Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Gióng và Thánh Tiền Hô
Nguyễn Trung Tây
08:45 12/01/2017
Thánh Gióng và Thánh Tiền Hô
"Tương tự như Phù Đổng Thiên Vương, ngôn sứ Gioan Tiền Hô là một người cũng không màng danh lợi, không có những uẩn khúc về cái tôi, cái bản ngã. Trong khi Phù Đổng bay lên núi Sóc Sơn rồi biến mất, Gioan Tiền Hô nhún nhường lên tiếng khẳng định thân thế của Đấng Xức Dầu Giêsu qua câu nói, “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, ngay khi nhận ra bóng dáng của Đức Giêsu (Gioan 1:29)."
Vào đời Hùng Vương thứ 6, người Ân từ phương Bắc kéo xuống tấn công vương quốc Văn Lang của người Việt Nam. Thế giặc mạnh như chém sắt chẻ tre, người Ân đi tới đâu, làng mạc biến thành bình địa tới đó. Nếu không có chú bé ba tuổi của làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh, vươn mình, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, một mình một ngựa xông thẳng vào giặc Ân, hiện tình của nước Việt Nam ngày nay có thể đã thay đổi. Điểm lạ lùng là sau khi phá tan giặc ngoại xâm, Phù Đổng Thiên Vương không ghé vào thủ đô Phong Châu diện kiến Vua Hùng Vương. Nhưng thiên tướng cưỡi ngựa sắt lên núi Sóc Sơn, rồi biến mất. Cả một vương quốc Văn Lang không ai được dịp mở lời tri ân tới người hùng tuổi trẻ tài cao.
Chú bé ngày xưa của làng Phù Đổng là một thiên tướng với nhiều đặc điểm lạ kỳ. Một trong những điểm lạ kỳ nhất là chú không màng lợi danh, không để chữ tôi của mình lấn áp chữ tôi của đại cuộc. Chú xuất hiện trong một khoảng thời gian của lịch sử lập quốc. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của người trai thời loạn, chú yên lặng bỏ đi. Vua Hùng Vương mến tài, tri ân người hùng lập đền thờ ở làng Phù Đổng. Nhân gian xưng tụng, gọi tên Thánh Gióng.
Vào thời Đức Giêsu, người Do Thái bị gót giầy đô hộ của người La Mã chà đạp. Vào năm 63 B.C., dưới vó ngựa sắt của đoàn quân viễn chinh La Mã, thống tướng Pompey đặt những bước chân đầu tiên tiến vào kinh thành Giêrusalem. Tình hình chính trị của vùng đất thánh lật sang một trang sử mới, trang sử bị bảo hộ dưới bàn tay sắt bọc nhung của Hoàng Đế Cêsar. Sống trong tình trạng bị ngoại bang đô hộ dầy xéo, người Do Thái vào những năm đầu tiên của công nguyên đêm ngày mong chờ Giavê Thiên Chúa sẽ sai một Đấng Xức Dầu tới. Đấng Xức Dầu này, tương tự như Vua Đavít, sẽ đứng lên lãnh đạo dân chúng đánh đuổi người La Mã ra khỏi vùng đất hứa. Dấu hiệu báo cho dân Do Thái biết Đấng Xức Dầu đã gần đến là sự tái xuất hiện của ngôn sứ Elijah, người đã được đưa về trời bằng một cỗ xe lửa (2Các Vua 2:11). Theo niềm tin, ngôn sứ Elijah sẽ tái xuất hiện, làm người tiền phong, mở đường dẫn lối cho Đấng Xức Dầu đến với dân Do Thái (Malaki 3:1, 23).
Ngày đó rồi cũng đã tới, xuất hiện trong sa mạc qua hình ảnh của ngôn sứ Elijah, ngôn sứ Gioan Tiền Hô mặc áo lạc đà (2Các Vua 1:8), sống bằng mật ong và châu chấu của hoang địa. Tự xưng mình là tiếng kêu trong sa mạc, ngôn sứ Tiền Hô kêu gọi dân chúng thay đổi đời sống, chuẩn bị con đường cho Đấng Xức Dầu. Tiếng kêu gọi của người ngôn sứ đã đánh động lương tâm của nhiều người Do Thái. Đáp trả lại lời mời gọi của tiếng kêu âm vang từ sa mạc, người người từ khắp các làng mạc của miền Nam Giuđê và kinh thành Giêrusalem tiếp tục kéo về vùng đất sỏi, nhận phép thanh tẩy bằng nước sông Giođan từ hai bàn tay của người ngôn sứ sa mạc. Thanh thế của Gioan vào năm thứ nhất Công Nguyên rất lớn. Ngay cả vua Hêrôđê Antipas cũng phải kính nể ngôn sứ Tiền Hô, mặc dầu bản thân của nhà vua bị người ngôn sứ công kích lên án về cuộc hôn nhân giữa ông với người chị dâu Hêrodias.
Bởi vị thế khá đặc biệt của ngôn sứ thanh tẩy, có người lầm tưởng Gioan chính là Đấng Kitô mà họ đang mong đợi (Luca 3:15). Nhưng Gioan Tẩy Giả thẳng thắn lắc đầu phủ nhận. Không những thế, ông còn khẳng định một điều, ông chỉ là tiếng kêu trong sa mạc, tiếng kêu dọn đường cho Đấng Kitô (Máccô 1:2-3).
Tương tự như Phù Đổng Thiên Vương, ngôn sứ Gioan Tiền Hô là một người cũng không màng danh lợi, không có những uẩn khúc về cái tôi, cái bản ngã. Cả hai, Thánh Gióng và Gioan Tiền Hô đều hiểu rõ lý do tại sao mình đã xuất hiện trên cõi đời này. Cả hai đều biết nhiệm vụ mình sẽ phải thi hành trong một khoảng thời gian ngắn ngủi của trăm năm trong cõi trần gian. Bởi hiểu và biết, cả hai đều không chết đuối trong dòng sông với cái bản ngã của riêng mình. Nhưng sau khi hoàn thành sứ mệnh do trời cao trao tặng, cả hai yên lặng bỏ đi. Trong khi Phù Đổng bay lên núi Sóc Sơn rồi biến mất, Gioan Tiền Hô nhún nhường lên tiếng khẳng định thân thế của Đấng Xức Dầu Giêsu qua câu nói, “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, ngay khi nhận ra bóng dáng của Đức Giêsu (Gioan 1:29). Chưa hết, ngày hôm sau, lại một lần nữa, thấy Đấng Mêsia Giêsu đi ngang qua, ngôn sứ Gioan Tiền Hô tái xác nhận với hai người môn đệ về thân thế “Chiên Thiên Chúa” của Ngài. Bởi chứng từ của sư phụ, hai người môn đệ quyết định rời bỏ môn phái Tiền Hô, gia nhập môn phái Giêsu. Thấy hai người môn đệ đi theo những dấu chân của mình, Chiên Thiên Chúa quay lại hỏi, “Các anh đi tìm chi thế?” Anrê và người môn đệ kia trả lời, “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Và bắt đầu từ giây phút đó, cả hai người môn đệ của Gioan trở thành hai tân môn đệ của Đức Giêsu (Gioan 1:35-39).
Suy Niệm
Bạn kính mến,
Làm người, ai chẳng có bản ngã. Cái tôi của bạn và cái tôi của tôi, cả hai đều được Thiên Chúa ban tặng ngay khi mình vừa được thụ thai trong lòng mẹ. Nhưng nếu tôi không khéo sử dụng cái bản ngã của riêng mình, chữ tôi có thể trở thành con dao hai lưỡi, nguy hại đến tính mạng tâm hồn của người đang sở hữu lưỡi dao.
Khi biết sử dụng cái bản ngã của mình để làm sáng danh Thiên Chúa, hoặc vào những công tác vô vị lợi để xây dựng giáo xứ, hoặc làm việc bác ái lợi ích cho những người anh chị em thiếu may mắn hơn mình, đó là một cái Bản ngã Thiên Đàng, cái bản ngã của Thánh Gióng và của Ngôn Sứ Gioan. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng cái tôi cho những sở thích cá nhân của mình, không màng chi đến những lợi ích của tha nhân và của xã hội, cái tôi này không phải là cái bản ngã của Thánh Gióng và Ngôn Sứ Gioan. Cái tôi này chính là cái Bản ngã Hỏa Ngục của người nhà giàu trong câu chuyện dụ ngôn Ông Nhà Giàu và Lazarô của Tin Mừng Luca 16:19-31.
Bởi Thánh Gióng và Thánh Tiền Hô đều sử dụng cái bản ngã của mình cho tha nhân, cho xã hội, và cho đại cuộc, cái tôi của họ là cái Bản ngã Thiên Đàng. Thánh Gióng một mình một ngựa, dẹp tan giặc Ân, đem lại thanh bình, tiếng cười tiếng nói, tiếng chầy giã gạo đêm trăng, và tiếng hát quan họ Bắc Ninh tới vương quốc Văn Lang. Ngôn sứ Tiền Hô, nếu để cái tôi của ngài lên trên đại cuộc, thay vì dẫn người ta đến với Đấng Kitô, ông sẽ làm lơ không giới thiệu Chiên Thiên Chúa đến cho môn đệ của môn phái Tiền Hô và đám đông dân chúng đang lầm tưởng Gioan là Đấng Mêsia; hoặc ông sẽ giơ cao tay ngăn cản hai người môn đệ, trước khi họ có dịp cất bước ra đi lần theo vết chân của Chiên Thiên Chúa. Không! Ngôn sứ Gioan đã không làm như vậy. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tiếng kêu dọn đường trong hoang địa, người ngôn sứ không ngần ngại, không tiếc nuối, nhưng chấp nhận biến mất sau bức màn nhung sân khấu để Chiên Thiên Chúa Giêsu bước lên khán đài chính.
Đẹp thay những cái Bản ngã Thiên Đàng của Thánh Gióng và Thánh Tiền Hô.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin dạy con biết sử dụng cái tôi của riêng con để làm sáng danh Thiên Chúa, sáng danh Thiên Đàng, và sáng danh Đức Kitô.
□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.webs.com
Đức Giê-Su Là Chiên Cứu Độ Của Thiên Chúa
Lm. Đan Vinh
23:01 12/01/2017
HIỆP SỐNG TIN MỪNG
Chúa Nhật 2 TN A
Is 49,3.5-6; 1 Cr 1,1-3; Ga 1,29-34
ĐỨC GIÊ-SU LÀ CHIÊN CỨU ĐỘ CỦA Thiên Chúa
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 1,29-34
(29) Hôm sau, ông Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian. (30) Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, vì có trước tôi. (31) Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi đến làm phép rửa trong nước”. (32) Ông Gio-an còn làm chứng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. (33) Tôi không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. (34) Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”.
2. Ý CHÍNH:
Đây là lời chứng thứ hai của Gio-an Tẩy Giả về Đức Giê-su. Ông xác nhận Đức Giê-su là Con Chiên của Thiên Chúa, có sứ mệnh xóa bỏ tội trần gian. Người là Đấng mà Gioan được sai đến trước để dọn đường qua dấu chỉ Thánh Thần ngự xuống. Gio-an đã thấy Thánh Thần ngự xuống trên Đức Giê-su khi làm phép rửa cho Người tại sông Gio-đan, nên ông đã làm chứng: “Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 29-30: + Đây là Chiên Thiên Chúa: Chiên Thiên Chúa hay Chiên Vượt Qua thời Xuất Hành (x. Xh 12,3-46). Tin Mừng Gio-an cho thấy Đức Giê-su chính là Con Chiên lễ Vượt Qua qua ba sự kiện: Một là thời gian quan Phi-la-tô xét xử Đức Giê-su vào Giờ Thứ Sáu (tức 12 giờ trưa) trong ngày lễ áp lễ Vượt Qua (x. Ga 9,14), trùng với giờ các tư tế giết chiên trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem để mừng đại lễ Vượt Qua. Hai là cành hương thảo: Người Do thái lấy một bó hương thảo, nhúng vào chậu đựng máu chiên và quét lên khung cửa nhà. Điều này giống như một tên lính đã lấy miếng bọt biển thấm giấm, buộc vào cành hương thảo đưa lên miệng Đức Giê-su nếm (x. Ga 19,29). Ba là chỉ thị của Mô-sê cấm đánh gãy xương của con Chiên bị giết trong biến cố Vượt Qua: quân lính không đánh dập ống chân của Người trên cây thập giá (x. Ga 19,34). + Về con chiên gánh tội : Trong lễ Xá Tội, người Do Thái bắt một con chiên đem đến cho Tư tế. Vị Tư Tế sẽ đọc một danh sách các thứ tội của dân và kêu gọi mọi người sám hối. Sau đó, Tư Tế đặt tay trên đầu con chiên, ngụ ý trút hết danh sách tội ấy lên đầu nó, rồi đuổi nó vào sa mạc. Người ta cử hành nghi lễ sám hối này để xin Đức Chúa xóa hết tội cho mình (x. Lv 1,4). Con chiên Vượt qua là hình bóng Đấng Cứu thế như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm: "Chính các bệnh tật của chúng tôi. Ngài đã vác. Ngài đã bị đâm vì những phản nghịch của chúng tôi. Vì tội vạ của chúng tôi, Ngài đã bị nghiền tán... Ngài đã chịu đựng, không mở miệng, như chiên con dẫn đến lò sát sinh... Thiên Chúa đã ái mộ Ngài, đã phục sinh Đấng đã làm lễ hy sinh tạ tội. Ngài đã được trường sinh bất tử” (Is 53, 4-5.7.10). + Đấng xóa bỏ tội trần gian: Thay vì dùng chữ gánh tội, Tin Mừng Gio-an đã dùng chữ “xóa” theo nghĩa “làm mất đi” (x. 1 Ga 3,5). Và như vậy “xóa tội” nghĩa là giải thoát khỏi tội lỗi. Trong cuộc Vượt Qua, nhờ máu chiên được sát tế và quét lên khung cửa nhà mà các con trai đầu lòng của người Do thái khỏi bị tiêu diệt (x. Xh 12,23). Cũng vậy, nhân loại nhờ việc Đức Giê-su chịu chết sẽ được xóa bỏ tội lỗi, giống như bỏ đi gánh nặng đè trên mình họ. + Có người đến sau tôi, vì có trước tôi: Tuy về thời gian, Đức Giê-su được sinh ra sau Gio-an 6 tháng (x. Lc 1,24.26), nhưng về bản tính Thiên Chúa thì Người luôn hiện hữu cả trước khi Gio-an ra đời.
- C 31-32: + Tôi đã không biết Người: Kiểu nói “không biết” có nghĩa là Gio-an đã không nhận ra Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai. Cái “không biết” của Gio-an cũng giống như “không biết” của người Do thái trong câu “Ở giữa các ông có Đấng mà các ông không biết” (Ga 1,26). + Nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en: Việc Gio-an làm phép rửa cho Đức Giê-su chính là cơ hội để Người tỏ mình là Đấng Thiên Sai cho dân Do thái. + Ông Gio-an còn làm chứng: Do những dấu chỉ “Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người”, mà Gio-an đã nhận ra thân phận của Đức Giê-su: Người thực là “Con Thiên Chúa”, là “Đấng Thiên Chúa đã tuyển chọn”. + Thánh Thần như chim bồ câu: Kiểu nói này không khẳng định Thánh Thần hiện ra dưới hình của chim bồ câu, nhưng đáp xuống trên Đức Giê-su giống như tiếng rung nhè nhẹ của loài chim ấy. + Và ngự trên Người: Việc “Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và lưu lại trên Đức Giê-su” tượng trưng cho hiệu quả của việc tuôn đổ ơn Thánh Thần, là ban sự sống để thiếp lập một dân Ít-ra-en mới. Cũng vậy, trong ngày lễ Hiện Xuống, “Lưỡi Lửa” không trực tiếp tượng trưng cho Chúa Thánh Thần, nhưng tượng trưng cho việc các Tông Đồ được Thánh Thần ban cho “nói tiếng lạ” để công bố Tin Mừng khắp thế gian.
- C 33-34: + Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Câu này được lặp lại để nhấn mạnh việc Gio-an không tự nhận biết Đức Ki-tô là Con Thiên Chúa nhưng là do chính Thiên Chúa, Đấng sai Gio-an làm phép rửa đã dạy cho ông biết. + Đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần: Làm phép rửa trong Thánh Thần là một thành ngữ ám chỉ công việc chính của Đức Giê-su là “xóa bỏ tội lỗi” bằng cách tuôn đổ ơn Thánh Thần xuống trên kẻ tin và lãnh nhận phép rửa để được tha tội (x. Ga 3,5-8). + Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn: Gio-an xác định việc ông làm chứng “Đức Giê-su là Đấng Thiên Chúa đã tuyển chọn” là do Thiên Chúa soi sáng. “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” đồng nghĩa với “Con Thiên Chúa”, như lời sấm của I-sai-a: “Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn…” (Is 42,1). Việc Đức Giê-su được Thiên Chúa tuyển chọn gắn liền với việc Người được ban Thần Khí để chu toàn sứ mạng Thiên Sai.
4. CÂU HỎI:
1) Nội dung lời chứng thứ hai của Gio-an Tẩy Giả về Đức Giê-su thế nào ? 2) Ba điều Tin Mừng Gio-an nêu ra chứng minh Đức Giê-su chính là con chiên cứu độ là gì ? 3) Gio-an muốn nói điều gì khi giới thiệu Đức Giê-su là “Đấng xóa bỏ tội trần gian” ? 4) Tại sao Gio-an lớn hơn Đức Giê-su 6 tháng, mà ông lại nói Người đã có trước ông ? 5) Từ “Không biết” trong câu “Tôi đã không biết Người” nghĩa là gì ? 6) “làm phép rửa trong Thánh Thần” là gì ? 7) “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” đồng nghĩa với “Con Thiên Chúa” trong lời sấm nào của Ngôn sứ I-sai-a ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐƯỢC CỨU SỐNG NHỜ CÁI CHẾT CỦA CON CHIÊN:
Một anh thợ nề kia đang làm việc chống dột trên mái nhà thờ GUƠ-ĐEN (Werden) nước Đức. Khi anh đang đu mình trên tường để sửa lại phần mái của Nhà thờ thì sợi dây an toàn anh mang trên mình lâu ngày bị mục, không chịu nổi sức nặng của anh nên bị đứt và anh bị rơi từ độ cao 20 mét xuống sàn nhà thờ. Nhưng rất may là bấy giờ có một con chiên đang ăn cỏ trong thửa vườn ở phía sau nhà thờ, tự nhiên lại chạy tới chỗ anh thợ đang làm việc trên cao, và anh đã ngã đè lên con chiên đáng thương kia. Anh thợ may mắn thoát chết và chỉ bị gãy xương chân, nhưng con chiên bị anh té đè lên thì lại bị chết bẹp. Về sau, để tỏ lòng biết ơn con chiên đã cứu mình, anh đã nhờ người chạm trổ một bức tượng chiên bằng đá quí. Được Cha Sở cho phép, anh làm một tượng đài mang tên “Con Chiên Cứu Độ” ngay tại nơi anh bị té để tưởng niệm con chiên đã chết cho anh được sống. Nhưng thực ra Chúa Giê-su mới là Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Người đã hy sinh chịu chết để tấy xóa tội lỗi nhân loại. Nhờ cuộc tử nạn và sự phục sinh vinh quang của Người mà mọi người chúng ta được tham phần vào cuộc chiến thắng sự chết và bước vào vinh quang phục sinh với Người.
Chúa Giêsu khử trừ tội của thế gian bằng cách gánh mọi tội lỗi của nhân loại, từ tội nguyên tổ Ađam cho đến tội của hết mọi người. Với cuộc khổ nạn và sự chết đau thương tủi nhục trên cây thập giá, Người đã đền thay tội lỗi của mọi người chúng ta.
2) CHỊU ĐAU KHỔ CÁCH OAN ỨC LÀ ĐỂ ĐỀN TỘI THAY CHO KẺ GIAN ÁC:
Một cô gái đang có người yêu, nhưng một hôm chẳng may đã bị kẻ cướp hãm hiếp có thai ngoài ý muốn. Sau đó cô còn đau khổ hơn nữa khi bị người yêu ruồng bỏ và mọi người khi dể xa lánh. Một hôm cô đến xưng tội với Đức Cha Fulton Sheen. Sau khi trình bày hoàn cảnh oan ức đang gặp phải, cô đã hỏi Đức Cha: "Tại sao con vô tội mà lại phải chịu nỗi đau khổ oan ức như thế?" Với thái độ cảm thông, Đức Cha Sheen đã an ủi cô gái như sau: "Con vô tội mà phải chịu nỗi đau khổ bất công như vậy là do con chịu đền tội thay cho tên cướp đã làm hại con".
Rồi Đức Cha Sheen nói với mọi người đang nghe ngài giảng: «Nếu chỉ vì phải gánh tội cho một người mà cô gái kia đã phải chịu đau khổ như thế, thì Chúa Giê-su khi phải gánh tội của nhân loại bằng cái chết tủi nhục trên cây thập tự, còn phải chịu đau khổ biết chừng nào! »
3. SUY NIỆM:
1) ĐỨC GIÊ-SU LÀ CON CHIÊN LỄ VƯỢT QUA:
Câu chuyện về đại lễ Vượt Qua kể lại rằng: Khi Mô-sê được Đức Chúa sai đến gặp Pha-ra-ô nước Ai-cập để thuyết phục nhà vua trả tự do cho dân Ít-ra-en, để họ được giải thoát khỏi kiếp sống nô lệ cho người Ai-cập, vào trong sa mạc để thờ phượng Đức Chúa tại núi Si-nai nơi Mô-sê đã gặp Chúa. Lúc đầu Pha-ra-ô cương quyết từ chối. Mô-sê đã phải sử dụng cây gậy Chúa ban để lần lượt thi thố 10 phép lạ chứng minh quyền năng Đức Chúa của con cháu Gia-cóp mạnh hơn các tà thần của dân Ai-cập. Nhưng chỉ đến phép lạ thứ mười là tiêu diệt các con trai đầu lòng của người Ai-cập, thì Pha-ra-ô mới chịu khuất phục và đồng ý cho con cháu Gia-cóp ra đi. Hôm ấy, Mô-sê vâng lệnh Đức Chúa truyền cho dân Ít-ra-en mỗi nhà phải giết một con chiên đực một tuổi để ăn thịt chiên với bánh không men và rau diếp đắng. Họ phải lấy máu chiên bôi trên thành cửa nhà của họ. Đêm hôm ấy, thần sứ hủy diệt của Đức Chúa đánh phạt Ai cập bằng việc giết chết các con trai đầu lòng của dân Ai-cập, còn những nhà có bôi máu chiên trên thành cửa, thì các con trai đầu lòng của họ khỏi phải chết (x. Xh 12,3-13). Thánh Phao-lô đã nói về con chiên cứu độ đó chính là Đức Giê-su như sau: “Quả vậy, Đức Ki-tô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vì thế chúng ta đừng lấy men cũ là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng Đại lễ” (1 Cr 5,7-8).
2) ĐỨC GIÊ-SU LÀ CON CHIÊN HIẾN TẾ ĐỀN TỘI:
Trong Đền Thờ hai lần sáng và chiều mỗi ngày, người ta đều giết chiên dâng lên Đức Chúa làm của lễ dâng tiến để đền tội thay cho dân (x. Xh 29,31). Khi giới thiệu Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa, Gio-an Tẩy Giả đã làm chứng Đức Giê-su là lễ vật mới của thời Tân Ước, được dâng tiến cho Thiên Chúa trên bàn thờ thập giá, thay thế cho lễ vật là con chiên được dâng theo Luật Mô-sê của thời Cựu Ước. Về việc thay lễ vật chiên cừu cũ bằng lễ vật mới là chiên Thiên Chúa, tác giả thư Do thái đã viết như sau: “Trước hết, Đức Ki-tô nói: Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa đã chẳng ưa chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ được dâng tiến theo Lề Luật truyền. Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. Theo ý đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã hiến dâng mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ” (Dt 10,8-10). Ngôn sứ I-sai-a đã nói tiên tri về người Tôi Tớ của Chúa, một ngày kia sẽ chịu đau khổ và chết như một con chiên như sau: “Bị ngược đãi người cam nhịn nhục, chẳng mở miệng kêu ca, như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng. Người đã bị ức hiếp, buộc tội rồi bị thủ tiêu… Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, Tôi Trung của Ta, sẽ làm cho môn đệ người nên công chính, và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ” (Is 53,7.11b;x Gr 11,19).
3) ĐỨC GIÊ-SU, CON CHIÊN KHẢI HOÀN:
Trong sách Khải Huyền, Tác giả đã áp dụng tước hiệu “Chiên Thiên Chúa” cho Đức Giê-su 28 lần. Trong đó, nhấn mạnh Con Chiên ngự trên ngai vương quyền. Là Đấng chiến thắng sự chết bằng sự phục sinh vinh quang. Con Chiên được ca ngợi như sau: “Ngài đã bị giết và đã lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước mọi dân. Ngài cũng làm cho họ thành một vương quốc, thành những tư tế, để phụng thờ Thiên Chúa chúng ta” (Kh 5,9-10). “Tôi thấy và tôi nghe tiếng muôn vàn thiên thần ở chung quanh ngai lớn tiếng hô: Con Chiên đã bị giết, nay xứng đáng lãnh nhận phú quý và uy quyền, khôn ngoan cùng sức mạnh, danh dự với vinh quang và muôn lời cung chúc. Amen” (Kh 5,12).
Tóm lại, tước hiệu “Chiên Thiên Chúa” gợi lên ba hình ảnh sống động về ơn cứu độ của các con chiên thời Cựu Ước như sau:
- Chúa Giê-su là Con Chiên Cứu Độ: Máu Người đổ ra trên thập tự trở thành giá chuộc muôn người, giống như máu con chiên được bôi trên thành cửa đã cứu các con trai đầu lòng của dân Do thái khỏi bị hủy diệt trong ngày Vượt Qua.
- Chúa Giê-su chính là Con Chiên Gánh tội và xóa tội trần gian, khi chịu hiến tế trên bàn thờ Thập Giá để đền thay cho tội lỗi chúng ta, giống như con chiên thanh sạch phải gánh tội và xóa tội cho toàn dân trong lễ Xá Tội của đạo Do Thái.
- Chúa Giê-su là Con Chiên Thiên Chúa đã chiến thắng sự chết bằng sự phục sinh vinh quang để ban ơn cứu độ cho nhân loại như sách Khải Huyền đã ghi nhận (x Kh 5,9-10).
Do đó, dù Đức Giê-su có nhiều tước hiệu như : "Ánh Sáng trần gian”, “Mục Tử nhân lành”, “Bánh Hằng Sống”… nhưng trong thánh lễ Giáo Hội đã dùng tước hiệu “Chiên Thiên Chúa” trong phần hiệp lễ: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian…”.
4) PHẢI LÀM CHỨNG CHO CHÚA THẾ NÀO NOI GƯƠNG THÁNH GIO-AN?
- Làm chứng là giới thiệu Chúa cho tha nhân: Gio-an Tẩy Giả đã tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai và giới thiệu Người cho môn đệ: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây là Đấng xóa bỏ tội trần gian… Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”. (Ga 1,29.34).
- Làm chứng là nói về Chúa và đề cao vai trò của Người: Gio-an luôn nói về Chúa cho mọi người và làm mọi việc để giới thiệu Chúa: "Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, vì có trước tôi. Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi đến làm phép rửa trong nước” (Ga 1,30-31).
- Làm chứng bằng lối sống khiêm hạ để Chúa được lớn lên còn mình nhỏ bé đi: Gio-an không buồn khi thấy dân chúng bỏ mình và lũ lượt kéo đến xin Đức Giê-su làm phép rửa cho (x. Ga 3,26). Ông đã trấn an các môn đệ đang bất bình về điều này và nói cho họ hiểu về vai trò tiền hô của mình như sau: «Chính anh em làm chứng cho Thầy là Thầy đã nói : Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người... Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi » (Ga 3,28.30).
4. THẢO LUẬN:
1) Tước hiệu Chiên Thiên Chúa gợi lên tình yêu, sự hy sinh và sự khải hoàn. Mỗi người chúng ta sẽ làm gì để xứng đáng nhận được ơn cứu độ mà Đức Giê-su Con Chiên Thiên Chúa đã chịu chết để xóa tội chúng ta? 2) Khi bị hiểu lầm, bị vu khống cách oan uổng, chúng ta nên làm gì để kết hiệp với sự đau khổ của Chúa Giê-su là Chiên Thiên Chúa Đấng gánh tội trần gian ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Con thật cảm động khi thấy Chúa là Đấng Thánh của Thiên Chúa, mà vì yêu thương con đã tình nguyện trở thành của lễ hiến tế để đền tội thay cho loài người và giao hòa nhân loại với Thiên Chúa, hầu chúng con được tham phần vào vinh quang phục sinh của Chúa. Mỗi lần dự lễ, xin cho chúng con biết dâng lên Chúa Cha những lời cầu nguyện, dâng các việc bác ái, sự hãm mình và những điều rủi ro trái ý… để biến chúng nên lễ vật kết hiệp với lễ vật cao trọng trên bàn thờ là Chiên Thiên Chúa tiến dâng lên Thiên Chúa. Nhờ đó chúng con sẽ được tham phần vào vinh quang phục sinh với Chúa trên thiên đàng.
- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con noi gương thánh Gio-an để giới thiệu Chúa là Đấng Cứu Thế bằng lời nói và việc làm trước mặt mọi người chung quanh. Mỗi lần dự lễ, xin giúp chúng con dâng những lời cầu nguyện, các hy sinh vất vả, các nỗi đau khổ phải chịu cách bất công và những việc tông đồ bác ái, để kết hiệp với lễ vật là Con Chiên Thiên Chúa. Nhờ đó chúng con hy vọng sẽ được Chúa thương xóa bỏ tội lỗi và được hưởng ơn cứu độ của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Chúa Nhật 2 TN A
Is 49,3.5-6; 1 Cr 1,1-3; Ga 1,29-34
ĐỨC GIÊ-SU LÀ CHIÊN CỨU ĐỘ CỦA Thiên Chúa
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 1,29-34
(29) Hôm sau, ông Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian. (30) Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, vì có trước tôi. (31) Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi đến làm phép rửa trong nước”. (32) Ông Gio-an còn làm chứng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. (33) Tôi không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. (34) Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”.
2. Ý CHÍNH:
Đây là lời chứng thứ hai của Gio-an Tẩy Giả về Đức Giê-su. Ông xác nhận Đức Giê-su là Con Chiên của Thiên Chúa, có sứ mệnh xóa bỏ tội trần gian. Người là Đấng mà Gioan được sai đến trước để dọn đường qua dấu chỉ Thánh Thần ngự xuống. Gio-an đã thấy Thánh Thần ngự xuống trên Đức Giê-su khi làm phép rửa cho Người tại sông Gio-đan, nên ông đã làm chứng: “Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”.
3. CHÚ THÍCH:
- C 29-30: + Đây là Chiên Thiên Chúa: Chiên Thiên Chúa hay Chiên Vượt Qua thời Xuất Hành (x. Xh 12,3-46). Tin Mừng Gio-an cho thấy Đức Giê-su chính là Con Chiên lễ Vượt Qua qua ba sự kiện: Một là thời gian quan Phi-la-tô xét xử Đức Giê-su vào Giờ Thứ Sáu (tức 12 giờ trưa) trong ngày lễ áp lễ Vượt Qua (x. Ga 9,14), trùng với giờ các tư tế giết chiên trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem để mừng đại lễ Vượt Qua. Hai là cành hương thảo: Người Do thái lấy một bó hương thảo, nhúng vào chậu đựng máu chiên và quét lên khung cửa nhà. Điều này giống như một tên lính đã lấy miếng bọt biển thấm giấm, buộc vào cành hương thảo đưa lên miệng Đức Giê-su nếm (x. Ga 19,29). Ba là chỉ thị của Mô-sê cấm đánh gãy xương của con Chiên bị giết trong biến cố Vượt Qua: quân lính không đánh dập ống chân của Người trên cây thập giá (x. Ga 19,34). + Về con chiên gánh tội : Trong lễ Xá Tội, người Do Thái bắt một con chiên đem đến cho Tư tế. Vị Tư Tế sẽ đọc một danh sách các thứ tội của dân và kêu gọi mọi người sám hối. Sau đó, Tư Tế đặt tay trên đầu con chiên, ngụ ý trút hết danh sách tội ấy lên đầu nó, rồi đuổi nó vào sa mạc. Người ta cử hành nghi lễ sám hối này để xin Đức Chúa xóa hết tội cho mình (x. Lv 1,4). Con chiên Vượt qua là hình bóng Đấng Cứu thế như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm: "Chính các bệnh tật của chúng tôi. Ngài đã vác. Ngài đã bị đâm vì những phản nghịch của chúng tôi. Vì tội vạ của chúng tôi, Ngài đã bị nghiền tán... Ngài đã chịu đựng, không mở miệng, như chiên con dẫn đến lò sát sinh... Thiên Chúa đã ái mộ Ngài, đã phục sinh Đấng đã làm lễ hy sinh tạ tội. Ngài đã được trường sinh bất tử” (Is 53, 4-5.7.10). + Đấng xóa bỏ tội trần gian: Thay vì dùng chữ gánh tội, Tin Mừng Gio-an đã dùng chữ “xóa” theo nghĩa “làm mất đi” (x. 1 Ga 3,5). Và như vậy “xóa tội” nghĩa là giải thoát khỏi tội lỗi. Trong cuộc Vượt Qua, nhờ máu chiên được sát tế và quét lên khung cửa nhà mà các con trai đầu lòng của người Do thái khỏi bị tiêu diệt (x. Xh 12,23). Cũng vậy, nhân loại nhờ việc Đức Giê-su chịu chết sẽ được xóa bỏ tội lỗi, giống như bỏ đi gánh nặng đè trên mình họ. + Có người đến sau tôi, vì có trước tôi: Tuy về thời gian, Đức Giê-su được sinh ra sau Gio-an 6 tháng (x. Lc 1,24.26), nhưng về bản tính Thiên Chúa thì Người luôn hiện hữu cả trước khi Gio-an ra đời.
- C 31-32: + Tôi đã không biết Người: Kiểu nói “không biết” có nghĩa là Gio-an đã không nhận ra Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai. Cái “không biết” của Gio-an cũng giống như “không biết” của người Do thái trong câu “Ở giữa các ông có Đấng mà các ông không biết” (Ga 1,26). + Nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en: Việc Gio-an làm phép rửa cho Đức Giê-su chính là cơ hội để Người tỏ mình là Đấng Thiên Sai cho dân Do thái. + Ông Gio-an còn làm chứng: Do những dấu chỉ “Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người”, mà Gio-an đã nhận ra thân phận của Đức Giê-su: Người thực là “Con Thiên Chúa”, là “Đấng Thiên Chúa đã tuyển chọn”. + Thánh Thần như chim bồ câu: Kiểu nói này không khẳng định Thánh Thần hiện ra dưới hình của chim bồ câu, nhưng đáp xuống trên Đức Giê-su giống như tiếng rung nhè nhẹ của loài chim ấy. + Và ngự trên Người: Việc “Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và lưu lại trên Đức Giê-su” tượng trưng cho hiệu quả của việc tuôn đổ ơn Thánh Thần, là ban sự sống để thiếp lập một dân Ít-ra-en mới. Cũng vậy, trong ngày lễ Hiện Xuống, “Lưỡi Lửa” không trực tiếp tượng trưng cho Chúa Thánh Thần, nhưng tượng trưng cho việc các Tông Đồ được Thánh Thần ban cho “nói tiếng lạ” để công bố Tin Mừng khắp thế gian.
- C 33-34: + Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Câu này được lặp lại để nhấn mạnh việc Gio-an không tự nhận biết Đức Ki-tô là Con Thiên Chúa nhưng là do chính Thiên Chúa, Đấng sai Gio-an làm phép rửa đã dạy cho ông biết. + Đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần: Làm phép rửa trong Thánh Thần là một thành ngữ ám chỉ công việc chính của Đức Giê-su là “xóa bỏ tội lỗi” bằng cách tuôn đổ ơn Thánh Thần xuống trên kẻ tin và lãnh nhận phép rửa để được tha tội (x. Ga 3,5-8). + Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn: Gio-an xác định việc ông làm chứng “Đức Giê-su là Đấng Thiên Chúa đã tuyển chọn” là do Thiên Chúa soi sáng. “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” đồng nghĩa với “Con Thiên Chúa”, như lời sấm của I-sai-a: “Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn…” (Is 42,1). Việc Đức Giê-su được Thiên Chúa tuyển chọn gắn liền với việc Người được ban Thần Khí để chu toàn sứ mạng Thiên Sai.
4. CÂU HỎI:
1) Nội dung lời chứng thứ hai của Gio-an Tẩy Giả về Đức Giê-su thế nào ? 2) Ba điều Tin Mừng Gio-an nêu ra chứng minh Đức Giê-su chính là con chiên cứu độ là gì ? 3) Gio-an muốn nói điều gì khi giới thiệu Đức Giê-su là “Đấng xóa bỏ tội trần gian” ? 4) Tại sao Gio-an lớn hơn Đức Giê-su 6 tháng, mà ông lại nói Người đã có trước ông ? 5) Từ “Không biết” trong câu “Tôi đã không biết Người” nghĩa là gì ? 6) “làm phép rửa trong Thánh Thần” là gì ? 7) “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” đồng nghĩa với “Con Thiên Chúa” trong lời sấm nào của Ngôn sứ I-sai-a ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36).
2. CÂU CHUYỆN:
1) ĐƯỢC CỨU SỐNG NHỜ CÁI CHẾT CỦA CON CHIÊN:
Một anh thợ nề kia đang làm việc chống dột trên mái nhà thờ GUƠ-ĐEN (Werden) nước Đức. Khi anh đang đu mình trên tường để sửa lại phần mái của Nhà thờ thì sợi dây an toàn anh mang trên mình lâu ngày bị mục, không chịu nổi sức nặng của anh nên bị đứt và anh bị rơi từ độ cao 20 mét xuống sàn nhà thờ. Nhưng rất may là bấy giờ có một con chiên đang ăn cỏ trong thửa vườn ở phía sau nhà thờ, tự nhiên lại chạy tới chỗ anh thợ đang làm việc trên cao, và anh đã ngã đè lên con chiên đáng thương kia. Anh thợ may mắn thoát chết và chỉ bị gãy xương chân, nhưng con chiên bị anh té đè lên thì lại bị chết bẹp. Về sau, để tỏ lòng biết ơn con chiên đã cứu mình, anh đã nhờ người chạm trổ một bức tượng chiên bằng đá quí. Được Cha Sở cho phép, anh làm một tượng đài mang tên “Con Chiên Cứu Độ” ngay tại nơi anh bị té để tưởng niệm con chiên đã chết cho anh được sống. Nhưng thực ra Chúa Giê-su mới là Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Người đã hy sinh chịu chết để tấy xóa tội lỗi nhân loại. Nhờ cuộc tử nạn và sự phục sinh vinh quang của Người mà mọi người chúng ta được tham phần vào cuộc chiến thắng sự chết và bước vào vinh quang phục sinh với Người.
Chúa Giêsu khử trừ tội của thế gian bằng cách gánh mọi tội lỗi của nhân loại, từ tội nguyên tổ Ađam cho đến tội của hết mọi người. Với cuộc khổ nạn và sự chết đau thương tủi nhục trên cây thập giá, Người đã đền thay tội lỗi của mọi người chúng ta.
2) CHỊU ĐAU KHỔ CÁCH OAN ỨC LÀ ĐỂ ĐỀN TỘI THAY CHO KẺ GIAN ÁC:
Một cô gái đang có người yêu, nhưng một hôm chẳng may đã bị kẻ cướp hãm hiếp có thai ngoài ý muốn. Sau đó cô còn đau khổ hơn nữa khi bị người yêu ruồng bỏ và mọi người khi dể xa lánh. Một hôm cô đến xưng tội với Đức Cha Fulton Sheen. Sau khi trình bày hoàn cảnh oan ức đang gặp phải, cô đã hỏi Đức Cha: "Tại sao con vô tội mà lại phải chịu nỗi đau khổ oan ức như thế?" Với thái độ cảm thông, Đức Cha Sheen đã an ủi cô gái như sau: "Con vô tội mà phải chịu nỗi đau khổ bất công như vậy là do con chịu đền tội thay cho tên cướp đã làm hại con".
Rồi Đức Cha Sheen nói với mọi người đang nghe ngài giảng: «Nếu chỉ vì phải gánh tội cho một người mà cô gái kia đã phải chịu đau khổ như thế, thì Chúa Giê-su khi phải gánh tội của nhân loại bằng cái chết tủi nhục trên cây thập tự, còn phải chịu đau khổ biết chừng nào! »
3. SUY NIỆM:
1) ĐỨC GIÊ-SU LÀ CON CHIÊN LỄ VƯỢT QUA:
Câu chuyện về đại lễ Vượt Qua kể lại rằng: Khi Mô-sê được Đức Chúa sai đến gặp Pha-ra-ô nước Ai-cập để thuyết phục nhà vua trả tự do cho dân Ít-ra-en, để họ được giải thoát khỏi kiếp sống nô lệ cho người Ai-cập, vào trong sa mạc để thờ phượng Đức Chúa tại núi Si-nai nơi Mô-sê đã gặp Chúa. Lúc đầu Pha-ra-ô cương quyết từ chối. Mô-sê đã phải sử dụng cây gậy Chúa ban để lần lượt thi thố 10 phép lạ chứng minh quyền năng Đức Chúa của con cháu Gia-cóp mạnh hơn các tà thần của dân Ai-cập. Nhưng chỉ đến phép lạ thứ mười là tiêu diệt các con trai đầu lòng của người Ai-cập, thì Pha-ra-ô mới chịu khuất phục và đồng ý cho con cháu Gia-cóp ra đi. Hôm ấy, Mô-sê vâng lệnh Đức Chúa truyền cho dân Ít-ra-en mỗi nhà phải giết một con chiên đực một tuổi để ăn thịt chiên với bánh không men và rau diếp đắng. Họ phải lấy máu chiên bôi trên thành cửa nhà của họ. Đêm hôm ấy, thần sứ hủy diệt của Đức Chúa đánh phạt Ai cập bằng việc giết chết các con trai đầu lòng của dân Ai-cập, còn những nhà có bôi máu chiên trên thành cửa, thì các con trai đầu lòng của họ khỏi phải chết (x. Xh 12,3-13). Thánh Phao-lô đã nói về con chiên cứu độ đó chính là Đức Giê-su như sau: “Quả vậy, Đức Ki-tô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vì thế chúng ta đừng lấy men cũ là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng Đại lễ” (1 Cr 5,7-8).
2) ĐỨC GIÊ-SU LÀ CON CHIÊN HIẾN TẾ ĐỀN TỘI:
Trong Đền Thờ hai lần sáng và chiều mỗi ngày, người ta đều giết chiên dâng lên Đức Chúa làm của lễ dâng tiến để đền tội thay cho dân (x. Xh 29,31). Khi giới thiệu Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa, Gio-an Tẩy Giả đã làm chứng Đức Giê-su là lễ vật mới của thời Tân Ước, được dâng tiến cho Thiên Chúa trên bàn thờ thập giá, thay thế cho lễ vật là con chiên được dâng theo Luật Mô-sê của thời Cựu Ước. Về việc thay lễ vật chiên cừu cũ bằng lễ vật mới là chiên Thiên Chúa, tác giả thư Do thái đã viết như sau: “Trước hết, Đức Ki-tô nói: Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa đã chẳng ưa chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ được dâng tiến theo Lề Luật truyền. Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. Theo ý đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã hiến dâng mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ” (Dt 10,8-10). Ngôn sứ I-sai-a đã nói tiên tri về người Tôi Tớ của Chúa, một ngày kia sẽ chịu đau khổ và chết như một con chiên như sau: “Bị ngược đãi người cam nhịn nhục, chẳng mở miệng kêu ca, như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng. Người đã bị ức hiếp, buộc tội rồi bị thủ tiêu… Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, Tôi Trung của Ta, sẽ làm cho môn đệ người nên công chính, và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ” (Is 53,7.11b;x Gr 11,19).
3) ĐỨC GIÊ-SU, CON CHIÊN KHẢI HOÀN:
Trong sách Khải Huyền, Tác giả đã áp dụng tước hiệu “Chiên Thiên Chúa” cho Đức Giê-su 28 lần. Trong đó, nhấn mạnh Con Chiên ngự trên ngai vương quyền. Là Đấng chiến thắng sự chết bằng sự phục sinh vinh quang. Con Chiên được ca ngợi như sau: “Ngài đã bị giết và đã lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước mọi dân. Ngài cũng làm cho họ thành một vương quốc, thành những tư tế, để phụng thờ Thiên Chúa chúng ta” (Kh 5,9-10). “Tôi thấy và tôi nghe tiếng muôn vàn thiên thần ở chung quanh ngai lớn tiếng hô: Con Chiên đã bị giết, nay xứng đáng lãnh nhận phú quý và uy quyền, khôn ngoan cùng sức mạnh, danh dự với vinh quang và muôn lời cung chúc. Amen” (Kh 5,12).
Tóm lại, tước hiệu “Chiên Thiên Chúa” gợi lên ba hình ảnh sống động về ơn cứu độ của các con chiên thời Cựu Ước như sau:
- Chúa Giê-su là Con Chiên Cứu Độ: Máu Người đổ ra trên thập tự trở thành giá chuộc muôn người, giống như máu con chiên được bôi trên thành cửa đã cứu các con trai đầu lòng của dân Do thái khỏi bị hủy diệt trong ngày Vượt Qua.
- Chúa Giê-su chính là Con Chiên Gánh tội và xóa tội trần gian, khi chịu hiến tế trên bàn thờ Thập Giá để đền thay cho tội lỗi chúng ta, giống như con chiên thanh sạch phải gánh tội và xóa tội cho toàn dân trong lễ Xá Tội của đạo Do Thái.
- Chúa Giê-su là Con Chiên Thiên Chúa đã chiến thắng sự chết bằng sự phục sinh vinh quang để ban ơn cứu độ cho nhân loại như sách Khải Huyền đã ghi nhận (x Kh 5,9-10).
Do đó, dù Đức Giê-su có nhiều tước hiệu như : "Ánh Sáng trần gian”, “Mục Tử nhân lành”, “Bánh Hằng Sống”… nhưng trong thánh lễ Giáo Hội đã dùng tước hiệu “Chiên Thiên Chúa” trong phần hiệp lễ: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian…”.
4) PHẢI LÀM CHỨNG CHO CHÚA THẾ NÀO NOI GƯƠNG THÁNH GIO-AN?
- Làm chứng là giới thiệu Chúa cho tha nhân: Gio-an Tẩy Giả đã tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai và giới thiệu Người cho môn đệ: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây là Đấng xóa bỏ tội trần gian… Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”. (Ga 1,29.34).
- Làm chứng là nói về Chúa và đề cao vai trò của Người: Gio-an luôn nói về Chúa cho mọi người và làm mọi việc để giới thiệu Chúa: "Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, vì có trước tôi. Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi đến làm phép rửa trong nước” (Ga 1,30-31).
- Làm chứng bằng lối sống khiêm hạ để Chúa được lớn lên còn mình nhỏ bé đi: Gio-an không buồn khi thấy dân chúng bỏ mình và lũ lượt kéo đến xin Đức Giê-su làm phép rửa cho (x. Ga 3,26). Ông đã trấn an các môn đệ đang bất bình về điều này và nói cho họ hiểu về vai trò tiền hô của mình như sau: «Chính anh em làm chứng cho Thầy là Thầy đã nói : Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người... Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi » (Ga 3,28.30).
4. THẢO LUẬN:
1) Tước hiệu Chiên Thiên Chúa gợi lên tình yêu, sự hy sinh và sự khải hoàn. Mỗi người chúng ta sẽ làm gì để xứng đáng nhận được ơn cứu độ mà Đức Giê-su Con Chiên Thiên Chúa đã chịu chết để xóa tội chúng ta? 2) Khi bị hiểu lầm, bị vu khống cách oan uổng, chúng ta nên làm gì để kết hiệp với sự đau khổ của Chúa Giê-su là Chiên Thiên Chúa Đấng gánh tội trần gian ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Con thật cảm động khi thấy Chúa là Đấng Thánh của Thiên Chúa, mà vì yêu thương con đã tình nguyện trở thành của lễ hiến tế để đền tội thay cho loài người và giao hòa nhân loại với Thiên Chúa, hầu chúng con được tham phần vào vinh quang phục sinh của Chúa. Mỗi lần dự lễ, xin cho chúng con biết dâng lên Chúa Cha những lời cầu nguyện, dâng các việc bác ái, sự hãm mình và những điều rủi ro trái ý… để biến chúng nên lễ vật kết hiệp với lễ vật cao trọng trên bàn thờ là Chiên Thiên Chúa tiến dâng lên Thiên Chúa. Nhờ đó chúng con sẽ được tham phần vào vinh quang phục sinh với Chúa trên thiên đàng.
- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con noi gương thánh Gio-an để giới thiệu Chúa là Đấng Cứu Thế bằng lời nói và việc làm trước mặt mọi người chung quanh. Mỗi lần dự lễ, xin giúp chúng con dâng những lời cầu nguyện, các hy sinh vất vả, các nỗi đau khổ phải chịu cách bất công và những việc tông đồ bác ái, để kết hiệp với lễ vật là Con Chiên Thiên Chúa. Nhờ đó chúng con hy vọng sẽ được Chúa thương xóa bỏ tội lỗi và được hưởng ơn cứu độ của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới hôm nay
VietCatholic Network
10:35 12/01/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, Chương trình Truyền Hình VietCatholic của chúng tôi hôm này gồm có những tin chính sau đây.
Buổi tiếp kiến chung ngày 11 tháng 1, Đức Thánh Cha nói: Các thần tượng giả ăn cắp sự tự do và biến con người thành nô lệ chúng.
1- ĐTC chào các đoàn hành hương tới Roma.
2- ĐHY Muller tuyên bố việc sửa sai ĐGH Phanxico sẽ không có vào lúc này
3- Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh
4- Venezuela có gần nửa triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng
5- ĐTC suy tư về các chuyến tông du nước ngoài trong một cuốn sách mới
6- Một Giám Mục gốc Phi Luật Tân được bổ nhiệm làm Giám Mục chính tòa Hoa Kỳ
7- Năm 2017 Phi Luật Tân, nhấn mạnh vào thông điệp Fatima
Sau đây xin mời qúi vị nghe phần tin chi tiết của chúng tôi như sau:
ĐTC nói: Các thần tượng giả ăn cắp sự tự do và biến con người thành nô lệ chúng
ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ với trên với 8.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần hôm 11/1/ 2017 trong đại thính đường Phaolô VI. Trong bài huấn dụ ĐTC đã đề cập tới niềm hy vọng như nhu cầu sơ đẳng của con người: hy vọng vào tương lai, tin tưởng nói sự sống, suy nghĩ tích cực. ĐTC nhấn mạnh rằng: Thánh Kinh cảnh báo chúng ta chống lại các niềm hy vọng giả dối, các niềm hy vọng giả dối này mà thế gian trình bầy với chúng ta, bằng cách lột mặt nạ sự vô ích của chúng và chỉ cho thấy cái vô nghĩa của chúng. Và Thánh Kinh làm điều đó bằng nhiều cách thế, nhất là bằng cách tố cáo các thần tượng giả mà con người liên tục bị cám dỗ đặt để niềm tin tưởng của nó, bằng cách biến nó trở thành đối tượng niềm hy vọng của mình. ĐTC nói:
Khi tin tưởng vào các thần tượng bằng vật chất, hay do trí óc chúng ta làm ra, khi biến các thực tại hạn hẹp thành tuyệt đối, khi giản lược Thiên Chúa vào các lược đồ và tư tưởng của chúng ta, ta biến Ngài thành một vị thần giống chúng ta, có thể hiểu được, thấy trước được như các thần tượng vô hồn, là chúng ta đặt hy vọng vào hư vô. Chỉ khi tin tưởng nơi Chúa chúng ta mới trở nên như Ngài, phước lành của Ngài biến đổi chúng ta thành con cái chia sẻ sự sống của Ngài.
Trong bài huấn dụ ĐTC nói: đối chọi với niềm hy vọng nơi một Chúa của sự sống, là Đấng với Lời của Ngài đã tạo dựng nên thế giới và hướng dẫn cuộc sống của chúng ta, người ta tin tưởng nơi các thần tượng câm nín. Các ý thức hệ, với các yêu sách tuyệt đối của chúng, các giầu sang – và đây là một thần tượng lớn - các giầu sang, quyền lực và thành công, sự phù vân, với các ảo tưởng vĩnh cửu và toàn năng của chúng, các giá trị như vẻ đẹp vật lý và sức khỏe, khi chúng trở thành thần tượng cần phải hy sinh mọi sự, tất cả chúng đều là các thực tại làm lẫn lộn tâm trí, và thay vì tạo điều kiện cho sự sống thì nó dẫn đưa tới cái chết.
Sứ điệp của thánh vịnh rất rõ ràng: nếu ta đặt tin tưởng nơi các thần tượng, thì ta cũng trở thành như chúng: là các hình ảnh trống rỗng với tay không sờ mó, với chân không bước đi, miệng không thể nói. Ta không còn gì để nói nữa, ta trở thành không có khả năng trợ giúp, thay đổi các sự vật, không có khả năng cười, trao ban chính mình, không có khả năng yêu thương. Và cả chúng ta là các người của Giáo Hội, chúng ta cũng gặp nguy cơ này khi chúng ta “trần tục hóa chính mình”. Cần phải ở trong thế gian, nhưng bảo vệ chính mình khỏi các ảo tưởng của thế gian là các thần tượng này mà tôi đã nêu ra trên đây.
1- ĐTC Chào Các Đoàn Hành Hương Tới Roma
Sau bài huấn dụ, ĐTC đã chào các nhóm hành hương nói tiếng Pháp, đặc biệt các đại chủng sinh chủng viện Saint Sulpice Issy-les-Moulineaux; các đoàn hành hương đến từ Hoa Kỳ, Australia và Nhật Bản; cũng như các nhóm nói tiếng Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Ba Lan.
Ngài nói: thế giới cống hiến cho chúng ta biết bao niềm hy vọng giả, thay vì trao ban tin tưởng chúng ăn cắp sự tự do và biến chúng ta trở thành nô lệ của chúng. Các thần tượng cũng như ma tuý hứa hẹn niềm vui, nhưng lại ăn cướp sự tự do. Vì thế, việc chữa lành nô lệ các thần tượng trước hết là nhận biết chúng, quyết định thoát khỏi, can đảm từ bỏ chúng, và nhất là đặt niềm hy vọng nơi Thiên Chúa thật hằng sống là Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại.
Chào các nhóm Ba Lan, ĐTC nói: năm nay Ba Lan mừng 100 năm tu huynh Alberto Chmielowski sinh ra. Tôi khuyến khích anh chị em noi gương vị thánh của lòng thương xót, anh em của những người vô gia cư, dân nghèo và những người bị gạt bỏ ngoài lề xã hội, để đem tình yêu thương, bác ái và niềm hy vọng tới cho mọi người.
Trong các nhóm tiếng Ý, ngài đặc biệt chào các linh mục giáo sư các chủng viện, học viện thành viên chi nhánh đại học giáo hoàng Urbaniana của Bộ Truyền Giáo. Chào các bạn trẻ người đau yếu và các đôi tân hôn, ĐTC nhắc tới lễ Chúa chịu phép rửa Chúa Nhật vừa qua. Ngài khích lệ mọi người tái khám phá ra ơn bí tích Rửa Tội đã nhận lãnh, và kín múc từ đó niềm tin nơi Giáo Hội, sức mạnh giúp đối phó với khổ đau bệnh tật và lòng can đảm dấn thân trong cuộc sống gia đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người.
2- Đức Hồng Y Muller tuyên bố việc sửa sai Đức ĐGH Phanxico sẽ không có vào lúc này
ĐHY Muller, Vị đứng đầu lo về tín lý của Vatican tin rằng việc ĐHY Raymond Burke đe dọa sẽ công bố một sự "sửa sai huynh đệ" đối với ĐGH Phanxicô còn lâu mới diễn ra bởi vì bất chấp những gì vị giáo phẩm Hoa Kỳ này nói, văn kiện giáo hoàng Amoris Laetitia về gia đình, trên thực tế, rất rõ ràng về tín lý.
ĐHY Muller cho rằng: Amoris Laetitia, mà một số người tin là đưa ra một sự cơỉ mở thận trọng để người Công Giáo ly dị và tái hôn dân sự được rước lễ, "hết sức rõ ràng về tín lý của nó và chúng ta có thể giải thích toàn bộ giáo huấn của Chúa Giêsu về hôn nhân, toàn bộ giáo huấn của Giáo Hội trong 2000 năm lịch sử".
Trong cuộc phỏng vấn hôm Chúa Nhật, ĐHY Muller cũng cho biết: ĐGH Phanxicô "yêu cầu biện phân tình trạng của những người hiện đang sống trong các cuộc kết hợp không hợp lệ, nghĩa là, không phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân, và yêu cầu giúp những người này tìm được một nẻo đường để họ được tái hội nhập vào trong Giáo Hội tùy theo các điều kiện của bí tích, sứ điệp Kitô giáo về hôn nhân".
3- Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh
Vatican - Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 9/1/2017 dành cho Ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, ĐTC đã nói về đề tài “an ninh và hòa bình” trên thế giới. Ngài lên án nạn khủng bố trên thế giới, đề cao tầm quan trọng của tự do tôn giáo, loại trừ những nguyên nhân bất hòa gây ra chiến tranh, giải quyết vấn đề di dân và tị nạn, bảo vệ thiên nhiên như căn nhà chung, lên án nạn buôn bán vũ khí, tái lập hòa bình tại Iraq, Siria, và Yemen.
Buổi tiếp kiến bắt đầu lúc 10 giờ rưỡi trước sự hiện diện của đại diện 182 quốc gia và các tổ chức quốc tế. Sau lời chào mở đầu của vị Niên trưởng ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, là Đại Sứ của Angola, ĐTC đã lên tiếng chào thăm tất cả các vị đại sứ và cám ơn vị niên trưởng ngoại giao đoàn, và ngài hài lòng ghi nhận trong năm qua, con số các vị đại sứ cạnh Tòa Thánh thường trú ở Roma gia tăng. Ngài cũng cám ơn nhiều vị Đại sứ thường trú ở Roma, con số gia tăng trong năm ngoái, và cả các Đại sứ không thường trú. Ngài cũng nhắc đến các cuộc viếng thăm của các vị Quốc trưởng và Thủ tướng tại Tòa Thánh trong năm qua, trùng vào Năm Thánh Lòng Thương Xót, cũng như việc ký kết nhiều hiệp định thư giữa Tòa Thánh và một số nước.
ĐTC nhắc đến sự kiện cách đây đúng 100 năm thế giới đang ở giữa thế chiến thứ nhất, năm 1917, cuộc chiến ngày càng trở nên cuộc chiến hoàn cầu. 100 năm sau, nhiều nơi trên thế giới được hưởng an bình lâu dài, tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế và những hình thức an sinh chưa từng có. Nhưng nhiều nơi trên thế giới, hàng triệu người vẫn đang sống giữa các cuộc xung đột vô nghĩa.
Ngài đặc biệt nhấn mạnh tới: Hòa bình hồng ân của Thiên Chúa và vai trò của tôn giáo.
ĐTC nói: "Vì vậy, tôi muốn dành cuộc gặp gỡ hôm nay để nói về đề tài an ninh và hòa bình, vì trong bầu không khí sợ hãi nói chung đối với hiện tại, và sự bất định, lo âu về tương lai hiện nay, tôi thấy cần nói lên một lời hy vọng, và chỉ cho thấy một viễn tượng hành trình.
4- Venezuela có gần nửa triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng
Tin từ Caracas - Một nghiên cứu của Đại học Trung ương Venezuela được công bố vào đầu năm 2017 cho biết tình trạng trẻ em tuổi đi học bị suy dinh dưỡng tại quốc gia này tăng 3% so với năm ngoái. Năm 2016 số trẻ em suy dinh dưỡng là 350,000 em, năm nay là 380,000 em. Nguyên do thiếu thực phẩm là vì nông dân không gieo trồng đủ, nhà nước của tổng thống Maduro không đủ ngoại tể để nhập khẩu lương thực.
Cuộc khủng hoảng kinh tế Venezuela đưa tới vấn đề lạm phát không thể kiểm soát được, tổng sản lược quốc gia GDP giảm mạnh, thiếu lương thực và nhu yếu phẩm. Trước đây khi giá dầu còn cao, Venezuela sống nhờ tiền bán dầu, dân chúng sống sung túc. Nay giá dầu trên thế giới giảm mạnh, Venezuela đã không còn nhiều tiền, trong khi chỉ sản xuất được 30% thực phẩm và hàng tháng phải chi 900 triệu Mỹ kim để nhập khẩu thực phẩm và nhu yếu phẩm. Được biết, Venezuela có 31 triệu dân trong đó có 71% là người Kitô giáo.
5- ĐTC suy tư về các chuyến tông du nước ngoài trong một cuốn sách mới
Trong cuốn sách mới bằng tiếng Ý có nhan đề: In Vi-a-zi-ô nghĩa là“Trên hành trình”, ĐTC Phanxicô đã nói về các chuyến tông du nước ngoài mà ngài đã thực hiện kể từ khi trở thành vị Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh. Trong một trích đoạn của cuốn sách xuất bản ở Ý trên nhật báo La Stampa, ĐTC nói với nhà báo kỳ cựu Vatican là ông Andrea Tornielli rằng: ngài không phải là người thích du hành đây đó, nhưng ngài nghĩ rằng những chuyến tông du của ngài là quan trọng trong việc “gieo những hạt giống hy vọng” ở các quốc gia trên thế giới. Ngài cho biết các chuyến đi làm ngài kiệt sức, và muốn có thêm thời gian để chuẩn bị cho mỗi chuyến đi. ĐTC Phanxicô cũng nói với nhà báo này rằng: ngài không lo lắng về an ninh của riêng mình trong các chuyến tông du, và không muốn có thêm các biện pháp phòng ngừa an ninh cho riêng mình. Các nỗ lực bảo vệ an ninh nên chú ý hơn đến những người dân bình thường.
6- Một Giám Mục gốc Phi Luật Tân được bổ nhiệm làm GM chính tòa Hoa Kỳ
Vatican: Hôm thứ Ba ngày 10/1/2017, Tòa Thánh Vatican đã bổ nhiệm Đức GM Oscar Solis, người gốc Phi Luật Tân làm GM cai quản giáo phận Salt Lake City. Hiện nay, Ngài đang là GM Phụ Tá tại tổng giáo phận Los Angeles. Đức GM Oscar Solis năm nay 63 tuổi, là người gốc Phi Luật Tân đầu tiên được bổ nhiệm làm giám mục tại Hoa Kỳ. Năm 2003 Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phalô Đệ Nhị bổ nhiệm Ngài làm GM Phụ Tá tổng giáo phận Los Angeles. Khi được tin Đức GM Solis về cai quản giáo phận Salt Lake City, Đức TGM Jose H. Gomez của Los Angeles tuyên bố: “Mất mát của chúng tôi sẽ là một món quà cho các gia đình của Thiên Chúa ở Salt Lake City".
7- Năm 2017 Phi Luật Tân, nhấn mạnh vào thông điệp Fatima
Giáo Hội tại Phi Luật Tân đã chọn năm 2017 là “năm của các giáo xứ” như một phần trong kế hoạch chuẩn bị kéo dài một năm trước khi quốc gia này kỷ niệm 500 năm đón nhận ánh sáng Tin Mừng. Đức TGM Socrates Villegas chủ tịch hội đồng giám mục nói rằng: trung tâm của các hoạt động trong năm 2017 là những thông điệp của Đức Mẹ kêu gọi cầu nguyện và sám hối tại Fatima xảy ra cách đây đúng một trăm năm.
Trong thư mục vụ đầu năm, Đức TGM viết: “Thông điệp của Fatima vẫn còn vang vọng rõ ràng và mạnh mẽ đối với chúng ta. Nếu chúng ta ước mơ đổi mới Giáo Hội, chúng ta hãy quay trở lại với việc cầu nguyện, chúng ta hãy lãnh nhận Mình Máu Thánh Con Mẹ và đền tạ những tội lỗi của chúng ta”. Đức TGM cũng nói về tầm quan trọng của việc tôn thờ Thánh Thể, xưng tội, sống theo con đường chính thống, và khuyên bảo các linh mục sống đơn giản. Phi Luật Tân hiện có 102 triệu 600 ngàn dân trong đó 83% là người Công Giáo và 5% là người Hồi giáo.
Các Giám mục Panama chuẩn bị ngày Quốc tế Giới trẻ 2019
Hồng Thủy
11:07 12/01/2017
Panama – Từ 9-13/01, tại Panama đang diễn ra Đại hội thường niên của Hội đồng Giám mục Panama.
Đề tài chính của lần gặp gỡ này là chuẩn bị cho ngày Quốc tế Giới trẻ sẽ diễn ra tại đây vào năm 2019.
Hội đồng Giám mục Panama chịu trách nhiệm tổ chức “các Ngày Giáo phận”, nghĩa là các Giám mục phải chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng đón tiếp và các sinh hoạt của hàng ngàn người trẻ sẽ đến Panama trước ngày Quốc tế Giới trẻ 2019.
Các Giám mục cũng xem xét thực tại quốc gia dưới ánh sáng của giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. (Fides 12/01/2017)
Đề tài chính của lần gặp gỡ này là chuẩn bị cho ngày Quốc tế Giới trẻ sẽ diễn ra tại đây vào năm 2019.
Hội đồng Giám mục Panama chịu trách nhiệm tổ chức “các Ngày Giáo phận”, nghĩa là các Giám mục phải chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng đón tiếp và các sinh hoạt của hàng ngàn người trẻ sẽ đến Panama trước ngày Quốc tế Giới trẻ 2019.
Các Giám mục cũng xem xét thực tại quốc gia dưới ánh sáng của giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. (Fides 12/01/2017)
Tổng thống Duterte của Philippines thông báo “Tháng Kinh Thánh toàn quốc”
Hồng Thủy
11:08 12/01/2017
Manila - Tổng thống Duterte của Philippines tuyên bố rằng tháng 1 sẽ là “Tháng Kinh Thánh toàn quốc”.
Trong tuyên cáo được ký ngày 05/01 vừa qua, tổng thống Duterte tuyên bố rằng “Quốc gia nhìn nhận bản chất tôn giáo của dân Philippines và ảnh hưởng sống động của tôn giáo trong xã hội con người. Thật là đúng đắn và thích hợp khi sự quan tâm của quốc gia tập trung trên tầm quan trọng của việc đọc và học hỏi Kinh thánh, để hình thành các tính cách tinh thần, luân lý và xã hội của công dân.”
Theo ông Duterte, việc ký kết tài liệu là đòi buộc của hiến pháp để phát triển các giá trị đạo đức và tinh thần của công dân và giúp họ thăng tiến nền luân lý của họ.
Đức ông Ruperto Santos của Balanga nhìn nhận việc này đáng khen ngợi và có tính linh hứng, còn đức ông Robert Mallari Di San Jose thì nói: “Chúng tôi cám ơn tổng thống vì đã đưa ra nhìn nhận đúng về tôn giáo của dân tộc và tầm quan trọng của Kinh Thánh để thăng tiến đất nước. Đức ông Gerardo Alminaza của San Carlos gọi tuyên bố này là một “cơ hội vàng cho các giáo xứ cùng hoạt động với các cơ quan chính quyền trong việc thực hiện năm 2017 như năm của các giáo xứ. (Asia News 11/01/2017)
Trong tuyên cáo được ký ngày 05/01 vừa qua, tổng thống Duterte tuyên bố rằng “Quốc gia nhìn nhận bản chất tôn giáo của dân Philippines và ảnh hưởng sống động của tôn giáo trong xã hội con người. Thật là đúng đắn và thích hợp khi sự quan tâm của quốc gia tập trung trên tầm quan trọng của việc đọc và học hỏi Kinh thánh, để hình thành các tính cách tinh thần, luân lý và xã hội của công dân.”
Theo ông Duterte, việc ký kết tài liệu là đòi buộc của hiến pháp để phát triển các giá trị đạo đức và tinh thần của công dân và giúp họ thăng tiến nền luân lý của họ.
Đức ông Ruperto Santos của Balanga nhìn nhận việc này đáng khen ngợi và có tính linh hứng, còn đức ông Robert Mallari Di San Jose thì nói: “Chúng tôi cám ơn tổng thống vì đã đưa ra nhìn nhận đúng về tôn giáo của dân tộc và tầm quan trọng của Kinh Thánh để thăng tiến đất nước. Đức ông Gerardo Alminaza của San Carlos gọi tuyên bố này là một “cơ hội vàng cho các giáo xứ cùng hoạt động với các cơ quan chính quyền trong việc thực hiện năm 2017 như năm của các giáo xứ. (Asia News 11/01/2017)
Giáo hội Công giáo Hàn quốc đã có 6000 Linh mục
Hồng Thủy
11:11 12/01/2017
Trong niên giám năm 2017 mới được phát hành, Hội đồng Giám mục Hàn quốc ghi nhận là cho đến ngày 30/09/2016, số Linh mục được thụ phong là 6021 vị.
Danh sách này bao gồm cả cha Anrê Kim, Linh mục đầu tiên người Hàn quốc và là thánh tử đạo, thường được biết với tên khai sinh là Kim Dae-geon.
Trong tổng số hơn 6000 Linh mục, hiện có 5021 vị vẫn đang hoạt động trong khi 560 vị đã qua đời và 440 vị đã hồi tục. (Asia News 11/01/2017)
Tin tặc xâm nhập vào hệ thống máy tính của Vatican
Đặng Tự Do
17:23 12/01/2017
Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa |
Cảnh sát tại Rôma đã công bố việc bắt giữ hai kỹ sư bị nghi ngờ lấy cắp trái phép các “thông tin liên quan đến an ninh quốc gia.” Các tin tặc, không được nêu danh tính, chỉ được mô tả một cách tổng quát là các cư dân của thành phố London, và ở độ tuổi 40, đã bị bắt giữ tại Rôma. Cảnh sát cáo buộc hai người này đã truy cập trái phép vào các servers của các nhà lãnh đạo chính phủ Ý và các viên chức ngân hàng châu Âu.
Các hoạt động thâm nhập trái phép cũng tấn công vào Vatican. Hai tin tặc này đã truy cập được vào các máy tính của Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, và Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa. Họ cũng tấn công vào các máy tính đặt tại nhà trọ Santa Marta, là nhà khách của Vatican. Đó là nơi cư ngụ của Đức Thánh Cha Phanxicô và các Hồng Y, Giám Mục khi đến thăm Rôma. Hàng ngàn emails đã bị lấy cắp và được tìm thấy trong máy tính của các nghi can.
Đây được kể là vụ tấn công nghiêm trọng nhất vào hệ thống máy tính của Vatican từ trước đến nay. Các vụ tấn công trước không lấy được tài liệu nào, và chỉ đơn giản là các vụ “DdoS attack”, nghĩa là “tấn công biển người” nhằm làm sập hệ thống máy tính trong vài giờ.
Các viên chức tại Vatican chưa đưa ra những lời bình luận nào về vụ tấn công này, và cảnh sát Ý cũng không nêu cụ thể có bao nhiêu tài liệu với những thông tin nhạy cảm đã bị lấy cắp.
Source: La Croix - Le Vatican touché par une vaste affaire de cyberespionnage
Tranh cãi chung quanh ủy ban đặc biệt điều tra những bất hòa trong Dòng Hiệp Sĩ Malta
Đặng Tự Do
17:50 12/01/2017
Vấn đề Dòng Hiệp Sĩ Malta tiếp tục làm xao xuyến nhiều người Công Giáo trên thế giới. Nhiều người bày tỏ âu lo là vấn đề này nếu kéo dài thì chung cuộc có thể dẫn đến một tình trạng hoang mang về đạo lý Công Giáo.
Diễn biến mới nhất là ủy ban do Tòa Thánh thiết lập để điều tra điều tra những bất hòa trong Dòng Hiệp Sĩ Malta tuyên bố sẽ tiến hành công việc của mình, bất chấp những chống đối của Dòng này.
Ủy ban được thành lập bởi Đức Thánh Cha Phanxicô để xem xét việc sa thải Albrecht von Boeselager “là hoàn toàn hợp pháp và có đủ thẩm quyền”. Ủy ban đã cho biết như trên để bác bỏ các khiếu nại của Dòng Hiệp sĩ Malta theo đó hình thức kỷ luật Boeselager là một vấn đề về quản trị nội bộ. Theo ủy ban, việc điều tra này “không hề vi phạm chủ quyền quốc gia của nhà Dòng”
Theo ủy ban, Đức Giáo Hoàng có quyền hỏi về hoàn cảnh bị lật đổ của Boeselager trong tư cách là mục tử toàn thể Hội Thánh Công Giáo, và hiến pháp của Dòng Hiệp Sĩ Malta cũng nhìn nhận “sự vâng phục Đức Thánh Cha.”
Dòng Hiệp sĩ Malta là một dòng tu Công Giáo Rôma được tổ chức như một lực lượng quân sự. Họ là các hiệp sĩ châu Âu lâu đời nhất trên thế giới. Sau khi chinh phục được Jerusalem vào năm 1099 trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất, họ đã trở thành một dòng tu quân sự có điều lệ riêng với nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ Đất Thánh. Sau khi các vùng lãnh thổ ở Thánh Địa rơi vào tay người Hồi giáo thì dòng này rút quân về hoạt động ở đảo Rhodes (1310-1523), và sau đó là đảo Malta (1530-1798). Năm 1798, Napoléon Bonaparte chiếm được Malta thì dòng này rút về Roma nhưng vẫn được nhìn nhận tư cách một quốc gia có chủ quyền. Dù không thực sự có một vùng lãnh thổ xác định nhưng họ được cấp tư cách quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc, được phát hành tem bưu chính, có hộ chiếu đi quốc tế, có quốc kỳ và quốc huy như một nhà nước.
Dòng hiện có khoảng 13,000 thành viên, 80,000 tình nguyện viên thường trực và 20,000 nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, y tá, trợ tá) hiện diện tại hơn 120 quốc gia.
Ngày 22 tháng 12 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập một ủy ban đặc biệt để điều tra những bất hòa trong Dòng Hiệp Sĩ Malta sau khi vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội đáng kính này ra quyết định sa thải vị Chưởng Ấn (Chancellor).
Albrecht von Boeselager, là người bị cách chức, đã dính líu vào một chương trình phân phối bao cao su tránh thai để ngăn chặn việc lây lan bệnh liệt kháng (HIV). Tuy nhiên, ông nói rằng vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội Hiệp Sĩ Malta, là Fra Matthew Festing, đã hành động vi phạm hiến pháp của hội khi ra lệnh buộc ông từ chức vì quan điểm ‘liberal’ của mình. Albrecht von Boeselager cũng nói với các ký giả là Đức Hồng Y Raymon Burke, là nhà lãnh đạo tinh thần của dòng, đã tác động trực tiếp vào quyết định buộc ông ta phải bị cách chức.
Trong khi đó, vị Hiệp Sĩ Tối Cao Fra Matthew Festing nói rằng ông không có lựa chọn nào khác hơn là loại bỏ Boeselager vì một “tình huống vô cùng nghiêm trọng và không thể chấp nhận được.” Nhiều người Công Giáo trên thế giới tin rằng quyết định của Hiệp Sĩ Tối Cao Fra Matthew Festing là hoàn toàn đúng đắn.
Theo điều lệ của Dòng Hiệp Sĩ Malta, vị Chưởng Ấn (Chancellor) có thẩm quyền như một vị bộ trưởng ngoại giao.
Uỷ ban điều tra của Vatican có năm thành viên là Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, nguyên đặc sứ của Vatican tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva; Cha Gianfranco Ghirlanda, một luật sư dòng Tên chuyên về giáo luật; và ba thành viên của các Hiệp sĩ Malta.
Một ngày sau đó, hôm 23 tháng 12, Dòng Hiệp Sĩ Malta ra thông cáo báo chí cho rằng kế hoạch của Đức Thánh Cha là “không thể chấp nhận được”
Thông cáo nói rằng việc lật đổ Albrecht von Boeselager là một “hành động hành chính nội bộ thuộc chủ quyền nhà nước của Dòng Hiệp Sĩ Malta và do đó hoàn toàn thuộc phạm vi thẩm quyền của Dòng.”
Diễn biến mới nhất là ủy ban do Tòa Thánh thiết lập để điều tra điều tra những bất hòa trong Dòng Hiệp Sĩ Malta tuyên bố sẽ tiến hành công việc của mình, bất chấp những chống đối của Dòng này.
Ủy ban được thành lập bởi Đức Thánh Cha Phanxicô để xem xét việc sa thải Albrecht von Boeselager “là hoàn toàn hợp pháp và có đủ thẩm quyền”. Ủy ban đã cho biết như trên để bác bỏ các khiếu nại của Dòng Hiệp sĩ Malta theo đó hình thức kỷ luật Boeselager là một vấn đề về quản trị nội bộ. Theo ủy ban, việc điều tra này “không hề vi phạm chủ quyền quốc gia của nhà Dòng”
Theo ủy ban, Đức Giáo Hoàng có quyền hỏi về hoàn cảnh bị lật đổ của Boeselager trong tư cách là mục tử toàn thể Hội Thánh Công Giáo, và hiến pháp của Dòng Hiệp Sĩ Malta cũng nhìn nhận “sự vâng phục Đức Thánh Cha.”
Dòng Hiệp sĩ Malta là một dòng tu Công Giáo Rôma được tổ chức như một lực lượng quân sự. Họ là các hiệp sĩ châu Âu lâu đời nhất trên thế giới. Sau khi chinh phục được Jerusalem vào năm 1099 trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất, họ đã trở thành một dòng tu quân sự có điều lệ riêng với nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ Đất Thánh. Sau khi các vùng lãnh thổ ở Thánh Địa rơi vào tay người Hồi giáo thì dòng này rút quân về hoạt động ở đảo Rhodes (1310-1523), và sau đó là đảo Malta (1530-1798). Năm 1798, Napoléon Bonaparte chiếm được Malta thì dòng này rút về Roma nhưng vẫn được nhìn nhận tư cách một quốc gia có chủ quyền. Dù không thực sự có một vùng lãnh thổ xác định nhưng họ được cấp tư cách quan sát viên thường trực tại Liên Hiệp Quốc, được phát hành tem bưu chính, có hộ chiếu đi quốc tế, có quốc kỳ và quốc huy như một nhà nước.
Dòng hiện có khoảng 13,000 thành viên, 80,000 tình nguyện viên thường trực và 20,000 nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, y tá, trợ tá) hiện diện tại hơn 120 quốc gia.
Ngày 22 tháng 12 vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập một ủy ban đặc biệt để điều tra những bất hòa trong Dòng Hiệp Sĩ Malta sau khi vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội đáng kính này ra quyết định sa thải vị Chưởng Ấn (Chancellor).
Albrecht von Boeselager, là người bị cách chức, đã dính líu vào một chương trình phân phối bao cao su tránh thai để ngăn chặn việc lây lan bệnh liệt kháng (HIV). Tuy nhiên, ông nói rằng vị Hiệp Sĩ Tối Cao của hội Hiệp Sĩ Malta, là Fra Matthew Festing, đã hành động vi phạm hiến pháp của hội khi ra lệnh buộc ông từ chức vì quan điểm ‘liberal’ của mình. Albrecht von Boeselager cũng nói với các ký giả là Đức Hồng Y Raymon Burke, là nhà lãnh đạo tinh thần của dòng, đã tác động trực tiếp vào quyết định buộc ông ta phải bị cách chức.
Trong khi đó, vị Hiệp Sĩ Tối Cao Fra Matthew Festing nói rằng ông không có lựa chọn nào khác hơn là loại bỏ Boeselager vì một “tình huống vô cùng nghiêm trọng và không thể chấp nhận được.” Nhiều người Công Giáo trên thế giới tin rằng quyết định của Hiệp Sĩ Tối Cao Fra Matthew Festing là hoàn toàn đúng đắn.
Theo điều lệ của Dòng Hiệp Sĩ Malta, vị Chưởng Ấn (Chancellor) có thẩm quyền như một vị bộ trưởng ngoại giao.
Uỷ ban điều tra của Vatican có năm thành viên là Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, nguyên đặc sứ của Vatican tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva; Cha Gianfranco Ghirlanda, một luật sư dòng Tên chuyên về giáo luật; và ba thành viên của các Hiệp sĩ Malta.
Một ngày sau đó, hôm 23 tháng 12, Dòng Hiệp Sĩ Malta ra thông cáo báo chí cho rằng kế hoạch của Đức Thánh Cha là “không thể chấp nhận được”
Thông cáo nói rằng việc lật đổ Albrecht von Boeselager là một “hành động hành chính nội bộ thuộc chủ quyền nhà nước của Dòng Hiệp Sĩ Malta và do đó hoàn toàn thuộc phạm vi thẩm quyền của Dòng.”
Fides: Thời tiết lạnh bất thường giết chết nhiều trẻ em tại Sudan
Đặng Tự Do
18:00 12/01/2017
Thời tiết giá rét tiếp tục gây ra cái chết của nhiều trẻ em trong khu vực phía tây Sudan. Từ một vài tuần trước, những trẻ em bị suy dinh dưỡng đã bị thiệt mạng trước cái lạnh kinh hoàng này.
Theo các nhân chứng tại Dola, ngoài việc thiếu lương thực, chăn, các gia cư ấm cúng, sự vắng mặt của các trung tâm y tế và thuốc men trong khu vực miền núi này đã khiến cho tình trạng giá rét bất thường hiện nay trở nên nghiêm trọng tại phía nam Deribat.
Các vụ thả bom vào các ngôi làng và các khu đất nông nghiệp đã khiến người dân phải chạy trốn, tìm nơi ẩn náu trong vùng núi.
Trong khi đó, tại các khu vực an ninh hơn như ở Đông Jebel Marra, hầu hết các trường tiểu học phải dời lại một giờ vào buổi sáng để tránh cái lạnh dữ dội.
Source: Fides - AFRICA/SUDAN - The freezing cold weather causes the death of many malnourished children
Theo các nhân chứng tại Dola, ngoài việc thiếu lương thực, chăn, các gia cư ấm cúng, sự vắng mặt của các trung tâm y tế và thuốc men trong khu vực miền núi này đã khiến cho tình trạng giá rét bất thường hiện nay trở nên nghiêm trọng tại phía nam Deribat.
Các vụ thả bom vào các ngôi làng và các khu đất nông nghiệp đã khiến người dân phải chạy trốn, tìm nơi ẩn náu trong vùng núi.
Trong khi đó, tại các khu vực an ninh hơn như ở Đông Jebel Marra, hầu hết các trường tiểu học phải dời lại một giờ vào buổi sáng để tránh cái lạnh dữ dội.
Source: Fides - AFRICA/SUDAN - The freezing cold weather causes the death of many malnourished children
Nhà nguyện tại đảo Sicilia biến thành hội đường Do Thái nhân kỷ niệm biến cố trục xuất người Do Thái khỏi Palermo
Đặng Tự Do
18:26 12/01/2017
Hội đường này nằm sát bên một hội đường cũ có tên là Đại Giáo đường Do Thái của Palermo, và đã hoạt động cho đến năm 1492.
Đức Tổng Giám Mục Palermo, là Đức Cha Corrado Lorefice, đã đồng ý chuyển nhà nguyện nhỏ Santa Maria del Sabato, được xây từ thế kỷ 15 trong khu Do Thái cũ của thành phố, cho cộng đồng Do Thái - tuy nhỏ nhưng đang tăng trưởng nhanh tại Palermo. Nhà nguyện đã được sửa sang thành hội đường, một khu vực nghiên cứu và một trung tâm di sản văn hóa của người Do Thái.
Buổi lễ hôm thứ Năm 12 tháng Giêng đã đánh dấu sự chuyển giao chính thức này. Ngày này đã được chọn vì theo lịch sử ngày 12 Tháng Giêng năm 1493, người Do Thái đã bị trục xuất khỏi Sicily khi hòn đảo này nằm dưới sự kiểm soát của người Tây Ban Nha.
Quyết định của Đức Tổng Giám Mục Corrado Lorefice là nhằm đáp ứng yêu cầu của Viện Nghiên cứu Do Thái ở Sicilia và tổ chức phi lợi nhuận Shavei Israel có trụ sở ở Giêrusalem.
Báo chí Do Thái tại Giêrusalem hoan nghênh cử chỉ này và tường thuật rằng Đức Cha Lorefice nói ngài đáp lại các yêu cầu này “với niềm vui lớn lao”.
Cố nhiên, việc biến một nhà nguyện Công Giáo thành một hội đường Do Thái gây xôn xao rất nhiều trong các tín hữu Công Giáo trên đảo Sicily. Tuy nhiên, Đức Cha Lorefice giải thích quyết định của ngài như sau:
“Danh thánh của Thiên Chúa không nên làm cớ cho chia rẽ nhưng nên tạo ra những nhịp cầu. Đây là một cử chỉ của hy vọng và hòa bình.”
Noemi di Segni, chủ tịch Cộng Đồng Do Thái Ý, cho biết việc chuyển nhượng này “khôi phục lại hằng bao nhiêu thế kỷ của lịch sử.”
Source: The Local.it - Sicilian church becomes a synagogue on the anniversary of the region expelling Jews
Hoàn cảnh người Rohingya ở Myanmar rất thảm thương, nhưng giáo hội đành bó tay.
Xavier Nguyễn Đông
19:50 12/01/2017
Pyay (Agenzia Fides 12/01/2017) - Với một dân số khoảng 1,2 triệu người tập trung ở bang Rahkine phía tây Myanmar (Miến Điện,) hàng ngàn người Rohingya đã phải chạy trốn sang Bangladesh vì một lý do: Chính phủ Miến Điện không bao giờ coi họ là công dân, mà chỉ là "những người nhập cư bất hợp pháp", không có quyền lợi gì cả.
Tình trạng phân biệt như thế đã tồn tại qua nhiều thập kỷ, nhưng những năm gần đây thì xấu hẳn đi: kể từ năm 2012, bắt đầu có những căng thẳng xã hội và tôn giáo và các nhóm quốc gia Phật giáo đòi hỏi chính phủ phải trục xuất người Rohingya ra khỏi nước, đưa đến tình trạng bạo lực và khủng bố chống lại họ.
Theo Liên Hiệp Quốc, sau khi quân đội Myanmar phát động một cuộc tấn công chống "nổi loạn" ở bang phía bắc của Rakhine, thì ít nhất có 100.000 người Rohingya đã phải tìm nơi ẩn náu ở các nước láng giềng, riêng trong tuần vừa qua đã có 22.000 người phải bỏ đi . Những bạo lực do quân đội gây ra bị các tổ chức NGO tố cáo là những "tội ác chống lại loài người".
Ngày nay các trại tị nạn hiện đang chứa 150.000 thường dân Rohingya, sống hoàn toàn nhờ vào sự hỗ trợ nhân đạo.
Cha Stephen Chit Thein, thuộc Giáo phận Công Giáo Pyay, là Giáo phận bao gồm bang Rahkine, cho biết : "Có nhiều khó khăn để có thể giao tiếp với họ, vì họ không biết ngôn ngữ Myanmar", ngài nói, được biết cha Chit Thein có nguyên quán ớ gần Settwe, là nơi trú ẩn cuả người Rohingya. "Chúng tôi rất quan tâm đến họ, nhưng hiện nay trong toàn dải đất ấy không có bóng một tu sĩ hay một linh mục Công Giáo nào, chỉ toàn là Phật tử. Chúng tôi hiểu rằng tình hình nhân đạo là nghiêm trọng, chúng ta cần phải bày tỏ tình đoàn kết, nhưng thật là rất khó khăn."
Giáo Hội Công Giáo, với các tổ chức từ thiện như Caritas - gọi là "Karuna" ở Myanmar - thì không thể hoạt động: "Chính phủ không cho phép chúng tôi đi vào lãnh thổ hoặc vào các trại tị nạn. Cấm mọi tổ chức dựa trên đức tin. Chỉ có một vài tổ chức phi chính phủ quốc tế là có thể mang lại những hỗ trợ nhân đạo ", theo lời Cha Nereus Tun Min, giám đốc "Karuna" trong giáo phận Pyay. "Chúng ta," Cha Tun Min nói tiếp, "chỉ là những khán giả của cuộc khủng hoảng này."
Vị giám đốc "Karuna" kết luận: "Trong lúc vị đặc sứ về Nhân quyền cuả LHQ là bà Yanghee Lee (Hàn quốc) đang hiện diện ở Myanmar hiện nay, thì những gì chúng ta có thể đòi hỏi là chính phủ mới phải hợp tác để ngăn chặn sự leo thang bạo động và giúp quản lý tình trạng bi thảm hiện nay, cố gắng tìm một giải pháp có sự tôn trọng các quyền và phẩm giá của mỗi con người".
Trong quá khứ, các Giám mục Miến Điện cũng đã nhiều lần đề cập đến những thử thách liên quan đến người Rohingya . Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng Giám mục Yangon, trong khi nói về những kỳ vọng mới của nền dân chủ mới được nẩy sinh trong nước, cũng lên án "sự lây lan của hận thù và vi phạm nhân quyền." Đối với tình hình hiện nay và những tình huống khó khăn và xung đột xã hội khác, Ngài đưa ra nhận xét là người Công Giáo Miến Điện "có nhiệm vụ mang lại lòng thương xót và công bố lòng thương xót".
Các Giám mục Panama – Nam Mỹ Châu sửa soạn cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Năm 2019
Thanh Quảng sdb
23:45 12/01/2017
Các Giám mục Panama – Nam Mỹ Châu sửa soạn cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Năm 2019
Panama – Thông tấn xã Fides ngày 12/1/2017 cho hay Hội Nghị Thường Niên của Hội Đồng Giám Mục Panama (CEP) đang diễn ra trong những ngày này. Các cuộc họp đã bắt đầu vào thứ Hai, ngày 9/1 và kết thúc vào ngày thứ Sáu 13/1 tại Clayton. Các tiêu đề chính được tập trung vào việc chuẩn bị cho Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, sẽ diễn ra tại nước này vào năm 2019. Hội Đồng Giám Mục (CEP) chịu trách nhiệm về việc tổ chức cấp giáo phận gọi là "Ngày giới trẻ giáo phận", Hội Đồng Giám Mục mong muốn các giám mục phải sửa soạn kế hoạch tiếp đón cũng như các sinh hoạt cho hàng ngàn ngàn bạn trẻ khắp nơi trên thế giới tập trung về Panama trước Đại Hội Giới Trẻ (WYD) 2019.
Các Giám Mục cũng học hỏi thực trạng của đất nước dưới ánh sáng giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo.
Panama – Thông tấn xã Fides ngày 12/1/2017 cho hay Hội Nghị Thường Niên của Hội Đồng Giám Mục Panama (CEP) đang diễn ra trong những ngày này. Các cuộc họp đã bắt đầu vào thứ Hai, ngày 9/1 và kết thúc vào ngày thứ Sáu 13/1 tại Clayton. Các tiêu đề chính được tập trung vào việc chuẩn bị cho Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, sẽ diễn ra tại nước này vào năm 2019. Hội Đồng Giám Mục (CEP) chịu trách nhiệm về việc tổ chức cấp giáo phận gọi là "Ngày giới trẻ giáo phận", Hội Đồng Giám Mục mong muốn các giám mục phải sửa soạn kế hoạch tiếp đón cũng như các sinh hoạt cho hàng ngàn ngàn bạn trẻ khắp nơi trên thế giới tập trung về Panama trước Đại Hội Giới Trẻ (WYD) 2019.
Các Giám Mục cũng học hỏi thực trạng của đất nước dưới ánh sáng giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo.
Một phúc trình mới cho thấy áp lực bài Kitô Giáo ở Nam và Đông Nam Châu Á đang gia tăng
Vũ Văn An
23:04 12/01/2017
Theo hãng tin Zenit, một phúc trình mới dưới tên Danh Sách World Watch của tổ chức Open Doors vừa công bố ngày 12 tháng Giêng năm nay cho thấy áp lực bài Kitô Giáo đang gia tặng rất nhanh ở Nam và Đông Nam Á Châu.
Thực vậy, theo bản phúc trình trên, việc lên nắm quyền của Đảng Bharatiya Janata ở Ấn Độ đã làm bùng nổ cơn sốt duy quốc gia được tôn giáo cổ vũ. Bản phúc trình này xếp loại 50 quốc gia nơi vào khoảng 250 triệu Kitô hữu đang trải qua nhiều mức độ bách hại nặng nề do việc họ đồng nhất với Chúa Kitô.
Trong sáu quốc gia gia tăng trông thấy tỷ lệ bài Kitô Giáo trong năm qua, năm quốc gia thuộc vùng Nam và Đông Nam Châu Á: Ấn Độ, Bangladesh, Lào, Bhutan và Việt Nam. Một quốc gia nữa thuộc vùng này, là Sri Lanka, mới tham gia nhóm này năm 2017. Một quốc gia khác, là Nepal có đa số dân theo Ấn Giáo, tuy chưa tham gia nhóm này, nhưng các khuynh hướng hiện nay cho thấy nó có thể tham gia vào năm sau, tức 2018.
Tiến Sĩ Ron Boyd-MacMillan, Giám Đốc Nghiên Cứu Chiến Lược của Open Doors International nói rằng “khuynh hướng nổi bật là: chủ nghĩa duy quốc gia tôn giáo đang đẩy các quốc gia Á Châu lên cao trên danh sách này. Đây là một khuynh hướng dài hạn, hiện đã và đang gia tăng nhịp độ kể từ thập niên 1990 khi không ai buồn lưu ý tới nó. Nhưng năm nay, tôi nghĩ nó thực sự đã tự làm mình được lưu ý. Nó hiển hiện rõ nhất tại Ấn Độ. Nước này hiện có vị thế cao nhất trên Danh Sách World Watch. Những người cực đoan của Ấn Giáo thực sự đang cầm quyền, và đám đông muốn làm gì thì làm tại Ấn Độ và Giáo Hội ở đây khá lớn nên có rất nhiều biến cố xẩy ra”. Từ lúc Đảng BJP duy quốc gia theo Ấn Giáo nắm quyền năm 2014, nhịp độ bài Kitô Giáo bằng bạo động đã gia tốc ở phía Bắc, nơi Open Doors ước lượng có chừng 40 triệu Kitô hữu đang vướng phải cuộc kỳ thị chèn ép và đánh đập của các người đấu tranh Ấn Giáo.
Dù về phương diện chính thức, Ấn Độ là một quốc gia thế tục, nhưng BJP và ông Modi đề cao viễn kiến về một cuộc phục hồi kinh tế và sự tinh ròng Ấn Giáo để trám lỗ hổng để lại sau khi các cử tri hạ bệ chính phủ thối nát, vô hiệu của Đảng Quốc Đại. Tiến Sĩ Boyd-MacMillan nói thêm rằng “các chính phủ bất ổn tại các nước lân bang, mà đa số theo Ấn Giáo và Phật Giáo, đều thấy rằng nại tới bản sắc tôn giáo quốc gia là công thức mạnh mẽ để gia tăng vị thế cầm quyền của họ, nhất là ở các vùng nông thôn”.
Mười nước dẫn đầu
Lại một lần nữa, Bắc Hàn là số 1 của danh sách. Dù nó không phải là nước bạo lực nhất trên danh sách, Open Doors vẫn xếp chế độ độc tài ở Bình Nhưỡng là vô sánh trong chính sách thù nghịch của nó đối với tôn giáo. Các tín hữu hoàn toàn phải hầm trú và phần lớn bị cô lập, có nguy cơ phải sống cuộc sống khổ sai lao động và chết chóc không những cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình họ nữa, nếu bị phát giác.
Trong năm 2017, chỉ có một nước là mới đối với nhóm 10 nước dẫn đầu, đó là Yemen, được xếp hạng 9 sau khi được xếp hạng 11 vào năm trước. Nước này bị bạo động làm tan nát kể từ khi các phiến quân đa số theo Hồi Giáo Shia Houthi tấn công thủ đô năm 2014, khiến chính phủ Saudi Arabia theo Wahhabi, lãnh đạo một chiến dịch oanh kích đa quốc gia, thực tế, đã biến Yemen thành một cuộc nội chiến ủy quyền giữa Saudi Arabia và Iran. Tiến Sĩ Boyd-MacMillan cho biết: “bị dính cứng ở giữa là các Kitô hữu người bản địa, phần lớn trước đây theo Hồi Giáo nhưng nay trở lại Kitô Giáo”.
Ông nói rằng: “Trở lại một tôn giáo khác là tội đáng phải tử hình. Các Kitô hữu bị người đấu tranh Hồi Giáo Sunni nhắm và giết. Chiến tranh đã làm gia tăng việc bách hại, và những kẻ phạm tội nay phần lớn là những người quá khích Hồi Giáo. Người Hồi Giáo Shia, thuộc bộ tộc Houthi, cũng là những người bất khoan dung nếu bản sắc tôn giáo của các Kitô hữu trong vùng bị họ biết. Nên các Kitô hữu, nếu việc trở lại của họ bị bại lộ, thì ở nước này chắc chắn sẽ bị đối xử bất khoan dung do nhiều nhóm khác nhau, trong đó có IS và al-Quaeda; bất kể ai đứng đầu các nhóm này”.
Cũng trong số 10 nước dẫn đầu, Somalia nay từ số 4 được xếp lên số 2, chỉ thua có Bắc Hàn. Dù chỉ có vài trăm Kitô hữu tại khắp nước gồm 10 triệu dân này, đặc tính cực kỳ bộ lạc của xã hội Somalia có nghĩa: bất cứ người Hồi Giáo nào trở lại Kitô Giáo đều bị phát giác ngay lập tức và điều này đủ để bạn bị giết. Somalia là một trong 2 quốc gia duy nhất khác với Bắc Hàn được xếp hạng 1 trên Danh Sách World Watch trong nhiều năm qua.
Xét chung, mười nước dẫn đầu khá ổn định. Chín trong số mười nước trên danh sách năm 2017 cũng ở trên danh sách năm 2016. Somalia (2), Afghanistan (3), Pakistan (4), Sudan (5), và Iran (8), tất cả đều lên hạng trên danh sách. Syria (6) và Iraq (7): hai nước này giảm hạng. Ở Iraq và Syria, ít có phúc trình về các biến cố bạo động vì phần lớn các Kitô hữu đã trốn khỏi các khu do IS chiếm đóng, nhưng áp lực đối với các Kitô hữu vẫn còn rất cao. Việc Yemen được xếp hạng trong số 10 nước đẫn đầu đã chỉ loại được Lybia, nay được xếp hạng 11.
Các khuynh hướng khác trong số 50 nước dẫn đầu
Điểm trung bình cho cả 50 nước trên Danh Sách World Watch năm 2017 hơi gia tăng so với điểm năm 2016. Gần 1 phần tư sự gia tăng này có thể gán cho 8 nước Trung Đông và Bắc Phi: Algeria, Ai Cập, Iran, Jordan, Các Lãnh Thổ Palestinian, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương Quốc Ảrập Emirates.
Tiến sĩ Boyd-MacMillan nói rằng: “Các bạn thấy các chính phủ phân cực này, hoặc vì họ trở nên cực đoan hơn hay trở nên độc tài hơn. Các nước như Ai Cập, Jordan và Algeria – đây là các quốc gia đang đàn áp thẳng tay các người quá khích”.
Chủ nghĩa quá khích đang được rảnh tay hơn tại Phi Châu Hạ Sahara, nơi chủ nghĩa đấu tranh Hồi Giáo đang trờ thành chính dòng. Trợ giúp tài chánh từ ngoại quốc đang được cung cấp dồi dào cho các chính khách và trường học Hồi Giáo địa phương, song song với nhiều thành phần khác trong xã hội, ngay ở Kenya, nước đa số Kitô Giáo lớn nhất trên Danh Sách 20 nước dẫn đầu của World Watch.
Về Danh Sách World Watch
Open Doors là một thừa tác vụ từng phục vụ các Kitô hữu bị bách hại vì niềm tin của mình vào Chúa Kitô trong hơn 60 năm qua. Nó được thiết lập bởi Tu Sĩ Andrew, một nhà truyền giáo Hòa Lan, người bắt đầu thừa tác vụ của mình bằng cách đưa Thánh Kinh lậu vào sau Bức Màn Sắt. Ngày nay, Open Doors cung cấp sự trợ giúp tinh thần và vật chất cho các Kitô hữu bị bách hại tại hàng chục quốc gia và đã khai triển nhiều chi nhánh tại hơn 20 quốc gia.
Việc xếp hạng hàng năm 50 quốc gia trên Danh Sách World Watch là sản phẩm của một cuộc nghiên cứu quanh năm do đơn vị Nghiên Cứu World Watch của Open Doors tiến hành.
Các nhà khảo cứu thăm dò các liên lạc viên chủ yếu tại nhiều quốc gia khác nhau, và các liên lạc viên này, ngược lại, đã thăm dò chính các mạng lưới riêng của họ, về tình thế tự do tôn giáo dành cho các Kitô hữu thuộc 5 phạm vi của đời sống: tư riêng, gia đình, cộng đồng, quốc gia, và trong Giáo Hội. Năm phạm vi này bao gồm yếu tố “chèn ép” (squeeze) của cuộc bách hại, tức áp lực hàng ngày do việc kỳ thị chính thức, do các thái độ thù nghịch, và bác bỏ của gia đình.
Ngoài ra, nhóm còn đo lường việc bạo động chống các Kitô hữu. Đây là yếu tố “đánh đập” (smash) của việc bách hại, một yếu tố thường gây chú ý trên báo chí, nhưng ít khi nói lên thực tại chủ yếu của các Kitô hữu sống tại các quốc gia của Danh Sách World Watch.
Với mỗi quốc gia được thăm dò, điểm số cho mỗi trong sáu loại được kết hợp để tạo ra điểm tổng kết. Điểm này xác định hạng thứ của mỗi nước trên Danh Sách World Watch.
Danh Sách World Watch năm 2017 bao trùm 12 tháng kết thúc vào ngày 31 tháng Mười năm 2016.
Các phương pháp đạt tới điểm của một nước và việc so sánh nó với các nước khác đã được thanh lý một cách độc lập bởi Viện Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và việc họ dùng lối kiểm soát một số nước mẫu. Các tuyên bố và giải thích thêm của Open Doors dựa trên hay liên kết với việc công bố Danh Sách World Watch nằm ngoài phạm vi cuộc thanh lý này.
Thực vậy, theo bản phúc trình trên, việc lên nắm quyền của Đảng Bharatiya Janata ở Ấn Độ đã làm bùng nổ cơn sốt duy quốc gia được tôn giáo cổ vũ. Bản phúc trình này xếp loại 50 quốc gia nơi vào khoảng 250 triệu Kitô hữu đang trải qua nhiều mức độ bách hại nặng nề do việc họ đồng nhất với Chúa Kitô.
Trong sáu quốc gia gia tăng trông thấy tỷ lệ bài Kitô Giáo trong năm qua, năm quốc gia thuộc vùng Nam và Đông Nam Châu Á: Ấn Độ, Bangladesh, Lào, Bhutan và Việt Nam. Một quốc gia nữa thuộc vùng này, là Sri Lanka, mới tham gia nhóm này năm 2017. Một quốc gia khác, là Nepal có đa số dân theo Ấn Giáo, tuy chưa tham gia nhóm này, nhưng các khuynh hướng hiện nay cho thấy nó có thể tham gia vào năm sau, tức 2018.
Tiến Sĩ Ron Boyd-MacMillan, Giám Đốc Nghiên Cứu Chiến Lược của Open Doors International nói rằng “khuynh hướng nổi bật là: chủ nghĩa duy quốc gia tôn giáo đang đẩy các quốc gia Á Châu lên cao trên danh sách này. Đây là một khuynh hướng dài hạn, hiện đã và đang gia tăng nhịp độ kể từ thập niên 1990 khi không ai buồn lưu ý tới nó. Nhưng năm nay, tôi nghĩ nó thực sự đã tự làm mình được lưu ý. Nó hiển hiện rõ nhất tại Ấn Độ. Nước này hiện có vị thế cao nhất trên Danh Sách World Watch. Những người cực đoan của Ấn Giáo thực sự đang cầm quyền, và đám đông muốn làm gì thì làm tại Ấn Độ và Giáo Hội ở đây khá lớn nên có rất nhiều biến cố xẩy ra”. Từ lúc Đảng BJP duy quốc gia theo Ấn Giáo nắm quyền năm 2014, nhịp độ bài Kitô Giáo bằng bạo động đã gia tốc ở phía Bắc, nơi Open Doors ước lượng có chừng 40 triệu Kitô hữu đang vướng phải cuộc kỳ thị chèn ép và đánh đập của các người đấu tranh Ấn Giáo.
Dù về phương diện chính thức, Ấn Độ là một quốc gia thế tục, nhưng BJP và ông Modi đề cao viễn kiến về một cuộc phục hồi kinh tế và sự tinh ròng Ấn Giáo để trám lỗ hổng để lại sau khi các cử tri hạ bệ chính phủ thối nát, vô hiệu của Đảng Quốc Đại. Tiến Sĩ Boyd-MacMillan nói thêm rằng “các chính phủ bất ổn tại các nước lân bang, mà đa số theo Ấn Giáo và Phật Giáo, đều thấy rằng nại tới bản sắc tôn giáo quốc gia là công thức mạnh mẽ để gia tăng vị thế cầm quyền của họ, nhất là ở các vùng nông thôn”.
Mười nước dẫn đầu
Lại một lần nữa, Bắc Hàn là số 1 của danh sách. Dù nó không phải là nước bạo lực nhất trên danh sách, Open Doors vẫn xếp chế độ độc tài ở Bình Nhưỡng là vô sánh trong chính sách thù nghịch của nó đối với tôn giáo. Các tín hữu hoàn toàn phải hầm trú và phần lớn bị cô lập, có nguy cơ phải sống cuộc sống khổ sai lao động và chết chóc không những cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình họ nữa, nếu bị phát giác.
Trong năm 2017, chỉ có một nước là mới đối với nhóm 10 nước dẫn đầu, đó là Yemen, được xếp hạng 9 sau khi được xếp hạng 11 vào năm trước. Nước này bị bạo động làm tan nát kể từ khi các phiến quân đa số theo Hồi Giáo Shia Houthi tấn công thủ đô năm 2014, khiến chính phủ Saudi Arabia theo Wahhabi, lãnh đạo một chiến dịch oanh kích đa quốc gia, thực tế, đã biến Yemen thành một cuộc nội chiến ủy quyền giữa Saudi Arabia và Iran. Tiến Sĩ Boyd-MacMillan cho biết: “bị dính cứng ở giữa là các Kitô hữu người bản địa, phần lớn trước đây theo Hồi Giáo nhưng nay trở lại Kitô Giáo”.
Ông nói rằng: “Trở lại một tôn giáo khác là tội đáng phải tử hình. Các Kitô hữu bị người đấu tranh Hồi Giáo Sunni nhắm và giết. Chiến tranh đã làm gia tăng việc bách hại, và những kẻ phạm tội nay phần lớn là những người quá khích Hồi Giáo. Người Hồi Giáo Shia, thuộc bộ tộc Houthi, cũng là những người bất khoan dung nếu bản sắc tôn giáo của các Kitô hữu trong vùng bị họ biết. Nên các Kitô hữu, nếu việc trở lại của họ bị bại lộ, thì ở nước này chắc chắn sẽ bị đối xử bất khoan dung do nhiều nhóm khác nhau, trong đó có IS và al-Quaeda; bất kể ai đứng đầu các nhóm này”.
Cũng trong số 10 nước dẫn đầu, Somalia nay từ số 4 được xếp lên số 2, chỉ thua có Bắc Hàn. Dù chỉ có vài trăm Kitô hữu tại khắp nước gồm 10 triệu dân này, đặc tính cực kỳ bộ lạc của xã hội Somalia có nghĩa: bất cứ người Hồi Giáo nào trở lại Kitô Giáo đều bị phát giác ngay lập tức và điều này đủ để bạn bị giết. Somalia là một trong 2 quốc gia duy nhất khác với Bắc Hàn được xếp hạng 1 trên Danh Sách World Watch trong nhiều năm qua.
Xét chung, mười nước dẫn đầu khá ổn định. Chín trong số mười nước trên danh sách năm 2017 cũng ở trên danh sách năm 2016. Somalia (2), Afghanistan (3), Pakistan (4), Sudan (5), và Iran (8), tất cả đều lên hạng trên danh sách. Syria (6) và Iraq (7): hai nước này giảm hạng. Ở Iraq và Syria, ít có phúc trình về các biến cố bạo động vì phần lớn các Kitô hữu đã trốn khỏi các khu do IS chiếm đóng, nhưng áp lực đối với các Kitô hữu vẫn còn rất cao. Việc Yemen được xếp hạng trong số 10 nước đẫn đầu đã chỉ loại được Lybia, nay được xếp hạng 11.
Các khuynh hướng khác trong số 50 nước dẫn đầu
Điểm trung bình cho cả 50 nước trên Danh Sách World Watch năm 2017 hơi gia tăng so với điểm năm 2016. Gần 1 phần tư sự gia tăng này có thể gán cho 8 nước Trung Đông và Bắc Phi: Algeria, Ai Cập, Iran, Jordan, Các Lãnh Thổ Palestinian, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương Quốc Ảrập Emirates.
Tiến sĩ Boyd-MacMillan nói rằng: “Các bạn thấy các chính phủ phân cực này, hoặc vì họ trở nên cực đoan hơn hay trở nên độc tài hơn. Các nước như Ai Cập, Jordan và Algeria – đây là các quốc gia đang đàn áp thẳng tay các người quá khích”.
Chủ nghĩa quá khích đang được rảnh tay hơn tại Phi Châu Hạ Sahara, nơi chủ nghĩa đấu tranh Hồi Giáo đang trờ thành chính dòng. Trợ giúp tài chánh từ ngoại quốc đang được cung cấp dồi dào cho các chính khách và trường học Hồi Giáo địa phương, song song với nhiều thành phần khác trong xã hội, ngay ở Kenya, nước đa số Kitô Giáo lớn nhất trên Danh Sách 20 nước dẫn đầu của World Watch.
Về Danh Sách World Watch
Open Doors là một thừa tác vụ từng phục vụ các Kitô hữu bị bách hại vì niềm tin của mình vào Chúa Kitô trong hơn 60 năm qua. Nó được thiết lập bởi Tu Sĩ Andrew, một nhà truyền giáo Hòa Lan, người bắt đầu thừa tác vụ của mình bằng cách đưa Thánh Kinh lậu vào sau Bức Màn Sắt. Ngày nay, Open Doors cung cấp sự trợ giúp tinh thần và vật chất cho các Kitô hữu bị bách hại tại hàng chục quốc gia và đã khai triển nhiều chi nhánh tại hơn 20 quốc gia.
Việc xếp hạng hàng năm 50 quốc gia trên Danh Sách World Watch là sản phẩm của một cuộc nghiên cứu quanh năm do đơn vị Nghiên Cứu World Watch của Open Doors tiến hành.
Các nhà khảo cứu thăm dò các liên lạc viên chủ yếu tại nhiều quốc gia khác nhau, và các liên lạc viên này, ngược lại, đã thăm dò chính các mạng lưới riêng của họ, về tình thế tự do tôn giáo dành cho các Kitô hữu thuộc 5 phạm vi của đời sống: tư riêng, gia đình, cộng đồng, quốc gia, và trong Giáo Hội. Năm phạm vi này bao gồm yếu tố “chèn ép” (squeeze) của cuộc bách hại, tức áp lực hàng ngày do việc kỳ thị chính thức, do các thái độ thù nghịch, và bác bỏ của gia đình.
Ngoài ra, nhóm còn đo lường việc bạo động chống các Kitô hữu. Đây là yếu tố “đánh đập” (smash) của việc bách hại, một yếu tố thường gây chú ý trên báo chí, nhưng ít khi nói lên thực tại chủ yếu của các Kitô hữu sống tại các quốc gia của Danh Sách World Watch.
Với mỗi quốc gia được thăm dò, điểm số cho mỗi trong sáu loại được kết hợp để tạo ra điểm tổng kết. Điểm này xác định hạng thứ của mỗi nước trên Danh Sách World Watch.
Danh Sách World Watch năm 2017 bao trùm 12 tháng kết thúc vào ngày 31 tháng Mười năm 2016.
Các phương pháp đạt tới điểm của một nước và việc so sánh nó với các nước khác đã được thanh lý một cách độc lập bởi Viện Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và việc họ dùng lối kiểm soát một số nước mẫu. Các tuyên bố và giải thích thêm của Open Doors dựa trên hay liên kết với việc công bố Danh Sách World Watch nằm ngoài phạm vi cuộc thanh lý này.
Top Stories
Vietnam: Selon le ministère de l’Environnement, la catastrophe écologique du Centre-Vietnam n’est pas un des dix événements marquants de l’année 2016
Eglises d'Asie
10:34 12/01/2017
En ce début d’année, les divers ministères récapitulent les quelques faits saillants de l’année écoulée et publient la liste des événements ayant marqué les esprits. On attendait avec curiosité de savoir comment le ministère des Ressources naturelles et de l’Environnement présenterait la catastrophe écologique du mois d’avril 2016 provoquée au Centre-Vietnam par des substances toxiques rejetées en pleine mer de Chine par l’usine taïwanaise Formosa, située dans la province du Ha Tinh. Or, dans la liste des dix événements les plus marquants concernant les ressources naturelles et l’environnement, aucune allusion n’est faite à la pollution maritime des côtes du Centre-Vietnam.
L’empoisonnement des eaux de la mer de Chine par des substances toxiques a débuté au début du mois d’avril 2016 et s’est prolongée tout au long du mois suivant. Les conséquences sont loin d’avoir cessé. Des milliers de tonnes de poissons morts sont venus s’échouer sur les plages des provinces du Ha Tinh, du Quang Binh, du Quang Tri et du Thua Thien. L’événement a suscité dans la population un bouleversement et une émotion considérable. Des manifestations, sans doute les plus importantes jamais connues au Vietnam, émanant pour la plupart des milieux catholiques, ont eu lieu. La plus nombreuse avait réuni plus de 10 000 participants, selon des chiffres donnés par les paroisses concernées.
Etonnement jusque dans la presse officielle
Malgré cela, la catastrophe écologique ne figure pas parmi les dix événements les plus marquants retenus par Trân Hông Ha, ministre chargé de sauvegarder l’environnement. Même le journal très officiel VN Express du 6 janvier dernier s’est étonné de cette absence de cet événement, qui est présenté comme une première dans l’histoire du Vietnam et a fait perdre leur emploi à plusieurs dizaines de milliers de personnes. On trouve dans la liste des dix événements, des résolutions ou encore des directives émanant du Parti communiste ou de l’Etat vietnamien, recommandant de prendre soin de l’environnement, mais aucun des faits cités plus haut.
VN Express explique que, dans la mentalité des fonctionnaires chargés de l’environnement, les événements ne sont recensés que dans la mesure où ils correspondent à certains critères. La catastrophe écologique ne comportait pas les caractéristiques permettant sa recension dans la liste. Ainsi, le premier des quatre critères requis pour qu’il y ait un « événement marquant » exigeait que celui-ci soit représentatif, qu’il ait un caractère d’excellence, qu’il soit significatif et qu’il contribue dignement au développement du pays. Les trois autres critères sont du même ordre et repoussent hors de la liste tout événement de caractère négatif ou catastrophique, comme ce fut le cas pour cette pollution de l’environnement maritime de ces provinces du Centre-Vietnam.
Radio Free Asia (émissions en langue vietnamienne) du 9 janvier 2017 rapporte une série de témoignages qui, au contraire, considèrent que la catastrophe environnementale a bien été un événement marquant d’envergure nationale et même internationale. Certains commentateurs ont estimé que ce refus d’admettre que la catastrophe écologique faisait partie de l’histoire réelle du pays était un problème non pas économique, mais politique. Ils mettent en relief l’urgence d’une réforme réelle des modes d’exercice du pouvoir des dirigeants vietnamiens. (eda/jm)
Copyright Légende photo : 30 juin 2016 : la direction du complexe industriel Formosa présente publiquement ses excuses à la population.
(Source: Eglises d'Asie, le 12 janvier 2017)
Etonnement jusque dans la presse officielle
Malgré cela, la catastrophe écologique ne figure pas parmi les dix événements les plus marquants retenus par Trân Hông Ha, ministre chargé de sauvegarder l’environnement. Même le journal très officiel VN Express du 6 janvier dernier s’est étonné de cette absence de cet événement, qui est présenté comme une première dans l’histoire du Vietnam et a fait perdre leur emploi à plusieurs dizaines de milliers de personnes. On trouve dans la liste des dix événements, des résolutions ou encore des directives émanant du Parti communiste ou de l’Etat vietnamien, recommandant de prendre soin de l’environnement, mais aucun des faits cités plus haut.
VN Express explique que, dans la mentalité des fonctionnaires chargés de l’environnement, les événements ne sont recensés que dans la mesure où ils correspondent à certains critères. La catastrophe écologique ne comportait pas les caractéristiques permettant sa recension dans la liste. Ainsi, le premier des quatre critères requis pour qu’il y ait un « événement marquant » exigeait que celui-ci soit représentatif, qu’il ait un caractère d’excellence, qu’il soit significatif et qu’il contribue dignement au développement du pays. Les trois autres critères sont du même ordre et repoussent hors de la liste tout événement de caractère négatif ou catastrophique, comme ce fut le cas pour cette pollution de l’environnement maritime de ces provinces du Centre-Vietnam.
Radio Free Asia (émissions en langue vietnamienne) du 9 janvier 2017 rapporte une série de témoignages qui, au contraire, considèrent que la catastrophe environnementale a bien été un événement marquant d’envergure nationale et même internationale. Certains commentateurs ont estimé que ce refus d’admettre que la catastrophe écologique faisait partie de l’histoire réelle du pays était un problème non pas économique, mais politique. Ils mettent en relief l’urgence d’une réforme réelle des modes d’exercice du pouvoir des dirigeants vietnamiens. (eda/jm)
Copyright Légende photo : 30 juin 2016 : la direction du complexe industriel Formosa présente publiquement ses excuses à la population.
(Source: Eglises d'Asie, le 12 janvier 2017)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Nhậm Chức Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế Của ĐGM Nguyễn Chí Linh
Trương Trí
17:06 12/01/2017
LỄ NHẬM CHỨC TỔNG GIÁM MỤC TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ
Sáng ngày 12 tháng 1 năm 2017, tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế, trong bầu khí hân hoan và rực rỡ cờ hoa. Bầu trời như cùng hòa chung niềm vui với Tổng Giáo phận Huế, bừng lên ánh nắng dịu dàng sau hơn 2 tháng trời mưa dầm rét buốt, để chào mừng sự kiện trọng đại của Tổng Giáo phận Huế: Đức Tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh nhậm chức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế.
Xem Hình
Trong niềm hân hoan của cộng đoàn Giáo phận Huế thì cũng chen lẫn bao nổi buồn và quyến luyến cùng lệ rơi của gần 1.000 giáo dân Giáo phận Thanh Hóa tiễn chân vị Mục tử nhân lành yêu thương người nghèo khổ của họ. Một lễ nhậm chức hết sức long trọng mà Ban Tổ chức đã chuẩn bị từ hơn một tháng nay, một đại lễ với chừng trên 300 linh mục đến từ khắp mọi miền quê hương đất nước và hải ngoại, đặc biệt là những linh gốc Giáo phận Huế đều về tham dự Thánh lễ này.
Khi đoàn xe của Đức Tân Tổng Giám mục và 26 vị Hồng Y, Tổng Giám mục và Giám mục từ Tòa Tổng Giám mục tiến về Nhà Thờ Chính tòa, đội Kèn Phủ Cam tấu lên khúc chào mừng. Cha nguyên Tổng Đại diện An tôn Dương Quỳnh, Chưởng ấn tòa Tổng Giám mục đến trao vòng hoa tươi thắm và hướng dẫn Ngài tiến về Nhà thờ trước sự chào đón của các linh mục Hạt trưởng và cộng đoàn Dân Chúa.
Từ trong Nhà thờ vang vọng tiếng linh mục Giuse Nguyễn Văn Tiến giới thiệu 26 vị Hồng Y, Tổng Giám mục và Giám mục về dự lễ:
1- Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội.
2- Đức Tổng Giám mục Léopoldo Girelli, Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam.
3- Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin.
4- Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế.
5- Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Giám mục Giáo phận Phát Diệm.
6- Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam, Giám mục Giáo phận Mỹ Tho.
7- Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, phó Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam, Giám mục Giáo phận Hải Phòng.
8- Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh, Giám mục Giáo phận Đà Lạt.
9- Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Ủy ban Nghệ thuật Thánh, Giám mục Giáo phận Qui Nhơn.
10- Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, Giám mục Giáo phận Vinh.
11- Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ, Giám mục Giáo phận Thái Bình.
12- Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Gia đình, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng.
13- Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông, Giám mục Giáo phận Phú Cường.
14- Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh.
15- Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục Giáo phận Hưng Hóa.
16- Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Chủ tịch Ủy ban Bác ái và Xã hội, Giám mục Giáo phận Bùi Chu.
17- Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kontum.
18- Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng.
19- Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám mục Giáo phận Vĩnh Long.
20- Đức Cha Enmanuel Nguyễn Hùng Sơn, Chủ tịch Ủy ban Phụng tự, Giám mục phó Giáo phận Bà Rịa.
21- Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin mừng, Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa.
22- Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Di dân, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Sài Gòn.
23- Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi, Giám mục Phụ tá Giáo phận Vinh.
24- Đức Cha Lorenso Chu Văn Minh, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội.
25- Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường.
26- Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, nguyên Giám mục Giáo phận Phát Diệm.
Cùng quí Đức Ông, quí Cha Tổng Đại diện.
Đức Tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh cùng 26 vị Hồng Y và Giám mục được Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng hướng dẫn đến niệm hương trước phần mộ của Đức cố Tổng Giám mục Philipphê, vị Chủ chăn ưu tú và xuất sắc của Tổng Giáo phận Huế, thi hài của Ngài được chôn cất ngay trong ngôi Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam này. Nơi đây, hằng ngày nhiều tín hữu từ rất nhiều nơi thường xuyên đến viếng và cầu nguyện.
Đúng 8 giờ 30, Đại lễ nhậm chức Tổng Giám mục được khởi sự với đoàn rước long trọng từ nhà Mục vụ Giáo xứ Chính tòa, dẫn đầu là Thánh giá đèn hầu, tiếp đến là một thầy Phó tế rước sách Tin Mừng, một thầy Phó tế nâng cao Tông sắc của Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế. Lần lượt tiếp theo đoàn rước là đại diện các Hội đoàn, đại diện các Giáo xứ thuộc Tổng Giáo phận Huế, đại diện các Giáo xứ thuộc Giáo phận Thanh Hóa, các thân nhân và ân nhân của Đức Tân Tổng Giám mục. Đại diện các Hội Dòng tại Huế và Thanh Hóa, quí thầy Đại Chủng sinh, quí thầy Phó tế và trên 300 linh mục đồng tế. Cuối cùng là đoàn các Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục và Đức Tân Tổng Giám mục.
Trong lúc đoàn rước tiến về Nhà thờ, Cha Giuse Nguyễn Văn Tiến giới thiệu với toàn thể cộng đoàn Dân chúa tiểu sử của Đức Tân Tổng Giám mục: một người con được sinh ra tại miền quê Thanh Hóa, theo cha mẹ vào Nam lập nghiệp vào năm 1954. Trải qua nhiều thăng trầm trong ơn gọi, nhưng nhờ vào Thần khí của Chúa Thánh Linh, Ngài không chỉ được gọi làm linh mục mà Ngài còn được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyển chọn làm Giám mục, và Ngài được về lại quê hương Thanh Hóa, nơi chôn nhau cắt rốn để dẫn dắt đàn chiên. Trong kỳ Đại hội HĐGM Việt Nam vào tháng 10 năm 2016, Ngài được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐGM Việt Nam. Không dừng lại ở đó, ngày 29 tháng 10 năm 2016, Ngài lại được Đức Thánh Cha Phanxico giao trọng trách Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế, một trong 3 Giáo Tỉnh thuộc Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Đức Tân Tổng Giám mục Giuse và Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie cùng xông hương bàn thờ.
Mở đầu Nghi thức nhậm chức, Đức nguyên Tổng Giám mục trân trọng giới thiệu với cộng đoàn dân chúa về vị Tổng Giám mục của mình: Đức Cha GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH, CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM, TÂN TỔNG GIÁM MỤC TỔNG GIÁM MỤC HUẾ. Cộng đoàn reo vui trong tràng pháo tay hân hoan chào mừng.
Trước khi tiến hành nghi thức nhậm chức, Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie mời Đức Tân Tổng Tổng Giám mục trình Tông sắc bổ nhiệm của Đức Thánh Cha cho vị linh mục niên trưởng Cố vấn Linh mục đoàn Tổng Giáo phận Huế: Cha Gioakim Nguyễn Văn Hùng đón nhận và long trọng công bố trước toàn thể Cộng đoàn.
