Phụng Vụ - Mục Vụ
Cảm Nghiệm Sống - Tôi Đi Hành Hương Đất Thánh #2
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
15:53 11/01/2010
TÔI ĐI HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH # 2
3- Jordan. 4- Núi Chúa bị cám dỗ. 5- Cana
Đất Thánh hôm nay càng ngày càng giầu đẹp, ngày nào cũng tấp nập khách hành hương đến viếng thăm, nhà cửa phần lớn là nhà hộp lầu đúc nhiều tầng, hệ thống giao thông thật hiện đại…
4- Sông Gio-đan: (Mc 1, 2-8) Gần biển chết, nơi ông Gioan Tẩy giả xuất hiện trong hoang địa, là Tiền Hô của Chúa Cứu Thế kêu gọi người ta sám hối, chịu phép rửa để được ơn tha tội. Nơi đây, Chúa Giêsu từ Nadaret đến và được ông Gioan làm phép rửa cho. Sông sâu, chiều ngang rộng từ 10 đến 12 mét, nước trong vắt, có cá trê và cá sặt bơi lội. Người ta xây đất nơi đây thành những trung tâm kính nhớ, buôn bán nước sông, vật lưu niệm và các tiện nghi khác. Ngày nay, bên bờ sông người ta làm lối đi xuống, ngăn những hàng sào sắt an toàn, để khách hành hương xếp hàng lội xuống sông, diễn lại phép rửa của mình, hết đoàn này đến đoàn khác, thật là tập nập.!
Câu nói khiêm tốn của ông Gioan như sau: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm phép rửa cho anh em nhờ nước; còn người, Người đã làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần”. (Mc 1, 7-8)
Khi Chúa Giêsu đến bờ sông Gio-đan nhờ ông Gioan làm phép rửa: “Vừa bước lên, người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình. lại có tiếng từ trời phán: “Con là Con yếu dấu của Cha, Cha hài lòng về con.” (Mc 1, 9-10)
5- Núi Chúa chịu cám dỗ: (x. Lc 4, 1-2) Núi Chúa bị cám dỗ sau khi chịu phẻp rửa trên sông Giođan, được Thánh Thần dẫn vào hoang địa ăn chay 40 đêm ngày là một hầm núi lớn, có lối đi vào ông đủ hai người đi? nhắc nhớ đến ông Mo-sê qua 40 ngày trên núi Si-nai, con cháu It-ra-en 40 năm trong sa mạc, và 40 ngày tiên tri Ê-li-a đi lên núi Khô-rêp: “Ông Elia dậy, ăn bánh và uống nước, Rồi nhờ lương thực ấy bổ dưỡng, ông đi được suốt bốn mươi ngày... (x. 1 Vua 19, 8)
Kính Thánh chép: “Đức Giêsu được đầy Thánh Thần từ sông Gio-đan trở về, và được Thần Khí dẫn đi trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu ma quỉ cám dỗ. …(Lc 4, 1-2). Chúa Giêsu đã nhận Thánh Thần một cách viên mãn để đương đầu với qủi trong cuộc chiến đầu tiên và quyết liệt này: “Nếu ông là con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hoá bánh đi ! Nhưng Đức Giêsu đáp lại: “Đã có lời chép rằng: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh”.(Lc 4, 3-4) Câu 3 đã nhắc lại Lời Chúa Cha nói khi Đức Giêsu chịu phép rửa trên sông Giođan.
6- Cana (Gioan 2, 1-11): Nơi Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên cho nước trở nên rượu, tại một đám cưới của tín hữu, hiện giờ là ngôi thánh đường hai tầng, nguy nga do dòng Fanxicô coi sóc. Phúc âm kể: “Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Cana miền Galilê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người: Họ hết rượu rồi. Đức Giêsu đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con. Giờ của con chưa đến. Thân mẫu Người mới nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo...” (Gioan 2, 1-5).
Cana ở Galilê nơi mà ông Philip-phê gọi ông Na-tha-na-en và nói chúng tôi có có gặp Chúa Giêsu. Ông Na-tha-na-en nói: người đến từ Na-da-ret đâu có gì là hay, Kinh Thánh kể: “Ông Philipphê gặp ông Na-tha-na-en và nói: “Đấng mà sách Luật Mô-sê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là ông Giêsu, con ông Giuse, người Na-da-ret, Ông Na-tha-na-en liền bảo: “Từ Na-da-ret, làm sao có cái gì hay được ?” (x. Gioan 1, 45-49)
Cũng tại nơi đây, dấu lạ thứ hai ở Ca-na là Đức Giêsu chữa con của trai một sĩ quan cận vệ của nhà vua sắp chết, nó đang bị bệnh tại Ca-pha-na-um, nói lên quyền năng ban sự sống của Chúa Giêsu. Vậy Người trở lại Galilê là nơi Người đã làm cho nước hoá thành rượu. Bấy giờ có một sĩ quan cận vệ của nhà vua có đứa con trai đang bị bệnh tại Ca-pha-na-um. Khi nghe tin Đức Giêsu từ Giu-đê đến Ga-li-lê, ông tới gặp và xin Người xuống chữa con ông vì nó sắp chết. Đức Giêsu nói với ông: “Nếu không thấy dấu lạ điềm thiêng, các ông sẽ chẳng tin đâu! “Viên sĩ quan nói: “Thưa Ngài, xin Ngài xuống cho, kẻo cháu nó chết mất.” Đức Giêsu bảo: “Ông cứ về đi, con ông sống…” (x. Gioan 4, 46-54)
Sau đó Chúa lên Gierusalem, gần cửa chiên chữa một người đau ốm ở hồ nước tại Bết-da-tha. Vì thế, đoạn này dẫn đến những chủ đề lớn của Phúc âm Gioan như đoạn 5, 19-47 nói công việc của Chúa con, Nước Hằng Sống (x. 7, 37-39), Ánh Sáng đem lại Sự Sống:(8, 12)
Phó tế: Gioan B. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
3- Jordan. 4- Núi Chúa bị cám dỗ. 5- Cana
Đất Thánh hôm nay càng ngày càng giầu đẹp, ngày nào cũng tấp nập khách hành hương đến viếng thăm, nhà cửa phần lớn là nhà hộp lầu đúc nhiều tầng, hệ thống giao thông thật hiện đại…
4- Sông Gio-đan: (Mc 1, 2-8) Gần biển chết, nơi ông Gioan Tẩy giả xuất hiện trong hoang địa, là Tiền Hô của Chúa Cứu Thế kêu gọi người ta sám hối, chịu phép rửa để được ơn tha tội. Nơi đây, Chúa Giêsu từ Nadaret đến và được ông Gioan làm phép rửa cho. Sông sâu, chiều ngang rộng từ 10 đến 12 mét, nước trong vắt, có cá trê và cá sặt bơi lội. Người ta xây đất nơi đây thành những trung tâm kính nhớ, buôn bán nước sông, vật lưu niệm và các tiện nghi khác. Ngày nay, bên bờ sông người ta làm lối đi xuống, ngăn những hàng sào sắt an toàn, để khách hành hương xếp hàng lội xuống sông, diễn lại phép rửa của mình, hết đoàn này đến đoàn khác, thật là tập nập.!
Câu nói khiêm tốn của ông Gioan như sau: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Tôi đã làm phép rửa cho anh em nhờ nước; còn người, Người đã làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần”. (Mc 1, 7-8)
Khi Chúa Giêsu đến bờ sông Gio-đan nhờ ông Gioan làm phép rửa: “Vừa bước lên, người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình. lại có tiếng từ trời phán: “Con là Con yếu dấu của Cha, Cha hài lòng về con.” (Mc 1, 9-10)
5- Núi Chúa chịu cám dỗ: (x. Lc 4, 1-2) Núi Chúa bị cám dỗ sau khi chịu phẻp rửa trên sông Giođan, được Thánh Thần dẫn vào hoang địa ăn chay 40 đêm ngày là một hầm núi lớn, có lối đi vào ông đủ hai người đi? nhắc nhớ đến ông Mo-sê qua 40 ngày trên núi Si-nai, con cháu It-ra-en 40 năm trong sa mạc, và 40 ngày tiên tri Ê-li-a đi lên núi Khô-rêp: “Ông Elia dậy, ăn bánh và uống nước, Rồi nhờ lương thực ấy bổ dưỡng, ông đi được suốt bốn mươi ngày... (x. 1 Vua 19, 8)
Kính Thánh chép: “Đức Giêsu được đầy Thánh Thần từ sông Gio-đan trở về, và được Thần Khí dẫn đi trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu ma quỉ cám dỗ. …(Lc 4, 1-2). Chúa Giêsu đã nhận Thánh Thần một cách viên mãn để đương đầu với qủi trong cuộc chiến đầu tiên và quyết liệt này: “Nếu ông là con Thiên Chúa thì truyền cho hòn đá này hoá bánh đi ! Nhưng Đức Giêsu đáp lại: “Đã có lời chép rằng: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh”.(Lc 4, 3-4) Câu 3 đã nhắc lại Lời Chúa Cha nói khi Đức Giêsu chịu phép rửa trên sông Giođan.
6- Cana (Gioan 2, 1-11): Nơi Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên cho nước trở nên rượu, tại một đám cưới của tín hữu, hiện giờ là ngôi thánh đường hai tầng, nguy nga do dòng Fanxicô coi sóc. Phúc âm kể: “Ngày thứ ba, có tiệc cưới tại Cana miền Galilê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người: Họ hết rượu rồi. Đức Giêsu đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con. Giờ của con chưa đến. Thân mẫu Người mới nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo...” (Gioan 2, 1-5).
Cana ở Galilê nơi mà ông Philip-phê gọi ông Na-tha-na-en và nói chúng tôi có có gặp Chúa Giêsu. Ông Na-tha-na-en nói: người đến từ Na-da-ret đâu có gì là hay, Kinh Thánh kể: “Ông Philipphê gặp ông Na-tha-na-en và nói: “Đấng mà sách Luật Mô-sê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là ông Giêsu, con ông Giuse, người Na-da-ret, Ông Na-tha-na-en liền bảo: “Từ Na-da-ret, làm sao có cái gì hay được ?” (x. Gioan 1, 45-49)
Cũng tại nơi đây, dấu lạ thứ hai ở Ca-na là Đức Giêsu chữa con của trai một sĩ quan cận vệ của nhà vua sắp chết, nó đang bị bệnh tại Ca-pha-na-um, nói lên quyền năng ban sự sống của Chúa Giêsu. Vậy Người trở lại Galilê là nơi Người đã làm cho nước hoá thành rượu. Bấy giờ có một sĩ quan cận vệ của nhà vua có đứa con trai đang bị bệnh tại Ca-pha-na-um. Khi nghe tin Đức Giêsu từ Giu-đê đến Ga-li-lê, ông tới gặp và xin Người xuống chữa con ông vì nó sắp chết. Đức Giêsu nói với ông: “Nếu không thấy dấu lạ điềm thiêng, các ông sẽ chẳng tin đâu! “Viên sĩ quan nói: “Thưa Ngài, xin Ngài xuống cho, kẻo cháu nó chết mất.” Đức Giêsu bảo: “Ông cứ về đi, con ông sống…” (x. Gioan 4, 46-54)
Sau đó Chúa lên Gierusalem, gần cửa chiên chữa một người đau ốm ở hồ nước tại Bết-da-tha. Vì thế, đoạn này dẫn đến những chủ đề lớn của Phúc âm Gioan như đoạn 5, 19-47 nói công việc của Chúa con, Nước Hằng Sống (x. 7, 37-39), Ánh Sáng đem lại Sự Sống:(8, 12)
Phó tế: Gioan B. Maria Nguyễn Định * johndvn@yahoo.com
Đi ăn cưới
LM. Anphong Trần Đức Phương
22:11 11/01/2010
ĐI ĂN CƯỚI
(CHÚA NHẬT II, THƯỜNG NIÊN,NAM C)
(Bài Đọc I: Isaia 62: 1-5, Bài Đọc II:1Côrintô 12: 4-11, Bài Phúc Âm: Gioan 2:1- 11)
Cuối tuần, vào ngày Thứ Bảy, nhất là trong Mùa Hè, các linh mục thường được mời đi “ăn cưới”. Có khi phải đi dự cả hai hay ba tiệc cưới. Đến chỗ này một lúc, chỗ kia một lúc để cho công bằng, khỏi bị phân bì. Có đám cưới còn xin các cha đến sớm để làm phép bữa tiệc, làm bằng tiếng Việt, rồi làm tiếng Anh (trường hợp cô dâu chú rể thuộc hai chủng tộc khác nhau).
Có người nói là “nhà tu” mà cũng đi dự tiệc cưới, vừa mất giờ, vừa không thích đáng; nhưng Bài Phúc Âm hôm nay (Gioan 2: 1-11) cho chúng ta thấy “Chúa Giêsu và các môn đệ cũng đến dự tiệc cưới” ở Cana, xứ Galilêa, và có cả sự hiện diện của Mẹ Maria. Lại chính nhờ lời yêu cầu của Mẹ Maria mà Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên hóa nước thành rượu để cứu vãn danh dự cho đám cưới này.
Hôm nay, chúng ta lại có dịp cùng nhau bàn về giá trị và hạnh phúc gia đình, nhất là trong xã hội chúng ta đang sống hôm nay, gia đình đang gặp nhiều thử thách, khó khăn vì những phong trào luyến ái tự do, ly dị bừa bãi, nam cưới nam, nữ cưới nữ vẫn thành vợ chồng, mà nhiều nơi được chính quyền và cả một số giáo phái công nhận và thực hành!
Hạnh phúc của mỗi người tùy thuộc rất nhiều vào hạnh phúc gia đình: “Người chồng vui mừng vì người vợ…” (Bài Đọc I). Con cái vui mừng vì thấy cha mẹ hòa thuận, thương yêu nhau. Gia đình là “Tổ Ấm”. Mọi người đều cảm thấy mong muốn trở về với “Mái Ấm Gia Đình” (Home sweet home!) Hạnh phúc gia đình trần gian dọn đường đưa đến hạnh phúc gia đình Nước Trời.
Gia đình là nơi huấn luyện tuổi trẻ, là học đường đầu tiên mà chính cha mẹ là “Thầy, Cô” tuyệt diệu, là nhà giáo dục hiểu biết rõ nhất học trò của mình (vì là chính con của mình). Mọi người đều đau đớn khi gia đình tan vỡ; vợ chồng đau đớn; con cái đau đớn, ông bà cha mẹ cũng ngậm ngùi khổ đau, các vị Chủ Chăn trong giáo xứ cũng buồn lòng. Giáo Hội Công Giáo cũng rất quan tâm về thảm trạng này, nên đã tổ chức những Hội nghị về Gia đình, để tìm những phương cách cứu vãn. Giáo Hội cũng đòi buộc các vị Chủ Chăn phải chuẩn bị kỹ càng cho các đôi hôn phối trước khi cho kết hôn theo lễ nghi Công Giáo; đặc biệt phải dự đủ các lớp “Dự Bị Hôn Nhân”. Giáo Hội cũng kêu gọi các bạn trẻ hãy cầu nguyện và suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định kết hôn thành vợ chồng và cùng nhau xây đựng một gia đình mới. Ngoài ra, các bạn trẻ nên tham khảo và lắng nghe ý kiến các bậc cha mẹ trước khi kết hôn; không nên “yêu cuồng sống vội!”
Có thể chịu Bí Tích Hôn Phối ngoài Thánh Lễ, nhưng hầu hết các gia đình muốn con cái được kết hôn trong Thánh Lễ. Đó là điều rất tốt lành! Nhưng quan trọng là cần dành thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng để chịu ơn thánh và chuẩn bị cho một giai đoạn mới rất quan trọng của cuộc đời. Có nhiều bạn trẻ đã nhận thức được điều đó, nên đã ghi danh đi tĩnh tâm một cuối tuần để cùng nhau cầu nguyện, lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải (Xưng Tội) và chuẩn bị cho ngày rất trọng đại được Chúa chúc lành và kết hiệp nên Một, thành vợ chồng và bắt đầu một cuộc đời mới. Tuy nhiên, cũng có những bạn trẻ quá lo tổ chức ‘đám cưới linh đình bề ngoài mà coi nhẹ phần tinh thần, đạo đức, đưa nhau đến nhà thờ chỉ để lấy lệ cho qua. Đó là điều đáng tiếc, và ảnh hưởng không tốt cho cuộc sống chung trong tương lai.
Sau Khi đã kết hôn, các bạn trẻ nên nhớ câu: “Mình với ta tuy hai mà Một. Ta với mình tuy một mà Hai!” Vợ chồng đã được Chúa kết hiệp nên một và sống chung suốt đời trong một gia đình (Mình với ta tuy hai mà một!); nhưng cần thông cảm các khác biệt nam nữ của nhau để bổ túc nhau cho có sự hải hòa (Ta với mình tuy một mà hai!). Hơn nữa, cần thông cảm những khuyết điểm của nhau, vì tất cả chúng ta đều chỉ là nhựng con người bất toàn. Hiểu như thế để dễ dàng tha thứ cho nhau “nếu người này có điều gì làm mất lòng người kia” (Colose 3: 13), dù phải tha thứ “bảy mươi bảy lần bảy…” Việc cầu nguyện chung trong gia đình cũng là điều rất cần thiết để giữ vững hạnh phúc gia đình. “Gia đình nào biết cầu nguyện chung, sẽ luôn bền vững” (“The family that prays together, stays together”, Father Patrick Peyton). Hãy có Chúa và Mẹ Maria ở trong gia đình chúng ta thì chúng ta sẽ dễ dàng vượt thắng những khó khăn hơn (noi gương gia đình tổ chức tiệc cưới Cana trong Bài Phúc Âm hôm nay.)
Thực tế, gia đình nào cũng có những ngày mùa xuân tươi đẹp; nhưng cũng có những ngày mùa đông ‘lạnh giá’ và nhiều khi cũng có bão tố. Con thuyền gia đình có bao nhiêu ngày lướt đi êm đềm trên biển, yên sóng lặng, nhưng cũng không thiếu những ngày sóng to, gió lớn. Vợ chồng hãy cùng chung tay chèo chống, đừng trách trời, trách người, đừng đổ lỗi cho nhau sinh ra những bất hòa vào chính lúc cần hòa hợp yêu thương để vượt qua sóng gió. Lâu lâu, nên cùng nhau xem lại các hình ảnh thân thương cũng như những cuốn phim đã quay rất đẹp và tốn kém trong ngày thành hôn ngày nào để nhớ lại những kỷ niệm êm đềm đó.
Khi gặp những khủng hoảng quá lớn, hãy bày tỏ với các vị trưởng thượng, các Chủ Chăn, nhất là vị đã lo công việc hôn phối cho mình. “Đóng cửa bảo nhau” là điều tốt, nhưng khi vấn để đã không thể giải quyết được giữa hai vợ chồng, thì cần được sự nâng đỡ và giúp ý kiến của những người thân thương, thành thực giúp đỡ; những vị này thường có cái nhìn khách quan hơn, hiểu rõ vấn đề hơn, và đưa ra những giải pháp tốt đẹp cho cả đôi bên. Chính chúng tôi đã giúp đỡ được nhiều cặp gặp khủng hoảng, đi đến giải quyết êm thắm.
Để đề phòng những căng thẳng, những khủng hoảng trong đời sống hôn nhân, vợ chồng cần dành thời giờ để thương yêu nhau! Dành thời giờ để chăm lo cho con cái. Dành thời giờ để cùng đi dâng Thánh Lễ, cầu nguyện với nhau. Đi chơi chung gia đình, tham dự các sinh hoạt của Giáo xứ, tham gia ca đoàn, các hội đoàn, rộng rãi giúp đỡ người khác, nhất là người nghèo khó, bệnh tật, lâm cảnh khốn cùng (“hạnh phúc là sống cho người khác”). Đừng chỉ lo sống cho gia đình mình. Đừng mải mê “làm giầu” nhiều quá mà không còn thời giờ sống cho nhau và sống cho Chúa và cho tha nhân. Một gia đình biết sống cởi mở sẽ tránh được nhiều khủng hoảng, căng thẳng. Sống cho tha nhân, khi cần tha nhân lại tiếp tay với chúng ta.
Xin Chúa và Mẹ Maria luôn hiện diện trong gia đình chúng ta, chúc lành cho gia đình chúng ta. Xin cho mọi người trong gia đình biết nâng đỡ lẫn nhau, cầu nguyện cho nhau, cùng nhau vui sống trong mái ấm gia đình, cùng nhau vượt thắng những khó khăn thử thách. Trước hết và trên hết xin cho chúng ta biết thương nhau và tha thứ cho nhau.
“Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời!
Đâu có lòng từ bi, ở đấy có ân sủng Người!
Đâu có tình Bác Ái, thì Chúa chúc lành không ngơi!
Đâu ý hợp tâm đầu, ở đấy chứa chan nguồn vui!”
( Vinh Hạnh, Thánh Ca “Đâu Có Tình Yêu Thương)
(CHÚA NHẬT II, THƯỜNG NIÊN,NAM C)
(Bài Đọc I: Isaia 62: 1-5, Bài Đọc II:1Côrintô 12: 4-11, Bài Phúc Âm: Gioan 2:1- 11)
Có người nói là “nhà tu” mà cũng đi dự tiệc cưới, vừa mất giờ, vừa không thích đáng; nhưng Bài Phúc Âm hôm nay (Gioan 2: 1-11) cho chúng ta thấy “Chúa Giêsu và các môn đệ cũng đến dự tiệc cưới” ở Cana, xứ Galilêa, và có cả sự hiện diện của Mẹ Maria. Lại chính nhờ lời yêu cầu của Mẹ Maria mà Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên hóa nước thành rượu để cứu vãn danh dự cho đám cưới này.
Hôm nay, chúng ta lại có dịp cùng nhau bàn về giá trị và hạnh phúc gia đình, nhất là trong xã hội chúng ta đang sống hôm nay, gia đình đang gặp nhiều thử thách, khó khăn vì những phong trào luyến ái tự do, ly dị bừa bãi, nam cưới nam, nữ cưới nữ vẫn thành vợ chồng, mà nhiều nơi được chính quyền và cả một số giáo phái công nhận và thực hành!
Hạnh phúc của mỗi người tùy thuộc rất nhiều vào hạnh phúc gia đình: “Người chồng vui mừng vì người vợ…” (Bài Đọc I). Con cái vui mừng vì thấy cha mẹ hòa thuận, thương yêu nhau. Gia đình là “Tổ Ấm”. Mọi người đều cảm thấy mong muốn trở về với “Mái Ấm Gia Đình” (Home sweet home!) Hạnh phúc gia đình trần gian dọn đường đưa đến hạnh phúc gia đình Nước Trời.
Gia đình là nơi huấn luyện tuổi trẻ, là học đường đầu tiên mà chính cha mẹ là “Thầy, Cô” tuyệt diệu, là nhà giáo dục hiểu biết rõ nhất học trò của mình (vì là chính con của mình). Mọi người đều đau đớn khi gia đình tan vỡ; vợ chồng đau đớn; con cái đau đớn, ông bà cha mẹ cũng ngậm ngùi khổ đau, các vị Chủ Chăn trong giáo xứ cũng buồn lòng. Giáo Hội Công Giáo cũng rất quan tâm về thảm trạng này, nên đã tổ chức những Hội nghị về Gia đình, để tìm những phương cách cứu vãn. Giáo Hội cũng đòi buộc các vị Chủ Chăn phải chuẩn bị kỹ càng cho các đôi hôn phối trước khi cho kết hôn theo lễ nghi Công Giáo; đặc biệt phải dự đủ các lớp “Dự Bị Hôn Nhân”. Giáo Hội cũng kêu gọi các bạn trẻ hãy cầu nguyện và suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định kết hôn thành vợ chồng và cùng nhau xây đựng một gia đình mới. Ngoài ra, các bạn trẻ nên tham khảo và lắng nghe ý kiến các bậc cha mẹ trước khi kết hôn; không nên “yêu cuồng sống vội!”
Có thể chịu Bí Tích Hôn Phối ngoài Thánh Lễ, nhưng hầu hết các gia đình muốn con cái được kết hôn trong Thánh Lễ. Đó là điều rất tốt lành! Nhưng quan trọng là cần dành thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng để chịu ơn thánh và chuẩn bị cho một giai đoạn mới rất quan trọng của cuộc đời. Có nhiều bạn trẻ đã nhận thức được điều đó, nên đã ghi danh đi tĩnh tâm một cuối tuần để cùng nhau cầu nguyện, lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải (Xưng Tội) và chuẩn bị cho ngày rất trọng đại được Chúa chúc lành và kết hiệp nên Một, thành vợ chồng và bắt đầu một cuộc đời mới. Tuy nhiên, cũng có những bạn trẻ quá lo tổ chức ‘đám cưới linh đình bề ngoài mà coi nhẹ phần tinh thần, đạo đức, đưa nhau đến nhà thờ chỉ để lấy lệ cho qua. Đó là điều đáng tiếc, và ảnh hưởng không tốt cho cuộc sống chung trong tương lai.
Sau Khi đã kết hôn, các bạn trẻ nên nhớ câu: “Mình với ta tuy hai mà Một. Ta với mình tuy một mà Hai!” Vợ chồng đã được Chúa kết hiệp nên một và sống chung suốt đời trong một gia đình (Mình với ta tuy hai mà một!); nhưng cần thông cảm các khác biệt nam nữ của nhau để bổ túc nhau cho có sự hải hòa (Ta với mình tuy một mà hai!). Hơn nữa, cần thông cảm những khuyết điểm của nhau, vì tất cả chúng ta đều chỉ là nhựng con người bất toàn. Hiểu như thế để dễ dàng tha thứ cho nhau “nếu người này có điều gì làm mất lòng người kia” (Colose 3: 13), dù phải tha thứ “bảy mươi bảy lần bảy…” Việc cầu nguyện chung trong gia đình cũng là điều rất cần thiết để giữ vững hạnh phúc gia đình. “Gia đình nào biết cầu nguyện chung, sẽ luôn bền vững” (“The family that prays together, stays together”, Father Patrick Peyton). Hãy có Chúa và Mẹ Maria ở trong gia đình chúng ta thì chúng ta sẽ dễ dàng vượt thắng những khó khăn hơn (noi gương gia đình tổ chức tiệc cưới Cana trong Bài Phúc Âm hôm nay.)
Thực tế, gia đình nào cũng có những ngày mùa xuân tươi đẹp; nhưng cũng có những ngày mùa đông ‘lạnh giá’ và nhiều khi cũng có bão tố. Con thuyền gia đình có bao nhiêu ngày lướt đi êm đềm trên biển, yên sóng lặng, nhưng cũng không thiếu những ngày sóng to, gió lớn. Vợ chồng hãy cùng chung tay chèo chống, đừng trách trời, trách người, đừng đổ lỗi cho nhau sinh ra những bất hòa vào chính lúc cần hòa hợp yêu thương để vượt qua sóng gió. Lâu lâu, nên cùng nhau xem lại các hình ảnh thân thương cũng như những cuốn phim đã quay rất đẹp và tốn kém trong ngày thành hôn ngày nào để nhớ lại những kỷ niệm êm đềm đó.
Khi gặp những khủng hoảng quá lớn, hãy bày tỏ với các vị trưởng thượng, các Chủ Chăn, nhất là vị đã lo công việc hôn phối cho mình. “Đóng cửa bảo nhau” là điều tốt, nhưng khi vấn để đã không thể giải quyết được giữa hai vợ chồng, thì cần được sự nâng đỡ và giúp ý kiến của những người thân thương, thành thực giúp đỡ; những vị này thường có cái nhìn khách quan hơn, hiểu rõ vấn đề hơn, và đưa ra những giải pháp tốt đẹp cho cả đôi bên. Chính chúng tôi đã giúp đỡ được nhiều cặp gặp khủng hoảng, đi đến giải quyết êm thắm.
Để đề phòng những căng thẳng, những khủng hoảng trong đời sống hôn nhân, vợ chồng cần dành thời giờ để thương yêu nhau! Dành thời giờ để chăm lo cho con cái. Dành thời giờ để cùng đi dâng Thánh Lễ, cầu nguyện với nhau. Đi chơi chung gia đình, tham dự các sinh hoạt của Giáo xứ, tham gia ca đoàn, các hội đoàn, rộng rãi giúp đỡ người khác, nhất là người nghèo khó, bệnh tật, lâm cảnh khốn cùng (“hạnh phúc là sống cho người khác”). Đừng chỉ lo sống cho gia đình mình. Đừng mải mê “làm giầu” nhiều quá mà không còn thời giờ sống cho nhau và sống cho Chúa và cho tha nhân. Một gia đình biết sống cởi mở sẽ tránh được nhiều khủng hoảng, căng thẳng. Sống cho tha nhân, khi cần tha nhân lại tiếp tay với chúng ta.
Xin Chúa và Mẹ Maria luôn hiện diện trong gia đình chúng ta, chúc lành cho gia đình chúng ta. Xin cho mọi người trong gia đình biết nâng đỡ lẫn nhau, cầu nguyện cho nhau, cùng nhau vui sống trong mái ấm gia đình, cùng nhau vượt thắng những khó khăn thử thách. Trước hết và trên hết xin cho chúng ta biết thương nhau và tha thứ cho nhau.
“Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời!
Đâu có lòng từ bi, ở đấy có ân sủng Người!
Đâu có tình Bác Ái, thì Chúa chúc lành không ngơi!
Đâu ý hợp tâm đầu, ở đấy chứa chan nguồn vui!”
( Vinh Hạnh, Thánh Ca “Đâu Có Tình Yêu Thương)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi chấm dứt bạo động tôn giáo
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:41 11/01/2010
Sau hàng loạt những vụ tấn công xảy ra trên thế giới trong dịp lễ Giáng Sinh năm nay mà các Kitô hữu là nạn nhân, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng không thể có sự nhân danh Thiên Chúa trong việc sử dụng bạo động. Ngài cũng khuyến cáo các thể chế chính trị và tôn giáo cần phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình.
«Dùng bạo động chống lại các Kitô hữu trong một số nước gây ra nhiều phẫn nộ, cũng vì lý do chúng lại được nhắm vào đúng những ngày cực kỳ thánh thiêng của truyền thống Kitô giáo», Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhấn mạnh, vào Chúa Nhật vừa qua, sau buổi xướng kinh Truyền Tin.
«Các thể chế chính trị cũng như tôn giáo - ngài nhắc lại - không được lãng quên trách nhiệm của mình. Không thể có một thứ bạo lực nhân danh Thiên Chúa. Người ta không thể cùng một lúc vừa tôn kính Thiên Chúa lại vừa xúc phạm đến phẩm giá và quyền tự do của anh em đồng loại», Đức Thánh Cha nói thêm.
Một trong những vụ tấn công mới đây nhắm vào các Kitô hữu đã xảy ra tại Ai Cập vào đêm Giáng Sinh của Chính Thống Giáo (06/01) trong thành phố Nagaa Hamadi. Một loạt đạn đã làm 7 người thiệt mạng, gồm 6 tín hữu theo nghi thức Cốp và một cảnh sát hồi giáo với nhiều người bị thương.
Những ngày vừa qua, một số nhà thờ công giáo tại Mã Lai đã bị tấn công vì lý do cho phép phổ biến danh hiệu Alla của Hồi Giáo trong các công bố của mình.
Tại Irak, hàng loạt các Kitô hữu tại Miền Nam di cư lên Miền Bắc để tìm kiếm điều kiện khả quan hơn.
Còn ở Pakistan, nhiều tín hữu trong dịp Giáng Sinh đã sống trong nỗi lo sợ. Tỷ lệ tham dự thánh lễ Giáng Sinh chỉ đạt dưới 40% so với những năm trước đây.
(Nguồn: http://zenit.org/article-23157?l=french)
«Dùng bạo động chống lại các Kitô hữu trong một số nước gây ra nhiều phẫn nộ, cũng vì lý do chúng lại được nhắm vào đúng những ngày cực kỳ thánh thiêng của truyền thống Kitô giáo», Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhấn mạnh, vào Chúa Nhật vừa qua, sau buổi xướng kinh Truyền Tin.
«Các thể chế chính trị cũng như tôn giáo - ngài nhắc lại - không được lãng quên trách nhiệm của mình. Không thể có một thứ bạo lực nhân danh Thiên Chúa. Người ta không thể cùng một lúc vừa tôn kính Thiên Chúa lại vừa xúc phạm đến phẩm giá và quyền tự do của anh em đồng loại», Đức Thánh Cha nói thêm.
Một trong những vụ tấn công mới đây nhắm vào các Kitô hữu đã xảy ra tại Ai Cập vào đêm Giáng Sinh của Chính Thống Giáo (06/01) trong thành phố Nagaa Hamadi. Một loạt đạn đã làm 7 người thiệt mạng, gồm 6 tín hữu theo nghi thức Cốp và một cảnh sát hồi giáo với nhiều người bị thương.
Những ngày vừa qua, một số nhà thờ công giáo tại Mã Lai đã bị tấn công vì lý do cho phép phổ biến danh hiệu Alla của Hồi Giáo trong các công bố của mình.
Tại Irak, hàng loạt các Kitô hữu tại Miền Nam di cư lên Miền Bắc để tìm kiếm điều kiện khả quan hơn.
Còn ở Pakistan, nhiều tín hữu trong dịp Giáng Sinh đã sống trong nỗi lo sợ. Tỷ lệ tham dự thánh lễ Giáng Sinh chỉ đạt dưới 40% so với những năm trước đây.
(Nguồn: http://zenit.org/article-23157?l=french)
Mã Lai: 11 cơ sở Công Giáo bị phá hủy trong 4 ngày.
Nguyễn Long Thao
10:10 11/01/2010
Mã Lai: 11 cơ sở Công Giáo bị phá hủy.
KUALA LUMPUR 11/01/2010. Trong mấy ngày qua, các hãng thông tấn quốc tế liên tiếp đưa tin nhà thờ hay cơ sở Công Giáo tại Mã Lai bi đập phá sau khi quan toà đưa ra phán quyết tờ báo Công Giáo ỏ Mã Lai được quyền sử dụng danh xưng Allah để chỉ Thiên Chúa. Tính đến 11 tháng 1 năm 2010 nghiã là sau bốn ngày đưa ra phán quyết về danh xưng Allah, đã có đến 11 cơ sở của Công Giáo giáo bị tấn công.
Trong khi báo chí ngoại quốc dùng những từ ngữ như “tự do đánh bom”các cơ sở Công Giáo thì Đức Tổng Giám Mục Murphy Pakiam cai quản giáo phận thủ đô Kuala Lumpur nói các giáo dân chỉ biết cầu nguyện và không có phản ứng nào gây hấn. Ngài nói thêm việc phá hủy các thánh đường là hành động riêng lẻ của các nhóm nhỏ, có lẽ xuất phát từ những cá nhân đang hăng hái sau buổi cầu nguyện của Hồi Giáo vào ngày thứ Sáu.
Còn Bộ trưởng Nội Vụ Mã Lai là tướng Mahmood Adam nói “ Những biến cố giận dữ đó là hành động của tinh thần quá khích nhằm làm tổn hại tính đa dạng của công đồng cùng quyết tâm củng cố tinh đoàn kết chủng tộc.
Bộ Trưởng Mahmood Adam nói thêm: “Những hành động này không chỉ nhằm tấn công vào các nơi thờ từ mà còn nhắm vào các giá trị tự do mà người dân Mã Lai cùng chia sẻ”.
Được biết dân số Mã Lai là 27.7 triệu người trong đó 3% là người Kitô Giáo.
KUALA LUMPUR 11/01/2010. Trong mấy ngày qua, các hãng thông tấn quốc tế liên tiếp đưa tin nhà thờ hay cơ sở Công Giáo tại Mã Lai bi đập phá sau khi quan toà đưa ra phán quyết tờ báo Công Giáo ỏ Mã Lai được quyền sử dụng danh xưng Allah để chỉ Thiên Chúa. Tính đến 11 tháng 1 năm 2010 nghiã là sau bốn ngày đưa ra phán quyết về danh xưng Allah, đã có đến 11 cơ sở của Công Giáo giáo bị tấn công.
Trong khi báo chí ngoại quốc dùng những từ ngữ như “tự do đánh bom”các cơ sở Công Giáo thì Đức Tổng Giám Mục Murphy Pakiam cai quản giáo phận thủ đô Kuala Lumpur nói các giáo dân chỉ biết cầu nguyện và không có phản ứng nào gây hấn. Ngài nói thêm việc phá hủy các thánh đường là hành động riêng lẻ của các nhóm nhỏ, có lẽ xuất phát từ những cá nhân đang hăng hái sau buổi cầu nguyện của Hồi Giáo vào ngày thứ Sáu.
Còn Bộ trưởng Nội Vụ Mã Lai là tướng Mahmood Adam nói “ Những biến cố giận dữ đó là hành động của tinh thần quá khích nhằm làm tổn hại tính đa dạng của công đồng cùng quyết tâm củng cố tinh đoàn kết chủng tộc.
Bộ Trưởng Mahmood Adam nói thêm: “Những hành động này không chỉ nhằm tấn công vào các nơi thờ từ mà còn nhắm vào các giá trị tự do mà người dân Mã Lai cùng chia sẻ”.
Được biết dân số Mã Lai là 27.7 triệu người trong đó 3% là người Kitô Giáo.
Giáo hội mừng lễ kính thánh nữ đầu tiên của Canada
Phụng Nghi
13:18 11/01/2010
Nhân bản tin vào cuối năm qua cho biết nước Úc vào năm mới 2010 sẽ có vị nữ thánh đầu tiên – đó là Chân phước Mary MacKillop – xin nói về thánh nữ đầu tiên của Canada.
Bài của CNA- Ngày thứ Ba 12 tháng này giáo hội sẽ mừng kính lễ Thánh Marguerite Bourgeoys, một phụ nữ trẻ người Pháp đã đặt chân lần đầu đến Canada để làm giáo viên. Nỗ lực của bà đã đưa đến việc thành lập Tu hội Đức Mẹ (Congregation of Notre Dame), một nhà dòng tiền phong của các nữ tu chuyên về công tác dạy học.
Marguerite sinh tại nước Pháp đúng vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm 1620, là con thứ 6 trong một gia đình có 12 con. Năm Marguerite 19 tuổi, bà mẹ qua đời. Năm kế tiếp, Marguerite được linh hứng muốn dâng hiến đời mình để phụng sự Chúa.
Bà gia nhập một nhóm giáo dân gồm các thiếu nữ trẻ tự nguyện dậy học cho trẻ em nghèo. Thế rồi bà gặp được một linh mục người Pháp lúc đó đang phục vụ tại Montreal (Canada) tên là Monsieur de Maisonneuve. Được cha thuyết phục, bà di cư đến Montreal, và bắt đầu dạy học cho các trẻ em Pháp và thổ dân da đỏ.
Cuộc sống ở thuộc địa lúc đó rất khó khăn về vấn đề sức khỏe. Khi Marguerite tới, bà khám phá ra rằng trẻ con ở đây thường khó mà sống được đến tuổi đi học. Tuy vậy bà bắt đầu cộng tác với người nữ y tá phụ trách nhà thương ở Montreal, và mở ngôi trường học đầu tiên trong một chuồng trại nuôi súc vật.
Marguerite đã ba lần trở về Pháp, bằng những cuộc hành trình xuyên Đại tây dương, để tuyển thêm giáo viên cho sứ vụ và cho hội dòng còn non yếu. Tu hội Đức Mẹ lúc đó thật độc đáo vì các chị em trong dòng đều là giáo viên và không sống cuộc đời biệt lập như các nữ tu dòng kín. Trước nhiều áp lực đòi hỏi tu hội của Marguerite phải sát nhập vào một dòng kín khác, Marguerite đã phải tranh đấu để giữ cho sứ vụ giảng dậy được độc lập và cố thuyết phục một vị giám mục cho phép các nữ tu được chuyển dịch trong những địa bàn rộng lớn của vùng hoang dã Canada lúc đó để làm công tác dạy học.
Tuy các nữ tu dậy học thường phải sinh sống trong các ngôi nhà lợp tranh và chịu nhiều gian khổ khác, nhưng hội dòng bắt đầu phát triển. Họ không chỉ dâng hiến cuộc đời để dạy học cho trẻ em thôi, nhưng cũng còn lập ra những ngôi trường để dạy dỗ cho lớp người di dân mới cách thức sống còn trong môi trường sinh hoạt mới.
Khi hội dòng phát triển, mẹ Marguerite đã chuyển quyền lãnh đạo cho một trong các nữ tu. Mấy năm cuối đời còn lại, bà dành thời giờ cầu nguyện và viết tự truyện. Đúng ngày cuối năm 1699, một trong những nữ tu trẻ của dòng bị bệnh, nằm chờ chết. Mẹ Marguerite cầu xin Chúa cất mạng sống của mình thay thế cho người nữ tu kia. Vào sáng ngày 1 tháng giêng năm 1700, người nữ tu trẻ hồi phục còn Mẹ Marguerite nhiễm cơn sốt nặng.
Bà chịu khổ đau như thế trong 12 ngày và mất ngày 12 tháng giêng năm 1700.
Bà được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong lên bậc hiển thánh ngày 31 tháng 10 năm 1982, trở thành nữ thánh nhân đầu tiên của Canada.
Bài của CNA- Ngày thứ Ba 12 tháng này giáo hội sẽ mừng kính lễ Thánh Marguerite Bourgeoys, một phụ nữ trẻ người Pháp đã đặt chân lần đầu đến Canada để làm giáo viên. Nỗ lực của bà đã đưa đến việc thành lập Tu hội Đức Mẹ (Congregation of Notre Dame), một nhà dòng tiền phong của các nữ tu chuyên về công tác dạy học.
Marguerite sinh tại nước Pháp đúng vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm 1620, là con thứ 6 trong một gia đình có 12 con. Năm Marguerite 19 tuổi, bà mẹ qua đời. Năm kế tiếp, Marguerite được linh hứng muốn dâng hiến đời mình để phụng sự Chúa.
Bà gia nhập một nhóm giáo dân gồm các thiếu nữ trẻ tự nguyện dậy học cho trẻ em nghèo. Thế rồi bà gặp được một linh mục người Pháp lúc đó đang phục vụ tại Montreal (Canada) tên là Monsieur de Maisonneuve. Được cha thuyết phục, bà di cư đến Montreal, và bắt đầu dạy học cho các trẻ em Pháp và thổ dân da đỏ.
Cuộc sống ở thuộc địa lúc đó rất khó khăn về vấn đề sức khỏe. Khi Marguerite tới, bà khám phá ra rằng trẻ con ở đây thường khó mà sống được đến tuổi đi học. Tuy vậy bà bắt đầu cộng tác với người nữ y tá phụ trách nhà thương ở Montreal, và mở ngôi trường học đầu tiên trong một chuồng trại nuôi súc vật.
Marguerite đã ba lần trở về Pháp, bằng những cuộc hành trình xuyên Đại tây dương, để tuyển thêm giáo viên cho sứ vụ và cho hội dòng còn non yếu. Tu hội Đức Mẹ lúc đó thật độc đáo vì các chị em trong dòng đều là giáo viên và không sống cuộc đời biệt lập như các nữ tu dòng kín. Trước nhiều áp lực đòi hỏi tu hội của Marguerite phải sát nhập vào một dòng kín khác, Marguerite đã phải tranh đấu để giữ cho sứ vụ giảng dậy được độc lập và cố thuyết phục một vị giám mục cho phép các nữ tu được chuyển dịch trong những địa bàn rộng lớn của vùng hoang dã Canada lúc đó để làm công tác dạy học.
Tuy các nữ tu dậy học thường phải sinh sống trong các ngôi nhà lợp tranh và chịu nhiều gian khổ khác, nhưng hội dòng bắt đầu phát triển. Họ không chỉ dâng hiến cuộc đời để dạy học cho trẻ em thôi, nhưng cũng còn lập ra những ngôi trường để dạy dỗ cho lớp người di dân mới cách thức sống còn trong môi trường sinh hoạt mới.
Khi hội dòng phát triển, mẹ Marguerite đã chuyển quyền lãnh đạo cho một trong các nữ tu. Mấy năm cuối đời còn lại, bà dành thời giờ cầu nguyện và viết tự truyện. Đúng ngày cuối năm 1699, một trong những nữ tu trẻ của dòng bị bệnh, nằm chờ chết. Mẹ Marguerite cầu xin Chúa cất mạng sống của mình thay thế cho người nữ tu kia. Vào sáng ngày 1 tháng giêng năm 1700, người nữ tu trẻ hồi phục còn Mẹ Marguerite nhiễm cơn sốt nặng.
Bà chịu khổ đau như thế trong 12 ngày và mất ngày 12 tháng giêng năm 1700.
Bà được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên phong lên bậc hiển thánh ngày 31 tháng 10 năm 1982, trở thành nữ thánh nhân đầu tiên của Canada.
TIN KHẨN: Các Giám Mục Hoa Kỳ khẩn thiết kêu gọi giáo dân liên lạc với các đại diện dân cử gấp
Trần Mạnh Trác
18:11 11/01/2010
Với chủ trương đã có từ lâu về cải cách y tế, các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ tiếp tục đẩy mạnh các vấn đề đạo đức là phải bảo vệ sự sống, nhân phẩm, lương tâm và sức khỏe cho tất cả mọi người, đặc biệt là cho người nghèo và người dễ bị tổn thương, và không thăng tiến chương trình phá thai.
• Ngày 7 tháng 11, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một dự luật cải cách chăm sóc sức khỏe trong đó khẳng định sự cần thiết, lâu đời và rộng rãi một chính sách cấm việc sử dụng quỹ liên bang cho phá thai và bao gồm nhiều biện pháp tích cực cho việc chi trả và cho người nhập cư.
• Ngày 24 tháng 12, Thượng viện Mỹ đã bác bỏ chính sách trên và thông qua một dự luật cải cách chăm sóc sức khỏe đòi hỏi dùng quỹ liên bang để trợ cấp y tế và thúc đẩy kế hoạch phá thai. Mọi người mua kế hoạch y tế sẽ bị đòi hỏi phải trả tiền cho phá thai của người khác thông qua một khoản thanh toán riêng biệt duy nhất để trả tiền phá thai.
• Ngoài vấn đề phá thai, cả hai dự luật cũng không có điều khoản đầy đủ để bảo vệ về quyền lương tâm cho kế hoạch chăm sóc sức khỏe, cho các nhà cung cấp và cho nhân viên.
• Hai dự luật bây giờ sẽ được kết hợp thành một dự luật duy nhất mà cả Hạ viện và Thượng viện sẽ bỏ phiếu chung cuộc. Những quy định đối với nguồn tài trợ phá thai, bảo vệ quyền lương tâm, khả năng chi trả, và việc truy cập chăm sóc y tế cho người di dân phải là một phần của dự luật mới để có sự công bằng và công chính, nếu không thì đạo luật chung kết này phải bị phản đối.
Kêu gọi: Xin hãy liên lạc với các đại diện dân cử cuả bạn ngay ngày hôm nay bằng e-mail, điện thoại hoặc FAX.
• Để giúp soạn thảo văn bản email, xin dùng bản đã dọn sẵn tại www.usccb.org/action.
• Hãy gọi cho US Capitol số: 202-224-3121, hoặc gọi các văn phòng dân cử địa phương. Xin dùng những trang web sau đây để tìm những thông tin liên hệ đến vị đại diện dân cử cuả bạn: www.house.gov hoặc www.senate.gov.
KHI NÀO: Ngay trong tháng 1 này, lưỡng viện Quốc Hội sẽ bỏ phiếu chung cuộc.
Act today! Thank You!
Sau đây là mẫu email messages:
MESSAGE—HOUSE:
“I am pleased that the House health care bill maintains the longstanding policy against federal funding of abortion. I urge you to work to uphold essential provisions against abortion funding, to include full conscience protection and to assure that health care is accessible and affordable for all. Until and unless these criteria are met, I urge you to oppose the final bill.”
MESSAGE—SENATE:
“I am deeply disappointed that the Senate health care bill fails to maintain the longstanding policy against federal funding of abortion and does not include adequate protection for conscience. I urge you to support essential provisions against abortion funding, similar to those in the House bill. Include full conscience protection and assure that health care is accessible and affordable for all. Until and unless these criteria are met, I urge you to oppose the final bill.”
• Ngày 7 tháng 11, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một dự luật cải cách chăm sóc sức khỏe trong đó khẳng định sự cần thiết, lâu đời và rộng rãi một chính sách cấm việc sử dụng quỹ liên bang cho phá thai và bao gồm nhiều biện pháp tích cực cho việc chi trả và cho người nhập cư.
• Ngày 24 tháng 12, Thượng viện Mỹ đã bác bỏ chính sách trên và thông qua một dự luật cải cách chăm sóc sức khỏe đòi hỏi dùng quỹ liên bang để trợ cấp y tế và thúc đẩy kế hoạch phá thai. Mọi người mua kế hoạch y tế sẽ bị đòi hỏi phải trả tiền cho phá thai của người khác thông qua một khoản thanh toán riêng biệt duy nhất để trả tiền phá thai.
• Ngoài vấn đề phá thai, cả hai dự luật cũng không có điều khoản đầy đủ để bảo vệ về quyền lương tâm cho kế hoạch chăm sóc sức khỏe, cho các nhà cung cấp và cho nhân viên.
• Hai dự luật bây giờ sẽ được kết hợp thành một dự luật duy nhất mà cả Hạ viện và Thượng viện sẽ bỏ phiếu chung cuộc. Những quy định đối với nguồn tài trợ phá thai, bảo vệ quyền lương tâm, khả năng chi trả, và việc truy cập chăm sóc y tế cho người di dân phải là một phần của dự luật mới để có sự công bằng và công chính, nếu không thì đạo luật chung kết này phải bị phản đối.
Kêu gọi: Xin hãy liên lạc với các đại diện dân cử cuả bạn ngay ngày hôm nay bằng e-mail, điện thoại hoặc FAX.
• Để giúp soạn thảo văn bản email, xin dùng bản đã dọn sẵn tại www.usccb.org/action.
• Hãy gọi cho US Capitol số: 202-224-3121, hoặc gọi các văn phòng dân cử địa phương. Xin dùng những trang web sau đây để tìm những thông tin liên hệ đến vị đại diện dân cử cuả bạn: www.house.gov hoặc www.senate.gov.
KHI NÀO: Ngay trong tháng 1 này, lưỡng viện Quốc Hội sẽ bỏ phiếu chung cuộc.
Act today! Thank You!
Sau đây là mẫu email messages:
MESSAGE—HOUSE:
“I am pleased that the House health care bill maintains the longstanding policy against federal funding of abortion. I urge you to work to uphold essential provisions against abortion funding, to include full conscience protection and to assure that health care is accessible and affordable for all. Until and unless these criteria are met, I urge you to oppose the final bill.”
MESSAGE—SENATE:
“I am deeply disappointed that the Senate health care bill fails to maintain the longstanding policy against federal funding of abortion and does not include adequate protection for conscience. I urge you to support essential provisions against abortion funding, similar to those in the House bill. Include full conscience protection and assure that health care is accessible and affordable for all. Until and unless these criteria are met, I urge you to oppose the final bill.”
Nhà báo Công Giáo Mỹ: 5 điều tệ hại nhất và 5 điều khích lệ nhất của năm 2009
Vũ Văn An
18:35 11/01/2010
Phil Lawler, giám đốc trang mạng CatholicCulture.org có một loạt bài về 5 điều tệ hại nhất và 5 điều khích lệ nhất của năm 2005 và 5 điều được ông chờ mong nhất cho năm 2010.
I. Năm điều tệ hại nhất: Năm điều tệ hại nhất này được Phil Lawler kể theo thứ tự từ từ dưới đi lên.
5. Sự thất sủng của Giám Mục Raymond Lahey
Trong Mùa Thu, sau nhiều tuần lễ tin tức sôi động, giáo dân giáo phận Antigonish được biết về việc đền bù 13 triệu Gia Kim cho các nạn nhân bị xách nhiễu tình dục. Nhưng tin sau đó còn làm họ bối rối hơn nữa, đó là tin Đức Cha Raymond Lahey xin từ chức vì bị cưỡng bức phải làm vậy. Lý do: chính ngài cũng sẽ bị khởi tố về tội ấu dâm.
Câu hỏi được họ nêu ra là tại sao các viên chức chấp pháp biết rõ tác phong không đẹp của vị giám mục này trong khi các đồng nghiệp của ngài lại không hay biết gì? Còn nếu các đồng nghiệp của ngài biết rõ tác phong ấy, thì tại sao lại không đưa ra biện pháp để ngăn cản tác phong đầy thất sủng ấy đối với riêng ngài và đối với Giáo Hội nói chung?
4. Sự thất sủng của Linh Mục Marcial Maciel
Từ những ngày đầu của Đạo Binh Chúa Kitô (Legion of Christ), các đoàn viên vốn ngưỡng mộ vị sáng lập của họ như một vị thánh sống đáng mô phỏng. Kể cả sau khi Tòa Thánh yêu cầu cha Maciel cao niên lui về sống ẩn dật những năm tháng cuối đời, tiếp theo nhiều đơn tố cáo các hành vi tính dục sai trái của ngài, các đoàn viên của Đạo Binh vẫn lên tiếng bênh vực vị sáng lập của mình. Bởi thế, vào tháng Hai, khi các nhà lãnh đạo của Đạo Binh chính thức thừa nhận tác phong xấu xa của Cha Maciel, thì các đoàn viên hết sức ngỡ ngàng. Vụ xì-căng-đan này chỉ được thông tin đầy đủ trong năm 2009, với nhiều đơn tố cáo hơn về việc Cha Maciel biển thủ công qũy, có con rơi và còn đạo văn nữa.
Một phong trào tu trì do một người lầm lỗi đến thế sáng lập có thể nào sống còn được không? Các đoàn viên ngày nay còn có thể tin tưởng được những nhà lãnh đạo từng che chở cha Maciel khỏi bị điều tra hay không? Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã ra lệnh tiến hành một cuộc thanh tra của Tòa Thánh (apostolic visitation) để giải quyết các vấn đề ấy; năm vị giáo chủ đã bắt đầu cuộc thanh tra ấy vào mùa hè vừa qua.
3. Sự cực đoan đầy phá hoại của Giám Mục Richard Williamson
Một trong những sự việc tích cực nhất trong năm 2009 là việc Đức Giáo Hoàng vươn tay ra chào đón Hội Thánh Piô X (SSPX) do TGM Lefèbre sáng lập. Nhưng cử chỉ ấy đã bị báo chí đời làm lu mờ do cách Vatican vụng về xử lý một trong các giám mục của nhóm này, tức Đức Cha Richard Williamson. Người ta còn nhớ ngay trong tuần Đức Giáo Hoàng công bố những biện pháp đầy cởi mở để dọn đường cho Nhóm tìm về hiệp nhất, thì một đài truyền hình của Thụy Điển cho phát hình cuộc phỏng vấn trong đó Đức Cha Williamson cho hay ngài hoài nghi tầm mức của cuộc Diệt Chủng chống người Do Thái trong Thế Chiến II. Quan điểm của vị giáo chủ này rất phổ biến nơi giáo dân của ông, nhưng các viên chức Tòa Thánh có nhiệm vụ thương thảo với Nhóm SSPX thì xem ra lại không hay biết gì. Điều ấy làm giới truyền thông cũng như các nhà lãnh đạo Do Thái ngỡ ngàng. Cuộc tranh cãi nhân vụ này đã ảnh hưởng xấu đối với kế hoạch hòa giải của Đức Giáo Hoàng. Và vấn đề không ngưng ở đấy. Vì gần cuối năm, Đức Cha Williamson vẫn chống lại một quyết định của tòa án Đức phạt ngài về tội xét lại cuộc Diệt Chủng; ngài yêu cầu được có cơ hội giải thích các quan điểm của mình một lần nữa.
2. Cuộc phản loạn của hàng giáo sĩ Áo
Khi Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm một linh mục bảo thủ là Đức Ông Gerhard Wagner làm giám mục phụ tá giáo phận Linz, các linh mục của giáo phận này đã thực sự nổi loạn chống lại việc bổ nhiệm ấy. Tệ hơn nữa, các vị giám mục của Áo, thay vì ủng hộ quyết định của Đức Giáo Hoàng, đã lên tiếng chỉ trích Tòa Thánh không chịu tham khảo các nhà lãnh đạo Giáo Hội Áo trước khi công bố quyết định. Trước sự chống đối không thể nào vượt qua, Đức Ông Wagner đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng rút lại việc bổ nhiệm mình. Và sau một thời gian suy nghĩ, Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận lời yêu cầu của Đức Ông. Nhưng sau đó, ngài đã cho mời các giám mục Áo tới Rôma dự phiên họp đặc biệt. Nhiều phúc trình cho hay nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng đã biểu lộ sự ngỡ ngàng của ngài trước thái độ làm ngơ của các giám mục Áo đối việc nổi loạn công khai và các lạm dụng về phụng vụ.
Câu hỏi chủ chốt tại Áo là liệu Tòa Thánh có áp dụng kỷ luật đối với Giáo Hội này hay không. Câu hỏi ấy cũng đang xuất hiện tại nhiều nơi khác. Như tại Ba Tây chẳng hạn, TGM José Cardoso Sobrinho đã phản đối mạnh mẽ khi quan điểm phò sự sống của ngài khiến nhiều giới chức Tòa Thánh lên tiếng chỉ trích trên tờ L’Osservatore Romano. Ngài than phiền rằng các chỉ trích đó không chính xác nhưng ngài lại không được cơ hội trả lời trên tờ báo của Tòa Thánh. Cuối cùng, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã lên tiếng bênh vực ngài, nhưng việc bênh vực này chỉ xẩy ra sau khi việc ngài từ chức đã được công bố.
Tại Hoa Kỳ, Đức Cha Joseph Martino đột ngột từ chức sau khi bị nhiều người chỉ trích về chủ trương phò sự sống quá mạnh mẽ của ngài. Lý do việc từ chức này chưa bao giờ được giải thích thỏa đáng. Có lẽ có một lý do gì đó khá vững chắc nhưng không tiện công bố cho mọi người cùng biết. Hiệu quả thuần của việc từ chức này hiện đang làm nhiều người tin rằng Giáo Hội không nhân nhượng các cố gắng đòi áp dụng kỷ luật đối với những người ủng hộ phá thai.
1. “Mùa chay dài” của Giáo Hội Ái Nhĩ Lan
Cố linh mục Richard Neuhaus (mà cái chết cũng là một truyện buồn đã xẩy ra trong năm 2009) từng gọi vụ xì-căng-đan xách nhiễu tình dục của năm 2002 là “mùa chay dài” của Giáo Hội Hoa Kỳ, với thật nhiều các câu truyện làm cho cả những người vững mạnh nhất cũng phải nản lòng. Năm nay, Giáo Hội Ái Nhĩ Lan cũng đang kinh qua một kinh nghiệm như thế. Nó bắt đầu với một phúc trình về việc lạm dụng “kinh niên” các trẻ em trong các định chế Công Giáo trong thế kỷ 20; sự việc càng trở nên nghiêm trọng qua một phúc trình khác, đề cập tới việc lạm quyền và phá hoại lòng tin do cách hàng giáo phẩm Dublin xử lý các vụ lạm dụng tình dục. Rồi tiếp theo các phát hiện sau cùng, liên tiếp 4 vị giám mục lần lượt từ chức. Áp lực mỗi ngày một gia tăng đòi vị giám mục thứ 5 từ chức khiến nhiều giáo phận khác không thoát khỏi nạn bị điều tra. Và kết quả các cuộc điều tra này đã làm đức tin nhiều tín hữu Công Giáo giao động. Bất hạnh thay, chưa có lý do nào khiến các phát hiện xấu xa thuộc loại này chấm dứt.
II. Năm điều tích cực nhất của năm 2009: Năm điều tích cực này cũng được xếp theo thứ tự từ dưới đi lên.
5. Tòa Thánh điều tra các cộng đoàn nữ tu Hoa Kỳ
Tháng 11 năm 2008, Đức Hồng Y Franc Rodé cho hay: “Nhiều năm qua, Thánh Bộ Dòng Tu vốn theo dõi các lắng lo do nhiều nhân vật Công Giáo Hoa Kỳ (tu sĩ, giáo dân, giáo sĩ và giáo phẩm) bày tỏ liên quan đến phúc lợi của các nữ tu sĩ và những người sống cuộc sống tận hiến nói chung”. Và cuối cùng, vào năm nay (2009), Tòa Thánh đã hành động.
Tháng Hai, Tòa Thánh công bố sẽ thanh tra các dòng nữ của Hoa Kỳ. Cuộc thanh tra này được Thánh Bộ Dòng Tu ủy nhiệm cho Mẹ Clare Millea, ASCJ, đảm trách, người từng tuyên bố sẽ thực hiện một cuộc tìm hiểu nghiêm chỉnh và mạnh mẽ.
Trong khi bề trên một số dòng nữ lên tiếng phản đối cuộc điều tra này, thì một tin khác đã được công bố: Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin sẽ tiến hành một cuộc điều tra khác về tín lý đối với Hội Đồng Lãnh Đạo Các Dòng Nữ, tức cơ quan đầu não các dòng nữ chính của Hoa Kỳ.
Trong các năm sau Vatican II, các nữ tu Hoa Kỳ càng ngày càng trở nên qúy hiếm. Con số các Nữ Tu Hoa Kỳ hiện nay chỉ bằng nửa con số năm 1965. Tuổi trung bình của các nữ tu còn lại này mỗi ngày một lên cao. Ấy thế nhưng, truyện nghịch thường là các cộng đoàn chiêm niệm và các cộng đoàn hoàn toàn dấn thân bước theo các mẫu sống cổ truyền của cuộc sống tu trì thì lại dồi dào ơn gọi. Chỉ duy những cộng đoàn được coi là “chính dòng đời”, nghĩa là những dòng tu một thời vốn cung cấp đoàn viên cho các trường nhà xứ và các bệnh viện khắp quốc gia, là đang biến mất đi. Điều đáng lo ngại là càng ngày càng có chứng cớ cho thấy họ tự gây họa cho chính mình; họ không còn khả năng thu hút các thiếu nữ, chỉ vì họ đã đánh mất chính căn tính tu trì rõ nét của mình. Như Đức Hồng Y Rodé từng nói trong một cuộc nói truyện thẳng thắn với một cử tọa Hoa Kỳ trong năm 2008, một số nữ tu “chưa bao giờ ta thán về việc đời sống tu trì hay ít nhất cộng đoàn họ đang dần dần biến mất đi”.
Nếu các con số thống kê về cuộc sống tu trì đủ để chứng tỏ sự cần thiết phải có cuộc thanh tra trên, thì phản ứng giận dữ của một số nữ tu nổi tiếng của Hoa Kỳ đã nói lên bản chất thực sự của vấn đề. Một nhóm nữ tu có ảnh hưởng đã lên tiếng hô hào một cuộc phản kháng bất bạo động đối với động thái của Tòa Thánh, và tháng 11 vừa qua, tờ National Catholic Reporter cho hay các cộng đoàn chính dòng đã phát động một “cuộc phản kháng gần như toàn diện” chống lại cuộc thanh tra của Tòa Thánh. Chỉ có 1% các dòng nữ đã giữ đúng hạn chót trả lời các câu hỏi điều tra. Bề trên các tu hội lớn nhất dường như coi Tòa Thánh là đích thủ của họ. Sự kiện ấy đủ nói lên nhu cầu cần Tòa Thánh phải chặn đứng các nữ tu này.
4. Các giám mục Ái Nhĩ Lan đã nắm được vấn đề
Như trên đã nói, các tiết lộ về xách nhiễu tình dục tại Ái Nhĩ Lan được kể là một trong 5 điều tệ hại nhất của năm 2009, nhưng cuộc thống nạn của Giáo Hội Ái Nhĩ Lan cũng đem lại một kết quả khá tích cực. Không giống các đồng nghiệp Hoa Kỳ của mình, các giám mục Ái Nhĩ Lan đã biết nhìn nhận phần trách nhiệm của mình.
Trong vòng một tháng sau khi công bố phúc trình Murphy, 4 vị giám mục Ái Nhĩ Lan đã xin từ chức. Các vị từ nhiệm một phần do công luận gây áp lực. Mà áp lực này phần lớn do ảnh hưởng của Đức TGM Diarmuid Martin của Dublin, người đã lên tiếng minh nhiên kêu gọi bất cứ vị giám mục nào của Dublin có liên quan đến vụ việc phải nghiêm chỉnh xét lại vị trí của mình, tuy không chính thức kêu gọi các vị từ nhiệm.
Đức Cha James Moriarty, một trong các vị từ nhiệm, bác bỏ lời tố cáo cho rằng ngài làm ngơ các đơn khiếu nại về xách nhiễu tình dục, nhưng nhìn nhận rằng: “đáng lẽ ra tôi phải thách thức nền văn hóa đương thịnh mới đúng”. Đúng như thế. Bất cứ vị giám mục nào dễ dãi đối với việc xách nhiễu tình dục, hay làm ngơ đối với những vị tỏ ra dễ dãi như thế, là tự chứng tỏ mình thiếu khả năng phán đoán mục vụ một cách lành mạnh. Vị giám mục nào giải quyết vụ xì-căng-đan bằng cách che đậy chứng cớ thì một là tỏ ra hoàn toàn dửng dưng đối với phúc lợi các linh hồn đã được trao phó cho ngài chăm sóc hai là làm méo mó một cách nghiêm trọng khuôn mặt đích thực của Giáo Hội. Trong cả hai trường hợp, ngài đã tự biến mình thành thất sủng và làm người ta hoàn toàn mất tin tưởng vào khả năng lãnh đạo mục vụ của ngài. Từ chức do đó là giải pháp hay nhất.
Tại Hoa Kỳ, nơi hàng tá các giáo phận có liên lụy tới các vụ xách nhiễu tình dục trong thập niên qua, chỉ có một giám mục đã đệ đơn từ chức. Trong khi đó, chỉ trong vòng non một tháng, 4 vị giám mục Ái Nhĩ Lan đã liên tiếp theo nhau từ chức khi chỉ có một giáo phận bị tiết lộ là có vấn đề. Quả các vị giám mục Ái Nhĩ Lan chứng tỏ được một nhậy cảm mục vụ mà các đồng nghiệp Hoa Kỳ của các vị xem ra đang thiếu. Đối với câu truyện đáng buồn này, người ta còn thấy một khía cạnh tích cực khác. Đức Bênêđíctô XVI đã hứa sẽ ban hành một thư mục vụ về cuộc khủng hỏang Ái Nhĩ Lan. Việc Đức Thánh Cha khéo léo xử lý vụ xì-căng-đan xách nhiễu tình dục tại Hoa Kỳ nhân cuộc tông du hồi tháng Tư năm 2008 tại đó khiến người ta hy vọng rằng ngài sẽ rút ra được nhiều bài học quan trọng từ vấn nạn Ái Nhĩ Lan.
3. Các động thái nhằm hòa giải Hội Thánh Piô X
Cả câu truyện này nữa cũng đi đôi với một trong năm điều tệ hại nhất của năm 2009. Nhưng không giống trường hợp trên, trong đó, câu truyện buồn đã tạo ra nhiều khía cạnh tích cực, trong trường hợp này, truyện buồn hầu như che khuất toàn bộ các khía cạnh tích cực. Các dấu hiệu tích cực của Ái Nhĩ Lan ví như viền bạc chiếu qua làn mây đặc. Trái lại, cuộc tranh cãi chung quanh vụ việc của Đức Cha Williamson gần như đã thu hút mọi chú ý, khiến không ai còn có dịp để ý tới các sáng kiến rất tích cực của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nhằm hòa giải Hội Thánh Piô X.
Còn nhớ hồi tháng Giêng, Đức Bênêđíctô XVI quyết định bãi bỏ các sắc lệnh phạt vạ tuyệt thông 4 vị giám mục của Hội Thánh Piô X sau khi họ được tấn phong giám mục bất hợp pháp bởi TGM Marcel Lefèbre. Khi làm thế, Đức Giáo Hoàng, người trước đó đã cho phép việc sử dụng rộng rãi nền phụng vụ Latinh truyền thống, đã loại bỏ trở ngại quan trọng cuối cùng khiến Hội Thánh Piô X ngần ngại không về hiệp nhất với Tòa Thánh.
Cử chỉ mạnh dạn của Đức GH sau đó không lâu đã bị che mờ bởi tính thời sự tiêu cực do vụ việc Williamson tạo ra. Động thái của Đức Thánh Cha đã mất đi tác động đều tiên của nó; cả Tòa Thánh lẫn Hội Thánh Piô X đều lâm vào thế thủ. Sandro Magister, quan sát viên Tòa Thánh của tờ L’Espresso nhận xét rằng vụ việc này cho thấy rõ “sự cô lập của Đức Bênêđíctô XVI, sự thiếu khả năng của Giáo Triều, và sự tịt ngòi (misfires) của Văn Phòng Quốc Vụ Khanh”. Tất cả những buộc tội trên đều quá đúng.
Với một đức khiêm nhường và nhẫn nại cao độ, Đức Bênêđíctô XVI sau đó đã ban hành một lá thư nói rõ mục đích trong động thái của ngài, và gần như van nài các vị giám mục hoàn cầu hỗ trợ kế hoạch hoà giải của ngài. Lá thư này cũng nhấn mạnh đến quyết tâm của Đức Bênêđíctô XVI. Ngài giải thích rằng ngài là người đầu tiên thấy rõ: việc hòa giải với nhóm Công Giáo bướng bỉnh này sẽ mang lại ích lợi cho toàn thể Giáo Hội: “việc trở về với Giáo Hội vĩ đại, rộng khắp và của chung này sẽ thắng vượt tính một chiều và làm nhẹ các căng thẳng, khiến cho từ nay họ trở thành lực lượng tích cực cho toàn thể Giáo Hội”.
Đức GH Bênêđíctô XVI hiển nhiên đã nhìn ra vai trò như thế của Hội Thánh Piô X. Và mặc dù có sự chống đối đối với động thái đầu tiên này của ngài, người ta thấy các tiến bộ hướng tới hòa giải vẫn tiếp tục xẩy ra. Vào tháng 10 vừa qua, các đại diện của Nhóm đã họp với các viên chức của Tòa Thánh để thảo luận loạt vấn đề đầu tiên của dự án liên quan tới khía cạnh tín lý. Các cuộc thảo luận này nhằm mục tiêu làm sáng tỏ việc giải thích đúng đắn Công Đồng Vatican II. Về lâu về dài, nhờ thiết lập được các giới hạn cho điều người Công Giáo phải chấp nhận, và điều được phép thảo luận, các cuộc thảo luận này sẽ giúp hàng ngàn người duy truyền thống hay thủ cựu nói trên tìm được đường về hiệp nhất trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo.
2. Vươn tay chào đón anh em Anh Giáo
Tháng 10, Đức GH Bênêđíctô XVI đưa ra một quyết định táo bạo khác, đó là việc công bố sẽ ban hành một tông hiến ấn định điều kiện cho anh em tín hữu Anh Giáo gia nhập hiệp thông trọn vẹn với Tòa Phêrô mà vẫn giữ được truyền thống tổ chức và truyền thống phụng vụ riêng của họ. Đức Thánh Cha một lần nữa cũng giải thích rằng sáng kiến của ngài là một phương tiện làm giầu thêm Giáo Hội hoàn vũ, nhờ hòa giải với các anh chị em ly khai.
Trong trường hợp này, sự ly khai đã kéo dài nhiều thế kỷ. Và vì nhiều vấn đề nội bộ có tính nghiêm trọng mà anh chị em Anh Giáo đang phải đương đầu, người ta coi lời mời gọi của Đức GH là hết sức hợp thời và do đó, được mọi người chào đón.
Kế hoạch của Đức GH hết sức đơn giản; và hành động của ngài hết sức dứt khoát. Nhiều năm qua, các người Anh Giáo theo khuynh hướng bảo thủ vẫn mong chờ viễn tượng cả nhóm được gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Nhưng lòng mong chờ ấy đã gặp nhiều phản ứng không thuận lợi từ phía những nhà đại kết chuyên nghiệp, là những người vốn lo ngại sẽ bị phía TGM Canterbury nổi giận cũng như từ phía các giám mục Anh là những người không mấy hứng khởi trước viễn tượng phải tiếp nhận hàng ngàn những người Công Giáo mới có khuynh hướng thần học bảo thủ gia nhập giáo phận của mình. Rất may, chỉ cần một nghĩa cử độc nhất của Đức Giáo Hoàng, là những quan ngại ấy đã được dẹp qua một bên. Điều đáng lưu ý là cả những nhà đại kết chuyên nghiệp hàng đầu của Tòa Thánh lẫn hội đồng giám mục Anh đều đã không trực tiếp can dự vào việc soạn thảo bản tuyên bố sau cùng của Đức Bênêđíctô XVI.
Khi được công bố chính thức, hiến chế nói trên tỏ ra hết sức nhạy cảm đối với các cử tọa Anh Giáo, hết sức tôn trọng và kính phục truyền thống Anh Giáo. Các thái độ ấy chắc chắn sẽ gây nhiều ấn tượng mạnh mẽ nơi các Kitô hữu khác, nhất là anh chị em Chính Thống Giáo, những người đang dò dẫm khả thể hiệp thông trọn vẹn với Rôma.
Cũng như đối với Hội Thánh Piô X, việc hợp nhất của Anh Giáo chắc chắn sẽ diễn tiến một cách chậm chạp; còn rất nhiều chi tiết phải được giải quyết. Nhưng sau 400 năm chờ đợi, ai cũng thấy diễn trình hòa giải đã chính thức khai diễn dưới triều Đức Bênêđíctô XVI.
1. Các giám mục Hoa Kỳ tìm được tiếng nói công cộng
Việc trường đại học Công Giáo nổi danh nhất của Hoa Kỳ quyết định vinh danh Tổng Thống Barack Obama qua việc trao tặng ông bằng tiến sĩ danh dự quả là một chuyện kỳ quặc. Rất may, khá nhiều giám mục Hoa Kỳ đã lên tiếng nhận định như thế.
Vị bản quyền sở tại là Đức Cha John D’Arcy đã khơi mào việc lên án bằng cách cho rằng lời mời của ĐH Notre Dame là một phá lệ đáng tiếc của điều đáng ra phải là trận tuyến thống nhất của người Công Giáo chống lại nạn phá thai. Khi vị chủ tịch của Trường từ khước không chịu xét lại việc trao bằng danh dự nói trên, Đức Cha D'Arcy đã chính thức công bố tẩy chay, không tham dự buổi lễ. Việc ấy tự nó rất đáng lưu ý. Vì trước đó, chưa bao giờ có một vị giám mục Hoa Kỳ nào lên tiếng công khai và trực diện chỉ trích một đại học Công Giáo như thế.
Tuy nhiên, Đức Cha D’Arcy không chiến đấu đơn độc; hơn 70 vị giám mục Hoa Kỳ khác đã cùng góp tiếng chỉ trích ĐH Notre Dame. Và chính Hội Đồng GM Hoa Kỳ cũng đã thông qua một nghị quyết nhằm hỗ trợ Đức Cha D’Arcy.
Một câu truyện khác xẩy ra trong năm 2009 cũng đáng được đặc biệt nhắc đến. Khi Đức Cha Thomas Tobin của Giáo Phận Providence, Rhode Island, kêu gọi dân biểu Patrick Kennedy “hồi tâm và thống hối”, lúc ngài lên tiếng thắc mắc không hiểu nhà lập pháp trẻ tuổi của dòng họ chính trị nổi danh nhất nước Mỹ này có chu toàn bổn phận căn bản của một người Công Giáo hay không, thì lời kêu gọi hoàn toàn mạnh bạo ấy đã trở thành liều thuốc bổ đối với những người Công Giáo vốn đợi cả mấy chục năm qua mới nghe được một câu đầy thách thức như vậy.
Đức Cha Tobin không khởi xướng cuộc tấn công đối với ông Kennedy; chính vị dân biểu Rhode Island này đã lên tiếng đánh phủ đầu hàng giáo phẩm trước và sau đó còn leo thang bằng cách tiết lộ rằng chính Đức Cha Tobin đã yêu cầu ông đừng rước lễ. Tuy nhiên, Đức Cha Tobin đã không rút lại cuộc tấn công. Thái độ của ngài cho thấy các vị giám mục Hoa Kỳ không còn nấn ná nữa, nhưng đã dứt khoát trở nên cứng rắn đối với các chính trị gia Công Giáo phò “văn hóa sự chết”.
III. Năm điều chờ mong trong năm 2010: Sau khi đưa ra 5 điều tệ hại nhất và 5 điều khích lệ nhất của năm 2009, Lawler tiên đoán 5 điều sau đây sẽ xẩy ra trong năm 2010, cũng theo thứ tự từ dưới đi lên. Theo ông, những tin tức hàng đầu để có thể chạy hàng tít lớn không dễ gì mà tiên đoán được. Ngược với triều đại Đức Gioan Phaolô II, các công bố lớn dưới thời Đức Bênêđíctô XVI thường xẩy ra mà không có báo trước. Dinh tông tòa hình như không có lỗ hổng nào; các nhà báo không được dành một tuần lễ nào để thảo luận hay “vặn vẹo”một tài liệu trước khi được công bố. Ngay cả khi một chủ đề nào đó đã được các giới bao quanh Vatican thảo luận hàng tháng trước, thì Đức Bênêđíctô XVI vẫn có khả năng làm cho các nhà báo chưng hửng về ngày giờ công bố chủ đề ấy. Trong năm 2009 chẳng hạn, việc ngài bãi bỏ vạ tuyệt thông cho các giám mục của Hội Thánh Piô X và việc ngài mời gọi anh chị em Anh Giáo đều là những việc bất ngờ, cho dù các phúc trình về mối liên hệ của Tòa Thánh với Nhóm Duy Truyền Thống và với các người Anh Giáo bảo thủ đã được bàn tán cả mấy năm trước. Cũng thế, dù người ta biết rõ Bộ Phong Thánh đã sọan sẵn sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của Đức Piô XII, nhưng không nhà báo nào tại Vatican dự đoán được việc Đức Giáo Hoàng cho công bố sắc lệnh đó vào tháng 12 vừa qua.
Rõ ràng là Đức Bênêđíctô XVI đưa ra động thái về chính sách khi ngài cho đã đến lúc thuận tiện để làm việc đó, chứ không hẳn để chiều theo “tiên đoán” của báo chí. Bởi thế, tiên đoán các biến cố chính có tính tin tức cho năm 2010, người ta chỉ làm một cố gắng để đọc ra tâm tư của Đức Giáo Hoàng mà thôi.
5. Đức Bênêđíctô XVI sẽ đưa ra các đề nghị mới nhằm phục hưng nền phụng vụ Latinh.
Nhiều năm trước đây, khi còn là Hồng Y Ratzinger, Đức Bênêđíctô XVI vốn được nhận diện là một trong những người cổ vũ hăng say nhất việc“canh tân cuộc canh tân”. Ngài hay viết về phụng vụ và luôn nhấn mạnh đến nhu cầu phải phục hưng cảm thức về thánh thiêng. Khi được bầu làm Giáo Hoàng, những người thuộc một khuynh hướng phụng vụ với ngài vốn mong đợi sẽ có những thay đổi quan trọng về phụng vụ. Từ ngày đó đến nay, các thay đổi như thế rất ít. Nhưng Đức Bênêđíctô hành động một cách hết sức có tính toán, và không có lý do gì để tin là ngài hết quan tâm tới việc canh tân phụng vụ. Trái lại, khi ngài cho công bố tông thư Summorum Pontificum, cho phép việc sử dụng rộng rãi nền phụng vụ Latinh cổ truyền, ngài đã cho hay việc sử dụng rộng rãi hình thức cử hành ngoại thường này chắc chắn sẽ sản sinh ra một phong trào hướng tới cuộc canh tân mà nhiều người đang mong chờ đối với Novus Ordo (Phần Thường Lễ).
Trong suốt mùa hè năm 2009, tại Rôma từng có nhiều lời đồn đãi cho rằng Bộ Thờ Phượng Thánh đang nghiên cứu các đề nghị mới về phụng vụ. Những lời đồn đại này được phao truyền rộng rãi đến độ Phòng Báo Chí Tòa Thánh phải ra thông cáo khéo léo đính chính đại loại như sau: hiện không có “đề nghị có tính định chế” nào đang được xem sét.
Nhưng sau đó, Andrea Tornielli, một nhà báo chuyên về Vatican vốn được coi là chính xác một cách nhất quán nhất, đã quả quyết trên tờ Il Giornale rằng dù Tòa Thánh bác bỏ, nhưng nhiều đề nghị nhằm “canh tân cuộc canh tân” đang được xem sét. Mấy tuần sau, phúc trình của Tornielli, trong yếu tính, đã được một thẩm quyền rất giá trị của Vatican xác nhận, đó chính là Đức HY Antonio Cañizares Llovera, bộ trưởng thánh bộ Thờ Phượng Thánh.
Hẳn có điều gì đó đang sắp xẩy ra. Người ta không biết rõ hình dạng của nó ra sao và ngày giờ nó ra đời lúc nào, nhưng họ có quyền chờ đợi nó trong năm 2010.
4. Đức GH Gioan Phaolô II và Đức HY John Henry Newman sẽ được phong chân phước
Theo Lawler, đây không hẳn là một tiên báo táo bạo. Vì ai cũng biết Đức Gioan Phaolô II đã được nâng lên hàng Đáng Kính, chỉ cần một phép lạ được công nhận nữa là ngài được phong chân phước. Mà phép lạ gán cho lời cầu bầu của ngài thì nhiều và hiện đang được nghiên cứu. Vả lại, hàng triệu tín đồ Công Giáo khắp thế giới đang khao khát cho việc nghiên cứu này tiến hành mau chóng. Tất cả những yếu tố ấy khiến người ta đủ lý do để tin rằng mùa thu này, Đức Gioan Phaolô II sẽ được phong chân phước.
Việc phong chân phước cho Đức HY Newman cũng thế, chỉ còn là vấn đề thời gian. Tòa Thánh đã xác nhận tính chân thực của một phép lạ do sự cầu bầu của ngài đem lại. Có chăng chỉ còn việc ấn định ngày phong chân phước mà thôi. Vì phép lạ đã được nhìn nhận hồi tháng 7, nên việc phong chân phước đáng lẽ đã xẩy ra rồi. Tại sao có sự trì hoãn này? Một số giới chức Công Giáo Anh cho rằng Đức Bênêđíctô XVI có thể dành vinh dự chủ tọa lễ phong chân phước này cho chính ngài, dịp ngài qua thăm Anh Quốc vào tháng 9 năm 2010.
3. Tòa Thánh sẽ có một tranh chấp lớn về chính sách với Liên Hiệp Âu Châu
Ít người lưu ý tới việc năm 2009 khi Hiệp Ước Lisbon có hiệu lực, thì Liên Hiệp Âu Châu đã trở thành một cơ cấu có chủ quyền, được trao cho nhiều quyền lực mới vượt trên các quốc gia hội viên.
Dù Tòa Thánh luôn mạnh mẽ hỗ trợ chính nghĩa hiệp nhất Âu Châu, nhưng cơ quan đầu não của Liên Hiệp Âu Châu luôn chống lại Giáo Hội trong các vấn đề như phá thai, hôn nhân đồng tính, giáo dục tôn giáo và cả việc đối xử với tôn giáo trong các văn kiện thành lập Liên Hiệp. Cả hàng thập niên qua, Tòa Thánh luôn đấu tranh chống lại các nhà lãnh đạo chính trị duy tục của Âu Châu trong nhiều vấn đề đặc thù, trong khi vẫn hỗ trợ mục tiêu tổng quát của Liên Hiệp này. Nay, một khi Liên Hiệp Âu Châu đã mang hình thức một cơ chế có chủ quyền, một kình chống trực diện thế nào cũng xẩy ra.
Cuộc kình chống ấy sẽ xẩy ra nhân dịp tòa án Âu Châu lên án việc Ái Nhĩ Lan ngăn cấm phá thai chăng? Việc lên án này quả là chuyện nghịch thường phi lý vì các giám mục Ái Nhĩ Lan đều là những người từng mạnh mẽ ủng hộ hiệp ước Lisbon. Hay sự kình chống ấy sẽ được khai triển đối với quyết định vốn đã được Tòa Nhân Quyền của Âu Châu phán quyết: tức phán quyết cho rằng việc trưng tượng chịu nạn trong các lớp học ở Ý là vi phạm nhân quyền? Hay cũng có thể là một vấn đề khác hẳn. Cuộc kình chống ấy khó lòng tránh được.
2. Đức Bênêđíctô XVI sẽ có động thái đại kết ngoạn mục đối với các giáo hội Đông Phương.
Ta biết Đức Bênêđíctô XVI vốn quan tâm đến việc hòa giải với các người Công Giáo duy truyền thống và tháng Giêng năm ngoái, ngài đã có động thái ngoạn mục qua việc bãi bỏ vạ tuyệt thông cho các giám mục của Hội Thánh Piô X. Ta cũng biết ngài rất quan tâm đến việc lôi cuốn các anh chị em Anh Giáo có tinh thần truyền thống trở về với Giáo Hội Công Giáo, và tháng 10 năm ngoái, ngài từng đưa ra một đề nghị ngoạn mục. Và ta còn biết là ngài rất quan tâm đến việc xích gần lại các giáo hội Chính Thống. Nên hãy chờ xem.
Với việc bầu cử Thượng Phụ Kirill đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Nga, Đức Bênêđíctô XVI hiện đang có một người đối thoại ở Mạc Tư Khoa cũng quan tâm chẳng kém đối với việc đại kết như mình. Dù toà thượng phụ Mạc Tư Khoa vẫn tiếp tục đưa ra nhiều lời chỉ trích chống lại điều họ gọi là cố gắng lôi kéo người ta vào đạo của Công Giáo, nhưng giọng điệu trong các lời chỉ trích này đã bớt phần chua cay hơn trước nhiều, ngầm cho thấy ý muốn sẵn sàng đối thoại thường xuyên và có chất lượng hơn.
Trong trường hợp có sự kình chống lớn với Liên Hiệp Âu Châu, phần chắc là Giáo Hội Chính Thống Nga sẽ hỗ trợ Giáo Hội Công Giáo. Vì nhiều năm qua, giới lãnh đạo Chính Thống Nga công khai bày tỏ ý muốn được liên minh với Công Giáo trong cố gắng chống lại chủ nghĩa thế tục tại Âu Châu.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhiều lần bày tỏ ý nguyện được viếng Mạc Tư Khoa. Nhưng mỗi lần có kế hoạch họp thượng đỉnh với Thượng Phụ Alexei II, thì các giới chức Nga lại ngăn cản. Đức GH Bênêđíctô chưa công khai bày tỏ ý nguyện du hành qua Nga, nhưng thượng phụ Mạc Tư Khoa đã bắt đầu đưa ra gợi ý về một cuộc họp thượng đỉnh gần đây. Trong năm 2010 chăng?
1. Đức Bênêđíctô sẽ cử nhiệm thêm nhiều hồng y
Tiên đoán này khá dễ dàng. Cơ mật viện cuối cùng để cử nhiệm hồng y là tháng 11 năm 2007. Tuổi tác và cái chết đã dần dần làm con số các vị hồng y có tư cách đầu phiếu thưa dần, và một số vị giáo chủ đang phải đảm nhiệm các chức vụ, cả ở Vatican lẫn địa phương, mà thường ra vốn dành cho các vị hồng y.
Hiện có 112 hồng y dưới tuổi 80 nghĩa là có thể tham dự việc bầu giáo hoàng. Đến cuối tháng 3 này, con số ấy sẽ xuống còn 108, vì 4 vị hồng y nữa sẽ vượt qua tuổi 80. Qua tháng 9, con số ấy chỉ còn 103, ấy là chưa kể trường hợp có vị qua đời. Chắc chắn Đức Bênêđíctô XVI phải nghĩ đến viễn ảnh ấy. Có tin cho rằng Đức TGM Raymond Burke, hiện đứng đầu Tòa Án Tối Cao (Apostolic Signatura) sẽ là lãnh mũ hồng y trong cơ mật viện tới. Cũng có nguồn tin cho hay trước khi triệu tập cơ mật viện sắp tới, Đức GH có thể sẽ có những thay đổi lớn trong Giáo Triều. Trong đó, có việc thay thế Đức HY Giovanni Battista Re, bộ trưởng Thánh Bộ Giám Mục. Có tin đồn cả năm nay cho rằng sau khi đã làm việc tại Giáo Triều cả 20 năm nay, Đức HY Re sẽ được thay thế nhân dịp ngài 76 tuổi vào ngày 30 tháng Giêng này.
I. Năm điều tệ hại nhất: Năm điều tệ hại nhất này được Phil Lawler kể theo thứ tự từ từ dưới đi lên.
5. Sự thất sủng của Giám Mục Raymond Lahey
Trong Mùa Thu, sau nhiều tuần lễ tin tức sôi động, giáo dân giáo phận Antigonish được biết về việc đền bù 13 triệu Gia Kim cho các nạn nhân bị xách nhiễu tình dục. Nhưng tin sau đó còn làm họ bối rối hơn nữa, đó là tin Đức Cha Raymond Lahey xin từ chức vì bị cưỡng bức phải làm vậy. Lý do: chính ngài cũng sẽ bị khởi tố về tội ấu dâm.
Câu hỏi được họ nêu ra là tại sao các viên chức chấp pháp biết rõ tác phong không đẹp của vị giám mục này trong khi các đồng nghiệp của ngài lại không hay biết gì? Còn nếu các đồng nghiệp của ngài biết rõ tác phong ấy, thì tại sao lại không đưa ra biện pháp để ngăn cản tác phong đầy thất sủng ấy đối với riêng ngài và đối với Giáo Hội nói chung?
4. Sự thất sủng của Linh Mục Marcial Maciel
Từ những ngày đầu của Đạo Binh Chúa Kitô (Legion of Christ), các đoàn viên vốn ngưỡng mộ vị sáng lập của họ như một vị thánh sống đáng mô phỏng. Kể cả sau khi Tòa Thánh yêu cầu cha Maciel cao niên lui về sống ẩn dật những năm tháng cuối đời, tiếp theo nhiều đơn tố cáo các hành vi tính dục sai trái của ngài, các đoàn viên của Đạo Binh vẫn lên tiếng bênh vực vị sáng lập của mình. Bởi thế, vào tháng Hai, khi các nhà lãnh đạo của Đạo Binh chính thức thừa nhận tác phong xấu xa của Cha Maciel, thì các đoàn viên hết sức ngỡ ngàng. Vụ xì-căng-đan này chỉ được thông tin đầy đủ trong năm 2009, với nhiều đơn tố cáo hơn về việc Cha Maciel biển thủ công qũy, có con rơi và còn đạo văn nữa.
Một phong trào tu trì do một người lầm lỗi đến thế sáng lập có thể nào sống còn được không? Các đoàn viên ngày nay còn có thể tin tưởng được những nhà lãnh đạo từng che chở cha Maciel khỏi bị điều tra hay không? Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã ra lệnh tiến hành một cuộc thanh tra của Tòa Thánh (apostolic visitation) để giải quyết các vấn đề ấy; năm vị giáo chủ đã bắt đầu cuộc thanh tra ấy vào mùa hè vừa qua.
3. Sự cực đoan đầy phá hoại của Giám Mục Richard Williamson
Một trong những sự việc tích cực nhất trong năm 2009 là việc Đức Giáo Hoàng vươn tay ra chào đón Hội Thánh Piô X (SSPX) do TGM Lefèbre sáng lập. Nhưng cử chỉ ấy đã bị báo chí đời làm lu mờ do cách Vatican vụng về xử lý một trong các giám mục của nhóm này, tức Đức Cha Richard Williamson. Người ta còn nhớ ngay trong tuần Đức Giáo Hoàng công bố những biện pháp đầy cởi mở để dọn đường cho Nhóm tìm về hiệp nhất, thì một đài truyền hình của Thụy Điển cho phát hình cuộc phỏng vấn trong đó Đức Cha Williamson cho hay ngài hoài nghi tầm mức của cuộc Diệt Chủng chống người Do Thái trong Thế Chiến II. Quan điểm của vị giáo chủ này rất phổ biến nơi giáo dân của ông, nhưng các viên chức Tòa Thánh có nhiệm vụ thương thảo với Nhóm SSPX thì xem ra lại không hay biết gì. Điều ấy làm giới truyền thông cũng như các nhà lãnh đạo Do Thái ngỡ ngàng. Cuộc tranh cãi nhân vụ này đã ảnh hưởng xấu đối với kế hoạch hòa giải của Đức Giáo Hoàng. Và vấn đề không ngưng ở đấy. Vì gần cuối năm, Đức Cha Williamson vẫn chống lại một quyết định của tòa án Đức phạt ngài về tội xét lại cuộc Diệt Chủng; ngài yêu cầu được có cơ hội giải thích các quan điểm của mình một lần nữa.
2. Cuộc phản loạn của hàng giáo sĩ Áo
Khi Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm một linh mục bảo thủ là Đức Ông Gerhard Wagner làm giám mục phụ tá giáo phận Linz, các linh mục của giáo phận này đã thực sự nổi loạn chống lại việc bổ nhiệm ấy. Tệ hơn nữa, các vị giám mục của Áo, thay vì ủng hộ quyết định của Đức Giáo Hoàng, đã lên tiếng chỉ trích Tòa Thánh không chịu tham khảo các nhà lãnh đạo Giáo Hội Áo trước khi công bố quyết định. Trước sự chống đối không thể nào vượt qua, Đức Ông Wagner đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng rút lại việc bổ nhiệm mình. Và sau một thời gian suy nghĩ, Đức Giáo Hoàng đã chấp nhận lời yêu cầu của Đức Ông. Nhưng sau đó, ngài đã cho mời các giám mục Áo tới Rôma dự phiên họp đặc biệt. Nhiều phúc trình cho hay nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng đã biểu lộ sự ngỡ ngàng của ngài trước thái độ làm ngơ của các giám mục Áo đối việc nổi loạn công khai và các lạm dụng về phụng vụ.
Câu hỏi chủ chốt tại Áo là liệu Tòa Thánh có áp dụng kỷ luật đối với Giáo Hội này hay không. Câu hỏi ấy cũng đang xuất hiện tại nhiều nơi khác. Như tại Ba Tây chẳng hạn, TGM José Cardoso Sobrinho đã phản đối mạnh mẽ khi quan điểm phò sự sống của ngài khiến nhiều giới chức Tòa Thánh lên tiếng chỉ trích trên tờ L’Osservatore Romano. Ngài than phiền rằng các chỉ trích đó không chính xác nhưng ngài lại không được cơ hội trả lời trên tờ báo của Tòa Thánh. Cuối cùng, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã lên tiếng bênh vực ngài, nhưng việc bênh vực này chỉ xẩy ra sau khi việc ngài từ chức đã được công bố.
Tại Hoa Kỳ, Đức Cha Joseph Martino đột ngột từ chức sau khi bị nhiều người chỉ trích về chủ trương phò sự sống quá mạnh mẽ của ngài. Lý do việc từ chức này chưa bao giờ được giải thích thỏa đáng. Có lẽ có một lý do gì đó khá vững chắc nhưng không tiện công bố cho mọi người cùng biết. Hiệu quả thuần của việc từ chức này hiện đang làm nhiều người tin rằng Giáo Hội không nhân nhượng các cố gắng đòi áp dụng kỷ luật đối với những người ủng hộ phá thai.
1. “Mùa chay dài” của Giáo Hội Ái Nhĩ Lan
Cố linh mục Richard Neuhaus (mà cái chết cũng là một truyện buồn đã xẩy ra trong năm 2009) từng gọi vụ xì-căng-đan xách nhiễu tình dục của năm 2002 là “mùa chay dài” của Giáo Hội Hoa Kỳ, với thật nhiều các câu truyện làm cho cả những người vững mạnh nhất cũng phải nản lòng. Năm nay, Giáo Hội Ái Nhĩ Lan cũng đang kinh qua một kinh nghiệm như thế. Nó bắt đầu với một phúc trình về việc lạm dụng “kinh niên” các trẻ em trong các định chế Công Giáo trong thế kỷ 20; sự việc càng trở nên nghiêm trọng qua một phúc trình khác, đề cập tới việc lạm quyền và phá hoại lòng tin do cách hàng giáo phẩm Dublin xử lý các vụ lạm dụng tình dục. Rồi tiếp theo các phát hiện sau cùng, liên tiếp 4 vị giám mục lần lượt từ chức. Áp lực mỗi ngày một gia tăng đòi vị giám mục thứ 5 từ chức khiến nhiều giáo phận khác không thoát khỏi nạn bị điều tra. Và kết quả các cuộc điều tra này đã làm đức tin nhiều tín hữu Công Giáo giao động. Bất hạnh thay, chưa có lý do nào khiến các phát hiện xấu xa thuộc loại này chấm dứt.
II. Năm điều tích cực nhất của năm 2009: Năm điều tích cực này cũng được xếp theo thứ tự từ dưới đi lên.
5. Tòa Thánh điều tra các cộng đoàn nữ tu Hoa Kỳ
Tháng 11 năm 2008, Đức Hồng Y Franc Rodé cho hay: “Nhiều năm qua, Thánh Bộ Dòng Tu vốn theo dõi các lắng lo do nhiều nhân vật Công Giáo Hoa Kỳ (tu sĩ, giáo dân, giáo sĩ và giáo phẩm) bày tỏ liên quan đến phúc lợi của các nữ tu sĩ và những người sống cuộc sống tận hiến nói chung”. Và cuối cùng, vào năm nay (2009), Tòa Thánh đã hành động.
Tháng Hai, Tòa Thánh công bố sẽ thanh tra các dòng nữ của Hoa Kỳ. Cuộc thanh tra này được Thánh Bộ Dòng Tu ủy nhiệm cho Mẹ Clare Millea, ASCJ, đảm trách, người từng tuyên bố sẽ thực hiện một cuộc tìm hiểu nghiêm chỉnh và mạnh mẽ.
Trong khi bề trên một số dòng nữ lên tiếng phản đối cuộc điều tra này, thì một tin khác đã được công bố: Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin sẽ tiến hành một cuộc điều tra khác về tín lý đối với Hội Đồng Lãnh Đạo Các Dòng Nữ, tức cơ quan đầu não các dòng nữ chính của Hoa Kỳ.
Trong các năm sau Vatican II, các nữ tu Hoa Kỳ càng ngày càng trở nên qúy hiếm. Con số các Nữ Tu Hoa Kỳ hiện nay chỉ bằng nửa con số năm 1965. Tuổi trung bình của các nữ tu còn lại này mỗi ngày một lên cao. Ấy thế nhưng, truyện nghịch thường là các cộng đoàn chiêm niệm và các cộng đoàn hoàn toàn dấn thân bước theo các mẫu sống cổ truyền của cuộc sống tu trì thì lại dồi dào ơn gọi. Chỉ duy những cộng đoàn được coi là “chính dòng đời”, nghĩa là những dòng tu một thời vốn cung cấp đoàn viên cho các trường nhà xứ và các bệnh viện khắp quốc gia, là đang biến mất đi. Điều đáng lo ngại là càng ngày càng có chứng cớ cho thấy họ tự gây họa cho chính mình; họ không còn khả năng thu hút các thiếu nữ, chỉ vì họ đã đánh mất chính căn tính tu trì rõ nét của mình. Như Đức Hồng Y Rodé từng nói trong một cuộc nói truyện thẳng thắn với một cử tọa Hoa Kỳ trong năm 2008, một số nữ tu “chưa bao giờ ta thán về việc đời sống tu trì hay ít nhất cộng đoàn họ đang dần dần biến mất đi”.
Nếu các con số thống kê về cuộc sống tu trì đủ để chứng tỏ sự cần thiết phải có cuộc thanh tra trên, thì phản ứng giận dữ của một số nữ tu nổi tiếng của Hoa Kỳ đã nói lên bản chất thực sự của vấn đề. Một nhóm nữ tu có ảnh hưởng đã lên tiếng hô hào một cuộc phản kháng bất bạo động đối với động thái của Tòa Thánh, và tháng 11 vừa qua, tờ National Catholic Reporter cho hay các cộng đoàn chính dòng đã phát động một “cuộc phản kháng gần như toàn diện” chống lại cuộc thanh tra của Tòa Thánh. Chỉ có 1% các dòng nữ đã giữ đúng hạn chót trả lời các câu hỏi điều tra. Bề trên các tu hội lớn nhất dường như coi Tòa Thánh là đích thủ của họ. Sự kiện ấy đủ nói lên nhu cầu cần Tòa Thánh phải chặn đứng các nữ tu này.
4. Các giám mục Ái Nhĩ Lan đã nắm được vấn đề
Như trên đã nói, các tiết lộ về xách nhiễu tình dục tại Ái Nhĩ Lan được kể là một trong 5 điều tệ hại nhất của năm 2009, nhưng cuộc thống nạn của Giáo Hội Ái Nhĩ Lan cũng đem lại một kết quả khá tích cực. Không giống các đồng nghiệp Hoa Kỳ của mình, các giám mục Ái Nhĩ Lan đã biết nhìn nhận phần trách nhiệm của mình.
Trong vòng một tháng sau khi công bố phúc trình Murphy, 4 vị giám mục Ái Nhĩ Lan đã xin từ chức. Các vị từ nhiệm một phần do công luận gây áp lực. Mà áp lực này phần lớn do ảnh hưởng của Đức TGM Diarmuid Martin của Dublin, người đã lên tiếng minh nhiên kêu gọi bất cứ vị giám mục nào của Dublin có liên quan đến vụ việc phải nghiêm chỉnh xét lại vị trí của mình, tuy không chính thức kêu gọi các vị từ nhiệm.
Đức Cha James Moriarty, một trong các vị từ nhiệm, bác bỏ lời tố cáo cho rằng ngài làm ngơ các đơn khiếu nại về xách nhiễu tình dục, nhưng nhìn nhận rằng: “đáng lẽ ra tôi phải thách thức nền văn hóa đương thịnh mới đúng”. Đúng như thế. Bất cứ vị giám mục nào dễ dãi đối với việc xách nhiễu tình dục, hay làm ngơ đối với những vị tỏ ra dễ dãi như thế, là tự chứng tỏ mình thiếu khả năng phán đoán mục vụ một cách lành mạnh. Vị giám mục nào giải quyết vụ xì-căng-đan bằng cách che đậy chứng cớ thì một là tỏ ra hoàn toàn dửng dưng đối với phúc lợi các linh hồn đã được trao phó cho ngài chăm sóc hai là làm méo mó một cách nghiêm trọng khuôn mặt đích thực của Giáo Hội. Trong cả hai trường hợp, ngài đã tự biến mình thành thất sủng và làm người ta hoàn toàn mất tin tưởng vào khả năng lãnh đạo mục vụ của ngài. Từ chức do đó là giải pháp hay nhất.
Tại Hoa Kỳ, nơi hàng tá các giáo phận có liên lụy tới các vụ xách nhiễu tình dục trong thập niên qua, chỉ có một giám mục đã đệ đơn từ chức. Trong khi đó, chỉ trong vòng non một tháng, 4 vị giám mục Ái Nhĩ Lan đã liên tiếp theo nhau từ chức khi chỉ có một giáo phận bị tiết lộ là có vấn đề. Quả các vị giám mục Ái Nhĩ Lan chứng tỏ được một nhậy cảm mục vụ mà các đồng nghiệp Hoa Kỳ của các vị xem ra đang thiếu. Đối với câu truyện đáng buồn này, người ta còn thấy một khía cạnh tích cực khác. Đức Bênêđíctô XVI đã hứa sẽ ban hành một thư mục vụ về cuộc khủng hỏang Ái Nhĩ Lan. Việc Đức Thánh Cha khéo léo xử lý vụ xì-căng-đan xách nhiễu tình dục tại Hoa Kỳ nhân cuộc tông du hồi tháng Tư năm 2008 tại đó khiến người ta hy vọng rằng ngài sẽ rút ra được nhiều bài học quan trọng từ vấn nạn Ái Nhĩ Lan.
3. Các động thái nhằm hòa giải Hội Thánh Piô X
Cả câu truyện này nữa cũng đi đôi với một trong năm điều tệ hại nhất của năm 2009. Nhưng không giống trường hợp trên, trong đó, câu truyện buồn đã tạo ra nhiều khía cạnh tích cực, trong trường hợp này, truyện buồn hầu như che khuất toàn bộ các khía cạnh tích cực. Các dấu hiệu tích cực của Ái Nhĩ Lan ví như viền bạc chiếu qua làn mây đặc. Trái lại, cuộc tranh cãi chung quanh vụ việc của Đức Cha Williamson gần như đã thu hút mọi chú ý, khiến không ai còn có dịp để ý tới các sáng kiến rất tích cực của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nhằm hòa giải Hội Thánh Piô X.
Còn nhớ hồi tháng Giêng, Đức Bênêđíctô XVI quyết định bãi bỏ các sắc lệnh phạt vạ tuyệt thông 4 vị giám mục của Hội Thánh Piô X sau khi họ được tấn phong giám mục bất hợp pháp bởi TGM Marcel Lefèbre. Khi làm thế, Đức Giáo Hoàng, người trước đó đã cho phép việc sử dụng rộng rãi nền phụng vụ Latinh truyền thống, đã loại bỏ trở ngại quan trọng cuối cùng khiến Hội Thánh Piô X ngần ngại không về hiệp nhất với Tòa Thánh.
Cử chỉ mạnh dạn của Đức GH sau đó không lâu đã bị che mờ bởi tính thời sự tiêu cực do vụ việc Williamson tạo ra. Động thái của Đức Thánh Cha đã mất đi tác động đều tiên của nó; cả Tòa Thánh lẫn Hội Thánh Piô X đều lâm vào thế thủ. Sandro Magister, quan sát viên Tòa Thánh của tờ L’Espresso nhận xét rằng vụ việc này cho thấy rõ “sự cô lập của Đức Bênêđíctô XVI, sự thiếu khả năng của Giáo Triều, và sự tịt ngòi (misfires) của Văn Phòng Quốc Vụ Khanh”. Tất cả những buộc tội trên đều quá đúng.
Với một đức khiêm nhường và nhẫn nại cao độ, Đức Bênêđíctô XVI sau đó đã ban hành một lá thư nói rõ mục đích trong động thái của ngài, và gần như van nài các vị giám mục hoàn cầu hỗ trợ kế hoạch hoà giải của ngài. Lá thư này cũng nhấn mạnh đến quyết tâm của Đức Bênêđíctô XVI. Ngài giải thích rằng ngài là người đầu tiên thấy rõ: việc hòa giải với nhóm Công Giáo bướng bỉnh này sẽ mang lại ích lợi cho toàn thể Giáo Hội: “việc trở về với Giáo Hội vĩ đại, rộng khắp và của chung này sẽ thắng vượt tính một chiều và làm nhẹ các căng thẳng, khiến cho từ nay họ trở thành lực lượng tích cực cho toàn thể Giáo Hội”.
Đức GH Bênêđíctô XVI hiển nhiên đã nhìn ra vai trò như thế của Hội Thánh Piô X. Và mặc dù có sự chống đối đối với động thái đầu tiên này của ngài, người ta thấy các tiến bộ hướng tới hòa giải vẫn tiếp tục xẩy ra. Vào tháng 10 vừa qua, các đại diện của Nhóm đã họp với các viên chức của Tòa Thánh để thảo luận loạt vấn đề đầu tiên của dự án liên quan tới khía cạnh tín lý. Các cuộc thảo luận này nhằm mục tiêu làm sáng tỏ việc giải thích đúng đắn Công Đồng Vatican II. Về lâu về dài, nhờ thiết lập được các giới hạn cho điều người Công Giáo phải chấp nhận, và điều được phép thảo luận, các cuộc thảo luận này sẽ giúp hàng ngàn người duy truyền thống hay thủ cựu nói trên tìm được đường về hiệp nhất trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo.
2. Vươn tay chào đón anh em Anh Giáo
Tháng 10, Đức GH Bênêđíctô XVI đưa ra một quyết định táo bạo khác, đó là việc công bố sẽ ban hành một tông hiến ấn định điều kiện cho anh em tín hữu Anh Giáo gia nhập hiệp thông trọn vẹn với Tòa Phêrô mà vẫn giữ được truyền thống tổ chức và truyền thống phụng vụ riêng của họ. Đức Thánh Cha một lần nữa cũng giải thích rằng sáng kiến của ngài là một phương tiện làm giầu thêm Giáo Hội hoàn vũ, nhờ hòa giải với các anh chị em ly khai.
Trong trường hợp này, sự ly khai đã kéo dài nhiều thế kỷ. Và vì nhiều vấn đề nội bộ có tính nghiêm trọng mà anh chị em Anh Giáo đang phải đương đầu, người ta coi lời mời gọi của Đức GH là hết sức hợp thời và do đó, được mọi người chào đón.
Kế hoạch của Đức GH hết sức đơn giản; và hành động của ngài hết sức dứt khoát. Nhiều năm qua, các người Anh Giáo theo khuynh hướng bảo thủ vẫn mong chờ viễn tượng cả nhóm được gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Nhưng lòng mong chờ ấy đã gặp nhiều phản ứng không thuận lợi từ phía những nhà đại kết chuyên nghiệp, là những người vốn lo ngại sẽ bị phía TGM Canterbury nổi giận cũng như từ phía các giám mục Anh là những người không mấy hứng khởi trước viễn tượng phải tiếp nhận hàng ngàn những người Công Giáo mới có khuynh hướng thần học bảo thủ gia nhập giáo phận của mình. Rất may, chỉ cần một nghĩa cử độc nhất của Đức Giáo Hoàng, là những quan ngại ấy đã được dẹp qua một bên. Điều đáng lưu ý là cả những nhà đại kết chuyên nghiệp hàng đầu của Tòa Thánh lẫn hội đồng giám mục Anh đều đã không trực tiếp can dự vào việc soạn thảo bản tuyên bố sau cùng của Đức Bênêđíctô XVI.
Khi được công bố chính thức, hiến chế nói trên tỏ ra hết sức nhạy cảm đối với các cử tọa Anh Giáo, hết sức tôn trọng và kính phục truyền thống Anh Giáo. Các thái độ ấy chắc chắn sẽ gây nhiều ấn tượng mạnh mẽ nơi các Kitô hữu khác, nhất là anh chị em Chính Thống Giáo, những người đang dò dẫm khả thể hiệp thông trọn vẹn với Rôma.
Cũng như đối với Hội Thánh Piô X, việc hợp nhất của Anh Giáo chắc chắn sẽ diễn tiến một cách chậm chạp; còn rất nhiều chi tiết phải được giải quyết. Nhưng sau 400 năm chờ đợi, ai cũng thấy diễn trình hòa giải đã chính thức khai diễn dưới triều Đức Bênêđíctô XVI.
1. Các giám mục Hoa Kỳ tìm được tiếng nói công cộng
Việc trường đại học Công Giáo nổi danh nhất của Hoa Kỳ quyết định vinh danh Tổng Thống Barack Obama qua việc trao tặng ông bằng tiến sĩ danh dự quả là một chuyện kỳ quặc. Rất may, khá nhiều giám mục Hoa Kỳ đã lên tiếng nhận định như thế.
Vị bản quyền sở tại là Đức Cha John D’Arcy đã khơi mào việc lên án bằng cách cho rằng lời mời của ĐH Notre Dame là một phá lệ đáng tiếc của điều đáng ra phải là trận tuyến thống nhất của người Công Giáo chống lại nạn phá thai. Khi vị chủ tịch của Trường từ khước không chịu xét lại việc trao bằng danh dự nói trên, Đức Cha D'Arcy đã chính thức công bố tẩy chay, không tham dự buổi lễ. Việc ấy tự nó rất đáng lưu ý. Vì trước đó, chưa bao giờ có một vị giám mục Hoa Kỳ nào lên tiếng công khai và trực diện chỉ trích một đại học Công Giáo như thế.
Tuy nhiên, Đức Cha D’Arcy không chiến đấu đơn độc; hơn 70 vị giám mục Hoa Kỳ khác đã cùng góp tiếng chỉ trích ĐH Notre Dame. Và chính Hội Đồng GM Hoa Kỳ cũng đã thông qua một nghị quyết nhằm hỗ trợ Đức Cha D’Arcy.
Một câu truyện khác xẩy ra trong năm 2009 cũng đáng được đặc biệt nhắc đến. Khi Đức Cha Thomas Tobin của Giáo Phận Providence, Rhode Island, kêu gọi dân biểu Patrick Kennedy “hồi tâm và thống hối”, lúc ngài lên tiếng thắc mắc không hiểu nhà lập pháp trẻ tuổi của dòng họ chính trị nổi danh nhất nước Mỹ này có chu toàn bổn phận căn bản của một người Công Giáo hay không, thì lời kêu gọi hoàn toàn mạnh bạo ấy đã trở thành liều thuốc bổ đối với những người Công Giáo vốn đợi cả mấy chục năm qua mới nghe được một câu đầy thách thức như vậy.
Đức Cha Tobin không khởi xướng cuộc tấn công đối với ông Kennedy; chính vị dân biểu Rhode Island này đã lên tiếng đánh phủ đầu hàng giáo phẩm trước và sau đó còn leo thang bằng cách tiết lộ rằng chính Đức Cha Tobin đã yêu cầu ông đừng rước lễ. Tuy nhiên, Đức Cha Tobin đã không rút lại cuộc tấn công. Thái độ của ngài cho thấy các vị giám mục Hoa Kỳ không còn nấn ná nữa, nhưng đã dứt khoát trở nên cứng rắn đối với các chính trị gia Công Giáo phò “văn hóa sự chết”.
III. Năm điều chờ mong trong năm 2010: Sau khi đưa ra 5 điều tệ hại nhất và 5 điều khích lệ nhất của năm 2009, Lawler tiên đoán 5 điều sau đây sẽ xẩy ra trong năm 2010, cũng theo thứ tự từ dưới đi lên. Theo ông, những tin tức hàng đầu để có thể chạy hàng tít lớn không dễ gì mà tiên đoán được. Ngược với triều đại Đức Gioan Phaolô II, các công bố lớn dưới thời Đức Bênêđíctô XVI thường xẩy ra mà không có báo trước. Dinh tông tòa hình như không có lỗ hổng nào; các nhà báo không được dành một tuần lễ nào để thảo luận hay “vặn vẹo”một tài liệu trước khi được công bố. Ngay cả khi một chủ đề nào đó đã được các giới bao quanh Vatican thảo luận hàng tháng trước, thì Đức Bênêđíctô XVI vẫn có khả năng làm cho các nhà báo chưng hửng về ngày giờ công bố chủ đề ấy. Trong năm 2009 chẳng hạn, việc ngài bãi bỏ vạ tuyệt thông cho các giám mục của Hội Thánh Piô X và việc ngài mời gọi anh chị em Anh Giáo đều là những việc bất ngờ, cho dù các phúc trình về mối liên hệ của Tòa Thánh với Nhóm Duy Truyền Thống và với các người Anh Giáo bảo thủ đã được bàn tán cả mấy năm trước. Cũng thế, dù người ta biết rõ Bộ Phong Thánh đã sọan sẵn sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của Đức Piô XII, nhưng không nhà báo nào tại Vatican dự đoán được việc Đức Giáo Hoàng cho công bố sắc lệnh đó vào tháng 12 vừa qua.
Rõ ràng là Đức Bênêđíctô XVI đưa ra động thái về chính sách khi ngài cho đã đến lúc thuận tiện để làm việc đó, chứ không hẳn để chiều theo “tiên đoán” của báo chí. Bởi thế, tiên đoán các biến cố chính có tính tin tức cho năm 2010, người ta chỉ làm một cố gắng để đọc ra tâm tư của Đức Giáo Hoàng mà thôi.
5. Đức Bênêđíctô XVI sẽ đưa ra các đề nghị mới nhằm phục hưng nền phụng vụ Latinh.
Nhiều năm trước đây, khi còn là Hồng Y Ratzinger, Đức Bênêđíctô XVI vốn được nhận diện là một trong những người cổ vũ hăng say nhất việc“canh tân cuộc canh tân”. Ngài hay viết về phụng vụ và luôn nhấn mạnh đến nhu cầu phải phục hưng cảm thức về thánh thiêng. Khi được bầu làm Giáo Hoàng, những người thuộc một khuynh hướng phụng vụ với ngài vốn mong đợi sẽ có những thay đổi quan trọng về phụng vụ. Từ ngày đó đến nay, các thay đổi như thế rất ít. Nhưng Đức Bênêđíctô hành động một cách hết sức có tính toán, và không có lý do gì để tin là ngài hết quan tâm tới việc canh tân phụng vụ. Trái lại, khi ngài cho công bố tông thư Summorum Pontificum, cho phép việc sử dụng rộng rãi nền phụng vụ Latinh cổ truyền, ngài đã cho hay việc sử dụng rộng rãi hình thức cử hành ngoại thường này chắc chắn sẽ sản sinh ra một phong trào hướng tới cuộc canh tân mà nhiều người đang mong chờ đối với Novus Ordo (Phần Thường Lễ).
Trong suốt mùa hè năm 2009, tại Rôma từng có nhiều lời đồn đãi cho rằng Bộ Thờ Phượng Thánh đang nghiên cứu các đề nghị mới về phụng vụ. Những lời đồn đại này được phao truyền rộng rãi đến độ Phòng Báo Chí Tòa Thánh phải ra thông cáo khéo léo đính chính đại loại như sau: hiện không có “đề nghị có tính định chế” nào đang được xem sét.
Nhưng sau đó, Andrea Tornielli, một nhà báo chuyên về Vatican vốn được coi là chính xác một cách nhất quán nhất, đã quả quyết trên tờ Il Giornale rằng dù Tòa Thánh bác bỏ, nhưng nhiều đề nghị nhằm “canh tân cuộc canh tân” đang được xem sét. Mấy tuần sau, phúc trình của Tornielli, trong yếu tính, đã được một thẩm quyền rất giá trị của Vatican xác nhận, đó chính là Đức HY Antonio Cañizares Llovera, bộ trưởng thánh bộ Thờ Phượng Thánh.
Hẳn có điều gì đó đang sắp xẩy ra. Người ta không biết rõ hình dạng của nó ra sao và ngày giờ nó ra đời lúc nào, nhưng họ có quyền chờ đợi nó trong năm 2010.
4. Đức GH Gioan Phaolô II và Đức HY John Henry Newman sẽ được phong chân phước
Theo Lawler, đây không hẳn là một tiên báo táo bạo. Vì ai cũng biết Đức Gioan Phaolô II đã được nâng lên hàng Đáng Kính, chỉ cần một phép lạ được công nhận nữa là ngài được phong chân phước. Mà phép lạ gán cho lời cầu bầu của ngài thì nhiều và hiện đang được nghiên cứu. Vả lại, hàng triệu tín đồ Công Giáo khắp thế giới đang khao khát cho việc nghiên cứu này tiến hành mau chóng. Tất cả những yếu tố ấy khiến người ta đủ lý do để tin rằng mùa thu này, Đức Gioan Phaolô II sẽ được phong chân phước.
Việc phong chân phước cho Đức HY Newman cũng thế, chỉ còn là vấn đề thời gian. Tòa Thánh đã xác nhận tính chân thực của một phép lạ do sự cầu bầu của ngài đem lại. Có chăng chỉ còn việc ấn định ngày phong chân phước mà thôi. Vì phép lạ đã được nhìn nhận hồi tháng 7, nên việc phong chân phước đáng lẽ đã xẩy ra rồi. Tại sao có sự trì hoãn này? Một số giới chức Công Giáo Anh cho rằng Đức Bênêđíctô XVI có thể dành vinh dự chủ tọa lễ phong chân phước này cho chính ngài, dịp ngài qua thăm Anh Quốc vào tháng 9 năm 2010.
3. Tòa Thánh sẽ có một tranh chấp lớn về chính sách với Liên Hiệp Âu Châu
Ít người lưu ý tới việc năm 2009 khi Hiệp Ước Lisbon có hiệu lực, thì Liên Hiệp Âu Châu đã trở thành một cơ cấu có chủ quyền, được trao cho nhiều quyền lực mới vượt trên các quốc gia hội viên.
Dù Tòa Thánh luôn mạnh mẽ hỗ trợ chính nghĩa hiệp nhất Âu Châu, nhưng cơ quan đầu não của Liên Hiệp Âu Châu luôn chống lại Giáo Hội trong các vấn đề như phá thai, hôn nhân đồng tính, giáo dục tôn giáo và cả việc đối xử với tôn giáo trong các văn kiện thành lập Liên Hiệp. Cả hàng thập niên qua, Tòa Thánh luôn đấu tranh chống lại các nhà lãnh đạo chính trị duy tục của Âu Châu trong nhiều vấn đề đặc thù, trong khi vẫn hỗ trợ mục tiêu tổng quát của Liên Hiệp này. Nay, một khi Liên Hiệp Âu Châu đã mang hình thức một cơ chế có chủ quyền, một kình chống trực diện thế nào cũng xẩy ra.
Cuộc kình chống ấy sẽ xẩy ra nhân dịp tòa án Âu Châu lên án việc Ái Nhĩ Lan ngăn cấm phá thai chăng? Việc lên án này quả là chuyện nghịch thường phi lý vì các giám mục Ái Nhĩ Lan đều là những người từng mạnh mẽ ủng hộ hiệp ước Lisbon. Hay sự kình chống ấy sẽ được khai triển đối với quyết định vốn đã được Tòa Nhân Quyền của Âu Châu phán quyết: tức phán quyết cho rằng việc trưng tượng chịu nạn trong các lớp học ở Ý là vi phạm nhân quyền? Hay cũng có thể là một vấn đề khác hẳn. Cuộc kình chống ấy khó lòng tránh được.
2. Đức Bênêđíctô XVI sẽ có động thái đại kết ngoạn mục đối với các giáo hội Đông Phương.
Ta biết Đức Bênêđíctô XVI vốn quan tâm đến việc hòa giải với các người Công Giáo duy truyền thống và tháng Giêng năm ngoái, ngài đã có động thái ngoạn mục qua việc bãi bỏ vạ tuyệt thông cho các giám mục của Hội Thánh Piô X. Ta cũng biết ngài rất quan tâm đến việc lôi cuốn các anh chị em Anh Giáo có tinh thần truyền thống trở về với Giáo Hội Công Giáo, và tháng 10 năm ngoái, ngài từng đưa ra một đề nghị ngoạn mục. Và ta còn biết là ngài rất quan tâm đến việc xích gần lại các giáo hội Chính Thống. Nên hãy chờ xem.
Với việc bầu cử Thượng Phụ Kirill đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Nga, Đức Bênêđíctô XVI hiện đang có một người đối thoại ở Mạc Tư Khoa cũng quan tâm chẳng kém đối với việc đại kết như mình. Dù toà thượng phụ Mạc Tư Khoa vẫn tiếp tục đưa ra nhiều lời chỉ trích chống lại điều họ gọi là cố gắng lôi kéo người ta vào đạo của Công Giáo, nhưng giọng điệu trong các lời chỉ trích này đã bớt phần chua cay hơn trước nhiều, ngầm cho thấy ý muốn sẵn sàng đối thoại thường xuyên và có chất lượng hơn.
Trong trường hợp có sự kình chống lớn với Liên Hiệp Âu Châu, phần chắc là Giáo Hội Chính Thống Nga sẽ hỗ trợ Giáo Hội Công Giáo. Vì nhiều năm qua, giới lãnh đạo Chính Thống Nga công khai bày tỏ ý muốn được liên minh với Công Giáo trong cố gắng chống lại chủ nghĩa thế tục tại Âu Châu.
Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhiều lần bày tỏ ý nguyện được viếng Mạc Tư Khoa. Nhưng mỗi lần có kế hoạch họp thượng đỉnh với Thượng Phụ Alexei II, thì các giới chức Nga lại ngăn cản. Đức GH Bênêđíctô chưa công khai bày tỏ ý nguyện du hành qua Nga, nhưng thượng phụ Mạc Tư Khoa đã bắt đầu đưa ra gợi ý về một cuộc họp thượng đỉnh gần đây. Trong năm 2010 chăng?
1. Đức Bênêđíctô sẽ cử nhiệm thêm nhiều hồng y
Tiên đoán này khá dễ dàng. Cơ mật viện cuối cùng để cử nhiệm hồng y là tháng 11 năm 2007. Tuổi tác và cái chết đã dần dần làm con số các vị hồng y có tư cách đầu phiếu thưa dần, và một số vị giáo chủ đang phải đảm nhiệm các chức vụ, cả ở Vatican lẫn địa phương, mà thường ra vốn dành cho các vị hồng y.
Hiện có 112 hồng y dưới tuổi 80 nghĩa là có thể tham dự việc bầu giáo hoàng. Đến cuối tháng 3 này, con số ấy sẽ xuống còn 108, vì 4 vị hồng y nữa sẽ vượt qua tuổi 80. Qua tháng 9, con số ấy chỉ còn 103, ấy là chưa kể trường hợp có vị qua đời. Chắc chắn Đức Bênêđíctô XVI phải nghĩ đến viễn ảnh ấy. Có tin cho rằng Đức TGM Raymond Burke, hiện đứng đầu Tòa Án Tối Cao (Apostolic Signatura) sẽ là lãnh mũ hồng y trong cơ mật viện tới. Cũng có nguồn tin cho hay trước khi triệu tập cơ mật viện sắp tới, Đức GH có thể sẽ có những thay đổi lớn trong Giáo Triều. Trong đó, có việc thay thế Đức HY Giovanni Battista Re, bộ trưởng Thánh Bộ Giám Mục. Có tin đồn cả năm nay cho rằng sau khi đã làm việc tại Giáo Triều cả 20 năm nay, Đức HY Re sẽ được thay thế nhân dịp ngài 76 tuổi vào ngày 30 tháng Giêng này.
Top Stories
Laos: Nomination du nouvel évêque du vicariat apostolique de Savannakhet,
Eglises d'Asie
08:07 11/01/2010
Le 9 janvier dernier, le recteur du grand séminaire Jean-Marie Vianney de Thakhek, unique séminaire de la petite Eglise du Laos, le P. Jean-Marie Prida Inthirath, a été nommé par Benoît XVI évêque du vicariat apostolique de Savannakhet. Le poste était vacant depuis le décès, le 14 juillet dernier, de Mgr Jean Sommeng Vorachak, d’un cancer de la moelle osseuse, à l’âge de 76 ans. Nommé à la tête du vicariat de Savannakhet en 1997, le prélat avait traversé toutes les étapes de l’histoire mouvementée de l’Eglise du Laos, de la prise totale du pouvoir par le Pathet Lao en 1975 à la lente renaissance de l’Eglise catholique ces dernières années (1).
Le P. Prida Inthirath, né le 19 février 1957 dans la province de Khammouan, sur le territoire du vicariat apostolique de Savannakhet, a étudié la philosophie et la théologie à Thakhek, avant d’être ordonné prêtre le 20 avril 1986, toujours pour le vicariat de Savannakhet. Pour parfaire sa formation, il a étudié en France de 1993 à 1994 (année de formation pastorale à Toulouse). De retour au Laos, et jusqu’en 2004, il eut la responsabilité pastorale de nombreux villages du vicariat, puis se vit confier le poste de recteur du grand séminaire de Thakhek ainsi que la cure des paroisses de Khôksang et de Keng Kasi.
Le vicariat de Savannakhet, situé au centre du Laos et dont le siège épiscopal est Thakhek, est l’un des quatre vicariats apostoliques (2) du pays. Erigé en 1963, il compte actuellement six prêtres en activité sur place (certains étant en formation à l’étranger), 54 paroisses et 98 religieux (dont une cinquantaine de religieuses) pour quelques 13 000 catholiques dispersés dans un environnement bouddhiste très majoritaire (3). La majeure partie de la communauté catholique, qui se concentre dans la localité de Thakhek de ses environs, est formée de Vietnamiens et d’autres ethnies minoritaires.
Selon les sources ecclésiastiques locales, les catholiques sont à l’heure actuelle près de 1 % (entre 40 000 et 45 000 fidèles environ) de la population du Laos, essentiellement bouddhiste. Pour cette Eglise qui manque cruellement de prêtres (une vingtaine seulement pour tout le pays), la liberté religieuse reste très limitée et les activités ecclésiales étroitement surveillées. Ce n’est qu’en 2006, et non sans difficultés, que les autorités ont permis la reprise des ordinations sacerdotales, lesquelles restent néanmoins insuffisantes pour les besoins de la mission (4).
Le lieu ainsi que la date d’ordination du nouvel évêque ne sont pas encore connus.
(1) Voir EDA 512
(2) Les trois autres vicariats apostoliques de l’Eglise au Laos sont Paksé, Vientiane et Luang Prabang.
(3) Sources: Ucanews, 11 janvier 2010, Fides, 9 janvier 2010, Catholic Hierarchy.
(4) Rapport 8 janvier 2010 de le HCR, Haut Commissariat aux réfugiés des Nations Unies. Voir EDA 500
(sOURCE: Eglises d'Asie, 11 janvier 2010)
Le P. Prida Inthirath, né le 19 février 1957 dans la province de Khammouan, sur le territoire du vicariat apostolique de Savannakhet, a étudié la philosophie et la théologie à Thakhek, avant d’être ordonné prêtre le 20 avril 1986, toujours pour le vicariat de Savannakhet. Pour parfaire sa formation, il a étudié en France de 1993 à 1994 (année de formation pastorale à Toulouse). De retour au Laos, et jusqu’en 2004, il eut la responsabilité pastorale de nombreux villages du vicariat, puis se vit confier le poste de recteur du grand séminaire de Thakhek ainsi que la cure des paroisses de Khôksang et de Keng Kasi.
Le vicariat de Savannakhet, situé au centre du Laos et dont le siège épiscopal est Thakhek, est l’un des quatre vicariats apostoliques (2) du pays. Erigé en 1963, il compte actuellement six prêtres en activité sur place (certains étant en formation à l’étranger), 54 paroisses et 98 religieux (dont une cinquantaine de religieuses) pour quelques 13 000 catholiques dispersés dans un environnement bouddhiste très majoritaire (3). La majeure partie de la communauté catholique, qui se concentre dans la localité de Thakhek de ses environs, est formée de Vietnamiens et d’autres ethnies minoritaires.
Selon les sources ecclésiastiques locales, les catholiques sont à l’heure actuelle près de 1 % (entre 40 000 et 45 000 fidèles environ) de la population du Laos, essentiellement bouddhiste. Pour cette Eglise qui manque cruellement de prêtres (une vingtaine seulement pour tout le pays), la liberté religieuse reste très limitée et les activités ecclésiales étroitement surveillées. Ce n’est qu’en 2006, et non sans difficultés, que les autorités ont permis la reprise des ordinations sacerdotales, lesquelles restent néanmoins insuffisantes pour les besoins de la mission (4).
Le lieu ainsi que la date d’ordination du nouvel évêque ne sont pas encore connus.
(1) Voir EDA 512
(2) Les trois autres vicariats apostoliques de l’Eglise au Laos sont Paksé, Vientiane et Luang Prabang.
(3) Sources: Ucanews, 11 janvier 2010, Fides, 9 janvier 2010, Catholic Hierarchy.
(4) Rapport 8 janvier 2010 de le HCR, Haut Commissariat aux réfugiés des Nations Unies. Voir EDA 500
(sOURCE: Eglises d'Asie, 11 janvier 2010)
Vietnam: Catholics beaten, robbed, kidnapped; pastor accused of inciting riot against people’s government
Emily Nguyen
17:23 11/01/2010
Police and pro-government thugs in the village of Dong Hoi, located at around 70 km South of Hanoi, are at war with Catholics. Seven Catholics were kidnapped. A priest was restrained and threatened while trying to intervene in an attack against his travel companion.
“Had he not been wearing a helmet, he’d be death by now,” said a nurse who was also a nun of the Lovers of the Holy Cross order in Dong Chiem who provided medic care to save the life of JB Nguyen Huu Vinh, a Catholic writer and reporter who was beaten and robbed by a dozen of police and pro-government thugs.
At 5:30 PM on Monday Jan. 11, Fr. Nguyen Van Lien, assistant priest of Dong Chiem Parish, was attacked by “a group of police in uniform and plain clothes” when he was giving the victim a riding tour around the village on his motorbike.
“As I was trying to get around a huge dirt pile on the bridge of Ai Nang, freshly dumped to block access to the area, a group of police in uniform and plain clothes attacked us,” the priest recalled.
“Seeing the victim wearing a camera in his neck, about 10 police officials jumped to and beat him savagely, trying to snatch his camera. I left my motorbike, jumping to his defense but the police used batons to threaten and held me back, ” said Fr. Nguyen. “Once they got the camera, they left the scene, leaving the victim lying in the middle of the road with a bloody mouth and a concussion,” he added.
The priest was not in serious condition, but his companion was beaten to unconsciousness.
Sisters of the order of Lovers of the Holy Cross in Dong Chiem came to rescue. On their way, Fr. Nguyen and the sisters also found a bike of two Catholic disabled war veterans. Fr. Nguyen confirmed that the two veterans had come to visit Dong Chiem and left him minutes earlier. The two had been attacked and abducted by the same group of police, passersby reported. Their motorbike remained at the scene, their whereabouts, however, remained un-accounted for.
After the evening Mass, thousands of Catholics marched on the street of Dong Chiem to protest the attack against Fr. Nguyen and other Catholics and the detention of other 5 parishioners.
On Jan. 7, a day after the infamous police attack in Dong Chiem, in a gesture of defiance toward the government, the faithful erected a new bamboo cross at the very site where the destroyed crucifix once stood. The action was to affirm the right of ownership of the land that "has belonged to the parish for more than 100 years and will not be abandoned."
A few hours later, 5 among the poorest parishioners in the village were asked to come to governmental service center for "filling out applications for food aid". At the end of the day, local authorities announced on loud speakers that the five “had bent their heads admitting guilty” in re-erecting the bamboo cross. They then were jailed at an unknown location.
The situation in Dong Chiem seems spinning out of control as the local government is reapplying the old trick of using hired thugs, and delinquent juveniles to attack Catholics while state media keep spreading negative image of Catholic on loud speakers day in and day out with the same language to distort the truth, defame religion, and promote hatred between Catholics and non-Catholics.
On the streets, police and gangs of thugs have stopped anyone who dares wearing any Catholic religious symbol to assault them.
On Jan. 09, Le Cong Sang, chairman of My Duc District's People Committee, who had ordered the brutal attack at Dong Chiem 3 days earlier, signed a statement accused Fr. Joseph Nguyen Van Huu of "not fulfilling his duty as pastor but rather leading his faithful into committing crimes". The pastor of Dong Chiem was also accused of “encouraging anti-government activities”, “undermining the great national unity bloc,” and “conducting propaganda against the people’s government”.
Sang ordered Fr. Joseph Nguyen to remove the new erected bamboo cross and to present himself in person at the People’s Committee of My Duc District. The courageous priest has defiantly protested the order. He set up a bulletin board to fill his flock in with latest developments and reassure them that they would not be alone in this ordeal, that Masses and prayer vigils have been held to pray for them throughout the country and from as far away as England, Ireland, Japan, and USA.
Bishops from all over the country have praised Fr. Joseph Nguyen and his parishioners for their testimonies of faith. Despite the risk of being assaulted by pro-government thugs, Bishop Joseph Nguyen Van Yen of Phat Diem travelled personally to the site to console them.
However outpouring the support is, the government does not seem ready to back down as the language in the statement of the Committee of My Duc indicated. If they have their way, Dong Chiem will be just another Thai Ha, Tam Toa, or Vinh Long where they had boldly held on to their plan of not returning the properties belonged to the Church, despite of what they said to the public and to the Vatican during the heads of the state visits in the recent past.
Police and pro-government thugs ready to attack Catholics |
Blocking access to the area |
Catholics marching on the street to protest |
At 5:30 PM on Monday Jan. 11, Fr. Nguyen Van Lien, assistant priest of Dong Chiem Parish, was attacked by “a group of police in uniform and plain clothes” when he was giving the victim a riding tour around the village on his motorbike.
“As I was trying to get around a huge dirt pile on the bridge of Ai Nang, freshly dumped to block access to the area, a group of police in uniform and plain clothes attacked us,” the priest recalled.
“Seeing the victim wearing a camera in his neck, about 10 police officials jumped to and beat him savagely, trying to snatch his camera. I left my motorbike, jumping to his defense but the police used batons to threaten and held me back, ” said Fr. Nguyen. “Once they got the camera, they left the scene, leaving the victim lying in the middle of the road with a bloody mouth and a concussion,” he added.
The priest was not in serious condition, but his companion was beaten to unconsciousness.
Sisters of the order of Lovers of the Holy Cross in Dong Chiem came to rescue. On their way, Fr. Nguyen and the sisters also found a bike of two Catholic disabled war veterans. Fr. Nguyen confirmed that the two veterans had come to visit Dong Chiem and left him minutes earlier. The two had been attacked and abducted by the same group of police, passersby reported. Their motorbike remained at the scene, their whereabouts, however, remained un-accounted for.
After the evening Mass, thousands of Catholics marched on the street of Dong Chiem to protest the attack against Fr. Nguyen and other Catholics and the detention of other 5 parishioners.
On Jan. 7, a day after the infamous police attack in Dong Chiem, in a gesture of defiance toward the government, the faithful erected a new bamboo cross at the very site where the destroyed crucifix once stood. The action was to affirm the right of ownership of the land that "has belonged to the parish for more than 100 years and will not be abandoned."
A few hours later, 5 among the poorest parishioners in the village were asked to come to governmental service center for "filling out applications for food aid". At the end of the day, local authorities announced on loud speakers that the five “had bent their heads admitting guilty” in re-erecting the bamboo cross. They then were jailed at an unknown location.
The situation in Dong Chiem seems spinning out of control as the local government is reapplying the old trick of using hired thugs, and delinquent juveniles to attack Catholics while state media keep spreading negative image of Catholic on loud speakers day in and day out with the same language to distort the truth, defame religion, and promote hatred between Catholics and non-Catholics.
On the streets, police and gangs of thugs have stopped anyone who dares wearing any Catholic religious symbol to assault them.
On Jan. 09, Le Cong Sang, chairman of My Duc District's People Committee, who had ordered the brutal attack at Dong Chiem 3 days earlier, signed a statement accused Fr. Joseph Nguyen Van Huu of "not fulfilling his duty as pastor but rather leading his faithful into committing crimes". The pastor of Dong Chiem was also accused of “encouraging anti-government activities”, “undermining the great national unity bloc,” and “conducting propaganda against the people’s government”.
Sang ordered Fr. Joseph Nguyen to remove the new erected bamboo cross and to present himself in person at the People’s Committee of My Duc District. The courageous priest has defiantly protested the order. He set up a bulletin board to fill his flock in with latest developments and reassure them that they would not be alone in this ordeal, that Masses and prayer vigils have been held to pray for them throughout the country and from as far away as England, Ireland, Japan, and USA.
Bishops from all over the country have praised Fr. Joseph Nguyen and his parishioners for their testimonies of faith. Despite the risk of being assaulted by pro-government thugs, Bishop Joseph Nguyen Van Yen of Phat Diem travelled personally to the site to console them.
However outpouring the support is, the government does not seem ready to back down as the language in the statement of the Committee of My Duc indicated. If they have their way, Dong Chiem will be just another Thai Ha, Tam Toa, or Vinh Long where they had boldly held on to their plan of not returning the properties belonged to the Church, despite of what they said to the public and to the Vatican during the heads of the state visits in the recent past.
Vietnam: Gewalt wegen Friedhofskreuz (tiếng Đức)
Katholisches
17:29 11/01/2010
(Hanoi) Veröffentlicht am 11. Januar 2010 - Wegen eines Friedhofskreuzes ist es zu Gewalt gegen Christen gekommen. Nach Angaben eines Sprechers der Diözese Dong Chiem hat die Polizei am 6. Januar trotz Protesten ein Kruzifix auf einem katholischen Friedhof abmontieren lassen. Es kam zu Handgreiflichkeiten, demonstrierende Gläubige wurden gewaltsam verschleppt. Hintergrund sind Streitigkeiten über die Besitzverhältnisse. Die katholische Kirche reklamiert den Grund für sich, er sei seit über 100 Jahren im Besitz einer Pfarrei, während der kommunistische Staat Privateigentum nicht anerkennen will.
(Source: http://www.katholisches.info/?p=5979)
(Source: http://www.katholisches.info/?p=5979)
Vietnam: Sicherheitskräfte sprengen Kreuz auf Friedhof (tiếng Đức)
Die katholische Erlebniswelt
17:30 11/01/2010
Rom (KNA) - In der vietnamesischen Hauptstadt Hanoi haben Sicherheitskräfte ein Kreuz gesprengt, das auf einem katholischen Friedhof stand. Gegen Gläubige, die sich zum Schutz des Kruzifixes friedlich versammelt hatten, ging die Polizei nach Angaben des römischen Pressedienstes asianews vom Donnerstag gewaltsam vor. Mindestens zwei junge Männer seien verletzt worden, berichtete asianews unter Berufung auf eine Mitteilung der Erzdiözese Hanoi. Das Bistum verurteilte das Vorgehen der Sicherheitskräfte.
Den Angaben zufolge wurde das auf einem Felsen inmitten des Friedhofs errichtete Kreuz am Mittwochmorgen (Ortszeit) von einer Armeeeinheit durch eine Sprengladung zerstört. Zum Schutz der Aktion hatten die Behörden laut asianews rund 500 Polizisten mit Hundestaffeln auf den Gottesacker der Gemeinde von Dong Chiem in Hanoi abkommandiert. Diese seien gegen die protestierenden Gläubigen mit Tränengas und Schlagstöcken vorgegegangen.
Ein ähnlicher Vorfall hatte sich dem Bericht zufolge am 5. November in der nordvietnamesischen Diözese Vinh ereignet, als Bulldozer eine Marienstatue von einem katholischen Friedhof entfernten.
(Source: http://www.liborius.de/nachrichten/ansicht/artikel/vietnam-sic.html)
Den Angaben zufolge wurde das auf einem Felsen inmitten des Friedhofs errichtete Kreuz am Mittwochmorgen (Ortszeit) von einer Armeeeinheit durch eine Sprengladung zerstört. Zum Schutz der Aktion hatten die Behörden laut asianews rund 500 Polizisten mit Hundestaffeln auf den Gottesacker der Gemeinde von Dong Chiem in Hanoi abkommandiert. Diese seien gegen die protestierenden Gläubigen mit Tränengas und Schlagstöcken vorgegegangen.
Ein ähnlicher Vorfall hatte sich dem Bericht zufolge am 5. November in der nordvietnamesischen Diözese Vinh ereignet, als Bulldozer eine Marienstatue von einem katholischen Friedhof entfernten.
(Source: http://www.liborius.de/nachrichten/ansicht/artikel/vietnam-sic.html)
Wietnam: biskupi apelują do rządu o respektowanie praw człowieka i wolności religijnej (Ba Lan)
Katolicka Agencja Informacyyjna
17:32 11/01/2010
Ostatnia aktualizacja 2010-01-11 -- O respektowanie praw człowieka i wolności religijnej zaapelowali do władz Socjalistycznej Republiki Wietnamu biskupi północnej części kraju. Hierarchowie wyrazili solidarność z arcybiskupem Hanoi, Josephem Ngč Quang Ki?tem oraz potępili zniszczenie symboli religijnych i atak na wspólnotę katolicką.
Biskupi północnej części Wietnamu spotkali się 8 stycznia w kurii archidiecezjalnej w Hanoi. W komunikacie ze swych obrad stwierdzili, że zniszczenie przez oddziały milicji krzyża na cmentarzu parafii katolickiej w Dong Chiem 6 stycznia oraz przemoc wobec wiernych należą do stałych składników polityki wyznaniowej wietnamskich władz. Przestrzegają rząd przed odwoływaniem się do środków, które mogą powodować dalsze niezadowolenie, gniew i nieufność społeczeństwa.
Hierarchowie po raz kolejny domagają się zmiany ustawodawstwa dotyczącego własności nieruchomości i uznanie własności prywatnej, zgodnie z Powszechną Deklaracją Praw Człowieka. Tymczasem wietnamskie władze twierdzą, że cała ziemia jest własnością ludu, a państwo nią zarządza. Biskupi podkreślają wolę współpracy z rządem dla dobra kraju oraz budowania,, wielkiej rodziny", której wszyscy członkowie mogliby współżyć w pokoju.
Abp Joseph Ngč Quang Kiet wraz z innymi biskupami odwiedzili parafię Dong Chiem. Tamtejsi wierni na miejscu krzyża zniszczonego przez bojówki milicyjne postawili nowy, z bambusa. Pragną w ten sposób potwierdzić prawo Kościoła do własności terenu, który od ponad stu lat należy do parafii i,, nie zostanie porzucony". W odpowiedzi władze aresztowały pięciu katolików oraz odcięły dostęp do terenu. Funkcjonariusze nie zniszczyli jednak nowego krzyża. Państwowe media podjęły natomiast oszczerczą kampanię przeciw katolikom, oskarżając ich o podżeganie do nienawiści.
(Source: http://wyborcza.pl/1,91446,7439889,Wietnam__biskupi_apeluja_do_rzadu_o_respektowanie.html)
Biskupi północnej części Wietnamu spotkali się 8 stycznia w kurii archidiecezjalnej w Hanoi. W komunikacie ze swych obrad stwierdzili, że zniszczenie przez oddziały milicji krzyża na cmentarzu parafii katolickiej w Dong Chiem 6 stycznia oraz przemoc wobec wiernych należą do stałych składników polityki wyznaniowej wietnamskich władz. Przestrzegają rząd przed odwoływaniem się do środków, które mogą powodować dalsze niezadowolenie, gniew i nieufność społeczeństwa.
Hierarchowie po raz kolejny domagają się zmiany ustawodawstwa dotyczącego własności nieruchomości i uznanie własności prywatnej, zgodnie z Powszechną Deklaracją Praw Człowieka. Tymczasem wietnamskie władze twierdzą, że cała ziemia jest własnością ludu, a państwo nią zarządza. Biskupi podkreślają wolę współpracy z rządem dla dobra kraju oraz budowania,, wielkiej rodziny", której wszyscy członkowie mogliby współżyć w pokoju.
Abp Joseph Ngč Quang Kiet wraz z innymi biskupami odwiedzili parafię Dong Chiem. Tamtejsi wierni na miejscu krzyża zniszczonego przez bojówki milicyjne postawili nowy, z bambusa. Pragną w ten sposób potwierdzić prawo Kościoła do własności terenu, który od ponad stu lat należy do parafii i,, nie zostanie porzucony". W odpowiedzi władze aresztowały pięciu katolików oraz odcięły dostęp do terenu. Funkcjonariusze nie zniszczyli jednak nowego krzyża. Państwowe media podjęły natomiast oszczerczą kampanię przeciw katolikom, oskarżając ich o podżeganie do nienawiści.
(Source: http://wyborcza.pl/1,91446,7439889,Wietnam__biskupi_apeluja_do_rzadu_o_respektowanie.html)
Hanoi Archdiocese slams cross removal ’sacrilege’
Asia-News
17:33 11/01/2010
January 11, 2010 - Hanoi archdiocese has condemned local security officials’ removal of a cement cross which stood on top of a hill used as a Catholic cemetery.
Fr John Le Trong Cung, secretary at the archbishop’s house, said 600-1,000 security officials using hand tools destroyed the cement cross at 2 a.m. on Jan. 6, UCA News reports.
The cross stood on top Nui Tho (Worship Mountain) near Dong Chiem church in Hanoi’s My Duc district.
In a message dated Jan. 7 to local Catholics, Father Cung said security officials had blocked roads leading to the hill which the parish has owned since its establishment over 100 years ago. Local Catholics once used the hill as a cemetery for family members and for the victims of a severe famine in 1945-1946, he added.
His message is posted on the archdiocesan website and other local Church websites.
The priest said many local Catholics were beaten and tear gassed when they protested the destruction of the cross. Two women were seriously injured and are in hospital, he added.
Fr Cung described the incident as a “sacrilege.”
“We are deeply concerned. Destroying a cross is offending Christ” as the cross is “the most sacred symbol of the Catholic faith and the Catholic Church,” he said.
The archdiocesan official also described the security officials’ treatment of protesters as “an inhuman action.”
Fr Cung asked local Catholics to pray for justice, spiritual values and human rights to be respected and protected in the country.
According to local Church sources, after the officials left the hill, local Catholics erected two small wooden crosses, hung funeral flags and placed candles around the foot of the old cross.
Later, 40 archdiocesan priests visited the site and concelebrated a special Mass at the church.
Local Catholics also peacefully gathered outside the homes of several officials to urge them to repent of what they had done.
According to local Church sources, parishioners erected the cement cross on the hill on March 4, 2009, replacing an old wooden cross.
Government authorities accused local Catholics of erecting the new cross illegally and ordered them to remove it. However, local people refused.
(Source: http://www.cathnewsasia.com/2010/01/11/hanoi-archdiocese-slams-cross-removal-sacrilege/)
Fr John Le Trong Cung, secretary at the archbishop’s house, said 600-1,000 security officials using hand tools destroyed the cement cross at 2 a.m. on Jan. 6, UCA News reports.
The cross stood on top Nui Tho (Worship Mountain) near Dong Chiem church in Hanoi’s My Duc district.
In a message dated Jan. 7 to local Catholics, Father Cung said security officials had blocked roads leading to the hill which the parish has owned since its establishment over 100 years ago. Local Catholics once used the hill as a cemetery for family members and for the victims of a severe famine in 1945-1946, he added.
His message is posted on the archdiocesan website and other local Church websites.
The priest said many local Catholics were beaten and tear gassed when they protested the destruction of the cross. Two women were seriously injured and are in hospital, he added.
Fr Cung described the incident as a “sacrilege.”
“We are deeply concerned. Destroying a cross is offending Christ” as the cross is “the most sacred symbol of the Catholic faith and the Catholic Church,” he said.
The archdiocesan official also described the security officials’ treatment of protesters as “an inhuman action.”
Fr Cung asked local Catholics to pray for justice, spiritual values and human rights to be respected and protected in the country.
According to local Church sources, after the officials left the hill, local Catholics erected two small wooden crosses, hung funeral flags and placed candles around the foot of the old cross.
Later, 40 archdiocesan priests visited the site and concelebrated a special Mass at the church.
Local Catholics also peacefully gathered outside the homes of several officials to urge them to repent of what they had done.
According to local Church sources, parishioners erected the cement cross on the hill on March 4, 2009, replacing an old wooden cross.
Government authorities accused local Catholics of erecting the new cross illegally and ordered them to remove it. However, local people refused.
(Source: http://www.cathnewsasia.com/2010/01/11/hanoi-archdiocese-slams-cross-removal-sacrilege/)
PRESS RELEASE: Journalist Nguyen Huu Vinh attacked by Vietnamese Communist Officers and Police
Vietnamese Catholic Mass Media
23:20 11/01/2010
The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media
92 The River Rd - Revesby NSW 2212
Tel: (02) 9773 0933
Fax: (02) 9773 3998
paulvanchi@yahoo.com
PRESS RELEASE
FOR IMMEDIATE RELEASE
Contact: Fr. Paul Van Chi Chu
Tel: (02) 9773 0933
Mob: 0410 552 650
Sydney, Jan 12, 2010- The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media is urgently reporting to the world community about a brutal act of violence committed by the police against a Catholic writer and reporter in Vietnam
At 5:30 PM on Monday Jan. 11, Mr. JB Nguyen Huu Vinh, a Catholic freelance journalist was accompanying Fr. Nguyen Van Lien, assistant priest of Dong Chiem Parish, on their trip to the site of an early morning police attack on Jan 6, 2010 which left dozen parishioners wounded before dynamites were used to blow up a 5 meter crucifix erected on the hilltop of the parish cemetery dubbed "Mount of worship".
According to Fr. Lien, when they were about 500 meters to their destination of Dong Chiem, My Duc District of Hanoi, the pair ran into a huge dirt pile on the bridge of Ai Nang, freshly dumped by the police to block access to Dong Chiem. As the priest was trying to get his motorbike around this road bock, a group of about 10 uniformed and plainclothes police suddenly approached and assaulted Mr. Vinh savagely until he became unconscious.
Seeing his companion being attacked, Fr. Lien abandoned his bike and rushed to Mr. Vinh's rescue, only to get him being overpowered and manhandled by police forces.
The perpetrators then left with the victim's camera, leaving him with a bloody mouth and a concussion on the side of the road. Only then Fr.Lien could call for help and the Sisters of the order of Lovers of the Holy Cross in Dong Chiem quickly came to their rescue, in time to save Mr. Vinh's life. He is still being cared for by medical doctors and his family in Hanoi.
In light of the violence against Mr. JB Nguyen Huu Vinh, The Federation, therefore, would like to:
1. Strongly denounce Vietnamese police brutality against a journalist.
2. Demand Vietnam government to start an investigation on this incident in order for the perpetrators to be brought to justice, and the victim properly compensated for the bodily and emotional trauma he has sustained as a result of this senseless act.
3. Expose to the world community an illegal and immoral crime committed by Vietnamese law enforcement against the right to perform duty of a reporter.
4. Express our growing concern that the situation in Dong Chiem has started spinning out of control as the local government is reapplying the violent strategy of using hired thugs, and delinquent juveniles to attack Catholics while state media keep spreading negative image of Catholic, distorting the truth, defaming religion, and promoting hatred between Catholics and non-Catholics. Vietnam government must stop persecuting the Catholic priests and the faithful, and restore law and order in worshiping areas to prevent violence aimed at participants.
5. Demand local authorities in Vietnam to respect the law they promulgated and return the properties which rightfully belonged to the Catholic Church and other religious groups.
Contact:
Fr. Paul Van Chi Chu
Tel: (02) 9773 0933
Mob: 0410 552 650
Mons. Peter Tai Van Nguyen
Director of Radio Veritas Asia
Buick St. North Fairview,
Quezon City, Philippines
P.O. Box 2642
Email: rvaprogram@rveritas-asia.org
Fr. John Nghi Tran
Director of VietCatholic News Agency
435 Berkeley Ave
Claremont, CA 91711, USA
Email: conggiao@gmail.com
Fr. Joachim Viet-Chau Nguyen Duc
Director of People Of God Magazine in America
PO Box 1419 Gretna,
LA 70053-5440, USA.
Email: danchuausa@yahoo.com
Fr. Anthony Quang Huu Nguyen
Director of People Of God Magazine in Australia
715 Sydney Rd. Brunswick Vic 3056
Australia
Email: danchuaucchau@gmail.com
Fr. Stephen Luu Thuong Bui
Director of People Of God Magazine in Europe
Magazine Catholique
Katholische Monatszeitschrift
Monthly Catholic Magazine
Email: info@danchua.de
Fr. Paul Van-Chi Chu
Vice Director of VietCatholic Network
92 The River Rd - Revesby
NSW 2212
Australia
Email: paulvanchi@yahoo.com
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuần lễ di dân Tổng Giáo Phận Sàigòn
Sr. Minh Nguyên
15:42 11/01/2010
Từ 2g chiều các bạn trẻ di dân khắp nơi như Gx. Hiển Linh, Tam Hải, Khiết Tâm, Xuân Hiệp. Bình Chánh....tổng cộng gồm 27 đơn vị bao gồm các giáo xứ và các anh chị em di dân được các Hội Dòng chăm sóc.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng: Tuần lễ di dân của Gp. Saigon bắt đầu từ ngày 03 tháng 1 và thánh lễ khai mạc được tổ chức tại giáo xứ Xuân Hiệp- Thủ Đức. Các bạn trẻ di dân tập trung về Xuân Hiệp khoảng hơn 2 ngàn trên danh sách, nhưng đến giờ cao điểm là thánh lễ số người tham dự lên đến 6 ngàn. Sau đó các bạn ở Xuân Hiệp lại được cầu nguyện bằng hình thức diễn nguyện với sự phục vụ của 12 ca sĩ: Phi Nguyễn, Kim Cương OP, Gia Ân, Kim Cúc, Tuyết Mai Ly, Hoàng Hiệp, Dịu Hiền và các ca sĩ trong nhóm Trái tim Yêu. Tiếp đến là hạt Bình An tổ chức ở Gx. Bình An Thượng và Gx. Phú Trung hạt Tân Sơn Nhì cũng được ban di dân của Tổng Gp. Saigon hỗ trợ tổ chức ngày họp mặt và thánh lễ cho anh chị em công nhân và ngoài ra còn rất nhiều nhà thờ như Khiết Tâm, Bình Chánh...tổ chức cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa và làm việc bác tong suốt tuần lễ di dân.
Đúng 2 giờ chiều, nhà thờ Phaolo không còn chỗ chứa, anh chị em công nhân khắp nơi đổ về. Nhóm nào cũng hăm hở nói cười thân thiện. Vào khuôn viên nhà thờ, các bạn như ngây ngất với những trang trí của ngày Giáng Sinh vẫn còn đây, kia ông già Noel to đùng cười tuần lạc đi phát quà, đây Ba Vua đang cưỡi lạc đà về chiêm bái Hài Nhi Các bạn công nhân thỏa thích ngắm nhìn và cũng thỏa thích.. chụp hình lưu niệm, đẹp và rực rỡ, to chưa từng thấy.... đó là những lời nhận xét của các bạn. Có lẽ cha xứ Phaolo Phạm Trung Dong cũng để dành cho các bạn đến chụp hình nên cũng chưa gỡ đi.
2g 30 chiều, 143 chủng sinh từ chủng viện Saigon chia thành hơn 25 tổ, mỗi tổ lại chia thành 3-4 nhóm cùng các bạn di dân chia sẻ... thật vui, thật dễ gần và hạnh phúc... những cảm tưởng của các bạn công nhân có lẽ còn hơn thế nữa, nhưng không thể biểu lộ qua ngôn ngữ mà chỉ trong ánh mắt, trong sự hòa mình và nhiệt tình của các bạn khi được các thầy chia sẻ và sinh hoạt. Lúc đó tôi đi vòng quanh thì thấy sân nhà thờ đã chật hết chỗ, có một số nhóm ra ngoài khuôn viên nhà thờ, ngồi gần... đống rác họp mà vẫn thấy vui !
Đúng 4g chiều, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đến với các bạn công nhân. Không khí chào đón nồng nhiệt từ bốn phía nhà thờ, cộng với dàn trống cũng của công nhân, làm cho bầu khí vui tươi và cao trào. Trên sân khấu lúc này tôi đếm được khoảng hơn 30 cha, gồm các cha trong Ban Mục Vụ Di Dân và các cha khách cũng như các cha xứ thuộc tổng Gp. Saigon. Các bạn công nhân đã gặp gỡ ĐHY qua những lời chia sẻ và những câu hỏi. Tôi ghi nhận các bạn đến từ nhiều vùng miền đất nước khác nhau lên đặt câu hỏi: Xin ĐHY chỉ cho chúng con cách biết tiếp cận Chúa cho gần hơn nữa. Xin cầu nguyện cho đức tin của chúng con mạnh mẽ vì hạt giống của chúng con như đang sống giữa bụi gai. Xin chỉ cho con cách dễ nhất giúp cho người bạn làm cùng với mình biết Chúa như mình. Xin ĐHY lưu tâm đến vấn đề trước và sau hôn nhân của chúng con, vì ở đất Saigon này, nữ công nhân nhiều hơn nam, do vậy chúng con lập gia đình với người chưa công giáo là điều tất yếu xảy ra... và câu hỏi cuối cùng: ĐHY khao khát điều gì nhất ở anh chị em di dân chúng con.
Thay vì trả lời cho những câu hỏi này ĐHY lại tỏ ý khen ngợi các bạn trẻ công nhân. Ngài nói rằng: Tôi rất vui mừng khi nghe được những câu hỏi này. Cách đây khoảng mấy năm, cũng tại ngôi nhà thờ này tôi được nghe các bạn tâm sự: ở đâu có khu công nghiệp ở đó có di dân, ở đâu có di dân ở đó có ba điều đó là ly di, phá thai và tình trạng nghiện ngập xì ke và Sida. Những câu hỏi của các bạn hôm nay đã hướng sang một chiều kích khác, đó là xoay quanh vấn đề đức tin, đức tin trong đời sống hôn nhân và đức tin trong xã hội. ĐHY chia sẻ thêm trong chuyến Ngài đi họp tại Roma tháng 11-2009 vừa qua về di dân trên toàn thế giới với 300 đại biểu khắp nơi. Ngài nói hội nghị muốn giáo hội địa phương và giáo hội tiếp nhận phải có sự hợp tác, như vậy sự chăm sóc cho anh chị em di dân mới được chu đáo. Ngài ví GH tiếp nhận là chiếc tàu ông Noe chở các bạn đến đất dồi dào hơn về đức tin, tinh thần cũng như vật chất. Các bạn sẽ trở nên những sứ giả Tin Mừng trên đất nước chúng ta, các bạn đã hỏi và từ những câu hỏi đó các bạn đã có ý hướng trở nên sứ giả rồi.
Những tràng pháo tay tưởng như không dứt của hơn ba ngàn bạn trẻ như nói lên cảm ơn ĐHY từ những lời khen ngợi ý nhị này.
Trong phần giảng lễ, ĐHY cũng lưu tâm anh chị em di dân về việc cầu nguyện, vì đây là nền tảng cho đức tin được giữ vững và được thắp sáng. Ngài cũng mời gọi chúng ta hãy tìm những hạt giống lời Chúa nằm trong nền văn hóa để dễ dàng chia sẻ với các bạn đồng nghiệp biết về Chúa.
Sau thánh lễ là nghi thức sai đi, các bạn trẻ trên tay cầm nến sáng, những ánh nến thắp rực rỡ trong đêm, xua tan khỏang tối, soi rõ mặt người bạn đứng bên cạnh. Tuy nhiên có đến khoảng 8 ngàn người tham dự nên không đủ nến và cũng không đủ đồ chụp nến, nên một số bạn đứng quanh tôi có nến mà không có chụp, các bạn cố giữ cho ngọn nến của mình cháy sáng bằng nhiều cách như bao bằng tờ bướm bài hát, che bằng tay, nhưng cũng có người nến tắt mà không biết, anh vẫn say sưa nhìn chăm chú lên bàn thờ làm cử điệu theo cha Nguyễn Minh Thiệu. Tôi thấy những hình ảnh này thật ý nghĩa và thật đep, đức tin mình cũng có thể ví như những ánh nến đó, mình cố giữ cho nến cháy sáng bằng nhiều phương thế khác nhau, và đôi lúc nến tắt mà không biết vì bên cạnh mình, nến của anh chị em sáng soi cả cho mình nữa.
Quà chúc Xuân của ĐHY năm nay gửi cho các bạn trẻ di dân đầu tiên, chưa một ai có, đó là lá thư chúc xuân của Ngài. Các bạn đón nhận và cảm ơn lại bằng những tràng pháo tay đầm ấm.
Trong lúc giải lao, tôi được một cha ở Đà Nẵng Gx. An Ngãi chia sẻ: quả là ngày tổ chức vĩ đại và hoành tráng. Con bạn Hoài quê Nam Định thì nói: được tham dự thế này thì mình cảm thấy hãnh diện. Có lẽ bạn muốn diễn ta rằng thánh lễ tổ chức quy mô, ngày gặp gỡ thân tình và ấm cúng, nhưng bạn không biết diễn tả thế nào cho hết được tâm tình của mình, chỉ cảm thấy rằng hãnh diện vì mình được tham dự trong ngày hôm nay.
Hôm nay các bạn được thưởng thức bánh giò Saigon, một chai nước ngọt, một trái chuối và một hộp cơm rất ư là ngon. Có lẽ vì thế mà trong phần múa chung cộng đồng, các bạn làm thật hăng say, nhiệt tình và hết mình...
Sau đó các bạn di dân được thưởng thức một chương trình đại nhac hội với chủ đề Bước đi trong tin yêu với sự góp mặt của các diễn viên cây nhà lá vườn, nhưng luyện tập rất công phu, tuy đơn sơ, mộc mac, nhưng gói trọn lòng yêu mến là phục vụ.
Tuy nhiên, ngày hôm nay, tôi thích nhất hình ảnh của 26 tấm bảng đề tên các giáo phận được các bạn để chung quanh lễ đài. Tôi có cảm tưởng rằng 26 giáo phận đang hiện diện nơi đây, đang cùng chung vai sát cánh với nhau che chở nhau, nâng đỡ nhau cho GH Việt Nam ngày càng triển nở hơn về đời sống đức tin và đời sống làm con Chúa.
Hình ảnh Tuần Lễ Di Dân
Saigon 10.1.2010
Sr. Minh Nguyên
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lên núi nhặt thịt Chúa
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
07:53 11/01/2010
LÊN NÚI NHẶT THỊT CHÚA
Có đáng ngạc nhiên ?
Câu chuyện thời sự khiến mọi tín hữu Công Giáo Việt Nam quan tâm lúc này, là những gì mới xảy ra tại giáo xứ Đồng Chiêm trong những ngày qua. Đọc các bài viết trên mạng Vietcatholic, tôi thấy nhiều người tỏ vẻ ngạc nhiên: Làm sao sau cuộc viếng thăm Vatican của Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, cùng với bao lời lẽ tốt đẹp trao đổi với Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đi-tô XVI, lại có thể có một vụ việc tồi tệ và trầm trọng như thế này được ? Trước cuộc viếng thăm này, có người đã tỏ vẻ lạc quan. Thậm chí có giám mục đã nói đến một cuộc viếng thăm khả dĩ của Đức Giáo Hoàng đến Việt Nam sau cuộc viếng thăm Vatican của Chủ tịch Nước ! Rồi còn nói đến khả năng các Giáo Hội anh chị giúp đỡ về mặt tài chánh để có thể đón Đức Giáo Hoàng !
Bản thân tôi chẳng kỳ vọng gì trước chuyến đi của Chủ tịch Nước, cũng không ngạc nhiên trước những sự việc mới xảy ra. Các quan chức cộng sản có thể có những vai diễn khác nhau, nhưng đạo diễn duy nhất vẫn là đảng cộng sản. Tôi nhớ có đọc ở đâu đó lời một chính trị gia, ông Âu Dương Thệ, đại khái như thế này: Nhìn từ bên ngoài, ta có thể đoán: trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, có phe thân Tàu, có phe thân Mỹ, nhưng kỳ thực, chỉ có những phe thân nhau mà thôi. Thành ra bắt tay Đức Giáo Hoàng, hay là triệt hạ Cây Thánh Giá, chỉ là những màn khác nhau của cùng một vở tuồng. Cộng sản Việt Nam với tôn giáo, ở đây chính xác là Công Giáo: Chiến thuật thay đổi tuỳ thời điểm, nhưng chiến lược thì không.
Tại sao lúc này ?
Ngược dòng thời gian thì cách đây chưa lâu, thửa đất non hai chục mẫu của thánh địa La Vang mới được trả lại. Toà Tổng Giám Mục Huế đang khẩn trương lên phương án xây một trung tâm hành hương với kinh phí 25 triệu Mỹ Kim. Nhìn từ phía Nhà Nước thì đây không phải là đất “trả lại” nhưng là đất “cấp cho theo yêu cầu” dựa trên nguyên tắc “đất đai là của toàn dân do Nhà Nước quản lý” ! Trước nữa là đất xây trung tâm mục vụ Đà Lạt. Nghe đâu xin ba mẫu, cho đến tám chín mẫu gì đó. Làm sao ăn của chùa mà không phải ngọng miệng ! Nhưng qua các vụ việc xảy ra liên quan đến đất đai, trong đó có đất của Công Giáo, chính quyền cộng sản Việt Nam muốn cho thấy rằng: Cho đất xây trung tâm mục vụ hay trung tâm hành hương là ta, biến đất Toà Khâm Sứ hay Thái Hà thành công viên chính là ta, không trả đất Giáo Hoàng Học Viện cũng là ta, thì nay đập Thánh Giá trên đất Đồng Chiêm vẫn là ta.
Nét đặc thù của vụ Đồng Chiêm
Các vụ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà, Loan Lý… và nay là Đồng Chiêm, đều có một mẫu số chung, đó là đất. Thế nhưng vụ Đồng Chiêm thì không chỉ liên quan đến đất mà thôi. Giả sử chính quyền Hà Nội ra lệnh cho nhà thờ Đồng Chiêm hay Toà Tổng Giám Mục di dời Cây Thánh Giá, mà lệnh đó không được thực hiện thì khác, đàng này, giữa đêm hôm khuya khoắt, điều động cả đến non ngàn dân quân với chó nghiệp vụ và đủ loại vũ khí, rồi dùng hoá chất để cho nổ tung Cây Thánh Giá, thì điều không thể nghi ngờ là chính quyền Hà Nội, với thái độ ngạo mạn của người muốn biểu dương quyền lực, đã cố tình công khai xúc phạm biểu tượng thiêng liêng của Ki-tô giáo.
Phản ứng từ phía Công Giáo
Khác với vụ Tam Toà, lần này thì đã có nhiều dấu hiệu hiệp thông của giới Công Giáo ở trong nước cũng như hải ngoại, đặc biệt từ phía các giám mục. Vị đầu tiên lên tiếng là đức cha Đặng Đức Ngân, giám mục giáo phận Lạng Sơn, rồi sau đó là tất cả các giám mục thuộc giáo tỉnh Hà Nội. Giáo tỉnh miền Trung thì có giám mục Kontum, đức cha Hoàng Đức Oanh. Các giám mục khác thì có vẻ theo nguyên tắc: chuyện địa phương nào thì địa phương đó lo, cho dù như đã nói ở trên, chuyện Đồng Chiêm không đơn thuần chỉ là chuyện đất. Và chắc cũng vì biết trước là sẽ không có một lập trường chung trong giới lãnh đạo Công Giáo Việt Nam, nên chính quyền mới không sợ mạnh tay như mọi người đã thấy. Cũng may mà ngay ngày sự việc xảy ra, từ Toà Tổng Giám Mục trở về sau buổi tĩnh tâm, 40 linh mục Hà Nội đã tới Đồng Chiêm dâng thánh lễ đồng tế, trong thánh lễ đó, cha Phạm Minh Triệu đã có một bài chia sẻ tuyệt vời, vừa cho thấy lòng tin bất khuất, vừa chứng tỏ một thái độ bao dung của người môn đệ Chúa Ki-tô, lại vừa bày tỏ lòng yêu nước sâu xa trước hiểm hoạ xâm lăng của Trung Quốc.
Nhưng điều không thể không nói tới ở đây chính là những đóng góp vô cùng to lớn của anh em linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Không chỉ chờ đến khi vụ việc lan đến Thái Hà là nơi anh em có trách nhiệm mục vụ, nhưng ngay từ lúc xảy ra vụ Toà Khâm Sứ, rồi đến lúc vụ việc lan tới Tam Toà, và cuối cùng là Đồng Chiêm, anh em luôn ở tuyến đầu để cung cấp thông tin và hình ảnh, nhờ đó, bất kỳ ở đâu trên thế giới, người tín hữu Công Giáo Việt Nam cũng có thể hiệp thông. Và trong hết mọi lời tuyên bố, không có lời nào vừa đầy đủ, vừa mạnh mẽ như lời cha Nguyễn Văn Khải, đại diện cho cộng đồng tu sĩ và giáo dân Thái Hà: “Hiệp thông trong đức tin và đức mến của những người con cái Chúa và trong tư cách là những người đã chịu chung thân phận bị bách hại, Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội cực lực phản đối và lên án hành vi báng bổ tôn giáo cách điên cuồng của nhà cầm quyền thành phố Hà Nội”.
Trước việc “hai nạn nhân bị công an đánh trọng thương và họ đã dùng bạo lực đưa 2 nạn nhân này đến bệnh viện Hà Nội, cho các bác sĩ ở đây khám qua quýt các vết thương rồi bỏ lơ các nạn nhân ở đấy cho đến chiều ngày mùng 6/1/2010, thì đẩy các nạn nhân ra khỏi bệnh viện đang khi tính mạng nguy kịch,” Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội “cực lực phản đối và lên án hành vi sử dụng bạo lực của nhà cầm quyền để khủng bố và gây thương tích cho các giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm” và “lên án hành vi vô nhân đạo của nhà cầm quyền khi không dành cho những người bị thương sự cứu chữa cần thiết và đúng mức và lại còn đẩy họ ra khỏi bệnh viện trong tình trạng tính mạng nguy kịch.” Giá mà lời tuyên bố hùng hồn đó không phải chỉ đến từ một xứ đạo, nhưng là từ cả Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đứng đầu là Hội Đồng Giám Mục, thì trọng lượng của lời tuyên bố đó sẽ được nhân lên gấp trăm, gặp vạn lần. Và ai cũng hiểu được nỗi bức xúc của anh J.B. Nguyễn Hữu Vinh, tác giả bài “Thánh Giá Đồng Chiêm: Cơn thử thách khắc nghiệt của tín hữu Ki-tô” đăng tải trên Vietcatholic ngày 8.1.2010 khi anh viết: “Nếu không có sự hiệp thông trong toàn Giáo Hội Công Giáo khi Thánh Giá bị xúc phạm đập phá ngang nhiên và trắng trợn, thì khi đó có nghĩa là đã có một sự ‘Mầu nhiệm’ xảy ra. Đó là sự ‘mầu nhiệm’ về những ‘thành công’ của chính quyền cộng sản Việt Nam đối với Giáo Hội Công Giáo.”
Kết luận
Trong bài viết mang tựa đề “Đồng Chiêm ơi ! Về rồi ta thấy gì ?” đăng tải trên trang Vietcatholic ngày 8.1.2010, tác giả Joseph Nguyễn Văn Thống ghi lại mẩu chuyện sau đây: “Các em thiếu nhi lũ lượt kéo nhau lên Núi Thờ… ngọn núi ấy quả là cheo leo và hiểm trở, vậy mà các em đã không ngại khó để lên được nơi chính điểm đã chôn Cây Thánh Giá. Khi được hỏi các em leo lên núi làm gì vậy ? Các em trả lời ngay, và trên tay cầm một hòn đá: ‘Chúng em lên nhặt thịt Chúa’. Thịt Chúa của các em đây chính là những miếng đá bê tông đã làm nên Cây Thánh Giá, và Thánh Giá này đã bị cộng sản Việt Nam đập vỡ ra từng miếng nhỏ và giờ đây các em đây đi tìm.” Đọc xong câu chuyện cảm động này, tôi chợt nghĩ: các em đích thực là con cháu các thánh Tử Đạo Việt Nam, và tuy không mặc áo dòng, các em đích thực là những Ki-tô hữu mến Thánh Giá. Tôi nhớ trong cuốn Hồi Ký của Đức Cha Lê Đắc Trọng, khi đề cập đến chuyện đức tin thì phải, ngài nói giáo dân thì hơn linh mục, linh mục hơn giám mục. Tôi là linh mục, tôi không nghĩ linh mục chúng tôi hơn các giám mục đâu, nhưng đối với tôi, giáo dân hơn linh mục là điều chắc chắn. Và những em nhỏ như em đang nói ở đây, những tín hữu đã đương đầu với bao khó khăn thử thách, bất chấp tù đày, bất chấp cả hiểm nguy cho tính mạng như chúng ta đã thấy qua các vụ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà… và nay là Đồng Chiêm, đích thực là những bậc thầy, những tấm gương trong đời sống đức tin cho hết mọi Ki-tô hữu, đặc biệt trên quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta. Và đó cũng là niềm hy vọng cho bất cứ người Việt Nam nào đang mong chờ một đất nước tự do, một tương lai tươi sáng cho Dân Tộc.
Sài-gòn, ngày 10 tháng 01 năm 2010
pascaltinh@gmail.com
Có đáng ngạc nhiên ?
Câu chuyện thời sự khiến mọi tín hữu Công Giáo Việt Nam quan tâm lúc này, là những gì mới xảy ra tại giáo xứ Đồng Chiêm trong những ngày qua. Đọc các bài viết trên mạng Vietcatholic, tôi thấy nhiều người tỏ vẻ ngạc nhiên: Làm sao sau cuộc viếng thăm Vatican của Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, cùng với bao lời lẽ tốt đẹp trao đổi với Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đi-tô XVI, lại có thể có một vụ việc tồi tệ và trầm trọng như thế này được ? Trước cuộc viếng thăm này, có người đã tỏ vẻ lạc quan. Thậm chí có giám mục đã nói đến một cuộc viếng thăm khả dĩ của Đức Giáo Hoàng đến Việt Nam sau cuộc viếng thăm Vatican của Chủ tịch Nước ! Rồi còn nói đến khả năng các Giáo Hội anh chị giúp đỡ về mặt tài chánh để có thể đón Đức Giáo Hoàng !
Bản thân tôi chẳng kỳ vọng gì trước chuyến đi của Chủ tịch Nước, cũng không ngạc nhiên trước những sự việc mới xảy ra. Các quan chức cộng sản có thể có những vai diễn khác nhau, nhưng đạo diễn duy nhất vẫn là đảng cộng sản. Tôi nhớ có đọc ở đâu đó lời một chính trị gia, ông Âu Dương Thệ, đại khái như thế này: Nhìn từ bên ngoài, ta có thể đoán: trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, có phe thân Tàu, có phe thân Mỹ, nhưng kỳ thực, chỉ có những phe thân nhau mà thôi. Thành ra bắt tay Đức Giáo Hoàng, hay là triệt hạ Cây Thánh Giá, chỉ là những màn khác nhau của cùng một vở tuồng. Cộng sản Việt Nam với tôn giáo, ở đây chính xác là Công Giáo: Chiến thuật thay đổi tuỳ thời điểm, nhưng chiến lược thì không.
Tại sao lúc này ?
Ngược dòng thời gian thì cách đây chưa lâu, thửa đất non hai chục mẫu của thánh địa La Vang mới được trả lại. Toà Tổng Giám Mục Huế đang khẩn trương lên phương án xây một trung tâm hành hương với kinh phí 25 triệu Mỹ Kim. Nhìn từ phía Nhà Nước thì đây không phải là đất “trả lại” nhưng là đất “cấp cho theo yêu cầu” dựa trên nguyên tắc “đất đai là của toàn dân do Nhà Nước quản lý” ! Trước nữa là đất xây trung tâm mục vụ Đà Lạt. Nghe đâu xin ba mẫu, cho đến tám chín mẫu gì đó. Làm sao ăn của chùa mà không phải ngọng miệng ! Nhưng qua các vụ việc xảy ra liên quan đến đất đai, trong đó có đất của Công Giáo, chính quyền cộng sản Việt Nam muốn cho thấy rằng: Cho đất xây trung tâm mục vụ hay trung tâm hành hương là ta, biến đất Toà Khâm Sứ hay Thái Hà thành công viên chính là ta, không trả đất Giáo Hoàng Học Viện cũng là ta, thì nay đập Thánh Giá trên đất Đồng Chiêm vẫn là ta.
Nét đặc thù của vụ Đồng Chiêm
Các vụ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà, Loan Lý… và nay là Đồng Chiêm, đều có một mẫu số chung, đó là đất. Thế nhưng vụ Đồng Chiêm thì không chỉ liên quan đến đất mà thôi. Giả sử chính quyền Hà Nội ra lệnh cho nhà thờ Đồng Chiêm hay Toà Tổng Giám Mục di dời Cây Thánh Giá, mà lệnh đó không được thực hiện thì khác, đàng này, giữa đêm hôm khuya khoắt, điều động cả đến non ngàn dân quân với chó nghiệp vụ và đủ loại vũ khí, rồi dùng hoá chất để cho nổ tung Cây Thánh Giá, thì điều không thể nghi ngờ là chính quyền Hà Nội, với thái độ ngạo mạn của người muốn biểu dương quyền lực, đã cố tình công khai xúc phạm biểu tượng thiêng liêng của Ki-tô giáo.
Phản ứng từ phía Công Giáo
Khác với vụ Tam Toà, lần này thì đã có nhiều dấu hiệu hiệp thông của giới Công Giáo ở trong nước cũng như hải ngoại, đặc biệt từ phía các giám mục. Vị đầu tiên lên tiếng là đức cha Đặng Đức Ngân, giám mục giáo phận Lạng Sơn, rồi sau đó là tất cả các giám mục thuộc giáo tỉnh Hà Nội. Giáo tỉnh miền Trung thì có giám mục Kontum, đức cha Hoàng Đức Oanh. Các giám mục khác thì có vẻ theo nguyên tắc: chuyện địa phương nào thì địa phương đó lo, cho dù như đã nói ở trên, chuyện Đồng Chiêm không đơn thuần chỉ là chuyện đất. Và chắc cũng vì biết trước là sẽ không có một lập trường chung trong giới lãnh đạo Công Giáo Việt Nam, nên chính quyền mới không sợ mạnh tay như mọi người đã thấy. Cũng may mà ngay ngày sự việc xảy ra, từ Toà Tổng Giám Mục trở về sau buổi tĩnh tâm, 40 linh mục Hà Nội đã tới Đồng Chiêm dâng thánh lễ đồng tế, trong thánh lễ đó, cha Phạm Minh Triệu đã có một bài chia sẻ tuyệt vời, vừa cho thấy lòng tin bất khuất, vừa chứng tỏ một thái độ bao dung của người môn đệ Chúa Ki-tô, lại vừa bày tỏ lòng yêu nước sâu xa trước hiểm hoạ xâm lăng của Trung Quốc.
Nhưng điều không thể không nói tới ở đây chính là những đóng góp vô cùng to lớn của anh em linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế. Không chỉ chờ đến khi vụ việc lan đến Thái Hà là nơi anh em có trách nhiệm mục vụ, nhưng ngay từ lúc xảy ra vụ Toà Khâm Sứ, rồi đến lúc vụ việc lan tới Tam Toà, và cuối cùng là Đồng Chiêm, anh em luôn ở tuyến đầu để cung cấp thông tin và hình ảnh, nhờ đó, bất kỳ ở đâu trên thế giới, người tín hữu Công Giáo Việt Nam cũng có thể hiệp thông. Và trong hết mọi lời tuyên bố, không có lời nào vừa đầy đủ, vừa mạnh mẽ như lời cha Nguyễn Văn Khải, đại diện cho cộng đồng tu sĩ và giáo dân Thái Hà: “Hiệp thông trong đức tin và đức mến của những người con cái Chúa và trong tư cách là những người đã chịu chung thân phận bị bách hại, Giáo xứ Thái Hà-DCCT Hà Nội cực lực phản đối và lên án hành vi báng bổ tôn giáo cách điên cuồng của nhà cầm quyền thành phố Hà Nội”.
Trước việc “hai nạn nhân bị công an đánh trọng thương và họ đã dùng bạo lực đưa 2 nạn nhân này đến bệnh viện Hà Nội, cho các bác sĩ ở đây khám qua quýt các vết thương rồi bỏ lơ các nạn nhân ở đấy cho đến chiều ngày mùng 6/1/2010, thì đẩy các nạn nhân ra khỏi bệnh viện đang khi tính mạng nguy kịch,” Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội “cực lực phản đối và lên án hành vi sử dụng bạo lực của nhà cầm quyền để khủng bố và gây thương tích cho các giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm” và “lên án hành vi vô nhân đạo của nhà cầm quyền khi không dành cho những người bị thương sự cứu chữa cần thiết và đúng mức và lại còn đẩy họ ra khỏi bệnh viện trong tình trạng tính mạng nguy kịch.” Giá mà lời tuyên bố hùng hồn đó không phải chỉ đến từ một xứ đạo, nhưng là từ cả Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, đứng đầu là Hội Đồng Giám Mục, thì trọng lượng của lời tuyên bố đó sẽ được nhân lên gấp trăm, gặp vạn lần. Và ai cũng hiểu được nỗi bức xúc của anh J.B. Nguyễn Hữu Vinh, tác giả bài “Thánh Giá Đồng Chiêm: Cơn thử thách khắc nghiệt của tín hữu Ki-tô” đăng tải trên Vietcatholic ngày 8.1.2010 khi anh viết: “Nếu không có sự hiệp thông trong toàn Giáo Hội Công Giáo khi Thánh Giá bị xúc phạm đập phá ngang nhiên và trắng trợn, thì khi đó có nghĩa là đã có một sự ‘Mầu nhiệm’ xảy ra. Đó là sự ‘mầu nhiệm’ về những ‘thành công’ của chính quyền cộng sản Việt Nam đối với Giáo Hội Công Giáo.”
Kết luận
Trong bài viết mang tựa đề “Đồng Chiêm ơi ! Về rồi ta thấy gì ?” đăng tải trên trang Vietcatholic ngày 8.1.2010, tác giả Joseph Nguyễn Văn Thống ghi lại mẩu chuyện sau đây: “Các em thiếu nhi lũ lượt kéo nhau lên Núi Thờ… ngọn núi ấy quả là cheo leo và hiểm trở, vậy mà các em đã không ngại khó để lên được nơi chính điểm đã chôn Cây Thánh Giá. Khi được hỏi các em leo lên núi làm gì vậy ? Các em trả lời ngay, và trên tay cầm một hòn đá: ‘Chúng em lên nhặt thịt Chúa’. Thịt Chúa của các em đây chính là những miếng đá bê tông đã làm nên Cây Thánh Giá, và Thánh Giá này đã bị cộng sản Việt Nam đập vỡ ra từng miếng nhỏ và giờ đây các em đây đi tìm.” Đọc xong câu chuyện cảm động này, tôi chợt nghĩ: các em đích thực là con cháu các thánh Tử Đạo Việt Nam, và tuy không mặc áo dòng, các em đích thực là những Ki-tô hữu mến Thánh Giá. Tôi nhớ trong cuốn Hồi Ký của Đức Cha Lê Đắc Trọng, khi đề cập đến chuyện đức tin thì phải, ngài nói giáo dân thì hơn linh mục, linh mục hơn giám mục. Tôi là linh mục, tôi không nghĩ linh mục chúng tôi hơn các giám mục đâu, nhưng đối với tôi, giáo dân hơn linh mục là điều chắc chắn. Và những em nhỏ như em đang nói ở đây, những tín hữu đã đương đầu với bao khó khăn thử thách, bất chấp tù đày, bất chấp cả hiểm nguy cho tính mạng như chúng ta đã thấy qua các vụ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà… và nay là Đồng Chiêm, đích thực là những bậc thầy, những tấm gương trong đời sống đức tin cho hết mọi Ki-tô hữu, đặc biệt trên quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta. Và đó cũng là niềm hy vọng cho bất cứ người Việt Nam nào đang mong chờ một đất nước tự do, một tương lai tươi sáng cho Dân Tộc.
Sài-gòn, ngày 10 tháng 01 năm 2010
pascaltinh@gmail.com
Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật Gửi Thư Hiệp Thông với Đồng Chiêm
Lm. Nguyễn Hữu Hiến
08:10 11/01/2010
Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nhật
Trọng kính Đức Cha,
Chúng con, cộng đoàn giáo dân Việt Nam tại Nhật Bản xin bày tỏ nỗi đau buồn, lòng thương cảm với các nạn nhân vừa bị đàn áp tại Đồng Chiêm, thuộc giáo tỉnh Hà Nội. Đồng thời chúng con cũng thật sự căm phẫn trước những hành vi phi nhân, bạo ngược, vi hiến mà công an và chính quyền địa phương vừa gây ra cho các công dân Việt Nam trong nước.
Chúng con xin hợp lời cầu nguyện cho các nạn nhân này và nguyện nỗ lực hợp sức kêu gọi lương tâm nhân loại, cá tổ chức công quyền trên thế giới để cùng quan tâm và tìm cách bênh vực, bảo vệ công lý cho hết mọi thành phần công dân Việt.
Qua các thông tin nhận được từ quê nhà và lá thư của cha đại diện gửi, đặc biệt là quan điểm mà các Đức Cha trong tổng giáo phận Hà Nội đã bày tỏ, chúng con rất lấy làm phấn khởi và hy vọng. Ước mong sự đồng tình đồng cảm trước cảnh “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ” sẽ là một sức mạnh bày tỏ niềm phẫn nộ trước các hành vi bất nhân, thiếu văn hoá và bạo lực của công quyền, và tạo cơ hội cho ánh sáng công lý cũng như khát vọng sự thật được nẩy sinh hầu xây dựng một nền công lý và hoà bình thật sự trên đất nước Việt Nam.
Nhớ lại phương thức hành động để phản đối việc xâm phạm nhân quyền và tự do tín ngưỡng tại Ấn Độ năm trước, khi chính quyền địa phương bao che, dung túng cho một số phần tử cực đoan hãm hiếp, giết hại một số giáo dân và tu sĩ Công Giáo. Giáo hội Ấn Độ đã mạnh dạn lên tiếng kêu gọi công lý thế giới và đồng loạt đóng cửa hơn 25,000 cơ sở giáo dục, từ thiện xã hội trực thuộc. Chính nhờ sự dũng cảm và đồng lòng này đã thức tỉnh được lương tâm nhân loại, khiến chính phủ Ấn Độ phải công khai nhận lỗi và ra biện pháp mạnh để bảo vệ quyền lợi và địa vị của giáo dân Công Giáo trên toàn thể lãnh thổ Ấn Độ.
Nhìn vào thực trạng tại quê hương mình, có thể là hành động như trên chưa thể thực hiện cách dễ dàng và hiệu quả. Nhưng thiết nghĩ cũng còn nhiều hình thức khác có thể làm được và nên làm. Thí dụ như việc tham khảo luật pháp để hành xử theo luật hiện hành. Những hành vi vi hiến hiện đang tái diễn tại Việt Nam cần được làm sáng tỏ dựa trên luật pháp của Việt Nam và công pháp quốc tế, dầu rằng chính quyền Hà Nội vẫn thường chủ trương và lạm dụng một cách mỉa mai và kệch cợm để lừa đảo người dân và che mắt thế giới. Nhưng, tất cả các việc đàn áp, đánh đập dã man vừa xảy ra cho giáo dân đều là các hành vi vi phạm Hiến Pháp của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, điều khoản 3, 70, 71, 71, 73. Đối với người công dân và mọi tổ chức liên hệ, tất cả mọi người đều có quyền gửi đơn tố cáo, kháng kiện theo luật định. Việc công khai gửi đơn tố cáo, kháng cáo nói lên sự minh bạch của vấn đề và cũng là để minh định quyền lợi. Hơn thế nữa, đơn kháng cáo hoặc những văn thư chính thức này sẽ thay thế đương sự để kêu gọi lương tâm đồng loại cũng như sự quan tâm của các cơ quan quốc tế hậu thuẫn cho công lý và nhân quyền.
Chúng con vẫn biết rằng Nhà Nước Việt Nam luôn xem thường dư luận quốc tế và hành xử theo luật rừng, nhưng không vì thế mà nhường bước hoặc bỏ lỡ cơ hội làm sáng tỏ sự thật và bổn phận phải bênh vực công lý. Tất cả mọi công dân Việt Nam trong nước đều phải được tôn trọng và bảo vệ theo công pháp quốc tế, dựa trên những điều khoản mà Nhà Nước Việt Nam đã cam kết và ký vào tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Khi có được các văn bản kháng nghị, văn thư tố tụng chính thức tất cả các giáo dân, đoàn thể hoặc mọi lương tâm ngay chính trên thế giới đều có thể dựa vào đó mà bày tỏ thái độ ủng hộ hoặc thực thi nhiều hình thức gây sự quan tâm để lấy hậu thuẫn của thế giới và đặt vấn đề với bạo quyền, theo các phương thức phù hợp với từng môi trường và địa vị của từng người hoặc mỗi đơn vị, đoàn thể ủng hộ.
Giáo đoàn chúng con xin hợp một lòng và quyết tâm đồng hành cùng toàn thể giáo dân giáo phận Hà Nội.
Lễ Chúa Chịu Phép Rửa
Đại diện
Lm. Nguyễn Hữu Hiến
Meguro Catholic Church
4-6-22 Kami-Osaki, Shinagawa-ku, Tokyo. 141-0021. JP
Trọng kính Đức Cha,
Chúng con, cộng đoàn giáo dân Việt Nam tại Nhật Bản xin bày tỏ nỗi đau buồn, lòng thương cảm với các nạn nhân vừa bị đàn áp tại Đồng Chiêm, thuộc giáo tỉnh Hà Nội. Đồng thời chúng con cũng thật sự căm phẫn trước những hành vi phi nhân, bạo ngược, vi hiến mà công an và chính quyền địa phương vừa gây ra cho các công dân Việt Nam trong nước.
Chúng con xin hợp lời cầu nguyện cho các nạn nhân này và nguyện nỗ lực hợp sức kêu gọi lương tâm nhân loại, cá tổ chức công quyền trên thế giới để cùng quan tâm và tìm cách bênh vực, bảo vệ công lý cho hết mọi thành phần công dân Việt.
Qua các thông tin nhận được từ quê nhà và lá thư của cha đại diện gửi, đặc biệt là quan điểm mà các Đức Cha trong tổng giáo phận Hà Nội đã bày tỏ, chúng con rất lấy làm phấn khởi và hy vọng. Ước mong sự đồng tình đồng cảm trước cảnh “một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ” sẽ là một sức mạnh bày tỏ niềm phẫn nộ trước các hành vi bất nhân, thiếu văn hoá và bạo lực của công quyền, và tạo cơ hội cho ánh sáng công lý cũng như khát vọng sự thật được nẩy sinh hầu xây dựng một nền công lý và hoà bình thật sự trên đất nước Việt Nam.
Nhớ lại phương thức hành động để phản đối việc xâm phạm nhân quyền và tự do tín ngưỡng tại Ấn Độ năm trước, khi chính quyền địa phương bao che, dung túng cho một số phần tử cực đoan hãm hiếp, giết hại một số giáo dân và tu sĩ Công Giáo. Giáo hội Ấn Độ đã mạnh dạn lên tiếng kêu gọi công lý thế giới và đồng loạt đóng cửa hơn 25,000 cơ sở giáo dục, từ thiện xã hội trực thuộc. Chính nhờ sự dũng cảm và đồng lòng này đã thức tỉnh được lương tâm nhân loại, khiến chính phủ Ấn Độ phải công khai nhận lỗi và ra biện pháp mạnh để bảo vệ quyền lợi và địa vị của giáo dân Công Giáo trên toàn thể lãnh thổ Ấn Độ.
Nhìn vào thực trạng tại quê hương mình, có thể là hành động như trên chưa thể thực hiện cách dễ dàng và hiệu quả. Nhưng thiết nghĩ cũng còn nhiều hình thức khác có thể làm được và nên làm. Thí dụ như việc tham khảo luật pháp để hành xử theo luật hiện hành. Những hành vi vi hiến hiện đang tái diễn tại Việt Nam cần được làm sáng tỏ dựa trên luật pháp của Việt Nam và công pháp quốc tế, dầu rằng chính quyền Hà Nội vẫn thường chủ trương và lạm dụng một cách mỉa mai và kệch cợm để lừa đảo người dân và che mắt thế giới. Nhưng, tất cả các việc đàn áp, đánh đập dã man vừa xảy ra cho giáo dân đều là các hành vi vi phạm Hiến Pháp của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, điều khoản 3, 70, 71, 71, 73. Đối với người công dân và mọi tổ chức liên hệ, tất cả mọi người đều có quyền gửi đơn tố cáo, kháng kiện theo luật định. Việc công khai gửi đơn tố cáo, kháng cáo nói lên sự minh bạch của vấn đề và cũng là để minh định quyền lợi. Hơn thế nữa, đơn kháng cáo hoặc những văn thư chính thức này sẽ thay thế đương sự để kêu gọi lương tâm đồng loại cũng như sự quan tâm của các cơ quan quốc tế hậu thuẫn cho công lý và nhân quyền.
Chúng con vẫn biết rằng Nhà Nước Việt Nam luôn xem thường dư luận quốc tế và hành xử theo luật rừng, nhưng không vì thế mà nhường bước hoặc bỏ lỡ cơ hội làm sáng tỏ sự thật và bổn phận phải bênh vực công lý. Tất cả mọi công dân Việt Nam trong nước đều phải được tôn trọng và bảo vệ theo công pháp quốc tế, dựa trên những điều khoản mà Nhà Nước Việt Nam đã cam kết và ký vào tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Khi có được các văn bản kháng nghị, văn thư tố tụng chính thức tất cả các giáo dân, đoàn thể hoặc mọi lương tâm ngay chính trên thế giới đều có thể dựa vào đó mà bày tỏ thái độ ủng hộ hoặc thực thi nhiều hình thức gây sự quan tâm để lấy hậu thuẫn của thế giới và đặt vấn đề với bạo quyền, theo các phương thức phù hợp với từng môi trường và địa vị của từng người hoặc mỗi đơn vị, đoàn thể ủng hộ.
Giáo đoàn chúng con xin hợp một lòng và quyết tâm đồng hành cùng toàn thể giáo dân giáo phận Hà Nội.
Lễ Chúa Chịu Phép Rửa
Đại diện
Lm. Nguyễn Hữu Hiến
Meguro Catholic Church
4-6-22 Kami-Osaki, Shinagawa-ku, Tokyo. 141-0021. JP
Linh Mục Đoàn Giáo Phận Vinh gửi Thư Hiệp Thông
LM Phêrô Trần Phúc Chính
08:14 11/01/2010
Phóng viên JB Nguyễn Hữu Vinh bị tấn công thương tích trầm trọng
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải
08:34 11/01/2010
Cách đây khoảng hơn nửa giờ, tức là khoảng 5h30 chiều thứ Hai 11/01/2010, cha Nguyễn Văn Liên, Phó xứ Đồng Chiêm, chở anh Nguyễn Hũu Vinh đi thăm làng Đồng Chiêm.
Tới gần đầu cầu Ái Nàng, cách nhà thờ khoảng 500 m, nơi có tụ điểm công an trấn giữ, gặp đống đất đá đổ ngang đường, hai người buộc phải xuống xe. Trong khi cha Liên đang dắt xe qua đống đất đá thì anh Vinh tìm cách chụp lại cảnh giao thông bị cản trở.
Lập tức có khoảng hơn 10 người từ tụ điểm công an lao vào đánh anh Vinh và tìm cách cướp máy ảnh của anh. Cha Liên cho biết đấy là những người mang quân phục công an viên và cả những người mang thường phục. Họ đánh anh Vinh khoảng 5 phút. Sau khi đánh anh nhừ tử và đã cướp được máy ảnh của anh, họ buông ra.
Thấy bạn mình bị tấn công, cha Liên đã vứt xe máy đấy lao vào cứu giúp anh Vinh. Lập tức cha bị công an viên dùng dùi cui đe doạ và khống chế, không cho cha cứu giúp bạn mình.
Khi những kẻ đánh người bỏ đi và các công an viên hết khống chế cha Liên, cha Liên đã vực anh Vinh dậy, đưa anh về Dòng Mến Thánh Giá Đồng Chiêm, nhờ các nữ tu ở dây cấp cứu.
Các nữ tu cho biết anh Vinh, bị đánh u đầu và gãy một răng cửa. Nếu không có mũ bảo hiểm có lẽ đã bị chết. Hiện nay anh đã tỉnh. Anh vẫn đang được các nữ tu chăm sóc.
Cha Liên cũng cho biết, có hai anh thương binh đi trước cha Liên cũng đã bị bắt đưa đi đâu mất tích. Xe ba bánh của các anh bị vứt lại hiện trường đầu cầu Ái Nàng, chỗ các công an tụ tập án ngữ. Hai anh này vừa từ Hà Nội ra Đồng Chiêm hành hương. Một anh tên Công, một anh tên Tĩnh.
Cha Chính phó xứ Đồng Chiêm đang ra UBND xã để trình báo và khiếu nại về sự vụ này.
Xin cộng đoàn cầu nguyện cho các ngài, cho giáo dân Đồng Chiêm và cho các nạn nhân của bạo lực vừa xảy ra. Đặc biệt cho anh Vinh, Giáo dân xứ Kẻ Sét: Công và Tĩnh, giáo dân Hàm Long và Thái Hà. Xin cám ơn quý vị.
Hình anh Vinh sau khi bị đánh |
Lập tức có khoảng hơn 10 người từ tụ điểm công an lao vào đánh anh Vinh và tìm cách cướp máy ảnh của anh. Cha Liên cho biết đấy là những người mang quân phục công an viên và cả những người mang thường phục. Họ đánh anh Vinh khoảng 5 phút. Sau khi đánh anh nhừ tử và đã cướp được máy ảnh của anh, họ buông ra.
Thấy bạn mình bị tấn công, cha Liên đã vứt xe máy đấy lao vào cứu giúp anh Vinh. Lập tức cha bị công an viên dùng dùi cui đe doạ và khống chế, không cho cha cứu giúp bạn mình.
Khi những kẻ đánh người bỏ đi và các công an viên hết khống chế cha Liên, cha Liên đã vực anh Vinh dậy, đưa anh về Dòng Mến Thánh Giá Đồng Chiêm, nhờ các nữ tu ở dây cấp cứu.
Các nữ tu cho biết anh Vinh, bị đánh u đầu và gãy một răng cửa. Nếu không có mũ bảo hiểm có lẽ đã bị chết. Hiện nay anh đã tỉnh. Anh vẫn đang được các nữ tu chăm sóc.
Cha Liên cũng cho biết, có hai anh thương binh đi trước cha Liên cũng đã bị bắt đưa đi đâu mất tích. Xe ba bánh của các anh bị vứt lại hiện trường đầu cầu Ái Nàng, chỗ các công an tụ tập án ngữ. Hai anh này vừa từ Hà Nội ra Đồng Chiêm hành hương. Một anh tên Công, một anh tên Tĩnh.
Cha Chính phó xứ Đồng Chiêm đang ra UBND xã để trình báo và khiếu nại về sự vụ này.
Xin cộng đoàn cầu nguyện cho các ngài, cho giáo dân Đồng Chiêm và cho các nạn nhân của bạo lực vừa xảy ra. Đặc biệt cho anh Vinh, Giáo dân xứ Kẻ Sét: Công và Tĩnh, giáo dân Hàm Long và Thái Hà. Xin cám ơn quý vị.
Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội: Đau cùng nỗi đau giáo xứ Đồng Chiêm
SVCG TGP Hà Nội
08:37 11/01/2010
HÀ NỘI - Sáng ngày 10/01/2010, Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội đã thắp nến cầu nguyện và hiệp thông cùng Giáo xứ Đồng Chiêm trước sự việc chính quyền đã triệt hạ Thánh Giá trên Núi Thờ và đánh đập các giáo dân một cách tàn nhẫn.
Khi niềm tin bị chà đạp.
Hình ảnh sinh viên cầu nguyện
Trước biến cố đau thương của Giáo Hội, cây Thánh Giá một biểu tượng linh thiêng cao quý của người Công giáo bị chính quyền triệt hạ và đập phá. Một một sự báng bổ, một sự xỉ nhục to lớn đối với người Công giáo, Anh giáo, Tin lành, Chính thống... Còn nỗi đau nào hơn khi trong thời đại của nền văn minh thế kỷ 21 với nền khoa học phát triển mà chính quyền lại cố tình làm ngơ, cố tình đi ngược lại với nền văn minh đó. Những dùi cui, bình xịt hơi cay, những lựu đạn khói và một lực lượng đông đảo lực lượng an ninh để đàn áp đánh đập giáo dân Đồng Chiêm hiền lành, yếu ớt, những người không một thứ vũ khí tự vệ trong tay.
Chính quyền Công sản Việt Nam không biết hay cố tình giả vờ không biết biểu tượng cây Thánh Giá đối với người Công giáo có ý nghĩa Thánh thiêng thế nào? Vì bảo vệ sự uy nghiêm của Thánh Giá mà các bậc tổ tiên đã hy sinh cả mạng sống để làm chứng cho niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã dùng chính cây
Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại.
Chúa Giêsu đã dạy: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Khi nhìn những con người vô tội Giáo xứ Đồng Chiêm bị công an thẳng tay đàn áp bằng dùi cui, bình xịt hơi cay, lựu rít khói, bình nổ nghiệp vụ,… chắc hẳn không chỉ riêng người Công giáo thấy đau lòng, xót xa mà có lẽ tất cả những người yêu chuộng hòa bình, công lý trên toàn thế giới cũng thấy đau lòng. Chắc chắn những hành động thú tính vô nhân đạo, dùng những hành động đê hèn đối với chính đồng bào, chính nhân dân của mình. Những hành động như thế cần phải bị đào thải ra khỏi một xã hội văn minh và tiến bộ.
Người Việt Nam thường có câu: Phải biết kính trên, nhường dưới. Thử hỏi với những hành động của chính quyền đã làm với Thánh Giá Chúa, sự tôn kính của khoảng 8 triệu người Việt Nam và khoảng 1/3 dân số thế giới. Những đàn áp đánh đập giã man đối với giáo dân của những người luôn vỗ ngực nhận mình là phụ mẫu của dân. Tất cả những việc làm đó thì chính quyền đã theo các chuẩn mực đạo đức và nhân phẩm của con người thế nào?
Ngọn lửa chia sẻ nỗi đau.
Hành động đập phá Thánh Giá biểu tượng Thánh Thiêng của người Công giáo và sự nhẫn tâm, tàn ác của chính quyền đánh đập bị thương cả trăm người đã tạo ra một làn sóng bất bình to lớn của Tín hữu Công giáo trong và ngoài nước nói riêng và của tất cả mọi người yêu công lý và hòa bình trên toàn thế giới nói chung.
Hiệp thông cũng nỗi đau đó, Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội đã tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện cách đặc biệt để suy tôn Thánh Giá và cầu nguyện cho các nạn nhân vô tội của Giáo xứ Đồng Chiêm, những con người đang can đảm làm chứng và bảo vệ Thánh Giá dù có phải chịu đổ máu và muôn vàn thử thách.
Buổi cầu nguyện thật sốt sắng, những ngọn nến bừng cháy lên, ngọn lửa như chiếu rọi vào sâu thẳm mỗi bạn sinh viên, thúc giục các bạn sinh viên hãy can đảm đứng lên làm chứng cho Chúa, làm chứng cho Công lý và sự thật ngay trong môi trường học đường và trên quê hương đất nước Việt Nam còn nhiều cấm cách và bắt bớ bất công.
Những lời kinh đơn sơ, những bài hát ngân lên là những lời cầu xin thiết tha của mỗi bạn sinh viên như của lễ dâng lên Thiên Chúa để xin Ngài nâng đỡ ủi an, ban thêm lòng can đảm cho anh chị em Giáo dân Đồng Chiêm. Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội sẽ luôn dõi theo, đồng hành và chia sẻ với những thương đau, những thử thách, phong ba mà bà con giáo dân Đồng Chiêm đang phải gánh chịu.
Ước mong ngọn nến đó mãi cháy sáng trong tâm hồn của mỗi bạn sinh viên Công giáo để mỗi bạn trở thành một chứng nhân can trường noi gương các Thánh tử đạo và anh chị em Giáo dân Đồng Chiêm đang bước trên con đường làm chứng cho Chúa Kitô, cho Công lý và sự thật để quê hương đất nước Việt Nam ngày một tươi đẹp và hạnh phúc hơn.
Hình ảnh sinh viên cầu nguyện
Trước biến cố đau thương của Giáo Hội, cây Thánh Giá một biểu tượng linh thiêng cao quý của người Công giáo bị chính quyền triệt hạ và đập phá. Một một sự báng bổ, một sự xỉ nhục to lớn đối với người Công giáo, Anh giáo, Tin lành, Chính thống... Còn nỗi đau nào hơn khi trong thời đại của nền văn minh thế kỷ 21 với nền khoa học phát triển mà chính quyền lại cố tình làm ngơ, cố tình đi ngược lại với nền văn minh đó. Những dùi cui, bình xịt hơi cay, những lựu đạn khói và một lực lượng đông đảo lực lượng an ninh để đàn áp đánh đập giáo dân Đồng Chiêm hiền lành, yếu ớt, những người không một thứ vũ khí tự vệ trong tay.
Chính quyền Công sản Việt Nam không biết hay cố tình giả vờ không biết biểu tượng cây Thánh Giá đối với người Công giáo có ý nghĩa Thánh thiêng thế nào? Vì bảo vệ sự uy nghiêm của Thánh Giá mà các bậc tổ tiên đã hy sinh cả mạng sống để làm chứng cho niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã dùng chính cây
Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại.
Chúa Giêsu đã dạy: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Khi nhìn những con người vô tội Giáo xứ Đồng Chiêm bị công an thẳng tay đàn áp bằng dùi cui, bình xịt hơi cay, lựu rít khói, bình nổ nghiệp vụ,… chắc hẳn không chỉ riêng người Công giáo thấy đau lòng, xót xa mà có lẽ tất cả những người yêu chuộng hòa bình, công lý trên toàn thế giới cũng thấy đau lòng. Chắc chắn những hành động thú tính vô nhân đạo, dùng những hành động đê hèn đối với chính đồng bào, chính nhân dân của mình. Những hành động như thế cần phải bị đào thải ra khỏi một xã hội văn minh và tiến bộ.
Người Việt Nam thường có câu: Phải biết kính trên, nhường dưới. Thử hỏi với những hành động của chính quyền đã làm với Thánh Giá Chúa, sự tôn kính của khoảng 8 triệu người Việt Nam và khoảng 1/3 dân số thế giới. Những đàn áp đánh đập giã man đối với giáo dân của những người luôn vỗ ngực nhận mình là phụ mẫu của dân. Tất cả những việc làm đó thì chính quyền đã theo các chuẩn mực đạo đức và nhân phẩm của con người thế nào?
Ngọn lửa chia sẻ nỗi đau.
Hành động đập phá Thánh Giá biểu tượng Thánh Thiêng của người Công giáo và sự nhẫn tâm, tàn ác của chính quyền đánh đập bị thương cả trăm người đã tạo ra một làn sóng bất bình to lớn của Tín hữu Công giáo trong và ngoài nước nói riêng và của tất cả mọi người yêu công lý và hòa bình trên toàn thế giới nói chung.
Hiệp thông cũng nỗi đau đó, Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội đã tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện cách đặc biệt để suy tôn Thánh Giá và cầu nguyện cho các nạn nhân vô tội của Giáo xứ Đồng Chiêm, những con người đang can đảm làm chứng và bảo vệ Thánh Giá dù có phải chịu đổ máu và muôn vàn thử thách.
Buổi cầu nguyện thật sốt sắng, những ngọn nến bừng cháy lên, ngọn lửa như chiếu rọi vào sâu thẳm mỗi bạn sinh viên, thúc giục các bạn sinh viên hãy can đảm đứng lên làm chứng cho Chúa, làm chứng cho Công lý và sự thật ngay trong môi trường học đường và trên quê hương đất nước Việt Nam còn nhiều cấm cách và bắt bớ bất công.
Những lời kinh đơn sơ, những bài hát ngân lên là những lời cầu xin thiết tha của mỗi bạn sinh viên như của lễ dâng lên Thiên Chúa để xin Ngài nâng đỡ ủi an, ban thêm lòng can đảm cho anh chị em Giáo dân Đồng Chiêm. Sinh viên Công giáo TGP Hà Nội sẽ luôn dõi theo, đồng hành và chia sẻ với những thương đau, những thử thách, phong ba mà bà con giáo dân Đồng Chiêm đang phải gánh chịu.
Ước mong ngọn nến đó mãi cháy sáng trong tâm hồn của mỗi bạn sinh viên Công giáo để mỗi bạn trở thành một chứng nhân can trường noi gương các Thánh tử đạo và anh chị em Giáo dân Đồng Chiêm đang bước trên con đường làm chứng cho Chúa Kitô, cho Công lý và sự thật để quê hương đất nước Việt Nam ngày một tươi đẹp và hạnh phúc hơn.
Tư duy... ‘đống đất’!
Alfonso Hoàng Gia Bảo
12:07 11/01/2010
Tối nay đọc bản tin “Anh Nguyễn Hữu Vinh bị tấn công thương tích trầm trọng” tôi vừa cảm thương cho người bạn đồng đạo đầy nhiệt huyết của chúng ta, vừa suy nghĩ về cái… đống đất. Bởi vì nó, mà hai ‘thầy trò’ Lm.Nguyễn Văn Liên, Phó xứ Đồng Chiêm và anh Vinh khi chở nhau đi thăm Đồng Chiêm đã đụng đầu phải, để rồi từ đó nảy sinh tai nạn. Danh sách nạn nhân của vụ Đồng Chiêm như vậy lại thêm dài. Máu của những giáo dân chỉ vì phạm phải cái tội muốn làm chứng cho Chúa, cho sự thật mà đã phải đổ thêm bởi những trận đòn của hàng chục công an, quần chúng tự phát (?).
Tái lập ‘ngăn sông cấm chợ’?
Hình ảnh về những đống đất ngăn đường vào Đồng Chiêm được các hãng thông tấn AP, AFP cùng nhiều báo nước ngoài nói đến mấy ngày qua, bỗng làm tôi nhớ lại vô số những trạm gác liên tỉnh được ‘quân cách mạng’ dựng lên khắp miền Nam sau 1975, và được đặt cho cái tên nghe rất oai: ‘trạm kiểm soát liên ngành’! bao gồm công an, quân đội, thuế vụ và cả dân quân du kích cùng tham gia mà với mọi ‘bác tài’, bọn chúng không khác gì những ‘hung thần quốc lộ’. Bất cứ xe đò nào đi ngang qua, ngày cũng như đêm đều phải dừng lại cho bọn chúng leo lên xe tha hồ lùng sục, lục soát. Không chỉ những bao hành lý mà còn có quyền ‘sờ nắn’ cả người hành khách nếu muốn.
Bởi suy cho cùng, tuy khác nhau về cách làm, tên gọi nhưng cái mục đích nằm đằng sau những lô cốt xưa và đống đất Đồng Chiêm hiện nay thì vẫn hoàn toàn không có gì thay đổi. Vẫn còn đó cái ‘ý chí’ rừng rú độc đoán và áp đặt: ai sống ở đâu phải ở yên đấy để dễ bề kiểm soát. Những quyền tự do căn bản của người dân, từ đi lại cho đến việc làm ăn mua bán, giao thương, trao đổi thông tin v.v… đều bị ‘ngăn sông cấm chợ’. Nếu cần họ sẽ xẻ rãnh đào mương, cần sơ sơ thì cho vài xe đất đến đổ giữa đường!
Tóm lại, nếu ngày xưa họ muốn biến cả nước thành những lô cốt của cái tiền đồn Đông Nam Á của phe XHCN. Nay XHCN chết rồi, nhìn tới lui chỉ còn thấy ‘nhân dân’ là kẻ thù lớn nhất vì đòi hỏi dân chủ chống độc đảng khởi xướng khắp nơi, nên họ đang muốn biến mọi người thành những đống đất bất di bất dịch!
Ngày xưa chính quyền kiểm soát để làm gì? tại sao phải kiểm soát chặt chẽ người dân chúng quá mức như vậy, trong khi hàng năm cứ đến ngày 30/4/1975 nhà cầm quyền lại tổ chức ăn mừng ‘miền Nam được giải phóng’ hết sức rầm rộ!? để rồi hậu quả ra sao thì như chúng ta đều đã biết. Hàng ngàn, vạn những lô cốt liên tỉnh đã ‘có công’ rất lớn trong việc kiệt quệ hóa đất nước, vì chúng là công cụ quan trọng trong việc thực thi chính sách ngăn sống cấm chợ khắc nghiệt một thời.
Miền Nam trước 1975, mặc dù chiến tranh nhưng kinh tế chưa bao giờ bị suy kiệt trầm trọng, dân tình khốn đốn như sau ngày đất nước được hòa bình. Nghịch lý này lịch sử thế giới từ cổ chí kim có lẽ chưa có xứ sở nào lại bị lâm vào tình cảnh ‘dở khóc dở cười’ như ở VN, Cambốt, Lào dưới thời XHCN những năm 70-80s.
CSVN đã giải phóng gì cho dân chúng miền Nam, hay khi nhìn vào thực tế ‘kinh tế thị trường’ đang đè chết ‘XHCN’ khắp nơi chúng ta phải nói ngược, chính cuộc sống dân chúng miền Nam đã mở mắt cho các ‘đồng chí giải phóng’ họ nhưng sau đó đã phải ‘lạc đường’ giữa một Sàigòn tiếng là bị bọn Mỹ áp bức mà sao cuộc sống của họ lại quá thênh thang? Đây mới thật sự là câu hỏi đang rất cần được ‘giải phóng’ bởi sinh mạng của hàng triệu người vì cuộc chiến ‘giải phóng dân tộc’ do Hà Nội phát động trước đây
Mặc dù đã hơn ba thập niên đã trôi qua, đã có thêm không biết bao nhiêu là bài học đắt giá từ thực tế khác dạy cho những ông đầy tớ ‘đỉnh cao trí tuệ’ trong đảng Csvn, nhưng xem ra họ vẫn chưa thể thuộc bài.!
Đắp mô đường vào Đồng Chiêm để làm gì, tịch thu máy chụp hình của anh Vinh có ích gì trong khi những hình ảnh tệ hại gây ra bởi công an đã bay khắp thế giới này?
Kiểu suy nghĩ và hành động thiển cận ấy nên gọi là gì, nếu chẳng phải là lối tư duy… ‘đống đất’?
(Sàigòn, tối 11/1/2010, Vài hàng chia sẻ nỗi đau cùng anh J.B Nguyễn Hữu Vinh)
Hình anh Vinh sau khi bị đánh |
Hình ảnh về những đống đất ngăn đường vào Đồng Chiêm được các hãng thông tấn AP, AFP cùng nhiều báo nước ngoài nói đến mấy ngày qua, bỗng làm tôi nhớ lại vô số những trạm gác liên tỉnh được ‘quân cách mạng’ dựng lên khắp miền Nam sau 1975, và được đặt cho cái tên nghe rất oai: ‘trạm kiểm soát liên ngành’! bao gồm công an, quân đội, thuế vụ và cả dân quân du kích cùng tham gia mà với mọi ‘bác tài’, bọn chúng không khác gì những ‘hung thần quốc lộ’. Bất cứ xe đò nào đi ngang qua, ngày cũng như đêm đều phải dừng lại cho bọn chúng leo lên xe tha hồ lùng sục, lục soát. Không chỉ những bao hành lý mà còn có quyền ‘sờ nắn’ cả người hành khách nếu muốn.
Bởi suy cho cùng, tuy khác nhau về cách làm, tên gọi nhưng cái mục đích nằm đằng sau những lô cốt xưa và đống đất Đồng Chiêm hiện nay thì vẫn hoàn toàn không có gì thay đổi. Vẫn còn đó cái ‘ý chí’ rừng rú độc đoán và áp đặt: ai sống ở đâu phải ở yên đấy để dễ bề kiểm soát. Những quyền tự do căn bản của người dân, từ đi lại cho đến việc làm ăn mua bán, giao thương, trao đổi thông tin v.v… đều bị ‘ngăn sông cấm chợ’. Nếu cần họ sẽ xẻ rãnh đào mương, cần sơ sơ thì cho vài xe đất đến đổ giữa đường!
Tóm lại, nếu ngày xưa họ muốn biến cả nước thành những lô cốt của cái tiền đồn Đông Nam Á của phe XHCN. Nay XHCN chết rồi, nhìn tới lui chỉ còn thấy ‘nhân dân’ là kẻ thù lớn nhất vì đòi hỏi dân chủ chống độc đảng khởi xướng khắp nơi, nên họ đang muốn biến mọi người thành những đống đất bất di bất dịch!
Ngày xưa chính quyền kiểm soát để làm gì? tại sao phải kiểm soát chặt chẽ người dân chúng quá mức như vậy, trong khi hàng năm cứ đến ngày 30/4/1975 nhà cầm quyền lại tổ chức ăn mừng ‘miền Nam được giải phóng’ hết sức rầm rộ!? để rồi hậu quả ra sao thì như chúng ta đều đã biết. Hàng ngàn, vạn những lô cốt liên tỉnh đã ‘có công’ rất lớn trong việc kiệt quệ hóa đất nước, vì chúng là công cụ quan trọng trong việc thực thi chính sách ngăn sống cấm chợ khắc nghiệt một thời.
Miền Nam trước 1975, mặc dù chiến tranh nhưng kinh tế chưa bao giờ bị suy kiệt trầm trọng, dân tình khốn đốn như sau ngày đất nước được hòa bình. Nghịch lý này lịch sử thế giới từ cổ chí kim có lẽ chưa có xứ sở nào lại bị lâm vào tình cảnh ‘dở khóc dở cười’ như ở VN, Cambốt, Lào dưới thời XHCN những năm 70-80s.
CSVN đã giải phóng gì cho dân chúng miền Nam, hay khi nhìn vào thực tế ‘kinh tế thị trường’ đang đè chết ‘XHCN’ khắp nơi chúng ta phải nói ngược, chính cuộc sống dân chúng miền Nam đã mở mắt cho các ‘đồng chí giải phóng’ họ nhưng sau đó đã phải ‘lạc đường’ giữa một Sàigòn tiếng là bị bọn Mỹ áp bức mà sao cuộc sống của họ lại quá thênh thang? Đây mới thật sự là câu hỏi đang rất cần được ‘giải phóng’ bởi sinh mạng của hàng triệu người vì cuộc chiến ‘giải phóng dân tộc’ do Hà Nội phát động trước đây
Mặc dù đã hơn ba thập niên đã trôi qua, đã có thêm không biết bao nhiêu là bài học đắt giá từ thực tế khác dạy cho những ông đầy tớ ‘đỉnh cao trí tuệ’ trong đảng Csvn, nhưng xem ra họ vẫn chưa thể thuộc bài.!
Đắp mô đường vào Đồng Chiêm để làm gì, tịch thu máy chụp hình của anh Vinh có ích gì trong khi những hình ảnh tệ hại gây ra bởi công an đã bay khắp thế giới này?
Kiểu suy nghĩ và hành động thiển cận ấy nên gọi là gì, nếu chẳng phải là lối tư duy… ‘đống đất’?
(Sàigòn, tối 11/1/2010, Vài hàng chia sẻ nỗi đau cùng anh J.B Nguyễn Hữu Vinh)
Phóng viên Công giáo JB. Nguyễn Hữu Vinh bị tấn công tại Đồng Chiêm như thế nào?
Paulus Lê Sơn
15:57 11/01/2010
ĐỒNG CHIÊM - Chiều tối ngày 11 tháng 01 năm 2010, lúc đó là khoảng 17 giờ, một sự vụ khủng khiếp đã đến với chúng tôi tại Đồng Chiêm – nơi đang xảy ra những biến cố đau thương và kinh hoàng với Giáo dân Đồng Chiêm. Anh J.B Nguyễn Hữu Vinh, một người cha mẫu mực về đời sống công bình, bái ái và đầy trách nhiệm với gia đình cũng như với xã hội cho con cái học tập, noi theo. Anh là một người chồng hết mực yêu thương vợ con. Song hành với chức phận làm cha, làm chồng trong gia đình, anh J.B Nguyễn Hữu Vinh cũng là một Giáo hữu nhiệt thành, sốt sắng, mộ mến và xác tín vào tình yêu Thiên Chúa. Từ cuối năm 2007 khi biến cố Tòa Khâm Sứ và Thái Hà xẩy ra, anh bắt đầu viết những phóng sự về tình hình xẩy ra ở đó và gửi cho VietCatholic và DCCT.net. Anh là phóng viên nghiệp dư, nhưng rất quan tâm đến tình hình tôn giáo và những hành vi đàn áp tự do tín ngưỡng tại Việt Nam.
(Chú thích của VietCatholic: Vào khoảng đầu năm 2008, 3 lần anh bị công an Hà Nội mời lên thẩm vấn về những bài viết phóng sự của mình. Trước tình trạng một Phóng viên Công giáo có thể bị bắt bất cứ lúc nào, khi đó VietCatholic đã thông báo cho Amnesty International ở London và Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà nội để biết về vụ việc vì một phóng viên công giáo như Anh Nguyễn Hữu Vinh có thể bị bắt, và nếu như việc xẩy ra thì kịp thời can thiệp cho một người người cầm bút chân chính.)
Với sự xúc phạm, phỉ báng trắng trợn đến Đức Tin của người Công giáo mà nhà cầm quyền cộng sản gây ra tại Đồng Chiêm, với sự ngông cuồng, dồ dại phạm thượng đến biểu tượng Thánh thiêng nhất của người Công giáo đã gây ra một cú sốc tinh thần đối với tín đồ trên toàn thế giới. Với anh chị em đồng đạo Giáo xứ Đồng Chiêm bị lực lượng công an, cơ động lên tới hàng nghìn cùng trang bị đầy đủ võ khí tấn công, đàn áp một cách dã man vào đêm mùng 5 rạng sáng mùng 6. Hội thánh, cộng đoàn khắp mọi nơi đã đến để hiệp thông nguyện cầu, chia sẻ nỗi đau với Giáo xứ Đồng Chiêm.
Chiều hôm 11/01/09, anh em chúng tôi đến Giáo xứ Đồng Chiêm để chia sẻ, cảm thông với nỗi đau mà họ vừa mới gánh chịu bởi nhà cầm quyền cộng sản. Nỗi đau nối tiếp nỗi đau, anh J.B Nguyễn Hữu Vinh thật sự chung chia nỗi đau đó với anh chị em đồng đạo bằng trận đánh đập dã man của khoảng 15 đến 20 người từ tụ điểm công an lao vào đánh anh Vinh và tìm cách cướp máy ảnh của anh.
Đến Đồng Chiêm, chúng ta mới thấy được nhà cầm quyền này đang “bảo vệ” dân như thế nào? Với đầy đủ lực lượng, công an giao thông, cảnh sát chìm nổi, dân phòng, quân đội bao vây và cô lập Đồng Chiêm. Qua chặng thứ nhất, cách làng Đồng Chiêm khoảng hai trăm mét, một chốt chặn với lực lượng đông đảo cùng với những đống đất “chặn đứt” đường đi, chúng tôi phải đi vòng vèo men theo con đường dọc các vách núi để vào trong Giáo xứ Đồng Chiêm.
Sự vệc diễn ra khi đoàn xe chúng tôi vào được Giáo xứ Đồng Chiêm rồi. Trong lúc các Linh mục DCCT Hà Nội đang hiệp dâng thánh lễ thì được tin họ đã đổ đất chặn đứt con đường còn lại vào Đồng Chiêm mà chúng tôi vừa vào, đồng thời được biết hai anh thương binh vừa bị bắt. Khi nghe tin đó, Lm Liên và anh Vinh không quản ngại nguy hiểm, Linh mục Nguyễn Văn Liên chở anh Vinh ra xem sự vụ trước, chúng tôi theo sau. Tới gần đầu cầu Ái Nàng, cách nhà thờ khoảng 500 m, nơi có tụ điểm công an trấn giữ. Trong khi cha Liên đang dắt xe qua đống đất đá thì anh Vinh tìm cách chụp lại cảnh giao thông bị cản trở. Vụ việc diễn ra trong khoảng 5 phút, sự đàn áp của số đông người này là những an ninh mang sắc phục và không mang sắc phục với anh Vinh là một màn đánh đập cướp bóc hết sức tàn bạo. Sau khi đánh nhừ tử anh và cướp được máy ảnh của anh thì họ buông ra. Khi những kẻ đánh người bỏ đi và các công an viên hết khống chế Linh mục Liên, cha đã vực anh Vinh dậy, đưa anh về Dòng Mến Thánh Giá Đồng Chiêm, nhờ các nữ tu ở dây cấp cứu.
Chúng tôi cùng anh em trong đoàn được các sơ thông báo anh bị đánh u đầu và gãy một răng cửa. Nếu không có mũ bảo hiểm có lẽ đã bị chết.
Khi vụ việc anh Vinh bị đả thương xảy ra, có hai anh thương binh đi trước cha Liên cũng đã bị bắt đưa đi đâu mất tích. Xe ba bánh của các anh bị vứt lại hiện trường đầu cầu Ái Nàng, chỗ các công an tụ tập án ngữ. Hai anh này vừa từ Hà Nội ra Đồng Chiêm hành hương. Một anh tên Công, một anh tên Tĩnh.
Việc một số người có sắc phục an ninh và không mang sắc phục đánh đập, cướp bóc tài sản của anh Vinh cho thấy một tính chất man rợ có hệ thống. Nhóm người côn đồ đã bao vây, đánh đập, dùng mọi cách để cố lấy được chiếc máy ảnh của anh. Chiếc máy ảnh mà anh Vinh mang theo đã khiến cho họ sợ vì những tấm hình chụp lại được những hành động mà họ đã đối xử với những anh thương binh, với những tấm hình Đồng Chiêm trong thế bị cô lập bởi những đống đất được đổ vội vàng, chặn đứt trên 2 con đường dẫn vào làng cùng lực lượng công an giao thông, cảnh sát đủ loại, cũng có lực lượng mang sắc phục quân đội. Những tên bạo tặc này không ngần ngại tấn công anh Vinh để cướp đi chiếc máy ảnh, tài sản lớn của một người bình thường. Chiếc máy ảnh của anh đã bị cướp mất.
Sau khi anh Vinh bị đánh trọng thương, được sơ cứu tại dòng MTG Đồng Chiêm. Vì sợ có chuyện chẳng lành lại xảy ra đối với anh Vinh và đoàn chúng tôi nên Giáo dân Đồng Chiêm đã hỗ trợ, đồng hành và đưa chúng tôi trở ra khỏi làng để trở về Hà Nội. Trong khi đó hàng ngàn Giáo dân xứ Nghĩa Ải, một giáo xứ cách Đồng Chiêm 3 km, lũ lượt kéo nhau tới gần Đồng Chiêm để giải cứu và bảo vệ chúng tôi. Hàng đoàn người, già trẻ, gái trai, lớp lớp người đã bảo vệ chúng tôi tới tận thị trấn Tế Tiêu. Một cảnh tượng hết sức cảm động, hiệp nhất trọn vẹn. Chúng tôi thấy Tình Yêu Thiên Chúa đã cho chúng tôi được những ân huệ đó thông qua anh chị em Đồng Chiêm và xứ Ải. Chúng tôi thật thấy hạnh phúc và vô cùng xúc động trước tình cảm của Anh Chị Em.
Hiệp Nhất trong Danh Thánh Chúa Kitô, chúng tôi thiết nghĩ không có một thế lực nào có thể chia rẽ, tấn công, đánh phá, triệt tiêu được ĐỨC TIN mà chúng ta đang sống trong Mầu Nhiệm Thánh Giá.
Hà Nội 11/01/2010
(Chú thích của VietCatholic: Vào khoảng đầu năm 2008, 3 lần anh bị công an Hà Nội mời lên thẩm vấn về những bài viết phóng sự của mình. Trước tình trạng một Phóng viên Công giáo có thể bị bắt bất cứ lúc nào, khi đó VietCatholic đã thông báo cho Amnesty International ở London và Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà nội để biết về vụ việc vì một phóng viên công giáo như Anh Nguyễn Hữu Vinh có thể bị bắt, và nếu như việc xẩy ra thì kịp thời can thiệp cho một người người cầm bút chân chính.)
Phóng viên Vinh bị đánh trọng thương nằm bên đường |
Công an, dân phòng, quân đội... ở chốt chặn 1 |
PV Vinh bị đánh gẫy răng và được vực dậy |
Đống đất vừa được đổ chặn đường vào ra Giáo xứ Đồng Chiêm |
Chúng tôi cùng anh em trong đoàn được các sơ thông báo anh bị đánh u đầu và gãy một răng cửa. Nếu không có mũ bảo hiểm có lẽ đã bị chết.
PV Vinh được Nữ tu cấp cứu tại nhà Dòng MTG Đồng Chiêm |
Ở chốt chặn 2, đầu cầu Ái Nàng, công an giả dạng xe ôm xuất hiện |
Giáo dân xứ Nghĩa Ải xuống đường giải cứunhóm người bị đánh |
Hiệp Nhất trong Danh Thánh Chúa Kitô, chúng tôi thiết nghĩ không có một thế lực nào có thể chia rẽ, tấn công, đánh phá, triệt tiêu được ĐỨC TIN mà chúng ta đang sống trong Mầu Nhiệm Thánh Giá.
Hà Nội 11/01/2010
Thánh giá: đỉnh điểm của Tình yêu và Tha thứ
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
17:38 11/01/2010
Đối với các Kitô hữu, Thánh Giá là biểu tượng thiêng liêng gắn liền với đời sống đức tin. Sở dĩ người tín hữu suy tôn Thánh Giá bởi vì Thánh Giá là dấu chứng tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người. Thánh Giá giúp các Kitô hữu suy ngẫm màu nhiệm cứu chuộc được thực hiện nơi Đức Giêsu. Ngài đã dẫn đưa nhân loại băng qua con đường thập giá để bước vào cõi sống vinh quang Thiên Quốc. Thánh Giá là cây đem lại sự sống trường sinh.
1. Dấu Thánh Giá: lời tuyên xưng đức tin
Ngày gia nhập đạo Công Giáo, các tín hữu được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Ngay từ lúc được đón nhận vào đại gia đình Giáo Hội, ứng viên chuẩn bị lãnh nhận bí tích khai tâm Kitô giáo được khắc ghi trên trán dấu ấn Thánh Giá. Tiếp theo, vị thừa tác viên đổ nước trên đầu kẻ lãnh nhận bí tích Rửa Tội, nêu tên và đọc rằng: «Maria, cha rửa con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen ». Nhờ đó, người lãnh nhận bí tích này được sinh ra trong đức tin Kitô giáo để trở thành con cái Thiên Chúa, trở nên thân thể của Đức Kitô và được mang trong mình mầm sống vĩnh cửu.
Khi cầu nguyện, hoặc tham gia các buổi cử hành phụng vụ, người tín hữu làm dấu Thánh Giá trên mình. Dấu Thánh Giá là lời tuyên xưng đức tin của người Kitô hữu. Họ tuyên xưng niềm tin của mình vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Họ tin kính Thiên Chúa là Cha, Đấng dựng nên trời đất vũ trụ con người và muôn loài muôn vật; là Con, Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chia sẻ thân phận làm người để chứu cuộc nhân loại; và là Chúa Thánh Thần, Đấng được sai đến để bào chữa ủi an và ban sức mạnh cho các Kitô hữu cũng như để thánh hóa, canh tân bộ mặt trái đất.
Ngoài ra, trước mỗi bữa ăn, người Công Giáo còn làm Dấu Thánh Giá để tạ ơn Thiên Chúa đã ban của ăn nuôi thân xác. Dấu Thánh Giá trước bữa ăn cũng biểu lộ tâm tình biết ơn Thiên Chúa, Đấng đã cho mưa thuận gió hòa, biết ơn những người đã lao động vất vả để làm ra của ăn, những ai dành thời gian để chuẩn bị bữa ăn. Dấu Thánh Giá còn nhắc bảo những ai hưởng dùng của ăn biết chia sẻ với những người đang thiếu thốn.
Khi kết thúc cuộc hành trình trần thế, Kitô hữu quá cố trong nghi thức an táng được rẩy nước dưới hình Thánh Giá để tưởng nhớ lại chặng hành trình đức tin bước đi theo Chúa Kitô khởi đi từ ngày được lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy. Cây Thánh Giá cũng được cắm trên phần mộ để nhắc nhở người tín hữu biết đặt niềm hy vọng vào sự chết và phục sinh của Chúa Kitô.
2. Thánh Giá biểu lộ đức vâng lời của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha
Ngay buổi bình minh của nhân loại, Ađam cũ do bất tuân lệnh Thiên Chúa mà ăn trái cấm, và vì thế đã chuốc lấy sự chết (x. Rm 5, 12). Hậu quả của sự bất tuân này đã phá vỡ sự hài hòa giữa Thiên Chúa và loài thụ tạo. Khi con người muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời mình, họ không tránh khỏi thảm họa bi kịch đó là chết chóc. Vắng bóng Thiên Chúa là tình yêu trong cuộc đời, nhân loại sẽ phải hứng chịu sự hoành hành của sự dữ.
Trong thời cứu độ, Đức Giêsu Kitô, với tư cách là Ađam mới đã tuyệt đối vâng lời Thiên Chúa Cha mà chấp nhận cả cái chết nhục nhã của mình trên cây thập giá ô nhục. Tác giả của thư Philipphê viết rằng: «Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự» (x. Pl 2, 6-8).
Và vì vâng lời Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu đã mang lại cho nhân loai phúc trường sinh từ cây Thập Giá mà tại đó Ngài dâng chính bản thân mình làm hy tế để cứu chuộc loài người.
3. Thánh Giá biểu lộ sự khiêm nhường của Đức Giêsu
Từ Bếtlem đến đỉnh đồi Canvê, Đức Giêsu đã sống trọn vẹn thân phận của một kiếp nghèo. Ngay từ lúc sinh ra, Ngài đã bị con người từ chối đón nhận. Không được như những trẻ sơ sinh bình thường, Đức Giêsu đã chào đời nơi chuồng súc vật bò lừa. Trong đêm đông lạnh giá, Ngài đã được các loài vật ấy sưởi hơi ấm.
Trong nhiều năm sống ẩn dật tại gia đình Nazareth, Đức Giêsu đã chia sẻ đời sống lao động và cầu nguyện với thân mẫu Maria và vị cha nuôi Giuse. Ngài sống trong một ngôi nhà đơn sơ chứ không phải là một cung điện lộng lẫy, và cùng với thánh Giuse hành nghề thợ mộc chứ không phải nắm giữ một địa vị của quyền cao chức trọng.
Rồi những năm sống công khai cùng các môn đệ, Đức Giêsu rong ruổi đi khắp các làng mạc và thị trấn của đất nước Palestin để rao giảng Tin Mừng. Ngài gần gũi với bọn thu thuế, phường tội lỗi và những người bị gạt ra khỏi lề xã hội. Không hề trang bị cho mình những tiện nghi tối thiểu, Đức Giêsu đã chấp nhận một đời sống khó nghèo đến nỗi «không có chỗ tựa đầu» (x. Lc9, 58).
Sống không nhà không cửa, chết tức tưởi trên thập giá mà không một mảnh vải che thân, đau đớn vể thể xác, cô đơn về tinh thần, và oan uổng về bản án khắc nghiệt, Đức Giêsu, một Thiên Chúa cao sang đã cúi xuống tận đáy của kiếp sống nhân loại để mang lấy tất cả những gì là nghèo khó và khổ đau. Nhờ vậy, con người được nâng lên để mặc lấy vinh quang của địa vị làm con cái Thiên Chúa
4. Thánh Giá biểu lộ tình yêu của Đức Giêsu đối với nhân loại
Đức Giêsu đã dám sống và chết cho những gì Ngài rao giảng. Ngài dậy cho nhân loại bài học về yêu thương kẻ thù và yêu thương lẫn nhau. Trên thánh giá, Ngài đã tha thứ cho chính những kẻ tra tay hãm hại và nhục mạ Ngài: « Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm » (Lc 23, 34). Chính họ cũng là đối tượng để đón đón nhận ơn tha thứ và ơn cứu chuộc. Một tình yêu vượt trên trên cả lòng hận thù và oán ghét của loài người.
Chính Đức Giêsu cũng đã dậy các môn đệ rằng: «Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình» (Ga 15,13). Ngài đã yêu thương những kẻ đã được Chúa Cha trao phó cho đến cùng đến nỗi sẵn sàng chịu đánh đòn, sỉ vả, chịu đóng đinh và chịu chết. Ngài ôm tất cả thế gian tội lỗi và loài người lầm lạc vào trong hy tế là chính thân xác của mình trên Thánh Giá để để cứu muôn dân. Ngài trao ban tất cả những gì mình có: lời hằng sống, thân xác và cả mạng sống. Trên Thánh Giá, Đức Giêsu đã đổ giọt máu rốt hết còn sót lại, đã thều thào trong hơi thở cuối cùng rằng Ngài yêu thương loài người bằng một tình yêu mãnh liệt và mạnh hơn cả sự chết nhằm giải thoát họ khỏi nô lệ của tội lỗi:
«Sầu chất nặng, thêm giấm chua mật đắng
Đinh sắt, lưỡi đòng, gai nhọn đâm thâu
Thân nát tan và máu nước tuôn trào
Cho tội lỗi trần gian được tẩy xóa». (Thánh thi, Nghi thức suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh).
5. Lời kết
Thánh Giá Chúa Kitô là sự điên rồ trước sự khôn ngoan của thế gian (x. 1Cr 1, 23). Nhưng Thiên Chúa đã dùng sự điên rồ ấy để biểu lộ tình yêu của mình và đem lại ơn cứu độ cho nhân loại. Màu nhiệm Thánh Giá là con đường chắc chắn dẫn đưa đến đời sống vĩnh cửu. Chính vì vậy, trong thời kỳ bách hại đạo, các chứng nhân trung kiên thời cha ông chúng ta đã khước từ bước qua Thánh Giá mà sẵn sàng chấp nhận mọi cực hình và cái chết để bảo vệ đức tin của mình. Các ngài đã nắm chắc phần thưởng mà Đức Giêsu long trọng công bố trong Hiến Chương Nước Trời: «Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao» (Mt 5, 11-12).
1. Dấu Thánh Giá: lời tuyên xưng đức tin
Ngày gia nhập đạo Công Giáo, các tín hữu được lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Ngay từ lúc được đón nhận vào đại gia đình Giáo Hội, ứng viên chuẩn bị lãnh nhận bí tích khai tâm Kitô giáo được khắc ghi trên trán dấu ấn Thánh Giá. Tiếp theo, vị thừa tác viên đổ nước trên đầu kẻ lãnh nhận bí tích Rửa Tội, nêu tên và đọc rằng: «Maria, cha rửa con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen ». Nhờ đó, người lãnh nhận bí tích này được sinh ra trong đức tin Kitô giáo để trở thành con cái Thiên Chúa, trở nên thân thể của Đức Kitô và được mang trong mình mầm sống vĩnh cửu.
Khi cầu nguyện, hoặc tham gia các buổi cử hành phụng vụ, người tín hữu làm dấu Thánh Giá trên mình. Dấu Thánh Giá là lời tuyên xưng đức tin của người Kitô hữu. Họ tuyên xưng niềm tin của mình vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Họ tin kính Thiên Chúa là Cha, Đấng dựng nên trời đất vũ trụ con người và muôn loài muôn vật; là Con, Đức Giêsu Kitô, Đấng đã chia sẻ thân phận làm người để chứu cuộc nhân loại; và là Chúa Thánh Thần, Đấng được sai đến để bào chữa ủi an và ban sức mạnh cho các Kitô hữu cũng như để thánh hóa, canh tân bộ mặt trái đất.
Ngoài ra, trước mỗi bữa ăn, người Công Giáo còn làm Dấu Thánh Giá để tạ ơn Thiên Chúa đã ban của ăn nuôi thân xác. Dấu Thánh Giá trước bữa ăn cũng biểu lộ tâm tình biết ơn Thiên Chúa, Đấng đã cho mưa thuận gió hòa, biết ơn những người đã lao động vất vả để làm ra của ăn, những ai dành thời gian để chuẩn bị bữa ăn. Dấu Thánh Giá còn nhắc bảo những ai hưởng dùng của ăn biết chia sẻ với những người đang thiếu thốn.
Khi kết thúc cuộc hành trình trần thế, Kitô hữu quá cố trong nghi thức an táng được rẩy nước dưới hình Thánh Giá để tưởng nhớ lại chặng hành trình đức tin bước đi theo Chúa Kitô khởi đi từ ngày được lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy. Cây Thánh Giá cũng được cắm trên phần mộ để nhắc nhở người tín hữu biết đặt niềm hy vọng vào sự chết và phục sinh của Chúa Kitô.
2. Thánh Giá biểu lộ đức vâng lời của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha
Ngay buổi bình minh của nhân loại, Ađam cũ do bất tuân lệnh Thiên Chúa mà ăn trái cấm, và vì thế đã chuốc lấy sự chết (x. Rm 5, 12). Hậu quả của sự bất tuân này đã phá vỡ sự hài hòa giữa Thiên Chúa và loài thụ tạo. Khi con người muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời mình, họ không tránh khỏi thảm họa bi kịch đó là chết chóc. Vắng bóng Thiên Chúa là tình yêu trong cuộc đời, nhân loại sẽ phải hứng chịu sự hoành hành của sự dữ.
Trong thời cứu độ, Đức Giêsu Kitô, với tư cách là Ađam mới đã tuyệt đối vâng lời Thiên Chúa Cha mà chấp nhận cả cái chết nhục nhã của mình trên cây thập giá ô nhục. Tác giả của thư Philipphê viết rằng: «Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự» (x. Pl 2, 6-8).
Và vì vâng lời Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu đã mang lại cho nhân loai phúc trường sinh từ cây Thập Giá mà tại đó Ngài dâng chính bản thân mình làm hy tế để cứu chuộc loài người.
3. Thánh Giá biểu lộ sự khiêm nhường của Đức Giêsu
Từ Bếtlem đến đỉnh đồi Canvê, Đức Giêsu đã sống trọn vẹn thân phận của một kiếp nghèo. Ngay từ lúc sinh ra, Ngài đã bị con người từ chối đón nhận. Không được như những trẻ sơ sinh bình thường, Đức Giêsu đã chào đời nơi chuồng súc vật bò lừa. Trong đêm đông lạnh giá, Ngài đã được các loài vật ấy sưởi hơi ấm.
Trong nhiều năm sống ẩn dật tại gia đình Nazareth, Đức Giêsu đã chia sẻ đời sống lao động và cầu nguyện với thân mẫu Maria và vị cha nuôi Giuse. Ngài sống trong một ngôi nhà đơn sơ chứ không phải là một cung điện lộng lẫy, và cùng với thánh Giuse hành nghề thợ mộc chứ không phải nắm giữ một địa vị của quyền cao chức trọng.
Rồi những năm sống công khai cùng các môn đệ, Đức Giêsu rong ruổi đi khắp các làng mạc và thị trấn của đất nước Palestin để rao giảng Tin Mừng. Ngài gần gũi với bọn thu thuế, phường tội lỗi và những người bị gạt ra khỏi lề xã hội. Không hề trang bị cho mình những tiện nghi tối thiểu, Đức Giêsu đã chấp nhận một đời sống khó nghèo đến nỗi «không có chỗ tựa đầu» (x. Lc9, 58).
Sống không nhà không cửa, chết tức tưởi trên thập giá mà không một mảnh vải che thân, đau đớn vể thể xác, cô đơn về tinh thần, và oan uổng về bản án khắc nghiệt, Đức Giêsu, một Thiên Chúa cao sang đã cúi xuống tận đáy của kiếp sống nhân loại để mang lấy tất cả những gì là nghèo khó và khổ đau. Nhờ vậy, con người được nâng lên để mặc lấy vinh quang của địa vị làm con cái Thiên Chúa
4. Thánh Giá biểu lộ tình yêu của Đức Giêsu đối với nhân loại
Đức Giêsu đã dám sống và chết cho những gì Ngài rao giảng. Ngài dậy cho nhân loại bài học về yêu thương kẻ thù và yêu thương lẫn nhau. Trên thánh giá, Ngài đã tha thứ cho chính những kẻ tra tay hãm hại và nhục mạ Ngài: « Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm » (Lc 23, 34). Chính họ cũng là đối tượng để đón đón nhận ơn tha thứ và ơn cứu chuộc. Một tình yêu vượt trên trên cả lòng hận thù và oán ghét của loài người.
Chính Đức Giêsu cũng đã dậy các môn đệ rằng: «Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình» (Ga 15,13). Ngài đã yêu thương những kẻ đã được Chúa Cha trao phó cho đến cùng đến nỗi sẵn sàng chịu đánh đòn, sỉ vả, chịu đóng đinh và chịu chết. Ngài ôm tất cả thế gian tội lỗi và loài người lầm lạc vào trong hy tế là chính thân xác của mình trên Thánh Giá để để cứu muôn dân. Ngài trao ban tất cả những gì mình có: lời hằng sống, thân xác và cả mạng sống. Trên Thánh Giá, Đức Giêsu đã đổ giọt máu rốt hết còn sót lại, đã thều thào trong hơi thở cuối cùng rằng Ngài yêu thương loài người bằng một tình yêu mãnh liệt và mạnh hơn cả sự chết nhằm giải thoát họ khỏi nô lệ của tội lỗi:
«Sầu chất nặng, thêm giấm chua mật đắng
Đinh sắt, lưỡi đòng, gai nhọn đâm thâu
Thân nát tan và máu nước tuôn trào
Cho tội lỗi trần gian được tẩy xóa». (Thánh thi, Nghi thức suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh).
5. Lời kết
Thánh Giá Chúa Kitô là sự điên rồ trước sự khôn ngoan của thế gian (x. 1Cr 1, 23). Nhưng Thiên Chúa đã dùng sự điên rồ ấy để biểu lộ tình yêu của mình và đem lại ơn cứu độ cho nhân loại. Màu nhiệm Thánh Giá là con đường chắc chắn dẫn đưa đến đời sống vĩnh cửu. Chính vì vậy, trong thời kỳ bách hại đạo, các chứng nhân trung kiên thời cha ông chúng ta đã khước từ bước qua Thánh Giá mà sẵn sàng chấp nhận mọi cực hình và cái chết để bảo vệ đức tin của mình. Các ngài đã nắm chắc phần thưởng mà Đức Giêsu long trọng công bố trong Hiến Chương Nước Trời: «Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao» (Mt 5, 11-12).
Sự Thật?
lykhách
18:18 11/01/2010
Sự thật là gì?
Sự thật là những gì thật sự
Đã, đang xảy ra trên đất mẹ quê cha
Một chế độ độc quyền sự dữ
Với đủ thủ đoạn gian manh thống trị nước nhà!
Sự thật là bạo quyền đã chia dân ta từng nhóm nhỏ
Dùng lợi quyền mê muội, dùng cơ chế xin cho
Để cùng đi ăn mày, nhưng người không kẻ có
Giành giựt nhau chút bố thí đảng cho
Sự thật là bao chùa chiền, đền tự, nhà thờ…
Chúng cho xây một, nhưng cướp hơn trăm lần tráo trở
Để giữa sư với nhà sư cách nhau hỉ nộ
Để nhà Chúa với nhà thờ nhìn nhau cúi mặt làm lơ!
Sự thật là chúng ta chẳng dám nhìn sự thật
Hay có nhìn cũng chẳng nói năng chi
Hay có nói cũng chỉ quanh co, bất nhất
Để bẻ cong cái thật sự chẳng ra gì!
Sự thật là đất nước chúng ta tan nát
Tình đồng bào giờ rẻ mạt ba xu
Kẻ lắm tiền tiêu xài như canh bạc
Đứa bần cùng sinh đạo tặc, vũ phu…
Bên cạnh những chiếc xe hơi thể thao bóng lộn
Là những đứa bé chân trần, khố rách áo ôm
Những ông bà già bao rác lê la đi tìm lon, nhựa lượm
Nhắm mắt ngày qua ngày mơ đong đủ miếng cơm
Kẻ chơi gôn làm sao mà biết
Cái sân gôn xây từ bao mảnh đất dân nghèo
Quật trái banh bay, sướng tay, xa thiệt
Xa thiệt xa, xa như bao mơ ước sống bị thủ tiêu
Sự thật là chúng ta sống tình chẳng còn thấm thía
Ai mặc ai, sống chết mặc bây
Cái văn minh thời quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa
Là tao sống kệ tao, mày chết mặc mầy!
Hỏi có đảng viên nào không tham nhũng?
Có cán bộ nào không đục khoét của dân?
Có kế hoạch nào mà không thâm thủng?
Có công trình nao mà qưyền tước chẳng chia phần?
Nhưng sự thật còn đau lòng hơn thế nữa
Quốc phá gia vong lần lữa từng ngày
Bán con nít, phá thai, buôn thức ăn thối rữa…
Người mặc nhiên nhìn như giá của đổi thay!
Và cũng thế từng bầy con gái
Được tập trung ra mắt lũ Hàn, Đài…
Chúng sờ mó, cởi ra cho đã mắt thấy
Nỗi nhục này của cả nước, đâu của riêng ai?!
Thanh niên, rường cột nước nhà, cùng chung số phận
Đổi chác năm châu, thân trâu lao lực xứ người ta
Hên thì kiếm ít tiền, xui thì lận đận
Chủ đánh, chủ chửi luôn cả đất nước ông bà!
Sự thật là lãnh đạo đất nước chúng ta quá ngu dốt
Quá tham lam của riêng, quá hèn nhát với quân xâm lược
Mười-sáu-chữ-vàng, hữu-nghị-bốn-tốt
Là cái vòng kim-cô trên vận nước chúng ta
Ôi lũ khỉ mang vòng kim-cô trên chính trường nhảy múa
Chợt khựng, chợt quay theo vũ điệu Việt-Trung
Mộng bá vương tối tăm mưu đồ bạo chúa
Đầu khỉ kẹt trong bùa chú chủ-nghĩa-xã-hội điên khùng!
Sự thật là chúng ta tránh né sự thật
Để dối gian lên đẳng cấp trị vì
Để lương tâm, để tình người khuất lấp
Chỉ biết nhắm mắt cầu xin sự dữ qua đi!
Tự do không thể có bằng cúi mặt van xin
Độc lập không thể đến bằng nhắm mắt đức tin
Sự thật không thể tỏ tường khi muôn người câm nín
Hạnh phúc được chăng khi sống chẳng còn tình?
Sự thật đã bao lần bị dập vùi từ Khâm-Sứ, Thái-Hà
Tam-Tòa, Loan-Lý, Bát-Nhã, Phước-Huệ…
Từ Bắc chí Nam
Từ đồng đạo đến đồng bào…
giờ đến Đồng-Chiêm!
Chờ tới bao giờ mới đồng lòng lên tiếng?
Sự thật là dân ta mất đất
Non nước mất biển
Quê hương mất tình người…
Thế nên trước mắt chúng ta nhan nhãn bao chuyện khóc cười
Vợ chém chồng, chồng tẩm xăng đốt vợ
Con đánh mẹ cha, cháu cướp của ông bà
Mẹ sinh con rồi vứt thùng rác chẳng chút xót xa
Bán phấn buôn hoa
Bán di sản tổ tiên ông bà
Mọi thứ đều được quy ra
Tiền.
Phẩm cách con người thời nay
Đại hạ giá!
Ôi sự thật! bao sự thật đau lòng
Sự thật khốn cùng
Sự thật lao lung
Sự thật mịt mùng
Sự thật bị giam tù túng
Sự thật rẻ rúng
Những sự thật không của riêng từng phận khốn
Mà chính đang là cái sự thật chung!
Giả như muôn người dám nhìn sâu sự thật
Từ lương tâm không sợ sệt bạo quyền
Thì hơn tám mươi triệu con người bất ngờ sẽ gặp
Khóc òa với nhau trong nỗi khổ tưởng là riêng!
Giả sử muôn người đều ước ao sự thật
Sẽ nhận ra nhau giữa tất bật đau thương
Sẽ nhìn ra bao thống khổ đoạn trường
Mà đau xót chung ngọn nguồn máu thịt
Giả sử muôn người đều nói lên sự thật
Thì súng đạn sẽ câm giữa triệu tiếng con người
Thì bao dối gian chồng đè lên nhau ngất ngất
Sẽ bị dòng người như thác lũ cuốn phăng trôi
Ai sẽ nói lên những lời sự thật
Nếu chẳng phải là lần lượt chúng ta
Dăm sự thật rời rạc bị đòn thù, giam ngục
Sự thật đồng thanh giả dối phải tiêu ma
Sự thật ở đâu?
Chẳng phải là sự thật đang ngủ trong tim em?
Một trái tim luôn khao khát nỗi bình yên
Sự thật chẳng phải ở những lời cầu nguyện?
Trên môi cha mẹ già đọc kinh, niệm Phật hằng đêm?
Sự thật ngủ bên những khố rách áo ôm đàn em bé
Chợt trở giấc khuya lạnh đói bên thềm
Khốn khổ quê hương ngủ chung với lũ trẻ
Mỗi sáng lạc loài những tương lai không tên!
Sự thật cúi mặt trong anh, đắm bên mỹ nhân mỹ tửu
Hoặc còng lưng mồ hôi đổ kiếm tiền
Sự thật bị nhận chìm, sự thật kêu cứu
Đến những ai người còn sót lại buồng tim
Ôi sự thật là những gì thật sự
Đã, đang xảy ra trên đất tổ quê cha
Sự thật ngập ngừng trên môi do dự
Sư thật phũ phàng phơi khốn khổ ra!
Sự thật réo gào chúng ta
MỞ MIỆNG!
Sự thật là những gì thật sự
Đã, đang xảy ra trên đất mẹ quê cha
Một chế độ độc quyền sự dữ
Với đủ thủ đoạn gian manh thống trị nước nhà!
Sự thật là bạo quyền đã chia dân ta từng nhóm nhỏ
Dùng lợi quyền mê muội, dùng cơ chế xin cho
Để cùng đi ăn mày, nhưng người không kẻ có
Giành giựt nhau chút bố thí đảng cho
Sự thật là bao chùa chiền, đền tự, nhà thờ…
Chúng cho xây một, nhưng cướp hơn trăm lần tráo trở
Để giữa sư với nhà sư cách nhau hỉ nộ
Để nhà Chúa với nhà thờ nhìn nhau cúi mặt làm lơ!
Sự thật là chúng ta chẳng dám nhìn sự thật
Hay có nhìn cũng chẳng nói năng chi
Hay có nói cũng chỉ quanh co, bất nhất
Để bẻ cong cái thật sự chẳng ra gì!
Sự thật là đất nước chúng ta tan nát
Tình đồng bào giờ rẻ mạt ba xu
Kẻ lắm tiền tiêu xài như canh bạc
Đứa bần cùng sinh đạo tặc, vũ phu…
Bên cạnh những chiếc xe hơi thể thao bóng lộn
Là những đứa bé chân trần, khố rách áo ôm
Những ông bà già bao rác lê la đi tìm lon, nhựa lượm
Nhắm mắt ngày qua ngày mơ đong đủ miếng cơm
Kẻ chơi gôn làm sao mà biết
Cái sân gôn xây từ bao mảnh đất dân nghèo
Quật trái banh bay, sướng tay, xa thiệt
Xa thiệt xa, xa như bao mơ ước sống bị thủ tiêu
Sự thật là chúng ta sống tình chẳng còn thấm thía
Ai mặc ai, sống chết mặc bây
Cái văn minh thời quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa
Là tao sống kệ tao, mày chết mặc mầy!
Hỏi có đảng viên nào không tham nhũng?
Có cán bộ nào không đục khoét của dân?
Có kế hoạch nào mà không thâm thủng?
Có công trình nao mà qưyền tước chẳng chia phần?
Nhưng sự thật còn đau lòng hơn thế nữa
Quốc phá gia vong lần lữa từng ngày
Bán con nít, phá thai, buôn thức ăn thối rữa…
Người mặc nhiên nhìn như giá của đổi thay!
Và cũng thế từng bầy con gái
Được tập trung ra mắt lũ Hàn, Đài…
Chúng sờ mó, cởi ra cho đã mắt thấy
Nỗi nhục này của cả nước, đâu của riêng ai?!
Thanh niên, rường cột nước nhà, cùng chung số phận
Đổi chác năm châu, thân trâu lao lực xứ người ta
Hên thì kiếm ít tiền, xui thì lận đận
Chủ đánh, chủ chửi luôn cả đất nước ông bà!
Sự thật là lãnh đạo đất nước chúng ta quá ngu dốt
Quá tham lam của riêng, quá hèn nhát với quân xâm lược
Mười-sáu-chữ-vàng, hữu-nghị-bốn-tốt
Là cái vòng kim-cô trên vận nước chúng ta
Ôi lũ khỉ mang vòng kim-cô trên chính trường nhảy múa
Chợt khựng, chợt quay theo vũ điệu Việt-Trung
Mộng bá vương tối tăm mưu đồ bạo chúa
Đầu khỉ kẹt trong bùa chú chủ-nghĩa-xã-hội điên khùng!
Sự thật là chúng ta tránh né sự thật
Để dối gian lên đẳng cấp trị vì
Để lương tâm, để tình người khuất lấp
Chỉ biết nhắm mắt cầu xin sự dữ qua đi!
Tự do không thể có bằng cúi mặt van xin
Độc lập không thể đến bằng nhắm mắt đức tin
Sự thật không thể tỏ tường khi muôn người câm nín
Hạnh phúc được chăng khi sống chẳng còn tình?
Sự thật đã bao lần bị dập vùi từ Khâm-Sứ, Thái-Hà
Tam-Tòa, Loan-Lý, Bát-Nhã, Phước-Huệ…
Từ Bắc chí Nam
Từ đồng đạo đến đồng bào…
giờ đến Đồng-Chiêm!
Chờ tới bao giờ mới đồng lòng lên tiếng?
Sự thật là dân ta mất đất
Non nước mất biển
Quê hương mất tình người…
Thế nên trước mắt chúng ta nhan nhãn bao chuyện khóc cười
Vợ chém chồng, chồng tẩm xăng đốt vợ
Con đánh mẹ cha, cháu cướp của ông bà
Mẹ sinh con rồi vứt thùng rác chẳng chút xót xa
Bán phấn buôn hoa
Bán di sản tổ tiên ông bà
Mọi thứ đều được quy ra
Tiền.
Phẩm cách con người thời nay
Đại hạ giá!
Ôi sự thật! bao sự thật đau lòng
Sự thật khốn cùng
Sự thật lao lung
Sự thật mịt mùng
Sự thật bị giam tù túng
Sự thật rẻ rúng
Những sự thật không của riêng từng phận khốn
Mà chính đang là cái sự thật chung!
Giả như muôn người dám nhìn sâu sự thật
Từ lương tâm không sợ sệt bạo quyền
Thì hơn tám mươi triệu con người bất ngờ sẽ gặp
Khóc òa với nhau trong nỗi khổ tưởng là riêng!
Giả sử muôn người đều ước ao sự thật
Sẽ nhận ra nhau giữa tất bật đau thương
Sẽ nhìn ra bao thống khổ đoạn trường
Mà đau xót chung ngọn nguồn máu thịt
Giả sử muôn người đều nói lên sự thật
Thì súng đạn sẽ câm giữa triệu tiếng con người
Thì bao dối gian chồng đè lên nhau ngất ngất
Sẽ bị dòng người như thác lũ cuốn phăng trôi
Ai sẽ nói lên những lời sự thật
Nếu chẳng phải là lần lượt chúng ta
Dăm sự thật rời rạc bị đòn thù, giam ngục
Sự thật đồng thanh giả dối phải tiêu ma
Sự thật ở đâu?
Chẳng phải là sự thật đang ngủ trong tim em?
Một trái tim luôn khao khát nỗi bình yên
Sự thật chẳng phải ở những lời cầu nguyện?
Trên môi cha mẹ già đọc kinh, niệm Phật hằng đêm?
Sự thật ngủ bên những khố rách áo ôm đàn em bé
Chợt trở giấc khuya lạnh đói bên thềm
Khốn khổ quê hương ngủ chung với lũ trẻ
Mỗi sáng lạc loài những tương lai không tên!
Sự thật cúi mặt trong anh, đắm bên mỹ nhân mỹ tửu
Hoặc còng lưng mồ hôi đổ kiếm tiền
Sự thật bị nhận chìm, sự thật kêu cứu
Đến những ai người còn sót lại buồng tim
Ôi sự thật là những gì thật sự
Đã, đang xảy ra trên đất tổ quê cha
Sự thật ngập ngừng trên môi do dự
Sư thật phũ phàng phơi khốn khổ ra!
Sự thật réo gào chúng ta
MỞ MIỆNG!
Dựng lại thánh giá, giáo dân được chính quyền “nhờ ít việc”
Trân Văn, RFA
18:32 11/01/2010
Năm giáo dân xứ Đồng Chiêm vừa bị nhà chức trách tạm giữ 24 giờ vì dựng lại một Thánh Giá mới trên núi Chẽ để thay thế Thánh Giá đã bị chính quyền Việt Nam đập bỏ hồi tuần trước.
Rạng sáng ngày 6 tháng 1, các lực lượng có vũ trang, chuyên chống bạo động của chính quyền Việt Nam đã bao vây khu vực Đồng Chiêm, thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hỗ trợ việc đập bỏ một thánh giá vừa được dựng trên núi Chẽ trước đó vài tháng.
Núi Chẽ vốn vẫn được giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm xem như đất thánh, bởi hàng trăm năm qua, ngọn núi này là nơi yên nghỉ của nhiều thế hệ dân cư trong vùng.
Đến nay, khu vực Đồng Chiêm vẫn đang rất nóng và mời quý vị theo dõi Trân Văn tổng hợp, tường trình thêm về các diễn biến mới nhất liên quan đến vụ Đồng Chiêm...
Núi Chẽ đã có thánh giá mới
Trong một thông cáo phát hành hôm 7 tháng 1, Tòa Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội cho rằng, hành vi đập bỏ thánh giá dựng trên núi Chẽ là sự xúc phạm đến biểu tượng thánh, thiêng liêng nhất của đức tin Kitô giáo và giáo hội Công giáo. Tòa Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Hà Nội nhận định thêm rằng, việc các lực lượng vũ trang của chính quyền đánh đập tàn nhẫn những người dân vô tội, vô phương tự vệ là một hành động dã man, vô nhân đạo, xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con người và đáng bị lên án.
Trong vụ Đồng Chiêm, tuy chính quyền đã hành xử hết sức thô bạo nhưng thực tế cho thấy, giáo dân Đồng Chiêm không run sợ. Ngay sau đó, họ đã dựng một thánh giá khác, với chiều cao khoảng ba mét để thay thế cho thánh giá đã bị chính quyền đập bỏ.
Đến ngày 8 tháng 1, chính quyền triệu tập các ông Đặng Minh Nhiệm, Bạch Văn Lợi, Đinh Văn Sự, Đinh Văn Kiểm, Bạch Văn Quỳnh và tạm giữ họ suốt 24 tiếng. Chúng tôi đã liên lạc với một trong năm người vừa kể để hỏi thăm...
Trân Văn: Sau khi chính quyền tổ chức đập bỏ thánh giá bằng bê tông thì giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm đã dựng lại thánh giá bằng gỗ hay bằng tre ạ?
- Đặng Minh Nhiệm: Bằng bương ạ.
Trân Văn: Như vậy là tất cả những người dựng lại thánh giá đó đều bị mời cả?
- Đặng Minh Nhiệm: Dạ đúng ạ!
Trân Văn: Bao nhiêu người tham gia dựng lại thánh giá đó vậy anh?
- Đặng Minh Nhiệm: Đông lắm ạ nhưng mà lúc lên huyện thì chúng tôi nhận chỉ có mấy anh em dựng thôi!
Trân Văn: Anh có thể kể lại cho thính giả của Đài chúng tôi biết công an tra hỏi như thế nào không ạ? Công an mời anh vào lúc nào?
- Đặng Minh Nhiệm: Phòng Thương binh – Xã hội đưa giấy mời chúng tôi vào lúc 14 giờ ngày 7 đến làm thủ tục hỗ trợ người bị nhiễm HIV. Chiều hôm đó thi lại viết lại giấy, mời chúng tôi vào 15 giờ. Sau đó đến 17 giờ mới gặp ông Thương binh – Xã hội của xã An Phú thì ông ấy lại bảo chúng tôi là sáng ngày hôm sau phải ra bệnh viện của huyện để xin giấy sức khoẻ về làm thủ tục.
Sáng hôm sau, anh em chúng tôi ra ngoài huyện, mua mỗi người một phiếu sức khoẻ hết 35.000. Sau đó, bác sĩ nói là muốn chuẩn xác, có nhiễm HIV hay không thì phải đi xét nghiệm. Chúng tôi xin giấy để đi xét nghiệm thì các cô ấy đòi mỗi một phiếu là 50.000. Chúng tôi không chịu và chúng tôi về UBND xã để gặp bên Thương binh – Xã hội báo không xin được giấy sức khoẻ.
Sau đó khi chúng tôi ra thì công an mặc thường phục nói là nhờ mỗi anh em vài phút thôi. Đầu tiên là mời chúng tôi lên một phòng trên gác hai, đưa giấy cho chúng tôi khai báo tên bố, tên mẹ, tên vợ, tên con,... Họ quây chúng tôi cho đến khi anh em chúng tôi đòi về thì các ông ấy “xịch” lại và một lúc sau thì có xe ở trên huyện về chở chúng tôi lên huyện luôn ạ.
Trân Văn: Tại huyện thì họ tra hỏi về việc dựng thánh giá?
- Đặng Minh Nhiệm: Họ tra hỏi chúng tôi là ai xúi giục chúng tôi dựng thánh giá (?). Chúng tôi nói là không có ai xúi giục cả. Đó là biểu tượng của đạo Thiên Chúa còn núi đấy là núi thờ từ đời cha ông đến nay, chúng tôi dựng lên để cho bà con cầu nguyện thôi ạ...
Trân Văn: Sau khi các anh đã nhận là các anh đã dựng thì thái độ của họ ra sao và họ có nói thêm gì không?
- Đặng Minh Nhiệm: Họ tạm giam chúng tôi 24 tiếng. Họ vừa dỗ, vừa nắn, vừa đe dọa. Họ cũng đánh tôi. Một anh công an lao đầu anh ấy vào tôi mấy cái. Còn phòng bên kia thì tôi nghe nói họ cũng đánh hai anh em bên ấy nữa... Trong năm người, có ba anh em bị đánh.
Trân Văn: Ngoài anh, hai anh còn lại tên gì?
- Đặng Minh Nhiệm: Bạch Văn Lợi và Đinh Văn Sự.
Trân Văn: Họ có đưa ra yêu cầu gì không?
- Đặng Minh Nhiệm: Sau khi họ thả chúng tôi ra thì họ bắt lên phòng của họ làm một bản cam kết. Chúng tôi phải viết cam kết là tháo gỡ cây thánh giá bằng bương đi.
Trân Văn: Các anh có ký những cam kết đó không?
- Đặng Minh Nhiệm: Có ạ! Phải viết cam kết ạ!
Trân Văn: Họ có răn đe gì khác không?Chẳng hạn không gỡ thì sao?
- Đặng Minh Nhiệm: Họ không có ra thời hạn, họ chỉ bắt anh em chúng tôi về gỡ... Còn khi nào mà họ có giấy triệu tập thì chúng tôi lại phải lên ạ!
Trân Văn: Khi thả họ có chở các anh về không hay các anh phải tự về?
- Đặng Minh Nhiệm: Có! Họ chở chúng tôi trả về UBND xã.
Không thể triệt hạ niềm tin
Trân Văn: Đến nay, tình hình tại Đồng Chiêm như thế nào rồi ạ?
- Đặng Minh Nhiệm: Loa, đài thì vẫn truyền thông liên tục. Bên Công giáo thì vẫn đến đọc kinh, cầu nguyện, các cha đến dâng lễ
Trân Văn: Vào lúc này lực lượng Công an tại khu vực đó có đông không?
- Đặng Minh Nhiệm: Lực lượng công an lén vẫn có ạ.
Trân Văn: Lén là sao ạ?
- Đặng Minh Nhiệm: Công an mật đấy. Còn công an giao thông chặn các cửa vào xứ Đồng Chiêm ạ.
Trong vài ngày qua, một số diễn đàn điện tử liên tục cung cấp thông tin, hình ảnh cho thấy các linh mục, giáo dân từ nhiều nơi ở nội thành Hà Nội, tỉnh Hà Nam,... đang đổ về Đồng Chiêm để dâng lễ, đọc kinh, cầu nguyện.
Cũng vì vậy, chính quyền đã tìm nhiều cách để phong tỏa đường vào Đồng Chiêm như: sử dụng cảnh sát giao thông, đem đất đổ ngang đường,... Website Thông tấn xã Công giáo Việt Nam vừa cho biết, chiều ngày 11 tháng 1, một giáo dân tên là Nguyễn Hữu Vinh đã bị công an đánh trọng thương, cướp máy ảnh khi anh đang chụp cảnh đổ đất chắn các con đường dẫn vào Đồng Chiêm. Cũng trong chiều 11 tháng 1, tin từ Đồng Chiêm cho biết có hai thương binh từ Hà Nội về Đồng Chiêm cầu nguyện cũng vừa mới bị bắt.
Đến tối hôm qua, website Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam đưa một loạt hình ảnh cho thấy, vừa có hàng ngàn giáo dân các xứ Đồng Chiêm, Nghĩa Ái kéo đến UBND xã Họp Thanh phản đối việc đánh đập công dân và bắt người trái phép.
Rạng sáng ngày 6 tháng 1, các lực lượng có vũ trang, chuyên chống bạo động của chính quyền Việt Nam đã bao vây khu vực Đồng Chiêm, thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hỗ trợ việc đập bỏ một thánh giá vừa được dựng trên núi Chẽ trước đó vài tháng.
Núi Chẽ vốn vẫn được giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm xem như đất thánh, bởi hàng trăm năm qua, ngọn núi này là nơi yên nghỉ của nhiều thế hệ dân cư trong vùng.
Đến nay, khu vực Đồng Chiêm vẫn đang rất nóng và mời quý vị theo dõi Trân Văn tổng hợp, tường trình thêm về các diễn biến mới nhất liên quan đến vụ Đồng Chiêm...
Núi Chẽ đã có thánh giá mới
Trong một thông cáo phát hành hôm 7 tháng 1, Tòa Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội cho rằng, hành vi đập bỏ thánh giá dựng trên núi Chẽ là sự xúc phạm đến biểu tượng thánh, thiêng liêng nhất của đức tin Kitô giáo và giáo hội Công giáo. Tòa Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Hà Nội nhận định thêm rằng, việc các lực lượng vũ trang của chính quyền đánh đập tàn nhẫn những người dân vô tội, vô phương tự vệ là một hành động dã man, vô nhân đạo, xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con người và đáng bị lên án.
Trong vụ Đồng Chiêm, tuy chính quyền đã hành xử hết sức thô bạo nhưng thực tế cho thấy, giáo dân Đồng Chiêm không run sợ. Ngay sau đó, họ đã dựng một thánh giá khác, với chiều cao khoảng ba mét để thay thế cho thánh giá đã bị chính quyền đập bỏ.
Đến ngày 8 tháng 1, chính quyền triệu tập các ông Đặng Minh Nhiệm, Bạch Văn Lợi, Đinh Văn Sự, Đinh Văn Kiểm, Bạch Văn Quỳnh và tạm giữ họ suốt 24 tiếng. Chúng tôi đã liên lạc với một trong năm người vừa kể để hỏi thăm...
Trân Văn: Sau khi chính quyền tổ chức đập bỏ thánh giá bằng bê tông thì giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm đã dựng lại thánh giá bằng gỗ hay bằng tre ạ?
- Đặng Minh Nhiệm: Bằng bương ạ.
Trân Văn: Như vậy là tất cả những người dựng lại thánh giá đó đều bị mời cả?
- Đặng Minh Nhiệm: Dạ đúng ạ!
Trân Văn: Bao nhiêu người tham gia dựng lại thánh giá đó vậy anh?
- Đặng Minh Nhiệm: Đông lắm ạ nhưng mà lúc lên huyện thì chúng tôi nhận chỉ có mấy anh em dựng thôi!
Trân Văn: Anh có thể kể lại cho thính giả của Đài chúng tôi biết công an tra hỏi như thế nào không ạ? Công an mời anh vào lúc nào?
- Đặng Minh Nhiệm: Phòng Thương binh – Xã hội đưa giấy mời chúng tôi vào lúc 14 giờ ngày 7 đến làm thủ tục hỗ trợ người bị nhiễm HIV. Chiều hôm đó thi lại viết lại giấy, mời chúng tôi vào 15 giờ. Sau đó đến 17 giờ mới gặp ông Thương binh – Xã hội của xã An Phú thì ông ấy lại bảo chúng tôi là sáng ngày hôm sau phải ra bệnh viện của huyện để xin giấy sức khoẻ về làm thủ tục.
Sáng hôm sau, anh em chúng tôi ra ngoài huyện, mua mỗi người một phiếu sức khoẻ hết 35.000. Sau đó, bác sĩ nói là muốn chuẩn xác, có nhiễm HIV hay không thì phải đi xét nghiệm. Chúng tôi xin giấy để đi xét nghiệm thì các cô ấy đòi mỗi một phiếu là 50.000. Chúng tôi không chịu và chúng tôi về UBND xã để gặp bên Thương binh – Xã hội báo không xin được giấy sức khoẻ.
Sau đó khi chúng tôi ra thì công an mặc thường phục nói là nhờ mỗi anh em vài phút thôi. Đầu tiên là mời chúng tôi lên một phòng trên gác hai, đưa giấy cho chúng tôi khai báo tên bố, tên mẹ, tên vợ, tên con,... Họ quây chúng tôi cho đến khi anh em chúng tôi đòi về thì các ông ấy “xịch” lại và một lúc sau thì có xe ở trên huyện về chở chúng tôi lên huyện luôn ạ.
Trân Văn: Tại huyện thì họ tra hỏi về việc dựng thánh giá?
- Đặng Minh Nhiệm: Họ tra hỏi chúng tôi là ai xúi giục chúng tôi dựng thánh giá (?). Chúng tôi nói là không có ai xúi giục cả. Đó là biểu tượng của đạo Thiên Chúa còn núi đấy là núi thờ từ đời cha ông đến nay, chúng tôi dựng lên để cho bà con cầu nguyện thôi ạ...
Trân Văn: Sau khi các anh đã nhận là các anh đã dựng thì thái độ của họ ra sao và họ có nói thêm gì không?
- Đặng Minh Nhiệm: Họ tạm giam chúng tôi 24 tiếng. Họ vừa dỗ, vừa nắn, vừa đe dọa. Họ cũng đánh tôi. Một anh công an lao đầu anh ấy vào tôi mấy cái. Còn phòng bên kia thì tôi nghe nói họ cũng đánh hai anh em bên ấy nữa... Trong năm người, có ba anh em bị đánh.
Trân Văn: Ngoài anh, hai anh còn lại tên gì?
- Đặng Minh Nhiệm: Bạch Văn Lợi và Đinh Văn Sự.
Trân Văn: Họ có đưa ra yêu cầu gì không?
- Đặng Minh Nhiệm: Sau khi họ thả chúng tôi ra thì họ bắt lên phòng của họ làm một bản cam kết. Chúng tôi phải viết cam kết là tháo gỡ cây thánh giá bằng bương đi.
Trân Văn: Các anh có ký những cam kết đó không?
- Đặng Minh Nhiệm: Có ạ! Phải viết cam kết ạ!
Trân Văn: Họ có răn đe gì khác không?Chẳng hạn không gỡ thì sao?
- Đặng Minh Nhiệm: Họ không có ra thời hạn, họ chỉ bắt anh em chúng tôi về gỡ... Còn khi nào mà họ có giấy triệu tập thì chúng tôi lại phải lên ạ!
Trân Văn: Khi thả họ có chở các anh về không hay các anh phải tự về?
- Đặng Minh Nhiệm: Có! Họ chở chúng tôi trả về UBND xã.
Không thể triệt hạ niềm tin
Trân Văn: Đến nay, tình hình tại Đồng Chiêm như thế nào rồi ạ?
- Đặng Minh Nhiệm: Loa, đài thì vẫn truyền thông liên tục. Bên Công giáo thì vẫn đến đọc kinh, cầu nguyện, các cha đến dâng lễ
Trân Văn: Vào lúc này lực lượng Công an tại khu vực đó có đông không?
- Đặng Minh Nhiệm: Lực lượng công an lén vẫn có ạ.
Trân Văn: Lén là sao ạ?
- Đặng Minh Nhiệm: Công an mật đấy. Còn công an giao thông chặn các cửa vào xứ Đồng Chiêm ạ.
Trong vài ngày qua, một số diễn đàn điện tử liên tục cung cấp thông tin, hình ảnh cho thấy các linh mục, giáo dân từ nhiều nơi ở nội thành Hà Nội, tỉnh Hà Nam,... đang đổ về Đồng Chiêm để dâng lễ, đọc kinh, cầu nguyện.
Cũng vì vậy, chính quyền đã tìm nhiều cách để phong tỏa đường vào Đồng Chiêm như: sử dụng cảnh sát giao thông, đem đất đổ ngang đường,... Website Thông tấn xã Công giáo Việt Nam vừa cho biết, chiều ngày 11 tháng 1, một giáo dân tên là Nguyễn Hữu Vinh đã bị công an đánh trọng thương, cướp máy ảnh khi anh đang chụp cảnh đổ đất chắn các con đường dẫn vào Đồng Chiêm. Cũng trong chiều 11 tháng 1, tin từ Đồng Chiêm cho biết có hai thương binh từ Hà Nội về Đồng Chiêm cầu nguyện cũng vừa mới bị bắt.
Đến tối hôm qua, website Dòng Chúa Cứu thế Việt Nam đưa một loạt hình ảnh cho thấy, vừa có hàng ngàn giáo dân các xứ Đồng Chiêm, Nghĩa Ái kéo đến UBND xã Họp Thanh phản đối việc đánh đập công dân và bắt người trái phép.
Những diễn biến sau vụ công an đã thương người và bắt thêm số giáo dân khác
An Hoà
18:40 11/01/2010
ĐỒNG CHIÊM - Khoảng 5 h chiều, sau khi đã hành hương Đồng Chiêm, hai anh thương binh đi xe 3 bánh, từ nhà thờ Đồng Chiêm qua cầu Ái Nàng, theo con đường vòng hình chữ U từ nhà thờ Đồng Chiêm trở về Hà Nội, thì bị mất tích, chiếc xe vứt lại hiện trường, nơi vừa có đống đất đá đổ ngang đường.
Đống đất đá này do một chiếc xe ben vừa đổ theo lệnh của ai đó. Vì buổi trưa các anh đi vào, thì đường vẫn còn thông. Cũng nên nhớ, đống đất đá này không phải đống đất đá đổ ngang con đường bê tông chỗ cầu xây từ hôm 7/1/2010.
Khi thấy đường đi bị chặn, 2 anh thuơng binh bị mất tích, bản thân bị đe doạ và khống chế, còn anh bạn Nguyễn Hữu Vinh bị tấn công và bị cướp máy ảnh, thì cha Liên liền báo cho cha xứ và giáo dân Đồng Chiêm và cha Bùi Quang Tào giáo xứ Nghĩa Ải được biết.
Sợ rằng các cha có thể tiếp tục bị tấn công, lập tức có khoảng 2000 giáo dân Nghĩa Ải đi bộ, đi xe đạp và xe máy sang Đồng Chiêm và khoảng 1000 giáo dân Đồng Chiêm đi ra khu vực cầu Ái Nàng và cầu xây, để bảo vệ các cha và để mở đường. Hai đoàn giáo dân gặp nhau ở khu vực gần cầu xây.
Sau đấy, cha Bùi Quang Tào, Chính xứ Nghĩa Ải cùng giáo dân Nghĩa Ải ra UBND xã Hợp Thanh để chất vấn về chuyện đánh người và bắt người. Cha xứ và giáo dân hát thánh ca ở trước UBND xã, sau đấy về lại nhà thờ Nghĩa Ải cầu nguyện và nghe ngài thông báo tình hình.
Cha Nguyễn Văn Liên, Phó xứ Đồng Chiêm đã đi ra UBND xã An Phú để khiếu nại về việc bị khống chế và đe doạ, đồng thời giáo khiếu nại về việc các giáo dân hành hương bị đánh, bị cướp máy ảnh và bị mất tích.
Xã An Phú nơi có nhà thờ Đồng Chiêm và xã Hợp Thanh, nơi có nhà thờ Nghĩa Ải, giáp nhau và các điểm Công an đứng chốt cũng ở trên địa bàn giáp giới 2 xã này.
Cha Nguyễn Văn Liên cho biết khi ra UBND xã An Phú để khiếu nại, thì Ủy Ban chỉ có người bảo vệ. Cha Liên và giáo dân tiếp tục điện thoại đến nhà Truởng Công an xã, Chủ tịch và Bí thư xã.
Trưởng Công an xã tiếp cha Nguyễn Văn Liên và xác nhận với ngài rằng có bắt hai anh thương bình. Ngài hỏi lý do thì Trưởng Công an xã nói là 2 thương binh này đánh Công an. Vì thế Công an mới đổ đống đất đá ở đầu cầu Ái Nàng để chặn bắt 2 thương binh này.
Cha Liên còn chất vấn vụ đánh người, cướp của và khống chế và đe doạ cha thì Trưởng Công an nói không biết.
Trong khi đó, cha Liên đã nhận ra mặt và biết tên biết tên một nhân viên đe dọa đánh ngài vào khoảng 5 h 30 chiều. Anh tên Tuấn, là nhân viên truyền thanh xã An Phú.
Giáo dân Đồng Chiêm trong buổi tối mang cuốc xẻng để ra dọn 2 đống đất đá, chặn đường vào ra 2 đầu thôn, nhưng cha Giuse Nguyễn Văn Hữu, Chính xứ đã xin mọi người kiên nhẫn, đi về, vì ngài sợ rằng, trời tối có thể có kẻ xấu lợi dụng bóng đêm để triển khai bạo lực.
Còn hai anh Tĩnh và anh Công hiện đang bị giam giữ tại Công an huyện Mỹ Đức tại thị trấn Tế Tiêu. Trong khi đó, về đêm, anh Nguyễn Hữu Vinh đã được các cha và giáo dân đưa về Hà Nội để chữa trị. Anh đã về đến Hà Nội, gặp được vợ con và các bác sĩ đang khám và điều trị cho anh.
(Nguồn dcct.net)
Đống đất đá này do một chiếc xe ben vừa đổ theo lệnh của ai đó. Vì buổi trưa các anh đi vào, thì đường vẫn còn thông. Cũng nên nhớ, đống đất đá này không phải đống đất đá đổ ngang con đường bê tông chỗ cầu xây từ hôm 7/1/2010.
Khi thấy đường đi bị chặn, 2 anh thuơng binh bị mất tích, bản thân bị đe doạ và khống chế, còn anh bạn Nguyễn Hữu Vinh bị tấn công và bị cướp máy ảnh, thì cha Liên liền báo cho cha xứ và giáo dân Đồng Chiêm và cha Bùi Quang Tào giáo xứ Nghĩa Ải được biết.
Sợ rằng các cha có thể tiếp tục bị tấn công, lập tức có khoảng 2000 giáo dân Nghĩa Ải đi bộ, đi xe đạp và xe máy sang Đồng Chiêm và khoảng 1000 giáo dân Đồng Chiêm đi ra khu vực cầu Ái Nàng và cầu xây, để bảo vệ các cha và để mở đường. Hai đoàn giáo dân gặp nhau ở khu vực gần cầu xây.
Sau đấy, cha Bùi Quang Tào, Chính xứ Nghĩa Ải cùng giáo dân Nghĩa Ải ra UBND xã Hợp Thanh để chất vấn về chuyện đánh người và bắt người. Cha xứ và giáo dân hát thánh ca ở trước UBND xã, sau đấy về lại nhà thờ Nghĩa Ải cầu nguyện và nghe ngài thông báo tình hình.
Cha Nguyễn Văn Liên, Phó xứ Đồng Chiêm đã đi ra UBND xã An Phú để khiếu nại về việc bị khống chế và đe doạ, đồng thời giáo khiếu nại về việc các giáo dân hành hương bị đánh, bị cướp máy ảnh và bị mất tích.
Xã An Phú nơi có nhà thờ Đồng Chiêm và xã Hợp Thanh, nơi có nhà thờ Nghĩa Ải, giáp nhau và các điểm Công an đứng chốt cũng ở trên địa bàn giáp giới 2 xã này.
Cha Nguyễn Văn Liên cho biết khi ra UBND xã An Phú để khiếu nại, thì Ủy Ban chỉ có người bảo vệ. Cha Liên và giáo dân tiếp tục điện thoại đến nhà Truởng Công an xã, Chủ tịch và Bí thư xã.
Trưởng Công an xã tiếp cha Nguyễn Văn Liên và xác nhận với ngài rằng có bắt hai anh thương bình. Ngài hỏi lý do thì Trưởng Công an xã nói là 2 thương binh này đánh Công an. Vì thế Công an mới đổ đống đất đá ở đầu cầu Ái Nàng để chặn bắt 2 thương binh này.
Cha Liên còn chất vấn vụ đánh người, cướp của và khống chế và đe doạ cha thì Trưởng Công an nói không biết.
Trong khi đó, cha Liên đã nhận ra mặt và biết tên biết tên một nhân viên đe dọa đánh ngài vào khoảng 5 h 30 chiều. Anh tên Tuấn, là nhân viên truyền thanh xã An Phú.
Giáo dân Đồng Chiêm trong buổi tối mang cuốc xẻng để ra dọn 2 đống đất đá, chặn đường vào ra 2 đầu thôn, nhưng cha Giuse Nguyễn Văn Hữu, Chính xứ đã xin mọi người kiên nhẫn, đi về, vì ngài sợ rằng, trời tối có thể có kẻ xấu lợi dụng bóng đêm để triển khai bạo lực.
Còn hai anh Tĩnh và anh Công hiện đang bị giam giữ tại Công an huyện Mỹ Đức tại thị trấn Tế Tiêu. Trong khi đó, về đêm, anh Nguyễn Hữu Vinh đã được các cha và giáo dân đưa về Hà Nội để chữa trị. Anh đã về đến Hà Nội, gặp được vợ con và các bác sĩ đang khám và điều trị cho anh.
(Nguồn dcct.net)
Giáo dân hơn Linh mục
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
21:10 11/01/2010
Tin anh J.B. Nguyễn Hữu Vinh bị đánh gãy răng suýt chết không làm tôi ngạc nhiên. Tuy là người cùng quê Nghệ Tĩnh, nhưng chúng tôi chỉ mới biết nhau, rồi quen nhau, thân nhau từ các biến cố Toà Khâm Sứ, Thái Hà. Anh thuộc những cây viết có hạng của các báo điện tử Công Giáo, lại ký tên đầy đủ, không giấu giếm. Vậy thì chuyện anh bị theo dõi, rình rập, và nay thì bị cướp máy ảnh, bị đánh trọng thương, giữa thanh thiên bạch nhật, mà những người đánh lại là những nhân viên công lực, mặc sắc phục đàng hoàng, thì ở trên nước Việt Nam cộng sản này, không phải là chuyện lạ. Có lạ chăng là đến giờ này mới xảy ra.
Giá mà anh Vinh, một kỹ sư xây dựng, cứ chu chí làm ăn, thì giữa đất Thủ đô Hà Nội, đâu thiếu cơ hội cho anh thành công một cách lương thiện. Thế nhưng anh đã “lỡ dại” chui vào hàng ngũ những tín hữu Chúa Ki-tô, và bằng ngòi bút sắc bén của mình, đấu tranh cho công lý và sự thật, để mang hoạ cho bản thân, cho gia đình. Anh không ở tuổi bồng bột, nhẹ dạ, để làm những chuyện không suy nghĩ chín chắn. Có điều anh đã “lỡ” theo Chúa Giê-su, trên bước đường thập giá, mà các Thánh Tử Đạo, tổ tiên của anh, của chúng ta trong đức tin, đã từng theo trước đó, và chỉ mới đây thôi, những câu chuyện tin Chúa, theo Chúa, rồi chết vì Chúa, mới được long trọng nhắc lại tại Sở Kiện. Anh theo Chúa Giê-su, không phải như các ông kinh sư, với bao pho sách thông thái, với những kiến thức đầy mình, mở miệng ra là vi vu bao nhiêu lời đẹp đẽ. Anh cũng không so đo tính toán kiểu thực dụng, không dùng những lời hoa mỹ để biện minh cho thái độ hèn nhát của mình. Nhưng anh theo Chúa với cả khối óc, với cả con tim, với ngòi bút của người suy nghĩ từ những chuyện tai nghe mắt thấy, rồi ghi lại, rồi viết ra, với mục đích duy nhất là làm chứng cho Tin Mừng. Và anh làm những chuyện đó ngay trên quê hương đất nước của anh, của chúng ta, trên đất nước Việt Nam mang danh xã hội chủ nghĩa. Và thế là chuyện phải xảy ra đã xảy ra.
Tôi ghi vội những lời này như những lời thăm hỏi gửi đến người bạn tôi hết lòng quý mến, với lời cầu chúc anh sớm bình phục để lại tiếp tục viết, bao lâu Chúa còn cho anh hơi thở. Xin được gửi đến anh lòng thương mến và cảm phục sâu xa của tôi. Hơn bao giờ hết, tôi tâm đắc lời đức cha Lê Đắc Trọng: giáo dân thì hơn linh mục. Và giáo dân cỡ như anh, nếu không sợ hỗn, tôi sẽ nói: hơn cả giám mục nữa.
Sài-gòn, ngày 12 tháng 01 năm 2010
pascaltinh@gmail.com
Giá mà anh Vinh, một kỹ sư xây dựng, cứ chu chí làm ăn, thì giữa đất Thủ đô Hà Nội, đâu thiếu cơ hội cho anh thành công một cách lương thiện. Thế nhưng anh đã “lỡ dại” chui vào hàng ngũ những tín hữu Chúa Ki-tô, và bằng ngòi bút sắc bén của mình, đấu tranh cho công lý và sự thật, để mang hoạ cho bản thân, cho gia đình. Anh không ở tuổi bồng bột, nhẹ dạ, để làm những chuyện không suy nghĩ chín chắn. Có điều anh đã “lỡ” theo Chúa Giê-su, trên bước đường thập giá, mà các Thánh Tử Đạo, tổ tiên của anh, của chúng ta trong đức tin, đã từng theo trước đó, và chỉ mới đây thôi, những câu chuyện tin Chúa, theo Chúa, rồi chết vì Chúa, mới được long trọng nhắc lại tại Sở Kiện. Anh theo Chúa Giê-su, không phải như các ông kinh sư, với bao pho sách thông thái, với những kiến thức đầy mình, mở miệng ra là vi vu bao nhiêu lời đẹp đẽ. Anh cũng không so đo tính toán kiểu thực dụng, không dùng những lời hoa mỹ để biện minh cho thái độ hèn nhát của mình. Nhưng anh theo Chúa với cả khối óc, với cả con tim, với ngòi bút của người suy nghĩ từ những chuyện tai nghe mắt thấy, rồi ghi lại, rồi viết ra, với mục đích duy nhất là làm chứng cho Tin Mừng. Và anh làm những chuyện đó ngay trên quê hương đất nước của anh, của chúng ta, trên đất nước Việt Nam mang danh xã hội chủ nghĩa. Và thế là chuyện phải xảy ra đã xảy ra.
Tôi ghi vội những lời này như những lời thăm hỏi gửi đến người bạn tôi hết lòng quý mến, với lời cầu chúc anh sớm bình phục để lại tiếp tục viết, bao lâu Chúa còn cho anh hơi thở. Xin được gửi đến anh lòng thương mến và cảm phục sâu xa của tôi. Hơn bao giờ hết, tôi tâm đắc lời đức cha Lê Đắc Trọng: giáo dân thì hơn linh mục. Và giáo dân cỡ như anh, nếu không sợ hỗn, tôi sẽ nói: hơn cả giám mục nữa.
Sài-gòn, ngày 12 tháng 01 năm 2010
pascaltinh@gmail.com
GDP tăng 5,30 %, nhưng ai hưởng?
Bùi Tín / VOA
21:21 11/01/2010
GDP tăng 5,30 %, nhưng ai hưởng?
Bộ Kế hoạch và Ðầu tư trong nước cho biết một tin vui: năm 2009 vừa qua, GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trong nước) của Việt Nam tăng 5,30%, vượt kế hoạch 0,30%.
Trong khi toàn thế giới chỉ tăng có trên dưới 2% vì khủng hoảng tài chính và kinh tế, kết quả trên đây thật đáng mừng.
Tuy nhiên, trước hết, con số 5,30% trên đây cần được thẩm định để xem có chính xác không, vì các nhà kinh tế trên thế giới thường tỏ ra hoài nghi về những con số thống kê do chính quyền trong nước đưa ra; thường là thành tích thì cộng thêm, còn thất bại thì giảm bớt, rất thiếu tính khách quan, minh bạch, chuẩn xác.
Quan trọng hơn nữa là cần xác định xem Tổng sản phẩm quốc nội tăng đáng kể như thế, nhưng ai là những người được hưởng phần tăng ấy? Phải chăng đó là nông dân (chiếm 70% dân số), là công nhân các xưởng máy, hầm mỏ, các ngành vận tải, bưu điện, là nam nữ viên chức hành chính, giáo dục, y tế, nhân viên làm các loại dịch vụ, các thợ thủ công các xí nghiệp vừa và nhỏ ?
Thực tế không được như thế. Hình như những người nỗ lực phấn đấu, lao động, phục vụ xã hội trong năm 2009 để có được con số tăng 5,30% ngoạn mục lại là những người không được hưởng thành quả mà họ tạo nên.
Tuần báo kinh tế - tài chính Hoa Kỳ Forbes, trụ sở ở New York, xuất bản từ 1917, rất có uy tín toàn thế giới, đã đăng bài khảo cứu - điều tra cho rằng thu nhập trong xã hội Trung Quốc biến động sâu sắc trong 30 năm qua, đến nay, tài sản cố định và thu nhập hàng năm trong cộng đồng cư dân Trung Quốc gồm 1 tỷ 300 triệu người hoàn toàn không còn như thời trước đổi mới.
Forbes đưa ra con số làm nhiều độc giả trên thế giới sửng sốt, chất vấn lại các nhà nghiên cứu. Theo Forbes, ở Trung Quốc hiện nay 0,40% dân số - chừng 5 triệu người - chiếm 70% tài sản chìm và nổi của xã hội, trong khi 99,60 % số dân - 1 tỷ 295 triệu người chia nhau 30% tài sản còn lại.
Việt Nam đi theo mô hình của Trung quốc. Cũng là đổi mới từng phần về kinh tế nhưng giữ chế độ độc đảng về chính trị, đề cao tinh thần pháp trị nhưng trên thực tế thực hiện đảng trị, vấn đề thu nhập hoàn toàn mù mờ không minh bạch, vì ngoài tiền lương (chênh lệch tối đa là 1 - 7) lại có tục lệ phong bì, hoa hồng, lại quả, quà biếu, trợ cấp của đảng, bổng và lộc, đủ các kiểu, không sao biết rõ, không ai khai thật cả! Tham nhũng ngày càng lan rộng, bất trị.
Tỷ lệ của Forbes có thể áp dụng cho Việt Nam. 4 phần nghìn của 86 triệu dân là khoảng 340.000 người. Có thể kể: 15 uỷ viên Bộ chính trị, 181 uỷ viên trung ương chính thức và dự khuyết của đảng Cộng sản, 500 cán bộ cấp cao trong bộ máy trung ương đảng, 1.200 cán bộ cấp cao trong bộ máy nhà nước (cả lập pháp, hành pháp và tư pháp); 600 cán bộ cấp cao trong 17 tập đoàn, 70 tổng công ty quốc doanh; 800 sỹ quan cấp cao tại ngũ trong quân đội và 300 cấp cao trong ngành công an; cùng với số cán bộ cấp tỉnh - thành, ước tính mỗi tỉnh có 300 cán bộ cao cấp đảng và chính quyền - thường vụ tỉnh uỷ, tỉnh uỷ viên, chủ tịch, uỷ viên uỷ ban hành chính, hội đồng nhân dân, cán bộ đầu ngành (300 x 50 = 15.000); cho đến cấp huyện, mỗi huyện chừng 40 quan chức chủ chốt (40 x 400 = 16.000)...Tất cả chừng 35 ngàn người, cùng gia đình, vợ con, thêm tay chân thân tín nhất (con cháu các cụ cả ), vừa khớp vào khoảng 34 vạn người.
Đó là 6 phần nghìn số dân được chia phần hưởng thụ béo bở nhất. Còn 99,60% số còn lại - hơn 85 triệu dân - chia nhau 30% số tài sản và thu nhập quốc dân còn lại, nghĩa là xương xẩu, "cơm vãi cơm rơi" của số trên.
Có thể rút ra vài nhận xét như sau:
- Lãnh đạo đảng Cộng sản thời kỳ được gọi là đổi mới đã hoàn toàn từ bỏ khái niệm "phục vụ nhân dân", là "đầy tớ của nhân dân", từ bỏ lời thề giữ đạo đức "hy sinh đi trước, hưởng thụ đi sau nhân dân ", phản bội lời cam kết danh dự trong Điều lệ của đảng: "xây dựng xã hội công bằng, xoá bỏ mọi hình thức bóc lột giai cấp", để trở thành một tầng lớp đặc quyền đặc lợi, một tầng lớp bóc lột, tham nhũng vô giới hạn, sống xa hoa trên mồ hôi nước mắt, trên sự thiếu thốn, nghèo khổ của toàn dân, trong đó có cả một số khá đông đảng viên cộng sản ở cơ sở.
- Lớp lãnh đạo hiện tại không có một ai từng qua thử thách trong nhà tù đế quốc, cũng hầu như không có ai có gì có thể gọi là thành tích, chiến công trong chiến tranh, chỉ là những người không có thực tài, không thật có đức. Họ dễ bị hưởng thụ vật chất, vàng bạc, đô-la thời mở cửa cám dỗ, do nhân cách và học vấn đều thấp, dưới mức trung bình của xã hội. Đây là bi kịch lớn nhất.
Các điều có thật trên đây giải thích vì sao nạn tham nhũng ngày càng tăng, vì sao vụ PM18 hơn 4 năm không giải quyết, vụ PCI dây dưa, vụ RBA lớn hơn đang bất động; vì sao họ vẫn bịt mồm, chặn tay 13 ngàn nhà báo, không cho họ quyền viết theo lương tâm và suy nghĩ của mỗi người; vì sao họ ươn hèn yếu đuối trước kẻ bành trướng ngang ngược; vì sao họ dùng những thủ đoạn liên minh với bọn xã hội đen để trấn áp giáo dân, phật tử lương thiện, để đàn áp khủng bố những chiến sỹ kiên cường đòi tự do dân chủ cho toàn dân.
Một bằng chứng hiển nhiên do cơ quan nhà nước tiết lộ là một loạt bộ và thứ trưởng (kế hoạch-đầu tư, tài chính, công thương) có chân trong hội đồng quản trị Tổng công ty SCIC - Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, lập ra từ tháng 8-2006 - đã "bí mật" nhận phụ cấp mỗi vị gần 900 triệu đồng một năm.
Đây là kiểu ăn cắp tập thể, vì các vị làm việc này theo đúng chức năng bộ và thứ trưởng đã được trả lương cao rồi. Điều phi pháp thứ 2 là khoản phụ cấp thêm này cao gấp 10 lần lương chính thức vốn đã cao, chưa nói đến vô vàn bổng và lộc khác.
Các chuyên gia Đại học Harvard rất có lý khi cho rằng nền kinh tế-chính trị hiện nay ở Việt Nam mang tính chất phe nhóm - Crony economy. Không có lợi ích dân tộc, cũng không có lợi ích giai cấp, chỉ có lợi ích phe nhóm, thân hữu, cánh hẩu...
Tại đại hội đảng XI sắp đến nên công khai hóa toàn bộ tài sản của 15 uỷ viên bộ chính trị và 181 uỷ viên trung ương đảng, làm gương cho bộ máy đảng và nhà nước, làm cái điều chính họ đề ra từ 2 năm nay và cam kết thực hiện.
Có bao giờ, có ở đâu sự bất công xã hội lại kinh hoàng đến thế. Thời phong kiến, địa chủ, thời thực dân, tư bản cũng không bất công, thối nát đến vậy!
Có bao giờ hơn 99% công dân lương thiện vất vả lao động, nai lưng làm việc để cho chưa đến 1% người và gia đình, phe nhóm hưởng thụ một cách xa hoa, phung phí vô độ, khiêu khích toàn xã hội như hiện nay?
Bộ Kế hoạch và Ðầu tư trong nước cho biết một tin vui: năm 2009 vừa qua, GDP (Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trong nước) của Việt Nam tăng 5,30%, vượt kế hoạch 0,30%.
Trong khi toàn thế giới chỉ tăng có trên dưới 2% vì khủng hoảng tài chính và kinh tế, kết quả trên đây thật đáng mừng.
Tuy nhiên, trước hết, con số 5,30% trên đây cần được thẩm định để xem có chính xác không, vì các nhà kinh tế trên thế giới thường tỏ ra hoài nghi về những con số thống kê do chính quyền trong nước đưa ra; thường là thành tích thì cộng thêm, còn thất bại thì giảm bớt, rất thiếu tính khách quan, minh bạch, chuẩn xác.
Quan trọng hơn nữa là cần xác định xem Tổng sản phẩm quốc nội tăng đáng kể như thế, nhưng ai là những người được hưởng phần tăng ấy? Phải chăng đó là nông dân (chiếm 70% dân số), là công nhân các xưởng máy, hầm mỏ, các ngành vận tải, bưu điện, là nam nữ viên chức hành chính, giáo dục, y tế, nhân viên làm các loại dịch vụ, các thợ thủ công các xí nghiệp vừa và nhỏ ?
Thực tế không được như thế. Hình như những người nỗ lực phấn đấu, lao động, phục vụ xã hội trong năm 2009 để có được con số tăng 5,30% ngoạn mục lại là những người không được hưởng thành quả mà họ tạo nên.
Tuần báo kinh tế - tài chính Hoa Kỳ Forbes, trụ sở ở New York, xuất bản từ 1917, rất có uy tín toàn thế giới, đã đăng bài khảo cứu - điều tra cho rằng thu nhập trong xã hội Trung Quốc biến động sâu sắc trong 30 năm qua, đến nay, tài sản cố định và thu nhập hàng năm trong cộng đồng cư dân Trung Quốc gồm 1 tỷ 300 triệu người hoàn toàn không còn như thời trước đổi mới.
Forbes đưa ra con số làm nhiều độc giả trên thế giới sửng sốt, chất vấn lại các nhà nghiên cứu. Theo Forbes, ở Trung Quốc hiện nay 0,40% dân số - chừng 5 triệu người - chiếm 70% tài sản chìm và nổi của xã hội, trong khi 99,60 % số dân - 1 tỷ 295 triệu người chia nhau 30% tài sản còn lại.
Việt Nam đi theo mô hình của Trung quốc. Cũng là đổi mới từng phần về kinh tế nhưng giữ chế độ độc đảng về chính trị, đề cao tinh thần pháp trị nhưng trên thực tế thực hiện đảng trị, vấn đề thu nhập hoàn toàn mù mờ không minh bạch, vì ngoài tiền lương (chênh lệch tối đa là 1 - 7) lại có tục lệ phong bì, hoa hồng, lại quả, quà biếu, trợ cấp của đảng, bổng và lộc, đủ các kiểu, không sao biết rõ, không ai khai thật cả! Tham nhũng ngày càng lan rộng, bất trị.
Tỷ lệ của Forbes có thể áp dụng cho Việt Nam. 4 phần nghìn của 86 triệu dân là khoảng 340.000 người. Có thể kể: 15 uỷ viên Bộ chính trị, 181 uỷ viên trung ương chính thức và dự khuyết của đảng Cộng sản, 500 cán bộ cấp cao trong bộ máy trung ương đảng, 1.200 cán bộ cấp cao trong bộ máy nhà nước (cả lập pháp, hành pháp và tư pháp); 600 cán bộ cấp cao trong 17 tập đoàn, 70 tổng công ty quốc doanh; 800 sỹ quan cấp cao tại ngũ trong quân đội và 300 cấp cao trong ngành công an; cùng với số cán bộ cấp tỉnh - thành, ước tính mỗi tỉnh có 300 cán bộ cao cấp đảng và chính quyền - thường vụ tỉnh uỷ, tỉnh uỷ viên, chủ tịch, uỷ viên uỷ ban hành chính, hội đồng nhân dân, cán bộ đầu ngành (300 x 50 = 15.000); cho đến cấp huyện, mỗi huyện chừng 40 quan chức chủ chốt (40 x 400 = 16.000)...Tất cả chừng 35 ngàn người, cùng gia đình, vợ con, thêm tay chân thân tín nhất (con cháu các cụ cả ), vừa khớp vào khoảng 34 vạn người.
Đó là 6 phần nghìn số dân được chia phần hưởng thụ béo bở nhất. Còn 99,60% số còn lại - hơn 85 triệu dân - chia nhau 30% số tài sản và thu nhập quốc dân còn lại, nghĩa là xương xẩu, "cơm vãi cơm rơi" của số trên.
Có thể rút ra vài nhận xét như sau:
- Lãnh đạo đảng Cộng sản thời kỳ được gọi là đổi mới đã hoàn toàn từ bỏ khái niệm "phục vụ nhân dân", là "đầy tớ của nhân dân", từ bỏ lời thề giữ đạo đức "hy sinh đi trước, hưởng thụ đi sau nhân dân ", phản bội lời cam kết danh dự trong Điều lệ của đảng: "xây dựng xã hội công bằng, xoá bỏ mọi hình thức bóc lột giai cấp", để trở thành một tầng lớp đặc quyền đặc lợi, một tầng lớp bóc lột, tham nhũng vô giới hạn, sống xa hoa trên mồ hôi nước mắt, trên sự thiếu thốn, nghèo khổ của toàn dân, trong đó có cả một số khá đông đảng viên cộng sản ở cơ sở.
- Lớp lãnh đạo hiện tại không có một ai từng qua thử thách trong nhà tù đế quốc, cũng hầu như không có ai có gì có thể gọi là thành tích, chiến công trong chiến tranh, chỉ là những người không có thực tài, không thật có đức. Họ dễ bị hưởng thụ vật chất, vàng bạc, đô-la thời mở cửa cám dỗ, do nhân cách và học vấn đều thấp, dưới mức trung bình của xã hội. Đây là bi kịch lớn nhất.
Các điều có thật trên đây giải thích vì sao nạn tham nhũng ngày càng tăng, vì sao vụ PM18 hơn 4 năm không giải quyết, vụ PCI dây dưa, vụ RBA lớn hơn đang bất động; vì sao họ vẫn bịt mồm, chặn tay 13 ngàn nhà báo, không cho họ quyền viết theo lương tâm và suy nghĩ của mỗi người; vì sao họ ươn hèn yếu đuối trước kẻ bành trướng ngang ngược; vì sao họ dùng những thủ đoạn liên minh với bọn xã hội đen để trấn áp giáo dân, phật tử lương thiện, để đàn áp khủng bố những chiến sỹ kiên cường đòi tự do dân chủ cho toàn dân.
Một bằng chứng hiển nhiên do cơ quan nhà nước tiết lộ là một loạt bộ và thứ trưởng (kế hoạch-đầu tư, tài chính, công thương) có chân trong hội đồng quản trị Tổng công ty SCIC - Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, lập ra từ tháng 8-2006 - đã "bí mật" nhận phụ cấp mỗi vị gần 900 triệu đồng một năm.
Đây là kiểu ăn cắp tập thể, vì các vị làm việc này theo đúng chức năng bộ và thứ trưởng đã được trả lương cao rồi. Điều phi pháp thứ 2 là khoản phụ cấp thêm này cao gấp 10 lần lương chính thức vốn đã cao, chưa nói đến vô vàn bổng và lộc khác.
Các chuyên gia Đại học Harvard rất có lý khi cho rằng nền kinh tế-chính trị hiện nay ở Việt Nam mang tính chất phe nhóm - Crony economy. Không có lợi ích dân tộc, cũng không có lợi ích giai cấp, chỉ có lợi ích phe nhóm, thân hữu, cánh hẩu...
Tại đại hội đảng XI sắp đến nên công khai hóa toàn bộ tài sản của 15 uỷ viên bộ chính trị và 181 uỷ viên trung ương đảng, làm gương cho bộ máy đảng và nhà nước, làm cái điều chính họ đề ra từ 2 năm nay và cam kết thực hiện.
Có bao giờ, có ở đâu sự bất công xã hội lại kinh hoàng đến thế. Thời phong kiến, địa chủ, thời thực dân, tư bản cũng không bất công, thối nát đến vậy!
Có bao giờ hơn 99% công dân lương thiện vất vả lao động, nai lưng làm việc để cho chưa đến 1% người và gia đình, phe nhóm hưởng thụ một cách xa hoa, phung phí vô độ, khiêu khích toàn xã hội như hiện nay?
Tuyên cáo báo chí về trường hợp ký giả Nguyễn Hữu Vinh bị hành hung
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo VN
22:40 11/01/2010
Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam
92 The River Rd - Revesby NSW 2212
Tel: (02) 9773 0933
Fax: (02) 9773 3998
paulvanchi@yahoo.com
THÔNG CÁO BÁO CHÍ
FOR IMMEDIATE RELEASE
Liên Lạc: Lm. Paul Van Chi Chu
Tel: (02) 9773 0933
Mob: 0410 552 650
Sydney ngày 12 tháng 1 năm 2010 - Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam phản đối trước cộng đồng thế giới và nghiêm khắc lên án việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tấn công một nhà báo Công Giáo tại Hà Nội.
Vào lúc 5giờ 30 chiều ngày 11/01/2010, ký giả Nguyễn Hữu Vinh được LM Nguyễn Văn Liên, Phó xứ Đồng Chiêm, chở bằng xe gắn máy đi thăm làng Đồng Chiêm là nơi vào ngày 6 tháng 1 năm 2010 đã diễn ra việc Thánh Giá trên Núi Thờ bị các lực lượng vũ trang chính quyền Việt Nam triệt hạ và đập phá.
Đến cách nhà thờ Đồng Chiêm khoảng 500m, nơi có tụ điểm công an trấn giữ, gặp đống đất đá đổ ngang đường, ký giả Vinh buộc phải xuống xe. Trong khi cha Liên dắt xe qua đống đất đá thì ông Vinh đứng chụp hình đống đá được công an đổ ra giữa đường nhằm ngăn trở khách từ xa đi xe tới Đồng Chiêm. Lập tức có khoảng hơn 10 người từ tụ điểm công an chạy ra đánh ký giả Vinh và cướp máy ảnh của ông. LM Liên cho biết đấy là những người mang quân phục công an và cả những người mang thường phục. Họ đánh ông Vinh khoảng 5 phút và đã cướp đi chiếc máy ảnh của ông.
Thấy ông Vinh bị tấn công, cha Liên lao vào cứu giúp ông Vinh. Lập tức cha cũng bị công an dùng dùi cui đe doạ và khống chế, không cho cha cứu giúp. Khi những kẻ đánh người bỏ đi, cha Liêm đưa ông Vinh về Dòng Mến Thánh Giá Đồng Chiêm, nhờ các nữ tu cấp cứu.
Các nữ tu Đồng Chiêm đã chăm sóc vết thương ông Vinh, và cho biết ông bị đánh u đầu và gãy một răng cửa. Hiện nay ông đã được đưa về Hà Nội để được bác sĩ khám nghiệm và điều trị vết thương.
Trước hành động công an hành hung ký giả Nguyễn Hữu Vinh, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam tuyên cáo các điểm sau đây:
1. Cực lực phản đối nhân viên công lực CSVN hành hung ký giả.
2. Yêu cầu nhà cầm quyền mở cuộc điều tra để trừng trị kẻ phạm pháp và bồi thường cho nạn nhân.
3. Tố cáo trước công luận quốc tế về hành động phi pháp của nhân viên công lực nhà nước VN đã vi phạm quyền hành nghề của ký giả.
4. Bày tỏ quan ngại mỗi lúc mỗi gia tăng của chúng tôi là tình hình tại Đồng Chiêm bắt đầu vượt quá vòng kiểm soát khi nhà cầm quyền địa phương tái áp dụng chiến lược bạo lực họ đã sử dụng trước đây bao gồm việc thuê mướn các nhóm côn đồ tấn công người Công Giáo, trong khi các phương tiện truyền thông bôi nhọ hình ảnh người Công Giáo, xuyên tạc sự thật, nói xấu các tôn giáo và kích động hận thù giữa người có đạo và người không có đạo. Nhà cầm quyền Việt Nam phải dừng ngay việc bách hại các linh mục và anh chị em giáo dân, tái lập trật tự tại những nơi thờ tự và ngăn cấm bạo lực nhắm vào những người tham dự các buổi lễ.
5. Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng chính pháp luật mà họ đã công bố và trả lại ngay tài sản chính đáng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và các tôn giáo khác.
Liên hệ:
Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Giám Đốc Radio VERITAS Asia
Buick St. North Fairview,
Quezon City, Philippines
P.O. Box 2642
Email: rvaprogram@rveritas-asia.org
Lm. Gioan Trần Công Nghị
Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic
435 Berkeley Ave
Claremont, CA 91711, USA
Tel (909) 581-8888
Email: conggiao@gmail.com
Lm. Joachim Nguyễn Đức Việt Châu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu
PO Box 1419 Gretna,
LA 70053-5440, USA.
Email: danchuausa@yahoo.com
Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu
715 Sydney Rd. Brunswick Vic 3056
Australia
Email: danchuaucchau@gmail.com
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu
Magazine Catholique
Katholische Monatszeitschrift
Email: info@danchua.de
Lm. Paul Chu Văn Chi
Phó Giám Đốc VietCatholic Network
92 The River Rd - Revesby
NSW 2212
Australia
Email:paulvanchi@yahoo.com
Thư gửi anh Nguyễn Hữu Vinh: Dẫu có chết nhưng vẫn hân hoan bước vào cõi sống
Mai Hạnh
23:27 11/01/2010
Anh JB. Nguyễn Hữu Vinh thân mến,
Hôm qua, được tin anh bị hành hung ở Đồng Chiêm, chúng tôi vô cùng xúc động. Sáng nay, xem những hình ảnh của anh chúng tôi rất căm phẫn, cháu lớn nhà tôi không cầm được nước mắt khi truy cập trang web, cháu khóc và hỏi tôi: “Chú Vinh bị người ta đánh hở mẹ ?” Tôi không trả lời được câu hỏi này !
Chúng ta gặp nhau rất nhiều lần trong các giờ Thánh Lễ, nhưng chưa lần nào tôi dừng chân lại để hỏi thăm anh đôi câu. Trong con mắt của gia đình tôi, anh là người chiến sĩ can trường của Đức Tin và là tấm gương yêu thương Hội Thánh. Dĩ nhiên anh là con người, nên anh cũng có những giới hạn của anh, nhưng anh đã không ngừng hiến mình cho Chân Lý, cho Công Bằng và Yêu Thương, chúng tôi ngưỡng phục anh.
Anh có gia đình, anh có trách nhiệm với gia đình, với vợ con, với mẹ già của anh và với các anh chị em của anh, gia đình anh đã nuôi anh ăn học, với tấm bằng kỹ sư, với trình độ không thấp về nghề nghiệp, với các mối quan hệ mà anh đã cố công tạo dựng, với những kinh nghiệm trong lãnh vực kỹ thuật và quản trị, anh hoàn toàn có thể xây dựng một mái ấm gia đình đủ ăn đủ mặc, đủ mọi điều kiện tối thiểu để lo cho con cái và cũng đủ để nâng đỡ mẹ già. Nhưng anh đã đành lòng mất tất cả vì yêu thương Hội Thánh. Vì Hội Thánh và vì anh em mình, anh mất nhiều thứ lắm, nhưng anh vẫn can đảm để mất. Rõ ràng anh có rất nhiều thứ để mất nhưng anh lại không sợ, nhiều người không có gì để mất thì lại... sợ !
Anh xông xáo trong mọi hoàn cảnh, anh dấn thân đến những nơi cần anh hiện diện, anh can thiệp mạnh mẽ để lên tiếng về sự bất công, anh bất chấp trở ngại gian nguy, bất chấp thời tiết nắng mưa, bất chấp quyền lực đen tối, anh đã hy sinh rất nhiều khi không ai bắt anh phải hy sinh cả. Anh đã moi ra từ ruột gan anh những lời đanh thép để trả lời cho những người gian tham và loan báo cho toàn thế giới biết, anh đã không ngại ngần nói với những địa chỉ nhạy cảm trong Hội Thánh về trách nhiệm ngôn sứ, anh can đảm chỉ vì anh đơn thuần là người Giáo Dân với đúng nghĩa là người Giáo Dân của Hậu Công Đồng Vatican II, tuy vẫn bị tội lỗi chi phối, nhưng một lòng yêu mến Hội Thánh.
Đã có một lúc người ta tìm cách bôi nhọ anh, giải thích các bài viết của anh theo chiều hướng tiêu cực, đặt cho anh một ý đồ xấu trong xã hội, anh vẫn cầm chắc chiếc máy ảnh trên tay, anh cười với bạn bè và chia sẻ rằng: “Chúa biết !”
Gia đình chúng tôi có được cuốn “Các chứng nhân Đức Tin tại Việt Nam dưới mắt các họa sĩ Việt Nam cùng thời”, sách được phát hành nội bộ từ Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, đúng vào dịp kỷ niệm năm Thánh 2010. Trong Lời Ngỏ, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống viết:
“…Xúc dộng vì được tận tay đụng chạm đến những cảnh tái hiện giây phút cuối đời của các Anh Hùng Tử Đạo. Xúc động vì thủ pháp hội họa dân gian diễn tả khung cảnh xét xử, dẫu đơn thuần là một cuộc hành hình dã man, nhưng lại rộn ràng như một cuộc hành hình vinh thắng. Xúc động vì bối cảnh pháp trường có vẻ đông đúc vòng vo quanh co tản mát, mà thực ra lại tập trung xoay quanh nhân vật chính, làm tôn lên nét đẹp hào hùng của những chứng nhân Đức Tin khi hiến dâng mạng sống. Xúc động vì đường cọ màu sắc giản dị của một mặt phẳng chừng như tĩnh lặng, nhưng lại xôn xao tiếng nói vừa hiền hòa tha thứ vừa đanh thép tuyên xưng. Và xúc động hơn cả còn vì khi chiêm ngưỡng, rất tự nhiên người ta chuyển từ cương vị khách tham quan trước các tác phẩm hội họa sang cương vị của con cháu trước xương máu Cha Ông, để hòa nhập vào bầu khí linh thiêng của dòng người hạnh phúc, dẫu phải chết nhưng đang hân hoan bước vào cõi sống…”
Thú thật, tôi đã phải chật vật để chép được các hàng chữ trong Lời Ngỏ của Đức Cha Giuse, một phần vì văn của ngài có một sắc thái khá riêng biệt, nhưng phần lớn là vì cuốn sách in tuy rất công phu nhưng không rõ, những hình nền đã nổi lên làm át đi những dòng chữ cần cho người đọc, lu mờ đi các hình ảnh cần cho người xem, vì thế nó làm cho tôi không đọc rõ được ý của Lời Ngỏ, nhưng khi những hình ảnh của anh được đưa lên mạng, lập tức những ý tưởng của Lời Ngỏ bật lên trong tôi. Tôi đã hơn một lần thấm thía từng lời của Đức Cha Giuse viết, nhưng những lời ấy hôm nay, làm cho tôi rùng mình xúc động !
Tôi xúc động vì như thể mình chạm được tay vào các hình ảnh đau thương mà anh phải chịu… “Cuộc hành hình dã man nhưng lại rộn ràng như một hành trình vinh thắng”,. ..“đông đúc vòng vo quanh co tản mát nhưng chỉ xoay quanh một nhân vật chính”. Vâng, Đức Kitô đang tiếp tục chịu khổ nạn nơi thập giá để nổi bật lên hình ảnh hào hùng của chứng nhân... Một mặt phẳng tĩnh lặng nhưng xôn xao một lời hiền hòa tha thứ nhưng cũng là một lời đanh thép tuyên xưng…
Và xúc động hơn cả là không ai có thể chỉ là kẻ khách quan đứng xa mà ngắm nghía, nhưng tất cả đều bị cuốn hút vào bầu khí linh thiêng của “dòng người hạnh phúc, dẫu phải chết nhưng hân hoan bước vào cõi sống...”
Những lời văn trau chuốt như thế của Đức Cha Giuse bây giờ bỗng trở nên hiện thực sống động, sống động đến lạ kỳ với sự kiện Đồng Chiêm đang diễn ra. Tôi chợt hiểu, chợt ngộ ra, tại sao anh liều lĩnh và quả cảm đến thế !
Cám ơn anh, anh JB. Nguyễn Hữu Vinh anh dũng hào hùng, tôi cũng xin được nói lời cám ơn các anh các chị, cám ơn các bạn các cháu ở Đồng Chiêm, cám ơn những người đang xếp hàng trong “dòng người hạnh phúc, dẫu phải chết nhưng hân hoan bước vào cõi sống”.
Hỡi những người thân yêu của chúng tôi, cả thế giới ngưỡng vọng Đồng Chiêm.
Hà Nội, ngày 12.1.2010
(Nguồn: dcct.net)
Hôm qua, được tin anh bị hành hung ở Đồng Chiêm, chúng tôi vô cùng xúc động. Sáng nay, xem những hình ảnh của anh chúng tôi rất căm phẫn, cháu lớn nhà tôi không cầm được nước mắt khi truy cập trang web, cháu khóc và hỏi tôi: “Chú Vinh bị người ta đánh hở mẹ ?” Tôi không trả lời được câu hỏi này !
Chúng ta gặp nhau rất nhiều lần trong các giờ Thánh Lễ, nhưng chưa lần nào tôi dừng chân lại để hỏi thăm anh đôi câu. Trong con mắt của gia đình tôi, anh là người chiến sĩ can trường của Đức Tin và là tấm gương yêu thương Hội Thánh. Dĩ nhiên anh là con người, nên anh cũng có những giới hạn của anh, nhưng anh đã không ngừng hiến mình cho Chân Lý, cho Công Bằng và Yêu Thương, chúng tôi ngưỡng phục anh.
Anh có gia đình, anh có trách nhiệm với gia đình, với vợ con, với mẹ già của anh và với các anh chị em của anh, gia đình anh đã nuôi anh ăn học, với tấm bằng kỹ sư, với trình độ không thấp về nghề nghiệp, với các mối quan hệ mà anh đã cố công tạo dựng, với những kinh nghiệm trong lãnh vực kỹ thuật và quản trị, anh hoàn toàn có thể xây dựng một mái ấm gia đình đủ ăn đủ mặc, đủ mọi điều kiện tối thiểu để lo cho con cái và cũng đủ để nâng đỡ mẹ già. Nhưng anh đã đành lòng mất tất cả vì yêu thương Hội Thánh. Vì Hội Thánh và vì anh em mình, anh mất nhiều thứ lắm, nhưng anh vẫn can đảm để mất. Rõ ràng anh có rất nhiều thứ để mất nhưng anh lại không sợ, nhiều người không có gì để mất thì lại... sợ !
Anh xông xáo trong mọi hoàn cảnh, anh dấn thân đến những nơi cần anh hiện diện, anh can thiệp mạnh mẽ để lên tiếng về sự bất công, anh bất chấp trở ngại gian nguy, bất chấp thời tiết nắng mưa, bất chấp quyền lực đen tối, anh đã hy sinh rất nhiều khi không ai bắt anh phải hy sinh cả. Anh đã moi ra từ ruột gan anh những lời đanh thép để trả lời cho những người gian tham và loan báo cho toàn thế giới biết, anh đã không ngại ngần nói với những địa chỉ nhạy cảm trong Hội Thánh về trách nhiệm ngôn sứ, anh can đảm chỉ vì anh đơn thuần là người Giáo Dân với đúng nghĩa là người Giáo Dân của Hậu Công Đồng Vatican II, tuy vẫn bị tội lỗi chi phối, nhưng một lòng yêu mến Hội Thánh.
Đã có một lúc người ta tìm cách bôi nhọ anh, giải thích các bài viết của anh theo chiều hướng tiêu cực, đặt cho anh một ý đồ xấu trong xã hội, anh vẫn cầm chắc chiếc máy ảnh trên tay, anh cười với bạn bè và chia sẻ rằng: “Chúa biết !”
Gia đình chúng tôi có được cuốn “Các chứng nhân Đức Tin tại Việt Nam dưới mắt các họa sĩ Việt Nam cùng thời”, sách được phát hành nội bộ từ Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, đúng vào dịp kỷ niệm năm Thánh 2010. Trong Lời Ngỏ, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống viết:
“…Xúc dộng vì được tận tay đụng chạm đến những cảnh tái hiện giây phút cuối đời của các Anh Hùng Tử Đạo. Xúc động vì thủ pháp hội họa dân gian diễn tả khung cảnh xét xử, dẫu đơn thuần là một cuộc hành hình dã man, nhưng lại rộn ràng như một cuộc hành hình vinh thắng. Xúc động vì bối cảnh pháp trường có vẻ đông đúc vòng vo quanh co tản mát, mà thực ra lại tập trung xoay quanh nhân vật chính, làm tôn lên nét đẹp hào hùng của những chứng nhân Đức Tin khi hiến dâng mạng sống. Xúc động vì đường cọ màu sắc giản dị của một mặt phẳng chừng như tĩnh lặng, nhưng lại xôn xao tiếng nói vừa hiền hòa tha thứ vừa đanh thép tuyên xưng. Và xúc động hơn cả còn vì khi chiêm ngưỡng, rất tự nhiên người ta chuyển từ cương vị khách tham quan trước các tác phẩm hội họa sang cương vị của con cháu trước xương máu Cha Ông, để hòa nhập vào bầu khí linh thiêng của dòng người hạnh phúc, dẫu phải chết nhưng đang hân hoan bước vào cõi sống…”
Thú thật, tôi đã phải chật vật để chép được các hàng chữ trong Lời Ngỏ của Đức Cha Giuse, một phần vì văn của ngài có một sắc thái khá riêng biệt, nhưng phần lớn là vì cuốn sách in tuy rất công phu nhưng không rõ, những hình nền đã nổi lên làm át đi những dòng chữ cần cho người đọc, lu mờ đi các hình ảnh cần cho người xem, vì thế nó làm cho tôi không đọc rõ được ý của Lời Ngỏ, nhưng khi những hình ảnh của anh được đưa lên mạng, lập tức những ý tưởng của Lời Ngỏ bật lên trong tôi. Tôi đã hơn một lần thấm thía từng lời của Đức Cha Giuse viết, nhưng những lời ấy hôm nay, làm cho tôi rùng mình xúc động !
Tôi xúc động vì như thể mình chạm được tay vào các hình ảnh đau thương mà anh phải chịu… “Cuộc hành hình dã man nhưng lại rộn ràng như một hành trình vinh thắng”,. ..“đông đúc vòng vo quanh co tản mát nhưng chỉ xoay quanh một nhân vật chính”. Vâng, Đức Kitô đang tiếp tục chịu khổ nạn nơi thập giá để nổi bật lên hình ảnh hào hùng của chứng nhân... Một mặt phẳng tĩnh lặng nhưng xôn xao một lời hiền hòa tha thứ nhưng cũng là một lời đanh thép tuyên xưng…
Và xúc động hơn cả là không ai có thể chỉ là kẻ khách quan đứng xa mà ngắm nghía, nhưng tất cả đều bị cuốn hút vào bầu khí linh thiêng của “dòng người hạnh phúc, dẫu phải chết nhưng hân hoan bước vào cõi sống...”
Những lời văn trau chuốt như thế của Đức Cha Giuse bây giờ bỗng trở nên hiện thực sống động, sống động đến lạ kỳ với sự kiện Đồng Chiêm đang diễn ra. Tôi chợt hiểu, chợt ngộ ra, tại sao anh liều lĩnh và quả cảm đến thế !
Cám ơn anh, anh JB. Nguyễn Hữu Vinh anh dũng hào hùng, tôi cũng xin được nói lời cám ơn các anh các chị, cám ơn các bạn các cháu ở Đồng Chiêm, cám ơn những người đang xếp hàng trong “dòng người hạnh phúc, dẫu phải chết nhưng hân hoan bước vào cõi sống”.
Hỡi những người thân yêu của chúng tôi, cả thế giới ngưỡng vọng Đồng Chiêm.
Hà Nội, ngày 12.1.2010
(Nguồn: dcct.net)