Phụng Vụ - Mục Vụ
Rượu hết - rượu đầy !
Anmai, CSsR
08:53 16/01/2010
Chúa nhật 2 Thường niên C (Is 62, 1-5; 1 Cr 12, 4-11; Ga 2, 1-11)
Trang Tin mừng cũng như sứ điệp Tin mừng hôm hay hết sức gần gụi và quá ư là dễ thương. Chủ đề Tin mừng hôm nay nói về tiệc cưới ! Nghe cái gì chứ nghe đến tiệc thì nó hấp dẫn bởi vì nó làm cho người ta liên tưởng đến mâm cao cỗ đầy trong bữa tiệc. Đang nghe tác giả Tin mừng trình bày về bữa tiệc thật hay đấy bỗng nhiên lại xảy ra sự cố hết rượu !
Một bữa tiệc nho nhỏ như là bữa họp mặt, bữa tiệc sinh nhật hay đơn giản là một bữa mừng gì đó của nhóm bạn thân quen nhau thì thật là vui, thật là quý. Ai ai cũng mong muốn cho những buổi tiệc ấy tạo nên tình thân hữu, tình bè bạn và cũng mong bữa tiệc ấy kết thúc một cách tốt đẹp và sau bữa tiệc ấy lại là lời hẹn cho bữa tiệc sau. Giả như cuộc vui đang lên đỉnh thì bữa tiệc vui ấy ắt hẳn sẽ không còn như mong đợi nữa. Đang vui như vậy mà hết thức ăn thì quả là chán thật ! Nếu như thiếu thức ăn thì còn có thể chấp nhận kiếm quả cóc quả ổi để nhâm nhi những “giọt nước mắt quê hương” do gia chủ thết đãi. Và rồi nếu thiếu “nước mắt quê hương” thì quả thật là buồn.
Khi lo cho những bữa tiệc như vậy thì người ta cũng cố gắng hết sức mình để chuẩn bị cho bữa tiệc tươm tất và có khi người ta với tấm lòng rộng rãi còn làm dư cả. Và với thế giới văn minh ngày nay thì còn đó những cái tủ cấp đông để giữ lại thức ăn nếu thừa nên người ta thường hay chuẩn bị nhiều và nhiều thức ăn để cùng nhau chia vui. Thức ăn là vậy, còn rượu bia hay “nước mắt quê hương” ngày nay người ta thường chuẩn bị dư thừa.
Dừng lại một chút, nếu đám tiệc ở thành thị thì cũng khá đơn giản cho chuyện kiếm mồi kiếm bia. Nếu đám tiệc ở thôn quê thì đành rơi vào bế tắt vì lẽ muốn đi mua thêm chút mồi chút rượu quả là điều hơi bị khó. Trong cái khó, cái bế tắt ấy thì ắt hẳn không biết bao nhiêu chuyện sẽ xảy đến và nhất là với những anh chàng bợm nhậu.
Trang Tin mừng hôm nay, câu chuyện tiệc cưới hôm nay dẫn ta đi vào chuyện bế tắt của đôi tân hôn. Tiệc mừng, tiệc sinh nhật, tiệc họp mặt thiếu rượu, thiếu thức ăn thì còn có thể châm chước, còn có thể chấp nhận nhưng đàng này lại là tiệc cưới. Đời ai cũng chỉ một lần nếu sống đời hôn nhân lên xe hoa, thết đãi mọi người trong ngày vui trọng đại nhất của đời mình. Niềm vui, hạnh phúc sẽ trọn vẹn nếu như bữa tiệc ấy được hoàn hảo. Tiệc cưới Cana hôm nay rơi vào bi đát, rơi vào bết tắt khi hết rượu ! Thế nhưng đang tưởng rơi vào bế tắt thì Chúa Giêsu lại “ra tay”. Chúa Giêsu đã làm phép lạ hoá nước thành rượu để cứu vãn tình thế có một không hai của đôi hôn nhân.
Chuyện hết rượu của tiệc cưới Cana ngày hôm ấy trở nên khá phổ biến trong các tiệc cưới của ngày hôm nay và trong các bữa tiệc thường nhật của các gia đình ngày hôm nay. Chuyện thiếu rượu ở Cana đã có và phép lạ Cana đã xảy ra. Ngày nay, thiếu rượu trong đời sống gia đình vẫn có và phép lạ rượu đầy ngày hôm nay Chúa Giêsu vẫn làm đấy thôi. Chuyện quan trọng là người ta đã không nhận ra Chúa Giêsu đã, vẫn và sẽ hiện diện trong gia đình và làm phép lạ cho gia đình.
Không phải mới ngày hôm nay mà tự ngàn xưa khi Chúa Giêsu sinh xuống thế làm người Chúa Giêsu đã cảm nhận được cái khốn khó của kiếp người và đặc biệt khi con người rơi vào bế tắt. Chúa Giêsu vẫn yêu thương, Chúa Giêsu vẫn ban rượu dư đầy để cho niềm vui của tiệc cưới cũng như niềm hạnh phúc của gia đình được kéo dài luôn mãi.
Rượu mà Chúa Giêsu ban đấy vẫn dư tràn trên mỗi người nhưng chuyện quan trọng là con người đã khép kín lại, đã khư khư giữ riêng cho mình để rồi phép lạ bị con người cản ngăn đấy thôi. Nếu như con người biết mở lòng ra, san sẻ những gì Chúa ban cho mình thì ắt hẳn niềm vui của tiệc cưới đời mình và niềm vui của gia đình sẽ nhân lên mãi.
Bằng chứng như lời Thánh Phaolô vừa tuyên bố cho giáo đoàn Côrintô cũng như cách nào đó thánh Phaolô tuyên bố cho chúng ta: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung. Người thì được Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy, người thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày. Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin; kẻ thì cũng được chính Thần Khí duy nhất ấy ban cho những đặc sủng để chữa bệnh. Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri; kẻ thì được ơn phân định thần khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ. Nhưng chính Thần Khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tuỳ theo ý của Người”. (1 Cr 12, 4-11).
Quà của Chúa, đặc sủng của Chúa, ơn của Chúa hay nói cách khác là rượu của Chúa vẫn được phân chia cho mỗi người mỗi mức tuỳ theo ý của Người.
Thử hỏi, trong đời sống thường nhật, nếu như người ta biết cộng tác, biết đóng góp một chút phần của họ, một chút đặc sủng, một chút ơn mà Chúa ban cho họ thì cuộc sống của họ hạnh phúc là dường nào.
Nhớ lại những năm tháng còn ở Học Viện, vào những ngày tháng thực tế mục vụ hè ở vùng Cao, hình ảnh của những anh chị em dân tộc thiểu số nghèo ở vùng Cao thật là hay.
Hôm ấy, ở cái làng Bông La thuộc xã La Sơn huyện Mang Yang – Pleiku có một đám nhưng không phải là đám tiệc mà là đám tang. Hết sức ngạc nhiên khi thấy anh chị em dân tộc thiểu số đi viếng đám tang, đi chia sẻ nỗi đau niềm nhớ của gia đình nhà hiếu bằng bị gạo, bằng vài con cá khô bằng vài trái bắp non. Vì ngạc nhiên nên tò mò hỏi với hình ảnh lạ ấy. Hỏi thăm thì được biết là theo tập tục của anh chị em dân tộc thiểu số là nhà có đám tang thường để cả tuần lễ. Để một tuần lễ như vậy thì chuyện ăn uống sinh hoạt khá tốn kém và là một gánh nặng cho một gia đình nghèo. Để giải quyết những khó khăn trong những ngày tang chế bà con quanh làng mỗi người một chút mang đến nhà hiếu. Họ đến chia sẻ nỗi buồn, sự mất mát của gia đình nhà hiếu bằng cả tấm lòng cộng thêm vài con cá khô, vài lon gạo, vài trái bắp.
Chắc cũng chẳng cần nói nhiều, những bữa cơm chứ không dám nói là bữa tiệc của một tuần lễ tang chế ấy bảo đảm sẽ không bị thiếu dù là nhà hiếu thuộc dạng nhà nghèo. Hình ảnh chung chia, hình ảnh đóng góp của những anh chị em dân tộc nghèo sao mà thân thương quá, sao mà gần gụi quá. Họ, có thể là chưa biết Chúa nhưng họ đã đáp lại lời mời của Chúa hay nói một cách hơi quá là đã chứng minh phép lạ mà Chúa đã làm như đã từng làm ở Cana hay từng làm nơi hoang địa khi hoá bánh ra nhiều.
Mỗi người một ơn riêng, mỗi người một đặc sủng và mỗi người đều có một chút “rượu” trong đời mình. Nếu như mỗi người biết mở rộng lòng mình ra để chung chia chút ơn, chút “rượu” mà Chúa đã ban cho mình thì những đám tiệc hay nói gần hơn một chút là những bữa cơm trong gia đình của mình hết sức hạnh phúc.
Ta có thể đi xa hơn một chút, rộng hơn một chút ở cấp độ làng xóm, ở cấp độ giáo xứ. Nếu như mỗi giáo dân biết chung chia một chút “rượu” của lòng mình thì xóm đạo, giáo xứ của mình sẽ hạnh phúc như đôi tân hôn hôm nay ở Cana mà chúng ta vừa nghe Thánh Gioan thuật lại.
Một sự kiện, một câu chuyện hết sức thực tế, hết sức dễ thương đang xảy ra như đã từng xảy ra ở Cana đó là Đồng Chiêm ngày hôm nay. Đồng Chiêm đang rơi vào cảnh bế tắt, rơi vào ngõ cụt khi bị đàn áp, khủng bố đến tính mạng nhưng mà hình như giáo dân Đồng Chiêm và xứ Ải mỗi người một chút “rượu” để góp phần vào. Và hiện nay, không chỉ giáo dân Đồng Chiêm mà cả giáo dân trong và ngoài nước bằng cách này hay cách khác đã góp một chút “rượu” của mình vào Đồng Chiêm.
Đồng Chiêm đượm mùi sát khí nhưng vẫn vui và hạnh phúc vì ơn Chúa vẫn có đó và vẫn còn đó.
Chúa vẫn hiện diện, Chúa vẫn làm phép lạ trong cuộc đời này nhưng chuyện quan trọng người ta có nhận ra hay không mà thôi.
Rượu đầy, rượu thiếu là do lối nghĩ, lối sống của mỗi người.
Có những người mang trong mình quá nhiều rượu và rượu ấy với nồng độ rất cao là những người có tiếng nói, là những vị có trách nhiệm sẽ giúp cho những đám tiệc, những sự kiện Đồng Chiêm thêm vui và hạnh phúc nhưng lại khư khư giữ lại và cất giấu đi. Họ có vẻ như sợ mất quyền lợi và thiệt thòi khi mang “rượu” của mình vào cuộc đời. Bi đát nhất là họ vẫn vui, vẫn bình thản trước những đau thương mất mát của kitô hữu và của Giáo Hội.
Ngược lại, có những người thấp cổ bé họng rượu cũng ít và nồng độ chẳng là bao lại xả thân đóng góp vào Đồng Chiêm. Những giọt “rượu” nhỏ bé của những con người bé nhỏ xem ra vậy mà hay. Những giọt “rượu” ấy bỗng làm cho Đồng Chiêm càng ấm áp hơn, càng hạnh phúc hơn vì sự hiện diện của Chúa Giêsu, vì “rượu” ấy được ép từ trong men Giêsu.
Rượu vẫn đầy chứ rượu không hề thiếu. Chỉ sợ lòng con người ta cạn và lòng con người ra chai đá mà thôi.
Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng làm phép lạ tại Cana ngày xưa đến và ở lại với mỗi người chúng ta, với chút rượu đã có mà Chúa ban cho mỗi người, thì nay xin Ngài ban thêm một chút nữa cả về số lượng cũng như “nộng độ” để mỗi người chúng ta góp thêm niềm vui, niềm hạnh phúc cho những bữa tiệc hàng ngày trong gia đình, trong xứ đạo của chúng ta.
Trang Tin mừng cũng như sứ điệp Tin mừng hôm hay hết sức gần gụi và quá ư là dễ thương. Chủ đề Tin mừng hôm nay nói về tiệc cưới ! Nghe cái gì chứ nghe đến tiệc thì nó hấp dẫn bởi vì nó làm cho người ta liên tưởng đến mâm cao cỗ đầy trong bữa tiệc. Đang nghe tác giả Tin mừng trình bày về bữa tiệc thật hay đấy bỗng nhiên lại xảy ra sự cố hết rượu !
Một bữa tiệc nho nhỏ như là bữa họp mặt, bữa tiệc sinh nhật hay đơn giản là một bữa mừng gì đó của nhóm bạn thân quen nhau thì thật là vui, thật là quý. Ai ai cũng mong muốn cho những buổi tiệc ấy tạo nên tình thân hữu, tình bè bạn và cũng mong bữa tiệc ấy kết thúc một cách tốt đẹp và sau bữa tiệc ấy lại là lời hẹn cho bữa tiệc sau. Giả như cuộc vui đang lên đỉnh thì bữa tiệc vui ấy ắt hẳn sẽ không còn như mong đợi nữa. Đang vui như vậy mà hết thức ăn thì quả là chán thật ! Nếu như thiếu thức ăn thì còn có thể chấp nhận kiếm quả cóc quả ổi để nhâm nhi những “giọt nước mắt quê hương” do gia chủ thết đãi. Và rồi nếu thiếu “nước mắt quê hương” thì quả thật là buồn.
Khi lo cho những bữa tiệc như vậy thì người ta cũng cố gắng hết sức mình để chuẩn bị cho bữa tiệc tươm tất và có khi người ta với tấm lòng rộng rãi còn làm dư cả. Và với thế giới văn minh ngày nay thì còn đó những cái tủ cấp đông để giữ lại thức ăn nếu thừa nên người ta thường hay chuẩn bị nhiều và nhiều thức ăn để cùng nhau chia vui. Thức ăn là vậy, còn rượu bia hay “nước mắt quê hương” ngày nay người ta thường chuẩn bị dư thừa.
Dừng lại một chút, nếu đám tiệc ở thành thị thì cũng khá đơn giản cho chuyện kiếm mồi kiếm bia. Nếu đám tiệc ở thôn quê thì đành rơi vào bế tắt vì lẽ muốn đi mua thêm chút mồi chút rượu quả là điều hơi bị khó. Trong cái khó, cái bế tắt ấy thì ắt hẳn không biết bao nhiêu chuyện sẽ xảy đến và nhất là với những anh chàng bợm nhậu.
Trang Tin mừng hôm nay, câu chuyện tiệc cưới hôm nay dẫn ta đi vào chuyện bế tắt của đôi tân hôn. Tiệc mừng, tiệc sinh nhật, tiệc họp mặt thiếu rượu, thiếu thức ăn thì còn có thể châm chước, còn có thể chấp nhận nhưng đàng này lại là tiệc cưới. Đời ai cũng chỉ một lần nếu sống đời hôn nhân lên xe hoa, thết đãi mọi người trong ngày vui trọng đại nhất của đời mình. Niềm vui, hạnh phúc sẽ trọn vẹn nếu như bữa tiệc ấy được hoàn hảo. Tiệc cưới Cana hôm nay rơi vào bi đát, rơi vào bết tắt khi hết rượu ! Thế nhưng đang tưởng rơi vào bế tắt thì Chúa Giêsu lại “ra tay”. Chúa Giêsu đã làm phép lạ hoá nước thành rượu để cứu vãn tình thế có một không hai của đôi hôn nhân.
Chuyện hết rượu của tiệc cưới Cana ngày hôm ấy trở nên khá phổ biến trong các tiệc cưới của ngày hôm nay và trong các bữa tiệc thường nhật của các gia đình ngày hôm nay. Chuyện thiếu rượu ở Cana đã có và phép lạ Cana đã xảy ra. Ngày nay, thiếu rượu trong đời sống gia đình vẫn có và phép lạ rượu đầy ngày hôm nay Chúa Giêsu vẫn làm đấy thôi. Chuyện quan trọng là người ta đã không nhận ra Chúa Giêsu đã, vẫn và sẽ hiện diện trong gia đình và làm phép lạ cho gia đình.
Không phải mới ngày hôm nay mà tự ngàn xưa khi Chúa Giêsu sinh xuống thế làm người Chúa Giêsu đã cảm nhận được cái khốn khó của kiếp người và đặc biệt khi con người rơi vào bế tắt. Chúa Giêsu vẫn yêu thương, Chúa Giêsu vẫn ban rượu dư đầy để cho niềm vui của tiệc cưới cũng như niềm hạnh phúc của gia đình được kéo dài luôn mãi.
Rượu mà Chúa Giêsu ban đấy vẫn dư tràn trên mỗi người nhưng chuyện quan trọng là con người đã khép kín lại, đã khư khư giữ riêng cho mình để rồi phép lạ bị con người cản ngăn đấy thôi. Nếu như con người biết mở lòng ra, san sẻ những gì Chúa ban cho mình thì ắt hẳn niềm vui của tiệc cưới đời mình và niềm vui của gia đình sẽ nhân lên mãi.
Bằng chứng như lời Thánh Phaolô vừa tuyên bố cho giáo đoàn Côrintô cũng như cách nào đó thánh Phaolô tuyên bố cho chúng ta: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung. Người thì được Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy, người thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày. Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin; kẻ thì cũng được chính Thần Khí duy nhất ấy ban cho những đặc sủng để chữa bệnh. Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri; kẻ thì được ơn phân định thần khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ. Nhưng chính Thần Khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tuỳ theo ý của Người”. (1 Cr 12, 4-11).
Quà của Chúa, đặc sủng của Chúa, ơn của Chúa hay nói cách khác là rượu của Chúa vẫn được phân chia cho mỗi người mỗi mức tuỳ theo ý của Người.
Thử hỏi, trong đời sống thường nhật, nếu như người ta biết cộng tác, biết đóng góp một chút phần của họ, một chút đặc sủng, một chút ơn mà Chúa ban cho họ thì cuộc sống của họ hạnh phúc là dường nào.
Nhớ lại những năm tháng còn ở Học Viện, vào những ngày tháng thực tế mục vụ hè ở vùng Cao, hình ảnh của những anh chị em dân tộc thiểu số nghèo ở vùng Cao thật là hay.
Hôm ấy, ở cái làng Bông La thuộc xã La Sơn huyện Mang Yang – Pleiku có một đám nhưng không phải là đám tiệc mà là đám tang. Hết sức ngạc nhiên khi thấy anh chị em dân tộc thiểu số đi viếng đám tang, đi chia sẻ nỗi đau niềm nhớ của gia đình nhà hiếu bằng bị gạo, bằng vài con cá khô bằng vài trái bắp non. Vì ngạc nhiên nên tò mò hỏi với hình ảnh lạ ấy. Hỏi thăm thì được biết là theo tập tục của anh chị em dân tộc thiểu số là nhà có đám tang thường để cả tuần lễ. Để một tuần lễ như vậy thì chuyện ăn uống sinh hoạt khá tốn kém và là một gánh nặng cho một gia đình nghèo. Để giải quyết những khó khăn trong những ngày tang chế bà con quanh làng mỗi người một chút mang đến nhà hiếu. Họ đến chia sẻ nỗi buồn, sự mất mát của gia đình nhà hiếu bằng cả tấm lòng cộng thêm vài con cá khô, vài lon gạo, vài trái bắp.
Chắc cũng chẳng cần nói nhiều, những bữa cơm chứ không dám nói là bữa tiệc của một tuần lễ tang chế ấy bảo đảm sẽ không bị thiếu dù là nhà hiếu thuộc dạng nhà nghèo. Hình ảnh chung chia, hình ảnh đóng góp của những anh chị em dân tộc nghèo sao mà thân thương quá, sao mà gần gụi quá. Họ, có thể là chưa biết Chúa nhưng họ đã đáp lại lời mời của Chúa hay nói một cách hơi quá là đã chứng minh phép lạ mà Chúa đã làm như đã từng làm ở Cana hay từng làm nơi hoang địa khi hoá bánh ra nhiều.
Mỗi người một ơn riêng, mỗi người một đặc sủng và mỗi người đều có một chút “rượu” trong đời mình. Nếu như mỗi người biết mở rộng lòng mình ra để chung chia chút ơn, chút “rượu” mà Chúa đã ban cho mình thì những đám tiệc hay nói gần hơn một chút là những bữa cơm trong gia đình của mình hết sức hạnh phúc.
Ta có thể đi xa hơn một chút, rộng hơn một chút ở cấp độ làng xóm, ở cấp độ giáo xứ. Nếu như mỗi giáo dân biết chung chia một chút “rượu” của lòng mình thì xóm đạo, giáo xứ của mình sẽ hạnh phúc như đôi tân hôn hôm nay ở Cana mà chúng ta vừa nghe Thánh Gioan thuật lại.
Một sự kiện, một câu chuyện hết sức thực tế, hết sức dễ thương đang xảy ra như đã từng xảy ra ở Cana đó là Đồng Chiêm ngày hôm nay. Đồng Chiêm đang rơi vào cảnh bế tắt, rơi vào ngõ cụt khi bị đàn áp, khủng bố đến tính mạng nhưng mà hình như giáo dân Đồng Chiêm và xứ Ải mỗi người một chút “rượu” để góp phần vào. Và hiện nay, không chỉ giáo dân Đồng Chiêm mà cả giáo dân trong và ngoài nước bằng cách này hay cách khác đã góp một chút “rượu” của mình vào Đồng Chiêm.
Đồng Chiêm đượm mùi sát khí nhưng vẫn vui và hạnh phúc vì ơn Chúa vẫn có đó và vẫn còn đó.
Chúa vẫn hiện diện, Chúa vẫn làm phép lạ trong cuộc đời này nhưng chuyện quan trọng người ta có nhận ra hay không mà thôi.
Rượu đầy, rượu thiếu là do lối nghĩ, lối sống của mỗi người.
Có những người mang trong mình quá nhiều rượu và rượu ấy với nồng độ rất cao là những người có tiếng nói, là những vị có trách nhiệm sẽ giúp cho những đám tiệc, những sự kiện Đồng Chiêm thêm vui và hạnh phúc nhưng lại khư khư giữ lại và cất giấu đi. Họ có vẻ như sợ mất quyền lợi và thiệt thòi khi mang “rượu” của mình vào cuộc đời. Bi đát nhất là họ vẫn vui, vẫn bình thản trước những đau thương mất mát của kitô hữu và của Giáo Hội.
Ngược lại, có những người thấp cổ bé họng rượu cũng ít và nồng độ chẳng là bao lại xả thân đóng góp vào Đồng Chiêm. Những giọt “rượu” nhỏ bé của những con người bé nhỏ xem ra vậy mà hay. Những giọt “rượu” ấy bỗng làm cho Đồng Chiêm càng ấm áp hơn, càng hạnh phúc hơn vì sự hiện diện của Chúa Giêsu, vì “rượu” ấy được ép từ trong men Giêsu.
Rượu vẫn đầy chứ rượu không hề thiếu. Chỉ sợ lòng con người ta cạn và lòng con người ra chai đá mà thôi.
Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng làm phép lạ tại Cana ngày xưa đến và ở lại với mỗi người chúng ta, với chút rượu đã có mà Chúa ban cho mỗi người, thì nay xin Ngài ban thêm một chút nữa cả về số lượng cũng như “nộng độ” để mỗi người chúng ta góp thêm niềm vui, niềm hạnh phúc cho những bữa tiệc hàng ngày trong gia đình, trong xứ đạo của chúng ta.
Nước lã thành rượu
Hai Tê Miệt Vườn
08:57 16/01/2010
Nhờ lời Đức Mẹ cầu xin,
Giê-su thông cảm rủ tình ra tay.
Giúp cho nước lã đổi thay,
Trở nên rượu tốt làm say lòng người.
Cô dâu, chú rể tươi cười,
Tương lai tươi sáng, tuyệt vời ấm êm.
Nghĩa tình yếu tố làm nên,
Bao điều thiện hảo ở trên gian trần.
Chính nhờ luôn biết hiến thân,
Ngày đêm tích cực góp phần dựng xây.
Thế là cuộc sống từ đây,
An vui, hạnh phúc tràn đầy tình thương.
Dẫn nhau về cõi thiên đường,
Nghìn thu hiện hữu luôn thường bên Cha.
“Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5b).
Chúa nhật II thường niên C, ngày 17/01/2010
Giê-su thông cảm rủ tình ra tay.
Giúp cho nước lã đổi thay,
Trở nên rượu tốt làm say lòng người.
Cô dâu, chú rể tươi cười,
Tương lai tươi sáng, tuyệt vời ấm êm.
Nghĩa tình yếu tố làm nên,
Bao điều thiện hảo ở trên gian trần.
Chính nhờ luôn biết hiến thân,
Ngày đêm tích cực góp phần dựng xây.
Thế là cuộc sống từ đây,
An vui, hạnh phúc tràn đầy tình thương.
Dẫn nhau về cõi thiên đường,
Nghìn thu hiện hữu luôn thường bên Cha.
“Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5b).
Chúa nhật II thường niên C, ngày 17/01/2010
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hoa Kỳ nghe tiếng kêu cầu, tạm thời ban tình trạng được bảo vệ cho người Haiti
Bùi Hữu Thư
08:49 16/01/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Bà Janet Napolitano, Bộ Trưởng Bộ An Ninh Quốc Nội tuyên bố ngày 15 tháng 1 là những người Haiti hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ bất hợp lệ sẽ được tạm thời ân thưởng tình trạng được bảo vệ, cho phép họ ở lại Hoa Kỳ và kiếm việc làm hợp pháp.
Trong một cuộc họp viễn liên, bà Napolitano nói tình trạng bảo vệ tạm thời sẽ được ân thưởng cho những người Haiti có mặt tại Hoa kỳ vào ngày 12 tháng 1, là ngày một trận động đất cường độ 7.0 đã san bằng gần hết Port of Prince là thủ đô Haiti.
Bà nói, tình trạng này được tiếp tục trong vòng 18 tháng nữa, và dân Haiti có thể đăng ký ngay lập tức. Bà nói, những người Haiti hiện thời không đang ở Hoa Kỳ không nên cố gắng di chuyển tới đây để được hưởng tình trạng này.
Bà nói: “Họ sẽ không hội đủ điều kiện và sẽ bị trả về nước.” Bà Napolitano nói, bà hiểu là các điều kiện thảm hại tại Haiti khiến cho người dân “cố gắng tìm cho cư ngụ ở nơi khác,” nhưng bà khuyên dân chúng nên ở lại nước mình để giúp đỡ trong việc tái thiết.
Kể từ khi có trận động đất, có rất nhiều lời kêu gọi từ khắp nơi xin bảo vệ cho người Haiti đang ở Hoa Kỳ không bị trục xuất và giúp cho họ có nhiều tự do hơn để có thể gửi tiền về quê nhà.
Đức Hồng Y Francis E. George Tổng Giáo Phận Chicago, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, viết trong một lá thư gửi Tổng Thống Barack Obama được phổ biến vài phút trước buổi họp viễn liên của bà Napolitano, ngài nói bằng cách ban cho người Haiti tình trạng được bảo vệ khiến cho họ “có thể giúp đỡ gia đình của họ dễ dàng hơn tại Haiti qua việc gửi tiền về và hợp tác như một cộng đồng và thu thập các nguồn nguyên liệu khác để giúp cho quê hương bị tàn phá của họ.”
Trong một cuộc họp viễn liên, bà Napolitano nói tình trạng bảo vệ tạm thời sẽ được ân thưởng cho những người Haiti có mặt tại Hoa kỳ vào ngày 12 tháng 1, là ngày một trận động đất cường độ 7.0 đã san bằng gần hết Port of Prince là thủ đô Haiti.
Bà nói, tình trạng này được tiếp tục trong vòng 18 tháng nữa, và dân Haiti có thể đăng ký ngay lập tức. Bà nói, những người Haiti hiện thời không đang ở Hoa Kỳ không nên cố gắng di chuyển tới đây để được hưởng tình trạng này.
Bà nói: “Họ sẽ không hội đủ điều kiện và sẽ bị trả về nước.” Bà Napolitano nói, bà hiểu là các điều kiện thảm hại tại Haiti khiến cho người dân “cố gắng tìm cho cư ngụ ở nơi khác,” nhưng bà khuyên dân chúng nên ở lại nước mình để giúp đỡ trong việc tái thiết.
Kể từ khi có trận động đất, có rất nhiều lời kêu gọi từ khắp nơi xin bảo vệ cho người Haiti đang ở Hoa Kỳ không bị trục xuất và giúp cho họ có nhiều tự do hơn để có thể gửi tiền về quê nhà.
Đức Hồng Y Francis E. George Tổng Giáo Phận Chicago, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, viết trong một lá thư gửi Tổng Thống Barack Obama được phổ biến vài phút trước buổi họp viễn liên của bà Napolitano, ngài nói bằng cách ban cho người Haiti tình trạng được bảo vệ khiến cho họ “có thể giúp đỡ gia đình của họ dễ dàng hơn tại Haiti qua việc gửi tiền về và hợp tác như một cộng đồng và thu thập các nguồn nguyên liệu khác để giúp cho quê hương bị tàn phá của họ.”
Tóm tắt lịch sử quốc gia Haiti
Hoàng Lạc
09:10 16/01/2010
Haiti có diện tích 27,560 Ki lô mét vuông, dân số thống kê năm 2009 là 9,035,536 với thủ đô Port-au-Prince.
1492 : Christopher Columbus đặt chân lên đảo và đặt quyền sở hữu đảo thuộc đế quốc Tây Ban Nha dưới tên gọi là Hispaniola với khu cư trú đầu tiên La Navidad vùng biển phía bắc Haiti.
1697: Sau thỏa ước Ryswick, đảo được chia làm hai khu vực, một thuộc Pháp và một nửa thuộc Tây Ban Nha. Pháp chiếm giữ khu vực trù phú nhất, nơi đó trồng cà-phê, mía và bông sợi. Dân Haiti được xem như là nô lệ của đế quốc Pháp và Tây Ban Nha.
1791-1803: Các cuộc nỗi loạn chống chế độ nô lệ do Boukman lãnh đạo dẫn đến cuộc chiến tranh giải phóng kéo dài 13 năm chống lại hoàng loạt kẻ thù xâm lược như St. Domingue, quân Pháp dưới thời Napoleon, Tây Ban Nha và cả quân đội Anh. Đoàn quân do tướng Toussaint Louverture chỉ huy chủ trương hòa hoãn với Pháp đã bị hai phó tướng Jean-Jacques Dessalines và Henri Christophe chống đối và cuối cùng tướng Toussaint Louverture phải lưu đày sang Pháp và chết ở đó.
1803: Quốc kỳ hai màu xanh và đỏ ra đời. Trận đánh Vertières được xem như chiến thắng tối hậu của phong trào nỗi dậy của dân nô lệ.
1804: Haiti trở thành quốc gia độc lập vào ngày 1 tháng Giêng 1804 và đặt dưới quyền lãnh đạo của quốc vương Jean-Jacques Dessalines. Quốc gia được chính thức gọi là Haiti hay Ayity theo giọng Creole, có nghĩa là “một nước đầy rừng núi”.
1806: Quốc vương Jean-Jacques Dessalines bị ám sát.
1807-1820: Nội chiến làm phân hóa quốc gia Haiti. Đất nước bị chia làm hai vương quốc nhỏ với phía bắc thuộc Henri Christophe và phía nam thuộc quyền cai trị của Alexandre Pétion. Sau khi Christophe tự sát vì khám phá âm mưu nội phản, Jean-Pierre Boyer đứng lên lãnh đạo và thống nhất đất nước. Năm 1820, Haiti trở thành nước cộng hòa với tổng thống là Jean-Pierre Boyer.
1821: Tổng thống Boyer xâm lăng Santo Domingo sau khi quốc gia này độc lập từ Tây Ban Nha và giữ đảo này cho đến 1844.
1862: Hoa Kỳ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Haiti với đại sứ đầu tiên là Frederick Douglass.
1915: Tổng thống Mỹ, Woodrow Wilson ra lịnh thủy quân lục chiến Mỹ chiếm đóng Haiti.
1934: Mỹ rút khỏi Haiti.
1957: Sau các phong trào dân chủ thất bại, chức vụ tổng thống rơi vào tay của bác sĩ François Duvalier do quân đội ủng hộ. Năm 1964, Duvalier tự phong mình vào chức vụ Tổng Thống suốt đời và thành lập đơn vị bán quân sự Tonton Macoute tàn ác để đàn áp các cuộc nỗi dậy một cách không thương tiếc. Đây là một giai đoạn đen tối của lịch sử Haiti với hàng trăm ngàn người dân bị giết hay buộc phải lưu đày.
1971: ”Cha già dân tộc” (Papa-Doc) Duvalier chết trong văn phòng sau khi truyền chức tổng thống cho con trai chỉ mới 19 tuổi Jean-Claude (Baby Doc). Baby Doc còn rất trẻ nhưng hung bạo và khát máu còn hơn cả cha.
1972: Đoàn người tỵ nạn đầu tiên chạy trốn chế độ độc tài Jean-Claude bằng ghe từ Haiti cặp bến tại Florida. Trong nước các cuộc vận động dân chủ, chống độc tài áp bức bắt đầu lan rộng.
1983: Đức Giáo Hoàng John Paul II thăm Haiti và tuyên bố “Nhiều điều tạ Haiti cần phải được thay đổi”. Các cuộc biểu tình chống Jean-Claude được tổ chức khắp nơi. Chế độ Duvalier phản ứng bằng súng đạn. Cái chết của bốn học sinh bị quân đội của Duvalier đã là cơ hội đoàn kết của tất cả phong trào chống chính phủ tại Haiti.
1986: “Baby Doc” Duvalier cuối cùng đã phải lưu vong sang Pháp qua sự sắp xếp của Mỹ. Tướng Henri Namphy thành lập và đứng đầu Hội Đồng Lãnh Đạo Quốc Gia. Thời kỳ sau Duvalier là giai đoạn đầy xáo trộn chính trị cho đến 16 tháng 12 1990, cuộc bầu cử tiến hành tương đối dân chủ và linh mục giáo xứ Jean-Bertrand Aristide đắc cử tổng thống với số phiếu 67.5%.
1991: Tướng Raoul Cédras đảo chánh tổng thống Aristide. Chỉ trong ba ngày sau cuộc đảo chánh, hơn 1 ngàn người đã bị giết trong các cuộc đàn áp đẩm máu. Hoa Kỳ và các quốc gia Nam Mỹ lên án chính phủ Raoul Cédras. Tổng thống George Bush ra lịnh trừng phạt kinh tế và phong tỏa hải phận Haiti để ngăn cấm tàu bè cung cấp súng đạn cho chính phủ Raoul Cédras. Tướng Raoul Cédras nhượng bộ và ký thỏa ước Governors Island Accord để về hưu sớm và trao quyền lại cho tổng thống Aristide. Tuy nhiên sau đó Raoul Cédras đổi ký không chịu rút lui. Căng thẳng lại gia tăng. Các chính phủ Tây phương và Mỹ Châu đều ủng hộ tổng thống Aristide và đe dọa sẽ trừng phạt bằng quân sự. Một liên minh quân sự được thành lập và đổ bộ vào Haiti. Ngày 15 tháng 10 1994, tổng thống Aristide và chính phủ lưu vong của ông trở về Haiti.
1995: Cựu thủ tướng René Préval đắc cử tổng thống và nhậm chức vào tháng Hai 1996. Ông Rosny Smarth được cử vào chức vụ thủ tướng.
2000: Các cuộc bầu cử quốc hội và thành phố bị tố là gian lận. Phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 đã giúp cho Aristide tái đắc cử lần nữa với 90% số phiếu. Phe đối lập từ chối công nhận kết quả cuộc bầu cử. Liên Hiệp Quốc, với lực lượng chính là Mỹ đưa quân bảo vệ hòa bình tại Haiti. Tháng Giêng năm 2000, Mỹ rút quân khỏi Haiti. Tình trạng bất ổn tại Haiti gia tăng. Các cuộc biểu tình chống Aristide diễn ra nhiều thành phố lớn nhưng Aristide không từ chức.
2004 : Biểu tình bạo động tiếp tục diễn ra với hàng trăm người bị giết. Các lực lượng chống chính phủ chiếm thành phố Gonaives và tiến dần đến Cap-Haitien, thành phố lớn thứ hai của Haiti. Khi quân chống chính phủ đe dọa thủ đô Port-au-Prince, Aristide với sự giúp đở của Mỹ, lên đường lưu vong. Chánh án tối cao pháp viện Boniface Alexandre thành lập chính phủ. Boniface Alexandre thỉnh nguyện Liên Hiệp Quốc can thiệp để bảo vệ hòa bình cho Haiti. Liên Hiệp Quốc chấp thuận. Một lực lượng bảo vệ hòa bình 7 ngàn quân do Ba Tây lãnh đạo đổ bộ xuống Haiti tháng 6 2004.
2006 : Ba Tây yêu cầu Liên Hiệp Quốc gởi thêm quân vì tình trạng bất ổn tại Haiti sau thời kỳ Aristide chẳng những không giảm mà càng gia tăng trầm trọng. Phe ủng hộ Aristide đụng độ gần như hàng ngày với phe chống đối. Tháng Giêng 2006, Rene’ Préval được bầu vào chức vụ tổng thống.
2010: Ngày 12 tháng Giêng 2010, Haiti chịu đựng một trận động đất lớn với cường độ 7. Số người chết được ước lượng từ 50 đến 100 ngàn người. Hàng trăm quốc gia trên thế giới đang tìm cách giúp đở dân tộc đã và đang chịu đựng quá nhiều khó khăn từ độc tài đến thiên tai này.
(Nguồn: http://nguoivietboston.com/?p=20356)
1697: Sau thỏa ước Ryswick, đảo được chia làm hai khu vực, một thuộc Pháp và một nửa thuộc Tây Ban Nha. Pháp chiếm giữ khu vực trù phú nhất, nơi đó trồng cà-phê, mía và bông sợi. Dân Haiti được xem như là nô lệ của đế quốc Pháp và Tây Ban Nha.
1791-1803: Các cuộc nỗi loạn chống chế độ nô lệ do Boukman lãnh đạo dẫn đến cuộc chiến tranh giải phóng kéo dài 13 năm chống lại hoàng loạt kẻ thù xâm lược như St. Domingue, quân Pháp dưới thời Napoleon, Tây Ban Nha và cả quân đội Anh. Đoàn quân do tướng Toussaint Louverture chỉ huy chủ trương hòa hoãn với Pháp đã bị hai phó tướng Jean-Jacques Dessalines và Henri Christophe chống đối và cuối cùng tướng Toussaint Louverture phải lưu đày sang Pháp và chết ở đó.
1803: Quốc kỳ hai màu xanh và đỏ ra đời. Trận đánh Vertières được xem như chiến thắng tối hậu của phong trào nỗi dậy của dân nô lệ.
1804: Haiti trở thành quốc gia độc lập vào ngày 1 tháng Giêng 1804 và đặt dưới quyền lãnh đạo của quốc vương Jean-Jacques Dessalines. Quốc gia được chính thức gọi là Haiti hay Ayity theo giọng Creole, có nghĩa là “một nước đầy rừng núi”.
1806: Quốc vương Jean-Jacques Dessalines bị ám sát.
1807-1820: Nội chiến làm phân hóa quốc gia Haiti. Đất nước bị chia làm hai vương quốc nhỏ với phía bắc thuộc Henri Christophe và phía nam thuộc quyền cai trị của Alexandre Pétion. Sau khi Christophe tự sát vì khám phá âm mưu nội phản, Jean-Pierre Boyer đứng lên lãnh đạo và thống nhất đất nước. Năm 1820, Haiti trở thành nước cộng hòa với tổng thống là Jean-Pierre Boyer.
1821: Tổng thống Boyer xâm lăng Santo Domingo sau khi quốc gia này độc lập từ Tây Ban Nha và giữ đảo này cho đến 1844.
1862: Hoa Kỳ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Haiti với đại sứ đầu tiên là Frederick Douglass.
1915: Tổng thống Mỹ, Woodrow Wilson ra lịnh thủy quân lục chiến Mỹ chiếm đóng Haiti.
1934: Mỹ rút khỏi Haiti.
1957: Sau các phong trào dân chủ thất bại, chức vụ tổng thống rơi vào tay của bác sĩ François Duvalier do quân đội ủng hộ. Năm 1964, Duvalier tự phong mình vào chức vụ Tổng Thống suốt đời và thành lập đơn vị bán quân sự Tonton Macoute tàn ác để đàn áp các cuộc nỗi dậy một cách không thương tiếc. Đây là một giai đoạn đen tối của lịch sử Haiti với hàng trăm ngàn người dân bị giết hay buộc phải lưu đày.
1972: Đoàn người tỵ nạn đầu tiên chạy trốn chế độ độc tài Jean-Claude bằng ghe từ Haiti cặp bến tại Florida. Trong nước các cuộc vận động dân chủ, chống độc tài áp bức bắt đầu lan rộng.
1983: Đức Giáo Hoàng John Paul II thăm Haiti và tuyên bố “Nhiều điều tạ Haiti cần phải được thay đổi”. Các cuộc biểu tình chống Jean-Claude được tổ chức khắp nơi. Chế độ Duvalier phản ứng bằng súng đạn. Cái chết của bốn học sinh bị quân đội của Duvalier đã là cơ hội đoàn kết của tất cả phong trào chống chính phủ tại Haiti.
1986: “Baby Doc” Duvalier cuối cùng đã phải lưu vong sang Pháp qua sự sắp xếp của Mỹ. Tướng Henri Namphy thành lập và đứng đầu Hội Đồng Lãnh Đạo Quốc Gia. Thời kỳ sau Duvalier là giai đoạn đầy xáo trộn chính trị cho đến 16 tháng 12 1990, cuộc bầu cử tiến hành tương đối dân chủ và linh mục giáo xứ Jean-Bertrand Aristide đắc cử tổng thống với số phiếu 67.5%.
1991: Tướng Raoul Cédras đảo chánh tổng thống Aristide. Chỉ trong ba ngày sau cuộc đảo chánh, hơn 1 ngàn người đã bị giết trong các cuộc đàn áp đẩm máu. Hoa Kỳ và các quốc gia Nam Mỹ lên án chính phủ Raoul Cédras. Tổng thống George Bush ra lịnh trừng phạt kinh tế và phong tỏa hải phận Haiti để ngăn cấm tàu bè cung cấp súng đạn cho chính phủ Raoul Cédras. Tướng Raoul Cédras nhượng bộ và ký thỏa ước Governors Island Accord để về hưu sớm và trao quyền lại cho tổng thống Aristide. Tuy nhiên sau đó Raoul Cédras đổi ký không chịu rút lui. Căng thẳng lại gia tăng. Các chính phủ Tây phương và Mỹ Châu đều ủng hộ tổng thống Aristide và đe dọa sẽ trừng phạt bằng quân sự. Một liên minh quân sự được thành lập và đổ bộ vào Haiti. Ngày 15 tháng 10 1994, tổng thống Aristide và chính phủ lưu vong của ông trở về Haiti.
1995: Cựu thủ tướng René Préval đắc cử tổng thống và nhậm chức vào tháng Hai 1996. Ông Rosny Smarth được cử vào chức vụ thủ tướng.
2000: Các cuộc bầu cử quốc hội và thành phố bị tố là gian lận. Phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 đã giúp cho Aristide tái đắc cử lần nữa với 90% số phiếu. Phe đối lập từ chối công nhận kết quả cuộc bầu cử. Liên Hiệp Quốc, với lực lượng chính là Mỹ đưa quân bảo vệ hòa bình tại Haiti. Tháng Giêng năm 2000, Mỹ rút quân khỏi Haiti. Tình trạng bất ổn tại Haiti gia tăng. Các cuộc biểu tình chống Aristide diễn ra nhiều thành phố lớn nhưng Aristide không từ chức.
2004 : Biểu tình bạo động tiếp tục diễn ra với hàng trăm người bị giết. Các lực lượng chống chính phủ chiếm thành phố Gonaives và tiến dần đến Cap-Haitien, thành phố lớn thứ hai của Haiti. Khi quân chống chính phủ đe dọa thủ đô Port-au-Prince, Aristide với sự giúp đở của Mỹ, lên đường lưu vong. Chánh án tối cao pháp viện Boniface Alexandre thành lập chính phủ. Boniface Alexandre thỉnh nguyện Liên Hiệp Quốc can thiệp để bảo vệ hòa bình cho Haiti. Liên Hiệp Quốc chấp thuận. Một lực lượng bảo vệ hòa bình 7 ngàn quân do Ba Tây lãnh đạo đổ bộ xuống Haiti tháng 6 2004.
2006 : Ba Tây yêu cầu Liên Hiệp Quốc gởi thêm quân vì tình trạng bất ổn tại Haiti sau thời kỳ Aristide chẳng những không giảm mà càng gia tăng trầm trọng. Phe ủng hộ Aristide đụng độ gần như hàng ngày với phe chống đối. Tháng Giêng 2006, Rene’ Préval được bầu vào chức vụ tổng thống.
2010: Ngày 12 tháng Giêng 2010, Haiti chịu đựng một trận động đất lớn với cường độ 7. Số người chết được ước lượng từ 50 đến 100 ngàn người. Hàng trăm quốc gia trên thế giới đang tìm cách giúp đở dân tộc đã và đang chịu đựng quá nhiều khó khăn từ độc tài đến thiên tai này.
(Nguồn: http://nguoivietboston.com/?p=20356)
Thảm họa Haiti
Đoàn Xuân Lộc
09:12 16/01/2010
Sau động đất và sóng thần Tsunami xảy ra tại một số nước châu Á năm 2004, cướp đi khoảng 200 000 nhân mạng thế giới lại chứng kiến một thiên tai, thảm họa không kém khủng khiếp khác tại Haiti.
Trận động đất 7 độ richter, xảy ra tại thủ đô Port-au-Prince hôm 12/01 đã và đang gây nên bao tang thương, mất mát cho người dân Haiti.
Đến hôm nay, ước tính đã có đến 50 ngàn người thiệt mạng trong khi đó thủ tướng Haiti Jean-Max Bellerive cho rằng số người chết có thể lên đến 100 ngàn. Trong số những người thiệt mạng có Đức Tổng Giám Mục Port-au-Prince, Joseph Serge Mio, và nhiều người nước ngoài, trong đó có nhân viên của Liên Hiệp Quốc đang làm việc tại thủ đô Port-au-Prince.
Theo ước tính có khoảng 3.5 triệu người bị thương, hay rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, hoặc lâm vào cảnh đói khát cần được cấp cứu, cứu trợ.
Ngoài những mất mát khôn lường về nhân mạng, Haiti còn gánh chịu bao thiệt hại về vật chất. Nhà cửa của người dân, trường học, bệnh viện, nhiều tòa nhà của chính phủ, văn phòng của các tổ chức quốc tế, hay nhà thờ chính tòa tại thủ đô Port-au-Prince đều bị sụp đổ.
Những hình ảnh về người chết nằm la liệt tại những bệnh viện hay đang mặc kẹt dưới những đống gạch đá, và biết bao hình ảnh khủng khiếp khác đã được đăng tải đầy dẫy, liên tục trên tất cả các phương tiện truyền thông trong những ngày qua.
Tất cả cho thấy một bầu khí chết chóc, tang thương, hoảng loạn đang bao trùm và đè nặng lên thủ đô Port-au-Prince và đất nước Haiti.
Chứng kiến thảm họa mà người dân Haiti đang phải gánh chịu, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton – người đã hủy bỏ chuyến thăm Úc để theo dõi tình hình tại Haiti – đã ví trận động đất này với sóng thần Tsunami tại châu Á năm 2004.
Rất cần cứu trợ
Haiti được coi là một trong những nước kém phát triển và nghèo nhất trên thế giới. Dân số của nước này khoảng gần 10 triệu người.
Là một nước nghèo như vậy và trong trận động đất này ước tính có 3.5 triệu người (hơn 1/3 dân số) bị ảnh hưởng, người dân Haiti giờ chỉ còn biết trông chờ vào cứu trợ nước ngoài mới có thể phần nào khắc phục được thảm họa này.
Kể từ khi xảy động đất xảy ra, nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng chia sẽ nổi đau của người dân Haiti và cũng như kêu gọi hay hứa gửi nhân viên cũng như hàng cứu trợ đến Haiti.
Khi ngõ lời với khách hành hương hôm 13/01, một ngày sau khi động đất xảy ra, Đức Thánh Cha (ĐTC) Benedict XVI đã chia buồn với người dân Haiti và cùng lúc kêu gọi mọi người và cộng động quốc tế cứu trợ Haiti.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng Giáo hội Công giáo và các tổ chức từ thiện nhân đạo của Giáo hội sẽ nhanh chóng và tích cực tham gia vào việc cứu trợ để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nhất của anh chị em Haiti lúc này.
Hôm 13/01 thống Mỹ Barack Obama cũng đã lên tiếng chia sẻ nỗi đau với người dân Haiti. Ông nói: “Với một quốc gia và dân tộc vốn chịu nhiều vất vả và đau khổ, thảm kịch này quá tàn nhẫn và quá sức tưởng tượng”.
Trong một bài phát biểu khác hôm 14/11, tổng thống Obama lại nhắn gửi người dân Haiti rằng họ ‘không bị bỏ rơi, không bị quên lãng và trong lúc khẩn thiết này, Mỹ sát cánh với họ’.
Tổng thống Obama cũng hứa Mỹ sẽ dành 100 triệu đô cho Haiti và sẽ có những hoạt động cứu trợ nhanh, tốt nhất để cứu các nạn nhân của trận động đất này.
Và theo một bài viết được đăng trên trang mạng của tờ The New York Time hôm 15/01 Mỹ và Cuba đã có một thỏa thuận cho phép máy bay Mỹ chở các nhân viên y tế cũng như nạn nhân từ Haiti bay qua vùng trời của Cuba tới Miami, giúp giới hạn thời gian bay khoảng 1 giờ 30 phút.
Ngoài Mỹ, có khoảng gần 30 quốc gia gửi hàng và người cứu trợ tới Haiti, trong đó có Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nhật, Trung Quốc.
Nhiều tổ chức quốc tế khác nhau cũng đã có chiến dịch vận động quyên góp tiền, hàng cứu trợ và gửi người cũng như đồ cứu trợ tới Haiti.
Nhưng vẫn chưa tới
Một bài viết được đăng trên trang mạng BBC hôm 15/01 cho rằng mặc dù đã có nhiều nước, nhiều tổ chức hứa hẹn hay đã gửi người và hàng cứu trợ, nhưng trên thực tế vẫn còn rất ít người nhận được sự cứu trợ đó.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này là do cơ sở hạ tầng như sân bay, đường sá tại Port-au-Prince bị phá hủy hay thiệt hại nặng gây khó khăn cho các chuyến máy bay cứu trợ ra vào Haiti và cũng như việc lưu thông của các nhân viên cứu hay hàng cứu trợ tại đó.
Theo bài viết này một nguyên nhân khác là có rất ít sự dám sát, theo dõi của chính quyền tại thủ đô Haiti, mặc dù tệ nạn cướp bóc đang xảy ra tại đó. Người chỉ huy cứu trợ của nước Cộng hòa Dominic tại Haiti được trích dẫn nói rằng thách đố lớn nhất cho việc cứu trợ của họ là thiếu an ninh.
Ông Delfin Antonio Rodriguez cho biết “Ngày hôm qua có người đã tìm cách cướp một số xe tải chở hàng cứu trợ của chúng tôi. Và vì điều đó hôm nay chúng tôi đã không thể tiếp tục việc cứu trợ được một số nơi”
Một bài khác được trên trang mạng của The Daily Telegraph, một trong những tờ nhật báo lớn tại Anh, ngày hôm 14/01, cũng cho biết thiếu cơ sở hạ tầng để tiếp và vẫn chuyển nhân viên và hàng cứu trợ và thiếu an ninh là hai nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ trong cứu trợ.
Cũng theo bài viết này nếu không được cứu trợ nhanh và nếu không có sự theo dõi, dám sát đàng hoàng, bạo lực có thể xảy ra vì đã có những vụ nổ súng, đánh nhau vì tranh giành nước tại thủ đô Haiti.
Hy vọng mong manh
Một bài viết được đăng trên trang mạng của một tờ nhật báo quan trọng khác của Anh, The Times, ngày hôm 15/01 có ghi lại việc một bé trai hai tuổi, Redjeson Hausteen Claude, được cứu ra khỏi căn nhà đổ nát của mình tại Port-au-Prince.
Cậu bé này trông như mất hồn khi được một nhân viên cứu trợ người Tây Ban Nha đưa ra khỏi đống đổ nát nhưng đã cười tươi khi được gặp lại mẹ mình.
Cũng theo bài viết có bảy người Mỹ và một người Haiti được cứu khỏi một khách sát đổ nát sau 50 giờ phải sống trong bóng tối.
Và theo bài viết này đó là một vài tia hy vọng hiếm hoi lúc này khi mà người dân Haiti đang hoang mang, hoảng loạn, giận dữ sau trận động đất khủng khiếp.
Một vài bài học?
Vâng, không ai có thể ngăn ngừa được những thiên tai như trận động đất khủng khiếp ở Haiti. Nhưng hậu quả của thiên tai có thể được giới hạn nếu có sự cứu trợ lớn, kịp thời và hiệu quả.
Vẫn biết rằng không ai có thể bù đắp lại những mất mát mà người dân Haiti đang gánh chịu, nhưng như chuyện bé Redjeson Hausteen Claude được cứu sống cho thấy những mất mát, tang thương của họ sẽ ít nhiều được vơi đi nếu họ được quan tâm, được cứu trợ lúc này.
Một bài học quan trọng khác có thể rút ra được từ trận động đất này là mặc dù không thể ngăn cản được thiên tai nhưng sức và mức độ tàn phá của nó có thể được hạn chế nếu các nếu có tinh thần trách nhiệm và các yếu tố kỷ thuật cũng như môi trường được quan tâm trong vấn đề xây dựng hay phát triển kinh tế.
Theo một bài viết được đăng trên mạng của BBC hôm 15/01, có hai nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến việc có nhiều nhà sập trong trận động đất tại Haiti vừa qua.
Thứ nhất nhiều công trình xây dựng không đáp ứng “các tiêu chí về xây dựng”, và “các tòa nhà bị ‘rút ruột’ để giảm giá thành, do đó, các công trình này bị yếu đi rất nhiều”.
Nguyên nhân thứ hai là nạn phá rừng. Bài viết trích dẫn một chuyên gia nói rằng “việc phá rừng bừa bãi tại Haiti cũng góp phần vào mức tàn phá”. Chẳng hạn “trên sườn đồi của thành phố Petionville, một quận ngoại ô phía đông của thủ đô Port-au-Prince, các tòa nhà sập chồng lên nhau như là không có rừng để bảo vệ chúng”.
Bài viết này cũng trích dẫn cơ quan Nghiên cứu về Địa chấn cũa Mỹ nói rằng “thiệt hại nhân mạng vì động đất tại các nước đang phát triển cao hơn 10 lần so với các nước phương Tây và thiệt hại vật chất cao hơn 100 lần”.
Để thập kỷ mới tốt đẹp hơn
Thập kỷ 2000-2009 vừa qua được coi là thập kỷ tồi tệ nhất vì ngoài những cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, và không ít những vụ khủng bố, xung đột và chiến tranh, 10 năm qua thế giới cũng phải đối diện với biết bao thảm họa và thiên tai.
Vì vậy, có người đã mong thập kỷ đó nhanh qua để thế giới có thể bước vào một thập kỷ mới tốt đẹp hơn. Tuy vậy, với những tổn hại khôn lường mà người dân Haiti phải chịu trong những ngày này, xem ra thập kỷ 2010s đã bắt đầu với không ít những đau thương do thảm họa, thiên tai gây nên.
Nhưng những gì đã và đang xảy ra tại Haiti trong những ngày qua cho thấy không ai có thể ngăn cản được thiên tai nhưng mức độ tàn phá của thiên tai có thể được giảm nhẹ, được giới hạn, được ngăn ngừa nếu có tình liên đới, nếu có tinh thần trách nhiệm, nếu các yếu tố môi trường được quan tâm trong xây dựng và phát triển kinh tế nói chung.
Và nếu các quốc gia, tổ chức trên thế giới cũng biết hợp tác với nhau, biết nghĩ đến lợi ích chung, chắc chắn những cuộc khủng hoảng, xung đột, chiến tranh như thế giới đã chứng kiến hay phải sống trong thập kỷ vừa qua sẽ không còn xảy ra. Như vậy thế giới sẽ có thập kỷ mới này thế giới tốt đẹp hơn.
Trận động đất 7 độ richter, xảy ra tại thủ đô Port-au-Prince hôm 12/01 đã và đang gây nên bao tang thương, mất mát cho người dân Haiti.
Đến hôm nay, ước tính đã có đến 50 ngàn người thiệt mạng trong khi đó thủ tướng Haiti Jean-Max Bellerive cho rằng số người chết có thể lên đến 100 ngàn. Trong số những người thiệt mạng có Đức Tổng Giám Mục Port-au-Prince, Joseph Serge Mio, và nhiều người nước ngoài, trong đó có nhân viên của Liên Hiệp Quốc đang làm việc tại thủ đô Port-au-Prince.
Theo ước tính có khoảng 3.5 triệu người bị thương, hay rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, hoặc lâm vào cảnh đói khát cần được cấp cứu, cứu trợ.
Ngoài những mất mát khôn lường về nhân mạng, Haiti còn gánh chịu bao thiệt hại về vật chất. Nhà cửa của người dân, trường học, bệnh viện, nhiều tòa nhà của chính phủ, văn phòng của các tổ chức quốc tế, hay nhà thờ chính tòa tại thủ đô Port-au-Prince đều bị sụp đổ.
Những hình ảnh về người chết nằm la liệt tại những bệnh viện hay đang mặc kẹt dưới những đống gạch đá, và biết bao hình ảnh khủng khiếp khác đã được đăng tải đầy dẫy, liên tục trên tất cả các phương tiện truyền thông trong những ngày qua.
Tất cả cho thấy một bầu khí chết chóc, tang thương, hoảng loạn đang bao trùm và đè nặng lên thủ đô Port-au-Prince và đất nước Haiti.
Chứng kiến thảm họa mà người dân Haiti đang phải gánh chịu, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton – người đã hủy bỏ chuyến thăm Úc để theo dõi tình hình tại Haiti – đã ví trận động đất này với sóng thần Tsunami tại châu Á năm 2004.
Rất cần cứu trợ
Haiti được coi là một trong những nước kém phát triển và nghèo nhất trên thế giới. Dân số của nước này khoảng gần 10 triệu người.
Là một nước nghèo như vậy và trong trận động đất này ước tính có 3.5 triệu người (hơn 1/3 dân số) bị ảnh hưởng, người dân Haiti giờ chỉ còn biết trông chờ vào cứu trợ nước ngoài mới có thể phần nào khắc phục được thảm họa này.
Kể từ khi xảy động đất xảy ra, nhiều quốc gia trên thế giới đã lên tiếng chia sẽ nổi đau của người dân Haiti và cũng như kêu gọi hay hứa gửi nhân viên cũng như hàng cứu trợ đến Haiti.
Khi ngõ lời với khách hành hương hôm 13/01, một ngày sau khi động đất xảy ra, Đức Thánh Cha (ĐTC) Benedict XVI đã chia buồn với người dân Haiti và cùng lúc kêu gọi mọi người và cộng động quốc tế cứu trợ Haiti.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng Giáo hội Công giáo và các tổ chức từ thiện nhân đạo của Giáo hội sẽ nhanh chóng và tích cực tham gia vào việc cứu trợ để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết nhất của anh chị em Haiti lúc này.
Hôm 13/01 thống Mỹ Barack Obama cũng đã lên tiếng chia sẻ nỗi đau với người dân Haiti. Ông nói: “Với một quốc gia và dân tộc vốn chịu nhiều vất vả và đau khổ, thảm kịch này quá tàn nhẫn và quá sức tưởng tượng”.
Trong một bài phát biểu khác hôm 14/11, tổng thống Obama lại nhắn gửi người dân Haiti rằng họ ‘không bị bỏ rơi, không bị quên lãng và trong lúc khẩn thiết này, Mỹ sát cánh với họ’.
Tổng thống Obama cũng hứa Mỹ sẽ dành 100 triệu đô cho Haiti và sẽ có những hoạt động cứu trợ nhanh, tốt nhất để cứu các nạn nhân của trận động đất này.
Và theo một bài viết được đăng trên trang mạng của tờ The New York Time hôm 15/01 Mỹ và Cuba đã có một thỏa thuận cho phép máy bay Mỹ chở các nhân viên y tế cũng như nạn nhân từ Haiti bay qua vùng trời của Cuba tới Miami, giúp giới hạn thời gian bay khoảng 1 giờ 30 phút.
Ngoài Mỹ, có khoảng gần 30 quốc gia gửi hàng và người cứu trợ tới Haiti, trong đó có Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nhật, Trung Quốc.
Nhiều tổ chức quốc tế khác nhau cũng đã có chiến dịch vận động quyên góp tiền, hàng cứu trợ và gửi người cũng như đồ cứu trợ tới Haiti.
Nhưng vẫn chưa tới
Một bài viết được đăng trên trang mạng BBC hôm 15/01 cho rằng mặc dù đã có nhiều nước, nhiều tổ chức hứa hẹn hay đã gửi người và hàng cứu trợ, nhưng trên thực tế vẫn còn rất ít người nhận được sự cứu trợ đó.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này là do cơ sở hạ tầng như sân bay, đường sá tại Port-au-Prince bị phá hủy hay thiệt hại nặng gây khó khăn cho các chuyến máy bay cứu trợ ra vào Haiti và cũng như việc lưu thông của các nhân viên cứu hay hàng cứu trợ tại đó.
Theo bài viết này một nguyên nhân khác là có rất ít sự dám sát, theo dõi của chính quyền tại thủ đô Haiti, mặc dù tệ nạn cướp bóc đang xảy ra tại đó. Người chỉ huy cứu trợ của nước Cộng hòa Dominic tại Haiti được trích dẫn nói rằng thách đố lớn nhất cho việc cứu trợ của họ là thiếu an ninh.
Ông Delfin Antonio Rodriguez cho biết “Ngày hôm qua có người đã tìm cách cướp một số xe tải chở hàng cứu trợ của chúng tôi. Và vì điều đó hôm nay chúng tôi đã không thể tiếp tục việc cứu trợ được một số nơi”
Một bài khác được trên trang mạng của The Daily Telegraph, một trong những tờ nhật báo lớn tại Anh, ngày hôm 14/01, cũng cho biết thiếu cơ sở hạ tầng để tiếp và vẫn chuyển nhân viên và hàng cứu trợ và thiếu an ninh là hai nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ trong cứu trợ.
Cũng theo bài viết này nếu không được cứu trợ nhanh và nếu không có sự theo dõi, dám sát đàng hoàng, bạo lực có thể xảy ra vì đã có những vụ nổ súng, đánh nhau vì tranh giành nước tại thủ đô Haiti.
Hy vọng mong manh
Một bài viết được đăng trên trang mạng của một tờ nhật báo quan trọng khác của Anh, The Times, ngày hôm 15/01 có ghi lại việc một bé trai hai tuổi, Redjeson Hausteen Claude, được cứu ra khỏi căn nhà đổ nát của mình tại Port-au-Prince.
Cậu bé này trông như mất hồn khi được một nhân viên cứu trợ người Tây Ban Nha đưa ra khỏi đống đổ nát nhưng đã cười tươi khi được gặp lại mẹ mình.
Cũng theo bài viết có bảy người Mỹ và một người Haiti được cứu khỏi một khách sát đổ nát sau 50 giờ phải sống trong bóng tối.
Và theo bài viết này đó là một vài tia hy vọng hiếm hoi lúc này khi mà người dân Haiti đang hoang mang, hoảng loạn, giận dữ sau trận động đất khủng khiếp.
Một vài bài học?
Vâng, không ai có thể ngăn ngừa được những thiên tai như trận động đất khủng khiếp ở Haiti. Nhưng hậu quả của thiên tai có thể được giới hạn nếu có sự cứu trợ lớn, kịp thời và hiệu quả.
Vẫn biết rằng không ai có thể bù đắp lại những mất mát mà người dân Haiti đang gánh chịu, nhưng như chuyện bé Redjeson Hausteen Claude được cứu sống cho thấy những mất mát, tang thương của họ sẽ ít nhiều được vơi đi nếu họ được quan tâm, được cứu trợ lúc này.
Một bài học quan trọng khác có thể rút ra được từ trận động đất này là mặc dù không thể ngăn cản được thiên tai nhưng sức và mức độ tàn phá của nó có thể được hạn chế nếu các nếu có tinh thần trách nhiệm và các yếu tố kỷ thuật cũng như môi trường được quan tâm trong vấn đề xây dựng hay phát triển kinh tế.
Theo một bài viết được đăng trên mạng của BBC hôm 15/01, có hai nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến việc có nhiều nhà sập trong trận động đất tại Haiti vừa qua.
Thứ nhất nhiều công trình xây dựng không đáp ứng “các tiêu chí về xây dựng”, và “các tòa nhà bị ‘rút ruột’ để giảm giá thành, do đó, các công trình này bị yếu đi rất nhiều”.
Nguyên nhân thứ hai là nạn phá rừng. Bài viết trích dẫn một chuyên gia nói rằng “việc phá rừng bừa bãi tại Haiti cũng góp phần vào mức tàn phá”. Chẳng hạn “trên sườn đồi của thành phố Petionville, một quận ngoại ô phía đông của thủ đô Port-au-Prince, các tòa nhà sập chồng lên nhau như là không có rừng để bảo vệ chúng”.
Bài viết này cũng trích dẫn cơ quan Nghiên cứu về Địa chấn cũa Mỹ nói rằng “thiệt hại nhân mạng vì động đất tại các nước đang phát triển cao hơn 10 lần so với các nước phương Tây và thiệt hại vật chất cao hơn 100 lần”.
Để thập kỷ mới tốt đẹp hơn
Thập kỷ 2000-2009 vừa qua được coi là thập kỷ tồi tệ nhất vì ngoài những cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, và không ít những vụ khủng bố, xung đột và chiến tranh, 10 năm qua thế giới cũng phải đối diện với biết bao thảm họa và thiên tai.
Vì vậy, có người đã mong thập kỷ đó nhanh qua để thế giới có thể bước vào một thập kỷ mới tốt đẹp hơn. Tuy vậy, với những tổn hại khôn lường mà người dân Haiti phải chịu trong những ngày này, xem ra thập kỷ 2010s đã bắt đầu với không ít những đau thương do thảm họa, thiên tai gây nên.
Nhưng những gì đã và đang xảy ra tại Haiti trong những ngày qua cho thấy không ai có thể ngăn cản được thiên tai nhưng mức độ tàn phá của thiên tai có thể được giảm nhẹ, được giới hạn, được ngăn ngừa nếu có tình liên đới, nếu có tinh thần trách nhiệm, nếu các yếu tố môi trường được quan tâm trong xây dựng và phát triển kinh tế nói chung.
Và nếu các quốc gia, tổ chức trên thế giới cũng biết hợp tác với nhau, biết nghĩ đến lợi ích chung, chắc chắn những cuộc khủng hoảng, xung đột, chiến tranh như thế giới đã chứng kiến hay phải sống trong thập kỷ vừa qua sẽ không còn xảy ra. Như vậy thế giới sẽ có thập kỷ mới này thế giới tốt đẹp hơn.
Một thập niên đầy biến động
Phụng Nghi
12:41 16/01/2010
Nhận định của John F. Kavanaugh
Nhìn lại 10 năm đầu của thế kỷ 21, tạp chí Time gọi đó là “thập niên đến từ địa ngục”. Chúng tôi sẽ không đi quá xa như thế, nhưng quả đã thấy dấu hiệu một sự xói mòn niềm tin, không chỉ vào các định chế, nhưng có lẽ còn vào chính con người chúng ta. Thoáng nhìn lại mỗi năm, chúng tôi thấy không bị lung lạc nhiều vì những tin tức hàng đầu mà bằng những báo hiệu về cơ hội và đe dọa cho thế kỷ mới này.
Năm 2000 được đánh dấu bằng sự trì hoãn tuyên bố kết quả cuộc bầu cử Tổng thống George W. Bush sau khi có sự can thiệp của Tối cao Pháp viện. Cuộc chuyển quyền êm thắm bất chấp những xáo trộn trong cuộc bầu cử chứng tỏ một lần nữa cho thấy nền dân chủ quả được việc. Tuy nhiên đó cũng được coi như dấu hiệu sự mất niềm tin đang gia tăng vào hệ thống chính trị mà chúng ta đang dựa vào.
Những thảm cảnh tàn ác xảy ra vào tháng 9 năm 2001 không chỉ là khởi đầu của một trận chiến khủng bố, mà cũng còn đánh dấu sự khởi đầu của cảm giác sợ hãi tràn lan khắp cả nước. Cuộc tấn công vào những biểu tượng của hai điều rất gần cận với căn tính quốc gia chúng ta – đó là tài nguyên phong phú và quyền lực mạnh mẽ -- phơi trần chúng ta rơi vào một tình trạng dễ bị tổn thương, dễ bị tấn công, mỗi năm mỗi tăng khi mà tài nguyên và quyền lực của chúng ta không cung ứng được sự an toàn mà ta vẫn tưởng chúng bảo đảm được.
Năm 2002 phô bày tầm mức rộng rãi về tai tiếng trong Giáo hội Công giáo. Vụ tai tiếng các linh mục lạm dụng tình dục và việc che giấu của một số giám mục tiếp tục ám ảnh suốt cả thập niên với những vụ kiện tụng, những món tiền chi trả hàng triệu đôla trong các vụ đền bồi dàn xếp, và sự ra đi của nhiều thành phần giáo dân bị thương tổn do ý thức về sự phản bội và giận dữ gây ra do hàng giáo phẩm. Chúng ta vẫn còn đang đối mặt với một sự chọn lựa thật nản lòng. Cần hạn chế hay phải cải tổ?
Năm 2003, Hoa kỳ, sau khi đã nhận Taliban là đối thủ vào năm trước, đã xâm chiếm Iraq. Việc lật đổ Saddam Hussein và rêu rao thắng lợi nhỏ nhoi sẽ làm tốn phí hàng ngàn tỷ đôla. Cái giá khủng khiếp phải trả về sinh mạng và chân tay của binh sĩ Mỹ, của thường dân Iraq, còn đè nặng hơn trên vai chúng ta nếu chúng ta đã không mở ra con đường dẫn đến hoà bình trong vùng Vịnh Ba tư mà dẫn đến một cuộc chiến kéo dài trăm năm.
Những năm 2004, 2005 và 2006, tuy đánh dấu bằng các hình ảnh tra tấn tại nhà tù Abu Ghraib, hoặc những cuộc khủng bố tại Madrid và London, nhưng chúng đã liên kết chặt chẽ với nhau như là bằng chứng cho sự bất lực của chúng ta trước những điều ác lớn lao về thể lý và luân lý. Một cơn sóng thần giết hại 200 ngàn người trong chốc lát. Một trận cuồng phong phá hủy đi cả một đô thị lớn ở Mỹ. Những kẻ ác ôn sát hại 200 ngàn người ở Darfur.
Vào tháng 11 năm 2007, tạp chí Science and Cell tiết lộ rằng các nhà nghiên cứu ở Nhật bản và Wisconsin đã thành công trong việc lấy được tế bào gốc đa năng từ tế bào da người lớn. Tuy nhiều người vẫn còn nghĩ đến các bào thai khi họ nghe nói về tế bào gốc, nhưng tiến trình mới này đưa ra một sự khai thông đầy hứa hẹn cho nền y học tái tạo. Bản đồ về gene của con người hồi đầu thập niên đã mở ra những con đường dẫn đến việc chữa trị tật bệnh cho con người mà trước đây chưa ai biết tới. Nó cũng còn nâng cao lãnh vực vận dụng thuộc di truyền, tăng tiến và biến cải các loài.
Năm 2008 là năm sụp đổ tài chánh. Tình trạng bất bình của công chúng trước đó do sự thiếu đạo đức của Enron và công ty kế toán của nó là Arthur Andersen, đã làm bùng nổ ra một cuộc động đất toàn diện. Một niềm tin gần như giáo điều vào thị trường và sự tin cậy mù quáng vào các nhà tư bản tài chánh đã bị tan biến trong cả thập niên khi mà các cổ phiếu sụt giá 25%, lợi tức của gia đình trung lưu giảm xuống, hàng triệu công việc biến mất, và những công ty lớn lao phải phá sản.
Vào cuối năm 2009, Amazon báo cáo rằng, trong mùa lễ Giáng sinh, đây là lần đầu tiên, những cuốn sách điện tử trên máy Kindle của họ đã bán vượt quá số sách in trên giấy. Ray Kurzweil, một người cuồng tín máy điện toán và có óc sáng tạo -- người vẫn nghĩ rằng vào giữa thế kỷ này trí thông minh nhân tạo sẽ vượt thắng trí thông minh bẩm sinh của con người -- cũng đã tiết lộ một chương trình đọc sách điện tử (e-reader) trên các máy điện toán cá nhân, trên iPod Touch và iPhone. Sự lớn mạnh, tăng theo cấp số mũ trong kỹ thuật điện toán, hướng tới một cuộc cách mạng trong ngành báo chí, y học, chính trị, truyền thông và chính cuộc sống này. Trong lúc hầu hết mọi người chúng ta mừng vì cuộc đổi thay, những nhà phê bình như Lee Siegel trong cuốn Against the Machine, cảnh báo rằng chúng ta đã bắt đầu trở thành một quần chúng điện tử, bị tước đoạt mất bản chất con người và cả cuộc sống nội tâm.
Chẳng biết Siegel đúng hay sai, nhưng nỗi lo âu của ông về chuyện mất bản tính con người, dường như đối với chúng tôi là chuyện có căn cứ xác đáng. Có lẽ, chính cái lầm lỗi và sa ngã trong vườn địa đàng Eden đã trở thành sự chấp nhận hay chối bỏ tính mỏng dòn của chúng ta như chỉ là những con người. Ngày nay, nguy cơ còn cao hơn nhiều. Lòng mong mỏi không được kiềm chế của con người muốn kiểm soát, dù trong địa hạt chính trị, tiền bạc, quyền lực tôn giáo hay khống chế thiên nhiên, làm cho mỗi cơ hội mới lại trở thành một cám dỗ mới đầy nguy cơ lừa lọc.
Nguồn: John F. Kavanaugh, S.J./Tuần báo America, John F. Kavanaugh là giáo sư triết học tại Đại học St. Louis ở St. Louis, Mo.
Nhìn lại 10 năm đầu của thế kỷ 21, tạp chí Time gọi đó là “thập niên đến từ địa ngục”. Chúng tôi sẽ không đi quá xa như thế, nhưng quả đã thấy dấu hiệu một sự xói mòn niềm tin, không chỉ vào các định chế, nhưng có lẽ còn vào chính con người chúng ta. Thoáng nhìn lại mỗi năm, chúng tôi thấy không bị lung lạc nhiều vì những tin tức hàng đầu mà bằng những báo hiệu về cơ hội và đe dọa cho thế kỷ mới này.
Năm 2000 được đánh dấu bằng sự trì hoãn tuyên bố kết quả cuộc bầu cử Tổng thống George W. Bush sau khi có sự can thiệp của Tối cao Pháp viện. Cuộc chuyển quyền êm thắm bất chấp những xáo trộn trong cuộc bầu cử chứng tỏ một lần nữa cho thấy nền dân chủ quả được việc. Tuy nhiên đó cũng được coi như dấu hiệu sự mất niềm tin đang gia tăng vào hệ thống chính trị mà chúng ta đang dựa vào.
Những thảm cảnh tàn ác xảy ra vào tháng 9 năm 2001 không chỉ là khởi đầu của một trận chiến khủng bố, mà cũng còn đánh dấu sự khởi đầu của cảm giác sợ hãi tràn lan khắp cả nước. Cuộc tấn công vào những biểu tượng của hai điều rất gần cận với căn tính quốc gia chúng ta – đó là tài nguyên phong phú và quyền lực mạnh mẽ -- phơi trần chúng ta rơi vào một tình trạng dễ bị tổn thương, dễ bị tấn công, mỗi năm mỗi tăng khi mà tài nguyên và quyền lực của chúng ta không cung ứng được sự an toàn mà ta vẫn tưởng chúng bảo đảm được.
Năm 2002 phô bày tầm mức rộng rãi về tai tiếng trong Giáo hội Công giáo. Vụ tai tiếng các linh mục lạm dụng tình dục và việc che giấu của một số giám mục tiếp tục ám ảnh suốt cả thập niên với những vụ kiện tụng, những món tiền chi trả hàng triệu đôla trong các vụ đền bồi dàn xếp, và sự ra đi của nhiều thành phần giáo dân bị thương tổn do ý thức về sự phản bội và giận dữ gây ra do hàng giáo phẩm. Chúng ta vẫn còn đang đối mặt với một sự chọn lựa thật nản lòng. Cần hạn chế hay phải cải tổ?
Năm 2003, Hoa kỳ, sau khi đã nhận Taliban là đối thủ vào năm trước, đã xâm chiếm Iraq. Việc lật đổ Saddam Hussein và rêu rao thắng lợi nhỏ nhoi sẽ làm tốn phí hàng ngàn tỷ đôla. Cái giá khủng khiếp phải trả về sinh mạng và chân tay của binh sĩ Mỹ, của thường dân Iraq, còn đè nặng hơn trên vai chúng ta nếu chúng ta đã không mở ra con đường dẫn đến hoà bình trong vùng Vịnh Ba tư mà dẫn đến một cuộc chiến kéo dài trăm năm.
Những năm 2004, 2005 và 2006, tuy đánh dấu bằng các hình ảnh tra tấn tại nhà tù Abu Ghraib, hoặc những cuộc khủng bố tại Madrid và London, nhưng chúng đã liên kết chặt chẽ với nhau như là bằng chứng cho sự bất lực của chúng ta trước những điều ác lớn lao về thể lý và luân lý. Một cơn sóng thần giết hại 200 ngàn người trong chốc lát. Một trận cuồng phong phá hủy đi cả một đô thị lớn ở Mỹ. Những kẻ ác ôn sát hại 200 ngàn người ở Darfur.
Vào tháng 11 năm 2007, tạp chí Science and Cell tiết lộ rằng các nhà nghiên cứu ở Nhật bản và Wisconsin đã thành công trong việc lấy được tế bào gốc đa năng từ tế bào da người lớn. Tuy nhiều người vẫn còn nghĩ đến các bào thai khi họ nghe nói về tế bào gốc, nhưng tiến trình mới này đưa ra một sự khai thông đầy hứa hẹn cho nền y học tái tạo. Bản đồ về gene của con người hồi đầu thập niên đã mở ra những con đường dẫn đến việc chữa trị tật bệnh cho con người mà trước đây chưa ai biết tới. Nó cũng còn nâng cao lãnh vực vận dụng thuộc di truyền, tăng tiến và biến cải các loài.
Năm 2008 là năm sụp đổ tài chánh. Tình trạng bất bình của công chúng trước đó do sự thiếu đạo đức của Enron và công ty kế toán của nó là Arthur Andersen, đã làm bùng nổ ra một cuộc động đất toàn diện. Một niềm tin gần như giáo điều vào thị trường và sự tin cậy mù quáng vào các nhà tư bản tài chánh đã bị tan biến trong cả thập niên khi mà các cổ phiếu sụt giá 25%, lợi tức của gia đình trung lưu giảm xuống, hàng triệu công việc biến mất, và những công ty lớn lao phải phá sản.
Vào cuối năm 2009, Amazon báo cáo rằng, trong mùa lễ Giáng sinh, đây là lần đầu tiên, những cuốn sách điện tử trên máy Kindle của họ đã bán vượt quá số sách in trên giấy. Ray Kurzweil, một người cuồng tín máy điện toán và có óc sáng tạo -- người vẫn nghĩ rằng vào giữa thế kỷ này trí thông minh nhân tạo sẽ vượt thắng trí thông minh bẩm sinh của con người -- cũng đã tiết lộ một chương trình đọc sách điện tử (e-reader) trên các máy điện toán cá nhân, trên iPod Touch và iPhone. Sự lớn mạnh, tăng theo cấp số mũ trong kỹ thuật điện toán, hướng tới một cuộc cách mạng trong ngành báo chí, y học, chính trị, truyền thông và chính cuộc sống này. Trong lúc hầu hết mọi người chúng ta mừng vì cuộc đổi thay, những nhà phê bình như Lee Siegel trong cuốn Against the Machine, cảnh báo rằng chúng ta đã bắt đầu trở thành một quần chúng điện tử, bị tước đoạt mất bản chất con người và cả cuộc sống nội tâm.
Chẳng biết Siegel đúng hay sai, nhưng nỗi lo âu của ông về chuyện mất bản tính con người, dường như đối với chúng tôi là chuyện có căn cứ xác đáng. Có lẽ, chính cái lầm lỗi và sa ngã trong vườn địa đàng Eden đã trở thành sự chấp nhận hay chối bỏ tính mỏng dòn của chúng ta như chỉ là những con người. Ngày nay, nguy cơ còn cao hơn nhiều. Lòng mong mỏi không được kiềm chế của con người muốn kiểm soát, dù trong địa hạt chính trị, tiền bạc, quyền lực tôn giáo hay khống chế thiên nhiên, làm cho mỗi cơ hội mới lại trở thành một cám dỗ mới đầy nguy cơ lừa lọc.
Nguồn: John F. Kavanaugh, S.J./Tuần báo America, John F. Kavanaugh là giáo sư triết học tại Đại học St. Louis ở St. Louis, Mo.
Đức Hồng Y Roger Etchegaray đã xuất viện
Bùi Hữu Thư
17:18 16/01/2010
Rôma, Thứ Sáu 15 tháng 1, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Hồng Y Roger Etchegaray ngày hôm nay đã xuất bệnh viện Gemelli ở Rôma nơi ngài dưỡng bệnh từ đêm Giáng Sinh vì bị gẫy xương đùi, theo bản tin của Đại Học Công Giáo Thánh Tâm tại Rôma.
Bản tin tiếp, “Như đã tiên đoán, ngài sẽ tiếp tục tập đi tại tư gia.”
Vào lúc đầu cuộc rước kiệu trước Thánh Lễ nửa đêm, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, một phụ nữ trẻ tên Susanna Maiolo đã xô đẩy khi muốn lại gần Đức Thánh Cha, khiến cho Đức Thánh Cha bị té – ngài đã đứng lên được – rồi lại khiến cho Đức Hồng Y Etchegaray cũng bị té theo. Đức Hồng Y đã được giải phẫu ngày 27 tháng 12.
Chiều ngày 8 tháng 1, ngài đã được Đức Thánh Cha Benedict XVI ghé thăm. Đức Thánh Cha muốn bầy tỏ “tình thân ái thiêng liêng” với Đức Hồng Y người Pháp, 87 tuổi, chủ tịch danh dự của Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình.
Như linh mục Lombardi đã giải thích, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đích thân thăm hỏi về tiến trình dưỡng thương tốt đẹp và việc phục hồi hậu giải phẫu của Đức Hồng Y Etchegaray, mà tình trạng bệnh lý rất khả quan.”
Bản tin tiếp, “Như đã tiên đoán, ngài sẽ tiếp tục tập đi tại tư gia.”
Vào lúc đầu cuộc rước kiệu trước Thánh Lễ nửa đêm, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, một phụ nữ trẻ tên Susanna Maiolo đã xô đẩy khi muốn lại gần Đức Thánh Cha, khiến cho Đức Thánh Cha bị té – ngài đã đứng lên được – rồi lại khiến cho Đức Hồng Y Etchegaray cũng bị té theo. Đức Hồng Y đã được giải phẫu ngày 27 tháng 12.
Chiều ngày 8 tháng 1, ngài đã được Đức Thánh Cha Benedict XVI ghé thăm. Đức Thánh Cha muốn bầy tỏ “tình thân ái thiêng liêng” với Đức Hồng Y người Pháp, 87 tuổi, chủ tịch danh dự của Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình.
Như linh mục Lombardi đã giải thích, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã đích thân thăm hỏi về tiến trình dưỡng thương tốt đẹp và việc phục hồi hậu giải phẫu của Đức Hồng Y Etchegaray, mà tình trạng bệnh lý rất khả quan.”
Top Stories
AsiaNews, the latest victim of Vietnamese Media attack
Emily Nguyen
06:08 16/01/2010
Speaking on behalf of its government, the State News Agency of the Socialist Republic of Vietnam has accused AsiaNews - a Catholic News Agency based in Italy - of distortion, false accusation, and agitation against Vietnam authorities. The agency, however, has been warmly praised by Vietnamese Catholics for its zealous efforts to defend the Church in Vietnam
"Recently a number of websites, the AsiaNews Catholic News Agency among them, have published news with many misleading details and aggravating comments in order to falsely accuse local authorities of Dong Chiem, a village in An Phu Commune, My Duc County, Hanoi after the dismantling of a crucifix which had been illegally constructed on top of Mount Che, ” the State News Agency VNA said in its article titled “No crackdown on Dong Chiem Parishioners” published on Friday Jan. 15, and re-published on most state-run media outlets the next day.
Parishioners and other locals call it “Nui Tho” when referring to the mount whose peak the destroyed crucifix once stood on. State media, however, use the word “Nui Che - Mount Che” purposely to avoid the commonly used name “Nui Tho”, literally translated as “Mount of Worshiping”, a give-away cue of confirmation on the Catholic ownership of the mount.
“The information have been echoed by Vatican Radio Stations (Radio Vaticana) and The Holy See’s Radio Maria Radio Station, causing misunderstanding to the international public opinion,” it added.
Showing off its power of the official mouthpiece of Vietnam government, the news outlet stated that: “The Vietnamese News Agency has been granted the permission to make this statement in order to totally reject the said false information which bears ill wills of sabotaging the grand national unity bloc; and to affirm that there is no such thing as government's oppression on Dong Chiem Parishioners."
Vietnam has denied the police attack at Dong Chiem despite pictures of the bloody clash showing several people injured, and a strong protest statement of Hanoi Archdiocese. “Blowing up the crucifix in the cemetery of Dong Chiem Parish with explosives is the most severe form of sacrilege. It's insults the Catholic faith,” said Fr. John Le Trong Cung, Vice Chancellor of the Hanoi Archbishopric in a statement on Jan 8.
As of Saturday Jan 16, reports coming out from Dong Chiem mentioned that vandalism of the crosses on the individual tombstones at the parish cemetery by government officials has just resumed. The situation is a timed bomb waiting to explode any time.
In a prompt response to the accusation of the State news agency, Fr. Van Chi Chu, spokesperson of The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media, which includes several religious publications based outside Vietnam, praised efforts that AsiaNews "had been zealously made to defend the Church in Vietnam.”
“I would like to thank AsiaNews for raising awareness among Churches of the suffering of Catholics in Vietnam. Without it, apart from day to day suffering under a dictatorial regime, they would have also suffered the indifference of the world,” he added.
“Thanks a million for helping Catholics in Vietnam carry their cross,” he concluded.
“AsiaNews has become the first non-Vietnamese critic being condemned by Vietnam government. The unfavourable reaction Vietnam government has just expressed toward AsiaNews shows how effective the site is on international public opinion about Vietnam,” added Fr. John Nghi Tran, director of California based VietCatholic News Agency.
“On Monday [Jan. 11], they physically attacked Nguyen Huu Vinh [a Catholic freelance journalist]. On Friday, they verbally attacked AsiaNews. Both of them have become the victims of this regime for being exposing the truth about Vietnamese government's abuse on human and religious rights against people of Christian faith,” he continued, raising concern on how the regime is prepared for a hostile and potentially dangerous approach on any opposing voice in the near future.
Fr. Joseph Nguyen from Hanoi disclosed: “A large number of bishops, priests, religious - who have studied in Rome - read AsiaNews daily as they can read directly in Italian articles updated in timely fashion. Young Vietnamese Catholics who can read English are also among AsiaNews’ frequent readers.”
According to the priest, Catholic News Sites that have given prominent coverage to a Vietnamese government campaign against the Catholic Church, with AsiaNews being one of the most active outlets, have been blocked by government censors. However, Vietnamese readers can use free anonymous proxy sites to bypass firewall and Internet filter.
At first, most of the site blocked to users in Vietnam were written in Vietnamese and covered events in that country. Recently, however, popular Catholic sites written in English which draw a high numbers of readers in Vietnam namely AsiaNews, Catholic World News, Catholic News Agency, and Independent Catholic News have all been added to the list of blocked sites, along with human-rights organizations such as Human Rights Watch, Writers Without Borders, and Amnesty International.
Vietnam strictly regulates Internet access for its citizens, using both legal and technical means. The collaborative project OpenNet Initiative classifies Vietnam's level of online political censorship to be "pervasive" while Reporters without Borders considers Vietnam one of 15 "internet enemies."
The government of Vietnam claims to safeguard the country against obscene or sexually explicit content to justify its blocking efforts, but in reality most of the filtered sites contain politically or religiously sensitive materials that are seen to undermine the Communist Party's hold on power; while porn sites can be accessed readily. As a matter of fact, most Vietnamese electronic and paper newspapers are being criticized for containing violent and sexually explicit materials according to the latest admission of Pham Duc Hai, Editor of Tuoi Tre (Youth) online magazine.
Amnesty International has reported many instances of Internet activists being arrested for their online activities in Vietnam. OpenNet research found that blocking is concentrated on web sites with contents about overseas political opposition, overseas and independent media, human rights, and religious topics.
Parishioners and other locals call it “Nui Tho” when referring to the mount whose peak the destroyed crucifix once stood on. State media, however, use the word “Nui Che - Mount Che” purposely to avoid the commonly used name “Nui Tho”, literally translated as “Mount of Worshiping”, a give-away cue of confirmation on the Catholic ownership of the mount.
“The information have been echoed by Vatican Radio Stations (Radio Vaticana) and The Holy See’s Radio Maria Radio Station, causing misunderstanding to the international public opinion,” it added.
Showing off its power of the official mouthpiece of Vietnam government, the news outlet stated that: “The Vietnamese News Agency has been granted the permission to make this statement in order to totally reject the said false information which bears ill wills of sabotaging the grand national unity bloc; and to affirm that there is no such thing as government's oppression on Dong Chiem Parishioners."
Vietnam has denied the police attack at Dong Chiem despite pictures of the bloody clash showing several people injured, and a strong protest statement of Hanoi Archdiocese. “Blowing up the crucifix in the cemetery of Dong Chiem Parish with explosives is the most severe form of sacrilege. It's insults the Catholic faith,” said Fr. John Le Trong Cung, Vice Chancellor of the Hanoi Archbishopric in a statement on Jan 8.
As of Saturday Jan 16, reports coming out from Dong Chiem mentioned that vandalism of the crosses on the individual tombstones at the parish cemetery by government officials has just resumed. The situation is a timed bomb waiting to explode any time.
In a prompt response to the accusation of the State news agency, Fr. Van Chi Chu, spokesperson of The Federation of Vietnamese Catholic Mass Media, which includes several religious publications based outside Vietnam, praised efforts that AsiaNews "had been zealously made to defend the Church in Vietnam.”
“I would like to thank AsiaNews for raising awareness among Churches of the suffering of Catholics in Vietnam. Without it, apart from day to day suffering under a dictatorial regime, they would have also suffered the indifference of the world,” he added.
“Thanks a million for helping Catholics in Vietnam carry their cross,” he concluded.
“AsiaNews has become the first non-Vietnamese critic being condemned by Vietnam government. The unfavourable reaction Vietnam government has just expressed toward AsiaNews shows how effective the site is on international public opinion about Vietnam,” added Fr. John Nghi Tran, director of California based VietCatholic News Agency.
“On Monday [Jan. 11], they physically attacked Nguyen Huu Vinh [a Catholic freelance journalist]. On Friday, they verbally attacked AsiaNews. Both of them have become the victims of this regime for being exposing the truth about Vietnamese government's abuse on human and religious rights against people of Christian faith,” he continued, raising concern on how the regime is prepared for a hostile and potentially dangerous approach on any opposing voice in the near future.
Fr. Joseph Nguyen from Hanoi disclosed: “A large number of bishops, priests, religious - who have studied in Rome - read AsiaNews daily as they can read directly in Italian articles updated in timely fashion. Young Vietnamese Catholics who can read English are also among AsiaNews’ frequent readers.”
According to the priest, Catholic News Sites that have given prominent coverage to a Vietnamese government campaign against the Catholic Church, with AsiaNews being one of the most active outlets, have been blocked by government censors. However, Vietnamese readers can use free anonymous proxy sites to bypass firewall and Internet filter.
At first, most of the site blocked to users in Vietnam were written in Vietnamese and covered events in that country. Recently, however, popular Catholic sites written in English which draw a high numbers of readers in Vietnam namely AsiaNews, Catholic World News, Catholic News Agency, and Independent Catholic News have all been added to the list of blocked sites, along with human-rights organizations such as Human Rights Watch, Writers Without Borders, and Amnesty International.
Vietnam strictly regulates Internet access for its citizens, using both legal and technical means. The collaborative project OpenNet Initiative classifies Vietnam's level of online political censorship to be "pervasive" while Reporters without Borders considers Vietnam one of 15 "internet enemies."
The government of Vietnam claims to safeguard the country against obscene or sexually explicit content to justify its blocking efforts, but in reality most of the filtered sites contain politically or religiously sensitive materials that are seen to undermine the Communist Party's hold on power; while porn sites can be accessed readily. As a matter of fact, most Vietnamese electronic and paper newspapers are being criticized for containing violent and sexually explicit materials according to the latest admission of Pham Duc Hai, Editor of Tuoi Tre (Youth) online magazine.
Amnesty International has reported many instances of Internet activists being arrested for their online activities in Vietnam. OpenNet research found that blocking is concentrated on web sites with contents about overseas political opposition, overseas and independent media, human rights, and religious topics.
Dong Chiem wird zu einem ''Berg der Kreuze'' (tiếng Đức)
JB An Dang / Segni die Tempi
16:13 16/01/2010
Die Polizei hat Verstärkung gegossen und errichteten Straßenblockaden, die Pilgerfahrten von Gläubigen zu tragen wurde auf der Stelle zerstört, wo das Kreuz, aber die Menschen immer noch hat es geschafft und nehmen Sie andere auf dem Hügel Kreuze sind zu stoppen. Ein Protest.
Hanoi (AsiaNews) - Dong Chiem befindet sich praktisch unter Belagerung, mit Checkpoints auf den Straßen und Brücken, durch neue Kontingente von Polizei-Flow in der Gegend eingerichtet. Und "die Reaktion der örtlichen Behörden zur friedlichen Protest gegen die Zerstörung von Tausenden von Katholiken, die mit Sprengstoff, das Kreuz, das auf dem Hügel stand, in ein Land, das seit über einem Jahrhundert gehört zu der Gemeinde in der Stadt in der Nähe von Hanoi.
Die Nachrichten über die Zerstörung des Kreuzes und dem Angriff erlitten einige Katholiken, einschließlich der Journalist und Vater JB Nguyen Huu Vinh Nguyen Van Lien, der Gemeinde Dong Chiem, provoziert eine Demonstration von 2 Tausend Katholiken aus dem nahe gelegenen Gemeinde Nghia Für die, die in Zusammenarbeit mit lokalen treu, ein Protest vor dem Büro des Ausschusses in der Volksrepublik statt.
Die Bemühungen der Sicherheitskräfte - und die Gewalt ihrer Schlägertrupps - die Gläubigen antworten mit pellegriaggi, wo jeder versucht, das Kreuz neben dem Kruzifix an Bambus Nui Tho statt des errichtete Anlage zerstört. "Wir werden diese Hügel, ein Berg der Kreuze, wie die, dass Katholiken in Litauen in der Zeit des Kommunismus geschaffen", sagt ein Student in Hanoi, nachdem sein Team (im Bild) ist es gelungen, Dutzende von gelang es nicht Kreuze auf dem Hügel, vorbei an Checkpoints und andere Maßnahmen der Polizei versucht, die Gläubigen zu stoppen. Aber schon gepflanzt Hunderte von Kreuzen auf dem Hügel.
Da erfuhr er von distruzioine des Kreuzes, in der Tat sind alle Katholiken in Nord-Vietnam Dong versuche, Chiem gehen. Und die Behörden wahrscheinlich überrascht von dem Ausmaß der Reaktion alles tun, um dies zu verhindern, bei gleichzeitiger Minimierung der Zahl derer, die Pilgerfahrt zu unternehmen.
Gestern zum Beispiel, erzählt von Pater Joseph Pham Minh Trieu, eine Gruppe von tausend Menschen, unter der Leitung von ihm, hat die Reise abzusagen ", der Polizei beschlagnahmt die Lizenz für alle unsere Busfahrer." Hunderte von Gläubigen in Ham Long, haben jedoch ihren Motorrädern verwendet werden, und sind vergangen. Unter ihnen war die Gruppe von Studenten in Hanoi. Sie haben den Gipfel des Nui Tho erreicht, wird "der Berg des Gebets", wo sie spielte die Via Crucis. Andere fedfeli gelungen, mit Schiffen zu erreichen.
Der Bischof von Kon Tum, Mons. Michael Hoang Duc Oanh, nicht persönlich zu Dong Chiem gehen, einen Brief zur Unterstützung der Erzbischof von Hanoi, Mgr.. Joseph Ngo Quang Kiet, in dem er schreibt: "Ihre Freude und Ihr Schmerz ist auch die meinige." Der Bischof erinnerte daran aus der Gemeinde Dong Chiem und dass das, was geschah 6. Januar hatte eine große Wirkung auf ihn.
(Source: http://www.segnideitempi.biz/de/chiesa/chiesa-sofferente/dong-chiem-sta-diventando-un-%E2%80%9Cmonte-delle-croci%E2%80%9D/)
Hanoi (AsiaNews) - Dong Chiem befindet sich praktisch unter Belagerung, mit Checkpoints auf den Straßen und Brücken, durch neue Kontingente von Polizei-Flow in der Gegend eingerichtet. Und "die Reaktion der örtlichen Behörden zur friedlichen Protest gegen die Zerstörung von Tausenden von Katholiken, die mit Sprengstoff, das Kreuz, das auf dem Hügel stand, in ein Land, das seit über einem Jahrhundert gehört zu der Gemeinde in der Stadt in der Nähe von Hanoi.