Tiếp đến là phần quan trọng nhất của Nghi thức nhậm chức: Đức Tân Tổng Giám mục đến quỳ trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và tuyên thệ sẽ Trung thành với Hội Thánh và Đức Giáo Hoàng là vị Mục tử tối cao của Giáo Hội, Đại diện Chúa Kitô, Đấng kế vị quyền tối cao của Thánh Phêrô Tông đồ và trưởng Giám mục đoàn…
Sau phần tuyên xưng và tuyên thệ, Đức Tân Tổng Giám mục tiến đến ký vào Biên bản nhậm chức. Sau đó là Đức Tổng Leopoldo Girelli, Đức Cha Mattheo Nguyễn Văn Khôi, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng lần lượt ký vào Biên bản quan trọng này. Cuối cùng, linh mục Chưởng ấn tòa Tổng Giám mục Huế Antôn Dương Quỳnh ký xác nhận và đóng ấn tòa Tổng Giám mục.
Đức Nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie hướng dẫn Đức Tân Tổng Giám mục Giuse về ngồi tại ngai tòa Tổng Giám mục của Ngài. Linh mục Chưởng ấn Antôn Dương Quỳnh dẫn đầu các linh mục Hạt trưởng và các linh mục Bề trên các Dòng cùng Bề trên các Dòng Nữ tuyên hứa thần phục vị Chủ chăn của Giáo phận và trung thành cộng tác với Ngài. Để tỏ lòng thần phục, các vị đại diện đã đến trước mặt Đức Tân Tổng Giám mục và hôn nhẫn Ngài.
Thánh lễ được tiếp nối trong tâm tình sốt sắng hiệp thông cầu nguyện cho vị chủ chăn mới.
Chia sẻ trong bài giảng lễ, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt phân bua với cộng đoàn một cách dí dõm: Ngài được Đức Tân Tổng Giám mục mời giảng lễ mà không thể chối từ, vì Đức Tân tổng Giám mục lấy quyền Chủ tịch HĐGM Việt Nam mà ra lệnh: “phải vâng lời Đức Cha Chủ tịch”. Ngài nhấn mạnh đến 3 chiều kích: Tri ân quá khứ, say mê hiện tại, hy vọng vào tương lai.
Tri ân quá khứ: Tổng Giáo phận Huế có một bề dày lịch sử vẻ vang từ thế kỷ 17. Trải qua biết bao thăng trầm, Giáo phận Huế đã gánh chịu nhiều cuộc bách hại với biết bao vị tử đạo mà trong đó có 14 vị đã được phong Thánh. Cũng trong những thời kỳ bách hại đó, chính Đức Mẹ đã hiện ra tại La Vang để an ủi đàn con của Mẹ đang lánh nạn. Mẹ La Vang cũng chính là Mẹ của Giáo Hội Việt Nam, mọi tín hữu Công Giáo đều tôn kính và tín thác vào Mẹ. Thánh địa La Vang cũng là nơi hành hương của toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Năm 1960, Tổng Giáo phận Huế được thiết lập với các vị mục tử tài hoa: Đức Tổng Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục: như một Chiến sĩ của Đức Kitô, Đức Tổng Giám mục Philipphe Nguyễn Kim Điền: Nên mọi sự cho mọi người, Đức Tổng Giám mục Stephano Nguyễn Như Thể: muốn đem Đức Kitô đến với mọi người để cho họ được sống và sống dồi dào, Đức Tổng Giám mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng nhận sứ vụ: Như một người phục vụ. Hôm nay, với khẩu hiệu và cũng là ước nguyện: Xin cho mọi người nên một, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh được gởi đến để tiếp tục kế hoạch ân sủng của Thiên Chúa đối với Tổng Giáo phận Huế.
Say mê hiện tại: Đức Cha Cosma nêu lại bài giảng của Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm: Trong suốt 12 năm rưỡi làm Giám mục Thanh Hóa, Đức Tổng Giám mục luôn nở những nụ cười trên môi, cùng với những đùa cợt để kiến tạo niềm vui, kết nối mọi con người với nhau trong tình huynh đệ yêu thương. Trong thời gian làm Giám mục Thanh Hóa, ngài luôn niềm nở tiếp khách, vì đối với Ngài: Mỗi vị khách là một hồng ân. Ngài ra đi đã để lại cho Giáo phận Thanh Hóa không chỉ là những ngôi nhà cao tầng bề thế để phục vụ cho công việc Mục vụ mà còn một Linh mục đoàn trẻ trung, đoàn kết và nhiệt thành, một Hội Dòng Mến Thánh giá đông đảo, một lớp kế thừa trẻ trung.
Hy vọng vào tương lai: Ngài đến Huế trong tư cách “Đấng nhân Danh chúa mà đến”. Huế là thơ, Huế là mơ, chính Mẹ La Vang và dấu ấn các Thánh tử đạo là thơ và là mơ. Tin tưởng vào Đức Tổng là người kết nối dân Chúa với Đức Kitô trong tình hiệp thông, Tổng Giáo phận Huế sẽ là cầu nối cho cả 6 Giáo phận thuộc Giáo Tỉnh Huế và toàn thể Hội Thánh tại Việt Nam. Huế là vị trí thuận lợi cho cương vị Chủ tịch HĐGM Việt Nam của Đức Tân Tổng Giam mục, là trung tâm của 3 Giáo Tỉnh: Hà Nội-Huế-Sài Gòn. Kết thúc bài giảng, Ngài xướng lên bài hát: Lạy Cha, xin hãy cho mọi người hiệp nhất nên một, như Cha ở trong con và như con ở trong Cha…Toàn thể cộng đoàn cũng hòa vang tiếng hát một cách nhịp nhàng.
Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh nói lời chúc mừng với sự phiên dịch của Cha Đa Minh Phan Văn Anh: Ngài chúc mừng Đức Tân tổng Giám mục Giuse và rất cảm ơn Đức Tân Tổng Giám mục đã đồng ý nhận thêm trọng trách Giám quản Giáo phận Thanh Hóa trong thời gian này. Đức Tân Tổng Giám mục như vậy vừa là Tổng Giám mục Huế, vừa là Giám quản Thanh Hóa, vừa là Chủ tịch HĐGM Việt Nam. Như thế là cũng giống như “Cà phê 3 trong 1”. Rất hiếm ai có thể gánh vác nhiều trọng trách như thế, nhưng Ngài tin rằng Chúa Thánh Thần sẽ ban ơn trợ giúp cho Đức Cha, để Đức Cha có thể chu toàn trách vụ gấp 3 của mình.
Tiếp theo, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam thay mặt HĐGM Việt Nam đọc lời chúc mừng và tặng hoa Đức Tân Tổng Giám mục. Ngài nói: Đất nước Việt Nam được chia ra 3 miền Bắc- Trung-Nam, Giáo Hội Việt Nam cũng được chia thành 3 Giáo Tỉnh: Hà Nội-Huế-Sài Gòn. Mà trong Đại hội HĐGM Việt Nam vào tháng 10 năm 2016 vừa qua, Đức Cha đã được bầu làm Chủ tịch, chỉ sau đó ít ngày, Đức Cha lại được Đức Thánh Cha Phanxico bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế. Như vậy nhiệm vụ của Đức Cha thật nặng nề, vì Đức Cha phải làm nhiệm vụ kết nối và tạo dựng sự hiệp thông trên đất nước nầy. Ngài hứa sẽ cùng với HĐGM Việt Nam tích cực cộng tác với Đức Tổng để xây dựng Giáo Hội Việt Nam thành một Gia đình của Thiên Chúa, xây dựng đất nước trở thành một đất nước của niềm vui, của chân lý.
Cha Giuse Nguyễn Văn Chánh, đặc trách Tu sĩ và Linh mục của Giáo phận thay mặt toàn thể Cộng đoàn dân Chúa dâng lời chúc mừng lên Đức Tân Tổng Giám mục, đồng thời dâng tặng Ngài bức Biểu tượng Giám mục và lẵng hoa tươi thắm gói trọn tâm tình của đàn chiên đối với vị chủ chăn.
Cuối cùng Đức Tân Tổng Giám mục nói lời cảm ơn Đức Tổng Girelli đã tiến cử Ngài lên Đức Thánh Cha và hôm nay hiện diện trong Thánh lễ nhậm chức này. Đức Tân Tổng Giám mục cảm ơn Đức Hồng Y, quí Đức Tổng Giám mục và Giám mục đã hiện diện trong lễ nhậm chức hôm nay để hiệp dâng lời cầu nguyện. Một cách hết sức đặc biệt, Đức Tổng nói lời tri ân đến Hội thừa Sai Paris mà hôm nay có sự hiện diện cha Ettcharen, Nguyên Bề trên Tổng quyền, Ngài vừa là người thầy vừa là người đã nâng đỡ Đức Tổng. Ngài nêu lên những vị Giám mục tiên khởi tại Việt Nam trong đó có Đức Cha Lambert de Lamotte, vị sáng lập Hội thừa sai đã dày công trong sứ vụ truyền giáo tại Việt Nam, cha Leopol Cadiere, một nhà Học giả, nhà Nghiên cứu đã có công lao to lớn trong việc nghiên cứu phong tục tập quán Việt Nam, là một nhà Huế học tài ba lỗi lạc. Bản thân Đức Tổng cũng là học trò của các Cha Hội Thừa sai Paris từ khi còn là Tiểu Chủng sinh, và ngay cả trước khi làm Giám mục, cũng đã được Hội cấp học bỗng du học tại Paris. Qua cha Nguyên Bề trên Tổng quyền Ettcharen, với một tâm tình xúc động và biết ơn, Ngài gởi lời tri ân đến Cha Bề trên Tổng quyền đương nhiệm và quí Cha trong Hội thừa sai. Ngài nhấn mạnh: Giáo Hội Việt Nam có được như ngày hôm nay là nhờ vào công lao to lớn của quí Hội, xin Chúa trả công bội hậu thay cho chúng con.
Đức Tổng Giám mục cũng gởi lời cảm ơn đến Ban Tôn giáo Chính phủ và chính quyền các cấp 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, thành phố Huế cũng như quí tôn giáo bạn đã đến chúc mừng và tặng hoa trong ngày trọng đại này. Tuy không cùng một nhiệm vụ nhưng cùng chung một mục đích là mong cho mọi người được ấm no hạnh phúc. Những cuộc gặp gỡ nhau như vậy cũng chính là mối quan hệ tương tác của chúng ta.
Ngài cũng cảm ơn quí Cha, quí tu sĩ, và Cộng đoàn Giáo phận Thanh Hóa, hầu như giáo xứ nào cũng có đoàn tiễn chân Ngài đến nhận sứ vụ mới, không thể bày tỏ hết sự cảm xúc trong lời nói. Ngài cũng cảm ơn các Giáo phận đã về đây tham dự Thánh lễ và hiệp dâng lời cầu nguyện cho Ngài.
Cuối cùng Ngài tâm tình với toàn thể cộng đoàn Giáo phận Huế bằng một giọng Huế thân thương, chào Huế bằng giọng Huế, xin chào sông Hương núi Ngự. Giáo phận Huế gồm 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị nên Ngài cũng xin chào Quảng Trị, chào Cổ thành Quảng Trị, chào giòng sông Thạch Hãn, sẽ học ăn ớt, sẽ tập làm người Huế và Quảng Trị 100%.
Ngài nói một cách tếu táo rằng: khi hay tin được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Huế, Ngài đã hỏi Đức Khâm sứ rằng trên toàn thể Giáo Hội, có Giáo phận nào có 3 Đức Tổng chưa? Ngài bảo rằng duy nhất chỉ có Huế có thôi, nói nôm na duy nhất chỉ có Huế có “TAM TỔNG” nghĩa là có 3 Đức Tổng. Ghép tên 3 Đức Tổng theo tên và thứ tự thì sẽ là “TỔNG THỂ HỒNG LINH”: Ba vị Tổng Giám mục kế tục tạo ra một cục diện màu hồng và linh thiêng cho Giáo phận. Đó cũng là ước mơ của riêng Ngài cho Đại Gia đình Giáo phận. Cảm ơn 2 Đức Tổng đã tạo cho Ngài một sự kế nhiệm vững vàng cũng như đã tổ chức chu đáo và trang trọng cho lễ nhậm chức hôm nay.
Ngài cũng kính cẩn nghiêng mình trước anh linh 14 vị Thánh tử đạo và các vị Tổng Giám mục tiền nhiệm cũng như các vị tiền nhân, xin Chúa thưởng công bội hậu cho các Ngài và xin các Ngài cầu bầu cùng Chúa ban cho Giáo phận nhiều ơn lành.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Tân tổng Giám mục mời tất cả các Hồng Y Tổng Giam mục và Giám mục cùng ban Phép lành trọng thể cho mọi người hiện diện trong Thánh lễ này.
Tất cả đoàn đồng tế cùng tiên ra trước Tiền đường chụp chung một tấm hình lưu niệm, ghi dấu ngày trọng đại của Giáo phận với một trang sử mới.
Trương Trí
Sáng ngày 12 tháng 1 năm 2017, tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam Huế, trong bầu khí hân hoan và rực rỡ cờ hoa. Bầu trời như cùng hòa chung niềm vui với Tổng Giáo phận Huế, bừng lên ánh nắng dịu dàng sau hơn 2 tháng trời mưa dầm rét buốt, để chào mừng sự kiện trọng đại của Tổng Giáo phận Huế: Đức Tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh nhậm chức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế.
Xem Hình
Trong niềm hân hoan của cộng đoàn Giáo phận Huế thì cũng chen lẫn bao nổi buồn và quyến luyến cùng lệ rơi của gần 1.000 giáo dân Giáo phận Thanh Hóa tiễn chân vị Mục tử nhân lành yêu thương người nghèo khổ của họ. Một lễ nhậm chức hết sức long trọng mà Ban Tổ chức đã chuẩn bị từ hơn một tháng nay, một đại lễ với chừng trên 300 linh mục đến từ khắp mọi miền quê hương đất nước và hải ngoại, đặc biệt là những linh gốc Giáo phận Huế đều về tham dự Thánh lễ này.
Từ trong Nhà thờ vang vọng tiếng linh mục Giuse Nguyễn Văn Tiến giới thiệu 26 vị Hồng Y, Tổng Giám mục và Giám mục về dự lễ:
1- Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội.
2- Đức Tổng Giám mục Léopoldo Girelli, Đại diện Đức Thánh Cha tại Việt Nam.
3- Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, Chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin.
4- Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế.
5- Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Giám mục Giáo phận Phát Diệm.
6- Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam, Giám mục Giáo phận Mỹ Tho.
7- Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, phó Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam, Giám mục Giáo phận Hải Phòng.
8- Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, Chủ tịch Ủy ban Giáo sĩ và Chủng sinh, Giám mục Giáo phận Đà Lạt.
9- Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Ủy ban Nghệ thuật Thánh, Giám mục Giáo phận Qui Nhơn.
10- Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình, Giám mục Giáo phận Vinh.
11- Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ, Giám mục Giáo phận Thái Bình.
12- Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Gia đình, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn-Cao Bằng.
13- Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông, Giám mục Giáo phận Phú Cường.
14- Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh.
15- Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục Giáo phận Hưng Hóa.
16- Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Chủ tịch Ủy ban Bác ái và Xã hội, Giám mục Giáo phận Bùi Chu.
17- Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị, Giám mục Giáo phận Kontum.
18- Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng.
19- Đức Cha Phêrô Huỳnh Văn Hai, Giám mục Giáo phận Vĩnh Long.
20- Đức Cha Enmanuel Nguyễn Hùng Sơn, Chủ tịch Ủy ban Phụng tự, Giám mục phó Giáo phận Bà Rịa.
21- Đức Cha Anphongsô Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin mừng, Giám mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa.
22- Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Di dân, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Sài Gòn.
23- Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Giới trẻ và Thiếu nhi, Giám mục Phụ tá Giáo phận Vinh.
24- Đức Cha Lorenso Chu Văn Minh, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội.
25- Đức Cha Phêrô Trần Đình Tứ, Nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường.
26- Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến, nguyên Giám mục Giáo phận Phát Diệm.
Cùng quí Đức Ông, quí Cha Tổng Đại diện.
Đúng 8 giờ 30, Đại lễ nhậm chức Tổng Giám mục được khởi sự với đoàn rước long trọng từ nhà Mục vụ Giáo xứ Chính tòa, dẫn đầu là Thánh giá đèn hầu, tiếp đến là một thầy Phó tế rước sách Tin Mừng, một thầy Phó tế nâng cao Tông sắc của Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế. Lần lượt tiếp theo đoàn rước là đại diện các Hội đoàn, đại diện các Giáo xứ thuộc Tổng Giáo phận Huế, đại diện các Giáo xứ thuộc Giáo phận Thanh Hóa, các thân nhân và ân nhân của Đức Tân Tổng Giám mục. Đại diện các Hội Dòng tại Huế và Thanh Hóa, quí thầy Đại Chủng sinh, quí thầy Phó tế và trên 300 linh mục đồng tế. Cuối cùng là đoàn các Hồng Y, Tổng Giám mục, Giám mục và Đức Tân Tổng Giám mục.
Trong lúc đoàn rước tiến về Nhà thờ, Cha Giuse Nguyễn Văn Tiến giới thiệu với toàn thể cộng đoàn Dân chúa tiểu sử của Đức Tân Tổng Giám mục: một người con được sinh ra tại miền quê Thanh Hóa, theo cha mẹ vào Nam lập nghiệp vào năm 1954. Trải qua nhiều thăng trầm trong ơn gọi, nhưng nhờ vào Thần khí của Chúa Thánh Linh, Ngài không chỉ được gọi làm linh mục mà Ngài còn được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyển chọn làm Giám mục, và Ngài được về lại quê hương Thanh Hóa, nơi chôn nhau cắt rốn để dẫn dắt đàn chiên. Trong kỳ Đại hội HĐGM Việt Nam vào tháng 10 năm 2016, Ngài được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐGM Việt Nam. Không dừng lại ở đó, ngày 29 tháng 10 năm 2016, Ngài lại được Đức Thánh Cha Phanxico giao trọng trách Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế, một trong 3 Giáo Tỉnh thuộc Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Đức Tân Tổng Giám mục Giuse và Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie cùng xông hương bàn thờ.
Mở đầu Nghi thức nhậm chức, Đức nguyên Tổng Giám mục trân trọng giới thiệu với cộng đoàn dân chúa về vị Tổng Giám mục của mình: Đức Cha GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH, CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM, TÂN TỔNG GIÁM MỤC TỔNG GIÁM MỤC HUẾ. Cộng đoàn reo vui trong tràng pháo tay hân hoan chào mừng.
Trước khi tiến hành nghi thức nhậm chức, Đức nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie mời Đức Tân Tổng Tổng Giám mục trình Tông sắc bổ nhiệm của Đức Thánh Cha cho vị linh mục niên trưởng Cố vấn Linh mục đoàn Tổng Giáo phận Huế: Cha Gioakim Nguyễn Văn Hùng đón nhận và long trọng công bố trước toàn thể Cộng đoàn.
Tiếp đến là phần quan trọng nhất của Nghi thức nhậm chức: Đức Tân Tổng Giám mục đến quỳ trước bàn thờ tuyên xưng Đức Tin và tuyên thệ sẽ Trung thành với Hội Thánh và Đức Giáo Hoàng là vị Mục tử tối cao của Giáo Hội, Đại diện Chúa Kitô, Đấng kế vị quyền tối cao của Thánh Phêrô Tông đồ và trưởng Giám mục đoàn…
Sau phần tuyên xưng và tuyên thệ, Đức Tân Tổng Giám mục tiến đến ký vào Biên bản nhậm chức. Sau đó là Đức Tổng Leopoldo Girelli, Đức Cha Mattheo Nguyễn Văn Khôi, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng lần lượt ký vào Biên bản quan trọng này. Cuối cùng, linh mục Chưởng ấn tòa Tổng Giám mục Huế Antôn Dương Quỳnh ký xác nhận và đóng ấn tòa Tổng Giám mục.
Đức Nguyên Tổng Giám mục Phanxico Xavie hướng dẫn Đức Tân Tổng Giám mục Giuse về ngồi tại ngai tòa Tổng Giám mục của Ngài. Linh mục Chưởng ấn Antôn Dương Quỳnh dẫn đầu các linh mục Hạt trưởng và các linh mục Bề trên các Dòng cùng Bề trên các Dòng Nữ tuyên hứa thần phục vị Chủ chăn của Giáo phận và trung thành cộng tác với Ngài. Để tỏ lòng thần phục, các vị đại diện đã đến trước mặt Đức Tân Tổng Giám mục và hôn nhẫn Ngài.
Thánh lễ được tiếp nối trong tâm tình sốt sắng hiệp thông cầu nguyện cho vị chủ chăn mới.
Chia sẻ trong bài giảng lễ, Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt phân bua với cộng đoàn một cách dí dõm: Ngài được Đức Tân Tổng Giám mục mời giảng lễ mà không thể chối từ, vì Đức Tân tổng Giám mục lấy quyền Chủ tịch HĐGM Việt Nam mà ra lệnh: “phải vâng lời Đức Cha Chủ tịch”. Ngài nhấn mạnh đến 3 chiều kích: Tri ân quá khứ, say mê hiện tại, hy vọng vào tương lai.
Tri ân quá khứ: Tổng Giáo phận Huế có một bề dày lịch sử vẻ vang từ thế kỷ 17. Trải qua biết bao thăng trầm, Giáo phận Huế đã gánh chịu nhiều cuộc bách hại với biết bao vị tử đạo mà trong đó có 14 vị đã được phong Thánh. Cũng trong những thời kỳ bách hại đó, chính Đức Mẹ đã hiện ra tại La Vang để an ủi đàn con của Mẹ đang lánh nạn. Mẹ La Vang cũng chính là Mẹ của Giáo Hội Việt Nam, mọi tín hữu Công Giáo đều tôn kính và tín thác vào Mẹ. Thánh địa La Vang cũng là nơi hành hương của toàn thể Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Năm 1960, Tổng Giáo phận Huế được thiết lập với các vị mục tử tài hoa: Đức Tổng Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục: như một Chiến sĩ của Đức Kitô, Đức Tổng Giám mục Philipphe Nguyễn Kim Điền: Nên mọi sự cho mọi người, Đức Tổng Giám mục Stephano Nguyễn Như Thể: muốn đem Đức Kitô đến với mọi người để cho họ được sống và sống dồi dào, Đức Tổng Giám mục Phanxico Xavie Lê Văn Hồng nhận sứ vụ: Như một người phục vụ. Hôm nay, với khẩu hiệu và cũng là ước nguyện: Xin cho mọi người nên một, Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh được gởi đến để tiếp tục kế hoạch ân sủng của Thiên Chúa đối với Tổng Giáo phận Huế.
Say mê hiện tại: Đức Cha Cosma nêu lại bài giảng của Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám mục Giáo phận Phát Diệm: Trong suốt 12 năm rưỡi làm Giám mục Thanh Hóa, Đức Tổng Giám mục luôn nở những nụ cười trên môi, cùng với những đùa cợt để kiến tạo niềm vui, kết nối mọi con người với nhau trong tình huynh đệ yêu thương. Trong thời gian làm Giám mục Thanh Hóa, ngài luôn niềm nở tiếp khách, vì đối với Ngài: Mỗi vị khách là một hồng ân. Ngài ra đi đã để lại cho Giáo phận Thanh Hóa không chỉ là những ngôi nhà cao tầng bề thế để phục vụ cho công việc Mục vụ mà còn một Linh mục đoàn trẻ trung, đoàn kết và nhiệt thành, một Hội Dòng Mến Thánh giá đông đảo, một lớp kế thừa trẻ trung.
Hy vọng vào tương lai: Ngài đến Huế trong tư cách “Đấng nhân Danh chúa mà đến”. Huế là thơ, Huế là mơ, chính Mẹ La Vang và dấu ấn các Thánh tử đạo là thơ và là mơ. Tin tưởng vào Đức Tổng là người kết nối dân Chúa với Đức Kitô trong tình hiệp thông, Tổng Giáo phận Huế sẽ là cầu nối cho cả 6 Giáo phận thuộc Giáo Tỉnh Huế và toàn thể Hội Thánh tại Việt Nam. Huế là vị trí thuận lợi cho cương vị Chủ tịch HĐGM Việt Nam của Đức Tân Tổng Giam mục, là trung tâm của 3 Giáo Tỉnh: Hà Nội-Huế-Sài Gòn. Kết thúc bài giảng, Ngài xướng lên bài hát: Lạy Cha, xin hãy cho mọi người hiệp nhất nên một, như Cha ở trong con và như con ở trong Cha…Toàn thể cộng đoàn cũng hòa vang tiếng hát một cách nhịp nhàng.
Sau Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh nói lời chúc mừng với sự phiên dịch của Cha Đa Minh Phan Văn Anh: Ngài chúc mừng Đức Tân tổng Giám mục Giuse và rất cảm ơn Đức Tân Tổng Giám mục đã đồng ý nhận thêm trọng trách Giám quản Giáo phận Thanh Hóa trong thời gian này. Đức Tân Tổng Giám mục như vậy vừa là Tổng Giám mục Huế, vừa là Giám quản Thanh Hóa, vừa là Chủ tịch HĐGM Việt Nam. Như thế là cũng giống như “Cà phê 3 trong 1”. Rất hiếm ai có thể gánh vác nhiều trọng trách như thế, nhưng Ngài tin rằng Chúa Thánh Thần sẽ ban ơn trợ giúp cho Đức Cha, để Đức Cha có thể chu toàn trách vụ gấp 3 của mình.
Tiếp theo, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Tổng Thư ký HĐGM Việt Nam thay mặt HĐGM Việt Nam đọc lời chúc mừng và tặng hoa Đức Tân Tổng Giám mục. Ngài nói: Đất nước Việt Nam được chia ra 3 miền Bắc- Trung-Nam, Giáo Hội Việt Nam cũng được chia thành 3 Giáo Tỉnh: Hà Nội-Huế-Sài Gòn. Mà trong Đại hội HĐGM Việt Nam vào tháng 10 năm 2016 vừa qua, Đức Cha đã được bầu làm Chủ tịch, chỉ sau đó ít ngày, Đức Cha lại được Đức Thánh Cha Phanxico bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế. Như vậy nhiệm vụ của Đức Cha thật nặng nề, vì Đức Cha phải làm nhiệm vụ kết nối và tạo dựng sự hiệp thông trên đất nước nầy. Ngài hứa sẽ cùng với HĐGM Việt Nam tích cực cộng tác với Đức Tổng để xây dựng Giáo Hội Việt Nam thành một Gia đình của Thiên Chúa, xây dựng đất nước trở thành một đất nước của niềm vui, của chân lý.
Cha Giuse Nguyễn Văn Chánh, đặc trách Tu sĩ và Linh mục của Giáo phận thay mặt toàn thể Cộng đoàn dân Chúa dâng lời chúc mừng lên Đức Tân Tổng Giám mục, đồng thời dâng tặng Ngài bức Biểu tượng Giám mục và lẵng hoa tươi thắm gói trọn tâm tình của đàn chiên đối với vị chủ chăn.
Cuối cùng Đức Tân Tổng Giám mục nói lời cảm ơn Đức Tổng Girelli đã tiến cử Ngài lên Đức Thánh Cha và hôm nay hiện diện trong Thánh lễ nhậm chức này. Đức Tân Tổng Giám mục cảm ơn Đức Hồng Y, quí Đức Tổng Giám mục và Giám mục đã hiện diện trong lễ nhậm chức hôm nay để hiệp dâng lời cầu nguyện. Một cách hết sức đặc biệt, Đức Tổng nói lời tri ân đến Hội thừa Sai Paris mà hôm nay có sự hiện diện cha Ettcharen, Nguyên Bề trên Tổng quyền, Ngài vừa là người thầy vừa là người đã nâng đỡ Đức Tổng. Ngài nêu lên những vị Giám mục tiên khởi tại Việt Nam trong đó có Đức Cha Lambert de Lamotte, vị sáng lập Hội thừa sai đã dày công trong sứ vụ truyền giáo tại Việt Nam, cha Leopol Cadiere, một nhà Học giả, nhà Nghiên cứu đã có công lao to lớn trong việc nghiên cứu phong tục tập quán Việt Nam, là một nhà Huế học tài ba lỗi lạc. Bản thân Đức Tổng cũng là học trò của các Cha Hội Thừa sai Paris từ khi còn là Tiểu Chủng sinh, và ngay cả trước khi làm Giám mục, cũng đã được Hội cấp học bỗng du học tại Paris. Qua cha Nguyên Bề trên Tổng quyền Ettcharen, với một tâm tình xúc động và biết ơn, Ngài gởi lời tri ân đến Cha Bề trên Tổng quyền đương nhiệm và quí Cha trong Hội thừa sai. Ngài nhấn mạnh: Giáo Hội Việt Nam có được như ngày hôm nay là nhờ vào công lao to lớn của quí Hội, xin Chúa trả công bội hậu thay cho chúng con.
Đức Tổng Giám mục cũng gởi lời cảm ơn đến Ban Tôn giáo Chính phủ và chính quyền các cấp 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, thành phố Huế cũng như quí tôn giáo bạn đã đến chúc mừng và tặng hoa trong ngày trọng đại này. Tuy không cùng một nhiệm vụ nhưng cùng chung một mục đích là mong cho mọi người được ấm no hạnh phúc. Những cuộc gặp gỡ nhau như vậy cũng chính là mối quan hệ tương tác của chúng ta.
Ngài cũng cảm ơn quí Cha, quí tu sĩ, và Cộng đoàn Giáo phận Thanh Hóa, hầu như giáo xứ nào cũng có đoàn tiễn chân Ngài đến nhận sứ vụ mới, không thể bày tỏ hết sự cảm xúc trong lời nói. Ngài cũng cảm ơn các Giáo phận đã về đây tham dự Thánh lễ và hiệp dâng lời cầu nguyện cho Ngài.
Cuối cùng Ngài tâm tình với toàn thể cộng đoàn Giáo phận Huế bằng một giọng Huế thân thương, chào Huế bằng giọng Huế, xin chào sông Hương núi Ngự. Giáo phận Huế gồm 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị nên Ngài cũng xin chào Quảng Trị, chào Cổ thành Quảng Trị, chào giòng sông Thạch Hãn, sẽ học ăn ớt, sẽ tập làm người Huế và Quảng Trị 100%.
Ngài nói một cách tếu táo rằng: khi hay tin được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Huế, Ngài đã hỏi Đức Khâm sứ rằng trên toàn thể Giáo Hội, có Giáo phận nào có 3 Đức Tổng chưa? Ngài bảo rằng duy nhất chỉ có Huế có thôi, nói nôm na duy nhất chỉ có Huế có “TAM TỔNG” nghĩa là có 3 Đức Tổng. Ghép tên 3 Đức Tổng theo tên và thứ tự thì sẽ là “TỔNG THỂ HỒNG LINH”: Ba vị Tổng Giám mục kế tục tạo ra một cục diện màu hồng và linh thiêng cho Giáo phận. Đó cũng là ước mơ của riêng Ngài cho Đại Gia đình Giáo phận. Cảm ơn 2 Đức Tổng đã tạo cho Ngài một sự kế nhiệm vững vàng cũng như đã tổ chức chu đáo và trang trọng cho lễ nhậm chức hôm nay.
Ngài cũng kính cẩn nghiêng mình trước anh linh 14 vị Thánh tử đạo và các vị Tổng Giám mục tiền nhiệm cũng như các vị tiền nhân, xin Chúa thưởng công bội hậu cho các Ngài và xin các Ngài cầu bầu cùng Chúa ban cho Giáo phận nhiều ơn lành.
Kết thúc Thánh lễ, Đức Tân tổng Giám mục mời tất cả các Hồng Y Tổng Giam mục và Giám mục cùng ban Phép lành trọng thể cho mọi người hiện diện trong Thánh lễ này.
Tất cả đoàn đồng tế cùng tiên ra trước Tiền đường chụp chung một tấm hình lưu niệm, ghi dấu ngày trọng đại của Giáo phận với một trang sử mới.
Trương Trí
Vài hình ảnh Lễ An Táng cho LM Phêrô Trương Văn Khoa tại Gx La Vang, Nam Cali
William Nguyễn
11:45 12/01/2017
Hình ảnh Giáng Sinh Sapa, tản mạn về Miền Thượng Du Tây Bắc Bộ.
Trần Mạnh Trác
19:56 12/01/2017
Xem hình ảnh
Kể từ năm 2011 sau khi chứng kiến cảnh Giáo xứ Sapa phân phát giày và áo ấm cho các em thiếu nhi Dân Tộc, chúng tôi đã có dịp làm quen với Cha Xứ Phêrô Phạm Thanh Bình, và như thế được theo dõi những công việc truyền giáo và cảm thông nỗi khốn khó cuả vùng "địa đầu giới tuyến" Tây Bắc Bộ này. Chúng tôi đã nhiều lần đưa lên trang VietCatholic những hình ảnh sinh hoạt của Gx Sapa và một vài nơi khác cuả Địa Phận Hưng Hóa do Cha Thanh Bình san sẻ.
Năm nay cũng vậy, xin tiếp nối truyền thống trên, và cũng là một lời chào đến Cha Thanh Bình lần đầu tiên đến Hoa Kỳ, trong một chuyến viếng thăm người cha nuôi già yếu cuả ngài đang định cư ở Ohio, kết nghĩa từ hồi ngài được gửi gấm vào Nam để học Đại Chủng Viện trước khi thụ phong linh mục, chúng tôi xin gửi đến quí độc giả VietCatholic những hình ảnh Noel từ Gx Sapa và Mường Nhé.
Hình ảnh về Noel thì luôn luôn tưng bừng và nhộn nhịp vì ẩn chứa một niềm vui hy vọng, nhưng sau cái vẻ bề ngoài đó, những người 'dân tộc' sống ở một vùng mà người xưa gọi là 'miền thượng du rừng thiêng nước độc', thì thảm cảnh luôn luôn rình rập ở một 'khúc quanh' nào đó.
Như câu chuyện năm ngoái, giáo xứ nỗ lực dựng lên một căn nhà 'tôn' cho một người phụ nư,̃ đã từng bị bán qua Trung Quốc, nay lần mò về lại được với quê hương, nhưng thân thể đã mang nhiều bệnh tật và phải sống vất vưởng dưới một tấm lều nhựa mà chờ chết.
Nhờ lòng tốt và nỗ lực cuả nhiều người, căn nhà đơn giản sau cùng đã được dựng lên, nhưng ngày mà người ta dọn nhà cho 'chị' ở, thì cũng là lúc mà người phụ nữ xắu số ấy qua đời.
Cha xứ Thanh Bình đã ngậm ngùi đưa linh cữu cuả "chị" vào trong căn nhà mới, lần đầu tiên và cũng là lần sau hết, để làm lễ "tiễn chân"!
Ngay trước Giáng sinh vừa rồi, chắc hẳn nhiều độc giả cũng đã xem trên trang VietCatholic này cảnh video Chủ tịch Xã đòi trục xuất ĐGM An Phong Nguyễn Hữu Long, phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, đến dâng lễ Giáng Sinh với đồng bào H'Mông, mặc dù Ngài đã lo đầy đủ giấy tờ xin phép từ cấp Tỉnh xuống đến cấp Huyện.
Nhưng ngoài những cái khó 'vì lòng người' hoặc vì 'cái nghèo và cái bệnh' mà ra, còn những cái khó 'vì ngăn sông cách núi' cũng là đáng kể lắm, thí dụ trong muà lũ lụt năm ngoái, các cha đi thăm kẻ liệt trên núi đều phải vác xe 'honda' mà vượt qua những quãng đường mòn trơn trợt, nước lũ cuồn cuộn chảy ngang, đất truồi nằm ngay bên bờ vực. Tôi không thể không có một ưu tư: lấy kinh nghiệm cuả thời đi xe gắn máy, bò lên núi thì tương đối an toàn, nhưng khi phải 'lao giốc' mà trở về, đường trơn như mỡ, 'không thể kìm hãm được', thì làm sao nhỉ?
ĐGM Phụ Tá An Phong khi đem đồ cứu trợ tới các 'vùng xa vùng xâu', cũng thường phải đích thân vác đồ, vén quần, mà lội bộ qua ghềnh.
Có lẽ ngoài việc đào tạo về tinh thần và trí tuệ, các vị mục tử ở đây cũng cần phải thành thạo một cái tài nữa, đó là cái tài 'đi dây' như những tay nghề cuả một gánh xiệc!
...
Đức Thánh Cha Phanxicô có nói về chân dung cuả một người mục tử, là người "phải mang lấy mùi cuả đoàn chiên". Trong lúc đi thăm viếng một vùng đất lạ và nhiều tiện nghi như ở Hoa Kỳ, hình như cha xứ Sapa vẫn không quên được đoàn chiên cuả mình bên Việt Nam thì phải? Sử dụng những phương tiện truyền thông hiện tại, ngài nối kết với giáo xứ cuả mình mỗi ngày trên trang Facebook.
Hôm nay ngài viết gì vậy? Ngài cảm ơn các bác sỹ và các mạnh thường quân đã thành công một cuộc phãu thuật chữa 'bệnh tim bẩm sinh' cho em Lý Thị Mảo, 17 tuổi, là 1 trong 10 em có căn bệnh này tại Sapa.
Ngài gứi lời chúc em mau hồi phục để tiếp tục cuộc sống an vui.
Năm nay cũng vậy, xin tiếp nối truyền thống trên, và cũng là một lời chào đến Cha Thanh Bình lần đầu tiên đến Hoa Kỳ, trong một chuyến viếng thăm người cha nuôi già yếu cuả ngài đang định cư ở Ohio, kết nghĩa từ hồi ngài được gửi gấm vào Nam để học Đại Chủng Viện trước khi thụ phong linh mục, chúng tôi xin gửi đến quí độc giả VietCatholic những hình ảnh Noel từ Gx Sapa và Mường Nhé.
Hình ảnh về Noel thì luôn luôn tưng bừng và nhộn nhịp vì ẩn chứa một niềm vui hy vọng, nhưng sau cái vẻ bề ngoài đó, những người 'dân tộc' sống ở một vùng mà người xưa gọi là 'miền thượng du rừng thiêng nước độc', thì thảm cảnh luôn luôn rình rập ở một 'khúc quanh' nào đó.
Như câu chuyện năm ngoái, giáo xứ nỗ lực dựng lên một căn nhà 'tôn' cho một người phụ nư,̃ đã từng bị bán qua Trung Quốc, nay lần mò về lại được với quê hương, nhưng thân thể đã mang nhiều bệnh tật và phải sống vất vưởng dưới một tấm lều nhựa mà chờ chết.
Nhờ lòng tốt và nỗ lực cuả nhiều người, căn nhà đơn giản sau cùng đã được dựng lên, nhưng ngày mà người ta dọn nhà cho 'chị' ở, thì cũng là lúc mà người phụ nữ xắu số ấy qua đời.
Cha xứ Thanh Bình đã ngậm ngùi đưa linh cữu cuả "chị" vào trong căn nhà mới, lần đầu tiên và cũng là lần sau hết, để làm lễ "tiễn chân"!
Ngay trước Giáng sinh vừa rồi, chắc hẳn nhiều độc giả cũng đã xem trên trang VietCatholic này cảnh video Chủ tịch Xã đòi trục xuất ĐGM An Phong Nguyễn Hữu Long, phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, đến dâng lễ Giáng Sinh với đồng bào H'Mông, mặc dù Ngài đã lo đầy đủ giấy tờ xin phép từ cấp Tỉnh xuống đến cấp Huyện.
Nhưng ngoài những cái khó 'vì lòng người' hoặc vì 'cái nghèo và cái bệnh' mà ra, còn những cái khó 'vì ngăn sông cách núi' cũng là đáng kể lắm, thí dụ trong muà lũ lụt năm ngoái, các cha đi thăm kẻ liệt trên núi đều phải vác xe 'honda' mà vượt qua những quãng đường mòn trơn trợt, nước lũ cuồn cuộn chảy ngang, đất truồi nằm ngay bên bờ vực. Tôi không thể không có một ưu tư: lấy kinh nghiệm cuả thời đi xe gắn máy, bò lên núi thì tương đối an toàn, nhưng khi phải 'lao giốc' mà trở về, đường trơn như mỡ, 'không thể kìm hãm được', thì làm sao nhỉ?
ĐGM Phụ Tá An Phong khi đem đồ cứu trợ tới các 'vùng xa vùng xâu', cũng thường phải đích thân vác đồ, vén quần, mà lội bộ qua ghềnh.
Có lẽ ngoài việc đào tạo về tinh thần và trí tuệ, các vị mục tử ở đây cũng cần phải thành thạo một cái tài nữa, đó là cái tài 'đi dây' như những tay nghề cuả một gánh xiệc!
...
Đức Thánh Cha Phanxicô có nói về chân dung cuả một người mục tử, là người "phải mang lấy mùi cuả đoàn chiên". Trong lúc đi thăm viếng một vùng đất lạ và nhiều tiện nghi như ở Hoa Kỳ, hình như cha xứ Sapa vẫn không quên được đoàn chiên cuả mình bên Việt Nam thì phải? Sử dụng những phương tiện truyền thông hiện tại, ngài nối kết với giáo xứ cuả mình mỗi ngày trên trang Facebook.
Hôm nay ngài viết gì vậy? Ngài cảm ơn các bác sỹ và các mạnh thường quân đã thành công một cuộc phãu thuật chữa 'bệnh tim bẩm sinh' cho em Lý Thị Mảo, 17 tuổi, là 1 trong 10 em có căn bệnh này tại Sapa.
Ngài gứi lời chúc em mau hồi phục để tiếp tục cuộc sống an vui.
Cô gái gốc Việt Nam này có thể làm thay đổi thế giới?
Nhất Lang
17:53 12/01/2017
IRVINE, NAM CALI - Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học University of California, Irvine (UCI) vừa khám phá ra cách gia tăng sức mạnh của những dây nano có thể được dùng để tạo ra những cục pin lithium-ion bền 400 năm, đến mức hầu như không bao giờ hỏng.
Người đứng đằng sau khám phá quan trọng có tính cách mạng trong kỹ nghệ pin điện này là cô Mya Le Thai, một nghiên cứu sinh gốc Việt đang chuẩn bị lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học UCI.
Từ lâu nay, các nhà nghiên cứu vẫn tìm cách sử dụng dây nano trong pin điện, bởi vì những sợi này mỏng hơn sợi tóc người hàng ngàn lần, có tính dẫn điện tốt và có diện tích bề mặt lớn để chứa cũng như truyền hạt điện tử. Vấn đề họ gặp phải chính là, dây nano cực kỳ mỏng manh và nhanh chóng bị phá hủy sau nhiều lần mất điện và nạp điện.
Mya Le Thai giải bài toán về tính dễ vỡ này bằng cách bọc một sợi nano vàng trong một lớp vỏ manganese dioxide, rồi gói toàn bộ trong một chất điện phân làm bằng một chất gel giống như Plexiglas. Kết hợp này đã giúp cho sợi nano bên trong trở nên bền vững hơn nhiều lần.
Và xem hình ở đây:
Phát minh này được công bố hôm Thứ Năm tuần này trong Bản Tin Năng Lượng của Hiệp Hội Hóa Học Mỹ.
Bản tin dẫn lời ông Reginald Penner, Trưởng khoa Hóa Học tại UCI, nói rằng trong những thí nghiệm của mình, Mya Le Thai đã nạp đi nạp lại cấu trúc sợi nano do cô chế tạo hàng trăm ngàn lần. Ông Penner cho biết, thông thường loại sợi này chỉ nạp chừng 6-7,000 lần là bị hủy.
Kết quả của phát minh này là những cục pin điện bền cả một đời người sẽ được dùng trong máy điện toán, điện thoại thông minh, đồ gia dụng, xe hơi và cả phi thuyền.
Mya Le Thai đã nghiên cứu về công nghệ nano trong chương trình cử nhân tại Đại Học UCLA. Cô làm trưởng phụ tá giáo sư tại UCI trong hơn 2 năm sau đó. Năm 2015, cô đến Washington D.C. làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Năng Lượng Tiên Phong thuộc Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ, trước khi trở về lại UCI đảm nhận một số công việc tổ chức cho các ban nghiên cứu về công nghệ nano cho trường đại học.
Người đứng đằng sau khám phá quan trọng có tính cách mạng trong kỹ nghệ pin điện này là cô Mya Le Thai, một nghiên cứu sinh gốc Việt đang chuẩn bị lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học UCI.
Từ lâu nay, các nhà nghiên cứu vẫn tìm cách sử dụng dây nano trong pin điện, bởi vì những sợi này mỏng hơn sợi tóc người hàng ngàn lần, có tính dẫn điện tốt và có diện tích bề mặt lớn để chứa cũng như truyền hạt điện tử. Vấn đề họ gặp phải chính là, dây nano cực kỳ mỏng manh và nhanh chóng bị phá hủy sau nhiều lần mất điện và nạp điện.
Mya Le Thai giải bài toán về tính dễ vỡ này bằng cách bọc một sợi nano vàng trong một lớp vỏ manganese dioxide, rồi gói toàn bộ trong một chất điện phân làm bằng một chất gel giống như Plexiglas. Kết hợp này đã giúp cho sợi nano bên trong trở nên bền vững hơn nhiều lần.
Và xem hình ở đây:
Phát minh này được công bố hôm Thứ Năm tuần này trong Bản Tin Năng Lượng của Hiệp Hội Hóa Học Mỹ.
Bản tin dẫn lời ông Reginald Penner, Trưởng khoa Hóa Học tại UCI, nói rằng trong những thí nghiệm của mình, Mya Le Thai đã nạp đi nạp lại cấu trúc sợi nano do cô chế tạo hàng trăm ngàn lần. Ông Penner cho biết, thông thường loại sợi này chỉ nạp chừng 6-7,000 lần là bị hủy.
Kết quả của phát minh này là những cục pin điện bền cả một đời người sẽ được dùng trong máy điện toán, điện thoại thông minh, đồ gia dụng, xe hơi và cả phi thuyền.
Mya Le Thai đã nghiên cứu về công nghệ nano trong chương trình cử nhân tại Đại Học UCLA. Cô làm trưởng phụ tá giáo sư tại UCI trong hơn 2 năm sau đó. Năm 2015, cô đến Washington D.C. làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Năng Lượng Tiên Phong thuộc Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ, trước khi trở về lại UCI đảm nhận một số công việc tổ chức cho các ban nghiên cứu về công nghệ nano cho trường đại học.
Những bước chân đầu tiên của tân TGM Giuse Nguyễn Chí Linh tại Huế
Maria Thuỷ Tiên
22:54 12/01/2017
NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN CỦA TÂN TỔNG GIÁM MỤC GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH.
Hôm 29-10-2016, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận đơn từ chức TGM Giáo phận Huế của Đức Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, và bổ nhiệm Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh Hóa, lên kế nhiệm.
Từ hôm ấy, toàn thể mọi thành phần dân Chúa trong TGP Huế vừa bồi hồi, lưu luyến chia tay với Đức Cha Phanxicô Xavie, vừa hân hoan, hồi hộp chờ đón Đức Cha Giuse...đây là thời khắc quan trọng, đánh dấu một bước ngoặc mới trong lịch sử của TGP Huế.
Để chuẩn bị cho chương trình nhậm chức của Đức Tân TGM Giuse Nguyễn Chí Linh vào ngày 12/01/2017 sắp tới, vào sáng ngày 07/01/2017, phái đoàn đại diện của TGP Huế gồm có: Cha Antôn Dương Quỳnh, nguyên Tổng Đại diện; Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Quản nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang; Cha Giuse Nguyễn Văn Chánh, Quản Hạt Thành phố Huế; Cha Phaolô Phạm Tá, Quản Hạt Hải Vân; Cha Giuse Phạm Văn Tuệ, Quản Hạt Hương Quảng Phong; Cha Antôn Nguyễn Văn Thăng, Quản Hạt Hương Phú; Cha Antôn Huỳnh Đầy, Bề trên Dòng Thánh Tâm, và 3 Nữ tu đại diện các Hội Dòng: Mến Thánh Giá, Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Con Đức Mẹ Đi Viếng, đã viếng thăm Đức Nguyên TGM Phanxicô Xavie và lên đường đi Thanh Hóa đón Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh.
Ngày 09/01/2017, trong hành trình từ Giáo phận Thanh Hóa di chuyển vào TGP Huế để bắt đầu nhận sứ vụ mới, Đức Tân TGM Giuse Nguyễn Chí Linh cùng đoàn tháp tùng đã đến viếng thăm Đức Mẹ La Vang.
Vượt đoạn đường khá xa khoảng 500km, vào lúc 15g00 đoàn đã đến dừng chân bên Mẹ trong sự bình an và trong niềm hân hoan chào đón của quý Cha và giáo dân Hạt Quảng Trị cùng những vị khách hành hương.
Khung trời chiều La Vang hôm nay yên bình trong cái nắng hắt hiu, len lỏi, sưởi ấm dần mùa đông xứ Huế, khiến cho lòng người bừng lên niềm vui đón mừng vị chủ chăn mới của giáo phận giữa một bầu khí ấm áp, yêu thương.
Sau khoảng 30 phút nghỉ ngơi, Đức Tân TGM Giuse đã cử hành Thánh Lễ với ý nguyện dâng lên Đức Mẹ sứ mạng mới của mình, nguyện xin Mẹ thương nâng đỡ, cầu bầu cùng Chúa trong những ngày tháng sắp đến tại TGP Huế này. Cùng đồng tế với Đức Tân TGM Giuse, còn có sự hiện diện của đông đảo các linh mục thuộc Giáo phận Thanh Hóa theo đoàn, và quý Cha trong Hạt Quảng Trị, với sự tham dự của giáo dân Quảng Trị và nhiều giáo dân hành hương
Trước khi đi vào Thánh Lễ, Đức Tân TGM Giuse đã dâng lên Đức Mẹ La Vang lẵng hoa tươi thắm với tất cả niềm phó thác tương lai của TGP Huế trong tay Mẹ.
Tiếp đến, Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Quản Nhiệm Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang đã có đôi lời chào mừng Đức Tân TGM Giuse và phái đoàn, đồng thời ngài cũng nói lên ý nghĩa của việc khởi đầu sứ vụ mục tử đúng vào ngày lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa như một sự trùng hợp quan phòng của Thiên Chúa trong kế hoạch cứu độ của Ngài. Cha quản nhiệm đã dâng lên Đức Tổng một tượng Đức Mẹ La Vang, với lời khấn xin Mẹ luôn ở bên Ngài trong sứ mạng lớn lao này.
Trước những tâm tình đó, Đức Tổng Giuse đã chào mừng mọi người hiện diện và có đôi lời đáp từ. Ngài cho biết đã đến La Vang rất nhiều lần, nhưng lần này đến với một tâm trạng đặc biệt, với một con tim xôn xao vì sắp sửa đảm trách một sứ mạng quá lớn lao và không biết mình có chu toàn được hay không. Vì thế, ngài muốn gửi gắm tương lai cho Đức Mẹ, xin Đức Mẹ cầu bầu và nâng đỡ để mọi sự được tốt đẹp. Đồng thời, ngài cũng mời gọi mọi người hiệp ý cầu nguyện cho tương lai của Tổng Giáo phận Huế, và cũng cầu nguyện cho cả Giáo phận Thanh Hóa, để nguyện xin Chúa chúc lành cho hai Giáo phận.
Trong bài giảng sau bài Tin Mừng kể lại cuộc viếng thăm giữa Đức Mẹ và bà Elisabeth, Đức Tổng đã chia sẻ những tâm tình đầu tiên của mình với cộng đoàn.
Dẫn vào với câu chuyện thăm viếng của tổng thống Bill Clinton nhằm xoá bỏ sự thù nghịch, thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Mỹ và Việt Nam và thật sự cuộc viếng thăm đó đã mang lại nhiều thành quả về sau. Trong cuộc đời có những cuộc viếng thăm, nhưng không có cuộc viếng thăm nào như Thiên Chúa đến viếng thăm con người mà Giáo Hội đã mừng kỷ niệm trong ngày lễ Giáng Sinh. “Thiên Chúa có thể đến thăm dân Ngài luôn, Đức Tổng nói tiếp, nhưng Ngài đã không làm như vậy. Ngài chỉ muốn chúng ta thay Ngài đi viếng thăm để mang Tin Mừng của Ngài đến cho mọi người”. Nói đến đây, Đức Tổng đã pha một chút dí dỏm khi nhớ lại trong TGP Huế có Hội Dòng "Con Đức Mẹ Đi Viếng" mà người ta thường gọi là "Đức Bà đi vắng" làm chị em đôi lúc cũng bực tức, nhưng ngài đã lý giải rằng "đi vắng là mình ra khỏi nhà để đi viếng, đi thăm người khác và mang Tin Mừng đến cho anh chị em, nên theo tôi nghĩ đi viếng hoá ra cũng đồng nghĩa với đi vắng. Vì thế, xin chị em đừng lấy làm bực mình làm gì". Sự khôi hài, dí dỏm của ngài tạo cho bầu khí của Thánh lễ trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát, và đặc biệt là mang lại cảm giác gần gũi, dễ thân thiện cho những giáo dân mới lần đầu gặp gỡ ngài trong Thánh lễ này.
Thánh lễ trở nên trang trọng, sốt sắng hơn khi Đức tổng mời gọi sự hiệp thông của quý cha giáo phận Thanh Hoá bằng việc hát bộ "lễ Quy" trên đất Huế và trước khi ban phép lành kết thúc, Đức Tổng đã ngỏ lời cám ơn quý Cha trong phái đoàn Huế, quý Cha Thanh Hoá, quý tu sĩ nam nữ và giáo dân đã đưa rước và đón tiếp ngài, cũng xin mọi người cầu nguyện cho ngài làm quen được với danh xưng "Tổng" và sớm thích nghi với môi trường mới ở TGP Huế. Ngài cũng ước mong biết bắt chước Đức Mẹ khi đến Lộ Đức thì nói tiếng Pháp, đến Fatima nói tiếng Bồ Đào Nha và đến Lavang thì nói tiếng Huế để ngài sớm nói được tiếng Huế.
Sau những giờ phút dừng chân bên Mẹ, Đức Tân TGM cùng phái đoàn đã tiếp tục hành trình 60km còn lại để đến Tòa TGM Huế.
Đến 18g30 cùng ngày, Đức Cha Giuse và phái đoàn đã đặt chân đến Tòa Tổng Giám mục Huế và tiến vào tiền sảnh trong sự chào đón nồng nhiệt của Đức Giám quản Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, cùng với quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và đông đảo giáo dân trong Giáo phận.
Trong cuộc đón tiếp này, Đức Giám quản Phanxicô Xavie đã trao lại chìa khóa Tòa Tổng Giám mục Huế cho Đức Tân TGM Giuse, Ngài di chuyển vào bên trong và dành ít phút cầu nguyện tại phòng nguyện của Tòa Giám mục. Và sau đó, dùng cơm tối cùng với phái đoàn tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận.
Maria Thủy Tiên
Hôm 29-10-2016, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận đơn từ chức TGM Giáo phận Huế của Đức Cha Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, và bổ nhiệm Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, GM Thanh Hóa, lên kế nhiệm.
Từ hôm ấy, toàn thể mọi thành phần dân Chúa trong TGP Huế vừa bồi hồi, lưu luyến chia tay với Đức Cha Phanxicô Xavie, vừa hân hoan, hồi hộp chờ đón Đức Cha Giuse...đây là thời khắc quan trọng, đánh dấu một bước ngoặc mới trong lịch sử của TGP Huế.
Để chuẩn bị cho chương trình nhậm chức của Đức Tân TGM Giuse Nguyễn Chí Linh vào ngày 12/01/2017 sắp tới, vào sáng ngày 07/01/2017, phái đoàn đại diện của TGP Huế gồm có: Cha Antôn Dương Quỳnh, nguyên Tổng Đại diện; Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Quản nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang; Cha Giuse Nguyễn Văn Chánh, Quản Hạt Thành phố Huế; Cha Phaolô Phạm Tá, Quản Hạt Hải Vân; Cha Giuse Phạm Văn Tuệ, Quản Hạt Hương Quảng Phong; Cha Antôn Nguyễn Văn Thăng, Quản Hạt Hương Phú; Cha Antôn Huỳnh Đầy, Bề trên Dòng Thánh Tâm, và 3 Nữ tu đại diện các Hội Dòng: Mến Thánh Giá, Con Đức Mẹ Vô Nhiễm, Con Đức Mẹ Đi Viếng, đã viếng thăm Đức Nguyên TGM Phanxicô Xavie và lên đường đi Thanh Hóa đón Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh.
Ngày 09/01/2017, trong hành trình từ Giáo phận Thanh Hóa di chuyển vào TGP Huế để bắt đầu nhận sứ vụ mới, Đức Tân TGM Giuse Nguyễn Chí Linh cùng đoàn tháp tùng đã đến viếng thăm Đức Mẹ La Vang.
Vượt đoạn đường khá xa khoảng 500km, vào lúc 15g00 đoàn đã đến dừng chân bên Mẹ trong sự bình an và trong niềm hân hoan chào đón của quý Cha và giáo dân Hạt Quảng Trị cùng những vị khách hành hương.
Khung trời chiều La Vang hôm nay yên bình trong cái nắng hắt hiu, len lỏi, sưởi ấm dần mùa đông xứ Huế, khiến cho lòng người bừng lên niềm vui đón mừng vị chủ chăn mới của giáo phận giữa một bầu khí ấm áp, yêu thương.
Sau khoảng 30 phút nghỉ ngơi, Đức Tân TGM Giuse đã cử hành Thánh Lễ với ý nguyện dâng lên Đức Mẹ sứ mạng mới của mình, nguyện xin Mẹ thương nâng đỡ, cầu bầu cùng Chúa trong những ngày tháng sắp đến tại TGP Huế này. Cùng đồng tế với Đức Tân TGM Giuse, còn có sự hiện diện của đông đảo các linh mục thuộc Giáo phận Thanh Hóa theo đoàn, và quý Cha trong Hạt Quảng Trị, với sự tham dự của giáo dân Quảng Trị và nhiều giáo dân hành hương
Trước khi đi vào Thánh Lễ, Đức Tân TGM Giuse đã dâng lên Đức Mẹ La Vang lẵng hoa tươi thắm với tất cả niềm phó thác tương lai của TGP Huế trong tay Mẹ.
Tiếp đến, Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Quản Nhiệm Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang đã có đôi lời chào mừng Đức Tân TGM Giuse và phái đoàn, đồng thời ngài cũng nói lên ý nghĩa của việc khởi đầu sứ vụ mục tử đúng vào ngày lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa như một sự trùng hợp quan phòng của Thiên Chúa trong kế hoạch cứu độ của Ngài. Cha quản nhiệm đã dâng lên Đức Tổng một tượng Đức Mẹ La Vang, với lời khấn xin Mẹ luôn ở bên Ngài trong sứ mạng lớn lao này.
Trước những tâm tình đó, Đức Tổng Giuse đã chào mừng mọi người hiện diện và có đôi lời đáp từ. Ngài cho biết đã đến La Vang rất nhiều lần, nhưng lần này đến với một tâm trạng đặc biệt, với một con tim xôn xao vì sắp sửa đảm trách một sứ mạng quá lớn lao và không biết mình có chu toàn được hay không. Vì thế, ngài muốn gửi gắm tương lai cho Đức Mẹ, xin Đức Mẹ cầu bầu và nâng đỡ để mọi sự được tốt đẹp. Đồng thời, ngài cũng mời gọi mọi người hiệp ý cầu nguyện cho tương lai của Tổng Giáo phận Huế, và cũng cầu nguyện cho cả Giáo phận Thanh Hóa, để nguyện xin Chúa chúc lành cho hai Giáo phận.
Trong bài giảng sau bài Tin Mừng kể lại cuộc viếng thăm giữa Đức Mẹ và bà Elisabeth, Đức Tổng đã chia sẻ những tâm tình đầu tiên của mình với cộng đoàn.
Dẫn vào với câu chuyện thăm viếng của tổng thống Bill Clinton nhằm xoá bỏ sự thù nghịch, thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Mỹ và Việt Nam và thật sự cuộc viếng thăm đó đã mang lại nhiều thành quả về sau. Trong cuộc đời có những cuộc viếng thăm, nhưng không có cuộc viếng thăm nào như Thiên Chúa đến viếng thăm con người mà Giáo Hội đã mừng kỷ niệm trong ngày lễ Giáng Sinh. “Thiên Chúa có thể đến thăm dân Ngài luôn, Đức Tổng nói tiếp, nhưng Ngài đã không làm như vậy. Ngài chỉ muốn chúng ta thay Ngài đi viếng thăm để mang Tin Mừng của Ngài đến cho mọi người”. Nói đến đây, Đức Tổng đã pha một chút dí dỏm khi nhớ lại trong TGP Huế có Hội Dòng "Con Đức Mẹ Đi Viếng" mà người ta thường gọi là "Đức Bà đi vắng" làm chị em đôi lúc cũng bực tức, nhưng ngài đã lý giải rằng "đi vắng là mình ra khỏi nhà để đi viếng, đi thăm người khác và mang Tin Mừng đến cho anh chị em, nên theo tôi nghĩ đi viếng hoá ra cũng đồng nghĩa với đi vắng. Vì thế, xin chị em đừng lấy làm bực mình làm gì". Sự khôi hài, dí dỏm của ngài tạo cho bầu khí của Thánh lễ trở nên nhẹ nhàng, thanh thoát, và đặc biệt là mang lại cảm giác gần gũi, dễ thân thiện cho những giáo dân mới lần đầu gặp gỡ ngài trong Thánh lễ này.
Thánh lễ trở nên trang trọng, sốt sắng hơn khi Đức tổng mời gọi sự hiệp thông của quý cha giáo phận Thanh Hoá bằng việc hát bộ "lễ Quy" trên đất Huế và trước khi ban phép lành kết thúc, Đức Tổng đã ngỏ lời cám ơn quý Cha trong phái đoàn Huế, quý Cha Thanh Hoá, quý tu sĩ nam nữ và giáo dân đã đưa rước và đón tiếp ngài, cũng xin mọi người cầu nguyện cho ngài làm quen được với danh xưng "Tổng" và sớm thích nghi với môi trường mới ở TGP Huế. Ngài cũng ước mong biết bắt chước Đức Mẹ khi đến Lộ Đức thì nói tiếng Pháp, đến Fatima nói tiếng Bồ Đào Nha và đến Lavang thì nói tiếng Huế để ngài sớm nói được tiếng Huế.
Sau những giờ phút dừng chân bên Mẹ, Đức Tân TGM cùng phái đoàn đã tiếp tục hành trình 60km còn lại để đến Tòa TGM Huế.
Đến 18g30 cùng ngày, Đức Cha Giuse và phái đoàn đã đặt chân đến Tòa Tổng Giám mục Huế và tiến vào tiền sảnh trong sự chào đón nồng nhiệt của Đức Giám quản Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, cùng với quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và đông đảo giáo dân trong Giáo phận.
Trong cuộc đón tiếp này, Đức Giám quản Phanxicô Xavie đã trao lại chìa khóa Tòa Tổng Giám mục Huế cho Đức Tân TGM Giuse, Ngài di chuyển vào bên trong và dành ít phút cầu nguyện tại phòng nguyện của Tòa Giám mục. Và sau đó, dùng cơm tối cùng với phái đoàn tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận.
Maria Thủy Tiên
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bình Minh An Lành
Diệp Hải Dung, (Australia)
19:15 12/01/2017
Ảnh của Diệp Hải Dung
(Hình chụp tại Kembla Beach NSW Australia)
Bình minh rất an lành
Sóng vỗ về êm ả
Mình nhớ nhau nhiều qúa
Bao ngày đã cách xa...
(DHD)
VietCatholic TV
Thời sự tuần qua 13/01/2017: Tình hình thế giới dưới cái nhìn của Đức Thánh Cha Phanxicô
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:05 12/01/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Các nhân chứng cho biết kẻ tự sát là một người phụ nữ ẵm trên tay một đứa bé sơ sinh đang ngồi trong hàng ghế dành cho phụ nữ đã bất ngờ hô lớn “Allahu Akhbar”, nghĩa là Thiên Chúa thật vĩ đại, trước khi cho nổ tung chất nổ giết chết 25 người và làm bị thương 49 người khác.
Thật đáng buồn là người ta đã dám nại đến danh Thánh của Thiên Chúa để thực hiện hành động vừa ngu vừa ác nêu trên vào đúng ngày Ai Cập cử hành lễ mừng sinh nhật của tiên tri Mumhammad, người sáng lập ra Hồi Giáo.
Năm 2016 vừa kết thúc với đầy những trò vừa ngu, vừa ác, vừa báng bổ này trải dài từ Afghanistan, đến Bangladesh, Bỉ, Ai Cập, Pháp, Đức, Iraq, Nigeria, Pakistan, và ngay cả tại Hoa Kỳ. Đức Thánh Cha đã nhận định như trên trong buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh nhân dịp đầu năm. Đó cũng là nội dung chính mà Trúc Ly muốn trình bày với quý vị và anh chị em trong chương trình này.
Tâm thức “giết người điên rồ” của chủ nghĩa khủng bố
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Sáng thứ Hai mùng 09 tháng Giêng, tại phòng họp Sala Regia của dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến đoàn ngoại giao cạnh Tòa Thánh, gồm đại diện của 182 quốc gia và tổ chức quốc tế có quan hệ trên cấp đại sứ, cùng với đại diện của chính quyền Palestine, đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới.
Diễn từ của Đức Thánh Cha với ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, thường được xem là bài phát biểu quan trọng nhất về chính sách đối ngoại của Tòa Thánh, cũng như tiên báo các nỗ lực Tòa Thánh sẽ theo đuổi trong năm mới.
Trong diễn từ năm nay, Đức Thánh Cha đã đặc biệt lưu ý cộng đồng quốc tế rằng hòa bình phải tiếp tục là một ưu tiên hàng đầu trong năm 2017; và tâm thức “giết người điên rồ” của chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh phải sớm đến hồi kết thúc.
Đặc biệt, Đức Thánh Cha đưa ra một thách thức đối với các nhà lãnh đạo các tôn giáo trên thế giới, phải dám nói không với bạo lực, phải dám mạnh mẽ nói một lần cho tất cả rằng, danh Thánh Thiên Chúa không bao giờ có thể được dùng để biện minh cho các hành vi giết người man rợ này.
Ngài nói:
“Đáng buồn thay, chúng ta ý thức rằng ngay cả ngày nay, cảm thức tôn giáo, thay vì nuôi dưỡng sự cởi mở với tha nhân, lúc này lúc khác lại bị một số người sử dụng như một cái cớ để từ chối, để gạt người khác ra ngoài lề và kích động bạo lực.
Tôi đặc biệt nghĩ đến nạn khủng bố do trào lưu cực đoan, trong năm qua đã gây ra cái chết của biết bao nạn nhân trên thế giới tại Afganistan, Bangladesh, Bỉ, Burkina Faso, Ai Cập, Pháp, Đức, Giordani, Iraq, Nigeria, Pakistan, Hoa Kỳ, Tunisia và Thổ Nhĩ Kỳ. Những vụ khủng bố ấy là những hành vi hèn nhát, dùng cả các trẻ em để giết người, như tại Nigeria; tấn công những người đang cầu nguyện, như tại Nhà thờ chính tòa Coptic ở Cairo, những người du lịch hoặc đang đến sở làm, như ở Bruxelles, những người đi dạo trên đường phố như ở Nice /ni:s/ và Berlin, hoặc những người đón mừng năm mới như ở Istanbul.
Chúng ta đang phải đối phó với một sự sát nhân điên rồ, lợi dụng danh Chúa để gieo rắc chết chóc, trong toan tính khẳng định ý muốn thống trị và quyền lực. Vì thế tôi kêu gọi tất cả các vị lãnh đạo tôn giáo hãy hiệp sức để mạnh mẽ tái khẳng định rằng không bao giờ có thể giết người nhân danh Thiên Chúa. Nạn khủng bố do trào lưu cực đoan là kết quả của một sự lầm than trầm trọng về tinh thần, đi kèm với một sự nghèo nàn về mặt xã hội. Nó chỉ có thể hoàn toàn bị đánh bại với sự đóng góp chung của các vị lãnh đạo tôn giáo và chính trị. Các vị lãnh đạo tôn giáo có nhiệm vụ thông truyền các giá trị tôn giáo không thể chấp nhận sự đối nghịch giữa lòng kính sợ Thiên Chúa và tình yêu tha nhân.”
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Về phần mình, trong năm 2016 vừa qua, Giáo Hội Công Giáo đã cố gắng xây các nhịp cầu với các tôn giáo khác. Trong các nỗ lực đó có thể nhắc đến chuyến thăm hội đường Do Thái tại Rôma, thăm các nhà thờ Hồi giáo tại Baku ở Azerbaijan, cuộc gặp gỡ lần đầu tiên với Đức Thượng phụ Kirill của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa tại Cuba; và chuyến đi của Đức Thánh Cha tới Armenia và Georgia để củng cố quan hệ Công Giáo và Chính Thống giáo.
Tự do tôn giáo trên thế giới
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong dịp Giáng Sinh vừa qua, Brunei, Arab Saudi, Bắc Hàn, Tajikistan, và Somalia là các quốc gia cấm ngặt việc cử hành lễ Giáng Sinh; trong khi đó, ở nhiều nước phương Tây các cảnh Giáng Sinh bị cấm không được trưng bày ở các công sở. Những chuyện như thế minh họa cho một mưu toan kéo dài trong nhiều năm qua ở cả các nước Hồi Giáo lẫn các quốc gia Tây phương và nhiều nước khác trên thế giới nhằm loại cảm thức tôn giáo ra khỏi bầu khí xã hội và chôn kín nó trong bầu khí riêng tư cá nhân.
Vì thế, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng kêu gọi các tôn giáo nỗ lực nhiều hơn trong việc gìn giữ hòa bình cần phải được đi kèm với việc bảo đảm cho các tôn giáo được hoạt động tự do trong xã hội.
Ngài nói:
“Các vị lãnh đạo chính trị có nhiệm vụ bảo đảm trong lãnh vực công cộng quyền tự do tôn giáo, nhìn nhận sự đóng góp tích cực và xây dựng của các tôn giáo trong việc xây dựng xã hội dân sự.
Bên cạnh đó, cần phải có những chính sách xã hội thích hợp để bài trừ nạn nghèo đói, cùng với sự thăng tiến chân thành giá trị của gia đình, như một nơi ưu tiên để con người phát triển, và là một nơi xã hội cần đầu tư dồi dào vào lãnh vực giáo dục và văn hóa.”
Các khu vực xung đột trên thế giới
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Đề cập đến các vùng xung đột cụ thể trên thế giới, Đức Thánh Cha đã bắt đầu với Syria.
“Tôi nghĩ đến những người trẻ bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột tàn bạo tại Syria, bị tước đoạt niềm vui của tuổi thơ và tuổi trẻ, như khả năng chơi đùa và học hành. Tôi miên man nghĩ đến họ và người dân Syria yêu quý.”
“Khát vọng chung của chúng ta là các thỏa thuận ngừng bắn vừa được ký kết sẽ là một dấu chỉ của hy vọng cho toàn dân Syria”
Việc ngừng bắn giữa chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad được Nga hậu thuẫn và các lực lượng đối lập có hiệu lực từ ngày 23 tháng 12, nhưng đã bị vi phạm trong vài giờ đầu tiên, và hiệp định này được nhiều người xem là rất mong manh.
Đức Thánh Cha cũng nhắc lại sự ủng hộ lâu dài của Tòa Thánh cho một giải pháp hai nhà nước đối với vấn đề Israel và Palestine.
Trong một diễn biến tệ hại, chỉ vài giờ trước khi Đức Thánh Cha đọc diễn từ này, hôm Chúa Nhật 8 tháng Giêng, tại Giêrusalem, một người Palestine đã lao xe tải vào một nhóm quân nhân Do Thái giết chết 4 binh sĩ và làm bị thương ít nhất 10 quân nhân khác.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói: “Không có xung đột nào có thể trở thành một thói quen không thể bẻ gãy.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh đến tình trạng bất ổn và bạo lực tại Yemen, Iraq và Libya, và nói rằng “Cả Trung Đông rất cần sự bình an!”
Bàn đến các vụ thử tên lửa hạt nhân được thực hiện trên bán đảo Triều Tiên, Đức Thánh Cha nhận xét rằng đó là những dấu chỉ “đặc biệt đáng lo ngại”. Ít nhất 24 vụ thử hỏa tiễn gắn đầu đạn hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã xảy ra trong năm vừa qua.
Nhiều nhà lãnh đạo Phật Giáo tại Miến Điện đã chỉ trích diễn từ trong cuộc gặp gỡ ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh vào năm 2015, trong đó Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả tình trạng của Miến Điện là tình trạng chiến tranh. Ngài nói thẳng thừng rằng: “Đây là chiến tranh, điều này được gọi là bạo lực, điều này được gọi là sát nhân”.
Trong năm nay, Đức Thánh Cha cũng nhắc đến Miến Điện nhưng ngài nói nhẹ nhàng hơn khi bày tỏ hy vọng rằng các trợ giúp cần thiết sẽ được mang đến cho “những ai đang trong tình trạng nghiêm trọng và cấp thiết.”
Dù Đức Thánh Cha đã không nêu bất kỳ một nhóm cụ thể nào, hiển nhiên những lời của ngài ám chỉ đến những người Rohingya, một nhóm dân tộc thiểu số khoảng 1.3 triệu người chủ yếu theo Hồi giáo sinh sống ở phía tây Miến Điện.
Tại Phi châu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến Sudan và Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Cộng hòa Dân chủ Congo nơi hy vọng hòa bình vẫn còn nghiêng ngửa với các mối đe dọa thực sự của một chu kỳ mới của cuộc xung đột.
Tại Mỹ châu, ngài đề cập đến việc cải thiện quan hệ giữa Hoa Kỳ và Cuba, cũng như tiến trình hòa bình đang diễn ra tại Colombia nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 60 năm qua, như những dấu chỉ của hy vọng.
Tại Venezuela, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “quá trình đối thoại” và “các cử chỉ can đảm” là rất cấp thiết. Tòa Thánh đang làm trung gian hòa giải giữa chính phủ của tổng thống cánh tả Nicolas Maduro và phe đối lập. Tuy nhiên, chưa có một thành quả nào vì Nicolas Maduro chỉ dùng các cuộc đối thoại này như một động tác giả để câu giờ chứ không muốn tiến đến một sự hòa giải quốc gia thực sự.
Tại Âu châu, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mối quan tâm của ngài đối với Ukraine, và hy vọng rằng “những phản ứng kịp thời sẽ được đưa ra nhằm đáp ứng với tình hình nhân đạo vẫn còn rất nghiêm trọng.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha đã bày tỏ lòng tri ân những nhà lãnh đạo các quốc gia đã hưởng ứng lời mời gọi của ngài ân xá cho các tù nhân trong Năm Thánh Ngoại Thường Lòng Thương Xót.