Ngày 12-01-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chữ ''Nhẫn'' Đúng Đầu Trăm Nết
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
00:29 12/01/2010
Đời Sống Tâm Linh # 20

CHỮ “NHẪN” ĐỨNG ĐẦU TRĂM NẾT

* Chuyện kể: Ông Tử Trương muốn đi xa, đến chào Đức Khổng Tử và xin Ngài một lời khuyên. Đức KhổngTử nói: “Chữ “nhẫn” đứng đầu trăm nết. – Trương Tử hỏi lại: “Làm sao phải nhẫn?”

* Đức Khổng Tử trả lời: “Thiên Tử mà nhẫn thì nước không sinh hại. - Chư hầu mà nhẫn thì nước sẽ mạnh lớn thêm. - Quan lại mà nhẫn thì chức vị sẽ thăng tiến. – Anh em mà nhẫn thì cửa nhà giầu sang. - Vợ chồng mà nhẫn thì ở được với nhau trọn đời.- Bạn bè mà nhẫn thì thanh danh không mất. - Hễ nhẫn thì không lo tai hoạ.”

* Ông Trương Tử hỏi lại: “Nếu bất nhẫn sẽ ra sao? - Đức khổng Tử nói: “Thiên Tử mà bất nhẫn thì nước sẽ trống không. – Chư hầu mà bất nhẫn thì mất mạng. – Quan lại mà bất nhẫn thì sẽ bị hình phạt. – Anh em mà bất nhẫn thì sẽ chia rẽ. - Vợ chồng mà bất nhẫn thì phải xa nhau (ly thân, ly dị). - Tự mình mà bất nhẫn thì không thể tránh được lo lắng.” Trương Tử nói: “Phải lắm ! Phải lắm !

* Một phút suy tư: Tôi thấy chữ nhẫn nó đi liền với chữ nhịn, rồi đi sát chữ nhục. Ba chữ Nhẫn - Nhịn - Nhục là Thánh giá luôn đi sát với người Tín hữu Kitô, mà Chúa Giêsu đã dạy tôi suốt cuộc đời của Ngài, để tôi noi gương, thế mà tôi lại không làm như Ngài !?

1- Sách Gương Chúa Giêsu dạy: “Con thấy Đức Nhẫn nhục rất cần cho con ở đời này, là nơi con gặp nhiều trái ý. Con muốn được bình an ư? Con cần phải chiến đấu và chiụ đau khổ. Con đừng đi tìm thứ bình an mà không phải hy sinh và khó khăn. Trái lại khi con gặp nhiều thử thách và phản trắc, chính là lúc con gặp bình an đấy!

2- Nhẫn nhục là chìa khóa hạnh phúc: Tình bạn hữu và xã hội:

Yêu nhau cau sáu bổ ba, nắng mưa chẳng quản, gần xa chẳng màn.

Yêu nhau chẳng kể bạc vàng, yêu nhau yêu cả con đàng nhau đi.

* Bài học để tránh đổ vỡ, bất đồng ý kiến, rất cần tâm lý người vợ:

Chồng giận thì cợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê.

Chồng giận thì vợ làm lành, miệng cười hớn hở rằng anh giận gì?

3- Nhẫn nhục là nguồn an ủi: Hát Kinh Hoà Bình thật dễ, mà sống thì ít ai thực hiện: Nếu so sánh với bao đau khổ người khác hiện nay, thì bạn còn chịu it lắm! Mà nếu bạn chưa cho là nhẹ, thì bạn còn bất nhẫn lắm đấy ! Bạn và tôi hãy quyết tâm chịu đựng cho nhẫn nhục.!

Phó tế: GB. Maria Nguyễn Định/ Huyền Đồng
 
Sự thành kiến của dân làng Nagiarét
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:53 12/01/2010
CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN, năm C

Lc 4, 21-30

Chúa Giêsu trở về làng quê Nagiarét sau khi Ngài đã sống ở đó 30 năm. Trở về quê hương, Chúa Giêsu trước hết thăm lại cha mẹ, những người thân thương, những người đồng hương và sau đó giới thiệu với mọi người về tông tích thực sự của mình.Chính vì thế, khi được trao cho cuốn Kinh Thánh mở ra ngay đoạn ngôn sứ Isaia nói về Đấng Thiên Sai, Chúa Giêsu đã đọc to tiếng và thuyết giảng hùng hồn về những điều ngôn sứ Isaia thông báo. Ngài nói: ” Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe “.

Dân làng Nagiarét theo như Kinh Thánh thuật lại thoạt đầu họ rất khâm phục Chúa, nhưng rồi vì cái thành kiến cố hữu, họ lại quay lưng cho Chúa. Họ mỉa mai Chúa:” Thầy lang ơi hãy chữa lấy mình “. Chúa trả lời họ: ” Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình “. Nghe vậy, những người đồng hương xô đẩy Ngài, kéo Ngài lên đỉnh núi để xô Ngài xuống vực. Thánh Luca đã kết thúc câu chuyện bằng một thông tin rất ngạc nhiên và thật hóm hỉnh: ” Nhưng Ngài băng qua giữa họ mà đi “.Ở đây chúng ta ghi nhận thái độ bình thản của Chúa trước những kẻ chối từ Ngài, những kẻ địng giết Ngài. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ Chúa là ngôn sứ, Đấng dám hy sinh cả mạng sống để loan báo về Thiên Chúa.Chúa chính là Sự Thật tuyệt đối. Do đó, không có một sức mạnh nào có thể cản đường của Ngài khi giờ của Ngài chưa tới.Dân thành Nagiarét khó chịu, căm phẫn vì Chúa Giêsu cho mình là Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu Thế.Họ không thể nào hiểu nổi làm sao con ông thợ mộc Giuse và con bà nội trợ Maria lại trở nên Đấng Cứu Thế được. Họ không tin và họ trở nên cớ vấp phạm vì Ngài. Đúng như lời tiên báo của ông già Siméon ngày Mẹ Maria dâng Chúa Giêsu vào đền thánh: ” Trẻ này là dấu hiệu bị người đời chống báng “ ( Lc 2, 34 ). Và nếu để ý, chúng ta sẽ thấy lời của ông già Siméon đã theo Chúa Giêsu suốt cả đời Ngài. Dân Nagiarét có lần đã đòi Chúa làm phép lạ để chứng minh Ngài là ngôn sứ. Các đầu mục, kinh sư, các vị lảnh đạo tôn giáo lúc đó cũng bắt Chúa Giêsu chứng minh giáo lý, Tin mừng của Ngài là thật, là chính thống. Dân làng Nagiarét đã tố cáo Ngài là lộng ngôn, phạm thượng vì tự xưng là Con Thiên Chúa. Các Pharisêu đã kết án Ngài là dùng quyền năng của Belgiêbút mà trừ quỉ. Còn kinh khủng hơn nữa khi chính những người đồng hương Nagiarét tìm cách giết Chúa Giêsu. Sau đó, cũng chính dân thành Giêrusalem đã hô hoán to tiếng đòi tha Baraba và giết Chúa Giêsu. Đúng Vị ngôn sứ luôn phải gánh chịu những thảm họa, những thử thách, những cam go, cả cái chết của chính mình.

Dân làng Nagiarét đã xua đuổi Chúa một cách hồ đồ bởi vì họ có thành kiến cố hữu, không có cái nhìn từ tâm hồn, từ con tim. Chúa Giêsu không đi theo con đường tham lam, không phù hợp với quan niệm và tham vọng của họ. Do đó, qua bài học của dân thành Nagiarét, chúng ta rút ra được bài học thấm thía là đừng hấp tấp, hồ đồ đoán xét và kết án anh em một cách chủ quan và hẹp hói ích kỷ.

Chúa Giêsu là Đấng giầu tình thương và lòng trắc ẩn. Ngài luôn yêu thương mọi người và không hề kết án ai theo ý riêng của mình. Chúa là ngôn sứ loan báo về một thế giới mới, một trời mới đất mới, Chúa loan báo về Nước Thiên Chúa trong đó yêu thương, công bình nở rộ.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con luôn nhận ra Chúa nơi mọi người. Amen.
 
Thưa Thầy, vâng lời Thầy, con thả lưới
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:58 12/01/2010
CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN, năm C

Lc 5, 1-11

Đây cũng là một đẹp của Tin Mừng thánh Luca khi Giáo Hội trong phụng vụ mùa thường niên, Chúa nhật V năm C, giới thiệu cho mọi người, cho nhân loại về con người của Chúa Giêsu, một Vị cứu tinh đầy uy quyền luôn giúp đỡ, bênh vực con người đặc biệt trong các thử thách, gian truân. Trường hợp của ông Phêrô và Anrê, những người thuyền chài đơn sơ, chất phác, khi nghe lời mời gọi của Chúa đã bỏ tất cả mọi sự mà theo Ngài. Phêrô, một dân chài lành nghề, nhưng suốt một đêm cùng với các bạn thả lứoi, mất ngủ, không được một con cá nào, đứng trước mẻ cá lạ lùng, cũng luống cuống, xấu hổ thưa với Chúa Kitô: ” Thưa Ngài, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi”.

Chúa Giêsu, một người làm nghề thợ mộc nhà quê, một con người sống ở miền quê Nagiarét trong suốt 30 năm có lẽ chẳng biết gì về biển. Thế mà hôm nay, đứng trước những người thuyền chài lành nghề, quen biển, đã giục giã họ ra khơi thả lưới.Thánh Phêrô, một dân chài vạm vỡ, một con người biết biển khúc nào sâu, chỗ nào cạn, đã mạnh dạn thưa với Chúa là mùa này không thuận tiện cho việc thả lưới, bởi vì cả đêm qua Phêrô và các bạn đã vất vả, đổ mồ hôi, mất cả ngủ nhưng không lưới được một con cá nào cả.Tuy nhiên, với lời thúc giục của Chúa, Phêrô đã tuân phục ngay: ” Nhưng vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới “. Kết quả, Phêrô và các bạn của Ông đã kéo được đầy ắp cá. Một mẻ cá lạ lùng ngoài sức tưởng tượng của các Ông. Trước mẻ cá thật lạ lùng đến kinh ngạc, đáng lẽ Phêrô và các bạn phải tỏ ra thật vui sướng nhưng ở đây Tin Mừng cho thấy Phêrô rất sợ hãi. Phêrô run sợ cũng như các bạn của Ông sợ hãi vì Phêrô thấy mình còn thiếu đức tin và còn hoài nghi. Phêrô và các bạn đang phải đối diện với Đấng tối ư cao trọng, đầy quyền uy. Đấng chế ngự được cả định luật thiên nhiên, khiến mọi vật trên trời dưới đất phải tuân phục. Do đó, Phêrô và các bạn sợ hãi là điều thường tình.

Mẻ cá lạ lùng ở đây không chỉ đơn thuần là mẻ cá bắt được thường tình như mọi mẻ cá nhưng thánh Luca muốn nói lên những con người, nhưng kẻ đang khao khát lắng nghe lời Chúa dạy bảo. Cá biểu lộ các linh hồn.Thánh Luca viết Tin Mừng của Ngài vào thời lời Chúa đã lan tỏa tới Địa Trung Hải, đã tới tận La Mã. Đi tới đâu, các tông đồ cũng thiết lập các cộng đoàn và tất cả những cộng đoàn ấy đều phát triển lớn mạnh. Chính vì thế, chúng ta có thể hiểu được đây là những mẻ cá lớn, mẻ cá lạ lùng Chúa đang làm cho nhân loại. Thánh Luca thật sự đề cao vai trò của thủ lãnh Phêrô. Phêrô đã thành công ngay trong sứ vụ đầu tiên của Người và hơn nữa thánh Luca muốn cho chúng ta hiểu Chúa Giêsu đang cho Phêrô đứng trước tương lai của một Hội Thánh phát triển nhưng cũng đầy cam go thử thách như Phêrô đang là ngư phủ, một nghề cũng lắm may mà cũng lắm rủi ro.

Mẻ cá lớn, mẻ cá kỳ diệu là hình ảnh của ơn gọi của các môn đồ. Các tông đồ của Chúa đã bỏ cái nghề cha truyền con nối để đi theo Chúa Giêsu, ra đi rao giảng Tin Mừng và ra đi để đánh cá người, trở thành những kẻ lành nghề chài lưới người khác. Các môn đệ của Chúa ra đi và trong đời rao giảng chắc chắn các Ông sẽ gặp nhiều chuyện vui có, buồn có, thành công có, thất bại có. Các môn đệ vẫn thưa với Chúa: ” Vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới “. Đời truyền giáo của các tông đồ luôn có lúc thịnh, lúc suy nhưng tin vào Chúa, các môn đệ Chúa đã hiên ngang, can đảm ra đi lưới người.

Lời Chúa Chúa nhật 5 thường niên, năm C, giúp chúng ta hiểu thấu đáo, minh bạch:” Không có Chúa, các con không làm gì được “ hoặc như thánh Phaolô viết: ” Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi “. Vâng, không có Chúa chúng ta chẳng là gì và không thể làm gì được. Dù chúng ta yếu hèn, tội lỗi nhưng với lòng khiêm tốn xin Chúa thứ tha Ngài sẽ tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Lời Chúa sẽ nâng đỡ chúng ta và mọi sự sẽ xẩy ra ngoài sức tưởng tượng của chúng ta.

Lạy Chúa, xin ban thêm lòng tin cho chúng con để chúng con sẵn sàng tin vào Chúa. Amen.
 
Thơ: Linh Mục
Lykhach
16:30 12/01/2010
linh mục,

ngày soi dưới ngập nắng bình minh
đêm sương trầm lắng thân phận mình
khắc khoải kiếp người từ đâu đến
muốn mang nhiều thập giá không tên.

mơ ước được cho hơn là nhận
trắng đôi tay sẽ biết lấy chi cho
con tim con vươn tới trời cao rộng
nghe thầm tình phơi phới hẹn hò.

ra đi vào ngày đời đẹp nhất
tuổi xuân ngọt mật ngát mộng trời
gởi lại nhân gian lũ chất ngất
âm thầm con đường tình xa xôi.

tại sao người bỏ hết ra đi?
mộng mơ hay giác ngộ điều gì?
thế gian chẳng có chi giá trị?
hay quá nhiều nên phải bỏ đi?

bước theo Đấng Chân Thiện Mỹ
rất cô đơn thuở bị đóng đinh
con mắt nhân gian không xa hơn suy nghĩ
mấy ai biết, trời dự tính những gì?

trời giải nghĩa tình bằng đóng đinh
khi trời có thể chọn lối êm ái hơn
trong muôn người, vài kẻ được chọn
ra đi chứng tá lối thiên đường.

chẳng đường tình nào toàn nắng hồng
người chọn bước vào lối mênh mông
xa xôi lắm, gian nan, cám dỗ…
đường trời đi, người theo trọn vẹn nổi không?

trời mời gọi vào đường sự sống
đường tin yêu bình an hy vọng
đường nên thánh rũ bỏ dục vọng
muốn người khác nghe,
tiên tri nên học ăn châu chấu, nếm mật ong
đi chân không…
gieo sự thật muôn lòng.

sống chính là đời nguyện cầu
vươn đôi tay yếu đuối được xức dầu
được chúc phúc nên hàng tư tế
để qua tay người, trời níu đất gần nhau.

ôi linh mục, người là kẻ được chọn
và đã đáp lời mời gọi yêu thương
xin luôn xứng đáng với thiên ân độ lượng
gom chiên bầy tản lạc muôn phương.
 
Năm Linh Mục 2009-2010: Tìm hiểu Linh mục Quản xứ và Giáo xứ theo Thánh Kinh
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
16:38 12/01/2010
Thánh Kinh là Sách chứa đựng Lời Chúa đề cập đến mối quan hệ giữa Thiên Chúa với Cộng Đoàn Dân Chúa.

Giáo xứ được định nghĩa là một Cộng Đoàn Dân Chúa.

Linh mục Quản xứ là vị Lãnh đạo Cộng Đoàn Dân Chúa.

Lần theo ánh sáng của Lời Chúa trong Thánh Kinh, Linh mục Quản xứ sẽ tìm ra được những nét đặc biệt của Cộng Đoàn Dân Chúa để đem ra hướng dẫn giáo xứ mình trong mọi hoàn cảnh, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay.

Theo Thánh Kinh, giáo xứ là một cộng đoàn hành trình.

Giáo xứ là danh từ được dịch ra từ La-ngữ: "paroecia”, hay "parochia”.

La-ngữ "paroecia” lại do Hy-ngữ: "paroikia”.

Theo nguyên ngữ Hy-Lạp, paroikia là nơi cư ngụ của những "paroikos”, những kẻ vừa sống bên cạnh nhau, vừa sống nơi xứ lạ, không có quyền công dân trong nước mà họ đang cư ngụ. Vì thế, paroikos được dịch là "khách ngụ cư”. Theo sách Sáng-Thế, tổ phụ Abraham tự xem mình là khách ngụ cư ở Ai-Cập: "Xảy đến trong xứ có đói kém, và Abram xuống Ai-Cập để ngụ nhờ, vì cơn đói đè nặng cả xứ ” (St 12,10).

Được Thiên Chúa kêu gọi: "Hãy đi khỏi xứ sở ngươi, khỏi quê quán ngươi, khỏi nhà cha ngươi, đến đất Ta sẽ chỉ cho ngươi” (St 12,1), Abraham ra đi, lập một Cộng Đoàn Dân Chúa. Những ai muốn thuộc về Cộng Đoàn Dân Chúa nầy, phải thật tình chấp nhận Giao Ước với Thiên Chúa, vì thế, phải sống đời Giao Ước với Thiên Chúa, sống tinh thần Giao Ước với Thiên Chúa: cắt bì bên ngoài chưa đủ, phải thật sự cắt bì trong tâm hồn, như lời quả quyết của thánh Phaolô: "Phép cắt bì chính hiệu là phép cắt bì trong tâm hồn” (Rm 2,29).

Abraham và Cộng Đoàn Dân Chúa của ông luôn luôn hành trình, luôn luôn xem mình như khách ngụ cư nơi mình đang sống. Họ làm thành một paroikia, nghĩa là một cộng đoàn gồm những người lữ hành đang sống trong một nơi tạm ngụ.

Tại Ai Cập, cộng đoàn Hy-Bá nầy làm thành một paroikia, chung nhau tạm ngụ nơi vùng Gôsen (x. St 46,34), chờ ngày lên đường trở về Đất Hứa.

Trong suốt cuộc xuất hành khỏi Ai Cập đến Đất Hứa, nhà lãnh đạo Môsê tổ chức Cộng Đoàn Dân Chúa thành một paroikia: mọi người luôn sát cánh bên nhau, không bao giờ quyết định dừng hẳn lại một nơi nào, luôn luôn lên đường, luôn luôn ra đi, đi mãi, đi không ngừng, đi cho đến khi đến miền Đất Hứa.

Khi định cư tại Đất Hứa, nhiều người trong Cộng Đoàn Dân Chúa cho rằng cuộc hành trình đã chấm dứt, vì thế, họ quay sang sống theo kiểu ngoại giáo của dân địa phương, phản bội lời thề Giao-Ước, vì theo lời thề Giao Ước nầy, Dân Chúa phải luôn ra đi cho đến khi gặp Đấng Cứu Dân Chúa, cho đến khi hưởng được Nhan Thánh Chúa.

Để quan phòng cho lời thề Giao Ước được thực hiện, Thiên Chúa gìn giữ Một Nhóm Nhỏ thánh thiện. Nhóm Nhỏ nầy luôn sống trong tinh thần lữ hành. Họ tạo thành một dân tộc mới vì họ không phải chỉ là một phần dư tồn của một dân tộc, mà họ còn là mầm giống phát sinh ra một dân tộc mới của Chúa trong tương lai.

Những Nhóm Nhỏ dư tồn nầy trong Cựu Ước luôn luôn thành tâm mong đợi Đấng Cứu Thế đến. Và trong Tân Ước, khi Đấng Cứu Thế đến, Ngài biến họ thành một cộng đoàn của Ngài: một paroikia của Chúa, một giáo xứ của Chúa, gồm tất cả những ai tin nhận Con Thiên Chúa, được rửa tội bằng sự cắt bì của Thánh Linh trong đức tin. Và cộng đoàn nầy, giáo xứ nầy, paroikia nầy, luôn luôn cùng nhau hành trình trên con đường lữ thứ trần gian cho đến khi Con Thiên Chúa lại đến.

Thánh Phêrô khuyên các tín hữu đầu tiên trong Giáo Hội hãy sống trên trần gian nầy như những kẻ ngụ nơi đất khách quê người, vì thế, phải kiêng kị những thói đam mê tội lỗi xác thịt hằng đánh giặc với linh hồn mình: "Anh em thân mến, anh em là khách lạ và lữ hành, tôi khuyên anh em hãy tránh xa những đam mê xác thịt, vốn gây chiến với linh hồn” (1 Pr 2,11).

Như vậy, giáo xứ là một cộng đoàn hành trình trong đức tin. Như Abraham, như Môsê, như Đức Giêsu Kitô, Linh mục Quản xứ lãnh đạo cuộc hành trình đức tin nầy. Ngài phải làm sao cho cộng đoàn giáo xứ mình luôn luôn tiến thẳng trên con đường đức tin. Ngài luôn luôn dạy cho cộng đoàn giáo xứ mình chỉ biết chấp nhận một Thiên Chúa duy nhất, một Nước Chúa mà thôi, chứ không được làm tôi hai chủ, không được bắt cá hai tay, luôn luôn hành trình hướng về Quê Trời dưới Ngọn Cờ Thánh Giá, tượng trưng cho Đức Tin chiến thắng.

Khi Đức Hồng Y Sarto vừa đắc cử lên ngôi Giáo Hoàng, một vị quan chức quan trọng hỏi ngài ngay: "Tâu Đức Thánh Cha, chính trị của Đức Thánh Cha thế nào? ”. Đức Tân Giáo Hoàng Piô X nầy, tay cầm chặt Cây Thánh Giá nơi ngực, mắt nhìn lên trời, nói rõ từng tiếng một: "Đây là Chính Trị của tôi!. ” Ý Đức Tân Giáo Hoàng muốn nói “chính trị” của ngài: Thánh Giá là đường lối Đức Tin của tôi, theo đường lối Đức Tin nầy, tôi dẫn đưa Giáo Hội về Nước Trời.

Theo Thánh Kinh, giáo xứ là một cộng đoàn gia đình.

Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đích thân kêu gọi Dân Ngài. Vì thế, Cộng Đoàn Dân Chúa nẩy sinh và phát triển là do Thánh Ý Chúa.

Trong Tân Ước, Thiên Chúa dùng Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô đến để gọi chọn chúng ta: "Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6).

Những ai được Đức Giêsu Kitô chọn, thì làm thành một gia đình, một gia đình không phải được liên kết bằng máu thịt thông thường của cha mẹ trần thế, nhưng bằng Máu Thịt của Con Thiên Chúa xuống thế Làm Người: "Các con hãy cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy.......Hãy uống chén nầy vì đây là Máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội ” (Mt 26,26-28), và họ được nối kết lại với nhau bằng tác động thực thi ý Chúa: "Ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa, người ấy là anh chị em Thầy, là mẹ Thầy” (Mc 3,35).

Đây là một gia đình siêu nhiên, gồm đủ mọi hạng người con của Chúa, hạng người giàu nghèo, thông dốt, tự do nô lệ, nam nữ, già trẻ, đặc biệt là những kẻ không thuộc về thế gian nầy, hoặc như được kể ra trong Bài Giảng Trên Núi, những kẻ bị thế gian khinh miệt vì nghèo, vì đói, vì khóc lóc đau khổ, hoặc những kẻ bị thế gian oán ghét, khai trừ, xóa sổ (x. Lc 6,20-22).

Trong gia đình siêu nhiên nầy, Thiên Chúa là Cha: "Lạy Cha chúng con ở trên trời ” (Mt 6,9); Cha nhân từ: "Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,32); Cha sẳn sàng nhận tất cả những lời con cái kêu xin: "Nếu ở dưới đất, hai người trong các con hợp lời xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho” (Mt 18-19 ).

Trong gia đình siêu nhiên nầy, Chúa Giêsu là Vị Anh Cả luôn luôn có mặt với đàn em trong bất cứ nơi đâu: "Nơi đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ” (Mt 18,20) và trong bất cứ lúc nào: "Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế ” (Mt 28,20).

Trong gia đình siêu nhiên nầy, mọi người đều là anh chị em với nhau trong Chúa, vì thế, phải luôn yêu thương nhau, luôn tha thứ cho nhau: "Nếu người anh em của con xúc phạm đến con, con hãy khiển trách nó; nếu nó hối hận, thì hãy tha thứ cho nó. Dù nó xúc phạm đến con một ngày đến bảy lần, rồi bảy lần trở lại nói với con: "Tôi hối hận”, thì con cũng phải tha cho nó ” (Lc 17,3-4).

Trong gia đình siêu nhiên nầy, mọi người hãy lo sửa dạy nhau: "Nếu người anh em của con trót phạm tội, con hãy đi sửa lỗi nó, một mình con với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe con, thì con đã được món lợi là người anh em mình. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa.....Nếu nó không chịu nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh ” (Mt 18,15-17).

Bởi thế, giáo xứ là một cộng đoàn gia đình siêu nhiên do Chúa Giêsu thành lập.

Mọi người trong giáo xứ luôn tin tưởng vào Chúa Giêsu: Ngài là Đấng thành lập gia đình giáo xứ, là Đầu của gia đình giáo xứ.

Mọi người trong giáo xứ luôn luôn hiệp nhất yêu thương nhau vì họ là con cái của Chúa, là anh chị em với nhau trong Chúa.

Thay mặt Thầy mình là Chúa Giêsu, Linh mục Quản xứ yêu thương đoàn chiên trong giáo xứ như người cha yêu thương con cái mình.

Linh mục Quản xứ hết mình phục vụ đoàn chiên, dù phải hy sinh cả mạng sống như Đấng Chăn Chiên Lành, sẵn sàng thí mạng vì đoàn chiên.

Tháng bảy năm 1914, quân Đức xâm chiếm nước Bỉ. Khi quân xâm lăng tiến vào giáo xứ Pusay, một phát súng nổ giết ngay một viên sĩ quan Đức. Quân Đức tức tối, lùa ra trước sân nhà thờ tất cả những nam nhân từ 15 tuổi trở lên, trong đó có linh mục quản xứ Pusay. Một lệnh rùng rợn được đưa ra: "Một kẻ trong các ngươi đây đã bắn chết viên sĩ quan của chúng ta. Cứ lần lượt mười người bị bắn chết để đền tội, cho đến khi nó ra tự thú và bị bắn chết.”

Tiếng các bà mẹ, tiếng các bà vợ, tiếng con cái khóc lóc vang lên thảm thiết. Bỗng ai nấy im lặng vì có bóng một người tiến ra. - "Chính tôi đã bắn. Hãy bắn tôi đi. ” Người nầy bị bắn ngay tại chỗ.

Đám đông được tha và giải tán. Họ ra về lặng lẽ và khóc thầm. Họ không bao giờ quên ơn Linh mục Quản xứ Pusay đã liều chết để cứu họ, cứu gia đình họ, cứu đoàn chiên của giáo xứ ngài !

Theo Thánh Kinh, giáo xứ là một cộng đoàn Lời Chúa.

Mai ngày Chúa Giêsu chữa lành nhiều bệnh nhân tại Caphanaum, các môn đệ trình Ngài: "Mọi người đang tìm Thầy” (Mc 1,37). Chúa Giêsu trả lời: "Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó” (Mc 1,38).

Phận sự trước tiên của Đức Kitô là rao giảng Lời Chúa để đem ơn cứu độ đến cho loài người. Chính Ngài đã nói rõ điều nầy khi long trọng lặp lại những lời của ngôn sứ Isaia trong hội đường Nadarét: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi để tôi loan báo Tin Mừng. ..” (Lc 4,18).

Trong cuộc đời mục vụ và truyền giáo, Chúa Giêsu đặc biệt chú trọng đến sự rao giảng Lời Chúa để quy tụ những ai muốn theo Ngài: "Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời ” (Ga 6,68). Và nếu Chúa Giêsu có làm phép lạ, là để củng cố Lời cứu rỗi, vì thế, Ngài không làm phép lạ khi Lời Chúa không được rao giảng: "Những người Pharisêu kéo ra và bắt đầu tranh luận với Đức Giêsu, họ đòi Người một dấu lạ từ trời để thử Người. Người thở dài não nuột và nói: "Sao thế hệ nầy lại xin một dấu lạ ? Tôi bảo thật các ông biết: thế hệ nầy sẽ không được một dấu lạ nào. ” Rồi bỏ họ đó, Người lại xuống thuyền qua bờ bên kia” (Mc 8,11-13).

Về phần các tông đồ, họ được Chúa Giêsu sai đi là để rao giảng Lời Chúa: "Dọc đường, các con hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần” (Mt 10,7); "Các con hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15). Vì thế, khi bắt đầu chính thức rao giảng Lời Chúa, các Tông Đồ đã chọn các phó tế: "Nhóm Mười Hai triệu tập toàn thể các môn đệ và nói: "Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải. Vậy, thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thánh Thần và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa ”. Đề nghị trên được mọi người tán thành.” (Cv 6,2-5). Thánh Phaolô khẳng định các tín hữu Côrintô: "Đức Kitô đã sai tôi đi rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 1,17).

Lời Chúa phát sinh ra Giáo Hội. Nơi nào Lời Chúa được rao giảng, nơi đó Giáo-Hội được hiện diện. Lời Chúa luôn luôn phân chia những kẻ tin ở trong Giáo-Hội với những kẻ không tin ở ngoài Giáo-Hội: "Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án” (Mc 16,16).

Lời Chúa nuôi sống Giáo Hội: "Người ta sống không những nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4).

Lời Chúa nâng đỡ Giáo Hội vì đây là Lời Vạn Năng:

- Lời chữa lành bệnh tật: "Đức Giêsu bảo: "Anh hãy chỗi dậy, vác chõng và bước đi!" Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và bước đi " (Ga 5,8-9);

- Lời xua trừ ma quỷ: "Họ vừa đi ra thì kìa người ta đem đến cho Đức Giêsu một người câm bị quỷ ám. Khi quỷ bị trục xuất rồi, thì người cam nói được” (Mt 9,32-33);

- Lời phục sinh kẻ chết: "Đức Giêsu nói: "Nầy người thanh niên, tôi bảo anh: “Hãy chỗi dậy!". Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói ” (Lc 7,14-15);

- Lời tha hết mọi tội: "Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Nầy con, cứ yên tâm, con đã được tha tội rồi ” (Mt 9,1);

- Lời Chúa luôn ở với Giáo Hội cho đến ngày tận cùng của vũ trụ: "Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu” (Mt 24,35);

- Lời Chúa mang đến ơn cứu độ cho những ai ở trong Giáo-Hội: "Anh em hãy khiêm tốn đón nhận Lời đã được gieo vào lòng anh em; Lời ấy có sức cứu độ linh hồn anh em'' (Gb 1,21).

- Lời Chúa ban sự sống đời đời cho những ai thuộc về Giáo-Hội: "Ai tuân giữ Lời Tôi, sẽ không bao giờ phải chết ” (Ga 8,51).

Bởi thế, giáo xứ là một cộng đoàn Lời Chúa.

Lời Chúa đối với Giáo-Hội thế nào, thì cũng đối với giáo xứ như vậy, vì giáo xứ là một tiểu Giáo Hội, một thành phần thiết yếu trong cơ cấu Giáo-Hội.

Lời Chúa phát sinh ra giáo xứ, nuôi dưỡng giáo xứ, thánh hóa giáo xứ, nâng đỡ giáo xứ, luôn ở với giáo xứ, làm cho giáo xứ được sống đời đời.

Như các Tông Đồ, Linh mục Quản xứ luôn luôn chủ trương trong giáo xứ: “Chúng tôi chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa” (Cv 6,5).

Linh mục Quản xứ có thể bị xiềng xích như thánh Phaolô: "Vì Tin Mừng ấy, Thầy chịu khổ, Thầy còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi'' (2 Tm 2,9a), nhưng không quyền lực nào ở trên đời nầy có thể xiềng xích được Lời Chúa, như lời thánh Phaolô quả quyết với đồ đệ Timôthê: "Nhưng Lời Thiên Chúa đâu bị xiềng xích!” (2 Tm 2,9b). Dù hoàn cảnh có thể làm cho giáo xứ vắng bóng Linh mục Quản xứ, nhưng Chúa Giêsu vẫn hiện diện trong giáo xứ qua Lời của Ngài. Vì thế, Công Đồng Vatican II cổ võ việc Suy Tôn Lời Chúa trong những nơi không có linh mục, hoặc trong những nơi không có Thánh Lễ ngày Chúa Nhựt và các ngày Lễ Buộc.

Cha Stéphane Berhoff kể câu chuyện về Lời Chúa sau đây.

Một người không tin Chúa lên miền Bắc nước Anh để diễn thuyết bài bác Đạo. Sau diễn thuyết, có cuộc bàn luận.

Một bà lớn tuổi nói: "Tôi góa chồng đã từ lâu. Nhờ tin vào Lời Chúa, tôi đã cố gắng nuôi sống và dạy dỗ con cái. Giờ đây, con cái tôi đứa nào cũng đã lớn khôn, đã nên người, biết sống đạo đức. Còn tôi thì đã già, thế nào tôi cũng chết trong một ngày gần đây. Nhưng hiện nay, tâm hồn tôi rất bằng an vui vẻ vì đã biết sống theo Lời Chúa. Đó là những ích lợi vô giá mà tôi đã được nhờ tin vào Lời Chúa. Còn ông, ông nói ông không tin vào Lời Chúa, vậy xin ông hãy kể cho tôi nghe nhờ vậy mà ông đã được những ích lợi nào?”

Diễn giả đánh trống lảng: "Điều nầy, tôi không thể trả lời cho bà được”.

Nhưng bà già vẫn một mực đặt câu hỏi: "Tôi đã cho ông biết những ích lợi tôi được khi tôi tin vào Lời Chúa. Còn ông, ông hãy cho tôi biết ông đã được những ích lợi nào khi ông không tin vào Lời Chúa?”

Diễn giả phi bác Lời Chúa nầy, lúng túng, ấp úng và bị khán giả cười rộ lên vì không trả lời được câu hỏi của một bà già đã biết tin và sống theo Lời Chúa.

Theo Thánh Kinh, giáo xứ là một cộng đoàn Phụng Tự.

Phụng tự là hành vi chính yếu của mọi cộng đoàn tôn giáo vì tôn giáo nào cũng được xây dựng trên Phụng tự.

Trong Cựu Ước, Cộng đoàn Dân Chúa có lễ nghi phụng tự riêng, và đời sống phụng tự tôn giáo của họ xoay quanh những nơi thánh, là những Hội Đường tại địa phương, và tại Đền Thánh Giêrusalem cho toàn quốc.

Trong Tân Ước, khi Chúa Giêsu đến, Ngài rất kính trọng các nghi lễ phụng tự tôn giáo và các Nơi Thánh, nhưng Ngài nhắc nhở và dạy dân Do Thái biết ý nghĩa đích thật của phụng tự là thật tình tôn thờ Thiên Chúa, Đấng vui nhận lòng nhân từ yêu thương, chứ không phải chỉ nhận các hy lễ bên ngoài mà thôi: "Ta muốn lòng nhân, chứ đâu cần lễ tế ” (Mt 12,7).

Chúa Giêsu lên án những sự lạm dụng trong phụng tự. Ngài khiển trách nặng nề các Biệt phái, tư tế, luật sĩ, vì trong thực tế, những hạng người nầy đã coi trọng vàng được dâng cúng trong Đền Thờ hơn coi trọng chính Đền Thờ (x. Mt 23,19). Và để thanh-sạch-hóa các nơi thánh, Ngài đã đuổi quân buôn bán ra khỏi Đền Thờ (x. Ga 2,15).

Mặc dầu tìm cách thanh-sạch-hóa các nghi lễ phụng tự và các nơi thánh, và nhấn mạnh về ý nghĩa của sự tôn thờ Thiên Chúa một cách đích thực, Chúa Giêsu vẫn không dừng lại nơi các nghi lễ phụng tự và những nơi thánh của Đạo Củ. Ngài thiết lập một nghi lễ phụng tự mới, ngay nơi chính Con Người của Ngài. Khi ghi lại lời tuyên bố long trọng sau đây của Chúa Giêsu: "Các ông cứ phá hủy Đền Thờ nầy đi; nội ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại ” (Ga 2,19), thánh Gioan chú thích rành mạch: "Đền Thờ mà Đức Giêsu muốn nói ở đây, chính là Thân Thể Người” (Ga 2,21).

Chúa Giêsu thiết lập nghi lễ Tân Ước qua mầu nhiệm Mình Máu Thánh Ngài, qua Phụng tự Thánh-Thể: "Đây là Mình Thầy....Chén nầy là giao ước mới, lập bằng Máu Thầy.....Các con hãy làm việc nầy mà tưởng nhớ đến Thầy” (Lc 22,19-20).

Phụng tự Thánh Thể phát sinh ra Giáo Hội vì Giáo Hội được thành lập bởi Mình Thánh Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Thập Giá, bởi Máu Thánh Chúa Giêsu được đổ ra trên Thập Giá, được thành lập bởi sự Tử-Nạn Phục-Sinh của Con Người của Chúa Giêsu Kitô, và điều nầy luôn luôn được tái diễn trong mỗi một Thánh Lễ được cử hành.

Phụng tự Thánh Thể là sự sống của người Kitô-hữu: "Tôi là Bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh nầy, sẽ được sống muôn đời. Và Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là Thịt Tôi đây, để cho thế gian được sống " (Ga 6,51).

Phụng tự Thánh Thể bắt buộc Cộng đoàn Dân Chúa phải sống yêu thương hiệp nhất với nhau. Các tín hữu đầu tiên trong Giáo Hội sơ khai đã xác tín điều nầy khi họ "chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (Cv 2,42); họ "hiệp nhất với nhau” (Cv 2,43); họ "đồng tâm nhất ý” với nhau (Cv 2,46 ). Về phần mình, với rất nhiều kinh nghiệm mục vụ, thánh Phaolô hết sức căn dặn các tín hữu Côrintô hãy luôn luôn sống hiệp nhất với nhau trong Chúa Giêsu Thánh Thể: "Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô sao? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1 Cr 10,16-17).

Phụng tự Thánh-Thể bắt buộc Cộng đoàn Dân Chúa phải thờ phượng Thiên Chúa trên hết, phải tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa, không được thờ lạy ma quỷ bụt thần nào khác, như lời thánh Phaolô ngăn ngừa các tín hữu Côrintô: "Anh em không thể vừa uống chén của Thiên Chúa, vừa uống chén của ma quỷ được; anh em không thể vừa ăn nơi bàn tiệc của Thiên Chúa, vừa ăn nơi bàn tiệc của ma quỷ được” (1 Cr 10,21).

Bởi thế, giáo xứ là một cộng đoàn phụng tự, đặc biệt là cộng đoàn phụng tự Thánh Lễ và Thánh Thể.

Thánh Lễ và Thánh Thể là lẽ sống của người tín hữu công giáo, là sức mạnh nâng đỡ Linh mục Quản xứ và đoàn chiên của ngài. Giáo xứ nào sống động là giáo xứ trong đó Linh mục Quản xứ và giáo dân yêu thích Thánh Lễ và Thánh Thể.

Các tín hữu đầu tiên trong Giáo Hội sơ khai bị bắt bớ vì đã họp nhau dâng Thánh Lễ ngày Chúa nhựt.

Trong một bản báo cáo đệ trình lên hoàng đế Tragianô, tỉnh trưởng Plinô viết: "Các người Kitô-hữu đang bị giam, quả quyết rằng tất cả lỗi của họ là ở chỗ họ họp nhau vào ngày nhứt định trước lúc hừng đông để cùng nhau ca hát tôn vinh Đức Kitô là Chúa”.

Năm 1793, Giáo Hội Pháp bị bách hại. Các linh mục quản xứ bị bắt và bị đuổi ra khỏi giáo xứ của mình.

Tại giáo xứ Morlaix ở Finistère, mặc dầu linh mục quản xứ đã bị bắt, sáng Chúa nhựt hôm đó vẫn có tiếng chuông vang lên, báo hiệu có Thánh Lễ.

Quân lính nghịch đạo đổ xô đến nhà thờ. Họ quyết bắt cho được linh mục nào cả gan đến làm lễ vì họ đã đuổi linh mục quản xứ ra khỏi giáo xứ rồi.

Khi đến nơi, quân lính an tam vì thấy nhà thờ vẫn đóng cửa như họ đã niêm phong. Nhưng họ ngạc nhiên vì nghe có tiếng đọc kinh ở ngoài Đất Thánh, bên cạnh nhà thờ. Họ thấy các bổn đạo đang quỳ gối sốt sắng đọc kinh cầu nguyện tại Đất Thánh.

- "Nhà thờ đã bị niêm phong, cha sở đã bị trục xuất, các ngươi làm gì ở đây? ”

- "Chúng tôi đang dự Thánh lễ ngày Chúa nhựt.”

- "Có lễ đâu mà dự?”

- "Có chứ! Trước khi cha sở chúng tôi bị trục xuất, ngài có dặn chúng tôi rằng: ngày Chúa Nhựt nào, lúc 08 giờ sáng, ngài cũng tìm cách dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho giáo xứ chúng tôi. Vì thế, hôm nay là ngày Chúa Nhựt, chúng tôi đến đây lúc 08 giờ để tham dự Thánh Lễ.”

- "Điên sao! Dự lễ từ xa như thế, làm sao được? ”

- "Không có xa gì! Lời cầu nguyện chúng tôi nối trời lại với đất. Lời cầu nguyện chúng tôi đi từ đất lên trời. Thánh Lễ là lời cầu nguyện trên hết của chúng tôi. Bất kỳ ở đâu, chúng tôi vẫn thông hiệp được với nhau trong Thánh Lễ.”

Theo Thánh-Kinh, giáo xứ là một cộng đoàn kỷ luật.

Chúa Giêsu thành lập nước Ngài trên trần gian nầy, tuy nước nầy không thuộc về thế gian, nhưng là một nước có tổ chức, có kỷ luật, có luật lệ của nó.

Các Tông Đồ được Chúa Giêsu đích thân chọn để điều khiển Nước Chúa, để chăn dắt đoàn chiên được Ngài giao phó: "Hãy chăn dắt chiên của Thầy” (Ga 21,16).

Chúa Giêsu căn dặn những kẻ kế vị Ngài hãy lo phục vụ trong khi điều khiển Giáo Hội, như gương Ngài sống: mặc dù là Vua nhân loại, Ngài đến không phải để cai trị nhân loại, nhưng để phục vụ nhân loại: "Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ” (Mc 10,45).

Các Tông Đồ ý thức mình chỉ là những kẻ phục vụ trong khi thi hành sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Thánh Phaolô nhấn mạnh với cộng đoàn Côrintô rằng: "Vậy Apôlô là gì? Phaolô là gì? Đó là những tôi tớ đã giúp cho anh em có đức tin, mỗi người đã làm theo khả năng Chúa ban. Tôi trồng, anh Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1 Cr 3,5-6).

Trong Nước Chúa, nếu người bề trên lo phục vụ, thì người bề dưới lo vâng phục. Chúa Giêsu nói rõ uy quyền của người lãnh đạo trong Giáo-Hội khi Ngài tuyên bố: "Ai nghe các con là nghe Thầy; và ai khước từ các con là khước từ Thầy ” (Lc 10,16); "Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội-Thánh. Nếu Hội-Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế ” (Mt 18,17).

Sự vâng phục của đoàn chiên được các Tông Đồ nhấn mạnh rất nhiều. Thánh Phaolô dạy các tín hữu Philíp: "Anh em là những người luôn luôn vâng phục không những khi tôi có mặt, mà nhất là bây giờ, khi tôi vắng mặt” (Pl 2,12). Tác giả Thư Do Thái dạy rõ: "Anh em hãy vâng lời những người lãnh đạo anh em và hãy phục tùng họ, vì họ chăm sóc linh hồn anh em như những người sẽ phải trả lẽ với Thiên Chúa ” (Dt 13,17). Những cộng đoàn tín hữu nào biết sống vâng phục thì được các Tông Đồ khen ngợi, như thánh Phaolô khen ngợi cộng đoàn Côrintô vì đã vâng phục Titô, môn đệ của ngài (x. 2 Cr 7,14-15).

Không những các Tông Đồ dạy dỗ các cộng đoàn tín hữu sống vâng phục, mà các ngài còn dạy các kẻ kế vị các ngài biết sống vâng phục, như thánh Phaolô nhắc nhở đồ đệ Timôthê: "Phần con, con hãy giữ vững những gì con đã học được và đã tin. Con biết con đã học với những ai.” (2Tm 3,14).

Kỷ luật trong Nước Chúa là điều rất cần thiết để Nước Chúa được hiệp nhất và đứng vững như lời Chúa Giêsu đã cảnh cáo các môn đệ của Ngài: "Bất cứ nước nào tự chia rẽ, sẽ điêu tàn. Bất cứ thành nào hay nhà nào tự chia rẽ, sẽ không tồn tại ” (Mt 12,25).

Bởi thế, giáo xứ là một cộng đoàn kỷ luật: kỷ luật từ trên xuống dưới, kỷ luật từ dưới lên trên. Linh mục Quản xứ thề hứa vâng phục Đức Giám Mục khi đến nhậm chức quản xứ tại giáo xứ, và đoàn chiên trong giáo xứ chân thành vâng phục Linh mục Quản xứ là kẻ đã hy sinh tất cả để phục vụ phần rỗi của đoàn chiên.

Kinh nghiệm mục vụ cho thấy rõ: giáo xứ nào có kỷ luật, trên thì Linh mục Quản xứ vâng phục Đấng Bản Quyền và lo phục vụ đoàn chiên, dưới thì đoàn chiên vui vẻ vâng phục Linh mục Quản xứ, thì giáo xứ đó sống hiệp nhất, mạnh mẽ và không rối loạn, không sụp đổ.

Ma quỷ luôn luôn tìm cách chia rẽ trong giáo xứ: ma quỷ gây chia rẽ giữa giáo dân với nhau, ma quỷ gây chia rẽ giữa giáo dân với Linh mục Quản xứ, ma quỷ gây chia rẽ giữa các Linh mục Quản xứ với nhau, ma quỷ gây chia rẽ giữa các Linh mục Quản xứ với Đấng Bản Quyền. Đoàn kết thì sống, chia rẽ sẽ chết. Điều nầy được thấy rõ trong đời sống mục vụ giáo xứ.

Đặc biệt là Linh mục Quản xứ hãy nêu cao gương tuân phục đối với Giáo Hội trước mặt đoàn chiên mình. Sự tuân phục nầy mang lại an bình và hạnh phúc cho Linh mục Quản xứ.

Đức Hồng Y Barônio là nhà nghiên cứu danh tiếng về lịch sử GiáoHội Công giáo. Ngài nghiên cứu lịch sử Giáo Hội trong bốn mươi năm và đã viết ra Những Cuốn Niên Sử Giáo-Hội. Trong đời mình, ngài đã gặp những trường hợp tuân phục khó khăn, nhưng ngài đã lướt thắng được. Lúc về già, ngài thường đến viếng Đền Thờ Thánh Phêrô, quỳ cầu nguyện trước mộ thánh nhân. Khi ra về, ngài đến nơi Tượng đồng Thánh Phêrô đặt gần cửa Đền Thờ, cung kính hôn chân Thánh Phêrô và thầm thì nói: Obedientia et Pax (Tuân Phục đem lại An Bình). Ngài qua đời trong an bình năm 1607.

Trên bàn làm việc của vị chủ chăn, hãy có một tờ báo hằng ngày để biết chuyện đời, hãy có một máy vi tính để theo dõi những biến cố thế giới, nhưng nhất là, phải có một cuốn Thánh Kinh để biết chuyện Chúa.

Cuốn sácg Lời Chúa được mở ra để nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi, suy niệm, hầu hướng dẫn đoàn chiên trong đức tin theo ánh sáng của Lời Chúa.

Lời Chúa là đèn soi bước chân đi, bước chân đi của Linh mục Quản xứ và bước chân đi của đoàn chiên đang được Linh mục Quản xứ hướng dẫn về Quê Trời.

(Năm Linh Mục 2009-2010)
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:24 12/01/2010
TRỘM KỲ DIỆU

N2T


Một linh mục nói với vị phó tế đi mời mười người lại hát ca để cầu nguyện cho một bệnh nhân mau bình phục.

Khi tất cả mọi người đã đến đầy đủ thì có một người ghé tai linh mục nói nhỏ: “Trong số những người này thì có người ăn trộm rất nổi tiếng.”

Vị linh mục nói:

- “Vậy thì càng tốt, nếu cửa từ bi đóng lại, thì tất cả chuyên gia này sẽ tự có cách mở ra.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Trước mặt Thiên Chúa thì ai cũng là tội nhân, bởi vì con người vốn là loài thụ tạo đầy những bất toàn trước mặt Thiên Chúa, nhưng nhờ bí tích Rửa Tội mà những ai tin vào Chúa Con (Đức Giê-su) thì sẽ trở nên tạo vật mới trong tình yêu của Thiên Chúa.

Trước mặt Thiên Chúa thì ai cũng là người đáng thương, bởi vì không một loài thụ tạo nào dám vỗ ngực nói rằng mình đáng được Chúa ban rất nhiều ơn, để rồi đi khinh ghét anh chị em mình.

Nếu cửa từ bi có đóng lại thì chính những tâm hồn thiện chí yêu mến Chúa và tha nhân này sẽ mở ra, bởi vì Thiên Chúa không nhìn xem quá khứ của mỗi người để nhớ tội của họ, nhưng Ngài nhìn xem lòng thiện chí của họ để tha thứ chứ không để phạt, để ban ơn chứ không cấm đoán, để yêu thương chứ không ghét bỏ...

Ai hiểu thì hiểu !

----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:26 12/01/2010
N2T


25. Ôn hòa lương thiện là đá tảng của nhẫn nại, là cánh cửa yêu mến, cũng là mẹ của đức ái xúc tiến nhân đức đẹp đẽ của khôn ngoan.

(Thánh John Climacus)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:27 12/01/2010
N2T


341. Bất cứ sự dạy dỗ nào cũng đều có thể khắc phục nghịch cảnh.

 
Lục bát Tình Yêu
Trầm Thiên Thu
20:36 12/01/2010
Con xin, Đức Chúa nhậm lời
Cầu cứu thì Ngài đáp lại: “Ta đây” (*)
Phận con chỉ đáng đọa đày
Mà Ngài xuống thế giang tay độ trì
Bao nhiêu tội lỗi vân vi
Tình Ngài sâu rộng, thứ tha vô cùng
Đâu là vô thủy vô chung?
Phận hèn bụi cát mãi không tỏ tường
Hồn con ngưỡng vọng miên trường
Nếu không có Chúa, lạc đường đời con
Xin song hành với con luôn
Như câu lục bát cho tròn tin yêu

(*) Isaia 58, 9
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tờ quan sát viên Rôma ca ngợi vị giám mục hầm trú Trung Quốc Leo Yao Liang
Nguyễn Hoàng Thương
10:12 12/01/2010
Tờ quan sát viên Rôma ca ngợi vị giám mục hầm trú Trung Quốc Leo Yao Liang

Vatican City (AsiaNews) - Một “vị mục tử hy sinh mạng sống mình vì con chiên”, tờ Quan sát viên Rôma, tạp chí Tòa Thánh Vatican đã mô tả như thế về cuộc đời của Đức Cha Leo Yao Liang, giám mục hầm trú của Xiwanzi, qua đời hôm 30/12/2009 vừa qua.

Tin này cũng là nguồn an ủi cho tín hữu của Đức Cố Giám Mục, những người bất chấp thời tiết băng giá (-30 ° C) và những cản trở của công an để tham dự lễ an táng ngài hôm 06 tháng Giêng.

Số ra hôm 12/01 của tạp chí Vatican đã dành ra đăng một tiểu sử dài về vị giám mục phụ tá qua đời ở tuổi 86 sau 30 năm lao động khổ sai chỉ vì chối từ gia nhập phong trào vận động Giáo Hội độc lập tách rời Đức Giáo Hoàng.

Tờ Quan Sát Viên Rôma cũng nhắc lại rằng ngay sau khi được bổ nhiệm, Đức Cha Yao đã bị cản trở trong việc thực hiện thừa tác vụ của ngài “bị buộc phải kiếm sống bằng cách trồng rau và kiếm củi”.

Tạp chí cho hay: “Đức Giám Mục được tấn phong ngày 19/02/2002, vào tháng 7/2006, ngài lại bị công an bắt sau khi thánh hiến một nhà thờ ở Hạt Guyuan và phải chịu thêm 30 tháng trong tù. Được thả ra, ngài luôn bị giám sát chặt chẽ, nhưng ngài cũng dấn thân vào những công việc của giáo phận bất chấp nhiều khó khăn. Hàng tuần, hơn một ngàn tín hữu tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật do ngài cử hành”.

Tờ báo cũng nhấn mạnh rằng “sau cái chết của Giám Mục Yao, nhà cầm quyền đã cấm cộng đoàn Công Giáo kính trọng ngài bằng tước hiệu ‘giám mục’, buộc họ dùng từ “linh mục hầm trú”.

Bài báo cũng nhắc rằng trong năm 2009, 6 vị giám mục khác cũng đã qua đời. Đối với họ, bài báo kết luận bằng những lời trích từ Sách Khôn Ngoan: ‘Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa, và chẳng cực hình nào động tới được nữa. Bọn ngu si coi họ như đã chết rồi; khi họ ra đi, chúng cho là họ gặp phải điều vô phúc. Lúc họ xa rời chúng ta, chúng tưởng là họ bị tiêu diệt, nhưng thực ra, họ đang hưởng an bình. Người đời nghĩ rằng họ đã bị trừng phạt, nhưng họ vẫn chứa chan hy vọng được trường sinh bất tử. Sau khi chịu sửa dạy đôi chút, họ sẽ được hưởng ân huệ lớn lao.Quả thế, Thiên Chúa đã thử thách họ và thấy họ xứng đáng với Người. Người đã tinh luyện họ như người ta luyện vàng trong lò lửa, và đón nhận họ như của lễ toàn thiêu’. (3,1-6)
 
Top Stories
A Dong Chiem cattolici picchiati, un giornalista ferito e un prete minacciato
Asia-News
06:26 12/01/2010
Attaccato da agenti in divisa e in borghese, che gli hanno preso la macchina fotografica, il reporter è stato abbandonato in mezzo alla strada in stato di incoscienza e il volto insanguinato. Solidarietà dei vescovi del nord Vietnam a padre Nguyen Van Huu, accusato dalle autorità di “istigare i suoi fedeli a commettere crimini”.

Hanoi (AsiaNews) - Cattolici picchiati, un giornalista aggredito e ferito, un sacerdote minacciato e messo sotto accusa. E’ il bilancio, si teme provvisorio, della tensione creata a Dong Hoi, 70 chilometri a sud di Hanoi, dalla distruzione del crocefisso del cimitero parrocchiale da parte delle autorità locali e dal loro violento intervento per reprimere la protesta contro il gesto sacrilego. Un atto condannato dai vescovi della parte settentrionale del Vietnam.

“Se non avesse avuto il casco, ora sarebbe morto”: così si è espressa l’infermiera che ha curato JB Nguyen Huu Vinh, il giornalista cattolico che è stato aggredito e bastonato da decine di agenti e picchiatori filogovernativi. L’attacco è avvenuto ieri. Alle 5.30 del pomeriggio padre Nguyen Van Lien, della parrocchia di Dong Chiem, stava compiendo insieme con il giornalista un giro in motocicletta intorno al villaggio. “Stavo cercando – racconta il sacerdote – di aggirare un grande ammasso di terriccio messo sul ponte di Ai Nang, per impedire l’accesso alla zona, quando un gruppo di agenti in divisa e in borghese ci ha attaccato”. “Vedendo che il giornalista aveva al collo una macchina fotografica, una decina di agenti gli sono saltati addosso, cercando di strappargliela. Io ho lasciato la moto e sono accorso in sua difesa, ma gli agenti hanno usato i bastoni per minacciarmi e farmi indietreggiare. Poi, presa la macchina fotografica, si sono allontanati, lasciando la vittima in mezzo alla strada, incosciente e con il volto insanguinato”.

Una suora dell’ordine delle Lovers of the Holy Cross di Dong Chiem è andata in loro soccorso. Lungo la strada hanno incontrato una bicicletta con due disabili cattolici, veterani di guerra. Volevano andare a Dong Chiem. Avevano incontrato lo stesso gruppo di poliziotti ed erano stati ugualmente aggrediti.

L’attacco contro il sacerdote e gli altri cattolici ha provocato una marcia di protesta di migliaia di cattolici per le vie di Dong Hoi. I manifestanti hanno chiesto anche il rilascio delle cinque persone, tra i più poveri parrocchiani di Dong Chiem, detenute dal 7 gennaio. Quel giorno, i cinque erano stati convocati al centro di servizio del governo per “riempire i moduli per l’aiuto alimentare”. A fine giornata gli altoparlanti hanno annunciato che i cinque “avevano chinato il capo, dichiarandosi colpevoli” di aver eretto la croce di bambù, collocata nel luogo ove era il grande crocefisso distrutto con l’esplosivo, il giorno prima, dalle autorità.

La croce sta a significare il diritto di proprietà su un terreno “appartenuto alla parrocchia da più di cento anni e che non vogliamo lasciare”.

La situazione di Dong Chiem sembra evolversi nello stesso modo in cui le cose sono andate a Thai Ha, Tam Toa e Vinh Long. Bande di picchiatori (nella foto) e media di Stato attaccano i cattolici: li picchiano e li diffamano, minacciano processi, promuovono disprezzo per la religione e odio tra credenti e non credenti. Il 9 gennaio, il presidente del Comitato popolare distrettuale, Le Cong Sang, ha firmato una dichiarazione nella quale accusa padre Joseph Nguyen Van Huu di “non rispettare i suoi doveri di pastore e invece di incoraggiare i suoi fedeli a commettere crimini”, di “sostenere attività antigovernative”, “minare il grande blocco di unità nazionale” e “condurre propaganda contro il governo del popolo”.

Sang ha anche ordinato al sacerdote di rimuovere la croce di bambù e di presentarsi personalmente al Comitato del popolo del distretto di My Duc. Padre Van Huu ha affisso un giornale murale per rendere noti ai suoi fedeli gli ultimi avvenimenti a assicurarli che non sono soli: messe e veglie di preghiera a loro sostegno sono celebrate in tutto il Paese e anche all’estero, negli Stati Uniti, in Inghilterra, Irlanda, Giappone.

Sostegno al sacerdote e ai suoi fedeli è stato espresso da numerosi vescovi del Vietnam. Mons. Joseph Nguyen Van Yen, di Phat Diem, è andato di persona, malgrado il rischio di essere aggredito dai soliti picchiatori.

Dall’Australia, la Federazione dei media cattolici ha denunciato la violenza della polizia contro un giornalista, oltre che verso altre persone, e ha chiesto al governo vietnamita di condurre un esame della vicenda per evitare che sia violata ancora la giustizia e che le vittime siano risarcite dei danni materiali e morali. In un comunicato essi esprimono “crescente preoccupazione” per quanto sta accadendo a Dong Chiem e domandano al governo di ripristinare il rispetto della legge e prevenire violenze contro coloro che prendono parte ad attività di preghiera.
 
In Dong Chiem Catholics beaten, a journalist wounded and a priest threatened
Asia-News
07:18 12/01/2010
Attacked by uniformed and plainclothes police, who took his camera, the reporter was abandoned unconscious and bleeding in the street. Solidarity of the bishops of North Vietnam for Father Nguyen Van Huu, accused by authorities of inducing"the faithful to commit crimes."

Hanoi (AsiaNews) - Catholics beaten, a journalist attacked and injured, a priest threatened and under attack. This is the provisional toll from tensions in Dong Chiem, 70 kilometers south of Hanoi, in the aftermath of the destruction of the crucifix in the parish cemetery by the local authorities and their intervention to quell violent protests against the sacrilegious act. An act condemned by the bishops of the northern part of Vietnam.

"If he had not had a helmet, he would be dead" said the nurse who is treating JB Nguyen Huu Vinh, a Catholic journalist who was attacked and beaten by dozens of agents and pro-government thugs. The attack occurred yesterday. At 5.30 pm Father Nguyen Van Lien, of the parish of Dong Chiem, together with the journalist was making a motorcycle ride around the village. "I trying to get around a big pile of dirt placed on the bridge of the Nang - says the priest – placed there to prevent access to the area, when a group of uniformed and plainclothes police attacked us." "Seeing that the journalist had a camera around his neck, a dozen policemen jumped on him, trying to snatch it. I left the bike and rushed to his defence, but the agents used sticks to threaten me and make me turn back. Then, once they had the camera, they ran away, leaving the victim in the street, unconscious and with his face bloodied”.

A nun of the order of the Lovers of the Holy Cross in Dong Chiem came to their rescue. Along the way they met a bicycle with two disabled Catholic war veterans. They wanted to go to Dong Chiem. They had encountered the same group of policemen and were also attacked.

The attack on the priest and other Catholics led to a protest march of thousands of Catholics on the streets of Dong Chiem. The protesters also demanded the release of five people, among the poorest parishioners Dong Chiem, held since January 7. That day, the five had been summoned to the service canter of the government to "fill forms for food aid”. At end of day, loudspeakers announced that the five "had bowed their heads, pleading guilty" to having built the bamboo cross, situated in the place where the great crucifix was destroyed with explosives, the day before by the authorities.

The cross signifies the right to property of a site that has "belonged to the parish for more than one hundred years and which we do not want to give up".

The situation Dong Chiem seems to be moving in the same direction as that of Thai Ha, Tam Toa and Vinh Long. Gangs of thugs (in photo) and state media attack Catholics beat and defame them, threaten their jobs, encourage contempt for religion and hatred between believers and nonbelievers. On 9 January, the president of the district, Le Cong Sang, signed a statement accusing Father Joseph Nguyen Van Huu of "not to meeting his duties as pastor and instead of encouraging his followers to commit crimes," of " supporting anti-government activities "," undermining the large bloc of national unity "and" conducting propaganda against the government of the people. "

Sang has also ordered the priest to remove the bamboo cross and to report in person to the People's Committee of My Duc district. Father Van Huu has posted an announcement on the walls of the parish to make known the latest developments to the faithful to make sure that they are not alone: masses and prayer vigils in support of them are being celebrated throughout the country and even abroad, the United States, England, Ireland, Japan.

Support for the priest and his faithful has been expressed by several bishops of Vietnam. Bishop Joseph Nguyen Van Yen, of Phat Diem, went in person, despite the risk of being attacked by the usual thugs.

From Australia, the Federation of Catholic media has reported police violence against the journalist, as well as towards others, and asked the Vietnamese government to carry out an inquiry into the case so as to avoid further violations of justice and ensure that victims are compensated for material and moral damage. In a statement they have expressed "growing concern" about what is happening in Dong Chiem and ask the government to restore respect for the law and prevent violence against those who take part in activities of prayer.
 
Przemoc leży w naturze komunistów (Ba Lan)
naszdziennik
09:46 12/01/2010
Z o. Peterem Nguyen Van Khai, wietnamskim redemptorystą, rozmawia Łukasz Sianożęcki

Czy spodziewa się Ojciec, że może dojść do kolejnych ataków na katolików w Wietnamie?

- Myślę, że chciwość i zazdrość rządzących doprowadzi do następnych ataków. Chciwość dlatego, że władze będą kontynuowały przejmowanie posiadłości należących do Kościoła, uzasadniając to koniecznością postępującego procesu urbanizacji kraju. Obecnie jednak hierarchowie nie mają, jak to niegdyś bywało, instrumentów, które pozwoliłyby im na wszczęcie protestu, np. w mediach. Bez wątpienia doprowadzi to do wzrostu napięcia między rządem a Kościołem. Zazdrość z kolei dlatego, że katolicy - choć pozbawieni dóbr materialnych - nadal mają silne przywiązanie do Kościoła, zaś zupełnie nie pokładają nadziei w rządzących. Najbiedniejsi wierzą w Kościół, bo tylko on o nich dba, wspiera ich i walczy o sprawiedliwość dla nich. I właśnie tego sukcesu w pozyskiwaniu sobie ludzi rząd Wietnamu zazdrości Kościołowi. Z całą pewnością więc będzie go atakował, aby osłabić jego siłę i prestiż.

Wydaje się, że władze w ten sposób osiągają efekt przeciwny do zamierzonego. Dlaczego więc nadal decydują się na takie akty przemocy?

- Myślę, że to po prostu leży w naturze komunistów. Reżim komunistyczny lubi odwoływać się do przemocy w każdym czasie i w każdych okolicznościach. W przypadku Wietnamu mają oni dodatkowo taki nawyk, że lubią odbierać wszelkie dobra tym najbiedniejszym i sami się nimi cieszyć. Przez przemoc starają się udowodnić i pokazać swoją władzę, przez siłę próbują ukryć swoje słabości. W związku z tym, że władza preferuje drogę przemocy, katolicy coraz częściej stają się ofiarami. Wielu zwyczajnych ludzi doświadcza tego każdego dnia na własnej skórze.

Jakie inne metody prześladowania katolików stosują komuniści?

- Jest mnóstwo różnych rodzajów prześladowań. Oczernianie, kłamanie, zniekształcanie informacji, a nawet fałszywe nauczanie w szkołach we wszystkich kwestiach dotyczących katolicyzmu. Zakaz wydany instytucjom kościelnym na otwieranie szkół, szpitali, gazet i wydawnictw. Uniemożliwianie osobom wyznania katolickiego nauki na uniwersytetach i uczelniach wyższych, pracy w urzędach, wojsku czy dyplomacji. Żaden spośród siedmiu milionów katolików w tym kraju nie ma najmniejszej szansy na objęcie jakiejkolwiek znaczącej funkcji w administracji czy samorządach. Najwyższe stanowisko, jakie może objąć katolik, to wójt. Ponadto wszyscy księża, ojcowie czy zaangażowani parafianie doświadczają nieustającej inwigilacji i nękania ze strony władz. Zakazane są także wszelkie zgromadzenia czy spotkania duchownych. Stale odcinane są nam linie telefoniczne, przeglądana są nasze poczta i internet.

Co katolicy mogą zrobić w takiej sytuacji?

- W dalszym ciągu się modlić. W dalszym ciągu iść śladami naszego Boga i nieść krzyż, tak jak robił to On. Musimy stawić odważnie czoła cierpieniom, które zadaje nam rząd. Zamierzamy w dalszym ciągu żyć w pokoju, w naszej wierze i wartościach, które daje nam Ewangelia, oddając nasze życie prawdzie i sprawiedliwości. Będziemy dzielić nasz los z innymi ofiarami reżimu komunistycznego. Jednocześnie będziemy musieli prowadzić dialog z władzą, jednakże z całą pewnością nadal będziemy nieustannie bronić prawa ludzi do wyznawania swoich wartości i do życia zgodnie z Ewangelią.

Dziękuję za rozmowę.

(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100111&typ=wi&id=wi10.txt)
 
He fled Vietnam in a boat, now he's breaking new ground as a bishop
Anna Mehler-Paperny
09:49 12/01/2010
Vincent Nguyen was born in a country divided by war. As he becomes Canada's first Catholic bishop of Asian descent, he will be counted on to bring new Canadians together through the church

DEMOGRAPHICS REPORTER

Twenty-six years ago, Vincent Nguyen was a boy dreaming of freedom and a chance to become a priest when he and 19 relatives piled into a wooden fishing boat and prayed they would evade Vietnam's coastal patrol and slip out to sea.

Tomorrow, Father Nguyen will become Canada's first Catholic bishop of Asian descent, as well as its youngest bishop, at a ceremony in Toronto that's being hailed as a landmark moment.

Father Nguyen will be named an auxiliary bishop in the Archdiocese of Toronto with responsibility for the areas of Scarborough and Durham. As the only non-white Catholic bishop in Canada, he will also be counted on to represent the hundreds of thousands of Canadian Roman Catholics who have immigrated from Asia, Africa and Latin America and feel as though their voices are unheeded in the church's upper echelons.

"The Catholic Church in Canada is growing through Asian people," Father Nguyen said.

"The fact that I'm an Asia-born bishop will bring my experience into the conference of bishops and maybe I can contribute to the issues the church is discussing. The church is very mindful of issues of immigration."

Rev. Terence Fay, author of New Faces of Canadian Catholics: The Asians, called Father Nguyen's appointment a historic occasion.

"The church recognized the need for an Asian bishop and the people themselves felt that need," he said. Most of the growth in the church is coming from immigrant communities, Father Fay said, and the Asian-Canadians he has interviewed feel discriminated against.

"They're delighted to know that one of their own has been recognized and can speak for them among the bishops," he said.

Father Nguyen, 43, has been a priest for just 12 years, his election to bishop was announced by Pope Benedict XVI late last year, a remarkably rapid rise.

He was born in 1966 in a country divided by war. His father was a farmer and his mother a trader, but from his early days Father Nguyen thought his future lay with the church. In his hometown of Banmethout, just north of Saigon, the story of the martyrdom of Father Nguyen's great-great-grandfather has been passed on for generations.

His great-great grandfather was the first of the family to convert to Roman Catholicism, and in the 1840s he was persecuted for his beliefs. He died, according to the poem still sung in Banmethout, when the imperial rulers tied him to a post in the water and waited for the tide to come in. He was one of the more than 100,000 Vietnamese martyrs recognized by the church.

"It was a lot of pressure growing up with that story in my family," Father Nguyen said yesterday. "But it's also quite an honour."

As a child he wanted to enter the pre-seminary, which began in Grade 6, but the Communists closed the Catholic schools when they took over South Vietnam, he said.

At 16, he began planning his escape. He took his uncle's fishing boat out to sea every day for a year, testing its seaworthiness and watching the coast guard. He learned their patterns and they learned his. When the morning came in June, 1983, he and his uncle's family sailed unnoticed out to sea in their wooden boat, aiming for the coast of Indonesia. Seas were terrifyingly rough along the way, and they knew that many of the Vietnamese "boat people," as they came to be known, perished making the same journey.

A Japanese freighter picked up their boat seven days into the trip, and took them to Japan. The young man spent a year in a refugee camp before coming to Toronto, where he met up with two older brothers. He learned English and completed a degree in electrical engineering. He entered a seminary in 1993, and has been a priest in parishes across Toronto since 1998.

Last night, Father Nguyen's family was reunited almost in its entirety for the first time in 30 years. Although there were hugs and smiles and expressions of joy, the reunion hit a snag when Father Nguyen's younger brother was detained in Vietnam. He had tried to carry on board the aircraft a hand-carved shepherd's staff as a gift for his brother. But airline security took a dim view and he was forced to wait a day for the next flight.

Members of the Vietnamese Canadian Catholic community expressed excitement at Rev. Nguyen's election to bishop.

Thuy Truong, who also calls himself "one of the so-called boat people" - came to Canada from Vietnam in 1979, settling in Saskatoon and becoming a founding member of the city's Vietnamese Catholic community.

"We are in awe.. .. We feel that we have somebody to represent us to the Holy See."

He said that in the past three decades, he's seen the community grow and mature but maintain its roots.

Nguyen Thai Trung, a past president of Saskatoon's Vietnamese-Canadian Association, said Father Nguyen's becoming a bishop embodies a "coming-of-age" for Canada's Vietnamese community.

"It would mean that the Vietnamese community in Canada has become well established and become important. .. playing an important role in Canadian society," he said.

"We can participate in all aspects of Canadian society - social aspects or religious aspects or any aspects of everyday life."

Rev. Thomas Rosica, CEO of Salt and Light Catholic TV network, praised Father Nguyen's skills as a priest.

"He has a combination of youthfulness, intelligence and holiness and ability to deal with people," Father Rosica said. "He has a transparent spirituality, a good sense of how to deal with people and to let them know that they're heard. He's young but extremely competent."

With a report from Anna Mehler-Paperny

(Source: http://www.theglobeandmail.com/news/national/he-fled-vietnam-in-a-boat-now-hes-breaking-new-ground-as-a-bishop/article1427905/)
 
Malaisie: Face à la multiplication des attaques contre des lieux de culte chrétiens, les responsables chrétiens ne cachent pas leur inquiétude
Eglises d'Asie
10:13 12/01/2010
Après les agressions commises le 8 janvier contre quatre lieux de culte chrétiens dans la région de Kuala Lumpur (1), le week-end des 9 et 10 janvier a été le théâtre de nouvelles attaques contre des églises chrétiennes. Les églises étaient pleines le dimanche 10 janvier, les chrétiens de Malaisie témoignant ainsi de leur volonté de ne pas se laisser intimider par les actions des groupes musulmans radicaux, mais de nouvelles attaques ont été commises, loin de Kuala Lumpur cette fois-ci. Dimanche 10 janvier, deux églises ont été attaquées, l’une catholique et l’autre anglicane, à Taiping, dans l’Etat du Perak (nord-ouest de la Malaisie péninsulaire). A Malacca (sud-ouest de la Malaisie péninsulaire), un temple baptiste a été badigeonné de peinture; à Miri, dans l’Etat de Sarawak (sur l’île de Bornéo), une église catholique a été caillassée; enfin, lundi 11 janvier, dans l’Etat du Negeri Sembilan (centre de la Malaisie péninsulaire), une église évangélique a été subie, à son tour, une attaque, la neuvième de la série. Même si aucune victime n’est à déplorer lors de ces violences, menées à coups de cocktails Molotov ou de pierres et si les dégâts ne sont que matériels, les responsables des Eglises chrétiennes n’ont pas caché leur inquiétude face à la tournure que prennent les événements depuis que la Haute Cour de justice de Kuala Lumpur a autorisé, le 30 décembre dernier, les chrétiens à faire usage dans leurs publications du mot « Allah » pour dire Dieu (2).

Réunis à Johor pour leur assemblée annuelle, les évêques catholiques de Malaisie (3) ont bien entendu évoqué cette actualité. Par un communiqué, ils ont déclaré que l’Eglise en Malaisie « [était] préoccupée et ne s’attendait pas à ce que, suite à l’utilisation du terme ‘Allah’, il y ait une telle réaction, avec des attaques contre les églises et les édifices chrétiens. Il est urgent de travailler pour le dialogue et l’harmonie sociale, en désamorçant la tension que les groupes fondamentalistes veulent créer dans la nation » (4). Les évêques ont ajouté qu’ils étaient en contact quasi permanent avec les autorités civiles et que « des entretiens avec des responsables musulmans [étaient] en cours et se succèder[aient] les prochains jours ». « Il faut en effet agir en harmonie et chercher la collaboration nécessaire du gouvernement et des autorités religieuses pour rétablir un climat pacifique dans la société malaisienne », ont encore expliqué les évêques, pour qui les événements de ces derniers jours « salissent » la réputation de l’islam de Malaisie. A l’attention des chrétiens, les évêques ont demandé que tout soit mis en œuvre pour « maintenir le calme », « ne pas répondre aux provocations » et « prier pour éviter une dangereuse escalade de la violence ».

Auparavant, l’archevêque catholique de Kuala Lumpur, Mgr Murphy Pakiam, avait lui aussi appelé au calme. Evoquant les quatre attaques commises dans sa région, l’archevêque avait déclaré que « des gestes de ce genre [étaient] rares en Malaisie ». Il avait ajouté: « Nous condamnons toute forme de violence et tous ceux qui cherchent à créer des désordres dans la société et des conflits entre les communautés religieuses. De nombreux groupes musulmans se sont unis à nous pour condamner la violence et nous ont manifesté leur solidarité » (5).

De fait, ces derniers jours et notamment durant le week-end passé, des groupes de musulmans modérés ont organisé des rondes de surveillance auprès des lieux de culte chrétiens. De même, une lettre ouverte intitulée: « La Malaisie ne cèdera pas aux actes de violence » a été diffusée le 9 janvier. Elle est signée par 125 instances de la société civile (du Barreau de Malaisie à des organisations chrétiennes, hindoues, bouddhistes et musulmanes en passant par associations professionnelles ou ethniques) et cinq partis politiques (représentant l’essentiel de l’opposition à l’UMNO, le parti au pouvoir), à savoir le PAS, principal parti islamiste du pays, le Keadilan, formation d’Anwar Ibrahim, et le DAP (Democratic Action Party). La lettre ouverte appelle à ne pas interpréter les récentes violences comme étant la manifestation d’« un conflit communautaire opposant musulmans et chrétiens ». Ces attaques sont « un affront fait à l’islam et aux autres religions autant qu’au christianisme et à ses fidèles », peut-on lire dans la lettre, car elles sont « une tâche sur l’image que nous cherchons à promouvoir d’une société multiraciale et diverse où chacun vivrait en harmonie ». Tout en rappelant les principes d’un Etat de droit sur lesquels est bâtie la Malaisie contemporaine, les signataires « dénoncent ceux qui, sans vergogne, instrumentalisent les sentiments ethno-religieux pour en tirer un profit politique. Cette triste situation s’est développée en partie du fait des réponses irresponsables d’une Administration adepte du double jeu ».

Sur les forums Internet de Malaisie, où s’expriment les opinions qui ne trouvent pas à le faire dans les médias classiques, largement contrôlés par le pouvoir politique, l’attitude du Premier ministre Najib Razak a été sévèrement critiquée. Bien entendu, ce dernier avait pris des mesures pour protéger les lieux de culte chrétiens de nouvelles attaques; le 9 janvier, il avait lancé un appel au calme et était allé visiter l’une des églises endommagées la veille. Mais des analystes politiques l’accusent de chercher à consolider son assise politique en milieu malais (60 % de la population) en n’agissant pas de manière plus résolue contre les groupes musulmans radicaux qui agitent le spectre d’une supposée volonté des chrétiens (9 % de la population) de convertir les musulmans au christianisme. Lors des dernières élections législatives, en mars 2008, la coalition emmenée par l’UMNO a conservé de justesse le pouvoir et, depuis, chacun, sur la scène politique, cherche à s’attacher la faveur du vote des Malais tout en ne s’aliénant pas celui des minorités chinoise (25 % de la population) et indienne (10 % de la population). Commentant les attaques contre les églises chrétiennes, Anwar Ibrahim, figure de proue de l’opposition à l’UMNO, n’a pas hésité à sous-entendre que le gouvernement était derrière ces tensions: « C’est là leur dernier espoir: provoquer les passions ethniques et religieuses pour rester au pouvoir. Dès que les résultats des élections de mars 2008, désastreux pour eux, ont été connus, ils ont travaillé à cela. »

(1) Voir dépêche diffusée le 5 janvier 2010.
(2) Voir dépêches diffusées les 7 et 8 janvier 2010.
(3) Les évêques de Malaisie se réunissent avec leurs confrères de Singapour et de Brunei, leur Conférence épiscopale étant régionale (Malaisie, Singapour et Brunei).
(4) Fides, 11 janvier 2010.
(5) Fides, 9 janvier 2010.

(Source: Eglises d'Asie, 12 janvier 2010)
 
Vietnam: In Dong Chiem Catholics beaten, a journalist wounded and a priest threatened
Spero News
14:45 12/01/2010
Vietnam: In Dong Chiem Catholics beaten, a journalist wounded and a priest threatened

Attacked by uniformed and plainclothes police, who took his camera, the reporter was abandoned unconscious and bleeding in the street. Solidarity of the bishops of North Vietnam for Father Van Lien, accused by authorities of inducing"the faithful to commit crimes."

Hanoi - Catholics beaten, a journalist attacked and injured, a priest threatened and under attack. This is the provisional toll from tensions in Dong Chiem, 70 kilometers south of Hanoi, in the aftermath of the destruction of the crucifix in the parish cemetery by the local authorities and their intervention to quell violent protests against the sacrilegious act. An act condemned by the bishops of the northern part of Vietnam.

"If he had not had a helmet, he would be dead" said the nurse who is treating JB Nguyen Huu Vinh, a Catholic journalist who was attacked and beaten by dozens of agents and pro-government thugs. The attack occurred yesterday. At 5.30 pm Father Nguyen Van Lien, of the parish of Dong Chiem, together with the journalist was making a motorcycle ride around the village. "I trying to get around a big pile of dirt placed on the bridge of the Nang - says the priest – placed there to prevent access to the area, when a group of uniformed and plainclothes police attacked us." "Seeing that the journalist had a camera around his neck, a dozen policemen jumped on him, trying to snatch it. I left the bike and rushed to his defence, but the agents used sticks to threaten me and make me turn back. Then, once they had the camera, they ran away, leaving the victim in the street, unconscious and with his face bloodied”.

A nun of the order of the Lovers of the Holy Cross in Dong Chiem came to their rescue. Along the way they met a bicycle with two disabled Catholic war veterans. They wanted to go to Dong Chiem. They had encountered the same group of policemen and were also attacked.

The attack on the priest and other Catholics led to a protest march of thousands of Catholics on the streets of Dong Hoi. The protesters also demanded the release of five people, among the poorest parishioners Dong Chiem, held since January 7. That day, the five had been summoned to the service canter of the government to "fill forms for food aid”. At end of day, loudspeakers announced that the five "had bowed their heads, pleading guilty" to having built the bamboo cross, situated in the place where the great crucifix was destroyed with explosives, the day before by the authorities.

The cross signifies the right to property of a site that has "belonged to the parish for more than one hundred years and which we do not want to give up".

The situation Dong Chiem seems to be moving in the same direction as that of Thai Ha, Tam Toa and Vinh Long. Gangs of thugs (in photo) and state media attack Catholics beat and defame them, threaten their jobs, encourage contempt for religion and hatred between believers and nonbelievers. On 9 January, the president of the district, Le Cong Sang, signed a statement accusing Father Joseph Nguyen Van Huu of "not to meeting his duties as pastor and instead of encouraging his followers to commit crimes," of " supporting anti-government activities "," undermining the large bloc of national unity "and" conducting propaganda against the government of the people. "

Sang has also ordered the priest to remove the bamboo cross and to report in person to the People's Committee of My Duc district. Father Van Huu has posted an announcement on the walls of the parish to make known the latest developments to the faithful to make sure that they are not alone: masses and prayer vigils in support of them are being celebrated throughout the country and even abroad, the United States, England, Ireland, Japan.

Support for the priest and his faithful has been expressed by several bishops of Vietnam. Bishop Joseph Nguyen Van Yen, of Phat Diem, went in person, despite the risk of being attacked by the usual thugs.

From Australia, the Federation of Catholic media has reported police violence against the journalist, as well as towards others, and asked the Vietnamese government to carry out an inquiry into the case so as to avoid further violations of justice and ensure that victims are compensated for material and moral damage. In a statement they have expressed "growing concern" about what is happening in Dong Chiem and ask the government to restore respect for the law and prevent violence against those who take part in activities of prayer.
 
Vietnamese refugee to be Canada's first Asian bishop
AFP
14:47 12/01/2010
Vietnamese refugee to be Canada's first Asian bishop

OTTAWA — A Vietnamese priest who found refuge here as a boy after fleeing religious oppression back home is to be named Canada's first Asian Catholic bishop on Wednesday.

Vincent Nguyen, 43, knew as a child that he wanted to enter the priesthood, inspired by his great-great-grandfather who became the first of his family to convert to Roman Catholicism in the 1840s.

His ancestor died when Vietnam's imperial rulers tied him to a post in a harbor near Saigon and left him to wait for the tide to come in. He would be counted among some 100,000 Vietnamese martyrs later recognized by the Church.

After the Communist North's victory and the closure of Catholic schools in Vietnam, Nguyen decided he would leave to pursue his faith.

He set out to sea in 1983 with his uncle's family in a wooden fishing boat, aiming for the coast of Indonesia.

They were picked up by a Japanese freighter seven days into their journey and taken to a refugee camp in Japan, where he spent one year before coming to Toronto to reunite with two older brothers.

He has been a priest now for only 12 years, but his rapid rise is welcomed by Canada's immigrant communities who helped sustain the Catholic Church in this country in recent decades, as the total number of church-goers fell nationwide.

Neil McCarthy, a spokesman for the Toronto archdiocese, said Nguyen's appointment was not specifically linked to his heritage.

"He is to be appointed not because he is of Asian origin, but because he is a good priest and has the necessary qualifications, and we need a good bishop," he told AFP.

However, the appointment is also "important for the church" because he will help the church hierarchy "to begin to represent the people we serve."

The Toronto diocese is one of the most ethnically diverse in North America, celebrating mass each week in 30 languages.

"We don't keep statistics on the faithful of Asian origin, but the Chinese community is huge, followed by Koreans and Vietnamese," McCarthy noted.

"One hundred years ago, the church was receiving an influx of Polish, Italian and Portuguese immigrants. These last decades, it is receiving (mostly) Asians."

For Nguyen, his ordination will also be the first time in 30 years that nearly his entire family -- eight brothers and sisters, including six traveling from Vietnam -- will be reunited.

He will be named an auxiliary bishop in the Archdiocese of Toronto.
 
Vietnamese police assault priest, Catholic journalist
CWN
18:03 12/01/2010
Vietnamese police assault priest, Catholic journalist

Vietnamese police, joined by pro-government thugs, attacked a priest and a Catholic journalist in the village of Dong Chiem, about 40 miles south of Hanoi, on January 11. The priest, Father Nguyen Van Lien, was escorting Nguyen Huu Vinh on a tour of the village when the police stopped them, pulling the priest aside an clubbing the journalist into unconsciousness. The beating ended when the police took the journalist’s camera, leaving him bleeding on the road; he was diagnosed with a concussion.

Police in the region have accused Catholic priests of stirring up anti-government sentiments, and several Catholic residents have reported been roughed up by police officers and pro-government forces.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Dư âm Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam toàn Úc Châu
Sr. Joanne Lê Linh RSJ
07:33 12/01/2010
Tôi đã có cơ hội đồng hành với Tổng Liên Đoàn TNTT hơn 18 năm nay. Vào năm 1993 khi phục vụ tại Brisbane, là trợ Uý của Xứ Đoàn Saviô,Brisbane, Xứ Đoàn Saviô cũng đã đăng cai tổ chức Nắng Hồng lần thứ năm.

Cơ duyên với Phong Trào TNTT, thời gian phục vụ tại Cộng Đoàn Công Giáo Viêt Nam Tây Úc này, tôi lại được hân hạnh cùng với xứ Đoàn Thánh Tâm đón tiếp các HuynhTrưởng đến Perth Nắng Hồng 12. Một sự kiện ngẫu nhiên hay được sắp đặt từ bàn tay yêu thương và quan phòng của anh cả Giêsu cho tôi và Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam Úc Châu cơ hội cùng đồng hành một lần nữa để cho tôi được nhìn thấy những tài năng của các bạn trẻ Việt Nam hải ngoại. Sánh với khoảng cách 17 năm, từ Nắng Hồng 5 tới Nắng Hồng 12, một thời gian khá dài để có thể nhận thấy sự khác biệt của một Đoàn Thể duy nhất tồn tại cho sinh hoạt Thiếu Nhi và Giới Trẻ Việt Nam. Những điểm nổi bật trong 17 năm trời được phân chia theo những khía cạnh sau:

1. Huấn luyện viên: nhìn danh sách của Tổng Liên Đoàn năm nay, tôi thấy nhiều tên trong ban Huấn Luyện Viên và tổ chức là Nghĩa Sĩ hay Huynh Trưởng của Nắng Hồng 5, thật đúng là "tre già măng mọc" có lẽ chỉ còn trưởng Nguyễn Hoàng An là Huấn Luyện Viên kỳ cựu đồng hành với Phong Trào trong Nắng Hồng 12 này, trưởng An là người diều hợp phiên canh thức thâu đêm cho toàn trạị. Những Nắng Hồng trước tôi tham dự, con số Ban Tổ Chức và Huấn Luyện Viên khoảng 30 tới 40 trưởng, Nắng Hồng 12 này vì xa xôi, nên số trưởng phục vụ khiêm tốn, khoảng 20 người, vì thế ngày thứ nhất trong trại các trưởng phải làm việc ban ngày còn phải canh thức ban đêm nữa. Nhưng qua đêm thứ hai và thứ ba, các cựu HuynhTrưởng Perth và các bạn trong chương trình Mục Vụ Giới Trẻ đã tiếp tay để ban Huấn luyện viên có thêm giờ ngủ dưỡng sức.

Tôi lắng nghe vài khóa học do các Trưởng Huấn Luyện Viên trẻ thuyết trình và giảng dạy, các trưởng đã dùng những tiện nghi văn minh hiện đai và song ngữ để đáp ứng nhu cầu của khóa sinh, giúp các em thấu hiểu tận tình, tôi thầm cảm tạ Chúa đã cho Phong Trào những tài năng trẻ hy sinh tận tâm vì lý tưởng, thật là những tấm gương đáng phục.

2. Ngôn ngữ: Các Huynh Trưởng tại Xứ Đoàn Savio từ 17 năm trước đã lãnh trách nhiệm là các thày cô chương trình Việt Ngữ cho Đoàn Sinh của mình. Chương trình Giáo Lý và sinh hoạt đều bằng Việt Ngữ, phần nhiều các Huynh Trưởng được huấn luyện từ Việt Nam còn sinh hoạt trong Tổng Liên Đoàn. Trại Sinh trong Nắng Hồng 12 phần nhiều sinh tại Úc nên tiếng Việt không còn thông thạo như đàn anh chị của mình. Chương trình Giáo Lý và sinh hoạt phải chêm Anh Ngữ thì đoàn sinh mới hiểu thấu. Tập một bài hát bằng Việt Ngữ thì thật là một thách đố.

3. Sự ràng buộc (Commitment): Dù sao thì cũng phải ngưỡng mộ các bạn Huynh Trưỏng của thời đại này, một thời đại mà phần nhiều các bạn trẻ không thể trung thành bỏ thời gian hàng tuần đi đến nhà thờ sinh hoạt. Phần nhiều các Trại Sinh trong lứa tuổi được liệt kê là “Thế HệY” ( generation Y). Đặc tính của Thế Hệ Y là không muốn có sự ràng buộc nhất là về tài chánh ( financial commitment). Vì thế khoảng 70% tiền thu nhập là để sài tuỳ tiện trong việc giải trí ( entertainment), du lịch ( travel) và thức ăn. Thế hệ này có những sự gỉai trí khác biệt với thế hệ khác, phần lớn là đi chơi Party, nghe radio, nhạc IPot, đi coi chiếu bóng tại rạp xinê. Tình trạng kinh tế, xã hội và hoàn cảnh sống đã chia cách thế hệ Y này với các thế hệ đàn anh vi dụ: Kỹ nghệ hóa là cho mọi người, nhưng hầu như 74% những cuộc gửi lời nhắn qua điện thoại di động là của lứa tuổi thế hệ Y và các bạn đã phát minh ra những ngôn ngữ của riêng họ ( eg “CUL8R” là “ see you later” hẹn gặp lại)

Cho dù đang sống và bị ảnh hưởng của từng lớp thế hệ Y, các bạn vẫn can đảm tuyên thệ trở thành người Huynh Trưởng, bước theo chân anh cả Giêsu, hy sinh làm việc tông đồ cho giới trẻ Việt Nam, những tấm lòng can đảm rất đáng ngưỡng mộ.

Trách nhiệm chính của tôi trong Nắng Hồng 12 là lo về Phụng Vụ và cộng tác với Ban Thường Vụ trong việc Ẩm thực.

Phần Phụng Vụ: tôi được các bạn trong chương trình Mục Vụ Giới Trẻ cộng tác đặc biệt lo phần Thánh Ca trong Thánh Lễ Khai Mạc và Bế Mạc. Tôi ‘email’ cảm ơn các bạn trẻ và được ‘email’ trở lại của một bạn như sau:

Hi Sr linh and Thuc ( Thức là người điều hợp ban nhạc và ca đoàn cho Giới Trẻ)

It was very good…to see all the youth together at the same time…had a really great time last night and I really hope and pray that our youth can work together hand in hand for the better of the church and community…so much potential and talent.

Thanks Thuc for organising and preparing us all for the music, awesome job mate!

Nắng Hồng 12 cũng như Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Sydney 2008 đã đưa sinh hoạt của Giới Trẻ và Huynh Trưởng Xứ Đoàn Thánh Tâm lại với nhau để cùng phục vụ và giúp Cộng Đoàn được thăng tiến, các bạn trẻ có rất nhiều tài năng.

Phần ẩm thực và nhân sự: Con số trại sinh nhiều nên không nấu tại đất trại được, vì thế Ban nhà bếp đã nấu tại trung tâm CGVNTU mỗi bưã ăn và đưa đến trại. Tại nhà bếp trung tâm; do sự điều hành của anh chủ tịch Lê Minh và những tay bếp chính chiến nhất của Cộng Đoàn là chị Nguyễn thị Vẻ, anh Hải, chị Nga, chị Khuy.. . cùng những phụ huynh khác đã cho các trại sinh những món ăn thật ngon miệng. Những lần tôi trở về trung tâm thấy con số phụ giúp trong nhà bếp nhiều và vui vẻ như chợ tết, tôi rất cảm động khi các anh chị phụ bếp trong trung tâm đã chạy lên đất trại giúp chúng tôi chia phần ăn và dọn dẹp để cho tôi vàBan Huấn Luyện có thể nghỉ ngơi thêm.

Xin Chúa Giêsu, người anh cả của Phong Trào chúc lành và trả ơn cho tất cả những người đã đóng góp cách này hay cách khác cho sự tốt đẹp của Nắng Hồng 12. Cũng như sự ao ước của bạn trẻ viết cho tôi trong email. Xin mọi người cầu nguyện cho Giới Trẻ chúng ta khắp mọi nơi biết cùng nhau làm việc cho sự thăng tiến của Giáo Hội nói chung và tại các Cộng Đoàn, Giáo Xứ của mình.

Thân mến trong tình yêu của Giêsu Thánh Thể,

Trợ Uý Xứ Đoàn Thánh Tâm- Perth
 
Mùa Xuân đến sớm với giáo họ Bình Minh
Trường Giang
09:55 12/01/2010
THÁI BÌNH - Chiều ngày 11/01/2010, tại giáo họ Bình Minh, xứ Minh Nghĩa, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ chủ chăn giáo phận Thái Bình dâng thánh lễ đồng tế với cha Augustinô Phạm Quang Tường, chánh xứ Trung Đồng, quản nhiệm xứ Minh Nghĩa, hạt trưởng giáo hạt Tiền Hải, trước sự hiện diện của đông đảo giáo dân, đặc biệt là các em thiếu nhi và những người tôn giáo bạn thôn Tam Bảo.

Hiện trạng giáo họ Bình Minh

Từ những người dân chài họ giáo Cao Bình (xứ Cao Mại) quanh năm lênh đênh trên sông nước, không có nhà cửa trên bờ. Một vài năm nay những nhóm người này đã mua đất dựng nhà, trở thành một giáp của xứ Minh Nghĩa, ngày 29/06/2009 Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục Thái Bình chấp thuận thành lập họ giáo lấy tên Bình Minh, thuộc xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Ngôi nhà giáo họ mới mua để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện sớm tối, thực ra là một nhà dân bình thường, chưa có điều kiện để sửa sang hay nâng cấp. Vì mới “lập nghiệp” trên bờ cho nên cuộc sống người dân rất bấp bênh, thiếu thốn rất nhiều về mọi mặt, dân chưa có ruộng cấy, miếng cơm manh áo và cuộc sống gia đình hoàn toàn tùy thuộc vào nghề chài lưới. Đường sá trong làng thì nhỏ hẹp, lầy lội khi trời đổ mưa, bụi cát mịt mù khi trời nắng. Các em đang độ tuổi cắp sách đến trường, do bố mẹ không có đủ tiền cho con đi học, đành phải ở nhà phụ việc bố mẹ, nắm bắt được thực trạng này trong khi giảng lễ, Đức cha Phêrô Đệ khích lệ, động viên các gia đình, các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho con em mình đi học, nếu em nào vào học cấp III hay các trường đại học, cao đẳng… Đức cha sẽ bao học bổng, cách riêng những em ở giáo họ Bình Minh.

Mùa xuân đến sớm trên quê nghèo

Âm hưởng ngày lễ Chúa giáng sinh còn vang vọng trong lòng người dân Bình Minh, tết nguyên đán cũng đang cận kề, cùng với thao thức “xin cho tôi các linh hồn” của người mục tử Thái Bình. Hôm nay Đức Giám mục đến viếng thăm và mang niềm vui của Đức Kitô đến cho đoàn chiên trên quê hương mới này.

16h45, cha Augustinô Tường và các thành phần dân Chúa giáo họ Bình Minh, giáo xứ Minh Nghĩa, Thanh Minh trong hàng ngũ chỉnh tề ra đón Đức cha từ đầu làng. Tại lễ đài, đại diện ban hội đồng các liên xứ họ thuộc cha Tường coi sóc tặng hoa và chúc mừng Đức cha. Đức cha ngỏ lời với cộng đoàn, ngài cám ơn những tình cảm chân thành, đơn sơ và nồng hậu của người dân họ Bình Minh và liên xứ dành cho ngài. Đồng thời ngài cũng thao thức và ưu tư với những vất vả và khó khăn của giáo dân khi cuộc sống còn nghèo nàn, nhưng ngài rất vui khi thấy anh chị em nơi đây đoàn kết và sốt sáng giữ đạo.

Tuy thánh lễ được tổ chức ngoài trời, nhưng thật sốt sáng và trang nghiêm. Cộng đoàn chăm chú lắng nghe từng lời giảng dạy của vị chủ chăn. Thấu hiểu nỗi vất vả và thiếu thốn của giáo dân, Đức cha nói Thiên Chúa thích những tâm hồn đơn sơ, bình dân, chất phác, anh chị em như những người nghèo của Gia-vê Thiên Chúa, anh chị em sẽ được chúc phúc. Nhân đây Đức cha nhấn mạnh đến vai trò của gia đình trong đời sống Giáo Hội và xã hội. Thực trạng hiện nay nhiều gia đình đã bị tha hóa, đánh mất đi thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, dẫn đến cha mẹ chia lìa nhau, con cái bơ vơ nảy sinh nhiều tệ nạn.

Kết thúc thánh lễ cộng đoàn hát bài “xin dâng lời cảm tạ”, tạ ơn Thiên Chúa đã và sẽ mãi mãi thương ban cho giáo họ Bình Minh nhiều ân phúc. Hy vọng với đời sống đạo sốt sáng của mỗi người trong giáo họ, ngày gần đây tại miền quê xa giáo phận này sẽ có ngôi thánh đường mới khang trang, rộng rãi được mọc lên làm biểu chứng đức tin, quy tụ nhiều người xung quanh chưa được đón nhận Tin Mừng của Thiên Chúa.

18h30, chương trình giao lưu văn nghệ và rút số trúng thưởng, những bộ áo ấm, những chiếc đồng hồ treo tường và một chiếc xe đạp là phần quà của Đức Giám mục giáo phận, lần lượt được trao cho những ai có con số “may mắn”. Buổi văn nghệ đêm nay mang lại cho cộng đoàn, đặc biệt là những người trẻ cảm nhận được tình yêu thương của Thiên Chúa và mọi người ra về trong an bình.
 
Thánh lễ khai mạc Năm Thánh 2010 tại trung tâm hành hương giáo xứ Từ Châu
TGP Hà Nội
09:58 12/01/2010
HÀ NỘI - Vào lúc 9h30 sáng ngày 12 tháng 1 năm 2010 đã diễn ra Thánh lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 tại trung tâm hành hương giáo xứ Từ Châu, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội. Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh – đại diện Đức Tổng Giám mục Giuse – đã long trọng chủ sự thánh lễ cùng với quý Cha trong giáo phận. Đông đảo anh chị em giáo hữu từ khắp các giáo xứ trong vùng đã tham dự thánh lễ.

Vào lúc 9h30 sáng ngày 12 tháng 1 năm 2010 đã diễn ra Thánh lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 tại trung tâm hành hương giáo xứ Từ Châu, thuộc Tổng giáo phận Hà Nội. Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh – đại diện Đức Tổng Giám mục Giuse – đã long trọng chủ sự thánh lễ cùng với quý Cha trong giáo phận. Đông đảo anh chị em giáo hữu từ khắp các giáo xứ trong vùng đã tham dự thánh lễ.

Vùng đất Từ Châu được đón nhận Tin Mừng vào khoảng năm 1765 do thầy giảng tên là Nhàn đến truyền giáo ở giáp Hạ, lấy đình Hạ làm nơi cầu nguyện, dần dần giáp Thượng cũng được đón nhận Tin Mừng. Một ngôi nhà thờ nhỏ bằng gỗ được dựng lên ở giữa làng. Từ Châu trở thành một giáo họ thuộc xứ Sơn Miêng,

Năm 1817 số giáo hữu gia tăng nên Tòa Giám mục Hà Nội cho phép được tách ra thành một giáo xứ riêng gọi là xứ Kẻ Trừ.

Năm 1884 Cha già Tuyên làm chính xứ Kẻ Trừ đã khởi công xây dựng ngôi thánh đường của giáo xứ. Sau khi ngôi thánh đường hoàn thành, giáo xứ Kẻ Trừ được đổi tên thành giáo xứ Từ Châu. Vào năm 1994, nơi đây đã tổ chức mừng bách chu niên ngôi thánh đường.

Hiện nay, số giáo dân của giáo xứ Từ Châu vào khoảng trên 2500 người, do cha Antôn Trần Công Ý làm chính xứ.

Tại Từ Châu hiện tại còn lưu giữ những chứng tích Đức Tin và di tích các vị Tử Đạo. Theo Việt Nam sử lược khi Vua Gia Long băng hà, con là Thái Tử Đảm nối ngôi tức là Vua Thánh Tổ (1820 - 1840) niên hiệu là Minh Mạng, việc cấm đạo và bắt đạo rất gắt gao. Các vị thừa sai và bề trên giáo phận Hà nội đã chọn mảnh đất Từ Châu để trú ẩn. Giáo dân nơi đây đã đào hầm ngay trong nhà mình để làm nơi ẩn giấu cho các vị. Đặc biệt, ngày 6 tháng 3 năm 1859 Đức Cha Khiêm đã làm lễ tấn phong Giám Mục cho cố Theurel Chiêu tại Từ Châu, nghi lễ được cử hành âm thầm, đơn sơ dưới hầm nhà ông Nguyễn Đình Xạ với cây gậy bằng tre cuốn rơm và mũ giấy(hang toại đạo này hiện nay vẫn còn). Giáo xứ Từ Châu còn vinh dự được Đức Cha Chiêu chọn là nơi chôn cất và lưu giữ thủ cấp của Cố Thánh Ven từ ngày 3 Tháng 7 năm 1861 đến nay.

Với những giá trị về Đức Tin và lịch sử giáo phận như thế, nhà thờ giáo xứ Từ Châu được chọn làm một trong bốn trung tâm hành hương của Tổng giáo phận Hà nội trong dịp Năm Thánh 2010.
 
Đức Giám Mục tân cử của Toronto, một thời là thuyền nhân Việt Nam
Dominic David Trần
13:25 12/01/2010
TORONTO - Cha Vinh Sơn Nguyễn mạnh Hiếu, ngay từ khi còn là cậu bé, sử dụng đàn đại phong cầm trong giáo xứ bên quê hương Việt Nam, đã muốn trở thành một giáo sĩ Công giáo. Thế nhưng ngài đã có lần dừng lại để định hướng, trước hết là qua ngành kỹ sư điện. Ngài nói, tôi rất giỏi về các môn khoa học và toán nên tôi theo học ngành Kỹ sư điện.

GM tân cử Vinh Sơn Hiếu đón thân nhân từ Hồng Kông đến phi trường Pearson
Hình như là một con đường kỳ lạ dẫn đến thánh chức Linh Mục, đặc biệt với một người vào ngày mai 13 tháng Giêng năm 2010, sẽ trở thành vị Giám Mục Canada đầu tiên có nguồn gốc người Á châu. Thế nhưng tiến trình này đã xảy ra với LM Hiếu khi ngài đến Canada vả theo lời khuyên của vị linh hướng của Tổng giáo phận Toronto khi ngài hãy còn theo học lại ở trường trung học Toronto.

Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu sẽ trở thành Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo phận Toronto, đặc trách Giáo Khu phiá Đông bao gồm Scarborough và toàn khu vực Durham của Tỉnh Bang Ontario. Ở tuổi 43, Linh mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu đã trở thành giáo sĩ trẻ tuổi nhất được đề cử làm Giám Mục ở Canada.

Ý nghĩ cho rằng các thanh niên đang ao ước trở thành Linh Mục cũng nên thăm dò ý kiến của các thân nhân, được coi như là một cách thế để đoan chắc rằng những ai cam kết trở thành giáo sĩ, sẽ an tâm thoải mái hơn với quyết định đi tu. "Điều ấy gíúp cho tâm trí được thanh thản nhẹ nhàng.", Đức Cha Vinh Sơn Hiếu cũng là giáo sĩ trẻ tuổi nhất chưa từng có được tấn phong làm Giám Mục ở Canada. Lễ tấn phong Giám Mục cho ngài vào ngày mai cũng sẽ ghi dấu lần đầu tiên trong 30 năm qua mà Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn và 8 nguời anh chị em ruột của ngài được đoàn tụ cùng một lúc. Hai người anh em của ngài hiện sống ở Canada trong lúc sáu anh chị em còn ở Việt Nam. Trong mấy ngày qua họ đều đã đến Toronto. Một người anh của ngài đã phải trễ chuyến bay bởi vì các quan chức "Hải quan Sân Bay" đã phản đối cây gậy Giám Mục được đặc biệt chế tạo cho Đức Cha Vinh Sơn. Người anh này và cây gậy Mục Tử là quà tặng, theo ủy thác của các thân nhân bên Việt Nam, hy vọng sẽ đến Toronto trong ngày hôm nay.

Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu đến Canada vào năm 1984, như một thành viên của chuyến xuất hành vượt biên khỏi Việt Nam như một thuyền nhân, chính ngài cùng với một người bác và 18 người khác đã mạo hiểm trên một chiếc ghe đánh cá nhỏ liều mạng vượt qua Biển Đông trong hy vọng tìm được một cuộc sống tốt hơn. Trong suốt một tuần lễ, ghe của họ phải lẩn tránh Công An Biên Phòng Việt Nam và vô số tàu hải tặc trên biển. Cuối cùng họ được một chiếc tàu chở hàng trên đưởng đến Nhật Bản cứu vớt. Đức cha Vinh Sơn, người thanh niên thuyền nhân vuợt biển ngày ấy, đã ở trong trại tỵ nạn Nhật Bản gần một năm trước khi được một người anh của ngài vuợt biên từ năm 1979 bảo lãnh đoàn tụ đến Canada.

Thánh Lễ tấn phong Giám Mục cho Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu là niềm vinh dự lớn cho các anh chị em của ngài, những người rất tự hào kể lại hạnh tích của cụ tổ bốn đời trong gia tộc- vị thánh có vinh phúc tử vì đạo vào năm 1840 dưới triều vua Minh Mạng vì kiên quyết không chối bỏ Đạo Thiên Chúa. Vị thánh tử đạo Việt Nam này cùng với hơn 130,000 tín hữu Việt Nam đã tử đạo để làm chứng cho Đức Tin, và đã có một bài thơ diễn tả về hạnh thánh của ngài.
 
Một đêm không ngủ với nhạc J.S. Bach
Quốc Việt
16:07 12/01/2010
Một đêm thức trắng vì bóng đá trong mùa Euro hay World cup là chuyện bình thường nhưng mất ngủ vì âm nhạc thì … có lẽ hơi lạ. Thế mà vào đêm 09/01/2010 vừa qua, Ban hợp xướng Pio X đã làm cho các khán thính giả có mặt tại Nhà thờ Đaminh Mai Khôi 44 Tú Xương, Q.3 phải nín thở, chăm chú lắng nghe và nhiệt liệt tán thưởng bằng những tràng pháo tay không dứt, thậm chí đêm về còn trằn trọc không ngủ được. Sao lại có chuyện như thế? Có thể do nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất có lẽ là phong cách hát rất là truyền thống, nghiêm túc và lột tả được những phẩm chất âm nhạc mà tác giả muốn gởi gắm cho khán thính giả của mình. Đó là phong cách hát trong nhà thờ, hát phụng vụ nhưng vẫn mang đậm nét trang trọng, thanh thoát và điêu luyện, kỹ thuật. Một điều đáng nói nữa: đây là lần đầu tiên có một Ban hợp xướng dám hát theo kiểu “hỗn hợp” một loại nhạc cao cấp và có tiếng là khó xử lý về mặt kỹ thuật như nhạc Bach. Hát theo kiểu hỗn hợp là sắp xếp các ca viên không đứng theo từng bè mà đứng xen kẽ sao cho vừa đẹp về phương diện đội hình, vừa hay về phương diện âm thanh, khiến cho người nghe cảm thấy tiếng hát các ca viên rất đều giọng và quyện vào với nhau, dù vẫn rõ ràng, tách bạch từng bè. Phải rất vững vàng, rất bản lĩnh và chắc chắn mới dám mạo hiểm sắp xếp đội hình như thế. Nhưng cũng nhờ cách hát “hỗn hợp”đó nên khán thính giả dù thưởng thức một chương trình gồm 10 bài vừa cantata, vừa choral, vừa concerto, lúc thì cả Dàn nhạc và Ban hợp xướng Pio X, lúc chì có Dàn nhạc, lúc chỉ có một nhóm 6 người hát A capella vẫn không chán mà còn cảm thấy tiêng tiếc khi chương trình kết thúc.

Ca Trưởng Tiến Linh đã rất dày công tập dượt và dàn dựng cho Dàn nhạc và Ban hợp xướng trong gần một năm trời ròng rã mới đạt được kết quả đó, dù gặp nhiều thái độ hoài nghi và lo lắng của chính các ca viên.

Khởi đầu chương trình bằng một bài hòa tấu chào mừng cử tọa của Dàn nhạc để “lấy đà”, tiếp đến Ban hợp xướng và Dàn nhạc đã dẫn dắt cử tọa vào miền đồng cỏ xanh tươi với đàn chiên và vị Mục Tử nhân lành bằng những giai điệu du dương, êm đềm trong đoạn 3 Cantata 208 (BWV 208, 1713). Sau đó, cử tọa lại cảm thấy phấn khởi, hân hoan khi cùng với Dàn nhạc và Ban hợp xướng ca ngợi Chúa bằng những cung điệu hoành tráng, mạnh mẽ của trích đoạn 1 và 5 của Cantata 137 (BWV 137, 1724). Để thay đổi bầu khí, nhóm hát A capella 6 người của Ban hợp xướng đã đưa cử tọa vào bầu khí trang nghiêm, thánh thiện của buổi chiều tiệc ly thứ năm Tuần Thánh với bài “Xác thân làm bánh” (Ave Sanctum Viaticum). Tiếp đến, cả cử tọa cảm thấy mình như được cùng với ca đoàn các thiên thần ca ngợi Chúa khi Dàn nhạc và Ban hợp xướng cất lên bài Gloria bằng tiếng Latinh với những cung nhạc khi thì hùng tráng, mạnh mẽ, khi thì êm đềm, nhẹ nhàng qua kinh “Vinh danh” trích trong Bộ lễ cung Si thứ (BWV 232, 1724). Rồi, tiếp đến là một bài rất quen thuộc (vì mọi người đều nghe phát trên tivi trong nhiều chương trình) xen kẽ giữa nhạc dẫn và hát choral là bài “Giê-su, nguồn hoan lạc của tôi”, trích trong Cantata 147, đoạn kết phần I và II (BWV 147, 1723).

Sau giờ giải lao, cử tọa được nghe liên tiếp 3 đoạn: 1, 2 và 8 trong Cantata 142 gồm phần hòa tấu concerto của Dàn nhạc, phần fuga (tẩu pháp) với chủ đề: “Này một Hài nhi đã ra đời” và phần choral của Ban hợp xướng có xen kẽ Dàn nhạc rất hoành tráng, hung hồn với phần Al-lê-lu-ia. Cũng giống như trước, nhóm A capella 6 người của Ban hợp xướng ‘giải nhiệt’ khán thính giả bằng bài choral “Lạy Chúa con yêu mến tôn thờ”(Lời Việt do Cha Nguyễn Hữu Phú, Cssr). Bài này trước 1975 được mọi người biết đến với tựa đề: “Niềm tin”, lời Việt của Y Bất Hối Hoàng Hương. Để kết thúc chương trình đêm nhạc J.S.Bach, Ban hợp xướng và Dàn nhạc Pio X lại mời gọi mọi người trở về với bầu khí Noel qua tác phẩm “Tình Chúa thương ta” rất lộng lẫy, trích đoạn kết của Oratorio Christmas (BWV 248, 1734).

Nói đến thành công của “Đêm nhạc J.S.Bach”, thiết tưởng không thể không nhắc đến một nhân vật làm cho chương trình thêm sôi động hoặc thư giãn hơn sau những cao trào của mỗi bài cantata, đó là MC: Linh mục Tiến Lộc, Dòng Chúa Cứu Thế. Với vẻ bề ngoài vui tươi, hoạt bát và phúc hậu của một ông già Noel, cộng với phong cách hùng biện duyên dáng và pha chút hài hước của mình, cha Tiến Lộc đã giới thiệu cho khán thính giả lịch sử và thể loại của từng tác phẩm, đồng thời dẫn dắt họ vào chiều sâu và vẻ lộng lẫy của âm nhạc Bach. Khoảng giữa giờ giải lao, cha còn làm cho họ ồ lên thích thú khi bán đấu giá bức tranh vẽ chân dung Đại nhạc sĩ Bach để ủng hộ cho quỹ của Ban Hợp Xướng. Người mua được bức tranh là một bác sĩ tên Thành, đang trong giờ công tác ở một bệnh viện gần đó nhưng vì mê nhạc Bach nên vẫn mặc nguyên bộ áo đồng phục bác sĩ lén đi qua nhà thờ nghe nhạc. Bản thân Bác sĩ Thành cũng là một ca viên nên sau khi mua được bức tranh, anh mới có nghĩa cử tặng bức tranh đó cho Ca trưởng Tố Ngọc của mình.

Sau những lời cám ơn cộng đoàn, tri ân quý vị ân nhân và ban phúc lành của Cha Linh hướng An-rê Đỗ Xuân Quế, cộng đoàn còn được nghe Ban hợp xướng Pio X cất lên bài “Cảm tạ Chúa” như bắt chước câu châm ngôn của Đại nhạc sĩ Bach: “Soli Deo Gloria” (Vinh quang chỉ dành cho Chúa) để chia tay, đồng thời bắt đầu một đêm không ngủ vì phấn khích, vì hồi tưởng lại những phút giây được thưởng thức bữa tiệc âm nhạc “bác học” nhưng cũng rất gần gũi và thân quen của đại nhạc sĩ thiên tài người Đức: Johann Sebastian Bach.
 
Giám mục Châu Á đầu tiên của Canada là người Việt Nam
VOA
18:20 12/01/2010
Giám mục Châu Á đầu tiên của Canada là người Việt Nam

Báo chí Canada trong ngày thứ Ba đưa tin: vào ngày thứ Tư, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu sẽ trở thành Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo phận Toronto của Canada.

Năm nay 43 tuổi, Đức Cha Nguyễn sẽ là giám mục trẻ nhất của Canada, giám mục duy nhất không phải là người da trắng, và là giám mục người Châu Á đầu tiên của nước này.

Theo trông đợi, Đức Cha Nguyễn sẽ đại diện cho hàng trăm ngàn người Công giáo Canada từ Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La-tinh di cư đến nước này.

Ngài nói với báo The Globe And Mail của Canada: “Sự kiện tôi là một giám mục sinh đẻ tại Châu Á sẽ mang lại thêm kinh nghiêm cho Hội đồng Giám mục Canada. Giáo hội rất chú ý đến vấn đề di trú.”

Đức Cha Nguyễn chỉ mới làm linh mục có 12 năm. Sinh quán tại Buôn Ma Thuột, Ngài là dòng dõi của một thánh tử đạo dưới thời vua Minh Mạng.

Khi còn nhỏ, Ngài muốn đi tu nhưng các chủng viện bấy giờ đã bị chính quyền cộng sản đóng cửa sau khi làm chủ miền Nam.

Gia đình vượt biển năm 1983 định đến Indonesia nhưng sau 7 ngày, chiếc ghe gỗ được tàu Nhật vớt, đưa về Nhật sống trong trại tỵ nạn một năm trước khi đi định cư tại thành phố Toronto của Canada.

Chàng thanh niên Nguyễn Mạnh Hiếu học Anh văn và đậu kỹ sư điện nhưng lại xin vào chủng viện năm 1993 và trở thành linh mục đi khắp Toronto kể từ năm 1998.

Lễ tấn phong Giám Mục cho ngài vào ngày thứ Tư cũng đánh dấu lần đầu tiên trong 30 năm qua Đức Cha Nguyễn và 8 người anh chị em ruột của ngài đoàn tụ cùng một lúc.

Hai người anh em của ngài hiện sống ở Canada trong lúc 6 anh chị em khác còn ở Việt Nam. Trong mấy ngày qua họ đều đã lần lượt đến Toronto. Một người anh bị trễ chuyến bay vì các quan chức hải quan sân bay tại Việt Nam không chịu cho mang cây gậy Giám Mục được chế tạo riêng cho Đức Cha.
 
Thiệp mời: Thánh Lễ Tạ Ơn của ĐGM Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu
Dominic David Trần
19:40 12/01/2010
 
Chúc Mừng Tân Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, vị Giám Mục Việt Nam tiên khởi tại Canada
VietCatholic Network
20:24 12/01/2010
TORONTO - Ngày mai, thứ Tư 13 tháng Giêng năm 2010, tại Nhà Thờ Chính Tòa Saint Michael' Cathedral của Tổng Giáo Phận Toronto, số 65 Bond St, Toronto, Tỉnh Bang Ontario vào lúc 3:00 giờ chiều, Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins sẽ chủ sự thánh lễ tấn phong Linh Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu. Phụ phong trong thánh lễ này có Đức Cha John A. Boissoneau và Đức Cha Peter J. Hundt Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto.

Giám mục được tấn phong là nguyên Cha Sở Giáo Xứ St. Cecilia và là Chính Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, Ngài cũng là Chưởng Ấn Tổng Giáo Phận Toronto và Ngài được tấn phong là Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto.

Trong 600 khách được mời tham dự có các Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Canada, Hội Đồng Giám Mục Ontario còn có đại diện của Chính phủ Liên Bang, Tỉnh Bang Ontario, Thành Phố Toronto, các vị Bề Trên Lãnh đạo các Dòng Tu-Tu Hội, tổ chức Công Giáo, các văn phòng trực thuộc Tổng giáo phận, các giáo sĩ và đại diện các Giáo Xứ trực thuộc Tổng Giáo Phận Toronto trong đó qúy Cha, qúy Tu sĩ thuộc Liên Giáo sĩ-Tu sĩ Việt Nam trên toàn cõi Canada và trên khắp năm châu, gia đình thân nhân của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn tại Canada, Việt Nam và các nơi khác đã đến dự.

Về phía người Việt Nam có Linh Mục Giuse Trần Tập, người kế nhiệm Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu làm Cha Sở Nhà thờ St. Cecilia kiêm Qủan Xứ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto cùng với Cha cố Phêrô Phạm Hoàng Bá, Cộng Đoàn Đức Mẹ La-Vang, Nhà thờ Salvador do Mundo-Missisauga; Cha Phêrô Nguyễn Văn Qúy OFM, Cộng Đoàn Công giáo Việt Nam tại Nhà thờ St. Jane Frances-North York và Trưởng đại diện các Hội Đồng Giáo Xứ, các Ban Ngành Đoàn thể Công Giáo Việt Nam cùng hiệp thông dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã thương đến Giáo Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Canada và cách riêng Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu.

Tân giám mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu sinh năm 1966 tại Việt Nam và là người con thứ sáu trong một gia đình có bảy người con trai và hai người con gái. Ngài vượt biên khỏi Việt Nam tới Nhật Bản sau đó đến Canada vào năm 1984. Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ sư Điện tử tại Viện Đại Học Toronto, người thanh niên thuyền nhân Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu đã theo học tại Đại Chủng Viện St. Augustine Toronto năm 1993. Tốt nghiệp các văn bằng Cử Nhân và Cao Học Thần Học và được thụ phong Linh Mục tại Nhà Thờ Chánh Toà St. Michael ngày 9/5/1998. Nhờ ân sủng của Thiên Chúa-20 năm sau kể từ ngày người thuyền nhân Việt Nam-Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu tham gia phụng vụ tại Giáo Xứ St. Cecilia và là thành viên của Ca Đoàn Trinh Vương thuộc GXCTTĐVN.

Sau khi làm nhiệm vụ Phó Xứ tại St. Patrick, Mississauga, năm 2001 Linh Mục Vinh Sơn Nguyễn được bổ nhiệm làm Qủan Xứ Giáo Xứ St. Monica tại downtown Toronto. Năm 2003, Đức Hồng Y Aloysius Ambrozic, Tổng Giám Mục TGP Toronto đã bổ nhiệm Linh Mục Vinh Sơn Hiếu làm Cha Sở St.Cecilia kiêm Quản Xứ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto. Đức Hồng Y TGM cũng đặc cách bổ nhiệm Linh Mục Vinh Sơn Hiếu Nguyễn vào Hội Đồng Linh Mục của Tổng Giáo Phận.

Ý nghĩa của Huy Hiệu và Khẩu Hiệu Giám Mục của Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu:

Huy Hiệu Giám Mục của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu được mang trên Thánh Giá với 5 vết thương chí thánh của Chúa. Khiên hiệu được chia làm hai phần chính. Phần chính phía bên trên được trích từ Sách Khải Huyền chương 7 đoạn 9: " Có một hàng ngũ đông đảo Các Thánh Tử Đạo tay cầm nhành thiên tuế đứng chầu trước ngai toà Chúa Chiên Con". Biểu tượng vẽ hai nhành thiên tuế nâng đỡ một giọt máu có một ý nghĩa gia đình đặc biệt quan trọng với Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn bởi vì Ông tổ bốn đời của Đức Cha chính là một trong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Phần nửa chính bên dưới không chỉ là biểu tượng cho sứ vụ Chúa Giêsu đã truyền cho Các Thánh Tông Đồ là trở thành ngư phủ đi chài lưới người mà cũng còn để công nhận rằng Đức Giám Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu đã là một trong những thuyền nhân đến Canada từ Việt Nam.

Khẩu Hiệu của Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn bằng chữ LaTinh ''Ego Vobiscum Sum" có nghiã là "Thầy ở cùng các con" chính là những Lời Chúa Giêsu phán dạy đưọc ghi trong phần cuối cùng của Phúc Âm theo Thánh Mátthêu (Matthêu chương 28 đoạn 20: Và các con hãy nhớ, Thầy ở luôn cùng các con cho đến ngày tận thế). Đây là Lời Chúa nhắc nhở Đức Giám Mục rằng Thiên Chúa Ba Ngôi ở cùng ngài khi ngài vâng theo tiếng Chúa gọi ngài làm Giám Mục là để hiện diện và gắn bó với Dân Chúa khi tất cả cùng gánh vác nhìệm vụ làm chứng nhân cho Chúa Kitô- truyền rao Tin Mừng của Thiên Chúa trên thế giới. Đây là những lời đoan hứa của Chúa Giêsu cho Giáo hội lữ hành trên trần thế này và cho chính Đức Giám Mục. Điều đoan hứa này cũng giống như lời Thiên Chúa trao ban cho các vị thánh Ngôn Sứ, các Tiên Tri- vì các ngài hoàn toàn biết rõ khả năng chưa đầy đủ của các ngài trong việc thực thi nhiệm vụ khó khăn được trao cho riêng từng vị Giám Mục.

"Duc in altum!" Lời Chúa phán: "Hãy chèo ra chỗ nước sâu" (2 Mc. 6:18, 21,24-31 Rome/8:31-39 Matthew 10:34-39)

Trong niềm hân hoan ngày lễ phong chức giám mục ngày mai, toàn Ban VietCatholic và độc giả khắp nơi xin hiệp lời tạ ơn Thiên Chúa và chúc mừng Đức tân Giám mục Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, và xin được chia sẻ niềm vui chung với các linh mục và giáo dân công giáo Việt Nam ở Toronto trong dịp trọng đại này. Đây không chỉ là niềm vui mừng của TGP Toronto mà còn là niềm vui và hãnh diện của toàn thể người Công giáo Việt Nam khắp nơi.

Chúc mừng, Chúc mừng, Chúc mừng!
 
Giới thiệu về nhà thờ St. Cecilia và giáo xứ cho người Việt Nam ở Toronto
Dominic David Trần
21:14 12/01/2010
Giới thiệu về nhà thờ St. Cecilia nừng kỉ niệm 100 năm và là giáo xứ cho người Việt Nam ở Toronto

Những mốc thời gian ghi dấu ân sủng của Thiên Chuá của thánh đường St. Cecilia: Ngày 07 tháng 11 năm 2009 tại Nhà thờ St. Cecilia, Đức Cha Thomas Collins,Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Toronto đã chủ tế Đại Lễ Tạ Ơn kỷ niệm 100 Năm xây dựng ngôi Thánh đường này (1909-2009), Khởi thủy thánh đường này là của người Công Giáo Ái Nhĩ Lan và trong những năm gần đây triở thành di sản đức tin chung cho cả người Ái nhĩ lan và người Việt Nam tại Canada. Đây cũng là Nhà thờ Tông Tòa của Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Central Toronto Region kiêm Đặc trách Các Sắc dân và Di dân.

có Đức Cha Pearse Lacey
Đồng tế với Đức Tổng giám Mục có Đức Cha Pearse Lacey, nguyên Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto, Linh Mục Joseph Trần Tập Cha Sở Giáo Xứ St.Cecilia kiêm Chánh Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, các Linh Mục Phòng Bộ, Đức Ông Marco Laurencic và 10 Linh Mục gốc Ái nhĩ Lanm Việt Nam và Canada đã từng phục vụ tại thánh đường St. Cecilia.

GM Thomas Collins, TGM Toronto
Trong lời chào mừng khai mạc Thánh Lễ trọng đại này, sau lời cảm tạ ân sủng Thiên Chúa ban cho hàng giáo phẩm và tín hữu đã tham gia phụng vụ tại ngôi thánh đường này trong hơn 100 năm qua-Đức Tổng Giám Mục đã giới thiệu vị giáo sĩ niên trưởng kỳ cựu nhất đã từng phục vụ Giáo Xứ. Đó chính là Đức Cha Pearse Lacey, sinh ngày 26/11/1916 và còn đúng 20 ngày nữa sẽ là sinh nhật thứ 94 của ngài. Đức Cha Pearse Lacey đã phục vụ tại Giáo Xứ St.Cecilia từ năm 1948 đến 1953. Sau khi được tấn phong Giám Mục, Đức Cha Pearse Lacey đã được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto từ năm 1979-1993. Nghĩ về lịch sử 100 Năm xây dựng ngôi Thánh Đường St.Cecilia, cuộc đời phục vụ của Đức Cha Pearse Lacey là một bằng chứng về Lòng Thương xót và ân sủng của Thiên Chúa ban cho ngài.

Sau tràng pháo tay chúc mừng vị giáo sĩ niên trưởng của Tổng Giáo Phận Toronto, Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins đã loan báo tin mừng thứ hai, nhân ngày Đại Lễ Kỷ Niệm 100 Năm xây dựng Thánh Đường St. Cecilia, Đức Giáo Hoàng Benedict thứ 16 đã gởi đến cho Tổng Giáo Phận Toronto và St.Cecilia một vị Giám Mục trẻ tuổi nhất của Tổng Giáo Phận: đó là Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu.

ĐHY Aloysius Ambrozic, nguyên TGM Toronto
Năm 2005 Đức Hồng Y Aloysius Ambrozic bổ nhiệm Linh Mục Joseph Trần Tập, Cha Sở Giáo Xứ St. Gertrude, Oshawa về St.Cecilia-GXCTTĐVN Toronto thay cho LM Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu được cử đi học tại Giáo Hoàng Học Viện St. Thomas Aquinas (Angelicum, Rome). Sau khi tốt nghiệp văn bằng Cử nhân Giáo Luật trở về Canada năm 2008, tháng Tám năm này LM Vincent Nguyễn được bổ nhiệm làm Phó Chưởng Ần TGP. Tháng Chín năm 2009, LM Vincent Nguyễn được cử làm Chuởng Ấn kiêm Trưởng Văn Phòng Giáo Phủ Tổng Giáo Phận Toronto.

Các Đức Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto
(Chú thích: phiá tay trái là Đức Cha Peter Hundt, đứng giữa làĐức Cha John Boissoneau, bên tay phải là Đức Cha Richard Grecco (nay là Giám Mục Chính Toà Giáo Phận Tỉnh Bang Prince Edward Islands, quần đảo ở miền biển phiá Đông Canada )

Và hôm nay ngày 07 tháng 11 năm 2009, sau 25 năm kể từ ngày đặt chân đến đất nước Canada-người thanh niên Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu- một thưở như bao người Việt Nam trên đường vượt biển tìm tự do đã không ngừng nguyện xin cho con tàu và chính bản thân được an toàn đến bến bờ tự do-đã không thể tưởng tượng được hồng ân của Thiên Chúa bao la đến dường nào: từ vị Cha Sở trẻ tuổi nhất của St.Cecilia, Linh Mục Vincent Nguyễn đã trở thành vị Giám Mục Canada tiên khởi gốc thuyền nhân Việt Nam có tuổi đời trẻ nhất trong hàng Giám Mục Canada.

Bài giảng lễ cho Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam hành hương tại Đền Kính Các Thánh Tử Đạo Canada và Việt Nam tại Midland.

Bài suy niệm đặc biệt về tương đồng lịch sử của công cuộc truyền giáo tại hai Giáo Hội Canada-Việt Nam của Đức Cha Richard J. Grecco, nguyên Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto nay là Giám Mục Chính Tòa Giáo Phận Prince Edward Islands, Canada. Bản dịch của Linh Mục Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu nay là Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto. Phần chú thích và những chữ in nghiêng nhấn mạnh là do Dominic David Trần thực hiện)

"Thưa qúy Cha và qúy vị tham gia ngày Hành hương Thánh Mẫu và Các Thánh Tử Đạo hôm nay;

Tôi thật xúc động khi đọc lịch sử giáo hội Việt Nam, và nhận ra lòng trung thành, can đảm và vâng phục của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Trong khi đọc những dòng lịch sử ấy, tôi chợt nhận thấy thật là thích hợp để tụ họp nơi đây, tại Đền Các Thánh Tử Đạo Canada này (*). Năm 1615 các linh mục Dòng Tên thiết lập cơ sở truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam. Tới năm 1627 (*), một linh mục Dòng Tên, A Lịch Sơn Đắc Lộ, đã rửa tội cho gần 8,000 người, trong đó có cả một người em gái của Vua. Cha Đắc Lộ, vị "Tông đồ của Việt Nam", đã bị trục xuất năm 1645. Cũng chính trong thập niên này cơ sở truyền giáo Ville Ste. Marie được thành lập ngay tại nơi đây bởi Các Thánh Tử Đạo Canada. Ngoài sự trùng hợp về các Cha Dòng Tên, về thời gian, còn có một lý do linh thiêng để mừng lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Đền Thánh này.

Tân GM phụ tá Vinh Sơn Hiếu
Lý do đó chính là: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã nghe lời Chúa Giêsu bảo Thánh Phêrô Tông Đồ: " Hãy chèo ra chỗ nước sâu." Duc in altum! Thánh Phêrô và các Tông Đồ đã vâng lời Chúa Giêsu. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam cũng đã làm như vậy. Chúa Giêsu bảo các môn đệ là hãy kiên nhẫn chèo ra chỗ nước sâu. Sau một đêm chài lưới vất vả mà chẳng được gì, các Tông Đồ đã mệt mỏi và chán nản. Dĩ nhiên chài lưới trong chỗ nước cạn sẽ an toàn hơn, nhưng Chúa Giêsu nói rõ ràng " chỗ nước sâu". Việc vâng lời Chúa đòi hỏi MẠO HIỂM. Chúa bảo: hãy bạo dạn, liều lĩnh, lắng nghe và vâng theo lời Người truyền dạy. Các ông đã làm như thế, và lưới của các ông đã đầy những cá. Thánh Phêrô đã hãi sợ xin Chúa tránh xa mình vì là người tội lỗi. Nói một cách khác, sự BẠO DẠN đem lại sự thành công mà Phêrô không hiểu nổi. Thế giới cũng không hiểu thấu. Và Chúa Giêsu trấn an Phêrô, "Đừng sợ". Đừng sợ chèo ra chỗ nước sâu. Đừng sợ phải vâng lời của Thầy. Đừng sợ vì thân phận tội lỗi của mình. Đừng lo lắng về kết cuộc sẽ ra thế nào.

Gần 1600 năm sau, trên Bắc Mỹ, Brebeuf, Isaac Jogues và các bạn đã nghe lệnh truyền này của Chúa Giêsu trong một hình thức khác. Chỗ nước sâu là Huronia. Vâng, lệnh truyền này thật là một mạo hiểm, và sợ hãi là điều rất thường tình của con người. Nhưng lời của Chúa nung nấu bầu nhiệt huyết của họ, và họ đã mạo hiểm "chèo ra chỗ nước sâu."

Tương tự như thế, bên kia qủa địa cầu, hằng trăm ngàn người Việt Nam cũng đã nghe lệnh Chúa Giêsu. Chỗ nước sâu là những cuộc bách hại đạo và khổ hình mà họ đã trải qua trong những thế kỷ thứ 17, 18 và 19. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam được ban cho món qùa can đảm để đối diện với sự khủng hoảng của cực hình và cái chết. Đức tin đốt lên lòng sốt sắng. Lòng sốt sắng thúc đẩy họ dâng hiến sự sống mình hoàn toàn cho Thiên Chúa. Ai không xúc động bởi gương can đảm, lòng tín trung với Đức Kitô ấy? Chẳng hạn như An tôn Nam (**), một y sĩ và giáo lý viên, đã không sợ hãi chèo ra chỗ nước sâu. Ông đã nói với người con gái đang khóc thương mình rằng: " Này con, đừng khóc mà làm cho cha đau lòng; trái lại hãy vui lên, chúc tụng Chúa, cảm tạ Người vì Người thương cho cha được vinh phúc tử vì đạo." Cho đến ngày nay, gương mẫu của ngài đem lại lòng can đảm cho tất cả mọi người Công giáo để vâng lời truyền dạy của Chúa Giêsu mà chèo ra chỗ nước sâu.

Thánh Lễ này để kính nhớ Thánh Linh Mục Anrê Trần An Dũng Lạc và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, bởi vì chúng ta chia xẻ với các ngài cùng một thân thể và máu thánh Chúa Kitô. Chúng ta biết rằng đức tin của các ngài, lòng sốt mến của các ngài, và lòng vâng phục Chúa Kitô của các ngài không chỉ là câu chuyện để hoài niệm về quê hương. Cuộc đời và gương sáng của các ngài là gương mẫu cho chúng ta ngày hôm nay. Các ngài dạy cho chúng ta nhiệt thành cho lòng tin, vâng lời Chúa Giêsu và can đảm lên.

Tháng Giêng năm 2001, tôi ở bên Rôma để tham dự các nghi lễ kết thúc năm thánh. Sau khi đóng cánh cửa Năm Thánh tại Đền thờ Thánh Phêrô trong dịp kỷ niệm 2000 Năm lịch sử Công Giáo, Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ đệ nhị đã bắt đầu thiên niên kỷ thứ ba bằng việc ký Tông Thư Novo Millennio Ineunte (Tiến vào Thiên niên kỷ Thứ Ba). Trong đó, ngài mời gọi các tín hữu trên toàn thế giới lắng nghe lệnh truyền của Chúa Giêsu, "Chèo ra chỗ nước sâu." (Luca 5:4).

Trong bức Tông Thư, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ nhị mời gọi tôi và qúy ông bà anh chị em hãy đối diện với Ngàn Năm Thứ Ba với cùng một lòng bạo dạn của Phêrô; cùng một lòng vâng phục của Các Thánh Tử Đạo Canada, cùng một lòng can trường của Cha Thánh Anrê Trần An Dũng Lạc và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Như Các Thánh Tông Đồ, có lẽ chúng ta mệt mỏi, sợ hãi và chán chường. Nhưng lời Đức Thánh Cha khích lệ chúng ta đối diện Ngàn Năm Thứ Ba với lòng nhiệt thành và can đảm, theo gương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Ba trăm sáu mươi năm trước, Các Thánh Tử Đạo Canada đã mang theo một sứ mạng. Họ xây dựng Công Đoàn Ville Ste. Marie giữa những người thổ dân Huron. Nền móng công trình này của họ không chỉ là những gì được tìm thấy trên cánh đồng gần đây. Không. Những vị truyền giáo Canada can trường đã chọn Chúa Kitô làm nền móng cho cơ sở truyền giáo của họ. " Chúa Kitô là viên đá góc tường" của cơ sở truyền giáo ở Ville Ste. Marie tại Midland, ngay chỗ này đây.

Tôi biết rõ là có rất nhiều qúy ông bà anh chị em cũng đã mạo hiểm khi hơn 25-30 năm trước đây đã "chèo ra chỗ nước sâu." Rất nhiều, nếu không phải là tất cả, qúy ông bà anh chị em đã đến Canada sau khi đã vượt biển. Chèo ra chỗ nước sâu, qúy ông bà anh chị em đã được Chúa đưa đến cùng một địa điểm mà Các Thánh Tử Đạo Canada đã được Chúa đưa đến. Và như Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, qúy ông bà anh chị em được Chúa ban cho sức mạnh, lòng tin, lòng can đảm để đến được Canada. Qúy ông bà anh chị em đã giữ vững đức tin theo gương của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đừng bao giờ quên gương mẫu của các ngài. Cũng đừng quên gương mẫu của Các Thánh Tử Đạo Canada, bởi vì như các ngài, qúy ông bà anh chị em cũng có một công đoàn để dựng xây. Qúy ông bà anh chị em cũng có một sứ mệnh là xây dựng đức tin trên miền đất Canada này

Thiên Chúa có mục đích khi ban tặng ơn của Người cho chúng ta. Các Thánh Tử Đạo Canada là những người đã xây dựng nên Ville Ste. Marie không phải với gạch và gỗ nhưng với lòng tin, với Chúa Kitô là tảng đá góc tường. Cũng thế, qúy ông bà anh chị em cũng có một sứ mệnh được Chúa giao phó là xây dựng xứ đạo của mình ngay tại Canada với gia đình, với tiền nhân trên tảng đá góc tường là chính Chúa Kitô. Qúy ông bà anh chị em hãy trang bị cho con cháu mình đức tin và lòng can trường bằng việc vâng phục Đức Kitô. Đó là di sản mà các tiền nhân anh dũng, Thánh Linh Mục Anrê Trần An Dũng Lạc và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đã để lại cho qúy ông bà và anh chị em. Amen"
(+ Most Rev. Richard J. Grecco)

Chú thich: (*) Đền Thánh Quốc gia sùng kính Các Thánh Tử Đạo Canada tại Midland, Ontario- nơi đây Các ngài đã hiến dâng mạng sống để làm chứng cho Đức Tin Công Giáo. Tuy nằm trong lãnh thổ Tổng Giáo phận Toronto nhưng theo truyền thống cho qúy Cha và Tu sĩ Dòng Tên Canada tại Quebec quản lý và phụng vụ. Được Đấng Bản quyền TGP cho phép và sự đồng ý của Cha Giám Đốc Đền Thánh; một dự án xây dựng Đền dâng kính Đức Mẹ La-Vang Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam sẽ được thực hiện khi thuận tiện.

(*) Linh Mục Dòng Tên, A Lịch Sơn Đắc Lộ (thường quen gọi cha Đắc Lộ) là phiên âm họ và tên viết theo Hán Việt của cha Alexandre de Rhodes. Dòng Tên (Society of Jesus viết tắt là SJ, Dòng Chúa Giêsu. Tại Việt Nam theo truyền thống kỵ húy danh thánh Dòng Danh Thánh Chúa Giêsu nên gọi là Dòng Tên.)

(*) Năm 1627 (trích theo Niên Biểu Công Giáo Việt Nam, chương 11-Niên Giám 2004 trang 204: ngày 19 tháng 03 năm 1627, Cha Đắc Lộ tới Cửa Bạng trong đoàn truyền giáo do Linh mục Pedro Marques dẫn đầu. Ngày 02 tháng 07 năm 1627, họ tới Thăng Long và dâng tặng lễ vật lên chúa Trịnh Tráng ở Đàng Ngoài lúc đó thuộc triều đại của Vua Lê Thần Tông (1619-1643), ở Đàng Trong lúc đó thuộc Ở Đàng Trong lúc đó ở thời chuá Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.

Nói thêm vào năm 1624 thời chúa Sãi, các LM Alexandre de Rhodes, Girolamo Majorica, Gaspar Luis, Gabriel de Mattos, Melchior Ribeiro, và Mathias Machida đến Hải Phố để học tiếng Việt với LM Fancisco de Pina SJ. Các ngài cũng chứng kiến Lễ ban phép Thánh Tẩy cho bà Minh Đức Vưuơng Thái Phi (1568-1648), bà là thứ phi của chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Bà được mang tên thánh là Maria Magdalena.

(**) ông Anton Nam: cũng theo Niên biểu nêu trên trang 232 và Thiên Hùng Sử 117 Hiển Thánh Tử Đạo Việt Nam (trang 201-204; Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam San Jose, California USA 1990. Trong bài giảng cung cấp không có dấu ă, vì vậy đây chính là thánh Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh, sinh 1768 tại làng Mỹ Hương, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Là con thứ năm của ông Antôn Nguyễn Hữu Hiệp và bà Magdalena Lộc nên còn được gọi là ông Năm Quỳnh.

Bị buộc phải gia nhập quân đội Nguyễn Ánh, giải ngũ năm 1802 với cấp bậc Vệ Úy. Ngài về quê làm ruộng, học nghề làm thuốc và trở nên luơng y danh tiếng trong vùng. Là Trùm trưởng làng Mỹ Hương, ngài bị bắt năm 1838 thời vua Minh Mạng và bị kết án xử giảo giam hậu. Vì cương quyết không chối bỏ đạo và không chịu bước qua Thánh Giá, ngày 10/07/1840 cùng với thày giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự, hai ngài bị xử giảo tại pháp trường Đồng Hới, Quảng Bình.

Đức Giáo Hoàng Lêo thứ 13 đã suy tôn ngài lên bậc Chân phước ngày 27/05/1900. Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ nhị đã tuyên phong Chân phước Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm) lên hàng Hiển thánh Giáo Hội trong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam ngày 19/06/1988.

Câu đối trên bia mộ thánh Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh tại làng Kim Sen, Quảng Bình còn ghi:
"Nghiã khí nêu cao trên đất nước
Oai linh phù hộ khắp non sông."
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phỏng vấn Lm. Văn Chi phát ngôn viên của Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam
Thúy Dung
07:58 12/01/2010
VietCatholic xin giới thiệu với quý cha và anh chị em cuộc phỏng vấn giữa Thúy Hồng và cha Paul Chu Văn Chi, phát ngôn viên của Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam. ( Quý vị có thể nghe đoạn thu âm. Xin nhấn vào đây)

Thúy Hồng: Thưa cha, chỉ 3 tuần sau chuyến viếng thăm Vatican của Nguyễn Minh Triết, rạng sáng ngày 6/01, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã huy động một lực lượng đông đảo lên đến hàng ngàn bộ đội và công an tấn công vào giáo xứ Đồng Chiêm, cha nhận định như thế nào về diễn biến này?

Cha Văn Chi: Ngày nào tôi cũng theo dõi sự kiện Giáo Xứ Đồng Chiêm đang bị bách hại qua sự kiện nhà cầm quyền cộng sản triệt hạ và đập phá Thánh Giá vào ngày 6.1.2010 trên Vietcatholic và các hãng thông tấn ngoại quốc, nhất là qua BBC. Nhìn thấy những tấm hình đồng bào Việt Nam, nhất là quý chị em phụ nữ tại Giáo Xứ Đồng Chiêm bị đánh đập dã man, máu me đầy mặt, lòng tôi xúc động và thương cảm vô cùng. Cả một dĩ vãng của tù tội lại hiện lên nguyên hình trong trí nhớ nhỏ nhoi, khi chứng kiến cảnh công an Cộng Sản Việt Nam đánh đập và hành hạ các tù nhân cải tạo sau năm 1975. Theo tôi nghĩ, chỉ sau 3 tuần lễ, khi Nguyễn Minh Triết tới thăm Vatican và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, để ve vãn, tuyên truyền, xin xỏ...Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã giở thủ đoạn đàn áp dã man tại Đồng Chiêm, khi huy động lực lượng đông đảo từ 600 tới 1000 người gồm dân quân tự vệ, công an, cảnh sát cơ động với súng ống, chó nghiệp vụ, dùi cui, lựu đạn cay...Đồng thời, đã phong toả các Giáo Xứ lân cận như Nghĩa Ái, Tuỵ Hiền không cho họ lien lạc và giúp đỡ Giáo Xứ Đồng Chiêm...Qua những thông tin này, tôi thấy đây là một xúc phạm trầm trọng đến niềm tin Công Giáo, một chà đạp lên quyền Tự Do Tôn Giáo, một xúc phạm không ai tưởng tượng nổi giữa thế kỷ 21 này. Nhìn thấy những vành khăn tang trên đầu những giáo dân Đồng Chiêm, đọc bản thông báo của Toà TGM Hà Nội, tôi đọc được những đau buồn, phẫn uất, những thương tổn nghiêm trọng áp đặt lên đầu những người giáo dân vô tội của Giáo Xứ Đồng Chiêm. Đây quả thật là một hành vi thô bạo đáng bị lên án và khó có thể hàn gắn được trong tâm hồn của người dân trong Giáo Xứ Đồng Chiêm, nhất là các tâm hồn giới trẻ Việt Nam tại đây và trên toàn quốc gia Việt Nam và trên thế giới.

Theo thông báo báo chí của Toà Thánh Vatican qua cuộc thăm viếng của ông Nguyễn Minh Triết, người cầm đầu nhà nước Cộng Sản Việt Nam, ông đã hứa hẹn: “Việt Nam tôn trọng quyền tự do Tôn Giáo của mọi Tôn Giáo, và tạo mọi điều kiện cho dân chúng được tự do hành đạo.” Nhưng mới chỉ sau 3 tuần lễ, hành vi thô bạo này khi triệt hạ và đập phá Thánh Giá trên Núi Thờ của Giáo Xứ Đồng Chiêm, hành vi thô bạo này đã đi ngược hoàn toàn với những tuyên bố của ông. Thay vì Tự Do Tôn Giáo, nhà cầm quyền cộng sản đã triệt hạ niềm tin của người dân, thay vì giúp người dân được tự do hành đạo, nhà cầm quyền Cộng sản và chính quyền của ông đã tước đoạt những gì linh thiêng nhất của Niềm Tin Công Giáo là Cây Thánh Giá, niềm hy vọng và nâng đỡ cuối cùng của những người dân thấp cổ bé miệng khi không còn tiếng nói. Qua dấu chỉ đau thương tại Vĩnh Long, Tam Toà, Loan Lý, Đồng Chiêm này, và qua những lá thư hiệp thông của Quý Giám Mục, của Cộng Đồng Dân Chúa trên toàn thế giới, tôi nghĩ đó là những tiếng chuông cảnh tỉnh, để cho thấy Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nóí riêng, và các Tôn Giáo nói chung, còn phải chịu nhiều những đau khổ và thử thách, gian truân. Chúng tôi, những người Việt Nam hải ngoại luôn hướng lòng hiệp thông và cầu nguyện cho Đồng Chiêm và Giáo Hội Việt Nam cũng như các Tôn Giáo, được sớm hưởng những quyền Tự Do căn bản của con người, mà quyền Tự Do Tôn Giáo là linh thiêng nhất trong đời sống con người trên thế giới, nước nào cũng tôn trọng tuyệt đối, trừ Việt Nam Cộng Sản.

Thúy Hồng: Cha nghĩ sao về việc nhà cầm quyền cộng sản dùng bom mìn để huỷ hoại cây Thánh Giá, biểu tượng niềm tin của người Công Giáo?

Cha Văn Chi: Khi đọc và nghe tin nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam đã dùng bom mìn để đập phá Thánh Giá trên Núi Thờ tại Đồng Chiêm, tôi cảm thấy bị xúc phạm tột cùng. Thánh Giá là một biểu tượng linh thánh của người Kitô Giáo, mà cả tỷ người trên thế giới tôn kính. Thế nhưng, người Cộng Sản Việt Nam đã dã man đập phá, họ đã xúc phạm đến trái tim của những người Việt Nam nói riêng, và của toàn nhân loại nói chung. Tôi nhớ lại hoàng đế Diocletianô bên Roma cũng muốn đòi huỷ diệt Thánh Giá, nhưng Thánh Giá vẫn sừng sững ngàn đời, còn ông thì đã chết đau thương. Thái độ xúc phạm kinh khủng này gây nên biết bao đau thương cho mọi người. Đọc qua những phản ứng của truyền thông báo chí thế giới và những thư hiệp thông của quý Giám Mục Việt Nam, của các cộng đồng Công Giáo thế giới, chúng ta sẽ thấy tầm mức nghiêm trọng và những xúc phạm buồn đau của vấn đề.

Thúy Hồng: Mới ngày hôm qua, một ký giả Công Giáo lại bị tấn công. Điều này chứng tỏ nhà cầm quyền cộng sản đang rất hung hăng. Cha nghĩ các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam hải ngoại nên làm gì?

Cha Văn Chi: Khi nghe tin ký giả JB Nguyễn Hữu Vinh bị hành hung một cách dã man, máu me đầy miệng, khi răng cửa của ông bị gãy do những hành hung của lực lượng nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, tôi lại càng đau buồn thêm. Tôi tự hỏi, chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 hay sống trong thời Trung Cổ? Hỏi tức là đã trả lời khi nhìn thấy ông JB Nguyễn Hữu Vinh máu me đầy khuôn mặt. Trời ơi, thật như thế sao. Không thể hiểu nổi. Một nhà cầm quyền vẫn tuyên truyền người dân làm chủ mà như thế sao??? Theo tôi nghĩ, quý cộng đồng người Việt Nam hải ngoại ngoài việc hiệp thông cầu nguyện, phải lên tiếng bằng cách này hay cách khác, nói lên tiếng nói của những người đã không còn được nói trong công lý. Cụ thể hơn, có thể lên tiếng với các cơ quan truyền thông thế giới, để tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận ngay tại Việt Nam chúng ta, và lên án hành vi thô bạo của con người dành cho con người của những lực lượng nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam dã man hành hung ký giả Nguyễn Hữu Vinh.

Nghe audio