiền, họ tĩnh tâm trong tâm thế thoát tục, khi đạt tới đỉnh cao tu niệm họ thấy trước tương lai của mình. Tôi gặp một nhà sư, ngài cho biết là luôn thức dậy lúc 2 giờ sáng để Thiền niệm. Tôi hỏi tại sao Sư thiền niệm sớm vậy? Vị chân tu đáp: Vì lúc đó rất tĩnh lặng, trong cõi tĩnh lặng, tôi thấy mình và thấy được chúng sinh.
Tuần tĩnh tâm là thời gian tạ ơn Chúa, dâng lên Chúa những thành quả, những hạnh phúc và những khó khăn trong công tác mục vụ một năm qua, đồng thời sống tâm tình cầu nguyện sốt mến.
Tĩnh tâm là vào sa mạc, là thời gian thánh, mọi công việc được xếp qua một bên, đặt mình trước sự hiện hiện của Chúa, rà soát lại bản thân. Cần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện.
Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện để xin Thần Khí đến. Đây là thời gian quý báu nhằm tăng cường đời sống thiêng liêng, tháp nhập con người linh mục vào Chúa Kitô và kiện toàn đời sống phục vụ trong yêu thương.
Hiệu quả: Ba năm tôi giúp tĩnh tâm linh mục tại các giáo phận Xuân lộc, Mỹ tho, Cần thơ, tôi thấy bầu khí thinh lặng thật đáng khâm phục. Các cha tìm nơi vắng vẻ để xét gẫm và cầu nguyện. Vậy trong tuần lễ này mong các cha dành mọi thời giờ để gặp Chúa, nghiêm chỉnh giữ kỷ luật, thinh lặng để lắng nghe để xét gẫm và để cầu nguyện.
Giáo phận đang sống Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (8.12.2008-8.12.2009) cùng học nơi Đức Maria là thầy dạy đức tin đức cậy đức mến. Vì thế, đề tài giảng phòng tĩnh tâm năm nay là học hỏi và suy niệm về chân dung của Đức Mẹ trong Phúc Âm và vận dụng vào đời sống linh mục.
Tuần tĩnh tâm là thời gian sống tình hiệp thông cao độ nhất. Hiệp thông với Chúa Giêsu qua đời sống cầu nguyện và hiệp thông với anh em qua chia sẽ kinh nghiệm mục vụ.Vì thế Đức Giám mục mong muốn các linh mục hãy cố gắng giữ sự thinh lặng tuyệt đối trong các giờ xét gẫm để cầu nguyện và để xét mình.
Chương trình các ngày tĩnh tâm đầy ắp sinh hoạt đạo đức:
Ban sáng: Kinh Sáng, Nguyện Gẫm, Thánh Lễ, Bài Giảng, Thinh Lặng Xét Gẫm.
Ban trưa: Kinh Sách, Lần Chuỗi.
Ban chiều: Kinh Trưa, Bài Giảng, Thinh Lặng Xét Gẫm, Kinh Chiều.
Ban tối: Chầu Thánh Thể, Kinh Tối.
Giờ Thánh mỗi tối do các Cha Hạt Trưởng chủ sự và suy niệm trước Thánh Thể. Nội dung bao gồm các chủ đề: Lời Xin Vâng của Đức Maria là mẫu mực cho lời xin vâng suốt đời linh mục;Phép lạ tiệc cưới Cana, Đức Mẹ nhạy cảm và quan tâm đến gia chủ đang gặp khó khăn, Linh Mục theo gương Mẹ biết quan tâm chăm sóc đoàn chiên; Đức Mẹ hát bài Magnificat chúc tụng Chúa, đời linh mục là một bài ca ngợi khen Chúa; Đức Mẹ đứng dưới chân thập giá thông phần đau khổ với con yêu dấu, những gian truân vất vả đau khổ trong đời linh mục được hiệp thông với Đức Mẹ sẽ nên của lễ dâng hiến.
Đức Ông Tổng đại diện giúp nguyện gẫm sau kinh sáng mỗi ngày. Những gợi ý giúp suy gẫm về cuộc sống linh mục cần gắn bó với Chúa Giêsu như cành nho gắn với thân nho, năng cầu nguyện kết hiệp với Chúa thì mọi việc sẽ tốt đẹp.
Các Linh mục tham dự tuần tĩnh tâm sốt mến trong các giờ đạo đức, chăm chú lắng nghe các giờ giảng bài, thinh lặng cầu nguyện xét mình trong các giờ riêng tư, trao đổi kinh nghiệm mục vụ trong các giờ giải lao.
Đức Cha Giảng Phòng, là giáo sư Đại chủng viện nên trình bày mạch lạc, sâu sắc; là nhạc sĩ Thông Vi Vu nên bài giảng minh hoạ bằng nhiều ca khúc đạo đời; là văn sĩ nên lời văn trau chuốt bống bẩy nhiều ví von hình tượng nghệ thuật, trích dẫn nhiều ca dao tục ngữ; là Giám mục nên nhiều kinh nghiệm mục vụ chia sẻ cụ thể. Người nghe đón trong suy tư thao thức nhưng không thiếu những tiếng cười vui vẻ. Dàn bài tổng quát được gởi đến trước để tham khảo, sau mỗi bài giảng tài liệu được trao để các linh mục đọc lại và xét gẫm.
Bằng những suy tư sâu sắc từ bảy lời của Đức Maria trong Phúc Âm: Việc đó xảy đến thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng (Lc 1,34); Này tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền (Lc 1,38); Đức Maria vào nhà ông Dacaria vào chào hỏi bà Êlizabeth (Lc 1,40); Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi (Lc 1,46-55); Sao con lại đối xử với cha mẹ như vậy? con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con! (Lc 2,48); Họ hết rượu rồi (Ga 2,3); Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo (Ga 2,5); Đức Cha giảng phòng vận dụng vào đời sống cá nhân và mục vụ của các linh mục: Linh mục và việc biết mình; sự vâng phục trong đời sống linh mục; tình bằng hữu trong đời linh mục; Kinh Magnificat trong đời linh mục; mục vụ tìm kiếm chiên lạc, mục vụ gia đình và mục vụ Lời Chúa trong đời sống linh mục.
Lời thứ tư của Đức Maria là một lời đặc biệt, làm vị trí trọng yếu trong toàn bộ bảy lời. Lời thứ tư là lời trung tâm mang tính định hướng. Ba lời trước được xem như thái cử với mình với bề trên và với bằng hữu. Ba lời sau được nhìn như những hình thái trách nhiệm của linh mục khi làm mục vụ Lời Chúa, mục vụ gia đình và mục vụ đi tìm chiên lạc.
Năm lời đầu xuất hiện trong thời thơ ấu Chúa Giêsu.
Hai lời sau khi Chúa đến tuổi trưởng thành, bước đầu rao giảng Tin mừng.
Nhìn vào Đức Maria với 7 lời trong Phúc Âm: Xảy đến thế nào? Vâng phục khít khao trọn đời, cất tiếng chào mời, khúc hát tuyệt vời tôn vinh, lo lắng đi tìm, hết rượu lời kinh chuyển cầu, tiếng nhiệm mầu làm theo Thầy bảo sai đâu bao giờ; cùng chiêm ngắm chân dung Mẹ qua 7 lời quý giá kết thành chuỗi ngọc quy chiếu về Mẹ. Từ đó linh mục xét mình trong việc biết mình, vâng phục, sống tình bằng hữu, dâng lời ngợi khen, hướng đến đời sống mục vụ hàng ngày.
Thánh lễ ngày thứ năm với ý nguyện cầu cho các linh mục trong giáo phận đã qua đời.
Ngày cuối, thánh lễ đồng tế tại Nhà thờ chính toà với tâm tình tạ ơn, hiệp nhất và hiệp thông toàn thể giáo phận.
Sau buổi hội thảo mục vụ, ĐGM thông báo lịch thuyên chuyển:
- Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng về TGM ngày 4/2.
- Cha Giuse Nguyễn Thành Long nhận chính xứ Rạng ngày 5/2.
- Cha Gioan Nguyễn Văn Hảo nhận chính xứ Cù mi ngày 6/2.
- Cha giuse Nguyễn Văn Soi nhận chính xứ Phước an ngày 7/2.
- Cha Antôn Nguyễn Bá Thiện, Phó Xứ Đami.
Giờ chầu bế mạc, trước Chúa Giêsu Thánh Thể, từng linh mục lập lại lời nguyện tận hiến: Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con chính ngài nắm giữ. (TV 15,7).
