Phụng Vụ - Mục Vụ
Hãy theo tôi
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
05:56 11/01/2012
CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN,năm B
Mc 1, 14-20
Ơn gọi là một huyền nhiệm, là một mầu nhiệm cao quí của con người, đặc biệt là của mỗi Kitô hữu chúng ta. Muốn theo ai, muốn giúp ai, chúng ta phải biết họ là ai, phải biết họ đang cần ta cái gì ? Hôm nay, Tin Mừng và hai bài đọc Chúa nhật III thường niên, năm B trình bày cho chúng ta hiểu về ơn gọi của bốn môn đệ tiên khởi đã nghe tiếng gọi của Chúa Giêsu, họ đã can đảm, mạnh dạn để đi theo chân Chúa.
Thực tế, ơn gọi của các môn đệ đầu tiên khi bị Chúa Giêsu thuyết phục vẫn là ơn gọi của mỗi người chúng ta ở muôn thời. Chúa Giêsu khai mạc sứ vụ công khai của Ngài,và Ngài muốn có nhiều người cộng tác vào sứ mạng cứu thế của Ngài. Do đó, Ngài đã kêu mời một số người đầu tiên đi theo Ngài để nghe, học hỏi và nhìn xem công việc của Ngài làm. Sau đó, các môn đệ sẽ tiếp tục công trình cứu độ của Ngài.Trong đời sống thường nhật của chúng ta, Chúa đang có mặt như Chúa đã đi qua bờ hồ Galilêa và thấy bốn môn đệ là Anrê, Simon đang quăng lưới dưới biển và Giacôbê, Gioan đang vá lưới trong thuyền ( Mc 1, 19 ). Chúa mời gọi họ, họ bỏ mọi sự mà theo Chúa. Chúa cũng đang kêu mời chúng ta vì Chúa thấy chúng ta, Chúa chấp nhận mỗi người chúng ta, đón nhận cả khả năng,thành toàn của mỗi người, nhưng Ngài đón nhận cả những yếu đuối, tội lỗi, bất toàn của chúng ta.
Vâng, cuộc đời của mỗi người chúng ta, mỗi Kitô hữu chúng ta cứ tưởng mình đã ổn định, cứ lầm mình đã hoàn hảo thành toàn, nhưng chính lúc chúng ta đang miệt mài sống với những ước mơ, sống với của cải, danh vọng đã đạt được, đã có được thì chính lúc đó tiếng Chúa vang vọng, mạnh mẽ và hết sức dõng dạc, dứt khoát :” Hãy theo Tôi ! “.
Chúa mời gọi chúng ta theo chân Ngài để Ngài làm cho chúng ta trở thành những kẻ chài lưới người. Chúa không mời chúng ta đi theo một trào lưu tư tưởng, một ý thức hệ nào đó. Chúa mời gọi chúng ta đi theo Ngài để trở nên những kẻ chài lưới lành nghề, chài lưới người nghĩa là trở nên những môn đệ, những nhà tông đồ đích thực của Chúa. Chúa mời gọi chúng ta phải dứt khoát, bỏ lại tất cả để đến gặp Ngài, nhận ra chỗ Ngài và ở lại với Ngài. Bốn môn đệ và các môn đệ khác cũng một mực, dứt bỏ mọi sự mà theo Chúa. Simon đã bỏ lại vợ, con của mình.Giacôbê và Gioan đã bỏ lại Cha già để dứt khoát theo Chúa. Họ đã bỏ lại sự nghiệp, biển khơi và tất cả để theo một con người là Đức Giêsu Kitô.
Chúa cũng đang mời gọi chúng ta. Chỉ có một điều duy nhất Chúa không thể làm được cho ta nếu chúng ta không mở lòng ra để đón nhận Ngài. Bài Tin Mừng hôm nay hướng dẫn cho chúng ta biết cách thức mở lòng ra để cho Chúa bước vào và sẵn sàng phải bước theo con đường hẹp như các tông đố khi xưa đã bước. Nếu chúng ta quyết tâm như các môn đệ xưa thì Chúa cũng giúp chúng ta mọi điều như Ngài đã làm cho các môn đệ xưa. Chúa sẽ biến chúng ta trở nên những tông đồ và biến đổi đời chúng ta thành những chứng nhân vượt quá niềm mong ước của mỗi người chúng ta.
Để hiểu rõ con người của Chúa Giêsu, chúng ta hãy đọc lời này của Edward Farrell trong “ Surprised by spirit “ :” Người đang đi dọc bờ biển lung linh sáng, Người là ai, trông sáng ngời kinh khiếp, đang nhìn chúng tôi bằng đôi mắt mòn mỏi, đôi mắt như tìm kiếm chính linh hồn chúng tôi ?
Người là ai mà thấy được tư tưởng, đọc được tâm hồn sâu kín của chúng tôi bằng ánh mắt yêu thương, thông suốt, như muốn nói rằng : Ta chẳng muốn gì cả ngoài bản thân của bạn “.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con, để chúng con mạnh dạn bước theo Ngài khi Ngài mời gọi chúng con. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1. Ơn gọi là gì ?
2. Anrê, Simon và Gioan, Giacôbê đã đáp lại lời mời gọi của Chúa thế nào ?
3. Chúng ta có được mời gọi theo Chúa hay không ?
4. Công trình cứu độ của Chúa là gì ?
5. Ngài có cần chúng ta tiếp nối sứ mạng cứu thế của Ngài ?
Mc 1, 14-20
Ơn gọi là một huyền nhiệm, là một mầu nhiệm cao quí của con người, đặc biệt là của mỗi Kitô hữu chúng ta. Muốn theo ai, muốn giúp ai, chúng ta phải biết họ là ai, phải biết họ đang cần ta cái gì ? Hôm nay, Tin Mừng và hai bài đọc Chúa nhật III thường niên, năm B trình bày cho chúng ta hiểu về ơn gọi của bốn môn đệ tiên khởi đã nghe tiếng gọi của Chúa Giêsu, họ đã can đảm, mạnh dạn để đi theo chân Chúa.
Thực tế, ơn gọi của các môn đệ đầu tiên khi bị Chúa Giêsu thuyết phục vẫn là ơn gọi của mỗi người chúng ta ở muôn thời. Chúa Giêsu khai mạc sứ vụ công khai của Ngài,và Ngài muốn có nhiều người cộng tác vào sứ mạng cứu thế của Ngài. Do đó, Ngài đã kêu mời một số người đầu tiên đi theo Ngài để nghe, học hỏi và nhìn xem công việc của Ngài làm. Sau đó, các môn đệ sẽ tiếp tục công trình cứu độ của Ngài.Trong đời sống thường nhật của chúng ta, Chúa đang có mặt như Chúa đã đi qua bờ hồ Galilêa và thấy bốn môn đệ là Anrê, Simon đang quăng lưới dưới biển và Giacôbê, Gioan đang vá lưới trong thuyền ( Mc 1, 19 ). Chúa mời gọi họ, họ bỏ mọi sự mà theo Chúa. Chúa cũng đang kêu mời chúng ta vì Chúa thấy chúng ta, Chúa chấp nhận mỗi người chúng ta, đón nhận cả khả năng,thành toàn của mỗi người, nhưng Ngài đón nhận cả những yếu đuối, tội lỗi, bất toàn của chúng ta.
Vâng, cuộc đời của mỗi người chúng ta, mỗi Kitô hữu chúng ta cứ tưởng mình đã ổn định, cứ lầm mình đã hoàn hảo thành toàn, nhưng chính lúc chúng ta đang miệt mài sống với những ước mơ, sống với của cải, danh vọng đã đạt được, đã có được thì chính lúc đó tiếng Chúa vang vọng, mạnh mẽ và hết sức dõng dạc, dứt khoát :” Hãy theo Tôi ! “.
Chúa mời gọi chúng ta theo chân Ngài để Ngài làm cho chúng ta trở thành những kẻ chài lưới người. Chúa không mời chúng ta đi theo một trào lưu tư tưởng, một ý thức hệ nào đó. Chúa mời gọi chúng ta đi theo Ngài để trở nên những kẻ chài lưới lành nghề, chài lưới người nghĩa là trở nên những môn đệ, những nhà tông đồ đích thực của Chúa. Chúa mời gọi chúng ta phải dứt khoát, bỏ lại tất cả để đến gặp Ngài, nhận ra chỗ Ngài và ở lại với Ngài. Bốn môn đệ và các môn đệ khác cũng một mực, dứt bỏ mọi sự mà theo Chúa. Simon đã bỏ lại vợ, con của mình.Giacôbê và Gioan đã bỏ lại Cha già để dứt khoát theo Chúa. Họ đã bỏ lại sự nghiệp, biển khơi và tất cả để theo một con người là Đức Giêsu Kitô.
Chúa cũng đang mời gọi chúng ta. Chỉ có một điều duy nhất Chúa không thể làm được cho ta nếu chúng ta không mở lòng ra để đón nhận Ngài. Bài Tin Mừng hôm nay hướng dẫn cho chúng ta biết cách thức mở lòng ra để cho Chúa bước vào và sẵn sàng phải bước theo con đường hẹp như các tông đố khi xưa đã bước. Nếu chúng ta quyết tâm như các môn đệ xưa thì Chúa cũng giúp chúng ta mọi điều như Ngài đã làm cho các môn đệ xưa. Chúa sẽ biến chúng ta trở nên những tông đồ và biến đổi đời chúng ta thành những chứng nhân vượt quá niềm mong ước của mỗi người chúng ta.
Để hiểu rõ con người của Chúa Giêsu, chúng ta hãy đọc lời này của Edward Farrell trong “ Surprised by spirit “ :” Người đang đi dọc bờ biển lung linh sáng, Người là ai, trông sáng ngời kinh khiếp, đang nhìn chúng tôi bằng đôi mắt mòn mỏi, đôi mắt như tìm kiếm chính linh hồn chúng tôi ?
Người là ai mà thấy được tư tưởng, đọc được tâm hồn sâu kín của chúng tôi bằng ánh mắt yêu thương, thông suốt, như muốn nói rằng : Ta chẳng muốn gì cả ngoài bản thân của bạn “.
Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm đức tin cho chúng con, để chúng con mạnh dạn bước theo Ngài khi Ngài mời gọi chúng con. Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1. Ơn gọi là gì ?
2. Anrê, Simon và Gioan, Giacôbê đã đáp lại lời mời gọi của Chúa thế nào ?
3. Chúng ta có được mời gọi theo Chúa hay không ?
4. Công trình cứu độ của Chúa là gì ?
5. Ngài có cần chúng ta tiếp nối sứ mạng cứu thế của Ngài ?
Thánh lễ Tất Niên
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:01 11/01/2012
THÁNH LỄ TẤT NIÊN
Lc 1, 39-55
Đàn hát lên ! Nhờ Thánh Thần linh hứng,
Trót tâm tình, dâng Thiên Chúa là Cha.
Luôn cảm tạ Người nhân danh Thánh Tử,
Vì Người ban muôn phúc lộc chan hòa ( Ep 5, 19-20 ).
Thế là 365 ngày đã đi vào quá khứ ! Nhìn lại một chặng đường, nhìn lại một quá khứ, chúng ta sẽ ngạc nhiên vì tất cả rồi sẽ qua đi, tất cả rồi sẽ phai tàn : thời gian và cả cuộc đời chúng ta. Quay lại quá khứ để cảm tạ tri ân Thiên Chúa vì muôn ân lộc Chúa đã trao ban cho chúng ta. Tất cả đều là hồng ân Thiên Chúa. Chúng ta dừng lại ít phút để nói lên tâm tình của chúng ta đối với Thiên Chúa trong ngày cuối năm này.
Ngay trong bài đọc I, ngôn sứ Isaia đã viết :” Tôi xin dâng lời ca tụng, vì lòng nhân hậu lớn lao của Người “. Chúa đã phân chia đồng đều cho chúng ta mỗi người một số vốn đó là thời gian mỗi ngày 24 giờ. Chúa muốn mỗi người chúng ta làm lời ra cho Chúa. Thời gian là điều quí hóa. Nó đi rồi sẽ không bao giờ trở lại. Thời gian cứ luân chuyển vần xoay. Thời gian cứ đi cứ về nhưng không bao giờ chờ đợi ai. Ai biết dùng thời gian. Thời gian sẽ giúp người ấy. Ai lơ là, lãng phí thời gian. Thời gian sẽ không giúp họ. Làm lời cho Chúa như đầy tớ trung tín được giao hai nén làm lợi thêm hai nén. Kẻ được giao ba nén,làm lợi được ba nén khác. Kẻ được giao năm nén, làm lợi được năm nén khác. Như thế mới thực sự là những đầy tớ trung tín của Chúa. Bởi vì, thời gian qua đi và cứ tiếp tục qua đi không bao giờ trở lại được. Và rồi cuộc đời của con người cũng sẽ thật mau qua. Không ai dám nói mình sẽ sống mãi ở trần gian này để thụ hưởng và rồi sẽ không bao giờ phải chết. Không dứt khoát là không vì con người ai cũng một lần lần sinh ra, rồi một ngày nào đó cũng phải từ giã cõi đời…
Giờ phút này là giờ phút tạ ơn Chúa vì những ân huệ chúng ta nhận lãnh nơi Ngài. Chúa yêu chúng ta, Ngài luôn muốn chúng ta hạnh phúc. Nên, cuộc đời chúng ta không chỉ khi gặp niềm vui, hạnh phúc, may mắn chúng ta mới tạ ơn Chúa, nhưng cả những bệnh tật, hoạn nạn, thử thách, xui xẻo, kém may mắn chúng ta cũng phải tạ ơn Chúa vì biết đâu chính những biến cố đó là những dấu chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn lòng nhân từ thương xót của Chúa.Bài đáp ca cho chúng ta hiểu tình thương Chúa quả thực vô biên đời đời chúng ta phải ca ngợi Ngài. Tuy nhiên, chúng ta phải bắt chước Mẹ Maria, Mẹ luôn ca ngợi chúc tụng Chúa :” Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường “. Suốt cuộc đời của Mẹ là bài ca cảm tạ tri ân như tác giả Thánh Vịnh đã viết :” Tình thương Chúa đời đời con ca ngợi “.
Lễ tất niên là để chúng ta nhìn lại những ngày đã qua và cảm tạ muôn vàn hồng ân của Thiên Chúa đã trao ban cho mỗi người chúng ta. Theo gương của Mẹ, cuộc đời mỗi người chúng ta luôn phải biết nói lời xin vâng làm theo ý Chúa. Cùng với Mẹ Maria chúng ta hát to lên :” Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi “.
Và cùng với tác giả Thánh Vịnh 115, chúng ta ca ngợi :” Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ vì mọi ơn lành người đã ban cho ? Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ và kêu cầu thánh danh Đức Chúa “.
Lạy Chúa, trong thánh lễ tất niên này, Chúa đã cho chúng con được no thỏa nhờ lời Chúa và Bánh Thánh. Xin cho chúng con được đầy lòng tin yêu, để sang năm mới chúng con thêm phấn khởi sẵn sàng phục vụ Chúa và tất cả mọi người.( Lời nguyện hiệp lễ, lễ Tất Niên ).
Lc 1, 39-55
Đàn hát lên ! Nhờ Thánh Thần linh hứng,
Trót tâm tình, dâng Thiên Chúa là Cha.
Luôn cảm tạ Người nhân danh Thánh Tử,
Vì Người ban muôn phúc lộc chan hòa ( Ep 5, 19-20 ).
Thế là 365 ngày đã đi vào quá khứ ! Nhìn lại một chặng đường, nhìn lại một quá khứ, chúng ta sẽ ngạc nhiên vì tất cả rồi sẽ qua đi, tất cả rồi sẽ phai tàn : thời gian và cả cuộc đời chúng ta. Quay lại quá khứ để cảm tạ tri ân Thiên Chúa vì muôn ân lộc Chúa đã trao ban cho chúng ta. Tất cả đều là hồng ân Thiên Chúa. Chúng ta dừng lại ít phút để nói lên tâm tình của chúng ta đối với Thiên Chúa trong ngày cuối năm này.
Ngay trong bài đọc I, ngôn sứ Isaia đã viết :” Tôi xin dâng lời ca tụng, vì lòng nhân hậu lớn lao của Người “. Chúa đã phân chia đồng đều cho chúng ta mỗi người một số vốn đó là thời gian mỗi ngày 24 giờ. Chúa muốn mỗi người chúng ta làm lời ra cho Chúa. Thời gian là điều quí hóa. Nó đi rồi sẽ không bao giờ trở lại. Thời gian cứ luân chuyển vần xoay. Thời gian cứ đi cứ về nhưng không bao giờ chờ đợi ai. Ai biết dùng thời gian. Thời gian sẽ giúp người ấy. Ai lơ là, lãng phí thời gian. Thời gian sẽ không giúp họ. Làm lời cho Chúa như đầy tớ trung tín được giao hai nén làm lợi thêm hai nén. Kẻ được giao ba nén,làm lợi được ba nén khác. Kẻ được giao năm nén, làm lợi được năm nén khác. Như thế mới thực sự là những đầy tớ trung tín của Chúa. Bởi vì, thời gian qua đi và cứ tiếp tục qua đi không bao giờ trở lại được. Và rồi cuộc đời của con người cũng sẽ thật mau qua. Không ai dám nói mình sẽ sống mãi ở trần gian này để thụ hưởng và rồi sẽ không bao giờ phải chết. Không dứt khoát là không vì con người ai cũng một lần lần sinh ra, rồi một ngày nào đó cũng phải từ giã cõi đời…
Giờ phút này là giờ phút tạ ơn Chúa vì những ân huệ chúng ta nhận lãnh nơi Ngài. Chúa yêu chúng ta, Ngài luôn muốn chúng ta hạnh phúc. Nên, cuộc đời chúng ta không chỉ khi gặp niềm vui, hạnh phúc, may mắn chúng ta mới tạ ơn Chúa, nhưng cả những bệnh tật, hoạn nạn, thử thách, xui xẻo, kém may mắn chúng ta cũng phải tạ ơn Chúa vì biết đâu chính những biến cố đó là những dấu chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn lòng nhân từ thương xót của Chúa.Bài đáp ca cho chúng ta hiểu tình thương Chúa quả thực vô biên đời đời chúng ta phải ca ngợi Ngài. Tuy nhiên, chúng ta phải bắt chước Mẹ Maria, Mẹ luôn ca ngợi chúc tụng Chúa :” Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường “. Suốt cuộc đời của Mẹ là bài ca cảm tạ tri ân như tác giả Thánh Vịnh đã viết :” Tình thương Chúa đời đời con ca ngợi “.
Lễ tất niên là để chúng ta nhìn lại những ngày đã qua và cảm tạ muôn vàn hồng ân của Thiên Chúa đã trao ban cho mỗi người chúng ta. Theo gương của Mẹ, cuộc đời mỗi người chúng ta luôn phải biết nói lời xin vâng làm theo ý Chúa. Cùng với Mẹ Maria chúng ta hát to lên :” Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi “.
Và cùng với tác giả Thánh Vịnh 115, chúng ta ca ngợi :” Biết lấy chi đền đáp Chúa bây giờ vì mọi ơn lành người đã ban cho ? Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ và kêu cầu thánh danh Đức Chúa “.
Lạy Chúa, trong thánh lễ tất niên này, Chúa đã cho chúng con được no thỏa nhờ lời Chúa và Bánh Thánh. Xin cho chúng con được đầy lòng tin yêu, để sang năm mới chúng con thêm phấn khởi sẵn sàng phục vụ Chúa và tất cả mọi người.( Lời nguyện hiệp lễ, lễ Tất Niên ).
Mùa Xuân ơn thánh
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
08:58 11/01/2012
MỒNG MỘT TẾT NHÂM THÌN
+++
Hôm nay ngày đầu xuân Nhâm Thìn. Hòa chung cùng niềm vui của đất nước trong ngày đầu xuân, chúng ta cùng ca tụng Chúa là Chúa Mùa Xuân và dâng lên Ngài những lời cảm tạ chân thành vì Chúa đã ban cho chúng ta muôn vàn hồng ân trong năm Tân Mão vừa qua và còn ban thêm cho chúng ta một mùa xuân mới tốt đẹp trong tình thương của Ngài.
Trong ngày đầu xuân này, chúng ta hãy vui lên, vui lên đi như lời thánh Tông đồ Phaolô đã khuyên nhủ tín hữu Philipphê :”Anh em hãy vui lên trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại : vui lên anh em” (Pl 4,4);
Hãy vui lên vì hôm nay Chúa ban cho chúng ta được vui hưởng ba mùa xuân :
- Mùa xuân thiên nhiên
- Mùa xuân lòng người
- Mùa xuân ơn thánh.
I. MÙA XUÂN THIÊN NHIÊN
Mới năm ngoái chúng ta đã mừng xuân Tân Mão 2011, sau 365 ngày chúng ta lại có một mùa xuân mới. Vì vậy, người ta mới nói :”Xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận.
Như thế xuân còn mãi, cứ vòng đi vòng lại. Xuân đến, xuân đi, xuân lại về. Dù có ai yêu hay ghét xuân thì Xuân vẫn không phụ thuộc ai. Xuân đến một cách đều đặn, vô tư, nhẹ nhàng, bởi vì cảnh vật trong trời đất xoay chuyển trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Hết xuân sang hạ, hết hạ sang thu, hết thu sang đông và hết đông lại sang xuân.
Hôm nay xuân Nhâm Thìn đến trên quê hương đất nước, trên thành thị cũng như thôn quê. Không ai có thể xoay ngược lại cái vòng thời tiết cố định này. Không ai có thể ngăn cản được mùa xuân cũng như không thể kéo dài ra được.
Bất cứ ai cũng có thể được hưởng mùa xuân này một cách đồng đều, bình đẳng bởi vì hoa đào, hoa mai vẫn nở để đón chào xuân mới.
Hôm nay mỗi người muốn trao cho nhau những lời cầu chúc thật tốt đẹp như thói quen gồm ba chữ vàng :”Phúc, lộc, thọ”. Hay có người chúc nhau bằng năm chữ khác :”Phú, quí, thọ, khang, ninh”.
Trong ba chữ vàng ấy, có lẽ chữ Phúc là quan trong hơn cả, vì theo suy nghĩ của người đời thì ai được hạnh phúc thì dĩ nhiên người ấy phải giầu có phú quí và trường thọ. Cho nên người ta mới chúc nhau bằng câu đối :
Tân niên thánh đức bao ân phúc
Xuân nhật an hòa mãi phú vinh.
Còn Giáo hội thì chúc cho người ta được hạnh phúc theo đề nghị của Chúa Giêsu trong Tám mối Phúc thật của bài Tin mừng hôm nay : Khó nghèo, hiền lành, khát khao nên công chính, biết xót thương người, có tâm hồn trong sạch, xây dựng hòa bình, chấp nhận khổ đau trong cuộc đời và chịu bách hại vì sự công chính. Sống theo Tám Mối Phúc là sống theo Chúa Giêsu Kitô.
Những lời cầu chúc này thật tốt đẹp, nhưng có thực hiện được hay không còn tùy hoàn cảnh của mỗi người vì người ta nói :”Lực bất tòng tâm”.
II. MÙA XUÂN LÒNG NGƯỜI
Xuân của lòng người lại khác với xuân của thiên nhiên bởi vì xuân của lòng người không đến, không đi một cách vô tư, bình đẳng và đồng đều. Mỗi người mang một tâm tư riêng biệt khi mùa xuân đến : có người đón xuân một cách hồn nhiên vui tươi hơn hở, có người đón nhận xuân một cách miễn cưỡng với một vài nuối tiếc.
Nếu đặt câu hỏi này : ngày đầu xuân là ngày vui hay buồn ? Chắc ai cũng cho là câu hỏi ngớ ngẩn vì ai lại không vui trước cảnh tay bắt mặt mừng với những lời chúc tốt đẹp, với những bài ca vui, với cảnh trang trí rực rỡ, với những bữa tiệc thịnh soạn… Họ hân hoan đón mừng xuân vì “một năm được mấy lần xuân” !
Nhưng cũng có một số người nhìn ngày Tết với một tâm trạng không vui, khuôn mặt phảng phất một nét buồn, tuy chỉ là một nét buồn thâm trầm và nhẹ nhàng.
Nhìn vào quá khứ, nhìn vào tuổi tác, nhìn vào thân hình xuống cấp của mình, họ liên tưởng đến câu ca dao nói về tuổi xuân :
Mỗi năm một tuổi, như đuổi xuân đi,
Cái già xồng xộc nó thì theo sau.
Họ muốn trẻ mãi, không muốn già mà xuân đến thì nó tặng cho họ thêm một tuổi, làm cho cuộc sống rút vắn lại như cây bạch lạp cháy càng lâu càng hao mòn. Đời người càng nhiều tuổi thì càng rút vắn lại. Để rồi nhìn lại thân phận của mình, họ than phiền như cụ thi sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm xưa :
Lẩn thẩn ngày qua lại tháng qua
Một năm xuân tới một phen già.
III. MÙA XUÂN ƠN THÁNH
Đối với mùa xuân thiên nhiên thì người ta nói :”Xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận” vì cảnh vật thiên nhiên cứ diễn tiến một cách đều đặn, hết 365 ngày lại có một mùa xuân mới.
Nhưng đối với mùa xuân lòng người thì người ta nói :”Xuân bất tái lai”: mùa xuân không trở lại, nghĩa là tuổi trẻ đã qua không thể lấy lại được nữa, đúng như triết gia Héraclite đã nói :”Không bao giờ có thể tắm hai lần trong một dòng sông”. Như vậy, cuộc đời trôi đi, trôi đi mãi, ngày hôm qua không trở lại và rơi vào dĩ vãng.
Nhưng chúng ta còn một mùa xuân thứ ba nữa, đó là mùa xuân ơn thánh. Không phải mọi người được hưởng mùa xuân này một cách đồng đều. Chỉ những ai có tâm hồn trong sạch mới có ơn thánh hóa trong mình và như vậy mới có mùa xuân ơn thánh trong tâm hồn.
Nguyên tổ Adong-Evà khi chưa phạm tội thì được hưởng cả ba mùa xuân, thế nhưng sau khi phạm tội thì chỉ còn được hưởng mùa xuân thiên nhiên vì linh hồn như đã chết trước mặt Chúa rồi, và nếu đã chết rồi thì hưởng mùa xuân làm sao được nữa ? Chỉ có mùa xuân cho người còn sống.
Đúng vậy, những con người sống trong tình trạng tội lỗi, mang một tâm trạng bất an, trái tim họ trở nên ngục tù, trái tim mùa đông thì dù cảnh vật bên ngoài có vui tươi cũng không làm cho họ vui lên được vì :
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
(Nguyễn Du)
Khi con người phạm tội là đi vào sầu đông, chết chóc, ảm đạm, nhưng khi biết sám hối nghĩa là làm cho linh hồn mình được sạch tội thì ơn thánh hóa được trở lại. Lúc đó, con người đã chết được sống lại để tiếp tục hưởng mùa xuân ơn thánh.
Có lẽ ngày nay chúng ta đã già cỗi, cần phải trở lại thời thanh xuân, nghĩa là trở lại thời Adong Evà trước khi phạm tội, như ông Francis Bacon đã nói :”Con người thời nay đã già cỗi, cần phải trở lại thời thanh xuân của con người nguyên thủy”.
Con người trẻ trung của ta ngày nay đã bị vật dục ám ảnh, những khuynh hướng xấu làm hư hỏng con người của ta, chúng ta trở nên già khọm. Vì thế, phải trở nên trẻ thơ để được vào Nước Trời (x.Mt 19,13-15), nghĩa là muốn hưởng mùa xuân ơn thánh cần phải có một tâm hồn đơn sơ và trong trắng.
Truyện : Lương tâm được nhẹ bớt.
Từ nhiều năm qua, một nhà chủ quán cảm thấy lương tâm nặng nề quá. Được ơn thúc đẩy, ông quyết định dứt bỏ tình trạng đó. Ông chạy đến gặp cha Hofreuter, một linh mục đầy kinh nghiệm trong nghệ thuật đưa các linh hồn tội lỗi về cùng Chúa.
Ông thắng ngựa rồi ra đi.
Đến trước cửa nhà linh mục, ông bỗng cảm thấy xấu hổ và không có đủ can đảm nhận nút chuông.
May mắn, chính lúc đó, linh mục từ bên trong bước ra, cất tiếng hỏi ông với một giọng đầy thân ái :
- Bạn đến xưng tội đấy phải không ? Được, cha sẵn sang giúp bạn.
Xưng tội xong, viên chủ quán nhảy lên ngựa, vui mừng, tim đập nhẹ nhõm : “Thôi, ngựa yêu quí của ta ôi, đi đi ! Bây giờ, mi được chở nhẹ bớt một trăm ký rồi đấy” !
Sáu năm sau, nằm trên giường bệnh, sau khi nhận các bí tích cuối cùng, ông mời cha xứ tới và thưa :
- Sau khi con qua đời, xin cha làm ơn nói với vị linh mục đã giải tội cho con biết từ ngày con trở lại, con không còn phạm tội trọng nào nữa, mà ngay một tội nhẹ cố ý, con cũng không hề dám.
Lương tâm được nhẹ bớt một trăm ký ! Mọi tội nhân đều có quyền nói như thế sau khi đã xưng tội nên (Arami, Sống, Hương quê 1993, tr 186-187)
Ngày Tết ai cũng muốn nở nụ cười thật tươi với anh em của mình. Ngày Tết ai cũng muốn mang lại lời chúc phúc cho anh em : vui tươi và bình an. Ước gì giây phút trong ngày sống của chúng ta đều là lời chúc phúc cho anh em. Không chỉ ba ngày Tết mà kéo dài mọi ngày trong cuộc đời của chúng ta. Để dù cho mùa xuân trời đất qua đi nhưng mà mùa xuân của ơn thánh mãi nở rộ muôn nơi và đến với mọi người.
Năm mới, xin kính chúc ông bà anh chị em một câu đối nói lên ước vọng của chúng ta trong năm mới là tăng cường cây phúc đức trong đời sống :
Xuân sang cội phúc sinh nhành lộc
Tết về cây đức trổ thêm hoa.
Giờ đây, chúng ta cùng sốt sắng hiệp dâng Thánh lễ để cảm tạ Chúa vì các hồng ân Chúa đã ban cho chúng ta trong năm cũ vừa qua, đồng thời xin Chúa ban cho chúng ta có một tâm hồn đơn sơ và trong sạch để mãi mãi được vui hưởng mùa xuân ơn thánh.
+++
Hôm nay ngày đầu xuân Nhâm Thìn. Hòa chung cùng niềm vui của đất nước trong ngày đầu xuân, chúng ta cùng ca tụng Chúa là Chúa Mùa Xuân và dâng lên Ngài những lời cảm tạ chân thành vì Chúa đã ban cho chúng ta muôn vàn hồng ân trong năm Tân Mão vừa qua và còn ban thêm cho chúng ta một mùa xuân mới tốt đẹp trong tình thương của Ngài.
Trong ngày đầu xuân này, chúng ta hãy vui lên, vui lên đi như lời thánh Tông đồ Phaolô đã khuyên nhủ tín hữu Philipphê :”Anh em hãy vui lên trong niềm vui của Chúa. Tôi nhắc lại : vui lên anh em” (Pl 4,4);
Hãy vui lên vì hôm nay Chúa ban cho chúng ta được vui hưởng ba mùa xuân :
- Mùa xuân thiên nhiên
- Mùa xuân lòng người
- Mùa xuân ơn thánh.
I. MÙA XUÂN THIÊN NHIÊN
Mới năm ngoái chúng ta đã mừng xuân Tân Mão 2011, sau 365 ngày chúng ta lại có một mùa xuân mới. Vì vậy, người ta mới nói :”Xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận.
Như thế xuân còn mãi, cứ vòng đi vòng lại. Xuân đến, xuân đi, xuân lại về. Dù có ai yêu hay ghét xuân thì Xuân vẫn không phụ thuộc ai. Xuân đến một cách đều đặn, vô tư, nhẹ nhàng, bởi vì cảnh vật trong trời đất xoay chuyển trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Hết xuân sang hạ, hết hạ sang thu, hết thu sang đông và hết đông lại sang xuân.
Hôm nay xuân Nhâm Thìn đến trên quê hương đất nước, trên thành thị cũng như thôn quê. Không ai có thể xoay ngược lại cái vòng thời tiết cố định này. Không ai có thể ngăn cản được mùa xuân cũng như không thể kéo dài ra được.
Bất cứ ai cũng có thể được hưởng mùa xuân này một cách đồng đều, bình đẳng bởi vì hoa đào, hoa mai vẫn nở để đón chào xuân mới.
Hôm nay mỗi người muốn trao cho nhau những lời cầu chúc thật tốt đẹp như thói quen gồm ba chữ vàng :”Phúc, lộc, thọ”. Hay có người chúc nhau bằng năm chữ khác :”Phú, quí, thọ, khang, ninh”.
Trong ba chữ vàng ấy, có lẽ chữ Phúc là quan trong hơn cả, vì theo suy nghĩ của người đời thì ai được hạnh phúc thì dĩ nhiên người ấy phải giầu có phú quí và trường thọ. Cho nên người ta mới chúc nhau bằng câu đối :
Tân niên thánh đức bao ân phúc
Xuân nhật an hòa mãi phú vinh.
Còn Giáo hội thì chúc cho người ta được hạnh phúc theo đề nghị của Chúa Giêsu trong Tám mối Phúc thật của bài Tin mừng hôm nay : Khó nghèo, hiền lành, khát khao nên công chính, biết xót thương người, có tâm hồn trong sạch, xây dựng hòa bình, chấp nhận khổ đau trong cuộc đời và chịu bách hại vì sự công chính. Sống theo Tám Mối Phúc là sống theo Chúa Giêsu Kitô.
Những lời cầu chúc này thật tốt đẹp, nhưng có thực hiện được hay không còn tùy hoàn cảnh của mỗi người vì người ta nói :”Lực bất tòng tâm”.
II. MÙA XUÂN LÒNG NGƯỜI
Xuân của lòng người lại khác với xuân của thiên nhiên bởi vì xuân của lòng người không đến, không đi một cách vô tư, bình đẳng và đồng đều. Mỗi người mang một tâm tư riêng biệt khi mùa xuân đến : có người đón xuân một cách hồn nhiên vui tươi hơn hở, có người đón nhận xuân một cách miễn cưỡng với một vài nuối tiếc.
Nếu đặt câu hỏi này : ngày đầu xuân là ngày vui hay buồn ? Chắc ai cũng cho là câu hỏi ngớ ngẩn vì ai lại không vui trước cảnh tay bắt mặt mừng với những lời chúc tốt đẹp, với những bài ca vui, với cảnh trang trí rực rỡ, với những bữa tiệc thịnh soạn… Họ hân hoan đón mừng xuân vì “một năm được mấy lần xuân” !
Nhưng cũng có một số người nhìn ngày Tết với một tâm trạng không vui, khuôn mặt phảng phất một nét buồn, tuy chỉ là một nét buồn thâm trầm và nhẹ nhàng.
Nhìn vào quá khứ, nhìn vào tuổi tác, nhìn vào thân hình xuống cấp của mình, họ liên tưởng đến câu ca dao nói về tuổi xuân :
Mỗi năm một tuổi, như đuổi xuân đi,
Cái già xồng xộc nó thì theo sau.
Họ muốn trẻ mãi, không muốn già mà xuân đến thì nó tặng cho họ thêm một tuổi, làm cho cuộc sống rút vắn lại như cây bạch lạp cháy càng lâu càng hao mòn. Đời người càng nhiều tuổi thì càng rút vắn lại. Để rồi nhìn lại thân phận của mình, họ than phiền như cụ thi sĩ Nguyễn bỉnh Khiêm xưa :
Lẩn thẩn ngày qua lại tháng qua
Một năm xuân tới một phen già.
III. MÙA XUÂN ƠN THÁNH
Đối với mùa xuân thiên nhiên thì người ta nói :”Xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận” vì cảnh vật thiên nhiên cứ diễn tiến một cách đều đặn, hết 365 ngày lại có một mùa xuân mới.
Nhưng đối với mùa xuân lòng người thì người ta nói :”Xuân bất tái lai”: mùa xuân không trở lại, nghĩa là tuổi trẻ đã qua không thể lấy lại được nữa, đúng như triết gia Héraclite đã nói :”Không bao giờ có thể tắm hai lần trong một dòng sông”. Như vậy, cuộc đời trôi đi, trôi đi mãi, ngày hôm qua không trở lại và rơi vào dĩ vãng.
Nhưng chúng ta còn một mùa xuân thứ ba nữa, đó là mùa xuân ơn thánh. Không phải mọi người được hưởng mùa xuân này một cách đồng đều. Chỉ những ai có tâm hồn trong sạch mới có ơn thánh hóa trong mình và như vậy mới có mùa xuân ơn thánh trong tâm hồn.
Nguyên tổ Adong-Evà khi chưa phạm tội thì được hưởng cả ba mùa xuân, thế nhưng sau khi phạm tội thì chỉ còn được hưởng mùa xuân thiên nhiên vì linh hồn như đã chết trước mặt Chúa rồi, và nếu đã chết rồi thì hưởng mùa xuân làm sao được nữa ? Chỉ có mùa xuân cho người còn sống.
Đúng vậy, những con người sống trong tình trạng tội lỗi, mang một tâm trạng bất an, trái tim họ trở nên ngục tù, trái tim mùa đông thì dù cảnh vật bên ngoài có vui tươi cũng không làm cho họ vui lên được vì :
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
(Nguyễn Du)
Khi con người phạm tội là đi vào sầu đông, chết chóc, ảm đạm, nhưng khi biết sám hối nghĩa là làm cho linh hồn mình được sạch tội thì ơn thánh hóa được trở lại. Lúc đó, con người đã chết được sống lại để tiếp tục hưởng mùa xuân ơn thánh.
Có lẽ ngày nay chúng ta đã già cỗi, cần phải trở lại thời thanh xuân, nghĩa là trở lại thời Adong Evà trước khi phạm tội, như ông Francis Bacon đã nói :”Con người thời nay đã già cỗi, cần phải trở lại thời thanh xuân của con người nguyên thủy”.
Con người trẻ trung của ta ngày nay đã bị vật dục ám ảnh, những khuynh hướng xấu làm hư hỏng con người của ta, chúng ta trở nên già khọm. Vì thế, phải trở nên trẻ thơ để được vào Nước Trời (x.Mt 19,13-15), nghĩa là muốn hưởng mùa xuân ơn thánh cần phải có một tâm hồn đơn sơ và trong trắng.
Truyện : Lương tâm được nhẹ bớt.
Từ nhiều năm qua, một nhà chủ quán cảm thấy lương tâm nặng nề quá. Được ơn thúc đẩy, ông quyết định dứt bỏ tình trạng đó. Ông chạy đến gặp cha Hofreuter, một linh mục đầy kinh nghiệm trong nghệ thuật đưa các linh hồn tội lỗi về cùng Chúa.
Ông thắng ngựa rồi ra đi.
Đến trước cửa nhà linh mục, ông bỗng cảm thấy xấu hổ và không có đủ can đảm nhận nút chuông.
May mắn, chính lúc đó, linh mục từ bên trong bước ra, cất tiếng hỏi ông với một giọng đầy thân ái :
- Bạn đến xưng tội đấy phải không ? Được, cha sẵn sang giúp bạn.
Xưng tội xong, viên chủ quán nhảy lên ngựa, vui mừng, tim đập nhẹ nhõm : “Thôi, ngựa yêu quí của ta ôi, đi đi ! Bây giờ, mi được chở nhẹ bớt một trăm ký rồi đấy” !
Sáu năm sau, nằm trên giường bệnh, sau khi nhận các bí tích cuối cùng, ông mời cha xứ tới và thưa :
- Sau khi con qua đời, xin cha làm ơn nói với vị linh mục đã giải tội cho con biết từ ngày con trở lại, con không còn phạm tội trọng nào nữa, mà ngay một tội nhẹ cố ý, con cũng không hề dám.
Lương tâm được nhẹ bớt một trăm ký ! Mọi tội nhân đều có quyền nói như thế sau khi đã xưng tội nên (Arami, Sống, Hương quê 1993, tr 186-187)
Ngày Tết ai cũng muốn nở nụ cười thật tươi với anh em của mình. Ngày Tết ai cũng muốn mang lại lời chúc phúc cho anh em : vui tươi và bình an. Ước gì giây phút trong ngày sống của chúng ta đều là lời chúc phúc cho anh em. Không chỉ ba ngày Tết mà kéo dài mọi ngày trong cuộc đời của chúng ta. Để dù cho mùa xuân trời đất qua đi nhưng mà mùa xuân của ơn thánh mãi nở rộ muôn nơi và đến với mọi người.
Năm mới, xin kính chúc ông bà anh chị em một câu đối nói lên ước vọng của chúng ta trong năm mới là tăng cường cây phúc đức trong đời sống :
Xuân sang cội phúc sinh nhành lộc
Tết về cây đức trổ thêm hoa.
Giờ đây, chúng ta cùng sốt sắng hiệp dâng Thánh lễ để cảm tạ Chúa vì các hồng ân Chúa đã ban cho chúng ta trong năm cũ vừa qua, đồng thời xin Chúa ban cho chúng ta có một tâm hồn đơn sơ và trong sạch để mãi mãi được vui hưởng mùa xuân ơn thánh.
Uống nước nhớ nguồn
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
09:01 11/01/2012
MỒNG HAI TẾT NHÂM THÌN
+++
Hôm nay Giáo hội Việt nam kính nhớ ông bà tổ tiên nhân dịp đầu năm mới. Kính nhớ các bậc tiền nhân chính là thể hiện tinh thần đạo hiếu của dân tộc Việt nam “Uống nước nhớ nguồn”. Các ngài đã tận tụy nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta nên người, đặc biệt là giúp chúng ta biết Chúa là Đấng đáng tôn thờ và yêu mến.
Công ơn của tiền nhân đòi hỏi chúng ta phải báo hiếu bằng cách cầu nguyện cho các ngài trong dịp đầu xuân này; đồng thời tiếp tục những gì các ngài đã làm : hãy tận tâm săn sóc dạy dỗ con cháu chúng ta nên người.
Chúng ta hãy dâng Thánh lễ hôm nay đặc biệt cầu cho ông bà tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo vì “đó chính là của lễ làm đẹp lòng Thiên Chúa” (Cl 3,20)
I. NÓI VỀ ĐẠO HIẾU
1. Ý nghĩa đạo hiếu
Truyền thống cha ông chúng ta coi trọng chữ Hiếu. Để đánh giá tư cách của một người nào, các cụ ngày xưa thường dựa vào cách người đó đối xử với cha mẹ, anh chị em theo “tinh thần hiếu đễ”. Thậm chí các cụ coi việc báo hiếu còn quan trọng hơn cả việc đi tu :
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu.
Hơn nữa, việc thảo kính cha mẹ, xét về mặt tự nhiên, cũng là hợp lẽ công bằng, bởi vì cha mẹ là người đã có công sinh thành, dưỡng dục, giúp ta khôn lớn thành người trong xã hội.
Đã làm con thì phải chu toàn chữ Hiếu và người ta đã nâng nhiệm vụ của con cái đối với cha mẹ lên hàng Đạo :”ĐẠO LÀM CON”. Chúng ta tìm được tư tưởng này ngay trong ca dao tục ngữ :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chứ Hiếu mới là “Đạo con”.
Thế đó, thật nhẹ nhàng, nhưng từ lời ru của bà mẹ Việt nam đung đưa bên chiếc nôi của đứa con nhỏ, ngày qua ngày dần đã đi sâu vào trái tim, làm nên dòng máu thắm đỏ của những người con, tạo nên tâm thức của từng người Việt nam tâm tình hiếu thảo, biết ơn sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Các cụ ngày xưa cho là “hiếu” đứng đầu trăm nết :”Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết, thời suy ra trăm nết đều nên”. Do đó đối với cái nhìn tự nhiên của mọi người, bất hiếu là một trong những tội lớn nhất và cũng bị mọi người kết án nhiều nhất. Bộ luật Hồng Đức ban hành thời Lê Thánh Tông cũng ghép tội bất hiếu vào trong 5 tội. Không chỉ con trai, con dâu không thờ cha mẹ chồng cũng bị coi là phạm tội “thất xuất” (Nhất Thanh, Đất lề quê thói, tr 326).
Ở Việt nam, chữ “Hiếu” được nêu cao, nhắc nhở cái đạo làm con. Đó là căn bản của đạo đức gia đình, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nhắc chữ “Hiếu” có khi người ta còn nói tới “Đức cù lao” hay “Chín chữ cù lao” có nghĩa là nhắc nhớ đến chín điều cha mẹ nuôi nấng gánh chịu vì con : sinh, cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt), xúc (cho bú), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (săn sóc dạy bảo), phúc (bảo vệ).
Trong Kinh Thi có câu :”Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao” có nghĩa là thương xót thay cha mẹ sinh ta khó nhọc.
Trong bài thứ năm, dạy học trò ở cho phải đạo, sách Gia huấn của Nguyễn Trãi có viết :
Chữ rằng sinh ngã cù lao
Bể sâu khôn ví, trời cao khôn bì.
2. Thể hiện lòng hiếu thảo
Chính vì thế, vào những ngày Tết, giỗ chạp… trong các gia đình Việt nam chúng ta, con cái dù có đi làm ăn đâu xa, thì ba ngày Tết cũng cố gắng về nhà để tết cha mẹ. Nếu cha mẹ không còn, thì cũng về để thắp nén hương cầu nguyện cho ông bà cha mẹ.
Trong đêm giao thừa, người ta có lễ Trừ tịch. Trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm. Lễ Trừ tịch cử hành lúc giao thừa là lúc cũ mới giao tiếp. Hết giờ Hợi sang giờ Tý vào lúc nửa đêm, là bắt đầu sang ngày khác âm lịch. Đêm 30 Tết lúc này là giao thừa, người ta làm lễ Trừ tịch tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới, cũ giao lại công việc, mới tiếp nhận.
Trong lễ Trừ tịch con cháu khấn với ông bà cha mẹ ví dụ như lời khấn đêm trừ tich sau đây :
Thời gian thấm thoát, ngày xuân sắp hiện
Nhờ công tiên tổ, phù hộ ở trên.
Nghĩa nặng ân sâu, lòng buồn khôn nén.
Uống nước nhớ nguồn, muốn tỏ tình riêng,
Cơm canh trầu rượu, hoa quả dâng lên
Báo gốc nhớ công, bộc bạch tâm thiêng
Cúi mong lượng trên soi chiếu
Ngõ hầu hiếu tâm không thẹn.
Cẩn cáo
Sáng sớm ngày mồng một Tết, người ta pha trà cúng gia tiên, mọi người làm lễ trước bàn thờ theo thứ tự cha trước con sau, anh trên em dưới. Sau đó, con cháu mới đến chúc tuổi mới ông bà cha mẹ. Con cháu chúc ông bà, cha mẹ những lời tốt đẹp nhất trong năm mới, sau đó người ta ăn Tết.
II. ĐẠO HIẾU ĐỐI VỚI CHÚNG TA
1. Đạo hiếu, một giới răn
Đối với người Kitô hữu, việc thảo kính cha mẹ không chỉ là một bổn phận tự nhiên, nhưng còn là một đòi hỏi của Thiên Chúa. Nhìn lại bản Thập giới, chúng ta thấy ngay sau ba giới răn nói về bổn phận con người đối với Thiên Chúa, thì giới răn “Thảo kính cha mẹ” được đặt đầu tiên trong các giới răn nói về mối tương quan con người đối với nhau. Điều đó cho thấy việc hiếu thảo đối với cha mẹ là bổn phận hàng đầu của mỗi người Kitô hữu.
Trong bài Tin mừng, Đức Giêsu cũng đã lặp lại giới răn này và khẳng định đó chính là ý muốn từ ban đầu của Thiên Chúa và con người không có quyền thay đổi. Chúa Giêsu nói :”Thiên Chúa dạy : ngươi hãy thờ kính cha mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử” (Mt 15,4).
Còn thánh Phaolô thì nói :”Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa : để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này”.
Như thế, việc chúng ta thảo kính cha mẹ không tùy thuộc vào ý thích cá nhân của chúng ta , nhưng là thánh ý của Thiên Chúa.
2. Sách Thánh nói về chữ Hiếu
Nếu như truyền thống Việt nam ghi nhận rằng, ai tôn kính cha mẹ, người đó được hưởng công đức cha mẹ mình để lại, rồi cho con cháu, thì Thánh Kinh xác định :”Ai tôn thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng” (Hc 3,3-5).
Như vậy nếu trong ngày Tết chúng ta thường chúc nhau : Phúc, Lộc, Thọ, thì ai thờ cha kính mẹ, sẽ được hưởng cả ba điều cầu chúc này.
Chẳng những thế, điều quan trong là “Ai vâng lời cha mẹ trong mọi sự sẽ đẹp lòng Chúa” (Cl 3,20). Bởi vì, “Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con” (Hc 3,2); đồng thời lời cầu nguyện của người con sẽ được nhận lời.
3. Hãy biểu lộ lòng thảo hiếu
Chúng ta phải bày tỏ lòng hiếu thảo đối với các ngài bằng cách nào ? Hãy tôn kính các ngài bằng tấm lòng quí trọng và chân thành. Đừng báo hiếu vì lợi danh, vì ý định cá nhân. Và nếu có thể, hãy làm với tinh thần vượt lên trên bổn phận (vì bổn phận chì dừng lại là báo đáp, là công bằng), mà báo hiếu đâu phải là sự vay – sự trả, nhưng đó là sự đáp trả của tình yêu.
Chính Chúa Giêsu đã phê bình các luật sĩ :”Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn chủa Thiên Chúa ? Quả thật, Thiên Chúa dạy : người hãy thờ cha kính mẹ, và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo :”Ai nói với cha mẹ rằng : những gì con có để giúp cha mẹ đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa” (Mt 15,3-6).
Chúa Giêsu đã vạch trần sự ngụy biện của các luật sĩ. Và qua đó cho thấy, lòng tôn kính cha mẹ cần xuất phát từ tấm lòng yêu thương, đồng thời điều đó phù hợp với thánh ý, với điều răn của Chúa chứ không hề ngược lại.
Hãy thể hiện sự hiếu thảo, lòng tôn kính bằng việc quan tâm, lo lắng và săn sóc cha mẹ trong mọi hoàn cảnh. Nghĩa là không chỉ hiện diện với cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ trong lúc cha mẹ vui vẻ, hạnh phúc, mạnh khỏe, mà còn cả trong lúc ốm đau, bệnh tật, trở chứng :”Con ơi, hãy săn sóc cha con khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi. Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người. Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng, và sẽ đền bù tội lỗi con” (Hc 3,12-14).
Một lần nữa, chúng ta phải ý thức về lòng hiếu thảo của chúng ta đối với ông bà cha mẹ vì đó là điều làm đẹp lòng Thiên Chúa. Hãy tri ân các ngài và luôn thể hiện tâm tình “Uống nước nhớ nguồn” :
Cây có gốc mới nở ngành sinh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta có gốc từ đâu
Có cha có mẹ rồi sau có mình.
Truyện : Hiếu thảo của con gái
Một bà quí phái La mã bị kết án vào tội tử hình và bị giam trong ngục tối để chờ ngày chịu tội.
Tên gác ngục có nhiệm vụ phải treo cổ bà lên, thương tình không nỡ ra tay và có ý để cho bà nhịn ăn rồi cứ thế rạc dần dần đi cho đến khi nào chết thì thôi.
Hằng ngày, tên gác ngục ấy cho phép đứa con gái bà vào thăm, nhưng cấm không cho mang đồ ăn, và khám xét nghiêm ngặt lắm.
Nhiều ngày qua đi, vậy mà nữ tù nhân vẫn sống. Người gác lấy làm lạ lắm, tự hỏi không biết người nữ tù làm thế nào mà cứ sống dai dẳng như thế được. Y bèn để tâm rinh mò và sau biết tất cả sự thực. Cô con gái người nữ tù nuôi mẹ bằng cách đưa vú cho bẹ bú.
Cảm động vô cùng, người gác bèn đem việc đó báo cho các nhà chức trách và chẳng mấy lúc đến tai tòa án. Các quan tòa, cảm động vì lòng hiếu thảo của người con gái, truyền tha tội cho bà quí phái La mã nọ.
Còn cảnh tương nào cảm động bằng thấy con gái cho mẹ bú và vì thế mà người mẹ được tha (Vũ Bằng, Đông Tây kim cổ tinh hoa, tr 59).
“Uống nước nhớ nguồn” – Cội nguồn của chúng ta là ở nơi Thiên Chúa và được trải dài nối tiếp nơi ông bà tổ tiên và các tiền nhân. Hôm nay chúng ta hân hoan đón mừng xuân mới trong hạnh phúc cũng là nhờ công lao của ông bà tổ tiên chúng ta để lại. Chúng ta cùng nhau xin dâng một nén hương, một lời cầu nguyện và một tấm lòng hoài niệm lên ông bà cha mẹ chúng ta. Xin Chúa nhờ Thánh lễ vô giá này mà trả công bội hậu cho các ngài.
+++
Hôm nay Giáo hội Việt nam kính nhớ ông bà tổ tiên nhân dịp đầu năm mới. Kính nhớ các bậc tiền nhân chính là thể hiện tinh thần đạo hiếu của dân tộc Việt nam “Uống nước nhớ nguồn”. Các ngài đã tận tụy nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta nên người, đặc biệt là giúp chúng ta biết Chúa là Đấng đáng tôn thờ và yêu mến.
Công ơn của tiền nhân đòi hỏi chúng ta phải báo hiếu bằng cách cầu nguyện cho các ngài trong dịp đầu xuân này; đồng thời tiếp tục những gì các ngài đã làm : hãy tận tâm săn sóc dạy dỗ con cháu chúng ta nên người.
Chúng ta hãy dâng Thánh lễ hôm nay đặc biệt cầu cho ông bà tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo vì “đó chính là của lễ làm đẹp lòng Thiên Chúa” (Cl 3,20)
I. NÓI VỀ ĐẠO HIẾU
1. Ý nghĩa đạo hiếu
Truyền thống cha ông chúng ta coi trọng chữ Hiếu. Để đánh giá tư cách của một người nào, các cụ ngày xưa thường dựa vào cách người đó đối xử với cha mẹ, anh chị em theo “tinh thần hiếu đễ”. Thậm chí các cụ coi việc báo hiếu còn quan trọng hơn cả việc đi tu :
Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu.
Hơn nữa, việc thảo kính cha mẹ, xét về mặt tự nhiên, cũng là hợp lẽ công bằng, bởi vì cha mẹ là người đã có công sinh thành, dưỡng dục, giúp ta khôn lớn thành người trong xã hội.
Đã làm con thì phải chu toàn chữ Hiếu và người ta đã nâng nhiệm vụ của con cái đối với cha mẹ lên hàng Đạo :”ĐẠO LÀM CON”. Chúng ta tìm được tư tưởng này ngay trong ca dao tục ngữ :
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chứ Hiếu mới là “Đạo con”.
Thế đó, thật nhẹ nhàng, nhưng từ lời ru của bà mẹ Việt nam đung đưa bên chiếc nôi của đứa con nhỏ, ngày qua ngày dần đã đi sâu vào trái tim, làm nên dòng máu thắm đỏ của những người con, tạo nên tâm thức của từng người Việt nam tâm tình hiếu thảo, biết ơn sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Các cụ ngày xưa cho là “hiếu” đứng đầu trăm nết :”Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết, thời suy ra trăm nết đều nên”. Do đó đối với cái nhìn tự nhiên của mọi người, bất hiếu là một trong những tội lớn nhất và cũng bị mọi người kết án nhiều nhất. Bộ luật Hồng Đức ban hành thời Lê Thánh Tông cũng ghép tội bất hiếu vào trong 5 tội. Không chỉ con trai, con dâu không thờ cha mẹ chồng cũng bị coi là phạm tội “thất xuất” (Nhất Thanh, Đất lề quê thói, tr 326).
Ở Việt nam, chữ “Hiếu” được nêu cao, nhắc nhở cái đạo làm con. Đó là căn bản của đạo đức gia đình, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Nhắc chữ “Hiếu” có khi người ta còn nói tới “Đức cù lao” hay “Chín chữ cù lao” có nghĩa là nhắc nhớ đến chín điều cha mẹ nuôi nấng gánh chịu vì con : sinh, cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt), xúc (cho bú), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (săn sóc dạy bảo), phúc (bảo vệ).
Trong Kinh Thi có câu :”Ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao” có nghĩa là thương xót thay cha mẹ sinh ta khó nhọc.
Trong bài thứ năm, dạy học trò ở cho phải đạo, sách Gia huấn của Nguyễn Trãi có viết :
Chữ rằng sinh ngã cù lao
Bể sâu khôn ví, trời cao khôn bì.
2. Thể hiện lòng hiếu thảo
Chính vì thế, vào những ngày Tết, giỗ chạp… trong các gia đình Việt nam chúng ta, con cái dù có đi làm ăn đâu xa, thì ba ngày Tết cũng cố gắng về nhà để tết cha mẹ. Nếu cha mẹ không còn, thì cũng về để thắp nén hương cầu nguyện cho ông bà cha mẹ.
Trong đêm giao thừa, người ta có lễ Trừ tịch. Trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm. Lễ Trừ tịch cử hành lúc giao thừa là lúc cũ mới giao tiếp. Hết giờ Hợi sang giờ Tý vào lúc nửa đêm, là bắt đầu sang ngày khác âm lịch. Đêm 30 Tết lúc này là giao thừa, người ta làm lễ Trừ tịch tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới, cũ giao lại công việc, mới tiếp nhận.
Trong lễ Trừ tịch con cháu khấn với ông bà cha mẹ ví dụ như lời khấn đêm trừ tich sau đây :
Thời gian thấm thoát, ngày xuân sắp hiện
Nhờ công tiên tổ, phù hộ ở trên.
Nghĩa nặng ân sâu, lòng buồn khôn nén.
Uống nước nhớ nguồn, muốn tỏ tình riêng,
Cơm canh trầu rượu, hoa quả dâng lên
Báo gốc nhớ công, bộc bạch tâm thiêng
Cúi mong lượng trên soi chiếu
Ngõ hầu hiếu tâm không thẹn.
Cẩn cáo
Sáng sớm ngày mồng một Tết, người ta pha trà cúng gia tiên, mọi người làm lễ trước bàn thờ theo thứ tự cha trước con sau, anh trên em dưới. Sau đó, con cháu mới đến chúc tuổi mới ông bà cha mẹ. Con cháu chúc ông bà, cha mẹ những lời tốt đẹp nhất trong năm mới, sau đó người ta ăn Tết.
II. ĐẠO HIẾU ĐỐI VỚI CHÚNG TA
1. Đạo hiếu, một giới răn
Đối với người Kitô hữu, việc thảo kính cha mẹ không chỉ là một bổn phận tự nhiên, nhưng còn là một đòi hỏi của Thiên Chúa. Nhìn lại bản Thập giới, chúng ta thấy ngay sau ba giới răn nói về bổn phận con người đối với Thiên Chúa, thì giới răn “Thảo kính cha mẹ” được đặt đầu tiên trong các giới răn nói về mối tương quan con người đối với nhau. Điều đó cho thấy việc hiếu thảo đối với cha mẹ là bổn phận hàng đầu của mỗi người Kitô hữu.
Trong bài Tin mừng, Đức Giêsu cũng đã lặp lại giới răn này và khẳng định đó chính là ý muốn từ ban đầu của Thiên Chúa và con người không có quyền thay đổi. Chúa Giêsu nói :”Thiên Chúa dạy : ngươi hãy thờ kính cha mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử” (Mt 15,4).
Còn thánh Phaolô thì nói :”Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa : để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này”.
Như thế, việc chúng ta thảo kính cha mẹ không tùy thuộc vào ý thích cá nhân của chúng ta , nhưng là thánh ý của Thiên Chúa.
2. Sách Thánh nói về chữ Hiếu
Nếu như truyền thống Việt nam ghi nhận rằng, ai tôn kính cha mẹ, người đó được hưởng công đức cha mẹ mình để lại, rồi cho con cháu, thì Thánh Kinh xác định :”Ai tôn thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu. Ai thờ cha sẽ được vui mừng vì con cái, ai tôn vinh cha sẽ được trường thọ, ai vâng lệnh Đức Chúa sẽ làm cho mẹ an lòng” (Hc 3,3-5).
Như vậy nếu trong ngày Tết chúng ta thường chúc nhau : Phúc, Lộc, Thọ, thì ai thờ cha kính mẹ, sẽ được hưởng cả ba điều cầu chúc này.
Chẳng những thế, điều quan trong là “Ai vâng lời cha mẹ trong mọi sự sẽ đẹp lòng Chúa” (Cl 3,20). Bởi vì, “Đức Chúa làm cho người cha được vẻ vang vì con cái, cho người mẹ thêm uy quyền đối với các con” (Hc 3,2); đồng thời lời cầu nguyện của người con sẽ được nhận lời.
3. Hãy biểu lộ lòng thảo hiếu
Chúng ta phải bày tỏ lòng hiếu thảo đối với các ngài bằng cách nào ? Hãy tôn kính các ngài bằng tấm lòng quí trọng và chân thành. Đừng báo hiếu vì lợi danh, vì ý định cá nhân. Và nếu có thể, hãy làm với tinh thần vượt lên trên bổn phận (vì bổn phận chì dừng lại là báo đáp, là công bằng), mà báo hiếu đâu phải là sự vay – sự trả, nhưng đó là sự đáp trả của tình yêu.
Chính Chúa Giêsu đã phê bình các luật sĩ :”Còn các ông, tại sao các ông dựa vào truyền thống của các ông mà vi phạm điều răn chủa Thiên Chúa ? Quả thật, Thiên Chúa dạy : người hãy thờ cha kính mẹ, và kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo :”Ai nói với cha mẹ rằng : những gì con có để giúp cha mẹ đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa” (Mt 15,3-6).
Chúa Giêsu đã vạch trần sự ngụy biện của các luật sĩ. Và qua đó cho thấy, lòng tôn kính cha mẹ cần xuất phát từ tấm lòng yêu thương, đồng thời điều đó phù hợp với thánh ý, với điều răn của Chúa chứ không hề ngược lại.
Hãy thể hiện sự hiếu thảo, lòng tôn kính bằng việc quan tâm, lo lắng và săn sóc cha mẹ trong mọi hoàn cảnh. Nghĩa là không chỉ hiện diện với cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ trong lúc cha mẹ vui vẻ, hạnh phúc, mạnh khỏe, mà còn cả trong lúc ốm đau, bệnh tật, trở chứng :”Con ơi, hãy săn sóc cha con khi người đến tuổi già; bao lâu người còn sống, chớ làm người buồn tủi. Người có lú lẫn, con cũng phải cảm thông, chớ cậy mình sung sức mà khinh dể người. Vì lòng hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng, và sẽ đền bù tội lỗi con” (Hc 3,12-14).
Một lần nữa, chúng ta phải ý thức về lòng hiếu thảo của chúng ta đối với ông bà cha mẹ vì đó là điều làm đẹp lòng Thiên Chúa. Hãy tri ân các ngài và luôn thể hiện tâm tình “Uống nước nhớ nguồn” :
Cây có gốc mới nở ngành sinh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Người ta có gốc từ đâu
Có cha có mẹ rồi sau có mình.
Truyện : Hiếu thảo của con gái
Một bà quí phái La mã bị kết án vào tội tử hình và bị giam trong ngục tối để chờ ngày chịu tội.
Tên gác ngục có nhiệm vụ phải treo cổ bà lên, thương tình không nỡ ra tay và có ý để cho bà nhịn ăn rồi cứ thế rạc dần dần đi cho đến khi nào chết thì thôi.
Hằng ngày, tên gác ngục ấy cho phép đứa con gái bà vào thăm, nhưng cấm không cho mang đồ ăn, và khám xét nghiêm ngặt lắm.
Nhiều ngày qua đi, vậy mà nữ tù nhân vẫn sống. Người gác lấy làm lạ lắm, tự hỏi không biết người nữ tù làm thế nào mà cứ sống dai dẳng như thế được. Y bèn để tâm rinh mò và sau biết tất cả sự thực. Cô con gái người nữ tù nuôi mẹ bằng cách đưa vú cho bẹ bú.
Cảm động vô cùng, người gác bèn đem việc đó báo cho các nhà chức trách và chẳng mấy lúc đến tai tòa án. Các quan tòa, cảm động vì lòng hiếu thảo của người con gái, truyền tha tội cho bà quí phái La mã nọ.
Còn cảnh tương nào cảm động bằng thấy con gái cho mẹ bú và vì thế mà người mẹ được tha (Vũ Bằng, Đông Tây kim cổ tinh hoa, tr 59).
“Uống nước nhớ nguồn” – Cội nguồn của chúng ta là ở nơi Thiên Chúa và được trải dài nối tiếp nơi ông bà tổ tiên và các tiền nhân. Hôm nay chúng ta hân hoan đón mừng xuân mới trong hạnh phúc cũng là nhờ công lao của ông bà tổ tiên chúng ta để lại. Chúng ta cùng nhau xin dâng một nén hương, một lời cầu nguyện và một tấm lòng hoài niệm lên ông bà cha mẹ chúng ta. Xin Chúa nhờ Thánh lễ vô giá này mà trả công bội hậu cho các ngài.
Lạy Trời mưa xuống
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
09:05 11/01/2012
MỒNG BA TẾT NHÂM THÌN
+++
Hôm nay ngày mồng Ba Tết Nhâm Thìn, ngày thánh hóa công việc làm ăn, chúng ta hãy dâng lên Chúa mọi công ăn việc làm của chúng ta trong năm mới này để nó trở nên công cụ làm ra cơm bánh nuôi sống thân xác chúng ta và cho mọi người.
Đồng thời công việc làm này nói lên cội nguồi của mọi thứ trên trần gian này là từ nơi Chúa mà ra và Chúa đã trao cho chúng ta quản lý. Xin cho chúng ta biết luôn tin tưởng vào Chúa quan phòng, biết hăng say làm việc để góp phần làm vinh danh Chúa và biết phục vụ mọi người.
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA
Chúng ta đọc : Mt 25,14-30
Qua dụ ngôn những nén bạc, chúng ta rút ra được những bài học Chúa muốn dạy chúng ta trong bài Tin Mừng này :
- Chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa như những đầy tớ phải chịu trách nhiệm trước mặt Người.
- Mọi sự chúng ta có đều là của cải Thiên Chúa ký thác cho chúng ta.
- Chúng ta không được tùy tiện sử dụng những thứ chúng ta có theo ý riêng mình, song là phải theo đường hướng mà Thiên Chúa muốn.
- Thiên Chúa sẽ đòi chúng ta tính toán sổ sách với Người về những điều thiện hảo đã được trao phó cho chúng ta
- Và sự thành công hay thất bại cùa cuộc đời chúng ta tùy thuộc vào cách hành xử của chúng ta trong những gì Thiên Chúa đã trao cho chúng ta.
Qua cách hành xử và số phận của người đầy tớ tốt lành và trung tín, Đức Giêsu cho thấy đâu là cách hành xử đúng đắn của chúng ta trong đời sống hiện tại. Còn qua cách hành xử và số phận của người đầy tớ xấu và biếng nhác, Ngài cho thấy một kẻ xấu xa sẽ đi đến chỗ bị hủy diệt thế nào.
Những người đầy tớ không được tự tại nơi mình, nhưng là ở trong một mối tương quan tùy thuộc và phục vụ đối với ông chủ. Chính bản thân họ thuộc về ông chủ, những điều thiện hảo được ký thác cho họ là của ông chủ và những gì họ có thể làm ra cũng xuất phát từ tài sản của ông chủ chứ không phải hoàn toàn xuất phát từ bản thân họ. Như thế là trong những phương diện khác nhau, họ đều được nối kết chặt chẽ với ông chủ. Mà nếu vậy, cách hành xử của họ sẽ vừa tùy thuộc vừa biểu lộ cái quan niệm mà họ có về ông chủ của mình.
II. BỔN PHẬN PHẢI LAO ĐỘNG
Xưa nay chúng ta tưởng rằng hai ông bà nguyên tổ trong Vườn Địa đàng chỉ ở không mà hưởng thụ, không làm gì cả. Nhưng sách Sáng thế nói :””Thiên Chúa cho ông bà ở trong Vườn Địa đàng để “canh tác và giữ vườn” (St 2,15).
Địa đàng là hình ảnh hạnh phúc, nhưng hạnh phúc ấy con người phải “canh tác” nghĩa là phải làm việc để tạo ra. Và con người cũng cần phải “giữ vườn” nữa, nghĩa là hạnh phúc ấy con người phải giũ gìn nó mới tồn tại và con người mới tiếp tục được hưởng nó.
Trong Tin mừng Chúa Giêsu cũng nói :”Cho đến nay, Cha Ta vẫn làm việc, thì Ta cũng làm việc” (Ga 5,17). Chúa Giêsu đã nêu gương cho chúng ta về sự lao động : Suốt ba mươi năm ở Nazareth, Chúa Giêsu đã cùng thánh Giuse làm việc không ngừng bởi vì lao động là nhiệm vụ con người ở trần gian này và đó là phù hợp với thánh ý Chúa.
III. QUAN NIỆM VỀ LAO ĐỘNG
Mỗi người có một quan niệm về lao động. Có người cho lao động là hình phạt, tránh được thì càng tốt. Có người lại cho lao động là vinh quang, vì được tham dự vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Tùy theo thái độ của mỗi người về vấn đề lao động.
1. Lao động là khổ sai
Có người cho rằng trước khi phạm tội nguyên tổ Adong Evà sống trong hạnh phúc, nhưng sau khi phạm tội thì phải làm việc khổ cực bởi vì :”Đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra. Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng. Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn” (St 3,17-19).
Kể từ sau giây phút nghiệt ngã ấy, con người phải tự lực cánh sinh, đưa đẩy con người vào bóng tối của đau khổ, của đói nghèo, bệnh tật và sự chết. Hệ quả của tội lỗi là con người phải vất vả, lam lũ để mưu sinh.
Truyện : Thần thoại về con trâu.
Thuở xưa, Ngọc Hoàng sai một vị thần xuống trần gian mang theo một bao hạt giống lúa và một bao cỏ để gieo xuống trần gian. Trước khi xuống trần, Ngọc Hoàng đã tỉ mỉ căn dặn, đến trần gian phải gieo rắc bao hạt giống lúa trước để dân có dư giả mà ăn, còn bao cỏ thì gieo sau để nuôi thú vật.
Nhưng khi vị thần này đến trần gian, thấy phong cảnh khác lạ, nên mải mê xem mà quên lời căn dặn của Ngọc Hoàng, để rồi gieo bao cỏ trước và bao hạt lúa sau.
Từ đó, cỏ không cần trồng cũng mọc tràn lan khắp mọi nơi, các thú vật ăn không bao giờ hết vì quá dư thừa và không làm sao diệt cỏ hết được. Còn lúa phải gieo trông rất cực khổ và khó khăn mới có ăn, bởi vì bị cỏ mọc lấn át làm lúa phát triển chậm.
Bởi lỗi ấy của vị thần, làm cho người trần gian trồng lúa rất khó nhọc mới có ăn và cỏ thì mọc tự nhiên quá nhiều, cho nên Ngọc Hoàng mới đầy vị thần này xuống trần gian hóa thành con trâu để giúp người trần gian cày bừa trồng lúa và ăn cỏ, chừng nào hết cỏ sẽ được tha thứ cùng phục hồi địa vị cũ, nhưng ăn hoài vẫn không bao giờ hết cỏ được, nên Trâu chưa thoát kiếp trở về thiên đường…
2. Lao động là vinh quang
Lao động được quan niệm như hình phạt của tội tổ tông, nhưng đó chỉ là cách cắt nghĩa mà thôi, vì chính Thiên Chúa cũng đã làm việc mà Thiên Chúa có tội tình gì mà phải chịu phạt ! Ngày nay người ta bảo lao động là vinh quang. Đối với người Công giáo thì câu này rất đúng. Nhờ lao động mà con người được vinh dự cộng tác vào công việc sáng tạo của Thiên Chúa. Khi tạo dựng trời đất, Thiên Chúa cho con người làm chủ muôn vật; và Thiên Chúa chỉ tạo nên hạt giống để con người cộng tác bằng cách tạo điều kiện để mọc lên.
Theo giáo lý Công giáo thì lao động mang một ý nghĩa rất cao cả : Lao động là cộng tác với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo và cứu độ. Công trình tạo dựng và cứu độ như còn dang dở và cần có bàn tay và trí óc con người để công trình ấy hoàn thành. Thật ra, Thiên Chúa có thể làm mọi chuyện một mình, nhưng Người đã không làm thế mà Người đã mời gọi sự cộng tác, tiếp tay tiếp sức của các thế hệ loài người.
Lao động cũng là cách con người trui rèn và thanh luyện chính mình để trở nên tốt hơn, tinh tế hơn, giống Thiên Chúa hơn, làm hình ảnh Thiên Chúa lộ rõ hơn.
Lao động còn là làm cho nén bạc sinh lợi, tức phát huy các khả năng, cơ hội, hoàn cảnh, địa vị xã hội, ơn đoàn sủng mà Thiên Chúa ban cho mỗi người để phục vụ cộng đồng xã hội và tôn giáo.
IV. LAO ĐỘNG VÀ CẬY TRÔNG
1. Thái độ của người có đức tin
Hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta trao phó công việc làm ăn cho Thiên Chúa. Chúng ta xin Chúa ban cho một năm “mưa thuận gió hòa”. Tại sao lại phải cầu nguyện cho công việc làm ăn ? Bởi vì chúng ta ý thức sự nhỏ bé, giới hạn của con người trước biết bao công việc mưu sinh hằng ngày. Chúng ta cần ân ban của Trời cao. Chúng ta xác tín như người xưa đã xác tín vào trời : “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.
Tổ tiên chúng ta cũng đã ý thức về sự nhỏ bé của mình nên đã cậy dựa vào Ông Trời, xin Ông Trời phù hộ. Vì thế mới có bài đồng dao :
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cầy
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp.
Ông Trời gia ân cho con người. Ông Trời điều khiển thời tiết cho mưa cho nắng, con người hoàn toàn bó tay, chỉ biết xin ơn trên :
Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cầy sâu.
Hơn nữa, niềm tin tổ tiên còn xác tín về lòng nhân ái của Trời. Trời không phụ lòng người. Trời không bao giờ bỏ quên con người :
Trời nào có phụ ai đâu
Hay làm thì giầu, có chí thì nên.
2. Thái độ của người không có niềm tin
Với khoa học kỹ thuật tân tiến và đang trên đà phát triển mạnh, ngày nay nhiều người tưởng rằng mình đã chiếm được chỗ đứng của Thiên Chúa. Con người có thể làm chủ được thiên nhiên. Thậm chí có người dám bạo gan tuyên bố :
Thằng Trời xếp lại một bên
Để cho nông hội tiến lên làm Trời.
Nietszche, một triết gia vô thần Đức, một con người điên khùng, coi con người là toàn năng, có thể làm chủ được thiên nhiên, đã ngang nhiên tuyên bố :”Thiên Chúa đã chết”.
Voltaire, một kẻ ghét đạo, thì bảo :”Đã đến lúc Thiên Chúa phải về hưu”.
Cuộc cách mạng Pháp đã tưởng đem lý trí thay thế Thiên Chúa. Nhưng sau đó ít lâu thôi, hậu quả của cuộc tôn thờ lý trí đã làm cho Robespierre, người đứng đầu nhà nước Pháp lúc đó, đã phải ra lệnh cho dân chúng Paris giăng khắp phố phường những băng với hàng chữ lớn :”Nhân dân Pháp tin có Thiên Chúa”.
Những người chối bỏ Thiên Chúa và sự quan phòng của Ngài đã thất bại.. . Nếu bỏ bàn tay hướng dẫn của Thiên Chúa ra thì vũ trụ này sẽ tan hoang.
Thánh Phaolô đã quả quyết :”Phaolô trồng, Apollô tưới, nhưng chính Thiên Chúa mới làm cho mọc lên” (1Cr 3,6).
Người dân quê Việt nam đã nói lên kinh nghiệm của mình trong nghề nông :”Nhất thủy, nhì nông, tam cần, tứ giống”. Làm nghề nông trước nhất là cần nước, nhưng nếu trời không mưa thì nước đâu mà tưới ?
Vì thế, ngày Mồng Ba Tết, chúng ta cầu cho công việc làm ăn và cầy cấy là phải lẽ, vì không có Chúa thì :”Người lính canh đêm cũng hoài công”(Tv 126,1).
Để kết thúc, hôm nay chúng ta hiệp dâng Thánh Lễ để dâng lên Chúa công việc và dự định của chúng ta trong năm nay. Chúng ta trao gởi công việc của chúng ta cho Thiên Chúa. Xin Chúa chúc phúc và thánh hóa công việc của chúng ta được mọi sự như ý. Chúng ta xác tín rằng :”Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”. Xin Chúa thương đón nhận những ước nguyện chân thành của chúng ta trong năm mới này.
+++
Hôm nay ngày mồng Ba Tết Nhâm Thìn, ngày thánh hóa công việc làm ăn, chúng ta hãy dâng lên Chúa mọi công ăn việc làm của chúng ta trong năm mới này để nó trở nên công cụ làm ra cơm bánh nuôi sống thân xác chúng ta và cho mọi người.
Đồng thời công việc làm này nói lên cội nguồi của mọi thứ trên trần gian này là từ nơi Chúa mà ra và Chúa đã trao cho chúng ta quản lý. Xin cho chúng ta biết luôn tin tưởng vào Chúa quan phòng, biết hăng say làm việc để góp phần làm vinh danh Chúa và biết phục vụ mọi người.
I. SUY NIỆM LỜI CHÚA
Chúng ta đọc : Mt 25,14-30
Qua dụ ngôn những nén bạc, chúng ta rút ra được những bài học Chúa muốn dạy chúng ta trong bài Tin Mừng này :
- Chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa như những đầy tớ phải chịu trách nhiệm trước mặt Người.
- Mọi sự chúng ta có đều là của cải Thiên Chúa ký thác cho chúng ta.
- Chúng ta không được tùy tiện sử dụng những thứ chúng ta có theo ý riêng mình, song là phải theo đường hướng mà Thiên Chúa muốn.
- Thiên Chúa sẽ đòi chúng ta tính toán sổ sách với Người về những điều thiện hảo đã được trao phó cho chúng ta
- Và sự thành công hay thất bại cùa cuộc đời chúng ta tùy thuộc vào cách hành xử của chúng ta trong những gì Thiên Chúa đã trao cho chúng ta.
Qua cách hành xử và số phận của người đầy tớ tốt lành và trung tín, Đức Giêsu cho thấy đâu là cách hành xử đúng đắn của chúng ta trong đời sống hiện tại. Còn qua cách hành xử và số phận của người đầy tớ xấu và biếng nhác, Ngài cho thấy một kẻ xấu xa sẽ đi đến chỗ bị hủy diệt thế nào.
Những người đầy tớ không được tự tại nơi mình, nhưng là ở trong một mối tương quan tùy thuộc và phục vụ đối với ông chủ. Chính bản thân họ thuộc về ông chủ, những điều thiện hảo được ký thác cho họ là của ông chủ và những gì họ có thể làm ra cũng xuất phát từ tài sản của ông chủ chứ không phải hoàn toàn xuất phát từ bản thân họ. Như thế là trong những phương diện khác nhau, họ đều được nối kết chặt chẽ với ông chủ. Mà nếu vậy, cách hành xử của họ sẽ vừa tùy thuộc vừa biểu lộ cái quan niệm mà họ có về ông chủ của mình.
II. BỔN PHẬN PHẢI LAO ĐỘNG
Xưa nay chúng ta tưởng rằng hai ông bà nguyên tổ trong Vườn Địa đàng chỉ ở không mà hưởng thụ, không làm gì cả. Nhưng sách Sáng thế nói :””Thiên Chúa cho ông bà ở trong Vườn Địa đàng để “canh tác và giữ vườn” (St 2,15).
Địa đàng là hình ảnh hạnh phúc, nhưng hạnh phúc ấy con người phải “canh tác” nghĩa là phải làm việc để tạo ra. Và con người cũng cần phải “giữ vườn” nữa, nghĩa là hạnh phúc ấy con người phải giũ gìn nó mới tồn tại và con người mới tiếp tục được hưởng nó.
Trong Tin mừng Chúa Giêsu cũng nói :”Cho đến nay, Cha Ta vẫn làm việc, thì Ta cũng làm việc” (Ga 5,17). Chúa Giêsu đã nêu gương cho chúng ta về sự lao động : Suốt ba mươi năm ở Nazareth, Chúa Giêsu đã cùng thánh Giuse làm việc không ngừng bởi vì lao động là nhiệm vụ con người ở trần gian này và đó là phù hợp với thánh ý Chúa.
III. QUAN NIỆM VỀ LAO ĐỘNG
Mỗi người có một quan niệm về lao động. Có người cho lao động là hình phạt, tránh được thì càng tốt. Có người lại cho lao động là vinh quang, vì được tham dự vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Tùy theo thái độ của mỗi người về vấn đề lao động.
1. Lao động là khổ sai
Có người cho rằng trước khi phạm tội nguyên tổ Adong Evà sống trong hạnh phúc, nhưng sau khi phạm tội thì phải làm việc khổ cực bởi vì :”Đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra. Đất đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng. Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn” (St 3,17-19).
Kể từ sau giây phút nghiệt ngã ấy, con người phải tự lực cánh sinh, đưa đẩy con người vào bóng tối của đau khổ, của đói nghèo, bệnh tật và sự chết. Hệ quả của tội lỗi là con người phải vất vả, lam lũ để mưu sinh.
Truyện : Thần thoại về con trâu.
Thuở xưa, Ngọc Hoàng sai một vị thần xuống trần gian mang theo một bao hạt giống lúa và một bao cỏ để gieo xuống trần gian. Trước khi xuống trần, Ngọc Hoàng đã tỉ mỉ căn dặn, đến trần gian phải gieo rắc bao hạt giống lúa trước để dân có dư giả mà ăn, còn bao cỏ thì gieo sau để nuôi thú vật.
Nhưng khi vị thần này đến trần gian, thấy phong cảnh khác lạ, nên mải mê xem mà quên lời căn dặn của Ngọc Hoàng, để rồi gieo bao cỏ trước và bao hạt lúa sau.
Từ đó, cỏ không cần trồng cũng mọc tràn lan khắp mọi nơi, các thú vật ăn không bao giờ hết vì quá dư thừa và không làm sao diệt cỏ hết được. Còn lúa phải gieo trông rất cực khổ và khó khăn mới có ăn, bởi vì bị cỏ mọc lấn át làm lúa phát triển chậm.
Bởi lỗi ấy của vị thần, làm cho người trần gian trồng lúa rất khó nhọc mới có ăn và cỏ thì mọc tự nhiên quá nhiều, cho nên Ngọc Hoàng mới đầy vị thần này xuống trần gian hóa thành con trâu để giúp người trần gian cày bừa trồng lúa và ăn cỏ, chừng nào hết cỏ sẽ được tha thứ cùng phục hồi địa vị cũ, nhưng ăn hoài vẫn không bao giờ hết cỏ được, nên Trâu chưa thoát kiếp trở về thiên đường…
2. Lao động là vinh quang
Lao động được quan niệm như hình phạt của tội tổ tông, nhưng đó chỉ là cách cắt nghĩa mà thôi, vì chính Thiên Chúa cũng đã làm việc mà Thiên Chúa có tội tình gì mà phải chịu phạt ! Ngày nay người ta bảo lao động là vinh quang. Đối với người Công giáo thì câu này rất đúng. Nhờ lao động mà con người được vinh dự cộng tác vào công việc sáng tạo của Thiên Chúa. Khi tạo dựng trời đất, Thiên Chúa cho con người làm chủ muôn vật; và Thiên Chúa chỉ tạo nên hạt giống để con người cộng tác bằng cách tạo điều kiện để mọc lên.
Theo giáo lý Công giáo thì lao động mang một ý nghĩa rất cao cả : Lao động là cộng tác với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo và cứu độ. Công trình tạo dựng và cứu độ như còn dang dở và cần có bàn tay và trí óc con người để công trình ấy hoàn thành. Thật ra, Thiên Chúa có thể làm mọi chuyện một mình, nhưng Người đã không làm thế mà Người đã mời gọi sự cộng tác, tiếp tay tiếp sức của các thế hệ loài người.
Lao động cũng là cách con người trui rèn và thanh luyện chính mình để trở nên tốt hơn, tinh tế hơn, giống Thiên Chúa hơn, làm hình ảnh Thiên Chúa lộ rõ hơn.
Lao động còn là làm cho nén bạc sinh lợi, tức phát huy các khả năng, cơ hội, hoàn cảnh, địa vị xã hội, ơn đoàn sủng mà Thiên Chúa ban cho mỗi người để phục vụ cộng đồng xã hội và tôn giáo.
IV. LAO ĐỘNG VÀ CẬY TRÔNG
1. Thái độ của người có đức tin
Hôm nay Giáo hội mời gọi chúng ta trao phó công việc làm ăn cho Thiên Chúa. Chúng ta xin Chúa ban cho một năm “mưa thuận gió hòa”. Tại sao lại phải cầu nguyện cho công việc làm ăn ? Bởi vì chúng ta ý thức sự nhỏ bé, giới hạn của con người trước biết bao công việc mưu sinh hằng ngày. Chúng ta cần ân ban của Trời cao. Chúng ta xác tín như người xưa đã xác tín vào trời : “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.
Tổ tiên chúng ta cũng đã ý thức về sự nhỏ bé của mình nên đã cậy dựa vào Ông Trời, xin Ông Trời phù hộ. Vì thế mới có bài đồng dao :
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cầy
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp.
Ông Trời gia ân cho con người. Ông Trời điều khiển thời tiết cho mưa cho nắng, con người hoàn toàn bó tay, chỉ biết xin ơn trên :
Ơn trời mưa nắng phải thì
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cầy sâu.
Hơn nữa, niềm tin tổ tiên còn xác tín về lòng nhân ái của Trời. Trời không phụ lòng người. Trời không bao giờ bỏ quên con người :
Trời nào có phụ ai đâu
Hay làm thì giầu, có chí thì nên.
2. Thái độ của người không có niềm tin
Với khoa học kỹ thuật tân tiến và đang trên đà phát triển mạnh, ngày nay nhiều người tưởng rằng mình đã chiếm được chỗ đứng của Thiên Chúa. Con người có thể làm chủ được thiên nhiên. Thậm chí có người dám bạo gan tuyên bố :
Thằng Trời xếp lại một bên
Để cho nông hội tiến lên làm Trời.
Nietszche, một triết gia vô thần Đức, một con người điên khùng, coi con người là toàn năng, có thể làm chủ được thiên nhiên, đã ngang nhiên tuyên bố :”Thiên Chúa đã chết”.
Voltaire, một kẻ ghét đạo, thì bảo :”Đã đến lúc Thiên Chúa phải về hưu”.
Cuộc cách mạng Pháp đã tưởng đem lý trí thay thế Thiên Chúa. Nhưng sau đó ít lâu thôi, hậu quả của cuộc tôn thờ lý trí đã làm cho Robespierre, người đứng đầu nhà nước Pháp lúc đó, đã phải ra lệnh cho dân chúng Paris giăng khắp phố phường những băng với hàng chữ lớn :”Nhân dân Pháp tin có Thiên Chúa”.
Những người chối bỏ Thiên Chúa và sự quan phòng của Ngài đã thất bại.. . Nếu bỏ bàn tay hướng dẫn của Thiên Chúa ra thì vũ trụ này sẽ tan hoang.
Thánh Phaolô đã quả quyết :”Phaolô trồng, Apollô tưới, nhưng chính Thiên Chúa mới làm cho mọc lên” (1Cr 3,6).
Người dân quê Việt nam đã nói lên kinh nghiệm của mình trong nghề nông :”Nhất thủy, nhì nông, tam cần, tứ giống”. Làm nghề nông trước nhất là cần nước, nhưng nếu trời không mưa thì nước đâu mà tưới ?
Vì thế, ngày Mồng Ba Tết, chúng ta cầu cho công việc làm ăn và cầy cấy là phải lẽ, vì không có Chúa thì :”Người lính canh đêm cũng hoài công”(Tv 126,1).
Để kết thúc, hôm nay chúng ta hiệp dâng Thánh Lễ để dâng lên Chúa công việc và dự định của chúng ta trong năm nay. Chúng ta trao gởi công việc của chúng ta cho Thiên Chúa. Xin Chúa chúc phúc và thánh hóa công việc của chúng ta được mọi sự như ý. Chúng ta xác tín rằng :”Nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”. Xin Chúa thương đón nhận những ước nguyện chân thành của chúng ta trong năm mới này.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hơn 8,5 triệu người Công Giáo Philippines cung nghinh tượng Nazarene ở Manila
Lã Thụ Nhân
09:40 11/01/2012
Hơn 8,5 triệu người Công Giáo Philippines cung nghinh tượng Nazarene ở Manila
Manila (AsiaNews) - Hơn 8,5 triệu người Công Giáo Phi Luật Tân đã tham gia vào việc cung nghinh bức tượng Chúa Giêsu mang tên 'Black Nazarene' qua đường phố thủ đô và kết thúc ở nhà thờ Quiapo của Manila. Việc cử hành đã diễn ra bất chấp cảnh báo của chính phủ về các cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra. Hàng năm, hàng triệu giáo dân đã đổ về Manila từ khắp nơi trên đất nước Phi Luật Tân để theo sau bức tượng được cung nghinh suốt 22 giờ qua các đường phố cổ của thủ đô Manila. Năm nay, Tổng Giáo Phận Manila đã gửi các tượng bản sao tượng Nazarene đến các giáo phận Cagayan de Oro, Illigan City và Cotabato (Mindanao) để các nạn nhân lũ lụt tổ chức cuộc rước kiệu riêng của họ.
Đức Cha Antonio Tagle, Tổng Giám Mục Manila cho hãng thông tấn Tin Tức Á Châu hay: "Năm nay, lòng đạo đức bình dân mạnh mẽ hơn do các đe dọa khủng bố. Ban tổ chức đã nhận thức được sự nguy hiểm và trong vài tuần qua, chúng tôi đã nghĩ đến việc hủy bỏ cuộc rước kiệu. Tuy nhiên, nhiều tín hữu phản ứng với lời kêu gọi của chính phủ và cho rằng nỗi sợ hãi các sự cố có thể xảy ra không là gì so với sự đau khổ của Chúa Kitô trên thánh giá. Tôi tin rằng ngay cả không có sự chấp thuận của chúng tôi, mọi người cũng sẽ tổ chức cuộc rước kiệu".
Đức Cha giải thích rằng người dân Phi cử hành cung nghinh tượng Black Nazarene để được gần gũi Chúa Giêsu hơn. Ngài cho hay: "Mọi tầng lớp xã hội tham gia vào đoàn rước, nhất là các bệnh nhân bị đe dọa sự sống nằm trong số lớn những người cố gắng chạm vào bức tượng để nhận được đặc ân. Mỗi năm, nhiều người bị ảnh hưởng bởi chương trình này và một số người trở lại đạo, nhất là trong số những người khiêm tốn".
Bức tượng Black Nazarene đến Phi Luật Tân vào ngày ngày 31/0 5/ 1606 khi các nhà truyền giáo Augustinô đầu tiên đặt chân đến Manila. Được chạm khắc ở Mexico, bức tượng miêu tả Đấng Cứu Thế đang quỳ dưới sức nặng của thánh giá.
Nó được cho là có phép lạ vì vẫn tồn trong cuộc hỏa hoạn đốt cháy tàu đưa các nhà truyền giáo đến Phi Luật Tân.
Qua nhiều thế kỷ, bức tượng tiếp tục tồn tại sau các vụ hỏa hoạn tấn công nhà thờ Quiapo năm 1791 và 1929. Nó cũng đã trải qua những trận động đất lớn vào năm 1645 và 1863, cũng như các vụ đánh bom vào năm 1945 trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Đức Cha Antonio Tagle, Tổng Giám Mục Manila cho hãng thông tấn Tin Tức Á Châu hay: "Năm nay, lòng đạo đức bình dân mạnh mẽ hơn do các đe dọa khủng bố. Ban tổ chức đã nhận thức được sự nguy hiểm và trong vài tuần qua, chúng tôi đã nghĩ đến việc hủy bỏ cuộc rước kiệu. Tuy nhiên, nhiều tín hữu phản ứng với lời kêu gọi của chính phủ và cho rằng nỗi sợ hãi các sự cố có thể xảy ra không là gì so với sự đau khổ của Chúa Kitô trên thánh giá. Tôi tin rằng ngay cả không có sự chấp thuận của chúng tôi, mọi người cũng sẽ tổ chức cuộc rước kiệu".
Đức Cha giải thích rằng người dân Phi cử hành cung nghinh tượng Black Nazarene để được gần gũi Chúa Giêsu hơn. Ngài cho hay: "Mọi tầng lớp xã hội tham gia vào đoàn rước, nhất là các bệnh nhân bị đe dọa sự sống nằm trong số lớn những người cố gắng chạm vào bức tượng để nhận được đặc ân. Mỗi năm, nhiều người bị ảnh hưởng bởi chương trình này và một số người trở lại đạo, nhất là trong số những người khiêm tốn".
Bức tượng Black Nazarene đến Phi Luật Tân vào ngày ngày 31/0 5/ 1606 khi các nhà truyền giáo Augustinô đầu tiên đặt chân đến Manila. Được chạm khắc ở Mexico, bức tượng miêu tả Đấng Cứu Thế đang quỳ dưới sức nặng của thánh giá.
Nó được cho là có phép lạ vì vẫn tồn trong cuộc hỏa hoạn đốt cháy tàu đưa các nhà truyền giáo đến Phi Luật Tân.
Qua nhiều thế kỷ, bức tượng tiếp tục tồn tại sau các vụ hỏa hoạn tấn công nhà thờ Quiapo năm 1791 và 1929. Nó cũng đã trải qua những trận động đất lớn vào năm 1645 và 1863, cũng như các vụ đánh bom vào năm 1945 trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Giới chức Vatican suy luận về lý do Đức Thánh Cha chọn Mễ Tây Cơ
Bùi Hữu Thư
10:45 11/01/2012
Suy tư về kế hoạch cho chuyến đi tháng Ba
ROME, ngày 10 tháng 1, 2012 (Zenit.org).- Giám đốc văn phòng truyền thông Vatican nói Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ viếng thăm Mễ Tây Cơ vào tháng Ba trong một chuyến đi đáng kể đối với toàn thể đại lục Châu Mỹ.
Linh muc Dòng Tên Federico Lombardi dành bài bình luận hàng tuần của ngài để suy tư về những lý do cho chuyến đi Mễ Tây Cơ, và về "ý nghĩa của chuyến đi này đối với toàn thể đại lục."
Linh mục Lombardi nhắc lại: "Trong khi Đức Thánh Cha cử hành Lễ Mừng Kính Đức Mẹ Guadalupe vào tháng 12, ngài đã bầy tỏ ý muốn tham gia vào dịp kỷ niệm 200 năm ngày độc lập của các quốc gia Châu Mỹ La Tinh. Ngài đã hăng hái nói về 'chuyến đi tổng hợp' cho 'đại lục yêu quý này' và về 'vài trò trung ương mới mẻ của họ trên thế giới,' ngài nhắc đến những chân trời mới của sự tăng trưởng toàn diện của con người, và về 'sứ mệnh của đại lục' về 'tân Phúc Âm hóa.' Do đó ngài đã chọn để đi đến một quốc gia đông dân cư nhất, để tiếp tục cử hành ở đó với các đại diện của các Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh, tại 'Công Viên Đệ Bách Chu Niên' (Bicentennial Park) ngay dưới chân của ngọn núi Cerro del Cubilete. Từ công viên này, mới đây được xây dựng ngay chính trung tâm điạ dư của Mễ Tây Cơ, là điạ điểm có Đài Quốc Gia Chúa Kitô Vua được dựng lên, nơi đây Đức Thánh Cha sẽ ôm trọn toàn thể quốc gia này."
Phát ngôn viên Vatican cũng ghi nhận "lòng ưu ái dân Mễ Tây Cơ dành cho Đức Thánh Cha ," và nói rằng ai mà không cảm động khi thấy lòng sốt mến họ đã bầy tỏ khi họ đến thăm ngài tại Rôma?"
Cha Lombardi tiếp: "Ai mà không nhớ đến cách đón chào nồng hậu họ đã dành cho Chân Phước Gioan Phaolô II trong mỗi chuyến thăm Mễ Tây Cơ trong số 5 lần ngài đã đến đây trong cuộc đời ngài; và ngày nay, biết bao nhiêu người dân xứ này đã đến thăm đài hành hương đã được xây dựng để tưởng nhớ đến ngài?"
"Hai mươi năm về trước, khi các mối liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh đã được thiết lập, quốc gia này công nhận linh hồn Công Giáo sâu đậm của dân tộc họ. Đức Thánh Cha Benedict biết là ngài phải đi Mễ Tây Cơ, và ngài muốn chọn một nơi chốn vị tiền nhiệm của ngài đã không đến được."
"Sứ mệnh của Đức Thánh Cha Benedict cũng giống như của vị tiền nhiệm; đó là một sứ mệnh liên lỉ, một sứ mệnh tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Cầu xin cho chuyến đi Mễ Tây Cơ đóng góp cho các nỗ lực để vượt thắng nạn nghèo khó và bạo lực, và đem lại một niềm hy vọng và hòa bình gia tăng cho Mễ Tây Cơ, và cho tất cả Châu Mỹ La Tinh."
ROME, ngày 10 tháng 1, 2012 (Zenit.org).- Giám đốc văn phòng truyền thông Vatican nói Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ viếng thăm Mễ Tây Cơ vào tháng Ba trong một chuyến đi đáng kể đối với toàn thể đại lục Châu Mỹ.
Linh muc Dòng Tên Federico Lombardi dành bài bình luận hàng tuần của ngài để suy tư về những lý do cho chuyến đi Mễ Tây Cơ, và về "ý nghĩa của chuyến đi này đối với toàn thể đại lục."
Linh mục Lombardi nhắc lại: "Trong khi Đức Thánh Cha cử hành Lễ Mừng Kính Đức Mẹ Guadalupe vào tháng 12, ngài đã bầy tỏ ý muốn tham gia vào dịp kỷ niệm 200 năm ngày độc lập của các quốc gia Châu Mỹ La Tinh. Ngài đã hăng hái nói về 'chuyến đi tổng hợp' cho 'đại lục yêu quý này' và về 'vài trò trung ương mới mẻ của họ trên thế giới,' ngài nhắc đến những chân trời mới của sự tăng trưởng toàn diện của con người, và về 'sứ mệnh của đại lục' về 'tân Phúc Âm hóa.' Do đó ngài đã chọn để đi đến một quốc gia đông dân cư nhất, để tiếp tục cử hành ở đó với các đại diện của các Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ La Tinh, tại 'Công Viên Đệ Bách Chu Niên' (Bicentennial Park) ngay dưới chân của ngọn núi Cerro del Cubilete. Từ công viên này, mới đây được xây dựng ngay chính trung tâm điạ dư của Mễ Tây Cơ, là điạ điểm có Đài Quốc Gia Chúa Kitô Vua được dựng lên, nơi đây Đức Thánh Cha sẽ ôm trọn toàn thể quốc gia này."
Phát ngôn viên Vatican cũng ghi nhận "lòng ưu ái dân Mễ Tây Cơ dành cho Đức Thánh Cha ," và nói rằng ai mà không cảm động khi thấy lòng sốt mến họ đã bầy tỏ khi họ đến thăm ngài tại Rôma?"
Cha Lombardi tiếp: "Ai mà không nhớ đến cách đón chào nồng hậu họ đã dành cho Chân Phước Gioan Phaolô II trong mỗi chuyến thăm Mễ Tây Cơ trong số 5 lần ngài đã đến đây trong cuộc đời ngài; và ngày nay, biết bao nhiêu người dân xứ này đã đến thăm đài hành hương đã được xây dựng để tưởng nhớ đến ngài?"
"Hai mươi năm về trước, khi các mối liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh đã được thiết lập, quốc gia này công nhận linh hồn Công Giáo sâu đậm của dân tộc họ. Đức Thánh Cha Benedict biết là ngài phải đi Mễ Tây Cơ, và ngài muốn chọn một nơi chốn vị tiền nhiệm của ngài đã không đến được."
"Sứ mệnh của Đức Thánh Cha Benedict cũng giống như của vị tiền nhiệm; đó là một sứ mệnh liên lỉ, một sứ mệnh tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Cầu xin cho chuyến đi Mễ Tây Cơ đóng góp cho các nỗ lực để vượt thắng nạn nghèo khó và bạo lực, và đem lại một niềm hy vọng và hòa bình gia tăng cho Mễ Tây Cơ, và cho tất cả Châu Mỹ La Tinh."
ĐTC: Thánh Thể là tuyệt đỉnh lời cầu nguyện của Chúa Giêsu và của Giáo Hội
Linh Tiến Khải
12:14 11/01/2012
Việc tham dự bí tích Thánh Thể, là điều không thể thiếu đối với cuộc sống kitô, phải luôn luôn là điểm cao nhất trong toàn lời cầu nguyện của chúng ta.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 5.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 11-1-2012.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, trong bối cảnh thời gian và tâm tình từ biệt các môn đệ bạn hữu của Chúa trước khi bước vào cuộc khổ nạn. Phúc âm thánh Mạccô kể lại rằng ngay từ lúc khởi đầu chuyến đi về Giêrusalem Chúa Giêsu, tại các làng vùng Cesarea Philiphê Chúa Giêsu đã “bắt đầu dậy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sống lại” (Mc 8,31). Khung cảnh của cuộc giã biệt đó là gần lễ Vượt Qua, kỷ niệm biến cố dân Israel được giải phóng khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập. Sự giải phóng ấy được kinh nghiệm trong qúa khứ, được chờ đợi trong hiện tại và cho tương lai, trở lại sống động trong việc cử hành lễ Vượt qua trong các gia đình do thái. Đức Thánh Cha giải thích sự mới mẻ việc Chúa Giêsu cử hành lễ Vượt Qua với các môn đệ như sau:
Bữa Tiệc Chiều cuối cùng được lồng vào bối cảnh này, nhưng với một sự mới mẻ trong khung cảnh. Chúa Giêsu nhìn về cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và Sự Sống Lại của Người, với tất cả ý thức tràn đầy. Người muốn sống Bữa Tiệc Chiều này với các môn đệ, với một tính cách hoàn toàn đặc biệt và khác với các bữa tiệc khác. Đó là Tiệc Chiều của Người, trong đó Người trao ban Cái Gì Đó hoàn toàn mới mẻ là Chính Người. Trong cách thức này, Chúa Giêsu cử hành lễ Vượt Qua của Người, và sống trước Thập Giá và sự Phục Sinh của Người.
Tiếp tục bài huấn đụ Đức Thánh Cha nói: Sự mới mẻ đó được minh nhiên trong trình thuật Bữa Tiệc chiều của Phúc Âm thánh Gioan. Chúa Giêsu cố ý khai mào một điều gì mới mẻ, cử hành lễ Vượt Qua của Người, gắn liến với các biến cố của cuộc Xuất Hành. Và đối với thánh Gioan Chúa Giêsu chết trên thập giá đúng lúc trong đền thờ Giêrusalem các chiên con vượt qua được sát tế.
Nòng cốt Bữa Tiệc chiều ấy là các cử chỉ bẻ bánh phân phát cho các môn đệ và chia sẻ chén rượu với các lời đi kèm, và trong bối cảnh lời cầu nguyện của việc thành lập bí tích Thánh Thể, là lời cầu nguyện cao cả của Chúa Giêsu và của Giáo Hội. Trước hết khi ám chỉ lời cầu nguyện dẫn nhập vào các cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu trên bánh và rượu, các truyền thống tân ước về việc thành lập bí tích Thánh Thể (x. 1Cr 11,23-25; Lc 22,14-20; Mc 14,22-25; Mt 26,26-29) dùng hai động từ song song bổ túc cho nhau.
Thánh Phaolô và thánh Luca nói về việc tạ ơn - eucaristia. Thánh Luca viết: ”Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông” (Lc 22,19). Trái lại hai thánh sử Mạccô và Mátthêu nhấn mạnh khía cạnh chúc tụng - eulogia: ”Đức Giêsu cầm lấy bánh, đâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông” (Mc 14,22). Cả hai từ hy lạp ”eucaristein” và ”eulogein” đều quy chiếu về lời tạ ơn ”berakha” do thái, nghĩa là lời cầu cảm tạ và chúc tụng lớn của truyền thống Israel mở đầu các bữa tiệc trọng đại. Hai từ hy lạp ám chỉ hai chiều hướng nội tại và bổ túc của lời cầu này. Thật thế lời cầu ”berakha” trước hết là việc cảm tạ và chúc tụng dâng lên Thiên Chúa vì ơn đã nhận lãnh: trong Bữa Tiệc chiều cuối cùng của Chúa Giêsu đó là bánh được tạo thành bởi bột mì mà Thiên Chúa cho nẩy mầm mọc lên từ đất và rượu được làm bởi nho chín. Lời cầu chúc tụng và cảm tạ này dâng lên Thiên Chúa trở lại như phước lành từ Thiên Chúa xuống trên của lễ và làm cho nó nên phong phú. Tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa, như thế, trở thành phước lành và của lễ dâng cho Thiên Chúa, trở lại với con người, được Đấng Toàn Năng chúc lành. Các lời thành lập Bí tích Thánh Thể nằm trong bối cảnh này của lời cầu nguyện; trong đó sự ngợi khen và chúc tụng berakha trở thành phước lành và biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: đi trước các lời thành lập bí tích Thánh Thể là các cử chỉ bẻ bành và trao chén rượu. Trước hết, chính chủ gia đình, người tiếp đón các thành phần khác vào bàn tiệc, là người bẻ bánh và trao rượu. Đây cũng là các cử chỉ của sự hiếu khách và tiếp nhận người xa lạ không phải là thành phần gia đình, vào sự hiệp thông bữa tiệc. Chính các cử chỉ ấy chiếm hữu được một sự sâu thẳm hoàn toàn mới mẻ trong bữa tiệc chiều, qua đó Chúa Giêsu từ biệt các môn đệ: Người cho một dấu chỉ hữu hình của sự tiếp đón vào bàn ăn, trong đó Thiên Chúa tự ban chính mình, Chúa Giêsu trong bánh và trong rượu cống hiến và thông truyền chính Người.
Chúa Giêsu biết rằng sự sống của Người sắp bị lấy đi qua khổ hình thập giá là cực hình dành cho hạng nô lệ. Với bánh và rượu, mà Người cống hiến trong Bữa Tiệc chiều cuối cùng, Chúa Giêsu thực hiện trước cái chết và sự sống lại của Người bằng cách thực hiện điều Người đã nói trong diễn văn về Vị Mục Tử Nhân Lành: ”Tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của Tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính Tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha Tôi mà Tôi đã nhận đươc” (Ga 10,17-19). Như thế, Người dâng hiến trước mạng sống của Người sẽ bị lấy đi, và trong cách thức đó Người biến đổi cái chết bạo lực của mình trở thành một cử chỉ tự do dâng hiến chính mình vì tha nhân và cho tha nhân. Bạo lực phải chịu biến thành một của lễ hiến tế tích cực, tự do và cứu rỗi. Đức Thánh Cha giải thích sự độc đáo việc tự hiến của Chúa Giêsu như sau:
Cái độc đáo sâu xa của việc hiến dâng chính mình cho các môn đệ, qua việc tưởng niệm thánh thể, là tột đỉnh lời cầu nguyện ghi dấu bữa tiệc chiều từ biệt của Người với các môn đệ. Khi chiêm ngưỡng các cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu trong đêm đó, chúng ta thấy rõ ràng rằng tương quan mật thiết và liên lỉ với Thiên Chúa Cha là nơi, trong đó Chúa Giêsu thực hiện cử chỉ để lại cho các môn đệ và từng người trong chúng ta, Bí tích của tình yêu.
Trong nhà tiệc ly vang lên hai lần các lời: ”Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (1 Cr 11,24-25). Với việc trao ban chính mình, Chúa Giêsu cử hành lễ Vươt Qua của Người, bằng cách trở thành Chiên con đích thật, và Người thành toàn tất cả phụng tự cũ. Chính vì thế thánh Phaolô mới khẳng định với các kitô hữu rằng: ”Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vươt Qua của chúng ta... Vì thế chúng ta hãy cử hành lễ... với bánh không men là lòng tinh tuyền và chân thật” (1 Cr 5,7-8).
Thánh sử Luca còn duy trì một yếu tố qúy báu khác của bữa Tiệc chiều cuối cùng, cho phép chúng ta nhận ra sự sâu thẳm cảm động của lời cầu của Chúa Giêsu đối với từng môn đệ trong đêm từ biệt ấy. Vào cuồi bữa tiệc Chúa Giêsu hướng tới Phêrô và nói: ”Simon, Simon ơi, kìa Satan đã xin sàng các con như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho con để con khỏi mất lòng tin. Phần con, một khi đã trở lại, hãy làm cho các anh em của con nên vững mạnh” (Lc 22,31-32). Khi đến gần cơn thử thách của các môn đệ, lời cầu của Chúa Giêsu nâng đỡ sự yếu đuối của họ, sự vất vả của họ hiểu rằng con đường của Thiên Chúa đi qua Mầu nhiệm vượt qua cảu cái chết và sự phục sinh, đã được thực hiện trước việc dâng bánh và rượu. Thánh Thể là lương thực cho các người hành hương, và cũng trở thành sức mạnh cho người mệt nhọc, kiệt sức và mất hướng...
Khi tham dự bí tích Thánh Thể, chúng ta sống một cách ngoại thường lời cầu nguyện, mà Chúa Giêsu đã làm và tiếp tục làm cho từng người, để sự dữ mà tất cả chúng ta gặp trong cuộc sống không chiến thắng chúng ta và để cho sức mạnh biến đổi của cái chết và sự phục sinh của Người hoạt động trong chúng ta. Trong Bí tích Thánh Thể Giáo Hội đáp lại lệnh truyền của Chúa Giêsu: ”Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (Lc 22,19; x. 1 Cr 11,24-26); Giáo Hội lập lại lời cầu tạ ơn và chúc tụng, và với lời cầu ấy các lời truyền phép biến bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa... Ngay từ đầu Giáo Hội đã hiểu các lời thánh hiến này như là phần của lời cầu nguyện được làm cùng với Chúa Giêsu; như là phần trung tâm của lời chúc tụng tràn đầy lòng biết ơn, qua đó hoa trái của đất và công việc làm của con người được Thiên Chúa ban trở lại cho chúng ta như là Mình và Máu Chúa Giêsu, như là sự tự hiến của chính Thiên Chúa trong tình yêu tiếp đón của Con Ngài.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, Ngài chúc họ có những ngày hành hương sốt sắng và bổ ích, rồi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 5.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 11-1-2012.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, trong bối cảnh thời gian và tâm tình từ biệt các môn đệ bạn hữu của Chúa trước khi bước vào cuộc khổ nạn. Phúc âm thánh Mạccô kể lại rằng ngay từ lúc khởi đầu chuyến đi về Giêrusalem Chúa Giêsu, tại các làng vùng Cesarea Philiphê Chúa Giêsu đã “bắt đầu dậy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày sống lại” (Mc 8,31). Khung cảnh của cuộc giã biệt đó là gần lễ Vượt Qua, kỷ niệm biến cố dân Israel được giải phóng khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập. Sự giải phóng ấy được kinh nghiệm trong qúa khứ, được chờ đợi trong hiện tại và cho tương lai, trở lại sống động trong việc cử hành lễ Vượt qua trong các gia đình do thái. Đức Thánh Cha giải thích sự mới mẻ việc Chúa Giêsu cử hành lễ Vượt Qua với các môn đệ như sau:
Bữa Tiệc Chiều cuối cùng được lồng vào bối cảnh này, nhưng với một sự mới mẻ trong khung cảnh. Chúa Giêsu nhìn về cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và Sự Sống Lại của Người, với tất cả ý thức tràn đầy. Người muốn sống Bữa Tiệc Chiều này với các môn đệ, với một tính cách hoàn toàn đặc biệt và khác với các bữa tiệc khác. Đó là Tiệc Chiều của Người, trong đó Người trao ban Cái Gì Đó hoàn toàn mới mẻ là Chính Người. Trong cách thức này, Chúa Giêsu cử hành lễ Vượt Qua của Người, và sống trước Thập Giá và sự Phục Sinh của Người.
Tiếp tục bài huấn đụ Đức Thánh Cha nói: Sự mới mẻ đó được minh nhiên trong trình thuật Bữa Tiệc chiều của Phúc Âm thánh Gioan. Chúa Giêsu cố ý khai mào một điều gì mới mẻ, cử hành lễ Vượt Qua của Người, gắn liến với các biến cố của cuộc Xuất Hành. Và đối với thánh Gioan Chúa Giêsu chết trên thập giá đúng lúc trong đền thờ Giêrusalem các chiên con vượt qua được sát tế.
Nòng cốt Bữa Tiệc chiều ấy là các cử chỉ bẻ bánh phân phát cho các môn đệ và chia sẻ chén rượu với các lời đi kèm, và trong bối cảnh lời cầu nguyện của việc thành lập bí tích Thánh Thể, là lời cầu nguyện cao cả của Chúa Giêsu và của Giáo Hội. Trước hết khi ám chỉ lời cầu nguyện dẫn nhập vào các cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu trên bánh và rượu, các truyền thống tân ước về việc thành lập bí tích Thánh Thể (x. 1Cr 11,23-25; Lc 22,14-20; Mc 14,22-25; Mt 26,26-29) dùng hai động từ song song bổ túc cho nhau.
Thánh Phaolô và thánh Luca nói về việc tạ ơn - eucaristia. Thánh Luca viết: ”Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông” (Lc 22,19). Trái lại hai thánh sử Mạccô và Mátthêu nhấn mạnh khía cạnh chúc tụng - eulogia: ”Đức Giêsu cầm lấy bánh, đâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông” (Mc 14,22). Cả hai từ hy lạp ”eucaristein” và ”eulogein” đều quy chiếu về lời tạ ơn ”berakha” do thái, nghĩa là lời cầu cảm tạ và chúc tụng lớn của truyền thống Israel mở đầu các bữa tiệc trọng đại. Hai từ hy lạp ám chỉ hai chiều hướng nội tại và bổ túc của lời cầu này. Thật thế lời cầu ”berakha” trước hết là việc cảm tạ và chúc tụng dâng lên Thiên Chúa vì ơn đã nhận lãnh: trong Bữa Tiệc chiều cuối cùng của Chúa Giêsu đó là bánh được tạo thành bởi bột mì mà Thiên Chúa cho nẩy mầm mọc lên từ đất và rượu được làm bởi nho chín. Lời cầu chúc tụng và cảm tạ này dâng lên Thiên Chúa trở lại như phước lành từ Thiên Chúa xuống trên của lễ và làm cho nó nên phong phú. Tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa, như thế, trở thành phước lành và của lễ dâng cho Thiên Chúa, trở lại với con người, được Đấng Toàn Năng chúc lành. Các lời thành lập Bí tích Thánh Thể nằm trong bối cảnh này của lời cầu nguyện; trong đó sự ngợi khen và chúc tụng berakha trở thành phước lành và biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: đi trước các lời thành lập bí tích Thánh Thể là các cử chỉ bẻ bành và trao chén rượu. Trước hết, chính chủ gia đình, người tiếp đón các thành phần khác vào bàn tiệc, là người bẻ bánh và trao rượu. Đây cũng là các cử chỉ của sự hiếu khách và tiếp nhận người xa lạ không phải là thành phần gia đình, vào sự hiệp thông bữa tiệc. Chính các cử chỉ ấy chiếm hữu được một sự sâu thẳm hoàn toàn mới mẻ trong bữa tiệc chiều, qua đó Chúa Giêsu từ biệt các môn đệ: Người cho một dấu chỉ hữu hình của sự tiếp đón vào bàn ăn, trong đó Thiên Chúa tự ban chính mình, Chúa Giêsu trong bánh và trong rượu cống hiến và thông truyền chính Người.
Chúa Giêsu biết rằng sự sống của Người sắp bị lấy đi qua khổ hình thập giá là cực hình dành cho hạng nô lệ. Với bánh và rượu, mà Người cống hiến trong Bữa Tiệc chiều cuối cùng, Chúa Giêsu thực hiện trước cái chết và sự sống lại của Người bằng cách thực hiện điều Người đã nói trong diễn văn về Vị Mục Tử Nhân Lành: ”Tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại. Mạng sống của Tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính Tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy. Đó là mệnh lệnh của Cha Tôi mà Tôi đã nhận đươc” (Ga 10,17-19). Như thế, Người dâng hiến trước mạng sống của Người sẽ bị lấy đi, và trong cách thức đó Người biến đổi cái chết bạo lực của mình trở thành một cử chỉ tự do dâng hiến chính mình vì tha nhân và cho tha nhân. Bạo lực phải chịu biến thành một của lễ hiến tế tích cực, tự do và cứu rỗi. Đức Thánh Cha giải thích sự độc đáo việc tự hiến của Chúa Giêsu như sau:
Cái độc đáo sâu xa của việc hiến dâng chính mình cho các môn đệ, qua việc tưởng niệm thánh thể, là tột đỉnh lời cầu nguyện ghi dấu bữa tiệc chiều từ biệt của Người với các môn đệ. Khi chiêm ngưỡng các cử chỉ và lời nói của Chúa Giêsu trong đêm đó, chúng ta thấy rõ ràng rằng tương quan mật thiết và liên lỉ với Thiên Chúa Cha là nơi, trong đó Chúa Giêsu thực hiện cử chỉ để lại cho các môn đệ và từng người trong chúng ta, Bí tích của tình yêu.
Trong nhà tiệc ly vang lên hai lần các lời: ”Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (1 Cr 11,24-25). Với việc trao ban chính mình, Chúa Giêsu cử hành lễ Vươt Qua của Người, bằng cách trở thành Chiên con đích thật, và Người thành toàn tất cả phụng tự cũ. Chính vì thế thánh Phaolô mới khẳng định với các kitô hữu rằng: ”Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vươt Qua của chúng ta... Vì thế chúng ta hãy cử hành lễ... với bánh không men là lòng tinh tuyền và chân thật” (1 Cr 5,7-8).
Thánh sử Luca còn duy trì một yếu tố qúy báu khác của bữa Tiệc chiều cuối cùng, cho phép chúng ta nhận ra sự sâu thẳm cảm động của lời cầu của Chúa Giêsu đối với từng môn đệ trong đêm từ biệt ấy. Vào cuồi bữa tiệc Chúa Giêsu hướng tới Phêrô và nói: ”Simon, Simon ơi, kìa Satan đã xin sàng các con như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho con để con khỏi mất lòng tin. Phần con, một khi đã trở lại, hãy làm cho các anh em của con nên vững mạnh” (Lc 22,31-32). Khi đến gần cơn thử thách của các môn đệ, lời cầu của Chúa Giêsu nâng đỡ sự yếu đuối của họ, sự vất vả của họ hiểu rằng con đường của Thiên Chúa đi qua Mầu nhiệm vượt qua cảu cái chết và sự phục sinh, đã được thực hiện trước việc dâng bánh và rượu. Thánh Thể là lương thực cho các người hành hương, và cũng trở thành sức mạnh cho người mệt nhọc, kiệt sức và mất hướng...
Khi tham dự bí tích Thánh Thể, chúng ta sống một cách ngoại thường lời cầu nguyện, mà Chúa Giêsu đã làm và tiếp tục làm cho từng người, để sự dữ mà tất cả chúng ta gặp trong cuộc sống không chiến thắng chúng ta và để cho sức mạnh biến đổi của cái chết và sự phục sinh của Người hoạt động trong chúng ta. Trong Bí tích Thánh Thể Giáo Hội đáp lại lệnh truyền của Chúa Giêsu: ”Các con hãy làm việc này để nhớ đến Thầy” (Lc 22,19; x. 1 Cr 11,24-26); Giáo Hội lập lại lời cầu tạ ơn và chúc tụng, và với lời cầu ấy các lời truyền phép biến bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa... Ngay từ đầu Giáo Hội đã hiểu các lời thánh hiến này như là phần của lời cầu nguyện được làm cùng với Chúa Giêsu; như là phần trung tâm của lời chúc tụng tràn đầy lòng biết ơn, qua đó hoa trái của đất và công việc làm của con người được Thiên Chúa ban trở lại cho chúng ta như là Mình và Máu Chúa Giêsu, như là sự tự hiến của chính Thiên Chúa trong tình yêu tiếp đón của Con Ngài.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, Ngài chúc họ có những ngày hành hương sốt sắng và bổ ích, rồi cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Tòa Án Tối Cao HK ra một phán quyết lịch sử: các tôn giáo không thể bị kiện vì lý do nhân sự thuộc phạm vi mục vụ.
Trần Mạnh Trác
23:45 11/01/2012
(Theo CNS), Tòa Án Tối Cao đã ra phán quyết ngày 11-1-12 rằng các tôn giáo có quyền hưởng những ngọai lệ trên luật lao động của liên bang, đó là quyền không thể bị kiện khi tuyển lựa và sa thải nhân viên thuộc lãnh vực mục vụ của mình.
Đây là lần đầu tiên Tối Cao Pháp Viện xác định rằng Tôn Giáo có ngoại lệ này, đảo ngược một phán quyết trước đây của Tòa phúc thẩm quận 6 của HK ("Circuit 6").
Trong văn bản của phán quyết mang tên Hosanna-Tabor v. EEOC (Trường Hosana-Tabor chống lại Cơ Quan Cơ Hội Việc Làm Bình Đẳng), chánh án John Roberts đã cho biết khi được hỏi liệu một ngọai lệ như thế đã tồn tại trong Hiến Pháp không? tất cả 9 thẩm phán đều nhất trí trả lời là "có".
Thẩn phán Roberts viết: "Các thành viên của một tôn giáo đặt niềm tin vào các mục tử của họ...Nếu đòi hỏi một giáo hội phải chấp nhận một mục tử mà họ không muốn, hoặc trừng phạt họ vì họ đã không làm như vậy, thì sẽ là một hành động can thiệp vào việc quản trị nội bộ của một giáo hội, và làm mất đi sự chọn lựa của họ về những nhân sự đại diện cho niềm tin của họ."
Phán quyết đã không đề cập đến việc liệu trường hợp ngoại lệ này có được áp dụng cho nhân viên không thuộc lãnh vực mục vụ hay không và vẫn còn để mở cái khả năng của một giáo viên của giáo hội Lutheran ở Michigan, bà Cheryl Perich, có thể kiện giáo hội của bà dưới một khía cạnh pháp lý khác. Tòa cũng cố tình tránh không định nghĩa thế nào là một nhân viên mục vụ, chỉ cho biết là trường hợp của bà Cheryl Perich có đủ yếu tố là một trường hợp mục vụ.
Quyết định này đã được giáo hội Công Giáo lên tiếng ca ngợi. Giáo hội Công Giáo là một trong những thành viên ủng hộ trường Hosanna-Tabor trong vụ kiện, trường học này đã phải đóng cửa nhiều năm qua sau khi vụ kiện bắt đầu.
Đức Giám Mục William E. Lori của Bridgeport, Conn, chủ tịch Ủy ban đặc nhiệm cho Tự do Tôn giáo của Hội Đồng Giám Mục HK, gọi đây là "một ngày tuyệt vời cho Tu Chánh Án Thứ Nhất của Hiến pháp."
Đức Giám mục Lori tuyên bố rằng phán quyết đã làm rõ tầm quan trọng của pháp lý và lịch sử là giữ cho "vấn đề nội bộ của một giáo hội nằm ngòai giới hạn của chính quyền."
Ông Anthony Picarello, luật sư của Hội Ðồng Giám Mục, cũng cho biết phán quyết đã "xác nhận cái điều hợp lẽ thông thường rằng các trường học tôn giáo phải được tự do lựa chọn giáo viên dựa trên tôn giáo, mà không có sự can thiệp từ nhà nước".
Nhắc lại vụ kiện, bà Perich là một giáo viên đang dạy các môn thế tục (không phải là giáo lý) khi bà phải nghỉ bệnh trong năm 2004.
Sau khi đã nghỉ một thời gian dài, bà muốn trở lại làm việc nhưng bị nhà trường Hosanna-Tabor khuyến khích từ chức vì họ đã mướn giáo viên khác thay thế bà.
Khi bà đe dọa sẽ kiện nhà trướng theo luật Disabilities Act (luật cho những người bị tàn phế), nhà trường đã đuổi bà, với lý do bà đã không tuân theo thủ tục khiếu nại của giáo hội.
Nhà trường lấy lý do chức vụ của bà là một nhân viên mục vụ, cho nên việc sa thải ấy được bảo vệ bởi Tu Chánh Án Thứ Nhất.
Thấm phán Roberts lưu ý rằng tòa án chỉ đưa ra ý kiến về bà Perich như là một nhân viên giữ vai trò mục vụ, và quyết định sa thải của nhà thờ liên quan đến chức vụ ấy mà thôi.
Ông viết: "Dù cho bổn phận tôn giáo của bà chỉ là 45 phút mỗi ngày, và phần còn lại trong ngày của bà là dành cho việc giảng dạy các môn thế tục."
"Tuy nhiên vấn đề trước mắt chúng tôi không phải là một vấn đề có thể được giải quyết với một chiếc đồng hồ bấm giờ,"
Thay vào đó, tòa đã xem xét một số yếu tố. Bà Perich là người tốt nghiệp qua lớp đào tạo giáo viên tôn giáo và là người mà nhà trường coi là một nhân viên lo việc mục vụ.
"Chúng tôi chỉ quyết định rằng vì có sự ngọai lệ liên quan đến mục vụ mà một vụ kiện như thế này phải bị cấm đóan," ông viết. "Chúng tôi không cho ý kiến về những ngọai lệ có thể áp dụng cho những trường hợp khác...Chúng tôi sẽ dành thời gian để giải quyết các áp dụng ấy, khi xảy ra."
Đây là lần đầu tiên Tối Cao Pháp Viện xác định rằng Tôn Giáo có ngoại lệ này, đảo ngược một phán quyết trước đây của Tòa phúc thẩm quận 6 của HK ("Circuit 6").
Trong văn bản của phán quyết mang tên Hosanna-Tabor v. EEOC (Trường Hosana-Tabor chống lại Cơ Quan Cơ Hội Việc Làm Bình Đẳng), chánh án John Roberts đã cho biết khi được hỏi liệu một ngọai lệ như thế đã tồn tại trong Hiến Pháp không? tất cả 9 thẩm phán đều nhất trí trả lời là "có".
Thẩn phán Roberts viết: "Các thành viên của một tôn giáo đặt niềm tin vào các mục tử của họ...Nếu đòi hỏi một giáo hội phải chấp nhận một mục tử mà họ không muốn, hoặc trừng phạt họ vì họ đã không làm như vậy, thì sẽ là một hành động can thiệp vào việc quản trị nội bộ của một giáo hội, và làm mất đi sự chọn lựa của họ về những nhân sự đại diện cho niềm tin của họ."
Phán quyết đã không đề cập đến việc liệu trường hợp ngoại lệ này có được áp dụng cho nhân viên không thuộc lãnh vực mục vụ hay không và vẫn còn để mở cái khả năng của một giáo viên của giáo hội Lutheran ở Michigan, bà Cheryl Perich, có thể kiện giáo hội của bà dưới một khía cạnh pháp lý khác. Tòa cũng cố tình tránh không định nghĩa thế nào là một nhân viên mục vụ, chỉ cho biết là trường hợp của bà Cheryl Perich có đủ yếu tố là một trường hợp mục vụ.
Quyết định này đã được giáo hội Công Giáo lên tiếng ca ngợi. Giáo hội Công Giáo là một trong những thành viên ủng hộ trường Hosanna-Tabor trong vụ kiện, trường học này đã phải đóng cửa nhiều năm qua sau khi vụ kiện bắt đầu.
Đức Giám Mục William E. Lori của Bridgeport, Conn, chủ tịch Ủy ban đặc nhiệm cho Tự do Tôn giáo của Hội Đồng Giám Mục HK, gọi đây là "một ngày tuyệt vời cho Tu Chánh Án Thứ Nhất của Hiến pháp."
Đức Giám mục Lori tuyên bố rằng phán quyết đã làm rõ tầm quan trọng của pháp lý và lịch sử là giữ cho "vấn đề nội bộ của một giáo hội nằm ngòai giới hạn của chính quyền."
Ông Anthony Picarello, luật sư của Hội Ðồng Giám Mục, cũng cho biết phán quyết đã "xác nhận cái điều hợp lẽ thông thường rằng các trường học tôn giáo phải được tự do lựa chọn giáo viên dựa trên tôn giáo, mà không có sự can thiệp từ nhà nước".
Nhắc lại vụ kiện, bà Perich là một giáo viên đang dạy các môn thế tục (không phải là giáo lý) khi bà phải nghỉ bệnh trong năm 2004.
Sau khi đã nghỉ một thời gian dài, bà muốn trở lại làm việc nhưng bị nhà trường Hosanna-Tabor khuyến khích từ chức vì họ đã mướn giáo viên khác thay thế bà.
Khi bà đe dọa sẽ kiện nhà trướng theo luật Disabilities Act (luật cho những người bị tàn phế), nhà trường đã đuổi bà, với lý do bà đã không tuân theo thủ tục khiếu nại của giáo hội.
Nhà trường lấy lý do chức vụ của bà là một nhân viên mục vụ, cho nên việc sa thải ấy được bảo vệ bởi Tu Chánh Án Thứ Nhất.
Thấm phán Roberts lưu ý rằng tòa án chỉ đưa ra ý kiến về bà Perich như là một nhân viên giữ vai trò mục vụ, và quyết định sa thải của nhà thờ liên quan đến chức vụ ấy mà thôi.
Ông viết: "Dù cho bổn phận tôn giáo của bà chỉ là 45 phút mỗi ngày, và phần còn lại trong ngày của bà là dành cho việc giảng dạy các môn thế tục."
"Tuy nhiên vấn đề trước mắt chúng tôi không phải là một vấn đề có thể được giải quyết với một chiếc đồng hồ bấm giờ,"
Thay vào đó, tòa đã xem xét một số yếu tố. Bà Perich là người tốt nghiệp qua lớp đào tạo giáo viên tôn giáo và là người mà nhà trường coi là một nhân viên lo việc mục vụ.
"Chúng tôi chỉ quyết định rằng vì có sự ngọai lệ liên quan đến mục vụ mà một vụ kiện như thế này phải bị cấm đóan," ông viết. "Chúng tôi không cho ý kiến về những ngọai lệ có thể áp dụng cho những trường hợp khác...Chúng tôi sẽ dành thời gian để giải quyết các áp dụng ấy, khi xảy ra."
Top Stories
NGOs Urge New North Korean Leader to Begin New Era
Zenit
08:29 11/01/2012
Call for End to Human Rights Abuses
SEOUL, South Korea, JAN. 10, 2012 (Zenit.org).- The new leader of North Korea has announced an amnesty in remembrance of his father and grandfather, but non-governmental organizations are urging him to begin a whole new era of respect for human rights.
The Fides agency reported today the response of 40 NGOs to the planned Feb. 1 amnesty. It is not clear how many or which prisoners will be released.
The International Coalition to stop the crimes against humanity in North Korea (ICNK) wrote an open letter to Kim Jong-un inviting him to "abandon the decades-long pattern of human rights abuses committed by the government of Pyongyang against the people in North Korea."
The letter recalls that more than 200,000 people are detained in North Korea for political reasons in a system of prison camps.
"The population suffers from hunger and malnutrition, lack of health care, while a political elite lives in luxury," the letter continues.
NGOs that are part of the coalition include Amnesty International, Human Rights Watch, and Christian associations such as Christian Solidarity Worldwide and the Christian Federation of Lawyers.
SEOUL, South Korea, JAN. 10, 2012 (Zenit.org).- The new leader of North Korea has announced an amnesty in remembrance of his father and grandfather, but non-governmental organizations are urging him to begin a whole new era of respect for human rights.
The Fides agency reported today the response of 40 NGOs to the planned Feb. 1 amnesty. It is not clear how many or which prisoners will be released.
The International Coalition to stop the crimes against humanity in North Korea (ICNK) wrote an open letter to Kim Jong-un inviting him to "abandon the decades-long pattern of human rights abuses committed by the government of Pyongyang against the people in North Korea."
The letter recalls that more than 200,000 people are detained in North Korea for political reasons in a system of prison camps.
"The population suffers from hunger and malnutrition, lack of health care, while a political elite lives in luxury," the letter continues.
NGOs that are part of the coalition include Amnesty International, Human Rights Watch, and Christian associations such as Christian Solidarity Worldwide and the Christian Federation of Lawyers.
Why the Pope Trusts in Youth
Mercedes De La Torre
08:31 11/01/2012
Secretary of Justice and Peace Council Comments on Benedict's Message
ROME, JAN. 10, 2012 (Zenit.org).- On the first day of the new year, in which the World Day of Peace was observed, Bishop Mario Toso, secretary of the Pontifical Council for Justice and Peace, commented on the Pope's message for the Day, titled "Educate Young People in Justice and Peace."
Bishop Toso pointed out that the Holy Father trusts young people, because they show hope and are able to receive God in the midst of human history.
ZENIT spoke with the Salesian bishop, professor of social philosophy, former rector of the Pontifical Salesian University and Consultor for 20 years of the Pontifical Council for Justice and Peace, about Benedict XVI's message.
ZENIT: Why does Benedict XVI address young people in particular in this 45th Message for the World Day of Peace?
Bishop Toso: Benedict XVI wished to address this message in particular to young people who today live in a world of incessant transformation, in a world that sociologists describe as "liquid": new projects are begun and are not solidified, so that youth live in a reality that changes constantly, and even those points that seem to be the most solid also seem to change.
In this context of swift changes and a lack of solid points of reference, Benedict XVI addresses young people, seeing them as a part of the human family that has great resources of hope. In fact, young people, especially in the World Youth Day that was held in Madrid, but also in other events that we have learned about in the media, are showing -- also in reference to the fall of regimes and the need to erect democratic institutions -- a young, fresh intuition, which helps adults to accept the fundamental values we must invest in and which can constitute the foundation of a more just and peaceful society.
ZENIT: Why does the Pope have confidence in young people as builders of peace?
Bishop Toso: Benedict XVI's confidence in young people is based above all on two motives: the first is that young people, in face of life and the great responsibilities of the human family, believe in the possibility of a profound transformation, of the renewal of institutions, and their enthusiasm can be the engine for positive change in our societies, even becoming witnesses and leaders, enabling adults to question themselves.
The second reason is that Benedict XVI believes in the capacity of young people to intercept God, to receive Him in the midst of human history as the One who can help humanity to come out of the dark tunnel in which it finds itself. In reality, the dark tunnels that cause despair are different, disallowing even the possibility of a more just world. They are tunnels represented by the food crisis, the financial crisis, the crisis of appropriating essential resources, the ecological crisis and, above all, the anthropological, ethical crisis.
ZENIT: How can young people help to create a more fraternal society?
Bishop Toso: As the Message for the World Day of Peace acknowledges, young people not only have the task to be involved in the educational process, but they have a mission -- Benedict XVI states clearly -- to stimulate, to be an example to adults and to one another.
Young people especially have a youthful and genuine intuition in regard to great values and they make every effort and commit themselves enthusiastically in the small daily things as well as those that are important: respect for the environment, the fight against corruption and illegality, the implementation of justice, and dignified and respectful treatment of persons in the field of the economy, in the field of finance. With their example, they have the possibility of offering models of what could be the construction of a new society, and new human relations based on the values of fraternity, solidarity and mutual gift -- values in which young people are particularly sensitive.
It is often said that today's young people are the first generation that think that their descendants will live in worse conditions of life. However, I sincerely believe that young people of the age of globalization wish and know that they can contribute to the construction of a better, more united and solidary humanity, the humanity that Jesus Christ inaugurated with his Incarnation.
ROME, JAN. 10, 2012 (Zenit.org).- On the first day of the new year, in which the World Day of Peace was observed, Bishop Mario Toso, secretary of the Pontifical Council for Justice and Peace, commented on the Pope's message for the Day, titled "Educate Young People in Justice and Peace."
Bishop Toso pointed out that the Holy Father trusts young people, because they show hope and are able to receive God in the midst of human history.
ZENIT spoke with the Salesian bishop, professor of social philosophy, former rector of the Pontifical Salesian University and Consultor for 20 years of the Pontifical Council for Justice and Peace, about Benedict XVI's message.
ZENIT: Why does Benedict XVI address young people in particular in this 45th Message for the World Day of Peace?
Bishop Toso: Benedict XVI wished to address this message in particular to young people who today live in a world of incessant transformation, in a world that sociologists describe as "liquid": new projects are begun and are not solidified, so that youth live in a reality that changes constantly, and even those points that seem to be the most solid also seem to change.
In this context of swift changes and a lack of solid points of reference, Benedict XVI addresses young people, seeing them as a part of the human family that has great resources of hope. In fact, young people, especially in the World Youth Day that was held in Madrid, but also in other events that we have learned about in the media, are showing -- also in reference to the fall of regimes and the need to erect democratic institutions -- a young, fresh intuition, which helps adults to accept the fundamental values we must invest in and which can constitute the foundation of a more just and peaceful society.
ZENIT: Why does the Pope have confidence in young people as builders of peace?
Bishop Toso: Benedict XVI's confidence in young people is based above all on two motives: the first is that young people, in face of life and the great responsibilities of the human family, believe in the possibility of a profound transformation, of the renewal of institutions, and their enthusiasm can be the engine for positive change in our societies, even becoming witnesses and leaders, enabling adults to question themselves.
The second reason is that Benedict XVI believes in the capacity of young people to intercept God, to receive Him in the midst of human history as the One who can help humanity to come out of the dark tunnel in which it finds itself. In reality, the dark tunnels that cause despair are different, disallowing even the possibility of a more just world. They are tunnels represented by the food crisis, the financial crisis, the crisis of appropriating essential resources, the ecological crisis and, above all, the anthropological, ethical crisis.
ZENIT: How can young people help to create a more fraternal society?
Bishop Toso: As the Message for the World Day of Peace acknowledges, young people not only have the task to be involved in the educational process, but they have a mission -- Benedict XVI states clearly -- to stimulate, to be an example to adults and to one another.
Young people especially have a youthful and genuine intuition in regard to great values and they make every effort and commit themselves enthusiastically in the small daily things as well as those that are important: respect for the environment, the fight against corruption and illegality, the implementation of justice, and dignified and respectful treatment of persons in the field of the economy, in the field of finance. With their example, they have the possibility of offering models of what could be the construction of a new society, and new human relations based on the values of fraternity, solidarity and mutual gift -- values in which young people are particularly sensitive.
It is often said that today's young people are the first generation that think that their descendants will live in worse conditions of life. However, I sincerely believe that young people of the age of globalization wish and know that they can contribute to the construction of a better, more united and solidary humanity, the humanity that Jesus Christ inaugurated with his Incarnation.
Vatican aide considers why the Pope picked Mexico
Zenit
08:32 11/01/2012
Reflects on Plans for March Trip
ROME, JAN. 10, 2012 (Zenit.org).- The director of the Vatican press office says that Benedict XVI will visit Mexico this March in a trip that is significant for the whole continent.
Jesuit Father Federico Lombardi dedicated his weekly editorial to reflect on the motivations for the Mexico trip, "and on the significance of that visit for the whole continent."
"As he celebrated the Feast of Our Lady of Guadalupe in December, Pope Benedict expressed his desire to participate in the celebration of the 200th anniversary of the independence of the Latin American countries. He spoke enthusiastically of the 'journey of integration' of this 'dear continent' and 'of its new, emerging central role in the world,' pointing out the horizons of fully human growth, and of the 'continental mission' of 'new evangelization,'" Father Lombardi recalled. "So he has now chosen to go to one of the most populous Hispanic countries, to continue the celebration there with representatives of the Latin American episcopal conferences, in 'Bicentennial Park' at the foot of the Cerro del Cubilete. From the park, recently built in the exact geographic center of Mexico, in the place where the National Sanctuary of Christ the King stands, the Pope will spiritually embrace the whole country."
The Vatican spokesman also noted the "Mexicans' affection for the Pope," asking who isn't touched by "their enthusiasm when they come to see him in Rome?"
"Who doesn't remember the triumphal welcome that they gave John Paul II during each of the five trips he made to Mexico in his lifetime; and today, when so many of them travel to the pilgrim shrine established in his memory?" Father Lombardi continued. "Twenty years ago, when diplomatic relations with the Holy See were established, the country recognized the deep Catholic soul of its people. Pope Benedict knew he had to go to Mexico, and he wanted to choose a place where his predecessor hadn't been able to go.
"Benedict's mission is the same as that of his predecessor; it is an ongoing mission, a mission that is continually growing and developing. May his visit to Mexico contribute to efforts to overcome poverty and violence, and bring an increase of hope and peace to Mexico, and all of Latin America."
ROME, JAN. 10, 2012 (Zenit.org).- The director of the Vatican press office says that Benedict XVI will visit Mexico this March in a trip that is significant for the whole continent.
Jesuit Father Federico Lombardi dedicated his weekly editorial to reflect on the motivations for the Mexico trip, "and on the significance of that visit for the whole continent."
"As he celebrated the Feast of Our Lady of Guadalupe in December, Pope Benedict expressed his desire to participate in the celebration of the 200th anniversary of the independence of the Latin American countries. He spoke enthusiastically of the 'journey of integration' of this 'dear continent' and 'of its new, emerging central role in the world,' pointing out the horizons of fully human growth, and of the 'continental mission' of 'new evangelization,'" Father Lombardi recalled. "So he has now chosen to go to one of the most populous Hispanic countries, to continue the celebration there with representatives of the Latin American episcopal conferences, in 'Bicentennial Park' at the foot of the Cerro del Cubilete. From the park, recently built in the exact geographic center of Mexico, in the place where the National Sanctuary of Christ the King stands, the Pope will spiritually embrace the whole country."
The Vatican spokesman also noted the "Mexicans' affection for the Pope," asking who isn't touched by "their enthusiasm when they come to see him in Rome?"
"Who doesn't remember the triumphal welcome that they gave John Paul II during each of the five trips he made to Mexico in his lifetime; and today, when so many of them travel to the pilgrim shrine established in his memory?" Father Lombardi continued. "Twenty years ago, when diplomatic relations with the Holy See were established, the country recognized the deep Catholic soul of its people. Pope Benedict knew he had to go to Mexico, and he wanted to choose a place where his predecessor hadn't been able to go.
"Benedict's mission is the same as that of his predecessor; it is an ongoing mission, a mission that is continually growing and developing. May his visit to Mexico contribute to efforts to overcome poverty and violence, and bring an increase of hope and peace to Mexico, and all of Latin America."
Ceremony changing for next Consistory
Zenit
09:39 11/01/2012
VATICAN CITY, JAN. 10, 2012 (Zenit.org).- When those to be made cardinals gather for the consistory on Feb. 18, the ceremony will be different than it has been in recent decades.
The Vatican announced that there will be a number of changes in the rite, which was last modified in the post-Vatican II changes to the liturgy.
According to the Office of Liturgical Celebrations of the Supreme Pontiff the rite will be simpler, in part to avoid the impression that the ceremony of creating cardinals has any kind of sacramental meaning.
Instead of having the consistory and then the following day a Mass celebrated by the Pope in which he consigns a ring to each new cardinal, there will be just one ceremony in which the traditional three elements -- the imposition of the biretta, the consignment of the ring and the assignation of their titular churches -- will take place.
As well, both the collect and the concluding prayer have been modified, returning to the texts used prior to Vatican II: The two prayers speak of the powers the Lord gave to the Church, in particular that of Peter. The Pope also prays directly for himself, that he may carry out his duties well.
Insofar as the Scripture texts used, there will only be a Gospel reading, omitting the first reading. The Gospel text used will be that of Mark 10: 32-45, in which Jesus announces his death and subsequent resurrection to the disciples and also tells them they must not seek to dominate others, but to be servants to all.
The following day the new cardinals will still concelebrate Mass with the Pope.
The Vatican announced that there will be a number of changes in the rite, which was last modified in the post-Vatican II changes to the liturgy.
According to the Office of Liturgical Celebrations of the Supreme Pontiff the rite will be simpler, in part to avoid the impression that the ceremony of creating cardinals has any kind of sacramental meaning.
Instead of having the consistory and then the following day a Mass celebrated by the Pope in which he consigns a ring to each new cardinal, there will be just one ceremony in which the traditional three elements -- the imposition of the biretta, the consignment of the ring and the assignation of their titular churches -- will take place.
As well, both the collect and the concluding prayer have been modified, returning to the texts used prior to Vatican II: The two prayers speak of the powers the Lord gave to the Church, in particular that of Peter. The Pope also prays directly for himself, that he may carry out his duties well.
Insofar as the Scripture texts used, there will only be a Gospel reading, omitting the first reading. The Gospel text used will be that of Mark 10: 32-45, in which Jesus announces his death and subsequent resurrection to the disciples and also tells them they must not seek to dominate others, but to be servants to all.
The following day the new cardinals will still concelebrate Mass with the Pope.
Chinese students discover the Christian faith while studying abroad
Daniel Golden
09:53 11/01/2012
Many Chinese families, atheists, seek qualified schools with high moral values and family environment. Their children, while studying, find the faith. With some risk of proselytizing and "superficial" conversion.
Columbia (AsiaNews) -Haiying Wu's family in Shandong Province wasn't religious. But after a born-again Texan teaching English in China advised her that Christian schools in the United States are safe and academically strong, Wu enrolled at Ben Lippen High School in Columbia, S.C.
She was required to attend church and chapel, take Bible class and join a Bible study group. At first she didn't understand "why you need to believe in something you can't view or touch," she said. Gradually, it began to make sense.
Shortly before her 2009 graduation, she was baptized.
Her parents were taken aback. "In China, I don't think there's any chance I would have become a Christian," said Wu, 21, now a junior at Tulane University in New Orleans. "It takes a lot to convert someone. Because Ben Lippen is such a strong religious environment, it makes you feel you have to learn about Christianity, and how come everybody around you believes."
As evangelical schools capitalize on the desire of affluent Chinese families for the prestige of a U.S. education, many Chinese students are learning first-hand how the Bible Belt got its name.
With proselytizing is banned in China, religious high schools are doing their missionary work on this side of the Pacific Ocean. Through placement agents and religious networking, they're recruiting growing numbers of students from China, most of them atheists, and encouraging them to convert, in hopes that some will spread the faith back home.
Struggle to fit in
Plunged with little preparation into an intense religious environment, Chinese students often struggle to fit in. Some shed their skepticism and become Christians, delighting school officials and dismaying their families in China.
Eighty of Ben Lippen's 108 international students come from China; five years ago there were almost none, Emery Nickerson, director of the boarding program, said.
"I'm pleased that so many of these kids come to Christ while they're here," Ben Lippen School headmaster Mickey Bowdon said. "I'm not sure the Chinese government would be."
China's Ministry of Education and State Administration for Religious Affairs declined to respond to written questions.
"The government is in a real quandary," said Daniel Bays, director of the Asia Studies Program at Calvin College in Grand Rapids, Mich., who researches Christianity in China. "They can't forbid people from sending their kids overseas. They may worry about these kids coming back, but they can't do much about it. These kids are just added to the crop of suspects that they already have to deal with."
Overtly fervent
Teachers, classmates and host parents with whom Chinese students stay are sometimes overly fervent in proselytizing them, former Ben Lippen headmaster David Edgren said.
"What we have are wonderful, sensitive, caring, committed Christian people who want so much for this particular Chinese student to come to know the Lord Jesus Christ the way they do," said Edgren, who now recruits Chinese students for Ben Lippen and other evangelical schools. "There is sometimes a tendency for the Christian student/host family/teacher to press for and receive what appears to be a commitment."
Nonbelieving Chinese parents choose Christian schools for their moral values, college-placement records and lower tuition than secular private schools, Edgren said.
Because the United States is regarded in China as a Christian nation, many parents see Christian schools as part of mainstream U.S. culture, said Susannah Clarke, who taught in China for three years and helps with a Bible study group at Ben Lippen.
Religious schools are the latest entrant in the race by American educational institutions to tap the lucrative China market. About 57,000 Chinese undergraduates, most paying full tuition, attended U.S. colleges in 2010-2011, six times as many as in 2005-06.
Limited to one year of attendance at U.S. public secondary schools under federal law, Chinese students are flocking to private high schools, where they diversify student bodies and offset declines in domestic enrollment.
Numbers soaring
The number of Chinese students at U.S. private high schools soared to 6,725 in 2010-11 from 65 in 2005-06, according to the U.S. Department of Homeland Security, which doesn't keep separate statistics for religious schools.
Religious schools boost Chinese enrollment by sending staff members to China and using agents such as New Oriental Education & Technology Group, China's largest education firm by market capitalization.
Known for preparing Chinese students for the SATs and other exams, New Oriental also connects them with U.S. high schools. Eight Protestant U.S. schools, including Ben Lippen, and two Catholic schools, were represented at a New Oriental recruiting fair in Beijing in October.
New Oriental's pipeline to religious schools worries Annalee Nissenholtz, a St. Louis-based counselor for international students and a consultant to the company.
"Relying on recruiters who do not emphasize their schools' religious focus, Chinese parents perceive these schools as 'safe' and 'family-oriented' places where their children will get a typical American experience," she said in an email. "They have no idea how religion permeates the day-to-day environment. I would no more place a Chinese student in an evangelical Christian school than in an orthodox Jewish school."
Edgren, the former Ben Lippen headmaster, said his experience with Chinese culture has taught him that many Chinese students at Christian schools convert to please administrators or save face.Of Ben Lippen's 80 Chinese students, "if there are more than three, four, five believers as I would understand a commitment to Jesus Christ, I'd be surprised," he said. "From a practical standpoint, we don't know until the kid goes back to China. Many of them will not tell their parents."
(Source: http://www.bloomberg.com/news/2011-12-20/chinese-atheists-lured-to-find-jesus-at-us-schools.html)
She was required to attend church and chapel, take Bible class and join a Bible study group. At first she didn't understand "why you need to believe in something you can't view or touch," she said. Gradually, it began to make sense.
Shortly before her 2009 graduation, she was baptized.
Her parents were taken aback. "In China, I don't think there's any chance I would have become a Christian," said Wu, 21, now a junior at Tulane University in New Orleans. "It takes a lot to convert someone. Because Ben Lippen is such a strong religious environment, it makes you feel you have to learn about Christianity, and how come everybody around you believes."
As evangelical schools capitalize on the desire of affluent Chinese families for the prestige of a U.S. education, many Chinese students are learning first-hand how the Bible Belt got its name.
With proselytizing is banned in China, religious high schools are doing their missionary work on this side of the Pacific Ocean. Through placement agents and religious networking, they're recruiting growing numbers of students from China, most of them atheists, and encouraging them to convert, in hopes that some will spread the faith back home.
Struggle to fit in
Plunged with little preparation into an intense religious environment, Chinese students often struggle to fit in. Some shed their skepticism and become Christians, delighting school officials and dismaying their families in China.
Eighty of Ben Lippen's 108 international students come from China; five years ago there were almost none, Emery Nickerson, director of the boarding program, said.
"I'm pleased that so many of these kids come to Christ while they're here," Ben Lippen School headmaster Mickey Bowdon said. "I'm not sure the Chinese government would be."
China's Ministry of Education and State Administration for Religious Affairs declined to respond to written questions.
"The government is in a real quandary," said Daniel Bays, director of the Asia Studies Program at Calvin College in Grand Rapids, Mich., who researches Christianity in China. "They can't forbid people from sending their kids overseas. They may worry about these kids coming back, but they can't do much about it. These kids are just added to the crop of suspects that they already have to deal with."
Overtly fervent
Teachers, classmates and host parents with whom Chinese students stay are sometimes overly fervent in proselytizing them, former Ben Lippen headmaster David Edgren said.
"What we have are wonderful, sensitive, caring, committed Christian people who want so much for this particular Chinese student to come to know the Lord Jesus Christ the way they do," said Edgren, who now recruits Chinese students for Ben Lippen and other evangelical schools. "There is sometimes a tendency for the Christian student/host family/teacher to press for and receive what appears to be a commitment."
Nonbelieving Chinese parents choose Christian schools for their moral values, college-placement records and lower tuition than secular private schools, Edgren said.
Because the United States is regarded in China as a Christian nation, many parents see Christian schools as part of mainstream U.S. culture, said Susannah Clarke, who taught in China for three years and helps with a Bible study group at Ben Lippen.
Religious schools are the latest entrant in the race by American educational institutions to tap the lucrative China market. About 57,000 Chinese undergraduates, most paying full tuition, attended U.S. colleges in 2010-2011, six times as many as in 2005-06.
Limited to one year of attendance at U.S. public secondary schools under federal law, Chinese students are flocking to private high schools, where they diversify student bodies and offset declines in domestic enrollment.
Numbers soaring
The number of Chinese students at U.S. private high schools soared to 6,725 in 2010-11 from 65 in 2005-06, according to the U.S. Department of Homeland Security, which doesn't keep separate statistics for religious schools.
Religious schools boost Chinese enrollment by sending staff members to China and using agents such as New Oriental Education & Technology Group, China's largest education firm by market capitalization.
Known for preparing Chinese students for the SATs and other exams, New Oriental also connects them with U.S. high schools. Eight Protestant U.S. schools, including Ben Lippen, and two Catholic schools, were represented at a New Oriental recruiting fair in Beijing in October.
New Oriental's pipeline to religious schools worries Annalee Nissenholtz, a St. Louis-based counselor for international students and a consultant to the company.
"Relying on recruiters who do not emphasize their schools' religious focus, Chinese parents perceive these schools as 'safe' and 'family-oriented' places where their children will get a typical American experience," she said in an email. "They have no idea how religion permeates the day-to-day environment. I would no more place a Chinese student in an evangelical Christian school than in an orthodox Jewish school."
Edgren, the former Ben Lippen headmaster, said his experience with Chinese culture has taught him that many Chinese students at Christian schools convert to please administrators or save face.Of Ben Lippen's 80 Chinese students, "if there are more than three, four, five believers as I would understand a commitment to Jesus Christ, I'd be surprised," he said. "From a practical standpoint, we don't know until the kid goes back to China. Many of them will not tell their parents."
(Source: http://www.bloomberg.com/news/2011-12-20/chinese-atheists-lured-to-find-jesus-at-us-schools.html)
Gansu, Chine: pressions policières sur l’évêque récemment ordonné du diocèse de Tianshui
Eglises d'Asie
10:42 11/01/2012
... qui ont entouré l’ordination de Mgr Wang, menée dans la clandestinité à la fin de l’année dernière.
Les sources disponibles, citées par l’agence Ucanews (1), font état de l’interpellation de Mgr Wang le 30 décembre dernier alors qu’il sortait d’une église paroissiale puis de sa « mise à l’écart » dans une guesthouse de la police de Tianshui. L’évêque, à qui il a été laissé l’usage de son téléphone portable, a été contacté par des proches. Il leur a précisé qu’il était « en bonne santé » et qu’il gardait « bon moral ». Il a expliqué qu’il devait se plier à « des conversations et des sessions d’éducation » et qu’il s’attendait à ce qu’un certain nombre de ses prêtres soient eux aussi « invités » à s’entretenir avec la police. De fait, depuis le 4 janvier, sept prêtres du diocèse de Tianshui ont été amenés à l’écart par la police afin de suivre des « sessions d’études ». Deux d’entre eux ont déjà été remis en liberté, avec toutefois pour consigne d’étudier « des documents » chez eux.
En août dernier déjà, de semblables interpellations avaient eu lieu parmi le clergé diocésain (2). Il semble que les agissements de la police soient liés à l’ordination elle-même de Mgr Wang. Agé de 50 ans, Mgr John Wang Ruowang fait en effet partie de la partie « clandestine » du diocèse de Tianshui, lequel compte 20 000 fidèles et une petite trentaine de prêtres, répartis à part égale entre « clandestins » et « officiels ». L’an dernier, dans un souci d’unité, le Saint-Siège avait nommé Mgr Wang Ruowang, évêque en titre de Tianshui et le P. Bosco Zhao Jianzhang, évêque « coadjuteur ». Ce dernier était à la tête de la partie « officielle » du diocèse et son ordination n’a pas encore eu lieu. L’ordination de Mgr Wang, quant à elle, s’est déroulée à la fin de l’année dernière, sans que les autorités chinoises n’en aient connaissance. C’est cette clandestinité qui, semble-t-il, mobilise aujourd’hui la police, qui, par ses pressions, cherche à connaître la date et les circonstances exactes de l’ordination épiscopale de Mgr Wang.
Dans le Gansu, province reculée du nord-ouest de la Chine, le diocèse de Tianshui présente une situation contrastée. La communauté clandestine était menée jusqu’en 2003, date de sa retraite, par Mgr Casimir Wang Milu. Depuis, le diocèse était administré par le P. John Baptist Wang Ruohan (Wang Milu, Wang Ruohan et Wang Ruowang sont trois frères). Du côté « officiel », le diocèse était administré par Mgr Augustine Zhao Jinglong jusqu’en 2004, date de sa mort. Depuis, l’administrateur « officiel » de Tianshui était le P. Bosco Zhao Jianzhang, petit-neveu de Mgr Augustine Zhao.
Dans le contexte actuel, marqué par les ordinations illégitimes de ces derniers mois, il semble que les autorités du Gansu cherchent à faire du P. Bosco Zhao Jianzhang l’ordinaire du diocèse de Tianshui (un document du Département du Front uni du Gansu fait état de l’élection d’un nouvel évêque pour Tianshui comme d’une priorité) mais qu’elles se sont trouvées prises de court par l’ordination épiscopale clandestine de Mgr Wang Ruowang.
(1) Ucanews, 11 janvier 2012.
(2) Voir dépêche EDA du 25 août 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-nord-est/chine/arrestations-de-plusieurs-groupes-de-chretiens-catholiques-et-protestants
(Source: Eglises d'Asie, 11 janvier 2012)
Pope: Gay marriage a threat to humanity's future
Reuters
12:33 11/01/2012
VATICAN CITY - Pope Benedict said on Monday that gay marriage was one of several threats to the traditional family that undermined "the future of humanity itself."
The Pope made some of his strongest comments against gay marriage in a New Year address to the diplomatic corps accredited to the Vatican in which he touched on some economic and social issues facing the world today.
He told diplomats from nearly 180 countries that the education of children needed proper "settings" and that "pride of place goes to the family, based on the marriage of a man and a woman."
"This is not a simple social convention, but rather the fundamental cell of every society. Consequently, policies which undermine the family threaten human dignity and the future of humanity itself," he said.
The Vatican and Catholic officials around the world have protested against moves to legalise gay marriage in Europe and other developed parts of the world.
One leading opponent of gay marriage in the United States is New York Archbishop Timothy Dolan, whom the pope will elevate to cardinal next month.
Dolan fought against gay marriage before it became legal in New York state last June, and in September he sent a letter to President Barack Obama criticising his administration's decision not to support a federal ban on gay marriage.
In that letter Dolan, who holds the powerful post of president of the U.S. Bishops Conference, said such a policy could "precipitate a national conflict between church and state of enormous proportions."
The Roman Catholic Church, which has some 1.3 billion members worldwide, teaches that while homosexual tendencies are not sinful, homosexual acts are, and that children should grow up in a traditional family with a mother and a father.
"The family unit is fundamental for the educational process and for the development both of individuals and states; hence there is a need for policies which promote the family and aid social cohesion and dialogue," Benedict told the diplomats.
Gay marriage is legal in a number of European countries, including Spain and the Netherlands.
Some Churches that have allowed gay marriage, women priests, gay clergy and gay bishops have been losing members to Catholicism, and the Vatican has taken steps to facilitate their conversion.
In 2009, Benedict decreed that Anglicans who leave their Church, many because they feel it has become too liberal, can find a home in Catholicism in a parallel hierarchy that allows them to keep some of their traditions.
The Vatican has since set up "ordinariates," structures similar to dioceses, in Britain and the United States to oversee ex-Anglicans who have converted and be a point of contact for those wishing to do so.
The Pope made some of his strongest comments against gay marriage in a New Year address to the diplomatic corps accredited to the Vatican in which he touched on some economic and social issues facing the world today.
He told diplomats from nearly 180 countries that the education of children needed proper "settings" and that "pride of place goes to the family, based on the marriage of a man and a woman."
"This is not a simple social convention, but rather the fundamental cell of every society. Consequently, policies which undermine the family threaten human dignity and the future of humanity itself," he said.
The Vatican and Catholic officials around the world have protested against moves to legalise gay marriage in Europe and other developed parts of the world.
One leading opponent of gay marriage in the United States is New York Archbishop Timothy Dolan, whom the pope will elevate to cardinal next month.
Dolan fought against gay marriage before it became legal in New York state last June, and in September he sent a letter to President Barack Obama criticising his administration's decision not to support a federal ban on gay marriage.
In that letter Dolan, who holds the powerful post of president of the U.S. Bishops Conference, said such a policy could "precipitate a national conflict between church and state of enormous proportions."
The Roman Catholic Church, which has some 1.3 billion members worldwide, teaches that while homosexual tendencies are not sinful, homosexual acts are, and that children should grow up in a traditional family with a mother and a father.
"The family unit is fundamental for the educational process and for the development both of individuals and states; hence there is a need for policies which promote the family and aid social cohesion and dialogue," Benedict told the diplomats.
Gay marriage is legal in a number of European countries, including Spain and the Netherlands.
Some Churches that have allowed gay marriage, women priests, gay clergy and gay bishops have been losing members to Catholicism, and the Vatican has taken steps to facilitate their conversion.
In 2009, Benedict decreed that Anglicans who leave their Church, many because they feel it has become too liberal, can find a home in Catholicism in a parallel hierarchy that allows them to keep some of their traditions.
The Vatican has since set up "ordinariates," structures similar to dioceses, in Britain and the United States to oversee ex-Anglicans who have converted and be a point of contact for those wishing to do so.
EU–Vietnam Human Rights Dialogue: Human Rights Watch Recommendations
Human Rights Watch
13:38 11/01/2012
EU–VIETNAM HUMAN RIGHTS DIALOGUE
http://www.hrw.org/node/104199
Human Rights Watch Recommendations
January 10, 2012
During the year 2011, there were many violations of human rights in Vietnam including a steady stream of political trials and arrests. The Vietnamese government systematically suppresses freedom of expression, association, and peaceful assembly. Independent writers, bloggers, and rights activists who question government policies, expose official corruption, or call for democratic alternatives to one-party rule are routinely subject to police harassment and intrusive surveillance, detained incommunicado for long periods of time without access to legal counsel, and sentenced to increasingly long terms in prison for violating vague national security laws. Police frequently torture suspects to elicit confessions and, in several cases, have responded to public protests over evictions, confiscation of land, and police brutality with excessive use of force. Authorities forcibly dispersed anti-China protests in Hanoi and Ho Chi Minh City in 2011 and protesters were intimidated, harassed, and in some cases detained for several days.
Human Rights Watch recommends that the EU should focus on the cases of prisoners and detainees, and examine four key priority areas in its upcoming human rights dialogue with Vietnam . These four priority areas are the following: repression of the freedom of speech and freedom of organization; repression of the right to freely practice religion; police brutality; and forced labor in drug rehabilitation centers and centers for sex workers and homeless people.
While we welcome the human rights dialogue as a vehicle for engaging with Vietnamese authorities about human rights concerns, we consider it of paramount importance that human rights concerns remain an integral part of the EU-Vietnam relationship at all levels. For this human rights dialogue to be effective, the EU should ensure that it does not become an isolated dialogue with little, if any, resonance in the overall EU-Vietnam relationship.
1. Cases of political prisoners and detainees
The government of Vietnam frequently uses vaguely-worded and loosely-interpreted national security crimes in Vietnam ’s penal code and other laws to imprison peaceful political and religious dissidents. These include “subversion of the people’s administration” (penal code article 79, penalty up to death sentence); “undermining the unity policy” (article 87, penalty up to 15 years in prison); “conducting propaganda against the state” (article 88, penalty up to 20 years in prison); “disrupting security” (article 89, penalty up to 15 years in prison); “fleeing abroad or stay abroad to oppose the people’s government” (article 91, penalty up to life sentence); “supplemental punishment” (article 92, which strips former prisoners convicted of these “national security” crimes of certain citizen’s rights up to 5 years, puts them on probation, and/or confiscates a part or all of their properties); and “abusing democratic freedoms” to “infringe upon the interests of the State” (article 258, penalty up to seven years in prison).
The EU should call for the release of political prisoners or detainees—all persons who have been detained for exercising their rights to free expression, assembly, movement, or political or religious activity.
In the event of a dispute over the above issue, and as an immediate confidence-building measure, the EU should call on the Vietnamese government to allow access to prisoners or detainees by families, legal counsel, and outside observers from the EU, European embassies, and international humanitarian and human rights groups. Specifically:
For all detainees in pretrial detention: immediately grant family visits and access to legal counsel. Outside access to political prisoners held incommunicado in pretrial detention is crucial because torture tends to be more common during this period. You will find a list of recent cases annexed to this briefing note. In 2011 alone, Human Rights Watch documented at least 27 people held without trial for their political and religious beliefs, a list including one musician, three bloggers, seventeen Catholics, two Protestants, two labor activists, and two democracy activists. We also know of at least two bloggers (Nguyen Van Hai, who blogs as Dieu Cay, and Phan Thanh Hai, who blogs as Anhbasg) detained in 2010 who have yet to be brought to trial.
For sentenced political prisoners: permit outside observers from the EU and international humanitarian and human rights groups to visit prisoners, especially those who are sentenced to long prison terms, starting with the following: 1) Tran Huynh Duy Thuc (sentenced to 16 years in prison); 2) Nguyen Van Canh (13 years); 3) Siu Hlom (12 years); 4) Pham Thi Phuong (11 years); 5) Siu Nheo (10 years); 6) Siu Brom (10 years); 7) Nguyen Hoang Quoc Hung (9 years); 8) Rah Lan Mlih (9 years); 9) Ro Mah Pro (9 years); 10) Rah Lan Blom (9 years); 11) Tran Thi Thuy (8 years); 12) Kpa Sinh (8 years); 13) Ro Mah Klit (8 years); 14) Phung Lam (7 years); 15) Do Thi Minh Hanh (7 years); 16) Doan Huy Chuong (7 years); 17) Cu Huy Ha Vu (7 years); 18) Nguyen Tien Trung (7 years); 19) Pham Van Thong (7 years); and 20) Nguyen Ngoc Cuong (7 years).
The EU should also call for the immediate release of political prisoners or detainees who have serious health problems so that they can receive proper medical treatment. In July and September, at least two political prisoners died in jail(Nguyen Van Trai and Truong Van Suong). Some of the most urgent cases for immediate release are:
Father Nguyen Van Ly, 65,who has suffered multiple strokes in prison in 2009, as a result of which his right arm and leg are paralyzed. He was released on medical parole for 16 months and kept under house arrest, but in July 2011 he was sent back to prison to serve the rest of his 8 year prison term. (Note: it was Father Ly whom US Embassy human rights officer Christian Marchant was trying to visit when he was beaten.) For more information on his case, please see:http://www.hrw.org/news/2011/08/31/vietnam-free-seriously-ill-rights-advocates.
Blogger Nguyen Van Hai (pen name ‘Dieu Cay’), 59, who may be seriously injured in detention according to his former wife Duong Thi Tan. Nguyen Van Hai has been held incommunicado since October 20, 2010, after he completed serving 30 months in prison on a trumped-up tax evasion charge; for more information on his case, please see: http://www.hrw.org/news/2011/08/31/vietnam-free-seriously-ill-rights-advocates.
Poet and anti-corruption campaigner Nguyen Huu Cau, 65, who has served a total of 34 years in prison since 1975—the first time from 1975-1980 in re-education camp; the second time from 1982 until present for exposing corruption of local authorities. Nguyen Huu Cau has lost most of his vision and is almost completely deaf;
Hoa Hao Buddhist activist Mai Thi Dung, 42, who is currently serving an 11-year prison term. She is gravely ill, with both feet paralyzed, and is suffering from heart disease and gallstones (her husband Vo Van Buu is also serving a 7-year prison term).
Do Thi Minh Hanh, 26,a labor activist jailed for organizing a strike in a shoe factory in Tra Vinh province, who is currently serving a 7-year prison sentence. She has lost her hearing on one ear, and suffers from swelling of the joints and a stomach ailment. For more information on her case, please see: http://www.hrw.org/news/2011/03/16/vietnam-overturn-labor-activists-harsh-prison-sentences.
Hoa Hao Buddhist activist Nguyen Van Lia, 71, formerly a religious prisoner, who was sentenced to 5 years in prison on December 13, 2011. He has lost most of his hearing, has several broken ribs from previous injuries, and suffers from high blood pressure. For more information on his case, please see: http://www.hrw.org/news/2011/12/12/vietnam-release-hoa-hao-buddhist-activist.
2. Repression of freedom of speech and freedom of association
Vietnam continues to suppress dissent by peaceful dissidents and activists and punishes them for forming organizations that the government views as hostile to its interests. During 2011 alone, the government sentenced at least 33 peaceful dissidents and activists to a total of 185 years in jail and 75 years of probation for exercising their rights to freedom of speech and freedom or organization enshrined in the Vietnam constitution.
In addition, the Vietnamese government shamelessly refused to release Nguyen Van Hai (a.k.a. blogger Dieu Cay) on October 20, 2010, after he served a 30-month prison term on a trumped-up tax evasion charge, and continues to hold him in detention on a still yet undisclosed charge. His family does not know his whereabouts and his current health situation.
The government bans all political parties, unions, and human rights organizations that are independent of the government or the Party. Decree 88 provides for strict government control of associations, which effectively serve as agencies of government ministries or the Vietnamese Communist Party. Vietnamese workers are forbidden from organizing unions independent of the government-controlled labor confederation. Government regulations impose fines on workers who participate in “illegal” strikes not approved by the government, enable local officials to force striking workers back to work, and ban strikes in 54 “strategic” sectors.
Activists who announced the formation of independent trade unions in Vietnam were arrested, imprisoned, harassed, intimidated, beaten, and in some cases “disappeared,” such as the case of Le Tri Tue, one of the founders of the Independent Workers’ Union whose whereabouts remain unknown since his “disappearance” in May 2007. Other labor activists are punished with harsh prison sentences, such as the case of Nguyen Hoang Quoc Hung, Do Thi Minh Hanh, and Doan Huy Chuong. The most recent case occurred on December 1, 2011, when the police of Hanoi arrested rights advocate Le Thanh Tung in his house at Soc Son district for defending workers and land petitioners.
3. Repression of religion
Vietnam continues to closely monitor, systematically harass, and sometimes violently crack down on independent religious groups that remain outside of official, government-registered and controlled religious institutions. Religious organizations that faced such actions by the authorities during the past year include unrecognized branches of the Cao Dai church, the Hoa Hao Buddhist church, independent Protestant house churches in the central highlands and elsewhere, Khmer Krom Buddhist temples, and the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV). On December 13, 2011, Hoa Hao Buddhist advocates Nguyen Van Lia and Tran Hoai An were sentenced to total of eight years imprisonment, followed by five more years on probation upon being released. Protestant pastor Nguyen Cong Chinh and at least 18 other religious activists are currently in detention awaiting trial. Religious leaders including the UBCV Supreme Patriarch, Thich Quang Do, and Hoa Hao Buddhist leader Le Quang Liem, are placed under house arrest and face continuous, sometimes intrusive, surveillance. In July 2011, Redemptorist leaders including Father Pham Trung Thanh and Father Dinh Huu Thoai were prohibited to leave the country. Also in July, Catholic priest Nguyen Van Ly was forced to go back to prison to serve the remainder of an eight-year prison term. Father Ly was temporarily release from prison and placed in house arrest on March 15, 2010, because of the severe illness and the need to provide one year of medical treatment to restore his health. He was sentenced on March 30, 2007, by the People’s Court of Thua Thien-Hue for “propaganda against the Socialist Republic of Vietnam” according to article 88 of the penal code. Assuming he survives the remainder of his eight-year term, he will be required to endure another five years of probation after his release.
Other examples of detained religious adherents include Mai Thi Dung, a Hoa Hao Buddhist. Arrested in 2005, she is serving an 11-year sentence. She is very ill. According to fellow Hoa Hao prisoner Vo Van Thanh Long, who was released in Nov 2010, Mai Thi Dung was initially sentenced to five years but shortly afterwards Vinh Long court sentenced her to another six years, for a total of 11 years, for disturbing public order. She is reportedly suffering from gallstones. Nguyen Van Canh (a.k.a. Tran Huu Canh), a Cao Dai, was arrested by Cambodian police on September 17, 2004, with 11 other Cao Dai, who tried to hand over a petition and documents to foreign delegations and reporters participating in an ASEAN Inter-Parliamentary Organisation meeting in Phnom Penh. They were expelled to Vietnam on September 17. On July 27, 2005, after a one-day trial by Ba Ria-Vung Tau Provincial People’s Court, he was sentenced (alongside 8 others) to 13 years in prison under article 91 of the Penal Code for “fleeing abroad to oppose the government.” Both Mai Thi Dung and Nguyen Van Canh are currently in Xuan Loc prison in Dong Nai.
4. Police brutality
Police brutality, including torture in detention and deaths in custody, was a major problem throughout the year. Prisoners routinely face abuse and torture in prison, and those held in drug rehabilitation centers face inhumane treatment, including forced labor. In a number of cases, individuals arrested for misdemeanors, such as traffic violations, were beaten to death in police custody. In 2011 alone, at least 21 people died in police custody according to state media.
For additional information, see Human Rights Watch’s memo released on September 22, 2010, “Vietnam: Widespread Police Brutality, Death in Custody.”
5. Forced labor in drug rehabilitation centers, dignity rehabilitation centers for sex workers and social sponsoring centers for homeless people
People dependent on drugs can be held in government detention centers, where they are forced to perform menial work in the name of “labor therapy,” the mainstay of Vietnam ’s approach to drug treatment. In early 2011 there were 123 centers across the country holding some 40,000 people. Their detention is not subject to any form of due process or judicial oversight and routinely lasts for as many as four years. Infringing center rules—including the requirement to work—is punished by beatings with truncheons, shocks with electrical batons, and being locked in disciplinary rooms where detainees are deprived of food and water. Children who use drugs are also held in these centers, where they must also perform “labor therapy,” and are beaten and abused. Former detainees reported being forced to work in cashew processing and other forms of agricultural production (including potato or coffee farming), garment manufacturing, construction work, and other forms of manufacturing (such as making bamboo and rattan products.) Under Vietnamese law, companies who source products from these centers are eligible for tax exemptions. Some of the products produced as a result of forced labor made their way into the supply chain of companies who sell goods abroad, including to the US and Europe. Human Rights Watch has also received credible reports of forced labor in centers in which the government detains homeless people and sex workers.
During the upcoming dialogue the EU should publicly call for: i) detainees in Vietnam’s drug detention centers to be released, and in particular for the law relating to seriously ill detainees to be implemented so that they can access treatment in the community, ii) the closure of the centers, iii) an investigation into allegations of human rights violations inside such centers, iv) holding those responsible for such violations to account, and v) reasonable compensation for detainees and former detainees for harm to their physical and mental health suffered during detention.
In the context of the EU’s existing preferential trade programs with Vietnam , the EU should initiate an ongoing review of Vietnam ’s eligibility, in light of Vietnam ’s failure to protect of the rights of people who use drugs. The EU currently grants Vietnam preferential trade benefits under its own system of Generalized System of Preferences. The European Council Regulation governing this system allows for “the suspension of preferential arrangements, regarding all or certain products originating in a beneficiary country, where it considers that there is sufficient evidence that temporary withdrawal would be justified,” including where there are “serious and systematic violations of principles” laid down in certain international human rights and labor rights conventions, on the basis of the conclusions of the relevant monitoring bodies.
6. Human Rights Watch’s recommendations for improvements of human rights in Vietnam
Regarding criminalization of peaceful dissent, the Vietnamese government should:
Amend or repeal provisions in the Ordinance on Religion, penal code, and other domestic laws that criminalize peaceful dissent and certain religious activities on the basis of imprecisely defined “national security” crimes, including penal code articles 79, 87, 88, 89, 91, 92, and 258.
Repeal Ordinance 44, which authorizes administrative detention, house arrest, or detention in Social Protection Centers and psychiatric facilities for two year renewable periods, without trial, for individuals deemed to have violated national security laws, and demand the immediate release of peaceful anti-China foreign policy/Vietnam nationalist protester Bui Thi Minh Hang, sent to the Thanh Ha Education camp, Gia Khanh commune, Binh Xuyen district, Vinh Phuc province, for 24 months, pursuant to decision No. 5225, signed by Vu Hong Khanh, deputy chair of the Hanoi’s People Committee, on November 8, 2011.
Regarding detention and mistreatment of detainees, the Vietnamese government should:
Immediately release and exonerate all people imprisoned, detained, or placed under house arrest, administrative detention, or involuntary commitment to mental hospitals or Social Protection Centers for the peaceful expression of political or religious beliefs.
Provide unrestricted access to UN human rights officials to all regions, including the central and northern highlands, where they should be allowed to conduct confidential interviews in individual homes, pagodas, prisons, police stations, Social Protection Centers, rehabilitation camps, mental institutions, and other places where political and religious dissidents are detained or imprisoned.
Regarding freedom of religion, the Vietnamese government should:
Allow independent religious organizations to freely conduct peaceful religious activities in accordance with international legal standards. End the restrictions on peaceful gatherings or activities by religious groups that are not registered with the government, such as unsanctioned organizations of Hoa Hao Buddhists, the Unified Buddhist Church of Vietnam, Cao Dai, and Mennonites, and end pressure to join government-authorized churches and abusive police surveillance and harassment of religious leaders and followers. Allow these religious organizations to obtain legal status and operate independently of already-registered religious organizations if they choose to do so.
Cease repression of ethnic minority Christians in the Northern and Central Highlands and ethnic Khmer Buddhists in the Mekong Delta and allow independent NGOs, UN officials, and international observers to freely monitor conditions in these remote and difficult to reach areas.
Regarding controls over freedom of expression and the internet, the Vietnamese government should:
Bring press laws into compliance with article 19 of the ICCPR.
Authorize the publication of uncensored, independent, privately-run newspapers and magazines.
Remove filtering, surveillance, and other restrictions on internet usage and release people imprisoned for peaceful dissemination of their views over the internet.
Regarding restrictions on freedom of assembly, the Vietnamese government should:
Bring legislation regulating public gatherings and demonstrations into conformity with the rights of free assembly in the ICCPR.
Address rural grievances about land rights and local corruption without resorting to excessive use of force or other human rights violations by strengthening the legal system and the independence of the judiciary, and making legal services available to the rural poor.
Investigate and bring to justice government security officials and civilians working on their behalf in using excessive force in suppressing protests in the Central Highlands in April 2004, in which at least ten demonstrators were killed.
Regarding freedom of association and labor rights, the Vietnamese government should:
Permit individuals the right to associate freely and peacefully with others of similar views regardless of whether those views run counter to the political or ideological views approved by the Party and state.
Immediately and unconditionally release all persons detained for peaceful activities to promote the rights of workers to freely associate, including the right to form and join trade unions of their own choice; to peacefully assemble to protect and advance their rights; and to exercise their right to freedom of expression on behalf of workers and their concerns.
Recognize independent labor unions.
Ratify ILO Conventions No. 87 (Freedom of Association and Protection of the Right to Organize) and No. 98 (Right to Organize and Collective Bargaining).
Regarding forced labor in drug rehabilitation centers, dignity rehabilitation centers for sex workers, and social centers for homeless people, the Vietnamese government should:
Instruct the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs (MOLISA) to abolish forced labor in all centers under its authority, including drug rehabilitation centers, centers that detain sex workers, and centers that detain homeless people.
Carry out prompt, independent, and thorough investigations into the labor conditions in drug detention and others types of centers, as they amount to forced labor in violation of Vietnamese and international law. Follow up abuses and crimes with appropriate legal actions (including criminal prosecution) against those who have committed crimes or other offences against detainees in violation of Vietnamese law.
Publish a list of all forms of work in which detainees in the centers are involved, which products are processed using detainee labor in the centers, and the companies whose products are processed using detainee labor in the centers.
Instruct the Ministry of Labor, Invalids, and Social Affairs (MOLISA) to provide adequate compensation to detainees and former detainees for the forced labor they performed while in detention.
Promptly ratify and effectively implement ILO Convention No. 105 (Abolition of Forced Labor).
Meet the government’s obligations under ILO Convention 29 by immediately revising the Penal Code to establish a specific criminal offence applicable to forced labor.
Annex
Additional Political Detainees in 2011
Hoang Phong, 26—Catholic activist; arrested December 29, 2011, in Nghe An for allegedly conducting propaganda against the state. His current whereabouts is unknown.
Nguyen Dinh Cuong, 30—Catholic activist; arrested December 24, 2011, in Nghe An for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Vo Minh Tri—musician; arrested December 23, 2011, in My Tho for allegedly conducting propaganda against the state. His current whereabouts is unknown.
Le Thanh Tung, 43—freelance journalist, member of Bloc 8406, and rights activist who helped workers and land petitioners, arrested Dec 1, 2011, in Hanoi for an unknown charge. He is currently being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Nguyen Van Tuan, 54—former cadre of the People’s Committee of Ba Ria – Vung Tau, arrested Oct 21, 2011, in Ba Ria – Vung Tau, for allegedly “abusing rights of freedom and democracy to infringe upon the interests of the State and the rights and interests of organizations and citizens” (article 258). His current whereabouts are unknown.
Dinh Dang Dinh, 48—former teacher, arrested October 21, 2011, in Dak Nong, for allegedly “conducting propaganda against the state” (article 88) and “abusing rights of freedom and democracy to infringe upon the interests of the State and the rights and interests of organizations and citizens” (article 258). His current whereabouts are unknown.
Tran Vu Anh Binh, 37—Catholic activist, arrested September 19, 2011, in Ho Chi Minh City (HCMC); being held at No.4 Phan Dang Luu, HCMC; on basis of unknown charge(s);
Ta Phong Tan, 43—Catholic blogger; arrested on September 5, 2011, in HCMC; being held at No.4 Phan Dang Luu, HCMC; on basis of unknown charge(s).
Tran Minh Nhat, 23—Catholic activist; arrested on August 27, 2011, in HCMC for alleged subversion of the administration (article 79 of the penal code); being held at B34 detention center (237 Nguyen Van Cu, District 1, HCMC).
Thai Van Dung, 23—Catholic activist; arrested on August 19, 2011, in Hanoi for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Ho Van Oanh, 26—Catholic activist; arrested on August 16, 2011, in HCMC for alleged subversion of the administration; being held at B34 detention center (237 Nguyen Van Cu, District 1, HCMC).
Nguyen Van Duyet, 31—Catholic activist; arrested on August 7, 2011, in Nghe An for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Nguyen Xuan Anh, 29—Catholic activist; arrested on August 7, 2011, in Nghe An for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Nong Hung Anh,23—Protestant activist; arrested on August 5, 2011, in Hanoi for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Le Van Son, 26—Catholic activist; arrested on August 3, 2011, in Hanoi for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Chu Manh Son, 22—Catholic activist; arrested on August 3, 2011, in Nghe An for allegedly conducting propaganda against the state; being held at Nghi Kim prison in Nghe An.
Tran Huu Duc, 23—Catholic activist; arrested on August 2, 2011, in Nghe An for allegedly conducting propaganda against the state; being held at Nghi Kim prison in Nghe An.
Dau Van Duong, 25—Catholic activist; arrested on August 2, 2011, in Nghe An for allegedly conducting propaganda against the state; being held at Nghi Kim prison in Nghe An.
Ho Duc Hoa, 37—Catholic activist; arrested on July 30, 2011, in HCMC for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Dang Xuan Dieu, 34—Catholic activist; arrested on July 30, 2011, in HCMC for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Nguyen Van Oai, 31—Catholic activist; arrested on July 30, 2011, in HCMC for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Nguyen Kim Nhan, 63—former political prisoner, arrested June 7, 2011, in Bac Giang for allegedly conducting propaganda against the state (article 88 of the penal code). Nguyen Kim Nhan finished serving two years in prison for the same charge (article 88) and was released on December 10, 2010. His current whereabouts are unknown.
Nguyen Cong Chinh, 42—a Protestant pastor, arrested April 28, 2011, in Gia Lai for allegedly “disrupting national unity’s policy” according to article 87 of the penal code. His current whereabouts are unknown.
Blei, 27—Catholic Ha Mon religious activist from Gia Lai. Arrested March 30, 2011, in Gia Lai for allegedly affiliating with outlaw Catholic Ha Mon group. His current whereabouts are unknown.
Phoi, 33—Catholic Ha Mon religious activist from Gia Lai. Arrested March 30, 2011, in Gia Lai for allegedly affiliating with outlaw Catholic Ha Mon. His current whereabouts are unknown.
Dinh Pset, 39—Catholic Ha Mon religious activist from Gia Lai. Arrested March 30, 2011, in Gia Lai for allegedly affiliating with outlaw Catholic Ha Mon. His current whereabouts are unknown.
Vu Quang Thuan, 45—leader of Vietnam Progressive Democratic Movement. Arrested January 28, 2011, upon arrival at Tan Son Nhat airport in Ho Chi Minh City after being deported from Malaysia and charged with “fleeing abroad to carry out activities against the people’s administration” under article 91 of the penal code. His current whereabouts are unknown.
http://www.hrw.org/node/104199
Human Rights Watch Recommendations
January 10, 2012
During the year 2011, there were many violations of human rights in Vietnam including a steady stream of political trials and arrests. The Vietnamese government systematically suppresses freedom of expression, association, and peaceful assembly. Independent writers, bloggers, and rights activists who question government policies, expose official corruption, or call for democratic alternatives to one-party rule are routinely subject to police harassment and intrusive surveillance, detained incommunicado for long periods of time without access to legal counsel, and sentenced to increasingly long terms in prison for violating vague national security laws. Police frequently torture suspects to elicit confessions and, in several cases, have responded to public protests over evictions, confiscation of land, and police brutality with excessive use of force. Authorities forcibly dispersed anti-China protests in Hanoi and Ho Chi Minh City in 2011 and protesters were intimidated, harassed, and in some cases detained for several days.
Human Rights Watch recommends that the EU should focus on the cases of prisoners and detainees, and examine four key priority areas in its upcoming human rights dialogue with Vietnam . These four priority areas are the following: repression of the freedom of speech and freedom of organization; repression of the right to freely practice religion; police brutality; and forced labor in drug rehabilitation centers and centers for sex workers and homeless people.
While we welcome the human rights dialogue as a vehicle for engaging with Vietnamese authorities about human rights concerns, we consider it of paramount importance that human rights concerns remain an integral part of the EU-Vietnam relationship at all levels. For this human rights dialogue to be effective, the EU should ensure that it does not become an isolated dialogue with little, if any, resonance in the overall EU-Vietnam relationship.
1. Cases of political prisoners and detainees
The government of Vietnam frequently uses vaguely-worded and loosely-interpreted national security crimes in Vietnam ’s penal code and other laws to imprison peaceful political and religious dissidents. These include “subversion of the people’s administration” (penal code article 79, penalty up to death sentence); “undermining the unity policy” (article 87, penalty up to 15 years in prison); “conducting propaganda against the state” (article 88, penalty up to 20 years in prison); “disrupting security” (article 89, penalty up to 15 years in prison); “fleeing abroad or stay abroad to oppose the people’s government” (article 91, penalty up to life sentence); “supplemental punishment” (article 92, which strips former prisoners convicted of these “national security” crimes of certain citizen’s rights up to 5 years, puts them on probation, and/or confiscates a part or all of their properties); and “abusing democratic freedoms” to “infringe upon the interests of the State” (article 258, penalty up to seven years in prison).
The EU should call for the release of political prisoners or detainees—all persons who have been detained for exercising their rights to free expression, assembly, movement, or political or religious activity.
In the event of a dispute over the above issue, and as an immediate confidence-building measure, the EU should call on the Vietnamese government to allow access to prisoners or detainees by families, legal counsel, and outside observers from the EU, European embassies, and international humanitarian and human rights groups. Specifically:
For all detainees in pretrial detention: immediately grant family visits and access to legal counsel. Outside access to political prisoners held incommunicado in pretrial detention is crucial because torture tends to be more common during this period. You will find a list of recent cases annexed to this briefing note. In 2011 alone, Human Rights Watch documented at least 27 people held without trial for their political and religious beliefs, a list including one musician, three bloggers, seventeen Catholics, two Protestants, two labor activists, and two democracy activists. We also know of at least two bloggers (Nguyen Van Hai, who blogs as Dieu Cay, and Phan Thanh Hai, who blogs as Anhbasg) detained in 2010 who have yet to be brought to trial.
For sentenced political prisoners: permit outside observers from the EU and international humanitarian and human rights groups to visit prisoners, especially those who are sentenced to long prison terms, starting with the following: 1) Tran Huynh Duy Thuc (sentenced to 16 years in prison); 2) Nguyen Van Canh (13 years); 3) Siu Hlom (12 years); 4) Pham Thi Phuong (11 years); 5) Siu Nheo (10 years); 6) Siu Brom (10 years); 7) Nguyen Hoang Quoc Hung (9 years); 8) Rah Lan Mlih (9 years); 9) Ro Mah Pro (9 years); 10) Rah Lan Blom (9 years); 11) Tran Thi Thuy (8 years); 12) Kpa Sinh (8 years); 13) Ro Mah Klit (8 years); 14) Phung Lam (7 years); 15) Do Thi Minh Hanh (7 years); 16) Doan Huy Chuong (7 years); 17) Cu Huy Ha Vu (7 years); 18) Nguyen Tien Trung (7 years); 19) Pham Van Thong (7 years); and 20) Nguyen Ngoc Cuong (7 years).
The EU should also call for the immediate release of political prisoners or detainees who have serious health problems so that they can receive proper medical treatment. In July and September, at least two political prisoners died in jail(Nguyen Van Trai and Truong Van Suong). Some of the most urgent cases for immediate release are:
Father Nguyen Van Ly, 65,who has suffered multiple strokes in prison in 2009, as a result of which his right arm and leg are paralyzed. He was released on medical parole for 16 months and kept under house arrest, but in July 2011 he was sent back to prison to serve the rest of his 8 year prison term. (Note: it was Father Ly whom US Embassy human rights officer Christian Marchant was trying to visit when he was beaten.) For more information on his case, please see:http://www.hrw.org/news/2011/08/31/vietnam-free-seriously-ill-rights-advocates.
Blogger Nguyen Van Hai (pen name ‘Dieu Cay’), 59, who may be seriously injured in detention according to his former wife Duong Thi Tan. Nguyen Van Hai has been held incommunicado since October 20, 2010, after he completed serving 30 months in prison on a trumped-up tax evasion charge; for more information on his case, please see: http://www.hrw.org/news/2011/08/31/vietnam-free-seriously-ill-rights-advocates.
Poet and anti-corruption campaigner Nguyen Huu Cau, 65, who has served a total of 34 years in prison since 1975—the first time from 1975-1980 in re-education camp; the second time from 1982 until present for exposing corruption of local authorities. Nguyen Huu Cau has lost most of his vision and is almost completely deaf;
Hoa Hao Buddhist activist Mai Thi Dung, 42, who is currently serving an 11-year prison term. She is gravely ill, with both feet paralyzed, and is suffering from heart disease and gallstones (her husband Vo Van Buu is also serving a 7-year prison term).
Do Thi Minh Hanh, 26,a labor activist jailed for organizing a strike in a shoe factory in Tra Vinh province, who is currently serving a 7-year prison sentence. She has lost her hearing on one ear, and suffers from swelling of the joints and a stomach ailment. For more information on her case, please see: http://www.hrw.org/news/2011/03/16/vietnam-overturn-labor-activists-harsh-prison-sentences.
Hoa Hao Buddhist activist Nguyen Van Lia, 71, formerly a religious prisoner, who was sentenced to 5 years in prison on December 13, 2011. He has lost most of his hearing, has several broken ribs from previous injuries, and suffers from high blood pressure. For more information on his case, please see: http://www.hrw.org/news/2011/12/12/vietnam-release-hoa-hao-buddhist-activist.
2. Repression of freedom of speech and freedom of association
Vietnam continues to suppress dissent by peaceful dissidents and activists and punishes them for forming organizations that the government views as hostile to its interests. During 2011 alone, the government sentenced at least 33 peaceful dissidents and activists to a total of 185 years in jail and 75 years of probation for exercising their rights to freedom of speech and freedom or organization enshrined in the Vietnam constitution.
In addition, the Vietnamese government shamelessly refused to release Nguyen Van Hai (a.k.a. blogger Dieu Cay) on October 20, 2010, after he served a 30-month prison term on a trumped-up tax evasion charge, and continues to hold him in detention on a still yet undisclosed charge. His family does not know his whereabouts and his current health situation.
The government bans all political parties, unions, and human rights organizations that are independent of the government or the Party. Decree 88 provides for strict government control of associations, which effectively serve as agencies of government ministries or the Vietnamese Communist Party. Vietnamese workers are forbidden from organizing unions independent of the government-controlled labor confederation. Government regulations impose fines on workers who participate in “illegal” strikes not approved by the government, enable local officials to force striking workers back to work, and ban strikes in 54 “strategic” sectors.
Activists who announced the formation of independent trade unions in Vietnam were arrested, imprisoned, harassed, intimidated, beaten, and in some cases “disappeared,” such as the case of Le Tri Tue, one of the founders of the Independent Workers’ Union whose whereabouts remain unknown since his “disappearance” in May 2007. Other labor activists are punished with harsh prison sentences, such as the case of Nguyen Hoang Quoc Hung, Do Thi Minh Hanh, and Doan Huy Chuong. The most recent case occurred on December 1, 2011, when the police of Hanoi arrested rights advocate Le Thanh Tung in his house at Soc Son district for defending workers and land petitioners.
3. Repression of religion
Vietnam continues to closely monitor, systematically harass, and sometimes violently crack down on independent religious groups that remain outside of official, government-registered and controlled religious institutions. Religious organizations that faced such actions by the authorities during the past year include unrecognized branches of the Cao Dai church, the Hoa Hao Buddhist church, independent Protestant house churches in the central highlands and elsewhere, Khmer Krom Buddhist temples, and the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV). On December 13, 2011, Hoa Hao Buddhist advocates Nguyen Van Lia and Tran Hoai An were sentenced to total of eight years imprisonment, followed by five more years on probation upon being released. Protestant pastor Nguyen Cong Chinh and at least 18 other religious activists are currently in detention awaiting trial. Religious leaders including the UBCV Supreme Patriarch, Thich Quang Do, and Hoa Hao Buddhist leader Le Quang Liem, are placed under house arrest and face continuous, sometimes intrusive, surveillance. In July 2011, Redemptorist leaders including Father Pham Trung Thanh and Father Dinh Huu Thoai were prohibited to leave the country. Also in July, Catholic priest Nguyen Van Ly was forced to go back to prison to serve the remainder of an eight-year prison term. Father Ly was temporarily release from prison and placed in house arrest on March 15, 2010, because of the severe illness and the need to provide one year of medical treatment to restore his health. He was sentenced on March 30, 2007, by the People’s Court of Thua Thien-Hue for “propaganda against the Socialist Republic of Vietnam” according to article 88 of the penal code. Assuming he survives the remainder of his eight-year term, he will be required to endure another five years of probation after his release.
Other examples of detained religious adherents include Mai Thi Dung, a Hoa Hao Buddhist. Arrested in 2005, she is serving an 11-year sentence. She is very ill. According to fellow Hoa Hao prisoner Vo Van Thanh Long, who was released in Nov 2010, Mai Thi Dung was initially sentenced to five years but shortly afterwards Vinh Long court sentenced her to another six years, for a total of 11 years, for disturbing public order. She is reportedly suffering from gallstones. Nguyen Van Canh (a.k.a. Tran Huu Canh), a Cao Dai, was arrested by Cambodian police on September 17, 2004, with 11 other Cao Dai, who tried to hand over a petition and documents to foreign delegations and reporters participating in an ASEAN Inter-Parliamentary Organisation meeting in Phnom Penh. They were expelled to Vietnam on September 17. On July 27, 2005, after a one-day trial by Ba Ria-Vung Tau Provincial People’s Court, he was sentenced (alongside 8 others) to 13 years in prison under article 91 of the Penal Code for “fleeing abroad to oppose the government.” Both Mai Thi Dung and Nguyen Van Canh are currently in Xuan Loc prison in Dong Nai.
4. Police brutality
Police brutality, including torture in detention and deaths in custody, was a major problem throughout the year. Prisoners routinely face abuse and torture in prison, and those held in drug rehabilitation centers face inhumane treatment, including forced labor. In a number of cases, individuals arrested for misdemeanors, such as traffic violations, were beaten to death in police custody. In 2011 alone, at least 21 people died in police custody according to state media.
For additional information, see Human Rights Watch’s memo released on September 22, 2010, “Vietnam: Widespread Police Brutality, Death in Custody.”
5. Forced labor in drug rehabilitation centers, dignity rehabilitation centers for sex workers and social sponsoring centers for homeless people
People dependent on drugs can be held in government detention centers, where they are forced to perform menial work in the name of “labor therapy,” the mainstay of Vietnam ’s approach to drug treatment. In early 2011 there were 123 centers across the country holding some 40,000 people. Their detention is not subject to any form of due process or judicial oversight and routinely lasts for as many as four years. Infringing center rules—including the requirement to work—is punished by beatings with truncheons, shocks with electrical batons, and being locked in disciplinary rooms where detainees are deprived of food and water. Children who use drugs are also held in these centers, where they must also perform “labor therapy,” and are beaten and abused. Former detainees reported being forced to work in cashew processing and other forms of agricultural production (including potato or coffee farming), garment manufacturing, construction work, and other forms of manufacturing (such as making bamboo and rattan products.) Under Vietnamese law, companies who source products from these centers are eligible for tax exemptions. Some of the products produced as a result of forced labor made their way into the supply chain of companies who sell goods abroad, including to the US and Europe. Human Rights Watch has also received credible reports of forced labor in centers in which the government detains homeless people and sex workers.
During the upcoming dialogue the EU should publicly call for: i) detainees in Vietnam’s drug detention centers to be released, and in particular for the law relating to seriously ill detainees to be implemented so that they can access treatment in the community, ii) the closure of the centers, iii) an investigation into allegations of human rights violations inside such centers, iv) holding those responsible for such violations to account, and v) reasonable compensation for detainees and former detainees for harm to their physical and mental health suffered during detention.
In the context of the EU’s existing preferential trade programs with Vietnam , the EU should initiate an ongoing review of Vietnam ’s eligibility, in light of Vietnam ’s failure to protect of the rights of people who use drugs. The EU currently grants Vietnam preferential trade benefits under its own system of Generalized System of Preferences. The European Council Regulation governing this system allows for “the suspension of preferential arrangements, regarding all or certain products originating in a beneficiary country, where it considers that there is sufficient evidence that temporary withdrawal would be justified,” including where there are “serious and systematic violations of principles” laid down in certain international human rights and labor rights conventions, on the basis of the conclusions of the relevant monitoring bodies.
6. Human Rights Watch’s recommendations for improvements of human rights in Vietnam
Regarding criminalization of peaceful dissent, the Vietnamese government should:
Amend or repeal provisions in the Ordinance on Religion, penal code, and other domestic laws that criminalize peaceful dissent and certain religious activities on the basis of imprecisely defined “national security” crimes, including penal code articles 79, 87, 88, 89, 91, 92, and 258.
Repeal Ordinance 44, which authorizes administrative detention, house arrest, or detention in Social Protection Centers and psychiatric facilities for two year renewable periods, without trial, for individuals deemed to have violated national security laws, and demand the immediate release of peaceful anti-China foreign policy/Vietnam nationalist protester Bui Thi Minh Hang, sent to the Thanh Ha Education camp, Gia Khanh commune, Binh Xuyen district, Vinh Phuc province, for 24 months, pursuant to decision No. 5225, signed by Vu Hong Khanh, deputy chair of the Hanoi’s People Committee, on November 8, 2011.
Regarding detention and mistreatment of detainees, the Vietnamese government should:
Immediately release and exonerate all people imprisoned, detained, or placed under house arrest, administrative detention, or involuntary commitment to mental hospitals or Social Protection Centers for the peaceful expression of political or religious beliefs.
Provide unrestricted access to UN human rights officials to all regions, including the central and northern highlands, where they should be allowed to conduct confidential interviews in individual homes, pagodas, prisons, police stations, Social Protection Centers, rehabilitation camps, mental institutions, and other places where political and religious dissidents are detained or imprisoned.
Regarding freedom of religion, the Vietnamese government should:
Allow independent religious organizations to freely conduct peaceful religious activities in accordance with international legal standards. End the restrictions on peaceful gatherings or activities by religious groups that are not registered with the government, such as unsanctioned organizations of Hoa Hao Buddhists, the Unified Buddhist Church of Vietnam, Cao Dai, and Mennonites, and end pressure to join government-authorized churches and abusive police surveillance and harassment of religious leaders and followers. Allow these religious organizations to obtain legal status and operate independently of already-registered religious organizations if they choose to do so.
Cease repression of ethnic minority Christians in the Northern and Central Highlands and ethnic Khmer Buddhists in the Mekong Delta and allow independent NGOs, UN officials, and international observers to freely monitor conditions in these remote and difficult to reach areas.
Regarding controls over freedom of expression and the internet, the Vietnamese government should:
Bring press laws into compliance with article 19 of the ICCPR.
Authorize the publication of uncensored, independent, privately-run newspapers and magazines.
Remove filtering, surveillance, and other restrictions on internet usage and release people imprisoned for peaceful dissemination of their views over the internet.
Regarding restrictions on freedom of assembly, the Vietnamese government should:
Bring legislation regulating public gatherings and demonstrations into conformity with the rights of free assembly in the ICCPR.
Address rural grievances about land rights and local corruption without resorting to excessive use of force or other human rights violations by strengthening the legal system and the independence of the judiciary, and making legal services available to the rural poor.
Investigate and bring to justice government security officials and civilians working on their behalf in using excessive force in suppressing protests in the Central Highlands in April 2004, in which at least ten demonstrators were killed.
Regarding freedom of association and labor rights, the Vietnamese government should:
Permit individuals the right to associate freely and peacefully with others of similar views regardless of whether those views run counter to the political or ideological views approved by the Party and state.
Immediately and unconditionally release all persons detained for peaceful activities to promote the rights of workers to freely associate, including the right to form and join trade unions of their own choice; to peacefully assemble to protect and advance their rights; and to exercise their right to freedom of expression on behalf of workers and their concerns.
Recognize independent labor unions.
Ratify ILO Conventions No. 87 (Freedom of Association and Protection of the Right to Organize) and No. 98 (Right to Organize and Collective Bargaining).
Regarding forced labor in drug rehabilitation centers, dignity rehabilitation centers for sex workers, and social centers for homeless people, the Vietnamese government should:
Instruct the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs (MOLISA) to abolish forced labor in all centers under its authority, including drug rehabilitation centers, centers that detain sex workers, and centers that detain homeless people.
Carry out prompt, independent, and thorough investigations into the labor conditions in drug detention and others types of centers, as they amount to forced labor in violation of Vietnamese and international law. Follow up abuses and crimes with appropriate legal actions (including criminal prosecution) against those who have committed crimes or other offences against detainees in violation of Vietnamese law.
Publish a list of all forms of work in which detainees in the centers are involved, which products are processed using detainee labor in the centers, and the companies whose products are processed using detainee labor in the centers.
Instruct the Ministry of Labor, Invalids, and Social Affairs (MOLISA) to provide adequate compensation to detainees and former detainees for the forced labor they performed while in detention.
Promptly ratify and effectively implement ILO Convention No. 105 (Abolition of Forced Labor).
Meet the government’s obligations under ILO Convention 29 by immediately revising the Penal Code to establish a specific criminal offence applicable to forced labor.
Annex
Additional Political Detainees in 2011
Hoang Phong, 26—Catholic activist; arrested December 29, 2011, in Nghe An for allegedly conducting propaganda against the state. His current whereabouts is unknown.
Nguyen Dinh Cuong, 30—Catholic activist; arrested December 24, 2011, in Nghe An for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Vo Minh Tri—musician; arrested December 23, 2011, in My Tho for allegedly conducting propaganda against the state. His current whereabouts is unknown.
Le Thanh Tung, 43—freelance journalist, member of Bloc 8406, and rights activist who helped workers and land petitioners, arrested Dec 1, 2011, in Hanoi for an unknown charge. He is currently being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Nguyen Van Tuan, 54—former cadre of the People’s Committee of Ba Ria – Vung Tau, arrested Oct 21, 2011, in Ba Ria – Vung Tau, for allegedly “abusing rights of freedom and democracy to infringe upon the interests of the State and the rights and interests of organizations and citizens” (article 258). His current whereabouts are unknown.
Dinh Dang Dinh, 48—former teacher, arrested October 21, 2011, in Dak Nong, for allegedly “conducting propaganda against the state” (article 88) and “abusing rights of freedom and democracy to infringe upon the interests of the State and the rights and interests of organizations and citizens” (article 258). His current whereabouts are unknown.
Tran Vu Anh Binh, 37—Catholic activist, arrested September 19, 2011, in Ho Chi Minh City (HCMC); being held at No.4 Phan Dang Luu, HCMC; on basis of unknown charge(s);
Ta Phong Tan, 43—Catholic blogger; arrested on September 5, 2011, in HCMC; being held at No.4 Phan Dang Luu, HCMC; on basis of unknown charge(s).
Tran Minh Nhat, 23—Catholic activist; arrested on August 27, 2011, in HCMC for alleged subversion of the administration (article 79 of the penal code); being held at B34 detention center (237 Nguyen Van Cu, District 1, HCMC).
Thai Van Dung, 23—Catholic activist; arrested on August 19, 2011, in Hanoi for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Ho Van Oanh, 26—Catholic activist; arrested on August 16, 2011, in HCMC for alleged subversion of the administration; being held at B34 detention center (237 Nguyen Van Cu, District 1, HCMC).
Nguyen Van Duyet, 31—Catholic activist; arrested on August 7, 2011, in Nghe An for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Nguyen Xuan Anh, 29—Catholic activist; arrested on August 7, 2011, in Nghe An for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Nong Hung Anh,23—Protestant activist; arrested on August 5, 2011, in Hanoi for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Le Van Son, 26—Catholic activist; arrested on August 3, 2011, in Hanoi for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Chu Manh Son, 22—Catholic activist; arrested on August 3, 2011, in Nghe An for allegedly conducting propaganda against the state; being held at Nghi Kim prison in Nghe An.
Tran Huu Duc, 23—Catholic activist; arrested on August 2, 2011, in Nghe An for allegedly conducting propaganda against the state; being held at Nghi Kim prison in Nghe An.
Dau Van Duong, 25—Catholic activist; arrested on August 2, 2011, in Nghe An for allegedly conducting propaganda against the state; being held at Nghi Kim prison in Nghe An.
Ho Duc Hoa, 37—Catholic activist; arrested on July 30, 2011, in HCMC for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Dang Xuan Dieu, 34—Catholic activist; arrested on July 30, 2011, in HCMC for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Nguyen Van Oai, 31—Catholic activist; arrested on July 30, 2011, in HCMC for alleged subversion of the administration; being held at B14 detention center (Thanh Tri, Hanoi ).
Nguyen Kim Nhan, 63—former political prisoner, arrested June 7, 2011, in Bac Giang for allegedly conducting propaganda against the state (article 88 of the penal code). Nguyen Kim Nhan finished serving two years in prison for the same charge (article 88) and was released on December 10, 2010. His current whereabouts are unknown.
Nguyen Cong Chinh, 42—a Protestant pastor, arrested April 28, 2011, in Gia Lai for allegedly “disrupting national unity’s policy” according to article 87 of the penal code. His current whereabouts are unknown.
Blei, 27—Catholic Ha Mon religious activist from Gia Lai. Arrested March 30, 2011, in Gia Lai for allegedly affiliating with outlaw Catholic Ha Mon group. His current whereabouts are unknown.
Phoi, 33—Catholic Ha Mon religious activist from Gia Lai. Arrested March 30, 2011, in Gia Lai for allegedly affiliating with outlaw Catholic Ha Mon. His current whereabouts are unknown.
Dinh Pset, 39—Catholic Ha Mon religious activist from Gia Lai. Arrested March 30, 2011, in Gia Lai for allegedly affiliating with outlaw Catholic Ha Mon. His current whereabouts are unknown.
Vu Quang Thuan, 45—leader of Vietnam Progressive Democratic Movement. Arrested January 28, 2011, upon arrival at Tan Son Nhat airport in Ho Chi Minh City after being deported from Malaysia and charged with “fleeing abroad to carry out activities against the people’s administration” under article 91 of the penal code. His current whereabouts are unknown.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhóm Ve Chai Nhân Ái tổ chức hội chợ cho người nghèo và HIV
Nguyễn Liên
08:08 11/01/2012
HẢI PHÒNG - Ngày mùng 8.01.2012 tại nhà thờ An Hải, Cha đặc trách Gioan Bao tixita Vũ Văn Kiện đã dâng Thánh Lễ kỷ niệm 6 năm thành lập Nhóm Ve Chai Nhân Ái Hải Phòng.
Xem hình ảnh
Nhóm ve chai nhân ái hải phòng được thành lập với mục đích là để giúp đỡ những bệnh nhân HIV, nhờ sự chung tay cộng tác của quí ân nhân và sự hăng say nhiệt thành của mỗi thành viên trong Nhóm, chỉ với sáu năm nhóm đã góp được một tỷ hai trăm triệu, giúp đỡ được hơn 2 nghìn lượt bệnh nhân nhiễm HIV và trẻ ảnh hưởng bởi HIV, người nghèo, vùng bị lũ lụt…
Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày sinh nhật của Nhóm thì luôn là ngày “chợ tết” của những anh chị em bệnh nhân có H, năm nay những người nghèo ở khu vực nội thành của Thành Phố Hải Phòng cũng được mời tới vui hội trợ với Nhóm.
Trước buổi hội chợ là chương trình Chầu Thánh Thể tạ ơn Chúa, cầu nguyện cho qúi ân nhân, anh chị em trong nhóm, các bệnh nhân và những người có hoàn cảnh khó khăn được bình an và hạnh phúc trong năm mới này.
Sau đó Cha đặc trách và Nhóm đã giao lưu và chia sẻ với các anh chị em bệnh nhân HIV và người nghèo. Các tiết mục văn nghệ chào đón xuân của anh chị em Nhóm ve chai đã khiến cho người tham dự như được đón tết sớm hơn, tiếp đến là giọng ca mượt mà sâu lắng của Ca sỹ Thu Hương giáo xứ Xâm Bồ với hai bài hát “ Tình con yêu Chúa và Tình ca tri ân” đã giúp cho mọi người thấy gần với Chúa và gần nhau hơn dù cho có người không cùng tôn giáo, họ đã thực sự cảm nghiệm được tình Chúa qua những việc làm của anh chị em Nhóm Ve Chai Nhân Ái.
Anh Nguyễn Mạnh Khải chia sẻ “ hai năm trước khi sức khỏe chuyển sang giai đoạn AIDS phải nhận viện tôi đã rất buồn và thất vọng, may mắn được các anh chị trong Nhóm Ve Chai đến thăm hỏi động viên, đã giúp tôi tin tưởng lạc quan và sức khỏe đã bình phục, hôm nay có dịp đến Nhà Thờ gặp Cha và các anh chị trong Nhóm, xin gửi tặng Cha và các anh chị bài hát “Tình Cha”, bài ca được cất lên với tất cả tâm tình của anh và các bệnh nhân như muốn thay cho lời cảm tạ Thiên Chúa cảm ơn Cha đặc trách và Nhóm trong sáu năm qua đã dành những tình cảm đặc biệt cho họ.
Tiếp đến là mỗi bệnh nhân được phát 150 ngàn đồng tiền phiếu đi mua hàng, hôm nay các thành viên trong Nhóm Ve Chai Nhân Ái lại là những người bán hàng rất thân thiện và tận tâm.
Chị Trương Thị Hồng ở Kiến Thụy vui mừng nói “ được đi sắm tết sớm, lại được mua hàng giảm giá, với thái độ vui vẻ và thân thiện của người bán hàng, tôi cảm thấy rất vui, hôm nay dù thời tiết lạnh hơn, nhưng nhờ sự tận tâm của mọi người trong Nhóm đã làm cho chúng tôi không còn thấy lạnh nữa”.
Hội chợ kết thúc với những nụ cười tươi vui và hạnh phúc của anh chị em có H và người nghèo.
18h30 Cha đặc trách cùng với cộng đoàn và một số anh chị em bệnh nhân không cùng tôn giáo cũng ở lại tham dự Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa đã luôn đồng hành chúc lành cho công việc bác ái của Nhóm.
Ngài cũng mong mọi người tiếp tục chung tay cộng tác với Nhóm để có thể giúp được nhiều người có hoàn cảnh hơn nữa.
Xem hình ảnh
Nhóm ve chai nhân ái hải phòng được thành lập với mục đích là để giúp đỡ những bệnh nhân HIV, nhờ sự chung tay cộng tác của quí ân nhân và sự hăng say nhiệt thành của mỗi thành viên trong Nhóm, chỉ với sáu năm nhóm đã góp được một tỷ hai trăm triệu, giúp đỡ được hơn 2 nghìn lượt bệnh nhân nhiễm HIV và trẻ ảnh hưởng bởi HIV, người nghèo, vùng bị lũ lụt…
Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày sinh nhật của Nhóm thì luôn là ngày “chợ tết” của những anh chị em bệnh nhân có H, năm nay những người nghèo ở khu vực nội thành của Thành Phố Hải Phòng cũng được mời tới vui hội trợ với Nhóm.
Trước buổi hội chợ là chương trình Chầu Thánh Thể tạ ơn Chúa, cầu nguyện cho qúi ân nhân, anh chị em trong nhóm, các bệnh nhân và những người có hoàn cảnh khó khăn được bình an và hạnh phúc trong năm mới này.
Sau đó Cha đặc trách và Nhóm đã giao lưu và chia sẻ với các anh chị em bệnh nhân HIV và người nghèo. Các tiết mục văn nghệ chào đón xuân của anh chị em Nhóm ve chai đã khiến cho người tham dự như được đón tết sớm hơn, tiếp đến là giọng ca mượt mà sâu lắng của Ca sỹ Thu Hương giáo xứ Xâm Bồ với hai bài hát “ Tình con yêu Chúa và Tình ca tri ân” đã giúp cho mọi người thấy gần với Chúa và gần nhau hơn dù cho có người không cùng tôn giáo, họ đã thực sự cảm nghiệm được tình Chúa qua những việc làm của anh chị em Nhóm Ve Chai Nhân Ái.
Anh Nguyễn Mạnh Khải chia sẻ “ hai năm trước khi sức khỏe chuyển sang giai đoạn AIDS phải nhận viện tôi đã rất buồn và thất vọng, may mắn được các anh chị trong Nhóm Ve Chai đến thăm hỏi động viên, đã giúp tôi tin tưởng lạc quan và sức khỏe đã bình phục, hôm nay có dịp đến Nhà Thờ gặp Cha và các anh chị trong Nhóm, xin gửi tặng Cha và các anh chị bài hát “Tình Cha”, bài ca được cất lên với tất cả tâm tình của anh và các bệnh nhân như muốn thay cho lời cảm tạ Thiên Chúa cảm ơn Cha đặc trách và Nhóm trong sáu năm qua đã dành những tình cảm đặc biệt cho họ.
Tiếp đến là mỗi bệnh nhân được phát 150 ngàn đồng tiền phiếu đi mua hàng, hôm nay các thành viên trong Nhóm Ve Chai Nhân Ái lại là những người bán hàng rất thân thiện và tận tâm.
Chị Trương Thị Hồng ở Kiến Thụy vui mừng nói “ được đi sắm tết sớm, lại được mua hàng giảm giá, với thái độ vui vẻ và thân thiện của người bán hàng, tôi cảm thấy rất vui, hôm nay dù thời tiết lạnh hơn, nhưng nhờ sự tận tâm của mọi người trong Nhóm đã làm cho chúng tôi không còn thấy lạnh nữa”.
Hội chợ kết thúc với những nụ cười tươi vui và hạnh phúc của anh chị em có H và người nghèo.
18h30 Cha đặc trách cùng với cộng đoàn và một số anh chị em bệnh nhân không cùng tôn giáo cũng ở lại tham dự Thánh Lễ tạ ơn Thiên Chúa đã luôn đồng hành chúc lành cho công việc bác ái của Nhóm.
Ngài cũng mong mọi người tiếp tục chung tay cộng tác với Nhóm để có thể giúp được nhiều người có hoàn cảnh hơn nữa.
Caritas Phan Thiết: Thăm và chia sẻ quà Tết cho các gia đình bị biển xâm thực
Hồng Hương
08:12 11/01/2012
Ngày 03.01.2012, theo Ban BAXH - Caritas Phan Thiết đến thăm và chia sẻ quà Tết cho 47 hộ gia đình bị biển xâm thực thiệt hại nặng về nhà cửa và vật chất ở khu phố 14, thị trấn Liên Hương (Tuy Phong) và phường Đức Long, TP. Phan Thiết, Bình Thuận, chúng tôi thực sự xót xa trước nỗi mất mát mà những người dân biển hiền lành phải gánh chịu.
Xem hình ảnh
Xóm biển điêu tàn
Khu phố 5, phường Đức Long, TP.Phan Thiết ngày trước với một đoạn đường khá nhộn nhịp với những ngôi nhà ven biển vừa xây kiên cố, vừa lợp lá vách gỗ nằm sát nhau. Nhưng hôm nay, khi chúng tôi đến chỉ còn là đống đổ nát hỗn độn, những bức tường vỡ toác nham nhở, thậm chí có những ngôi nhà hoàn toàn bị xóa sổ. Một số người phải xin ở nhà hàng xóm gần đó, hoặc dựng tạm lều ở trên những khoảng đất trống của người khác hay di dời đến nhà người thân. Một chị đưa chúng tôi xem chén cơm đang đút cho con ăn nói: “Mỗi lần gió là cát bụi bay bám đầy nhà, đầy người và thức ăn”.
Đây là hậu quả của trận sóng kinh hoàng lúc 22h30 ngày 11/12/2011 khiến 6 ngôi nhà bị cuốn trôi, 16 ngôi nhà phải tháo dỡ và 29 ngôi nhà nằm trong tình trạng nguy hiểm. Đây không phải là lần đầu tiên khu vực này bị biển xâm thực. Từ năm 2008 đến nay, không năm nào là không có nhà dân bị sóng biển cuốn trôi, không năm nào người dân được sống yên ổn…
Ông Sáu, một trong những gia đình bị cuốn mất nhà, chỉ ra biển và buồn rầu cho biết: Cách đây vài năm, những nhà dân ở đây cách bãi biển khoảng 50m, nhưng chỉ sau 4 năm khoảng cách đó chỉ còn tính bằng centimet. Bà Trần Thị Quý chỉ vào căn nhà chỉ còn lại 1 phòng nghẹn ngào kể: “Năm ngoái, phía sau nhà tôi còn có một hộ nữa. Sau trận biển xâm thực ngày 8 - 9/12/2010, ngôi nhà đó đã không còn. Biết trước sắp đến lượt nhà mình nên ngay đầu tháng 11/2011 nhà tôi đã cắm cọc, thêm bao cát, mua đá về kè phía sau nhà nhưng cũng không giữ được”.
Chưa khắc phục hậu quả, thì ngay đêm Giáng Sinh 25.12.2011, một trận sóng khác cuốn trôi thêm vài ngôi nhà và phá hoại nhiều ngôi nhà khác. Một Giáo dân Chính Tòa ở khu vực này cho biết, trước khi đi lễ, anh đã lo sợ và mang đồ đạc gởi nhà dối diện. Khi dự lễ, nghe Phúc Âm về câu chuyện Giáng Sinh anh cảm thương Thánh Giuse và Đức Mẹ loay hoay không có nhà trọ trong đêm lạnh. Lễ xong ra về, không sao tả được nỗi bàng hoàng của anh và gia đình khi căn nhà của mình đã bị sóng cuốn không còn dấu vết. Chỉ vài giờ trước, gia đình anh có đất có nhà, mà giờ như kẻ “tứ cô vô thân”. Anh cười buồn bộc bạch: “Chưa bao giờ tôi cảm thông được với gia đình Thánh Gia như lúc này”.
Cũng trong đêm 11/12/2011, tại khu phố 14, thị trấn Liên Hương (Tuy Phong), sóng biển đã phá hủy hoàn toàn 4 căn nhà, uy hiếp 49 hộ dân ven biển.Khu vực bị biển xâm thực nặng nhất dài khoảng 300m. Anh Giuse Nguyễn Quang Chính, Trưởng Caritas Giáo xứ Long Hương chỉ cho chúng tôi thấy trước đây, cách mép nước biển hơn 20m là kè đá kiên cố. Giờ thì đoạn kè này đã bị sụp đổ, bị sóng đánh, kéo xuống đại dương. Người dân cho biết, sau khi vỡ kè, sóng dễ dàng lấn mạnh vào đất liền, phá hủy nhiều nhà cửa. Ngày 11/12/2011 tới nay, tình trạng biển xâm thực vẫn tiếp diễn gây thiệt hại nặng cho bà con sống ở đây.
Khi được nhân viên Caritas hỏi về nhu cầu cần hỗ trợ gì trước nhất trong hoàn cảnh này, chị Lê Thị Huệ trả lời: Với gia đình tôi, bây giờ thực phẩm là cần thiết nhất. Và chúng tôi cần những tấm bạt để chắn sóng cho đất khỏi bị sói mòn nhanh dù chỉ là tạm bợ”.
Cần lắm những bàn tay nâng đỡ
Bà Nguyễn Thị Tập, giáo dân Long Hương, bị thiệt hại nhà 100% rưng rưng nước mắt khi nhận quà nói: “Xin các sơ cầu nguyện nhiều cho gia đình con và mọi người ở đây. Lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, cũng chẳng biết khi nào mới có lại nhà ở, kiếm cái ăn hàng ngày đã khó khăn …”.
Chúng tôi, những người làm Caritas đến chia sẻ với bà con bằng phần quà khiêm tốn chỉ là chục kg gạo, mì tôm, vài trăm nghìn đồng và nước mắm (do Caritas Gx Thanh Hải gởi tặng), ai trong đoàn cũng chạnh lòng bởi nó chẳng thấm vào đâu so với thiệt hại bà con phải gánh chịu. Nhưng mọi người vẫn đón nhận với sự cảm động và gởi lời cám ơn đến Cha Giám đốc Caritas Phan Thiết. Chị Nguyễn Thị Hoa ở Long Hương nói: “Một miếng khi đói bằng gói khi no, chúng tôi không theo đạo nên không biết Caritas Phan Thiết là ai? Nhưng các sơ đã có lòng quan tâm đến giúp đỡ trong lúc cùng quẫn này là chúng tôi thấy được an ủi rồi”. Nhìn những gương mặt hốc hác vì mỏi mệt chống chọi với sóng gió, chúng tôi ước chi có “5 chiếc bánh và 2 con cá” của Chúa Giêsu lúc này để hoá nhiều chia sẻ với tất cả mọi người đang thiếu thốn trăm bề.
Một nét son của tình nhân loại mà chúng tôi bắt gặp ở cả hai nơi trong chuyến đi là sự bảo bọc lẫn nhau của những người hàng xóm và các gia đình bị nạn dù niềm tin tôn giáo có khác nhau. Họ sẵn sàng cho tá túc trong nhà, chia sẻ chén cơm bát nước và nâng đỡ tinh thần người bị nạn dù gia cảnh cũng nghèo nàn thiếu thốn và chưa biết nay mai có còn giữ được nhà hay không khi biển cứ mỗi ngày mỗi lấn sâu vào khu vực họ ở.
Chia tay với những người dân ở Long Hương và Đức Long, hình ảnh điêu tàn của những ngôi nhà bị sóng đánh và ánh mắt đau khổ của những người dân biển hiền lành đặt nên trong chúng tôi những thao thức: Làm sao để xoa dịu phần nào nỗi mất mát của họ trong những ngày sắp tới khi mà sóng biển thì vẫn đêm ngày gầm gừ đe doạ? Ước chi mọi người cùng chung tay để đem chút ấm áp của Mùa Xuân đến cho các gia đình này khi những ngày Tết đã đến gần.
“Trong hoàn cảnh bây giờ, gia đình tôi không mong Tết đến”, nhớ lại giọng não nề của bà Tập khi nhận quà chợt thấy sóng mũi cay cay, có lẽ là do gió và cát …
Mọi thông tin giúp đỡ xin liên hệ: Caritas Phan Thiết, ĐT: 062 3814 118 / 0913 105 761, Email: caritaspthiet@gmail.com
Xem hình ảnh
Xóm biển điêu tàn
Khu phố 5, phường Đức Long, TP.Phan Thiết ngày trước với một đoạn đường khá nhộn nhịp với những ngôi nhà ven biển vừa xây kiên cố, vừa lợp lá vách gỗ nằm sát nhau. Nhưng hôm nay, khi chúng tôi đến chỉ còn là đống đổ nát hỗn độn, những bức tường vỡ toác nham nhở, thậm chí có những ngôi nhà hoàn toàn bị xóa sổ. Một số người phải xin ở nhà hàng xóm gần đó, hoặc dựng tạm lều ở trên những khoảng đất trống của người khác hay di dời đến nhà người thân. Một chị đưa chúng tôi xem chén cơm đang đút cho con ăn nói: “Mỗi lần gió là cát bụi bay bám đầy nhà, đầy người và thức ăn”.
Đây là hậu quả của trận sóng kinh hoàng lúc 22h30 ngày 11/12/2011 khiến 6 ngôi nhà bị cuốn trôi, 16 ngôi nhà phải tháo dỡ và 29 ngôi nhà nằm trong tình trạng nguy hiểm. Đây không phải là lần đầu tiên khu vực này bị biển xâm thực. Từ năm 2008 đến nay, không năm nào là không có nhà dân bị sóng biển cuốn trôi, không năm nào người dân được sống yên ổn…
Ông Sáu, một trong những gia đình bị cuốn mất nhà, chỉ ra biển và buồn rầu cho biết: Cách đây vài năm, những nhà dân ở đây cách bãi biển khoảng 50m, nhưng chỉ sau 4 năm khoảng cách đó chỉ còn tính bằng centimet. Bà Trần Thị Quý chỉ vào căn nhà chỉ còn lại 1 phòng nghẹn ngào kể: “Năm ngoái, phía sau nhà tôi còn có một hộ nữa. Sau trận biển xâm thực ngày 8 - 9/12/2010, ngôi nhà đó đã không còn. Biết trước sắp đến lượt nhà mình nên ngay đầu tháng 11/2011 nhà tôi đã cắm cọc, thêm bao cát, mua đá về kè phía sau nhà nhưng cũng không giữ được”.
Chưa khắc phục hậu quả, thì ngay đêm Giáng Sinh 25.12.2011, một trận sóng khác cuốn trôi thêm vài ngôi nhà và phá hoại nhiều ngôi nhà khác. Một Giáo dân Chính Tòa ở khu vực này cho biết, trước khi đi lễ, anh đã lo sợ và mang đồ đạc gởi nhà dối diện. Khi dự lễ, nghe Phúc Âm về câu chuyện Giáng Sinh anh cảm thương Thánh Giuse và Đức Mẹ loay hoay không có nhà trọ trong đêm lạnh. Lễ xong ra về, không sao tả được nỗi bàng hoàng của anh và gia đình khi căn nhà của mình đã bị sóng cuốn không còn dấu vết. Chỉ vài giờ trước, gia đình anh có đất có nhà, mà giờ như kẻ “tứ cô vô thân”. Anh cười buồn bộc bạch: “Chưa bao giờ tôi cảm thông được với gia đình Thánh Gia như lúc này”.
Cũng trong đêm 11/12/2011, tại khu phố 14, thị trấn Liên Hương (Tuy Phong), sóng biển đã phá hủy hoàn toàn 4 căn nhà, uy hiếp 49 hộ dân ven biển.Khu vực bị biển xâm thực nặng nhất dài khoảng 300m. Anh Giuse Nguyễn Quang Chính, Trưởng Caritas Giáo xứ Long Hương chỉ cho chúng tôi thấy trước đây, cách mép nước biển hơn 20m là kè đá kiên cố. Giờ thì đoạn kè này đã bị sụp đổ, bị sóng đánh, kéo xuống đại dương. Người dân cho biết, sau khi vỡ kè, sóng dễ dàng lấn mạnh vào đất liền, phá hủy nhiều nhà cửa. Ngày 11/12/2011 tới nay, tình trạng biển xâm thực vẫn tiếp diễn gây thiệt hại nặng cho bà con sống ở đây.
Khi được nhân viên Caritas hỏi về nhu cầu cần hỗ trợ gì trước nhất trong hoàn cảnh này, chị Lê Thị Huệ trả lời: Với gia đình tôi, bây giờ thực phẩm là cần thiết nhất. Và chúng tôi cần những tấm bạt để chắn sóng cho đất khỏi bị sói mòn nhanh dù chỉ là tạm bợ”.
Cần lắm những bàn tay nâng đỡ
Bà Nguyễn Thị Tập, giáo dân Long Hương, bị thiệt hại nhà 100% rưng rưng nước mắt khi nhận quà nói: “Xin các sơ cầu nguyện nhiều cho gia đình con và mọi người ở đây. Lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, cũng chẳng biết khi nào mới có lại nhà ở, kiếm cái ăn hàng ngày đã khó khăn …”.
Chúng tôi, những người làm Caritas đến chia sẻ với bà con bằng phần quà khiêm tốn chỉ là chục kg gạo, mì tôm, vài trăm nghìn đồng và nước mắm (do Caritas Gx Thanh Hải gởi tặng), ai trong đoàn cũng chạnh lòng bởi nó chẳng thấm vào đâu so với thiệt hại bà con phải gánh chịu. Nhưng mọi người vẫn đón nhận với sự cảm động và gởi lời cám ơn đến Cha Giám đốc Caritas Phan Thiết. Chị Nguyễn Thị Hoa ở Long Hương nói: “Một miếng khi đói bằng gói khi no, chúng tôi không theo đạo nên không biết Caritas Phan Thiết là ai? Nhưng các sơ đã có lòng quan tâm đến giúp đỡ trong lúc cùng quẫn này là chúng tôi thấy được an ủi rồi”. Nhìn những gương mặt hốc hác vì mỏi mệt chống chọi với sóng gió, chúng tôi ước chi có “5 chiếc bánh và 2 con cá” của Chúa Giêsu lúc này để hoá nhiều chia sẻ với tất cả mọi người đang thiếu thốn trăm bề.
Một nét son của tình nhân loại mà chúng tôi bắt gặp ở cả hai nơi trong chuyến đi là sự bảo bọc lẫn nhau của những người hàng xóm và các gia đình bị nạn dù niềm tin tôn giáo có khác nhau. Họ sẵn sàng cho tá túc trong nhà, chia sẻ chén cơm bát nước và nâng đỡ tinh thần người bị nạn dù gia cảnh cũng nghèo nàn thiếu thốn và chưa biết nay mai có còn giữ được nhà hay không khi biển cứ mỗi ngày mỗi lấn sâu vào khu vực họ ở.
Chia tay với những người dân ở Long Hương và Đức Long, hình ảnh điêu tàn của những ngôi nhà bị sóng đánh và ánh mắt đau khổ của những người dân biển hiền lành đặt nên trong chúng tôi những thao thức: Làm sao để xoa dịu phần nào nỗi mất mát của họ trong những ngày sắp tới khi mà sóng biển thì vẫn đêm ngày gầm gừ đe doạ? Ước chi mọi người cùng chung tay để đem chút ấm áp của Mùa Xuân đến cho các gia đình này khi những ngày Tết đã đến gần.
“Trong hoàn cảnh bây giờ, gia đình tôi không mong Tết đến”, nhớ lại giọng não nề của bà Tập khi nhận quà chợt thấy sóng mũi cay cay, có lẽ là do gió và cát …
Mọi thông tin giúp đỡ xin liên hệ: Caritas Phan Thiết, ĐT: 062 3814 118 / 0913 105 761, Email: caritaspthiet@gmail.com
Giáo xứ Thanh Đa tạ ơn Lòng Chúa Thương Xót
Trầm Thiên Thu
08:15 11/01/2012
SAIGON – Ngày 10-1-2012, lúc 15 giờ – giờ của Lòng Chúa Thương Xót, Gx Thanh Đa (thuộc giáo hạt Tân Định) đã tổ chức buổi cầu nguyện và dâng lễ tạ ơn LCTX, chủ tế là LM Đa-minh Nguyễn Đình Tân, chính xứ Thanh Đa kiêm hạt trưởng giáo hạt Gia Định và tổng linh hướng cộng đoàn LCTX giáo hạt. Đây là thánh lễ tạ ơn LCTX luân phiên trong giáo hạt Gia Định, một thông lệ lành thánh. Được biết cộng đoàn LCTX Gx Thanh Đa đã hình thành được 5 năm.
Nhà thờ nằm khuất trên một con đường nhỏ nối ngang đường Bình Thới, thuộc quận Bình Thạnh, TGP Saigon. Trước cửa nhà thờ có “cái lạ”: Tới nhà thờ nhớ ăn mặc lịch sự và kín đáo (áo dài tay). Thiết tưởng đây là cách nói tế nhị và khéo léo, đáng học hỏi. Một “cái lạ” nữa là thay vì ghi “bảng thông báo”, Gx Thanh Đa ghi câu “Phục vụ trong yêu thương”, bảng này cho biết các sinh hoạt trong giáo xứ, cả hỉ tín và ai tín. Cách ghi này “độc đáo” vì thể hiện tinh thần của Chúa Giêsu: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20:28).
Trên cung thánh có bảng ghi: “Chúa Giêsu đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10:10) để nói về vị Mục tử nhân lành. Câu này nhắc nhở các linh mục phải sống xứng đáng với chức vụ, đồng thời cũng tạo cho giáo dân có niềm hy vọng vào Chúa Giêsu, Đấng giàu Lòng Thương Xót.
Một điểm khác nữa là về việc xưng tội, trên bảng ghi: “Bí tích Hòa giải: Bất kỳ lúc nào tại hè nhà xứ”. Đây là điều tích cực trong việc phục vụ, vì nhiều linh mục còn câu nệ vào giờ giấc. Hối nhân như một bệnh nhân cần được cấp cứu, không thể chần chừ vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cũng vậy, chần chừ với một hối nhân có thể ảnh hưởng số phận một linh hồn. Hối nhân cần xưng tội, cần được giao hòa với Thiên Chúa, nghĩa là cần đến Lòng Chúa Thương Xót. Cách sẵn sàng giải tội bất cứ lúc nào là tích cực noi gương Linh mục Gioan Maria Vianney, Cha sở xứ Ars (Pháp quốc), là “sư phụ của các linh mục”.
Câu đáp của phần đáp ca là lời Kinh Magnificat. Có Chúa trong lòng thì người ta hạnh phúc, luôn vui mừng hớn hở. Đó là điều tất yếu. Những người tham dự lần Chuỗi LCTX và dâng lễ tạ ơn LCTX tại GX Thanh Đa cũng hạnh phúc vì họ thể hiện lòng sùng kính LCTX khi cất cao lời Đức Mẹ đã nói khi được sứ thần Gabriel truyền tin: “Linh hồn tôi nhảy mừng trong Chúa” (Luca 1:46).
Số người tham dự thánh lễ ước chừng 200 người. Phúc âm hôm nay thuộc phụng vụ tuần I mùa thường niên năm B. Trình thuật Tin Mừng Mc 1:21-28 kể về việc Chúa Giêsu trục xuất thần ô uế ra khỏi một người trong hội đường. Lúc đó, người bị thần ô uế nhập đã la lên: “Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!”, nhưng Chúa Giêsu quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!”. Sau khi thần ô uế lay xuất khỏi anh ta, mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”. Thế rồi danh tiếng Ngài được mau chóng lan truyền khắp nơi.
LM Tân nói: “Phép lạ xảy ra là nhờ có đức tin. Chúa Giêsu luôn xác nhận: ‘Đức tin đã chữa con”. Càng phó thác, càng cầu xin, càng tạ ơn, thà càng được nhiều ơn”. Khi sùng kính LCTX, chúng ta xác tín: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Ngài”. Chúng ta thành tâm hết lòng như vậy thì Chúa không thể làm ngơ, vì chính Ngài đã truyền làm như vậy qua thánh nữ Faustina, mà Chúa là người luôn đầy uy tín: Hứa là làm.
Phần hiệp lễ, ca đoàn hát bài thánh ca “Lòng Thương Xót Chúa” của Ns Nguyễn Chánh: “Ôi máu và nước từ trái tim Chúa Giêsu như mạch nguồn tình thương tuôn trào ra cho chúng con. Này con tin tưởng nơi Chúa, con tin tưởng nơi Ngài, con tin tưởng nơi Ngài”. Lời ca thánh thiện quyện vào giai điệu sâu lắng cứ xoáy vào lòng người: “Ôi Máu và Nước…”. Đó là hai tia hồng ân bao la mà Chúa Giêsu đã và đang trao ban cho nhân loại, chỉ cần chúng ta biết mở lòng ra và múc lấy nguồn Ơn thánh dồi dào vĩnh cửu đó.
Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng tiến đến gần linh ảnh LCTX và cùng hòa vang bài thánh ca “Ngợi ca Lòng Thương Xót” của Ns Huyền Linh: “Ngợi ca Lòng Thương Xót, Chúa đã ban tặng con. Hỡi trái tim từ nhân, con tín thác nơi Ngài. Chiều đồi núi Can-vê, năm nào Ngài chết treo thân, Thập tự Ngài đã hiến dâng máu đào để cứu chuộc con. Và đòng suối yêu thương chan hòa từ trái tim Cha, tuôn tràn tẩy xóa đi bao lỗi tội, tái sinh đời con”.
Những lời hát là những lời kinh gấp đôi, như thánh Augustinô nói: “Hát là cầu nguyện hai lần”. Lời kinh hát này càng đẹp hơn vì là lời ngợi ca LCTX và được hát vào chính giờ của LCTX.
Hôm nay và mãi mãi, chúng ta hãy mau mắn vâng lệnh Chúa, luôn tín thác vào LCTX để cầu nguyện cho chính mình và toàn thế giới, để đền tội của chính mình và toàn thế giới, vì ai cũng là tội nhân trước mặt Chúa!
Trên cung thánh có bảng ghi: “Chúa Giêsu đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10:10) để nói về vị Mục tử nhân lành. Câu này nhắc nhở các linh mục phải sống xứng đáng với chức vụ, đồng thời cũng tạo cho giáo dân có niềm hy vọng vào Chúa Giêsu, Đấng giàu Lòng Thương Xót.
Một điểm khác nữa là về việc xưng tội, trên bảng ghi: “Bí tích Hòa giải: Bất kỳ lúc nào tại hè nhà xứ”. Đây là điều tích cực trong việc phục vụ, vì nhiều linh mục còn câu nệ vào giờ giấc. Hối nhân như một bệnh nhân cần được cấp cứu, không thể chần chừ vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cũng vậy, chần chừ với một hối nhân có thể ảnh hưởng số phận một linh hồn. Hối nhân cần xưng tội, cần được giao hòa với Thiên Chúa, nghĩa là cần đến Lòng Chúa Thương Xót. Cách sẵn sàng giải tội bất cứ lúc nào là tích cực noi gương Linh mục Gioan Maria Vianney, Cha sở xứ Ars (Pháp quốc), là “sư phụ của các linh mục”.
Câu đáp của phần đáp ca là lời Kinh Magnificat. Có Chúa trong lòng thì người ta hạnh phúc, luôn vui mừng hớn hở. Đó là điều tất yếu. Những người tham dự lần Chuỗi LCTX và dâng lễ tạ ơn LCTX tại GX Thanh Đa cũng hạnh phúc vì họ thể hiện lòng sùng kính LCTX khi cất cao lời Đức Mẹ đã nói khi được sứ thần Gabriel truyền tin: “Linh hồn tôi nhảy mừng trong Chúa” (Luca 1:46).
Số người tham dự thánh lễ ước chừng 200 người. Phúc âm hôm nay thuộc phụng vụ tuần I mùa thường niên năm B. Trình thuật Tin Mừng Mc 1:21-28 kể về việc Chúa Giêsu trục xuất thần ô uế ra khỏi một người trong hội đường. Lúc đó, người bị thần ô uế nhập đã la lên: “Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!”, nhưng Chúa Giêsu quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!”. Sau khi thần ô uế lay xuất khỏi anh ta, mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”. Thế rồi danh tiếng Ngài được mau chóng lan truyền khắp nơi.
LM Tân nói: “Phép lạ xảy ra là nhờ có đức tin. Chúa Giêsu luôn xác nhận: ‘Đức tin đã chữa con”. Càng phó thác, càng cầu xin, càng tạ ơn, thà càng được nhiều ơn”. Khi sùng kính LCTX, chúng ta xác tín: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Ngài”. Chúng ta thành tâm hết lòng như vậy thì Chúa không thể làm ngơ, vì chính Ngài đã truyền làm như vậy qua thánh nữ Faustina, mà Chúa là người luôn đầy uy tín: Hứa là làm.
Phần hiệp lễ, ca đoàn hát bài thánh ca “Lòng Thương Xót Chúa” của Ns Nguyễn Chánh: “Ôi máu và nước từ trái tim Chúa Giêsu như mạch nguồn tình thương tuôn trào ra cho chúng con. Này con tin tưởng nơi Chúa, con tin tưởng nơi Ngài, con tin tưởng nơi Ngài”. Lời ca thánh thiện quyện vào giai điệu sâu lắng cứ xoáy vào lòng người: “Ôi Máu và Nước…”. Đó là hai tia hồng ân bao la mà Chúa Giêsu đã và đang trao ban cho nhân loại, chỉ cần chúng ta biết mở lòng ra và múc lấy nguồn Ơn thánh dồi dào vĩnh cửu đó.
Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng tiến đến gần linh ảnh LCTX và cùng hòa vang bài thánh ca “Ngợi ca Lòng Thương Xót” của Ns Huyền Linh: “Ngợi ca Lòng Thương Xót, Chúa đã ban tặng con. Hỡi trái tim từ nhân, con tín thác nơi Ngài. Chiều đồi núi Can-vê, năm nào Ngài chết treo thân, Thập tự Ngài đã hiến dâng máu đào để cứu chuộc con. Và đòng suối yêu thương chan hòa từ trái tim Cha, tuôn tràn tẩy xóa đi bao lỗi tội, tái sinh đời con”.
Những lời hát là những lời kinh gấp đôi, như thánh Augustinô nói: “Hát là cầu nguyện hai lần”. Lời kinh hát này càng đẹp hơn vì là lời ngợi ca LCTX và được hát vào chính giờ của LCTX.
Hôm nay và mãi mãi, chúng ta hãy mau mắn vâng lệnh Chúa, luôn tín thác vào LCTX để cầu nguyện cho chính mình và toàn thế giới, để đền tội của chính mình và toàn thế giới, vì ai cũng là tội nhân trước mặt Chúa!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Lan Bên Cửa Ngày Đông
Nguyễn Bá Khanh
22:33 11/01/2012
HOA LAN BÊN CỬA NGÀY ĐÔNG
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Hoa nào mãi thắm sắc tươi
Gió nào ấm nổi giữa trời mùa đông
Người nào níu được thanh xuân
Thời gian mãi chảy bước chân hẹn hò.
(Trích thơ của Duy Giang)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Hoa nào mãi thắm sắc tươi
Gió nào ấm nổi giữa trời mùa đông
Người nào níu được thanh xuân
Thời gian mãi chảy bước chân hẹn hò.
(Trích thơ của Duy Giang)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền