Phụng Vụ - Mục Vụ
Hôm nay sẽ là một cuộc lên đường như thế
Jos. Trương Đình Hiền
09:42 10/01/2010
CHUA CHỊU PHÉP RỬA (C 2010)
Hôm nay sẽ là một cuộc lên đường như thế
Nếu chúng ta đáp chuyến tàu quá khứ, trở về bên dòng sông Gio-đan vào buổi sáng ngày xưa ấy, chắc chúng ta sẽ gặp một quang cảnh lạ lùng, kỳ diệu, nhưng cũng rất thân thương và cảm động: Dưới đất, một đoàn lũ đông đảo có thể nói được là ô hợp. Vì gồm nào lính tráng, dân thu thuế, những kẻ tàn tật đui què mẻ sứt, những gái làng chơi, những tay anh chị và phần đông là dân nghèo khố rách áo ôm đủ mọi ngành nghề…và đặc biệt chen lấn giữa đám dân ô hợp, tội lỗi ấy, có chàng thanh niên Giêsu nguời Nadarét, vừa từ giả quê hương miền bắc xứ Galilê đến đây để ông Gioan làm phép rửa. Trong khi đó trên trời, không trung mở ra, có tiếng Chúa Cha rền vang: “Đây là Con Ta yêu dấu…”, có Chúa Thánh Linh lấy hình Bồ Câu đáp xuống…
Quả thật bên bờ sông Giođan hôm ấy, đã xảy ra một cuộc “hiển linh” đặc biệt của Ba Ngôi Thiên Chúa, như lời thơ trong thánh thi Kinh Sách:
Danh mầu nhiệm vang ngân cứu rỗi
Cả bốn phương Giáo Hội của Người
Nơi đây hiện diện Ba Ngôi
Nhưng là một Chúa cao vời chí tôn.
Chúng ta thử dừng lại suy niệm đôi điều về mầu nhiệm nầy để cùng với toàn Dân Chúa bước trên nẽo đường phụng vụ Mùa Thường Niên với tất cả tình yêu và ý thức.
1. Thiên Chúa giới thiệu dung mạo đích thực của Đấng Cứu Thế, Con Một Thiên Chúa:
Đã có một thời cả Giêrusalem náo động xôn xao, khi có Ba Nhà Đạo Sĩ Phương Đông tìm đến và kháo láo rằng: Đấng Cứu Thế đã xuất hiện, Ngôi Sao của Ngài đã hiển hiện bên trời đông. Nhưng sau đó tất cả lại chìm vào quên lãng. Mãi cho đên 30 năm sau, bên bờ sông Giođan rực nắng, Gioan Tẩy Giả lại mạnh mẽ rêu rao: “Ở giữa các ông có một Đấng mà các ông không biết…Tôi rửa bằng nước, nhưng Ngài sẽ rửa trong Thánh Thần…” Và quả thật hôm nay, lời rêu rao đó lại trở thành hiện thực. Chính Thiên Chúa đã quyêt định “cái Giờ” để giới thiệu, để chính thức “trình làng” Người Con Một, cho dù không bằng một nghi lễ trịnh trọng vương giả, thì cũng có một không hai, như ta đã nghe tường thuật trong bài Tin Mừng. “Trời mở ra…”.
Quả thật, hôm nay đã ứng nghiệm những lời Sấm ngôn loan báo: “Đây lời Đức Chúa phán: Đây là Người Tôi Trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng. Ta cho Thần Khí Ta ngự trên nó…” (BĐ 1). Và một chỗ khác: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi. Ngài đã xức dầu tấn phong tôi, sai tôi đem Tin Mừng cho người nghèo khó…”. Thánh Phêrô đã tóm kết huyền nhiện nầy bằng những lời đơn gọn: “Đức Giêsu xuất thân từ Nadarét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới dâu Người thi ân giáng phúc tới đó…” (BĐ 2).
Quả thật, nếu không có chính Thiên Chúa giới thiệu, mặc khải, ấn chứng, không ai trong chúng ta có thể đến với Chúa Kitô, tin vào Chúa Kitô, đón nhận và yêu mến Chúa Kitô. Chính vì thế, để củng cố niềm tin vào Chúa Kitô, chúng ta hãy cầu nguyện, hãy tiếp cận lời mặc khải, phải đọc và lắng nghe Lời Chúa, phải đón nhận chính lời của Đức Kitô. Như hôm nay Chúa Cha đã ra lệnh “Các ngươi hãy nghe lời Người”.
2. Đức Kitô biểu lộ dung mạo tình yêu của Thiên Chúa:
Đức Kitô qua hình ảnh của một người lặn lội từ phương xa Na-da-rét, chen chúc trong dám dân đen tự nhận mình là kẻ tội lỗi, bước xuống dòng sông Gio-đa-nô mang theo tất cả tình thương cứu độ của Thiên Chúa, một Thiên Chúa “đi xuống” tận nơi cát bụi phận người để từ đó nâng con người lên; thanh tẩy con người khỏi mọi vết nhơ tội lỗi khi dìm con người trong cái chết và sự phục sinh của Ngài. Qua hành vi “chịu phép rửa”, quả thật Đức Kitô đã mặc khải cho chúng ta những chiều kích thâm sâu của tình yêu Thiên Chúa. Đó chính là:
-Một tình yêu đồng hành: Khi Thiên Chúa đã không ngại kề vai sát cánh, chen chúc giữa đám đông, tự nhận mình là tội nhân và đồng chia sẻ thân phận tội lỗi với tất cả mọi người. Thiên Chúa chúng ta nào đâu còn là một Thiên Chúa cách biệt ngàn trùng mà người ta chỉ dám cúi đầu phũ phục trong chốn uy linh của điện thờ; mà là một Thiên Chúa gần gũi đến độ chẳng còn phân biệt được Ngài là kẻ sang hay người hèn, ngài là tôi nhân hay là người công chính, bởi vì Ngài ở giữa chúng ta không một ánh mắt tỵ hiềm, không một nụ cười đố kỵ. Ngài Thiên Chúa chấp nhận hiện diện giữa đám đông nhân loại ô hợp, tội lỗi và đang cần bàn tay của con người thanh tẩy cho. Quả đúng là “yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”.
- Một tình yêu chia sẻ : “Thiên Chúa yêu thương đến độ đã trao ban Con Một”. Thiên Chúa nào muốn giữ lại cái quí giá nhất của mình đâu mà sẵn sàng cho đi không hối tiếc. và dĩ nhiên, sự cho đi nầy cũng kèm theo cái giá phải trả: từ bỏ thân phận Thiên chúa cao ả quyền uy để mặc lấy thân phần đớn hèn nhân loại. và không chỉ dừng lại nơi hang lừa máng cỏ khó nghèo, đơn bạc, hay xưởng thợ mộc ở làng quên Na-da-rét với cuộc đời vất vả lầm than…mà sẽ là cuộc cho đi tới tận cùng khi chỉ còn mình trần thân trụi bị treo trên thánh giá !!! Và tình yêu sẻ chia đó đã thực sự khởi sự từ hôm nay.
- Một tình yêu giải thoát: Tình yêu của Thiên Chúa không dừng lại ở chỗ cảm thông, chia sẻ, hy sinh hay đồng hành để rồi bỏ mặc nhân loại loay hoay với trăm ngàn hệ lụy của đắng cay tăm tối. Tình yêu đó đã mang theo niềm tin yêu hy vọng, như cánh bồ câu ngậm cành ô liu thuở nào báo tin “Hồng Thủy” đã lùi xa. Mà quả thật hôm nay, “Chim Bồ Câu Thánh Thần” đã đổ xuống trên Ngài, dấu chỉ của niềm hy vọng cứu độ, của đất trời giao hòa, của Tin Mừng hạnh phúc được công bố cho kẻ nghèo, tin vui giải thoát được loan cho người ngồi trong bóng tối, tin mừng hồi phục chữa lành cho những kẻ đang mang đầy thương tích…Bởi vì như sứ ngôn I-sa-ia đã loan báo trong BĐ 1 hôm nay: “Ta cho Thần Khí ta ngự trên nó…để mở mắt cho những ai mù lòa, đưa ra khỏi tù những ai bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong tối tăm…”. Khởi đi từ hôm nay, Đức Kitô đã biến dòng nước bình thường của dòng sông Gio-đa-nô và muôn dòng nước khác trên địa cầu thành dòng nước có sức thánh hóa, tẩy sạch tội lỗi và dìm con người trong chính cuộc Khổ nạn-Phục sinh của Ngài để qui tụ tất cả vào hưởng vinh quang bất diệt trên thiên đàng.
3.Sống huyền nhiệm Bí tích Rửa tội
Cảm nhận được tình yêu cứu độ của Thiên Chúa cũng có nghĩa là sống tích cực và trọn hảo hồng ân của bí tích Thánh Tẩy.
Đó chính là sống hằng ngày với quyết tâm thường xuyên:
Chết cho tội lỗi và những đam mê, nết xấu…để đứng lên sống đời sống mới trong ân sủng và tự do của con cái Thiên Chúa. Cây nến sáng ngày nào nhận lãnh bên giếng Rửa Tội phải rực sáng mãi niềm tin, cậy, mến; và tấm áo trắng ngày nào được mặc lần đầu khi từ giếng Rửa tội đứng lên sẽ mãi mãi được giặt sạch và tẩy trắng cho dù phải trả giá bởi hy sinh.
Đó là: Hãy để Thánh Thần tác thánh và sai đi :
Trở nên tông đồ loan báo tình thương cứu độ của Thiên Chúa cho muôn người và khắp muôn nơi. Lời loan báo hiện thực nơi chính cuộc đời công chính thánh thiện, nơi niềm vui sẻ chia và phục vụ, nơi lòng can đảm nói không trước bao nhiêu đồi trụy và tội ác.
Đó là: Hãy trở nên dấu chỉ của tình yêu Đức Kitô :
khi biết không ngừng hoán cải để trở nên khiêm hạ, quảng đại để thứ tha, sẵn sàng đồng hành, yêu thương phục vụ và chia sẻ cuộc sống với tất cả mọi người, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh, yếu đau, tội lỗi…
Đó là: Lê đường mang theo Lời Chúa:
Khi biến đời sống thành cuộc lên đường với Đức Kitô và luôn trang bị cho mình.chính hành trang Lời Chúa. Và mỗi ngày là một đáp trả ngoan ngùy trước ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa tình yêu và thực thi các giá trị Tin Mừng như chính lời Đức Chúa Cha ngày nào đang vẫy gọi: “Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe Lời Người”.
Thật là thích hợp khi hôm nay chúng ta cử hành ngày quốc tế di dân và là cuộc cử hành năm Thánh tại giáo xứ. Nếu ngày xưa Đức Kitô đã bước xuống dòng sống Gio-đa-nô chịu phép rửa, để từ đó nhân loại bắt đầu một vận hội mới, vận hội của cuộc sống tái sinh vào đời sống tự do và ân sủng; thì hôm nay, trong nhiệm tích Thánh Thể nầy, Đức Kitô phục sinh đang tiếp tục đồng hành khi chia sẻ máu thịt mình để nuôi sống và dẫn dắt chúng ta trên đường về quê trời. Trước hồng ân bao la đó, chúng ta không thể “đem viên ngọc quí” là là đời sống con cái Chúa, là chi thể trong Huyền thể Chúa Kitô, là hồng ân của nhiệm tích Thánh Tẩy… vứt đi để trở lại trong cuộc đời tăm tối nô lệ; mà phải can đảm đứng lên từng ngày để đáp lại tiếng gọi ngày nào của Chúa Cha: “Hãy vâng nghe Lời Người”. Vâng nghe lời Người trong Tn Mừng Tám Mối Phúc Thật, vâng nghe lời Người trong Tin Mừng về giới răn yêu thương, vâng nghe lời Người trong sứ điệp Phúc Âm về sự hy sinh quên mình để yêu thương phục vụ, về việc thực thi công chính không phải dừng lại trước ngưỡng cửa lề luật và giới răn mà phải đi tới cùng của tình yêu hy tế. Quả thật mầu nhiệm “Chúa chịu Phép rửa” chính là khai mở hồng ân Năm Thánh cho nhân loại và cho tất cả chúng ta. Vì từ nơi dòng sông ấy, Đức Kitô đã được Thánh Thần xức dầu tấn phong để ra đi “loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn…công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”.
Ước gì mỗi một ngày sống chúng ta hôm nay cũng là một cuộc lên đường như thế như thế; hay ít ra, cuộc lên đường đó đã bắt đầu ngay hôm nay, khi bước ra khổi ngôi thánh đường nầy.
Hôm nay sẽ là một cuộc lên đường như thế
Nếu chúng ta đáp chuyến tàu quá khứ, trở về bên dòng sông Gio-đan vào buổi sáng ngày xưa ấy, chắc chúng ta sẽ gặp một quang cảnh lạ lùng, kỳ diệu, nhưng cũng rất thân thương và cảm động: Dưới đất, một đoàn lũ đông đảo có thể nói được là ô hợp. Vì gồm nào lính tráng, dân thu thuế, những kẻ tàn tật đui què mẻ sứt, những gái làng chơi, những tay anh chị và phần đông là dân nghèo khố rách áo ôm đủ mọi ngành nghề…và đặc biệt chen lấn giữa đám dân ô hợp, tội lỗi ấy, có chàng thanh niên Giêsu nguời Nadarét, vừa từ giả quê hương miền bắc xứ Galilê đến đây để ông Gioan làm phép rửa. Trong khi đó trên trời, không trung mở ra, có tiếng Chúa Cha rền vang: “Đây là Con Ta yêu dấu…”, có Chúa Thánh Linh lấy hình Bồ Câu đáp xuống…
Quả thật bên bờ sông Giođan hôm ấy, đã xảy ra một cuộc “hiển linh” đặc biệt của Ba Ngôi Thiên Chúa, như lời thơ trong thánh thi Kinh Sách:
Danh mầu nhiệm vang ngân cứu rỗi
Cả bốn phương Giáo Hội của Người
Nơi đây hiện diện Ba Ngôi
Nhưng là một Chúa cao vời chí tôn.
Chúng ta thử dừng lại suy niệm đôi điều về mầu nhiệm nầy để cùng với toàn Dân Chúa bước trên nẽo đường phụng vụ Mùa Thường Niên với tất cả tình yêu và ý thức.
1. Thiên Chúa giới thiệu dung mạo đích thực của Đấng Cứu Thế, Con Một Thiên Chúa:
Đã có một thời cả Giêrusalem náo động xôn xao, khi có Ba Nhà Đạo Sĩ Phương Đông tìm đến và kháo láo rằng: Đấng Cứu Thế đã xuất hiện, Ngôi Sao của Ngài đã hiển hiện bên trời đông. Nhưng sau đó tất cả lại chìm vào quên lãng. Mãi cho đên 30 năm sau, bên bờ sông Giođan rực nắng, Gioan Tẩy Giả lại mạnh mẽ rêu rao: “Ở giữa các ông có một Đấng mà các ông không biết…Tôi rửa bằng nước, nhưng Ngài sẽ rửa trong Thánh Thần…” Và quả thật hôm nay, lời rêu rao đó lại trở thành hiện thực. Chính Thiên Chúa đã quyêt định “cái Giờ” để giới thiệu, để chính thức “trình làng” Người Con Một, cho dù không bằng một nghi lễ trịnh trọng vương giả, thì cũng có một không hai, như ta đã nghe tường thuật trong bài Tin Mừng. “Trời mở ra…”.
Quả thật, hôm nay đã ứng nghiệm những lời Sấm ngôn loan báo: “Đây lời Đức Chúa phán: Đây là Người Tôi Trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng. Ta cho Thần Khí Ta ngự trên nó…” (BĐ 1). Và một chỗ khác: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi. Ngài đã xức dầu tấn phong tôi, sai tôi đem Tin Mừng cho người nghèo khó…”. Thánh Phêrô đã tóm kết huyền nhiện nầy bằng những lời đơn gọn: “Đức Giêsu xuất thân từ Nadarét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới dâu Người thi ân giáng phúc tới đó…” (BĐ 2).
Quả thật, nếu không có chính Thiên Chúa giới thiệu, mặc khải, ấn chứng, không ai trong chúng ta có thể đến với Chúa Kitô, tin vào Chúa Kitô, đón nhận và yêu mến Chúa Kitô. Chính vì thế, để củng cố niềm tin vào Chúa Kitô, chúng ta hãy cầu nguyện, hãy tiếp cận lời mặc khải, phải đọc và lắng nghe Lời Chúa, phải đón nhận chính lời của Đức Kitô. Như hôm nay Chúa Cha đã ra lệnh “Các ngươi hãy nghe lời Người”.
2. Đức Kitô biểu lộ dung mạo tình yêu của Thiên Chúa:
Đức Kitô qua hình ảnh của một người lặn lội từ phương xa Na-da-rét, chen chúc trong dám dân đen tự nhận mình là kẻ tội lỗi, bước xuống dòng sông Gio-đa-nô mang theo tất cả tình thương cứu độ của Thiên Chúa, một Thiên Chúa “đi xuống” tận nơi cát bụi phận người để từ đó nâng con người lên; thanh tẩy con người khỏi mọi vết nhơ tội lỗi khi dìm con người trong cái chết và sự phục sinh của Ngài. Qua hành vi “chịu phép rửa”, quả thật Đức Kitô đã mặc khải cho chúng ta những chiều kích thâm sâu của tình yêu Thiên Chúa. Đó chính là:
-Một tình yêu đồng hành: Khi Thiên Chúa đã không ngại kề vai sát cánh, chen chúc giữa đám đông, tự nhận mình là tội nhân và đồng chia sẻ thân phận tội lỗi với tất cả mọi người. Thiên Chúa chúng ta nào đâu còn là một Thiên Chúa cách biệt ngàn trùng mà người ta chỉ dám cúi đầu phũ phục trong chốn uy linh của điện thờ; mà là một Thiên Chúa gần gũi đến độ chẳng còn phân biệt được Ngài là kẻ sang hay người hèn, ngài là tôi nhân hay là người công chính, bởi vì Ngài ở giữa chúng ta không một ánh mắt tỵ hiềm, không một nụ cười đố kỵ. Ngài Thiên Chúa chấp nhận hiện diện giữa đám đông nhân loại ô hợp, tội lỗi và đang cần bàn tay của con người thanh tẩy cho. Quả đúng là “yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”.
- Một tình yêu chia sẻ : “Thiên Chúa yêu thương đến độ đã trao ban Con Một”. Thiên Chúa nào muốn giữ lại cái quí giá nhất của mình đâu mà sẵn sàng cho đi không hối tiếc. và dĩ nhiên, sự cho đi nầy cũng kèm theo cái giá phải trả: từ bỏ thân phận Thiên chúa cao ả quyền uy để mặc lấy thân phần đớn hèn nhân loại. và không chỉ dừng lại nơi hang lừa máng cỏ khó nghèo, đơn bạc, hay xưởng thợ mộc ở làng quên Na-da-rét với cuộc đời vất vả lầm than…mà sẽ là cuộc cho đi tới tận cùng khi chỉ còn mình trần thân trụi bị treo trên thánh giá !!! Và tình yêu sẻ chia đó đã thực sự khởi sự từ hôm nay.
- Một tình yêu giải thoát: Tình yêu của Thiên Chúa không dừng lại ở chỗ cảm thông, chia sẻ, hy sinh hay đồng hành để rồi bỏ mặc nhân loại loay hoay với trăm ngàn hệ lụy của đắng cay tăm tối. Tình yêu đó đã mang theo niềm tin yêu hy vọng, như cánh bồ câu ngậm cành ô liu thuở nào báo tin “Hồng Thủy” đã lùi xa. Mà quả thật hôm nay, “Chim Bồ Câu Thánh Thần” đã đổ xuống trên Ngài, dấu chỉ của niềm hy vọng cứu độ, của đất trời giao hòa, của Tin Mừng hạnh phúc được công bố cho kẻ nghèo, tin vui giải thoát được loan cho người ngồi trong bóng tối, tin mừng hồi phục chữa lành cho những kẻ đang mang đầy thương tích…Bởi vì như sứ ngôn I-sa-ia đã loan báo trong BĐ 1 hôm nay: “Ta cho Thần Khí ta ngự trên nó…để mở mắt cho những ai mù lòa, đưa ra khỏi tù những ai bị giam giữ, dẫn ra khỏi ngục những kẻ ngồi trong tối tăm…”. Khởi đi từ hôm nay, Đức Kitô đã biến dòng nước bình thường của dòng sông Gio-đa-nô và muôn dòng nước khác trên địa cầu thành dòng nước có sức thánh hóa, tẩy sạch tội lỗi và dìm con người trong chính cuộc Khổ nạn-Phục sinh của Ngài để qui tụ tất cả vào hưởng vinh quang bất diệt trên thiên đàng.
3.Sống huyền nhiệm Bí tích Rửa tội
Cảm nhận được tình yêu cứu độ của Thiên Chúa cũng có nghĩa là sống tích cực và trọn hảo hồng ân của bí tích Thánh Tẩy.
Đó chính là sống hằng ngày với quyết tâm thường xuyên:
Chết cho tội lỗi và những đam mê, nết xấu…để đứng lên sống đời sống mới trong ân sủng và tự do của con cái Thiên Chúa. Cây nến sáng ngày nào nhận lãnh bên giếng Rửa Tội phải rực sáng mãi niềm tin, cậy, mến; và tấm áo trắng ngày nào được mặc lần đầu khi từ giếng Rửa tội đứng lên sẽ mãi mãi được giặt sạch và tẩy trắng cho dù phải trả giá bởi hy sinh.
Đó là: Hãy để Thánh Thần tác thánh và sai đi :
Trở nên tông đồ loan báo tình thương cứu độ của Thiên Chúa cho muôn người và khắp muôn nơi. Lời loan báo hiện thực nơi chính cuộc đời công chính thánh thiện, nơi niềm vui sẻ chia và phục vụ, nơi lòng can đảm nói không trước bao nhiêu đồi trụy và tội ác.
Đó là: Hãy trở nên dấu chỉ của tình yêu Đức Kitô :
khi biết không ngừng hoán cải để trở nên khiêm hạ, quảng đại để thứ tha, sẵn sàng đồng hành, yêu thương phục vụ và chia sẻ cuộc sống với tất cả mọi người, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh, yếu đau, tội lỗi…
Đó là: Lê đường mang theo Lời Chúa:
Khi biến đời sống thành cuộc lên đường với Đức Kitô và luôn trang bị cho mình.chính hành trang Lời Chúa. Và mỗi ngày là một đáp trả ngoan ngùy trước ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa tình yêu và thực thi các giá trị Tin Mừng như chính lời Đức Chúa Cha ngày nào đang vẫy gọi: “Đây là Con Ta yêu dấu, các ngươi hãy nghe Lời Người”.
Thật là thích hợp khi hôm nay chúng ta cử hành ngày quốc tế di dân và là cuộc cử hành năm Thánh tại giáo xứ. Nếu ngày xưa Đức Kitô đã bước xuống dòng sống Gio-đa-nô chịu phép rửa, để từ đó nhân loại bắt đầu một vận hội mới, vận hội của cuộc sống tái sinh vào đời sống tự do và ân sủng; thì hôm nay, trong nhiệm tích Thánh Thể nầy, Đức Kitô phục sinh đang tiếp tục đồng hành khi chia sẻ máu thịt mình để nuôi sống và dẫn dắt chúng ta trên đường về quê trời. Trước hồng ân bao la đó, chúng ta không thể “đem viên ngọc quí” là là đời sống con cái Chúa, là chi thể trong Huyền thể Chúa Kitô, là hồng ân của nhiệm tích Thánh Tẩy… vứt đi để trở lại trong cuộc đời tăm tối nô lệ; mà phải can đảm đứng lên từng ngày để đáp lại tiếng gọi ngày nào của Chúa Cha: “Hãy vâng nghe Lời Người”. Vâng nghe lời Người trong Tn Mừng Tám Mối Phúc Thật, vâng nghe lời Người trong Tin Mừng về giới răn yêu thương, vâng nghe lời Người trong sứ điệp Phúc Âm về sự hy sinh quên mình để yêu thương phục vụ, về việc thực thi công chính không phải dừng lại trước ngưỡng cửa lề luật và giới răn mà phải đi tới cùng của tình yêu hy tế. Quả thật mầu nhiệm “Chúa chịu Phép rửa” chính là khai mở hồng ân Năm Thánh cho nhân loại và cho tất cả chúng ta. Vì từ nơi dòng sông ấy, Đức Kitô đã được Thánh Thần xức dầu tấn phong để ra đi “loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn…công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa”.
Ước gì mỗi một ngày sống chúng ta hôm nay cũng là một cuộc lên đường như thế như thế; hay ít ra, cuộc lên đường đó đã bắt đầu ngay hôm nay, khi bước ra khổi ngôi thánh đường nầy.
Bên bờ sông Jordan ''Trời Mở Ra''
LM. Phêrô Hồng Phúc
09:51 10/01/2010
BÊN BỜ SÔNG JORDAN “ TRỜI MỞ RA”
Ngay sau khi Đức Giêsu từ dòng sông Jordan bước lên thì Ba Ngôi Thiên Chúa đã hiện diện cụ thể ở nơi Ngài. Chúa Thánh Thần, dưới hình chim bồ câu đỗ xuống. Còn chính Ngài, Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, ở giữa chúng ta. Và tiếng Chúa Cha tuyên phán: “Này là Con Ta yêu dấu, Con đẹp lòng Ta mọi đàng” (Lc 3, 22).
Sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa bên bờ sông Jordan còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng khi mà chúng ta được nghe trong Tin Mừng của thánh Luca diễn tả rằng “Trời mở ra”. Ngay sau khi Đức Giêsu từ dưới sông Jordan bước lên, trời mở ra. Trời mở ra có nghĩa là đã có lúc trời đóng lại. Vậy lúc trời đóng lại là khi nào? Đó là lúc nguyên tổ Adam và Eva phạm tội thì cửa thiên đàng đóng lại, con người bị đuổi khỏi vườn địa đàng, bị truất khỏi quyền làm con Thiên Chúa, bị mất những ơn ngoại nhiên. Họ bị rơi xuống vực thẳm của tội lỗi, họ sống trong bóng đêm của tử thần. Trời khép lại đằng sau họ và mở ra trước họ là những bóng đen, những quyền lực của sự dữ. Nhân loại đi trong tối tăm, đi trong thất vọng, thậm chí cả tuyệt vọng nữa nếu không có lời hứa sẽ ban Đấng Messia và vì vậy, cả ngàn ngàn năm, dân Do Thái đã sống bằng lời hứa đó. Niềm hy vọng đã giúp họ can đảm để vượt qua bóng tối và nhìn về tương lai trong niềm hy vọng phía trước.
Khi dìm xuống dưới dòng sông, đó là tượng trưng của bóng đêm sự chết, người ta không ai ở mãi dưới dòng sông đó. Dìm xuống dưới dòng sông để thấy được thực trạng của mình, là bóng đêm, là tử thần. Chính vì vậy, khi Đức Giêsu từ dòng sông Jordan bước lên, chỉ một mình Đức Giêsu, khi Ngài bước lên khỏi biểu tượng của sự chết ấy là trời mở ra. Trời mở ra để kết thúc những gì mà nguyên tổ đã khép lại; Trời mở ra để cho con người lập lại trật tự, cho con người ơn làm nghĩa tử của Thiên Chúa. Chính vì thế mà tiếng Chúa Cha phán không chỉ với Đức Giêsu mà với tất cả mọi người rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta mọi đàng”. Dưới một góc độ thần học, người ta đã nhìn nhận Đức Maria là Eva mới vì Mẹ sinh ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cứu độ. Kỷ nguyên ấy đến từ Đức Giêsu, bởi vậy Đức Giêsu được coi là Adam mới. Từ nơi Ngài, một thế hệ của những người con, con của Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha. Vì vậy lời xác nhận của Chúa Cha: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta mọi đàng” chính là đưa con người của chúng ta, trong thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô trở lại tình trạng nguyên thủy ban đầu mà Thiên Chúa yêu dấu dựng nên họ. Hơi thở là sự sống, nhưng hơi thở cũng là tất cả sinh lực mà Thiên Chúa yêu thương trao ban cho con người khi tạo dựng. Vậy mà, tội nguyên tổ đã cắt đứt tất cả tình trạng của ơn ngoại nhiên đó, khiến cho họ trở thành đối nghịch với Thiên Chúa. Đằng sau họ là một sự khép lại, đằng sau họ là một sự nuối tiếc, là một sự ân hận. Đằng trước họ là sự dữ, là bóng đêm. Thiên Chúa đến với họ mà họ sợ hãi lẩn trốn, một sự đau xót vô cùng.
Hôm nay, Thiên Chúa lập lại những gì mà Ngài đã ban. Ngài tuyên bố lớn tiếng “Đây là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta mọi đàng”. Nhân loại chúng ta được nghe lại những lời êm ái, yêu thương, những lời quyền năng có sức sáng tạo để một thế hệ mới được khai sinh từ Đức Giêsu. Với chúng ta, qua bí tích Rửa tội, thì ngay lập tức chúng ta được ban đức tin, đức cậy, đức mến, chúng ta trở thành con cái của Thiên Chúa, ánh sáng được trao ban và trời cũng mở ra bên giếng rửa tội cho những người Kitô hữu. Nếu không qua giếng rửa tội, trời vẫn đóng lại và đằng sau họ vẫn là cả một sự sợ hãi, run rẩy và chạy chốn. Nhưng qua bí tích Rửa tội, trời mở ra, phía trước họ là ánh sáng, là quyền năng của Thiên Chúa dẫn họ đi. Vì vậy, ngày hôm nay cũng là ngày mà người Kitô hữu nhớ lại bí tích Rửa tội của mình trong tạ ơn, trong hân hoan, trong hy vọng, trong yêu thương. Để rồi từ đây, Thiên Chúa muốn cho con người luôn luôn được bước đi trong tinh thần nghĩa tử mà thánh Phaolô nói “Abba! Lạy Cha” (Rm 8,15). Nếu Chúa Cha nói về Đức Giêsu: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta mọi đàng” thì kể từ nay, qua bí tích Rửa tội chúng ta cũng được đầy lòng hân hoan, đầy lòng biết ơn, đầy lòng yêu mến để thốt lên rằng: “Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện danh Cha cả sáng”
Với một sự tương quan hữu cơ và đầy ơn phúc giữa Đức Giêsu với Thiên Chúa Cha thì dòng sông Jordan không chỉ khởi đầu sứ vụ cho Đức Giêsu đi rao giảng Tin Mừng mà còn là mở ra một kỷ nguyên cứu độ đem ánh sáng vào bóng tối, đem sự sống vào cõi chết và đem lại cho chúng ta ơn làm nghĩa tử. Người Kitô hữu hôm nay không thể nhắm mắt, không thể làm ngơ, không thể thờ ơ khi mà chúng ta đã nhìn thấy rõ một chiều kích lịch sử cứu độ mở ra trước mắt chúng ta như vậy. Cho nên chúng ta hãy cầu nguyện để sống xứng đáng đời sống người Kitô hữu. Victo Huygo đã nói: “Để được hoàn toàn hạnh phúc thì chỉ có hạnh phúc không thôi vẫn chưa đủ, còn cần phải xứng đáng với hạnh phúc ấy nữa”. Chúng ta đã hạnh phúc được làm con Chúa, một hạnh phúc đời đời đã được trao cho chúng ta nhưng mà chừng ấy chưa đủ bởi vì nhiều người sống không xứng đáng với ân huệ đó, cuối cùng nhiều người đánh mất ân huệ làm con Thiên Chúa. Cho nên chúng ta còn phải sống xứng đáng với ân huệ làm con Thiên Chúa. Vậy sống xứng đáng là gì?
Công đồng Vatiacano II nói: “Như linh hồn ở trong thân xác như thế nào thì người Kitô hữu ở trong trần gian cũng phải như thế”. Nghĩa là họ phải là sự sống đích thực của Thiên Chúa, họ phải giãi tỏa ánh sáng như lời Chúa dạy: “ để mọi người nhìn thấy sự sáng của các con mà ngợi khen Cha các con ở trên trời” (Mt 5,16).
Lạy Chúa Giêsu Kitô
Ngày hôm nay đánh dấu cho chúng con
một cuộc đời mới,
một kỷ nguyên mới,
Ngày hôm nay đánh dấu cho chúng con
một ấn dấu linh thánh không thể xóa nhòa
trong linh hồn người Kitô hữu khi được chịu bí tích rửa tội.
Xin cho chúng con được thấy
Trời mở ra trong cuộc đời Kitô hữu của chúng con,
Trời mở ra cho gia đình của chúng con được hạnh phúc,
Trời mở ra cho cộng đoàn của chúng con hiệp nhất và yêu thương,
Trời mở ra cho môi trường xã hội
nơi chúng con sống công bằng và bác ái.
Trời mở ra trong tâm hồn của chúng con
để chúng con lãnh nhận sự bình an của Chúa,
sự bình an không như thế gian ban tặng
sự bình an của niềm hạnh phúc và sự sống vĩnh cửu
vượt xa sự sống ở đời này
để chúng con trở thành con cái của Chúa
và Nước Trời hiện hữu ngay trong cuộc sống của chúng con
từ đời này và cho đến đời đời. Amen.
Ngay sau khi Đức Giêsu từ dòng sông Jordan bước lên thì Ba Ngôi Thiên Chúa đã hiện diện cụ thể ở nơi Ngài. Chúa Thánh Thần, dưới hình chim bồ câu đỗ xuống. Còn chính Ngài, Ngôi Lời đã hoá thành nhục thể, ở giữa chúng ta. Và tiếng Chúa Cha tuyên phán: “Này là Con Ta yêu dấu, Con đẹp lòng Ta mọi đàng” (Lc 3, 22).
Sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa bên bờ sông Jordan còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng khi mà chúng ta được nghe trong Tin Mừng của thánh Luca diễn tả rằng “Trời mở ra”. Ngay sau khi Đức Giêsu từ dưới sông Jordan bước lên, trời mở ra. Trời mở ra có nghĩa là đã có lúc trời đóng lại. Vậy lúc trời đóng lại là khi nào? Đó là lúc nguyên tổ Adam và Eva phạm tội thì cửa thiên đàng đóng lại, con người bị đuổi khỏi vườn địa đàng, bị truất khỏi quyền làm con Thiên Chúa, bị mất những ơn ngoại nhiên. Họ bị rơi xuống vực thẳm của tội lỗi, họ sống trong bóng đêm của tử thần. Trời khép lại đằng sau họ và mở ra trước họ là những bóng đen, những quyền lực của sự dữ. Nhân loại đi trong tối tăm, đi trong thất vọng, thậm chí cả tuyệt vọng nữa nếu không có lời hứa sẽ ban Đấng Messia và vì vậy, cả ngàn ngàn năm, dân Do Thái đã sống bằng lời hứa đó. Niềm hy vọng đã giúp họ can đảm để vượt qua bóng tối và nhìn về tương lai trong niềm hy vọng phía trước.
Khi dìm xuống dưới dòng sông, đó là tượng trưng của bóng đêm sự chết, người ta không ai ở mãi dưới dòng sông đó. Dìm xuống dưới dòng sông để thấy được thực trạng của mình, là bóng đêm, là tử thần. Chính vì vậy, khi Đức Giêsu từ dòng sông Jordan bước lên, chỉ một mình Đức Giêsu, khi Ngài bước lên khỏi biểu tượng của sự chết ấy là trời mở ra. Trời mở ra để kết thúc những gì mà nguyên tổ đã khép lại; Trời mở ra để cho con người lập lại trật tự, cho con người ơn làm nghĩa tử của Thiên Chúa. Chính vì thế mà tiếng Chúa Cha phán không chỉ với Đức Giêsu mà với tất cả mọi người rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta mọi đàng”. Dưới một góc độ thần học, người ta đã nhìn nhận Đức Maria là Eva mới vì Mẹ sinh ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cứu độ. Kỷ nguyên ấy đến từ Đức Giêsu, bởi vậy Đức Giêsu được coi là Adam mới. Từ nơi Ngài, một thế hệ của những người con, con của Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha. Vì vậy lời xác nhận của Chúa Cha: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta mọi đàng” chính là đưa con người của chúng ta, trong thân mình mầu nhiệm của Đức Kitô trở lại tình trạng nguyên thủy ban đầu mà Thiên Chúa yêu dấu dựng nên họ. Hơi thở là sự sống, nhưng hơi thở cũng là tất cả sinh lực mà Thiên Chúa yêu thương trao ban cho con người khi tạo dựng. Vậy mà, tội nguyên tổ đã cắt đứt tất cả tình trạng của ơn ngoại nhiên đó, khiến cho họ trở thành đối nghịch với Thiên Chúa. Đằng sau họ là một sự khép lại, đằng sau họ là một sự nuối tiếc, là một sự ân hận. Đằng trước họ là sự dữ, là bóng đêm. Thiên Chúa đến với họ mà họ sợ hãi lẩn trốn, một sự đau xót vô cùng.
Hôm nay, Thiên Chúa lập lại những gì mà Ngài đã ban. Ngài tuyên bố lớn tiếng “Đây là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta mọi đàng”. Nhân loại chúng ta được nghe lại những lời êm ái, yêu thương, những lời quyền năng có sức sáng tạo để một thế hệ mới được khai sinh từ Đức Giêsu. Với chúng ta, qua bí tích Rửa tội, thì ngay lập tức chúng ta được ban đức tin, đức cậy, đức mến, chúng ta trở thành con cái của Thiên Chúa, ánh sáng được trao ban và trời cũng mở ra bên giếng rửa tội cho những người Kitô hữu. Nếu không qua giếng rửa tội, trời vẫn đóng lại và đằng sau họ vẫn là cả một sự sợ hãi, run rẩy và chạy chốn. Nhưng qua bí tích Rửa tội, trời mở ra, phía trước họ là ánh sáng, là quyền năng của Thiên Chúa dẫn họ đi. Vì vậy, ngày hôm nay cũng là ngày mà người Kitô hữu nhớ lại bí tích Rửa tội của mình trong tạ ơn, trong hân hoan, trong hy vọng, trong yêu thương. Để rồi từ đây, Thiên Chúa muốn cho con người luôn luôn được bước đi trong tinh thần nghĩa tử mà thánh Phaolô nói “Abba! Lạy Cha” (Rm 8,15). Nếu Chúa Cha nói về Đức Giêsu: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta mọi đàng” thì kể từ nay, qua bí tích Rửa tội chúng ta cũng được đầy lòng hân hoan, đầy lòng biết ơn, đầy lòng yêu mến để thốt lên rằng: “Lạy Cha chúng con ở trên trời. Chúng con nguyện danh Cha cả sáng”
Với một sự tương quan hữu cơ và đầy ơn phúc giữa Đức Giêsu với Thiên Chúa Cha thì dòng sông Jordan không chỉ khởi đầu sứ vụ cho Đức Giêsu đi rao giảng Tin Mừng mà còn là mở ra một kỷ nguyên cứu độ đem ánh sáng vào bóng tối, đem sự sống vào cõi chết và đem lại cho chúng ta ơn làm nghĩa tử. Người Kitô hữu hôm nay không thể nhắm mắt, không thể làm ngơ, không thể thờ ơ khi mà chúng ta đã nhìn thấy rõ một chiều kích lịch sử cứu độ mở ra trước mắt chúng ta như vậy. Cho nên chúng ta hãy cầu nguyện để sống xứng đáng đời sống người Kitô hữu. Victo Huygo đã nói: “Để được hoàn toàn hạnh phúc thì chỉ có hạnh phúc không thôi vẫn chưa đủ, còn cần phải xứng đáng với hạnh phúc ấy nữa”. Chúng ta đã hạnh phúc được làm con Chúa, một hạnh phúc đời đời đã được trao cho chúng ta nhưng mà chừng ấy chưa đủ bởi vì nhiều người sống không xứng đáng với ân huệ đó, cuối cùng nhiều người đánh mất ân huệ làm con Thiên Chúa. Cho nên chúng ta còn phải sống xứng đáng với ân huệ làm con Thiên Chúa. Vậy sống xứng đáng là gì?
Công đồng Vatiacano II nói: “Như linh hồn ở trong thân xác như thế nào thì người Kitô hữu ở trong trần gian cũng phải như thế”. Nghĩa là họ phải là sự sống đích thực của Thiên Chúa, họ phải giãi tỏa ánh sáng như lời Chúa dạy: “ để mọi người nhìn thấy sự sáng của các con mà ngợi khen Cha các con ở trên trời” (Mt 5,16).
Lạy Chúa Giêsu Kitô
Ngày hôm nay đánh dấu cho chúng con
một cuộc đời mới,
một kỷ nguyên mới,
Ngày hôm nay đánh dấu cho chúng con
một ấn dấu linh thánh không thể xóa nhòa
trong linh hồn người Kitô hữu khi được chịu bí tích rửa tội.
Xin cho chúng con được thấy
Trời mở ra trong cuộc đời Kitô hữu của chúng con,
Trời mở ra cho gia đình của chúng con được hạnh phúc,
Trời mở ra cho cộng đoàn của chúng con hiệp nhất và yêu thương,
Trời mở ra cho môi trường xã hội
nơi chúng con sống công bằng và bác ái.
Trời mở ra trong tâm hồn của chúng con
để chúng con lãnh nhận sự bình an của Chúa,
sự bình an không như thế gian ban tặng
sự bình an của niềm hạnh phúc và sự sống vĩnh cửu
vượt xa sự sống ở đời này
để chúng con trở thành con cái của Chúa
và Nước Trời hiện hữu ngay trong cuộc sống của chúng con
từ đời này và cho đến đời đời. Amen.
Lâu Đài Như Ý
Lm Vũđình Tường
16:00 10/01/2010
Nhóm kĩ sư nào kiến thiết lâu đài Như ý phải là những bộ óc thần sầu quỉ khốc. Lâu đài được xây cất lưng đồi, gần thành phố, rất tiện lợi cho việc di chuyển bằng xe tư cũng như công. Một mặt lâu đài quay ra biển, mặt khác hướng về thành phố ẩn sau cánh rừng bạt ngàn xanh mát con mắt.
Các phòng ngoài của lâu đài đều có có quang cảnh nếu không là biển, thì cũng là rừng hoặc ít ra là quang cảnh thành phố. Các phòng phía trong trang trí lộng lẫy như cung điện, đủ mầu sắc, hớp hồn người ta. Vào tới nơi này du khách hồn lâng lâng như đang ở giữa chốn thiên thai, thư thái, nhàn hạ, sang trọng dành cho lớp quí phái, trưởng giả. Cái cảm giác ngộ nghĩnh này làm nhiều người ghiền đến lâu đài và không muốn trở về cuộc sống thực tế. Đời sống trong lâu đài là đời sống giả tưởng, sống trên mây, trên gió. Dẫu thế du khách vẫn có cảm tưởng mình đang sống thật và tự nguyện sống trong ảo tưởng đó.
Ba giai đoạn
Lâu đài có ba khu ABC. Ngoài khu C không có kiến trúc dù là sơ sài, còn khu A và B phòng ốc nhiều vô kể. Mỗi khu có cách sống khác nhau, điều kiện sinh hoạt khác nhau. Các phòng ngoài ra vào tự do ngày đêm. Phòng phía trong lối đi đều một chiều. Đã bước chân vào không thể tự tiện trở ra mà phải quanh hết vòng mới có lối ra. Mục đích là cầm chân khách vãng lai. Bởi vì càng đi vào sâu càng có nhiều cái muốn xem, cảnh muốn nhìn, tai muốn nghe, điều muốn biết. Đứng nhìn xem đã mê mẩn đến sững sờ. Sờ tay đụng chạm đến thì khó mà tránh khỏi cơn cám dỗ thử tài vận. Vì thế móc tiền cất dấu ra thử chút xem sao. Ngồi xuống ghế là coi như con cá đã mắc câu. Mục đích của việc kiến trúc mong thế. Càng vào trong càng có nhiều hấp dẫn, hớp hồn khách vãng lai. Chính những thú vui, cảnh thơ mộng, vừa mời gọi vừa khơi dậy lòng muốn, lòng tham lợi nhuận của con người, dẫn người ta vào lạc thú. Những nốt nhạc êm ái vừa ru ngủ vừa làm cho người ta say đắm khung cảnh mà không muốn dứt khoát ra đi. Ngay cả những tâm hồn quyết đoán, dứt khoát ra về rồi lòng vẫn vấn vương, vẫn ghi đậm những giây phút hấp hồn. Một ngày nào đó cuộc đời không đẹp như mơ, họ lại tìm đến khung cảnh lôi cuốn, hấp dẫn, hứa hẹn may mắn kia.
Giai đoạn một
Khách vãng du không phải mua vé và có thể ủng hộ nếu muốn, tùy lòng hảo tâm. Tuy nhiên người đến thường xuyên hơn phải mua vé. Càng đi sâu vào trong giá vé càng mắc.
Lâu đài thu hút rất nhiều giới trẻ và những ai có tính hiếu kì. Khu A là nơi giải trí đơn giản nhất. Phòng ốc đều treo ảnh thanh thiếu niên nổi tiếng đẹp trên thế giới. Những bức ảnh này vừa quảng cáo người, vừa quảng cáo thời trang kiểu mới nhất, vừa âm thầm mời gọi các trò chơi tiêu khiển. Vì thế thu hút giới trẻ, giới thích ăn diện và giới chuộng sắc đẹp.
Nơi khác lại trưng hình vẽ của các hoạ sĩ tài danh. Những bức hoạ nổi tiếng thế giới. Phòng cạnh bên lại trưng tranh mới, tranh tân thời của các hoạ sĩ có tiếng. Bên cạnh đó là kỉ vật điêu khắc từ ngàn xưa lưu lại. Nơi Đây thấy có nhiều giới trung lưu và thượng lưu. Những người trưng tranh và kỉ vật rất khéo cám dỗ du khách. Theo lối này thì càng vào trong tranh càng đẹp. Du khách mê mẩn nhìn ngắm đến khi có người lên tiếng chào thì đã muộn. Chân bước vào khu B tự bao giờ. Ra về thì tiếc nên ít ai về. Đại đa số vào tới khu B thường vui vẻ móc tiền ra mua vé để thưởng thức. Vào tới khu B du khách không còn biết đến thời gian. Quanh quẩn trong khu B ngày đêm đều giống nhau. Cứ thấy thiên hạ tranh nhau kẻ chen, người lấn bước tới, bước lui cũng cảm thấy vẻ gần gũi, sức sống của mọi người. Dù không ai nói với ai, người nào cũng thinh lặng, trầm tư nhìn ngắm. Thỉnh thoảng có tiếng nhạc reo vang thu hồn du khách. Mọi con mắt đều đổ dồn vào đó nhìn những con số chạy vội vã. Không bao lâu sau, tiếng tiền kẽm rơi leng keng trên hộp thiếc tạo nên một âm thanh thèm muốn, thầm ước mong phải chi mình được những thứ đó. Những chiếc máy chớp nhanh, đảo lẹ như mời gọi. Số tốt đang đến còn chần chờ chi nữa. Chiếc ghế trống đây, ngồi xuống để nhận số hên, giờ tốt. Chủ nhân của lâu đài Như ý có dụng ý đó và chỉ mong được như vậy là toại nguyện. Khu A được thiết kế để hớp hồn du khách. Khu B có mục đích làm cho du khách trở nên nghiện ngập, không đành dứt bỏ những gì đang thưởng thức và khu C là nơi ràng buộc du khách. Mục đích chia rẽ gia đình du khách.
Giai đoạn hai
Nơi đây miễn phí không phải mua vé. Bước chân vào khu B là dấu hiệu cho biết cá đã cắn câu vì thế có bán vé vào cửa. Đi sâu hơn nữa vào tới phần trong cùng của khu B là nơi dành cho kẻ nghiện ngập. Nơi đây bao gồm mọi xa đoạ xã hội, từ ghiền thuốc đến nghiện rượu, từ con nợ của xì ke ma tuý đến con nuôi của máy đánh bài. Nơi đây người ta không muốn phân biệt đúng sai, phải trái. Mọi sự đều thua giá trị đồng tiền để thoả mãn cơn ghiền. Nơi đây tiếng nói lương tâm bị cơn ghiền lấn át, làm ngơ. Khu C không có kiến trúc hẳn hòi, không có phòng ốc. Người vào đến khu C coi như đời tàn, ít ai trở lại được con đường ngay chính.
Đầu đường, xó chợ
Cuối cùng của khu B dẫn tới khu C. Đó chính là cửa ngõ dẫn ra đầu đường xó chợ. Đó là lối dẫn người ta đến chỗ vô gia cư, thành kẻ sống đầu đường, xó chợ, nơi mà tối đến không ai lai vãng, dành riêng cho kẻ bụi đời. Nói rõ ra ai vào đến khu C đều là kẻ sống bụi đời, chịu luật hè phố chi phối cuộc đời. Khu C là nơi dành riêng cho những kẻ ghiền nặng, cơ hội trở ra làm lại cuộc sống bình thường rất hiếm hoi, thường thì kẻ ghiền chết vì cơn ghiền, chết trong cơn ghiền, bệ rạc, khốn khổ, nhân cách bị chà đạp, tình người bị chia cắt, gia đình gánh mọi gánh nặng, mọi cơ cực, mọi đau khổ. Các trường hợp goá bụa, côi cút phát xuất từ khu C. Con mất cha, gia đình tan nát, vợ rủa chồng, chồng bỏ vợ, cha mẹ ôm xác con khóc ngất, đau khổ. Cùng lúc cảm thấy mất mát, đau thương, phiền muộn và cũng lúc đó một gánh nặng trong đời được cất đi, chôn kín vào quá khứ.
Như ý
Như ý làm cho ta toại nguyện. Toại nguyện không phải luôn luôn tốt, luôn mang lại hạnh phúc vì trong toại nguyện có chứa mầm bất hạnh, hạt giống của khổ đau. Biết bao lần ta được như ý nhưng ta vẫn không hài lòng với những gì đang có vì như ý không bao giờ thoả mãn lòng ta. Ai cũng hiểu chiều con, con sẽ hư. Như vậy chiều ý ta sớm muộn gì ta cũng hư vì chiều ý mình không khác chi chiều ý đứa nhỏ nằm trong người lớn. Trong người lớn nào cũng ẩn nấp đứa nhỏ và đứa nhỏ đó luôn đòi, luôn ước ao được nuông chiều. Chiều mãi sẽ hư. Hư hỏng đến từ từ, từng bước, từng bước nên nhiều khi ta không nhận thấy mình hư. Người ngoài nhận thấy mình hư nhưng ta không nhận biết mình hư nên tiếp tục nuông chiều đứa nhỏ chuyên đòi hỏi. Như ý không bao giờ toại nguyện, được như ý này sẽ đòi cho được như ý tiếp và cứ tiếp tục như vậy, đòi hỏi liên tục. Một lúc nào đó không thể toại nguyện điều đòi hỏi sẽ trở nên bực dọc vì không được như ý. Đòi như ý không có giới hạn. Đòi liên tục và không mệt mỏi. Thực ra mỗi lần được như ý lúc đó cảm thấy được an ủi, thoả lòng và chuẩn bị cho bước đòi kế tiếp.
Ít ai ngờ mình lại tự trói mình. Chúng ta luôn nói về tự do, mong mỏi có tự do, thích tự do, tranh đấu cho tự do, đòi quyền tự do, dân chủ. Ít ai ngờ chính chúng ta tự trói mình, làm mình mất tự do.
Chối bỏ Thiên Chúa là chính mình chối bỏ tự do. Con người có nhiều mâu thuẫn. Một đàng đi đòi hỏi, tranh đấu cho có tự do. Một khi có tự do con người lại bán rẻ, coi thường và cuối cùng chối bỏ tự do.
Tự huỷ
Khi nào ta coi thường, chối bỏ tự do.
Thưa khi ta phạm tội. Ta không những chối bỏ tự do và còn tự bỏ tù mình. Tự giam hãm mình trong lâu đài tội lỗi. Tội càng lớn lâu đài tội lỗi càng to và càng khó tìm đường ra. Lâu đài thường lắt léo, nhiều ngõ ngách, lắm phòng ốc. Nếu không thành tâm tuân theo chỉ dẫn, tìm đường ra không phải dễ. Tuân giữ chỉ dẫn một cách hời hợt chắc chắn sẽ lạc hết phòng này sang phòng khác. Vì thế kẻ phạm tội trọng thường lạc trong lâu đài tội lỗi lâu và rất khó dứt bỏ được tội.
Các phòng ngoài của lâu đài đều có có quang cảnh nếu không là biển, thì cũng là rừng hoặc ít ra là quang cảnh thành phố. Các phòng phía trong trang trí lộng lẫy như cung điện, đủ mầu sắc, hớp hồn người ta. Vào tới nơi này du khách hồn lâng lâng như đang ở giữa chốn thiên thai, thư thái, nhàn hạ, sang trọng dành cho lớp quí phái, trưởng giả. Cái cảm giác ngộ nghĩnh này làm nhiều người ghiền đến lâu đài và không muốn trở về cuộc sống thực tế. Đời sống trong lâu đài là đời sống giả tưởng, sống trên mây, trên gió. Dẫu thế du khách vẫn có cảm tưởng mình đang sống thật và tự nguyện sống trong ảo tưởng đó.
Ba giai đoạn
Lâu đài có ba khu ABC. Ngoài khu C không có kiến trúc dù là sơ sài, còn khu A và B phòng ốc nhiều vô kể. Mỗi khu có cách sống khác nhau, điều kiện sinh hoạt khác nhau. Các phòng ngoài ra vào tự do ngày đêm. Phòng phía trong lối đi đều một chiều. Đã bước chân vào không thể tự tiện trở ra mà phải quanh hết vòng mới có lối ra. Mục đích là cầm chân khách vãng lai. Bởi vì càng đi vào sâu càng có nhiều cái muốn xem, cảnh muốn nhìn, tai muốn nghe, điều muốn biết. Đứng nhìn xem đã mê mẩn đến sững sờ. Sờ tay đụng chạm đến thì khó mà tránh khỏi cơn cám dỗ thử tài vận. Vì thế móc tiền cất dấu ra thử chút xem sao. Ngồi xuống ghế là coi như con cá đã mắc câu. Mục đích của việc kiến trúc mong thế. Càng vào trong càng có nhiều hấp dẫn, hớp hồn khách vãng lai. Chính những thú vui, cảnh thơ mộng, vừa mời gọi vừa khơi dậy lòng muốn, lòng tham lợi nhuận của con người, dẫn người ta vào lạc thú. Những nốt nhạc êm ái vừa ru ngủ vừa làm cho người ta say đắm khung cảnh mà không muốn dứt khoát ra đi. Ngay cả những tâm hồn quyết đoán, dứt khoát ra về rồi lòng vẫn vấn vương, vẫn ghi đậm những giây phút hấp hồn. Một ngày nào đó cuộc đời không đẹp như mơ, họ lại tìm đến khung cảnh lôi cuốn, hấp dẫn, hứa hẹn may mắn kia.
Giai đoạn một
Khách vãng du không phải mua vé và có thể ủng hộ nếu muốn, tùy lòng hảo tâm. Tuy nhiên người đến thường xuyên hơn phải mua vé. Càng đi sâu vào trong giá vé càng mắc.
Lâu đài thu hút rất nhiều giới trẻ và những ai có tính hiếu kì. Khu A là nơi giải trí đơn giản nhất. Phòng ốc đều treo ảnh thanh thiếu niên nổi tiếng đẹp trên thế giới. Những bức ảnh này vừa quảng cáo người, vừa quảng cáo thời trang kiểu mới nhất, vừa âm thầm mời gọi các trò chơi tiêu khiển. Vì thế thu hút giới trẻ, giới thích ăn diện và giới chuộng sắc đẹp.
Nơi khác lại trưng hình vẽ của các hoạ sĩ tài danh. Những bức hoạ nổi tiếng thế giới. Phòng cạnh bên lại trưng tranh mới, tranh tân thời của các hoạ sĩ có tiếng. Bên cạnh đó là kỉ vật điêu khắc từ ngàn xưa lưu lại. Nơi Đây thấy có nhiều giới trung lưu và thượng lưu. Những người trưng tranh và kỉ vật rất khéo cám dỗ du khách. Theo lối này thì càng vào trong tranh càng đẹp. Du khách mê mẩn nhìn ngắm đến khi có người lên tiếng chào thì đã muộn. Chân bước vào khu B tự bao giờ. Ra về thì tiếc nên ít ai về. Đại đa số vào tới khu B thường vui vẻ móc tiền ra mua vé để thưởng thức. Vào tới khu B du khách không còn biết đến thời gian. Quanh quẩn trong khu B ngày đêm đều giống nhau. Cứ thấy thiên hạ tranh nhau kẻ chen, người lấn bước tới, bước lui cũng cảm thấy vẻ gần gũi, sức sống của mọi người. Dù không ai nói với ai, người nào cũng thinh lặng, trầm tư nhìn ngắm. Thỉnh thoảng có tiếng nhạc reo vang thu hồn du khách. Mọi con mắt đều đổ dồn vào đó nhìn những con số chạy vội vã. Không bao lâu sau, tiếng tiền kẽm rơi leng keng trên hộp thiếc tạo nên một âm thanh thèm muốn, thầm ước mong phải chi mình được những thứ đó. Những chiếc máy chớp nhanh, đảo lẹ như mời gọi. Số tốt đang đến còn chần chờ chi nữa. Chiếc ghế trống đây, ngồi xuống để nhận số hên, giờ tốt. Chủ nhân của lâu đài Như ý có dụng ý đó và chỉ mong được như vậy là toại nguyện. Khu A được thiết kế để hớp hồn du khách. Khu B có mục đích làm cho du khách trở nên nghiện ngập, không đành dứt bỏ những gì đang thưởng thức và khu C là nơi ràng buộc du khách. Mục đích chia rẽ gia đình du khách.
Giai đoạn hai
Nơi đây miễn phí không phải mua vé. Bước chân vào khu B là dấu hiệu cho biết cá đã cắn câu vì thế có bán vé vào cửa. Đi sâu hơn nữa vào tới phần trong cùng của khu B là nơi dành cho kẻ nghiện ngập. Nơi đây bao gồm mọi xa đoạ xã hội, từ ghiền thuốc đến nghiện rượu, từ con nợ của xì ke ma tuý đến con nuôi của máy đánh bài. Nơi đây người ta không muốn phân biệt đúng sai, phải trái. Mọi sự đều thua giá trị đồng tiền để thoả mãn cơn ghiền. Nơi đây tiếng nói lương tâm bị cơn ghiền lấn át, làm ngơ. Khu C không có kiến trúc hẳn hòi, không có phòng ốc. Người vào đến khu C coi như đời tàn, ít ai trở lại được con đường ngay chính.
Đầu đường, xó chợ
Cuối cùng của khu B dẫn tới khu C. Đó chính là cửa ngõ dẫn ra đầu đường xó chợ. Đó là lối dẫn người ta đến chỗ vô gia cư, thành kẻ sống đầu đường, xó chợ, nơi mà tối đến không ai lai vãng, dành riêng cho kẻ bụi đời. Nói rõ ra ai vào đến khu C đều là kẻ sống bụi đời, chịu luật hè phố chi phối cuộc đời. Khu C là nơi dành riêng cho những kẻ ghiền nặng, cơ hội trở ra làm lại cuộc sống bình thường rất hiếm hoi, thường thì kẻ ghiền chết vì cơn ghiền, chết trong cơn ghiền, bệ rạc, khốn khổ, nhân cách bị chà đạp, tình người bị chia cắt, gia đình gánh mọi gánh nặng, mọi cơ cực, mọi đau khổ. Các trường hợp goá bụa, côi cút phát xuất từ khu C. Con mất cha, gia đình tan nát, vợ rủa chồng, chồng bỏ vợ, cha mẹ ôm xác con khóc ngất, đau khổ. Cùng lúc cảm thấy mất mát, đau thương, phiền muộn và cũng lúc đó một gánh nặng trong đời được cất đi, chôn kín vào quá khứ.
Như ý
Như ý làm cho ta toại nguyện. Toại nguyện không phải luôn luôn tốt, luôn mang lại hạnh phúc vì trong toại nguyện có chứa mầm bất hạnh, hạt giống của khổ đau. Biết bao lần ta được như ý nhưng ta vẫn không hài lòng với những gì đang có vì như ý không bao giờ thoả mãn lòng ta. Ai cũng hiểu chiều con, con sẽ hư. Như vậy chiều ý ta sớm muộn gì ta cũng hư vì chiều ý mình không khác chi chiều ý đứa nhỏ nằm trong người lớn. Trong người lớn nào cũng ẩn nấp đứa nhỏ và đứa nhỏ đó luôn đòi, luôn ước ao được nuông chiều. Chiều mãi sẽ hư. Hư hỏng đến từ từ, từng bước, từng bước nên nhiều khi ta không nhận thấy mình hư. Người ngoài nhận thấy mình hư nhưng ta không nhận biết mình hư nên tiếp tục nuông chiều đứa nhỏ chuyên đòi hỏi. Như ý không bao giờ toại nguyện, được như ý này sẽ đòi cho được như ý tiếp và cứ tiếp tục như vậy, đòi hỏi liên tục. Một lúc nào đó không thể toại nguyện điều đòi hỏi sẽ trở nên bực dọc vì không được như ý. Đòi như ý không có giới hạn. Đòi liên tục và không mệt mỏi. Thực ra mỗi lần được như ý lúc đó cảm thấy được an ủi, thoả lòng và chuẩn bị cho bước đòi kế tiếp.
Ít ai ngờ mình lại tự trói mình. Chúng ta luôn nói về tự do, mong mỏi có tự do, thích tự do, tranh đấu cho tự do, đòi quyền tự do, dân chủ. Ít ai ngờ chính chúng ta tự trói mình, làm mình mất tự do.
Chối bỏ Thiên Chúa là chính mình chối bỏ tự do. Con người có nhiều mâu thuẫn. Một đàng đi đòi hỏi, tranh đấu cho có tự do. Một khi có tự do con người lại bán rẻ, coi thường và cuối cùng chối bỏ tự do.
Tự huỷ
Khi nào ta coi thường, chối bỏ tự do.
Thưa khi ta phạm tội. Ta không những chối bỏ tự do và còn tự bỏ tù mình. Tự giam hãm mình trong lâu đài tội lỗi. Tội càng lớn lâu đài tội lỗi càng to và càng khó tìm đường ra. Lâu đài thường lắt léo, nhiều ngõ ngách, lắm phòng ốc. Nếu không thành tâm tuân theo chỉ dẫn, tìm đường ra không phải dễ. Tuân giữ chỉ dẫn một cách hời hợt chắc chắn sẽ lạc hết phòng này sang phòng khác. Vì thế kẻ phạm tội trọng thường lạc trong lâu đài tội lỗi lâu và rất khó dứt bỏ được tội.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:32 10/01/2010
KHÔNG TRÔNG MONG
Phi cơ bay trong không trung, phi công nói với hành khách:
- “Thánh thật xin lỗi, tôi cần phải thông báo cho quý vị, tình trạng của chúng ta bây giờ thật nguy cấp, chỉ có ông trời mới cứu được chúng ta.”
Một hành khách xoay lưng qua hỏi mục sư ngồi bên cạnh là vừa rồi phi công nói gì, mục sư trả lời:
- “Ông ta nói chúng ta đều không trông mong.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Viên phi công khẳng định là chỉ có ông trời mới cứu được họ trong cơn nguy cấp, thế thì tại sao lại nói “không trông mong” chứ ?
Tất cả những người Ki-tô hữu đều tin vào một Thiên Chúa toàn năng, nhân từ và yêu thương, nhưng có những người Ki-tô hữu lại “không trông mong” vào Chúa, họ luôn làm theo ý mình và tin tưởng ở mình hơn là tin tưởng vào Thiên Chúa toàn năng mà họ thường tuyên xưng.
Thời nay, trên thế giới người ta thường có quan niệm là mọi việc đều có thể giải quyết cách thương lượng, ôn hòa và bình đẳng. Có nghĩa là trong thương lượng người ta đều có thể trông mong một niềm hy vọng tốt đẹp cho cả hai bên, và đó cũng là điều mà Thiên Chúa mong muốn nơi con cái của Ngài, và sự trông mong đó chính là tin tưởng vào điều kỳ diệu mà Thiên Chúa mong muốn nơi thiện chí của con người.
Với con người thì không thể, những với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể.
Hãy trông mong vào Thiên Chúa chứ không tin tưởng vào cái tài vặt của mình.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Phi cơ bay trong không trung, phi công nói với hành khách:
- “Thánh thật xin lỗi, tôi cần phải thông báo cho quý vị, tình trạng của chúng ta bây giờ thật nguy cấp, chỉ có ông trời mới cứu được chúng ta.”
Một hành khách xoay lưng qua hỏi mục sư ngồi bên cạnh là vừa rồi phi công nói gì, mục sư trả lời:
- “Ông ta nói chúng ta đều không trông mong.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Viên phi công khẳng định là chỉ có ông trời mới cứu được họ trong cơn nguy cấp, thế thì tại sao lại nói “không trông mong” chứ ?
Tất cả những người Ki-tô hữu đều tin vào một Thiên Chúa toàn năng, nhân từ và yêu thương, nhưng có những người Ki-tô hữu lại “không trông mong” vào Chúa, họ luôn làm theo ý mình và tin tưởng ở mình hơn là tin tưởng vào Thiên Chúa toàn năng mà họ thường tuyên xưng.
Thời nay, trên thế giới người ta thường có quan niệm là mọi việc đều có thể giải quyết cách thương lượng, ôn hòa và bình đẳng. Có nghĩa là trong thương lượng người ta đều có thể trông mong một niềm hy vọng tốt đẹp cho cả hai bên, và đó cũng là điều mà Thiên Chúa mong muốn nơi con cái của Ngài, và sự trông mong đó chính là tin tưởng vào điều kỳ diệu mà Thiên Chúa mong muốn nơi thiện chí của con người.
Với con người thì không thể, những với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể.
Hãy trông mong vào Thiên Chúa chứ không tin tưởng vào cái tài vặt của mình.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:33 10/01/2010
N2T |
24. Ôn hòa lương thiện là tình cảnh của tâm hồn kiên định; nó đối với bất cứ tình cảnh nào, không phân biệt giàu nghèo cũng đều lấy lòng dạ hiền hòa chấp nhận, không chút khó chịu.
(Thánh John Climacus)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:34 10/01/2010
N2T |
340. Đọc sách là thuốc hay trị liệu cao độ cơ giới hóa, tiêu chuẩn hóa thời đại cố hữu và giản dị hóa của chúng ta.
Sức khỏe là vàng
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:44 10/01/2010
SỨC KHỎE LÀ VÀNG
Một trung tâm: Tất cả lấy sức khỏe làm trung tâm.
Hai điểm căn bản:
1. Gặp việc thì thoải mái chút xíu.
2. Nhìn thế giới hồ đồ chút xíu.
Ba việc nên quên:
1. Quên tuổi tác.
2. Quên quá khứ.
3. Quên ân oán.
Bốn điều nên có, bất luận bạn có yếu đuối hay mạnh khỏe, thì nhất định phải:
1. Có người thật yêu bạn cách chân chính.
2. Có bạn bè tri kỷ.
3. Có sự nghiệp hướng thượng.
4. Có nơi ở ấm áp.
Năm cái nên:
1. Nên hát ca.
2. Nên nhảy múa.
3. Nên hoạt bát.
4. Nên mĩm cười.
5. Nên thon thả.
Sáu điều không nên:
1. Không nên để đói mới ăn.
2. Không nên để khát mới uống.
3. Không nên để buồn ngủ mới ngủ.
4. Không nên để mệt mới nghỉ ngơi.
5. Không nên để bệnh mới đi khám.
6. Không nên để già mới hối hận.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa
Một trung tâm: Tất cả lấy sức khỏe làm trung tâm.
Hai điểm căn bản:
1. Gặp việc thì thoải mái chút xíu.
2. Nhìn thế giới hồ đồ chút xíu.
Ba việc nên quên:
1. Quên tuổi tác.
2. Quên quá khứ.
3. Quên ân oán.
Bốn điều nên có, bất luận bạn có yếu đuối hay mạnh khỏe, thì nhất định phải:
1. Có người thật yêu bạn cách chân chính.
2. Có bạn bè tri kỷ.
3. Có sự nghiệp hướng thượng.
4. Có nơi ở ấm áp.
Năm cái nên:
1. Nên hát ca.
2. Nên nhảy múa.
3. Nên hoạt bát.
4. Nên mĩm cười.
5. Nên thon thả.
Sáu điều không nên:
1. Không nên để đói mới ăn.
2. Không nên để khát mới uống.
3. Không nên để buồn ngủ mới ngủ.
4. Không nên để mệt mới nghỉ ngơi.
5. Không nên để bệnh mới đi khám.
6. Không nên để già mới hối hận.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhóm 20 linh mục Uganda lập giáo phái ''Giáo hội Tông truyền Quốc gia''
Peter Nguyễn Minh Trung
13:12 10/01/2010
KAMPALA, UGANGA, 08-01-2010 (ZENIT) -- Khoảng 20 người tự xưng là linh mục ở Uganda đã lôi kéo theo trên 10.000 giáo dân gia nhập vào Giáo hội Tông truyền Quốc gia. Nhóm này thách thức luật độc thân của Giáo hội Công giáo và có liên hệ chặt chẽ với Giáo hội Tông truyền Brazil, một giáo phái do cố Giám mục Carlos Duarte Costa thành lập năm 1954. Vị Giám mục này đã bị Tòa Thánh ra vạ tuyệt thông. Giáo phái này công nhận việc ly dị và cho phép linh mục lập gia đình.
Đức Hồng Y Emmanuel Wamala mô tả cái gọi là Giáo hội Tông truyền Quốc gia chỉ là một nhóm "các tiên tri giả", thông tấn xã AP dẫn lời ngài tuần trước.
Leonard Lubega, người lãnh đạo giáo phái, tự gọi mình là linh mục dù kẻ này thậm chí chưa từng được truyền chức linh mục. Một nhân vật lãnh đạo khác của giáo phái này từng là một linh mục Chính thống giáo, chứ không phải linh mục Công giáo.
Nhắc lại lịch sử của Giáo hội từ hai ngàn năm qua, Ðức Hồng y Wamala nói rằng Giáo hội Công giáo vẫn luôn đứng vững trước thách đố của các giáo phái. Trích lời Thánh Phaolô, Ðức Hồng y nói rằng các tiên tri giả có nổi lên, nhưng thế giới sẽ không nghe theo họ.
Đức Hồng y Wamala nói thêm rằng ngài không biết bất kỳ ai trong số các kẻ tự gọi mình là linh mục của nhóm đó. Ngài trấn an người Công giáo rằng: "Tại đất nước này đã có nhiều giáo phái như thế nổi lên rồi biến mất. Tôi khuyên người Công giáo Uganda đừng nghe và đi theo họ, vì họ chỉ muốn chia rẽ Giáo Hội."
Đây là một chi nhánh của cái gọi là Giáo hội Tông truyền Quốc gia Zambia, được cựu linh mục Công giáo Zambia Luciano Anzanga Mbewe thành lập.
Mbewe, người này đã bị vạ tuyệt thông, dự định sẽ thăm "chi nhánh mới" của mình tại Uganda trong cuộc ra mắt chính thức. Ông ta còn dự tính sẽ truyền chức linh mục cho một số người.
Đức Hồng Y Emmanuel Wamala mô tả cái gọi là Giáo hội Tông truyền Quốc gia chỉ là một nhóm "các tiên tri giả", thông tấn xã AP dẫn lời ngài tuần trước.
Leonard Lubega, người lãnh đạo giáo phái, tự gọi mình là linh mục dù kẻ này thậm chí chưa từng được truyền chức linh mục. Một nhân vật lãnh đạo khác của giáo phái này từng là một linh mục Chính thống giáo, chứ không phải linh mục Công giáo.
Nhắc lại lịch sử của Giáo hội từ hai ngàn năm qua, Ðức Hồng y Wamala nói rằng Giáo hội Công giáo vẫn luôn đứng vững trước thách đố của các giáo phái. Trích lời Thánh Phaolô, Ðức Hồng y nói rằng các tiên tri giả có nổi lên, nhưng thế giới sẽ không nghe theo họ.
Đức Hồng y Wamala nói thêm rằng ngài không biết bất kỳ ai trong số các kẻ tự gọi mình là linh mục của nhóm đó. Ngài trấn an người Công giáo rằng: "Tại đất nước này đã có nhiều giáo phái như thế nổi lên rồi biến mất. Tôi khuyên người Công giáo Uganda đừng nghe và đi theo họ, vì họ chỉ muốn chia rẽ Giáo Hội."
Đây là một chi nhánh của cái gọi là Giáo hội Tông truyền Quốc gia Zambia, được cựu linh mục Công giáo Zambia Luciano Anzanga Mbewe thành lập.
Mbewe, người này đã bị vạ tuyệt thông, dự định sẽ thăm "chi nhánh mới" của mình tại Uganda trong cuộc ra mắt chính thức. Ông ta còn dự tính sẽ truyền chức linh mục cho một số người.
Hàng ngàn người Trung Quốc bất chấp tuyết và lệnh cấm đến tham dự lễ tang ĐC Yao của Giáo hội Hầm trú
Peter Nguyễn Minh Trung
13:13 10/01/2010
XIWANZI, TRUNG QUỐC 06-01-2010 (AsiaNews) -- Khoảng 4000 tín hữu đã bất chấp tuyết rơi nặng và cái lạnh âm 30 độ để đến tham dự lễ tang Đức cha Leo Yao Liang, Giám mục phó của Xiwanzi, mất hôm 30-12-2009 thọ 86 tuổi. Đức cha Yao đã trải qua 30 năm trong nhà tù cộng sản vì không gia nhập Hội Công giáo Yêu nước, một tổ chức không vâng phục quyền Đức Giáo Hoàng và đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc. Từ năm 2006 đến 2009, Đức cha Yao lại bị bắt cùng "tội danh" đó dù ngài đã tuổi cao sức yếu.
Năm 1958, ngài bị kết án tù chung thân vì từ chối gia nhập Hội Công giáo Yêu nước và chỉ được trả tự do năm 1984. Khi Tòa Thánh bổ nhiệm, ngài được tấn phong Giám mục một cách bí mật năm 2002 và sau đó bị bắt giữ nhiều lần.
Tang lễ của ngài được tổ chức tại Xiwanzi thuộc hạt Chongli, tỉnh Hà Bắc. Suốt lễ tang, vị chủ tế gọi ngài là "Mục tử Yao" vì chính quyền không cho phép dùng từ "Giám mục Yao". Nhà cầm quyền còn ra lệnh cấm người Công giáo nơi khác đến dự lễ tang dù hôm ấy đường xá phủ đầy tuyết.
Trong số 15 linh mục của giáo phận, chỉ có 3 vị đăng ký với nhà nước được phép cử hành thánh lễ và các nghi thức an táng cho Đức cha Yao. Sự ra đi của Đức cha Yao khiến Giáo hội địa phương rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan vì Đức cha Andrew Hao Jinli (Giám mục chánh tòa Xiwanzi) nay đã 93 tuổi, phải ngồi xe lăn, bị bệnh mất trí, tiểu đường và một số bệnh khác.
Một phụ nữ tham dự lễ tang của Đức cha Yao đã vừa khóc vừa nói với AsiaNews rằng: "Giáo dân chúng tôi rất yêu mến Đức cha Yao vì sự tận tụy của ngài với Chúa và Giáo hội. Ngài thường nói với chúng tôi việc bị giam cầm hàng chục năm trong nhà tù hay bị lao động khổ sai không phải là sự mất mát lớn nhất của ngài, nhưng chính nỗi đau không thể thi thành thừa tác vụ để dẫn dắt đoàn chiên mới do bị chế độ cộng sản bóp nghẹt mới là niềm xót xa tột độ. Đức cha Yao thực sự là một nhân cách vĩ đại. Tất cả chúng tôi muốn bước theo bước chân của ngài và tiếp tục sự nghiệp ngài đang dang dở, đặc biệt là việc xây cất lại thánh đường". Vài tháng trước khi mất, Đức cha Yao đã đặt viên đá đầu tiên cho một nhà thờ mới theo kiến trúc Gôthíc ở Xiwanzi sau khi nhà thờ cũ bị phá. Nhà thờ mới hiện vẫn chưa xây xong và Đức cha rất trăn trở việc xây dựng ngôi thánh đường.
Theo thông tấn xã UCAN, do quan hệ không tốt đẹp giữa cộng đồng Giáo hội Hầm trú và cộng đồng được nhà nước công nhận, Tòa Thánh Vatican chắc chắn sẽ không bổ nhiệm Giám mục phó trẻ tuổi lên kế nhiệm Đức cha Yao. Vấn đề kế vị Giám mục đã khiến cho Đức cha Yao lo lắng trước khi ngài qua đời, theo các nguồn tin.
Đức cha Yao đổ bệnh nặng vào giữa tháng 12 và qua đời vì bị liệt nhiều cơ quan nội tạng hai tuần sau đó. Chính quyền cấm ngài rời khỏi Giáo xứ Xiwanzi khi ngài được trả tự do sau 30 tháng bị giam cầm hồi tháng 02-2008.
Đức cha Yao sinh năm 1923 và chịu chức linh mục năm 1948. Ba năm sau, dưới chế độ cộng sản vị giám chức bị cấm làm công tác mục vụ, ngài phải trồng rau và đốn củi để kiếm sống.
Đạo Công giáo được truyền bá ở Xiwanzi cách đây hơn 300 năm. Vào thế kỷ 19, làng này trở thành trụ sở chính của Giáo phận Tông tòa Mông Cổ và là căn cứ hoạt động truyền giáo của Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ trong khu vực rộng lớn qua đến bên kia Vạn Lý Trường Thành. Giáo hội được nhà nước công nhận đã sát nhập hai Giáo phận Xiwanzi và Xuanhua thành giáo phận Trương Gia Khẩu năm 1980. Tuy nhiên, hai cộng đồng Giáo Hội thầm lặng này vẫn tiếp tục hoạt động mặc dù bị áp lực và giám sát từ phía nhà nước.
Năm 1958, ngài bị kết án tù chung thân vì từ chối gia nhập Hội Công giáo Yêu nước và chỉ được trả tự do năm 1984. Khi Tòa Thánh bổ nhiệm, ngài được tấn phong Giám mục một cách bí mật năm 2002 và sau đó bị bắt giữ nhiều lần.
Tang lễ của ngài được tổ chức tại Xiwanzi thuộc hạt Chongli, tỉnh Hà Bắc. Suốt lễ tang, vị chủ tế gọi ngài là "Mục tử Yao" vì chính quyền không cho phép dùng từ "Giám mục Yao". Nhà cầm quyền còn ra lệnh cấm người Công giáo nơi khác đến dự lễ tang dù hôm ấy đường xá phủ đầy tuyết.
Trong số 15 linh mục của giáo phận, chỉ có 3 vị đăng ký với nhà nước được phép cử hành thánh lễ và các nghi thức an táng cho Đức cha Yao. Sự ra đi của Đức cha Yao khiến Giáo hội địa phương rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan vì Đức cha Andrew Hao Jinli (Giám mục chánh tòa Xiwanzi) nay đã 93 tuổi, phải ngồi xe lăn, bị bệnh mất trí, tiểu đường và một số bệnh khác.
Một phụ nữ tham dự lễ tang của Đức cha Yao đã vừa khóc vừa nói với AsiaNews rằng: "Giáo dân chúng tôi rất yêu mến Đức cha Yao vì sự tận tụy của ngài với Chúa và Giáo hội. Ngài thường nói với chúng tôi việc bị giam cầm hàng chục năm trong nhà tù hay bị lao động khổ sai không phải là sự mất mát lớn nhất của ngài, nhưng chính nỗi đau không thể thi thành thừa tác vụ để dẫn dắt đoàn chiên mới do bị chế độ cộng sản bóp nghẹt mới là niềm xót xa tột độ. Đức cha Yao thực sự là một nhân cách vĩ đại. Tất cả chúng tôi muốn bước theo bước chân của ngài và tiếp tục sự nghiệp ngài đang dang dở, đặc biệt là việc xây cất lại thánh đường". Vài tháng trước khi mất, Đức cha Yao đã đặt viên đá đầu tiên cho một nhà thờ mới theo kiến trúc Gôthíc ở Xiwanzi sau khi nhà thờ cũ bị phá. Nhà thờ mới hiện vẫn chưa xây xong và Đức cha rất trăn trở việc xây dựng ngôi thánh đường.
Theo thông tấn xã UCAN, do quan hệ không tốt đẹp giữa cộng đồng Giáo hội Hầm trú và cộng đồng được nhà nước công nhận, Tòa Thánh Vatican chắc chắn sẽ không bổ nhiệm Giám mục phó trẻ tuổi lên kế nhiệm Đức cha Yao. Vấn đề kế vị Giám mục đã khiến cho Đức cha Yao lo lắng trước khi ngài qua đời, theo các nguồn tin.
Đức cha Yao đổ bệnh nặng vào giữa tháng 12 và qua đời vì bị liệt nhiều cơ quan nội tạng hai tuần sau đó. Chính quyền cấm ngài rời khỏi Giáo xứ Xiwanzi khi ngài được trả tự do sau 30 tháng bị giam cầm hồi tháng 02-2008.
Đức cha Yao sinh năm 1923 và chịu chức linh mục năm 1948. Ba năm sau, dưới chế độ cộng sản vị giám chức bị cấm làm công tác mục vụ, ngài phải trồng rau và đốn củi để kiếm sống.
Đạo Công giáo được truyền bá ở Xiwanzi cách đây hơn 300 năm. Vào thế kỷ 19, làng này trở thành trụ sở chính của Giáo phận Tông tòa Mông Cổ và là căn cứ hoạt động truyền giáo của Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ trong khu vực rộng lớn qua đến bên kia Vạn Lý Trường Thành. Giáo hội được nhà nước công nhận đã sát nhập hai Giáo phận Xiwanzi và Xuanhua thành giáo phận Trương Gia Khẩu năm 1980. Tuy nhiên, hai cộng đồng Giáo Hội thầm lặng này vẫn tiếp tục hoạt động mặc dù bị áp lực và giám sát từ phía nhà nước.
Tòa Thánh bổ nhiệm vị Đại Diện Tông Tòa cho Savannakhet (Lào)
Peter Nguyễn Minh Trung
14:34 10/01/2010
VATICAN 09-01-2010 (FIDES) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI hôm 09-01-2010 đã bổ nhiệm Linh mục Jean Marie Vianney Prida Inthirath, cha xứ kiêm Giám đốc Đại Chủng Viện Savannakhet, làm Giám mục Đại Diện Tông Tòa Savannakhet với hiệu tòa Lemfocta.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Đại Diện Tông Tòa là vị đại diện tại một Hiệu Tòa, được tấn phong Giám mục và được Tòa Thánh bổ nhiệm cai quản ở nơi chưa thiết lập cơ cấu Đấng bản quyền. Các vị Đại diện Tông Toà có các quyền hành như các vị Giám mục và thông thường được trao thêm các đặc quyền đặc biệt, do hoàn cảnh bất thường ở nơi các vị ấy thực hành sứ vụ.
Cha Jean Marie Prida Inthirath, sinh ngày 19-02-1957 tại làng Muang Phine, tỉnh Khammouan, thuộc Hạt đại diện Savannakhet, Lào. Ngài học triết học và thần học tại Thakhek và được thụ phong linh mục ngày 20-04-1986. Sau đó ngài từng đảm nhận các chức vụ sau: Từ 1986-2004: chăm sóc mục vụ cho các làng ở những cộng đồng vùng Phon Pheng, Natakét, Na Nockèo, Donndône, Ponkiou, Dongmakba, Khôksang; Từ 2004-2009: Giám đốc Đại Chủng Viện Thakhek và Chánh xứ Khôksang và Keng Kasi.
Hạt Đại Diện Tông Tòa Savannakhet được thiết lập năm 1963 bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Hạt này trải rộng một vùng 48.100 km2 và có dân số 3.680.000 người, trong đó có 15.000 người Công giáo tại 54 giáo xứ, có 10 linh mục, 5 chủng sinh và 55 nữ tu.
Được biết, mới đây, vào cuối năm 2009 vừa qua, tổ chức Pew Forum on Religion & Public Life (gọi tắt là Diễn đàn Pew) công bố Biểu đồ về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo trên thế giới. Trong phúc trình đó, Bắc Triều Tiên chiếm hạng đầu danh sách đen này. Sau Bắc Triều Tiên, Iran chiếm hạng nhì, kế đến là Ả rập Xê út, Somalia, v.v...
Lào bị xếp ở hàng thứ 9, Trung Quốc thứ 13, Việt Nam thứ 21 qua mặt cả Miến Điện thứ 23 (năm 2008 Việt Nam xếp thứ 23). Xem xét bảng xếp hạng này, có thể rút ra tạm thời hai kết luận: Đại đa số các quốc gia truy bức nhiều nhất cộng đồng Thiên Chúa Giáo là các thể chế Hồi giáo. Kết luận thứ nhì là các chế độ cộng sản Á Châu gồm Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Lào và Việt Nam, cùng chia sẻ đặc điểm: không bao dung với Thiên Chúa Giáo.
Vì bách hại tôn giáo tại Lào diễn ra mạnh mẽ dưới chế độ cộng sản nên Giáo hội địa phương tại đây gặp rất nhiều khó khăn thử thách, đôi khi còn lớn hơn tại Việt Nam.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Đại Diện Tông Tòa là vị đại diện tại một Hiệu Tòa, được tấn phong Giám mục và được Tòa Thánh bổ nhiệm cai quản ở nơi chưa thiết lập cơ cấu Đấng bản quyền. Các vị Đại diện Tông Toà có các quyền hành như các vị Giám mục và thông thường được trao thêm các đặc quyền đặc biệt, do hoàn cảnh bất thường ở nơi các vị ấy thực hành sứ vụ.
Cha Jean Marie Prida Inthirath, sinh ngày 19-02-1957 tại làng Muang Phine, tỉnh Khammouan, thuộc Hạt đại diện Savannakhet, Lào. Ngài học triết học và thần học tại Thakhek và được thụ phong linh mục ngày 20-04-1986. Sau đó ngài từng đảm nhận các chức vụ sau: Từ 1986-2004: chăm sóc mục vụ cho các làng ở những cộng đồng vùng Phon Pheng, Natakét, Na Nockèo, Donndône, Ponkiou, Dongmakba, Khôksang; Từ 2004-2009: Giám đốc Đại Chủng Viện Thakhek và Chánh xứ Khôksang và Keng Kasi.
Hạt Đại Diện Tông Tòa Savannakhet được thiết lập năm 1963 bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. Hạt này trải rộng một vùng 48.100 km2 và có dân số 3.680.000 người, trong đó có 15.000 người Công giáo tại 54 giáo xứ, có 10 linh mục, 5 chủng sinh và 55 nữ tu.
Được biết, mới đây, vào cuối năm 2009 vừa qua, tổ chức Pew Forum on Religion & Public Life (gọi tắt là Diễn đàn Pew) công bố Biểu đồ về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo trên thế giới. Trong phúc trình đó, Bắc Triều Tiên chiếm hạng đầu danh sách đen này. Sau Bắc Triều Tiên, Iran chiếm hạng nhì, kế đến là Ả rập Xê út, Somalia, v.v...
Lào bị xếp ở hàng thứ 9, Trung Quốc thứ 13, Việt Nam thứ 21 qua mặt cả Miến Điện thứ 23 (năm 2008 Việt Nam xếp thứ 23). Xem xét bảng xếp hạng này, có thể rút ra tạm thời hai kết luận: Đại đa số các quốc gia truy bức nhiều nhất cộng đồng Thiên Chúa Giáo là các thể chế Hồi giáo. Kết luận thứ nhì là các chế độ cộng sản Á Châu gồm Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Lào và Việt Nam, cùng chia sẻ đặc điểm: không bao dung với Thiên Chúa Giáo.
Vì bách hại tôn giáo tại Lào diễn ra mạnh mẽ dưới chế độ cộng sản nên Giáo hội địa phương tại đây gặp rất nhiều khó khăn thử thách, đôi khi còn lớn hơn tại Việt Nam.
Điều hợp viên Đại hội Giới trẻ Thế giới 2008 tại Sydney được bổ nhiệm làm Giám mục Parramatta
Peter Nguyễn Minh Trung
14:35 10/01/2010
SYDNEY, AUSTRALIA, 08-01-2010 (CNA) -- Hôm thứ sáu vừa qua, Đức cha Anthony Colin Fisher thuộc Dòng Đaminh đã được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI bổ nhiệm làm Giám mục chánh tòa Parramatta. Đức Giám Mục Fisher, 49 tuổi, là Giám mục hiệu tòa Buruni và hiện là Giám mục phụ tá Tổng Giáo Phận Sydney suốt 6 năm qua. Ngài cũng là điều hợp viên của Ngày Quốc tế Giới trẻ 2008 và được hàng giáo phẩm ghi nhận về những đóng góp lớn lao của mình góp phần tổ chức thành công đại hội.
Ngay khi nhận được tin của Tòa Thánh, Đức cha Fisher xúc động nói: "Thật là một đặc ân lớn lao khi tôi được tín nhiệm nhận lãnh vai trò lãnh đạo và phục vụ tại Giáo phận vô cùng trẻ trung năng động như Parramatta. Miền Tây nước Úc là một trong những vùng phát triển nhanh nhất lục địa này, với dân số có tuổi trung bình chỉ 32. Có nhiều gia đình trẻ và rất đông các cộng đồng chưa tin vào tín ngưỡng nào. Tuy là nơi có mật độ dân số đông thứ 5 nước Úc, nhưng Parramatta là một trong những giáo phận non trẻ nhất của quốc gia và có nhiều triển vọng hấp dẫn."
Khi được hỏi về ảnh hưởng của Đại hội Giới trẻ Thế giới 2008 tác động lên cá nhân mình, Đức cha Fisher nói: "Ngày Giới trẻ Thế giới đã mang lại cho tôi giá trị nhận thức về tầm quan trọng sứ mệnh của người trẻ và đóng góp lớn lao mà họ có thể kiến tạo cho Giáo hội hôm nay. Tôi sẽ mang kinh nghiệm và năng lực đó của mình khi thi hành sứ vụ tại nhiệm sở mới."
Đức cha Anthony Fisher sinh ngày 10-03-1960 tại vùng Tây Nam của Sydney. Ngài được học tại các trường ở địa phương rồi sau đó theo học tại Đại học Sydney chuyên ngành Lịch sử và Luật. Ngài từng thực tập tại một công ty luật trong thành phố và tham gia vào phong trào bảo vệ sự sống khi còn là sinh viên.
Năm 1985, Anthony Colin Fisher gia nhập Dòng Đaminh và bắt đầu chương trình thần học ở Melbourne. Ngài thụ phong linh mục ngày 14-09-1991 và sau đó lấy bằng tiến sĩ luân lý học tại Đại học danh tiếng Oxford năm 1995. Ngài từng thuyết giảng tại rất nhiều quốc gia và các bài giảng này được phổ biến rộng rãi. Đức cha Fisher từng phục vụ dưới cương vị Chủ tịch Viện Gioan Phaolô II về Hôn nhân và Gia đình ở Melbourne khi còn là Giáo sư.
Ngày 16-07-2003, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám mục phụ tá Sydney với hiệu tòa Buruni. Lễ tấn phong Giám mục diễn ra ít lâu sau đó vào ngày 03-09-2003.
Đức cha Fisher nói: "Tôi say mê giảng thuyết, dạy học và các hoạt động tổ chức. Tôi rất vui khi được đóng góp cách đặc biệt cho Giáo hội Công giáo trong vai trò là người đứng đầu Giáo phận Parramatta sắp tới."
Lễ nhậm chức của Đức cha Fisher sẽ diễn ra tại Vương Cung Thánh Đường St. Patrick ở Parramatta vào ngày 04-03-2010.
Ngay khi nhận được tin của Tòa Thánh, Đức cha Fisher xúc động nói: "Thật là một đặc ân lớn lao khi tôi được tín nhiệm nhận lãnh vai trò lãnh đạo và phục vụ tại Giáo phận vô cùng trẻ trung năng động như Parramatta. Miền Tây nước Úc là một trong những vùng phát triển nhanh nhất lục địa này, với dân số có tuổi trung bình chỉ 32. Có nhiều gia đình trẻ và rất đông các cộng đồng chưa tin vào tín ngưỡng nào. Tuy là nơi có mật độ dân số đông thứ 5 nước Úc, nhưng Parramatta là một trong những giáo phận non trẻ nhất của quốc gia và có nhiều triển vọng hấp dẫn."
Khi được hỏi về ảnh hưởng của Đại hội Giới trẻ Thế giới 2008 tác động lên cá nhân mình, Đức cha Fisher nói: "Ngày Giới trẻ Thế giới đã mang lại cho tôi giá trị nhận thức về tầm quan trọng sứ mệnh của người trẻ và đóng góp lớn lao mà họ có thể kiến tạo cho Giáo hội hôm nay. Tôi sẽ mang kinh nghiệm và năng lực đó của mình khi thi hành sứ vụ tại nhiệm sở mới."
Đức cha Anthony Fisher sinh ngày 10-03-1960 tại vùng Tây Nam của Sydney. Ngài được học tại các trường ở địa phương rồi sau đó theo học tại Đại học Sydney chuyên ngành Lịch sử và Luật. Ngài từng thực tập tại một công ty luật trong thành phố và tham gia vào phong trào bảo vệ sự sống khi còn là sinh viên.
Năm 1985, Anthony Colin Fisher gia nhập Dòng Đaminh và bắt đầu chương trình thần học ở Melbourne. Ngài thụ phong linh mục ngày 14-09-1991 và sau đó lấy bằng tiến sĩ luân lý học tại Đại học danh tiếng Oxford năm 1995. Ngài từng thuyết giảng tại rất nhiều quốc gia và các bài giảng này được phổ biến rộng rãi. Đức cha Fisher từng phục vụ dưới cương vị Chủ tịch Viện Gioan Phaolô II về Hôn nhân và Gia đình ở Melbourne khi còn là Giáo sư.
Ngày 16-07-2003, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám mục phụ tá Sydney với hiệu tòa Buruni. Lễ tấn phong Giám mục diễn ra ít lâu sau đó vào ngày 03-09-2003.
Đức cha Fisher nói: "Tôi say mê giảng thuyết, dạy học và các hoạt động tổ chức. Tôi rất vui khi được đóng góp cách đặc biệt cho Giáo hội Công giáo trong vai trò là người đứng đầu Giáo phận Parramatta sắp tới."
Lễ nhậm chức của Đức cha Fisher sẽ diễn ra tại Vương Cung Thánh Đường St. Patrick ở Parramatta vào ngày 04-03-2010.
Đức Giáo Hoàng cảm ơn Lực lượng Cảnh sát Vatican
Peter Nguyễn Minh Trung
15:30 10/01/2010
VATICAN, 08-01-2010 (ZENIT) -- Đức Thánh Cha Benedict XVI đã cảm ơn các thành viên của biệt đội an ninh cộng đồng thuộc lực lượng cảnh sát Vatican về những công việc của họ, mà theo ngài mô tả là "đóng góp phần quan trọng đặc biệt cho việc thực thi sứ vụ của vị Giám mục thành Rôma."
Đức Giáo Hoàng khẳng định những nỗ lực của lực lượng an ninh đã mang lại bầu khí yên bình và thanh thản cho những ai đến với Vatican, kinh đô của Giáo hội, để tận hưởng trọn vẹn về trải nghiệm tôn giáo thần thánh đích thực.
Đội An ninh Cộng đồng tại Vatican gồm khoảng 150 sĩ quan cảnh sát, thiết lập từ năm 1929, và được thành hình từ Lực lượng Cảnh sát Nhà nước Italia, một cơ quan cảnh binh dân sự quốc gia.
Đức Benedict XVI gọi công việc của lực lượng an ninh Vatican là một "dịch vụ có giá trị", và ngài hy vọng các sĩ quan cảnh sát "sẽ được Thiên Chúa trả công bội hậu vì những hy sinh thầm lặng."
Đức Giáo Hoàng nói: "Điều đòi hỏi ở mỗi anh chị em thuộc lực lượng an ninh đây là sự cam kết tận tụy và trách nhiệm vĩ đại trong việc thi hành trọn vẹn nhiệm vụ được ủy thác."
Đức Thánh Cha nói công việc của lực lượng an ninh vạch ra một con đường đặc biệt để phụng sự Chúa, và chuẩn bị lối đi cho Ngài, vì thế mỗi trải nghiệm của khách hành hương hay du lịch đến Kinh đô Giáo hội đều biểu trưng cho một dịp đặc biệt để gặp gỡ Thiên Chúa - Đấng biến đổi cuộc đời con người.
Ngài tuyên dương đức tin và tình yêu cao cả mà các sĩ quan lực lượng an ninh Vatican dành cho Giáo hội. Đức Thánh Cha còn khẳng định rằng công việc của họ sẽ làm họ "thêm kiên trung và vững mạnh trong đức tin."
Đức Thánh Cha Benedict XVI thôi thúc các sĩ quan lực lượng an ninh rằng: "Các con đừng sợ hay xấu hổ vì phải biểu lộ đức tin của mình nơi gia đình các con, nơi công sở hay bất cứ nơi đâu các con hiện diện."
Hôm thứ năm qua, Đức Giáo Hoàng đã chào mừng các thành viên của lực lượng an ninh Vatican tại điện Tông Tòa Clementine.
Lực lượng an ninh Vatican cũng thuộc lực lượng an ninh Italia. Quốc gia Italia có 8 lực lượng an ninh riêng biệt, 5 trong số đó phục vụ tại lãnh thổ Italia.
An ninh ở Vatican được duy trì nhờ: Lực lượng Hiến binh Thành quốc Vatican, Lực lượng an ninh Italia và Đội Vệ Binh Thụy Sỹ.
Đức Giáo Hoàng khẳng định những nỗ lực của lực lượng an ninh đã mang lại bầu khí yên bình và thanh thản cho những ai đến với Vatican, kinh đô của Giáo hội, để tận hưởng trọn vẹn về trải nghiệm tôn giáo thần thánh đích thực.
Đội An ninh Cộng đồng tại Vatican gồm khoảng 150 sĩ quan cảnh sát, thiết lập từ năm 1929, và được thành hình từ Lực lượng Cảnh sát Nhà nước Italia, một cơ quan cảnh binh dân sự quốc gia.
Đức Benedict XVI gọi công việc của lực lượng an ninh Vatican là một "dịch vụ có giá trị", và ngài hy vọng các sĩ quan cảnh sát "sẽ được Thiên Chúa trả công bội hậu vì những hy sinh thầm lặng."
Đức Giáo Hoàng nói: "Điều đòi hỏi ở mỗi anh chị em thuộc lực lượng an ninh đây là sự cam kết tận tụy và trách nhiệm vĩ đại trong việc thi hành trọn vẹn nhiệm vụ được ủy thác."
Đức Thánh Cha nói công việc của lực lượng an ninh vạch ra một con đường đặc biệt để phụng sự Chúa, và chuẩn bị lối đi cho Ngài, vì thế mỗi trải nghiệm của khách hành hương hay du lịch đến Kinh đô Giáo hội đều biểu trưng cho một dịp đặc biệt để gặp gỡ Thiên Chúa - Đấng biến đổi cuộc đời con người.
Ngài tuyên dương đức tin và tình yêu cao cả mà các sĩ quan lực lượng an ninh Vatican dành cho Giáo hội. Đức Thánh Cha còn khẳng định rằng công việc của họ sẽ làm họ "thêm kiên trung và vững mạnh trong đức tin."
Đức Thánh Cha Benedict XVI thôi thúc các sĩ quan lực lượng an ninh rằng: "Các con đừng sợ hay xấu hổ vì phải biểu lộ đức tin của mình nơi gia đình các con, nơi công sở hay bất cứ nơi đâu các con hiện diện."
Hôm thứ năm qua, Đức Giáo Hoàng đã chào mừng các thành viên của lực lượng an ninh Vatican tại điện Tông Tòa Clementine.
Lực lượng an ninh Vatican cũng thuộc lực lượng an ninh Italia. Quốc gia Italia có 8 lực lượng an ninh riêng biệt, 5 trong số đó phục vụ tại lãnh thổ Italia.
An ninh ở Vatican được duy trì nhờ: Lực lượng Hiến binh Thành quốc Vatican, Lực lượng an ninh Italia và Đội Vệ Binh Thụy Sỹ.
Cựu tổng thống George W. Bush được nhận giải thưởng ĐHY O'Connor vì những nỗ lực phò sự sống
Peter Nguyễn Minh Trung
16:04 10/01/2010
WASHINGTON D.C., 08-01-2010 (CNA) -- Cựu tổng thống Mỹ George Walker Bush (con) sẽ được trao giải thưởng "Đức Hồng Y O'Connor" vì những nỗ lực của ông trong việc phò sinh. Lễ trao giải sẽ được tổ chức tại Hội nghị Legatus thường niên từ ngày 5 đến 6 tháng 02 ở mũi Dana, bang California.
Giải thưởng danh giá Phò Sự Sống Đức Hồng Y John J. O'Connor được trao cho cựu tổng thống Bush như một lời đáp trả cho những nỗ lực phò sinh của ông trong suốt 8 năm làm tổng thống với các đạo luật bênh vực cho quyền sống con người. Hội Legatus nêu những hành động cụ thể của cựu tổng thống Bush trong thời gian nắm chiếc ghế quyền lực nhất tại Nhà Trắng, như việc ban hành luật ngăn cấm nghiên cứu các tế bào phôi thai gốc, sắc lệnh cấm sử dụng tiền quỹ liên bang để trài trợ cho các dự án liên quan đến phá thai ở nước ngoài, sự bổ nhiệm 2 chánh án có lập trường phò sự sống vào Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, và ban hành đạo luật toàn liên bang nhằm bảo vệ các y bác sĩ khỏi phải tham gia vào việc phá thai nếu điều đó trái với niềm tin tôn giáo của họ.
Nhóm Legatus còn nêu lên nỗ lực cuối cùng của ông Bush trên cương vị tổng thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là công bố "Ngày Quốc Gia Coi Trọng Sự Sống Con Người" (National Sanctity of Human Life Day), kèm theo đó là việc Nhà Trắng ban hành một thông cáo nói rằng "nhiệm vụ căn bản nhất của chính phủ là bảo vệ sự sống của những người vô tội", qua đó tổng thống nhìn nhận cuộc sống con người cần phải được tôn trọng ngay từ lúc được thụ thai cho đến lúc chết đi một cách tự nhiên.
Đến dự lễ trao giải và phát biểu cùng với tổng thống Bush còn có các nhà diễn giả khác như Đức Hồng Y Francis George, Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan, nữ diễn viên Patricia Heaton, Frank J. Hanna III, linh mục Robert Spitzer, Newt và Callista Gingrich, Thomas Donahue, chủ tịch Phòng Thương Mại Hoa Kỳ.
Những người từng nhận giải thưởng Phò Sự Sống Đức Hồng Y John J. O'Connor gồm: Cha Frank Pavone thuộc Hội các Linh mục Bảo vệ Sự sống; Cha Thomas Euteneuer thuộc Tổ chức Sự sống Con người Quốc tế; Judie Brown thuộc Liên đoàn Bảo vệ Sự sống Hoa Kỳ; Thượng nghị sĩ Rick Santorum; Thượng nghị sĩ Sam Brownback và Dân biểu Đảng Cộng Hòa Henry John Hyde.
Giải thưởng danh giá Phò Sự Sống Đức Hồng Y John J. O'Connor được trao cho cựu tổng thống Bush như một lời đáp trả cho những nỗ lực phò sinh của ông trong suốt 8 năm làm tổng thống với các đạo luật bênh vực cho quyền sống con người. Hội Legatus nêu những hành động cụ thể của cựu tổng thống Bush trong thời gian nắm chiếc ghế quyền lực nhất tại Nhà Trắng, như việc ban hành luật ngăn cấm nghiên cứu các tế bào phôi thai gốc, sắc lệnh cấm sử dụng tiền quỹ liên bang để trài trợ cho các dự án liên quan đến phá thai ở nước ngoài, sự bổ nhiệm 2 chánh án có lập trường phò sự sống vào Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, và ban hành đạo luật toàn liên bang nhằm bảo vệ các y bác sĩ khỏi phải tham gia vào việc phá thai nếu điều đó trái với niềm tin tôn giáo của họ.
Nhóm Legatus còn nêu lên nỗ lực cuối cùng của ông Bush trên cương vị tổng thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là công bố "Ngày Quốc Gia Coi Trọng Sự Sống Con Người" (National Sanctity of Human Life Day), kèm theo đó là việc Nhà Trắng ban hành một thông cáo nói rằng "nhiệm vụ căn bản nhất của chính phủ là bảo vệ sự sống của những người vô tội", qua đó tổng thống nhìn nhận cuộc sống con người cần phải được tôn trọng ngay từ lúc được thụ thai cho đến lúc chết đi một cách tự nhiên.
Đến dự lễ trao giải và phát biểu cùng với tổng thống Bush còn có các nhà diễn giả khác như Đức Hồng Y Francis George, Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan, nữ diễn viên Patricia Heaton, Frank J. Hanna III, linh mục Robert Spitzer, Newt và Callista Gingrich, Thomas Donahue, chủ tịch Phòng Thương Mại Hoa Kỳ.
Những người từng nhận giải thưởng Phò Sự Sống Đức Hồng Y John J. O'Connor gồm: Cha Frank Pavone thuộc Hội các Linh mục Bảo vệ Sự sống; Cha Thomas Euteneuer thuộc Tổ chức Sự sống Con người Quốc tế; Judie Brown thuộc Liên đoàn Bảo vệ Sự sống Hoa Kỳ; Thượng nghị sĩ Rick Santorum; Thượng nghị sĩ Sam Brownback và Dân biểu Đảng Cộng Hòa Henry John Hyde.
Thông điệp Giáng Sinh của Thượng Phụ Nga: Chân lý là giá trị nền tảng của hữu thể
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
16:09 10/01/2010
Đối diện với cuộc khủng hoảng toàn cầu, Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo tại Matxcơva Cyrille và toàn thể dân chúng Nga đã bày tỏ trong bức thông điệp Giáng Sinh được cử hành theo truyền thống Kitô giáo Đông Phương hôm thứ năm ngày 7 tháng Giêng là hãy định hướng theo chân lý thần tính, giá trị nền tảng của mọi hữu thể.
Trong đêm thứ tư và rạng sáng thứ năm, Đức Thượng Phụ được bầu vào ngày 27 tháng Giêng năm 2009 đã cử hành thánh lễ Giáng Sinh đầu tiên của mình trong ngôi nhà thờ chính tòa Đức Kitô- Đấng Cứu thế tại Matxcơva. Thánh lễ này cũng được truyền hình trực tiếp qua phương tiện truyền hình đại chúng.
Có 6.000 tín hữu tham dự trong đó người ta cũng thấy sự hiện diện của Tổng Thống Nga, Dmitri Medvedev và phu nhân Svetlana.
Theo cuộc thăm dò, cứ 3 người dân Nga thì có 2 người mừng lễ Giáng Sinh. Gần 135.000 tín đồ tham dự cử hành thánh lễ trong các ngôi nhà thờ khác ở Matxcơva. Thánh lễ Giáng Sinh cũng được cử hành tại 30 ngàn đền thờ khác của Giáo Hội Chính Thống trong toàn nước Nga và trong một số nước trên thế giới.
Thủ Tướng Nga đồng thời là cựu Tổng Thống, Vladimir Poutine đã tận dụng dịp lễ này để thông báo sự bồi hoàn cho Giáo Hội Chính Thống Nga liên quan đến một tu viện lừng danh Novodevichiy mà trong khuôn viên ấy có một nghĩa trang là nơi an nghỉ của những nhân vật người Nga nổi tiếng và ngày nay được nâng lên thành Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia.
Trong bức thông điệp viết cho Giáng Sinh năm nay, Đức Thượng Phụ quy về chân lý thần tính, « vốn mang giá trị nền tảng của hữu thể » với sự lý giải rằng người ta không có thể thực hiện một cách viên mãn cuộc sống của mình nếu nền tảng cuối cùng được thiết lập trên sai lầm và dối trá.
Vì, « nói một cách chính xác phải chăng sự thay thế các giá trị đích thực bằng những giá trị giả tạo giải nghĩa hết sức thoải mái luôn luôn theo chiều hướng gia tăng của cụm từ « nhân tố nhân bản » trong những biến cố bi thảm mà qua đó lại mang đến hàng trăm loại đời sống nhân bản ? », vị thủ lãnh Giáo Hội Chính Thống Nga tự đặt câu hỏi.
Cũng theo đó người ta lý giải cuộc khủng hoảng trên cấp độ toàn cầu làm lung lay nền kinh tế, chính trị, môi trường, cuộc sống gia đình, mối tương quan giữa các thế hệ và tất nhiên một số khía cạnh khác nữa », Đức Thượng Phụ nêu tiếp trong sứ điệp Giáng Sinh được dựa trên cội nguồn Tin Mừng cũng giống như Thông Điệp mới đây Bác Ái trong Chân Lý của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Vào thứ tư, trong dịp đại lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha đã gửi lời chúc Giáng Sinh đến Giáo Hội Chính Thống Giáo. Về phần mình, Đức Thượng Phụ Cyrille cũng đã làm cách tương tự một vài ngày trước đó đối với Giáo Hội Công Giáo Tây Phương, đó là chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới dành cho Đức Giáo Hoàng và các tín hữu công giáo.
«Trong dịp đại lễ Giáng Sinh của Đức Kitô và Năm Mới, xin hãy nhận nơi tôi lời cầu chúc chân thành nhất. Trong bối cảnh của nền văn minh hiện đại, rất nhiều người mất định hướng luân lý và thiêng liêng. Ngôi Sao Bếtlem vẫn chỉ cho những ai tìm kiếm ánh sáng của chân lý thiên tính, con đường dẫn đến Thiên Chúa», ngài nói trong điện mừng được phổ biến trên trang mạng trực thuộc Ban đối ngoại với các Giáo Hội của tòa thượng phụ Matxcơva.
Nguồn: http://zenit.org/article-23140?l=french
Trong đêm thứ tư và rạng sáng thứ năm, Đức Thượng Phụ được bầu vào ngày 27 tháng Giêng năm 2009 đã cử hành thánh lễ Giáng Sinh đầu tiên của mình trong ngôi nhà thờ chính tòa Đức Kitô- Đấng Cứu thế tại Matxcơva. Thánh lễ này cũng được truyền hình trực tiếp qua phương tiện truyền hình đại chúng.
Có 6.000 tín hữu tham dự trong đó người ta cũng thấy sự hiện diện của Tổng Thống Nga, Dmitri Medvedev và phu nhân Svetlana.
Theo cuộc thăm dò, cứ 3 người dân Nga thì có 2 người mừng lễ Giáng Sinh. Gần 135.000 tín đồ tham dự cử hành thánh lễ trong các ngôi nhà thờ khác ở Matxcơva. Thánh lễ Giáng Sinh cũng được cử hành tại 30 ngàn đền thờ khác của Giáo Hội Chính Thống trong toàn nước Nga và trong một số nước trên thế giới.
Thủ Tướng Nga đồng thời là cựu Tổng Thống, Vladimir Poutine đã tận dụng dịp lễ này để thông báo sự bồi hoàn cho Giáo Hội Chính Thống Nga liên quan đến một tu viện lừng danh Novodevichiy mà trong khuôn viên ấy có một nghĩa trang là nơi an nghỉ của những nhân vật người Nga nổi tiếng và ngày nay được nâng lên thành Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia.
Trong bức thông điệp viết cho Giáng Sinh năm nay, Đức Thượng Phụ quy về chân lý thần tính, « vốn mang giá trị nền tảng của hữu thể » với sự lý giải rằng người ta không có thể thực hiện một cách viên mãn cuộc sống của mình nếu nền tảng cuối cùng được thiết lập trên sai lầm và dối trá.
Vì, « nói một cách chính xác phải chăng sự thay thế các giá trị đích thực bằng những giá trị giả tạo giải nghĩa hết sức thoải mái luôn luôn theo chiều hướng gia tăng của cụm từ « nhân tố nhân bản » trong những biến cố bi thảm mà qua đó lại mang đến hàng trăm loại đời sống nhân bản ? », vị thủ lãnh Giáo Hội Chính Thống Nga tự đặt câu hỏi.
Cũng theo đó người ta lý giải cuộc khủng hoảng trên cấp độ toàn cầu làm lung lay nền kinh tế, chính trị, môi trường, cuộc sống gia đình, mối tương quan giữa các thế hệ và tất nhiên một số khía cạnh khác nữa », Đức Thượng Phụ nêu tiếp trong sứ điệp Giáng Sinh được dựa trên cội nguồn Tin Mừng cũng giống như Thông Điệp mới đây Bác Ái trong Chân Lý của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI.
Vào thứ tư, trong dịp đại lễ Hiển Linh, Đức Thánh Cha đã gửi lời chúc Giáng Sinh đến Giáo Hội Chính Thống Giáo. Về phần mình, Đức Thượng Phụ Cyrille cũng đã làm cách tương tự một vài ngày trước đó đối với Giáo Hội Công Giáo Tây Phương, đó là chúc mừng Giáng Sinh và Năm Mới dành cho Đức Giáo Hoàng và các tín hữu công giáo.
«Trong dịp đại lễ Giáng Sinh của Đức Kitô và Năm Mới, xin hãy nhận nơi tôi lời cầu chúc chân thành nhất. Trong bối cảnh của nền văn minh hiện đại, rất nhiều người mất định hướng luân lý và thiêng liêng. Ngôi Sao Bếtlem vẫn chỉ cho những ai tìm kiếm ánh sáng của chân lý thiên tính, con đường dẫn đến Thiên Chúa», ngài nói trong điện mừng được phổ biến trên trang mạng trực thuộc Ban đối ngoại với các Giáo Hội của tòa thượng phụ Matxcơva.
Nguồn: http://zenit.org/article-23140?l=french
Ủy ban Hỗn hợp Tòa Thánh và Israel đã có cuộc gặp gỡ ''nồng ấm'' và ''hữu ích''
Peter Nguyễn Minh Trung
16:10 10/01/2010
JERUSALEM, ISRAEL, 09-01-2010 (CNA) -- Phái đoàn của Tòa Thánh và Israel đã có cuộc gặp gỡ tuần này để tiếp tục thương thảo về các vấn đề liên quan đến quyền của Giáo hội Công giáo ở Đất Thánh.
Hôm thứ bảy, hai bên đã cho ra một thông cáo chung mô tả một "bầu khí thân thiện" tại cuộc gặp gỡ giữa ủy ban đối thoại song phương được tổ chức hôm 07-01 ở Jerusalem.
Trọng tâm của cuộc gặp gỡ tiếp tục bàn sâu về hiệp ước căn bản được ký bởi Vatican và Israel năm 1993 trong đó nêu rõ việc Israel cần chuẩn y sự công nhận đầy đủ mọi hiệu lực dân sự, trong phạm vi luật pháp Israel với các pháp nhân do Giáo hội Công giáo thiết lập bất cứ ở nơi nào trên lãnh thổ Israel, theo đúng Giáo luật và trong phạm vi luật pháp Israel.
Các cuộc thương thảo còn đi vào thảo luận việc liệt kê và bảo đảm những quyền và những miễn giảm về thuế má Giáo hội được hưởng trong lúc xây dựng quốc gia Israel; bảo đảm rằng Giáo hội luôn có thể nhờ các tòa án Israel bảo vệ tài sản của mình; trao trả lại một số tài sản Giáo hội đã mất qua thời gian, như nhà thờ tại Caesarea bị tịch thu trong những năm 1950 và sau đó bị phá hủy.
Thành công của cuộc gặp gỡ hôm 07-01-2010 là một trả lời rõ ràng cho các phát biểu của một số thành viên trong ủy ban đối thoại hồi tháng 12-2009 rằng đang có sự ngưng trệ giữa ủy ban hỗn hợp Tòa Thánh và Israel.
Trong thông cáo báo chí chính thức hôm thứ bảy, Vatican nói cuộc gặp gỡ trên là "hữu ích"
Cuộc gặp gỡ tiếp theo giữa hai phái đoàn sẽ diễn ra tại trụ sở Bộ Ngoại Giao Israel vào ngày 10-01-2010 trước khi có cuộc tiếp xúc khoáng đại tại Vatican để thảo luận cách đầy đủ hơn vào ngày 27-05 sắp tới.
Ủy ban hỗn hợp song phương này được thiết lập vào tháng 07 năm 1992 với mục đích "nghiên cứu và làm rõ các vấn đề là lợi ích chung" giữa Tòa Thánh và Nhà nước Israel.
Được biết thêm, từ ngày 10 đến 14 tháng 01-2010, một phái đoàn gồm 20 người bao gồm các Giám mục và đại diện của các Hội Đồng Giám Mục cũng như Dòng tu tại Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ có chuyến hành hương Thánh Địa và thăm viếng các Kitô hữu tại đây nhằm bày tỏ tình liên đới và hy vọng cho một tương lai tươi sáng miền Đất Thánh.
Hôm thứ bảy, hai bên đã cho ra một thông cáo chung mô tả một "bầu khí thân thiện" tại cuộc gặp gỡ giữa ủy ban đối thoại song phương được tổ chức hôm 07-01 ở Jerusalem.
Trọng tâm của cuộc gặp gỡ tiếp tục bàn sâu về hiệp ước căn bản được ký bởi Vatican và Israel năm 1993 trong đó nêu rõ việc Israel cần chuẩn y sự công nhận đầy đủ mọi hiệu lực dân sự, trong phạm vi luật pháp Israel với các pháp nhân do Giáo hội Công giáo thiết lập bất cứ ở nơi nào trên lãnh thổ Israel, theo đúng Giáo luật và trong phạm vi luật pháp Israel.
Các cuộc thương thảo còn đi vào thảo luận việc liệt kê và bảo đảm những quyền và những miễn giảm về thuế má Giáo hội được hưởng trong lúc xây dựng quốc gia Israel; bảo đảm rằng Giáo hội luôn có thể nhờ các tòa án Israel bảo vệ tài sản của mình; trao trả lại một số tài sản Giáo hội đã mất qua thời gian, như nhà thờ tại Caesarea bị tịch thu trong những năm 1950 và sau đó bị phá hủy.
Thành công của cuộc gặp gỡ hôm 07-01-2010 là một trả lời rõ ràng cho các phát biểu của một số thành viên trong ủy ban đối thoại hồi tháng 12-2009 rằng đang có sự ngưng trệ giữa ủy ban hỗn hợp Tòa Thánh và Israel.
Trong thông cáo báo chí chính thức hôm thứ bảy, Vatican nói cuộc gặp gỡ trên là "hữu ích"
Cuộc gặp gỡ tiếp theo giữa hai phái đoàn sẽ diễn ra tại trụ sở Bộ Ngoại Giao Israel vào ngày 10-01-2010 trước khi có cuộc tiếp xúc khoáng đại tại Vatican để thảo luận cách đầy đủ hơn vào ngày 27-05 sắp tới.
Ủy ban hỗn hợp song phương này được thiết lập vào tháng 07 năm 1992 với mục đích "nghiên cứu và làm rõ các vấn đề là lợi ích chung" giữa Tòa Thánh và Nhà nước Israel.
Được biết thêm, từ ngày 10 đến 14 tháng 01-2010, một phái đoàn gồm 20 người bao gồm các Giám mục và đại diện của các Hội Đồng Giám Mục cũng như Dòng tu tại Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ có chuyến hành hương Thánh Địa và thăm viếng các Kitô hữu tại đây nhằm bày tỏ tình liên đới và hy vọng cho một tương lai tươi sáng miền Đất Thánh.
Đức Hồng Y Roger Etchegaray sắp xuất viện sau phẫu thuật
Peter Nguyễn Minh Trung
16:38 10/01/2010
ROME, ITALY, 07-01-2010 (CNA) -- Đức Hồng Y Roger Etchegaray sẽ sớm xuất viện sau khi bị gãy xương đùi vì sự cố Đêm Giáng Sinh. Vị giáo chủ đã bị thương khi té, nguyên do vì các nhân viên an ninh Vatican đã vô tình chạm mạnh vào ngài khi họ cố gắng chạy đến ngăn chặn một người phụ nữ phá rối để khống chế cô ta trước khi người này kịp tiếp cận Đức Giáo Hoàng Benedict XVI. Tuy nhiên, kẻ gây rối đã làm Đức Giáo Hoàng té khi cô ta dù bị khống chế nhưng vẫn kịp kéo vạt áo choàng khiến Giáo hoàng té theo. Vụ việc xảy ra tại Đền Thánh Phêrô vào Lễ Đêm Giáng Sinh 24-12-2009 khi đoàn rước đang tiến lên bàn thờ.
Theo tờ nhật báo La Repubblica, Đức Hồng Y Etchegaray đang dần hồi phục sau ca phẫu thuật và sẽ xuất viện vào 10-01-2010. Ngài đã được các bác sỹ tại bệnh viện quốc tế Gemeli gắn liền các khớp của phần xương chậu phải hôm 27-12-2009, phát ngôn viên Tòa Thánh linh mục Federico Lombardi cho biết như vậy trong thông cáo tại Phòng Báo chí Tòa Thánh ra ngày hôm đó.
Về phần người phụ nữ gây rối 25 tuổi mang quốc tịch Thụy Sỹ - Italia Susanna Maiolo, sau khi bị cảnh sát Vatican thẩm tra, cô vẫn đang được giữ lại chữa trị tại bệnh viện tâm thần Angelluci ở một thành phố nhỏ cách Rome không xa. Đức ông Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Thánh Cha, đã đến thăm Maiolo và cho cô biết cả Đức Thánh Cha lẫn Đức Hồng Y Etchegaray đều tha thứ và cầu nguyện cho cô.
Tòa án Vatican vẫn chưa có phán quyết nào đối với Maiolo, nhưng người ta tin rằng Vatican sẽ không mạnh tay với người này.
Theo tờ nhật báo La Repubblica, Đức Hồng Y Etchegaray đang dần hồi phục sau ca phẫu thuật và sẽ xuất viện vào 10-01-2010. Ngài đã được các bác sỹ tại bệnh viện quốc tế Gemeli gắn liền các khớp của phần xương chậu phải hôm 27-12-2009, phát ngôn viên Tòa Thánh linh mục Federico Lombardi cho biết như vậy trong thông cáo tại Phòng Báo chí Tòa Thánh ra ngày hôm đó.
Về phần người phụ nữ gây rối 25 tuổi mang quốc tịch Thụy Sỹ - Italia Susanna Maiolo, sau khi bị cảnh sát Vatican thẩm tra, cô vẫn đang được giữ lại chữa trị tại bệnh viện tâm thần Angelluci ở một thành phố nhỏ cách Rome không xa. Đức ông Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Thánh Cha, đã đến thăm Maiolo và cho cô biết cả Đức Thánh Cha lẫn Đức Hồng Y Etchegaray đều tha thứ và cầu nguyện cho cô.
Tòa án Vatican vẫn chưa có phán quyết nào đối với Maiolo, nhưng người ta tin rằng Vatican sẽ không mạnh tay với người này.
Tưởng niệm ngày đau buồn Roe V. Wade
Trần Mạnh Trác
19:19 10/01/2010
Thứ Bảy ngày 16 tháng 1 tới đây, dự trù 10.000 người sẽ tham dự thánh lể do ĐGM Kevin Farrell (Dallas) và ĐGM Kevin Vann (Fort Worth) đồng tế, tiếp theo là một cuộc diễn hành Phò Sự Sống, lộ trình đi từ nhà thờ chính toà Cathedral Shrine of the Virgin of Guadalupe và kết thúc tại thềm toà án Earle Cabell Federal Courthouse, để tưởng niệm ngày đau buồn khi Tối Cao Pháp Viện HK đưa ra phán quyết Roe V. Wade (ngày 22 tháng 1), khởi đầu một thảm kịnh mà chỉ riêng tại Hoa Kỳ đã có trên 50 triệu thai nhi bị huỷ diệt.
Số 10.000 người diễn hành là một con số nhỏ so với con số trên vài trăm ngàn thường qui tụ tại Trụ sở Tối Cao Pháp Viện, Washington DC, để phản đối Phán Quyết trong dịp này. Nhưng đây là một con số gia tăng liên tục mỗi năm (gấp 2 con số 5.000 người năm ngoái) và đủ để tạo ra một dòng sông người 10 hàng ngang không đứt đoạn nối Nhà Thờ và Toà Án lại với nhau. Điểm quan trọng nhất là cuộc diễn hành được tổ chức ngay tại nơi khởi đầu cuả vụ án Roe V. Wade (Roe chống với Wade). ĐGM Farrell ngay từ khi nhậm chức đã tuyên bố: ” Nếu Roe V. Wade đã bắt đầu từ đây, thì nó sẽ chấm dứt tại chính nơi này”.
Roe là “bí danh” cuả cô Norma L. McCorvey, người khởi tố, và Wade là tên cuả luật sư quận Dallas, Henry Wade, người biện hộ cho luật cấm phá thai cuả Tiểu Bang Texas.
Sự việc khởi đầu năm 1969 khi cô Norma L. McCorvey đang là nhân viên mời khách cho các trò chơi hội chợ (carnival side-show barker, vai hề gọi khách) bỗng thấy mình lại chửa hoang lần thứ 3. Cô trở về Dallas tìm cách phá thai với lý do hiếp dâm. Hồi đó luật Texas cấm phá thai ngoại trừ hiếp dâm và loạn luân. Nhưng cô thất bại bởi vì không có hồ sơ cảnh sát. Cô Norma sau đó tìm cách phá thai ngầm tại một cơ sở bất hợp pháp, nhưng khi tìm đến đó thì cơ sở này cũng đã bị cảnh sát đóng cửa.
Với sự giúp đỡ cuả hai nữ luật sư trẻ là Linda Coffee và Sarah Weddington, Norma đệ đơn kiện Texas tại “toà án Liên Bang Vùng (U.S. District Court in Texas), trụ sở tại Earle Cabell Federal Courthouse ở Dallas. Lúc này cô lấy bí danh là “Roe” và người bị kiện là vị đại diện cho Tiểu Bang Texas, luật sư Henry Wade (Dallas County District Attorney). Cô Norma đã nhận rằng việc hiếp dâm là gian dối, và do đó hai chữ “hiếp dâm” không còn được ghi trên các văn kiện.
Toà Án Liên Bang cho phép cô Norma được phá thai nhưng lại từ chối không viết pháp lệnh (injunction) bắt Texas phải thi hành việc phá thai. Sự việc được đưa lên Tối Cao Pháp Viện.
Cô Norma đã sinh hạ một bé gái và cho đi làm con nuôi.
3 năm sau, ngày 22 tháng 1 năm 1973 Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết với tỳ lệ 7 trên 2 rằng Toà “Roe” (The Roe Court) coi việc phá thai là một quyền căn bản cuả Hiến Pháp, và do đó tất cả các luật giới hạn việc phá thai đều phải bị xét lại một cách kỹ lưỡng.
Cái trớ trêu là Norma McCorvey đã hối hận với việc làm cuả cô, đã từ bỏ lối sống đồng tính và đã trở thành một tín đồ Công Giáo năm 1994. Ngày nay cô hoạt động cho phong trào Phò Sự Sống tìm cách lật đổ phán quyết trện.
Ít có quyết định nào của Toà án Tối Cao mà lại tác động đến cuộc sống cuả người Mỹ nhiều như Roe. Kể từ Roe, phá thai huỷ diệt ít nhất 50 triệu người (bằng với dân số của 25 tiểu bang). Ảnh hưởng nhân số của Roe tiếp tục chi phối các kỳ bầu cử và tạo tranh chấp trên việc phân phối quyền lợi tài chánh cho các vùng.
Một quan niệm sai lầm là quyền phá thai có gốc rễ từ Hiến Pháp. Thực sự thì khi giải thích Phán Quyết, Tối Cao Pháp Viện đã dựa vào câu “mở đầu” cuả Tu Chánh Án số 9 (Bill Of Rights, Luật Nhân Quyền) là “Mặc dù chỉ có một số (hạn hẹp) những quyền được kể ra sau đây, nhưng không nên dùng việc này để giới hạn hay cấm đoán những "quyền khác" mà con người vẫn hằng có”. Và tuy rằng Phá Thai không được liệt kê trong Luật Nhân Quyền nhưng theo Tòa Án thì nó là một “quyền khác” hàm chứa ở Tu Chánh Án số 14 (qui định các Thủ Tục Pháp Lý) là quyền được bảo vệ sự riêng tư. Và như vậy khi luật cuả Texas cấm phá thai tức là đã xâm phạm quyền riêng tư, một nhân quyền về việc có con hoặc không có con, cuả một người đàn bà.
Một phán quyết với cơ sở hàm hồ như vậy, thì theo Thẩm Phám Tối Cao Ruth Bader Ginsburg, là “một can thiệp nặng tay cuả nền tư pháp”.
Với một chính phủ Dân Chủ đang cầm quyền như hiện nay thì khó mà hình dung được Phán Quyết Roe sẽ bị đảo ngược sớm. Nhưng với trào lưu dân chúng chống phá thai đã đạt dược đại đa số trong năm qua, thì viễn ảnh một xã hội Mỹ không có Roe không còn xa vời.
Vậy nếu Roe bị lật ngược thì điều gì sẽ xảy ra? Nhiều người cho rằng một ngày sau khi đảo ngược Roe, các tiểu bang sẽ phục hồi lại chính sách về phá thai cuả mình. Một số tiểu bang sẽ hạn chế phá thai, trong khi những tiểu bang đông dân sẽ thông qua luật cho phá thai tương tự như bây giờ. Vì vậy, cách kết thúc trận chiến phá thai bằng cách đảo ngược Roe sẽ chỉ là khởi đầu của một cuộc chiến mà 35 năm qua là một khúc dạo đầu.
Nhưng trong cuộc chiến mới này, một khác biệt quan trọng là các trường học sẽ không thể dạy con trẻ Mỹ điều gian dối rằng - trong số các quyền hiến pháp như ngôn luận, tôn giáo - cũng còn một quyền là có thể lấy đi sự sống của một thai nhi.
Số 10.000 người diễn hành là một con số nhỏ so với con số trên vài trăm ngàn thường qui tụ tại Trụ sở Tối Cao Pháp Viện, Washington DC, để phản đối Phán Quyết trong dịp này. Nhưng đây là một con số gia tăng liên tục mỗi năm (gấp 2 con số 5.000 người năm ngoái) và đủ để tạo ra một dòng sông người 10 hàng ngang không đứt đoạn nối Nhà Thờ và Toà Án lại với nhau. Điểm quan trọng nhất là cuộc diễn hành được tổ chức ngay tại nơi khởi đầu cuả vụ án Roe V. Wade (Roe chống với Wade). ĐGM Farrell ngay từ khi nhậm chức đã tuyên bố: ” Nếu Roe V. Wade đã bắt đầu từ đây, thì nó sẽ chấm dứt tại chính nơi này”.
Roe là “bí danh” cuả cô Norma L. McCorvey, người khởi tố, và Wade là tên cuả luật sư quận Dallas, Henry Wade, người biện hộ cho luật cấm phá thai cuả Tiểu Bang Texas.
Sự việc khởi đầu năm 1969 khi cô Norma L. McCorvey đang là nhân viên mời khách cho các trò chơi hội chợ (carnival side-show barker, vai hề gọi khách) bỗng thấy mình lại chửa hoang lần thứ 3. Cô trở về Dallas tìm cách phá thai với lý do hiếp dâm. Hồi đó luật Texas cấm phá thai ngoại trừ hiếp dâm và loạn luân. Nhưng cô thất bại bởi vì không có hồ sơ cảnh sát. Cô Norma sau đó tìm cách phá thai ngầm tại một cơ sở bất hợp pháp, nhưng khi tìm đến đó thì cơ sở này cũng đã bị cảnh sát đóng cửa.
Với sự giúp đỡ cuả hai nữ luật sư trẻ là Linda Coffee và Sarah Weddington, Norma đệ đơn kiện Texas tại “toà án Liên Bang Vùng (U.S. District Court in Texas), trụ sở tại Earle Cabell Federal Courthouse ở Dallas. Lúc này cô lấy bí danh là “Roe” và người bị kiện là vị đại diện cho Tiểu Bang Texas, luật sư Henry Wade (Dallas County District Attorney). Cô Norma đã nhận rằng việc hiếp dâm là gian dối, và do đó hai chữ “hiếp dâm” không còn được ghi trên các văn kiện.
Toà Án Liên Bang cho phép cô Norma được phá thai nhưng lại từ chối không viết pháp lệnh (injunction) bắt Texas phải thi hành việc phá thai. Sự việc được đưa lên Tối Cao Pháp Viện.
Cô Norma đã sinh hạ một bé gái và cho đi làm con nuôi.
3 năm sau, ngày 22 tháng 1 năm 1973 Tối Cao Pháp Viện ra phán quyết với tỳ lệ 7 trên 2 rằng Toà “Roe” (The Roe Court) coi việc phá thai là một quyền căn bản cuả Hiến Pháp, và do đó tất cả các luật giới hạn việc phá thai đều phải bị xét lại một cách kỹ lưỡng.
Cái trớ trêu là Norma McCorvey đã hối hận với việc làm cuả cô, đã từ bỏ lối sống đồng tính và đã trở thành một tín đồ Công Giáo năm 1994. Ngày nay cô hoạt động cho phong trào Phò Sự Sống tìm cách lật đổ phán quyết trện.
Ít có quyết định nào của Toà án Tối Cao mà lại tác động đến cuộc sống cuả người Mỹ nhiều như Roe. Kể từ Roe, phá thai huỷ diệt ít nhất 50 triệu người (bằng với dân số của 25 tiểu bang). Ảnh hưởng nhân số của Roe tiếp tục chi phối các kỳ bầu cử và tạo tranh chấp trên việc phân phối quyền lợi tài chánh cho các vùng.
Một quan niệm sai lầm là quyền phá thai có gốc rễ từ Hiến Pháp. Thực sự thì khi giải thích Phán Quyết, Tối Cao Pháp Viện đã dựa vào câu “mở đầu” cuả Tu Chánh Án số 9 (Bill Of Rights, Luật Nhân Quyền) là “Mặc dù chỉ có một số (hạn hẹp) những quyền được kể ra sau đây, nhưng không nên dùng việc này để giới hạn hay cấm đoán những "quyền khác" mà con người vẫn hằng có”. Và tuy rằng Phá Thai không được liệt kê trong Luật Nhân Quyền nhưng theo Tòa Án thì nó là một “quyền khác” hàm chứa ở Tu Chánh Án số 14 (qui định các Thủ Tục Pháp Lý) là quyền được bảo vệ sự riêng tư. Và như vậy khi luật cuả Texas cấm phá thai tức là đã xâm phạm quyền riêng tư, một nhân quyền về việc có con hoặc không có con, cuả một người đàn bà.
Một phán quyết với cơ sở hàm hồ như vậy, thì theo Thẩm Phám Tối Cao Ruth Bader Ginsburg, là “một can thiệp nặng tay cuả nền tư pháp”.
Với một chính phủ Dân Chủ đang cầm quyền như hiện nay thì khó mà hình dung được Phán Quyết Roe sẽ bị đảo ngược sớm. Nhưng với trào lưu dân chúng chống phá thai đã đạt dược đại đa số trong năm qua, thì viễn ảnh một xã hội Mỹ không có Roe không còn xa vời.
Vậy nếu Roe bị lật ngược thì điều gì sẽ xảy ra? Nhiều người cho rằng một ngày sau khi đảo ngược Roe, các tiểu bang sẽ phục hồi lại chính sách về phá thai cuả mình. Một số tiểu bang sẽ hạn chế phá thai, trong khi những tiểu bang đông dân sẽ thông qua luật cho phá thai tương tự như bây giờ. Vì vậy, cách kết thúc trận chiến phá thai bằng cách đảo ngược Roe sẽ chỉ là khởi đầu của một cuộc chiến mà 35 năm qua là một khúc dạo đầu.
Nhưng trong cuộc chiến mới này, một khác biệt quan trọng là các trường học sẽ không thể dạy con trẻ Mỹ điều gian dối rằng - trong số các quyền hiến pháp như ngôn luận, tôn giáo - cũng còn một quyền là có thể lấy đi sự sống của một thai nhi.
Top Stories
Big task for Abu Dhabi bishop
RTÉ World Report
07:51 10/01/2010
ABU DHABI January 10th, 2010 – When Irish people think of a diocese, they likely imagine a county-sized region with townland parishes within.
Not so for Bishop Paul Hinder. He is the Pope’s representative in the heartland of Islam, in charge of a diocese encompassing six Arab countries – Qatar, the United Arab Emirates, Bahrain, Oman, Yemen and Saudi Arabia.
I caught up with him at St Josephs Cathedral in the oil-wealthy city of Abu Dhabi, part of the Emirates. That same day, neighbouring Dubai launched the world’s tallest building, the 800 meter high Burj Khalifa, with the building effectively paid-for by Abu Dhabi, which is footing Dubai’s bills after spectacular property bust last year.
Bishop Hinder is more concerned about the estimated 2 million Catholics across his vast diocese. The majority are Filipino migrant workers, with an estimated 1 million or more in Saudi Arabia, the birthplace of Islam and site of its holiest places. Here open Christian worship is not permitted, and priests cannot serve.
Workers also come from countries such as Ethiopia and India, and many suffer at the hands of unscrupulous agents and employers. Often they come to the region on the promise of a good job and good conditions, but on arrival their passport is taken by their new employer, or the agent who brought them from home, and they are forced to work long, almost incessant hours, with no recourse to due process.
The women usually work as domestic servants, and stories of beatings and sexual abuse are rife. Some women are trafficked into prostitution, Men often work on the mammoth construction projects, such as the Burj Khalifa, toiling in the hot desert sun for a pittance. Some say their conditions are little more than slavery.
It is a stark contrast to the luxury enjoyed by western expats living tax-free in Dubai or Abu Dhabi.
The Church does what it can to help, but in Saudi Arabia, where the bulk of the flock are, Church activity is proscribed. In Abu Dhabi, there is more freedom, and Bishop Hinder acknowledges that the Church was welcomed by then-ruler Sheikh Sayed, when the regional hq was moved from Yemen in the 1970s.
Still, however, the church must keep a low profile, and it is absolutely forbidden by law for Bishop Hinder or any of the 60 priests in the vast diocese to proselytise. As if to underline the heirarchy, the evening call-to-prayer issued aloud from the green-lit sandstone mosque next door, causing a pause in our conversation.
St Joseph’s Cathedral sits in the shadow of the minarets, and looks more like a community hall, with no discernable physical features such as spires or crosses outside or on the building. Still, it caters for 13 language groups, and on Christmas Day over 20 Masses were celebrated.
All in all, the diocese is made up of 20 parishes across the six countries, with seven churches in the UAE, 4 in Oman, 1 in Qatar and 1 in Bahrain. Bishop Hinder says that resources are stretched, and that sacramental work takes up most of the time, leaving less opportunity than elsewhere to develop social organisations such as Caritas, which could help some of the struggling Catholic migrant workers, or to do pastoral work with parishioners.
But it is Saudi Arabia where the biggest challenges lie ahead. Masses cannot be held and confession cannot take place. And though conditions improved after the Saudi king’s visit to Pope Benedict XVI in 2008, Bishop Hinder says that he does not expect any churches to be built there anytime soon.
(Source: http://www.rte.ie/news/worldreport/)
St Joseph Cathedral ground, Abu Dhabi |
I caught up with him at St Josephs Cathedral in the oil-wealthy city of Abu Dhabi, part of the Emirates. That same day, neighbouring Dubai launched the world’s tallest building, the 800 meter high Burj Khalifa, with the building effectively paid-for by Abu Dhabi, which is footing Dubai’s bills after spectacular property bust last year.
Bishop Hinder is more concerned about the estimated 2 million Catholics across his vast diocese. The majority are Filipino migrant workers, with an estimated 1 million or more in Saudi Arabia, the birthplace of Islam and site of its holiest places. Here open Christian worship is not permitted, and priests cannot serve.
Workers also come from countries such as Ethiopia and India, and many suffer at the hands of unscrupulous agents and employers. Often they come to the region on the promise of a good job and good conditions, but on arrival their passport is taken by their new employer, or the agent who brought them from home, and they are forced to work long, almost incessant hours, with no recourse to due process.
The women usually work as domestic servants, and stories of beatings and sexual abuse are rife. Some women are trafficked into prostitution, Men often work on the mammoth construction projects, such as the Burj Khalifa, toiling in the hot desert sun for a pittance. Some say their conditions are little more than slavery.
It is a stark contrast to the luxury enjoyed by western expats living tax-free in Dubai or Abu Dhabi.
The Church does what it can to help, but in Saudi Arabia, where the bulk of the flock are, Church activity is proscribed. In Abu Dhabi, there is more freedom, and Bishop Hinder acknowledges that the Church was welcomed by then-ruler Sheikh Sayed, when the regional hq was moved from Yemen in the 1970s.
Still, however, the church must keep a low profile, and it is absolutely forbidden by law for Bishop Hinder or any of the 60 priests in the vast diocese to proselytise. As if to underline the heirarchy, the evening call-to-prayer issued aloud from the green-lit sandstone mosque next door, causing a pause in our conversation.
St Joseph’s Cathedral sits in the shadow of the minarets, and looks more like a community hall, with no discernable physical features such as spires or crosses outside or on the building. Still, it caters for 13 language groups, and on Christmas Day over 20 Masses were celebrated.
All in all, the diocese is made up of 20 parishes across the six countries, with seven churches in the UAE, 4 in Oman, 1 in Qatar and 1 in Bahrain. Bishop Hinder says that resources are stretched, and that sacramental work takes up most of the time, leaving less opportunity than elsewhere to develop social organisations such as Caritas, which could help some of the struggling Catholic migrant workers, or to do pastoral work with parishioners.
But it is Saudi Arabia where the biggest challenges lie ahead. Masses cannot be held and confession cannot take place. And though conditions improved after the Saudi king’s visit to Pope Benedict XVI in 2008, Bishop Hinder says that he does not expect any churches to be built there anytime soon.
(Source: http://www.rte.ie/news/worldreport/)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tương lai của các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu
Thúy Dung
01:39 10/01/2010
Trong bài phóng sự này, chúng tôi xin giới thiệu với quý cha và anh chị em những suy tư về giới trẻ Việt Nam sốngg trên đất Úc - là tương lai của các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Úc Châu - của ông Nguyễn Văn An.
Ông Nguyễn Văn An, năm nay 73 tuổi, là bào huynh cha Tađêô Nguyễn Văn Lý. Ông là người đã góp phần khai sáng phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Úc Châu. Dù đã tuổi cao, ông vẫn sinh hoạt thường xuyên với các em và kỳ đại hội Thiếu Nhi Thánh Thể nào cũng có sự hiện diện của ông, một huynh trưởng cao niên, như một tấm gương sáng cho các em noi theo.
Bên cạnh những suy tư của ông An, thuộc thế hệ thứ nhất, bài phóng sự này cũng ghi nhận những suy tư của các huynh trưởng thuộc thế hệ thứ hai những người Việt Nam sống trên đất Úc.
Ông Nguyễn Văn An, năm nay 73 tuổi, là bào huynh cha Tađêô Nguyễn Văn Lý. Ông là người đã góp phần khai sáng phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Úc Châu. Dù đã tuổi cao, ông vẫn sinh hoạt thường xuyên với các em và kỳ đại hội Thiếu Nhi Thánh Thể nào cũng có sự hiện diện của ông, một huynh trưởng cao niên, như một tấm gương sáng cho các em noi theo.
Bên cạnh những suy tư của ông An, thuộc thế hệ thứ nhất, bài phóng sự này cũng ghi nhận những suy tư của các huynh trưởng thuộc thế hệ thứ hai những người Việt Nam sống trên đất Úc.
Ngày Quốc tế Di dân tại TGP Saigòn
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
13:38 10/01/2010
SAIGÒN - chiều ngày 10-01-2010 vào lúc 14h00, các anh chị em di dân đã về Nhà Thờ Thánh Phaolô (số 280 Vành Đai Trong, P.Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, hạt Tân Sơn Nhì) tham dự ngày quốc tế di dân, đến tham dự có đông đảo các bạn trẻ từ 26 Giáo Phận tụ họp lại bên Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn tổng Giáo Phận Sài Gòn cùng tham dự có sự hiện diện của Cha chánh xứ Phaolô Phạm Trung Dong, Cha hạt trưởng Tân Sơn Nhì, quý Cha, quý Thầy Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn, quý tu sĩ nam nữ đến cùng đồng hành với các bạn trẻ. Các bạn được đón tiếp ngay cổng Nhà Thờ vào Thánh Đường dự sinh hoạt sau đó chia sẻ với các Thầy Đại Chủng Viện. Tiếp đến, vào lúc 17h00 các anh chị di dân và cộng đoàn tuôn về lễ đài dựng bên hông Nhà Thờ dâng Thánh Lễ dành riêng cho mình.
Hình ảnh Ngày quốc tế Di dân tại TGP Saigòn
Trong Thánh Lễ Đức Hồng Y chia sẻ mỗi người chúng ta được thanh tẩy bằng Chúa Thánh Thần và ngọn lửa Chúa trao cho ta trở nên con Chúa nên ta phải chu toàn bổn phận giữ đạo làm con Cha trên trời, mọi người biết yêu thương nhau tương thân tương trợ với nhau và giúp nhau sống dồi dào.
Sau đó, Kết Lễ là nghi thức sai đi “Thắp Sáng Tin Yêu”
Đọc Tin Mừng (Mt, 5,14 – 16): Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lấy thùng úp lại, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giải trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên Trời.
Đôi lời sai đi của Đức Hồng Y:
“Các con hãy loan báo Tin Mừng cho khắp thế gian”. Người di dân công giáo là thành phần truyền giáo quan trọng của thời đại.
Đời sống của chúng con hãy như ánh sáng chiếu tỏa những gương đức tin, sống vui tươi, an hòa, quảng đại, ngay chính và dấn thân phục vụ, để danh Chúa được cả sáng và người người nhận biết Chúa là Cha quyền năng và giàu lòng thương xót.
Sau đôi lời sai đi của Đức Hồng Y, cộng đoàn đáp lại lời mời gọi bằng băng reo: LÊN ĐƯỜNG – THẮP SÁNG – TIN YÊU. Tiếp đến, các anh chị di dân và cộng đoàn cầm đèn sáng bước đi hát chung bài: Thần Khí Chúa đã sai tôi đi.
Thánh Lễ kết thúc vào lúc 18h30, Đức Hồng Y, quý Cha, quý Thầy và tu sĩ dùng cơm tại tầng trệt Nhà Thờ.
Sau giờ cơm, lúc 19h30 chương trình đại nhạc hội “Bước Đi Trong Tin Yêu”
Trong niềm vui cảm tạ và hiệp thông trong năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, và cùng với Giáo Hội hoàn vũ mừng ngày quốc tế di dân, Uy Ban Di Dân Giáo Phận Sài Gòn cùng với toàn thể anh chị em di dân xa quê đang sống trong Giáo Phận, đêm nay diễn tả niềm tin và tình yêu của mình trong Đại Nhạc Hội với chủ đề “Bước Đi Trong Tin Yêu”
Vâng, người di dân Công Giáo muốn “Bước Đi Trong Tin Yêu” giữa những đổi thay của môi trường văn hóa xã hội; áp lực của kinh tế, tâm lý tình cảm; cám dỗ lôi kéo của lối sống hưởng thụ.
“Bước Đi Trong Tin Yêu” cũng là lời quyết tâm của anh chị em di dân xa quê, để đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, của Đức Giáo Hoàng Bênêdicto và của Giáo Hội Việt Nam: loan báo Tin Mừng trong môi trường mình sống và tỏa sáng Tin Mừng tình yêu bằng nếp sống của mình.
Chương trình thật phong phú, đa dạng bởi đóng góp của nhiều nhóm di dân. Quý vị cũng sẽ thấy cái đơn sơ, mộc mạc, đôi lúc không điêu luyện trong lời ca, tiếng hát nhưng gói trọn cả tâm tình yêu mến với nhiều nỗ lực tập luyện của các bạn di dân giữa những bôn ba của đời sống lao động, xin quý vị thông cảm và khích lệ bằng những tràng pháo tay.
Kế thúc chương trình đại nhạc hội Buớc Đi Trong Tin Yêu 21h30, sau đó bế mạc và ban phép lành.
Hình ảnh Ngày quốc tế Di dân tại TGP Saigòn
Trong Thánh Lễ Đức Hồng Y chia sẻ mỗi người chúng ta được thanh tẩy bằng Chúa Thánh Thần và ngọn lửa Chúa trao cho ta trở nên con Chúa nên ta phải chu toàn bổn phận giữ đạo làm con Cha trên trời, mọi người biết yêu thương nhau tương thân tương trợ với nhau và giúp nhau sống dồi dào.
Sau đó, Kết Lễ là nghi thức sai đi “Thắp Sáng Tin Yêu”
Đọc Tin Mừng (Mt, 5,14 – 16): Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lấy thùng úp lại, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mọi người trong nhà. Cũng vậy, ánh sáng của anh em phải chiếu giải trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên Trời.
Đôi lời sai đi của Đức Hồng Y:
“Các con hãy loan báo Tin Mừng cho khắp thế gian”. Người di dân công giáo là thành phần truyền giáo quan trọng của thời đại.
Đời sống của chúng con hãy như ánh sáng chiếu tỏa những gương đức tin, sống vui tươi, an hòa, quảng đại, ngay chính và dấn thân phục vụ, để danh Chúa được cả sáng và người người nhận biết Chúa là Cha quyền năng và giàu lòng thương xót.
Sau đôi lời sai đi của Đức Hồng Y, cộng đoàn đáp lại lời mời gọi bằng băng reo: LÊN ĐƯỜNG – THẮP SÁNG – TIN YÊU. Tiếp đến, các anh chị di dân và cộng đoàn cầm đèn sáng bước đi hát chung bài: Thần Khí Chúa đã sai tôi đi.
Thánh Lễ kết thúc vào lúc 18h30, Đức Hồng Y, quý Cha, quý Thầy và tu sĩ dùng cơm tại tầng trệt Nhà Thờ.
Sau giờ cơm, lúc 19h30 chương trình đại nhạc hội “Bước Đi Trong Tin Yêu”
Trong niềm vui cảm tạ và hiệp thông trong năm Thánh của Giáo Hội Việt Nam, và cùng với Giáo Hội hoàn vũ mừng ngày quốc tế di dân, Uy Ban Di Dân Giáo Phận Sài Gòn cùng với toàn thể anh chị em di dân xa quê đang sống trong Giáo Phận, đêm nay diễn tả niềm tin và tình yêu của mình trong Đại Nhạc Hội với chủ đề “Bước Đi Trong Tin Yêu”
Vâng, người di dân Công Giáo muốn “Bước Đi Trong Tin Yêu” giữa những đổi thay của môi trường văn hóa xã hội; áp lực của kinh tế, tâm lý tình cảm; cám dỗ lôi kéo của lối sống hưởng thụ.
“Bước Đi Trong Tin Yêu” cũng là lời quyết tâm của anh chị em di dân xa quê, để đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu, của Đức Giáo Hoàng Bênêdicto và của Giáo Hội Việt Nam: loan báo Tin Mừng trong môi trường mình sống và tỏa sáng Tin Mừng tình yêu bằng nếp sống của mình.
Chương trình thật phong phú, đa dạng bởi đóng góp của nhiều nhóm di dân. Quý vị cũng sẽ thấy cái đơn sơ, mộc mạc, đôi lúc không điêu luyện trong lời ca, tiếng hát nhưng gói trọn cả tâm tình yêu mến với nhiều nỗ lực tập luyện của các bạn di dân giữa những bôn ba của đời sống lao động, xin quý vị thông cảm và khích lệ bằng những tràng pháo tay.
Kế thúc chương trình đại nhạc hội Buớc Đi Trong Tin Yêu 21h30, sau đó bế mạc và ban phép lành.
Đức Giám mục Thái Bình viếng thăm mục vụ giáo xứ An Lạc
Trường Giang
13:55 10/01/2010
THÁI BÌNH - Hôm nay, Chúa Nhật 10/01/2010, lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái Bình viếng thăm và làm mục vụ nhằm tuần chầu lượt giáo xứ An Lạc, giáo hạt thành phố Thái Bình.
Giáo xứ An Lạc thuộc xã Trung An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, từng là họ lẻ thuộc giáo xứ Bồng Tiên, được Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục Thái Bình nâng lên giáo xứ ngày 02 tháng 12 năm 2006. Giáo xứ An Lạc duy nhất có một họ nhà xứ, nhận thánh Vinh-sơn làm bổn mạng, nhân danh hiện tại khoảng 830 người. Ngôi nhà thờ mới được xây dựng, cắt băng khánh thành và thánh hiến năm 2007 rất đẹp và bề thế, hai tòa tháp chuông cao, hiên ngang, biểu lộ một đức tin mạnh mẽ của người tín hữu nơi đây. Sau khi bị bệnh cha Vinhsơn Vũ Văn Duyệt được bề trên chấp thuận về trông coi giáo xứ quê hương từ năm 1996 đến ngày 01/03/2009 thì Chúa gọi cha về. Ngay sau đó Đức cha giáo phận cử cha F.X. Ngô Văn Toan, chánh xứ Cổ Việt quản nhiệm giáo xứ An Lạc, hằng tuần cha dâng thánh lễ vào tối thứ sáu và tối thứ bảy tại đây.
Trong ngày chầu lượt thay mặt giáo phận, Đức cha Phêrô chủ tế thánh lễ cùng các cha trong giáo phận, có rất đông giáo dân trong khu vực và liên xứ tới tham dự. Nay trong ngày lễ của quê hương cha Vinhsơn Vũ Văn Hướng, người con của giáo xứ An Lạc và đoàn kèn đồng giáo xứ Lương Điền (nơi cha Hướng đang coi sóc) cũng về tham dự và phục vụ trong thánh lễ, cùng với đội trống trắc, đoàn kèn nam, đội nhạc nữ giáo xứ An Lạc. Con đường làng dẫn tới khuôn viên thánh đường hôm nay cũng được khoác lên một màu tươi sáng, sặc sỡ của những băng rôn khẩu hiệu, cờ Hội Thánh, những lồng đèn, những dây hoa kim tuyến đủ các màu kết thành dây giăng ngang hai bên đường thật ấn tượng.
Trước khi chia sẻ sứ điệp ngày lễ hôm nay, Đức cha đặt vấn đề để cộng đoàn cùng suy tư: Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, Ngài không có tội, tại sao Ngài chịu phép rửa? Sau đó Đức cha liên hệ đến mỗi người, ngài nói ai trong cộng đoàn đang tham dự phụng vụ đây, cũng đều có tội trước mặt Chúa và có lỗi với anh em mình. Muốn được Chúa thứ tha cần khiêm tốn nhìn nhận lỗi lầm của mình, đồng thời ăn năn thống hối cách chân thành.
Kết thúc thánh lễ cộng đoàn ra về trong niềm tin yêu, hân hoan mang Tin Mừng của Chúa gieo rắc trên những nẻo đường quê hương, nơi họ sinh sống.
Trong ngày chầu lượt thay mặt giáo phận, Đức cha Phêrô chủ tế thánh lễ cùng các cha trong giáo phận, có rất đông giáo dân trong khu vực và liên xứ tới tham dự. Nay trong ngày lễ của quê hương cha Vinhsơn Vũ Văn Hướng, người con của giáo xứ An Lạc và đoàn kèn đồng giáo xứ Lương Điền (nơi cha Hướng đang coi sóc) cũng về tham dự và phục vụ trong thánh lễ, cùng với đội trống trắc, đoàn kèn nam, đội nhạc nữ giáo xứ An Lạc. Con đường làng dẫn tới khuôn viên thánh đường hôm nay cũng được khoác lên một màu tươi sáng, sặc sỡ của những băng rôn khẩu hiệu, cờ Hội Thánh, những lồng đèn, những dây hoa kim tuyến đủ các màu kết thành dây giăng ngang hai bên đường thật ấn tượng.
Trước khi chia sẻ sứ điệp ngày lễ hôm nay, Đức cha đặt vấn đề để cộng đoàn cùng suy tư: Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, Ngài không có tội, tại sao Ngài chịu phép rửa? Sau đó Đức cha liên hệ đến mỗi người, ngài nói ai trong cộng đoàn đang tham dự phụng vụ đây, cũng đều có tội trước mặt Chúa và có lỗi với anh em mình. Muốn được Chúa thứ tha cần khiêm tốn nhìn nhận lỗi lầm của mình, đồng thời ăn năn thống hối cách chân thành.
Kết thúc thánh lễ cộng đoàn ra về trong niềm tin yêu, hân hoan mang Tin Mừng của Chúa gieo rắc trên những nẻo đường quê hương, nơi họ sinh sống.
Hội nghị toàn quốc về di dân lần đầu tiên
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
14:11 10/01/2010
SAIGÒN - Ngày 08-09/01/2010, Uỷ Ban Giám Mục Di Dân thuộc HĐGMVN tổ chức hội nghị lần thứ nhất tại Tu viện Dòng Phanxicô Thủ Đức.
Tham dự Hội nghị có Đức Hồng Y JB Phạm Minh Mẫn, Chủ tịch UBGMDD, Lm Gioan Nguyễn Văn Ty, Phó Chủ tịch, Lm Đỗ Đình Ánh, Tổng thư ký, 50 linh mục đại biểu của 26 Giáo phận, một số Tu sĩ đại diện các Hội Dòng và đại biểu giáo dân. Cùng tham dự có cha Giám Tỉnh và cha Cố vấn Dòng Scalabrini, cha Dụ từ Ý, cha Hòa từ Pháp, cha Trí từ Đài loan.
Qua 2 ngày hội thảo, ban tổ chức đã trình bày Huấn thị Erga Migrantes Caritas Christi, cùng nhau thảo luận về vấn đề Di dân và đề xuất những định hướng cho tương lai.
Từ chiều ngày 8/1, ban tổ chức đón tiếp ân cần các đại biểu từ các giáo phận miền Bắc, miền Trung, vùng cao nguyên, miền Tây. Tu viện Phanxicô, nơi yên tĩnh giữa lòng phố thị, với cơ sở rộng rãi khang trang, nhiều cây xanh, phong cảnh đẹp, các tham dự viên được phục vụ tận tình chu đáo.
5g chiều, thánh lễ khai mạc do Đức Hồng Y chủ tế. Ngài chia sẽ vài tâm tình mục vụ di dân.
Chúng ta đang sống trong mùa Giáng Sinh. Những bài Tin mừng sau lễ Giáng Sinh và Hiển Linh đều nói về Chúa Giêsu liên tục di chuyển, mới sinh ra đã di chuyển, đã di dân.
Khi nghe tin Gioan bị tống ngục, Chúa Giêsu đang ở miền Giuđêa để loan Tin mừng liền di chuyển về Galilê. Chúa giảng dạy ở Capharnaum. Lên núi Bát Phúc, làm nhiều phép lạ… Mọi người nghe tin như vậy thì từ miền Giuđêa rồi các miền Thập tỉnh, cả phía Đông bên kia sông Giođan kéo đến để nghe Chúa dạy, để chiêm ngưỡng Chúa. Chúa phải di chuyển liên tục, thân phận nhập thể làm người, có lẽ trước tiên Chúa muốn đồng cảm không những đón nhận thân phận của con người, cái hình thức, cái thân xác hay chết mà thôi, mà còn đồng cảm, cảm nhận cảm xúc, tâm tình của con người và đặc biệt những người du mục, liên tục di chuyển để biết tâm trạng của họ có một sự đồng cảm yêu thương họ. Chúa giảng dạy phù hợp với tâm thức, tâm lý của mọi người trên hành trình di chuyển.
Chúng ta lo mục vụ di dân là phải có một sự đồng cảm với những người di dân. Cách đây 6, 7 năm, Tp. HCM phát triển, bỗng nhiên di dân cả gần 2 triệu người về đây. Có một cha ở miền Trung nói với tôi rằng, một đêm tới sáng, một lớp Giáo lý họ đạo lớn, lên tàu hỏa đi vô Nam hết, lớp Giáo lý hôm sau trống trơn. Nói lên hình ảnh đó cho thấy ào ạt làn sóng di dân vào trong thành phố.
Nhiều người di dân trẻ đến đây học hành, lao động…Khi đón nhận nhiệm vụ mục vụ di dân thì vô số vấn đề, không biết phải giải quyết làm sao.
Tôi đi thăm các vị Hồng Y, Giám mục bên Mỹ, Canada, Âu châu, những nơi có cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở đông. Các ngài đều nói rằng, cộng đoàn Công giáo Việt Nam là tấm gương đức tin cho chúng tôi, họ có đức tin vững vàng. Có vị cám ơn, nhờ tôi chuyển lời cám ơn Giáo hội Việt Nam. Giáo hội Việt Nam đã gởi cho họ những người Công giáo gương mẫu như vậy cho nên rất cám ơn. Tôi trả lời thế này: Thực ra không phải Giáo hội Việt Nam đâu mà là Chúa Thánh Thần đó. Chúa sai đi chứ không phải Giáo hội Việt Nam gởi.
Điều đó cho thấy tác động của Chúa Thánh Thần giống như Chúa Giêsu vậy. Chúa di chuyển khắp nơi để loan tin. Chúa cũng dùng làn sóng di dân để phát triển Tin mừng. Hiện tại các nơi đều có người Công giáo Việt nam: Campuchia, Lào, Thái Lan… Giáo hội Thái Lan vừa mời tôi sang cử hành kỷ niệm 300 năm thành lập Giáo phận Chanthaburi ở phía Đông Nam giáp giới Campuchia. Sang bên đó người ta kể, nhà thờ Chính tòa Chanthaburi hình thành cách đây 300 năm từ 130 người Việt Nam. Từ những người công giáo Việt Nam, hôm nay nhà thờ Chính tòa của địa phận Chanthaburi có đến 8.000 giáo dân, có lẽ là nhà thờ lớn nhất của Giáo hội Thái Lan, mà nguồn gốctừ người công giáo Việt Nam.
Tôi đến thăm Làng Việt Nam, chỗ đó Đức cha Lambert de la Motte làm Giám mục Đàng Trong. Trong nhà thờ ở đó còn lưu giữ xác của ngài. Đức Cha Lambert de la Motte đã làm hai điều còn lưu lại tới ngày nay đó là thành lập hàng Giáo sĩ bản xứ của chúng ta, và thành lập Dòng MTG, một Dòng tu hoàn toàn Việt Nam. Từ đó tới nay Dòng MTG phát triển rất nhanh. Hiện tại ở bên Thái Lan có 3 Hội dòng, ở Việt Nam có 24 Hội dòng, tổng cộng phải trên 10.000 tu sĩ Dòng MTG. Công trình của Đức Cha Lambert, ngài cũng là người di dân, đi từ bên Tây bên Tàu sang bên mình rồi cứ phải liên tục di chuyển như vậy. Cho nên người Công giáo Việt Nam của chúng ta nhờ những cuộc di cư và di dân đã thiết lập nhiều giáo xứ. Những miền đất mới như chiếc tàu Noe đón nhận. Người di dân trở thành sứ giả Tin mừng.
Trong cuộc hội thảo này, chúng ta cùng góp ý để hướng đến, mỗi Giáo phận trở thành chiếc tàu Noe cho di dân, thành chỗ dựa niềm tin cho con người.
Sáng 9.1, cha Đỗ Đình Ánh, trình bày đề tài “Cùng đọc Huấn thị Erga Migrantes Caritas Christi (Tình Yêu Đức Kitô dành cho Di dân)”.
Nhập đề
Huấn thị Erga Migrantes Caritas Christi (EMCC), tài liệu hướng dẫn mới nhất do Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục vụ Chăm sóc Di dân và Lữ Hành biên soạn,[1] được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phê chuẩn ngày 01/05/2004, và 3 ngày sau, tức 03/5/2004 được chính thức công bố. Tài liệu này đã mau chóng trở thành “thủ bản”, hay “kim chỉ nam” cho các hoạt động Mục vụ chăm sóc Di dân và Lữ Hành của toàn thể Giáo hội, từ Giáo hội hoàn vũ tới Giáo hội địa phương. Đến nay, sau 5 năm công bố, Huấn thị vẫn tiếp tục mang tính “thời sự” cho toàn thể Hội thánh.[1] Tính thời sự đó được nhìn dưới hai điểm nhấn: Sự qsuan tâm của toàn thể Hội thánh với những người Di dân và Lữ hành và Những cố gắng thích ứng của những hướng dẫn Mục vụ chăm sóc của Hội thánh cho những con người này.
Đi vào hai điểm nhấn nói trên, chúng ta mong chính bản thân cũng như những ai đang dấn thân cho việc chăm sóc mục vụ Di dân và nhiều người thiện chí khác nữa sẽ có thêm khả năng hiểu, đồng cảm được với một trong những quan tâm hàng đầu hiện nay của Hội thánh là Loan báo Tin Mừng và sẵn lòng hợp tác với nhau làm cho men Tin Mừng trong một lãnh vực hết sức cụ thể là Phục vụ Chăm sóc Mục vụ cho người Di dân và Lữ hành được nở rộ khắp mọi môi trường, hoàn cảnh sống hiện nay của mỗi người.
Khai triển
1. Trước hết, nói về Sự Quan tâm của Hội thánh với Di dân. Câu hỏi đặt ra là đã từ khi nào, và bắt đầu từ đâu, với những phương thế nào Giáo hội được nhận mình thực sự là biết quan tâm lo lắng mục vụ cho người Di dân, Lữ hành?
Không khó tìm câu trả lời nếu chúng ta đi ngược dòng lịch sử chiêm ngắm Giáo hội trong giai đoạn được khai sinh và phát triển sau đó. Công đồng Vaticano II cho biết, Giáo hội này là một Giáo hội tự bản chất là truyền giáo [3] và lữ hành [4], được hình thành bởi những con người, ý thức mình phải luôn lưu động, di chuyển để có thể chu toàn được sứ mạng Đấng đã thiết lập Giáo hội truyền dạy: “Các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, thanh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, hãy dạy họ vâng giữ mọi điều Thầy truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.[5]
Từ ngữ “đi” theo thời gian đã được thi hành trong hai cách: hoặc chính Giáo hội phải “đi” để tới được với những anh chị em chưa từng được nghe biết về Tin Mừng, đang định cư trong những nơi chốn, địa danh cụ thể, để loan báo Tin Mừng cho họ, xây dựng Giáo hội địa phương tại đó cho họ [6]; hoặc Giáo hội cùng “đi” với những người đang trên đường “đi của họ”, để loan báo Tin Mừng và sống Tin Mừng với những con người này.[7]
Hai phương cách này, Giáo hội đã thực hiện đan xen nhau trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của mình.
2. Erga Migrantes được công bố 03/5/2004 với lời giới thiệu (presentation)[8] ở ngay phần đầu của bản văn, là “muốn cập nhật hóa việc chăm sóc mục vụ dành cho di dân, 35 năm sau khi Đức Phaolô VI ban hành tự sắc Pastoralis migratorum [9] và Bộ các Giám mục ban Huấn thị De Pastorali migratorum cura (Nemo est) [10] liên quan”. Lời giới thiệu đã cho thấy Di Dân không phải là vấn đề gần đây mới nhận được sự quan tâm của Giáo hội. không phải chỉ gần đây Giáo hội mới có những sáng kiến, những hướng dẫn mục vụ cho người Di dân và lữ hành. Tính chất mới thể hiện trong mỗi văn kiện, mỗi hoàn cảnh - cụ thể như Erga Migrantes qui về văn kiện gần nó nhất là Pastoralis migratorum của Đức Phaolô VI và huấn thị De Pastorali migratorum cura của Bộ các Giám mục được công bố năm 1969 - là ở chỗ, Giáo hội luôn muốn canh tân, muốn đáp ứng những nhu cầu thiết thực của ngươi Di dân, vốn trong dòng chảy của thời gian, đã có những giai đoạn cần lưu tâm, để ý hơn lúc nào hết.[11]
Trong Erga Migrantes chúng ta đọc được một lần nữa sự quan tâm của Hội thánh với Di dân.
3. Về Bố cục
Erga Migrantes được viết trong 104 số với 22 Khoản Qui định Pháp lý về Mục vụ[12]. Không kể Nhập đề và Kết luận, cùng với những Qui định Pháp lý về Mục vụ dành cho mỗi thành phần Dân Chúa trong trách nhiệm liên đới phải có để lo cho Di dân, Erga Migrantes khai triển những định hướng Mục vụ Di dân trong 4 phần chính.
3.1. Phần I: Di dân, dấu chỉ thời đại và mối quan tâm của Hội thánh
Dùng kiểu nói ‘dấu chỉ của thời đại’, Giáo hội khơi dậy ý thức trách nhiệm nơi mỗi người, và mời gọi cùng với Giáo hội suy nghĩ lời sau đây của Chúa Giêsu với những người thuộc phái Pharisiêu và phái Xađốc khi họ xin Người một dấu lạ từ trời. người đáp: “Chiều đến, các ông nói: ‘Ráng vàng thì nắng’, rồi sớm mai, các ông nói: ‘Ráng trắng thì mưa’. Cảnh sách bầu trời thì các ông biết cắt nghĩa, còn thời điểm thì các ông lại không cắt nghĩa nổi”.[13]
Cách nói ‘thời điểm’ hay ‘dấu chỉ thời điểm’, ở đây theo văn mạch, phải hiểu là một thực tại đang diễn ra trước mặt: là Chúa Giêsuvà những lời Ngài giảng dạy, các phép lạ Ngài làm… Là lời chứng, là sự chuẩn bị trước đó của Gioan Tiền hô dẫn tới sự hoán cải của đông đảo dân chúng tích cực chờ đón Ngài, là Đấng Cứu Thế đang đến.
Giáo hội ý thực trách nhiệm đã được trao phó,[14] nhìn nhận mình “có bổn phận tìm hiểu tường tận những dấu chỉ của thời đại, và giải thích dưới ánh sáng Phúc âm”,[15] nhằm “giải đáp một cách thích ứng với mỗi thế hệ những thắc mắc muôn thuở của con người về ý nghĩa cuộc sống hiện tại và mau hậu cũng như về mối tương quan giữa hai cuộc sống ấy”.[16]
Một trong những dấu chỉ thời đại, nổi lên từ thế kỷ XIX được huấn quyền, xuyên qua các văn kiện chính thức nhìn nhận là hiện tượng di dân.[17] Hiện tượng này đã trở thành thực tại đòi phải có các tổ chức, cơ quan trung ương của Tòa Thánh và nơi mỗi Giáo hội địa phương tương ứng để phục vụ đúng mức.[18] Erga Migrantes số 14 tái xác nhận Di dân ngày nay vẫn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Giáo hội trong việc phục vụ và loan báo Tin Mừng: “Hiện tượng di dân là một dấu chỉ thời đại đầy ý nghĩa, là một thách đố cần khám phá và sử dụng trong công tác canh tân nhân loại và loan báo tin mừng bình an”.
3.2. Phần II: Di dân và Mục vụ chăm sóc đón tiếp
Xuất phát từ bản chất Giáo hội là Truyền giáo. Giáo hội mời gọi mỗi Kitô hữu trong nhiệm vụ và chức năng tuy khác nhau, vẫn có chung một bản chất với Giáo hội, hãy:
- “Đi tới với mọi người để công bố Đức Giêsu Kitô và - trong Đức Kitô và trong Giáo hội - đưa họ tới sự hiệp thông với toàn thể nhân loại”.[19]
- Dấn thân tích cực làm rõ nét các thừa tác vụ Hiệp thông, Truyền giáo và Mầu nhiệm được Công đồng Vatican II xác định cho Giáo hội trong mọi công tác Mục vụ.[20]
Trong công tác Mục vụ Di dân, hướng dẫn này được thực hiện qua việc phát huy nền văn hóa đón tiếp và liên đới, lắng nghe và đối thoại, hội nhập và phát huy những giá trị Tin Mừng trong mỗi sắc dẫn, mỗi ngôn ngữ, mỗi lễ tiết,[21] để Giáo hội được lớn lên trong và với Di dân.[22]
3.3. Phần III: Các cán sự trong Mục vụ Chăm sóc - Hiệp thông
Từ một nền Giáo hội học hiệp thông và phục vụ linh đạo hiệp thông, phần III của Erga Migrantes số 70 nói tới một nhu cầu bức thiết trước tiên là phải xây dựng được một sự hợp tác chặt chẽ giữa hai Giáo hội xuất xứ và tiếp nhận.
Bước cơ bản là Hội đồng Giám mục mỗi quốc gia được kêu gọi hãy lập ra một Ủy ban Giám mục lo việc mục vụ cho người Di dân hay Lữ hành nói chung, mục đích của Ủy ban là cổ võ và phối hợp hiệu quả các hoạt động mục vụ trong mỗi Giáo hội địa phương. Nếu không lập được, hay không thích hợp để lập một Ủy ban như thế, thì các hoạt động mục vụ nói trên phải được ủy thác cho một Giám mục chịu trách nhiệm để phối hợp.
Các Ủy ban Giám mục hay các Giám mục được ủy thác trách nhiệm phối kết, và các cấu trúc tương ứng bên Giáo hội Đông phương đều có trách nhiệm trên các di dân ngoại quốc trong phần lãnh thổ quốc gia của mình, và đương nhiên trong phần lãnh địa của Giáo hội địa phương. Các ngài phải hết sức lưu tâm tới những người cùng đồng hương với nhau, vì họ đã phải lìa bỏ quê hương gốc và trở nên những di dân trên phần đất của các ngài.
Bước kế tiếp phải có các tuyên úy, các nhà truyền giáo lo cho di dân. Họ là các linh mục nhận bài sai để lo phần thiêng liêng cho những di dân có chung một ngôn ngữ, hay cùng một quốc gia, hoặc thuộc về một Giáo hội sui iuris có chung lễ tiết, Giáo hội cần tạo thuận lợi và chuẩn bị các linh mục tương lai đảm nhận các trách nhiệm này.
Trong số các vị này, cần bổ nhiệm một vị Điều phối viên cấp quốc gia, là biểu hiện của Giáo hội tiếp nhận (Chiesa ad quam), có nhiệm vụ hỗ trợ các tuyên úy, các nhà truyền giáo, chứ không phải là đại diện của họ. Nói chung, vị Điều phối viên được thiết lập nhằm phục vụ các tuyên úy, các nhà truyền giáo được Hội đồng Giám mục gốc (a qua) sai đi chính thức.
Bước cuối cùng là luôn chủ động tạo sự cộng tác chặt chẽ giữa mọi thành phần lo chung một công tác mục vụ di dân: vị Giám đốc Mục vụ di dân cấp quốc gia và các Điều phối viên cấp quốc gia, và giữa chính các tuyên úy với nhau.
3.4. Phần IV: Các cơ cấu của mục vụ truyền giáo
Một nền văn hóa đón tiếp người Di dân đúng nghĩa bao gồm trợ giúp, liên đới, tiếp nhận và hòa nhập vào một Giáo hội duy nhất nơi không ai thấy mình là kẻ xa lạ. Không đơn giản nếu chỉ nghĩ tới việc trợ giúp huynh đệ và tranh đấu về mặt luật pháp cho các lợi ích của người di dân, nhưng phải hơn thế nữa, dám tiếp nhận các giá trị nhân bản chân chính của di dân, vượt lên trên bất cứ khó khăn nào do việc chung sống với người khác gây nên. Nói tóm lại, việc tiếp nhận theo nghĩa đầy đủ Giáo hội muốn, là giúp di dân hòa nhập va tự túc được trong môi trường mới tới.
Cơ cấu căn bản cho việc mục vụ truyền giáo di dân thuộc về Giáo hội địa phương nơi di dân tới. Chịu trách nhiệm đầu là Giám mục bản quyền nơi di dân đang trú ngụ. Tuy nhiên cũng chính nơi đây, việc mục vụ “phải tôn trọng hoàn toàn sự khác biệt về di sản thiêng liêng và văn hóa của di dân chứ không hạn chế lại vì lý do phải đồng bộ”.[23] Để hòa hợp, Giáo hội nơi tiếp nhận cần phân biệt “đặc tính địa giới của việc chăm sóc thiêng liêng với việc chăm sóc dựa trên yếu tố họ thuộc về các nhóm sắc dân, ngôn ngữ và nghi lễ”.[24]
Do đó, cần có các cơ cấu mục vụ đón tiếp thích hợp, như:
- Giáo xứ toàn nhân dựa trên sắc dân và ngôn ngữ, hay dựa trên nghi lễ riêng, để phục vụ số đông người Công giáo đã ổn định và có lễ nghi ngôn ngữ riêng hay cùng quốc tịch. Cũng có thể lập giáo xứ địa phương với sứ mạng phục vụ sắc dân - ngôn ngữ hay phục vụ nghi lễ riêng, tức là giáo xứ có địa sở với một hay nhiều cán sự mục vụ để phục vụ, một hay nhiều nhóm Kitô hữu ngoại quốc.
- Giám điểm (missio cum cura animarum) được thiết lập để lo phần thiêng liêng cho người di dân thuộc các sắc dân - quốc gia hay có lễ nghi riêng, nhưng cuộc sống chưa ổn định.
- Tổ chức Mục vụ sắc dân ngôn ngữ trên cấp vùng (Servizio pastorale etnico-linguistico a livello zonale) nhằm có các hoạt động mục vụ giúp những người nhập cư đã hòa nhập tương đối tốt vào xã hội địa phương.
Mục vụ Di dân có thể được hòa nhập trong mục vụ đối địa theo những hình thức sau:
- Giáo xứ liên văn hóa, liên sắc tộc, liên nghi lễ: nhằm hỗ trợ mục vụ cho cả dân bản xứ lẫn ngoại kiều cư ngụ trong cùng địa giới. Giáo xứ đối địa trở thành “địa đei63m ưu tiên và ổn định cho kinh nghiệm liên sắc dân và liên văn hóa, trong khi các nhóm cá thể vẫn duy trì được sự tự lập nào đó”.[25]
- Giáo xứ địa phương phục vụ di dân của một hay nhiều nhóm sắc dân, một hay nhiều nghi lễ, Giáo xứ đối địa (nhà thờ hay trung tâm giáo xứ) là nơi qui tụ, gặp gỡ và sống cộng đoàn cho một hay nhiều cộng đoàn ngoại kiều.
Cũng có thể có các cơ cấu mục vụ - truyền giáo khác [26] đáp ứng các nhu cầu đặc biệt cho các giới đặc biệt của di dân, như:
- Trung tâm dành cho công tác mục vụ giữa người trẻ và dành cho hương nghiệp, với nhiệm vụ phát huy sáng kiến trong lãnh vực này;
- Trung tâm huấn luyện giáo dân và cán sự mục vụ, để phục vụ trong viễn tượng đa văn hóa;
- Trung tâm nghiên cứu và suy tư mục vụ: với nhiệm vụ theo dõi sự biến thái của hiện tượng di dân và đề xuất cho những người trách nhiệm hướng mục vụ thích hợp;
- Đơn vị mục vụ (unità pastorale) được hình thành tại một giáo xứ hay liên giáo xứ đối địa, làm việc nhịp nhàng với chương trình mục vụ chung của giáo phận để lo cho di dân.
Tóm lại 2 điều cần lưu ý cho các cơ cấu mục vụ truyền giáo di dân là:
1/ Tất cả những hình thức được giới thiệu nói trên, và cả “những dàn xếp mục vụ không chính thức, có thể là tự phát, rất đáng được nhìn nhận và khích lệ trong nội vi một giáo phận, không cần biết có bao nhiêu người được hưởng ơn ích của nó. Chỉ cần tránh nguy cơ ngẫu hứng, đơn độc, cán sự không thích hợp và các giáo phái”.[27]
2/ các cơ cấu mục vụ sẽ trở nên hữu hiệu nếu làm việc trong tinh thần hợp tác và hòa hợp giữa cộng đoàn địa phương (Giáo hội địa phương) với các nhóm khác nhau của Di dân.
Kết luận
Giáo hội nói chung và mỗi Giáo hội địa phương nói riêng (Giáo hội gốc, nơi người di dân xuất phát lẫn Giáo hội nơi tiếp nhận), qua huấn thị Erga Migrantes, đều được mời gọi cảm thấy có liên quan tới và phải dấn thân cho di dân, và giúp mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo hội nhận ra tính phức tạp của vấn đề di dân, và chống lại các ngờ vực vô căn cớ cũng như những thành kiến chống lại các ngoại kiều.[28]
Chúng ta không thể đáp ứng lại lời mời gọi này, nếu không cùng một thao thức quan tâm với Giáo hội, không cùng một nhịp đập với “con tim chạnh lòng thương của Chúa” nơi các Đấng thay mặt Chúa đã góp phần tạo ra Huấn thị Erga Migrantes Caritas Christi - Tình Yêu Đức Kitô dành cho Di dân.
Các tổ thảo luận theo câu hỏi.
Cha Gioan Nguyễn Văn Ty trình bày đề tài: “Giáo hội Công Giáo Việt nam trước nhu cầu mục vụ di dân” với những phân tích sâu sắc về lịch sử, linh đạo, thần học, định hướng mục vụ di dân. Sau đó các tổ thảo luận theo câu hỏi.
Cha Dong chia sẽ kinh nghiệm mục vụ di dân trong nước, đặc biệt tại Sài gòn.
Cha Hoàng chia sẽ mục vụ di dân ngoại kiều. Cha Dụ cha Hòa, cha Trí chia sẽ mục vụ di dân hải ngoại, các cộng đoàn Công giáo Việt nam bên Ý, Pháp, Đài loan.
Chiều 9.1, đúc kết những thảo luận và kiến nghị. Trao đổi và góp ý để hoàn chỉnh ban điều hành UBGMDD-HĐGMVN.
Sau giờ Chầu Thánh Thể tạ ơn, tiệc liên hoan có các nhóm giới trẻ di dân giúp vui các tiết mục ca múa vui nhộn dễ thương.
Hội nghị lần thứ nhất, UBGMDD trình bày giáo huấn của Giáo hội về mục vụ di dân, đề ra những định hướng và thiết lập cơ cấu tổ chức nhân sự. Tất cả đều hướng đến sứ vụ “Chăm sóc mục vụ cho anh chị em di dân là trách vụ gằn liền với sứ mạng truyền giáo và cần được lưu tâm đặc biệt trong bối cảnh ngày nay” (Đề cương Giáo hội tại Việt nam, HĐGMVN, Ban tổ chức năm Thánh 2010 trg.68-69).
Di dân như một dấu chỉ thời đại, một tiếng gọi của Thiên Chúa mời gọi Giáo hội Việt Nam rộng mở tiếp nhận trong đối thoại hiệp thông, trong phục vụ và truyền giáo.
Chú thích:
[1] Hồng Y Stephen Fumio Hamao làm Chủ tịch, và Tổng Giám Mục Agostino Marchetto làm Thư Ký (thời điểm văn kiện được công bố).
[2] Số 62 của Thông Điệp Caritas in Veritate của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho thấy mối quan tâm đặc biệt của Hội thánh về vấn đề Di dân, mở ra một lời mời gọi chung cho mọi chính quyền dân sự, và cộng đồng chung các quốc gia trên thế giới.
[3] AG 2: “Giáo hội tự bản chất là truyền giáo”.
[4] tc. LG 9: “… như Israel theo xác thịt, khi đang lữ hành trong sa mạc, đã được gọi là GH của TC, dân Israel mới tiến bước trong thời đại này, đang tìm về thành thánh tương lai bất diệt, cũng được gọi là GH Chúa Kitô”; và phần chú thích 9*: “Giáo hội là Dân Thiên Chúa trên đường lữ hành qua lịch sử thánh… Dân Chúa nói đây phải hiểu là cả mục tử lẫn con chiên…”
[5] Mt 28,19-20.
[6] Trường hợp nổi bật là nơi các Tông Đồ: Phaolô chẳng hạn, trên đường truyền giáo, đã thiết lập các cộng đoàn nơi mỗi vùng đất ngài đặt chân tới. Sau này CĐ Vatican II, chúng ta thấy rõ ý nghĩa chuyên biệt của việc truyền giáo này được tái xác nhận là “rao giảng Phúc âm và trồng Giáo hội vào các dân tộc hay những nhóm người mà Giáo hội còn chưa bén rễ” (AG 6).
[7] Trường hợp điển hình nơi các tín hữu ban đầu trong cuộc bách hại tại Giêrusalem, đã phải lánh nạn trong những nơi an toàn, những vùng đất nhiều khi trước đó chưa từng nghĩ tới (tc. CVTĐ 8,1; 11,19-21), hoặc tháp tùng những ai đang trên đường tìm kiếm chân lý, sự sống mới như trường hợp của Philip cho hoạn quan quyền thế của Kanđakê (tc. CVTĐ 8,26-40).
[8] Presentation của Đức Hồng Y Hamao Chủ tịch ở phần đầu của Huấn thị.
[9] Paul VI, Mortu proprio Pastoralis Migratorum Cura: AAS LXI (1969) 601-603.
[10] Congregation for Bishops, Instruction De pastorali migratorum cura (Nemo est): AAS LXI (1969) 614-643.
[10] tc. EMCC 3: “Mục đích trước hết của Huấn thị là đáp ứng các nhu cầu thiêng liêng và mục vụ của di dân ngày càng trở thành một dụng cụ của đối thoại và loan báo sứ điệp Kitô”.
[12] 22 khoản Qui định Pháp lý về Mục vụ là những triển khai cụ thể về Giáo luật được nói trong Phần I của Huấn thị: Di Dân, dấu chỉ thời đại và mối quan tâm của Hội thánh.
[13] Mt 16,2-3.
[14] tc. Mt 28,19-23.
[15] GS 4.
[16] Ibid.
[17] tc EMCC 19-23. Từ số 19 đến 23 cho di dân bắt đầu trở thành vấn đề lớn trong xã hội, và Giáo hội đáp ứng bằng những văn kiện hướng dẫn, kèm theo những hình thức mục vụ di dân thích hợp như sắc lệnh Ethnografica studia 1914 nhấn mạnh trách nhiệm của Giáo hội địa phương nâng đỡ di dân và khuyên hàng giáo sĩ địa phương phải được chuẩn bị thích hợp cho công tác này, cả về ngôn ngữ, văn hóa và mục vụ; Sắc lệnh Magni semper 1915 trao cho Bộ Giám mục thẩm quyền cho phép giáo sĩ chăm sóc di dân; Tông huấn Exsul familia 01.8.1952 của Đức Piô XII xác định nhiệm vụ hàng đầu về mục vụ chăm sóc di dân thuộc Giám mục giáo phận địa phương; Công đồng Vaticano II (1962-1965) với các văn kiện Gaudium et Spes, Apostolicam Actuositatem, Christus Dominus cho thấy di dân là một thực tại, đòi Dân Chúa phải quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ, gần gũi như “cận nhân” đối với di dân… đồng thời kêu gọi các đấng bản quyền liên hệ hãy đồng tâm hiệp lực lo lắng và hỗ trợ việc thiêng liêng cho người di dân. Tự sắc Pastoralis Migratorum Cura 1969 của Đức Phaolô VI và Huấn thị De Pastorali Migratorum Cura của Bộ các Giám mục nhấn mạnh tới vai trò các Giáo hội địa phương trong việc tiếp đón Di dân, và sự cộng tác liên Giáo hội để đảm bảo việc chăm sóc mục vụ phi biên giới cho Di dân; Bộ Giáo luật mới đòi các linh mục quản xứ phải quan tâm tới những người sống xa quê hương, tiên liệu việc thành lập các giáo xứ tòng nhân, giáo xứ sui iuris cho Di dân.
Thực ra trước thế kỷ XIX cũng đã có những huấn quyền nói về các việc mục vụ cho người di dân. Nhưng các văn kiện này chỉ có tính đáp ứng từng giai đoạn. Trong số các văn kiện này, đáng kể nhất là văn kiện của Công đồng Latran IV được Tassello trích dẫn trong lời giới thiệu bộ sách thu tập những tuyên bố của huấn quyền viết bằng tiếng Ý: FONDAZIONE MIGRANTES DELLA CONFERENZA EPISCOPALE ITALINANA, Enchiridion delle Chiesa per le Migrazioni, Documenti magisteriali ed ecumenici sulla pastorale della mobilita umana (1887-2000), Bologna 2001, pp. 19-20: “Nhận thấy tại nhiều nơi có khi trong cùng một thành phố, một giáo phận, có sự pha trộn của dân chúng, dầu có chung một niềm tin, nhưng nói các thứ tiếng khác nhau, với những phong tục và lễ tiết khác nhau, vì thế chúng tôi truyền là các đấng bản quyền những nơi này cần định liệu để có thừa tác viên cử hành phụng vụ theo các lễ tiết và ngôn ngữ khác nhau, cử hành các bí tích của Giáo hội và giảng dạy thích ứng các lẽ đạo bằng lời nói và gương sáng” (CONCILIO LATERANENSE IV, cap. IX, J.D. MANSI, Sacrorum conciliorum nova et amplissima collectio, XXII, Venezia 1778, 988).
[18] tc EMCC 31-33 tóm tắt cho biết: năm 1912 Đức Piô X thiết lập Văn Phòng về vấn đề Di dân thuộc Bộ Giám mục; năm 1970 Đức Phaolô VI thiết lập Ủy Ban Giáo Hoàng Mục vụ Chăm sóc Di dân và Du lịch; năm 1988 nâng cấp thành Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục vụ Chăm sóc Di dân và Lữ hành. Nhiệm vụ của Văn phòng, Ủy ban, Hội đồng là thúc đẩy, cổ võ và sinh động các sáng kiến mục vụ thích hợp giúp cho những ai, vì lựa chọn hoặc vì nhu cầu, phải xa lìa nơi cư trú bình thường của họ.
[19] EMCC 97.
[20] tc. EMCC 37.
[21] tc. EMCC 34-39.
[22] tc. EMCC 49-60: ở đây, Huấn thị phân ra 4 loại: di dân Công Giáo; Di dân Công Giáo theo nghi lễ Đông Phương; Di dân thuộc các Giáo hội và Cộng đoàn Giáo hội khác; Di dân thuộc các tôn giáo khác nói chung.
[23] EMCC 89.
[24] Ibid.
[25] EMCC 92.
[26] tc. EMCC 94.
[27] EMCC 92.
[28] tc. EMCC 41.
Qua 2 ngày hội thảo, ban tổ chức đã trình bày Huấn thị Erga Migrantes Caritas Christi, cùng nhau thảo luận về vấn đề Di dân và đề xuất những định hướng cho tương lai.
Từ chiều ngày 8/1, ban tổ chức đón tiếp ân cần các đại biểu từ các giáo phận miền Bắc, miền Trung, vùng cao nguyên, miền Tây. Tu viện Phanxicô, nơi yên tĩnh giữa lòng phố thị, với cơ sở rộng rãi khang trang, nhiều cây xanh, phong cảnh đẹp, các tham dự viên được phục vụ tận tình chu đáo.
5g chiều, thánh lễ khai mạc do Đức Hồng Y chủ tế. Ngài chia sẽ vài tâm tình mục vụ di dân.
Chúng ta đang sống trong mùa Giáng Sinh. Những bài Tin mừng sau lễ Giáng Sinh và Hiển Linh đều nói về Chúa Giêsu liên tục di chuyển, mới sinh ra đã di chuyển, đã di dân.
Khi nghe tin Gioan bị tống ngục, Chúa Giêsu đang ở miền Giuđêa để loan Tin mừng liền di chuyển về Galilê. Chúa giảng dạy ở Capharnaum. Lên núi Bát Phúc, làm nhiều phép lạ… Mọi người nghe tin như vậy thì từ miền Giuđêa rồi các miền Thập tỉnh, cả phía Đông bên kia sông Giođan kéo đến để nghe Chúa dạy, để chiêm ngưỡng Chúa. Chúa phải di chuyển liên tục, thân phận nhập thể làm người, có lẽ trước tiên Chúa muốn đồng cảm không những đón nhận thân phận của con người, cái hình thức, cái thân xác hay chết mà thôi, mà còn đồng cảm, cảm nhận cảm xúc, tâm tình của con người và đặc biệt những người du mục, liên tục di chuyển để biết tâm trạng của họ có một sự đồng cảm yêu thương họ. Chúa giảng dạy phù hợp với tâm thức, tâm lý của mọi người trên hành trình di chuyển.
Chúng ta lo mục vụ di dân là phải có một sự đồng cảm với những người di dân. Cách đây 6, 7 năm, Tp. HCM phát triển, bỗng nhiên di dân cả gần 2 triệu người về đây. Có một cha ở miền Trung nói với tôi rằng, một đêm tới sáng, một lớp Giáo lý họ đạo lớn, lên tàu hỏa đi vô Nam hết, lớp Giáo lý hôm sau trống trơn. Nói lên hình ảnh đó cho thấy ào ạt làn sóng di dân vào trong thành phố.
Nhiều người di dân trẻ đến đây học hành, lao động…Khi đón nhận nhiệm vụ mục vụ di dân thì vô số vấn đề, không biết phải giải quyết làm sao.
Tôi đi thăm các vị Hồng Y, Giám mục bên Mỹ, Canada, Âu châu, những nơi có cộng đoàn Công giáo Việt Nam ở đông. Các ngài đều nói rằng, cộng đoàn Công giáo Việt Nam là tấm gương đức tin cho chúng tôi, họ có đức tin vững vàng. Có vị cám ơn, nhờ tôi chuyển lời cám ơn Giáo hội Việt Nam. Giáo hội Việt Nam đã gởi cho họ những người Công giáo gương mẫu như vậy cho nên rất cám ơn. Tôi trả lời thế này: Thực ra không phải Giáo hội Việt Nam đâu mà là Chúa Thánh Thần đó. Chúa sai đi chứ không phải Giáo hội Việt Nam gởi.
Điều đó cho thấy tác động của Chúa Thánh Thần giống như Chúa Giêsu vậy. Chúa di chuyển khắp nơi để loan tin. Chúa cũng dùng làn sóng di dân để phát triển Tin mừng. Hiện tại các nơi đều có người Công giáo Việt nam: Campuchia, Lào, Thái Lan… Giáo hội Thái Lan vừa mời tôi sang cử hành kỷ niệm 300 năm thành lập Giáo phận Chanthaburi ở phía Đông Nam giáp giới Campuchia. Sang bên đó người ta kể, nhà thờ Chính tòa Chanthaburi hình thành cách đây 300 năm từ 130 người Việt Nam. Từ những người công giáo Việt Nam, hôm nay nhà thờ Chính tòa của địa phận Chanthaburi có đến 8.000 giáo dân, có lẽ là nhà thờ lớn nhất của Giáo hội Thái Lan, mà nguồn gốctừ người công giáo Việt Nam.
Tôi đến thăm Làng Việt Nam, chỗ đó Đức cha Lambert de la Motte làm Giám mục Đàng Trong. Trong nhà thờ ở đó còn lưu giữ xác của ngài. Đức Cha Lambert de la Motte đã làm hai điều còn lưu lại tới ngày nay đó là thành lập hàng Giáo sĩ bản xứ của chúng ta, và thành lập Dòng MTG, một Dòng tu hoàn toàn Việt Nam. Từ đó tới nay Dòng MTG phát triển rất nhanh. Hiện tại ở bên Thái Lan có 3 Hội dòng, ở Việt Nam có 24 Hội dòng, tổng cộng phải trên 10.000 tu sĩ Dòng MTG. Công trình của Đức Cha Lambert, ngài cũng là người di dân, đi từ bên Tây bên Tàu sang bên mình rồi cứ phải liên tục di chuyển như vậy. Cho nên người Công giáo Việt Nam của chúng ta nhờ những cuộc di cư và di dân đã thiết lập nhiều giáo xứ. Những miền đất mới như chiếc tàu Noe đón nhận. Người di dân trở thành sứ giả Tin mừng.
Trong cuộc hội thảo này, chúng ta cùng góp ý để hướng đến, mỗi Giáo phận trở thành chiếc tàu Noe cho di dân, thành chỗ dựa niềm tin cho con người.
Sáng 9.1, cha Đỗ Đình Ánh, trình bày đề tài “Cùng đọc Huấn thị Erga Migrantes Caritas Christi (Tình Yêu Đức Kitô dành cho Di dân)”.
Nhập đề
Huấn thị Erga Migrantes Caritas Christi (EMCC), tài liệu hướng dẫn mới nhất do Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục vụ Chăm sóc Di dân và Lữ Hành biên soạn,[1] được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II phê chuẩn ngày 01/05/2004, và 3 ngày sau, tức 03/5/2004 được chính thức công bố. Tài liệu này đã mau chóng trở thành “thủ bản”, hay “kim chỉ nam” cho các hoạt động Mục vụ chăm sóc Di dân và Lữ Hành của toàn thể Giáo hội, từ Giáo hội hoàn vũ tới Giáo hội địa phương. Đến nay, sau 5 năm công bố, Huấn thị vẫn tiếp tục mang tính “thời sự” cho toàn thể Hội thánh.[1] Tính thời sự đó được nhìn dưới hai điểm nhấn: Sự qsuan tâm của toàn thể Hội thánh với những người Di dân và Lữ hành và Những cố gắng thích ứng của những hướng dẫn Mục vụ chăm sóc của Hội thánh cho những con người này.
Đi vào hai điểm nhấn nói trên, chúng ta mong chính bản thân cũng như những ai đang dấn thân cho việc chăm sóc mục vụ Di dân và nhiều người thiện chí khác nữa sẽ có thêm khả năng hiểu, đồng cảm được với một trong những quan tâm hàng đầu hiện nay của Hội thánh là Loan báo Tin Mừng và sẵn lòng hợp tác với nhau làm cho men Tin Mừng trong một lãnh vực hết sức cụ thể là Phục vụ Chăm sóc Mục vụ cho người Di dân và Lữ hành được nở rộ khắp mọi môi trường, hoàn cảnh sống hiện nay của mỗi người.
Khai triển
1. Trước hết, nói về Sự Quan tâm của Hội thánh với Di dân. Câu hỏi đặt ra là đã từ khi nào, và bắt đầu từ đâu, với những phương thế nào Giáo hội được nhận mình thực sự là biết quan tâm lo lắng mục vụ cho người Di dân, Lữ hành?
Không khó tìm câu trả lời nếu chúng ta đi ngược dòng lịch sử chiêm ngắm Giáo hội trong giai đoạn được khai sinh và phát triển sau đó. Công đồng Vaticano II cho biết, Giáo hội này là một Giáo hội tự bản chất là truyền giáo [3] và lữ hành [4], được hình thành bởi những con người, ý thức mình phải luôn lưu động, di chuyển để có thể chu toàn được sứ mạng Đấng đã thiết lập Giáo hội truyền dạy: “Các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, thanh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, hãy dạy họ vâng giữ mọi điều Thầy truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.[5]
Từ ngữ “đi” theo thời gian đã được thi hành trong hai cách: hoặc chính Giáo hội phải “đi” để tới được với những anh chị em chưa từng được nghe biết về Tin Mừng, đang định cư trong những nơi chốn, địa danh cụ thể, để loan báo Tin Mừng cho họ, xây dựng Giáo hội địa phương tại đó cho họ [6]; hoặc Giáo hội cùng “đi” với những người đang trên đường “đi của họ”, để loan báo Tin Mừng và sống Tin Mừng với những con người này.[7]
Hai phương cách này, Giáo hội đã thực hiện đan xen nhau trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của mình.
2. Erga Migrantes được công bố 03/5/2004 với lời giới thiệu (presentation)[8] ở ngay phần đầu của bản văn, là “muốn cập nhật hóa việc chăm sóc mục vụ dành cho di dân, 35 năm sau khi Đức Phaolô VI ban hành tự sắc Pastoralis migratorum [9] và Bộ các Giám mục ban Huấn thị De Pastorali migratorum cura (Nemo est) [10] liên quan”. Lời giới thiệu đã cho thấy Di Dân không phải là vấn đề gần đây mới nhận được sự quan tâm của Giáo hội. không phải chỉ gần đây Giáo hội mới có những sáng kiến, những hướng dẫn mục vụ cho người Di dân và lữ hành. Tính chất mới thể hiện trong mỗi văn kiện, mỗi hoàn cảnh - cụ thể như Erga Migrantes qui về văn kiện gần nó nhất là Pastoralis migratorum của Đức Phaolô VI và huấn thị De Pastorali migratorum cura của Bộ các Giám mục được công bố năm 1969 - là ở chỗ, Giáo hội luôn muốn canh tân, muốn đáp ứng những nhu cầu thiết thực của ngươi Di dân, vốn trong dòng chảy của thời gian, đã có những giai đoạn cần lưu tâm, để ý hơn lúc nào hết.[11]
Trong Erga Migrantes chúng ta đọc được một lần nữa sự quan tâm của Hội thánh với Di dân.
3. Về Bố cục
Erga Migrantes được viết trong 104 số với 22 Khoản Qui định Pháp lý về Mục vụ[12]. Không kể Nhập đề và Kết luận, cùng với những Qui định Pháp lý về Mục vụ dành cho mỗi thành phần Dân Chúa trong trách nhiệm liên đới phải có để lo cho Di dân, Erga Migrantes khai triển những định hướng Mục vụ Di dân trong 4 phần chính.
3.1. Phần I: Di dân, dấu chỉ thời đại và mối quan tâm của Hội thánh
Dùng kiểu nói ‘dấu chỉ của thời đại’, Giáo hội khơi dậy ý thức trách nhiệm nơi mỗi người, và mời gọi cùng với Giáo hội suy nghĩ lời sau đây của Chúa Giêsu với những người thuộc phái Pharisiêu và phái Xađốc khi họ xin Người một dấu lạ từ trời. người đáp: “Chiều đến, các ông nói: ‘Ráng vàng thì nắng’, rồi sớm mai, các ông nói: ‘Ráng trắng thì mưa’. Cảnh sách bầu trời thì các ông biết cắt nghĩa, còn thời điểm thì các ông lại không cắt nghĩa nổi”.[13]
Cách nói ‘thời điểm’ hay ‘dấu chỉ thời điểm’, ở đây theo văn mạch, phải hiểu là một thực tại đang diễn ra trước mặt: là Chúa Giêsuvà những lời Ngài giảng dạy, các phép lạ Ngài làm… Là lời chứng, là sự chuẩn bị trước đó của Gioan Tiền hô dẫn tới sự hoán cải của đông đảo dân chúng tích cực chờ đón Ngài, là Đấng Cứu Thế đang đến.
Giáo hội ý thực trách nhiệm đã được trao phó,[14] nhìn nhận mình “có bổn phận tìm hiểu tường tận những dấu chỉ của thời đại, và giải thích dưới ánh sáng Phúc âm”,[15] nhằm “giải đáp một cách thích ứng với mỗi thế hệ những thắc mắc muôn thuở của con người về ý nghĩa cuộc sống hiện tại và mau hậu cũng như về mối tương quan giữa hai cuộc sống ấy”.[16]
Một trong những dấu chỉ thời đại, nổi lên từ thế kỷ XIX được huấn quyền, xuyên qua các văn kiện chính thức nhìn nhận là hiện tượng di dân.[17] Hiện tượng này đã trở thành thực tại đòi phải có các tổ chức, cơ quan trung ương của Tòa Thánh và nơi mỗi Giáo hội địa phương tương ứng để phục vụ đúng mức.[18] Erga Migrantes số 14 tái xác nhận Di dân ngày nay vẫn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Giáo hội trong việc phục vụ và loan báo Tin Mừng: “Hiện tượng di dân là một dấu chỉ thời đại đầy ý nghĩa, là một thách đố cần khám phá và sử dụng trong công tác canh tân nhân loại và loan báo tin mừng bình an”.
3.2. Phần II: Di dân và Mục vụ chăm sóc đón tiếp
Xuất phát từ bản chất Giáo hội là Truyền giáo. Giáo hội mời gọi mỗi Kitô hữu trong nhiệm vụ và chức năng tuy khác nhau, vẫn có chung một bản chất với Giáo hội, hãy:
- “Đi tới với mọi người để công bố Đức Giêsu Kitô và - trong Đức Kitô và trong Giáo hội - đưa họ tới sự hiệp thông với toàn thể nhân loại”.[19]
- Dấn thân tích cực làm rõ nét các thừa tác vụ Hiệp thông, Truyền giáo và Mầu nhiệm được Công đồng Vatican II xác định cho Giáo hội trong mọi công tác Mục vụ.[20]
Trong công tác Mục vụ Di dân, hướng dẫn này được thực hiện qua việc phát huy nền văn hóa đón tiếp và liên đới, lắng nghe và đối thoại, hội nhập và phát huy những giá trị Tin Mừng trong mỗi sắc dẫn, mỗi ngôn ngữ, mỗi lễ tiết,[21] để Giáo hội được lớn lên trong và với Di dân.[22]
3.3. Phần III: Các cán sự trong Mục vụ Chăm sóc - Hiệp thông
Từ một nền Giáo hội học hiệp thông và phục vụ linh đạo hiệp thông, phần III của Erga Migrantes số 70 nói tới một nhu cầu bức thiết trước tiên là phải xây dựng được một sự hợp tác chặt chẽ giữa hai Giáo hội xuất xứ và tiếp nhận.
Bước cơ bản là Hội đồng Giám mục mỗi quốc gia được kêu gọi hãy lập ra một Ủy ban Giám mục lo việc mục vụ cho người Di dân hay Lữ hành nói chung, mục đích của Ủy ban là cổ võ và phối hợp hiệu quả các hoạt động mục vụ trong mỗi Giáo hội địa phương. Nếu không lập được, hay không thích hợp để lập một Ủy ban như thế, thì các hoạt động mục vụ nói trên phải được ủy thác cho một Giám mục chịu trách nhiệm để phối hợp.
Các Ủy ban Giám mục hay các Giám mục được ủy thác trách nhiệm phối kết, và các cấu trúc tương ứng bên Giáo hội Đông phương đều có trách nhiệm trên các di dân ngoại quốc trong phần lãnh thổ quốc gia của mình, và đương nhiên trong phần lãnh địa của Giáo hội địa phương. Các ngài phải hết sức lưu tâm tới những người cùng đồng hương với nhau, vì họ đã phải lìa bỏ quê hương gốc và trở nên những di dân trên phần đất của các ngài.
Bước kế tiếp phải có các tuyên úy, các nhà truyền giáo lo cho di dân. Họ là các linh mục nhận bài sai để lo phần thiêng liêng cho những di dân có chung một ngôn ngữ, hay cùng một quốc gia, hoặc thuộc về một Giáo hội sui iuris có chung lễ tiết, Giáo hội cần tạo thuận lợi và chuẩn bị các linh mục tương lai đảm nhận các trách nhiệm này.
Trong số các vị này, cần bổ nhiệm một vị Điều phối viên cấp quốc gia, là biểu hiện của Giáo hội tiếp nhận (Chiesa ad quam), có nhiệm vụ hỗ trợ các tuyên úy, các nhà truyền giáo, chứ không phải là đại diện của họ. Nói chung, vị Điều phối viên được thiết lập nhằm phục vụ các tuyên úy, các nhà truyền giáo được Hội đồng Giám mục gốc (a qua) sai đi chính thức.
Bước cuối cùng là luôn chủ động tạo sự cộng tác chặt chẽ giữa mọi thành phần lo chung một công tác mục vụ di dân: vị Giám đốc Mục vụ di dân cấp quốc gia và các Điều phối viên cấp quốc gia, và giữa chính các tuyên úy với nhau.
3.4. Phần IV: Các cơ cấu của mục vụ truyền giáo
Một nền văn hóa đón tiếp người Di dân đúng nghĩa bao gồm trợ giúp, liên đới, tiếp nhận và hòa nhập vào một Giáo hội duy nhất nơi không ai thấy mình là kẻ xa lạ. Không đơn giản nếu chỉ nghĩ tới việc trợ giúp huynh đệ và tranh đấu về mặt luật pháp cho các lợi ích của người di dân, nhưng phải hơn thế nữa, dám tiếp nhận các giá trị nhân bản chân chính của di dân, vượt lên trên bất cứ khó khăn nào do việc chung sống với người khác gây nên. Nói tóm lại, việc tiếp nhận theo nghĩa đầy đủ Giáo hội muốn, là giúp di dân hòa nhập va tự túc được trong môi trường mới tới.
Cơ cấu căn bản cho việc mục vụ truyền giáo di dân thuộc về Giáo hội địa phương nơi di dân tới. Chịu trách nhiệm đầu là Giám mục bản quyền nơi di dân đang trú ngụ. Tuy nhiên cũng chính nơi đây, việc mục vụ “phải tôn trọng hoàn toàn sự khác biệt về di sản thiêng liêng và văn hóa của di dân chứ không hạn chế lại vì lý do phải đồng bộ”.[23] Để hòa hợp, Giáo hội nơi tiếp nhận cần phân biệt “đặc tính địa giới của việc chăm sóc thiêng liêng với việc chăm sóc dựa trên yếu tố họ thuộc về các nhóm sắc dân, ngôn ngữ và nghi lễ”.[24]
Do đó, cần có các cơ cấu mục vụ đón tiếp thích hợp, như:
- Giáo xứ toàn nhân dựa trên sắc dân và ngôn ngữ, hay dựa trên nghi lễ riêng, để phục vụ số đông người Công giáo đã ổn định và có lễ nghi ngôn ngữ riêng hay cùng quốc tịch. Cũng có thể lập giáo xứ địa phương với sứ mạng phục vụ sắc dân - ngôn ngữ hay phục vụ nghi lễ riêng, tức là giáo xứ có địa sở với một hay nhiều cán sự mục vụ để phục vụ, một hay nhiều nhóm Kitô hữu ngoại quốc.
- Giám điểm (missio cum cura animarum) được thiết lập để lo phần thiêng liêng cho người di dân thuộc các sắc dân - quốc gia hay có lễ nghi riêng, nhưng cuộc sống chưa ổn định.
- Tổ chức Mục vụ sắc dân ngôn ngữ trên cấp vùng (Servizio pastorale etnico-linguistico a livello zonale) nhằm có các hoạt động mục vụ giúp những người nhập cư đã hòa nhập tương đối tốt vào xã hội địa phương.
Mục vụ Di dân có thể được hòa nhập trong mục vụ đối địa theo những hình thức sau:
- Giáo xứ liên văn hóa, liên sắc tộc, liên nghi lễ: nhằm hỗ trợ mục vụ cho cả dân bản xứ lẫn ngoại kiều cư ngụ trong cùng địa giới. Giáo xứ đối địa trở thành “địa đei63m ưu tiên và ổn định cho kinh nghiệm liên sắc dân và liên văn hóa, trong khi các nhóm cá thể vẫn duy trì được sự tự lập nào đó”.[25]
- Giáo xứ địa phương phục vụ di dân của một hay nhiều nhóm sắc dân, một hay nhiều nghi lễ, Giáo xứ đối địa (nhà thờ hay trung tâm giáo xứ) là nơi qui tụ, gặp gỡ và sống cộng đoàn cho một hay nhiều cộng đoàn ngoại kiều.
Cũng có thể có các cơ cấu mục vụ - truyền giáo khác [26] đáp ứng các nhu cầu đặc biệt cho các giới đặc biệt của di dân, như:
- Trung tâm dành cho công tác mục vụ giữa người trẻ và dành cho hương nghiệp, với nhiệm vụ phát huy sáng kiến trong lãnh vực này;
- Trung tâm huấn luyện giáo dân và cán sự mục vụ, để phục vụ trong viễn tượng đa văn hóa;
- Trung tâm nghiên cứu và suy tư mục vụ: với nhiệm vụ theo dõi sự biến thái của hiện tượng di dân và đề xuất cho những người trách nhiệm hướng mục vụ thích hợp;
- Đơn vị mục vụ (unità pastorale) được hình thành tại một giáo xứ hay liên giáo xứ đối địa, làm việc nhịp nhàng với chương trình mục vụ chung của giáo phận để lo cho di dân.
Tóm lại 2 điều cần lưu ý cho các cơ cấu mục vụ truyền giáo di dân là:
1/ Tất cả những hình thức được giới thiệu nói trên, và cả “những dàn xếp mục vụ không chính thức, có thể là tự phát, rất đáng được nhìn nhận và khích lệ trong nội vi một giáo phận, không cần biết có bao nhiêu người được hưởng ơn ích của nó. Chỉ cần tránh nguy cơ ngẫu hứng, đơn độc, cán sự không thích hợp và các giáo phái”.[27]
2/ các cơ cấu mục vụ sẽ trở nên hữu hiệu nếu làm việc trong tinh thần hợp tác và hòa hợp giữa cộng đoàn địa phương (Giáo hội địa phương) với các nhóm khác nhau của Di dân.
Kết luận
Giáo hội nói chung và mỗi Giáo hội địa phương nói riêng (Giáo hội gốc, nơi người di dân xuất phát lẫn Giáo hội nơi tiếp nhận), qua huấn thị Erga Migrantes, đều được mời gọi cảm thấy có liên quan tới và phải dấn thân cho di dân, và giúp mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo hội nhận ra tính phức tạp của vấn đề di dân, và chống lại các ngờ vực vô căn cớ cũng như những thành kiến chống lại các ngoại kiều.[28]
Chúng ta không thể đáp ứng lại lời mời gọi này, nếu không cùng một thao thức quan tâm với Giáo hội, không cùng một nhịp đập với “con tim chạnh lòng thương của Chúa” nơi các Đấng thay mặt Chúa đã góp phần tạo ra Huấn thị Erga Migrantes Caritas Christi - Tình Yêu Đức Kitô dành cho Di dân.
Các tổ thảo luận theo câu hỏi.
Cha Gioan Nguyễn Văn Ty trình bày đề tài: “Giáo hội Công Giáo Việt nam trước nhu cầu mục vụ di dân” với những phân tích sâu sắc về lịch sử, linh đạo, thần học, định hướng mục vụ di dân. Sau đó các tổ thảo luận theo câu hỏi.
Cha Dong chia sẽ kinh nghiệm mục vụ di dân trong nước, đặc biệt tại Sài gòn.
Cha Hoàng chia sẽ mục vụ di dân ngoại kiều. Cha Dụ cha Hòa, cha Trí chia sẽ mục vụ di dân hải ngoại, các cộng đoàn Công giáo Việt nam bên Ý, Pháp, Đài loan.
Chiều 9.1, đúc kết những thảo luận và kiến nghị. Trao đổi và góp ý để hoàn chỉnh ban điều hành UBGMDD-HĐGMVN.
Sau giờ Chầu Thánh Thể tạ ơn, tiệc liên hoan có các nhóm giới trẻ di dân giúp vui các tiết mục ca múa vui nhộn dễ thương.
Hội nghị lần thứ nhất, UBGMDD trình bày giáo huấn của Giáo hội về mục vụ di dân, đề ra những định hướng và thiết lập cơ cấu tổ chức nhân sự. Tất cả đều hướng đến sứ vụ “Chăm sóc mục vụ cho anh chị em di dân là trách vụ gằn liền với sứ mạng truyền giáo và cần được lưu tâm đặc biệt trong bối cảnh ngày nay” (Đề cương Giáo hội tại Việt nam, HĐGMVN, Ban tổ chức năm Thánh 2010 trg.68-69).
Di dân như một dấu chỉ thời đại, một tiếng gọi của Thiên Chúa mời gọi Giáo hội Việt Nam rộng mở tiếp nhận trong đối thoại hiệp thông, trong phục vụ và truyền giáo.
Chú thích:
[1] Hồng Y Stephen Fumio Hamao làm Chủ tịch, và Tổng Giám Mục Agostino Marchetto làm Thư Ký (thời điểm văn kiện được công bố).
[2] Số 62 của Thông Điệp Caritas in Veritate của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho thấy mối quan tâm đặc biệt của Hội thánh về vấn đề Di dân, mở ra một lời mời gọi chung cho mọi chính quyền dân sự, và cộng đồng chung các quốc gia trên thế giới.
[3] AG 2: “Giáo hội tự bản chất là truyền giáo”.
[4] tc. LG 9: “… như Israel theo xác thịt, khi đang lữ hành trong sa mạc, đã được gọi là GH của TC, dân Israel mới tiến bước trong thời đại này, đang tìm về thành thánh tương lai bất diệt, cũng được gọi là GH Chúa Kitô”; và phần chú thích 9*: “Giáo hội là Dân Thiên Chúa trên đường lữ hành qua lịch sử thánh… Dân Chúa nói đây phải hiểu là cả mục tử lẫn con chiên…”
[5] Mt 28,19-20.
[6] Trường hợp nổi bật là nơi các Tông Đồ: Phaolô chẳng hạn, trên đường truyền giáo, đã thiết lập các cộng đoàn nơi mỗi vùng đất ngài đặt chân tới. Sau này CĐ Vatican II, chúng ta thấy rõ ý nghĩa chuyên biệt của việc truyền giáo này được tái xác nhận là “rao giảng Phúc âm và trồng Giáo hội vào các dân tộc hay những nhóm người mà Giáo hội còn chưa bén rễ” (AG 6).
[7] Trường hợp điển hình nơi các tín hữu ban đầu trong cuộc bách hại tại Giêrusalem, đã phải lánh nạn trong những nơi an toàn, những vùng đất nhiều khi trước đó chưa từng nghĩ tới (tc. CVTĐ 8,1; 11,19-21), hoặc tháp tùng những ai đang trên đường tìm kiếm chân lý, sự sống mới như trường hợp của Philip cho hoạn quan quyền thế của Kanđakê (tc. CVTĐ 8,26-40).
[8] Presentation của Đức Hồng Y Hamao Chủ tịch ở phần đầu của Huấn thị.
[9] Paul VI, Mortu proprio Pastoralis Migratorum Cura: AAS LXI (1969) 601-603.
[10] Congregation for Bishops, Instruction De pastorali migratorum cura (Nemo est): AAS LXI (1969) 614-643.
[10] tc. EMCC 3: “Mục đích trước hết của Huấn thị là đáp ứng các nhu cầu thiêng liêng và mục vụ của di dân ngày càng trở thành một dụng cụ của đối thoại và loan báo sứ điệp Kitô”.
[12] 22 khoản Qui định Pháp lý về Mục vụ là những triển khai cụ thể về Giáo luật được nói trong Phần I của Huấn thị: Di Dân, dấu chỉ thời đại và mối quan tâm của Hội thánh.
[13] Mt 16,2-3.
[14] tc. Mt 28,19-23.
[15] GS 4.
[16] Ibid.
[17] tc EMCC 19-23. Từ số 19 đến 23 cho di dân bắt đầu trở thành vấn đề lớn trong xã hội, và Giáo hội đáp ứng bằng những văn kiện hướng dẫn, kèm theo những hình thức mục vụ di dân thích hợp như sắc lệnh Ethnografica studia 1914 nhấn mạnh trách nhiệm của Giáo hội địa phương nâng đỡ di dân và khuyên hàng giáo sĩ địa phương phải được chuẩn bị thích hợp cho công tác này, cả về ngôn ngữ, văn hóa và mục vụ; Sắc lệnh Magni semper 1915 trao cho Bộ Giám mục thẩm quyền cho phép giáo sĩ chăm sóc di dân; Tông huấn Exsul familia 01.8.1952 của Đức Piô XII xác định nhiệm vụ hàng đầu về mục vụ chăm sóc di dân thuộc Giám mục giáo phận địa phương; Công đồng Vaticano II (1962-1965) với các văn kiện Gaudium et Spes, Apostolicam Actuositatem, Christus Dominus cho thấy di dân là một thực tại, đòi Dân Chúa phải quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ, gần gũi như “cận nhân” đối với di dân… đồng thời kêu gọi các đấng bản quyền liên hệ hãy đồng tâm hiệp lực lo lắng và hỗ trợ việc thiêng liêng cho người di dân. Tự sắc Pastoralis Migratorum Cura 1969 của Đức Phaolô VI và Huấn thị De Pastorali Migratorum Cura của Bộ các Giám mục nhấn mạnh tới vai trò các Giáo hội địa phương trong việc tiếp đón Di dân, và sự cộng tác liên Giáo hội để đảm bảo việc chăm sóc mục vụ phi biên giới cho Di dân; Bộ Giáo luật mới đòi các linh mục quản xứ phải quan tâm tới những người sống xa quê hương, tiên liệu việc thành lập các giáo xứ tòng nhân, giáo xứ sui iuris cho Di dân.
Thực ra trước thế kỷ XIX cũng đã có những huấn quyền nói về các việc mục vụ cho người di dân. Nhưng các văn kiện này chỉ có tính đáp ứng từng giai đoạn. Trong số các văn kiện này, đáng kể nhất là văn kiện của Công đồng Latran IV được Tassello trích dẫn trong lời giới thiệu bộ sách thu tập những tuyên bố của huấn quyền viết bằng tiếng Ý: FONDAZIONE MIGRANTES DELLA CONFERENZA EPISCOPALE ITALINANA, Enchiridion delle Chiesa per le Migrazioni, Documenti magisteriali ed ecumenici sulla pastorale della mobilita umana (1887-2000), Bologna 2001, pp. 19-20: “Nhận thấy tại nhiều nơi có khi trong cùng một thành phố, một giáo phận, có sự pha trộn của dân chúng, dầu có chung một niềm tin, nhưng nói các thứ tiếng khác nhau, với những phong tục và lễ tiết khác nhau, vì thế chúng tôi truyền là các đấng bản quyền những nơi này cần định liệu để có thừa tác viên cử hành phụng vụ theo các lễ tiết và ngôn ngữ khác nhau, cử hành các bí tích của Giáo hội và giảng dạy thích ứng các lẽ đạo bằng lời nói và gương sáng” (CONCILIO LATERANENSE IV, cap. IX, J.D. MANSI, Sacrorum conciliorum nova et amplissima collectio, XXII, Venezia 1778, 988).
[18] tc EMCC 31-33 tóm tắt cho biết: năm 1912 Đức Piô X thiết lập Văn Phòng về vấn đề Di dân thuộc Bộ Giám mục; năm 1970 Đức Phaolô VI thiết lập Ủy Ban Giáo Hoàng Mục vụ Chăm sóc Di dân và Du lịch; năm 1988 nâng cấp thành Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục vụ Chăm sóc Di dân và Lữ hành. Nhiệm vụ của Văn phòng, Ủy ban, Hội đồng là thúc đẩy, cổ võ và sinh động các sáng kiến mục vụ thích hợp giúp cho những ai, vì lựa chọn hoặc vì nhu cầu, phải xa lìa nơi cư trú bình thường của họ.
[19] EMCC 97.
[20] tc. EMCC 37.
[21] tc. EMCC 34-39.
[22] tc. EMCC 49-60: ở đây, Huấn thị phân ra 4 loại: di dân Công Giáo; Di dân Công Giáo theo nghi lễ Đông Phương; Di dân thuộc các Giáo hội và Cộng đoàn Giáo hội khác; Di dân thuộc các tôn giáo khác nói chung.
[23] EMCC 89.
[24] Ibid.
[25] EMCC 92.
[26] tc. EMCC 94.
[27] EMCC 92.
[28] tc. EMCC 41.
Sứ điệp Hội nghị toàn quốc về di dân lần thứ I
Nghị Hội
20:32 10/01/2010
SỨ ĐIỆP HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC VỀ DI DÂN LẦN THỨ I
Gởi các Bạn Trẻ di dân trong và ngoài nước
Các bạn trẻ di dân rất thấn mến,
Trong hai ngày 08 và 09 tháng 01 năm 2010 vừa qua, chúng tôi, 68 tham dự viên, là đại biểu của các giáo phận trên toàn quốc, đại biểu các dòng tu, đại biểu giáo dân, cũng có mặt của một số đại biểu hải ngoại và ngoại kiều đang dấn thân trong công tác mục vụ di dân trong và ngoài nước, đã qui tụ về chủng viện dòng Phan-xi-cô, Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh, để tham dự Hội nghị Toàn quốc về Mục vụ Di dân lần thứ I.
Chúng tôi đã dành thời giờ để cầu nguyện, để học tập các chỉ dẫn của Giáo Hội về Mục vụ Di dân dựa trên Huấn thị Erga Migrantes Caritas Christi, để thảo luận hầu tìm ra những ứng dụng thiết thực cho tình hình di dân hiện nay tại Việt Nam, và để củng cố tình đoàn kết và sự hợp tác giữa các Giáo phận với Ủy Ban Mục vụ Di dân của HĐGMVN.
Chúng tôi tin rằng Chúa đã chúc lành cho Hội Nghị này được mọi sự tốt đẹp, về tinh thần cũng như trong công việc; qua đó chúng tôi biết rằng Đức Ki-tô luôn dành cho các di dân một tình yêu rất đặc biệt như Huấn thị khảng định; chính vì Ngài đã từng gần gũi chia sẻ số phận khó khăn của kiếp di dân.
Dầu chưa phục vụ được gì nhiều cho di dân, nhưng chúng tôi mong rằng, qua các nỗ lực của chúng tôi trong những ngày qua đã nói lên được phần nào lòng ưu ái của Đức Ki-tô trong Hội Thánh dành cho các bạn. Xin các bạn tiếp tục cầu nguyện cho chúng tôi để công tác hậu hội nghị được triển khai cách tốt đẹp, hầu sớm mang lại lợi ích thiêng liêng và tinh thần cho đông đảo các di dân Việt Nam trong nước cũng như ở hải ngoại.
Chúng tôi cầu chúc các bạn luôn giữ vững được đức tin vào Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô mọi nơi và mọi lúc, biết phát huy và quảng bá đức tin đó trong môi trường đầy gian khó nhưng cũng đầy hồng ân của cuộc sống di dân.
Thủ Đức, ngày 10 tháng 01 năm 2010
Các đại biểu Hội nghị Toàn quốc về Mục vụ Di dân lần thứ I
Gởi các Bạn Trẻ di dân trong và ngoài nước
Các bạn trẻ di dân rất thấn mến,
Trong hai ngày 08 và 09 tháng 01 năm 2010 vừa qua, chúng tôi, 68 tham dự viên, là đại biểu của các giáo phận trên toàn quốc, đại biểu các dòng tu, đại biểu giáo dân, cũng có mặt của một số đại biểu hải ngoại và ngoại kiều đang dấn thân trong công tác mục vụ di dân trong và ngoài nước, đã qui tụ về chủng viện dòng Phan-xi-cô, Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh, để tham dự Hội nghị Toàn quốc về Mục vụ Di dân lần thứ I.
Chúng tôi đã dành thời giờ để cầu nguyện, để học tập các chỉ dẫn của Giáo Hội về Mục vụ Di dân dựa trên Huấn thị Erga Migrantes Caritas Christi, để thảo luận hầu tìm ra những ứng dụng thiết thực cho tình hình di dân hiện nay tại Việt Nam, và để củng cố tình đoàn kết và sự hợp tác giữa các Giáo phận với Ủy Ban Mục vụ Di dân của HĐGMVN.
Chúng tôi tin rằng Chúa đã chúc lành cho Hội Nghị này được mọi sự tốt đẹp, về tinh thần cũng như trong công việc; qua đó chúng tôi biết rằng Đức Ki-tô luôn dành cho các di dân một tình yêu rất đặc biệt như Huấn thị khảng định; chính vì Ngài đã từng gần gũi chia sẻ số phận khó khăn của kiếp di dân.
Dầu chưa phục vụ được gì nhiều cho di dân, nhưng chúng tôi mong rằng, qua các nỗ lực của chúng tôi trong những ngày qua đã nói lên được phần nào lòng ưu ái của Đức Ki-tô trong Hội Thánh dành cho các bạn. Xin các bạn tiếp tục cầu nguyện cho chúng tôi để công tác hậu hội nghị được triển khai cách tốt đẹp, hầu sớm mang lại lợi ích thiêng liêng và tinh thần cho đông đảo các di dân Việt Nam trong nước cũng như ở hải ngoại.
Chúng tôi cầu chúc các bạn luôn giữ vững được đức tin vào Tin Mừng của Đức Giê-su Ki-tô mọi nơi và mọi lúc, biết phát huy và quảng bá đức tin đó trong môi trường đầy gian khó nhưng cũng đầy hồng ân của cuộc sống di dân.
Thủ Đức, ngày 10 tháng 01 năm 2010
Các đại biểu Hội nghị Toàn quốc về Mục vụ Di dân lần thứ I
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư Hiệp Thông của ĐC Sang, nguyên Giám mục Thái Bình
+ GM FX. Nguyễn Văn Sang
06:35 10/01/2010
Thái Bình ngày 10 tháng 01 năm 2010
Thư ngỏ hiệp thông gửi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt - Tổng Giám Mục Hà Nội
Kính thưa Đức Tổng, vì hoàn cảnh đau ốm, do bệnh thấp khớp từ một tháng nay nên con được tin ở trên mạng về sự kiện xảy ra ở giáo xứ Đồng Chiêm trong các ngày qua. Với tư cách nguyên Giám Mục phụ tá Hà Nội, nguyên Giám Mục Thái Bình, con rất xúc động gửi đến Đức Tổng Giám Mục hiệp thông chân thành này.
Là một người con thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, ở một địa phương cũng gần giáo xứ Đồng Chiêm và là nguyên Giám Mục phụ tá của giáo phận trong 10 năm, con biết rõ tình hình giáo phận cũng như giáo xứ Đồng Chiêm có hàng trăm năm lịch sử gắn bó Giáo Hội với đất nước.
Cũng tưởng một số sự kiện đã trôi qua gây không ít thương tổn và băn khoăn cho cộng đồng Việt Nam trong và ngoài nước. Nhất là trong giới Công Giáo như vụ Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa... sẽ được giải quyết ổn thỏa theo tinh thần hy vọng và lạc quan do việc triều yết của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, tương lai về một quan hệ tốt sớm được mở ra giữa nhà nước và Công Giáo tại Việt Nam. Nhưng một sự kiện đen tối vừa xảy ra làm u ám cả bầu trời Tổng Giáo Phận đó là việc cây thập giá được cắm ở trên núi thờ hàng trăm năm nay bị triệt hạ, có sự xung đột, máu người vô tội đã bị đổ ra theo như chính thông cáo của Tòa Tổng Giám Mục chắc đáng tin cậy hơn “như các báo chí đi theo đúng lề”, nhất là bức thư hiệp thông của các Giám Mục Giáo tỉnh Miền bắc. Nay con xin lấy tư cách là con cái giáo phận, là người dân của thủ đô đang dự tính kỷ niệm 1000 năm thành lập trọng thể hoành tráng..., xin cùng hiệp thông với Đức Tổng Giám Mục và các Giám Mục khác, cầu xin Thiên Chúa nhân hậu và yêu thương đã dùng cây thập giá để hòa giải giữa đất với trời giữa con người với nhau trong tình yêu thương tha thứ giúp cho chân lý và tình thương sớm trở lại trên mảnh đất Đồng Chiêm đau khổ này. Xin kính nhờ Đức Tổng gửi lời hiệp thông của con tới các linh mục, tu sỹ, giáo dân và đặc biệt các Đấng bậc có trách nhiệm và toàn thể anh chị em giáo xứ Đồng Chiêm thân mến!
Tuy việc đi lại khó khăn nhưng con cũng mong muốn chân thành tìm thời gian thuận tiện để đến kính viếng mảnh đất đã xảy ra đau thương tại Đồng Chiêm. Nhất là trong dịp Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam và Mùa Chay cả của Giáo Hội toàn cầu.
Kính xin Đức Tổng nhận lấy lòng yêu mến chân thành của con dâng lên Đức Tổng và hiệp thông với toàn thể các Đấng bậc trong Tổng giáo phận.
Kính mến!
+ GM Fx. Nguyễn Văn Sang
Nguyên Giám Mục phụ tá Hà Nội
Nguyên Giám Mục Thái Bình
Thư ngỏ hiệp thông gửi Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt - Tổng Giám Mục Hà Nội
Kính thưa Đức Tổng, vì hoàn cảnh đau ốm, do bệnh thấp khớp từ một tháng nay nên con được tin ở trên mạng về sự kiện xảy ra ở giáo xứ Đồng Chiêm trong các ngày qua. Với tư cách nguyên Giám Mục phụ tá Hà Nội, nguyên Giám Mục Thái Bình, con rất xúc động gửi đến Đức Tổng Giám Mục hiệp thông chân thành này.
Là một người con thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, ở một địa phương cũng gần giáo xứ Đồng Chiêm và là nguyên Giám Mục phụ tá của giáo phận trong 10 năm, con biết rõ tình hình giáo phận cũng như giáo xứ Đồng Chiêm có hàng trăm năm lịch sử gắn bó Giáo Hội với đất nước.
Cũng tưởng một số sự kiện đã trôi qua gây không ít thương tổn và băn khoăn cho cộng đồng Việt Nam trong và ngoài nước. Nhất là trong giới Công Giáo như vụ Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa... sẽ được giải quyết ổn thỏa theo tinh thần hy vọng và lạc quan do việc triều yết của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết với Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, tương lai về một quan hệ tốt sớm được mở ra giữa nhà nước và Công Giáo tại Việt Nam. Nhưng một sự kiện đen tối vừa xảy ra làm u ám cả bầu trời Tổng Giáo Phận đó là việc cây thập giá được cắm ở trên núi thờ hàng trăm năm nay bị triệt hạ, có sự xung đột, máu người vô tội đã bị đổ ra theo như chính thông cáo của Tòa Tổng Giám Mục chắc đáng tin cậy hơn “như các báo chí đi theo đúng lề”, nhất là bức thư hiệp thông của các Giám Mục Giáo tỉnh Miền bắc. Nay con xin lấy tư cách là con cái giáo phận, là người dân của thủ đô đang dự tính kỷ niệm 1000 năm thành lập trọng thể hoành tráng..., xin cùng hiệp thông với Đức Tổng Giám Mục và các Giám Mục khác, cầu xin Thiên Chúa nhân hậu và yêu thương đã dùng cây thập giá để hòa giải giữa đất với trời giữa con người với nhau trong tình yêu thương tha thứ giúp cho chân lý và tình thương sớm trở lại trên mảnh đất Đồng Chiêm đau khổ này. Xin kính nhờ Đức Tổng gửi lời hiệp thông của con tới các linh mục, tu sỹ, giáo dân và đặc biệt các Đấng bậc có trách nhiệm và toàn thể anh chị em giáo xứ Đồng Chiêm thân mến!
Tuy việc đi lại khó khăn nhưng con cũng mong muốn chân thành tìm thời gian thuận tiện để đến kính viếng mảnh đất đã xảy ra đau thương tại Đồng Chiêm. Nhất là trong dịp Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam và Mùa Chay cả của Giáo Hội toàn cầu.
Kính xin Đức Tổng nhận lấy lòng yêu mến chân thành của con dâng lên Đức Tổng và hiệp thông với toàn thể các Đấng bậc trong Tổng giáo phận.
Kính mến!
+ GM Fx. Nguyễn Văn Sang
Nguyên Giám Mục phụ tá Hà Nội
Nguyên Giám Mục Thái Bình
Cầu nguyện trong hiệp thông
Phêrô Trần Mạnh Hùng
07:59 10/01/2010
Cầu nguyện trong hiệp thông
Nhận được tin từ Giáo phận mẹ về vụ việc vừa diễn ra tại giáo xứ Đồng Chiêm, trước tiên tôi cảm thấy rất đau buồn và cảm thương nhiều đến hoàn cảnh của bà con giáo dân, đến quý cha đang coi sóc giáo xứ này. Chắc chắn rằng “vụ việc Đồng Chiêm” không chỉ dừng lại ở mức độ giáo xứ, tầm mức giáo phận hay giáo tỉnh Hà Nội mà sẽ còn vang vọng và ảnh hưởng đến toàn thể Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Hành vi của các các cấp chính quyền đến đập phá ảnh và biểu tượng tôn giáo một cách có hệ thống, gây ra thương tích nặng nề về nhiều mặt, chia rẽ quần chúng nhân dân đã làm cho rất nhiều bà con giáo dân và lương dân trong nước cũng như ở Hải Ngoại phẫn nộ và lên tiếng.
Trước tình hình đó tôi tự hỏi: để sống hoà giải, sống vui, sống đức tin, sống các nghi thức cử hành theo truyền thống dân tộc, sống trong tâm tình của Kim Chỉ Nam Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam, với tư cách là người tín hữu Kitô chúng ta có nên chịu đựng và im lặng trước hành vi bạo tàn, trước thái độ quá đáng quá thể này không? Cá nhân tôi mạnh dạn thưa rằng: không. Nếu như vậy, chúng ta phải làm gì? phải làm như thế nào? hành động theo tinh thần nào sẽ phù hợp với đức tin và bản chất của người công giáo?
Chúng ta nên hành động trong yêu thương:
“Yêu thương” là hiến chương, là mạch sống, là giới luật quan trọng nhất của Đạo công giáo, đạo Chúa Kitô. Chúa Giêsu đã đến, đã sống, đã dạy các môn đệ phải sống “Tình Yêu Thương” này nếu như muốn theo Chúa, muốn mở rộng nước Chúa. Tình yêu thương của Chúa mời gọi chúng ta ngày hôm nay Yêu ngay cả các kẻ thù ghét chúng ta, yêu cả những người đến bách hại, đến vu khống, đến gây chia rẽ, gây hận thù nơi chúng ta. Tình yêu này thật vĩ đại, đầy chất vị tha, luôn mãi là một mầu nhiệm nhưng không vì thế mà chúng ta không thể sống và thực hiện được, không vì thế mà làm cho chúng ta buông xuôi. Chúng ta được mời gọi chiêm ngắm và noi gương theo cuộc đời và sứ mệnh của chính Chúa Giêsu: từ lúc Chúa xuống trần gian đến khi trở về Nhà Cha, đó là quãng đường đong đầy thập giá, đong đầy yêu thương, đong đầy tha thứ, đong đầy nước mắt “xin vâng”. Nếu mầu nhiệm thập giá luôn đồng hành, luôn ẩn hiện trong cuộc đời các tín hữu, mọi nơi mọi lúc với nhiều cách thức và mức độ khác nhau sẽ trở nên mầu nhiệm hiệp thông cứu chuộc, mầu nhiệm tình yêu và sức mạnh chữa lành cho vết thương Nhân loại. Hành động bằng cách cầu nguyện liên lỉ và luôn vững tin trong hy vọng sẽ là phương cách theo lòng Chúa mong ước, mà Giáo Hội mong chờ.
Chúng ta nên hành động trong hiệp thông:
“Hiệp thông” là cụm từ xuất hiện nhiều trên các trang báo và tài liệu đạo đời gần đây. Hiệp thông là điều mà ai cũng mong ước nhưng để sống và thực hiện thì quả là rất khó, nhất là hiệp thông trong tinh thần công giáo. Mầu nhiêm hiệp thông là sứ điệp hi sinh, cho đi và yêu thương đến cùng. Chúng ta nên biết và ý thức: 500 cảnh sát, quân đội, dân phòng kia đều là những nạn nhân của Ý thức hệ tồi tàn, của ma quỷ vẫn đang bủa vây Đất nước và Tổ quốc Việt Nam. Họ phải làm việc theo sự chỉ đạo, họ phải làm việc vì “vâng lời”, vì miếng cơm manh áo, vì lý tưởng tàn bạo, chủ trương hoang đường mà họ không ý thức được. Chính họ cũng chưa bao giờ được hưởng hay hít thở làn gió dân chủ, được sống yêu thương chia sẻ, được cảm nghiệm thế nào là “độc lập tự do hạnh phúc”, hiểu thế nào là “do dân vì dân và của dân”, mặc dù họ đang sống trong một đất nước của những khẩu hiệu rùm beng và hoành tráng này. Có chăng, vài người trong số họ đã biết và ý thức được điều đó nhưng không dám nói, không dám sống, không dám thực hiện vì sợ bị triệt tiêu. Chính vì lẽ đó, chúng ta được mời gọi sống và chia sẻ, sống và hành động trong hiệp thông đến với mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam, không phân biệt chính kiến, tôn giáo hay văn hoá. Chúng ta vẫn tôn trọng họ mặc dù họ chưa hay không tôn trọng mình. Chúng ta vẫn yêu thương họ mặc dù họ chưa hay không yêu thương mình. Chúng ta mạnh dạn và tiếp tục lên tiếng đòi các quyền sống, quyền làm việc, quyền thực hành tín ngưỡng, quyền sở hữu, quyền bày tỏ lập trường quan điểm nhưng với và trong tinh thần và bầu khí của Hiệp thông. Bầu khí hiệp thông mời gọi chúng ta luôn tha thứ, luôn hy vọng vào đối thoại, tin tưởng vào lời cầu nguyện, hàn gắn vết thương bằng yêu thương. Chúng ta cầu nguyện chung, cầu nguyện riêng, cầu nguyện trong gia đình, trong làng xã, thắp nến hay bằng nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta lên tiếng đòi công lý qua các báo đài và các phương tiện thông tin đại chúng có thể, chúng ta lý giải và lập luận một cách rõ ràng, có chứng cứ, có hiểu biết trước sau để không bị rơi vào vòng luẩn quẩn của “các khẩu hiệu” như họ làm.
Yêu thương và Hiệp thông sẽ thay đổi được tình hình:
Đến giờ mà Chúa muốn, bằng cách mà Chúa chọn, ma quỷ tất yếu phải ngã gục và đầu hàng, các kẻ bách hại sẽ thấu hiểu và ăn năn thống hối. Chúng ta đang trong hành trình tiến về quê trời, chúng ta là các người lữ hành của hoà bình, của sự yêu thương, của niềm hy vọng cho nên chúng ta không thể lùi bước hay thất vọng được. Có thể vẫn còn máu chảy, có thể vẫn còn đó nhiều bất công, nhưng chúng ta không cam chịu chấp nhận sử dụng vũ lực hay bạo lực như họ đã làm đối với chúng ta. Con cái ánh sáng chấp nhận đi trong Ánh sáng để hy vọng trời mới đất mới sẽ được thiết lập trên Đất nước Việt Nam thân yêu của mỗi người chúng ta.
Kinh nguyện hy vọng
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã xuống thế để cứu chuộc loài người khỏi cảnh lầm than, khỏi ách thống trị, khỏi mọi xiềng xích tâm hồn và thể xác, xin hãy đến cư ngụ nơi tâm hồn mọi người dân Việt Nam chúng con, để chúng con được thực sự giải thoát, được sống trong hoà bình, trong sự tự do đích thực, trong biển yêu thương của Chúa.
Lạy Mẹ Maria, mẹ La Vang, mẹ Giáo Hội, mẹ đầy tình yêu thương của các tín hữu trông cậy vào lời bầu cử của mẹ, xin mẹ đồng hành và nâng đỡ giáo xứ Đồng Chiêm, nâng đỡ Giáo phận Hà nội, con thuyền Giáo Hội và Đất nước Việt Nam trong lúc biến chuyển này. Xin cho chúng con được thấy sự biến chuyển trong hoà bình, sự thay đổi trong sự hiệp thông, tìm giải pháp trong sự tha thứ, tìm công lý trong chân lý và tình thương.
Lạy Thánh cả Giuse, quan thày Giáo Hội Việt Nam, xin dạy chúng con biết im lặng lúc cần thiết, can đảm xin vâng chấp nhận trong nhiều tình huống căng thẳng, sẵn sàng hy sinh cách này hay cách khác cho Mùa gặt hy vọng, cho sự sống thật, cho công lý và hoà bình sẽ đến trong yêu thương.
“Ngọn nến lan toả ngọn nến
Niềm tin thúc đẩy niềm tin
Hiệp thông liên kết hiệp thông
Hy vọng trổ sinh hy vọng
Công lý dẫn đường tới Chân lý "
(Hiệp thông với giáo phận mẹ từ Pháp quốc)
Nhận được tin từ Giáo phận mẹ về vụ việc vừa diễn ra tại giáo xứ Đồng Chiêm, trước tiên tôi cảm thấy rất đau buồn và cảm thương nhiều đến hoàn cảnh của bà con giáo dân, đến quý cha đang coi sóc giáo xứ này. Chắc chắn rằng “vụ việc Đồng Chiêm” không chỉ dừng lại ở mức độ giáo xứ, tầm mức giáo phận hay giáo tỉnh Hà Nội mà sẽ còn vang vọng và ảnh hưởng đến toàn thể Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Hành vi của các các cấp chính quyền đến đập phá ảnh và biểu tượng tôn giáo một cách có hệ thống, gây ra thương tích nặng nề về nhiều mặt, chia rẽ quần chúng nhân dân đã làm cho rất nhiều bà con giáo dân và lương dân trong nước cũng như ở Hải Ngoại phẫn nộ và lên tiếng.
Trước tình hình đó tôi tự hỏi: để sống hoà giải, sống vui, sống đức tin, sống các nghi thức cử hành theo truyền thống dân tộc, sống trong tâm tình của Kim Chỉ Nam Năm Thánh Giáo Hội tại Việt Nam, với tư cách là người tín hữu Kitô chúng ta có nên chịu đựng và im lặng trước hành vi bạo tàn, trước thái độ quá đáng quá thể này không? Cá nhân tôi mạnh dạn thưa rằng: không. Nếu như vậy, chúng ta phải làm gì? phải làm như thế nào? hành động theo tinh thần nào sẽ phù hợp với đức tin và bản chất của người công giáo?
Chúng ta nên hành động trong yêu thương:
“Yêu thương” là hiến chương, là mạch sống, là giới luật quan trọng nhất của Đạo công giáo, đạo Chúa Kitô. Chúa Giêsu đã đến, đã sống, đã dạy các môn đệ phải sống “Tình Yêu Thương” này nếu như muốn theo Chúa, muốn mở rộng nước Chúa. Tình yêu thương của Chúa mời gọi chúng ta ngày hôm nay Yêu ngay cả các kẻ thù ghét chúng ta, yêu cả những người đến bách hại, đến vu khống, đến gây chia rẽ, gây hận thù nơi chúng ta. Tình yêu này thật vĩ đại, đầy chất vị tha, luôn mãi là một mầu nhiệm nhưng không vì thế mà chúng ta không thể sống và thực hiện được, không vì thế mà làm cho chúng ta buông xuôi. Chúng ta được mời gọi chiêm ngắm và noi gương theo cuộc đời và sứ mệnh của chính Chúa Giêsu: từ lúc Chúa xuống trần gian đến khi trở về Nhà Cha, đó là quãng đường đong đầy thập giá, đong đầy yêu thương, đong đầy tha thứ, đong đầy nước mắt “xin vâng”. Nếu mầu nhiệm thập giá luôn đồng hành, luôn ẩn hiện trong cuộc đời các tín hữu, mọi nơi mọi lúc với nhiều cách thức và mức độ khác nhau sẽ trở nên mầu nhiệm hiệp thông cứu chuộc, mầu nhiệm tình yêu và sức mạnh chữa lành cho vết thương Nhân loại. Hành động bằng cách cầu nguyện liên lỉ và luôn vững tin trong hy vọng sẽ là phương cách theo lòng Chúa mong ước, mà Giáo Hội mong chờ.
Chúng ta nên hành động trong hiệp thông:
“Hiệp thông” là cụm từ xuất hiện nhiều trên các trang báo và tài liệu đạo đời gần đây. Hiệp thông là điều mà ai cũng mong ước nhưng để sống và thực hiện thì quả là rất khó, nhất là hiệp thông trong tinh thần công giáo. Mầu nhiêm hiệp thông là sứ điệp hi sinh, cho đi và yêu thương đến cùng. Chúng ta nên biết và ý thức: 500 cảnh sát, quân đội, dân phòng kia đều là những nạn nhân của Ý thức hệ tồi tàn, của ma quỷ vẫn đang bủa vây Đất nước và Tổ quốc Việt Nam. Họ phải làm việc theo sự chỉ đạo, họ phải làm việc vì “vâng lời”, vì miếng cơm manh áo, vì lý tưởng tàn bạo, chủ trương hoang đường mà họ không ý thức được. Chính họ cũng chưa bao giờ được hưởng hay hít thở làn gió dân chủ, được sống yêu thương chia sẻ, được cảm nghiệm thế nào là “độc lập tự do hạnh phúc”, hiểu thế nào là “do dân vì dân và của dân”, mặc dù họ đang sống trong một đất nước của những khẩu hiệu rùm beng và hoành tráng này. Có chăng, vài người trong số họ đã biết và ý thức được điều đó nhưng không dám nói, không dám sống, không dám thực hiện vì sợ bị triệt tiêu. Chính vì lẽ đó, chúng ta được mời gọi sống và chia sẻ, sống và hành động trong hiệp thông đến với mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam, không phân biệt chính kiến, tôn giáo hay văn hoá. Chúng ta vẫn tôn trọng họ mặc dù họ chưa hay không tôn trọng mình. Chúng ta vẫn yêu thương họ mặc dù họ chưa hay không yêu thương mình. Chúng ta mạnh dạn và tiếp tục lên tiếng đòi các quyền sống, quyền làm việc, quyền thực hành tín ngưỡng, quyền sở hữu, quyền bày tỏ lập trường quan điểm nhưng với và trong tinh thần và bầu khí của Hiệp thông. Bầu khí hiệp thông mời gọi chúng ta luôn tha thứ, luôn hy vọng vào đối thoại, tin tưởng vào lời cầu nguyện, hàn gắn vết thương bằng yêu thương. Chúng ta cầu nguyện chung, cầu nguyện riêng, cầu nguyện trong gia đình, trong làng xã, thắp nến hay bằng nhiều hình thức khác nhau. Chúng ta lên tiếng đòi công lý qua các báo đài và các phương tiện thông tin đại chúng có thể, chúng ta lý giải và lập luận một cách rõ ràng, có chứng cứ, có hiểu biết trước sau để không bị rơi vào vòng luẩn quẩn của “các khẩu hiệu” như họ làm.
Yêu thương và Hiệp thông sẽ thay đổi được tình hình:
Đến giờ mà Chúa muốn, bằng cách mà Chúa chọn, ma quỷ tất yếu phải ngã gục và đầu hàng, các kẻ bách hại sẽ thấu hiểu và ăn năn thống hối. Chúng ta đang trong hành trình tiến về quê trời, chúng ta là các người lữ hành của hoà bình, của sự yêu thương, của niềm hy vọng cho nên chúng ta không thể lùi bước hay thất vọng được. Có thể vẫn còn máu chảy, có thể vẫn còn đó nhiều bất công, nhưng chúng ta không cam chịu chấp nhận sử dụng vũ lực hay bạo lực như họ đã làm đối với chúng ta. Con cái ánh sáng chấp nhận đi trong Ánh sáng để hy vọng trời mới đất mới sẽ được thiết lập trên Đất nước Việt Nam thân yêu của mỗi người chúng ta.
Kinh nguyện hy vọng
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã xuống thế để cứu chuộc loài người khỏi cảnh lầm than, khỏi ách thống trị, khỏi mọi xiềng xích tâm hồn và thể xác, xin hãy đến cư ngụ nơi tâm hồn mọi người dân Việt Nam chúng con, để chúng con được thực sự giải thoát, được sống trong hoà bình, trong sự tự do đích thực, trong biển yêu thương của Chúa.
Lạy Mẹ Maria, mẹ La Vang, mẹ Giáo Hội, mẹ đầy tình yêu thương của các tín hữu trông cậy vào lời bầu cử của mẹ, xin mẹ đồng hành và nâng đỡ giáo xứ Đồng Chiêm, nâng đỡ Giáo phận Hà nội, con thuyền Giáo Hội và Đất nước Việt Nam trong lúc biến chuyển này. Xin cho chúng con được thấy sự biến chuyển trong hoà bình, sự thay đổi trong sự hiệp thông, tìm giải pháp trong sự tha thứ, tìm công lý trong chân lý và tình thương.
Lạy Thánh cả Giuse, quan thày Giáo Hội Việt Nam, xin dạy chúng con biết im lặng lúc cần thiết, can đảm xin vâng chấp nhận trong nhiều tình huống căng thẳng, sẵn sàng hy sinh cách này hay cách khác cho Mùa gặt hy vọng, cho sự sống thật, cho công lý và hoà bình sẽ đến trong yêu thương.
“Ngọn nến lan toả ngọn nến
Niềm tin thúc đẩy niềm tin
Hiệp thông liên kết hiệp thông
Hy vọng trổ sinh hy vọng
Công lý dẫn đường tới Chân lý "
(Hiệp thông với giáo phận mẹ từ Pháp quốc)
Con đường thập giá của người Kitô hữu
Mai Lan
08:02 10/01/2010
Mấy ngày qua, chúng ta đang theo dõi tin tức về Giáo xứ Đồng Chiêm đang bị chính quyền CSVN hòanh hành, đe dọa đủ điều. Tất cả mọi con dân Việt nói chung, ngừơi Kitô hữu Việt Nam nói riêng, đang mong cho mọi sự được diễn biến trong trật tự, an bình và tốt đẹp. Chúng ta cũng nguyện xin Chúa cho những anh chị em thuộc Giáo xứ Đồng Chiêm, đặc biệt là những anh chị em đang chịu cảnh đau thương vì chiến đấu cho Thập Giá của Chúa Kitô, và cho cả chúng ta nữa, được vững tin trong mọi hoàn cảnh.
Một lời bài hát mà có lẽ mỗi người chúng ta, là những Kitô hữu, đều thuộc nằm lòng, đó là: “Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường?”, đã khích lệ chúng ta hơn bao giờ hết trong những giây phút được đồng cảm nỗi đau với Anh chị em thuộc giáo xứ Đồng Chiêm này. Con đường Chúa đi là con đường thập giá. Mà chính qua con đường đó, Chúa đã cứu độ con người chúng ta cách trọn vẹn. Hơn thế nữa, chính qua con đường đó, Chúa đã phục sinh để mời gọi mỗi người chúng ta cùng được hiệp thông vào sự sống với Ngài, trong Ngài và cùng Ngài.
Trong giây phút này, có lẽ mỗi người chúng ta đang hướng lòng về giáo xứ Đồng Chiêm, một giáo xứ đang bị nhà cầm quyền CS đe dọa, thậm chí đang muốn giết chết niềm tin của chúng ta. Họ đã xúc phạm đến chính biểu tượng “thánh thiêng” trong niềm tin của ngừơi Kitô hữu chúng ta. Hơn lúc nào hết, đây là giây phút quan trọng để biểu lộ tình hiệp thông của chúng ta với nhau, đặc biệt với anh chị em thuộc giáo xứ Đồng Chiêm. Chúng ta không nản lòng, nhưng vững tin rằng, Chúa luôn đồng hành với chúng ta trong mọi lúc mọi nơi. Chúng ta tin rằng, Chúa không bao giờ bỏ rơi một lời cầu xin tha thiết của con cái Ngài.
Chúng ta cầu xin cho anh chị em chúng ta, đặc biệt những anh chị em đang chịu thử thách trong niềm tin cũng như đang phải chiến đấu vì đức tin, luôn được Chúa nâng đỡ, ủi an, thêm sức để có đủ sức đi trọn con đường mà Chúa mời gọi chúng ta cùng theo Ngài: Con Đường Thập Giá.
Người con xứ lạnh Gia Nã Đại
Một lời bài hát mà có lẽ mỗi người chúng ta, là những Kitô hữu, đều thuộc nằm lòng, đó là: “Lạy Chúa, con đường nào Chúa đã đi qua, con đường nào Ngài ra pháp trường?”, đã khích lệ chúng ta hơn bao giờ hết trong những giây phút được đồng cảm nỗi đau với Anh chị em thuộc giáo xứ Đồng Chiêm này. Con đường Chúa đi là con đường thập giá. Mà chính qua con đường đó, Chúa đã cứu độ con người chúng ta cách trọn vẹn. Hơn thế nữa, chính qua con đường đó, Chúa đã phục sinh để mời gọi mỗi người chúng ta cùng được hiệp thông vào sự sống với Ngài, trong Ngài và cùng Ngài.
Trong giây phút này, có lẽ mỗi người chúng ta đang hướng lòng về giáo xứ Đồng Chiêm, một giáo xứ đang bị nhà cầm quyền CS đe dọa, thậm chí đang muốn giết chết niềm tin của chúng ta. Họ đã xúc phạm đến chính biểu tượng “thánh thiêng” trong niềm tin của ngừơi Kitô hữu chúng ta. Hơn lúc nào hết, đây là giây phút quan trọng để biểu lộ tình hiệp thông của chúng ta với nhau, đặc biệt với anh chị em thuộc giáo xứ Đồng Chiêm. Chúng ta không nản lòng, nhưng vững tin rằng, Chúa luôn đồng hành với chúng ta trong mọi lúc mọi nơi. Chúng ta tin rằng, Chúa không bao giờ bỏ rơi một lời cầu xin tha thiết của con cái Ngài.
Chúng ta cầu xin cho anh chị em chúng ta, đặc biệt những anh chị em đang chịu thử thách trong niềm tin cũng như đang phải chiến đấu vì đức tin, luôn được Chúa nâng đỡ, ủi an, thêm sức để có đủ sức đi trọn con đường mà Chúa mời gọi chúng ta cùng theo Ngài: Con Đường Thập Giá.
Người con xứ lạnh Gia Nã Đại
Vì sao người công giáo dành cho Cây Thánh Giá một địa vị vô cùng đặc biệt?
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
08:09 10/01/2010
Thân gởi những ai đã vô tình hay bị bắt buộc, đã hạ và đập tan Cây Thánh Giá Đồng Chiêm! Và cũng thân gởi những ai đã cố tình hay bị bắt buộc, đã ra lệnh hạ và đập tan Cây Thánh Giá Đồng Chiêm!
Chủ nhật, 10 Tháng 1 2010
Trong Ngày Chúa Giêsu chết, Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh của người công giáo, một hình dáng xù xì, khẳng khiu, vươn cao lên, xòe rộng ra, bao phủ lấy chúng tôi: đó là Cây Thánh Giá của Chúa Giêsu Kitô.
Cây thập giá và Cây Thánh Giá khác nhau một trời một vực! Cây thập giá là do lòng hận thù của con người nghĩ ra, còn Cây Thánh Giá là do sáng kiến cứu chuộc của tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với loài người.
Cây thập giá là hai miếng gổ gồ ghề, nặng nề, trần trụi, bắt chéo vào nhau như hình chữ Thập, dùng làm hình khổ rùng rợn để giết người một cách quá dã man, do người ngoại giáo độc ác bày ra để hành hạ và giết chết một cách vô cùng tàn nhẩn những ai họ cho là phạm tội ghê gớm, những kẻ nô lệ vô phước nằm trong tay họ, những ai bị họ đặt ra ngoài vòng pháp luật. Cây thập giá nầy đã được Chúa Giêsu, cách đây hơn 2000 năm, vác lên Núi Sọ và bị đóng đinh chết vào đó.
Nhưng lạ lùng thay! Kể từ ngày Chúa Giêsu của người công giáo chúng tôi giăng tay chịu đóng đinh chết trên cây thập giá nầy, thì cây thập giá nầy được trở thành Cây Thánh Giá huy hoàng, rực rỡ và vô cùng cao trọng.
Đây là một hiện tượng lạ lùng nhất trên trần gian nầy, hiện tượng mà loài người không thể nào cắt nghĩa được, nếu không được cắt nghĩa bằng đức tin.
Trước, thì cây thập giá quá đen tối, quá kinh tởm, quá tủi nhục, mà nay, thì Cây Thánh Giá lại quá sáng chói, quá hấp dẫn, quá vinh quang!
Trước, thì cây thập giá chỉ có mặt nơi tử địa, nơi pháp trường, nơi chỗ đê hèn nhục nhã, mà nay,
thì Cây Thánh Giá lại được đặt khắp nơi, được đặt nơi trang trọng nhất, được đặt trên đỉnh núi cao nhất, được đặt dươi lòng biển sâu nhất.
Trước, thì cây thập giá bị chối từ, bị nhờm gớm, mà nay, thì Cây Thánh Giá lại được mang nơi ngực, được đeo nơi cổ, được hôn kính dấu yêu.
Trước, thì cây thập giá chỉ được làm bằng gỗ sần sù lởm chởm, mà nay, thì Cây Thánh Giá lại được làm bằng vàng, bằng bạc, bằng những thứ kim loại đắt giá nhất thế giới.
Vì sao người công giáo dành cho Cây Thánh Giá một địa vị vô cùng đặc biệt như thế?
Vì sao người công giáo dành cho Cây Thánh Giá địa vị ngang hàng như Thiên Chúa vậy?
Vì trên Cây Thánh Giá, có Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm Người, vì quá yêu thương loài người, nên đã nộp mình chịu chết đóng đinh để cho loài người được sống, được sống hạnh phúc chân thật, và được sống như vậy một cách dồi dào.
Trên Cây Thánh Giá, Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đã nếm chịu muôn vàn đau khổ ê chề:
đau khổ bên ngoài: bị lột hết áo quần ra, không một mảnh vải che thân... .;
đau khổ thể xác: từ trên đỉnh đầu cho đến dưới bàn chân, chẳng chỗ nào là chẳng xể xài rách nát, cùng bày xương ra... .;
đau khổ tinh thần: bị sỉ nhục, bị bỏ vạ, bị cáo gian, bị chửi rủa thậm tệ... .;
đau khổ tâm hồn: thấy trước đủ mọi thứ tội lỗi tầy trời do con người phạm, thấy trước đủ mọi thứ vong ân bội nghĩa phát xuất từ con người... .;
đau khổ tình cảm: thấy những người thân yêu của mình, nhất là Mẹ mình, đang đứng dưới chân thập giá mà không làm gì được cho Mẹ thân yêu... .
Nhưng dù ngụp lặn trong đau khổ, Chúa Giêsu trên Cây Thánh Giá vẫn tỏ ra vô cùng nhẫn nhục, đầy lòng tha thứ một cách anh hùng, vui lòng chịu khổ để làm trọn Thánh Ý của Chúa Cha và để tỏ lòng yêu thương loài người vô bên vô bờ.
Trên Cây Thánh Giá, Chúa Giêsu
là Đấng vô tội, nhưng đã bị vu cáo;
là Đấng Công Chính, nhưng đã bị kết án;
là Đấng vô cùng thánh thiện, nhưng đã bị đày ải;
là Vua trên trời dưới đất, nhưng đã bị hành hạ nhục nhã, bị đóng đinh chết tất tưởi;
là Con Thiên Chúa toàn năng, nhưng đã bị thóa mạ, bị dày đạp, bị từ chối;
là Ánh Sáng, nhưng đã bị tối tăm vây phủ;
là Đấng vô cùng cao sang, nhưng đã bị trần truồng nhuốc hổ, treo mình chết trên hai miếng gỗ;
là Sự Sống, nhưng đã phải trút hơi thở cuối cùng;
là Sự Chết, nhưng cũng là sự Sống Lại.
Vì thế, thánh Gioan Kim-Khẩu ca tụng Cây Thánh Giá hết lời:
“Cây Thánh Giá
là hy vọng của người kitô-hữu,
là sự sống lại của kẻ chết,
là sự hướng dẫn cho kẻ mù,
là cây gậy cho người què,
là sự an ủi cho kẻ nghèo khổ,
là sự kềm hãm những kẻ giàu sang,
là sự hành hạ đối với kẻ xấu xa,
là sự chiến thắng ma quỷ,
là kẻ chỉ đạo cho người thanh niên,
là bánh lái cho những người vượt sóng,
là cửa biển cho những kẻ đi xa,
là thành lũy cho những kẻ bị vây hãm.”
Trong kinh A RẤT THÁNH GIÁ, người công giáo sung sướng kính chào Cây Rất Thánh Giá
“là Cây đã chuộc muôn dân đặng rỗi,
là Cây cho kẻ có phước đặng phần vui mừng,
là Cây cho kẻ có tội đặng lòng trông cậy,
là Cây cho kẻ yếu đuối đặng nhờ sức mạnh,
là Cây cho kẻ khốn nạn đặng sự an lành,... .
là Cây tốt lành rất mực, diềm dà im mát, bóng che thiên hạ khỏi chốn hỏa hình... .
là Cây đưa những kẻ tin chúng ta qua khỏi gian nan đến Nước Thiên Đàng.”
Cây Thánh Giá tóm lược tất cả những tín điều vô cùng cao siêu của Đạo công giáo:
tín điều Một Thiên Chúa,
tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi vô cùng sâu thẳm,
tín điều Ngôi Hai, Con Thiên Chúa, Nhập Thể, nhập thế,
tín điều Cứu Chuộc!
Cây Thánh Giá dạy người công giáo nhiều bài học tín lý và luân lý:
Hình thẳng của Cây Thánh Giá: phải đi lên để yêu mến Chúa;
Hình ngang của Cây Thánh Giá: phải đi ngang để yêu thương mọi người, không trừ ai, ngay cả kẻ thù nghịch cũng xin cho họ được mọi sự lành.
Tay Chúa Giêsu giăng ra trên Cây Thánh Giá: dạy người ta ôm lấy tất cả mọi người, không xua trừ ai; tha thứ tất cả mọi xúc phạm lớn nhỏ, không trừ xúc phạm nào.
Tay Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Cây Thánh Giá là để đền những tội do tay người ta thường phạm, như biếng nhác, cắp trộm, tức giận, dâm ô; và treo cao gương cho người ta biết sống cầu nguyện, siêng năng làm việc, yêu thương giúp đỡ, rộng rãi bố thí.
Chân Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Cây Thánh Giá là để đền những tội do đôi chân người ta thường phạm, như đi vô ích, đi có hại, đi phạm tội; và treo cao gương cho người ta đi cầu nguyện, đi học hỏi thêm những điều tốt, đi làm việc đạo đức, đi làm việc bổn phận, đi làm việc hữu ích, đi làm việc bác ái, yêu thích nơi gia đình mình đang ở.
Tim Chúa Giêsu bị đâm thủng là để dạy người ta lo diệt lửa dục tình, lo thắp sáng lửa nhiệt thành làm việc thiện, và đặc biệt đối với người công giáo, lo yêu mến Phép Thánh Thể, yêu mến Thánh Tâm Chúa Giêsu, đừng sống bạc nghĩa vô ơn đối với Chúa hằng yêu thương loài người vô bờ vô bến.
Bốn cây đinh đóng Chúa Giêsu vào Cây Thánh Giá là để dạy người ta lo xa lánh bốn điều dẫn đưa người ta đi trên con đường tội lỗi, đó là thói quen xấu, lui tới dịp tội, ao ước thỏa mãn dục vọng, sợ dư luận; và để khuyên người ta lo tập bốn điều dẫn đưa người ta đi trên con đường nhân đức, đó là thói quen tốt, chu toàn các việc bổn phận của mình, hy sinh hãm mình, sống can đảm trước dư luận.
Thánh Casimirô, mỗi lần có dịp nhìn lên Cây Thánh Giá, thì quá cảm động, nước mắt trào tuôn!
Người Công giáo Cây Thánh Giá trong nhà, trong phòng/
Người Công giáo đeo Cây Thánh Giá nơi ngực, nơi cổ.
Người Công giáo làm Dấu Thánh Giá trên thân xác mình.
Người Công giáo năng nhìn lên Chúa Giêsu trên Cây Thánh Giá.
Và nhất là, Người Công giáo luôn tìm cách mang Thánh Giá trong lòng mình, trong tâm hồn mình.
Thân chào những ai đã vô tình hay bị bắt buộc, đã hạ và đập tan Cây Thánh Giá Đồng Chiêm!
Và cũng thân chào những ai đã cố tình hay bị bắt buộc, đã ra lệnh hạ và đập tan Cây Thánh Giá Đồng Chiêm!
Bởi vì tất cả chúng ta, Quý Vị và chúng tôi, thế nào đi nữa – tôi hy vọng thế! – cũng sẽ gặp nhau lại trên Nước Thiên Đàng, Nước Tình Yêu Vô Bờ Vô Bến của Chúa Giêsu Cứu Thế đã Tử Nạn trên CâyThánh Giá và đã Phục Sinh vinh hiển để cứu chuộc mọi người.
Chủ nhật, 10 Tháng 1 2010
Trong Ngày Chúa Giêsu chết, Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh của người công giáo, một hình dáng xù xì, khẳng khiu, vươn cao lên, xòe rộng ra, bao phủ lấy chúng tôi: đó là Cây Thánh Giá của Chúa Giêsu Kitô.
Cây thập giá và Cây Thánh Giá khác nhau một trời một vực! Cây thập giá là do lòng hận thù của con người nghĩ ra, còn Cây Thánh Giá là do sáng kiến cứu chuộc của tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với loài người.
Cây thập giá là hai miếng gổ gồ ghề, nặng nề, trần trụi, bắt chéo vào nhau như hình chữ Thập, dùng làm hình khổ rùng rợn để giết người một cách quá dã man, do người ngoại giáo độc ác bày ra để hành hạ và giết chết một cách vô cùng tàn nhẩn những ai họ cho là phạm tội ghê gớm, những kẻ nô lệ vô phước nằm trong tay họ, những ai bị họ đặt ra ngoài vòng pháp luật. Cây thập giá nầy đã được Chúa Giêsu, cách đây hơn 2000 năm, vác lên Núi Sọ và bị đóng đinh chết vào đó.
Nhưng lạ lùng thay! Kể từ ngày Chúa Giêsu của người công giáo chúng tôi giăng tay chịu đóng đinh chết trên cây thập giá nầy, thì cây thập giá nầy được trở thành Cây Thánh Giá huy hoàng, rực rỡ và vô cùng cao trọng.
Đây là một hiện tượng lạ lùng nhất trên trần gian nầy, hiện tượng mà loài người không thể nào cắt nghĩa được, nếu không được cắt nghĩa bằng đức tin.
Trước, thì cây thập giá quá đen tối, quá kinh tởm, quá tủi nhục, mà nay, thì Cây Thánh Giá lại quá sáng chói, quá hấp dẫn, quá vinh quang!
Trước, thì cây thập giá chỉ có mặt nơi tử địa, nơi pháp trường, nơi chỗ đê hèn nhục nhã, mà nay,
thì Cây Thánh Giá lại được đặt khắp nơi, được đặt nơi trang trọng nhất, được đặt trên đỉnh núi cao nhất, được đặt dươi lòng biển sâu nhất.
Trước, thì cây thập giá bị chối từ, bị nhờm gớm, mà nay, thì Cây Thánh Giá lại được mang nơi ngực, được đeo nơi cổ, được hôn kính dấu yêu.
Trước, thì cây thập giá chỉ được làm bằng gỗ sần sù lởm chởm, mà nay, thì Cây Thánh Giá lại được làm bằng vàng, bằng bạc, bằng những thứ kim loại đắt giá nhất thế giới.
Vì sao người công giáo dành cho Cây Thánh Giá một địa vị vô cùng đặc biệt như thế?
Vì sao người công giáo dành cho Cây Thánh Giá địa vị ngang hàng như Thiên Chúa vậy?
Vì trên Cây Thánh Giá, có Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm Người, vì quá yêu thương loài người, nên đã nộp mình chịu chết đóng đinh để cho loài người được sống, được sống hạnh phúc chân thật, và được sống như vậy một cách dồi dào.
Trên Cây Thánh Giá, Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, đã nếm chịu muôn vàn đau khổ ê chề:
đau khổ bên ngoài: bị lột hết áo quần ra, không một mảnh vải che thân... .;
đau khổ thể xác: từ trên đỉnh đầu cho đến dưới bàn chân, chẳng chỗ nào là chẳng xể xài rách nát, cùng bày xương ra... .;
đau khổ tinh thần: bị sỉ nhục, bị bỏ vạ, bị cáo gian, bị chửi rủa thậm tệ... .;
đau khổ tâm hồn: thấy trước đủ mọi thứ tội lỗi tầy trời do con người phạm, thấy trước đủ mọi thứ vong ân bội nghĩa phát xuất từ con người... .;
đau khổ tình cảm: thấy những người thân yêu của mình, nhất là Mẹ mình, đang đứng dưới chân thập giá mà không làm gì được cho Mẹ thân yêu... .
Nhưng dù ngụp lặn trong đau khổ, Chúa Giêsu trên Cây Thánh Giá vẫn tỏ ra vô cùng nhẫn nhục, đầy lòng tha thứ một cách anh hùng, vui lòng chịu khổ để làm trọn Thánh Ý của Chúa Cha và để tỏ lòng yêu thương loài người vô bên vô bờ.
Trên Cây Thánh Giá, Chúa Giêsu
là Đấng vô tội, nhưng đã bị vu cáo;
là Đấng Công Chính, nhưng đã bị kết án;
là Đấng vô cùng thánh thiện, nhưng đã bị đày ải;
là Vua trên trời dưới đất, nhưng đã bị hành hạ nhục nhã, bị đóng đinh chết tất tưởi;
là Con Thiên Chúa toàn năng, nhưng đã bị thóa mạ, bị dày đạp, bị từ chối;
là Ánh Sáng, nhưng đã bị tối tăm vây phủ;
là Đấng vô cùng cao sang, nhưng đã bị trần truồng nhuốc hổ, treo mình chết trên hai miếng gỗ;
là Sự Sống, nhưng đã phải trút hơi thở cuối cùng;
là Sự Chết, nhưng cũng là sự Sống Lại.
Vì thế, thánh Gioan Kim-Khẩu ca tụng Cây Thánh Giá hết lời:
“Cây Thánh Giá
là hy vọng của người kitô-hữu,
là sự sống lại của kẻ chết,
là sự hướng dẫn cho kẻ mù,
là cây gậy cho người què,
là sự an ủi cho kẻ nghèo khổ,
là sự kềm hãm những kẻ giàu sang,
là sự hành hạ đối với kẻ xấu xa,
là sự chiến thắng ma quỷ,
là kẻ chỉ đạo cho người thanh niên,
là bánh lái cho những người vượt sóng,
là cửa biển cho những kẻ đi xa,
là thành lũy cho những kẻ bị vây hãm.”
Trong kinh A RẤT THÁNH GIÁ, người công giáo sung sướng kính chào Cây Rất Thánh Giá
“là Cây đã chuộc muôn dân đặng rỗi,
là Cây cho kẻ có phước đặng phần vui mừng,
là Cây cho kẻ có tội đặng lòng trông cậy,
là Cây cho kẻ yếu đuối đặng nhờ sức mạnh,
là Cây cho kẻ khốn nạn đặng sự an lành,... .
là Cây tốt lành rất mực, diềm dà im mát, bóng che thiên hạ khỏi chốn hỏa hình... .
là Cây đưa những kẻ tin chúng ta qua khỏi gian nan đến Nước Thiên Đàng.”
Cây Thánh Giá tóm lược tất cả những tín điều vô cùng cao siêu của Đạo công giáo:
tín điều Một Thiên Chúa,
tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi vô cùng sâu thẳm,
tín điều Ngôi Hai, Con Thiên Chúa, Nhập Thể, nhập thế,
tín điều Cứu Chuộc!
Cây Thánh Giá dạy người công giáo nhiều bài học tín lý và luân lý:
Hình thẳng của Cây Thánh Giá: phải đi lên để yêu mến Chúa;
Hình ngang của Cây Thánh Giá: phải đi ngang để yêu thương mọi người, không trừ ai, ngay cả kẻ thù nghịch cũng xin cho họ được mọi sự lành.
Tay Chúa Giêsu giăng ra trên Cây Thánh Giá: dạy người ta ôm lấy tất cả mọi người, không xua trừ ai; tha thứ tất cả mọi xúc phạm lớn nhỏ, không trừ xúc phạm nào.
Tay Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Cây Thánh Giá là để đền những tội do tay người ta thường phạm, như biếng nhác, cắp trộm, tức giận, dâm ô; và treo cao gương cho người ta biết sống cầu nguyện, siêng năng làm việc, yêu thương giúp đỡ, rộng rãi bố thí.
Chân Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Cây Thánh Giá là để đền những tội do đôi chân người ta thường phạm, như đi vô ích, đi có hại, đi phạm tội; và treo cao gương cho người ta đi cầu nguyện, đi học hỏi thêm những điều tốt, đi làm việc đạo đức, đi làm việc bổn phận, đi làm việc hữu ích, đi làm việc bác ái, yêu thích nơi gia đình mình đang ở.
Tim Chúa Giêsu bị đâm thủng là để dạy người ta lo diệt lửa dục tình, lo thắp sáng lửa nhiệt thành làm việc thiện, và đặc biệt đối với người công giáo, lo yêu mến Phép Thánh Thể, yêu mến Thánh Tâm Chúa Giêsu, đừng sống bạc nghĩa vô ơn đối với Chúa hằng yêu thương loài người vô bờ vô bến.
Bốn cây đinh đóng Chúa Giêsu vào Cây Thánh Giá là để dạy người ta lo xa lánh bốn điều dẫn đưa người ta đi trên con đường tội lỗi, đó là thói quen xấu, lui tới dịp tội, ao ước thỏa mãn dục vọng, sợ dư luận; và để khuyên người ta lo tập bốn điều dẫn đưa người ta đi trên con đường nhân đức, đó là thói quen tốt, chu toàn các việc bổn phận của mình, hy sinh hãm mình, sống can đảm trước dư luận.
Thánh Casimirô, mỗi lần có dịp nhìn lên Cây Thánh Giá, thì quá cảm động, nước mắt trào tuôn!
Người Công giáo Cây Thánh Giá trong nhà, trong phòng/
Người Công giáo đeo Cây Thánh Giá nơi ngực, nơi cổ.
Người Công giáo làm Dấu Thánh Giá trên thân xác mình.
Người Công giáo năng nhìn lên Chúa Giêsu trên Cây Thánh Giá.
Và nhất là, Người Công giáo luôn tìm cách mang Thánh Giá trong lòng mình, trong tâm hồn mình.
Thân chào những ai đã vô tình hay bị bắt buộc, đã hạ và đập tan Cây Thánh Giá Đồng Chiêm!
Và cũng thân chào những ai đã cố tình hay bị bắt buộc, đã ra lệnh hạ và đập tan Cây Thánh Giá Đồng Chiêm!
Bởi vì tất cả chúng ta, Quý Vị và chúng tôi, thế nào đi nữa – tôi hy vọng thế! – cũng sẽ gặp nhau lại trên Nước Thiên Đàng, Nước Tình Yêu Vô Bờ Vô Bến của Chúa Giêsu Cứu Thế đã Tử Nạn trên CâyThánh Giá và đã Phục Sinh vinh hiển để cứu chuộc mọi người.
Máu Hồng Ân
Mynh Hứa
08:15 10/01/2010
Lúa Đồng Chiêm mục nát để vương mầm
Đá Núi Chẻ, chẻ thành máng tình thâm
Nối Thập Giá với lòng người Tín Hữu.
Thánh Giá xưa máu thành mỹ tửu
Máu Hồng Ân nên linh dượt từ Trời
Nuôi tôi trung bằng Mình Máu Ngôi Lời
Nụ yêu thươngnở ngàn hoa bất tử.
Đỉnh Núi Thờ gặp tay quân dữ
Máu oan khiên nung nấu chí kiên cường
Một sớm mùa xuân còn lạnh hơi sương
Máu tín hữu tô xanh cành thiên tuế.
Thăng Long ơi, nói sao cho xuể
Một ngàn năm “đỉnh trí tuệ vô thần”
Nhìn Thánh Giá, biểu tượng của lòng nhân
Như nhìn thấy súng “thần công” thuở trước
Núi Thờ ơi, non ngàn xanh mướt
Bao Anh Hài nằm ngủ dưới mộ sâu
Bỗng giật mình vì giữa lúc đêm thâu
Nghe tiếng nổ chừng long trời lở đất
Tiếng nổ của vô thần duy vật
Bán lương tâm cho vật chất hư vô
Vì Thánh Giá chúng biến thành tội đồ
Của tự do,nhân quyền và công lý.
Dưới Thánh Giá, chúng con hiệp ý
Nguyện Chúa thương cải hóa kẻ vô tâm
Để chúng biết chừa bỏ những lỗi lầm
Lấy chân thiện mỹ làm tâm điểm sống.
Chúng con qùy giữa trời gió lộng
Vành khăn tang khép lại những oan khiên
Trời Hà Nội hoa yêu nở khắp miền
Tâm nhân loại khắc sâu tìnhThập Giá.
(Kính tặng Qúy Tín Hữu Đồng Chiêm Hà Nội,
Tacoma, WA. USA. 09/1/2010)
Nỗi đau Đồng Chiêm và Suy tôn Thánh Giá
Giuse Thu Văn
08:22 10/01/2010
Mấy hôm nay báo chí và nhiều trang mạng nói về sự kiện chính quyền Hà Nội huy động một lực lượng an ninh khổng lồ với những vũ khí, chất nổ để triệt hạ cây thánh giá trên Núi Thờ ở Đồng Chiêm và đã dùng dùi cui, roi điện, chó nghiệp vụ đánh đập nhiều giáo dân trọng thương, hình ảnh máu me đầm đìa đã làm cho tôi không chỉ xúc động, mà sự phẫn nộ đã rần lên trong huyết quản và đi vào từng đường gân thớ thịt. Hình ảnh này đã làm cho tôi đau nhói trong tim khi nhìn thấy những người dân vô tội, chỉ vì muốn bảo vệ thánh giá mà đã bị chính quyền Việt Nam đánh đập dã man tàn nhẫn một cách không thương tiếc!
Nó gợi lại cho tôi nhớ đến sự kiện cách đây hơn một năm "Hàng trăm công nhân Trung Quốc đánh hội đồng dân Việt Nam tại Thanh Hóa", Nỗi đau Đồng Chiêm & Suy tôn Thánh Giá
Mấy hôm nay báo chí và nhiều trang mạng nói về sự kiện chính quyền Hà Nội huy động một lực lượng an ninh khổng lồ với những vũ khí, chất nổ để triệt hạ cây thánh giá trên Núi Thờ ở Đồng Chiêm và đã dùng dùi cui, roi điện, chó nghiệp vụ đánh đập nhiều giáo dân trọng thương, hình ảnh máu me đầm đìa đã làm cho tôi không chỉ xúc động, mà sự phẫn nộ đã rần lên trong huyết quản và đi vào từng đường gân thớ thịt. Hình ảnh này đã làm cho tôi đau nhói trong tim khi nhìn thấy những người dân vô tội, chỉ vì muốn bảo vệ thánh giá mà đã bị chính quyền Việt Nam đánh đập dã man tàn nhẫn một cách không thương tiếc!
Nó gợi lại cho tôi nhớ đến sự kiện cách đây hơn một năm „Hàng trăm công nhân Trung Quốc đánh hội đồng dân Việt Nam tại Thanh Hóa“, gần 200 lao động Trung Quốc tay cầm ống nước, gậy gộc, lái xe tải từ công trường ra lấy đèn rọi vào nhà anh Len đập phá, đánh bị thương nhiều người (http://www.youtube.com/watch?v=UshBxOUfCbM), nhưng không thấy nhân viên an ninh của chính quyền đến can thiệp! Xem video lao động Trung quốc đánh dân Việt Nam
Bao nhiêu câu hỏi cứ dồn dập đến với tôi, ngoài kia Trung Quốc chiếm của Việt Nam quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chính quyền Việt Nam chỉ phản ứng với ngôn ngữ quá yếu ớt, như một hình thức cho có lệ! Rồi Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan trước đây là của Việt Nam, bây giờ cũng đã thuộc về Trung Quốc! Tôi không thể hiểu nổi, chính quyền hiện nay có còn là của Việt Nam nữa không, hay đã là sai nha của Trung Quốc rồi?
Tôi xin được chia sẻ niềm đau với đồng bào tôi, với đất nước của tôi, với GHCGVN và cách riêng với cha xứ và giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm. Tôi cũng xin được hiệp thông với giáo dân Đồng Chiêm, với Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, HĐGMVN và với mỗi Đức Giám Mục từng địa phận trên đất nước Việt Nam từ Bắc ra Nam! Mỗi giáo xứ và cha xứ hãy cảm nhận, sự kiện ở Đồng Chiêm hôm nay có thể sẽ là của mỗi giáo xứ, mỗi địa phận trong tương lai. Xin tất cả các giáo xứ ở khắp mọi nơi hãy cùng hiệp thông với giáo dân Đồng Chiêm, vì tất cả chúng ta đều là anh em, là chi thể của Đức Kitô.
Qua bài giảng của Linh Mục Giuse Phạm Minh Triệu nói về nhà cầm quyền CSVN triệt phá thánh giá hôm 6/1/2010. Ngài đã can đảm nói lên sự thật, dù sự thật ấy có làm cho một tiểu số người không hài lòng, nhưng triệt hạ thánh giá là xúc phạm nặng nề đến niềm tin của người Công giáo, không phải chỉ đối với người công giáo Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới nữa! Tôi thật cảm động và nấc nghẹn khi nghe những lời giảng của Linh Mục Phạm Minh Triệu; „Người Việt Nam chúng ta nói rằng, khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một Mẹ chớ hoài đá nhau. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng. Trong khi luồn cúi ngoại bang lại đi đàn áp chính đồng bào của chúng ta. Tại sao phải gieo rắc những khăn tang trắng trên khuôn mặt hiền từ của các bé thơ nơi đồng quê chất phác của chúng ta. Tại sao lại chất những gánh nặng nề đau khổ trên những tâm hồn tháo vác, quanh năm lụt lội. Còn mỗi một Thánh Giá là biểu tượng của niềm hy vọng để vươn lên sống làm người, làm con Chúa, làm công dân tốt, làm một tín hữu tốt mà tại sao còn chà đạp lên cả biểu tượng là niềm hy vọng của chúng ta nữa?
Để cùng với cha Giuse Phạm Minh Triệu cùng với giáo xứ Đồng Chiêm suy tôn thánh giá, con xin viết lại đây bài Suy Tôn Thánh Giá mà ông cụ của chúng con đã làm cách nay hơn 50 năm:
Kính lạy, ngợi khen cây Thánh giá
Là cây xưa Chúa đã chọn dùng
Giang tay ra ngăn đón phép công
Cho nhân loại được trông phần rỗi
Cây Thánh giá đứng trên đỉnh núi
Như cờ đầu mở lối ra quân
Như can qua tinh nhuệ vô ngần
Phá tan chước quỉ thần thâm hiểm
Cây Thánh giá như thang mầu nhiệm
Nối Đất - Trời, thuận tiện giao thông
Như chìa khoá mở cửa thiên cung
Cho những kẻ vững lòng trông cậy
Xem rừng núi xa gần đâu đấy
Có cây nào như vậy chăng ai
Suốt hai ngành cho chí thân cây
Đầy hoa trái phô bầy rực rỡ
Ta có muốn nhờ ơn Thánh giá
Muốn hưởng dùng hoa quả cây này
Ắt sự đời phải dứt từ đây
Vác Thánh giá hằng ngày theo Chúa.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho các vị chủ chăn cùng toàn thể giáo dân và nhân dân Việt Nam thân yêu. Chúa là Sức Mạnh, là Sự Khôn Ngoan, là Công Lý và là Sự Thật. Xin Thiên Chúa hãy tha thứ và soi lòng cho những kẻ gian ác biết sám hối ăn năn và tìm về nẻo ngay đường chính. Amen!
Nó gợi lại cho tôi nhớ đến sự kiện cách đây hơn một năm "Hàng trăm công nhân Trung Quốc đánh hội đồng dân Việt Nam tại Thanh Hóa", Nỗi đau Đồng Chiêm & Suy tôn Thánh Giá
Mấy hôm nay báo chí và nhiều trang mạng nói về sự kiện chính quyền Hà Nội huy động một lực lượng an ninh khổng lồ với những vũ khí, chất nổ để triệt hạ cây thánh giá trên Núi Thờ ở Đồng Chiêm và đã dùng dùi cui, roi điện, chó nghiệp vụ đánh đập nhiều giáo dân trọng thương, hình ảnh máu me đầm đìa đã làm cho tôi không chỉ xúc động, mà sự phẫn nộ đã rần lên trong huyết quản và đi vào từng đường gân thớ thịt. Hình ảnh này đã làm cho tôi đau nhói trong tim khi nhìn thấy những người dân vô tội, chỉ vì muốn bảo vệ thánh giá mà đã bị chính quyền Việt Nam đánh đập dã man tàn nhẫn một cách không thương tiếc!
Nó gợi lại cho tôi nhớ đến sự kiện cách đây hơn một năm „Hàng trăm công nhân Trung Quốc đánh hội đồng dân Việt Nam tại Thanh Hóa“, gần 200 lao động Trung Quốc tay cầm ống nước, gậy gộc, lái xe tải từ công trường ra lấy đèn rọi vào nhà anh Len đập phá, đánh bị thương nhiều người (http://www.youtube.com/watch?v=UshBxOUfCbM), nhưng không thấy nhân viên an ninh của chính quyền đến can thiệp! Xem video lao động Trung quốc đánh dân Việt Nam
Bao nhiêu câu hỏi cứ dồn dập đến với tôi, ngoài kia Trung Quốc chiếm của Việt Nam quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà chính quyền Việt Nam chỉ phản ứng với ngôn ngữ quá yếu ớt, như một hình thức cho có lệ! Rồi Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan trước đây là của Việt Nam, bây giờ cũng đã thuộc về Trung Quốc! Tôi không thể hiểu nổi, chính quyền hiện nay có còn là của Việt Nam nữa không, hay đã là sai nha của Trung Quốc rồi?
Tôi xin được chia sẻ niềm đau với đồng bào tôi, với đất nước của tôi, với GHCGVN và cách riêng với cha xứ và giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm. Tôi cũng xin được hiệp thông với giáo dân Đồng Chiêm, với Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt, HĐGMVN và với mỗi Đức Giám Mục từng địa phận trên đất nước Việt Nam từ Bắc ra Nam! Mỗi giáo xứ và cha xứ hãy cảm nhận, sự kiện ở Đồng Chiêm hôm nay có thể sẽ là của mỗi giáo xứ, mỗi địa phận trong tương lai. Xin tất cả các giáo xứ ở khắp mọi nơi hãy cùng hiệp thông với giáo dân Đồng Chiêm, vì tất cả chúng ta đều là anh em, là chi thể của Đức Kitô.
Qua bài giảng của Linh Mục Giuse Phạm Minh Triệu nói về nhà cầm quyền CSVN triệt phá thánh giá hôm 6/1/2010. Ngài đã can đảm nói lên sự thật, dù sự thật ấy có làm cho một tiểu số người không hài lòng, nhưng triệt hạ thánh giá là xúc phạm nặng nề đến niềm tin của người Công giáo, không phải chỉ đối với người công giáo Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới nữa! Tôi thật cảm động và nấc nghẹn khi nghe những lời giảng của Linh Mục Phạm Minh Triệu; „Người Việt Nam chúng ta nói rằng, khôn ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một Mẹ chớ hoài đá nhau. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng. Trong khi luồn cúi ngoại bang lại đi đàn áp chính đồng bào của chúng ta. Tại sao phải gieo rắc những khăn tang trắng trên khuôn mặt hiền từ của các bé thơ nơi đồng quê chất phác của chúng ta. Tại sao lại chất những gánh nặng nề đau khổ trên những tâm hồn tháo vác, quanh năm lụt lội. Còn mỗi một Thánh Giá là biểu tượng của niềm hy vọng để vươn lên sống làm người, làm con Chúa, làm công dân tốt, làm một tín hữu tốt mà tại sao còn chà đạp lên cả biểu tượng là niềm hy vọng của chúng ta nữa?
Để cùng với cha Giuse Phạm Minh Triệu cùng với giáo xứ Đồng Chiêm suy tôn thánh giá, con xin viết lại đây bài Suy Tôn Thánh Giá mà ông cụ của chúng con đã làm cách nay hơn 50 năm:
Kính lạy, ngợi khen cây Thánh giá
Là cây xưa Chúa đã chọn dùng
Giang tay ra ngăn đón phép công
Cho nhân loại được trông phần rỗi
Cây Thánh giá đứng trên đỉnh núi
Như cờ đầu mở lối ra quân
Như can qua tinh nhuệ vô ngần
Phá tan chước quỉ thần thâm hiểm
Cây Thánh giá như thang mầu nhiệm
Nối Đất - Trời, thuận tiện giao thông
Như chìa khoá mở cửa thiên cung
Cho những kẻ vững lòng trông cậy
Xem rừng núi xa gần đâu đấy
Có cây nào như vậy chăng ai
Suốt hai ngành cho chí thân cây
Đầy hoa trái phô bầy rực rỡ
Ta có muốn nhờ ơn Thánh giá
Muốn hưởng dùng hoa quả cây này
Ắt sự đời phải dứt từ đây
Vác Thánh giá hằng ngày theo Chúa.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho các vị chủ chăn cùng toàn thể giáo dân và nhân dân Việt Nam thân yêu. Chúa là Sức Mạnh, là Sự Khôn Ngoan, là Công Lý và là Sự Thật. Xin Thiên Chúa hãy tha thứ và soi lòng cho những kẻ gian ác biết sám hối ăn năn và tìm về nẻo ngay đường chính. Amen!
Cuộc cách mạng khăn tang?
Vương Bình
08:54 10/01/2010
Những ngày gần đây, biến cố Đồng Chiêm mà cụ thể là Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam huy động một lực lượng hùng hậu với những trang thiết bị chống khủng bố chỉ để phá bỏ Thánh Giá Chúa Kitô được giáo dân Đồng Chiêm xây trên Núi Thờ – nơi được xem là chốn linh thiêng, nơi an nghỉ ngàn thu của nhi đồng- đang ngày càng nóng theo từng giờ từng phút. Không cần liệt kê về những hãng thông tấn nước ngoài hay các hãng truyền thông tôn giáo đã đang và sẽ còn theo dõi và đăng tải biến cố này trước thái độ điên cuồng của những người cầm quyền cộng sản Việt Nam không còn tính người đã nhẫn tâm không những phá biểu tượng tôn giáo mà còn đánh đàn bà con gái thân mình bầm nát và máu me loang lổ!
Trong quá khứ, ai trong chúng ta đều biết trên thế giới, đứng trước sự thối nát cũng như xem thường người dân của các thể chế đương quyền khi ra sức lộng hành, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của đất nước,… sẽ dẫn đến hậu quả là người dân thuộc đủ mọi thành phần, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, mầu da, tất cả sẽ nổi dậy trở thành một cuộc cách mạng không cần súng đạn, không cần đổ máu mà chúng ta đã có dịp chứng kiến xảy ra ở các nước Đông Âu với những tên gọi rất “nên thơ” như cách mạng nhung, cách mạng hoa hồng,…
Những vành khăn tang xuất hiện ở Đồng Chiêm với cả ngàn người giáo dân từ những em nhỏ đến những vị bô lão đầu chít khăn tang, treo cờ tang chế để cho thế giới biết rằng chính nơi đây, tà quyền cộng sản Việt Nam đã xúc phạm đến niềm tin linh thánh của họ, đập phá Thánh Giá Chúa Kitô là biểu tượng linh thánh tôn giáo của hai tỷ con người trên kắp địa cầu này. Đây là một sự "phạm thánh" niềm tin tôn giáo công khai và hung bạo nhất của cộng sản Việt Nam mà thiết nghĩ trên thế giới này chưa có thể chế nào hung bạo bằng. Nó vượt qua sự tàn ác của chế độ Taleban khi đánh phá tượng Đức Phật là biểu tượng cao quý của các tín đồ Phật giáo.
Nói đến vành khăn tang là nói đến sự đau thương tột cùng của người thân, của tang quyến về sự mất mát, sự ra đi của người thân yêu. Nhưng ở đây – biến cố Đồng Chiêm, nó không dừng lại trong phạm vi gia đình Thiên Chúa Giáo, của giáo xứ Đồng Chiêm, của Tổng giáo phận Hà Nội hay của toàn thể Giáo hội Công Giáo Việt Nam mà là của toàn thể dân tộc Việt Nam và cũng là của toàn thể những người có cùng một niềm tin vào Thánh Giá Chúa Kitô trên toàn thế giới.
Từ nhiều năm qua, dân chúng Việt Nam từ khắp xóm làng đến thành thị, đâu đâu dân chúng cũng oán than và đau khổ vì nhân quyền của người dân bị chà đạp, nhà cửa ruộng vườn bị chiếm đoạt, người lao động vất vả nhưng không đủ cơm ăn mà còn bị cường quyền lạm dụng công sức cho lợi ích riêng tư của bọn cầm quyền... thế nên nảy sinh không biết bao nhiêu "dân oan" về mọi phương diện. Đang khi đó thì những người cầm quyền chỉ biết vinh thân phì da, cho cho quyền lợi riêng tư của họ. Họ sống trong nhung lụa đang khi xã hội lan tràn không những chỉ tham ô thối nát, xa đoạ, mà dân chúng thì nghèo khổ vô cùng. Tiếng than van đã thấu trời xanh.
Vì vậy không chỉ những giáo dân ở Đồng Chiêm phải mang trên đầu vành khăn tang thương đau và oan ức, nhưng xét chung và hiểu sâu xa hơn thì có thể cả toàn dân Việt Nam nếu cần diễn đạt nỗi đau thương oan ức của mình thì cũng đã chít vành khăn tang trên đầu rồi! Thế biết đâu một ngày không xa nào đó sẽ bùng phát lên một cuộc cách mạng “khăn tang”.
Bởi cuộc cách mạng khăn tang này là cơ hội để người dân Việt Nam gióng lên tiếng nói thống thiết của mình trước một chế độ hại dân bán nước, hèn nhát trước ngoại bang xâm chiếm nhưng lại hống hách bắt nạt người dân. Một chế độ đốn hèn như thế chắc chắn một ngày nào đó toàn dân cũng sẽ lên tiếng loại trừ.
Cuộc cách mạng khăn tang này là cuộc cách mạng của toàn thể dân tộc Việt Nam. Bởi mầu trắng khăn tang là mầu tang thương của toàn thể dân tộc chúng ta chứ không phải của riêng tầng lớp giai cấp hay hệ phái tôn giáo nào.
Đến một lúc nào đó, mỗi con dân Việt Nam thuộc mọi tôn giáo, những "dân oan" thuộc mọi lãnh vực, cũng sẽ chít trên đầu vành khăn tang để phản đối tà quyền cộng sản Việt Nam ra tay tàn phá biểu tượng tôn giáo – một biểu tượng mà bất luận là ai không phân biệt mầu da giai cấp, đảng phái, tôn giáo đều tôn trọng; chít lên đầu vành khăn tang là chúng ta chia sẻ với nổi đau mất mát của đồng bào mình cách thiết thực nhất; chít lên đầu vành khăn tang ngay từ bây giờ là chúng ta nói lên tiếng nói hiệp thông của chúng ta với những anh em có cùng hay không cùng tôn giáo bị tà quyền cộng sản Việt Nam bách hại; chít lên đầu chúng ta vành tang trắng để tang cho một dân tộc bị cộng sản chà đạp và đàn áp cách thậm tệ; chít lên đầu chúng ta vành tang trắng để bảo vệ chủ quyền của tổ quốc đang bị bè lũ tư bản đỏ bán đứng cho ngoại xâm.
Và khi mỗi người Việt Nam bị oan ức chít lên đầu vành tang trắng để xem Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sẽ dùng thủ đoạn gì để đàn áp, bởi đơn giản một điều, khi thấy trên đầu của ai đang đội vành tang trắng thì dù là một kẻ đầu trộm đuôi cướp, đầu đường xó chợ, hạng lưu manh cũng phải kiêng nể. Còn đối với người cộng sản vô thần và khát máu, hãy chờ xem họ có còn lương tri hay không khi đứng trước sự phản kháng của toàn thể dân tộc trước phong trào cách mạng khăn tang này.
Mỗi người con dân đất Việt, ý thức được sự bạt nhược, lưu manh của những người cầm quyền cộng sản Việt Nam, hãy cùng nhau đoàn kết, nắm tay nhau, cùng nhau để tang cho dân tộc, cho đồng bào bị cộng sản áp bức, cho tổ quốc lâm nguy, cho bờ cõi của tổ tiên để lại đang bị cộng sản Việt Nam bán cho ngoại xâm. Ước gì cuộc cách mạng khăn tang sẽ trở thành cuộc cách mạng đánh động lương tâm thế giới, giúp cho người dân Việt Nam sớm có được sự công lý, tự do, nhân quyền và dân chủ đích thực chứ không phải là bánh vẽ do cộng sản VN vẽ ra từ mấy chục năm nay.
Trong quá khứ, ai trong chúng ta đều biết trên thế giới, đứng trước sự thối nát cũng như xem thường người dân của các thể chế đương quyền khi ra sức lộng hành, đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của đất nước,… sẽ dẫn đến hậu quả là người dân thuộc đủ mọi thành phần, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, mầu da, tất cả sẽ nổi dậy trở thành một cuộc cách mạng không cần súng đạn, không cần đổ máu mà chúng ta đã có dịp chứng kiến xảy ra ở các nước Đông Âu với những tên gọi rất “nên thơ” như cách mạng nhung, cách mạng hoa hồng,…
Những vành khăn tang xuất hiện ở Đồng Chiêm với cả ngàn người giáo dân từ những em nhỏ đến những vị bô lão đầu chít khăn tang, treo cờ tang chế để cho thế giới biết rằng chính nơi đây, tà quyền cộng sản Việt Nam đã xúc phạm đến niềm tin linh thánh của họ, đập phá Thánh Giá Chúa Kitô là biểu tượng linh thánh tôn giáo của hai tỷ con người trên kắp địa cầu này. Đây là một sự "phạm thánh" niềm tin tôn giáo công khai và hung bạo nhất của cộng sản Việt Nam mà thiết nghĩ trên thế giới này chưa có thể chế nào hung bạo bằng. Nó vượt qua sự tàn ác của chế độ Taleban khi đánh phá tượng Đức Phật là biểu tượng cao quý của các tín đồ Phật giáo.
Nói đến vành khăn tang là nói đến sự đau thương tột cùng của người thân, của tang quyến về sự mất mát, sự ra đi của người thân yêu. Nhưng ở đây – biến cố Đồng Chiêm, nó không dừng lại trong phạm vi gia đình Thiên Chúa Giáo, của giáo xứ Đồng Chiêm, của Tổng giáo phận Hà Nội hay của toàn thể Giáo hội Công Giáo Việt Nam mà là của toàn thể dân tộc Việt Nam và cũng là của toàn thể những người có cùng một niềm tin vào Thánh Giá Chúa Kitô trên toàn thế giới.
Từ nhiều năm qua, dân chúng Việt Nam từ khắp xóm làng đến thành thị, đâu đâu dân chúng cũng oán than và đau khổ vì nhân quyền của người dân bị chà đạp, nhà cửa ruộng vườn bị chiếm đoạt, người lao động vất vả nhưng không đủ cơm ăn mà còn bị cường quyền lạm dụng công sức cho lợi ích riêng tư của bọn cầm quyền... thế nên nảy sinh không biết bao nhiêu "dân oan" về mọi phương diện. Đang khi đó thì những người cầm quyền chỉ biết vinh thân phì da, cho cho quyền lợi riêng tư của họ. Họ sống trong nhung lụa đang khi xã hội lan tràn không những chỉ tham ô thối nát, xa đoạ, mà dân chúng thì nghèo khổ vô cùng. Tiếng than van đã thấu trời xanh.
Vì vậy không chỉ những giáo dân ở Đồng Chiêm phải mang trên đầu vành khăn tang thương đau và oan ức, nhưng xét chung và hiểu sâu xa hơn thì có thể cả toàn dân Việt Nam nếu cần diễn đạt nỗi đau thương oan ức của mình thì cũng đã chít vành khăn tang trên đầu rồi! Thế biết đâu một ngày không xa nào đó sẽ bùng phát lên một cuộc cách mạng “khăn tang”.
Bởi cuộc cách mạng khăn tang này là cơ hội để người dân Việt Nam gióng lên tiếng nói thống thiết của mình trước một chế độ hại dân bán nước, hèn nhát trước ngoại bang xâm chiếm nhưng lại hống hách bắt nạt người dân. Một chế độ đốn hèn như thế chắc chắn một ngày nào đó toàn dân cũng sẽ lên tiếng loại trừ.
Cuộc cách mạng khăn tang này là cuộc cách mạng của toàn thể dân tộc Việt Nam. Bởi mầu trắng khăn tang là mầu tang thương của toàn thể dân tộc chúng ta chứ không phải của riêng tầng lớp giai cấp hay hệ phái tôn giáo nào.
Đến một lúc nào đó, mỗi con dân Việt Nam thuộc mọi tôn giáo, những "dân oan" thuộc mọi lãnh vực, cũng sẽ chít trên đầu vành khăn tang để phản đối tà quyền cộng sản Việt Nam ra tay tàn phá biểu tượng tôn giáo – một biểu tượng mà bất luận là ai không phân biệt mầu da giai cấp, đảng phái, tôn giáo đều tôn trọng; chít lên đầu vành khăn tang là chúng ta chia sẻ với nổi đau mất mát của đồng bào mình cách thiết thực nhất; chít lên đầu vành khăn tang ngay từ bây giờ là chúng ta nói lên tiếng nói hiệp thông của chúng ta với những anh em có cùng hay không cùng tôn giáo bị tà quyền cộng sản Việt Nam bách hại; chít lên đầu chúng ta vành tang trắng để tang cho một dân tộc bị cộng sản chà đạp và đàn áp cách thậm tệ; chít lên đầu chúng ta vành tang trắng để bảo vệ chủ quyền của tổ quốc đang bị bè lũ tư bản đỏ bán đứng cho ngoại xâm.
Và khi mỗi người Việt Nam bị oan ức chít lên đầu vành tang trắng để xem Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sẽ dùng thủ đoạn gì để đàn áp, bởi đơn giản một điều, khi thấy trên đầu của ai đang đội vành tang trắng thì dù là một kẻ đầu trộm đuôi cướp, đầu đường xó chợ, hạng lưu manh cũng phải kiêng nể. Còn đối với người cộng sản vô thần và khát máu, hãy chờ xem họ có còn lương tri hay không khi đứng trước sự phản kháng của toàn thể dân tộc trước phong trào cách mạng khăn tang này.
Mỗi người con dân đất Việt, ý thức được sự bạt nhược, lưu manh của những người cầm quyền cộng sản Việt Nam, hãy cùng nhau đoàn kết, nắm tay nhau, cùng nhau để tang cho dân tộc, cho đồng bào bị cộng sản áp bức, cho tổ quốc lâm nguy, cho bờ cõi của tổ tiên để lại đang bị cộng sản Việt Nam bán cho ngoại xâm. Ước gì cuộc cách mạng khăn tang sẽ trở thành cuộc cách mạng đánh động lương tâm thế giới, giúp cho người dân Việt Nam sớm có được sự công lý, tự do, nhân quyền và dân chủ đích thực chứ không phải là bánh vẽ do cộng sản VN vẽ ra từ mấy chục năm nay.
Đồng Chiêm thiên nhiên và con người qua ảnh
Phong Thương
10:00 10/01/2010
Nghe bài nhạc: Đồng Chiêm - Hy lễ mới
Nguyễn Hữu Tân
16:16 10/01/2010
Phần cuối bài nhạc có audio để nghe nhạc
Thánh Giá Đồng Chiêm! Thánh Giá của các bạn trẻ Tổng Giáo Phận Hà Nôi
Joseph Nguyễn Văn Thống
16:37 10/01/2010
HÀ NỘI - Biến cố việc nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội triệt hạ cây Thánh Giá tại Núi Thờ và hành hung giáo dân xứ Đồng Chiêm đã làm biết bao người trên toàn thế giới hết sức bất bình và có những tâm tình hiệp thông với anh chị em Đồng Chiêm.
Hình ảnh giới trẻ Hà Nội hiệp thông cầu nguyện
Sau biến cố đau thương xảy đến, mọi thành phần trong Hội Thánh từ các Đức Giám mục, linh muc, tu sỹ và giáo dân khắp nơi đã có những tâm tình hướng lòng về Đồng Chiêm và các bạn trẻ chúng ta cùng ngẫm suy điều gì?
Thánh giá của các bạn trẻ Tổng giáo phận Hà Nội giờ ra sao?
Thánh Giá là biểu tượng cao quý của người Tín Hữu nay đã bị xúc phạm, đã bị triệt hạ tại Đồng Chiêm sau sự kiện khai mạc năm Thánh 2010 và sự kiện Đại Hội Giới Trẻ 2009 kết thúc tại Đền Hùng.
.Phải chăng cây Thánh Giá ấy cũng là cây Thánh Giá của các bạn trẻ Tổng giáo Phận Hà Nội thường cung nghing trong mỗi dịp Đại Hội về?.
Họ vui say, họ hạnh phúc vì chính nhờ có Cây Thánh Giá mà họ được nối kết với nhau nên một trong đại gia đình giới trẻ Tổng Giáo Phận Hà Nội. Cây Thánh Giá là mối giây liên kết và xua tan những ngăn cách, những sự khác biệt để biến ngăn cách và sự khác biệt không còn nữa. Chính vì thế, Thánh Giá là sợi giây thiêng liêng cao quý vô cùng liên kết anh em trong cùng một gia đình là Cha chung trên Trời. Nhờ cây Thánh Giá cũng làm cho gia đình giới trẻ Tổng Giáo phận Hà Nội thêm hương sắc bởi những vẻ đẹp khác nhau được hội tụ và sự góp nhặt hương hoa từ mỗi vùng miền cũng chính làm cho cây Thánh Giá của ngày Đại Hội Giới trẻ đẹp hơn..
Có phải chăng cây Thánh Giá ấy đã bị nhà cầm quyền cộng sản làm cho sứt mẻ, không còn lạnh lặn nữa, bởi chính các bạn trẻ tại Đồng Chiêm đang chịu những cảnh đau thương tang tóc
Niềm hy vọng Thánh Giá Đồng Chiêm! Thánh Giá của các bạn trẻ Tỏng Giáo phận Hà Nội
Sau khi Thánh Giá Chúa trên Núi Thờ bị triệt hạ bởi tay nhà cầm quyền cộng sản Hà Nôi thì ngay lập tức nhiều cây Thánh giá được mọc lên thế chỗ cho cây Thánh Giá bằng bê tông bị đập vỡ hoàn toàn. Ngày ngày các bạn trẻ Đồng Chiêm đến Núi Thờ lại thêm đông và tình yêu vào Thập Giá Chúa Kitô ngày càng triển nở nơi các bạn mà theo như lời các bạn nói thì các bạn đã đi tìm những viên đá mà Thánh Giá bị đập tan tành là “ Thịt Chúa”. cây Thánh Giá bằng điện đã mọc lên và sẽ được đẹp hơn và sáng hơn. Điều đó cũng chứng tỏ cây Thánh Giá Đức Tin của các bạn trẻ Đồng chiêm cũng vậy.
Ngay sau những ngày đau thương đến cùng Đồng Chiêm thì đã có một cây Thánh Giá Hiệp Thông tại Dân Trù được các bạn trẻ dựng nên, để làm điểm hội tụ và suy tôn Thánh Giá cho các bạn trẻ sinh viên giáo phận Vinh tại Hà Nội và các bạn sinh viên khắp nơi đang học tập tại giáo phận Bắc Ninh cùng với đông đảo giới trẻ Dân Trù. Trong đêm 11/1 Thánh Giá Hiệp Thông đã được Cha xứ FX Nguyễn Huy Liệu vị linh mục kiên định và khôn ngoan thắp lên giữa vùng miền quê thanh tịnh Sông Hồng để cầu nguyện cho anh chị em Đồng Chiêm. Phải chăng đó cũng là niềm hy vọng cho Thánh Giá Đức Tin của các bạn trẻ Tổng Giáo phận Hà Nội.
Ngày gặp gỡ giới trẻ Tổng Giáo phận Hà Nội 2010 sẽ được tổ chức tại Giáo Phận Bắc Ninh. Cây Thánh Giá luân lưu đã được Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt_ Giám Mục giáo phận Bắc Ninh rước về giáo phận và hân hoan chào đón các bạn trẻ tới Bắc Ninh.
Để chúng ta có một cây Thánh Giá cho ngày Đại Hội giới trẻ Tổng Giáo Phận tại giáo phận Bắc Ninh. Hơn bao giò hêt là lời mời gọi cho mỗi người trẻ của Tổng Giáo phận Hà Nội hôm nay, hãy cùng hiệp thông sẻ chia với anh chị em mình tại Đồng Chiêm và đặc biệt lên đường xây một cây Thánh Giá của sự hiệp nhất, yêu thương và sẻ chia với các bạn trẻ Đồng Chiêm đang phải chịu.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho anh chị em tại Đồng Chiêm luôn kiên định giữ vững Đức Tin và cũng cầu cho mỗi ngưới trẻ, trong mọi hoàn cảnh biết làm cho cây Thánh Giá của đời mình ngày càng đẹp hơn và vươn cao hơn.
Hà Nội 11/1/2010
Hình ảnh giới trẻ Hà Nội hiệp thông cầu nguyện
Sau biến cố đau thương xảy đến, mọi thành phần trong Hội Thánh từ các Đức Giám mục, linh muc, tu sỹ và giáo dân khắp nơi đã có những tâm tình hướng lòng về Đồng Chiêm và các bạn trẻ chúng ta cùng ngẫm suy điều gì?
Thánh giá của các bạn trẻ Tổng giáo phận Hà Nội giờ ra sao?
Thánh Giá là biểu tượng cao quý của người Tín Hữu nay đã bị xúc phạm, đã bị triệt hạ tại Đồng Chiêm sau sự kiện khai mạc năm Thánh 2010 và sự kiện Đại Hội Giới Trẻ 2009 kết thúc tại Đền Hùng.
.Phải chăng cây Thánh Giá ấy cũng là cây Thánh Giá của các bạn trẻ Tổng giáo Phận Hà Nội thường cung nghing trong mỗi dịp Đại Hội về?.
Họ vui say, họ hạnh phúc vì chính nhờ có Cây Thánh Giá mà họ được nối kết với nhau nên một trong đại gia đình giới trẻ Tổng Giáo Phận Hà Nội. Cây Thánh Giá là mối giây liên kết và xua tan những ngăn cách, những sự khác biệt để biến ngăn cách và sự khác biệt không còn nữa. Chính vì thế, Thánh Giá là sợi giây thiêng liêng cao quý vô cùng liên kết anh em trong cùng một gia đình là Cha chung trên Trời. Nhờ cây Thánh Giá cũng làm cho gia đình giới trẻ Tổng Giáo phận Hà Nội thêm hương sắc bởi những vẻ đẹp khác nhau được hội tụ và sự góp nhặt hương hoa từ mỗi vùng miền cũng chính làm cho cây Thánh Giá của ngày Đại Hội Giới trẻ đẹp hơn..
Có phải chăng cây Thánh Giá ấy đã bị nhà cầm quyền cộng sản làm cho sứt mẻ, không còn lạnh lặn nữa, bởi chính các bạn trẻ tại Đồng Chiêm đang chịu những cảnh đau thương tang tóc
Niềm hy vọng Thánh Giá Đồng Chiêm! Thánh Giá của các bạn trẻ Tỏng Giáo phận Hà Nội
Sau khi Thánh Giá Chúa trên Núi Thờ bị triệt hạ bởi tay nhà cầm quyền cộng sản Hà Nôi thì ngay lập tức nhiều cây Thánh giá được mọc lên thế chỗ cho cây Thánh Giá bằng bê tông bị đập vỡ hoàn toàn. Ngày ngày các bạn trẻ Đồng Chiêm đến Núi Thờ lại thêm đông và tình yêu vào Thập Giá Chúa Kitô ngày càng triển nở nơi các bạn mà theo như lời các bạn nói thì các bạn đã đi tìm những viên đá mà Thánh Giá bị đập tan tành là “ Thịt Chúa”. cây Thánh Giá bằng điện đã mọc lên và sẽ được đẹp hơn và sáng hơn. Điều đó cũng chứng tỏ cây Thánh Giá Đức Tin của các bạn trẻ Đồng chiêm cũng vậy.
Ngay sau những ngày đau thương đến cùng Đồng Chiêm thì đã có một cây Thánh Giá Hiệp Thông tại Dân Trù được các bạn trẻ dựng nên, để làm điểm hội tụ và suy tôn Thánh Giá cho các bạn trẻ sinh viên giáo phận Vinh tại Hà Nội và các bạn sinh viên khắp nơi đang học tập tại giáo phận Bắc Ninh cùng với đông đảo giới trẻ Dân Trù. Trong đêm 11/1 Thánh Giá Hiệp Thông đã được Cha xứ FX Nguyễn Huy Liệu vị linh mục kiên định và khôn ngoan thắp lên giữa vùng miền quê thanh tịnh Sông Hồng để cầu nguyện cho anh chị em Đồng Chiêm. Phải chăng đó cũng là niềm hy vọng cho Thánh Giá Đức Tin của các bạn trẻ Tổng Giáo phận Hà Nội.
Ngày gặp gỡ giới trẻ Tổng Giáo phận Hà Nội 2010 sẽ được tổ chức tại Giáo Phận Bắc Ninh. Cây Thánh Giá luân lưu đã được Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt_ Giám Mục giáo phận Bắc Ninh rước về giáo phận và hân hoan chào đón các bạn trẻ tới Bắc Ninh.
Để chúng ta có một cây Thánh Giá cho ngày Đại Hội giới trẻ Tổng Giáo Phận tại giáo phận Bắc Ninh. Hơn bao giò hêt là lời mời gọi cho mỗi người trẻ của Tổng Giáo phận Hà Nội hôm nay, hãy cùng hiệp thông sẻ chia với anh chị em mình tại Đồng Chiêm và đặc biệt lên đường xây một cây Thánh Giá của sự hiệp nhất, yêu thương và sẻ chia với các bạn trẻ Đồng Chiêm đang phải chịu.
Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho anh chị em tại Đồng Chiêm luôn kiên định giữ vững Đức Tin và cũng cầu cho mỗi ngưới trẻ, trong mọi hoàn cảnh biết làm cho cây Thánh Giá của đời mình ngày càng đẹp hơn và vươn cao hơn.
Hà Nội 11/1/2010
Thánh giá Đồng Chiêm - Truyền thông và nghị viên Ba Lan phản ứng
Bến Việt
20:30 10/01/2010
Bến Việt sưu tập (11.01.2010) Tin Ba Lan - Vụ phạm thánh tại Đồng Chiêm thu hút chú ý của truyền thông và dư luận Ba Lan. Dù thông tin tới Ba Lan trong những ngày cuối tuần, Quốc hội Ba Lan nhanh chóng phản ứng, yêu cầu có công hàm can thiệp gửi cầm quyền Việt Nam. Ngoài đưa tin, truyền thông Ba Lan đăng nhiều bài bình luận sâu rộng xung quanh vụ việc này, dành nhiều tình cảm đặc biệt cho các giáo dân, bênh vực hàng giáo chủ và tuyên đoán Việt Nam là „domino đầu tiên của Châu Á”.
Các bài dịch từ nhiều ngạch truyền thông Ba Lan:
——
PAP – Thông tấn xã Ba Lan (00:45 ngày 09.01.2010) CỘNG SẢN PHÁ THÁNH GIÁ; SẼ CÓ CAN THIỆP được nhiều báo mạng lớn đăng lại
„Nasz Dziennik” (Nhật Báo của Ta): Dân biểu quốc hội Ba Lan sẽ lên tiếng với Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao về vụ đàn áp người công giáo tại Việt Nam. Các nghị viên gợi ý với ngài Bộ trưởng Radosław Sikorski cần gửi công hàm ngoại giao tới chính quyền cộng sản Hà Nội.
Các nghị viên Ba Lan còn chỉ ra rằng Ba Lan, với tư cách thành viên Liên Minh Châu Âu, phải có trách nhiệm đưa vấn đề này lên diễn đàn EU. Các nghị sĩ Ba Lan thuộc Quốc Hội Châu Âu cũng cùng ý kiến như vậy.
Đây là phản ứng sau vụ cây thánh giá lớn bị phá tại một trong các nghĩa trang cùng với việc giáo dân bị đánh đập tàn bạo khi gắng ngăn chặn việc phá hoại này.
——
Opoka.org.pl (trang web công giáo Ba Lan) (08.01.2009) PHẢN ÁNH CỦA NHÀ THỜ SAU KHI CÔNG AN BẠO HÀNH
„Chúng tôi vô cùng đau buồn và bất ngờ nhìn nhận vụ việc người theo đạo tại Đồng Chiêm phải chứng kiến – tuyên bố của giám mục Hà Nội nói - xúc phạm đến Thánh Giá là một sự phạm thánh! Đánh đập tàn nhẫn những người dân vô tội và vô phương tự vệ là một hành động dã man vô nhân đạo xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con người.”
Đã có tới gần 1000 công an tham gia phá bỏ thánh giá đồng thời sử dụng lựu đạn gây ngạt, chó nghiệp vụ, que điện. Nhiều người bị đánh thậm tệ. Các chủ chăn Việt Nam kêu gọi giáo dân kiên cường hiệp thông trong đấng tin và cầu nguyện để quyền lợi của mọi công dân được tôn trọng và để quyền tự do tín ngưỡng được hoàn toàn công nhận.
(theo (rv/aw, © Radio Vaticana 2010)
——
Nasz Dziennik (Nhật Báo của Ta) (09.01.2010) "PHẠM THÁNH VÀ VÔ NHÂN BẢN"
Phó văn phòng giáo phận Hà Nội, linh mục John Lê Trọng Cung gọi vụ phá bỏ Thánh Giá tại nghĩa trang Đồng Chiêm là phạm Thánh, xâm hại đức tin công giáo. Tấn công tàn nhẫn những giáo dân vô tội tới bảo vệ thánh giá là hành động „dã man vô nhân đạo” xúc phạm trầm trọng tới nhân phẩm con người. Đây là hành vi thô bạo đáng bị liên án – linh mục nhấn mạnh. Các vị chủ chăn và giáo dân tại các giáo phận khác cũng đồng lòng đoàn kết và cầu nguyện cho những người bị thương trong vụ công an tấn công hôm thứ Tư.
Linh mục Peter Nguyễn Văn Khải CSsR, phát ngôn nhân của dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội, trong cuộc nói chuyện với tờ „Nasz Dziennik” (Nhận Báo của Ta) giải thích thêm rằng hiện không thể chuyển tải thêm nhiều thông tin bởi phải tập trung giúp đỡ các nạn nhân.
Theo như các nhân chứng, đã có tới gần một ngàn công an tham gia phá hoại thánh giá. Những người công giáo tới van nài đừng phá bỏ thánh giá còn bị công an tấn công dã man. Ít nhất gần 20 người bị đánh đập, 2 trong số họ thương nặng. Ban đầu, công an chở những người này đi đâu không rõ. Thế nhưng cha Lê Trọng Cung có thông tin cho VietCatholic News rằng – hóa ra – những người này bị chở về bệnh viện Te Tiyu nhưng không được chữa trị– mãi tới khi các vị chủ chăn cùng với giáo dân tìm được họ. Tôi mang họ tới bệnh viện Việt Đức và ở đó các y bác sĩ có chăm sóc họ - phó phòng giáo phận Hà Nội cho biết.
- Chúng tôi thật sự đau lòng và ái ngại bởi vụ việc phản ánh hành vi phạm thánh Chúa. Đây quả thật là việc làm xúc phạm, coi thường biểu tượng quý giá nhất của đấng tin công giáo – linh mục Lê Trọng Cung nhấn mạnh. Linh mục cũng kêu gọi tất cả các vị chủ chăn, các sơ và giáo dân cầu nguyện để Việt Nam trở thành quốc gia „công bằng, dân chủ và quyền công dân, nơi mà các giá trị như quyền con người được bảo vệ và tôn trọng”.
Đồng sáng lập cộng đồng công giáo Việt Nam tại Ba Lan, linh mục Edward Osiecki SVD (dòng Ngôi Lời) cũng khích lệ giáo dân cầu nguyện. Linh mục Edward Osiecki còn lưu tâm tới một khía cạnh tế nhị khác của sự việc. Vụ thánh giá bị phá nổ lần này cũng như vụ đập vỡ tượng Đức Mẹ hồi tháng 11 năm qua đều có mục tiêu là các vật thờ đặt tại nghĩa trang, tức là giữa nơi tổ tiên đã chết. – Cần phải biết rằng đối với người công giáo tại Việt Nam thì nghĩa trang là địa điểm vô cùng thiêng liêng. Phá hủy thánh giá và tượng Đức Mẹ là hành động không chỉ xâm phạm tới biểu tượng tôn giáo mà còn mang ngụ ý rằng chính quyền không đoái hoài tới nguyện vọng người dân, bởi tổ tiên họ cũng chẳng là xá gì. – linh mục dòng Ngôi Lời nhấn mạnh. – Đây là vụ trấn áp đánh vào cá nhân mạnh nhất từ trước tới nay – linh mục nói thêm.
Muốn chia rẽ giáo dân với chủ chăn
Linh mục Osiecki còn chỉ ra rằng chính quyền Việt Nam muốn qua vụ này chia rẽ giáo dân với các vị chủ chăn. – Chính quyền khuyên các linh mục nên khuyến khích giáo dân phối hợp với chính quyền đồng thời ngỏ ý với các linh mục rằng đó là điều kiện để Giáo Hoàng được tới Việt Nam, rằng các giáo phận thiếu chủ chăn sẽ được chính quyền cho phép chủ chăn tới và sẽ dễ dàng hơn khi xin giấy phép trùng tu hay mở rộng nhà thờ - linh mục Osiecki giải thích. Các vị chủ chăn, trong tinh thần thiện chí và trách nhiệm với an bình xã hội, hướng dẫn giáo dân cùng cộng tác, nhưng cùng lúc đó, công an nhận lệnh của lãnh đạo đảng và hành động đúng vào lúc các vị chủ chăn và linh mục đang có mặt tại địa phận hành giáo. Và như vậy, những giáo dân vốn vâng lời linh mục có thể có cảm giác bị lừa gạt vì một đằng hứa hẹn kết quả tích cực nếu cộng tác với chính quyền, một đằng thì chính quyền lại cư xử hoàn toàn ngược lại với những gì đã hứa với các giám mục. – Đây là hành động rất lật lọng của chính quyền nhằm hạ bệ các linh mục trong mắt giáo dân – linh mục Osiecki lưu tâm. – Tuy vậy, niềm tự hào của công giáo Việt Nam là các vị chủ chăn, những vị linh mục luôn biết thực hiện giáo vụ trong tinh thần trách nhiệm và hiệp thông với Tòa Thánh dù nằm trong tình cảnh vô cùng phức tạp – linh mục dòng Ngôi Lời nói thêm. Đảng cộng sản đang bằng mọi cách chia rẽ nội bộ Giáo hội bằng những „đặc ân” mơ hồ, hạn chế linh mục này để ưu đãi linh mục kia. – Tất cả chỉ để thực hiện tham vọng chứng minh quyền hành nằm đâu – linh mục Osiecki nhận xét.
Thí dụ cho tính lật lọng của chính quyền: Một đằng cho phép khai mở Năm Thánh, cho hoàn trả địa phận thuộc giáo hội Huế để xây nhà dòng quốc gia Đức Mẹ La Vang. Chính phủ đã hoàn trả lại 130 trong tổng 150 ngàn mét vuông đất quanh khu đó vốn từng chiếm đoạt hồi năm 1975. Nhờ vậy mà có đất xây thánh điện. Lần đầu tiên nhà thờ bị phá hủy năm 1972 hồi chiến tranh Việt Nam. Trên diện tích 20 ngàn mét vuông còn lại, chính quyền đồng ý cho trồng cây rồi hứa hẹn sẽ xây bốn con đường dẫn tới nhà dòng. Việc này được bắt đầu thực hiện hồi đầu năm ngoái.
Đồng thời, không lâu trước ngày công bố quyết định về việc hoàn trả đất xây thánh địa, chính quyền lại làm ngơ trước làn sóng phản đối, nhẫn tâm phá hủy Học đường Giáo Thánh tại Đà Lạt vốn là địa điểm vô cùng quan trọng đối với các linh mục. Học đường tồn tại từ 13 tháng 9 năm 1958, hầu hết chỉ để làm nhà dòng đào tạo linh mục cho tới khi chính quyền cộng sản thu hồi toàn bộ địa phận năm 1980. Chính quyền toan tính xây công viên ở nơi đây để sau đó bán nó cho các tập đoàn đầu tư.
Bôi nhọ các linh mục
Những chiến dịch bôi nhọ các cha đạo cũng nhằm chia rẽ hàng giáo phẩm với người dân. Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt vốn rất năng động trong hỗ trợ giáo dân từng bị bôi nhọ trên truyền thông đại chúng. Đầu tháng 12 qua, đức Tổng giám mục quyết định nạp đơn từ chức. – Khi đó, trưởng ban đại diện phái đoàn chính quyền Hà Nội, người từng mở chiến dịch thóa mạ giáo hội lại đích thân gửi tới Tổng giám mục quà tặng và thiệp chúc Giáng sinh. Tổng giám mục, giữ bình tâm và tỏ niềm hi vọng chuyến viếng thăm xuất phát từ lòng từ tâm – linh mục Osiecki nói. Thế nhưng tổng giám mục Kiệt đã không nhầm khi ái ngại bởi cuối cùng chính giáo phận của ông lại trở thành mục tiêu tấn công còn chuyến viếng thăm của đoàn đại biểu chính quyền được truyền thông nhà nước mô tả y như có sự phối hợp hài hòa giữa chính quyền và đức tổng giám mục. – Mục đích rõ ràng là nhằm đặt chính đức Tổng giám mục Kiệt vào tình huống không minh bạch hòng khai trừ tổng giám mục trong mắt người dân – linh mục dòng Ngôi Lời nói.
Maria Popielewicz
——
Nasz Dziennik (Nhật Báo của Ta) (9-10.01.2010) VIỆT NAM LÀ BA LAN CỦA CHÂU Á
Độc tài cộng sản nhiều năm qua muốn bằng mọi cách hủy hoại Nhà thờ, công giáo tại Việt Nam. Thế nhưng chính quốc gia này có thể trở thành tâm điểm. Tôi đưa ra luận định như vậy – Việt Nam có thể là khối domino đầu tiên của Châu Á. Việt Nam sẽ có ảnh hưởng tới Châu Á như Ba Lan với Châu Âu. Khi xưa có ai ngờ cộng sản lại bị lật đổ tại Châu Âu, vậy mà cộng sản đã bị hất đổ mà không phải trả giá bằng máu. Hôm nay chúng ta cũng khó tưởng tượng cộng sản Trung Quốc có thể bị lật đổ. Biết đâu Việt Nam lại trở thành Ba Lan thứ hai cũng nên. Nhà thờ là điểm tựa cho giáo dân người Việt không chỉ trong khía cạnh tôn giáo mà còn là điểm tựa của các giá trị dân chủ, độc lập vốn mang lại tự do cho con người. Tại Ba Lan trước kia cũng vậy, người ta tập trung quanh Nhà thờ, quanh các vị chủ chăn của mình, những người chủ chăn vốn rất công khai ủng hộ dân chủ, tự do, tôn trọng nhân cách và quyền con người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng.
Tomasz Korczyński thuộc ủy ban các tổ chức Hỗ trợ Nhà thờ cần giúp:
Nasz Dziennik (Nhật Báo của Ta) (09-10.01.2010) - SẼ CÓ THỈNH CẦU QUỐC HỘI VỀ NHỮNG ĐÀN ÁP TẠI VIỆT NAM
Các nghị viên quốc hội Ba Lan sẽ có thỉnh cầu quốc hội gửi tới Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao về những đàn áp giáo dân tại Việt Nam. Các nghị viên ngỏ lời với bộ trưởng Radosław Sikorski phải gửi công hàm ngoại giao tới chính quyền cộng sản Hà Nội.
Các nghị viên chỉ ra rằng với tư cách thành viên Liên Minh Châu Âu, Ba Lan cần đưa vấn đề này lên diễn đàn Châu Âu. Các nghị viên Ba Lan của quốc hội Châu Âu cũng cùng ý kiến như vậy. Đây là phản ứng sau vụ cây thánh giá to cao bị phá tại một trong các nghĩa trang cùng với việc giáo dân bị đánh đập tàn bạo khi gắng ngăn chặn việc phá hoại này. Chính quyền cộng sản tăng cường đàn áp Nhà thờ công giáo tại Việt Nam. Mùng 7 tháng 1, tại một vùng ngoại ô phía nam Hà Nội, công an trang bị vũ khí tấn công giáo dân địa phận Đồng Chiêm tới quỳ gối cố van nài để việc phạm thánh không xảy ra. Khoảng 1000 công an với chó dữ xua đuổi tàn bạo những người cầu nguyện. Nhiều người bị gậy nện liên tiếp tới bất tỉnh. Trong khi đó quân đặc nhiệm gài mìn cho nổ tung chân thánh giá lớn định vị trên núi đá tại nghĩa trang của vùng.
Hiện còn khó khẳng định liệu tính mạng người công giáo Ba Lan tại Việt Nam có bị nguy hay không. Chúng tôi chưa liên lạc được với tòa đại sứ Ba Lan tại Việt Nam. Piotr Paszkowski, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao hứa rằng sẽ tìm hiểu tình hình. Ắt hẳn nhân viên sứ quán theo dõi vụ việc – cơ quan đại sứ luôn làm vậy – Paszkowski nói. Tuy vậy, Bộ ngoại giao không cung cấp thêm thông tin về những khả năng có thể trong các bước ngoại giao nhằm bảo vệ giáo dân tại Việt Nam.
Thượng nghị viên Stanisław Zajac (đảng PiS - Pháp Lý và Công Bằng) công nhận ông có biết về tình thế khó khăn của giáo dân Việt Nam. – Chúng tôi (đảng PiS) từng đứng lên bảo vệ giáo dân tại Ấn độ. Khi các hành động bạo lực leo thang trong những vùng thế giới khác thì cần phải có thái độ rõ ràng – thượng nghị viên Zajac nói. Vị thượng nghị viên còn đảm bảo rằng ông sẽ đưa vấn đề này lên cuộc họp Câu lạc bộ đảng PiS. – Để tìm cách phản ứng giống như đã làm tại Ấn độ nhưng có thể với hình thức khác hơn – ông nghị nói thêm.
Nữ nghị viên Gabriela Maslowska (đảng PiS) thẳng thắn tuyên bố sẽ nộp yêu cầu tới Bộ ngoại giao về việc gửi công hàm ngoại giao tới chính quyền Việt Nam yêu cầu Việt Nam lý giải cung cách hành xử của họ với giáo dân. – Chúng ta không thể câm nín với tư cách dân biểu và với tư cách của người công giáo. Việc đàn áp giáo dân ngày càng leo thang và thật sự đáng lo ngại. Bởi vậy nhất thiết phải đòi hỏi Bộ ngoại giao có phản ứng thích hợp. Tôi bắt tay vào việc này ngay ngày hôm nay – Maslowska tuyên bố.
Nghị viên Châu Âu Jarosław Kalinowski nhận rằng ông không biết nhiều thông tin về những gì đang xảy ra tại Việt Nam. – Tuy vậy, tôi nghĩ rằng, ngoài các dân biểu Ba Lan, sẽ có phản ứng từ phía các nghị viên quốc hội Châu Âu.
Nghị viên quốc hội Châu Âu ông Pawel Kowal thì hứa sẽ tìm hiểu sự việc và nạp đơn thỉnh cầu lên Ủy Ban Châu Âu. – Chắc chắn tôi sẽ gửi văn bản và nếu được, tôi muốn trực tiếp đặt câu hỏi với bà Catherine Ashton về việc này.
Trong cuộc nói chuyện với chúng tôi, nghị viên Châu Âu Kondrad Szymański cũng tuyên bố tương tự.
Nghị viên Artur Gorski (đảng PiS) tin rằng nhất thiết phải có phản ứng tại diễn đàn Châu Âu. – Công hàm của một quốc gia gửi từ nửa vòng trái đất có thể không có ý nghĩa lớn. Tôi cho rằng chính phủ cần hành động để Liên Minh Châu Âu, với tư cách một tổ chức liên đới, đứng lên bênh vực giáo dân bị trù dập tại các quốc gia – Gorski nói. Theo dân biểu này thì một khi Châu Âu được hình thành từ pháp quyền, tự do và tôn trọng quyền tự quyết cá thể thì chính Châu Âu phải bảo vệ các giá trị đó ngoài biên giới của mình. – Châu Âu phải giữ uy tín cho mình với các giá trị đó. Tôi trông chờ Bộ trưởng ngoại giao của Liên Minh Châu Âu có các hành động cụ thể và dứt khoát can thiệp trong việc này. Tôi cũng hi vọng rằng Chủ tịch Quốc hội Châu Âu, ông Jerzy Buzek cũng sẽ lên tiếng bảo vệ giáo dân.
Ba Lan kết nối cùng Việt Nam qua quan hệ kinh doanh sôi động. – Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Ba Lan. Chúng ta quan tâm tới việc phát triển cộng tác kinh doanh và đầu tư – phó thủ tướng Waldemar Pawlak từng nói vậy năm 2008 trong cuộc gặp với Bộ trưởng bộ công nghiệp và nông thôn Việt Nam Vũ Huy Hoàng. Ba Lan không tiếc công ủng hộ ngành vận chuyển biển cho Việt Nam. Năm 1997, chính phủ ông Włodzimierz Cimoszewicz quyết định cho Việt Nam vay 70 triệu đô phục vụ nghành đóng tàu. Đổi lại, Việt Nam ưu tiên nhập cảng máy móc và trang thiết bị nặng của Ba Lan. Ý tưởng này của chính phủ bị Công đoàn „Đoàn Kết” chỉ trích bởi hợp đồng được kí kết trùng với thời điểm Xưởng Tàu Gdansk xuống dốc. Nhưng gần đây, hồi tháng 11 và 12 năm 2009, Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Marek Sawicki đã tới thăm chính thức Việt Nam. Phía Việt Nam khi đó tỏ ý muốn nhập các mặt hàng sữa của Ba Lan và khuyến khích Ba Lan đầu tư nông sản và thực phẩm. Nếu nhận biết Việt Nam như một trong những nước nghèo nhất thế giới với cơ chế tồn tại là nông nghiệp thì có lẽ Ba Lan có hướng gây áp lực.
Jacek Dytkowski
(Nguồn: http://www.benviet.org/ba-lan:dong-chiem-balan-phan-ung)
Các bài dịch từ nhiều ngạch truyền thông Ba Lan:
——
„Nasz Dziennik” (Nhật Báo của Ta): Dân biểu quốc hội Ba Lan sẽ lên tiếng với Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao về vụ đàn áp người công giáo tại Việt Nam. Các nghị viên gợi ý với ngài Bộ trưởng Radosław Sikorski cần gửi công hàm ngoại giao tới chính quyền cộng sản Hà Nội.
Các nghị viên Ba Lan còn chỉ ra rằng Ba Lan, với tư cách thành viên Liên Minh Châu Âu, phải có trách nhiệm đưa vấn đề này lên diễn đàn EU. Các nghị sĩ Ba Lan thuộc Quốc Hội Châu Âu cũng cùng ý kiến như vậy.
Đây là phản ứng sau vụ cây thánh giá lớn bị phá tại một trong các nghĩa trang cùng với việc giáo dân bị đánh đập tàn bạo khi gắng ngăn chặn việc phá hoại này.
——
Opoka.org.pl (trang web công giáo Ba Lan) (08.01.2009) PHẢN ÁNH CỦA NHÀ THỜ SAU KHI CÔNG AN BẠO HÀNH
„Chúng tôi vô cùng đau buồn và bất ngờ nhìn nhận vụ việc người theo đạo tại Đồng Chiêm phải chứng kiến – tuyên bố của giám mục Hà Nội nói - xúc phạm đến Thánh Giá là một sự phạm thánh! Đánh đập tàn nhẫn những người dân vô tội và vô phương tự vệ là một hành động dã man vô nhân đạo xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con người.”
Đã có tới gần 1000 công an tham gia phá bỏ thánh giá đồng thời sử dụng lựu đạn gây ngạt, chó nghiệp vụ, que điện. Nhiều người bị đánh thậm tệ. Các chủ chăn Việt Nam kêu gọi giáo dân kiên cường hiệp thông trong đấng tin và cầu nguyện để quyền lợi của mọi công dân được tôn trọng và để quyền tự do tín ngưỡng được hoàn toàn công nhận.
(theo (rv/aw, © Radio Vaticana 2010)
——
Nasz Dziennik (Nhật Báo của Ta) (09.01.2010) "PHẠM THÁNH VÀ VÔ NHÂN BẢN"
Phó văn phòng giáo phận Hà Nội, linh mục John Lê Trọng Cung gọi vụ phá bỏ Thánh Giá tại nghĩa trang Đồng Chiêm là phạm Thánh, xâm hại đức tin công giáo. Tấn công tàn nhẫn những giáo dân vô tội tới bảo vệ thánh giá là hành động „dã man vô nhân đạo” xúc phạm trầm trọng tới nhân phẩm con người. Đây là hành vi thô bạo đáng bị liên án – linh mục nhấn mạnh. Các vị chủ chăn và giáo dân tại các giáo phận khác cũng đồng lòng đoàn kết và cầu nguyện cho những người bị thương trong vụ công an tấn công hôm thứ Tư.
Linh mục Peter Nguyễn Văn Khải CSsR, phát ngôn nhân của dòng Chúa Cứu Thế tại Hà Nội, trong cuộc nói chuyện với tờ „Nasz Dziennik” (Nhận Báo của Ta) giải thích thêm rằng hiện không thể chuyển tải thêm nhiều thông tin bởi phải tập trung giúp đỡ các nạn nhân.
Theo như các nhân chứng, đã có tới gần một ngàn công an tham gia phá hoại thánh giá. Những người công giáo tới van nài đừng phá bỏ thánh giá còn bị công an tấn công dã man. Ít nhất gần 20 người bị đánh đập, 2 trong số họ thương nặng. Ban đầu, công an chở những người này đi đâu không rõ. Thế nhưng cha Lê Trọng Cung có thông tin cho VietCatholic News rằng – hóa ra – những người này bị chở về bệnh viện Te Tiyu nhưng không được chữa trị– mãi tới khi các vị chủ chăn cùng với giáo dân tìm được họ. Tôi mang họ tới bệnh viện Việt Đức và ở đó các y bác sĩ có chăm sóc họ - phó phòng giáo phận Hà Nội cho biết.
- Chúng tôi thật sự đau lòng và ái ngại bởi vụ việc phản ánh hành vi phạm thánh Chúa. Đây quả thật là việc làm xúc phạm, coi thường biểu tượng quý giá nhất của đấng tin công giáo – linh mục Lê Trọng Cung nhấn mạnh. Linh mục cũng kêu gọi tất cả các vị chủ chăn, các sơ và giáo dân cầu nguyện để Việt Nam trở thành quốc gia „công bằng, dân chủ và quyền công dân, nơi mà các giá trị như quyền con người được bảo vệ và tôn trọng”.
Đồng sáng lập cộng đồng công giáo Việt Nam tại Ba Lan, linh mục Edward Osiecki SVD (dòng Ngôi Lời) cũng khích lệ giáo dân cầu nguyện. Linh mục Edward Osiecki còn lưu tâm tới một khía cạnh tế nhị khác của sự việc. Vụ thánh giá bị phá nổ lần này cũng như vụ đập vỡ tượng Đức Mẹ hồi tháng 11 năm qua đều có mục tiêu là các vật thờ đặt tại nghĩa trang, tức là giữa nơi tổ tiên đã chết. – Cần phải biết rằng đối với người công giáo tại Việt Nam thì nghĩa trang là địa điểm vô cùng thiêng liêng. Phá hủy thánh giá và tượng Đức Mẹ là hành động không chỉ xâm phạm tới biểu tượng tôn giáo mà còn mang ngụ ý rằng chính quyền không đoái hoài tới nguyện vọng người dân, bởi tổ tiên họ cũng chẳng là xá gì. – linh mục dòng Ngôi Lời nhấn mạnh. – Đây là vụ trấn áp đánh vào cá nhân mạnh nhất từ trước tới nay – linh mục nói thêm.
Muốn chia rẽ giáo dân với chủ chăn
Linh mục Osiecki còn chỉ ra rằng chính quyền Việt Nam muốn qua vụ này chia rẽ giáo dân với các vị chủ chăn. – Chính quyền khuyên các linh mục nên khuyến khích giáo dân phối hợp với chính quyền đồng thời ngỏ ý với các linh mục rằng đó là điều kiện để Giáo Hoàng được tới Việt Nam, rằng các giáo phận thiếu chủ chăn sẽ được chính quyền cho phép chủ chăn tới và sẽ dễ dàng hơn khi xin giấy phép trùng tu hay mở rộng nhà thờ - linh mục Osiecki giải thích. Các vị chủ chăn, trong tinh thần thiện chí và trách nhiệm với an bình xã hội, hướng dẫn giáo dân cùng cộng tác, nhưng cùng lúc đó, công an nhận lệnh của lãnh đạo đảng và hành động đúng vào lúc các vị chủ chăn và linh mục đang có mặt tại địa phận hành giáo. Và như vậy, những giáo dân vốn vâng lời linh mục có thể có cảm giác bị lừa gạt vì một đằng hứa hẹn kết quả tích cực nếu cộng tác với chính quyền, một đằng thì chính quyền lại cư xử hoàn toàn ngược lại với những gì đã hứa với các giám mục. – Đây là hành động rất lật lọng của chính quyền nhằm hạ bệ các linh mục trong mắt giáo dân – linh mục Osiecki lưu tâm. – Tuy vậy, niềm tự hào của công giáo Việt Nam là các vị chủ chăn, những vị linh mục luôn biết thực hiện giáo vụ trong tinh thần trách nhiệm và hiệp thông với Tòa Thánh dù nằm trong tình cảnh vô cùng phức tạp – linh mục dòng Ngôi Lời nói thêm. Đảng cộng sản đang bằng mọi cách chia rẽ nội bộ Giáo hội bằng những „đặc ân” mơ hồ, hạn chế linh mục này để ưu đãi linh mục kia. – Tất cả chỉ để thực hiện tham vọng chứng minh quyền hành nằm đâu – linh mục Osiecki nhận xét.
Thí dụ cho tính lật lọng của chính quyền: Một đằng cho phép khai mở Năm Thánh, cho hoàn trả địa phận thuộc giáo hội Huế để xây nhà dòng quốc gia Đức Mẹ La Vang. Chính phủ đã hoàn trả lại 130 trong tổng 150 ngàn mét vuông đất quanh khu đó vốn từng chiếm đoạt hồi năm 1975. Nhờ vậy mà có đất xây thánh điện. Lần đầu tiên nhà thờ bị phá hủy năm 1972 hồi chiến tranh Việt Nam. Trên diện tích 20 ngàn mét vuông còn lại, chính quyền đồng ý cho trồng cây rồi hứa hẹn sẽ xây bốn con đường dẫn tới nhà dòng. Việc này được bắt đầu thực hiện hồi đầu năm ngoái.
Đồng thời, không lâu trước ngày công bố quyết định về việc hoàn trả đất xây thánh địa, chính quyền lại làm ngơ trước làn sóng phản đối, nhẫn tâm phá hủy Học đường Giáo Thánh tại Đà Lạt vốn là địa điểm vô cùng quan trọng đối với các linh mục. Học đường tồn tại từ 13 tháng 9 năm 1958, hầu hết chỉ để làm nhà dòng đào tạo linh mục cho tới khi chính quyền cộng sản thu hồi toàn bộ địa phận năm 1980. Chính quyền toan tính xây công viên ở nơi đây để sau đó bán nó cho các tập đoàn đầu tư.
Bôi nhọ các linh mục
Những chiến dịch bôi nhọ các cha đạo cũng nhằm chia rẽ hàng giáo phẩm với người dân. Tổng Giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt vốn rất năng động trong hỗ trợ giáo dân từng bị bôi nhọ trên truyền thông đại chúng. Đầu tháng 12 qua, đức Tổng giám mục quyết định nạp đơn từ chức. – Khi đó, trưởng ban đại diện phái đoàn chính quyền Hà Nội, người từng mở chiến dịch thóa mạ giáo hội lại đích thân gửi tới Tổng giám mục quà tặng và thiệp chúc Giáng sinh. Tổng giám mục, giữ bình tâm và tỏ niềm hi vọng chuyến viếng thăm xuất phát từ lòng từ tâm – linh mục Osiecki nói. Thế nhưng tổng giám mục Kiệt đã không nhầm khi ái ngại bởi cuối cùng chính giáo phận của ông lại trở thành mục tiêu tấn công còn chuyến viếng thăm của đoàn đại biểu chính quyền được truyền thông nhà nước mô tả y như có sự phối hợp hài hòa giữa chính quyền và đức tổng giám mục. – Mục đích rõ ràng là nhằm đặt chính đức Tổng giám mục Kiệt vào tình huống không minh bạch hòng khai trừ tổng giám mục trong mắt người dân – linh mục dòng Ngôi Lời nói.
Maria Popielewicz
——
Nasz Dziennik (Nhật Báo của Ta) (9-10.01.2010) VIỆT NAM LÀ BA LAN CỦA CHÂU Á
Độc tài cộng sản nhiều năm qua muốn bằng mọi cách hủy hoại Nhà thờ, công giáo tại Việt Nam. Thế nhưng chính quốc gia này có thể trở thành tâm điểm. Tôi đưa ra luận định như vậy – Việt Nam có thể là khối domino đầu tiên của Châu Á. Việt Nam sẽ có ảnh hưởng tới Châu Á như Ba Lan với Châu Âu. Khi xưa có ai ngờ cộng sản lại bị lật đổ tại Châu Âu, vậy mà cộng sản đã bị hất đổ mà không phải trả giá bằng máu. Hôm nay chúng ta cũng khó tưởng tượng cộng sản Trung Quốc có thể bị lật đổ. Biết đâu Việt Nam lại trở thành Ba Lan thứ hai cũng nên. Nhà thờ là điểm tựa cho giáo dân người Việt không chỉ trong khía cạnh tôn giáo mà còn là điểm tựa của các giá trị dân chủ, độc lập vốn mang lại tự do cho con người. Tại Ba Lan trước kia cũng vậy, người ta tập trung quanh Nhà thờ, quanh các vị chủ chăn của mình, những người chủ chăn vốn rất công khai ủng hộ dân chủ, tự do, tôn trọng nhân cách và quyền con người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng.
Tomasz Korczyński thuộc ủy ban các tổ chức Hỗ trợ Nhà thờ cần giúp:
Nasz Dziennik (Nhật Báo của Ta) (09-10.01.2010) - SẼ CÓ THỈNH CẦU QUỐC HỘI VỀ NHỮNG ĐÀN ÁP TẠI VIỆT NAM
Các nghị viên quốc hội Ba Lan sẽ có thỉnh cầu quốc hội gửi tới Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao về những đàn áp giáo dân tại Việt Nam. Các nghị viên ngỏ lời với bộ trưởng Radosław Sikorski phải gửi công hàm ngoại giao tới chính quyền cộng sản Hà Nội.
Các nghị viên chỉ ra rằng với tư cách thành viên Liên Minh Châu Âu, Ba Lan cần đưa vấn đề này lên diễn đàn Châu Âu. Các nghị viên Ba Lan của quốc hội Châu Âu cũng cùng ý kiến như vậy. Đây là phản ứng sau vụ cây thánh giá to cao bị phá tại một trong các nghĩa trang cùng với việc giáo dân bị đánh đập tàn bạo khi gắng ngăn chặn việc phá hoại này. Chính quyền cộng sản tăng cường đàn áp Nhà thờ công giáo tại Việt Nam. Mùng 7 tháng 1, tại một vùng ngoại ô phía nam Hà Nội, công an trang bị vũ khí tấn công giáo dân địa phận Đồng Chiêm tới quỳ gối cố van nài để việc phạm thánh không xảy ra. Khoảng 1000 công an với chó dữ xua đuổi tàn bạo những người cầu nguyện. Nhiều người bị gậy nện liên tiếp tới bất tỉnh. Trong khi đó quân đặc nhiệm gài mìn cho nổ tung chân thánh giá lớn định vị trên núi đá tại nghĩa trang của vùng.
Hiện còn khó khẳng định liệu tính mạng người công giáo Ba Lan tại Việt Nam có bị nguy hay không. Chúng tôi chưa liên lạc được với tòa đại sứ Ba Lan tại Việt Nam. Piotr Paszkowski, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao hứa rằng sẽ tìm hiểu tình hình. Ắt hẳn nhân viên sứ quán theo dõi vụ việc – cơ quan đại sứ luôn làm vậy – Paszkowski nói. Tuy vậy, Bộ ngoại giao không cung cấp thêm thông tin về những khả năng có thể trong các bước ngoại giao nhằm bảo vệ giáo dân tại Việt Nam.
Thượng nghị viên Stanisław Zajac (đảng PiS - Pháp Lý và Công Bằng) công nhận ông có biết về tình thế khó khăn của giáo dân Việt Nam. – Chúng tôi (đảng PiS) từng đứng lên bảo vệ giáo dân tại Ấn độ. Khi các hành động bạo lực leo thang trong những vùng thế giới khác thì cần phải có thái độ rõ ràng – thượng nghị viên Zajac nói. Vị thượng nghị viên còn đảm bảo rằng ông sẽ đưa vấn đề này lên cuộc họp Câu lạc bộ đảng PiS. – Để tìm cách phản ứng giống như đã làm tại Ấn độ nhưng có thể với hình thức khác hơn – ông nghị nói thêm.
Nữ nghị viên Gabriela Maslowska (đảng PiS) thẳng thắn tuyên bố sẽ nộp yêu cầu tới Bộ ngoại giao về việc gửi công hàm ngoại giao tới chính quyền Việt Nam yêu cầu Việt Nam lý giải cung cách hành xử của họ với giáo dân. – Chúng ta không thể câm nín với tư cách dân biểu và với tư cách của người công giáo. Việc đàn áp giáo dân ngày càng leo thang và thật sự đáng lo ngại. Bởi vậy nhất thiết phải đòi hỏi Bộ ngoại giao có phản ứng thích hợp. Tôi bắt tay vào việc này ngay ngày hôm nay – Maslowska tuyên bố.
Nghị viên Châu Âu Jarosław Kalinowski nhận rằng ông không biết nhiều thông tin về những gì đang xảy ra tại Việt Nam. – Tuy vậy, tôi nghĩ rằng, ngoài các dân biểu Ba Lan, sẽ có phản ứng từ phía các nghị viên quốc hội Châu Âu.
Nghị viên quốc hội Châu Âu ông Pawel Kowal thì hứa sẽ tìm hiểu sự việc và nạp đơn thỉnh cầu lên Ủy Ban Châu Âu. – Chắc chắn tôi sẽ gửi văn bản và nếu được, tôi muốn trực tiếp đặt câu hỏi với bà Catherine Ashton về việc này.
Trong cuộc nói chuyện với chúng tôi, nghị viên Châu Âu Kondrad Szymański cũng tuyên bố tương tự.
Nghị viên Artur Gorski (đảng PiS) tin rằng nhất thiết phải có phản ứng tại diễn đàn Châu Âu. – Công hàm của một quốc gia gửi từ nửa vòng trái đất có thể không có ý nghĩa lớn. Tôi cho rằng chính phủ cần hành động để Liên Minh Châu Âu, với tư cách một tổ chức liên đới, đứng lên bênh vực giáo dân bị trù dập tại các quốc gia – Gorski nói. Theo dân biểu này thì một khi Châu Âu được hình thành từ pháp quyền, tự do và tôn trọng quyền tự quyết cá thể thì chính Châu Âu phải bảo vệ các giá trị đó ngoài biên giới của mình. – Châu Âu phải giữ uy tín cho mình với các giá trị đó. Tôi trông chờ Bộ trưởng ngoại giao của Liên Minh Châu Âu có các hành động cụ thể và dứt khoát can thiệp trong việc này. Tôi cũng hi vọng rằng Chủ tịch Quốc hội Châu Âu, ông Jerzy Buzek cũng sẽ lên tiếng bảo vệ giáo dân.
Ba Lan kết nối cùng Việt Nam qua quan hệ kinh doanh sôi động. – Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng của Ba Lan. Chúng ta quan tâm tới việc phát triển cộng tác kinh doanh và đầu tư – phó thủ tướng Waldemar Pawlak từng nói vậy năm 2008 trong cuộc gặp với Bộ trưởng bộ công nghiệp và nông thôn Việt Nam Vũ Huy Hoàng. Ba Lan không tiếc công ủng hộ ngành vận chuyển biển cho Việt Nam. Năm 1997, chính phủ ông Włodzimierz Cimoszewicz quyết định cho Việt Nam vay 70 triệu đô phục vụ nghành đóng tàu. Đổi lại, Việt Nam ưu tiên nhập cảng máy móc và trang thiết bị nặng của Ba Lan. Ý tưởng này của chính phủ bị Công đoàn „Đoàn Kết” chỉ trích bởi hợp đồng được kí kết trùng với thời điểm Xưởng Tàu Gdansk xuống dốc. Nhưng gần đây, hồi tháng 11 và 12 năm 2009, Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Marek Sawicki đã tới thăm chính thức Việt Nam. Phía Việt Nam khi đó tỏ ý muốn nhập các mặt hàng sữa của Ba Lan và khuyến khích Ba Lan đầu tư nông sản và thực phẩm. Nếu nhận biết Việt Nam như một trong những nước nghèo nhất thế giới với cơ chế tồn tại là nông nghiệp thì có lẽ Ba Lan có hướng gây áp lực.
Jacek Dytkowski
(Nguồn: http://www.benviet.org/ba-lan:dong-chiem-balan-phan-ung)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Maria Qua Các Thời Đại (11)
Vũ Văn An
01:43 10/01/2010
Chương mười: Khuôn Mặt Giống Chúa Kitô Hơn Hết
Này là mẹ con! -Gio-an 19:27
Một trong những giây phút tuyệt vời trong lịch sử tôn sùng đức Ma-ri-a tìm thấy ở khổ thơ (canto) chót trong cuốn Thần Kịch của Dante, trong đó thánh Bernard thành Clairvaux lên tiếng ca ngợi đức Trinh Nữ Đầy Phúc (1). Những lời ca ngợi này phần lớn trích từ nhiều trước tác của thánh nhân về đức Ma-ri-a (2). Vì, như lời Steven Botterill nói, thánh Bernard “được trợ giúp nhờ sự kiện này là tư duy của ngài không nằm trên lưỡi bén cắt của thần học khoa bảng: trước tác của ngài về đức Ma-ri-a đầy một lòng sùng kính thâm hậu và thâm hậu một cách bản thân đối với đức Nữ Trinh. Nó nhằm mục tiêu đánh động tâm hồn người đọc cũng như khích động tâm trí họ hành động” (3). Như thánh Bernard đã dạy, Dante khi nhấn mạnh đến nét giống nhau trong gia đình, từng được họa sĩ Antwerp Massys (chết năm 1530) ghi nhận:
Bây giờ hãy nhìn lên khuôn mặt giống nhất
khuôn mặt của Chúa Kitô, vì chỉ qua nét trong sáng của nó,
bạn mới có thể chuẩn bị con mắt của bạn mà nhìn ra Người (4).
Đặc ân nhìn ngắm đức Ma-ri-a, từng được ban cho thánh Bernard một cách dồi dào và chính Dante sau đó cũng được chia sẻ với thánh nhân, là một thị kiến làm biến đổi con người và là một thị kiến không thể mô tả bằng ngôn từ được. Tuy thế, thị kiến này chuẩn bị ta đón nhận một thị kiến còn cao cả hơn vô vàn và dẫn ta vượt qua chính nó mà thị kiến được Chúa Kitô, Đấng vốn là “Con hiển dương của Thiên Chúa và của đức Ma-ri-a” (5), và được ngắm nhìn “dung nhan” Thiên Chúa. Cái khổ thơ phong thần (canto of apotheosis) này (6), khởi đầu bằng một nghịch lý, “mẹ trinh nữ, nữ tử Con Trai mình, /khiêm cung và cao cả hơn bất cứ tạo vật nào” (7), được dùng như một tóm kết và là mục tiêu cho toàn bộ cuốn Thần Kịch – và của toàn bộ lịch sử được mô tả trong các chương trước của sách - đồng thời cũng là dự ứng cho phần lớn lịch sử sắp diễn ra sau. Vì chính đức Ma-ri-a, trong tư cách “Đức Bà Dịu Hiền” trên trời, mà nhờ lời bầu cử của Ngài, “án phạt nghiêm khắc từ trên cao đã tan theo mây khói”, đấng, ở khúc gần đầu bài thơ, khuyến khích Beatrice tới trợ giúp nhà thi sĩ, “người yêu con đến độ vì con mà xa lìa đám đông tầm thường,” do đó đã sắp đặt để toàn bộ hành trình của Dante diễn tiến (8). Và ở đoạn kết bài thơ, đức Ma-ri-a đối với Dante không những là “Đức Bà của Chúng tôi” (9) mà còn là “Nữ Vương của chúng tôi” (10), “Nữ Vương Trên Trời” (11) và là “Nữ Hoàng [Agusta]” (12), sự thể hiện hoàn toàn lời hứa hẹn Địa Đàng và nguyên mẫu của mọi người được cứu rỗi. Vì “nhờ tư cách gần gũi hơn với nhân loại, Ngài là người dễ dàng chạy tới hơn đối với những kẻ có lý do khiếp sợ, hay những kẻ không hiểu thấu, mầu nhiệm khôn cùng của Thiên Chúa hoặc uy quyền nghiêm khắc của Chúa Kitô” (13).
Độc giả rất dễ bị mê hoặc trước tính ngây ngất đầy hân hoan và gần như mơ say trong chất thơ của thánh Bernard và trong cái nhìn về một Trinh Nữ Ma-ri-a đầy siêu việt trong những vần thơ ấy, mà quên mất rằng đối với Dante, cũng như đối với thánh Bernard thành Clairvaux, và cả đối với toàn bộ truyền thống Trung Cổ, đức Ma-ri-a luôn duy trì sự nối kết liên tục với nhân loại, cùng một nhân loại mà nhà thơ cũng như độc giả của ông đều thuộc về. Bởi thế, cái vinh quang mà Ngài được hưởng là một hình thức đặc biệt – khác về mức độ chứ không khác về bản chất – trong đó mọi người được cứu rỗi đều dự phần vào, một vinh quang được thông truyền cho Ngài, cũng như cho họ, nhờ ơn phúc và công phúc của Chúa Kitô. Trong cái nghịch lý của nhập thể, Ngài là Nữ Tử của Con Trai mình, Đấng đã cứu chuộc Ngài. Các tu sĩ Phanxicô thời Dante đã nhấn mạnh đến điều trên, lấy nó làm thành tố quan trọng để khai triển ra học lý vô nhiễm thai (14). Đầu phần Thiên Đàng (Paradiso), để trả lời câu hỏi không được nêu ra của Dante về các mức độ tương đối của công phúc và do đó của cứu rỗi, Beatrice đã giải thích như sau:
Với thần sứ Xêraphim vốn gần Chúa nhất,
Với Mô-sê, Samuen và cả Gio-an –
Với bất cứ vị nào bạn biết – Đức Ma-ri-a đều không
Chung hàng với họ, trên bất cứ cõi trời nào khác
Hơn cõi trời đang chứa những linh hồn bạn thấy,
Mà phần phúc họ cũng không lâu bằng (15).
Như thế, có nhiều mức độ cứu rỗi và do đó có nhiều lãnh vực trên Thiên Đàng, như lời Beatrice giải thích thêm sau đó: “nhiều cách khác nhau” và “hết bình diện này qua bình diện nọ” (16); trong đó, đức Ma-ri-a chiếm chỗ cao nhất. Nếu không có những trình độ cứu rỗi như thế, thì cũng không có công bằng trên căn bản công phúc, là thứ khác nhau từ người này qua người nọ và do đó cần được tưởng thưởng theo mức độ vinh quang khác nhau. Cũng vì lẽ này, nếu không có các trình độ cứu rỗi và luận phạt khác nhau, thì chắc cũng không có Thần Kịch. Sự công bằng của Chúa mãi mãi là một mầu nhiệm “vượt trên mọi phán đoán” (17), ngay cả nếu nó đem án phạt lại cho người ngoại giáo là những người không có cơ hội nghe Phúc Âm. Thế nhưng, cả những người được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu ở mức độ thấp hèn trên Thiên Đàng cũng xác nhận rằng “bình an chúng con ở trong thánh ý Chúa”, vì “mọi chỗ trên trời đều là ở Thiên Đàng, dù ơn phúc không mưa móc đều từ Nguồn Phúc Trên Cao” (18), vì đó chẳng qua chỉ là những mức độ khác nhau của cùng một tầng trời và cùng một Thiên Đàng. Dù đức Ma-ri-a là đỉnh cao nhất của nhân loại, nhưng Ngài cũng vẫn thuộc cùng một tầng trời.
Như một đỉnh cao, đức Ma-ri-a là “Mẹ mới của mọi người sống” như E-và trước đây từng là “mẹ của mọi người sống” như lời Thánh Kinh (19). Bởi thế đức Ma-ri-a nằm trong mối liên hệ có tính hình loại học với E-và (20). Một cách đầy ý nghĩa, như đã được nhắc ở Chương 3, dựa theo Thánh Irênê thành Lyons, mối liên hệ giữa E-và và đức Ma-ri-a này từng là chủ đề được thánh Bernard dùng để bắt đầu bài trình bày của ngài về đức Trinh Nữ Ma-ri-a trong vần thơ đi trước lời ngài thân thưa với đức Nữ Trinh:
Vết thương đức Ma-ri-a băng bó
rồi xức dầu chính là vết thương E-và – đang đáng yêu
ngồi dưới chân đức Ma-ri-a - trước đây từng mở rộng và sâu thẳm (21).
Thế là giờ đây, như trong giải thích của thánh Bernard và trong thị kiến của Dante, Mẹ E-và đang ngồi dưới chân Mẹ Ma-ri-a, ở một chỗ cao hơn Rakhen, và chắc cao hơn Beatrice (22). Tất cả những điều ấy, như Dante đã giải thích, sẽ không phù hợp chút nào với kế hoạch cứu rỗi, nếu đức Ma-ri-a, trong tư cách E-và Thứ Hai, không thực sự và hoàn toàn là thành viên của nhân loại. Trong Thiên Đàng, khi Cacciaguida nhắc đến việc mẹ ông kêu cầu đức Ma-ri-a “trong cơn đau đớn lúc sinh con” (23) hay trong Luyện Ngục, khi Buoconte diễn tả lúc ông bị thương ngoài mặt trận, chỉ ngất đi sau khi đã “kêu được tên đức Ma-ri-a” (24), hoặc khi Piccarda Donati, sau khi kể lại cuộc đời đáng ghi nhớ của mình,
bắt đầu hát “Kính mừng
Ma-ri-a” và vừa hát vừa khuất dạng
Như vật nặng chìm trong lòng nước sâu - (25)
thì đấng mà cả ba người cùng kêu cầu trong lúc cùng cực ấy chính là đấng, dù là Trung Gian, cũng vẫn là đồng bào nhân loại của họ, đấng mà nói cho ngay đã không thực sự là Trung Gian của họ nếu không là đồng bào nhân loại với họ.
Đồng thời, Ngài cũng là hiện thân các nhân đức tuyệt vời, những nhân đức mà nhờ ơn thánh, nhân loại đã có thể vươn tới: như lời thánh Bernard: trong Ngài “có mọi sự tốt lành có thể thấy nơi các tạo vật”(26). Thế nhưng, trong Thần Kịch, khi nói về mối liên kết này, ta thấy có một hoàn cảnh rất kỳ lạ mà giải thích thế nào cũng không được hiển nhiên: phần lớn những trình bày rõ ràng nhất về các nhân đức đặc biệt của đức Ma-ri-a chỉ xẩy ra trong Luyện Ngục chứ không phải trong Thiên Đàng. Bài thánh ca của thánh Bernard trong Thiên Đàng quả có ca ngợi đức Ma-ri-a là “ngọn đuốc giữa ban ngày của đức mến” cho những ai đã ở thiên đàng rồi và là “dòng suối hằng sống của đức cậy” cho những ai còn trên dương thế (27). Như thế, đức Ma-ri-a không những chỉ biểu lộ đức tin vĩ đại, là điều được ngụ ý cùng khắp (28), nhưng Ngài cũng là gương mẫu của cả đức cậy và đức mến. Tắt một lời, Ngài là hiện thân của cả ba nhân đức được ca tụng trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, chương 13: “đức tin, đức cậy, đức mến, ba nhân đức này” (29). Chính dựa vào ba nhân đức này mà ở các vần thơ XXIV-XXVI, Dante đã bị khảo hạch bởi ba tông đồ hay ba “bồ câu” (30) là các thánh Phêrô, Giacôbê và Gio-an, ba vị từng được nhắc tới trong các vần thơ kết thúc của Luyện Ngục (31) và là nhóm thân cận nhất trong hàng ngũ tông đồ (32). Tuy nhiên, các nhân đức nổi bật nhất của Đức Mẹ lại là các nhân đức được ca tụng hơn cả trong Luyện Ngục chứ không phải trên Thiên Đàng. Lý do một phần có lẽ là: các linh hồn trên Thiên Đàng đã được hưởng thành quả nhân đức cả rồi, một thành quả họ chia sẻ với đức Ma-ri-a, trong khi các linh hồn trong Luyện Ngục, tức những người còn đang chờ được lên Thiên Đàng, mới cần ơn phúc, những ơn phúc họ được hưởng và được thông ban nhờ các nhân đức của đức Ma-ri-a. Cho nên các nhân đức ấy mới cần được mô tả đầy đủ hơn.
Chính vì thế, việc công kích “các Kitô hữu ngạo mạn” trong vần thơ thứ X của Luyện Ngục đã được đem ra đề tương phản với đức khiêm nhường của đức Trinh Nữ Ma-ri-a, đấng, lúc truyền tin, đã tự nhận mình là “tôi tớ Thiên Chúa” (33). Cũng thế, khi người hành hương bước tới chỗ “tội ghen tương tràn lan giữa chốn này”, điều ông nghe được từ những người đang được tẩy trừ khỏi tội ghen tương ấy kêu lên là “Ôi Ma-ri-a xin cầu cho chúng con” (34). Xa hơn chút nữa, lúc gặp “những người đang bị lửa giận dữ nung đốt”, người hành hương thấy những người này được đem ra tương phản với “cung cách hiền từ” mà đức Trinh Nữ từng chứng tỏ khi quở trách người con trai 12 tuổi, lúc tìm lại được người con ấy trong đền thờ Giêrusalem: “Này Con, sao con lại làm như thế với cha mẹ? Này, cha con và mẹ đã đau buồn đi tìm con xiết bao” (35). Khu vực nơi những người mắc tội “lười biếng và lơ là” là khu vực trong đó người ta không còn ca tụng “cung cách hiền từ”của đức Ma-ri-a nữa mà là sự “mau mắn” và lòng nhiệt thành của Ngài (36). Tội hà tiện, một tội mà “lòng tham thật sâu xa và không bao giờ cùng” đã khiến các nạn nhân của nó phải than thở: “Ôi Ma-ri-a dịu dàng!”(37). Những kẻ “mê ăn uống” là những người tương phản nhất với đức Ma-ri-a, đấng lúc còn trên trần gian không bao giờ bận tâm tới việc thoả mãn cái đói của mình (38). Và những người trong luyện ngục hòng giập tắt ngọn lửa nhục dục cần kêu to những lời đức Trinh Nữ Ma-ri-a nói về đức khiết trinh của Ngài (39). Bởi thế, cuộc tham quan khắp Luyện Ngục đã đồng thời trở thành bản tổng kê các nhân đức của đức Trinh Nữ Diễm Phúc.
Muốn biết quan điểm của Dante về Giáo Hội hữu hình và nhu cầu cần canh tân của nó, thì các tranh luận trong hai thế kỷ 13 và 14 về khó nghèo và tài sản có tầm rất quan trọng. Bài tham luận của thánh Tôma Aquinô về thánh Phanxicô thành Assisi ở vần thơ XI trong Thiên Đàng đã mô tả cuộc kết hôn thiêng liêng giữa thánh Phanxicô và Công Nương Nghèo, người từng “bị mất người chồng đầu tiên” tức Chúa Kitô và sau đó phải chờ cả “một ngàn một trăm năm có lẻ” mới kiếm được người xứng đôi vừa lứa, lúc thánh Phanxicô xuất hiện (40). Nhưng, nhân dịp nói đến đức khó nghèo của thánh Phanxicô thời Dante, một trong các câu hỏi được đem ra tranh luận là: giống Chúa Kitô, đức Ma-ri-a có khấn giữ đức khó nghèo tuyệt đối hay không và nếu có, Ngài đã làm gì với số vàng bạc, nhũ hương và mộc dược mà Ba Nhà Thông Thái Phương Đông đã mang tới dâng tặng Ngài và Hài Nhi (41). Câu trả lời của Dante không mơ hồ chút nào: Ông nghe một giọng nói trong Luyện Ngục “Ôi Ma-ri-a dịu dàng!”,
Tại quán trọ ấy, nơi
Ngài trút bỏ đồ đoàn thánh thiện mang theo
người ta đã thấy: Ngài khó nghèo xiết mấy (42).
Trong Luyện Ngục, như thánh Bernard nói trong hai lời mở đầu bài ca của mình, sự khiết tịnh của đức Trinh Nữ Ma-ri-a, đấng, thật độc đáo trong các phụ nữ vì vừa là Trinh Nữ vừa là Mẹ (43), đã được đem ra để tương phản không những với “nọc độc của lực lượng Vệ Nữ”, tức lối sống không trong sạch, bên ngoài hôn nhân, với người khác, mà còn với đức khiết tịnh phu thê nơi những người kết hôn đức hạnh: “Virum non cognosco” (tôi không biết người nam) như lời đức Ma-ri-a nói với thiên thần lúc truyền tin, theo bản Latinh (44). Và khi Dante đối chất với các linh hồn trong Luyện Ngục từng phạm tội tham ăn tục uống lúc còn sống trên thế gian, một lần nữa, ông được nhắc nhớ tới sự tương phản với nhân đức mà đức Ma-ri-a đã biểu lộ tại tiệc cưới Cana miền Galilê, và vai trò Trung Gian của Ngài ở tiệc cưới lúc ấy cũng như ở Luyện Ngục bây giờ. Một giọng nói giải thích,
Sự quan tâm của đức Ma-ri-a đối với hôn nhân –
một tiệc cưới lịch thiệp và trọn vẹn,
Không phải vì miệng Ngài (miệng đang cầu bầu cho bạn), (45)
sự cầu bầu ấy ngày nay vẫn tiếp diễn trên trời, một việc cầu bầu Ngài đã khởi sự lúc còn trên dương thế.
Cũng chính trong Luyện Ngục, thi hào Dante lần đầu tiên đã mô tả mối liên hệ giữa đức Ma-ri-a và các thiên thần. Hai thiên thần bản mệnh mặc áo mầu xanh mà nhà hành hương Dante nhìn thấy, với lưỡi gươm bốc lửa cắt ngắn nhưng mặt của nó sáng láng đến lóa mắt, “cả hai đều từ lòng đức Ma-ri-a mà ra, để phục vụ như những người canh giữ thung lũng, chống lại con rắn sắp bò ra” như lời Sordello nói với ông (46). Các nhắc nhớ khác trong Luyện Ngục về mối liên hệ giữa đức Ma-ri-a và các thiên thần sẽ được nói đến trong hai vần thơ sau đó. Người hành hương đang say sưa ngắm nhìn bức tường tuyệt đẹp bằng đá hoa cương, được trang hoàng với những bản khắc đẹp đến nỗi không những các điêu khắc gia nhân bản vĩ đại nhất mà cả thiên nhiên cũng phải thua xa một cách thẹn thùng (47). Được đẽo vào bức tường hoa cương ấy là khuôn mặt của thiên thần Ga-bri-en:
Đấng thiên thần từng xuống thế đem theo sắc chỉ
Công bố nền hòa bình mà bao năm qua hằng được
khẩn cầu qua nước mắt, nền hòa bình mở toang thiên đàng,
từ lâu vốn cấm, đấng ấy xuất hiện trước chúng tôi,
hành vi duyên dáng của ngài được tạc chính xác –
dường như không phải bức hình im lặng.
Người ta dám thề: ngài muốn nói “Kính Mừng”;
vì trong cảnh này có hình
của đấng vặn chìa khóa mở toang
tình yêu cao nhất; và chỗ Ngài đứng
có hàng chữ đậm, “này tôi là tôi tớ Chúa”
y hệt khuôn hình đúc bằng sáp ong (48).
Như thế, ngay trong Luyện Ngục, sứ mệnh của đức Trinh Nữ Ma-ri-a, do Thiên Chúa đặt để, tức “vặn chìa khóa” và trở nên phương tiện nhân bản của nhập thể và do đó của cứu rỗi, đã được công bố cho các linh hồn đang chờ đợi được giải thoát để về Thiên Đàng; và ngay trong Luyện Ngục, các thiên thần cũng đã minh chứng rõ ràng rằng các đấng sẵn sàng phục vụ đức Ma-ri-a, và qua Ngài cả Con Thần Thánh của Ngài và nhân loại mà Người Con này xuống thế để cứu chuộc.
Tuy thế, chính trên Thiên Đàng, mối liên hệ giữa đức Ma-ri-a và các thiên thần mới được tỏ bày với hết vẻ vinh quang của nó. Một lần nữa, thiên thần Ga-bri-en,
Tình yêu thiên sứ trước kia đã xuống
nay xòe rộng cánh trước mặt Ngài
miệng hát “Kính mừng Ma-ri-a, đầy ơn phúc” (49).
Không như trong Luyện Ngục, chỉ là một mô tả vật lý trên hoa cương lạnh lẽo, tuy đẹp nhưng không có sự sống, lần này, trong thực tại thiêng liêng trên trời, Ga-bri-en mãi mãi tiếp tục lời chào từng khởi diễn lịch sử cứu chuộc (50) – không phải trong “giọng nói vừa nghe” của lời chào trước đây nhưng trong giọng ca ngâm ngợi hết sức của mình (51). Chính nhờ căn cứ vào biến cố truyền tin này chứ không hẳn vào biến cố sinh nhật của Chúa Kitô, Dante đã theo phong tục Florence, dùng nhập thể để đặt niên biểu cho thời đại mới. Năm mới, vì thế, bắt đầu vào ngày 25 tháng 3 (52). Toàn bộ các cơ binh thiên thần trên trời cùng hợp tiếng chào kính và ca ngợi đức Ma-ri-a với Ga-bri-en. Người hành hương Dante nhìn và nghe thấy mọi “sự sáng láng” trên trời khi các ngài diễn tả “tình âu yếm nồng nàn mà mỗi vị có đối với đức Ma-ri-a” và khi các ngài hát bài “Regina Coeli = Lạy Nữ Vương thiên đàng” một cách ngọt ngào đến nỗi nhà thi sĩ trong Dante phải thêm: “niềm hân hoan nghe bài ca ấy không bao giờ rời xa tôi nữa” ngay cả lúc ông đang viết mấy giòng này (53). Đó là bài hát ca ngợi đức Ma-ri-a, được cả Giáo Hội chiến thắng gồm những người được cứu rỗi hiện đã vào Thiên Đàng cùng tham gia (54). Trong tư cách “ngọn lửa vĩ đại nhất” và Công Nương Thiên Cung, đức Ma-ri-a là đối tượng của bài ngợi ca sau đây của thiên thần:
Con là tình yêu thiên sứ dạo quanh
niềm vui trên cao, lòng bà linh hứng
lòng trở thành nơi ngự Đấng chúng con khao khát;
Vì thế, lạy Công Nương Thiên Cung, con sẽ bay quanh
cho tới khi, theo chân Người Con, bà bước vào
làm cung điện cao sang trở nên thần thánh hơn nữa (56).
“Thị kiến khôn lường” này (57) từng gán cho đức Ma-ri-a khả năng làm cho mọi vẻ vinh quang của cung trời “thần thánh hơn nữa” bằng chính sự hiện diện của mình, đã chuẩn bị Dante hưởng thị kiến tuyệt vời khôn sánh được thấy đức Ma-ri-a và các thiên thần là các vị sẽ đến với ông như là dịp để thánh Bernard nói về đức Trinh Nữ Diễm Phúc.
Thị kiến này được mô tả trong đoạn thơ ba câu cuối cùng của vần thơ XXXI trong Thiên Đàng. Lúc lòng kính sợ lên cao, nhà hành hương do dự lắm mới dám ngắm nhìn vẻ quyền uy và vinh quang trọn vẹn trước mặt mình. Bởi thế, dù là “con của ơn phúc”, ông vẫn thấy mình cần được khuyến khích:
Con sẽ không thấy được trạng thái hân hoan này
nếu mắt con chỉ nhìn dưới bệ;
Hãy nhìn lên các vòng, nhìn các vòng đó
những vòng ở vị trí xa hơn,
cho tới khi thấy tòa Nữ Vương
đấng triều thần này tùng phục, sủng ái (58).
Linh hồn các thánh đã ở thiên đàng, nhất là “các mệnh phụ Hípri” (59), đều là thành phần của triều thần trên trời này, và đức Ma-ri-a là nguyên mẫu của họ. Tuy nhiên, các thiên thần, những bậc thuần thần đáng kính và đầy quyền uy, ngày đêm thực hiện lệnh truyền của Chúa, cũng là những công dân của triều thần ấy. Các đấng luôn hiện diện tại triều thần này dù các đồng bạn phản loạn của các vị đã bị ném vào Hỏa Ngục, nơi, như các khác hành hương được biết, ma qủy đã trở nên quái ác với cùng một mức độ như mức độ tốt lành trước kia của chúng (60). Và vì đức Ma-ri-a thực sự là Nữ Vương Thiên Đàng, nên Ngài cũng là Nữ Vương Các Thiên Thần nữa.
Ngước mắt lên như lời khuyến khích trên, người “con của ơn phúc”, một kiểu nói gợi ta nhớ tới các thị kiến khải huyền của Êdêkien, Đanien và thánh Gio-an, thấy
…như lúc ban mai,
chân trời phía đông rực sáng
hơn phía mặt trời lặn thế nào,
thì, như thể dùng mắt nhìn từ thung lũng lên tới đỉnh đồi,
tôi thấy một phần của hàng Hồng xa tắp,
tươi sáng hơn mọi sự (61).
Các thiên thần tụ tập trước ánh sáng siêu việt của Nữ Vương Thiên Đàng vinh hiển - không phải như một đám đông ô hợp mà như những cá thể biệt lập, vì như lời dạy của thánh Tôma Aquinô, “không thể có hai thiên thần cùng chủng loại” nhưng mỗi vị thuộc một chủng loại riêng biệt (62). Nhà thi sĩ mô tả lại điều ông nhìn thấy:
Ở điểm giữa ấy, tôi thấy các thiên thần hớn hở -
Hơn cả ngàn – xòe rộng đôi cánh;
mỗi vị một vẻ sáng lạn, một kỹ năng riêng (63).
“Điểm giữa” và là đối tượng cho niềm mừng vui ngày hội của họ chính là vẻ đẹp khôn tả của đức Ma-ri-a, đấng ngự trên triều thần trong đó cả các thánh lẫn các thiên thần đều có vị thứ. Vị thứ đặc biệt của đức Ma-ri-a giữa các thánh trên trời đã trở thành chủ đề cho một bức họa bàn thờ mà Giovanni Bellini sẽ sáng tạo cho nhà thờ San Giobbe tại Venice tựa là Đức Bà Ngự Tòa Với Các Thánh, khoảng thập niên 1480 (64). Giống Dante, Bellini rất sùng mộ thánh Phanxicô thành Assisi, đấng cũng được diễn tả trong bức họa bàn thờ trên (65). Khi diễn tả chân dung đức Nữ Trinh, Bellini đã đưa vào đó mầu sắc sống động các đức tính của đức Ma-ri-a được Dante mô tả như sau:
Và ở đó tôi thấy vẻ đáng yêu đến độ
khi Ngài cười, trước tiếng thiên thần ca hát vui chơi,
đôi mắt mọi thánh nhân đều hân hoan rạng rỡ.
Đến đây, ngôn ngữ thi ca mô tả: thực tại siêu việt khiến nó, thay vì diễn tả đối tượng, đành phải diễn tả cái bất lực không diễn tả nổi đối tượng của mình:
Và dù ngôn từ tôi phong phú
giống trí tôi tưởng tượng, tôi cũng không nên
ráng mô tả, dù là chút xíu, niềm ngất ngây của Ngài (66).
Câu thơ trên phải được phân giải cách cẩn trọng. Như khảo luận của ông về văn chương và ngôn ngữ đã minh chứng, Dante đủ trung thực để ý thức rằng ông có kỹ năng về ngôn từ và quả thực phải giả bộ hết sức mới dám cho mình khác thế. Hơn nữa, ở đây chính ông nhìn nhận mình giầu tưởng tượng và óc tưởng tượng này còn vuợt xa cả khả năng ngôn ngữ của ông. Ấy thế nhưng dù ngôn từ của ông có ngang ngửa với trí tưởng tượng đi chăng nữa, nó vẫn không thích đáng để mô tả đức Ma-ri-a - quả thực thế, nó không thích đáng để mô tả không những địa vị vương giả và siêu việt của Ngài trong vũ trụ mà cả “một chút xíu niềm ngất ngây của Ngài”.
Người ta rất dễ coi những ngôn từ say sưa trên về đức Trinh Nữ Ma-ri-a như là điều các nhà tranh biện Thệ Phản chống Công Giáo Trung Cổ thường gọi là việc “Thờ Lạy Ma-ri-a” (67). Dễ thì có dễ, nhưng quả là phiến diện và sai lầm. Vì, như Henry Osborn Taylor nói, “Người ta có thể nói Thần Kịch khởi đầu và kết thúc với đức Nữ Trinh. Chính Ngài đã sai Beatrice xuống cửa Hỏa Ngục để mời Virgil – có ý chỉ lý trí con người - tới giúp Dante. Lời cầu nguyện có phần ca tụng Ngài, và thị kiến tiếp theo đó, đã kết thúc phần Thiên Đàng”. Nhưng ông cũng cho hay, “Với Dante cũng như với người thời trung cổ, Ngài không phải là cùng đích của thờ kính và tôn sùng. Mắt Ngài hướng lên Thiên Chúa. Mắt Beatrice, Rakhen và mọi thánh nhân trên trời thẩy đều làm như thế” (68). Đức Ma-ri-a không thể là nguyên mẫu cho người được cứu rỗi nếu chính Ngài không phải là người được cứu rỗi. Ngài được cứu rỗi cách hết sức đặc biệt, như hầu hết các nhà thần học của Giáo Hội ngày nay từng khẳng định, mặc dù điều ấy chỉ thành chính thức và buộc phải tin vào năm 1854, là năm Giáo Hội dạy rằng: tuy được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ chứ không phải được cứu khỏi tội nguyên tổ ấy như những người khác, Đức Ma-ri-a vẫn đã được cứu rỗi bằng cùng một ơn thánh và nhờ cùng một đấng Cứu Chuộc như toàn thể nhân loại (69). Thái độ của Dante đối với việc giải thích sự thánh thiện này nơi đức Ma-ri-a không được rõ ràng mấy, nhưng ở vần thơ XIII, ông đặt vào miệng thánh Tôma Aquinô những lời sau:
Tôi chấp thuận ý kiến của ông
rằng bản tính nhân loại không bao giờ
và sẽ không bao giờ như là điều ở nơi hai vị này,
tức nơi Adong và Chúa Kitô (70).
Điều này xem ra đã biện minh cho câu kết luận của Alexandre Masseron rằng: “Dante khẳng định rằng Chúa Kitô và Adong là hai đấng duy nhất đã được dựng nên hoàn hảo” đây cũng là chủ trương của thánh Bernard thành Clairvaux, người từng không ủng hộ học lý vô nhiễm thai (71). Đó cũng là giáo huấn của thánh Tôma Aquinô (72). Điều trên làm ta thấy cần phải xem sét vấn đề liên hệ giữa đức Ma-ri-a và Chúa Kitô trong thần học của Dante (73).
Bất kể học lý của Dante ra sao về đặc ân đặc biệt vô nhiễm thai lúc khởi đầu cuộc đời đức Trinh Nữ Diễm Phúc, nhưng cũng như thánh Bernard thành Clairvaux, rõ ràng ông có dạy rằng vào cuối đời, đức Ma-ri-a được ơn hồn xác về thiên đàng nhờ ơn Chúa Giê-su Kitô (74). Bởi thế, thánh Gio-an đã cẩn thận tự giải thích về chính mình (xin lỗi mấy truyền thuyết về ngài) rằng ngài không được đặc ân được triệu về trời:
Trên đất, thân tôi giờ đây là đất
và sẽ ở đó cùng với những người khác
cho đến khi số chúng tôi bằng mục tiêu đời đời.
Nhưng rồi thánh Gio-an thêm một xác quyết có ý nghĩa khi nói về đức Ma-ri-a và Chúa Kitô: “Chỉ hai vừng sáng này lên cao / với hai áo nơi phúc đức này” (75). “Hai áo” đây chỉ xác và hồn, chứ không phải chỉ có xác. Và hai vừng sáng ấy là Chúa Kitô, nhờ việc lên trời được thuật lại trong Tân Ước và được tuyên xưng trong kinh tin kính, rồi đức Ma-ri-a, nhờ việc mông triệu từng được cử hành trong phụng vụ từ thời Giáo Hội Trung Cổ và chỉ được chính thức công bố thành tín điều của Giáo Hội vào năm 1950. Khi được Beatrice mời gọi ngước mắt nhìn lên đức Ma-ri-a trên thiên đàng như “bông Hồng, nơi Ngôi Lời Thiên Chúa trở thành xác thân” (76), Dante đã ca ngợi việc lên trời của Chúa Kitô như một biến cố nhằm “ban thị lực cho đôi mắt không đủ sức nhìn thấy Người”, và sau đó đã nhìn nhận rằng qua việc được triệu xác về trời, đức Ma-ri-a cũng dự phần vào việc hiển dương kia, trở nên không những “bông hoa đẹp con luôn cầu khấn sáng chiều” trên trần gian, mà còn là “ngọn lửa lớn nhất” trên Thiên Cung (Empyrean) (77). Bởi thế, thánh Bernard, nhân danh Dante, đã cầu xin đức Ma-ri-a mông triệu “dẹp bỏ các dục vọng mau chết của ông” và “đánh tan các mây mù tử vong của ông” để Dante nhận được thị kiến “Ánh Sáng Vĩnh Cửu” và để “thấy được Niềm Vui Cao Nhất” (78).
Thấy “Ánh Sáng Vĩnh Cửu” chính là nội dung của việc được ngắm dung nhan Chúa. Và ở 100 giòng cuối của vần thơ cuối cùng trong Thiên Đàng, Dante mừng kính thị kiến Tam Vị Nhất Thể: Ba Ngôi cùng một Bản Thể Thiên Chúa như sau:
Trong yếu tính sâu xa sáng láng
vốn hiển dương Ánh Sáng,
ba vòng xuất hiện với tôi;
ba vòng ba sắc,
nhưng tất cả cùng một chiều kích;
một vòng xem ra được vòng thứ hai phản chiếu,
như cầu vồng phản chiếu cầu vồng, và vòng thứ ba
như lửa do hai vòng kia thở ra bằng nhau (79).
Bởi thế, không nên quên rằng vần thơ khởi đầu với việc thánh Bernard mừng kính đức Trinh Nữ Ma-ri-a đã– qua Ngài chứ không quanh Ngài và dù sao cũng quá bên kia Ngài – dẫn đến việc chào mừng Ánh Sáng Vĩnh Cửu và “Tình Yêu Vĩnh Cửu từng chuyển động mặt trời và các tinh tú khác” (80) - kể cả đức Ma-ri-a- như mặt trời mà từ đó “sao mai nhận được vẻ đẹp” (81) và đức Ma-ri-a như Stella Maris, Sao Biển và Nữ Vương Thiên Đàng (82). Do đó, trong 100 giòng cuối cùng này không có sự minh nhiên nào nhắc đến đức Ma-ri-a; hay có lẽ tất cả đều đã nhắc đến Ngài, như một đồng tạo vật (mà Thánh Bernard đã mô tả), một đồng tạo vật đi tiên phong trong thị kiến này (83). Và điều đó nhằm mục đích duy trì vai trò của Ngài trong suốt cuốn thơ này, tức vai trò Nàng Thơ thiên đàng mà việc can thiệp đã làm cho tất cả các điều trên trở thành có thể, như chính Beatrice đã nói trong vần thơ II của Hỏa Ngục (84). Như thế, đối với Dante, “Ma-ri-a là tên của bông hoa đẹp kia mà con luôn/ cầu khẩn sáng chiều” (85). Ông đã hát bài Salve Regina (Lạy Nữ Vương) chào mừng Ngài khi còn đang ở chốn Luyện Ngục (86), nhưng trở nên người hát dạo hùng biện nhất của Ngài trong Thiên Đàng và nhất là trong những vần thơ sau cùng.
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ghi Chú
1. Eternal Feminines, 101-19
2. H. Barré, “Saint Bernard, docteur Marial”, Saint Bernard théologien (Rome: Analecta Sacri Ordinis Cisterciensis, 1953) 92-113.
3. Steven Botterill, Dante and the Mystical Tradition: Bernard of Clairvaux in the “Comedia” (Cambridge: Cambridge University Press, 1994), 167.
4. Par.XXXII.85-87. Ở đây và trong suốt chương này, chúng tôi dùng bản dịch bằng thơ của Allen Mandelbaum, và do đó cũng đã trình bày nó dưới hình thức thơ, trái với bản dịch cũng những câu ấy bằng văn suôi tại chương 12 dưới đây.
5. Par. XXIII.136-37.
6. Alexandre Masseron, Dante and Saint Bernard (Paris: A. Michel, 1953), 82.
7. Par.XXXIII.1-2.
8. Inf.II.95-105.
9. Par.XXI.123.
10. Par.XXXII.104.
11. Par.XXIII.128.
12. Par.XXXII.119.
13. Botterill, Dante and the Mystical Tradition, 169.
14. Par.XXXIII.1; xem chương 14 ở dưới.
15. Par.IV.28-33.
16. II.118,122.
17. Par.XIX.98.
18. Par.III.85, 88-90.
19. St 3:20.
20. Barbara Newman, Sister of Wisdom: St Hildegard’s Theology of the Feminine (Berkeley: University of Californai Press, 1987), 89-120.
21. Par.XXXII.4-6.
22. Par.XXXII.7-9.
23. Par.XV.133.
24. Purg.V.101.
25. Par.III.121-23.
26. Par.XXXIII.21.
27. Par.XXXIII.10-12.
28. Như thế, thí dụ Par.XXXII.37-39 trong đó Ngài xem ra là thí dụ thượng thặng cho niềm tin đang nói đến.
29. 1Cor 13:13.
30. Manfred Bambeck, Studien zu Dantes “Paradiso”(Wiesbaden: Steiner, 1979), 147-154.
31. Purg.XXXII.73.
32. Thánh Phêrô, thánh Giacôbê và thánh Gio-an là những vị duy nhất hiện diện lúc Chúa cho con gái Giarô sống lại (Mc 5:37), lúc ở trên Núi Biến Hình (Mt 17:1-9), và lúc trong Vườn Diệtsimani (Mt 26:36-37).
33. Purg.X.121, 44; Lc 1:38.
34. Purg.XIII. 37-38, 50.
35. Purg.XV.106, 88-89; Lc 2:48.
36. Purg.XVIII.107,100.
37. Purg.XX.14,19.
38. Purg.XXIII.65, XXII.142-44.
39. Purg.XXV.121-28.
40. Par.XI.58-66.
41. Mt 2:11.
42. Purg.XX.19-24; Lc 2:7.
43. Par.XXXIII.1.
44. Purg.XXV.128-35, trích dẫn Lc 1:34 (bản Phổ Thông).
45. Purg.XXII.142-44, trích dẫn Ga 2:3.
46. Purg.VIII.25-39.
47. Purg.X.31-33.
48. Purg.X.34-35.
49. Par.XXXII.94-96.
50. Par.XVI.34.
51. Par.XIV.36.
52. Par.XVI.34-39.
53. Par.XXIII.124-29.
54. Par.XXIII.130-32.
55. Par.XXIII.90.
56. Par.XXIII.103-8.
57. Masseron, Dante et Saint Bernard, 82-83.
58. Par. XXXI.112-7
59. Giuseppe C. Di Scipio, The Symbolic Rose in Dante’s “Paradiso” (Ravenna: Longo, 1984), 57-85.
60. Inf.XXXIV.34.
61. Par.XXXI.118-23.
62. Summa Theologica I.50.4.
63. Par.XXXI.130-32.
64. Rona Goffen, Giovanni Bellini (New Haven & London: Yale University Press, 1989), 143-60.
65. Mối liên hệ của ông với thần học Dòng Phanxicô được phân tích cẩn thận trong John V. Fleming, From Bonaventura to Bellini: An Essay in Franciscan Exegesis (Princeton, N.J.:Princeton University Press, 1982).
66. Par.XXXI.133-38.
67. OED “M”, 6-II:165; xem chương 11 ở dưới.
68. Henry Osborn Taylor, The Mediaeval Mind, 2 cuốn, ấn bản thứ 4 (London:Macmillan, 1938), 2:581-82.
69. Xem chương 14 ở dưới.
70. Par.XIII.85-87.
71. Masseron, Dante et Saint Bernard, 139-41.
72. S.T.III.27.2.
73. Toàn bộ cuộc thảo luận “Mẹ Thiên Chúa” trong Newman, Sister of Wisdom, có liên quan đến chủ đề chương này.
74. Xem chương 15 ở dưới.
75. Par.XXV.127-28.
76. Par.XXIII.73-74.
77. Par.XXIII.6-90.
78. Par.XXXIII.31-43.
79. Par.XXXIII.115-20.
80. Par.XXXIII.145.
81. Par.XXXII.107-8.
82. Xem chương 6 ở trên.
83. Par.XXXIII.21.
84. Inf. II.85-114.
85. Par.XXIII.88-89.
86. Purg.VII.82.
Này là mẹ con! -Gio-an 19:27
Một trong những giây phút tuyệt vời trong lịch sử tôn sùng đức Ma-ri-a tìm thấy ở khổ thơ (canto) chót trong cuốn Thần Kịch của Dante, trong đó thánh Bernard thành Clairvaux lên tiếng ca ngợi đức Trinh Nữ Đầy Phúc (1). Những lời ca ngợi này phần lớn trích từ nhiều trước tác của thánh nhân về đức Ma-ri-a (2). Vì, như lời Steven Botterill nói, thánh Bernard “được trợ giúp nhờ sự kiện này là tư duy của ngài không nằm trên lưỡi bén cắt của thần học khoa bảng: trước tác của ngài về đức Ma-ri-a đầy một lòng sùng kính thâm hậu và thâm hậu một cách bản thân đối với đức Nữ Trinh. Nó nhằm mục tiêu đánh động tâm hồn người đọc cũng như khích động tâm trí họ hành động” (3). Như thánh Bernard đã dạy, Dante khi nhấn mạnh đến nét giống nhau trong gia đình, từng được họa sĩ Antwerp Massys (chết năm 1530) ghi nhận:
Bây giờ hãy nhìn lên khuôn mặt giống nhất
khuôn mặt của Chúa Kitô, vì chỉ qua nét trong sáng của nó,
bạn mới có thể chuẩn bị con mắt của bạn mà nhìn ra Người (4).
Đặc ân nhìn ngắm đức Ma-ri-a, từng được ban cho thánh Bernard một cách dồi dào và chính Dante sau đó cũng được chia sẻ với thánh nhân, là một thị kiến làm biến đổi con người và là một thị kiến không thể mô tả bằng ngôn từ được. Tuy thế, thị kiến này chuẩn bị ta đón nhận một thị kiến còn cao cả hơn vô vàn và dẫn ta vượt qua chính nó mà thị kiến được Chúa Kitô, Đấng vốn là “Con hiển dương của Thiên Chúa và của đức Ma-ri-a” (5), và được ngắm nhìn “dung nhan” Thiên Chúa. Cái khổ thơ phong thần (canto of apotheosis) này (6), khởi đầu bằng một nghịch lý, “mẹ trinh nữ, nữ tử Con Trai mình, /khiêm cung và cao cả hơn bất cứ tạo vật nào” (7), được dùng như một tóm kết và là mục tiêu cho toàn bộ cuốn Thần Kịch – và của toàn bộ lịch sử được mô tả trong các chương trước của sách - đồng thời cũng là dự ứng cho phần lớn lịch sử sắp diễn ra sau. Vì chính đức Ma-ri-a, trong tư cách “Đức Bà Dịu Hiền” trên trời, mà nhờ lời bầu cử của Ngài, “án phạt nghiêm khắc từ trên cao đã tan theo mây khói”, đấng, ở khúc gần đầu bài thơ, khuyến khích Beatrice tới trợ giúp nhà thi sĩ, “người yêu con đến độ vì con mà xa lìa đám đông tầm thường,” do đó đã sắp đặt để toàn bộ hành trình của Dante diễn tiến (8). Và ở đoạn kết bài thơ, đức Ma-ri-a đối với Dante không những là “Đức Bà của Chúng tôi” (9) mà còn là “Nữ Vương của chúng tôi” (10), “Nữ Vương Trên Trời” (11) và là “Nữ Hoàng [Agusta]” (12), sự thể hiện hoàn toàn lời hứa hẹn Địa Đàng và nguyên mẫu của mọi người được cứu rỗi. Vì “nhờ tư cách gần gũi hơn với nhân loại, Ngài là người dễ dàng chạy tới hơn đối với những kẻ có lý do khiếp sợ, hay những kẻ không hiểu thấu, mầu nhiệm khôn cùng của Thiên Chúa hoặc uy quyền nghiêm khắc của Chúa Kitô” (13).
Độc giả rất dễ bị mê hoặc trước tính ngây ngất đầy hân hoan và gần như mơ say trong chất thơ của thánh Bernard và trong cái nhìn về một Trinh Nữ Ma-ri-a đầy siêu việt trong những vần thơ ấy, mà quên mất rằng đối với Dante, cũng như đối với thánh Bernard thành Clairvaux, và cả đối với toàn bộ truyền thống Trung Cổ, đức Ma-ri-a luôn duy trì sự nối kết liên tục với nhân loại, cùng một nhân loại mà nhà thơ cũng như độc giả của ông đều thuộc về. Bởi thế, cái vinh quang mà Ngài được hưởng là một hình thức đặc biệt – khác về mức độ chứ không khác về bản chất – trong đó mọi người được cứu rỗi đều dự phần vào, một vinh quang được thông truyền cho Ngài, cũng như cho họ, nhờ ơn phúc và công phúc của Chúa Kitô. Trong cái nghịch lý của nhập thể, Ngài là Nữ Tử của Con Trai mình, Đấng đã cứu chuộc Ngài. Các tu sĩ Phanxicô thời Dante đã nhấn mạnh đến điều trên, lấy nó làm thành tố quan trọng để khai triển ra học lý vô nhiễm thai (14). Đầu phần Thiên Đàng (Paradiso), để trả lời câu hỏi không được nêu ra của Dante về các mức độ tương đối của công phúc và do đó của cứu rỗi, Beatrice đã giải thích như sau:
Với thần sứ Xêraphim vốn gần Chúa nhất,
Với Mô-sê, Samuen và cả Gio-an –
Với bất cứ vị nào bạn biết – Đức Ma-ri-a đều không
Chung hàng với họ, trên bất cứ cõi trời nào khác
Hơn cõi trời đang chứa những linh hồn bạn thấy,
Mà phần phúc họ cũng không lâu bằng (15).
Như thế, có nhiều mức độ cứu rỗi và do đó có nhiều lãnh vực trên Thiên Đàng, như lời Beatrice giải thích thêm sau đó: “nhiều cách khác nhau” và “hết bình diện này qua bình diện nọ” (16); trong đó, đức Ma-ri-a chiếm chỗ cao nhất. Nếu không có những trình độ cứu rỗi như thế, thì cũng không có công bằng trên căn bản công phúc, là thứ khác nhau từ người này qua người nọ và do đó cần được tưởng thưởng theo mức độ vinh quang khác nhau. Cũng vì lẽ này, nếu không có các trình độ cứu rỗi và luận phạt khác nhau, thì chắc cũng không có Thần Kịch. Sự công bằng của Chúa mãi mãi là một mầu nhiệm “vượt trên mọi phán đoán” (17), ngay cả nếu nó đem án phạt lại cho người ngoại giáo là những người không có cơ hội nghe Phúc Âm. Thế nhưng, cả những người được hưởng hạnh phúc vĩnh cửu ở mức độ thấp hèn trên Thiên Đàng cũng xác nhận rằng “bình an chúng con ở trong thánh ý Chúa”, vì “mọi chỗ trên trời đều là ở Thiên Đàng, dù ơn phúc không mưa móc đều từ Nguồn Phúc Trên Cao” (18), vì đó chẳng qua chỉ là những mức độ khác nhau của cùng một tầng trời và cùng một Thiên Đàng. Dù đức Ma-ri-a là đỉnh cao nhất của nhân loại, nhưng Ngài cũng vẫn thuộc cùng một tầng trời.
Như một đỉnh cao, đức Ma-ri-a là “Mẹ mới của mọi người sống” như E-và trước đây từng là “mẹ của mọi người sống” như lời Thánh Kinh (19). Bởi thế đức Ma-ri-a nằm trong mối liên hệ có tính hình loại học với E-và (20). Một cách đầy ý nghĩa, như đã được nhắc ở Chương 3, dựa theo Thánh Irênê thành Lyons, mối liên hệ giữa E-và và đức Ma-ri-a này từng là chủ đề được thánh Bernard dùng để bắt đầu bài trình bày của ngài về đức Trinh Nữ Ma-ri-a trong vần thơ đi trước lời ngài thân thưa với đức Nữ Trinh:
Vết thương đức Ma-ri-a băng bó
rồi xức dầu chính là vết thương E-và – đang đáng yêu
ngồi dưới chân đức Ma-ri-a - trước đây từng mở rộng và sâu thẳm (21).
Thế là giờ đây, như trong giải thích của thánh Bernard và trong thị kiến của Dante, Mẹ E-và đang ngồi dưới chân Mẹ Ma-ri-a, ở một chỗ cao hơn Rakhen, và chắc cao hơn Beatrice (22). Tất cả những điều ấy, như Dante đã giải thích, sẽ không phù hợp chút nào với kế hoạch cứu rỗi, nếu đức Ma-ri-a, trong tư cách E-và Thứ Hai, không thực sự và hoàn toàn là thành viên của nhân loại. Trong Thiên Đàng, khi Cacciaguida nhắc đến việc mẹ ông kêu cầu đức Ma-ri-a “trong cơn đau đớn lúc sinh con” (23) hay trong Luyện Ngục, khi Buoconte diễn tả lúc ông bị thương ngoài mặt trận, chỉ ngất đi sau khi đã “kêu được tên đức Ma-ri-a” (24), hoặc khi Piccarda Donati, sau khi kể lại cuộc đời đáng ghi nhớ của mình,
bắt đầu hát “Kính mừng
Ma-ri-a” và vừa hát vừa khuất dạng
Như vật nặng chìm trong lòng nước sâu - (25)
thì đấng mà cả ba người cùng kêu cầu trong lúc cùng cực ấy chính là đấng, dù là Trung Gian, cũng vẫn là đồng bào nhân loại của họ, đấng mà nói cho ngay đã không thực sự là Trung Gian của họ nếu không là đồng bào nhân loại với họ.
Đồng thời, Ngài cũng là hiện thân các nhân đức tuyệt vời, những nhân đức mà nhờ ơn thánh, nhân loại đã có thể vươn tới: như lời thánh Bernard: trong Ngài “có mọi sự tốt lành có thể thấy nơi các tạo vật”(26). Thế nhưng, trong Thần Kịch, khi nói về mối liên kết này, ta thấy có một hoàn cảnh rất kỳ lạ mà giải thích thế nào cũng không được hiển nhiên: phần lớn những trình bày rõ ràng nhất về các nhân đức đặc biệt của đức Ma-ri-a chỉ xẩy ra trong Luyện Ngục chứ không phải trong Thiên Đàng. Bài thánh ca của thánh Bernard trong Thiên Đàng quả có ca ngợi đức Ma-ri-a là “ngọn đuốc giữa ban ngày của đức mến” cho những ai đã ở thiên đàng rồi và là “dòng suối hằng sống của đức cậy” cho những ai còn trên dương thế (27). Như thế, đức Ma-ri-a không những chỉ biểu lộ đức tin vĩ đại, là điều được ngụ ý cùng khắp (28), nhưng Ngài cũng là gương mẫu của cả đức cậy và đức mến. Tắt một lời, Ngài là hiện thân của cả ba nhân đức được ca tụng trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, chương 13: “đức tin, đức cậy, đức mến, ba nhân đức này” (29). Chính dựa vào ba nhân đức này mà ở các vần thơ XXIV-XXVI, Dante đã bị khảo hạch bởi ba tông đồ hay ba “bồ câu” (30) là các thánh Phêrô, Giacôbê và Gio-an, ba vị từng được nhắc tới trong các vần thơ kết thúc của Luyện Ngục (31) và là nhóm thân cận nhất trong hàng ngũ tông đồ (32). Tuy nhiên, các nhân đức nổi bật nhất của Đức Mẹ lại là các nhân đức được ca tụng hơn cả trong Luyện Ngục chứ không phải trên Thiên Đàng. Lý do một phần có lẽ là: các linh hồn trên Thiên Đàng đã được hưởng thành quả nhân đức cả rồi, một thành quả họ chia sẻ với đức Ma-ri-a, trong khi các linh hồn trong Luyện Ngục, tức những người còn đang chờ được lên Thiên Đàng, mới cần ơn phúc, những ơn phúc họ được hưởng và được thông ban nhờ các nhân đức của đức Ma-ri-a. Cho nên các nhân đức ấy mới cần được mô tả đầy đủ hơn.
Chính vì thế, việc công kích “các Kitô hữu ngạo mạn” trong vần thơ thứ X của Luyện Ngục đã được đem ra đề tương phản với đức khiêm nhường của đức Trinh Nữ Ma-ri-a, đấng, lúc truyền tin, đã tự nhận mình là “tôi tớ Thiên Chúa” (33). Cũng thế, khi người hành hương bước tới chỗ “tội ghen tương tràn lan giữa chốn này”, điều ông nghe được từ những người đang được tẩy trừ khỏi tội ghen tương ấy kêu lên là “Ôi Ma-ri-a xin cầu cho chúng con” (34). Xa hơn chút nữa, lúc gặp “những người đang bị lửa giận dữ nung đốt”, người hành hương thấy những người này được đem ra tương phản với “cung cách hiền từ” mà đức Trinh Nữ từng chứng tỏ khi quở trách người con trai 12 tuổi, lúc tìm lại được người con ấy trong đền thờ Giêrusalem: “Này Con, sao con lại làm như thế với cha mẹ? Này, cha con và mẹ đã đau buồn đi tìm con xiết bao” (35). Khu vực nơi những người mắc tội “lười biếng và lơ là” là khu vực trong đó người ta không còn ca tụng “cung cách hiền từ”của đức Ma-ri-a nữa mà là sự “mau mắn” và lòng nhiệt thành của Ngài (36). Tội hà tiện, một tội mà “lòng tham thật sâu xa và không bao giờ cùng” đã khiến các nạn nhân của nó phải than thở: “Ôi Ma-ri-a dịu dàng!”(37). Những kẻ “mê ăn uống” là những người tương phản nhất với đức Ma-ri-a, đấng lúc còn trên trần gian không bao giờ bận tâm tới việc thoả mãn cái đói của mình (38). Và những người trong luyện ngục hòng giập tắt ngọn lửa nhục dục cần kêu to những lời đức Trinh Nữ Ma-ri-a nói về đức khiết trinh của Ngài (39). Bởi thế, cuộc tham quan khắp Luyện Ngục đã đồng thời trở thành bản tổng kê các nhân đức của đức Trinh Nữ Diễm Phúc.
Muốn biết quan điểm của Dante về Giáo Hội hữu hình và nhu cầu cần canh tân của nó, thì các tranh luận trong hai thế kỷ 13 và 14 về khó nghèo và tài sản có tầm rất quan trọng. Bài tham luận của thánh Tôma Aquinô về thánh Phanxicô thành Assisi ở vần thơ XI trong Thiên Đàng đã mô tả cuộc kết hôn thiêng liêng giữa thánh Phanxicô và Công Nương Nghèo, người từng “bị mất người chồng đầu tiên” tức Chúa Kitô và sau đó phải chờ cả “một ngàn một trăm năm có lẻ” mới kiếm được người xứng đôi vừa lứa, lúc thánh Phanxicô xuất hiện (40). Nhưng, nhân dịp nói đến đức khó nghèo của thánh Phanxicô thời Dante, một trong các câu hỏi được đem ra tranh luận là: giống Chúa Kitô, đức Ma-ri-a có khấn giữ đức khó nghèo tuyệt đối hay không và nếu có, Ngài đã làm gì với số vàng bạc, nhũ hương và mộc dược mà Ba Nhà Thông Thái Phương Đông đã mang tới dâng tặng Ngài và Hài Nhi (41). Câu trả lời của Dante không mơ hồ chút nào: Ông nghe một giọng nói trong Luyện Ngục “Ôi Ma-ri-a dịu dàng!”,
Tại quán trọ ấy, nơi
Ngài trút bỏ đồ đoàn thánh thiện mang theo
người ta đã thấy: Ngài khó nghèo xiết mấy (42).
Trong Luyện Ngục, như thánh Bernard nói trong hai lời mở đầu bài ca của mình, sự khiết tịnh của đức Trinh Nữ Ma-ri-a, đấng, thật độc đáo trong các phụ nữ vì vừa là Trinh Nữ vừa là Mẹ (43), đã được đem ra để tương phản không những với “nọc độc của lực lượng Vệ Nữ”, tức lối sống không trong sạch, bên ngoài hôn nhân, với người khác, mà còn với đức khiết tịnh phu thê nơi những người kết hôn đức hạnh: “Virum non cognosco” (tôi không biết người nam) như lời đức Ma-ri-a nói với thiên thần lúc truyền tin, theo bản Latinh (44). Và khi Dante đối chất với các linh hồn trong Luyện Ngục từng phạm tội tham ăn tục uống lúc còn sống trên thế gian, một lần nữa, ông được nhắc nhớ tới sự tương phản với nhân đức mà đức Ma-ri-a đã biểu lộ tại tiệc cưới Cana miền Galilê, và vai trò Trung Gian của Ngài ở tiệc cưới lúc ấy cũng như ở Luyện Ngục bây giờ. Một giọng nói giải thích,
Sự quan tâm của đức Ma-ri-a đối với hôn nhân –
một tiệc cưới lịch thiệp và trọn vẹn,
Không phải vì miệng Ngài (miệng đang cầu bầu cho bạn), (45)
sự cầu bầu ấy ngày nay vẫn tiếp diễn trên trời, một việc cầu bầu Ngài đã khởi sự lúc còn trên dương thế.
Cũng chính trong Luyện Ngục, thi hào Dante lần đầu tiên đã mô tả mối liên hệ giữa đức Ma-ri-a và các thiên thần. Hai thiên thần bản mệnh mặc áo mầu xanh mà nhà hành hương Dante nhìn thấy, với lưỡi gươm bốc lửa cắt ngắn nhưng mặt của nó sáng láng đến lóa mắt, “cả hai đều từ lòng đức Ma-ri-a mà ra, để phục vụ như những người canh giữ thung lũng, chống lại con rắn sắp bò ra” như lời Sordello nói với ông (46). Các nhắc nhớ khác trong Luyện Ngục về mối liên hệ giữa đức Ma-ri-a và các thiên thần sẽ được nói đến trong hai vần thơ sau đó. Người hành hương đang say sưa ngắm nhìn bức tường tuyệt đẹp bằng đá hoa cương, được trang hoàng với những bản khắc đẹp đến nỗi không những các điêu khắc gia nhân bản vĩ đại nhất mà cả thiên nhiên cũng phải thua xa một cách thẹn thùng (47). Được đẽo vào bức tường hoa cương ấy là khuôn mặt của thiên thần Ga-bri-en:
Đấng thiên thần từng xuống thế đem theo sắc chỉ
Công bố nền hòa bình mà bao năm qua hằng được
khẩn cầu qua nước mắt, nền hòa bình mở toang thiên đàng,
từ lâu vốn cấm, đấng ấy xuất hiện trước chúng tôi,
hành vi duyên dáng của ngài được tạc chính xác –
dường như không phải bức hình im lặng.
Người ta dám thề: ngài muốn nói “Kính Mừng”;
vì trong cảnh này có hình
của đấng vặn chìa khóa mở toang
tình yêu cao nhất; và chỗ Ngài đứng
có hàng chữ đậm, “này tôi là tôi tớ Chúa”
y hệt khuôn hình đúc bằng sáp ong (48).
Như thế, ngay trong Luyện Ngục, sứ mệnh của đức Trinh Nữ Ma-ri-a, do Thiên Chúa đặt để, tức “vặn chìa khóa” và trở nên phương tiện nhân bản của nhập thể và do đó của cứu rỗi, đã được công bố cho các linh hồn đang chờ đợi được giải thoát để về Thiên Đàng; và ngay trong Luyện Ngục, các thiên thần cũng đã minh chứng rõ ràng rằng các đấng sẵn sàng phục vụ đức Ma-ri-a, và qua Ngài cả Con Thần Thánh của Ngài và nhân loại mà Người Con này xuống thế để cứu chuộc.
Tuy thế, chính trên Thiên Đàng, mối liên hệ giữa đức Ma-ri-a và các thiên thần mới được tỏ bày với hết vẻ vinh quang của nó. Một lần nữa, thiên thần Ga-bri-en,
Tình yêu thiên sứ trước kia đã xuống
nay xòe rộng cánh trước mặt Ngài
miệng hát “Kính mừng Ma-ri-a, đầy ơn phúc” (49).
Không như trong Luyện Ngục, chỉ là một mô tả vật lý trên hoa cương lạnh lẽo, tuy đẹp nhưng không có sự sống, lần này, trong thực tại thiêng liêng trên trời, Ga-bri-en mãi mãi tiếp tục lời chào từng khởi diễn lịch sử cứu chuộc (50) – không phải trong “giọng nói vừa nghe” của lời chào trước đây nhưng trong giọng ca ngâm ngợi hết sức của mình (51). Chính nhờ căn cứ vào biến cố truyền tin này chứ không hẳn vào biến cố sinh nhật của Chúa Kitô, Dante đã theo phong tục Florence, dùng nhập thể để đặt niên biểu cho thời đại mới. Năm mới, vì thế, bắt đầu vào ngày 25 tháng 3 (52). Toàn bộ các cơ binh thiên thần trên trời cùng hợp tiếng chào kính và ca ngợi đức Ma-ri-a với Ga-bri-en. Người hành hương Dante nhìn và nghe thấy mọi “sự sáng láng” trên trời khi các ngài diễn tả “tình âu yếm nồng nàn mà mỗi vị có đối với đức Ma-ri-a” và khi các ngài hát bài “Regina Coeli = Lạy Nữ Vương thiên đàng” một cách ngọt ngào đến nỗi nhà thi sĩ trong Dante phải thêm: “niềm hân hoan nghe bài ca ấy không bao giờ rời xa tôi nữa” ngay cả lúc ông đang viết mấy giòng này (53). Đó là bài hát ca ngợi đức Ma-ri-a, được cả Giáo Hội chiến thắng gồm những người được cứu rỗi hiện đã vào Thiên Đàng cùng tham gia (54). Trong tư cách “ngọn lửa vĩ đại nhất” và Công Nương Thiên Cung, đức Ma-ri-a là đối tượng của bài ngợi ca sau đây của thiên thần:
Con là tình yêu thiên sứ dạo quanh
niềm vui trên cao, lòng bà linh hứng
lòng trở thành nơi ngự Đấng chúng con khao khát;
Vì thế, lạy Công Nương Thiên Cung, con sẽ bay quanh
cho tới khi, theo chân Người Con, bà bước vào
làm cung điện cao sang trở nên thần thánh hơn nữa (56).
“Thị kiến khôn lường” này (57) từng gán cho đức Ma-ri-a khả năng làm cho mọi vẻ vinh quang của cung trời “thần thánh hơn nữa” bằng chính sự hiện diện của mình, đã chuẩn bị Dante hưởng thị kiến tuyệt vời khôn sánh được thấy đức Ma-ri-a và các thiên thần là các vị sẽ đến với ông như là dịp để thánh Bernard nói về đức Trinh Nữ Diễm Phúc.
Thị kiến này được mô tả trong đoạn thơ ba câu cuối cùng của vần thơ XXXI trong Thiên Đàng. Lúc lòng kính sợ lên cao, nhà hành hương do dự lắm mới dám ngắm nhìn vẻ quyền uy và vinh quang trọn vẹn trước mặt mình. Bởi thế, dù là “con của ơn phúc”, ông vẫn thấy mình cần được khuyến khích:
Con sẽ không thấy được trạng thái hân hoan này
nếu mắt con chỉ nhìn dưới bệ;
Hãy nhìn lên các vòng, nhìn các vòng đó
những vòng ở vị trí xa hơn,
cho tới khi thấy tòa Nữ Vương
đấng triều thần này tùng phục, sủng ái (58).
Linh hồn các thánh đã ở thiên đàng, nhất là “các mệnh phụ Hípri” (59), đều là thành phần của triều thần trên trời này, và đức Ma-ri-a là nguyên mẫu của họ. Tuy nhiên, các thiên thần, những bậc thuần thần đáng kính và đầy quyền uy, ngày đêm thực hiện lệnh truyền của Chúa, cũng là những công dân của triều thần ấy. Các đấng luôn hiện diện tại triều thần này dù các đồng bạn phản loạn của các vị đã bị ném vào Hỏa Ngục, nơi, như các khác hành hương được biết, ma qủy đã trở nên quái ác với cùng một mức độ như mức độ tốt lành trước kia của chúng (60). Và vì đức Ma-ri-a thực sự là Nữ Vương Thiên Đàng, nên Ngài cũng là Nữ Vương Các Thiên Thần nữa.
Ngước mắt lên như lời khuyến khích trên, người “con của ơn phúc”, một kiểu nói gợi ta nhớ tới các thị kiến khải huyền của Êdêkien, Đanien và thánh Gio-an, thấy
…như lúc ban mai,
chân trời phía đông rực sáng
hơn phía mặt trời lặn thế nào,
thì, như thể dùng mắt nhìn từ thung lũng lên tới đỉnh đồi,
tôi thấy một phần của hàng Hồng xa tắp,
tươi sáng hơn mọi sự (61).
Các thiên thần tụ tập trước ánh sáng siêu việt của Nữ Vương Thiên Đàng vinh hiển - không phải như một đám đông ô hợp mà như những cá thể biệt lập, vì như lời dạy của thánh Tôma Aquinô, “không thể có hai thiên thần cùng chủng loại” nhưng mỗi vị thuộc một chủng loại riêng biệt (62). Nhà thi sĩ mô tả lại điều ông nhìn thấy:
Ở điểm giữa ấy, tôi thấy các thiên thần hớn hở -
Hơn cả ngàn – xòe rộng đôi cánh;
mỗi vị một vẻ sáng lạn, một kỹ năng riêng (63).
“Điểm giữa” và là đối tượng cho niềm mừng vui ngày hội của họ chính là vẻ đẹp khôn tả của đức Ma-ri-a, đấng ngự trên triều thần trong đó cả các thánh lẫn các thiên thần đều có vị thứ. Vị thứ đặc biệt của đức Ma-ri-a giữa các thánh trên trời đã trở thành chủ đề cho một bức họa bàn thờ mà Giovanni Bellini sẽ sáng tạo cho nhà thờ San Giobbe tại Venice tựa là Đức Bà Ngự Tòa Với Các Thánh, khoảng thập niên 1480 (64). Giống Dante, Bellini rất sùng mộ thánh Phanxicô thành Assisi, đấng cũng được diễn tả trong bức họa bàn thờ trên (65). Khi diễn tả chân dung đức Nữ Trinh, Bellini đã đưa vào đó mầu sắc sống động các đức tính của đức Ma-ri-a được Dante mô tả như sau:
Và ở đó tôi thấy vẻ đáng yêu đến độ
khi Ngài cười, trước tiếng thiên thần ca hát vui chơi,
đôi mắt mọi thánh nhân đều hân hoan rạng rỡ.
Đến đây, ngôn ngữ thi ca mô tả: thực tại siêu việt khiến nó, thay vì diễn tả đối tượng, đành phải diễn tả cái bất lực không diễn tả nổi đối tượng của mình:
Và dù ngôn từ tôi phong phú
giống trí tôi tưởng tượng, tôi cũng không nên
ráng mô tả, dù là chút xíu, niềm ngất ngây của Ngài (66).
Câu thơ trên phải được phân giải cách cẩn trọng. Như khảo luận của ông về văn chương và ngôn ngữ đã minh chứng, Dante đủ trung thực để ý thức rằng ông có kỹ năng về ngôn từ và quả thực phải giả bộ hết sức mới dám cho mình khác thế. Hơn nữa, ở đây chính ông nhìn nhận mình giầu tưởng tượng và óc tưởng tượng này còn vuợt xa cả khả năng ngôn ngữ của ông. Ấy thế nhưng dù ngôn từ của ông có ngang ngửa với trí tưởng tượng đi chăng nữa, nó vẫn không thích đáng để mô tả đức Ma-ri-a - quả thực thế, nó không thích đáng để mô tả không những địa vị vương giả và siêu việt của Ngài trong vũ trụ mà cả “một chút xíu niềm ngất ngây của Ngài”.
Người ta rất dễ coi những ngôn từ say sưa trên về đức Trinh Nữ Ma-ri-a như là điều các nhà tranh biện Thệ Phản chống Công Giáo Trung Cổ thường gọi là việc “Thờ Lạy Ma-ri-a” (67). Dễ thì có dễ, nhưng quả là phiến diện và sai lầm. Vì, như Henry Osborn Taylor nói, “Người ta có thể nói Thần Kịch khởi đầu và kết thúc với đức Nữ Trinh. Chính Ngài đã sai Beatrice xuống cửa Hỏa Ngục để mời Virgil – có ý chỉ lý trí con người - tới giúp Dante. Lời cầu nguyện có phần ca tụng Ngài, và thị kiến tiếp theo đó, đã kết thúc phần Thiên Đàng”. Nhưng ông cũng cho hay, “Với Dante cũng như với người thời trung cổ, Ngài không phải là cùng đích của thờ kính và tôn sùng. Mắt Ngài hướng lên Thiên Chúa. Mắt Beatrice, Rakhen và mọi thánh nhân trên trời thẩy đều làm như thế” (68). Đức Ma-ri-a không thể là nguyên mẫu cho người được cứu rỗi nếu chính Ngài không phải là người được cứu rỗi. Ngài được cứu rỗi cách hết sức đặc biệt, như hầu hết các nhà thần học của Giáo Hội ngày nay từng khẳng định, mặc dù điều ấy chỉ thành chính thức và buộc phải tin vào năm 1854, là năm Giáo Hội dạy rằng: tuy được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ chứ không phải được cứu khỏi tội nguyên tổ ấy như những người khác, Đức Ma-ri-a vẫn đã được cứu rỗi bằng cùng một ơn thánh và nhờ cùng một đấng Cứu Chuộc như toàn thể nhân loại (69). Thái độ của Dante đối với việc giải thích sự thánh thiện này nơi đức Ma-ri-a không được rõ ràng mấy, nhưng ở vần thơ XIII, ông đặt vào miệng thánh Tôma Aquinô những lời sau:
Tôi chấp thuận ý kiến của ông
rằng bản tính nhân loại không bao giờ
và sẽ không bao giờ như là điều ở nơi hai vị này,
tức nơi Adong và Chúa Kitô (70).
Điều này xem ra đã biện minh cho câu kết luận của Alexandre Masseron rằng: “Dante khẳng định rằng Chúa Kitô và Adong là hai đấng duy nhất đã được dựng nên hoàn hảo” đây cũng là chủ trương của thánh Bernard thành Clairvaux, người từng không ủng hộ học lý vô nhiễm thai (71). Đó cũng là giáo huấn của thánh Tôma Aquinô (72). Điều trên làm ta thấy cần phải xem sét vấn đề liên hệ giữa đức Ma-ri-a và Chúa Kitô trong thần học của Dante (73).
Bất kể học lý của Dante ra sao về đặc ân đặc biệt vô nhiễm thai lúc khởi đầu cuộc đời đức Trinh Nữ Diễm Phúc, nhưng cũng như thánh Bernard thành Clairvaux, rõ ràng ông có dạy rằng vào cuối đời, đức Ma-ri-a được ơn hồn xác về thiên đàng nhờ ơn Chúa Giê-su Kitô (74). Bởi thế, thánh Gio-an đã cẩn thận tự giải thích về chính mình (xin lỗi mấy truyền thuyết về ngài) rằng ngài không được đặc ân được triệu về trời:
Trên đất, thân tôi giờ đây là đất
và sẽ ở đó cùng với những người khác
cho đến khi số chúng tôi bằng mục tiêu đời đời.
Nhưng rồi thánh Gio-an thêm một xác quyết có ý nghĩa khi nói về đức Ma-ri-a và Chúa Kitô: “Chỉ hai vừng sáng này lên cao / với hai áo nơi phúc đức này” (75). “Hai áo” đây chỉ xác và hồn, chứ không phải chỉ có xác. Và hai vừng sáng ấy là Chúa Kitô, nhờ việc lên trời được thuật lại trong Tân Ước và được tuyên xưng trong kinh tin kính, rồi đức Ma-ri-a, nhờ việc mông triệu từng được cử hành trong phụng vụ từ thời Giáo Hội Trung Cổ và chỉ được chính thức công bố thành tín điều của Giáo Hội vào năm 1950. Khi được Beatrice mời gọi ngước mắt nhìn lên đức Ma-ri-a trên thiên đàng như “bông Hồng, nơi Ngôi Lời Thiên Chúa trở thành xác thân” (76), Dante đã ca ngợi việc lên trời của Chúa Kitô như một biến cố nhằm “ban thị lực cho đôi mắt không đủ sức nhìn thấy Người”, và sau đó đã nhìn nhận rằng qua việc được triệu xác về trời, đức Ma-ri-a cũng dự phần vào việc hiển dương kia, trở nên không những “bông hoa đẹp con luôn cầu khấn sáng chiều” trên trần gian, mà còn là “ngọn lửa lớn nhất” trên Thiên Cung (Empyrean) (77). Bởi thế, thánh Bernard, nhân danh Dante, đã cầu xin đức Ma-ri-a mông triệu “dẹp bỏ các dục vọng mau chết của ông” và “đánh tan các mây mù tử vong của ông” để Dante nhận được thị kiến “Ánh Sáng Vĩnh Cửu” và để “thấy được Niềm Vui Cao Nhất” (78).
Thấy “Ánh Sáng Vĩnh Cửu” chính là nội dung của việc được ngắm dung nhan Chúa. Và ở 100 giòng cuối của vần thơ cuối cùng trong Thiên Đàng, Dante mừng kính thị kiến Tam Vị Nhất Thể: Ba Ngôi cùng một Bản Thể Thiên Chúa như sau:
Trong yếu tính sâu xa sáng láng
vốn hiển dương Ánh Sáng,
ba vòng xuất hiện với tôi;
ba vòng ba sắc,
nhưng tất cả cùng một chiều kích;
một vòng xem ra được vòng thứ hai phản chiếu,
như cầu vồng phản chiếu cầu vồng, và vòng thứ ba
như lửa do hai vòng kia thở ra bằng nhau (79).
Bởi thế, không nên quên rằng vần thơ khởi đầu với việc thánh Bernard mừng kính đức Trinh Nữ Ma-ri-a đã– qua Ngài chứ không quanh Ngài và dù sao cũng quá bên kia Ngài – dẫn đến việc chào mừng Ánh Sáng Vĩnh Cửu và “Tình Yêu Vĩnh Cửu từng chuyển động mặt trời và các tinh tú khác” (80) - kể cả đức Ma-ri-a- như mặt trời mà từ đó “sao mai nhận được vẻ đẹp” (81) và đức Ma-ri-a như Stella Maris, Sao Biển và Nữ Vương Thiên Đàng (82). Do đó, trong 100 giòng cuối cùng này không có sự minh nhiên nào nhắc đến đức Ma-ri-a; hay có lẽ tất cả đều đã nhắc đến Ngài, như một đồng tạo vật (mà Thánh Bernard đã mô tả), một đồng tạo vật đi tiên phong trong thị kiến này (83). Và điều đó nhằm mục đích duy trì vai trò của Ngài trong suốt cuốn thơ này, tức vai trò Nàng Thơ thiên đàng mà việc can thiệp đã làm cho tất cả các điều trên trở thành có thể, như chính Beatrice đã nói trong vần thơ II của Hỏa Ngục (84). Như thế, đối với Dante, “Ma-ri-a là tên của bông hoa đẹp kia mà con luôn/ cầu khẩn sáng chiều” (85). Ông đã hát bài Salve Regina (Lạy Nữ Vương) chào mừng Ngài khi còn đang ở chốn Luyện Ngục (86), nhưng trở nên người hát dạo hùng biện nhất của Ngài trong Thiên Đàng và nhất là trong những vần thơ sau cùng.
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Ghi Chú
1. Eternal Feminines, 101-19
2. H. Barré, “Saint Bernard, docteur Marial”, Saint Bernard théologien (Rome: Analecta Sacri Ordinis Cisterciensis, 1953) 92-113.
3. Steven Botterill, Dante and the Mystical Tradition: Bernard of Clairvaux in the “Comedia” (Cambridge: Cambridge University Press, 1994), 167.
4. Par.XXXII.85-87. Ở đây và trong suốt chương này, chúng tôi dùng bản dịch bằng thơ của Allen Mandelbaum, và do đó cũng đã trình bày nó dưới hình thức thơ, trái với bản dịch cũng những câu ấy bằng văn suôi tại chương 12 dưới đây.
5. Par. XXIII.136-37.
6. Alexandre Masseron, Dante and Saint Bernard (Paris: A. Michel, 1953), 82.
7. Par.XXXIII.1-2.
8. Inf.II.95-105.
9. Par.XXI.123.
10. Par.XXXII.104.
11. Par.XXIII.128.
12. Par.XXXII.119.
13. Botterill, Dante and the Mystical Tradition, 169.
14. Par.XXXIII.1; xem chương 14 ở dưới.
15. Par.IV.28-33.
16. II.118,122.
17. Par.XIX.98.
18. Par.III.85, 88-90.
19. St 3:20.
20. Barbara Newman, Sister of Wisdom: St Hildegard’s Theology of the Feminine (Berkeley: University of Californai Press, 1987), 89-120.
21. Par.XXXII.4-6.
22. Par.XXXII.7-9.
23. Par.XV.133.
24. Purg.V.101.
25. Par.III.121-23.
26. Par.XXXIII.21.
27. Par.XXXIII.10-12.
28. Như thế, thí dụ Par.XXXII.37-39 trong đó Ngài xem ra là thí dụ thượng thặng cho niềm tin đang nói đến.
29. 1Cor 13:13.
30. Manfred Bambeck, Studien zu Dantes “Paradiso”(Wiesbaden: Steiner, 1979), 147-154.
31. Purg.XXXII.73.
32. Thánh Phêrô, thánh Giacôbê và thánh Gio-an là những vị duy nhất hiện diện lúc Chúa cho con gái Giarô sống lại (Mc 5:37), lúc ở trên Núi Biến Hình (Mt 17:1-9), và lúc trong Vườn Diệtsimani (Mt 26:36-37).
33. Purg.X.121, 44; Lc 1:38.
34. Purg.XIII. 37-38, 50.
35. Purg.XV.106, 88-89; Lc 2:48.
36. Purg.XVIII.107,100.
37. Purg.XX.14,19.
38. Purg.XXIII.65, XXII.142-44.
39. Purg.XXV.121-28.
40. Par.XI.58-66.
41. Mt 2:11.
42. Purg.XX.19-24; Lc 2:7.
43. Par.XXXIII.1.
44. Purg.XXV.128-35, trích dẫn Lc 1:34 (bản Phổ Thông).
45. Purg.XXII.142-44, trích dẫn Ga 2:3.
46. Purg.VIII.25-39.
47. Purg.X.31-33.
48. Purg.X.34-35.
49. Par.XXXII.94-96.
50. Par.XVI.34.
51. Par.XIV.36.
52. Par.XVI.34-39.
53. Par.XXIII.124-29.
54. Par.XXIII.130-32.
55. Par.XXIII.90.
56. Par.XXIII.103-8.
57. Masseron, Dante et Saint Bernard, 82-83.
58. Par. XXXI.112-7
59. Giuseppe C. Di Scipio, The Symbolic Rose in Dante’s “Paradiso” (Ravenna: Longo, 1984), 57-85.
60. Inf.XXXIV.34.
61. Par.XXXI.118-23.
62. Summa Theologica I.50.4.
63. Par.XXXI.130-32.
64. Rona Goffen, Giovanni Bellini (New Haven & London: Yale University Press, 1989), 143-60.
65. Mối liên hệ của ông với thần học Dòng Phanxicô được phân tích cẩn thận trong John V. Fleming, From Bonaventura to Bellini: An Essay in Franciscan Exegesis (Princeton, N.J.:Princeton University Press, 1982).
66. Par.XXXI.133-38.
67. OED “M”, 6-II:165; xem chương 11 ở dưới.
68. Henry Osborn Taylor, The Mediaeval Mind, 2 cuốn, ấn bản thứ 4 (London:Macmillan, 1938), 2:581-82.
69. Xem chương 14 ở dưới.
70. Par.XIII.85-87.
71. Masseron, Dante et Saint Bernard, 139-41.
72. S.T.III.27.2.
73. Toàn bộ cuộc thảo luận “Mẹ Thiên Chúa” trong Newman, Sister of Wisdom, có liên quan đến chủ đề chương này.
74. Xem chương 15 ở dưới.
75. Par.XXV.127-28.
76. Par.XXIII.73-74.
77. Par.XXIII.6-90.
78. Par.XXXIII.31-43.
79. Par.XXXIII.115-20.
80. Par.XXXIII.145.
81. Par.XXXII.107-8.
82. Xem chương 6 ở trên.
83. Par.XXXIII.21.
84. Inf. II.85-114.
85. Par.XXIII.88-89.
86. Purg.VII.82.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đà Lạt Hồ Than Thở
Nguyễn Ngọc Liên
23:15 10/01/2010
ĐÀ LẠT HỐ THAN THỞ
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Có những buổi chiều quá nên thơ
Ngồi trên Thủy Tạ dưới trăng mờ
Tâm sự đầy vơi theo năm tháng
Bên hồ Than Thở với tình mơ..
(Trích thơ của Nguyễn Như Sơn)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: V., Ven., Vv. – Vessel of Honor
Nguyễn Trọng Đa
05:14 10/01/2010
V., Ven., Vv.
V., Ven., Vv., Venerabilis, Venerabiles—Đáng kính, bậc đáng kính.
V., Vest.
V., Vest., Vester--của ngài, của anh, của bạn, của các bạn.
V.A., Vic. Ap.
V.A., Vic. Ap., Vicarius apostolicus-- Đại diện Tông Tòa.
Vac
Vac, Vacat, vacans-- Khuyết, trống, trống ngôi, trống tòa, vắng.
Vacancy
Khuyết vị, trống tòa. Một vị trí hay một chức vụ trong Giáo hội bị bỏ trống. Tòa Thánh được gọi là khuyết vị khi Đức Giáo hoàng từ trần hay thoái vị. Hội đồng Hồng y triệu tập mật nghị để bầu Giáo hoàng mới. Các Hồng y không có thẩm quyền giáo hoàng, cũng không thể thi hành công việc của Giáo hoàng. Khi một vị Giám mục từ trần, thoái vị, thuyên chuyển hay bị truất phế thì tạo ra khuyết vị, quyền quản trị giao cho hội đồng các kinh sĩ, và các vị này trong tám ngày phải chọn ra một Giám quản giáo phận. Nếu không có hội kinh sĩ, chính vị giám mục phải chỉ định một giám quản trước khi tình trạng khuyết vị xảy ra, hay là giám mục phó hạt chỉ định một giám quản cho đến khi có sự chỉ định giám mục chính thức mới.
Vagi
Vagi, người lang bạt, vô gia cư. Theo nghĩa đen, vagi có nghĩa là “người đi lang thang”, là kẻ không có nơi cư trú cố định hay người sống xa nhà. Giáo luật cho phép họ được kết hôn bất cứ nơi nào bởi một vị có thẩm quyền, với sự phê chuẩn của một giám mục.
Vain Observance
Mê tín. Là một hình thức dị đoan cố gắng đạt được một hiệu quả nào đó bằng cách dùng các phương tiện không phù hợp. Mặc nhiên trong mê tín có lòng tin rằng các thế lực ngoại nhiên ẩn giấu đang hành động trong thế giới, mà không cần sử dụng các phương tiện thông thường, tự nhiên hoặc siêu nhiên hầu đạt được hiệu quả mong ước. Mê tín cũng ám chỉ sự mong đợi một kết quả không sai lầm, bất cứ khi một số lời được nói ra hay hành động được thực hiện. Chỉ có một sắc thái khác biệt nhỏ giữa mê tín và thuật bói toán. Cả hai trường hợp đều cậy vào ma quỷ. Nhưng mê tín không giống như bói toán, nó không cần đạt được sự hiểu biết về tương lai hay về điều huyền bí. Nó nhắm đến việc đạt được một số kết quả bề ngoài, chẳng hạn buôn bán thành công hay lành bệnh.
Val
Val, Valor—giá trị.
Valentine'S Day, St
Ngày Valentine, ngày Tình yêu. Ngày truyền thống của tình nhân, theo lễ hội lương dân Lupercalia, vào giữa tháng hai, và theo niềm tin của người thời Trung cổ các loài chim bắt đầu giao phối với nhau vào tháng hai này. Dần dần, tập tục và niềm tin này đã gắn liền với ngày lễ kính thánh Valentine vào ngày 14-2. Vị thánh này được xem là một trong ba vị thánh có cùng tên: một linh mục và là một lương y tử vì đạo năm 269 tại Roma; một giám mục của vùng Interamna, bị trảm quyết khoảng năm 273 tại Roma; và một vị thánh tử vì đạo bị giết cùng với nhiều người khác tại châu Phi.
Valentinianism
Thuyết Valentinus. Thuyết lạc giáo ngộ đạo của Valentinus, người sống ở Roma khoảng năm 136 đến 165 khi ông ly khai khỏi Giáo hội. Các người theo thuyết Valentinus tuyên bố rằng Thiên Chúa của Cựu Ước đã tạo dựng một thế giới hữu hình, nhưng chỉ thế giới vô hình mới là có thật. Chúa Kitô là một vị thần đã đến để cứu nhân loại khỏi cảnh nô lệ đối với vật chất, đã kết hợp với con người Giêsu lúc chịu phép rửa. Những ai theo thuyết Valentinus đều trở nên ngộ đạo vì cho rằng các người hiểu biết được tiền định là để vào một thiên đàng thiêng liêng; trong khi người Công Giáo nỗ lực hết mình có thể đạt tới vương quốc bậc trung của Chúa Cựu Ước; và phần còn lại của nhân loại, đang mãi mê với vật chất, sẽ đi vào diệt vong vĩnh viễn.
Validation
Hữu hiệu hóa hôn phối, hợp thức hoá hôn phối. Làm cho hữu hiệu một giao kết hôn nhân đã bị vô hiệu lực và không có giá trị do một ngăn trở tiêu hôn. Việc hợp thức hoá đòi hỏi rằng sự ngăn trở phải ngưng lại hoặc được tháo gỡ, và hai bên phải ưng thuận lại. Nếu sự ngăn trở này không được biết cách công khai thì sự ưng thuận lại có thể diễn ra trong kín đáo. Nếu sự ngăn trở này chỉ một bên biết thì chỉ cần bên đó ưng thuận lại, miễn là sự ưng thuận của bên kia vẫn kiên định. (Từ nguyên Latinh validus, mạnh mẽ, hiệu quả; từ chữ valere, được mạnh mẽ.)
Valid Form
Mô thức thành sự, thể thức có giá trị. Công thức của lời hay những dấu chỉ phải có khi trao ban hay cử hành thành sự một bí tích. Vì thế, mô thức thành sự của bí tích rửa tội là “cha rửa con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Đối với việc trao ban cụ thể một bí tích thì chất thể (vật thể và hành động) phải được kết hợp với mô thức.
Validity
Hữu hiệu tính, hợp thức tính. Là không những có hiệu lực pháp lý mà còn mang lại một hiệu qủa được nhắm đến. Áp dụng cho các bí tích, hữu hiệu tính ám chỉ các điều kiện về chất thể, mô thức và những bối cảnh bắt buộc cho việc cử hành thành sự. Theo giáo luật, hữu hiệu tính có nghĩa rằng một số quy định phải thực hiện, để cho luật hoặc thoả thuận bằng khế ước được ràng buộc hay có hiệu lực.
Valid Matter
Chất thể hữu hiệu. Điều bắt buộc phải có kèm theo các lời đã được quy định, để cho việc trao ban hay cử hành thành sự một bí tích. Vì thế, chất thể hữu hiệu là một vật thể có thể cảm nhận bằng giác quan hay hành động có thể hiểu được phải được kết hợp với mô thức, nghĩa là lời nói hay dấu chỉ để cử hành một bí tích. Như vậy, chất thể hữu hiệu trong bí tích rửa tội là nước tự nhiên, nước ấy “rửa” người lãnh nhận bí tích qua việc đổ, rảy hoặc dìm xuống nước.
Value
Giá trị. Cái làm cho một điều gì đó đáng khao khát hoặc được xem như đáng giá. Giá trị nhấn mạnh đến khía cạnh chủ quan và tương đối của sự thiện trên đặc tính khách quan và tuyệt đối. Giá trị có nghĩa không phải là sự trổi vượt vốn có của một đối tượng như nó đáng có trong sự đánh giá cá nhân của một người; cũng không phải là sự hoàn hảo nội tại như vị trí so sánh của nó trong thang các sự vật, vốn gọi là nấc thang các giá trị. Về vấn đề liên quan đến công ích, thuật ngữ giá trị được các trường phái triết học đạo đức tương đối và chủ quan ưa thích. Tuy nhiên, nó cũng được các Kitô hữu đón nhận miễn là nó bao gồm khái niệm của một tiêu chuẩn đạo đức khách quan. (Từ nguyên Latinh valere, có giá trị, có sức mạnh.)
Vanity
Hư ảo, hư danh, phù phiếm, khoe khoang, hợm mình. Là tính hão huyền, một ước vọng quá mức để biểu lộ sự trổi vượt riêng của bản thân. Nó khác với kiêu hãnh, vốn là một ước vọng không kiềm chế được về lòng tự cao, vì hư danh lúc đầu tìm cách chứng tỏ cho người khác thấy điều mình có hoặc việc mình thực hiện. Người hư danh tìm kiếm sự ca ngợi từ những người khác và có lẽ miệt mài tìm kiếm nó. Nói đúng hơn, hư danh hay hợm mình gắn liền với một điều quan trọng được thổi phồng kèm với nhiều chi tiết, đặc biệt những dáng vẻ bên ngoài, vốn không hề có giá trị được gán cho nó. Đó là sự phô trương thời trang, giàu sang hoặc quyền lực được xem như một dịp tự hào trống rỗng. Vì thế, nơi đâu có kiêu hãnh cho dù tội lỗi, cũng có một ít cơ sở thực cho điều mà người ta kiêu hãnh chính mình, về mình hay là mình đã làm, tính hợm mình là một nỗ lực vô ích để đạt được sự công nhận hay sự tôn trọng đối với điều mà một người không đáng được thừa nhận. Tính hư danh được coi là giả tạo, thiếu bản chất và lừa dối (giống như sự tán tụng); hoặc được coi là không chắc chắn và lâu dài (như nét đẹp thể lý); hay là phương tiện bị thất bại trong mục đích (như khoe khoang thanh danh của mình). Đó là một sự tự hào giả tạo, như thế là tội nhẹ.
Vasectomy
Thuật cắt ống dẫn tinh, phẫu thuật tinh mạch. Phẫu thuật cắt bỏ một phần ống dẫn tinh với mục đích tạo ra sự triệt sản. Nếu mục đích trực tiếp của việc phẫu thuật là tạo ra sự vô sinh thì cuộc phẫu thuật đó trái đạo đức.
Vat
Vat, Vaticanus—Vatican, Tòa thánh Vatican.
Vatican
Vatican, một quần thể nhà ở Roma, vây quanh cung điện của Đức Giáo hoàng. Người đầu tiên xây dựng một dinh thự gần đại thánh đường thánh Phêrô là Đức Giáo hoàng Summachus (trị vì năm 498-514). Qua việc mua thêm đất sau này, các Đức Giáo hoàng đã sở hữu toàn quả đồi Vatican. Tài sản bây giờ là một dinh thự rộng nhất thế giới. Chỉ một phần nhỏ được sử dụng cho việc cư trú, phần lớn các toà nhà phục vụ cho mục đích nghệ thuật và khoa học, và quản trị các công việc của Giáo Hội.
Vatican Chant
Nhạc bình ca Vatican. Là các âm điệu của nhạc Gregorian được xét lại theo chỉ thị của Đức Giáo hoàng Piô X. Ngài tuyên bố: “Thánh nhạc trong phụng vụ phải có các phẩm chất riêng của phụng vụ ở mức độ cao nhất. Nó phải là thánh thiện, và vì thế phải loại trừ mọi tính cách trần tục” (22-11-1903). Công việc khôi phục phần lớn được các đan sĩ đan viện Solesmes thực hiện.
Vatican City
Thành phố Vatican. Tên chính thức là Stato della Città del Vaticano. Đây là tòa lãnh thổ của chức vị Giáo hoàng, được xác định bởi Hiệp ước Lateran năm 1929. Được toạ lạc trong đường biên địa lý của Roma, Thành phố Vatican có diện tích 108,7 mẫu Anh (43,5 ha) bao gồm điện Vatican, đại thánh đường thánh Phêrô, đài phát thanh Vatican và nhiều toà nhà khác phục vụ Đức Giáo hoàng và công việc quản trị của Giáo hội hoàn vũ. Quyền lực cao nhất của Vatican được giao cho Đức Giáo hoàng, nhưng thực ra được điều hành bởi Ủy ban giáo hoàng về quốc gia thành phố Vatican. Nói chung, việc cai quản dựa trên giáo luật, hoặc nơi nào không theo luật này, thì căn cứ vào luật hiện hành của thành phố Roma. Xét về chính trị, đây là một nước trung lập và hưởng tất cả các đặc quyền và nghĩa vụ của một quốc gia có chủ quyền. Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh duy trì các quan hệ ngoại giao với các nước khác. Chỉ có các công dân Vatican thể hiện lòng trung thành với Đức Giáo hoàng như một nhà cầm quyền thế tục.
Vatican Extraterritorial Possessions
Tài sản ngoài lãnh thổ Vatican. Tất cả các tài sản tại thành phố Roma nằm ngoài biên giới thực sự của thành phố Vatican và hưởng quyền đặc biệt kể từ hiệp ước Lateran năm 1929. Hơn mười toà nhà và khu đất như vậy được hưởng quyền lãnh ngoại, bao gồm đại thánh đường Lateran, thánh Phaolô, Đức Bà Cả, và Đền thờ Mười Hai thánh Tông Đồ; và cũng bao gồm cả dinh thự mùa hè của Đức Giáo hoàng tại Castel Gandolfo.
Vatican Library
Thư viện Vatican. Một trong những kho sách lớn hàng đầu thế giới. Việc thành lập kho sách nổi tiếng này được Đức Giáo hoàng Martin V (trị vì năm 1417-1431) khởi xướng, nhưng Đức Giáo hoàng Nicholas V (trị vì năm 1447-1455) được xem là nhà sáng lập thật sự. Ngài dành được thư viện hoàng đế ở Constantinople, bị phân tán bởi quân Thổ Nhĩ Kỳ và tặng nó cho Vatican. Đức Giáo hoàng Sixtus IV (trị vì năm 1471-1484) chính thức thiết lập thư viện Vatican hiện đại vào năm 1475, và Đức Giáo hoàng Sixtus V (trị vì năm 1585-1590) ra lệnh xây dựng các ngôi nhà mới mà nay đang sử dụng. Thư viện này được quản lý bởi một Hồng y, các tác giả tiếp tục lập danh mục cách khoa học trên các thủ bản chép tay, và nhân viên trợ lý lập danh mục các sách đã được in. Thư viện này duy trì việc bảo quản các thủ bản, các bộ phận đóng và xuất bản sách, và như một cơ sở về khoa học cho sinh viên sử dụng, hiện nay, thư viện đang là một trong những nguồn đóng góp vĩ đại nhất cho tư tưởng nhân loại.
Vatican Office Of Statistics
Văn phòng thống kê Vatican. Văn phòng này do Đức Giáo hoàng Phaolô VI thành lập năm 1967, và có chức năng thu thập và tổ chức các dữ liệu về đời sống và nhân sự của Giáo hội, cũng như hỗ trợ cho công tác mục vụ. Niên giám Toà thánh (Annuario Pontificio) được xuất bản bởi Văn phòng thống kê trung ương Vatican.
Vatican Palace
Điện Vatican. Một khu liên hợp đặc biệt các toà nhà, nằm phía phảỉ ngoài vòng dãy cột của đại thánh đường thánh Phêrô. Ngày nay, đây là dinh thự của Đức Giáo hoàng, vì trước sự trở về từ Avignon của Đức Gregory XI năm 1377, các Giáo hoàng đã sống chính thức tại điện Lateran. Các toà nhà Vatican thời đầu được xây dựng lần thứ nhất vào thế kỷ V, và chỉ được sử dụng cho việc đón tiếp các hoàng đế đến thăm Roma. Các phần thêm vào cho các tòa nhà hùng vĩ được bắt đầu từ năm 1450 do các Đức Giáo hoàng kế nhiệm. Đức Giáo hoàng Sixtus IV (trị vì năm 1471-1484) xây thêm Nhà nguyện Sistine năm 1473 và lấy tên ngài đặt cho nhà nguyện; Đức Giáo hoàng Alexander VI (trị vì năm 1492-1503) xây Appartamento Borgian; và Đức Giáo hoàng Innocent VIII (trị vì 1484-1492) xây Belvedre; Đức Giáo hoàng Julius II (trị vì năm 1503-1513) xây Logge, và ngài cũng đặt nền móng cho các Viện bảo tàng Vatican. Một số kiến trúc sư và họa sĩ nổi tiếng thời đó đã được thuê như Bramante, Michelangelo, Raphael, Sangallo, Maderna, Bernini và một số người khác, để làm cho Vatican trở thành điện đồ sộ nhất thế giới. Nó có 80 cầu thang nguy nga và hàng ngàn phòng, một số được dùng như căn hộ của Đức Giáo hoàng. Các viện bảo tàng, thư viện, phòng tranh, phòng sưu tập, Nhà nguyện Sistine, phòng trưng bày ảnh tượng, phòng thi ca, hàng hiên ngòai cũng chiếm một khối nhà lớn, được gọi là Vatican.
Vatican Polyglot Press
Nhà in đa ngữ Vatican. Được Đức Giáo hoàng Marcellus II and Piô IV lên kế hoạch trước tiên, một nhà in Vatican được Đức Giáo hoàng Sixtus V thành lập vào năm 1587 để in bản Kinh thánh Vulgata, bài viết của các giáo phụ và các ấn bản khác của Vatican. Một nhà in thứ hai, với nhiều phông chữ Đông phương, được thành lập năm 1622 tại bộ Truyền Bá Đức Tin. Cả hai nhà in trên được Đức Giáo hoàng Piô X hợp nhất lại năm 1908 với tên gọi hiện nay, và được giao cho các cha Dòng Don Bosco đảm trách.
Vatican Prefecture Of Economic Affairs
Phủ kinh tế toà thánh Vatican. Được Đức Giáo hoàng Phaolô VI thành lập năm 1967, Phủ hướng dẫn và phối hợp tất cả các lãnh vực tài chánh cho hoạt động của toà thánh. Phủ đề ra ngân quỹ, kiểm soát chi tiêu và nói chung đảm bảo cho vô số cơ sở Vatican hoạt động trên một cơ sở kinh tế vững mạnh.
Vatican Publishing House
Nhà xuất bản Vatican. Từng gắn kết lâu dài với công ty “Also Manunzio và các con” và liên kết với nhà in Vatican, hiện nay nhà xuất bản Editrice Vaticana phụ trách in vô số tài liệu cho các Thánh bộ và các cơ quan của Giáo triều Roma. Nó đã trở thành một cơ quan biệt lập vào năm 1926.
Vatican Secret Archives
Văn khố mật của Tòa Thánh. Là kho tài liệu mật của toà thánh, trong đó có tài liệu của các thế kỷ đầu. Sự hư hại của các cuộn tài liệu gốc bằng giấy cói, việc chuyển dời tài liệu và các biến động chính trị đã làm mất hầu như toàn bộ các sưu tập trước thời Đức Giáo hoàng Innocent III. Vào thế kỷ 15, văn khố được cất giữ tại Castel Sant'Angelo. Năm 1810, hoàng đế Napoleon ra lệnh chuyển Văn khố Toà thánh về Paris, và mặc dù sau đó chuyển về lại Roma, nhưng nhiều tài liệu cũng bị mất. Hiện nay các văn khố được cất giữ trong một ngôi nhà đặc biệt ngoài khu vực quảng trường thánh Phêrô. Các văn khố được giao cho trường Vatican chuyên quản lý văn khố. Từ năm 1881, Đức Giáo hoàng Lêo XIII đã cho phép các học giả uy tín đến tra cứu văn khố.
Vba
Vba, Verba--lời, chữ, ngôn từ.
Veil, Bridal
Khăn lúp cô dâu. Một cái lúp bao phủ tạm thời từ đầu xuống hai vai của người kết hôn. Khăn lúp cô dâu được biết đến nhiều nhất và có từ thời cổ đại. Trong một vài nước, khăn lúp bao trùm cả cô dâu và chú rể khi họ tiến về căn nhà mới. Đôi khi nó cũng được mang trong suốt thời gian đính hôn. Nhiều thế kỷ qua, tập tục này lưu truyền việc giữ cái lúp trên đôi tân hôn trong khi họ được chúc lành trọng thể. Nhiều nghi lễ diễn tả rằng cái lúp này bao phủ hoàn toàn cô dâu và chỉ trên hai vai của chú rể. Thời trước, khăn lúp cô dâu có màu lửa, màu vàng hoặc màu tím. Ngày nay, nó thường là màu trắng và dài. (Từ nguyên Latinh velum, màn che.)
Veil, Liturgical
Khăn trùm, vải trùm trong phụng vụ. Bất cứ loại khăn trùm hay vải trùm nào bao phủ cho người hay những vật thánh, xem như dấu hiệu tôn kính, ví dụ các khăn trùm bình đựng mình thánh, khi bình này đang chứa đựng Bánh thánh đã truyền phép được cất giữ để rước lễ.
Veil, Religious
Lúp nữ tu. Lúp che đầu và vai nữ tu. Trong lịch sử, nhiều loại lúp khác nhau biểu thị các vai trò khác nhau. Các tập sinh thường mang lúp thử luyện, thường là màu trắng; lúp khấn được mang lúc tuyên hứa khấn dòng; các trinh nữ thánh hiến mang lúp thánh hiến; các goá phụ mang lúp thủ tiết. Trong sách nghi thức khấn dòng của Giáo hội, xuất bản năm 1970, người ta cho rằng lúp là một phần của áo dòng đặc trưng của nữ tu. Việc các trinh nữ mang lúp như dấu hiệu tận hiến bản thân để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ Giáo hội đã có từ thời các giáo phụ.
Veil Of Prelature
Lúp ngọc, lúp giám chức. Một loại lúp đặc biệt một dành cho các đan viện mẫu để tỏ lòng kính trọng các ngài, vì đã đạt đến năm thứ 60.
Venerable
Đấng Đáng kính. Tước hiệu được ban cho các Tôi Tớ Thiên Chúa sau khi tình trạng các nhân đức anh hùng hay việc tử vì đạo của các ngài đã được chứng thực, và Đức Giáo hoàng đã ký một sắc chỉ long trọng chứng nhận tình trạng ấy. (Từ nguyên Latinh venerabilis, khả kính, từ chữ venerari, tôn kính với niềm kính sợ.)
Veneration Of Saints
Sự tôn kính các thánh. Là vinh dự dành cho các thánh, những người nhờ lời chuyển cầu và gương sáng, cũng như nhờ sự hiện diện của các ngài bên cạnh Thiên Chúa, chăm lo đến việc thánh hoá con người, giúp các tín hữu tiến triển trên đường nhân đức Kitô giáo. Việc tôn kính các thánh không làm suy giảm vinh quang dành cho Thiên Chúa, bởi vì bất cứ điều thiện hảo nào nơi các thánh đều là quà tặng do lòng quảng đại của Thiên Chúa. Các thánh phản ánh những sự tuyệt hảo của Thiên Chúa, và các phẩm tính siêu phàm của các ngài phát xuất từ những ân sủng mà Chúa Kitô đã lập công cho các ngài qua Thập giá. Trong ngôn ngữ phụng vụ của Giáo hội, các thánh được tôn kính như là những đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi, dưỡng tử của Chúa Cha, đàn em của Chúa Kitô, chi thể trung tín của Nhiệm Thể Người, và là đền thờ của Chúa Thánh Thần.
Venereal Pleasure
Khoái lạc nhục dục, khoái lạc giao hợp. Sự thoả mãn thân xác hay cảm xúc đi theo bất cứ hình thức hoạt động tính dục nào. (Từ nguyên Latinh venereus, từ chữ venus, tình yêu, thèm khát.)
Vengeance
Sự trả thù, báo thù, báo oán, phục thù, luận phạt. Sự tuyên phạt một ai đó đã làm điều trái đạo đức. Theo nghĩa này, chỉ một mình Thiên Chúa mới có quyền trừng phạt hành động sai trái. Ngài có thể uỷ thác quyền đó cho các người có quyền hợp pháp, như thánh Phaolô tuyên bố về những nhà cầm quyền dân sự: “chính quyền là người thừa hành của Thiên Chúa để giúp bạn làm điều thiện. Họ là người thừa hành của Thiên Chúa để giáng cơn thịnh nộ của Người xuống kẻ làm điều ác” (Rm 13:4). (Từ nguyên Latinh vindicare, trả thù, minh oan).
Veni Creator Spiritus
Bài thánh ca Veni Creator Spiritus (Lạy Thánh Thần Sáng Tạo, xin hãy đến). Bài ca này rất có thể do viện phụ Rabanus Maurus, dòng Biển Đức (776-856) biên soạn. Qua nhiều thế kỷ, bài thánh ca này đã là một phần trong Thần Vụ và được xem là “bài thánh ca nổi tiếng nhất” được hát lên trong dịp bầu chọn Đức Giáo hoàng, tấn phong Giám Mục, truyền chức Linh Mục, họp công đồng, công nghị và cung hiến nhà thờ.
Veni Sancte Spiritus
Ca tiếp liên Veni Sancte Spiritus (Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến). Được gọi là Bài ca tiếp liên vàng phổ biến trong phụng vụ Tạ Ơn lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Từ những lời cầu nguyện mở đầu “Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến,” bài thánh ca thể hiện chủ đề của lời cầu nguyện là xin Chúa gia tăng bảy ơn Chúa Thánh Thần. Tác giả bài thánh ca rất có thể là Stephen Langton, tổng giám mục Canterbury (qua đời năm 1228).
Venite Seorsum
Huấn thị Venite Seorsum (Hãy lánh riêng ra). Huấn thị của Thánh Bộ các Dòng tu và Tu Hội Đời về Đời Sống Chiêm Niệm và Nội Vi Dòng Kín. Ngoài các nguyên tắc đạo lý về đời sống chiêm niệm, huấn thị còn trình bày những quy tắc cụ thể hướng dẫn đời sống của các nữ tu dòng kín. Quy tắc căn bản của nếp sống này quy định “nội vi giáo hoàng phải được xem như một quy luật khổ chế hết sức thích hợp với ơn gọi đặc biệt của các nữ đan sĩ, đó là một dấu chỉ, một sự bảo vệ và một hình thức đặc trưng của việc từ bỏ thế gian” (ngày 15-8-1969).
Verbum Supernum Prodiens
Thánh thi Verbum Supernum Prodiens (Ngôi Lời cao cả từ trời xuống). Bài thánh thi này dành cho giờ kinh sáng lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Thánh thi do thánh Tôma Aquinas biên soạn và được dịch sang tất cả ngôn ngữ hiện nay. Các câu 5 và 6 được biết dưới tựa đề của bài thánh ca O Salutaris Hostia (“Ôi Mình thánh Cứu độ”), thường được hát khi Chầu Mình Thánh Chúa.
Vernacular In Liturgy
Ngôn ngữ bản địa trong phụng vụ. Đó là việc sử dụng ngôn ngữ chung của dân chúng trong phụng vụ công giáo. Trên nguyên tắc, Công Đồng chung Vatican II đã cho phép sử dụng ngôn ngữ địa phương khi tuyên bố rằng “vì việc sử dụng ngôn ngữ địa phương trong Thánh Lễ, khi cử hành các Bí Tích hay trong các phần khác của Phụng vụ thường có thể mang lại lợi ích dồi dào cho dân chúng, nên việc sử dụng ngôn ngữ địa phương có thể được thực hiện cách rộng rãi hơn” (Hiến chế Phụng Vụ I, 36). Trong thực tế, suốt 10 năm sau công đồng, ngôn ngữ địa phương đã trở thành quy phạm trong Nghi lễ Roma, còn việc sử dụng tiếng Latinh là luật trừ. Tất cả các bản dịch phải được Toà Thánh phê chuẩn. Để tránh những khó khăn về ngữ nghĩa, Tòa thánh tuyên bố rằng “khi dịch một công thức bí tích sang tiếng địa phương … thì phải hiểu đúng theo chủ ý của Giáo hội như được diễn tả trong bản gốc bằng tiếng Latinh” (Instauratio Liturgica, Canh Tân Phụng Vụ, ngày 25-1-1974). (Từ nguyên Latinh vernaculus, bản địa; từ chữ verna, nô lệ bản địa, có lẽ từ tiếng Etruscan.)
Veronica'S Veil
Khăn bà Vê-rô-ni-ca. Đây là mảnh vải mà truyền thống cho rằng bà thánh Vê-rô-ni-ca đã dùng lau mặt Chúa Giêsu, khi Ngài vác Thánh giá lên đồi Can-vê. Người ta nói rằng Chúa Giêsu đã in khuôn mặt Ngài trên chiếc khăn đó. Chiếc khăn được tôn kính như một thánh tích quý báu tại Đền Thờ Thánh Phêrô ở Roma. Câu chuyện này được tưởng nhớ nơi chặng thứ 6 trong đường Thánh Giá. Đôi khi bà Vê-rô-ni-ca được đồng hoá với người phụ nữ đã được Chúa Giêsu chữa khỏi bệnh băng huyết (Mc 5: 25-32).
Vers
Vers, Versiculus—câu xướng.
Verses, Biblical
Câu Kinh Thánh. Là việc phân chia các chương trong Kinh thánh thành câu. Cách đánh số hiện nay trong Kinh thánh Cựu Ước do Santes Pagini thực hiện trong bản Kinh thánh bằng tiếng Latinh của ông năm 1528. Robert Etienne, giám đốc nhà in Paris, đã lấy lại cách đánh số của Santes Pagini, và đánh số thêm các câu Kinh thánh Tân ước khi xuất bản năm 1555.
Versicle
Câu xướng. Một câu xướng ngắn đi trước câu đáp như trong Thần vụ. Câu xướng thường là một phần của một câu Kinh thánh.
Vesp
Vesp, Vesperae—Kinh chiều.
Vespers
Kinh chiều. Đó là việc thờ phượng vào buổi chiều. Kể từ Công Đồng chung Vatican II, sách Nhật tụng đã thay thế việc thờ phượng ban chiều bằng “Kinh chiều.”
Vessel Of Honor
Đức Bà là Đấng đáng tôn trọng. Đây là một tước hiệu của Đức Trinh Nữ trong kinh cầu Đức Mẹ Loreto. Tước hiệu này được dành cho Đức Maria, bởi lẽ hơn bất cứ người phàm nào, Mẹ xứng đáng được tôn kính như Đấng đã cưu mang Con Thiên Chúa trong thân xác mình và đã sinh ra Người.