Tuần tĩnh tâm giúp nhiều ơn ích thiêng liêng cho các linh mục. Kết quả sâu lắng của tĩnh tâm sẽ rao sao, chỉ có cá nhân linh mục và Chúa Thánh Thần biết, nhưng kết quả trước mắt ai cũng thấy được chính là việc bồi dưỡng tình bằng hữu linh mục.
Trở về lại giáo xứ với công việc mục vụ, cùng cả giáo phận sống Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao, linh mục học được nơi Mẹ mẫu gương “ghi nhớ và suy niệm trong lòng” những gì đã nghe, đã cầu nguyện trong suốt tuần tĩnh tâm, hầu những gì linh mục biết về căn tính của mình sẽ nên nguồn lực giúp linh mục từ chối không biết đến những lãnh vực xa lạ với căn tính ấy; theo gương sống tình bằng hữu của Đức Mẹ, linh mục sống chan hoà tình huynh đệ và lời Xin Vâng của Đức Maria trở nên khuôn mẫu cho linh mục trong tư duy cũng như trong thực hành mục vụ để từ đó lời kinh Magnificat được cất lên trong kinh nguyện, thấm đẫm những sự kiện hoàn tất trong ngày hoà chung với Đức Mẹ và mọi tâm hồn thiện chí cùng hát lên ngợi khen Chúa “Trọn đời con một bài hát kinh ca ngợi, tiếng hát con vang tận tới thiên thu’.
Dân Chúa tiếp tục sống năm Giáo dục Kitô giáo trong môi trường gia đình. Mỗi giáo xứ tổ chức học tập Thư Chung HĐGMVN. Linh mục nhìn lên Mẹ Maria, nhà giáo dục tuyệt vời để noi gương Mẹ mà trở nên nhà giáo dục đức tin đức cậy đức mến cho Dân Chúa. Đức Maria, thân mẫu của Chúa Giêsu là người đầu tiên đã mở cửa lòng và chiêm ngắm “Ngôi Lời trở nên xác phàm”. Thiếu nữ xứ Galilê đã trờ thành ngai tòa của Đấng Tối Cao. Giống như tông đồ Gioan, mỗi gia đình được mời gọi hãy “đón nhận Đức Maria về tư gia” (Ga 19,27), để hiểu biết sâu xa về Chúa Giêsu và cảm nhận tình thương chung thủy và bất tận của Người. Đây là lời cầu chúc chân tình của linh mục đoàn giáo phận gởi đến từng gia đình khởi đầu một năm mới.
Ước mong ơn thánh làm cho hạt giống thiêng liêng vừa được đón nhận trong tuần phòng, cũng như tình hiệp thông bằng hữu linh mục được triển nở dồi dào trong tâm hồn của mọi thành viên tham dự. Bảy lời của Đức Maria trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao mãi ngân vang trong đời sống linh mục, trở thành chất liệu để chia sẻ với Dân Chúa qua các dịp Hành Hương.Nhờ ơn lành của Đức Mẹ Tàpao, các linh mục trở nên những nhà giáo dục đức tin bằng cách làm cho Lời Chúa trở nên sống động và phong phú trong cuộc sống của mọi người, khắp mọi nơi.
Thời gian: 05-09/01/2009
Chủ đề: BẢY LỜI CỦA ĐỨC MARIA VÀ ĐỜI SỐNG LINH MỤC.
Giảng phòng: Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
Giáo Phận Phan Thiết tổ chức tuần tĩnh tâm cho các linh mục từ những ngày đầu năm mới. Toà Giám Mục có đầy đủ phòng ốc cho các cha về dự tĩnh tâm. Khuôn viên thoáng rộng, có núi Đức Mẹ Tàpao róc rách dòng suối nhỏ, cây xanh hoa kiểng khắp lối đi. Tất cả tạo nên bầu khí tĩnh lặng nhẹ nhàng thích hợp cho tâm hồn trầm tư cầu nguyện.
Đức cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, chủ toạ và giảng lễ mỗi ngày. Có 81 linh mục tham dự, các cha hưu dưỡng cùng đến dự, Đức Cha Nicolas đôi lần thăm viếng, trông ngài khoẻ và hồng hào hơn trước.
Đức Ông JB Lê Xuân Hoa, Tổng đại diện, thay mặt linh mục đoàn chào mừng và cám ơn Đức Cha đã quan tâm đến đời sống tâm linh các linh mục, có sáng kiến mời Đức Cha Giuse giảng phòng về đề tài Đức Mẹ hợp với chương trình giáo phận sống Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao. Tổ chức tuần tĩnh tâm là bảo vệ và thăng tiến đời sống thiêng liêng các linh mục, củng cố và phát huy tình huynh đệ linh mục. Tĩnh tâm năm là độ dài thời gian giúp anh em cầu nguyện với Chúa, gặp gỡ nhau và định hướng những sinh hoạt trong giáo phận.
ĐGM huấn từ khai mạc: Ngài chúc sức khỏe và bình an đến anh em linh mục đầu năm mới. Cầu chúc cuộc tĩnh tâm tràn đầy sự thánh thiện qua việc đón nhận Thần Khí để có đủ sức mạnh ra đi thực thi sứ vụ Chúa trao phó. Hãy tạm gác những gì đang làm bận tâm. Càng thinh lặng càng dễ gặp Chúa. Chúa Giêsu tĩnh tâm bằng việc vào sa mạc 40 đêm ngày, hoạch định chương trình và Ngài được tràn đâỳ sức mạnh Thần Khí để đối phó với những cám dỗ. Là Con Thiên Chúa thông biết mọi sự nhưng khi vào trần thế, Chúa Giêsu cũng dành thời gian dài để tĩnh tâm. Linh mục Tĩnh tâm với Chúa là vào sa mạc, tìm lại thánh ý Chúa để luôn trung thành trong sứ vụ. Kinh nghiệm của những người tu Thiền, họ tĩnh tâm trong tâm thế thoát tục, khi đạt tới đỉnh cao tu niệm họ thấy trước tương lai của mình. Tôi gặp một nhà sư, ngài cho biết là luôn thức dậy lúc 2 giờ sáng để Thiền niệm. Tôi hỏi tại sao Sư thiền niệm sớm vậy? Vị chân tu đáp: Vì lúc đó rất tĩnh lặng, trong cõi tĩnh lặng, tôi thấy mình và thấy được chúng sinh.
Tuần tĩnh tâm là thời gian tạ ơn Chúa, dâng lên Chúa những thành quả, những hạnh phúc và những khó khăn trong công tác mục vụ một năm qua, đồng thời sống tâm tình cầu nguyện sốt mến.
Tĩnh tâm là vào sa mạc, là thời gian thánh, mọi công việc được xếp qua một bên, đặt mình trước sự hiện hiện của Chúa, rà soát lại bản thân. Cần sự thinh lặng, riêng tư và cầu nguyện.
Mục đích của tĩnh tâm: là lắng nghe bài giảng gợi ý, thinh lặng xét gẫm và cầu nguyện để xin Thần Khí đến. Đây là thời gian quý báu nhằm tăng cường đời sống thiêng liêng, tháp nhập con người linh mục vào Chúa Kitô và kiện toàn đời sống phục vụ trong yêu thương.
Hiệu quả: Ba năm tôi giúp tĩnh tâm linh mục tại các giáo phận Xuân lộc, Mỹ tho, Cần thơ, tôi thấy bầu khí thinh lặng thật đáng khâm phục. Các cha tìm nơi vắng vẻ để xét gẫm và cầu nguyện. Vậy trong tuần lễ này mong các cha dành mọi thời giờ để gặp Chúa, nghiêm chỉnh giữ kỷ luật, thinh lặng để lắng nghe để xét gẫm và để cầu nguyện.
Giáo phận đang sống Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao (8.12.2008-8.12.2009) cùng học nơi Đức Maria là thầy dạy đức tin đức cậy đức mến. Vì thế, đề tài giảng phòng tĩnh tâm năm nay là học hỏi và suy niệm về chân dung của Đức Mẹ trong Phúc Âm và vận dụng vào đời sống linh mục.
Tuần tĩnh tâm là thời gian sống tình hiệp thông cao độ nhất. Hiệp thông với Chúa Giêsu qua đời sống cầu nguyện và hiệp thông với anh em qua chia sẽ kinh nghiệm mục vụ.Vì thế Đức Giám mục mong muốn các linh mục hãy cố gắng giữ sự thinh lặng tuyệt đối trong các giờ xét gẫm để cầu nguyện và để xét mình.
Chương trình các ngày tĩnh tâm đầy ắp sinh hoạt đạo đức:
Ban sáng: Kinh Sáng, Nguyện Gẫm, Thánh Lễ, Bài Giảng, Thinh Lặng Xét Gẫm.
Ban trưa: Kinh Sách, Lần Chuỗi.
Ban chiều: Kinh Trưa, Bài Giảng, Thinh Lặng Xét Gẫm, Kinh Chiều.
Ban tối: Chầu Thánh Thể, Kinh Tối.
Giờ Thánh mỗi tối do các Cha Hạt Trưởng chủ sự và suy niệm trước Thánh Thể. Nội dung bao gồm các chủ đề: Lời Xin Vâng của Đức Maria là mẫu mực cho lời xin vâng suốt đời linh mục;Phép lạ tiệc cưới Cana, Đức Mẹ nhạy cảm và quan tâm đến gia chủ đang gặp khó khăn, Linh Mục theo gương Mẹ biết quan tâm chăm sóc đoàn chiên; Đức Mẹ hát bài Magnificat chúc tụng Chúa, đời linh mục là một bài ca ngợi khen Chúa; Đức Mẹ đứng dưới chân thập giá thông phần đau khổ với con yêu dấu, những gian truân vất vả đau khổ trong đời linh mục được hiệp thông với Đức Mẹ sẽ nên của lễ dâng hiến.
Đức Ông Tổng đại diện giúp nguyện gẫm sau kinh sáng mỗi ngày. Những gợi ý giúp suy gẫm về cuộc sống linh mục cần gắn bó với Chúa Giêsu như cành nho gắn với thân nho, năng cầu nguyện kết hiệp với Chúa thì mọi việc sẽ tốt đẹp.
Các Linh mục tham dự tuần tĩnh tâm sốt mến trong các giờ đạo đức, chăm chú lắng nghe các giờ giảng bài, thinh lặng cầu nguyện xét mình trong các giờ riêng tư, trao đổi kinh nghiệm mục vụ trong các giờ giải lao.
Đức Cha Giảng Phòng, là giáo sư Đại chủng viện nên trình bày mạch lạc, sâu sắc; là nhạc sĩ Thông Vi Vu nên bài giảng minh hoạ bằng nhiều ca khúc đạo đời; là văn sĩ nên lời văn trau chuốt bống bẩy nhiều ví von hình tượng nghệ thuật, trích dẫn nhiều ca dao tục ngữ; là Giám mục nên nhiều kinh nghiệm mục vụ chia sẻ cụ thể. Người nghe đón trong suy tư thao thức nhưng không thiếu những tiếng cười vui vẻ. Dàn bài tổng quát được gởi đến trước để tham khảo, sau mỗi bài giảng tài liệu được trao để các linh mục đọc lại và xét gẫm.
Bằng những suy tư sâu sắc từ bảy lời của Đức Maria trong Phúc Âm: Việc đó xảy đến thế nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng (Lc 1,34); Này tôi là tôi tớ Đức Chúa Trời, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền (Lc 1,38); Đức Maria vào nhà ông Dacaria vào chào hỏi bà Êlizabeth (Lc 1,40); Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi (Lc 1,46-55); Sao con lại đối xử với cha mẹ như vậy? con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con! (Lc 2,48); Họ hết rượu rồi (Ga 2,3); Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo (Ga 2,5); Đức Cha giảng phòng vận dụng vào đời sống cá nhân và mục vụ của các linh mục: Linh mục và việc biết mình; sự vâng phục trong đời sống linh mục; tình bằng hữu trong đời linh mục; Kinh Magnificat trong đời linh mục; mục vụ tìm kiếm chiên lạc, mục vụ gia đình và mục vụ Lời Chúa trong đời sống linh mục.
Lời thứ tư của Đức Maria là một lời đặc biệt, làm vị trí trọng yếu trong toàn bộ bảy lời. Lời thứ tư là lời trung tâm mang tính định hướng. Ba lời trước được xem như thái cử với mình với bề trên và với bằng hữu. Ba lời sau được nhìn như những hình thái trách nhiệm của linh mục khi làm mục vụ Lời Chúa, mục vụ gia đình và mục vụ đi tìm chiên lạc.
Năm lời đầu xuất hiện trong thời thơ ấu Chúa Giêsu.
Hai lời sau khi Chúa đến tuổi trưởng thành, bước đầu rao giảng Tin mừng.
Nhìn vào Đức Maria với 7 lời trong Phúc Âm: Xảy đến thế nào? Vâng phục khít khao trọn đời, cất tiếng chào mời, khúc hát tuyệt vời tôn vinh, lo lắng đi tìm, hết rượu lời kinh chuyển cầu, tiếng nhiệm mầu làm theo Thầy bảo sai đâu bao giờ; cùng chiêm ngắm chân dung Mẹ qua 7 lời quý giá kết thành chuỗi ngọc quy chiếu về Mẹ. Từ đó linh mục xét mình trong việc biết mình, vâng phục, sống tình bằng hữu, dâng lời ngợi khen, hướng đến đời sống mục vụ hàng ngày.
Thánh lễ ngày thứ năm với ý nguyện cầu cho các linh mục trong giáo phận đã qua đời.
Ngày cuối, thánh lễ đồng tế tại Nhà thờ chính toà với tâm tình tạ ơn, hiệp nhất và hiệp thông toàn thể giáo phận.
Sau buổi hội thảo mục vụ, ĐGM thông báo lịch thuyên chuyển:
- Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng về TGM ngày 4/2.
- Cha Giuse Nguyễn Thành Long nhận chính xứ Rạng ngày 5/2.
- Cha Gioan Nguyễn Văn Hảo nhận chính xứ Cù mi ngày 6/2.
- Cha giuse Nguyễn Văn Soi nhận chính xứ Phước an ngày 7/2.
- Cha Antôn Nguyễn Bá Thiện, Phó Xứ Đami.
Giờ chầu bế mạc, trước Chúa Giêsu Thánh Thể, từng linh mục lập lại lời nguyện tận hiến: Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con chính ngài nắm giữ. (TV 15,7).
Tuần tĩnh tâm giúp nhiều ơn ích thiêng liêng cho các linh mục. Kết quả sâu lắng của tĩnh tâm sẽ rao sao, chỉ có cá nhân linh mục và Chúa Thánh Thần biết, nhưng kết quả trước mắt ai cũng thấy được chính là việc bồi dưỡng tình bằng hữu linh mục.
Trở về lại giáo xứ với công việc mục vụ, cùng cả giáo phận sống Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao, linh mục học được nơi Mẹ mẫu gương “ghi nhớ và suy niệm trong lòng” những gì đã nghe, đã cầu nguyện trong suốt tuần tĩnh tâm, hầu những gì linh mục biết về căn tính của mình sẽ nên nguồn lực giúp linh mục từ chối không biết đến những lãnh vực xa lạ với căn tính ấy; theo gương sống tình bằng hữu của Đức Mẹ, linh mục sống chan hoà tình huynh đệ và lời Xin Vâng của Đức Maria trở nên khuôn mẫu cho linh mục trong tư duy cũng như trong thực hành mục vụ để từ đó lời kinh Magnificat được cất lên trong kinh nguyện, thấm đẫm những sự kiện hoàn tất trong ngày hoà chung với Đức Mẹ và mọi tâm hồn thiện chí cùng hát lên ngợi khen Chúa “Trọn đời con một bài hát kinh ca ngợi, tiếng hát con vang tận tới thiên thu’.
Dân Chúa tiếp tục sống năm Giáo dục Kitô giáo trong môi trường gia đình. Mỗi giáo xứ tổ chức học tập Thư Chung HĐGMVN. Linh mục nhìn lên Mẹ Maria, nhà giáo dục tuyệt vời để noi gương Mẹ mà trở nên nhà giáo dục đức tin đức cậy đức mến cho Dân Chúa. Đức Maria, thân mẫu của Chúa Giêsu là người đầu tiên đã mở cửa lòng và chiêm ngắm “Ngôi Lời trở nên xác phàm”. Thiếu nữ xứ Galilê đã trờ thành ngai tòa của Đấng Tối Cao. Giống như tông đồ Gioan, mỗi gia đình được mời gọi hãy “đón nhận Đức Maria về tư gia” (Ga 19,27), để hiểu biết sâu xa về Chúa Giêsu và cảm nhận tình thương chung thủy và bất tận của Người. Đây là lời cầu chúc chân tình của linh mục đoàn giáo phận gởi đến từng gia đình khởi đầu một năm mới.
Ước mong ơn thánh làm cho hạt giống thiêng liêng vừa được đón nhận trong tuần phòng, cũng như tình hiệp thông bằng hữu linh mục được triển nở dồi dào trong tâm hồn của mọi thành viên tham dự. Bảy lời của Đức Maria trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao mãi ngân vang trong đời sống linh mục, trở thành chất liệu để chia sẻ với Dân Chúa qua các dịp Hành Hương.Nhờ ơn lành của Đức Mẹ Tàpao, các linh mục trở nên những nhà giáo dục đức tin bằng cách làm cho Lời Chúa trở nên sống động và phong phú trong cuộc sống của mọi người, khắp mọi nơi.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đất... Đai
Thơ Bút Trẻ
02:38 09/01/2009
Đất Tôn Giáo cướp khơi khơi
Đai là… khớp miệng những người hàm oan
Đất từ chân lấm tay bùn
Đai là… thắt cái luật rừng… của tao!
Đất Tôn Giáo đảng khó nhai
Đai là… quây lại, cái này… công viên?
Đất do khai quốc công thần
Đai sắc chỉ đ… khai hăng An Bằng
Đất nước một lũ cướp ngày
Đai là… kềm kẹp, là đầy đọa dân
Đất nước một lũ bọ giòi
Đai cân áo mũ… rước voi giầy mồ
Đất nước đảng cướp ăn no
Đai vành biên giới… thủng to lắm rồi
Đất nước dậy mà đi thôi
Đai nào còng nổi chín mươi triệu người!
Đai là… khớp miệng những người hàm oan
Đất từ chân lấm tay bùn
Đai là… thắt cái luật rừng… của tao!
Đất Tôn Giáo đảng khó nhai
Đai là… quây lại, cái này… công viên?
Đất do khai quốc công thần
Đai sắc chỉ đ… khai hăng An Bằng
Đất nước một lũ cướp ngày
Đai là… kềm kẹp, là đầy đọa dân
Đất nước một lũ bọ giòi
Đai cân áo mũ… rước voi giầy mồ
Đất nước đảng cướp ăn no
Đai vành biên giới… thủng to lắm rồi
Đất nước dậy mà đi thôi
Đai nào còng nổi chín mươi triệu người!
Nông dân phản đối việc san bằng ruộng đất cho thị trấn, sân golf mới
VOA
03:00 09/01/2009
HÀ NỘI 08/01/2009 - Hàng trăm nông dân Việt Nam đã tụ tập phản kháng trong khi xe ủi đất được cảnh sát bảo vệ khởi sự san bằng ruộng đất của họ để thành lập một thị trấn mới và một sân golf mới gần thủ đô Hà Nội.
Thông Tấn Xã AFP trích lời của cư dân và các viên chức hôm thứ Năm cho hay cảnh sát đã bảo vệ công nhân tại địa điểm rộng 500 mẫu được dự trù thành lập thị trấn thương mại và du lịch Văn Giảng, hay còn được gọi là Công Viên Eco.
Một vài cư dân nói rằng có tới một ngàn nông dân, trong có vài người cầm theo nông cụ, hôm thứ Tư đã phẫn nộ biểu tình phản kháng sau khi các xe ủi đất khởi sự san bằng ruộng đất của họ lúc sáng sớm.
Trong cuộc điện đàm với thông tấn xã AFP, môt phụ nữ thuộc xã Cửu Cao trong tỉnh Hưng Yên xin được giấu tên nói rằng ruộng đất của nông dân đã bị tước đoạt, và nông dân được hứa hẹn bồi thường tiền bạc và đất đai gần ruộng đất cũ của mình, nhưng cho tới nay chưa nhìn thấy một sự bồi thường nào.
Cũng theo lời phụ nữ vừa kể, khoảng 1,000 người trong xã của bà đã đi phản kháng hôm thứ Tư vì phải bảo vệ ruộng đất của mình.
Trong cuộc họp báo thường lệ hôm thứ Năm, ông Lê Dzũng, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao, cho biết vụ tranh chấp vừa kể liên quan tới việc xây cất một đường lộ, trong đó hôm thứ Tư các viên chức địa phương đã lấy đất của một vài xã để hoàn tất con đường này.
Theo ông Dzũng, khoảng từ 200 tới 300 cư dân đã tới biểu tình và ngăn chặn việc san bằng đất đai, phần lớn là vì không thỏa thuận với mức bồi thường, nhưng rồi đã giải tán một cách ôn hòa sau khi nói chuyện với nhà chức trách địa phương.
Tuy nhiên, một viên chức tại Xã Phụng Công xin được dấu tên hôm thứ Năm cho biết vẫn còn khoảng từ 400 tới 500 nông dân có mặt tại hiện trường. Viên chức này nói rằng không có vụ đối đầu nào xảy ra, nhưng vài người biểu tình đã tỏ vẻ nóng nảy.
Thông Tấn Xã AFP trích lời của cư dân và các viên chức hôm thứ Năm cho hay cảnh sát đã bảo vệ công nhân tại địa điểm rộng 500 mẫu được dự trù thành lập thị trấn thương mại và du lịch Văn Giảng, hay còn được gọi là Công Viên Eco.
Một vài cư dân nói rằng có tới một ngàn nông dân, trong có vài người cầm theo nông cụ, hôm thứ Tư đã phẫn nộ biểu tình phản kháng sau khi các xe ủi đất khởi sự san bằng ruộng đất của họ lúc sáng sớm.
Trong cuộc điện đàm với thông tấn xã AFP, môt phụ nữ thuộc xã Cửu Cao trong tỉnh Hưng Yên xin được giấu tên nói rằng ruộng đất của nông dân đã bị tước đoạt, và nông dân được hứa hẹn bồi thường tiền bạc và đất đai gần ruộng đất cũ của mình, nhưng cho tới nay chưa nhìn thấy một sự bồi thường nào.
Cũng theo lời phụ nữ vừa kể, khoảng 1,000 người trong xã của bà đã đi phản kháng hôm thứ Tư vì phải bảo vệ ruộng đất của mình.
Trong cuộc họp báo thường lệ hôm thứ Năm, ông Lê Dzũng, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao, cho biết vụ tranh chấp vừa kể liên quan tới việc xây cất một đường lộ, trong đó hôm thứ Tư các viên chức địa phương đã lấy đất của một vài xã để hoàn tất con đường này.
Theo ông Dzũng, khoảng từ 200 tới 300 cư dân đã tới biểu tình và ngăn chặn việc san bằng đất đai, phần lớn là vì không thỏa thuận với mức bồi thường, nhưng rồi đã giải tán một cách ôn hòa sau khi nói chuyện với nhà chức trách địa phương.
Tuy nhiên, một viên chức tại Xã Phụng Công xin được dấu tên hôm thứ Năm cho biết vẫn còn khoảng từ 400 tới 500 nông dân có mặt tại hiện trường. Viên chức này nói rằng không có vụ đối đầu nào xảy ra, nhưng vài người biểu tình đã tỏ vẻ nóng nảy.
Dân Biểu Cao Quang Ánh Bảo Trợ Dự Luật Đưa CSVN Trở Lại Danh Sách CPC
Việt Vùng Vịnh
16:37 09/01/2009
WASHINGTON DC - Hôm 6-1-2009 đã đánh dấu một sự kiện mang tính lịch sử của Cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản: lần đầu tiên một người Mỹ gốc Việt tuyên thệ nhậm chức Dân biểu Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ.
Dân biểu Cao Quang Ánh, đại diện cho tiểu bang Louisiana đã tuyên thệ nhậm chức cùng với các Dân biểu tân cử khác, dưới sự chứng kiến của gia đình, bạn bè, và đại diện các cơ quan truyền thông Việt Mỹ vùng thủ đô Washington.
Lên tiếng sau thủ tục tuyên thệ, tân Dân biểu Ngô Quang Ánh đã ngỏ lời cám ơn cha mẹ, các cô chú, anh chị, bạn bè cũng như những người trong ban vận động thuộc đảng Cộng Hòa đã giúp ông đánh bại dân biểu Bill Jefferson thuộc đảng Dân chủ, người đã phục vụ 9 nhiệm kỳ tại Hạ viện Hoa Kỳ.
