Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:34 14/01/2012
“ĐÔ” NẶNG HƠN TÌNH CẢM
Trong giáo xứ có một vài người làm linh mục ở nước ngoài thì là chuyện đáng vui và hãnh diện, không có gì đáng nói.
Nhưng chuyện đáng nói là mỗi lần nếu linh mục ở Mỹ về thăm nhà, thì cha sở giáo xứ ấy trãi thảm đỏ ân cần mời ngài đến dâng lễ, đón tiếp từ ngoài vào trong rất long trọng; nhưng nếu linh mục từ xứ truyền giáo Taiwan về thăm nhà, thì ngài viện cớ là chính quyền khó dễ (và nhiều lý do khác) và không cho ngài dâng lễ trong giáo xứ của mình.
Cho nên có người nói: "Đúng là “đô” thì nặng hơn tình cảm."
-------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Trong giáo xứ có một vài người làm linh mục ở nước ngoài thì là chuyện đáng vui và hãnh diện, không có gì đáng nói.
Nhưng chuyện đáng nói là mỗi lần nếu linh mục ở Mỹ về thăm nhà, thì cha sở giáo xứ ấy trãi thảm đỏ ân cần mời ngài đến dâng lễ, đón tiếp từ ngoài vào trong rất long trọng; nhưng nếu linh mục từ xứ truyền giáo Taiwan về thăm nhà, thì ngài viện cớ là chính quyền khó dễ (và nhiều lý do khác) và không cho ngài dâng lễ trong giáo xứ của mình.
Cho nên có người nói: "Đúng là “đô” thì nặng hơn tình cảm."
-------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Chiên Thiên Chúa - Của Lễ Tình Yêu
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
21:22 14/01/2012
Con chiên đối với người Do Thái là cả một gia tài sự nghiệp và là cả một tình thân thiết. Người Do Thái là dân du mục, họ sống gắn bó với đàn chiên, đi từ cánh đồng này sang cánh đồng kia. Họ săn sóc đàn chiên vì đó là gia tài, là sản nghiệp của họ; niềm vui và cũng là hạnh phúc của họ nữa. Nhưng con chiên không chỉ là gia tài sản nghiệp. Con chiên đối với người Do Thái trong Cựu Ước còn là lễ vật. Họ dâng con chiên tế lễ Thiên Chúa, của lễ toàn thiêu, của lễ hiến tế, của lễ đền tội cũng được thi hành trên con chiên. Máu của chiên rảy trên dân để xin ơn tha tội. Máu của chiên bôi trên thành cửa đã làm nên một lễ vượt qua hùng tráng và sâu đậm ơn thánh của dân Do Thái. Từ đó, chiên trở thành hy tế, trở thành biểu hiện của sự sống. Bởi vì trong đêm vượt qua hùng tráng đó, nhà nào có máu chiên bôi trên thành cửa thì bình an vô sự, tất cả mọi người đều được sống. Còn nhà nào không có máu chiên bôi trên thành cửa thì Thiên thần đi ngang qua đất nước Ai Cập và giết chết các trưởng nam của Ai Cập. Ai Cập thuở đó, một bên là bóng đêm, là sự chết, còn một bên là niềm hy vọng, sự sống và ơn giải thoát.
Hôm nay, khi ông thấy Đức Giêsu đi ngang qua, chúng ta thấy Gioan là người đầu tiên đã dùng từ ngữ: “Đây là Chiên Thiên Chúa”chỉ về Đức Giêsu cho hai môn đệ của mình(Ga 1,36). Người Do Thái, khi tiếp cận với con chiên, họ đã cảm nghiệm được bao nhiêu ân huệ. Nhưng Gioan chỉ vào Đức Giêsu và giới thiệu với các tông đồ, “Đây là Chiên Thiên Chúa”, thì còn hàm ẩn cả một chương trình cứu độ. Và ngay lập tức, hai môn đệ của Gioan đã đến hỏi Chúa Giêsu, cũng với một lời thân thương, “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?”. Chúa Giêsu trả lời bằng thực tế: “Hãy đến mà xem”. Câu chuyện của Tin Mừng theo thánh Gioan hôm nay cho chúng ta thấy hai môn đệ khi đến “Xem” và “Ở lại” với Chúa Giêsu. Điều mà các ông cảm nghiệm một cách thấm thía nhất, chính là Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa. Vì thế, An rê đã về giới thiệu với anh mình, không những thế, chúng ta còn thấy các ngài là những môn đệ đầu tiên đi theo Đức Giêsu. Đức Giêsu không trả lời bằng lý thuyết, nhưng Ngài trả lời bằng thực hành, những điều mà các ông đã sống, đã ở lại, đã quan sát và đã cảm nhận.
Mỗi người Kitô hữu chúng ta khi tham dự Thánh lễ, khi thấy chủ tế giơ cao Mình Thánh Chúa và đọc: “Đây Chiên Thiên Chúa. Đây Đấng Xóa tội trần gian. Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”. Chúng ta nhớ tới hình ảnh của Gioan qua ngôn ngữ tiên tri trong sách Khải Huyền, đã cho chúng ta thấy tiệc Chiên Thiên Chúa, tiệc cưới Con Chiên long trọng như thế nào. Đó là hình ảnh của một Con Chiên đã chiến thắng. Nhưng Chiên Thiên Chúa mà Gioan Tẩy giả chỉ cho các môn đệ của mình hôm nay là một con chiên đã được tiên tri Isaia mô tả. Ngài là một con chiên chịu sát tế, “Như con chiên bị đem đi làm thịt, Ngài không kêu la, không thóa mạ”( Is 53,7). Chúng ta hình dung một Chiên Thiên Chúa là lễ vật hy sinh, lễ vật tình yêu và khi nhìn lên Thập Giá nơi Đức Giêsu tự hiến thành của lễ tình yêu , ta hiểu thế nào là Chiên Thiên Chúa mà Gioan Tẩy giả đã dùng danh từ đó để chỉ về Đức Giêsu. Ngài đã hiến tế cho Đức Chúa Cha và máu của Ngài đổ ra đã trao ban ơn cứu độ cho toàn thế giới. Bởi lẽ, nếu máu chiên bôi trên thành cửa ngày xưa còn cứu dân Do Thái thì huống chi hôm nay, máu của Chiên Thiên Chúa đổ ra trên Thập Giá lại không cứu chuộc muôn người sao?. Và chúng ta hiểu hơn nữa, khi Đức Giêsu nói với các môn đệ của mình: “Đây là Máu của Thầy, Máu của giao ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người được tha tội”.
Con Chiên Thiên Chúa mà Gioan chỉ cho các môn đệ hôm nay đưa chúng ta đến với của lễ tình yêu hiến tế của Đức Giêsu . Vậy khi chúng ta bước theo Con Chiên thì không có nghĩa chúng ta đi tìm sự vinh quang, đi tìm sự hưởng thụ mà cũng là tiếp theo những của lễ hy sinh có thể có được trong cuộc đời của mỗi người chúng ta. Ở đây, Chiên Thiên Chúa đã dâng mình cho Đức Chúa Cha và của lễ ấy đang được tiếp diễn trên bàn thờ mỗi ngày. Mỗi người chúng ta như giọt nước được pha vào rượu để trở nên Máu Chúa Kitô, đó là ý nghĩa tượng trưng của lễ nghi Phụng vụ, nhưng cũng là một tâm tình tha thiết mà Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta, dẫu cuộc đời của chúng ta như giọt nước vô vị, song nếu được kết hợp trong Máu Chúa Kitô thì dù có nhỏ bé đến mấy, dù hèn mọn đến mấy cũng sẽ trở nên tinh tuyền đẹp lòng Đức Chúa Cha. Vì vậy, người Kitô hữu tham dự thánh lễ hôm nay chính là đang đi theo Con Chiên như hai môn đệ đầu tiên của Gioan đã đến với Đức Giêsu. Chúng ta đã từng thấy Các Thánh Anh Hài được gọi đi theo Con Chiên, cho dẫu các hài nhi chưa biết nói, nhưng máu của các hài nhi vô tội đổ ra cũng là hòa trong máu của Con Chiên để đem lại sự sống mới, sự sống đời đời.
Ngày hôm nay chúng ta cũng được mời gọi để mỗi một ngày chúng ta dâng những hy sinh, dâng những của lễ. Và trước thềm năm mới, chúng ta cũng hãy dâng cả Năm Mới cho Chúa, để xin Chúa thánh hóa công ăn việc làm, thánh hóa mồ hôi nước mắt, thánh hóa những giọt máu như những hy sinh từng ngày, từng ngày để dâng lên Thiên Chúa Cha nhờ việc chúng ta kết hợp với Máu của Chiên Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô. Một lần nữa, chúng ta lại thấy Đức Giêsu nói với Phêrô “Simon, con sẽ được đổi tên là Kepha, nghĩa là đá”. Vì những ai đến với Ngài sẽ được trao ban một sứ mệnh mới. Như chúng ta hôm nay có một tên mới, tên là Kitô hữu. Câu chuyện về chị thánh Cecilia: Quan hỏi chị “Tên ngươi là gì?” Chị trả lời “Tên tôi là Cecilia, nhưng Kitô hữu mới là chính tên tôi”. Chúng ta hôm nay được mang một tên mới là “Kitô hữu”. Xin cho mỗi người chúng ta hãy sống xứng đáng với tên mới, xứng đáng với sứ mệnh mới này. Bởi vì giao ước mới, rượu mới phải được đổ vào bầu da mới.
Lạy Chúa Giêsu Kitô,
Năm Mới đang đến gần.
Không biết chúng con có được đổi mới hay không?
Không biết bầu da của chúng con có bị nứt hay không?
Vì nếu cứ mang bầu da cũ, rượu mới đổ vào sẽ hư mất.
Xin cho chúng con được canh tân và biến đổi
để Năm Mới nhắc chúng con giao ước mới và một cuộc sống mới,
mỗi người chúng con đi theo Con Chiên
và cùng với Con Chiên Thiên Chúa,
chúng con được trở nên hiến lễ của cuộc đời dâng lên Chúa Cha
trong của lễ vẹn sạch tinh tuyền, thánh thiện của Đức Giêsu Kitô
có phần bé nhỏ của chúng con.
Xin Chúa cho chúng con được nhờ của lễ thánh thiện tinh tuyền của Đức Kitô
mà được vào hưởng tiệc cưới Con Chiên
trên Nước Trời, trong sự sống đời đời. Amen.
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
Tin Giáo Hội Việt Nam
Họp mặt Ban Hành Giáo giáo phận Hưng Hóa đầu năm 2012
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
10:58 14/01/2012
1. Đức cha Gioan Maria Vũ Tất, Giám mục Giáo phận Hưng Hóa,
2. Cha Phêrô Phùng Văn Tôn, Tổng đại diện Giáo phận Hưng Hóa,
3. Cha Giuse Nguyện Ngọc Ngoạn, chủ tịch UBMV giáo dân,
4. Linh mục đoàn Giáo phận Hưng Hóa,
5. Ban chấp hành MVGD khóa IV nhiệm kỳ 2008-2012.
Được biết, hàng năm cứ vào ngày 25/01, đại biểu đại diện Ban hành giáo tập trung về Tòa Giám Mục để tổng kết và mừng lễ Quan Thầy thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại, nhưng năm nay lễ Quan Thầy đúng vào ngày Mồng Ba Tết Nguyên Đán nên Ban Mục Vụ đã chuyển vào ngày 11-12/01. Hiện nay, số thành viên Ban hành giáo vừa được bầu vào khoá V - nhiệm kỳ 2012-2016 có 2737 người.
Buổi họp mặt gồm những phần chính sau đây:
1. Báo cáo tổng kết mục vụ năm 2011
2. Mừng lễ Quan Thầy (thánh Phaolô Tông đồ trở lại)
3. Tết Đức cha Giáo phận
4. Bầu Ban chấp hành mục vụ giáo dân khóa V, nhiệm kỳ 2012-2016.
Ngày 12.01.2012
Mặc dù 14g00 mới làm việc, nhưng các thành viên Ban hành giáo đã đến từ rất sớm, nhất là những người ở vùng núi xa xôi như Lào Cai, Điện Biên, Sơn La. Các thành viên phải trải qua chặng đường cả 300 – 500 km đường đồi núi. Thật là một sự nhiệt tình đáng ghi nhận.
Đúng 14g00, Cha Giuse Nguyễn Ngọc Ngoạn, chủ tịch UBMV giáo dân, khai mạc hội nghị và xin ơn Chúa chúc phúc.
Ông Ga. B. Đinh Quang Toản, trưởng Ban MVGD Giáo phận Hưng Hóa, đọc bản báo cáo tổng kết công tác mục vụ Giáo phận năm 2011. Bản báo cáo này được tập hợp từ các giáo hạt gửi về. Đây là công việc hết sức công phu vì Giáo phận có 7 giáo hạt và mỗi giáo hạt lại cách xa nhau hàng 100km.
Nội dung báo cáo gồm 03 phần chính như sau:
1. Điểm tình hình chung
Xét về mặt địa lý, Hưng Hóa là một Giáo phận rộng nhất Việt Nam. Diện tích trên 54 ngàn km2 nằm trên địa bàn 10 tỉnh phía Tây Bắc Việt Nam. Số người theo Công giáo không nhiều, chỉ vào khoảng 230 ngàn người. Số người này không có nhiều điều kiện học hành và kinh tế lại rất khiêm tốn. Nhưng số người không theo Công giáo và người dân tộc thiểu số lại quá đông, trên 6 triệu người. Đây là một thách đố không nhỏ cho công cuộc truyền giáo của Giáo phận.
Tuy nhiên, Giáo phận Hưng Hóa cũng có nhiều điều thuận lợi như hàng giáo sĩ đoàn kết và nhiệt tình truyền giáo. Đội ngũ giáo lý viên hùng hậu (gần 3 ngàn GLV được đào tạo bài bản và rất năng động). Đội ngũ thừa tác viên và Ban hành giáo hang say cộng tác và thao thức với công việc mục vụ.
2. Kiểm điểm việc thực hiện phương hướng năm 2011 và nhìn lại tổng quát khoá IV - nhiệm kỳ 2008 – 2012
Khi còn làm Giám mục Hưng Hóa, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương đã chấp thuận cho UBMVGD đưa ra phương hướng hoạt động năm 2011. Phương hướng đó gồm những nội dung sau:
a. Sống chiều kích Giáo Hội Mầu Nhiệm
b. Sống chiều kích Giáo Hội Hiệp Thông
c. Sống chiều kích Giáo Hội Sứ Vụ.
Qua các con số thống kê và qua nét mặt vui tươi của các tham dự viên, cả 03 chiều kích này đã được mọi thành phần dân Chúa đón nhận và thực thi cách tích cực trong năm qua. Kết quả này như là một món quà dâng Chúa nhân dịp đầu xuân Nhâm Thìn, cũng như là một món quà biết ơn và chúc Tết người cha đã hơn 7 năm gắn bó với Giáo phận, Đức cha Antôn Vũ Huy Chương (nay là Giám mục Giáo phận Đà Lạt).
3. Dự thảo phương hướng năm 2012
Ban MVGD đưa ra 06 vấn đề cần thực hiện trong năm 2012 như sau:
a. Về Giáo lí đức tin
b. Về công tác phụng tự
c. Về công tác bác ái xã hội
d. Về công tác truyền giáo
e. Củng cố và thành lập các hội đoàn, nhất là thiết lập đoàn thiếu nhi Thánh Thể, giới trẻ và hội viên Caritas.
f. Về việc góp quỹ giáo xứ và Giáo phận
g. Kế hoạch huấn luyện Ban hành giáo.
Tiếp theo, các tham dự viên tham gia góp ý vào công việc MVGP trong năm qua cũng như bản báo cáo. Đức cha Gioan Vũ Tất cũng góp ý một vài vấn đề và giải đáp một số ý kiến. Hơn nữa, ngài đã triển khai cách kĩ lưỡng những phương hướng mục vụ cho năm 2012. Đây là việc cần thiết của một vị chủ chăn.
16g30, cha Phêrô Phùng Văn Tôn, Tổng đại diện, thay mặt mọi thành phần dân Chúa chúc mừng tuổi mới của Đức cha. Xin Chúa Xuân ban cho Đức cha những ơn cần thiết để Đức cha hướng dẫn Giáo phận đúng theo những gì Chúa muốn.
17g00, Giáo phận cho các thành viên tham dự hội nghị ăn Tết. Nói đến Tết ai cũng vui. Nói đến ăn Tết ai cũng mừng. Đúng như câu nói “Tết Nguyên Đán là ngày linh thiêng nhất đối với người Việt Nam”, “Ngày đầu xuân, bao người đi xa cũng về với gia đình, cũng về với ân tình”. Gia đình Giáo phận thật ấm cúng.
19g30 cùng ngày, Đức cha Gioan Maria chủ tế Thánh lễ thánh Phaolô Tông Đồ trở lại, Quan thầy Ban hành giáo Giáo phận. Cùng đồng tế với ngài còn có linh mục đoàn Giáo phận. Ngỏ lời đầu lễ, Đức cha nói: “Hôm nay chúng ta mừng lễ Thánh Phaolô Trở Lại, vị tông đồ dân ngoại, Quan Thầy của Ban hành giáo Giáo phận Hưng Hóa. Chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta cũng được lòng nhiệt thành truyền giáo như ngài. Chúng ta cũng noi gương thánh nhân về ba điểm: Tế lễ cho Thiên Chúa, nhiệt tình truyền giáo và hi sinh đời mình làm của lễ dâng cho Thiên Chúa”.
Giảng trong Thánh lễ, cha Piô Ngô Phúc Hậu, nhà truyền giáo nổi tiếng tại Việt Nam, chia sẻ về những thao thức truyền giáo của ngài. Cha nói: “Một điều cần suy nghĩ cách cẩn thận là tại sao Việt Nam có Đạo cả 500 năm nay mà vẫn chỉ có khoảng 7% người theo thôi. Lí do ở đâu ? Lí do cốt yếu ở việc chúng ta chỉ giữ Đạo mà không truyền Đạo. Chúng ta chưa đến với lương dân”.
Cha nói nhiều về kinh nghiệm truyền giáo cả những lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn. Chẳng hạn như di dân và chống đối Đạo cũng là cơ hội tốt để chúng ta mang Chúa đến với người khác. Chúng ta phải tận dụng bao nhiêu có thể những phương tiện hiện đại để giới thiệu Chúa cho muôn dân.
Ngày 12.01.2012
5g00 sáng các thành viên đều thức dậy để đọc kinh và dâng Thánh lễ. Đay là môi trường thuận lợi để tâm sự với Chúa và chia sẻ với nhau.
7g30 hội nghị được bắt đầu. Ban Mục Vụ Giáo Dân thông qua phương hướng mục vụ cho năm mới và bầu lại cơ cấu cho khóa V - nhiệm kỳ 2012 – 2016. Trong một thời gian khá khẩn trương, qua việc bỏ phiếu kín, hội nghị đã bầu ra được Ban chấp hành Mục Vụ Giáo Dân khóa V gồm:
1. Ông Giuse Hoàng Ngọc Ky (giáo xứ Hoàng Xá): Trưởng Ban
2. Ông Giuse Phan Minh Thuận (giáo xứ Đồng Đam): Phó Ban 1, kiêm thư kí
3. Ông Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Lợi (giáo xứ Vĩnh Lộc): Phó Ban 2, kiêm thủ quỹ
4. Ông Phaolô Phí Đình Hòa, Uỷ viên, đại diện Huynh đoàn giáo dân Đaminh
5. Ông Phêrô Kiều Văn Hoan, Ủy viên, đại diện Gia đình Khôi Bình
6. Ông Giuse Nguyễn Văn Thắng, đại diện Legio Mariae
7. Ông Ga. B. Đinh Quang Toản, chuyên viên.
Hai ngày họp mặt được kết thúc vào lúc 9g00 ngày 12/01/2012 trong niềm vui phấn khởi của ngày cuối năm âm lịch và đầu năm dương lịch. Những lời cầu chúc, những cái bắt tay làm cho tình cảm mặn nồng và sâu sắc. Tình thương nối tiếp tình thương. Giáo phận quả là một gia đình. Một kết thúc đẹp của gia đình Giáo phận trong năm cũ để đón chào năm mới.
Mừng đại thọ 108 tuổi nữ tu Maria Nguyễn thị Nga
Nt. Emmanuel Vũ Thị Hiên
11:51 14/01/2012
“Hồng ân nối tiếp hồng ân, mọi sự trong Chúa đều là hồng ân”
Tu Viện Xuân Hoà thuộc giáo phận Bắc Ninh sáng ngày 14 tháng 01 năm 2012 tràn ngập niềm vui cùng với những hạt mưa hồng ân hoà quyện vào bầu không khí ấm áp của dòng người đến với Tu Viện để gặp gỡ, để chia sẻ, để hiệp dâng thánh lễ mừng đại thọ cho người nữ tu cao tuổi nhất Việt Nam.
Xem hình ảnh
Hiệp dâng trong thánh lễ hôm nay có sự hiện diện của cha đại diện Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế, quý cha dòng Đaminh, cha dòng Donbosco, quý cha Toà Giám Mục, quý cha xứ;quý tu sĩ nam nữ, quý ông bà cố, quý phụ huynh của các chị em, quý thân nhân của Nữ Tu mừng Đại Thọ, quý khách xa gần; đặc biệt là đức cha giáo phận Cosma Hoàng Văn Đạt chủ sự thánh lễ.
Trong bài giảng đức cha đã dùng những câu Thánh Vịnh thật dí dỏm để diễn tả sự cao quý của người sống trong nhà Chúa lâu nhất.
“Một ngày tại khuôn viên thánh điện,
Quý hơn cả ngàn ngày” (Tv 84,11)
Vậy phải chăng người nữ tu mà hôm nay chúng ta mừng đại thọ 108 tuổi với 90 năm sống trong nhà Chúa đã có 90 ngàn tuổi.
Nhưng bên cạnh đó đức cha đã cho mọi người biết được điều quan trọng nhất là được “Thuộc về Chúa trọn vẹn”. Hình ảnh người nữ tu 108 tuổi một cách nào đó như là lời mời gọi chúng ta tin tưởng nếu chúng ta sống trọn vẹn với Chúa thì chúng ta cũng được hưởng sự sống đời đời.
“Già cỗi rồi vẫn sinh hoa kết quả,
Tràn đầy nhựa sống, cành lá xanh rờn” (Tv 92,15)
Đức cha dùng câu thánh vịnh trên để áp dụng với người nữ tu 108 tuổi thì thật là đúng; bởi lẽ 40 năm về phía trước, nữ tu gặp biết bao sóng gió, bao khó khăn thử thách, bao gian nan vất vả… mà vẫn kiên trì quảng đại hiến dâng cho Chúa để phục vụ tha nhân; đặc biệt trong những lúc thời thế loạn lạc, kẻ Bắc người Nam, nữ tu đã hy sinh tình nguyện ở lại giữ nhà và phục vụ các cụ già yếu không đi đâu được.
Nữ tu ở lại với ước vọng còn có các thế hệ tương lai kế thừa, và ước vọng đó đã hoá thành hiện thực.
Sáu mươi năm về đây đã có đàn em tiếp bước theo ngài và đang được hưởng gia tài cao quý không gì có thể đánh đổi được, đó là các Nữ Tu ĐaMinh Bắc Ninh hiện đã có 6 cộng đoàn rải rác trong giáo phận và đang phục vụ trong mọi lãnh vực với những nhu cầu cần thiết của giáo phận.
Sự hy sinh âm thầm cầu nguyện liên lỉ của nữ tu luôn mang lại hơi ấm và sức sống cho chị em Đaminh Bắc Ninh.
Hiện tại với tuổi 108 rồi mà nữ tu vẫn không ngừng ngơi nghỉ, mỗi một năm nữ tu vẫn ngồi bóc lạc cho cả cộng đoàn ăn(khoảng 3 tạ).
Chúa ơi! Chúa đã trồng cho chị em Đaminh chúng con một “ CÂY CỔ THỤ ĐẶC BIỆT”. Vì nhờ có “CÂY CỔ THỤ” rợp bóng che sương, phủ nắng để chúng con được sống bình an, nhiệt tâm phục vụ như ngày hôm nay. Xin Chúa chúc lành cho người nữ tu thân yêu của chúng ta trong những chuỗi ngày còn lại để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa.
Tu Viện Xuân Hoà thuộc giáo phận Bắc Ninh sáng ngày 14 tháng 01 năm 2012 tràn ngập niềm vui cùng với những hạt mưa hồng ân hoà quyện vào bầu không khí ấm áp của dòng người đến với Tu Viện để gặp gỡ, để chia sẻ, để hiệp dâng thánh lễ mừng đại thọ cho người nữ tu cao tuổi nhất Việt Nam.
Xem hình ảnh
Hiệp dâng trong thánh lễ hôm nay có sự hiện diện của cha đại diện Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế, quý cha dòng Đaminh, cha dòng Donbosco, quý cha Toà Giám Mục, quý cha xứ;quý tu sĩ nam nữ, quý ông bà cố, quý phụ huynh của các chị em, quý thân nhân của Nữ Tu mừng Đại Thọ, quý khách xa gần; đặc biệt là đức cha giáo phận Cosma Hoàng Văn Đạt chủ sự thánh lễ.
Trong bài giảng đức cha đã dùng những câu Thánh Vịnh thật dí dỏm để diễn tả sự cao quý của người sống trong nhà Chúa lâu nhất.
“Một ngày tại khuôn viên thánh điện,
Quý hơn cả ngàn ngày” (Tv 84,11)
Vậy phải chăng người nữ tu mà hôm nay chúng ta mừng đại thọ 108 tuổi với 90 năm sống trong nhà Chúa đã có 90 ngàn tuổi.
Nhưng bên cạnh đó đức cha đã cho mọi người biết được điều quan trọng nhất là được “Thuộc về Chúa trọn vẹn”. Hình ảnh người nữ tu 108 tuổi một cách nào đó như là lời mời gọi chúng ta tin tưởng nếu chúng ta sống trọn vẹn với Chúa thì chúng ta cũng được hưởng sự sống đời đời.
“Già cỗi rồi vẫn sinh hoa kết quả,
Tràn đầy nhựa sống, cành lá xanh rờn” (Tv 92,15)
Đức cha dùng câu thánh vịnh trên để áp dụng với người nữ tu 108 tuổi thì thật là đúng; bởi lẽ 40 năm về phía trước, nữ tu gặp biết bao sóng gió, bao khó khăn thử thách, bao gian nan vất vả… mà vẫn kiên trì quảng đại hiến dâng cho Chúa để phục vụ tha nhân; đặc biệt trong những lúc thời thế loạn lạc, kẻ Bắc người Nam, nữ tu đã hy sinh tình nguyện ở lại giữ nhà và phục vụ các cụ già yếu không đi đâu được.
Nữ tu ở lại với ước vọng còn có các thế hệ tương lai kế thừa, và ước vọng đó đã hoá thành hiện thực.
Sáu mươi năm về đây đã có đàn em tiếp bước theo ngài và đang được hưởng gia tài cao quý không gì có thể đánh đổi được, đó là các Nữ Tu ĐaMinh Bắc Ninh hiện đã có 6 cộng đoàn rải rác trong giáo phận và đang phục vụ trong mọi lãnh vực với những nhu cầu cần thiết của giáo phận.
Sự hy sinh âm thầm cầu nguyện liên lỉ của nữ tu luôn mang lại hơi ấm và sức sống cho chị em Đaminh Bắc Ninh.
Hiện tại với tuổi 108 rồi mà nữ tu vẫn không ngừng ngơi nghỉ, mỗi một năm nữ tu vẫn ngồi bóc lạc cho cả cộng đoàn ăn(khoảng 3 tạ).
Chúa ơi! Chúa đã trồng cho chị em Đaminh chúng con một “ CÂY CỔ THỤ ĐẶC BIỆT”. Vì nhờ có “CÂY CỔ THỤ” rợp bóng che sương, phủ nắng để chúng con được sống bình an, nhiệt tâm phục vụ như ngày hôm nay. Xin Chúa chúc lành cho người nữ tu thân yêu của chúng ta trong những chuỗi ngày còn lại để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư Chúc Tết Nhâm Thìn của Cha Bề Trên Tổng Quyền Dòng Chúa Cứu Thế
Fr. Michael Brehl, C.Ss.R
03:52 14/01/2012
Ngày 13/01/2012
Cha Vinh Sơn thân mến,
Tôi gửi đến cha lời chúc mừng Năm Mới cho tất cả anh em DCCT, các ân nhân, anh em cựu đệ tử DCCT, các cộng tác viên và hội đoàn, cũng như anh chị em giáo dân ở những nơi anh em thi hành sứ vụ.
Tôi cầu nguyện cho Năm Mới NHÂM THÌN sẽ là một năm an bình, hy vọng và vui tươi cho cha, cho Tỉnh Dòng anh em và cho những ai mà anh em được kêu gọi đến phục vụ họ.
Xin Chúa chúc lành và gìn giữ anh em luôn mãi!
Trong Chúa Cứu Thế,
Michael Brehl, C.Ss.R.
--------------------------------------
Kính thưa cha Giám Tỉnh, anh em tu sĩ DCCT, các bạn hữu và quý vị ân nhân,
Gửi đến anh chị em lời chào nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa Cứu Thế, Đấng là chủ thời gian và Thần khí của Người soi rọi vào mọi thời đại. Người là Chúa của chúng ta hôm qua, hôm nay và mãi đến muôn đời.
Anh chị em đang chuẩn bị đón Tết NHÂM THÌN, xin cho Năm Mới này mang đến cho anh chị em và mọi người thành tâm thiện chí ơn bình an, hy vọng và niềm vui. Cũng như mọi sự khởi đầu mới, Năm Mới Nhâm Thìn sẽ mang đến cho anh chị em cơ hội dừng lại và suy tư về sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa trong đời sống và xã hội của anh chị em. Đây là khoảnh khắc đặc biệt để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, và để cam kết làm cho đời mình được đầy Chúa Giêsu Kitô, Con Một Người và là Đấng Cứu Thế của chúng ta.
Đối với anh em DCCT và các anh em sinh viên, tôi nguyện xin Thiên Chúa ban cho anh em ơn can đảm và củng cố việc rao giảng Tin Mừng luôn mới mẻ! Noi gương thánh Clêmentê Hofbauer, xin Chúa Thánh Thần canh tân niềm hy vọng, con tim và cấu trúc của anh em để anh em chu toàn sứ mạng. Ước gì anh em luôn lớn lên trong sự hiệp thông với Đức Giêsu Kitô để Người có thể sống trong anh em và trong mỗi cộng đoàn của anh em.
Tôi nguyện xin Chúa chúc lành cho quý vị ân nhân. Chúng tôi luôn cầu nguyện cho quý vị mỗi ngày. Lòng quảng đại của quý vị nuôi dưỡng những người thợ tông đồ. Chính Thiên Chúa sẽ trả công bội hậu cho quý vị, vì quý vị đã nâng đỡ các thừa sai mà Người kêu gọi họ đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo. Nhờ lòng quảng đại của quý vị, quý vị thật sự chia sẻ sứ vụ với chúng tôi.
Xin Chúa chúc lành cho các anh em cựu Đệ tử, Tu sĩ, Tập sinh và dự tu. Anh em đã từng chia sẻ với chúng tôi đời sống tông đồ DCCT, anh em đã từng sống đặc sủng của nhà Dòng. Đừng quên rằng Thiên Chúa đã kêu gọi anh em sống ơn gọi của mình theo nhiều cách thức khác nhau, và nền đào tạo anh em đã nhận được từ DCCT là một quà tặng mà anh em chia sẻ với Hội Thánh.
Đối với các hội đoàn và cộng tác viên của DCCT, xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em cũng như anh chị em là sự chúc lành cho những người khác. Khi chia sẻ sứ vụ với các tu sĩ DCCT, anh chị em tiếp tục sứ vụ của Chúa Giêsu Cứu Thế, Đấng xung công những đóng góp của anh chị em vì Tin Mừng. Anh chị em là thành phần không thể thiếu của gia đình DCCT.
Nguyện xin phúc lành của Thiên Chúa tuôn đổ trên tất cả các thành viên trong các giáo xứ do anh em DCCT phụ trách. Xin Đức Maria Mẹ Hằng Cứu Giúp và Mẹ Giáo hội đồng hành với anh chị em trên hành trình đức tin trong suốt năm NHÂM THÌN, và trong suốt cuộc đời anh chị em.
Nhân danh toàn thể anh chị em DCCT trên khắp thế giới, tôi cầu chúc anh chị em một Năm Mới tràn đầy niềm vui và hy vọng! Nguyện xin phúc lành của Thiên Chúa Toàn năng là Cha, Con và Thánh Thần xuống trên anh chị em và ở lại với anh chị em luôn mãi. Xin Mẹ Maria chuyển cầu cho chúng ta. Xin Cha Thánh An Phong và các Thánh DCCT thôi thúc anh chị em.
Trong Chúa Cứu Thế,
Michael Brehl, C.Ss.R.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Học thuyết Kinh Mân Côi
Thomas Trần khắc Khoan
11:32 14/01/2012
HỌC THUYẾT KINH MÂN CÔI
(THE TEACHING OF THE HOLY ROSARY)
TỔNG HỘI ĐỨC MẸ MÂN CÔI
Đây là 1 đề tài hết sức mới mẻ, mà có lẽ chứng ta chưa bao giờ nghe đến, hoặc nói đến, ngay cả trong những bài giảng thuyết về Đức Mẹ, về chuỗi hạt Mân Côi. Có nhiều vị thánh nổi tiếng về lòng sùng kính Đức Mẹ Mân Côi, như Chân Phước Alan de la Roche, Thánh Louis Marie Grignion de Montfort. Các Ngài đã viết rất nhiều sách, đề cao kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi. Nhưng cũng chưa nói hết, hoặc đề ra 1 học thuyết uyên thâm về kinh Mân Côi. Tức là nói đến căn bản, lý thuyết, tại sao có kinh Mân Côi, và chuỗi hạt Mân Côi. Khi đã có 1 học thuyết căn bản cho Kinh Mân Côi rồi, thì người ta không còn lý do gì để bài bác, hoặc coi thường kinh Mân Côi nữa. Ngày nay, vẫn còn rất nhiều người coi thường chuỗi hạt Mân Côi. Họ cho đó chỉ là kinh nguyện bình thường, dành cho mấy ông bà già rảnh rỗi đọc, chờ ngày Chúa gọi về.. Còn thanh thiếu niên phải làm những việc khác quan trọng hơn. Ngay cả trong hàng giáo sĩ, cũng rất ít có vị, giảng giải về chuỗi Mân Côi, và khuyến khích giáo dân năng đọc kinh lần hạt Mân Côi, lấy lẽ là phải thực hiện nhiều công tác mục vụ khác quan trọng hơn.
Thực ra trên đời này, chẳng có gì quan trọng hơn Thánh Thể và chuỗi hạt Mân Côi cả. Thánh Louis Marie Grignion de Montfort đã nói : “Đời người công giáo chỉ có 2 vấn đề quan trọng nhất. Đó là: “Thánh Thể và Chuỗi Hạt Mân Côi”. Thế nhưng, cũng có nguời lại không chấp nhận lập luận này. Trong Giáo Hội còn biết bao nhiêu vần đế quan trọng khác. Nếu những ai đã học thần học, và nghiên cứu về “Cánh chung luận” của đạo công giáo, thì mới thấy cuộc đời này, chỉ là phù vân. Đời người chỉ là con đường đi đến mục đích cuối cùng: Sự Sống, Sự Chết, Thiên Đàng, Hoả Ngục. Giàu sang phú qúy ở đời này, rồi cũng sẽ tan biến như mây khói mà thôi! Khi hiện ra bất cứ ở đâu, với bất cứ ai. Đức Mẹ đều khuyên bảo các con hãy năng lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, vì chuỗi Mân Côi làm đẹp lòng Mẹ nhất” Đức Mẹ đã nói rõ như vậy, khẳng định dứt khoát như vậy, thì còn gì phải tranh cãi nữa. Nếu Đức Mẹ thấy không quan trọng , thì chẳng bao giờ Đức Mẹ khuyên bảo: các con hãy năng lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ. Ma qủy đã che lấp mắt nhiều người , không cho thấy những vấn đế quan trọng về chuỗi hạt Mân Côi, nên đã phát ngôn bừa bãi, làm gương xấu cho vợ chồng, con cái . Chúng tôi đã tiếp xúc với rất nhiều người đang gặp những sự đau khổ, khó khăn, mà không phương giải quyết, chỉ muốn tự vận, chết đi cho rồi, để được giải thoát! Nhưng chúng tôi đã yên ủi và kêu gọi “hãy gia nhập Hội Mân Côi”, lần hạt kính Đức Mẹ, thì sẽ được cứu, được mọi sự an bình. Quả đúng như vậy, chỉ sau 1 thời gian ngắn, anh chị thấy tâm hồn lắng dịu, và cảm thấy được hạnh phúc. Kinh nghiệm cho biết gia đình nào chểnh mảng việc đọc kinh Mân Côi, vịn cớ này cớ khác, thì thường gặp nhiều rắc rối trong gia đình, vợ chồng ly thân, ly dị, con cái hư hỏng bụi đời. Xứ đạo nào, cộng đoàn nào, mà giáo dân chểnh mảng việc đọc kinh Mân Côi, thì xứ đạo đó mất hết sự đoàn kết, chia rẽ trầm trọng. Đó là hậu qủa trước mắt.
Người ta chỉ nói đến “Học Thuyết Trinh Nữ Maria”. Trong đó có đề cập đến tất cả các vấn đề về Đức Mẹ. Mà không thấy nói đến “Học Thuyết kinh Mân Côi ”. Vậy tại sao lại có Học Thuyết kinh Mân Côi?
HỌC THUYẾT KINH MÂN CÔI gồm có 2 phần chính: Kinh Mân Côi và Chuỗi hạt Mân Côi.
- Kinh Mân Côi: bao gồm tất cả lịch sử về kinh Mân Côi - lịch sử chuỗi hạt Mân Côi - cách thức lần hạt Mân Côi - bởi đâu mà có kinh Mân Côi - ơn ích bởi kinh Mân Côi - các Tông Thư, Tông Sắc của các Đức Giáo Hòang về Kinh Mân Côi - lễ Đức Mẹ Mân Côi - chiến thắng Lepanto đời ĐGH Pio V.
- Chuỗi hạt Mân Côi: lịch sử chuỗi hạt Mân Côi – Cách thức lần chuỗi Mân Côi – Ơn ích bởi lần chuỗi Mân Côi – Ma qủy sợ chuỗi Mân Côi như thế nào - Chữa bệnh bằng chuỗi Mân Côi - Giải quyết các khó khăn trong đời sống bằng chuỗi Mân Côi.
- Đây là tất cả các vấn đề về “Học Thuyết kinh Mân Côi”, mà chúng tôi đã viết rất rõ ràng trong cuốn sách: KINH MÂN CÔI VÀ 100 TRUYỆN TÍCH CHUỖI HẠT MÂN CÔI.
- Trong 1 tác phẩm đặc biệt “ THE ROSARY, THE LITTLE SUMMA CỦA HỒNG Y J. FRANCIS STAFFOED”. Đức Hồng y đả ca ngợi đặc biệt kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi. Theo Ngài, thì đây là 1 Học Thuyết cao cả về kinh Mân Côi. Kinh Mân Côi không phải là 1 kinh nguyện bình thường nữa. Ngài đã dẫn chứng có rất nhiều vị Giáo Hoàng nổi tiếng, đã vinh danh kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi. Các Ngài với tư cách Đấng cầm đầu Hội Thánh, thay mặt ĐCG ở trần gian, đã vinh danh kinh Mân Côi, thì không còn lý do gì đề chống đối, phê bình, hoặc bất tuân phục.
- Từ trước đến nay, chưa có 1 Công Đồng nào của Hội Thánh , có 1 văn bản chính thức , đề cập đến vị trí của Đức Mẹ trong Giáo Hội, nếu có, chỉ là công nhận những Tín Điều về Đức Mẹ. Đặc biệt Công Đồng Vatican 2, đã đề ra Chương Vlll, đặc biệt nói về Đức Mẹ. Cuối cùng ĐGH Phaolo 6 đã tuyên bố 1 bản “Tuyên Ngôn” quan trọng, có giá trị gần như 1 Tín Điều. Đó là : “Đức Mẹ là Mẹ nhân loại, và là Mẹ Hội Thánh”. Khi đã công nhận Đức Mẹ là Mẹ nhân loại, và là Mẹ Hội Thánh rồi, thì còn chức trọng nào cao sang bằng! Do đó , diều mà làm đẹp lòng Đức Mẹ nhất, là chuỗi Mân Côi, Suy ra, chuỗi hạt Mân Côi quan trọng nhất, vì làm đẹp lòng Đức Mẹ nhất, mà Đức Mẹ là Đấng cao trọng nhất, chỉ sau Thiên Chúa Ba Ngôi. Đó là 1 chứng minh trong Học Thuyết Mân Côi.
- Từ xưa tới nay, cũng chưa có vấn đề nào quan trọng, mà các ĐGH đã phải tuyên bố đến 38 Tông Thư , Tông Sắc. Như vậy, chứng tỏ kinh Mân Côi hết sức quan trọng. Có quan trọng như thế nào, thi các ĐGH mới phải mất nhiều thì giờ, công sức, để tuyên bố 38 Tông Thư về Kinh Mân Côi . Để chứng minh việc đọc kinh Mân Côi rất quan trọng, chúng tôi không cần phải lý luận dài dòng gì cả. Chỉ dựa vào các Thông Điệp, Tông Thư, của các Đức Giáo Hoàng, cũng đủ nói lên sự quan trọng của chuỗi hạt Mân Côi và Hội Mân Côi như thế nào rồi. Kinh nghiệm cho biết : Bất cứ 1 tổ chức nào, bất cứ 1 công việc gì có liên quan đến phần rỗi linh hồn của người ta, đều có liên quan đến chuỗi hạt Mân Côi. Hằng ngày chúng tôi nhận được rất nhiều người gọi điện thọai, từ các nơi gửi về, không những ở Mỹ, ở Viêt Nam, và ở nhiều nơi trên thế giới, xin gia nhập Hội Mân Côi, xin cầu nguyện, vì gia đình đang gặp nhiều sự khó khăn… Chứng tỏ đã có rất nhiêu người bắt đầu tin tưởng vào chuỗi hạt Mân Côi kính Đức Me. Cũng chẳng cần phải chứng minh kinh Mân Côi cần thiết cho người công giáo, cho các bệnh nhân, cho những người đang gặp sự đau khổ, những người đang hấp hối trên giường bệnh như thế nào. Nguyên 1 việc khi Đức Mẹ hiện ra bất cứ ở đâu, với bất cứ ai. Đức Mẹ đều khuyên bảo: các con hãy năng lần chuỗi Mân Côi . Đức Mẹ không bao giờ nói gì khác, ngòai việc đế cập đến kinh Mân Côi. Ngay tại Fatima cũng vậy. Vào ngày 13/10/1917, đang khi dư luận xôn xao về việc Đức Mẹ hiện ra, thì Đức Mẹ cũng đã nói với Lucia: “Ta là Nữ Vương Mân Côi” Đức Mẹ xác nhận : Mẹ là “Nữ Vương Mân Côi”. Vậy thì ai có thể thay đổi được danh từ này. Hội Thánh cũng không bao giờ thay đổi danh từ “MÂN CÔI” . Vì đó chính là lời Đức Mẹ nói, chứng minh rõ ràng nhất. Hơn nữa, lại có thêm các chỉ thị của các Đức Giáo Hoang làm đầu cai trị Hội Thánh, đã xác nhận kinh Mân Côi rất quan trọng. Do đó, để chứng minh 1 lần cho đầy đủ, chúng tôi đã mất nhiều thì giờ sưu tầm các Tông Thư của các Đức Giáo Hoàng, để qúy vị làm tài liệu về sau.
- Bài “Học Thuyết kinh Mân Côi” này đươc coi như là “Phụ Bản” của cuốn sách “Kinh Mân Côi và 100 Truyện Tích chuỗi hạt Mân Côi.” Để chứng minh Kinh Mân Côi rất quan trọng, chúng tôi chỉ trích 1 số Tông Thư, Tông Sắc, của các ĐGH (teaching papal), để nói lên sự quan trọng của Kinh Mân Côi .
- Kinh Mân Côi, Hội Mân Côi, trực thuộc vào Hội Thánh. Do chính Đức Mẹ, và các Đức Giáo Hoàng thành lập, không phải do bất cứ 1 tổ chức nào khác. Có nhiều Hội đoàn trong Giáo Hội, nhưng có Hội Doàn do Hội Thánh thành lập. Cũng có Hội Đoàn do Giáo phận thành lập, bởi 1 lý do nào đó .
- Trong các Tông Thư của các ĐGH nói về kinh Mân Côi, thì rất nhiều. Có thể kể đến hơn 100 Tông Thư , Tông Sắc, Thông Điệp, Tài liệu. Nhưng chúng tôi chỉ đề cập đến 38 Tông Thư quan trọng nhất, đề làm chứng cho Kinh Mân Côi, và chuỗi hạt Mân Côi .
1-Tông Thư “Salvatoris Domini” của ĐGH PIO V , ký ngày 5/3/1572 ban ơn đại xá, toàn xá cho những ai gia nhập Hội Mân Côi, và năng lần chuỗi Mân Côi. Đặc biệt trong ngày lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi 7/10 hằng năm.
2-Tông Thư “ Consueverunt Romani Pontifices” của ĐGH PIO V, ký ngày 15/ 9/1569 xác định về hình thức và nội dung của kinh Mân Côi. Ngài đã đế cập đến những lý do đưa đến sự hiện hữu của Kinh Mân Côi, và vai trò quan trọng của Thánh Đaminh trong việc khởi xướng việc đạo đức tốt lành này.
3-Tông Thư “ Supremi Apostolatus” của ĐGH LEO Xlll, ký ngày 1/9/1883, kêu gọi toàn dân công giáo hãy siêng năng lần hạt Mân Côi , và gia nhập Hội Mân Côi . Vì chuỗi hạt Mân Côi là phương pháp cầu nguyện tốt đẹp nhất (the most excellent form of prayer) . ĐGH LEO Xlll, có lòng yêu mền Đức Mẹ đặc biệt, đã viết “ Mẹ được ca tụng như Đấng Cứu Giúp, như nguồn an ủi cho những ai đau khổ, Nữ Vương các Đạo Binh, Nữ Vương chiến thắng và Hoà Bình. Trong tất cả các tước hiệu, đặc biệt đáng được chú ý nhất, đó là tước hiệu: “ Nữ Vương Mân Côi”. 34 năm sau, vào ngày 13/10/1917, thì Đức Mẹ Fatima khi hiện ra với chị Lucia. Mẹ cũng đã xác nhận như Tông Thư của ĐGH Leo Xlll “ Mẹ là Nữ Vương Mân Côi”. Đây đúng là 1 phép lạ!
4- Tông Thư : “ Salutaris ille” ngày 24/12/1883 của ĐGH LEO Xlll, kêu gọi các nhà thờ giáo xứ, giáo phận, phải đọc kinh Mân Côi mỗi ngày. Ngài đã ra Sắc Lệnh thêm câu: “Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi” vào kinh cầu Đức Bà.
5- Tông Thư “ Superiore Anno” của ĐGH LEO Xlll, nói về nguyên tắc đọc kinh Mân Côi.
6-Tông Thư: “Quod Auctoritate” của ĐGH LEO Xlll, ban ơn toàn xá cho những ai đọc kinh Mân Côi.
7-Tông Thư “ Vi È Ben Noto” ngày 20/9/ 1887 của ĐGH LEO Xlll, gửi các giám mục Ý yêu cầu giáo dân tôn trọng ngày lễ Mân Côi trong tháng 10. Xin Trái Tim từ mẫu che chở Hội Thánh, và cho Tông Tòa được bền vững.
8- Tông Thư “ Quamquam Pluries” ngày 15/8/1889, của ĐGH LEO Xlll, kêu gọi toàn dân dâng hiến cho Đức Mẹ Mân Côi, nhất là trong tháng 10 là tháng đặc biệt dâng kính Mẹ Mân Côi.
9- Tông Thư “Octobri Mense” của ĐGH LEO Xlll, kêu gọi hãy luôn luôn chạy đến với Đức Mẹ Mân Côi, cầu nguyện bằng kinh Mân Côi kèm theo các việc hãm mình đền tội, thì sẽ đưa đến như phép lạ.
10- Tông Thư “ Magnae Dei Matris” ngày 7/9/1892, của ĐGH Leo Xlll, nói về sự thắng trận của Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, để chống lại bè rối Albigense đang phá hoại Giáo Hội. Ngài cũng ban rất nhiều ơn xá, đại xá cho những ai siêng năng đọc kinh Mân Côi
11- Tông Thư “ Laetitiae Sanctae” ngày 8/9/1893,của ĐGH LEO Xlll, nói về sự tận hiến cho Đức Mẹ Mân Côi. Và sức mạnh chữa lành bệnh cũng như phòng ngừa sự tái phát các bệnh tật đó.
12- Tông Thư “ Jucunda Semper” của ĐGH LEO Xlll, ký ngày 8/9/1894, nhấn mạnh đến 2 yếu tố căn bản của kinh Mân côi, là: khẩu nguyện , và tâm nguyện, nghĩa là vừa đọc kinh, vừa suy ngắm cuộc đời của Chúa Giêsu, Con cực thánh Mẹ. Và kinh Lạy Cha được đọc trong kinh Mân Côi, đã làm nên Thánh vịnh Thiên Thần. Ngài cũng mong mỏi chờ đợi tháng 10 sáp đến, để cho toan dân dâng hiến cho Đúc Trinh Nũ Mara.
13- Tông Thư “ Adjutricem Populi” của ĐGH LEO Xlll, ký ngày 5/9/1895, nhấn mạnh đén việc suy ngắm cuộc đời của Đức Chúa Giêsu, khi ta đọc kinh Mân Côi, tức là vừa đọc vừa suy ngắm cả cuộc đời ĐCJ.. Ngài kêu gọi giáo sĩ điạ phương hãy cùng các tin hữu họp nhau đoc kinh Man Côi
14- Tông Thư “ Fidentem Piumque” của ĐGH LEO Xlll, ký ngày 20/9/1896, nói: Hình thức lời kinh mà chúng ta nói đến, mang 1 tên đặc biệt “Mân Côi” để diễn tả mùi thơm của hoa Hồng, tượng trưng cho Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà chúng ta chào kính như hoa hồng huyền diệu.
15- Tông Thư “Augustissimae Virginis Mariae” của ĐGH LEO Xlll, ký ngày 12/9/1897, dựa trên Kinh Thánh, nền tảng vững chắc của đức tin, Ngài tuyên bố: Kinh Mân Côi có tính cách công cộng, và phổ quát, tương tự như kinh Thần Vụ, và được gọi là Thánh Vịnh của Đức Trinh Nữ Maria. Kinh Nguyện đạt được sự hiệu nghiệm lớn nhất khi đọc chung với nhau.
16- Tông Thư “ Diuturni Temporis” của ĐGH LEO Xlll, ban hành ngày 5/9/1898 cảm tạ Dức Mẹ, vì lòng cảm mến vô biên, Đức Mẹ đã ban tràn đầy ơn Chúa cho ĐGH, qua suốt thời gian trị vì lâu dài trên Ngôi Giáo Hoàng. Đồng thời, Ngài cũng đề cập đến 2 Kinh lạy Cha và Kinh Kính mừng là 2 Kinh căn bản cho chuỗi Mân Côi. Ở đây Ngài cũng tuyên bố: Kinh Mân Côi là thể thức cầu nguyện vững chắc nhất và hữu hiệu nhất. Nếu chúng ta cầu khấn cùng Đức Mẹ điều gì, bằng kinh Mân Côi, thì chắc chắn Đức Mẹ sẽ nhận lời chúng ta cầu xin.
17- Tông Thư “ Ubi Primum” ban hành ngày 2/10/1898 gửi cho Hội Mân Côi, ĐGH Leo Xlll đã nói: Ngài đã ban hành nhiều Thông Điệp về Kinh Mân Côi, khuyến khích tín hữu tôn sùng Kinh Mân Côi, hướng về người Mẹ cao cả ở nơi cộng cộng cũng như ở tư gia, và ghi danh gia nhập các Hội Mân Côi ở nơi mình đang sống. Đặc biệt Ngài ban tất cả ơn xá, đại xá, cho những ai gia nhập Hội Mân Côi, và nằng đọc kinh Mân Côi.
18- Tông Thư “ Parta Humano Generi” ngày 8/9/1901 của ĐGH LEO Xlll, nói về Đức Mẹ là Đấng quyền phép vô song, là kho mọi ơn Thiên Chúa. Ôi, còn sự ngọt ngào nào hơn đối với Đức Mẹ, khi ta đọc lời chào thiên thần: “Bà đầy ơn phúc”
19- Tông Thư “ Recurrens Mensis” ngày 7/10/1969 của ĐGH PHAOLO 6, khuyến khích giáo dân năng lần chuỗi Mân Côi. Kinh Mân Côi còn là hơi thở của các linh hồn. Người ta cần hơi thở, nếu không có hơi thở thì sẽ chết. Vậy nếu chúng ta không siêng năng đọc kinh Mân Côi, thì cũng như nguời thiếu hơi thở vậy.
20- Tông Thư “ Grata Recordatio” của ĐGH GIOAN XXlll, ban hành ngày 26/9/1959, gửi đến tất cả các Giám Mục trên thề giới, ca ngợi các Tông Thư của ĐGH LEO Xlll. Ngài khuyến khích giáo dân năng lần chuỗi Mân Côi, và cho Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện đẹp lòng Chúa và Đức Mẹ Maria nhất.
21- Thư Điệp: L,Ottobre” ngày 28/9/1960 của ĐGH Gioan XXlll gửi Đức Hồng Y Micara: khuyến khích giáo dân khi gặp sự khốn khó hãy chạy đến với Đức Mẹ Mân Côi, cầu khẩn cùng Mẹ. Ôi, sụ vui mừng hoan lạc của kinh Mân Côi. Ôi, sự bảo đảm và lắng nghe trong trần gian và quê trời vĩnh cửu mà kinh Mân Côi mang đến.
22- Thông Điệp “ Ingravescentibus malis” ngày 29/9/1837 của ĐGH PIO Xl , còn đi xa hơn nữa. Ngài gọi Kinh Mân Côi, là “Sách nguyện của Tân Ước” Trong đó gồm kinh Lạy Cha, và Kinh Kính Mừng. Trong các kinh nguyện công cộng, thì Kinh Mân Côi chiếm 1 chỗ đặc biệt và ngoại lệ. Kinh Mân Côi là 1 thể thức cầu nguyện tuyệt hảo. Sở dĩ Kinh Mân Côi cao trọng như vậy, là vì chính Đúc Mẹ đã đích thân truyền dạy cho tín hữu, khi Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức (nưóc Pháp)
23- Thông Điệp “ Philippinas insulas” của ĐGH PIO Xll ký ngày 31/7/1946 gửi Đức Tổng Giám Mục Manila, thì Kinh Mân Côi là những màu nhiệm của Mẹ Thiên Chúa đặt trước mắt chúng ta. Kinh Mân Côi là tổng hợp của toàn thể Phúc Âm. Hãy để kinh Mân Côi được tôn kính đặc biệt giữa các con. Và đặt dưới sự che chở của Đức Mẹ Mân Côi.
24- Tông Thư “ Novimus Libenter” của ĐGH Pio Xll ngày 11/7/1959, gửi cho cha Tổng Quyền dòng Đaminh: Kinh Mân Côi thánh mẫu, thật ra là 1 vòng hoa lạ lùng, kết dệt bằng lời chào thiên thần, xen lẫn với kinh Lạy Cha, là 1 phương thức cầu nguyện tuyệt hảo, và rất có hiệu qủa để đạt được đời sống vĩnh cửu.
25- Tông Thư “Il religioso convegno” ngày 29/9/1961 của ĐGH Gioan XXlll công bố trong dịp Đại Hội Tu Sĩ, cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Ngài nói: Kinh Mân Côi là kinh nguyện thánh mẫu. Ngài thiết tha kêu gọi mọi người hãy năng lần chuỗi Mân Côi để chiêm ngắm đời sống của Chúa Giêsu Kitô và Mẹ Maria. Ngài cũng kêu gọi mọi tín hữu hãy lấy tháng 10 là tháng Mân Côi đê tôn kính Đức Mẹ.
26- Tông thư “ Ocumenicum Consilium” ngày 28/4/1962, ĐGH Gioan XXlll Khuyên nhủ tín hữu hãy đọc kinh Mân Côi, cầu nguyện cho Công Đồng chung Vatican 2.
27- Tông Thư “ Christi Matri” ngày 15/9/1966, ĐGH Phaolo Vl long trọng tuyên bố: Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội ngày 21/11/1964, đã Khuyến khích giáo hữu hãy năng lần chuỗi Mân Côi. Và theo Ngài, Kinh Mân Côi là 1 kinh làm đẹp lòng Đức Mẹ nhất, là 1 phương thế hữu hiệu nhất, để đón nhận ơn trời, và thần lương nuôi dưỡng đức tin Kito hữu.
28- Tông Thư “ Marialis Cultus” của ĐGH Phaolo 6, đã nói: Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ đã đạt tới sự trọn vẹn, trong Hiến chế Lumen Gentium, là 1 kinh nguyện có gíá trị vô biên trong Hội Thánh.
29-Tông Thư “ Postquam, Deo monente,” ngày 12/4/1867, ĐGH Pio lX đã nói: Ước vọng của Thánh Đaminh là chấm dứt những sự sai lầm của bè rối Albigense. Ngài đã rao giảng Kinh Mân Côi như 1 sự che chở hiệu nghiệm của Đức Mẹ chống lại các bè rối. Năm 1875, Ngài nóí: Đức Mẹ đã trao ban kinh Mân Côi cho thánh Đaminh 1 cách hiển nhiên, để trợ giúp Ngài trong khi đang phải chống trả những sai lầm và các tội ác kỳ quái đang xảy ra trên thế gian này.
30- Thông Điệp “ Fausto appetente die” ngày 29/6/1912, ĐGH Benedicto XV đã dạy rằng: Trong khi bè rối Albigense nổi lên chống Giáo Hội và các tin lý căn bản của Giáo Hội. Chúng đã xúc phạm đến Đức Trinh Nữ, thì Thánh Đaminh đã tuyên khấn giũ 1 tình yêu con thảo với Đức Mẹ, chống trả tất cả những sai lầm của bè rối Albigense, bằng kinh Mân Côi. Kết qủa là bè rối này, không còn ai ủng hộ nữa, và đã bị tan rã, ngay bởi những ngưởi đã tích cực ủng hộ và theo bè rối này.
31- Tông Thư “ In Caetu soladium” ngày 29/10/1916, ĐGH Benedicto XV gửi thư cho cha Bề Trên Tổng Quyền dòng Đaminh: Chỉ bởi kinh Mân Côi , mà Giáo Hội đã quét sạch được các bè rối phá họai Hội Thánh.
32- Tông Thư “ Inclytam ac perillustrem” ngày 6/3/ 1934, ĐGH Pio Xl đã nói “ Thánh Đaminh đã dùng Kinh Mân Côi là vũ khí mạnh nhất, để đập tan những bè rối đang phá hoại Giáo Hội, và đem về bao nhiêu linh hồn lạc lõng trở về với Chúa với Đức Mẹ”
33- Tông Thư “ Ad Augendam” ngày 18/1/ 1785” ĐGH Clemente Xlll đã nói: Để ban phát những ơn lành trên Trời, chúng tôi khoan dung ban 1 ơn đạì xá cho những ai sốt sắng đọc kinh Mân Côi. Ơn đại xá này có thể được nhường lại cho các linh hồn.
34-TôngThư “ Ingruentium malorum” ngày 19/9/1951, ĐGH Pio Xll khuyến khích mọi thành phần trong Giáo Hội, hảy năng đọc kinh Mân Côi sốt sắng, nhất là trong tháng 10, mà Ngài còn nói: Kinh Mân Côi là 1 kinh nguyện tuyệt hảo có nguồn gốc từ trời cao.
35- Tông Thư “ Egregiis suis” ngày 3/12/ 1896, ĐGH Pio lX dạy rằng : việc tôn sùng Kinh Mân Côi, sẽ giúp người giáo hữu tẩy xoá được những sai lạc của thời đại, như vũ khí, như thanh gươm đánh tan được các bè rối.
36- Tông Thư “Ex iis quae ad nos” ngày 20/11/1883, gửi Bề Trên Tổng Quyền dòng Đa Minh . ĐGH Leo Xlll đã khẳng định rằng: Kinh Mân Côi được cha ông chúng ta hết sức giữ gìn, và bảo trì. Trên hết chúng tôi mong muốn rằng: không 1 giáo hữu nào bỏ bê sự đọc kinh Mân Côi cả. Ân huệ của Kinh Mân Côi đem lại cho chúng ta không thể nào kể ra cho hết được.
37- Tông Thư “ Rosarium Virginis Mariae” của ĐGH GIOAN PHAOLO 2, ban hành ngày 16/10/2002, khuyến khích giáo dân coi chuỗi Mân Côi như là phương pháp cứu rỗi chắc chắn nhất. Đồng thời Ngài thêm 5 sự Sáng vào chuỗi Mân Côi. Đây là 1 Tông Thư dài nhất trong các Tông Thư, nói lên rất nhiều vấn đề của chuỗi hạt Mân Côi.
38-Tông Thư: “ Benedicentes” ngày 27/1/1832, ĐGH Gregorio XVl tuyên bố: Hiệu lực của Kinh Mân Côi sẽ gia tăng mạnh, khi đọc chung. Ngài khuyến khích các giáo hữu hãy cùng nhau đọc kinh Mân Côi, để đem lại sự an bình cho gia đình, cho xã hội.
- Trên đây là 38 Tông Thư , Tông Sắc, Sứ Điệp, Điệp Thư, của các Đức Giáo Hoàng nổi tiềng về các văn kiện quan trọng của Hội Thánh nói về Kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi. Còn rất nhiều các văn kiên khác nữa, nói về Kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi. Nhưng thiết tưởng 38 Tông Thư này cũng đủ nói lên sự quan trọng của chuỗi hạt Mân Côi và Kinh Mân Côi.
- Thực ra trước đây, khi nghiên cứu tài liệu để viết cuốn Kinh Mân Côi và 100 truyện Tich chuỗi Mân Côi, chúng tôi chỉ tham khảo 1 số tài liệu , cũng chưa đủ nói lên hết khía cạnh quan trọng về chuỗi Mân Côi. Nhưng ngày nay Tổng Hội Mân Côi càng ngày càng phát triển lớn mạnh. Số người xin gia nhập Hội Mân Côi càng ngày càng nhiều, trí thức cũng có, bình dân cũng có. Những người công giáo Phi, Mễ, Mỹ, cũng xin gia nhập Tổng Hội Mân Côi rất nhiều. Cho nên chúng tôi nghĩ phải có 1 tài liệu hết sức vững chắc để lưu truyền về sau. Vì rất khó mà sưu tầm được các văn kiện qúy báu này của các Đức Giáo Hoàng.
- Mặc dù cũng còn thiếu sót, nhưng có thể nói là tương đối đầy đủ, để cống hiến qúy độc giả các nơi , để hiểu biết rõ ràng về sự quan trọng của Kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi. Mà từ trước đến nay đã có rất nhiều người coi thuờng Kinh Mân Côi.
- Là người công giáo thì chúng ta phải đọc kinh lần hạt Mân Côi hằng ngày, mà hiểu rõ hiểu thấu, thì còn rất hạn chế. Nhưng từ ngày phải cố gằng sưu tầm, đọc cho hết các Tông thư của các ĐGH nói gì, thì chúng tôi mới thấy rằng: Kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi, quả thực quá cao sang, tuyệt vời. Tôi không thể tưởng tượng được, kinh Mân côi quan trọng như thế nào, mà có tới bằng ấy các Đức Giáo Hoàng, để tâm nghiên cứu, và ca ngợi, quảng bá như vậy .
- Tại Fatima, chỉ có 6 lần Đức Mẹ hiện ra, mà cả 6 lần Đức Mẹ đều nói về chuỗi Mân Côi. Có ai xin khấn, thì Đức Mẹ đều bảo: các con hãy đọc kinh Mân Côi thì sẽ được khỏi bệnh. Xem thế đủ biết Đức Mẹ quan trọng chuỗi Mân Côi, và hằng khuyên bảo mọi người hãy năng đọc kinh Mân Côi.
- Suy ra, chúng tôi thấy rằng chị Lucia, trước khi qua đời, dã nói rất đúng: “Không có gì khó khăn trên đời này, mà không giải quyết được bằng chuỗi Mân Côi”.
- Vậy, muốn cho thề giới được hoà bình, giải trừ được các chế độ độc tài , thì phải áp đụng 1 phương pháp duy nhất, bất di bất dịch, là toàn dân công giáo phải hợp ý với nhau, cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi, thì sẽ đạt được kết qủa mong muốn.
- Kể cả hàng giáo sĩ, nam nữ tu sĩ, dù cao cấp đến đâu , mà không tỏ lòng kính mến Đức Mẹ Mân Côi, không siêng năng lần hạt chung, hay riêng, thì thường thường là thất bại trong mọi công việc. Không những thế, lại còn mang tiếng điều này điều khác nữa. Hãy xem gương Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolo 2, hằng ngày lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ, thì kết qủa như thế nào. Khi Ngài qua đời, đã có 4 triệu người tham gia lễ an táng, tại công trường và trên TV khắp hoàn cầu, để tang cho 1 vị “Giáo Hoàng Mân Côi”.
- Chế độ cộng sản Liên xô mạnh mẽ như vậy, mà sụp đổ chỉ trong 1 ngày. Đó không phải là do công của ai cả, mà chính là do những chuỗi hạt Mân Côi của nhũng người Chính Thống Giáo Nga, cầu nguyện đêm ngày, xin Đức Mẹ giải trừ chế độ công sản.
- Nếu chúng ta có thì giờ đọc hết nội dung của các Tông Thư này, thì chúng ta sẽ thấy không có 1 hội đoàn nào, 1 tổ chức nào, trong Hội Thánh Công giáo, quan trọng và cao siêu hơn Hội Mân Côi . Như vậy, các lý thuyết cao cả trong các Tông thư của các ĐGH trên đây, đều là những lý thuyết thần học căn bản, tuyệt vời, rất quan trọng để tìm hiểu Kinh Mân Côi. Đó là tất cả những chứng minh thần học cho “Học Thuyết Kinh Mân Côi.”
- Rồi đây, chúng ta ai cũng phải chết, kẻ chết trước, người chết sau, do già yếu, bệnh tật, tai nạn. Vậy muốn lập công đền tội ngay ở thế gian này, thì không gì bằng hãy gia nhập Hội Mân Côi, đơn sơ, nhẹ nhàng, mà lại được hưởng rất nhiều công phúc, khi còn sống, cũng như khi đã qua đời. Do đó, tất cả hội viên Mân Côi, phải có nhiệm vụ truyền bá kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi của Đức Mẹ, cho bà con, thân nhân trong gia đình, những người sống chung quanh chúng ta, dể họ được biết và gia nhập Hội Mân Côi.
- Xin kính dâng lên Đức Mẹ rất thánh Mân Côi, bài “Học Thuyết Kinh Mân Côi” này, để chứng minh cao cả cho Kinh Mân Côi của Đức Mẹ, và cho tất cả qúy ông bà anh chị nào, chưa hiểu thấu tường tận kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi, thì xin hãy chịu khó suy nghĩ, và đọc bài này, in ra, để truyền bá cho nhiều người hiểu thấu suốt về tràng chuỗi Mân Côi, để càng ngày càng mộ mền và qúy trọng chuỗi hạt Mân Côi của Đức Mẹ.
Los Angeles, ngày 01 tháng 01 năm 2012
Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa
(THE TEACHING OF THE HOLY ROSARY)
TỔNG HỘI ĐỨC MẸ MÂN CÔI
Đây là 1 đề tài hết sức mới mẻ, mà có lẽ chứng ta chưa bao giờ nghe đến, hoặc nói đến, ngay cả trong những bài giảng thuyết về Đức Mẹ, về chuỗi hạt Mân Côi. Có nhiều vị thánh nổi tiếng về lòng sùng kính Đức Mẹ Mân Côi, như Chân Phước Alan de la Roche, Thánh Louis Marie Grignion de Montfort. Các Ngài đã viết rất nhiều sách, đề cao kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi. Nhưng cũng chưa nói hết, hoặc đề ra 1 học thuyết uyên thâm về kinh Mân Côi. Tức là nói đến căn bản, lý thuyết, tại sao có kinh Mân Côi, và chuỗi hạt Mân Côi. Khi đã có 1 học thuyết căn bản cho Kinh Mân Côi rồi, thì người ta không còn lý do gì để bài bác, hoặc coi thường kinh Mân Côi nữa. Ngày nay, vẫn còn rất nhiều người coi thường chuỗi hạt Mân Côi. Họ cho đó chỉ là kinh nguyện bình thường, dành cho mấy ông bà già rảnh rỗi đọc, chờ ngày Chúa gọi về.. Còn thanh thiếu niên phải làm những việc khác quan trọng hơn. Ngay cả trong hàng giáo sĩ, cũng rất ít có vị, giảng giải về chuỗi Mân Côi, và khuyến khích giáo dân năng đọc kinh lần hạt Mân Côi, lấy lẽ là phải thực hiện nhiều công tác mục vụ khác quan trọng hơn.
Thực ra trên đời này, chẳng có gì quan trọng hơn Thánh Thể và chuỗi hạt Mân Côi cả. Thánh Louis Marie Grignion de Montfort đã nói : “Đời người công giáo chỉ có 2 vấn đề quan trọng nhất. Đó là: “Thánh Thể và Chuỗi Hạt Mân Côi”. Thế nhưng, cũng có nguời lại không chấp nhận lập luận này. Trong Giáo Hội còn biết bao nhiêu vần đế quan trọng khác. Nếu những ai đã học thần học, và nghiên cứu về “Cánh chung luận” của đạo công giáo, thì mới thấy cuộc đời này, chỉ là phù vân. Đời người chỉ là con đường đi đến mục đích cuối cùng: Sự Sống, Sự Chết, Thiên Đàng, Hoả Ngục. Giàu sang phú qúy ở đời này, rồi cũng sẽ tan biến như mây khói mà thôi! Khi hiện ra bất cứ ở đâu, với bất cứ ai. Đức Mẹ đều khuyên bảo các con hãy năng lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, vì chuỗi Mân Côi làm đẹp lòng Mẹ nhất” Đức Mẹ đã nói rõ như vậy, khẳng định dứt khoát như vậy, thì còn gì phải tranh cãi nữa. Nếu Đức Mẹ thấy không quan trọng , thì chẳng bao giờ Đức Mẹ khuyên bảo: các con hãy năng lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ. Ma qủy đã che lấp mắt nhiều người , không cho thấy những vấn đế quan trọng về chuỗi hạt Mân Côi, nên đã phát ngôn bừa bãi, làm gương xấu cho vợ chồng, con cái . Chúng tôi đã tiếp xúc với rất nhiều người đang gặp những sự đau khổ, khó khăn, mà không phương giải quyết, chỉ muốn tự vận, chết đi cho rồi, để được giải thoát! Nhưng chúng tôi đã yên ủi và kêu gọi “hãy gia nhập Hội Mân Côi”, lần hạt kính Đức Mẹ, thì sẽ được cứu, được mọi sự an bình. Quả đúng như vậy, chỉ sau 1 thời gian ngắn, anh chị thấy tâm hồn lắng dịu, và cảm thấy được hạnh phúc. Kinh nghiệm cho biết gia đình nào chểnh mảng việc đọc kinh Mân Côi, vịn cớ này cớ khác, thì thường gặp nhiều rắc rối trong gia đình, vợ chồng ly thân, ly dị, con cái hư hỏng bụi đời. Xứ đạo nào, cộng đoàn nào, mà giáo dân chểnh mảng việc đọc kinh Mân Côi, thì xứ đạo đó mất hết sự đoàn kết, chia rẽ trầm trọng. Đó là hậu qủa trước mắt.
Người ta chỉ nói đến “Học Thuyết Trinh Nữ Maria”. Trong đó có đề cập đến tất cả các vấn đề về Đức Mẹ. Mà không thấy nói đến “Học Thuyết kinh Mân Côi ”. Vậy tại sao lại có Học Thuyết kinh Mân Côi?
HỌC THUYẾT KINH MÂN CÔI gồm có 2 phần chính: Kinh Mân Côi và Chuỗi hạt Mân Côi.
- Kinh Mân Côi: bao gồm tất cả lịch sử về kinh Mân Côi - lịch sử chuỗi hạt Mân Côi - cách thức lần hạt Mân Côi - bởi đâu mà có kinh Mân Côi - ơn ích bởi kinh Mân Côi - các Tông Thư, Tông Sắc của các Đức Giáo Hòang về Kinh Mân Côi - lễ Đức Mẹ Mân Côi - chiến thắng Lepanto đời ĐGH Pio V.
- Chuỗi hạt Mân Côi: lịch sử chuỗi hạt Mân Côi – Cách thức lần chuỗi Mân Côi – Ơn ích bởi lần chuỗi Mân Côi – Ma qủy sợ chuỗi Mân Côi như thế nào - Chữa bệnh bằng chuỗi Mân Côi - Giải quyết các khó khăn trong đời sống bằng chuỗi Mân Côi.
- Đây là tất cả các vấn đề về “Học Thuyết kinh Mân Côi”, mà chúng tôi đã viết rất rõ ràng trong cuốn sách: KINH MÂN CÔI VÀ 100 TRUYỆN TÍCH CHUỖI HẠT MÂN CÔI.
- Trong 1 tác phẩm đặc biệt “ THE ROSARY, THE LITTLE SUMMA CỦA HỒNG Y J. FRANCIS STAFFOED”. Đức Hồng y đả ca ngợi đặc biệt kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi. Theo Ngài, thì đây là 1 Học Thuyết cao cả về kinh Mân Côi. Kinh Mân Côi không phải là 1 kinh nguyện bình thường nữa. Ngài đã dẫn chứng có rất nhiều vị Giáo Hoàng nổi tiếng, đã vinh danh kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi. Các Ngài với tư cách Đấng cầm đầu Hội Thánh, thay mặt ĐCG ở trần gian, đã vinh danh kinh Mân Côi, thì không còn lý do gì đề chống đối, phê bình, hoặc bất tuân phục.
- Từ trước đến nay, chưa có 1 Công Đồng nào của Hội Thánh , có 1 văn bản chính thức , đề cập đến vị trí của Đức Mẹ trong Giáo Hội, nếu có, chỉ là công nhận những Tín Điều về Đức Mẹ. Đặc biệt Công Đồng Vatican 2, đã đề ra Chương Vlll, đặc biệt nói về Đức Mẹ. Cuối cùng ĐGH Phaolo 6 đã tuyên bố 1 bản “Tuyên Ngôn” quan trọng, có giá trị gần như 1 Tín Điều. Đó là : “Đức Mẹ là Mẹ nhân loại, và là Mẹ Hội Thánh”. Khi đã công nhận Đức Mẹ là Mẹ nhân loại, và là Mẹ Hội Thánh rồi, thì còn chức trọng nào cao sang bằng! Do đó , diều mà làm đẹp lòng Đức Mẹ nhất, là chuỗi Mân Côi, Suy ra, chuỗi hạt Mân Côi quan trọng nhất, vì làm đẹp lòng Đức Mẹ nhất, mà Đức Mẹ là Đấng cao trọng nhất, chỉ sau Thiên Chúa Ba Ngôi. Đó là 1 chứng minh trong Học Thuyết Mân Côi.
- Từ xưa tới nay, cũng chưa có vấn đề nào quan trọng, mà các ĐGH đã phải tuyên bố đến 38 Tông Thư , Tông Sắc. Như vậy, chứng tỏ kinh Mân Côi hết sức quan trọng. Có quan trọng như thế nào, thi các ĐGH mới phải mất nhiều thì giờ, công sức, để tuyên bố 38 Tông Thư về Kinh Mân Côi . Để chứng minh việc đọc kinh Mân Côi rất quan trọng, chúng tôi không cần phải lý luận dài dòng gì cả. Chỉ dựa vào các Thông Điệp, Tông Thư, của các Đức Giáo Hoàng, cũng đủ nói lên sự quan trọng của chuỗi hạt Mân Côi và Hội Mân Côi như thế nào rồi. Kinh nghiệm cho biết : Bất cứ 1 tổ chức nào, bất cứ 1 công việc gì có liên quan đến phần rỗi linh hồn của người ta, đều có liên quan đến chuỗi hạt Mân Côi. Hằng ngày chúng tôi nhận được rất nhiều người gọi điện thọai, từ các nơi gửi về, không những ở Mỹ, ở Viêt Nam, và ở nhiều nơi trên thế giới, xin gia nhập Hội Mân Côi, xin cầu nguyện, vì gia đình đang gặp nhiều sự khó khăn… Chứng tỏ đã có rất nhiêu người bắt đầu tin tưởng vào chuỗi hạt Mân Côi kính Đức Me. Cũng chẳng cần phải chứng minh kinh Mân Côi cần thiết cho người công giáo, cho các bệnh nhân, cho những người đang gặp sự đau khổ, những người đang hấp hối trên giường bệnh như thế nào. Nguyên 1 việc khi Đức Mẹ hiện ra bất cứ ở đâu, với bất cứ ai. Đức Mẹ đều khuyên bảo: các con hãy năng lần chuỗi Mân Côi . Đức Mẹ không bao giờ nói gì khác, ngòai việc đế cập đến kinh Mân Côi. Ngay tại Fatima cũng vậy. Vào ngày 13/10/1917, đang khi dư luận xôn xao về việc Đức Mẹ hiện ra, thì Đức Mẹ cũng đã nói với Lucia: “Ta là Nữ Vương Mân Côi” Đức Mẹ xác nhận : Mẹ là “Nữ Vương Mân Côi”. Vậy thì ai có thể thay đổi được danh từ này. Hội Thánh cũng không bao giờ thay đổi danh từ “MÂN CÔI” . Vì đó chính là lời Đức Mẹ nói, chứng minh rõ ràng nhất. Hơn nữa, lại có thêm các chỉ thị của các Đức Giáo Hoang làm đầu cai trị Hội Thánh, đã xác nhận kinh Mân Côi rất quan trọng. Do đó, để chứng minh 1 lần cho đầy đủ, chúng tôi đã mất nhiều thì giờ sưu tầm các Tông Thư của các Đức Giáo Hoàng, để qúy vị làm tài liệu về sau.
- Bài “Học Thuyết kinh Mân Côi” này đươc coi như là “Phụ Bản” của cuốn sách “Kinh Mân Côi và 100 Truyện Tích chuỗi hạt Mân Côi.” Để chứng minh Kinh Mân Côi rất quan trọng, chúng tôi chỉ trích 1 số Tông Thư, Tông Sắc, của các ĐGH (teaching papal), để nói lên sự quan trọng của Kinh Mân Côi .
- Kinh Mân Côi, Hội Mân Côi, trực thuộc vào Hội Thánh. Do chính Đức Mẹ, và các Đức Giáo Hoàng thành lập, không phải do bất cứ 1 tổ chức nào khác. Có nhiều Hội đoàn trong Giáo Hội, nhưng có Hội Doàn do Hội Thánh thành lập. Cũng có Hội Đoàn do Giáo phận thành lập, bởi 1 lý do nào đó .
- Trong các Tông Thư của các ĐGH nói về kinh Mân Côi, thì rất nhiều. Có thể kể đến hơn 100 Tông Thư , Tông Sắc, Thông Điệp, Tài liệu. Nhưng chúng tôi chỉ đề cập đến 38 Tông Thư quan trọng nhất, đề làm chứng cho Kinh Mân Côi, và chuỗi hạt Mân Côi .
1-Tông Thư “Salvatoris Domini” của ĐGH PIO V , ký ngày 5/3/1572 ban ơn đại xá, toàn xá cho những ai gia nhập Hội Mân Côi, và năng lần chuỗi Mân Côi. Đặc biệt trong ngày lễ Kính Đức Mẹ Mân Côi 7/10 hằng năm.
2-Tông Thư “ Consueverunt Romani Pontifices” của ĐGH PIO V, ký ngày 15/ 9/1569 xác định về hình thức và nội dung của kinh Mân Côi. Ngài đã đế cập đến những lý do đưa đến sự hiện hữu của Kinh Mân Côi, và vai trò quan trọng của Thánh Đaminh trong việc khởi xướng việc đạo đức tốt lành này.
3-Tông Thư “ Supremi Apostolatus” của ĐGH LEO Xlll, ký ngày 1/9/1883, kêu gọi toàn dân công giáo hãy siêng năng lần hạt Mân Côi , và gia nhập Hội Mân Côi . Vì chuỗi hạt Mân Côi là phương pháp cầu nguyện tốt đẹp nhất (the most excellent form of prayer) . ĐGH LEO Xlll, có lòng yêu mền Đức Mẹ đặc biệt, đã viết “ Mẹ được ca tụng như Đấng Cứu Giúp, như nguồn an ủi cho những ai đau khổ, Nữ Vương các Đạo Binh, Nữ Vương chiến thắng và Hoà Bình. Trong tất cả các tước hiệu, đặc biệt đáng được chú ý nhất, đó là tước hiệu: “ Nữ Vương Mân Côi”. 34 năm sau, vào ngày 13/10/1917, thì Đức Mẹ Fatima khi hiện ra với chị Lucia. Mẹ cũng đã xác nhận như Tông Thư của ĐGH Leo Xlll “ Mẹ là Nữ Vương Mân Côi”. Đây đúng là 1 phép lạ!
4- Tông Thư : “ Salutaris ille” ngày 24/12/1883 của ĐGH LEO Xlll, kêu gọi các nhà thờ giáo xứ, giáo phận, phải đọc kinh Mân Côi mỗi ngày. Ngài đã ra Sắc Lệnh thêm câu: “Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi” vào kinh cầu Đức Bà.
5- Tông Thư “ Superiore Anno” của ĐGH LEO Xlll, nói về nguyên tắc đọc kinh Mân Côi.
6-Tông Thư: “Quod Auctoritate” của ĐGH LEO Xlll, ban ơn toàn xá cho những ai đọc kinh Mân Côi.
7-Tông Thư “ Vi È Ben Noto” ngày 20/9/ 1887 của ĐGH LEO Xlll, gửi các giám mục Ý yêu cầu giáo dân tôn trọng ngày lễ Mân Côi trong tháng 10. Xin Trái Tim từ mẫu che chở Hội Thánh, và cho Tông Tòa được bền vững.
8- Tông Thư “ Quamquam Pluries” ngày 15/8/1889, của ĐGH LEO Xlll, kêu gọi toàn dân dâng hiến cho Đức Mẹ Mân Côi, nhất là trong tháng 10 là tháng đặc biệt dâng kính Mẹ Mân Côi.
9- Tông Thư “Octobri Mense” của ĐGH LEO Xlll, kêu gọi hãy luôn luôn chạy đến với Đức Mẹ Mân Côi, cầu nguyện bằng kinh Mân Côi kèm theo các việc hãm mình đền tội, thì sẽ đưa đến như phép lạ.
10- Tông Thư “ Magnae Dei Matris” ngày 7/9/1892, của ĐGH Leo Xlll, nói về sự thắng trận của Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, để chống lại bè rối Albigense đang phá hoại Giáo Hội. Ngài cũng ban rất nhiều ơn xá, đại xá cho những ai siêng năng đọc kinh Mân Côi
11- Tông Thư “ Laetitiae Sanctae” ngày 8/9/1893,của ĐGH LEO Xlll, nói về sự tận hiến cho Đức Mẹ Mân Côi. Và sức mạnh chữa lành bệnh cũng như phòng ngừa sự tái phát các bệnh tật đó.
12- Tông Thư “ Jucunda Semper” của ĐGH LEO Xlll, ký ngày 8/9/1894, nhấn mạnh đến 2 yếu tố căn bản của kinh Mân côi, là: khẩu nguyện , và tâm nguyện, nghĩa là vừa đọc kinh, vừa suy ngắm cuộc đời của Chúa Giêsu, Con cực thánh Mẹ. Và kinh Lạy Cha được đọc trong kinh Mân Côi, đã làm nên Thánh vịnh Thiên Thần. Ngài cũng mong mỏi chờ đợi tháng 10 sáp đến, để cho toan dân dâng hiến cho Đúc Trinh Nũ Mara.
13- Tông Thư “ Adjutricem Populi” của ĐGH LEO Xlll, ký ngày 5/9/1895, nhấn mạnh đén việc suy ngắm cuộc đời của Đức Chúa Giêsu, khi ta đọc kinh Mân Côi, tức là vừa đọc vừa suy ngắm cả cuộc đời ĐCJ.. Ngài kêu gọi giáo sĩ điạ phương hãy cùng các tin hữu họp nhau đoc kinh Man Côi
14- Tông Thư “ Fidentem Piumque” của ĐGH LEO Xlll, ký ngày 20/9/1896, nói: Hình thức lời kinh mà chúng ta nói đến, mang 1 tên đặc biệt “Mân Côi” để diễn tả mùi thơm của hoa Hồng, tượng trưng cho Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà chúng ta chào kính như hoa hồng huyền diệu.
15- Tông Thư “Augustissimae Virginis Mariae” của ĐGH LEO Xlll, ký ngày 12/9/1897, dựa trên Kinh Thánh, nền tảng vững chắc của đức tin, Ngài tuyên bố: Kinh Mân Côi có tính cách công cộng, và phổ quát, tương tự như kinh Thần Vụ, và được gọi là Thánh Vịnh của Đức Trinh Nữ Maria. Kinh Nguyện đạt được sự hiệu nghiệm lớn nhất khi đọc chung với nhau.
16- Tông Thư “ Diuturni Temporis” của ĐGH LEO Xlll, ban hành ngày 5/9/1898 cảm tạ Dức Mẹ, vì lòng cảm mến vô biên, Đức Mẹ đã ban tràn đầy ơn Chúa cho ĐGH, qua suốt thời gian trị vì lâu dài trên Ngôi Giáo Hoàng. Đồng thời, Ngài cũng đề cập đến 2 Kinh lạy Cha và Kinh Kính mừng là 2 Kinh căn bản cho chuỗi Mân Côi. Ở đây Ngài cũng tuyên bố: Kinh Mân Côi là thể thức cầu nguyện vững chắc nhất và hữu hiệu nhất. Nếu chúng ta cầu khấn cùng Đức Mẹ điều gì, bằng kinh Mân Côi, thì chắc chắn Đức Mẹ sẽ nhận lời chúng ta cầu xin.
17- Tông Thư “ Ubi Primum” ban hành ngày 2/10/1898 gửi cho Hội Mân Côi, ĐGH Leo Xlll đã nói: Ngài đã ban hành nhiều Thông Điệp về Kinh Mân Côi, khuyến khích tín hữu tôn sùng Kinh Mân Côi, hướng về người Mẹ cao cả ở nơi cộng cộng cũng như ở tư gia, và ghi danh gia nhập các Hội Mân Côi ở nơi mình đang sống. Đặc biệt Ngài ban tất cả ơn xá, đại xá, cho những ai gia nhập Hội Mân Côi, và nằng đọc kinh Mân Côi.
18- Tông Thư “ Parta Humano Generi” ngày 8/9/1901 của ĐGH LEO Xlll, nói về Đức Mẹ là Đấng quyền phép vô song, là kho mọi ơn Thiên Chúa. Ôi, còn sự ngọt ngào nào hơn đối với Đức Mẹ, khi ta đọc lời chào thiên thần: “Bà đầy ơn phúc”
19- Tông Thư “ Recurrens Mensis” ngày 7/10/1969 của ĐGH PHAOLO 6, khuyến khích giáo dân năng lần chuỗi Mân Côi. Kinh Mân Côi còn là hơi thở của các linh hồn. Người ta cần hơi thở, nếu không có hơi thở thì sẽ chết. Vậy nếu chúng ta không siêng năng đọc kinh Mân Côi, thì cũng như nguời thiếu hơi thở vậy.
20- Tông Thư “ Grata Recordatio” của ĐGH GIOAN XXlll, ban hành ngày 26/9/1959, gửi đến tất cả các Giám Mục trên thề giới, ca ngợi các Tông Thư của ĐGH LEO Xlll. Ngài khuyến khích giáo dân năng lần chuỗi Mân Côi, và cho Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện đẹp lòng Chúa và Đức Mẹ Maria nhất.
21- Thư Điệp: L,Ottobre” ngày 28/9/1960 của ĐGH Gioan XXlll gửi Đức Hồng Y Micara: khuyến khích giáo dân khi gặp sự khốn khó hãy chạy đến với Đức Mẹ Mân Côi, cầu khẩn cùng Mẹ. Ôi, sụ vui mừng hoan lạc của kinh Mân Côi. Ôi, sự bảo đảm và lắng nghe trong trần gian và quê trời vĩnh cửu mà kinh Mân Côi mang đến.
22- Thông Điệp “ Ingravescentibus malis” ngày 29/9/1837 của ĐGH PIO Xl , còn đi xa hơn nữa. Ngài gọi Kinh Mân Côi, là “Sách nguyện của Tân Ước” Trong đó gồm kinh Lạy Cha, và Kinh Kính Mừng. Trong các kinh nguyện công cộng, thì Kinh Mân Côi chiếm 1 chỗ đặc biệt và ngoại lệ. Kinh Mân Côi là 1 thể thức cầu nguyện tuyệt hảo. Sở dĩ Kinh Mân Côi cao trọng như vậy, là vì chính Đúc Mẹ đã đích thân truyền dạy cho tín hữu, khi Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức (nưóc Pháp)
23- Thông Điệp “ Philippinas insulas” của ĐGH PIO Xll ký ngày 31/7/1946 gửi Đức Tổng Giám Mục Manila, thì Kinh Mân Côi là những màu nhiệm của Mẹ Thiên Chúa đặt trước mắt chúng ta. Kinh Mân Côi là tổng hợp của toàn thể Phúc Âm. Hãy để kinh Mân Côi được tôn kính đặc biệt giữa các con. Và đặt dưới sự che chở của Đức Mẹ Mân Côi.
24- Tông Thư “ Novimus Libenter” của ĐGH Pio Xll ngày 11/7/1959, gửi cho cha Tổng Quyền dòng Đaminh: Kinh Mân Côi thánh mẫu, thật ra là 1 vòng hoa lạ lùng, kết dệt bằng lời chào thiên thần, xen lẫn với kinh Lạy Cha, là 1 phương thức cầu nguyện tuyệt hảo, và rất có hiệu qủa để đạt được đời sống vĩnh cửu.
25- Tông Thư “Il religioso convegno” ngày 29/9/1961 của ĐGH Gioan XXlll công bố trong dịp Đại Hội Tu Sĩ, cầu nguyện cho hoà bình thế giới. Ngài nói: Kinh Mân Côi là kinh nguyện thánh mẫu. Ngài thiết tha kêu gọi mọi người hãy năng lần chuỗi Mân Côi để chiêm ngắm đời sống của Chúa Giêsu Kitô và Mẹ Maria. Ngài cũng kêu gọi mọi tín hữu hãy lấy tháng 10 là tháng Mân Côi đê tôn kính Đức Mẹ.
26- Tông thư “ Ocumenicum Consilium” ngày 28/4/1962, ĐGH Gioan XXlll Khuyên nhủ tín hữu hãy đọc kinh Mân Côi, cầu nguyện cho Công Đồng chung Vatican 2.
27- Tông Thư “ Christi Matri” ngày 15/9/1966, ĐGH Phaolo Vl long trọng tuyên bố: Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội ngày 21/11/1964, đã Khuyến khích giáo hữu hãy năng lần chuỗi Mân Côi. Và theo Ngài, Kinh Mân Côi là 1 kinh làm đẹp lòng Đức Mẹ nhất, là 1 phương thế hữu hiệu nhất, để đón nhận ơn trời, và thần lương nuôi dưỡng đức tin Kito hữu.
28- Tông Thư “ Marialis Cultus” của ĐGH Phaolo 6, đã nói: Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ đã đạt tới sự trọn vẹn, trong Hiến chế Lumen Gentium, là 1 kinh nguyện có gíá trị vô biên trong Hội Thánh.
29-Tông Thư “ Postquam, Deo monente,” ngày 12/4/1867, ĐGH Pio lX đã nói: Ước vọng của Thánh Đaminh là chấm dứt những sự sai lầm của bè rối Albigense. Ngài đã rao giảng Kinh Mân Côi như 1 sự che chở hiệu nghiệm của Đức Mẹ chống lại các bè rối. Năm 1875, Ngài nóí: Đức Mẹ đã trao ban kinh Mân Côi cho thánh Đaminh 1 cách hiển nhiên, để trợ giúp Ngài trong khi đang phải chống trả những sai lầm và các tội ác kỳ quái đang xảy ra trên thế gian này.
30- Thông Điệp “ Fausto appetente die” ngày 29/6/1912, ĐGH Benedicto XV đã dạy rằng: Trong khi bè rối Albigense nổi lên chống Giáo Hội và các tin lý căn bản của Giáo Hội. Chúng đã xúc phạm đến Đức Trinh Nữ, thì Thánh Đaminh đã tuyên khấn giũ 1 tình yêu con thảo với Đức Mẹ, chống trả tất cả những sai lầm của bè rối Albigense, bằng kinh Mân Côi. Kết qủa là bè rối này, không còn ai ủng hộ nữa, và đã bị tan rã, ngay bởi những ngưởi đã tích cực ủng hộ và theo bè rối này.
31- Tông Thư “ In Caetu soladium” ngày 29/10/1916, ĐGH Benedicto XV gửi thư cho cha Bề Trên Tổng Quyền dòng Đaminh: Chỉ bởi kinh Mân Côi , mà Giáo Hội đã quét sạch được các bè rối phá họai Hội Thánh.
32- Tông Thư “ Inclytam ac perillustrem” ngày 6/3/ 1934, ĐGH Pio Xl đã nói “ Thánh Đaminh đã dùng Kinh Mân Côi là vũ khí mạnh nhất, để đập tan những bè rối đang phá hoại Giáo Hội, và đem về bao nhiêu linh hồn lạc lõng trở về với Chúa với Đức Mẹ”
33- Tông Thư “ Ad Augendam” ngày 18/1/ 1785” ĐGH Clemente Xlll đã nói: Để ban phát những ơn lành trên Trời, chúng tôi khoan dung ban 1 ơn đạì xá cho những ai sốt sắng đọc kinh Mân Côi. Ơn đại xá này có thể được nhường lại cho các linh hồn.
34-TôngThư “ Ingruentium malorum” ngày 19/9/1951, ĐGH Pio Xll khuyến khích mọi thành phần trong Giáo Hội, hảy năng đọc kinh Mân Côi sốt sắng, nhất là trong tháng 10, mà Ngài còn nói: Kinh Mân Côi là 1 kinh nguyện tuyệt hảo có nguồn gốc từ trời cao.
35- Tông Thư “ Egregiis suis” ngày 3/12/ 1896, ĐGH Pio lX dạy rằng : việc tôn sùng Kinh Mân Côi, sẽ giúp người giáo hữu tẩy xoá được những sai lạc của thời đại, như vũ khí, như thanh gươm đánh tan được các bè rối.
36- Tông Thư “Ex iis quae ad nos” ngày 20/11/1883, gửi Bề Trên Tổng Quyền dòng Đa Minh . ĐGH Leo Xlll đã khẳng định rằng: Kinh Mân Côi được cha ông chúng ta hết sức giữ gìn, và bảo trì. Trên hết chúng tôi mong muốn rằng: không 1 giáo hữu nào bỏ bê sự đọc kinh Mân Côi cả. Ân huệ của Kinh Mân Côi đem lại cho chúng ta không thể nào kể ra cho hết được.
37- Tông Thư “ Rosarium Virginis Mariae” của ĐGH GIOAN PHAOLO 2, ban hành ngày 16/10/2002, khuyến khích giáo dân coi chuỗi Mân Côi như là phương pháp cứu rỗi chắc chắn nhất. Đồng thời Ngài thêm 5 sự Sáng vào chuỗi Mân Côi. Đây là 1 Tông Thư dài nhất trong các Tông Thư, nói lên rất nhiều vấn đề của chuỗi hạt Mân Côi.
38-Tông Thư: “ Benedicentes” ngày 27/1/1832, ĐGH Gregorio XVl tuyên bố: Hiệu lực của Kinh Mân Côi sẽ gia tăng mạnh, khi đọc chung. Ngài khuyến khích các giáo hữu hãy cùng nhau đọc kinh Mân Côi, để đem lại sự an bình cho gia đình, cho xã hội.
- Trên đây là 38 Tông Thư , Tông Sắc, Sứ Điệp, Điệp Thư, của các Đức Giáo Hoàng nổi tiềng về các văn kiện quan trọng của Hội Thánh nói về Kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi. Còn rất nhiều các văn kiên khác nữa, nói về Kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi. Nhưng thiết tưởng 38 Tông Thư này cũng đủ nói lên sự quan trọng của chuỗi hạt Mân Côi và Kinh Mân Côi.
- Thực ra trước đây, khi nghiên cứu tài liệu để viết cuốn Kinh Mân Côi và 100 truyện Tich chuỗi Mân Côi, chúng tôi chỉ tham khảo 1 số tài liệu , cũng chưa đủ nói lên hết khía cạnh quan trọng về chuỗi Mân Côi. Nhưng ngày nay Tổng Hội Mân Côi càng ngày càng phát triển lớn mạnh. Số người xin gia nhập Hội Mân Côi càng ngày càng nhiều, trí thức cũng có, bình dân cũng có. Những người công giáo Phi, Mễ, Mỹ, cũng xin gia nhập Tổng Hội Mân Côi rất nhiều. Cho nên chúng tôi nghĩ phải có 1 tài liệu hết sức vững chắc để lưu truyền về sau. Vì rất khó mà sưu tầm được các văn kiện qúy báu này của các Đức Giáo Hoàng.
- Mặc dù cũng còn thiếu sót, nhưng có thể nói là tương đối đầy đủ, để cống hiến qúy độc giả các nơi , để hiểu biết rõ ràng về sự quan trọng của Kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi. Mà từ trước đến nay đã có rất nhiều người coi thuờng Kinh Mân Côi.
- Là người công giáo thì chúng ta phải đọc kinh lần hạt Mân Côi hằng ngày, mà hiểu rõ hiểu thấu, thì còn rất hạn chế. Nhưng từ ngày phải cố gằng sưu tầm, đọc cho hết các Tông thư của các ĐGH nói gì, thì chúng tôi mới thấy rằng: Kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi, quả thực quá cao sang, tuyệt vời. Tôi không thể tưởng tượng được, kinh Mân côi quan trọng như thế nào, mà có tới bằng ấy các Đức Giáo Hoàng, để tâm nghiên cứu, và ca ngợi, quảng bá như vậy .
- Tại Fatima, chỉ có 6 lần Đức Mẹ hiện ra, mà cả 6 lần Đức Mẹ đều nói về chuỗi Mân Côi. Có ai xin khấn, thì Đức Mẹ đều bảo: các con hãy đọc kinh Mân Côi thì sẽ được khỏi bệnh. Xem thế đủ biết Đức Mẹ quan trọng chuỗi Mân Côi, và hằng khuyên bảo mọi người hãy năng đọc kinh Mân Côi.
- Suy ra, chúng tôi thấy rằng chị Lucia, trước khi qua đời, dã nói rất đúng: “Không có gì khó khăn trên đời này, mà không giải quyết được bằng chuỗi Mân Côi”.
- Vậy, muốn cho thề giới được hoà bình, giải trừ được các chế độ độc tài , thì phải áp đụng 1 phương pháp duy nhất, bất di bất dịch, là toàn dân công giáo phải hợp ý với nhau, cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi, thì sẽ đạt được kết qủa mong muốn.
- Kể cả hàng giáo sĩ, nam nữ tu sĩ, dù cao cấp đến đâu , mà không tỏ lòng kính mến Đức Mẹ Mân Côi, không siêng năng lần hạt chung, hay riêng, thì thường thường là thất bại trong mọi công việc. Không những thế, lại còn mang tiếng điều này điều khác nữa. Hãy xem gương Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolo 2, hằng ngày lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ, thì kết qủa như thế nào. Khi Ngài qua đời, đã có 4 triệu người tham gia lễ an táng, tại công trường và trên TV khắp hoàn cầu, để tang cho 1 vị “Giáo Hoàng Mân Côi”.
- Chế độ cộng sản Liên xô mạnh mẽ như vậy, mà sụp đổ chỉ trong 1 ngày. Đó không phải là do công của ai cả, mà chính là do những chuỗi hạt Mân Côi của nhũng người Chính Thống Giáo Nga, cầu nguyện đêm ngày, xin Đức Mẹ giải trừ chế độ công sản.
- Nếu chúng ta có thì giờ đọc hết nội dung của các Tông Thư này, thì chúng ta sẽ thấy không có 1 hội đoàn nào, 1 tổ chức nào, trong Hội Thánh Công giáo, quan trọng và cao siêu hơn Hội Mân Côi . Như vậy, các lý thuyết cao cả trong các Tông thư của các ĐGH trên đây, đều là những lý thuyết thần học căn bản, tuyệt vời, rất quan trọng để tìm hiểu Kinh Mân Côi. Đó là tất cả những chứng minh thần học cho “Học Thuyết Kinh Mân Côi.”
- Rồi đây, chúng ta ai cũng phải chết, kẻ chết trước, người chết sau, do già yếu, bệnh tật, tai nạn. Vậy muốn lập công đền tội ngay ở thế gian này, thì không gì bằng hãy gia nhập Hội Mân Côi, đơn sơ, nhẹ nhàng, mà lại được hưởng rất nhiều công phúc, khi còn sống, cũng như khi đã qua đời. Do đó, tất cả hội viên Mân Côi, phải có nhiệm vụ truyền bá kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi của Đức Mẹ, cho bà con, thân nhân trong gia đình, những người sống chung quanh chúng ta, dể họ được biết và gia nhập Hội Mân Côi.
- Xin kính dâng lên Đức Mẹ rất thánh Mân Côi, bài “Học Thuyết Kinh Mân Côi” này, để chứng minh cao cả cho Kinh Mân Côi của Đức Mẹ, và cho tất cả qúy ông bà anh chị nào, chưa hiểu thấu tường tận kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi, thì xin hãy chịu khó suy nghĩ, và đọc bài này, in ra, để truyền bá cho nhiều người hiểu thấu suốt về tràng chuỗi Mân Côi, để càng ngày càng mộ mền và qúy trọng chuỗi hạt Mân Côi của Đức Mẹ.
Los Angeles, ngày 01 tháng 01 năm 2012
Lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa
Thông Báo
Cáo phó: Linh mục Giuse Phan Thanh Hiền mới từ trần tại Trảng Bom, Xuân Lộc
Lm Gioan. B Phan Năng Hoè
12:50 14/01/2012
Trong niềm tin vào Chúa Kitô tử nạn và Phục Sinh
Chúng con xin trân trọng kính báo:
Linh mục Giuse Phan Thanh Hiền
Gốc Giáo phận Phát Diệm, nhập GP Đà Lạt, phục vụ tại New York
Sinh ngày 03.05.1935 tại Văn Hải, Kim Son, Ninh Bình
Đã được Chúa gọi về lúc 22g45 ngày 12.02.2012
tại Gx. Tâm An (Bàu Cá), Trảng Bom, Đồng Nai,
hưởng thọ 77 tuổi và 49 năm linh mục.
Linh cửu quàn tại Nhà Mục Vụ Giáo Xứ Tâm An
Vài hàng tiểu sử:
Năm 1946: học Trường Thử Trì Chính, TCV. Phúc Nhạc, ĐCV. Thượng Kiệm
Năm 1954: học ĐCV. Phát Diệm ở đường Chi Lăng, Gia Định
Năm 1955: học Đại Chủng Viện Lê Bảo Tịnh, Gia Ðịnh
Năm 1958: giúp xứ Thánh Mẫu, Bảo Lộc, Lâm Đồng
Năm 1959: học Đại Chủng Viện Thánh Giuse, Sàigòn
Năm 1963: chịu chức linh mục, nhập Gp. Đà Lạt
Năm 1964: giáo sư Tiểu Chủng Viện Simon Hòa, Đà Lạt
Năm 1968: du học tại Hoa Kỳ, phục vụ Gp. New York, giám đốc Trung tâm VACO
Năm 2006 đến nay: hưu tại Giáo Xứ Tâm An, Gp. Xuân Lộc
Thánh lễ an táng: 8g30 sáng thứ ba, ngày 17.01.2012
tại Nhà thờ Giáo Xứ Tâm An và an táng tại nghĩa trang Giáo Xứ Tâm An.
Kính xin quý Đức Cha, Quý Đức Ong, Quý Cha Quản hạt, Quý Cha thương hiệp dâng Thánh lễ an táng cầu nguyện cho cha cố Giuse.
Kính xin Quý Bề Trên, quý Tu Sĩ, Quý cộng đoàn hiệp thông cầu nguyện cho Cha Cố Giuse sớm hưởng nhan thánh Chúa.
Đồng kính báo:
Lm Gioan. B Phan Năng Hoè, Gx. Tâm An, Gp. Xuân Lộc
Lm Phêrô Phan Năng Hưởng, Gx. Tân Phú, Di Linh, Gp. Đà Lạt
Lm Philipphê Phan Năng Hân, Gp. New York
Văn Hóa
Thơ Xuân
Hai Tê Miệt Vườn
11:00 14/01/2012
Mai, Đào nở rộ trên cành,
Cùng muôn chim Én dệt thành Mùa Xuân.
Lòng người phấn khởi vui mừng,
Đồng thanh cất tiếng tưng bừng hoan ca.
Mọi người vui sống an hòa,
Ở trong tình mến của Cha nhân lành.
Cùng nhau tích cực đấu tranh,
Loại trừ thù hận, thực hành yêu thương.
Quyết tâm đi đúng con đường,
Giê-su Đức Chúa khai trương trên đời.
Khi Ngài xuống thế làm người,
Chung chia thân phận, cuộc đời phàm nhân.
Ngõ hầu cứu độ muôn dân,
Là cho tất cả chung phần vinh quang.
CHÚC XUÂN
Xuân về ta chúc cho nhau,
Mọi người vui sống, khổ đau chẳng còn.
Nghĩa tình giữ mãi sắt son,
Chính nhờ biết sống vuông tròn chữ “thương”.
Trở thành như một tấm gương,
Vừa trong, lại sáng con đường thiện chân.
Nhờ luôn chăm chỉ thực hành,
Bao điều thiện hảo tín thành thẳng ngay.
Giúp cho xã hội đổi thay,
Cuộc đời nhân thế đẹp hay mọi đàng.
Vũ hoàn tràn ngập bình an,
Xác hồn người thế đầy tràn thánh ân.
Cuối đời tất cả chung phần,
Vinh quang phúc lộc trong thành thiên cung.
XUÂN YÊU THƯƠNG
Người nghèo chẳng có Mùa Xuân,
Cuộc đời của họ gian truân ngập tràn.
Trí tâm đâu được bình an,
Dẫy đầy sầu muộn muôn vàn đắng cay.
Chúng ta nào hãy ra tay,
Chia cơm sẻ áo làm ngay điều lành.
Đây là cách thế thực hành,
Giới răn Bác ái chân thành vị tha.
Điều này làm đẹp ý Cha,
Khi ta biết sống sâu xa nghĩa tình.
Vậy là hai chữ Đệ Huynh,
Trở thành hiện thực bằng tình của Cha.
Ngày đêm vui sống trong nhà,
Bởi ta với họ đều là anh em.
HỌP MẶT NGÀY XUÂN
Ngày Xuân họp mặt gia đình,
Đây là cơ hội cho tình nở hoa.
Nghĩa tình giữa Mẹ và Cha,
Với cùng con cái đậm đà sắc hương.
Nơi đây chẳng có ghen tương,
Cũng không đố kỵ vấn vương buồn phiền.
Cùng nhau tiến bước đi lên,
Trên đường chân lý trung kiên làm lành.
Chung vai sát cánh góp phần,
Dựng xây gia thất ngàn lần đẹp xinh.
Chẳng ai còn sống cho mình,
Nhưng cho kẻ khác bằng tình Ba Ngôi.
Mọi người hoàn tất cuộc đời,
Bước vào cõi sống muôn đời vinh quang.
Xuân Nhm Thìn 2012