Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:26 13/01/2025
22. Coi trọng tính siêu việt và đức hạnh trên tất cả học vấn của thế gian và bản tính ưu việt của nó.
(Thánh John Berchmans)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:30 13/01/2025
38. CÙNG TÊN CÙNG CHỮ
Ông đốc học ở Giang Thạch tên là Lý Không Đồng, có một học trò cùng tên với ông ta.
Lúc điểm danh theo danh sách, ông ta bèn nói:
- “Trò làm sao có thể trùng tên với ta được?”
Thế là lấy câu đối thử anh ta:
- “Lan Tương Như, Tư Mã Tương Như, tên thì giống, nhưng thực không giống”.
Anh học trò ấy đối:
- “Ngụy Vô Kỵ, Trường Tôn Vô Kỵ, người không sợ, tôi cũng không sợ”. (1)
Lấy tên của những người nổi tiếng thời cổ đại để đối nhau.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 38:
Ở đời trùng tên trùng họ là thường, có gì phải bắt bẻ nhau chứ, có bắt bẻ chăng là vì mình tự cảm thấy mình có danh có vọng, có chức quyền và cấm mọi người không được có tên như mình, đó là họ đeo một cục kiêu ngạo to tổ chảng trong óc mình. Người ta trùng tên trùng họ với mình nhưng chưa chắc là đã có tính nết xấu nhiều như mình; có người trùng tên họ với mình nhưng thông minh xuất chúng hơn mình thì mới là việc đáng suy nghĩ hơn là làm khó dễ người ta.
Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa, Ngài không giận dữ khi chúng ta mang tên Ki-tô hữu -trùng tên với Ngài- trái lại Ngài còn chúc lành cho những ai mang danh Ngài mà sống như lời của Ngài dạy, đó là một hạnh phúc cho chúng ta -những người Ki-tô hữu trong mọi thời đại.
Tên của mình dù đẹp dù hay nhưng cuộc sống của mình không đẹp không hay thì cũng như tên xấu rồi vậy, có gì mà phải giận dữ khi có người khác trùng tên với mình !
(1) Câu này có hai nghĩa, tức là không sợ kỵ húy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ông đốc học ở Giang Thạch tên là Lý Không Đồng, có một học trò cùng tên với ông ta.
Lúc điểm danh theo danh sách, ông ta bèn nói:
- “Trò làm sao có thể trùng tên với ta được?”
Thế là lấy câu đối thử anh ta:
- “Lan Tương Như, Tư Mã Tương Như, tên thì giống, nhưng thực không giống”.
Anh học trò ấy đối:
- “Ngụy Vô Kỵ, Trường Tôn Vô Kỵ, người không sợ, tôi cũng không sợ”. (1)
Lấy tên của những người nổi tiếng thời cổ đại để đối nhau.
(Tuyết Đào Hài Sử)
Suy tư 38:
Ở đời trùng tên trùng họ là thường, có gì phải bắt bẻ nhau chứ, có bắt bẻ chăng là vì mình tự cảm thấy mình có danh có vọng, có chức quyền và cấm mọi người không được có tên như mình, đó là họ đeo một cục kiêu ngạo to tổ chảng trong óc mình. Người ta trùng tên trùng họ với mình nhưng chưa chắc là đã có tính nết xấu nhiều như mình; có người trùng tên họ với mình nhưng thông minh xuất chúng hơn mình thì mới là việc đáng suy nghĩ hơn là làm khó dễ người ta.
Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa, Ngài không giận dữ khi chúng ta mang tên Ki-tô hữu -trùng tên với Ngài- trái lại Ngài còn chúc lành cho những ai mang danh Ngài mà sống như lời của Ngài dạy, đó là một hạnh phúc cho chúng ta -những người Ki-tô hữu trong mọi thời đại.
Tên của mình dù đẹp dù hay nhưng cuộc sống của mình không đẹp không hay thì cũng như tên xấu rồi vậy, có gì mà phải giận dữ khi có người khác trùng tên với mình !
(1) Câu này có hai nghĩa, tức là không sợ kỵ húy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 14/1: Ma quỷ lộng hành với nhiều chiêu trò - Lm Giuse Phêrô Vũ Hải Đăng SDD
Giáo Hội Năm Châu
02:58 13/01/2025
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
(Đến thành Capharnaum), ngày nghỉ lễ, Chúa Giêsu vào giảng dạy trong hội đường. Người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ.
Đang lúc đó, trong hội đường có một người bị thần ô uế ám, nên thét lên rằng: "Hỡi Giêsu Nadarét, có chuyện gì giữa chúng tôi và ông? Ông đến để tiêu diệt chúng tôi sao? Tôi biết ông là ai: là Đấng Thánh của Thiên Chúa". Chúa Giêsu quát bảo nó rằng: "Hãy im đi, và ra khỏi người này!" Thần ô uế liền dằn vật người ấy, thét lên một tiếng lớn, rồi xuất khỏi người ấy. Mọi người kinh ngạc hỏi nhau rằng: "Cái chi vậy? Đây là một giáo lý mới ư? Người dùng uy quyền mà truyền lệnh cho cả các thần ô uế, và chúng vâng lệnh Người". Danh tiếng Người liền đồn ra khắp mọi nơi, và lan tràn khắp vùng lân cận xứ Galilêa.
Đó là Lời Chúa
Xiềng xích
Lm Minh Anh
15:19 13/01/2025
XIỀNG XÍCH
“Câm đi, hãy xuất khỏi người này!”.
“Những sợi xích của thói hư tật xấu thường quá nhỏ để cảm nhận cho đến khi chúng quá mạnh để bị phá vỡ! Chúng khác nào những chiếc giường êm ái - dễ dàng nằm lên, nhưng quá khó để bước xuống và rời đi!” - Mark Twain & Samuel Johnson.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay nói đến một người bị ‘xiềng xích’ bởi thần ô uế! Và Chúa Giêsu - với lời quyền năng của Ngài - đã tháo cởi cho anh, “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!”. Lời Chúa mời gọi chúng ta nghĩ đến những “thói hư tật xấu thường quá nhỏ” hay “những chiếc giường êm ái” của mình - mà vì chúng - có thể bạn và tôi đang bị ‘xiềng xích!’.
Ngay trong hội đường, trước mọi người, nạn nhận bị thần ô uế hành hạ phải la hét. Đây là cách ma quỷ hành xử. Nó muốn chiếm hữu chúng ta để ‘xiềng xích’ linh hồn chúng ta. ‘Xiềng xích linh hồn chúng ta’ chính là điều ma quỷ muốn! Chúng ta phải cảnh giác với những trói buộc vốn kìm hãm sự tự do của mình; bởi lẽ, ma quỷ luôn luôn tìm cách tước mất tự do. Hãy thử nêu tên một số ‘xiềng xích’ có thể đang trói buộc mình!
Với Đức Phanxicô, “Đó là những cơn nghiện vốn luôn biến chúng ta thành nô lệ, khiến chúng ta luôn cảm thấy không hài lòng trong cuộc sống. Chúng nuốt chửng năng lượng, triệt tiêu điều lành và huỷ hoại các mối quan hệ. Đó là chủ thuyết tương đối với xu hướng hàng đầu là khuyến khích chủ nghĩa hoàn hảo phi thực tế, chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa khoái lạc, biến con người thành hàng hoá và phá hỏng các mối tương quan!”.
“Đó còn là những cám dỗ, mời mọc làm suy yếu lòng tự trọng, sự thanh thản, khả năng lựa chọn và yêu thích cuộc sống. Một ‘xiềng xích’ khác chính là nỗi sợ hãi vốn luôn khiến chúng ta nhìn về tương lai với sự bi quan, mất niềm hy vọng và bất khoan dung khi luôn đổ lỗi cho người khác mà không bao giờ chấp nhận trách nhiệm của mình. Sau cùng, một ‘xiềng xích’ rất xấu xí khác là sự sùng bái quyền lực, tạo xung đột và dùng đến vũ khí giết người hoặc sử dụng bất công kinh tế và thao túng tư tưởng!”.
Chỉ Chúa Giêsu - bằng cái chết của Ngài - mới có thể giải thoát chúng ta khỏi mọi xích xiềng đó. Thư Do Thái hôm nay viết, “Con người đã bị thua kém các thiên thần trong một thời gian ngắn, thì chúng ta lại thấy được Thiên Chúa ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, bởi vì đã cam chịu tử hình. Con người đó, chính là Đức Giêsu. Thật vậy, Đức Giêsu đã phải nếm sự chết, là để cho mọi người được cứu độ, nhờ ơn Thiên Chúa”. Tạ ơn Chúa, Chúa Kitô đã giải thoát chúng ta - những công trình của Thiên Chúa - Ngài tái phục chúng ta để chúng ta sống xứng đáng như con cái Thiên Chúa, “Chúa đã đặt Con Chúa làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Câm đi, hãy xuất khỏi người này!”. Lời Chúa mời gọi chúng ta tự hỏi, tôi có thực sự muốn được lời quyền năng của Chúa Giêsu giải thoát khỏi những ‘xiềng xích’ đang trói buộc trái tim tôi không? Tôi có khả năng nói “không” với những cám dỗ của sự dữ trước khi chúng gieo vào tâm hồn? Cuối cùng, tôi có thành tâm cầu khẩn Chúa Giêsu, để Ngài hành động trong tôi, chữa lành tôi bên trong?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi những “thói hư tật xấu vốn thường quá nhỏ”, đẩy xa con “những chiếc giường êm ái” để con được tự do chỗi dậy, tiến về phía trước!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Câm đi, hãy xuất khỏi người này!”.
“Những sợi xích của thói hư tật xấu thường quá nhỏ để cảm nhận cho đến khi chúng quá mạnh để bị phá vỡ! Chúng khác nào những chiếc giường êm ái - dễ dàng nằm lên, nhưng quá khó để bước xuống và rời đi!” - Mark Twain & Samuel Johnson.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay nói đến một người bị ‘xiềng xích’ bởi thần ô uế! Và Chúa Giêsu - với lời quyền năng của Ngài - đã tháo cởi cho anh, “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!”. Lời Chúa mời gọi chúng ta nghĩ đến những “thói hư tật xấu thường quá nhỏ” hay “những chiếc giường êm ái” của mình - mà vì chúng - có thể bạn và tôi đang bị ‘xiềng xích!’.
Ngay trong hội đường, trước mọi người, nạn nhận bị thần ô uế hành hạ phải la hét. Đây là cách ma quỷ hành xử. Nó muốn chiếm hữu chúng ta để ‘xiềng xích’ linh hồn chúng ta. ‘Xiềng xích linh hồn chúng ta’ chính là điều ma quỷ muốn! Chúng ta phải cảnh giác với những trói buộc vốn kìm hãm sự tự do của mình; bởi lẽ, ma quỷ luôn luôn tìm cách tước mất tự do. Hãy thử nêu tên một số ‘xiềng xích’ có thể đang trói buộc mình!
Với Đức Phanxicô, “Đó là những cơn nghiện vốn luôn biến chúng ta thành nô lệ, khiến chúng ta luôn cảm thấy không hài lòng trong cuộc sống. Chúng nuốt chửng năng lượng, triệt tiêu điều lành và huỷ hoại các mối quan hệ. Đó là chủ thuyết tương đối với xu hướng hàng đầu là khuyến khích chủ nghĩa hoàn hảo phi thực tế, chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa khoái lạc, biến con người thành hàng hoá và phá hỏng các mối tương quan!”.
“Đó còn là những cám dỗ, mời mọc làm suy yếu lòng tự trọng, sự thanh thản, khả năng lựa chọn và yêu thích cuộc sống. Một ‘xiềng xích’ khác chính là nỗi sợ hãi vốn luôn khiến chúng ta nhìn về tương lai với sự bi quan, mất niềm hy vọng và bất khoan dung khi luôn đổ lỗi cho người khác mà không bao giờ chấp nhận trách nhiệm của mình. Sau cùng, một ‘xiềng xích’ rất xấu xí khác là sự sùng bái quyền lực, tạo xung đột và dùng đến vũ khí giết người hoặc sử dụng bất công kinh tế và thao túng tư tưởng!”.
Chỉ Chúa Giêsu - bằng cái chết của Ngài - mới có thể giải thoát chúng ta khỏi mọi xích xiềng đó. Thư Do Thái hôm nay viết, “Con người đã bị thua kém các thiên thần trong một thời gian ngắn, thì chúng ta lại thấy được Thiên Chúa ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, bởi vì đã cam chịu tử hình. Con người đó, chính là Đức Giêsu. Thật vậy, Đức Giêsu đã phải nếm sự chết, là để cho mọi người được cứu độ, nhờ ơn Thiên Chúa”. Tạ ơn Chúa, Chúa Kitô đã giải thoát chúng ta - những công trình của Thiên Chúa - Ngài tái phục chúng ta để chúng ta sống xứng đáng như con cái Thiên Chúa, “Chúa đã đặt Con Chúa làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Anh Chị em,
“Câm đi, hãy xuất khỏi người này!”. Lời Chúa mời gọi chúng ta tự hỏi, tôi có thực sự muốn được lời quyền năng của Chúa Giêsu giải thoát khỏi những ‘xiềng xích’ đang trói buộc trái tim tôi không? Tôi có khả năng nói “không” với những cám dỗ của sự dữ trước khi chúng gieo vào tâm hồn? Cuối cùng, tôi có thành tâm cầu khẩn Chúa Giêsu, để Ngài hành động trong tôi, chữa lành tôi bên trong?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi những “thói hư tật xấu vốn thường quá nhỏ”, đẩy xa con “những chiếc giường êm ái” để con được tự do chỗi dậy, tiến về phía trước!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Hai dấu chỉ ở Cana
Lm Phêrô Phan Văn Lợi
23:48 13/01/2025
CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN NĂM C : GA 2,1-11
1Khi ấy, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su. 2Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mới tham dự. 3Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người : “Họ hết rượu rồi.” 4Đức Giê-su đáp : “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến.” 5Thân mẫu Người nói với gia nhân : “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
6Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. 7Đức Giê-su bảo họ : “Các anh đổ đầy nước vào chum đi !” Và họ đổ đầy tới miệng. 8Rồi Người nói với họ : “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc.” Họ liền đem cho ông. 9Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại 10và nói : “Ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh giữ lại rượu ngon mãi cho đến bây giờ.” 11Đức Giê-su làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.
HAI DẤU CHỈ Ở CA-NA
Ca-na bây giờ là một làng cách Na-da-rét 6km về phía đông bắc, nhô cao trên nó là gác chuông của một ngôi nhà thờ dòng Phan-xi-cô. Nhà thờ này đã được xây dựng để kỷ niệm “dấu chỉ” đầu tiên trong bảy dấu chỉ mà Tin Mừng Gio-an mô tả cho chúng ta. Như đã biết, “dấu chỉ” là từ mà tác giả Tin Mừng thứ tư dùng để gọi tên các phép lạ Đức Giê-su làm : chúng như bằng chứng cho thấy một ý nghĩa sâu xa hơn so với hành vi kỳ diệu và gây kinh ngạc mà Đức Giê-su hoàn tất. Nơi trình thuật “dấu chỉ” Ca-na, chúng ta thấy ý nghĩa sâu xa là ý nghĩa về Đấng Mê-si-a. Như câu chuyện rất giàu tính biểu tượng của Chúa nhật tuần trước (các chiêm tinh gia), kết cấu trình thuật của Gio-an hôm nay cũng khuyên chúng ta từ bỏ ý nghĩ muốn biết đích xác sự việc xảy ra như thế nào, trái lại hãy theo Gio-an mà lẩy ra ý nghĩa thần học sâu xa tiềm ẩn trong một sự việc cụ thể. Trong câu chuyện duy mình ông kể, cũng thấy xuất hiện Đức Ma-ri-a, mà Tin Mừng thứ tư không bao giờ nói rõ tên, một chỉ nêu tước hiệu : “thân mẫu Đức Giê-su” (được nhắc tới bốn lần trong bản văn này). Các sách ngoại/ngụy kinh, bao giờ cũng với một chút tò mò hay tưởng tượng, cho chúng ta biết sở dĩ Đức Giê-su tham dự bữa tiệc cưới này vì Đức Ma-ri-a là dì của chú rể.
1. Dấu chỉ tiệc cưới
Chìa khóa thứ nhất dẫn vào lối đọc ý nghĩa biểu tượng của trình thuật là việc lặp đi lặp lại ngay từ đầu chữ “tiệc cưới”, một chữ vốn đã giàu ý nghĩa tiên trưng ngay từ Cựu Ước. Chìa khóa thứ hai là việc quy chiếu các nhân vật và hành động của họ về Đức Giê-su : “thân mẫu Người”, “các môn đệ Người.”
Đang giữa tiệc cưới thì sự cố xảy ra. “Thân mẫu Đức Giê-su nói với Người : Họ hết rượu rồi. Đức Giê-su đáp…”. Ta hãy dừng lại một chút trên cuộc đối thoại có phần lạnh lùng đã khiến các nhà chú giải và nhà thần học đổ không biết bao nhiêu mực : “Chuyện đó can gì đến bà và tôi.” Thật thế, câu nói có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy như đã được thốt lên với âm điệu nào, nhưng có lẽ nó chẳng có ý bày tỏ sự bực mình mà chỉ diễn tả thái độ chống đối theo quy tắc lịch sự Đông phương là không muốn dấn thân vào một hành động đề nghị. Tước hiệu “bà” chẳng phải là dấu xa cách lạnh lùng song là một cách gọi nhằm nêu bật vai trò của Đức Ma-ri-a, E-va mới. Rồi đây nó sẽ được dùng lại với Người một lần nữa trong cảnh cuối cùng bên thập giá (“Thưa bà, này là con bà”).
Thoạt tiên, từ chối làm theo yêu cầu của thân mẫu, Đức Giê-su chỉ nhằm cho thấy điều kiện cần thiết để Người can thiệp, tức “giờ” của Người, còn chưa đến. Đối với Gio-an, “giờ” tiêu biểu là giây phút trọng đại, lúc Đức Ki-tô chịu tử nạn và được tôn vinh để trở thành nguồn ơn cứu rỗi cho nhân loại, để “ban rượu Giao ước mới” (Mt 26,27). Như thế, cử chỉ Người sắp thực hiện phải được coi như một “dấu chỉ”, nghĩa là như một mũi tên chỉ về kết cục vinh quang. Đức Giê-su không muốn làm một dấu lạ ngoạn mục để vừa lòng mẹ mình hay giải quyết một khó khăn thường nhật cụ thể. Qua các hành vi quyền phép và kỳ lạ của mình, Người chỉ muốn trao ban mạc khải về mầu nhiệm thần linh tối hậu của mình thôi. Chính dưới ánh sáng đó mà Đức Ma-ri-a hiểu ngay ý nghĩa đích thật trong câu trả lời xem ra tiêu cực của Đức Giê-su, thành thử đã không do dự nói với các kẻ giúp việc : “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
Lúc ấy, trước đôi mắt sửng sốt của mọi người, xảy ra “dấu chỉ” lớn : sáu chum đá, mỗi chum đựng từ 80 đến 120 lít đã biến thành rượu nho thượng hạng đến độ khiến viên quản tiệc phải kinh ngạc thán phục. Chúng ta chớ nên quên rằng tiệc cưới trong Kinh Thánh là một biểu tượng lớn về Đấng Mê-si-a, về thời Mê-si-a, như được xác nhận qua cảnh đẹp như tranh của “bữa tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế” đã được I-sai-a phác họa (26,6) và được xác nhận bởi chính Đức Giê-su trong dụ ngôn Tiệc cưới của mình (x. Mt 22,1-14). Quả thế, Đấng Mê-si-a đã luôn được trình bày như Hôn phu của dân Người, và rồi đây Khải huyền Gio-an cũng nói vậy qua hình ảnh thời danh là tiệc cưới giữa Con Chiên và Giê-ru-sa-lem. Trong bài đọc thứ nhất của phụng vụ hôm nay, chính Thiên Chúa cũng được trình bày như Hôn phu : “Như cô dâu là niềm vui cho chú rể, ngươi cũng là niềm vui cho TC người thờ” (Is 62,4-5).
2. Dấu chỉ rượu ngon
Nhưng sự dư thừa rượu ngon “làm phấn khởi lòng người” (Tv 104,15) còn là một biểu tượng khác của thời Mê-si-a theo các ngôn sứ (x. Am 9,13-14; Hs 14,7; Gr 31,12), đến độ truyền thống Do-thái giáo đã mô tả thời Đấng Mê-si-a tới như sau : bấy giờ mỗi cây nho sẽ có ngàn cành, mỗi cành sẽ có ngàn chùm, mỗi chùm sẽ có ngàn quả, mỗi quả sẽ sản xuất được 460 lít rượu nho ! Do đó, rõ ràng là qua tất cả diễn tiến của trình thuật, “dấu chỉ” tiệc cưới Ca-na muốn chuyền cho chúng ta một sứ điệp thần học : Đức Ki-tô là “rượu ngon” và là “rượu cuối cùng”, nghĩa là hồng ân tuyệt hảo của Chúa Cha. Và chính Đức Ma-ri-a, người “đàn bà” hoàn hảo, E-va mới, giới thiệu Đức Ki-tô cho chúng ta trong sứ mệnh cứu thế của Người, trong “giờ” long trọng của Người, nguồn suối hân hoan và sức mạnh giải phóng khỏi mọi cái cũ. Việc nước hóa thành rượu trong bữa tiệc cưới ở làng quê thành thử tượng trưng cho việc Luật cũ chuyển qua Luật mới, Giao ước mới đậm đà như rượu thay thế cho Giao ước cũ là nước đã nên nhạt phèo.
Các chương tiếp theo trong Gio-an sẽ lần lượt cho thấy các kiểu thay cũ đổi mới như thế : Thân thể Đấng Phục sinh sẽ là Đền thờ thay thế đền thờ Giê-ru-sa-lem bằng đá (x. Ga 2); việc sinh lại bởi ơn trên tiếp sau việc sinh ra từ lòng mẹ (x. Ga 3); việc thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật thế chỗ việc thờ phượng ở Giê-ru-sa-lem hay ở Ga-ri-dim (x. Ga 4); Bánh Hằng Sống thay cho man-na thời Xuất hành (x. Ga 6); Mục tử nhân lành thay thế các mục tử giả hiệu (x. Ga 10); Sự Sống Thật tiếp sau sự sống tự nhiên (x. Ga 11); Điều răn mới là phải yêu thương đến hiến mạng như Thầy (x. Ga 13).
Tâm điểm của bản văn hôm nay do đó là chính Đức Ki-tô, nhưng Đức Ma-ri-a cũng ở bên cạnh Người với niềm tin trong suốt và toàn diện, xác tín rằng cần “làm theo tất cả những gì Người bảo.” Và “bà” sẽ lại xuất hiện đúng vào “giờ” của Người, dưới chân thập giá, sẵn sàng đón nhận lời cuối cùng của Con, sẵn sàng “làm theo những gì Người bảo” trong giây phút quyết định đối với tương lai của mình, tương lai làm Mẹ Giáo hội. Chính qua đó mà Đức Ma-ri-a trở nên gương mẫu của tín hữu đích thật, như điệp ca tuyệt vời của phụng vụ Anh giáo sau đây : “Hỡi Đấng mang Lời vĩnh cửu, nghe Lời vĩnh cửu, thực hành Lời vĩnh cửu, Bà là người trung tín và xót thương, hãy ngợi khen Chúa đi nào !”
Vậy là cuối cùng, Vương quốc mới, Đấng cứu độ chung quyết đã xuất hiện. Hết rồi những nghi thức bất toàn, những tập quán cũ kỹ, những lề luật trói buộc. Đức Ki-tô đã mang đến hân hoan, tự do, an bình. Vậy tại sao có biết bao Ki-tô hữu nhiều nơi vẫn bằng lòng với ách độc tài toàn trị, với sự hạn chế nhân quyền, trói buộc tự do, xuyên tạc sự thật, với chính sách khống chế tôn giáo? Hãy noi gương người tín hữu Rumani sau đây :
Lúc ấy, trong một buổi học tập chính trị, tay diễn giả vô thần lên tiếng thóa mạ Đức Ki-tô, gọi Người là tên bịp bợm. Ông ta nói : “Phép lạ Ca-na chỉ là trò ảo thuật của Giê-su. Tôi có thể làm lại việc ông đã làm !” Thế rồi diễn giả huơ huơ tay trên một ly nước để sẵn trên bàn. Đang lúc ai nấy chăm chú nhìn vào bàn tay của ông, thì một viên hóa chất bé tí từ trong tay áo ông rơi nhẹ vào ly và nước hóa nên đỏ thẫm. Vài tiếng vỗ tay lẹt đẹt. Diễn giả đắc chí : “Thấy chưa, ông Giê-su cũng chỉ lợi dụng lúc người ta sơ ý để bỏ một chất gì đó vào các lu nước mà thôi !” Bấy giờ một Ki-tô hữu lên tiếng : “Xin ông vui lòng uống ly rượu đó !” – “Xin lỗi, Không thể được ! Đây là chất độc !” Người tín hữu hiền lành liền mạnh dạn nói : “Với rượu của Người, Đức Giê-su đã cho chúng tôi hai ngàn năm hoan lạc ! Còn với rượu các ông, các ông đã đầu độc chúng tôi !”
1Khi ấy, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giê-su. 2Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mới tham dự. 3Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giê-su nói với Người : “Họ hết rượu rồi.” 4Đức Giê-su đáp : “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến.” 5Thân mẫu Người nói với gia nhân : “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
6Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do-thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. 7Đức Giê-su bảo họ : “Các anh đổ đầy nước vào chum đi !” Và họ đổ đầy tới miệng. 8Rồi Người nói với họ : “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc.” Họ liền đem cho ông. 9Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại 10và nói : “Ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh giữ lại rượu ngon mãi cho đến bây giờ.” 11Đức Giê-su làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.
HAI DẤU CHỈ Ở CA-NA
Ca-na bây giờ là một làng cách Na-da-rét 6km về phía đông bắc, nhô cao trên nó là gác chuông của một ngôi nhà thờ dòng Phan-xi-cô. Nhà thờ này đã được xây dựng để kỷ niệm “dấu chỉ” đầu tiên trong bảy dấu chỉ mà Tin Mừng Gio-an mô tả cho chúng ta. Như đã biết, “dấu chỉ” là từ mà tác giả Tin Mừng thứ tư dùng để gọi tên các phép lạ Đức Giê-su làm : chúng như bằng chứng cho thấy một ý nghĩa sâu xa hơn so với hành vi kỳ diệu và gây kinh ngạc mà Đức Giê-su hoàn tất. Nơi trình thuật “dấu chỉ” Ca-na, chúng ta thấy ý nghĩa sâu xa là ý nghĩa về Đấng Mê-si-a. Như câu chuyện rất giàu tính biểu tượng của Chúa nhật tuần trước (các chiêm tinh gia), kết cấu trình thuật của Gio-an hôm nay cũng khuyên chúng ta từ bỏ ý nghĩ muốn biết đích xác sự việc xảy ra như thế nào, trái lại hãy theo Gio-an mà lẩy ra ý nghĩa thần học sâu xa tiềm ẩn trong một sự việc cụ thể. Trong câu chuyện duy mình ông kể, cũng thấy xuất hiện Đức Ma-ri-a, mà Tin Mừng thứ tư không bao giờ nói rõ tên, một chỉ nêu tước hiệu : “thân mẫu Đức Giê-su” (được nhắc tới bốn lần trong bản văn này). Các sách ngoại/ngụy kinh, bao giờ cũng với một chút tò mò hay tưởng tượng, cho chúng ta biết sở dĩ Đức Giê-su tham dự bữa tiệc cưới này vì Đức Ma-ri-a là dì của chú rể.
1. Dấu chỉ tiệc cưới
Chìa khóa thứ nhất dẫn vào lối đọc ý nghĩa biểu tượng của trình thuật là việc lặp đi lặp lại ngay từ đầu chữ “tiệc cưới”, một chữ vốn đã giàu ý nghĩa tiên trưng ngay từ Cựu Ước. Chìa khóa thứ hai là việc quy chiếu các nhân vật và hành động của họ về Đức Giê-su : “thân mẫu Người”, “các môn đệ Người.”
Đang giữa tiệc cưới thì sự cố xảy ra. “Thân mẫu Đức Giê-su nói với Người : Họ hết rượu rồi. Đức Giê-su đáp…”. Ta hãy dừng lại một chút trên cuộc đối thoại có phần lạnh lùng đã khiến các nhà chú giải và nhà thần học đổ không biết bao nhiêu mực : “Chuyện đó can gì đến bà và tôi.” Thật thế, câu nói có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy như đã được thốt lên với âm điệu nào, nhưng có lẽ nó chẳng có ý bày tỏ sự bực mình mà chỉ diễn tả thái độ chống đối theo quy tắc lịch sự Đông phương là không muốn dấn thân vào một hành động đề nghị. Tước hiệu “bà” chẳng phải là dấu xa cách lạnh lùng song là một cách gọi nhằm nêu bật vai trò của Đức Ma-ri-a, E-va mới. Rồi đây nó sẽ được dùng lại với Người một lần nữa trong cảnh cuối cùng bên thập giá (“Thưa bà, này là con bà”).
Thoạt tiên, từ chối làm theo yêu cầu của thân mẫu, Đức Giê-su chỉ nhằm cho thấy điều kiện cần thiết để Người can thiệp, tức “giờ” của Người, còn chưa đến. Đối với Gio-an, “giờ” tiêu biểu là giây phút trọng đại, lúc Đức Ki-tô chịu tử nạn và được tôn vinh để trở thành nguồn ơn cứu rỗi cho nhân loại, để “ban rượu Giao ước mới” (Mt 26,27). Như thế, cử chỉ Người sắp thực hiện phải được coi như một “dấu chỉ”, nghĩa là như một mũi tên chỉ về kết cục vinh quang. Đức Giê-su không muốn làm một dấu lạ ngoạn mục để vừa lòng mẹ mình hay giải quyết một khó khăn thường nhật cụ thể. Qua các hành vi quyền phép và kỳ lạ của mình, Người chỉ muốn trao ban mạc khải về mầu nhiệm thần linh tối hậu của mình thôi. Chính dưới ánh sáng đó mà Đức Ma-ri-a hiểu ngay ý nghĩa đích thật trong câu trả lời xem ra tiêu cực của Đức Giê-su, thành thử đã không do dự nói với các kẻ giúp việc : “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
Lúc ấy, trước đôi mắt sửng sốt của mọi người, xảy ra “dấu chỉ” lớn : sáu chum đá, mỗi chum đựng từ 80 đến 120 lít đã biến thành rượu nho thượng hạng đến độ khiến viên quản tiệc phải kinh ngạc thán phục. Chúng ta chớ nên quên rằng tiệc cưới trong Kinh Thánh là một biểu tượng lớn về Đấng Mê-si-a, về thời Mê-si-a, như được xác nhận qua cảnh đẹp như tranh của “bữa tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế” đã được I-sai-a phác họa (26,6) và được xác nhận bởi chính Đức Giê-su trong dụ ngôn Tiệc cưới của mình (x. Mt 22,1-14). Quả thế, Đấng Mê-si-a đã luôn được trình bày như Hôn phu của dân Người, và rồi đây Khải huyền Gio-an cũng nói vậy qua hình ảnh thời danh là tiệc cưới giữa Con Chiên và Giê-ru-sa-lem. Trong bài đọc thứ nhất của phụng vụ hôm nay, chính Thiên Chúa cũng được trình bày như Hôn phu : “Như cô dâu là niềm vui cho chú rể, ngươi cũng là niềm vui cho TC người thờ” (Is 62,4-5).
2. Dấu chỉ rượu ngon
Nhưng sự dư thừa rượu ngon “làm phấn khởi lòng người” (Tv 104,15) còn là một biểu tượng khác của thời Mê-si-a theo các ngôn sứ (x. Am 9,13-14; Hs 14,7; Gr 31,12), đến độ truyền thống Do-thái giáo đã mô tả thời Đấng Mê-si-a tới như sau : bấy giờ mỗi cây nho sẽ có ngàn cành, mỗi cành sẽ có ngàn chùm, mỗi chùm sẽ có ngàn quả, mỗi quả sẽ sản xuất được 460 lít rượu nho ! Do đó, rõ ràng là qua tất cả diễn tiến của trình thuật, “dấu chỉ” tiệc cưới Ca-na muốn chuyền cho chúng ta một sứ điệp thần học : Đức Ki-tô là “rượu ngon” và là “rượu cuối cùng”, nghĩa là hồng ân tuyệt hảo của Chúa Cha. Và chính Đức Ma-ri-a, người “đàn bà” hoàn hảo, E-va mới, giới thiệu Đức Ki-tô cho chúng ta trong sứ mệnh cứu thế của Người, trong “giờ” long trọng của Người, nguồn suối hân hoan và sức mạnh giải phóng khỏi mọi cái cũ. Việc nước hóa thành rượu trong bữa tiệc cưới ở làng quê thành thử tượng trưng cho việc Luật cũ chuyển qua Luật mới, Giao ước mới đậm đà như rượu thay thế cho Giao ước cũ là nước đã nên nhạt phèo.
Các chương tiếp theo trong Gio-an sẽ lần lượt cho thấy các kiểu thay cũ đổi mới như thế : Thân thể Đấng Phục sinh sẽ là Đền thờ thay thế đền thờ Giê-ru-sa-lem bằng đá (x. Ga 2); việc sinh lại bởi ơn trên tiếp sau việc sinh ra từ lòng mẹ (x. Ga 3); việc thờ phượng trong Thần Khí và Sự Thật thế chỗ việc thờ phượng ở Giê-ru-sa-lem hay ở Ga-ri-dim (x. Ga 4); Bánh Hằng Sống thay cho man-na thời Xuất hành (x. Ga 6); Mục tử nhân lành thay thế các mục tử giả hiệu (x. Ga 10); Sự Sống Thật tiếp sau sự sống tự nhiên (x. Ga 11); Điều răn mới là phải yêu thương đến hiến mạng như Thầy (x. Ga 13).
Tâm điểm của bản văn hôm nay do đó là chính Đức Ki-tô, nhưng Đức Ma-ri-a cũng ở bên cạnh Người với niềm tin trong suốt và toàn diện, xác tín rằng cần “làm theo tất cả những gì Người bảo.” Và “bà” sẽ lại xuất hiện đúng vào “giờ” của Người, dưới chân thập giá, sẵn sàng đón nhận lời cuối cùng của Con, sẵn sàng “làm theo những gì Người bảo” trong giây phút quyết định đối với tương lai của mình, tương lai làm Mẹ Giáo hội. Chính qua đó mà Đức Ma-ri-a trở nên gương mẫu của tín hữu đích thật, như điệp ca tuyệt vời của phụng vụ Anh giáo sau đây : “Hỡi Đấng mang Lời vĩnh cửu, nghe Lời vĩnh cửu, thực hành Lời vĩnh cửu, Bà là người trung tín và xót thương, hãy ngợi khen Chúa đi nào !”
Vậy là cuối cùng, Vương quốc mới, Đấng cứu độ chung quyết đã xuất hiện. Hết rồi những nghi thức bất toàn, những tập quán cũ kỹ, những lề luật trói buộc. Đức Ki-tô đã mang đến hân hoan, tự do, an bình. Vậy tại sao có biết bao Ki-tô hữu nhiều nơi vẫn bằng lòng với ách độc tài toàn trị, với sự hạn chế nhân quyền, trói buộc tự do, xuyên tạc sự thật, với chính sách khống chế tôn giáo? Hãy noi gương người tín hữu Rumani sau đây :
Lúc ấy, trong một buổi học tập chính trị, tay diễn giả vô thần lên tiếng thóa mạ Đức Ki-tô, gọi Người là tên bịp bợm. Ông ta nói : “Phép lạ Ca-na chỉ là trò ảo thuật của Giê-su. Tôi có thể làm lại việc ông đã làm !” Thế rồi diễn giả huơ huơ tay trên một ly nước để sẵn trên bàn. Đang lúc ai nấy chăm chú nhìn vào bàn tay của ông, thì một viên hóa chất bé tí từ trong tay áo ông rơi nhẹ vào ly và nước hóa nên đỏ thẫm. Vài tiếng vỗ tay lẹt đẹt. Diễn giả đắc chí : “Thấy chưa, ông Giê-su cũng chỉ lợi dụng lúc người ta sơ ý để bỏ một chất gì đó vào các lu nước mà thôi !” Bấy giờ một Ki-tô hữu lên tiếng : “Xin ông vui lòng uống ly rượu đó !” – “Xin lỗi, Không thể được ! Đây là chất độc !” Người tín hữu hiền lành liền mạnh dạn nói : “Với rượu của Người, Đức Giê-su đã cho chúng tôi hai ngàn năm hoan lạc ! Còn với rượu các ông, các ông đã đầu độc chúng tôi !”
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tuổi trẻ và giới truyền thông bước qua Cửa Thánh
Vũ Văn An
13:50 13/01/2025
Cyprien Viet, trên Aleteia ngày 12 tháng Giêng, 2025, tường thuật về việc một nhóm hành hương trẻ bước qua Cửa Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô:
Dưới chân Castel Sant'Angelo, các tình nguyện viên mặc đồng phục màu xanh lá cây đang nhắc nhở tất cả những người hành hương Năm Thánh muốn đi theo tuyến đường được thiết kế đặc biệt này là "giữ im lặng trong suốt cuộc hành hương". Cha Romain (một linh mục Marist), phụ trách chăm sóc mục vụ tại giáo xứ St. Mary of Lyon của Pháp, đã truyền đạt thông điệp này với sự kiên định nhất định cho 45 học sinh lớp 9 mà ngài đang đồng hành trong chuyến hành hương kéo dài bốn ngày đến Rome. Chỉ trong vài phút, sự phấn khích khi được ở giữa các bạn cùng lớp tại Thành phố Vĩnh cửu dưới ánh nắng mùa đông tuyệt đẹp dần dần nhường chỗ cho một sự chiêm nghiệm tuyệt đẹp. "Thật tuyệt khi được sống khoảnh khắc này trong im lặng", một trong những người giám hộ nói.
Với các linh mục trong đoàn rước
Cùng với họ, năm linh mục đã tham gia đoàn rước. Họ là những nhà truyền giáo dòng Claretian, còn được gọi là Con trai của Trái tim Vô nhiễm của Đức Mẹ Maria, những người tuân theo quy tắc được tạo ra vào thế kỷ 19 bởi người sáng lập dòng Catalan là Thánh Anthony Mary Claret. Tất cả họ đều sống ở Rome, trong nhà tổng quyền của dòng. Hôm nay là ngày tĩnh tâm hàng tháng của họ, trong thời gian đó họ dành thời gian "để gần gũi hơn với ngôi nhà đức tin của mình", Cha José Enrique, một người Sevillian 35 tuổi đã tham gia hội dòng này vào năm 2011, giải thích với một nụ cười nhẹ nhàng. Ngài giới thiệu bốn người anh em trong dòng tu của mình, ở nhiều độ tuổi và nguồn gốc khác nhau (Nigeria, Ý, El Salvador và Puerto Rico).
Một tình nguyện viên mang cây thánh giá đến cho Cha Romain, người giải thích rằng những người trẻ tuổi sẽ thay phiên nhau mang nó dọc theo tuyến đường do ban tổ chức Năm Thánh thiết lập. Một lối đi đặc biệt đã được thiết lập cho những người hành hương từ Castel Sant'Angelo đến lối vào Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Tránh đám đông khách du lịch — nhưng không phải kiểm tra an ninh — các em học sinh, đi theo cách đó vài mét là năm tu sĩ dòng Claret, từ từ tiến về phía trước. Các em lần lượt giữ im lặng, lắng nghe các bài đọc và hát, mà những người trẻ tuổi rụt rè hát theo.
Khi nhóm bước vào Quảng trường Nhà thờ Thánh Phêrô, một hướng dẫn viên giải thích ý nghĩa của hai "cánh tay" lớn của hàng cột Bernini, biểu tượng cho sự chào đón của Giáo hội đối với toàn thể nhân loại. "Đây là thời điểm để các em tạ ơn Chúa vì tất cả những điều tuyệt vời mà Người ban cho các em", cô nói.
Trong hàng ngũ học sinh, không ai nói chuyện phiếm, và sự chiêm nghiệm của các học sinh chạm đến năm tu sĩ dòng Claret đi theo chúng và tiếp tục cầu nguyện theo nhóm bằng ngôn ngữ của họ.
Hát "Je bénirai le Seigneur" ("Tôi sẽ chúc tụng Chúa"), đoàn rước đi qua những du khách chỉ đến thăm Vương cung thánh đường. “Khi chúng ta đi qua Cửa Thánh, chúng ta đi theo tất cả những người đã đi trước chúng ta trong Giáo hội, tất cả các vị thánh,” Cha Romain giải thích, trước khi một hướng dẫn viên bắt đầu đọc Kinh Cầu Các Thánh. Và sau một phần tư giờ đi bộ, xen kẽ với những điểm dừng ngắn để lắng nghe một thánh vịnh hoặc suy niệm, nhóm đã đến trước Cửa Thánh.
“Đây là khoảnh khắc riêng tư, và tôi mời các em sống khoảnh khắc đó sâu sắc trong chính mình,” vị linh mục hướng dẫn khuyên.
Vì vậy, trong sự im lặng cầu nguyện, họ bước qua vài feet cuối cùng. Một học viên quỳ xuống và làm Dấu Thánh Giá, và một linh mục Claretian dừng lại ở ngưỡng cửa để chạm vào cánh cửa. Bên trong vương cung thánh đường, nhóm tiếp tục đi theo cây thánh giá, giờ đã chìm trong đám đông du khách, và cuối cùng đến được trái tim của vương cung thánh đường, Confessio.
Giải thích về lịch sử của nơi này, nơi mà truyền thống và nhiều manh mối lịch sử chỉ ra là lăng mộ của Thánh Phêrô, Cha Romain mời các học sinh đọc Kinh Tin Kính. Sau đó, ngài cho phép các em chia thành các nhóm nhỏ để tham quan Vương cung thánh đường, trước khi tiếp tục chương trình của chuyến đi, đó là đưa họ đến thăm nhà thờ St. Louis của người Pháp vào buổi chiều.
Đối với những người theo dòng Claretian, kỳ tĩnh tâm trong ngày vẫn tiếp tục. "Đó là lần đầu tiên tôi đi qua một cánh cửa thánh", Cha José Enrique nói trước khi rời chúng tôi, khuôn mặt ngài sáng bừng lên với một nụ cười tươi.
Các nhà báo tụ họp tại Rome để tham dự Năm thánh của Thế giới Truyền thông
Trong khi đó, Almudena Martínez-Bordiú, của ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, ngày 12 tháng 1 năm 2025, tường thuật về Năm Thánh của Thế giới Truyền thông sắp tới.
Các chuyên gia truyền thông từ nhiều quốc gia sẽ tụ họp từ ngày 24 đến 26 tháng 1 tại Thành phố Vĩnh cửu để tham gia Năm Thánh, với chương trình bao gồm buổi tiếp kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Các nhà báo, nhà sản xuất video, biên tập viên, nhà thiết kế đồ họa và quản lý phương tiện truyền thông xã hội đều được mời tham gia cuộc hành hương đến Rome để đổi mới đức tin và trải nghiệm những ân sủng được ban tặng bởi Năm Thánh Hy vọng 2025.
Sau sự kiện chào đón những người tham gia và nghi lễ sám hối vào tối ngày 24 tháng 1 lúc 5:30 chiều giờ địa phương, những người truyền thông tập trung sẽ tham dự Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Lateran nhân ngày lễ Thánh Phanxicô de Sales, vị thánh bổn mạng của các nhà báo và nhà văn.
Vào ngày 25 tháng 1, một cuộc hành hương sẽ bắt đầu lúc 8 giờ sáng giờ địa phương đến Cửa Thánh tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Kể từ khi cánh cửa được Đức Giáo Hoàng Phanxicô mở vào ngày 24 tháng 12, hơn nửa triệu tín đồ từ khắp nơi trên thế giới đã đi qua đó.
Vào cuối Thánh lễ, những người tham dự sẽ đến Vatican để tham dự một cuộc họp lúc 10 giờ sáng giờ địa phương do nhà báo người Philippines Maria Ressa và nhà văn người Ireland Colum McCann chủ trì. Sau đó, lúc 12:30 chiều, buổi tiếp kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ diễn ra tại Hội trường Phaolô VI.
Vào chiều thứ Bảy, Bộ Truyền thông sẽ tổ chức một cuộc họp về văn hóa và tinh thần, cũng tại Hội trường Phaolô VI, tiếp theo là chương trình phát sóng trực tiếp buổi kinh chiều do Đức Thánh Cha chủ trì tại Vương cung thánh đường Thánh Phaolô Ngoại thành để kết thúc Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo. Sau đó, bộ phim tài liệu “Green Lava” sẽ được trình chiếu.
Chỉ những người có giấy mời mới có thể tham gia biến cố dành cho những người truyền thông trẻ tuổi có tên “Đoàn kết những người truyền thông cho một hành trình chung”.
Các hội nghị và sự kiện khác cũng đã được tổ chức, bao gồm một buổi nói chuyện tại Cung điện Lateran có tên “Báo chí như một sứ mệnh: Lên tiếng cho những người không có tiếng nói ở vùng ngoại ô của loài người”, do Tòa Đại diện Roma tổ chức và “Truyền đạt hy vọng và hòa bình” do Văn phòng Truyền thông xã hội của Hội đồng Giám mục Ý tổ chức sẽ được tổ chức tại Vương cung thánh đường Santa Maria ở Trastevere.
Ngoài ra, sẽ có một cuộc họp bàn tròn do Gia đình Phaolô tổ chức tại Vương cung thánh đường Regina degli Apostoli alla Montagnola và một cuộc họp với các chuyên viên về Vatican tại Đại học LUMSA, do Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha tổ chức.
Cuối cùng, vào ngày 26 tháng 1, các chuyên gia truyền thông sẽ tham gia Thánh lễ Chúa Nhật Lời Chúa do Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ trì lúc 9:30 sáng giờ địa phương tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Vatican.
Năm Thánh: Nợ của các nước nghèo, vấn đề công lý
Vũ Văn An
14:31 13/01/2025
Trên AsiaNews ngày 31 tháng 12, 2024, tác giả Giorgio Bernardelli nhận định rằng Hai mươi lăm năm sau biến cố năm 2000, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đánh dấu Năm Thánh bằng cách tái khởi động lời kêu gọi theo bước chân của Đức Gioan Phaolô II là xóa nợ cho những người không có khả năng trả nợ. Nói theo báo cáo của UNCTAD: 'Trên toàn thế giới, 3.3 tỷ người đang sống ở các quốc gia buộc phải trả nhiều tiền lãi cho khoản nợ hơn là cho giáo dục và y tế. Nam bán cầu đã phải trả hóa đơn nặng nề nhất cho các cuộc khủng hoảng'.
Lời Đức Phanxicô: "Một lời kêu gọi chân thành khác mà tôi muốn đưa ra trước thềm Năm Thánh sắp tới là hướng đến các quốc gia giàu có hơn. Tôi yêu cầu họ thừa nhận mức độ nghiêm trọng của rất nhiều quyết định trong quá khứ của họ và quyết tâm xóa nợ cho các quốc gia sẽ không bao giờ có khả năng trả nợ. Đây không chỉ là vấn đề về lòng hào phóng, mà còn là vấn đề công lý."
Trong lời hiệu triệu hy vọng mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang khởi động với thế giới với Năm Thánh 2025 vừa mới bắt đầu, những lời này từ Sắc chỉ Spe non confundit mạnh mẽ quay trở lại chủ đề nợ công của các quốc gia nghèo nhất. Nó cũng được đưa vào thông điệp của Đức Giáo Hoàng năm nay cho Ngày Hòa bình Thế giới, có tựa đề 'Xin tha thứ cho chúng con những tội lỗi của chúng con: ban cho chúng con sự bình an của Chúa'.
Đây không phải là chủ đề mới cho một Năm Thánh: vào năm 2000, Đức Gioan Phaolô II đã yêu cầu ý tưởng này có nguồn gốc từ Kinh thánh trở thành của riêng ngài khi chuyển từ thiên niên kỷ này sang thiên niên kỷ khác.
Vì vậy, 25 năm trước, xóa nợ cũng đã trở thành một chủ đề quan trọng đối với xã hội dân sự. Ở đất nước chúng tôi, nó đã diễn ra dưới hình thức một chiến dịch (được Hội đồng Giám mục Ý hỗ trợ) dẫn đến việc hủy bỏ khoản nợ song phương mà hai quốc gia châu Phi, Zambia và Guinea Conakry, đã ký kết với Ý và không còn khả năng trả nợ.
Những cử chỉ khác - cũng rất quan trọng về mặt tài chính - đã diễn ra cùng lúc ở nhiều quốc gia khác nhau.
Tại sao Đức Phanxicô hiện cảm thấy cần phải khởi động lại chủ đề này? Bởi vì - đặc biệt là trong những năm gần đây, do hậu quả của cuộc khủng hoảng hoàn cầu do đại dịch gây ra và trầm trọng hơn do hậu quả của cuộc xung đột ở Ukraine - tại rất nhiều quốc gia ở Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Châu Á, vấn đề nợ công đã bùng nổ trở lại theo một cách rất khắc nghiệt.
'Chúng ta đang phải đối đầu với một cuộc khủng hoảng gây ra đau khổ và đau đớn, tước đi khả năng có một tương lai đàng hoàng của hàng triệu người', Đức Phanxicô nói, trao cho họ tiếng nói. 'Không chính phủ nào có thể đòi hỏi về mặt đạo đức rằng người dân của mình phải chịu cảnh thiếu thốn không phù hợp với phẩm giá con người.
Một số người có thể hỏi: nhưng nếu họ là những quốc gia nghèo, tại sao họ lại đi vay nợ? Mọi nền kinh tế đều dựa vào tín dụng để tài trợ cho các khoản đầu tư của mình. Không phải ngẫu nhiên mà quốc gia có tỷ lệ nợ công cao nhất là Hoa Kỳ, tức là nền kinh tế hàng đầu thế giới, tiếp theo (nhưng ở một khoảng cách rất xa) là Trung Quốc.
Chỉ để đưa ra một ý tưởng về tỷ lệ: theo một số dữ liệu được xử lý bởi UNCTAD - cơ quan của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển - vào cuối năm 2023, nợ công đã đạt con số (kỷ lục) khoảng 97 nghìn tỷ đô la trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong số này, hơn 33 nghìn tỷ đô la là nợ của Hoa Kỳ. Toàn bộ nợ công của Ý vượt quá nghìn tỷ. Tất cả các quốc gia châu Phi cộng lại chỉ hơn 2 nghìn tỷ đô la.
Nhưng nếu nó tương đối nhỏ về mặt tuyệt đối, thì tại sao nợ ở các quốc gia nghèo nhất lại tạo ra nhiều vấn đề như vậy? Bởi vì các điều kiện để mắc nợ không giống nhau đối với tất cả mọi người.
Giống như những gì xảy ra với những người nộp đơn xin vay tại một ngân hàng, các quốc gia không được các quốc gia khác, các tổ chức đa phương (như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF) hoặc các cá nhân tư nhân, ba bên cho vay lớn, đối xử bình đẳng.
Nền kinh tế càng mong manh thì lãi suất phải trả càng cao. Đối với một quốc gia châu Phi, cùng một số tiền vay ngày nay có chi phí cao hơn 10 hoặc 12 lần so với ở Đức hoặc Hoa Kỳ.
Chính khoảng cách này đã trở nên ngày càng không thể duy trì trong những năm gần đây: Các quốc gia châu Phi hiện đang phải trả 163 tỷ đô la một năm cho lãi suất nợ của họ, so với 61 tỷ đô la mà họ đã trả vào năm 2010.
Đây là một sự kìm hãm đối với các khả năng phát triển. UNCTAD đã giải thích rõ điều này trong một báo cáo đáng lưu ý có tên là 'Thế giới nợ nần', được công bố cách đây vài tháng. Khi phân tích các sự kiện trong vài năm qua, có thể thấy rõ rằng hóa đơn cho các cuộc khủng hoảng liên tục mà tất cả chúng ta đã trải qua kể từ khi đại dịch xảy ra đã được các quốc gia nghèo trả nhiều hơn nhiều.
'Cuộc khủng hoảng nợ là một cuộc khủng hoảng tiềm ẩn', Giovanni Valensisi, một nhà kinh tế người Ý tại UNCTAD, một trong những biên tập viên của báo cáo, giải thích. 'Nhìn chung, những con số liên quan đến các nước đang phát triển có vẻ nhỏ. Nhưng nếu bạn nhìn vào những gì chúng gây ra cho xã hội của họ, tác động là rất lớn'.
Ví dụ, hơn 3.3 tỷ người ở châu Phi, Mỹ Latinh và châu Á hiện đang sống ở các quốc gia buộc phải chi nhiều tiền hơn để trả lãi cho các khoản nợ mà họ đã gánh chịu hơn là để tài trợ cho y tế hoặc giáo dục. Ở một nửa số nước đang phát triển, hơn 6.3 phần trăm tổng doanh thu từ xuất khẩu được dùng để trả nợ cho các chủ nợ.
Đây là một thứ 'thuế' không công bằng đối với các nước nghèo: UNCTAD nhắc lại rằng khi Hiệp định London về nợ chiến tranh của Đức được ký kết vào năm 1953, có quy định rằng lãi suất mà người Đức phải trả không được vượt quá 5% doanh thu từ xuất khẩu, để không làm suy yếu quá trình phục hồi của họ.
Tuy nhiên, ngày nay, đối với hàng chục quốc gia ở Nam bán cầu, nguyên tắc cơ bản này về một nền kinh tế hướng tới tương lai không được thực thi.
Nhưng trong thời kỳ đại dịch, viện trợ nợ không phải đã được hình dung cho các nước nghèo sao? 'Vào năm 2020', Valensisi trả lời, 'các nước G20 đã đóng băng các khoản thanh toán lãi suất cho khoản nợ của họ đối với các quốc gia đang phát triển trong hai năm.
Tuy nhiên, sự tạm dừng đó đã kết thúc ngay khi chiến tranh ở Ukraine khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, vì các chính sách tiền tệ do chính các quốc gia mạnh hơn về kinh tế áp dụng để kiềm chế lạm phát đã khiến tất cả các lãi suất tăng vọt'.
Không có sự can thiệp mới nào vào thời điểm đó. Và trong bối cảnh 61% nợ của các nước đang phát triển hiện nay không còn do các quốc gia hoặc các chủ nợ đa phương cho vay nữa mà do các cá nhân tư nhân (ngân hàng hoặc nhà đầu tư mua các công cụ tài chính cụ thể) cho vay, thậm chí còn có tác động ngược lại: 'Vấn đề là tính biến động của các nguồn tài chính này', nhà kinh tế học của UNCTAD bình luận.
Ngay khi lợi suất trái phiếu công ở các nước phát triển nhất tăng lên, sự lựa chọn của những người tiết kiệm đã thay đổi, từ bỏ các thị trường khác. Vì vậy, vào năm 2022 - đúng lúc họ cần nguồn lực nhất - các quốc gia mong manh nhất về mặt kinh tế thấy mình phải trả nhiều tiền lãi hơn cho các ngân hàng và nhà đầu tư tư nhân so với số tiền họ nhận được từ các khoản vay mới'.
Do đó, có thể thấy những cơ chế sai trái này đằng sau lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhằm đưa vấn đề nợ trở lại tâm điểm chú ý vào dịp Năm Thánh này. Tuy nhiên, với nhận thức rằng ngày nay, việc xóa nợ phần lớn là một hoạt động phức tạp hơn so với 25 năm trước.
Bởi vì sự tham gia rộng rãi hơn của các nhà đầu tư tư nhân làm tăng số lượng người đối thoại mà hành động công lý này phải được đàm phán. Đây là lý do tại sao Đức Giáo Hoàng cũng thúc giục thực hiện thêm một bước nữa: hình dung ra 'một kiến trúc tài chính quốc tế mới táo bạo và sáng tạo'. Để đảm bảo rằng gánh nặng của các cuộc khủng hoảng trong tương lai không một lần nữa đè lên vai người nghèo.
Có một số ý tưởng đã được nêu ra: 'Bước đầu tiên', Valensisi giải thích, 'là giải quyết vấn đề về tính đại diện: thực sự lôi kéo các nước đang phát triển tham gia một cách có ý nghĩa vào các bàn đàm phán nơi các quyết định được đưa ra. Nhưng chúng tôi cũng đang nghĩ về các cơ chế để giải quyết vấn đề chi phí nợ quá mức: một giả thuyết là củng cố các ngân hàng phát triển đa phương và khu vực, cả về mặt vốn hóa và năng lực cho vay tiếp theo, và bằng cách để họ khấu hao [amotize]một phần rủi ro, phát hành một phần các khoản vay bằng tiền tệ địa phương. Tuy nhiên, trên hết, cần phải tăng cường sự nhạy cảm về tài chính trong việc cấp các khoản vay ưu tiên cho các dự án ở các nước nghèo tạo ra sự phát triển lâu dài'.
Đây chỉ là những ví dụ về một con đường khả thi. Để - giống như trong ý tưởng của Kinh thánh về Năm Thánh - tất cả chúng ta thực sự có thể cùng nhau bắt đầu lại.
Đức Thánh Cha bổ nhiệm những nhân lực mới vào Giáo triều Rôma
Thanh Quảng sdb
16:48 13/01/2025
Đức Thánh Cha bổ nhiệm những nhân lực mới vào Giáo triều Rôma
Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Giám Mục Carlo Maria Polvani làm Thư ký Bộ Văn hóa và Giáo dục, và Đức Giám Mục Filippo Ciampanelli, Phó thư ký Bộ Giáo hội Đông phương, là giám mục hiệu tòa Acque di Mauritania. Ngài cũng bổ nhiệm các Thành viên mới của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, bao gồm hai phụ nữ giáo dân.
(Tin Vatican)
Vatican đã công bố hai bổ nhiệm của Đức Thánh Cha vào Chủ Nhật: ĐứcGiám mục Carlo Maria Polvani, người đã từng giữ chức Phó thư ký Bộ Văn hóa và Giáo dục, đảm nhiệm vai trò Thư ký Bộ, là Giám mục với hiệu tòa Regie, với tước hiệu là tổng giám mục; và Đức Giám Mục Filippo Ciampanelli, Phó thư ký Bộ Giáo hội Đông phương, được đề cử làm giám mục, với hiệu tòa là Acque di Mauritania.
Tổng giám mục tân cử Carlo Maria Polvani
Đức cha Carlo Maria Polvani sinh ngày 28 tháng 7 năm 1965 tại Milan. Ngài theo học tại Học viện Leone XIII (Milan) và tại Collège Stanislas (Montréal), tốt nghiệp ngành Hóa sinh và bằng tiến sĩ.
Bằng cấp của ngài bao gồm Thạc sĩ Thần học tại Trường Thần học Weston Jesuit (Cambridge, Hoa Kỳ); Cử nhân Luật Giáo hội tại Đại học Thánh Gregorian, chuyên ngành Luật học và Tâm lý học Pháp y; và Tiến sĩ Luật Giáo hội.
Ngài gia nhập vào Cơ quan Ngoại giao của Tòa thánh vào tháng 7 năm 1999 và được cử làm Sứ thần Tòa thánh tại Mexico. Năm 2015, ngài được bổ nhiệm làm thành viên của Ủy ban Truyền thông Vatican và Ủy ban Điều hành Công nghệ Thông tin và Truyền thông của Tòa thánh.
Giám mục đắc cử Filippo Ciampanelli
Đức cha Filippo Ciampanelli sinh ngày 30 tháng 7 năm 1978 tại Novara và đã phục vụ tại các Tòa Sứ thần ở Georgia, Armenia, Azerbaijan và Belarus.
Ngài có bằng Tiến sĩ Thần học của Đại học Gregorian. Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhờ Đức cha Ciampanelli đọc diễn văn thay cho ngài.
Bổ nhiệm vào Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích
Vào thứ Bảy, Văn phòng Báo chí Thánh đã công bố việc bổ nhiệm các Thành viên của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích: Tổng giám mục Diego Giovanni Ravelli, Trưởng ban Nghi lễ Phụng vụ Thánh và Trưởng ban Hợp xướng Nhà nguyện Sistine; Linh mục Abbot Dom Jeremy Driscoll, O.S.B., của Tu viện Mount Angel, Hoa Kỳ; các Giáo sư lỗi lạc Mary Healy, giảng viên tại Đại Chủng viện Sacred Heart ở Detroit, Hoa Kỳ; và Donna Lynn Orsuto, giảng viên Khoa Thần học của Collegium Maximum thuộc Đại học Gregorian và giám đốc Trung tâm Giáo dân tại Foyer Unitas ở Rome, Ý vào Bộ Phụng tự và Bí tích.
Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm Đức Giám Mục Carlo Maria Polvani làm Thư ký Bộ Văn hóa và Giáo dục, và Đức Giám Mục Filippo Ciampanelli, Phó thư ký Bộ Giáo hội Đông phương, là giám mục hiệu tòa Acque di Mauritania. Ngài cũng bổ nhiệm các Thành viên mới của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích, bao gồm hai phụ nữ giáo dân.
(Tin Vatican)
Vatican đã công bố hai bổ nhiệm của Đức Thánh Cha vào Chủ Nhật: ĐứcGiám mục Carlo Maria Polvani, người đã từng giữ chức Phó thư ký Bộ Văn hóa và Giáo dục, đảm nhiệm vai trò Thư ký Bộ, là Giám mục với hiệu tòa Regie, với tước hiệu là tổng giám mục; và Đức Giám Mục Filippo Ciampanelli, Phó thư ký Bộ Giáo hội Đông phương, được đề cử làm giám mục, với hiệu tòa là Acque di Mauritania.
Tổng giám mục tân cử Carlo Maria Polvani
Đức cha Carlo Maria Polvani sinh ngày 28 tháng 7 năm 1965 tại Milan. Ngài theo học tại Học viện Leone XIII (Milan) và tại Collège Stanislas (Montréal), tốt nghiệp ngành Hóa sinh và bằng tiến sĩ.
Bằng cấp của ngài bao gồm Thạc sĩ Thần học tại Trường Thần học Weston Jesuit (Cambridge, Hoa Kỳ); Cử nhân Luật Giáo hội tại Đại học Thánh Gregorian, chuyên ngành Luật học và Tâm lý học Pháp y; và Tiến sĩ Luật Giáo hội.
Ngài gia nhập vào Cơ quan Ngoại giao của Tòa thánh vào tháng 7 năm 1999 và được cử làm Sứ thần Tòa thánh tại Mexico. Năm 2015, ngài được bổ nhiệm làm thành viên của Ủy ban Truyền thông Vatican và Ủy ban Điều hành Công nghệ Thông tin và Truyền thông của Tòa thánh.
Giám mục đắc cử Filippo Ciampanelli
Đức cha Filippo Ciampanelli sinh ngày 30 tháng 7 năm 1978 tại Novara và đã phục vụ tại các Tòa Sứ thần ở Georgia, Armenia, Azerbaijan và Belarus.
Ngài có bằng Tiến sĩ Thần học của Đại học Gregorian. Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhờ Đức cha Ciampanelli đọc diễn văn thay cho ngài.
Bổ nhiệm vào Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích
Vào thứ Bảy, Văn phòng Báo chí Thánh đã công bố việc bổ nhiệm các Thành viên của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích: Tổng giám mục Diego Giovanni Ravelli, Trưởng ban Nghi lễ Phụng vụ Thánh và Trưởng ban Hợp xướng Nhà nguyện Sistine; Linh mục Abbot Dom Jeremy Driscoll, O.S.B., của Tu viện Mount Angel, Hoa Kỳ; các Giáo sư lỗi lạc Mary Healy, giảng viên tại Đại Chủng viện Sacred Heart ở Detroit, Hoa Kỳ; và Donna Lynn Orsuto, giảng viên Khoa Thần học của Collegium Maximum thuộc Đại học Gregorian và giám đốc Trung tâm Giáo dân tại Foyer Unitas ở Rome, Ý vào Bộ Phụng tự và Bí tích.
Tin Giáo Hội Việt Nam
14 em nhỏ nhận Bí tích Rửa tội CN Lễ Chúa chịu Phép Rửa_Gx Lý Nhân Tgp Hà Nội
BTT.Giáo xứ Lý Nhân
05:54 13/01/2025
GX. LÝ NHÂN TGP. HÀ NỘI: 14 EM ĐƯỢC RỬA TỘI TRONG NGÀY LỄ CHÚA CHỊU PHÉP RỬA
Xem Hình
Hôm nay ngày 12 tháng 01 năm 2025 là một ngày hồng phúc, ngày Lễ Chúa Chịu Phép Rửa, ngày đáng nhớ trong cuộc đời của 14 em, bởi chính ngày này 7 em nam và 7 em nữ trong xứ được lãnh nhận Bí tích Rửa tội, con số thật viên mãn tròn đầy.
Đúng 7 giờ 00 sáng, các em đã được cha mẹ và người đỡ đầu cùng với ông bà anh chị trong gia đình tháp tùng đến nhà thờ giáo xứ Lý Nhân, hạt Lý Nhân, Tổng Giáo phận Hà Nội để xin được rửa tội, gia nhập Hội Thánh Chúa. Thánh lễ do cha xứ Antôn Nguyễn Văn Độ cử hành.
Khi cử hành Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, Giáo hội vẫn có truyền thống tốt đẹp là cử hành Bí tích gia nhập Đạo cho các em nhỏ và những người đủ điều kiện xin lãnh nhận Bí tích này. Đó là điều mà giáo xứ Lý Nhân làm.
Giảng trong Thánh lễ, cha Antôn đã giải thích ý nghĩa biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi tay ông Gioan. Từ đó, ngài nhắc nhớ lại ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội của mỗi người và liên hệ đến các gia đình có con em đón nhận Bí tích Rửa tội hôm nay. Cha Antôn đã giúp mọi người hiểu hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của Bí tích Rửa tội trong đời sống người tín hữu.
Cụ thể cha mẹ và người đỡ đầu tuyên xưng Đức tin thay cho các em nhỏ là thông truyền cho con cái Đức tin mình đã lãnh nhận.
Với việc xức Dầu Thánh, các em được lãnh nhận cùng một Chúa Thánh Thần khi xưa đã ngự xuống trên Chúa Giêsu. Chúa Cha cũng chứng nhận và hài lòng với các em hôm nay qua những dấu chỉ bề ngoài. Nhắc đến chiếc áo trắng ngày chịu Phép Rửa Tội, cha Antôn khuyên những người lớn chịu Phép Rửa tội và cả các em giữ gìn sao cho tinh tuyền mãi đến cõi trường sinh
Khi cha mẹ và người đỡ đầu cầm nến sáng được thắp từ Cây Nến Phục Sinh, là nhận lấy sứ mạng Chúa trao, tức là phải chăm nom, lo lắng cho các em, giúp các em sống như con cái sự sáng, bền vững trong Đức tin cho đến ngày Chúa đến.
Ước mong sao đời sống đức tin của các em sẽ luôn được nuôi dưỡng và lớn lên mỗi ngày ngay trong chính môi trường thánh thiện nơi gia đình.
Xem Hình
Hôm nay ngày 12 tháng 01 năm 2025 là một ngày hồng phúc, ngày Lễ Chúa Chịu Phép Rửa, ngày đáng nhớ trong cuộc đời của 14 em, bởi chính ngày này 7 em nam và 7 em nữ trong xứ được lãnh nhận Bí tích Rửa tội, con số thật viên mãn tròn đầy.
Đúng 7 giờ 00 sáng, các em đã được cha mẹ và người đỡ đầu cùng với ông bà anh chị trong gia đình tháp tùng đến nhà thờ giáo xứ Lý Nhân, hạt Lý Nhân, Tổng Giáo phận Hà Nội để xin được rửa tội, gia nhập Hội Thánh Chúa. Thánh lễ do cha xứ Antôn Nguyễn Văn Độ cử hành.
Khi cử hành Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, Giáo hội vẫn có truyền thống tốt đẹp là cử hành Bí tích gia nhập Đạo cho các em nhỏ và những người đủ điều kiện xin lãnh nhận Bí tích này. Đó là điều mà giáo xứ Lý Nhân làm.
Giảng trong Thánh lễ, cha Antôn đã giải thích ý nghĩa biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi tay ông Gioan. Từ đó, ngài nhắc nhớ lại ngày lãnh nhận Bí tích Rửa tội của mỗi người và liên hệ đến các gia đình có con em đón nhận Bí tích Rửa tội hôm nay. Cha Antôn đã giúp mọi người hiểu hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của Bí tích Rửa tội trong đời sống người tín hữu.
Cụ thể cha mẹ và người đỡ đầu tuyên xưng Đức tin thay cho các em nhỏ là thông truyền cho con cái Đức tin mình đã lãnh nhận.
Với việc xức Dầu Thánh, các em được lãnh nhận cùng một Chúa Thánh Thần khi xưa đã ngự xuống trên Chúa Giêsu. Chúa Cha cũng chứng nhận và hài lòng với các em hôm nay qua những dấu chỉ bề ngoài. Nhắc đến chiếc áo trắng ngày chịu Phép Rửa Tội, cha Antôn khuyên những người lớn chịu Phép Rửa tội và cả các em giữ gìn sao cho tinh tuyền mãi đến cõi trường sinh
Khi cha mẹ và người đỡ đầu cầm nến sáng được thắp từ Cây Nến Phục Sinh, là nhận lấy sứ mạng Chúa trao, tức là phải chăm nom, lo lắng cho các em, giúp các em sống như con cái sự sáng, bền vững trong Đức tin cho đến ngày Chúa đến.
Ước mong sao đời sống đức tin của các em sẽ luôn được nuôi dưỡng và lớn lên mỗi ngày ngay trong chính môi trường thánh thiện nơi gia đình.
Văn Hóa
Huấn đạo theo Thánh Kinh, Chương Mười Hai, tiếp theo
Vũ Văn An
14:48 13/01/2025
Huấn đạo theo Thánh Kinh
Nguyên tác: Biblical Counseling Manual: A Self Help Counseling Program
Của Adam Pulaski và Steve Lihn
Vũ Văn An chuyển ngữ
Chương Mười hai: Loạt bài về việc củng cố cuộc hôn nhân của bạn, tiếp
12.6. Hôn nhân Một xác thịt
(Dt 13:20-21; Rm 5:5) Chúng ta không cầu xin tình yêu, tình yêu đã sống trong chúng ta rồi. Khi chúng ta chết đi cho những hành động ích kỷ, Cúa Ki-tô sẽ được phép hành động trong chúng ta để làm mọi điều đẹp lòng Người. Tình yêu là một hành động, một hành động của ý chí, bất kể cảm xúc trái ngược.
(1 Cr 13:4-8) Quyền năng thực hành tình yêu đến từ máu Thiên Chúa Giêsu, máu đã tha thứ và tẩy sạch chúng ta khỏi mọi tội lỗi. Do đó, quyền năng yêu thương nằm trong ngôi vị Thiên Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho chúng ta quyền năng để biểu lộ và chứng minh hoa trái của Thiên Chúa Thánh Thần.
(Mt 7:1-5; Ga 14:27) Sự bình an, niềm vui và hạnh phúc tột cùng của bạn không phụ thuộc vào người bạn đời, vào người khác hay bất cứ điều gì khác, mà đến từ việc làm những gì Thiên Thiên Chúa bảo bạn làm bất kể hành động của người khác hay điều kiện sống.
(Edk 18:20; Phl 2:12-13) Tôi không có trách nhiệm thay đổi người khác hoặc mang lại kết quả đạo đức và luân lý ngoại trừ bản thân tôi. Tôi có trách nhiệm tự kiểm tra bản thân chỉ để bảo đảm rằng tôi đang phản ứng theo Kinh thánh với cuộc sống theo lời Thiên Chúa.
(Phl 2:2-4; Rm 12:9-21; Rm 8:28-29) Thực hành việc chết đi đối với bản ngã, với bản năng và sự thôi thúc của xác thịt, đòi hỏi tôi phải tập trung vào Thiên Thiên Chúa. Cho phép Thiên Thiên Chúa thông qua tôi thực hiện các phản ứng đối với các tình huống trong cuộc sống theo cách mang lại vinh quang cho Thiên Thiên Chúa và tôn vinh danh tiếng của Người.
(Eph.4:15,25,29; 1 Pr 3:1,7,8-15) Người phối ngẫu có đức tin có trách nhiệm trình bày các sự thật của Thiên Thiên Chúa cho người phối ngẫu không tin bằng lời nói và hành động có tính tôn vinh Đấng Ki-tô và phục tùng theo Kinh thánh.
(Mt 22:37-39; 1 Ga 2:4-6; 1 Ga 3:14) Yêu là hành động của ý chí, không phải của cảm xúc. Thiên Thiên Chúa sẽ không yêu cầu chúng ta làm bất cứ điều gì trừ khi Người trang bị và ban sức mạnh cho chúng ta để làm như vậy. Nhưng chúng ta phải chủ động. Thiên Thiên Chúa sẽ không làm thay chúng ta những gì chúng ta được mong đợi phải làm, nhưng khi chúng ta thực hiện bước đầu tiên để đáp lại theo Kinh thánh, Thiên Thiên Chúa sẽ làm phần còn lại.
(1 Ga 3:23; Lc 9:23-24) Để yêu người phối ngẫu của mình như Thiên Thiên Chúa truyền lệnh, chúng ta phải chết đi cho những ham muốn ích kỷ của mình mỗi ngày và sống để làm đẹp lòng Thiên Thiên Chúa bằng cách phục vụ người phối ngẫu của mình.
(Cl 3:19; 1 Pr 3:7) Người chồng có xu hướng khắc nghiệt và cay đắng với vợ, ngược đãi họ, bỏ bê họ hoặc coi họ là điều hiển nhiên.
(Mt 20:25-29) Là người đứng đầu về mặt tinh thần của gia đình, người chồng phải nêu gương bằng cách trở thành người đầy tớ thực sự, từ bỏ những ham muốn của bản thân để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của gia đình.
(Cn 21:9; 1 Pr 3:1-6) Người vợ có xu hướng hay cãi cọ và gây gổ, thường thách thức và đấu tranh để được công nhận. Thay vào đó, nàng phải yêu thương, phục tùng và tôn trọng chồng mình.
(2 Cr 4:10-12) Cả chồng lẫn vợ đều phải hành động trong quá trình cứu chuộc, hàng ngày chết đi cho những phản ứng của xác thịt, phát triển một tâm trí và một tinh thần: tinh thần hy sinh.
Viễn ảnh
Giải pháp của Thiên Chúa cho các vấn đề trong hôn nhân của bạn là bạn phải:
1 Trước tiên, hãy cam kết làm đẹp lòng Thiên Chúa trong mọi sự (Cl 1:10);
2 Hãy xem xét và đánh giá những thất bại của chính mình theo cách của Kinh thánh, đừng đổ lỗi cho người khác (1 Cr 11:28-31);
3....Xưng tội với Thiên Chúa và xưng tội với người phối ngẫu của bạn về những khiếm khuyết trong hôn nhân của bạn như là tội lỗi (1 Ga 1:9);
4 Cố gắng xây dựng người phối ngẫu của bạn theo Kinh thánh và làm điều đó hết lòng như đối với Thiên Chúa (Rm 14:19; Rm 15:1-2);
5....Cố gắng giải quyết xung đột và sống hòa thuận với người phối ngẫu của bạn. Nếu người phối ngẫu của bạn từ chối giải quyết vấn đề theo Kinh thánh, hãy tiếp tục tin cậy nơi Chúa Giêsu Ki-tô để có được sự bình an và niềm vui của bạn.
Hãy tìm kiến sự cứu rỗi của bạn: (Phl 2:12-13)
Câu Kinh thánh để ghi nhớ: Phl 2:3-4
Việc sùng kính: Chọn và tạo Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh cho ba câu Kinh thánh trở lên theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Cởi bỏ/Mặc vào: Ôn tập Đơn vị 6 của mục Củng cố hôn nhân của bạn [15][Mack1].
12.7. Mối quan hệ cha mẹ/con cái
(Edk 18:20) Chúng ta không thể đổ lỗi cho người khác, không phải quá khứ, không phải hiện tại, hay hoàn cảnh sống. Thiên Chúa là Đấng tối cao trên cuộc đời tôi. Nếu tôi hợp tác với Người, Người sẽ sử dụng mọi kinh nghiệm của tôi để biến đổi tôi theo hình ảnh của Con của Người.
(Eph 6:4) Những người cha có khuynh hướng khiêu khích con cái. Trách nhiệm của cha mẹ là huấn luyện một cách ngoan đạo giúp con cái dễ dàng tiếp nhận và chấp nhận sự huấn luyện.
• Con cái có thể không thể huấn luyện được, nhưng cha mẹ phải "tiếp tục". Đừng vượt quá ý muốn của con cái và ép buộc chúng chấp nhận sự huấn luyện. Chúa Thánh Thần có trách nhiệm thay đổi tấm lòng của con cái, không phải trách nhiệm của chúng ta. Nhiệm vụ của chúng ta là tuân theo các điều răn của Thiên Chúa, chứ không phải theo cảm xúc của mình.
• Được Chúa Thánh Thần dẫn dắt, cha mẹ cũng không thể đổ lỗi, nhưng phải làm những gì Lời Thiên Chúa bảo phải làm.
(Lc 9:23-24; Cn 18:21) Sống là một tình huống sống hay chết. Sống thực sự là học cách chết với bản thân, không phải tự vệ hay bảo vệ bản thân mà là thoát khỏi bản thân để trở thành phước lành cho người khác. Đây là chủ đề của Tân Ước.
Các nguyên tắc chính trong các mối liên hệ
1. Khi ai đó làm phiền hoặc làm tôi khó chịu, người ấy cần được giúp đỡ, không phải bị lên án.
2. Luôn tự hỏi bản thân, "Tôi có thể làm gì tốt cho người đang hành động theo cách phi Kinh thánh như vậy?"
3. Khi tôi có thái độ đúng đắn, Thiên Chúa sẽ cho tôi câu trả lời về cách phản ứng trong một tình huống khó chịu hoặc thử thách.
(1 Cr 3:18-20) Con cái thuộc về Thiên Chúa. Chúng ta phải nuôi dạy chúng theo các mệnh lệnh của Người, không phải theo cảm xúc, ấn tượng của chúng ta hoặc những gì người khác nói, mà theo những gì Thiên Chúa nói.
(Đnl 4:9; Đnl 6:6-7; Đnl 6:20-25) Kinh thánh là kim chỉ nam của chúng ta, không gì khác, ngày và đêm.
(Cn 22:6) Bạn phải nuôi dạy con cái mình theo những năng khiếu và tài năng mà Thiên Chúa đã đặt để nơi con bạn, chứ không phải theo những gì bạn muốn chúng trở thành. Cha mẹ không thể thay đổi suy nghĩ, động cơ và thái độ ở trẻ; đây là công việc và trách nhiệm tối cao của Thiên Chúa.
(2 Pr 1:3) Các nguyên tắc và giới luật của Thiên Chúa áp dụng cho cả cha mẹ lẫn con cái. Cha mẹ phải đồng tâm khi dạy Kinh thánh cho con cái mình: phát triển bản chất của Thiên Chúa trong các lĩnh vực như đức hạnh, sự xuất sắc về mặt đạo đức, sự hiểu biết về Thiên Chúa, sự tự chủ, sự kiên trì, lòng đạo đức, lòng nhân từ anh em và tình yêu thương.
(Eph 6:1-2; Gcb 1:2-4) Sự không vâng lời sẽ dẫn đến cái chết, điều này vẫn đúng trong tinh thần. Con cái không có lựa chọn nào khác ngoài việc vâng lời và tôn kính cha mẹ.
• Cũng như cha mẹ, con cái không được để cảm xúc dẫn dắt, đặc biệt là khi cha mẹ khắc nghiệt, xấu tính, thiếu huấn luyện và ích kỷ.
• Cũng như người lớn, trẻ em, dưới ân sủng của Thiên Chúa, có nhiều cơ hội để phát triển trong ân sủng và sự kiên nhẫn khi phải chịu sự đối xử không hợp tình hợp lý và bất công.
(Giảng viên 12:13-14; Châm ngôn 3:5-6) Khi bạn nghiên cứu và làm theo lời Thiên Chúa cho cuộc sống của mình và việc dạy dỗ con cái và quyết tâm từ bỏ mọi sự trông cậy vào bản thân, hoàn cảnh hoặc cách nuôi dạy của mình, bạn sẽ có được sự khôn ngoan và định hướng mà bạn cần để trở thành cha mẹ ngoan đạo. Chìa khóa là: Hãy loại bỏ bản ngã cũ, để ánh sáng của Thiên Chúa có thể chiếu qua bạn.
(Đnl 21:18-21) Sự không vâng lời rất nghiêm trọng: vì đó là sự phản nghịch chống lại Thiên Chúa và đứng về phía kẻ thù.
(Eph. 6:2-3; Gl 3:20) Cha mẹ phải dạy con cái biết tôn trọng và vâng lời cha mẹ vì cha mẹ đại diện cho thẩm quyền và tiêu chuẩn của Thiên Chúa. Khi con cái tôn trọng và vâng lời cha mẹ, tức là con cái đang tôn trọng và vâng lời Thiên Thiên Chúa. Bằng cách tôn trọng Thiên Chúa, điều này sẽ đảm bảo sự thành công trong cuộc sống của con cái vì chính Thiên Chúa sẽ canh chừng, bảo vệ và gìn giữ con cái mãi mãi.
Tìm kiếm sự cứu rỗi của bạn: (Phi-líp 2:12-13)
Câu Kinh Thánh để ghi nhớ: Gv 12:13-14
Việc sùng kính: tạo Khuôn khổ Nghiên cứu và Áp dụng Kinh thánh cho ba câu Kinh Thánh trở lên trong bài tập này.
Cởi bỏ/Mặc vào: Ôn tập Đơn vị 7 của Củng cố hôn nhân của bạn 15][Mack1].
Còn tiếp
VietCatholic TV
Ukraine đánh lớn: Cảng Hắc Hải tan tành, hàng loạt cơ sở nổ tưng bừng. Cánh đồng tử thần của Bắc Hàn
VietCatholic Media
03:01 13/01/2025
1. Cánh đồng tử thần: Quân đội Bắc Hàn được sử dụng như ‘người dò mìn’ ở Ukraine khi họ diễn hành theo hàng một cho đến khi một người bị nổ tung
Một Trung Tá Ukraine tiết lộ rằng người dân Bắc Hàn đang bị bắt đi qua những cánh đồng đầy bẫy mìn và bị nổ tung từng người một như máy dò mìn người.
Trong bản tường trình đầu tiên về cuộc chiến cận chiến với quân đội Bắc Hàn, Trung tá “Leopard” cho biết quân đội đang được sử dụng cho chiến lược “máy xay thịt” của Nga, trong đó các chỉ huy “không hề nao núng trước mất mát về sinh mạng”
Ông nói với tờ The Times: “Trong khi người Ukraine sử dụng xe rà phá bom mìn thì người Nga chỉ sử dụng con người”.
“Họ đi thành một hàng, cách nhau khoảng ba đến bốn mét, nếu một người bị nổ tung, thì đội cứu thương sẽ đi sau để nhặt xác người còn lại, đám đông cứ tiếp tục đi từng người một.
“Đó là cách họ vượt qua bãi mìn”, ông nói.
Có một mô hình đang phát triển là người Bắc Hàn được Nga cử đi thực hiện các nhiệm vụ tự sát này.
Mới đây, một đoạn phim đã xuất hiện cho thấy các chiến binh của Kim Chính Ân được điều đi chạy bộ qua vùng đất tuyết không người và hứng chịu hậu quả nặng nề từ đạn dược của Ukraine.
Trên chiến trường Kursk, khoảng hai chục người đàn ông được cho là chiến binh Bắc Hàn tụ tập lại với nhau trước khi chạy về phía chiến tuyến của đối phương.
Cựu chiến binh Ukraine Vitaliy, 35 tuổi, nói với tờ The Times rằng điều này “giống như một giấc mơ đối với lính súng cối và súng máy của chúng tôi”.
Một cuốn nhật ký được tìm thấy trên người một người lính Bắc Hàn đã chết cũng làm sáng tỏ tâm lý hy sinh méo mó mà các quan chức đã nhồi nhét vào họ.
Một mục viết: “Bảo vệ quê hương là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân và là sứ mệnh cao cả nhất”.
“Tôi sẽ tham gia tuyến đầu của chiến dịch này và hy sinh mạng sống của mình.”
Quân đội Bắc Hàn đã cố gắng ngăn chặn đợt tấn công mới nhất của Ukraine vào khu vực Kursk bằng cách tấn công vào làng Makhnovka của Ukraine vào thứ Ba nhằm cô lập họ.
Họ đã cố gắng đánh bật lực lượng tấn công và cắt đứt một số lữ đoàn “được trang bị tốt nhất” của Ukraine.
Một nỗ lực trước đó của Nga nhằm thực hiện điều tương tự đã thất bại, khi Zelenksy tuyên bố vào thứ Bảy rằng toàn bộ một tiểu đoàn lính dù Bắc Hàn và Nga đã bị xóa sổ tại đó.
Lần này, vài trăm lính Bắc Hàn đã tiến vào được thị trấn và tiểu đoàn Leopard được huy động để giành lại thị trấn.
“Đội quân xung kích của chúng tôi đã được cử đến để phản công,” ông nói.
Họ theo dõi người Bắc Hàn qua camera máy bay điều khiển từ xa và thấy họ chở những người về hưu ra ngoài tuyết để tìm nơi trú ẩn.
“Từng mét một, bộ binh của chúng tôi di chuyển dưới sự yểm trợ của xe tăng và dọn sạch đường phố.
“Họ đã di chuyển sao cho không bị pháo binh bắn trúng.”
Vị Trung Tá tá cho biết quân đội Bắc Hàn trà trộn vào quân đội Nga nhằm mục đích che giấu danh tính của họ.
Nhưng người Ukraine có thể phân biệt được vì người Bắc Hàn “vẫn chưa sử dụng máy bay điều khiển từ xa, chỉ có người Nga”, Leopard cho biết.
“Nhưng tôi nghi ngờ rằng họ đang bắt đầu học được điều này, và chiến tranh càng kéo dài thì họ càng có khả năng đổi mới.”
Quân của Leopard đã giành lại thị trấn thành công bằng hỏa lực dữ dội của máy bay điều khiển từ xa, xe cộ và bộ binh.
Ông tiết lộ rằng, không giống như người Nga, người Bắc Hàn đã từ chối bị bắt sống.
Họ sẽ chiến đấu đến chết hoặc chạy trốn trong rừng - mặc dù họ có vẻ không hiểu rằng quân đội Ukraine có thể dễ dàng phát hiện ra họ bằng máy bay điều khiển từ xa.
Bản tường thuật về cuộc xung đột cận chiến này với lực lượng chiến đấu do Kim Chính Ân điều động là chưa từng có vì các cuộc giao tranh trước đây chủ yếu diễn ra thông qua máy bay điều khiển từ xa từ xa.
Theo báo cáo đầu tiên vào đầu tháng 11, một lực lượng ban đầu gồm khoảng 12.000 quân Bắc Hàn đã được chuyển đến Nga.
Sau một thời gian huấn luyện, bằng chứng bắt đầu xuất hiện vào tháng 12 rằng họ đã bắt đầu tích cực chiến đấu ở tiền tuyến.
Họ hoạt động tích cực nhất ở khu vực Kursk của Nga, nơi Zelenksy phát động cuộc tấn công bất ngờ thứ hai.
Tháng trước, tình báo Nam Hàn đưa tin Kim đang có âm mưu đưa thêm nhiều người Bắc Hàn ra tiền tuyến.
[The Sun: FIELDS OF THE DEAD North Korean troops used as ‘human mine detectors’ in Ukraine as they death march in single file until one gets blown up]
2. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu lớn ở Tatarstan của Nga, nhà lãnh đạo Trung tâm chống thông tin sai lệch của Ukraine xác nhận
Kênh Telegram ASTRA của Nga đưa tin vào ngày 12 Tháng Giêng rằng một máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công nhà máy lọc dầu Taneko ở Tatarstan. Nhà máy lọc dầu là một trong những cơ sở chế biến dầu lớn nhất cả nước. Các công nhân tại nhà máy lọc dầu ở Nizhnekamsk đã được di tản sau vụ tấn công và cảnh quay tại địa phương cho thấy khói bốc lên từ khu vực này.
Andrii Kovalenko, Giám đốc Trung tâm Chống thông tin sai lệch của Ukraine, đã xác nhận cuộc tấn công và nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của nó. “Nhà máy lọc dầu đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho quân đội Nga. Việc phá hủy các nhà máy lọc dầu và kho chứa dầu ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh chuyên sâu của Nga”, ông nói.
Nhà máy lọc dầu, nơi giải quyết hơn 16 triệu tấn dầu mỗi năm, trước đó đã bị tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào mùa xuân năm 2024, gây thiệt hại cho đơn vị giải quyết chính. Nhà máy lọc dầu Taneko tọa lạc tại thành phố Nizhnekamsk, cách biên giới giữa nước này với Ukraine khoảng 1.300 km.
[Kyiv Independent: Ukrainian drone hits large oil refinery in Russia’s Tatarstan, head of Ukraine’s Center for Countering Disinformation confirms]
3. Vụ nổ xé toạc cảng Hắc Hải của Nga trong cuộc tấn công trên không lớn
Theo các báo cáo, một cảng của Nga, nơi Hạm đội Hắc Hải của Mạc Tư Khoa đồn trú, đã bị tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa, kèm theo video cho thấy hậu quả dữ dội của vụ tấn công.
Các nhân chứng được hãng thông tấn United24 Media của Ukraine trích dẫn đã báo cáo về các vụ nổ tại cảng Novorossiysk ở vùng Krasnodar và máy bay điều khiển từ xa cũng tấn công các mục tiêu ở các vùng biên giới của Nga là Voronezh, Kursk, Tambov, Belgorod, cũng như ở Crimea bị tạm chiếm.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã có một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa trên quy mô lớn do Ukraine tiến hành nhưng không gây ra thiệt hại vì hệ thống phòng không của nước này đã đánh chặn hàng chục thiết bị, theo kênh Telegram của Nga.
Thường không nhận trách nhiệm trực tiếp, Ukraine đã sử dụng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga có liên quan đến cỗ máy chiến tranh của mình. Các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào Sevastopol đã buộc Nga phải di chuyển phần lớn hạm đội hải quân của mình từ Crimea đến khu vực Krasnodar, do đó mất quyền kiểm soát phần lớn Hắc Hải.
Các cuộc không kích vào cảng Novorossiysk không chỉ làm nổi bật điểm yếu của phòng không Nga mà còn cho thấy không nơi nào an toàn.
Theo báo cáo trên kênh Telegram của Nga, cư dân thành phố Anapa đã báo cáo rằng hệ thống cảnh báo đã phát ra tiếng kêu trong một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa quy mô lớn bắt đầu lúc 12h30 sáng thứ Bảy.
Có ít nhất bảy cuộc không kích nhằm vào các cơ sở cảng trong khi các nguồn tin địa phương cho biết với các kênh truyền hình rằng hệ thống phòng không trong khu vực dường như không hoạt động.
Các cảnh quay trực tuyến cho thấy ít nhất một vụ nổ và một vụ hỏa hoạn, trong khi người dùng mạng xã hội cho biết cảng Novorossiysk đã bị tấn công.
Nga cho biết quân đội Ukraine đã phóng 85 máy bay điều khiển từ xa trong đêm, 31 trong số đó đã bị phá hủy trên Hắc Hải. 16 máy bay điều khiển từ xa khác đã bị bắn hạ trên vùng Voronezh và Lãnh thổ Krasnodar và 14 máy bay trên Biển Azov.
Các hãng truyền thông Ukraine đưa tin máy bay điều khiển từ xa cũng tấn công các mục tiêu ở các khu vực biên giới của Nga là Voronezh, Kursk, Tambov, Belgorod và Crimea.
Trong khi đó, lực lượng của Mạc Tư Khoa tiếp tục tấn công Ukraine bằng cách phóng 74 máy bay điều khiển từ xa trong đêm từ các thành phố Millerovo, Orel, Bryansk và Prymorsko-Akhtars của Nga, tờ Ukrainska Pravda đưa tin.
Quân đội Ukraine cho biết lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ 47 máy bay điều khiển từ xa ở 10 khu vực trên khắp đất nước, bao gồm Poltava, Sumy và Kharkiv, với các mảnh vỡ rơi xuống làm hư hại các tòa nhà và nhà cửa. 27 máy bay điều khiển từ xa khác biến mất khỏi radar.
Các kênh Telegram của Nga cũng đưa tin về một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và vụ nổ ở khu vực cảng Novorossiysk của Nga.
Theo họ, một trong những cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa lớn nhất vào Nga đang diễn ra hôm nay. Các vụ nổ được báo cáo ở một số khu vực của Nga và ở Crimea bị tạm chiếm.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Lực lượng phòng không đã chặn và phá hủy 85 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine chỉ trong một đêm”.
Ukraine có khả năng sẽ tiếp tục các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào cơ sở hạ tầng quân sự của Nga vì Mạc Tư Khoa cân nhắc mối đe dọa nghiêm trọng mà máy bay điều khiển từ xa gây ra đối với Hạm đội Hắc Hải của nước này.
Phát ngôn nhân của Hải quân Ukraine Dmytro Pletenchuk đã phát biểu vào tháng 11 rằng Nga đã thích nghi với vị trí mới của Hạm đội Hắc Hải bằng cách di dời các hạm đội tàu mặt nước và tàu ngầm đến Novorossiysk để bảo vệ chống lại các cuộc tấn công.
[Newsweek: Explosion Rips Through Russian Black Sea Port in Major Aerial Attack]
4. Ukraine bắn hạ 60 máy bay điều khiển từ xa của Nga trong đêm, Không quân báo cáo
Lực lượng Ukraine đã bắn hạ 60 máy bay điều khiển từ xa tấn công của Nga trong đêm, Không quân báo cáo vào sáng ngày 12 tháng Giêng.
Theo báo cáo, Nga đã phóng tổng cộng 94 máy bay điều khiển từ xa loại Shahed và mồi nhử từ các căn cứ ở Millerovo, Oryol, Bryansk và Kursk.
Không quân cho biết họ cũng mất dấu 34 máy bay điều khiển từ xa mồi nhử mà Nga phóng cùng với các máy bay tấn công.
Các máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ trên các vùng Poltava, Sumy, Kharkiv, Cherkasy, Chernihiv, Kyiv, Zaporizhzhia, Kirovohrad, Zhytomyr, Khmelnytskyi và Donetsk.
Không quân cho biết các mảnh vỡ rơi xuống từ máy bay điều khiển từ xa bị bắn hạ đã gây thiệt hại cho một số ngôi nhà dân ở các vùng Kharkiv, Sumy và Poltava. Tuy nhiên, không có thương vong nào.
Các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga trên khắp Ukraine đã tăng lên mức kỷ lục trong những tháng cuối năm 2024, với mục tiêu của Mạc Tư Khoa là tăng cường sản xuất UAV trong năm mới. Các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa đã nhắm vào các khu dân cư và cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine.
Vào ngày 29 tháng 12, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Nga đã leo thang cuộc tấn công trên không vào Ukraine, phóng hơn 280 quả bom lượn, gần 370 máy bay điều khiển từ xa tấn công và hơn 80 hỏa tiễn trong tuần qua.
“Các thành phố và cộng đồng của chúng tôi liên tục bị Nga tấn công. Ngay cả vào đêm Giáng Sinh, Nga đã tổ chức một cuộc không kích lớn”, Zelenskiy cho biết, chia sẻ cảnh quay về sự tàn phá trên khắp Ukraine.
[Kyiv Independent: Ukraine downs 60 Russian drones overnight, Air Force reports]
5. Putin sẽ thúc đẩy việc cấm Ukraine gia nhập NATO trong các cuộc đàm phán dự kiến với Tổng thống đắc cử Donald Trump, Financial Times đưa tin
Mục tiêu chính của Putin trong bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào bao gồm cấm Ukraine gia nhập NATO và giảm sự hiện diện của quân đội đồng minh ở sườn phía đông, tờ Financial Times đưa tin, trích dẫn một cựu quan chức Điện Cẩm Linh và một nguồn tin đã thảo luận vấn đề này với Putin.
Tin tức này xuất hiện khi Điện Cẩm Linh ra tín hiệu sẵn sàng gặp Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump để đưa ra thỏa thuận chấm dứt chiến tranh của Nga với Ukraine. Không có kế hoạch cụ thể hoặc ngày cụ thể nào được ấn định, mặc dù Mạc Tư Khoa cho biết bất kỳ cuộc gặp mặt trực tiếp nào cũng sẽ chỉ diễn ra sau lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20 tháng Giêng.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thề sẽ đưa Kyiv và Mạc Tư Khoa vào bàn đàm phán và nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến toàn diện đang gần đến kỷ niệm ba năm. Đầu tuần này, ông đã nói với các phóng viên rằng các sắp xếp cho một cuộc họp với Putin đang được tiến hành.
Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ trước đó đã nói rằng các đề xuất hòa bình cụ thể vẫn đang được xây dựng. Một đề xuất bị rò rỉ từ nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump — đóng băng tiền tuyến, hoãn việc Ukraine gia nhập NATO trong 20 năm và điều động lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu trên thực địa — đã bị Nga bác bỏ.
Đặc phái viên hòa bình sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump tại Ukraine, Keith Kellogg, cho biết mục tiêu của tổng thống đắc cử không phải là “trao tặng thứ gì đó cho Putin hay người Nga” mà là “cứu Ukraine và bảo vệ chủ quyền của họ”. Tuy nhiên, Tổng thống đắc cử Donald Trump thường bày tỏ sự đồng cảm với nhà lãnh đạo Nga, làm dấy lên lo ngại rằng ông có thể đạt được một thỏa thuận bất lợi cho Ukraine.
Hai mục tiêu chính được Putin đưa ra phản ánh các yêu cầu mà Mạc Tư Khoa đưa ra ngay trước khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện. Chính quyền Tổng thống Biden và các đồng minh NATO đã bác bỏ các yêu cầu vào thời điểm đó.
Ukraine đã tăng cường nỗ lực gia nhập liên minh sau khi cuộc chiến toàn diện nổ ra, kêu gọi sự bảo đảm tốt nhất có thể rằng Nga sẽ không tiếp tục hành động xâm lược trong tương lai. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy gợi ý rằng Ukraine có thể gia nhập NATO dần dần, với nguyên tắc phòng thủ tập thể ban đầu không mở rộng đến các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.
Việc thúc đẩy đàm phán hòa bình diễn ra trong bối cảnh cả Kyiv và Mạc Tư Khoa đều phải đối mặt với những thách thức ngày càng gia tăng liên quan đến cuộc chiến đang diễn ra.
Lực lượng Ukraine đang phải vật lộn để ngăn chặn bước tiến của Nga ở phía đông do thiếu hụt nhân lực trong khi tương lai của sự hỗ trợ của phương Tây trở nên không chắc chắn dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump. Cơ hội giành lại 20% lãnh thổ của Ukraine mà Nga xâm lược dường như ngày càng mong manh, ít nhất là trong tương lai gần.
Ngược lại, Nga phải vật lộn với tình trạng lạm phát tăng cao do chi tiêu quân sự kỷ lục, và thương vong ước tính từ 600.000-800.000 người chết và bị thương, cao hơn tất cả các cuộc xung đột của Mạc Tư Khoa sau Thế chiến II cộng lại.
[Kyiv Independent: Putin to push for barring Ukraine's NATO accession in expected talks with Trump, FT reports]
6. Các cơ sở quân sự ‘bí mật’ của Nga bị tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa trong đêm
Cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa mới nhất của Ukraine đã tấn công các mục tiêu trên khắp nước Nga mà Kyiv cho là địa điểm đặt các cơ sở quân sự bí mật.
Các cơ sở đóng góp cho nỗ lực quân sự của Nga từ lâu đã là mục tiêu chính của các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Ukraine. Sau khi nới lỏng các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây, các cuộc tấn công đã mở rộng phạm vi và Kyiv đã nhắm vào các cơ sở như nhà máy sản xuất máy bay điều khiển từ xa góp phần vào các cuộc tấn công trên không vào Ukraine.
Cuộc tấn công quy mô lớn mới nhất đã tấn công ít nhất ba cơ sở công nghiệp. Nếu, như Ukraine tuyên bố, các địa điểm này hoạt động như các trung tâm hỗ trợ bí mật cho quân đội Nga, cuộc tấn công có thể gây ra hậu quả đáng kể cho nỗ lực chiến tranh của Mạc Tư Khoa.
Một hình ảnh do Trung úy Andriy Kovalenko người Ukraine đăng tải cho thấy hậu quả từ cuộc đột kích bằng máy bay điều khiển từ xa mới nhất của Ukraine. Cuộc tấn công, nhắm vào nhiều khu vực trên khắp miền tây nước Nga, được cho là nhằm vào “các cơ sở quân sự ngụy trang”. Andriy Kovalenko. Trưởng Bộ Tư lệnh Trung ương NSDC, qua Telegram
Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ sáu rằng trong một cuộc tấn công vào ban đêm, họ đã chặn và phá hủy tổng cộng 40 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine trên bầu trời Rostov, Kursk, Voronezh, Bryansk, Krasnodar, Belgorod và Biển Azov.
Andriy Kovalenko, nhà lãnh đạo Trung tâm Chống thông tin sai lệch thuộc Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, cho biết trên Telegram rằng cuộc tấn công nhắm vào “các cơ sở quân sự ngụy trang”.
Kênh tin tức độc lập Astra đưa tin rằng cuộc đột kích bằng máy bay điều khiển từ xa đã gây ra hỏa hoạn tại một khu công nghiệp ở thị trấn Gatchina thuộc vùng Leningrad, nơi có một số nhà máy. Hãng thông tấn nhà nước Tass đưa tin rằng một đám cháy đã nhấn chìm một cơ sở sản xuất acetone. Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga sau đó báo cáo rằng đám cháy đã được dập tắt. Astra, trích dẫn chính quyền địa phương, cho biết các vụ nổ đã khiến hóa chất độc hại tràn ra khỏi nhà máy nhưng không có thương vong nào được báo cáo.
Thống đốc Rostov Yury Slyusar cho biết trên Telegram rằng một đám cháy đã bùng phát tại một cơ sở công nghiệp không xác định rộng 2.000 mét vuông do “một cuộc không kích lớn của đối phương”. Ông nói thêm rằng sau đó đám cháy đã được dập tắt. Astra đưa tin rằng một công ty vận tải cơ giới, nằm gần địa điểm xảy ra đám cháy, có thể là mục tiêu của Ukraine.
Một vụ hỏa hoạn cũng bùng phát ở Chaltyr, nằm ở vùng Rostov, do hậu quả của cuộc tấn công. Mục tiêu của cuộc tấn công là Nhà máy gạch Chaltyr, theo @NOELreports, một tài khoản ủng hộ Ukraine trên X, trích dẫn lời các quan chức Ukraine.
Andriy Kovalenko, giám đốc Trung tâm chống thông tin sai lệch của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, đã cho biết: “Nga đã ngụy trang các nhà máy quân sự như những nhà máy bình thường, cố gắng che giấu hoạt động sản xuất thực sự của họ. Nhưng mọi thứ đều được biết đến”.
Yury Slyusar, thống đốc của Rostov, đã cho biết: “Lực lượng phòng không và các phương tiện đang đẩy lùi một cuộc tấn công trên không lớn của đối phương ở khu vực Rostov. Hiện tại, 16 UAV đã bị phá hủy và chế áp bằng chiến tranh điện tử.”
Theo chính quyền địa phương, các đám cháy do cuộc tấn công gây ra đã được phân biệt. Slyusar cho biết vào đầu ngày thứ Sáu rằng không có thương vong nào được ghi nhận do cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Ukraine, nhưng thông tin vẫn đang được thu thập.
[Newsweek: Russia's 'Secret' Military Facilities Hit in Massive Overnight Drone Raids]
7. Liên Hiệp Âu Châu sẵn sàng dẫn đầu về vấn đề Ukraine nếu Hoa Kỳ không còn muốn nữa, Kallas nói
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh Âu Châu Kaja Kallas cho biết Liên Hiệp Âu Châu sẽ sẵn sàng dẫn đầu trong việc hỗ trợ Ukraine nếu Hoa Kỳ không còn sẵn lòng nữa.
Theo AFP, Kallas phát biểu trên đường đến dự cuộc họp của các đồng minh Ukraine tại Ramstein, Đức: “Tôi thực sự chắc chắn rằng tất cả các thành viên khác, và hy vọng là cả Hoa Kỳ nữa, đều sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Ukraine”.
Bà cho biết: “Liên minh Âu Châu cũng sẵn sàng tiếp quản vị trí lãnh đạo này nếu Hoa Kỳ không sẵn lòng”, đồng thời nói thêm rằng “chúng ta không nên thực sự suy đoán về sự hỗ trợ trong tương lai của Hoa Kỳ” và “không có lợi cho Hoa Kỳ khi Nga trở thành thế lực mạnh nhất trên thế giới”.
Bình luận của Kallas trái ngược với bình luận của người tiền nhiệm Josep Borrell, người đã nói vào năm ngoái rằng “Âu Châu không thể lấp đầy khoảng trống” khi nói đến việc hỗ trợ Ukraine.
Ukraine và các đồng minh đang chờ đợi lễ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ của Ông Donald Trump vào ngày 20 Tháng Giêng để xem liệu Washington có tiếp tục ủng hộ Kyiv hay không.
Trong khi những bình luận của Tổng thống đắc cử Donald Trump đầu tuần này, khi ông cho biết ông “hiểu” những lo ngại của Nga liên quan đến NATO, đã gây ra sự bàng hoàng trong số những người ủng hộ Ukraine, thì phát biểu của đặc phái viên tương lai của ông tại Ukraine vào thứ năm lại có vẻ đáng tin cậy hơn.
Keith Kellogg cho biết Tổng thống đắc cử Donald Trump “không cố gắng trao bất cứ thứ gì cho Putin hay người Nga” và “cố gắng cứu Ukraine và bảo vệ chủ quyền của nước này”. Tổng thống đắc cử đang cố gắng tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột kéo dài gần ba năm trong vòng 100 ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức, Kellogg nói thêm.
[Politico: EU ready to take lead on Ukraine if US no longer willing, says Kallas]
8. Ukraine ‘sẽ làm mọi thứ’ có thể để có được sự bảo đảm an ninh, chấm dứt chiến tranh vào năm 2025, Zelenskiy nói
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết “ước mơ” của Ukraine là chấm dứt chiến tranh vào năm 2025, khi đất nước này tìm cách đạt được các bảo đảm an ninh nhằm “ngăn chặn Nga quay trở lại với hành động xâm lược”, tổng thống phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào ngày 10 tháng Giêng.
“Điều quan trọng đối với chúng tôi là hòa bình phải đến. Chúng tôi mong muốn hòa bình hơn bất kỳ ai khác. Và điều đó là hiển nhiên, vì chúng tôi là những người phải chịu đựng nhiều nhất, đặc biệt là về số người mất mạng”, Zelenskiy nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Ý RaiNews24.
“Ước mơ của chúng tôi là đạt được những bảo đảm (an ninh) này trong năm nay và chấm dứt chiến tranh trong năm nay. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ để đạt được điều này”, Zelenskiy nói thêm.
Những cuộc thảo luận về việc chấm dứt cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đã gia tăng khi Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Ông Donald Trump chuẩn bị nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng. Chính quyền mới đặt mục tiêu chấm dứt cuộc chiến của Nga với Ukraine sau 100 ngày nhậm chức, Keith Kellogg, người được Tổng thống đắc cử Donald Trump lựa chọn làm đặc phái viên hòa bình đặc biệt về Ukraine, cho biết vào ngày 8 tháng Giêng.
“Mọi người cần hiểu rằng ông ấy không cố gắng trao thứ gì đó cho Putin hay người Nga, ông ấy thực sự đang cố gắng cứu Ukraine và bảo vệ chủ quyền của họ,” Kellogg nói trong một cuộc phỏng vấn trên Fox News
Kellogg không thảo luận chi tiết về bất kỳ thỏa thuận hòa bình tiềm năng nào đang được chính quyền mới xem xét.
Các báo cáo trước đó từ tờ Wall Street Journal cho biết nhóm của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang cân nhắc kế hoạch trì hoãn tư cách thành viên NATO của Ukraine ít nhất 20 năm để đổi lấy việc phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí và điều động lực lượng gìn giữ hòa bình Âu Châu để giám sát lệnh ngừng bắn.
Theo nguồn tin, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thảo luận với Zelenskiy và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về triển vọng lãnh đạo Âu Châu trong việc chấm dứt chiến tranh trong chuyến thăm Paris vào tháng 12.
Zelenskiy cho biết vào ngày 9 tháng 12 rằng Ukraine “có thể xem xét” đề xuất của Macron về việc điều động lực lượng gìn giữ hòa bình nước ngoài trên lãnh thổ của mình nhưng chỉ sau khi hiểu rõ về mốc thời gian gia nhập NATO
Trước chuyến thăm Ý, Zelenskiy đã tham dự hội nghị thượng đỉnh Ramstein tại Đức vào ngày 9 tháng Giêng. Tại cuộc họp, một số đồng minh của Ukraine đã cam kết hỗ trợ thêm. Các nhà ngoại giao Ukraine đã tổ chức các cuộc họp song phương với các đồng minh chủ chốt. Zelenskiy kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Ukraine và các đồng minh.
“Rõ ràng là một chương mới sẽ bắt đầu cho Âu Châu và toàn thế giới chỉ sau 11 ngày nữa, khi chúng ta phải hợp tác nhiều hơn nữa, dựa vào nhau nhiều hơn nữa và cùng nhau đạt được những kết quả lớn hơn”, Zelenskiy phát biểu trong bài phát biểu khai mạc cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius vào ngày 9 tháng Giêng.
[Kyiv Independent: Ukraine 'will do everything' it can to obtain security guarantees, end war in 2025, Zelensky says]
9. Điện Cẩm Linh tuyên bố cởi mở cho cuộc gặp Putin- Donald Trump sau khi bác bỏ kế hoạch
Điện Cẩm Linh đã phản hồi những tuyên bố về cuộc gặp tiềm năng giữa Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump và Putin, làm rõ rằng không có yêu cầu chính thức nào về cuộc đàm phán như vậy, đồng thời bày tỏ sự cởi mở với các cuộc gặp gỡ.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố ông sẽ chấm dứt chiến tranh ở Ukraine “trong vòng 24 giờ”, nhưng tháng trước có báo cáo cho biết Nga đã bác bỏ một số phần trong kế hoạch hòa bình cho Ukraine do tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ đề xuất.
Mặc dù Tổng thống đắc cử Donald Trump vẫn khẳng định rằng việc đàm phán nhanh chóng để tìm ra giải pháp hòa bình cho cuộc chiến tranh Nga-Ukraine sẽ là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ thứ hai của ông, nhưng vẫn chưa rõ ông sẽ đạt được kết quả đó như thế nào.
Hôm Thứ Năm, 09 Tháng Giêng, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tiếp đón 22 trong số 27 thống đốc đảng Cộng hòa tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của mình và vạch ra tầm nhìn cho chính quyền thứ hai của mình.
Trong số các mục tiêu đã nêu của ông là chấm dứt xung đột ở Ukraine ngay sau khi trở lại nhiệm sở. Putin “muốn gặp mặt, và chúng tôi đang sắp xếp”, ông nói với những người tham dự.
Ông nói thêm rằng cuộc chiến mà Liên Hiệp Quốc ước tính đã khiến khoảng 6 triệu người phải di dời là một “mớ hỗn độn đẫm máu” và cần phải được giải quyết.
Tuy nhiên, Điện Cẩm Linh sau đó đã phủ nhận tuyên bố của Tổng thống đắc cử Donald Trump, khi phát ngôn nhân Dmitry Peskov cho biết Nga chưa nhận được yêu cầu chính thức nào về cuộc họp.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov thừa nhận rằng Putin thường bày tỏ mong muốn tham gia đối thoại nhưng nhấn mạnh rằng sẽ phù hợp hơn nếu đợi đến khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức trước khi cân nhắc bất kỳ cuộc thảo luận nào như vậy. Ông nói với các phóng viên trong cuộc họp báo vào thứ Sáu rằng Nga không đặt ra bất kỳ điều kiện nào cho khả năng đàm phán trực tiếp.
Những tuyên bố khác nhau giữa Tổng thống đắc cử Donald Trump và Điện Cẩm Linh đã làm dấy lên câu hỏi về mức độ giao tiếp giữa chính quyền Hoa Kỳ mới và Mạc Tư Khoa.
Đường lối của Tổng thống đắc cử Donald Trump đối với Nga và Ukraine đã gây ra báo động ở một số nơi, và trước đó ông đã mô tả Putin là “khá thông minh” khi xâm lược Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã thúc đẩy Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Kyiv, nhấn mạnh rằng việc cắt viện trợ có thể khiến Putin trở nên táo bạo hơn và leo thang xung đột.
Dmitry Peskov cho biết: “Nếu sau khi nhậm chức, ý chí chính trị để nối lại các cuộc tiếp xúc ở cao cấp nhất vẫn còn, thì tất nhiên, Tổng thống Putin sẽ hoan nghênh điều này. Ông đã nhiều lần nói về sự sẵn sàng đối thoại và nhu cầu đối thoại này”.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phát biểu vào cuối ngày thứ Năm: “Các bảo đảm an ninh của Âu Châu là không đủ đối với Ukraine, một quốc gia đang chiến đấu với đối phương như Nga. Chúng ta cần sự bảo đảm an ninh chung từ Hoa Kỳ và Âu Châu”.
Khi lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang đến gần, vẫn còn phải chờ xem liệu Hoa Kỳ và Nga có thực hiện các bước cụ thể hướng tới một cuộc họp cao cấp hay không. Đối với Ukraine, tình hình vẫn bấp bênh, với lo ngại rằng sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ có thể không tiếp tục ở mức tương tự dưới chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump.
[Newsweek: Kremlin Open to Putin-Trump Meeting After Refuting Plans]
10. Fico đe dọa Ukraine: Bơm khí đốt của Nga hoặc đối mặt với hậu quả
Thủ tướng Slovakia Robert Fico tuyên bố rằng Slovakia sẵn sàng điều động một loạt các biện pháp trừng phạt chính trị và kinh tế đối với nước láng giềng Ukraine để buộc nước này phải hỗ trợ vận chuyển khí đốt của Nga sang Liên minh Âu Châu.
Sau các cuộc hội đàm tại Brussels với Dan Jørgensen, giám đốc năng lượng mới của Ủy ban Âu Châu, Fico phát biểu tại một cuộc họp báo rằng nếu Kyiv tiếp tục cản trở việc xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, “chính phủ Slovakia sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả khắc nghiệt”.
Một thỏa thuận mang tính bước ngoặt cho phép tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom của Nga vận chuyển hàng tiếp tế tới Liên Hiệp Âu Châu thông qua đường ống chạy qua Ukraine đã hết hạn vào đầu năm 2025, khi Kyiv bác bỏ các vận động hành lang của Slovakia và Hung Gia Lợi nhằm gia hạn thỏa thuận.
“Không có luật pháp hay hệ thống trừng phạt nào của Liên Hiệp Âu Châu có thể cản trở Ukraine tiếp tục vận chuyển khí đốt”, Fico nói. “Chúng ta không thể bỏ qua chủ đề này vì mọi người đều biết rằng việc bỏ qua nó có nghĩa là làm gia tăng căng thẳng trong Liên Hiệp Âu Châu và trong quan hệ song phương”.
Theo Ủy ban, việc ngừng cung cấp khí đốt từ Nga không gây ra tình trạng thiếu hụt hoặc giá cả tăng đột biến.
Tuy nhiên, chính phủ của Fico khẳng định sẽ mất tới 500 triệu euro tiền phí vận chuyển mà trước đây họ kiếm được khi bơm khí đốt sang các nước láng giềng như Cộng hòa Tiệp và Hung Gia Lợi. “Bạn có thể nói rằng số tiền đó không nhiều, nhưng Slovakia là một quốc gia nhỏ”, ông nói, “và chúng tôi buộc phải hợp nhất tiền công quỹ”.
Fico trước đó đã tuyên bố sẽ cắt đứt nguồn xuất khẩu điện rất cần thiết sang Ukraine, nơi đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng điện do bị hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga bắn phá dữ dội vào lưới điện quốc gia. Ông cũng đã đưa ra đề xuất cắt giảm hỗ trợ từ những người tị nạn Ukraine để trả thù cho việc cắt điện.
Cùng lúc đó, đảng Smer của Fico và chính phủ của Viktor Orbán đã đe dọa sẽ chặn đề xuất gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine vì bế tắc này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào tháng 12 rằng ông sẽ không cho phép Nga “kiếm thêm hàng tỷ đô la từ máu của chúng ta” bằng việc xuất khẩu khí đốt. “Và bất kỳ quốc gia nào trên thế giới có thể có được thứ gì đó giá rẻ từ Nga cuối cùng sẽ trở nên phụ thuộc vào Nga.”
Trong một tuyên bố chia sẻ với POLITICO sau cuộc họp, Jørgensen cho biết Slovakia và Ủy ban sẽ “tiếp tục thảo luận chặt chẽ các vấn đề này, ở cả cấp độ chính trị và kỹ thuật”.
Để thực hiện điều đó, “chúng tôi đã đồng thanh thành lập một Nhóm công tác cao cấp để theo dõi và xác định các lựa chọn dựa trên đánh giá chung về tình hình và xem Liên Hiệp Âu Châu có thể giúp đỡ như thế nào”, ông nói thêm.
[Politico: Pump Russian gas or face the consequences, Fico threatens Ukraine]
11. Các trường hợp nhiễm virus giống cúm đang tăng vọt ở Trung Quốc. Âu Châu có nên lo lắng không?
Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi do virus ở người, gọi tắt là HMPV, một bệnh đường hô hấp gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh và cúm, đang gia tăng ở các khu vực phía bắc Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về khả năng lây lan của loại virus này.
Nhưng các chuyên gia trấn an rằng sự gia tăng các ca bệnh là điều bình thường vào mùa đông, khi một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cúm, Covid-19 và vi-rút hợp bào hô hấp, gọi tắt là RSV thường có xu hướng gia tăng.
“Trung Quốc hiện đang trải qua một đợt bùng phát lớn các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus ở người, gọi tắt là HMPV. Mặc dù đây là ưu tiên của hệ thống y tế Trung Quốc, nhưng nó không nên dẫn đến những lo ngại ngay lập tức về một đại dịch mới”, Sanjaya Senanayake, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết.
HMPV không phải là một loại virus mới: Nó được phát hiện ở Hòa Lan vào năm 2001. Các triệu chứng của căn bệnh này, cùng họ với RSV, bao gồm ho, sốt, đau họng, nghẹt mũi và khó thở. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể tiến triển thành viêm phế quản hoặc viêm phổi, đặc biệt là ở trẻ em, người già và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Hiện tại không có vắc-xin phòng ngừa HMPV.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho biết vào cuối năm ngoái rằng các bệnh viện đang chứng kiến xu hướng gia tăng tỷ lệ dương tính với HMPV ở trẻ em dưới 4 tuổi, đặc biệt là ở các tỉnh phía bắc — cùng với sự gia tăng các trường hợp mắc RSV và cúm. Ba trường hợp mắc HMPV cũng đã được phát hiện ở Ấn Độ.
Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh, gọi tắt là UKHSA cũng báo cáo vào tuần trước rằng tỷ lệ mắc HMPV “tăng nhẹ” lên 4,5 phần trăm, với tỷ lệ dương tính cao nhất ở những người dưới 5 tuổi.
Vào đúng ngày kỷ niệm năm năm đại dịch Covid-19, mối lo ngại về sự nguy hiểm của loại vi-rút này đang gia tăng. Nhưng các chuyên gia cho biết sự gia tăng theo mùa của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là điều có thể dự đoán được.
“HMPV có lẽ đã gây ra các ca nhiễm trùng ở người trong thời gian dài hơn nhưng cần có công nghệ phù hợp để tìm ra nó”, Senanayake cho biết. “Ở giai đoạn này, khả năng là Trung Quốc đang trải qua một mùa HMPV tồi tệ, giống như cách chúng ta có một mùa cúm tràn lan trong một số năm”.
Jill Carr, nhà virus học tại Khoa Y và Sức khỏe Cộng đồng thuộc Đại học Flinders, Úc, cho biết tình hình hiện nay “rất khác so với đại dịch Covid-19, khi loại virus này hoàn toàn mới ở người và phát sinh từ sự lây lan từ động vật rồi lan rộng đến mức độ đại dịch vì không có trường hợp phơi nhiễm trước đó hoặc khả năng miễn dịch bảo vệ trong cộng đồng”.
Các chuyên gia y tế cộng đồng khuyến khích mọi người thực hiện các biện pháp phòng ngừa tương tự như đối với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, bao gồm ở nhà khi bị bệnh, rửa tay và đeo khẩu trang nơi công cộng.
[Politico: Cases of flu-like virus are soaring in China. Should Europe worry?]
Nỗi buồn của GM Pháp xuất sắc vừa bị buộc từ chức. Tại sao chuyến đi Vatican của TT Biden bị hủy?
VietCatholic Media
17:19 13/01/2025
1. Giám mục Pháp bị buộc từ chức sau các cuộc thanh tra vì phong chức theo nghi thức trước Công đồng Vatican II
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức sớm của Giám mục người Pháp Dominique Rey của Fréjus-Toulon vào hôm Thứ Ba, 07 Tháng Giêng, sau nhiều năm Vatican giám sát việc tấn phong giáo sĩ bằng cách sử dụng sách phụng vụ trước Công đồng Vatican II và những lo ngại khác.
Quyết định từ chức của Đức Cha Rey gây sốc cho nhiều người vì giáo phận Fréjus-Toulon nổi tiếng có nhiều ơn gọi dưới sự lãnh đạo của ngài. Năm 2012, trong số 96 vị được thụ phong linh mục ở Pháp, 12 vị đến từ giáo phận Fréjus-Toulon.
Đức Cha Rey năm nay 72 tuổi, nghĩa là còn 3 năm nữa mới đến tuổi về hưu. Quyết định từ chức của Đức Cha Rey làm người ta nhớ đến trường hợp của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của tổng giáo phận Paris từ chức đột ngột vào tháng 12, 2021 lúc mới 70 tuổi.
Đức Cha François Touvet, được bổ nhiệm làm giám mục phó của cùng giáo phận vào tháng 11 năm 2023, hiện sẽ tự động kế nhiệm Đức Cha Rey.
Trong thông cáo báo chí ngày 7 tháng Giêng, Đức Cha Rey, năm nay 72 tuổi, người lãnh đạo giáo phận kể từ năm 2000, cho biết gần đây ngài được sứ thần tòa thánh tại Pháp, thông báo rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn ngài nộp đơn từ chức.
Trong một video được công bố vào ngày Thứ Ba, 07 Tháng Giêng, Đức Cha Rey phàn nàn rằng, tháng 12 năm 2023, khi bổ nhiệm một Giám Mục Phó cho Fréjus-Toulon, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích ngài không nên từ chức. Đức Cha Rey nói thêm rằng ngài không biết điều gì đã thay đổi từ đó cho đến nay, nhưng “đối mặt với những hiểu lầm, áp lực và tranh cãi gây hại cho sự hiệp nhất của Giáo hội, tiêu chuẩn phân định cuối cùng đối với tôi vẫn là sự vâng phục người kế nhiệm Thánh Phêrô”.
Giáo phận Fréjus-Toulon ở miền nam nước Pháp đã có thể phong chức phó tế chuyển tiếp cho sáu chủng sinh vào tháng trước sau khi tất cả các lễ phong chức trong giáo phận bị Vatican dừng lại vào tháng 6 năm 2022 sau chuyến viếng thăm huynh đệ của Đức Tổng Giám Mục (nay là Hồng Y) Jean-Marc Aveline của Marseille.
Lễ thụ phong linh mục cho sáu chủng sinh thuộc cộng đồng truyền giáo Lòng Thương Xót Chúa đã diễn ra tại Nhà thờ Collegiate Saint-Martin ở Lorgues vào ngày 1 tháng 12 năm 2024.
Trong thông báo trước lễ truyền chức, Đức Cha Touvet cho biết đây là “thành quả của cuộc đối thoại tin tưởng và hòa bình được duy trì với bề trên của cộng đồng Truyền giáo Lòng thương xót và Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm Touvet làm giám mục phó của Fréjus-Toulon vào tháng 11 năm 2023, giao cho ngài phụ trách quản lý kinh tế và bất động sản, cộng đồng tôn giáo và đào tạo các linh mục và chủng sinh.
Theo thông báo của Đức Cha Rey vào thời điểm đó, Vatican đã yêu cầu đình chỉ các lễ tấn phong trong Giáo phận Fréjus-Toulon vào mùa hè năm 2022 do “một số cơ quan của Rôma đặt ra những câu hỏi về việc tái cấu trúc chủng viện và chính sách chào đón mọi người đến giáo phận”.
Được biết đến với sự ủng hộ Thánh lễ La tinh truyền thống, Đức Cha Rey cũng đã phong chức linh mục cho các giáo sĩ giáo phận bằng cách sử dụng Sách Lễ Rôma năm 1962.
Sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành Traditionis Custodes, tự sắc năm 2021 hạn chế việc cử hành Thánh lễ theo hình thức ngoại thường của nghi lễ Rôma, Đức Cha Rey đã nêu bật mối quan ngại của một số linh mục và cộng đồng có mặt trong giáo phận của ngài, những người đã cử hành Thánh lễ theo nghi thức cũ.
Đức Cha Rey cho biết trong tuyên bố ngày 7 Tháng Giêng của mình, được đăng trên X, rằng “cũng giống như tôi luôn cố gắng đáp lại lời kêu gọi truyền giáo mới của Thánh Gioan Phaolô II, sau đó là lời khuyến khích của Đức Bênêđíctô XVI trong việc chào đón và hình thành ơn gọi linh mục, và cuối cùng là định hướng của Đức Phanxicô, trong trường hợp này, tôi đã đồng ý trao lại trách nhiệm mục vụ mà Đức Gioan Phaolô II đã giao phó cho tôi vào năm 2000.”
“Khi bước sang năm thứ 25 làm giám mục phục vụ Giáo phận Fréjus-Toulon, tôi tạ ơn Chúa vì những ơn lành và thành quả truyền giáo”, ngài nói thêm.
Đức Cha Rey tuyên bố ngài sẽ cử hành Thánh lễ Tạ ơn tại giáo phận vào ngày 1 tháng 2.
Pope accepts resignation of bishop investigated for ordinations with pre-Vatican II rite
https://www.catholicnewsagency.com/news/261427/pope-francis-accepts-early-resignation-of-french-bishop-scrutinized-for-ordinations-using-pre-vatican-ii-form
2. Tổng thống Biden tham dự buổi cầu nguyện cho các nạn nhân vụ tấn công khủng bố ở New Orleans do Tổng giáo phận tổ chức
Các nhà lãnh đạo Công Giáo và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm thứ Hai đã tham dự buổi cầu nguyện liên tôn tại New Orleans để cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố chết người tại thành phố này vào ngày đầu năm mới.
15 người đã thiệt mạng vào ngày 1 Tháng Giêng do một tài xế lái xe tải đâm vào đám đông người dự tiệc mừng năm mới trên phố Bourbon của thành phố. Các viên chức cho biết chiếc xe tải có gắn cờ của Nhà nước Hồi giáo. Tài xế sau đó đã bị giết trong một cuộc đấu súng với cảnh sát.
Tổng thống Biden là một trong những nhân vật quan trọng tham dự sự kiện tối Thứ Hai tại Nhà thờ St. Louis ở New Orleans. Tổng giám mục Gregory Aymond và Tổng giám mục danh dự Alfred Hughes chủ trì buổi lễ.
“Chúng ta biết cảm giác mất đi một phần tâm hồn là như thế nào,” Tổng thống Biden nói với gia đình các nạn nhân. “Sự tức giận, sự trống rỗng, hố đen dường như đang hút bạn vào lồng ngực, cảm giác mất mát, những câu hỏi về đức tin trong tâm hồn bạn.”
“Tôi hứa với các bạn, ngày đó sẽ đến,” Tổng thống Biden nói với họ, “... khi ký ức về người thân yêu của các bạn sẽ mang lại nụ cười trên môi trước khi rơi nước mắt.”
Tổng thống cho biết: “Tôi cầu nguyện rằng ngày đó sẽ đến sớm hơn dự kiến, nhưng nó sẽ đến, và khi nó đến, bạn có thể tìm thấy mục đích trong nỗi đau của mình”.
Tổng giám mục Aymond nói với những người tham dự rằng vụ tấn công “không chỉ là vết thương cho New Orleans. Đó là vết thương cho quốc gia chúng ta, cho thế giới chúng ta và cho cuộc tìm kiếm tự do của chúng ta.”
“Đối với những ai đã mất đi người thân yêu, chúng tôi không thể tưởng tượng được nỗi đau, cảm giác mất mát, những vết thương trong tim các bạn vẫn còn cho đến ngày hôm nay và sẽ còn mãi”, ngài nói.
“Nhưng chúng tôi có thể bảo đảm với bạn rằng Chúa sẽ ôm bạn vào lòng trong tình yêu thương giữa nỗi buồn của bạn, và giúp bạn lau khô nước mắt, vì bạn không làm điều đó một mình,” vị giám mục nói thêm.
Đại diện của cộng đồng Do Thái và Tin Lành cũng tham dự cùng với các nhà lãnh đạo của các tôn giáo khác trong khu vực, nhiều người trong số họ cũng đã cầu nguyện và suy ngẫm tại sự kiện này.
Tuần trước, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi lời chia buồn sau vụ tấn công, cầu nguyện cho linh hồn những người đã khuất cũng như cầu mong những người bị thương và đau buồn được chữa lành và an ủi.
“Khi bảo đảm với toàn thể cộng đồng về sự gần gũi về mặt tinh thần, Đức Thánh Cha phó thác linh hồn những người đã khuất cho lòng thương xót của Chúa toàn năng và cầu nguyện cho những người bị thương và đau buồn được chữa lành và an ủi”, Tòa thánh Vatican cho biết.
Biden Attends Prayer Service for New Orleans Terror Attack Victims Hosted By Archdiocese
https://www.ncregister.com/cna/biden-attends-prayer-service-for-new-orleans-terror-attack-victims-hosted-by-archdiocese
3. Tổng thống Biden sẽ gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào Tháng Giêng để thảo luận về ‘Hòa bình’
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã chấp nhận lời mời đến thăm Đức Thánh Cha Phanxicô và thảo luận về những nỗ lực thúc đẩy hòa bình, ông cho biết như trên khi tham dự buổi cầu nguyện cho các nạn nhân vụ tấn công khủng bố ở New Orleans do Tổng giáo phận tổ chức.
Tổng thống Biden, tổng thống Công Giáo thứ hai của đất nước, sẽ đến Rôma từ ngày 9 đến ngày 12 Tháng Giêng theo lời mời của Đức Thánh Cha Phanxicô. Buổi tiếp kiến của ông với Đức Thánh Cha Phanxicô được ấn định vào ngày 10 Tháng Giêng và sẽ tập trung vào các nỗ lực thúc đẩy hòa bình trên toàn thế giới.
Tổng thống Biden cũng sẽ gặp Tổng thống Ý, Sergio Mattarella, và Thủ tướng Ý Giorgia Meloni trong chuyến thăm của mình. Tòa Bạch Ốc lưu ý rằng Tổng thống Biden sẽ cảm ơn Meloni vì sự lãnh đạo của bà đối với G7 trong năm qua. Hội nghị thượng đỉnh G7 là cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo chính phủ từ Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Ý.
Các chuyến thăm nước ngoài vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ là rất hiếm. Chuyến thăm nước ngoài gần đây nhất vào tháng cuối nhiệm kỳ của một tổng thống là hơn 30 năm trước, khi tổng thống sắp mãn nhiệm George HW Bush đến Mạc Tư Khoa để ký một hiệp ước hạt nhân và Paris để đàm phán với tổng thống Pháp về cuộc chiến tranh Bosnia.
Tổng thống Biden đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô lần cuối vào tháng 6 năm nay, nơi hai người thảo luận về chính sách đối ngoại ở Israel, Gaza và Ukraine cũng như biến đổi khí hậu. Trong một buổi tiếp kiến riêng tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Apulia, Ý, hai nhà lãnh đạo “nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và một thỏa thuận về con tin” ở Gaza và nhu cầu “giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng”, theo Tòa Bạch Ốc.
Vào thời điểm đó, Tổng thống Biden cũng cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì những nỗ lực của Vatican trong việc giải quyết các vấn đề nhân đạo ở Ukraine và những nỗ lực của ngài trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Hai bên đã liên tục thảo luận về cuộc chiến tranh Israel-Hamas kể từ tháng 10 năm 2023, khi họ nói chuyện qua điện thoại về việc ngăn chặn leo thang và hướng tới hòa bình sau vụ tấn công khủng bố ngày 7 tháng 10 năm 2023, trong đó Hamas đã giết chết hơn 1.200 nam giới, phụ nữ và trẻ em.
Tổng thống Biden trước đó đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 10 năm 2021 trong khoảng 75 phút để thảo luận về đói nghèo, biến đổi khí hậu và các vấn đề khác. Đó là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của Tổng thống Biden với giáo hoàng với tư cách là tổng thống, nhưng hai nhà lãnh đạo cũng đã nói chuyện qua điện thoại ngay sau cuộc bầu cử tổng thống. Tổng thống Biden đã gặp Đức Thánh Cha Phanxicô ba lần trước khi trở thành tổng thống.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng chỉ trích Tổng thống Biden vì ông thúc đẩy phá thai hợp pháp với tư cách là người Công Giáo, gọi đó là “sự thiếu mạch lạc” trong một cuộc phỏng vấn năm 2022. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Hãy để Biden nói chuyện với linh mục của mình về sự thiếu mạch lạc đó.”
Đức Thánh Cha gần đây cũng đã kêu gọi chấm dứt sản xuất và sử dụng thuốc nổ chống cá nhân vào tháng 11, chỉ một tuần sau khi Tổng thống Biden chấp thuận cho Ukraine sử dụng mìn của Mỹ trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine.
Trong bốn năm qua của chính quyền Tổng thống Biden, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ liên tục bất đồng quan điểm với chính quyền Tổng thống Biden về các vấn đề liên quan đến phá thai và ý thức hệ giới tính.
Biden to Meet With Pope Francis in January to Discuss ‘Peace’
https://www.ncregister.com/cna/biden-to-meet-with-pope-francis-in-january-to-discuss-peace
4. Chuyến đi Vatican bị hủy của Tổng thống Biden làm nổi bật tính biểu tượng của nền ngoại giao chia tay
Lựa chọn cách chia tay của tổng thống thường mang tính biểu tượng hơn là bản chất — một nỗ lực cuối cùng để nhấn mạnh các ưu tiên và giúp định hình câu chuyện về di sản.
Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Ngài đưa ra lập trường trên trong bài phân tích nhan đề “Biden’s Scrapped Vatican Trip Highlights Symbolism of Farewell Diplomacy”, nghĩa là “Chuyến đi Vatican bị hủy của Tổng thống Biden làm nổi bật tính biểu tượng của nền ngoại giao chia tay” đăng trên tờ National Catholic Register ngày 11 tháng Giêng, 2025.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Thực vậy, các tổng thống bắt đầu nhiệm kỳ của mình với sự chú ý lớn đến những gì sẽ được thực hiện vào “Ngày đầu tiên” hoặc trong 100 ngày đầu tiên. Nhưng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của họ cũng kể một câu chuyện đáng chú ý.
“Lúc giao nhiệm” giữa cuộc bầu cử và lễ nhậm chức của tân tổng thống có thể là một thời điểm căng thẳng. Trong những thập niên gần đây, tổng thống mới thường thuộc một đảng khác với tổng thống đương nhiệm, nghĩa là tổng thống sắp mãn nhiệm đã bị rẫy bỏ một phần. Do đó, cách ông giải quyết vấn đề đó trong những tháng cuối nhiệm kỳ là một tín hiệu quan trọng.
Tổng thống Joe Biden quyết định thực hiện chuyến công du nước ngoài cuối cùng trong hai tuần cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống, đi Rôma để gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cuộc gặp được lên lịch vào thứ Sáu nhưng đã bị hủy vào tối thứ Tư do cháy rừng ở California và Tổng thống Biden quyết định ở nhà để tham gia việc ứng phó của liên bang.
Tuy nhiên, quyết định đến thăm Đức Giáo Hoàng là điều rất quan trọng. Lý do bề ngoài là để thảo luận về triển vọng hòa bình, nhưng việc một tổng thống lựa chọn việc và cách từ biệt chủ yếu có tính biểu tượng hơn là bản chất. Tổng thống Biden muốn nhấn mạnh điều gì khi quyết định gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô?
Hãy xem những người tiền nhiệm của Tổng thống Biden đã cẩn thận lựa chọn nơi họ đến trong những ngày cuối nhiệm kỳ như thế nào hoặc họ đã tiếp đón những ai.
Tổng thống Jimmy Carter, người đã an nghỉ vào tuần này ở tuổi 100, đã chào đón Thủ tướng Israel Menachem Begin đến Washington sau khi thua cuộc bầu cử năm 1980 trước Ronald Reagan, nhưng trước khi rời Tòa Bạch Ốc. Begin, cùng với Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat, đã ký Hiệp định Trại David, thành tựu ngoại giao vĩ đại nhất của chính quyền Carter. Chuyến thăm của ông giữa cuộc bầu cử và cuối nhiệm kỳ của Carter đã làm nổi bật điều đó.
Tổng thống Reagan đã có một bài phát biểu từ biệt khác biệt — và gần như độc nhất vô nhị. Ông đã giành được hai chiến thắng vang dội, và phó tổng thống của ông đã được bầu để kế nhiệm ông. Trong bầu không khí ăn mừng đó, Reagan đã chào đón đồng minh trung thành của mình, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, đến Washington để dự tiệc tối cấp nhà nước vào tháng 11 năm 1988. Cùng tháng đó, ông đã chào đón Thủ tướng Tây Đức Helmut Kohl, một lần nữa nhấn mạnh chính sách “hòa bình thông qua sức mạnh” của mình tại Âu Châu. Vào tháng 12, ông đã gặp nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tại New York, người mà ông đã ký kết các hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân mà ông đã đề xuất vào đầu nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Tổng thống George H.W. Bush, giống như Carter, là một tổng thống một nhiệm kỳ. Ông tiếp tục hoạt động ngoại giao của mình cho đến khi kết thúc, thực hiện một chuyến đi đến Ả Rập Xê Út, Somalia và Nga khi năm mới 1993 đến. Chuyến đi Saudi đã thu hút sự chú ý đến liên minh của Bush nhằm trục xuất Saddam Hussein khỏi Kuwait và bảo vệ vương quốc Saudi. Bush đã gửi quân đến Somalia, và tại Mạc Tư Khoa, ông đã ký một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân, hậu quả của việc ông chủ trì việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh.
Bush Cha đã mời Thủ tướng Canada Brian Mulroney đến Trại David trong vài ngày vào tuần cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống, một minh chứng cho tình bạn và công việc chung của họ về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ.
Vào thời điểm Tổng thống Bill Clinton kết thúc nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2000, cuộc họp thượng đỉnh APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu - Thái Bình Dương) thường niên diễn ra vào tháng 11 hàng năm, vì vậy hiện nay các tổng thống Hoa Kỳ có sự tham gia thông thường đó trong lịch trình sau bầu cử của họ. Clinton đã đến Brunei vào năm 2000; Tổng thống Biden đã đến Brazil vào tháng 11 năm ngoái.
Nhưng chuyến đi đặc trưng của thời kỳ giao nhiệm là chuyến thăm Ireland và Anh của Clinton, mong muốn nhấn mạnh công việc của ông đối với thỏa thuận Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1998 đã mang lại hòa bình cho Bắc Ireland.
Tổng thống George W. Bush đã thực hiện chuyến đi giao nhiệm đáng chú ý nhất, đến thăm hai vùng chiến sự. Ông đã đến thăm quân đội ở Iraq và Afghanistan khi ông chuẩn bị rời nhiệm sở sau hai nhiệm kỳ. Hậu quả của vụ 11 Tháng Chín và cuộc chiến chống khủng bố là những thách thức chính trong nhiệm kỳ của Bush, vì vậy vào tháng 12 năm 2008, ông đã đến thăm những người lính mà ông đã cử ra trận. Bush đã đưa ra lập luận cho các quyết định của mình trước tòa án lịch sử.
Kế nhiệm Bush, Tổng thống Barack Obama đã không sử dụng những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ thứ hai cho bất cứ chuyến công du mang tính biểu tượng hoặc quan trọng nào, và Tổng thống Ông Donald Trump đã rời nhiệm sở sau cuộc bầu cử năm 2020 trong những hoàn cảnh không thuận lợi cho ngoại giao đối ngoại, thông qua các chuyến công du nước ngoài hoặc tiếp đón khách trong nước.
Hiểu trong bối cảnh đó, Tổng thống Biden muốn chỉ ra điều gì với chuyến thăm đã lên kế hoạch của mình tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô?
Tổng thống Biden luôn bày tỏ lòng tự hào về đức tin Công Giáo của mình và là một trong số ít tổng thống trong lịch sử ưu tiên đi nhà thờ mỗi tuần — ngay cả khi đi công tác nước ngoài. Trong nhiều thập niên, Tổng thống Biden đã nằm trong số ít người Công Giáo cố gắng tuân thủ nghĩa vụ tham dự Thánh lễ vào Chúa Nhật.
Đồng thời, ông đã xung đột với các giáo sĩ Công Giáo về chính sách của mình đối với phá thai và ý thức hệ chuyển giới, những chủ đề mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rất nhiều. Với tư cách là tổng thống, Tổng thống Biden đã đưa cả quyền tiếp cận phá thai và các lệnh chuyển giới vào trọng tâm trong các chính sách của mình và chiến dịch tái tranh cử (bị hủy bỏ) của mình.
Khi đến thăm Đức Thánh Cha, Tổng thống Biden có thể muốn bảo vệ thành tích của chính mình với tư cách là một người Công Giáo trong chức vụ công trong hơn 50 năm — và để có được sự chấp thuận ngầm của Đức Giáo Hoàng cho cùng một điều. Mặc dù không có câu hỏi nào về việc Đức Thánh Cha hạ thấp giáo lý Công Giáo về phá thai hoặc các vấn đề chuyển giới, nhưng những bức ảnh ấm áp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Tổng thống Biden chụp chung sẽ được sử dụng để gửi một thông điệp thân thiện hơn.
Mong muốn có cuộc gặp gỡ thân thiện đó có thể xuất phát từ một mối quan tâm nào đó. Tổng thống Biden biết rõ rằng trong phẩm trật Công Giáo Hoa Kỳ, cũng như các bộ phận sôi động của Công Giáo Hoa Kỳ — hãy xem xét hội nghị SEEK tuần trước tại Utah, hoặc kỷ niệm 25 năm của Word on Fire năm nay — ông đã thua trong cuộc tranh luận về chính trị xã hội Công Giáo cấp tiến. Ngay cả trên mặt trận chính trị, cử tri Công Giáo — thường có phần thiên vị các ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ — đã bỏ phiếu với tỷ lệ lớn cho Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tháng 11 năm ngoái. Quyết định đến thăm Vatican có thể là nỗ lực của Tổng thống Biden nhằm kêu gọi thẩm quyền củng cố vị thế đang suy yếu của ông.
Việc Tổng thống Biden rời đi cũng đánh dấu một sự kết thúc cho cuộc tranh chấp kéo dài về các chính trị gia Công Giáo ủng hộ phá thai.
Việc Tổng thống Biden tham dự Thánh lễ một cách trung thành khác thường có nghĩa là cuộc xung đột giữa đức tin Công Giáo và chính trị của ông đã thu hút được nhiều sự chú ý hơn. Có rất nhiều chính trị gia Công Giáo ủng hộ phá thai khác nhưng — ngoại trừ Chủ tịch danh dự Nancy Pelosi — họ không được biết đến như những người thường xuyên tham dự Thánh lễ. Ví dụ, vấn đề về việc rước lễ không thực tế áp dụng cho những người không bao giờ tham dự Thánh lễ.
Thế hệ mà Tổng thống Biden thuộc về — Edward Kennedy nổi bật trong số họ, cùng với Pelosi — quan tâm đến những gì các nhà lãnh đạo Công Giáo nói về họ. Thế hệ sau họ phần lớn không làm như vậy.
Toàn bộ vấn đề đó sẽ giảm bớt dưới thời Tổng thống Tổng thống đắc cử Donald Trump, người không theo Công Giáo và hiếm khi đi nhà thờ. Phó tổng thống mới, JD Vance, là người mới gia nhập Công Giáo nhưng phần lớn đã theo sự thay đổi của Tổng thống đắc cử Donald Trump đi theo hướng ủng hộ quyền phá thai.
Chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ được coi là chuyến thăm tới một đồng minh. Họ thống nhất về chính sách nhập cư và biến đổi khí hậu và nói rộng hơn là về đường lối chính trị tiến bộ/tự do có nguồn gốc từ giáo lý xã hội Công Giáo, đặc biệt là về vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng.
Chuyến thăm cũng sẽ là một lực đẩy cho Đức Thánh Cha. Diễn ra vào ngày sau bài phát biểu “tình hình thế giới” của mình trước đoàn ngoại giao, Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ có uy tín của một tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm chọn ngài cho một cuộc gặp mặt cuối cùng.
Chính sách đối ngoại của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp phải những thất bại đáng kể — ở Nicaragua, Venezuela, Ukraine, Trung Quốc và Israel/Gaza. Ngay cả ở Âu Châu, lập trường nhập cư của Đức Thánh Cha cũng đã bị bác bỏ. Việc tiếp đón một tổng thống Mỹ thân thiện sẽ là một sự giải thoát đáng hoan nghênh khỏi tình trạng hỗn loạn trên mặt trận chính sách đối ngoại.
Tổng thống Biden, 82 tuổi, là người đàn ông lớn tuổi nhất từng giữ chức tổng thống. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, 88 tuổi, đã là người đàn ông lớn tuổi thứ tư từng giữ chức giáo hoàng. Sẽ có một chiều kích bản thân, không chỉ chuyên nghiệp, cho cuộc gặp gỡ — hai nhà lãnh đạo vào buổi tối của cuộc đời cùng nhau nhìn lại.
Nhưng như thường xảy ra trong các vấn đề của nhà nước, các biến cố— trong trường hợp này là các đám cháy rừng thiêu rụi Los Angeles — đã can thiệp.
Biden’s Scrapped Vatican Trip Highlights Symbolism of Farewell Diplomacy
https://www.ncregister.com/commentaries/de-souza-presidential-farewells
5. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật