Phụng Vụ - Mục Vụ
Thư thứ 2 của Thánh Phê-rô Tông đồ
L.m. An-rê Đỗ xuân Quế o.p.
09:45 15/01/2010
THƯ THỨ HAI CỦA THÁNH PHÊ-RÔ TÔNG ĐỒ
1.Thể văn và thần học
Sau lời chào như thường lệ (1,1-2), tác giả nhắc lại đặc tính của ơn gọi Ki-tô hữu (1,3-11). Được thông hiệp bản tính Thiên Chúa (1,4), Ki-tô hữu phải nên thánh. Và muốn vậy, phải trung thành giữ lời các ngôn sứ và Tông đồ truyền dạy (1, 12-21). Quả thế, giáo lý Ki-tô giáo không dựa vào chuyện ngụ ngôn mà dựa vào lời chứng của các Tông đồ và ngôn sứ đã được Thần khí linh hứng (1,21). Rồi tác giả lên tiếng mạnh mẽ kết án các luật sĩ giả. Họ không thế nào trốn thoát được hình phạt. Sau đó, tác giả trở về với đế tài ở chương 1 và bàn về vấn đề vì sao Chúa lâu trở lại (3,3-13). Người là Đấng kiên nhẫn và ngày của người rồi đây sẽ tới (3,3). Bức thư kết thúc bằng lời kêu gọi đế phòng.
Thư này không có tính thứ tín bao nhiêu. Thư giống loại văn di chúc nhiều hơn. Đó là loại văn thông dụng trong truyền thống Do thái giáo thời bấy giờ. Tác giả mượn lời một nhân vật có thế giá dặn dò trước khi chết, để trình bày một số điểm giáo lý cho cộng đoàn. Tuy vậy, thư này cũng mang nhiều điều xác định mới mẻ về việc giải thích Kinh thánh, về ơn linh hứng cũng như về việc hình thành thư qui. Lời tiên tri trong Cựu Ước và lời giàng dạy của các Tông đồ mang một giá trị ngang nhau và là nền tảng vững vàng cho đức tin. Chẳng chỗ nào trong Tân Ươc thấy xác quyết rõ rệt như ở đây về tính linh hứng của Kinh thánh: “Nhất là anh em phải biết điều này là không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong sách thánh. Thật vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa.” ((1,20-21).
Rồi lần đầu tiên người ta được nghe nói về một bản sưu tập các thư Phao-lô (3,15-16). Dù sưu tập đó không gồm đủ các thư của thánh Phao-lô, nhưng cũng đươc coi như một phần của bộ Kinh thánh. Sau cùng, bức thư này có điểm hay là cho biết tại sao Chúa Ki-tô chậm đến lần thứ hai. Có người nói: “Đâu rồi lời Người hứa sẽ quang lâm. Vì từ ngày các bậc cha ông an nghỉ, mọi sự vẫn y nguyên như khi trời đất mới được tạo thành.” (3,4). Tác giả cực lực lên án những người thiếu lòng tin như thế, và cố gắng đưa ra một giải đáp về đại hồng thủy thời trước như một hình ảnh về ngày chung thẩm (3,1). Tác giả dùng hình ảnh và quan niệm của thời đại để mô tả ngày đó. Thế giới cũ sẽ bị thiêu hủy để nhường chỗ cho trời mới đất mới, nơi đức công chính ngự trị (3,10-15). Đối với Chúa, quan niệm về thời gian không có nghĩa gì cả, vì đối với Người một ngày cũng như ngàn năm và ngàn năm cũng như một ngày (3,8). Điều mà ta cho rằng Người chậm đến chẳng qua cũng là do Người yêu thương vì nhẫn nhục. Người muốn cho ai nấy có thời giờ để thay đổi đời sống. Vì thế, ngay từ bây giờ mỗi người hãy sống thánh thiện. Với giáo lý về cánh chung này, tác giả nhắc nhở cho ta một chiều kích quan trọng trong đời sống Ki-tô giáo.
2. Tác giả chỉ trích và viết thư này cho ai ?
Tác giả tố cáo phường vô đạo đã len lỏi vào trong Hội thánh (2,1) Họ là ai ? Họ là những người theo đạo nhưng đã bỏ đạo và hiện nay có thể làm hư hỏng cộng đoàn bằng cách tuyên truyền một thứ tự do giả dối (2,19). Họ sai lạc cả về thần học lẫn luân lý. Thật vậy, họ chối bỏ Chúa, Đấng đã cứu chuộc họ, vì họ coi khinh các thiên thần (2,10-11) và sống một cuộc đời phóng túng không biết chán (3,14).
Người ta nghĩ rằng đó là những người theo thuyết Ngộ đạo. Hạng người này tự phụ, cho mình có tầm hiểu biết hơn người và được hoàn toàn tự do. Họ chủ trương coi nhẹ thân xác và sống bê tha.
Thư này gửi cho những người hiểu biết Kinh thánh và các truyền thống khải huyền của Do thái. Nhiều lần tác giả ám chỉ những truyền thống này nhưng không trưng dẫn rõ rệt, như khi nói đến cac thần phạm tội, lụt đại hồng thủy, dân thành Sô-đô-ma và Gơ-mo-ra.
Trong 2,1-3,3 có những điểm tương đồng rõ rệt với thư Giu-đa và cả hai có những quan niệm rất giống nhau, nhiều khi còn dùng những từ ngữ như nhau và cùng theo đuổi một dòng tư tưởng nữa. Cả hai đều chống những luật sĩ giả hiệu.
Nếu cả hai thư đã không bắt nguồn từ một bản văn đã có trước thì phải công nhận thư 2 Pr tùy thuộc thư Giu-đa. Người ta có thể nhận thấy sự tùy thuộc này ở nhiều đoạn. Các đoạn song hành trong 2 Pr làm cho thư Giu-đa thêm sáng tỏ. Tuy vậy, vẫn có những điểm khác nhau như thư 2 Pr giải thích tại sao Chúa chậm trở lại trần gian, còn thư Giu-đa thì không đặt vấn đề này.
3. Tác giả là ai và viết thư này khi nào ?
Tác giả tự xưng là Si-mon Phê-rô (1,1) và nhắc lại biến cố hiển dung. Nhưng chính việc xưng danh này lại gây thắc mắc, tuy trong 1 Pr 3,1 người ta đã biết rõ tác giả là ai.:Thắc mắc ở chỗ có quá nhiều khác biệt về văn từ giữa hai thư, vì có đến 599 chữ khác nhau trong khi chỉ có 100 chữ giống nhau. Rồi hai thư lại đặt vấn đề khác nhau về cánh chung. Sự khác biệt ấy chứng tỏ phải có một thời gian cách quãng khá dài giữa hai thư. Như vậy, xem ra tác giả thuộc thế hệ Ki-tô hữu đầu tiên. Thư này có sau thư Giu-đa. Thế mà người ta vẫn cho rằng thư được viết trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ I.
Sau hết, điểm chỉ thời gian quan trọng nhất là thư này nói rằng đã có một thư qui Kinh thánh. Đã có một sưu tập các thư của thánh Phao-lô, cho dù không đầy đủ, nhưng đã được liệt kê vào số sách thánh như các sách của các Tông đồ và các ngôn sứ khác (3,15-16). Tuy nhiên, không nên lưu lại quá muộn việc soạn thảo một bức thư đầy truyền thống Do thái giáo như vậy. Vì thế, có thể đế nghị là thư đã được viết vào khoảng năm 125. Nhưng như vậy cũng đã là quá muộn để có thể bảo đó là tác phẩm trực tiếp của thánh Phê-rô.
Vậy thư có phải là của môn phái Phê-rô không ? Có thể môn phái này đã theo tư tưởng của thầy mình mà viết ra, làm như một di chúc tinh thần để khuyến khích người ta trung thành giữ vững đức tin. Về điểm này, tưởng cũng nên nhắc lại một truyền thống đã được sử gia Êu-xê-bi-ô ghi chép là thánh Mác-cô, người có thời cộng tác với thánh Phê-rô (x 1 Pr 5,19) cũng đã đến rao giảng Tin Mừng ở A-lê-xan-ri-a, thành phố đầu tiên công nhận thư thứ hai này là của thánh Phê-rô.
4. Thư được đưa vào thư qui
Cũng như sách Khải huyền, đây là thư gặp nhiều khó khăn nhất mới được nhận vào thư qui. Chính nhờ Hội thánh A-lê-xan-ri-a mà thư này dần dần được đưa vào các Hội thánh khác. Trong bản thư qui Muratori (trước năm 200), không có thư này. Thư được nhắc đến lần đầu tiên trong tác phẩm của giáo phụ O-ri-giên (185-254), nhưng chỉ nói là đang trong vòng bàn cãi. Sử gia Êu-xê-bi-o (+340) cũng liệt thư vào số chưa được quyết định, Chỉ mãi đến thế kỷ V, thư mới được đa số các Hội thánh công nhận. Riêng ở Xi-ri phải đợi đến mãi thế kỷ VI. Tuy nhiên, vào khoảng năm 200 đã thấy thư này trong một bản dịch Tân Ước bằng tiếng Ai cập và khoảng thế kỷ III, thư xuất hiện trong một bản chỉ thảo số 72.
Kết luận
Cuối cùng thì thư thứ hai này cũng được công nhận và đưa vào thư qui, sau nhiều cuộc tranh luận và bàn cãi. Và như vậy, thư có giá trị linh hứng để giáo dục đức tin và hướng dẫn đạo lý cho các tìn hữu.
(Viết dựa theo TOB ấn bản 1994 trang 2983-2985)
1.Thể văn và thần học
Sau lời chào như thường lệ (1,1-2), tác giả nhắc lại đặc tính của ơn gọi Ki-tô hữu (1,3-11). Được thông hiệp bản tính Thiên Chúa (1,4), Ki-tô hữu phải nên thánh. Và muốn vậy, phải trung thành giữ lời các ngôn sứ và Tông đồ truyền dạy (1, 12-21). Quả thế, giáo lý Ki-tô giáo không dựa vào chuyện ngụ ngôn mà dựa vào lời chứng của các Tông đồ và ngôn sứ đã được Thần khí linh hứng (1,21). Rồi tác giả lên tiếng mạnh mẽ kết án các luật sĩ giả. Họ không thế nào trốn thoát được hình phạt. Sau đó, tác giả trở về với đế tài ở chương 1 và bàn về vấn đề vì sao Chúa lâu trở lại (3,3-13). Người là Đấng kiên nhẫn và ngày của người rồi đây sẽ tới (3,3). Bức thư kết thúc bằng lời kêu gọi đế phòng.
Thư này không có tính thứ tín bao nhiêu. Thư giống loại văn di chúc nhiều hơn. Đó là loại văn thông dụng trong truyền thống Do thái giáo thời bấy giờ. Tác giả mượn lời một nhân vật có thế giá dặn dò trước khi chết, để trình bày một số điểm giáo lý cho cộng đoàn. Tuy vậy, thư này cũng mang nhiều điều xác định mới mẻ về việc giải thích Kinh thánh, về ơn linh hứng cũng như về việc hình thành thư qui. Lời tiên tri trong Cựu Ước và lời giàng dạy của các Tông đồ mang một giá trị ngang nhau và là nền tảng vững vàng cho đức tin. Chẳng chỗ nào trong Tân Ươc thấy xác quyết rõ rệt như ở đây về tính linh hứng của Kinh thánh: “Nhất là anh em phải biết điều này là không ai được tự tiện giải thích một lời ngôn sứ nào trong sách thánh. Thật vậy, lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người đã nói theo lệnh của Thiên Chúa.” ((1,20-21).
Rồi lần đầu tiên người ta được nghe nói về một bản sưu tập các thư Phao-lô (3,15-16). Dù sưu tập đó không gồm đủ các thư của thánh Phao-lô, nhưng cũng đươc coi như một phần của bộ Kinh thánh. Sau cùng, bức thư này có điểm hay là cho biết tại sao Chúa Ki-tô chậm đến lần thứ hai. Có người nói: “Đâu rồi lời Người hứa sẽ quang lâm. Vì từ ngày các bậc cha ông an nghỉ, mọi sự vẫn y nguyên như khi trời đất mới được tạo thành.” (3,4). Tác giả cực lực lên án những người thiếu lòng tin như thế, và cố gắng đưa ra một giải đáp về đại hồng thủy thời trước như một hình ảnh về ngày chung thẩm (3,1). Tác giả dùng hình ảnh và quan niệm của thời đại để mô tả ngày đó. Thế giới cũ sẽ bị thiêu hủy để nhường chỗ cho trời mới đất mới, nơi đức công chính ngự trị (3,10-15). Đối với Chúa, quan niệm về thời gian không có nghĩa gì cả, vì đối với Người một ngày cũng như ngàn năm và ngàn năm cũng như một ngày (3,8). Điều mà ta cho rằng Người chậm đến chẳng qua cũng là do Người yêu thương vì nhẫn nhục. Người muốn cho ai nấy có thời giờ để thay đổi đời sống. Vì thế, ngay từ bây giờ mỗi người hãy sống thánh thiện. Với giáo lý về cánh chung này, tác giả nhắc nhở cho ta một chiều kích quan trọng trong đời sống Ki-tô giáo.
2. Tác giả chỉ trích và viết thư này cho ai ?
Tác giả tố cáo phường vô đạo đã len lỏi vào trong Hội thánh (2,1) Họ là ai ? Họ là những người theo đạo nhưng đã bỏ đạo và hiện nay có thể làm hư hỏng cộng đoàn bằng cách tuyên truyền một thứ tự do giả dối (2,19). Họ sai lạc cả về thần học lẫn luân lý. Thật vậy, họ chối bỏ Chúa, Đấng đã cứu chuộc họ, vì họ coi khinh các thiên thần (2,10-11) và sống một cuộc đời phóng túng không biết chán (3,14).
Người ta nghĩ rằng đó là những người theo thuyết Ngộ đạo. Hạng người này tự phụ, cho mình có tầm hiểu biết hơn người và được hoàn toàn tự do. Họ chủ trương coi nhẹ thân xác và sống bê tha.
Thư này gửi cho những người hiểu biết Kinh thánh và các truyền thống khải huyền của Do thái. Nhiều lần tác giả ám chỉ những truyền thống này nhưng không trưng dẫn rõ rệt, như khi nói đến cac thần phạm tội, lụt đại hồng thủy, dân thành Sô-đô-ma và Gơ-mo-ra.
Trong 2,1-3,3 có những điểm tương đồng rõ rệt với thư Giu-đa và cả hai có những quan niệm rất giống nhau, nhiều khi còn dùng những từ ngữ như nhau và cùng theo đuổi một dòng tư tưởng nữa. Cả hai đều chống những luật sĩ giả hiệu.
Nếu cả hai thư đã không bắt nguồn từ một bản văn đã có trước thì phải công nhận thư 2 Pr tùy thuộc thư Giu-đa. Người ta có thể nhận thấy sự tùy thuộc này ở nhiều đoạn. Các đoạn song hành trong 2 Pr làm cho thư Giu-đa thêm sáng tỏ. Tuy vậy, vẫn có những điểm khác nhau như thư 2 Pr giải thích tại sao Chúa chậm trở lại trần gian, còn thư Giu-đa thì không đặt vấn đề này.
3. Tác giả là ai và viết thư này khi nào ?
Tác giả tự xưng là Si-mon Phê-rô (1,1) và nhắc lại biến cố hiển dung. Nhưng chính việc xưng danh này lại gây thắc mắc, tuy trong 1 Pr 3,1 người ta đã biết rõ tác giả là ai.:Thắc mắc ở chỗ có quá nhiều khác biệt về văn từ giữa hai thư, vì có đến 599 chữ khác nhau trong khi chỉ có 100 chữ giống nhau. Rồi hai thư lại đặt vấn đề khác nhau về cánh chung. Sự khác biệt ấy chứng tỏ phải có một thời gian cách quãng khá dài giữa hai thư. Như vậy, xem ra tác giả thuộc thế hệ Ki-tô hữu đầu tiên. Thư này có sau thư Giu-đa. Thế mà người ta vẫn cho rằng thư được viết trong những thập niên cuối cùng của thế kỷ I.
Sau hết, điểm chỉ thời gian quan trọng nhất là thư này nói rằng đã có một thư qui Kinh thánh. Đã có một sưu tập các thư của thánh Phao-lô, cho dù không đầy đủ, nhưng đã được liệt kê vào số sách thánh như các sách của các Tông đồ và các ngôn sứ khác (3,15-16). Tuy nhiên, không nên lưu lại quá muộn việc soạn thảo một bức thư đầy truyền thống Do thái giáo như vậy. Vì thế, có thể đế nghị là thư đã được viết vào khoảng năm 125. Nhưng như vậy cũng đã là quá muộn để có thể bảo đó là tác phẩm trực tiếp của thánh Phê-rô.
Vậy thư có phải là của môn phái Phê-rô không ? Có thể môn phái này đã theo tư tưởng của thầy mình mà viết ra, làm như một di chúc tinh thần để khuyến khích người ta trung thành giữ vững đức tin. Về điểm này, tưởng cũng nên nhắc lại một truyền thống đã được sử gia Êu-xê-bi-ô ghi chép là thánh Mác-cô, người có thời cộng tác với thánh Phê-rô (x 1 Pr 5,19) cũng đã đến rao giảng Tin Mừng ở A-lê-xan-ri-a, thành phố đầu tiên công nhận thư thứ hai này là của thánh Phê-rô.
4. Thư được đưa vào thư qui
Cũng như sách Khải huyền, đây là thư gặp nhiều khó khăn nhất mới được nhận vào thư qui. Chính nhờ Hội thánh A-lê-xan-ri-a mà thư này dần dần được đưa vào các Hội thánh khác. Trong bản thư qui Muratori (trước năm 200), không có thư này. Thư được nhắc đến lần đầu tiên trong tác phẩm của giáo phụ O-ri-giên (185-254), nhưng chỉ nói là đang trong vòng bàn cãi. Sử gia Êu-xê-bi-o (+340) cũng liệt thư vào số chưa được quyết định, Chỉ mãi đến thế kỷ V, thư mới được đa số các Hội thánh công nhận. Riêng ở Xi-ri phải đợi đến mãi thế kỷ VI. Tuy nhiên, vào khoảng năm 200 đã thấy thư này trong một bản dịch Tân Ước bằng tiếng Ai cập và khoảng thế kỷ III, thư xuất hiện trong một bản chỉ thảo số 72.
Kết luận
Cuối cùng thì thư thứ hai này cũng được công nhận và đưa vào thư qui, sau nhiều cuộc tranh luận và bàn cãi. Và như vậy, thư có giá trị linh hứng để giáo dục đức tin và hướng dẫn đạo lý cho các tìn hữu.
(Viết dựa theo TOB ấn bản 1994 trang 2983-2985)
Nếu chúng ta thấu hiểu ánh mắt của Thiên Chúa
Jos. Tú Nạc, NMS
09:47 15/01/2010
Chúa Nhật II Thường Niên- Năm C (Isaiah 62: 1-5; Psalm 96; 1 Crinthians 12: 4-11; John 2: 1-12)
Nếu chúng ta tất cả đều hiểu tương tự như lời nói sáo rỗng “vẻ đẹp thuộc về cái nhìn của người chiêm ngưỡng.” Sáo rỗng hay không, hầu hết những lời sáo rỗng đều đưa ra những chân lý quan trọng. Trong trường hợp này, chúng ta phải khuyến cáo về việc đưa ra những xét đoán – hoặc tiêu cực hoặc tích cực – được dựa trên căn bản những giá trị xuất hiện bề ngoài hoặc những giá trị phổ quát.
Có ba cách nhận xét về bản chất: người khác đánh giá chúng ta, chúng ta tự xét bản thân và Thiên Chúa xét đoán chúng ta. Quan điểm sau cùng là quan trọng nhất. Vì chỉ Thiên Chúa mới có thể minh xác và xếp loại chúng ta với sự công bằng và từ bi tuyệt đối.
Đáng ngạc nhiên, những “nhãn hiệu” mà Thiên Chúa áp dụng cho chúng ta không có một chút gì mà chúng ta ngờ vực. Israel là mục tiêu của sự miệt thị, khinh khi hoặc ngay cả sự xót thương từ những dân tộc khác. Cuối cùng nó đã bị chinh phục và những đền thờ cùng thành phố của nó bị san bằng mặt đất. Phần lớn dân số ưu tú Israel bị giam giữ tại Babylon. Vì vậy, nhiều người đã hỏi: lạc quan hay bi quan về Israel là gì? Phải chăng dân Israel đã không phó thác vào Thiên Chúa của họ?
Phát biểu qua các tiên tri, Chúa Giê-su đã mô tả Israel bằng những thuật ngữ mỹ miều và cảm khái. Hình tượng văn chương gần gũi chứ không phải thứ ngôn ngữ khô khan, xa xôi vô vị của các nhà triết học và thần học thường dùng để mô tả mối quan hệ giữa Thiên Chúa và Israel. Những người Israel được mời gọi để tự nhìn thấy chính mình vì Thiên Chúa thực hiện cho họ mà không phải là sự hòa nhập vào những xét đoán và ý kiến của những quốc gia lân cận. Họ là sự lựa chọn của Thiên Chúa và là sự cảm khái của Thiên Chúa, và mãi mãi là: sự quan hệ mật thiết.
Nền văn hóa của chúng ta đã đo lường con người bằng sự quyến rũ, vẻ đẹp, phong cách, sự thành công và thông minh. Chúng ta xét đoán những cộng đồng, tôn giáo, chính thể, tổ chức, hội đoàn bằng những tiêu chuẩn đó. Hầu hết tất cả, họ sản sinh ra những phán đoán, chúng ta tạo nên từ chính chúng ta.
Nếu như mỗi chúng ta tự xét được bản thân – dù chỉ một chốc lát – qua ánh mắt của Thiên Chúa chứ không phải của người khác. Điều này chỉ có thể là một kinh nghiệm thay đổi và giải phóng. Nhưng thậm chí tốt hơn thế - giá như chúng ta tìm hiểu người khác thông qua ánh mắt của Thiên chúa hơn là những sợ hãi và định kiến của riêng chúng ta.
Tài năng và quà tặng này thuộc về ai? Chúng ta luôn nghĩ về họ như là sở hữu của riêng cá nhân mình. Nhưng đó là cảm giác của sự sở hữu này kích động sự cạnh tranh liên tục và giành giật giữ lợi thế đối với người khác mà hủy diệt cảm giác cộng đồng và hiệp nhất của chúng ta. Chắc chắn đó là một lực lượng phá hoại trong cộng đồng Corinth.
Sở hữu là một ảo tưởng nguy hiểm. Chỉ có một nguồn toàn bộ những món quà được ban cho bởi Thần Khí: Thiên Chúa. Và chỉ có một mục đích mà họ được trao ban: lợi ích chung. Khi họ không dùng vào mục đích đó thì họ chỉ phục vụ cho bản chất và bản ngã.
Trong tất cả mọi điều mà chúng ta phải thực hiện – nhất là những điều mà chúng ta có ý định thực hiện cho Thiên Chúa và tha nhân. Chúng ta phải tự vấn nếu tự ngã được phục vụ nhiều hơn Thiên Chúa. Chúng ta sẽ hài lòng – thậm chí vui sướng hơn – để trở thành vô danh tính chăng?
Sở hữu là một ảo tưởng nguy hiểm. Chỉ có một nguồn của roan bộ những món quà được ban cho bởi Thần Khí: Thiên Chúa. Và chỉ có một mục đích mà họ được trao ban: Lợi ích chung. Khi họ không dùng cho mục đích đó thì họ chỉ phục vụ cho bản chất và bản ngã.
Trong tất cả mọi điều mà chúng ta phải thực hiện – nhất là những điều mà chúng ta có ý định thực hiện cho Thiên Chúa và tha nhân – chúng ta phải tự vấn nếu tự ngã được phục vụ nhiều hơn Thiên Chúa. Chúng ta sẽ hài lòng – thậm chí vui sướng hơn – để trở thành vô danh tính chăng?
Tiệc cưới Cana là sự độc nhất vô nhị. Những phép lạ trong Tân Ước luôn là những đáp ứng những nhu cầu thể chất và cá nhân – bệnh tật, khuyết tật, quỷ ám và ngay cả cái chết. Phép lạ này là sự biến nước thành rượu không được lên kế hoạch và dường như chỉ diễn ra để giảm bớt sự lung túng tình huống xã hội. Nhưng đó không phải là tất cả: phép lạ này thậm chí không được ghi trong ba Tin Mừng khác. Đồng thời đó là “những dấu hiệu” đầu tiên trong Tin Mừng của Thánh Gio-an và là sự biểu lộ vinh quang của Người phát sáng đức tin trong Người giữa các môn đệ của Người.
Nhưng câu chuyện này được kể theo bố cục và phong cách biểu tượng không thể bắt chước được về ý nghĩa tinh tế. Thánh Gio-an đã dựa trên Cựu Ước những đoạn trích mà ngụ ý đến rượu mới của những ngày cuối cùng – rượu mà sẽ được ban cho vào cuối những ngày để báo hiệu sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong lịch sử thế giới. Điều này được xác nhận bởi lời bình của người quản gia về rượu thượng hạng đã được lưu giữ cho đến lúc cuối cùng. Chúa Giê-su và sự phục hồi sức sống tinh thần mà Người đã ban cho là chính họ rượu ngon ấy đã được lưu giữ cho đến khi tấn kịch nhân loại tiến triển tốt lành.
Ngôn từ tượng trưng này sẽ tiếp tục trong suốt Tin Mừng đưa ra sự tuyên bố rằng sự xuất hiện của Chúa Giê-su là những báo hiệu bước ngoặt của các thời đại và là sự bắt đầu của một sự sáng tạo mới. Chúa Giê-su tự Người là tổng hợp và viên mãn tất cả mọi hy vọng, mong mỏi, ước vọng đạt đến sự thiêng liêng thánh thiện của loài người.
(Nguồn: Regis College – the School of Theology)
Nếu chúng ta tất cả đều hiểu tương tự như lời nói sáo rỗng “vẻ đẹp thuộc về cái nhìn của người chiêm ngưỡng.” Sáo rỗng hay không, hầu hết những lời sáo rỗng đều đưa ra những chân lý quan trọng. Trong trường hợp này, chúng ta phải khuyến cáo về việc đưa ra những xét đoán – hoặc tiêu cực hoặc tích cực – được dựa trên căn bản những giá trị xuất hiện bề ngoài hoặc những giá trị phổ quát.
Có ba cách nhận xét về bản chất: người khác đánh giá chúng ta, chúng ta tự xét bản thân và Thiên Chúa xét đoán chúng ta. Quan điểm sau cùng là quan trọng nhất. Vì chỉ Thiên Chúa mới có thể minh xác và xếp loại chúng ta với sự công bằng và từ bi tuyệt đối.
Đáng ngạc nhiên, những “nhãn hiệu” mà Thiên Chúa áp dụng cho chúng ta không có một chút gì mà chúng ta ngờ vực. Israel là mục tiêu của sự miệt thị, khinh khi hoặc ngay cả sự xót thương từ những dân tộc khác. Cuối cùng nó đã bị chinh phục và những đền thờ cùng thành phố của nó bị san bằng mặt đất. Phần lớn dân số ưu tú Israel bị giam giữ tại Babylon. Vì vậy, nhiều người đã hỏi: lạc quan hay bi quan về Israel là gì? Phải chăng dân Israel đã không phó thác vào Thiên Chúa của họ?
Phát biểu qua các tiên tri, Chúa Giê-su đã mô tả Israel bằng những thuật ngữ mỹ miều và cảm khái. Hình tượng văn chương gần gũi chứ không phải thứ ngôn ngữ khô khan, xa xôi vô vị của các nhà triết học và thần học thường dùng để mô tả mối quan hệ giữa Thiên Chúa và Israel. Những người Israel được mời gọi để tự nhìn thấy chính mình vì Thiên Chúa thực hiện cho họ mà không phải là sự hòa nhập vào những xét đoán và ý kiến của những quốc gia lân cận. Họ là sự lựa chọn của Thiên Chúa và là sự cảm khái của Thiên Chúa, và mãi mãi là: sự quan hệ mật thiết.
Nền văn hóa của chúng ta đã đo lường con người bằng sự quyến rũ, vẻ đẹp, phong cách, sự thành công và thông minh. Chúng ta xét đoán những cộng đồng, tôn giáo, chính thể, tổ chức, hội đoàn bằng những tiêu chuẩn đó. Hầu hết tất cả, họ sản sinh ra những phán đoán, chúng ta tạo nên từ chính chúng ta.
Nếu như mỗi chúng ta tự xét được bản thân – dù chỉ một chốc lát – qua ánh mắt của Thiên Chúa chứ không phải của người khác. Điều này chỉ có thể là một kinh nghiệm thay đổi và giải phóng. Nhưng thậm chí tốt hơn thế - giá như chúng ta tìm hiểu người khác thông qua ánh mắt của Thiên chúa hơn là những sợ hãi và định kiến của riêng chúng ta.
Tài năng và quà tặng này thuộc về ai? Chúng ta luôn nghĩ về họ như là sở hữu của riêng cá nhân mình. Nhưng đó là cảm giác của sự sở hữu này kích động sự cạnh tranh liên tục và giành giật giữ lợi thế đối với người khác mà hủy diệt cảm giác cộng đồng và hiệp nhất của chúng ta. Chắc chắn đó là một lực lượng phá hoại trong cộng đồng Corinth.
Sở hữu là một ảo tưởng nguy hiểm. Chỉ có một nguồn toàn bộ những món quà được ban cho bởi Thần Khí: Thiên Chúa. Và chỉ có một mục đích mà họ được trao ban: lợi ích chung. Khi họ không dùng vào mục đích đó thì họ chỉ phục vụ cho bản chất và bản ngã.
Trong tất cả mọi điều mà chúng ta phải thực hiện – nhất là những điều mà chúng ta có ý định thực hiện cho Thiên Chúa và tha nhân. Chúng ta phải tự vấn nếu tự ngã được phục vụ nhiều hơn Thiên Chúa. Chúng ta sẽ hài lòng – thậm chí vui sướng hơn – để trở thành vô danh tính chăng?
Sở hữu là một ảo tưởng nguy hiểm. Chỉ có một nguồn của roan bộ những món quà được ban cho bởi Thần Khí: Thiên Chúa. Và chỉ có một mục đích mà họ được trao ban: Lợi ích chung. Khi họ không dùng cho mục đích đó thì họ chỉ phục vụ cho bản chất và bản ngã.
Trong tất cả mọi điều mà chúng ta phải thực hiện – nhất là những điều mà chúng ta có ý định thực hiện cho Thiên Chúa và tha nhân – chúng ta phải tự vấn nếu tự ngã được phục vụ nhiều hơn Thiên Chúa. Chúng ta sẽ hài lòng – thậm chí vui sướng hơn – để trở thành vô danh tính chăng?
Tiệc cưới Cana là sự độc nhất vô nhị. Những phép lạ trong Tân Ước luôn là những đáp ứng những nhu cầu thể chất và cá nhân – bệnh tật, khuyết tật, quỷ ám và ngay cả cái chết. Phép lạ này là sự biến nước thành rượu không được lên kế hoạch và dường như chỉ diễn ra để giảm bớt sự lung túng tình huống xã hội. Nhưng đó không phải là tất cả: phép lạ này thậm chí không được ghi trong ba Tin Mừng khác. Đồng thời đó là “những dấu hiệu” đầu tiên trong Tin Mừng của Thánh Gio-an và là sự biểu lộ vinh quang của Người phát sáng đức tin trong Người giữa các môn đệ của Người.
Nhưng câu chuyện này được kể theo bố cục và phong cách biểu tượng không thể bắt chước được về ý nghĩa tinh tế. Thánh Gio-an đã dựa trên Cựu Ước những đoạn trích mà ngụ ý đến rượu mới của những ngày cuối cùng – rượu mà sẽ được ban cho vào cuối những ngày để báo hiệu sự khởi đầu của một giai đoạn mới trong lịch sử thế giới. Điều này được xác nhận bởi lời bình của người quản gia về rượu thượng hạng đã được lưu giữ cho đến lúc cuối cùng. Chúa Giê-su và sự phục hồi sức sống tinh thần mà Người đã ban cho là chính họ rượu ngon ấy đã được lưu giữ cho đến khi tấn kịch nhân loại tiến triển tốt lành.
Ngôn từ tượng trưng này sẽ tiếp tục trong suốt Tin Mừng đưa ra sự tuyên bố rằng sự xuất hiện của Chúa Giê-su là những báo hiệu bước ngoặt của các thời đại và là sự bắt đầu của một sự sáng tạo mới. Chúa Giê-su tự Người là tổng hợp và viên mãn tất cả mọi hy vọng, mong mỏi, ước vọng đạt đến sự thiêng liêng thánh thiện của loài người.
(Nguồn: Regis College – the School of Theology)
Chúa Giêsu là Lời Thiên Chúa
Lm Jb Nguyễn Minh Phương, C.Ss.R
09:57 15/01/2010
Chúa nhật II thường niên C (Ga 2, 1-11)
Thời nay, đài truyền hình làm chương trình “chìa khóa thành công” hướng người trẻ khám phá và phát triển những khả năng của bản thân, hầu thành công trên đường đời.
Sáng kiến của đài truyền hình thật đáng trân trọng. Tuy nhiên, đối với người tín hữu, mọi hoạt động của cuộc sống con người phải bắt đầu từ việc sống lời Chúa.
Trình thuật Tin Mừng tiệc cưới Ca-na (Ga 2, 1-11) sẽ soi sáng điều này.
I. TIỆC CƯỚI
Rất tự nhiên, để sống đời hôn nhân, đôi nam nữ chính thức tuyên bố cho mọi người biết về sự chung sống của họ nơi bữa ăn mà người đời thường quen gọi là tiệc cưới.
Ngày hôn lễ, đôi tân hôn hạnh phúc tràn ngập; khách dự tiệc, họ hàng thân hữu hân hoan chúc tụng… và mong ước cho đôi tân hôn được trăm năm hạnh phúc, vẹn nghĩa thủy chung… Tại tiệc cứơi Ca-na, Đức Ma-ri-a, Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự để chia sẻ niềm vui với nhà cưới.
Ngày cưới, khởi đầu cuộc sống hôn nhân, mọi người và nhất là đôi tân hôn mong ước mọi sự diễn ra tốt đẹp, bởi đầu có xuôi thì đuôi mới lọt.
Vậy mà, tại tiệc cưới Ca-na, đang khi mọi người vui say hào hứng, thì nào có ai biết, nhà cưới lại đứng trước nguy cơ tắc trách. Hết rượu!
Ai đã phát hiện ra điều này? Mẹ Ma-ri- a.
Với tất cả tấm lòng nhậy cảm của một người mẹ lo toan chăm sóc trong gia đình, Mẹ đã sớm phát hiện ra nguy cơ lúng túng của nhà cưới và nói với Đức Giê-su con của Mẹ: “họ hết rượu rồi” (Ga 2, 3).
Bây giờ, xử lý giải pháp này ra sao? Mẹ dặn: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2, 5).
II. CHÚA GIÊSU LÀ LỜI THIÊN CHÚA
Bằng lời quyền năng: “đổ nước vào các chum” (Ga 2, 7) Đức Giê-su đã cứu nguy cho nhà cưới một bàn thua trông thấy. Dấu lạ đã xảy ra, nước lã đã hóa rượu ngon, nhà cưới đã thoát hiểm, niềm vui tiếp tục dâng cao.
Từ dấu lạ đầu tiên tại Ca-na, các môn đệ đã nhận ra vinh quang của Thiên Chúa và “tin vào Người” (Ga 2, 11) và sau này xác tín mạnh mẽ: chỉ nơi Chúa Giê-su “ mới có những lời mang lại sự sống đời đời” (Ga 6, 68).
Thì ra, sau khi tội nguyên tổ ập xuống trên con cháu, cuộc sống của con người không hoàn toàn tuyệt mỹ. Dầu người ta có mong ước mọi chuyện tốt đẹp nhưng sự tắc trách vẫn luôn rình rập và tai họa có thể ấp đến bất cứ lúc nào.
Đến nay, trong Chúa Giê-su, không chỉ mọi khó khăn trong sinh hoạt thường ngày của đời người sẽ được giải gỡ, mà sâu xa hơn, nơi Người, Thiên Chúa thông đạt thiện ý nhiệm mầu (Dt 1, 1) “Thiên ý này là kế hoạch yêu thương. Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô” (Ep 1, 9).
Lắng nghe lời Chúa Giê-su, người ta biết được Thiên Chúa là Cha, biết Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa, biết được sự sống đời đời “sự sống đời đời là được nhận biết Cha Thiên Chúa duy nhất chân thật và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giê-su Ki-tô” (Ga 17, 3).
Qua nhiều cách, Chúa vẫn đang ban lời của Người cho nhân loại để giải thoát con người mọi bế tắc, giúp họ tìm lại nguồn hạnh phúc, hướng dẫn họ tìm được giải pháp để thành công. Nhờ vậy, họ không còn phải đi trong bóng tối mà bước đi trong ánh sáng. Lời Chúa tiếp tục vang lên nơi Hội Thánh.
III. LỜI CHÚA NƠI HỘI THÁNH
Trước khi về trời Chúa Giê-su đã ban cho Hội Thánh nhiệm vụ công bố lời Người. (Mt 28, 18-20).
Hội Thánh không thể quên dấu lạ nước lã hóa rượu ngon ở tiệc cưới Ca-na được gợi lên từ sự quan tâm của Mẹ Ma-ri-a, từ tình yêu tuyệt đối của Đức Giê-su.
Dầu là người mẹ của Con Thiên Chúa quyền năng những Mẹ Ma-ri-a chưa hề xin cho bản thân hay cho Thánh Gia một dấu lạ nào. Có chăng, Mẹ chỉ âm thầm hy sinh và suy gẫm những kỷ niệm Chúa ban cho gia đình (x. Lc 2, 19). Vậy mà, nơi tiệc cưới Ca-na, vì hạnh phúc của nhà cưới, Mẹ Ma-ri-a đã lên tiếng khẩn cầu Chúa “họ hết rượu rồi” (Ga 2, 3).
Rõ ràng chính tình yêu và lòng quảng đại và sự quan tâm của Mẹ Ma-ri-a đến đồng loại đã làm nên sự biến đổi diệu kỳ: nước lã được biến đổi thành rượu hảo hạng. Trong ân sủng và tình thương, mọi bế tắc sẽ được giải gỡ, những khó khăn sẽ không còn, mọi lo lắng sẽ thành niềm vui và hoan lạc.
Nối tiếp sứ vụ của Chúa, và gương sáng của Mẹ Ma-ri-a, Hội Thánh sẽ mang trọng trách không ngừng loan báo lời Chúa cho muôn người, thể hiện qua những sinh hoạt của Hội Thánh (cụ thể nơi những thành phần như: Đức Giáo Hoàng - các Đức Giám Mục nhất là Đức Giám Mục giáo phận – các linh mục – giáo dân - các vị thừa sai khắp nơi …) bằng lời rao giảng, bằng sự quan tâm trách nhiệm dấn thân, bằng tình yêu và bằng chính mạng sống của mình.
Đứợc Chúa Thánh Thần hướng dẫn (x Ga 14, 17), Hội Thánh xác tín mọi ơn ban đều là quà tặng của Chúa Thánh Thần “có nhiều đặc sủng khác nhau nhưng chỉ có một Thần Khí” (1Cr 12, 4) được ban cho nhiều người khác nhau không phải để mưu ích cho cá nhân mà là “ vì ích chung” (1Cr 12, 7).
Từ đó, Hội Thánh vững vàng tin tưởng chính Chúa Thánh Thần sẽ nhắc cho người tín hữu nhớ việc làm và lời dạy của Chúa Giê-su (Ga 14, 26). Trời đất dẫu qua đi nhưng lời Chúa thì sẽ tồn tại mãi (x.Mt 24, 35).
KẾT
Thành công là mong ước chính đáng của mọi người. Cách riêng thành công của người tín hữu được xây trên nền tảng lời Thiên Chúa, trong sự nguyện cầu của Mẹ Ma-ri-a.
Thế nên, người tín hữu tôn thờ Chúa Giê-su và tin tưởng Người chính là Ngôi Lời của Thiên Chúa đã làm người (x. Ga 1, 1. 14), ban lời sự sống vĩnh cửu cho con người (x. Ga 6, 68).
Với tâm hồn vui mừng, tạ ơn, người tín hữu đón nhận Lời Chúa là ngọn đèn, là ánh sáng soi sáng chỉ đường (Tv 118), biến đổi thành họ thành những người con đích thực của Chúa, hầu lãnh nhận “phúc trường sinh bất tử” (2Tm 1, 10).
Thời nay, đài truyền hình làm chương trình “chìa khóa thành công” hướng người trẻ khám phá và phát triển những khả năng của bản thân, hầu thành công trên đường đời.
Sáng kiến của đài truyền hình thật đáng trân trọng. Tuy nhiên, đối với người tín hữu, mọi hoạt động của cuộc sống con người phải bắt đầu từ việc sống lời Chúa.
Trình thuật Tin Mừng tiệc cưới Ca-na (Ga 2, 1-11) sẽ soi sáng điều này.
I. TIỆC CƯỚI
Rất tự nhiên, để sống đời hôn nhân, đôi nam nữ chính thức tuyên bố cho mọi người biết về sự chung sống của họ nơi bữa ăn mà người đời thường quen gọi là tiệc cưới.
Ngày hôn lễ, đôi tân hôn hạnh phúc tràn ngập; khách dự tiệc, họ hàng thân hữu hân hoan chúc tụng… và mong ước cho đôi tân hôn được trăm năm hạnh phúc, vẹn nghĩa thủy chung… Tại tiệc cứơi Ca-na, Đức Ma-ri-a, Đức Giê-su và các môn đệ cũng được mời tham dự để chia sẻ niềm vui với nhà cưới.
Ngày cưới, khởi đầu cuộc sống hôn nhân, mọi người và nhất là đôi tân hôn mong ước mọi sự diễn ra tốt đẹp, bởi đầu có xuôi thì đuôi mới lọt.
Vậy mà, tại tiệc cưới Ca-na, đang khi mọi người vui say hào hứng, thì nào có ai biết, nhà cưới lại đứng trước nguy cơ tắc trách. Hết rượu!
Ai đã phát hiện ra điều này? Mẹ Ma-ri- a.
Với tất cả tấm lòng nhậy cảm của một người mẹ lo toan chăm sóc trong gia đình, Mẹ đã sớm phát hiện ra nguy cơ lúng túng của nhà cưới và nói với Đức Giê-su con của Mẹ: “họ hết rượu rồi” (Ga 2, 3).
Bây giờ, xử lý giải pháp này ra sao? Mẹ dặn: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2, 5).
II. CHÚA GIÊSU LÀ LỜI THIÊN CHÚA
Bằng lời quyền năng: “đổ nước vào các chum” (Ga 2, 7) Đức Giê-su đã cứu nguy cho nhà cưới một bàn thua trông thấy. Dấu lạ đã xảy ra, nước lã đã hóa rượu ngon, nhà cưới đã thoát hiểm, niềm vui tiếp tục dâng cao.
Từ dấu lạ đầu tiên tại Ca-na, các môn đệ đã nhận ra vinh quang của Thiên Chúa và “tin vào Người” (Ga 2, 11) và sau này xác tín mạnh mẽ: chỉ nơi Chúa Giê-su “ mới có những lời mang lại sự sống đời đời” (Ga 6, 68).
Thì ra, sau khi tội nguyên tổ ập xuống trên con cháu, cuộc sống của con người không hoàn toàn tuyệt mỹ. Dầu người ta có mong ước mọi chuyện tốt đẹp nhưng sự tắc trách vẫn luôn rình rập và tai họa có thể ấp đến bất cứ lúc nào.
Đến nay, trong Chúa Giê-su, không chỉ mọi khó khăn trong sinh hoạt thường ngày của đời người sẽ được giải gỡ, mà sâu xa hơn, nơi Người, Thiên Chúa thông đạt thiện ý nhiệm mầu (Dt 1, 1) “Thiên ý này là kế hoạch yêu thương. Người đã định từ trước trong Đức Ki-tô” (Ep 1, 9).
Lắng nghe lời Chúa Giê-su, người ta biết được Thiên Chúa là Cha, biết Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa, biết được sự sống đời đời “sự sống đời đời là được nhận biết Cha Thiên Chúa duy nhất chân thật và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giê-su Ki-tô” (Ga 17, 3).
Qua nhiều cách, Chúa vẫn đang ban lời của Người cho nhân loại để giải thoát con người mọi bế tắc, giúp họ tìm lại nguồn hạnh phúc, hướng dẫn họ tìm được giải pháp để thành công. Nhờ vậy, họ không còn phải đi trong bóng tối mà bước đi trong ánh sáng. Lời Chúa tiếp tục vang lên nơi Hội Thánh.
III. LỜI CHÚA NƠI HỘI THÁNH
Trước khi về trời Chúa Giê-su đã ban cho Hội Thánh nhiệm vụ công bố lời Người. (Mt 28, 18-20).
Hội Thánh không thể quên dấu lạ nước lã hóa rượu ngon ở tiệc cưới Ca-na được gợi lên từ sự quan tâm của Mẹ Ma-ri-a, từ tình yêu tuyệt đối của Đức Giê-su.
Dầu là người mẹ của Con Thiên Chúa quyền năng những Mẹ Ma-ri-a chưa hề xin cho bản thân hay cho Thánh Gia một dấu lạ nào. Có chăng, Mẹ chỉ âm thầm hy sinh và suy gẫm những kỷ niệm Chúa ban cho gia đình (x. Lc 2, 19). Vậy mà, nơi tiệc cưới Ca-na, vì hạnh phúc của nhà cưới, Mẹ Ma-ri-a đã lên tiếng khẩn cầu Chúa “họ hết rượu rồi” (Ga 2, 3).
Rõ ràng chính tình yêu và lòng quảng đại và sự quan tâm của Mẹ Ma-ri-a đến đồng loại đã làm nên sự biến đổi diệu kỳ: nước lã được biến đổi thành rượu hảo hạng. Trong ân sủng và tình thương, mọi bế tắc sẽ được giải gỡ, những khó khăn sẽ không còn, mọi lo lắng sẽ thành niềm vui và hoan lạc.
Nối tiếp sứ vụ của Chúa, và gương sáng của Mẹ Ma-ri-a, Hội Thánh sẽ mang trọng trách không ngừng loan báo lời Chúa cho muôn người, thể hiện qua những sinh hoạt của Hội Thánh (cụ thể nơi những thành phần như: Đức Giáo Hoàng - các Đức Giám Mục nhất là Đức Giám Mục giáo phận – các linh mục – giáo dân - các vị thừa sai khắp nơi …) bằng lời rao giảng, bằng sự quan tâm trách nhiệm dấn thân, bằng tình yêu và bằng chính mạng sống của mình.
Đứợc Chúa Thánh Thần hướng dẫn (x Ga 14, 17), Hội Thánh xác tín mọi ơn ban đều là quà tặng của Chúa Thánh Thần “có nhiều đặc sủng khác nhau nhưng chỉ có một Thần Khí” (1Cr 12, 4) được ban cho nhiều người khác nhau không phải để mưu ích cho cá nhân mà là “ vì ích chung” (1Cr 12, 7).
Từ đó, Hội Thánh vững vàng tin tưởng chính Chúa Thánh Thần sẽ nhắc cho người tín hữu nhớ việc làm và lời dạy của Chúa Giê-su (Ga 14, 26). Trời đất dẫu qua đi nhưng lời Chúa thì sẽ tồn tại mãi (x.Mt 24, 35).
KẾT
Thành công là mong ước chính đáng của mọi người. Cách riêng thành công của người tín hữu được xây trên nền tảng lời Thiên Chúa, trong sự nguyện cầu của Mẹ Ma-ri-a.
Thế nên, người tín hữu tôn thờ Chúa Giê-su và tin tưởng Người chính là Ngôi Lời của Thiên Chúa đã làm người (x. Ga 1, 1. 14), ban lời sự sống vĩnh cửu cho con người (x. Ga 6, 68).
Với tâm hồn vui mừng, tạ ơn, người tín hữu đón nhận Lời Chúa là ngọn đèn, là ánh sáng soi sáng chỉ đường (Tv 118), biến đổi thành họ thành những người con đích thực của Chúa, hầu lãnh nhận “phúc trường sinh bất tử” (2Tm 1, 10).
Có Mẹ đồng hành
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:00 15/01/2010
Chúa Nhật II C
Theo Tin Mừng Thánh Gio-an thì hành động đầu tiên của Chúa Giê-su sau khi chịu phép rửa là quy tụ các môn đệ. Hành động thứ hai là đi dự tiệc cưới. Có lẽ đây là tiệc cưới của người bà con nên cả Đức Mẹ, Chúa Giê-su và các môn đệ cùng đi dự. Khi một Linh Mục hay một Giám Mục đi dự một đám cưới, chẳng qua là vì tình nghĩa, chứ không phải vì thích ăn uống. Chúa Giê-su đến dự đám cưới này cũng vì tình nghĩa, vì yêu thương, vì đây có lẽ là một đám cưới nhà nghèo nên thiếu rượu nữa chừng.
Tại Pa-lét-tin, tiệc cưới kéo dài hơn một ngày, lễ cưới chính thức cử hành vào buổi xế chiều sau khi dự tiệc. Sau buổi tiệc, đôi tân hôn được đưa về nhà mới. Bấy giờ trời đã tối, họ được đưa đi qua các con đường càng dài càng tốt để có thể gặp được nhiều người chúc mừng. Vợ chồng mới cưới không đi hưởng tuần trăng mật. Họ ở tại nhà, mở cửa suốt tuần để tiếp khách. Họ đội vương miện và mặc y phục hôn lễ. Nếu suốt đời người ta phải sống cơ cực vất vả, thì được một tuần tiệc tùng, vui vẻ, quả thực là cơ hội vô cùng đặc biệt trong đời người. Như vậy, theo tập tục Do Thái, đám cưới kéo dài suốt bảy ngày.
Đám cưới Ca-na này mới đến ngày thứ ba thì đã hết rượu rồi. Thật là một tai hoạ bất ngờ, chủ tiệc vô cùng bối rối, khó xử. Các Ráp-bi vẫn nói: Không rượu thì không vui, hay người Việt nói: Vô tửu bất thành lễ. Không phải vì mọi người nghiện rượu, nhưng ở Đông Phương, món rượu rất quan trọng. Sự thật, đối với họ say rượu là một điều xấu hổ, nên họ uống rượu pha, hai phần rượu mà đến ba phần nước lã. Lúc nào thiếu thức ăn, thức uống là có vấn đề, vì ở Đông Phương tiếp khách là một nhiệm vụ thiêng liêng; thiếu thức ăn thức uống trong một tiệc cưới là điều xấu hổ, nhục nhã cho cả cô dâu lẫn chú rể.
Chúa Giê-su làm phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Ca-na này. Sáu chum nước thành rượu ngon. Sáu chum đầy chứa khoảng 700 lít. Một lượng rượu khổng lồ.
Chúa Giê-su đi ăn cưới. Người không mang quà cáp hay phong bì. Chúa Giê-su chia sẻ cho cô dâu chú rể, cho họ hàng đôi bên và mọi người niềm vui của Chúa mà rượu là biểu tượng như lời Thánh Vịnh 109: “Rượu ngon làm phấn khởi lòng người”.
Ơn Cứu Độ chính là niềm vui trọng đại. Tiệc cưới được dùng làm hình ảnh Nước Trời. Hôn nhân là hình ảnh Thiên Chúa và Dân Người.
Trong Tin Mừng theo Thánh Gio-an chỉ có 7 phép lạ được kể lại. Pháp lạ Ca-na có một giá trị nổi bật vì đó là dấu lạ đầu tiên của Chúa Giê-su làm trong cuộc đời công khai. Các phép lạ trong Tin Mừng theo Thánh Gio-an không chỉ biểu lộ quyền năng Thiên Chúa mà còn mạc khải về mầu nhiệm Chúa Giê-su. Các phép lạ có tính biểu tượng cao. Các phép lạ là những dấu chỉ cho biết về con người Chúa Giê-su.
Sau mỗi phép lạ thường có một bài giảng nhằm vén mở ý nghĩa sâu xa của phép lạ đó. Chẳng hạn:
- Sau khi làm phép lạ hoá bánh ra nhiều, Chúa Giê-su tự giới thiệu: “Ta là bánh hằng sống” ( Ga 6 ).
- Sau khi chữa người mù được thấy ánh sáng, Chúa nói: “Ta là ánh sáng thế gian” ( Ga 9 ).
- Sau khi cho La-da-rô sống lại, Chúa tự nhận: “Ta là sự sống lại và là sự sống” ( Ga 11 ).
Vậy phép lạ Ca-na mang một ý nghĩa nào ?
Phép lạ Ca-na xảy ra trong một tiệc cưới. Trong Cựu Ước, để diễn tả Tình Yêu Thiên Chúa đối với dân Ít-ra- en, các Ngôn Sứ đã dùng hình ảnh hôn lễ, Thiên Chúa làm đám cưới vời dân mình, Thiên Chúa là chú rể. Đoạn văn ( Is 54, 4 – 8 ) là một minh hoạ rất lý thú phối hợp đề tài xuất hành với một đề tài trong sách Hô-sê, đó là Giu-đa được coi như người bạn trăm năm của Thiên Chúa. Vì yêu thương người bạn trăm năm của mình bị bỏ rơi, Thiên Chúa sẽ đem những người lưu đày trở về quê nhà.
Phép lạ Ca-na diễn ra trong một bữa tiệc: Bữa tiệc là hình ảnh đựơc dùng để diễn tả niềm vui vào ngày Đấng Mê-si-a đến. Bữa tiệc này dồi dào rượu ngon: “Ngày ấy trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ thiết đãi muôn dân một bữa tiệc, thịt thì béo, rượu thì ngon”. Chúa Giê-su nhiều lần dùng hình ảnh bữa tiệc để nói về Nước Trời. Người vì mình là chú rể, là tân lang. Người coi giáo huấn của Người là rượu mới không thể chứa trong bầu da cũ.
Đọc Tin Mừng Chúa nhật hôm nay, chúng ta bắt gặp một chú rể lúng túng và bất lực vì hết rượu đãi khách. Gia đình chỉ có nước dùng để thanh tẩy theo luật Mô-sê. Chúa Giê-su xuất hiện như Chú Rể thực sự của nhân loại. Người biến nước thành rượu, biến nước Cựu Ước thành rượu Tân Ước. Rượu của Người vừa ngon vừa nhiều, có cả phẩm lẫn lượng. Hình ảnh này cho thấy Ơn Cứu Độ do Chúa Giê-su mang đến thật là nguồn ơn quý giá và dư đầy.
Tiệc cưới Ca-na là biểu tượng Tiệc Cưới Con Thiên Chúa và loài người. Phép lạ nước hoá thành rượu đem lại niềm vui cho người dự tiệc loan báo về mầu nhiệm Thánh Thể; Bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Ki- tô đem lại nguồn vui Ơn Cứu Độ cho con người.
Mỗi lần dự lễ là một lần dự tiệc. Tiệc Lời Chúa và Tiệc Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể là một phép lạ xảy ra hàng ngày trên bàn thờ, bánh và rượu nên Mính Máu Thánh Chúa. Chúng ta tin vào mầu nhiệm Thánh Thể, vì biết rằng Chúa yêu chúng ta, Người trở nên Bánh Hằng Sống nuôi chúng ta. Cả hai bàn tiệc nuôi dưỡng cuộc đời chúng ta sống trong niềm tin yêu vào Chúa.
Phép lạ Ca-na do Chúa thực hiện, nhưng Đức Mẹ cũng đóng vai trò quan trọng.
Sự can thiệp của một người mẹ nhạy cảm và từ ái góp phần làm nên phép lạ hoá nước thành rượu.
Tin Mừng theo Thánh Gio-an chỉ nhắc đến Đức Mẹ hai lần: lần đầu ở Ca-na và lần cuối ở Núi Sọ. Mẹ chứng kiến cái chết của con, và từ đây Mẹ trở nên Mẹ của các tín hữu ( Ga 19, 25 – 27 ). Cả hai lần đều có sự hiện diện của Chúa Giê-su và sự hiện diện của con người. Mẹ đã đưa con người đến với Chúa Giê-su ở Ca-na, và Chúa Giê- su cũng đã đưa Thánh Gio-an, đại diện cho các tín hữu đến với Mẹ “Này là Mẹ con”. Mẹ đã hiện diện ở tiệc vui Ca-na, Mẹ cũng hiện diện ở núi Sọ. Mẹ đã đi từ bước đầu cho đến cao điểm của sứ vụ Chúa Giê-su. Mẹ vẫn đi mãi, đồng hành với Giáo Hội, với người chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế. Mẹ vẫn chia sẻ niềm vui và âu lo, nâng đỡ và ban ơn cho mỗi con người trong cuộc đời này.
Cuộc sống thường ngày có những trắc trở, những lúng túng, những khó khăn. Hãy đến với Mẹ. Lời cầu bàu của Mẹ có giá trị lớn lao trước Nhan Thánh Chúa. Mẹ vẫn thường nói với Chúa Giê-su: “Họ hết rượu rồi” và Mẹ cũng hay nói với mỗi người chúng ta: “Hãy làm mọi điều Chúa bảo...”
“ Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Với cả tâm tình, Đức Maria rút ruột chia sẻ kinh nghiệm cá nhân mình cho mọi người, để mời gọi tất cả trang bị thái độ khiêm tốn đón nhận và thi hành.
“Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Không nghi thức rườm rà, không nhiều lời giải thích, mà chỉ bằng một câu ngắn, Mẹ kín đáo tế nhị giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người một cách hiệu quả. Sự kín đáo được thể hiện qua việc không nêu danh Giêsu trong câu nói, để Chúa Giêsu tự do biểu lộ mình theo cách của Người và đúng lúc "hữu xạ tự nhiên hương", qua việc người làm, dân chúng sẽ nhận biết Người. Sự kín đáo ấy còn thể hiện qua việc Mẹ nhẹ nhàng rút lui khỏi hiện trường dành sáng kiến cho Chúa Giêsu dùng lời Người mà đến với mọi tâm hồn. Vài trò trung gian của Mẹ là dẫn người ta đến gặp Chúa Giêsu, mà một khi người ta đã đến được rồi, Mẹ trở lại phong thái muôn thuở là “ghi nhớ và suy niệm trong lòng”.
“Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Các môn đệ trong trình thuật tiệc cưới Ca-na chỉ là nhân vật phụ từ đầu đến cuối, không có một vai trò gì, nhưng trong mắt Đức Ma-ri-a, họ lại có một vị trí đặc biệt. Nếu phép lạ nước hóa rượu ngon bên ngoài giúp đỡ gia đình, niềm vui của thực khách và hạnh phúc của lứa đôi, thì như cuối bài Phúc Âm ghi lại, bên trong phép lạ này nhằm củng cố lòng tin nơi các môn đệ. Ở ngưỡng cửa cuộc đời công khai sứ vụ, Đức Ma-ri-a luôn hiện diện chăm chút đến niềm vui của các môn đệ hôm qua cũng như hôm nay.
“Người bảo gì, các anh cứ làm theo” là lời vắn tắt của một vị trung gian đầy uy thế, vừa nhiệt tình truyền thụ kinh nghiệm bản thân trong việc gặp gỡ Lời Chúa, vừa kín đáo chuẩn bị đường lối cho Lời Chúa làm người bước vào đời rao giảng và cũng tế nhị đỡ nâng niềm tin cho các môn sinh trong những bước đầu tiên chập chững học sống theo Lời Chúa. Đức Ma-ri-a một trung gian đầy tâm huyết giữa Chúa Giê-su và nhân loại. Mẹ dẫn dắt người ta đến gặp gỡ Lời Chúa, Mẹ khích lệ người ta chăm lo thực hành Lời Chúa, và Mẹ rút lui cho Lời Chúa trở thành máu thịt trong lòng kẻ tin.
“Người bảo gì, các anh cứ làm theo”. Mẹ tin Chúa quyền năng sẽ thương trợ giúp. Với cả tâm tình, Mẹ chia sẽ kinh nghiệm cá nhân mình cho mọi người, để mời gọi tất cả trang bị thái độ khiêm tốn đón nhận và thi hành. Mẹ vẫn gần gũi ân cần chỉ bảo, khích lệ và lấy kinh nghiệm của Mẹ để dẫn đường.
“Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Mẹ kín đáo tế nhị giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người một cách hiệu quả. Sự kín đáo được thể hiện qua việc không nêu danh Giê-su trong câu nói, để Chúa Giê-su tự do biểu lộ mình theo cách của Người và qua việc người làm, dân chúng sẽ nhận biết Người. Sự kín đáo ấy còn thể hiện qua việc Mẹ nhẹ nhàng rút lui khỏi hiện trường dành sáng kiến cho Chúa Giêsu dùng lời Người mà đến với mọi tâm hồn. Vài trò trung gian của Mẹ là dẫn người ta đến gặp Chúa Giêsu, mà một khi người ta đã đến được rồi, Mẹ trở lại phong thái muôn thuở là “ghi nhớ và suy niệm trong lòng”.
Đức Mẹ là trung gian đầy uy thế, vừa nhiệt tình truyền thụ kinh nghiệm bản thân trong việc gặp gỡ Lời Chúa, vừa kín đáo chuẩn bị đường lối cho Lời Chúa làm người bước vào đời rao giảng.
Lời “Người bảo gì, các anh cứ làm theo” dọc dài lịch sử Giáo Hội, Mẹ đã ngõ cùng muôn thế hệ trong mọi cảnh ngộ để khuyến khích người ta yêu mến và đem Lời Chúa vào trong đời sống hằng ngày. Mẹ dẫn dắt người ta đến gặp gỡ Lời Chúa, Mẹ khích lệ người ta chăm lo thực hành Lời Chúa, và Mẹ rút lui cho Lời Chúa trở thành máu thịt trong lòng kẻ tin.
Có Mẹ đồng hành, chúng ta sống thực thi Lời Chúa ngày mỗi trọn vẹm hơn. Có Mẹ đồng hành, hãy phấn khởi và an tâm, hãy nhiệt thành chu toàn sứ vụ rao giảng Tin mừng và làm chứng nhân cho Chúa.
Theo Tin Mừng Thánh Gio-an thì hành động đầu tiên của Chúa Giê-su sau khi chịu phép rửa là quy tụ các môn đệ. Hành động thứ hai là đi dự tiệc cưới. Có lẽ đây là tiệc cưới của người bà con nên cả Đức Mẹ, Chúa Giê-su và các môn đệ cùng đi dự. Khi một Linh Mục hay một Giám Mục đi dự một đám cưới, chẳng qua là vì tình nghĩa, chứ không phải vì thích ăn uống. Chúa Giê-su đến dự đám cưới này cũng vì tình nghĩa, vì yêu thương, vì đây có lẽ là một đám cưới nhà nghèo nên thiếu rượu nữa chừng.
Tại Pa-lét-tin, tiệc cưới kéo dài hơn một ngày, lễ cưới chính thức cử hành vào buổi xế chiều sau khi dự tiệc. Sau buổi tiệc, đôi tân hôn được đưa về nhà mới. Bấy giờ trời đã tối, họ được đưa đi qua các con đường càng dài càng tốt để có thể gặp được nhiều người chúc mừng. Vợ chồng mới cưới không đi hưởng tuần trăng mật. Họ ở tại nhà, mở cửa suốt tuần để tiếp khách. Họ đội vương miện và mặc y phục hôn lễ. Nếu suốt đời người ta phải sống cơ cực vất vả, thì được một tuần tiệc tùng, vui vẻ, quả thực là cơ hội vô cùng đặc biệt trong đời người. Như vậy, theo tập tục Do Thái, đám cưới kéo dài suốt bảy ngày.
Đám cưới Ca-na này mới đến ngày thứ ba thì đã hết rượu rồi. Thật là một tai hoạ bất ngờ, chủ tiệc vô cùng bối rối, khó xử. Các Ráp-bi vẫn nói: Không rượu thì không vui, hay người Việt nói: Vô tửu bất thành lễ. Không phải vì mọi người nghiện rượu, nhưng ở Đông Phương, món rượu rất quan trọng. Sự thật, đối với họ say rượu là một điều xấu hổ, nên họ uống rượu pha, hai phần rượu mà đến ba phần nước lã. Lúc nào thiếu thức ăn, thức uống là có vấn đề, vì ở Đông Phương tiếp khách là một nhiệm vụ thiêng liêng; thiếu thức ăn thức uống trong một tiệc cưới là điều xấu hổ, nhục nhã cho cả cô dâu lẫn chú rể.
Chúa Giê-su làm phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Ca-na này. Sáu chum nước thành rượu ngon. Sáu chum đầy chứa khoảng 700 lít. Một lượng rượu khổng lồ.
Chúa Giê-su đi ăn cưới. Người không mang quà cáp hay phong bì. Chúa Giê-su chia sẻ cho cô dâu chú rể, cho họ hàng đôi bên và mọi người niềm vui của Chúa mà rượu là biểu tượng như lời Thánh Vịnh 109: “Rượu ngon làm phấn khởi lòng người”.
Ơn Cứu Độ chính là niềm vui trọng đại. Tiệc cưới được dùng làm hình ảnh Nước Trời. Hôn nhân là hình ảnh Thiên Chúa và Dân Người.
Trong Tin Mừng theo Thánh Gio-an chỉ có 7 phép lạ được kể lại. Pháp lạ Ca-na có một giá trị nổi bật vì đó là dấu lạ đầu tiên của Chúa Giê-su làm trong cuộc đời công khai. Các phép lạ trong Tin Mừng theo Thánh Gio-an không chỉ biểu lộ quyền năng Thiên Chúa mà còn mạc khải về mầu nhiệm Chúa Giê-su. Các phép lạ có tính biểu tượng cao. Các phép lạ là những dấu chỉ cho biết về con người Chúa Giê-su.
Sau mỗi phép lạ thường có một bài giảng nhằm vén mở ý nghĩa sâu xa của phép lạ đó. Chẳng hạn:
- Sau khi làm phép lạ hoá bánh ra nhiều, Chúa Giê-su tự giới thiệu: “Ta là bánh hằng sống” ( Ga 6 ).
- Sau khi chữa người mù được thấy ánh sáng, Chúa nói: “Ta là ánh sáng thế gian” ( Ga 9 ).
- Sau khi cho La-da-rô sống lại, Chúa tự nhận: “Ta là sự sống lại và là sự sống” ( Ga 11 ).
Vậy phép lạ Ca-na mang một ý nghĩa nào ?
Phép lạ Ca-na xảy ra trong một tiệc cưới. Trong Cựu Ước, để diễn tả Tình Yêu Thiên Chúa đối với dân Ít-ra- en, các Ngôn Sứ đã dùng hình ảnh hôn lễ, Thiên Chúa làm đám cưới vời dân mình, Thiên Chúa là chú rể. Đoạn văn ( Is 54, 4 – 8 ) là một minh hoạ rất lý thú phối hợp đề tài xuất hành với một đề tài trong sách Hô-sê, đó là Giu-đa được coi như người bạn trăm năm của Thiên Chúa. Vì yêu thương người bạn trăm năm của mình bị bỏ rơi, Thiên Chúa sẽ đem những người lưu đày trở về quê nhà.
Phép lạ Ca-na diễn ra trong một bữa tiệc: Bữa tiệc là hình ảnh đựơc dùng để diễn tả niềm vui vào ngày Đấng Mê-si-a đến. Bữa tiệc này dồi dào rượu ngon: “Ngày ấy trên núi này, Đức Chúa các đạo binh sẽ thiết đãi muôn dân một bữa tiệc, thịt thì béo, rượu thì ngon”. Chúa Giê-su nhiều lần dùng hình ảnh bữa tiệc để nói về Nước Trời. Người vì mình là chú rể, là tân lang. Người coi giáo huấn của Người là rượu mới không thể chứa trong bầu da cũ.
Đọc Tin Mừng Chúa nhật hôm nay, chúng ta bắt gặp một chú rể lúng túng và bất lực vì hết rượu đãi khách. Gia đình chỉ có nước dùng để thanh tẩy theo luật Mô-sê. Chúa Giê-su xuất hiện như Chú Rể thực sự của nhân loại. Người biến nước thành rượu, biến nước Cựu Ước thành rượu Tân Ước. Rượu của Người vừa ngon vừa nhiều, có cả phẩm lẫn lượng. Hình ảnh này cho thấy Ơn Cứu Độ do Chúa Giê-su mang đến thật là nguồn ơn quý giá và dư đầy.
Tiệc cưới Ca-na là biểu tượng Tiệc Cưới Con Thiên Chúa và loài người. Phép lạ nước hoá thành rượu đem lại niềm vui cho người dự tiệc loan báo về mầu nhiệm Thánh Thể; Bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Ki- tô đem lại nguồn vui Ơn Cứu Độ cho con người.
Mỗi lần dự lễ là một lần dự tiệc. Tiệc Lời Chúa và Tiệc Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể là một phép lạ xảy ra hàng ngày trên bàn thờ, bánh và rượu nên Mính Máu Thánh Chúa. Chúng ta tin vào mầu nhiệm Thánh Thể, vì biết rằng Chúa yêu chúng ta, Người trở nên Bánh Hằng Sống nuôi chúng ta. Cả hai bàn tiệc nuôi dưỡng cuộc đời chúng ta sống trong niềm tin yêu vào Chúa.
Phép lạ Ca-na do Chúa thực hiện, nhưng Đức Mẹ cũng đóng vai trò quan trọng.
Sự can thiệp của một người mẹ nhạy cảm và từ ái góp phần làm nên phép lạ hoá nước thành rượu.
Tin Mừng theo Thánh Gio-an chỉ nhắc đến Đức Mẹ hai lần: lần đầu ở Ca-na và lần cuối ở Núi Sọ. Mẹ chứng kiến cái chết của con, và từ đây Mẹ trở nên Mẹ của các tín hữu ( Ga 19, 25 – 27 ). Cả hai lần đều có sự hiện diện của Chúa Giê-su và sự hiện diện của con người. Mẹ đã đưa con người đến với Chúa Giê-su ở Ca-na, và Chúa Giê- su cũng đã đưa Thánh Gio-an, đại diện cho các tín hữu đến với Mẹ “Này là Mẹ con”. Mẹ đã hiện diện ở tiệc vui Ca-na, Mẹ cũng hiện diện ở núi Sọ. Mẹ đã đi từ bước đầu cho đến cao điểm của sứ vụ Chúa Giê-su. Mẹ vẫn đi mãi, đồng hành với Giáo Hội, với người chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế. Mẹ vẫn chia sẻ niềm vui và âu lo, nâng đỡ và ban ơn cho mỗi con người trong cuộc đời này.
Cuộc sống thường ngày có những trắc trở, những lúng túng, những khó khăn. Hãy đến với Mẹ. Lời cầu bàu của Mẹ có giá trị lớn lao trước Nhan Thánh Chúa. Mẹ vẫn thường nói với Chúa Giê-su: “Họ hết rượu rồi” và Mẹ cũng hay nói với mỗi người chúng ta: “Hãy làm mọi điều Chúa bảo...”
“ Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Với cả tâm tình, Đức Maria rút ruột chia sẻ kinh nghiệm cá nhân mình cho mọi người, để mời gọi tất cả trang bị thái độ khiêm tốn đón nhận và thi hành.
“Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Không nghi thức rườm rà, không nhiều lời giải thích, mà chỉ bằng một câu ngắn, Mẹ kín đáo tế nhị giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người một cách hiệu quả. Sự kín đáo được thể hiện qua việc không nêu danh Giêsu trong câu nói, để Chúa Giêsu tự do biểu lộ mình theo cách của Người và đúng lúc "hữu xạ tự nhiên hương", qua việc người làm, dân chúng sẽ nhận biết Người. Sự kín đáo ấy còn thể hiện qua việc Mẹ nhẹ nhàng rút lui khỏi hiện trường dành sáng kiến cho Chúa Giêsu dùng lời Người mà đến với mọi tâm hồn. Vài trò trung gian của Mẹ là dẫn người ta đến gặp Chúa Giêsu, mà một khi người ta đã đến được rồi, Mẹ trở lại phong thái muôn thuở là “ghi nhớ và suy niệm trong lòng”.
“Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Các môn đệ trong trình thuật tiệc cưới Ca-na chỉ là nhân vật phụ từ đầu đến cuối, không có một vai trò gì, nhưng trong mắt Đức Ma-ri-a, họ lại có một vị trí đặc biệt. Nếu phép lạ nước hóa rượu ngon bên ngoài giúp đỡ gia đình, niềm vui của thực khách và hạnh phúc của lứa đôi, thì như cuối bài Phúc Âm ghi lại, bên trong phép lạ này nhằm củng cố lòng tin nơi các môn đệ. Ở ngưỡng cửa cuộc đời công khai sứ vụ, Đức Ma-ri-a luôn hiện diện chăm chút đến niềm vui của các môn đệ hôm qua cũng như hôm nay.
“Người bảo gì, các anh cứ làm theo” là lời vắn tắt của một vị trung gian đầy uy thế, vừa nhiệt tình truyền thụ kinh nghiệm bản thân trong việc gặp gỡ Lời Chúa, vừa kín đáo chuẩn bị đường lối cho Lời Chúa làm người bước vào đời rao giảng và cũng tế nhị đỡ nâng niềm tin cho các môn sinh trong những bước đầu tiên chập chững học sống theo Lời Chúa. Đức Ma-ri-a một trung gian đầy tâm huyết giữa Chúa Giê-su và nhân loại. Mẹ dẫn dắt người ta đến gặp gỡ Lời Chúa, Mẹ khích lệ người ta chăm lo thực hành Lời Chúa, và Mẹ rút lui cho Lời Chúa trở thành máu thịt trong lòng kẻ tin.
“Người bảo gì, các anh cứ làm theo”. Mẹ tin Chúa quyền năng sẽ thương trợ giúp. Với cả tâm tình, Mẹ chia sẽ kinh nghiệm cá nhân mình cho mọi người, để mời gọi tất cả trang bị thái độ khiêm tốn đón nhận và thi hành. Mẹ vẫn gần gũi ân cần chỉ bảo, khích lệ và lấy kinh nghiệm của Mẹ để dẫn đường.
“Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Mẹ kín đáo tế nhị giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người một cách hiệu quả. Sự kín đáo được thể hiện qua việc không nêu danh Giê-su trong câu nói, để Chúa Giê-su tự do biểu lộ mình theo cách của Người và qua việc người làm, dân chúng sẽ nhận biết Người. Sự kín đáo ấy còn thể hiện qua việc Mẹ nhẹ nhàng rút lui khỏi hiện trường dành sáng kiến cho Chúa Giêsu dùng lời Người mà đến với mọi tâm hồn. Vài trò trung gian của Mẹ là dẫn người ta đến gặp Chúa Giêsu, mà một khi người ta đã đến được rồi, Mẹ trở lại phong thái muôn thuở là “ghi nhớ và suy niệm trong lòng”.
Đức Mẹ là trung gian đầy uy thế, vừa nhiệt tình truyền thụ kinh nghiệm bản thân trong việc gặp gỡ Lời Chúa, vừa kín đáo chuẩn bị đường lối cho Lời Chúa làm người bước vào đời rao giảng.
Lời “Người bảo gì, các anh cứ làm theo” dọc dài lịch sử Giáo Hội, Mẹ đã ngõ cùng muôn thế hệ trong mọi cảnh ngộ để khuyến khích người ta yêu mến và đem Lời Chúa vào trong đời sống hằng ngày. Mẹ dẫn dắt người ta đến gặp gỡ Lời Chúa, Mẹ khích lệ người ta chăm lo thực hành Lời Chúa, và Mẹ rút lui cho Lời Chúa trở thành máu thịt trong lòng kẻ tin.
Có Mẹ đồng hành, chúng ta sống thực thi Lời Chúa ngày mỗi trọn vẹm hơn. Có Mẹ đồng hành, hãy phấn khởi và an tâm, hãy nhiệt thành chu toàn sứ vụ rao giảng Tin mừng và làm chứng nhân cho Chúa.
Vọng Từ Tiệc Cưới Ca-na
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
10:01 15/01/2010
Ca-na xưa tiếng vọng đến ngàn thu
Tình Giêsu thắm nồng duyên đôi lứa
Hạnh phúc nào hơn đời vui buồn có Chúa
Sánh bước cùng ta trên lối nẻo cuộc đời
Ca-na xưa còn vẹn nguyên tươi mới
Tình trăm năm se kết bởi tình trời
Hôm nay ta vui niềm vui tiệc cưới
Không lẻ loi khi sống giữa muôn người
Ca-na xưa những khoảnh khắc tuyệt vời
Ngày đại hạnh sáng ngời vinh quang Chúa
Cho mọi thời thế nhân thấy rõ
Lời quyền năng từ chính Đấng bởi trời
Ca-na xưa lời yêu thương mời gọi
Biết sẻ chia trong liên đới hiệp thông
Đời tận hiến như rượu mới men nồng
Dâng trao người tình hồng nhân ái.
Cảm hứng Tin Mừng Ga 2, 1-11
Tình Giêsu thắm nồng duyên đôi lứa
Hạnh phúc nào hơn đời vui buồn có Chúa
Sánh bước cùng ta trên lối nẻo cuộc đời
Ca-na xưa còn vẹn nguyên tươi mới
Tình trăm năm se kết bởi tình trời
Hôm nay ta vui niềm vui tiệc cưới
Không lẻ loi khi sống giữa muôn người
Ca-na xưa những khoảnh khắc tuyệt vời
Ngày đại hạnh sáng ngời vinh quang Chúa
Cho mọi thời thế nhân thấy rõ
Lời quyền năng từ chính Đấng bởi trời
Ca-na xưa lời yêu thương mời gọi
Biết sẻ chia trong liên đới hiệp thông
Đời tận hiến như rượu mới men nồng
Dâng trao người tình hồng nhân ái.
Cảm hứng Tin Mừng Ga 2, 1-11
Công Lý Hòa Bình
Hai Tê Miệt Vườn
10:05 15/01/2010
Ước mong công lý hoà bình,
Sinh hoa kết trái trong tim mọi người.
Thế nhân được hưởng cuộc đời,
An bình thư thái của thời hồng ân.
Chính đây ân huệ Thánh Thần,
Chúa Cha ban tặng muôn dân địa cầu.
Loài người khỏi mọi u sầu,
Chẳng còn thù oán, chìm sâu buồn phiền.
Nghĩa tình yếu tố làm nên,
Bao điều thiện hảo ở trên đường đời.
Vũ hoàn đầy ắp tiếng cười,
Bởi nhờ nhân thế sống người với nhau.
Thế trần thoát cảnh khổ đau,
Vết thương thù oán được mau chữa lành.
Chính nhờ luôn biết thực hành,
Công bình, bác ái, chân thành vị tha.
“Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hoà thuận với mọi người” (Rm 12,18)
Sinh hoa kết trái trong tim mọi người.
Thế nhân được hưởng cuộc đời,
An bình thư thái của thời hồng ân.
Chính đây ân huệ Thánh Thần,
Chúa Cha ban tặng muôn dân địa cầu.
Loài người khỏi mọi u sầu,
Chẳng còn thù oán, chìm sâu buồn phiền.
Nghĩa tình yếu tố làm nên,
Bao điều thiện hảo ở trên đường đời.
Vũ hoàn đầy ắp tiếng cười,
Bởi nhờ nhân thế sống người với nhau.
Thế trần thoát cảnh khổ đau,
Vết thương thù oán được mau chữa lành.
Chính nhờ luôn biết thực hành,
Công bình, bác ái, chân thành vị tha.
“Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hoà thuận với mọi người” (Rm 12,18)
Hành trình Ơn Gọi của Tôi
GM Salvatore Cordileone
16:58 15/01/2010
Hành trình Ơn Gọi của Tôi
(Bài viết của ÐGM Salvatore Cordileone)
Ðức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI ấn định Năm Linh Mục từ tháng 6, 2009 đến tháng 6, 2010. Báo Catholic Voice sẽ lần lượt đăng tải một số bài viết tâm tình về cuộc đời Linh Mục mà bài “Hành Trình Ơn Gọi Của Tôi” là bài mở đầu. (The Catholic Voice của Giáo phận Oakland, trang 7 số ra ngày 11 tháng 1 năm 2010). Chúng tôi xin được dịch ra tiếng Việt bài viết sâu sắc và thú vị sau đây của Ðức Cha Salvatore. (HÐC)
“Bạn muốn làm gì khi trưởng thành ?” Ðó là câu hỏi các cậu học sinh thường có trong trí tưởng tượng, mà tôi cũng không ngoại lệ. Tôi cần một thời gian khá dài để trả lời cho câu hỏi nầy.
Tôi lớn lên trong một gia đình có lẽ là Công giáo mẫu mực của nước Ý trong thập niên 1960. Quả thực, thời bấy giờ gia đình được xem là tụ điểm then chốt của đời sống, và tôi được may mắn sống gần gũi với ông bà, cô chú họ hàng nội ngoại hai bên.
Việc thực hành tôn giáo cũng được xem là mẫu mực thời đó: mẹ tôi buộc anh chị em chúng tôi phải tham dự các lớp giáo lý và phải đi lễ mỗi ngày Chúa nhật. Bà thường dắt anh chị em chúng tôi đi xưng tội mỗi ngày Thứ Bảy.
Chúng tôi cũng có những thực hành tôn giáo, đặc biệt nhất là vào ngày lễ Thánh Giuse, có thức ăn dọn sẵn, chúng tôi tập dượt và diễn tuồng Thánh Gia đi tìm chỗ trọ tương tự như vở kịch cùng tên của người Mễ (posada).
Cho dù tôi luôn luôn chú trọng đến đức tin Công giáo (ngay cả trong những năm niên thiếu tôi thưòng tự mình tìm đến nhà thờ) nhưng tâm trí tôi không mảy may tơ tuởng đến việc làm linh mục, mãi cho đến giai đoạn sau nầy của đời sống. Trong những năm còn là học sinh, tôi có những chương trình khác trong trí tôi.
Cha tôi và các chú bác đều làm nghề đánh cá, cũng như nghề của ông bà tôi là những di dân đến Mỹ từ đảo Sicily (Ý). Cha tôi phục vụ trong Hải quân trong Thế Chiến Thứ Hai. Những ý nghĩ đầu tiên của tôi thời thơ ấu là một thế giới rộng lớn chợt đến mỗi lần tôi theo cha tôi ra biển, khi người sửa soạn đánh cá thu vào mùa hè.
Dĩ nhiên, San Diego là một thành phố Hải quân, có nghĩa là tàu bè và những cuộc phiêu lưu đi khắp bốn phương trời của Hải quân đã gây ấn tượng sâu đậm trong tâm tưởng của tôi. Tôi nhất định muốn trở thành một đoàn viên Hải quân.
Tuy tôi vẫn chăm chỉ học hành và học giỏi, nhưng trong năm cuối cùng của bậc trung học, tôi hiểu rằng giấc mộng đầu đời của tôi không thể thực hiện được.
Cũng trong khoảng thời gian nầy, khi tôi bước chân vào đại học, không giống như những thanh niên cùng lứa tuổi, tôi bắt đầu có những câu hỏi quan trọng về cuộc đời. Cuộc đời là gì ? Tại sao Chúa cho tôi hiện diện trên mặt đất nầy ? Cuối cùng, điều gì quan trọng nhất cho đời sống ? Một điều liên tục bám theo tôi trong suốt cuộc đời là muốn dâng hiến cuộc đời cho một lý tưởng cao cả hơn là chỉ phục vụ chính bản thân tôi.
Tôi vẫn thường có những suy nghĩ định hướng tinh thần, giờ đây tôi chú trọng sâu xa hơn về việc định hướng nầy. Ðúng vào lúc đó, một vị linh mục trẻ được bổ nhiệm đến xứ tôi mà tôi cảm thấy có thể gần gủi với ngài. Ðặc biệt, các bài giảng của ngài hầu như luôn luôn đáp ứng được câu hỏi của tôi trong tuần. Ðó là lúc tôi khởi sự suy nghĩ có lẽ Chúa gọi tôi tận hiến cuộc đời cho một mục đích thật cao cả: đó là giúp cho những người khác đáp ừng lời mời gọi cứu rỗi của Chúa Kitô.
Cuối cùng tôi lấy hết can đảm trình bày cùng Cha Jim về ý định trở thành linh mục của tôi. Gặp đúng người, ngài khuyến khích nhưng không hề thúc giục, và ngài hướng dẫn cho tôi tự tìm ra ơn gọi của mình.
Ngài mời tôi tham dự một buổi tĩnh tâm cuối tuần tìm hiểu ơn gọi tại một chủng viện của giáo phận nơi tôi ở. Tôi nhận lời và cảm thấy rất hữu ích. Chia sẻ với các bạn thanh niên khác trong quyết định bước vào chủng viện và tìm hiểu cuộc sống của các chủng sinh, điều đó là một khích lệ lớn lao cho tôi.
Trên hết, tôi bị lôi cuốn vào cuộc sống, vào việc học hỏi, vào đời sống tập thể và các cơ hội trưởng thành trong đời sống thiêng liêng của các chủng sinh. Tôi bị lôi cuốn đến độ không thể xua đuổi các tư tưởng nầy ra khỏi đầu. Chúa sẽ không để yên cho tôi nếu tôi không thử vào chủng viện.
Tôi nói “thử” bởi vì tôi học được trong buổi tĩnh tâm ơn gọi rằng quyết định vào chủng viện chưa hẳn đã là quyết định trở thành linh mục, chỉ có nghĩa rằng đó là cơ hội để suy nghĩ về ơn gọi một cách chín chắn hơn. Tôi cảm thấy nghiêng mạnh mẽ về quyết định nhập chủng viện và rồi để Chúa chỉ cho tôi chặng đường còn lại nếu quả thực Ngài gọi tôi bước vào cuộc đời khác thường nầy.
Qua lời cầu nguyện và hướng dẫn tu đức, tôi khám phá ra rằng Chúa sẽ không để tôi yên cho đến khi tôi hoàn toàn bị chinh phục. Tôi rất thích những năm sống trong chủng viện vì đã giúp cho tôi xác quyết rằng đó quả thật cuộc sống mà Chúa muốn kêu gọi tôi tiến tới.
Dĩ nhiên là tiếng “Vâng” nầy bao gồm nhiều tiếng “vâng” to nhỏ khác. Chúa tiếp tục thử thách tôi với tiếng “Vâng” nầy và do đó, tôi luôn luôn có cơ hội để trưởng thành trong cuộc sống. Tôi khám phá ra rằng chỉ có hy sinh mới tìm thấy hạnh phúc trong ơn gọi linh mục, và rằng khi chúng ta tiếp tục đáp lại bằng tiếng “Vâng” thì Chúa sẽ hoàn thành trong chúng ta nhiều hơn chúng ta tưởng.
Tôi cũng học hỏi được rằng chúng ta sẽ trở thành con người mà Chúa muốn tạo dựng chúng ta khi chúng ta bắt đầu tự hỏi, không phải “Bạn muốn làm gì khi trưởng thành ?” mà là “Chúa kêu gọi tôi phục vụ Ngài như thế nào trong suốt đời tôi ?” Tìm ra đuợc câu trả lời đúng đắn và theo đuổi cho đến tận cùng, đó là một cuộc mạo hiểm lớn lao nhất trong cuộc sống.
(Người dịch: Hoàng Ðình Cảnh)
(Bài viết của ÐGM Salvatore Cordileone)
Ðức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI ấn định Năm Linh Mục từ tháng 6, 2009 đến tháng 6, 2010. Báo Catholic Voice sẽ lần lượt đăng tải một số bài viết tâm tình về cuộc đời Linh Mục mà bài “Hành Trình Ơn Gọi Của Tôi” là bài mở đầu. (The Catholic Voice của Giáo phận Oakland, trang 7 số ra ngày 11 tháng 1 năm 2010). Chúng tôi xin được dịch ra tiếng Việt bài viết sâu sắc và thú vị sau đây của Ðức Cha Salvatore. (HÐC)
ÐGM Salvatore Cordileone |
Tôi lớn lên trong một gia đình có lẽ là Công giáo mẫu mực của nước Ý trong thập niên 1960. Quả thực, thời bấy giờ gia đình được xem là tụ điểm then chốt của đời sống, và tôi được may mắn sống gần gũi với ông bà, cô chú họ hàng nội ngoại hai bên.
Việc thực hành tôn giáo cũng được xem là mẫu mực thời đó: mẹ tôi buộc anh chị em chúng tôi phải tham dự các lớp giáo lý và phải đi lễ mỗi ngày Chúa nhật. Bà thường dắt anh chị em chúng tôi đi xưng tội mỗi ngày Thứ Bảy.
Chúng tôi cũng có những thực hành tôn giáo, đặc biệt nhất là vào ngày lễ Thánh Giuse, có thức ăn dọn sẵn, chúng tôi tập dượt và diễn tuồng Thánh Gia đi tìm chỗ trọ tương tự như vở kịch cùng tên của người Mễ (posada).
Cho dù tôi luôn luôn chú trọng đến đức tin Công giáo (ngay cả trong những năm niên thiếu tôi thưòng tự mình tìm đến nhà thờ) nhưng tâm trí tôi không mảy may tơ tuởng đến việc làm linh mục, mãi cho đến giai đoạn sau nầy của đời sống. Trong những năm còn là học sinh, tôi có những chương trình khác trong trí tôi.
Cha tôi và các chú bác đều làm nghề đánh cá, cũng như nghề của ông bà tôi là những di dân đến Mỹ từ đảo Sicily (Ý). Cha tôi phục vụ trong Hải quân trong Thế Chiến Thứ Hai. Những ý nghĩ đầu tiên của tôi thời thơ ấu là một thế giới rộng lớn chợt đến mỗi lần tôi theo cha tôi ra biển, khi người sửa soạn đánh cá thu vào mùa hè.
Dĩ nhiên, San Diego là một thành phố Hải quân, có nghĩa là tàu bè và những cuộc phiêu lưu đi khắp bốn phương trời của Hải quân đã gây ấn tượng sâu đậm trong tâm tưởng của tôi. Tôi nhất định muốn trở thành một đoàn viên Hải quân.
Tuy tôi vẫn chăm chỉ học hành và học giỏi, nhưng trong năm cuối cùng của bậc trung học, tôi hiểu rằng giấc mộng đầu đời của tôi không thể thực hiện được.
Cũng trong khoảng thời gian nầy, khi tôi bước chân vào đại học, không giống như những thanh niên cùng lứa tuổi, tôi bắt đầu có những câu hỏi quan trọng về cuộc đời. Cuộc đời là gì ? Tại sao Chúa cho tôi hiện diện trên mặt đất nầy ? Cuối cùng, điều gì quan trọng nhất cho đời sống ? Một điều liên tục bám theo tôi trong suốt cuộc đời là muốn dâng hiến cuộc đời cho một lý tưởng cao cả hơn là chỉ phục vụ chính bản thân tôi.
Tôi vẫn thường có những suy nghĩ định hướng tinh thần, giờ đây tôi chú trọng sâu xa hơn về việc định hướng nầy. Ðúng vào lúc đó, một vị linh mục trẻ được bổ nhiệm đến xứ tôi mà tôi cảm thấy có thể gần gủi với ngài. Ðặc biệt, các bài giảng của ngài hầu như luôn luôn đáp ứng được câu hỏi của tôi trong tuần. Ðó là lúc tôi khởi sự suy nghĩ có lẽ Chúa gọi tôi tận hiến cuộc đời cho một mục đích thật cao cả: đó là giúp cho những người khác đáp ừng lời mời gọi cứu rỗi của Chúa Kitô.
Cuối cùng tôi lấy hết can đảm trình bày cùng Cha Jim về ý định trở thành linh mục của tôi. Gặp đúng người, ngài khuyến khích nhưng không hề thúc giục, và ngài hướng dẫn cho tôi tự tìm ra ơn gọi của mình.
Ngài mời tôi tham dự một buổi tĩnh tâm cuối tuần tìm hiểu ơn gọi tại một chủng viện của giáo phận nơi tôi ở. Tôi nhận lời và cảm thấy rất hữu ích. Chia sẻ với các bạn thanh niên khác trong quyết định bước vào chủng viện và tìm hiểu cuộc sống của các chủng sinh, điều đó là một khích lệ lớn lao cho tôi.
Trên hết, tôi bị lôi cuốn vào cuộc sống, vào việc học hỏi, vào đời sống tập thể và các cơ hội trưởng thành trong đời sống thiêng liêng của các chủng sinh. Tôi bị lôi cuốn đến độ không thể xua đuổi các tư tưởng nầy ra khỏi đầu. Chúa sẽ không để yên cho tôi nếu tôi không thử vào chủng viện.
Tôi nói “thử” bởi vì tôi học được trong buổi tĩnh tâm ơn gọi rằng quyết định vào chủng viện chưa hẳn đã là quyết định trở thành linh mục, chỉ có nghĩa rằng đó là cơ hội để suy nghĩ về ơn gọi một cách chín chắn hơn. Tôi cảm thấy nghiêng mạnh mẽ về quyết định nhập chủng viện và rồi để Chúa chỉ cho tôi chặng đường còn lại nếu quả thực Ngài gọi tôi bước vào cuộc đời khác thường nầy.
Qua lời cầu nguyện và hướng dẫn tu đức, tôi khám phá ra rằng Chúa sẽ không để tôi yên cho đến khi tôi hoàn toàn bị chinh phục. Tôi rất thích những năm sống trong chủng viện vì đã giúp cho tôi xác quyết rằng đó quả thật cuộc sống mà Chúa muốn kêu gọi tôi tiến tới.
Dĩ nhiên là tiếng “Vâng” nầy bao gồm nhiều tiếng “vâng” to nhỏ khác. Chúa tiếp tục thử thách tôi với tiếng “Vâng” nầy và do đó, tôi luôn luôn có cơ hội để trưởng thành trong cuộc sống. Tôi khám phá ra rằng chỉ có hy sinh mới tìm thấy hạnh phúc trong ơn gọi linh mục, và rằng khi chúng ta tiếp tục đáp lại bằng tiếng “Vâng” thì Chúa sẽ hoàn thành trong chúng ta nhiều hơn chúng ta tưởng.
Tôi cũng học hỏi được rằng chúng ta sẽ trở thành con người mà Chúa muốn tạo dựng chúng ta khi chúng ta bắt đầu tự hỏi, không phải “Bạn muốn làm gì khi trưởng thành ?” mà là “Chúa kêu gọi tôi phục vụ Ngài như thế nào trong suốt đời tôi ?” Tìm ra đuợc câu trả lời đúng đắn và theo đuổi cho đến tận cùng, đó là một cuộc mạo hiểm lớn lao nhất trong cuộc sống.
(Người dịch: Hoàng Ðình Cảnh)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:46 15/01/2010
HOA TRONG GƯƠNG, TRĂNG DƯỚI NƯỚC
Đêm nọ, một thi nhân ngồi nơi cửa nhà, cúi mình mặt hướng về thau nước. Đúng lúc bạn của ông ta đi ngang qua liền hỏi: "Anh làm gì vậy ?”
- “Tôi đang thưởng thức ánh trăng trong thau nước.”
- “Phải chăng cái cổ của anh bị thương ? Tại sao anh không ngẫng đầu trực tiếp nhìn ánh trăng trên bầu trời ?”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Đứng ngắm nhìn cảnh núi rừng thiên nhiên thật, thì đẹp hơn là đứng dán mắt nhìn vào bức họa thiên nhiên triển treo ở phòng triển lãm, bởi vì bức họa chỉ là vẻ lại cảnh thiên nhiên thật của họa sĩ mà thôi; nhìn ánh trăng đêm rằm thì đẹp hơn là nhìn bức ảnh trăng rằm dán nơi phòng khách, bởi vì tấm hình chụp ánh trăng đêm rằm thì không thể đẹp bằng ánh trăng rằm thật.
Có một vài người Ki-tô hữu thích nhìn các thánh nam nữ trong tranh, rồi ca ngợi tán tụng, nhưng họ không nhìn các gương mẫu lành thánh của các ngài để noi theo.
Có những người Ki-tô hữu thích vác thánh giá của người khác rồi ca ngợi tán dương, rồi chê bai, nào là thánh giá của anh quá nặng thật là anh hùng, nào là thánh giá của người kia là to lớn xứng với hy sinh, nào là người nọ không dám vác thánh giá, người kia không dám hy sinh.v.v...nhưng chính bản thân của họ thì lại không muốn vác lấy thánh giá của mình, hoặc than trách khi thánh giá của mình nặng chút chút...
Hoa trong gương, trăng dưới nước là như thế, khen và chê người khác tốt xấu, chi bằng nhìn lên Chúa Giê-su để học các nhân đức ngay chính nơi Thánh Giá của Ngài, thì không tốt lành hơn các “bản sao” khác hay sao ?
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Đêm nọ, một thi nhân ngồi nơi cửa nhà, cúi mình mặt hướng về thau nước. Đúng lúc bạn của ông ta đi ngang qua liền hỏi: "Anh làm gì vậy ?”
- “Tôi đang thưởng thức ánh trăng trong thau nước.”
- “Phải chăng cái cổ của anh bị thương ? Tại sao anh không ngẫng đầu trực tiếp nhìn ánh trăng trên bầu trời ?”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Đứng ngắm nhìn cảnh núi rừng thiên nhiên thật, thì đẹp hơn là đứng dán mắt nhìn vào bức họa thiên nhiên triển treo ở phòng triển lãm, bởi vì bức họa chỉ là vẻ lại cảnh thiên nhiên thật của họa sĩ mà thôi; nhìn ánh trăng đêm rằm thì đẹp hơn là nhìn bức ảnh trăng rằm dán nơi phòng khách, bởi vì tấm hình chụp ánh trăng đêm rằm thì không thể đẹp bằng ánh trăng rằm thật.
Có một vài người Ki-tô hữu thích nhìn các thánh nam nữ trong tranh, rồi ca ngợi tán tụng, nhưng họ không nhìn các gương mẫu lành thánh của các ngài để noi theo.
Có những người Ki-tô hữu thích vác thánh giá của người khác rồi ca ngợi tán dương, rồi chê bai, nào là thánh giá của anh quá nặng thật là anh hùng, nào là thánh giá của người kia là to lớn xứng với hy sinh, nào là người nọ không dám vác thánh giá, người kia không dám hy sinh.v.v...nhưng chính bản thân của họ thì lại không muốn vác lấy thánh giá của mình, hoặc than trách khi thánh giá của mình nặng chút chút...
Hoa trong gương, trăng dưới nước là như thế, khen và chê người khác tốt xấu, chi bằng nhìn lên Chúa Giê-su để học các nhân đức ngay chính nơi Thánh Giá của Ngài, thì không tốt lành hơn các “bản sao” khác hay sao ?
----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 2 năm C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:48 15/01/2010
CHỦ NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Ga 2, 1-11
“Chúa Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê.”
Bạn thân mến,
Phép lạ đầu tiên mà Chúa Giê-su đã làm khi Ngài công khai rao giảng tin mừng Nước Trời chính là phép lạ biến nước thành rượu tại tiệc cưới Ca-na, mà thánh Gioan đã tường thuật cho chúng ta nghe trong bài Tin Mừng hôm nay, tôi xin chia sẻ với bạn hai ý suy niệm sau đây:
1. Có Chúa hiện diện là niềm vui của con người.
Chúa Giê-su hiện diện trong tiệc cưới ở làng Ca-na là một biến cố, biến cố này chỉ xảy ra sau khi Chúa Giê-su làm phép lạ biến nước trở thành rượu ngon, để kéo dài niềm vui và cứu cho chủ nhà của chàng rể một phen hú vía vì rượu đã hết.
Chúa hiện diện trong gia đình chúng ta, cứu giúp chúng ta khỏi những ưu phiền và đem lại niềm vui cho mỗi người, như Ngài đã hiện trong tiệc cưới tại làng Ca-na, chúng ta hãy mời gọi Ngài đến trong nhà chúng ta để tình yêu giữa cha mẹ và con cái càng thêm nồng nàn vì có “rượu tình yêu” là chính Ngài ban cho.
Chúa hiện diện trong cuộc sống của bạn và tôi, với biết bao là vất vả khó khăn, với biết bao là chán chường và đau khổ, chính Ngài, với lời mời ân cần của chúng ta, Ngài sẽ đến để đem lại niềm vui cho chúng ta, niềm vui của Ngài sẽ bất tận và lây lan cho người khác khi chúng ta đã có niềm vui của Ngài.
Đường đời bạn và tôi đi nếu mà có Chúa cùng đồng hành hiện diện thì quả là hạnh phúc, bởi vì khi Ngài hiện diện thì đồng thời bình an cũng hiện diện và vui tươi cũng có mặt, làm cho đường chúng ta đi trở nên gần hơn, và chúng ta cũng trở nên gần gủi với tha nhân hơn.
2. Mọi người vui vẻ khi có chúng ta hiện diện.
Là con cái của Thiên Chúa, là môn đệ của Đức Ki-tô và là anh em của mọi người, bạn và tôi cũng cùng theo Chúa Giê-su đi dự tiệc cưới như các tông đồ xưa, nhưng tiệc cưới mà chúng ta tham dự đây không phải là ở làng Ca-na, nhưng là ở nơi đâu có chúng ta, thì ở đó là một bàn tiệc của sự vui vẻ, thân ái và phục vụ...
Chúa Giê-su đã hiện diện trong tiệc cưới và mọi người đã trở nên vui vẻ vì rượu được uống no say. Bạn và tôi hiện diện và mang lại vui vẻ hân hoan ở những nơi mà đau khổ đang như một cuồng phong thổi tan nát cuộc sống tinh thần và vật chất của tha nhân: nơi những trại phong cùi, nơi những trại giáo huấn trẻ bụi đời, nơi những trại cai nghiện ma túy, nơi những trại mồ côi và nơi phục hồi nhân phẩm của các cô gái lỡ lầm.v.v...
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su đã mở đầu việc rao giảng tin vui Nước Trời bằng việc làm cho nước hóa thành rượu, và kết thúc bằng việc hiến tế chính bản thân mình trên Thánh Giá, và kéo dài mãi cho đến ngày tận thế trong bí tích Thánh Thể trên các bàn thờ...
Nước biến thành rượu,
nổi buồn biến thành niềm vui,
đau khổ biến thành hân hoan,
thất vọng biến thành hi vọng,
là những điều mà chúng ta sẽ làm được, khi chúng ta biết đồng hành cùng Chúa Giê-su đi tham dự tiệc cưới Nước Trời trong thánh lễ, bởi vì nơi đây rượu đã biến thành Máu Thánh và bánh miến biến thành Mình Thánh của Ngài làm của nuôi linh hồn của chúng ta.
Đó chính là niềm vui và hi vọng của Chúa Giê-su mà mọi người nhìn thấy nơi con người chúng ta vậy !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Mừng: Ga 2, 1-11
“Chúa Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê.”
Bạn thân mến,
Phép lạ đầu tiên mà Chúa Giê-su đã làm khi Ngài công khai rao giảng tin mừng Nước Trời chính là phép lạ biến nước thành rượu tại tiệc cưới Ca-na, mà thánh Gioan đã tường thuật cho chúng ta nghe trong bài Tin Mừng hôm nay, tôi xin chia sẻ với bạn hai ý suy niệm sau đây:
1. Có Chúa hiện diện là niềm vui của con người.
Chúa Giê-su hiện diện trong tiệc cưới ở làng Ca-na là một biến cố, biến cố này chỉ xảy ra sau khi Chúa Giê-su làm phép lạ biến nước trở thành rượu ngon, để kéo dài niềm vui và cứu cho chủ nhà của chàng rể một phen hú vía vì rượu đã hết.
Chúa hiện diện trong gia đình chúng ta, cứu giúp chúng ta khỏi những ưu phiền và đem lại niềm vui cho mỗi người, như Ngài đã hiện trong tiệc cưới tại làng Ca-na, chúng ta hãy mời gọi Ngài đến trong nhà chúng ta để tình yêu giữa cha mẹ và con cái càng thêm nồng nàn vì có “rượu tình yêu” là chính Ngài ban cho.
Chúa hiện diện trong cuộc sống của bạn và tôi, với biết bao là vất vả khó khăn, với biết bao là chán chường và đau khổ, chính Ngài, với lời mời ân cần của chúng ta, Ngài sẽ đến để đem lại niềm vui cho chúng ta, niềm vui của Ngài sẽ bất tận và lây lan cho người khác khi chúng ta đã có niềm vui của Ngài.
Đường đời bạn và tôi đi nếu mà có Chúa cùng đồng hành hiện diện thì quả là hạnh phúc, bởi vì khi Ngài hiện diện thì đồng thời bình an cũng hiện diện và vui tươi cũng có mặt, làm cho đường chúng ta đi trở nên gần hơn, và chúng ta cũng trở nên gần gủi với tha nhân hơn.
2. Mọi người vui vẻ khi có chúng ta hiện diện.
Là con cái của Thiên Chúa, là môn đệ của Đức Ki-tô và là anh em của mọi người, bạn và tôi cũng cùng theo Chúa Giê-su đi dự tiệc cưới như các tông đồ xưa, nhưng tiệc cưới mà chúng ta tham dự đây không phải là ở làng Ca-na, nhưng là ở nơi đâu có chúng ta, thì ở đó là một bàn tiệc của sự vui vẻ, thân ái và phục vụ...
Chúa Giê-su đã hiện diện trong tiệc cưới và mọi người đã trở nên vui vẻ vì rượu được uống no say. Bạn và tôi hiện diện và mang lại vui vẻ hân hoan ở những nơi mà đau khổ đang như một cuồng phong thổi tan nát cuộc sống tinh thần và vật chất của tha nhân: nơi những trại phong cùi, nơi những trại giáo huấn trẻ bụi đời, nơi những trại cai nghiện ma túy, nơi những trại mồ côi và nơi phục hồi nhân phẩm của các cô gái lỡ lầm.v.v...
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su đã mở đầu việc rao giảng tin vui Nước Trời bằng việc làm cho nước hóa thành rượu, và kết thúc bằng việc hiến tế chính bản thân mình trên Thánh Giá, và kéo dài mãi cho đến ngày tận thế trong bí tích Thánh Thể trên các bàn thờ...
Nước biến thành rượu,
nổi buồn biến thành niềm vui,
đau khổ biến thành hân hoan,
thất vọng biến thành hi vọng,
là những điều mà chúng ta sẽ làm được, khi chúng ta biết đồng hành cùng Chúa Giê-su đi tham dự tiệc cưới Nước Trời trong thánh lễ, bởi vì nơi đây rượu đã biến thành Máu Thánh và bánh miến biến thành Mình Thánh của Ngài làm của nuôi linh hồn của chúng ta.
Đó chính là niềm vui và hi vọng của Chúa Giê-su mà mọi người nhìn thấy nơi con người chúng ta vậy !
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:50 15/01/2010
N2T |
3. Đức hạnh của việc thiện vốn là báu vật vô giá có thể mua được hạnh phúc thật thiên đàng. Nếu dùng nó để mua danh dự hư không giả trá, thì nếu không phải người ngu thì cũng là người điên.
(Thánh Gregory)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:51 15/01/2010
N2T |
344. Một người chỉ cần có dũng khí, thì cuộc sống sẽ biến thành rất đẹp.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khóc Haiti
Nguyễn Việt Quốc
08:09 15/01/2010
7 độ ríchter vang rầm 2 thế kỷ
Bóng tối bao trùm đè nặng Haiti
Bức tường sụp đổ, em tôi đã ra đi
Đống xác người chổng queo trên phố thị
Ôi lạy Trời! Chị tôi ôm mặt khóc
Nước mắt nào cho đủ khóc chiều nay
Đất nước nghèo khăn tang chưa kịp may
Chít trên đầu triệu con tim thế giới
Tiếng khóc tang thương vang tận tới chân trời
Từ Việt Nam, thắp nén nhang
Em tôi bé nhỏ
Không quan tài giá lạnh chiều nay.
Phan Thiết, 15/01/2010
Bóng tối bao trùm đè nặng Haiti
Bức tường sụp đổ, em tôi đã ra đi
Đống xác người chổng queo trên phố thị
Ôi lạy Trời! Chị tôi ôm mặt khóc
Nước mắt nào cho đủ khóc chiều nay
Đất nước nghèo khăn tang chưa kịp may
Chít trên đầu triệu con tim thế giới
Tiếng khóc tang thương vang tận tới chân trời
Từ Việt Nam, thắp nén nhang
Em tôi bé nhỏ
Không quan tài giá lạnh chiều nay.
Phan Thiết, 15/01/2010
Đức Thánh Cha sẽ ngỏ lời với tất cả mọi người trong chuyến thăm Bồ Đào Nha
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:11 15/01/2010
ROMA, 14/01/2010 (zenit.org)- Các giám mục Bồ Đào Nha nhóm họp tại Fatima vào ngày 12 tháng Giêng vừa qua đã khẳng định rằng Đức Thánh Cha nhân dịp chuyến tông du nước này từ 11 đến 14 tháng 5 năm nay sẽ nói với hết mọi người cả người có niềm tin hay không có niềm tin.
« Đức Giáo Hoàng sẽ nói với hết mọi người », cha Manuel Morujão, phát ngôn viên đồng thời là tổng thư ký HĐGM Bồ Đào Nha đã cho biết, theo tin từ Văn Phòng Báo Chí đền thánh.
« Giáo Hội không khép cánh cửa với bất kỳ ai và mở rộng lòng mình với hết thảy mọi người », vị phát ngôn viên nói thêm.
Tại buổi họp báo nhằm phổ biến những công việc được thảo luận kỳ họp của Ban Thường Trực của HĐGM Bồ Đào Nha, cha Morujão cũng đã khẳng định rằng một điểm ghi nhận mục vụ liên quan đến chuyến thăm viếng của Đức Thánh Cha tại Bồ Đào Nha sẽ được phổ biến công khai vào kỳ họp tới đây của Ban Thường Trực vào ngày 9 tháng 2 tại Fatima.
Điểm ghi nhận này « đề cập đến thiện ích đối với phẩm giá của đời sống Giáo Hội và xã hội », cha tổng thư ký tuyên bố.
Quyết định của Đức Thánh Cha về chuyến tông du tại Bồ Đào Nha đã được thông báo vào tháng 9 năm ngoái. Chương trình thăm viếng được công bố vào tháng 12 năm 2009, theo đó Đức Thánh Cha sẽ có mặt tại Lisbonne, Fatima và Porto.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ đến Bồ Đào Nha với tư cách hành hương và thăm viếng chính thức theo lời mời của HĐGM và Tổng Thống của nước này.
« Đức Giáo Hoàng sẽ nói với hết mọi người », cha Manuel Morujão, phát ngôn viên đồng thời là tổng thư ký HĐGM Bồ Đào Nha đã cho biết, theo tin từ Văn Phòng Báo Chí đền thánh.
« Giáo Hội không khép cánh cửa với bất kỳ ai và mở rộng lòng mình với hết thảy mọi người », vị phát ngôn viên nói thêm.
Tại buổi họp báo nhằm phổ biến những công việc được thảo luận kỳ họp của Ban Thường Trực của HĐGM Bồ Đào Nha, cha Morujão cũng đã khẳng định rằng một điểm ghi nhận mục vụ liên quan đến chuyến thăm viếng của Đức Thánh Cha tại Bồ Đào Nha sẽ được phổ biến công khai vào kỳ họp tới đây của Ban Thường Trực vào ngày 9 tháng 2 tại Fatima.
Điểm ghi nhận này « đề cập đến thiện ích đối với phẩm giá của đời sống Giáo Hội và xã hội », cha tổng thư ký tuyên bố.
Quyết định của Đức Thánh Cha về chuyến tông du tại Bồ Đào Nha đã được thông báo vào tháng 9 năm ngoái. Chương trình thăm viếng được công bố vào tháng 12 năm 2009, theo đó Đức Thánh Cha sẽ có mặt tại Lisbonne, Fatima và Porto.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI sẽ đến Bồ Đào Nha với tư cách hành hương và thăm viếng chính thức theo lời mời của HĐGM và Tổng Thống của nước này.
Đức Thánh Cha thăm hội đường Do Thái: dấu hiệu của cuộc đối thoại được thúc đẩy
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:12 15/01/2010
ROMA, 14/01/2010 (zenit.org)- Đức Hồng Y Walter Kasper, Chủ Tịch Ủy Ban về quan hệ tôn giáo với Do Thái giáo đã đánh giá rằng chuyến viếng thăm tới đây của Đức Thánh Cha tại hội đường Do Thái ở Roma vào ngày 17/01 là dấu hiệu về cuộc đối thoại được đẩy mạnh.
Nói trên Radio Vatican hôm 14/01, ngài mong muốn rằng sự kiện này có thể « cải thiện mối quan hệ giữa người theo đạo Do Thái và người Công Giáo tại Italia, bởi vì có một số vấn đề tế nhị cần được giải quyết ». « Tôi hy vọng rằng chuyến thăm hội đường Do Thái tại Roma này của Đức Thánh Cha là dấu hiệu của việc đối thoại được tiến triển ».
Trong thời gian viếng thăm, « những vẫn đề khác biệt không được đề cập nhiều, bởi vì tất cả chúng ta đều biết những khác biệt căn bản giữa Do Thái Giáo và Kitô giáo và có những vướng mắc thực tế, nhưng ý hướng của chuyến viếng thăm là nói về những điểm tương đồng, điều đó đã có khá nhiều », Đức Hồng Y Kasper bổ sung thêm.
« Chúng ta có chung một niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất, điều này, trong một thế giới tục hóa, là hết sức quan trọng: làm chứng cho một Thiên Chúa duy nhất, thánh hóa Danh của Ngài, như những gì mà Thập Giới đòi hỏi, và tôn trọng ngày hưu lễ, có nghĩa là có một thời gian dành cho Thiên Chúa… ». « Đó là những cái không còn quen thuộc trong xã hội của chúng ta, vốn đang bị tục hóa nhiều hay ít ».
« Chúng tôi có thể đưa ra một chứng từ chung về một số giới răn khác: bảo vệ sự sống, gia đình, công lý xã hội, hòa bình… », vị Chủ Tịch Ủy Ban về quan hệ với Do Thái Giáo điểm qua.
« Và đây là định hướng mới về mối quan hệ của chúng tôi », vị giám chức cao cấp của Tòa Thánh quan sát. « Trong mười năm đầu tiên, người ta nói nhiều về quá khứ: đã có nhiều cái để nói, nhất là về thảm họa hành quyết người Do Thái thời Đức Quốc xã. Tiếp theo chúng tôi đã đi đến những vấn đề hiện nay gây ra bởi xã hội hiện đại, lại vừa suy tư về điều mà chúng tôi có thể cùng nhau hành động dựa trên sự tương đồng này ». « Ngày hôm nay, tôi nghĩ rằng đã có một sự hợp tác rất to lớn ! ».
Nói trên Radio Vatican hôm 14/01, ngài mong muốn rằng sự kiện này có thể « cải thiện mối quan hệ giữa người theo đạo Do Thái và người Công Giáo tại Italia, bởi vì có một số vấn đề tế nhị cần được giải quyết ». « Tôi hy vọng rằng chuyến thăm hội đường Do Thái tại Roma này của Đức Thánh Cha là dấu hiệu của việc đối thoại được tiến triển ».
Trong thời gian viếng thăm, « những vẫn đề khác biệt không được đề cập nhiều, bởi vì tất cả chúng ta đều biết những khác biệt căn bản giữa Do Thái Giáo và Kitô giáo và có những vướng mắc thực tế, nhưng ý hướng của chuyến viếng thăm là nói về những điểm tương đồng, điều đó đã có khá nhiều », Đức Hồng Y Kasper bổ sung thêm.
« Chúng ta có chung một niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất, điều này, trong một thế giới tục hóa, là hết sức quan trọng: làm chứng cho một Thiên Chúa duy nhất, thánh hóa Danh của Ngài, như những gì mà Thập Giới đòi hỏi, và tôn trọng ngày hưu lễ, có nghĩa là có một thời gian dành cho Thiên Chúa… ». « Đó là những cái không còn quen thuộc trong xã hội của chúng ta, vốn đang bị tục hóa nhiều hay ít ».
« Chúng tôi có thể đưa ra một chứng từ chung về một số giới răn khác: bảo vệ sự sống, gia đình, công lý xã hội, hòa bình… », vị Chủ Tịch Ủy Ban về quan hệ với Do Thái Giáo điểm qua.
« Và đây là định hướng mới về mối quan hệ của chúng tôi », vị giám chức cao cấp của Tòa Thánh quan sát. « Trong mười năm đầu tiên, người ta nói nhiều về quá khứ: đã có nhiều cái để nói, nhất là về thảm họa hành quyết người Do Thái thời Đức Quốc xã. Tiếp theo chúng tôi đã đi đến những vấn đề hiện nay gây ra bởi xã hội hiện đại, lại vừa suy tư về điều mà chúng tôi có thể cùng nhau hành động dựa trên sự tương đồng này ». « Ngày hôm nay, tôi nghĩ rằng đã có một sự hợp tác rất to lớn ! ».
Tình hình cứu trợ nạn nhân động đất tại Haiti
Thế Giới Mới
08:14 15/01/2010
SỐ NGƯỜI CHẾT VÌ TRẬN ÐỘNG ÐẤT Ở HAITI CÓ THỂ LÊN TỚI 50 NGÀN NGƯỜI
Tin Port au Prince - Trận động đất 7 độ richter ở Haiti đã làm hàng ngàn người bị chôn vùi dưới các đống đổ nát của các tòa nhà bị sụp đổ.Trận động đất không chỉ làm sụp đổ trường học, bệnh viện, những tòa nhà nhiều tầng mà còn san bằng những khu nhà ổ chuột nghèo khó. Tổng thống Rene Prevel nói số người chết có thể nằm ở khoảng từ 30,000 người đến 50,000 người. Dinh Tổng thống Haiti cũng trở thành đống gạch vụn, các mái vòm của tòa nhà nằm phủ bên trên các bức tường đã đổ, một nhóm nhân viên cứu cấp ở đây đã dùng xe đẩy và băng ca để di chuyển người bị thương.
Tòa hành dinh 5 tầng của Liên hiệp quốc cũng bị sụp đổ, hiện chưa biết rõ vào giờ động đất diễn ra có bao nhiêu người còn ở trong tòa nhà. Liên hiệp quốc xác nhận lực lượng gìn giữ hòa bình tại Port au Prince có 14 người chết, nhưng chỉ huy trưởng lực lượng hòa bình tại Haiti là ông Alain Le Roy nói số người chết sẽ còn tăng lên và có thể là con số rất cao.
Sáng nay những người còn sống sót nhìn thấy thi hài người thân của mình bị dè dưới các đống gạch vụn, những thi hài đưa ra được bên ngoài để nằm bên lề đường, một số được phủ vải trắng hay dùng màn để che đậy. Nhân viên cứu cấp cho biết họ không đủ bao để đựng người chết. Trung tâm trận động đất mạnh 7 độ chỉ nằm các thủ đô Port au Prince 16 cây số và sâu 10 cây số, đã làm cho 4 triệu người trong thành phố và khu vực chung quanh gánh chịu nhiều hậu quả thê thảm. Các trận hậu chấn mạnh gần 6 độ cũng đã làm tăng thêm sự thiệt hại. Người dân còn sống sót đã trải qua 2 đêm nằm ngoài trời, tránh xa các bức tường không biết sẽ đổ ập lúc nào. Haiti là quốc gia nghèo nhất ở Tây Bán Cầu, trên một nửa dân số sống với lợi tức dưới một mỹ kim một ngày và 78% dân số sống với lợi tức ít hơn 2 mỹ kim một ngày.
ANH QUỐC GỞI TOÁN CỨU CẤP VÀ VẬT PHẨM CỨU TRỢ ÐẾN HAITI
Tin Luân Ðôn - Một toán nhân viên cứu hỏa của Anh quốc gồm 64 người đã có mặt ở Cộng hòa Dominica và đang trên đường qua Haiti để tham gia công tác cứu cấp nạn nhân động đất. Phi cơ của Anh phải đáp xuống phi trường ở Cộng hòa Dominica vì tháp kiểm soát không lưu của phi trường Port au Prince đã bị trận động đất làm sụp đổ. Bộ trưởng phát triển quốc tế Douglas Alexander cho biết đã nói chuyện với đại sứ Anh ở Haiti, và tình trạng cứu cấp hiện nay phải chạy đua với thời gian. Khi đưa người ra khỏi các đống đổ nát còn phải chữa trị thuốc men, cung cấp thực phẩm, nước uống, nơi tạm trú, tất cả những nhu cầu cấp bách hiện đang rất thiếu thốn.
Ông Alexander nói thêm rằng trận động đất không chỉ gây thảm hoạ trong vùng thành thị, mà còn tàn phá các vùng cư dân miền thôn quê sống trên núi, sườn đồi, cho nên cộng đồng quốc tế và các tổ chức thiện nguyện quốc tế phải nỗ lực nhiều hơn nữa để giúp đỡ các nạn nhân.
CÁC NƯỚC CHÂU MỸ LA TINH KHẨN CẤP GIÚP HAITI
Tin Mexico City - Tổng thống Felipe Calderon tuyên bố lập tức gởi các bác sĩ, chuyên viên cứu cấp, khoảng 30 tấn lương thực và một bệnh viện nổi đến Haiti để cứu giúp cho nạn nhân động đất. Phát ngôn viên quân đội Guatemala cũng cho biết vào lúc nửa đêm hôm qua các toán cứu cấp của quân đội nước này cũng đã lên đường qua Haiti.
Chỉ huy trưởng đơn vị cứu cấp là ông Luis Fernando Roman de Leon cho biết toán cứu cấp quân đội có thể đục xuyên các bức tường và các trụ xi măng cốt sắt để cứu những người bị kẹt phía dưới. Toán chuyên viên này cũng mang theo chó đánh hơi để phát hiện người còn sống. Tổng thống Oscar Arias cho biết Costa Rica sẽ đưa một toán chuyên viên 50 người gồm bác sĩ, kỹ sư và nhân viên cứu cấp đến giúp Haiti. Tổng thống Arias cũng kêu gọi các nước giàu trên thế giới phải giúp cho Haiti nhiều hơn nữa. Trận động đất mạnh chưa từng có ở Haiti trong vòng 200 năm qua đã làm sập dinhTổng thống, vương cung thánh đường, làm quốc gia có 9 triệu dân phải khẩn cấp kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
CỨU TRỢ CỦA NHẬT BẢN ÐỐI VỚI HAITI
Tin Tokyo - Nhật Bản hôm nay tuyên bố giúp cho Haiti 5 triệu mỹ kim trong lúc Trung Cộng gởi toán cứu cấp đến thủ đô Port au Prince. Bộ trưởng chính phủ Nhật là ông Hirofumi Hirano nói ngoài 5 triệu mỹ kim đóng góp, Nhật cũng hợp tác với các tổ chức quốc tế để khẩn cấp cứu giúp nạn nhân, gởi một số lều vải trị giá 30 triệu yen tới Haiti. Nhật cũng sẽ giúp đỡ y tế cho Haiti, và đang đưa một toán chuyên viên đến nước này.
Toán chuyên viên Nhật sẽ do đại sứ Shinomiya tại Haiti lãnhđạo. Hôm nay nhân viên cứu cấp của bộ Ngoại giao, bộ quốc phòng và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật cũng sẽ lên đường đến Haiti. Hôm qua TrungCộng đã đưa đến Haiti một toán cứu cấp gồm 50 người. Theo Tân Hoa Xã, những người trong toán cứu cấp Trung Cộng là những người đã có kinh nghiệm cứu cấp trong trận động đất Tứ Xuyên. Toán cứu cấp này cũng mang theo thực phẩm và thuốc men. Ngoại trưởng Dương Khiết Trì của Trung Cộng đã gởi lời chia buồn đối với Haiti và hứa hẹn sẽ giúp đỡ cho nước này nhiều hơn nữa.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Cộng Khương Du cho biết 125 quân nhân Trung Cộng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, nhân viên các công ty Trung Cộng ở Haiti đều an toàn trong trận động đất. Phát ngôn viên Pericles Jean-Baptiste của Hồng Thập Tự Haiti cho biết đường dây điện thoại bị đứt, đường sá bị các đống đổ nát, cây cối ngã đổ phong tỏa trong khu vực 4 triệu nguời gồm thủ đô và các khu vực chung quanh không có điện, không có nước, sự cung cấp khẩn cấp cho nạn nhân còn rất giới hạn.
Sự tàn phá của trận động đất nằm ngoài khả năng cứu giúp của Hồng Thập Tự và hiện tại họ không còn thuốc men. Trận động đất mạnh 7 độ với tâm chấn động chỉ sâu 10 cây số cách thủ đô Port au Prince 16 cây số, và các trận hậu chấn gần 6 độ đã tạo nên thảm trạng khủng khiếp cho quốc gia nghèo khó Haiti.Tin Port au Prince - Haiti là quốc gia chịu đựng thiên tai, các trận bão nhiệt đới, bão đại dương đã gây sóng lớn, lũ lụt và lở đất hàng năm. Vào tháng 10 năm 2007, bão nhiệt đới Noel đã tàn phá nặng nề đảo quốc nghèo khó này.
Thời gian này ở thị trấn Jacmel, những con sông dâng nước và đất lở đã làm cho đường số và nhà cửa trong thị trấn bị chôn dưới nước bùn. Trong 2 tuần lễ đầu tiên của tháng 10 năm 2007, mưa nhiệt đới đã làm 31 người chết, 1000 người không còn nhà cửa. Vào năm 2008, bốn trận bão nhiệt đới đã đổ bộ đảo quốc nghèo khó này làm 800 người chết và khoảng 1 triệu người sống trong cảnh không nhà. Vào tháng 9 năm 2008 người dân thành phố Gonaives đã phải tìm nước uống và thực phẩm hàng ngày sau khi bị trận bão Ike tàn phá.
Vào tháng 3 năm 2009 mưa to đã gây ra ngập lụt. Người dân ở thị trấn Cite Soleil bên ngoài thủ đô Port au Prince đã phải leo lên mái nhà để tránh nước lụt. Ðảo quốc Haiti đã chịu lũ lụt liên tiếp vì đồi núi trong nước đã bị dân chúng chặt hết cây cối để làm củi, đốt than. Việc phá đồi núi làm than là một nghề phụ đối với nông dân không có lợi tức gì khác giữa các mùa gặt hái. Mùa bão Ðại Tây Dương kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 mỗi năm, liên tiếp đe doạ cho người dân quốc gia hải đảo Haiti. Trung bình cứ 10 trận bão nhiệt đới Ðại Tây Dương, có 6 trận trở thành bão lớn.
(Nguồn: http://www.thegioimoionline.com/)
Tin Port au Prince - Trận động đất 7 độ richter ở Haiti đã làm hàng ngàn người bị chôn vùi dưới các đống đổ nát của các tòa nhà bị sụp đổ.Trận động đất không chỉ làm sụp đổ trường học, bệnh viện, những tòa nhà nhiều tầng mà còn san bằng những khu nhà ổ chuột nghèo khó. Tổng thống Rene Prevel nói số người chết có thể nằm ở khoảng từ 30,000 người đến 50,000 người. Dinh Tổng thống Haiti cũng trở thành đống gạch vụn, các mái vòm của tòa nhà nằm phủ bên trên các bức tường đã đổ, một nhóm nhân viên cứu cấp ở đây đã dùng xe đẩy và băng ca để di chuyển người bị thương.
Tòa hành dinh 5 tầng của Liên hiệp quốc cũng bị sụp đổ, hiện chưa biết rõ vào giờ động đất diễn ra có bao nhiêu người còn ở trong tòa nhà. Liên hiệp quốc xác nhận lực lượng gìn giữ hòa bình tại Port au Prince có 14 người chết, nhưng chỉ huy trưởng lực lượng hòa bình tại Haiti là ông Alain Le Roy nói số người chết sẽ còn tăng lên và có thể là con số rất cao.
Sáng nay những người còn sống sót nhìn thấy thi hài người thân của mình bị dè dưới các đống gạch vụn, những thi hài đưa ra được bên ngoài để nằm bên lề đường, một số được phủ vải trắng hay dùng màn để che đậy. Nhân viên cứu cấp cho biết họ không đủ bao để đựng người chết. Trung tâm trận động đất mạnh 7 độ chỉ nằm các thủ đô Port au Prince 16 cây số và sâu 10 cây số, đã làm cho 4 triệu người trong thành phố và khu vực chung quanh gánh chịu nhiều hậu quả thê thảm. Các trận hậu chấn mạnh gần 6 độ cũng đã làm tăng thêm sự thiệt hại. Người dân còn sống sót đã trải qua 2 đêm nằm ngoài trời, tránh xa các bức tường không biết sẽ đổ ập lúc nào. Haiti là quốc gia nghèo nhất ở Tây Bán Cầu, trên một nửa dân số sống với lợi tức dưới một mỹ kim một ngày và 78% dân số sống với lợi tức ít hơn 2 mỹ kim một ngày.
ANH QUỐC GỞI TOÁN CỨU CẤP VÀ VẬT PHẨM CỨU TRỢ ÐẾN HAITI
Tin Luân Ðôn - Một toán nhân viên cứu hỏa của Anh quốc gồm 64 người đã có mặt ở Cộng hòa Dominica và đang trên đường qua Haiti để tham gia công tác cứu cấp nạn nhân động đất. Phi cơ của Anh phải đáp xuống phi trường ở Cộng hòa Dominica vì tháp kiểm soát không lưu của phi trường Port au Prince đã bị trận động đất làm sụp đổ. Bộ trưởng phát triển quốc tế Douglas Alexander cho biết đã nói chuyện với đại sứ Anh ở Haiti, và tình trạng cứu cấp hiện nay phải chạy đua với thời gian. Khi đưa người ra khỏi các đống đổ nát còn phải chữa trị thuốc men, cung cấp thực phẩm, nước uống, nơi tạm trú, tất cả những nhu cầu cấp bách hiện đang rất thiếu thốn.
Ông Alexander nói thêm rằng trận động đất không chỉ gây thảm hoạ trong vùng thành thị, mà còn tàn phá các vùng cư dân miền thôn quê sống trên núi, sườn đồi, cho nên cộng đồng quốc tế và các tổ chức thiện nguyện quốc tế phải nỗ lực nhiều hơn nữa để giúp đỡ các nạn nhân.
CÁC NƯỚC CHÂU MỸ LA TINH KHẨN CẤP GIÚP HAITI
Tin Mexico City - Tổng thống Felipe Calderon tuyên bố lập tức gởi các bác sĩ, chuyên viên cứu cấp, khoảng 30 tấn lương thực và một bệnh viện nổi đến Haiti để cứu giúp cho nạn nhân động đất. Phát ngôn viên quân đội Guatemala cũng cho biết vào lúc nửa đêm hôm qua các toán cứu cấp của quân đội nước này cũng đã lên đường qua Haiti.
Chỉ huy trưởng đơn vị cứu cấp là ông Luis Fernando Roman de Leon cho biết toán cứu cấp quân đội có thể đục xuyên các bức tường và các trụ xi măng cốt sắt để cứu những người bị kẹt phía dưới. Toán chuyên viên này cũng mang theo chó đánh hơi để phát hiện người còn sống. Tổng thống Oscar Arias cho biết Costa Rica sẽ đưa một toán chuyên viên 50 người gồm bác sĩ, kỹ sư và nhân viên cứu cấp đến giúp Haiti. Tổng thống Arias cũng kêu gọi các nước giàu trên thế giới phải giúp cho Haiti nhiều hơn nữa. Trận động đất mạnh chưa từng có ở Haiti trong vòng 200 năm qua đã làm sập dinhTổng thống, vương cung thánh đường, làm quốc gia có 9 triệu dân phải khẩn cấp kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
CỨU TRỢ CỦA NHẬT BẢN ÐỐI VỚI HAITI
Tin Tokyo - Nhật Bản hôm nay tuyên bố giúp cho Haiti 5 triệu mỹ kim trong lúc Trung Cộng gởi toán cứu cấp đến thủ đô Port au Prince. Bộ trưởng chính phủ Nhật là ông Hirofumi Hirano nói ngoài 5 triệu mỹ kim đóng góp, Nhật cũng hợp tác với các tổ chức quốc tế để khẩn cấp cứu giúp nạn nhân, gởi một số lều vải trị giá 30 triệu yen tới Haiti. Nhật cũng sẽ giúp đỡ y tế cho Haiti, và đang đưa một toán chuyên viên đến nước này.
Toán chuyên viên Nhật sẽ do đại sứ Shinomiya tại Haiti lãnhđạo. Hôm nay nhân viên cứu cấp của bộ Ngoại giao, bộ quốc phòng và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật cũng sẽ lên đường đến Haiti. Hôm qua TrungCộng đã đưa đến Haiti một toán cứu cấp gồm 50 người. Theo Tân Hoa Xã, những người trong toán cứu cấp Trung Cộng là những người đã có kinh nghiệm cứu cấp trong trận động đất Tứ Xuyên. Toán cứu cấp này cũng mang theo thực phẩm và thuốc men. Ngoại trưởng Dương Khiết Trì của Trung Cộng đã gởi lời chia buồn đối với Haiti và hứa hẹn sẽ giúp đỡ cho nước này nhiều hơn nữa.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Cộng Khương Du cho biết 125 quân nhân Trung Cộng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, nhân viên các công ty Trung Cộng ở Haiti đều an toàn trong trận động đất. Phát ngôn viên Pericles Jean-Baptiste của Hồng Thập Tự Haiti cho biết đường dây điện thoại bị đứt, đường sá bị các đống đổ nát, cây cối ngã đổ phong tỏa trong khu vực 4 triệu nguời gồm thủ đô và các khu vực chung quanh không có điện, không có nước, sự cung cấp khẩn cấp cho nạn nhân còn rất giới hạn.
Sự tàn phá của trận động đất nằm ngoài khả năng cứu giúp của Hồng Thập Tự và hiện tại họ không còn thuốc men. Trận động đất mạnh 7 độ với tâm chấn động chỉ sâu 10 cây số cách thủ đô Port au Prince 16 cây số, và các trận hậu chấn gần 6 độ đã tạo nên thảm trạng khủng khiếp cho quốc gia nghèo khó Haiti.Tin Port au Prince - Haiti là quốc gia chịu đựng thiên tai, các trận bão nhiệt đới, bão đại dương đã gây sóng lớn, lũ lụt và lở đất hàng năm. Vào tháng 10 năm 2007, bão nhiệt đới Noel đã tàn phá nặng nề đảo quốc nghèo khó này.
Thời gian này ở thị trấn Jacmel, những con sông dâng nước và đất lở đã làm cho đường số và nhà cửa trong thị trấn bị chôn dưới nước bùn. Trong 2 tuần lễ đầu tiên của tháng 10 năm 2007, mưa nhiệt đới đã làm 31 người chết, 1000 người không còn nhà cửa. Vào năm 2008, bốn trận bão nhiệt đới đã đổ bộ đảo quốc nghèo khó này làm 800 người chết và khoảng 1 triệu người sống trong cảnh không nhà. Vào tháng 9 năm 2008 người dân thành phố Gonaives đã phải tìm nước uống và thực phẩm hàng ngày sau khi bị trận bão Ike tàn phá.
Vào tháng 3 năm 2009 mưa to đã gây ra ngập lụt. Người dân ở thị trấn Cite Soleil bên ngoài thủ đô Port au Prince đã phải leo lên mái nhà để tránh nước lụt. Ðảo quốc Haiti đã chịu lũ lụt liên tiếp vì đồi núi trong nước đã bị dân chúng chặt hết cây cối để làm củi, đốt than. Việc phá đồi núi làm than là một nghề phụ đối với nông dân không có lợi tức gì khác giữa các mùa gặt hái. Mùa bão Ðại Tây Dương kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 mỗi năm, liên tiếp đe doạ cho người dân quốc gia hải đảo Haiti. Trung bình cứ 10 trận bão nhiệt đới Ðại Tây Dương, có 6 trận trở thành bão lớn.
(Nguồn: http://www.thegioimoionline.com/)
Các giám mục Bồ Đào Nha khẳng định Đức Thánh Cha “sẽ nói với tất cả mọi người.”
Bùi Hữu Thư
08:37 15/01/2010
Rôma, Ngày Thứ Năm 14 tháng 1, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Các giám mục Bồ Đào Nha tụ họp ngày Thứ Ba 12 tháng 1 tại Fatima đã khẳng định rằng Đức Thánh Cha sẽ nói với tất cả mọi người dù là tín hữu hay không phải là tín đồ trong dịp ngài viếng thăm Bồ Đào Nha (từ 11 đến 14 tháng 5, 2010.)
Linh mục Manuel Morujão, phát ngôn viên và Thư Ký của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, theo văn phòng truyền thông của thánh địa Fatima, đã khẳng định rằng Đức Thánh Cha “sẽ nói với tất cả mọi người.”
Cha cũng tiếp là “Giáo hội không đóng cửa ngăn không cho bất cứ một ai vào và luôn luôn mở lòng cho tất cả.”
Trong buổi họp báo tiếp theo các công trình của Uỷ Ban Thường Trực của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, linh mục Morujão cũng khẳng định là một bức tông thư về cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Bồ Đào Nha sẽ được công bố vào dịp Uỷ Ban Thường Trực sẽ nhóm họp lại vào ngày 9 tháng 2 tại Fatima.
Cha Morujão tuyên bố “Tông thư này sẽ biểu tượng cho sự tốt lành của phẩm chất của đời sống Giáo Hội và xã hội.”
Quyết định của Đức Giám Mục Thành Rôma viếng thăm Bồ Đào Nha đã được công bố vào tháng Chín 2009. Chương trình cuộc viếng thăm đã được phổ biến vào tháng 12, dự trù Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Lisbonne, Fatima và Porto.
Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ đến quốc gia này trong một cuộc hành hương và viếng thăm chính thức, theo lời mời của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha và Tổng Thống Cộng Hòa Bồ Đào Nha.
Linh mục Manuel Morujão, phát ngôn viên và Thư Ký của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, theo văn phòng truyền thông của thánh địa Fatima, đã khẳng định rằng Đức Thánh Cha “sẽ nói với tất cả mọi người.”
Cha cũng tiếp là “Giáo hội không đóng cửa ngăn không cho bất cứ một ai vào và luôn luôn mở lòng cho tất cả.”
Trong buổi họp báo tiếp theo các công trình của Uỷ Ban Thường Trực của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, linh mục Morujão cũng khẳng định là một bức tông thư về cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Bồ Đào Nha sẽ được công bố vào dịp Uỷ Ban Thường Trực sẽ nhóm họp lại vào ngày 9 tháng 2 tại Fatima.
Cha Morujão tuyên bố “Tông thư này sẽ biểu tượng cho sự tốt lành của phẩm chất của đời sống Giáo Hội và xã hội.”
Quyết định của Đức Giám Mục Thành Rôma viếng thăm Bồ Đào Nha đã được công bố vào tháng Chín 2009. Chương trình cuộc viếng thăm đã được phổ biến vào tháng 12, dự trù Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Lisbonne, Fatima và Porto.
Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ đến quốc gia này trong một cuộc hành hương và viếng thăm chính thức, theo lời mời của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha và Tổng Thống Cộng Hòa Bồ Đào Nha.
Cùng nhau hướng về Haiti
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
15:08 15/01/2010
Thủ đô Port au Price của Haiti trở thành đống mảnh vụn khổng lồ sau trận động đất khủng khiếp nhất kể từ gần một thế kỷ nay xảy ra vào hôm thứ ba ngày 12/01 vừa qua. Các phương tiện truyền thông liên tiếp thông tin và phát đi những hình ảnh làm mọi người không thể ngăn cản những giọt lệ tuôn trào. Các bản tin thời sự dành trọn vẹn chương trình cho biến cố đau thương này.
Tất cả đều sụp đổ. Những tòa nhà kiên cố hay những ngôi nhà lụp xụp giờ đây cũng chỉ là một đống đổ nát không hơn không kém. Bao nhiêu mồ hôi công sức để vun đắp xây dựng đất nước gia đình tan vỡ ra từng mảnh tựa như những đống đổ vỡ ngổn ngang khắp nơi kia. Thủ đô, con tim của đất nước có chung nhịp đập của hàng triệu con tim của dân tộc, được người dân gắn kết bền chặt giờ đây trở nên mong manh và giòn mỏng. Tất cả trở về với con số không cùng với hai bàn tay trắng và những vết thương thật khó chữa lành.
Nhà cửa ruộng vườn đường xá nát tan. Không dừng lại ở đó, người dân còn hằn lên một nỗi đau mất người thân hay phải chứng kiến người còn sống mang đầy thương tích hoặc những khuôn mặt bất thần vì không hiểu điều gì vừa mới xảy ra. Không thể tin vào mắt mình được nữa, nhưng đó là một thực tế phũ phàng. Một cảnh tang tóc sinh biệt tử ly bất chợt ập đến chồng chất nỗi đau thương cho người còn sống. Dường như nước mắt của người chồng khóc vợ, người vợ góa khóc chồng, cha mẹ khóc con cái, con cái khóc cha mẹ, anh chị khóc em, em khóc anh chị đã cạn kiệt và đã tuôn trào thành một đại dương của thống khổ.
Tất cả đều hướng về Haiti và cùng nhau hành động. Đức Thánh Cha cũng như các vị giám chức kêu gọi hiệp thông và thể hiện tình liên đới. Tại các giáo xứ, phong trào quyên góp được phát động. Các tổ chức thiện nguyện vào cuộc để cứu giúp những người còn sống lâm cảnh màn trời chiếu đất. Các phương tiện được huy động trong việc tìm kiếm các nạn nhân còn mắc kẹt trong những đống đổ nát. Tổng thống Pháp triệu tập gấp nội các nhằm giúp đỡ Haiti trong công việc tái thiết. Chính phủ Hoa Kỳ ngay lập tức chi 100 triệu USD cho đất nước và người dân Haiti để khắc phục hậu quả tang thương.
Trước những khổ đau và tai họa bi thương, con người xích lại gần nhau nhằm chia sẻ và xoa dịu nỗi đau của đồng loại. Haiti hôm nay và ngày mai đang cần đến bàn tay, khối óc và tấm lòng của hết mọi người, mọi dân và mọi nước trên toàn thế giới.
Tất cả đều sụp đổ. Những tòa nhà kiên cố hay những ngôi nhà lụp xụp giờ đây cũng chỉ là một đống đổ nát không hơn không kém. Bao nhiêu mồ hôi công sức để vun đắp xây dựng đất nước gia đình tan vỡ ra từng mảnh tựa như những đống đổ vỡ ngổn ngang khắp nơi kia. Thủ đô, con tim của đất nước có chung nhịp đập của hàng triệu con tim của dân tộc, được người dân gắn kết bền chặt giờ đây trở nên mong manh và giòn mỏng. Tất cả trở về với con số không cùng với hai bàn tay trắng và những vết thương thật khó chữa lành.
Nhà cửa ruộng vườn đường xá nát tan. Không dừng lại ở đó, người dân còn hằn lên một nỗi đau mất người thân hay phải chứng kiến người còn sống mang đầy thương tích hoặc những khuôn mặt bất thần vì không hiểu điều gì vừa mới xảy ra. Không thể tin vào mắt mình được nữa, nhưng đó là một thực tế phũ phàng. Một cảnh tang tóc sinh biệt tử ly bất chợt ập đến chồng chất nỗi đau thương cho người còn sống. Dường như nước mắt của người chồng khóc vợ, người vợ góa khóc chồng, cha mẹ khóc con cái, con cái khóc cha mẹ, anh chị khóc em, em khóc anh chị đã cạn kiệt và đã tuôn trào thành một đại dương của thống khổ.
Tất cả đều hướng về Haiti và cùng nhau hành động. Đức Thánh Cha cũng như các vị giám chức kêu gọi hiệp thông và thể hiện tình liên đới. Tại các giáo xứ, phong trào quyên góp được phát động. Các tổ chức thiện nguyện vào cuộc để cứu giúp những người còn sống lâm cảnh màn trời chiếu đất. Các phương tiện được huy động trong việc tìm kiếm các nạn nhân còn mắc kẹt trong những đống đổ nát. Tổng thống Pháp triệu tập gấp nội các nhằm giúp đỡ Haiti trong công việc tái thiết. Chính phủ Hoa Kỳ ngay lập tức chi 100 triệu USD cho đất nước và người dân Haiti để khắc phục hậu quả tang thương.
Trước những khổ đau và tai họa bi thương, con người xích lại gần nhau nhằm chia sẻ và xoa dịu nỗi đau của đồng loại. Haiti hôm nay và ngày mai đang cần đến bàn tay, khối óc và tấm lòng của hết mọi người, mọi dân và mọi nước trên toàn thế giới.
Top Stories
Authorities deny attack on the parishioners of Dong Chiem
Asia-News
16:10 15/01/2010
The vice president of the local People's Committee said that the cross was destroyed had been built illegally on public land and that the parish has rejected attempts to dialogue. But the archbishop of Hanoi insists that the hill has belonged to the church for more than one hundred years and the head of the Communist Party of Dong Chiem confirms the raid on the faithful.
Hanoi (AsiaNews) - After being subjected to insults and beatings, the parishioners of Dong Chiem now see the attack being denied. Vice-Chairman of the People's Committee of My Duc, Nguyen Van Hau, speaking to the state VNA agency has denied that "local authorities attacked the faithful."
Hau gave a reconstruction of the story, saying that the cross blown up with explosives had been "illegally built" on the hill called Nui Tho. "The construction violates land laws" and the hill, he said, lies not on parish land, but on that of the People's Committee of An Phu. "The construction of the cross without the permission of the responsible authorities – he concluded- is a violation of the ordinance on belief and religion."
In the official reconstruction, "local authorities attempted to resolve the issue with a series of discussions with the parish from March to December, but found no cooperation."
Following a script that has been used in the past, yesterday's newspaper, the New Hanoi, requested the immediate and severe punishment of those responsible for "false allegations" designed to "distort the social, political and economic situation of Vietnam and denounce human rights violations by the government. "
In response to the authority’s assertion, Father John Le Trong Cung, vice-chancellor of the archdiocese of Hanoi, reaffirmed that "the hill has always been on parish grounds since its inception, more than one hundred years ago." "The crucifix - added the parish priest, Father Nguyen Van Huu – has been there for years. Last year we only consolidated, but it was already there. "
Of not was the report written by the head of the Communist Party of Dong Chiem, Lieu, who confirmed the attack on the parishioners and disagreed with the destruction of the cross.
Hau gave a reconstruction of the story, saying that the cross blown up with explosives had been "illegally built" on the hill called Nui Tho. "The construction violates land laws" and the hill, he said, lies not on parish land, but on that of the People's Committee of An Phu. "The construction of the cross without the permission of the responsible authorities – he concluded- is a violation of the ordinance on belief and religion."
In the official reconstruction, "local authorities attempted to resolve the issue with a series of discussions with the parish from March to December, but found no cooperation."
Following a script that has been used in the past, yesterday's newspaper, the New Hanoi, requested the immediate and severe punishment of those responsible for "false allegations" designed to "distort the social, political and economic situation of Vietnam and denounce human rights violations by the government. "
In response to the authority’s assertion, Father John Le Trong Cung, vice-chancellor of the archdiocese of Hanoi, reaffirmed that "the hill has always been on parish grounds since its inception, more than one hundred years ago." "The crucifix - added the parish priest, Father Nguyen Van Huu – has been there for years. Last year we only consolidated, but it was already there. "
Of not was the report written by the head of the Communist Party of Dong Chiem, Lieu, who confirmed the attack on the parishioners and disagreed with the destruction of the cross.
Ora le autorità negano l’attacco ai parrocchiani di Dong Chiem
Asia-News
16:11 15/01/2010
Il vicepresidente del locale Comitato del popolo afferma che la croce distrutta era stata costruita illegalmente su un terreno pubblico e che la parrocchia ha respinto i tentativi di diaalogo. Ma l’arcivescovado di Hanoi ribadisce che la collina appartiene alla chiesa da più di cento anni e il responsabile del Partito comunista di Dong Chiem conferma il raid contro i fedeli.
Hanoi (AsiaNews) – Dopo aver subito insulti e pestaggi, i parrocchiani di Dong Chiem ora vedono anche negato di aver subito attacchi. Il vicepresidente del Comitato del popolo di My Duc, Nguyen Van Hau, ha infatti negato alla ufficiale VNA che “le autorità locali hanno attaccato i fedeli”.
Hau ha dato una sua ricostruzione della vicenda, affermando che la croce fatta saltare con l’esplosivo era stata “illegalmente eretta” sulla collina detta Nui Tho. “La costruzione viola la legge sulla terra” e la collina, a suo dire, non sorge nel terreno della parrocchia, ma è del Comitato del popolo di An Phu. “La costruzione della croce senza il permesso delle autorità responsabili - infine – costituisce una violazione dell’ordinanze sulle credenze e la religione”.
Nella ricostruzione del funzionario, “le autorità locali hanno tentato di risolvere la questione con una serie di colloqui con la parrocchia da marzo a dicembre, ma non hanno trovato cooperazione”.
Seguendo un copione già usato in passato, ieri un giornale, il New Hanoi, ha chiesto la immediata e severa punizione dei responsabili di “false accuse” mirate a “distorcere la situazione sociale, politica ed economica del Vietnam e denunciare la violazione di diritti umani da parte del governo”.
In risposta alle affermazioni delle autorità, padre John Le Trong Cung, vicecancelliere dell’arcivescovado di Hanoi, ha riaffermato che “la collina è sempre stata della parrocchia, fin dalla sua creazione, più di cento anni fa”. “Il crocefisso - ha aggiunto il parroco, padre Nguyen Van Huu – è lì da anni. L’anno scorso lo abbiamo solo consolidato, ma era già lì”.
Molto significativo, nella vicenda, anche quanto scritto dal capo del Partito comunista di Dong Chiem, Lieu, che ha confermato l’attacco ai parrocchiani ed espresso il suo disaccordo sula distruzione della croce.
Hau ha dato una sua ricostruzione della vicenda, affermando che la croce fatta saltare con l’esplosivo era stata “illegalmente eretta” sulla collina detta Nui Tho. “La costruzione viola la legge sulla terra” e la collina, a suo dire, non sorge nel terreno della parrocchia, ma è del Comitato del popolo di An Phu. “La costruzione della croce senza il permesso delle autorità responsabili - infine – costituisce una violazione dell’ordinanze sulle credenze e la religione”.
Nella ricostruzione del funzionario, “le autorità locali hanno tentato di risolvere la questione con una serie di colloqui con la parrocchia da marzo a dicembre, ma non hanno trovato cooperazione”.
Seguendo un copione già usato in passato, ieri un giornale, il New Hanoi, ha chiesto la immediata e severa punizione dei responsabili di “false accuse” mirate a “distorcere la situazione sociale, politica ed economica del Vietnam e denunciare la violazione di diritti umani da parte del governo”.
In risposta alle affermazioni delle autorità, padre John Le Trong Cung, vicecancelliere dell’arcivescovado di Hanoi, ha riaffermato che “la collina è sempre stata della parrocchia, fin dalla sua creazione, più di cento anni fa”. “Il crocefisso - ha aggiunto il parroco, padre Nguyen Van Huu – è lì da anni. L’anno scorso lo abbiamo solo consolidato, ma era già lì”.
Molto significativo, nella vicenda, anche quanto scritto dal capo del Partito comunista di Dong Chiem, Lieu, che ha confermato l’attacco ai parrocchiani ed espresso il suo disaccordo sula distruzione della croce.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lớp Ca Trưởng Cấp II, Đợt 1. Washington DC
Vọng Sinh
08:44 15/01/2010
Arlington, VA: Những ngày đầu tháng Mười Hai vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn dường như trời trở lạnh hơn trước. Cái buốt đầu đông…thân em run run trong gió lộng…Dường như có câu hát nào đó… đã làm cho cái lạnh càng lạnh thêm…! Vậy mà trong căn phòng học nhỏ của Hội Trường Giáo Dục Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington-VA, Bầu khí lại ấm hẳn lên trong niềm hân hoan tưng bừng chào đón Người Thày khả kính vừa trở về từ Lễ Khai mạc Năm Thánh Việt Nam 2010 tại Sở Kiện: Nhạc Sư Jos. Phạm Đức Huyến. Thày về tới California được hơn một tuần, chưa kịp nghỉ ngơi lại sức, thì đã bay từ trời tây sang tận trời đông, đến với Lớp Ca Trưởng Cấp II, đợt 1 Washington DC, từ ngày 04 đến 06 tháng 12 năm 2009, tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington, VA.
Với sự giúp đỡ và linh hướng của Linh Mục Chánh Xứ Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng, lớp Ca Trưởng cấp II, đợt 1 này gồm có 17 học viên, hầu hết đến từ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington,Virginia, cũng có chị Phương Thảo từ Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Maryland, Anh Đạt Thái từ South Carolina, và Sơ Thùy Linh từ Sacramento, tiểu bang California.
Các phụ giáo có Ca trưởng Lê Đình Hùng đến từ Texas, Ca trưởng Tuyết Mai và Ca trưởng Văn Duy Tùng từ Giáo Xứ CTTĐVN, Arlington, VA. Ba ngày dài hăng say làm việc, mỗi ngày từ 10 tới 12 tiếng, nhưng dường như khóa học vẫn còn qúa ngắn ngủi cho cả Thày lẫn trò. Thày còn bao điều muốn trao gởi, truyền đạt… và trò thì càng học lại càng thấy chân trời âm nhạc mở rộng mãi…đến mênh mông… vô tận…! Ngay cả những giờ giải lao, giờ ăn trưa, các học trò vẫn vây chặt lấy Thày và các phụ giáo để đặt những câu hỏi, những thắc mắc…đến nỗi Ban tổ chức phải yêu cầu các học viên ngưng nghỉ…để Thày và các phụ giáo cũng có ít giờ giải lao và ăn trưa…! Tinh thần ham học hỏi của các học viên rất cao…không thua gì các lớp Ca Trưởng các nơi, hay các lớp Ca Trưởng tại Quê Nhà như Thày vẫn khen ngợi…! Các bữa ăn trưa, Cha Phó Giuse Ngô Văn Thích mà Ca Trưởng VA thường gọi thân thương là “Mẹ” cũng thường có mặt để dọn bàn ghế, sắp xếp đồ ăn cho “lũ con”. Thật là thương qúa…! Rồi Cha Phó Tôma Phó Quốc Luân, là Cha “Chú” cũng thường ghé thăm, khích lệ…
Ngày đầu tiên của khóa học đã mở ra một chân trời hoàn toàn mới lạ cho tay nhịp của các học viên.Từ nay, tay nhịp của các học viên không phải chỉ là kỹ thuật đánh nhịp, không phải chỉ là đánh cho đúng trường độ, cao độ mà thôi, nhưng hơn hẳn thế, người Ca trưởng phải lột tả được cái tiết tấu, phải diễn tả được cái hồn nhạc tiềm ẩn dưới những nốt nhạc, phải dựng lại được những cảm xúc giấu kín dưới những cao độ, trường độ máy móc khô khan…Và đó mới thực sự là Âm Nhạc…và nhất là Thánh Nhạc ! Một trích đoạn trong trường ca: Khúc Ca Mặt Trời của Đại Nhạc Sư Bậc Thày: Cố Nhạc Sỹ Hải Linh đã làm say mê tay nhịp các học viên…mặc dù phải vất vả lắm mới …nuốt trôi…được những “chiêu mới”, những “ngón nhiệm màu” của bài này ! Các học viên cũng được làm quen với cách đọc tiếng La Tinh, hát Nhạc Bình Ca, hát Bộ lễ De Angelis, làm quen với Tiết tấu Nhạc Bình Ca, là căn bản cội nguồn của Âm Nhạc, của Thánh Ca. Các học viên cũng được thực tập Kỹ thuật Tập hát cho Ca Đoàn để có thể chững chạc hơn khi đứng trước Ca Đoàn, và làm cho buổi tập hát có kết qủa hơn.
Ngày thứ hai của khóa được học tại tư gia của Anh Chị Trần Kim Bài, Vì các lớp Giáo Lý của giáo xứ cần phòng học. Căn phòng rộng rãi dưới Basement của Anh Chi Bài cũng là một nơi lý tưởng cho lớp học. Ngoài trời hôm nay, trận tuyết đầu tiên của mùa đông này đã đổ xuống khoảng 5 inches, nhưng căn phòng lớp học vẫn ấm lên lạ thường, có lẽ cái nhiệt huyết ham học của mỗi học viên,và tình Thày trò mến thương đã làm nóng lên cả căn phòng… quên đi cả gía băng tuyết lạnh bên ngoài…! Thày trò kéo nhau ra chụp hình dưới trời tuyết trắng đang rơi…Tuyệt đẹp…! Thày đội mũ che kín cả hai bên tai đứng giữa các học trò…làm người ta liên tưởng tới cảnh Đại Tướng Thành Cát Tư Hãn dẫn Đoàn Quân tinh nhuệ đi chinh phục cả vùng Trung Nguyên mênh mông… băng gía…! Ước gì mỗi học viên, mỗi Ca Trưởng tương lai, cũng sẽ là một binh sỹ tinh nhuệ trong đoàn quân Thánh Nhạc, dưới sự chỉ huy của Đại Tướng Jos. Phạm Đức Huyến, sẽ cống hiến những đóng góp tuyệt vời cho Vườn Hoa Thánh Nhạc của Giáo Hội. Khi coi lại hình mới chụp thì có một hai người nhắm mắt ! Anh Chi Bài là chuyên viên nhiếp ảnh thuộc Hội Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật vùng Hoa Thịnh Đốn, với kỹ thuật tân kỳ, Anh Chị Bài đã mượn cặp mắt đẹp nhất đem bỏ vô “cặp mắt mù lòa”. Cảm tạ Ơn Chúa đã mở mắt chúng con ! Cảm tạ Ơn Chúa đã cho Thày Huyến đến chỉ cho chúng con thấy cái đẹp tuyệt vời của Thánh Nhạc…để chúng con có thể hát vang lên Ca Tụng Hồng Ân, Tình Yêu muôn đời Chúa tặng ban cho con người. Ngày thứ hai của khóa học tại tư gia Anh Chị Bài được kết thúc với bữa tối thật đầm ấm, thân mật,yêu thương…có cả một vài món do các học viên tự nấu tại chỗ, làm cho mọi người thật ngon miệng, đặc biệt món cháo cá nóng hổi giữa trời băng tuyết bên ngoài, làm cho mọi người thật ấm bụng, ấm hết cả… tình người…tình Thày trò…tình đồng môn…mọi người vừa thổi vừa húp…vừa xì xụp…khen…ngon ! Bữa ăn vừa xong, các anh chị học viên sẽ đánh nhịp Lễ Tạ Ơn ngày mai muốn coi lại bài… Thày và phụ giáo Lê Đình Hùng vẽ lại cách đánh tiết tấu cho các bài…và một buổi tập hát dã chiến không có trong chương trình đã diễn ra thật sôi nổi…với tiếng đàn dương cầm thật ấm áp tại nhà Anh Chi Bài…Ở đây cũng xin cám ơn Anh Chị Bài đã không ngại mời cả lớp đến nhà “wuậy…” một ngày…!
Ngày sau cùng của khóa học về lại tại Giáo Xứ CTTĐVN Arlington -VA, Các học viên vẫn tiếp tục hăng say học tập cùng với Thày và các phụ giáo. Ông Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ CTTĐVN, Tiến Sỹ Bùi Hữu Thư cũng đến thăm khích lệ khóa học. Cũng xin nói thêm là “Bác Thư” hay “Đại Ca Thư”, đó là cách gọi rất thân thương của Ca Trưởng VA và Ca Trưởng Cấp III, DC. Bác Thư là một học viên gương mẫu từ cấp I cho tới nay, Bác đang theo học Lớp Ca Trưởng Cấp III và sẽ hoàn tất vào Tháng Sáu năm 2010 này. Mặc dù đã trên “bảy bó”, trạc tuổi hơn kém Thày Huyến…nhưng Bác vẫn rất là yêu đời…đến thăm lớp cấp II, Bác đã ứng khẩu một tràng …thơ tình… làm cho cả lớp say sưa hồi tưởng lại cái thuở…mộng mơ.. êm đềm… nào đó! Qủa thật lại thêm một cụ già nữa:
Soi gương thì thấy mình gìa
Soi lòng thì thấy mình là thanh niên.
Bác qủa là một tấm gương học tập sáng chói cho các Ca Trưởng chúng ta noi theo.
Rồi có những giây phút giải lao, Thày lại chia sẻ với anh chị em học viên niềm vui ngày lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện mà Thày phụ trách phần Thánh Nhạc rất thành công, hoành tráng, và sốt sắng…! Thày đã cảm nhận được Tình Thương của Các Thánh Tử Đạo dành cho Con Dân Việt Nam như là một Phép Lạ nhãn tiền: Mấy ngày trước lễ, trời thật lạnh đến buốt da, gió mạnh đến quật gẫy rách hết cả cờ quạt…Nhưng đến ngày lễ… gió bỗng lặng im, trời bỗng nắng…ấm hẳn lên…cả trăm ngàn con dân tuốn đến…muôn triệu con tim sung sướng hòa chung trong một niềm vui tưng bừng: “ Tiếng nhạc oai hùng vang trên khắp cõi trời Việt Nam…”! Thày cũng chia sẻ tâm huyết của Thày về việc giúp Thánh Nhạc Việt Nam mà Thày đã thực hiện suốt ba năm qua, đó là các lớp Ca Trưởng tại Quê Nhà. Nền Thánh Nhạc Việt Nam bao nhiêu năm dài đã bị bỏ rơi vào quên lãng, như một khu rừng hoang lâu ngày không có ai tới lui chăm sóc…! Có những hình ảnh thật vô cùng cảm động…có học viên phải thức dậy thật sớm từ mấy giờ sáng, ra đồng nhổ mạ để ban ngày cho gia đình cấy, rồi sáng sớm đạp xe đạp mấy chuc cây số lên Hà Nội đi học…ca trưởng…! Tuy có thiếu thốn, khó khăn về vật chất…nhưng tinh thần ham học để phục vụ thì lại có thừa ! Hy sinh cả những cái mình đang cần, đang thiếu thốn… Ôi ! Những đồng tiền của bà góa chắc chắn sẽ được Chúa Chúc Phúc thật nhiều…! Cám ơn Ca Trưởng Lê Đình Hùng ( cùng với Ca Trưởng Lê Hà, Nguyễn Đức Kỳ và Văn Duy Tùng đã đồng hành vớí Thày ở các lớp Ca Trưởng vừa qua tại Quê Nhà) đã chia sẻ những cảm xúc “rướm máu và nước mắt” mà Anh đã cảm nghiệm trước những người anh chị em cùng một giòng máu trong Gia Đình Ca Trưởng. Họ qủa thật có tinh thần… thật cao… vô cùng! nhưng điều kiện…vật chất…thì lại…vô cùng thấp! Cảm nhận được sự cần thiết vô cùng của các lớp ca trưởng và hoàn cảnh vật chất thật khó khăn của các học viên tại Quê Nhà, Thày luôn vận động anh chị em các lớp ca trưởng hải ngoại để bảo trợ cho các lớp ca trưởng Quê Nhà. Đồng cảm được với những thao thức của Thày, anh chị em lớp cấp II, đợt 1 này, mọi người đã rộng tay để cùng giúp Thánh Nhạc Việt Nam. Sau bữa cơm tối, Thày trò cùng ngồi lại quây quần bên nhau, chia sẻ những tâm tình thân thương, tri ân, yêu mến…
Khóa Ca Trưởng Cấp II đợt 1, Washington DC được kết thúc với Thánh Lễ Tạ Ơn lúc 9:00 tối do các học viên điều khiển phần Thánh Nhạc. Khóa học đã diễn ra hoàn toàn tốt đẹp theo như Thày mong muốn. Sau Thánh Lễ, Thày trò cùng chia tay nhau…nhưng trong lòng như chưa muốn chấm dứt khóa học…và mong sớm được tái ngộ trong lớp Ca Trưởng Cấp II đợt 2 vào tháng 4 năm 2010.
Hẹn tái ngộ!
Với sự giúp đỡ và linh hướng của Linh Mục Chánh Xứ Gioan Baotixita Nguyễn Đức Vượng, lớp Ca Trưởng cấp II, đợt 1 này gồm có 17 học viên, hầu hết đến từ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Arlington,Virginia, cũng có chị Phương Thảo từ Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Maryland, Anh Đạt Thái từ South Carolina, và Sơ Thùy Linh từ Sacramento, tiểu bang California.
Các phụ giáo có Ca trưởng Lê Đình Hùng đến từ Texas, Ca trưởng Tuyết Mai và Ca trưởng Văn Duy Tùng từ Giáo Xứ CTTĐVN, Arlington, VA. Ba ngày dài hăng say làm việc, mỗi ngày từ 10 tới 12 tiếng, nhưng dường như khóa học vẫn còn qúa ngắn ngủi cho cả Thày lẫn trò. Thày còn bao điều muốn trao gởi, truyền đạt… và trò thì càng học lại càng thấy chân trời âm nhạc mở rộng mãi…đến mênh mông… vô tận…! Ngay cả những giờ giải lao, giờ ăn trưa, các học trò vẫn vây chặt lấy Thày và các phụ giáo để đặt những câu hỏi, những thắc mắc…đến nỗi Ban tổ chức phải yêu cầu các học viên ngưng nghỉ…để Thày và các phụ giáo cũng có ít giờ giải lao và ăn trưa…! Tinh thần ham học hỏi của các học viên rất cao…không thua gì các lớp Ca Trưởng các nơi, hay các lớp Ca Trưởng tại Quê Nhà như Thày vẫn khen ngợi…! Các bữa ăn trưa, Cha Phó Giuse Ngô Văn Thích mà Ca Trưởng VA thường gọi thân thương là “Mẹ” cũng thường có mặt để dọn bàn ghế, sắp xếp đồ ăn cho “lũ con”. Thật là thương qúa…! Rồi Cha Phó Tôma Phó Quốc Luân, là Cha “Chú” cũng thường ghé thăm, khích lệ…
Ngày đầu tiên của khóa học đã mở ra một chân trời hoàn toàn mới lạ cho tay nhịp của các học viên.Từ nay, tay nhịp của các học viên không phải chỉ là kỹ thuật đánh nhịp, không phải chỉ là đánh cho đúng trường độ, cao độ mà thôi, nhưng hơn hẳn thế, người Ca trưởng phải lột tả được cái tiết tấu, phải diễn tả được cái hồn nhạc tiềm ẩn dưới những nốt nhạc, phải dựng lại được những cảm xúc giấu kín dưới những cao độ, trường độ máy móc khô khan…Và đó mới thực sự là Âm Nhạc…và nhất là Thánh Nhạc ! Một trích đoạn trong trường ca: Khúc Ca Mặt Trời của Đại Nhạc Sư Bậc Thày: Cố Nhạc Sỹ Hải Linh đã làm say mê tay nhịp các học viên…mặc dù phải vất vả lắm mới …nuốt trôi…được những “chiêu mới”, những “ngón nhiệm màu” của bài này ! Các học viên cũng được làm quen với cách đọc tiếng La Tinh, hát Nhạc Bình Ca, hát Bộ lễ De Angelis, làm quen với Tiết tấu Nhạc Bình Ca, là căn bản cội nguồn của Âm Nhạc, của Thánh Ca. Các học viên cũng được thực tập Kỹ thuật Tập hát cho Ca Đoàn để có thể chững chạc hơn khi đứng trước Ca Đoàn, và làm cho buổi tập hát có kết qủa hơn.
Ngày thứ hai của khóa được học tại tư gia của Anh Chị Trần Kim Bài, Vì các lớp Giáo Lý của giáo xứ cần phòng học. Căn phòng rộng rãi dưới Basement của Anh Chi Bài cũng là một nơi lý tưởng cho lớp học. Ngoài trời hôm nay, trận tuyết đầu tiên của mùa đông này đã đổ xuống khoảng 5 inches, nhưng căn phòng lớp học vẫn ấm lên lạ thường, có lẽ cái nhiệt huyết ham học của mỗi học viên,và tình Thày trò mến thương đã làm nóng lên cả căn phòng… quên đi cả gía băng tuyết lạnh bên ngoài…! Thày trò kéo nhau ra chụp hình dưới trời tuyết trắng đang rơi…Tuyệt đẹp…! Thày đội mũ che kín cả hai bên tai đứng giữa các học trò…làm người ta liên tưởng tới cảnh Đại Tướng Thành Cát Tư Hãn dẫn Đoàn Quân tinh nhuệ đi chinh phục cả vùng Trung Nguyên mênh mông… băng gía…! Ước gì mỗi học viên, mỗi Ca Trưởng tương lai, cũng sẽ là một binh sỹ tinh nhuệ trong đoàn quân Thánh Nhạc, dưới sự chỉ huy của Đại Tướng Jos. Phạm Đức Huyến, sẽ cống hiến những đóng góp tuyệt vời cho Vườn Hoa Thánh Nhạc của Giáo Hội. Khi coi lại hình mới chụp thì có một hai người nhắm mắt ! Anh Chi Bài là chuyên viên nhiếp ảnh thuộc Hội Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật vùng Hoa Thịnh Đốn, với kỹ thuật tân kỳ, Anh Chị Bài đã mượn cặp mắt đẹp nhất đem bỏ vô “cặp mắt mù lòa”. Cảm tạ Ơn Chúa đã mở mắt chúng con ! Cảm tạ Ơn Chúa đã cho Thày Huyến đến chỉ cho chúng con thấy cái đẹp tuyệt vời của Thánh Nhạc…để chúng con có thể hát vang lên Ca Tụng Hồng Ân, Tình Yêu muôn đời Chúa tặng ban cho con người. Ngày thứ hai của khóa học tại tư gia Anh Chị Bài được kết thúc với bữa tối thật đầm ấm, thân mật,yêu thương…có cả một vài món do các học viên tự nấu tại chỗ, làm cho mọi người thật ngon miệng, đặc biệt món cháo cá nóng hổi giữa trời băng tuyết bên ngoài, làm cho mọi người thật ấm bụng, ấm hết cả… tình người…tình Thày trò…tình đồng môn…mọi người vừa thổi vừa húp…vừa xì xụp…khen…ngon ! Bữa ăn vừa xong, các anh chị học viên sẽ đánh nhịp Lễ Tạ Ơn ngày mai muốn coi lại bài… Thày và phụ giáo Lê Đình Hùng vẽ lại cách đánh tiết tấu cho các bài…và một buổi tập hát dã chiến không có trong chương trình đã diễn ra thật sôi nổi…với tiếng đàn dương cầm thật ấm áp tại nhà Anh Chi Bài…Ở đây cũng xin cám ơn Anh Chị Bài đã không ngại mời cả lớp đến nhà “wuậy…” một ngày…!
Ngày sau cùng của khóa học về lại tại Giáo Xứ CTTĐVN Arlington -VA, Các học viên vẫn tiếp tục hăng say học tập cùng với Thày và các phụ giáo. Ông Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ CTTĐVN, Tiến Sỹ Bùi Hữu Thư cũng đến thăm khích lệ khóa học. Cũng xin nói thêm là “Bác Thư” hay “Đại Ca Thư”, đó là cách gọi rất thân thương của Ca Trưởng VA và Ca Trưởng Cấp III, DC. Bác Thư là một học viên gương mẫu từ cấp I cho tới nay, Bác đang theo học Lớp Ca Trưởng Cấp III và sẽ hoàn tất vào Tháng Sáu năm 2010 này. Mặc dù đã trên “bảy bó”, trạc tuổi hơn kém Thày Huyến…nhưng Bác vẫn rất là yêu đời…đến thăm lớp cấp II, Bác đã ứng khẩu một tràng …thơ tình… làm cho cả lớp say sưa hồi tưởng lại cái thuở…mộng mơ.. êm đềm… nào đó! Qủa thật lại thêm một cụ già nữa:
Soi gương thì thấy mình gìa
Soi lòng thì thấy mình là thanh niên.
Bác qủa là một tấm gương học tập sáng chói cho các Ca Trưởng chúng ta noi theo.
Rồi có những giây phút giải lao, Thày lại chia sẻ với anh chị em học viên niềm vui ngày lễ Khai Mạc Năm Thánh 2010 tại Sở Kiện mà Thày phụ trách phần Thánh Nhạc rất thành công, hoành tráng, và sốt sắng…! Thày đã cảm nhận được Tình Thương của Các Thánh Tử Đạo dành cho Con Dân Việt Nam như là một Phép Lạ nhãn tiền: Mấy ngày trước lễ, trời thật lạnh đến buốt da, gió mạnh đến quật gẫy rách hết cả cờ quạt…Nhưng đến ngày lễ… gió bỗng lặng im, trời bỗng nắng…ấm hẳn lên…cả trăm ngàn con dân tuốn đến…muôn triệu con tim sung sướng hòa chung trong một niềm vui tưng bừng: “ Tiếng nhạc oai hùng vang trên khắp cõi trời Việt Nam…”! Thày cũng chia sẻ tâm huyết của Thày về việc giúp Thánh Nhạc Việt Nam mà Thày đã thực hiện suốt ba năm qua, đó là các lớp Ca Trưởng tại Quê Nhà. Nền Thánh Nhạc Việt Nam bao nhiêu năm dài đã bị bỏ rơi vào quên lãng, như một khu rừng hoang lâu ngày không có ai tới lui chăm sóc…! Có những hình ảnh thật vô cùng cảm động…có học viên phải thức dậy thật sớm từ mấy giờ sáng, ra đồng nhổ mạ để ban ngày cho gia đình cấy, rồi sáng sớm đạp xe đạp mấy chuc cây số lên Hà Nội đi học…ca trưởng…! Tuy có thiếu thốn, khó khăn về vật chất…nhưng tinh thần ham học để phục vụ thì lại có thừa ! Hy sinh cả những cái mình đang cần, đang thiếu thốn… Ôi ! Những đồng tiền của bà góa chắc chắn sẽ được Chúa Chúc Phúc thật nhiều…! Cám ơn Ca Trưởng Lê Đình Hùng ( cùng với Ca Trưởng Lê Hà, Nguyễn Đức Kỳ và Văn Duy Tùng đã đồng hành vớí Thày ở các lớp Ca Trưởng vừa qua tại Quê Nhà) đã chia sẻ những cảm xúc “rướm máu và nước mắt” mà Anh đã cảm nghiệm trước những người anh chị em cùng một giòng máu trong Gia Đình Ca Trưởng. Họ qủa thật có tinh thần… thật cao… vô cùng! nhưng điều kiện…vật chất…thì lại…vô cùng thấp! Cảm nhận được sự cần thiết vô cùng của các lớp ca trưởng và hoàn cảnh vật chất thật khó khăn của các học viên tại Quê Nhà, Thày luôn vận động anh chị em các lớp ca trưởng hải ngoại để bảo trợ cho các lớp ca trưởng Quê Nhà. Đồng cảm được với những thao thức của Thày, anh chị em lớp cấp II, đợt 1 này, mọi người đã rộng tay để cùng giúp Thánh Nhạc Việt Nam. Sau bữa cơm tối, Thày trò cùng ngồi lại quây quần bên nhau, chia sẻ những tâm tình thân thương, tri ân, yêu mến…
Khóa Ca Trưởng Cấp II đợt 1, Washington DC được kết thúc với Thánh Lễ Tạ Ơn lúc 9:00 tối do các học viên điều khiển phần Thánh Nhạc. Khóa học đã diễn ra hoàn toàn tốt đẹp theo như Thày mong muốn. Sau Thánh Lễ, Thày trò cùng chia tay nhau…nhưng trong lòng như chưa muốn chấm dứt khóa học…và mong sớm được tái ngộ trong lớp Ca Trưởng Cấp II đợt 2 vào tháng 4 năm 2010.
Hẹn tái ngộ!
Lễ đặt viên đá góc tường xây dựng thánh đường giáo họ Bạch Sa, Thái Bình
Trường Giang
09:53 15/01/2010
THÁI BÌNH - Sáng ngày 14/01/2010, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Thái Bình dâng thánh lễ và làm phép - đặt viên đá góc tường xây dựng ngôi thánh đường giáo họ Bạch Sa, cùng với sự hiện diện của bốn linh mục thuộc giáo hạt Tiền Hải, đông đảo khách mời, giáo dân Bạch Sa, Nam Biên và Trung Đồng.
Từ ước mơ đến sự thật
Tin Mừng đã đến với con dân Bạch Sa khoảng gần 100 năm nay, niềm tin không ngừng lớn lên và triển nở trên mảnh đất này, đến nay đã có 240 tín hữu. Niềm mong ước từ thời cha ông đến con cháu là được trở thành một giáo họ như bao giáo họ khác trong giáo phận. Ước mơ đó đã đến, năm 2005 Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục Thái Bình đồng ý cho phép lập thành họ đạo Bạch Sa, trực thuộc giáo xứ Trung Đồng, nay thuộc giáo xứ Nam Biên. Từ ngày đón nhận ánh sáng Tin Mừng giáo họ chưa có nhà thờ để giáo dân cầu nguyện sớm chiều, mà chỉ luân phiên nhau đọc kinh ở từng gia đình trong giáo họ. Năm 2003 giáo họ mua được một căn hộ cấp bốn có bốn gian để cầu nguyện. Năm 2005 cha xứ tiền nhiệm Vinhsơn Đỗ Cao Thăng động viên, cùng với sự nhiệt tình của giáo dân trong họ đã mua được 1740m2 đất canh tác. Năm 2007 khi cha Giuse Nguyễn Thuân được bề trên cử về quản nhiệm giáo xứ Nam Biên, lúc đó ngài mới hoàn thành thủ tục mảnh đất đó thuộc về chính chủ giáo họ Bạch Sa. Năm 2009 với sự năng động của ban hội đồng mục vụ: Ông Vinhsơn Nguyễn Văn Tình (trưởng ban), ông Đaminh Vũ Văn Tài (phó ban), ông Giuse Trần Văn Dân (thư ký) và ông Giuse Trần Văn Quang (thủ quỹ), cùng với sự trợ giúp của quý vị ân nhân miền Nam, cũng như tinh thần hăng say, nhiệt tình của mỗi người trong giáo họ đã khởi công đào móng xây dựng ngôi thánh đường mới, với tổng diện tích 280m2, chiều dài 24m, chiều ngang 8m, chiều cao 9m, mà hôm nay Đức Giám mục giáo phận về dâng thánh lễ và đặt viên đá góc tường cho công trình này. Dự tính bằng giờ năm tới (2011) ngôi thánh đường sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng, ông Tình trưởng ban hội đồng mục vụ giáo họ Bạch Sa cho biết.
Thánh lễ và nghi thức làm phép, đặt viên đá góc tường
9 giờ thánh lễ được bắt đầu khi Đức cha chủ tế và đoàn đồng tế tiến lên lễ đài được dựng ngay trên nền móng của ngôi thánh đường. Tại đây một vị đại diện giáo dân trong giáo họ tặng hoa và chúc mừng Đức cha, tiếp theo là một tiết mục múa rất đơn sơ của các em thiếu nhi Bạch Sa chào mừng quý cha đồng tế và cộng đoàn tham dự thánh lễ. Sau bài giảng, cộng đoàn dâng của lễ, đồng thời tùy lòng hảo tâm của mỗi người dâng lên Thiên Chúa trái tim yêu thương và lòng quảng đại của mình bằng những viên gạch, góp phần xây dựng một ngôi thánh đường cho Thiên Chúa ngay tại mảnh đất Bạch Sa này. Đức cha nhận từng viên gạch của cộng đoàn dâng lên, kế đến ngài làm phép viên đá có ghi “viên đá góc tường, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình đặt ngày 14/01/2010”, liền sau đó Đức cha, cha quản xứ Giuse Nguyễn Thuân và vị đại diện giáo họ Bạch Sa đặt viên đá vào góc tường của nền móng ngôi thánh đường. Cộng đoàn cùng hân hoan ca tụng Thiên Chúa về những điều kỳ diệu Thiên Chúa đã và đang làm cho giáo họ Bạch Sa. Từ xa xưa tuy chưa có nhà thờ, nhưng các tiền nhân đã phải vất vả và hi sinh rất nhiều để bảo vệ kho tàng Đức Tin cho tới hôm nay, các ngài mong đợi sẽ có một ngôi thánh đường xứng đáng cho Thiên Chúa ngự ngay tại mảnh đất thiêng liêng của mình; tới giờ phút này Thiên Chúa đã thi ân giáng phúc cho những thế hệ con cháu được hưởng dùng những hoa trái đầu mùa. Trong thánh lễ hôm nay Đức Giám mục không quên nhắc đến công lao của các tiền nhân, và ngài động viên cộng đoàn Bạch Sa hãy noi gương các tiền nhân, đồng thời làm cho giáo họ Bạch Sa thăng tiến hơn nữa về Đức tin cũng như nền khoa học văn minh hiện đại. Bởi Đức tin và khoa học như đôi cánh vững chắc để mỗi người chắp cánh vào đời, mở ra một tương lai tươi sáng luôn có Thiên Chúa dẫn lối chỉ đường cho khoa học phát huy ngày một cao hơn nữa.
Tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho giáo phận Thái Bình một ngôi thánh đường mới, quy tụ những người con của Chúa trong tình yêu huynh đệ, để họ ngày đêm ca tụng Thiên Chúa và đón nhận Lời Hằng Sống, sẵn sàng ra đi loan báo Tin Mừng cho những người khác.
Tin Mừng đã đến với con dân Bạch Sa khoảng gần 100 năm nay, niềm tin không ngừng lớn lên và triển nở trên mảnh đất này, đến nay đã có 240 tín hữu. Niềm mong ước từ thời cha ông đến con cháu là được trở thành một giáo họ như bao giáo họ khác trong giáo phận. Ước mơ đó đã đến, năm 2005 Đức cha F.X. Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục Thái Bình đồng ý cho phép lập thành họ đạo Bạch Sa, trực thuộc giáo xứ Trung Đồng, nay thuộc giáo xứ Nam Biên. Từ ngày đón nhận ánh sáng Tin Mừng giáo họ chưa có nhà thờ để giáo dân cầu nguyện sớm chiều, mà chỉ luân phiên nhau đọc kinh ở từng gia đình trong giáo họ. Năm 2003 giáo họ mua được một căn hộ cấp bốn có bốn gian để cầu nguyện. Năm 2005 cha xứ tiền nhiệm Vinhsơn Đỗ Cao Thăng động viên, cùng với sự nhiệt tình của giáo dân trong họ đã mua được 1740m2 đất canh tác. Năm 2007 khi cha Giuse Nguyễn Thuân được bề trên cử về quản nhiệm giáo xứ Nam Biên, lúc đó ngài mới hoàn thành thủ tục mảnh đất đó thuộc về chính chủ giáo họ Bạch Sa. Năm 2009 với sự năng động của ban hội đồng mục vụ: Ông Vinhsơn Nguyễn Văn Tình (trưởng ban), ông Đaminh Vũ Văn Tài (phó ban), ông Giuse Trần Văn Dân (thư ký) và ông Giuse Trần Văn Quang (thủ quỹ), cùng với sự trợ giúp của quý vị ân nhân miền Nam, cũng như tinh thần hăng say, nhiệt tình của mỗi người trong giáo họ đã khởi công đào móng xây dựng ngôi thánh đường mới, với tổng diện tích 280m2, chiều dài 24m, chiều ngang 8m, chiều cao 9m, mà hôm nay Đức Giám mục giáo phận về dâng thánh lễ và đặt viên đá góc tường cho công trình này. Dự tính bằng giờ năm tới (2011) ngôi thánh đường sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng, ông Tình trưởng ban hội đồng mục vụ giáo họ Bạch Sa cho biết.
Thánh lễ và nghi thức làm phép, đặt viên đá góc tường
9 giờ thánh lễ được bắt đầu khi Đức cha chủ tế và đoàn đồng tế tiến lên lễ đài được dựng ngay trên nền móng của ngôi thánh đường. Tại đây một vị đại diện giáo dân trong giáo họ tặng hoa và chúc mừng Đức cha, tiếp theo là một tiết mục múa rất đơn sơ của các em thiếu nhi Bạch Sa chào mừng quý cha đồng tế và cộng đoàn tham dự thánh lễ. Sau bài giảng, cộng đoàn dâng của lễ, đồng thời tùy lòng hảo tâm của mỗi người dâng lên Thiên Chúa trái tim yêu thương và lòng quảng đại của mình bằng những viên gạch, góp phần xây dựng một ngôi thánh đường cho Thiên Chúa ngay tại mảnh đất Bạch Sa này. Đức cha nhận từng viên gạch của cộng đoàn dâng lên, kế đến ngài làm phép viên đá có ghi “viên đá góc tường, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình đặt ngày 14/01/2010”, liền sau đó Đức cha, cha quản xứ Giuse Nguyễn Thuân và vị đại diện giáo họ Bạch Sa đặt viên đá vào góc tường của nền móng ngôi thánh đường. Cộng đoàn cùng hân hoan ca tụng Thiên Chúa về những điều kỳ diệu Thiên Chúa đã và đang làm cho giáo họ Bạch Sa. Từ xa xưa tuy chưa có nhà thờ, nhưng các tiền nhân đã phải vất vả và hi sinh rất nhiều để bảo vệ kho tàng Đức Tin cho tới hôm nay, các ngài mong đợi sẽ có một ngôi thánh đường xứng đáng cho Thiên Chúa ngự ngay tại mảnh đất thiêng liêng của mình; tới giờ phút này Thiên Chúa đã thi ân giáng phúc cho những thế hệ con cháu được hưởng dùng những hoa trái đầu mùa. Trong thánh lễ hôm nay Đức Giám mục không quên nhắc đến công lao của các tiền nhân, và ngài động viên cộng đoàn Bạch Sa hãy noi gương các tiền nhân, đồng thời làm cho giáo họ Bạch Sa thăng tiến hơn nữa về Đức tin cũng như nền khoa học văn minh hiện đại. Bởi Đức tin và khoa học như đôi cánh vững chắc để mỗi người chắp cánh vào đời, mở ra một tương lai tươi sáng luôn có Thiên Chúa dẫn lối chỉ đường cho khoa học phát huy ngày một cao hơn nữa.
Tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho giáo phận Thái Bình một ngôi thánh đường mới, quy tụ những người con của Chúa trong tình yêu huynh đệ, để họ ngày đêm ca tụng Thiên Chúa và đón nhận Lời Hằng Sống, sẵn sàng ra đi loan báo Tin Mừng cho những người khác.
Tuần tĩnh tâm các Linh mục Giáo phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
10:16 15/01/2010
Tuần tĩnh tâm các Linh mục Giáo phận Phan Thiết
Chủ đề: HÀNH TRÌNH THIÊNG LIÊNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU
Giảng phòng: Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục NhaTrang.
Thời gian: 11-15/01/2010
Chuyến viếng thăm Ad Limina của HĐGMVN trùng hợp với thời điểm Giáo Hội toàn cầu bắt đầu bước vào Năm Linh Mục (19-06-2009 – 19-06-2010). Cuộc tiếp kiến diễn ra đúng một tuần lễ sau ngày khai mạc “Năm Linh Mục”, nên Đức Thánh Cha đề cập trước tiên tới các Linh mục. Ngài xin các Giám Mục thay ngài “cám ơn các linh mục triều cũng như dòng, vì họ đã hiến dâng đời sống cho Chúa và vì những cố gắng mục vụ của họ nhằm thánh hoá Dân Thiên Chúa”. Ngài yêu cầu các Giám mục ba điều mà ngài nói ra như ba mệnh lệnh: “ - Anh em hãy lo lắng cho các linh mục; - hãy hiếu biết các linh mục cách thấu đáo; -và hãy giúp đỡ các linh mục hoàn thành việc thường huấn”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến đời sống nội tâm và sự thánh thiện của linh mục theo gương cha sở họ Ars - cha thánh Gioan Maria Vianney.
Năm Linh Mục đã đi qua được 6 tháng. Giáo Phận Phan Thiết tổ chức tuần tĩnh tâm cho các linh mục từ những ngày đầu năm mới với đề tài “Hành trình thiêng liêng của người môn đệ Chúa Giêsu”. Toà Giám Mục với khuôn viên thoáng rộng, yên tĩnh tạo nên bầu khí tĩnh lặng nhẹ nhàng thích hợp cho tâm hồn trầm tư cầu nguyện.
Đức cha Giuse Vũ duy Thống, chủ toạ và giảng lễ mỗi ngày. Có 90 linh mục tham dự, đáng mừng là cha Stêphanô Lê Công Mỹ có thể tham dự đều đặn dù trước đây lâm trọng bệnh. Các cha hưu dưỡng cùng tham dự, Đức Cha Nicolas hiện diện trong các bữa cơm, trông ngài khoẻ, hồng hào và vui tươi hơn trước, ngài có những lời chào chúc, những nụ cười và những lời nhắn nhủ sau mỗi bữa cơm. Các cha vui mừng thấy ngài khoẻ và giọng nói tốt hơn.
Cha Phêrô Phạm Tiến Hành, niên trưởng, thay mặt linh mục đoàn chào mừng và cám ơn Đức Cha đã quan tâm đến đời sống tâm linh các linh mục, có sáng kiến mời Đức Cha Giuse giảng phòng về đề tài hành trình thiêng liêng trong Năm Linh Mục. Tổ chức tuần tĩnh tâm là bảo vệ và thăng tiến đời sống thiêng liêng các linh mục, củng cố và phát huy tình huynh đệ linh mục. Tĩnh tâm năm là độ dài thời gian giúp anh em cầu nguyện với Chúa, gặp gỡ nhau và định hướng những sinh hoạt trong giáo phận.
Đức Cha Giuse huấn từ khai mạc:
Lời đầu tiên khởi đầu cho tuần Tĩnh Tâm là lời chúc sức khỏe và bình an đến anh em linh mục đầu năm mới. Cầu chúc cuộc tĩnh tâm tràn đầy sự thánh thiện qua việc đón nhận Thần Khí để có đủ sức mạnh ra đi thực thi sứ vụ Chúa trao phó.
Lời tiếp theo là lời thưa với tất cả quý Cha, tuần Tĩnh Tâm năm nay, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Nha Trang, sẽ hướng dẫn chúng ta trong đề tài “Hành Trình Thiêng Liêng Của Người Môn Đệ Chúa Giêsu”. Ngài đã chuẩn bị bài giảng cho chúng ta từ lâu, nhất là với sở trường của ngài gắn liền với Phúc âm Thánh Gioan, chắc chắn ngài cũng sẽ trao gởi đến mỗi người chúng ta những điều cần thiết để chất chứa vào hành trang thiêng liêng của mỗi người linh mục, cách riêng người linh mục trong Năm Linh Mục.
Tôi đã có cơ hội đi chia sẻ với các linh mục đoàn của các giáo phận khác. Mỗi nơi có một tập quán. Có những nơi thì tĩnh tâm thinh lặng suốt như là linh thao. Có những nơi thì mặc áo dòng đen suốt từ sáng sớm tới khi chiều tà kể cả giờ ăn uống. Có những nơi thì phóng thoáng hơn. Tuy nhiên cũng được thưa với quý Cha là tĩnh tâm, kết quả nhiều hay ít không phải do áo quần mà do tấm lòng của mình, do bầu khí mà mình chính thức bước vào. Các Cha cũng đã rõ, sở dĩ có chữ “Tĩnh” ở đây là đặt nặng vấn đề thinh lặng để nhìn lại. Năm trước giúp tĩnh tâm quý Cha ở đây, tôi cũng đã nghe Đức Cha Phaolô nhắc nhở khá nhiều về vấn đề giữ im lặng trong những ngày tĩnh tâm. Hôm nay muốn lặp lại rằng, điều kiện tiên quyết của tĩnh tâm chính là sự im lặng. Từ thinh lặng đó mình mới có thể nuôi dưỡng những suy tư của mình một cách lâu dài được. Bầu khí thinh lặng của tĩnh tâm cũng giúp chúng ta hồi tâm xét mình mà thực thi những lần sám hối cách đúng mức. Thinh lặng cũng là bác ái đối với những anh em linh mục khác chung quanh mình. Bầu khí thinh lặng cũng là bầu khí bên ngoài giúp cho cộng đoàn cũng như giúp cho từng linh mục sống tinh thần cầu nguyện. Và đồng thời tĩnh tâm cũng là một cơ hội để chúng ta gặp gỡ, giải quyết những phận vụ thiêng liêng của mình. Gặp gỡ ở đây là vấn đề linh hướng hơn là những gặp gỡ trao đổi chân tình mang tính bằng hữu của linh mục đoàn,
Ngài gợi lên đôi nét về linh hướng cho cuộc tĩnh tâm năm nay.
Năm Linh Mục đã được Đức Giáo Hoàng đương kim công bố kể từ ngày 19 tháng 6 trong năm vừa qua, đến hôm nay đã là 6 tháng. Năm Linh mục được mở ra với mục đích gì? Theo tinh thần của sứ điệp Đức Thánh Cha Bênêđictô gởi cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dịp Adlimina thì năm Linh mục được nêu lên như là ba thời điểm quan trọng cho đời sống linh mục.
Thời điểm làm sáng tỏ sự cao cả và vẻ đẹp của thừa tác vụ linh mục.Thời điểm đào sâu đời sống nội tâm và hướng tới sự thánh thiện. Thời điểm sẵn sàng trở nên người dẫn đường đích thực phù hợp với lòng Chúa mong ước và với giáo huấn của Giáo hội. Tất nhiên cả ba công việc này, Đức Giáo Hoàng đều nhắm đến là theo gương Cha sở khiêm nhường, họ Ars, thánh Gioan Vianey, bổn mạng các linh mục.
Với 3 điểm nhấn, xin chọn 3 động từ khởi đầu bằng chữ s trong tiếng Việt để ghi nhận dễ nhớ là sáng tỏ, đào sâu và sẵn sàng.
1-Sáng tỏ sự cao cả và vẻ đẹp của thừa tác vụ linh mục.
Có 3 động từ:ThuộcVề, Hướng Về, Tìm Về. Là Kitô hữu thì ai cũng được xức dầu trong bí tích Rửa tội để thuộc về Đức Kitô. Trong đời tín hữu có nhiều lần được sự xức dầu. Trong bí tích Thêm sức được xức dầu để trở thành người Kitô hữu cách trọn vẹn hơn, thành chứng nhân của Đức Kitô. Và trong bí tích Truyền chức thánh,chúng ta được thuộc về Chúa Kitô là đầu để lãnh nhận những phận vụ, từng người sẻ chia với chính Đức Kitô, làm tái hiện Đức Kitô trong những công việc mục vụ của mình. Trong năm dành cho các linh mục, khi làm sáng tỏ sự cao cả và vẻ đẹp của thừa tác vụ linh mục, xin quý Cha vui lòng tập trung ký ức cũng như sự suy tưởng của mình trong sự thuộc về Đức Kitô cách trọn vẹn này. Càng thuộc về Đức Kitô cách trọn vẹn bao nhiêu thì càng hiểu cũng như càng thực thi những phận vụ trong tác vụ linh mục một cách có chiều sâu bấy nhiêu. Đó là một sự thuộc về gắn liền với những bí tích, tuy nhiên mỗi một linh mục trong khi thực thi sứ vụ đời mình cũng vẫn còn là một cách lữ hành, vẫn còn là “bình sành dễ vở”. Thành thử ra, thiên chức linh mục vừa là quà tặng Chúa trao cho chúng ta, nhưng cũng là một đích điểm phải hướng về. Linh mục vẫn là con người với tất cả những nét nhân sinh rất cụ thể, trở trời một chút cũng sụt sùi, ho cảm, ăn uống ngủ nghỉ,những nhu cầu, những xu hướng mà đòi chúng ta phải vượt lên. Chính ở đây ta cảm nhận được sự yếu đuối của mình, cái chất người rất mạnh ở nơi mình để mà biết hướng về Đức Kitô mà làm cho tính thuộc về Ngài được rõ nét hơn.Và động từ thứ ba là Tìm về. Tất nhiên trong hành trình dài, trong hành trình xuyên suốt cuộc đời của mình, không phải lúc nào mình cũng gắn bó với lý tưởng một cách khít khao, không phải lúc nào mình cũng làm tái hiện Đức Kitô cách rõ nét đúng như hình mẫu hay đúng như lòng sốt sắng chúng ta có từ ban đầu. Nhiều khi chúng ta đã làm lu mờ đi hình ảnh Đức Kitô, hay là mình đã sa ngã cách này cách khác vì những khuynh hướng xấu hoặc vì tội lỗi của mình, thì ở đây động từ tìm về mời gọi chúng ta trong những ngày tĩnh tâm hãy bỏ hết những bước đi chọn lựa, nếu như mình đi đã sai thì đây là lúc quyết tâm tìm về, nếu như mình đang thể hiện những khuôn mặt xa lạ với chính khuôn mặt Đức Kitô thì ở đây tìm về lại để nhận lại sức sống, để nhận lại niềm vui, nhất là để nhận lại lòng sốt sắng và sống tác vụ đời mình cách trọn vẹn.
2- Đào sâu đời sống nội tâm và hướng tới sự thánh thiện.
Đây là một chọn lựa rất đặc biệt. Điều này cũng đã gom lại trong chính những quảng diễn của Đức Giáo Hoàng đương kim qua những lần chia sẻ với các linh mục trong giáo phận Rôma, qua những lần gặp gỡ với những đoàn linh mục hành hương và nhất là qua những lần chuyện trò bằng chữ, bằng sứ điệp đối với những linh mục tham dự tuần tĩnh tâm tại đền thánh Ars.
Ở đây đời sống nội tâm và sự thánh thiện được nhấn mạnh là bởi vì Đức giáo hoàng thấy rằng, trong thực tế thời gian gần đây, có những nơi xa rời sự thánh thiện, đời sống nội tâm nghèo nàn. Vì Thế,
- Linh mục cần phấn đấu trở nên bạn của Chúa một cách rõ nét hơn. Nếu Chúa đã không coi mỗi anh em chúng ta cũng như các môn đệ của Ngài là tôi tớ mà Ngài đã coi tất cả là bạn hữu, thì mỗi một linh mục cách riêng trong dịp tĩnh tâm này cũng được mời gọi để nhịp bước lại những gì trong hành trình mà Đức Kitô đã đi. Hãy phấn đấu trở nên bạn của Đức Kitô. Đó là những nhịp bước trong hành trình thiêng liêng của mình.
- Gắn bó với lòng thương xót của Chúa qua mầu nhiệm mình cử hành. Đức Thánh Cha biết rõ các linh mục ngày hôm nay gặp nhiều khó khăn và ngài cũng biết rõ qua những phúc trình, các linh mục đâu đó vẫn có những sa sút bước vào nẻo đường tục lụy và nhất là khi cử hành các bí tích, đã không đem vào đó một sự sống. Đức Thánh Cha cũng nói rõ vẫn biết là mầu nhiệm cử hành với tác viên cử hành có một sự phân biệt rõ rệt, tuy nhiên làm sao cho đồng bộ giữa mầu nhiệm được cử hành và đời sống của tác viên gắn liền với nhau nữa, lúc bấy giờ mới có thể bộc lộ ra nét thánh thiện mà mình đang theo đuổi. Ngài mở ra cho chúng ta chìa khóa là không thất vọng, mà luôn gắn bó với lòng thương xót của Chúa để những cử hành đem lại hiệu quả thánh đức cho mọi người.
-Làm mọi việc hay sống đời mình là nhắm đến phần rỗi của các linh hồn. Đức giáo hoàng nhắm đến đời sống mục vụ. hi hành mục vụ của các linh mục chúng ta phần lớn thời gian trải ra trong những giáo xứ, trong các giáo điểm, gắn bó với Dân Chúa để phục vụ. Nhiều khi chúng ta bị cám dỗ cò kè về thời gian, về dự tính, về quyền lợi hay nhiều khi điều kiện sức khỏe không cho phép, có những nóng nảy với người này người khác hay để cho tình cảm riêng của mình lấn át để có những chọn lựa sai lạc. Cần đào sâu đời sống nội tâm và hướng tới sự thánh thiện, nhắm đến phần rỗi các linh hồn trong cung cách mục vụ của mình.
3- Sẵn Sàng trở nên người dẫn đường đích thực phù hợp với lòng Chúa mong ước và với giáo huấn của Giáo hội.
Mỗi một linh mục gắn bó với một cộng đoàn dân Chúa, là chủ chăn đích thực. Linh mục vẫn nhiêu khê lắm theo giáo luật cũng như theo lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, trở nên người dẫn đường đích thực là người gắn bó với Đức Kitô, gắn bó với lòng Chúa mong ước và gắn bó với giáo huấn của Giáo hội lại là cả một hiệp ước đã được mời gọi để thực thi từng ngày. Nhiều khi ta giỏi, nhiều khi ta được giáo dân mến mộ, nhưng thử hỏi trong tư cách là người dẫn đường, ta đã làm như thế đúng với lòng Chúa mong ước chưa, hay là chỉ chiều heo những nhu cầu nhất thời của giáo dân, nhất là chiều theo tình cảm của họ và sau này còn các kiểu như người ta gọi là kiểu mỵ dân. Rồi nhiều khi ta biết rõ giáo luật, biết rõ những giáo huấn của Giáo hội mà ta làm dịu đi, làm bớt đi, làm nhẹ nhàng đi để cho dân Chúa thích ta. Một cách nào đó về quản trị mục vụ, các Cha không bị giới hạn vì khía cạnh này bởi vì các Cha có phán đoán tùy theo tình hình địa phương. Tuy nhiên những khi giáo huấn rất minh bạch và điều kiện bên ngoài minh nhiên cho thấy phải chọn giải pháp này mà không được chọn giải pháp khác, trong khi chúng ta lại chọn giải pháp làm lu mờ đi giáo huấn của Giáo hội, chẳng hạn vấn đề phá thai… thì lúc đó mới biết ta là người dẫn đường đúng mức chưa hay là ta chỉ là một người dẫn đường không làm rõ tính đích thực trong đời sống của mình. Tiếng Anh có 3 động từ: belong: thuộc về ai, believe: tin vào điều gì, behave: cách ứng xử, cư xử như thế nào. Khi nào cả ba động từ khởi đầu bằng chữ “be” ấy tương hợp với nhau thì mới có được một đời sống đúng mức.
Trong năm linh mục Đức Thánh Cha cũng gửi một lá thư công bố năm linh mục, nhấn mạnh đến những hướng đi theo gương Cha thánh Gioan Maria Vianey.
Gương ấy thế nào? Chỉ xin tóm tắt trong 3 tư tưởng.
- Nêu gương trong cách hiểu về bản chất của chức Linh mục.Cha sở họ Ars định nghĩa: “Linh mục chính là tình thương của Thánh Tâm Chúa Giêsu”. Linh mục là một tặng phẩm lớn lao Chúa ban cho Giáo hội và nhân loại. Cha sở họ Ars cũng nói về linh mục như một mục tử nhân lành, một mục tử như lòng Chúa mong ước, là kho báu lớn nhất mà Thiên Chúa nhân lành có thể ban cho một xứ đạo và là một trong những tặng phẩm quý giá nhất của lòng Chúa thương xót. Cha Thánh cho biết cách hiểu bản chất linh mục là “linh mục không là linh mục cho mình mà là linh mục cho anh chị em”, linh mục không vì mình mà là vì dân Chúa, vì có dân Chúa mới có mình, không có dân Chúa không có mình. Bước vào thừa tác vụ linh mục là để phục vụ dân Chúa.
- Nêu gương trong cách thực thi tác vụ mục vụ. Thánh Vianey đã đồng hóa hoàn toàn con người và sứ vụ của ngài. Làm sao cho chức vụ và con người của mình trở thành một. Sống tích cực trong cả nhiệm sở, không loại trừ ai, ngay cả những người ngoại và người tội lỗi.
-Nêu gương mở rộng cửa để cho giáo dân đến với Chúa. Câu nói đầu tiên của Cha Thánh khi đến giáo xứ Ars, ngài hỏi cậu bé đang qua đường: “Xin chỉ cho Cha đường tới nhà thờ họ Ars, Cha sẽ chỉ đường cho con lên thiên đàng”. Tượng của ngài ngày hôm nay đã được dựng lên với câu nói lịch sử ấy. Đó là việc thực thi tác vụ mục vụ. Nêu chứng từ bằng gương sáng đời sống của mình.
Khi nói giáo dân phải cầu nguyện thì chính ngài cầu nguyện lâu giờ. Khi nói giáo dân phải tôn trọng Chúa Thánh Thể, chính ngài mỗi lần đi ngang qua Nhà Tạm cũng cúi đầu rất sâu. Ngài cũng biểu lộ việc thánh thiện này, công việc giáo huấn này qua việc sống và minh họa các lời của ngài, nhất là lời khuyên phúc âm cách phù hợp với bậc sống linh mục. Và cuối cùng trong việc thực thi tác vụ thánh hóa, Cha sở họ Ars cho thấy tất cả nhiệt huyết của đời sống một linh mục phụ thuộc hoàn toàn vào thánh lễ. Ngài nói nguyên nhân sự bê tha của linh mục đó là do không chú tâm vào thánh lễ. Tất nhiên ở đây, ngày nay người ta không coi linh mục là người làm lễ, làm lễ chỉ là một phần, nhưng gắn bó với thánh lễ để biến đời mình thành của lễ. Đây lại là cả một linh đạo mời gọi chúng ta khám phá. Khi ngài đồng hóa bản thân mình với hy lễ thánh giá thì dễ dàng dẫn đưa ngài từ bàn thờ tới tòa giải tội. Đời sống của Cha sở họ Ars là gắn liền với tòa giải tội. Ngày hôm nay, ai đi Ars cũng thấy tòa giải tội năm xưa vẫn còn đó. Bản thân tôi cũng được ngồi vào đó và thấy người muốn run lên bởi vì một phần mình cảm nhận sự tội lỗi của mình, còn một phần khác mình cảm phục vị mục tử năm xưa cũng từ chiếc ghế này, từ tòa giải tội này đã đem lại sự hòa giải, đem lại sự bình an cho biết bao người. Gắn liền với thánh lễ và tòa giải tội, Cha sở Ars đã giúp cho mọi người tìm đến với ngài, trải nghiệm tình yêu xác thực của Chúa. Đây cũng chính là điều cần đối với Giáo hội hôm nay khi bóng tối tràn lan, cái xấu thắng thế, sự dữ len vào mọi ngõ ngách.
Gởi đến quý anh em những điểm gọi là chìa khóa này để anh em đọc lại tư liệu ấy, một tư liệu thiêng liêng giúp chúng ta dấn bước vào hành trình thiêng liêng của mình cách vững bước hơn.
Cám ơn quý Cha, đó là những tâm tình giúp bước vào tuần tĩnh tâm cách sốt sắng. Hãy tận dụng thời gian tĩnh tâm để tìm ánh sáng của Chúa trong đời sống mục vụ và loan báo Tin Mừng. Hãy chỉ lo việc tĩnh tâm mà thôi. Hãy tạo bầu không khí thuận lợi cho nhau để sống tuần tĩnh tâm rất quan trọng nầy. Hãy giữ thinh lặng và hãy sống thinh lặng.
Chương trình các ngày tĩnh tâm đầy ắp sinh hoạt đạo đức:
Ban sáng: Kinh Sáng, Nguyện Gẫm, Thánh Lễ, Bài Giảng, Thinh Lặng Xét Gẫm.
Ban trưa: Kinh Sách, Lần Chuỗi.
Ban chiều: Kinh Trưa, Bài Giảng, Thinh Lặng Xét Gẫm, Kinh Chiều.
Ban tối: Chầu Thánh Thể, Kinh Tối.
Giờ Thánh mỗi tối do các Cha Hạt Trưởng chủ sự và suy niệm trước Thánh Thể. Nội dung xoay quanh chủ đề:ơn gọi và đời sống linh mục.
Cha giám đốc chủng viện Nicolas giúp nguyện gẫm sau kinh sáng mỗi ngày. Những gợi ý giúp suy gẫm về sứ vụ linh mục trong tương quan với Chúa Kitô, với bí tích thánh thể và với bí tích hoà giải.
Các Linh mục tham dự tuần tĩnh tâm sốt mến trong các giờ đạo đức, chăm chú lắng nghe các giờ giảng bài, thinh lặng cầu nguyện xét mình trong các giờ riêng tư, trao đổi kinh nghiệm mục vụ trong các giờ giải lao.
Đức Cha Giảng Phòng, là giáo sư Thánh Kinh với kinh nghiệm mục vụ đã từng là cha Phó, quản lý Tòa Giám mục, Thư ký của Giám mục, Quản xứ Nhà thờ Chánh tòa, Quản hạt,Tổng đại diện Giáo phận, ủy viên Hội đồng Linh mục, thành viên Ban Tư vấn Giáo phận, đã trình bày sâu sắc mà thực tế đề tài hành trình thiêng liêng người môn đệ CGS qua 7 bài giảng:
Bài 1: Ơn gọi và các hành trình đức tin.
Bài 2: Thờ phượng Cha trong Thánh Thần
Bài 3: Trung tin với Thiên Chúa
Bài 4: Ngài đã yêuthương họ đến cùng
Bài 5: Này là Mẹ Con
Bài 6: Vâng,Chúa biết con yêu mến Chúa.
Bài 7: Người môn đệ Chúa yêu.
Dưới cái nhìn của nhà chuyên môn Phúc Âm Gioan, Đức cha giảng phòng đã chiêm niệm các khuôn mặt lớn trong Thánh Kinh như: Abraham, Môsê, Đức Maria…đặc biệt là hai môn đệ Phêrô và Gioan, gợi lên những hướng dẫn mục vụ và thao thức truyền giáo. Góp phần giúp các linh mục trở thành người môn đệ yêu mến Chúa và người môn đệ Chúa yêu. Các linh mục lắng nghe trong suy tư thao thức nhưng không thiếu những tiếng cười vui vẻ.
Đức cha giảng phòng kết thúc như lời tâm sự nhắn gởi: Trong các phận vụ của đời Linh mục, tôi luôn cảm nghiệm mình là con người của Chúa, của Hội thánh và cụ thể: mình là con người của Đức Giám mục của mình.Lẽ sống của Giám mục là yêu mến, phục vụ, chăm sóc, nâng đỡ anh em linh mục; anh em Linh mục chính là gia đình thật sự của giám mục. Linh mục là tài sản quý nhất của Giáo phận. Linh mục thuộc về tài sản quý giá và cao trọng nhất của Hội thánh. Được đồng hành với các linh mục trong những ngày tĩnh tâm, tôi cám ơn Chúa, cám ơn Đức Cha, cám ơn anh em linh mục rất yêu dấu.
Cha niên trưởng thay lời cho linh mục đoàn cám ơn Đức Cha giảng phòng. Sau 4 ngày và 7 bài, Đức Cha đã cho chúng con thưởng thức những món ăn tinh thần chất lượng cao, chúng con lấy làm thích thú phấn khởi tiếp thu tất cả những gì Đức Cha đã chia sẻ cho chúng con. Sau nhiều năm nghiên cứu và dạy Thánh Kinh, cũng như các chức vụ trong giáo phận Đức Cha đã từng trải qua cho nên kinh nghiệm đó Đức Cha đã truyền đạt cho chúng con. Chúng con rất sung sướng và chân thành cám ơn. Tuy nhiên, xét lại mình, chúng con chỉ là một cái bình sành chứa đựng kho tàng quý báu.Chúng con tin tưởng vào Ơn Chúa và sự bầu cử, hỗ trợ của Mẹ Maria. Hy vọng sau cuộc tĩnh tâm này, chúng con sẽ có một tinh thần mới, một não trạng mới, một cách sống mới để xứng đáng với người mục tử như lòng Chúa mong ước. Các Đức Cha mong ước cho chúng con được nên thánh để thánh hóa giáo dân, giáo xứ và giáo phận. Chúng con xin Đức Cha cầu nguyện cho chúng con để ơn tuần tĩnh tâm kéo dài trong suốt năm nay. Còn một tháng nữa là tới tết Nguyên Đán, xin được chúc mừng Đức Cha một tuổi mới nhiều sức khỏe, dồi dào Ơn Chúa, nhất là Ơn khôn ngoan của Thánh Thần để Đức Cha hướng dẫn, lèo lái con thuyền giáo phận Nha Trang và giúp ích nhiều cho Giáo hội Việt Nam.
Đức Cha giảng phòng đáp từ:
Con xin cám ơn Đức Cha, Đức Ông, Cha niên trưởng cũng như tất cả quý Cha. Đây là dịp rất tốt để cho con càng gắn bó hơn nữa với anh em linh mục cách chung và linh mục đoàn cũng như giáo phận Phan Thiết. Trong những ngày qua, thật sự con cảm thấy rất thoải mái, thoải mái lắm, ở giữa các Cha và con tin rằng chúng ta yêu thương nhau, cầu nguyện cho nhau, cầu nguyện cho giáo hội chúng ta những ngày này có nhiều thử thách lắm. Xin dùng lại hình ảnh mà Đức Hồng y Ivan Dias trong dịp Adlimina đã nói với các giám mục Việt Nam để chúng ta thấy một phương hướng và mình không có bị chao đảo bởi những biến cố, Ngài nói rằng: “Giáo hội toàn cầu hãnh diện về giáo hội Việt Nam, Bộ Phúc âm hóa các dân tộc hãnh diện về giáo hội Việt Nam. Giáo hội Việt Nam giống như một cây cổ thụ, rễ bám sâu rất chắc chắn, trải qua nhiều thử thách, nhiều sóng gió vẫn vững vàng, cho nên giáo hội toàn cầu yên tâm. Bây giờ nếu có xảy ra điều gì thì giống như Chúa tỉa cành thôi. Chắc không có ảnh hưởng tới thân cây và rễ cây đâ. Và vì vậy, hãy vững vàng, đừng có chao đảo, hãy vững vàng”. Mượn lại hình ảnh đó của Đức Hồng y Dias, GHVN đang có những áng mây đen phủ bao, nhưng mây sẽ tan, trời lại sáng. Gắn bó với Phêrô, gắn bó với giám mục giáo phận của mình, gắn bó với HĐGM, từ đó nhất định áng mây rồi sẽ qua đi và cây của giáo hội Việt Nam sẽ đâm chồi nảy lộc một cách tốt đẹp hơn nữa. Và nhân dịp này, cũng xin mừng tuổi mới Đức Cha, Đức Ông, Cha niên trưởng, quý Cha. Năm tới là năm Canh Dần, năm con cọp, nhưng cọp thì luôn luôn nhớ rừng, trở về nguồn và đồng thời cọp dẫu có dữ tới mức nào cũng không bao giờ ăn thịt con ruột của mình, bảo vệ con cái của mình. Mừng tuổi Đức Cha, quý Cha, tất cả, và chúng ta luôn luôn hiệp thông với nhau để làm cho Nước Chúa ngày càng rạng rỡ, vẻ vang hơn nữa, cám ơn Đức Cha, quý Cha.
Đức cha Giuse Phan thiết tặng quà lưu niệm Đức cha Giuse Nha trang một tượng Đức Mẹ TàPao và cuốn sách “Lược sử Đức Mẹ TàPao”.
Ngày 13.1.2010, ngày hành hương đầu năm mới. Hàng ngàn người về bên Mẹ TàPao. Ngày thứ tư, giữa tuần tĩnh tâm năm, linh mục đoàn Giáo phận Phan thiết từ sáng sớm cùng hành hương đến với Mẹ TàPao hiệp dâng thánh lễ. Có 4 Giám Mục và khoảng gần 100 linh mục đồng tế.
Thánh lễ ngày thứ năm với ý nguyện cầu cho 30 linh mục đã từng phục vụ tại Phan thiết qua đời từ năm 1957 đến năm 2009.
Ngày cuối, thánh lễ đồng tế tại Nhà thờ chính toà với tâm tình tạ ơn, hiệp nhất và hiệp thông toàn thể giáo phận.
Sau buổi hội thảo mục vụ là giờ chầu tạ ơn. Trước Chúa Giêsu Thánh Thể, từng linh mục lập lại lời nguyện tận hiến: Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con chính ngài nắm giữ. (TV 15,7).
Tuần tĩnh tâm giúp nhiều ơn ích thiêng liêng cho các linh mục. Cùng hiện diện một nơi, cùng ăn uống, cùng cử hành bí tích. Tĩnh tâm tạo nên tình hiệp thông sâu đậm có căn tính từ bí tích truyền chức thánh. Tĩnh tâm là thời gian sống và thực thi ba động từ tiếng Anh: Retire, Reflex, Renew. Lui vào nơi thanh vắng, bỏ lại mọi bận bịu mục vụ giáo xứ. Đi vào nội tâm, suy tư về đời sống của mình, những thành công cũng như nhiều lỗi điệu. Từ đó làm mới lại đời sống. Đó là vẻ đẹp muôn đời của chức linh mục thừa tác.
Ước mong ơn thánh làm cho hạt giống thiêng liêng vừa được đón nhận trong tuần phòng được triển nở dồi dào trong đời sống mục vụ của các ngài.
Chủ đề: HÀNH TRÌNH THIÊNG LIÊNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA GIÊSU
Giảng phòng: Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục NhaTrang.
Thời gian: 11-15/01/2010
Năm Linh Mục đã đi qua được 6 tháng. Giáo Phận Phan Thiết tổ chức tuần tĩnh tâm cho các linh mục từ những ngày đầu năm mới với đề tài “Hành trình thiêng liêng của người môn đệ Chúa Giêsu”. Toà Giám Mục với khuôn viên thoáng rộng, yên tĩnh tạo nên bầu khí tĩnh lặng nhẹ nhàng thích hợp cho tâm hồn trầm tư cầu nguyện.
Đức cha Giuse Vũ duy Thống, chủ toạ và giảng lễ mỗi ngày. Có 90 linh mục tham dự, đáng mừng là cha Stêphanô Lê Công Mỹ có thể tham dự đều đặn dù trước đây lâm trọng bệnh. Các cha hưu dưỡng cùng tham dự, Đức Cha Nicolas hiện diện trong các bữa cơm, trông ngài khoẻ, hồng hào và vui tươi hơn trước, ngài có những lời chào chúc, những nụ cười và những lời nhắn nhủ sau mỗi bữa cơm. Các cha vui mừng thấy ngài khoẻ và giọng nói tốt hơn.
Cha Phêrô Phạm Tiến Hành, niên trưởng, thay mặt linh mục đoàn chào mừng và cám ơn Đức Cha đã quan tâm đến đời sống tâm linh các linh mục, có sáng kiến mời Đức Cha Giuse giảng phòng về đề tài hành trình thiêng liêng trong Năm Linh Mục. Tổ chức tuần tĩnh tâm là bảo vệ và thăng tiến đời sống thiêng liêng các linh mục, củng cố và phát huy tình huynh đệ linh mục. Tĩnh tâm năm là độ dài thời gian giúp anh em cầu nguyện với Chúa, gặp gỡ nhau và định hướng những sinh hoạt trong giáo phận.
Đức Cha Giuse huấn từ khai mạc:
Lời đầu tiên khởi đầu cho tuần Tĩnh Tâm là lời chúc sức khỏe và bình an đến anh em linh mục đầu năm mới. Cầu chúc cuộc tĩnh tâm tràn đầy sự thánh thiện qua việc đón nhận Thần Khí để có đủ sức mạnh ra đi thực thi sứ vụ Chúa trao phó.
Lời tiếp theo là lời thưa với tất cả quý Cha, tuần Tĩnh Tâm năm nay, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Nha Trang, sẽ hướng dẫn chúng ta trong đề tài “Hành Trình Thiêng Liêng Của Người Môn Đệ Chúa Giêsu”. Ngài đã chuẩn bị bài giảng cho chúng ta từ lâu, nhất là với sở trường của ngài gắn liền với Phúc âm Thánh Gioan, chắc chắn ngài cũng sẽ trao gởi đến mỗi người chúng ta những điều cần thiết để chất chứa vào hành trang thiêng liêng của mỗi người linh mục, cách riêng người linh mục trong Năm Linh Mục.
Tôi đã có cơ hội đi chia sẻ với các linh mục đoàn của các giáo phận khác. Mỗi nơi có một tập quán. Có những nơi thì tĩnh tâm thinh lặng suốt như là linh thao. Có những nơi thì mặc áo dòng đen suốt từ sáng sớm tới khi chiều tà kể cả giờ ăn uống. Có những nơi thì phóng thoáng hơn. Tuy nhiên cũng được thưa với quý Cha là tĩnh tâm, kết quả nhiều hay ít không phải do áo quần mà do tấm lòng của mình, do bầu khí mà mình chính thức bước vào. Các Cha cũng đã rõ, sở dĩ có chữ “Tĩnh” ở đây là đặt nặng vấn đề thinh lặng để nhìn lại. Năm trước giúp tĩnh tâm quý Cha ở đây, tôi cũng đã nghe Đức Cha Phaolô nhắc nhở khá nhiều về vấn đề giữ im lặng trong những ngày tĩnh tâm. Hôm nay muốn lặp lại rằng, điều kiện tiên quyết của tĩnh tâm chính là sự im lặng. Từ thinh lặng đó mình mới có thể nuôi dưỡng những suy tư của mình một cách lâu dài được. Bầu khí thinh lặng của tĩnh tâm cũng giúp chúng ta hồi tâm xét mình mà thực thi những lần sám hối cách đúng mức. Thinh lặng cũng là bác ái đối với những anh em linh mục khác chung quanh mình. Bầu khí thinh lặng cũng là bầu khí bên ngoài giúp cho cộng đoàn cũng như giúp cho từng linh mục sống tinh thần cầu nguyện. Và đồng thời tĩnh tâm cũng là một cơ hội để chúng ta gặp gỡ, giải quyết những phận vụ thiêng liêng của mình. Gặp gỡ ở đây là vấn đề linh hướng hơn là những gặp gỡ trao đổi chân tình mang tính bằng hữu của linh mục đoàn,
Ngài gợi lên đôi nét về linh hướng cho cuộc tĩnh tâm năm nay.
Năm Linh Mục đã được Đức Giáo Hoàng đương kim công bố kể từ ngày 19 tháng 6 trong năm vừa qua, đến hôm nay đã là 6 tháng. Năm Linh mục được mở ra với mục đích gì? Theo tinh thần của sứ điệp Đức Thánh Cha Bênêđictô gởi cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dịp Adlimina thì năm Linh mục được nêu lên như là ba thời điểm quan trọng cho đời sống linh mục.
Thời điểm làm sáng tỏ sự cao cả và vẻ đẹp của thừa tác vụ linh mục.Thời điểm đào sâu đời sống nội tâm và hướng tới sự thánh thiện. Thời điểm sẵn sàng trở nên người dẫn đường đích thực phù hợp với lòng Chúa mong ước và với giáo huấn của Giáo hội. Tất nhiên cả ba công việc này, Đức Giáo Hoàng đều nhắm đến là theo gương Cha sở khiêm nhường, họ Ars, thánh Gioan Vianey, bổn mạng các linh mục.
Với 3 điểm nhấn, xin chọn 3 động từ khởi đầu bằng chữ s trong tiếng Việt để ghi nhận dễ nhớ là sáng tỏ, đào sâu và sẵn sàng.
1-Sáng tỏ sự cao cả và vẻ đẹp của thừa tác vụ linh mục.
Có 3 động từ:ThuộcVề, Hướng Về, Tìm Về. Là Kitô hữu thì ai cũng được xức dầu trong bí tích Rửa tội để thuộc về Đức Kitô. Trong đời tín hữu có nhiều lần được sự xức dầu. Trong bí tích Thêm sức được xức dầu để trở thành người Kitô hữu cách trọn vẹn hơn, thành chứng nhân của Đức Kitô. Và trong bí tích Truyền chức thánh,chúng ta được thuộc về Chúa Kitô là đầu để lãnh nhận những phận vụ, từng người sẻ chia với chính Đức Kitô, làm tái hiện Đức Kitô trong những công việc mục vụ của mình. Trong năm dành cho các linh mục, khi làm sáng tỏ sự cao cả và vẻ đẹp của thừa tác vụ linh mục, xin quý Cha vui lòng tập trung ký ức cũng như sự suy tưởng của mình trong sự thuộc về Đức Kitô cách trọn vẹn này. Càng thuộc về Đức Kitô cách trọn vẹn bao nhiêu thì càng hiểu cũng như càng thực thi những phận vụ trong tác vụ linh mục một cách có chiều sâu bấy nhiêu. Đó là một sự thuộc về gắn liền với những bí tích, tuy nhiên mỗi một linh mục trong khi thực thi sứ vụ đời mình cũng vẫn còn là một cách lữ hành, vẫn còn là “bình sành dễ vở”. Thành thử ra, thiên chức linh mục vừa là quà tặng Chúa trao cho chúng ta, nhưng cũng là một đích điểm phải hướng về. Linh mục vẫn là con người với tất cả những nét nhân sinh rất cụ thể, trở trời một chút cũng sụt sùi, ho cảm, ăn uống ngủ nghỉ,những nhu cầu, những xu hướng mà đòi chúng ta phải vượt lên. Chính ở đây ta cảm nhận được sự yếu đuối của mình, cái chất người rất mạnh ở nơi mình để mà biết hướng về Đức Kitô mà làm cho tính thuộc về Ngài được rõ nét hơn.Và động từ thứ ba là Tìm về. Tất nhiên trong hành trình dài, trong hành trình xuyên suốt cuộc đời của mình, không phải lúc nào mình cũng gắn bó với lý tưởng một cách khít khao, không phải lúc nào mình cũng làm tái hiện Đức Kitô cách rõ nét đúng như hình mẫu hay đúng như lòng sốt sắng chúng ta có từ ban đầu. Nhiều khi chúng ta đã làm lu mờ đi hình ảnh Đức Kitô, hay là mình đã sa ngã cách này cách khác vì những khuynh hướng xấu hoặc vì tội lỗi của mình, thì ở đây động từ tìm về mời gọi chúng ta trong những ngày tĩnh tâm hãy bỏ hết những bước đi chọn lựa, nếu như mình đi đã sai thì đây là lúc quyết tâm tìm về, nếu như mình đang thể hiện những khuôn mặt xa lạ với chính khuôn mặt Đức Kitô thì ở đây tìm về lại để nhận lại sức sống, để nhận lại niềm vui, nhất là để nhận lại lòng sốt sắng và sống tác vụ đời mình cách trọn vẹn.
2- Đào sâu đời sống nội tâm và hướng tới sự thánh thiện.
Đây là một chọn lựa rất đặc biệt. Điều này cũng đã gom lại trong chính những quảng diễn của Đức Giáo Hoàng đương kim qua những lần chia sẻ với các linh mục trong giáo phận Rôma, qua những lần gặp gỡ với những đoàn linh mục hành hương và nhất là qua những lần chuyện trò bằng chữ, bằng sứ điệp đối với những linh mục tham dự tuần tĩnh tâm tại đền thánh Ars.
Ở đây đời sống nội tâm và sự thánh thiện được nhấn mạnh là bởi vì Đức giáo hoàng thấy rằng, trong thực tế thời gian gần đây, có những nơi xa rời sự thánh thiện, đời sống nội tâm nghèo nàn. Vì Thế,
- Linh mục cần phấn đấu trở nên bạn của Chúa một cách rõ nét hơn. Nếu Chúa đã không coi mỗi anh em chúng ta cũng như các môn đệ của Ngài là tôi tớ mà Ngài đã coi tất cả là bạn hữu, thì mỗi một linh mục cách riêng trong dịp tĩnh tâm này cũng được mời gọi để nhịp bước lại những gì trong hành trình mà Đức Kitô đã đi. Hãy phấn đấu trở nên bạn của Đức Kitô. Đó là những nhịp bước trong hành trình thiêng liêng của mình.
- Gắn bó với lòng thương xót của Chúa qua mầu nhiệm mình cử hành. Đức Thánh Cha biết rõ các linh mục ngày hôm nay gặp nhiều khó khăn và ngài cũng biết rõ qua những phúc trình, các linh mục đâu đó vẫn có những sa sút bước vào nẻo đường tục lụy và nhất là khi cử hành các bí tích, đã không đem vào đó một sự sống. Đức Thánh Cha cũng nói rõ vẫn biết là mầu nhiệm cử hành với tác viên cử hành có một sự phân biệt rõ rệt, tuy nhiên làm sao cho đồng bộ giữa mầu nhiệm được cử hành và đời sống của tác viên gắn liền với nhau nữa, lúc bấy giờ mới có thể bộc lộ ra nét thánh thiện mà mình đang theo đuổi. Ngài mở ra cho chúng ta chìa khóa là không thất vọng, mà luôn gắn bó với lòng thương xót của Chúa để những cử hành đem lại hiệu quả thánh đức cho mọi người.
-Làm mọi việc hay sống đời mình là nhắm đến phần rỗi của các linh hồn. Đức giáo hoàng nhắm đến đời sống mục vụ. hi hành mục vụ của các linh mục chúng ta phần lớn thời gian trải ra trong những giáo xứ, trong các giáo điểm, gắn bó với Dân Chúa để phục vụ. Nhiều khi chúng ta bị cám dỗ cò kè về thời gian, về dự tính, về quyền lợi hay nhiều khi điều kiện sức khỏe không cho phép, có những nóng nảy với người này người khác hay để cho tình cảm riêng của mình lấn át để có những chọn lựa sai lạc. Cần đào sâu đời sống nội tâm và hướng tới sự thánh thiện, nhắm đến phần rỗi các linh hồn trong cung cách mục vụ của mình.
3- Sẵn Sàng trở nên người dẫn đường đích thực phù hợp với lòng Chúa mong ước và với giáo huấn của Giáo hội.
Mỗi một linh mục gắn bó với một cộng đoàn dân Chúa, là chủ chăn đích thực. Linh mục vẫn nhiêu khê lắm theo giáo luật cũng như theo lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, trở nên người dẫn đường đích thực là người gắn bó với Đức Kitô, gắn bó với lòng Chúa mong ước và gắn bó với giáo huấn của Giáo hội lại là cả một hiệp ước đã được mời gọi để thực thi từng ngày. Nhiều khi ta giỏi, nhiều khi ta được giáo dân mến mộ, nhưng thử hỏi trong tư cách là người dẫn đường, ta đã làm như thế đúng với lòng Chúa mong ước chưa, hay là chỉ chiều heo những nhu cầu nhất thời của giáo dân, nhất là chiều theo tình cảm của họ và sau này còn các kiểu như người ta gọi là kiểu mỵ dân. Rồi nhiều khi ta biết rõ giáo luật, biết rõ những giáo huấn của Giáo hội mà ta làm dịu đi, làm bớt đi, làm nhẹ nhàng đi để cho dân Chúa thích ta. Một cách nào đó về quản trị mục vụ, các Cha không bị giới hạn vì khía cạnh này bởi vì các Cha có phán đoán tùy theo tình hình địa phương. Tuy nhiên những khi giáo huấn rất minh bạch và điều kiện bên ngoài minh nhiên cho thấy phải chọn giải pháp này mà không được chọn giải pháp khác, trong khi chúng ta lại chọn giải pháp làm lu mờ đi giáo huấn của Giáo hội, chẳng hạn vấn đề phá thai… thì lúc đó mới biết ta là người dẫn đường đúng mức chưa hay là ta chỉ là một người dẫn đường không làm rõ tính đích thực trong đời sống của mình. Tiếng Anh có 3 động từ: belong: thuộc về ai, believe: tin vào điều gì, behave: cách ứng xử, cư xử như thế nào. Khi nào cả ba động từ khởi đầu bằng chữ “be” ấy tương hợp với nhau thì mới có được một đời sống đúng mức.
Trong năm linh mục Đức Thánh Cha cũng gửi một lá thư công bố năm linh mục, nhấn mạnh đến những hướng đi theo gương Cha thánh Gioan Maria Vianey.
Gương ấy thế nào? Chỉ xin tóm tắt trong 3 tư tưởng.
- Nêu gương trong cách hiểu về bản chất của chức Linh mục.Cha sở họ Ars định nghĩa: “Linh mục chính là tình thương của Thánh Tâm Chúa Giêsu”. Linh mục là một tặng phẩm lớn lao Chúa ban cho Giáo hội và nhân loại. Cha sở họ Ars cũng nói về linh mục như một mục tử nhân lành, một mục tử như lòng Chúa mong ước, là kho báu lớn nhất mà Thiên Chúa nhân lành có thể ban cho một xứ đạo và là một trong những tặng phẩm quý giá nhất của lòng Chúa thương xót. Cha Thánh cho biết cách hiểu bản chất linh mục là “linh mục không là linh mục cho mình mà là linh mục cho anh chị em”, linh mục không vì mình mà là vì dân Chúa, vì có dân Chúa mới có mình, không có dân Chúa không có mình. Bước vào thừa tác vụ linh mục là để phục vụ dân Chúa.
- Nêu gương trong cách thực thi tác vụ mục vụ. Thánh Vianey đã đồng hóa hoàn toàn con người và sứ vụ của ngài. Làm sao cho chức vụ và con người của mình trở thành một. Sống tích cực trong cả nhiệm sở, không loại trừ ai, ngay cả những người ngoại và người tội lỗi.
-Nêu gương mở rộng cửa để cho giáo dân đến với Chúa. Câu nói đầu tiên của Cha Thánh khi đến giáo xứ Ars, ngài hỏi cậu bé đang qua đường: “Xin chỉ cho Cha đường tới nhà thờ họ Ars, Cha sẽ chỉ đường cho con lên thiên đàng”. Tượng của ngài ngày hôm nay đã được dựng lên với câu nói lịch sử ấy. Đó là việc thực thi tác vụ mục vụ. Nêu chứng từ bằng gương sáng đời sống của mình.
Khi nói giáo dân phải cầu nguyện thì chính ngài cầu nguyện lâu giờ. Khi nói giáo dân phải tôn trọng Chúa Thánh Thể, chính ngài mỗi lần đi ngang qua Nhà Tạm cũng cúi đầu rất sâu. Ngài cũng biểu lộ việc thánh thiện này, công việc giáo huấn này qua việc sống và minh họa các lời của ngài, nhất là lời khuyên phúc âm cách phù hợp với bậc sống linh mục. Và cuối cùng trong việc thực thi tác vụ thánh hóa, Cha sở họ Ars cho thấy tất cả nhiệt huyết của đời sống một linh mục phụ thuộc hoàn toàn vào thánh lễ. Ngài nói nguyên nhân sự bê tha của linh mục đó là do không chú tâm vào thánh lễ. Tất nhiên ở đây, ngày nay người ta không coi linh mục là người làm lễ, làm lễ chỉ là một phần, nhưng gắn bó với thánh lễ để biến đời mình thành của lễ. Đây lại là cả một linh đạo mời gọi chúng ta khám phá. Khi ngài đồng hóa bản thân mình với hy lễ thánh giá thì dễ dàng dẫn đưa ngài từ bàn thờ tới tòa giải tội. Đời sống của Cha sở họ Ars là gắn liền với tòa giải tội. Ngày hôm nay, ai đi Ars cũng thấy tòa giải tội năm xưa vẫn còn đó. Bản thân tôi cũng được ngồi vào đó và thấy người muốn run lên bởi vì một phần mình cảm nhận sự tội lỗi của mình, còn một phần khác mình cảm phục vị mục tử năm xưa cũng từ chiếc ghế này, từ tòa giải tội này đã đem lại sự hòa giải, đem lại sự bình an cho biết bao người. Gắn liền với thánh lễ và tòa giải tội, Cha sở Ars đã giúp cho mọi người tìm đến với ngài, trải nghiệm tình yêu xác thực của Chúa. Đây cũng chính là điều cần đối với Giáo hội hôm nay khi bóng tối tràn lan, cái xấu thắng thế, sự dữ len vào mọi ngõ ngách.
Gởi đến quý anh em những điểm gọi là chìa khóa này để anh em đọc lại tư liệu ấy, một tư liệu thiêng liêng giúp chúng ta dấn bước vào hành trình thiêng liêng của mình cách vững bước hơn.
Cám ơn quý Cha, đó là những tâm tình giúp bước vào tuần tĩnh tâm cách sốt sắng. Hãy tận dụng thời gian tĩnh tâm để tìm ánh sáng của Chúa trong đời sống mục vụ và loan báo Tin Mừng. Hãy chỉ lo việc tĩnh tâm mà thôi. Hãy tạo bầu không khí thuận lợi cho nhau để sống tuần tĩnh tâm rất quan trọng nầy. Hãy giữ thinh lặng và hãy sống thinh lặng.
Chương trình các ngày tĩnh tâm đầy ắp sinh hoạt đạo đức:
Ban sáng: Kinh Sáng, Nguyện Gẫm, Thánh Lễ, Bài Giảng, Thinh Lặng Xét Gẫm.
Ban trưa: Kinh Sách, Lần Chuỗi.
Ban chiều: Kinh Trưa, Bài Giảng, Thinh Lặng Xét Gẫm, Kinh Chiều.
Ban tối: Chầu Thánh Thể, Kinh Tối.
Giờ Thánh mỗi tối do các Cha Hạt Trưởng chủ sự và suy niệm trước Thánh Thể. Nội dung xoay quanh chủ đề:ơn gọi và đời sống linh mục.
Cha giám đốc chủng viện Nicolas giúp nguyện gẫm sau kinh sáng mỗi ngày. Những gợi ý giúp suy gẫm về sứ vụ linh mục trong tương quan với Chúa Kitô, với bí tích thánh thể và với bí tích hoà giải.
Các Linh mục tham dự tuần tĩnh tâm sốt mến trong các giờ đạo đức, chăm chú lắng nghe các giờ giảng bài, thinh lặng cầu nguyện xét mình trong các giờ riêng tư, trao đổi kinh nghiệm mục vụ trong các giờ giải lao.
Đức Cha Giảng Phòng, là giáo sư Thánh Kinh với kinh nghiệm mục vụ đã từng là cha Phó, quản lý Tòa Giám mục, Thư ký của Giám mục, Quản xứ Nhà thờ Chánh tòa, Quản hạt,Tổng đại diện Giáo phận, ủy viên Hội đồng Linh mục, thành viên Ban Tư vấn Giáo phận, đã trình bày sâu sắc mà thực tế đề tài hành trình thiêng liêng người môn đệ CGS qua 7 bài giảng:
Bài 1: Ơn gọi và các hành trình đức tin.
Bài 2: Thờ phượng Cha trong Thánh Thần
Bài 3: Trung tin với Thiên Chúa
Bài 4: Ngài đã yêuthương họ đến cùng
Bài 5: Này là Mẹ Con
Bài 6: Vâng,Chúa biết con yêu mến Chúa.
Bài 7: Người môn đệ Chúa yêu.
Dưới cái nhìn của nhà chuyên môn Phúc Âm Gioan, Đức cha giảng phòng đã chiêm niệm các khuôn mặt lớn trong Thánh Kinh như: Abraham, Môsê, Đức Maria…đặc biệt là hai môn đệ Phêrô và Gioan, gợi lên những hướng dẫn mục vụ và thao thức truyền giáo. Góp phần giúp các linh mục trở thành người môn đệ yêu mến Chúa và người môn đệ Chúa yêu. Các linh mục lắng nghe trong suy tư thao thức nhưng không thiếu những tiếng cười vui vẻ.
Đức cha giảng phòng kết thúc như lời tâm sự nhắn gởi: Trong các phận vụ của đời Linh mục, tôi luôn cảm nghiệm mình là con người của Chúa, của Hội thánh và cụ thể: mình là con người của Đức Giám mục của mình.Lẽ sống của Giám mục là yêu mến, phục vụ, chăm sóc, nâng đỡ anh em linh mục; anh em Linh mục chính là gia đình thật sự của giám mục. Linh mục là tài sản quý nhất của Giáo phận. Linh mục thuộc về tài sản quý giá và cao trọng nhất của Hội thánh. Được đồng hành với các linh mục trong những ngày tĩnh tâm, tôi cám ơn Chúa, cám ơn Đức Cha, cám ơn anh em linh mục rất yêu dấu.
Cha niên trưởng thay lời cho linh mục đoàn cám ơn Đức Cha giảng phòng. Sau 4 ngày và 7 bài, Đức Cha đã cho chúng con thưởng thức những món ăn tinh thần chất lượng cao, chúng con lấy làm thích thú phấn khởi tiếp thu tất cả những gì Đức Cha đã chia sẻ cho chúng con. Sau nhiều năm nghiên cứu và dạy Thánh Kinh, cũng như các chức vụ trong giáo phận Đức Cha đã từng trải qua cho nên kinh nghiệm đó Đức Cha đã truyền đạt cho chúng con. Chúng con rất sung sướng và chân thành cám ơn. Tuy nhiên, xét lại mình, chúng con chỉ là một cái bình sành chứa đựng kho tàng quý báu.Chúng con tin tưởng vào Ơn Chúa và sự bầu cử, hỗ trợ của Mẹ Maria. Hy vọng sau cuộc tĩnh tâm này, chúng con sẽ có một tinh thần mới, một não trạng mới, một cách sống mới để xứng đáng với người mục tử như lòng Chúa mong ước. Các Đức Cha mong ước cho chúng con được nên thánh để thánh hóa giáo dân, giáo xứ và giáo phận. Chúng con xin Đức Cha cầu nguyện cho chúng con để ơn tuần tĩnh tâm kéo dài trong suốt năm nay. Còn một tháng nữa là tới tết Nguyên Đán, xin được chúc mừng Đức Cha một tuổi mới nhiều sức khỏe, dồi dào Ơn Chúa, nhất là Ơn khôn ngoan của Thánh Thần để Đức Cha hướng dẫn, lèo lái con thuyền giáo phận Nha Trang và giúp ích nhiều cho Giáo hội Việt Nam.
Đức Cha giảng phòng đáp từ:
Con xin cám ơn Đức Cha, Đức Ông, Cha niên trưởng cũng như tất cả quý Cha. Đây là dịp rất tốt để cho con càng gắn bó hơn nữa với anh em linh mục cách chung và linh mục đoàn cũng như giáo phận Phan Thiết. Trong những ngày qua, thật sự con cảm thấy rất thoải mái, thoải mái lắm, ở giữa các Cha và con tin rằng chúng ta yêu thương nhau, cầu nguyện cho nhau, cầu nguyện cho giáo hội chúng ta những ngày này có nhiều thử thách lắm. Xin dùng lại hình ảnh mà Đức Hồng y Ivan Dias trong dịp Adlimina đã nói với các giám mục Việt Nam để chúng ta thấy một phương hướng và mình không có bị chao đảo bởi những biến cố, Ngài nói rằng: “Giáo hội toàn cầu hãnh diện về giáo hội Việt Nam, Bộ Phúc âm hóa các dân tộc hãnh diện về giáo hội Việt Nam. Giáo hội Việt Nam giống như một cây cổ thụ, rễ bám sâu rất chắc chắn, trải qua nhiều thử thách, nhiều sóng gió vẫn vững vàng, cho nên giáo hội toàn cầu yên tâm. Bây giờ nếu có xảy ra điều gì thì giống như Chúa tỉa cành thôi. Chắc không có ảnh hưởng tới thân cây và rễ cây đâ. Và vì vậy, hãy vững vàng, đừng có chao đảo, hãy vững vàng”. Mượn lại hình ảnh đó của Đức Hồng y Dias, GHVN đang có những áng mây đen phủ bao, nhưng mây sẽ tan, trời lại sáng. Gắn bó với Phêrô, gắn bó với giám mục giáo phận của mình, gắn bó với HĐGM, từ đó nhất định áng mây rồi sẽ qua đi và cây của giáo hội Việt Nam sẽ đâm chồi nảy lộc một cách tốt đẹp hơn nữa. Và nhân dịp này, cũng xin mừng tuổi mới Đức Cha, Đức Ông, Cha niên trưởng, quý Cha. Năm tới là năm Canh Dần, năm con cọp, nhưng cọp thì luôn luôn nhớ rừng, trở về nguồn và đồng thời cọp dẫu có dữ tới mức nào cũng không bao giờ ăn thịt con ruột của mình, bảo vệ con cái của mình. Mừng tuổi Đức Cha, quý Cha, tất cả, và chúng ta luôn luôn hiệp thông với nhau để làm cho Nước Chúa ngày càng rạng rỡ, vẻ vang hơn nữa, cám ơn Đức Cha, quý Cha.
Đức cha Giuse Phan thiết tặng quà lưu niệm Đức cha Giuse Nha trang một tượng Đức Mẹ TàPao và cuốn sách “Lược sử Đức Mẹ TàPao”.
Ngày 13.1.2010, ngày hành hương đầu năm mới. Hàng ngàn người về bên Mẹ TàPao. Ngày thứ tư, giữa tuần tĩnh tâm năm, linh mục đoàn Giáo phận Phan thiết từ sáng sớm cùng hành hương đến với Mẹ TàPao hiệp dâng thánh lễ. Có 4 Giám Mục và khoảng gần 100 linh mục đồng tế.
Thánh lễ ngày thứ năm với ý nguyện cầu cho 30 linh mục đã từng phục vụ tại Phan thiết qua đời từ năm 1957 đến năm 2009.
Ngày cuối, thánh lễ đồng tế tại Nhà thờ chính toà với tâm tình tạ ơn, hiệp nhất và hiệp thông toàn thể giáo phận.
Sau buổi hội thảo mục vụ là giờ chầu tạ ơn. Trước Chúa Giêsu Thánh Thể, từng linh mục lập lại lời nguyện tận hiến: Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con chính ngài nắm giữ. (TV 15,7).
Tuần tĩnh tâm giúp nhiều ơn ích thiêng liêng cho các linh mục. Cùng hiện diện một nơi, cùng ăn uống, cùng cử hành bí tích. Tĩnh tâm tạo nên tình hiệp thông sâu đậm có căn tính từ bí tích truyền chức thánh. Tĩnh tâm là thời gian sống và thực thi ba động từ tiếng Anh: Retire, Reflex, Renew. Lui vào nơi thanh vắng, bỏ lại mọi bận bịu mục vụ giáo xứ. Đi vào nội tâm, suy tư về đời sống của mình, những thành công cũng như nhiều lỗi điệu. Từ đó làm mới lại đời sống. Đó là vẻ đẹp muôn đời của chức linh mục thừa tác.
Ước mong ơn thánh làm cho hạt giống thiêng liêng vừa được đón nhận trong tuần phòng được triển nở dồi dào trong đời sống mục vụ của các ngài.
Thư mời tham dự lễ giỗ mãn tang cho Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật
LM. Phạm Bá Lãm
16:02 15/01/2010
Kính thưa cha Tổng Đại Diện và Quý Cha Phát Diệm,
Như Quý Cha đã biết, Đức Cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, một người con ưu tú của Giáo Phận Phát Diệm, (nguyên quán Thượng Kiệm) qua đời ngày 17/1/2007.
Giáo Phận Xuân Lộc tổ chức lễ mãn tang cho Đức Cha Phaolô Maria vào lúc 9giờ 30 thứ Hai ngày 18/1/2010 tại tòa Giám Mục Xuân Lộc và có ý mời Qúy Cha tham dự hoặc hiệp thông cầu nguyện.
Con xin phép chuyển thư mời điện tử này đến Qúy Cha để trong tinh thần đồng hương Phát Diệm Quý Cha và anh chị em giáo dân cầu nguyện cho Ngài.
Rất cảm động khi được biết Đức Cha Phát Diệm đã cử mấy Cha vào Nam để dự lễ giỗ này.
Kính chúc Qúy Cha bước vào năm mới 2010 với nhiều hồng ân và sức khoẻ.
Trân trọng:
LM Phạm Bá Lãm
Đại diện các LM –TS gốc Phát Diệm ở Miền Nam.
Giáo Phận Xuân Lộc tổ chức lễ mãn tang cho Đức Cha Phaolô Maria vào lúc 9giờ 30 thứ Hai ngày 18/1/2010 tại tòa Giám Mục Xuân Lộc và có ý mời Qúy Cha tham dự hoặc hiệp thông cầu nguyện.
Con xin phép chuyển thư mời điện tử này đến Qúy Cha để trong tinh thần đồng hương Phát Diệm Quý Cha và anh chị em giáo dân cầu nguyện cho Ngài.
Rất cảm động khi được biết Đức Cha Phát Diệm đã cử mấy Cha vào Nam để dự lễ giỗ này.
Kính chúc Qúy Cha bước vào năm mới 2010 với nhiều hồng ân và sức khoẻ.
Trân trọng:
LM Phạm Bá Lãm
Đại diện các LM –TS gốc Phát Diệm ở Miền Nam.
Lên Tây Nguyên thăm “nhà thờ mì gói” Lán Tranh, giáo phận Đà Lạt
Maria Vũ Loan
18:54 15/01/2010
ĐÀ LẠT --Nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi vừa có một chuyến công tác lên vùng tây nguyên, thăm “nhà thờ mì gói”, đó là nhà thờ Lán Tranh, giáo phận Đà Lạt. Tạm quên dòng thời sự với chuyện buồn về cây thánh giá ở Việt Nam và chuyện động đất tang thương ở Haiti, tôi xin phép được tường thuật chuyến đi khá nhiều ấn tượng này.
Chuyến xe bão táp
Chúng tôi có năm người nhưng nhất định đi xe khách để tiết kiệm tiền. Nào ngờ số bị sui, cái xe có 50 chỗ bị hỏng hóc gì đó nên chỉ có xe nhỏ chạy thẳng đến vùng Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng mà thôi. Xe chật chội, lại vừa đi vừa đón khách, lúc đầu tôi còn hăng hái đọc kinh, sau bị nhồi nhét đến ngộp thở, tôi chẳng còn đọc được nữa nhưng cũng cố vui cho quên cái mùi “tổng hợp” đang quyện quanh người. Đang riu riu ngủ, tôi bỗng nghe:
“ - Sao ông lại ngồi lên đùi tôi?”
- Xe chật thì phải “thân mật” như vậy chứ sao!
- Thôi, bác thông cảm!- Phụ xe nói
- Thông cảm cái gì! Lên đến Bảo Lộc tôi gẫy mẹ nó chân rồi!”
Tôi bật cười híc híc. Ngồi cạnh tôi là một người đàn ông có bế theo đứa cháu gái, ông hỏi phụ xe:
“ - Thế xe có chạy vào tận nhà tôi không?
- Được rồi, đến tận nhà, con sẽ “bế” cả “bố” lẫn cháu của “bố” vào nhà, được chưa?!”
Tôi vừa bật cười híc híc vừa thông cảm cho phụ xe khi anh bạn trẻ ấy phải đứng suốt chặng đường dài, lại phải trông trước nhìn sau rất vất vả, xe lại còn dừng lại hai lần vì cảnh sát thổi. Thế mới biết có người thì kiếm tiền dễ dàng, có người lại đổ mồ hôi sôi nước mắt để sinh nhai. Tôi nghĩ, ai sống hoang phí là có lỗi với tất cả mọi người trong xã hội.
Trời sẩm tối, xe đi vào cổng nhà thờ (vì chủ xe quen với cha), vừa đến nơi, tôi bị lạnh, người mềm như cọng bún. Rồi tôi biết mình…còn sống và chợt xúc động, tỉnh hẳn lên khi thấy cha và 50 bạn trẻ người dân tộc ra đón. Đi xe khách công cộng tiết kiệm được 80 USD, tuy cực quá song tôi cũng nhận ra sự hy sinh của mình đáng giá.
Mọi người đang háo hức chờ chúng tôi cùng dùng bữa tối và vui lửa trại. Cha chánh xứ cho biết, 50 bạn trẻ này từ bảy làng của người dân tộc ra đây đón nhóm Bông Hồng Xanh, cha phải cho ăn cơm tối, các bạn ngủ lại nhà xứ để sáng mai hát lễ.
Đêm lửa trại vui đơn sơ
Đống củi nhỏ được xếp trên nền xi-măng trong một không gian hẹp. Cha chánh xứ Giuse Nguyễn Công Danh tuyên bố lý do, tôi hân hạnh châm ngọn lửa trong tiếng vỗ tay. Trong lúc lửa trại, các em được thưởng thức tiệc trà do chúng tôi thiết đãi; ở vùng này người ta thích ăn bánh kẹo thật! Phần đầu các bạn gái người dân tộc nhảy múa tập thể với các bài hát sinh hoạt của “nhà đạo chúng ta” trông rất hay, đơn sơ dễ thương.
Khi anh trưởng giáo lý viên mời chúng tôi góp vui văn nghệ thì tôi xin phép cha cho hát nhạc “ngoài đời”, cha đồng ý. Tôi cao giọng: “Kính thưa quí vị, sau đây là phần liveshow Bông Hồng Xanh!” Tôi cầm mic-rô hát liền mấy bài “giựt gân”, bầu khí sôi động hẳn lên. Không ngờ một vài em cũng ra nhảy điệu cha cha cha cùng chúng tôi. Chị phó giáo lý viên là một bà có bốn con, nấu cơm tối cho chúng tôi ăn cũng ra nhảy theo; nhìn thân hình mập tròn của bà mà tôi không nín được cười. Thấy mọi người vui quá, tôi kết thúc liveshow bằng bài hát “Sáu mươi năm cuộc đời”. Tôi đang hát thì mọi người thật bất ngờ vì cha xứ bước ra giữa vòng tròn và nhảy điệu “tuýt”! Thấy cha “bật đèn xanh” tôi hát to hơn: “Cha ơi, có bao nhiêu, sáu mươi lăm cuộc đời…!”. Và cha còn hát bài “Và con tim đã vui trở lại” rất truyền cảm. Vui quá!
Kết thúc đêm lửa trại là phần xổ số của chúng tôi. Người trúng chỉ nhận số tiền Việt tương đương 1 USD, thế mà tôi gào to là 20 ngàn đô-la, mọi người lại cười nghiêng ngả.
Tại sao lại gọi là nhà thờ mì gói?
Xin thưa, vì mỗi Chúa nhật hàng tuần, giáo dân người dân tộc từ bảy làng của sáu xã cách xa nhà thờ từ 9 km đến 17 km, đến nhà thờ dự lễ, có người đi xe gắn máy, có người đi xe buýt, thậm chí có người đi bộ, không có cái gì cho họ làm quà thì thấy tội nghiệp quá. Lúc đầu thì còn được nhiều gói mì, sau này cha chỉ cho người lớn 2 gói, trẻ em một gói mà thôi! Lâu dần thành quen, thôi thì cứ cho tí quà mà động viên lòng sốt sắng; Thế là nhà thờ Lán Tranh thành “nhà thờ mì gói”.
Có 40 gia đình quá nghèo, ở rải rác trong 7 làng, họ được trợ cấp 10 kg gạo hàng tháng, số gạo này do một nhóm từ thiện ở Mỹ cho một nửa, một nửa còn lại do Tòa Giám Mục Đà Lạt và cha xứ lo liệu.
Dựa vào hoàn cảnh của giáo xứ, chúng tôi cũng cho 40 phần quà đặc biệt gồm gạo, đường, mì gói và hộp. Trao tận tay một số gia đình, số còn lại chúng tôi nhờ quí ông trùm phân phát. Những người dự lễ tập trung đại trà ở nhà thờ được phát mì gói và tiền, còn trẻ em được bánh kẹo và 1 gói mì như thường lệ, một số được áo pull. Thật tình mà nói, Chúa làm phép lạ năm chiếc bánh và hai con cá thì người ta ăn no nê, còn mình thì có bao nhiêu chia bấy nhiêu, biết làm thế nào cho người ta no đủ đây?! Chúng tôi an ủi lòng như vậy.
Đi vào trong làng
Giáo xứ Lán Tranh có 5.000 giáo dân người Kinh và 2.000 người dân tộc trên địa bàn rộng khoảng 40 km vuông. Người dân tộc ở rải rác trong 7 làng. Chúng tôi chỉ vào thăm hai làng để trao quà. Con đường đất đỏ Bazan vào làng Kòn- Phăng lởm chởm đá khó đi, bụi bay mù mịt, vắng tanh. Hai bên đường là những cây cà phê nở hoa trắng trông cũng đẹp. Ông trùm chánh nói, đường này mùa mưa đi rất khổ, xe đạp đi cũng không được.
Chúng tôi dừng chân tại nhà người phụ nữ tên K’Thơm. Ở đây nhà nào cũng trống trải từ trong ra ngoài. Bất ngờ chúng tôi gặp một tốp học sinh đi học về, thế là chúng tôi chia kẹo bánh và làm quen. Chúng hiền lành đến độ ngây ngô. Cho các em này áo pull, áo lạnh hay dép thì thật là phù hợp vì áo quần chúng cũ mèm, chân khá bẩn. Chắc là chúng tôi sẽ nhờ K’Thơm làm việc này.
Vào đến làng thứ hai, làng Lâm Bô, quang cảnh có vẻ thơ mộng hơn. Một nửa đoạn đường có tráng nhựa, đoạn sau là đường đất; có lúc tôi nhìn thấy hồ nước rộng, chỗ cao chỗ thấp, nhìn vào là biết cảnh Đà Lạt. Chúng tôi cũng trao quà cho một vài gia đình và thăm một lớp học nhỏ nằm giữa khu nhà dân, trường chẳng ra trường mà nhà chẳng ra nhà. Phát một chút bánh kẹo cho các cháu mà lòng tôi xao xuyến cho sự đơn độc của một giáo viên vùng sâu, cũng ăn lương Nhà Nước như tôi nhưng sao mà cảnh làm việc buồn quá!
Giáo xứ Lán Tranh hiện nay có hai điểm sinh hoạt phụng vụ thường xuyên mỗi tuần. Một căn nhà gỗ nhỏ được làm giáo điểm Làng Hai, thuộc xã Phúc Thọ, cách nhà thờ chính 17 km, có một thánh lễ vào 10 giờ sáng thứ 7; và giáo điểm Tân Đức thuộc xã Hoài Đức. Nơi này thường tổ chức lễ giỗ, lễ hôn phối, mỗi tháng vài lần chứ không có lễ nhất định vào ngày nào, giờ nào.
Người dân tộc hay giận dỗi, thế nên có ai mời đám cưới, cha xứ phải đi đủ thì mới công bằng, dự tiệc nhà này mà bỏ nhà kia là không được, mà họ giận dỗi thì sẽ bỏ đạo, thế mới khổ cho cha xứ. Còn đám tang thì cha sẽ đến tận nhà dâng lễ an táng rồi cùng gia đình tiễn biệt tận nơi chôn. Ở vùng này, nếu người dân tộc không theo đạo Chúa thì cuộc sống họ buồn biết bao!
Ấn tượng đẹp của chuyến đi
Một ấn tượng đẹp xen vào lòng chúng tôi sau chuyến đi: bước chân rao giảng Tin Mừng thì trải dài trên quê hương đất nước dẫu nơi đó là vùng cao mênh mông cách mặt nước biển đến 800 mét hay vùng sông nước với những con đò nhỏ. Có thể nói đây là chuyến đi chia quà tết của nhóm chúng tôi, trễ so với tết Tây, sớm so với tết ta, sớm hay trễ cũng là chia đi một tấm lòng mà thôi.
Trước mắt chúng tôi là chương trình mùa chay với mục tiêu, một căn nhà vùng sông nước là 800 USD, một nhà vệ sinh phù hợp với vùng thôn quê là 70 USD. Nhiều bàn tay góp lại sẽ có những căn nhà mới và nhiều nhà vệ sinh thuận lợi cho người già. Nhóm Bông Hồng Xanh xin hẹn một chuyến đi khác.
Chúng tôi có năm người nhưng nhất định đi xe khách để tiết kiệm tiền. Nào ngờ số bị sui, cái xe có 50 chỗ bị hỏng hóc gì đó nên chỉ có xe nhỏ chạy thẳng đến vùng Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng mà thôi. Xe chật chội, lại vừa đi vừa đón khách, lúc đầu tôi còn hăng hái đọc kinh, sau bị nhồi nhét đến ngộp thở, tôi chẳng còn đọc được nữa nhưng cũng cố vui cho quên cái mùi “tổng hợp” đang quyện quanh người. Đang riu riu ngủ, tôi bỗng nghe:
“ - Sao ông lại ngồi lên đùi tôi?”
- Xe chật thì phải “thân mật” như vậy chứ sao!
- Thôi, bác thông cảm!- Phụ xe nói
- Thông cảm cái gì! Lên đến Bảo Lộc tôi gẫy mẹ nó chân rồi!”
Tôi bật cười híc híc. Ngồi cạnh tôi là một người đàn ông có bế theo đứa cháu gái, ông hỏi phụ xe:
“ - Thế xe có chạy vào tận nhà tôi không?
- Được rồi, đến tận nhà, con sẽ “bế” cả “bố” lẫn cháu của “bố” vào nhà, được chưa?!”
Tôi vừa bật cười híc híc vừa thông cảm cho phụ xe khi anh bạn trẻ ấy phải đứng suốt chặng đường dài, lại phải trông trước nhìn sau rất vất vả, xe lại còn dừng lại hai lần vì cảnh sát thổi. Thế mới biết có người thì kiếm tiền dễ dàng, có người lại đổ mồ hôi sôi nước mắt để sinh nhai. Tôi nghĩ, ai sống hoang phí là có lỗi với tất cả mọi người trong xã hội.
Trời sẩm tối, xe đi vào cổng nhà thờ (vì chủ xe quen với cha), vừa đến nơi, tôi bị lạnh, người mềm như cọng bún. Rồi tôi biết mình…còn sống và chợt xúc động, tỉnh hẳn lên khi thấy cha và 50 bạn trẻ người dân tộc ra đón. Đi xe khách công cộng tiết kiệm được 80 USD, tuy cực quá song tôi cũng nhận ra sự hy sinh của mình đáng giá.
Mọi người đang háo hức chờ chúng tôi cùng dùng bữa tối và vui lửa trại. Cha chánh xứ cho biết, 50 bạn trẻ này từ bảy làng của người dân tộc ra đây đón nhóm Bông Hồng Xanh, cha phải cho ăn cơm tối, các bạn ngủ lại nhà xứ để sáng mai hát lễ.
Đêm lửa trại vui đơn sơ
Đống củi nhỏ được xếp trên nền xi-măng trong một không gian hẹp. Cha chánh xứ Giuse Nguyễn Công Danh tuyên bố lý do, tôi hân hạnh châm ngọn lửa trong tiếng vỗ tay. Trong lúc lửa trại, các em được thưởng thức tiệc trà do chúng tôi thiết đãi; ở vùng này người ta thích ăn bánh kẹo thật! Phần đầu các bạn gái người dân tộc nhảy múa tập thể với các bài hát sinh hoạt của “nhà đạo chúng ta” trông rất hay, đơn sơ dễ thương.
Khi anh trưởng giáo lý viên mời chúng tôi góp vui văn nghệ thì tôi xin phép cha cho hát nhạc “ngoài đời”, cha đồng ý. Tôi cao giọng: “Kính thưa quí vị, sau đây là phần liveshow Bông Hồng Xanh!” Tôi cầm mic-rô hát liền mấy bài “giựt gân”, bầu khí sôi động hẳn lên. Không ngờ một vài em cũng ra nhảy điệu cha cha cha cùng chúng tôi. Chị phó giáo lý viên là một bà có bốn con, nấu cơm tối cho chúng tôi ăn cũng ra nhảy theo; nhìn thân hình mập tròn của bà mà tôi không nín được cười. Thấy mọi người vui quá, tôi kết thúc liveshow bằng bài hát “Sáu mươi năm cuộc đời”. Tôi đang hát thì mọi người thật bất ngờ vì cha xứ bước ra giữa vòng tròn và nhảy điệu “tuýt”! Thấy cha “bật đèn xanh” tôi hát to hơn: “Cha ơi, có bao nhiêu, sáu mươi lăm cuộc đời…!”. Và cha còn hát bài “Và con tim đã vui trở lại” rất truyền cảm. Vui quá!
Kết thúc đêm lửa trại là phần xổ số của chúng tôi. Người trúng chỉ nhận số tiền Việt tương đương 1 USD, thế mà tôi gào to là 20 ngàn đô-la, mọi người lại cười nghiêng ngả.
Tại sao lại gọi là nhà thờ mì gói?
Xin thưa, vì mỗi Chúa nhật hàng tuần, giáo dân người dân tộc từ bảy làng của sáu xã cách xa nhà thờ từ 9 km đến 17 km, đến nhà thờ dự lễ, có người đi xe gắn máy, có người đi xe buýt, thậm chí có người đi bộ, không có cái gì cho họ làm quà thì thấy tội nghiệp quá. Lúc đầu thì còn được nhiều gói mì, sau này cha chỉ cho người lớn 2 gói, trẻ em một gói mà thôi! Lâu dần thành quen, thôi thì cứ cho tí quà mà động viên lòng sốt sắng; Thế là nhà thờ Lán Tranh thành “nhà thờ mì gói”.
Có 40 gia đình quá nghèo, ở rải rác trong 7 làng, họ được trợ cấp 10 kg gạo hàng tháng, số gạo này do một nhóm từ thiện ở Mỹ cho một nửa, một nửa còn lại do Tòa Giám Mục Đà Lạt và cha xứ lo liệu.
Dựa vào hoàn cảnh của giáo xứ, chúng tôi cũng cho 40 phần quà đặc biệt gồm gạo, đường, mì gói và hộp. Trao tận tay một số gia đình, số còn lại chúng tôi nhờ quí ông trùm phân phát. Những người dự lễ tập trung đại trà ở nhà thờ được phát mì gói và tiền, còn trẻ em được bánh kẹo và 1 gói mì như thường lệ, một số được áo pull. Thật tình mà nói, Chúa làm phép lạ năm chiếc bánh và hai con cá thì người ta ăn no nê, còn mình thì có bao nhiêu chia bấy nhiêu, biết làm thế nào cho người ta no đủ đây?! Chúng tôi an ủi lòng như vậy.
Đi vào trong làng
Giáo xứ Lán Tranh có 5.000 giáo dân người Kinh và 2.000 người dân tộc trên địa bàn rộng khoảng 40 km vuông. Người dân tộc ở rải rác trong 7 làng. Chúng tôi chỉ vào thăm hai làng để trao quà. Con đường đất đỏ Bazan vào làng Kòn- Phăng lởm chởm đá khó đi, bụi bay mù mịt, vắng tanh. Hai bên đường là những cây cà phê nở hoa trắng trông cũng đẹp. Ông trùm chánh nói, đường này mùa mưa đi rất khổ, xe đạp đi cũng không được.
Chúng tôi dừng chân tại nhà người phụ nữ tên K’Thơm. Ở đây nhà nào cũng trống trải từ trong ra ngoài. Bất ngờ chúng tôi gặp một tốp học sinh đi học về, thế là chúng tôi chia kẹo bánh và làm quen. Chúng hiền lành đến độ ngây ngô. Cho các em này áo pull, áo lạnh hay dép thì thật là phù hợp vì áo quần chúng cũ mèm, chân khá bẩn. Chắc là chúng tôi sẽ nhờ K’Thơm làm việc này.
Vào đến làng thứ hai, làng Lâm Bô, quang cảnh có vẻ thơ mộng hơn. Một nửa đoạn đường có tráng nhựa, đoạn sau là đường đất; có lúc tôi nhìn thấy hồ nước rộng, chỗ cao chỗ thấp, nhìn vào là biết cảnh Đà Lạt. Chúng tôi cũng trao quà cho một vài gia đình và thăm một lớp học nhỏ nằm giữa khu nhà dân, trường chẳng ra trường mà nhà chẳng ra nhà. Phát một chút bánh kẹo cho các cháu mà lòng tôi xao xuyến cho sự đơn độc của một giáo viên vùng sâu, cũng ăn lương Nhà Nước như tôi nhưng sao mà cảnh làm việc buồn quá!
Giáo xứ Lán Tranh hiện nay có hai điểm sinh hoạt phụng vụ thường xuyên mỗi tuần. Một căn nhà gỗ nhỏ được làm giáo điểm Làng Hai, thuộc xã Phúc Thọ, cách nhà thờ chính 17 km, có một thánh lễ vào 10 giờ sáng thứ 7; và giáo điểm Tân Đức thuộc xã Hoài Đức. Nơi này thường tổ chức lễ giỗ, lễ hôn phối, mỗi tháng vài lần chứ không có lễ nhất định vào ngày nào, giờ nào.
Người dân tộc hay giận dỗi, thế nên có ai mời đám cưới, cha xứ phải đi đủ thì mới công bằng, dự tiệc nhà này mà bỏ nhà kia là không được, mà họ giận dỗi thì sẽ bỏ đạo, thế mới khổ cho cha xứ. Còn đám tang thì cha sẽ đến tận nhà dâng lễ an táng rồi cùng gia đình tiễn biệt tận nơi chôn. Ở vùng này, nếu người dân tộc không theo đạo Chúa thì cuộc sống họ buồn biết bao!
Ấn tượng đẹp của chuyến đi
Một ấn tượng đẹp xen vào lòng chúng tôi sau chuyến đi: bước chân rao giảng Tin Mừng thì trải dài trên quê hương đất nước dẫu nơi đó là vùng cao mênh mông cách mặt nước biển đến 800 mét hay vùng sông nước với những con đò nhỏ. Có thể nói đây là chuyến đi chia quà tết của nhóm chúng tôi, trễ so với tết Tây, sớm so với tết ta, sớm hay trễ cũng là chia đi một tấm lòng mà thôi.
Trước mắt chúng tôi là chương trình mùa chay với mục tiêu, một căn nhà vùng sông nước là 800 USD, một nhà vệ sinh phù hợp với vùng thôn quê là 70 USD. Nhiều bàn tay góp lại sẽ có những căn nhà mới và nhiều nhà vệ sinh thuận lợi cho người già. Nhóm Bông Hồng Xanh xin hẹn một chuyến đi khác.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đọc ''Lên tiếng hay Không lên tiếng''
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
04:41 15/01/2010
ĐỌC
“LÊN TIẾNG HAY KHÔNG LÊN TIẾNG”
Non một tuần sau vụ Đồng Chiêm, nay ta đã có bài “Lên tiếng hay không lên tiếng” đề ngày 13-01-2010 của Ban Biên Tập WHĐ trên trang mạng của HĐGM/VN. Như thế là sau non một tuần chờ đợi, sau khi “trang điện tử của HĐGM/VN nhận được nhiều thư góp ý và một thắc mắc thường được nêu lên là: tại sao HĐGM không lên tiếng ?”, ta đã có được câu trả lời. Người viết bài này không có cao vọng làm một bài phân tích tỉ mỉ văn thư nói trên, mà chỉ xin đưa ra mấy nhận xét.
Tiêu chí Hiệp thông
Ông bà ta vẫn nói “máu chảy ruột mềm”. Trước những biến cố đau thương đã xảy đến qua các vụ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà… và nay là Đồng Chiêm, việc đầu tiên mọi người chờ đợi là sự hiệp thông, là lời cầu nguyện. Ở đây, chỉ nói đến riêng chuyện Đồng Chiêm. Tất cả các giám mục giáo tỉnh Hà Nội, với một giám mục giáo tỉnh Huế, đã có thư hiệp thông. Các giám mục khác thì không. Tiêu chí của Năm Thánh 2010, cũng như mầu nhiệm hiệp thông trong Hội Thánh, dừng lại nơi lằn ranh địa lý. Một câu nói, một lá thư, đâu tốn kém gì mà phải để cho người người thắc mắc. Sao có thể chấp nhận thái độ lạnh lùng cách dễ dàng như thế được !
Đất địa phương nào, địa phương đó lo
Dựa theo bài “Lên tiếng hay không lên tiếng”, có vẻ như nguyên tắc đề ra là: chuyện địa phương nào, địa phương đó lo. Tại sao chấp nhận để cho Nhà Nước “bẻ đũa từng chiếc” mà không có được một tiếng nói chung, khi tất cả mọi địa phương đều có chung vấn đề đất ? Tại các nước khác, các HĐGM có Uỷ Ban Công Lý Hoà Bình để có thể trợ giúp HĐGM, mà ở Việt Nam thì không. Nếu HĐGM chưa bao giờ đặt vấn đề thì đừng đổ lỗi cho Nhà Nước. Còn nếu Nhà Nước không chấp nhận thì cũng nên nói cho bàn dân thiên hạ biết để khỏi thắc mắc và phiền trách các giám mục. Để biện minh cho sự thinh lặng của các giám mục, bản Lên tiếng có nhắc đến bản “Quan điểm…” công bố ngày 27.9.2008. Nhưng đâu phải chỉ cần ra một văn bản với vài ba trang giấy là giải quyết được vấn đề.
Không chỉ là chuyện đất
Bản “Lên tiếng” cũng như bản “Quan điểm” đều nhấn mạnh đến đất, trong khi ngay từ đầu, người khởi xướng phong trào cầu nguyện để đòi đất, là Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, đã minh định: mục tiêu nhắm tới là công lý hoà bình, mục tiêu này đã được nhắc lại trong các buổi cầu nguyện khắp nơi. Vậy thì đất nhà thờ, đất tôn giáo chỉ là khởi điểm cho một mục tiêu cao hơn, rộng hơn, vượt xa khỏi ranh giới những mảnh đất nhà thờ.
Nét đặc thù của vụ Đồng Chiêm
Có vẻ như bản “Lên tiếng” cố tình không đề cập đến nét đặc thù của vụ Đồng Chiêm là: Cây Thánh Giá bị đập phá, biểu tượng thiêng liêng nhất của Ki-tô giáo bị xúc phạm trầm trọng. Đây quả là một chuyện động trời, khiến bất cứ Ki-tô hữu nào cũng sững sờ và đau xót, nhưng lại chỉ có các giám mục giáo tỉnh miền bắc với một giám mục giáo tỉnh miền trung lên tiếng. Còn tất cả các vị khác thì hoàn toàn lặng thinh. Đây mới là điều gây thắc mắc và bất bình cho mọi Kitô hữu. Khi đánh vào Thánh Giá Đồng Chiêm, chính quyền cộng sản Việt Nam đã muốn làm một phép thử nhằm đo sức mạnh của khối Công Giáo Việt Nam. Và nay thấy thái độ của các giám mục trong vụ việc này, chính quyền có thể kết luận rằng nếu không hẳn là một con cọp giấy, thì Công Giáo Việt Nam cũng chỉ là một con cọp con chưa đến tuổi mọc răng.
Đất là của toàn dân, tôn giáo cần thì phải xin
Những thửa đất tranh chấp, đất tư nhân hay đất tôn giáo, thường là đất sở hữu cách hợp pháp trước khi có cộng sản tại Việt Nam. Dưới chế độ cộng sản, trên nguyên tắc, theo Hiến pháp, đất đai thuộc về toàn dân, cá nhân cũng như bất cứ một tổ chức nào, chẳng hạn tôn giáo, có nhu cầu thì phải xin. Nhưng đã nói chuyện “đi xin” thì được hay không tuỳ ở người cho, và đây là mấu chốt của vấn đề. Nhưng làm sao tìm được một giải pháp căn cơ cho vấn đề ? Vào năm 2002, tiếp theo sau Hội nghị thường niên, HĐGM/VN đã đưa ra một Thư ngỏ gửi các cơ quan lập pháp của Nhà Nước Việt Nam (xem tài liệu đính kèm), trong đó các giám mục phản bác cơ chế xin-cho của chế độ cộng sản hiện nay.
Đứa con vô thừa nhận
Lẽ ra văn kiện này phải là niềm vinh dự cho Giáo Hội Việt Nam, vì là một đóng góp có ý nghĩa cho Dân tộc, như chìa khoá để giải quyết tận gốc bao nhiêu vấn đề xã hội. Nhưng đây lại không phải là giải pháp được Nhà Nước độc tài chấp nhận. Và chắc cũng vì thế mà trong những năm gần đây, hầu hết các giám mục không buồn nhắc đến văn kiện này nữa. Có vào trang mạng của HĐGM/VN để tìm cũng không thấy. Và thế là Thư ngỏ 2002 một thời nổi đình nổi đám, nay thành ”đứa con vô thừa nhận”.
Giải pháp cho mọi vấn đề
Đến đây ta dễ dàng nhận ra giải pháp cho mọi vấn đề. Tự do tôn giáo không thể là một cái gì riêng lẻ. Phải có tự do cho hết mọi người thì mới có tự do tôn giáo. Khi linh mục Nguyễn Văn Lý nói: “Tự do hay là chết”, thì nhiều người trề môi bảo ngài làm chính trị. Nhưng nay nhìn lại, đã đến lúc ta phải khiêm tốn nhận rằng Nguyễn Văn Lý là người đã tìm được chìa khoá cho mọi vấn đề cốt lõi liên quan đến sự sống còn của Dân Tộc Việt Nam hôm nay. Người viết bài này không hề muốn “làm chính trị”, mà chỉ ghi lại suy nghĩ của mình từ những vấn đề thời sự.
Kết luận
“Chia để trị” hay “bẻ đũa từng chiếc” là sách lược của mọi chế độ độc tài. Khi chủ trương “chuyện địa phương nào, địa phương đó lo”, HĐGM/VN đã sa vào bẫy. Và trong hoàn cảnh đó mà mong đối thoại, là tự ru ngủ mình. Làm sao đối thoại khi ở vào thế yếu, khi bị coi thường, thay vì được kính nể ! Nếu nhìn rộng ra hơn, ta phải công nhận rằng: mọi vấn đề liên quan đến tôn giáo chỉ có thể có được một giải pháp căn cơ, nếu các tôn giáo biết cùng nhau ngồi lại. Cuối cùng thì những người có tôn giáo cũng sẽ chỉ thành công, nếu có sự hỗ trợ từ phía nhân dân, nghĩa là nếu các tôn giáo có được tiếng nói chung với cả cộng đồng dân tộc. Từ đó chúng ta khám phá ra rằng: phương châm “Đồng hành với Dân Tộc” hay “Sống Phúc Âm giữa lòng Dân Tộc” (xem tài liệu đính kèm) đích thực là chiếc đũa thần cho mọi giải pháp. Với điều kiện: đó không chỉ là một nguyên tắc trừu tượng, một chủ trương trên giấy, nhưng đích thực là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của người Công Giáo Việt Nam. Bao lâu vì chăm chú “lo chuyện đạo” mà chúng ta lạnh lùng với các tôn giáo bạn, xa rời quần chúng nhất là đại đa số dân nghèo, hững hờ với vận mạng Dân Tộc, thì Đồng Chiêm chưa phải là điểm dừng.
Sài-gòn, ngày 15 tháng 01 năm 2010
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
pascaltinh@gmail.com
-----------------------------------------------
Thư Chung 1980
của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi toàn thể linh mục, tu sĩ và giáo dân cả nước:
THÔNG TIN VỀ ĐẠI HỘI GIÁM MỤC TOÀN QUỐC
1. Trong tâm tình biết ơn
Anh chị em thân mến,
Anh chị em hãy cùng chúng tôi dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về Hội nghị các giám mục toàn quốc, tổ chức tại Hà Nội, thủ đô Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chúng ta, từ 24-4 đến 1-5-1980.
Kể từ lúc thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam vào năm 1960, và nhất là từ ngày nước nhà được thống nhất, chúng ta đều ước mong có cuộc họp này. Toà Thánh và riêng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mỗi khi có dịp cũng luôn bày tỏ một tâm tình như vậy, diễn tả ý muốn của chính Công đồng Vatican II.
Vì thế chúng ta thành thật biết ơn Chính Phủ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho Đại hội này. Chúng tôi cũng cám ơn anh chị em đã cầu nguyện nhiều cho Đại hội này được thành công tốt đẹp.
2. Một tuần lễ làm việc
Chúng tôi vui mừng được gặp nhau, và trong suốt một tuần lễ làm việc, chúng tôi được dịp hiểu biết tình hình giáo phận trong cả nước. Nhờ đó chúng tôi thấy rằng, mặc dù sống xa nhau, tâm hồn chúng tôi vẫn là một, và cùng chia sẻ những nỗi âu lo, niềm phấn khởi và nguyện vọng của toàn thể Dân Chúa trên đất nước thân yêu này.
Trong tinh thần hợp nhất ấy, chúng tôi đã cầu nguyện và suy nghĩ nhiều về nhiệm vụ của Giáo Hội chúng ta trong giai đoạn lịch sử này. Chúng tôi đã duyệt lại nội quy và đặt lại cơ cấu của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị việc tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới khoá V về “các chức năng của gia đình Kitô giáo trong thế giới hôm nay”, và việc các giám mục Việt Nam đi viếng mộ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô tại Toà Thánh Roma năm nay theo quy định của Giáo luật.
Trước khi bế mạc Đại hội, chúng tôi đã vào lăng kính viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, và đã đến yết kiến Thủ tướng Chính phủ.
3. Ý nghĩa việc đi Roma
Việc đi viếng mộ các Tông đồ và việc tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới tại Roma nói lên hai đặc tính của Hội Thánh Chúa Kitô là phổ quát và hợp nhất, đồng thời thể hiện tinh thần tập thể và đồng trách nhiệm của các giám mục đối với Hội Thánh toàn cầu. Xin anh chị em cầu nguyện nhiều để chúng tôi hoàn thành tốt đẹp sứ mạng này.
4. Tổ chức Hội đồng Giám mục Việt Nam
Chúng tôi cũng phải cùng nhau gánh vác mọi trách nhiệm của chức vụ giám mục trong tinh thần tập thể và đồng trách nhiệm. Bởi thế, việc thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam là để phục vụ anh chị em đắc lực hơn, vì như ý Công đồng Vatican II, Hội đồng Giám mục là nơi quy tụ các vị lãnh đạo Giáo Hội trong một quốc gia hay một lãnh thổ để hợp nhất với nhau thi hành mục vụ theo thể cách và phương thức thích hợp với hoàn cảnh (GM 30,1).
ĐƯỜNG HƯỚNG MỤC VỤ
A. MỘT HỘI THÁNH VÌ LOÀI NGƯỜI
5. Ánh sáng từ một thông điệp
Anh chị em thân mến,
Bước vào giai đoạn mới này của dân tộc, chúng tôi muốn nhìn vào gương Đức Phaolô VI khi người mới làm giáo hoàng. Trong thông điệp đầu tiên của người nhan đề “Giáo Hội Chúa Kitô”, người đã suy nghĩ nhiều về sứ mạng của Hội Thánh trong thế giới hôm nay. Mối bận tâm chính của người xoay quanh 3 tư tưởng lớn. Tư tưởng thứ nhất là đã đến lúc Giáo Hội phải có một nhận định sâu xa về chính mình, phải suy gẫm về mầu nhiệm của mình. Tư tưởng thứ hai là “đem bộ mặt thực của Giáo Hội ngày nay đối chiếu với hình ảnh lý tưởng của Giáo Hội như Đức Kitô đã thấy, đã muốn và đã yêu như bạn thánh thiện và tinh tuyền của mình” (Ep 5,27), từ đó “sinh ra một ước muốn quảng đại và bức thiết là phải canh tân”. Còn tư tưởng thứ ba như là kết luận của hai tư tưởng trên, nói về những quan hệ phải có giữa Giáo Hội và thế giới (GHCK 9-14).
Đức Thánh Cha nhận định thêm rằng, ba đề tài trên cũng là mối bận tâm của mọi thành phần Dân Chúa. Vậy chúng tôi giới thiệu những đề tài ấy với anh chị em để chúng ta tâm niệm hằng ngày.
6. Hội Thánh là Dân Thiên Chúa
Công đồng dựa vào lịch sử cứu chuộc để tìm hiểu và trình bày bản chất của Hội Thánh. Trong chương trình cứu chuộc loài người, Thiên Chúa đã lấy giao ước quy tụ một dòng dõi làm dân riêng của Người. Và qua lịch sử dân ấy, Người đã mạc khải chính mình Người và ý định cứu chuộc của Người cho toàn thể nhân loại. Nhưng dân ấy chỉ là hình bóng và là công cuộc chuẩn bị cho dân mới của Thiên Chúa, sẽ được quy tụ bằng giao ước mới mà Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập bằng Máu Thánh Người.
Dân giao ước mới này chính là Hội Thánh Chúa Kitô, quy tụ mọi người từ khắp mọi nơi mọi nước trên trần gian, vượt thời gian và biên giới các dân tộc. Chúa Thánh Thần nối kết họ nên một khi giải phóng họ khỏi tội lỗi và ban cho họ được làm con cái Thiên Chúa. Họ có giới răn mới là bác ái yêu thương (Ga 13,34) và ngay từ buổi đầu, họ đã là một cộng đoàn có tổ chức với những phận vụ khác nhau do chính Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập hầu mưu ích cho toàn Nhiệm Thể (GH 18). Mục đích của dân mới là “phát triển Nước Chúa cho tới khi hoàn tất” (GH 9,3).
7. Hội Thánh vì loài người
Dân cũ có sứ mạng đón nhận ơn cứu chuộc cho cả nhân loại. Dân mới có sứ mạng đem ơn cứu chuộc đến từng dân tộc và từng người qua mọi thời đại, như lời Công đồng Vatican II: “Dân mới được Chúa Kitô thiết lập để thông dự vào sự sống, bác ái và chân lý, được Người sử dụng như khí cụ cứu rỗi cho mọi người, và được Người sai đi khắp thế giới như ánh sáng trần gian và như muối đất” (Mt 5,13-16; GH 9,2).
Người sử dụng họ làm khí cụ cứu rỗi, bởi vì “Thiên Chúa không muốn thánh hoá và cứu rỗi loài người cách riêng rẽ và thiếu liên kết, nhưng muốn quy tụ họ thành một dân để họ nhận biết chính Người trong chân lý và phụng sự Người trong thánh thiện” (GH 9,1). Do đó, mục tiêu cuối cùng trong mọi sinh hoạt của Hội Thánh là đưa loài người và tất cả thực tại của thế giới loài người đến thông dự vào sự sống, bác ái và chân lý của Thiên Chúa. Theo ý nghĩa này, Công đồng gọi Hội Thánh là “Bí tích, nghĩa là dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hợp nhất toàn thể nhân loại” (GH 1).
Bởi vậy, sứ mạng của Hội Thánh không những là đem Phúc Âm thấm nhuần và hoàn thiện những thực tại trần thế (TĐ 5). Không có sinh hoạt nào của con người lại xa lạ đối với sứ mạng của Hội Thánh, và ngược lại không có sinh hoạt nào của Hội Thánh không liên quan tới tất cả cuộc sống con người. Lời rao giảng Tin Mừng và các cử hành bí tích đem ân sủng của Thiên Chúa vào đời sống con người, còn sinh hoạt trần thế của tín hữu đem thực tại của con người đến với Thiên Chúa. Do đó đối với người tín hữu, xao lãng bổn phận trần thế tức là xao lãng bổn phận đối với tha nhân, và hơn nữa đối với chính Thiên Chúa, khiến phần rỗi đời đời của mình bị đe doạ (MV 43).
Tóm lại, sứ mạng của Hội Thánh là tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã đến không phải để được người ta hầu hạ, nhưng để phục vụ tất cả loài người. Đúng như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã giải thích trong thông điệp “Đấng Cứu Chuộc Con Người” rằng: “Con người là con đường của Hội Thánh”. Nghĩa là tất cả mọi con đường của Hội Thánh đều dẫn tới con người (ĐCCCN 14). Đây cũng là điểm gặp gỡ giữa Hội Thánh và xã hội trần thế, vì “dù tin hay không tin, con người đều phải góp phần xây dựng thế giới cho hợp lý, vì họ cùng chung sống trong thế giới này” (MV 21,6).
B. HỘI THÁNH TRONG LÒNG DÂN TỘC
8. Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô
Để sống trung thành với bản chất và sứ mạng của Hội Thánh như vừa nói ở trên, chúng tôi đề ra đường hướng mục vụ sau đây: chúng ta phải là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt Nam.
Trước hết, chúng ta phải là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô nghĩa là:
- Gắn bó với Chúa Kitô và hợp nhất với Hội Thánh toàn cầu.
- Gắn bó với Đức Giáo hoàng, vị đại diện Chúa Kitô, người được Chúa giao trách nhiệm “chăn dắt đoàn chiên của Người” (Ga 21,15-18), và “làm cho anh em vững mạnh” (Lc 22,32).
- Gắn bó với nhau trong tình huynh đệ theo kiểu mẫu Hội Thánh thời sơ khai: “Chỉ có một tấm lòng, một linh hồn, không một người nào nói là mình có của riêng nhưng đối với họ, mọi sự là của chung” (Cv 4,32; 2,42).
- Trung thành với tinh thần của Công đồng Vatican II là tinh thần cởi mở, đối thoại và hoà mình với cộng đồng xã hội mình đang sống.
Để đạt mục đích ấy, trước hết chúng ta phải không ngừng hoán cải lương tâm và thay đổi cách sống của mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đoàn Dân Chúa trong Hội Thánh ở Việt Nam sao cho phù hợp với Phúc Âm hơn. Công việc này chúng ta thực hiện nhờ lắng nghe Lời Chúa, lãnh nhận các bí tích, chuyên cần cầu nguyện và thành tâm kiểm điểm đời sống (LBTM 15).
9. Gắn bó với dân tộc và đất nước
Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước. Công đồng dạy rằng “Hội Thánh phải đồng tiến với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận trần gian với thế giới” (MV 40,2). Vậy chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, đất nước này là lòng mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa.
Sự gắn bó hoà mình này đưa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại trong hai điểm chính:
- Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
- Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc.
10. Cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc
Về nhiệm vụ thứ nhất là tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc, chúng tôi muốn khẳng định rằng: yêu tổ quốc, yêu đồng bào, đối với người Công giáo không những là một tình cảm tự nhiên phải có mà còn là một đòi hỏi của Phúc Âm, như Công đồng nhắc nhở: “Các người Kitô giáo từ mọi dân tộc tụ họp trong Hội Thánh, không phân cách với những người khác về chế độ, cũng như về tổ chức xã hội trần gian, nên họ phải sống cho Thiên Chúa và cho Chúa Kitô trong nếp sống lành mạnh của dân tộc mình; là công dân tốt, họ phải thật sự và tích cực vun trồng lòng yêu nước” (TG 15).
Lòng yêu nước của chúng ta phải thiết thực, nghĩa là chúng ta phải ý thức những vấn đề hiện tại của quê hương, phải hiểu biết đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà Nước, và tích cực cùng đồng bào toàn quốc góp phần bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, tự do và hạnh phúc.
Trong công cuộc phục vụ quê hương, Phúc Âm cho chúng ta ánh sáng và sức mạnh để khắc phục các khó khăn và các xu hướng cá nhân ích kỷ, nêu cao tinh thần phục vụ của bác ái phổ quát, hướng tới cảnh “Trời Mới Đất Mới” (Kh 21,1), trong đó tất cả đều hoà hợp hạnh phúc. Và khi phải phấn đấu xoá bỏ những điều tiêu cực, chúng ta có ơn của Chúa Kitô Phục Sinh để mặc lấy con người mới công chính và thánh thiện.
11. Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc
Về nhiệm vụ thứ hai là xây dựng trong Hội Thánh một lối sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp hơn với truyền thống dân tộc. Chúng tôi muốn thực hiện điều Công đồng Vatican II đã tuyên bố: “Những gì tốt đẹp trong tâm hồn và tư tưởng của loài người hoặc trong lễ nghi và văn hoá riêng của các dân tộc, hoạt động của Hội Thánh không nhằm tiêu diệt, nhưng làm cho lành mạnh, nâng cao và kiện toàn, hầu làm vinh danh Thiên Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho con người” (GH 17,1). Muốn thế, một đàng chúng ta phải đào sâu Thánh Kinh và Thần học để nắm vững những điều cốt yếu của đức tin, đàng khác, phải đào sâu nếp sống của từng dân tộc trong nước, để khám phá ra những giá trị riêng của mỗi dân tộc. Rồi từ đó, chúng ta vận dụng những cái hay trong một kho tàng văn hoá và xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp hơn với truyền thống của mỗi dân tộc đang cùng chung sống trên quê hương và trong cộng đồng Hội Thánh này.
NGỎ LỜI VỚI CÁC THÀNH PHẦN DÂN CHÚA
12. Ngỏ lời với giáo dân
Với anh chị em giáo dân, chúng tôi muốn nói lên lòng cảm phục tâm hồn đạo đức của anh chị em trong việc đọc kinh cầu nguyện, hiệp dâng thánh lễ và lãnh nhận các bí tích. Chúng tôi cảm ơn anh chị em xưa nay vẫn một lòng kính yêu, vâng phục, giúp đỡ chúng tôi và các người làm việc tông đồ.
Chúng tôi xin dựa vào Công đồng để nói với anh chị em rằng: Ơn gọi của anh chị em là nên thánh giữa đời bằng cách sống Phúc Âm của Chúa Kitô trong các phận sự trần thế (GH 31; MV 43). Nhờ anh chị em, Giáo Hội hiện diện ngay trong xã hội và góp phần xây dựng đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc. Nghĩa vụ cao cả của anh chị em là sống làm người tín hữu trung thành của Hội Thánh Chúa Kitô và làm người công dân tốt của tổ quốc. Để giúp anh chị em chu toàn nghĩa vụ đó, chúng tôi đặc biệt nhắc nhở anh chị em vài điểm sau đây:
Anh chị em hãy tin vào ơn Chúa Thánh Thần đã được đổ xuống trong lòng để nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện của anh chị em: cầu nguyện riêng, cầu nguyện chung trong gia đình và trong xứ đạo, và nhất là anh chị em hãy đào sâu đức tin bằng việc học và dạy giáo lý ngay trong gia đình của mình. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Tông huấn về việc dạy giáo lý, đã lưu ý chúng ta rằng: “Việc dạy giáo lý trong gia đình đi trước, kèm theo và phong phú hoá mọi hình thức dạy giáo lý khác” (DGL). Gia đình của anh chị em phải trở nên như một trường học về đức tin, một nơi để cầu nguyện, một môi trường sống bác ái yêu thương và rèn luyện tinh thần tông đồ để làm chứng nhân cho Chúa (Cv 22, 42; 1, 8 GH 11; TĐ 11; LBTM 71).
Nhưng trước tiên gia đình của anh chị em phải được xây dựng theo phép đạo. Chúng tôi tha thiết kêu gọi anh chị em thanh niên quan tâm vun trồng tình yêu trong sạch, và khi lập gia đình, liệu cho hôn nhân của mình chan chứa phúc lành của Thiên Chúa.
Các nỗ lực để xây dựng gia đình Công giáo theo tinh thần Phúc Âm phải đồng thời làm phát triển nơi anh chị em và con cái những đức tính của người công dân tốt, nhất là ý thức về chân lý và công bình, và tinh thần sẵn sàng phục vụ lợi ích của Tổ Quốc. Nhờ hiện diện và sinh hoạt tích cực giữa đời như vậy, anh chị em sẽ làm sáng danh Chúa và góp phần hữu hiệu vào việc xây dựng đất nước.
13. Ngỏ lời với các tu sĩ
Đối với các tu sĩ nam nữ, chúng tôi đánh giá cao sự hiện diện và đóng góp của anh chị em trong đời sống của Dân Chúa. Giáo Hội qua mọi thời luôn quý trọng ơn gọi tu sĩ như một dấu hiệu chứng tỏ sự trưởng thành và sức sống phong phú của Hội Thánh tại các địa phương. Do đó chúng tôi muốn nói với anh chị em: hãy xác tín về ý nghĩa và giá trị cao quý của ơn gọi mình. Dầu sinh hoạt bên ngoài có thay đổi, sứ mạng đặc biệt của anh chị em vẫn luôn là “hiện thân của một Hội Thánh muốn hiến mình cho đường lối triệt để của các Mối Phúc Thật”, và anh chị em “dùng chính cuộc sống của mình làm dấu chỉ cho tinh thần sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa, Giáo Hội và anh em đồng loại” (LBTM 60; GH 44).
Chính anh chị em sẽ tự thấy được rằng đường hướng mà chúng tôi vạch ra cho cả Hội Thánh ở Việt Nam: sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc với tinh thần sẵn sàng phục vụ, phù hợp cách riêng với ơn gọi của anh chị em. Do đó, anh chị em hãy nêu gương cho giáo dân bằng việc tích cực đi vào con đường ấy.
Chúng tôi đặc biệt kêu mời anh chị em hãy quan tâm tuân giữ Luật dòng, rồi cùng nhau tìm ra, qua suy nghĩ chung và đối thoại, một thế quân bình lành mạnh cho đời sống tận hiến của mình: làm sao dung hoà giữa lao động và cầu nguyện, giữa việc hoà mình vào các sinh hoạt xã hội - không chỉ vì kế sinh nhai, nhưng nhất là để làm chứng nhân cho Chúa - và sự trung thành với đời sống cộng đoàn, dung hoà giữa các tổ chức riêng của mỗi hội dòng và sự hội nhập vào đời sống của Giáo hội địa phương trong sự hiệp thông với cộng đồng Dân Chúa và Hàng Giáo phẩm.
14. Ngỏ lời với các linh mục
Sau hết, đối với các linh mục, triều cũng như dòng, là những cộng sự viên gần gũi nhất của Hàng Giám mục, chúng tôi cám ơn anh em vẫn tận tuỵ phục vụ cộng đồng Dân Chúa. Anh em hãy lấy làm hãnh diện vì anh em đang được lòng tin tưởng, mến yêu của đoàn chiên. Chính Chúa Thánh Thần đã cùng với anh em trực tiếp hình thành nên đoàn chiên hiện nay. Anh em hãy tiếp tục làm công việc cao quý ấy trong sự hiệp thông mật thiết với Hàng Giám mục chúng tôi.
Thư Chung này vạch ra đường hướng rõ rệt: chúng ta hãy làm cho mọi tín hữu biết sống Phúc Âm trong tinh thần yêu mến và trung thành với Hội Thánh, trước hết bằng chính đời sống của chúng ta. Công đồng Vatican II lưu ý: “Trong những đức tính cần thiết hơn cả cho chức vụ linh mục, phải kể đến tâm trạng này là bao giờ cũng sẵn sàng tìm ý muốn của Đấng đã sai mình chứ không phải tìm ý riêng” (LM 15). Anh em hãy áp dụng những lời này tiên vàn cho việc rao giảng Lời Chúa và cử hành Phụng vụ Thánh, là những phương tiện mà Chúa Giêsu Kitô muốn dùng, xuyên qua thừa tác vụ linh mục của anh em, để xây dựng Nhiệm Thể Người một cách đặc biệt. Trong những gì liên quan tới đường hướng mục vụ và đời sống phụng vụ của Giáo Hội, anh em hãy thống nhất hành động với nhau và với Hàng Giám mục vì lợi ích của Dân Chúa, bởi vì anh em là những “nhà giáo dục đức tin” (LM 6; DGL 64).
Anh em cũng hãy làm cho Chúa Giêsu Kitô hiện diện thật sự giữa đoàn chiên, khi anh em phục vụ các tín hữu cách tận tâm và khiêm tốn (LM 15). Nhất là được nhìn nhận như là người đại diện chính thức của Hội Thánh tại địa phương, anh em hãy trở nên hình ảnh của Chúa Cứu Thế, vị Mục Tử hiền lành và khiêm nhường, để cống hiến ơn cứu độ cho mọi người. Xin anh em hãy cùng với chúng tôi đưa Hội Thánh ở Việt Nam đi vào con đường đã lựa chọn: là sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào.
KẾT LUẬN
15. Quá khứ, hiện tại và tương lai
Anh chị em thân mến, hơn ai hết, các giám mục chúng tôi ý thức về giới hạn trong khả năng và tài đức của mình trước nghĩa vụ đối với Thiên Chúa và Tổ Quốc. Anh chị em hãy cầu nguyện nhiều cho chúng tôi.
Nhìn về quá khứ, chúng tôi cảm mến sâu sắc bàn tay nhân lành của Thiên Chúa đã êm ái và mạnh mẽ hướng dẫn Hội Thánh Người trên đất nước Việt Nam chúng ta. Chúng tôi biết ơn công lao của vô vàn tín hữu, đã làm sáng tỏ đức tin và lòng yêu nước của mình. Đừng nhìn quá khứ với mặc cảm và phán đoán tiêu cực. Lịch sử luôn pha lẫn ánh sáng và bóng tối, cũng như đời sống những người con của Chúa vẫn có cả ân sủng và tội lỗi. Nhưng dựa vào tình thương của Chúa Cha, dựa vào Lời ban sự sống của Chúa Giêsu Kitô và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy mạnh dạn nhìn vào hiện tại và tin tưởng ở tương lai.
Chúng ta có giáo lý của Công đồng Vatican II như luồng gió mát của Chúa Thánh Thần thổi trong Hội Thánh; chúng ta tự hào là công dân nước Việt Nam anh hùng độc lập thống nhất; và trong đà phát triển chung của cả nước, chúng ta được tình đồng bào thông cảm và giúp đỡ trong khối đại kết dân tộc, nên chúng ta hãy hân hoan chu toàn sứ mạng vinh quang của mình.
Rồi đây với ơn Chúa giúp và hoàn cảnh cho phép, chúng tôi hy vọng sẽ có thể dần dần đề ra những công việc cụ thể để hết thảy chúng ta cùng làm, mỗi người tuỳ cương vị khả năng của mình, hầu góp phần xây dựng Tổ Quốc và Giáo hội Việt Nam.
Nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Thánh cả Giuse và các Thánh Bổn mạng của Hội Thánh Việt Nam, ban muôn phúc lành cho anh chị em.
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 1980
-----------------------------------------
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
THƯ NGỎ
CỦA CÁC GIÁM MỤC VIỆT NAM 2002
Kính gửi Quý vị lãnh đạo các cơ quan lập pháp của Nhà nước Việt Nam:
Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân
“Phục vụ con người là mục đích tối cao” của mọi tổ chức và cơ chế xã hội (xem Nghị quyết Đại hội Đảng lần VI), vì lẽ con người là mục đích, là cứu cánh, là trọng tâm của mọi hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội. Từ chân lý căn bản này về con người với nhân phẩm và nhân quyền của họ, nảy sinh những nhu cầu, những đòi hỏi bức thiết phải đáp ứng để xây dựng và phát triển một xã hội nhân bản, một xã hội không làm què quặt và hủy hoại con người. Những đòi hỏi bức thiết đó là:
I- Xóa giảm những khuyết tật hiện hữu của xã hội;
II- Phát huy những giá trị nhân bản làm cho con người ngày càng trở nên người hơn, sống xứng với phẩm giá của mình hơn.
I. XÓA GIẢM NHỮNG KHUYẾT TẬT HIỆN HỮU CỦA XÃ HỘI
1. Khuyết tật thứ nhất là hiện tượng tha hóa con người.
Sự tha hóa con người xuất hiện và lớn dần trong xã hội hiện nay:
- khi chủ nghĩa tiêu thụ đưa đẩy con người vào trong một mạng lưới những thỏa mãn hời hợt, giả dối;
- khi lao động được tổ chức nhằm bảo đảm tối đa cho lợi nhuận mà không lưu tâm cải thiện đời sống và thăng tiến phẩm giá người lao động;
- khi diễn ra sự đảo ngược giữa phương tiện và mục đích: con người vốn là mục đích của sự phát triển thì lại bị biến thành đơn thuần là phương tiện sản xuất;
- khi tự do được coi như là quyền được làm bất cứ điều gì mình thích, bất cứ điều gì mà cảm tính của mình cho là có lợi trước mắt cho bản thân, cho phe phái, đang khi tự do đích thực là quyền làm những gì mà lương tâm thấy được phép làm vì công ích, vì lợi ích của thế hệ hiện tại và mai sau. Thực tế cuộc sống hiện tại cho thấy: khi tách lìa chân lý về con người với nhân phẩm và nhân quyền của họ, tự do trở thành sự tùy tiện hoặc ngẫu hứng của những kẻ có quyền thế.
2. Khuyết tật thứ hai là cơ chế bất công và tha hóa con người.
Cơ chế xin-cho là một điển hình. Cơ chế xin-cho là một cơ chế bất công và tha hóa con người vì những lý do sau đây:
- Cơ chế xin-cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền mà Nhà Nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân dưới dạng những cái phép, đồng thời biến Nhà Nước từ một tổ chức có chức năng phục vụ công ích trở thành một chủ nhân ông nắm các quyền tự do của người dân và ban phát các phép tự do lại cho họ thường theo sự tùy tiện chủ quan hơn là theo những tiêu chuẩn khách quan. Như thế cơ chế xin-cho vừa đi ngược lại công ích và xóa đi các quyền tự do của người dân, vừa bôi đen hình ảnh của một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân. Đó là điều làm tha hóa con người.
- Theo thông tin của báo chí, cơ chế xin-cho còn là nguyên nhân làm thất thoát 50% các nguồn thu vào công quỹ, và làm thất thoát 50% phần còn lại khi phải chi ra cho công ích. Điều này có nghĩa là 5% hoặc 7% dân số là những người có thế lực và quyền lực thì hưởng 75% từ công quỹ quốc gia (trong con số 75%, có 50.000 tỷ đồng/năm của riêng ngành xây dựng), phần còn lại của dân số là hơn 70 triệu dân chỉ hưởng được 25%. Thực tế này tạo ra một tình trạng bất công trầm trọng trong xã hội và không ngừng làm gia tăng hố sâu cách biệt giàu nghèo trong lòng một dân tộc. Chính vì thế mà tham nhũng một cách có hệ thống quy mô trong xã hội ngày nay không những là một quốc nạn, song còn là một tội ác đối với đất nước và dân tộc.
II. PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN BẢN LÀM CHO CON NGƯỜI NGÀY CÀNG TRỞ NÊN NGƯỜI HƠN, SỐNG XỨNG VỚI PHẨM GIÁ CỦA MÌNH HƠN
1. Phát huy phẩm giá con người. Điều này đòi hỏi trong các quan hệ xã hội phải quan tâm tôn trọng con người như là trọng tâm của mọi hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội, nghĩa là các sinh hoạt văn hóa, kinh tế, xã hội phải hướng đến sự phát triển và thăng tiến con người toàn diện cả mọi mặt vật chất, tinh thần và tâm linh. Khi một trong ba mặt thiếu phát triển, con người trở nên hụt hẫng, què quặt, dị tật.
2. Phát triển xã hội và thăng tiến con người trên nền tảng chân lý. Một xã hội được coi là có trật tự và phù hợp với nhân phẩm khi đặt nền tảng trên chân lý. Chân lý căn bản trong quan hệ giữa người với người là mọi người đều bình đẳng về nhân phẩm. Chân lý này đòi hỏi phải gạt bỏ mọi kỳ thị và phân biệt đối xử, phải xóa đi những hình thức chuyên chế, phải loại trừ mọi gian dối xảo trá ngày nay đang tràn lan trong mọi lãnh vực của cuộc sống con người và xã hội.
3. Phát huy tình liên đới trong mọi sinh hoạt gia đình và xã hội. Tình liên đới chỉ được xây dựng và phát huy vững bền trên nền tảng tôn trọng con người, tôn trọng các quyền của họ, tôn trọng sự tự lập chính đáng và quyền tự quyết của con người, tôn trọng các giá trị đạo đức trong truyền thống văn hóa. Tình liên đới đòi hỏi phải nhìn xa hơn bản thân của tổ chức, của phe phái để phục vụ cho sự phát triển của xã hội, cho sự thăng tiến của con người và gia đình.
4. Phát huy tính phụ đới. Tình liên đới trong sự tôn trọng các quyền tự do của con người đòi hỏi tổ chức xã hội phải mang tính phụ đới. Tính phụ đới là một đặc tính của tổ chức xã hội trong đó một tập thể cấp cao không can thiệp vào nội bộ của một tập thể cấp thấp, không làm mất thẩm quyền và tính tự lập của nó, song tạo điều kiện giúp nó phối hợp hoạt động của mình với những hoạt động của tập thể khác nhằm mưu cầu công ích. Do đó, con đường phát huy tính phụ đới đòi hỏi:
Chính quyền tạo điều kiện cho các cá nhân và tập thể công dân sử dụng các quyền của con người. Trong các quyền đó, phải kể đến quyền bình đẳng, quyền và bổn phận chu cấp cho các nhu cầu vật chất, tinh thần và tâm linh của cuộc sống con người, gia đình và tập thể, quyền sáng kiến và tham gia các hoạt động phát triển xã hội, thăng tiến con người và gia đình, cả việc củng cố nền tảng pháp lý của cộng đoàn chính trị trong một quốc gia.
Dành cho mình độc quyền hay một quyền hành quá lớn trong các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội, đó là con đường dẫn đến chuyên chế và độc tài, quan liêu và bao cấp, áp bức và bất công, là những tệ nạn làm tha hóa con người.
Tính phụ đới theo nghĩa trên là nền tảng để xây dựng một xã hội dân chủ, một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân. Thiếu nền tảng này, Nhà Nước với chức năng phục vụ công ích trở thành một cỗ máy thống trị độc tài, và nhân dân từ địa vị làm chủ đất nước trở thành phương thế phục vụ cho cỗ máy đó. Đó là điều làm tha hóa con người và phân hóa xã hội.
5. Phát huy ý thức và thiện chí phục vụ công ích. Trước hết công ích đòi hỏi phải tôn trọng con người, tôn trọng nhân phẩm và các quyền tự do của họ. Do đó, chức năng phục vụ cho công ích đòi buộc chính quyền:
(1) tạo điều kiện bảo đảm cho mọi công dân hưởng những nhu yếu sao cho xứng hợp với phẩm giá con người;
(2) xóa bỏ những luật lệ bất công và những biện pháp trái với luân thường đạo lý trong truyền thống văn hóa của dân tộc, vì lẽ đây là những cơ chế và biện pháp làm tha hóa con người. Cơ chế xin-cho là một điển hình về luật lệ bất công. Phá thai hằng năm hơn cả triệu trường hợp là một điển hình về biện pháp trái với luân thường đạo lý mà những hậu quả đã và đang diễn ra không biết đưa tương lai dân tộc đi về đâu.
Kính thưa Quý Vị,
Là những người yêu mến quê hương, ai trong chúng ta cũng mong muốn xây dựng Việt Nam thành một đất nước giàu đẹp, văn minh, giàu tính nhân bản. Chính trong tinh thần đó, chúng tôi xin gửi đến Quý Vị thư ngỏ này.
Kính chúc Quý Vị luôn an lành, mạnh khoẻ và thành đạt.
Trân trọng kính chào,
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
“LÊN TIẾNG HAY KHÔNG LÊN TIẾNG”
Non một tuần sau vụ Đồng Chiêm, nay ta đã có bài “Lên tiếng hay không lên tiếng” đề ngày 13-01-2010 của Ban Biên Tập WHĐ trên trang mạng của HĐGM/VN. Như thế là sau non một tuần chờ đợi, sau khi “trang điện tử của HĐGM/VN nhận được nhiều thư góp ý và một thắc mắc thường được nêu lên là: tại sao HĐGM không lên tiếng ?”, ta đã có được câu trả lời. Người viết bài này không có cao vọng làm một bài phân tích tỉ mỉ văn thư nói trên, mà chỉ xin đưa ra mấy nhận xét.
Tiêu chí Hiệp thông
Ông bà ta vẫn nói “máu chảy ruột mềm”. Trước những biến cố đau thương đã xảy đến qua các vụ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Toà… và nay là Đồng Chiêm, việc đầu tiên mọi người chờ đợi là sự hiệp thông, là lời cầu nguyện. Ở đây, chỉ nói đến riêng chuyện Đồng Chiêm. Tất cả các giám mục giáo tỉnh Hà Nội, với một giám mục giáo tỉnh Huế, đã có thư hiệp thông. Các giám mục khác thì không. Tiêu chí của Năm Thánh 2010, cũng như mầu nhiệm hiệp thông trong Hội Thánh, dừng lại nơi lằn ranh địa lý. Một câu nói, một lá thư, đâu tốn kém gì mà phải để cho người người thắc mắc. Sao có thể chấp nhận thái độ lạnh lùng cách dễ dàng như thế được !
Đất địa phương nào, địa phương đó lo
Dựa theo bài “Lên tiếng hay không lên tiếng”, có vẻ như nguyên tắc đề ra là: chuyện địa phương nào, địa phương đó lo. Tại sao chấp nhận để cho Nhà Nước “bẻ đũa từng chiếc” mà không có được một tiếng nói chung, khi tất cả mọi địa phương đều có chung vấn đề đất ? Tại các nước khác, các HĐGM có Uỷ Ban Công Lý Hoà Bình để có thể trợ giúp HĐGM, mà ở Việt Nam thì không. Nếu HĐGM chưa bao giờ đặt vấn đề thì đừng đổ lỗi cho Nhà Nước. Còn nếu Nhà Nước không chấp nhận thì cũng nên nói cho bàn dân thiên hạ biết để khỏi thắc mắc và phiền trách các giám mục. Để biện minh cho sự thinh lặng của các giám mục, bản Lên tiếng có nhắc đến bản “Quan điểm…” công bố ngày 27.9.2008. Nhưng đâu phải chỉ cần ra một văn bản với vài ba trang giấy là giải quyết được vấn đề.
Không chỉ là chuyện đất
Bản “Lên tiếng” cũng như bản “Quan điểm” đều nhấn mạnh đến đất, trong khi ngay từ đầu, người khởi xướng phong trào cầu nguyện để đòi đất, là Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, đã minh định: mục tiêu nhắm tới là công lý hoà bình, mục tiêu này đã được nhắc lại trong các buổi cầu nguyện khắp nơi. Vậy thì đất nhà thờ, đất tôn giáo chỉ là khởi điểm cho một mục tiêu cao hơn, rộng hơn, vượt xa khỏi ranh giới những mảnh đất nhà thờ.
Nét đặc thù của vụ Đồng Chiêm
Có vẻ như bản “Lên tiếng” cố tình không đề cập đến nét đặc thù của vụ Đồng Chiêm là: Cây Thánh Giá bị đập phá, biểu tượng thiêng liêng nhất của Ki-tô giáo bị xúc phạm trầm trọng. Đây quả là một chuyện động trời, khiến bất cứ Ki-tô hữu nào cũng sững sờ và đau xót, nhưng lại chỉ có các giám mục giáo tỉnh miền bắc với một giám mục giáo tỉnh miền trung lên tiếng. Còn tất cả các vị khác thì hoàn toàn lặng thinh. Đây mới là điều gây thắc mắc và bất bình cho mọi Kitô hữu. Khi đánh vào Thánh Giá Đồng Chiêm, chính quyền cộng sản Việt Nam đã muốn làm một phép thử nhằm đo sức mạnh của khối Công Giáo Việt Nam. Và nay thấy thái độ của các giám mục trong vụ việc này, chính quyền có thể kết luận rằng nếu không hẳn là một con cọp giấy, thì Công Giáo Việt Nam cũng chỉ là một con cọp con chưa đến tuổi mọc răng.
Đất là của toàn dân, tôn giáo cần thì phải xin
Những thửa đất tranh chấp, đất tư nhân hay đất tôn giáo, thường là đất sở hữu cách hợp pháp trước khi có cộng sản tại Việt Nam. Dưới chế độ cộng sản, trên nguyên tắc, theo Hiến pháp, đất đai thuộc về toàn dân, cá nhân cũng như bất cứ một tổ chức nào, chẳng hạn tôn giáo, có nhu cầu thì phải xin. Nhưng đã nói chuyện “đi xin” thì được hay không tuỳ ở người cho, và đây là mấu chốt của vấn đề. Nhưng làm sao tìm được một giải pháp căn cơ cho vấn đề ? Vào năm 2002, tiếp theo sau Hội nghị thường niên, HĐGM/VN đã đưa ra một Thư ngỏ gửi các cơ quan lập pháp của Nhà Nước Việt Nam (xem tài liệu đính kèm), trong đó các giám mục phản bác cơ chế xin-cho của chế độ cộng sản hiện nay.
Đứa con vô thừa nhận
Lẽ ra văn kiện này phải là niềm vinh dự cho Giáo Hội Việt Nam, vì là một đóng góp có ý nghĩa cho Dân tộc, như chìa khoá để giải quyết tận gốc bao nhiêu vấn đề xã hội. Nhưng đây lại không phải là giải pháp được Nhà Nước độc tài chấp nhận. Và chắc cũng vì thế mà trong những năm gần đây, hầu hết các giám mục không buồn nhắc đến văn kiện này nữa. Có vào trang mạng của HĐGM/VN để tìm cũng không thấy. Và thế là Thư ngỏ 2002 một thời nổi đình nổi đám, nay thành ”đứa con vô thừa nhận”.
Giải pháp cho mọi vấn đề
Đến đây ta dễ dàng nhận ra giải pháp cho mọi vấn đề. Tự do tôn giáo không thể là một cái gì riêng lẻ. Phải có tự do cho hết mọi người thì mới có tự do tôn giáo. Khi linh mục Nguyễn Văn Lý nói: “Tự do hay là chết”, thì nhiều người trề môi bảo ngài làm chính trị. Nhưng nay nhìn lại, đã đến lúc ta phải khiêm tốn nhận rằng Nguyễn Văn Lý là người đã tìm được chìa khoá cho mọi vấn đề cốt lõi liên quan đến sự sống còn của Dân Tộc Việt Nam hôm nay. Người viết bài này không hề muốn “làm chính trị”, mà chỉ ghi lại suy nghĩ của mình từ những vấn đề thời sự.
Kết luận
“Chia để trị” hay “bẻ đũa từng chiếc” là sách lược của mọi chế độ độc tài. Khi chủ trương “chuyện địa phương nào, địa phương đó lo”, HĐGM/VN đã sa vào bẫy. Và trong hoàn cảnh đó mà mong đối thoại, là tự ru ngủ mình. Làm sao đối thoại khi ở vào thế yếu, khi bị coi thường, thay vì được kính nể ! Nếu nhìn rộng ra hơn, ta phải công nhận rằng: mọi vấn đề liên quan đến tôn giáo chỉ có thể có được một giải pháp căn cơ, nếu các tôn giáo biết cùng nhau ngồi lại. Cuối cùng thì những người có tôn giáo cũng sẽ chỉ thành công, nếu có sự hỗ trợ từ phía nhân dân, nghĩa là nếu các tôn giáo có được tiếng nói chung với cả cộng đồng dân tộc. Từ đó chúng ta khám phá ra rằng: phương châm “Đồng hành với Dân Tộc” hay “Sống Phúc Âm giữa lòng Dân Tộc” (xem tài liệu đính kèm) đích thực là chiếc đũa thần cho mọi giải pháp. Với điều kiện: đó không chỉ là một nguyên tắc trừu tượng, một chủ trương trên giấy, nhưng đích thực là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của người Công Giáo Việt Nam. Bao lâu vì chăm chú “lo chuyện đạo” mà chúng ta lạnh lùng với các tôn giáo bạn, xa rời quần chúng nhất là đại đa số dân nghèo, hững hờ với vận mạng Dân Tộc, thì Đồng Chiêm chưa phải là điểm dừng.
Sài-gòn, ngày 15 tháng 01 năm 2010
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
pascaltinh@gmail.com
-----------------------------------------------
Thư Chung 1980
của Hội đồng Giám mục Việt Nam
Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi toàn thể linh mục, tu sĩ và giáo dân cả nước:
THÔNG TIN VỀ ĐẠI HỘI GIÁM MỤC TOÀN QUỐC
1. Trong tâm tình biết ơn
Anh chị em thân mến,
Anh chị em hãy cùng chúng tôi dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về Hội nghị các giám mục toàn quốc, tổ chức tại Hà Nội, thủ đô Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chúng ta, từ 24-4 đến 1-5-1980.
Kể từ lúc thành lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam vào năm 1960, và nhất là từ ngày nước nhà được thống nhất, chúng ta đều ước mong có cuộc họp này. Toà Thánh và riêng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mỗi khi có dịp cũng luôn bày tỏ một tâm tình như vậy, diễn tả ý muốn của chính Công đồng Vatican II.
Vì thế chúng ta thành thật biết ơn Chính Phủ đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho Đại hội này. Chúng tôi cũng cám ơn anh chị em đã cầu nguyện nhiều cho Đại hội này được thành công tốt đẹp.
2. Một tuần lễ làm việc
Chúng tôi vui mừng được gặp nhau, và trong suốt một tuần lễ làm việc, chúng tôi được dịp hiểu biết tình hình giáo phận trong cả nước. Nhờ đó chúng tôi thấy rằng, mặc dù sống xa nhau, tâm hồn chúng tôi vẫn là một, và cùng chia sẻ những nỗi âu lo, niềm phấn khởi và nguyện vọng của toàn thể Dân Chúa trên đất nước thân yêu này.
Trong tinh thần hợp nhất ấy, chúng tôi đã cầu nguyện và suy nghĩ nhiều về nhiệm vụ của Giáo Hội chúng ta trong giai đoạn lịch sử này. Chúng tôi đã duyệt lại nội quy và đặt lại cơ cấu của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị việc tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới khoá V về “các chức năng của gia đình Kitô giáo trong thế giới hôm nay”, và việc các giám mục Việt Nam đi viếng mộ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô tại Toà Thánh Roma năm nay theo quy định của Giáo luật.
Trước khi bế mạc Đại hội, chúng tôi đã vào lăng kính viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, và đã đến yết kiến Thủ tướng Chính phủ.
3. Ý nghĩa việc đi Roma
Việc đi viếng mộ các Tông đồ và việc tham dự Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới tại Roma nói lên hai đặc tính của Hội Thánh Chúa Kitô là phổ quát và hợp nhất, đồng thời thể hiện tinh thần tập thể và đồng trách nhiệm của các giám mục đối với Hội Thánh toàn cầu. Xin anh chị em cầu nguyện nhiều để chúng tôi hoàn thành tốt đẹp sứ mạng này.
4. Tổ chức Hội đồng Giám mục Việt Nam
Chúng tôi cũng phải cùng nhau gánh vác mọi trách nhiệm của chức vụ giám mục trong tinh thần tập thể và đồng trách nhiệm. Bởi thế, việc thành lập Hội đồng Giám mục Việt Nam là để phục vụ anh chị em đắc lực hơn, vì như ý Công đồng Vatican II, Hội đồng Giám mục là nơi quy tụ các vị lãnh đạo Giáo Hội trong một quốc gia hay một lãnh thổ để hợp nhất với nhau thi hành mục vụ theo thể cách và phương thức thích hợp với hoàn cảnh (GM 30,1).
ĐƯỜNG HƯỚNG MỤC VỤ
A. MỘT HỘI THÁNH VÌ LOÀI NGƯỜI
5. Ánh sáng từ một thông điệp
Anh chị em thân mến,
Bước vào giai đoạn mới này của dân tộc, chúng tôi muốn nhìn vào gương Đức Phaolô VI khi người mới làm giáo hoàng. Trong thông điệp đầu tiên của người nhan đề “Giáo Hội Chúa Kitô”, người đã suy nghĩ nhiều về sứ mạng của Hội Thánh trong thế giới hôm nay. Mối bận tâm chính của người xoay quanh 3 tư tưởng lớn. Tư tưởng thứ nhất là đã đến lúc Giáo Hội phải có một nhận định sâu xa về chính mình, phải suy gẫm về mầu nhiệm của mình. Tư tưởng thứ hai là “đem bộ mặt thực của Giáo Hội ngày nay đối chiếu với hình ảnh lý tưởng của Giáo Hội như Đức Kitô đã thấy, đã muốn và đã yêu như bạn thánh thiện và tinh tuyền của mình” (Ep 5,27), từ đó “sinh ra một ước muốn quảng đại và bức thiết là phải canh tân”. Còn tư tưởng thứ ba như là kết luận của hai tư tưởng trên, nói về những quan hệ phải có giữa Giáo Hội và thế giới (GHCK 9-14).
Đức Thánh Cha nhận định thêm rằng, ba đề tài trên cũng là mối bận tâm của mọi thành phần Dân Chúa. Vậy chúng tôi giới thiệu những đề tài ấy với anh chị em để chúng ta tâm niệm hằng ngày.
6. Hội Thánh là Dân Thiên Chúa
Công đồng dựa vào lịch sử cứu chuộc để tìm hiểu và trình bày bản chất của Hội Thánh. Trong chương trình cứu chuộc loài người, Thiên Chúa đã lấy giao ước quy tụ một dòng dõi làm dân riêng của Người. Và qua lịch sử dân ấy, Người đã mạc khải chính mình Người và ý định cứu chuộc của Người cho toàn thể nhân loại. Nhưng dân ấy chỉ là hình bóng và là công cuộc chuẩn bị cho dân mới của Thiên Chúa, sẽ được quy tụ bằng giao ước mới mà Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập bằng Máu Thánh Người.
Dân giao ước mới này chính là Hội Thánh Chúa Kitô, quy tụ mọi người từ khắp mọi nơi mọi nước trên trần gian, vượt thời gian và biên giới các dân tộc. Chúa Thánh Thần nối kết họ nên một khi giải phóng họ khỏi tội lỗi và ban cho họ được làm con cái Thiên Chúa. Họ có giới răn mới là bác ái yêu thương (Ga 13,34) và ngay từ buổi đầu, họ đã là một cộng đoàn có tổ chức với những phận vụ khác nhau do chính Chúa Giêsu Kitô đã thiết lập hầu mưu ích cho toàn Nhiệm Thể (GH 18). Mục đích của dân mới là “phát triển Nước Chúa cho tới khi hoàn tất” (GH 9,3).
7. Hội Thánh vì loài người
Dân cũ có sứ mạng đón nhận ơn cứu chuộc cho cả nhân loại. Dân mới có sứ mạng đem ơn cứu chuộc đến từng dân tộc và từng người qua mọi thời đại, như lời Công đồng Vatican II: “Dân mới được Chúa Kitô thiết lập để thông dự vào sự sống, bác ái và chân lý, được Người sử dụng như khí cụ cứu rỗi cho mọi người, và được Người sai đi khắp thế giới như ánh sáng trần gian và như muối đất” (Mt 5,13-16; GH 9,2).
Người sử dụng họ làm khí cụ cứu rỗi, bởi vì “Thiên Chúa không muốn thánh hoá và cứu rỗi loài người cách riêng rẽ và thiếu liên kết, nhưng muốn quy tụ họ thành một dân để họ nhận biết chính Người trong chân lý và phụng sự Người trong thánh thiện” (GH 9,1). Do đó, mục tiêu cuối cùng trong mọi sinh hoạt của Hội Thánh là đưa loài người và tất cả thực tại của thế giới loài người đến thông dự vào sự sống, bác ái và chân lý của Thiên Chúa. Theo ý nghĩa này, Công đồng gọi Hội Thánh là “Bí tích, nghĩa là dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hợp nhất toàn thể nhân loại” (GH 1).
Bởi vậy, sứ mạng của Hội Thánh không những là đem Phúc Âm thấm nhuần và hoàn thiện những thực tại trần thế (TĐ 5). Không có sinh hoạt nào của con người lại xa lạ đối với sứ mạng của Hội Thánh, và ngược lại không có sinh hoạt nào của Hội Thánh không liên quan tới tất cả cuộc sống con người. Lời rao giảng Tin Mừng và các cử hành bí tích đem ân sủng của Thiên Chúa vào đời sống con người, còn sinh hoạt trần thế của tín hữu đem thực tại của con người đến với Thiên Chúa. Do đó đối với người tín hữu, xao lãng bổn phận trần thế tức là xao lãng bổn phận đối với tha nhân, và hơn nữa đối với chính Thiên Chúa, khiến phần rỗi đời đời của mình bị đe doạ (MV 43).
Tóm lại, sứ mạng của Hội Thánh là tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã đến không phải để được người ta hầu hạ, nhưng để phục vụ tất cả loài người. Đúng như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã giải thích trong thông điệp “Đấng Cứu Chuộc Con Người” rằng: “Con người là con đường của Hội Thánh”. Nghĩa là tất cả mọi con đường của Hội Thánh đều dẫn tới con người (ĐCCCN 14). Đây cũng là điểm gặp gỡ giữa Hội Thánh và xã hội trần thế, vì “dù tin hay không tin, con người đều phải góp phần xây dựng thế giới cho hợp lý, vì họ cùng chung sống trong thế giới này” (MV 21,6).
B. HỘI THÁNH TRONG LÒNG DÂN TỘC
8. Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô
Để sống trung thành với bản chất và sứ mạng của Hội Thánh như vừa nói ở trên, chúng tôi đề ra đường hướng mục vụ sau đây: chúng ta phải là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt Nam.
Trước hết, chúng ta phải là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô nghĩa là:
- Gắn bó với Chúa Kitô và hợp nhất với Hội Thánh toàn cầu.
- Gắn bó với Đức Giáo hoàng, vị đại diện Chúa Kitô, người được Chúa giao trách nhiệm “chăn dắt đoàn chiên của Người” (Ga 21,15-18), và “làm cho anh em vững mạnh” (Lc 22,32).
- Gắn bó với nhau trong tình huynh đệ theo kiểu mẫu Hội Thánh thời sơ khai: “Chỉ có một tấm lòng, một linh hồn, không một người nào nói là mình có của riêng nhưng đối với họ, mọi sự là của chung” (Cv 4,32; 2,42).
- Trung thành với tinh thần của Công đồng Vatican II là tinh thần cởi mở, đối thoại và hoà mình với cộng đồng xã hội mình đang sống.
Để đạt mục đích ấy, trước hết chúng ta phải không ngừng hoán cải lương tâm và thay đổi cách sống của mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đoàn Dân Chúa trong Hội Thánh ở Việt Nam sao cho phù hợp với Phúc Âm hơn. Công việc này chúng ta thực hiện nhờ lắng nghe Lời Chúa, lãnh nhận các bí tích, chuyên cần cầu nguyện và thành tâm kiểm điểm đời sống (LBTM 15).
9. Gắn bó với dân tộc và đất nước
Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước. Công đồng dạy rằng “Hội Thánh phải đồng tiến với toàn thể nhân loại và cùng chia sẻ một số phận trần gian với thế giới” (MV 40,2). Vậy chúng ta phải đồng hành với dân tộc mình, cùng chia sẻ một cộng đồng sinh mạng với dân tộc mình, vì quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, đất nước này là lòng mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ với tính cách vừa là công dân vừa là thành phần Dân Chúa.
Sự gắn bó hoà mình này đưa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại trong hai điểm chính:
- Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
- Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc.
10. Cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc
Về nhiệm vụ thứ nhất là tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc, chúng tôi muốn khẳng định rằng: yêu tổ quốc, yêu đồng bào, đối với người Công giáo không những là một tình cảm tự nhiên phải có mà còn là một đòi hỏi của Phúc Âm, như Công đồng nhắc nhở: “Các người Kitô giáo từ mọi dân tộc tụ họp trong Hội Thánh, không phân cách với những người khác về chế độ, cũng như về tổ chức xã hội trần gian, nên họ phải sống cho Thiên Chúa và cho Chúa Kitô trong nếp sống lành mạnh của dân tộc mình; là công dân tốt, họ phải thật sự và tích cực vun trồng lòng yêu nước” (TG 15).
Lòng yêu nước của chúng ta phải thiết thực, nghĩa là chúng ta phải ý thức những vấn đề hiện tại của quê hương, phải hiểu biết đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà Nước, và tích cực cùng đồng bào toàn quốc góp phần bảo vệ và xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, tự do và hạnh phúc.
Trong công cuộc phục vụ quê hương, Phúc Âm cho chúng ta ánh sáng và sức mạnh để khắc phục các khó khăn và các xu hướng cá nhân ích kỷ, nêu cao tinh thần phục vụ của bác ái phổ quát, hướng tới cảnh “Trời Mới Đất Mới” (Kh 21,1), trong đó tất cả đều hoà hợp hạnh phúc. Và khi phải phấn đấu xoá bỏ những điều tiêu cực, chúng ta có ơn của Chúa Kitô Phục Sinh để mặc lấy con người mới công chính và thánh thiện.
11. Xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp với truyền thống dân tộc
Về nhiệm vụ thứ hai là xây dựng trong Hội Thánh một lối sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp hơn với truyền thống dân tộc. Chúng tôi muốn thực hiện điều Công đồng Vatican II đã tuyên bố: “Những gì tốt đẹp trong tâm hồn và tư tưởng của loài người hoặc trong lễ nghi và văn hoá riêng của các dân tộc, hoạt động của Hội Thánh không nhằm tiêu diệt, nhưng làm cho lành mạnh, nâng cao và kiện toàn, hầu làm vinh danh Thiên Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho con người” (GH 17,1). Muốn thế, một đàng chúng ta phải đào sâu Thánh Kinh và Thần học để nắm vững những điều cốt yếu của đức tin, đàng khác, phải đào sâu nếp sống của từng dân tộc trong nước, để khám phá ra những giá trị riêng của mỗi dân tộc. Rồi từ đó, chúng ta vận dụng những cái hay trong một kho tàng văn hoá và xây dựng một nếp sống và một lối diễn tả đức tin phù hợp hơn với truyền thống của mỗi dân tộc đang cùng chung sống trên quê hương và trong cộng đồng Hội Thánh này.
NGỎ LỜI VỚI CÁC THÀNH PHẦN DÂN CHÚA
12. Ngỏ lời với giáo dân
Với anh chị em giáo dân, chúng tôi muốn nói lên lòng cảm phục tâm hồn đạo đức của anh chị em trong việc đọc kinh cầu nguyện, hiệp dâng thánh lễ và lãnh nhận các bí tích. Chúng tôi cảm ơn anh chị em xưa nay vẫn một lòng kính yêu, vâng phục, giúp đỡ chúng tôi và các người làm việc tông đồ.
Chúng tôi xin dựa vào Công đồng để nói với anh chị em rằng: Ơn gọi của anh chị em là nên thánh giữa đời bằng cách sống Phúc Âm của Chúa Kitô trong các phận sự trần thế (GH 31; MV 43). Nhờ anh chị em, Giáo Hội hiện diện ngay trong xã hội và góp phần xây dựng đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc. Nghĩa vụ cao cả của anh chị em là sống làm người tín hữu trung thành của Hội Thánh Chúa Kitô và làm người công dân tốt của tổ quốc. Để giúp anh chị em chu toàn nghĩa vụ đó, chúng tôi đặc biệt nhắc nhở anh chị em vài điểm sau đây:
Anh chị em hãy tin vào ơn Chúa Thánh Thần đã được đổ xuống trong lòng để nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện của anh chị em: cầu nguyện riêng, cầu nguyện chung trong gia đình và trong xứ đạo, và nhất là anh chị em hãy đào sâu đức tin bằng việc học và dạy giáo lý ngay trong gia đình của mình. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong Tông huấn về việc dạy giáo lý, đã lưu ý chúng ta rằng: “Việc dạy giáo lý trong gia đình đi trước, kèm theo và phong phú hoá mọi hình thức dạy giáo lý khác” (DGL). Gia đình của anh chị em phải trở nên như một trường học về đức tin, một nơi để cầu nguyện, một môi trường sống bác ái yêu thương và rèn luyện tinh thần tông đồ để làm chứng nhân cho Chúa (Cv 22, 42; 1, 8 GH 11; TĐ 11; LBTM 71).
Nhưng trước tiên gia đình của anh chị em phải được xây dựng theo phép đạo. Chúng tôi tha thiết kêu gọi anh chị em thanh niên quan tâm vun trồng tình yêu trong sạch, và khi lập gia đình, liệu cho hôn nhân của mình chan chứa phúc lành của Thiên Chúa.
Các nỗ lực để xây dựng gia đình Công giáo theo tinh thần Phúc Âm phải đồng thời làm phát triển nơi anh chị em và con cái những đức tính của người công dân tốt, nhất là ý thức về chân lý và công bình, và tinh thần sẵn sàng phục vụ lợi ích của Tổ Quốc. Nhờ hiện diện và sinh hoạt tích cực giữa đời như vậy, anh chị em sẽ làm sáng danh Chúa và góp phần hữu hiệu vào việc xây dựng đất nước.
13. Ngỏ lời với các tu sĩ
Đối với các tu sĩ nam nữ, chúng tôi đánh giá cao sự hiện diện và đóng góp của anh chị em trong đời sống của Dân Chúa. Giáo Hội qua mọi thời luôn quý trọng ơn gọi tu sĩ như một dấu hiệu chứng tỏ sự trưởng thành và sức sống phong phú của Hội Thánh tại các địa phương. Do đó chúng tôi muốn nói với anh chị em: hãy xác tín về ý nghĩa và giá trị cao quý của ơn gọi mình. Dầu sinh hoạt bên ngoài có thay đổi, sứ mạng đặc biệt của anh chị em vẫn luôn là “hiện thân của một Hội Thánh muốn hiến mình cho đường lối triệt để của các Mối Phúc Thật”, và anh chị em “dùng chính cuộc sống của mình làm dấu chỉ cho tinh thần sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa, Giáo Hội và anh em đồng loại” (LBTM 60; GH 44).
Chính anh chị em sẽ tự thấy được rằng đường hướng mà chúng tôi vạch ra cho cả Hội Thánh ở Việt Nam: sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc với tinh thần sẵn sàng phục vụ, phù hợp cách riêng với ơn gọi của anh chị em. Do đó, anh chị em hãy nêu gương cho giáo dân bằng việc tích cực đi vào con đường ấy.
Chúng tôi đặc biệt kêu mời anh chị em hãy quan tâm tuân giữ Luật dòng, rồi cùng nhau tìm ra, qua suy nghĩ chung và đối thoại, một thế quân bình lành mạnh cho đời sống tận hiến của mình: làm sao dung hoà giữa lao động và cầu nguyện, giữa việc hoà mình vào các sinh hoạt xã hội - không chỉ vì kế sinh nhai, nhưng nhất là để làm chứng nhân cho Chúa - và sự trung thành với đời sống cộng đoàn, dung hoà giữa các tổ chức riêng của mỗi hội dòng và sự hội nhập vào đời sống của Giáo hội địa phương trong sự hiệp thông với cộng đồng Dân Chúa và Hàng Giáo phẩm.
14. Ngỏ lời với các linh mục
Sau hết, đối với các linh mục, triều cũng như dòng, là những cộng sự viên gần gũi nhất của Hàng Giám mục, chúng tôi cám ơn anh em vẫn tận tuỵ phục vụ cộng đồng Dân Chúa. Anh em hãy lấy làm hãnh diện vì anh em đang được lòng tin tưởng, mến yêu của đoàn chiên. Chính Chúa Thánh Thần đã cùng với anh em trực tiếp hình thành nên đoàn chiên hiện nay. Anh em hãy tiếp tục làm công việc cao quý ấy trong sự hiệp thông mật thiết với Hàng Giám mục chúng tôi.
Thư Chung này vạch ra đường hướng rõ rệt: chúng ta hãy làm cho mọi tín hữu biết sống Phúc Âm trong tinh thần yêu mến và trung thành với Hội Thánh, trước hết bằng chính đời sống của chúng ta. Công đồng Vatican II lưu ý: “Trong những đức tính cần thiết hơn cả cho chức vụ linh mục, phải kể đến tâm trạng này là bao giờ cũng sẵn sàng tìm ý muốn của Đấng đã sai mình chứ không phải tìm ý riêng” (LM 15). Anh em hãy áp dụng những lời này tiên vàn cho việc rao giảng Lời Chúa và cử hành Phụng vụ Thánh, là những phương tiện mà Chúa Giêsu Kitô muốn dùng, xuyên qua thừa tác vụ linh mục của anh em, để xây dựng Nhiệm Thể Người một cách đặc biệt. Trong những gì liên quan tới đường hướng mục vụ và đời sống phụng vụ của Giáo Hội, anh em hãy thống nhất hành động với nhau và với Hàng Giám mục vì lợi ích của Dân Chúa, bởi vì anh em là những “nhà giáo dục đức tin” (LM 6; DGL 64).
Anh em cũng hãy làm cho Chúa Giêsu Kitô hiện diện thật sự giữa đoàn chiên, khi anh em phục vụ các tín hữu cách tận tâm và khiêm tốn (LM 15). Nhất là được nhìn nhận như là người đại diện chính thức của Hội Thánh tại địa phương, anh em hãy trở nên hình ảnh của Chúa Cứu Thế, vị Mục Tử hiền lành và khiêm nhường, để cống hiến ơn cứu độ cho mọi người. Xin anh em hãy cùng với chúng tôi đưa Hội Thánh ở Việt Nam đi vào con đường đã lựa chọn: là sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào.
KẾT LUẬN
15. Quá khứ, hiện tại và tương lai
Anh chị em thân mến, hơn ai hết, các giám mục chúng tôi ý thức về giới hạn trong khả năng và tài đức của mình trước nghĩa vụ đối với Thiên Chúa và Tổ Quốc. Anh chị em hãy cầu nguyện nhiều cho chúng tôi.
Nhìn về quá khứ, chúng tôi cảm mến sâu sắc bàn tay nhân lành của Thiên Chúa đã êm ái và mạnh mẽ hướng dẫn Hội Thánh Người trên đất nước Việt Nam chúng ta. Chúng tôi biết ơn công lao của vô vàn tín hữu, đã làm sáng tỏ đức tin và lòng yêu nước của mình. Đừng nhìn quá khứ với mặc cảm và phán đoán tiêu cực. Lịch sử luôn pha lẫn ánh sáng và bóng tối, cũng như đời sống những người con của Chúa vẫn có cả ân sủng và tội lỗi. Nhưng dựa vào tình thương của Chúa Cha, dựa vào Lời ban sự sống của Chúa Giêsu Kitô và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, chúng ta hãy mạnh dạn nhìn vào hiện tại và tin tưởng ở tương lai.
Chúng ta có giáo lý của Công đồng Vatican II như luồng gió mát của Chúa Thánh Thần thổi trong Hội Thánh; chúng ta tự hào là công dân nước Việt Nam anh hùng độc lập thống nhất; và trong đà phát triển chung của cả nước, chúng ta được tình đồng bào thông cảm và giúp đỡ trong khối đại kết dân tộc, nên chúng ta hãy hân hoan chu toàn sứ mạng vinh quang của mình.
Rồi đây với ơn Chúa giúp và hoàn cảnh cho phép, chúng tôi hy vọng sẽ có thể dần dần đề ra những công việc cụ thể để hết thảy chúng ta cùng làm, mỗi người tuỳ cương vị khả năng của mình, hầu góp phần xây dựng Tổ Quốc và Giáo hội Việt Nam.
Nguyện xin Thiên Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Thánh cả Giuse và các Thánh Bổn mạng của Hội Thánh Việt Nam, ban muôn phúc lành cho anh chị em.
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 1980
-----------------------------------------
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
THƯ NGỎ
CỦA CÁC GIÁM MỤC VIỆT NAM 2002
Kính gửi Quý vị lãnh đạo các cơ quan lập pháp của Nhà nước Việt Nam:
Quốc hội và các Hội đồng Nhân dân
“Phục vụ con người là mục đích tối cao” của mọi tổ chức và cơ chế xã hội (xem Nghị quyết Đại hội Đảng lần VI), vì lẽ con người là mục đích, là cứu cánh, là trọng tâm của mọi hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội. Từ chân lý căn bản này về con người với nhân phẩm và nhân quyền của họ, nảy sinh những nhu cầu, những đòi hỏi bức thiết phải đáp ứng để xây dựng và phát triển một xã hội nhân bản, một xã hội không làm què quặt và hủy hoại con người. Những đòi hỏi bức thiết đó là:
I- Xóa giảm những khuyết tật hiện hữu của xã hội;
II- Phát huy những giá trị nhân bản làm cho con người ngày càng trở nên người hơn, sống xứng với phẩm giá của mình hơn.
I. XÓA GIẢM NHỮNG KHUYẾT TẬT HIỆN HỮU CỦA XÃ HỘI
1. Khuyết tật thứ nhất là hiện tượng tha hóa con người.
Sự tha hóa con người xuất hiện và lớn dần trong xã hội hiện nay:
- khi chủ nghĩa tiêu thụ đưa đẩy con người vào trong một mạng lưới những thỏa mãn hời hợt, giả dối;
- khi lao động được tổ chức nhằm bảo đảm tối đa cho lợi nhuận mà không lưu tâm cải thiện đời sống và thăng tiến phẩm giá người lao động;
- khi diễn ra sự đảo ngược giữa phương tiện và mục đích: con người vốn là mục đích của sự phát triển thì lại bị biến thành đơn thuần là phương tiện sản xuất;
- khi tự do được coi như là quyền được làm bất cứ điều gì mình thích, bất cứ điều gì mà cảm tính của mình cho là có lợi trước mắt cho bản thân, cho phe phái, đang khi tự do đích thực là quyền làm những gì mà lương tâm thấy được phép làm vì công ích, vì lợi ích của thế hệ hiện tại và mai sau. Thực tế cuộc sống hiện tại cho thấy: khi tách lìa chân lý về con người với nhân phẩm và nhân quyền của họ, tự do trở thành sự tùy tiện hoặc ngẫu hứng của những kẻ có quyền thế.
2. Khuyết tật thứ hai là cơ chế bất công và tha hóa con người.
Cơ chế xin-cho là một điển hình. Cơ chế xin-cho là một cơ chế bất công và tha hóa con người vì những lý do sau đây:
- Cơ chế xin-cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền mà Nhà Nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân dưới dạng những cái phép, đồng thời biến Nhà Nước từ một tổ chức có chức năng phục vụ công ích trở thành một chủ nhân ông nắm các quyền tự do của người dân và ban phát các phép tự do lại cho họ thường theo sự tùy tiện chủ quan hơn là theo những tiêu chuẩn khách quan. Như thế cơ chế xin-cho vừa đi ngược lại công ích và xóa đi các quyền tự do của người dân, vừa bôi đen hình ảnh của một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân. Đó là điều làm tha hóa con người.
- Theo thông tin của báo chí, cơ chế xin-cho còn là nguyên nhân làm thất thoát 50% các nguồn thu vào công quỹ, và làm thất thoát 50% phần còn lại khi phải chi ra cho công ích. Điều này có nghĩa là 5% hoặc 7% dân số là những người có thế lực và quyền lực thì hưởng 75% từ công quỹ quốc gia (trong con số 75%, có 50.000 tỷ đồng/năm của riêng ngành xây dựng), phần còn lại của dân số là hơn 70 triệu dân chỉ hưởng được 25%. Thực tế này tạo ra một tình trạng bất công trầm trọng trong xã hội và không ngừng làm gia tăng hố sâu cách biệt giàu nghèo trong lòng một dân tộc. Chính vì thế mà tham nhũng một cách có hệ thống quy mô trong xã hội ngày nay không những là một quốc nạn, song còn là một tội ác đối với đất nước và dân tộc.
II. PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN BẢN LÀM CHO CON NGƯỜI NGÀY CÀNG TRỞ NÊN NGƯỜI HƠN, SỐNG XỨNG VỚI PHẨM GIÁ CỦA MÌNH HƠN
1. Phát huy phẩm giá con người. Điều này đòi hỏi trong các quan hệ xã hội phải quan tâm tôn trọng con người như là trọng tâm của mọi hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội, nghĩa là các sinh hoạt văn hóa, kinh tế, xã hội phải hướng đến sự phát triển và thăng tiến con người toàn diện cả mọi mặt vật chất, tinh thần và tâm linh. Khi một trong ba mặt thiếu phát triển, con người trở nên hụt hẫng, què quặt, dị tật.
2. Phát triển xã hội và thăng tiến con người trên nền tảng chân lý. Một xã hội được coi là có trật tự và phù hợp với nhân phẩm khi đặt nền tảng trên chân lý. Chân lý căn bản trong quan hệ giữa người với người là mọi người đều bình đẳng về nhân phẩm. Chân lý này đòi hỏi phải gạt bỏ mọi kỳ thị và phân biệt đối xử, phải xóa đi những hình thức chuyên chế, phải loại trừ mọi gian dối xảo trá ngày nay đang tràn lan trong mọi lãnh vực của cuộc sống con người và xã hội.
3. Phát huy tình liên đới trong mọi sinh hoạt gia đình và xã hội. Tình liên đới chỉ được xây dựng và phát huy vững bền trên nền tảng tôn trọng con người, tôn trọng các quyền của họ, tôn trọng sự tự lập chính đáng và quyền tự quyết của con người, tôn trọng các giá trị đạo đức trong truyền thống văn hóa. Tình liên đới đòi hỏi phải nhìn xa hơn bản thân của tổ chức, của phe phái để phục vụ cho sự phát triển của xã hội, cho sự thăng tiến của con người và gia đình.
4. Phát huy tính phụ đới. Tình liên đới trong sự tôn trọng các quyền tự do của con người đòi hỏi tổ chức xã hội phải mang tính phụ đới. Tính phụ đới là một đặc tính của tổ chức xã hội trong đó một tập thể cấp cao không can thiệp vào nội bộ của một tập thể cấp thấp, không làm mất thẩm quyền và tính tự lập của nó, song tạo điều kiện giúp nó phối hợp hoạt động của mình với những hoạt động của tập thể khác nhằm mưu cầu công ích. Do đó, con đường phát huy tính phụ đới đòi hỏi:
Chính quyền tạo điều kiện cho các cá nhân và tập thể công dân sử dụng các quyền của con người. Trong các quyền đó, phải kể đến quyền bình đẳng, quyền và bổn phận chu cấp cho các nhu cầu vật chất, tinh thần và tâm linh của cuộc sống con người, gia đình và tập thể, quyền sáng kiến và tham gia các hoạt động phát triển xã hội, thăng tiến con người và gia đình, cả việc củng cố nền tảng pháp lý của cộng đoàn chính trị trong một quốc gia.
Dành cho mình độc quyền hay một quyền hành quá lớn trong các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội, đó là con đường dẫn đến chuyên chế và độc tài, quan liêu và bao cấp, áp bức và bất công, là những tệ nạn làm tha hóa con người.
Tính phụ đới theo nghĩa trên là nền tảng để xây dựng một xã hội dân chủ, một Nhà Nước của dân, do dân và vì dân. Thiếu nền tảng này, Nhà Nước với chức năng phục vụ công ích trở thành một cỗ máy thống trị độc tài, và nhân dân từ địa vị làm chủ đất nước trở thành phương thế phục vụ cho cỗ máy đó. Đó là điều làm tha hóa con người và phân hóa xã hội.
5. Phát huy ý thức và thiện chí phục vụ công ích. Trước hết công ích đòi hỏi phải tôn trọng con người, tôn trọng nhân phẩm và các quyền tự do của họ. Do đó, chức năng phục vụ cho công ích đòi buộc chính quyền:
(1) tạo điều kiện bảo đảm cho mọi công dân hưởng những nhu yếu sao cho xứng hợp với phẩm giá con người;
(2) xóa bỏ những luật lệ bất công và những biện pháp trái với luân thường đạo lý trong truyền thống văn hóa của dân tộc, vì lẽ đây là những cơ chế và biện pháp làm tha hóa con người. Cơ chế xin-cho là một điển hình về luật lệ bất công. Phá thai hằng năm hơn cả triệu trường hợp là một điển hình về biện pháp trái với luân thường đạo lý mà những hậu quả đã và đang diễn ra không biết đưa tương lai dân tộc đi về đâu.
Kính thưa Quý Vị,
Là những người yêu mến quê hương, ai trong chúng ta cũng mong muốn xây dựng Việt Nam thành một đất nước giàu đẹp, văn minh, giàu tính nhân bản. Chính trong tinh thần đó, chúng tôi xin gửi đến Quý Vị thư ngỏ này.
Kính chúc Quý Vị luôn an lành, mạnh khoẻ và thành đạt.
Trân trọng kính chào,
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Lại dụng độ đất đai: Trường Tiểu học Đức Hà cũ của giáo xứ Tam Hà, Thủ Đức
LM Nguyễn Hiến Thành
08:26 15/01/2010
Có Chúa ở Đồng Chiêm và…
Mỹ Bảo
09:17 15/01/2010
1.
Mấy hôm nay, đồng đạo tôi bảo
Chúa ở Đồng Chiêm đang bị róc thịt
Bị phanh thây và máu chảy đầm đìa
Khi Thánh giá bê tông người ủi sập
2.
Mấy hôm nay đồng đạo tôi bảo
Kẻ phá Thánh giá trên Núi Thờ
Và ai không rủa nguyền người phạm thánh
Cả hai đáng bị chúc dữ đời đời
3.
Mấy hôm nay đồng đạo tôi bảo
Cây Thánh giá Đồng Chiêm một khi đổ xuống
Cơ nghiệp nhà Cha chẳng mấy chốc tan hoang
Cứu Đồng Chiêm cũng bằng cứu Con Chúa bị xẻ da róc thịt
4.
Mấy hôm nay đồng đạo tôi bảo
Hãy sống vì Đồng Chiêm, chết vì Đồng Chiêm
Xả thân cho Đồng Chiêm, đạo thánh mới vinh quang
Mới ơn phúc mới vẹn tròn tình nghĩa
5.
Mấy hôm nay đồng đạo tôi bảo
Chỉ cần đến Đồng Chiêm bị đánh vỡ đầu
Thế là đầy ơn phúc của trời cao
Đầy huyền nhiệm của một kho mầu nhiệm
6.
Mấy hôm nay đồng đạo tôi bảo
Hãy truyền thông cho nhau tin dữ
Thánh giá Đồng Chiêm người ta ủi sập rồi
Thông hiệp mau để đáng gọi hiệp thông
7.
Mấy hôm nay đồng đạo tôi bảo
Hãy đến Đồng Chiêm tha hồ lên tiếng nói
Mặc sức tung hê mọi ấm ức xưa nay
Như ngôn sứ say sưa trong sứ vụ
8.
Vâng, tôi nghe mọi lời đồng đạo
Tôi luôn tin có Chúa ở Đồng Chiêm
Có Chúa trên Thánh giá đúc bê tông
Ở Núi Thờ Núi Chẽ Núi Đồng Chiêm
9.
Nhưng tôi cũng đang nghe tiếng nói bên tai:
Nào ta hãy qua ngọn núi khác
Ở đây quá nhiều lời đinh tai nhức óc
Tai ta không nghe được tiếng Cha
10.
Nói trong gió thổi qua đỉnh Canvê
Nói trong mồ hôi người thợ cấy Đồng Chiêm
Trong tiếng phấn kéo nhẹ trên bảng gỗ
Trong tiếng bi bô trẻ tập nói đầu đời
11.
Trong niềm vui nỗi buồn nhân thế
Trong hân hoan hay thất vọng nhân sinh
Trong sôi nổi và trầm tư bất tận
Của cõi đời ta đã mến yêu…
12.
Vâng, có Chúa ở Đồng Chiêm
Và mọi nơi khác nữa.
Phát Diệm, ngày 15-01-2010
Mấy hôm nay, đồng đạo tôi bảo
Chúa ở Đồng Chiêm đang bị róc thịt
Bị phanh thây và máu chảy đầm đìa
Khi Thánh giá bê tông người ủi sập
2.
Mấy hôm nay đồng đạo tôi bảo
Kẻ phá Thánh giá trên Núi Thờ
Và ai không rủa nguyền người phạm thánh
Cả hai đáng bị chúc dữ đời đời
3.
Mấy hôm nay đồng đạo tôi bảo
Cây Thánh giá Đồng Chiêm một khi đổ xuống
Cơ nghiệp nhà Cha chẳng mấy chốc tan hoang
Cứu Đồng Chiêm cũng bằng cứu Con Chúa bị xẻ da róc thịt
4.
Mấy hôm nay đồng đạo tôi bảo
Hãy sống vì Đồng Chiêm, chết vì Đồng Chiêm
Xả thân cho Đồng Chiêm, đạo thánh mới vinh quang
Mới ơn phúc mới vẹn tròn tình nghĩa
5.
Mấy hôm nay đồng đạo tôi bảo
Chỉ cần đến Đồng Chiêm bị đánh vỡ đầu
Thế là đầy ơn phúc của trời cao
Đầy huyền nhiệm của một kho mầu nhiệm
6.
Mấy hôm nay đồng đạo tôi bảo
Hãy truyền thông cho nhau tin dữ
Thánh giá Đồng Chiêm người ta ủi sập rồi
Thông hiệp mau để đáng gọi hiệp thông
7.
Mấy hôm nay đồng đạo tôi bảo
Hãy đến Đồng Chiêm tha hồ lên tiếng nói
Mặc sức tung hê mọi ấm ức xưa nay
Như ngôn sứ say sưa trong sứ vụ
8.
Vâng, tôi nghe mọi lời đồng đạo
Tôi luôn tin có Chúa ở Đồng Chiêm
Có Chúa trên Thánh giá đúc bê tông
Ở Núi Thờ Núi Chẽ Núi Đồng Chiêm
9.
Nhưng tôi cũng đang nghe tiếng nói bên tai:
Nào ta hãy qua ngọn núi khác
Ở đây quá nhiều lời đinh tai nhức óc
Tai ta không nghe được tiếng Cha
10.
Nói trong gió thổi qua đỉnh Canvê
Nói trong mồ hôi người thợ cấy Đồng Chiêm
Trong tiếng phấn kéo nhẹ trên bảng gỗ
Trong tiếng bi bô trẻ tập nói đầu đời
11.
Trong niềm vui nỗi buồn nhân thế
Trong hân hoan hay thất vọng nhân sinh
Trong sôi nổi và trầm tư bất tận
Của cõi đời ta đã mến yêu…
12.
Vâng, có Chúa ở Đồng Chiêm
Và mọi nơi khác nữa.
Phát Diệm, ngày 15-01-2010
Đồng Chiêm trong thử thách
VietCatholic Network
09:53 15/01/2010
Video này được thực hiện như một lời tri ân trước chứng tá đức tin anh dũng của các linh mục và anh chị em giáo dân, những người đã không quản ngại những gian lao, thử thách, tù đầy và bách hại để bảo vệ Hội Thánh Chúa và làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô Phục Sinh.
Ngày 11 tháng Mười Hai Năm 2009.
Nguyễn Minh Triết chủ tịch nước gặp gỡ Đức Thánh Cha tại Vatican. Quả quyết với Đức Thánh Cha và các ký giả báo chí, ông Triết nói:
“Việt nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân”.
Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong lời tuyên bố này?
Chỉ ba tuần sau đó. Chỉ ngắn ngủi ba tuần thôi. Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội tuyên cáo cùng toàn thể cộng đồng quốc tế:
“Vào lúc 2 giờ sáng ngày 6 tháng 1 năm 2010, các lực lượng vũ trang của nhà cầm quyền Việt Nam vào khoảng 600 cho đến 1.000 người gồm dân quân tự vệ, công an, và cảnh sát cơ động với súng ống, chó nghiệp vụ, dùi cui, lựu đạn cay đã phong tỏa các giáo xứ Nghĩa Ải, Tụy Hiền, Đồng Chiêm, chặn lại tất cả các lối đi và khu vực Núi Thờ. Họ bắt đầu triệt hạ và đập phá Thánh Giá bằng bê tông trên núi này. Trước hành động phạm thánh như vậy, giáo dân Đồng Chiêm đã kêu gọi họ ngừng ngay những hành vi xúc phạm đó. Thế nhưng giáo dân đã bị cảnh sát ném lựu đạn cay và một số đã bị đánh đập tàn nhẫn trong đó có hai người bị thương nặng hiện đang còn phải nằm bệnh viện để điều trị.”
Thông báo nói tiếp:
“Chúng tôi vô cùng đau buồn, vì xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm đến Chúa Kitô. Đó là một sự phạm thánh! Xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm đến biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin Kitô giáo và Giáo Hội. Đánh đập tàn nhẫn những người dân vô tội và vô phương tự vệ là một hành động dã man vô nhân đạo xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con ngưòi. Đây là hành vi thô bạo đáng bị lên án!”
Liên tiếp trong những ngày sau đó, Đồng Chiêm bị bao vây, anh chị em giáo dân kể cả ký giả cũng bị đánh đập. Một màu tang tóc bao phủ nhà thờ.
Ngày 16 tháng 2 năm 2009.
Phái đoàn Tòa Thánh sang Việt Nam sau những bách hại dồn dập khắp nơi từ Tòa Khâm Sứ đến Thái Hà, Vĩnh Long, Long Xuyên, Huế.
Trong khi phái đoàn còn đang ở Việt Nam, các nữ tu dòng thánh Vinh Sơn biểu tình tại Sàigòn đòi lại nhà của họ nơi đã bị tịch thâu để làm thành một ổ mại dâm.
Những lời hứa hẹn lại được tung ra nhưng thực tế xảy ra lại phũ phàng. Chỉ vài tháng ngắn ngủi sau đó.
Ngày 20 tháng 7 năm 2009.
Công an cộng sản Việt Nam và hàng trăm côn đồ đánh dập dã man anh chị em giáo dân tại Tam Tòa. Cả hai linh mục Nguyễn Khoa Phú và Ngô Thế Bính cũng bị đánh trọng thương.
Nửa triệu anh chị em giáo dân Vinh xuống đường biểu tình. Nhà thờ đầy ắp những biểu ngữ tố cáo công an đánh đập dã man.
Cơn bão Ketsana vừa qua đi, hàng loạt những vụ tấn công lại tái diễn ở Loan Lý thuộc giáo phận Huế và Bàu Sen thuộc giáo phận Vinh.
Trường học bị chiếm đoạt làm nhà hàng, tượng Đức Mẹ trên đồi cao bị đập xuống.
2250 tài sản của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam đã rơi vào tay nhà cầm quyền cộng sản.
Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng
Thêm nhiều tài sản nữa tiếp tục rơi vào tay một chế độ bạo tàn, bất công và dối trá.
Ngày 11 tháng Mười Hai Năm 2009.
Nguyễn Minh Triết chủ tịch nước gặp gỡ Đức Thánh Cha tại Vatican. Quả quyết với Đức Thánh Cha và các ký giả báo chí, ông Triết nói:
“Việt nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân”.
Có bao nhiêu phần trăm sự thật trong lời tuyên bố này?
Chỉ ba tuần sau đó. Chỉ ngắn ngủi ba tuần thôi. Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội tuyên cáo cùng toàn thể cộng đồng quốc tế:
“Vào lúc 2 giờ sáng ngày 6 tháng 1 năm 2010, các lực lượng vũ trang của nhà cầm quyền Việt Nam vào khoảng 600 cho đến 1.000 người gồm dân quân tự vệ, công an, và cảnh sát cơ động với súng ống, chó nghiệp vụ, dùi cui, lựu đạn cay đã phong tỏa các giáo xứ Nghĩa Ải, Tụy Hiền, Đồng Chiêm, chặn lại tất cả các lối đi và khu vực Núi Thờ. Họ bắt đầu triệt hạ và đập phá Thánh Giá bằng bê tông trên núi này. Trước hành động phạm thánh như vậy, giáo dân Đồng Chiêm đã kêu gọi họ ngừng ngay những hành vi xúc phạm đó. Thế nhưng giáo dân đã bị cảnh sát ném lựu đạn cay và một số đã bị đánh đập tàn nhẫn trong đó có hai người bị thương nặng hiện đang còn phải nằm bệnh viện để điều trị.”
Thông báo nói tiếp:
“Chúng tôi vô cùng đau buồn, vì xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm đến Chúa Kitô. Đó là một sự phạm thánh! Xúc phạm đến Thánh Giá là xúc phạm đến biểu tượng thánh thiêng nhất của đức tin Kitô giáo và Giáo Hội. Đánh đập tàn nhẫn những người dân vô tội và vô phương tự vệ là một hành động dã man vô nhân đạo xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con ngưòi. Đây là hành vi thô bạo đáng bị lên án!”
Liên tiếp trong những ngày sau đó, Đồng Chiêm bị bao vây, anh chị em giáo dân kể cả ký giả cũng bị đánh đập. Một màu tang tóc bao phủ nhà thờ.
Ngày 16 tháng 2 năm 2009.
Phái đoàn Tòa Thánh sang Việt Nam sau những bách hại dồn dập khắp nơi từ Tòa Khâm Sứ đến Thái Hà, Vĩnh Long, Long Xuyên, Huế.
Trong khi phái đoàn còn đang ở Việt Nam, các nữ tu dòng thánh Vinh Sơn biểu tình tại Sàigòn đòi lại nhà của họ nơi đã bị tịch thâu để làm thành một ổ mại dâm.
Những lời hứa hẹn lại được tung ra nhưng thực tế xảy ra lại phũ phàng. Chỉ vài tháng ngắn ngủi sau đó.
Ngày 20 tháng 7 năm 2009.
Công an cộng sản Việt Nam và hàng trăm côn đồ đánh dập dã man anh chị em giáo dân tại Tam Tòa. Cả hai linh mục Nguyễn Khoa Phú và Ngô Thế Bính cũng bị đánh trọng thương.
Nửa triệu anh chị em giáo dân Vinh xuống đường biểu tình. Nhà thờ đầy ắp những biểu ngữ tố cáo công an đánh đập dã man.
Cơn bão Ketsana vừa qua đi, hàng loạt những vụ tấn công lại tái diễn ở Loan Lý thuộc giáo phận Huế và Bàu Sen thuộc giáo phận Vinh.
Trường học bị chiếm đoạt làm nhà hàng, tượng Đức Mẹ trên đồi cao bị đập xuống.
2250 tài sản của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam đã rơi vào tay nhà cầm quyền cộng sản.
Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng
Thêm nhiều tài sản nữa tiếp tục rơi vào tay một chế độ bạo tàn, bất công và dối trá.
Lửa đức tin vẫn bừng sáng tại giáo xứ Đồng chiêm
PV Giáo xứ Đồng Chiêm
10:48 15/01/2010
Cây thánh giá và người vô thần
Hà Long
11:00 15/01/2010
Vô thần đã được định nghĩa cho một chủ thuyết cộng sản với chủ chương con người đến từ vượn. Đến từ một nguồn gốc sẵn có trong vũ trụ bao la và bác bỏ các niềm tin tôn giáo. Thuyết vô thần phát xuất từ cách mạng Nga và sau đó bao trùm toàn khối Đông Âu rồi trượt dọc về hướng Á Châu mang theo một luồng sát khí hung tàn cho những tín đồ tôn giáo, đặc biệt cho Chính Thống Giáo, Tin Lành và Công Giáo.
Lúc ấy chủ nghĩa vô thần khát máu với lập trường „tôn giáo là liều thuốc phiện“ để đi đến triệt tiêu các tín đồ tôn giáo: cướp tài sản, đập phá thánh đường, đàn áp, tù đầy, cấm ngóc đầu lên cho đến sự tiêu diệt hoàn toàn. Nơi đâu cũng để lại những tên đại hung tàn như Stalin, Ceauşescu, Hoxha, Honecker, Mao, Hồ, Castro, Kim…
Sau khi bức màn sắt Đông Âu sập đổ các tín đồ đều nhìn thấy biết bao „vết sẹo tôn giáo“ ở khắp mọi nơi do chủ nghĩa vô thần để lại quá nhiều dấu vết. Có nhiều địa danh tưởng chừng đã bị xóa sổ về tôn giáo trong hơn nửa thế kỷ, nhưng từ 1989 chỉ sau 20 năm chủ nghĩa cộng sản sập đổ thì những nơi ấy đang được thắp lên các ngọn lửa hy vọng về tôn giáo.
Nhìn từ Đông Âu nhân loại đã có một định nghĩa thật rõ ràng: người vô thần là kẻ tử thù của cây thánh giá.
Người vô thần Việt Nam, những tên vô loại hoàn toàn lệ thuộc như những ký sinh trùng từ tinh thần cho đến vật chất vào hết ông chủ Moscau và Bắc Kinh thì càng phải bám sát vào chủ nghĩa vô thần khát máu này. Nay csVN đang phải đi khập khiễng thiếu điểm tựa vì ông chủ Moscau và khối liên minh Đông Âu đang theo „diễn biến hòa bình“ phản lại chính chủ nghĩa vô thần của họ. Đây là một nghịch lý nguy hiểm mà csVN phải giương mắt chấp nhận sự thật.
Người vô thần Việt Nam đã đối xử bạo tàn với các tín đồ tôn giáo từ năm 1954, đặc biệt với các tín đồ công giáo. Có những nơi tại miền Bắc VN ngỡ như người theo đạo đã bị tiêu diệt hoàn toàn từ trứng nước. Ngày nay thế giới vẫn còn thấy được các vết sẹo vô thần đó, ví dụ tại Sơn La.
Những gì thuộc về tàn bạo và đàn áp người theo đạo thì csVN đã quyết tâm răn đe xử phạt, có thể nói họ đã làm thật tốt trong nhiều thập kỷ. Một cách dễ hiểu cho các thành công tiêu diệt tôn giáo của họ vì tin tức và hình ảnh không thể thoát ra khỏi bức màn sắt của họ. Những chuyện tày đình của thế giới vô thần được bảo vệ rất kín. Sự bưng bít của cs thật hoàn hảo từ Đông Âu cho đến Á Châu. Thật sự thế giới vô thần đã thành công trói chặt được không gian của họ trước thế giới tự do.
Hiện tại, ngày rộng tháng dài trôi qua và với phương tiện truyền thông hiện đại qua các trang mạng điện tử cung cấp tin tức nhanh chóng đã làm cho thế giới bưng bít của cs vô thần nổ tung ra từng mảnh và đây là cơ hội duy nhất để người dân vượt ra được móng vuốt của họ.
Sau Đông Âu sập đổ thế giới đã tỏ tường: „Cộng sản vô thần là những nơi của chính thể bạo chúa."
Các thoả hiệp và đối thoại với người vô thần dang nắm giữ quyền lực bạo chúa với cơ chế xin-cho thì chẳng khác nào các tín đồ tôn giáo tự mình trói chặt mình vào vòng tay người vô thần.
Nhìn về Việt Nam từ hướng Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Bát Nhã… cho thấy những tên bạo chúa vô thần hành xử vô cùng cuồng loạn. Và mới đây vụ Đồng Chiêm đạt tới đỉnh điểm của chủ nghĩa vô thần là nhằm triệt hạ niềm tin của các tín đồ công giáo và vượt qua phạm trù đất đai, tài sản vật chất.
Người cs vô thần VN đang thách thức với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, với toàn thể 8 triệu tín đồ công giáo và xa hơn qua việc này họ gián tiếp phỉ báng đến cả Vatican.
Trang báo điện tử của của Hội Đồng Giám mục Việt Nam vừa cho đăng bài viết ngày 13/1 của Ban biên tập với nhan đề: „Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Lên tiếng hay không lên tiếng“ đang làm cho các tín đồ của mình bức xúc. Khách quan người độc giả hiểu rằng mức độ xung đột tại Đồng Chiêm ngang hàng chẳng khác gì ở Thái Hà hoặc Tam Tòa vì đấu tranh cho công lý, cho quyền sở hữu đất đai.
Ngay sau đó nhiều tác giả đã phản ánh lập trường rõ ràng về nhận định thiếu cơ sở trong bài viết "Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Lên tiếng hay không lên tiếng" của Ban Biên Tập WHD.
Riêng với người viết bài này, nếu nhìn về Đồng Chiêm mà nói là vấn đề tranh dành đất đai thì HĐGM VN có tầm nhìn quá kém trong khi các báo chí quốc tế đều cho rằng đó là cuộc triệt hạ thánh giá, nghĩa là sự xúc phạm thánh, xúc phạm lòng tin. Chúng tôi được phép đơn cử vài bài báo trong hàng chục bài đã được các thông tấn xã quốc tế gửi đi thế giới bằng nhiều ngôn ngữ trong tuần vừa qua. Chỉ riêng bản tin của AFP và Reuters đã có hàng trăm tờ báo lớn thế giới đăng tải lại:
• Vietnam archdiocese condemns crucifix attack as 'sacrilege' (CatholicNewsAgency)
• Crucifix Destroyed, Catholics Injured in Vietnam (ZenitNewsAgency)
• Vietnam police tear gas, beat Catholics over cross: priest (AFP)
• Diocese of Hanoi: destruction of the crucifix of Dong Chiem "true sacrilege" (AsiaNews)
• Überkreuz mit Kommunisten: Kruzifix-Streit in Vietnam (tiếng Đức – Reuters)
• Dong Chiem sta diventando un “Monte delle croci” (AsiaNews - tiếng Ý)
• Dong Chiem is becoming a ''Mount of Crosses'' (AsiaNews)
• Vietnam: La destrucción de la cruz de Dông Chiêm, ofensa a Dios y a la Iglesia (Tây Ban Nha - ZenitNewsAgency)
Hầu như các thông tấn xã quốc tế đã đăng tải rõ ràng về cuộc triệt hạ thánh giá tại Đồng Chiêm. Mong rằng các nhà hữu trách trong giáo hội công giáo VN suy xét để ra thông cáo kịp thời bênh vực lòng tin của các tín đồ cũng như cho chính mình. Đó là trách nhiệm cấp bách nhất của những người kế vị các Thánh Tông Đồ. Việc liên qua đến lòng tin người mục tử không được phép chọn giải pháp thỏa hiệp vì như thế có thể dẫn đến con đường diệt vong và phản bội lại lòng tin của mình.
Cũng như thế người viết đồng tình mạnh mẽ với cha Giuse Phạm Minh Triệu: “Một tổ chức, một chính quyền nào mà xúc phạm đến biểu tượng tôn giáo thì chính quyền đó đang đi dần vào sự tự sát!” Lúc giảng trong hoàn cảnh đau thương tột cùng của đàn chiên Đồng Chiêm mới bị đàn áp mà nghĩ ra được cách biểu lộ lòng tin vững vàng như thế thì đúng là vị linh mục có sự linh ứng rõ ràng của Đấng bị đóng đinh trên thập giá: Đức Kitô.
Cộng sản vô thần tại Đông Âu, tưởng như muôn đời quang vinh và vững vàng như bàn thạch nhưng họ đã đi vào con đường tự sát và bị hủy diệt mau chóng mà không tốn một giọt máu của người dân.
Nơi nào còn thánh giá là nơi đó không còn chỗ đứng cho người cộng sản vô thần!
Ra ngõ, ngẩng lên gặp thánh giá cao trên Núi Chẽ tại Đồng Chiêm, có thể csVN sợ điều này chăng?
Sau khi bức màn sắt Đông Âu sập đổ các tín đồ đều nhìn thấy biết bao „vết sẹo tôn giáo“ ở khắp mọi nơi do chủ nghĩa vô thần để lại quá nhiều dấu vết. Có nhiều địa danh tưởng chừng đã bị xóa sổ về tôn giáo trong hơn nửa thế kỷ, nhưng từ 1989 chỉ sau 20 năm chủ nghĩa cộng sản sập đổ thì những nơi ấy đang được thắp lên các ngọn lửa hy vọng về tôn giáo.
Nhìn từ Đông Âu nhân loại đã có một định nghĩa thật rõ ràng: người vô thần là kẻ tử thù của cây thánh giá.
Người vô thần Việt Nam, những tên vô loại hoàn toàn lệ thuộc như những ký sinh trùng từ tinh thần cho đến vật chất vào hết ông chủ Moscau và Bắc Kinh thì càng phải bám sát vào chủ nghĩa vô thần khát máu này. Nay csVN đang phải đi khập khiễng thiếu điểm tựa vì ông chủ Moscau và khối liên minh Đông Âu đang theo „diễn biến hòa bình“ phản lại chính chủ nghĩa vô thần của họ. Đây là một nghịch lý nguy hiểm mà csVN phải giương mắt chấp nhận sự thật.
Người vô thần Việt Nam đã đối xử bạo tàn với các tín đồ tôn giáo từ năm 1954, đặc biệt với các tín đồ công giáo. Có những nơi tại miền Bắc VN ngỡ như người theo đạo đã bị tiêu diệt hoàn toàn từ trứng nước. Ngày nay thế giới vẫn còn thấy được các vết sẹo vô thần đó, ví dụ tại Sơn La.
Những gì thuộc về tàn bạo và đàn áp người theo đạo thì csVN đã quyết tâm răn đe xử phạt, có thể nói họ đã làm thật tốt trong nhiều thập kỷ. Một cách dễ hiểu cho các thành công tiêu diệt tôn giáo của họ vì tin tức và hình ảnh không thể thoát ra khỏi bức màn sắt của họ. Những chuyện tày đình của thế giới vô thần được bảo vệ rất kín. Sự bưng bít của cs thật hoàn hảo từ Đông Âu cho đến Á Châu. Thật sự thế giới vô thần đã thành công trói chặt được không gian của họ trước thế giới tự do.
Hiện tại, ngày rộng tháng dài trôi qua và với phương tiện truyền thông hiện đại qua các trang mạng điện tử cung cấp tin tức nhanh chóng đã làm cho thế giới bưng bít của cs vô thần nổ tung ra từng mảnh và đây là cơ hội duy nhất để người dân vượt ra được móng vuốt của họ.
Sau Đông Âu sập đổ thế giới đã tỏ tường: „Cộng sản vô thần là những nơi của chính thể bạo chúa."
Các thoả hiệp và đối thoại với người vô thần dang nắm giữ quyền lực bạo chúa với cơ chế xin-cho thì chẳng khác nào các tín đồ tôn giáo tự mình trói chặt mình vào vòng tay người vô thần.
Nhìn về Việt Nam từ hướng Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý, Bát Nhã… cho thấy những tên bạo chúa vô thần hành xử vô cùng cuồng loạn. Và mới đây vụ Đồng Chiêm đạt tới đỉnh điểm của chủ nghĩa vô thần là nhằm triệt hạ niềm tin của các tín đồ công giáo và vượt qua phạm trù đất đai, tài sản vật chất.
Trang báo điện tử của của Hội Đồng Giám mục Việt Nam vừa cho đăng bài viết ngày 13/1 của Ban biên tập với nhan đề: „Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Lên tiếng hay không lên tiếng“ đang làm cho các tín đồ của mình bức xúc. Khách quan người độc giả hiểu rằng mức độ xung đột tại Đồng Chiêm ngang hàng chẳng khác gì ở Thái Hà hoặc Tam Tòa vì đấu tranh cho công lý, cho quyền sở hữu đất đai.
Ngay sau đó nhiều tác giả đã phản ánh lập trường rõ ràng về nhận định thiếu cơ sở trong bài viết "Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Lên tiếng hay không lên tiếng" của Ban Biên Tập WHD.
Riêng với người viết bài này, nếu nhìn về Đồng Chiêm mà nói là vấn đề tranh dành đất đai thì HĐGM VN có tầm nhìn quá kém trong khi các báo chí quốc tế đều cho rằng đó là cuộc triệt hạ thánh giá, nghĩa là sự xúc phạm thánh, xúc phạm lòng tin. Chúng tôi được phép đơn cử vài bài báo trong hàng chục bài đã được các thông tấn xã quốc tế gửi đi thế giới bằng nhiều ngôn ngữ trong tuần vừa qua. Chỉ riêng bản tin của AFP và Reuters đã có hàng trăm tờ báo lớn thế giới đăng tải lại:
• Crucifix Destroyed, Catholics Injured in Vietnam (ZenitNewsAgency)
• Vietnam police tear gas, beat Catholics over cross: priest (AFP)
• Diocese of Hanoi: destruction of the crucifix of Dong Chiem "true sacrilege" (AsiaNews)
• Überkreuz mit Kommunisten: Kruzifix-Streit in Vietnam (tiếng Đức – Reuters)
• Dong Chiem sta diventando un “Monte delle croci” (AsiaNews - tiếng Ý)
• Dong Chiem is becoming a ''Mount of Crosses'' (AsiaNews)
• Vietnam: La destrucción de la cruz de Dông Chiêm, ofensa a Dios y a la Iglesia (Tây Ban Nha - ZenitNewsAgency)
Hầu như các thông tấn xã quốc tế đã đăng tải rõ ràng về cuộc triệt hạ thánh giá tại Đồng Chiêm. Mong rằng các nhà hữu trách trong giáo hội công giáo VN suy xét để ra thông cáo kịp thời bênh vực lòng tin của các tín đồ cũng như cho chính mình. Đó là trách nhiệm cấp bách nhất của những người kế vị các Thánh Tông Đồ. Việc liên qua đến lòng tin người mục tử không được phép chọn giải pháp thỏa hiệp vì như thế có thể dẫn đến con đường diệt vong và phản bội lại lòng tin của mình.
Cũng như thế người viết đồng tình mạnh mẽ với cha Giuse Phạm Minh Triệu: “Một tổ chức, một chính quyền nào mà xúc phạm đến biểu tượng tôn giáo thì chính quyền đó đang đi dần vào sự tự sát!” Lúc giảng trong hoàn cảnh đau thương tột cùng của đàn chiên Đồng Chiêm mới bị đàn áp mà nghĩ ra được cách biểu lộ lòng tin vững vàng như thế thì đúng là vị linh mục có sự linh ứng rõ ràng của Đấng bị đóng đinh trên thập giá: Đức Kitô.
Cộng sản vô thần tại Đông Âu, tưởng như muôn đời quang vinh và vững vàng như bàn thạch nhưng họ đã đi vào con đường tự sát và bị hủy diệt mau chóng mà không tốn một giọt máu của người dân.
Nơi nào còn thánh giá là nơi đó không còn chỗ đứng cho người cộng sản vô thần!
Ra ngõ, ngẩng lên gặp thánh giá cao trên Núi Chẽ tại Đồng Chiêm, có thể csVN sợ điều này chăng?
Tháo dỡ hay đập phá?
Alf. Hoàng Gia Bảo
15:32 15/01/2010
Vụ Đồng Chiêm đã xảy ra được hơn một tuần lễ, nhưng có lẽ mãi đến hôm nay nhà cầm quyền Csvn mới ‘thấm thía’ hết hậu quả của việc triệt hạ Thánh Giá dựng trên Núi Thờ tại giáo xứ Đồng Chiêm. Bởi vì hành động xúc phạm này không chỉ riêng đối với giáo xứ Đồng Chiêm nhỏ bé, với khoảng 6 triệu người công giáo VN, mà còn với hơn hai tỷ cộng đồng Thiên Chúa Giáo trên toàn thế giới vì Thánh Giá hàng ngàn năm qua đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của họ.
Tuy nhiên khi sự việc xảy ra mới vài hôm và thấy làn sóng phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng Công giáo VN cả trong lẫn ngoài nước, các ‘đỉnh cao trí tuệ’ của chúng ta dường như cũng mới chỉ ngờ ngợ nhận thức hành động đập phá Thánh Giá Đồng Chiêm sẽ không còn êm ả như lần đập phá Tòa Khâm Sứ hai năm về trước, xảy ra cũng vào một buổi sáng tờ mờ mùa Đông trong tiếng gầm rú của động cơ máy móc.
Vì vậy, một mặt họ vẫn tiếp tục im lặng để nghe ngóng, nhưng mặt khác, để dễ bề đổ lỗi cho các ‘quan huyện’ Mỹ Đức lỡ vụ việc bùng nổ trở thành nguy hiểm hơn, một công văn ‘MẬT’ chỉ đạo thi hành việc triệt hạ Thánh Giá của huyện Mỹ Đức dường như đã cố tình để ‘bị lộ’ (?) ra bên ngoài. Trước mắt là để hạn chế bớt tai tiếng cho chế độ, sau nữa là có thể giúp họ dễ bề ‘xử lý’ sau này. Bởi vì đọc kỹ cái công văn MẬT này và tinh ý, mọi người sẽ nhận thấy cả hai THÔNG BÁO của Huyện ủy lẫn Ủy ban Nhân dân đều được lập ra trong cùng ngày 03/1/2010, đây là điều rất ‘bất thường’ với một nền hành chính ‘lề mề’ ì ạch như tại VN, khiến ai từng làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước khi đọc cái thông báo này không khỏi ngạc nhiên về tốc độ ‘trôi chảy’ quá nhanh của nó.
Nhưng nay khi nhận thấy ‘tầm vóc’ của hành động triệt hạ Thánh giá tại giáo xứ Đồng Chiêm là quá nghiêm trọng vì ngày thêm nhiều báo đài nước ngoài, đặc biệt là “các đài phát thanh Vatican (Radio Vaticana) và Maria thuộc Tòa thánh” quan tâm, nếu không sớm lên tiếng cứ cái đà lan tỏa này, biết đâu cơn ‘thịnh nộ’ của hàng tỷ người tôn thờ Chúa Giêsu mà xảy ra thì sẽ càng đáng ngại hơn. Và vì thế, hôm nay 15/01 thông tấn xã VN đã buộc phải lên tiếng.
Tuy nhiên trong bản tin "Không có việc đàn áp giáo dân xứ Đồng Chiêm" của họ ngay ở hàng đầu tiên chúng ta đã thấy chứa đựng những lời lẽ dối trá, khi viết “Gần đây, một số trang tin trên mạng Internet, trong đó có Hãng tin Công giáo Asianews, đã đăng tải những thông tin có dụng ý vu cáo, với nhiều tình tiết xuyên tạc và những lời bình có tính kích động liên quan đến việc chính quyền thôn Đồng Chiêm, xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) tiến hành tháo dỡ cây Thánh giá được xây dựng trái phép trên đỉnh Núi Chẽ.”.
Các bản tin trên mạng Internet của “kẻ xấu” cũng như hãng tin Công giáo Asianews có xuyên tạc sự thật, có nói xấu nhà nước VN hay không? xin khoan bàn đến vì muốn kiểm chứng phải cùng nhau đến hiện trường. Nhưng nay thì như chúng ta đã biết, mọi lối vào Đồng Chiêm đã bị chận, vậy làm sao để biết đâu là sự thật?
Nhưng chúng ta phải cám ơn Chúa sự thật đang ở ngay đây, trước mắt chúng ta qua chính bản bản tin của họ.
TTX-VN bảo họ “tiến hành tháo dỡ cây Thánh giá” nhưng sự thật là chính quyền Hà Nội đã huy động hàng trăm công an, quân đội đến hiện trường dùng vũ khí, thuốc nổ để phá hủy cây Thánh Giá bị tan nát ra thành từng mảnh vụn. Bằng chứng của hành động phá hủy này đã được ghi nhận lại qua rất nhiều hình ảnh về người và cả vũ khí, thuốc nổ còn vương vãi khắp hiện trường và được đăng tải trên trang dcctvn.net ngay sau sự việc xảy ra cho thấy đó không thể gọi là “tháo dỡ”.
Động từ ‘tháo dỡ’ được hầu hết tự điển tiếng Việt định nghĩa là hành động “tháo rời và lấy ra lần lượt từng cái, từng bộ phận hoặc từng thứ một”. Vì ‘tháo rời ra’ nên trong thực tế giao tiếp, động từ này còn hay được dùng kèm với ‘ráp nối’. ‘Tháo dỡ’ như thế mới chỉ là một nửa của toàn bộ quá trình công việc.
Với định nghĩa trên, nếu chính quyền Hà Nội bảo ‘tháo dỡ’ Thánh Giá thì chắc chắn họ không được phép dùng thuốc nổ và búa tạ đập tan nát từ ngọn đến tận gốc, mà đến bêtông sắt thép cũng phải văng bể ra mỗi nơi mỗi mảnh
Còn nếu nhà nước vẫn xác định chính quyền huyện Mỹ Đức chỉ “tiến hành tháo dỡ cây Thánh giá” như vậy là quí vị đã tìm ra lối thoát cho mình trong vụ Đồng Chiêm này rồi đấy!
Bằng cách ngay ngày mai tái huy động số mấy trăm công an, quân đội làm cái việc ‘tháo dỡ’ hôm nọ chịu khó đến lại hiện trường, lượm hết ‘thịt Chúa’ rơi vãi khắp nơi trên đỉnh Núi Thờ, đem xuống núi ráp trả lại cho giáo xứ này thành cây Thánh Giá đàng hoàng trong khuôn viên nhà thờ. Làm được thế mọi sự sẽ ổn ngay thôi, vì vừa giúp giáo xứ khỏi vi phạm pháp luật, chính quyền lại khỏi phạm tội xúc phạm tôn giáo để bị lên án.
Như vậy chỉ khi nào cây Thánh Giá Đồng Chiêm được ‘ráp nối’ trở lại thì lời giải thích trước công luận của TTXVN rằng họ chỉ “tiến hành tháo dỡ cây Thánh giá” (chứ không phải hủy hoại, xúc phạm như đang bị lên án) mới trở nên đáng tin.
Sàigòn, 15/01/2010
Tuy nhiên khi sự việc xảy ra mới vài hôm và thấy làn sóng phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng Công giáo VN cả trong lẫn ngoài nước, các ‘đỉnh cao trí tuệ’ của chúng ta dường như cũng mới chỉ ngờ ngợ nhận thức hành động đập phá Thánh Giá Đồng Chiêm sẽ không còn êm ả như lần đập phá Tòa Khâm Sứ hai năm về trước, xảy ra cũng vào một buổi sáng tờ mờ mùa Đông trong tiếng gầm rú của động cơ máy móc.
Nhưng nay khi nhận thấy ‘tầm vóc’ của hành động triệt hạ Thánh giá tại giáo xứ Đồng Chiêm là quá nghiêm trọng vì ngày thêm nhiều báo đài nước ngoài, đặc biệt là “các đài phát thanh Vatican (Radio Vaticana) và Maria thuộc Tòa thánh” quan tâm, nếu không sớm lên tiếng cứ cái đà lan tỏa này, biết đâu cơn ‘thịnh nộ’ của hàng tỷ người tôn thờ Chúa Giêsu mà xảy ra thì sẽ càng đáng ngại hơn. Và vì thế, hôm nay 15/01 thông tấn xã VN đã buộc phải lên tiếng.
Tuy nhiên trong bản tin "Không có việc đàn áp giáo dân xứ Đồng Chiêm" của họ ngay ở hàng đầu tiên chúng ta đã thấy chứa đựng những lời lẽ dối trá, khi viết “Gần đây, một số trang tin trên mạng Internet, trong đó có Hãng tin Công giáo Asianews, đã đăng tải những thông tin có dụng ý vu cáo, với nhiều tình tiết xuyên tạc và những lời bình có tính kích động liên quan đến việc chính quyền thôn Đồng Chiêm, xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) tiến hành tháo dỡ cây Thánh giá được xây dựng trái phép trên đỉnh Núi Chẽ.”.
Các bản tin trên mạng Internet của “kẻ xấu” cũng như hãng tin Công giáo Asianews có xuyên tạc sự thật, có nói xấu nhà nước VN hay không? xin khoan bàn đến vì muốn kiểm chứng phải cùng nhau đến hiện trường. Nhưng nay thì như chúng ta đã biết, mọi lối vào Đồng Chiêm đã bị chận, vậy làm sao để biết đâu là sự thật?
Nhưng chúng ta phải cám ơn Chúa sự thật đang ở ngay đây, trước mắt chúng ta qua chính bản bản tin của họ.
TTX-VN bảo họ “tiến hành tháo dỡ cây Thánh giá” nhưng sự thật là chính quyền Hà Nội đã huy động hàng trăm công an, quân đội đến hiện trường dùng vũ khí, thuốc nổ để phá hủy cây Thánh Giá bị tan nát ra thành từng mảnh vụn. Bằng chứng của hành động phá hủy này đã được ghi nhận lại qua rất nhiều hình ảnh về người và cả vũ khí, thuốc nổ còn vương vãi khắp hiện trường và được đăng tải trên trang dcctvn.net ngay sau sự việc xảy ra cho thấy đó không thể gọi là “tháo dỡ”.
Động từ ‘tháo dỡ’ được hầu hết tự điển tiếng Việt định nghĩa là hành động “tháo rời và lấy ra lần lượt từng cái, từng bộ phận hoặc từng thứ một”. Vì ‘tháo rời ra’ nên trong thực tế giao tiếp, động từ này còn hay được dùng kèm với ‘ráp nối’. ‘Tháo dỡ’ như thế mới chỉ là một nửa của toàn bộ quá trình công việc.
Với định nghĩa trên, nếu chính quyền Hà Nội bảo ‘tháo dỡ’ Thánh Giá thì chắc chắn họ không được phép dùng thuốc nổ và búa tạ đập tan nát từ ngọn đến tận gốc, mà đến bêtông sắt thép cũng phải văng bể ra mỗi nơi mỗi mảnh
Còn nếu nhà nước vẫn xác định chính quyền huyện Mỹ Đức chỉ “tiến hành tháo dỡ cây Thánh giá” như vậy là quí vị đã tìm ra lối thoát cho mình trong vụ Đồng Chiêm này rồi đấy!
Bằng cách ngay ngày mai tái huy động số mấy trăm công an, quân đội làm cái việc ‘tháo dỡ’ hôm nọ chịu khó đến lại hiện trường, lượm hết ‘thịt Chúa’ rơi vãi khắp nơi trên đỉnh Núi Thờ, đem xuống núi ráp trả lại cho giáo xứ này thành cây Thánh Giá đàng hoàng trong khuôn viên nhà thờ. Làm được thế mọi sự sẽ ổn ngay thôi, vì vừa giúp giáo xứ khỏi vi phạm pháp luật, chính quyền lại khỏi phạm tội xúc phạm tôn giáo để bị lên án.
Như vậy chỉ khi nào cây Thánh Giá Đồng Chiêm được ‘ráp nối’ trở lại thì lời giải thích trước công luận của TTXVN rằng họ chỉ “tiến hành tháo dỡ cây Thánh giá” (chứ không phải hủy hoại, xúc phạm như đang bị lên án) mới trở nên đáng tin.
Sàigòn, 15/01/2010
Đồng Chiêm 15/1/2010 - Tăng Cường Bạo Lực Để Triệt Hạ Thánh Giá?
Lạc Đồng ctv chuacuuthe.com
17:17 15/01/2010
Hà Nội - Ngày 15/1/2010 nhà cầm quyền Hà Nội tăng cường triển khai các lực lượng vũ trang và quần chúng tại Đồng Chiêm, đồng thời ra sức kiểm soát người ra vào thôn.
Người Đồng Chiêm cùng lúc bị nhiều thức bạo lực tra tấn: Trên đầu là hệ thống loa phóng thanh ra rả suốt ngày tra tấn người dân. Loa nói kể từ ngày 6/1 thôn Đồng Chiêm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Thông báo cho biết UBND xã An Phú sẽ đặt 2 biển cấm ở khu vực đến Núi Thờ để “đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho các cháu”. “Nếu ai cản trở và có hành vi vi phạm khác sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Dưới đất, có sự hiện diện của các lực lượng vũ trang thông thường như dân phòng, cảnh sát, quân đội. Ngoài ra có một “Tổ Công tác đặc biệt”, khoảng 60 người mà phần lớn là người địa phương, được thành lập để tham gia khống chế giáo dân và tháo dỡ Thánh Giá bằng tre trên đỉnh Núi. Phần lớn thời gian chúng tôi thấy những người này tụ tập để đánh bài, chửi thề và uống rượu với nhau.
Cùng lúc, các nhân viên CA, quân đội, nhà báo, UBND, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội, “vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” như lệnh được triển khai. Nhiều người lạ mặt mang quân phục lần thường phục, xâm nhập Đồng Chiêm, nghênh ngang trong nhà ngoài ngõ khiến người dân có cảm giác như mình trở thành người ngoại quốc trên chính quê hương mình.
Ngày hôm nay 15/1 có khoảng 20 chuyến xe lớn bé ra vào, không kể các nhân viên tập kết bằng xe máy. Khoảng 8 h30 chúng tôi thấy chủ tịch huyện Mỹ Đức và đoàn tuỳ tùng vào nhà thờ và tu viện Mến Thánh Gía Đồng Chiêm. Không biết vị chủ tịch và các cán bộ có đi thị sát những chỗ nào nữa không.
Khoảng 10 h chúng tôi thấy có 3 xe bus chạy vào làng. Rất lạ. Những người trên xe khi bước xuống cũng lạ. Họ được một vài người dẫn đi dạo vô định trong làng. Nói chuyện với họ, thì được biết đấy là các cựu chiến binh và thương binh. Họ hỏi chúng tôi đấy là đâu. Sau khi nghe trả lời, họ nói: “Bảo đi họp tổng kết cuối năm mà cứ đi linh tinh thế này!”
Rút kinh nghiệm lần trước, họ xâm nhập ban đêm, lần này các lực lượng vũ trang đã xâm nhập ban ngày, phần lớn mang thường phục, chúng tôi chỉ trông thấy 1 sĩ quan mang quân hàm trung tá. Có cá nhân mang theo cả hành lý, quần áo. Có mấy xe chở chăn màn. Các xe chở nhân viên ra vào cũng bằng xe bus và các loại xe dân sự mang biển số xanh.
Trong làng hiện có tối thiểu 300 nhân viên công lực. Họ ngồi lỳ ở các quán tạp hoá, cư trú ở khu vực trường mẫu giáo, trường tiểu học và trong nhà các cán bộ xã thôn. Cũng có một số cứ lượng quanh khắp trong làng, ngoài làng. Không khí đường trong thôn ngoài làng khá tập nập trong chiều đông ảm đạm, rét buốt.
Giáo dân trong làng vẫn sinh họat bình thường. Các gia đình hầu hết chỉ còn người già, phụ nữ, trẻ em và các bệnh nhân. Họ chẳng có gì để mất cũng như chẳng có khả năng làm gì để phải sợ. Họ chỉ có nỗi đau thánh giá bị đập phá và xúc phạm.
Đêm qua Tu viện Nữ Truyền Tin ở Nghĩa Ải bị kiểm tra hộ khẩu và ban ngày bị làm việc. Tu viện MTG Đồng Chiêm đã bị đánh tiếng kiểm tra từ mấy hôm trước. Còn các nhà xứ Đồng Chiêm và Nghĩa Ải liệu đêm nay có được yên?
Theo phán đoán của chúng tôi, từ hôm nay có lẽ nhà cầm quyền muốn khống chế từng hộ gia đình để một lần nữa triệt phá thánh giá, ngăn chặn giáo dân đến Núi Thờ, ngăn chặn giáo hữu các nơi đến hiệp thông, thăm viếng và cầu nguyện.
Và lần này thì thánh giá có lẽ được khiêng về nhà thờ chứ không bị chặt ra từng khúc và đập nát như lần trước? Vì hôm nay có nhiều nhân viên an ninh xâm nhập vào nhà thờ Đồng Chiêm và gần trưa có một nhóm mang thường phục tự động qua mặt các cha xứ, xâm nhập nhà thờ, lên cung thánh khiến cha Phó xứ đã phải tỏ thái độ phản đối./.
Người Đồng Chiêm cùng lúc bị nhiều thức bạo lực tra tấn: Trên đầu là hệ thống loa phóng thanh ra rả suốt ngày tra tấn người dân. Loa nói kể từ ngày 6/1 thôn Đồng Chiêm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Thông báo cho biết UBND xã An Phú sẽ đặt 2 biển cấm ở khu vực đến Núi Thờ để “đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho các cháu”. “Nếu ai cản trở và có hành vi vi phạm khác sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Dưới đất, có sự hiện diện của các lực lượng vũ trang thông thường như dân phòng, cảnh sát, quân đội. Ngoài ra có một “Tổ Công tác đặc biệt”, khoảng 60 người mà phần lớn là người địa phương, được thành lập để tham gia khống chế giáo dân và tháo dỡ Thánh Giá bằng tre trên đỉnh Núi. Phần lớn thời gian chúng tôi thấy những người này tụ tập để đánh bài, chửi thề và uống rượu với nhau.
Cùng lúc, các nhân viên CA, quân đội, nhà báo, UBND, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội, “vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” như lệnh được triển khai. Nhiều người lạ mặt mang quân phục lần thường phục, xâm nhập Đồng Chiêm, nghênh ngang trong nhà ngoài ngõ khiến người dân có cảm giác như mình trở thành người ngoại quốc trên chính quê hương mình.
Ngày hôm nay 15/1 có khoảng 20 chuyến xe lớn bé ra vào, không kể các nhân viên tập kết bằng xe máy. Khoảng 8 h30 chúng tôi thấy chủ tịch huyện Mỹ Đức và đoàn tuỳ tùng vào nhà thờ và tu viện Mến Thánh Gía Đồng Chiêm. Không biết vị chủ tịch và các cán bộ có đi thị sát những chỗ nào nữa không.
Khoảng 10 h chúng tôi thấy có 3 xe bus chạy vào làng. Rất lạ. Những người trên xe khi bước xuống cũng lạ. Họ được một vài người dẫn đi dạo vô định trong làng. Nói chuyện với họ, thì được biết đấy là các cựu chiến binh và thương binh. Họ hỏi chúng tôi đấy là đâu. Sau khi nghe trả lời, họ nói: “Bảo đi họp tổng kết cuối năm mà cứ đi linh tinh thế này!”
Rút kinh nghiệm lần trước, họ xâm nhập ban đêm, lần này các lực lượng vũ trang đã xâm nhập ban ngày, phần lớn mang thường phục, chúng tôi chỉ trông thấy 1 sĩ quan mang quân hàm trung tá. Có cá nhân mang theo cả hành lý, quần áo. Có mấy xe chở chăn màn. Các xe chở nhân viên ra vào cũng bằng xe bus và các loại xe dân sự mang biển số xanh.
Trong làng hiện có tối thiểu 300 nhân viên công lực. Họ ngồi lỳ ở các quán tạp hoá, cư trú ở khu vực trường mẫu giáo, trường tiểu học và trong nhà các cán bộ xã thôn. Cũng có một số cứ lượng quanh khắp trong làng, ngoài làng. Không khí đường trong thôn ngoài làng khá tập nập trong chiều đông ảm đạm, rét buốt.
Giáo dân trong làng vẫn sinh họat bình thường. Các gia đình hầu hết chỉ còn người già, phụ nữ, trẻ em và các bệnh nhân. Họ chẳng có gì để mất cũng như chẳng có khả năng làm gì để phải sợ. Họ chỉ có nỗi đau thánh giá bị đập phá và xúc phạm.
Đêm qua Tu viện Nữ Truyền Tin ở Nghĩa Ải bị kiểm tra hộ khẩu và ban ngày bị làm việc. Tu viện MTG Đồng Chiêm đã bị đánh tiếng kiểm tra từ mấy hôm trước. Còn các nhà xứ Đồng Chiêm và Nghĩa Ải liệu đêm nay có được yên?
Theo phán đoán của chúng tôi, từ hôm nay có lẽ nhà cầm quyền muốn khống chế từng hộ gia đình để một lần nữa triệt phá thánh giá, ngăn chặn giáo dân đến Núi Thờ, ngăn chặn giáo hữu các nơi đến hiệp thông, thăm viếng và cầu nguyện.
Và lần này thì thánh giá có lẽ được khiêng về nhà thờ chứ không bị chặt ra từng khúc và đập nát như lần trước? Vì hôm nay có nhiều nhân viên an ninh xâm nhập vào nhà thờ Đồng Chiêm và gần trưa có một nhóm mang thường phục tự động qua mặt các cha xứ, xâm nhập nhà thờ, lên cung thánh khiến cha Phó xứ đã phải tỏ thái độ phản đối./.
Thánh lễ hiệp thông cầu nguyện của Cộng Đoàn giáo phận Vinh tại Hà Nội
J.B Lê Đình Nam
21:55 15/01/2010
HÀ NỘI - Ngay khi nghe tin anh J.B Nguyễn Hữu Vinh bị tấn công, đánh đập khiến anh bị trọng thương tại Đồng Chiêm vào chiều tối 12/01/2010, những anh chị em trong Cộng Đoàn Gp Vinh tại Hà Nội không khỏi bàng hoàng và đau xót cho người anh em trong cộng đoàn mình.
Thánh lễ hiệp thông cầu nguyện
Trong tâm tình hiệp thông chia sẻ với nỗi đau mà Đồng Chiêm và anh Vinh đang ghánh chịu, 19h ngày 14/01/2010 tại đền Giêrađô giáo xứ Thái Hà, cộng đoàn Gp Vinh tại Hà Nội đã cùng tham dự thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm, cầu nguyện cho anh J.B Nguyễn Hữu Vinh và gia đình anh được bình an, can đảm vượt qua thử thách, khó khăn.
Thánh lễ hiệp thông cầu nguyện
Trong tâm tình hiệp thông chia sẻ với nỗi đau mà Đồng Chiêm và anh Vinh đang ghánh chịu, 19h ngày 14/01/2010 tại đền Giêrađô giáo xứ Thái Hà, cộng đoàn Gp Vinh tại Hà Nội đã cùng tham dự thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm, cầu nguyện cho anh J.B Nguyễn Hữu Vinh và gia đình anh được bình an, can đảm vượt qua thử thách, khó khăn.
Văn Hóa
Mời theo dõi cuộc chơi xướng họa 15
LM Trăng Thập Tự
09:23 15/01/2010
MỜI THEO DÕI CUỘC CHƠI XƯỚNG HỌA - 15
CHIA SẺ
Hai tuần qua chúng tôi có kính chuyển một số bài thơ ngoài cuộc xướng họa. Có những vị rất hoan hỉ đón nhận nhưng cũng có vị bị mỏi mệt vì hộp thư email quá nhiều những thư ngoài ý muốn. Để vừa tránh gây gánh nặng cho các vị này vừa đáp ứng nhu cầu chia sẻ của các bạn thơ, chúng tôi xin giải quyết như sau:
- Các bài thơ sẽ được chuyển về Ban Biên Tập chuyên san Đồng Xanh Thơ: pmcaohuyhoang@gmail.com hoặc dongxanhtho@gmail.com
- Các bài văn xuôi sẽ được chuyển về Ban Biên Tập chuyên san Vườn Ô Liu: vuonoliu@gmail.com
Những bài nào đạt những tiêu chí tối thiểu sẽ được đăng lên chuyên san và giới thiệu đến lượng độc giả sẵn có, đông đảo hơn số tác giả tham gia xướng họa. Các Ban Biên Tập cũng sẽ trao đổi với quý tác giả, nếu cần.
Vị nào muốn nhận hai chuyên san này, xin liên hệ về hai điện chỉ trên.
Kính mong được sự thông cảm của tất cả.
BÀI XƯỚNG VÀ ĐỊA CHỈ
Bài xướng
SEN GIỮA LẦY
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
Trăng Thập Tự
Bài dự thi xin gởi cùng lúc về cả hai điện chỉ:
ttmvcssr@gmail.com và gopnhattho@yahoo.com
Muốn theo dõi chương trình đoan hứa khiết tịnh và tòan bộ các thông báo về cuộc thi từ đầu, có thể xem tại hai điện chỉ:
http://huongvedaihoidanchua.net/doanhuakhiettinh/3445.html
hoặc
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=subject&is=35
GIỚI THIỆU CÁC BÀI MỚI
316-350
Những tác giả có thứ tự bài là bội số của 25 được nhận coupon mua hàng trên mạng www.Fatimacompany.com, trị giá 200.000 VNĐ. Lần này là tác giả Thế Kiên Dominic, bài số 325 và tác giả Bùi Nghiệp, bài số 350
Xin lưu ý: Quí vị ở nước ngoài được tặng quà của Fatimacompany.com vui lòng cho một địa chỉ tại Việt Nam để nhận quà.
Muốn tìm hiểu thêm về “sản phẩm công giáo trực tuyến”, xin hỏi info@fatimacompany.com
Bài 316
CÓ MẸ TRONG ĐỜI
Thế trần tội luỵ ví bùn đen
Lặng lẽ thanh bần một nhánh sen
Mưa giập gió vùi sen vẫn thẳng
Thanh khiết vẹn tuyền đời đời khen.
Nữ Trinh vinh hiển nơi Thiên quốc
Cầu thay nguyện giúp kẻ mọn hèn.
Đôi lứa bên nhau cùng đoan hứa
Có Mẹ trong đời hết bon chen.
Mai Bảo Linh
tuyetmtg@yahoo.ca
Bài 317
MẸ NHÂN ĐỨC
Khiêm nhu phó thác giữa đêm đen
Khiết tịnh tin yêu tựa Đoá Sen
Ái Nữ trung thành bền chí đợi
Hoàng Thiên tín nghĩa vững tâm khen
Nghiêng trời hiến tặng Ngôi Con Thánh
Ngửa mặt trao dâng Vị Nữ hèn
Xứng bậc Mẫu Nghi giàu phúc đức
Đoàn con nối gót bước chân chen.
Mic. Cao Danh Viện
Bài 318
LỜI NGƯỜI LẦM LỠ
Sám hối con về hồn xác đen!
Cầu xin Đức Mẹ ngự toà sen
Nghiêng mình ngó xuống con sai lỗi
Ngước mắt trông lên Mẹ đáng khen
Quá khứ mê lầm tìm phú quý
Tương lai giác ngộ gặp yếu hèn
Về xin Mẹ Thánh ban ơn thánh
Dẫn lối con cùng bước đan chen
Mic. Cao Danh Viện
Bài 319
Trong bùn mà chẳng lấm bùn đen
Trắng, hồng rạng rỡ một đoá sen
Sắc ngọc trần gian hằng thán phục
Hương trời thượng giới vẫn ca khen
Đạo hiếu vẹn toàn lòng con thảo
Tình trung trọn nghĩa phận tôi hèn
Tục luỵ chẳng vương hồn thanh khiết
Gió về hương lại ngát đua chen
Trần Phương Nhã
Bài 320
Ai đã quay về thuở Eđen
Thanh khiết, yên bình tựa đóa sen
Một lời uy linh, Thiên Chúa phán
Muôn loài tác tạo, tiếng ca khen
Ngài thổi hơi thiêng - ơn Thần Khí
Con chọn bụi tro - kiếp mọn hèn
Ngàn năm Chúa vẫn còn mong đợi
Trần thế sao con vẫn đua chen
Trần Phương Nhã
Bài 321
Cuộc đời ai biết trắng hay đen
Nào dám đem mình sánh với sen
Chỉ ước gạn lòng dòng trong đục
Chẳng lo nhận được tiếng chê khen
Hoa mong vươn hướng trời cao rộng
Rễ chẳng quên ôm đất mọn hèn
Hương tâm e ấp còn phong nhuỵ
Giữa chốn bụi trần, chớ đua chen
Trần Phương Nhã
Bài 322
Anh hỡi giữa cuộc đời tối đen
Em vẫn mong mình giống đoá sen
Áo ngọc tinh tuyền trăm mắt ngắm
Hương trinh e ấp vạn người khen
Gìn giữ đá thô thành cao quý
Khinh khi vàng bạc hoá mọn hèn
Trăm năm bền vững lời son sắt
Dẫu rằng trần thế lắm bon chen
Trần Phương Nhã
Bài 323
Nếu có một lần nhuốm sắc đen
Bùn lầy vô ý lấm lên sen
Thế gian xin chớ lời khinh trọng
Nhân loại hãy đừng tiếng chê khen
Màu hoa còn thắm sau vết ố
Hương tâm còn ngát dẫu bụi hèn
Trắng, hồng vẫn giữ lời trinh bạch
Ngan ngát bên hồ nức hương chen
Trần Phương Nhã
Bài 324
TÌNH YÊU VÀ SỰ NGHIỆP
(Mến tặng những đôi tân hôn)
Từ thuở vào đời chẳng nhuốm đen,
Đôi ta trong trắng một màu sen…
Yêu chồng, thương vợ -tình cao quí.
Giữ ngọc gìn vàng -nghĩa đáng khen.
Sự nghiệp đạo đời, luôn phấn đấu,
Tương lai sớm muộn, chẳng nghèo hèn,
Gia đình tín hữu năng cầu nguyện,
Hạnh phúc trăm năm khỏi lấn chen…
Thế Kiên Dominic
Nguyễn văn Thọ 22/2 CMT8 Ph. 5 Tân Bình Th.Ph.H.C.Minh. Email: thekiendominic@gmail.com
Bài 325
HÔN NHÂN LÝ TƯỞNG
(Mến tặng giới trẻ Việt Namí)
Chân lý cho ta biết trắng đen.
Đen như bóng tối, trắng: màu sen.
Gìn vàng giữ ngọc, nên coi trọng,
Chung thủy sắt son, đáng thưởng khen.
Tỉnh thức, khôn ngoan, luôn vững mạnh,
Buông lơi, liều lĩnh, mãi ươn hèn.
Thành tâm, thiện chí, ta vui bước,
Mặc bọn đua đòi, họ đẩy chen…
Thế Kiên Dominic
thekiendominic@gmail.com
Bài 326
EVA – EVA…
Khơi dòng lịch sử thuở Ê-đen
Tổ mẫu Eva tựa đóa sen.
Cúi xuống bùn lầy tìm cảm giác
Ngước nhìn rắn độc ngẫm chê khen.
Đường về Núi Thánh chông chênh quá!
Trợ giúp cho con thoát kiếp hèn.
Sự Sống khơi nguồn từ Thập Giá
An Bình – Hạnh Phúc trổ đan chen…
K. Tâm
eulaliehanhhuong@gmail.com
Bài 327
SEN CỨU ĐỘ
Tình Trời gieo xuống giữa Ê-đen
Bông trắng lá xanh ngời đẹp Sen
Bông trắng kêu mời bông trắng hát
Lá xanh vẫy gọi lá xanh khen
Hát mừng Đấng quý ai trinh sạch
Khen chúc Người thương kẻ mọn hèn
Từ giữa lòng Sen muôn sắc thắm
Nhụy Vàng Cứu Độ nở bừng chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 328
TÌNH YÊU VÀ TỘI LỤY
(mến tặng các bạn trẻ tuyên hứa khiết tịnh trước hôn nhân)
Bởi đâu duyên kiếp nhuốm bùn đen
Đánh mất ơn Trời, mất sắc sen
Buông nghĩa, buông tình, buông lệnh chúc
Mất ơn, mất phúc, mất lời khen
Bởi ham ảo lạc, sa mưu đọa
Vì muốn phù hoan, vướng chước hèn
Tình thắm được ơn Trời thánh hóa
Mới mong tươi nở lá hoa chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 329
SEN GIỮA LẦY
Thanh thoát ô kìa, giữa lũng đen
Lưng trời thơm ngát đóa hoa Sen
Kinh ca muôn điệu kinh ca ngợi
Nhạc chúc vạn lời nhạc chúc khen
Ca ngợi Chúa Trời muôn vĩ đại
Chúc khen Tỳ Nữ bao khiêm hèn
Tình Thương gieo xuống đời hư lụy
Rạng rỡ lá hoa đua nở chen.
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 330
MẸ ĐẸP
Khởi từ lời hứa thuở Ê-đen
Cõi đất mọc lên một Đóa Sen
Lai láng ân thiêng, lai láng đức
Lẫy lừng phước cả, lẫy lừng khen
Hướng luôn hướng vọng trời cao quý
Vươn mãi vươn xa đất thấp hèn
Mẹ đẹp tuyệt vời, muôn diễm lệ
Con về bên Mẹ, bước chân chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 331
MẸ SAO SÁNG
Một Ngọn Đèn soi đêm tối đen
Chúa giương cao vút tại vườn sen
Lung linh rạng rỡ lung linh tỏa
Khấp khởi mừng vui khấp khởi khen
Rạng rỡ phúc thiêng tha phận tội
Mừng vui ân thánh phủ thân hèn
Ngước mắt nhìn lên Sao tỏa rạng
Đời con thoát khỏi lũng bon chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 332
MÙA CỨU ĐỘ
Tưởng đời xoay mãi kiếp bùn đen
Trời đoái thương ban một Nụ Sen
Dạ tạc dạ tôn vinh chúc tụng
Lòng ghi lòng cảm tạ khong khen
Tạ ơn Đấng Thánh Danh cao cả
Khen chúc Người khiêm phận mọn hèn
Từ ấy thế trần vang tiếng hát
Hoa mùa cứu độ nở đan chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 333
MẸ ĐẸP
Gần bùn chẳng vướng víu bùn đen
Bông trắng lá xanh, đẹp mãi sen
Vang tiếng hát mừng, vang tiếng chúc
Nức lời ca ngợi, nức lời khen
Lòng quy hướng hướng trời cao quý
Trí lãng xa xa đất thấp hèn
Mẹ đẹp tinh tuyền như suối mát
Là nguồn tươi nở lá hoa chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 334
MẸ NHÂN LOẠI
Đêm vắng mịt mùng, đêm tối đen
Bỗng vang lời hứa, một Tòa Sen
Ngàn dân mong mỏi ngàn dân đợi
Vạn quốc hát mừng, vạn quốc khen
Mong đợi Cứu Tinh, Người dũng mãnh
Chúc khen tỳ nữ, kẻ khiêm hèn
Mẹ đưa nhân loại vào vinh phúc
Ân thánh từ lòng Mẹ tràn chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 335
MẸ THÔNG ƠN THIÊN CHÚA
Tanh tưởi bùn đen, bùn đặc đen
Bùn không chạm được gót chân sen
Trung trinh khí tiết trung trinh gọi
Thầm lặng khiêm cung thầm lặng khen
Qua Mẹ, Trời ban Con Chí Thánh
Với Con, Chúa cứu kẻ phàm hèn
Tội khiên, Mẹ rỡ ràng vinh thắng
Thông chuyển ơn Trời, hoa nở chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 336
SEN GIỮA Ê-ĐEN
(Thể Liên Hoàn Thuận Nghịch Vận)
Thuận
Chen hoa chen lá bừng Ê-đen
Ngát tỏa hương trời ngát tỏa sen
Hèn kém lãng xa, hèn kém tránh
Khiết trinh gìn giữ, khiết trinh khen
Khen thân xác ngọc ngà trong trắng
Tránh trí tâm đen đủi yếu hèn
Sen hội trẩy vui mừng rạng rỡ
Ê-đen về bước rộn chân chen
Nghịch
Chen chân rộn bước về Ê-đen
Rỡ rạng mừng vui trẩy hội sen
Hèn yếu đủi đen tâm trí tránh
Trắng trong ngà ngọc xác thân khen
Khen trinh khiết, giữ gìn trinh khiết
Tránh kém hèn, xa lãng kém hèn
Sen tỏa ngát trời hương tỏa ngát
Ê-đen bừng lá chen hoa chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 337
SAO MAI
Lấp lánh trên cao giữa bóng đen
Sao Mai sáng tỏ ngỡ hoa sen
Kính mừng Đức Mẹ đầy Ơn phước
Cảm tạ Chúa Trời đáng ngợi khen
Năm tháng trần gian luôn có Mẹ
Phút giây cuộc sống cố không hèn
Xin thương chỉ dẫn đường thanh khiết
Dẫu có ngậm ngùi khi lệ chen
Trầm Thiên Thu
Bài 338
NHỚ Ê-ĐEN
Ngàn năm Văn Hiến nhớ Ê-đen
Cháu chắt Tiên Rồng, những đóa sen.
Nở thắm Quê Hương hình chữ S
Kiêu hùng dựng Nước lặng thầm khen.
Cầu cho tuổi trẻ luôn kiên vững
Tỏa sáng Niềm Tin chốn thấp hèn.
Chắp cánh đàn chim Âu “ Dũng Lạc”
Tung trời lộng gió mãi đan chen….
K. Tâm
eulaliehanhhuong@gmail.com
Bài 339
LEGIOMARIA với MẸ
Legio đầu bạc lẫn đầu đen,
Cùng Mẹ âm thầm dạo gót sen.
Bác ái viếng thăm, đâu muốn thưởng,
Yêu thương giúp đỡ, chẳng cần khen.
Dẫn đưa kẻ ngoại thân chìm nổi,
Cứu vớt người trong kiếp mọn hèn.
Con Mẹ khắp nơi trên thế giới,
Tấm lòng rộng mở chẳng bon chen.
Phaolô Nguyễn Phúc Nguyên
Bài 340
HÔN NHÂN THĂNG TIẾN
Tình yêu chân chính, sáng đêm đen.
Ân phúc tươi hồng tựa cánh sen.
Trong sáng êm đềm, trong sáng tỏa,
Dịu dàng quyến luuyến, dịu dàng khen.
Thủy chung tình nghĩa hằng cao quý.
Thăng tiến hôn nhân, chớ thấp hèn.
Chúa phán: Điều gì Ta kết hợp,
Loài người liên kết ! Chớ bon chen !
Jos. Nguyễn Van Quế, tự Hương Quê
Bài 341
MẸ LÀ GƯƠNG NHÂN ĐỨC
(Đường-luật thất ngôn bát cú thuận-nghịch-độc)
(bài đọc xuôi)
Mông-mênh nước đục khuấy bùn đen,
Toả ngát hương thơm vẫn thắm sen.
Bông thắm mãi, mà sao khẽ hỏi?
Phúc vinh đầy, thực quả thầm khen!
Trăng đêm sáng rực lòng trinh khiết,
Nội cỏ cung khiêm phận mọn hèn.
Trong trắng giữ gìn lo mãi mãi!
Mong gì nữa? bỏ dứt đua chen!
(bài đọc ngược)
Chen đua dứt bỏ, nữa gì mong?
Mãi mãi lo gìn giữ trắng trong!
Hèn mọn, phận khiêm cung cỏ nội,
Khiết trinh, lòng rực sáng đêm trăng.
Khen thầm quả thực đầy vinh phúc!
Hỏi khẽ sao mà mãi thắm bông?
Sen thắm vẫn thơm hương toả ngát,
Đen bùn khuấy đục nước mênh-mông.
Biển-Đức Đỗ Quang-Vinh
(Canada)
vinhdo33@yahoo.com
Bài 342
XUÂN VỀ
(nghịch vận)
Xuân về hoa cỏ nở đua chen.
Khắp chốn người sang cũng như hèn,
Xúng xính vui chơi ba ngày Tết.
Giàu, nghèo: Ai muốn để tiếng khen?
Trăm hoa đua nở nơi đầm đục.
Ngạt ngào hương sắc một đóa sen,
Nhụy vàng bông trắng sanh sành sạch,
Ở giữa bùn nhơ đén đèn đen.
Phạm Văn Tiên
pvtien@yahoo.com
Bài 343
ĐUA CHEN
Người là Ông Chủ vườn Ê đen….!!
Thiên chức cao vời Sen hỡi Sen…
Không phải lòng Người ưa chúc tụng
Có chăng dạ tớ thích ca khen
Ta xem thi phẩm ta còn thấp
Người thấy thơ văn tớ quá hèn
Bởi vậy Người làm thơ dẫn lối….
Tôi bùi ngùi lặng lẽ đua chen.
Paul Nguyễn Minh Thông
paulnguyenminhthong@yahoo.com
Bài 344
ĐÓN NHẬN BỆNH TẬT.
Bệnh hành vật vã giữa đêm đen
Thầm lặng lời cầu ước ngát sen
Nâng chén tân toan nâng chén chúc
Cử ly đắng đót cử ly khen
Thánh thiêng lòng Chúa đầy cao quý
Phàm tục ý con quá thấp hèn
Thập giá thường khi là thử thách
Đường lên núi Sọ hãy đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng.
suongoc5254@gmail.com
Bài 345
ĐOAN NGUYỀN....
Giáng sinh Con Chúa giữa đêm đen
Dĩnh ngộ, dễ thương một búp sen
Ngôi Hai gíáng thế là Con Mẹ
Thiên Thần mừng hát tiếng ngợi khen.
Bình an cho người trên dương thế,
Khiêm cung lòng Mẹ phận tớ hèn.
Trung trinh đoan hứa thề xin giữ,
Thuỷ chung vẹn sạch nỏ bon chen.
Mai Bảo Linh
tuyetmtg@yahoo.ca
Bài 346
CÓ MẸ TRONG ĐỜI
Thế trần tội luỵ ví bùn đen
Lặng lẽ thanh bần một nhánh sen
Mưa giập gió vùi sen vẫn thẳng
Thanh khiết vẹn tuyền đời đời khen.
Nữ Trinh vinh hiển nơi Thiên quốc
Cầu thay nguyện giúp kẻ mọn hèn.
Đôi lứa bên nhau cùng đoan hứa
Có Mẹ trong đời hết bon chen.
Thuỷ Dương
maria_thuynguyen@yahoo.com.vn
Bài 347
HẠNH PHÚC
(Tập danh)
Ngó bức tranh đời điểm trắng đen,
Nhiều trang hạnh thục nức hương sen.
Giữ gìn phong nhụy xa câu nịnh,
Ôm ấp đài gương lánh tiếng khen.
Lúc nụ còn xanh nên cẩn trọng,
Khi hoa đã thắm chớ buông hèn.
Hạt gieo đúng độ sinh cây tốt,
Trổ nở xum xuê búp - lá chen.
Bùi Nghiệp
peternghiep@yahoo.com
Bài 348
TÁM THƯƠNG
(Thủ nhất thanh)
Thương ai khí phách giữa bùn đen.
Thương sống thanh cao tựa kiếp sen.
Thương xác đoan trang không phỉnh nịnh,
Thương hồn khiết tịnh chẳng hoài khen.
Thương trai son sắt lời trang trọng,
Thương gái khiêm nhu tiếng mọn hèn.
Thương lứa đôi dìu nhau thệ hứa.
Thương cùng sánh bước tránh đua chen.
Bùi Nghiệp
peternghiep@yahoo.com
Bài 349
THÁC LOẠN
(Song điệp)
Năm năm tháng tháng chốn bùn đen,
Hụp hụp trồi trồi chẳng giống sen.
Trắng trắng hồng hồng ưa tiếng nịnh,
Xanh xanh đỏ đỏ thích câu khen.
Tô tô điểm điểm còn chi trọng?
Nhở nhở nham nham thật rất hèn!
Mốt mốt mai mai hoài dĩ vãng,
Buồn buồn tủi tủi trót bon chen.
Bùi Nghiệp
peternghiep@yahoo.com
Bài 350
NHẮN NHỦ
(thuận nghịch độc)
(Đọc xuôi)
Chen đâu lụy tục lấm bùn đen?
Ấp ủ tình son sắt nụ sen!
Hèn mọn nguyện xin: lòng dặn nhủ,
Khiết trinh mong đợi: dạ mừng khen.
Khen người hạnh đức - trai khuôn phép,
Mến kẻ nhu khiêm - gái mọn hèn.
Sen cánh thắm hồng đôi lứa đẹp,
Đen chàm chốn đấy lánh tranh chen!
(Đọc ngược)
Chen tranh lánh đấy chốn chàm đen!
Đẹp lứa đôi hồng thắm cánh sen.
Hèn mọn gái: khiêm nhu kẻ mến,
Phép khuôn trai: đức hạnh người khen.
Khen mừng dạ - đợi mong trinh khiết,
Nhủ dặn lòng - xin nguyện mọn hèn.
Sen nụ sắt son tình ấp ủ,
Đen bùn lấm tục lụy đâu chen!
Bùi Nghiệp
peternghiep@yahoo.com
CHIA SẺ
Hai tuần qua chúng tôi có kính chuyển một số bài thơ ngoài cuộc xướng họa. Có những vị rất hoan hỉ đón nhận nhưng cũng có vị bị mỏi mệt vì hộp thư email quá nhiều những thư ngoài ý muốn. Để vừa tránh gây gánh nặng cho các vị này vừa đáp ứng nhu cầu chia sẻ của các bạn thơ, chúng tôi xin giải quyết như sau:
- Các bài thơ sẽ được chuyển về Ban Biên Tập chuyên san Đồng Xanh Thơ: pmcaohuyhoang@gmail.com hoặc dongxanhtho@gmail.com
- Các bài văn xuôi sẽ được chuyển về Ban Biên Tập chuyên san Vườn Ô Liu: vuonoliu@gmail.com
Những bài nào đạt những tiêu chí tối thiểu sẽ được đăng lên chuyên san và giới thiệu đến lượng độc giả sẵn có, đông đảo hơn số tác giả tham gia xướng họa. Các Ban Biên Tập cũng sẽ trao đổi với quý tác giả, nếu cần.
Vị nào muốn nhận hai chuyên san này, xin liên hệ về hai điện chỉ trên.
Kính mong được sự thông cảm của tất cả.
BÀI XƯỚNG VÀ ĐỊA CHỈ
Bài xướng
SEN GIỮA LẦY
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
Trăng Thập Tự
Bài dự thi xin gởi cùng lúc về cả hai điện chỉ:
ttmvcssr@gmail.com và gopnhattho@yahoo.com
Muốn theo dõi chương trình đoan hứa khiết tịnh và tòan bộ các thông báo về cuộc thi từ đầu, có thể xem tại hai điện chỉ:
http://huongvedaihoidanchua.net/doanhuakhiettinh/3445.html
hoặc
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=subject&is=35
GIỚI THIỆU CÁC BÀI MỚI
316-350
Những tác giả có thứ tự bài là bội số của 25 được nhận coupon mua hàng trên mạng www.Fatimacompany.com, trị giá 200.000 VNĐ. Lần này là tác giả Thế Kiên Dominic, bài số 325 và tác giả Bùi Nghiệp, bài số 350
Xin lưu ý: Quí vị ở nước ngoài được tặng quà của Fatimacompany.com vui lòng cho một địa chỉ tại Việt Nam để nhận quà.
Muốn tìm hiểu thêm về “sản phẩm công giáo trực tuyến”, xin hỏi info@fatimacompany.com
Bài 316
CÓ MẸ TRONG ĐỜI
Thế trần tội luỵ ví bùn đen
Lặng lẽ thanh bần một nhánh sen
Mưa giập gió vùi sen vẫn thẳng
Thanh khiết vẹn tuyền đời đời khen.
Nữ Trinh vinh hiển nơi Thiên quốc
Cầu thay nguyện giúp kẻ mọn hèn.
Đôi lứa bên nhau cùng đoan hứa
Có Mẹ trong đời hết bon chen.
Mai Bảo Linh
tuyetmtg@yahoo.ca
Bài 317
MẸ NHÂN ĐỨC
Khiêm nhu phó thác giữa đêm đen
Khiết tịnh tin yêu tựa Đoá Sen
Ái Nữ trung thành bền chí đợi
Hoàng Thiên tín nghĩa vững tâm khen
Nghiêng trời hiến tặng Ngôi Con Thánh
Ngửa mặt trao dâng Vị Nữ hèn
Xứng bậc Mẫu Nghi giàu phúc đức
Đoàn con nối gót bước chân chen.
Mic. Cao Danh Viện
Bài 318
LỜI NGƯỜI LẦM LỠ
Sám hối con về hồn xác đen!
Cầu xin Đức Mẹ ngự toà sen
Nghiêng mình ngó xuống con sai lỗi
Ngước mắt trông lên Mẹ đáng khen
Quá khứ mê lầm tìm phú quý
Tương lai giác ngộ gặp yếu hèn
Về xin Mẹ Thánh ban ơn thánh
Dẫn lối con cùng bước đan chen
Mic. Cao Danh Viện
Bài 319
Trong bùn mà chẳng lấm bùn đen
Trắng, hồng rạng rỡ một đoá sen
Sắc ngọc trần gian hằng thán phục
Hương trời thượng giới vẫn ca khen
Đạo hiếu vẹn toàn lòng con thảo
Tình trung trọn nghĩa phận tôi hèn
Tục luỵ chẳng vương hồn thanh khiết
Gió về hương lại ngát đua chen
Trần Phương Nhã
Bài 320
Ai đã quay về thuở Eđen
Thanh khiết, yên bình tựa đóa sen
Một lời uy linh, Thiên Chúa phán
Muôn loài tác tạo, tiếng ca khen
Ngài thổi hơi thiêng - ơn Thần Khí
Con chọn bụi tro - kiếp mọn hèn
Ngàn năm Chúa vẫn còn mong đợi
Trần thế sao con vẫn đua chen
Trần Phương Nhã
Bài 321
Cuộc đời ai biết trắng hay đen
Nào dám đem mình sánh với sen
Chỉ ước gạn lòng dòng trong đục
Chẳng lo nhận được tiếng chê khen
Hoa mong vươn hướng trời cao rộng
Rễ chẳng quên ôm đất mọn hèn
Hương tâm e ấp còn phong nhuỵ
Giữa chốn bụi trần, chớ đua chen
Trần Phương Nhã
Bài 322
Anh hỡi giữa cuộc đời tối đen
Em vẫn mong mình giống đoá sen
Áo ngọc tinh tuyền trăm mắt ngắm
Hương trinh e ấp vạn người khen
Gìn giữ đá thô thành cao quý
Khinh khi vàng bạc hoá mọn hèn
Trăm năm bền vững lời son sắt
Dẫu rằng trần thế lắm bon chen
Trần Phương Nhã
Bài 323
Nếu có một lần nhuốm sắc đen
Bùn lầy vô ý lấm lên sen
Thế gian xin chớ lời khinh trọng
Nhân loại hãy đừng tiếng chê khen
Màu hoa còn thắm sau vết ố
Hương tâm còn ngát dẫu bụi hèn
Trắng, hồng vẫn giữ lời trinh bạch
Ngan ngát bên hồ nức hương chen
Trần Phương Nhã
Bài 324
TÌNH YÊU VÀ SỰ NGHIỆP
(Mến tặng những đôi tân hôn)
Từ thuở vào đời chẳng nhuốm đen,
Đôi ta trong trắng một màu sen…
Yêu chồng, thương vợ -tình cao quí.
Giữ ngọc gìn vàng -nghĩa đáng khen.
Sự nghiệp đạo đời, luôn phấn đấu,
Tương lai sớm muộn, chẳng nghèo hèn,
Gia đình tín hữu năng cầu nguyện,
Hạnh phúc trăm năm khỏi lấn chen…
Thế Kiên Dominic
Nguyễn văn Thọ 22/2 CMT8 Ph. 5 Tân Bình Th.Ph.H.C.Minh. Email: thekiendominic@gmail.com
Bài 325
HÔN NHÂN LÝ TƯỞNG
(Mến tặng giới trẻ Việt Namí)
Chân lý cho ta biết trắng đen.
Đen như bóng tối, trắng: màu sen.
Gìn vàng giữ ngọc, nên coi trọng,
Chung thủy sắt son, đáng thưởng khen.
Tỉnh thức, khôn ngoan, luôn vững mạnh,
Buông lơi, liều lĩnh, mãi ươn hèn.
Thành tâm, thiện chí, ta vui bước,
Mặc bọn đua đòi, họ đẩy chen…
Thế Kiên Dominic
thekiendominic@gmail.com
Bài 326
EVA – EVA…
Khơi dòng lịch sử thuở Ê-đen
Tổ mẫu Eva tựa đóa sen.
Cúi xuống bùn lầy tìm cảm giác
Ngước nhìn rắn độc ngẫm chê khen.
Đường về Núi Thánh chông chênh quá!
Trợ giúp cho con thoát kiếp hèn.
Sự Sống khơi nguồn từ Thập Giá
An Bình – Hạnh Phúc trổ đan chen…
K. Tâm
eulaliehanhhuong@gmail.com
Bài 327
SEN CỨU ĐỘ
Tình Trời gieo xuống giữa Ê-đen
Bông trắng lá xanh ngời đẹp Sen
Bông trắng kêu mời bông trắng hát
Lá xanh vẫy gọi lá xanh khen
Hát mừng Đấng quý ai trinh sạch
Khen chúc Người thương kẻ mọn hèn
Từ giữa lòng Sen muôn sắc thắm
Nhụy Vàng Cứu Độ nở bừng chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 328
TÌNH YÊU VÀ TỘI LỤY
(mến tặng các bạn trẻ tuyên hứa khiết tịnh trước hôn nhân)
Bởi đâu duyên kiếp nhuốm bùn đen
Đánh mất ơn Trời, mất sắc sen
Buông nghĩa, buông tình, buông lệnh chúc
Mất ơn, mất phúc, mất lời khen
Bởi ham ảo lạc, sa mưu đọa
Vì muốn phù hoan, vướng chước hèn
Tình thắm được ơn Trời thánh hóa
Mới mong tươi nở lá hoa chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 329
SEN GIỮA LẦY
Thanh thoát ô kìa, giữa lũng đen
Lưng trời thơm ngát đóa hoa Sen
Kinh ca muôn điệu kinh ca ngợi
Nhạc chúc vạn lời nhạc chúc khen
Ca ngợi Chúa Trời muôn vĩ đại
Chúc khen Tỳ Nữ bao khiêm hèn
Tình Thương gieo xuống đời hư lụy
Rạng rỡ lá hoa đua nở chen.
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 330
MẸ ĐẸP
Khởi từ lời hứa thuở Ê-đen
Cõi đất mọc lên một Đóa Sen
Lai láng ân thiêng, lai láng đức
Lẫy lừng phước cả, lẫy lừng khen
Hướng luôn hướng vọng trời cao quý
Vươn mãi vươn xa đất thấp hèn
Mẹ đẹp tuyệt vời, muôn diễm lệ
Con về bên Mẹ, bước chân chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 331
MẸ SAO SÁNG
Một Ngọn Đèn soi đêm tối đen
Chúa giương cao vút tại vườn sen
Lung linh rạng rỡ lung linh tỏa
Khấp khởi mừng vui khấp khởi khen
Rạng rỡ phúc thiêng tha phận tội
Mừng vui ân thánh phủ thân hèn
Ngước mắt nhìn lên Sao tỏa rạng
Đời con thoát khỏi lũng bon chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 332
MÙA CỨU ĐỘ
Tưởng đời xoay mãi kiếp bùn đen
Trời đoái thương ban một Nụ Sen
Dạ tạc dạ tôn vinh chúc tụng
Lòng ghi lòng cảm tạ khong khen
Tạ ơn Đấng Thánh Danh cao cả
Khen chúc Người khiêm phận mọn hèn
Từ ấy thế trần vang tiếng hát
Hoa mùa cứu độ nở đan chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 333
MẸ ĐẸP
Gần bùn chẳng vướng víu bùn đen
Bông trắng lá xanh, đẹp mãi sen
Vang tiếng hát mừng, vang tiếng chúc
Nức lời ca ngợi, nức lời khen
Lòng quy hướng hướng trời cao quý
Trí lãng xa xa đất thấp hèn
Mẹ đẹp tinh tuyền như suối mát
Là nguồn tươi nở lá hoa chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 334
MẸ NHÂN LOẠI
Đêm vắng mịt mùng, đêm tối đen
Bỗng vang lời hứa, một Tòa Sen
Ngàn dân mong mỏi ngàn dân đợi
Vạn quốc hát mừng, vạn quốc khen
Mong đợi Cứu Tinh, Người dũng mãnh
Chúc khen tỳ nữ, kẻ khiêm hèn
Mẹ đưa nhân loại vào vinh phúc
Ân thánh từ lòng Mẹ tràn chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 335
MẸ THÔNG ƠN THIÊN CHÚA
Tanh tưởi bùn đen, bùn đặc đen
Bùn không chạm được gót chân sen
Trung trinh khí tiết trung trinh gọi
Thầm lặng khiêm cung thầm lặng khen
Qua Mẹ, Trời ban Con Chí Thánh
Với Con, Chúa cứu kẻ phàm hèn
Tội khiên, Mẹ rỡ ràng vinh thắng
Thông chuyển ơn Trời, hoa nở chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 336
SEN GIỮA Ê-ĐEN
(Thể Liên Hoàn Thuận Nghịch Vận)
Thuận
Chen hoa chen lá bừng Ê-đen
Ngát tỏa hương trời ngát tỏa sen
Hèn kém lãng xa, hèn kém tránh
Khiết trinh gìn giữ, khiết trinh khen
Khen thân xác ngọc ngà trong trắng
Tránh trí tâm đen đủi yếu hèn
Sen hội trẩy vui mừng rạng rỡ
Ê-đen về bước rộn chân chen
Nghịch
Chen chân rộn bước về Ê-đen
Rỡ rạng mừng vui trẩy hội sen
Hèn yếu đủi đen tâm trí tránh
Trắng trong ngà ngọc xác thân khen
Khen trinh khiết, giữ gìn trinh khiết
Tránh kém hèn, xa lãng kém hèn
Sen tỏa ngát trời hương tỏa ngát
Ê-đen bừng lá chen hoa chen
Lưu Minh Gian
giaansj@yahoo.com
Bài 337
SAO MAI
Lấp lánh trên cao giữa bóng đen
Sao Mai sáng tỏ ngỡ hoa sen
Kính mừng Đức Mẹ đầy Ơn phước
Cảm tạ Chúa Trời đáng ngợi khen
Năm tháng trần gian luôn có Mẹ
Phút giây cuộc sống cố không hèn
Xin thương chỉ dẫn đường thanh khiết
Dẫu có ngậm ngùi khi lệ chen
Trầm Thiên Thu
Bài 338
NHỚ Ê-ĐEN
Ngàn năm Văn Hiến nhớ Ê-đen
Cháu chắt Tiên Rồng, những đóa sen.
Nở thắm Quê Hương hình chữ S
Kiêu hùng dựng Nước lặng thầm khen.
Cầu cho tuổi trẻ luôn kiên vững
Tỏa sáng Niềm Tin chốn thấp hèn.
Chắp cánh đàn chim Âu “ Dũng Lạc”
Tung trời lộng gió mãi đan chen….
K. Tâm
eulaliehanhhuong@gmail.com
Bài 339
LEGIOMARIA với MẸ
Legio đầu bạc lẫn đầu đen,
Cùng Mẹ âm thầm dạo gót sen.
Bác ái viếng thăm, đâu muốn thưởng,
Yêu thương giúp đỡ, chẳng cần khen.
Dẫn đưa kẻ ngoại thân chìm nổi,
Cứu vớt người trong kiếp mọn hèn.
Con Mẹ khắp nơi trên thế giới,
Tấm lòng rộng mở chẳng bon chen.
Phaolô Nguyễn Phúc Nguyên
Bài 340
HÔN NHÂN THĂNG TIẾN
Tình yêu chân chính, sáng đêm đen.
Ân phúc tươi hồng tựa cánh sen.
Trong sáng êm đềm, trong sáng tỏa,
Dịu dàng quyến luuyến, dịu dàng khen.
Thủy chung tình nghĩa hằng cao quý.
Thăng tiến hôn nhân, chớ thấp hèn.
Chúa phán: Điều gì Ta kết hợp,
Loài người liên kết ! Chớ bon chen !
Jos. Nguyễn Van Quế, tự Hương Quê
Bài 341
MẸ LÀ GƯƠNG NHÂN ĐỨC
(Đường-luật thất ngôn bát cú thuận-nghịch-độc)
(bài đọc xuôi)
Mông-mênh nước đục khuấy bùn đen,
Toả ngát hương thơm vẫn thắm sen.
Bông thắm mãi, mà sao khẽ hỏi?
Phúc vinh đầy, thực quả thầm khen!
Trăng đêm sáng rực lòng trinh khiết,
Nội cỏ cung khiêm phận mọn hèn.
Trong trắng giữ gìn lo mãi mãi!
Mong gì nữa? bỏ dứt đua chen!
(bài đọc ngược)
Chen đua dứt bỏ, nữa gì mong?
Mãi mãi lo gìn giữ trắng trong!
Hèn mọn, phận khiêm cung cỏ nội,
Khiết trinh, lòng rực sáng đêm trăng.
Khen thầm quả thực đầy vinh phúc!
Hỏi khẽ sao mà mãi thắm bông?
Sen thắm vẫn thơm hương toả ngát,
Đen bùn khuấy đục nước mênh-mông.
Biển-Đức Đỗ Quang-Vinh
(Canada)
vinhdo33@yahoo.com
Bài 342
XUÂN VỀ
(nghịch vận)
Xuân về hoa cỏ nở đua chen.
Khắp chốn người sang cũng như hèn,
Xúng xính vui chơi ba ngày Tết.
Giàu, nghèo: Ai muốn để tiếng khen?
Trăm hoa đua nở nơi đầm đục.
Ngạt ngào hương sắc một đóa sen,
Nhụy vàng bông trắng sanh sành sạch,
Ở giữa bùn nhơ đén đèn đen.
Phạm Văn Tiên
pvtien@yahoo.com
Bài 343
ĐUA CHEN
Người là Ông Chủ vườn Ê đen….!!
Thiên chức cao vời Sen hỡi Sen…
Không phải lòng Người ưa chúc tụng
Có chăng dạ tớ thích ca khen
Ta xem thi phẩm ta còn thấp
Người thấy thơ văn tớ quá hèn
Bởi vậy Người làm thơ dẫn lối….
Tôi bùi ngùi lặng lẽ đua chen.
Paul Nguyễn Minh Thông
paulnguyenminhthong@yahoo.com
Bài 344
ĐÓN NHẬN BỆNH TẬT.
Bệnh hành vật vã giữa đêm đen
Thầm lặng lời cầu ước ngát sen
Nâng chén tân toan nâng chén chúc
Cử ly đắng đót cử ly khen
Thánh thiêng lòng Chúa đầy cao quý
Phàm tục ý con quá thấp hèn
Thập giá thường khi là thử thách
Đường lên núi Sọ hãy đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng.
suongoc5254@gmail.com
Bài 345
ĐOAN NGUYỀN....
Giáng sinh Con Chúa giữa đêm đen
Dĩnh ngộ, dễ thương một búp sen
Ngôi Hai gíáng thế là Con Mẹ
Thiên Thần mừng hát tiếng ngợi khen.
Bình an cho người trên dương thế,
Khiêm cung lòng Mẹ phận tớ hèn.
Trung trinh đoan hứa thề xin giữ,
Thuỷ chung vẹn sạch nỏ bon chen.
Mai Bảo Linh
tuyetmtg@yahoo.ca
Bài 346
CÓ MẸ TRONG ĐỜI
Thế trần tội luỵ ví bùn đen
Lặng lẽ thanh bần một nhánh sen
Mưa giập gió vùi sen vẫn thẳng
Thanh khiết vẹn tuyền đời đời khen.
Nữ Trinh vinh hiển nơi Thiên quốc
Cầu thay nguyện giúp kẻ mọn hèn.
Đôi lứa bên nhau cùng đoan hứa
Có Mẹ trong đời hết bon chen.
Thuỷ Dương
maria_thuynguyen@yahoo.com.vn
Bài 347
HẠNH PHÚC
(Tập danh)
Ngó bức tranh đời điểm trắng đen,
Nhiều trang hạnh thục nức hương sen.
Giữ gìn phong nhụy xa câu nịnh,
Ôm ấp đài gương lánh tiếng khen.
Lúc nụ còn xanh nên cẩn trọng,
Khi hoa đã thắm chớ buông hèn.
Hạt gieo đúng độ sinh cây tốt,
Trổ nở xum xuê búp - lá chen.
Bùi Nghiệp
peternghiep@yahoo.com
Bài 348
TÁM THƯƠNG
(Thủ nhất thanh)
Thương ai khí phách giữa bùn đen.
Thương sống thanh cao tựa kiếp sen.
Thương xác đoan trang không phỉnh nịnh,
Thương hồn khiết tịnh chẳng hoài khen.
Thương trai son sắt lời trang trọng,
Thương gái khiêm nhu tiếng mọn hèn.
Thương lứa đôi dìu nhau thệ hứa.
Thương cùng sánh bước tránh đua chen.
Bùi Nghiệp
peternghiep@yahoo.com
Bài 349
THÁC LOẠN
(Song điệp)
Năm năm tháng tháng chốn bùn đen,
Hụp hụp trồi trồi chẳng giống sen.
Trắng trắng hồng hồng ưa tiếng nịnh,
Xanh xanh đỏ đỏ thích câu khen.
Tô tô điểm điểm còn chi trọng?
Nhở nhở nham nham thật rất hèn!
Mốt mốt mai mai hoài dĩ vãng,
Buồn buồn tủi tủi trót bon chen.
Bùi Nghiệp
peternghiep@yahoo.com
Bài 350
NHẮN NHỦ
(thuận nghịch độc)
(Đọc xuôi)
Chen đâu lụy tục lấm bùn đen?
Ấp ủ tình son sắt nụ sen!
Hèn mọn nguyện xin: lòng dặn nhủ,
Khiết trinh mong đợi: dạ mừng khen.
Khen người hạnh đức - trai khuôn phép,
Mến kẻ nhu khiêm - gái mọn hèn.
Sen cánh thắm hồng đôi lứa đẹp,
Đen chàm chốn đấy lánh tranh chen!
(Đọc ngược)
Chen tranh lánh đấy chốn chàm đen!
Đẹp lứa đôi hồng thắm cánh sen.
Hèn mọn gái: khiêm nhu kẻ mến,
Phép khuôn trai: đức hạnh người khen.
Khen mừng dạ - đợi mong trinh khiết,
Nhủ dặn lòng - xin nguyện mọn hèn.
Sen nụ sắt son tình ấp ủ,
Đen bùn lấm tục lụy đâu chen!
Bùi Nghiệp
peternghiep@yahoo.com
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bến Đợi
Nguyễn Đăng Khoa
23:13 15/01/2010
BẾN ĐỢI
Ảnh của Nguyễn Đăng Khoa (Giáo phận Vinh, Việt Nam)
Hôm nay trời lững lơ trời
Dòng sông ánh sáng sẽ trôi hoa vàng
Tôi ngồi ở bến Hàng Giang
Khóc thôi mây nước bàng hoàng suốt đêm.
(Trích thơ Hàn Mặc Tử)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Vessels, Sacred – Vulgate
Nguyễn Trọng Đa
17:53 15/01/2010
Vessels, Sacred
Đồ thánh. Các đồ dùng và bình đựng được dùng trong phụng vụ. Trong nghi lễ Latinh đó là chén thánh, đĩa thánh, bình đựng Mình thánh, hộp Mình thánh, tráp nhỏ, mặt nguyệt, mặt nhật, - là các thứ trực tiếp tiếp xúc với Thánh Thể. Các vật dụng khác được dùng trong phụng vụ là bình đựng rượu, thau rửa tay, lư hương, tàu hương và que rảy nước thánh.
Vestibule
Tiền đình, tiền sảnh. Nguyên thuỷ là lối vào sân trong và sau này ám chỉ bất cứ lối đi vào một nơi nào đó. Hiện nay, tiền đình thường ám chỉ phòng đợi của nhà thờ, nằm giữa các cửa ngoài và phần chính thức của nhà thờ. Trong các nhà thờ Công Giáo, tiền đình là tương đối rộng rãi, tùy thuộc vào kích thước nhà thờ, là nơi để sách hay giá sách, bảng thông tin, thường đặt bình nước thánh, và các yết thị nhằm thông tri cho các tín hữu biết những điều phải làm trước hoặc sau khi tham dự các nghi lễ, hay các việc đạo đức riêng trước Thánh thể tại nhà thờ.
Vestments
Lễ phục, phẩm phục. Là các loại lễ phục riêng của hàng giáo sĩ theo quy định của Giáo hội khi cử hành Thánh lễ, ban bí tích, rước kiệu, ban phép lành, và nói chung khi thi hành nhiệm vụ linh mục một cách chính thức. Việc mặc phẩm phục bắt nguồn từ việc ông Aaron mặc lễ phục khi thi hành chức tư tế. Trong Giáo hội Công Giáo, ngay cả dưới thời hang Toại Đạo, khi các Giám mục và Linh mục cử hành phụng vụ, các ngài mặc trang phục đặc biệt, nếu không nói là luôn luôn khác biệt. Khi Giáo hội được tự do và xuất hiện công khai, các lễ phục phụng vụ thường được dùng để phân biệt với thường phục.
Vestry
Phòng áo, phòng thánh, phòng sinh hoạt giáo xứ. Một hay nhiều căn phòng phía trước nhà thờ được dành làm nơi để đồ thánh và phẩm phục, và là nơi các linh mục và các thừa tác viên giúp lễ mặc lễ phục. Đó cũng là nơi thường tổ chức các buổi họp của giáo xứ. Trong Anh giáo và Anh giáo ở Mỹ, vestry có nghĩa là hội đồng giáo dân đảm trách các công việc trần thế của giáo xứ. Trong truyền thống Công giáo, phòng áo thường được gọi là phòng thánh.
Veto, Royal
Quyền phủ quyết hoàng gia. Quyền mà một số nhà cầm quyền yêu sách trong việc loại bỏ ứng viên được chỉ định đảm nhận toà giám mục công giáo, mà chính quyền dân sự nhận thấy là không thể chấp nhận được. Trên nguyên tắc, Toà Thánh không bao giờ thừa nhận quyền này, nhưng hơn một lần Toà Thánh đã cho phép sử dụng quyền phủ quyết để tránh điều xấu tệ hại hơn.
Vexilla Regis
Bài thánh thi Vexilla Regis (Cờ Vua cả). Đây là bài thánh thi “Cờ Vua Cả tung bay phất phới” được hát trong giờ Kinh Chiều từ Chúa Nhật Lễ Lá đến thứ Năm Tuần Thánh, và vào lễ Suy Tôn Thánh Giá (hay Thánh Giá Khải Hoàn, ngày 14-9). Trước đây, thánh thi này cũng được hát trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh, khi kiệu Mình Thánh Chúa từ nhà tạm sang bàn thờ chính, và trong giờ kinh chiều ngày lễ Tìm Thấy Thánh Giá (ngày 3-5), mà nay không còn nữa. Bài thánh thi này do Venantius Fortunatus (530-609) sáng tác, và ít nhất có 40 bản dịch khác nhau bằng tiếng Anh.
V.F., Vic. For.
V.F., Vic. For., Vicarius Foraneus--Cha quản hạt, cha hạt trưởng.
Vg
Vg, Vulgate, Bản dịch Kinh Thánh Vulgate, Bản Kinh Thánh phổ thông bằng tiếng Latinh.
V.G.
V.G., Vicarius Generalis - Linh Mục Tổng Đại diện, Cha Chánh Địa phận, Linh Mục Tổng Quản.
Vice
Tật xấu. Là thói quen luân lý xấu. Nói cách kỹ thuật, tật xấu là một xu hướng mạnh về phạm tội trọng do đã thường xuyên lặp đi lặp lại cùng một hành vi xấu. Các đặc tính của tật xấu là tự phát, dễ dàng và hứng thú khi làm điều sai về luân lý. (Từ nguyên Latinh vitium, bất cứ lọai khuyết tật nào.)
Vicegerent
Vị đại diện. Là một giám mục phụ tá được bổ nhiệm để làm trợ lý cho Hồng y giám quản của Giáo phận Roma. Ngài được Đức Giáo hòang bổ nhiệm với quyền hành ngang hàng với Hồng y giám quản, về quyền tài phán và trong các nghi lễ của Giám mục. Đức Giáo hòang Piô X (trị vì 1902-14) tuyên bố chức vụ này bị hủy bỏ khi chức này bị trống ngôi trong triều đại giáo hòang của Ngài. (Từ nguyên Latinh vicis, thay thế + gerens, hành xử.)
Victim
Lễ phẩm, lễ vật, vật hy tế, vật hy sinh. Là một sinh vật được tế lễ cho Chúa. Việc hiến tế bao hàm rằng vật hy sinh được dâng thật sự hay một cách tương đương lên Chúa, như một cử chỉ tôn thờ hay đền tội. Giết chết vật hy sinh gọi là sát tế; tự nguyện nộp vật hy sinh gọi là hiến dâng hay hiến vật. Các yếu tố này gom chung gọi là hy lễ.
Victim Soul
Linh hồn nạn nhân. Là một người được Chúa chọn cách đặc biệt để chịu đau khổ nhiều hơn hầu hết các người khác trong khi còn sống, và người này rộng lòng chấp nhận sự đau khổ trong sự kết hiệp với Chúa Cứu Thế, và noi theo gương cuộc Khổ Nạn và Cái chết của Chúa Kitô. Động cơ của một linh hồn nạn nhân là lòng yêu mến lớn lao đối với Chúa, và ước muốn đền bù tội lỗi của nhân lọai.
Victorines
Kinh sĩ đan viện thánh Victor. Là các kinh sĩ Dòng của đan viện cổ xưa thánh Victor tại Paris, Pháp. Được William ở Champeaux thành lập năm 1113, đan viện này bị xóa sổ trong cuộc Cách mạng Pháp. Đan viện nổi tiếng vì trong đó có nhiều học giả, nhà thần bí và nhà thơ, như Hugh của thánh Victor (1096-1141), Richard của thánh Victor (qua đời năm 1173) và Walter của thánh Victor (qua đời sau năm 1180).
Vid
Vid, vidua--Bà Goá, góa phụ.
Vidi Aquam
Thánh ca Vidi Aquam, “Tôi đã thấy nước”. Là thánh ca “Tôi đã thấy nước”, hát như một điệp ca trong mùa Phục sinh thay thế cho thánh ca Rảy nước thánh Asperges (“Xin rảy nước”). Các chữ mở đầu là dựa vào Ê-dê-ki-en (Ed) 47; câu này là Tv 117:1 (bản Phổ thông Vulgate).
Vigil
Vọng, lễ vọng, ngày áp lễ. Là ngày hoặc đêm trước một ngày lễ nổi bật hoặc lễ trọng. Đó là ngày chuẩn bị cho ngày hôm sau, với giờ kinh và lời nguyện đặc biệt, trước đây còn có việc giữ chay nữa, để kính nhớ một mầu nhiệm hoặc vị thánh được mừng vào ngày đó. Ngày nay, Giáo hội chỉ còn giữ các ngày lễ vọng long trọng cho Lễ Chúa Giáng Sinh, lễ Phục Sinh và lễ Hiện Xuống. Mặc dầu số các ngày lễ vọng đã được giảm kể từ Công đồng chung Vatican II, Giáo hội muốn khái niệm lễ vọng vẫn sống động trong tâm trí các tín hữu. Do đó “thật thích đáng khi việc đọc Lời Chúa trong ngày vọng các lễ lớn, một số ngày trong tuần của mùa Chay và mùa Vọng, ngày chủ nhật và ngày chính lễ, cũng có một cấu trúc như phụng vụ Lời Chúa trong Thánh lễ" (Inter Oecumenici, 1964, 38). (Từ nguyên Latinh vigilia, từ chữ vigil, tỉnh táo.)
Vigil Light
Đèn nến canh thức. Là ngọn nến được giữ sáng tại một đền thánh hoặc trước một ảnh thánh, thường kết thành một chùm nến giống nhau, và được các tín hữu thắp sáng lên như một hành vi đạo đức tôn kính.
Vincentian Canon
Chuẩn tắc Vinh Sơn. Là chuẩn tắc ba mặt của tính chính thống Công giáo được thánh Vinh sơn thành Lérins (400-50) diễn tả trong hai bản ghi nhớ của ngài (Comonitoria): “Phải quan tâm đặc biệt để đức tin Công giáo chính thống được tin ở khắp nơi [ubique], luôn mãi [semper], và bởi mọi người [ab omnibus].” Qua chuẩn tắc ba mặt này là truyền bá, bền vững và phổ quát, Kitô hữu có thể phân biệt chân lý tôn giáo với sự sai lầm.
Vincentians
Tu sĩ Tu hội Vinh Sơn. Là thành viên của Tu hội Truyền giáo do thánh Vinh Sơn Phaolô thành lập năm 1625. Còn gọi là Dòng Lazarist, lấy tên của Quảng trường thánh Lazare, nơi đặt trụ sở Tu hội ở Paris, Pháp. Công tác ban đầu của Tu hội là rao giảng các hạt truyền giáo và hướng dẫn tĩnh tâm. Nhiều chủng viện được thiết lập sau đó. Tu sĩ tạo nên một tu hội có đời sống chung. Họ là các linh mục giáo phận sống chung có lời khấn Dòng. Công tác tông đồ hiện nay của họ là truyền giáo, dạy chủng viện, linh hướng cho Tu hội Nữ tử Bác ái, giáo dục và thực hiện linh thao cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân.
Vincible Ignorance
Vô tri khả triệt. Là sự thiếu hiểu biết mà vì đó một người phải chịu trách nhiệm về luân lý. Đây là sự vô tri có tội, bởi vì nó có thể xóa bỏ được, nếu người ấy dùng sự cần cù siêng năng đủ. Một người được cho là vô tri đơn giản (nhưng có tội) nếu người ấy không cố gắng đủ để học điều cần nên biết; sự có tội tùy thuộc vào nỗ lực của người ấy để xóa bỏ sự vô tri của mình. Một người được cho là vô tri dại dột khi sự thiếu hiểu biết là không được trực tiếp mong muốn, nhưng đúng hơn là do sự lơ là hoặc lười biếng của mình; kết quả là tội giảm nhẹ hơn, nhưng trong các vấn đề nghiêm trọng người ấy vẫn chịu trách nhiệm nặng. Còn một người giả vờ vô tri khi người ấy cố ý cổ vũ nó, nhằm không bị cấm trong điều người ấy muốn làm; sự vô tri này là sai trầm trọng khi nó liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng. (Từ nguyên Latinh vincibilis, dễ vượt thắng; ignorantia, thiếu hiểu biết, thiếu thông tin.)
Vindication
Biện hộ, bào chữa, báo oán. Là việc bảo vệ một quyền hoặc một yêu sách, nhất là bởi công quyền, dù là giáo quyền hay dân quyền. Là một hình thức công bằng, sự báo óan của một người áp đặt một sự trừng phạt hoặc đòi bồi thường do sai lầm đã làm cho người ấy. (Từ nguyên Latinh vindicare, yêu sách, bảo vệ, trả thù; từ chữ vindex, người bảo vệ, người báo thù.)
Viol
Viol, Violaceus—màu tím.
Violation
Vi phạm, xâm phạm. Là sự báng bổ sự gì là thánh. Một nhà thờ bị xâm phạm bằng tội giết người trong đó, một tội ác đổ máu trong đó, tư cách vô đạo đức và xấu xa trong đó, và (trong Giáo luật năm 1918) việc chôn cất một người ngọai giáo hoặc người bị vạ tuyệt thông khét tiếng trong đó. Các thi thể và huyệt mộ bị xâm phạm bằng cách lấy cắp thi thể hoặc đưa vào một mục đích xấu xa nào đó. (Từ nguyên Latinh violare, từ chữ vis, sức lực.)
Violence
Bạo lực, cưỡng bức, hành hung. Là dùng sức mạnh thể lý hay tâm lý để buộc một người phải hành động ngược lại sự chọn lựa của người ấy, hoặc chống lại một xu hướng chọn lựa trong cách nào đó. Sự cưỡng bức có thể là tuyệt đối hay là tương đối. Cưỡng bức tuyệt đối đòi hỏi sự kháng cự bằng mọi cách có thể được. Nó tiêu diệt ý chí tự do, và mọi sự quy trách cho hành động ấy là gán cho người xâm phạm, nếu người ấy hành động với đầy đủ tự do của ý chí. Nếu nạn nhân không phản ứng với mọi sự kháng cự bề ngòai có thể được, hoặc với sự kháng cự bề ngòai nhưng bề trong lại đồng ý với hành động của người kia đối với mình, thì cưỡng bức ấy gọi là tương đối. Tự do của ý chí không bị tước đi, nhưng bị giảm theo tỉ lệ sự đồng ý hoặc sự ghê tởm trong tâm trí của nạn nhân.
Virginity
Trinh khiết, đồng trinh, trinh tiết, trong sạch. Là tình trạng giữ vẹn toàn thân xác của người nam hay người nữ. Sự vẹn toàn này có thể là về thể lý hay luân lý, và trong thực tế hay trong ý hướng. Trong sạch thể xác đôi khi được định nghĩa như là không có cảm giác nhục dục tội lỗi nào. Nhưng theo nghĩa hẹp, một người là trong sạch thể xác khi không có quan hệ tình dục với người khác phái. Trong sạch luân lý có nghĩa là vắng mọi sự đồng ý với khoái lạc tính dục; nói theo nghĩa hẹp, là không chiều theo khóai lạc tính dục với người khác phái, cả trong tư tưởng. Trong sạch trong thực tế là khi de facto một người đã không tìm hưởng khoái lạc tính dục trong quá khứ; trong sạch trong ý hướng là khi một người có ý định không bao giờ hưởng khoái lạc ấy, theo các phân biệt trên đây. (Từ nguyên Latinh virgo, còn trinh, còn tân.)
Virginity, Virtue Of
Nhân đức trong sạch, nhân đức trinh tiết. Là nhân đức khác với nhân đức khiết tịnh do sự xuất sắc đặc biệt của nó. Khiết tịnh hạn chế sự thỏa mãn của ham muốn tình dục, trong khi nhân đức trong sạch lọai trừ hòan tòan ham muốn tình dục.
Virgins, Consecration Of
Hiến thánh trinh nữ. Là sự cung hiến long trọng một người nữ cho đức trinh tiết suốt đời. Tập tục này có từ thời các thánh Tông đồ, với nghi thức chính thức cho việc hiến thánh trinh nữ được đặt ra vào khỏang năm 500. Năm 1970, Đức Giáo hoàng Phaolô VI duyệt lại nghi thức, qua đó các phụ nữ hiến thánh trinh tiết của mình “cho Chúa Kitô và mọi anh chị em”, mà không cần trở nên thành viên của một Tu hội nào cả.
Virtual Intention
Ý định tiềm tàng. Là ý định đã từng một lần thực hiện và tiếp tục ảnh hưởng hành vi đang làm hiện giờ. Nhưng ý định này không hiện diện trong ý thức của người ấy lúc thực thi hành vi. Loại ý định này là đủ cho hành vi con người trở nên cố ý, và do đó người ấy chịu trách nhiệm về luân lý. (Từ nguyên Latinh virtualis, từ chữ virtus, khả năng, hiệu quả.)
Virtue
Nhân đức. Là một tập quán tốt giúp một người hành động theo lý trí đúng được đức tin soi sáng. Còn gọi là một tập quán tác động tốt, nhân đức làm cho người ấy trở nên người tốt và các hành vi của người ấy cũng nên tốt. (Từ nguyên Latinh virtus, dũng khí, sức mạnh cá tính, nam tính.)
Virtues
Dũng thần. Là các thiên thần trong đạo binh thứ hai thuộc bậc thứ hai của thiên thần, hay bậc trung gian của thiên thần. Các ngài được Chúa sai đi thực hiện các việc vĩ đại hay phép lạ phi thường.
Visibility
Hữu hình, có thể thấy rõ. Là phẩm tính của Giáo hội, nhờ đó Giáo hội xuất hiện ra ngoài và có thể được nhận biết bằng các giác quan. Có hai loại hữu hình được phân biệt. Giáo hội là hữu hình về bề ngoài, trong nghĩa rằng các thành phần của Giáo hội có thể được nhận dạng là các Kitô hữu Công giáo. Giáo hội còn là hữu hình về mô thức trong việc sở hữu một số đặc tính thể lý, nhất là sự tuyên xưng đức tin, sự thực thi nghi thức qui định, vâng lời các luật có thể nhận biết dưới quyền hàng giáo phẩm có thẩm quyền.
Visitandines
Dòng Đức Mẹ Đi Viếng. Dòng này được thánh Phanxicô thành Sales và thánh Jane Frances de Chantal thành lập năm 1610. Dòng được lập cho các phụ nữ muốn sống đời chiêm niệm, nhưng ít khắc khổ hơn so với nữ tu các Dòng trước đó, nhấn mạnh đức khiêm nhường, nhu mì, và bác ái với chị em. Lúc ban đầu các nữ tu có lời khấn đơn, sau đó Dòng trở nên một Dòng với nội cấm nghiêm từ năm 1618, và do đó được Đức Giáo hòang Phaolô V phê chuẩn. Các tu viện là tương đối độc lập. Nữ tu nổi tiếng nhất của Dòng Đức Mẹ Đi Viếng là thánh nữ Margaret Maria Alacoque, và các mặc khải tư của Chúa cho nữ tu này giúp cổ vũ việc sùng kính Thánh Tâm. Có nhiều nhóm Nữ tu Đức Mẹ Đi Viếng, trong đó có một cộng đoàn nữ tu Nhật ở Yokohama.
Visitation, Canonical
Kinh lược. Là sự thẩm xét chính thức của các bề trên trong Giáo hội đối với các tu sĩ, cộng đòan, học hiệu, hoặc lãnh địa, liên quan đến các vấn đề đức tin, việc thờ phượng, luân lý hoặc kỷ luật Giáo hội. Các cuộc kinh lược có thể là bình thường hoặc ngọai thường, và phải được Tòa thánh, đấng bản quyền địa phương, hoặc tổng quyền (bề trên cả, tổng phục vụ) của các Hội Dòng cho phép.
Visitation, Feast Of The
Lễ Đức Mẹ Đi Viếng. Là lễ kính nhớ Đức Mẹ Maria đi viếng người chị họ, thánh Elizabeth. Lễ này được mừng lần đầu tiên bởi Dòng Phanxicô vào năm 1263 theo sáng kiến của thánh Bonaventure. Trong cuộc Đại ly khai Tây phương, lễ này được mở rộng cho toàn Giáo hội bởi các Đức Giáo hòang Urban VI (trị vì năm 1378-89) và Boniface IX (trị vì năm 1389-1404) nhằm chấm dứt sự ly khai. Ngày nay lễ này được mừng vào ngày 31-5.
Vitandus
Vitandus, phải xa tránh, phải đoạn giao. Là hình thức nghiêm khắc nhất của vạ tuyệt thông, đôi khi được Tòa Thánh đưa ra và bằng một cách rõ ràng. Nó có nghĩa là, như một biện pháp chữa trị, các tín hữu không được phép liên lạc hoặc tiếp xúc với người bị vạ này “trừ ra trong trường hợp vợ chồng, cha mẹ, con cái, tôi tớ, thần dân,” và nói chung không giao tiếp với người ấy, trừ ra khi có một nguyên nhân miễn trừ hợp lý.
Viterbo
Đền thánh Viterbo, là đền thánh dâng kính Đức Bà Libertrix tại Ý. Sự sùng kính đối với Đức Maria Mẹ Thiên Chúa được khởi đầu ở đây theo một cách đặc biệt năm 1320, sau khi Viterbo được cứu thóat khỏi một kinh nghiệm kỳ lạ và kinh hòang—bóng tối không thể giải thích được che phủ thành phố này suốt bốn ngày. Người dân vẽ ảnh Đức Maria và Chúa Hài Nhi lên bức tường một nhà nguyện kính thánh Anna vào giữa thế kỷ 14, và trong hơn 100 năm, họ đến nhà nguyện này để tạ ơn Đức Mẹ. Nhà thờ hiện giờ được xây dựng năm 1680, và vẫn có đông đảo khách hành hương thường xuyên đến đền thành.
Vladimir, Our Lady Of
Đức Bà Vladimir, là một ảnh tượng thánh của Đức Bà Maria và Chúa Con, vốn có một truyền thống lâu đời và đáng kính trong lịch sử của Nga. Ảnh tượng có lẽ được vẽ vào đầu thế kỷ 12, và được đem từ Constantinople đến Kiev ở Ukraine. Lúc ấy ảnh tượng được làm quà tặng cho hòang thân trị vì thành phố Vladimir, phía đông của Moscow. Rồi ảnh tượng được chuyển từ Vladimir về Moscow. Tamerlane cho quân đội của ông dừng lại, và Moscow được cứu bình an (1395). Ảnh tượng vẫn ở lại Moscow. Trong ba dịp khác, vào các năm 1451, 1459, và 1480, quân Tatar đã đe dọa Moscow, nhưng thành phố vẫn yên lành nhờ sự cầu bầu của Đức Bà Vladimir. Như một cử chỉ tạ ơn, ba lễ được cử hành để tôn sùng Đức Bà hàng năm vào các ngày 21-5, ngày 23-6 và ngày 26-8. Thời Cách mạng Nga, người Cộng sản đưa ảnh tượng từ Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Lên Trời về Phòng trưng bày nghệ thuật Tretiakov, nơi hiện nay ảnh tượng vẫn được trưng bày.
Vocal Prayer
Khẩu nguyện. Là hình thức cầu nguyện như là “đàm đạo” với Chúa, hoặc các thiên thần và các thánh, và thực hiện bằng lời hay bằng cách diễn tả tương đương. Về mặt kỹ thuật, khẩu nguyện dùng một số công thức có sẵn, bởi vì ngay cả khi một người cầu nguyện trong tâm trí, người ấy cần sử dụng một hình thức ngôn ngữ nào đó, ít là trong nội tâm. Vì vậy trong thực tế việc phân biệt giữa khẩu nguyện và tâm nguyện chỉ là một vấn đề nhấn mạnh, hoặc để cho tình cảm tự nhiên làm chủ (tâm nguyện), hoặc một người dùng các kiểu nói có sẵn, mà không là lời nói trực tiếp ngay lúc đó với Chúa (khẩu nguyện). (Từ nguyên Latinh vocalis, nói, nói chuyện; từ chữ vox, tiếng nói.)
Volto Santo
Volto Santo, Nhan thánh Chúa, Dung nhan Chúa. Là một trong nhiều thánh tích, được tín hữu tôn kính như có mang dấu khuôn in mặt của Chúa Kitô. Thánh tích nổi tiếng nhất chính là khăn mặt của bà Veronica, gọi đơn giản là Veronica. Thánh tích được nhiều người biết đến hơn nữa là Tấm khăn liệm thánh được bảo quản tại Turin, Ý từ năm 1578. Người ta tin rằng đây là cuộn vải gai được dùng để liệm xác Chúa Giêsu Kitô, sau khi tháo xác Chúa Giêsu xuống khỏi thập giá (Mt 27:59).
Voluntariety
Ước muốn, mong muốn. Là năng lực ý chí hay họat động của ý chí con người trong mong muốn, chọn lựa hoặc yêu mến một điều thiện thật sự hay hiển nhiên. Về phía chúng ta, ước muốn là sự đáp trả của ý chí tự do với ơn Chúa, và là lý do cho công đức siêu nhiên, khi hành động là tốt về luân lý, và được thực thi trong tình trạng ân sủng. Nó cũng là nguyên nhân của tội, khi ý chí cố ý chọn lựa làm điều gì trái với ý Chúa mà mình đã biết. Mức độ của ước muốn là một trong các yếu tố quyết định khung công đức cho hành vi tốt, và khung tội cho các hành vi có tội.
Voluntarism
Thuyết ý chí, thuyết duy ý chí. Là thuyết đề cao ý chí. Thuyết này có nhiều hình thức: 1. trong Chúa, ý chí của Chúa là ưu tiên hơn trí khôn của Chúa, kết quả là sự thật là sự thật và điều thiện là điều thiện, vì Chúa muốn như thế (Duns Scotus); 2. nơi con người, ý chí, trong đó có sự tự do, là cái làm cho con người thật sự là con người (thánh Âu Tinh); 3. thế giới này là hình ảnh của ý chí, một năng lực vũ trụ mù quáng và không mục đích (Schopenhauer); 4. ý chí tự do của mỗi người quyết định cho cá nhân cái gì là tốt và cái gì là xấu về luân lý (Kant); 5. cái tạo thành nhân vị là sự thực thi ý chí tự do của mỗi người trong cuộc đời (chủ nghĩa hiện sinh). (Từ nguyên Latinh voluntarius, thỏa thích, cố ý, mong muốn cách tự do.)
Voluntary Doubt
Hoài nghi cố ý. Là sự không tin chắc của tâm trí do ý chí gây ra hoàn tòan, khi một người chủ trương đồng ý, thậm chí khi chưa có bằng chứng đủ, hoặc chưa thỏa đáng một cách thận trọng.
Vote, Ecclesiastical
Bầu cử trong Giáo hội. Để có hiệu lực, sự bầu cử trong bầu chọn chức sắc trong Giáo hội, chẳng hạn một bề trên thượng cấp của một Dòng tu, phải là thật sự tự do và kín. Là không thật sự tự do, nếu một cử tri bị hướng dẫn cách trực tiếp hay gián tiếp để bầu phiếu, vì quá sợ hãi hoặc dối gạt một người hoặc nhiều người.
Votive Mass
Lễ kính tùy ý, lễ ngoại lịch. Là thánh lễ dâng để tôn kính một mầu nhiệm đức tin, hoặc Đức Trinh Nữ, một vị thánh hoặc tất cả các thánh, nhưng không thuộc lịch phụng vụ của ngày đó. Lễ kính tùy ý, với vài ngoại lệ, có thể cử hành vào bất cứ ngày thường nào trong năm, ngoài mùa Chay và mùa Vọng, và vào các ngày khác vốn không buộc cử hành đúng lễ ngày hôm ấy. Nói chung, lễ kính tùy ý có thể cử hành vào bất cứ ngày nào mà trong Sách lễ Roma ghi là lễ ngọai lịch, hoặc bất cứ ngày nào khác trong năm. (Từ nguyên Latinh votivus, từ chữ votum, lời khấn, lời cầu bầu.)
Votive Office
Kinh Nhật tụng tùy ý. Trước kia là quyền đọc Kinh Nhật tụng khác, so với Kinh Nhật tụng riêng của chính ngày đó. Quyền này bị hủy bỏ năm 1911, với một ngọai lệ là có thể đọc Kinh Nhật Tụng Đức Trinh Nữ vào các ngày thứ Bảy không phải là ngày lễ quan trọng. Tuy nhiên sự tùy chọn này đã bị thu hồi, kể từ khi Phụng vụ Các Giờ Kinh được duyệt lại sau Công đồng chung Vatican II.
Vow
Lời khấn. Là lời hứa tự do và có suy nghĩ với Chúa để làm điều tốt lành, và làm vui lòng Chúa hơn là không làm. Người khấn phải biết rằng mình sẽ mắc tội trọng với Chúa, nếu vi phạm lời hứa. Lời khấn có tính ràng buộc là sẽ có tội trọng hay nhẹ, tùy theo ý hướng của người khấn. Nếu người ấy khấn một điều nghiêm trọng, người ấy có ý ràng buộc mình với lời khấn theo hình phạt tội trọng, nếu vi phạm. Lời khấn gia tăng giá trị luân lý của các hành động con người vì nhiều lý do. Lời khấn kết hiệp linh hồn với Chúa bằng mối dây thờ phượng, và do đó các hành vi làm theo lời khấn cũng trở thành các hành vi thờ phượng. Do đó, các hành vi có công trạng hơn. Khi khấn hứa, một người trao cho Chúa sự tự do luân lý có thể làm khác đi, giống như một người không chỉ thỉnh thoảng trao tặng hoa trái, mà còn cho cả cây sinh hoa trái đó nữa. Và lời khấn giữ gìn người ấy khỏi rơi vào sự yếu đuối của con người, bởi vì người ấy không để vấn đề rơi vào do dự hoặc sự thay đổi thất thường nữa. Mục đích của lời khấn là xin ơn Chúa nâng đỡ quyết định của người khấn, cho đến khi hết hạn của lời khấn, hoặc trong trường hợp khấn vĩnh viễn, cho đến khi chết. (Từ nguyên Latinh vovere, thề, hứa.)
Vow Of Chastity
Lời Khấn Đức Khiết Tịnh, Lời khấn Đức Trong sạch. Là lời khấn qua đó một người tự ý từ bỏ quyền kết hôn, và đưa thêm nhân đức thờ phượng vào nghĩa vụ xa lánh khỏi mọi cám dỗ về khoái lạc nhục dục.
Vulgate
Bản Kinh thánh Vulgate, Bản dịch Kinh thánh Phổ thông, Bản dịch Vulgate. Là bản dịch Kinh thánh bằng tiếng Latinh, chủ yếu là do công của thánh Jerome (Giê-rô-ni-mô), và được sự ủy nhiệm của Đức Giáo hòang Damasus I năm 382. Theo dòng thời gian, bản dịch trở thành bản tiêu chuẩn trong Giáo hội, nhưng khoảng thế kỷ 16, hàng trăm bản được ấn hành với nhiều điểm khác nhau trong đó. Công đồng chung Trent tuyên bố rằng bản dịch Vulgate “phải được xem là bản chính thức dùng để đọc cho công chúng, trong các bản văn, bài giảng và bài trình bày”, và Công đồng ra lệnh duyệt lại cẩn thận bản dịch này. Sắc lệnh này có nghĩa rằng Kinh thánh phổ thông là bản văn Kinh thánh chính thức của Giáo hội. Sau khi được duyệt lại nhiều lần, bản văn Kinh thánh Phổ thông được các Công đồng chung Vatican I và II sử dụng. (Từ nguyên Latinh vulgata [bản], “phổ thông [bản]”; từ chữ vulgatus, chung, phổ thông; từ chữ vulgare, phổ biến; từ chữ vulgus, quần chúng, dân thường.)