Phụng Vụ - Mục Vụ
Các thư thánh Gioan
L.m. An-rê Đỗ xuân Quế o.p.
14:07 19/01/2010
CÁC THƯ THÁNH GIO-AN
1. Hoàn cảnh biên soạn thư
Các thư thánh Gio-an, ít là hai thư đầu, dường như không mang chi tiết nào về hoàn cảnh biên soạn và con người tác giả. Nhưng nếu khảo sát chính bản văn, ta sẽ biết được một cách khá chắc chắn hoàn cảnh của những người nhận thư và lý do thúc đẩy tác giả viết thư cho họ.
Từ giọng văn tranh luận của một số đoạn thư, ta có thể suy ra rằng các cộng đoàn đón nhận thư đang trải qua một cơn khủng hoảng nghiêm trọng. Nhiều học thuyết không phù hợp với mặc khải Ki-tô giáo đang được phổ biến, có thể làm lung lạc đức tin thuần khiết của họ.
Ai là những người rao truyền các học thuyét đó ? Tác giả gọi họ là những kẻ Phản Ki-tô (1 Ga 2,18.22; 4,3; 2 Ga 1,7), các ngôn sứ giả (1 Ga 4,1), những kẻ nói dối (1 Ga 2,22), lừa gạt (2 Ga,1,7), thuộc về thế gian (1 Ga 4,5), để cho sự sai lạc điều khiển (I Ga 4,6). Trước kia họ thuộc cộng đoàn (1 Ga 2,19), nhưng nay họ tìm cách mê hoặc các tín hữu trung thành, bằng cách mang lại một học thuyết không phải của Đức Ki-tô (2 Ga 1,10).
Đâu là điểm sai lầm của họ ? Họ để cho một thứ thần bí thuộc thuyết Ngộ đạo phỉnh gạt, tự cho mình biết Thiên Chúa (1 Ga 2,4), thấy Thiên Chúa (1 Ga 3,6; 3 Ga 1,11), sống hiệp thông với Người (1 Ga 2,3), ở trong ánh sáng (1 Ga 2,9), mặc dù học thuyết và lối cư xử của họ mâu thuẫn rõ ràng với mặc khải Ki-tô giáo. Họ hiểu sai lạc về mầu nhiệm Đức Ki-tô và chối bỏ không nhận Người là Đấng Mê-si-a (1 Ga 2,22), Con Thiên Chúa ( 1 Ga 4, 15; 2 Ga 1,7), phủ nhận mầu nhiệm nhập thể (1 Ga 4,8). Đời sống luân lý của họ cũng đáng trách không kém tuy họ cho mình không có tội; họ không bận tâm gì đến việc giữ các điều răn nhất là luật bác ái.
Đã từ lâu, người ta muốn biết đích xác những thầy dạy giả dối này là ai ? Theo thánh I-rê-nê thì sách Tin Mừng theo thánh Gio-an nhằm chống lại một người lạc giáo tên là Xô-rin-tô. Các thư của ngài cũng nhằm chỉ trích học thuyết của người ấy. Thật vậy, học thuyết này xem ra có nhiều điểm giống như những học thuyết của các giảng viên mà thánh Gio-an tố cáo. Cũng theo thánh I-rê-nê thì Xô-rin-tô nói rằng lúc chào đời Đức Giê-su cũng giống như trăm ngàn người khác, Đến khi Người chịu phép Rửa thì một Ki-tô thần linh đến kết hiệp với Người. Nhưng sau đó, vào cuộc Thương khó, vị ấy rời xa Người.
Tuy nhiên, có nhiều điểm khác vẫn là của Xô-rin-tô thì lại không được nhắc tới trong các thư của thánh Gio-an. Dù sao, học thuyết mà các thư nhắm tới cũng nằm trong phong trào Ngộ đạo Do thái và đã bị các thư trong tù và các thư mục vụ của thánh Phao-lô lên án. Về sau, phong trào này đưa tới các hệ thống ngộ đạo lớn của thế kỷ II.
Nhưng mục đích chính của tác giả không nhằm đả phá kẻ lạc đạo mà trực tiếp nói với các tín hữu. Tác giả đặt họ vào thế phải coi chừng các tham vọng của phái ngộ đạo và cho họ thấy rằng chính họ, nhờ đức tin mới thực sự có được sự hiệp thông với Thiên Chúa (1 Ga,1,3). Đó cũng là điều kết luận trong phần cuối thư 1 Ga: “Các điều này tôi đã viết cho anh em để anh em biết là anh em có sự sống đời đời, anh em là những kẻ tin vào danh Con Thiên Chúa” (5,13).
Đó cũng còn là lý do khiến tác giả lặp đi lặp lại như một điệp ca công thức: “Nhờ điều này, ta được biết rằng… (1 Ga 2,3-5; 3,19,24; 4,2-6.13). Tác giả muốn cho thấy đâu là dấu để nhận ra các tín hữu đích thật. Những dấu đó là lòng trung thành với đức tin Ki-tô giáo đã được giảng dạy ngay từ đầu (1 Ga 2,22.24) và việc tuân giữ các điều răn, nhất là bác ái (1 Ga 2,3-6.9-11).
3. Tác giả
Hầu như chắc chắn tất cả ba thư đều do một người viết. Một cuộc khủng hoảng giống nhau được phản ánh trong hai thư đầu và một cách gián tiếp trong thư thứ ba. Về tư tưởng, từ ngữ và văn thể, cả ba thư đều giống nhau đến nỗi khó có thể nói các thư đó là do nhiều tác giả khác nhau. Đây là vài công thức đặc biệt: “Có nhiều ngôn sứ giả đã xuất hiện trên thế gian”. (1 Gã,1; 2 Ga 1,7}, đi trong sự thật (2 Ga 1,4; 3 Ga 1, 3), chân thành yêu mến (2 Ga 1,1; 3 Ga 1,1), lệnh truyền yêu thương không phải là một lệnh truyền mới mà là lệnh truyền đã có từ thuở ban đầu ( 1 Ga, 7; 2 Ga 1,5) có Cha và Con ( 2 Ga 1,9) hay cũng có Cha” (1 Ga 2,23).
Nhưng tác giả là ai ? Đây là một vấn đề khác với thư Phao-lô: tác giả không xưng danh ở một chỗ nào. Trong 2 Ga 1 và 3 Ga 1, ông xưng mình là niên trưởng. Danh hiệu này không chỉ người lãnh đạo một cộng đoàn, nhưng theo thói quen của các Hội thánh bên Tiểu Á, đó là danh hiệu chỉ một người thuộc Nhóm các môn đệ Đức Giê-su hay người nào quen biết các môn đệ ấy. Như vậy, người đó là một người có uy tín lớn, vì là chứng nhân trong giai đoạn đầu truyền thống các Tông đồ. Ngoài ra, tác giả lại nói mình là một chứng nhân đã nhìn tận mắt đời sống của Đức Giê-su (1 Ga 1,1-3; 4,14). Những chỉ dẫn ấy cho phép nghĩ rằng tác giả là tông đồ Gio-an. Thật vậy, đối với thư thứ nhất, các lời chứng thời xưa đều nói rằng Gio-an là tác giả. Nhưng đối với hai thư sau thì khác, vì tác giả xưng mình là niên trưởng. Vào thế kỷ III và IV, có người cho rằng tác giả là một ông Gio-an niên trưởng nào đó, khác với tông đồ Gio-an. Nhưng truyền thống cổ ở Ê-phê-xô chỉ biết có một Gio-an Tông đồ.
3. Bối cảnh văn chương và học thuyết
Thoạt nhìn thì thấy Cựu Ước không có ảnh hưởng bao nhiêu trên các thư này, vì tác giả chỉ nhắc rõ ràng đến Cựu Ước có một lần (x 1 Ga 3,12). Tuy vậy trong 3 thư không thiếu những kiểu nói Cựu Ước như công chính và trung tín (1 Ga 1,9), biết Thiên Chúa ( 1 Ga,3.4.14), lễ hy sinh đền tội (1 Ga 2,2; 4,10). Nhưng ảnh hưởng của Cựu Ước đối với thư thứ nhất rõ rệt hơn cả trong chủ đề nói về mối hiệp thông với Thiên Chúa và sự biết Thiên Chúa. Theo nhiều đoạn văn thì “biết Thiên Chúa”, một dấu đặc biệt của Giao Uớc mới dường như đồng nhất với biết Thiến Chúa trong Giê-rê-mi-a, (x 1 Ga 2,3.13.20.27; 3,9; 5,20).
Nhưng xét về từ ngữ, thư Gio-an có nhiều điểm giống Do thái giáo ở Pa-lét-tin, nhất là trào lưu tư tưởng trong các tác phẩm của cộng đoàn Cum-ran. Nhiều từ ngữ như “ làm sự thật”, “thần chân lý” (1 Ga 4,6), “điều ác” (1 Ga 3,4) cũng như sự tương phản rõ rệt giữa Thiên Chúa và thế gian (1 Ga 4,4-6), ánh sáng và bóng tối (1 Ga 1, 6-7; 2,9-11), sự thật và giả dối (1 Ga 2,21.27) đều có trong lề luật Cum-ran.
Nhị nguyên thuyết của thánh Gio-an không mang mầu sắc vô hình và vũ trụ như trong thuyết Ngộ đạo, nhưng có tính luân lý và cánh chung, bởi vì nó nằm trong tâm hồn của con người, tuy yếu đuối và tội lỗi, nhưng có khả năng hoán cải vả kết hợp với Thiên Chúa, Vì các thư này nhấn mạnh nhiều đến sự hiểu biết nên cũng thuộc phong trào khải huyền Do thái và sự khôn ngoan, là phong trào đặc biệt quan tâm đến việc mặc khải các huyền nhiệm. Nhưng các công thức phát xuất từ Do thái giáo bao giờ cũng được tác giả giải thích lại theo hướng Ki-tô giáo.
Các nghiên cứu mới đây đã đưa ra ánh sáng một ảnh hường khác có tính quyết định: đó là truyền thống Ki-tô giáo sơ khởi, nhất là ảnh hưởng của khoa huấn giảo và nền thần học về phép Rửa. Gio-an nhắc nhở các độc giả nhớ lại nhiểu điều đã nghe (1Ga 1,1.3.5; 2,7.18.24; 3,11; 4.3; 2 Ga 1,6). Thường thường tác giả còn nhắc cho nhớ rõ những điều đã nghe từ thuở ban đầu, nghĩa là giáo huấn khai tâm Ki-tô giáo (1 Ga 1,1; 2,7.13.14.24; 3,11; 2 Ga,5-6). Thánh Gio-an mong cho các tín hữu thú nhận tội lỗi ( 1Ga 1,9) và mời gọi họ tuyên xung đức tin của mình vào Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa đã nhập thể (1Ga 2,2-3; 4,2.15; 2 Ga 1,7): đó cũng là những chủ đề liên quan đến phép Rửa. Tuy nhiên, tất cả những chủ đề đó dù mang mầu sắc Do thái hay Ki-tô giáo, đều được tác giả lấy lại và hiện tại hóa, để mô tả hoàn cảnh hiện thời của các tín hữu đang phải đương đầu với thế gian.
4. Thư thứ nhất
Khó mà xác định được thể văn của thư này. Vì thư thiếu lời mở đầu và câu kết, lại không nói đến tên ai cả nên thật khó coi đó là một thư thường, cũng như không thể coi đó là thư gủi cho một cộng đoản địa phương. Tuy vậy, tác giả vẫn gọi các độc giả là những người con thơ bé ( x 2 Ga 2,1.12.18.28 v.v…) và nhiều lần lại thường hay nhắc nhở họ về đức tin và khuyên họ trung thành với đức tin đó. Như vậy là tác giả có quyền hành về mặt tôn giáo đối với họ. Hình như thư này được gửi cho một số các giáo đoàn đang bị cùng một khuynh hướng lạc đạo de doạ. Có lẽ đó là các gíáo đoàn thuộc tỉnh Tiểu Á theo truyền thống xưa. Bản văn thánh Gio-an gửi cho họ là một loại thư mục vụ nhằm nâng đỡ và soi sáng họ trong cuộc phấn đấu để bảo vệ đức tin.
Về kết cấu của thư, có nhiều ý kiến khác nhau. Vấn đề khá rắc rối bởi lẽ trong thư có rất ít từ chuyển tiếp. Nhưng có một nhận xét giúp ta nhận thấy trong đó một dàn bài: đó là việc tác giả lặp đi lặp lại một số chủ đề và luôn lặp lại theo cùng một thứ tự. Tư tưởng được quảng diễn theo lối vận hành trôn ốc, xoay quanh một chủ đề chính yếu là sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa. Chủ đề này được loan báo rõ rệt trong lời tựa (1 Ga 1,3) và được diễn tả bằng những lời lẽ tương đương trong câu kết luận (1 Ga 5,13). Tác giả muốn truyền đạt cho các tín hữu một xác tín: đó là họ có được sự sống vĩnh cửu. Đối lại với những người lạc đạo, tác giả cho các tín hữu thấy đâu là những điều kiện để được sự sống đời đời và đâu là những tiêu chuẩn để nhận ra sự sống ấy. Tất cả thư không làm gì khác hơn là mô tả các tiêu chuẩn đó và các yếu tố làm nên đời sống Ki-tô hữu đích thật, trong một loạt các bản văn đối chiếu song hành.
4,1 Lời tựa (1 Ga 1-4) cho thấy chủ đề chính:
Trình bày các tiêu chuẩn kết hợp chúng ta với Thiên Chúa. Ở đây mối hiệp thông được coi như là tham dự vào ánh sáng của Thiên Chúa. Các tiêu chuẩn này là:
Đi trong ánh sáng, sau khi được giải thoát khỏi tội lỗi (1Ga 5,1-2,2)
Tuân giữ luật yêu thương ( 1Ga 2,3-11)
Giữ vững đức tin trước thế gian và các tên Phản Ki-tô (1 Ga 2,12-28)
4,2 Trình bày lần thứ hai các tiêu chuẩn kết hợp với Thiên Chúa
Lần này mối liên hệ với Thiên Chúa được mô tả như liên lạc giữa cha con. Các tiêu chuẩn giúp nhận ra địa vị làm con Thiên Chúa là: thực hành đức công chính, không phạm tội ( 1 Ga 2,29-3,10). Thực hành bác ái theo gương Con Thiên Chúa (1 Ga 3,1-24). Phân biệt các thần khí nhờ tin vào Chúa Giê-su Ki-tô.
4,3 Trình bày lần thứ ba về các tiêu chuẩn và điều kiện kết hợp với Thiên Chúa. Tiêu chuẩn tiêu cực là từ bỏ tội lỗi. Tiêu chuẩn tích cực là tin cậy mến. Tình yêu phát xuất từ Thiên Chúa và bén rễ trong đức tin ( 1 Ga 4,7-21). Tin vào Con Thiên Chúa là gốc rễ của đức ái ( 1 Ga 5,1-12)
Một số nhà chú giải cho rằng nếu phân tích kỹ, ta có thể nhận thấy trong thư nhiều đợt biên soạn khác nhau. Có người còn phân biệt một bên là bản văn nguyên thủy bắt nguồn từ thuyết Ngộ đạo hay từ môn phái Cum-ran, một bên là các lời khuyến thiện do tác giả thêm vào. Nhưng có thể trả lời rằng: sự kiện có nhiều lối văn khác nhau không minh chứng bản văn có nhiều nguồn khác nhau. Có thể giải thích rằng đoạn văn này có tính tín lý hơn đoạn văn kia là do ảnh hưởng của khoa huấn giáo. Chính kết cấu đều đặn của thư là một dấu khiến ta nghĩ rằng thư này có tính duy nhất về mặt văn chương.
5. Hai thư nhỏ
Khác với 1 Ga, hai thư nhò này đều mang đặc tính của những bức thư đích thật.
Bức thư thứ hai gửi cho “bà chúa đã được tuyển lựa và các con cái bà.” Đây là tước hiệu vị niên trưởng đặt cho một trong các giáo đoàn Tiểu Á thuộc quyền ông, tuy không biết là giáo đoàn nào. Đức tin của các tín hữu trong giáo đoàn này đang gặp nguy hiểm, do sự hiện diện của đám người lừa gạt chối bỏ mầu nhiệm nhập thể, và không sống trung thành với đạo lý của Đức Ki-tô. Gio-an muốn chuẩn bị cho họ đương đầu với hạng người như thế. Họ là những người được biết sự thật nên phải đi trong sự thật, thương yêu nhau bằng cách sống trong ánh sáng của lệnh truyền phát xuất từ Chúa Cha, và được lưu truyền trong Hội thánh ngay từ buổi đầu. Đó là những chủ đề đã được quảng diễn trong thư thứ nhất.
Thư thứ ba có những điểm tương đồng lạ lùng với thư thú hai xét về văn thể ( 2 Ga 1.4.12.13 = 3 Ga 1,3.13-15). Thư này gửi cho một người tên là Gai-ô mà vị niên trưởng khen là vẫn đi trong sự thật. Sở dĩ giọng văn trong thư hơi có vẻ bút chiến là vì một cơn khủng hoảng đã xẩy ra giữa các tín hữu. Trước đó, vị niên trưởng đã viết một thư cho cộng đoàn. Nhưng Đi-ô-trê-phê, thủ lãnh cộng đoàn này lại không nhìn nhận quyền hành của ông, nên lần này ông thấy phải viết cho Gai-ô, một trong các Ki-tô hữu chủ chốt vẫn còn trung thành. Vị niên trưởng cư ngụ ở một giáo đoàn nhưng điều khiển một nhóm giảng viên lưu động có nhiệm vụ làm cho lương dân biết danh Chúa Giê-su Ki-tô. Đời sống của họ được các tín hữu khắp nơi công nhận. Họ là những người hợp tác trong công việc rao giảng lời Chúa. Nhưng Đi-ô-trê-phê không muốn tiếp đón họ, lại còn trục xuất ho ra khỏi giáo đoàn những ai giúp đỡ họ. Mục đích thư này là khuyên ông Gai-ô cứ tiếp tục giúp đỡ họ.
Xét bên ngoài, thư này có tính mục vụ và không hàm chứa một ám chỉ nào về các thuyết sai lạc mà hai thư trước đã đề cập tới. Thái độ của Đi-ô-trê-phê khiến cho vị niên trưởng nghĩ rằng ông ta có liên hệ với phái lạc đạo.
Trong ba thư, không biết thư nào viết trước, vì không có những bằng cớ chắc chắn để xác quyết. Theo một số tác giả thì có thể thư 1 viết sau cùng. Ý kiến này có phần nào xác đáng vì vào lúc có thư này thì một nhóm đã tách khỏi cộng đồng rồi ( 1 Ga 2,19) và như thế là tà thuyết đã phát triển và được củng cố. Vậy sau khi đã nói với một cộng đồng địa phương trong thư 2 và 3 Ga, bây giờ tác giả thấy có nhiệm vụ lấy lại các chủ đề đã bàn tới để trình bày trong một tập thể, gửi cho các giáo đoàn Tiểu Á.
6. Thần học trong thư 1
Ở đây không nhằm đưa ra một phân tích đầy đủ về thần học trong thư này mà chỉ nhằm trình bày giáo huấn cơ bản. Dụng ý của tác giả được diễn tà rõ rệt trong câu két: “Các điều đó tôi đã viết cho anh em để anh em là những người tin vào danh Con Thiên Chúa, anh em biết rằng mình có sự sống đời đời.” ( 1 Ga 5,13). Trước nỗi xao xuyến do học thuyết lạc giáo gây nên, Gio-an muốn các tín hữu chắc rằng chính họ chiếm được đời sống thần linh chứ không phải các ngôn sứ giả. Trong các câu sau cùng, sự chắc chắn ấy vang lên như tiếng kêu chiến thắng của đức tin đối với thế gian: “Chúng ta biết rằng phàm ai sinh làm con Thiên Chúa thì không phạm tội, nhưng có Đấng Thiên Chúa đã sinh ra giữ gìn. Ác thần không đụng đến người ấy được. Chúng ta biết rằng chúng ta thuộc về Thiên Chúa, còn thế gian đều nằm dưới sự thống trị của Ác thần. Chúng ta biết rằng Con Thiên Chúa đã đến và ban cho chúng ta trí khôn ngoan để biết Thiên Chúa thật. Chúng ta sống kết hợp với Thiên Chúa thật, với Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô. Đức Ki-tô là Thiên Chúa thật và là sự sống đời đời. Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, hãy tránh xa các tà thần.” (1 Ga 18-20).
Chống lại thuyết Ngộ đạo tự phụ cho mình là biết, Ki-tô hữu phải cố phát triển và củng cố nơi mình sự “ngộ đạo” đích thật, tức là niềm tin chắc chắn rằng “Ki-tô hữu trọn lành không còn ngồi trong bóng tối mà là trong ánh sáng; người ấy đã được giác ngộ.” (Jean Mouroux)
Chủ đề lớn trong thư này là mối hiệp thông giữa tín hữu với Thiên Chúa. Đó lả hiệp thông với Thiên Chúa và Con cua Người là Đức Giê-su Ki-tô (1 Ga 1,3). Nhưng giữa các tín hữu với nhau, mối hiệp thông này được biểu lộ như là mối hiệp thông huynh đệ (1 Ga 3,6). Chữ hiệp thông này không gặp ở đâu khác trong Gio-an, nhưng nội dung của từ đó lại được mô tả trong suốt cả thư qua nhiều công thức khác nhau, làm cho người ta thấy được sự phong phú của đời sống thần linh: tín hữu ở trong Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con vá Chúa Thánh Thần và Thiên Chúa ở trong người ấy. Người ấy sinh ra bởi Thiên Chúa (1 Ga 2,29; 3,9; 4,7; 5,1.4), là con cái Thiên Chúa ( 1 Ga 3,2.10), có Chúa Cha và Chúa Con (1 Ga 2,23; 5,12.13), có sự sống ( 1 Ga 5,12), Thêm vào đó, phải kể câu nói “biết Thiên Chúa” (1 Ga 4,14). Gio-an tha thiết nhấn mạnh rằng mối hiệp thông thần linh này chỉ đạt được nhờ và qua trung gian của Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa, bởi chính Người là Đấng chân thật, là Thiên Chúa và là sự sống vĩnh cửu (1 Ga 5,20).
Vì hiểu biết Thiên Chúa (1 Ga 4,6-7) nên các Ki-tô hữu đích thật luôn khám phá Thiên Chúa hơn nữa. Gio-an cho thấy mầu nhiệm Thiên Chúa tỏ hiện dưới ba dạng: ánh sáng, công chính và tình yêu.
Ngay từ đầu thư, Gio-an đã tuyên bố cho tín hữu biết một sự kiện lớn lao: Thiên Chúa là ánh sáng. Ở đây cũng như trong Do thái giáo, ánh sáng có nghĩa lả mặc khải. Gio-an lấy lại chủ đề của lời tựa: sự sống vĩnh cửu đã được mặc khải cho ta qua Đức Giê-su Ki-tô. Đó là sự sống của Chúa Cha và của Ngôi Lời là Con hướng về Chúa Cha (1 Ga 1,22). Từ khi Đức Giê-su ra đời, ánh sáng đích thật của mặc khải này đã chiếu soi loài người (Ga 2, 18) Từ nay đối với loài người, ánh sáng này là sứ điệp của tình yêu Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng là lời mời gọi loài người sống trong tình yêu và sống hiệp thông với nhau (1 Ga,1,7)
Một phẩm tính khác của Thiên Chúa đã được nhắc lại hai lần: đó là “Thiên Chúa là Đấng Công Chính”(1 Ga 1,9; 2,29). Tước hiệu này cũng được áp dụng hai lần cho Đức Ki-tô (1 Ga 2,1; 3,7) bởi vì chính trong công trình của Người mà sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải cho thế gian. Trong mỗi đoạn văn trên, phẩm tính của Thiên Chúa được nhắc kèm với khái niệm về tội lỗi. Vì sự công chính của Đức Ki-tô mà Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi vòng tội lỗi để bày tỏ tình yêu của Người cho chúng ta (x 1 Ga 2,1-2.4-10). Nhờ được mặc khải về sự công chính của Thiên Chúa mà tín hữu cảm thấy chính mình được thúc đẩy thực hiện sự công chính (1 Ga 2,29; 3,7) và trở nên thanh sạch như Đức Ki-tô là Đấng thanh sạch (1 Ga 3,3).
Định nghĩa thứ ba của Gio-an về Thiên Chúa nổi tiếng hơn cả. Định nghĩa nay nằm ở trung tâm mặc khải về Tân Ước: Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4,8-10). Đối với Gio-an, tình yêu vừa là hiến thân vừa là hiệp thông. Trong Thiên Chúa, tình yêu nối kết Chúa Cha với Chúa Con. Nhưng tình yêu thấn linh này đã tỏ hiện và thông đat ra, vì mọi tình yêu đều phát sinh từ Thiên Chúa (1 Ga 4,7). Gio-an coi toàn thể công trình cứu độ đã được Chúa Con hoàn thành là một mặc khải vĩ đại về tình yêu của Chúa Cha (1 Gả,16; 4,9-10.16). Chúng ta, những người nhận biết sứ điệp này trong đức tin, với tư cách là Ki-tô hữu đều được kêu gọi đề cho tình yêu của Người ngự trong chúng ta (1 Ga 2,5; 4,12.17-18) bằng cách yêu thương anh em mình (1 Ga 4,20). Nhưng phải yêu họ vì bản chất của họ, vì họ là con cái của Thiên Chúa (1 Ga 5,21). Do mặc khải này, tất cả cuộc sống của tín hữu trờ thành một cuộc sống trong chân lý và tình yêu (2 Ga 1,3). Đời sống đức tin và tình yêu này là điều kiện trực tiếp để biết Thiên Chúa,
Tuy nhiên, Gio-an cũng không quên rằng các bậc thầy giả dối cũng tự phụ là ho biết Thiên Chúa. Chính vì thế, Gio-an đã có nhiều lời cảnh cáo để nêu rõ đời sống Ki-tô hữu đích thật. Có thể phân chia các tiêu chuẩn này thành hai loại. Trước tiên là các tiêu chuẩn thuộc phạm vi luân lý: đó là xa lánh tội lỗi (1 Ga 3,6), không yêu chuộng thế gian (1 Ga 3,15), đi trong ánh sáng (1 Ga 1,7), thực thi đức công chính (2 Ga 2,29; 3,10), luôn tuân giữ các lệnh truyền ( 2 Ga 3-5; 3,24; 5,2), nhất là lệnh truyền về tình bác ái huynh đệ (2 Ga 2,9-11; 3,10.18-20; 4,13.20; 5,1).
Các tiêu chuẩn tín lý là lưu lại trong huấn giới nghe được lúc ban đầu (1 Ga 2,24); nghe những ai trong Hội thánh giảng dạy chân lý (1 Ga 4,60; tin tưởng và tuyên xưng rằng Giê-su là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa (1 Ga 2.3; 4,2; 5,1.10). Còn về ơn Chúa Thánh Thần ban ( 1 Ga 3,24; 4,13) thì nói cho đúng, đó không phải là một tiêu chuẩn mà chính là động lực thúc đẩy niềm tin va tình bác ái huynh đệ.
Nhưng đâu là hiệu quả của mối hiệp thông đích thật với Thiên Chúa và anh em mình ? Tác động của lời Chúa và cường độ của đức tin làm cho tín hữu chiến thắng tội lỗi và thế gian (1 Ga 2,13-14). Ai sống cách đầy đủ đời sống đức tin của con cái Thiên Chúa thì có thể nói người đó không cón phạm tội được nữa ( 1 Ga 3,6-9; 5,18). Việc họ tuân phục trọn vẹn thiên ý xóa bỏ nơi họ mọi sợ sệt (1 Ga 4,18) và làm cho họ được dạn dĩ hoàn toàn trước vị Thẩm phán tối cao (1 Ga 2,28; 3,21; 4,17) cũng như cho họ tin chắc rằng lời cầu nghuyện của họ sẽ được chấp thuận (1 Ga 3,21-22; 5,14-15). Chính vì thế,đối với tín hữu, mối hiệp thông này là nguồn mạch bình an (2 Ga 1,3) và làm phát sinh nơi họ niềm vui Ki-tô giáo (1 Ga 1,3).
7. Kết luận
Các thư của thánh Gio-an trình bày một tổng hợp về đời sống Ki-tô hữu đích thật. Là cuộc hiệp thông với Thiên Chúa, đời sống Ki-tô hữu thực hiện một cách hoàn hảo Giao Ước mới giữa Thiên Chúa với loài người, Giao Ứớc đã được các ngôn sứ loan báo cho thời cứu độ. Giao Ước mới này có được là do mặc khải Đức Giê-su mang lại, mặc khải tình yêu của Chúa Cha, nhưng cũng do sức nội tâm hóa của Chúa Thánh Thần. Và như vậy, đức tin và tình yêu trở thành lề luật mới cho các môn đệ của Đức Ki-tô. Mặc khải đó mang lại hiệu quả. Thánh Gio-an nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có một truyền thống không ngừng qui chiếu về nguồn gốc. Ngài cũng lưu ý đặc biệt về sự phân biệt các thứ tinh thần và đức tin của các tín hữu: đó là những điểm học thuyết sau này sẽ được lấy lại và quảng diễn sâu rộng trong các khoa thần học, tu đức và thấn bí học của Ki-tô giáo.
Các thư này chẳng những chứa đựng một giáo lý về mối hiệp thông vói Thiên Chúa, một nền luân lý và một nền thần học huyền nhiệm mà còn giới thiệu một khoa học cánh chung. Thật vậy, chúng ta không thể không ngạc nhiên vì thấy tác giả chú trọng tới viễn tượng thời cánh chung như thế. Ngài nói: “Đây là thời cuối cùng”. Ki-tô hữu chúng ta thường sống trong một hoàn cảnh đối nghịch với thế gian, nhưng chúng ta biết rõ thế gian này đang qua đi. Chính vì thế, chúng ta được mời gọi xây dựng tất cả niềm hy vọng của chúng ta nơi Chúa Giê-su. Khi Người xuất hiện thì Người thế nào, chúng ta sẽ được nhìn thấy như thế.
Tính hiện tại của sứ điệp này đối với thời chúng ta cũng như hết mọi thời thật rõ như ban ngày. Ngày nay cũng như trong các thời đại khác, đức tin dang gặp khủng hoảng. Nhiều tín hữu không biết đâu là chân lý đức tin. Họ đang tìm các tiêu chuẩn để nhận ra. Họ đã có sự hiểu biết về Thiên Chúa thì Gio-an chỉ xin họ giữ vững giáo huấn của Chúa Giê-su Ki-tô và lấy đời sống bác ái mà làm chứng về niềm tin vào Con Thiên Chúa của mình.
(viết dựa theo TOB ấn bản 1994 trang 2965-69; 2983-86; 2993-3000)
1. Hoàn cảnh biên soạn thư
Các thư thánh Gio-an, ít là hai thư đầu, dường như không mang chi tiết nào về hoàn cảnh biên soạn và con người tác giả. Nhưng nếu khảo sát chính bản văn, ta sẽ biết được một cách khá chắc chắn hoàn cảnh của những người nhận thư và lý do thúc đẩy tác giả viết thư cho họ.
Từ giọng văn tranh luận của một số đoạn thư, ta có thể suy ra rằng các cộng đoàn đón nhận thư đang trải qua một cơn khủng hoảng nghiêm trọng. Nhiều học thuyết không phù hợp với mặc khải Ki-tô giáo đang được phổ biến, có thể làm lung lạc đức tin thuần khiết của họ.
Ai là những người rao truyền các học thuyét đó ? Tác giả gọi họ là những kẻ Phản Ki-tô (1 Ga 2,18.22; 4,3; 2 Ga 1,7), các ngôn sứ giả (1 Ga 4,1), những kẻ nói dối (1 Ga 2,22), lừa gạt (2 Ga,1,7), thuộc về thế gian (1 Ga 4,5), để cho sự sai lạc điều khiển (I Ga 4,6). Trước kia họ thuộc cộng đoàn (1 Ga 2,19), nhưng nay họ tìm cách mê hoặc các tín hữu trung thành, bằng cách mang lại một học thuyết không phải của Đức Ki-tô (2 Ga 1,10).
Đâu là điểm sai lầm của họ ? Họ để cho một thứ thần bí thuộc thuyết Ngộ đạo phỉnh gạt, tự cho mình biết Thiên Chúa (1 Ga 2,4), thấy Thiên Chúa (1 Ga 3,6; 3 Ga 1,11), sống hiệp thông với Người (1 Ga 2,3), ở trong ánh sáng (1 Ga 2,9), mặc dù học thuyết và lối cư xử của họ mâu thuẫn rõ ràng với mặc khải Ki-tô giáo. Họ hiểu sai lạc về mầu nhiệm Đức Ki-tô và chối bỏ không nhận Người là Đấng Mê-si-a (1 Ga 2,22), Con Thiên Chúa ( 1 Ga 4, 15; 2 Ga 1,7), phủ nhận mầu nhiệm nhập thể (1 Ga 4,8). Đời sống luân lý của họ cũng đáng trách không kém tuy họ cho mình không có tội; họ không bận tâm gì đến việc giữ các điều răn nhất là luật bác ái.
Đã từ lâu, người ta muốn biết đích xác những thầy dạy giả dối này là ai ? Theo thánh I-rê-nê thì sách Tin Mừng theo thánh Gio-an nhằm chống lại một người lạc giáo tên là Xô-rin-tô. Các thư của ngài cũng nhằm chỉ trích học thuyết của người ấy. Thật vậy, học thuyết này xem ra có nhiều điểm giống như những học thuyết của các giảng viên mà thánh Gio-an tố cáo. Cũng theo thánh I-rê-nê thì Xô-rin-tô nói rằng lúc chào đời Đức Giê-su cũng giống như trăm ngàn người khác, Đến khi Người chịu phép Rửa thì một Ki-tô thần linh đến kết hiệp với Người. Nhưng sau đó, vào cuộc Thương khó, vị ấy rời xa Người.
Tuy nhiên, có nhiều điểm khác vẫn là của Xô-rin-tô thì lại không được nhắc tới trong các thư của thánh Gio-an. Dù sao, học thuyết mà các thư nhắm tới cũng nằm trong phong trào Ngộ đạo Do thái và đã bị các thư trong tù và các thư mục vụ của thánh Phao-lô lên án. Về sau, phong trào này đưa tới các hệ thống ngộ đạo lớn của thế kỷ II.
Nhưng mục đích chính của tác giả không nhằm đả phá kẻ lạc đạo mà trực tiếp nói với các tín hữu. Tác giả đặt họ vào thế phải coi chừng các tham vọng của phái ngộ đạo và cho họ thấy rằng chính họ, nhờ đức tin mới thực sự có được sự hiệp thông với Thiên Chúa (1 Ga,1,3). Đó cũng là điều kết luận trong phần cuối thư 1 Ga: “Các điều này tôi đã viết cho anh em để anh em biết là anh em có sự sống đời đời, anh em là những kẻ tin vào danh Con Thiên Chúa” (5,13).
Đó cũng còn là lý do khiến tác giả lặp đi lặp lại như một điệp ca công thức: “Nhờ điều này, ta được biết rằng… (1 Ga 2,3-5; 3,19,24; 4,2-6.13). Tác giả muốn cho thấy đâu là dấu để nhận ra các tín hữu đích thật. Những dấu đó là lòng trung thành với đức tin Ki-tô giáo đã được giảng dạy ngay từ đầu (1 Ga 2,22.24) và việc tuân giữ các điều răn, nhất là bác ái (1 Ga 2,3-6.9-11).
3. Tác giả
Hầu như chắc chắn tất cả ba thư đều do một người viết. Một cuộc khủng hoảng giống nhau được phản ánh trong hai thư đầu và một cách gián tiếp trong thư thứ ba. Về tư tưởng, từ ngữ và văn thể, cả ba thư đều giống nhau đến nỗi khó có thể nói các thư đó là do nhiều tác giả khác nhau. Đây là vài công thức đặc biệt: “Có nhiều ngôn sứ giả đã xuất hiện trên thế gian”. (1 Gã,1; 2 Ga 1,7}, đi trong sự thật (2 Ga 1,4; 3 Ga 1, 3), chân thành yêu mến (2 Ga 1,1; 3 Ga 1,1), lệnh truyền yêu thương không phải là một lệnh truyền mới mà là lệnh truyền đã có từ thuở ban đầu ( 1 Ga, 7; 2 Ga 1,5) có Cha và Con ( 2 Ga 1,9) hay cũng có Cha” (1 Ga 2,23).
Nhưng tác giả là ai ? Đây là một vấn đề khác với thư Phao-lô: tác giả không xưng danh ở một chỗ nào. Trong 2 Ga 1 và 3 Ga 1, ông xưng mình là niên trưởng. Danh hiệu này không chỉ người lãnh đạo một cộng đoàn, nhưng theo thói quen của các Hội thánh bên Tiểu Á, đó là danh hiệu chỉ một người thuộc Nhóm các môn đệ Đức Giê-su hay người nào quen biết các môn đệ ấy. Như vậy, người đó là một người có uy tín lớn, vì là chứng nhân trong giai đoạn đầu truyền thống các Tông đồ. Ngoài ra, tác giả lại nói mình là một chứng nhân đã nhìn tận mắt đời sống của Đức Giê-su (1 Ga 1,1-3; 4,14). Những chỉ dẫn ấy cho phép nghĩ rằng tác giả là tông đồ Gio-an. Thật vậy, đối với thư thứ nhất, các lời chứng thời xưa đều nói rằng Gio-an là tác giả. Nhưng đối với hai thư sau thì khác, vì tác giả xưng mình là niên trưởng. Vào thế kỷ III và IV, có người cho rằng tác giả là một ông Gio-an niên trưởng nào đó, khác với tông đồ Gio-an. Nhưng truyền thống cổ ở Ê-phê-xô chỉ biết có một Gio-an Tông đồ.
3. Bối cảnh văn chương và học thuyết
Thoạt nhìn thì thấy Cựu Ước không có ảnh hưởng bao nhiêu trên các thư này, vì tác giả chỉ nhắc rõ ràng đến Cựu Ước có một lần (x 1 Ga 3,12). Tuy vậy trong 3 thư không thiếu những kiểu nói Cựu Ước như công chính và trung tín (1 Ga 1,9), biết Thiên Chúa ( 1 Ga,3.4.14), lễ hy sinh đền tội (1 Ga 2,2; 4,10). Nhưng ảnh hưởng của Cựu Ước đối với thư thứ nhất rõ rệt hơn cả trong chủ đề nói về mối hiệp thông với Thiên Chúa và sự biết Thiên Chúa. Theo nhiều đoạn văn thì “biết Thiên Chúa”, một dấu đặc biệt của Giao Uớc mới dường như đồng nhất với biết Thiến Chúa trong Giê-rê-mi-a, (x 1 Ga 2,3.13.20.27; 3,9; 5,20).
Nhưng xét về từ ngữ, thư Gio-an có nhiều điểm giống Do thái giáo ở Pa-lét-tin, nhất là trào lưu tư tưởng trong các tác phẩm của cộng đoàn Cum-ran. Nhiều từ ngữ như “ làm sự thật”, “thần chân lý” (1 Ga 4,6), “điều ác” (1 Ga 3,4) cũng như sự tương phản rõ rệt giữa Thiên Chúa và thế gian (1 Ga 4,4-6), ánh sáng và bóng tối (1 Ga 1, 6-7; 2,9-11), sự thật và giả dối (1 Ga 2,21.27) đều có trong lề luật Cum-ran.
Nhị nguyên thuyết của thánh Gio-an không mang mầu sắc vô hình và vũ trụ như trong thuyết Ngộ đạo, nhưng có tính luân lý và cánh chung, bởi vì nó nằm trong tâm hồn của con người, tuy yếu đuối và tội lỗi, nhưng có khả năng hoán cải vả kết hợp với Thiên Chúa, Vì các thư này nhấn mạnh nhiều đến sự hiểu biết nên cũng thuộc phong trào khải huyền Do thái và sự khôn ngoan, là phong trào đặc biệt quan tâm đến việc mặc khải các huyền nhiệm. Nhưng các công thức phát xuất từ Do thái giáo bao giờ cũng được tác giả giải thích lại theo hướng Ki-tô giáo.
Các nghiên cứu mới đây đã đưa ra ánh sáng một ảnh hường khác có tính quyết định: đó là truyền thống Ki-tô giáo sơ khởi, nhất là ảnh hưởng của khoa huấn giảo và nền thần học về phép Rửa. Gio-an nhắc nhở các độc giả nhớ lại nhiểu điều đã nghe (1Ga 1,1.3.5; 2,7.18.24; 3,11; 4.3; 2 Ga 1,6). Thường thường tác giả còn nhắc cho nhớ rõ những điều đã nghe từ thuở ban đầu, nghĩa là giáo huấn khai tâm Ki-tô giáo (1 Ga 1,1; 2,7.13.14.24; 3,11; 2 Ga,5-6). Thánh Gio-an mong cho các tín hữu thú nhận tội lỗi ( 1Ga 1,9) và mời gọi họ tuyên xung đức tin của mình vào Chúa Giê-su, Con Thiên Chúa đã nhập thể (1Ga 2,2-3; 4,2.15; 2 Ga 1,7): đó cũng là những chủ đề liên quan đến phép Rửa. Tuy nhiên, tất cả những chủ đề đó dù mang mầu sắc Do thái hay Ki-tô giáo, đều được tác giả lấy lại và hiện tại hóa, để mô tả hoàn cảnh hiện thời của các tín hữu đang phải đương đầu với thế gian.
4. Thư thứ nhất
Khó mà xác định được thể văn của thư này. Vì thư thiếu lời mở đầu và câu kết, lại không nói đến tên ai cả nên thật khó coi đó là một thư thường, cũng như không thể coi đó là thư gủi cho một cộng đoản địa phương. Tuy vậy, tác giả vẫn gọi các độc giả là những người con thơ bé ( x 2 Ga 2,1.12.18.28 v.v…) và nhiều lần lại thường hay nhắc nhở họ về đức tin và khuyên họ trung thành với đức tin đó. Như vậy là tác giả có quyền hành về mặt tôn giáo đối với họ. Hình như thư này được gửi cho một số các giáo đoàn đang bị cùng một khuynh hướng lạc đạo de doạ. Có lẽ đó là các gíáo đoàn thuộc tỉnh Tiểu Á theo truyền thống xưa. Bản văn thánh Gio-an gửi cho họ là một loại thư mục vụ nhằm nâng đỡ và soi sáng họ trong cuộc phấn đấu để bảo vệ đức tin.
Về kết cấu của thư, có nhiều ý kiến khác nhau. Vấn đề khá rắc rối bởi lẽ trong thư có rất ít từ chuyển tiếp. Nhưng có một nhận xét giúp ta nhận thấy trong đó một dàn bài: đó là việc tác giả lặp đi lặp lại một số chủ đề và luôn lặp lại theo cùng một thứ tự. Tư tưởng được quảng diễn theo lối vận hành trôn ốc, xoay quanh một chủ đề chính yếu là sự hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa. Chủ đề này được loan báo rõ rệt trong lời tựa (1 Ga 1,3) và được diễn tả bằng những lời lẽ tương đương trong câu kết luận (1 Ga 5,13). Tác giả muốn truyền đạt cho các tín hữu một xác tín: đó là họ có được sự sống vĩnh cửu. Đối lại với những người lạc đạo, tác giả cho các tín hữu thấy đâu là những điều kiện để được sự sống đời đời và đâu là những tiêu chuẩn để nhận ra sự sống ấy. Tất cả thư không làm gì khác hơn là mô tả các tiêu chuẩn đó và các yếu tố làm nên đời sống Ki-tô hữu đích thật, trong một loạt các bản văn đối chiếu song hành.
4,1 Lời tựa (1 Ga 1-4) cho thấy chủ đề chính:
Trình bày các tiêu chuẩn kết hợp chúng ta với Thiên Chúa. Ở đây mối hiệp thông được coi như là tham dự vào ánh sáng của Thiên Chúa. Các tiêu chuẩn này là:
Đi trong ánh sáng, sau khi được giải thoát khỏi tội lỗi (1Ga 5,1-2,2)
Tuân giữ luật yêu thương ( 1Ga 2,3-11)
Giữ vững đức tin trước thế gian và các tên Phản Ki-tô (1 Ga 2,12-28)
4,2 Trình bày lần thứ hai các tiêu chuẩn kết hợp với Thiên Chúa
Lần này mối liên hệ với Thiên Chúa được mô tả như liên lạc giữa cha con. Các tiêu chuẩn giúp nhận ra địa vị làm con Thiên Chúa là: thực hành đức công chính, không phạm tội ( 1 Ga 2,29-3,10). Thực hành bác ái theo gương Con Thiên Chúa (1 Ga 3,1-24). Phân biệt các thần khí nhờ tin vào Chúa Giê-su Ki-tô.
4,3 Trình bày lần thứ ba về các tiêu chuẩn và điều kiện kết hợp với Thiên Chúa. Tiêu chuẩn tiêu cực là từ bỏ tội lỗi. Tiêu chuẩn tích cực là tin cậy mến. Tình yêu phát xuất từ Thiên Chúa và bén rễ trong đức tin ( 1 Ga 4,7-21). Tin vào Con Thiên Chúa là gốc rễ của đức ái ( 1 Ga 5,1-12)
Một số nhà chú giải cho rằng nếu phân tích kỹ, ta có thể nhận thấy trong thư nhiều đợt biên soạn khác nhau. Có người còn phân biệt một bên là bản văn nguyên thủy bắt nguồn từ thuyết Ngộ đạo hay từ môn phái Cum-ran, một bên là các lời khuyến thiện do tác giả thêm vào. Nhưng có thể trả lời rằng: sự kiện có nhiều lối văn khác nhau không minh chứng bản văn có nhiều nguồn khác nhau. Có thể giải thích rằng đoạn văn này có tính tín lý hơn đoạn văn kia là do ảnh hưởng của khoa huấn giáo. Chính kết cấu đều đặn của thư là một dấu khiến ta nghĩ rằng thư này có tính duy nhất về mặt văn chương.
5. Hai thư nhỏ
Khác với 1 Ga, hai thư nhò này đều mang đặc tính của những bức thư đích thật.
Bức thư thứ hai gửi cho “bà chúa đã được tuyển lựa và các con cái bà.” Đây là tước hiệu vị niên trưởng đặt cho một trong các giáo đoàn Tiểu Á thuộc quyền ông, tuy không biết là giáo đoàn nào. Đức tin của các tín hữu trong giáo đoàn này đang gặp nguy hiểm, do sự hiện diện của đám người lừa gạt chối bỏ mầu nhiệm nhập thể, và không sống trung thành với đạo lý của Đức Ki-tô. Gio-an muốn chuẩn bị cho họ đương đầu với hạng người như thế. Họ là những người được biết sự thật nên phải đi trong sự thật, thương yêu nhau bằng cách sống trong ánh sáng của lệnh truyền phát xuất từ Chúa Cha, và được lưu truyền trong Hội thánh ngay từ buổi đầu. Đó là những chủ đề đã được quảng diễn trong thư thứ nhất.
Thư thứ ba có những điểm tương đồng lạ lùng với thư thú hai xét về văn thể ( 2 Ga 1.4.12.13 = 3 Ga 1,3.13-15). Thư này gửi cho một người tên là Gai-ô mà vị niên trưởng khen là vẫn đi trong sự thật. Sở dĩ giọng văn trong thư hơi có vẻ bút chiến là vì một cơn khủng hoảng đã xẩy ra giữa các tín hữu. Trước đó, vị niên trưởng đã viết một thư cho cộng đoàn. Nhưng Đi-ô-trê-phê, thủ lãnh cộng đoàn này lại không nhìn nhận quyền hành của ông, nên lần này ông thấy phải viết cho Gai-ô, một trong các Ki-tô hữu chủ chốt vẫn còn trung thành. Vị niên trưởng cư ngụ ở một giáo đoàn nhưng điều khiển một nhóm giảng viên lưu động có nhiệm vụ làm cho lương dân biết danh Chúa Giê-su Ki-tô. Đời sống của họ được các tín hữu khắp nơi công nhận. Họ là những người hợp tác trong công việc rao giảng lời Chúa. Nhưng Đi-ô-trê-phê không muốn tiếp đón họ, lại còn trục xuất ho ra khỏi giáo đoàn những ai giúp đỡ họ. Mục đích thư này là khuyên ông Gai-ô cứ tiếp tục giúp đỡ họ.
Xét bên ngoài, thư này có tính mục vụ và không hàm chứa một ám chỉ nào về các thuyết sai lạc mà hai thư trước đã đề cập tới. Thái độ của Đi-ô-trê-phê khiến cho vị niên trưởng nghĩ rằng ông ta có liên hệ với phái lạc đạo.
Trong ba thư, không biết thư nào viết trước, vì không có những bằng cớ chắc chắn để xác quyết. Theo một số tác giả thì có thể thư 1 viết sau cùng. Ý kiến này có phần nào xác đáng vì vào lúc có thư này thì một nhóm đã tách khỏi cộng đồng rồi ( 1 Ga 2,19) và như thế là tà thuyết đã phát triển và được củng cố. Vậy sau khi đã nói với một cộng đồng địa phương trong thư 2 và 3 Ga, bây giờ tác giả thấy có nhiệm vụ lấy lại các chủ đề đã bàn tới để trình bày trong một tập thể, gửi cho các giáo đoàn Tiểu Á.
6. Thần học trong thư 1
Ở đây không nhằm đưa ra một phân tích đầy đủ về thần học trong thư này mà chỉ nhằm trình bày giáo huấn cơ bản. Dụng ý của tác giả được diễn tà rõ rệt trong câu két: “Các điều đó tôi đã viết cho anh em để anh em là những người tin vào danh Con Thiên Chúa, anh em biết rằng mình có sự sống đời đời.” ( 1 Ga 5,13). Trước nỗi xao xuyến do học thuyết lạc giáo gây nên, Gio-an muốn các tín hữu chắc rằng chính họ chiếm được đời sống thần linh chứ không phải các ngôn sứ giả. Trong các câu sau cùng, sự chắc chắn ấy vang lên như tiếng kêu chiến thắng của đức tin đối với thế gian: “Chúng ta biết rằng phàm ai sinh làm con Thiên Chúa thì không phạm tội, nhưng có Đấng Thiên Chúa đã sinh ra giữ gìn. Ác thần không đụng đến người ấy được. Chúng ta biết rằng chúng ta thuộc về Thiên Chúa, còn thế gian đều nằm dưới sự thống trị của Ác thần. Chúng ta biết rằng Con Thiên Chúa đã đến và ban cho chúng ta trí khôn ngoan để biết Thiên Chúa thật. Chúng ta sống kết hợp với Thiên Chúa thật, với Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô. Đức Ki-tô là Thiên Chúa thật và là sự sống đời đời. Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, hãy tránh xa các tà thần.” (1 Ga 18-20).
Chống lại thuyết Ngộ đạo tự phụ cho mình là biết, Ki-tô hữu phải cố phát triển và củng cố nơi mình sự “ngộ đạo” đích thật, tức là niềm tin chắc chắn rằng “Ki-tô hữu trọn lành không còn ngồi trong bóng tối mà là trong ánh sáng; người ấy đã được giác ngộ.” (Jean Mouroux)
Chủ đề lớn trong thư này là mối hiệp thông giữa tín hữu với Thiên Chúa. Đó lả hiệp thông với Thiên Chúa và Con cua Người là Đức Giê-su Ki-tô (1 Ga 1,3). Nhưng giữa các tín hữu với nhau, mối hiệp thông này được biểu lộ như là mối hiệp thông huynh đệ (1 Ga 3,6). Chữ hiệp thông này không gặp ở đâu khác trong Gio-an, nhưng nội dung của từ đó lại được mô tả trong suốt cả thư qua nhiều công thức khác nhau, làm cho người ta thấy được sự phong phú của đời sống thần linh: tín hữu ở trong Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con vá Chúa Thánh Thần và Thiên Chúa ở trong người ấy. Người ấy sinh ra bởi Thiên Chúa (1 Ga 2,29; 3,9; 4,7; 5,1.4), là con cái Thiên Chúa ( 1 Ga 3,2.10), có Chúa Cha và Chúa Con (1 Ga 2,23; 5,12.13), có sự sống ( 1 Ga 5,12), Thêm vào đó, phải kể câu nói “biết Thiên Chúa” (1 Ga 4,14). Gio-an tha thiết nhấn mạnh rằng mối hiệp thông thần linh này chỉ đạt được nhờ và qua trung gian của Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa, bởi chính Người là Đấng chân thật, là Thiên Chúa và là sự sống vĩnh cửu (1 Ga 5,20).
Vì hiểu biết Thiên Chúa (1 Ga 4,6-7) nên các Ki-tô hữu đích thật luôn khám phá Thiên Chúa hơn nữa. Gio-an cho thấy mầu nhiệm Thiên Chúa tỏ hiện dưới ba dạng: ánh sáng, công chính và tình yêu.
Ngay từ đầu thư, Gio-an đã tuyên bố cho tín hữu biết một sự kiện lớn lao: Thiên Chúa là ánh sáng. Ở đây cũng như trong Do thái giáo, ánh sáng có nghĩa lả mặc khải. Gio-an lấy lại chủ đề của lời tựa: sự sống vĩnh cửu đã được mặc khải cho ta qua Đức Giê-su Ki-tô. Đó là sự sống của Chúa Cha và của Ngôi Lời là Con hướng về Chúa Cha (1 Ga 1,22). Từ khi Đức Giê-su ra đời, ánh sáng đích thật của mặc khải này đã chiếu soi loài người (Ga 2, 18) Từ nay đối với loài người, ánh sáng này là sứ điệp của tình yêu Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng là lời mời gọi loài người sống trong tình yêu và sống hiệp thông với nhau (1 Ga,1,7)
Một phẩm tính khác của Thiên Chúa đã được nhắc lại hai lần: đó là “Thiên Chúa là Đấng Công Chính”(1 Ga 1,9; 2,29). Tước hiệu này cũng được áp dụng hai lần cho Đức Ki-tô (1 Ga 2,1; 3,7) bởi vì chính trong công trình của Người mà sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải cho thế gian. Trong mỗi đoạn văn trên, phẩm tính của Thiên Chúa được nhắc kèm với khái niệm về tội lỗi. Vì sự công chính của Đức Ki-tô mà Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi vòng tội lỗi để bày tỏ tình yêu của Người cho chúng ta (x 1 Ga 2,1-2.4-10). Nhờ được mặc khải về sự công chính của Thiên Chúa mà tín hữu cảm thấy chính mình được thúc đẩy thực hiện sự công chính (1 Ga 2,29; 3,7) và trở nên thanh sạch như Đức Ki-tô là Đấng thanh sạch (1 Ga 3,3).
Định nghĩa thứ ba của Gio-an về Thiên Chúa nổi tiếng hơn cả. Định nghĩa nay nằm ở trung tâm mặc khải về Tân Ước: Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4,8-10). Đối với Gio-an, tình yêu vừa là hiến thân vừa là hiệp thông. Trong Thiên Chúa, tình yêu nối kết Chúa Cha với Chúa Con. Nhưng tình yêu thấn linh này đã tỏ hiện và thông đat ra, vì mọi tình yêu đều phát sinh từ Thiên Chúa (1 Ga 4,7). Gio-an coi toàn thể công trình cứu độ đã được Chúa Con hoàn thành là một mặc khải vĩ đại về tình yêu của Chúa Cha (1 Gả,16; 4,9-10.16). Chúng ta, những người nhận biết sứ điệp này trong đức tin, với tư cách là Ki-tô hữu đều được kêu gọi đề cho tình yêu của Người ngự trong chúng ta (1 Ga 2,5; 4,12.17-18) bằng cách yêu thương anh em mình (1 Ga 4,20). Nhưng phải yêu họ vì bản chất của họ, vì họ là con cái của Thiên Chúa (1 Ga 5,21). Do mặc khải này, tất cả cuộc sống của tín hữu trờ thành một cuộc sống trong chân lý và tình yêu (2 Ga 1,3). Đời sống đức tin và tình yêu này là điều kiện trực tiếp để biết Thiên Chúa,
Tuy nhiên, Gio-an cũng không quên rằng các bậc thầy giả dối cũng tự phụ là ho biết Thiên Chúa. Chính vì thế, Gio-an đã có nhiều lời cảnh cáo để nêu rõ đời sống Ki-tô hữu đích thật. Có thể phân chia các tiêu chuẩn này thành hai loại. Trước tiên là các tiêu chuẩn thuộc phạm vi luân lý: đó là xa lánh tội lỗi (1 Ga 3,6), không yêu chuộng thế gian (1 Ga 3,15), đi trong ánh sáng (1 Ga 1,7), thực thi đức công chính (2 Ga 2,29; 3,10), luôn tuân giữ các lệnh truyền ( 2 Ga 3-5; 3,24; 5,2), nhất là lệnh truyền về tình bác ái huynh đệ (2 Ga 2,9-11; 3,10.18-20; 4,13.20; 5,1).
Các tiêu chuẩn tín lý là lưu lại trong huấn giới nghe được lúc ban đầu (1 Ga 2,24); nghe những ai trong Hội thánh giảng dạy chân lý (1 Ga 4,60; tin tưởng và tuyên xưng rằng Giê-su là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa (1 Ga 2.3; 4,2; 5,1.10). Còn về ơn Chúa Thánh Thần ban ( 1 Ga 3,24; 4,13) thì nói cho đúng, đó không phải là một tiêu chuẩn mà chính là động lực thúc đẩy niềm tin va tình bác ái huynh đệ.
Nhưng đâu là hiệu quả của mối hiệp thông đích thật với Thiên Chúa và anh em mình ? Tác động của lời Chúa và cường độ của đức tin làm cho tín hữu chiến thắng tội lỗi và thế gian (1 Ga 2,13-14). Ai sống cách đầy đủ đời sống đức tin của con cái Thiên Chúa thì có thể nói người đó không cón phạm tội được nữa ( 1 Ga 3,6-9; 5,18). Việc họ tuân phục trọn vẹn thiên ý xóa bỏ nơi họ mọi sợ sệt (1 Ga 4,18) và làm cho họ được dạn dĩ hoàn toàn trước vị Thẩm phán tối cao (1 Ga 2,28; 3,21; 4,17) cũng như cho họ tin chắc rằng lời cầu nghuyện của họ sẽ được chấp thuận (1 Ga 3,21-22; 5,14-15). Chính vì thế,đối với tín hữu, mối hiệp thông này là nguồn mạch bình an (2 Ga 1,3) và làm phát sinh nơi họ niềm vui Ki-tô giáo (1 Ga 1,3).
7. Kết luận
Các thư của thánh Gio-an trình bày một tổng hợp về đời sống Ki-tô hữu đích thật. Là cuộc hiệp thông với Thiên Chúa, đời sống Ki-tô hữu thực hiện một cách hoàn hảo Giao Ước mới giữa Thiên Chúa với loài người, Giao Ứớc đã được các ngôn sứ loan báo cho thời cứu độ. Giao Ước mới này có được là do mặc khải Đức Giê-su mang lại, mặc khải tình yêu của Chúa Cha, nhưng cũng do sức nội tâm hóa của Chúa Thánh Thần. Và như vậy, đức tin và tình yêu trở thành lề luật mới cho các môn đệ của Đức Ki-tô. Mặc khải đó mang lại hiệu quả. Thánh Gio-an nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có một truyền thống không ngừng qui chiếu về nguồn gốc. Ngài cũng lưu ý đặc biệt về sự phân biệt các thứ tinh thần và đức tin của các tín hữu: đó là những điểm học thuyết sau này sẽ được lấy lại và quảng diễn sâu rộng trong các khoa thần học, tu đức và thấn bí học của Ki-tô giáo.
Các thư này chẳng những chứa đựng một giáo lý về mối hiệp thông vói Thiên Chúa, một nền luân lý và một nền thần học huyền nhiệm mà còn giới thiệu một khoa học cánh chung. Thật vậy, chúng ta không thể không ngạc nhiên vì thấy tác giả chú trọng tới viễn tượng thời cánh chung như thế. Ngài nói: “Đây là thời cuối cùng”. Ki-tô hữu chúng ta thường sống trong một hoàn cảnh đối nghịch với thế gian, nhưng chúng ta biết rõ thế gian này đang qua đi. Chính vì thế, chúng ta được mời gọi xây dựng tất cả niềm hy vọng của chúng ta nơi Chúa Giê-su. Khi Người xuất hiện thì Người thế nào, chúng ta sẽ được nhìn thấy như thế.
Tính hiện tại của sứ điệp này đối với thời chúng ta cũng như hết mọi thời thật rõ như ban ngày. Ngày nay cũng như trong các thời đại khác, đức tin dang gặp khủng hoảng. Nhiều tín hữu không biết đâu là chân lý đức tin. Họ đang tìm các tiêu chuẩn để nhận ra. Họ đã có sự hiểu biết về Thiên Chúa thì Gio-an chỉ xin họ giữ vững giáo huấn của Chúa Giê-su Ki-tô và lấy đời sống bác ái mà làm chứng về niềm tin vào Con Thiên Chúa của mình.
(viết dựa theo TOB ấn bản 1994 trang 2965-69; 2983-86; 2993-3000)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 19/01/2010
ĂN MÀY
Người ăn máy kéo vạt áo của người đi đường, năn nỉ ông ta bố thí vài đồng uống cà phê. Anh ta kể lể:
- “Thưa ông, trước đây tôi cũng giống như ông vậy, là một người làm ăn buôn bán rất giàu có, mỗi ngày tôi đều nổ lực làm việc, trên bàn làm việc của tôi có một câu cách ngôn đặt trước mặt: “Sáng ý suy tư, hành động quả quyết, cuộc sống mạo hiểm”. Tôi luôn thực hành câu cách ngôn này, tài vận cũng rất hạnh thông. Nhưng...nhưng sau đó người giúp việc quét nhà lấy câu cách ngôn ấy của tôi quăng vào thùng rác rồi.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Mỗi một giám mục đều chọn cho mình một khẩu hiệu khi được đức giáo hoàng gọi làm giám mục, mỗi một linh mục đều có cho mình một câu ý lực để sống đời linh mục cho hoàn hảo hơn, và có lẽ giáo dân cũng vậy, cũng có một số người chọn cho mình một câu cách ngôn để sống.
Thường thì lấy câu khẩu hiệu, ý lực hay cách ngôn ở trong Kinh Thánh.
Có nhiều người trong văn phòng làm việc treo những câu cách ngôn rất “kêu” khắp tường, nhưng cuộc sống thì hoàn toàn trái ngược với những câu cách ngôn đầy tính giáo dục ấy; có những người đem câu châm ngôn mà mình thích bò vào trong bóp (ví) tiền để mỗi khi mở ra thì thấy được, nhưng cuộc sống thì vẫn cứ như cũ, cũng cờ bạc rượu chè không như câu cách ngôn ở trong túi mình...
Đem câu cách ngôn khắc trên đá, dán trên tường hay đặt chỗ nào cũng được, nhưng quan trọng là hãy khắc nó vào trong tâm của mình, để từ đó phát xuất ra những ngôn hành phù hợp với lòng mình mong ước.
Giàu nghèo không hệ tại câu cách ngôn hay ý lực bị mất, nhưng hệ tại cuộc sống của mình có chí thú làm ăn và đạo đức hay không mà thôi. Bởi vì khi chí thú làm ăn thì nhất định sẽ có đời sống thoải mái, và có đạo đức thì chắc chắn sẽ không phí tiền một cách vô ích trong các sòng bài, đĩ điếm và những cuộc nhậu vô bổ thâu đêm...
Ai hiểu thì hiểu !
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Người ăn máy kéo vạt áo của người đi đường, năn nỉ ông ta bố thí vài đồng uống cà phê. Anh ta kể lể:
- “Thưa ông, trước đây tôi cũng giống như ông vậy, là một người làm ăn buôn bán rất giàu có, mỗi ngày tôi đều nổ lực làm việc, trên bàn làm việc của tôi có một câu cách ngôn đặt trước mặt: “Sáng ý suy tư, hành động quả quyết, cuộc sống mạo hiểm”. Tôi luôn thực hành câu cách ngôn này, tài vận cũng rất hạnh thông. Nhưng...nhưng sau đó người giúp việc quét nhà lấy câu cách ngôn ấy của tôi quăng vào thùng rác rồi.”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Mỗi một giám mục đều chọn cho mình một khẩu hiệu khi được đức giáo hoàng gọi làm giám mục, mỗi một linh mục đều có cho mình một câu ý lực để sống đời linh mục cho hoàn hảo hơn, và có lẽ giáo dân cũng vậy, cũng có một số người chọn cho mình một câu cách ngôn để sống.
Thường thì lấy câu khẩu hiệu, ý lực hay cách ngôn ở trong Kinh Thánh.
Có nhiều người trong văn phòng làm việc treo những câu cách ngôn rất “kêu” khắp tường, nhưng cuộc sống thì hoàn toàn trái ngược với những câu cách ngôn đầy tính giáo dục ấy; có những người đem câu châm ngôn mà mình thích bò vào trong bóp (ví) tiền để mỗi khi mở ra thì thấy được, nhưng cuộc sống thì vẫn cứ như cũ, cũng cờ bạc rượu chè không như câu cách ngôn ở trong túi mình...
Đem câu cách ngôn khắc trên đá, dán trên tường hay đặt chỗ nào cũng được, nhưng quan trọng là hãy khắc nó vào trong tâm của mình, để từ đó phát xuất ra những ngôn hành phù hợp với lòng mình mong ước.
Giàu nghèo không hệ tại câu cách ngôn hay ý lực bị mất, nhưng hệ tại cuộc sống của mình có chí thú làm ăn và đạo đức hay không mà thôi. Bởi vì khi chí thú làm ăn thì nhất định sẽ có đời sống thoải mái, và có đạo đức thì chắc chắn sẽ không phí tiền một cách vô ích trong các sòng bài, đĩ điếm và những cuộc nhậu vô bổ thâu đêm...
Ai hiểu thì hiểu !
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:05 19/01/2010
N2T |
6. Con người ta hồi tưởng về những việc thiện của mình đã làm, thì đức hạnh của họ nhất định không tiến triển được.
(Thánh Bernard)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:05 19/01/2010
N2T |
347. Không ai có thể dự liệu chính xác cuộc sống, bởi vì hoàn cảnh, thời gian và kinh nghiệm vẫn cứ đưa ra một vài chủ đề tin tức cho con người gợi mở.
Sống niềm tin tôn giáo hiện tại ở đây và bây giờ
LM Trần Bình Trọng
22:53 19/01/2010
SỐNG NIỀM TIN TÔN GIÁO HIỆN TẠI Ở ÐÂY VÀ BÂY GIỜ
Chúa Nhật 3 Thường Niên, Năm C
Nkm 8:2-4a, 5-6, 8-10; 1Cr 12:12-30; Lc 4:1-4,14-21
Theo truyền thống tại giáo đường Do thái, thì trong việc thờ phượng, người ta thường cho đọc một bài sách Luật, một bài sách Ngôn sứ, theo sau là bài diễn giảng. Trong Phúc âm hôm nay, Đức Giêsu được mời vừa làm người đọc sách Thánh, vừa là người diễn giảng trong giáo đường tại Nadarét. Chúa chọn đọc bài trích sách ngôn sứ Isaia (Is 61:1-2) như sau: Thánh thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa (Lc 4:18). Rồi Người ban lời huấn dụ, những lời đơn giản, nhưng quan hệ, vượt quá trí hiểu của người nghe. Phúc âm thuật lại: Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người (Lc 4:20). Gấp sách lại, Người phán bảo: Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh thánh qúi vị vừa nghe (Lc 4:21).
Thực ra thì không phải chỉ có đoạn Thánh kinh này mới được ứng nghiệm, mà tất cả toàn bộ Thánk kinh Cựu ước được ứng nghiệm nơi Đức Giêsu. Chúa Giêsu là Người đã hoàn tất mọi điều được viết trong Thánh kinh Cựu ước. Bằng việc tỏ ra là Người ứng nghiệm lời Thánh kinh Cựu ước, Chúa Giêsu biểu lộ căn tính thực sự của Ngưòi. Người biết rõ Người là ai, và tại sao Người đến trong thế gian.
Cho tới lúc này, người Do thái tự hãnh diện về dĩ vãng của họ. Họ được nhắc nhở họ là dòng dõi được lựa chọn, hàng tư tế vương giả, chủng tộc thánh thiện và dân riêng của Chúa (1). Họ được dạy bảo về Ápraham mà họ coi là tổ phụ. Họ lắng nghe những câu truyện lạ lùng về Môsê, người đã đưa họ thoát khỏi vòng nô lệ bên Ai cập, vượt qua biển đỏ. Họ học biết về vua Solomon đã xây dựng đền thờ Giêrusalem đồ sộ và nguy nga, và làm sao Nơkhemia đi tiên phong trong việc tái thiết Ðền thờ sau cuộc lưu đầy bên xứ Babilon. Dân Do thái phải mất 46 năm mới xây xong Ðền thờ. Quan sát Ðền thờ, một môn đệ Chúa nói với Người: Thưa Thầy, Thầy xem kìa: khối đá thật vĩ đại, đền thờ thật khổng lồ (Mc 13:1). Chúa Giêsu đáp: Tại đây sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào, tất cả sẽ bị phá huỷ (Mc 13:2).
Vào năm 70 công nguyên, quân đội La mã do tướng Titô dẫn đầu, đến phá huỷ Ðền thờ. Titô phải nghe biết về lời tiên đoán của Chúa về việc phá huỷ Ðến thờ. Tuy vậy ông cố ý để chừa lại một phần bức tường chung quanh Ðền thờ để chứng minh cho hậu thế biết rằng quân đội La mã hùng mạnh như thế nào, đã có thể phá huỷ Ðền thờ mà không có bom, không chất nổ, không xe tăng như ngày nay, ngay cả xe ủi cũng chưa có. Chín năm sau, Titô trở thành Hoàng đế của Ðế quốc La mã. Phần bức tường được chừa lại ngày nay được gọi là Bức tường Than khóc. Có linh mục kia, khi đi du lịch đến quan sát Bức tường, ghé vào tai một linh mục cùng đồng hành nói nhỏ: Lạ thật, sao mà người ta có thể phá được bức tường này vậy?
Cũng vào thời đó, người Do thái mơ tưởng về tương lai của họ. Ðiều mà họ chú tâm vào tầm quan trọng của họ trong lịch sử xem ra nằm trong tương lai. Họ hướng về ngày tái thiết vương quốc của họ. Vì thế chính Ðấng cứu thế đang ở giữa họ, mà họ không nhìn thấy, hay không chấp nhận. Cho nên họ vẫn mong đợi vị cứu tinh khác.
Những niềm tự hào của người Do thái cổ xưa một phần nào cũng giống những nét tự hào riêng của nhiều người tín hữu đời nay. Người tín hữu đời nay có thể tự hào chẳng hạn như nói: Gia đình tôi theo đạo gốc, gia đình tôi có người làm ma Sơ, làm linh mục, làm giám mục. Tôi đã được chụp hình và bắt tay với giám mục nọ, hồng y kia, ngay cả với đức giáo hoàng. Tổ tiên tôi là thánh tử đạo nọ, thánh tử đạo kia. Quê tôi có nhà thờ lớn được kiến trúc theo kiểu này kiểu nọ. Tự hào như vậy thì cũng là điều tốt, vì trong đời, đôi khi người ta cũng cần có ai hay có gì cao đẹp để nhớ, để mơ hoặc để nhắm tới hay để gồng mình vươn lên. Tuy nhiên tự hào như vậy để che đậy những điều bỉ ổi của mình, thì e rằng mình sẽ bị hố và bị lộ tẩy. Tự hào như vậy để bào chữa những việc làm sai quấy của mình thì sợ rằng người họ hàng làm đến chức quyền cao cũng không bênh vực nổi cho mình, hay đúng hơn không muốn bênh vực. Tự hào như vậy chỉ để loè thiên hạ, thì người ta sẽ coi thường mình.
Những niềm tự hào trên đây là tốt bao lâu giúp cho mình sống theo mẫu gương đạo hạnh của tiền nhân. Tuy nhiên những tự hào đó có thể khiến cho người ta trở nên tự mãn và dựa thế, không muốn tiến thân trên cuộc hành trình đức tin và sống đạo. Người ta để cho mình sống như cây tầm gửi. Cây đổ chết thì cây tầm gửi cũng có thể chết. Việc tổ tiên ta là người thế nọ thế kia, hay làm được chuyện nọ việc kia là một chuyện. Còn việc chính ta có sống đạo và thực thi đức tin hay không lại là chuyện khác.
Trong khi ta đang sống trong thời gian ở giữa, giữa thời gian Chúa cứu thế đã đến trong lịch sử loài người và thời gian Người sẽ đến để kết thúc lịch sử nhân loại, ta không được ngồi đó với thái độ tự mãn hoặc thờ ơ lãnh đạm hoặc mơ tưởng hão huyền. Trong khi ta nhìn về dĩ vãng để noi theo truyền thống và gương lành của tiền nhân, và nhìn về tương lai với niềm hi vọng tươi sáng, ta phải sống đức tin hiện tại ở đây và bây giờ với khả năng và phương tiện có thể.
Ðức tin của ta không phải chỉ là đức tin dựa trên quá vãng hay hướng về tương lai. Trong thực tế thì ta lại có thể để cho đức tin dựa trên quá khứ khi ta coi việc Ðấng cứu thế đã đến như một biến cố thuộc dĩ vãng, không ăn nhập gì tới nếp sống hiện tại. Hoặc ta đặt đức tin vào tương lai khi ta tự nhủ mình: Ngày nào đó tôi sẽ làm hoà với Chúa, tôi sẽ làm lại cuộc đời và sẽ sống đạo hạnh hơn. Tiếc thay khi hoàn cảnh thay đổi thì không còn thuận tiện cho việc làm lại cuộc đời. Và cũng tiếc thay ngày đó sẽ không bao giờ đến, hay đến quá trễ vì bất thình lình người ta đã có thể trở thành người thiên cổ.
Lời cầu nguyện xin cho biết sống đức tin hiện tại ở đây và bây giờ:
Lạy Chúa là Ðấng con thờ và đặt niềm hi vọng.
Cảm tạ Chúa đã ban cho con ơn nhận lãnh đức tin.
Xin đừng để con chỉ cậy thế
vào ơn được rửa tội từ nhỏ.
Cũng đừng để con mơ hồ vào tương lai
không định hướng.
Xin dạy con biết sống đức tin hiện tại
cụ thể và thực tế ở đây và bây giờ. Amen.
__________________
1. Kinh Tiền Tụng Chúa Nhật Thường Niên 1
Chúa Nhật 3 Thường Niên, Năm C
Nkm 8:2-4a, 5-6, 8-10; 1Cr 12:12-30; Lc 4:1-4,14-21
Theo truyền thống tại giáo đường Do thái, thì trong việc thờ phượng, người ta thường cho đọc một bài sách Luật, một bài sách Ngôn sứ, theo sau là bài diễn giảng. Trong Phúc âm hôm nay, Đức Giêsu được mời vừa làm người đọc sách Thánh, vừa là người diễn giảng trong giáo đường tại Nadarét. Chúa chọn đọc bài trích sách ngôn sứ Isaia (Is 61:1-2) như sau: Thánh thần Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa (Lc 4:18). Rồi Người ban lời huấn dụ, những lời đơn giản, nhưng quan hệ, vượt quá trí hiểu của người nghe. Phúc âm thuật lại: Ai nấy trong hội đường đều chăm chú nhìn Người (Lc 4:20). Gấp sách lại, Người phán bảo: Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh thánh qúi vị vừa nghe (Lc 4:21).
Thực ra thì không phải chỉ có đoạn Thánh kinh này mới được ứng nghiệm, mà tất cả toàn bộ Thánk kinh Cựu ước được ứng nghiệm nơi Đức Giêsu. Chúa Giêsu là Người đã hoàn tất mọi điều được viết trong Thánh kinh Cựu ước. Bằng việc tỏ ra là Người ứng nghiệm lời Thánh kinh Cựu ước, Chúa Giêsu biểu lộ căn tính thực sự của Ngưòi. Người biết rõ Người là ai, và tại sao Người đến trong thế gian.
Cho tới lúc này, người Do thái tự hãnh diện về dĩ vãng của họ. Họ được nhắc nhở họ là dòng dõi được lựa chọn, hàng tư tế vương giả, chủng tộc thánh thiện và dân riêng của Chúa (1). Họ được dạy bảo về Ápraham mà họ coi là tổ phụ. Họ lắng nghe những câu truyện lạ lùng về Môsê, người đã đưa họ thoát khỏi vòng nô lệ bên Ai cập, vượt qua biển đỏ. Họ học biết về vua Solomon đã xây dựng đền thờ Giêrusalem đồ sộ và nguy nga, và làm sao Nơkhemia đi tiên phong trong việc tái thiết Ðền thờ sau cuộc lưu đầy bên xứ Babilon. Dân Do thái phải mất 46 năm mới xây xong Ðền thờ. Quan sát Ðền thờ, một môn đệ Chúa nói với Người: Thưa Thầy, Thầy xem kìa: khối đá thật vĩ đại, đền thờ thật khổng lồ (Mc 13:1). Chúa Giêsu đáp: Tại đây sẽ không còn tảng đá nào trên tảng đá nào, tất cả sẽ bị phá huỷ (Mc 13:2).
Vào năm 70 công nguyên, quân đội La mã do tướng Titô dẫn đầu, đến phá huỷ Ðền thờ. Titô phải nghe biết về lời tiên đoán của Chúa về việc phá huỷ Ðến thờ. Tuy vậy ông cố ý để chừa lại một phần bức tường chung quanh Ðền thờ để chứng minh cho hậu thế biết rằng quân đội La mã hùng mạnh như thế nào, đã có thể phá huỷ Ðền thờ mà không có bom, không chất nổ, không xe tăng như ngày nay, ngay cả xe ủi cũng chưa có. Chín năm sau, Titô trở thành Hoàng đế của Ðế quốc La mã. Phần bức tường được chừa lại ngày nay được gọi là Bức tường Than khóc. Có linh mục kia, khi đi du lịch đến quan sát Bức tường, ghé vào tai một linh mục cùng đồng hành nói nhỏ: Lạ thật, sao mà người ta có thể phá được bức tường này vậy?
Cũng vào thời đó, người Do thái mơ tưởng về tương lai của họ. Ðiều mà họ chú tâm vào tầm quan trọng của họ trong lịch sử xem ra nằm trong tương lai. Họ hướng về ngày tái thiết vương quốc của họ. Vì thế chính Ðấng cứu thế đang ở giữa họ, mà họ không nhìn thấy, hay không chấp nhận. Cho nên họ vẫn mong đợi vị cứu tinh khác.
Những niềm tự hào của người Do thái cổ xưa một phần nào cũng giống những nét tự hào riêng của nhiều người tín hữu đời nay. Người tín hữu đời nay có thể tự hào chẳng hạn như nói: Gia đình tôi theo đạo gốc, gia đình tôi có người làm ma Sơ, làm linh mục, làm giám mục. Tôi đã được chụp hình và bắt tay với giám mục nọ, hồng y kia, ngay cả với đức giáo hoàng. Tổ tiên tôi là thánh tử đạo nọ, thánh tử đạo kia. Quê tôi có nhà thờ lớn được kiến trúc theo kiểu này kiểu nọ. Tự hào như vậy thì cũng là điều tốt, vì trong đời, đôi khi người ta cũng cần có ai hay có gì cao đẹp để nhớ, để mơ hoặc để nhắm tới hay để gồng mình vươn lên. Tuy nhiên tự hào như vậy để che đậy những điều bỉ ổi của mình, thì e rằng mình sẽ bị hố và bị lộ tẩy. Tự hào như vậy để bào chữa những việc làm sai quấy của mình thì sợ rằng người họ hàng làm đến chức quyền cao cũng không bênh vực nổi cho mình, hay đúng hơn không muốn bênh vực. Tự hào như vậy chỉ để loè thiên hạ, thì người ta sẽ coi thường mình.
Những niềm tự hào trên đây là tốt bao lâu giúp cho mình sống theo mẫu gương đạo hạnh của tiền nhân. Tuy nhiên những tự hào đó có thể khiến cho người ta trở nên tự mãn và dựa thế, không muốn tiến thân trên cuộc hành trình đức tin và sống đạo. Người ta để cho mình sống như cây tầm gửi. Cây đổ chết thì cây tầm gửi cũng có thể chết. Việc tổ tiên ta là người thế nọ thế kia, hay làm được chuyện nọ việc kia là một chuyện. Còn việc chính ta có sống đạo và thực thi đức tin hay không lại là chuyện khác.
Trong khi ta đang sống trong thời gian ở giữa, giữa thời gian Chúa cứu thế đã đến trong lịch sử loài người và thời gian Người sẽ đến để kết thúc lịch sử nhân loại, ta không được ngồi đó với thái độ tự mãn hoặc thờ ơ lãnh đạm hoặc mơ tưởng hão huyền. Trong khi ta nhìn về dĩ vãng để noi theo truyền thống và gương lành của tiền nhân, và nhìn về tương lai với niềm hi vọng tươi sáng, ta phải sống đức tin hiện tại ở đây và bây giờ với khả năng và phương tiện có thể.
Ðức tin của ta không phải chỉ là đức tin dựa trên quá vãng hay hướng về tương lai. Trong thực tế thì ta lại có thể để cho đức tin dựa trên quá khứ khi ta coi việc Ðấng cứu thế đã đến như một biến cố thuộc dĩ vãng, không ăn nhập gì tới nếp sống hiện tại. Hoặc ta đặt đức tin vào tương lai khi ta tự nhủ mình: Ngày nào đó tôi sẽ làm hoà với Chúa, tôi sẽ làm lại cuộc đời và sẽ sống đạo hạnh hơn. Tiếc thay khi hoàn cảnh thay đổi thì không còn thuận tiện cho việc làm lại cuộc đời. Và cũng tiếc thay ngày đó sẽ không bao giờ đến, hay đến quá trễ vì bất thình lình người ta đã có thể trở thành người thiên cổ.
Lời cầu nguyện xin cho biết sống đức tin hiện tại ở đây và bây giờ:
Lạy Chúa là Ðấng con thờ và đặt niềm hi vọng.
Cảm tạ Chúa đã ban cho con ơn nhận lãnh đức tin.
Xin đừng để con chỉ cậy thế
vào ơn được rửa tội từ nhỏ.
Cũng đừng để con mơ hồ vào tương lai
không định hướng.
Xin dạy con biết sống đức tin hiện tại
cụ thể và thực tế ở đây và bây giờ. Amen.
__________________
1. Kinh Tiền Tụng Chúa Nhật Thường Niên 1
Vinh quy bái tổ
LM. Anphong Trần Đức Phương
07:06 19/01/2010
VINH QUY BÁI TỔ
(CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN, NĂM C)
(Bài Đọc I: Nehemia 8: 2-4, 5-6, 8-10; Bài Đọc II: 1Corintô 12: 12-30);
Bài Phúc Âm: Luca 1: 1-4, 4: 14-21)
Tại Việt Nam chúng ta thời xưa, các vị đã học hành đỗ đạt và thành danh, thường trở về quê hương để thăm viếng gia đình và kính bái tổ tiên; đó cũng là dịp khao vọng cho dân làng được hãnh diện. Tại Hoa Kỳ cũng có tục lệ trở về quê hương, trở về trường cũ (Home Coming).
Bài Phúc Âm hôm nay kể lại việc Chúa Giêsu trở về quê hương Nagiaret nơi Ngài đã lớn lên trong gia đình cùng với Thánh Giuse và Mẹ Maria suốt 30 năm. Trong thời gian này, Chúa Giêsu cũng làm nghề thợ mộc như Thánh Giuse để sinh sống, và cũng chia sẻ cuộc sống với dân làng như một người bình thường.
Theo tường thuật của Thánh Luca, thì Chúa Giêsu đã mở đầu cuộc sống Công Khai ra đi rao giảng bằng việc đến chịu phép rửa của Thánh Gioan Tẩy Giả tại sông Giordan. Rồi, Ngài vào hoang địa ăn chay, cầu nguyện và bị ma qủy cám dỗ. Sau đó, Ngài đã “được đầy ơn Chúa Thánh Thần” và bắt đầu ra đi rao giảng Tin Mừng từ vùng Galilêa (phía Bắc nước Do Thái, nơi có làng Nagiaret là quê hương của Chúa), và tiện dịp, Ngài đã ghé qua thăm Nagiaret. Nhưng Ngài không về quê hương để khao vọng để được vinh danh; nhưng là để rao giảng cho chính bà con quê quán của mình.
Theo lề luật, vào ngày Sa-bat, người Do Thái thường đến các Hội Đường để thờ phượng, tôn vinh Chúa, nghe đọc Sách Luật, và học hỏi Lời Chúa (xin xem Bài Đọc I). Vì thế, nhân ngày Sa-bat, Chúa Giêsu cũng vào sinh hoạt trong Hội Đường, và nhân đó rao giảng và tỏ cho dân làng biết: “Chính hôm nay ứng nghiệm lời Thánh Kinh anh em vừa nghe” để nói cho họ biết chính Ngài là Đấng đã được các ngôn sứ loan báo trước: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, xức dầu cho tôi và sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, loan báo tự do cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được sáng mắt, người bị áp bức được giải thoát, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa!”
Trong Bài Đọc II hôm nay, Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta về vai trò và sứ mệnh của mỗi tín hữu chúng ta; sau khi chúng ta đã được “thanh tẩy qua Bí tích Rửa Tội, và Bí Tích Thêm Sức, chúng ta được Chúa Thánh Thần thánh hiến, và chúng ta “cũng được sai đi” để loan truyền Lời Chúa cho mọi người chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống hàng ngày, “nhất là những người nghèo khổ, bị áp bức, bị bỏ rơi…” để cùng nhau xây dựng “Nhiệm Thể Chúa Kitô là chính Giáo Hội Chúa.” Mỗi người có nhiệm vụ riêng của mình, tùy theo vai trò và địa vị là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân. Nhưng để loan báo Tin Mừng, chúng ta cũng có bổn phận học hỏi để thông hiểu Lời Chúa trong Thánh Kinh qua những giờ Thánh Lễ cuối tuần, qua các buổi tĩnh tâm, các lớp học về Thánh Kinh v.v…
Theo Bài Đọc I thì “Ngày Sa-bat (ngày Thứ Bảy trong tuần) là ngày thánh dâng cho Chúa, mọi người phải nghỉ ngơi việc xác để họp mặt thờ phượng Chúa, chúc tụng Chúa và học hỏi Lề Luật của Chúa. Trong ngày của Chúa, mỗi người hãy quên đi nỗi ưu phiền để vui lên trong niềm vui của Chúa là Đấng nâng đỡ mọi người”. Đó là theo luật Cựu Ước căn cứ vào lời Chúa trong sách Khởi Nguyên (2: 1-3): “Ngày thứ Bảy, Thiên Chúa đã hoàn tất công việc Ngài làm. Ngày Thứ Bảy, Ngài nghỉ ngơi. Thiên Chúa đã chúc phúc cho ngày Thứ Bảy…”
Thực ra, công việc hình thành vũ trụ và thế giới, cũng như muôn loài, muôn vật và loài người là công cuộc phải trải qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, ông Moisê đã kể câu chuyện “Chúa tạo dựng vũ trụ và muôn loài trong sáu ngày, và nghỉ ngơi vào ngày Thứ Bảy” để dạy dân chúng hãy làm việc sáu ngày, còn ngày Thứ Bảy phải giữ lề luật ngày Sa-bat để nghỉ ngơi công việc thể xác và chuyên lo việc thờ phượng Chúa, học hỏi Lề Luật Chúa; đó là thánh hiến ngày Thứ Bảy, dâng trọn ngày Thứ Bảy cho Chúa.
Thời Cựu Ước đã chấm dứt, luật giữ ngày Sa-bat cũng chấm dứt. Chúa Giêsu là Đấng Kitô các tiên tri đã loan báo trước. Ngài đã đến để mở đầu thời đại Tân Ứớc. Ngài đã chịu nạn, chịu chết, nhưng đã sống lại ngày Thứ Nhất trong tuần (Ngày Chúa Nhật), vì thế, ngày nay chúng ta “giữ ngày Chúa Nhật” để kính nhớ cuộc sống lại của Chúa để mở đường cứu rỗi cho chúng ta. Từ đó, ngày Chúa Nhật, ngày thứ nhất trong tuần lễ là Ngày Thánh, chúng ta phải nghỉ ngơi, cùng nhau đến các Thánh Đường để thờ phượng Chúa và gặp gỡ nhau, chia sẻ tình thương của con cái Chúa, và học tập Lời Chúa, Lề Luật Chúa, tĩnh dưỡng đời sống tâm linh.
Mong rằng từ nay chúng ta biết ý thức hơn về bổn phận rao giảng Lời Chúa, và bổn phận thờ phượng Chúa bằng cả đời sống chúng ta. Đặc biệt vào ngày Chúa Nhật, chúng ta hãy cùng với gia đình, cùng với giáo xứ để cùng thờ phượng Chúa, chung vui ngày thánh của Chúa để nuôi dưỡng lòng đạo đức của chính chúng ta, gia đình chúng ta, giáo xứ chúng ta. Cuộc hành trình Đức Tin đầy gian khổ, nhưng chúng ta không phải đi một mình, mà chúng ta đồng hành với mọi anh chị em chúng ta trong gia đình Giáo Hội, cụ thể nơi mỗi giáo xứ chúng ta cư ngụ.
“Đi về Nhà Chúa, tim con reo hoan lạc Chúa ơi!
“Đi về Nhà Chúa, ôi bao nhiêu mến thương ngập trời…”
(Lan Thanh: Thánh Ca “Đi Về Nhà Chúa” )
(CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN, NĂM C)
(Bài Đọc I: Nehemia 8: 2-4, 5-6, 8-10; Bài Đọc II: 1Corintô 12: 12-30);
Bài Phúc Âm: Luca 1: 1-4, 4: 14-21)
Bài Phúc Âm hôm nay kể lại việc Chúa Giêsu trở về quê hương Nagiaret nơi Ngài đã lớn lên trong gia đình cùng với Thánh Giuse và Mẹ Maria suốt 30 năm. Trong thời gian này, Chúa Giêsu cũng làm nghề thợ mộc như Thánh Giuse để sinh sống, và cũng chia sẻ cuộc sống với dân làng như một người bình thường.
Theo tường thuật của Thánh Luca, thì Chúa Giêsu đã mở đầu cuộc sống Công Khai ra đi rao giảng bằng việc đến chịu phép rửa của Thánh Gioan Tẩy Giả tại sông Giordan. Rồi, Ngài vào hoang địa ăn chay, cầu nguyện và bị ma qủy cám dỗ. Sau đó, Ngài đã “được đầy ơn Chúa Thánh Thần” và bắt đầu ra đi rao giảng Tin Mừng từ vùng Galilêa (phía Bắc nước Do Thái, nơi có làng Nagiaret là quê hương của Chúa), và tiện dịp, Ngài đã ghé qua thăm Nagiaret. Nhưng Ngài không về quê hương để khao vọng để được vinh danh; nhưng là để rao giảng cho chính bà con quê quán của mình.
Theo lề luật, vào ngày Sa-bat, người Do Thái thường đến các Hội Đường để thờ phượng, tôn vinh Chúa, nghe đọc Sách Luật, và học hỏi Lời Chúa (xin xem Bài Đọc I). Vì thế, nhân ngày Sa-bat, Chúa Giêsu cũng vào sinh hoạt trong Hội Đường, và nhân đó rao giảng và tỏ cho dân làng biết: “Chính hôm nay ứng nghiệm lời Thánh Kinh anh em vừa nghe” để nói cho họ biết chính Ngài là Đấng đã được các ngôn sứ loan báo trước: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, xức dầu cho tôi và sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, loan báo tự do cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được sáng mắt, người bị áp bức được giải thoát, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa!”
Trong Bài Đọc II hôm nay, Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta về vai trò và sứ mệnh của mỗi tín hữu chúng ta; sau khi chúng ta đã được “thanh tẩy qua Bí tích Rửa Tội, và Bí Tích Thêm Sức, chúng ta được Chúa Thánh Thần thánh hiến, và chúng ta “cũng được sai đi” để loan truyền Lời Chúa cho mọi người chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống hàng ngày, “nhất là những người nghèo khổ, bị áp bức, bị bỏ rơi…” để cùng nhau xây dựng “Nhiệm Thể Chúa Kitô là chính Giáo Hội Chúa.” Mỗi người có nhiệm vụ riêng của mình, tùy theo vai trò và địa vị là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân. Nhưng để loan báo Tin Mừng, chúng ta cũng có bổn phận học hỏi để thông hiểu Lời Chúa trong Thánh Kinh qua những giờ Thánh Lễ cuối tuần, qua các buổi tĩnh tâm, các lớp học về Thánh Kinh v.v…
Theo Bài Đọc I thì “Ngày Sa-bat (ngày Thứ Bảy trong tuần) là ngày thánh dâng cho Chúa, mọi người phải nghỉ ngơi việc xác để họp mặt thờ phượng Chúa, chúc tụng Chúa và học hỏi Lề Luật của Chúa. Trong ngày của Chúa, mỗi người hãy quên đi nỗi ưu phiền để vui lên trong niềm vui của Chúa là Đấng nâng đỡ mọi người”. Đó là theo luật Cựu Ước căn cứ vào lời Chúa trong sách Khởi Nguyên (2: 1-3): “Ngày thứ Bảy, Thiên Chúa đã hoàn tất công việc Ngài làm. Ngày Thứ Bảy, Ngài nghỉ ngơi. Thiên Chúa đã chúc phúc cho ngày Thứ Bảy…”
Thực ra, công việc hình thành vũ trụ và thế giới, cũng như muôn loài, muôn vật và loài người là công cuộc phải trải qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, ông Moisê đã kể câu chuyện “Chúa tạo dựng vũ trụ và muôn loài trong sáu ngày, và nghỉ ngơi vào ngày Thứ Bảy” để dạy dân chúng hãy làm việc sáu ngày, còn ngày Thứ Bảy phải giữ lề luật ngày Sa-bat để nghỉ ngơi công việc thể xác và chuyên lo việc thờ phượng Chúa, học hỏi Lề Luật Chúa; đó là thánh hiến ngày Thứ Bảy, dâng trọn ngày Thứ Bảy cho Chúa.
Thời Cựu Ước đã chấm dứt, luật giữ ngày Sa-bat cũng chấm dứt. Chúa Giêsu là Đấng Kitô các tiên tri đã loan báo trước. Ngài đã đến để mở đầu thời đại Tân Ứớc. Ngài đã chịu nạn, chịu chết, nhưng đã sống lại ngày Thứ Nhất trong tuần (Ngày Chúa Nhật), vì thế, ngày nay chúng ta “giữ ngày Chúa Nhật” để kính nhớ cuộc sống lại của Chúa để mở đường cứu rỗi cho chúng ta. Từ đó, ngày Chúa Nhật, ngày thứ nhất trong tuần lễ là Ngày Thánh, chúng ta phải nghỉ ngơi, cùng nhau đến các Thánh Đường để thờ phượng Chúa và gặp gỡ nhau, chia sẻ tình thương của con cái Chúa, và học tập Lời Chúa, Lề Luật Chúa, tĩnh dưỡng đời sống tâm linh.
Mong rằng từ nay chúng ta biết ý thức hơn về bổn phận rao giảng Lời Chúa, và bổn phận thờ phượng Chúa bằng cả đời sống chúng ta. Đặc biệt vào ngày Chúa Nhật, chúng ta hãy cùng với gia đình, cùng với giáo xứ để cùng thờ phượng Chúa, chung vui ngày thánh của Chúa để nuôi dưỡng lòng đạo đức của chính chúng ta, gia đình chúng ta, giáo xứ chúng ta. Cuộc hành trình Đức Tin đầy gian khổ, nhưng chúng ta không phải đi một mình, mà chúng ta đồng hành với mọi anh chị em chúng ta trong gia đình Giáo Hội, cụ thể nơi mỗi giáo xứ chúng ta cư ngụ.
“Đi về Nhà Chúa, tim con reo hoan lạc Chúa ơi!
“Đi về Nhà Chúa, ôi bao nhiêu mến thương ngập trời…”
(Lan Thanh: Thánh Ca “Đi Về Nhà Chúa” )
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Báo chí bỏ lỡ tinh thần cuộc viếng thăm nguyện đường Do thái của ĐGH
Phụng Nghi
11:16 19/01/2010
Nhận định của Elizabeth Lev
Rome – Chẳng khác gì những chiếc xe to lớn kềnh càng của các đài Truyền hình đậu chung quanh nguyện đường Do thái ở Rome, làm khuất lấp cảnh quan của một trong những tòa nhà đẹp nhất nơi đô thị này, các bản tường trình của báo chí cũng thế, đã làm khuất lấp tầm quan trọng thực sự cuộc viếng thăm cộng đồng Do thái ở đây của Đức giáo hoàng.
Chiều ngày Chủ nhật tuần rồi, Đức giáo hoàng Benedict XVI đã thực hiện một chuyến du hành ngắn ngủi vượt qua dòng sông Tiber để tới Đại Nguyện đường Do thái ở Rome, tọa lạc trong vùng trước kia là khu ghetto của người Do thái. Thời tiết thật giá buốt, nhưng cuộc tiếp đón ngài lại ngược lại.
Chánh Giáo trưởng Riccardo Di Segni, và Riccardo Pacifici, chủ tịch Cộng đồng Do thái ở Rome, đã chào đón Đức giáo hoàng ngay nơi bậc cửa dẫn vào nguyện đường giữa những tiếng hoan hô "Viva il Papa!" vang động. Tháp tùng ĐGH có Tổng giám mục Fouad Twal, vị thượng phụ theo nghi lễ Latinh của Jerusalem, và tổng giám mục Antonio Franco, sứ thần Tòa thánh tại Israel, nhằm để đề cao lòng quả cảm của ngài trong những mối liên lạc liên tôn giáo bằng cách kéo Rome và Israel xích lại gần nhau.
Mặc dầu có nhiều hàng tít lớn trên báo chí lặp đi lặp lại đến nhàm chán nói đây là “Cuộc viếng thăm gây nhiều tranh cãi của Giáo hoàng”, nhưng lại chẳng có điều chi thật sự gây ra tranh cãi. Vị chánh giáo trưởng đã ngỏ lời mời ĐGH Benedict vào năm 2006 và cộng đồng Do thái ở Rome đã tận dụng mọi phương tiện để chuẩn bị cho biến cố này. Đây là lần thứ ba Benedict viếng thăm một nơi thờ phượng của người Do thái (sau những lần đến nguyện đường ở Cologne năm 2005 và ở New York năm 2008). Giáo hoàng Gioan Phaolô II trở thành vị giáo hoàng đầu tiên viếng thăm nguyện đường Do thái ở Rome vào tháng 4 năm 1986, còn Benedict, theo bước chân của vị tiền nhiệm, nay đã tạo thành một tiền lệ kép. Người ta trông đợi các giáo hoàng tương lai rồi ra sẽ đến thăm viếng nguyện đường Do thái giáo, chẳng khác gì như đến văn phòng ông thị trưởng, Quốc hội và các giáo xứ địa phương.
Cũng như trong cuộc viếng thăm Thánh địa của Đức giáo hoàng, lần viếng thăm này bắt đầu bằng việc công nhận nỗi khổ đau của cộng đồng Do thái trong nạn diệt chủng Holocaust và các vụ bạo hành khác. Trước hết Đức giáo hoàng đặt những bông hồng đỏ trước các tấm bảng ghi vụ tập trung và trục xuất 1022 người Do thái vào ngày 16 tháng 10 năm 1943. Sau đó ngài đặt một vòng hoa bên dưới tấm bảng tưởng niệm vụ tấn công khủng bố ngày 9 tháng 10 năm 1982 vào nguyện đường này, sát hại em bé 2 tuổi Stefano Tache.
Không chỉ đơn thuần tưởng niệm những hành động thù nghịch do người bên ngoài gây ra, Benedict còn lợi dụng cơ hội để công nhận dòng lịch sử đầy biến động giữa đô thị Rome của người Kitô giáo và các kiều dân Do thái của thị trấn này. Ngài đã chọn một ngày đặc biệt để viếng thăm, đó là lễ Mo'ed di Piombo, ngày tưởng nhớ biến cố xảy ra năm 1793 như một phép lạ khi một trận mưa giông bất thình lình đổ xuống làm tắt ngấm đám cháy dân chúng Rome lúc ấy phóng hỏa vào khu ghetto của người Do thái. Ngày 17 tháng giêng cũng dành để tổ chức Nghiên cứu và Phát triển cuộc Đối thoại giữa Công giáo và Do thái cử hành mỗi năm, nay đã bước sang năm thứ 21.
Tinh thần đích thực cuộc viếng thăm của Benedict và đoàn tuỳ tùng với Giáo trưởng Do thái không phải là việc buộc tội lẫn nhau nhưng là để làm tăng tiến thêm cuộc đối thoại giữa hai bên. Đa số các cơ quan truyền thông lớn, vì quá bận tâm khua chiêng gõ mõ về chuyện Đệ Nhị Thế chiến và Giáo hoàng Piô XII nên đã không nhận ra tinh thần đó.
Vì thế, bất chấp các tin tức chuyển đi bằng vệ tinh từ nơi thờ phượng này hôm chiều Chủ nhật, đã chẳng có gì là hận thù, mà chỉ là ca hát và cầu nguyện giữa một đám đông đầy nhiệt tình những người Hồi giáo, Do thái và Kitô giáo, tất cả đều qui tụ lại trong không khí an bình.
Benedict không chỉ viếng thăm không gian thánh thiêng của nguyện đường mà còn tới tham quan Bảo tàng viện Do thái mới được trùng tu, nơi đây có nhiều cổ vật nói lên dòng lịch sử và văn hóa 2000 năm của cộng đồng Do thái ở Rome.
Về phần mình, các viên chức ở Bảo tàng viện Do thái đã tập trung các hiện vật thành một cuộc triển lãm đặc biệt dành cho khách thăm. Bất chấp nhiều khó khăn khổ cực, cộng đồng Do thái đã cố gắng bảo tồn được 14 tấm panô làm từ thế kỷ 18 để mừng lễ đăng quang của các giáo hoàng. Người phụ trách viện bảo tàng, ông Daniela di Castro, tháp tùng Đức giáo hoàng khi ngài đi tham quan các vật trưng bầy độc đáo này, ghi nhận rằng Benedict là vị giáo chủ đầu tiên tới thăm viếng một bảo tàng viện Do thái, cũng như Viện Bảo tàng Do thái tại Rome là bảo tàng viện Do thái đầu tiên được một giáo hoàng tới thăm… Vì thế, đây là một vinh dự lớn lao cho viện bảo tàng của chúng tôi.”
Hầu hết các tin tức báo chí đều nhắm vào những mối căng thẳng gây ra bởi cái gọi là “sự im lặng tội lỗi” của Giáo hoàng Piô XII về nạn diệt chủng Holocaust, và việc Đức giáo hoàng Benedict mới đây công nhận những đức tính anh hùng của cùng vị giáo hoàng Piô XII này, người đang trên con đường trong tiến trình được tuyên thánh.
Giáo trưởng Yisrael Meir Lau, chánh giáo trưởng Do thái ở Tel Aviv, đã ra lệnh tiến quân cho báo chí thế giới khi ông ta, trong cuộc phỏng vấn của Đài Truyền hình Ý Sky TG24 tuần trước, đã biểu lộ sự bất bình đối với việc giáo hoàng Benedict ủng hộ Piô XII. Vụ ông giáo trưởng tỏ vẻ ngán ngẩm với cố giáo hoàng Piô XII là chuyện được phổ biến công khai, nhưng trí nhớ về lịch sử của ông được biết là có vẻ mờ mịt. Ông đã tố cáo vị giáo hoàng vì đã im lặng không đả động gì đến vụ bạo hành ở Kristallnacht, nhưng trong thực tế, khi biến cố này xảy ra năm 1938, thì Piô còn chưa lên ngôi giáo hoàng. Dường như ông cũng còn quên không nhớ rằng Thủ tướng Israel – bà Golda Meir – đã bình luận về cái chết của Piô XII năm 1958 như sau: “Chúng tôi chia sẻ nỗi buồn của cả nhân loại khi Đức thánh cha qua đời… Khi tình cảnh tuẫn đạo hãi hùng xảy ra cho dân tộc chúng tôi trong thập niên bạo lực của Quốc xã, tiếng nói của Đức giáo hoàng đã cất lên cho những nạn nhân… Chúng tôi khóc thương một người phục vụ hòa bình vĩ đại.”
Cách nắm nhớ lịch sử một cách yếu ớt như thế của Giáo trưởng Lau dường như cũng được chia sẻ bởi ông chủ tịch Cộng đồng Do thái ở Rome là Pacifici. Ông này đã vui vẻ tham dự vào các cuộc lễ lạc đón tiếp hôm Chủa nhật, nhưng đã không cưỡng chống được việc thốt ra một lời chỉ trích -- chắc là được nhắc tuồng bởi đám đông những chiếc camera của các đài truyền hình – khi ông đề cập đến cái được cho là sự im lặng của giáo hoàng Piô XII, gọi đó là “một cơ may bị bỏ lỡ.”
Người ta biết rằng các hành động của giáo hoàng Piô XII đã nói lớn hơn những tiếng nói của ngài. Gary Krupp, người Do thái sáng lập tổ chức Pave the Way, đã miệt mài suốt 8 năm qua thâu thập phim ảnh những người chứng và những bằng chứng còn lưu trữ chứng tỏ hành động trực tiếp của giáo hoàng Piô XII trong việc cứu sống hàng trăm ngàn sinh mạng Do thái, bằng cách cấp phát những những chứng chỉ rửa tội giả, xin được chiếu khán cho người tỵ nạn và truyền cho các tu viện, các giáo xứ che giấu người Do thái. Picifici là người đầu tiên đã cám ơn các nữ tu Dòng Thánh Marta ở Florence đã cứu sống ông trong thời gian chiến tranh, nhưng ông không nhận biết rằng những người nữ tu này, cũng như hàng trăm các tu viện khác ở Ý và Đức, đã hoạt động theo chỉ thị trực tiếp của giáo hoàng Piô XII.
Tuy nhiên, Emilio Zolli vị giáo trưởng Do thái trong thời gian Đức chiếm đóng, lại biết rõ vai trò của Piô XII. Sau chiến tranh, Zolli cải đạo theo Công giáo và lấy tên Eugenio là tên thánh của giáo hoàng Piô. Trong cuốn tự truyện “"Before the Dawn (Trước buổi bình minh)”, Zolli viết: ” Không có vị anh hùng nào trong toàn bộ lịch sử của chúng ta lại có tính chiến đấu, và đã chiến đấu, không ai anh hùng hơn, là Piô XII trong việc đeo đuổi những việc làm bác ái thật sự.”
Chuyện giản dị là có đủ dữ kiện cho bất cứ nhà báo nào muốn sưu tầm, nhưng trong trường hợp này, báo chí vẫn giữ một thái độ im lặng tội lỗi của chính mình. Ngay cả Báo New York Times cũng quên mất lịch sử của riêng mình. Ngày 25 tháng 12 năm 1942, trong một bài bình luận, báo này viết: “Tiếng nói của Piô XII là tiếng nói đơn độc trong cảnh lặng lẽ và tối tăm đang bao trùm châu Âu… Ngài sẽ là nhà cai trị duy nhất còn lại trên Lục địa châu Âu dám cất lên tiếng nói.”
Thay vì thắc mắc xem Piô XII đã có thể làm gì hơn nữa cho người Do thái, có lẽ chúng ta nên hỏi xem ai là người đã làm được hơn thế?
Nguồn: Elizabeth Lev /Politics Daily
Bà Elizabeth Lev là một nhà sử học về nghệ thuật, giảng dạy tại trường Đại học Duquesne.
Rome – Chẳng khác gì những chiếc xe to lớn kềnh càng của các đài Truyền hình đậu chung quanh nguyện đường Do thái ở Rome, làm khuất lấp cảnh quan của một trong những tòa nhà đẹp nhất nơi đô thị này, các bản tường trình của báo chí cũng thế, đã làm khuất lấp tầm quan trọng thực sự cuộc viếng thăm cộng đồng Do thái ở đây của Đức giáo hoàng.
Chiều ngày Chủ nhật tuần rồi, Đức giáo hoàng Benedict XVI đã thực hiện một chuyến du hành ngắn ngủi vượt qua dòng sông Tiber để tới Đại Nguyện đường Do thái ở Rome, tọa lạc trong vùng trước kia là khu ghetto của người Do thái. Thời tiết thật giá buốt, nhưng cuộc tiếp đón ngài lại ngược lại.
Chánh Giáo trưởng Riccardo Di Segni, và Riccardo Pacifici, chủ tịch Cộng đồng Do thái ở Rome, đã chào đón Đức giáo hoàng ngay nơi bậc cửa dẫn vào nguyện đường giữa những tiếng hoan hô "Viva il Papa!" vang động. Tháp tùng ĐGH có Tổng giám mục Fouad Twal, vị thượng phụ theo nghi lễ Latinh của Jerusalem, và tổng giám mục Antonio Franco, sứ thần Tòa thánh tại Israel, nhằm để đề cao lòng quả cảm của ngài trong những mối liên lạc liên tôn giáo bằng cách kéo Rome và Israel xích lại gần nhau.
Mặc dầu có nhiều hàng tít lớn trên báo chí lặp đi lặp lại đến nhàm chán nói đây là “Cuộc viếng thăm gây nhiều tranh cãi của Giáo hoàng”, nhưng lại chẳng có điều chi thật sự gây ra tranh cãi. Vị chánh giáo trưởng đã ngỏ lời mời ĐGH Benedict vào năm 2006 và cộng đồng Do thái ở Rome đã tận dụng mọi phương tiện để chuẩn bị cho biến cố này. Đây là lần thứ ba Benedict viếng thăm một nơi thờ phượng của người Do thái (sau những lần đến nguyện đường ở Cologne năm 2005 và ở New York năm 2008). Giáo hoàng Gioan Phaolô II trở thành vị giáo hoàng đầu tiên viếng thăm nguyện đường Do thái ở Rome vào tháng 4 năm 1986, còn Benedict, theo bước chân của vị tiền nhiệm, nay đã tạo thành một tiền lệ kép. Người ta trông đợi các giáo hoàng tương lai rồi ra sẽ đến thăm viếng nguyện đường Do thái giáo, chẳng khác gì như đến văn phòng ông thị trưởng, Quốc hội và các giáo xứ địa phương.
Cũng như trong cuộc viếng thăm Thánh địa của Đức giáo hoàng, lần viếng thăm này bắt đầu bằng việc công nhận nỗi khổ đau của cộng đồng Do thái trong nạn diệt chủng Holocaust và các vụ bạo hành khác. Trước hết Đức giáo hoàng đặt những bông hồng đỏ trước các tấm bảng ghi vụ tập trung và trục xuất 1022 người Do thái vào ngày 16 tháng 10 năm 1943. Sau đó ngài đặt một vòng hoa bên dưới tấm bảng tưởng niệm vụ tấn công khủng bố ngày 9 tháng 10 năm 1982 vào nguyện đường này, sát hại em bé 2 tuổi Stefano Tache.
Không chỉ đơn thuần tưởng niệm những hành động thù nghịch do người bên ngoài gây ra, Benedict còn lợi dụng cơ hội để công nhận dòng lịch sử đầy biến động giữa đô thị Rome của người Kitô giáo và các kiều dân Do thái của thị trấn này. Ngài đã chọn một ngày đặc biệt để viếng thăm, đó là lễ Mo'ed di Piombo, ngày tưởng nhớ biến cố xảy ra năm 1793 như một phép lạ khi một trận mưa giông bất thình lình đổ xuống làm tắt ngấm đám cháy dân chúng Rome lúc ấy phóng hỏa vào khu ghetto của người Do thái. Ngày 17 tháng giêng cũng dành để tổ chức Nghiên cứu và Phát triển cuộc Đối thoại giữa Công giáo và Do thái cử hành mỗi năm, nay đã bước sang năm thứ 21.
Tinh thần đích thực cuộc viếng thăm của Benedict và đoàn tuỳ tùng với Giáo trưởng Do thái không phải là việc buộc tội lẫn nhau nhưng là để làm tăng tiến thêm cuộc đối thoại giữa hai bên. Đa số các cơ quan truyền thông lớn, vì quá bận tâm khua chiêng gõ mõ về chuyện Đệ Nhị Thế chiến và Giáo hoàng Piô XII nên đã không nhận ra tinh thần đó.
Vì thế, bất chấp các tin tức chuyển đi bằng vệ tinh từ nơi thờ phượng này hôm chiều Chủ nhật, đã chẳng có gì là hận thù, mà chỉ là ca hát và cầu nguyện giữa một đám đông đầy nhiệt tình những người Hồi giáo, Do thái và Kitô giáo, tất cả đều qui tụ lại trong không khí an bình.
Benedict không chỉ viếng thăm không gian thánh thiêng của nguyện đường mà còn tới tham quan Bảo tàng viện Do thái mới được trùng tu, nơi đây có nhiều cổ vật nói lên dòng lịch sử và văn hóa 2000 năm của cộng đồng Do thái ở Rome.
Về phần mình, các viên chức ở Bảo tàng viện Do thái đã tập trung các hiện vật thành một cuộc triển lãm đặc biệt dành cho khách thăm. Bất chấp nhiều khó khăn khổ cực, cộng đồng Do thái đã cố gắng bảo tồn được 14 tấm panô làm từ thế kỷ 18 để mừng lễ đăng quang của các giáo hoàng. Người phụ trách viện bảo tàng, ông Daniela di Castro, tháp tùng Đức giáo hoàng khi ngài đi tham quan các vật trưng bầy độc đáo này, ghi nhận rằng Benedict là vị giáo chủ đầu tiên tới thăm viếng một bảo tàng viện Do thái, cũng như Viện Bảo tàng Do thái tại Rome là bảo tàng viện Do thái đầu tiên được một giáo hoàng tới thăm… Vì thế, đây là một vinh dự lớn lao cho viện bảo tàng của chúng tôi.”
Hầu hết các tin tức báo chí đều nhắm vào những mối căng thẳng gây ra bởi cái gọi là “sự im lặng tội lỗi” của Giáo hoàng Piô XII về nạn diệt chủng Holocaust, và việc Đức giáo hoàng Benedict mới đây công nhận những đức tính anh hùng của cùng vị giáo hoàng Piô XII này, người đang trên con đường trong tiến trình được tuyên thánh.
Giáo trưởng Yisrael Meir Lau, chánh giáo trưởng Do thái ở Tel Aviv, đã ra lệnh tiến quân cho báo chí thế giới khi ông ta, trong cuộc phỏng vấn của Đài Truyền hình Ý Sky TG24 tuần trước, đã biểu lộ sự bất bình đối với việc giáo hoàng Benedict ủng hộ Piô XII. Vụ ông giáo trưởng tỏ vẻ ngán ngẩm với cố giáo hoàng Piô XII là chuyện được phổ biến công khai, nhưng trí nhớ về lịch sử của ông được biết là có vẻ mờ mịt. Ông đã tố cáo vị giáo hoàng vì đã im lặng không đả động gì đến vụ bạo hành ở Kristallnacht, nhưng trong thực tế, khi biến cố này xảy ra năm 1938, thì Piô còn chưa lên ngôi giáo hoàng. Dường như ông cũng còn quên không nhớ rằng Thủ tướng Israel – bà Golda Meir – đã bình luận về cái chết của Piô XII năm 1958 như sau: “Chúng tôi chia sẻ nỗi buồn của cả nhân loại khi Đức thánh cha qua đời… Khi tình cảnh tuẫn đạo hãi hùng xảy ra cho dân tộc chúng tôi trong thập niên bạo lực của Quốc xã, tiếng nói của Đức giáo hoàng đã cất lên cho những nạn nhân… Chúng tôi khóc thương một người phục vụ hòa bình vĩ đại.”
Cách nắm nhớ lịch sử một cách yếu ớt như thế của Giáo trưởng Lau dường như cũng được chia sẻ bởi ông chủ tịch Cộng đồng Do thái ở Rome là Pacifici. Ông này đã vui vẻ tham dự vào các cuộc lễ lạc đón tiếp hôm Chủa nhật, nhưng đã không cưỡng chống được việc thốt ra một lời chỉ trích -- chắc là được nhắc tuồng bởi đám đông những chiếc camera của các đài truyền hình – khi ông đề cập đến cái được cho là sự im lặng của giáo hoàng Piô XII, gọi đó là “một cơ may bị bỏ lỡ.”
Người ta biết rằng các hành động của giáo hoàng Piô XII đã nói lớn hơn những tiếng nói của ngài. Gary Krupp, người Do thái sáng lập tổ chức Pave the Way, đã miệt mài suốt 8 năm qua thâu thập phim ảnh những người chứng và những bằng chứng còn lưu trữ chứng tỏ hành động trực tiếp của giáo hoàng Piô XII trong việc cứu sống hàng trăm ngàn sinh mạng Do thái, bằng cách cấp phát những những chứng chỉ rửa tội giả, xin được chiếu khán cho người tỵ nạn và truyền cho các tu viện, các giáo xứ che giấu người Do thái. Picifici là người đầu tiên đã cám ơn các nữ tu Dòng Thánh Marta ở Florence đã cứu sống ông trong thời gian chiến tranh, nhưng ông không nhận biết rằng những người nữ tu này, cũng như hàng trăm các tu viện khác ở Ý và Đức, đã hoạt động theo chỉ thị trực tiếp của giáo hoàng Piô XII.
Tuy nhiên, Emilio Zolli vị giáo trưởng Do thái trong thời gian Đức chiếm đóng, lại biết rõ vai trò của Piô XII. Sau chiến tranh, Zolli cải đạo theo Công giáo và lấy tên Eugenio là tên thánh của giáo hoàng Piô. Trong cuốn tự truyện “"Before the Dawn (Trước buổi bình minh)”, Zolli viết: ” Không có vị anh hùng nào trong toàn bộ lịch sử của chúng ta lại có tính chiến đấu, và đã chiến đấu, không ai anh hùng hơn, là Piô XII trong việc đeo đuổi những việc làm bác ái thật sự.”
Chuyện giản dị là có đủ dữ kiện cho bất cứ nhà báo nào muốn sưu tầm, nhưng trong trường hợp này, báo chí vẫn giữ một thái độ im lặng tội lỗi của chính mình. Ngay cả Báo New York Times cũng quên mất lịch sử của riêng mình. Ngày 25 tháng 12 năm 1942, trong một bài bình luận, báo này viết: “Tiếng nói của Piô XII là tiếng nói đơn độc trong cảnh lặng lẽ và tối tăm đang bao trùm châu Âu… Ngài sẽ là nhà cai trị duy nhất còn lại trên Lục địa châu Âu dám cất lên tiếng nói.”
Thay vì thắc mắc xem Piô XII đã có thể làm gì hơn nữa cho người Do thái, có lẽ chúng ta nên hỏi xem ai là người đã làm được hơn thế?
Nguồn: Elizabeth Lev /Politics Daily
Bà Elizabeth Lev là một nhà sử học về nghệ thuật, giảng dạy tại trường Đại học Duquesne.
Đức Thánh Cha Benedict XVI tại Đền Thờ Do Thái: Một sự ngạc nhiên cho Đại sứ Ít-ra-en
Bùi Hữu Thư
12:48 19/01/2010
Ông Mordechay Lewy bình luận về chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha
Rôma, Thứ Ba 19 tháng 1, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Đối với vị Đại sứ Ít-ra-en tại Tòa Thánh, cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Benedict XVI tại Đền Thờ Do Thái Rôma ngày 17 tháng 1, là một sự ngạc nhiên tích cực và một sự hỗ trợ cho cuộc tranh đấu chống nạn kỳ thị Do Thái.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ZENIT, ông Mordechay Lewy công nhận rằng người ta không thể nào quên lãng một khía cạnh của biến cố này: “Trước cuộc viếng thăm, giới truyền thông đã duy trì một bầu khí căng thẳng, và các báo chí đã rất thất vọng vì đã không có một sự căng thẳng nào xẩy ra.”
Đó là một sự ngạc nhiên thật sự về chuyến viếng thăm, theo vị đại diện của Ít-ra-en được bổ nhiệm tại Vatican từ tháng 5, 2008, ông công nhận rằng qua cử chỉ này, Đức Thánh Cha cũng đóng góp cho việc tranh đấu chống nạn bài Do Thái.
Vị Đại sứ cho rằng cuộc viếng thăm này “hết sức hữu ích vì Đức Thánh Cha đã nhắc lại và giải thích thêm ý nghĩa của Nostra Aetate,” tuyên ngôn của Công Đồng Vatican II về việc đối thoại giữa các người Công Giáo và các tín đồ các tôn giáo khác, đặc biệt là người Do Thái giáo.
Ông nhận xét, “Rất cụ thể, Đức Thánh Cha đã đi sâu vào cốt tủy của việc đối thoại.” Đối với nhà ngoại giao này, cuộc viếng thăm cũng có một ảnh hưởng tích cực đối với các mối liên hệ ngoại giao giữa Vatican và Ít-ra-en, “thuộc hai loại: một lãnh vực thiêng liêng và một lãnh vực chính trị. Chúng tôi mong muốn là cả hai đều tốt đẹp và cả hai bên đều đi theo một chiều hướng tốt.”
Về lãnh vực thiêng liêng, vị đại sứ đã nhắc đến sự hiện diện của các thầy rabbi thuộc các phái đoàn Do Thái tại Đền Thờ, khi họ tham gia kể từ ngày thứ hai tại Rôma trong buổi họp của Uỷ Ban Hỗn Hợp các Rabbi và Tòa Thánh. Buổi họp này có chủ đề: “Giáo huấn Công Giáo và Do Thái về sự tạo dựng vũ trụ và về môi sinh. Các thách đố của sự can thiệp của con người vào trật tự thiên nhiên.”
Còn về chiều kích chính trị, vị đại diện Ít-ra-en cho hay “chúng tôi đang có các quan hệ rất tốt đẹp và chúng tôi cũng khuyến khích các chiều kích văn hóa và thương thuyết đang phát triển khả quan.”
Nhà ngoại giao đề cập đến các buổi họp giữa Ít-ra-en và Tòa Thánh về các vấn đề pháp lý và tài chánh liên quan đến sự hiện diện của Giáo Hội tại các nơi Thánh Điạ, đã bị gián đoạn kể từ khi ký kết Hiệp Ước Căn Bản (tháng 12, 1993) cho phép thiết lập các quan hệ ngoại giao.
Về phần dư luận quần chúng tại Ítraen, ông đại sứ khẳng định rằng ảnh hưởng của cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Đền Thờ vẫn chưa có thể lượng giá được.
Ông đã kết luận: “Tại Ít-ra-en, chúng tôi cần phát triển ý định duy trì một cuộc đối thoại – càng mật thiết càng tốt – với Giáo Hội Công Giáo. Nhưng vẫn có vài sự khác biệt, và chúng tôi phải tiếp tục sống như vậy. Đây là một cuộc thực tập.”
Rôma, Thứ Ba 19 tháng 1, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Đối với vị Đại sứ Ít-ra-en tại Tòa Thánh, cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Benedict XVI tại Đền Thờ Do Thái Rôma ngày 17 tháng 1, là một sự ngạc nhiên tích cực và một sự hỗ trợ cho cuộc tranh đấu chống nạn kỳ thị Do Thái.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ZENIT, ông Mordechay Lewy công nhận rằng người ta không thể nào quên lãng một khía cạnh của biến cố này: “Trước cuộc viếng thăm, giới truyền thông đã duy trì một bầu khí căng thẳng, và các báo chí đã rất thất vọng vì đã không có một sự căng thẳng nào xẩy ra.”
Đó là một sự ngạc nhiên thật sự về chuyến viếng thăm, theo vị đại diện của Ít-ra-en được bổ nhiệm tại Vatican từ tháng 5, 2008, ông công nhận rằng qua cử chỉ này, Đức Thánh Cha cũng đóng góp cho việc tranh đấu chống nạn bài Do Thái.
Vị Đại sứ cho rằng cuộc viếng thăm này “hết sức hữu ích vì Đức Thánh Cha đã nhắc lại và giải thích thêm ý nghĩa của Nostra Aetate,” tuyên ngôn của Công Đồng Vatican II về việc đối thoại giữa các người Công Giáo và các tín đồ các tôn giáo khác, đặc biệt là người Do Thái giáo.
Ông nhận xét, “Rất cụ thể, Đức Thánh Cha đã đi sâu vào cốt tủy của việc đối thoại.” Đối với nhà ngoại giao này, cuộc viếng thăm cũng có một ảnh hưởng tích cực đối với các mối liên hệ ngoại giao giữa Vatican và Ít-ra-en, “thuộc hai loại: một lãnh vực thiêng liêng và một lãnh vực chính trị. Chúng tôi mong muốn là cả hai đều tốt đẹp và cả hai bên đều đi theo một chiều hướng tốt.”
Về lãnh vực thiêng liêng, vị đại sứ đã nhắc đến sự hiện diện của các thầy rabbi thuộc các phái đoàn Do Thái tại Đền Thờ, khi họ tham gia kể từ ngày thứ hai tại Rôma trong buổi họp của Uỷ Ban Hỗn Hợp các Rabbi và Tòa Thánh. Buổi họp này có chủ đề: “Giáo huấn Công Giáo và Do Thái về sự tạo dựng vũ trụ và về môi sinh. Các thách đố của sự can thiệp của con người vào trật tự thiên nhiên.”
Còn về chiều kích chính trị, vị đại diện Ít-ra-en cho hay “chúng tôi đang có các quan hệ rất tốt đẹp và chúng tôi cũng khuyến khích các chiều kích văn hóa và thương thuyết đang phát triển khả quan.”
Nhà ngoại giao đề cập đến các buổi họp giữa Ít-ra-en và Tòa Thánh về các vấn đề pháp lý và tài chánh liên quan đến sự hiện diện của Giáo Hội tại các nơi Thánh Điạ, đã bị gián đoạn kể từ khi ký kết Hiệp Ước Căn Bản (tháng 12, 1993) cho phép thiết lập các quan hệ ngoại giao.
Về phần dư luận quần chúng tại Ítraen, ông đại sứ khẳng định rằng ảnh hưởng của cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Đền Thờ vẫn chưa có thể lượng giá được.
Ông đã kết luận: “Tại Ít-ra-en, chúng tôi cần phát triển ý định duy trì một cuộc đối thoại – càng mật thiết càng tốt – với Giáo Hội Công Giáo. Nhưng vẫn có vài sự khác biệt, và chúng tôi phải tiếp tục sống như vậy. Đây là một cuộc thực tập.”
Top Stories
Having knockdown a Holy Mother statue, Vietnam government forces the Church to pay for expenses
J.B. An Dang
15:03 19/01/2010
To their shocking surprise, the poor parishioners of Bau Sen whose statue of Our Lady was knockdown two months ago by government forces, find themselves victimized over again when being asked to pay for the demolition expense by the same authority who carried out the demolition.
“Pay 276,485,732 VND or face law suit and have your asset confiscated,” Phan Cong Thanh, on behalf of People’s Committee of Bo Trach, Quang Binh told Fr. Peter Nguyen Van Huu in the official correspondence No 08 CV/UBND.
In the letter dated Jan 11, sent to Fr. Peter Nguyen, pastor of Bau Sen parish in the diocese of Vinh, the People's Committee in its absurdity asked the priest to pay back to the local government all expenses they had spent to dismantle the Holy Mother of La Vang statue on the parish cemetery on Nov 5, 2009.
The total amount the local authorities are asking for is about $15,000 US which shows the extended deadline of one month from Jan 7, 2010. Should the amount not be paid in full to the account of the Bo Trach District's Office of Finance and Planning by the said deadline, they will confiscate any asset with values amounted to the demanded figure and Fr. Peter Nguyen will be subjected to a law suit in the Civil/ Administrative Court for collection.
"Should Mr. Nguyen Van Huu purposely miss the deadline without compliance, the District People's Committee will instruct all the branches in charge to proceed with confiscation of all assets with equivalent value to the cost to dismantle the statue according to the current law," the letter threatened.
The said statue of the Holy Mother of La Vang, subject of the demand for compensation was placed by parishioners in April 2008 on a boulder in the parish cemetery across the road from Bau Sen Church.
On Sept. 21, 2008 the People's Committee issued Decision # 3150 QĐ – CC to coerce the parish of Bau Sen to remove the statue within 5 days from the date of Decision's issuance.
The infamous decision shocked the Catholic community throughout the region since the statue had been placed on a religious premise. A wave of protests had taken placed which somewhat helped to deter the government's action to a lesser degree until typhoon Ketsana put a stop to the effort.
But when the storm was over, the government again mobilized heavy equipments and bulldozers, along with a small army of armed policemen to resume their removal task.
On his way to the diocesan annual retreat on Nov. 5, Fr. Peter Nguyen, was taken into police custody for several hours while officials removed the statue. Hundreds of police equipped with weapons, batons, tear gas, and dogs were deployed in an effort to squelch local opposition to the move.
With all the turmoil caused by puzzling, unpredictable and absurd actions of the government in Bau Sen, Bo Trach district, one must wonder if the same bill will be sent to the archdiocese of Hanoi, charging the clergy and Thai Ha parishioners for the demolition and chaos the government caused at the Hanoi Nunciature and at the Redemptorist Monastery in September 2008 when they sent in bulldozers and equipments, tearing down buildings to make room for public parks?
Bulldozers to demolish the statue of Our Laday at Bau Sen, Vinh |
Poilce armed with dogs and batons at the scene |
Parishioners look on in despair |
In the letter dated Jan 11, sent to Fr. Peter Nguyen, pastor of Bau Sen parish in the diocese of Vinh, the People's Committee in its absurdity asked the priest to pay back to the local government all expenses they had spent to dismantle the Holy Mother of La Vang statue on the parish cemetery on Nov 5, 2009.
The total amount the local authorities are asking for is about $15,000 US which shows the extended deadline of one month from Jan 7, 2010. Should the amount not be paid in full to the account of the Bo Trach District's Office of Finance and Planning by the said deadline, they will confiscate any asset with values amounted to the demanded figure and Fr. Peter Nguyen will be subjected to a law suit in the Civil/ Administrative Court for collection.
"Should Mr. Nguyen Van Huu purposely miss the deadline without compliance, the District People's Committee will instruct all the branches in charge to proceed with confiscation of all assets with equivalent value to the cost to dismantle the statue according to the current law," the letter threatened.
The said statue of the Holy Mother of La Vang, subject of the demand for compensation was placed by parishioners in April 2008 on a boulder in the parish cemetery across the road from Bau Sen Church.
On Sept. 21, 2008 the People's Committee issued Decision # 3150 QĐ – CC to coerce the parish of Bau Sen to remove the statue within 5 days from the date of Decision's issuance.
The infamous decision shocked the Catholic community throughout the region since the statue had been placed on a religious premise. A wave of protests had taken placed which somewhat helped to deter the government's action to a lesser degree until typhoon Ketsana put a stop to the effort.
But when the storm was over, the government again mobilized heavy equipments and bulldozers, along with a small army of armed policemen to resume their removal task.
On his way to the diocesan annual retreat on Nov. 5, Fr. Peter Nguyen, was taken into police custody for several hours while officials removed the statue. Hundreds of police equipped with weapons, batons, tear gas, and dogs were deployed in an effort to squelch local opposition to the move.
With all the turmoil caused by puzzling, unpredictable and absurd actions of the government in Bau Sen, Bo Trach district, one must wonder if the same bill will be sent to the archdiocese of Hanoi, charging the clergy and Thai Ha parishioners for the demolition and chaos the government caused at the Hanoi Nunciature and at the Redemptorist Monastery in September 2008 when they sent in bulldozers and equipments, tearing down buildings to make room for public parks?
Przemocy w Dong Chiem nie ma końca (Ba lan)
Emily Nguyen /info.wiara.pl
11:40 19/01/2010
Dywanowe nachodzenie prywatnych domów i znęcanie się nad niewinnymi mieszkańcami trwa nadal w Dong Chiem. Archidiecezja usilnie prosi wszystkie parafie o specjalne modlitwy za wiernych w Dong Chiem aż do zakończenia przemocy przeciw nim.
dodane 2010-01-19: Cały czas od chwili, gdy władze Hanoi wysłały setki zawodowych żołnierzy, gazy łzawiące, pałki i materiały wybuchowe, aby zniszczyć krzyż na Górze Modlitwy, i żeby terroryzować ludzi, którzy usiłowali zapobiec świętokradczemu aktowi w dniu 6 stycznia., nie było jednego dnia, w którym parafianie w Dong Chiem i tamtejsi duszpasterze mogli żyć normalnie.
Druga niedziela zwykła w Dong Chiem zaznaczyła się wzrostem przemocy ze strony miejscowych władz przeciw katolikom. Gwałtowna sprzeczka przerodziła się w gorące starcie między policją i katolikami z pobliskiej wioski, których usiłowano powstrzymać przed przyjściem do Dong Chiem na niedzielną mszę św. Skutkiem tego aresztowano dwie osoby świeckie.
Przekonując, że obszar jest zagrożony możliwością zamieszek, policja siłą zawracała wiernych udających się do kościoła. Napotkawszy na energiczny opór policja aresztowała jedno małżeństwo. Ich córka, protestująca przeciw aresztowaniu rodziców, została uderzona pięścią i straciła przytomność.
Po rannej mszy niedzielnej setki parafian z Dong Chiem przyszły do Góry Modlitw, aby się modlić. Ze łzami w oczach patrzyli na co, co się stało w nocy. Setki krzyży na grobach zmarłych członków rodzin zostały roztrzaskane. Polowy ołtarz, który znajdował się u stóp wzgórza i służył modlitewnym czuwaniom, został zabrudzony i wywrócony, a bambusowy krzyż stojący w miejscu wysadzonego na szczycie Góry Modlitwy usunięto.
Ponieważ zbliża się Nowy Rok księżycowy, większość grobów odnowiono. Parafianie poczuli się tak zranieni, że nikt nie mógł ich powstrzymać przed obciążaniem lokalnych władz odpowiedzialnością za ten akt wandalizmu. Ich reakcja była jednak ściśle monitorowana przez umundurowanych i nieumundurowanch funkcjonariuszy policji, którzy nagrywali i fotografowali wszystkich, którzy źle wyrażali się o władzach.
Spośród żałobników obecnych na miejscu „aresztowano kobietę i mężczyznę”, jak poinformowali parafianie. Dalsze aresztowania miały miejsce w poniedziałek 18 stycznia. „Dwie kobiety, w wieku powyżej 60 lat, pani Pham Thi Heo i Dinh Thi Dau, zostały zatrzymane w poniedziałek rano”. Katolicy z pobliskich wiosek zgromadzili się w Dong Chiem w niedzielę na wieść, że policja nachodziła w miniony piątek poszczególne domostwa i dokonała masowych aresztowań.
Pomimo głośnych protestów i potępienia bezsensownej, aroganckiej akcji władz wobec krzyża i ludzi w Dong Chiem, 15 stycznia, miejscowe władze w otoczeniu setek umundurowanych i nieumundurowanych funkcjonariuszy oraz oddziałów paramilitarnych nachodziły poszczególne domostwa nie podając mieszkańcom powodu. Czwórka parafian została aresztowana. Jako usprawiedliwienie podano, że są zarażeni wirusem HIV i muszą być odizolowani, aby zapobiec dalszym zarażeniom.
W medialną batalię przeciw katolikom władze w Hanoi zaangażowały wszystkie swoje środki przekazu. Hà Nội Mới (dziennik „Nowe Hanoi”), An Ninh Thủ Đô (dziennik „Bezpieczeństwo Stolicy”), Kinh Tế Đô Thị („Gazeta Ekonomiczna i Miejska”), Pháp luật và Đời sống („Prawo i Życie”. Przegląd), Radio „Głos Wietnamu” i Telewizja Hanoi organizowały specjalne sesje, aby omawiać wypadki w Dong Chiem posługując się dezinformacją, fałszywymi zarzutami przeciw ks. J. Le Trong Cung – wicekanclerzowi Archidiecezji Hanoi, ks. Nguyen Van Huu – proboszczowi, ks. Nguyen Van Lien – wikariuszowi parafii oraz redemptorystom z Thai Ha.
Przy tej okazji „nie zapomniano” o Metropolicie Hanoi, ks. abp Józefie Ngo Quang Kiet. Dostojnik Kościoła był przedstawiany w minionych dwóch latach jako „wichrzyciel”, który „podżegał do niepokojów przez fałszywe zarzuty wobec rządu, nie szanował narodu, łamał i lekceważył porządek prawny oraz zachęcał swoich zwolenników do nieposłuszeństwa prawu”.
22 grudnia 2009, we wtorek towarzyszka Ngo Thi Thanh Hang, wiceprzewodnicząca Ludowego Komitetu w Hanoi stanęła na czele delegacji miejscowych władz i złożyła wizytę arcybiskupowi i wręczając świąteczne podarunki jemu i biskupowi pomocniczemu. Wtedy ks. Arcybiskup i diecezjanie byli wychwalani przez panią Hang za ich „wkład i szybką odpowiedź na inicjatywy rządowe”. Obecnie wszystkie państwowe środki przekazu znów degradują ks. Arcybiskupa do roli „wichrzyciela”.
Policja obecnie poszukuje go, chociaż wiadomo, że od 6 stycznia przebywa on na zdrowotym urlopie, co stanowczo zalecił osobisty lekarz.
W obliczu bezpośrednich prześladowań Archidiecezja zwróciła się do wszystkich parafii z apelem, aby w kościołach na zakończenie mszy świętych śpiewano Modlitwę o pokój św. Franciszka z Asyżu. Tę modlitwę należy śpiewać aż do zwycięstwa sprawiedliwoći i zakończenia prześladowań.
We wszystkich diecezjach kraju były organizowane ogromne czuwania modlitewne, aby modlić się za parafian w Dong Chiem. W diecezji Vinh katolicy noszą na głowach specjalne przepaski na znak poparcia uciemiężonej parafii.
(Source: Emily Nguyen/Etek, vietcatholic.net/News/Html/75797.htm | http://info.wiara.pl/doc/414990.Przemocy-w-Dong-Chiem-nie-ma-konca)
dodane 2010-01-19: Cały czas od chwili, gdy władze Hanoi wysłały setki zawodowych żołnierzy, gazy łzawiące, pałki i materiały wybuchowe, aby zniszczyć krzyż na Górze Modlitwy, i żeby terroryzować ludzi, którzy usiłowali zapobiec świętokradczemu aktowi w dniu 6 stycznia., nie było jednego dnia, w którym parafianie w Dong Chiem i tamtejsi duszpasterze mogli żyć normalnie.
Przekonując, że obszar jest zagrożony możliwością zamieszek, policja siłą zawracała wiernych udających się do kościoła. Napotkawszy na energiczny opór policja aresztowała jedno małżeństwo. Ich córka, protestująca przeciw aresztowaniu rodziców, została uderzona pięścią i straciła przytomność.
Po rannej mszy niedzielnej setki parafian z Dong Chiem przyszły do Góry Modlitw, aby się modlić. Ze łzami w oczach patrzyli na co, co się stało w nocy. Setki krzyży na grobach zmarłych członków rodzin zostały roztrzaskane. Polowy ołtarz, który znajdował się u stóp wzgórza i służył modlitewnym czuwaniom, został zabrudzony i wywrócony, a bambusowy krzyż stojący w miejscu wysadzonego na szczycie Góry Modlitwy usunięto.
Ponieważ zbliża się Nowy Rok księżycowy, większość grobów odnowiono. Parafianie poczuli się tak zranieni, że nikt nie mógł ich powstrzymać przed obciążaniem lokalnych władz odpowiedzialnością za ten akt wandalizmu. Ich reakcja była jednak ściśle monitorowana przez umundurowanych i nieumundurowanch funkcjonariuszy policji, którzy nagrywali i fotografowali wszystkich, którzy źle wyrażali się o władzach.
Spośród żałobników obecnych na miejscu „aresztowano kobietę i mężczyznę”, jak poinformowali parafianie. Dalsze aresztowania miały miejsce w poniedziałek 18 stycznia. „Dwie kobiety, w wieku powyżej 60 lat, pani Pham Thi Heo i Dinh Thi Dau, zostały zatrzymane w poniedziałek rano”. Katolicy z pobliskich wiosek zgromadzili się w Dong Chiem w niedzielę na wieść, że policja nachodziła w miniony piątek poszczególne domostwa i dokonała masowych aresztowań.
Pomimo głośnych protestów i potępienia bezsensownej, aroganckiej akcji władz wobec krzyża i ludzi w Dong Chiem, 15 stycznia, miejscowe władze w otoczeniu setek umundurowanych i nieumundurowanych funkcjonariuszy oraz oddziałów paramilitarnych nachodziły poszczególne domostwa nie podając mieszkańcom powodu. Czwórka parafian została aresztowana. Jako usprawiedliwienie podano, że są zarażeni wirusem HIV i muszą być odizolowani, aby zapobiec dalszym zarażeniom.
W medialną batalię przeciw katolikom władze w Hanoi zaangażowały wszystkie swoje środki przekazu. Hà Nội Mới (dziennik „Nowe Hanoi”), An Ninh Thủ Đô (dziennik „Bezpieczeństwo Stolicy”), Kinh Tế Đô Thị („Gazeta Ekonomiczna i Miejska”), Pháp luật và Đời sống („Prawo i Życie”. Przegląd), Radio „Głos Wietnamu” i Telewizja Hanoi organizowały specjalne sesje, aby omawiać wypadki w Dong Chiem posługując się dezinformacją, fałszywymi zarzutami przeciw ks. J. Le Trong Cung – wicekanclerzowi Archidiecezji Hanoi, ks. Nguyen Van Huu – proboszczowi, ks. Nguyen Van Lien – wikariuszowi parafii oraz redemptorystom z Thai Ha.
Przy tej okazji „nie zapomniano” o Metropolicie Hanoi, ks. abp Józefie Ngo Quang Kiet. Dostojnik Kościoła był przedstawiany w minionych dwóch latach jako „wichrzyciel”, który „podżegał do niepokojów przez fałszywe zarzuty wobec rządu, nie szanował narodu, łamał i lekceważył porządek prawny oraz zachęcał swoich zwolenników do nieposłuszeństwa prawu”.
22 grudnia 2009, we wtorek towarzyszka Ngo Thi Thanh Hang, wiceprzewodnicząca Ludowego Komitetu w Hanoi stanęła na czele delegacji miejscowych władz i złożyła wizytę arcybiskupowi i wręczając świąteczne podarunki jemu i biskupowi pomocniczemu. Wtedy ks. Arcybiskup i diecezjanie byli wychwalani przez panią Hang za ich „wkład i szybką odpowiedź na inicjatywy rządowe”. Obecnie wszystkie państwowe środki przekazu znów degradują ks. Arcybiskupa do roli „wichrzyciela”.
Policja obecnie poszukuje go, chociaż wiadomo, że od 6 stycznia przebywa on na zdrowotym urlopie, co stanowczo zalecił osobisty lekarz.
W obliczu bezpośrednich prześladowań Archidiecezja zwróciła się do wszystkich parafii z apelem, aby w kościołach na zakończenie mszy świętych śpiewano Modlitwę o pokój św. Franciszka z Asyżu. Tę modlitwę należy śpiewać aż do zwycięstwa sprawiedliwoći i zakończenia prześladowań.
We wszystkich diecezjach kraju były organizowane ogromne czuwania modlitewne, aby modlić się za parafian w Dong Chiem. W diecezji Vinh katolicy noszą na głowach specjalne przepaski na znak poparcia uciemiężonej parafii.
(Source: Emily Nguyen/Etek, vietcatholic.net/News/Html/75797.htm | http://info.wiara.pl/doc/414990.Przemocy-w-Dong-Chiem-nie-ma-konca)
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nhân vụ Đồng Chiêm: hỏi tội 'tốt đời đẹp đạo'
Alf.Hoàng Gia Bảo
08:11 19/01/2010
‘Tốt đời đẹp đạo’ cụm từ nay đã trở nên quá quen thuộc với người có đạo. Bởi đó là câu cửa miệng của các quan và là ‘thành ngữ’ bất di bất dịch của bộ máy truyên truyền nhà nước, mỗi khi họ ‘có việc’ cần phải nói về đạo công giáo suốt mấy thập niên qua.
Tuy nhiên do quan hệ chưa ‘sóng gió’ dữ dội như mấy năm gần đây nên chúng ta thường chỉ thấy nó xuất hiện trong những lời chúc tụng, khen tặng linh mục này xứ đạo nọ trong các dịp lễ lạc, nên cứ ngỡ đó là câu nói xã giao. Chỉ cho đến khi lại thấy nó ‘góp mặt’ trên vô số bài báo, công văn vu khống, lên án, chủi rủa từ giám mục, linh mục cho đến giáo dân qua các vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý và nay là Đồng Chiêm, cụm từ chắc đã khiến khiến nhiều người không khỏi giật mình! Vì sao bây giờ ‘rớ’ bất cứ tờ báo quốc doanh nào hễ cứ đụng đến chuyện đạo nghĩa của công giáo, là y như rằng luôn phải có ‘tốt đời đẹp đạo’ đi kèm? Vậy rốt cuộc nó mang ý nghĩa gì? Là lời ‘động viên’ hay là câu ‘răn đe’ đối với chúng ta?
Có băn khoăn về điều này mới thấy những lời chúc mừng khen tặng đạo của nhà nước lâu nay hoá ra chỉ là những lời đầu môi chót lưỡi. Bởi nếu nó không bao hàm cả hai nhiệm vụ trên thì sao nó có thể xuất hiện khắp nơi, khi vui cũng như lúc buồn một cách vô tội vạ như thế được? Để từ đó suy ra ‘tốt đời đẹp đạo’ đích thị là thứ gông xích được nguỵ trang bởi bốn từ hoa mỹ, qua đó nhà nước muốn trói buộc giáo hội vào vòng kiểm soát của họ bấy lâu nay.
Do vậy, cũng như cụm từ ‘đồng hành cùng dân tộc’ đã bị chúng tôi đề cập đến sau vụ Tòa Khâm Sứ, rồi ‘quần chúng tự phát’ sau vụ Tam Tòa với việc hai linh mục Quảng Bình đã bị con đồ hành hung hết sức dã man giữa năm 2009, với vụ Đồng Chiêm lần này thiết nghĩ đã đến lúc (nếu không muốn nói là có phần muộn!) giáo hội cần phải mạnh dạn tự ‘cởi trói’ khỏi những loại xiềng xích vô hình này. Muốn thế, việc cần phải làm ngay từ bây giờ là phải tẩy chay và nhắc nhở nhà nước rằng giáo hội không đồng tình với những loại khẩu hiệu mang tính áp đặt mà nhà nước thường dùng trong giáo tiếp với giáo hội.
Bài viết lần này cũng không có tham vọng gì lớn hơn ngoài việc chứng minh cho họ thấy như bao khẩu hiệu trước đây, ‘tốt đời đẹp đạo’ là câu nói hoàn toàn phi logic, nhưng được họ dùng làm chỗ núp cho những toan tính dối trá bấy lâu nay.
Một công cụ ‘lợi hại’
Trước hết. để có thể thấy bộ máy tuyên truyền của Csvn đã sắm cho cụm từ này bộ cánh ‘vĩ đại’ cỡ nào mọi người chỉ cần nhập chúng vào google search, trong nháy mắt hơn 25 triệu kết quả ‘tốt đời đẹp đạo’ sẽ hiện ra trước mắt các bạn. Một kết quả thật đáng kinh ngạc vì nó đã qua mặt luôn cả tên tuổi ‘hồ chí minh’ chỉ với hơn 22 triệu kết quả!
Những tấm ảnh chụp các trang mạng liên quan kèm bài viết được lấy ra từ kết quả trên chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, bởi cái đáng để chúng ta quan tâm hơn lúc này không còn là số lượng, mà chính là cách nhà cầm quyền đã khéo tô vẽ cho nó: một khẩu hiệu chỉ với 4 chữ thì ‘tốt, đẹp’ đã chiếm mất một phân nửa khiến khi nó đập vào lỗ tai, vào mắt mọi người ai nấy đều cảm thấy bùi tai, ưa nhìn mà không nhận ra cái hậu thâm độc đằng sau.
Chính sự ngộ nhận này khiến nó đã được csvn khai thác như một thứ ‘đẳng thức chân lý’: người có đạo phải ‘tốt đời’ thì mới ‘đẹp đạo’ mà nếu không thỏa được điều kiện ‘tốt đời’ (nhưng thực chất là vâng phục đảng!) mọi hành vi cử chỉ sống đạo của tu sĩ, giáo dân rất dễ có nguy cơ bị chính quyền chụp cho cái mũ ‘lợi dụng chính sách tự do tôn giáo’ để làm chuyện phạm pháp!
Nội dung những tấm ảnh đính kèm là bằng chứng cho thấy ‘tốt đời đẹp đạo’ đã được cả bộ máy tuyên truyền lẫn các cơ quan hành pháp là các UBND tỉnh thành, quận huyện khai thác ở mọi góc cạnh. Khi vui cũng như lúc buồn, mọi tâm trạng của giáo hội bây giờ hầu như đã bị gắn liền với cụm từ này.
Trong dịp lễ giáng sinh vừa qua nó là lời khen tặng của các ông bà quan chức dành cho tu sĩ này, họ đạo nọ, nhưng liền sau đó nó được dùng như luận cứ để kết tội, công cụ để tấn công các cha DCCT, giáo xứ Đồng Chiêm.
Tóm lại, nó đã được nhà nước VN đúc thành khuôn, chỉ có điều chẳng giống như những ‘khuôn vàng thước ngọc’ truyền thống tôn trọng đạo lý đáng phải gìn giữ trân trọng mà ông bà xưa thường dạy, mà lại là thứ ‘khuôn cùm thước gông’ ma quỉ đang áp đặt lên giáo hội.
Sự phi logic của lập luận ‘tốt đời đẹp đạo’ ra sao, thiết tưởng chỉ cần xem việc chúng hiện diện vô tội vạ trong đủ loại tình huống hoàn cảnh mà mấy bài báo cắt đính kèm là bằng chứng, tưởng cũng đã quá rõ.
Còn với các quan chức, các ‘bồi bút’ hay nhai hay đi nhai lại cụm từ này lâu nay, mà nếu có hình hài chắc nó cũng bị biến thành… ‘giẻ rách’ từ lâu, nhưng nếu có ai đó cắc cớ đề nghị họ giải thích ý nghĩa cũng như sự mối quan hệ logic giữa hai vế ‘tốt đời’ và ‘đẹp đaọ’ ra sao, tôi chắc có đến 99,9% phải ‘bứt tóc, gãi tai’ không biết đường nào mà trả lời. Đơn giản chỉ vì vô thần thì họ biết ‘quái’ gì về Chúa, về đạo nghĩa đâu mà đòi lý giải thế nào là ‘đẹp đạo’ để mà cân bằng cho được cái ‘phương trình’ tốt đời đẹp đạo?
Không hiểu nhưng vẫn cứ nói, đích thị họ là những ‘chú vẹt’ ngoan ngoãn của chế độ.
Tuy nhiên chúng ta cũng không thể khơi khơi ‘kết tội’ họ nếu chưa chỉ ra cho họ thấy rõ cái sự vô lý, sự hàm hồ của phát biểu này nằm ở đâu, mà một khi nó chưa bị ‘lật tẩy’ thì xem chừng giáo hội sẽ còn bị ‘tốt đời đẹp đạo’ vật cho dài dài…
Do vậy, ‘đập tan’ ngay cái công cụ độc ác này phải là nhiệm vụ của mọi người yêu mến giáo hội và phải ‘đập’ nó sao cho thật là có logic, để từ nay về sau mỗi khi ai đó định mở miệng lải nhải mấy với chúng, lưỡi họ buộc bị ngọng không còn có thể phát biểu trơn tru như trước nay
Và ngay sau đây là bài chứng minh của một ‘cu tí’ mới học hết lớp 6. Nếu ‘cháu nó’ chưa làm vừa lòng ‘mấy cụ’ ban tuyên huấn xin mời cứ thoải mái phản biện. Dòng họ công giáo nhà ‘cu tí’ với bề dày 350 năm chắc chắn không thiếu nhiều người giỏi giang hơn ‘cú tí’ sẵn sàng hầu chuyện quí vị.
Một sự đánh tráo ‘trắng trợn’!
Theo ‘cu tí’ phân tích thì lập luận ‘tốt đời đẹp đạo’ bao gồm: Hai vế chứa 2 đối tượng ‘đời & đạo’ xin tạm thay bằng các ký hiệu a, b. Và hai trị ‘tốt & đẹp’ có ý nghĩa ngang nhau, vì vậy cùng được gán mức logic ‘1’. Mức ‘0’ còn lại tất nhiên sẽ là ‘không tốt, chẳng đẹp’.
Dựa theo cách mà nhà nước VN lập luận khi họ dùng cụm từ này để khen chê giáo hội, thì:
- Khi được khen: người công giáo chỉ có thể ‘tốt đạo sau khi ‘tốt đời’, điều này có nghĩa b chỉ bằng ‘1’ khi a bằng ‘1’; suy ra b=1=a; => b=a.
- Và lúc họ bị chửi thì: họ đã không ‘tốt đời’, đã “lợi dụng tự do tôn giáo để làm chuyện phản động” thì ắt cũng sẽ chẳng thể ‘đẹp đạo’ được, điều đó có nghĩa a đã bằng ‘0’ thì b chăc chắn cũng sẽ phải bằng ‘0’; suy ra a=0=b; => a=b.
Các kết quả theo suy luận của họ cho thấy ‘a’ và ‘b’ luôn bằng nhau bất kể giá trị đầu vào là ‘tốt’ hay ‘xấu’, là ‘1’ hay ‘0’.
Đến đây mọi người có thể bắt đầu đã cảm nhận được cái sự ‘không bình thường’ thiếu logic trong phát biểu ‘tốt đời đẹp đạo’.
Tuy nhiên sự trơ trẽn chỉ lộ rõ hơn khi chúng ta trả lại các ký hiệu a, b bằng chính tên gọi của chúng, để ‘a=b’ bây giờ biến thành ‘đời=đạo’ !!! còn sự hàm hồ nào hơn ???
Sự hàm hồ của phát biểu ‘tốt đời đẹp đạo’ như vậy đã lòi ra sau mấy phép toán. Xưa nay chẳng ai dám quả quyết nói ‘đời’ cũng giống ‘đạo’ bao giờ? Nếu mà mấy bộ tộc thiểu số Châu Phi mà có được chữ viết, tự điển chắc họ cũng không thể ‘nhầm lẫn’ trầm trọng đến như vậy.
Nói ‘tốt đời đẹp đạo’ như kiểu Csvn có khác gì khi ta nghe ai đó bảo ‘ăn mặn’ cũng giống như ‘ăn chay’? đi tu cũng như lập gia đình? Ở lành cũng như ở ác v.v…toàn nhũng kiểu ‘ní nuận’ chó nhảy bàn độc cả!
Bởi bất cứ ai hiểu biết cũng phải thừa nhận rằng đã gọi là ‘đời’ thì chắc chắn không thể giống ‘đạo’ và ngược lại. Cuộc sống người tu hành ai cũng biết khắt khe hơn cuộc sống người có gia đình như chúng ta rất nhiều, mà như thế thì chắc chắn môi trường bao trùm lấy họ, chúng gắn liền với hai phạm trù ‘đạo’ và ‘đời’ chẳng thể nào giống nhau được. Chỉ những kẻ thích ‘ăn ngược nói ngạo’ mới dám gom hai đối tượng trên bắt họ ngồi chung một chiếu, nằm chung một giường.
Thực tế cuộc sống ngoài xã hội cũng cho thấy có một mối tương quan khá mật thiết giữa một người đạo đức, lương thiện và một công dân tốt nhưng nếu đó lại là một người có đạo, kinh nghiệm bao nhiêu năm sống đạo của bản thân mỗi người trong chúng ta ai cũng cảm nhận ra tác động của việc được học giáo lý từ bé, được sống trong môi trường tôn giáo là không hề nhỏ. Và chúng tôi tin rằng với các tôn giáo khác cũng đều như thế.
Đây cũng chính là lý do vì sao nhiều lãnh đạo Csvn cũng đã phải thừa nhận tỷ lệ tội phạm đối với cộng đồng công giáo là rất thấp, và vì sao công an vẫn muốn đem con gởi các nữ tu nuôi dạy hơn các nhà trẻ.
Kết hợp cả về logic lẫn thực tế vừa được nêu trên, nếu nhà nước VN thật lòng muốn có một câu khẩu hiệu để động viên người công giáo sống tốt với đất nước hơn, thì bất cứ câu này là gì nó phải tuân theo thứ tự trọng đạo trước, một khi làm như vậy và tạo điều kiện cho giáo hội có cơ hội đóng góp vào xã hội như trước kia bằng giáo dục, từ thiện… chuyện ‘đẹp đời’ sẽ tự nhiên đến sau như một hệ quả tất yếu, mà chẳng phải nhọc công báo đài ‘lải nhải’ tới những hơn 25 triệu lần như google search đã cho thấy.
Điều này xem ra cũng rất phù hợp với mọi sách vở thánh hiền xưa nay đều dạy rằng, người có làm tròn được việc nhỏ trước thì mới mong họ làm được việc lớn sau, mà câu nói ‘tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’ phải là là người tốt từ trong gia đình, xã hội thì mới mong trở thành ‘đỉnh cao trí tuệ’ được, có thể xem là câu chứng minh điển hình.
Nhưng các ‘đỉnh cao trí tuệ’ của chúng ta không phải họ không nhận ra sự phi logic khi cố tình đảo ngược thứ tự ‘tốt đạo đẹp đời’ thành ra ‘tốt đời đẹp đạo’. Bằng chứng là khi dạy bộ đội chúng ta thấy họ lại nói ‘quân đội phải trung với đảng hiếu với dân’!!! điều này chứng tỏ họ cũng rất biết luật tự nhiên, nhưng chỉ vì tham quyền cố vị mà họ đã ‘bẻ cong’ tất cả mọi giá trị. An toàn của đảng là trước hết, còn dân sống chết ra sao tính sau.!
Phải so sánh với chính những giáo điều của họ chúng ta mới thấy không chỉ người công giáo chúng ta với câu ‘tốt đời đẹp đạo’ mà có thể nói mọi khẩu hiệu Csvn ‘ban phát’ ra cho báo đài tuyên truyền đến với mấy chục triệu dân toàn dân, mỗi cái đều xứng danh là một ‘tuyệt tác tuyên truyền’ vì nó đã được cả một ban bệ nghiên cứu, nhào nặn rất kỹ nhằm làm mê muội dân chúng nghe theo họ càng nhiều càng tốt.
Và đây, một nạn nhân điển hình còn đang ‘nóng hổi’ !
Đớn đau thay ‘nạn nhân’ này lại chính là một người mang danh ‘linh mục’: Lm ‘quốc doanh’ Phan Khắc Từ người mà gần đây trong một phát biểu với tờ SGGP đã nói “In late 2009, President Nguyen Minh Triet and the Pope also met at the Vatican, where the President said he agreed with the Pope's instruction to Vietnamese Archbishops that 'a Catholic must be both a good parishioner and a good citizen'. Tạm dịch ‘vào cuối năm 2009, chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Đức giáo hoàng gặp nhau tại Vatican, tại đây ông chủ tịch đã đồng ý với sự hướng dẫn dành cho các giám mục VN là người công giáo phải vừa là ‘một mục tử tốt và là một công dân tốt’ đây có thể xem như là một dạng của câu ‘tốt đạo đẹp đời’.
Xin nói tiếp về phát biểu của ‘ông linh mục’ Từ. Thuộc được câu này hẳn ôngta cũng đã ý thức rất rõ cái thứ tự việc tốt nào cần làm trước việc nào theo ý Đức giáo hoàng, mà người viết cho rằng không phải ngẫu nhiên mà Ngài nói vậy nếu không nhờ kinh nghiệm nhiều năm chung sống với Phát Xít thập niên 1940’s, cũng như sau này Ngài phải chứng kiến thêm cảnh hội thánh nhiều nước Đông Âu thời cộng sản bị bách hại ra ra sao, vì vậy mà đã lưu ý các giám mục VN theo thứ tự: có là chủ chăn tốt đối với đàn chiên giáo hội thì mới là công dân tốt được.
Thế nhưng quyền lực và đồng tiền đã khiến ‘ông linh mục’ Từ hành xử ngược ngạo giống cộng sản nốt khi chọn ‘tốt đời’ để làm đẹp lòng nhà nước trước rồi mới tính đến chuyện ‘đẹp đạo’ sau. Lên tiếng bênh vực nhà cầm quyền csvn trong khi đồng đạo mình bị bách hại bởi chính họ, khi nói “Anyone found committing wrongdoings in the name of religion must be strictly punished” (bất cứ ai bị phát hiện lợi dụng tôn giáo để làm điều sai trái, đều phải bị trừng trị… đích đáng!!!).
Nếu còn chút nể trọng nhau trong tình nghĩa tử cùng là con cái của Chúa, chắc chắn chẳng linh mục nào dù biết há miệng là mắc quai cũng chẳng nỡ nói ra những lời tàn nhẫn đến như thế với anh em đồng đạo của mình. Vậy mà ‘ông linh mục’ này đã làm được, chúng ta thật hết hiểu nổi cái gì đang ngự trị trong lòng ‘ông linh mục’ lúc này, Chúa hay ma quỉ?
Trường hợp quay lưng lại với giáo hội của những người mang danh ‘linh mục’ như ông Phan Khắc Từ là nỗi nhức nhối cho toàn thể giáo hội hiện nay. Sớm muộn gì những động lực ‘khuất tất’ đằng sau việc tiếp tay cho nhà nước đánh phá giáo hội, linh mục, giáo dân anh em đồng đạo mình tại Đồng Chiêm cũng sẽ được làm cho sáng tỏ, như giáo hội Ba Lan vấn đề chỉ là thời gian.
Khi ấy mọi người sẽ rõ ‘linh mục’ Phan Khắc Từ thực ra ông ta là ai? Có là linh mục đúng nghĩa hay là con bài của nhà nước ‘lợi dụng áo dòng để phá hoại tôn giáo’ như họ do thường cài người vào giáo hội nên hay ‘suy bụng nhà nước ra bụng giáo hội khi nói ‘lợi dụng tôn giáo để phá hoại nhà nước’? Còn nếu đúng là linh mục, chắc chắn đã bị trúng đòn độc ‘tốt đời đẹp đạo’ từ rất lâu rồi, nên nay sự trơ trẽn của ông ta mới trở nên trầm kha đến như vậy.
Sàigòn, 19/01/2010
Tuy nhiên do quan hệ chưa ‘sóng gió’ dữ dội như mấy năm gần đây nên chúng ta thường chỉ thấy nó xuất hiện trong những lời chúc tụng, khen tặng linh mục này xứ đạo nọ trong các dịp lễ lạc, nên cứ ngỡ đó là câu nói xã giao. Chỉ cho đến khi lại thấy nó ‘góp mặt’ trên vô số bài báo, công văn vu khống, lên án, chủi rủa từ giám mục, linh mục cho đến giáo dân qua các vụ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý và nay là Đồng Chiêm, cụm từ chắc đã khiến khiến nhiều người không khỏi giật mình! Vì sao bây giờ ‘rớ’ bất cứ tờ báo quốc doanh nào hễ cứ đụng đến chuyện đạo nghĩa của công giáo, là y như rằng luôn phải có ‘tốt đời đẹp đạo’ đi kèm? Vậy rốt cuộc nó mang ý nghĩa gì? Là lời ‘động viên’ hay là câu ‘răn đe’ đối với chúng ta?
Có băn khoăn về điều này mới thấy những lời chúc mừng khen tặng đạo của nhà nước lâu nay hoá ra chỉ là những lời đầu môi chót lưỡi. Bởi nếu nó không bao hàm cả hai nhiệm vụ trên thì sao nó có thể xuất hiện khắp nơi, khi vui cũng như lúc buồn một cách vô tội vạ như thế được? Để từ đó suy ra ‘tốt đời đẹp đạo’ đích thị là thứ gông xích được nguỵ trang bởi bốn từ hoa mỹ, qua đó nhà nước muốn trói buộc giáo hội vào vòng kiểm soát của họ bấy lâu nay.
Do vậy, cũng như cụm từ ‘đồng hành cùng dân tộc’ đã bị chúng tôi đề cập đến sau vụ Tòa Khâm Sứ, rồi ‘quần chúng tự phát’ sau vụ Tam Tòa với việc hai linh mục Quảng Bình đã bị con đồ hành hung hết sức dã man giữa năm 2009, với vụ Đồng Chiêm lần này thiết nghĩ đã đến lúc (nếu không muốn nói là có phần muộn!) giáo hội cần phải mạnh dạn tự ‘cởi trói’ khỏi những loại xiềng xích vô hình này. Muốn thế, việc cần phải làm ngay từ bây giờ là phải tẩy chay và nhắc nhở nhà nước rằng giáo hội không đồng tình với những loại khẩu hiệu mang tính áp đặt mà nhà nước thường dùng trong giáo tiếp với giáo hội.
Bài viết lần này cũng không có tham vọng gì lớn hơn ngoài việc chứng minh cho họ thấy như bao khẩu hiệu trước đây, ‘tốt đời đẹp đạo’ là câu nói hoàn toàn phi logic, nhưng được họ dùng làm chỗ núp cho những toan tính dối trá bấy lâu nay.
Một công cụ ‘lợi hại’
Những tấm ảnh chụp các trang mạng liên quan kèm bài viết được lấy ra từ kết quả trên chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, bởi cái đáng để chúng ta quan tâm hơn lúc này không còn là số lượng, mà chính là cách nhà cầm quyền đã khéo tô vẽ cho nó: một khẩu hiệu chỉ với 4 chữ thì ‘tốt, đẹp’ đã chiếm mất một phân nửa khiến khi nó đập vào lỗ tai, vào mắt mọi người ai nấy đều cảm thấy bùi tai, ưa nhìn mà không nhận ra cái hậu thâm độc đằng sau.
Chính sự ngộ nhận này khiến nó đã được csvn khai thác như một thứ ‘đẳng thức chân lý’: người có đạo phải ‘tốt đời’ thì mới ‘đẹp đạo’ mà nếu không thỏa được điều kiện ‘tốt đời’ (nhưng thực chất là vâng phục đảng!) mọi hành vi cử chỉ sống đạo của tu sĩ, giáo dân rất dễ có nguy cơ bị chính quyền chụp cho cái mũ ‘lợi dụng chính sách tự do tôn giáo’ để làm chuyện phạm pháp!
Trong dịp lễ giáng sinh vừa qua nó là lời khen tặng của các ông bà quan chức dành cho tu sĩ này, họ đạo nọ, nhưng liền sau đó nó được dùng như luận cứ để kết tội, công cụ để tấn công các cha DCCT, giáo xứ Đồng Chiêm.
Tóm lại, nó đã được nhà nước VN đúc thành khuôn, chỉ có điều chẳng giống như những ‘khuôn vàng thước ngọc’ truyền thống tôn trọng đạo lý đáng phải gìn giữ trân trọng mà ông bà xưa thường dạy, mà lại là thứ ‘khuôn cùm thước gông’ ma quỉ đang áp đặt lên giáo hội.
Sự phi logic của lập luận ‘tốt đời đẹp đạo’ ra sao, thiết tưởng chỉ cần xem việc chúng hiện diện vô tội vạ trong đủ loại tình huống hoàn cảnh mà mấy bài báo cắt đính kèm là bằng chứng, tưởng cũng đã quá rõ.
Còn với các quan chức, các ‘bồi bút’ hay nhai hay đi nhai lại cụm từ này lâu nay, mà nếu có hình hài chắc nó cũng bị biến thành… ‘giẻ rách’ từ lâu, nhưng nếu có ai đó cắc cớ đề nghị họ giải thích ý nghĩa cũng như sự mối quan hệ logic giữa hai vế ‘tốt đời’ và ‘đẹp đaọ’ ra sao, tôi chắc có đến 99,9% phải ‘bứt tóc, gãi tai’ không biết đường nào mà trả lời. Đơn giản chỉ vì vô thần thì họ biết ‘quái’ gì về Chúa, về đạo nghĩa đâu mà đòi lý giải thế nào là ‘đẹp đạo’ để mà cân bằng cho được cái ‘phương trình’ tốt đời đẹp đạo?
Không hiểu nhưng vẫn cứ nói, đích thị họ là những ‘chú vẹt’ ngoan ngoãn của chế độ.
Tuy nhiên chúng ta cũng không thể khơi khơi ‘kết tội’ họ nếu chưa chỉ ra cho họ thấy rõ cái sự vô lý, sự hàm hồ của phát biểu này nằm ở đâu, mà một khi nó chưa bị ‘lật tẩy’ thì xem chừng giáo hội sẽ còn bị ‘tốt đời đẹp đạo’ vật cho dài dài…
Do vậy, ‘đập tan’ ngay cái công cụ độc ác này phải là nhiệm vụ của mọi người yêu mến giáo hội và phải ‘đập’ nó sao cho thật là có logic, để từ nay về sau mỗi khi ai đó định mở miệng lải nhải mấy với chúng, lưỡi họ buộc bị ngọng không còn có thể phát biểu trơn tru như trước nay
Và ngay sau đây là bài chứng minh của một ‘cu tí’ mới học hết lớp 6. Nếu ‘cháu nó’ chưa làm vừa lòng ‘mấy cụ’ ban tuyên huấn xin mời cứ thoải mái phản biện. Dòng họ công giáo nhà ‘cu tí’ với bề dày 350 năm chắc chắn không thiếu nhiều người giỏi giang hơn ‘cú tí’ sẵn sàng hầu chuyện quí vị.
Một sự đánh tráo ‘trắng trợn’!
Theo ‘cu tí’ phân tích thì lập luận ‘tốt đời đẹp đạo’ bao gồm: Hai vế chứa 2 đối tượng ‘đời & đạo’ xin tạm thay bằng các ký hiệu a, b. Và hai trị ‘tốt & đẹp’ có ý nghĩa ngang nhau, vì vậy cùng được gán mức logic ‘1’. Mức ‘0’ còn lại tất nhiên sẽ là ‘không tốt, chẳng đẹp’.
Dựa theo cách mà nhà nước VN lập luận khi họ dùng cụm từ này để khen chê giáo hội, thì:
- Khi được khen: người công giáo chỉ có thể ‘tốt đạo sau khi ‘tốt đời’, điều này có nghĩa b chỉ bằng ‘1’ khi a bằng ‘1’; suy ra b=1=a; => b=a.
- Và lúc họ bị chửi thì: họ đã không ‘tốt đời’, đã “lợi dụng tự do tôn giáo để làm chuyện phản động” thì ắt cũng sẽ chẳng thể ‘đẹp đạo’ được, điều đó có nghĩa a đã bằng ‘0’ thì b chăc chắn cũng sẽ phải bằng ‘0’; suy ra a=0=b; => a=b.
Các kết quả theo suy luận của họ cho thấy ‘a’ và ‘b’ luôn bằng nhau bất kể giá trị đầu vào là ‘tốt’ hay ‘xấu’, là ‘1’ hay ‘0’.
Đến đây mọi người có thể bắt đầu đã cảm nhận được cái sự ‘không bình thường’ thiếu logic trong phát biểu ‘tốt đời đẹp đạo’.
Tuy nhiên sự trơ trẽn chỉ lộ rõ hơn khi chúng ta trả lại các ký hiệu a, b bằng chính tên gọi của chúng, để ‘a=b’ bây giờ biến thành ‘đời=đạo’ !!! còn sự hàm hồ nào hơn ???
Sự hàm hồ của phát biểu ‘tốt đời đẹp đạo’ như vậy đã lòi ra sau mấy phép toán. Xưa nay chẳng ai dám quả quyết nói ‘đời’ cũng giống ‘đạo’ bao giờ? Nếu mà mấy bộ tộc thiểu số Châu Phi mà có được chữ viết, tự điển chắc họ cũng không thể ‘nhầm lẫn’ trầm trọng đến như vậy.
Nói ‘tốt đời đẹp đạo’ như kiểu Csvn có khác gì khi ta nghe ai đó bảo ‘ăn mặn’ cũng giống như ‘ăn chay’? đi tu cũng như lập gia đình? Ở lành cũng như ở ác v.v…toàn nhũng kiểu ‘ní nuận’ chó nhảy bàn độc cả!
Bởi bất cứ ai hiểu biết cũng phải thừa nhận rằng đã gọi là ‘đời’ thì chắc chắn không thể giống ‘đạo’ và ngược lại. Cuộc sống người tu hành ai cũng biết khắt khe hơn cuộc sống người có gia đình như chúng ta rất nhiều, mà như thế thì chắc chắn môi trường bao trùm lấy họ, chúng gắn liền với hai phạm trù ‘đạo’ và ‘đời’ chẳng thể nào giống nhau được. Chỉ những kẻ thích ‘ăn ngược nói ngạo’ mới dám gom hai đối tượng trên bắt họ ngồi chung một chiếu, nằm chung một giường.
Thực tế cuộc sống ngoài xã hội cũng cho thấy có một mối tương quan khá mật thiết giữa một người đạo đức, lương thiện và một công dân tốt nhưng nếu đó lại là một người có đạo, kinh nghiệm bao nhiêu năm sống đạo của bản thân mỗi người trong chúng ta ai cũng cảm nhận ra tác động của việc được học giáo lý từ bé, được sống trong môi trường tôn giáo là không hề nhỏ. Và chúng tôi tin rằng với các tôn giáo khác cũng đều như thế.
Đây cũng chính là lý do vì sao nhiều lãnh đạo Csvn cũng đã phải thừa nhận tỷ lệ tội phạm đối với cộng đồng công giáo là rất thấp, và vì sao công an vẫn muốn đem con gởi các nữ tu nuôi dạy hơn các nhà trẻ.
Kết hợp cả về logic lẫn thực tế vừa được nêu trên, nếu nhà nước VN thật lòng muốn có một câu khẩu hiệu để động viên người công giáo sống tốt với đất nước hơn, thì bất cứ câu này là gì nó phải tuân theo thứ tự trọng đạo trước, một khi làm như vậy và tạo điều kiện cho giáo hội có cơ hội đóng góp vào xã hội như trước kia bằng giáo dục, từ thiện… chuyện ‘đẹp đời’ sẽ tự nhiên đến sau như một hệ quả tất yếu, mà chẳng phải nhọc công báo đài ‘lải nhải’ tới những hơn 25 triệu lần như google search đã cho thấy.
Điều này xem ra cũng rất phù hợp với mọi sách vở thánh hiền xưa nay đều dạy rằng, người có làm tròn được việc nhỏ trước thì mới mong họ làm được việc lớn sau, mà câu nói ‘tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’ phải là là người tốt từ trong gia đình, xã hội thì mới mong trở thành ‘đỉnh cao trí tuệ’ được, có thể xem là câu chứng minh điển hình.
Nhưng các ‘đỉnh cao trí tuệ’ của chúng ta không phải họ không nhận ra sự phi logic khi cố tình đảo ngược thứ tự ‘tốt đạo đẹp đời’ thành ra ‘tốt đời đẹp đạo’. Bằng chứng là khi dạy bộ đội chúng ta thấy họ lại nói ‘quân đội phải trung với đảng hiếu với dân’!!! điều này chứng tỏ họ cũng rất biết luật tự nhiên, nhưng chỉ vì tham quyền cố vị mà họ đã ‘bẻ cong’ tất cả mọi giá trị. An toàn của đảng là trước hết, còn dân sống chết ra sao tính sau.!
Phải so sánh với chính những giáo điều của họ chúng ta mới thấy không chỉ người công giáo chúng ta với câu ‘tốt đời đẹp đạo’ mà có thể nói mọi khẩu hiệu Csvn ‘ban phát’ ra cho báo đài tuyên truyền đến với mấy chục triệu dân toàn dân, mỗi cái đều xứng danh là một ‘tuyệt tác tuyên truyền’ vì nó đã được cả một ban bệ nghiên cứu, nhào nặn rất kỹ nhằm làm mê muội dân chúng nghe theo họ càng nhiều càng tốt.
Và đây, một nạn nhân điển hình còn đang ‘nóng hổi’ !
Đớn đau thay ‘nạn nhân’ này lại chính là một người mang danh ‘linh mục’: Lm ‘quốc doanh’ Phan Khắc Từ người mà gần đây trong một phát biểu với tờ SGGP đã nói “In late 2009, President Nguyen Minh Triet and the Pope also met at the Vatican, where the President said he agreed with the Pope's instruction to Vietnamese Archbishops that 'a Catholic must be both a good parishioner and a good citizen'. Tạm dịch ‘vào cuối năm 2009, chủ tịch Nguyễn Minh Triết và Đức giáo hoàng gặp nhau tại Vatican, tại đây ông chủ tịch đã đồng ý với sự hướng dẫn dành cho các giám mục VN là người công giáo phải vừa là ‘một mục tử tốt và là một công dân tốt’ đây có thể xem như là một dạng của câu ‘tốt đạo đẹp đời’.
Xin nói tiếp về phát biểu của ‘ông linh mục’ Từ. Thuộc được câu này hẳn ôngta cũng đã ý thức rất rõ cái thứ tự việc tốt nào cần làm trước việc nào theo ý Đức giáo hoàng, mà người viết cho rằng không phải ngẫu nhiên mà Ngài nói vậy nếu không nhờ kinh nghiệm nhiều năm chung sống với Phát Xít thập niên 1940’s, cũng như sau này Ngài phải chứng kiến thêm cảnh hội thánh nhiều nước Đông Âu thời cộng sản bị bách hại ra ra sao, vì vậy mà đã lưu ý các giám mục VN theo thứ tự: có là chủ chăn tốt đối với đàn chiên giáo hội thì mới là công dân tốt được.
Thế nhưng quyền lực và đồng tiền đã khiến ‘ông linh mục’ Từ hành xử ngược ngạo giống cộng sản nốt khi chọn ‘tốt đời’ để làm đẹp lòng nhà nước trước rồi mới tính đến chuyện ‘đẹp đạo’ sau. Lên tiếng bênh vực nhà cầm quyền csvn trong khi đồng đạo mình bị bách hại bởi chính họ, khi nói “Anyone found committing wrongdoings in the name of religion must be strictly punished” (bất cứ ai bị phát hiện lợi dụng tôn giáo để làm điều sai trái, đều phải bị trừng trị… đích đáng!!!).
Nếu còn chút nể trọng nhau trong tình nghĩa tử cùng là con cái của Chúa, chắc chắn chẳng linh mục nào dù biết há miệng là mắc quai cũng chẳng nỡ nói ra những lời tàn nhẫn đến như thế với anh em đồng đạo của mình. Vậy mà ‘ông linh mục’ này đã làm được, chúng ta thật hết hiểu nổi cái gì đang ngự trị trong lòng ‘ông linh mục’ lúc này, Chúa hay ma quỉ?
Trường hợp quay lưng lại với giáo hội của những người mang danh ‘linh mục’ như ông Phan Khắc Từ là nỗi nhức nhối cho toàn thể giáo hội hiện nay. Sớm muộn gì những động lực ‘khuất tất’ đằng sau việc tiếp tay cho nhà nước đánh phá giáo hội, linh mục, giáo dân anh em đồng đạo mình tại Đồng Chiêm cũng sẽ được làm cho sáng tỏ, như giáo hội Ba Lan vấn đề chỉ là thời gian.
Khi ấy mọi người sẽ rõ ‘linh mục’ Phan Khắc Từ thực ra ông ta là ai? Có là linh mục đúng nghĩa hay là con bài của nhà nước ‘lợi dụng áo dòng để phá hoại tôn giáo’ như họ do thường cài người vào giáo hội nên hay ‘suy bụng nhà nước ra bụng giáo hội khi nói ‘lợi dụng tôn giáo để phá hoại nhà nước’? Còn nếu đúng là linh mục, chắc chắn đã bị trúng đòn độc ‘tốt đời đẹp đạo’ từ rất lâu rồi, nên nay sự trơ trẽn của ông ta mới trở nên trầm kha đến như vậy.
Sàigòn, 19/01/2010
Giáo xứ La Phù thăm viếng hiệp thông với Giáo xứ Đồng Chiêm
Bác Ái La Phù
08:38 19/01/2010
Đã gần hai tuần lễ, sau khi xảy ra sự kiện Đồng chiêm bị Chính quyền côn đồ đập phá thánh giá trên núi thờ của giáo xứ, người người bức xúc, và đau thương vì hành động của những kẻ đã can tâm phá thánh giá!
Không ít lần chính quyền xã huyện, cách này cách khác dò dẫm, làm công tác tư tưởng, để bà con giáo dân La Phù thay vì tổ chức thuê xe lên đường hành hương, hãy ở nhà cầu nguyện... Họ nói thêm rằng: “đó là chuyện xảy ra ở nơi khác còn ở ta thì từ trước tới giờ mọi quan hệ luôn tốt đời đẹp đạo”. Dĩ nhiên, giáo dân La Phù vẫn liên lỷ hiệp thông cầu nguyện cho giáo phận, cho Tam Tòa, v.v... giờ đây là cảm thông và hướng về Đồng chiêm. Vì bà con luôn xác tín: chỉ có lời cầu nguyện mới đem lại sức mạnh chiến thắng ma quỉ. Ma quỷ rất sợ thánh gía. Vì thế nó cũng rất ghét Thánh giá. Nên khi có thể, nó sẽ làm điều xúc phạm bất xét hậu quả.
Ý thức về điều này, giáo dân cộng đoàn Giáo xứ La Phù hiệp thông cầu nguyện cho công lý sau mỗi Thánh lễ.
Chưa tới tận nơi, chưa nhìn tận mắt, chưa hiệp thông chia sẻ một cách cụ thể, thì ai cũng còn cảm thấy còn rất thiếu sót, áy náy và chưa an tâm. Kiểu gì cũng phải lên đường! Qua các thông tin mà hàng ngày bà con cập nhật từ mạng lưới internet, cũng như điện thoại từ các người thân, giáo dân chúng tôi biết là công an cảnh sát bằng đủ cách đã phong tỏa, gây khó dễ, cản trở những người muốn đến Đồng Chiêm.
Dù biết vậy, sáng ngày 19/01/2010, giáo dân La Phù vẫn bình tĩnh lên đường. Họ đi bằng các loại phương tiện khác nhau. Mặc dù bị công an chặn đường, cản lối hạch sách đủ điều, nhiều người vẫn vào được tới nhà thờ Đồng Chiêm ngay từ sáng sớm. Họ lên núi, tới tận chân Thánh giá, chẳng ngán gì những ánh mắt nhìn soi mói. Đúng là tình yêu thì bất xét mọi nguy hiểm. “Chết cũng chơi” có nhiều người đã nói như vậy.
Đoàn “hành hương” La Phù được tham dự cầu nguyện, sau đó đi thăm hỏi giáo dân, cách riêng tặng quà động viên những nạn nhân là các bà già và trẻ em mới bị lực lượng an ninh hùng hậu khủng bố đánh đập.
Cha xứ, Cha phó, các Sơ, bà con giáo dân xứ Đông Chiêm thấy được an ủi và lên tinh thần nhiều mỗi khi có anh chị em mình từ xa đến.
Trong tinh thần liên đới anh chị em trong giáo hội của Chúa Kitô, Chắc chắn sẽ còn nhiều xứ họ trong và ngoài Giáo phận tổ chức tới thăm và cầu nguyện cho Đồng Chiêm trong những ngày tới.
Chúng ta tin tưởng vững vàng, Thiên Chúa quyền năng sẽ giúp ta thoát khỏi sự dữ và ban ơn phước lành, vì không có sự gì mà Chúa không làm được. Bổn phận của người tín hữu là tích cực, hiệp thông chia sẻ cầu nguyện trong niềm tin, cũng như quảng dđại chia sẻ về tinh thần và vật chất với những anh chị em đang bị bách hại.
Ý thức về điều này, giáo dân cộng đoàn Giáo xứ La Phù hiệp thông cầu nguyện cho công lý sau mỗi Thánh lễ.
Chưa tới tận nơi, chưa nhìn tận mắt, chưa hiệp thông chia sẻ một cách cụ thể, thì ai cũng còn cảm thấy còn rất thiếu sót, áy náy và chưa an tâm. Kiểu gì cũng phải lên đường! Qua các thông tin mà hàng ngày bà con cập nhật từ mạng lưới internet, cũng như điện thoại từ các người thân, giáo dân chúng tôi biết là công an cảnh sát bằng đủ cách đã phong tỏa, gây khó dễ, cản trở những người muốn đến Đồng Chiêm.
Dù biết vậy, sáng ngày 19/01/2010, giáo dân La Phù vẫn bình tĩnh lên đường. Họ đi bằng các loại phương tiện khác nhau. Mặc dù bị công an chặn đường, cản lối hạch sách đủ điều, nhiều người vẫn vào được tới nhà thờ Đồng Chiêm ngay từ sáng sớm. Họ lên núi, tới tận chân Thánh giá, chẳng ngán gì những ánh mắt nhìn soi mói. Đúng là tình yêu thì bất xét mọi nguy hiểm. “Chết cũng chơi” có nhiều người đã nói như vậy.
Đoàn “hành hương” La Phù được tham dự cầu nguyện, sau đó đi thăm hỏi giáo dân, cách riêng tặng quà động viên những nạn nhân là các bà già và trẻ em mới bị lực lượng an ninh hùng hậu khủng bố đánh đập.
Cha xứ, Cha phó, các Sơ, bà con giáo dân xứ Đông Chiêm thấy được an ủi và lên tinh thần nhiều mỗi khi có anh chị em mình từ xa đến.
Trong tinh thần liên đới anh chị em trong giáo hội của Chúa Kitô, Chắc chắn sẽ còn nhiều xứ họ trong và ngoài Giáo phận tổ chức tới thăm và cầu nguyện cho Đồng Chiêm trong những ngày tới.
Chúng ta tin tưởng vững vàng, Thiên Chúa quyền năng sẽ giúp ta thoát khỏi sự dữ và ban ơn phước lành, vì không có sự gì mà Chúa không làm được. Bổn phận của người tín hữu là tích cực, hiệp thông chia sẻ cầu nguyện trong niềm tin, cũng như quảng dđại chia sẻ về tinh thần và vật chất với những anh chị em đang bị bách hại.
Chút suy tư về ''nhân - quả''
Mai Thi
10:14 19/01/2010
CHÚT SUY TƯ VỀ “NHÂN – QUẢ”
(trong bất cứ tổ chức hay xã hội nào)
1. Khi chưa bầu cử đã biết ai sẽ ngồi ở vị trí nào, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
2. Khi các cấp đều nhất loạt thực hiện 3 không: không nghe, không thấy, không biết, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
3. Khi cấp trên và cấp dưới đổ lỗi cho nhau, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
4. Khi mọi sự thật không được tôn trọng, bị cấm, che giấu hay bị xuyên tạc, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
5. Khi sự bất công, giả trá, gian ác trở nên bình thường trong quan niệm của ban điều hành, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
6. Khi những người lãnh đạo dốt nát, bất nhân và độc ác đứng ra đào tạo thêm những con người biến chất, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
7. Khi lấy bất công làm nguyên tắc, lấy bạo hành làm mục tiêu, lấy bạo lực làm lẽ sống, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
8. Khi “chiếc ghế” và “nồi cơm” của kẻ có quyền đặt cao hơn đạo lý và nhân nghĩa, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
9. Khi người có quyền sống giàu nhờ tai ương, đại dịch và hiểm họa, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
10. Khi người có quyền thạo nghề bóc lột, ăn chặn, hối lộ hơn sám hối và sống đạo đức, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
11. Khi đàn áp, khống chế, đánh người… trở thành nghiệp vụ, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
12. Khi máu người vô tội đổ ra làm người ta thích thú cười đùa, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
23. Khi mọi người không còn quyền tự do đi lại, viết hay nói lên sự thật, thực hành niềm tin, thực thi bác ái, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
Tóm lại:
Khi kẻ ác nắm quyền thì dân lành đành phải bó tay thôi.
Và khi chính sách của kẻ có quyền đặt mọi giá trị ở đời này, thì cũng chỉ thế thôi.
(trong bất cứ tổ chức hay xã hội nào)
1. Khi chưa bầu cử đã biết ai sẽ ngồi ở vị trí nào, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
2. Khi các cấp đều nhất loạt thực hiện 3 không: không nghe, không thấy, không biết, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
3. Khi cấp trên và cấp dưới đổ lỗi cho nhau, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
4. Khi mọi sự thật không được tôn trọng, bị cấm, che giấu hay bị xuyên tạc, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
5. Khi sự bất công, giả trá, gian ác trở nên bình thường trong quan niệm của ban điều hành, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
6. Khi những người lãnh đạo dốt nát, bất nhân và độc ác đứng ra đào tạo thêm những con người biến chất, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
7. Khi lấy bất công làm nguyên tắc, lấy bạo hành làm mục tiêu, lấy bạo lực làm lẽ sống, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
8. Khi “chiếc ghế” và “nồi cơm” của kẻ có quyền đặt cao hơn đạo lý và nhân nghĩa, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
9. Khi người có quyền sống giàu nhờ tai ương, đại dịch và hiểm họa, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
10. Khi người có quyền thạo nghề bóc lột, ăn chặn, hối lộ hơn sám hối và sống đạo đức, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
11. Khi đàn áp, khống chế, đánh người… trở thành nghiệp vụ, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
12. Khi máu người vô tội đổ ra làm người ta thích thú cười đùa, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
23. Khi mọi người không còn quyền tự do đi lại, viết hay nói lên sự thật, thực hành niềm tin, thực thi bác ái, thì Dân lành phải chịu đau khổ thôi.
Tóm lại:
Khi kẻ ác nắm quyền thì dân lành đành phải bó tay thôi.
Và khi chính sách của kẻ có quyền đặt mọi giá trị ở đời này, thì cũng chỉ thế thôi.
Tang Trắng – Tang Đỏ
GB. Nguyễn Làng Nghi
10:17 19/01/2010
Những gương mặt chất phác ngây thơ
Chít trên đầu vành khăn tang trắng
Lệ sầu rơi khi chiều về im vắng
Nhìn đồi cao: Thánh Giá Chúa nơi đâu ?
Như chiều xưa khi hoàng hôn tím màu
Đoàn môn đệ khóc thương Thầy Chí Thánh
Giải tang sầu giăng tràn tim buốt lạnh
Trắng nỗi niềm nhân thế bạc nhân tâm
Trắng đau thương vì bao kẻ lỗi lầm
Làm nát tan biểu tượng của Tình Thâm
Trắng oan khiên bởi hạt mầm Công lý
Vừa gieo lên đã gặp tay ác thần
Đồng Chiêm trắng trong nỗi niềm tri âm
Giải tang buồn khóc chung nước mắt
Khóc cho Cây Tình Thương Sự Thật
Bị ghét gen bởi chước độc mưu tà
Và còn đó lời réo gọi xót xa
Tiếng kêu này mang giải buồn tang đỏ
Hình máu rơi trên Can-vê chiều đó
Cùng giọt đào giữa cuộc sống hôm nay
Những dòng người đi giữa đêm dày
Kết vành tang trong nến hồng ước nguyện
Dâng Thánh Giá lời tán dương cảm mến
Trông ngày mai bừng sáng Phục Sinh
Trông ngày mai Công Lý hiển vinh
Giữa những miền tang trắng và tang đỏ !
Chít trên đầu vành khăn tang trắng
Lệ sầu rơi khi chiều về im vắng
Nhìn đồi cao: Thánh Giá Chúa nơi đâu ?
Như chiều xưa khi hoàng hôn tím màu
Đoàn môn đệ khóc thương Thầy Chí Thánh
Giải tang sầu giăng tràn tim buốt lạnh
Trắng nỗi niềm nhân thế bạc nhân tâm
Trắng đau thương vì bao kẻ lỗi lầm
Làm nát tan biểu tượng của Tình Thâm
Trắng oan khiên bởi hạt mầm Công lý
Vừa gieo lên đã gặp tay ác thần
Đồng Chiêm trắng trong nỗi niềm tri âm
Giải tang buồn khóc chung nước mắt
Khóc cho Cây Tình Thương Sự Thật
Bị ghét gen bởi chước độc mưu tà
Và còn đó lời réo gọi xót xa
Tiếng kêu này mang giải buồn tang đỏ
Hình máu rơi trên Can-vê chiều đó
Cùng giọt đào giữa cuộc sống hôm nay
Những dòng người đi giữa đêm dày
Kết vành tang trong nến hồng ước nguyện
Dâng Thánh Giá lời tán dương cảm mến
Trông ngày mai bừng sáng Phục Sinh
Trông ngày mai Công Lý hiển vinh
Giữa những miền tang trắng và tang đỏ !
Mầu trắng khăn tang
Lưu Thái Dzo
10:22 19/01/2010
MÀU TRẮNG KHĂN TANG
Màu trắng khăn tang phủ giáo đường
Để tang ai nhỉ ? phải người thương ?
Tên người thương ấy quen hay lạ ?
Xin báo tin nhanh khắp phố phường.
Màu trắng khăn tang phủ Núi Thờ
Để tang ai nhỉ ? Đức Ki Tô
Hai ngàn năm trước màu tang đã
Phủ kín đồi cao, kín cửa mồ.
Hôm nay màu trắng vạn khăn tang
Phủ kín Đồng Chiêm, kín xóm làng
Khóc Thánh Giá thiêng nằm gục chết
Dưới bàn tay máu lũ hung tàn.
Hôm nay màu trắng vạn khăn tang
Phủ kín Núi Thờ, kín nghĩa trang
Lần nữa khóc thương Đời lạc lỏng
Nằm an nghỉ với gió trăng ngàn.
Màu trắng khăn tang vượt địa cầu
Đưa tin Bạo lực bắt tay nhau
Thành bầy mặt sắt trong đêm tối
Xốc tới hành hình Đấng Tối Cao.
Màu trắng khăn tang thầm ước nguyện
Cho Niềm Tin Đạo chẳng phai màu
Cho cây thánh giá Đồng Chiêm sẽ
Trong vạn cõi hồn cắm thật sâu.
THƯƠNG VỀ ĐỒNG CHIÊM
Đồng Chiêm nhuộm máu con chiên
Giữa bầy lang sói cuồng điên vồ mồi
Thương về Xóm Đạo xa xôi
Từng đêm nghe tiếng Đất Trời gọi nhau
Cùng hò hẹn với trăng sao
Đi làm nhân chứng, đi hầu Tòa thiêng
Xử bè lũ cướp Đồng Chiêm
Róc xương, rẻo thịt con chiên ngoan hiền
Đêm đen nối tiếp đêm đen
Tiếng kêu dậy đất, tiếng rên ngập trời.
Thương về Xóm Đạo xa xôi
Nghĩa trang rợp bóng hồn côi hiện về
Trong đêm than khóc tỉ tê
Thương cây Thánh Giá chở che núi Thờ
( Tháng, năm trống vắng đơn cô
Giang tay ôm vạn nấm mồ vô danh )
Hôm nay xương thịt tan tành
Trong tay thù hận, dưới nanh hận thù.
Màu trắng khăn tang phủ giáo đường
Để tang ai nhỉ ? phải người thương ?
Tên người thương ấy quen hay lạ ?
Xin báo tin nhanh khắp phố phường.
Màu trắng khăn tang phủ Núi Thờ
Để tang ai nhỉ ? Đức Ki Tô
Hai ngàn năm trước màu tang đã
Phủ kín đồi cao, kín cửa mồ.
Hôm nay màu trắng vạn khăn tang
Phủ kín Đồng Chiêm, kín xóm làng
Khóc Thánh Giá thiêng nằm gục chết
Dưới bàn tay máu lũ hung tàn.
Hôm nay màu trắng vạn khăn tang
Phủ kín Núi Thờ, kín nghĩa trang
Lần nữa khóc thương Đời lạc lỏng
Nằm an nghỉ với gió trăng ngàn.
Màu trắng khăn tang vượt địa cầu
Đưa tin Bạo lực bắt tay nhau
Thành bầy mặt sắt trong đêm tối
Xốc tới hành hình Đấng Tối Cao.
Màu trắng khăn tang thầm ước nguyện
Cho Niềm Tin Đạo chẳng phai màu
Cho cây thánh giá Đồng Chiêm sẽ
Trong vạn cõi hồn cắm thật sâu.
THƯƠNG VỀ ĐỒNG CHIÊM
Đồng Chiêm nhuộm máu con chiên
Giữa bầy lang sói cuồng điên vồ mồi
Thương về Xóm Đạo xa xôi
Từng đêm nghe tiếng Đất Trời gọi nhau
Cùng hò hẹn với trăng sao
Đi làm nhân chứng, đi hầu Tòa thiêng
Xử bè lũ cướp Đồng Chiêm
Róc xương, rẻo thịt con chiên ngoan hiền
Đêm đen nối tiếp đêm đen
Tiếng kêu dậy đất, tiếng rên ngập trời.
Thương về Xóm Đạo xa xôi
Nghĩa trang rợp bóng hồn côi hiện về
Trong đêm than khóc tỉ tê
Thương cây Thánh Giá chở che núi Thờ
( Tháng, năm trống vắng đơn cô
Giang tay ôm vạn nấm mồ vô danh )
Hôm nay xương thịt tan tành
Trong tay thù hận, dưới nanh hận thù.
Hiệp thông lời cầu
Hai Tê Miệt Vuờn
10:25 19/01/2010
HIỆP THÔNG LỜI CẦU
Cầu cho tín hữu Đồng Chiêm,
Hết lòng với Chúa, trung kiên theo Ngài.
Vượt qua thử thách trông gai,
Vững tin toàn thắng, ngày mai huy hoàng.
Dù cho máu có tuôn tràn,
Vẫn mang thánh giá, vững vàng bước đi.
Một lòng cương quyết thực thi,
Giới răn đức ái, chỉ vì yêu thương.
Loại trừ đố kỵ, ghen tương,
Chẳng cho thù hận, vấn vương cõi lòng.
Trí tâm thanh thản, sạch trong,
Bầu trời mở rộng mênh mông sự lành.
Bởi nhờ được Chúa đồng hành,
Cùng nhau thẳng tiến vào thành thiên cung.
Chính vì đã sống tín trung,
Con đường thánh giá, thuỷ chung nghĩa tình.
SỐNG HIỆP NHẤT
Tinh thần hiệp nhất mời ta,
Đó là hãy sống sâu xa chữ tình.
Quyết tâm mở rộng con tim,
Miệng môi ca hát hoà bình tình thương.
Dẹp đi lòng dạ ghen tương,
Chẳng cho thù hận chận đường thiện chân.
Mọi người tích cực góp phần,
Dựng xây cuộc sống ngàn lần đẹp xinh.
Giúp cho tình nghĩa đệ huynh,
Ngày càng thắm thiết trong tình của Cha.
Cùng nhau vui sống trong nhà,
Với Cha từ ái bao la ân tình.
Dắt nhau về cõi thiên đình,
Sau khi đã sống chữ tình tối đa.
CHÚA TRÊN THÁNH GIÁ
Thánh giá Chúa lá cờ chiến thắng,
Bởi cây này quà tặng tình thương.
Loại trừ đại hoạ tai ương,
Chẳng cho sự ác vấn vương lòng người.
Trên thánh giá Chúa Trời chịu chết,
Máu thánh Ngài tẩy hết dối gian.
Lòng người hưởng được bình an,
Cuộc đời nhân thế đầy tràn hồng ân.
Nhân thế được canh tân đổi mới,
Khi mọi người sám hối ăn năn.
Bỏ đi lòng dạ kiêu căng,
Với bao tội ác, chuyên chăm làm lành.
Mọi người được vào thành thiên quốc,
Chính đây là cõi phúc vô biên.
Bởi nhờ đã biết nhìn lên,
Chúa trên thánh giá, trung kiên tin Ngài.
Cầu cho tín hữu Đồng Chiêm,
Hết lòng với Chúa, trung kiên theo Ngài.
Vượt qua thử thách trông gai,
Vững tin toàn thắng, ngày mai huy hoàng.
Dù cho máu có tuôn tràn,
Vẫn mang thánh giá, vững vàng bước đi.
Một lòng cương quyết thực thi,
Giới răn đức ái, chỉ vì yêu thương.
Loại trừ đố kỵ, ghen tương,
Chẳng cho thù hận, vấn vương cõi lòng.
Trí tâm thanh thản, sạch trong,
Bầu trời mở rộng mênh mông sự lành.
Bởi nhờ được Chúa đồng hành,
Cùng nhau thẳng tiến vào thành thiên cung.
Chính vì đã sống tín trung,
Con đường thánh giá, thuỷ chung nghĩa tình.
SỐNG HIỆP NHẤT
Tinh thần hiệp nhất mời ta,
Đó là hãy sống sâu xa chữ tình.
Quyết tâm mở rộng con tim,
Miệng môi ca hát hoà bình tình thương.
Dẹp đi lòng dạ ghen tương,
Chẳng cho thù hận chận đường thiện chân.
Mọi người tích cực góp phần,
Dựng xây cuộc sống ngàn lần đẹp xinh.
Giúp cho tình nghĩa đệ huynh,
Ngày càng thắm thiết trong tình của Cha.
Cùng nhau vui sống trong nhà,
Với Cha từ ái bao la ân tình.
Dắt nhau về cõi thiên đình,
Sau khi đã sống chữ tình tối đa.
CHÚA TRÊN THÁNH GIÁ
Thánh giá Chúa lá cờ chiến thắng,
Bởi cây này quà tặng tình thương.
Loại trừ đại hoạ tai ương,
Chẳng cho sự ác vấn vương lòng người.
Trên thánh giá Chúa Trời chịu chết,
Máu thánh Ngài tẩy hết dối gian.
Lòng người hưởng được bình an,
Cuộc đời nhân thế đầy tràn hồng ân.
Nhân thế được canh tân đổi mới,
Khi mọi người sám hối ăn năn.
Bỏ đi lòng dạ kiêu căng,
Với bao tội ác, chuyên chăm làm lành.
Mọi người được vào thành thiên quốc,
Chính đây là cõi phúc vô biên.
Bởi nhờ đã biết nhìn lên,
Chúa trên thánh giá, trung kiên tin Ngài.
Chính quyền Việt Nam có hiểu thấu đáo cụm từ ''Suy tôn Thánh Giá'' không?
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
10:29 19/01/2010
Suy Tôn Thánh Giá!
Quý vị trong Chính Quyền Việt Nam có hiểu thấu đáo cụm từ tôn giáo nầy không?
Huế, ngày 19 tháng 01 năm 2010,
Kính thưa Quý Vị trong Chính Quyền Việt Nam,
Chính Quyền Việt Nam là một trong những quốc gia hiện nay, đang hết sức quan tâm đến Tôn Giáo.
Có hai bằng chứng rất thuyết phục.
Một là, Chính Quyền Việt Nam đã đặt ra một ban đặc biệt để lo về Tôn Giáo từ Trung Ương đến địa phương, đó là Ban Tôn Giáo.
Hai là, Chính Quyền Việt Nam đã lập ra Một Mặt Trận từ Trung Ương đến địa phương, để quan tâm đến tất cả mọi hạng đồng bào, trong đó có hạng đồng bào Công Giáo chúng tôi (mà Chính Quyền Việt Nam thường gọi theo danh xưng không chính xác lắm, là “Thiên Chúa Giáo”), và cứ mỗi dịp Lễ Chúa Giáng Sinh về, dịp Tất Niên đến, Quý Vị trong Chính Quyền Việt Nam ân cần đến chúc mừng Các Vị Cao Cấp trong Đạo Công Giáo chúng tôi, và nhờ Các Vị nầy, chuyển lời chào thăm nồng nhiệt đến đồng bào Công Giáo chúng tôi.
Theo nguyên tắc, - vì đã có hai bộ phận chuyên lo tìm hiểu về Tôn Giáo - Quý Vị trong Chính Quyền Việt Nam phải biết rõ đức tin của người Công Giáo chúng tôi khi chúng tôi dùng cụm từ “Suy Tôn Thánh Giá”.
Cụm từ “Suy Tôn Thánh Giá” được dùng ngang hàng với những cụm từ đức tin vô cùng cao quý của chúng tôi, như cụm từ:
- Suy Tôn Thượng Đế,
- Suy Tôn Thiên Chúa,
- Suy Tôn Chúa Giêsu,
- Suy Tôn Chúa Kitô,
- Suy Tôn Lời Hằng Sống,
- Suy Tôn Bánh Trường Sinh.
Như vậy, Quý Vị trong Chính Quyền Việt Nam đáng lẽ phải biết và hiểu rằng đối với đồng bào Công Giáo chúng tôi tại Việt Nam, cũng như trên khắp toàn cầu, Thánh Giá vô cùng cao trọng!
Thế mà, trong “Vụ Việc Đồng Chiêm”, Thánh Giá của chúng tôi đã bị xúc phạm! Và sự xúc phạm nầy, đối với người Công Giáo chúng tôi, bất kỳ ở Viêt Nam, hay ở bất cứ nước nào trên khắp thế giới nầy, là vấn đề hết sức nghiêm trọng.
Đồng bào Công Giáo chúng tôi muốn Quý Vị hãy trả lại Danh Dự cho Đạo Công Giáo chúng tôi, hãy trả lại Danh Dự cho đồng bào Công Giáo chúng tôi.
Trả lại trong Danh Dự bằng cách nào, thì xin Quý Vị hãy trao đổi với Các Vị Thẩm Quyền Cao Cấp trong Đạo Công giáo chúng tôi.
Quý vị trong Chính Quyền Việt Nam có hiểu thấu đáo cụm từ tôn giáo nầy không?
Huế, ngày 19 tháng 01 năm 2010,
Kính thưa Quý Vị trong Chính Quyền Việt Nam,
Chính Quyền Việt Nam là một trong những quốc gia hiện nay, đang hết sức quan tâm đến Tôn Giáo.
Có hai bằng chứng rất thuyết phục.
Một là, Chính Quyền Việt Nam đã đặt ra một ban đặc biệt để lo về Tôn Giáo từ Trung Ương đến địa phương, đó là Ban Tôn Giáo.
Hai là, Chính Quyền Việt Nam đã lập ra Một Mặt Trận từ Trung Ương đến địa phương, để quan tâm đến tất cả mọi hạng đồng bào, trong đó có hạng đồng bào Công Giáo chúng tôi (mà Chính Quyền Việt Nam thường gọi theo danh xưng không chính xác lắm, là “Thiên Chúa Giáo”), và cứ mỗi dịp Lễ Chúa Giáng Sinh về, dịp Tất Niên đến, Quý Vị trong Chính Quyền Việt Nam ân cần đến chúc mừng Các Vị Cao Cấp trong Đạo Công Giáo chúng tôi, và nhờ Các Vị nầy, chuyển lời chào thăm nồng nhiệt đến đồng bào Công Giáo chúng tôi.
Theo nguyên tắc, - vì đã có hai bộ phận chuyên lo tìm hiểu về Tôn Giáo - Quý Vị trong Chính Quyền Việt Nam phải biết rõ đức tin của người Công Giáo chúng tôi khi chúng tôi dùng cụm từ “Suy Tôn Thánh Giá”.
Cụm từ “Suy Tôn Thánh Giá” được dùng ngang hàng với những cụm từ đức tin vô cùng cao quý của chúng tôi, như cụm từ:
- Suy Tôn Thượng Đế,
- Suy Tôn Thiên Chúa,
- Suy Tôn Chúa Giêsu,
- Suy Tôn Chúa Kitô,
- Suy Tôn Lời Hằng Sống,
- Suy Tôn Bánh Trường Sinh.
Như vậy, Quý Vị trong Chính Quyền Việt Nam đáng lẽ phải biết và hiểu rằng đối với đồng bào Công Giáo chúng tôi tại Việt Nam, cũng như trên khắp toàn cầu, Thánh Giá vô cùng cao trọng!
Thế mà, trong “Vụ Việc Đồng Chiêm”, Thánh Giá của chúng tôi đã bị xúc phạm! Và sự xúc phạm nầy, đối với người Công Giáo chúng tôi, bất kỳ ở Viêt Nam, hay ở bất cứ nước nào trên khắp thế giới nầy, là vấn đề hết sức nghiêm trọng.
Đồng bào Công Giáo chúng tôi muốn Quý Vị hãy trả lại Danh Dự cho Đạo Công Giáo chúng tôi, hãy trả lại Danh Dự cho đồng bào Công Giáo chúng tôi.
Trả lại trong Danh Dự bằng cách nào, thì xin Quý Vị hãy trao đổi với Các Vị Thẩm Quyền Cao Cấp trong Đạo Công giáo chúng tôi.
Những kẻ: ''không thông việc đời''
Gioan Lê Quang Vinh
10:43 19/01/2010
Năm 1990, nhân kỷ niệm 50 năm ngày mất của nhà chí sĩ Sào Nam Phan Bội Châu, một giáo sư Sử học của Đại Học Tổng Hợp Hà nội đã viết trên báo Tuổi Trẻ rằng cụ Phan Bội Châu là nhà yêu nước và là nhà tư tưởng lỗi lạc nhất của thế kỷ 20. Điều này hoàn toàn chính xác nếu chúng ta xét đến ý chí, tấm lòng và tư tưởng của chính cụ, không hề vay muợn, trong khoảng 30 tác phẩm nổi tiếng do chính cụ viết (trong đó có Việt Nam Quốc sử khảo, Ngục Trung Thư, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư, Việt Nam vong quốc sử, Việt Nam Quốc sử bình diễn ca, Trùng Quang tâm sử). Riêng trong Việt Nam Quốc sử khảo, Phan Bội Châu đã có nhận định khách quan, chính xác và đầy hiểu biết về Đạo của Chúa Giêsu, mà Giáo sư Nguyễn Ngọc Lan, Tiến sĩ Triết học Sorbonne, đã trân trọng trích lại trong tác phẩm Hẹn Thắp Lên của mình. Trong những ngày Hội Thánh Việt Nam đang bị thử thách, Thánh Giá Chúa bị đập nát và dân Chúa ở Đồng Chiêm đang bị đàn áp nặng nề, thì việc đọc lại Phan Bội Châu có thể soi dọi cho những kẻ còn ngờ nghệch và hung hăng truớc Đạo Yêu Thương trên đất nước này. Cụ Phan Sào Nam viết:
“Nói về lợi ích của Thiên Chúa giáo đối với quốc gia, có bốn điều quan trọng:
1. Thiên Chúa giáo chú trọng việc tương thân tương ái, biết hợp quần đoàn thể, có cái cảm tình không ước hẹn mà đồng tâm. Đó là lợi ích thứ nhất (xem chỗ quốc dân tụ tập để nghe giảng đạo, thì thấy ngay được sự tương thân tương ái đó).
2. Thiên Chúa giáo chuyên chú trọng về linh hồn mà coi khinh thể xác, cho nên khi dồn ra làm việc nghĩa thì có được cái phong thái coi nhẹ việc sống mà dám chết. Đó là lợi ích thứ hai (xem lúc giao chiến, nếu có giáo dân tham gia thì thấy họ là những người coi đi đến cái chết như đi về nhà).
3. Thiên Chúa giáo đều biết: trước hãy lo cho công lợi đã, sau mới đến tư ích, trước lo việc nước, sau mới đến việc nhà. Khi vào làm việc lợi ích công cộng cho xã hội thì toàn thể mọi người tin yêu nhau, nên dễ bề tập họp. Đó là lợi ích thứ ba.
4. Thiên Chúa giáo chuyên chú trọng về thờ phụng Thượng đế, không thờ thần nào khác, cho nên bớt được tất cả mọi sự tốn kém vô ích về tế tự. Đó là lợi ích thứ tư.”
Bốn điều ấy quá rõ ràng, không cần phân tích, và đó cũng chính là bốn điều cần thiết trong việc “kinh bang tế thế” mà bất cứ một nhà quản trị, nhà lãnh đạo nào cũng cần phải học. Có thể tóm lại trong bốn nhóm từ “đồng tâm – hy sinh – công ích – tiết kiệm”. Khi đọc những dòng này, chúng ta dù có đạo hay không có đạo, vẫn thấy rất quen thuộc, vì sao thế?
Những khái niệm ấy quen thuộc vì đó chính là những nguyên tắc quản trị để đem lại lợi ích và hiệu quả. Một người quản lý mà không biết đem lại sự đồng tâm hiệp lực trong chính tổ chức của mình hoặc không biết hy sinh chính mình cho công ích thì chẳng bao giờ đạt tới thành công thật sự.
Những khái niệm ấy càng quen thuộc với người Công giáo vì đó cũng là một số trong những nguyên tắc và giá trị của Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo. Chúng tôi đã có dịp tóm tắt các nguyên tắc này và bất ngờ chúng tôi nhận ra tư tưởng cụ Phan Sào Nam cũng có những điểm tương đồng (xin xem http://vietcatholic.org/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=69111). Thế mới biết cụ có cái nhìn xa, sở học mênh mông, và cụ hiểu được đạo Chúa khá nhiều.
Nếu đem tư tưởng cụ Phan soi vào những vấn đề của đất nước đối với các vụ việc xảy ra cho dân Chúa những năm gần đây, nhất là việc phạm thánh khủng khiếp đối với Thánh Giá Chúa tại Đồng Chiêm, chúng ta thấy gì?
Điểm thứ nhất cụ Phan nhận xét là “Thiên Chúa giáo chú trọng việc tương thân tương ái, biết hợp quần đoàn thể”. Và như thế, ở đâu có nhiều người Công giáo, ở đó xã hội bình yên hơn. Và cũng phải hiểu thêm rằng người Công giáo sẵn sàng hiệp thông để bảo vệ Hội Thánh và bảo vệ anh chị em mình. Hơn nữa, người Công giáo cũng sẵn sàng liên kết với người thiện chí để xây dựng xã hội tốt đẹp. Đặc tính của họ là biết liên kết và họ rất ghét cái xấu và sự lợi dụng. Do đó không thể có chuyện lợi dụng tôn giáo như một số người tung tin và vài ông lm quốc doanh hớ hênh kết án vô căn cứ. Thành ra, việc hầu hết người Công giáo thấy lòng mình sôi sục trước vụ Đồng Chiêm, vừa là biểu hiện của lòng yêu mến Thánh Giá Đấng cứu chuộc họ, đồng thời là tình liên đới sâu xa với những người anh em khốn khổ của họ.
Điều thứ hai, người theo Chúa chú trọng về đời sống vĩnh cửu, nhưng không coi khinh thể xác theo nghĩa đen. Ý cụ Phan là muốn nhấn mạnh người Công giáo sẵn sàng hy sinh (chịu thiệt mạng) vì công ích và nhất là vì Danh Thánh Chúa. Điều chứng minh cho lời cụ Phan là đã có hơn một trăm ngàn người sẵn sàng chết để bảo vệ Thánh Giá Chúa (xin chú ý là thời sơ khai, con số một trăm ngàn là rất lớn so với tổng số giáo dân. Chúng tôi cộng lại số giáo dân Việt nam năm 1933 ở các địa phận theo “Lịch sử Giáo Hội Công Giáo” của Cha Bùi Đức Sinh, thì tổng số cũng chưa đến một triệu người).
Người Công giáo, cụ Phan nhận xét, là dễ tập họp để lo việc nước. Điều này có nghĩa là gì nếu không phải là nguyên tắc công ích phát xuất từ các giới răn Chúa đã ngấm sâu vào con người của họ, để họ sẵn sàng quên việc riêng mà lo cho lợi ích chung. Gần một thế kỷ trước, cụ Phan đã nhận ra điều này, và chắc cụ cũng muốn nhắn gửi những người ít hiểu biết, rằng không ai có thể xúi giục người Công giáo, và họ không tiếp tay với bất cứ ai làm hại công ích, làm hại xã hội. Những lời kết án người Công giáo tiếp tay với thế lực này thế lực nọ có thể do ác ý mà cũng có thể do sự dốt nát về lịch sử mà ra.
Điều thứ tư mà cụ Phan nhận xét, chính là việc phượng thờ Thiên Chúa. Người tin Chúa thì thờ Ngài tuyệt đối, hoàn toàn, không chia sẻ và do đó, không thể lung lạc. Xét về mặt xã hội, cụ Phan nhận ra rằng tôn giáo độc thần làm cho xã hội tiết kiệm được nhiều. Nhà cầm quyền ở một số nước khác cũng không yêu mến Công giáo, nhưng vì tài lãnh đạo, họ nhận ra tôn giáo này đóng góp nhiều cho đất nước và họ tôn trọng tuyệt đối. Ít ra xét ở mặt này, họ là những nhà lãnh đạo thức thời. Bởi vì người Công Giáo tin Chúa tuyệt đối, cho nên họ không thể làm ngơ khi Thánh Giá, biểu tượng Tình Yêu Chúa bị phá bỏ, bị giật mìn, bị đập nát và bị quăng bỏ một cách ngạo mạn và phạm thượng.
Dĩ nhiên là những con người sống giữa thế gian với quá nhiều những cám dỗ từ đủ loại quỉ, người Công giáo cũng có lỗi lầm. Nhưng như một nhà văn Pháp đã nói, những hạt bụi không che hết ánh sáng mặt trời. Lỗi lầm thì ai cũng mắc phải, nhưng ánh vinh quang của Thánh Giá thì rực rỡ không có lỗi lầm nào hay quyền lực nào che khuất được.
Những nỗ lực triệt phá Thánh Giá, và gần đây là những lời ngang ngược chỉ trích Giáo Hội trên các báo chí là các trang mạng Internet, thậm chí người viết ký bằng những chức danh mỹ miều, dường như cụ Phan đã đoán biết trước từ lâu. Thế nên trong “Việt Nam Quốc sử khảo”, cụ viết: “Giận con rận mà đốt cả áo, vì có đá mà vất cả viên ngọc, thì thật không thông việc đời quá lắm vậy!”. Tế nhị, cụ Phan dùng nhóm từ “không thông việc đời”, còn giới bình dân chất phác sẽ dùng từ ngữ nặng nề hơn cho những ai cố tình chống đối Chúa của muôn loài.
“Việt nam Quốc sử khảo” còn đưa ra nhiều nhận xét về cái sai trái của xã hội Việt nam thời ấy. Nhà biên khảo Vương Trí Nhàn nhận xét về tác phẩm này: “Qua việc vạch ra thói hư tật xấu của người mình, Phan Bội Châu cho thấy một quan niệm mới về cộng đồng về dân tộc”. Chẳng lẽ bảy mươi năm sau ngày chí sĩ Sào Nam Phan Bội Châu ra đi, cái mới ấy vẫn chưa được áp dụng sao?
“Nói về lợi ích của Thiên Chúa giáo đối với quốc gia, có bốn điều quan trọng:
1. Thiên Chúa giáo chú trọng việc tương thân tương ái, biết hợp quần đoàn thể, có cái cảm tình không ước hẹn mà đồng tâm. Đó là lợi ích thứ nhất (xem chỗ quốc dân tụ tập để nghe giảng đạo, thì thấy ngay được sự tương thân tương ái đó).
2. Thiên Chúa giáo chuyên chú trọng về linh hồn mà coi khinh thể xác, cho nên khi dồn ra làm việc nghĩa thì có được cái phong thái coi nhẹ việc sống mà dám chết. Đó là lợi ích thứ hai (xem lúc giao chiến, nếu có giáo dân tham gia thì thấy họ là những người coi đi đến cái chết như đi về nhà).
3. Thiên Chúa giáo đều biết: trước hãy lo cho công lợi đã, sau mới đến tư ích, trước lo việc nước, sau mới đến việc nhà. Khi vào làm việc lợi ích công cộng cho xã hội thì toàn thể mọi người tin yêu nhau, nên dễ bề tập họp. Đó là lợi ích thứ ba.
4. Thiên Chúa giáo chuyên chú trọng về thờ phụng Thượng đế, không thờ thần nào khác, cho nên bớt được tất cả mọi sự tốn kém vô ích về tế tự. Đó là lợi ích thứ tư.”
Bốn điều ấy quá rõ ràng, không cần phân tích, và đó cũng chính là bốn điều cần thiết trong việc “kinh bang tế thế” mà bất cứ một nhà quản trị, nhà lãnh đạo nào cũng cần phải học. Có thể tóm lại trong bốn nhóm từ “đồng tâm – hy sinh – công ích – tiết kiệm”. Khi đọc những dòng này, chúng ta dù có đạo hay không có đạo, vẫn thấy rất quen thuộc, vì sao thế?
Những khái niệm ấy quen thuộc vì đó chính là những nguyên tắc quản trị để đem lại lợi ích và hiệu quả. Một người quản lý mà không biết đem lại sự đồng tâm hiệp lực trong chính tổ chức của mình hoặc không biết hy sinh chính mình cho công ích thì chẳng bao giờ đạt tới thành công thật sự.
Những khái niệm ấy càng quen thuộc với người Công giáo vì đó cũng là một số trong những nguyên tắc và giá trị của Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo. Chúng tôi đã có dịp tóm tắt các nguyên tắc này và bất ngờ chúng tôi nhận ra tư tưởng cụ Phan Sào Nam cũng có những điểm tương đồng (xin xem http://vietcatholic.org/News/Clients/ReadArticle.aspx?ID=69111). Thế mới biết cụ có cái nhìn xa, sở học mênh mông, và cụ hiểu được đạo Chúa khá nhiều.
Nếu đem tư tưởng cụ Phan soi vào những vấn đề của đất nước đối với các vụ việc xảy ra cho dân Chúa những năm gần đây, nhất là việc phạm thánh khủng khiếp đối với Thánh Giá Chúa tại Đồng Chiêm, chúng ta thấy gì?
Điểm thứ nhất cụ Phan nhận xét là “Thiên Chúa giáo chú trọng việc tương thân tương ái, biết hợp quần đoàn thể”. Và như thế, ở đâu có nhiều người Công giáo, ở đó xã hội bình yên hơn. Và cũng phải hiểu thêm rằng người Công giáo sẵn sàng hiệp thông để bảo vệ Hội Thánh và bảo vệ anh chị em mình. Hơn nữa, người Công giáo cũng sẵn sàng liên kết với người thiện chí để xây dựng xã hội tốt đẹp. Đặc tính của họ là biết liên kết và họ rất ghét cái xấu và sự lợi dụng. Do đó không thể có chuyện lợi dụng tôn giáo như một số người tung tin và vài ông lm quốc doanh hớ hênh kết án vô căn cứ. Thành ra, việc hầu hết người Công giáo thấy lòng mình sôi sục trước vụ Đồng Chiêm, vừa là biểu hiện của lòng yêu mến Thánh Giá Đấng cứu chuộc họ, đồng thời là tình liên đới sâu xa với những người anh em khốn khổ của họ.
Điều thứ hai, người theo Chúa chú trọng về đời sống vĩnh cửu, nhưng không coi khinh thể xác theo nghĩa đen. Ý cụ Phan là muốn nhấn mạnh người Công giáo sẵn sàng hy sinh (chịu thiệt mạng) vì công ích và nhất là vì Danh Thánh Chúa. Điều chứng minh cho lời cụ Phan là đã có hơn một trăm ngàn người sẵn sàng chết để bảo vệ Thánh Giá Chúa (xin chú ý là thời sơ khai, con số một trăm ngàn là rất lớn so với tổng số giáo dân. Chúng tôi cộng lại số giáo dân Việt nam năm 1933 ở các địa phận theo “Lịch sử Giáo Hội Công Giáo” của Cha Bùi Đức Sinh, thì tổng số cũng chưa đến một triệu người).
Người Công giáo, cụ Phan nhận xét, là dễ tập họp để lo việc nước. Điều này có nghĩa là gì nếu không phải là nguyên tắc công ích phát xuất từ các giới răn Chúa đã ngấm sâu vào con người của họ, để họ sẵn sàng quên việc riêng mà lo cho lợi ích chung. Gần một thế kỷ trước, cụ Phan đã nhận ra điều này, và chắc cụ cũng muốn nhắn gửi những người ít hiểu biết, rằng không ai có thể xúi giục người Công giáo, và họ không tiếp tay với bất cứ ai làm hại công ích, làm hại xã hội. Những lời kết án người Công giáo tiếp tay với thế lực này thế lực nọ có thể do ác ý mà cũng có thể do sự dốt nát về lịch sử mà ra.
Điều thứ tư mà cụ Phan nhận xét, chính là việc phượng thờ Thiên Chúa. Người tin Chúa thì thờ Ngài tuyệt đối, hoàn toàn, không chia sẻ và do đó, không thể lung lạc. Xét về mặt xã hội, cụ Phan nhận ra rằng tôn giáo độc thần làm cho xã hội tiết kiệm được nhiều. Nhà cầm quyền ở một số nước khác cũng không yêu mến Công giáo, nhưng vì tài lãnh đạo, họ nhận ra tôn giáo này đóng góp nhiều cho đất nước và họ tôn trọng tuyệt đối. Ít ra xét ở mặt này, họ là những nhà lãnh đạo thức thời. Bởi vì người Công Giáo tin Chúa tuyệt đối, cho nên họ không thể làm ngơ khi Thánh Giá, biểu tượng Tình Yêu Chúa bị phá bỏ, bị giật mìn, bị đập nát và bị quăng bỏ một cách ngạo mạn và phạm thượng.
Dĩ nhiên là những con người sống giữa thế gian với quá nhiều những cám dỗ từ đủ loại quỉ, người Công giáo cũng có lỗi lầm. Nhưng như một nhà văn Pháp đã nói, những hạt bụi không che hết ánh sáng mặt trời. Lỗi lầm thì ai cũng mắc phải, nhưng ánh vinh quang của Thánh Giá thì rực rỡ không có lỗi lầm nào hay quyền lực nào che khuất được.
Những nỗ lực triệt phá Thánh Giá, và gần đây là những lời ngang ngược chỉ trích Giáo Hội trên các báo chí là các trang mạng Internet, thậm chí người viết ký bằng những chức danh mỹ miều, dường như cụ Phan đã đoán biết trước từ lâu. Thế nên trong “Việt Nam Quốc sử khảo”, cụ viết: “Giận con rận mà đốt cả áo, vì có đá mà vất cả viên ngọc, thì thật không thông việc đời quá lắm vậy!”. Tế nhị, cụ Phan dùng nhóm từ “không thông việc đời”, còn giới bình dân chất phác sẽ dùng từ ngữ nặng nề hơn cho những ai cố tình chống đối Chúa của muôn loài.
“Việt nam Quốc sử khảo” còn đưa ra nhiều nhận xét về cái sai trái của xã hội Việt nam thời ấy. Nhà biên khảo Vương Trí Nhàn nhận xét về tác phẩm này: “Qua việc vạch ra thói hư tật xấu của người mình, Phan Bội Châu cho thấy một quan niệm mới về cộng đồng về dân tộc”. Chẳng lẽ bảy mươi năm sau ngày chí sĩ Sào Nam Phan Bội Châu ra đi, cái mới ấy vẫn chưa được áp dụng sao?
Đồng Chiêm 19.1: Tổng cộng 16 giáo dân đã bị bắt giữ, giáo sĩ bị triệu tập
Lạc Việt
11:22 19/01/2010
HÀ NỘI - Hôm nay 19/1/2010 Công an Hà Nội tiếp tục khủng bố thôn Đồng Chiêm.
Hai nhân viên công an huyện là ông Bang và ông Thân, vào làm việc với cha xứ “về việc dựng lại thánh giá”. Kết cục là hai bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Buổi chiều công an bắt giữ thêm 2 người là Bạch Văn Bốn và Bạch Thị Hà. Như vậy cho đến nay công an đã bắt giữ tổng cộng 16 người.
Trong số 16 người bị bắt giữ trên đây, có 2 người đã được trả tự do sau 24 h tạm giữ là ông Tĩnh ở Thái Hà và ông Tiến ở Hàng Bột.
Một người cho biết ông Công thuộc xứ Hàm Long bị bắt và bị đánh chiều ngày 11/2 vừa được gia đình bảo lãnh cho tại ngoại.
Trong khi đó, tại làng Đồng Chiêm, các lực lượng vũ trang vẫn bám trụ ở trong thôn, dùng vật chất để mua chuộc và bạo lực để trấn áp và bắt giữ những người có uy tín trong dân.
Các loa phóng thanh trong thôn không ngừng tăng giờ phát và tăng công suất để uy hiếp giáo dân và giáo sĩ.
Không khí bắt bớ, dò xét và trấn áp trong làng làm hoảng loạn trẻ em, khiến nhiều em không còn thiết đến trường, phụ nữ và người già không còn thiết làm việc.
Chiều nay lúc 18 h 30, công an huyện Mỹ Đức gửi giấy triệu tập cha Giuse Nguyễn Văn Hữu và cha Giuse Nguyễn Văn Liên về việc dựng thánh giá trên Núi Thờ. Giấy yêu cầu các ngài sáng mai 20/1/2010 ra công an huyện Mỹ Đức để làm việc.
Tuy nhiên các cha Giuse Nguyễn Văn Hữu nói ngài đã không nhận giấy triệu tập. Lý do: Cây thánh giá ngài dựng, chính quyền đã dùng bạo lực để xúc phạm, triệt hạ và đập phá trong đêm 6.1.
(Nguồn: chuacuuthe.com)
Vợ và các con anh Đãng (Anh Đãng bị bắt 18.1) |
Buổi chiều công an bắt giữ thêm 2 người là Bạch Văn Bốn và Bạch Thị Hà. Như vậy cho đến nay công an đã bắt giữ tổng cộng 16 người.
Trong số 16 người bị bắt giữ trên đây, có 2 người đã được trả tự do sau 24 h tạm giữ là ông Tĩnh ở Thái Hà và ông Tiến ở Hàng Bột.
Một người cho biết ông Công thuộc xứ Hàm Long bị bắt và bị đánh chiều ngày 11/2 vừa được gia đình bảo lãnh cho tại ngoại.
Cháu Bạch Thị Ái được chị chăm sóc |
Các loa phóng thanh trong thôn không ngừng tăng giờ phát và tăng công suất để uy hiếp giáo dân và giáo sĩ.
Không khí bắt bớ, dò xét và trấn áp trong làng làm hoảng loạn trẻ em, khiến nhiều em không còn thiết đến trường, phụ nữ và người già không còn thiết làm việc.
Chiều nay lúc 18 h 30, công an huyện Mỹ Đức gửi giấy triệu tập cha Giuse Nguyễn Văn Hữu và cha Giuse Nguyễn Văn Liên về việc dựng thánh giá trên Núi Thờ. Giấy yêu cầu các ngài sáng mai 20/1/2010 ra công an huyện Mỹ Đức để làm việc.
Tuy nhiên các cha Giuse Nguyễn Văn Hữu nói ngài đã không nhận giấy triệu tập. Lý do: Cây thánh giá ngài dựng, chính quyền đã dùng bạo lực để xúc phạm, triệt hạ và đập phá trong đêm 6.1.
(Nguồn: chuacuuthe.com)
Văn Hóa
Nẻo đường hồn nhiên của tin mừng (4): Chia sẻ từ quán chay
LM Trăng Thập Tự
07:12 19/01/2010
NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (4): Chia sẻ từ quán chay
Để tiếp tục những nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng, xin kính chuyển đến quí độc giả bài viết của chị Nguyễn Đông A – chủ quán chay An Nhiên. Vị thầy trong bài là bậc thầy nhạc Việt, giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê.
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
gopnhattho@yahoo.com
TÔI ĐI PHỤC VỤ
Thầy ngồi trầm ngâm nhìn tôi làm việc. Trong căn phòng buổi sáng thật tĩnh mịch. Chỉ có tiếng gõ lách cách trên bàn phím của tôi và giọng đọc trầm trầm của thầy. Năm tới này, thầy đã chạm đến tuổi 90 nhưng trí nhớ của thầy vẫn sáng suốt, lời nói của thầy vẫn mạch lạc, mọi hiểu biết vẫn uyên thâm. Tôi ngồi ở đó, lắng nghe thầy nói và hoài niệm về những công việc cũ, những hoạt động của thầy để ghi lại thành hồi ký. Cùng làm việc với thầy để từng ngày thêm kính yêu thầy, một người đã cống hiến cuộc đời cho lý tưởng phục vụ nền âm nhạc truyền thống. Thầy không chỉ là nhà nghiên cứu về âm nhạc truyền thống Việt Nam mà qua những dòng hồi ký ghi lại, tôi tin chắc rằng thầy tôi là một bậc vỹ nhân. Bốn bể năm châu, nơi nào thầy tới cũng là để truyền rao âm nhạc truyền thống Việt Nam nhưng cũng là nghiên cứu tìm hiểu, học hỏi gặt hái cho mình nền âm nhạc truyền thống của xứ người. Rồi ở đó, thầy đã dùng ngôn ngữ tình yêu và lòng say mê âm nhạc của mình mà gieo vào lòng người sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo tồn âm nhạc truyền thống. Qua ngọn lửa đó, thầy đã truyền cho họ tình yêu âm nhạc truyền thống của chính dân tộc họ. Họ đã trở về cái nôi mà họ đã rời bỏ. Nhiều người đã trở về cội nguồn âm nhạc dân tộc sau bao năm miệt mài nghiên cứu nhạc cổ điển phương Tây, một thể loại âm nhạc bác học trong văn hóa châu Âu. Và bởi thế người ta tri ân thầy, hâm mộ thầy, người ta kính yêu thầy. Thầy tôi là một kho báu âm nhạc truyền thống của nhân loại.
Tôi có cơ hội được giới thiệu đến để làm việc với thầy. Thầy khoan dung với những ngớ ngẩn của tôi về nền âm nhạc dân tộc. Tôi chỉ là người biên tập cho thầy những đoản văn, cùng viết với thầy những bài tham luận, cùng ghi lại những trang hồi ký về quãng đời hiển hách. Ngày qua ngày, tôi cũng được thẩm thấu về âm nhạc truyền thống. Tôi biết thưởng thức những thang âm điệu thức trong tiếng đàn dân tộc, biết lắng nghe câu hò, biết ý nghĩa, biết giai đoạn của lời hát ru, câu hát bội… Tôi yêu quí thời gian ở bên thầy và cũng yêu quí thầy. Rồi lần lần, thầy cũng chấp nhận tôi như một đứa học trò ngốc nghếch lần đầu bước vào “đạo nhạc”. Trong tất cả học trò giỏi, học trò “chuyên gia”, (học trò không chuyên chăng nữa) về lãnh vực âm nhạc truyền thống mà thầy cưng yêu có lẽ tôi là con vịt lạc giữa đàn thiên nga.
Một hôm, thầy âu yếm bảo tôi:
- Con à, hôm nay thầy muốn thưởng cho con.
- Gì cơ ạ ?
- Ừ thầy mời con dự với thầy một tuần trà đạo.
- Ứ ừ ! con chẳng biết thưởng thức trà ! Con chỉ biết uống… trà đá !
Thầy cười khà khà vuốt tóc tôi, thuyết phục:
- Uống trà với thầy, con sẽ được biết đến một cô gái rất am hiểu tất cả loại trà, thuyết trình nhiều về trà. Con sẽ hiểu thêm về thế giới trà. Trà đạo Nhựt bổn, trà đạo Trung quốc, Đài loan. Và cô ấy sẽ giới thiệu về trà đạo Việt.
Ui chao ơi ! Thầy đánh đúng tâm lý thích tìm hiểu học hỏi của tôi mất rồi. Thế là tôi ưng thuận và cùng hẹn với thầy đến dùng trà và nghe thuyết trình về trà đạo Việt.
Từ ngày đó, Viên Trân (tên của cô trà chủ) và tôi quen nhau. Tình cảm hai chị em cũng ngày qua ngày phát triển tốt đẹp. Viên Trân có giọng nói trong trẻo, mềm mại, lời nói thì du dương, và kiến thức về trà thì uyên bác. Thực lòng tôi có đến dùng trà với Viên Trân tại quán của nàng cũng chỉ để nghe thuyết về trà và nói chuyện vãn. Còn việc uống những tách trà đậm đà thì dẫu đang bị mê hoặc bởi câu chuyện và giọng nói của Viên Trân thì tôi cũng không thể cạn hết nửa chung !
Một buổi, khi hai chị em nói chuyện với nhau, Viên Trân buồn bã nói với tôi:
- Chị à ! Em chắc không thể tiếp tục việc kinh doanh buôn bán ở quán trà này nữa rồi.
- Sao vậy ?
- Chị biết không, em làm việc ở đây năm năm rồi nhưng việc buôn bán cũng không phát triển nhiều. Mấy năm nay đi dạy học thêm thì tiền bạc cũng để là đắp vào quán mà thôi. Quán là nơi hội tập những người yêu thích trà. Em không nỡ đóng cửa quán.
- Vậy sao bây giờ muốn đóng ?
- Bà chủ mới tuần rồi cứ nằng nặc đòi lên giá mặt bằng còn nếu em không ưng thì phải đóng cửa trả lại thôi !
Tôi thấy xót xa cho một người bạn làm nghệ thuật nhưng lại phải đối mặt với thực tế là kinh doanh, là tiền, là cơm áo … Nổi máu “anh hùng cứu mỹ nhân” nên tôi không nghĩ ngợi mà nói ngay với bạn:
- Tưởng chuyện chi ghê gớm ! Chị có cái mặt bằng ở trung tâm quận Gò Vấp kia kìa. Mấy năm nay cho người ta thuê mượn. Chị sẽ lấy lại mặt bằng này và giao cho Viên Trân. Em không phải lo lắng nữa ! Qua đó mà mở quán trà!
Viên Trân cảm động ra mặt nhưng thoáng suy nghĩ rồi nói với tôi:
- Em cám ơn chị nhiều. Em sẽ suy nghĩ và trả lời chị sau.
Tôi dẫn Viên Trân xem vị trí mới, mặt bằng mới. Cô nàng thích thú và khen mặt bằng rất đẹp. Tôi thì hài lòng vì giúp được một người bạn văn nghệ. Nhưng sau đó thì Viên Trân lại nói với tôi:
- Chị à ! Mặt bằng thì rộng đẹp nhưng em cảm thấy ngại lắm! Hay chị cho em thuê đi!
- Thuê gì ! Bạn bè chị không tính toán tiền bạc đâu. Chị cho mượn thôi !
- Chị làm vậy người ta bảo là em lợi dụng chị đó !
- !!
- Hay là chị mở chung với em đi !
- Mở chung cái gì ? Chị biết buôn bán gì bao giờ ? Chị chỉ biết viết văn thôi cưng à !
- Thì em cũng vậy mà ! Em có biết buôn buôn bán bán gì đâu. Chỉ học và hành trà thôi. Em sẽ giúp chị !
- Giúp gì ?
- Giúp chị mở một quán xá gì đó phù hợp với quán trà đạo của em. Trà đạo của em ở mặt tiền ồn ào không phù hợp đâu chị. Chị làm gì đó ở phía trước, còn em thì có quán trà ở phía sau. Vừa yên tĩnh, vừa phù hợp. Chị em mình cùng nhau làm việc và trông cho nhau. Được đó chị !
Trân nói “được đó chị” và cười tươi như hoa nở. Tôi gượng gạo theo nàng nhưng trong lòng rối như tơ ! “Làm gì đó” là làm cái gì ? Tiệm sách chăng ? Tôi chỉ có một kinh nghiệm nhỏ nhoi về kinh doanh văn hóa phẩm là Cửa hàng sách nhờ vào mấy năm giúp một linh mục mở Nhà sách trong lòng giáo xứ. Ừ thì có Cửa hàng sách cũng phù hợp với Quán trà phía sau của Viên Trân mà ! Tôi bỏ thời gian đi thực địa về nơi mình sắp mở thư quán. Tôi đứng tần ngần trước sân nhà mà nghe lòng ngao ngán ! Hai bên mặt tiền của nhà tôi là hai quán lẩu cá kèo và lẩu dê. Người ta ăn nhậu và cười nói hô hố ồn ào ! “Dzô ô ô ô 1,2, 3333 ! “. Ai đời đi mua sách ở một địa điểm như vầy ? Thế là ý tưởng mở nhà sách tiêu tan !
Tôi gặp Viên Trân và buồn bã kể cho nàng biết về sự việc. Viên Trân trầm ngâm một lúc rồi nói với tôi:
- Hay là mở quán cơm chay đi chị ! Em nhờ một người bạn xuống giúp chị !
Tôi không trả lời Viên Trân, mắt nhìn xa xăm và lo lắng cho một viễn ảnh không mấy gì khả quan !!!
Sau mấy ngày vắt não suy nghĩ, tôi quyết định mở một quán chay tịnh cho phù hợp với trà đạo của Viên Trân. À hai bên là “Lẩu” thì tôi cũng sẽ là Lẩu (“đi buôn có bạn đi bán có phường” mà !). Chay mà nấu lẩu thì chỉ có lẩu nấm mà thôi ! Tôi vui thích quá ! Gõ vào mạng Google hai từ “lẩu nấm”, hiển thị cho tôi ngay về “lẩu nấm chay thiên nhiên”. Tôi thầm cảm ơn Page và Brin hai người đã dày công thành lập công cụ Google !!! Từng giờ trôi qua trên những trang web, tôi có cảm nhận Nhà hàng Lẩu Nấm Thiên Nhiên hiện nay tại thành phố là một nhà hàng sang trọng và rất được cộng đồng quan tâm. Tôi tìm hiểu một vài công thức nấu lẩu Nấm trên các trang gia chánh, nội trợ… Ba ngày trôi qua ! Bề ngoài tất bật với những công việc thường ngày, trong lòng tôi luôn thôi thúc bởi một công thức riêng cho mình về một quán chay với món lẩu nấm !
Ngày hẹn với Viên Trân đến. Sau thời gian ba tuần sửa sang, ngôi nhà của chúng tôi đã có dáng vẻ của một nhà hàng nhỏ. Yên tĩnh nằm sâu một chút vào trong để tránh những ồn ào của đường phố. Nhà hàng được che khuất tầm nhìn mặt tiền bởi một giàn hoa leo. Tôi đang lăng xăng hướng dẫn các chú thợ hoàn tất việc trang trí, nghe có tiếng chân sau lưng, vội quay lại thì đã thấy Viên Trân mặt buồn xo, mắt ướt long lanh:
- Ôi chị ơi ! Em xin lỗi thật nhiều nghen ! Em không hợp tác với chị được ! Chồng sắp cưới em chiều qua có ghé ngang đây. Anh bảo là địa điểm xa nhà quá ! Từ quán mà về chắc cũng nửa đêm !!! Em cũng yếu hay bệnh nữa. Ảnh không cho em đi như vầy mỗi đêm !
- !!!!!
Tôi như “đóng trụ” tại chỗ. Lấy lại chút bình tĩnh, tôi vẫn thều thào nói được câu “huyết mạch” của sự việc:
- Trân à ! Chị mở quán này là vì em và cho em mà !!!
- Em biết, em biết ! Nhưng chị thông cảm cho em nghen ! hay chị cho người ta thuê quán, thuê mặt bằng đi chị !
- Không ! Trân à ! Chị mở quán lẩu chay này vì Trân (tôi dằn từng tiếng đứt quãng, tim đập thình thịch) và cho phù hợp với Trà đạo mà !!!
Nghe chừng tôi chưa “ngộ” được vấn đề, Trân cáo từ:
- Chị ơi ! mình nói chuyện sau nghen ! Hôm nay em phải lên lớp cho kịp giờ!
Nói vội vàng với tôi xong, nàng lên xe đi mất ! Tôi bần thần như người hành khất mất bị gậy. Cả buổi thấy mình rã rời và lạc lõng ! Tôi bỏ về nhà, mặc cho công trình tự hoàn tất. Ngày hôm đó, thật là một ngày ảm đạm. Tôi cắt máy điện thoại di động để không liên lạc với ai, một mình nằm co rúm như con sâu khô. Chiều về, nghe tiếng chồng bước vào phòng, tôi kể lại mọi việc, rồi nghiêm mặt tuyên bố:
- Thôi bố ạ ! Em chẳng làm nữa đâu ! Quán xá có sửa xong thì cho thuê mặt bằng, mấy đứa cháu lỡ hứa giao công việc thì “gửi gấm” cho tụi nó làm ở công ty khác vậy; mấy người bếp trên chùa hứa xuống giúp thì gởi lời cảm ơn…
- Sao lại thế ?
- Em làm gì có khả năng nấu nướng, điều hành cái nhà hàng ???!!!...... Em tiếp tục làm việc văn phòng với thầy em !
Tôi nói sẵng giọng như thể chồng mình là người gây ra cớ sự hôm nay ! Anh lặng lẽ mắc chiếc áo lên giá treo. Tôi vùng vằng bỏ xuống nhà dưới. Tiếng chân nhẹ nhàng của anh bước theo tôi. Tôi ngồi im rơ.
Có tiếng anh nhỏ nhẹ:
- Em à ! Viên Trân từ chối không làm việc với em, làm em buồn bã thất vọng ra sao thì những người mà em hứa hẹn sẽ giao việc khi nhà hàng hoạt động cũng buồn bã và thất vọng. Nhưng có điều họ sẽ buồn bã và thất vọng gấp ba lần em !
- ?
- Bởi lẽ em sẽ tiếp tục công việc cũ, sẽ giao mặt bằng lấy tiền thuê. Còn họ ? Họ có gì ngoài sự thất vọng, hụt hẫng ???
Câu nói của anh tác động tinh thần tôi như liều thuốc làm “sốc phản vệ”!
Chúa ơi ! Trong ngày hôm nay, con có hai cú sốc !!!!!!
Giống như người ta dùng roi điện để trấn tĩnh tinh thần của người bịnh tâm thần, sau khi nhận được lời khuyên của chồng, tôi đã được vực dậy ! Lần lần thì tôi cũng nguôi ngoai. Liền tù tì mấy ngày nằm co ở nhà, tôi lục lọi sách báo ra đọc. Rồi như có Thiên Chúa đặt vào tay tôi một cuốn Thông tin Giáo xứ cũ rích. Trong tờ báo đó tôi đọc được bài “Chay tịnh” của linh mục Võ Tá Khánh. Bài viết của cha ngoài việc nói về dùng chay, cha còn đưa ra nhận xét thú vị là ăn chay phương Đông thuộc về một quan niệm dinh dưỡng mà ngày nay được khoa học đề cao và là một phương pháp tu thân để thêm lòng nhân ái. Cha là linh mục đã mở ra sự hiệp thông giữa các tôn giáo Đông phương và Kitô giáo bằng con đường văn hóa ẩm thực Chay tịnh. Những nội dung trong bài viết của cha thật tuyệt ! Cha đã truyền cho tôi động lực mới để tôi bước vào khu vườn mới ! Ở đó với tôi tất cả là bắt đầu. Tôi tập tễnh vào những trang web ẩm thực chay, đọc những thực phẩm, gia vị, cách nấu… của người giữ chay.
Sau đó, tôi tiếp nhận “nhà hàng chay” của mình. Bàn ghế đã đặt được xếp gọn ghẽ, cách bài trí do tôi tự thiết kế đến hôm nay đã khá hoàn chỉnh về một nếp nhà hàng chay tịnh. Bây giờ tôi phải thổi hồn vào quán nhỏ của mình thôi.
Tôi đặt tên cho nhà hàng lẩu nấm chay của mình là An Nhiên, với ý nghĩa “an nhiên tự tại” mà lên đường phục vụ. Thế là bắt đầu những ngày, những đêm không “an nhiên” chút nào: tuyển thêm người chuyên môn, hướng dẫn công việc, tự xây dựng nội qui, tự đề ra một phong cách riêng cho nhà hàng, tự sáng chế công thức các món, tự …., tự …., và tự …. Nhân viên của An Nhiên cũng đa phần là sinh viên, học sinh di dân từ các tỉnh về. Các em làm việc để trang trải sách đèn hoặc sinh hoạt phí, bớt gánh lo cho ba mẹ. Chị bếp trưởng là người khá kinh nghiệm trong việc nấu bếp …mặn ! Tuy nhiên, chị cũng có thời gian phục vụ nấu tiệc chay cho các đình chùa làm công quả. Vào lứa tuổi trung niên này, chị có tâm nguyện tìm một quán chay để làm việc cho đến khi nghỉ hưu. Bởi thế toàn thể chúng tôi ai cũng là “lính mới” !
Nhà hàng Lẩu Nấm chay của tôi rồi cũng đến ngày khai trương. Tôi được sự động viên của thầy tôi, của các bạn bè. Bạn hữu thân thiết từ lâu ai biết tôi đứng ra làm chủ một quán Chay cũng tròn mắt khâm phục ( tôi còn tròn mắt vì tôi mà !!!). Thời gian trôi qua thật mau với những tất bật vừa lo toan, vừa học hỏi làm quen với môi trường chay tịnh. Tất cả giống như thời gian đầu tiên của người mẹ trẻ với bé sơ sinh chào đời ! Dẫu người mẹ đã sanh con lần thứ hai thì bé sau cũng nào giống với bé trước ! Phải làm quen, phải thao thức với những vấn đề mới. Bởi thế chúng tôi vừa làm việc, vừa tự huấn luyện cho nhau trong tinh thần “an nhiên mà làm việc, an nhiên mà phát triển”. Có một hôm vào ngày rằm âm lịch, cô cháu lên kế hoạch đi chợ mua nguyên vật liệu thế nào mà đồng hồ chỉ mới đến 7:30 tối là đã sạch sẽ từ trong ra ngoài. Ui chao ơi ! Người Công giáo có mấy khi mà ngó ngàng đến ngày âm lịch ! Khách ghé dùng bữa chỉ nhận được nụ cười cầu…an và ra về. An Nhiên bị một phen “thất thu” vào ngày cao điểm nhưng cô cháu đều vui vẻ và dặn dò nhau để rút thêm kinh nghiệm cho những ngày âm lịch tới.
Kết hợp nguồn dinh dưỡng quí giá có từ nấm trong việc dùng chay, An Nhiên bé nhỏ của tôi chỉ trong một thời gian ngắn đã được nhận biết bởi quần chúng địa phương và những người quan tâm đến chay dinh dưỡng. Một nhà hàng chay nhỏ nằm gọn giữa hai bên là những quán … lẩu nhậu!
Khi đến An Nhiên, khách hàng có thể “an nhiên” bên nồi lẩu nóng với những loại nấm dinh dưỡng, với những loại rau củ vệ sinh, an toàn, không còn nỗi lo âu với những thứ rau củ, thực phẩm nhiễm độc, hoá chất và đặc biệt các món chay ở đây đều không sử dụng bột ngọt. Thật là “an toàn” và “tự nhiên”! Riêng đối với các tu sĩ, các tăng, ni đến dùng bữa, chúng tôi quan tâm bằng việc thông tin cho nhau để khi bếp ra món ăn thì không còn gia vị của hành, của tỏi mà được âm thầm phục vụ thay thế bằng những cọng ngò xanh thơm dịu mà thôi. Tôi tự cho rằng cách phục vụ nhỏ nhặt này là “món quà phục vụ” ân cần nhất của chúng tôi dành cho các tu sĩ lương giáo.
Một buổi nọ, khi tôi đang nghỉ chân một chút, sau khi đã “thao diễn” chạy tới lui, phục vụ chung với các em nhân viên, bỗng tầm nhìn của tôi chạm vào màu áo lam và nâu. Tôi chợt nhận ra đó không phải là màu áo nâu quen thuộc của các linh mục, các thầy dòng Anh Em Hèn Mọn. Ui chao ơi ! Toàn là sư thầy và sư cô trong lớp áo nâu hiền lành, nghèo khó, màu áo nâu đang tràn ngập trong An Nhiên của tôi. Bỗng dưng mà tôi thấy lòng mình xao xuyến ! Bỏ rơi không gian tấp nập đó, tôi lên phòng riêng của mình, để tâm tĩnh lại:
- Ngài muốn gì ở con nhỉ ? Con có đi lạc đường phục vụ của mình không ? Sao con lại tự nhiên ở đây mà phục vụ cho các tăng và các ni ? Anh chị em giáo dân đâu rồi ? Cha và thầy và các sơ nữa ???
Tôi suy tư miên man về lời cầu nguyện với Anh Giêsu và lắng nghe lời đáp trả nhưng chẳng có gì ngoài đôi mắt nhân từ của Người cúi xuống nhìn tôi.
Tôi trở xuống nhà hàng để tiếp tục công việc. Một em nhân viên hấp tấp chạy lại tìm tôi và nói:
- Thưa cô, có thầy muốn gặp cô từ nãy giờ ạ !
- Cảm ơn con !
Tôi rảo bước đến bên bàn của vị thầy nọ. Thầy mỉm cười chào tôi rồi hỏi:
- Xin hỏi cô chủ người đạo nào vậy ?
- Thưa thầy, đạo Thiên Chúa.
- Tôi cũng đoán vậy vì trên tường thấy treo ảnh Đức Maria bồng Đức Giêsu.
Thầy từ tốn nói tiếp:
- Cơ duyên nào mà cô chủ lại đi mở quán Chay như vầy ?
- Dạ ! dạ !!!... chuyện của con dài lắm thầy à ! (tôi nghĩ ngay đến nàng Viên Trân). Nhưng đúng như thầy nói con có cơ duyên !
- Có cơ duyên là một, người mở đặng quán Chay là có tâm nữa !
Tôi cười khì với thầy và nói:
- Dạ con cũng buôn buôn, bán bán kinh doanh thôi thầy !
- Cô chủ nói vậy thôi chớ mở một nhà hàng, một quán Chay là tốt đẹp lắm!
Niềm vui của tôi nở bừng lên, cánh mũi phập phồng to như chén Thánh !
Thầy lại tiếp lời:
- Cô chủ có biết mình đang làm gì không ?
- ??
- Cô đang thực hiện tinh thần hiệp thông liên tôn đó ! Giữa tôn giáo này với tôn giáo kia cùng nhau nối lại bằng con đường phục vụ ẩm thực Chay tịnh. Thầy nói như vậy cô có hiểu chi không ?
Tôi đứng đóng trụ ở đó, tai vẫn âm vang tiếng nói từ tốn của vị cao tăng, tinh thần tôi như được khai mở. Câu hỏi của tôi vừa đặt ra cho Ngài thì đã có lời đáp trả. Câu nói không có từ trên thinh không để ngửng lên mà nghe, mà tưởng như sấm rền giống hình ảnh trong Kinh Thánh huyền diệu. Vị tăng điềm đạm, ngồi đó, an nhiên như vừa liên thông với Thiên Chúa của tôi bằng phương tiện truyền thông hiện đại nhất trong một thế giới thánh thiêng !
Kể từ ngày ấy, con đường của tôi đi đã được định rõ rồi ! Phục vụ anh em con cái Thiên Chúa hoặc anh em trên cùng tinh cầu của Ngài cũng chỉ là phục vụ. Hình ảnh một Đức Giêsu cúi xuống rửa chân cho môn đệ là hình ảnh cao đẹp nhất của Đấng Chí Thánh, Chí Tôn. Người dùng chính mình để dạy cho các môn đệ tiến bước trên con đường phục vụ. Người đã từ bỏ một Thiên quốc cao sang vĩnh cửu để hạ mình trở thành Người Phục Vụ của những người phục vụ !
Nếu Thánh Giêrađô kiên định với câu nói: “Tôi đi làm Thánh” thì từ nay tôi cũng đã kiên định trong công việc mới của mình. “Tôi đi phục vụ”.
Tôi nhớ lại những tháng năm trước được phục vụ trong giáo xứ. Như thể có một ngày, Ngài dắt tay con đến đó, cho vui chơi, cho sinh hoạt, rồi mãn thời gian, Ngài lại đến và dẫn dắt về một nơi khác !
“ Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người,
Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa !”…
Lời kinh Hoà Bình luôn thắp sáng mọi quyết định của tôi trên đường lữ thứ trần gian. Trên con đường đi, tôi vững tâm vì biết luôn được có Ngài gần bên. Từ nay tôi lại cất bước lên đường, đi đến một nơi khác, ở đó Thiên Chúa đang mời gọi “tôi đi phục vụ”.
Đất trời đã vào xuân, có tiếng con chim hót nhiêm nhiếp ngoài vườn cây xanh lá. Lòng tôi rộn ràng như trẻ thơ bước vào một cuộc chơi mới. Cuộc chơi của tôi là niềm vui được phục vụ các anh chị em lương giáo, là niềm vui tỏ được tình yêu thương của con cái Thiên Chúa trong cuộc sống tươi đẹp mà Ngài trao ban. Như tôi mãi là khí cụ của Ngài, và được mãi trong tay Ngài.
(01/2010)
Nguyễn - Đông A
nguyendonga2004@yahoo.com
ĐTDĐ: 0908-432-903
Để tiếp tục những nẻo đường hồn nhiên của Tin Mừng, xin kính chuyển đến quí độc giả bài viết của chị Nguyễn Đông A – chủ quán chay An Nhiên. Vị thầy trong bài là bậc thầy nhạc Việt, giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê.
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
gopnhattho@yahoo.com
TÔI ĐI PHỤC VỤ
Thầy ngồi trầm ngâm nhìn tôi làm việc. Trong căn phòng buổi sáng thật tĩnh mịch. Chỉ có tiếng gõ lách cách trên bàn phím của tôi và giọng đọc trầm trầm của thầy. Năm tới này, thầy đã chạm đến tuổi 90 nhưng trí nhớ của thầy vẫn sáng suốt, lời nói của thầy vẫn mạch lạc, mọi hiểu biết vẫn uyên thâm. Tôi ngồi ở đó, lắng nghe thầy nói và hoài niệm về những công việc cũ, những hoạt động của thầy để ghi lại thành hồi ký. Cùng làm việc với thầy để từng ngày thêm kính yêu thầy, một người đã cống hiến cuộc đời cho lý tưởng phục vụ nền âm nhạc truyền thống. Thầy không chỉ là nhà nghiên cứu về âm nhạc truyền thống Việt Nam mà qua những dòng hồi ký ghi lại, tôi tin chắc rằng thầy tôi là một bậc vỹ nhân. Bốn bể năm châu, nơi nào thầy tới cũng là để truyền rao âm nhạc truyền thống Việt Nam nhưng cũng là nghiên cứu tìm hiểu, học hỏi gặt hái cho mình nền âm nhạc truyền thống của xứ người. Rồi ở đó, thầy đã dùng ngôn ngữ tình yêu và lòng say mê âm nhạc của mình mà gieo vào lòng người sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc bảo tồn âm nhạc truyền thống. Qua ngọn lửa đó, thầy đã truyền cho họ tình yêu âm nhạc truyền thống của chính dân tộc họ. Họ đã trở về cái nôi mà họ đã rời bỏ. Nhiều người đã trở về cội nguồn âm nhạc dân tộc sau bao năm miệt mài nghiên cứu nhạc cổ điển phương Tây, một thể loại âm nhạc bác học trong văn hóa châu Âu. Và bởi thế người ta tri ân thầy, hâm mộ thầy, người ta kính yêu thầy. Thầy tôi là một kho báu âm nhạc truyền thống của nhân loại.
Tôi có cơ hội được giới thiệu đến để làm việc với thầy. Thầy khoan dung với những ngớ ngẩn của tôi về nền âm nhạc dân tộc. Tôi chỉ là người biên tập cho thầy những đoản văn, cùng viết với thầy những bài tham luận, cùng ghi lại những trang hồi ký về quãng đời hiển hách. Ngày qua ngày, tôi cũng được thẩm thấu về âm nhạc truyền thống. Tôi biết thưởng thức những thang âm điệu thức trong tiếng đàn dân tộc, biết lắng nghe câu hò, biết ý nghĩa, biết giai đoạn của lời hát ru, câu hát bội… Tôi yêu quí thời gian ở bên thầy và cũng yêu quí thầy. Rồi lần lần, thầy cũng chấp nhận tôi như một đứa học trò ngốc nghếch lần đầu bước vào “đạo nhạc”. Trong tất cả học trò giỏi, học trò “chuyên gia”, (học trò không chuyên chăng nữa) về lãnh vực âm nhạc truyền thống mà thầy cưng yêu có lẽ tôi là con vịt lạc giữa đàn thiên nga.
Một hôm, thầy âu yếm bảo tôi:
- Con à, hôm nay thầy muốn thưởng cho con.
- Gì cơ ạ ?
- Ừ thầy mời con dự với thầy một tuần trà đạo.
- Ứ ừ ! con chẳng biết thưởng thức trà ! Con chỉ biết uống… trà đá !
Thầy cười khà khà vuốt tóc tôi, thuyết phục:
- Uống trà với thầy, con sẽ được biết đến một cô gái rất am hiểu tất cả loại trà, thuyết trình nhiều về trà. Con sẽ hiểu thêm về thế giới trà. Trà đạo Nhựt bổn, trà đạo Trung quốc, Đài loan. Và cô ấy sẽ giới thiệu về trà đạo Việt.
Ui chao ơi ! Thầy đánh đúng tâm lý thích tìm hiểu học hỏi của tôi mất rồi. Thế là tôi ưng thuận và cùng hẹn với thầy đến dùng trà và nghe thuyết trình về trà đạo Việt.
Từ ngày đó, Viên Trân (tên của cô trà chủ) và tôi quen nhau. Tình cảm hai chị em cũng ngày qua ngày phát triển tốt đẹp. Viên Trân có giọng nói trong trẻo, mềm mại, lời nói thì du dương, và kiến thức về trà thì uyên bác. Thực lòng tôi có đến dùng trà với Viên Trân tại quán của nàng cũng chỉ để nghe thuyết về trà và nói chuyện vãn. Còn việc uống những tách trà đậm đà thì dẫu đang bị mê hoặc bởi câu chuyện và giọng nói của Viên Trân thì tôi cũng không thể cạn hết nửa chung !
Một buổi, khi hai chị em nói chuyện với nhau, Viên Trân buồn bã nói với tôi:
- Chị à ! Em chắc không thể tiếp tục việc kinh doanh buôn bán ở quán trà này nữa rồi.
- Sao vậy ?
- Chị biết không, em làm việc ở đây năm năm rồi nhưng việc buôn bán cũng không phát triển nhiều. Mấy năm nay đi dạy học thêm thì tiền bạc cũng để là đắp vào quán mà thôi. Quán là nơi hội tập những người yêu thích trà. Em không nỡ đóng cửa quán.
- Vậy sao bây giờ muốn đóng ?
- Bà chủ mới tuần rồi cứ nằng nặc đòi lên giá mặt bằng còn nếu em không ưng thì phải đóng cửa trả lại thôi !
Tôi thấy xót xa cho một người bạn làm nghệ thuật nhưng lại phải đối mặt với thực tế là kinh doanh, là tiền, là cơm áo … Nổi máu “anh hùng cứu mỹ nhân” nên tôi không nghĩ ngợi mà nói ngay với bạn:
- Tưởng chuyện chi ghê gớm ! Chị có cái mặt bằng ở trung tâm quận Gò Vấp kia kìa. Mấy năm nay cho người ta thuê mượn. Chị sẽ lấy lại mặt bằng này và giao cho Viên Trân. Em không phải lo lắng nữa ! Qua đó mà mở quán trà!
Viên Trân cảm động ra mặt nhưng thoáng suy nghĩ rồi nói với tôi:
- Em cám ơn chị nhiều. Em sẽ suy nghĩ và trả lời chị sau.
Tôi dẫn Viên Trân xem vị trí mới, mặt bằng mới. Cô nàng thích thú và khen mặt bằng rất đẹp. Tôi thì hài lòng vì giúp được một người bạn văn nghệ. Nhưng sau đó thì Viên Trân lại nói với tôi:
- Chị à ! Mặt bằng thì rộng đẹp nhưng em cảm thấy ngại lắm! Hay chị cho em thuê đi!
- Thuê gì ! Bạn bè chị không tính toán tiền bạc đâu. Chị cho mượn thôi !
- Chị làm vậy người ta bảo là em lợi dụng chị đó !
- !!
- Hay là chị mở chung với em đi !
- Mở chung cái gì ? Chị biết buôn bán gì bao giờ ? Chị chỉ biết viết văn thôi cưng à !
- Thì em cũng vậy mà ! Em có biết buôn buôn bán bán gì đâu. Chỉ học và hành trà thôi. Em sẽ giúp chị !
- Giúp gì ?
- Giúp chị mở một quán xá gì đó phù hợp với quán trà đạo của em. Trà đạo của em ở mặt tiền ồn ào không phù hợp đâu chị. Chị làm gì đó ở phía trước, còn em thì có quán trà ở phía sau. Vừa yên tĩnh, vừa phù hợp. Chị em mình cùng nhau làm việc và trông cho nhau. Được đó chị !
Trân nói “được đó chị” và cười tươi như hoa nở. Tôi gượng gạo theo nàng nhưng trong lòng rối như tơ ! “Làm gì đó” là làm cái gì ? Tiệm sách chăng ? Tôi chỉ có một kinh nghiệm nhỏ nhoi về kinh doanh văn hóa phẩm là Cửa hàng sách nhờ vào mấy năm giúp một linh mục mở Nhà sách trong lòng giáo xứ. Ừ thì có Cửa hàng sách cũng phù hợp với Quán trà phía sau của Viên Trân mà ! Tôi bỏ thời gian đi thực địa về nơi mình sắp mở thư quán. Tôi đứng tần ngần trước sân nhà mà nghe lòng ngao ngán ! Hai bên mặt tiền của nhà tôi là hai quán lẩu cá kèo và lẩu dê. Người ta ăn nhậu và cười nói hô hố ồn ào ! “Dzô ô ô ô 1,2, 3333 ! “. Ai đời đi mua sách ở một địa điểm như vầy ? Thế là ý tưởng mở nhà sách tiêu tan !
Tôi gặp Viên Trân và buồn bã kể cho nàng biết về sự việc. Viên Trân trầm ngâm một lúc rồi nói với tôi:
- Hay là mở quán cơm chay đi chị ! Em nhờ một người bạn xuống giúp chị !
Tôi không trả lời Viên Trân, mắt nhìn xa xăm và lo lắng cho một viễn ảnh không mấy gì khả quan !!!
Sau mấy ngày vắt não suy nghĩ, tôi quyết định mở một quán chay tịnh cho phù hợp với trà đạo của Viên Trân. À hai bên là “Lẩu” thì tôi cũng sẽ là Lẩu (“đi buôn có bạn đi bán có phường” mà !). Chay mà nấu lẩu thì chỉ có lẩu nấm mà thôi ! Tôi vui thích quá ! Gõ vào mạng Google hai từ “lẩu nấm”, hiển thị cho tôi ngay về “lẩu nấm chay thiên nhiên”. Tôi thầm cảm ơn Page và Brin hai người đã dày công thành lập công cụ Google !!! Từng giờ trôi qua trên những trang web, tôi có cảm nhận Nhà hàng Lẩu Nấm Thiên Nhiên hiện nay tại thành phố là một nhà hàng sang trọng và rất được cộng đồng quan tâm. Tôi tìm hiểu một vài công thức nấu lẩu Nấm trên các trang gia chánh, nội trợ… Ba ngày trôi qua ! Bề ngoài tất bật với những công việc thường ngày, trong lòng tôi luôn thôi thúc bởi một công thức riêng cho mình về một quán chay với món lẩu nấm !
Ngày hẹn với Viên Trân đến. Sau thời gian ba tuần sửa sang, ngôi nhà của chúng tôi đã có dáng vẻ của một nhà hàng nhỏ. Yên tĩnh nằm sâu một chút vào trong để tránh những ồn ào của đường phố. Nhà hàng được che khuất tầm nhìn mặt tiền bởi một giàn hoa leo. Tôi đang lăng xăng hướng dẫn các chú thợ hoàn tất việc trang trí, nghe có tiếng chân sau lưng, vội quay lại thì đã thấy Viên Trân mặt buồn xo, mắt ướt long lanh:
- Ôi chị ơi ! Em xin lỗi thật nhiều nghen ! Em không hợp tác với chị được ! Chồng sắp cưới em chiều qua có ghé ngang đây. Anh bảo là địa điểm xa nhà quá ! Từ quán mà về chắc cũng nửa đêm !!! Em cũng yếu hay bệnh nữa. Ảnh không cho em đi như vầy mỗi đêm !
- !!!!!
Tôi như “đóng trụ” tại chỗ. Lấy lại chút bình tĩnh, tôi vẫn thều thào nói được câu “huyết mạch” của sự việc:
- Trân à ! Chị mở quán này là vì em và cho em mà !!!
- Em biết, em biết ! Nhưng chị thông cảm cho em nghen ! hay chị cho người ta thuê quán, thuê mặt bằng đi chị !
- Không ! Trân à ! Chị mở quán lẩu chay này vì Trân (tôi dằn từng tiếng đứt quãng, tim đập thình thịch) và cho phù hợp với Trà đạo mà !!!
Nghe chừng tôi chưa “ngộ” được vấn đề, Trân cáo từ:
- Chị ơi ! mình nói chuyện sau nghen ! Hôm nay em phải lên lớp cho kịp giờ!
Nói vội vàng với tôi xong, nàng lên xe đi mất ! Tôi bần thần như người hành khất mất bị gậy. Cả buổi thấy mình rã rời và lạc lõng ! Tôi bỏ về nhà, mặc cho công trình tự hoàn tất. Ngày hôm đó, thật là một ngày ảm đạm. Tôi cắt máy điện thoại di động để không liên lạc với ai, một mình nằm co rúm như con sâu khô. Chiều về, nghe tiếng chồng bước vào phòng, tôi kể lại mọi việc, rồi nghiêm mặt tuyên bố:
- Thôi bố ạ ! Em chẳng làm nữa đâu ! Quán xá có sửa xong thì cho thuê mặt bằng, mấy đứa cháu lỡ hứa giao công việc thì “gửi gấm” cho tụi nó làm ở công ty khác vậy; mấy người bếp trên chùa hứa xuống giúp thì gởi lời cảm ơn…
- Sao lại thế ?
- Em làm gì có khả năng nấu nướng, điều hành cái nhà hàng ???!!!...... Em tiếp tục làm việc văn phòng với thầy em !
Tôi nói sẵng giọng như thể chồng mình là người gây ra cớ sự hôm nay ! Anh lặng lẽ mắc chiếc áo lên giá treo. Tôi vùng vằng bỏ xuống nhà dưới. Tiếng chân nhẹ nhàng của anh bước theo tôi. Tôi ngồi im rơ.
Có tiếng anh nhỏ nhẹ:
- Em à ! Viên Trân từ chối không làm việc với em, làm em buồn bã thất vọng ra sao thì những người mà em hứa hẹn sẽ giao việc khi nhà hàng hoạt động cũng buồn bã và thất vọng. Nhưng có điều họ sẽ buồn bã và thất vọng gấp ba lần em !
- ?
- Bởi lẽ em sẽ tiếp tục công việc cũ, sẽ giao mặt bằng lấy tiền thuê. Còn họ ? Họ có gì ngoài sự thất vọng, hụt hẫng ???
Câu nói của anh tác động tinh thần tôi như liều thuốc làm “sốc phản vệ”!
Chúa ơi ! Trong ngày hôm nay, con có hai cú sốc !!!!!!
Giống như người ta dùng roi điện để trấn tĩnh tinh thần của người bịnh tâm thần, sau khi nhận được lời khuyên của chồng, tôi đã được vực dậy ! Lần lần thì tôi cũng nguôi ngoai. Liền tù tì mấy ngày nằm co ở nhà, tôi lục lọi sách báo ra đọc. Rồi như có Thiên Chúa đặt vào tay tôi một cuốn Thông tin Giáo xứ cũ rích. Trong tờ báo đó tôi đọc được bài “Chay tịnh” của linh mục Võ Tá Khánh. Bài viết của cha ngoài việc nói về dùng chay, cha còn đưa ra nhận xét thú vị là ăn chay phương Đông thuộc về một quan niệm dinh dưỡng mà ngày nay được khoa học đề cao và là một phương pháp tu thân để thêm lòng nhân ái. Cha là linh mục đã mở ra sự hiệp thông giữa các tôn giáo Đông phương và Kitô giáo bằng con đường văn hóa ẩm thực Chay tịnh. Những nội dung trong bài viết của cha thật tuyệt ! Cha đã truyền cho tôi động lực mới để tôi bước vào khu vườn mới ! Ở đó với tôi tất cả là bắt đầu. Tôi tập tễnh vào những trang web ẩm thực chay, đọc những thực phẩm, gia vị, cách nấu… của người giữ chay.
Sau đó, tôi tiếp nhận “nhà hàng chay” của mình. Bàn ghế đã đặt được xếp gọn ghẽ, cách bài trí do tôi tự thiết kế đến hôm nay đã khá hoàn chỉnh về một nếp nhà hàng chay tịnh. Bây giờ tôi phải thổi hồn vào quán nhỏ của mình thôi.
Tôi đặt tên cho nhà hàng lẩu nấm chay của mình là An Nhiên, với ý nghĩa “an nhiên tự tại” mà lên đường phục vụ. Thế là bắt đầu những ngày, những đêm không “an nhiên” chút nào: tuyển thêm người chuyên môn, hướng dẫn công việc, tự xây dựng nội qui, tự đề ra một phong cách riêng cho nhà hàng, tự sáng chế công thức các món, tự …., tự …., và tự …. Nhân viên của An Nhiên cũng đa phần là sinh viên, học sinh di dân từ các tỉnh về. Các em làm việc để trang trải sách đèn hoặc sinh hoạt phí, bớt gánh lo cho ba mẹ. Chị bếp trưởng là người khá kinh nghiệm trong việc nấu bếp …mặn ! Tuy nhiên, chị cũng có thời gian phục vụ nấu tiệc chay cho các đình chùa làm công quả. Vào lứa tuổi trung niên này, chị có tâm nguyện tìm một quán chay để làm việc cho đến khi nghỉ hưu. Bởi thế toàn thể chúng tôi ai cũng là “lính mới” !
Nhà hàng Lẩu Nấm chay của tôi rồi cũng đến ngày khai trương. Tôi được sự động viên của thầy tôi, của các bạn bè. Bạn hữu thân thiết từ lâu ai biết tôi đứng ra làm chủ một quán Chay cũng tròn mắt khâm phục ( tôi còn tròn mắt vì tôi mà !!!). Thời gian trôi qua thật mau với những tất bật vừa lo toan, vừa học hỏi làm quen với môi trường chay tịnh. Tất cả giống như thời gian đầu tiên của người mẹ trẻ với bé sơ sinh chào đời ! Dẫu người mẹ đã sanh con lần thứ hai thì bé sau cũng nào giống với bé trước ! Phải làm quen, phải thao thức với những vấn đề mới. Bởi thế chúng tôi vừa làm việc, vừa tự huấn luyện cho nhau trong tinh thần “an nhiên mà làm việc, an nhiên mà phát triển”. Có một hôm vào ngày rằm âm lịch, cô cháu lên kế hoạch đi chợ mua nguyên vật liệu thế nào mà đồng hồ chỉ mới đến 7:30 tối là đã sạch sẽ từ trong ra ngoài. Ui chao ơi ! Người Công giáo có mấy khi mà ngó ngàng đến ngày âm lịch ! Khách ghé dùng bữa chỉ nhận được nụ cười cầu…an và ra về. An Nhiên bị một phen “thất thu” vào ngày cao điểm nhưng cô cháu đều vui vẻ và dặn dò nhau để rút thêm kinh nghiệm cho những ngày âm lịch tới.
Kết hợp nguồn dinh dưỡng quí giá có từ nấm trong việc dùng chay, An Nhiên bé nhỏ của tôi chỉ trong một thời gian ngắn đã được nhận biết bởi quần chúng địa phương và những người quan tâm đến chay dinh dưỡng. Một nhà hàng chay nhỏ nằm gọn giữa hai bên là những quán … lẩu nhậu!
Khi đến An Nhiên, khách hàng có thể “an nhiên” bên nồi lẩu nóng với những loại nấm dinh dưỡng, với những loại rau củ vệ sinh, an toàn, không còn nỗi lo âu với những thứ rau củ, thực phẩm nhiễm độc, hoá chất và đặc biệt các món chay ở đây đều không sử dụng bột ngọt. Thật là “an toàn” và “tự nhiên”! Riêng đối với các tu sĩ, các tăng, ni đến dùng bữa, chúng tôi quan tâm bằng việc thông tin cho nhau để khi bếp ra món ăn thì không còn gia vị của hành, của tỏi mà được âm thầm phục vụ thay thế bằng những cọng ngò xanh thơm dịu mà thôi. Tôi tự cho rằng cách phục vụ nhỏ nhặt này là “món quà phục vụ” ân cần nhất của chúng tôi dành cho các tu sĩ lương giáo.
Một buổi nọ, khi tôi đang nghỉ chân một chút, sau khi đã “thao diễn” chạy tới lui, phục vụ chung với các em nhân viên, bỗng tầm nhìn của tôi chạm vào màu áo lam và nâu. Tôi chợt nhận ra đó không phải là màu áo nâu quen thuộc của các linh mục, các thầy dòng Anh Em Hèn Mọn. Ui chao ơi ! Toàn là sư thầy và sư cô trong lớp áo nâu hiền lành, nghèo khó, màu áo nâu đang tràn ngập trong An Nhiên của tôi. Bỗng dưng mà tôi thấy lòng mình xao xuyến ! Bỏ rơi không gian tấp nập đó, tôi lên phòng riêng của mình, để tâm tĩnh lại:
- Ngài muốn gì ở con nhỉ ? Con có đi lạc đường phục vụ của mình không ? Sao con lại tự nhiên ở đây mà phục vụ cho các tăng và các ni ? Anh chị em giáo dân đâu rồi ? Cha và thầy và các sơ nữa ???
Tôi suy tư miên man về lời cầu nguyện với Anh Giêsu và lắng nghe lời đáp trả nhưng chẳng có gì ngoài đôi mắt nhân từ của Người cúi xuống nhìn tôi.
Tôi trở xuống nhà hàng để tiếp tục công việc. Một em nhân viên hấp tấp chạy lại tìm tôi và nói:
- Thưa cô, có thầy muốn gặp cô từ nãy giờ ạ !
- Cảm ơn con !
Tôi rảo bước đến bên bàn của vị thầy nọ. Thầy mỉm cười chào tôi rồi hỏi:
- Xin hỏi cô chủ người đạo nào vậy ?
- Thưa thầy, đạo Thiên Chúa.
- Tôi cũng đoán vậy vì trên tường thấy treo ảnh Đức Maria bồng Đức Giêsu.
Thầy từ tốn nói tiếp:
- Cơ duyên nào mà cô chủ lại đi mở quán Chay như vầy ?
- Dạ ! dạ !!!... chuyện của con dài lắm thầy à ! (tôi nghĩ ngay đến nàng Viên Trân). Nhưng đúng như thầy nói con có cơ duyên !
- Có cơ duyên là một, người mở đặng quán Chay là có tâm nữa !
Tôi cười khì với thầy và nói:
- Dạ con cũng buôn buôn, bán bán kinh doanh thôi thầy !
- Cô chủ nói vậy thôi chớ mở một nhà hàng, một quán Chay là tốt đẹp lắm!
Niềm vui của tôi nở bừng lên, cánh mũi phập phồng to như chén Thánh !
Thầy lại tiếp lời:
- Cô chủ có biết mình đang làm gì không ?
- ??
- Cô đang thực hiện tinh thần hiệp thông liên tôn đó ! Giữa tôn giáo này với tôn giáo kia cùng nhau nối lại bằng con đường phục vụ ẩm thực Chay tịnh. Thầy nói như vậy cô có hiểu chi không ?
Tôi đứng đóng trụ ở đó, tai vẫn âm vang tiếng nói từ tốn của vị cao tăng, tinh thần tôi như được khai mở. Câu hỏi của tôi vừa đặt ra cho Ngài thì đã có lời đáp trả. Câu nói không có từ trên thinh không để ngửng lên mà nghe, mà tưởng như sấm rền giống hình ảnh trong Kinh Thánh huyền diệu. Vị tăng điềm đạm, ngồi đó, an nhiên như vừa liên thông với Thiên Chúa của tôi bằng phương tiện truyền thông hiện đại nhất trong một thế giới thánh thiêng !
Kể từ ngày ấy, con đường của tôi đi đã được định rõ rồi ! Phục vụ anh em con cái Thiên Chúa hoặc anh em trên cùng tinh cầu của Ngài cũng chỉ là phục vụ. Hình ảnh một Đức Giêsu cúi xuống rửa chân cho môn đệ là hình ảnh cao đẹp nhất của Đấng Chí Thánh, Chí Tôn. Người dùng chính mình để dạy cho các môn đệ tiến bước trên con đường phục vụ. Người đã từ bỏ một Thiên quốc cao sang vĩnh cửu để hạ mình trở thành Người Phục Vụ của những người phục vụ !
Nếu Thánh Giêrađô kiên định với câu nói: “Tôi đi làm Thánh” thì từ nay tôi cũng đã kiên định trong công việc mới của mình. “Tôi đi phục vụ”.
Tôi nhớ lại những tháng năm trước được phục vụ trong giáo xứ. Như thể có một ngày, Ngài dắt tay con đến đó, cho vui chơi, cho sinh hoạt, rồi mãn thời gian, Ngài lại đến và dẫn dắt về một nơi khác !
“ Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người,
Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa !”…
Lời kinh Hoà Bình luôn thắp sáng mọi quyết định của tôi trên đường lữ thứ trần gian. Trên con đường đi, tôi vững tâm vì biết luôn được có Ngài gần bên. Từ nay tôi lại cất bước lên đường, đi đến một nơi khác, ở đó Thiên Chúa đang mời gọi “tôi đi phục vụ”.
Đất trời đã vào xuân, có tiếng con chim hót nhiêm nhiếp ngoài vườn cây xanh lá. Lòng tôi rộn ràng như trẻ thơ bước vào một cuộc chơi mới. Cuộc chơi của tôi là niềm vui được phục vụ các anh chị em lương giáo, là niềm vui tỏ được tình yêu thương của con cái Thiên Chúa trong cuộc sống tươi đẹp mà Ngài trao ban. Như tôi mãi là khí cụ của Ngài, và được mãi trong tay Ngài.
(01/2010)
Nguyễn - Đông A
nguyendonga2004@yahoo.com
ĐTDĐ: 0908-432-903
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Sớm Đông
Lê Trị
23:31 19/01/2010
SỚM ĐÔNG
Ảnh của Lê Trị
Thu đã tàn rồi trời chớm Đông
Từng cơn gió lạnh buốt qua hồn
Tâm tư ray rứt mùa thu nhớ
Đâu phút êm đềm thoáng ước mong.
(Trích thơ của Lida)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền