Ngày 13-01-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh hóa bản thân và cộng đoàn để nên giống Chiên Thiên Chúa
Lm Jude Siciliano OP
02:13 13/01/2017
Chúa Nhật II Thường Niên A
Isaia 49: 3, 5-6; T. vịnh 39; 1 Côrintô 1: 1-3; Gioan 1:29-34

Thánh hóa bản thân và cộng đoàn để nên giống Chiên Thiên Chúa

Trong 6 tuần sắp đến chúng ta sẽ nghe đọc bài trích thơ thứ nhất của thánh Paolô gởi cho giáo hữu thành Corintô. Có thể đọc cách đoạn. Nhiều vị diễn giảng đi ngay đến phúc âm trong bài giảng. Trong những tuần kế tiếp, hãy nên chọn it nhất một lần giảng về bài trích thơ thánh Paolô vậy, được không?

Bài đọc hôm nay là phần mở đầu thơ thánh Phaolô. Phaolô thường dùng cách mở đầu thơ của người Hy lạp: trước hết là tác giả tự giới thiệu mình, rồi đến những người sẽ đọc thơ đó, rồi đến lời chúc lành. Nhưng, hôm nay Phaolô không theo thói thường đó. Mở đầu Phaolô chứng tỏ đức tin của mình vào đức Kitô. Và đây là dấu chỉ điều quan trọng trong thơ.

Những người thường đọc Kinh Thánh đều biết sự căng thẳng trong Giáo Hội ở Corintô. Vài câu tiếp theo nói sự cảm tạ của Phao ô với Thiên Chúa về sự sung mãn của ân huệ Chúa Kitô đã ban cho cộng đoàn Corintô. Nhưng, trong những tuần sắp tới, chúng ta sẽ thấy cộng đoàn có nhiều nan giải như: trong việc lập gia đình; luân lý về vấn đề nam và nữ giới; phụ nữ trong Giáo Hội; tổ chức cách phụng vụ; đời sống cá nhân riêng; quà ban cho nhau vì tình thương; và lẽ cố nhiên vấn đề sụ sống lại. Trong khi chúng ta nghe những bài sách này, chúng ta có thể nhận thấy sự tương đương giữa những vấn đề của Giáo Hội thế kỷ thứ nhất và Giáo Hội chúng ta trong thế kỷ thứ 21 này. Lời Phaolô viết để hoà giải sự chống đối trong cộng đoàn Corintô, có thể giúp hoà giải cho cộng đoàn chúng ta nữa. Vậy bây giờ chúng ta hãy lắng nghe lời cúa tác giả.

Phaolô gởi lời chào cộng đoàn, xác nhận và bởi đó nhắc anh em là họ đã được "thánh hoá trong Chúa Giêsu Kitô" (nghĩa là họ đã được gọi là 'thánh'). Phaolô nhấn mạnh là ông ta luôn gọi như thế, và xác nhận là Thiên Chúa và Chúa Giêsu là nguồn gốc của các ân huệ. Các cụm từ "Thiên Chúa", "Đức Giêsu Kitô", và "Chúa Giêsu Kitô", được viết đến 8 lần trong các câu đầu của bức thơ. Thiên Chúa là nhân vật chính trong việc tiếp tục thánh hoá chúng ta. Ngài cũng là nguồn gốc sự kêu gọi của Phaolô. Ngài đã kêu gọi và thánh hoá Giáo Hội Corin tô - và cả chúng ta nữa.

Trong cộng đoàn Corintô có những người đặt vấn đề về việc có đáng tin cậy Phaolô hay không. Vì thế mà Phaolô phải đặt sự đáng tín nhiệm của ông ta ngay từ đầu. "Tôi là Phaolô, bởi ý Thiên Chúa được gọi làm Tông đồ của Dức Giêsu Kitô". Tôi tưởng tượng khi sự việc trở nên khó khăn, và Phaolô phải chiến đấu với sự chống đối trong các hội đường; về sự cấu xé của các ộng đoàn tín hữu, và khi ông bị bắt, bị giam, và bị án tử hình bởi người La mã, thì những điều đó đã làm cho Phaolô thêm sức mạnh và sự cam đoan để nhớ đến nguồn gốc của việc ông ta được gọi làm Tông đồ không phải là bởi quyền của trần thế mà bởi chính ngay quyền của Thiên Chúa.

Nếu chúng ta nghĩ Phaolô là một anh hùng trong cộng đoàn Corintô, và lời nói của ông ta đã được chấp nhận, chúng ta chỉ cần xem các thơ của ông viết để biết chúng ta nghĩ gì về ông ta. Có một nhóm người tổ chức chống đối Phaolô. Phaolô không thắng được nhiều người với lời rao giảng của ông ta. Có người gọi Phao ô là không có đủ khả năng, người nịnh bợ, và không thành thật.

Những ai trong chúng ta đã có nhiệm vụ tổ chức phụng vụ và các việc khác trong giáo xứ, chúng ta biết chỉ có một số ít người hưởng ứng, hay gặp chống đối với những cố gắng tiếp tục hay bị loại bỏ vì chúng ta là những thành phần mới đến trong giáo xứ, hay hoặc vì chúng ta là những người "khác" với linh mục trước hay khác với một thành phần của ban lãnh đạo, nên bị chống đối cứng rắn mỗi khi nói về những vấn đề công chính - đều biết chút ít về việc Phaolô đã phải gặp thường lệ, và có thể nhận ra phần nào sự chiến đấu của Phaolô. Chúng ta cũng có thể hưởng được năng lực và cố gắng tiếp tục dấn thân. Mỗi khi chúng ta cũng như Phaolô, nhớ đến lời Phaolô "là Phaolô được gọi làm Tông đồ của Dức Giêsu Kitô bởi ý Thiên Chúa".

Trong các thơ khác của Phaolô cũng có dấu cho chúng ta thấy sâu đậm hơn những chiến đấu và sự sẵn sàng bên trong của Phaolô. Giáo Hội Corintô chứng tỏ ân huệ thương yêu của Chúa Thánh Thần. Bởi thế nên không bị ảnh hưởng mạnh do người mới đến với sự yếu đuối của họ. Nhưng, sự yếu đuối của Phaolô là dấu chỉ kín đáo chứng tỏ cơ hội để Thiên Chúa bày tỏ sự hiện diện của Ngài qua Phaolô. Vì sự yếu đuối của Phaolô, thi đâu là nguồn gốc để sự chứng minh mạnh mẻ cho Chúa Kitô được phải không? Không ai làm được, ngoại trừ Thiên Chúa vậy.

Qua các thơ thánh Phaolô chúng ta học cách thức để đương đầu với những khó khăn chúng ta gặp trong việc mục vụ. Phaolô mở đầu thơ này nói đến tình thương yêu của ông với cộng đoàn Corintô. Phaolô gởi cho họ lời chúc lành của ông, ngay cả cho những người đối nghịch. Trong những lúc khó khăn, Phaolô cần nhớ lại lý do gì mà Phaolô phải làm như vậy: là vì Thiên Chúa đã gọi Phaolô, và bởi đó Ngài sẽ tiếp tục ban năng lực cho Phaolô, nhất là những khi Phaolô phải đối phó với sự yếu hèn của chính mình. Phaolô không phải chỉ là một người đã được Thiên Chúa gọi. Như chúng ta nghe Phaolô nói với tín hữu Corintô, chúng ta cũng nghe Phaolô nói chúng ta nữa: tất cả chúng ta đều được kêu gọi nên thánh. Chúng ta cũng đã được thánh hoá trong Chúa Kitô bởi Thần Khí của Ngài.

Trong bài phúc âm hôm nay, thánh Gioan Tẩy Giả gọi Chúa Giêsu là "Chiên Thiên Chúa". Và đó là một trong nhiều chức hiệu dành cho Chúa Giêsu trong đoạn thứ nhất. ông Buran Phillips trong sách "Feasting On the Gospel : John, vol. I" đặt câu hỏi khi ông Gioan nói về Chúa Giêsu "Dây là chiên Thiên Chúa, đây Dấng xoá bỏ tội lỗi trần gian" nghĩa là gì. Làm sao việc Chúa Giêsu chết trên cây thập giá xoá bỏ tội lỗi trần gian? Tân ước liên kết sự chết của Chúa Giêsu với sự tha thứ tội lỗi, nhưng bằng cách nào? ông Phillips đã có kinh nghiệm 24 năm về công việc trong giáo xứ, cố gắng dựa vào kinh nghiệm đó để trả lời câu hỏi của ông ta.

Câu trả lời của thánh Anselm là một trong những câu trả lời chúng ta học trong lớp giáo lý. Sự công chính của Thiên Chúa bị tội loài người xúc phạm, và chỉ có sự chết của Con Thiên Chúa mới có thể đáp lại sự đòi hỏi của Thiên Chúa. Và đó là thuyết "làm hài lòng". Một Dấng tối cao bị xúc phạm chỉ được hài lòng bởi sự chết của một Đấng tối cao ngang hàng.

Phillips cũng đưa ra một lý thuyết khác là "thuyết ảnh hưởng luân lý". ông Peter Abelard là một trong những người nêu lên thuyết đó và dạy rằng sự chết của Chúa Giêsu là sự chứng tỏ tuyệt đối của tình thương yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta - đó là tình thương yêu làm thay đổi chúng ta và toàn thế giới.

Phúc âm thánh Gioan cho chúng ta một giải quyết khác có thể gọi là "thuyết nhập thể" để đền tội. Trong cốt rỏi của phúc âm thánh Gioan, sự nhập thể : là sự kết hợp của bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người trong Chúa Giêsu. Bởi thế, sự cứu chuộc được thành tựu vì bản tính Thiên Chúa nhập vào bản tính loài người và kết quả là một đời sống mới được thành tựu cho chúng ta. Đức tin cho chúng ta bước vào đời sống mới đó.

Không phải Thiên Chúa gây đau khổ và sự chết nơi Chúa Giêsu cho chúng ta. Con chiên được dâng làm của tế lễ không phải là vật gì ngoài Thiên Chúa, nhưng chính là Thiên Chúa ban chính mình Thiên Chúa, chịu chết, để mở mắt chúng ta về Thiên Chúa. Chúa Giêsu chết vì tội chúng ta. Anh sáng đã vào trong thế gian, và đã xoá bỏ bóng tối âm u về phần thiêng liêng của chúng ta. Bây giờ chúng ta trông thấy được, và điều chúng ta tin về sự chết của Chúa Giêsu là tình yêu thương vô bờ bến của Thiên Chúa cho chúng ta.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


2nd Sunday in Ordinary Time (A)
Isaiah 49: 3, 5-6; Psalm 40; 1 Corinthians 1: 1-3; John 1:29-34


For the next six weeks we will be hearing from Paul’s first letter to the Corinthians. It is a "semi-continuous" reading. Let us break a pattern. Many of us preachers go directly to the gospel for our preaching. At least once over the next weeks why not attempt reflecting and preaching from our second reading – I Corinthians?

Today’s passage is the opening of the letter. Paul uses the customary Greek letter form: He begins by introducing himself; addresses those receiving the letter and offers them good wishes. But he does break the pattern by expressing his faith in Christ. It is a clue to his priority.

Regular readers of the Scriptures will be familiar with the tensions in the Corinthian church that Paul will be addressing. In subsequent verses Paul give thanks to God for the richness of the gifts in the Corinthian community (1:4ff). But, as we will discover over these weeks, the community had its "issues" around: marriage, sexual morality, women in the church, worshiping styles, individualism, charismatic gifts and, of course, the resurrection. As we listen to these readings we may be able to discover the parallel between the first-generation church and our own 21st century one. What Paul will say to heal the conflicts in the Corinthian community may also be healing for us. So we turn an attentive ear to the evangelist.

Paul greets the community acknowledging and therefore reminding them, that they have been "sanctified in Christ Jesus" (ie, "called to be saints"). He stresses what he always does, acknowledging that it is God and Jesus who are the source of their gifts. "God," "Christ Jesus," and "Lord Jesus Christ" are named eight times in our introductory three verses. God is agent in our continual sanctification; is the source of Paul’s calling; has assembled and made holy the Corinthian church – an us.

There were those in the Corinthian community who question Paul’s credentials and credibility. That’s why he has to establish his authority at the outset. "Paul, called to be an apostle of Christ Jesus by the will of God…." I imagine when the going got rough and Paul struggled with opposition in the synagogues, the fledgling Christian communities, and when he was arrested, imprisoned and put to death at the hands of the Romans, it would have given him strength and assurance to remember that the source of his apostleship wasn’t from human authorities, but came directly from God.

If we think Paul was a hero to the Corinthian community and that his words were readily received, all we have to do is scan this letter to discover what some thought of him. There was an organized group of detractors against him; he didn’t win over large numbers by his preaching; he was called incompetent, a flatterer and insincere.

Those of us who have planned parish liturgies and other functions and gotten only a small response; met opposition to renewal efforts; rejection because we are new to a parish and "different" from a former pastor or staff member and stiff opposition when preaching issues of justice – know something of what Paul faced frequently and can identify with his struggles. We can also receive strength and renewed dedication when we, like Paul, remember they we are, "called to be an apostle of Christ Jesus by the will of God."

Clues from other places in Paul’s writings give us further insight into his interior disposition and struggles. The Corinthian church demonstrated charismatic gifts of the Spirit. Therefore, they might not be terribly impressed by one who came exhibiting weakness. But Paul’s "weakness" mysteriously was an opportunity for God to reveal God’s self through him. Since he was weak, what was the source of this powerful witness to Christ? None other but God.

We learn from Paul’s letters how to meet difficulties we face in ministry. He begins this letter revealing his love for the Corinthians. He offers them a blessing, even for the recalcitrant. In difficult times he needed to remind himself why he was doing what he doing: God had called him and therefore would continue to strengthen him, particularly when he ran up against his own weaknesses Paul wasn’t the only one to receive a call. As we hear him address the Corinthians we overhear his message for us: we too are called to be saints; we too have been sanctified in Christ through his Spirit.

In today’s gospel John the Baptist calls Jesus, "the Lamb of God." It is one of several titles used for Jesus in the first chapter. Buran Phillips ("Feasting On the Gospels: John, Volume 1," Westminster John Knox Press: Louisville, 2015, pages 28-29) asks what does it mean when John refers to Jesus, "Behold, the Lamb of God, who takes away the sin of the world." How does Jesus’ dying on the cross take away human sin? The New Testament links the death of Jesus with forgiveness of sin, but how? Phillips draws on 24 years of parish experience trying to answer the question.

St. Anselm’s answer was one many of us learned in religion classes. God’s righteousness was offended by human sin and only the death of God’s son could satisfy the demands of God. It’s called the "satisfaction theory." An offended supreme being could only be satisfied by the death of an equally supreme being.

Phillips gives another theory called "the moral influence theory." One of its exponents was Peter Abelard who taught that the death of Jesus was the ultimate expression of God’s love for us – a love which transforms us and the world.

John’s Gospel gives another approach that might be called an "incarnational theory" of atonement. At the heart of John’s Gospel is the incarnation: the union of the divine and human in Jesus. Salvation is thus possible because the divine life has entered human life and, as a result, new life exists for us. Belief gives us entry into this new life.

It isn’t that God inflicted pain and death on Jesus on our behalf. The Lamb who is sacrificed is not someone independent from God, but is God giving God’s own self – put to death – to open our blind eyes to God. Jesus died because of our sins. Light has entered the world and taken away our spiritual darkness. Now we can see, and what we come to believe because of Jesus’s death is God’s unfathomable love for us.
 
Đức Giêsu là Chiên Cứu độ của Thiên Chúa
Lm Đan Vinh - HHTM
02:25 13/01/2017
Chúa Nhật 2 Thường niên A
Is 49,3.5-6; 1 Cr 1,1-3; Ga 1,29-34

Đức Giêsu là Chiên Cứu độ của Thiên Chúa

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Ga 1,29-34
(29) Hôm sau, ông Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian. (30) Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, vì có trước tôi. (31) Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi đến làm phép rửa trong nước”. (32) Ông Gio-an còn làm chứng: “Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. (33) Tôi không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần. (34) Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”.

2. Ý CHÍNH:
Đây là lời chứng thứ hai của Gio-an Tẩy Giả về Đức Giê-su. Ông xác nhận Đức Giê-su là Con Chiên của Thiên Chúa, có sứ mệnh xóa bỏ tội trần gian. Người là Đấng mà Gioan được sai đến trước để dọn đường qua dấu chỉ Thánh Thần ngự xuống. Gio-an đã thấy Thánh Thần ngự xuống trên Đức Giê-su khi làm phép rửa cho Người tại sông Gio-đan, nên ông đã làm chứng: “Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”.

3. CHÚ THÍCH:
- C 29-30: + Đây là Chiên Thiên Chúa: Chiên Thiên Chúa hay Chiên Vượt Qua thời Xuất Hành (x. Xh 12,3-46). Tin Mừng Gio-an cho thấy Đức Giê-su chính là Con Chiên lễ Vượt Qua qua ba sự kiện: Một là thời gian quan Phi-la-tô xét xử Đức Giê-su vào Giờ Thứ Sáu (tức 12 giờ trưa) trong ngày lễ áp lễ Vượt Qua (x. Ga 9,14), trùng với giờ các tư tế giết chiên trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem để mừng đại lễ Vượt Qua. Hai là cành hương thảo: Người Do thái lấy một bó hương thảo, nhúng vào chậu đựng máu chiên và quét lên khung cửa nhà. Điều này giống như một tên lính đã lấy miếng bọt biển thấm giấm, buộc vào cành hương thảo đưa lên miệng Đức Giê-su nếm (x. Ga 19,29). Ba là chỉ thị của Mô-sê cấm đánh gãy xương của con Chiên bị giết trong biến cố Vượt Qua: quân lính không đánh dập ống chân của Người trên cây thập giá (x. Ga 19,34). + Về con chiên gánh tội : Trong lễ Xá Tội, người Do Thái bắt một con chiên đem đến cho Tư tế. Vị Tư Tế sẽ đọc một danh sách các thứ tội của dân và kêu gọi mọi người sám hối. Sau đó, Tư Tế đặt tay trên đầu con chiên, ngụ ý trút hết danh sách tội ấy lên đầu nó, rồi đuổi nó vào sa mạc. Người ta cử hành nghi lễ sám hối này để xin Đức Chúa xóa hết tội cho mình (x. Lv 1,4). Con chiên Vượt qua là hình bóng Đấng Cứu thế như ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm: "Chính các bệnh tật của chúng tôi. Ngài đã vác. Ngài đã bị đâm vì những phản nghịch của chúng tôi. Vì tội vạ của chúng tôi, Ngài đã bị nghiền tán... Ngài đã chịu đựng, không mở miệng, như chiên con dẫn đến lò sát sinh... Thiên Chúa đã ái mộ Ngài, đã phục sinh Đấng đã làm lễ hy sinh tạ tội. Ngài đã được trường sinh bất tử” (Is 53, 4-5.7.10). + Đấng xóa bỏ tội trần gian: Thay vì dùng chữ gánh tội, Tin Mừng Gio-an đã dùng chữ “xóa” theo nghĩa “làm mất đi” (x. 1 Ga 3,5). Và như vậy “xóa tội” nghĩa là giải thoát khỏi tội lỗi. Trong cuộc Vượt Qua, nhờ máu chiên được sát tế và quét lên khung cửa nhà mà các con trai đầu lòng của người Do thái khỏi bị tiêu diệt (x. Xh 12,23). Cũng vậy, nhân loại nhờ việc Đức Giê-su chịu chết sẽ được xóa bỏ tội lỗi, giống như bỏ đi gánh nặng đè trên mình họ. + Có người đến sau tôi, vì có trước tôi: Tuy về thời gian, Đức Giê-su được sinh ra sau Gio-an 6 tháng (x. Lc 1,24.26), nhưng về bản tính Thiên Chúa thì Người luôn hiện hữu cả trước khi Gio-an ra đời.
- C 31-32: + Tôi đã không biết Người: Kiểu nói “không biết” có nghĩa là Gio-an đã không nhận ra Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai. Cái “không biết” của Gio-an cũng giống như “không biết” của người Do thái trong câu “Ở giữa các ông có Đấng mà các ông không biết” (Ga 1,26). + Nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en: Việc Gio-an làm phép rửa cho Đức Giê-su chính là cơ hội để Người tỏ mình là Đấng Thiên Sai cho dân Do thái. + Ông Gio-an còn làm chứng: Do những dấu chỉ “Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người”, mà Gio-an đã nhận ra thân phận của Đức Giê-su: Người thực là “Con Thiên Chúa”, là “Đấng Thiên Chúa đã tuyển chọn”. + Thánh Thần như chim bồ câu: Kiểu nói này không khẳng định Thánh Thần hiện ra dưới hình của chim bồ câu, nhưng đáp xuống trên Đức Giê-su giống như tiếng rung nhè nhẹ của loài chim ấy. + Và ngự trên Người: Việc “Thánh Thần đáp xuống như chim bồ câu và lưu lại trên Đức Giê-su” tượng trưng cho hiệu quả của việc tuôn đổ ơn Thánh Thần, là ban sự sống để thiếp lập một dân Ít-ra-en mới. Cũng vậy, trong ngày lễ Hiện Xuống, “Lưỡi Lửa” không trực tiếp tượng trưng cho Chúa Thánh Thần, nhưng tượng trưng cho việc các Tông Đồ được Thánh Thần ban cho “nói tiếng lạ” để công bố Tin Mừng khắp thế gian.
- C 33-34: + Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: Câu này được lặp lại để nhấn mạnh việc Gio-an không tự nhận biết Đức Ki-tô là Con Thiên Chúa nhưng là do chính Thiên Chúa, Đấng sai Gio-an làm phép rửa đã dạy cho ông biết. + Đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần: Làm phép rửa trong Thánh Thần là một thành ngữ ám chỉ công việc chính của Đức Giê-su là “xóa bỏ tội lỗi” bằng cách tuôn đổ ơn Thánh Thần xuống trên kẻ tin và lãnh nhận phép rửa để được tha tội (x. Ga 3,5-8). + Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn: Gio-an xác định việc ông làm chứng “Đức Giê-su là Đấng Thiên Chúa đã tuyển chọn” là do Thiên Chúa soi sáng. “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” đồng nghĩa với “Con Thiên Chúa”, như lời sấm của I-sai-a: “Đây là người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn…” (Is 42,1). Việc Đức Giê-su được Thiên Chúa tuyển chọn gắn liền với việc Người được ban Thần Khí để chu toàn sứ mạng Thiên Sai.

4. CÂU HỎI:
1) Nội dung lời chứng thứ hai của Gio-an Tẩy Giả về Đức Giê-su thế nào ?
2) Ba điều Tin Mừng Gio-an nêu ra chứng minh Đức Giê-su chính là con chiên cứu độ là gì ?
3) Gio-an muốn nói điều gì khi giới thiệu Đức Giê-su là “Đấng xóa bỏ tội trần gian” ?
4) Tại sao Gio-an lớn hơn Đức Giê-su 6 tháng, mà ông lại nói Người đã có trước ông ?
5) Từ “Không biết” trong câu “Tôi đã không biết Người” nghĩa là gì ?
6) “làm phép rửa trong Thánh Thần” là gì ?
7) “Đấng Thiên Chúa tuyển chọn” đồng nghĩa với “Con Thiên Chúa” trong lời sấm nào của Ngôn sứ I-sai-a ?

II. SỐNG LỜI CHÚA:

1. LỜI CHÚA: Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa” (Ga 1,36).

2. CÂU CHUYỆN:

1) ĐƯỢC CỨU SỐNG NHỜ CÁI CHẾT CỦA CON CHIÊN:
Một anh thợ nề kia đang làm việc chống dột trên mái nhà thờ GUƠ-ĐEN (Werden) nước Đức. Khi anh đang đu mình trên tường để sửa lại phần mái của Nhà thờ thì sợi dây an toàn anh mang trên mình lâu ngày bị mục, không chịu nổi sức nặng của anh nên bị đứt và anh bị rơi từ độ cao 20 mét xuống sàn nhà thờ. Nhưng rất may là bấy giờ có một con chiên đang ăn cỏ trong thửa vườn ở phía sau nhà thờ, tự nhiên lại chạy tới chỗ anh thợ đang làm việc trên cao, và anh đã ngã đè lên con chiên đáng thương kia. Anh thợ may mắn thoát chết và chỉ bị gãy xương chân, nhưng con chiên bị anh té đè lên thì lại bị chết bẹp. Về sau, để tỏ lòng biết ơn con chiên đã cứu mình, anh đã nhờ người chạm trổ một bức tượng chiên bằng đá quí. Được Cha Sở cho phép, anh làm một tượng đài mang tên “Con Chiên Cứu Độ” ngay tại nơi anh bị té để tưởng niệm con chiên đã chết cho anh được sống. Nhưng thực ra Chúa Giê-su mới là Con Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Người đã hy sinh chịu chết để tấy xóa tội lỗi nhân loại. Nhờ cuộc tử nạn và sự phục sinh vinh quang của Người mà mọi người chúng ta được tham phần vào cuộc chiến thắng sự chết và bước vào vinh quang phục sinh với Người.
Chúa Giêsu khử trừ tội của thế gian bằng cách gánh mọi tội lỗi của nhân loại, từ tội nguyên tổ Ađam cho đến tội của hết mọi người. Với cuộc khổ nạn và sự chết đau thương tủi nhục trên cây thập giá, Người đã đền thay tội lỗi của mọi người chúng ta.

2) CHỊU ĐAU KHỔ CÁCH OAN ỨC LÀ ĐỂ ĐỀN TỘI THAY CHO KẺ GIAN ÁC:
Một cô gái đang có người yêu, nhưng một hôm chẳng may đã bị kẻ cướp hãm hiếp có thai ngoài ý muốn. Sau đó cô còn đau khổ hơn nữa khi bị người yêu ruồng bỏ và mọi người khi dể xa lánh. Một hôm cô đến xưng tội với Đức Cha Fulton Sheen. Sau khi trình bày hoàn cảnh oan ức đang gặp phải, cô đã hỏi Đức Cha: "Tại sao con vô tội mà lại phải chịu nỗi đau khổ oan ức như thế?" Với thái độ cảm thông, Đức Cha Sheen đã an ủi cô gái như sau: "Con vô tội mà phải chịu nỗi đau khổ bất công như vậy là do con chịu đền tội thay cho tên cướp đã làm hại con".
Rồi Đức Cha Sheen nói với mọi người đang nghe ngài giảng: «Nếu chỉ vì phải gánh tội cho một người mà cô gái kia đã phải chịu đau khổ như thế, thì Chúa Giê-su khi phải gánh tội của nhân loại bằng cái chết tủi nhục trên cây thập tự, còn phải chịu đau khổ biết chừng nào! »

3. SUY NIỆM:

1) ĐỨC GIÊ-SU LÀ CON CHIÊN LỄ VƯỢT QUA:
Câu chuyện về đại lễ Vượt Qua kể lại rằng: Khi Mô-sê được Đức Chúa sai đến gặp Pha-ra-ô nước Ai-cập để thuyết phục nhà vua trả tự do cho dân Ít-ra-en, để họ được giải thoát khỏi kiếp sống nô lệ cho người Ai-cập, vào trong sa mạc để thờ phượng Đức Chúa tại núi Si-nai nơi Mô-sê đã gặp Chúa. Lúc đầu Pha-ra-ô cương quyết từ chối. Mô-sê đã phải sử dụng cây gậy Chúa ban để lần lượt thi thố 10 phép lạ chứng minh quyền năng Đức Chúa của con cháu Gia-cóp mạnh hơn các tà thần của dân Ai-cập. Nhưng chỉ đến phép lạ thứ mười là tiêu diệt các con trai đầu lòng của người Ai-cập, thì Pha-ra-ô mới chịu khuất phục và đồng ý cho con cháu Gia-cóp ra đi. Hôm ấy, Mô-sê vâng lệnh Đức Chúa truyền cho dân Ít-ra-en mỗi nhà phải giết một con chiên đực một tuổi để ăn thịt chiên với bánh không men và rau diếp đắng. Họ phải lấy máu chiên bôi trên thành cửa nhà của họ. Đêm hôm ấy, thần sứ hủy diệt của Đức Chúa đánh phạt Ai cập bằng việc giết chết các con trai đầu lòng của dân Ai-cập, còn những nhà có bôi máu chiên trên thành cửa, thì các con trai đầu lòng của họ khỏi phải chết (x. Xh 12,3-13). Thánh Phao-lô đã nói về con chiên cứu độ đó chính là Đức Giê-su như sau: “Quả vậy, Đức Ki-tô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Vì thế chúng ta đừng lấy men cũ là lòng gian tà và độc ác, nhưng hãy lấy bánh không men, là lòng tinh tuyền và chân thật, mà ăn mừng Đại lễ” (1 Cr 5,7-8).

2) ĐỨC GIÊ-SU LÀ CON CHIÊN HIẾN TẾ ĐỀN TỘI:
Trong Đền Thờ hai lần sáng và chiều mỗi ngày, người ta đều giết chiên dâng lên Đức Chúa làm của lễ dâng tiến để đền tội thay cho dân (x. Xh 29,31). Khi giới thiệu Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa, Gio-an Tẩy Giả đã làm chứng Đức Giê-su là lễ vật mới của thời Tân Ước, được dâng tiến cho Thiên Chúa trên bàn thờ thập giá, thay thế cho lễ vật là con chiên được dâng theo Luật Mô-sê của thời Cựu Ước. Về việc thay lễ vật chiên cừu cũ bằng lễ vật mới là chiên Thiên Chúa, tác giả thư Do thái đã viết như sau: “Trước hết, Đức Ki-tô nói: Hy lễ và hiến tế, lễ toàn thiêu và lễ xá tội, Chúa đã chẳng ưa chẳng thích, mà đó chính là những thứ của lễ được dâng tiến theo Lề Luật truyền. Rồi Người nói: Này con đây, con đến để thực thi ý Ngài. Thế là Người bãi bỏ các lễ tế cũ mà thiết lập lễ tế mới. Theo ý đó, chúng ta được thánh hóa nhờ Đức Giê-su Ki-tô đã hiến dâng mình làm lễ tế, chỉ một lần là đủ” (Dt 10,8-10). Ngôn sứ I-sai-a đã nói tiên tri về người Tôi Tớ của Chúa, một ngày kia sẽ chịu đau khổ và chết như một con chiên như sau: “Bị ngược đãi người cam nhịn nhục, chẳng mở miệng kêu ca, như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng. Người đã bị ức hiếp, buộc tội rồi bị thủ tiêu… Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, Tôi Trung của Ta, sẽ làm cho môn đệ người nên công chính, và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ” (Is 53,7.11b;x Gr 11,19).

3) ĐỨC GIÊ-SU, CON CHIÊN KHẢI HOÀN:
Trong sách Khải Huyền, Tác giả đã áp dụng tước hiệu “Chiên Thiên Chúa” cho Đức Giê-su 28 lần. Trong đó, nhấn mạnh Con Chiên ngự trên ngai vương quyền. Là Đấng chiến thắng sự chết bằng sự phục sinh vinh quang. Con Chiên được ca ngợi như sau: “Ngài đã bị giết và đã lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước mọi dân. Ngài cũng làm cho họ thành một vương quốc, thành những tư tế, để phụng thờ Thiên Chúa chúng ta” (Kh 5,9-10). “Tôi thấy và tôi nghe tiếng muôn vàn thiên thần ở chung quanh ngai lớn tiếng hô: Con Chiên đã bị giết, nay xứng đáng lãnh nhận phú quý và uy quyền, khôn ngoan cùng sức mạnh, danh dự với vinh quang và muôn lời cung chúc. Amen” (Kh 5,12).
Tóm lại, tước hiệu “Chiên Thiên Chúa” gợi lên ba hình ảnh sống động về ơn cứu độ của các con chiên thời Cựu Ước như sau:
- Chúa Giê-su là Con Chiên Cứu Độ: Máu Người đổ ra trên thập tự trở thành giá chuộc muôn người, giống như máu con chiên được bôi trên thành cửa đã cứu các con trai đầu lòng của dân Do thái khỏi bị hủy diệt trong ngày Vượt Qua.
- Chúa Giê-su chính là Con Chiên Gánh tội và xóa tội trần gian, khi chịu hiến tế trên bàn thờ Thập Giá để đền thay cho tội lỗi chúng ta, giống như con chiên thanh sạch phải gánh tội và xóa tội cho toàn dân trong lễ Xá Tội của đạo Do Thái.
- Chúa Giê-su là Con Chiên Thiên Chúa đã chiến thắng sự chết bằng sự phục sinh vinh quang để ban ơn cứu độ cho nhân loại như sách Khải Huyền đã ghi nhận (x Kh 5,9-10).
Do đó, dù Đức Giê-su có nhiều tước hiệu như : "Ánh Sáng trần gian”, “Mục Tử nhân lành”, “Bánh Hằng Sống”… nhưng trong thánh lễ Giáo Hội đã dùng tước hiệu “Chiên Thiên Chúa” trong phần hiệp lễ: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian…”.

4) PHẢI LÀM CHỨNG CHO CHÚA THẾ NÀO NOI GƯƠNG THÁNH GIO-AN?
- Làm chứng là giới thiệu Chúa cho tha nhân: Gio-an Tẩy Giả đã tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai và giới thiệu Người cho môn đệ: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây là Đấng xóa bỏ tội trần gian… Tôi đã thấy nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn”. (Ga 1,29.34).
- Làm chứng là nói về Chúa và đề cao vai trò của Người: Gio-an luôn nói về Chúa cho mọi người và làm mọi việc để giới thiệu Chúa: "Chính Người là Đấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, vì có trước tôi. Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi đến làm phép rửa trong nước” (Ga 1,30-31).
- Làm chứng bằng lối sống khiêm hạ để Chúa được lớn lên còn mình nhỏ bé đi: Gio-an không buồn khi thấy dân chúng bỏ mình và lũ lượt kéo đến xin Đức Giê-su làm phép rửa cho (x. Ga 3,26). Ông đã trấn an các môn đệ đang bất bình về điều này và nói cho họ hiểu về vai trò tiền hô của mình như sau: «Chính anh em làm chứng cho Thầy là Thầy đã nói : Tôi đây không phải là Đấng Ki-tô, mà là kẻ được sai đi trước mặt Người... Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi » (Ga 3,28.30).

4. THẢO LUẬN:
1) Tước hiệu Chiên Thiên Chúa gợi lên tình yêu, sự hy sinh và sự khải hoàn. Mỗi người chúng ta sẽ làm gì để xứng đáng nhận được ơn cứu độ mà Đức Giê-su Con Chiên Thiên Chúa đã chịu chết để xóa tội chúng ta? 2) Khi bị hiểu lầm, bị vu khống cách oan uổng, chúng ta nên làm gì để kết hiệp với sự đau khổ của Chúa Giê-su là Chiên Thiên Chúa Đấng gánh tội trần gian ?

5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Con thật cảm động khi thấy Chúa là Đấng Thánh của Thiên Chúa, mà vì yêu thương con đã tình nguyện trở thành của lễ hiến tế để đền tội thay cho loài người và giao hòa nhân loại với Thiên Chúa, hầu chúng con được tham phần vào vinh quang phục sinh của Chúa. Mỗi lần dự lễ, xin cho chúng con biết dâng lên Chúa Cha những lời cầu nguyện, dâng các việc bác ái, sự hãm mình và những điều rủi ro trái ý… để biến chúng nên lễ vật kết hiệp với lễ vật cao trọng trên bàn thờ là Chiên Thiên Chúa tiến dâng lên Thiên Chúa. Nhờ đó chúng con sẽ được tham phần vào vinh quang phục sinh với Chúa trên thiên đàng.
- LẠY CHÚA. Xin cho chúng con noi gương thánh Gio-an để giới thiệu Chúa là Đấng Cứu Thế bằng lời nói và việc làm trước mặt mọi người chung quanh. Mỗi lần dự lễ, xin giúp chúng con dâng những lời cầu nguyện, các hy sinh vất vả, các nỗi đau khổ phải chịu cách bất công và những việc tông đồ bác ái, để kết hiệp với lễ vật là Con Chiên Thiên Chúa. Nhờ đó chúng con hy vọng sẽ được Chúa thương xóa bỏ tội lỗi và được hưởng ơn cứu độ của Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:32 13/01/2017

MỖI NGÀY
MỘT CÂU CHUYỆN
(Tập 5)



Lời ngõ,

“Mỗi ngày một câu chuyện” là những câu chuyện được chọn lọc và dịch nguyên văn trong tổng tập truyện “Chuyện hài châm biếm của các thời đại Trung Quốc”, cùng với những bài suy tư ngắn thực tế trong cuộc sống đời thường của người dịch…
“Mỗi ngày một câu chuyện” có thể giúp gợi ý cho quý linh mục soạn bài giảng, quý anh chị giáo lý viên làm minh hoạ cho bài giáo lý, ngoài ra nó cũng là những câu chuyện có ích khi giải trí sau moat ngày lao động mệt nhọc…
“Mỗi ngày một câu chuyện” đã được mọi người đón nhận như là người bạn vui tính trong cuộc sống.
Xin hân hạnh gởi đến các bạn “Mỗi ngày một câu chuyện”.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb…
------------------

1. LỜI HAY CỦA CỐNG PHỤ
Trước đây, các sĩ đại phu rất thích nói về thuỷ lợi, có người nói nên rút sạch nước ở Lương Sơn Bạc, đem nó biến thành ruộng trồng lúa.
Có người hỏi ông ta:
- “Lương Sơn Bạc là một cái đầm hoang dại thời cổ đại, diện tích hơn mấy trăm cây số, nếu bây giờ rút sạch nước của nó để làm ruộng, nhưng đến giữa mùa thu và hè, nước sông dâng lên, thì đem nó chứa vào chỗ nào ?”
May mắn có Liễu Cống Phụ ở nhà, ông ta chậm rãi nói:
- “Có quan hệ gì chuyện đó, chỉ cần đào một bên Lương Sơn Bạc cái hồ lớn, diện tích lớn nhỏ giống y như Lương Sơn Bạc, thì làm gì mà không chứa nổi mấy thể tích nước ấy chứ ?”
Mọi người đều cười to lên, người nói nên cải tạo Lương Sơn Bạc, chút xíu nữa thì không đất để chui xuống.
(Mẫn Thuỷ Yến đàm lục)

Suy tư 1:
Công đào một cái hồ lớn tương đương với Lương Sơn Bạc thì chẳng khác chi công rút hết nước ở trong đầm Lương Sơn Bạc, rất khó khăn và tốn kém, nhưng chưa chắc đã làm được. Ý của Liễu Cống Phụ là không thể nào làm được chuyện rút hết nước trong đầm Lương Sơn Bạc để làm ruộng vườn.
Với con người thì không thể được, nhưng với Thiên Chúa thì dễ như...ăn cháo.
Chúng ta thường bi quan khi thấy những người say đắm trong tội, và thường cho rằng họ “hết thuốc chữa”; chúng ta cũng thường than thở thanh niên nam nữ thời nay chỉ biết hưởng thụ, sống thác loạn và “hết thuốc chữa”...
Không ai “hết thuốc chữa” như thánh Âu-gút-tin, không ai “hết thuốc chữa” như bà Ma-ri-a Mác-đa-la, như anh trộm bị đóng đinh bên hữu Đức Chúa Giê-su trên núi Sọ, và còn biết bao nhiêu mảnh đời “hết thuốc chữa” nữa. Nhưng chính những con người này đã trở thành mẫu mực cho chúng ta khi họ trở lại với Chúa và sống trong ơn nghĩa của Ngài.
Có nhiều lúc trong cuộc sống, chúng ta cứ đòi hỏi người khác phải theo chuẩn mực đạo đức như mình, cho nên chúng ta thường bi quan trước vấn đề đạo đức của người khác, mà không hiểu rằng, mỗi người là một hoàn cảnh cuộc sống không ai giống ai, và như thế mới thấy rõ tình yêu của Chúa thực hiện trên mỗi người.
Với chúng ta thì không thể cảm hoá một con người, bởi vì chúng ta chỉ nhìn thấy cái khuyết điểm của họ, nhưng với Thiên Chúa thì cái gì cũng có thể, bởi vì Thiên Chúa luôn nhìn thấy những ưu điểm của họ, bởi vì nơi Thiên Chúa không có thiên vị mà chỉ có yêu thương và tha thứ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 2 TN )
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:40 13/01/2017
Chúa Nhật II THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 1, 29-34.
“Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian.”


Bạn thân mến,
Thánh Gioan Tiền Hô hôm nay –trong bài Tin Mừng này- đã giới thiệu Chúa Giê-su cho hai môn đệ của mình, lời giới thiệu của ngài làm cho hai môn đệ hiểu rõ hơn về sứ mệnh cứu chuộc loài người của Đức Chúa Giê-su: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian.” Lời giới thiệu quá đầy đủ về thân phận và tư cách của một con người, khiến cho hai môn đệ hiểu rất minh bạch, và lập tức từ giã thầy của mình để đi theo làm môn đệ của Đấng được gọi là Chiên Thiên Chúa –Chúa Giê-su.

Có nhiều người biết bạn, vì được bạn giới thiệu; có nhiều người biết đến người yêu của bạn, vì bạn đã giới thiệu với họ; có nhiều người biết được nơi làm việc của bạn, vì bạn đăng quảng cáo với những hàng chữ xanh đỏ rất nổi bật, nhưng cũng có rất nhiều người không biết bạn là người Ki-tô hữu, bởi vì chính bạn không giới thiệu cho mọi người biết, hoặc là, vì bạn chưa thực sự sống tâm tình của người Ki-tô hữu trong cuộc sống của mình nên không ai biết bạn là môn đệ của Đức Chúa Giê-su.

Bạn thân mến,
Thánh Gioan Tiền Hô thực sự không biết Đức Chúa Giê-su là ai, nhưng chính nhờ Thánh Thần giới thiệu, và qua ngôn hành của Đức Chúa Giê-su mà ngài biết được Đức Chúa Giê-su là Chiên Thiên Chúa, là Đấng xóa tội trần gian.

Có rất nhiều người chung quanh bạn không biết Đức Chúa Giê-su là ai, nhưng nhờ cách sống đúng tinh thần Phúc Âm của bạn mà họ biết được Ngài là Thiên Chúa làm người, biết được bạn chính là người Ki-tô hữu, là sứ giả của yêu thương và phục vụ.

Tìm mọi phương thế để giới thiệu Đức Chúa Giê-su cho mọi người là bổn phận của mỗi người Ki-tô hữu, nhưng phương thế hữu hiệu nhất chính là làm tốt bổn phận và trách nhiệm của mình với tất cả tấm lòng yêu mến Chúa và tha nhân.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:46 13/01/2017

14. Nếu chúng ta muốn được tiến bộ trên đường thánh thiện, thì mỗi ngày phải suy niệm đến cuộc khổ nạn của Đức Chúa Giê-su Ki-tô.

(Thánh Bonaventura)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh công bố tài liệu chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục tiếp theo
Đặng Tự Do
06:08 13/01/2017
Sáng thứ Sáu 13 tháng Giêng, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố tài liệu chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa thường lệ kỳ thứ 15, diễn ra vào tháng 10 năm 2018.

Chủ đề của Thượng Hội Đồng là “Thanh Niên, Đức Tin, và Việc Phân Định Ơn Gọi.”

Tài liệu chuẩn bị gồm ba chương:

Chương một: Những người trẻ trong thế giới ngày nay

Chương hai: Đức tin, sự phân định, và ơn gọi

Chương ba: Hoạt động mục vụ


Tài liệu này được gởi đến “các công nghị và hội đồng các thượng phụ trực thuộc các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, các hội đồng giám mục, các bộ của Giáo Triều Rôma và Liên hiệp các Bề Trên Tổng Quyền.”

Tài liệu chuẩn bị được kết thúc với một bảng câu hỏi. Các câu trả lời cho bảng câu hỏi này sẽ hình thành cơ sở cho “Laboris Instrumentum”, nghĩa là tài liệu làm việc của thượng hội đồng.

Trong lời giới thiệu, tài liệu chuẩn bị cho biết văn bản này “tuy chưa đầy đủ, nhưng có thể dùng như là một loại hướng dẫn để khuyến khích việc thảo luận thêm ngõ hầu phong phú hóa kết luận của Thượng Hội Đồng.”
 
Nạn khủng bố Kitô hữu trên Thế Giới tiếp tục gia tăng: Việt Nam đứng hạng 17
Xavier Nguyễn Đông
08:21 13/01/2017

(CNA 12/01/2017) Theo báo cáo cuả hội Open Doors vừa công bố hôm thứ Tư, thì đây là năm thứ tư liên tiếp có sự gia tăng đàn áp Kitô hữu trên toàn cầu và là một "gia tăng nhanh chóng" ở châu Á.

Theo bà Lisa Pearce, Giám đốc điều hành của Open Doors ở UK & Ireland cho biết thì nguyên nhân chủ yếu là "Chủ nghĩa tôn giáo dân tộc đang càn quét thế giới".

"Mức độ bức hại tăng lên nhanh chóng ở châu Á và tiểu lục địa Ấn Độ, chủ nghĩa tôn giáo dân tộc cực đoan thường được mặc nhiên dung túng, và đôi khi tích cực khuyến khích, bởi chính quyền địa phương và quốc gia."

Hôm thứ Tư, Open Doors phát hành danh sách hàng năm về tình trạng đàn áp các Kitô hữu toàn cầu. Danh sách dựa trên thông tin do chính họ thu thập được và từ "các chuyên gia độc lập."

Open Doors là một hội được thành lập vào năm 1955 bởi một người Hà Lan tên là Brother Andrew lúc đó đang tìm cách nhập lậu những cuốn Kinh Thánh vào các nước Đông Âu Cộng Sản. Kể từ đó, tổ chức này đã phát triển để hỗ trợ các Kitô hữu tại 50 quốc gia bằng cách gửi cho họ Kinh Thánh và các tài liệu cần thiết khác, và đã trở thành một tiếng nói bảo vệ sự an sinh cho các Kitô hữu ở các quốc gia này.

Nhìn chung thì sự bách hại Kitô hữu đã tăng lên năm ngoái, "Kitô hữu đang bị giết vì đức tin của họ nhiều hơn trước."

"Kitô hữu sống ở các nước này cần sự hỗ trợ của 'thân thể của Đức Kitô', như là một gia đình, để giúp họ đứng vững trong đức tin của họ", Open Doors cho biết.

Pakistan là nơi xảy ra các cuộc tấn công nguy hiểm nhất đối với các Kitô hữu ", thậm chí còn nhiều hơn miền Bắc Nigeria", bản báo cáo nhấn mạnh. Mexico cũng đã chứng kiến bạo lực 'nhảy vọt' qua các vụ hãm hại 23 nhà lãnh đạo Kitô giáo trong năm 2016, trong đó có nhiều linh mục bị bắt cóc . Kể từ khi Tổng thống Enrique Pena Nieto lên cầm quyền từ năm 2012, đã có 15 linh mục bị giết.

Là năm thứ 16 liên tiếp, chế độ Cộng sản độc tài Bắc Triều Tiên được xác định là "nơi tồi tệ nhất trên trái đất cho các Kitô hữu," Open Doors nói. Chỉ còn có 300.000 Kitô hữu giữa một dân số 25,4 triệu người.

Kitô hữu ở Bắc Triều Tiên bị giám sát chặt chẽ mọi hành động và phải tôn thờ chế độ gia tộc cuả người cầm quyền. Họ phải cầu nguyện một cách riêng tư bí mật. Nếu bị phát hiện, họ có nguy cơ bị đưa đi các trại lao động khắc nghiệt, là nơi mà khoảng 50-75,000 Kitô hữu hiện đang bị giam cầm.

"Mỗi ngày như thể Thiên Chúa đã đổ ra cả mười tai vạ cùnh một lúc xuống đầu chúng tôi," theo tiết lộ cuả một phụ nữ vừa trốn thoát khỏi trại. "Nhưng Đức Chúa Trời cũng vẫn ban nhiều ơn an ủi cho tôi và giúp chúng tôi tạo ra một cộng đồng bí mật. Mỗi Chúa Nhật, chúng tôi gặp nhau trong nhà vệ sinh để cầu nguyện. "

Tất cả 10 quốc gia bị xếp hạng khủng bố Kitô hữu tồi tệ nhất là ở châu Á và châu Phi. Somalia xếp thứ hai trong danh sách, theo sau là Afghanistan, Pakistan, Sudan, Syria, Iraq, Iran, Yemen, và Eritrea.

Somalia, hạng hai, "có mức độ đàn áp gần như cao như ở Bắc Hàn," Open Doors lưu ý.

"Hồi giáo là quốc giáo của Somalia và tất cả các Kitô hữu đều có gốc từ đạo Hồi", có nghĩa là mọi Kitô hữu đều là những người cải đạo sang Thiên Chúa giáo, nếu sự chuyển đổi bị phát hiện, thì sự đàn áp có thể là một án "chặt đầu vội vã."

"Nếu một Kitô hữu bị phát hiện ở Somalia, họ sẽ không sống để nhìn thấy một ngày mai," bà Lisa Pearce nói. Chỉ có vài trăm Kitô hữu ở đất nước với dân số hơn 11 triệu người.

Ít nhất có 12 người cải đạo sang Kitô giáo đã bị giết ở Somalia năm 2016, theo bản báo cáo. Đất nước này được cai trị bởi một hệ thống "bộ lạc" và "căn bản là vô pháp luật", có nghĩa là các tổ chức như nhóm chiến binh al-Shabaab có thể "bắt bớ các Kitô hữu mà không bị trừng phạt."

Afghanistan đứng thứ ba trên danh sách, là một quốc gia bộ lạc và là nơi Kitô hữu là bất hợp pháp.

Nước cộng hòa Hồi giáo Pakistan đứng thứ tư, nơi được ghi nhận là đã có số Kitô hữu bị giết chết vì đức tin vào năm 2016 nhiều hơn so với bất kỳ nước nào khác. Có gần 4 triệu Kitô hữu giữa một dân số hơn 196 triệu.

Ước tính có khoảng 700 phụ nữ và thiếu nữ Kitô hữu bị bắt cóc vào năm 2016, nhiều người bị cưỡng hiếp và bị buộc phải cưới một người đàn ông Hồi giáo. Luật báng bổ thì nghiêm ngặt đưa đến án tử hình, luật này cho phép đám đông dùng bạo lực chống lại các Kitô hữu và những lời buộc tội báng bổ, dù man trá, cũng không bị trừng phạt.

Khủng bố Kitô hữu đã có một sự gia tăng đáng lo ngại ở châu Á, Open Doors lưu ý, kể cả nước đông dân thứ hai trên thế giới là Ấn Độ, nơi có 15 cuộc tấn công chống lại các Kitô hữu mỗi tuần, và có thể nhiều hơn vì một số nạn nhân vì sợ hãi đã không dám báo cáo.

Có "ít nhất 10" vụ bắt cóc Kitô hữu để tống tiền vào năm 2016, 10 vụ hãm hiếp và hơn 800 cuộc tấn công.

Lào, Bangladesh và Việt Nam (đứng hạng 17) cũng đã có đàn áp nhiều hơn vì chủ nghĩa tôn giáo dân tộc .

Tại Trung Đông, Kitô hữu bị mắc kẹt giữa nhửng "giao tranh" của các cuộc chiến tranh ở Yemen, Syria và Iraq. "Cuộc nội chiến ở Yemen với nước Saudi hậu thuẫn đã tạo cho đất nước này trở thành một vùng đất bỏ không, với nhiều Kitô hữu bị thiệt mạng trong giao tranh, chẳng hạn như 16 người bị thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào một nhà chăm sóc cho người già và người tàn tật", báo cáo cho biết .

Những bức hại khác bao gồm chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo ở châu Phi cận Sahara, và những âm mưu chiếm nhà của người Kitô hữu bằng cách dùng khủng bố để đẩy họ đi tị nạn, với hy vọng rằng họ vĩnh viễn tái định cư ở một nơi khác.

Sau đây là danh sách và tổng số điểm (điểm càng cao thì càng tồi tệ)

WORLD WATCH LIST RANKING:
North Korea Score: 92/100
Somalia Score: 91/100
Afghanistan Score: 89/100
Pakistan Score: 88/100
Sudan Score: 87/100
Syria Score: 86/100
Iraq Score: 86/100
Iran Score: 85/100
Yemen Score: 85/100
Eritrea Score: 82/100
Libya Score: 78/100
Nigeria Score: 78/100
Maldives Score: 76/100
Saudi Arabia Score: 76/100
India Score: 73/100
Uzbekistan Score: 71/100
Vietnam Score: 71/100
Kenya Score: 68/100
Turkmenistan Score: 67/100
Qatar Score: 66/100
Egypt Score: 65/100
Ethiopia Score: 64/100
Palestinian Territories Score: 64/100
Laos Score: 64/100
Brunei Score: 64/100
Bangladesh Score: 63/100
Jordan Score: 63/100
Myanmar Score: 62/100
Tunisia Score: 61/100
Bhutan Score: 61/100
Malaysia Score: 60/100
Mali Score: 59/100
Tanzania Score: 59/100
Central African Republic Score: 58/100
Tajikistan Score: 58/100
Algeria Score: 58/100
Turkey Score: 57/100
Kuwait Score: 57/100
China Score: 57/100
Djibouti Score: 57/100
Mexico Score: 57/100
Comoros Score: 56/100
Kazakhstan Score: 56/100
United Arab Emirates Score: 55/100
Sri Lanka Score: 55/100
Indonesia Score: 55/100
Mauritania Score: 55/100
Bahrain Score: 54/100
Oman Score: 53/100
Colombia Score: 53/100
 
Tổng Thống Palestine khánh thành Tòa Đại Sứ cạnh Tòa Thánh Vatican
Nguyễn Long Thao
18:43 13/01/2017
Tổng Thống Palestine, ông Mahmoud Abbas khánh thành Tòa Đại Sứ cạnh Tòa Thánh Vatican

Rome (Agenzia Fides) –Vatican.- Theo dự trù vào ngày thứ Bảy 14 tháng Giêng 2017, Tổng Thống Palestine, ông Mahmoud Abbas, sẽ gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô đồng thời sẽ khánh thành tòa Đại Sứ Palestine cạnh Tòa Thánh. Tòa Đại Sứ toạ lạc trên đường Porta Angelica của thành phố Roma.

Buổi lễ khánh thành được diễn ra vào một ngày trước cuộc Hội Thảo Quốc Tế Về Hòa Bình Cho Trung Đông được triệu tập tại Paris ngày 15 tháng Giêng 2017. Cuộc hội thảo sẽ có đại diện của 70 quốc gia tham dự, nhưng không có đại biểu của Do Thái và Palestine.

Thoả hiệp ngoại giao song phương giữa Tòa Thánh và Quốc Gia Palestine (State of Palestine) có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2016. Trong một điệp văn đưọc viết vào dịp Giáng Sinh vừa qua, Tổng Thống Palestine viết " Tôi sẽ hội kiến với Đức Giáo Hoàng và trong buổi hội kiến, chúng tôi sẽ cứu xét một sô vấn đề hai bên cùng quan tâm, bao gồm đẩy mạnh công lý và hoà bình trong khu vực, cũng như khuyến khích đối thoại tôn giáo trong chiều hướng hiểu biết và kính trọng lẫn nhau"

Tổng Thống viết thêm “ Chúng tôi sẽ khẳng định lập trường vững chắc của chúng tôi là không để người ta nhân danh bất cứ “Sách Thánh” nào để biện minh cho việc vi phạm các loại tội ác”. Chúng tôi cũng sẽ bàn thảo về thoả hiệp lịch sử giữa Tòa Thánh và Quốc Gia Palestine. Đó là một mẫu mực củng cố sự hiện diện của người Kitô giáo và các thể chế của họ trong khu vực"

Nguyễn Long Thao
 
Các giám mục Ái Nhĩ Lan dự định thảo luận về đề nghị cho các linh mục kết hôn được hoạt động mục vụ trở lại
Đặng Tự Do
20:45 13/01/2017
Các giám mục Công Giáo Ái Nhĩ Lan, đang đi ad-limina tại Rôma vào tháng Giêng này để viếng mộ hai thánh Phêrô và Phaolô cũng như thăm các cơ quan trung ương Tòa Thánh, sẽ nói chuyện với các viên chức Vatican trong Bộ giáo sĩ, về một đề xuất cho phép các linh mục đã hồi tục để kết hôn được quay trở lại với việc mục vụ. Tuy nhiên, các giám mục Ái Nhĩ Lan sẽ không thảo luận về đề nghị này với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đức Giám Mục Leo O'Reilly của giáo phận Kilmore, là người đầu tiên đề nghị chào đón trở lại các linh mục đã kết hôn, nói với tờ Irish Catholic rằng chủ đề này đã được đưa ra tại một cuộc họp của hàng lãnh đạo Giáo Hội tại Ái Nhĩ Lan, nhưng các cuộc thảo luận chỉ mới “sơ khởi”, và do đó, các giám mục Ái Nhĩ Lan sẽ không trình bày ý tưởng này với Đức Thánh Cha Phanxicô.

Tuy nhiên, Đức Cha O'Reilly cho biết chủ đề này có thể được thăm dò khi các giám mục nói chuyện với các quan chức trong giáo triều Rôma.

Những người ủng hộ đề nghị này cho rằng chức linh mục là “đời đời”, trong khi đa số những người được thăm dò bày tỏ sự nghi ngại chuyện này sẽ đem lại nhiều khủng hoảng hơn là hoa trái.

Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm thứ Sáu 11 tháng 11 năm ngoái 2016, Đức Thánh Cha đã đến viếng thăm một số các linh mục đã hồi tục tại Ponte di Nona , một khu vực ở miền cực đông của thành Roma. Trong một căn hộ, ngài đã gặp chung 7 gia đình, tất cả gồm những người đã rời bỏ sứ vụ linh mục trong những năm gần đây.

Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha diễn ra trong khuôn khổ “Thứ sáu lòng thương xót”, mỗi tháng 1 lần trong Năm Thánh ngoại thường Lòng Thương Xót.

Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết qua cuộc viếng thăm ở Ponte di Nona, Đức Thánh Cha muốn có một dấu hiệu nói lên sự gần gũi và quí mến của ngài đối với người trẻ đã rời bỏ sứ vụ linh mục, một quyết định thường không được sự chia sẻ của các anh em linh mục khác và những người thân trong gia đình họ. Sau những năm hoạt động mục vụ trong các xứ đạo, sự cô đơn, thiếu cảm thông và mệt mỏi vì quá nhiều trách nhiệm mục vụ đã khiến cho các linh mục ấy làm cho sự chọn lựa ban đầu đối với chức linh mục bị khủng hoảng. Vì thế sau những năm tháng sống trong bất định và nghi ngờ, họ thường đi tới xác quyết sự chọn lựa làm linh mục của họ là một chọn lựa sai lầm, vì thế họ rời bỏ chức linh mục và lập gia đình.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mái ấm Nhật Hồng, Thiên Ân, Mai Tâm vui tất niên
Người Giồng Trôm
10:45 13/01/2017
MÁI ẤM NHẬT HỒNG, THIÊN ÂN, MAI TÂM …: VUI TẤT NIÊN

Với tâm tình tạ ơn Chúa, cảm ơn những người đã có những tấm lòng nuôi những mảnh đời bất hạnh và cũng như cảm ơn nhau để rồi chiều hôm nay, tại một gia đình ẩn danh đã quy tụ các mái ấm thân quen thành một đại gia đình trong Chúa. Đại gia đình hôm nay quây quần bên nhau bên bữa cơm gia đình thật ấm cúng.

Xem Hình

Chiều tà, màn đêm đang dần buông xuống thì tại góc của 2 con đường một chiều vốn chật hẹp khó đi giờ đây lại khó đi hơn bởi nhiều xe dừng đỗ cho những vị khách đặc biệt xuống ngôi nhà nhỏ của vị ân nhân. Chúng tôi kịp nhìn thấy những chiếc xe bus đưa đón học sinh của trường Sao Việt (cũng là ân nhân ẩn danh) đưa đón các em ở gia đình mái ấm Mai Tâm đến đây. Và sau đó, những chiếc xe lam, xe 29 chỗ và có ca taxi và xe gắn máy đưa người đến với điểm hẹn đã báo trước.

Gia chủ ngày hôm nay có lẽ bận bịu nhất vì đón tiếp những vị khách hết sức đặc biệt là nhiễm bệnh, ung thư và khiếm thị. Gia chủ ngồi ở góc cổng nhà vừa trò chuyện với quý Cha vừa chờ đón những thân chủ bất hạnh.

Chả hiểu sao ngày một đến đông hơn. Dù căn nhà khá rộng nhưng rồi với lượng các em đến tối nay trên dưới 200 em và người giúp đỡ nay lại thất chật hẹp và khó tìm lối đi. Bản thân chúng tôi là những người ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ đầy kỷ niệm này cũng phải khép mình lại vì không còn lối đi.

18 g 30, Cha Quãng Dòng Tên đã lên để làm phép của ăn trong bữa cơm gia đình thân mật hôm nay.

Sau lời làm phép của Cha Quãng, thức ăn được các nhân viên phục vụ là Ca viên ca đoàn Mai Tâm. Nhìn ca đoàn Mai Tâm tối hôm nay lột xác hẳn với những chiếc áo lấp lánh khi công diễn hoặc hát Thánh Ca. Các anh chị không ngại vất vả chia nhau 2 người một bàn để lo phụ dọn cho các em được tốt nhất. Trong những người phục vụ bàn hôm nay, chúng tôi nhìn thấy khuôn mặt của vài ca sĩ khá nổi tiếng ẩn mình với những trẻ kém may mắn. Họ không còn là ca sĩ đứng trên sân khấu nữa nhưng giờ đây họ thực thụ là người giúp cho những trẻ không thấy đường có được những miếng ăn ngon.

Vừa ăn, các em trong các mái ấm được xem văn nghệ cây nhà lá vườn tự phát.

Các thành viên trong mái mấm Mai Tâm, Nhật Hồng, Thiên Ân đã để lại trong lòng khan thính giả, quý cha, quý sơ, gia chủ và cộng đoàn nhiều niềm vui nhưng cũng không kém những dòng lệ. Khi một em nào đó khiếm thị cất cao giọng solo thì chúng tôi lại ghi lại được những bức hình rất thật của những hang nước mắt. Các anh các chị đã khóc và khóc thật sự trước những mảnh đời kém may mắn như thế này.

Cạnh đó, quý sơ Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn cũng đã “bưng bê” cho các em trong bữa cơm hôm nay. Các Nữ Tử Bác Ái từ trước đến nay vẫn âm thầm và rất âm thầm phục vụ không hề cho ai biết và đặc biệt không bao giờ thấy quý nữ tu đó trên các trang mạng. Thế nhưng, dưới màu áo xanh giản dị lại ẩn giấu một tấm lòng bao la với những thân chủ của các nữ tu là những mảnh đời bất hạnh. Chiều tối hôm nay, quý Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn cũng đã “gói ghém” để gửi đến đây ít người đại diện cho bao nhiêu người nghèo mà các nữ tử đang cưu mang.

Và, thiếu sót nếu không nhắc đến quý Cha Dòng Camillo là những người đã có công và nhất là tấm lòng để lo cho những mảnh đời bất hạnh cũng “bưng bê” và thậm chí còn đút cho các em nhỏ ăn nữa. Nhìn thấy Cha Hoàng đút cho đứa bé thấy không thương thì thôi ! Đúng là tấm lòng của một linh mục hiện thân của Đức Kitô chạnh lòng thương.

MC bất đắc dĩ Long Nguyễn là một người hay chém gió, hôm nay anh cũng thú nhận rằng tài chém gió của anh phải xếp lại, thay vào đó là những dòng nước mắt.

Trong tâm tình rất chân thật, anh chia sẻ với chúng tôi: “Giả sử con mình đứng trên sấn khấu này (ý ám chỉ các em khiếm thị) thì mình nghĩ sao ?”. Một câu nói không có câu trả lời.

Nghe anh, tôi chọc lại: “Giả như bản thân mình đứng trên đó (mù lòa) thì mình nghĩ sao ?”

Nhiều và nhiều dòng nước mắt bỗng dung cứ tuôn tràn khi nghe và thấy những giọng ca tài năng của những ca sĩ kém may mắn sinh ra trong cuộc đời.

Thật sự, nhiều và nhiều tiết mục nữa vẫn còn xếp hàng chờ và theo như Long Nguyễn “chém gió” là có 500 tiết mục (không biết có hay không hay do Long nổ) thì thời gian đã không cho phép những tiết mục đó trình bày. Thôi thì hẹn dịp khác cũng tại nơi gia đình này nếu như gia đình này còn giữ “thói quen tốt” này như Long Nguyễn đề nghị.

21 giờ 00, các em phải rời khỏi mái ấm thân thương này để trở về mái ấm mà các em đang ở.

Trước khi về, những chiếc phong bì đo đỏ gói ghém chút tấm lòng được gia chủ trân trọng gửi đến cho từng em. Cạnh đó, gia chủ cũng không quên gửi một chút gì đó cho những người phụ trách các mái ấm.

Tiệc tan, nhạc hết chúng tôi cũng phải ra về để trở về với mái ấm gia đình của chúng tôi. Dầu phải khép lại chương trình Tất Niên tối nay nhưng hình ảnh, tâm tình của những con người kém may mắn vẫn còn đâu đó trong tôi. Chắc có lẽ hôm nay gia chủ là người vui nhất và ấm lòng bởi lẽ đã tận mắt chứng kiến những mảnh đời bất hạnh được một bữa cơm đạm bạc tại gia đình của gia chủ.

Bản thân tôi, cảm ơn gia chủ và nhất là cảm ơn tất cả các mảnh đời bất hạnh bởi lẽ những em bệnh tật, ung thư, khiếm thị đã cho tôi bài học rất lớn trong đời đó là tạ ơn Chúa đã cho tôi được sinh ra lành lặn.

Cầu chúc cho ngày mỗi ngày có nhiều Mạnh Thường Quân chia sẻ với các em ở các mái ấm này. Và, cũng ước gì bữa cơm gia đình thân mật khoản đãi những mảnh đời bất hạnh này được nhân rộng ở nhiều nơi để chút gì đó gọi là băng bó chút vết thương lòng nơi những con người bất hạnh sống quanh ta.
 
Linh Mục Giáo Phận Phan Thiết Tĩnh Tâm Năm và Hành Hương Đức Mẹ Tàpao
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
10:59 13/01/2017
Linh Mục Giáo Phận Phan Thiết Tĩnh Tâm Năm và Hành Hương Đức Mẹ Tàpao

Từ ngày 9.1.2017 đến ngày 13.1.2017, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức tuần tĩnh tâm Linh mục với chủ đề “Hành hương cuộc đời với Mẹ Fatima”. Đức Cha Giuse Trần Văn Toản, Giám mục phụ tá Giáo phận Long Xuyên, giảng phòng.

Xem Hình

Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống gặp gỡ Linh mục đoàn và khai mạc tuần tĩnh tâm. Ngài gửi đến các cha những lời huấn từ đầy thao thức và yêu thương. Đó là tĩnh tâm vì lý do thánh chức - Linh mục cần gắn kết với Đức Kitô-, vì lý do giáo luật - Linh mục có bổn phận canh tân đời sống, và vì lý do mục vụ - Linh mục cần đáp ứng nhu cầu phần rỗi cho giáo dân. Đức Cha cũng nhắc lại vài sự kiện đặc biệt như cuộc công đồng giới trẻ mang tính đại kết ở Riga, thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho các Giám mục nói đến niềm vui và sự hiệp nhất.

Với 7 bài chia sẻ, Đức Cha Giuse giảng phòng giúp các linh mục suy tư và cầu nguyện về “Ơn gọi linh mục là một huyền nhiệm và độc đáo” theo gương Mẹ Maria.

• Bối cảnh của tuần tĩnh tâm

- Năm kỷ niệm 100 năm (1917-2017) Đức Mẹ hiện ra tại Fatima.

- Điểm nhấn mục vụ về Gia Đình: với tông huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô “Niềm vui của Tình Yêu” và với chương trình mục vụ 3 năm về gia đình của HĐGMVN; năm 2017 với chương trình chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân.

- Giáo phận Phan Thiết tự hào về trung tâm hành hương Đức Mẹ Tà Pao, ngày càng phát triển. Cụ thể, tuần tĩnh tâm sẽ kết thúc với việc hành hương Tà Pao ngày 13 đầu tiên của năm 2017

- Mỗi linh mục chúng ta với những sắc thái độc đáo, đang thực hiện một cuộc hành hương của đời mình.

• 7 đề tài triển khai chủ đề

- Bài I: khai mạc tuần tĩnh tâm: ý thức lời mời gọi của Chúa dành cho linh mục đoàn và từng thành viên trong linh mục đoàn, trong năm kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, để bước vào Cuộc đối thoại trong tin yêu – hiệp thông và phó thác. Với cảm nghiệm về lời mời gọi này, ta bước vào tuần tĩnh tâm, được xem như điển hình cho cuộc hành trình đời sống và tác vụ linh mục cùng với Mẹ Fatima.

- Bài II:Trong bối cảnh tục hóa ngày nay với những quyến rũ của chủ thuyết tương đối, tính hời hợt và tìm dễ dãi, chúng ta tìm lại nguồn gốc của ơn gọi để đi đến xác tín hơn với Ơn gọi linh mục là một huyền nhiệm.

Bài III: Đi vào suy tư và cầu nguyện để định hướng cho việc sống ơn gọi và thi hành tác vụ linh mục như ân sủng và trách nhiệm từ Thiên Chúa.Tác vụ linh mục là thánh thiêng.

- Bài IV: Thể hiện đời sống và thi hành tác vụ trong sự Hiệp Thông của ơn gọi linh mục triều: Hiệp thông trong linh mục đoàn và hiệp thông trong cộng đoàn tín hữu.Từ đó, bước sang bài V và VI với ý hướng mở ra với thế giới bên ngoài

- Bài V: về sự hiện diện của hàng linh mục trong thế giới ngày nay như là hiện thân của Chúa Kitô đi ra ngoại biên và đồng hành với con người thời đại, nhờ đó, người linh mục tiếp tục sứ vụ của Chúa Kitô là loan báo Niềm Vui Tin Mừng

- Bài VI: về sự tự hủy để trở nên mọi sự cho mọi người như điều kiện tiên quyết để người linh mục trong đời sống và tác vụ của mình trở nên đồng hình đồng dạng vơi Chúa Kitô.

- Bài VII: với chủ để khởi điểm cho một giai đoạn mới của cuộc hành trình ơn gọi linh mục trong Vui Mừng - Hy Vọng và Thăng Tiến.

• Phương pháp cầu nguyện trong cuộc tĩnh tâm:Lectio Divina

1. Lectio Đọc

2. Meditatio Suy

3. Oratio Nguyện

4. Contemplatio Chiêm

- Với nguồn lực: Ơn Chúa Thánh Thần:

- Với Nội lực: Nỗ lực của bản thân: Nội lực

- Với Trợ lực: Sự đồng hành của cộng đoàn:

- Trợ lực của Đức Mẹ Tà Pao

- Trợ lực các bậc tiền bối là các Đức Giám Mục, Linh Mục và giáo dân của giáo phận Phan Thiết đã qua đời. ..

- Trợ lực của anh em linh mục đang cùng tĩnh tâm

- Trợ lực của toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong giáo phận đang hướng về linh mục đoàn. ..

• Phương pháp triển khai đề tài: Kể chuyện

- Loan Báo Tin Mừng tại Á Châu: Kể chuyện Chúa Giêsu.

- Từ Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận trước giáo triều Rôma: Người Á châu không lý luận rườm rà, nhưng kể một câu chuyện, một dụ ngôn và kết luận trở nên rõ ràng. Đức Khổng Tử, Đức Đức Phật, Gandhi đã nói như thế, và cả Chúa Giêsu cũng kể những dụ ngôn.

- Tất cả những sinh hoạt trong cuộc tĩnh tâm này, trong đó có các bài triển khai chủ đề, chỉ là những chất liệu (Lectio) để mỗi cá nhân đi vào suy tư (Meditatio), cầu nguyện (Oratio) và chiêm niệm (Contemplatio) để được biến đổi và tự biến đổi.

Tĩnh tâm năm là nghĩa vụ bắt buộc của Linh mục giáo phận (Giáo luật đ.276 §2,4). Tuần tĩnh tâm là thời gian sống tình hiệp thông cao độ nhất. Hiệp thông với Chúa Giêsu qua đời sống cầu nguyện và hiệp thông với anh em qua chia sẻ kinh nghiệm mục vụ. Các linh mục giữ sự thinh lặng trong các giờ xét gẫm để cầu nguyện và để xét mình. Thánh lễ, Kinh phụng vụ, chuỗi Mân côi, chầu Thánh Thể, những giờ đạo đức giúp các Linh mục tham dự tuần tĩnh tâm thật sốt mến.

Kết thúc tuần tĩnh tâm, Đức Cha Giuse cùng với linh mục đoàn đã hành hương về trung tâm Thánh Mẫu Tàpao để dâng thánh lễ tạ ơn.

Sáng ngày 13.01, hơn 150 linh mục, quý phó tế, quý tu sĩ nam nữ và hàng ngàn khách hành hương quy tụ về trung tâm Thánh Mẫu Tàpao trong ngày hành hương tháng đầu năm.

Vào lúc 6g30, giờ khấn Đức Mẹ với các ý khấn: Bình an, Tạ ơn Chúa và Mẹ, Như Ý, Đạo Đức, Khỏe Mạnh, Cầu cho đồng bào Miền Trung, Chừa bỏ tật xấu,…

Sau giờ khấn là thánh lễ do Đức Cha Giuse chủ tế. Mở đầu thánh lễ, Đức Cha gửi lời chào của tháng đầu năm mới và Ngài nhấn mạnh, ngày hành hương hôm nay là ngày đặc biệt vì hàng giáo sĩ quy tụ về đây trong bước sống mới để tạ ơn Chúa và Mẹ; cùng khấn xin bình an cho cuộc sống và đời phục vụ sau tuần tĩnh tâm tại Tòa Giám Mục Phan Thiết.

Hôm nay cộng đoàn tín hữu đến trung tâm Thánh Mẫu Tàpao trong tâm tình hân hoan; mỗi người đặc biệt nhìn nhau trong tình thương, đặc biệt gặp gỡ nhau trong những lời kinh khấn, những ý khấn – tất cả là những nhịp đập của con tim thao thức cầu xin Mẹ xuống ơn phúc lành nhân dịp đầu năm mới. Đây chính một hồng ân làm cho “thứ 6 ngày 13” (ngày xui xẻo) thành một ngày đặc biệt hạnh phúc. Theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Lễ Mẹ Thiên Chúa là ngày lễ của hạnh phúc vì mỗi người chúng ta khám phá ra rằng mình không đơn côi, mình không lẻ bóng và mình có một người Mẹ mà người Mẹ ấy là Mẹ Thiên Chúa; là người nữ trên cả tuyệt vời có trái tim nhân loại và trái tim biết rung cảm.

Đức Cha cũng mời gọi cộng đoàn hiệp thông tạ ơn với quý cha.

- Ngọc Khánh Linh Mục: Cha Giacôbê Lê Đức Trung (1957-19/6-2017)

- Kim Khánh Linh Mục:

+ Cha Giuse Bùi Ngọc Báu (1967-26/5-2017)

+ Cha Antôn Vũ Ngọc Đăng (1967-26/5-2017)

- Ngân Khánh Linh Mục:

+ Cha Giuse Nguyễn Kim Anh (1992-29/9-2017)

+ Cha FA. Nguyễn Đức Quang (1992-29/9-2017)

+ Cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng (1992-29/9-2017)

+ Cha Phaolô Hoàng Kim Tốt (1992-29/9-2017)

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Giuse chia sẻ ba tâm tình TIN, CẬY, MẾN.

* Tâm tình dâng cao niềm tin: Lễ Mẹ Thiên Chúa trùng vào ngày đầu năm dương lịch là một sự chọn lựa đã được ánh sáng quan phòng dẫn dắt, đây là dịp đặc biệt để mỗi người cùng rà soát lại niềm tin của mình, gắn bó với tín điều Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Nếu Lễ Giáng Sinh giữa những tưng bừng về mặt tổ chức là một hình thức tuyên xưng mầu nhiệm nhập thể con Thiên Chúa xuống thế làm người thì ngay sau đó quả là ý nghĩa để lặp lại lời tuyên xưng chính thức của Giáo Hội là Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ của Thiên Chúa.

Đứng trước hang đá Belem, nhìn Hài Nhi Giêsu, trí chúng ta hớp lấy điều khí vị trong lời tuyên xưng “Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta.” Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ vừa là người thật vừa là Thiên Chúa thật nên ta tuyên xưng danh tín Đức Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa.

“Mỗi người chúng ta hãy cô đọng lại trong lời tuyên xưng và cũng dâng cao niềm tin vào mầu nhiệm Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.”

* Thể hiện tình mến:

Mỗi người chúng ta hãy thể hiện tình mến một cách tự nhiên như lời tuyên tín của người con hiếu thảo dâng lên Mẹ ruột của mình vậy.

“Khi con còn bé mẹ ơi

Được bồng ẵm đứng cạnh nơi tượng đài

Với tay chạm áo Mẹ dài

Về nhà mơ mãi mơ hoài Tàpao “ (Đức Cha Giuse)

* Kiên vững hơn trong lòng cậy trông: Đây là dịp để mỗi người điểm lại đời sống đức tin một cách ý thức hơn. Chúng ta hân hoan chia sẻ với Mẹ niềm hạnh phúc khi gieo bước trên hành trình cuộc đời. Mẹ gắn bó với Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt trong suốt cuộc sống. Đức Tin kiên cường gắn bó với Chúa Giêsu. Một đức tin kiên cường không chịu nhường trước những thất bại, không quản ngại trước những gian nan, không than van trước những bất trắc, không ách tắc trước những nghịch cảnh trong đời.

Cuối bài giảng Đức Cha gửi đến cộng đoàn những vần thơ:

“Maria Mẹ Chúa Trời

Mẹ cũng là Mẹ mọi người trần gian

Tapao con đến thở than

Xin Mẹ Chúc phúc bình an tháng ngày”

Trước khi kết thúc thánh lễ cha hạt trưởng hạt Đức Tánh gửi lời cảm ơn và chúc mừng đến Đức Cha, cha Tổng Đại Diện, quý cha, quý tu sĩ, quý khách hành hương, quý ân nhân, quý anh em phục vụ năm mới an khang thánh đức, niềm vui đầy tràn.

Sau thánh lễ Đức Cha, quý Cha chụp hình lưu niệm. Cộng đoàn hành hương ra về mang theo niềm vui, và để lại những ước mong một năm mới bình an dâng lên Chúa và Mẹ.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Việc lưu giữ Bánh Thánh trong Nhà Tạm được qui định thế nào?
Nguyễn Trọng Đa
10:47 13/01/2017
Giải đáp phụng vụ: Việc lưu giữ Bánh Thánh trong Nhà Tạm được qui định thế nào?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Con là thành viên của một cộng đoàn tu sĩ, và con có câu hỏi liên quan đến việc lưu giữ Bánh Thánh. Chúng con đang thảo luận về các tình huống mà trong đó, mặc dù có các hướng dẫn hiện nay, vị chủ tế Thánh Lễ Chúa Nhật chỉ truyền phép một Bánh Thánh cho chính ngài, và sau đó ngài đến lấy Bánh Thánh đã được truyền phép sẵn từ Nhà tạm để cho các người khác rước lễ. Chúng con nhận thấy các hướng dẫn nói rằng các tín hữu thường chỉ nên rước Bánh Thánh đã được truyền phép, trong chính thánh lễ mà họ tham dự. Tuy nhiên, một người nào đó đã giải thích rằng điều này có nghĩa là các Bánh thánh nên được rước lễ hết trong Thánh lễ, mà các Bánh thánh ấy đã được truyền phép, nghĩa là - ngoài Bánh thánh lớn được dành cho chầu phép lành - không Bánh thánh nào được lưu giữ ở Nhà tạm của chúng con nữa. Câu hỏi nảy nảy sinh do một số người muốn lưu giữ Bánh thánh cho các người bị ốm sẽ cần chẳng hạn… Một số người còn gợi ý trong các trường hợp này rằng chúng con nên đến các giáo xứ địa phương để xin Bánh thánh, nhưng một số người khác thấy không có lý do gì trên nguyên tắc chúng con không thể lưu giữ ít nhất một vài Bánh thánh trong nhà tạm của chúng con (để khỏi làm phiền cha xứ lân cận, đôi khi vào thời gian không tiện cho ngài). Thưa cha, liệu câu hỏi này có đi vào trong câu trả lời trước đây của cha chăng, vốn nói rằng nên lưu giữ một số Bánh thánh vừa phải, để đảm bảo rằng không ai không được Rước Chúa? - S. P., Nairobi, Kenya.


Đáp: Trước tiên, tôi phải nhấn mạnh rằng chúng ta đang ở trong bối cảnh của một cộng đoàn tu sĩ, trong đó số lượng người Rước lễ là tương đối ổn định. Đây không phải là trường hợp của một giáo xứ, mà ở đó trong bất cứ trường hợp nào, Bánh thánh luôn nên được lưu giữ cho các bệnh nhân.

Không có qui chế nào nói rằng mọi Bánh thánh phải được Rước lễ hết. Thay vào đó, có một tùy chọn, vốn phụ thuộc vào tình hình cụ thể. Do đó, Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói:

"163. Cho rước lễ xong, vị tư tế rước hết rượu thánh hiến còn lại ngay tại bàn thờ; còn bánh thánh còn dư thì hoặc rước hết tại bàn thờ hay đưa cất trong nhà tạm” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).

Sự lựa chọn, hoặc Bánh thánh được tiêu thụ hết, hoặc lưu giữ, là tùy vào các yếu tố, chẳng hạn số Bánh thánh còn dư quá nhiều, và sự cần thiết của việc lưu giữ. Trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi Thánh Lễ được cử hành tại một nơi không có khả năng lưu giữ Bánh thánh, thì việc Rước hết các Bánh thánh là sự lựa chọn tốt nhất.

‘Nghi thức Rước lễ và Tôn Thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ’ liệt kê mục đích của việc lưu giữ Bánh thánh. Xin mời đọc:

"5. Lý do chính và ban đầu cho việc lưu giữ Bánh thánh ngoài Thánh lễ là việc cho bệnh nhân của ăn đàng. Lý do thứ hai là việc cho Rước lễ và tôn thờ Chúa Giêsu Kitô là Đấng hiện diện trong bí tích. Việc lưu giữ Bánh thánh cho người bệnh dẫn đến việc thực hành đáng khen của việc tôn thở lương thực trời cao trong các nhà thờ. Việc tôn thờ này dựa trên một cơ sở xác thực và vững chắc, đặc biệt là bởi vì đức tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa sẽ dẫn dẫn đến cách tự nhiên sự biểu lộ công khai và bề ngoài của đức tin nảy.

"6. Trong việc cử hành Thánh Lễ, cách thức chính yếu, mà trong đó Chúa Kitô hiện diện trong Giáo Hội của Ngài, dần dần trở nên rõ ràng. Trước hết, Ngài hiện diện trong cộng đoàn các tín hữu, tụ tập lại với nhau nhân danh Ngài; kế đó, Ngài hiện diện trong lời Ngài, khi Kinh Thánh được đọc lên trong Nhà Thờ, và được giải thích; sau đó trong con người của chủ tế; cuối cùng và trên hết, trong Bí tích Thánh Thể. Theo một cách thức hoàn toàn độc đáo, Chúa Kitô toàn bộ và toàn vẹn, cả Chúa và người, là hiện diện chủ yếu và thường xuyên trong bí tích. Sự hiện diện này của Chúa Kitô dưới hình bánh và rượu 'được gọi là thật sự, không loại trừ các loại khác của sự hiện diện, nếu như chúng không có thật, nhưng vì đó là sự hiện diện thật sự tuyệt vời nhất'.

"Do đó, để bày tỏ dấu chỉ của bí tích Thánh Thể, và hài hòa hơn với bản chất của việc cử hành, nên tại bàn thờ sẽ diễn ra Thánh lễ, nếu có thể được, không nên lưu giữ Bánh Thánh trong Nhà tạm từ đầu Thánh Lễ. Sự hiện diện Thánh thể của Chúa Kitô là hoa trái của việc truyền phép và nên diễn ra như vậy.

"7. Các Bánh thánh phải được thường xuyên thay mới và lưu giữ trong một Bình thánh, hoặc bình đựng khác, với một số lượng vừa đủ cho việc Rước lễ của các bệnh nhân và các người khác ngoài Thánh Lễ.

“8. Các mục tử nên lo liệu sao cho nhà thờ và nhà nguyện, nơi mà theo luật, Bánh thánh được lưu giữ, mở cửa mỗi ngày ít nhất trong vài giờ, vào một thời điểm thuận tiện, để các tín hữu có thể dễ dàng cầu nguyện trước Thánh Thể".

Cần phải chú ý rằng, đoạn thứ hai của số 6 trên đây phản ánh tình hình năm 1973, khi mà thường có một Nhà tạm trên bàn thờ cử hành Thánh lễ. Tình trạng này là không còn phổ biến, và Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) bác bỏ sự thực hành ấy trong số 315: "Vì lý do dấu chỉ, không nên đặt nhà tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa trên bàn thờ nơi cử hành Thánh Lễ" (Bản dịch, như trên).

Tuy nhiên, Qui chế dự báo khả năng của một Nhà tạm trong cung thánh, và chỉ ra cách thức tiến hành trong các trường hợp như vậy:

"274. Bái gối, nghĩa là gối phải nghiêng đụng đất, là cử chỉ thờ phượng, do đó dành cho Thánh Thể và Thánh Giá từ khi được tôn kính trọng thể trong phụng vụ thứ Sáu Thánh tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa, cho đến bắt đầu Vọng Phục Sinh.

“Trong Thánh Lễ có ba lần bái gối, đó là sau khi nâng bánh thánh, sau khi nâng chén thánh và trước lúc hiệp lễ. Trong Thánh Lễ đồng tế có vài điều đặc biệt phải giữ về điểm này (x. Các số 210-251).

“Nếu nhà tạm có Thánh Thể được đặt trong cung thánh, thì vị tư tế, phó tế và các người giúp khác phải bái gối, khi đi đến bàn thờ hoặc khi rời bàn thờ, nhưng không bái gối trong lúc cử hành Thánh Lễ.

“Ngoài ra, mọi người bái gối khi đi ngang trước Thánh Thể, trừ phi khi đi kiệu.

“Những người mang thánh giá hay đèn thì thay vì bái gối, họ cúi đầu" (Bản dịch, như trên).

Vì vậy, trở lại câu hỏi ban đầu của chúng ta, và xem xét sự việc rằng lý do chính của việc lưu giữ Bánh thánh là dành cho việc ban của ăn đàng, tôi sẽ nói rằng một cộng đoàn tu sĩ nên khôn ngoan và thận trọng lưu giữ một số Bánh thánh, ngoài Bánh thánh lớn dành cho việc chầu Thánh Thể. Số lượng các Bánh thánh là tùy vào tình hình cụ thể của cộng đoàn.

Như độc giả của chúng tôi đã đề cập, điều này sẽ là cần thiết nếu các linh mục của cộng đoàn được kêu gọi để ban của ăn đàng cho bệnh nhân. Cũng có thể xảy ra rằng một thành viên của cộng đồng không thể tham dự Thánh Lễ do bệnh tật, hoặc có thể cần ăn đàng và các bí tích khác của Giáo Hội trong thời gian ngắn.

Cũng có thể xảy ra rằng một yêu cầu chính đáng để Rước lễ ngoài Thánh Lễ có thể được thực hiện, ngay cả bởi các người không bị bệnh.

Bánh thánh như vậy, theo Luật phụng vụ, nên được thay mới cứ 15 ngày một lần, hoặc khoảng ngày như thế.

Chắc chắn các tín hữu ưa thích cách rõ ràng, vì lý do dấu chỉ, để rước các Bánh thánh được truyền phép trong cùng một Thánh lễ mà họ tham dự. Tuy nhiên, một ngoại lệ thỉnh thoảng cho luật tổng quát này là thay Bánh thánh mới sẽ không làm suy yếu sự thực hành phụng vụ tổng thể tốt.

Trong trường hợp rất đặc biệt, có thể có một cộng đoàn tu sĩ toàn là linh mục, mà không có các tín hữu tham dự Thánh lễ. Trong trường hợp này, một trong các linh mục sẽ rước hết số Bánh thánh cũ, và thay bằng Bánh thánh mới, nhưng chỉ sau khi ngài đã rước lễ dưới hai hình trong Thánh Lễ. (Zenit.org 10-1-2017)

Nguyễn Trọng Đa
 
Nhận định của một chuyên viên giáo luật giáo dân về trường hợp điển hình cho phép người Công Giáo ly dị tái hôn phần đời rước lễ
Vũ Văn An
19:00 13/01/2017
Đọc trường hợp điển hình do Linh Mục Paul Keller trình bầy về trường hợp có thể cho người Công Giáo ly dị tái hôn phần đời rước lễ, nhà giáo luật học giáo dân Edward Peters, kiểm trình viên của toà tối cao Vatican, đã có bài nhận định đăng trên blog “In the Light of the Law” của ông. Chúng tôi xin được lược dịch dưới đây:

Bài tiểu luận của (Cha) Keller có thực sự là cách nên đọc Niềm Vui Yêu Thương không?

Xin lỗi vì chiều dài của bài này. Sửa chữa các sai lầm bao giờ cũng cần nhiều thì giờ hơn là tạo ra chúng. Trong tiểu luận của Cha Paul Keller đăng trên Crux, “Case study in communion for the divorced/remarried”, chúng ta đương đầu với nhiều sai lầm.

Tiểu luận của (Cha) Keller minh hoạ gần như hoàn hảo việc các mục tử, khi đọc Niềm Vui Yêu Thương của Đức Phanxicô theo nghĩa tổng quan, bạch thoại của nó (chứ không theo kiểu luật sư luôn phân tích cú pháp một số cụm từ gây vấn đề một cách đủ xít xao để hỗ trợ lối giải thích có tính hợp truyền thống hơn), đã sẵn sàng rơi vào chỗ chấp nhận (theo quan điểm của tôi) một thiếu sót chính trong Niều Vui Yêu Thương (dù nhiều người khác còn xếp các khía cạnh khác trong văn kiện của Đức Phanxicô vào loại gây nhiều vấn đề hơn nữa về lâu về dài), đó là, mặc nhiên giả định rằng, phân tích đến cùng, việc đánh giá bằng lương tâm của một người Công Giáo là tiêu chuẩn duy nhất điều khiển quyết định của một thừa tác viên trong việc cho một thành viên tín hữu rước lễ. Giả định này, bất cứ do đâu mà có và bất kể có bao nhiêu người chấp nhận, đều sai một cách đơn thuần. Qúy bạn hãy nắm vững điều đó và ta có được yếu tính của sự việc.

(Cha) Keller mặc tình nhạo báng một cách nhẹ nhàng theo kiểu một số người tân thời thích dành cho truyền thống Giáo Hội (như, nhắc nhở ta đừng “coi các giới điều luân lý của Giáo Hội như thể chúng là những hòn đá [để] liệng vào người khác”), tuy nhiên, ở hầu hết các phần của tiểu luận, các sai lầm của ngài được lên câu chữ một cách khéo léo. Đó là điều làm cho việc trả lời tiểu luận của ngài trở thành cần thiết. Người ta bị nó cuốn hút như họ thường bị những câu truyện “khó nhá” (hard case) cuốn hút.

Tôi xin bắt đầu bằng cách đồng ý với (Cha) Keller ở điểm mở đầu: Không điều gì trong mô tả của cha về “Irma” gợi ý cho thấy cuộc hôn nhân của chị với Francisco ở El Salvador là không thành sự. Trong việc nhận ra các cơ sở khả hữu cho việc vô hiệu, thì các tòa án luôn tốt hơn các cha xứ nhiều nhưng (Cha) Keller đúng khi không để Irma hy vọng nhiều ở án vô hiệu.

Bây giờ, chỉ xin trình bầy một số sai lầm nghiêm trọng trong tiểu luận của (Cha) Keller.

Sai lầm thứ nhất: “Để trả lời câu hỏi ấy, tôi phải theo các hướng dẫn mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả trong Niềm Vui Yêu Thương sau nhiều cuộc thảo luận và biện phân của hai Thượng Hội Đồng Giám Mục về Đời Sống Gia Đình”.

Sai. Khi trao Mình Thánh Chúa cho một thành viên tín hữu, các thừa tác viên Công Giáo Rôma bị trói buộc không phải bởi “các hướng dẫn” cho là được tạo ra từ một văn kiện giáo hoàng đơn độc, hàm hồ và gây nhiều tranh cãi, nhưng là bởi bản văn rõ ràng và có tính giải quyết dứt khoát (dispositive) của một văn kiện giáo hoàng khác, đó là Bộ Giáo Luật (nhất là điều 915 và sau đó), và bởi việc giải thích chung và không thay đổi dành cho các điều khoản này qua nhiều thế kỷ.

Sai lầm thứ hai: “Chị [Irma] nói với tôi rằng theo Tony, ý tưởng đó [sống như anh trai em gái với người phối ngẫu của cuộc hôn nhân dân sự] điên rồ. Vì họ chỉ mới 26 tuổi, nên Irma sợ điều có thể xảy ra cho mối liên hệ của họ nếu họ không còn khả năng lớn lên trong tình yêu của họ nhờ sự thân mật thể lý”.

(Cha) Keller không do dự chấp nhận mô tả của Irma về mối liên hệ tình dục của chị, một liên hệ có tính ngoại tình khách quan, như là một cách “để lớn lên trong tình yêu”. Như thế, Cha đã triệt để bỏ qua, không nói tới sự thật của tình yêu cho một đứa con của Thiên Chúa, kẻ đến lãnh ý kiến của cha trong tư cách một linh mục của Giáo Hội và là một thừa tác viên bí tích của Chúa Kitô. Bất cứ linh mục nào, chứ đừng nói một linh mục được người ta tới để xưng tội (xem điều 978§2 Bộ Giáo Luật), cũng phải bị tính sổ đối với sự bỏ qua này ở Ngày Phán Xét. Nếu, trong tư cách vị giải tội, (Cha) Keller chấp nhận quyết định của Irma dấn thân vào mối liên hệ tình dục với Tony, cha đã phạm tội xúi giục (solicitation) trong tòa giải tội (Xem Điều 1387).

Sai lầm thứ ba: “Chị [Irma] không nghĩ Tony có thể xử lý được viễn ảnh phải cam kết sống độc thân hoàn toàn trong suốt thời gian 70 năm còn lại. Hơn nữa, cả chị lẫn Tony đều muốn có 'ít nhất hai hoặc ba đứa con nữa'".

Bỏ qua một bên lối ước tính non nớt của Irma mới 26 tuổi đầu về tuổi thọ và do đó về giai đoạn sinh hoạt tình dục tích cực của chị, điều quan trọng đáng lưu ý hơn là Tony không buộc phải giữ “độc thân”. Không điều gì trong tiểu luận của (Cha) Keller gợi ý cho thấy Tony không được tự do kết hôn. Đã đành anh ta không được tự do kết hôn với Irma, vì chị vốn được kể là người đã kết hôn rồi, nhưng việc (Cha) Keller coi Tony như người không được tự do kết hôn là hoàn toàn sai. Là một người đàn ông độc thân, dĩ nhiên, Tony bị buộc phải tiết dục và đáng lẽ ra (Cha) Keller phải giúp làm sánb tỏ điểm này với những người có thói quen lẫn lộn các từ ngữ ở đây; nhưng dù sao, Tony không bị buộc phải độc thân hay tiết dục dựa vào hoàn cảnh của Irma.

Sai lầm thứ tư: “Dù không nói như vậy với Irma, nhưng tôi tự hỏi liệu để chị tham dự một nhà thờ không Công Giáo có phải là điều tốt hơn cho chị không”.

Cám ơn Chúa, một linh mục Công Giáo chưa thực hiện một gợi ý đáng chê trách như thế cho một giáo dân Công Giáo đến với ngài để hỏi ngài các vấn đề luân lý khẩn trương. Tuy nhiên, chính (Cha) Keller, người đã nhắc đến ý nghĩ này hai lần, cần tức khắc loại bỏ khỏi tâm trí ngài bất cứ ý niệm nào về việc khuyên một hối nhân phạm một số tội trọng khách quan khác (như ngưng không tham dự Thánh Lễ các Chúa Nhật hay gia nhập một đức tin khác) để có thể cảm thấy nhẹ nhõm do việc cảm thấy buồn khổ vì một tội trọng phạm trước đó.

Sai lầm thứ năm và là sai lầm chính: “Nếu chị đơn giản tiến lên rước lễ, có lẽ tôi sẽ không từ khước chị. Trước hết, mọi điều tôi biết về mối liên hệ của chị đã phát xuất bên trong khuôn khổ bí tích giải tội. Bên ngoài bí tích này, tôi không thể ‘sử dụng’ thông tin này bất cứ cách nào, chắc chắn không phải qua việc công khai từ khước việc rước lễ của chị”.

Cha (Keller) phần lớn đúng khi nói tới các qui định về ấn tín tòa giải tội (*), nhưng việc ngài hiểu biết về tư thế hôn nhân của Irma không phải là cái hiểu hợp bi tích: tư thế của Irma trong tư cách đã kết hôn theo giáo luật/dân luật với Francisco ở El Salvador và trong tư cách kết hôn theo dân luật với Tony ở Hoa Kỳ là vấn đề thuộc hồ sơ công cộng (public record), cho dù các hồ sơ công cộng rất khó lục tìm trong trường hợp hết sức bất thường này. (Cha) Keller, nhân dịp này, còn cho biết rằng gia đình của Irma đang ở Hoa Kỳ và nhờ (Cha) Keller, họ còn biết chị đã kết hôn.

Dù sao, ở đây, ta cũng thấy vấn đề căn bản trong việc tiếp cận vấn đề cho phép người Công Giáo ly dị tái hôn rước lễ như Niềm Vui Yêu Thương đã làm, là, không nhắc gì đến Giáo Luật Điều 915 (hay điều 916, nhưng việc không trực tiếp nhắc đến điều 915 trong các hoàn cảnh như của (Cha) Keller là điều tồi tệ hơn); đây là điều giáo luật, như đã nói nhiều lần, đòi các thừa tác viên Thánh Thể không cho rước lễ những ai “cố chấp sống trong một tội nặng công khai”. Bất luận cách nào, thì trường hợp của Irma cũng thuộc hoàn cảnh cổ điển của “tội ngoại tình công khai và vĩnh viễn”(Giáo luật điều 2384) và (Cha) Keller nên không cho chị rước lễ kẻo phạm tội sao lãng bổn phận theo điều 915 trong tư cách một linh mục của Chúa Kitô và là thừa tác viên của Giáo Hội Công Giáo.

Cha Keller, chỉ dựa vào Niềm Vui Yêu Thương, nên đã sa vào một sai lầm nghiêm trọng. Dù không hoàn toàn quả quyết, nhưng Niềm Vui Yêu Thương đã giả định rằng lương tâm cá nhân (một lương tâm tất nhiên rất phức tạp và thường phải đối phó với các trường hợp khó khăn, và không bao giờ người khác biết hết được, và thường chỉ được thông tri một phần…) là trọng tài cuối cùng quyết định liệu một người rước lễ có được rước lễ hay không, như thể chỉ có điều giáo luật 916 (là điều phần lớn người ta coi là điều giáo luật xét tới lương tâm) là có ở trong sách và là điều qua đó người ta, trong một số trường hợp giả định nào đó, thấy một người có tội nặng khách quan tiến lên rước lễ nhưng hành vi này không bị coi là có tội, trong khi giáo luật điều 915, tức điều đòi các thừa tác viên phải quyết định phân phát Mình Thánh theo các tiêu chuẩn khách quan, thì không hề có.

Việc bác bỏ có tính cùng khắp và cương quyết của hầu hết các người “bênh vực Niềm Vui Yêu Thương” không chịu giáp mặt với truyền thống lâu đời và qui luật không hàm hồ của điều giáo luật 915 khiến mọi việc bênh vực cho văn kiện này ít nhất cũng vô căn cứ mà tệ nhất gây thảm họa cho tín lý.

Sai lầm thứ sáu: (Cha) Keller phát biểu cách khác về chủ trương của ngài rằng: để xây dựng, ngài không biết gì về hoàn cảnh của Irma (theo nghĩa: một cách giả định, cha chỉ biết hoàn cảnh của chị nhờ tòa giải tội, nên về phương diện giáo luật, ngài không “biết” gì về nó) để có thể chủ trương rằng sẽ là điều sai lầm nếu cha không cho Irma rước lễ, người, cũng như các người Công Giáo khác quả có quyền được rước lễ.

Nhưng theo Ông Peters, điều ngược lại mới đúng: để xây dựng, (Cha) Keller biết rõ tư thế bất hợp lệ khách quan của Irma vì sự kiện chị đã bước vào hai nghi lễ công cộng, cả hai đều được coi là đám cưới. Như thế, cha buộc phải hành động phù hợp với luật lệ cai quản các hoàn cảnh này. Ông Peters cũng thêm một nhận xét vắn tắt ở bên lề: nếu (Cha) Keller thực sự nghĩ rằng các hoàn cảnh cưới xin trước đây ở ngoại quốc không bao giờ ra ánh sáng nữa, và các hành động của cha lúc cha nghĩ nó sẽ không bao giời bị tra hỏi sau này, thì quả thực ngài quá ngây thơ.

Sai lầm thứ bẩy: “Dựa trên tất cả mọi điều tôi biết trong tư cách một linh mục liên quan tới tội lỗi, lương tâm, hy vọng, Chúa Giêsu, giáo huấn của Giáo Hội, và nhất là chỉ thị mà Giáo Hội đã nhận được từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương, tôi nói với Irma, ‘Nếu con chân thành tin trong lương tâm của con rằng đây là cách Chúa Kitô có thể giúp con lớn lên trong sự thánh thiện, thì, được. Con được lên rước lễ’".

Lời khuyên trên sai. Đã đành, có lẽ nếu dựa vào một số điều mà (Cha) Keller không biết về “tội lỗi, lương tâm, hy vọng, Chúa Giêsu, giáo huấn của Giáo Hội, và nhất là chỉ thị mà Giáo Hội đã nhận được từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Niềm Vui Yêu Thương”, thì cha còn có thể vô tội mà đạt tới kết luận và đưa ra lời khuyên tồi tệ ấy, nhưng các kết luận và lời khuyên của ngài vẫn sai. Đàng khác, một người ở địa vị của cha, từng được cảnh cáo có thể mắc nhiều sai lầm trong suy nghĩ của mình đến thế, thì theo Ông Peters, người này nên nghiên cứu các vấn đề này sâu sắc hơn và đưa ra các lời khuyên phù hợp với giáo huấn của Giáo Hội.

Để kết luận, Edward Peters cho rằng: “Vì (Cha) Keller nghĩ ra một giả định nghe được để minh họa các ưu điểm của việc ngài cho Irma rước lễ, liệu tôi có được phép đưa ra một giả định cũng nghe được để minh hoạ các nguy hiểm trong giả định của ngài không? Một ngày kia, chuông cửa nhà Irma, người tái hôn dân sự lên rước lễ, bỗng vang lên. Francisco đứng đó, đời anh đã hết phải ngồi tù, nhưng nhờ ơn Chúa và sau khi cân nhắc các sự thật khó nhá anh từng nghe được từ các thừa tác viên Công Giáo trung thành ở trong nhà tù, anh đã khẩn khoản xin Irma tha thứ… và cam kết sẽ tái đảm nhiệm nhiệm vụ làm chồng…, cảm thấy đã được uốn nắn, trở thành khiêm tốn và biết ơn nếu được cơ hội thứ hai. Đến lúc này, anh mới biết (Cha) Keller đã làm trơn tru con đường để Irma sống trong một cuộc kết hợp sai lầm với sự chúc phúc rõ ràng của Giáo Hội. Người ta sẽ phải so sánh thế nào giữa các thất bại của Francisco (theo [Cha] Keller, phát sinh từ cảnh nghèo và các áp lực băng đảng ma túy) với các thất bại của (Cha) Keller được yên ổn lên tiếng ở Hoa Kỳ và chỉ phải đối diện với các câu hỏi của một người đàn bà Công Giáo bối rối?”
___________________________________________________________________________
(*) Về ấn tín này, Edward Peters xin thêm ít lời. Nói cho đúng, (Cha) Keller đã du nhập một sự kiện có tính thay đổi cuộc cờ khi quả quyết rằng mọi tín liệu ngài có được đều thuộc tòa giải tội. Dĩ nhiên, điều này sẽ tiêu hủy bất cứ việc áp dụng điển hình nào của ngài vào phần lớn các trường hợp đời thực của Niềm Vui Yêu Thương (và bất cứ trường hợp luân lý nào) vì tín liệu của ấn tín tòa giải tội không thể bị sử dụng cho bất cứ điều gì có hại cho hối nhân. Cho dù một hối nhân có chính xác xưng một tội trọng, nhưng không ân hận về tội này, và sau đó, tiến lên rước Lễ, vị linh mục cũng không được từ chối cho họ rước lễ, như tôi (cùng với nhiều người khác) vốn đồng ý. Nhưng lối phát biểu của (Cha) Keller khiến một số người nghĩ rằng tư thế kết hôn công khai về giáo luật, cả kết hôn dân luật cũng thế, là điều không đủ để hành động ở tòa ngoài trừ khi tư thế ấy cũng được một số thành phần đáng kể trong cộng đoàn biết đến thực sự. Điều này không đúng và do lời tường thuật của chính (Cha) Keller, một số người khác có biết đến cuộc hôn nhân đầu của Irma.
 
Văn Hóa
Chuyến tàu đời chưa đỗ lại sân ga
Sơn Ca Linh
19:17 13/01/2017
CHUYẾN TÀU ĐỜI CHƯA ĐỔ LẠI SÂN GA
(Một chút cảm nhận về mùa xuân)

Notre vie est un voyage constant, de la naissance à la mort. Le paysage change, les gens changent, les besoins se transforment, mais le train continue. La vie, c'est le train, ce n'est pas la gare.
Paulo Coelho


Khi chim én báo mùa xuân đang tới,
Chợt giật mình ! Vừa qua hết mùa đông !
Chiếc thuyền đời một lần nữa sang sông,
Một lần nữa ta xuôi dòng cuộc sống !

Đời là thế, bão dông và biển động…
Là đổi thay, được, mất với buồn vui…
Tao ngộ cười vui hay vĩnh biệt bùi ngùi,
Hạnh phúc, đắng cay… ta vừa bỏ lại !

Bao người thân mới đây vừa trông thấy,
Mà xuân nầy đã vội kiếp thiên thu !
Bờ ruộng xanh giờ trắng bãi sa bồi,
Có lạ chi tóc thêm nhiều sợi bạc !

Chim én ca và mùa xuân cứ hát,
Nụ tầm xuân hay những cội thông già,
Như chuyến tàu chưa đổ lại sân ga,
Xin làm khách lữ hành…ta bước tiếp !

Cây bên đường có xanh màu lá biếc,
Hay vàng thu trơ trụi mỗi đông qua.
Ghét hay thương ta vẫn cứ là ta,
Còn, mất, được, thua… bên đường bỏ lại…!

Chút hành trang cho dặm dài quan tái,
Một điệu đàn hay một tứ thơ yêu !
Nụ cười sớm mai, thổn thức ban chiều…
Mong Người đừng lỡ hẹn, khi tàu ta ghé bến !

Sơn Ca Linh
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bên Nhau Tĩnh Lặng
Nguyễn Đức Cung
19:12 13/01/2017
BÊN NHAU TĨNH LẶNG
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Bên nhau đâu phải nói nhiều
Bao nhiêu im lặng bấy nhiêu ân tình.
(nđc)