Được hỏi về cảm tưởng của ông khi tham dự lần đầu tiên phiên họp khai mạc Quốc hội Hoa Kỳ khóa 111 dân biểu Ánh nói: "Thứ nhất là tôi rất vui mừng là một người Việt Nam tại hải ngoại để đại diện cộng đồng Việt Nam trong Quốc hội, và thứ hai nữa là trong tương lai có nhiều việc làm mà tôi cần nghĩ tới, cho nên tôi cũng hy vọng trong những ngày tới cần tập trung trong những việc làm của Quốc hội để làm sao giúp cho tiểu bang Louisiana, và giúp cho những đòi hỏi của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại".
Trả lời một câu hỏi bằng tiếng Anh của một phóng viên về việc ông sẽ làm gì cho nhân quyền tại Việt Nam, Dân biểu Ánh nói: "Tôi vừa mới đồng ký tên vào một dự thảo luật đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm CPC".
Phát biểu trong chương trình phát thanh về Việt Nam sáng ngày thứ Tư 7-1 của Đài Á Châu Tự Do, tân Dân biểu Cao Quang Ánh cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vấn đề tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. Ông cho biết: "Vấn đề tự do tôn giáo, nhân quyền ở Việt Nam, một nước Việt Nam tự do, dân chủ, là vấn đề lớn lao mà Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại muốn tôi phải lưu ý tới, trong vai trò của tôi trong 2 năm tới".
Về kế hoạch hành động để thúc đẩy tự do dân chủ cho Việt Nam, Dân biểu Ánh tiết lộ: "Tôi có nói chuyện với nhân viên của tôi, như là anh Christopher Ingram có nói đến một chuyến đi quan sát kinh tế ở Việt Nam, hay chẳng hạn để nói chuyện về Giáo Xứ Thái Hà. Đó là một trong việc tôi đã đề nghị với anh Ingam sắp xếp, để tôi cùng với một nhóm người khác về Việt Nam để nói chuyện về các điều đó".
Dân biểu Cao Quang Ánh, đại diện cho tiểu bang Louisiana đã tuyên thệ nhậm chức cùng với các Dân biểu tân cử khác, dưới sự chứng kiến của gia đình, bạn bè, và đại diện các cơ quan truyền thông Việt Mỹ vùng thủ đô Washington.
Lên tiếng sau thủ tục tuyên thệ, tân Dân biểu Ngô Quang Ánh đã ngỏ lời cám ơn cha mẹ, các cô chú, anh chị, bạn bè cũng như những người trong ban vận động thuộc đảng Cộng Hòa đã giúp ông đánh bại dân biểu Bill Jefferson thuộc đảng Dân chủ, người đã phục vụ 9 nhiệm kỳ tại Hạ viện Hoa Kỳ.
Được hỏi về cảm tưởng của ông khi tham dự lần đầu tiên phiên họp khai mạc Quốc hội Hoa Kỳ khóa 111 dân biểu Ánh nói: "Thứ nhất là tôi rất vui mừng là một người Việt Nam tại hải ngoại để đại diện cộng đồng Việt Nam trong Quốc hội, và thứ hai nữa là trong tương lai có nhiều việc làm mà tôi cần nghĩ tới, cho nên tôi cũng hy vọng trong những ngày tới cần tập trung trong những việc làm của Quốc hội để làm sao giúp cho tiểu bang Louisiana, và giúp cho những đòi hỏi của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại".
Trả lời một câu hỏi bằng tiếng Anh của một phóng viên về việc ông sẽ làm gì cho nhân quyền tại Việt Nam, Dân biểu Ánh nói: "Tôi vừa mới đồng ký tên vào một dự thảo luật đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm CPC".
Phát biểu trong chương trình phát thanh về Việt Nam sáng ngày thứ Tư 7-1 của Đài Á Châu Tự Do, tân Dân biểu Cao Quang Ánh cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vấn đề tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. Ông cho biết: "Vấn đề tự do tôn giáo, nhân quyền ở Việt Nam, một nước Việt Nam tự do, dân chủ, là vấn đề lớn lao mà Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại muốn tôi phải lưu ý tới, trong vai trò của tôi trong 2 năm tới".
Về kế hoạch hành động để thúc đẩy tự do dân chủ cho Việt Nam, Dân biểu Ánh tiết lộ: "Tôi có nói chuyện với nhân viên của tôi, như là anh Christopher Ingram có nói đến một chuyến đi quan sát kinh tế ở Việt Nam, hay chẳng hạn để nói chuyện về Giáo Xứ Thái Hà. Đó là một trong việc tôi đã đề nghị với anh Ingam sắp xếp, để tôi cùng với một nhóm người khác về Việt Nam để nói chuyện về các điều đó".
HRW kêu gọi World Bank vào cuộc kêu gọi các quốc gia cấp viện gây áp lực với Việt Nam
HRW
16:40 09/01/2009
Blog giờ trở thành một nguồn tin không chính thống của người Việt Nam
Human Rights Watch (HRW) mới kêu gọi Ngân hàng Thế giới (World Bank) và các quốc gia cấp viện gây áp lực với Việt Nam nhằm chấm dứt hình sự hóa tự do ngôn luận.
Tổ chức giám sát nhân quyền thế giới có trụ sở ở Mỹ đã nêu ra vụ bỏ tù hai phóng viên, các blogger cũng như việc sa thải tổng biên tập vừa qua.
Human Rights Watch cho rằng đó là những ví dụ mới nhất cho thấy “một loạt các biện pháp của chính phủ Việt Nam nhằm trấn áp phản kháng và chỉ trích”.
Ông Brad Adams Giám đốc khu vực châu Á của HRW nói trong thông cáo phát đi hôm 8/1: “Việt Nam là một trong số ít các quốc gia nơi người dân có thể bị tù vì ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’.
“Các nhà tài trợ cho Việt Nam nên tiếp tục thúc ép chính phủ Việt Nam chấm dứt hình sự hóa việc thể hiện ngôn luận một cách hòa bình”.
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia nơi người dân có thể bị tù vì ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’
Hồi cuối năm 2008, tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên đã bị thay thế và được thuyên chuyển sang đảm nhận công việc khác.
Sự thay đổi này được đưa ra tiếp sau khi hai phóng viên của hai tờ báo này đã bị bắt rồi sau đó phải ra tòa vì “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” khi đưa tin vụ bê bối PMU 18.
Về các sự việc đối với hai tờ báo này, HRW nói “Ngân hàng Thế giới và Nhật Bản cần bảo vệ các nhà báo điều tra và tổng biên tập của họ”.
Trong thông cáo của mình, HRW cũng chỉ trích việc Việt Nam mới chính thức cấm các blogger truyền đi hoặc đặt đường link liên quan tới các nội dung ‘chống lại nhà nước, tiết lộ bí mật quốc gia, an ninh và kinh tế’.
Trong quá khứ, HRW đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng tự do báo chí và ngôn luận.
(Nguồn: Human Rights Watch, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090109_hrw_vnexpression)
Human Rights Watch (HRW) mới kêu gọi Ngân hàng Thế giới (World Bank) và các quốc gia cấp viện gây áp lực với Việt Nam nhằm chấm dứt hình sự hóa tự do ngôn luận.
Tổ chức giám sát nhân quyền thế giới có trụ sở ở Mỹ đã nêu ra vụ bỏ tù hai phóng viên, các blogger cũng như việc sa thải tổng biên tập vừa qua.
Human Rights Watch cho rằng đó là những ví dụ mới nhất cho thấy “một loạt các biện pháp của chính phủ Việt Nam nhằm trấn áp phản kháng và chỉ trích”.
Ông Brad Adams Giám đốc khu vực châu Á của HRW nói trong thông cáo phát đi hôm 8/1: “Việt Nam là một trong số ít các quốc gia nơi người dân có thể bị tù vì ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’.
“Các nhà tài trợ cho Việt Nam nên tiếp tục thúc ép chính phủ Việt Nam chấm dứt hình sự hóa việc thể hiện ngôn luận một cách hòa bình”.
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia nơi người dân có thể bị tù vì ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’
Hồi cuối năm 2008, tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên đã bị thay thế và được thuyên chuyển sang đảm nhận công việc khác.
Sự thay đổi này được đưa ra tiếp sau khi hai phóng viên của hai tờ báo này đã bị bắt rồi sau đó phải ra tòa vì “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” khi đưa tin vụ bê bối PMU 18.
Về các sự việc đối với hai tờ báo này, HRW nói “Ngân hàng Thế giới và Nhật Bản cần bảo vệ các nhà báo điều tra và tổng biên tập của họ”.
Trong thông cáo của mình, HRW cũng chỉ trích việc Việt Nam mới chính thức cấm các blogger truyền đi hoặc đặt đường link liên quan tới các nội dung ‘chống lại nhà nước, tiết lộ bí mật quốc gia, an ninh và kinh tế’.
Trong quá khứ, HRW đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng tự do báo chí và ngôn luận.
(Nguồn: Human Rights Watch, http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090109_hrw_vnexpression)
Việt Nam: Cộng sản và Tôn giáo
Trương Phú Thứ
16:48 09/01/2009
Ngày 31 tháng 12 năm 2008, thủ tướng của đảng cộng sản cầm quyền Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành chỉ thị số 1940-CT/TTg nhằm mục đích rà sóat lại những vấn đề phát sinh ra từ nhà, đất liên quan đến tôn giáo. Sở dĩ chỉ thị này được ban hành vì nhà nước Việt Nam đang phải đối đầu với những hình ảnh xấu xa về những hành động cướp đọat trắng trợn tài sản của các tôn giáo. Khi giáo dân của giáo phận Hà Nội và giáo xứ Thái Hà cùng nắm tay nhau đòi lại hai mảnh đất nhỏ bé của giáo hội công giáo Việt Nam thì những người giáo dân này đã đẩy cả một chế độ độc tài đảng trị vào một ngõ cụt và họ đã rất lúng túng khi phải trực diện với những vấn đề gai góc và một giáo hội có tổ chức thuần nhất trong tinh thần hiệp thông và đòan kết vô cùng khăng khít sắt son.
Nhà nước cộng sản Việt Nam chắc cũng đã rút tỉa được nhiều bài học lịch sử lúc ngừơi dân đã nhất tâm đứng dậy thì một chế độ dù sắt máu đến đâu cũng sẽ bị xụp đổ. Khi người dân Lỗ Ma Ni đẩy sập hàng rào sắt để tiến vào trụ sở của đảng cộng sản thì đám công an cảnh sát Lỗ Ma Ni cũng vứt bỏ súng ống và nhập vào dòng người phất cờ đòi hỏi tự do dân chủ và cơm no áo ấm cho quê hương và dân tộc Lỗ Ma Ni. (Click để xem video)
Chỉ trong vài ngày một chết độ vô cùng sắt máu bạo tàn ngự trị trên đất nước Lỗ Ma Ni từ nhiều chục năm đã bị tiêu trừ và hiện nay dân chúng Lỗ Ma Ni đang vui hưởng thành quả của lý tưởng tự do dân chủ và dân quyền nhân bản được đề cao và tôn trọng. Cũng vậy, không ai có thể nói rằng chế độc tài cộng sản Việt nam sẽ đứng vững nếu tòan dân cùng nắm tay nhau quật khởi. Những người chống đối và bất mãn với chế độ Hà Nội ngày hôm nay không phải là giáo dân xứ Thái Hà hay con chiên của giáo phận Hà Nội mà chính là những chiến sĩ công an cảnh sát đang uất hận nhìn lên đám chức quyền cấu kết với nhau củng cố quyền lực và làm giầu trên chính xương máu của họ. Những nạn nhân của chế độ cộng ản Hà Nội là những công nhân làm ngày làm đêm mà vẫn không đủ ăn đủ mặc lại còn bị bọn con buôn quốc tế toa rập với đám cán bộ đánh đập xỉ nhục dã man. Cả nước Việt Nam có được bao nhiêu người tự mãn với chế độ này ngòai đám cán bộ chóp bu nhiều quyền hành lắm tiền của. Một que diêm bật lên, cơn bão lửa sẽ thiêu rụi cả chế độ độc tài tham nhũng và vô luân vô đạo.
Chỉ thị của ông thủ tướng cũng chỉ là một nắm cỏ được nhai đi nhai lại của một chủ trương có dự mưu cướp đọat nhà, đất của các tôn giáo. Chỉ thị này đưa ra nghị quyết 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của quốc hội, là một bộ phận của đảng cộng sản Việt Nam, công khai xác nhận rằng nhà nước sẽ không xét xử đến những khiếu kiện về nhà cửa đất đai mà những hành vi mua bán, chuyển nhượng hay tặng dữ xẩy ra trước ngày 1 tháng 7 năm 1991. Ai cũng biết rằng gần như tất cả các hành vi chiếm đọat nhà đất của các tôn giáo đều xẩy ra trước năm 1991. Sau năm 1954 ở miền Bắc và sau năm 1975 ở miền Nam, đảng cộng sản Việt Nam đã dùng súng đạn và cường quyền để ép buộc, khống chế cũng như lừa bịp các vị tu hành để cưỡng chiếm nhà đất của các tôn giáo. Một số không nhỏ các cơ sở tôn giáo hiện nay đang được khai thác để sinh lợi cho các đòan thể cũng như cá nhân các cán bộ chức quyền. Một trường hợp rõ ràng mà ai cũng biết là căn phố số 32 Bis Nguyễn Thị Diệu, Sài Gòn nguyên là trường nuôi dưỡng các cô nhi nghèo khổ bệnh tật của các Nữ Tử Bác Ái đã bị “mượn” làm vũ trường và các dịch vụ thương mại khác. Trường hợp cá biệt này đã nói lên được chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam đối với giáo hội công giáo Việt Nam. Đó là một chủ trương trù dập và khống chế các sinh họat của giáo hội. Khi bọn cầm quyền không thể nào dùng công an cảnh sát ngăn cấm giáo dân đi dâng lễ ở các thánh đường thì chúng vẫn có trăm phương ngàn kế để trấn áp và kiểm sóat cũng như hạn chế các sinh họat của giáo hội. Môt trong những đòn phép nhơ nhớp và ngu xuẩn nhất là tịch thu các trường học thuộc giáo hội công giáo. Một thế hệ trẻ được đào luyện trong chủ nghĩa duy vật sắt máu đã biểu hiện qua các con số thống kê của các con nghiện, đĩ điếm mỗi ngày một gia tăng. Tư duy bị tàn phá vì đấu tranh giai cấp, hận thù nên trở thành vô trách nhiệm và hòan toàn không có đạo đức lễ nghĩa. Báo chí trong nước vừa đưa ra những hình ảnh vườn hoa đón Tết ở Hà Nội vừa hòan thành đã bị dầy xéo tan hoang và đặt câu hỏi rằng trách nhiệm và tư thái thanh lịch của người dân thủ đô còn hay mất. Chủ nghĩa cộng sản đã đào tạo và phát sinh ra những con người như vậy và cũng chính những con người này đã chủ trương một đường lối thù nghịch với giáo hội công giáo.
Chỉ thị về nhà đất liên quan đến tôn giáo tưởng như là một thiện chí của nhà cầm quyền nhưng cũng vẫn một luận điệu cũ rich và sẽ không giải quyết được gì khi mà ngay cả hội đồng Nhân Dân Hà Nội đã ngu ngốc ngụy tạo những văn bản chuyển nhượng đất đai do linh mục Vũ Ngọc Bích ký để đấu tranh với đòi hỏi chính đáng của giáo dân xứ Thái Hà. Khi nào mà những ngừơi cầm quyến vẫn có những thái độ thù nghịch và coi giáo hội công giáo như là một thế lực thù địch thì sẽ còn nhiều gai góc chứ đừng bao giờ nói đến đại đòan kết dân tộc. Chính quyền của các quốc gia văn minh tiền tiến luôn có những giao hảo tốt đẹp hỗ trợ và kêu gọi các tôn giáo cùng chung vai góp sức xây dựng và phát triển quốc gia. Tôn giáo nắm giữ một vai trò quan trọng trong các sinh họat xã hội và chi phối mạnh mẽ những quyết định chính trị của cả nước. Nhà cầm quyền Hà Nội chắc hẳn cũng biết vậy nhưng vì quyền lợi của phe nhóm và cá nhân nên đã không có những đường lối đúng đắn đối với các tôn giáo. Giáo hội công giáo Việt Nam đã truân chuyên vượt qua những khổ ải mà đảng cộng sản Việt Nam manh tâm trù dập nhưng sẽ luôn bền vững. Lịch sử thế giới đã bao lần viết lại những trang sử hào hùng đức tin tôn giáo cho dù bị vùi dập trong phong ba bão táp nhưng cuối cùng đã vượt lên trên tất cả và tòan thắng.
Dân biểu Hoa Kỳ Joseph Cao trong một cuộc phỏng vấn mới nhất do đài phát thanh RFA thực hiện đã rất quan tâm đến tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. Vị dân biểu gốc Việt này cho biết là ông đã chỉ thị cho người phụ tá sắp xếp một chuyến đi Việt Nam để quan sát hiện trạng kinh tế và nói chuyện “chẳng hạn như giáo xứ Thái Hà”. Ông đã cùng một số đồng viện yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách những nước cần quan tâm đến vấn đề tôn giáo (CPC). Đảng cộng sản Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quan hệ ngọai giao với Hoa Kỳ. Vị dân biểu cựu tu sĩ dòng Tên chắc hẳn sẽ còn có những biện pháp quyết liệt để buộc cộng sản Việt Nam phải thực sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân và một trong những điều kiện mà cộng sản Việt Nam phải nghiêm chỉnh thi hành là lập tức hòan trả những tài sản của các giáo hội với lời xin lỗi chân thành.
Nhà nước cộng sản Việt Nam chắc cũng đã rút tỉa được nhiều bài học lịch sử lúc ngừơi dân đã nhất tâm đứng dậy thì một chế độ dù sắt máu đến đâu cũng sẽ bị xụp đổ. Khi người dân Lỗ Ma Ni đẩy sập hàng rào sắt để tiến vào trụ sở của đảng cộng sản thì đám công an cảnh sát Lỗ Ma Ni cũng vứt bỏ súng ống và nhập vào dòng người phất cờ đòi hỏi tự do dân chủ và cơm no áo ấm cho quê hương và dân tộc Lỗ Ma Ni. (Click để xem video)
Chỉ trong vài ngày một chết độ vô cùng sắt máu bạo tàn ngự trị trên đất nước Lỗ Ma Ni từ nhiều chục năm đã bị tiêu trừ và hiện nay dân chúng Lỗ Ma Ni đang vui hưởng thành quả của lý tưởng tự do dân chủ và dân quyền nhân bản được đề cao và tôn trọng. Cũng vậy, không ai có thể nói rằng chế độc tài cộng sản Việt nam sẽ đứng vững nếu tòan dân cùng nắm tay nhau quật khởi. Những người chống đối và bất mãn với chế độ Hà Nội ngày hôm nay không phải là giáo dân xứ Thái Hà hay con chiên của giáo phận Hà Nội mà chính là những chiến sĩ công an cảnh sát đang uất hận nhìn lên đám chức quyền cấu kết với nhau củng cố quyền lực và làm giầu trên chính xương máu của họ. Những nạn nhân của chế độ cộng ản Hà Nội là những công nhân làm ngày làm đêm mà vẫn không đủ ăn đủ mặc lại còn bị bọn con buôn quốc tế toa rập với đám cán bộ đánh đập xỉ nhục dã man. Cả nước Việt Nam có được bao nhiêu người tự mãn với chế độ này ngòai đám cán bộ chóp bu nhiều quyền hành lắm tiền của. Một que diêm bật lên, cơn bão lửa sẽ thiêu rụi cả chế độ độc tài tham nhũng và vô luân vô đạo.
Chỉ thị của ông thủ tướng cũng chỉ là một nắm cỏ được nhai đi nhai lại của một chủ trương có dự mưu cướp đọat nhà, đất của các tôn giáo. Chỉ thị này đưa ra nghị quyết 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của quốc hội, là một bộ phận của đảng cộng sản Việt Nam, công khai xác nhận rằng nhà nước sẽ không xét xử đến những khiếu kiện về nhà cửa đất đai mà những hành vi mua bán, chuyển nhượng hay tặng dữ xẩy ra trước ngày 1 tháng 7 năm 1991. Ai cũng biết rằng gần như tất cả các hành vi chiếm đọat nhà đất của các tôn giáo đều xẩy ra trước năm 1991. Sau năm 1954 ở miền Bắc và sau năm 1975 ở miền Nam, đảng cộng sản Việt Nam đã dùng súng đạn và cường quyền để ép buộc, khống chế cũng như lừa bịp các vị tu hành để cưỡng chiếm nhà đất của các tôn giáo. Một số không nhỏ các cơ sở tôn giáo hiện nay đang được khai thác để sinh lợi cho các đòan thể cũng như cá nhân các cán bộ chức quyền. Một trường hợp rõ ràng mà ai cũng biết là căn phố số 32 Bis Nguyễn Thị Diệu, Sài Gòn nguyên là trường nuôi dưỡng các cô nhi nghèo khổ bệnh tật của các Nữ Tử Bác Ái đã bị “mượn” làm vũ trường và các dịch vụ thương mại khác. Trường hợp cá biệt này đã nói lên được chủ trương của đảng cộng sản Việt Nam đối với giáo hội công giáo Việt Nam. Đó là một chủ trương trù dập và khống chế các sinh họat của giáo hội. Khi bọn cầm quyền không thể nào dùng công an cảnh sát ngăn cấm giáo dân đi dâng lễ ở các thánh đường thì chúng vẫn có trăm phương ngàn kế để trấn áp và kiểm sóat cũng như hạn chế các sinh họat của giáo hội. Môt trong những đòn phép nhơ nhớp và ngu xuẩn nhất là tịch thu các trường học thuộc giáo hội công giáo. Một thế hệ trẻ được đào luyện trong chủ nghĩa duy vật sắt máu đã biểu hiện qua các con số thống kê của các con nghiện, đĩ điếm mỗi ngày một gia tăng. Tư duy bị tàn phá vì đấu tranh giai cấp, hận thù nên trở thành vô trách nhiệm và hòan toàn không có đạo đức lễ nghĩa. Báo chí trong nước vừa đưa ra những hình ảnh vườn hoa đón Tết ở Hà Nội vừa hòan thành đã bị dầy xéo tan hoang và đặt câu hỏi rằng trách nhiệm và tư thái thanh lịch của người dân thủ đô còn hay mất. Chủ nghĩa cộng sản đã đào tạo và phát sinh ra những con người như vậy và cũng chính những con người này đã chủ trương một đường lối thù nghịch với giáo hội công giáo.
Chỉ thị về nhà đất liên quan đến tôn giáo tưởng như là một thiện chí của nhà cầm quyền nhưng cũng vẫn một luận điệu cũ rich và sẽ không giải quyết được gì khi mà ngay cả hội đồng Nhân Dân Hà Nội đã ngu ngốc ngụy tạo những văn bản chuyển nhượng đất đai do linh mục Vũ Ngọc Bích ký để đấu tranh với đòi hỏi chính đáng của giáo dân xứ Thái Hà. Khi nào mà những ngừơi cầm quyến vẫn có những thái độ thù nghịch và coi giáo hội công giáo như là một thế lực thù địch thì sẽ còn nhiều gai góc chứ đừng bao giờ nói đến đại đòan kết dân tộc. Chính quyền của các quốc gia văn minh tiền tiến luôn có những giao hảo tốt đẹp hỗ trợ và kêu gọi các tôn giáo cùng chung vai góp sức xây dựng và phát triển quốc gia. Tôn giáo nắm giữ một vai trò quan trọng trong các sinh họat xã hội và chi phối mạnh mẽ những quyết định chính trị của cả nước. Nhà cầm quyền Hà Nội chắc hẳn cũng biết vậy nhưng vì quyền lợi của phe nhóm và cá nhân nên đã không có những đường lối đúng đắn đối với các tôn giáo. Giáo hội công giáo Việt Nam đã truân chuyên vượt qua những khổ ải mà đảng cộng sản Việt Nam manh tâm trù dập nhưng sẽ luôn bền vững. Lịch sử thế giới đã bao lần viết lại những trang sử hào hùng đức tin tôn giáo cho dù bị vùi dập trong phong ba bão táp nhưng cuối cùng đã vượt lên trên tất cả và tòan thắng.
Dân biểu Hoa Kỳ Joseph Cao trong một cuộc phỏng vấn mới nhất do đài phát thanh RFA thực hiện đã rất quan tâm đến tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam. Vị dân biểu gốc Việt này cho biết là ông đã chỉ thị cho người phụ tá sắp xếp một chuyến đi Việt Nam để quan sát hiện trạng kinh tế và nói chuyện “chẳng hạn như giáo xứ Thái Hà”. Ông đã cùng một số đồng viện yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách những nước cần quan tâm đến vấn đề tôn giáo (CPC). Đảng cộng sản Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quan hệ ngọai giao với Hoa Kỳ. Vị dân biểu cựu tu sĩ dòng Tên chắc hẳn sẽ còn có những biện pháp quyết liệt để buộc cộng sản Việt Nam phải thực sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân và một trong những điều kiện mà cộng sản Việt Nam phải nghiêm chỉnh thi hành là lập tức hòan trả những tài sản của các giáo hội với lời xin lỗi chân thành.
Tin về phiên tòa phúc thẩm tám giáo dân Thái Hà
CTV -CSsR
17:06 09/01/2009
THÔNG TIN VỀ PHIÊN TÒA PHÚC THẨM TÁM GIÁO DÂN THÁI HÀ
Ngày 8 tháng 1 năm 2009, vừa đúng một tháng kể từ ngày các giáo dân bị đem ra xét xử (8/12/2008), Tòa án Phúc thẩm – Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội, đã chính thức thụ lý hồ sơ vụ án kêu oan của tám nạn nhân là giáo dân Thái Hà (vụ án thụ lý số 50/HSPT, ngày 8/1/2009).
Trong phiên xử ngày 8 tháng 12 năm 2008, sau khi vị Thẩm phán công bố bản án cho các giáo dân với mức án tù từ treo cho tới cảnh cáo, tất cả các bị cáo, kể cả những người bị cảnh cáo, đều cảm thấy mức án như vậy là oan khiên đối với họ.
Vì thế, Ngày 17 tháng 12 năm 2008, 9 ngày sau phiên tòa sơ thẩm, tất cả tám bị cáo đều đồng loạt làm đơn kháng cáo kêu oan lên Tòa án phúc thẩm.
Tại phiên tòa và trong các lần trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn báo chí, các bị cáo đều khẳng định các hành vi của họ là không có tội. Do đó, dù mức án theo ý kiến của nhiều người là rất nhẹ, nhưng với họ, dù tòa chỉ tuyên cảnh cáo thì vẫn là có tội và như vậy là oan đối với họ. Họ sẽ tiếp tục cuộc hành trình đi tìm công lý và sự thật.
Bà Hợi cho biết: “Tôi không được thoải mái lắm với mức án như vậy.”
Bà Ngô Thị Dung – người bị kết án 15 tháng tù treo, thì cho rằng: “Tôi sẽ tiếp tục đi tìm công lý, bởi như thế vẫn là oan sai. Tôi không hủy hoại tài sản và gây rối bởi bức tường đó xây bất hợp pháp trên mảnh đất của nhà thờ và tôi biết điều đó”.
Công cuộc đi tìm công lý cho bản thân, cho Giáo hội và cho dân tộc của giáo xứ Thái Hà, cách riêng của tám giáo dân Thái Hà đang bước vào một giai đoạn mới.
Theo như chúng tôi được biết, Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa, nơi nhận đơn kháng cáo đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án phúc thẩm lên Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội từ ngày 23 tháng 12 năm 2008. Nhưng, mãi tới ngày 8/1/2009, khi Luật sư Lê Trần Luật tới xin Giấy Chứng Nhận bào chữa cho các bị cáo thì Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mới chính thức thụ lý vụ án.
Theo chúng tôi được biết, sau khi đã thụ lý vụ án thì trong khoảng thời gian 2 tháng, vụ án sẽ được đem ra xét xử.
Tại phiên tòa sơ thẩm, hàng ngàn giáo dân đã tới dự tòa để bày tỏ sự hiệp thông với các nạn nhân. Họ hô vang khẩu hiệu “vô tội”. Nhiều người trong số họ mong ước được đi tù thay cho tám giáo dân.
Sự kiện cả hàng ngàn người tới dự tòa là một sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử Tòa án tại Việt Nam từ trước tới nay.
Rất nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân đang mong chờ từng ngày ngày khai mở phiên tòa phúc thẩm và bảo nhau sẽ tham dự phiên tòa phúc thẩm để bày tỏ sự hiệp thông.
Tòa phúc thẩm sẽ xét xử ngày nào thì còn là điều bí ẩn. Điều căn bản lúc này là cùng nhau cầu nguyện cho các nạn nhân kêu oan và mọi dân oan được can đảm trong công cuộc đi tìm công lý và sự thật cho bản thân, cho Giáo Hội và cho dân tộc Việt Nam.
9/01/2009
Ngày 8 tháng 1 năm 2009, vừa đúng một tháng kể từ ngày các giáo dân bị đem ra xét xử (8/12/2008), Tòa án Phúc thẩm – Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội, đã chính thức thụ lý hồ sơ vụ án kêu oan của tám nạn nhân là giáo dân Thái Hà (vụ án thụ lý số 50/HSPT, ngày 8/1/2009).
Trong phiên xử ngày 8 tháng 12 năm 2008, sau khi vị Thẩm phán công bố bản án cho các giáo dân với mức án tù từ treo cho tới cảnh cáo, tất cả các bị cáo, kể cả những người bị cảnh cáo, đều cảm thấy mức án như vậy là oan khiên đối với họ.
Vì thế, Ngày 17 tháng 12 năm 2008, 9 ngày sau phiên tòa sơ thẩm, tất cả tám bị cáo đều đồng loạt làm đơn kháng cáo kêu oan lên Tòa án phúc thẩm.
Tại phiên tòa và trong các lần trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn báo chí, các bị cáo đều khẳng định các hành vi của họ là không có tội. Do đó, dù mức án theo ý kiến của nhiều người là rất nhẹ, nhưng với họ, dù tòa chỉ tuyên cảnh cáo thì vẫn là có tội và như vậy là oan đối với họ. Họ sẽ tiếp tục cuộc hành trình đi tìm công lý và sự thật.
Bà Hợi cho biết: “Tôi không được thoải mái lắm với mức án như vậy.”
Bà Ngô Thị Dung – người bị kết án 15 tháng tù treo, thì cho rằng: “Tôi sẽ tiếp tục đi tìm công lý, bởi như thế vẫn là oan sai. Tôi không hủy hoại tài sản và gây rối bởi bức tường đó xây bất hợp pháp trên mảnh đất của nhà thờ và tôi biết điều đó”.
Công cuộc đi tìm công lý cho bản thân, cho Giáo hội và cho dân tộc của giáo xứ Thái Hà, cách riêng của tám giáo dân Thái Hà đang bước vào một giai đoạn mới.
Theo như chúng tôi được biết, Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa, nơi nhận đơn kháng cáo đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án phúc thẩm lên Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội từ ngày 23 tháng 12 năm 2008. Nhưng, mãi tới ngày 8/1/2009, khi Luật sư Lê Trần Luật tới xin Giấy Chứng Nhận bào chữa cho các bị cáo thì Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội mới chính thức thụ lý vụ án.
Theo chúng tôi được biết, sau khi đã thụ lý vụ án thì trong khoảng thời gian 2 tháng, vụ án sẽ được đem ra xét xử.
Tại phiên tòa sơ thẩm, hàng ngàn giáo dân đã tới dự tòa để bày tỏ sự hiệp thông với các nạn nhân. Họ hô vang khẩu hiệu “vô tội”. Nhiều người trong số họ mong ước được đi tù thay cho tám giáo dân.
Sự kiện cả hàng ngàn người tới dự tòa là một sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử Tòa án tại Việt Nam từ trước tới nay.
Rất nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân đang mong chờ từng ngày ngày khai mở phiên tòa phúc thẩm và bảo nhau sẽ tham dự phiên tòa phúc thẩm để bày tỏ sự hiệp thông.
Tòa phúc thẩm sẽ xét xử ngày nào thì còn là điều bí ẩn. Điều căn bản lúc này là cùng nhau cầu nguyện cho các nạn nhân kêu oan và mọi dân oan được can đảm trong công cuộc đi tìm công lý và sự thật cho bản thân, cho Giáo Hội và cho dân tộc Việt Nam.
9/01/2009
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chào Bình Minh
Đinh Ngọc Ký, svd
06:10 09/01/2009
CHÀO BÌNH MINH
Ảnh của Đinh Ngọc Ký, svd
Ngoi lên,
Vằn vện sương mù
Đêm mất chỗ trú, chạy dài
Rực rỡ hào quang thắp cháy lưng đồi
Nền Đông chói lòa, chân lý tỏ mọi sinh linh.
(Trích thơ của ĐứcTrí Quế Anh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền