Ngày 11-01-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:16 11/01/2014
NGƯỜI PHỖNG
N2T

Có một câu chuyện xưa của người Ấn Độ:
Một chiếc thuyền của thương nhân bị chìm trong biển, người bị trôi đến bờ biển Tích Lan. Wei-bi-sa là quái vật làm vua ở đất ấy, thương nhân bị đưa đến trước mặt nhà vua, nhà vua vừa nhìn thấy ông ta, thì sung sướng nói như điên: “A ! Nó giống thần La-ma mà ta đã tấn phong, giống nhau như đúc”. Tiếp theo liền sai đem áo quần và trân châu quý báu mặc trên mình ông ta, và quỳ lạy ông ta.

Suy tư:
Trong cựu ước, dân Do Thái lấy vàng đúc tượng con bò vàng và thờ lạy nó, con bò vàng là vật vô tri vô giác đã được những người Do Thái đúc lên làm phỗng để thờ lạy, và coi nó là Thiên Chúa của mình.
Thời đại ngày nay văn minh hơn, người ta kiếm ra một con người vô tội vô vạ làm người phỗng và cho làm quan, cho hưởng bỗng lộc, cho ngồi xế hộp, cho người hầu hạ, nhưng quyền lực thì không có, bởi vì họ được chỉ định làm người phỗng, để người khác múa may điều khiển, và người phỗng này sẽ bị hạ bệ hoặc cho vô tù ở thế cho những người đã đưa họ lên cao...
Cũng có một vài người Ki-tô hữu muốn làm người phỗng, họ được cha sở chỉ định cho cái chức vụ trong họ đạo, thế là họ khoác trên mình bộ mặt hình sự với trẻ em khi chúng nó đến sân nhà thờ đùa giỡn; họ khoác lên mình cái áo kiêu ngạo nói rằng thừa lệnh cha sở để hống hách với giáo dân; họ khoác lên mình cái tâm chia rẻ khi rỉ tai giáo dân này chỉ chọt giáo dân kia...
Người phỗng thì hữu danh vô thực, có tiếng mà không có miếng, có ngoài mà không có trong, cho nên thường chỉ làm kiểng cho đẹp mà thôi. Cho nên khi chọn người cộng tác mà không kiểm tra đức hạnh của họ, thì vô tình chúng ta tiếp tay cho ma quỷ đánh phá Giáo Hội, gây chia rẻ trong giáo xứ hoặc trong cộng đoàn của chúng ta.
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (Lễ Đức Chúa Giê-su chịu Phép Rửa)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:24 11/01/2014
Chúa Nhật

LỄ ĐỨC CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP RỬA


(Chúa Nhật I thường niên)

Tin mừng: Mt 3, 13-17

“Chịu phép rửa xong, Đức Chúa Giê-su thấy Thần Khí Thiên Chúa ngự trên Người”.


Anh chị em thân mến,

Mùa giáng sinh sẽ chấm dứt sau Chúa Nhật lễ Đức Chúa Giê-su chịu Phép Rửa, cũng có nghĩa là Ngài đã công khai đi rao giảng tin mừng Nước Trời với sự chứng nhận của Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Với biến cố này, tôi chia sẽ với anh chị em mấy điểm sau đây:

Khiêm tốn của thánh Gioan Tẩy Giả.

Một con người xuất hiện giữa lúc dân chúng mòn mỏi trông mong đấng cứu thế đến để giải thoát họ khỏi ách đô hộ của ngoại bang, người ta cho rằng Gioan Tẩy Giả là vị đại tiên tri mà các tiên tri đã loan báo, là người mà dân Do Thái trông đợi, và người ta đã ùn ùn kéo đến để nghe lời ngài giảng dạy, chịu phép rửa của ngài để tỏ lòng thống hối ăn năn.

Khi mà cao trào ngưỡng mộ của quần chúng muốn tôn vinh ông lên cao, thì ông đã thẳng thắn nói với họ rằng ông không phải là Đấng Mê-xi-a; và rõ ràng nhất là trong sự đối thoại của ông với Đức Chúa Giê-su khi Ngài đến để xin ông làm phép rửa: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi !”- Sự khiêm tốn này của thánh Gioan Tẩy Giả đã được Thiên Chúa chọn làm người dọn đường cho Đức Chúa Giê-su là Đấng Mê-xi-a phải đến.

Người khiêm tốn là người luôn nhận thức sâu xa về sứ vụ và trách nhiệm của mình, dù cho ánh hào quang thành công của mình đang tỏa sáng nơi quần chúng. Thánh Gioan Tẩy Giả đã có sự khiêm tốn ấy nên Thiên Chúa đã chọn Ngài giữa muôn ngàn người làm người tiền hô của Đấng Cứu Thế.

Khiêm tốn của Đức Chúa Giê-su.

Là Con Thiên Chúa, là Đấng Mê-xi-a mà muôn dân trông đợi từng giây từng phút, Đức Chúa Giê-su đã đến không như vị quân vương oai hùng trên lưng ngựa, nhưng như tất cả những người thanh niên Do thái khác kéo đến sông Gio-đan xin ông Gioan Tẩy Giả làm phép rửa, không ầm ĩ, không kèn trống, không có người dẹp đường và tiếng hô vang, Đức Chúa Giê-su đã âm thầm xuống nước cúi đầu để ông Gioan Tẩy Giả dìm trong nước bày tỏ sự thống hối ăn năn, dù Ngài không vướng tội nào.

Sự khiêm tốn này được thấy rõ nhất nơi hang đá Bê-lem: Con Thiên Chúa bỏ trời xuống thế, vinh quang biến thành tầm thường, Đấng tạo dựng trở thành tạo vật, Đấng cứu độ lại trở thành như kẻ tội nhân khi nhận phép rửa nơi sông Gio-đan, và cuối cùng thì chết trên thập giá. Đó là sự khiêm tốn mà chính các thiên thần cũng còn phải ngạc nhiên và sấp mình kính phục, vang tiếng ngợi khen; sự khiêm tốn này làm cho ma quỷ phải kinh sợ và hoài nghi: đây có phải là Đấng sẽ đến để đánh đổ quyền lực tội lỗi của mình chăng ?

Sự khiêm tốn này đã trở thành nền tảng cho nhân loại trên con đường cứu rỗi, và là nền tảng hòa bình lâu dài của con người, bởi vì ân sủng của Thiên Chúa chỉ ở nơi tâm hồn của những người khiêm tốn.

Anh chị em thân mến,

Chứng nhân cho Nước Trời là sứ mạng và là bổn phận của những người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội để trở thành con cái của Thiên Chúa, và trở nên môn đệ của Đức Chúa Giê-su, đó là một vinh hạnh và là một niềm tự hào cho chúng ta.

Nhưng để được Thiên Chúa sáng danh trong cuộc sống của mình, mỗi người chúng ta phải là một chứng nhân cho Tin Mừng mà Đức Chúa Giê-su rao giảng, Tin Mừng đó là sống yêu thương và hy sinh như chính Đức Chúa Giê-su đã sống, bởi vì sẽ không là Tin Mừng nếu chúng ta không sống yêu thương, và sẽ không là niềm vui cho tha nhân nếu chúng ta không biết hy sinh chính mình, Đức Chúa Giê-su và thánh Gioan Tẩy Giả đã làm như thế khi ở nơi sông Gio-đan: quên mình đi để danh Thiên Chúa được vinh quang.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

-----------

http://nhantai.info

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:21 11/01/2014
N2T

6. Linh mục giàu có các loại đức hạnh là để làm gương tốt cho mọi người.

(sách Gương Chúa Giê-su)
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:22 11/01/2014
MỤC TỪ VÀ LÀM CÔNG
Cha sở nọ chia sẻ với các anh em linh mục khác:
“Thánh lễ xong, mọi người ra về, mình đi đóng cửa sổ nhà thờ, sắp ghế quỳ lại cho ngay ngắn, nhặt bình nước suối lăn lóc trong nhà thờ.v.v...”
Rồi ngài cười vui nói tiếp:
- “Khi có giáo dân thì mình là một mục tử, khi vắng giáo dân thì mình là một người làm công trong nhà Chúa...”
-----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Này là Con Ta yêu dấu
Lm Đinh Lập Liễm
07:26 11/01/2014
LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA A

NÀY LÀ CON TA YÊU DẤU

+++

A. DẪN NHẬP

Các bài đọc Thánh lễ hôm nay cho chúng ta biết : Đức Giêsu Kitô được tiên tri Isaia gọi là Người Tôi Tớ, đã đến chịu phép rửa ở sông Giorđan và được Thiên Chúa tấn phong và nhận làm Con Yêu Dấu của Ngài. Người Tôi Tớ này có sứ mạng đem Tin mừng cho tất cả mọi người, cho mọi dân tộc trên thế giới.

Đức Giêsu là Đấng Cứu Thế hòan tòan vô tì tích, thế mà lại đến xin Gioan làm phép rửa cho, tự coi mình như một tội nhân. Việc làm của Ngài nhắc nhở cho chúng ta phải ý thức về tội lỗi của mình mà ăn năn sám hối. Nước sông Giorđan không thánh hóa được Ngài, nhưng ngược lại, Ngài thánh hóa nước sông ấy, và từ đó lập nên bí tích rửa tội để tha tội cho chúng ta và làm cho chúng ta trở nên con Thiên Chúa.

Sách có chữ rằng :”Thùy năng xuất tất do hộ” : ai ra vào cũng đều phải qua cửa. Giáo Hội là một tòa nhà tạm trú để đợi ngày về trời, nghĩa là trước ngày về trời, ai nấy phải qua cửa Giáo Hội. Cửa ấy Đức Giêsu đã mở cho chúng ta thấy khi Ngài chịu phép rửa mà Giáo Hội kính lễ hôm nay. Chính Đức Giêsu đã nói với ông Nicôđêmô :”Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần”(Ga 3,5). Vì vậy, mọi người phải được rửa tội để được vào Nước Trời. Bí tích rửa tội sẽ xóa bỏ tội tổ tông và tội riêng, ban ơn thánh hóa và làm cho chúng ta trở nên con Thiên Chúa và được thừa hưởng Nước Trời.

Trong phép rửa của Gioan, Đức Giêsu đã được Chúa Cha tuyên phong và nhận làm Con Yêu Dấu của Ngài. Cũng thế, qua bí tích rửa tội, chúng ta sẽ được nhận làm con Thiên Chúa và là thành viên của Hội thánh. Đây là một vinh dự quá lớn lao mà Thiên Chúa dành cho con người phàm hèn của chúng ta. Để đáp lại lòng thương yêu vô biên của Chúa, chúng ta phải tỏ lòng hiếu thảo đối với Chúa bằng cách tỏ lòng tri ân, yêu mến, làm sáng danh Chúa, sống khiêm tốn và phục vụ để làm vẻ vang cho Cha chúng ta ở trên trời.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Is 42,1-4.6-7.

Tiên tri Isaia là một tiên tri vĩ đại trong Cựu ước đã được Thiên Chúa hé mở cho biết về người Tôi Tớ mà ông đã mô tả trong những bài thơ. Hôm nay phụng vụ trích đọc một đọan nằm trong bài thơ thứ nhất, có mấy ý như sau :

- Người tôi tớ này được Thiên Chúa tuyển chọn, quí mến và hài lòng.
- Người tôi tớ này rất hiền từ dịu dàng, âm thầm lặng lẽ nhưng rất mạnh mẽ bảo vệ và làm sáng tỏ chân lý.
- Người tôi tớ này có sứ mạng soi sáng cho muôn nước, làm việc bác ái và giải thóat những người còn ở trong chốn tối tăm.

+ Bài đọc 2 : Cv 10,34-38.

Thánh Phêrô cho biết : Thiên Chúa không thiên vị ai, hễ ai kính sợ Chúa và ăn ở ngay lành thì được Thiên Chúa chấp nhận, khác hẳn với tư tưởng hẹp hòi của người Do thái, họ tưởng rằng ơn cứu độ chỉ dành riêng cho dân tộc họ.

Thánh Phêrô cho biết thêm : Chúa Giêsu sau khi chịu phép rửa bởi ông Gioan ở sông Giorđan và sau khi đã được xức dầu tấn phong, sẽ đi rao giảng Tin mừng cho muôn dân, thi ân giáng phúc cho họ bởi vì Thiên Chúa vẫn ở với Người.

+ Bài Tin mừng : Mt 3,13-17.

Đức Giêsu mà tiên tri gọi là Tôi Tớ đã đến xin ông Gioan làm phép rửa cho mình ở sông Giorđan. Ông Gioan đã can gián Đức Giêsu vì Ngài không có tội gì, không cần rửa tội, chính mình mới cần chịu phép rửa. Nhưng Đức Giêsu xin Gioan rửa cho mình lấy lý do rằng : phải làm như vậy mới phù hợp với thánh ý Chúa. Lúc đó, Gioan mới chịu chiều theo ý Ngài.

Gioan đã dìm Đức Giêsu xuống nước và khi kéo Ngài ra khỏi nước , lúc đó trời mở ra và thấy Thánh Thần Thiên Chúa đáp xuống trên Người dưới hình chim bồ câu và có tiếng từ trời phán :”Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”. Hôm nay Thiên Chúa Cha đã tấn phong và công khai công nhận Đức Giêsu là Con của Ngài.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Này là Con Ta yêu dấu.

I. VIỆC ĐỨC GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA.

1. Nghi thức thanh tẩy nơi nhiều dân tộc

Sau một thời gian sống chay tịnh khắc khổ trong hoang địa để chuẩn bị cho sứ mạng tiền hô của mình, ông Gioan đã đi rao giảng phép rửa sám hối để dọn lòng chờ đón Đấng Cứu thế. Có nhiều người đến thú tội và chịu phép rửa do tay ông Gioan tại sông Giorđan.

Thực ra, bất cứ một dân tộc nào, tuy không theo tôn giáo nào, cũng có cảm thức sâu xa về thân phận tội lụy của mình và muốn thần linh tha thứ bằng một hình thức nào đó. Ví dụ ở Ấn độ, những người theo Ấn giáo đến trầm mình trong nước sống Hằng để được thần linh tha thứ. Ở Ai cập, người ta đến tắm gội trong dòng sông Nil để được thần linh thông cảm và tha thứ. Nơi nhiều dân tộc cổ sơ cũng có những kiểu tắm gội dìm mình tương tự hay được rảy nước trên mình. Đối với người Do thái, ngay từ thời Cựu ước, đã có những nghi thức thanh tẩy, nhưng ít chú trọng về phương diện luân lý. Sau này, nhất là gần thời Đức Giêsu, họ cũng tin những nghi thức thanh tẩy đó tượng trưng cho sự trong sạch tâm hồn, mặc dầu nó không phát sinh ra điều đó.

2. Nghi thức thanh tẩy của Gioan

Gioan Tẩy giả cũng làm phép rửa cho dân chúng tại sông Giorđan. Ông dìm họ xuống nước rồi kéo họ lên. Hình thức này khác với hình thức của các dân ngọai, họ tự dìm mình xuống nước, còn trong phép rửa của Gioan thì phải có người khác rửa cho. Và còn một điều khác quan trọng hơn, theo Tin mừng cho biết : họ phải có một thái độ nội tâm cũng như bên ngòai, như phải tin vào sứ điệp của Gioan, phải trở lại thực lòng, nghĩa là phải quay về với Thiên Chúa.

Tuy nhiên, phép rửa của Gioan chỉ có tính cách tượng trưng, tự nó không có sức xóa bỏ được tội lỗi mà chỉ là nghi thức nhắc nhở cho mọi người phải ăn năn sám hối và cải thiện đời sống. Chính thánh Gioan đã khẳng định điều đó :”Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước để anh em được sám hối. Nhưng Đấng cao trọng hơn tôi đang đến, Ngài quyền phép hơn tôi, chính Ngài sẽ rửa anh em trong Thánh Thần và bằng lửa”(Mt 3,11).

3. Gioan làm phép rửa cho Đức Giêsu

Đức Giêsu từ Galilê đến sống Giordan tìm gặp Gioan Tẩy giả để xin ông làm phép rửa cho. Đức Giêsu đã đích thân và tự nguyện xin Gioan làm phép rửa cho, đó là một việc làm và một thái độ khiêm nhường thẳm sâu. Phép rửa của Gioan là phép rửa thống hối mà Đức Giêsu lại chịu phép rửa thống hối. Việc Đức Giêsu chịu phép rửa là một điều khó hiểu. Phép rửa của Gioan là để kêu gọi người ta ăn năn sám hối và mở đường đến sự tha tội. Nhưng nếu Đức Giêsu mà chúng ta tin là Đấng Cứu Thế, thì Ngài không đứng ở cương vị cần phải ăn năn và cũng không cần đến sự tha tội. Phép rửa của Gioan là để tội nhân nhận thức tội lỗi mình phạm, nên không thể áp dụng cho Đức Giêsu được.

Thực ra, đây là cơ hội thuận tiện để Ngài tự đồng hóa mình với những người Ngài đến cứu, đúng lúc họ nhận thức được tội lỗi của mình và tìm kiếm Thiên Chúa. Khi chịu phép rửa của Gioan, Đức Giêsu đã bằng lòng nhận số phận của Ngài liên hiệp với dân Ngài và với nhân lọai, Ngài mang lấy tội lỗi của họ : khi chịu phép rửa Ngài xua đuổi tội lỗi ấy, đồng thời Ngài dâng mình cho Thiên Chúa của Ngài.

Khi Đức Giêsu bước ra khỏi nước thì Thánh Thần hiện xuống trên Ngài với hình chim bồ câu và có tiếng phán ra từ trời :”Con là Con yêu dấu của Ta, Con đẹp lòng Ta”. Tiếng nói mà Đức Giêsu nghe sau khi chịu phép rửa vô cùng quan trọng. Câu này bao hàm hai lời trích dẫn :
-“Này là Con Ta yêu dấu” được trích trong Thánh vịnh 2,7. Mọi người đều hiểu thánh vịnh này mô tả Đấng Cứu Thế, Vua quyền năng của Thiên Chúa, Đấng sẽ đến.
-“Con đẹp lòng Ta” trích ra từ Isaia 42,1 mô tả về người Đầy Tớ Đau Khổ mà cao điểm là Isaia 53. Tại đây, đấng tiên tri nói về một đầy tớ lý tưởng của Thiên Chúa, hòan tòan theo ý muốn của Ngài, đang theo con đường vâng lời và phục vụ.

Như vậy, Đức Giêsu được tuyên xưng là Con yêu dấu của Thiên Chúa, là Đấng mà nơi Ngài lời tiên tri này được ứng nghiệm hòan tòan. Và trong phép rửa của Đức Giêsu có hai điều được xác quyết :
- Một là Ngài là Đấng lựa chọn của Thiên Chúa.
- Hai là con đường trước mặt Ngài phải đi là con đường thập tự.

II. HIỆU QUẢ CỦA PHÉP RỬA.

1. Bí tích rửa tội của chúng ta

Phép rửa của Gioan bằng nước chỉ là nghi thức tượng trưng nhằm thúc đẩy và diễn tả tâm tình thống hối. Còn phép rửa của Đức Giêsu được Gioan mô tả là bằng lửa và trong Thánh Thần, nghĩa là phép rửa của Đức Giêsu là một bí tích tuôn tràn Chúa Thánh Thần, mặc dầu cũng dùng nước, nhưng nước chỉ là điều kiện, là nghi thức bên ngòai, còn thực sự ta được rửa bằng lửa. Lửa ở đây ám chỉ sức mạnh của Chúa Thánh Thần biến đổi con người tội lỗi nên con Thiên Chúa, và đáng được hưởng gia nghiệp vĩnh cửu Nước Trời. Vì thế, phép rửa tội của chúng ta có mục đích xóa tội tổ tông và các tội riêng, ban ân sủng siêu nhiên, đời sống ơn thánh, làm cho ta trở nên con Thiên Chúa, làm công dân Nước Trời và thành viên của Hội thánh.

Mỗi người chịu phép rửa tội, theo thánh Phaolô, được gọi là Kitô hữu. Kitô hữu là người được xức dầu và được tham dự vào ba chức năng của Chúa Kitô là tư tế, tiên tri và vương giả. Kitô hữu được gọi là người mang danh Chúa Kitô và được thuộc về Ngài. Kitô hữu là một danh hiệu thật cao quí.

2. Mỗi người phải sinh lại

Ông Nicôđêmô đã được gặp Đức Giêsu vào ban đêm, trong câu chuyện trao đổi, Ngài đã nói với ông :”Thật, Tôi bảo thật ông : không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên”(Ga 3,3). Ngài còn nói rõ thêm :”Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần”(Ga 3,5).

Thực vậy, bí tích rửa tội mang lại cho chúng ta một hiệu quả vô cùng cao quí, đó là sự tái sinh. Mỗi Kitô hữu là một người đã được tái sinh, nghĩa là chúng ta đã sinh ra lần thứ nhất với sự sống tự nhiên do cha mẹ, lần thứ hai với sự sống siêu nhiên do bí tích rửa tội. Nói rõ hơn, mỗi người chúng ta sinh ra hai lần : lần thứ nhất do cha mẹ, các ngài đã truyền cho chúng ta sự sống tự nhiên. Lần thứ hai do Thiên Chúa qua bí tích Rửa tội, Ngài ban cho chúng ta sự sống siêu nhiên.

Thánh Phaolô viết cho một nhóm Kitô hữu mới chịu phép rửa tội như sau :”Khi chịu phép rửa, anh chị em đã được mai táng cùng với Đức Giêsu trong phép rửa, và anh chị em cũng sẽ được sống lại cùng với Chúa Kitô… Trước kia anh chị em đã chết về mặt thiêng liêng vì tội lỗi của anh chị em… Nhưng giờ đây, Thiên Chúa đã đưa anh chị em đến nguồn sống cùng với Chúa Kitô”(Cl 2,12-13).

Ngày 01.06.1930 dịp lễ giáp năm ngày chịu phép rửa tội, Đức Giáo hòang Piô XI đã sung sướng nói với 1500 thanh niên ở Rôma :”Ngày Cha chịu phép rửa tội là ngày cao quí nhất của đời Cha, cũng như ngày các con chịu phép rửa tội là ngày cao quí nhất của đời chúng con". Chúng ta hãy nhớ : ngày chúng ta chịu phép rửa tội là ngày chúng ta tái sinh trở nên con Chúa, ngày đáng ghi nhớ của chúng ta.

3. Sinh lại để làm con Chúa

Nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta trở nên con Thiên Chúa. Không phải chỉ là có danh, nhưng thực sự như thế, chúng ta là con Thiên Chúa và Thiên Chúa là Cha chúng ta, một người Cha yêu thương chúng ta vô cùng. Trong Kinh Lạy Cha, Đức Giêsu đã dạy các Tông đồ cầu nguyện và mở đầu bằng câu :”Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Như thế, Đức Giêsu tiết lộ cho chúng ta biết chúng ta được làm con một Cha trên trời.

Tìm về nguồn gốc, ngày xưa Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người đầu tiên là Adong và Evà. Thiên Chúa đã cho họ gọi Ngài là Cha. Nhưng vì phạm tội ăn trái cấm không vâng phục Ngài nên bị phạt mất quyền làm con, không được gọi Thiên Chúa là Cha nữa, mà phải sống dưới quyền lực của ma qủi và tội lỗi. Nhưng vì thương yêu nhân lọai, Thiên Chúa sai Con Một xuống thế làm người, chịu chết chuộc tội cho thiên hạ, để lấy lại quyền làm con mà nhân lọai đã bị đánh mất. Nhờ bí tích Rửa tội mà Đức Giêsu đã trả lại cho chúng ta quyền được làm con Thiên Chúa để có thể gọi Thiên Chúa là Cha :”Abba, cha ơi”!

Trên đời không ai có thể thiếu được người cha vì cha là yếu tố cần thiết cho người con để cho người con có chỗ nương tựa vì :

Con có cha như nhà có nóc,
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

Trong đời sống thiêng liêng, chúng ta không thể thiếu được Thiên Chúa là Cha. Ngài đã dựng nên chúng ta lại còn nuôi dưỡng bằng ân sủng của Ngài. Chúng ta hãy vui sướng và hãnh diện có Thiên Chúa là Cha, chúng ta sẽ không phải là đứa con mồ côi. Còn gì quí bằng danh hiệu được làm con Thiên Chúa mà đã là con thì được gọi là Cha : Lạy Cha chúng con ở trên trời.

Một khi đã được gọi Thiên Chúa là Cha, chúng ta phải tin cậy phó thác vào Ngài. Ngài phải chiếm chỗ cao nhất trong đời chúng ta và chúng ta phải qui hướng mọi sự vào Ngài, coi Ngài như trung tâm điểm của đời sống. Ngài phải là “Number One”. Ngài là Number one, còn chúng ta là Zéro, là số không. Nếu chúng ta để số 1 đứng trươc số không (0) thì số không ấy có ý nghĩa, càng nhiều số không thì số ấy càng to, ví dụ 1.000.000. Nếu để số 1 đàng sau số 0 thì con số càng nhỏ, càng nhiều số không thì càng nhỏ, ví dụ : 000.000.1. Cho nên, Thiên Chúa phải chiếm chỗ cao nhất trong đời ta. Ngài phải là “Number One” trong đời ta.

III. BỔN PHẬN NGƯỜI CHỊU PHÉP RỬA TỘI.

1. Cảm tạ hồng ân Thiên Chúa

Trong thánh vịnh 50, tác giả đã nói :”Mẹ con đã hòai thai trong tội”, khi sinh ra, chúng ta vẫn là tội nhân, làm nô lệ cho tội lỗi và ma quỉ. Nhưng Thiên Chúa đã yêu thương lòai người, xuống thế làm người, chịu chết chuộc tội cho thiên hạ. Đức Giêsu lại còn cứu chuộc chúng ta một lần nữa qua bí tích rửa tội và làm cho chúng ta trở thành con Thiên Chúa. Đây là một vinh dự vô cùng lớn lao vì :

Con vua thì lại làm vua,
Con bác sãi chùa thì quét lá đa.

Tước vị làm con Thiên Chúa thật là lớn lao. Tuy tước vị này, nhất là linh hồn chúng ta, bị che phủ bằng một thân xác phàm hèn, không ai xem thấy, không ai biết giá trị của nó, nhưng tự bản chất nó thực là cao quí. Trường hợp này giống như ở Miến điện, có nhiều bức tượng bằng vàng ròng, vì sợ bị ngọai xâm cướp mất, có vị sư đã lấy một lớp đất sét trét lên các bức tượng ấy để giấu đi cái cốt lõi thật của các bức tượng… nhưng dưới cái lớp vỏ đất sét ấy là cả một khối vàng ròng quí giá.

Hồng ân của bí tích rửa tội cũng thật lớn lao và cao quí. Có thể qúi như những viên ngọc trai mà nhiều người chưa biết giá trị của nó. Đúng là “vật khinh nhưng hình trọng”.

Truyện : Hạt ngọc trai.

Ngày 19. 03.1627, Cha Đắc Lộ đến Cửa Bạng Thanh hóa. Lời đầu tiên ngài nói với cha ông chúng ta :”Hiện giờ tầu của chúng tôi có chở một thứ hạt trai tuyệt đẹp và quí giá, ai mua thì cả đời được giầu có hạnh phúc muôn thuở. Không nên sợ giá cao, vì chẳng ai nghèo đến nỗi không đủ tiền mua hạt trai ấy”. Tổ tiên chúng ta khấp khởi vui mừng, xin ngài ít là cho xem đôi ba hạt. Ngài trả lời :”Hạt ấy mắt xác thịt không thể xem thấy được, chỉ có trí khôn hiểu được mà thôi. Hạt trai ấy chính là lề luật Thiên Chúa, một cái gì qúi trọng hơn trân châu và hàng hóa Ấn độ. Chúng tôi sẵn sàng giảng dạy luật đó cho anh chị em, nên không ngần ngại vượt biển băng ngàn đến đây” (Lm Hồng Phúc, Suy niệm Lời Chúa, năm A, tr 22-23).

2. Hiếu thảo với Cha trên trời

Người Á đông đề cao chữ “HIẾU”, nhất là trong luân lý Khổng giáo. Đời sống con người phải lấy chữ hiếu làm đầu mà bất hiếu là một tội nặng nhất trong các tội. Người ta đã nâng chữ hiếu lên thành “ĐẠO’ nên mới có “HIẾU ĐẠO”. Phận làm con cũng được nâng lên thành đạo nên mới có “ĐẠO CON”. Như vậy, muốn trọn đạo làm con thì phải chu tòan “đạo hiếu”. Tư tưởng này được đúc kết thành câu ca dao để nhắc nhở cho mọi người phải thi hành :

Công cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là “đạo con”.

Trong phép rửa của Gioan, Đức Giêsu được gọi là “Con yêu dấu của Thiên Chúa”. Vậy thế nào là một người “con yêu dấu” ? Thưa đó là :

- biết ý của cha mình : Đức Giêsu luôn cầu nguyện để biết ý của Chúa Cha.
- và luôn theo ý cha mình : Đức Giêsu nói :”Lương thực của Ta là làm theo ý của Cha Ta”. Cũng thế, nếu chúng ta muốn trở thành con yêu dấu của Thiên Chúa thì chúng ta hãy bắt chước Đức Giêsu : luôn cầu nguyện, khi đã thấy được ý Chúa thì sẵn sàng bỏ ý riêng để làm theo ý Chúa.

Ngoài ra, chúng ta đã có Chúa là Cha, chúng ta cũng phải làm tròn “đạo hiếu” đối với Ngài để trọn đạo làm con của chúng ta. Tỏ lòng hiếu đối với Ngài, trước tiên là hãy yêu mến Ngài trên hết và trước hết như Chúa dạy :”Hãy yêu mến Thiên Chúa là Thiên Chúa ngươi hết linh hôn hết trí khôn…”(x. Mt 22,37; Mc 12,30; Lc 10,27).

Nhưng yêu mến Ngài thì phải thực hiện bằng những việc cụ thể bên ngòai vì thánh Giacôbê nói :”Đức tin không có việc làm là đức tin chết”. Nếu không thì người ta sẽ chê cười :
Thương miệng thương môi,
thương miếng xôi miếng thịt.

Chúa bảo chúng ta là ánh sáng thế gian. Nếu là ánh sáng mà không chiếu sáng thì không còn là ánh sáng nữa mà là bóng tối. Nhiệm vụ của chúng ta là phải soi sáng cho người khác bằng những việc làm cụ thể như Chúa nói :”Ánh sáng của các con phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp các con làm, mà tôn vinh Cha các con, Đấng ngự trên trời”(Mt 5,16). Cuộc sống của chúng ta phải làm vinh Cha chúng ta ở trên trời khi chúng ta nguyện :”Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến…”

Cuộc sống của chúng ta phải biểu lộ cho người khác biết chúng ta là con Thiên Chúa. Đã là con thì phải sống thế nào để người ta phải nói :”Cha nào con ấy”(Qualis pater, talis filius). Chúng ta hãy bắt chước Boleslas, vua nước Ba lan, luôn đeo ở ngực mẫu ảnh vua cha, và khi toan làm một việc gì quan trọng, vua nhìn vào mẫu ảnh đó và nói :”Con sẽ chẳng hề làm gì bất xứng người con thảo của cha”.

Hôm nay Đức Giêsu cũng khuyên nhủ chúng ta là những Kitô hữu, những người được mang tên Ngài, những người được thuộc về Ngài, hãy sống xứng đáng với danh hiệu cao qúi ấy giống như hòang tử của vua Ménedem, mỗi khi được bạn bè mời đi chơi, thì đến xin phép vua cha, vua ban phép lành và chỉ dặn có một điều là :”Dầu ở đâu, hãy nhớ mình là con vua”.

3. Biết khiêm tốn và phục vụ

Đọc bài Tin mừng hôm nay, chúng ta thấy cả Gioan tẩy giả và dân chúng Do thái đều không hiểu nổi Đấng Messia lại là một Người Tôi Tớ khiêm tốn hiến thân phục vụ nhân lọai cho đến chết. Hai ngàn năm đã trôi qua, thế mà ngày nay chúng ta cũng vẫn thế. Chúng ta giới thiệu Đức Giêsu cho người ta như một Đấng quyền phép hay một quan tòa xét xử. Chúng ta bỏ sót một phương diện rất quan trọng của Ngài : Ngài trước hết là một Người Tôi Tớ hiến thân phục vụ . Đạo của Đức Giêsu là một đạo hiến thân phục vụ, người môn đệ của Đức Giêsu cũng phải là người hiến thân phục vụ như thế.

Cả hai vai chính trong chuyện này đều khiêm tốn : Gioan khiêm tốn tự hạ mình để đề cao Đức Giêsu; còn Đức Giêsu khiêm tốn xin Gioan làm phép rửa cho mình. Người khiêm tốn là người chỉ nghĩ đến việc chu tòan nhiệm vụ chứ không quan tâm đến vinh dự cá nhân.

Truyện : Hòang đế cầy ruộng.
Tại một thành phố bên Tiệp khắc, giữa những di tích cổ người ta thấy có một chiếc cầy từ thế kỷ 18. Người ta truyền tụng câu truyện như sau : Một hôm, hòang đế Joseph II cùng đòan tùy tùng đến viếng thăm một ngôi làng trong vùng. Đi qua một cánh đồng, Hòang đế thấy một nông dân đang ngồi nghỉ mệt bên một gốc cây. Ông đến trò truyện với người nông dân và xin được cầy thử một luống.

Người nông dân rất đỗi ngạc nhiên vì có một người sang trọng lại xin tra tay vào cầy, và ông ta phá lên cười khi thấy những luống cầy vụng về. Với tất cả thành thực, người nông dân lắc đầu và nói :”Xin lỗi ông, hạng người như ông thì làm sao có thể tra tay vào cầy để kiếm sống được”. Nghe thế, một người trong đòan tùy tùng mới nói nhỏ cho người nông dân biết người đang cầm chiếc cầy của ông chính là Hòang đế. Lập tức, người nông dân như muốn độn thổ, ông không thể tưởng tượng được một vị Hòang đế lại có thể tra tay vào cầy của ông.

Thánh Phaolô dâng lời ca tụng :”Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hòan tòan trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”(Pl 2,6-8).

Đức Giêsu đã tự coi mình như “Con người đến để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn người”. Ngài muốn tham dự vào cuộc sống của con người, muốn nói rằng Con Thiên Chúa đã thực sự đến trần gian và đã hạ mình xuống lãnh nhận phép rửa từ một người. Những thái độ khiêm tốn của vị Hòang đế trần gian và Hòang đế Nước Trời đã làm dân chúng cảm phục và ngưỡng mộ khi họ nhận ra đó là một người có uy quyền trong một nước và một Vua cao trọng hơn hết các vua chúa trần gian này.

Người ta nói :”Thượng hành hạ hiệu” : người trên làm kẻ duới theo. Chúa Giêsu đã làm gương trước, một tấm gương sán lạn đáng mọi người chúng ta bắt chước để chúng ta sống xứng đáng với danh hiệu là con cái Cha trên trời.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Làn sóng bách hại Công Giáo dâng cao ở Mã Lai Á, một linh mục có thể bị bắt vì “xúi giục bạo loạn”
Đặng Tự Do
20:44 11/01/2014
Cảnh sát Mã Lai Á đề nghị khép một linh mục Công Giáo vào tội “xúi giục bạo loạn” để xoa dịu những cuộc biểu tình của người Hồi Giáo chung quanh việc dùng từ Allah để dịch từ “God” trong tiếng Anh.

Biểu tình của người Hồi Giáo đang nổ ra hàng ngày
Cha Lawrence Andrew
Cô Datin Paduka Marina Mahathir và cha Michael Chua (5/1/2014)
Cô Datin Paduka Marina Mahathir tại nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức (5/1/2014)
Từ lâu các Kitô hữu tại Mã Lai Á đã dùng từ “Allah” như người Việt dùng từ “Thiên Chúa” trong tất cả các kinh sách của mình, ít nhất là từ năm 1852. Hàng trăm năm nay không có vấn đề gì.

Tuy nhiên, từ năm 2007, các đảng phái lớn bé tại Mã Lai Á, kể cả đảng cầm quyền, trong những cố gắng để tranh cử và để che đậy những thất bại nặng nề về kinh tế, đã đua nhau tố cáo các tín hữu Kitô đang chiêu dụ tín đồ. Đảng nào đưa ra được những chính sách đàn áp Kitô Giáo mạnh thì được người dân, phần lớn là người Hồi Giáo, dồn phiếu cho. Một trong những vấn đề được các đảng phái đưa ra là cấm các tín hữu Kitô không được dùng từ Allah, là từ người Hồi Giáo cũng dùng, để nói về Thiên Chúa.

Năm 2008, Bộ Nội Vụ Mã Lai đe dọa thu hồi giấy phép xuất bản tuần báo Công Giáo Herald, do cha Lawrence Andrew làm chủ bút vì cho rằng tờ báo dám dùng từ Allah của người Hồi Giáo.

Cha Andrew phản bác lại: “Munshi Abdullah, người cha của nền văn chương Mã Lai hiện đại, đã phiên dịch Thánh Kinh ra tiếng Mã lai năm 1852, và ông đã dùng từ ‘Allah’ để dịch từ ‘God’; đó là chứng cứ lịch sử mạnh mẽ là những từ ngữ chúng tôi đang sử dụng đã có từ hàng thế kỷ trước.”

Tại Indonesia, và một số nước Ả rập trong vùng Trung Đông, các tín hữu Kitô và người Hồi Giáo cũng dùng chung từ Allah để nói về Thiên Chúa. Chính vì thế, ngày 31 tháng 12 năm 2009, tòa án tại Mã Lai tuyên bố rằng các tín hữu Kitô có thể dùng từ Allah. Phản ứng lại phán quyết này, các cuộc biểu tình được các đảng phái kích động lần lượt nổ ra theo nhịp điệu của các cuộc tranh cử. Hàng chục nhà thờ bị đốt phá.

Dù chịu áp lực mạnh mẽ của những cuộc biểu tình hàng ngàn cho tới hàng trăm ngàn người, chính quyền liên bang không đưa ra một phán quyết chung cuộc vì họ không muốn trình diễn trước thế giới một chính sách vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng như thế. Thủ tướng Najib Razak nói rằng “vấn đề này thuộc thẩm quyền của các tiểu vương (sultan) ở 13 tiểu bang bởi vì vị tiểu vương cũng là thẩm quyền Hồi Giáo lớn nhất trong bang đó.”

Cha Augustine Julian, nguyên là thư ký của Hội đồng Giám mục Malaysia, nói với hãng thông tấn Fides rằng "tình hình là khá nghiêm trọng. Giáo Hội rất quan tâm bởi vì câu chuyện càng ngày càng tồi tệ hơn."

Thật vậy, ngày 17/10/2013 tòa án đưa ra phán quyết hủy bỏ phán quyết trong phiên toà ngày 31 tháng 12 năm 2009. Ngày 14/11/2013, tiểu vương Sharafuddin Idris Shah của bang Selangor, một trong 13 tiểu bang của quốc gia, đã ra lệnh rằng người ngoài Hồi giáo không được sử dụng thuật ngữ "Allah" để chỉ Thiên Chúa.

Ngày 27/12/2013, cha Andrew nói lệnh của tiểu vương Sharafuddin Idris Shah không có giá trị pháp luật vì ông ta nói trong tư cách là thẩm quyền Hồi Giáo của bang Selangor, chẳng có giá trị gì trên người Công Giáo.

Cảnh sát tại bang này lập tức làm lớn chuyện. Ngày 2/1/2014, cảnh sát bao vây Hiệp Hội Thánh Kinh tịch thu 325 cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Mã Lai và bắt đi ông Lee Min Choon, chủ tịch hội và cô thư ký Sinclair Wong.

Các cuộc biểu tình rầm rộ của người Hồi Giáo rõ ràng là đã được kích động và tổ chức bởi các đảng phái chính trị nhưng cảnh sát lại ráo riết quy cho cha Lawrence Andrew tội “xúi giục bạo loạn”, mặc dù không có cuộc biểu tình nào của người Công Giáo!

Cha Augustine Julian nhận định:

"Các cuộc điều tra của ngành tư pháp về chuyện này là một hình thức đàn áp tinh vi đối với tất cả các Kitô hữu”.

Câu chuyện về từ Allah đang tiếp tục được tung hứng để người dân nước này quên đi những thực tại chua xót về kinh tế. Diễn biến mới nhất là tiến sĩ Mahathir Mohamad, cựu thủ tướng Mã Lai lên tiếng chống lại người Công Giáo. Ông nói: “Việc gì phải gây căm phẫn với người Hồi Giáo về việc dùng một từ ngữ như thế. Trong khi đó, con gái ông là cô Datin Paduka Marina Mahathir lại lên tiếng bênh vực người Công Giáo và đích thân hiện diện tại nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức tại thành phố Klang hôm 5/1/2014.

Những bức hình Marina Mahathir đến nhà thờ đã gây “căm phẫn” cho đảng Perkasa. Đáp lại những lời chỉ trích của đảng này, cô Marina Mahathir nói: “Perkasa gồm toàn những thứ rác rưởi”.

Mã Lai Á có 29,6 triệu dân 60% Hồi giáo, Phật giáo 19%, 6 % theo đạo Hindu, 6% Tin Lành, và 3% Công Giáo. Hồi giáo được coi là quốc giáo.
 
Đức Thánh Cha cám ơn các ân nhân giúp học bổng cho sinh viên Chính Thống
Lm. Trần Đức Anh OP
09:38 11/01/2014
VATICAN. Sáng 11-1-2014, ĐTC đã tiếp kiến Ủy ban Công Giáo cộng tác văn hóa với các Giáo Hội Chính Thống và Giáo Hội Chính Thống Đông Phương. Ngài cám ơn các ân nhân đã hỗ trợ để Ủy ban này cấp học bổng cho các chủng sinh, tu sinh Chính Thống.

Ủy ban này được ĐGH Phaolô 6 thành lập các đây 50 năm nhắm thăng tiến con đường hòa giải và canh tân tình huynh đệ giữa các Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống, được đánh dấu bằng cuộc gặp gỡ lịch sử cách đây 50 năm giữa Đức Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Chính Thống Athenagoras.

Ủy ban thuộc Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các Giáo Hội Kitô và có nhiệm vụ cứu xét và cấp học bổng cho các chủng sinh, tu sinh thuộc các Giáo Hội Chính Thống và Chính Thống Đông phương, theo học tại các Đại Học và Học Viện Giáo Hoàng ở Roma, đồng thời hỗ trợ các dự án đại kết.

Trong số 60 người hiện diện trong buổi tiếp kiến, ngoài ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, còn có Đức Cha Johan Bonny, GM giáo phận Anvers bên Bỉ, là Chủ tịch Ủy ban, các thành viên, ân nhân và nhiều sinh viên Chính Thống được Ủy ban giúp đỡ.

Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC đã nhắc lại lai lịch của Ủy ban và cám ơn các ân nhân đã và đang nâng đỡ hoạt động của Ủy ban này. Ngài nói: ”Nếu không có sự đóng góp quí giá của anh chị em, thì hoạt động của Ủy ban Cộng tác giữa Công Giáo và Chính Thống không thể có được. Vì thế, tôi khuyến khích anh chị em tiếpo tục hoạt động anh chị em đang thực hiện”.

Với các sinh viên Chính Thống giáo, ĐTC nói rằng ”Sự hiện diện của các bạn giữa chúng tôi thật là quan trọng cho cuộc đối thoại giữa các Giáo Hội ngày nay và nhất là ngày mai... Tôi cầu chúc mỗi người trong các bạn có thể có một kinh nghiệm vui tươi về Giáo Hội và thành Roma, làm cho các bạn được phong phú về mặt tinh thần và văn hóa, và các bạn không cảm thấy như là khách, trái lại như những người anh em giữa anh chị em với nhau. Tôi cũng chắc chắn rằng với sự hiện diện của anh chị em nơi chúng tôi, anh chị em cũng là một sự phong phú cho cộng đoàn học hành nghiên cứu mà các bạn theo học”.

Giáo Hội Chính Thống là những Giáo Hội ly khai với Công Giáo hồi thế kỷ 11 và hiện có 16 Giáo Hội, đứng đầu là Chính Thống Constantinople, trong khi các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương, cũng được gọi là Giáo Hội Đông Phương cổ, ly khai với Công Giáo sau Công đồng Calcedonia năm 451, như Giáo Hội Chính Thống Copte Ai Cập, Siriac, Arméni, Etiopia, v.v.. (SD 11-1-2014)
 
Đức Thánh Cha phê bình linh mục kinh tài, linh mục phô trương
Lm. Trần Đức Anh OP
09:39 11/01/2014
VATICAN. ĐTC Phanxicô phê bình những LM kinh tài, phô trương không có quan hệ chân thực với Chúa Giêsu.

Ngài đưa ra lời cảnh giác trên đây trong bài giảng thánh lễ sáng 11-1-2014, tại nguyện đường Nhà Trọ thánh Marta ở nội thành Vatican. Đồng tế với ĐTC có ĐHY Angelo Bagnasco, TGM Genova, chủ tịch HĐGM Italia, và một nhóm LM thuộc quyền, trước sự tham dự của một số giáo dân.

Trong bài giảng, ĐTC diễn giải bài đọc thư nhứ I của thánh Gioan Tông Đồ và nói về quan hệ của linh mục với Chúa Giêsu. Ngài nói: ”Linh mục chân chính là người được Thiên Chúa xức dầu để phục vụ Dân Chúa, LM có quan hệ mật thiết với Chúa Giêsu: khi thiếu quan hệ này, thì LM trở thành người không còn được xức dầu nữa, thành người thờ ngẫu tượng, thờ thần là cái tôi của mình.”

ĐTC cũng nhận xét rằng khi tiếng thăm của Chúa Giêsu gia tăng nơi dân chúng, thì Chúa rút lui vào nơi hoang vắng để cầu nguyện. Điều này chính là viên đá để so sánh, để kiểm chứng các LM chúng ta xem chúng ta có đi tìm Chúa Giêsu hay không? đâu là chỗ của Chúa Giêsu Kitô trong đời linh mục của tôi? Phải chăng đó là một quan hệ giữa trò và Thầy, giữa em với anh, giữa một người nghèo hèn với Thiên Chúa, hay chỉ là một quan hệ hời hợt.. không đến từ con tim?”

ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Những linh mục không còn được xức dầu nữa, LM giải dầu (unto), thì họ gây hại dường nào cho Giáo Hội! Những linh mục như thế đặt sức mạnh của họ nơi những điều hời hợt, trong sự háo danh... Bao nhiêu lần ta đau lòng khi nghe nói: Kìa, đó là một linh mục huênh hoang, một linh mục không có quan hệ với Chúa Giêsu! Một linh mục đã đánh mất sự xức dầu”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Các linh mục chúng ta có nhiều khuyết điểm, tất chúng ta là người tội lỗi. Nhưng nếu chúng ta đến cùng Chúa Giêsu Kitô, nếu chúng ta tìm Chúa trong kinh nguyện - kinh nguyện chuyển cầu, kinh nguyện thờ lạy - thì chúng ta là linh mục tốt, mặc dù chúng ta là người tội lỗi. Nhưng nếu chúng ta xa Chúa Giêsu, chúng ta phải tìm bù trừ tình trạng này bằng những thái độ .. phàm tục khác. Và như thế có những thứ linh mục áp-phe, linh mục doanh nhân.. Nhưng linh mục thờ lạy Chúa Giêsu, linh mục nói với Chúa Giêsu Kitô, linh mục tìm Chúa và để cho Chúa tìm kiếm: đó chính là trung tâm đời sống chúng ta. Nếu không được như thế, thì chúng ta mất hết! Chúng sẽ nói gì với dân chúng?”

”Ước gì quan hệ của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô, quan hệ của những người được xức dầu với dân Chúa, ngày càng tăng trưởng nơi các linh mục chúng ta”

”Thật là đẹp khi thấy những linh mục hiến mang sống mình như linh mục, và dân chúng nói về các linh mục ấy: ”Cha này, cha kia khó tính, nhưng đó là một linh mục! Dân chúng 'đánh hơi' giỏi lắm! Trái lại, khi dân thấy các linh mục thờ thần tượng, những linh mục thay vì có Chúa Giêsu, thì lại có những thần tượng nhỏ, tôn thờ cái thần tôi của mình, thấy các linh mục như thế, dân chúng nói: ”thật là một kẻ tội nghiệp!”.

Và ĐTC kết luận rằng: “Điều cứu chúng ta khỏi những sự trần tục, khỏi sự thờ thần tượng khiến chúng ta bị ”giải dầu”, điều giữ chúng ta trong tình trạng được xức dầu, chính là quan hệ với Chúa Giêsu Kitô. Và ngày hôm nay, anh em đến đây đồng tế với tôi, tôi cầu chúc anh em điều này: Anh em hãy đánh mất mọi sự trong cuộc sống, nhưng đừng bao giờ đánh mất quan hệ này với Chúa Giêsu Kitô! Đó chính là chiến thắng của chúng ta. Với điều đó, anh em hãy tiến bước!” (SD 11-1-2014)
 
Đại Giáo Trưởng Hồi Giáo Trung Phi tị nạn nơi Tòa Giám Mục, tổng thống sợ tội bỏ trốn
Đặng Tự Do
18:41 11/01/2014
ĐTGM Dieudonné Nzapalainga được ĐTC trao dây Pallium hôm 29/06/2013
Imam Oumar Kobine Layama (đối diện ĐTGM) đang tá túc tại Tòa GM Bangui
Tổng thống bị lật đổ François Bozizé
Tổng thống Michel Djotodia một vài giờ trước khi tuyên bố từ chức
Quân Hồi Giáo Seleka
Quân Hồi Giáo Seleka
Nhà lãnh đạo Hồi Giáo tại thủ đô nước Cộng Hòa Trung Phi đã xin tá túc trong Tòa Giám Mục Bangui sau khi bị quân Hồi Giáo Séléka tìm giết. Trong khi đó, hôm thứ Sáu 10 tháng Giêng, tổng thống bất hợp hiến Michel Djotodia, người đã được quân Hồi Giáo Séléka đưa lên sau cuộc đảo chính hồi tháng Ba năm ngoái đã bất ngờ tuyên bố từ chức và đào vong ở nước ngoài.

Đức Tổng Giám Mục Dieudonné Nzapalainga của thủ đô Bangui nói với phóng viên của Channel 4, một đài truyền hình Anh, rằng Đại Giáo Trưởng Hồi Giáo Oumar Kobine Layama, là người đã cùng với ngài đưa ra tuyên bố chung hôm 31 tháng 12 nhằm chấm dứt cuộc xung đột quốc gia đã phải xin tị nạn nơi Tòa Giám Mục của ngài sau khi bị phiến quân Hồi Giáo Séléka tìm giết. Lập trường ôn hòa và yêu chuộng hòa bình của vị Imam này đã bị quân Séléka xem là phản bội lại các nguyên tắc của Hồi Giáo.

Cuộc xung đột tại Cộng Hòa Trung Phi đã khởi sự từ ngày 10 tháng 12 năm 2012 giữa quân đội nước này và phiến quân Hồi Giáo Séléka.

Do các yếu tố bất ngờ, đến cuối tháng 12 năm 2012, quân Hồi Giáo đã chiếm được nhiều thành phố và ngày 24 tháng Ba năm 2013 chiếm được thủ đô Bangui. Lãnh đạo phiến quân là Michel Djotodia được đưa lên làm tổng thống.

Quân Hồi Giáo Séléka bắt tay ngay vào việc cướp bóc, hãm hiếp, và thủ tiêu các tín hữu Kitô. Báo cáo của Human Rights Watch hồi tháng 8/2013 ghi nhận khoảng 212,000 người đã phải bỏ trốn vào rừng sâu để tránh bị quân Hồi Giáo thảm sát. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cảnh cáo Michel Djotodia đang biến Trung Phi thành một mối đe doạ cho sự ổn định của khu vực với một tình trạng vô luật lệ.

Tháng 9/2013, thấy trước nguy cơ bị cáo buộc là tội phạm chống nhân loại, Michel Djotodia tuyên bố giải tán quân Hồi Giáo Séléka và cắt đứt mọi quan hệ với nhóm này. Tuy nhiên, trong thực tế quân Hồi Giáo Séléka vẫn tồn tại và ngày càng hung bạo hơn.

Chỉ trong tháng 12 vừa qua, ước tính có khoảng 1,000 người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh giữa quân Hồi Giáo Séléka với lực lượng Anti-Balaka trung thành với tổng thống François Bozizé, quân đội Pháp và lực lượng gìn giữ hòa bình của Châu Phi.

Hôm thứ Sáu 10 tháng Giêng, tại cuộc họp thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo Phi Châu ở thủ đô N'Djamena của Cộng Hòa Chad, tổng thống Michel Djotodia đã bất ngờ tuyên bố từ chức và đào vong ở nước ngoài. Chỉ có một lý do biện minh cho hành động này là Michel Djotodia sợ bị đưa ra tòa án quốc tế về những tội ác diệt chủng do quân Séléka mà ông ta là thủ lĩnh gây nên.

Chiến cuộc tại Cộng Hòa Trung Phi vẫn ác liệt sau quyết định đào vong của Michel Djotodia.
 
Trước làn sóng khủng bố của chính quyền Aceh, người Công Giáo chỉ còn giữ được 3 nhà thờ
Đặng Tự Do
19:45 11/01/2014
Nhà thờ bị ủi sập
Người Hồi Giáo hả hê
Thủ phủ Aceh ở phía Bắc Sumatra khét tiếng tại Nam Dương như là trọng điểm của các phong trào thánh chiến Hồi Giáo, và là nơi đầu tiên áp dụng một phần của luật Sharia. Hôm 10 tháng Giêng, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, trích thuật các báo cáo của "Aceh Human Rights Coalition" tức là Liên Minh Nhân Quyền Aceh cho biết từ năm 2012 cho đến nay tại thủ phủ này ít nhất 26 nhà thờ và các nơi thờ phượng của các tôn giáo không phải là Hồi Giáo đã bị đóng cửa.

Indonesia, hay còn gọi là Nam Dương, với dân số 251,160,000 người, trong đó 86.1% theo Hồi Giáo là đất nước có đông người Hồi Giáo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo tại nước này tỏ ra ôn hòa và thực tiễn. Họ không chấp nhận áp dụng luật Sharia bất chấp những áp lực của các nhà lãnh đạo Hồi Giáo và của các tổ chức Hồi Giáo cực đoan. Họ e ngại những điều luật cực đoan của Sharia như cấm phụ nữ không được làm việc chung với nam giới sẽ đưa Indonesia đến chỗ tụt hậu so với các quốc gia trong vùng.

Thủ phủ Aceh là một trường hợp cá biệt. Ông Zulfikar Muhammad, điều hợp viên của Liên Minh Nhân Quyền Aceh, một tổ chức bao gồm 30 tổ chức đấu tranh cho nhân quyền, nói với Fides rằng vị thống đốc tại đây là một người Hồi Giáo quá khích đã đưa ra “những luật lệ giới hạn quyền tự do thực hành niềm tin của những nhóm thiểu số và đi ngược lại Hiến Pháp của Indonesia”.

Theo ông Zulfikar Muhammad, năm 2006, Bộ Nội Vụ Indonesia quy định rằng để có thể được cấp giấy phép xây dựng nơi thờ phượng thì cần có đủ chữ ký của tối thiểu là 90 thành viên trong cộng đoàn tôn giáo ấy và ít nhất là 60 chữ ký của người dân địa phương không thuộc tôn giáo này.

Tuy nhiên, vị thống đốc tại Aceh lại quy định rằng cần có đủ chữ ký của tối thiểu là 150 thành viên trong cộng đoàn và 120 chữ ký của dân địa phương. Dưới áp lực và sự đe doạ của các nhóm Hồi Giáo cực đoan, không có dân địa phương nào dám ký. Hậu quả là từ đó đến nay không có ngôi nhà thờ mới nào được xây dựng.

Năm 2012, Zaini Abdullah, một thủ lĩnh Hồi Giáo quá khích được bầu làm thống đốc. Ông này tuyên bố một chương trình Hồi Giáo hóa toàn diện Aceh. Luật xây dựng năm 2007 của Aceh lại được tái xét và cho thêm tính chất hồi tố. Chính vì thế, 26 nhà thờ và các nơi thờ phượng của Kitô Giáo và Phật Giáo lần lượt bị đóng cửa, thậm chí bị san bằng.

Theo số liệu điều tra năm 2010, trong tổng số 4.5 triệu dân tại Aceh các tín hữu Kitô chiếm 1.2% dân số. Người Công Giáo tại đây chỉ còn giữ được 3 nhà thờ tại những điạ điểm có khách du lịch nước ngoài.
 
Cựu thủ tướng Do Thái Ariel Sharon qua đời
Đặng Tự Do
20:56 11/01/2014
Tờ Quan Sát Viên Rôma số ra ngày 11 tháng Giêng cho biết cựu thủ tướng Israel, thành viên của đảng Likud và người sáng lập đảng Kadima, là ông Ariel Sharon, đã qua đời hôm 11 tháng Giêng tại một bệnh viện ở Tel Aviv. Ông đã ở trong tình trạng hôn mê kể từ ngày 04 tháng 1 năm 2006, do xuất huyết não nghiêm trọng.

Ông Ariel Sharon, sinh ngày 26 Tháng Hai năm 1928, là một trong những nhà lãnh đạo chính trong lịch sử của nhà nước Israel. Ông dính líu trong tất cả các cuộc chiến của Israel từ năm 1948. Trong tư cách là Bộ Trưởng Quốc Phòng, ông bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm cá nhân về vụ thảm sát người tị nạn Palestine ở Sabra và Shatila thuộc Li Băng năm 1982. Tuy nhiên, ông lại chính là người đã quyết định đơn phương rút Israel khỏi dải Gaza vào năm 2005.
 
Top Stories
Pope Francis: the true priest and his relation to Christ
Vatican Radio
09:50 11/01/2014
2014-01-11 Vatican - At his daily Mass on Saturday morning at the Casa Santa Marta, Pope Francis spoke about the priesthood. A true priest, he said, anointed by God for His people, has a close relationship with Jesus. When that relationship is missing, the priest becomes “smarmy,” [unctuous, It: unctuoso] an idolater, a worshiper of the “god Narcissus.”

Pope Francis’ homily was entirely dedicated to the priesthood. Commenting on the passage from first letter of St. John, where the Apostle says that we have eternal life because we believe in the name of Jesus, the Pope asks about the relationship of priests with Jesus, because “the strength of a priest is in this relationship.” When Jesus was growing in popularity, the Pope said, “He went to the Father,” He retreated “to a deserted place to pray.” This is a kind of “touchstone for priests” he said: whether or not we seek to find Jesus. “What is the place of Jesus Christ in my priestly life? Is it a living relationship, from the disciple to the Master, from brother to brother, from the poor man to God, or is it a somewhat artificial relationship... that does not come from the heart?”

“We are anointed by the Spirit, and when a priest is far from Jesus Christ he can lose this unction. In his life, no: essentially he has it... but he loses it. And instead of being anointed he ends up being smarmy. And how damaging to the Church are smarmy priests! Those who put their strength in artificial things, in vanity, in an attitude... in a cutesy language... But how often do we hear it said with sorrow: ‘This is a butterfly-priest,’ because they are always vain... [This kind of priest] does not have a relationship with Jesus Christ! He has lost the unction: he is smarmy.”

Pope Francis continued:

“We priests have so many limits. We are sinners, all. But if we go to Jesus Christ, if we seek the Lord in prayer – prayer of intercession, prayer of adoration – we are good priests, even though we are sinners. But if we are far from Jesus Christ, we necessarily compensate for this with other, worldly attitudes. And so [we see] all these figures... priest-wheeler dealers, priest-tycoons... But the priest who adores Jesus Christ, the priest who talks with Jesus Christ, the priest who seeks Jesus Christ and who is allowed to seek Jesus Christ: this is the centre of our life. If that is not there, we lose everything. And what will we give to the people?”

“Our relationship with Jesus Christ, a relationship of anointing for the people,” Pope Francis said, “grows in us priests” more and more each day:

“But it is good to find priests who have given their lives as priests, truly, of whom the people say: “Yes, he’s difficult, he’s this or that... But he is a priest! And people know! On the other hand, when people see priest idolaters, so to speak, priests who instead of having Jesus have little idols... worshippers of the god Narcissus... When people see [priests like this] they say ‘poor guy!’ The relationship with Jesus Christ saves us from worldliness and idolatry that makes us smarmy, preserves us in the anointing [we have received]. And today, this is my hope for you who have been kind enough to come here to concelebrate with me: Even if you lose everything in life, don’t lose this relationship with Jesus Christ! This is your victory. Go forward with this!”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dòng Tên VN kỷ niệm 400 năm loan báo tin mừng trên đất Việt
Chỉnh Trần, S.J.
22:47 11/01/2014
Dòng Tên Việt Nam cử hành Năm Thánh kỷ niệm 400 năm loan báo Tin Mừng trên Đất Việt

Cách đây gần 400 năm, vào ngày 18.01.1615, ba nhà truyền giáo Dòng Chúa Giêsu (Dòng Tên) là linh mục Francesco Buzomi – người Ý, linh mục Diogo Carvalho – người Bồ Đào Nha và tu huynh António Dias – người Bồ Đào Nha đã đặt chân đến Đất Việt tại vùng biển Cửa Hàn – Đà Nẵng. Ý định ban đầu của họ là chăm sóc thiêng liêng cho một cộng đoàn Công Giáo người Nhật, những người đã chạy trốn khỏi các cuộc bách hại và đến sống ở Hoài Phố – Hội An.

Nhờ bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, các nhà truyền giáo Dòng Tên đã khám phá ra một cánh đồng truyền giáo bao la và phì nhiêu nơi vùng đất Con Rồng Cháu Tiên. Khởi đi từ biến cố này Tin Mừng của Chúa Kitô đã dần dần được loan báo rộng rãi tại cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài và đã đâm hoa kết trái phong phú tại quê hương Việt Nam. Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền nhân, với phép của Tòa Thánh, Tỉnh Dòng Tên Việt Nam sẽ cử hành Năm Thánh mừng kỷ niệm 400 năm Loan Báo Tin Mừng tại quê hương Việt Nam từ ngày 18.01.2014 đến ngày 18.01.2015.

Trong một cuộc phỏng vấn do truyền thông Dòng Tên thực hiện, cha Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J., Giám tỉnh Dòng Tên Việt Nam, cho biết mục đích của Năm Thánh là để “Canh tân thiêng liêng cho anh em Dòng Tên Việt Nam; canh tân thiêng liêng cho (một số) tín hữu Công Giáo; khơi động tinh thần truyền giáo nơi (một số) giáo dân Công Giáo Việt Nam; giúp (một số) người Công Giáo Việt Nam biết về lịch sử truyền giáo tại quê hương; giúp (một số) người Việt Nam, ngay cả người không Công Giáo, biết về sự đóng góp của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cho văn hóa dân tộc nhà (chữ quốc ngữ); cổ vũ ơn gọi Dòng Tên.”

Đức Thánh Cha Phanxicô, qua sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao đã cho phép Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám Mục phó Tổng Giáo Phận Thành phố Hồ Chí Minh và Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, quyền ban phép lành Tòa Thánh cùng với ơn Toàn xá khi long trọng cử hành Thánh Lễ khai mạc Năm Thánh vào lúc 8 giờ 30 sáng thứ bảy ngày 18 tháng 01 năm 2014 tại Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn. Tòa Ân Giải Tối Cao cũng xác định các nhà thờ và nhà nguyện do Dòng Tên phụ trách được nhận ơn Toàn Xá gồm:

- Nhà thờ Hiển Linh (Thủ Đức),

- Nhà thờ Thiên Thần (Quận 2),

- Nhà nguyện cộng đoàn Đắc Lộ (171 Lý Chính Thắng, Quận 3, Tp. HCM),

- Nhà thờ Tạo Tác (Đà Lạt), nhà thờ Hoa Lư (Pleiku),

- Nhà thờ giáo họ Ngọc Mạch (Hà Nội)

- Nhà nguyện thánh Phanxicô Xaviê (Viêng Chăn, Lào).

Cũng theo cha Giuse Phạm Thanh Liêm, Dòng Tên sẽ tổ chức tĩnh tâm hằng tháng một ngày hoặc nửa buổi trước Thánh Lễ hằng tháng để lãnh nhận ơn Toàn xá; Thánh Lễ hàng tháng với chủ đề và bài giảng được chuẩn bị chu đáo, nhằm canh tân đời sống thiêng liêng của giáo dân và tu sĩ Dòng Tên; những khóa Linh Thao cho các thành phần dân Chúa ở những nơi và thời điểm khác nhau. Bên cạnh đó, Dòng Tên sẽ tổ chức các cuộc hội thảo, nhằm học biết và cổ võ cách thức loan báo Tin Mừng thích hợp với thế giới và con người ngày nay, qua việc nhìn lại lịch sử Loan Báo Tin Mừng tại quê hương Việt Nam.

“Chúng tôi hy vọng có được tinh thần và nhiệt huyết truyền giáo của các bậc cha anh khi nhìn ngắm các ngài trên cánh đồng truyền giáo. Qua những hội thảo chuyên đề về chữ quốc ngữ, chúng tôi cũng hy vọng giúp giáo dân Việt Nam, và cả những người không Công Giáo, nhận ra những đóng góp của người Công Giáo vào nền văn hóa dân tộc Việt,” cha Giám tỉnh Dòng Tên nói.

Ngoài ra, nhà Dòng cũng tổ chức các cuộc hành hương Phú Yên (nơi sinh của Chân phước) và Phước Kiều (nơi chân phước Anrê Phú Yên tử đạo), với ao ước giúp những người tham dự, được ơn hoán cải, ơn canh tân đời sống, và ơn trở nên những tông đồ nhiệt thành như chân phước Anrê Phú Yên.

Để chuyển tải những thông tin liên quan đến Năm Thánh và đặc biệt để hưởng ứng lời kêu gọi của Đức nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô cũng như Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxicô về việc sử dụng các phương tiện truyền thông trong sứ mạng loan báo Tin Mừng, truyền thông Dòng Tên Việt Nam đã thiết lập trang web Loan báo Tin Mừng tại địa chỉ: www.loanbaotinmung.net Trang web này sẽ là nơi cung cấp những bài viết về thời đầu Dòng Tên đến Việt Nam, những bài viết về việc Loan Báo Tin Mừng và về chữ quốc ngữ, những hình ảnh cùng những slideshows về Năm Thánh, Hội Thảo, và Hành Hương…

Tưởng cũng nên nhắc lại, đặc sủng của Dòng Tên là bước theo Chúa Giêsu vác thánh giá, trung thành với Giáo Hội và sẵn sàng để được vị đại diện của Người là Đức Giáo Hoàng sai đi đến bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì theo các giá trị Tin Mừng nhằm Tôn Vinh Thiên Chúa Hơn và giúp ích cho con người hôm nay hơn, theo tinh thần chiêm niệm trong hoạt động.

Đặc sủng này được thể hiện qua sứ mạng phục vụ đức tin nối kết với thăng tiến công bình của Nước Thiên Chúa trong đối thoại với các nền văn hoá và các tôn giáo khác. Trong bối cảnh của một thế giới đang bị ảnh hưởng bởi trào lưu toàn cầu hóa, dẫn tới gia tăng những mâu thuẫn và xung đột, sứ mạng này được thực hiện ngang qua nhiều sứ vụ như giảng Linh Thao, giáo dục, tông đồ xã hội, mục vụ giới trẻ, suy tư và giảng dạy triết học và thần học, truyền thông… nhằm thiết lập những nhịp cầu hòa giải giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với nhau và với môi trường thiên nhiên.

Về ơn gọi, cho đến năm 2013, tổng số tu sĩ Dòng Tên trên toàn thế giới là 17,287 tu sĩ, trong đó có 12,298 linh mục, 1,400 tu huynh, 2,878 học viên (ứng viên linh mục) và 711 tập sinh và đang phục vụ tại hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, riêng tại Việt Nam, số tu sĩ còn rất nhỏ bé. Vào thời điểm 01/06/2013, số tu sĩ Dòng Tên (kể cả tập sinh) là 197 (gồm 01 giám mục, 46 linh mục, 99 học viên, 18 tu huynh, 33 tập sinh). Vì thế hoạt động của Dòng Tên tại Việt Nam còn rất giới hạn. Ngoài công tác huấn luyện, công việc chính yếu của tỉnh Dòng là giúp Linh Thao cho mọi tầng lớp Dân Chúa, giúp linh hướng trong hai đại chủng viện, dạy thần học và linh đạo trong một vài học viện của các dòng, làm việc trong cánh đồng truyền giáo, làm tông đồ xã hội giúp người nghèo, đồng hành với các nhóm như sinh viên và công nhân, mục vụ giáo xứ…

Dòng Tên Việt Nam hân hoan chào đón các bạn trẻ có lòng ao ước phụng sự Chúa, phục vụ con người trong Giáo Hội theo linh đạo Dòng Tên. Các bạn có thể liên lạc với linh mục Antôn Nguyễn Cao Thắng, S.J., Giám đốc nhà Ứng sinh qua địa chỉ email: ongoidongten@gmail.com

Chỉnh Trần, S.J.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một người trí thức VN nhập đạo nói về cảm nghiệm "Đi tìm Giáo Hội"
Vũ Văn An
21:22 11/01/2014
Nhiều người thích đọc lời mô tả hết sức cổ điển về Giáo Hội trong cuốn tiểu thuyết của Myles Connolly, viết năm 1951, đã hơn 60 năm qua, tựa là Dan England and the Noonday Devil. Lời mô tả này nhắc ta nhớ rằng Giáo Hội không phải là một định chế mà là một Thân Thể, là Chúa Kitô. Xin nhường lời cho Myles Connolly:

Với tôi, Giáo Hội là tất cả những điều quan trọng ở khắp mọi nơi. Giáo Hội là thẩm quyền và hướng dẫn. Giáo Hội là hy vọng và bảo đảm. Giáo Hội là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Giáo Hội là Đức Bà và Thánh Giuse. Giáo Hội là Thánh Phêrô và Đức Piô XII. Giáo Hội là giám mục và cha xứ. Giáo Hội là giáo lý và là mẹ đang cúi xuống nôi dạy ta đọc kinh tối. Giáo Hội là nhà thờ chính tòa thành Chartres và là túp lều với thánh giá trên nóc ở Ulithi. Giáo Hội là các tử đạo tại Colosseum và các tử đạo tại Uganda, các tử đạo tại Tyburn và các tử đạo tại Nagasaki. Giáo Hội là vị nữ tu già và cô dự tu mắt đầy tha thiết. Giáo Hội là gương mặt rạng rỡ của vị tân linh mục dâng thánh lễ mở tay, và là cậu bé giúp lễ ngái ngủ để lộ đôi giầy trắng chơi quần vợt đã cũ mèm dưới chiếc áo giúp lễ đen…

Giáo Hội là đỉnh tháp nhọn thoáng thấy từ cửa sổ xe lửa và là nhà thờ thu nhỏ hình thánh giá nhìn xa từ trên cao máy bay nhìn xuống. Giáo Hội là Thánh Lễ 6 giờ sáng với một nhúm thánh nhân vô danh tại chấn song rước lễ trong bóng tối mờ nhạt và là Thánh Lễ đại trào với đám đông vĩ đại và vẻ huy hoàng sáng lạn tại Nhà Thờ Thánh Phêrô… Giáo Hội là Ca Đoàn Nhà Nguyện Sistine và là đoàn rước kiệu Tháng Năm của trẻ em Trung Quốc miệng hát Lạy Nữ Vương Thiên Đàng ở Bắc Kinh.

Giáo Hội là tu sĩ Carthusian trẻ trung tại Monte Allegro và là tu sĩ Dòng Tên đang dạy nhận thức luận ở Tokyo. Giáo Hội là linh mục gốc Scheutveld của Bỉ đang chiến đấu chống bệnh ngủ tại Congo và là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đang tranh đấu chống thành kiến tại Vermont. Giáo Hội là tu sĩ Biển Đức, Augustinh, Thương Khó, Đa Minh, Phanxicô. Giáo Hội là mọi tu sĩ và đặc biệt Dòng Các Cha Xứ vĩ đại nhưng vô danh.

Giáo Hội là Nữ Tu Cát Minh đang đốt những ngọn nến cho buổi kinh chiều trong cái giá lạnh thê lương của Iceland và là Nữ Tu Đức Bà Namur đang may những chiếc khăn trùm Rước Lễ Lần Đầu tại Kwango. Giáo Hội là Nữ Tu Vincentian đang chăm sóc một người Da Đen Baptist sắp chết vì ung thư tại Alabama và là Nữ Tu Maryknoll đang đối diện với một ủy viên Cộng Sản tại Manchuria. Giáo Hội là Nữ Tu Dòng Trắng đang dạy những người Ả Rập nghề làm thảm tại Sahara và là Nữ Tu Chúa Chiên Lành tại St Louis đang cung cấp nơi ẩn náu cho một đứa trẻ bị bỏ rơi, một mái ấm cho con chiên lạc. Giáo Hội là Nữ Tiểu Muội của Người Nghèo đang thoa thuốc mỡ cho những vết lở loét của một ông già bị bỏ rơi ở Marseilles, là Nữ Tu Áo Xám đang phục vụ những người cùng khốn tại Haiti, là Nữ Tu Thánh Thể đang giúp một thanh niên Da Đen làm thơ tại New Orleans. Giáo Hội là Nữ Tu Bác Ái… Giáo Hội là tất cả các Nữ Tu khắp nơi.

Giáo Hội là người đàn bà nhăn nheo đang giữ cho tươi mát những bó hoa trước bàn thờ Đức Mẹ và là người nữ giáo lý viên trẻ đang dạy các tân tòng đi chân đất tại những đồi núi xa xôi. Giáo Hội là thiếu nữ đang từ bỏ cuộc chơi bài để lái các Nữ Tu tới trại giam và nhà người nghèo, và là người đàn bà tới từng cửa xin giúp đỡ các trẻ mồ côi. Giáo Hội là bà mẹ hãnh diện của vị linh mục và là bà mẹ đứt ruột đứt gan của tội nhân. Giáo Hội là tất cả các bà mẹ và bà chị bà em đang khóc, đang đau, và đang cầu nguyện để những người con trai,người anh, người em trai duy trì được đức tin.

….Giáo Hội là những bài giảng xấu và những bài giảng tốt, những ơn gọi giả và những ơn gọi thật. Giáo Hội là người thanh niên cao lớn đi Đàng Thánh Giá mỗi chiều và là người cha của mười đứa con đang đẩy xe đưa đứa con bệnh đi Lễ sáng Chúa Nhật tại Bệnh Viện Quận.

Giáo Hội là Thánh Martin và Thánh Martin de Porrès, Thánh Augustinô và Thánh Phocas, Thánh Grêgôriô Cả và Thánh Grêgôriô Thaumaturgus, Thánh Ambrôsiô và Charles de Foucault, Thánh Inhaxiô Tử Đạo, Thánh Thomas More và Thánh Barnaba. Giáo Hội là Thánh Têrêxa và Thánh Philomena, Gioan thành Arc và Thánh Winefride, Thánh Annê và Thánh Maria Euphrasia. Giáo Hội là mọi các thánh, xưa và nay, được nêu danh và không được nêu danh, và mọi kẻ tội lỗi.

Giáo Hội là tiếng bật ca Sáng Danh vào Thứ Bẩy Tuần Thánh và là hang đá tù mù trong Thánh Lễ hừng đông vào Lễ Giáng Sinh. Giáo Hội là phẩm phục mầu hồng của Chúa Nhật Laetare (Hãy Vui Lên) và là chiếc áo khoác làm việc mầu lam của linh mục đang làm việc với các lao công tại một hầm mỏ ở vùng Ruhr.

Giáo Hội là những đôi giầy mới bóng loáng và các khuôn mặt đầy tôn kính của cô dâu và chú rể Tháng Sáu đang qùy trước bàn thờ phủ hoa trắng trong Thánh Lễ Hôn Phối, và là người mẹ trẻ tái nhợt, bối rối tại giếng rửa tội, vì niềm vui của bà trộn lẫn với nỗi lo âu khi thấy đứa con đầu lòng khóc lời phản đối nước rửa tội. Giáo Hội là hàng nối đuôi dài, mờ ảo, nhấp nhô các hối nhân đang đứng chờ ngoài tòa giải tội lúc chạng vạng của một buổi chiều mùa đông, mỗi người đều cách biệt và cô đơn một cách long trọng với các tội lỗi của riêng mình, và là hình ảnh đang khom lưng của một linh mục in bóng lên các chiếc đèn chiếu của xe cảnh sát trên xa lộ tối đen khi ngài đọc những lời kinh cuối cùng trên thân xác tan nát đang nằm trên vỉa hè bên cạnh chiếc xe bẹp dúm.

Giáo Hội là Kinh Magnificat và là kinh tạ ơn đọc trước các bữa ăn. Giáo Hội là cuốn sách lễ nhầu nát và là bức tượng sứt mẻ của Thánh Antôn, là chiếc hộp thu tiền cho người nghèo và là chiếc chuông nhà thờ đã nứt nẻ. Giáo Hội là Chiếc Cửa qua đó tôi bước vào đức tin và là Chiếc Cửa qua đó, nếu Chúa muốn, tôi sẽ ra đi về miền vĩnh cửu.

Chổi cùn, bút lông vô giá trị

Giáo Hội quả là các thánh và những người tội lỗi. Năm 1986, tại Đà Lạt Việt Nam, một người trở lại Đạo Công Giáo năm 1949 lúc Việt Nam đang cựa mình thật mạnh trong giấc mơ độc lập của mình, cũng có cùng một ý nghĩ ấy về Giáo Hội. Đó là ông Nguyễn Khắc Dương, cựu quyền khoa trưởng khoa văn Đại Học Đà Lạt, tác giả hồi ký Quia Dilexit Humilitatem Meam (Vì Người Thích Sự Khiêm Nhường Của Tôi). Bỏ ngoài các nhận định về chính trị, là những nhận định có thể gây tranh cãi, cuốn tự thuật này qúy giá ở chỗ cho ta cái nhìn rất trung thực của một người, sau khi đã trải qua nhiều kinh nghiệm tâm linh, cuối cùng đã chọn Thầy Giêsu làm lẽ sống trong lòng Giáo Hội.

Nguyễn Khắc Dương vốn là em ruột Nguyễn Khắc Viện, một trong các lý thuyết gia hàng đầu về văn hóa của Cộng Sản Bắc Việt, nên hồi nhỏ, đương nhiên không thích Đạo Công Giáo. Cũng như nhiều người khác, cậu tin rằng Đạo này có trách nhiệm dẫn đường cho Pháp cướp nước ta. Đạo này còn là “tà đạo” dạy những điều mê tín dị đoan, có những lễ nghi kỳ quặc… Người Công Giáo lại “cứ quây quần trong mấy xứ đạo như tách rời khỏi cộng đồng dân tộc, do mấy cố đạo chỉ huy, gây ấn tượng làm sao ấy! Thấy người Công Giáo ra vào lui lủi nơi các toà giải tội, lên “lè lưỡi” rước lễ, rồi trở về mắt nhắm tay chắp gối quỳ - thật là không tài nào chịu nổi! Và nhìn người Công Giáo nào cũng có vẻ như bị “bùa mê”, như “mê” một cái gì đó, bị một ma lực nào quyến rũ, ám ảnh, mê hoặc (possédé, envouté)! Cho nên, chúng tôi - con nhà khoa bảng, học thức - hơi có vẻ khinh đạo Công Giáo, cho như là một hình thức quyến rũ, mua chuộc, mê lú, mà các cố đạo đã đánh bả cho một lớp người hạ lưu trong xã hội! Trong họ vừa có cái gì dễ ghét, vừa có cái gì đáng tội nghiệp như là những người bị mê hoặc”.

Nhưng cậu ấm con quan này thi hỏng chương trình Việt vì môn chính tả, nên bà mẹ gửi vào Huế học chương trình Pháp không có môn chính tả tại tư thục Công Giáo Thiên Hựu. “Vào học trường Thiên Hựu, tôi được dấn bước vào thế giới Công Giáo, mà dần dần khám phá ra những giá trị của nó”. Trước hết là sự tận tâm chức nghiệp của các linh mục giáo sư. “Điều thứ hai là ‘tình yêu người’ được bộc lộ ra qua cách đối xử”. Theo Nguyễn Khắc Dương, yêu khác thương. Khổng Giáo và Phật Giáo đều dạy thương người, thậm chí thương cả vạn vật nữa, “nhưng ‘yêu’ người thì hình như chỉ có đạo Kitô mới dạy và mới giúp người ta thực hiện được”. Vì yêu là xem người yêu như “một giá trị duy nhất vô nhị và không thể thay thế… và như thế là mình được nhìn nhận đúng phẩm giá làm người của mình, như là một ngã vị, một chủ thể duy nhất, như là được lên ngôi”. Yêu không hẳn là một đức hạnh (vertu) mà là một tác phong (comportement) “bắt nguồn từ một cảm thức dựa trên căn bản một nhận thức nào đó về giá trị con người”.

Nguyễn Khắc Dương cho rằng vị thượng tọa cậu quen biết, về mặt luân lý, “có lẽ ít linh mục Công Giáo nào sánh kịp”, có thể “liều chết cứu tôi, nhưng động thái (comportement) của ngài có cái gì lạnh nhạt. Tôi có cảm tưởng dù thương tôi hết sức, nhưng ngài thương tôi trong cái đại từ bi vô ngã đối với một chúng sinh vô ngã như bất cứ chúng sinh nào! Và tôi xin vô lễ (vì tôi rất kính mến ngài) mà cả gan suy diễn rằng có lẽ ngài xót thương cho cái chấp ngã hiện hữu của tôi, thay vì vui mừng vì hiện hữu của tôi như một ‘ngã vị’. Và xin thú thật rằng: tôi rất tôn kính Đức Thích Ca, nhưng mỗi lần chiêm ngưỡng tượng Ngài điềm nhiên trên toà sen, tôi vẫn có cảm tưởng như vậy. Tôi được chiếu rọi bởi ánh từ bi của Ngài, nhưng không có cảm tưởng được sưởi ấm cõi lòng bởi lửa yêu mến của Ngài”.

“Sau này tôi mới hiểu rằng cái ấn tượng người Công Giáo như bị “bùa mê thuốc lú”, bị “thần ám” (possédé), bị “huyễn hoặc” (envouté) không phải là không có lý do! Bởi vì trong căn bản, người Công Giáo là kẻ có cảm thức được yêu bởi Thiên Chúa, được yêu một cách khủng khiếp (được yêu mà cũng có thể nói là bị yêu, vì tình yêu nào cũng có tính cách ràng buộc: nợ tình) và được mời gọi đáp lại tình yêu như vậy. Có cái gì như kẻ si tình, chứ không phải bậc Đại Giác, Đại Ngộ như Phật dạy. Si ở đây bắt nguồn từ sự điên rồ của màu nhiệm Khổ giá (la folie de la croix); và như chữ Thương khó, khổ nạn (passion) không phải không có âm hưởng của cái gì như là đam mê (cũng là passion). Sự so sánh các thánh Kitô giáo với các thiền sư, đạo gia, thì một bên có cái gì da diết, đầy đam mê (passion), một bên thì thanh thản, đầy minh triết (sagesse)”.

Rồi nhờ học giáo lý, Nguyễn Khắc Dương khám phá ra Chúa Giêsu. “Cuộc đời của Đức Giêsu trước hết gợi lên lòng thương của tôi đối với một người vô tội bị oan khiên, sau là sự hấp dẫn của một người dịu dàng, đơn sơ, bình dị. Có thể nói tình cảm đầu tiên đối với Ngài là lòng thương mến (có pha trộn một chút tội nghiệp nào đó) hơn là lòng tôn kính đối với một bậc tôn sư: có một cái gì như tình bạn ít nhiều bình đẳng giữa hai người cùng hội cùng thuyền. Ấn tượng đầu tiên đối với Ngài có cái gì tương tự như sự an ủi của mẹ hiền, bạn quí, hàn gắn thương đau, khuyết điểm, khuyến khích về mặt cảm tính khi chán nản; sưởi ấm cõi lòng khi cô đơn - nhiều hơn là một vị tôn sư dạy một giáo thuyết”.

Cậu cho rằng “sự hấp dẫn của chúa Giêsu hình như do chính con người và cuộc đời của Ngài từ việc sinh ra trong máng cỏ, qua 30 năm âm thầm lặng lẽ, ba năm nay đây mai đó, trà trộn với dân chúng, rồi bị giết oan, nhiều hơn là do đạo lý Ngài truyền dạy. Bởi vì, xét về mặt tâm lý đạo đức thì các bài dạy của Ngài cũng chẳng có gì là cao siêu tuyệt vời, nhưng điều làm cho tôi cảm mến Ngài chính là “con người” và “cuộc sống” (gồm cả cái chết của Ngài): sa “personne” et sa “vie”. Đã có cảm tình với Ngài rồi thì khó quên, khó phai và hình như càng lâu càng thắm thiết hơn… Đối với các bậc thánh hiền khác, thì có thể nhớ bài dạy của Ngài mà quên đi con người và cuộc đời của các ngài. Đối với Đức Giêsu thì khác hẳn: đôi khi quên lời Người dạy, nhưng chính Ngài thì không quên được. Và có lẽ càng hay sống trái lời Ngài dạy, thì hình ảnh Ngài lại càng thêm xoáy vào tâm khảm… nhớ quay nhớ quắt, nhớ quằn quại đến độ không chịu được!... Thông minh, tài trí, dũng cảm... Có lẽ nhiều người hơn Giêsu, nhưng đáng yêu nhất thì có thể chỉ có duy nhất một mình Ngài mà thôi!”

Rồi cậu “gặp Pascal”, một thiên tài “cuối cùng đã vất bỏ tất cả để sống một cuộc đời cống hiến cho Chúa Giêsu! Vì sao? Vì Pascal đã cảm nghiệm được rằng Giêsu đã yêu Pascal đến chết, Giêsu đã nhỏ những giọt máu cho Pascal. Và Pascal đã nhìn nhận Giêsu là Thiên Chúa”

Nhưng hình như Đấng Giêsu này đã bị Giáo Hội do Người sáng lập, ít nhất là cái Giáo Hội trước mắt Nguyễn Khắc Dương, tức Giáo Hội Việt Nam đang ở lúc trưởng thành, phản bội. Vì cái Giáo Hội này đã biến “con chiên bổn đạo” thành “một đàn cừu của Panurge!”: khúm núm, khép nép, cúi đầu “trước một ông Trời làm chúa tể qua trung gian mấy cha cố”, nhất là các cha cố Tây. Cậu cho rằng “Tin vui cứu chuộc của Giêsu đã bị Giáo Hội biến thành một thứ bùa mê để thao túng, cầm buộc con người trong một xiềng xích tinh thần, làm cho con người trở nên ngoan ngoãn, hiền lành, dễ bảo, dễ trị; nhưng thiếu khí phách, thiếu tự do phóng khoáng - cởi mở - tiến bộ: một dạng “ngu dân” nào đó!”. Trái ngược “với Giêsu Na-da-rét là người đã có ý muốn nâng cấp cứu vớt con người, nhất là lớp người thấp hèn, khốn khổ. Tôi hình như mang máng có ý nghĩ là giáo quyền đã phản ngược lại lý tưởng của Giêsu Na-da-rét”.

Nhưng biến cố 1945 đã quét sạch “cái hình ảnh Hội Thánh gắn liền với quyền bính… Cái vỏ ‘cố Tây’ được bóc vất đi để lộ nguyên hình là các vị ‘thừa sai’ của Chúa Kitô, mà đã có thời tỏ rạng qua dáng dấp của chân phước Théophane Vénard”. Hình ảnh vị “Giám Mục Việt Nam tiên khởi địa phận Vinh lúc ra Thanh Hóa thụ phong Giám Mục, được gánh đi lủi thủi không tiền hô hậu ủng, không kèn, không trống âm thầm lặng lẽ phục xuống trước bàn thờ, như bị đè bẹp dưới cuốn Kinh Thánh đặt trên mình, đã xóa nhòa hình ảnh các vị Giám Mục áo Vàng áo Tím, oai vệ ngồi trên khán đài danh dự cạnh quan Khâm quan sứ trong các buổi duyệt binh vào dịp lễ Quốc khánh của nước Bảo Hộ Đại Pháp trước 1945”.

Nguyễn Khắc Dương cho rằng năm 1945 “quả là Năm Đại Hồng Phúc đối với riêng tôi” làm thay đổi hẳn tương quan của cậu đối với Giáo Hội. Từ từ, cậu nhận ra “trong một môi trường chịu ảnh hưởng của Chúa Giêsu Na-da-rét, tương quan liên-ngã-vị (relation intersubjective, interpersonnelle) cũng đậm đà hơn. Một gia đình, một họ đạo, một cơ sở Kitô giáo nào cũng mang màu sắc ấy (dù trình độ văn hóa và kể cả trình độ đạo đức cá nhân có thể là thấp)”. Bầu không khí của cộng đoàn Công Giáo luôn “có cái gì thân hữu, đầm ấm”. Dù có thể lắm lúc xảy ra cãi cọ tranh chấp, “nhưng vẫn là có nhau - nghĩa là dù tốt hay xấu đều có nhau, đều có tương quan liên- ngã-vị, hữu ngã và hữu tha trong cái với nhau”. Cậu cho rằng “cái tương quan liên-ngã-vị quan trọng như vậy là vì từ trong nguồn gốc của mỗi hữu thể, tức là trong Mầu Nhiệm Thiên Chúa tương quan lập hữu giữa Ba Ngôi (Cha, Con và Thần Khí) không phải là một tùy thể thêm vào một hữu thể nòng cốt; nhưng chính là “bản tính” của hữu thể. Nơi con người cái tương quan là cha, là con, là thầy, là trò chỉ là một chuyện phụ thuộc, có vất bỏ đi vẫn còn có con người. Còn nơi Thiên Chúa: Chúa Cha chỉ là Cha thôi, nếu không là Cha thì không còn gì nữa, cho nên chính cái tương quan ấy (Cha, Con, Thần Khí...) là bản tính của Hữu thể”.

Từ đó, cậu luôn tìm về với một gia đình, một cộng đoàn Công Giáo để tìm ra cái tương quan liên ngã vị này. Rất may, sau khi đậu tú tài 2 năm 1946, cậu có dịp được dạy Việt Văn tại Trung Học Đậu Quang Lĩnh tại Vinh. “Được trở về sống trong cái khí quyển mà tôi đã hấp thụ sáu năm tại trường Thiên Hựu, tôi như một ngọn cây đang bị héo rũ, bỗng được tưới mát hồi sinh… Dần dần, tôi mới khám phá ra rằng chỉ có môi trường Công Giáo mới hợp với con người tôi, và có lẽ tôi chỉ sống được trong môi trường ấy mà thôi”. Vì sau Cách Mạng Tháng Tám, chỉ “tại các xóm đạo, trong các gia đình Công Giáo thì tôi cảm thấy như sinh khí vẫn dồi dào, tương quan vẫn có cái gì đằm thắm sâu xa mật thiết, đầy sinh khí tuy có vẻ thầm lặng kín đáo nhưng vẫn vui tươi ấm áp. Nhất là những giờ kinh sáng tối trong gia đình hoặc tại nhà thờ tuy chưa có đức tin tôi vẫn cảm thấy như mình là cây được cắm vào lòng đất có nhựa sống, được bao bọc và sưởi ấm bởi tình người trong tương quan liên-ngã-vị. Có lẽ tôi đã cảm nghiệm mầu nhiệm các Thánh thông công trong sinh hoạt của Hội Thánh Công Giáo trước rồi sau mới phát giác ra rằng: mối dây của sự thông công ấy là Chúa Giêsu mà ngôi thánh đường có nhà tạm, nơi Chúa ngự, có đèn thắp sáng là trung tâm và vị linh mục, Giám mục là đại diện và thừa tác viên... Mỗi giáo xứ, mỗi Cộng đoàn Công Giáo quả là một gia đình! Bếp lửa, mỗi tổ ấm ấm cúng, có lò lửa sưởi ấm là Chúa Giêsu, mà Thánh Thể là bí tích về sự hiện diện, tuy vô hình nhưng thực sự của Ngài, vị tư tế là đại diện và thừa tác viên, các tín hữu là anh chị em, là con chung của Cha trên trời. Và trong tổ ấm ấy, đời sống cộng đoàn (communauté) chứ không phải tập thể (collectivité) vẫn không làm giảm tương quan liên-ngã-vị cá thể: vì mọi tín hữu đều có tương quan riêng duy nhất, trực tiếp với Chúa Giêsu trong một sự kín nhiệm mà không một người thứ ba nào có quyền xâm lược bằng bạo lực hay âm mưu xảo trá”.

Ngoài ra, “tôi nghĩ rằng vấn đề căng thẳng giữa cá nhân và đoàn thể, chỉ có cộng đoàn Công Giáo là giải quyết tuyệt vời. Sau này tôi mới biết rằng là nhờ phạm trù nhiệm thể và chi thể Đức Kitô mà vấn đề được giải quyết mỹ mãn đến mức độ tối đa… Hầu như tổng hợp rất nhuần nhuyễn tính cách quân chủ và dân chủ”.

Tuy nhiên, nếu chỉ xét ở bình diện con người, thì người và cộng đoàn Công Giáo Việt Nam chỉ mới ở mức độ rất bình thường, đôi khi còn kém thua người khác. Nói chung, họ thiếu khí phách hiên ngang so với mẫu người Nho Giáo. Nhưng “điều đáng lưu ý nhất nơi những cá nhân và Cộng đoàn Công Giáo nằm ở chỗ họ đang làm chứng một cách nào đó về một cái gì rất kỳ lạ, nói đúng hơn, về một con người: Đức Giêsu người Na-da-rét, còn gọi là Đức Kitô… Thực ra từ bản chất, không phải chính họ chủ động trong sự làm chứng ấy bằng nỗ lực nêu gương sáng, nhưng chính là Đức Kitô đã dùng họ mà tỏ mình ra cho dù họ là những người rất tầm thường, và đôi khi còn tệ hơn nữa là khác! Nói theo tiếng chuyên môn thần học, người Công Giáo cá nhân cũng như tập thể, đều là 'bí tích của Đức Kitô', là sự hiện diện và tác động của Đức Kitô trong hiện tại và ở nơi này (hic et nunc) chứ không phải họ chỉ loan truyền một tin vui xảy ra trong quá khứ cách 2000 năm về trước ở Thánh Địa xa xôi. Họ gần như là bí tích Thánh Thể vậy! Cũng như lúa mì thuộc hạng tốt hay xấu vậy, bột mì dùng làm bánh Thánh có loại thơm loại không thơm, loại thô, loại mịn, loại trắng, loại hẩm, nhưng khi đã được vị tư tế đọc lời truyền phép dưới tác động của Chúa Thánh Thần đều trở nên Thánh Thể cả, cũng đều có Chúa Kitô hiện diện thực sự…”

Giáo Hội, vì thế, theo Nguyễn Khắc Dương “chỉ là chứng tích và là dấu chỉ” qua đó, cậu “tiếp cận được với một người đang hiện diện và tác động ‘hic et nunc’: Đức Giêsu Kitô”. Cái Giáo Hội này cũng có nhiều nét tiêu cực, không hẳn “đạo đức tài trí vượt bực! Thế nhưng, cái Giáo Hội này đã "giúp tôi thấy sự hiện diện và tác động của Đức Kitô gần như là còn sống, sống giữa, sống trong Hội Thánh ấy! Và tôi thấy rằng những sai lầm thiếu sót của Hội Thánh, của các Giáo Hoàng, Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ, Giáo dân suốt 2000 năm lịch sử Tây Phương và gần 100 năm chủ nghĩa thực dân, những sai lầm thiếu sót mà trước đó đã làm cho tôi nghĩ rằng Hội Thánh đã phản ngược lại lý tưởng nguyên thủy của đạo Tin Mừng, thì nay tôi bỗng nhận thấy rằng: Hội Thánh Công Giáo không phải là một cộng đoàn lý tưởng gồm những kẻ tài cao đức trọng, đã thể hiện được một đạo sống theo một giáo thuyết cao siêu thâm thúy gì cả! Hội thánh chỉ là một số người đủ loại, y như số người hành khất tật nguyền dơ bẩn lê lết bên vệ đường, bỗng được gọi vào dự tiệc cưới mà Chúa Giêsu có nhắc đến trong bài dụ ngôn mô tả Nước Trời. Họ được Ngài gọi, được Ngài chọn để sai đi làm chứng và mang sự hiện diện tác động của Ngài theo họ, tất cả do Ngài chứ không phải do giá trị cá nhân của họ gì cả. Borgia đã làm Giáo Hoàng, Richelieu làm Hồng Y. Cauchon làm Giám mục thì nếu có một ông Linh mục Tây nào đó, có thể đã nộp một Linh mục Việt Nam tham gia cách mạng cho mật thám Pháp, thì cũng thường tình. Ở thế kỷ thứ 19, một người Tây Âu mà không có óc thực dân thì phải là bậc Đại Trí, Đại Thánh! Người mà Đức Giêsu chọn là bọn thu thuế sài lang, có khi là đĩ điếm, trộm cướp còn đầy thành kiến, ganh tị, nhỏ nhen, ngớ ngẩn, sai lầm đủ thứ… Thế nhưng, tất cả chỉ làm một việc này: làm chứng về Đức Giêsu, làm cho người ta thấy Đức Giêsu hiện diện và tác động qua họ. Các môn đệ của Đức Giêsu như lời Bernadette ở Lộ Đức “đều là cái chổi cùn Chúa muốn dùng, dùng xong thì xếp xó” hay như chính Tê-rê-sa Hài Đồng nói: “tất cả đều là ngọn bút lông vô giá trị trong tay một nghệ sĩ tài tình!” Và như vậy thì nói hơi quá cho dễ hiểu: chổi càng cùn, bút lông càng xoàng lại càng chứng tỏ có sự hiện diện và tác động của Chúa. Hội thánh Công Giáo không những với tất cả những gì là nhân loại tính tầm thường (lắm lúc còn ghê rợn: như các giàn hỏa thiêu) của nó mà đôi khi xét trên một phương diện nào đó, chính nhờ sự tầm thường ấy mà nó là dấu chỉ, làm chứng cho sự hiện diện và tác động của Chúa Giêsu. Alexandre, César, Hán Cao Tổ, Thành Cát Tư Hãn, Napoléon… các thánh nhân và hiền triết dù vĩ đại đến đâu, đều là những người đã chết; còn Giêsu người Na-da-rét thì đang sống vì đang hiện diện và tác động. Hội thánh Công Giáo cũng chỉ là nhóm người đủ loại như bất cứ nhóm người nào, chỉ khác ở chỗ là cho thấy được Đức Giêsu đang còn sống, hoạt động giữa trần gian mọi ngày, mọi giây, mọi phút, ở mọi nơi và sẽ như vậy cho đến tận thế”.

Nguyễn Khắc Dương xác tín rằng: không thể tách Giáo Hội khỏi Chúa Giêsu, như tách rời một tổ chức với người sáng lập ra nó. Vì “không có Thầy các con chẳng làm nên trò trống gì”.