Die Nachrichten über die Zerstörung des Kreuzes und dem Angriff erlitten einige Katholiken, einschließlich der Journalist und Vater JB Nguyen Huu Vinh Nguyen Van Lien, der Gemeinde Dong Chiem, provoziert eine Demonstration von 2 Tausend Katholiken aus dem nahe gelegenen Gemeinde Nghia Für die, die in Zusammenarbeit mit lokalen treu, ein Protest vor dem Büro des Ausschusses in der Volksrepublik statt.
Die Bemühungen der Sicherheitskräfte - und die Gewalt ihrer Schlägertrupps - die Gläubigen antworten mit pellegriaggi, wo jeder versucht, das Kreuz neben dem Kruzifix an Bambus Nui Tho statt des errichtete Anlage zerstört. "Wir werden diese Hügel, ein Berg der Kreuze, wie die, dass Katholiken in Litauen in der Zeit des Kommunismus geschaffen", sagt ein Student in Hanoi, nachdem sein Team (im Bild) ist es gelungen, Dutzende von gelang es nicht Kreuze auf dem Hügel, vorbei an Checkpoints und andere Maßnahmen der Polizei versucht, die Gläubigen zu stoppen. Aber schon gepflanzt Hunderte von Kreuzen auf dem Hügel.
Da erfuhr er von distruzioine des Kreuzes, in der Tat sind alle Katholiken in Nord-Vietnam Dong versuche, Chiem gehen. Und die Behörden wahrscheinlich überrascht von dem Ausmaß der Reaktion alles tun, um dies zu verhindern, bei gleichzeitiger Minimierung der Zahl derer, die Pilgerfahrt zu unternehmen.
Gestern zum Beispiel, erzählt von Pater Joseph Pham Minh Trieu, eine Gruppe von tausend Menschen, unter der Leitung von ihm, hat die Reise abzusagen ", der Polizei beschlagnahmt die Lizenz für alle unsere Busfahrer." Hunderte von Gläubigen in Ham Long, haben jedoch ihren Motorrädern verwendet werden, und sind vergangen. Unter ihnen war die Gruppe von Studenten in Hanoi. Sie haben den Gipfel des Nui Tho erreicht, wird "der Berg des Gebets", wo sie spielte die Via Crucis. Andere fedfeli gelungen, mit Schiffen zu erreichen.
Der Bischof von Kon Tum, Mons. Michael Hoang Duc Oanh, nicht persönlich zu Dong Chiem gehen, einen Brief zur Unterstützung der Erzbischof von Hanoi, Mgr.. Joseph Ngo Quang Kiet, in dem er schreibt: "Ihre Freude und Ihr Schmerz ist auch die meinige." Der Bischof erinnerte daran aus der Gemeinde Dong Chiem und dass das, was geschah 6. Januar hatte eine große Wirkung auf ihn.
(Source: http://www.segnideitempi.biz/de/chiesa/chiesa-sofferente/dong-chiem-sta-diventando-un-%E2%80%9Cmonte-delle-croci%E2%80%9D/)
State News Agency lies, bishop says
J.B. An Dang
21:46 16/01/2010
The crucifix in the cemetery of Hanoi's Dong Chiem Parish was blown up with explosives. It was not “dismantled” as Vietnamese State News Agency distorted. A bishop reaffirmed.
“The crucifix was smashed by sledge-hammers and blown up by explosives. Armed soldiers and police men who participated in the attack, along with parishioners who rushed to the site and witnessed the incident knew it clearly,” said Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh on Jan. 16 in a prompt response to the false accusation against AsiaNews and other Catholic News Agencies by State mouthpiece VNA.
On Jan. 15, speaking on behalf of its government, the State News Agency of the Socialist Republic of Vietnam has accused Catholic News Agencies, AsiaNews - a media outlet based in Italy, in particular, of distortion, false accusation, and agitation against Vietnam authorities.
“No, it was not dismantled as distorted by The Vietnamese News Agency in a report that was contradicting to the statement of the archdiocese of Hanoi,” added the prelate, trying to set the record straight.
"The debris from the explosion was everywhere, as shown in the photos on the electronic website www.vietcatholic.org. A Catholic writer, deeply touched by the sacrilegious act, condemned the action as blowing up 'the body of Christ'. Whether crucifix had been 'dismantled' or 'smashed up', let the fact speak for itself. No one can deny it,” he continued.
If the Dong Chiem crucifix had been dismantled, not blown up, as claimed by the State News Agency (VNA), the mouthpiece would have to do more to back up their claim before their feet can end up in their mouth since the Hanoi Moi (New Hanoi) Newspaper and The Voice of Vietnam Radio on Jan 7 had reported otherwise in plain view: "the faithful destroyed the crucifix after they had been educated by the government, and acknowledged that their illegal construction of the crucifix on Mount Che was wrongful."
Evidently, other state-run outlets had admitted that the crucifix has been maliciously brought down by force, not "dismantled" as claimed by the VNA.
“According to Vietnamese dictionary, ‘tháo gỡ’ (to dismantle) is to take to pieces in a tender and careful manner that enables re-assembling. Dare the government try to re-assemble the crucifix in its current condition ?” Catholic writer Alphonsus Hoang Gia Bao challenged the VNA demanding the news agency to be honest with its readers.
For the accusation made by VNA that the crucifix had been illegally constructed on top of Mount Che from 3-4 March 2009, Father Nguyen Van Huu, the parish priest, responded that the crucifix had been there for years. “Last year, we only consolidated it, something that has always been there."
Bishop Francis Nguyen added that the consolidation was “surely approved by local authorities at various levels” at least verbally, “because during the course of the construction people of faith or no faith had been hauling all kinds of constructing materials to the site of the crucifix before the very eyes of the authority in broad daylight, not during the night. Therefore, it is understood that the erection of this crucifix had been approved by both residents and government, at least no one ever prevented it from being done."
It was reportedly that local authorities including Lieu, the head of the Communist Party of Dong Chiem, came to share the joy with parishioners at a celebration party after the crucifix had successfully been constructed. In a written statement, Lieu confirmed the Jan. 6 attack on the parishioners, expressing his disagreement with the destruction of the cross that caused some parishioners bloodily injured.
When asked for his suggestion to resolve the conflict, the prelate offered the following advice:
"In the 2010 Jubilee's spirit of communion and dialogue and as suggested by bishops of northern dioceses, a solution that cause the least damage should be sought. It can not involve the use of military and police forces or weapons as intended. To me, it was the lack of knowledge and the close mindedness of the local government, who could not measure the magnitude of their action beforehand, and how its effect would play out at home and abroad. Facing the fury of the international public opinion, in its statement the State News Agency opted to characterize the act as "dismantling" instead of "smashing" of the crucifix on the top of Mount Worship.”
"The demolition of the most sacred image of Christianity is the mere fact that broke the hearts of billions of Catholics and good-will people ", the prelate observed.
“Practically, I think we should hold a meeting for both sides to exchange ideas in a peaceful manner which promises to cause the least damage to both sides if there is any,” the prelate suggested.
Urging the Vietnam government to admit their severe mistakes when using a great mass of hundreds of police officers, security forces, and militiamen equipped with weapons, batons, tear gas, dynamites, and police dogs to destroy the crucifix and oppress parishioners of Dong Chiem, the prelate demanded the government “to allow the re-construction of the crucifix on Mount Worship to be carried out without interference.”
As the State News agency keeps on denying the facts from the Dong Chiem incident, breaking news from Dong Chiem reported that on the night of Jan. 16 pro-government thugs were sent out to the parish cemetery to smash up most of the crosses on each individual tombstone at the parish cemetery, including the newly installed bamboo cross that replaced the old crucifix.
The vandals' ill fated attempt was quickly discovered by the vigilant locals who are now forming a watch dog group to safeguard the premise and keep searching for the culprits who are reportedly still hiding out somewhere in the dark caves on Mount Worship.
“The crucifix was smashed by sledge-hammers and blown up by explosives. Armed soldiers and police men who participated in the attack, along with parishioners who rushed to the site and witnessed the incident knew it clearly,” said Bishop Francis Nguyen Van Sang of Thai Binh on Jan. 16 in a prompt response to the false accusation against AsiaNews and other Catholic News Agencies by State mouthpiece VNA.
Bishop Francis Nguyen Van Sang |
“No, it was not dismantled as distorted by The Vietnamese News Agency in a report that was contradicting to the statement of the archdiocese of Hanoi,” added the prelate, trying to set the record straight.
"The debris from the explosion was everywhere, as shown in the photos on the electronic website www.vietcatholic.org. A Catholic writer, deeply touched by the sacrilegious act, condemned the action as blowing up 'the body of Christ'. Whether crucifix had been 'dismantled' or 'smashed up', let the fact speak for itself. No one can deny it,” he continued.
If the Dong Chiem crucifix had been dismantled, not blown up, as claimed by the State News Agency (VNA), the mouthpiece would have to do more to back up their claim before their feet can end up in their mouth since the Hanoi Moi (New Hanoi) Newspaper and The Voice of Vietnam Radio on Jan 7 had reported otherwise in plain view: "the faithful destroyed the crucifix after they had been educated by the government, and acknowledged that their illegal construction of the crucifix on Mount Che was wrongful."
Evidently, other state-run outlets had admitted that the crucifix has been maliciously brought down by force, not "dismantled" as claimed by the VNA.
“According to Vietnamese dictionary, ‘tháo gỡ’ (to dismantle) is to take to pieces in a tender and careful manner that enables re-assembling. Dare the government try to re-assemble the crucifix in its current condition ?” Catholic writer Alphonsus Hoang Gia Bao challenged the VNA demanding the news agency to be honest with its readers.
For the accusation made by VNA that the crucifix had been illegally constructed on top of Mount Che from 3-4 March 2009, Father Nguyen Van Huu, the parish priest, responded that the crucifix had been there for years. “Last year, we only consolidated it, something that has always been there."
Bishop Francis Nguyen added that the consolidation was “surely approved by local authorities at various levels” at least verbally, “because during the course of the construction people of faith or no faith had been hauling all kinds of constructing materials to the site of the crucifix before the very eyes of the authority in broad daylight, not during the night. Therefore, it is understood that the erection of this crucifix had been approved by both residents and government, at least no one ever prevented it from being done."
It was reportedly that local authorities including Lieu, the head of the Communist Party of Dong Chiem, came to share the joy with parishioners at a celebration party after the crucifix had successfully been constructed. In a written statement, Lieu confirmed the Jan. 6 attack on the parishioners, expressing his disagreement with the destruction of the cross that caused some parishioners bloodily injured.
When asked for his suggestion to resolve the conflict, the prelate offered the following advice:
"In the 2010 Jubilee's spirit of communion and dialogue and as suggested by bishops of northern dioceses, a solution that cause the least damage should be sought. It can not involve the use of military and police forces or weapons as intended. To me, it was the lack of knowledge and the close mindedness of the local government, who could not measure the magnitude of their action beforehand, and how its effect would play out at home and abroad. Facing the fury of the international public opinion, in its statement the State News Agency opted to characterize the act as "dismantling" instead of "smashing" of the crucifix on the top of Mount Worship.”
"The demolition of the most sacred image of Christianity is the mere fact that broke the hearts of billions of Catholics and good-will people ", the prelate observed.
“Practically, I think we should hold a meeting for both sides to exchange ideas in a peaceful manner which promises to cause the least damage to both sides if there is any,” the prelate suggested.
Urging the Vietnam government to admit their severe mistakes when using a great mass of hundreds of police officers, security forces, and militiamen equipped with weapons, batons, tear gas, dynamites, and police dogs to destroy the crucifix and oppress parishioners of Dong Chiem, the prelate demanded the government “to allow the re-construction of the crucifix on Mount Worship to be carried out without interference.”
As the State News agency keeps on denying the facts from the Dong Chiem incident, breaking news from Dong Chiem reported that on the night of Jan. 16 pro-government thugs were sent out to the parish cemetery to smash up most of the crosses on each individual tombstone at the parish cemetery, including the newly installed bamboo cross that replaced the old crucifix.
The vandals' ill fated attempt was quickly discovered by the vigilant locals who are now forming a watch dog group to safeguard the premise and keep searching for the culprits who are reportedly still hiding out somewhere in the dark caves on Mount Worship.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tôi đi dự lễ tấn phong Giám Mục Canada gốc VN
Trà Lũ
10:23 16/01/2010
Tôi đi dự lễ tấn phong Giám Mục Canada gốc VN
Chúng tôi biết tin Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu được Tòa Thánh Roma chọn làm giám mục Toronto ngay từ đầu tháng 11. Ai cũng náo nức chờ mong ngày lễ phong chức. Ngày đó đã đến hôm qua, 13.I.2010. Thời tiết Toronto tuần trước rất lạnh, nhiều gió nhiều tuyết. Nhưng chiều ngày đại lễ thì trời ấm hẳn lên, hết gió, hết tuyết. Ai cũng bảo đây là điềm lành.
Lễ phong chức được diễn ra tại Nhà Thờ St. Michael, nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận Toronto, ngay trung tâm thành phố. Ngôi nhà thờ lịch sử này đã trên 100 tuổi, sức chứa 1100 chỗ. Giáo dân VN được dành 400 ghế, và được ưu đãi xếp ngồi ngay giữa lòng nhà thờ, đối diện với 400 ghế dành cho các linh mục Canada, còn các dòng tu nam nữ và khách mời da trắng phải ngồi hai bên hông. Phóng viên các đài truyền hình, truyền thanh và báo chí được xếp chỗ bên các hàng cột lớn của giáo đường.
Tôi đã từng dự nhiều buổi lễ phong chức linh mục, nhưng chưa hề dự một lễ phong chức giám mục, nên cảm thấy rất hứng khởi và sôi nổi trong lòng. Buổi lễ bắt đầu đúng giờ đã ghi trên giấy mời. Đúng là giờ Canada. Canada số một. Mở đầu là đoàn các linh mục mang lễ phục trắng, những gần 400 vị. Các ngài về từ khắp nơi, trong số này có tới 20 linh mục VN. Rồi giám mục đoàn, hơn 30 vị. Trong đoàn giám mục này người ta nhận thấy có hai giám mục thuộc Chính Thống Giáo. Cuối cùng là giám mục tân cử Nguyễn Mạnh Hiếu và vị chủ tế là Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins.
Buổi lễ đã diễn ra trong bầu không khí rất trang nghiêm và sốt sắng. Ca đoàn nổi tiếng St. Michael Choir của Nhà Thờ Chính Toà đã phụ trách phần lễ nhạc. Mở đầu là phần chào mừng của Đức Cha chủ tịch hội đồng giám mục Canada, và Sứ thần Tòa Thánh. Vị sứ thần này đã đọc thư chúc mừng của Đức Thánh Cha Benedict 16, rồi sứ thần bày tỏ sự vui mừng và kính phục vị tân giám mục có gốc lịch sử đáng kính, gốc VN một cội nguồn văn hóa lớn, gốc con cháu 4 đời của một thánh tử đạo VN, và gốc một thuyền nhân tỵ nạn. Sau các lời chào mừng là phần thánh lễ. Lễ nghi bằng Anh ngữ. Riêng phần thánh thư đã được một nữ lưu khăn đống áo dài tiến lên bàn thờ đọc bằng tiếng VN. Lễ nghi phong chức được diễn ra sau phần Phúc Âm. Vị chủ tế đọc lời cầu xin và chúc phúc, rồi xức dầu thánh và đặt tay trên đầu vị thụ phong. Rồi tất cả các giám mục đã lần lượt đến đặt tay trên đầu và cầu nguyện cho tân chức. Sau khi được vị chủ phong đội mũ giám mục và trao gậy chủ chăn, Đức Giám Mục Hiếu đã đi khắp nhà thờ để ban phép lành cho mọi người.
Thánh lễ đã kéo dài trong 2 giờ đồng hồ, và kết thúc bằng những tràng pháo tay dài bất tận. Lúc đó mọi người mới có dịp chào hỏi những ngươi chung quanh. Đây là lúc tôi được gặp nhiều người và biết thêm được nhiều tin về vị tân giám mục.
Vị tân chức hiện là giám mục Canada trẻ nhất, mới 43 tuổi. Giám mục đoàn Canada hiện có 84 vị, Đức Cha Hiếu là giám mục thứ 84. Ngài sinh năm 1968, vượt biên năm 1983, được tàu Nhật Bản vớt và đưa về Nhật. Ngài được nhận vào Canada năm 1985. Ngài đã không ở với ông bác ruột là người bảo trợ mà sống ở nhà thờ với Cha Phạm Hoàng Bá lúc đó là quản nhiệm cộng đoàn Công Giáo VN Toronto vì ngài đã cảm thấy có ơn kêu gọi làm linh mục từ ngày vượt biên. Chú Hiếu 17 tuổi đã học lớp 11 và 12 ở Toronto, và đã đậu thủ khoa trong lễ tốt nghiệp trung học. Rồi chú lên đại học ngành điện. Sau 4 năm chú Hiếu đậu kỹ sư. Sau đó chú không hành nghề kỹ sư nhưng đã vào Đại Chủng Viện Toronto. Ngài đậu Cử nhân thần học và được phong linh mục năm 1998 lúc vừa tròn 30 tuổi, như tuổi Chúa Giêsu ngày xưa khi vào đời giảng đạo. Cha Hiếu được bổ nhiệm làm phó xứ, rồi chanh xứ. Cuối cùng là giáo xứ St. Cecilia của người Canada da trắng và Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo VN của các giáo dân VN. Bề trên tổng giáo phận đã nhin thấy sự đạo đức thánh thiện và sự thông thái của ngài nên sau đó đã cử ngài về làm việc tại Toà Tổng Giám Mục rồi cử ngài đi du học Roma. Ngài đậu bằng cao học thần học và giáo luật. Khi về lại Canada, Ngài giữ rất nhiều chức vụ quan trọng, như là thành viên trong ban đại diện của linh mục đoàn gồm 800 linh mục, làm Curia moderator một chức như tổng quản trị. Sau khi giữ chức phó chưởng ấn 3 tháng, ngài được đề cử chức chưởng ấn, chancellor. Ngài giữ chức này mới 3 tháng thì được nâng lên chức giám mục. Tính ra, ngài mới làm linh mục 12 năm. Được biết Tổng Giáp Phận Toronto có 2 triệu tín hữu, 225 giáo xứ, chia làm 4 miền, mỗi miền có một giám mục phụ tá trông coi. Tân Giám Mục Hiếu sẽ coi sóc miền đông Toronto và sẽ giúp thêm Đức Tổng Giám Mục Collins điều hành văn phòng trung ương.
Trong buổi tiếp tân, tôi được dịp nói chuyện với nhiều người. Ai cũng ca tụng Đức tân Giám mục Hiếu là con ngươi đạo đức, thánh thiện, khiêm nhường, học giỏi và có tài lãnh đạo. Ngài có dáng người VN trung bình, tiếng nói nhỏ nhẹ. Trong lễ phong chức, tôi thấy ngài chỉ đứng tới vai của vị chủ tế.
Hội đồng Giám Mục Canada có trên 80 vi, toàn da trắng. Đức Cha Hiếu là vị giám mục đầu tiên da vàng. Canada có khoảng 100 sắc dân thiểu số, trong đó dân da vàng Nhật Bản, Phi Luât Tân, Đại Hàn, Trung Hoa, Lào, Cao Mên, và dân Trung Đông rất đông. Dân VN tại Canada có khoảng 200 ngàn, và giáo dân Công Giáo VN có khoảng 35 ngàn, thế mà Đức Cha Hiếu gốc dân VN thuyền nhân tỵ nạn được chọn làm giám mục đại diện cho các sắc dân thiểu số. Nào còn gì vinh quang và đáng hãnh diện hơn hơn !
Một ông bạn thân đã ghé vào tai tôi nói nhỏ câu này: Cái gốc dân Nam Định nó vĩ đại lắm. Trà Lũ và Ninh Cường là 2 làng ở huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định, là nơi đầu tiên ở VN tiếp nhận đạo Công Giáo năm 1533. Sử Triều Nguyễn có ghi rõ ràng biến cố này. Ngoài ra, Nam Định la một trong những nơi có nhiều thánh tử đạo nhất VN thời các vua Triều Nguyễn cấm đạo. Giaó Hội xưa nay vẫn dạy rằng: Máu các thánh tử đạo là những hạt giống sinh ra nhiều hoa trái vĩ đại. Quả đúng vậy. Cái gốc lớn Nam Định đã sinh ra những cây đại thụ. Hiện nay ở hải ngoại mới có 2 giám mục VN, đó là Đức Cha Mai Thanh Lương bên Hoa Kỳ, nay có Đức Cha Nguyễn Mạnh Hiếu ở Canada, cả hai vị đều có cha mẹ gốc Nam Định. Rõ ràng địa linh sinh nhân kiệt.
Một ông bạn khác cũng nói: Tôi không theo Công Giáo, nhưng tôi rất hãnh diện và sung sướng về việc Ngài Nguyễn Mạnh Hiếu được phong chức giám mục. Lâu nay qua truyền thông chúng ta được biết rất nhiều người VN ở hải ngoại đã nổi danh thế giới trong các lãnh vực khoa học, ngoại giao, kinh tế, chính trị, tôi cũng tưởng chỉ có thế, ai ngờ trong lãnh vực tôn giáo, người VN chúng ta cũng có những ngôi sao sáng chói. Đức Cha Hiếu là một tin vui lớn. Đồng bào ơi, chúng ta hãy tự hào là người Việt Nam.
Hai ông bạn tôi nói đúng qúa chứ, phải không cơ ? Tối ngày lễ hôm qua, sau khi được dự lễ phong chức, ăn tiệc, nói chuyện với nhiều người, và nhất là được bắt tay Đức Cha tân phong, tôi đã ngủ rất ngon. Chưa bao giờ ngon như vậy. Tạ ơn Chúa và tạ ơn tổ tiên đã cho con làm người Việt Nam.
Lễ phong chức được diễn ra tại Nhà Thờ St. Michael, nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận Toronto, ngay trung tâm thành phố. Ngôi nhà thờ lịch sử này đã trên 100 tuổi, sức chứa 1100 chỗ. Giáo dân VN được dành 400 ghế, và được ưu đãi xếp ngồi ngay giữa lòng nhà thờ, đối diện với 400 ghế dành cho các linh mục Canada, còn các dòng tu nam nữ và khách mời da trắng phải ngồi hai bên hông. Phóng viên các đài truyền hình, truyền thanh và báo chí được xếp chỗ bên các hàng cột lớn của giáo đường.
Tôi đã từng dự nhiều buổi lễ phong chức linh mục, nhưng chưa hề dự một lễ phong chức giám mục, nên cảm thấy rất hứng khởi và sôi nổi trong lòng. Buổi lễ bắt đầu đúng giờ đã ghi trên giấy mời. Đúng là giờ Canada. Canada số một. Mở đầu là đoàn các linh mục mang lễ phục trắng, những gần 400 vị. Các ngài về từ khắp nơi, trong số này có tới 20 linh mục VN. Rồi giám mục đoàn, hơn 30 vị. Trong đoàn giám mục này người ta nhận thấy có hai giám mục thuộc Chính Thống Giáo. Cuối cùng là giám mục tân cử Nguyễn Mạnh Hiếu và vị chủ tế là Đức Tổng Giám Mục Thomas Collins.
Thánh lễ đã kéo dài trong 2 giờ đồng hồ, và kết thúc bằng những tràng pháo tay dài bất tận. Lúc đó mọi người mới có dịp chào hỏi những ngươi chung quanh. Đây là lúc tôi được gặp nhiều người và biết thêm được nhiều tin về vị tân giám mục.
Hội đồng Giám Mục Canada có trên 80 vi, toàn da trắng. Đức Cha Hiếu là vị giám mục đầu tiên da vàng. Canada có khoảng 100 sắc dân thiểu số, trong đó dân da vàng Nhật Bản, Phi Luât Tân, Đại Hàn, Trung Hoa, Lào, Cao Mên, và dân Trung Đông rất đông. Dân VN tại Canada có khoảng 200 ngàn, và giáo dân Công Giáo VN có khoảng 35 ngàn, thế mà Đức Cha Hiếu gốc dân VN thuyền nhân tỵ nạn được chọn làm giám mục đại diện cho các sắc dân thiểu số. Nào còn gì vinh quang và đáng hãnh diện hơn hơn !
Một ông bạn thân đã ghé vào tai tôi nói nhỏ câu này: Cái gốc dân Nam Định nó vĩ đại lắm. Trà Lũ và Ninh Cường là 2 làng ở huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định, là nơi đầu tiên ở VN tiếp nhận đạo Công Giáo năm 1533. Sử Triều Nguyễn có ghi rõ ràng biến cố này. Ngoài ra, Nam Định la một trong những nơi có nhiều thánh tử đạo nhất VN thời các vua Triều Nguyễn cấm đạo. Giaó Hội xưa nay vẫn dạy rằng: Máu các thánh tử đạo là những hạt giống sinh ra nhiều hoa trái vĩ đại. Quả đúng vậy. Cái gốc lớn Nam Định đã sinh ra những cây đại thụ. Hiện nay ở hải ngoại mới có 2 giám mục VN, đó là Đức Cha Mai Thanh Lương bên Hoa Kỳ, nay có Đức Cha Nguyễn Mạnh Hiếu ở Canada, cả hai vị đều có cha mẹ gốc Nam Định. Rõ ràng địa linh sinh nhân kiệt.
Hai ông bạn tôi nói đúng qúa chứ, phải không cơ ? Tối ngày lễ hôm qua, sau khi được dự lễ phong chức, ăn tiệc, nói chuyện với nhiều người, và nhất là được bắt tay Đức Cha tân phong, tôi đã ngủ rất ngon. Chưa bao giờ ngon như vậy. Tạ ơn Chúa và tạ ơn tổ tiên đã cho con làm người Việt Nam.
Giáo hội Việt Nam hay Tòa Thánh Vatican xin lỗi?
LM. Antôn Vũ Thanh Lịch
17:52 16/01/2010
Công Đồng Vatican II được coi như một Lễ Hiện Xuống Mới. Vì đã thổi một luồng gió mạnh và mát mẻ trên Giáo Hội, quét đi những bụi bặm, già nua của thời gian, cả những khuyết điểm và thiếu sót. Trong mấy thập niên cuối cùng của thế kỷ trước, các ĐGH Phaolô VI, Gioan Phaolô II cũng đã có những thái cử và ngôn ngữ xin lỗi mọi người và các tôn giáo về những lỗi lầm trong quá khứ. Các Ngài gọi đó là thanh tẩy lương tâm.
Giáo Hội gồm những con người yếu đuối và giới hạn, bị ảnh hưởng và chi phối bởi những yếu tố rất phức tạp của lịch sử…Do đó Giáo Hội đã có những chọn lựa, quyết định, hành động không mấy phù hợp với Tin Mừng.
Giáo Hội Việt Nam có mặt trên dải đất chữ S hơn kém 500 năm. Bắt đầu thiết lập các Giáo phận đầu tiên “Đàng ngoài” và “Đàng trong” từ những năm đầu thế kỷ 17, nghĩa là đã 350 năm.
Giáo hội Việt Nam phát triển và trưởng thành từ đó, nên Tòa Thánh đã thiết lập hàng Giáo Phẩm (1960), để hàng Giáo phẩm Việt Nam trực tiếp lãnh đạo Giáo hội địa phương về đường hướng sống đạo, truyền đạo và hội nhập…
Năm nay (2009 – 2010), chúng ta tổ chức Năm Thánh để kỷ niệm hai biến cố quan trọng đó. Đồng thời để tạ ơn, cầu nguyện, nhìn lại và sám hối thanh tẩy quá khứ, đề ra phương hướng và nhiệm vụ cho tương lai.
Trong ngày lễ khai mạc Năm Thánh (24/11/2009) tại Sở Kiện, mọi người đều rất phấn khởi và xúc động khi thấy các ĐGM đã có một cái nhìn bao quát và khoan dung về tương lai, thích ứng với hiện tại: Các Ngài đã can đảm xin lỗi “các anh em lương dân không cùng một tôn giáo với mình, xin lỗi tất cả mọi người không phân biệt chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh, mọi thành phần xã hội và tôn giáo vì chưa đủ hòa mình và đồng hành. Xin lỗi người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật đau khổ, vì chưa đủ quan tâm”. Thẳng thắn nhìn nhận về “những thiếu sót của mình đối với dân tộc và quê hương, đất nước…cách riêng đối với Chúa và anh chị em của mình.”
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gửi Giáo hội Việt Nam nhân dịp khai mạc Năm Thánh (17/11/2009), cũng nhắn nhủ: “ Năm Thánh là một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trong ý tưởng đó, chúng ta (GHVN) nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và đồng bào, và xin mọi người tha thứ …”
Như vậy đã rõ: Giáo hội Việt Nam xin lỗi chứ không phải Tòa Thánh Vatican như đã viết trong bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.
Theo TTXVN thì: “Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết trong cuộc gặp Đức Bênêđictô XVI, ghi nhân và hoan nghênh sứ điệp của ĐGH gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam, dịp khai mạc Năm Thánh 2010, trong đó Vatican nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ và hiện tại và xin tha thứ”. Chi tiết này cũng được Gérard O’Connell, Đặc phái viên của UCA News ở Rôma, trích lại để minh họa cho bài bình luận “Tình hữu nghị triển nở giữa Tòa Thánh và Viêt Nam” (CG&DT số 1739, tr. 29).
Một vị Giám mục cho biết, sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gửi Giáo hội Việt Nam đề ngày 17/11/2009, đến với HĐGMVN ngay trong đêm trước ngày khai mạc (24/11/2009). Trong sứ điệp này, chúng ta không gặp lời lẽ nào của Vatican nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ và hiện tại của mình. Cũng được biết chương trình chi tiết của lễ khai mạc Năm Thánh đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam soạn thảo trọn vẹn và rất kỹ lưỡng trong dịp Đại hội HĐGMVN tại Bà Rịa – Vũng Tàu trước khi đi Ad Limina.
Thiết nghĩ các mối quan hệ, hiệp thông chỉ có thể xây dựng trên sự tôn trọng sự thật và tương kính. Chủ thể xin lỗi, cũng như đối tượng tha thứ không hề “mất mát” gì. Trái lại còn tăng thêm nhân cách và tư cách. Có nhìn nhận sự thật và thành khẩn từ cõi lòng trung thực, sự xin lỗi mới được chấp nhận. Đối tượng tha thứ không có mặc cảm tự tôn hoặc thái độ kẻ cả, vì ý thức rằng: Con người bị điều kiện hóa bởi hoàn cảnh, bởi thiên hình vạn trạng những yếu tố phức tạp: thật-hư, đen-trắng, sáng-tối… kể cả những điều mọi người coi là thật mà thực chất không phải. Bản chất sự việc, con người, hiện tượng, nhiều khi không rõ rệt, không dễ dàng phân định… Và như vậy, đối tượng tha thứ cũng có thể mắc những sai lầm trầm trọng mà một ngày nào đó trong lịch sử, sẽ bị phát hiện và được phơi bày.
Thành ngữ La-tinh viết: “Errare est humanum” - con người thì sai lầm. Thánh Kinh cũng nói: “ quidquid latet, apparebit” (Lc 12,2; Mt 10,26)- Bất cứ điều gì dấu kín, một ngày nào đó sẽ tỏ hiện…Người Việt Nam thích nói theo lối văn tượng hình: “ Cây kim bọc kín, rồi sẽ có lúc lòi ra.”
Giáo hội chỉ khẳng định sự vô ngộ trong đức tin và luân lý, vì đức tin và luân lý quan hệ đến phần rỗi của con người. Kỳ dư đều có thể sai lầm…
(Giáo xứ Châu Sơn BMT)
Giáo Hội gồm những con người yếu đuối và giới hạn, bị ảnh hưởng và chi phối bởi những yếu tố rất phức tạp của lịch sử…Do đó Giáo Hội đã có những chọn lựa, quyết định, hành động không mấy phù hợp với Tin Mừng.
Giáo Hội Việt Nam có mặt trên dải đất chữ S hơn kém 500 năm. Bắt đầu thiết lập các Giáo phận đầu tiên “Đàng ngoài” và “Đàng trong” từ những năm đầu thế kỷ 17, nghĩa là đã 350 năm.
Giáo hội Việt Nam phát triển và trưởng thành từ đó, nên Tòa Thánh đã thiết lập hàng Giáo Phẩm (1960), để hàng Giáo phẩm Việt Nam trực tiếp lãnh đạo Giáo hội địa phương về đường hướng sống đạo, truyền đạo và hội nhập…
Năm nay (2009 – 2010), chúng ta tổ chức Năm Thánh để kỷ niệm hai biến cố quan trọng đó. Đồng thời để tạ ơn, cầu nguyện, nhìn lại và sám hối thanh tẩy quá khứ, đề ra phương hướng và nhiệm vụ cho tương lai.
Trong ngày lễ khai mạc Năm Thánh (24/11/2009) tại Sở Kiện, mọi người đều rất phấn khởi và xúc động khi thấy các ĐGM đã có một cái nhìn bao quát và khoan dung về tương lai, thích ứng với hiện tại: Các Ngài đã can đảm xin lỗi “các anh em lương dân không cùng một tôn giáo với mình, xin lỗi tất cả mọi người không phân biệt chính kiến, vị trí và tín ngưỡng tâm linh, mọi thành phần xã hội và tôn giáo vì chưa đủ hòa mình và đồng hành. Xin lỗi người nghèo, người hẩm hiu xấu số, người khuyết tật đau khổ, vì chưa đủ quan tâm”. Thẳng thắn nhìn nhận về “những thiếu sót của mình đối với dân tộc và quê hương, đất nước…cách riêng đối với Chúa và anh chị em của mình.”
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gửi Giáo hội Việt Nam nhân dịp khai mạc Năm Thánh (17/11/2009), cũng nhắn nhủ: “ Năm Thánh là một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trong ý tưởng đó, chúng ta (GHVN) nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và đồng bào, và xin mọi người tha thứ …”
Như vậy đã rõ: Giáo hội Việt Nam xin lỗi chứ không phải Tòa Thánh Vatican như đã viết trong bản tin của Thông tấn xã Việt Nam.
Theo TTXVN thì: “Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết trong cuộc gặp Đức Bênêđictô XVI, ghi nhân và hoan nghênh sứ điệp của ĐGH gửi Giáo hội Công giáo Việt Nam, dịp khai mạc Năm Thánh 2010, trong đó Vatican nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ và hiện tại và xin tha thứ”. Chi tiết này cũng được Gérard O’Connell, Đặc phái viên của UCA News ở Rôma, trích lại để minh họa cho bài bình luận “Tình hữu nghị triển nở giữa Tòa Thánh và Viêt Nam” (CG&DT số 1739, tr. 29).
Một vị Giám mục cho biết, sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI gửi Giáo hội Việt Nam đề ngày 17/11/2009, đến với HĐGMVN ngay trong đêm trước ngày khai mạc (24/11/2009). Trong sứ điệp này, chúng ta không gặp lời lẽ nào của Vatican nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ và hiện tại của mình. Cũng được biết chương trình chi tiết của lễ khai mạc Năm Thánh đã được Hội đồng Giám mục Việt Nam soạn thảo trọn vẹn và rất kỹ lưỡng trong dịp Đại hội HĐGMVN tại Bà Rịa – Vũng Tàu trước khi đi Ad Limina.
Thiết nghĩ các mối quan hệ, hiệp thông chỉ có thể xây dựng trên sự tôn trọng sự thật và tương kính. Chủ thể xin lỗi, cũng như đối tượng tha thứ không hề “mất mát” gì. Trái lại còn tăng thêm nhân cách và tư cách. Có nhìn nhận sự thật và thành khẩn từ cõi lòng trung thực, sự xin lỗi mới được chấp nhận. Đối tượng tha thứ không có mặc cảm tự tôn hoặc thái độ kẻ cả, vì ý thức rằng: Con người bị điều kiện hóa bởi hoàn cảnh, bởi thiên hình vạn trạng những yếu tố phức tạp: thật-hư, đen-trắng, sáng-tối… kể cả những điều mọi người coi là thật mà thực chất không phải. Bản chất sự việc, con người, hiện tượng, nhiều khi không rõ rệt, không dễ dàng phân định… Và như vậy, đối tượng tha thứ cũng có thể mắc những sai lầm trầm trọng mà một ngày nào đó trong lịch sử, sẽ bị phát hiện và được phơi bày.
Thành ngữ La-tinh viết: “Errare est humanum” - con người thì sai lầm. Thánh Kinh cũng nói: “ quidquid latet, apparebit” (Lc 12,2; Mt 10,26)- Bất cứ điều gì dấu kín, một ngày nào đó sẽ tỏ hiện…Người Việt Nam thích nói theo lối văn tượng hình: “ Cây kim bọc kín, rồi sẽ có lúc lòi ra.”
Giáo hội chỉ khẳng định sự vô ngộ trong đức tin và luân lý, vì đức tin và luân lý quan hệ đến phần rỗi của con người. Kỳ dư đều có thể sai lầm…
(Giáo xứ Châu Sơn BMT)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phỏng vấn Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang về sự kiện đập phá Cây Thánh Giá ở Đồng Chiêm
PV tgmtb.net
08:32 16/01/2010
THÁI BÌNH - Sau khi Đức Cha Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục phụ tá Hà Nội, đi Hà Nội khám bệnh về chúng tôi có xin người trả lời mấy câu phỏng vấn sau tại phòng riêng của ngài:
PV: Đức Cha cảm thấy sức khỏe thế nào?
Đức Cha: Từ ngày 25-11 tôi bị đau khớp nặng không đi được đến đâu hoặc phải ngồi xe lăn, nay đã đỡ nhiều hy vọng từ nay đến tết sẽ trở lại làm việc bình thường.
PV: Đức Cha chắc đã theo dõi về sự việc ở Đồng Chiêm, Đức Cha cũng đã có thư hiệp thong và bài viết về Cây Thánh Giá đã được đăng trên các báo điện tử, Đức Cha còn ý kiến gì về vấn đề này?
ĐC: Ý kiến thì nhiều, nhưng do chân tay đau nên tôi có thời gian để đọc được nhiều bài rất bổ ích. Tôi thấy rằng công việc sắp đến hồi kết thúc; nhưng tôi cũng có một số ý kiến mong có thể giúp được phần nào giải quyết việc này.
Về Giáo xứ Đồng Chiêm và các giáo vùng đó, theo tương truyền và lịch sử Giáo phận Hà Nội: đa số các tín hữu miền đó không phải là dân tộc thiểu số sở tại, mà là do dân tứ chiếng, phần lớn từ Giáo Phận Thanh Hóa, Phát Diệm… trong thời cấm đạo bị phân sáp (cưỡng bức di dân) hay chạy trốn vào đó mà lập nghiệp (từ 200-300 năm trước), lập ra các giáo xứ Đồng Danh, Kẻ Ải, Đồng Chiêm, Mường Riệc… Giáo dân các giáo xứ này vẫn nổi tiếng là những tín hữu ngoan đạo, trung thành xứng đáng với truyền thống tổ tiên để lại.
Tôi còn nhớ các đây 50 năm, khi thành lập các Tòa Giám mục chính thức tại Việt Nam, các vị thừa sai Pháp lúc đó theo đúng tinh thần truyền giáo và mộ mến đức tin của các anh chị em tin hữu miền Hòa Bình – Hà Đông. Các vị đã xin với Đức Tổng Giám mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê để được vào phục vụ cho anh chị em tín hữu Kitô trong đất “Mường” này. Tuy hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề, các nhà thờ xứ họ đã được bàn tay của các đấng thừa sai và giáo dân xây dựng cùng với việc hun đúc họ trung thành với Giáo Hội.
Như vậy, từ hai - ba trăm năm nay giáo xứ Đồng Chiêm cũng có hang ngàn tín hữu đã qua đời, được chôn cất trong nghĩa trang (người Công Giáo gọi đó là Đất Thánh) ở Núi Thờ (núi chẽ), cũng như rất nhiều người chết đói trong năm Ất Dậu (1945) hoặc vô gia cư mà theo tinh thần bác ái họ được các tín hữu chôn cất trên và dưới chân Núi Thờ…
Chúng ta hãy tưởng tượng xem, có hang trăm ngàn ngôi mộ xứng đáng được trồng (mang) trên mình một Cây Thánh Giá theo truyền thống của Kitô Giáo và các cấp chính quyền ở mọi thời đại đều công nhận; mảnh đất (nơi chôn cất các tín hữu đã qua đời) cũng được chính quyền nhìn nhận như sự sở hữu của Giáo xứ lưu truyền hang trăm năm nay. Nơi đây: là “mồ yên mả ấm” của các bậc tiền nhân kể cả anh chị em không có tín ngưỡng cũng nhìn nhận như vậy.
Vậy, thay vì hang trăm, ngàn cây Thánh Giá trên các nấm mộ, bây giờ chỉ trồng một cây lớn trên đỉnh núi vừa công bằng, hợp lý và tiết kiệm. Điều đó chắc cũng được chính quyền địa phương các cấp tán thành vì trong mấy tháng nhân dân tin cũng như không tin đã nô nức gánh vôi, gạch, xi măng, sắt thép lên đỉnh núi xây dựng Cây Thánh Giá trước con mắt tán thành của địa phương; chứ không phải làm lén lút trong đêm tối. Phải chăng việc xây dựng Thánh Giá đã được nhân dân và chính quyền ủng hộ ít ra là không cản trở trong việc xây dựng. Nay bị kết án thì ai là người chịu trách nhiệm trước? chắc không phải là cha chánh xứ hay là giáo dân trong xứ (cũng như cách đây một năm tại dong Chúa Cứu Thế Thái Hà, một số người bị kết án vì đập phá bức tường ngăn không cho giáo hữu vào kính viếng Đức Mẹ. Ảnh chụp cũng như xác nhận của một vị công an cấp cao đã làm chứng là: có nhiều dân phòng, công an đứng đó nhìn cuộc đập phá mà không can thiệp; có phải vì thế gọi là đồng trách nhiệm không)…
PV: Như vậy Cây Thánh Giá được trồng trên các nấm mồ nay được thu lại thành Cây Thánh Giá Lớn đã được các vị chính quyền làm ngơ cho xây dựng nay được “dỡ bỏ” hay “đập phá”, sự thực đúng sai thế nào xin Đức Cha cho biết?
ĐC: ngày 15/01/2010 thông tấn xã Việt Nam đã đề cập tới vấn đề này, nội dung không phù hợp với thông cáo của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội. Thông tấn xã nói: “Chính quyền và nhân dân đã tháo gỡ Cây Thánh Giá đã trồng trái phép trên núi thờ …”, còn thông cáo của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội nói rằng: “ Thánh Giá bị đập phá…” Sự thực thế nào thì anh chị em giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm, các quân nhân, công an tham dự vụ đó đều thấy rõ. Thánh Giá bị đặt mìn, bị đập bằng các búa tạ, các mảnh vỡ vung vãi khắp nơi như các ảnh chụp được, mà có người đã dùng danh từ thảm thiết hơn là “Thịt Chúa” như bài viết được đăng trên báo điện tử www.vietcatholic.org. Như thế là “tháo gỡ” hay “đập phá” thực tế rành rành không ai có thể chối cãi.
Thực ra có cuộc đập phá hình ảnh linh thiêng tối cao nhất của đạo Kitô, chính sự kiện này làm đau nhói hảng tỷ con tim trên thế giới của người Công Giáo và những người thiện chí. Chúng ta đã biết những vần thơ của một thi sĩ người Anh đã lăng mạ thánh danh Mohamet, nên đã bị thế giới Hồi Giáo sục sôi lên án và bị kết án tử hình. Ngay cả Đức Thánh Cha Benedictô XVI trong một bài diễn văn tại đại học khi nói ám chỉ lịch sử Hồi Giáo, cũng đã bị hiểu lầm và lên tiếng kết án… Cho nên, không lạ gì thế giới Kitô giáo và những người thiện chí đã phản ứng rất mạnh về việc đập Cây Thánh Giá trên Núi Thờ giáo xứ Đồng Chiêm.
PV: Sự việc đã như vậy, Đức Cha có ý kiến gì giải quyết không?
ĐC: Theo tinh thần Năm Thánh 2010: hiệp thông và đối thoại, và thư hiệp thông của các Giám mục giáo tỉnh Hà Nội đã đề nghị giải quyết ít gây thương tổn nhất cho đôi bên. Việc này không thể dung quân đội, công an và sung ống như một số người chủ trương. Vì theo tôi nghĩ, do đầu có hạn hẹp, thiếu hiểu biết của các cấp chính quyền địa phương, họ đã không lường trước được tầng mức lớn lao của sự việc gây ra có ảnh hưởng trong và ngoài nước. Điều đó đã được chính bản thong báo của Thông tấn xã Việt Nam bắt buộc phải dung chữ “tháo gỡ” thay vì “đập phá” Cây Thánh Giá trên đỉnh núi thờ. Tôi dám nói như vậy là vì theo thiển ý cách xử sự của chính quyền thủ đô đặc biệt là sở công an Hà Nội có một chút uyển chuyển trong vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà. Như trước đây, tôi đã tường trình trong buổi thăm viếng Tòa Khâm Sứ đang khi đạp phá. Đi cùng tôi, có thiếu tướng Tư và vị phó giám đốc công an Hà Nội tới chân núi Đức Mẹ, tôi có lưu ý với thiếu tướng: “các vị đừng đụng đến cây đa, núi đá và nhất là tượng Đức Mẹ là biểu tượng thiêng liêng của người Công Giáo Hà Nội”. Thiếu tướng nhìn sang vị phó giám đốc công an và nói rằng: cụ cứ yên tâm, tôi sẽ chỉ thị cho an hem và ông phó giám đốc đang có mặt đây. Sau đó, ông ra lệnh đập phá hết xung quanh trừ tòa khâm sứ và núi đá, chỉ mang tượng Đức Mẹ đi… Đúng là không đập phá mà chỉ bị tháo gỡ. Mẹ thì như vậy, còn Con treo trên Thánh Giá trên núi thờ Đồng CHiêm thì sao? Cũng xin kể lại một sự kiện đã xảy ra tương tự cách đây hơn 100 năm: Đêm ngày 15-16 tháng 5 năm 1983, quân giặc cờ đen (tàn quân của loan đảng Thái Bình Thiên Quốc bên Trung Quốc) đã vào khu truyền giáo (khu nhà chung Hà Nội), đốt nhà thờ, mang theo tượng Đức Mẹ làm chiến lợi phẩm, sau đó bị chúng treo trên cây đa, núi đá hiện nay, sau khi buộc vào bức tượng 2 tai chúng cắt của một em Công Giáo. Trích sách: Hà Nội giai đoạn 1873-1888, tác giả Audré Massan – nhà xuất bản Hà Nội, trang 113.
Theo như trên thì sở công an Hà Nội hiện nay và giặc cờ đen cách đây hơn 100 năm xem ra tế nhị và dân vận hơn các cán bộ lãnh đạo địa phương tai “xứ Mường” Đồng Chiêm.
Vậy tôi thiết nghĩ, chúng ta nên có cuộc hội họp giữa các thành phần đôi bên lấy công lý và hòa bình làm giầy đi và mũ đội để bàn bạc với nhau trong ôn hòa, ít gây thương tổn cho đôi bên.
Ví dụ như: Chính quyền địa phương xác nhận để dân xây dựng Cây Thánh Giá trên Núi Thờ mà không can thiệp; có cuộc đập phá chứ không phải tháo gỡ của chính quyền địa phương ngày 6/1/2010. Và theo tin nội bộ, sau khi đã thỏa thuận trồng Cây Thánh Giá ở Đất Thánh, chính quyền sẽ rước các Cây Thánh Giá còn lại về nhà thờ Đồng Chiêm, chứ không đập phá như trước nữa.
Thay vì cho phép như truyền thống ở các nghĩa trang Công Giáo trên khắp thế giới dựng hang ngàn, vạn Cây Thánh Giá trên các nâm mồ, thì ở đây, Đồng Chiêm hãy làm một Cây Thánh Giá cũng được và được trồng ở khu vực nào trung tâm nhất ở Đất Thánh ( nghĩa trang).
Ngày khánh thành, mời các cấp chính quyền đạo đời trung ương, địa phương nếu cần, mời cả các nhà báo quốc tế trong tinh thần hài hòa hiệp thông của Năm Thánh 2010 và luôn thể kỷ niêm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội cùng chung một tổ tiên và cùng nhau đón nhận một mùa xuân Canh Dần đầy bình an và yêu thương.
Ước nguyện đó mong thay được thực hiện.
PV: Cảm ơn Đức Cha về bài phỏng vấn này, kính chúc Đức Cha luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong năm mới Canh Dần này.
Thái bình ngày 16/1/2010
PV: Đức Cha cảm thấy sức khỏe thế nào?
Đức Cha: Từ ngày 25-11 tôi bị đau khớp nặng không đi được đến đâu hoặc phải ngồi xe lăn, nay đã đỡ nhiều hy vọng từ nay đến tết sẽ trở lại làm việc bình thường.
PV: Đức Cha chắc đã theo dõi về sự việc ở Đồng Chiêm, Đức Cha cũng đã có thư hiệp thong và bài viết về Cây Thánh Giá đã được đăng trên các báo điện tử, Đức Cha còn ý kiến gì về vấn đề này?
ĐC: Ý kiến thì nhiều, nhưng do chân tay đau nên tôi có thời gian để đọc được nhiều bài rất bổ ích. Tôi thấy rằng công việc sắp đến hồi kết thúc; nhưng tôi cũng có một số ý kiến mong có thể giúp được phần nào giải quyết việc này.
Về Giáo xứ Đồng Chiêm và các giáo vùng đó, theo tương truyền và lịch sử Giáo phận Hà Nội: đa số các tín hữu miền đó không phải là dân tộc thiểu số sở tại, mà là do dân tứ chiếng, phần lớn từ Giáo Phận Thanh Hóa, Phát Diệm… trong thời cấm đạo bị phân sáp (cưỡng bức di dân) hay chạy trốn vào đó mà lập nghiệp (từ 200-300 năm trước), lập ra các giáo xứ Đồng Danh, Kẻ Ải, Đồng Chiêm, Mường Riệc… Giáo dân các giáo xứ này vẫn nổi tiếng là những tín hữu ngoan đạo, trung thành xứng đáng với truyền thống tổ tiên để lại.
Tôi còn nhớ các đây 50 năm, khi thành lập các Tòa Giám mục chính thức tại Việt Nam, các vị thừa sai Pháp lúc đó theo đúng tinh thần truyền giáo và mộ mến đức tin của các anh chị em tin hữu miền Hòa Bình – Hà Đông. Các vị đã xin với Đức Tổng Giám mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê để được vào phục vụ cho anh chị em tín hữu Kitô trong đất “Mường” này. Tuy hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề, các nhà thờ xứ họ đã được bàn tay của các đấng thừa sai và giáo dân xây dựng cùng với việc hun đúc họ trung thành với Giáo Hội.
Như vậy, từ hai - ba trăm năm nay giáo xứ Đồng Chiêm cũng có hang ngàn tín hữu đã qua đời, được chôn cất trong nghĩa trang (người Công Giáo gọi đó là Đất Thánh) ở Núi Thờ (núi chẽ), cũng như rất nhiều người chết đói trong năm Ất Dậu (1945) hoặc vô gia cư mà theo tinh thần bác ái họ được các tín hữu chôn cất trên và dưới chân Núi Thờ…
Chúng ta hãy tưởng tượng xem, có hang trăm ngàn ngôi mộ xứng đáng được trồng (mang) trên mình một Cây Thánh Giá theo truyền thống của Kitô Giáo và các cấp chính quyền ở mọi thời đại đều công nhận; mảnh đất (nơi chôn cất các tín hữu đã qua đời) cũng được chính quyền nhìn nhận như sự sở hữu của Giáo xứ lưu truyền hang trăm năm nay. Nơi đây: là “mồ yên mả ấm” của các bậc tiền nhân kể cả anh chị em không có tín ngưỡng cũng nhìn nhận như vậy.
Vậy, thay vì hang trăm, ngàn cây Thánh Giá trên các nấm mộ, bây giờ chỉ trồng một cây lớn trên đỉnh núi vừa công bằng, hợp lý và tiết kiệm. Điều đó chắc cũng được chính quyền địa phương các cấp tán thành vì trong mấy tháng nhân dân tin cũng như không tin đã nô nức gánh vôi, gạch, xi măng, sắt thép lên đỉnh núi xây dựng Cây Thánh Giá trước con mắt tán thành của địa phương; chứ không phải làm lén lút trong đêm tối. Phải chăng việc xây dựng Thánh Giá đã được nhân dân và chính quyền ủng hộ ít ra là không cản trở trong việc xây dựng. Nay bị kết án thì ai là người chịu trách nhiệm trước? chắc không phải là cha chánh xứ hay là giáo dân trong xứ (cũng như cách đây một năm tại dong Chúa Cứu Thế Thái Hà, một số người bị kết án vì đập phá bức tường ngăn không cho giáo hữu vào kính viếng Đức Mẹ. Ảnh chụp cũng như xác nhận của một vị công an cấp cao đã làm chứng là: có nhiều dân phòng, công an đứng đó nhìn cuộc đập phá mà không can thiệp; có phải vì thế gọi là đồng trách nhiệm không)…
PV: Như vậy Cây Thánh Giá được trồng trên các nấm mồ nay được thu lại thành Cây Thánh Giá Lớn đã được các vị chính quyền làm ngơ cho xây dựng nay được “dỡ bỏ” hay “đập phá”, sự thực đúng sai thế nào xin Đức Cha cho biết?
ĐC: ngày 15/01/2010 thông tấn xã Việt Nam đã đề cập tới vấn đề này, nội dung không phù hợp với thông cáo của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội. Thông tấn xã nói: “Chính quyền và nhân dân đã tháo gỡ Cây Thánh Giá đã trồng trái phép trên núi thờ …”, còn thông cáo của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội nói rằng: “ Thánh Giá bị đập phá…” Sự thực thế nào thì anh chị em giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm, các quân nhân, công an tham dự vụ đó đều thấy rõ. Thánh Giá bị đặt mìn, bị đập bằng các búa tạ, các mảnh vỡ vung vãi khắp nơi như các ảnh chụp được, mà có người đã dùng danh từ thảm thiết hơn là “Thịt Chúa” như bài viết được đăng trên báo điện tử www.vietcatholic.org. Như thế là “tháo gỡ” hay “đập phá” thực tế rành rành không ai có thể chối cãi.
Thực ra có cuộc đập phá hình ảnh linh thiêng tối cao nhất của đạo Kitô, chính sự kiện này làm đau nhói hảng tỷ con tim trên thế giới của người Công Giáo và những người thiện chí. Chúng ta đã biết những vần thơ của một thi sĩ người Anh đã lăng mạ thánh danh Mohamet, nên đã bị thế giới Hồi Giáo sục sôi lên án và bị kết án tử hình. Ngay cả Đức Thánh Cha Benedictô XVI trong một bài diễn văn tại đại học khi nói ám chỉ lịch sử Hồi Giáo, cũng đã bị hiểu lầm và lên tiếng kết án… Cho nên, không lạ gì thế giới Kitô giáo và những người thiện chí đã phản ứng rất mạnh về việc đập Cây Thánh Giá trên Núi Thờ giáo xứ Đồng Chiêm.
PV: Sự việc đã như vậy, Đức Cha có ý kiến gì giải quyết không?
ĐC: Theo tinh thần Năm Thánh 2010: hiệp thông và đối thoại, và thư hiệp thông của các Giám mục giáo tỉnh Hà Nội đã đề nghị giải quyết ít gây thương tổn nhất cho đôi bên. Việc này không thể dung quân đội, công an và sung ống như một số người chủ trương. Vì theo tôi nghĩ, do đầu có hạn hẹp, thiếu hiểu biết của các cấp chính quyền địa phương, họ đã không lường trước được tầng mức lớn lao của sự việc gây ra có ảnh hưởng trong và ngoài nước. Điều đó đã được chính bản thong báo của Thông tấn xã Việt Nam bắt buộc phải dung chữ “tháo gỡ” thay vì “đập phá” Cây Thánh Giá trên đỉnh núi thờ. Tôi dám nói như vậy là vì theo thiển ý cách xử sự của chính quyền thủ đô đặc biệt là sở công an Hà Nội có một chút uyển chuyển trong vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà. Như trước đây, tôi đã tường trình trong buổi thăm viếng Tòa Khâm Sứ đang khi đạp phá. Đi cùng tôi, có thiếu tướng Tư và vị phó giám đốc công an Hà Nội tới chân núi Đức Mẹ, tôi có lưu ý với thiếu tướng: “các vị đừng đụng đến cây đa, núi đá và nhất là tượng Đức Mẹ là biểu tượng thiêng liêng của người Công Giáo Hà Nội”. Thiếu tướng nhìn sang vị phó giám đốc công an và nói rằng: cụ cứ yên tâm, tôi sẽ chỉ thị cho an hem và ông phó giám đốc đang có mặt đây. Sau đó, ông ra lệnh đập phá hết xung quanh trừ tòa khâm sứ và núi đá, chỉ mang tượng Đức Mẹ đi… Đúng là không đập phá mà chỉ bị tháo gỡ. Mẹ thì như vậy, còn Con treo trên Thánh Giá trên núi thờ Đồng CHiêm thì sao? Cũng xin kể lại một sự kiện đã xảy ra tương tự cách đây hơn 100 năm: Đêm ngày 15-16 tháng 5 năm 1983, quân giặc cờ đen (tàn quân của loan đảng Thái Bình Thiên Quốc bên Trung Quốc) đã vào khu truyền giáo (khu nhà chung Hà Nội), đốt nhà thờ, mang theo tượng Đức Mẹ làm chiến lợi phẩm, sau đó bị chúng treo trên cây đa, núi đá hiện nay, sau khi buộc vào bức tượng 2 tai chúng cắt của một em Công Giáo. Trích sách: Hà Nội giai đoạn 1873-1888, tác giả Audré Massan – nhà xuất bản Hà Nội, trang 113.
Theo như trên thì sở công an Hà Nội hiện nay và giặc cờ đen cách đây hơn 100 năm xem ra tế nhị và dân vận hơn các cán bộ lãnh đạo địa phương tai “xứ Mường” Đồng Chiêm.
Vậy tôi thiết nghĩ, chúng ta nên có cuộc hội họp giữa các thành phần đôi bên lấy công lý và hòa bình làm giầy đi và mũ đội để bàn bạc với nhau trong ôn hòa, ít gây thương tổn cho đôi bên.
Ví dụ như: Chính quyền địa phương xác nhận để dân xây dựng Cây Thánh Giá trên Núi Thờ mà không can thiệp; có cuộc đập phá chứ không phải tháo gỡ của chính quyền địa phương ngày 6/1/2010. Và theo tin nội bộ, sau khi đã thỏa thuận trồng Cây Thánh Giá ở Đất Thánh, chính quyền sẽ rước các Cây Thánh Giá còn lại về nhà thờ Đồng Chiêm, chứ không đập phá như trước nữa.
Thay vì cho phép như truyền thống ở các nghĩa trang Công Giáo trên khắp thế giới dựng hang ngàn, vạn Cây Thánh Giá trên các nâm mồ, thì ở đây, Đồng Chiêm hãy làm một Cây Thánh Giá cũng được và được trồng ở khu vực nào trung tâm nhất ở Đất Thánh ( nghĩa trang).
Ngày khánh thành, mời các cấp chính quyền đạo đời trung ương, địa phương nếu cần, mời cả các nhà báo quốc tế trong tinh thần hài hòa hiệp thông của Năm Thánh 2010 và luôn thể kỷ niêm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội cùng chung một tổ tiên và cùng nhau đón nhận một mùa xuân Canh Dần đầy bình an và yêu thương.
Ước nguyện đó mong thay được thực hiện.
PV: Cảm ơn Đức Cha về bài phỏng vấn này, kính chúc Đức Cha luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong năm mới Canh Dần này.
Thái bình ngày 16/1/2010
Chúa ngự lòng ta
Thủy Nhân
09:01 16/01/2010
Dẫu cắt điện, cả Đồng Chiêm tăm tối
Ơn Chúa soi vẫn sáng cả bầu trời
Máu vẫn rơi – Đồng Chiêm máu vẫn rơi
Đức hi sinh lại một lần hiện hữu
Bao ĐẤNG CHĂN CHIÊN về đây tề tựu
An ủi lòng người trong lúc hoang mang
Những Giáo dân từ muôn nẻo ùa sang
Cùng chung sức, ghé vai mang thập giá
Dẫu Đồng Chiêm cuộc đời còn vất vả
Nhưng tình người mãi mộc mạc, sắt son
Chúa Kitô, Ngài tin ở chúng con
Noi gương Chúa, con nén lòng nhịn nhục
Chúa ban phát rất công bằng “Họa – Phúc”
Ai vâng lời Ngài sẽ mãi mãi hiển vinh
Lũ ác nhân, dù tà khí đầy mình
Không ngăn nỗi lòng ta tôn kính Chúa
Nước mắt trẻ thơ dù phải tuôn giàn giụa
Dòng lệ người già dẫu phải chảy thành sông
Thì mặt trời mãi mãi mọc đàng đông
Chân lý đó ngàn đời không thay đổi
Dừng tay lại, đừng hại người vô tội
Hãy yêu thương và đùm bọc lẫn nhau
Để nước Việt Nam mãi mãi giàu mạnh
Dân vui sống trong An Bình - Thịnh Trị
Bởi chân lí mãi luôn là chân lý
“Chúa nhân từ mãi mãi ngự lòng ta".
(Dù sống dưới một đất nước Thanh bình - tịnh trị,
hay sống dưới một thể chế Độc đoán - bạo tàn
thì trong lòng mỗi người Kitô hữu chúng ta –
Chúa vẫn ngự trị đời đời bất diệt – đó là chân lý vĩnh hằng.)
Giáo dân Hà Nội
Ơn Chúa soi vẫn sáng cả bầu trời
Máu vẫn rơi – Đồng Chiêm máu vẫn rơi
Đức hi sinh lại một lần hiện hữu
Bao ĐẤNG CHĂN CHIÊN về đây tề tựu
An ủi lòng người trong lúc hoang mang
Những Giáo dân từ muôn nẻo ùa sang
Cùng chung sức, ghé vai mang thập giá
Dẫu Đồng Chiêm cuộc đời còn vất vả
Nhưng tình người mãi mộc mạc, sắt son
Chúa Kitô, Ngài tin ở chúng con
Noi gương Chúa, con nén lòng nhịn nhục
Chúa ban phát rất công bằng “Họa – Phúc”
Ai vâng lời Ngài sẽ mãi mãi hiển vinh
Lũ ác nhân, dù tà khí đầy mình
Không ngăn nỗi lòng ta tôn kính Chúa
Nước mắt trẻ thơ dù phải tuôn giàn giụa
Dòng lệ người già dẫu phải chảy thành sông
Thì mặt trời mãi mãi mọc đàng đông
Chân lý đó ngàn đời không thay đổi
Dừng tay lại, đừng hại người vô tội
Hãy yêu thương và đùm bọc lẫn nhau
Để nước Việt Nam mãi mãi giàu mạnh
Dân vui sống trong An Bình - Thịnh Trị
Bởi chân lí mãi luôn là chân lý
“Chúa nhân từ mãi mãi ngự lòng ta".
(Dù sống dưới một đất nước Thanh bình - tịnh trị,
hay sống dưới một thể chế Độc đoán - bạo tàn
thì trong lòng mỗi người Kitô hữu chúng ta –
Chúa vẫn ngự trị đời đời bất diệt – đó là chân lý vĩnh hằng.)
Giáo dân Hà Nội
Hãy nâng đỡ những Thiên Thần của Chúa ở Đồng Chiêm!
Giuse Nguyễn Tiến Đạt
09:28 16/01/2010
Sau biến cố ngày 6/01 vừa qua, Đồng Chiêm trở thành điểm nóng của Giáo Hội Công giáo khi Thánh Giá – biểu tượng thiêng liêng và cao quý nhất của người Công Giáo bị lăng nhục – một hành động thể hiện sự “ tự do tôn giáo” hèn mọn của chế độ CSVN. Điều ấn tượng nhất với con khi được đặt chân tới mảnh đất cằn khô sỏi đá ấy là những ánh mắt em thơ – chúng quá trong sáng đối lập hẳn với những thủ đoạn, những đàn áp ngông cuồng của thế lực thống trị CSVN – Đó là những trẻ thơ của Chúa.
Ngày 12 tháng 1 vừa qua, cùng tham dự chuyến hành hương của Hội SVCG TGP Hà Nội về hiệp thông chia sẻ những đau thương mất mát với GX Đồng Chiêm trong bao biến cố tang thương liên tiếp ập đến, nhưng Thánh Giá nơi những giáo dân nơi đây chưa một lần gục ngã, thậm chí Thánh Giá vẫn trường tồn vững trãi ngay trong chính tâm hồn những đứa trẻ của Chúa. Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân tới khu vực Đồng Chiêm, đó là một cuộc sống nghèo, lam lũ cơ cực của những người dân nơi ấy.
Nông nghiệp là công việc chính nuôi sống họ, thanh niên đến tuổi trưởng thành và đàn ông phần lớn là đi làm thuê tại các thành phố lớn. Ở nhà chỉ còn lại phụ nữ và trẻ nhỏ, cuộc sống cứ quẩn quanh ngày qua ngày họ chỉ dựa vào việc đồng áng để mưu sinh. Và những đứa trẻ nhỏ nơi đây, không có súng máy, ô tô điện tử, búp bê xinh, hay thú nhồi bông mới ngộ nghĩnh đáng yêu… tuổi thơ của chúng là cánh đồng, là dòng sông, là những buổi chiều tan học được vui trơi tụ tập dưới chân Núi Thờ. Nhưng chúng vẫn rất ngoan, rất chăm chỉ đến nhà thờ đọc kinh và học giáo lý. Hình ảnh những cô bé cậu bé mới lên bảy, lên mười quỳ gối trước bàn thờ Chúa cất cao câu hát “ Kinh Hòa Bình” để cầu cho công lý và hòa bình sẽ mang đến một cuộc sống tươi mới hơn ở nơi đây.
Những em bé này, hàng ngày được cô giáo dạy học cách sống trung thực, học cách sống biết yêu thương bạn bè, học về một hình tượng chú bồ đội, chú công an trong màu áo xanh ôn hòa với nụ cười thân thiện, chúng ngây thơ với những ước mơ lớn lên trở thành chiến sĩ công an luôn chiến đấu bảo vệ cho những người dân lành. Nhưng ngày hôm nay, em được thấy những gì: Là áo xanh cơ động mang rùi cui, chó cảnh vệ, là lựu đạn hơi cay … để sẵn sàng đánh đập và chà đạp lên cha, mẹ, ông, bà của em! Là cán bộ ủy ban – là cha là mẹ của dân – đi đổ đất lấp đường, ngăn sông cấm chợ khiến em không thể đến trường! là những cái lườm nguýt, quát tháo dọa nạt nếu như em tiếp tục đi đọc kinh và cầu nguyện tại chân Núi Thờ! Làm sao em có thể tin được nữa vào những hình tượng trong sách vở tươi sáng kia, khi thấy chính chú công an cùng bao ông cán bộ vô duyên vô cớ bổ xô đánh đập tàn nhẫn những người dân hiền lành vô tội, những chú thương binh không có đủ sức lực để tự vệ? Thật có lẽ em ngây thơ quá, và em chưa thể giải thích được sự khác biệt giữa những điều được học và những sự thật trước mắt!
Khi nhắc tới những em nhỏ này, Cha Xứ Đồng Chiêm mỉm cười, Ngài rất tự hào về các em: Chúng thân thiện và ngoan lắm, từ ngày GX có biến cố, các đoàn hành hương về rất nhiều. Chính các em luôn đi theo và dẫn đường cho các đoàn hành hương. Trưa nào, tan học là các em lại đến nhà thờ đọc kinh cầu nguyện. Bao đau thương, mây đen u ám bao trùm cả giáo xứ, nhưng những nét hồn nhiên tinh nghịch vẫn luôn là vẻ đáng yêu nơi các thiên thần bé nhỏ này
Và giờ đây các em có một thói quen sinh hoạt mới đó là đến nhà thờ và quây quần bên Cha Xứ để cùng đồng hành với mọi người bảo vệ Thánh Giá, bảo vệ Núi Thờ - nơi linh hồn những trẻ nhỏ được an nghỉ.
Tạm biệt các em khi đến giờ phải quay trở về nhà cùng với lời hứa hẹn sẽ sớm trở lại thăm các em vào một ngày gần nhất. Những nụ cười thánh thiện ấy thật khó phai trong trái tim mỗi người chúng con. Ngày mai, khi mặt trời lên, người ta sẽ lại tiếp tục giở trò đen tối gì nữa nơi Đồng Chiêm này nhưng con tin rằng, Thập Giá Chúa Kitô sẽ được cắm trồng bền chặt nơi tuổi trẻ, nơi các giáo dân toàn cầu, và Thập Giá ấy sẽ còn tỏa sáng hơn nữa để gìn giữ và che chở trái tim những thiên thần bé nhỏ Đồng Chiêm này – những đứa trẻ của Chúa! Cầu chúc một tương lai tươi sáng và ngập chàn hạnh phúc sẽ đến với các em, ước mong tâm hồn sỏi đá, trái tim ma quỷ sẽ sớm nên thơ trong sáng trở lại như những em nhỏ này!
Clip các em nhỏ cùng sinh viên đọc kinh cầu nguyện dưới chân Núi Thờ:
http://www.youtube.com/watch?v=9TmU0AUbs9Q&feature=player_embedded
http://www.youtube.com/watch?v=tkAs2-iAa5c&feature=player_embedded
Thư ngỏ của hội SVCG TGP Hà Nội muốn nâng đỡ tinh thần các trẻ em Đồng Chiêm
HỘI SINH VIÊN CÔNG GIÁO TGP HÀ NỘI
Phòng C1 - Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội
40 Phố Nhà Chung - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Email: svcgtgphn@gmail.com
Website: http://www.svgiaotinhhanoi.com
Kính gửi: Các bạn sinh viên Công giáo Tổng giáo Phận Hà Nội,
Trong chuyến đi ngày 12 tháng 1 năm 2010, Ban điều hành Hội Sinh viên Công giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội về giáo xứ Đồng Chiêm, chúng tôi thấy rằng các em thiếu nhi ở đây đang trong tình cảnh rất thương tâm, các em gặp rất nhiều khó về vật chất và tinh thần sau khi chính quyền triệt phá Thánh Giá và đánh đập bà con giáo dân.
Do điều kiện vùng đất này làm ăn kinh tế khó khăn, vì mưu sinh nên nhiều cha mẹ các em đi làm ăn xa, đành phải để con cái ở nhà “bơ vơ, vất vưởng”. Đây là một sự thiệt thòi rất lớn cho các em vì thiếu vắng tình thương, nâng đỡ và dạy dỗ của cha mẹ. Hoàn cảnh đã khó khăn, nay lại càng khó khăn thêm khi chính quyền huy động lực lượng cảnh sát, dùi cui, chó nghiệp vụ...để triệt phá Thánh Giá và đánh đập bà con giáo dân. Hơn nữa, còn tiếp tục dùng loa phóng thanh cỡ lớn để khủng bố và tuyên truyền không đúng sự thật. Điều này đã gây tâm lý hoảng loạn, sợ hãi và bất ổn cho các em trong lúc không có được tình thương nâng đỡ của cha mẹ.
Khi chúng tôi chào tạm biệt các em ra về, nhiều em đã rưng rưng nước mắt và nói với chúng tôi rằng “thỉnh thoảng các anh chị về đây với chúng em nhé !”. Quả thật những câu nói này của các em đã buộc chúng tôi phải hứa là: “các anh chị sinh viên sẽ về thăm và có quà cho các em nhưng với điều kiện là các em phải chăm ngoan, học giỏi và cầu nguyện nhiều”.
Để không thất hứa và có dịp nâng đỡ tinh thần cho các em trong hoàn cảnh khó khăn này. Qua thư ngỏ, Ban điều hành chúng tôi muốn kêu gọi các bạn Sinh viên Công giáo hãy cùng chia sẻ đôi chút để động viên các em. Cụ thể là mỗi bạn sinh viên sẽ “hi sinh” một bữa ăn sáng để lấy số tiền đó mua quà, sách vở cho các em. Ban điều hành Hội và đại diện Ban điều hành các Nhóm Sinh viên trong Tổng giáo phận Hà Nội cùng đi để vận chuyển 3 tấn gạo và một số quà cho các em vào một ngày gần nhất.
Xin các bạn sinh viên hãy ủng hộ và cầu nguyện cho chuyến đi này!
Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 2010
ĐẠI DIỆN CHO 5.768 HỘI VIÊN
Trưởng Hội
Ngày 12 tháng 1 vừa qua, cùng tham dự chuyến hành hương của Hội SVCG TGP Hà Nội về hiệp thông chia sẻ những đau thương mất mát với GX Đồng Chiêm trong bao biến cố tang thương liên tiếp ập đến, nhưng Thánh Giá nơi những giáo dân nơi đây chưa một lần gục ngã, thậm chí Thánh Giá vẫn trường tồn vững trãi ngay trong chính tâm hồn những đứa trẻ của Chúa. Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân tới khu vực Đồng Chiêm, đó là một cuộc sống nghèo, lam lũ cơ cực của những người dân nơi ấy.
Nông nghiệp là công việc chính nuôi sống họ, thanh niên đến tuổi trưởng thành và đàn ông phần lớn là đi làm thuê tại các thành phố lớn. Ở nhà chỉ còn lại phụ nữ và trẻ nhỏ, cuộc sống cứ quẩn quanh ngày qua ngày họ chỉ dựa vào việc đồng áng để mưu sinh. Và những đứa trẻ nhỏ nơi đây, không có súng máy, ô tô điện tử, búp bê xinh, hay thú nhồi bông mới ngộ nghĩnh đáng yêu… tuổi thơ của chúng là cánh đồng, là dòng sông, là những buổi chiều tan học được vui trơi tụ tập dưới chân Núi Thờ. Nhưng chúng vẫn rất ngoan, rất chăm chỉ đến nhà thờ đọc kinh và học giáo lý. Hình ảnh những cô bé cậu bé mới lên bảy, lên mười quỳ gối trước bàn thờ Chúa cất cao câu hát “ Kinh Hòa Bình” để cầu cho công lý và hòa bình sẽ mang đến một cuộc sống tươi mới hơn ở nơi đây.
Những em bé này, hàng ngày được cô giáo dạy học cách sống trung thực, học cách sống biết yêu thương bạn bè, học về một hình tượng chú bồ đội, chú công an trong màu áo xanh ôn hòa với nụ cười thân thiện, chúng ngây thơ với những ước mơ lớn lên trở thành chiến sĩ công an luôn chiến đấu bảo vệ cho những người dân lành. Nhưng ngày hôm nay, em được thấy những gì: Là áo xanh cơ động mang rùi cui, chó cảnh vệ, là lựu đạn hơi cay … để sẵn sàng đánh đập và chà đạp lên cha, mẹ, ông, bà của em! Là cán bộ ủy ban – là cha là mẹ của dân – đi đổ đất lấp đường, ngăn sông cấm chợ khiến em không thể đến trường! là những cái lườm nguýt, quát tháo dọa nạt nếu như em tiếp tục đi đọc kinh và cầu nguyện tại chân Núi Thờ! Làm sao em có thể tin được nữa vào những hình tượng trong sách vở tươi sáng kia, khi thấy chính chú công an cùng bao ông cán bộ vô duyên vô cớ bổ xô đánh đập tàn nhẫn những người dân hiền lành vô tội, những chú thương binh không có đủ sức lực để tự vệ? Thật có lẽ em ngây thơ quá, và em chưa thể giải thích được sự khác biệt giữa những điều được học và những sự thật trước mắt!
Khi nhắc tới những em nhỏ này, Cha Xứ Đồng Chiêm mỉm cười, Ngài rất tự hào về các em: Chúng thân thiện và ngoan lắm, từ ngày GX có biến cố, các đoàn hành hương về rất nhiều. Chính các em luôn đi theo và dẫn đường cho các đoàn hành hương. Trưa nào, tan học là các em lại đến nhà thờ đọc kinh cầu nguyện. Bao đau thương, mây đen u ám bao trùm cả giáo xứ, nhưng những nét hồn nhiên tinh nghịch vẫn luôn là vẻ đáng yêu nơi các thiên thần bé nhỏ này
Và giờ đây các em có một thói quen sinh hoạt mới đó là đến nhà thờ và quây quần bên Cha Xứ để cùng đồng hành với mọi người bảo vệ Thánh Giá, bảo vệ Núi Thờ - nơi linh hồn những trẻ nhỏ được an nghỉ.
Tạm biệt các em khi đến giờ phải quay trở về nhà cùng với lời hứa hẹn sẽ sớm trở lại thăm các em vào một ngày gần nhất. Những nụ cười thánh thiện ấy thật khó phai trong trái tim mỗi người chúng con. Ngày mai, khi mặt trời lên, người ta sẽ lại tiếp tục giở trò đen tối gì nữa nơi Đồng Chiêm này nhưng con tin rằng, Thập Giá Chúa Kitô sẽ được cắm trồng bền chặt nơi tuổi trẻ, nơi các giáo dân toàn cầu, và Thập Giá ấy sẽ còn tỏa sáng hơn nữa để gìn giữ và che chở trái tim những thiên thần bé nhỏ Đồng Chiêm này – những đứa trẻ của Chúa! Cầu chúc một tương lai tươi sáng và ngập chàn hạnh phúc sẽ đến với các em, ước mong tâm hồn sỏi đá, trái tim ma quỷ sẽ sớm nên thơ trong sáng trở lại như những em nhỏ này!
Clip các em nhỏ cùng sinh viên đọc kinh cầu nguyện dưới chân Núi Thờ:
http://www.youtube.com/watch?v=9TmU0AUbs9Q&feature=player_embedded
http://www.youtube.com/watch?v=tkAs2-iAa5c&feature=player_embedded
Thư ngỏ của hội SVCG TGP Hà Nội muốn nâng đỡ tinh thần các trẻ em Đồng Chiêm
HỘI SINH VIÊN CÔNG GIÁO TGP HÀ NỘI
Phòng C1 - Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội
40 Phố Nhà Chung - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Email: svcgtgphn@gmail.com
Website: http://www.svgiaotinhhanoi.com
Kính gửi: Các bạn sinh viên Công giáo Tổng giáo Phận Hà Nội,
Trong chuyến đi ngày 12 tháng 1 năm 2010, Ban điều hành Hội Sinh viên Công giáo Tổng Giáo Phận Hà Nội về giáo xứ Đồng Chiêm, chúng tôi thấy rằng các em thiếu nhi ở đây đang trong tình cảnh rất thương tâm, các em gặp rất nhiều khó về vật chất và tinh thần sau khi chính quyền triệt phá Thánh Giá và đánh đập bà con giáo dân.
Do điều kiện vùng đất này làm ăn kinh tế khó khăn, vì mưu sinh nên nhiều cha mẹ các em đi làm ăn xa, đành phải để con cái ở nhà “bơ vơ, vất vưởng”. Đây là một sự thiệt thòi rất lớn cho các em vì thiếu vắng tình thương, nâng đỡ và dạy dỗ của cha mẹ. Hoàn cảnh đã khó khăn, nay lại càng khó khăn thêm khi chính quyền huy động lực lượng cảnh sát, dùi cui, chó nghiệp vụ...để triệt phá Thánh Giá và đánh đập bà con giáo dân. Hơn nữa, còn tiếp tục dùng loa phóng thanh cỡ lớn để khủng bố và tuyên truyền không đúng sự thật. Điều này đã gây tâm lý hoảng loạn, sợ hãi và bất ổn cho các em trong lúc không có được tình thương nâng đỡ của cha mẹ.
Khi chúng tôi chào tạm biệt các em ra về, nhiều em đã rưng rưng nước mắt và nói với chúng tôi rằng “thỉnh thoảng các anh chị về đây với chúng em nhé !”. Quả thật những câu nói này của các em đã buộc chúng tôi phải hứa là: “các anh chị sinh viên sẽ về thăm và có quà cho các em nhưng với điều kiện là các em phải chăm ngoan, học giỏi và cầu nguyện nhiều”.
Để không thất hứa và có dịp nâng đỡ tinh thần cho các em trong hoàn cảnh khó khăn này. Qua thư ngỏ, Ban điều hành chúng tôi muốn kêu gọi các bạn Sinh viên Công giáo hãy cùng chia sẻ đôi chút để động viên các em. Cụ thể là mỗi bạn sinh viên sẽ “hi sinh” một bữa ăn sáng để lấy số tiền đó mua quà, sách vở cho các em. Ban điều hành Hội và đại diện Ban điều hành các Nhóm Sinh viên trong Tổng giáo phận Hà Nội cùng đi để vận chuyển 3 tấn gạo và một số quà cho các em vào một ngày gần nhất.
Xin các bạn sinh viên hãy ủng hộ và cầu nguyện cho chuyến đi này!
Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 2010
ĐẠI DIỆN CHO 5.768 HỘI VIÊN
Trưởng Hội
S.O.S. Các Thánh Giá ở nghĩa địa ở Đồng Chiêm đang tiếp tục bị phá hoại!
Đồng Chiêm
09:41 16/01/2010
ĐỒNG CHIÊM - Lúc 23h 25 tối ngày 16/1/2010 - Một số giáo dân vẫn tiếp tục vây quanh chân Núi Thờ dù trời đã rất khuya và rét lạnh vì họ cho rằng những kẻ phá Thánh Giá vẫn lẩn trốn đâu đó. Một số ở trong làng đã chỉ đích danh những kẻ lạ mặt đến tăng cường và đã cố tình ăn nằm tại Giáo xứ mấy hôm nay chính là chủ mưu vụ này.
Người dân đã hết sức cảnh giác bởi giáo xứ Đồng Chiêm bao năm nay không hề được đầu tư, cứu trợ dù đây là một vùng dân nghèo, đường xá khó đi lại, nhân dân sống trong cảnh đói khổ. Gần đây, chính quyền ra điều kiện là phải dỡ Thánh giá trên Núi Thờ thì sẽ đầu tư làm đường, làm công trình phúc lợi cho họ. Nhưng giáo dân thà không có đường, thà vất vả mà không chịu "quá khóa". Vì thế họ không bao giờ được nhận cứu trợ hoặc đầu tư.
Bỗng nhiên hôm nay có tin chính quyền cấp cho mỗi hộ 15 kg gạo, lòng tốt đột ngột của chính quyền đã làm cho người dân cảnh giác. Thì đêm nay lực lượng những người "tốt bụng" này lại đã lên đập Thánh Giá tiếp theo. Có lẽ nhà cầm quyền nghĩ rằng với mấy kg gạo thì giáo dân có thể bán Chúa của mình? Chắc chắn họ đã nhầm về giáo dân ở đây.
Lúc 23h ngày 16/1/2010 - Trong khi những kẻ dấu mặt phá Thánh Giá trên Núi Thờ, thì công an, chính quyền giữ chân các linh mục, tu sĩ ngay trong nhà xứ bằng trò "kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu".
Hiện giáo dân hết sức căm phẫn kẻ đã phá Thánh giá, nhưng đêm tối nên việc truy tìm những kẻ đó hết sức khó khăn. Giáo dân đang bừng bừng phẫn uất và tình hình đang rất sôi động.
Thánh Giá bằng tre lớn nhất đã bị đập nát, quăng vương vãi khắp nơi trên đỉnh Núi Thờ, những kẻ giấu mặt lén lút đập phá đã trốn biệt vào hang núi nào đó và giáo dân tìm rất khó khăn vì đỉnh núi trơn và trời ẩm mưa.
Đây là một hành động tiếp theo, chúng tỏ rõ ràng ý định triệt phá bằng được biểu tượng đức tin Công giáo, hoàn toàn không có bất cứ lý do nào về tài sản, đất đai hoặc một lý do nào khác.
Những hành động này bóc trần bản chất sự việc tại Đồng Chiêm và lộ rõ mưu đổ của nhà cầm quyền cho những ai đang mơ hồ hoặc cố tình mơ hồ về mục đích của nhà cầm quyền ở sự việc đập phá Thánh Giá ở Đồng Chiêm.
Chiều nay ngày 16.1.2010 lúc 20g10 tối (giờ Việt Nam) có một lực lượng đã lên núi Thờ tiếp tục phá những cây Thánh Giá còn lại của giáo dân Đồng Chiêm trên Nghĩa địa và những thánh giá bằng tre, gỗ tại đây.
Đông đảo giáo dân Đồng Chiêm đã tập trung phản đối, nhưng lực lượng được chỉ đạo đã bất chấp sự phản đối phá bằng được các Thánh giá của giáo dân.
Việc phá Thánh giá đã được dự đoán từ mấy hôm nay, nên hiện nay giáo dân đã tập trung rất đông quanh Núi Thờ.
Hiện nay, những kẻ phá Thánh giá đã chạy trốn trong các hốc đá của Núi Thờ, giáo dân đang vây quanh chân núi để tìm những kẻ phá Thánh Giá.
Chưa rõ những diễn biến tiếp theo, chúng tôi sẽ cập nhật thông tin này.
(Nguồn: PV dcct Đồng Chiêm)
Người dân đã hết sức cảnh giác bởi giáo xứ Đồng Chiêm bao năm nay không hề được đầu tư, cứu trợ dù đây là một vùng dân nghèo, đường xá khó đi lại, nhân dân sống trong cảnh đói khổ. Gần đây, chính quyền ra điều kiện là phải dỡ Thánh giá trên Núi Thờ thì sẽ đầu tư làm đường, làm công trình phúc lợi cho họ. Nhưng giáo dân thà không có đường, thà vất vả mà không chịu "quá khóa". Vì thế họ không bao giờ được nhận cứu trợ hoặc đầu tư.
Bỗng nhiên hôm nay có tin chính quyền cấp cho mỗi hộ 15 kg gạo, lòng tốt đột ngột của chính quyền đã làm cho người dân cảnh giác. Thì đêm nay lực lượng những người "tốt bụng" này lại đã lên đập Thánh Giá tiếp theo. Có lẽ nhà cầm quyền nghĩ rằng với mấy kg gạo thì giáo dân có thể bán Chúa của mình? Chắc chắn họ đã nhầm về giáo dân ở đây.
Lúc 23h ngày 16/1/2010 - Trong khi những kẻ dấu mặt phá Thánh Giá trên Núi Thờ, thì công an, chính quyền giữ chân các linh mục, tu sĩ ngay trong nhà xứ bằng trò "kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu".
Hiện giáo dân hết sức căm phẫn kẻ đã phá Thánh giá, nhưng đêm tối nên việc truy tìm những kẻ đó hết sức khó khăn. Giáo dân đang bừng bừng phẫn uất và tình hình đang rất sôi động.
Thánh Giá bằng tre lớn nhất đã bị đập nát, quăng vương vãi khắp nơi trên đỉnh Núi Thờ, những kẻ giấu mặt lén lút đập phá đã trốn biệt vào hang núi nào đó và giáo dân tìm rất khó khăn vì đỉnh núi trơn và trời ẩm mưa.
Đây là một hành động tiếp theo, chúng tỏ rõ ràng ý định triệt phá bằng được biểu tượng đức tin Công giáo, hoàn toàn không có bất cứ lý do nào về tài sản, đất đai hoặc một lý do nào khác.
Những hành động này bóc trần bản chất sự việc tại Đồng Chiêm và lộ rõ mưu đổ của nhà cầm quyền cho những ai đang mơ hồ hoặc cố tình mơ hồ về mục đích của nhà cầm quyền ở sự việc đập phá Thánh Giá ở Đồng Chiêm.
Chiều nay ngày 16.1.2010 lúc 20g10 tối (giờ Việt Nam) có một lực lượng đã lên núi Thờ tiếp tục phá những cây Thánh Giá còn lại của giáo dân Đồng Chiêm trên Nghĩa địa và những thánh giá bằng tre, gỗ tại đây.
Đông đảo giáo dân Đồng Chiêm đã tập trung phản đối, nhưng lực lượng được chỉ đạo đã bất chấp sự phản đối phá bằng được các Thánh giá của giáo dân.
Việc phá Thánh giá đã được dự đoán từ mấy hôm nay, nên hiện nay giáo dân đã tập trung rất đông quanh Núi Thờ.
Hiện nay, những kẻ phá Thánh giá đã chạy trốn trong các hốc đá của Núi Thờ, giáo dân đang vây quanh chân núi để tìm những kẻ phá Thánh Giá.
Chưa rõ những diễn biến tiếp theo, chúng tôi sẽ cập nhật thông tin này.
(Nguồn: PV dcct Đồng Chiêm)
Thư Hiệp Thông của Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam về việc tại Đồng Chiêm
Lm Giuse Đặng Minh Tuấn, OFM
10:52 16/01/2010
Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn Việt Nam
3 Mai Thị Lựu, Đakao
Quận 1 – TP HCM – Việt Nam
Ngày 14 tháng 1 năm 2010
Kính gửi:
Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt
Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội
Trọng kính Đức Tổng,
Kính chúc Đức Tổng bình an và thiện hảo!
Trong những ngày qua, chúng con đã được biết và vẫn theo dõi những sự việc xảy ra tại Đồng Chiêm.
Là con cái của thánh Phanxicô Átxidi, vị thánh được nhìn nhận là có tinh thần Hội Thánh sâu sắc và yêu chuộng công lý và hòa bình, Chúng con đau đớn vì Thánh Giá Chúa Kitô bị tàn phá. Chúng con lên án các hành vi xúc phạm đến các biểu tượng tôn giáo. Chúng con xót xa vì dân chúng bị đả thương trầm trọng. Chúng con lên án chủ trương dùng bạo lực để giải quyết các tranh chấp.
Chúng con cổ võ và yêu cầu, trong các bất cứ cuộc tranh chấp nào, các bên liên quan phải tôn trọng sự thật, sẵn sàng đối thoại để tìm ra giải pháp trong công lý và hòa bình.
Chúng con hiệp thông cầu nguyện anh chị em giáo dân Đồng Chiêm để anh chị em tiếp tục nêu cao tinh thần bác ái bằng sự tha thứ.
Chúng con cũng cầu nguyện cho các vị hữu trách trong xã hội luôn tôn trọng và giúp người khác tôn trọng phẩm giá, quyền tự do và bình đẳng của mọi người trong xã hội.
Xin Chúa Kitô là Thái Tử hòa bình và là Chân lý của Thiên Chúa ban cho mọi thành phần Dân Chúa luôn kiên vững trong niềm tin cậy mến, để có thể làm chứng về ơn cứu độ nhờ Thập Giá Chúa Kitô.
Xin Thiên Chúa Ba Ngôi ban muôn phúc lành cho Đức Tổng, quý cha và toàn thể anh chị em giáo dân Đồng Chiêm.
TM. Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn VN
Thư ký Tỉnh Dòng
3 Mai Thị Lựu, Đakao
Quận 1 – TP HCM – Việt Nam
Ngày 14 tháng 1 năm 2010
Kính gửi:
Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt
Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội
Trọng kính Đức Tổng,
Kính chúc Đức Tổng bình an và thiện hảo!
Trong những ngày qua, chúng con đã được biết và vẫn theo dõi những sự việc xảy ra tại Đồng Chiêm.
Là con cái của thánh Phanxicô Átxidi, vị thánh được nhìn nhận là có tinh thần Hội Thánh sâu sắc và yêu chuộng công lý và hòa bình, Chúng con đau đớn vì Thánh Giá Chúa Kitô bị tàn phá. Chúng con lên án các hành vi xúc phạm đến các biểu tượng tôn giáo. Chúng con xót xa vì dân chúng bị đả thương trầm trọng. Chúng con lên án chủ trương dùng bạo lực để giải quyết các tranh chấp.
Chúng con cổ võ và yêu cầu, trong các bất cứ cuộc tranh chấp nào, các bên liên quan phải tôn trọng sự thật, sẵn sàng đối thoại để tìm ra giải pháp trong công lý và hòa bình.
Chúng con hiệp thông cầu nguyện anh chị em giáo dân Đồng Chiêm để anh chị em tiếp tục nêu cao tinh thần bác ái bằng sự tha thứ.
Chúng con cũng cầu nguyện cho các vị hữu trách trong xã hội luôn tôn trọng và giúp người khác tôn trọng phẩm giá, quyền tự do và bình đẳng của mọi người trong xã hội.
Xin Chúa Kitô là Thái Tử hòa bình và là Chân lý của Thiên Chúa ban cho mọi thành phần Dân Chúa luôn kiên vững trong niềm tin cậy mến, để có thể làm chứng về ơn cứu độ nhờ Thập Giá Chúa Kitô.
Xin Thiên Chúa Ba Ngôi ban muôn phúc lành cho Đức Tổng, quý cha và toàn thể anh chị em giáo dân Đồng Chiêm.
TM. Tỉnh Dòng Anh Em Hèn Mọn VN
Thư ký Tỉnh Dòng
Báo Ba Lan bình luận: hiện cảnh đàn áp ở về vụ Đồng Chiêm làm nhớ tới thời thành Rome bạo chúa
Bến Việt
15:15 16/01/2010
Nasz Dziennik (16.01.2010) Xã hội - Một số phản ứng và bình luận về đàn áp giáo dân ngày một tăng tại Việt Nam. Linh mục Edward Osiecki, cha đỡ đầu cộng đồng công giáo Việt Nam tại Ba Lan nói „Chính quyền cộng sản thưởng hậu đội ngũ cán sự của mình, cho phép tay chân làm giầu bằng giáo hội công giáo, phật tử và cả đội ngũ đối lập. Những gì xảy ra tại Việt Nam làm ta mường tượng tới thời thành Rome bạo chúa - lính tráng trở về phải hoàn trả một phần chiến lợi phẩm lấy được từ chiến trận, phần còn lại thì tư lợi”.
Nghị viên đòi quốc hội Ba Lan và Châu Âu phản ứng (nguồn)
„Tôi đòi có các phản ứng mạnh mẽ từ phía chính phủ Ba Lan trước những đàn áp tôn giáo tại Việt Nam” – nghị viên Anna Sobecka viết thư ngỏ tới Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ba Lan Radosław Sikorski. Trong thư nói về tình thế ngày càng tồi tệ của giáo dân Việt Nam, bà viết „Trong những tình huống như thế này, quốc hội Ba Lan phải có công hàm gửi chính quyền cộng sản Hà Nội và đề cập tới vấn đề này lên Liên Minh Châu Âu.”
Linh mục Edward Osiecki SVD, đồng sáng lập cộng đồng công giáo Việt Nam tại Ba Lan: (nguồn – Chodzi o uwłaszczenie nomenklatury)
Tại Việt Nam, công giáo đã tồn tại trên 350 năm. Trong thời gian đó, đã có bao nhà dòng, nhà thờ, trường học, trại trẻ mồ côi, bệnh viện và các cơ sở thiện nguyện khác được xây dựng. Để hoạt động thiện nguyện, Nhà thờ cần có chỗ dựa vật chất, chúng thuộc sở hữu Nhà thờ Việt Nam nên cũng thuộc sở hữu của giáo dân Việt. Thời nay, sở hữu của Nhà thờ thu hút lòng tham của cán sự cộng sản tưởng dễ dàng chiếm đoạt. Khẩu hiệu cộng sản „nhân dân sở hữu đất, còn đảng cộng sản điều hành đất thay cho người dân”. Trong thời buổi „kinh tế Việt Nam mở cửa” thì đây là cách để cán sự cộng sản làm giầu mà không cần tốn công. Các khu đất thu hồi, tùy theo vùng, được chuyển thành khu giải trí, quán ăn, trung tâm buôn bán… Chính quyền cộng sản thưởng hậu đội ngũ cán sự của mình bằng cách cho phép tay chân làm giầu bằng giáo hội công giáo, phật tử và cả đội ngũ đối lập. Những gì xảy ra tại Việt Nam làm ta mường tượng tới thời thành Rome bạo chúa - lính tráng trở về phải hoàn trả một phần chiến lợi phẩm lấy được từ chiến trận, phần còn lại thì tư lợi. Chính quyền cộng sản làm ngơ khi có cướp đất còn công an thì luôn chấp hành lệnh chính quyền.
Linh mục Waldemar Cisło, giám đốc tổ chức của Ba Lan Giúp Nhà Thờ Trong Gian Khó: (nguồn – Święte prawo własności)
Nhà thờ cần có sở hữu để có thể hoạt động bình thường, để có thể giảng đạo và cầu nguyện. Cần nhấn mạnh rằng khi nhận giúp đỡ của giáo dân, nhà thờ dùng nó cho những tiêu chí đáng trọng, bởi vậy mới có trại mồ côi, nhà bảo trợ, cơ sở thiện nguyện. Làm vậy nghĩa là thực hiện nguyện vọng của những giáo dân từng đóng góp tài trợ đông thời không bao giờ muốn những gì họ sở hữu rơi vào tay cộng sản. Không thể nói Nhà thờ Việt Nam có nhiều của cải và giàu mạnh, Nhà thờ chỉ có một vài sở hữu để hoạt động. Tước quyền sở hữu là thách thức bổn phận Nhà thờ. Không thể chấp nhận việc tước đoạt quyền sở hữu thiêng liêng.
Giám mục Albin Małysiak thuộc cố đô Kraków: (nguồn – Oni wszędzie działają podobnie)
Người cộng sản ở đâu cũng như nhau. Cha nhớ rất rõ trước kia tại Ba Lan người cộng sản cũng lấy đi các nhà sàn giảng đạo, không cho phép xây mở nhà thờ, hàng giáo phẩm cùng các linh mục cũng như giáo dân đều bị đàn áp. Thiếu điện thờ, thiếu nhà dòng và những cơ sở công giáo lạnh ẩm, hư hỏng dĩ nhiên không phải là những cơ sở thuận lợi cho phát triển tâm linh. Những người cộng sản vô thần muốn vậy. Họ không muốn người dân gặp gỡ nhau trong những lần giảng đạo, trong lễ Mi-sa để tâm linh không có cơ hội phát triển. Người cộng sản sẽ luôn đàn áp con chiên của Chúa vốn cấu kết người dân vào một mối. Nhà thờ luôn ưu thế khi người dân mạnh mẽ niềm tin. Người Ba Lan từng trải qua nhiều năm hình thành và phát triển công giáo khiến cho cộng sản không thể đàn áp. Nhà thờ Ba Lan đã thắng thế bởi người dân mạnh mẽ niềm tin. Chúc cho Việt Nam cũng vậy.
(Bến Việt dịch từ nguyên bản)
Nghị viên đòi quốc hội Ba Lan và Châu Âu phản ứng (nguồn)
„Tôi đòi có các phản ứng mạnh mẽ từ phía chính phủ Ba Lan trước những đàn áp tôn giáo tại Việt Nam” – nghị viên Anna Sobecka viết thư ngỏ tới Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ba Lan Radosław Sikorski. Trong thư nói về tình thế ngày càng tồi tệ của giáo dân Việt Nam, bà viết „Trong những tình huống như thế này, quốc hội Ba Lan phải có công hàm gửi chính quyền cộng sản Hà Nội và đề cập tới vấn đề này lên Liên Minh Châu Âu.”
Linh mục Edward Osiecki SVD, đồng sáng lập cộng đồng công giáo Việt Nam tại Ba Lan: (nguồn – Chodzi o uwłaszczenie nomenklatury)
Tại Việt Nam, công giáo đã tồn tại trên 350 năm. Trong thời gian đó, đã có bao nhà dòng, nhà thờ, trường học, trại trẻ mồ côi, bệnh viện và các cơ sở thiện nguyện khác được xây dựng. Để hoạt động thiện nguyện, Nhà thờ cần có chỗ dựa vật chất, chúng thuộc sở hữu Nhà thờ Việt Nam nên cũng thuộc sở hữu của giáo dân Việt. Thời nay, sở hữu của Nhà thờ thu hút lòng tham của cán sự cộng sản tưởng dễ dàng chiếm đoạt. Khẩu hiệu cộng sản „nhân dân sở hữu đất, còn đảng cộng sản điều hành đất thay cho người dân”. Trong thời buổi „kinh tế Việt Nam mở cửa” thì đây là cách để cán sự cộng sản làm giầu mà không cần tốn công. Các khu đất thu hồi, tùy theo vùng, được chuyển thành khu giải trí, quán ăn, trung tâm buôn bán… Chính quyền cộng sản thưởng hậu đội ngũ cán sự của mình bằng cách cho phép tay chân làm giầu bằng giáo hội công giáo, phật tử và cả đội ngũ đối lập. Những gì xảy ra tại Việt Nam làm ta mường tượng tới thời thành Rome bạo chúa - lính tráng trở về phải hoàn trả một phần chiến lợi phẩm lấy được từ chiến trận, phần còn lại thì tư lợi. Chính quyền cộng sản làm ngơ khi có cướp đất còn công an thì luôn chấp hành lệnh chính quyền.
Linh mục Waldemar Cisło, giám đốc tổ chức của Ba Lan Giúp Nhà Thờ Trong Gian Khó: (nguồn – Święte prawo własności)
Nhà thờ cần có sở hữu để có thể hoạt động bình thường, để có thể giảng đạo và cầu nguyện. Cần nhấn mạnh rằng khi nhận giúp đỡ của giáo dân, nhà thờ dùng nó cho những tiêu chí đáng trọng, bởi vậy mới có trại mồ côi, nhà bảo trợ, cơ sở thiện nguyện. Làm vậy nghĩa là thực hiện nguyện vọng của những giáo dân từng đóng góp tài trợ đông thời không bao giờ muốn những gì họ sở hữu rơi vào tay cộng sản. Không thể nói Nhà thờ Việt Nam có nhiều của cải và giàu mạnh, Nhà thờ chỉ có một vài sở hữu để hoạt động. Tước quyền sở hữu là thách thức bổn phận Nhà thờ. Không thể chấp nhận việc tước đoạt quyền sở hữu thiêng liêng.
Giám mục Albin Małysiak thuộc cố đô Kraków: (nguồn – Oni wszędzie działają podobnie)
Người cộng sản ở đâu cũng như nhau. Cha nhớ rất rõ trước kia tại Ba Lan người cộng sản cũng lấy đi các nhà sàn giảng đạo, không cho phép xây mở nhà thờ, hàng giáo phẩm cùng các linh mục cũng như giáo dân đều bị đàn áp. Thiếu điện thờ, thiếu nhà dòng và những cơ sở công giáo lạnh ẩm, hư hỏng dĩ nhiên không phải là những cơ sở thuận lợi cho phát triển tâm linh. Những người cộng sản vô thần muốn vậy. Họ không muốn người dân gặp gỡ nhau trong những lần giảng đạo, trong lễ Mi-sa để tâm linh không có cơ hội phát triển. Người cộng sản sẽ luôn đàn áp con chiên của Chúa vốn cấu kết người dân vào một mối. Nhà thờ luôn ưu thế khi người dân mạnh mẽ niềm tin. Người Ba Lan từng trải qua nhiều năm hình thành và phát triển công giáo khiến cho cộng sản không thể đàn áp. Nhà thờ Ba Lan đã thắng thế bởi người dân mạnh mẽ niềm tin. Chúc cho Việt Nam cũng vậy.
(Bến Việt dịch từ nguyên bản)
Như bầy cú vọ lúc nửa đêm
Gioan Lê Quang Vinh
15:23 16/01/2010
Gần nửa đêm, tôi ngồi theo dõi tin tức Đồng Chiêm. Và thật bàng hoàng khi biết tin “Hồi 20 giờ 10 phút ngày 16/1/2010, nhà cầm quyền CSVN đã dùng lực lượng lên núi Thờ tiếp tục phá những cây Thánh Giá còn lại của giáo dân Đồng Chiêm trên Đất thánh và những Thánh Giá bằng tre, gỗ tại đây”, rồi lúc 23 giờ, trong khi những kẻ giấu mặt phá Thánh Giá trên Núi Thờ, thì công an, chính quyền giữ chân các linh mục, tu sĩ ngay trong nhà xứ bằng trò "kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu". “Hiện giáo dân hết sức căm phẫn kẻ đã phá Thánh Giá, nhưng đêm tối nên việc truy tìm những kẻ đó hết sức khó khăn. Giáo dân đang bừng bừng phẫn uất và tình hình đang rất sôi động.”
Tôi lặng lẽ giở lại Tin Mừng Gio-an: “Sau khi ăn miếng bánh, Giu-đa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối” (Ga. 13,30). Rồi trong bóng đêm, “Giu-đa tới đó, dẫn một toán quân cùng đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pha-ri-siêu; họ mang theo đèn đuốc và khí giới” (Ga. 18,3). Ngày ấy, khi Giuđa phản bội và khi người ta muốn hãm hại Đức Giêsu, mọi chuyện đều xảy ra trong bóng đêm.
Bây giờ, nhà cầm quyền và đám côn đồ cũng phá Thánh Giá Chúa trong bóng đêm. Khi xúc phạm đến Thánh Giá lần trước, nhiều người quả quyết bọn người phạm thánh đã ra tay lúc 2 giờ sáng, họ cãi lại là 5 giờ sáng! 2 giờ hay 5 giờ cũng còn bóng đêm, và không ai làm việc hành chánh trong giờ đó nếu họ quang minh chính đại.
Hôm nay 20 giờ 10 phút cho đến nửa đêm, bọn người xấu lại lén lên núi đập phá. Trong nhân loại người ta thường nghe nói Trời đánh, đầu thế kỷ 21 này có bọn người đánh Trời. Trời đánh ai còn đánh ban ngày. Bọn giang hồ lại tìm cách đánh Trời trong đêm tối. Tại sao?
Có một điều chắc chắn mà người vô thần không hiểu được, ấy là Thiên Chúa có thể tiêu diệt những kẻ ngông cuồng tàn ác trong phút chốc. Nhưng vì lòng nhân hậu, Thiên Chúa không làm điều ấy ngay, mà Ngài chờ họ ăn năn hối cải. Nếu họ vẫn ngoan cố chống đối Ngài, họ sẽ thấy họ chỉ là hạt bụi giữa lò nung quặng sắt. Dù vậy, đa phần những tội ác của thế gian đều xảy ra ban đêm. Bóng tối vẫn đồng loã với cái ác. Tại sao?
Tội ác diễn ra ban đêm là bởi vì kẻ ác sợ bị phát giác và bị trừng phạt bởi người công chính. Ban ngày nếu con người làm điều gian ác, họ sợ sẽ bị người ngay lành lên án. Nhưng họ không biết rằng dù luật pháp có thể không biết điều xảy ra trong bóng đêm (trừ khi chính kẻ làm luật lại ra lệnh cho kẻ ác hành xử bất minh), nhưng lương tâm con người không thể không biết. Nhưng kẻ không tin Chúa thì có nghĩ gì đến lương tâm, được định nghĩa là tiếng Chúa nói trong lòng con người. Ở thời đại này, những chuyện xảy ra ban đêm vẫn có thể có tin tức đưa đi nửa vòng trái đất trong tích tắc. Vậy mà có kẻ phá Thánh Giá Chúa vẫn cứ suy nghĩ như người thời Giuđa phản bội: cứ lao vào bóng đêm thì sẽ chẳng ai phát giác!
Tội ác diễn ra ban đêm vì người công chính trở tay không kịp. Ban đêm là giờ giấc nghỉ ngơi. Người Công giáo đêm thứ bảy còn phải nghỉ sớm để sáng mai dâng lời ca tụng Đấng Phục Sinh. Và do đó, những bầy cú vọ tự tin bay vào nghĩa trang Đồng Chiêm đập phá niềm tin của người đã khuất. Nhưng linh hồn người chết ở Đồng Chiêm không chấp nhận những khách gian tà. Và người giáo dân đồng Chiêm cũng cảnh giác vì những ngày này họ có quá nhiều những đớn đau. Và như vậy, đám người gian ác kia lại phải chui nhủi trong hang hốc của núi đá rét căm cuối đông. Không biết Chúa có trừng phạt ngay không, nhưng giữa đêm lạnh phải chui rúc như vậy đã là hình phạt rồi.
Tội ác diễn ra ban đêm còn vì ban ngày kẻ ác còn ngẩng mặt lừa được người chung quanh. Khi ánh mặt trời mà Chúa cho mọc lên trên người công chính lẫn người gian ác (x.Mt 5,45) thì kẻ ác có khi lại giương giương tự đắc y như người đã qua một đêm ngủ bình an trong ơn Chúa. Và lòng dạ của loài lang sói và loài cú vọ kia lại tự bọc cho mình cái vỏ lấp lánh để cũng phản chiếu ánh sáng mặt trời! Rồi có khi còn cao giọng khoe khoang rằng mình sống theo lề luật và lương tâm. Bóng tối đồng loã với kẻ ác nhưng khi thấy kẻ ác giả nhân giả nghĩa, chắc bóng tối cũng phải ngậm cười chua chát khinh bạc.
Viết đến đây, tôi đọc được tin: 23 giờ 25, một số giáo dân vẫn tiếp tục vây quanh chân Núi Thờ dù trời đã rất khuya và rét lạnh vì họ phán đoán rằng những kẻ phá Thánh Giá vẫn lẩn trốn đâu đó. Thấy thương anh chị em mình quá. Và thấy căm phẫn bọn người giơ chân đạp mũi nhọn. Đúng là khốn nạn cho bọn ấy nhưng cũng khốn khổ cho cha xứ và anh chị em tôi quá. Có điều cú vọ lẩn tránh thì người công chính sẽ khó tìm được vì ngóc ngách của loài cú và loài chuột thì ngoằn ngoèo và tối tăm.
Giáo xứ Đồng Chiêm là ánh sáng đang lan toả, nhưng lại bị kẻ gian ra sức lôi vào bóng tối. Đồng Chiêm ơi, xin đừng lo. Cả thế giới công chính đang đứng về phía các bạn. Đồng Chiêm đang bị dẫn đi trong bóng đêm, như Đức Giêsu bị quân dữ dẫn ra trước toà án Philatô. Đức Giêsu đã làm nên lịch sử. Và trong lịch sử ấy cũng có Philatô. Thậm chí trong kinh Tin Kính cũng có tên Philatô. Nhưng vị thế hai con người ấy hoàn toàn khác nhau. Đồng Chiêm rồi sẽ vinh quang cùng Đấng Phục Sinh. Nhưng kẻ ác sẽ bị ngàn đời nguyền rủa.
Như ngôn sứ Isaia nói về Thành đô Giêrusalem, chúng ta hãy cùng hát vang lên: “Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Đồng Chiêm! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi”. Là người tin vào Đức Giêsu Phục Sinh, chúng ta biết không bao giờ bóng tối tồn tại lâu dài và một khi ánh sáng đã chiếu soi thì bóng tối sẽ kinh hãi mà biến mất.
Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa, vì nhờ cây Thánh Giá mà niềm hân hoan đã đến nơi địa cầu. Xin Chúa tha thứ cho những kẻ gian ác và xin hãy ra tay bảo vệ đoàn chiên nhỏ của Chúa.
Tôi lặng lẽ giở lại Tin Mừng Gio-an: “Sau khi ăn miếng bánh, Giu-đa liền đi ra. Lúc đó, trời đã tối” (Ga. 13,30). Rồi trong bóng đêm, “Giu-đa tới đó, dẫn một toán quân cùng đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pha-ri-siêu; họ mang theo đèn đuốc và khí giới” (Ga. 18,3). Ngày ấy, khi Giuđa phản bội và khi người ta muốn hãm hại Đức Giêsu, mọi chuyện đều xảy ra trong bóng đêm.
Bây giờ, nhà cầm quyền và đám côn đồ cũng phá Thánh Giá Chúa trong bóng đêm. Khi xúc phạm đến Thánh Giá lần trước, nhiều người quả quyết bọn người phạm thánh đã ra tay lúc 2 giờ sáng, họ cãi lại là 5 giờ sáng! 2 giờ hay 5 giờ cũng còn bóng đêm, và không ai làm việc hành chánh trong giờ đó nếu họ quang minh chính đại.
Hôm nay 20 giờ 10 phút cho đến nửa đêm, bọn người xấu lại lén lên núi đập phá. Trong nhân loại người ta thường nghe nói Trời đánh, đầu thế kỷ 21 này có bọn người đánh Trời. Trời đánh ai còn đánh ban ngày. Bọn giang hồ lại tìm cách đánh Trời trong đêm tối. Tại sao?
Có một điều chắc chắn mà người vô thần không hiểu được, ấy là Thiên Chúa có thể tiêu diệt những kẻ ngông cuồng tàn ác trong phút chốc. Nhưng vì lòng nhân hậu, Thiên Chúa không làm điều ấy ngay, mà Ngài chờ họ ăn năn hối cải. Nếu họ vẫn ngoan cố chống đối Ngài, họ sẽ thấy họ chỉ là hạt bụi giữa lò nung quặng sắt. Dù vậy, đa phần những tội ác của thế gian đều xảy ra ban đêm. Bóng tối vẫn đồng loã với cái ác. Tại sao?
Tội ác diễn ra ban đêm là bởi vì kẻ ác sợ bị phát giác và bị trừng phạt bởi người công chính. Ban ngày nếu con người làm điều gian ác, họ sợ sẽ bị người ngay lành lên án. Nhưng họ không biết rằng dù luật pháp có thể không biết điều xảy ra trong bóng đêm (trừ khi chính kẻ làm luật lại ra lệnh cho kẻ ác hành xử bất minh), nhưng lương tâm con người không thể không biết. Nhưng kẻ không tin Chúa thì có nghĩ gì đến lương tâm, được định nghĩa là tiếng Chúa nói trong lòng con người. Ở thời đại này, những chuyện xảy ra ban đêm vẫn có thể có tin tức đưa đi nửa vòng trái đất trong tích tắc. Vậy mà có kẻ phá Thánh Giá Chúa vẫn cứ suy nghĩ như người thời Giuđa phản bội: cứ lao vào bóng đêm thì sẽ chẳng ai phát giác!
Tội ác diễn ra ban đêm vì người công chính trở tay không kịp. Ban đêm là giờ giấc nghỉ ngơi. Người Công giáo đêm thứ bảy còn phải nghỉ sớm để sáng mai dâng lời ca tụng Đấng Phục Sinh. Và do đó, những bầy cú vọ tự tin bay vào nghĩa trang Đồng Chiêm đập phá niềm tin của người đã khuất. Nhưng linh hồn người chết ở Đồng Chiêm không chấp nhận những khách gian tà. Và người giáo dân đồng Chiêm cũng cảnh giác vì những ngày này họ có quá nhiều những đớn đau. Và như vậy, đám người gian ác kia lại phải chui nhủi trong hang hốc của núi đá rét căm cuối đông. Không biết Chúa có trừng phạt ngay không, nhưng giữa đêm lạnh phải chui rúc như vậy đã là hình phạt rồi.
Tội ác diễn ra ban đêm còn vì ban ngày kẻ ác còn ngẩng mặt lừa được người chung quanh. Khi ánh mặt trời mà Chúa cho mọc lên trên người công chính lẫn người gian ác (x.Mt 5,45) thì kẻ ác có khi lại giương giương tự đắc y như người đã qua một đêm ngủ bình an trong ơn Chúa. Và lòng dạ của loài lang sói và loài cú vọ kia lại tự bọc cho mình cái vỏ lấp lánh để cũng phản chiếu ánh sáng mặt trời! Rồi có khi còn cao giọng khoe khoang rằng mình sống theo lề luật và lương tâm. Bóng tối đồng loã với kẻ ác nhưng khi thấy kẻ ác giả nhân giả nghĩa, chắc bóng tối cũng phải ngậm cười chua chát khinh bạc.
Viết đến đây, tôi đọc được tin: 23 giờ 25, một số giáo dân vẫn tiếp tục vây quanh chân Núi Thờ dù trời đã rất khuya và rét lạnh vì họ phán đoán rằng những kẻ phá Thánh Giá vẫn lẩn trốn đâu đó. Thấy thương anh chị em mình quá. Và thấy căm phẫn bọn người giơ chân đạp mũi nhọn. Đúng là khốn nạn cho bọn ấy nhưng cũng khốn khổ cho cha xứ và anh chị em tôi quá. Có điều cú vọ lẩn tránh thì người công chính sẽ khó tìm được vì ngóc ngách của loài cú và loài chuột thì ngoằn ngoèo và tối tăm.
Giáo xứ Đồng Chiêm là ánh sáng đang lan toả, nhưng lại bị kẻ gian ra sức lôi vào bóng tối. Đồng Chiêm ơi, xin đừng lo. Cả thế giới công chính đang đứng về phía các bạn. Đồng Chiêm đang bị dẫn đi trong bóng đêm, như Đức Giêsu bị quân dữ dẫn ra trước toà án Philatô. Đức Giêsu đã làm nên lịch sử. Và trong lịch sử ấy cũng có Philatô. Thậm chí trong kinh Tin Kính cũng có tên Philatô. Nhưng vị thế hai con người ấy hoàn toàn khác nhau. Đồng Chiêm rồi sẽ vinh quang cùng Đấng Phục Sinh. Nhưng kẻ ác sẽ bị ngàn đời nguyền rủa.
Như ngôn sứ Isaia nói về Thành đô Giêrusalem, chúng ta hãy cùng hát vang lên: “Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Đồng Chiêm! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi”. Là người tin vào Đức Giêsu Phục Sinh, chúng ta biết không bao giờ bóng tối tồn tại lâu dài và một khi ánh sáng đã chiếu soi thì bóng tối sẽ kinh hãi mà biến mất.
Lạy Chúa, chúng con tôn thờ Thánh Giá Chúa, vì nhờ cây Thánh Giá mà niềm hân hoan đã đến nơi địa cầu. Xin Chúa tha thứ cho những kẻ gian ác và xin hãy ra tay bảo vệ đoàn chiên nhỏ của Chúa.
Hãy cam đảm hiệp thông bằng mọi hình thức
Xuân Cao
15:30 16/01/2010
IM LẶNG là ĐỒNG LOÃ
"Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?" (Gioan 18, 23)
Từ tư dinh Thượng tế Cai-pha
1. Trên đây là câu phản đối của Đức Giê-su sau khi bị một tên trong nhóm thuộc hạ của vị thượng tế vả vào mặt Người mà nói: “Anh trả lời vị thượng tế như thế ư ?”
Chúng ta đọc lại cả đoạn đối thoại để xem Đức Giê-su trả lời vị thượng tế ra sao, đến nỗi tên thuộc hạ phải vả vào mặt Người như thế:
"Vị thượng tế tra hỏi Đức Giê-su về các môn đệ và giáo huấn của Người. Đức Giê-su trả lời: "Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Đền Thờ, nơi mọi người Do-thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Điều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì." Đức Giê-su vừa dứt lời, thì một tên trong nhóm thuộc hạ đứng đó vả vào mặt Người mà nói: "Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?" Đức Giê-su đáp: "Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?" (Gioan 18, 19-23)
2. Rõ ràng không có đối thoại, mà chỉ có “đối thọi”. Phía có quyền hành dùng bạo lực để đàn áp kẻ yếu thế. Và Đức Giê-su, dù không muốn dùng bạo lực để đáp trả bạo lực, nhưng Người đã không im tiếng. Người đã lên tiếng chất vấn:
- Nếu sai, thì sai chỗ nào, và phải chứng minh xem sai chỗ nào, chứ không phải vu khống, cáo gian, dựng chuyện, xuyên tạc…Nói chung phải dựa trên sự thật;
- “Còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” Không tùy tiện cậy vào thế lực, quyền lực, sức mạnh, làm theo ý mình, sở thích của mình, lợi ích riêng tư của mình để xâm phạm đến quyền lợi và phẩm giá của kẻ khác. Đây là vấn đề công lý-nhân quyền.
3. Đức Giê-su đã lên tiếng cho sự thật, cho công lý, cho nhân quyền. Người đã không im lặng trước bất công, tội lỗi. Lên tiếng không chỉ để bảo vệ mình, mà còn để thức tỉnh lương tâm tên thuộc hạ muốn kiếm điểm với cấp trên mà nhanh nhẩu dùng bạo lực với kẻ tay không vô tội, tạo cơ hội cho tên thuộc hạ biết sám hối, không tiếp tục việc làm sai trái của mình nữa.
Đức Giê-su đã nhiều lần lên tiếng khiển trách Biệt phái và Kinh sư/Luật sĩ:
"Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình…. Quân dẫn đường mù quáng! Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà.
Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người rửa sạch bên ngoài chén đĩa, nhưng bên trong thì đầy những chuyện cướp bóc và ăn chơi vô độ. Hỡi người Pha-ri-sêu mù quáng kia, hãy rửa bên trong chén đĩa cho sạch trước đã, để bên ngoài cũng được sạch.
Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác!
Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người xây mồ cho các ngôn sứ và tô mả cho những người công chính…
Đồ mãng xà, nòi rắn độc kia! Các người trốn đâu cho khỏi hình phạt hoả ngục?” (xem Mt 23:23-33; Mc 12,40; Lc 11, 39-51; 20, 47)
4. Có lần Đức Giê-su đã “lấy dây làm roi” mà xua đuổi chiên bò ra khỏi đền thờ; “còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ.” (Gioan 2, 15; xem Mt 21,12-13; Mc 11, 15-17; Lc 19, 45-46)
Đến Núi Thờ Đồng Chiêm
5. Thánh giá Núi Thờ không bị vả vào mặt, nhưng bị triệt hạ tan tành, -bởi những kẻ có quyền lực mà không dám làm công khai ban ngày như tên thuộc hạ kiếm điểm thời xưa còn chút “xấu hổ không dám tái phạm, mà lén lút trong đêm tối như các con dán sợ ánh sáng-, bằng những phương tiện dữ dằn tưởng như họ đang hành quân ở biên giới Trung quốc-Việt Nam. Và hằng vạn kitô-hữu cũng đã lên tiếng, thay cho Đức Giê-su, chất vấn bằng những vành khăn tang, những ngọn nến, và những cuộc hành hương đầy gian nan thử thách: Nếu chúng tôi nói sai, các bạn chứng minh xem sai ở chỗ nào?
6. Thông tấn xã VN đã dối trá đưa tin sai sự thật. Thử nghe Đức Cha Sang nói:
"Ngày 15/01/2010 thông tấn xã Việt Nam đã đề cập tới vấn đề này, nội dung không phù hợp với thông cáo của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội. Thông tấn xã nói: “Chính quyền và nhân dân đã tháo gỡ Cây Thánh Giá đã trồng trái phép trên núi thờ …”, còn thông cáo của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội nói rằng: “ Thánh Giá bị đập phá…” Sự thực thế nào thì anh chị em giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm, các quân nhân, công an tham dự vụ đó đều thấy rõ. Thánh Giá bị đặt mìn, bị đập bằng các búa tạ, các mảnh vỡ vung vãi khắp nơi như các ảnh chụp được, mà có người đã dùng danh từ thảm thiết hơn là “Thịt Chúa” như bài viết được đăng trên báo điện tử www.vietcatholic.org. Như thế là “tháo gỡ” hay “đập phá” thực tế rành rành không ai có thể chối cãi". (xem bài Phỏng vấn Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang về sự kiện đập phá Cây Thánh Giá ở Đồng Chiêm, VietCatholic News 16 Jan 2010 08:32)
7. Tên thuộc hạ nghe Đức Giê-su chất vấn đã không tiếp tục vả mặt Người nữa. Còn ngày nay, từ vụ Tòa Khâm sứ đến Thái Hà, rồi Loan Lý, Tam Tòa, Thủ Thiêm, Vĩnh Long, Bát Nhã…cũng đã có lên tiếng, nhưng chưa hiệu quả, khiến kẻ dữ càng ngày càng lấn sân, tiếp tục “vả mặt” từ nơi nầy đến nơi khác, từ nông dân, ngư dân, đến tín đồ các tôn giáo. Phải chăng là do tiếng nói đòi sự thật, đòi công lý, đòi nhân quyền chưa đủ mạnh do thiếu sự liên đới, đoàn kết với nhau. Đôi khi có vẻ gây chia rẽ do những cách ứng xử mập mờ, gửi những tín hiệu không rõ ràng về tội lỗi của kẻ dữ, khiến họ không sám hối, mà còn dám nghĩ mình là đúng! Và họ cứ mặc tình làm tới, hại cho Đất Nước và đồng bào. Vụ việc Thánh giá Đồng Chiêm bị đập tan tành không còn giống như các vụ trước đây đối với Công giáo. Đây là vụ leo thang về “chất.” Lúc trước quân dữ còn cho xe chở tượng Đức Mẹ tại Tòa Khâm sứ đi “cất” đâu đó, thậm chí còn muốn thương lượng để trả lại. Bây giờ, họ thẳng thừng đập phá không nương tay, và sau đó còn dùng nhiều thủ đoạn “ngăn sông cấm chợ” ngăn cản việc đi lại của đồng bào, của nhân dân. Cũng chỉ vì chúng ta chưa có tiếng nói mạnh của sự đoàn kết-liên đới-hiệp thông.
8. Đức Giê-su không dùng khí giới để tiêu diệt kẻ dữ, nhưng Người can đảm dùng lời nói và có khi cả hành động “dùng roi xua đuổi, đổ tung, lật nhào…” để tố cáo sự dữ, để nói lên sự bất bình của Người đối với những kẻ quá cứng lòng, để thức tỉnh lương tâm con người mong họ ăn năn sám hối mà quay lại hành xử cho ra con người. Còn chúng ta, làm thế nào để chúng ta có can đảm nói lên tiếng nói bất bình của chúng ta? Đây là một số đề nghị mà có người đã đưa ra đây đó trên mạng:
8.1. Càng có nhiều thông tin với hình ảnh càng tốt để chứng minh cho sự thật;
8.2. Thông tin và Chia sẻ rộng rãi cho mọi tầng lớp, kể cả người ngoài tôn giáo để mọi người thấy vấn đề và hiệp thông với nhau;
8.3. Khiêm tốn và can đảm hiệp thông bằng mọi hình thức khi có cơ hội:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Núi Thờ có thể trở thành Núi Thánh Giá nếu mỗi người hành hương để lại đó một cây Thánh Giá nhỏ.
8.4. Tìm công lý đến cùng: “Tại sao lại đánh tôi?” Câu hỏi nhức nhối có thể thức tỉnh lương tâm nhiều người thiên chí. Vành khăn trắng có thể là một cách đặt câu hỏi đó.
8.5. “Hãy khôn ngoan như con rắn, và đơn sơ như con bồ câu:” Nhất quyết không dùng bạo lực để hại kẻ khác, nhưng khôn khéo tự bảo vệ, tự che chắn, đùm bọc, tương trợ, nhất là cầu nguyện (Thắp nến-hành hương, bí tích sám hối, Bí tích Thánh Thể.)
(Sàigòn ngày 17-01-2010)
"Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?" (Gioan 18, 23)
Từ tư dinh Thượng tế Cai-pha
1. Trên đây là câu phản đối của Đức Giê-su sau khi bị một tên trong nhóm thuộc hạ của vị thượng tế vả vào mặt Người mà nói: “Anh trả lời vị thượng tế như thế ư ?”
Chúng ta đọc lại cả đoạn đối thoại để xem Đức Giê-su trả lời vị thượng tế ra sao, đến nỗi tên thuộc hạ phải vả vào mặt Người như thế:
"Vị thượng tế tra hỏi Đức Giê-su về các môn đệ và giáo huấn của Người. Đức Giê-su trả lời: "Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Đền Thờ, nơi mọi người Do-thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Điều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì." Đức Giê-su vừa dứt lời, thì một tên trong nhóm thuộc hạ đứng đó vả vào mặt Người mà nói: "Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?" Đức Giê-su đáp: "Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?" (Gioan 18, 19-23)
2. Rõ ràng không có đối thoại, mà chỉ có “đối thọi”. Phía có quyền hành dùng bạo lực để đàn áp kẻ yếu thế. Và Đức Giê-su, dù không muốn dùng bạo lực để đáp trả bạo lực, nhưng Người đã không im tiếng. Người đã lên tiếng chất vấn:
- Nếu sai, thì sai chỗ nào, và phải chứng minh xem sai chỗ nào, chứ không phải vu khống, cáo gian, dựng chuyện, xuyên tạc…Nói chung phải dựa trên sự thật;
- “Còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” Không tùy tiện cậy vào thế lực, quyền lực, sức mạnh, làm theo ý mình, sở thích của mình, lợi ích riêng tư của mình để xâm phạm đến quyền lợi và phẩm giá của kẻ khác. Đây là vấn đề công lý-nhân quyền.
3. Đức Giê-su đã lên tiếng cho sự thật, cho công lý, cho nhân quyền. Người đã không im lặng trước bất công, tội lỗi. Lên tiếng không chỉ để bảo vệ mình, mà còn để thức tỉnh lương tâm tên thuộc hạ muốn kiếm điểm với cấp trên mà nhanh nhẩu dùng bạo lực với kẻ tay không vô tội, tạo cơ hội cho tên thuộc hạ biết sám hối, không tiếp tục việc làm sai trái của mình nữa.
Đức Giê-su đã nhiều lần lên tiếng khiển trách Biệt phái và Kinh sư/Luật sĩ:
"Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình…. Quân dẫn đường mù quáng! Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc đà.
Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người rửa sạch bên ngoài chén đĩa, nhưng bên trong thì đầy những chuyện cướp bóc và ăn chơi vô độ. Hỡi người Pha-ri-sêu mù quáng kia, hãy rửa bên trong chén đĩa cho sạch trước đã, để bên ngoài cũng được sạch.
Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác!
Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người xây mồ cho các ngôn sứ và tô mả cho những người công chính…
Đồ mãng xà, nòi rắn độc kia! Các người trốn đâu cho khỏi hình phạt hoả ngục?” (xem Mt 23:23-33; Mc 12,40; Lc 11, 39-51; 20, 47)
4. Có lần Đức Giê-su đã “lấy dây làm roi” mà xua đuổi chiên bò ra khỏi đền thờ; “còn tiền của những người đổi bạc, Người đổ tung ra, và lật nhào bàn ghế của họ.” (Gioan 2, 15; xem Mt 21,12-13; Mc 11, 15-17; Lc 19, 45-46)
Đến Núi Thờ Đồng Chiêm
5. Thánh giá Núi Thờ không bị vả vào mặt, nhưng bị triệt hạ tan tành, -bởi những kẻ có quyền lực mà không dám làm công khai ban ngày như tên thuộc hạ kiếm điểm thời xưa còn chút “xấu hổ không dám tái phạm, mà lén lút trong đêm tối như các con dán sợ ánh sáng-, bằng những phương tiện dữ dằn tưởng như họ đang hành quân ở biên giới Trung quốc-Việt Nam. Và hằng vạn kitô-hữu cũng đã lên tiếng, thay cho Đức Giê-su, chất vấn bằng những vành khăn tang, những ngọn nến, và những cuộc hành hương đầy gian nan thử thách: Nếu chúng tôi nói sai, các bạn chứng minh xem sai ở chỗ nào?
6. Thông tấn xã VN đã dối trá đưa tin sai sự thật. Thử nghe Đức Cha Sang nói:
"Ngày 15/01/2010 thông tấn xã Việt Nam đã đề cập tới vấn đề này, nội dung không phù hợp với thông cáo của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội. Thông tấn xã nói: “Chính quyền và nhân dân đã tháo gỡ Cây Thánh Giá đã trồng trái phép trên núi thờ …”, còn thông cáo của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội nói rằng: “ Thánh Giá bị đập phá…” Sự thực thế nào thì anh chị em giáo dân giáo xứ Đồng Chiêm, các quân nhân, công an tham dự vụ đó đều thấy rõ. Thánh Giá bị đặt mìn, bị đập bằng các búa tạ, các mảnh vỡ vung vãi khắp nơi như các ảnh chụp được, mà có người đã dùng danh từ thảm thiết hơn là “Thịt Chúa” như bài viết được đăng trên báo điện tử www.vietcatholic.org. Như thế là “tháo gỡ” hay “đập phá” thực tế rành rành không ai có thể chối cãi". (xem bài Phỏng vấn Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang về sự kiện đập phá Cây Thánh Giá ở Đồng Chiêm, VietCatholic News 16 Jan 2010 08:32)
7. Tên thuộc hạ nghe Đức Giê-su chất vấn đã không tiếp tục vả mặt Người nữa. Còn ngày nay, từ vụ Tòa Khâm sứ đến Thái Hà, rồi Loan Lý, Tam Tòa, Thủ Thiêm, Vĩnh Long, Bát Nhã…cũng đã có lên tiếng, nhưng chưa hiệu quả, khiến kẻ dữ càng ngày càng lấn sân, tiếp tục “vả mặt” từ nơi nầy đến nơi khác, từ nông dân, ngư dân, đến tín đồ các tôn giáo. Phải chăng là do tiếng nói đòi sự thật, đòi công lý, đòi nhân quyền chưa đủ mạnh do thiếu sự liên đới, đoàn kết với nhau. Đôi khi có vẻ gây chia rẽ do những cách ứng xử mập mờ, gửi những tín hiệu không rõ ràng về tội lỗi của kẻ dữ, khiến họ không sám hối, mà còn dám nghĩ mình là đúng! Và họ cứ mặc tình làm tới, hại cho Đất Nước và đồng bào. Vụ việc Thánh giá Đồng Chiêm bị đập tan tành không còn giống như các vụ trước đây đối với Công giáo. Đây là vụ leo thang về “chất.” Lúc trước quân dữ còn cho xe chở tượng Đức Mẹ tại Tòa Khâm sứ đi “cất” đâu đó, thậm chí còn muốn thương lượng để trả lại. Bây giờ, họ thẳng thừng đập phá không nương tay, và sau đó còn dùng nhiều thủ đoạn “ngăn sông cấm chợ” ngăn cản việc đi lại của đồng bào, của nhân dân. Cũng chỉ vì chúng ta chưa có tiếng nói mạnh của sự đoàn kết-liên đới-hiệp thông.
8. Đức Giê-su không dùng khí giới để tiêu diệt kẻ dữ, nhưng Người can đảm dùng lời nói và có khi cả hành động “dùng roi xua đuổi, đổ tung, lật nhào…” để tố cáo sự dữ, để nói lên sự bất bình của Người đối với những kẻ quá cứng lòng, để thức tỉnh lương tâm con người mong họ ăn năn sám hối mà quay lại hành xử cho ra con người. Còn chúng ta, làm thế nào để chúng ta có can đảm nói lên tiếng nói bất bình của chúng ta? Đây là một số đề nghị mà có người đã đưa ra đây đó trên mạng:
8.1. Càng có nhiều thông tin với hình ảnh càng tốt để chứng minh cho sự thật;
8.2. Thông tin và Chia sẻ rộng rãi cho mọi tầng lớp, kể cả người ngoài tôn giáo để mọi người thấy vấn đề và hiệp thông với nhau;
8.3. Khiêm tốn và can đảm hiệp thông bằng mọi hình thức khi có cơ hội:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Núi Thờ có thể trở thành Núi Thánh Giá nếu mỗi người hành hương để lại đó một cây Thánh Giá nhỏ.
8.4. Tìm công lý đến cùng: “Tại sao lại đánh tôi?” Câu hỏi nhức nhối có thể thức tỉnh lương tâm nhiều người thiên chí. Vành khăn trắng có thể là một cách đặt câu hỏi đó.
8.5. “Hãy khôn ngoan như con rắn, và đơn sơ như con bồ câu:” Nhất quyết không dùng bạo lực để hại kẻ khác, nhưng khôn khéo tự bảo vệ, tự che chắn, đùm bọc, tương trợ, nhất là cầu nguyện (Thắp nến-hành hương, bí tích sám hối, Bí tích Thánh Thể.)
(Sàigòn ngày 17-01-2010)
Những ngọn nến hi vọng, hiệp thông từ GP Vinh với Đồng Chiêm
Trần Bình
21:45 16/01/2010
VINH - Ngày 14/1/2010, Giáo xứ Yên Đại cùng anh chị em Trung tâm Bảo vệ sự sống Gioan Phaolô II (TTBVSS) đã tổ chức xin lễ cầu nguyện cho những cặp vợ chồng hiếm muộn được ơn sinh con và qua đó xin các Thánh anh hài bầu cử cho giáo hội Việt Nam đang trong cơn bị bách hại.
Buổi chiều: 16h Đức Giám mục Giáo phận Vinh chủ sự Thánh lễ cầu nguyện cho sự sống và xin ơn can đảm cho các chứng nhân đức tin.
Buổi tối: 19h Linh mục quản xứ Yên Đại cùng gia đình BVSS đã tổ chức diễn nguyện và chầu Thánh thể, cầu nguyện cho những người bị bách hại vì Thánh giá ở giáo xứ Đồng Chiêm.
Tham dự giờ Chầu Thánh thể và đêm diễn nguyện có Linh mục Đominico Phạm Xuân Kế, giáo dân xứ Yên Đại và hơn 1.000 bạn trẻ đến từ thành phố Vinh, các nữ tu Dòng MTG Xã Đoài ở Yên Đại, gia đình và ân nhân của các bà bầu. Đặc biệt có sự tham dự của đại diện giới trẻ, nhóm Bảo vệ sự sống và những người thiện chí đến từ Giáo xứ Thái Hà, Giáo phận Hà Nội.
Khai mạc diễn nguyện, Linh mục Đominico Phạm Xuân Kế đã cho chiếu những hình ảnh liên quan tới biến cố chính quyền huyện Mỹ Đức triệt hạ và xúc phạm Thánh giá ở Núi Chẽ, Giáo xứ Đồng Chiêm thuộc Giáo phận Hà Nội.
Cả cộng đoàn ngậm ngùi rơi lệ khi thấy hình ảnh Thánh giá bị đập vỡ ra từng mảnh, cảnh chị em mình với khuôn mặt đẫm máu, thấy cảnh anh J.B Nguyễn Hữu Vinh, một người con của GP Vinh bị đánh ngất xỉu, máu me lem luốc.
Anh chị em cùng bàng hoàng kinh hãi khi được thấy hình ảnh hàng chục bình xịt hơi cay, quả nổ, các loại vũ khí… mà nhà cầm quyền dùng để trấn áp những người dân vô tội. Ai ai cũng tự hỏi lòng mình: “Lạy Chúa con phải làm gì”?
Trong giờ Chầu Thánh thể, Linh mục Đominico Phạm Xuân Kế cùng cộng đoàn dân Chúa tha thiết cầu nguyện cho anh chị em giáo xứ Đồng Chiêm và những chứng nhân đã sống và đang hướng về Thánh Giá núi Chẽ, Đồng Chiêm được can đảm hơn nữa trong sứ mệnh chứng nhân Đức Tin.
Sau phép lành Thánh thể là nghi thức thắp nến hướng về Thập Giá Đồng Chiêm. Giáo dân xứ Yên Đại cùng Linh mục Đominico Phạm Xuân Kế và hơn 1000 bạn trẻ giáo hạt Cầu Rầm đã chiêm ngưỡng cây Thánh giá bằng tre chênh vênh trên đỉnh núi Chẽ, được ẩn khuất trong chân dung Đức cố Hồng y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận với lời nhắn nhủ tha thiết:
Là người Công giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ quốc gấp bội.
Tiếng chuông ngân trầm,
Việt Nam nguyện cầu.
Tiếng chuông não nùng,
Việt Nam buồn thảm.
Tiếng chuông vang lừng,
Việt Nam khởi hoàn
Tiếng chuông thanh thoát,
Việt Nam hy vọng.
Con có một tổ quốc Việt Nam,
Quê hương yêu quí ngàn đời.
Con hãnh diện, con vui sướng.
Con yêu non sông gấm vóc,
Con yêu lịch sử vẻ vang.
Con yêu đồng bào cần mẫn,
Con yêu chiến sĩ hào hùng.
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn.
Núi cao, xương chất cao hơn.
Đất tuy hẹp, nhưng chí lớn.
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.
Con phục vụ hết tâm hồn,
Con trung thành hết nhiệt huyết.
Con bảo vệ bằng xương máu,
Con xây dựng bằng tim óc.
Vui niềm vui của đồng bào,
Buồn nỗi buồn của Dân Tộc.
Một Nước Việt Nam,
Một Dân Tộc Việt Nam,
Một Tâm Hồn Việt Nam,
Một Truyền Thống Việt Nam.
Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con.
Cha mong giòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con.
Mọi người nghẹn ngào trong lời “Kinh Hoà bình”, lặng lẽ ra về trong tâm thế Đức Kitô trên đường Thập giá với niềm tin Phục sinh và can đảm thắp lên những ngọn nến hi vọng trong tình thần hòa giải dân tộc.
Buổi tối: 19h Linh mục quản xứ Yên Đại cùng gia đình BVSS đã tổ chức diễn nguyện và chầu Thánh thể, cầu nguyện cho những người bị bách hại vì Thánh giá ở giáo xứ Đồng Chiêm.
Tham dự giờ Chầu Thánh thể và đêm diễn nguyện có Linh mục Đominico Phạm Xuân Kế, giáo dân xứ Yên Đại và hơn 1.000 bạn trẻ đến từ thành phố Vinh, các nữ tu Dòng MTG Xã Đoài ở Yên Đại, gia đình và ân nhân của các bà bầu. Đặc biệt có sự tham dự của đại diện giới trẻ, nhóm Bảo vệ sự sống và những người thiện chí đến từ Giáo xứ Thái Hà, Giáo phận Hà Nội.
Khai mạc diễn nguyện, Linh mục Đominico Phạm Xuân Kế đã cho chiếu những hình ảnh liên quan tới biến cố chính quyền huyện Mỹ Đức triệt hạ và xúc phạm Thánh giá ở Núi Chẽ, Giáo xứ Đồng Chiêm thuộc Giáo phận Hà Nội.
Cả cộng đoàn ngậm ngùi rơi lệ khi thấy hình ảnh Thánh giá bị đập vỡ ra từng mảnh, cảnh chị em mình với khuôn mặt đẫm máu, thấy cảnh anh J.B Nguyễn Hữu Vinh, một người con của GP Vinh bị đánh ngất xỉu, máu me lem luốc.
Anh chị em cùng bàng hoàng kinh hãi khi được thấy hình ảnh hàng chục bình xịt hơi cay, quả nổ, các loại vũ khí… mà nhà cầm quyền dùng để trấn áp những người dân vô tội. Ai ai cũng tự hỏi lòng mình: “Lạy Chúa con phải làm gì”?
Trong giờ Chầu Thánh thể, Linh mục Đominico Phạm Xuân Kế cùng cộng đoàn dân Chúa tha thiết cầu nguyện cho anh chị em giáo xứ Đồng Chiêm và những chứng nhân đã sống và đang hướng về Thánh Giá núi Chẽ, Đồng Chiêm được can đảm hơn nữa trong sứ mệnh chứng nhân Đức Tin.
Sau phép lành Thánh thể là nghi thức thắp nến hướng về Thập Giá Đồng Chiêm. Giáo dân xứ Yên Đại cùng Linh mục Đominico Phạm Xuân Kế và hơn 1000 bạn trẻ giáo hạt Cầu Rầm đã chiêm ngưỡng cây Thánh giá bằng tre chênh vênh trên đỉnh núi Chẽ, được ẩn khuất trong chân dung Đức cố Hồng y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận với lời nhắn nhủ tha thiết:
Là người Công giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ quốc gấp bội.
Tiếng chuông ngân trầm,
Việt Nam nguyện cầu.
Tiếng chuông não nùng,
Việt Nam buồn thảm.
Tiếng chuông vang lừng,
Việt Nam khởi hoàn
Tiếng chuông thanh thoát,
Việt Nam hy vọng.
Con có một tổ quốc Việt Nam,
Quê hương yêu quí ngàn đời.
Con hãnh diện, con vui sướng.
Con yêu non sông gấm vóc,
Con yêu lịch sử vẻ vang.
Con yêu đồng bào cần mẫn,
Con yêu chiến sĩ hào hùng.
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn.
Núi cao, xương chất cao hơn.
Đất tuy hẹp, nhưng chí lớn.
Nước tuy nhỏ, nhưng danh vang.
Con phục vụ hết tâm hồn,
Con trung thành hết nhiệt huyết.
Con bảo vệ bằng xương máu,
Con xây dựng bằng tim óc.
Vui niềm vui của đồng bào,
Buồn nỗi buồn của Dân Tộc.
Một Nước Việt Nam,
Một Dân Tộc Việt Nam,
Một Tâm Hồn Việt Nam,
Một Truyền Thống Việt Nam.
Là người Công Giáo Việt Nam,
Con phải yêu Tổ Quốc gấp bội.
Chúa dạy con, Hội Thánh bảo con.
Cha mong giòng máu ái quốc,
Sôi trào trong huyết quản con.
Mọi người nghẹn ngào trong lời “Kinh Hoà bình”, lặng lẽ ra về trong tâm thế Đức Kitô trên đường Thập giá với niềm tin Phục sinh và can đảm thắp lên những ngọn nến hi vọng trong tình thần hòa giải dân tộc.
Giáo xứ Lộc Thuỷ giáo phận Vinh hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Đồng Chiêm
Nguyễn Duy An
21:47 16/01/2010
VINH - Khi nghe cha quản xứ nói về sự kiện thánh giá của Chúa bị kẻ xấu đập phá ở giáo xứ Đồng Chiêm, bà con rất đau buồn.
Thánh giá là biểu tượng của Kitô giáo chứ không phải riêng của người có đạo ở Đồng Chiêm. Nên khi nghe tin dữ như thế thì bà con giáo dân lấy làm đau khổ và phẫn uất. Kẻ xấu lại còn khủng bố giáo dân bằng nhiều cách làm cho học sinh giáo xứ không đến trường học được. Đây là một việc làm của những kẻ bất nhân, bất nghĩa, vô liêm sĩ, chứ không phải hành động của một chính thể quốc gia.
Cha xứ đã mời gọi toàn giáo xứ cầu nguyện sau giờ hiệp lễ. Học trò, giới trẻ và thiếu nhi Thánh Thể của giáo xứ đã cầu nguyện bằng việc viếng thánh Thể, đọc kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng. Cầu nguyện hái ý:
- Cho Đức Giám mục Hà Nội sức khoẻ tốt can đảm kiên cường để là một lãnh đạo gương mẫu sống chứng tá đức tin cho đoàn chiên giáo phận, cho giáo dân Đồng Chiêm được bình an và can trường trong Chúa.
- Cho Chính quyền nhìn nhận ai gieo gió sẽ gặt bão và biết thương cảm dân có đạo cũng là đồng bào ruột thịt của mình, đừng chồng chất đau khổ lên những người dân vô tội.
Hiệp thông trong mầu nhiệm Giáo Hội, giáo xứ Lộc Thuỷ tỉnh Nghệ an luôn đồng hành và cảm thông sâu sắc với giáo xứ Đồng Chiêm. Xin Thánh Phanxicô Atxidi cầu bầu cùng Chúa cho Nhà nước Việt nam ngày càng yêu chuộng công lý và hoà bình, cho người có đạo biết yêu thương và tha thứ.
Thánh giá là biểu tượng của Kitô giáo chứ không phải riêng của người có đạo ở Đồng Chiêm. Nên khi nghe tin dữ như thế thì bà con giáo dân lấy làm đau khổ và phẫn uất. Kẻ xấu lại còn khủng bố giáo dân bằng nhiều cách làm cho học sinh giáo xứ không đến trường học được. Đây là một việc làm của những kẻ bất nhân, bất nghĩa, vô liêm sĩ, chứ không phải hành động của một chính thể quốc gia.
Cha xứ đã mời gọi toàn giáo xứ cầu nguyện sau giờ hiệp lễ. Học trò, giới trẻ và thiếu nhi Thánh Thể của giáo xứ đã cầu nguyện bằng việc viếng thánh Thể, đọc kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng. Cầu nguyện hái ý:
- Cho Đức Giám mục Hà Nội sức khoẻ tốt can đảm kiên cường để là một lãnh đạo gương mẫu sống chứng tá đức tin cho đoàn chiên giáo phận, cho giáo dân Đồng Chiêm được bình an và can trường trong Chúa.
- Cho Chính quyền nhìn nhận ai gieo gió sẽ gặt bão và biết thương cảm dân có đạo cũng là đồng bào ruột thịt của mình, đừng chồng chất đau khổ lên những người dân vô tội.
Hiệp thông trong mầu nhiệm Giáo Hội, giáo xứ Lộc Thuỷ tỉnh Nghệ an luôn đồng hành và cảm thông sâu sắc với giáo xứ Đồng Chiêm. Xin Thánh Phanxicô Atxidi cầu bầu cùng Chúa cho Nhà nước Việt nam ngày càng yêu chuộng công lý và hoà bình, cho người có đạo biết yêu thương và tha thứ.
Ban đêm người ta phá thánh giá, giáo dân lại dựng lại thánh giá bằng tre trên đỉnh núi
An Hòa
22:18 16/01/2010
Tham dự thánh lễ chỉ có các giáo dân trong thôn Đồng Chiêm. Khoảng 8 h, khi kết thúc thánh lễ Chúa nhật ở nhà thờ, mọi người đã ra Núi Thờ cầu nguyện. Giáo dân vừa cầu nguyện vừa khóc lóc.
Các thiếu nhi đã lên núi tìm lại thánh giá và xuống khe đá tìm lại cờ tang. Khoảng 9 h thì thánh giá và cờ tang được dựng lại như cũ. Lúc này vẫn còn nhiều giáo dân ở chân núi và một số cán bộ công an huyện, xã đã xuất hiện ở phía xa xa trên đường đê.
Lúc này là 10 h, giáo dân nhiều người vẫn đang ở chân Núi Thờ khóc lóc và cầu nguyện. Một số đang xuống hồ vớt thánh giá và ảnh tượng./.
(CTV chuacuuthe.com)
Văn Hóa
NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (2): Một câu lạc bộ chay lạt
LM. Trăng Thập Tự
18:58 16/01/2010
NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (2): Một câu lạc bộ chay lạt
Mùa Chay 2009, tôi đã đẩy lên internet bài viết về một nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng, tựa đề: “CHAY TỊNH, THÁCH ĐỐ LỚN TRÊN ĐƯỜNG HỘI NHẬP VĂN HÓA VÀ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN”. Bạn có thể tìm lại ở http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=66&ia=6008.
Đón chào Mùa Chay sắp đến của Năm Thánh 2010, tôi xin trở lại đề tài với một số chi tiết cụ thể hơn. Trước hết là hai lá thư phản hồi bài viết nói trên, một của Chị Thái Kim Chi, từ Singapore, một của anh Vinh Sơn Nguyễn Công Hảo, Sài Gòn.
1. BĂN KHOĂN VỀ CÁI TỐI THIỂU
Thư Chị Thái Kim Chi:
Thưa Cha, con có hai câu chuyện muốn kể cùng cha:
- Năm nào con cũng mua lịch Công giáo ở Singapore. Tất cả các ngày Thứ Sáu đều được vẽ hình con cá. Như vậy rõ ràng là Thứ Sáu không ăn thịt (nhưng dĩ nhiên cũng chẳng khuyến khích dùng hải sản xa xỉ…). Con đem câu chuyện cuốn lịch này kể cho các em sinh viên Việt Nam (người Sài Gòn) đang du học ở đây. Các em nói: “Ủa, sao em tưởng mỗi năm chỉ có hai ngày ăn chay thôi?” – Con xin lỗi cha, các em này đã chịu phép Rửa Tội từ khi sinh ra, đồng nghĩa với việc các em đã được học giáo lý, hơn nữa các em đi lễ Chúa Nhật tương đối chăm chỉ hơn các em khác.
- Rất nhiều ngày Thứ Sáu, đi ăn trưa cùng các bạn Việt Nam, hai vợ chồng con ăn cơm chay hoặc có một ít cá (không thịt, ăn cá thì dù sao bữa ăn vẫn ít tiền hơn mọi ngày), đang khi các bạn kia - cũng chịu phép Rửa Tội từ nhỏ - thì ăn thịt vô tư.
Câu chuyện thứ nhất đã được con giải thích, nhưng họ không nghe và vẫn khẳng định chỉ có người già giữ Đạo thì mới làm thế (Còn người trẻ không cần giữ Đạo sao?). Như vậy, con chưa thuyết phục được các em. Ai sẽ làm được? Con bị bế tắc và có nhiều thắc mắc với các em sinh viên Việt Nam trẻ tuổi ở đây.
Câu chuyện thứ hai con đã giải thích cho mọi người hiểu, có người nghe, có người không nghe…
Cha có ý kiến gì không cha?
Cám ơn Cha.
God Bless!
Monique
2. THAO THỨC HƯỚNG ĐẾN TỐI ĐA
Tiếp đến là thư anh Vinh Sơn Nguyễn Công Hào, Sài Gòn.
Kính Cha,
Đọc bài "Chay tịnh - thách đố lớn trên đường hội nhập văn hóa và đối thoại liên tôn" của Cha con thật bất ngờ và vui mừng. Con không ngờ có một Linh Mục mạnh dạn dóng lên lời kêu gọi ăn chay -còn gọi là ăn lạt- trong cộng đồng tín hữu Công Giáo. Lâu nay con vẫn cô đơn trong quan điểm và trong hành động của mình: xin thưa thật với Cha là con có quan niệm gần giống với Cha về chuyện ăn lạt và con đã âm thầm sống thật với tinh thần đó, nghĩa là con đã ăn chay thường xuyên quanh những người thân -dĩ nhiên là Công Giáo- hiểu và tận tình giúp con sống theo cách của mình, nhưng con chưa thuyết phục họ ăn uống theo kiểu của con được. Con nói sơ như vậy để Cha thấy cái chuyện "phải bỏ mình" qua lối "ăn lạt"không phải dễ nghe, dễ được chấp nhận trong cộng đồng bà con Công Giáo, nếu không muốn nói là hết sức khó khăn. Con vui mừng và hết lòng ủng hộ ý tưởng thành lập một câu lạc bộ chay lạt Công Giáo của Cha và xin sẳn sàng đóng góp trong khả năng cho sự hình thành và phát triển của tổ chức này..
Con hiện sống tại TP Hồ Chí Minh, rất mong tìm được người tri kỷ.
Trân trọng kính chào Cha
Vinh Sơn Nguyễn Công Hảo
3. KHAI TRƯƠNG CÂU LẠC BỘ CỦA BẠN
Có bao giờ bạn gặp những băn khoăn như chị Thái Kim Chi? Có bao giờ bạn đã thử “tiếp cận” bằng kinh nghiệm bản thân như anh Nguyễn Công Hảo? Để mày mò một nẻo đường truyền giáo, cũng nên thử sức lắm chứ!
Tôi không sợ lầm khi nghĩ bạn còn trẻ lắm và, hơn nữa, bạn rất yêu mến Chúa Giêsu và muốn đem những người thiện chí về với Chúa. Những người thiện chí ấy đang ở đâu ư? Ở nơi những người ăn chay lạt ngay quanh bạn. Bạn không cần ăn chay trường mới gặp họ. Một tháng mấy ngày hoặc mấy bữa ăn thôi cũng được. Cứ bắt đầu như thể lâu ngày bạn muốn đổi món cho vui: chỉ toàn rau quả và tương chao, dứt hẳn thịt cá và nước mắm. Trong khu phố bạn quen vẫn có sẵn một quán chay, lâu nay bạn chẳng để ý đấy thôi. Rồi hãy nhìn tờ lịch trên tường, xác định những ngày âm lịch: 14, rằm,30, mùng một.
Bạn có thể phát nguyện vì lòng yêu mến Thánh Tâm Chúa Giêsu mà ăn chay lạt ngày Thứ Sáu, hoặc vì Đức Mẹ mà chọn ngày Thứ Bảy. Ở đây, vì bạn muốn gặp gỡ các bạn trẻ chay lạt ngoài Công giáo để chia sẻ với họ về chay lạt và về Chúa Giêsu, bạn chọn những ngày họ quy tụ và tìm tới các tụ điểm của họ, và mượn tụ điểm ấy làm chỗ hẹn cho câu lạc bộ của bạn…
Bạn đừng sợ đói. Chay lạt là mình kiêng ăn thịt cá nhưng có thể ăn no.
Hãy tới cái quán chay ấy, bữa trưa hoặc bữa tối. Có thể đi một mình, hoặc hai.
Bạn thấy đó, đa số là người trẻ. Có cả những em bé mươi tuổi.
Hãy để ý xem những bàn đang trống một vài ghế. Bạn khẽ xin phép ngồi chung với họ. Gọi cơm chay, phở chay, mì chay, tùy bạn thích. Rồi gợi chuyện và hẹn hai tuần sau gặp lại. Thế là bạn bắt đầu quy tụ được những thành viên đầu tiên của câu lạc bộ. Bạn sẽ là người của Chúa ở giữa họ.
Cứ thử xem và đừng quên chia sẻ với tôi những cái lý thú bạn khám phá được, gởi theo điện chỉ email dưới đây.
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
gopnhattho@yahoo.com
Mùa Chay 2009, tôi đã đẩy lên internet bài viết về một nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng, tựa đề: “CHAY TỊNH, THÁCH ĐỐ LỚN TRÊN ĐƯỜNG HỘI NHẬP VĂN HÓA VÀ ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN”. Bạn có thể tìm lại ở http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=66&ia=6008.
Đón chào Mùa Chay sắp đến của Năm Thánh 2010, tôi xin trở lại đề tài với một số chi tiết cụ thể hơn. Trước hết là hai lá thư phản hồi bài viết nói trên, một của Chị Thái Kim Chi, từ Singapore, một của anh Vinh Sơn Nguyễn Công Hảo, Sài Gòn.
1. BĂN KHOĂN VỀ CÁI TỐI THIỂU
Thư Chị Thái Kim Chi:
Thưa Cha, con có hai câu chuyện muốn kể cùng cha:
- Năm nào con cũng mua lịch Công giáo ở Singapore. Tất cả các ngày Thứ Sáu đều được vẽ hình con cá. Như vậy rõ ràng là Thứ Sáu không ăn thịt (nhưng dĩ nhiên cũng chẳng khuyến khích dùng hải sản xa xỉ…). Con đem câu chuyện cuốn lịch này kể cho các em sinh viên Việt Nam (người Sài Gòn) đang du học ở đây. Các em nói: “Ủa, sao em tưởng mỗi năm chỉ có hai ngày ăn chay thôi?” – Con xin lỗi cha, các em này đã chịu phép Rửa Tội từ khi sinh ra, đồng nghĩa với việc các em đã được học giáo lý, hơn nữa các em đi lễ Chúa Nhật tương đối chăm chỉ hơn các em khác.
- Rất nhiều ngày Thứ Sáu, đi ăn trưa cùng các bạn Việt Nam, hai vợ chồng con ăn cơm chay hoặc có một ít cá (không thịt, ăn cá thì dù sao bữa ăn vẫn ít tiền hơn mọi ngày), đang khi các bạn kia - cũng chịu phép Rửa Tội từ nhỏ - thì ăn thịt vô tư.
Câu chuyện thứ nhất đã được con giải thích, nhưng họ không nghe và vẫn khẳng định chỉ có người già giữ Đạo thì mới làm thế (Còn người trẻ không cần giữ Đạo sao?). Như vậy, con chưa thuyết phục được các em. Ai sẽ làm được? Con bị bế tắc và có nhiều thắc mắc với các em sinh viên Việt Nam trẻ tuổi ở đây.
Câu chuyện thứ hai con đã giải thích cho mọi người hiểu, có người nghe, có người không nghe…
Cha có ý kiến gì không cha?
Cám ơn Cha.
God Bless!
Monique
2. THAO THỨC HƯỚNG ĐẾN TỐI ĐA
Tiếp đến là thư anh Vinh Sơn Nguyễn Công Hào, Sài Gòn.
Kính Cha,
Đọc bài "Chay tịnh - thách đố lớn trên đường hội nhập văn hóa và đối thoại liên tôn" của Cha con thật bất ngờ và vui mừng. Con không ngờ có một Linh Mục mạnh dạn dóng lên lời kêu gọi ăn chay -còn gọi là ăn lạt- trong cộng đồng tín hữu Công Giáo. Lâu nay con vẫn cô đơn trong quan điểm và trong hành động của mình: xin thưa thật với Cha là con có quan niệm gần giống với Cha về chuyện ăn lạt và con đã âm thầm sống thật với tinh thần đó, nghĩa là con đã ăn chay thường xuyên quanh những người thân -dĩ nhiên là Công Giáo- hiểu và tận tình giúp con sống theo cách của mình, nhưng con chưa thuyết phục họ ăn uống theo kiểu của con được. Con nói sơ như vậy để Cha thấy cái chuyện "phải bỏ mình" qua lối "ăn lạt"không phải dễ nghe, dễ được chấp nhận trong cộng đồng bà con Công Giáo, nếu không muốn nói là hết sức khó khăn. Con vui mừng và hết lòng ủng hộ ý tưởng thành lập một câu lạc bộ chay lạt Công Giáo của Cha và xin sẳn sàng đóng góp trong khả năng cho sự hình thành và phát triển của tổ chức này..
Con hiện sống tại TP Hồ Chí Minh, rất mong tìm được người tri kỷ.
Trân trọng kính chào Cha
Vinh Sơn Nguyễn Công Hảo
3. KHAI TRƯƠNG CÂU LẠC BỘ CỦA BẠN
Có bao giờ bạn gặp những băn khoăn như chị Thái Kim Chi? Có bao giờ bạn đã thử “tiếp cận” bằng kinh nghiệm bản thân như anh Nguyễn Công Hảo? Để mày mò một nẻo đường truyền giáo, cũng nên thử sức lắm chứ!
Tôi không sợ lầm khi nghĩ bạn còn trẻ lắm và, hơn nữa, bạn rất yêu mến Chúa Giêsu và muốn đem những người thiện chí về với Chúa. Những người thiện chí ấy đang ở đâu ư? Ở nơi những người ăn chay lạt ngay quanh bạn. Bạn không cần ăn chay trường mới gặp họ. Một tháng mấy ngày hoặc mấy bữa ăn thôi cũng được. Cứ bắt đầu như thể lâu ngày bạn muốn đổi món cho vui: chỉ toàn rau quả và tương chao, dứt hẳn thịt cá và nước mắm. Trong khu phố bạn quen vẫn có sẵn một quán chay, lâu nay bạn chẳng để ý đấy thôi. Rồi hãy nhìn tờ lịch trên tường, xác định những ngày âm lịch: 14, rằm,30, mùng một.
Bạn có thể phát nguyện vì lòng yêu mến Thánh Tâm Chúa Giêsu mà ăn chay lạt ngày Thứ Sáu, hoặc vì Đức Mẹ mà chọn ngày Thứ Bảy. Ở đây, vì bạn muốn gặp gỡ các bạn trẻ chay lạt ngoài Công giáo để chia sẻ với họ về chay lạt và về Chúa Giêsu, bạn chọn những ngày họ quy tụ và tìm tới các tụ điểm của họ, và mượn tụ điểm ấy làm chỗ hẹn cho câu lạc bộ của bạn…
Bạn đừng sợ đói. Chay lạt là mình kiêng ăn thịt cá nhưng có thể ăn no.
Hãy tới cái quán chay ấy, bữa trưa hoặc bữa tối. Có thể đi một mình, hoặc hai.
Bạn thấy đó, đa số là người trẻ. Có cả những em bé mươi tuổi.
Hãy để ý xem những bàn đang trống một vài ghế. Bạn khẽ xin phép ngồi chung với họ. Gọi cơm chay, phở chay, mì chay, tùy bạn thích. Rồi gợi chuyện và hẹn hai tuần sau gặp lại. Thế là bạn bắt đầu quy tụ được những thành viên đầu tiên của câu lạc bộ. Bạn sẽ là người của Chúa ở giữa họ.
Cứ thử xem và đừng quên chia sẻ với tôi những cái lý thú bạn khám phá được, gởi theo điện chỉ email dưới đây.
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
gopnhattho@yahoo.com