Ngày 20-01-2012
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Theo tiếng Chúa kêu gọi
Lm. Giuse Đinh Lập Liễm
01:33 20/01/2012
CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN B
+++
A. DẪN NHẬP
Tuần trước chúng ta đã đề cập đến ơn gọi của mọi người : Chúa muốn con người hợp tác với Chúa trong việc ban phát ơn cứu độ vì Chúa không muốn làm việc một mình. Tuần này chúng ta suy niệm việc Đức Giêsu khởi sự rao giảng Tin mừng cùng với lời kêu gọi “Hãy sám hối và tin vào Tin mừng” để được vào Nước Trời và được hưởng ơn cứu độ Chúa thương ban.

Để thực hiện chương trình này, Chúa đã chọn một số người cộng tác với Ngài trong việc rao giảng này, trước hết Chúa đã gọi 4 ngư phủ đầu tiên làm tông đồ là Anrê và Phêrô, Giacôbê và Gioan. Trông thấy các ông đang đánh cá, Chúa chỉ gọi các ông rất vắn tắt :”Hãy theo Ta”, thế mà các ông đã dứt khoát từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa.

Thái độ từ bỏ dứt khoát của 4 Tông đồ là mẫu gương đẹp cho mọi Kitô hữu. Trong cuộc sống hằng ngày Chúa vẫn kêu gọi chúng ta theo Chúa, Chúa vẫn khích lệ chúng ta cố gắng sống xứng đáng một Kitô hữu chính danh. Muốn đáp lại lời mời gọi của Chúa, chúng ta cần phải nỗ lực làm việc, chịu đựng vất vả hy sinh, đôi khi phải hy sinh cả tính mạng để tỏ lòng trung thành với Chúa và xứng đáng là tông đồ của Ngài.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA

+ Bài đọc 1 : Gn 3,1-5.10

Giona là một trong số 12 tiên tri nhỏ của người Do thái, nên sách Giona cũng chỉ là một tác phẩm nhỏ. Sách này được viết ra để loan báo tính cách phổ quát của Tin mừng, nghĩa là Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người, muốn cho mọi người được ơn cứu độ, không phân biệt chủng tộc, mầu da hay một nền văn hoá nào.

Thiên Chúa sai tiên tri Giona đến thành Ninivê rộng lớn để công bố lời Thiên Chúa phán quyết hủy diệt những kẻ ngoại đạo, theo những tư tưởng ông nhận được tại Israel. Ông ngại ngùng và cố tình đi hướng khác, nhưng Chúa cho tầu chở Giona bị bão, thủy thủ quăng ông xuống biển. Một con cá nuốt ông vào bụng rồi nhả ông trên bờ biển Ninivê. Cuối cùng Giona chỉ còn đành theo lệnh Chúa vào thành rao giảng. Kết quả là thành Ninivê đã hoán cải ngay sau lần giảng đầu tiên của Giona. Dân thành Ninivê đã được ơn tha thứ.

+ Bài đọc 2 : 1Cr 7, 29-31

Thánh Phaolô nhắc nhở các tín hữu Côrintô về giá trị của thực tại trần gian. Tất cả chỉ mỏng manh không có gì là tuyệt đối vững bền, cho nên đừng dính bám vào của cải trần gian. Chỉ có Chúa là Đấng tuyệt đối và là cùng đích và duy nhất của cuộc sống, còn tất cả chỉ là tương đối và chóng qua.

Vì thế, thánh Phaolô đưa ra một lời kêu gọi có vẻ nghịch lý nhưng thực sự đó là chân lý:”Ai có vợ hãy ăn ở như không có, ai than khóc hãy ăn ở như không than khóc, kẻ hân hoan hãy ăn ở như không hân hoan, người mua sắm hãy ăn ở như không có gì”. Chỉ những ai ý thức được chân lý này mới có thể từ bỏ tất cả để theo đuổi mục đích tối hậu là chiếm hữu được Thiên Chúa.

+ Bài Tin mừng : Mc 1,14-20

Bài Tin Mừng hôm nay có thể được chia thành 2 phần:

- Phần một : Sau khi Gioan bị bỏ tù, Đức Giêsu khởi sự sứ vụ rao giảng Tin mừng ở Galilêa, một vùng đất có đa số là dân ngoại. Nội dung việc rao giảng của Ngài là :”Thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã đến gần. Hãy sám hối và tin vào Tin mừng”.

- Phần hai : Để loan báo Nước Thiên Chúa, Đức Giêsu gọi 4 môn đệ đầu tiên mà 3 trong 4 ông đã có dịp gặp Ngài trước kia ở Giuđêa do ông Gioan Tẩy giả giới thiệu là Anrê và Phêrô, Giacôbê và Gioan. Ngài mời gọi các ông rời bỏ tất cả, từ bỏ cả địa vị xã hội và gia đình của họ để trở nên Tông đồ.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Thiên Chúa vẫn mời gọi con người

Bài Tin mừng hôm nay nói về những việc xẩy ra sau khi Đức Giêsu khởi sự rao giảng. Chúng ta nhận ra hai ý tưởng chính :
* Tóm tắt việc Chúa rao giảng : giới thiệu Nước Thiên Chúa và điều kiện để được vào Nước Thiên Chúa : sám hối và tin vào Tin Mừng.
* Đức Giêsu chọn 4 Tông đồ đầu tiên đang khi các ông thả lưới dưới biển.

I. ĐỨC GIÊSU ĐI RAO GIẢNG TIN MỪNG

1. Đề tài rao giảng

Sau khi đã ăn chay cầu nguyện 40 đêm ngày trong hoang địa, Đức Giêsu bỏ xứ Giuđêa vì ở đây không thuận tiện cho việc rao giảng, nhất là sau khi Gioan bị bắt. Chúa trở về Galilêa để rao giảng Tin mừng vì ở đây dân chúng dễ chấp nhận lời Chúa hơn ; đàng khác Hêrôđê cũng ít biết đến Ngài nên không có gì đáng ngại.

Nội dung việc rao giảng của Đức Giêsu là :”Thời giờ đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần đến. Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Đức Giêsu loan báo cho họ biết thời giờ Thiên Chúa dự liệu đời đời để Nước Người trị đến thì nay đã đến. Thời giờ mong chờ Đấng Cứu thế đã hết, vì Đấng Cứu thế đã đến rồi. Chúa dạy họ hãy dọn lòng để thực hiện những điều kiện để được vào Nước đó.

Đây là hai điều kiện để được vào Nước đó :

a) Hãy sám hối

Sám hối là một thái độ cởi bỏ những chướng ngại là tội lỗi, để sẵn sàng đón nhận những chân lý phải tin.

Sám hối là ăn năn thống hối về các lỗi lầm của mình. Theo nguyên ngữ, Metanoia có nghĩa là trở về, có ám chỉ một thái độ từ bỏ tâm trạng cũ, một não trạng xưa. Việc sám hối đây không phải chỉ bỏ một số tội lỗi, hay lo buồn về một hành vi quá khứ đáng tiếc, nhưng là quay trở về hoàn toàn. Từ quay trở về căn bản là trở về với Thiên Chúa, con người sẽ trở về với chính mình. Với thái độ quay trở về, thay đổi nào trạng cũ xưa, con người mới đáng đón nhận Tin Mừng từ Thiên Chúa ban cho.

Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ bằng lời kêu gọi “Hãy sám hối”. Lời này được gửi đến ai ? Dĩ nhiên là gửi đến những người tội lỗi trước tiên, nhưng cũng gửi đến tất cả mọi người nữa, kể cả những người tốt lành. Việc sám hối đối với những người tội lỗi thì dễ hiểu, còn đối với người tốt lành thì khó hiểu, bởi vì họ không thấy có gì phải sám hối. Họ thấy lỗi của người khác rõ ràng, còn đối với họ thì rất mù mờ, họ có thể lên án người khác mà lại quên chính bản thân mình. Đúng như người ta nói :Bàng quan giả tỉnh, đương cục giả mê” : việc người thì sáng, việc mình thì quáng.

Truyện : Việc mình thì quáng.
Thi sĩ La Fontaine, một nhà thơ ngụ ngôn của Pháp, có kể chuyện như sau : Một hôm, chúa tể sơn lâm triệu tập cả triều thần nhà thú lại và phán bảo :
- Hiện nay tất cả chúng ta đều bị bệnh dịch hoành hành. Theo trẫm xét thấy thì hẳn có người đã phạm tội xúc phạm đến Thượng Đế. Bởi vậy, theo ý trẫm thì tất cả mọi người đều phải thú tội. Ai có tội nặng hơn cả thì phải làm con vật hy sinh đền tội. Có như vậy, mới mong Thượng Đế nguôi cơn giận, tha phạt cho toàn dân. Thế là mọi người đều lần lượt thú nhận tội lỗi.
Trước hết sư tử thú nhận hay ăn cừu, ăn nai, đôi khi ăn cả thịt người.
Sau sư tử, các con thú khác cũng ra trước mặt mọi người thú tội một cách công khai.
Cuối cùng, một chú lừa hiền lành, khờ khạo, than rằng mình cũng có ăn một ít cỏ mà không xin phép chủ ruộng.
Thế là cả hội đồng đứng lên la hét buộc tội chú lừa, cho chú lừa là kẻ phạm tội nặng nhất, là nguyên nhân của tai họa.

Lắm khi chúng ta cũng có thái độ của thú đối với người đồng loại của chúng ta. Tội ác đè nặng con nguời của chúng ta, chúng ta không thấy được. Nhưng một lỗi lầm nhỏ bé của người bên cạnh đã khiến chúng ta phẫn uất và lên án gắt gao.

Sám hối là nhận diện con người của chúng ta, và khi cảm nhận được lòng tha thứ của Chúa, chúng ta hãy sẵn sàng tha thứ cho những người chung quanh.
(Cử hành phụng vụ Chúa nhật, năm B, tr 117)

Con người sám hối trước hết phải thấy không hài lòng với chính mình và kế đó phải mong muốn cho mình được tốt hơn. Phải ý thức có một cái gì đó sai lạc hoặc ít ra là còn thiếu. Cảm nghiệm sám hối bắt đầu với sự nhận biết rằng mình chưa phải là con người hoàn thiện, mình chưa phải là điều mình phải là.

Sám hối cũng cần có một sự can đảm : can đảm nhận ra thực trạng của mình, can đảm phá bỏ con đường cũ để theo con đường mới, phải giết con người cũ để mặc lấy con người mới. Sự can đảm này rất cần thiết, bởi vì con người thường thích đi trên những đường xưa lối cũ, con người thường đã lún sâu trong những thói quen đã ăn sâu, cho nên thay đổi là rất khó.

Sám hối còn đòi con người biết hạ mình khiêm nhường nhận lỗi lầm của mình, không đổ lỗi cho người khác, con người biết cam đảm nói lên : lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Khiêm nhường hạ mình xuống là một điều kiện để được Chúa ban ơn tha thứ.

Truyện : Ma qủi và sám hối.
Một hôm Satan kêu trách Chúa rằng :
- Chúa thật là bất công ! Cụ thể là có rất nhiều kẻ phạm đủ thứ tội ác, thế mà Ngài vẫn hay tha tội cho chúng. Có nhiều kẻ sa đi ngã lại nhiều lần cùng một thứ tội, mà khi chúng ăn năn sám hối thì Ngài vẫn tha thứ cho chúng. Còn tôi, tôi chỉ phạm tội không vâng lời Ngài duy chỉ một lần, thế mà Ngài kết án phạt tôi phải hoả ngục đời đời, và không bao giờ tha thứ cho tôi Bấy giờ Thiên Chúa ôn tồn nói với tên qủi kia rằng :
- Sở dĩ Ta tha tội cho con cái loài người tội lỗi vì chúng khiêm tốn nhận mình là kẻ có tội, và hồi tâm sám hối, quyết tâm canh tân đời sống. Còn ngươi, từ ngày ngươi phạm tội kiêu ngạo bất tuân lời Ta và bị phạt trong hoả ngục đến nay, đã có bao giờ ngươi khiêm nhường nhận lỗi và hồi tâm sám hối để xin Ta tha thứ cho ngươi hay chưa ?

b) Hãy tin vào Tin Mừng

Phải thi hành hai điều kiện thì mới được vào Nước Trời : Sám hối và tin vào Tin Mừng. Nhưng Tin Mừng nào ?

Ở đây Marcô dùng một từ ngữ chuyên môn. Thoạt đầu chữ “Tin Mừng” gợi lên những buổi trọng đại trong đời sống xã hội. Sứ giả của nhà vua được sai đi thông cáo cho toàn dân thiên hạ biết những sự vui mừng có liên hệ mật thiết đến hạnh phúc của họ. Nào là việc mới có một hoàng đế lên ngôi, ngài vừa có một thái tử, ngài lập đông cung thái tử lên chức kế vị ngai vàng, chẳng hạn... Đó là những Tin mừng vì mật thiết liên hệ đến đời sống ấm no của chư dân. Nhưng phần lớn, đó chỉ là những tin mừng chủ quan và hạn chế.

Tin Mừng đích thực cho mọi thời và mọi nơi đúng như lời các thiên sứ đã loan báo cho mục đồng là Chúa Cứu thế đã giáng sinh. Thành ra khi sách Tân ước dùng chữ Tin Mừng và giục chúng ta tin vào Tin Mừng, thì chúng ta phải hiểu đây chính là sứ điệp cứu độ : Thiên Chúa đã thi hành kế hoạch cứu thế của Ngài khi sai Con của Ngài đến chịu chết và sống lại cho loài người chúng ta. Đó là Tin Mừng của Thiên Chúa công bố trong thời đại cuối cùng. Và nội dung Tin Mừng ấy toàn nói về Đức Giêsu Kitô ; và cũng là chính Đức Giêsu Kitô. Rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa là công bố kế hoạch cứu thế của Ngài trong Đức Giêsu Kitô, là công bố đời sống và sự nghiệp của Đức Giêsu Kitô, là công bố chính Đức Giêsu Kitô. Nên Tin Mừng và Đức Giêsu Kitô cũng là một.

Vậy, đã có Đức Giêsu Kitô là sứ giả đặc biệt của Thiên Chúa để rao giảng Tin Mừng ; Ngài đã đến đất Galilêa dân ngoại để làm chứng Tin Mừng phải được mang đến cho các dân tộc. Hơn nữa Người đã rao giảng Tin Mừng khi thực hiện việc chịu chết và sống lại để cứu thế ; thì không những từ nay người ta phải hối cải và tin vào Tin Mừng, và hơn nữa phải có nhiều người đi rao giảng Tin mừng ấy.
(GM Nguyễn sơn Lâm, Lời Chúa các Chúa nhật năm B, tr 244-245)

II. ĐỨC GIÊSU CHỌN 4 TÔNG ĐỒ ĐẦU TIÊN

Đức Giêsu bắt đầu chức vụ công khai bằng rao giảng Tin Mừng về Nước Thiên Chúa. Tin Mừng này rõ ràng ngày càng liên hệ đến bản thân và chức vụ của Ngài. Thời gian tại thế ngắn ngủi mà ý định mà mọi người khắp thế giới phải được nghe Tin Mừng cứu độ. Vậy việc gọi và chọn môn đệ để huấn luyện và sai đi là cần thiết.

Chúa gọi 4 môn đệ đầu tiên vào thời gian trước ngày rao giảng và làm phép lạ tại Capharnaum. Các ông này là những người bình thường chuyên nghề đánh cá, tính tình thì mộc mạc dễ thương, không có cao vọng gì.
1. Chúa gọi Phêrô và Anrê

Từ Giuđêa trở về, các ông lại tiếp tục công việc thường nhật của các ông là đánh cá. Chính trong lúc đang hành nghề mà Chúa đã kêu gọi các ông. Các ông sinh sống bằng nghề đánh cá ở Biển hồ. Biển này dài 21 cây số và rộng 12 cây số, mang nhiều tên khác nhau : Biển hồ, hồ Gênêsareth hoặc biển hồ Tiberiade. Gọi là Tiberiade vì vua Antipas muốn lấy lòng vua Tibère nên khi xây một thành phố ở Biển hồ đã lấy tên Tibère mà đặt. Tại đây, khi nghe tiếng Chúa gọi, các ông đã bỏ tất cả mà đi theo Chúa.

2. Chúa gọi Giacôbê và Gioan

Hai ông này là anh em con ông Giêbêđê và bà Salomê, làm nghề chài lưới và thường hợp tác với Simon và Anrê (Lc 15,10) và sống không cách xa nhau. Sau khi Chúa gọi, hai ông cũng mau mắn bỏ mọi sự mà theo Chúa.

3. Cách thức Chúa gọi

Chúa gọi các ông một cách gọn gàng và đơn sơ :”Hãy theo Ta”. Vừa nghe, chúng ta thấy 4 ông này tưởng chừng bị thôi miên, vừa nghe một tiếng nói đã đứng lên theo ngay, không suy nghĩ, không tính toán.

Thật ra, bốn ông này không xa lạ gì với Chúa Giêsu. Ít ra, hai người đã biết Chúa Giêsu lúc ông Gioan Tẩy giả giới thiệu cho Anrê và Gioan khi Chúa Giêsu đi ngang qua “Đây là Con chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian”. Hai ông nghe xong liền đi theo Chúa Giêsu, đàm đạo với Ngài từ 4 giờ chiều tới tối. Sau đó, ông Anrê lại giới thiệu Simon cho Chúa Giêsu và Chúa đã nói với Simon :”Ngươi sẽ được gọi là Kê-pha” nghĩa là đá.

Ta có cảm giác như Đức Giêsu có cái nhìn hết sức lôi cuốn. Ngài không nói :”Ta có một hệ thống thần học muốn đầu tư vào các ngươi, Ta có một số triết thuyết muốn các ngươi suy nghĩ , Ta muốn được thảo luận với các ngươi”. Nhưng Ngài chỉ phán :”Hãy theo Ta”. Tất cả đều bắt đầu bằng một xúc động từ thâm tâm, làm nảy sinh lòng trung thành không gì lay chuyển nổi.

Nói thế không có nghĩa là một khi đã theo Chúa Giêsu chẳng có ai suy nghĩ gì cả, nhưng phần đông chúng ta, theo Chúa Cứu thế như là “phải lòng”, là bắt đầu yêu vậy. Nói theo số đông, sở dĩ chúng ta theo Chúa Giêsu chẳng phải do điều Ngài đã phán, nhưng do tất cả những gì vốn tự có nơi Ngài.

Truyện : Montalembert và cô con gái.
Văn hào Montalembert có một cô con gái dâng mình làm nữ tu. Ông viết :”Người tình ấy là ai, chết treo trên cây thập giá mà có thể lôi kéo như vậy ? Người tình ấy là ai mà có một sức hấp dẫn không cưỡng lại được, như một con chim mồi sà xuống và cuốn đi ? Phải chăng đó là một người ? Không. Đó là Thiên Chúa. Đó là bí ẩn, đó là chìa khóa đưa vào cõi thâm sâu. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể thành công và đòi hỏi một cuộc hy sinh như thế”.

Ngài không gọi để họ gặp mọi sự dễ dãi, thoải mái, Ngài gọi họ để phục vụ. Ngài gọi họ vào một nhiệm vụ mà họ phải dành cả đời sống, phải hăng say gấp rút để cuối cùng, phải chết cho Ngài và cho đồng loại. Ngài gọi họ vào một nhiệm vụ mà chẳng những họ không được gì cho riêng mình, nhưng còn phải hiến dâng tất cả cho Ngài và cho tha nhân.
4. Thái độ của các ông

Khi Đức Giêsu kêu gọi các ông theo Ngài, các ông đã có thái độ nào ? Ta hãy nghe thánh Marcô kể lại :”Hai ông bỏ cha là Giêbêđê ở lại trên thuyền cùng với các người làm và đi theo Ngài”. Tác giả hình như muốn cho chúng ta thấy hai ông đã phải hy sinh lớn lao : hai ông không những bỏ chài lưới, nhưng bỏ cả cha già tức là bỏ cả gia đình để theo Chúa. Chúa đã lôi cuốn được người ta bỏ mọi sự mà theo Ngài. Mà Chúa cũng muốn cho người ta thấy rằng muốn theo Chúa thì phải bằng lòng bỏ tất cả.

Thực vậy, các tông đồ đầu tiên thoát ly mọi sự trước kia đã ràng buộc các ông là để gắn bó với Chúa Giêsu. Các ông đi theo Ngài một cách tin tưởng mà không hỏi xem Ngài sẽ dẫn các ông đi đến đâu và tương lai sẽ ra sao. Các ông đi theo Ngài để chia sẻ vui sướng, nhưng đồng thời cũng đồng lao cộng khổ với Ngài. Các ông đi theo Ngài để lãnh nhận lời giáo huấn, lấy đó là mẫu mực cho đời sống mình trước hết, để rồi sau đó tuyên xưng giáo thuyết của Ngài và truyền bá giáo thuyết đó cho mọi người.
Truyện : Ai yêu tổ quốc hãy theo ta.
Trận chiến giữa Pháp và hai nước liên kết Ý và Áo đầu năm 1796, kết liễu ngày 17.11.1796 như sau :
Đại tướng Bonaparte đưa quân đến một địa điểm, có cái cầu bắc qua trận tuyến địch. Trong lúc trận thế đang nguy, Đại tướng Bonaparte hô tiến qua cầu. Không một ai qua ! Đại tướng xuống ngựa, giựt lá cờ quân đoàn chân bước qua cầu, miệng hô :”Ai yêu tổ quốc thì theo ta”. Ngó lại, trên cầu chỉ có một mình mà lá cờ đã rách nhiều mảnh vì đạn của quân địch. Khi ấy có cậu bé mới 13 tuổi đánh trống thúc quân. Hai tay đập mạnh vào trống chân bước qua cầu theo Đại tướng. Quân sĩ tràn theo qua cầu, Đại tướng Bonaparte toàn thắng và cũng chấm dứt cuộc chiến tranh ấy.
Tám năm sau, Bonaparte là hoàng đế Napoléon trở lại chỗ cũ, có nghi lễ đón tiếp rất linh đình. Hoàng đế Napoléon muốn bắt tay cậu bé Vidal đã 21 tuổi hiện trong quân đoàn đó.
Hỏi đến Vidal thì cậu đã đi nghỉ phép để đưa đám tang mẹ. Hoàng đế Napoléon bãi bỏ tất cả lễ nghi quân cách, đi thẳng đến làng Vidal, theo sau đám tang đến huyệt, đọc bài điếu văn. Rồi đi bộ với Vidal trở về. Vidal từ chối và mời Hoàng đế lên xe. Hoàng đế Napoléon đáp :”Tám năm trước con đã liều chết theo ta trên con đường chết, nay trên đường đau khổ con cho ta theo con cho có bạn” (Mục sư Lê văn Thái, Những tia sáng tập 2, tr 5).

Bài Tin Mừng hôm nay chỉ cho ta cách thức mở ngỏ lòng ra để Chúa Giêsu bước vào ; đồng thời cũng cho chúng ta thấy rõ cái giá chúng ta phải trả nếu chúng ta muốn làm được điều này : chúng ta phải thực hành những gì các Tông đồ đã làm, chúng ta phải sẵn lòng chấp nhận cái giá các ngài đã phải trả, chúng ta phải sẵn lòng thiêu hủy mọi chiếc cầu phía sau chúng ta để bước theo Chúa Giêsu bất cứ nơi nào Ngài muốn dẫn đi.

Nếu chúng ta quyết định làm điều các Tông đồ đã làm, nếu chúng ta quyết định liều bỏ mọi sự vì Chúa Giêsu thì Ngài cũng sẽ làm cho chúng ta những gì Ngài đã làm cho các vị ấy. Ngài sẽ biến chúng ta nên những thành viên chia sẻ công việc của Ngài, và ban cho đời sống chúng ta một ý nghĩa mới vượt quá mọi niềm ước mơ vĩ đại nhất của chúng ta.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:29 20/01/2012
CHỮA MẮT CHO CHÓ TRƯỚC

N2T


Vu tiên sinh bị đau mắt, khi chuẩn bị ra khỏi nhà để đi bác sĩ khám mắt thì vấp phải con chó đang nằm ngay thềm cửa, một chân ông ta đạp trên cổ con chó, con chó xoay người cắn rách áo của ông ta một mảng lớn.

Vu tiên sinh gặp bác sĩ và đem chuyện chó cắn rách áo kể cho bác sĩ nghe, bác sĩ cố ý nói giỡn:

- “Con chó nhà ông nhất định là bị bệnh đau mắt, không thì làm sao lại cắn rách áo của chủ mình chứ ?”

Vu tiên sinh về nhà, trong lòng nghĩ:

- “Con chó này bị bệnh đau mắt, cắn chủ nhân là chuyện nhỏ, ban đêm nhìn không thấy để giữ nhà mới là chuyện lớn”.

Nghĩ tới đây, Vu tiên sinh bèn lấy gói thuốc chữa mắt ra sắc cho con chó uống trước, còn thừa lại thì mình uống.

Suy tư:

Có những người khi bị tai nạn gần chết thì thở phào nói: tạ ơn trời phật vì vẫn còn sống, họ là những người quý trọng mạng sống; có những người bị nhà cháy sạch sành sanh không còn gì, nhưng thở dài nhẹ nhỏm vì vẫn giữ được mạng sống, họ là những người coi mạng sống là tất cả.

Nhưng thời nay cũng có những người vì tham ô mà hại mạng sống của người vô tội, họ coi mạng sống của người khác như cỏ rác, và lương tâm của họ sẽ suốt đời bất an, sẽ có ngày Thiên Chúa sẽ hạch tội họ, vì Thiên Chúa là chủ của sự sống; có những người coi mạng sống con chó con mèo kiểng của mình hơn mạng sống của con ruột mình, họ giết con trong bụng mình để đi nuôi những con chó con mèo, và quý chúng nó hơn cả con của mình, cho nên suốt đời họ vẫn cứ bị ám ảnh tội giết con, và sẽ có ngày con cái họ sẽ tố cáo họ trước tòa Thiên Chúa về tội giết con mình…

Yêu quý con chó con mèo hơn cả mạng sống con người, thì đúng là coi thường Thiên Chúa vậy ! Ai hiểu thì hiểu.

-------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:05 20/01/2012
N2T

9. Đau khổ của luyện ngục vượt qua tất cả những đau khổ ở đời này.

(Thánh Thomas Aquinas)
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 3 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:19 20/01/2012
CHỦ NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN

Tin Mừng: Mc 1, 14-20
“Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”.


Anh chị em thân mến,
Hễ nói đến từ bỏ, là những người công giáo thường hay nghĩ đến các linh mục, các dì phước, và cho rằng các vị ấy là những người từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa. Họ đơn giản nghĩ rằng: từ bỏ cha mẹ để đi tu là từ bỏ; từ chối kết hơn là từ bỏ; từ chối vinh hoa phú quý là từ bỏ. Vâng, đó là từ bỏ những “bề nổi” bên ngoài, nhưng quan trọng hơn là từ bỏ cái “chìm” bên trong, tức là từ bỏ cái tôi của mình. Đức Chúa Giê-su mời gọi tất cả mọi người –không trừ một ai- từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa, Ngài mời gọi tất cả trở thành môn đệ của Ngài, tức là trở nên những người thánh thiện như Ngài.

Có ngừơi từ bỏ không lập gia đình nhưng lại tham tiền bạc, họ chưa từ bỏ ; có người từ bỏ tiền bạc nhưng lại thích “đào sắc”, họ chưa từ bỏ ; có người từ chối địa vị danh vọng nhưng lại sống như là công tử “Bạc Liêu”, họ chưa từ bỏ.

Đức Chúa Giê-su không trương bảng quảng cáo tài nghệ thần thông của mình để chiêu dụ môn sinh, Ngài cũng không hứa hẹn giàu sang phú quý gì cho những ai đi theo làm môn đệ của Ngài, Ngài chỉ nói: “Các anh hãy đi theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá”, và thế là An-rê và em là Phê-rô đã từ bỏ mọi sự để đi theo làm môn đệ của Đức Chúa Giêsu. Các ông đã từ bỏ cha mẹ vợ con, đã từ bỏ nghề đánh cá truyền thống của gia đình để trở nên môn đệ của Ngài.

Cái “từ bỏ” mà Chúa Đức Giê-su muốn nơi chúng ta chính là từ bỏ cái tôi, cái ý riêng của mỉnh, có thể nói đó là những “truyền thống” bám chắc sâu xa trong con người của mình, để đi theo làm môn đệ của Chúa, bởi vì dù cho anh là một linh mục hay một tu sĩ đã từ bỏ tình yêu cá nhân thường tình để đi làm môn đệ Chúa, mà anh không có từ bỏ cái tôi của mình, không từ bỏ ý riêng của mình, thì từ từ anh sẽ đi kiếm những “tình yêu” vụng trộm khác; dù anh đã từ bỏ tất cả gia tài sự nghiệp mà chưa bỏ được ý riêng của mình, thì anh sẽ trở thành gánh nặng cho người khác. Cái tôi, cái ý riêng đó chính là bản thân tôi, là con người tôi; bỏ đi bản thân tôi, con người tôi thì chúng ta sẽ không còn gì để giữ lại, không còn gì để làm vướng tâm hồn chúng ta, nên chúng ta rất dễ dàng nhận được ân sủng của Thiên Chúa, và thong dong đi theo Ngài mà “không thèm” ngó lui.

Anh chị em thân mến,
Trong vườn Cây Dầu, Đức Chúa Giê-su đã từ bỏ ý riêng để vâng theo thánh ý của Cha trên trời, nên đã trở thành Đấng cứu chuộc nhân loại; Đức Mẹ Ma-ri-a đã từ bỏ ý riêng của mìng để vâng phục ý Thiên Chúa mà sinh hạ Đấng Messia, nên Mẹ đã trở thành Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng sinh ; các thánh cũng đã từ bỏ tất cả nên đã được Nước Trời làm gia nghiệp.

Ngày hôm nay mỗi một người Ki-tô hữu đều hiểu rằng: không phải chỉ có những người “đi tu” mới từ bỏ mọi sự để làm môn đệ của Chúa, nhưng tất cả những ai đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, trở thành con cái của Thiên Chúa và trở nên môn đệ của Ngài, cũng đều được Đức Chúa Giê-su mời gọi từ bỏ mọi sự để đi theo Ngài. Đức Chúa Giê-su không muốn chúng ta từ bỏ vợ con để theo Chúa, Ngài chỉ muốn chúng ta từ bỏ cái tôi tham sân si của mình; Đức Chúa Giê-su không muốn chúng ta từ bỏ công ăn việc làm để chết đói, nhưng Ngài muốn chúng ta từ bỏ cái ý riêng tham vọng của mình; Đức Chúa Giê-su cũng không muốn chúng ta từ bỏ bạn bè thân thiết, nhưng Ngài muốn chúng ta từ bỏ những thói quen không phù hợp với tinh thần Phúc Âm trong cuộc sống của mình.

Để kết luận bài suy niệm này, chúng ta mượn câu nói của Tôi Tớ Chúa đức hồng y PX. Nguyễn Văn Thuận trong sách “Đường Hy Vọng” để nhắc nhở mình mỗi ngày :
- “Bỏ tất cả mà chưa bỏ mình thì con chưa bỏ gì cả, vì chính mình con sẽ dần dần quơ góp lại những gì con đã bỏ trước”.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:21 20/01/2012
N2T

10. Được thị kiến kinh nghiệm của địa ngục khiến cho tôi khó chấp nhận được, bởi vì thấy rất nhiều linh hồn người ta bị rơi trong lửa đời đời.

(Thánh nữ Terese of Avila)
 
Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:22 20/01/2012
ĂN TẾT
Giáo xứ có đông giáo dân, tết đến giáo dân tranh nhau mời cha sở đến nhà mình ăn cơm, nhưng ngài chỉ gật đầu nhận lời đến một vài gia đình quen biết ăn cơm dịp tết.
Những giáo dân khác nói:
- “Cha sở chỉ chơi với nhà giàu”.
Nếu ngài từ chối tất cả lời mời thì ai cũng vui vẻ.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tản mạn cuối năm Mão
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:24 20/01/2012
TẢN MẠN CUỐI NĂM MÃO

1. Cuối năm
Tết sắp đến, dù là người giàu hay người nghèo đều có một tâm trạng như nhau: mong cho năm mới khá hơn năm cũ, mong cho qua năm mới này làm ăn thịnh đạt hơn năm qua, đó chính là ước vọng của mỗi người, bởi vì trong năm cũ không ít thì nhiều ai cũng có những lo âu, những thất bại và đau khổ. Trong những ngày cận tết, con người ta hình như cảm thấy thời gian đi quá nhanh, thời giờ không đủ để làm ăn buôn bán, nhất là trong tuần trước tết, ai ai cũng tất bật “buông chầm, cầm chèo” mà cũng cứ thấy việc sao mà làm không hết !

Đó đây trên các đường lớn của thành phố vài nơi đã bán hoa, những chậu hoa khoe sắc tươi thắm, những chậu hoa cúc vàng, hoa hồng, hoa thược dược.v.v...quen thuộc mỗi năm lại tràn ngập lề đường, làm cho ai nhìn cũng cảm thấy vừa vui mắt vừa nô nức vì tết sắp đến.

Những ngày cuối năm, người giàu hả hê mua sắm đồ tết, người nghèo chẳng muốn tết đến vì cơm ngày ba bữa không đủ no lấy gì mà vui tết, sắm tết. Các nhà từ thiện bắt đầu rục rịch lên lịch tặng quà tết cho người nghèo, các hội từ thiện thông báo đem mùa xuân đến cho những trẻ em bất hạnh. Mọi người đều nô nức chuẩn bị tết đến, nhưng có mấy ai lo chuẩn bị tâm hồn của mình cho sạch cho đẹp để đón Chúa đến ?

2. Chợ tết.
Năm nay trên các báo đài loan tin là thịt heo thối và hàng dõm tràn ngập thị trường tết, làm cho người tiêu dùng mất hứng với mua sắm thức ăn trong mấy ngày tết, nhưng nói gì thì nói, người ta vẫn chen lấn nhau đi chợ tết, các siêu thị toàn là người với người, xe cộ bát nháo, bởi vì Tết là ngày linh thiêng của dân tộc.

Chợ tết là nơi để tiêu tiền và là nơi để hốt tiền, ai giàu ai nghèo thì thấy rất rõ, một năm làm ăn tất bật dành để tiêu ba ngày tết, cho nên người đi mua càng hào phóng hơn. Những người giàu có mua hàng tết không tính toán, nhưng cũng có những người tính toán từng cắc bạc để tiêu trong ba ngày tết, họ mua lạng thịt thì bớt mua ký cá, mua một ký lạp xưởng cho con ăn thì bớt đi một ký dưa bí đao...

3. Chợ hoa.
Hoa là hoa, năm nào cũng những loại hoa quen thuộc ấy nhưng trong lòng ai vẫn cứ thấy vui vui, phải chăng vì hoa đẹp hay mùa xuân đã tới. Hoa và người mua hoa trộn lẫn với nhau trong công viên ở trung tâm thành phố Sài Gòn. Hoa muôn sắc vì vẻ đẹp của nó, người muôn màu vì áo quần đủ loại, làm cho chợ hoa càng thêm nhộn nhịp và in đậm nét văn hóa của ngày Xuân.

Đi một vòng trong chợ hoa, những gốc mai già với những nụ hoa chưa nở giá cả lên cả chục triệu, chậu nho nhỏ cũng vài trăm ngàn, nhưng vẫn cứ có những người mua một gốc mai giá vài chục triệu đồng chỉ để thưởng thức trong nấy ngày tết. Và dù cơm không đủ ăn, nhưng những người nghèo ai ai cũng muốn “bứng” một chậu hoa về chưng trong nhà trên bàn thờ tổ tiên trong ba ngày tết, dù là hoa xoàn xoàn giá rẻ mạt.

4. Kết.
Năm hết tết đến, mọi người đều tất bật lo toan hy vọng thời gian chạy chậm lại, nhưng mặc cho con người lao đao vất vả tranh thủ thời gian để kiếm tiền trong dịp cuối năm, thì thời gian vẫn vô tình đi qua, và nàng Xuân vẫn cứ hửng hờ đi tới đem theo vô vàn vui và buồn bi ai và hạnh phúc cho con người.

- Thời gian là của Chúa, nhưng con người ta hằng ngày vẫn cứ ăn cắp thời gian của Chúa trong những cuộc vui vô bổ, rồi than trách thời gia đi quá nhanh.
- Thời gian là của Chúa, dù cho con người có tiết kiệm hay phung phí thời giờ, thì thời gian vẫn cứ chầm chậm qua đi để kết thúc đời sống của con người và vạn vật.
Thiên Chúa là chủ của thời gian, khi con người ta mãi mê đua với thời gian trong những ngày cuối năm, thì lời cảnh cáo của Đức Chúa Giê-su vẫn văng vẳng bên tai: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần, anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”.(Mc 1, 15)
Khi chuẩn bị nhà cửa để đón tết, thì xin cũng hãy chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa Xuân đến, đó chính là hạnh phúc vậy.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC kêu gọi chủng sinh và linh mục tăng cường đời sống thiêng liêng
LM Trần Đức Anh OP
09:35 20/01/2012
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến sáng 20-1-2011, ĐTC nhắn nhủ các LM và chủng sinh Học viện Capranica ở Roma tăng cường đời sống thiêng liêng, kết hiệp với Chúa, như điều kiện để có thể cộng tác hữu hiệu vào công cuộc truyền giảng Tin Mừng sau này.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến có 70 người, gồm ban giám đốc, cùng với các LM và chủng sinh sinh viên. Tại Học viện này cũng có 1 LM thuộc giáo phận Xuân Lộc và 1 Phó tế thuộc giáo phận Bùi Chu. Học viện Capranica do ĐHY Domenico Capranica thành lập cách đây 550 năm và là một trong các chủng viện trong giáo phận Roma.

Trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến tấm gương của thánh Agnès, trinh nữ tử đạo, bổn mạng của Học Viện: hồng ân hiến thân trọn vẹn cho Chúa trong cuộc tử đạo của thánh nữ được chuẩn bị bằng sự chọn lựa ý thức và tự do và trưởng thành đối với sự trinh khiết, chứng tỏ ý chí hoàn toàn thuộc về Chúa Kitô.

Từ tấm gương trên đây, ĐTC nhấn mạnh rằng ”đời sống linh mục đòi hỏi một sự khao khát ngày càng nên thánh, một cảm thức Giáo Hội thật rõ ràng, một sự cởi mở đối với tình huynh đệ, không loại trừ hoặc thiên vị ai.” Và trong tiến trình huấn luyện, chủng sinh và linh mục phải hấp thụ một tổng hợp giữa đức tin và lý trí.. Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể, nên linh mục chân thực của Ngôi Lời nhập thể ngày càng phải trở thành sự trong sáng, rạng ngời và sâu xa của Lời Vĩnh Cửu được ban cho chúng ta.”

ĐTC nói thêm rằng: ”Giáo Hội mong đợi nhiều nơi các LM trẻ trong công trình rao giảng Tin Mừng và tái truyền giảng Tin Mừng. Cha khuyến khích các con, để trong sự vất vả hằng ngày, ăn rễ sâu trong vẻ đẹp của truyền thống chân chính, kết hiệp sâu xa với Chúa Kitô, hãy có khả năng mang Chúa Kitô tới các cộng đoàn của các con với sự thật và niềm vui”. (SD 20-1-2012)
 
Hàng trăm gia đình được Đức Thánh Gia gửi đi truyền giáo
LM Trần Đức Anh OP
09:35 20/01/2012
VATICAN - Sáng 20-1-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến 7 ngàn thành viên Con đường Tân Dự Tòng. Ngài cám ơn sự dấn thân truyền giáo và cổ võ các thành viên luôn duy trì tình hiệp thông và hiệp nhất trong Giáo Hội, đồng thời gửi hàng trăm gia đình đi truyền giáo.

Buổi tiếp kiến diễn ra nhân dịp công bố sắc lệnh của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân nhìn nhận cách thức cử hành các buổi lễ trong Chỉ Nam Huấn Giáo của các cộng đoàn của Con đường Tân Dự Tòng, sau 15 năm cứu xét với sự cộng tác của các Bộ liên hệ. Ngoài ra có nghi thức sai các gia đình đi truyền giáo cho dân ngoại. Hiện diện tại Đại thính đường Phaolô 6 sáng hôm qua, có 6 HY, 50 GM, hơn 1 ngàn Linh Mục và 1 ngàn chủng sinh.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC đề cao ”quyết tâm của các thành viên Con đường tân dự tòng loan báo Chúa Kitô Phục Sinh, quảng đại đáp lại Lời Chúa, từ bỏ an ninh bản thân và vật chất, cũng như cả quê hương của mình, đương đầu với những hoàn cảnh mới nhiều khi không dễ dàng”, để dấn thân truyền giáo nơi xứ xa lạ.

ĐTC cũng nhận xét rằng ”Theo Chúa Kitô đòi hỏi một cuộc phiêu lưu bản thân tìm kiếm Chúa, đồng hành với Chúa, và luôn bao hàm việc ra khỏi sự khép kín của cái tôi, phá vỡ cá nhân chủ nghĩa thường là đặc tính của xã hội thời nay, thay thế sự ích kỷ bằng cộng đoàn con người mới trong Chúa Giêsu Kitô”.

ĐTC cũng ghi nhận rằng nhiều khi các thành viên Con đường tân dự tòng hiện diện tại những vùng tuy đã nhận biết Chúa Kitô, nhưng rồi tại đó người ta trở nên dửng dưng với đức tin: trào lưu tục hóa làm lu mờ ý thức về Thiên Chúa và các giá trị Kitô. Tại đây, sự dấn thân và chứng tá của anh chị em giống như men làm dậy lên cả đấu bột, trong sự kiên nhẫn, tôn trọng thời gian, và với cảm thức về Giáo Hội. Giáo Hội nhìn nhận trong Con đường này một hồng ân đặc biệt mà Chúa Thánh Linh ban cho thời đại chúng ta, và việc phê chuẩn qui chế cũng như chỉ nam huấn giáo là một dấu hiệu”.

ĐTC nhắn nhủ các thành viên Con đường Tận dự tòng, khi hoạt động, luôn tìm kiếm sự hiệp thông sâu xa với Tòa Thánh và các vị Chủ chăn của các Giáo Hội địa phương nơi họ được tháp nhập vào: sự hiệp nhất và hòa hợp của Thân Mình Giáo Hội là một chứng qá quan trọng về Chúa Kitô và Tin Mừng của Chúa trong thế giới chúng ta đang sống”.

Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ các LM thuộc Con đường Tân Dự Tòng, khi cử hành thánh lễ trong các cộng đoàn nhỏ, luôn trung thành tuân giữ các qui luật phụng vụ và các đặc tính được phê chuẩn trong trong qui chế của Con đường này. Ngoài ra, điều quan trọng là không tách rời khỏi cộng đoàn Giáo Xứ, nhất là trong việc cử hành Thánh Lễ vốn là nơi đích thực nói lên sự hiệp nhất của mọi người.

Sau huấn từ, ĐTC đã làm phép các thánh giá và trao cho khoảng LM truyền giáo lưu động. Ngoài ra, có khoảng một trăm gia đình được gửi đi cứ điểm truyền giáo tại 17 nước, trong đó có 12 nước Âu châu, 4 tại Mỹ châu và 1 tại Libreville bên Gabon, Phi châu. Thêm vào đó có các gia đình được gửi tới các cứ điểm truyền giáo cho thổ dân tại Úc. Mỗi cứ điểm có từ 3 tới 4 gia đình.

Con đường Tân dự tòng là một hành trình huấn luyện giáo dân do Ông Kiko Arguello và bà Carmen Hernandez thành lập ở Tây Ban Nha hồi đầu thập niên 1960 ở ngoại ô Madrid của Tây Ban Nha. Sau đó có thêm LM Mario Pezzi, người Italia, cùng thuộc ban lãnh đạo quốc tế của Con đường.

Đây không phải là một phong trào hoặc hội đoàn, nhưng là một phương thế trong các xứ đạo, phục vụ các GM để đưa những người xa rời đức tin trở lại đời sống đạo. Qui chế của con đường ngày được Tòa Thánh phê chuẩn lần đầu tiên để thử nghiệm trong 5 năm, rồi được phê chuẩn chung kết năm 2008. Sau đó vào năm 2010, Bộ Giáo lý đức tin phê chuẩn chỉ nam huấn giáo của con đường này, và việc phê chuẩn cách thức cử hành phụng vụ kết thúc tiến trình dài 15 năm do Tòa Thánh thực hiện để phê chuẩn Con đường Tân Dự Tòng như một hành trình giúp tái khám phá bí tích rửa tội và đức tin.

Ngày nay, Con đường Tân Dự Tòng hiện diện tại hơn 900 giáo phận trên thế giới với khoảng hơn 40 ngàn cộng đoàn, ngoài ra trên hoàn cầu có hơn 70 đại chủng viện thuộc Con đường này, với danh hiệu ”Redemptoris Mater”, Mẹ Đấng Cứu Chuộc. (SD 20-1-2012)
 
Vị thánh Da Đỏ đầu tiên sẽ được phong thánh vào tháng 5 tới?
Trần Mạnh Trác
21:04 20/01/2012
Sau 130 năm vận động và chờ đợi, người Da Đỏ Mỷ Châu sẽ có một vị thánh đầu tiên. Nhiều đòan thể Da Đỏ đang chuẩn bị dồn dập để đi qua Roma tham dự buổi lễ phong thánh.

Vị thánh đầu tiên ấy không ai khác hơn là thánh nử đồng trinh nổi danh Kateri Tekakwitha, một người mang hai dòng máu Da Đỏ, Algonquian và Mohawk. (1656 – 17 tháng 4, 1680)

Ngòai việc thánh nữ là một người bản xứ Mỹ Châu, thánh nữ cỏn là vị "đồng bổn mạng" cho phong trào "bảo vệ môi sinh", một danh dự chia sẻ với vị đại thánh Francisco thành Assisi, mặc dù lúc đó Ngài mới chỉ có tước hiệu là chân phước.

Nhưng cuộc đời thánh Kateri Tekakwitha cũng đại diện cho những cuộc đời mồ côi, cho những người bị chà đạp, cho những dân tộc đối mặt với diệt vong trong một thế giới đầy chiến tranh và bạo lực. Nhưng rõ ràng Thiên Chúa đã chọn những nơi hèn kém này mà làm nên những điều "cao trọng". Trong cuốn tiểu thuyết "Beautiful Losers" (Những người thua cuộc đẹp), nhà văn Gia Nã Đại là Leonard Cohen đã mô tả thánh Tekakwitha là biểu tượng của sự cứu rỗi.

Chúng ta hãy chiêm ngưỡng công việc kỳ diệu đó của Chúa sau đây:

Cô Tekakwitha, theo nghĩa Mohawk là "Xếp Đặt Lại Cho Ngay Ngắn," là con của một vị tù trưởng Mohawk, ông Kenneronkwa, và một phụ nữ Algonquian đã có đạo Công Giáo, là bà Tagaskouita.

Cô sinh ra trên đất của cha mình, ở một nơi gọi là làng Ossernenon, gần thành phố Auriesville, New York bây giờ. Bà mẹ của Tekakwitha đã bị bắt làm nô lệ bởi người Mohawk khi cuộc chiến gọi là cuộc chiến tranh Iroquois bắt đầu. (Còn gọi là Beaver Wars 1567-1635)

Lúc lên 4 tuổi, Tekakwitha trở thành một trẻ mồ côi. Cha mẹ và em trai của cô là nạn nhân của một cơn dịch đậu mùa, một căn bệnh do người Da Trắng từ Âu Châu mang đến và là nguyên nhân chính cho nạn tuyệt chủng của những người Da Đỏ trên khắp châu Mỹ. Bản thân của cô cũng bị lây bệnh, và khi thóat nạn, cô đã bị lòa mắt và mang nhiều vết rỗ trên mặt. Cô được người chú là tù trưởng của bộ lạc Turtle mang về nuôi.

Khi trưởng thành, mặc dù có một diện mạo xấu xí, cô cũng được nhiều chàng trai tìm đến. Cô sớm ý thức được rằng những việc "giạm hỏi" ấy chỉ là những âm mưu "chính trị" nhở vào thân thế của cô là con gái nuôi của một tù trưởng quyền thế, và cô cảm thấy ghê sợ với ý nghĩ sẽ phải sống một cuộc sống hôn nhân không có tình yêu.

Trong thời gian này, Tekakwitha đã quan tâm đến đức tin Công Giáo La Mã. Trước khi chết, mẹ cô đã dậy giỗ cô nhiều điều và đưa cho cô một sâu chuỗi Mân Côi, nhưng người chú đã lấy sâu chuỗi ấy vất đi để cảnh cáo cô không được học đạo. Tuy thế, cô đã tìm đến những nơi thanh tịnh và cầu nguyện cùng Chúa qua tiếng nói của cõi Thiên Nhiên.

Vào lúc này thế lực của các bộ lạc Da Đỏ đã suy yếu rồi, làng Ossernenon bị người Pháp đốt rụi vào năm 1666 sau một cơn dịch đậu mùa nữa, và họ phải di chuyễn tới gần phố của người Hòa Lan là Fonda, NY, nơi có các cha dòng Tên giảng đạo. Linh mục de Lamberville đã xin phép người chú cho Tekakwitha học đạo và vào đêm Phục Sinh, ngày 18 tháng 4 năm 1676, cô Tekakwitha 20 tuổi đã được rửa tội, lấy tên thánh là Catherine thành Siena, tức là Kateri đọc theo giọng thổ âm.

Ngay lập tức Kateri Tekakwitha bị những người trong bộ lạc phản đối dữ dội, nhưng cô coi những việc đó là những thử thách cho đức tin. Cô dùng phương cách "hãm mình đánh xác" để tiến tới trọn lành, cô thỉnh thoảng ngủ trên gai nhọn cho được giống như cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, và "than khóc" theo thói tục của dân Da Đỏ lúc bấy giờ là làm chảy máu mình ra để cầu nguyện cho bộ lạc của cô. Sau này cô ngưng những việc đổ máu và thay vào đó là bước đi trên than hồng.

Nhưng sự thù ghét của bộ lạc không giảm, sự sống của Tekakwitha bị đe dọa, cô phải lánh nạn lên vùng Quebec, và gia nhập vào một tu hội dành cho dân bản xứ ở tại Kahnawake. Tại đây cô chuyên sống một đời sống kinh nguyện, đền tội và săn sóc những người già yếu.

Nữ tu Tekakwitha dành trọn cuộc đời hiến mình cho Mầu Nhiệm Thánh Thể và Mầu Nhiệm Khổ Nạn của Chúa Giêsu. Mỗi sáng, dù là dưới trời đông lạnh, người ta thấy cô đứng đợi ở cửa nhà thờ từ 4 giờ sáng và ở lại nhà thờ cho tới khi buổi lễ sáng cuối cúng kết thúc.

Năm 1679, nữ tu Kateri đã khấn đức khiết trinh trọn đời. Một năm sau, vào ngày 17 tháng 4 năm 1680, Tekakwitha qua đời lúc mới 24 tuổi với lời nói cuối cùng là "Chúa Giêsu ơi, con yêu mến Chúa".

Nhiều sự lạ đã xảy ra ngay sau cái chết của nữ tu Tekakwitha.

15 phút ngay sau khi trút hơi thở, trong khi linh mục Cholenec còn đọc kinh cầu nguyện trước cái xác chưa lạnh thì ngài chứng kiến cảnh những vết rỗ trên mặt của nữ tu Tekakwitha hòan tòan biến đi, để lộ ra một khuôn mặt rạng ngời sáng chói. Ngài kinh ngạc kêu lên và mọi người đã đổ xô đến để chứng kiến sự lạ lùng có một không hai này.

Nhiều người đi dự tang lễ sau đó đã được khỏi bệnh một cách kỳ diệu và ít ra là đã có 2 người, trong đó có linh mục Chauchetière, được thấy Tekakwitha hiển linh hiện về và hé mở cho thấy những điềm tiên tri vào những tuần sau đó.

Mãi đến bây giờ, nhiều người đi viếng mộ của vị nữ tu, vẫn lấy ít đất mang về nhà, và loan truyền rằng nhiều phép lạ đã do đó mà sinh ra.

Truyền thống về những vết sẹo biến mất đã khiến cho Đức Giáo Hoàng Piô XII cho phép mở cuộc điều tra và công bố là một phép lạ đích thực vào năm 1943.

Cuộc vận động phong thánh cho Kateri Tekakwitha bắt đầu từ năm 1884. Vào ngày 2 tháng 1 năm 1943, ĐGH Pio XII công bố Ngài là một bậc đáng kính (Venerable). Ngày 22 tháng 6 năm 1980, ĐGH John Paul II nâng Ngài lên hàng Chân Phước (Blessed). Vào ngày 19 tháng 12 năm 2011 vừa qua, ĐGH Benedict XVI đã ký chấp nhận bản kiến nghị của Bộ Phong Thánh, về phép lạ thứ hai, để dọn đường cho buổi lễ phong thánh có thể sẽ diễn ra vào tháng 5 tới.

Phép lạ thứ hai này là một phép lạ xảy ra năm 2006 cho một thiếu niên người Da Đỏ tại tiểu bang Washington tên là Jake Finkbonner. Cậu bé đã bị một loại vi khuẩn (necrotizing fasciitis, còn gọi là Strep A) xâm phập sau khi bị thương ở môi trong một cuộc thi đấu bóng rổ, căn bệnh làm cho thịt của cậu bé bị rã ra và mỗi ngày các bác sĩ đã phải cắt thêm thịt ở mặt cậu bé để chặn cơn bệnh lan tộng. Khuôn mặt đã biến dạng trông giống như một người cùi. Người ta không thể giải phẫu cho cậu bé được nữa, các bác sĩ tuyên bố bó tay. Cậu được xức dầu chờ chết.

Tối lúc này linh mục Tim Sauer, một người thân của gia đình, khuyên cha mẹ cậu bé hãy cầu nguyện với Chúa Giêsu qua lời cầu bầu của chân phước Kateri Tekakwitha, vì Ngài cũng là người Da Đỏ....Và cậu bé đã được lành bệnh.

Cậu bé Jake, hiện là học sinh lớp 6 của trường Công Giáo Assumption Catholic School ở Bellingham, dự định sẽ đi dự lễ phong thánh.

Qua nhiếu thế hệ, người ta đã tôn vinh thánh Kateri Tekakwitha với nhiều danh hiệu và biểu hiệu. Biểu hiệu thông thường nhất là một cành hoa Huệ, tượng trưng cho đức thanh khiết. Những danh hiệu dành cho vị thánh gồm có "Bông Huệ của dân Mohawks", "Người Trinh Nữ Mohawks" và mới nhất là "Ngôi Sao của Tân Thế Giới".
 
Top Stories
Pope hits out at US radical secularism
Jamnaica Observer
09:27 20/01/2012
VATICAN CITY (AP) — Pope Benedict XVI says Roman Catholics in the US need to understand the "grave threats" to their faith posed by radical secularism in the political and cultural arenas.

He addressed visiting US bishops yesterday and warned that attempts are being made to erode their religious freedom.

Benedict did not explicitly mention it, but the bishops have complained their religious freedom is eroding in the face of growing acceptance of gay marriage and attempts to marginalise faith.

The pope said many bishops believe that new laws make it difficult for them to object to what they consider "intrinsically evil practices."

The bishops have complained about President Barack Obama's health care overhaul having private insurers pay for contraception, saying the religious exception for Catholics opposed to birth control is too narrow.

Read more: http://www.jamaicaobserver.com/news/Pope-hits-out-at-US-radical-secularism_10595009#ixzz1k0qHj0vH
 
Vatican financial expert indicates root of economic crisis, says family is the solution
Salvatore Cernuzio
09:30 20/01/2012
ROME, JAN. 19, 2012 (Zenit.org).- The decline in births, from the 70s to our days, is what has led us to the present situation of economic crisis.

This was the affirmation made at a symposium on the family held at the Italian Parliament, which included a presentation from Ettore Gotti Tedeschi, president of IOR, the Italian initials for the Istituto per le Opere di Religione, often referred to as the Vatican's Bank.

"If the six of us speakers here today were the government, we would have resolved the economic problem immediately, because we would know where to point: the family," Tedeschi exclaimed.

Then, he outlined what he termed the five No's, illustrating the negative effects that come about when "births are interrupted and the family and children are ignored in the Western world."

No Growth of the Economy: "In the last 30 years children were not born, and the number of inhabitants that we had in Italy in 1980 has remained unchanged; hence how can the GDP grow when it grows only when there is more consumption?"

No Saving: "One of the phenomena of our days is that the banks have no liquidity, the reason is that there has been no saving for more than 25 years.

"In 1975-'80 the rate of savings accumulation of Italian families was 27%; today it is 4.5%! Of 100 lire earned, 27 were put in the bank, they entered the cycle of investments and brokerage. Today all that is earned is consumed, there are no resources for financial markets."

No Marriages: "How is it that today there is no possibility of getting married before 32 years of age? Because a young couple cannot afford to purchase a house, due to the fact that, even if they are professionals, they earn half of what was earned 30 years ago, due to an increase in tax rates from 25% to 50%."

No Elderly: "Children are not born and the population ages and is of pensionable age. Economically this means an increase in fixed costs. Society has no more money to look after the elderly and as a result is studying the so-called sudden death."

No Work: "To be able to consume, we have moved the most important work to Asia. Half of what was first produced in the Western world, today is imported because it costs less. By moving production, jobs have also moved. Hence, there is no longer work and 70%-80% are employed in the service sector."
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bế Mạc Tuần Lễ Di Dân TGP Sàigòn: Giúp nhau sống tốt trong một xã hội có nhiều điều không tốt
Tạ Ân Phúc
09:16 20/01/2012
SAIGÒN - Chiều Chúa Nhật 15/01/2012, hơn một 1.300 bạn trẻ đang làm việc và học tập tại Sài Gòn đã quy tụ tại Cộng đoàn Don Bosco Bến Cát, Gò Vấp để tham dự Lễ Bế Mạc Tuần Lễ Di Dân Tổng Giáo Phận Sài Gòn với chủ đề: "Di dân - Chứng Nhân Tin Mừng Tình Yêu và Sự Sống" do Ban Mục Vụ Di Dân tổ chức.

Xem hình ảnh

Tuần Lễ Di Dân được khai mạc vào ngày 08/01 tại Giáo xứ Trung Chánh và diễn ra suốt tuần đến ngày 15/01/2012 với các hoạt động chủ đạo: Thăm viếng, mời gọi các anh chị em đang sống trong hoàn cảnh đặc biệt để họ đến với Chúa và Giáo Hội; Làm sạch môi trường sống; Chăm sóc và nâng đỡ anh chị em bệnh tật, cô thế, cô thân; Giao lưu liên kết giữa các nhóm di dân; Mỗi di dân Công Giáo, gặp gỡ và chia sẻ các giá trị của Tin Mừng Sự Sống và Tình yêu cho một bạn ngoài Công Giáo.

Đến tham dự ngày lễ bế mạc là các bạn trẻ đến từ 20 đơn vị gồm các giáo xứ và các nhóm lo cho người di dân, nhưng số đông đến từ 3 trung tâm di dân của giáo phận là Giáo xứ Phaolô Bình Chánh, Giáo xứ Khiết Tâm khu Sóng Thần và Giáo xứ Xuân Hiệp, Linh Xuân, Thủ Đức. Dù được tổ chức ở thời điểm sát Tết, nhiều bạn trẻ đã chuẩn bị hành trang với mong muốn mau chóng lên đường về quê sum họp với gia đình, người thân, nhưng các bạn cũng rất sẵn lòng, vui vẻ đến tham dự buổi họp mặt dành cho người di dân, cũng là truyền thống lần thứ 9 mà Giáo phận đã tổ chức trong suốt 9 năm qua. Ngay từ giữa trưa, các bạn đã có mặt trong sự chào đón tận tình, chu đáo của các bạn sinh viên lưu xá Don Bosco.

Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Minh Thiệu (Thư ký của Uỷ Ban Di Dân Giáo Phận) đã làm cho ngày hội dần nóng lên không khí rộn ràng, vui tươi bằng những bài múa cử điệu tập thể trong sự hưởng ứng nhiệt tình của các bạn di dân. Ngay sau đó là phần chia sẻ những hoạt động của các bạn trẻ trong tuần lễ di dân như đọc kinh cầu nguyện, lần hạt Mân Côi, Chầu Thánh Thể, chia sẻ Lời Chúa, chia sẻ nhóm, giúp đỡ lẫn nhau, thăm viếng nhau trong các nhà trọ và học hỏi chủ đề của Tuần lễ Di Dân. Bên cạnh đó, họ đã được các thành viên giáo xứ, dòng tu, cha xứ và Ban Mục Vụ Di Dân đến từng khu nhà trọ để thăm hỏi, chia sẻ và giải đáp những thắc mắc việc đạo, việc đời.

Họ cũng đã chia sẻ chứng từ đời sống trong chính môi trường học tập, làm việc của mình. Trong hoàn cảnh khó khăn trăm bề khi phải vất vả kiếm sống bằng tất cả mồ hôi và sức lao động nơi các công ty, xí nghiệp, bên cạnh đó là những cám dỗ trong đời sống xã hội, rất nhiều người trẻ Công Giáo đã mạnh mẽ sống đức tin của mình, can đảm làm chứng cho đức tin bằng cách chối từ những lời mời gọi, những cám dỗ phức tạp của xã hội như ăn chơi thác loạn, ma túy, phá thai, sống thử… Các bạn trẻ cũng đã dấn thân vào chính môi trường sống của mình để phục vụ, giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ xa quê gặp khó khăn, đau khổ và ngay cả gặp nguy hiểm. Hai bạn trẻ dân tộc Thái, là người ngoài Công Giáo đã gây bất ngờ khi chia sẻ rằng mình rất vui được đến để tham gia lễ hội cho người di dân, đồng thời cũng đã mời thêm 2 bạn khác cùng đến với ngày hội.

Hơn 15 giờ, Đức Cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm đến với ngày hội trong sự hân hoan chào đón của mọi người. Đức Cha đã vui vẻ lắng nghe những ý kiến, suy nghĩ, kinh nghiệm sống của các bạn di dân quanh chủ đề làm chứng cho Tin Mừng Tình Yêu và Sự Sống, đồng thời ngài cũng trao đổi, đáp từ khích lệ sau mỗi bạn chia sẻ. Các bạn đưa ra những suy nghĩ, ưu tư làm sao để sống, thâm nhập, truyền giảng Tin Mừng trong môi trường của mình. Có bạn cảm nghiệm rằng người trẻ di dân là chứng nhân thật sự trong hoàn cảnh sống xa gia đình, không có người quản lý, đã quy tụ lại với nhau thành các nhóm để san sẻ, thăm hỏi nhau, tổ chức giờ đọc kinh chung, hy sinh những thú vui để quyết giữ giờ kinh nguyện, tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật.

Sau khi lắng nghe những chia sẻ, Đức Cha Phêrô nhận ra rằng các bạn trẻ di dân đã ý thức rất rõ ràng mình là người môn đệ Chúa Giêsu, làm chứng cho Tin Mừng Tình Thương và Sự Sống. Với hoàn cảnh xa quê, họ đã cố gắng quy tụ lại với nhau, nâng đỡ nhau trong đời sống và giúp nhau sống tốt trong một xã hội có có nhiều điều không tốt, tự cuộc sống đó đã là một lời chứng. Ngài cũng nói rằng có rất nhiều người trẻ hôm nay vô cảm trước nỗi đau của người xung quanh, cũng như lâm vào đủ kiểu ăn chơi trác táng, bất chấp luật lệ đạo đức và đôi khi phá đổ sự bình an, hạnh phúc của mình hay của người khác. Đàng khác, Đức Cha cũng cho thấy có nhiều bạn trẻ di dân Công Giáo dù cuộc sống còn thiếu thốn nhưng vẫn sống bằng lương tâm ngay thẳng, tự cuộc sống như thế đã là một lời chứng cho tình thương và sự sống của Chúa. Ngài ước mong họ duy trì các hình thức đã thực hiện để nâng đỡ nhau trong cuộc sống dù có những khó khăn, thử thách để sống làm chứng cho Tin Mừng giữa đời.

Ngày bế mạc tuần lễ di dân cũng chính là ngày phát hành, phân phối miễn phí 2 bản tài liệu là "Sổ tay Di Dân Công Giáo" và "Cẩm nang Sức khỏe cho người xa quê", được Đức Cha Phêrô trao cho các đại diện giáo xứ có người di dân.

"Sổ tay Di Dân Công Giáo" là quyển sổ giúp cho những người di dân có những chứng nhận của cha xứ nơi Giáo Hội địa phương ở quê nhà cũng như của giáo xứ nơi đến, là nơi sinh sống, tạm trú trong quá trình học tập, làm việc. Qua Sổ tay này, các bạn trẻ được xác nhận đã luôn sinh hoạt gắn bó với Giáo Hội, để sau này khi các bạn lãnh nhận các bí tích, các bạn có những chứng từ cụ thể, dễ dàng hơn trong việc thực hiện các thủ tục.

"Cẩm nang sức khỏe cho người xa quê" là một tài liệu được giới bác sĩ Công Giáo và doanh nhân Công Giáo hỗ trợ thực hiện. Đó là một sổ tay y tế, sức khỏe có những hướng dẫn cụ thể để phòng tránh những bệnh thường gặp trong các nhà trọ, trong môi trường sống chung của giới công nhân, các bệnh xã hội có thể có trong môi trường đó. Ngoài ra còn có những địa chỉ hữu dụng như các bệnh viện chuyên khoa để giúp cho các bạn trẻ có thông tin cần thiết khi xảy ra bệnh tật, có số điện thoại của các bác sĩ hay các trung tâm y tế Công Giáo có thể tư vấn khi các bạn gặp nguy hiểm, khó khăn.

16 giờ 15, Thánh Lễ Chúa Nhật do Đức Cha Phêrô chủ tế, cùng đồng tế có Cha Giuse Trần Hòa Hưng (Bề trên Giám tỉnh Dòng Don Bosco), Cha Giuse Đỗ Đình Ánh (Tổng Thư ký của Uỷ Ban Di Dân Hội Đồng Giám Mục), Cha Phaolô Phạm Trung Dong (Đặc trách Di Dân Giáo phận), Cha Giuse Trần Văn Hiển (Giám Đốc cộng đoàn Don Bosco Bến Cát) cùng với 15 linh mục đặc trách di dân của các giáo xứ. Tham dự Thánh Lễ, ngoài 1.300 bạn trẻ di dân, còn có sự hiện diện của 700 giáo dân giáo xứ Bến Cát. Trong bài giảng, Đức Cha Phêrô nhấn mạnh rằng với chủ đề “Di dân - Chứng Nhân Tin Mừng Tình Yêu và Sự Sống”, các bạn trẻ di dân không chỉ là những người mà các linh mục, tu sĩ và những anh chị em giáo dân khác chăm sóc mục vụ mà còn làm nổi bật lên khía cạnh thứ hai, họ là những chủ thể, những sứ giả, những chứng nhân Tin Mừng Tình Thương và Sự Sống của Chúa. Ngài cũng cho hay các bạn trẻ di dân đang đóng góp để xây dựng Giáo Hội trên đất Sài Gòn bằng cách sinh hoạt trong các ca đoàn, là giáo lý viên trong các giáo xứ, tham gia vào công tác tông đồ và xã hội của các giáo xứ. Ngày Tết, khi các bạn di dân về quê ăn Tết, nhà thờ vắng hẳn, đó là một thực tế không thể phủ nhận.

Sau Thánh Lễ, các bạn trẻ được được khoản đãi buổi ăn nhẹ để lấy sức và được thưởng thức chương trình văn nghệ với phần trình bày đặc sắc của chính các nhóm bạn trẻ di dân và các ca sĩ Công Giáo như Thanh Sử, Kim Cúc, Tuyết Mai Ly, Sor Đưk, Phi Long… Cuối cùng là nghi thức sai đi để mời gọi các bạn lên đường làm nhân của Tin Mừng Tình Yêu và Sự Sống như chủ đề của Tuần lễ Di Dân đề ra.

Sau ngày hội, có dịp trao đổi với Cha Phanxicô Xavie Nguyễn Minh Thiệu SDB (thư ký Ban Mục Vụ Di Dân TGP. Sài Gòn) về đường hướng mục vụ của giáo phận trong tương lai đối với người di dân, ngài cho hay với 170.000 người di dân Công Giáo trên 2 triệu người di dân đang sinh sống, học tập và làm việc tại Sài Gòn thì “Vấn đề con người và vấn đề xã hội rất rộng lớn, Công Nghị Giáo Phận cũng có những ý kiến đánh giá rằng riêng một đoàn thể, một ủy ban không thể phục vụ và giúp đỡ được những nhu cầu rộng lớn của dân chúng. Hiện nay, đang có khuynh hướng mới nhằm mời gọi sự hợp tác giữa các ủy ban như Di Dân với Caritas, Truyền Giáo, Mục Vụ Gia Đình hay với các nhóm như doanh nhân hay bác sĩ Công Giáo. Chính sự hợp tác mới có thể hỗ trợ, giúp đỡ cho đông đảo những người di dân khi có tác động của nền kinh tế trên họ. Sự liên đới, hợp tác giữa các ủy ban là một trong những điều mà Công Nghị thấy được là cần thiết phải thực hiện với những chương trình cụ thể”.

Tha phương kiếm sống, rời bỏ quê nhà, xa cha mẹ, người thân là điều không ai mong muốn, nhưng với hoàn cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, với tình hình kinh tế ngày càng trở nên khó khăn hơn, những thành phố lớn thu hút những người di dân là điều hiển nhiên. Dù hoàn cảnh của người di dân khó khăn bất lợi đủ điều, nhưng với người Công Giáo, cần phải nhắc đến tấm gương của Thánh Gia Thất, chính Chúa Giêsu, khi còn là hài nhi đã cùng với Mẹ Maria và Thánh Giuse, đã bị buộc phải trốn sang Ai Cập và sinh sống một thời gian như là những người di dân và tị nạn. Qua hình ảnh này, có lẽ các bạn di dân thêm phần sức mạnh sống Tin Mừng khi một vị giám mục đặt ra câu hỏi đáng suy nghĩ: "Tại sao Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa, lại lựa chọn để trải nghiệm những hoàn cảnh của người di dân?"

Sàigòn, những ngày giáp Tết Nhâm Thìn
 
Caritas Hải Phòng thăm Xóm Chài Kiến An dịp Tết Nhâm Thìn
Caritas Hải Phòng
09:49 20/01/2012
HẢI PHÒNG - Mặc dù thời tiết của những ngày đông khá lạnh, nhưng Cha giám đốc Caritas Hải Phòng G. B Vũ Văn Kiện cùng các cộng tác viên và quý vị ân nhân đã tới thăm chúc Tết và chia sẻ những phần quà cho các gia đình làm nghề chài lưới tại Xóm Chài Kiến An Hải Phòng

Xóm Chài Kiến An được gọi là Xóm thuyền nằm trên bờ Sông Lạch Tray, có khoảng gần ba mươi gia đình làm nghề chài lưới,những năm gần đây việc đánh bắt tôm cá giảm sút nhiều ,vì thế đời sống kinh tế khó khăn , trẻ em bỏ học, vệ sinh môi trường không đảm bảo, nên có nhiều người bị bệnh tật.

Sau lời cầu nguyện, Cha Giám đốc đã gửi tới lời cầu chúc tốt đẹp trong Năm mới đến với mọi người, Cha đã cùng hát với cộng đoàn những bài hát của mùa xuân, một bầu khí thật thân thương, chan hoà và đầm ấm của sự gặp gỡ tình cha con.

Mọi người cùng hát theo Cha những tiếng vỗ tay như xua tan cái giá lạnh của những ngày cuối đông trên khuôn mặt của những Cụ già cho đến các em nhỏ đều vui hẳn lên như ngày Tết vậy. Một chút quà Tết nhỏ bé được trao cho mọi người, nhưng đã nói lên sự chia sẻ của nhiều quý vị ân nhân cùng chung tay với Cha Giám đốc trong dịp Tết Nhâm Thìn này để mọi người có thể vui hưởng một cái Tết đầm ấm hơn và vui vẻ hơn.

Xin cám ơn Cha giám đốc, cám ơn anh chị em cộng tác viên Caritas Hải Phòng, quý vị Quỹ tình thương tại Canada và Mỹ. Xin Chúa trả công bội hậu cho mọi người để mọi người luôn là những cánh tay nối dài tình yêu thương của Thiên Chúa đến với mọi người, đặc biệt những anh chị em nghèo khó và đau khổ.
 
GM Thanh Hóa thăm và tặng quà cho trẻ em khuyết tật và người già neo đơn tại Trung tâm bảo trợ xã hội số 2
Vân Sơn
10:34 20/01/2012
THANH HÓA - Sau chương trình tất niên sinh viên – học sinh giáo phận Thanh Hóa tại giáo xứ Sầm Sơn, trên đường trở về, Đức Cha Nguyễn Chí Linh, quí cha cùng các bạn sinh viên đã vào trung tâm bảo trợ số 2 tại thị trấn Môi (Quảng Xương – Thanh Hóa). Tại đây, nhóm Chia sẻ cuộc sống và nụ cười đã chuẩn bị chương trình vui tất niên cho những số phận bất hạnh tại trung tâm. Đón Đức Cha, cha Bề Trên TCV Lê Bảo Tịnh, cha quảng lý TGM, cha Chánh văn phòng TGM Giuse Nghiêm văn Sơn cũng là cha đồng hành của nhóm “Chia sẻ cuộc sống và nụ cười”, là một niềm vinh hạnh, là một món quà tinh thần ý nghĩa dành cho trung tâm cũng như những trái tim tình nguyện của nhóm.

Xem hình ảnh

Trung tâm bảo trợ xã hội số 2 là nơi tập trung những số phận đáng thương. Đó là các cụ già neo đơn, bệnh tật, các em bé tật nguyền, các em bị bỏ rơi, không có gia đình, không nơi nương tựa...Trong phòng họp bé nhỏ, các cụ bà bế các em trên tay. Trong đôi mắt thơ ngây của các em không có những bữa cơm gia đình đầm ấm, không có những trò chơi hiếu động, không chạy nhảy khắp mọi nơi như những đứa trẻ bình thường mỗi dịp tết đến, xuân về. Có một nỗi buồn dường như ẩn chứa sau cái nhìn của các em. Các em nấp sau vòng tay của những người chăm sóc và đưa cái nhìn hiếu kỳ, e dè ra thế giới xung quanh. Nhiều em bị tật, không có khả năng nhìn nhận mọi vật trong cuộc sống, không buồn, không vui…Thỉnh thoảng có em lại khóc thét lên…

Đại diện của nhóm “Chia sẻ cuộc sống và nụ cười” đã giới thiệu với trung tâm sự hiện diện của Đức Cha, quí cha và bày tỏ niềm hạnh phúc khi được đón Đức Cha, quí cha đến với trung tâm. Với nhóm “Chia sẻ cuộc sống và nụ cười”, trung tâm bảo trợ số 2 cũng giống như ngôi nhà thứ hai vậy. Các anh, các chị cùng các ân nhân, các bạn sinh viên thường xuyên lui tới trung tâm, giúp đỡ, tổ chức những ngày lễ đặc biệt cho các em. Trung thu yêu thương, Giáng sinh ấm áp, tết vui, phát cháo cho các em, các cụ vào thứ Bảy hàng tuần…Các em chưa bao giờ bị bỏ rơi, chưa bao giờ bị quên lãng trong những ngày vui, ngày trọng đại…

Ông Nguyễn Công Hùng – giám đốc trung tâm cũng đã nói lên cảm xúc của ông, của trung tâm khi được chào đón Đức Cha, quí cha đến với những cuộc đời bất hạnh. Ông đã bày tỏ sự xúc động khi biết đại gia đình công giáo Thanh Hóa luôn quan tâm tới trung tâm. Qua đây, ông cũng cảm ơn chân thành tới Đức Cha, quí cha cũng như nhóm “Chia sẻ cuộc sống và nụ cười”, đã mang đến cho trung tâm những nụ cười nghĩa tình nhất.

Đáp lại tâm tình đó của giám đốc trung tâm, Đức Cha cũng có đôi lời. Yêu thương, sẻ chia, bác ái… là truyền thống tốt đẹp của người Công giáo. Đức Cha cũng luôn mong ngóng và cầu nguyện để có được những chương trình từ thiện qui mô hơn, to lớn hơn. Đức Cha cũng nhiều lần xin phép xã hội để bên công giáo có thể thực hiện vòng tay nhân ái. Nhưng ước muốn đó của người vẫn chưa thể thực hiện được. Đành chỉ có thể ghé qua, động viên, chia sẻ và có những món quà bé nhỏ như thế này mà thôi. Trước sự có mặt của giám đốc trung tâm cũng như nhân viên trung tâm, Đức Cha hi vọng nếu có điều kiện tham gia một diễn đàn nào đó, mọi người cũng thêm ý kiến cho bên tôn giáo được tham gia, tổ chức các chương trình từ thiện có ý nghĩa..

Đó là những mong ước giản đơn của vị chủ chiên nhân lành giáo phận. Chúng ta cùng cầu mong cho hi vọng đó của người có thể mau chóng thành hiện thực. Những phần quà bé nhỏ được tận tay Đức Cha, quí cha đem đến tận tay các em nhỏ. Người cùng với quí cha cũng đến tận giường bệnh của các bệnh nhân, những người không có khả năng đến nhận quà từ phòng họp để trao quà, thăm hỏi, động viên. Có cụ bà còn hài hước nói rằng: “Đức Cha đẹp trai quá”. Câu nói của bà làm cả đoàn bật cười. Có lẽ cái đẹp đó không chỉ là cái đẹp đến từ hình thức bên ngoài mà có lẽ chính là cái đẹp của tấm lòng nhân ái. Mỗi khi giúp đỡ được ai đó chúng ta luôn cảm thấy hạnh phúc. Và lúc con người hạnh phúc cũng là lúc đẹp nhất…

Các phần quà đã được trao, những cái bắt tay và lời chào thân thương thay cho lời chúc năm mới, cũng là lời chào tạm biệt của Đức Cha, quí cha và nhóm “Chia sẻ cuộc sống và nụ cười”. Chúc cho trung tâm, chúc cho những cuộc đời sớm bị đẩy vào đau khổ có một năm mới an lành, hạnh phúc…
 
Giáo xứ chính tòa Phủ Cam họp tổng kết năm 2011
Trương Trí
16:21 20/01/2012
HUẾ - Một năm trôi qua, trong những ngày chuẩn bị đón mừng Năm Mới Nhâm Thìn, mọi người dù bận rộn trăm công nghìn việc, nhưng tối 19.1.2012 vẫn hội tụ đông đủ mọi thành phần: từ trưởng các ban nghành và hội đoàn, ban trị sự 12 khu vực, hội đồng giáo xứ. Đặc biệt, có sự hiện diện của cha quản xứ Antôn Dương Quỳnh và hai cha phó xứ. Tổng số thành viên tham dự lên đến gần 300 người.

Xem hình ảnh

Trước khi đi vào chương trình Tổng kết của Giáo xứ, ông Trần Công Niên thư ký HĐGX công bố nội dung chương trình Tổng kết.

Mở đầu buổi Tổng kết, cha quản xứ xướng kinh Chúa Thánh Thần, cộng đoàn sốt sắng dâng lời cầu nguyện cho sự phát triển của giáo xứ.

1/ Cha quản xứ phát biểu khai mạc, Ngài nói: buổi họp Tất Niên cũng là buổi họp Tổng kết truyền thống của giáo xứ, để rà xét lại những công việc mà các ban nghành, ban trị sự 12 khu vực, HĐGX đã làm được trong suốt một năm qua. Đồng thời cũng tri ân những gì Chúa đã làm cho chúng ta trong một năm đã qua.

Giáo xứ chúng ta là một giáo xứ chính tòa có những ưu điểm đặc biệt: Nhất là ban Thường Vụ, các ban nghành đoàn thể, các khu vực đã có những quan hệ mật thiết và gắn bó chặt chẻ với nhau trong mọi cộng việc, đây là điểm mấu chốt để làm nên những thành công trong các hoạt động của Giáo xứ. Tất cả mọi người đều có một tinh thần hy sinh cống hiến không quản ngại gian khó.

Chúng ta tạ ơn Chúa, cảm ơn nhau vì những tinh thần đoàn kết đó. Cha Sở và các cha phó cũng như HĐGX không làm được gì nếu không có sự cộng tác chặt chẻ và tinh thần hy sinh của mỗi một người trong giáo xứ chúng ta. Có được kết quả này, mọi người phải hy sinh công việc gia đình để tích cực đóng góp công sức cho Giáo xứ. Chúng ta không mãn nguyện với những thành quả đã đạt được, mà cần phải nhận thấy những nhược điểm còn lại để làm tốt hơn nữa trong năm tới.

Cũng trong buổi Tổng kết này, cha quản xứ cũng nhắc nhở mọi người nhớ đến ông Giuse Nguyễn Văn Mầu, khu vực trưởng khu vực Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vừa mới qua đời, ông là một khu vực trưởng năng nổ và rất hăng say trong bất cứ công việc gì, bất kể thời gian ngày hay tối, xin tất cả mọi người cầu nguyện cho ông sớm được hưởng Nhan Thánh Chúa.

2/ Tiếp theo chương trình, ông Matthêô Nguyễn Đình Lục phát biểu Tổng kết những hoạt động của Giáo xứ trong năm qua, đây là trọng tâm của buổi Tổng kết của Giáo xứ. Qua bản báo cáo, ông Chủ tịch HĐGX trình bày hiện tình của Giáo xứ có: 5.541 giáo dân, trong đó có 2.562 nam và 2.979 nữ, cư trú thuộc 12 Khu vực gồm 47 Liên gia.

Về Tổ chức và Điều hành: ban Thường vụ HĐGX có 3 vị, phụ trách các ban nghành đoàn thể có 12 vị. Ban trị sự các khu vực có 254 vị từ liên gia trưởng trở lên.

Về việc lãnh nhận các Bí Tích, trong năm qua có 81 trẻ sơ sinh được rửa tội, người lớn và trẻ em 52 người. Số người qua đời là 29 người. Số trẻ em được rước lễ lần đầu là 81 em. Có 62 đôi hôn phối là con cái của giáo xứ.

Giáo xứ đã tổ chức những Đại lễ của Tổng Giáo phận tại Nhà Thờ, trong đó đáng kể là dịp Mừng Kỷ niệm 50 năm Linh Mục của Đức Tổng Giám Mục giáo phận. Buổi đón tiếp Đức Tổng Giám Mục Léopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.

Tháng 5, tháng Đức Mẹ, các khu vực đã luân phiên đọc kinh từng gia đình thật sốt sắng. Cha quản xứ, các cha phó và HĐGX đã lần lượt đến dự buổi đọc kinh với từng khu vực tại Đài, cuối tháng lại có cuộc rước kiệu Đức Mẹ tại Nhà Thờ thật long trọng.

Tháng 10, tháng Mân Côi, các khu vực, các hội đoàn đã luân phiên nhau phụ trách đọc kinh lần hạt và rước kiệu Đức Mẹ trong Nhà Thờ thật trang nghiêm.

Hàng tuần, phiên Chầu Thánh Thể vào ngày thứ Sáu và Chúa Nhật do các khu vực và các ban nghành hội đoàn phụ trách. Đặc biệt phiên Chầu Thánh Thể do Giáo phận phân công tại La Vang được giáo xứ hưởng ứng và tham dự khá đông đủ.

Ban liên lạc Đồng hương Phủ Cam đã làm việc rất năng nổ, nhờ đó nhiều ân nhân và đồng hương đã giúp đở rất nhiều trong việc xây dựng Nhà Mục vụ để mọi sinh hoạt của giáo xứ được thuận lợi, nhất là các em có nơi học giáo lý đàng hoàng hơn.

Ban Chung sự Hiếu Đạo ngày càng được cũng cố, có thêm nhiều thành viên tham gia. Giáo xứ đang chuẩn bị để tổ chức mừng kỷ niệm 30 năm thành lập vào dịp Bổn mạng vào tháng 11 năm nay. Với tinh thần tri ân các vị sáng lập và toàn thể anh chị em trong Ban Chung Sự đã đồng lao cộng khổ phục vụ tha nhân. Việc làm của Ban chung sự đã thể hiện được tinh thần Truyền Giáo trong lương dân, Ban Chung sự có phiên 7 luôn hưởng ứng lo việc chôn cất cho những người lương một cách vô vụ lợi hoàn toàn, không hạn chế thời gian và địa hình hiểm trở xa xôi. Quyết tâm của anh em là “ Xin cho việc phục vụ của chúng con trở thành dấu ấn trong việc Loan báo Tin Mừng “.

Giáo xứ hiện có 1250 giáo lý sinh chia làm 30 lớp. Hiện có 78 Giáo lý viên, ngoài ra còn được sự giúp sức của quý thầy Đại Chủng viện, các nữ tu dòng Mến Thánh Giá, dòng La San.

Ban Phụng vụ là một ban nòng cốt của giáo xứ trong việc Phụng vụ. Đảm trách việc phân công xướng kinh, đọc sách Thánh, dâng lễ, cắm hoa, Lễ Sinh, đưa Mình Thánh Chúa cho những người già bệnh tật.v.v…

Ông Chủ tịch HĐGX cũng trình lên cha quản xứ dự kiến năm tới sẽ có phương án Kiện toàn lại các Ban Trị sự khu vực và ban Thường vụ HĐGX.

3/ Ông Nguyễn Quang Hân, trưởng ban tài chính của giáo xứ đã báo cáo tình hình thu nhập của giáo xứ trong năm qua, cũng như các khoản chi theo từng tháng. Trong năm 2011, giáo xứ đã thu được 792 triệu đồng ( Tác giả lấy số tròn ), đã chi 777 triệu đồng. Như vậy còn dư gần 15 triệu, dự kiến sẽ chi vào việc thuê xe cho các phiên Chầu Thánh Thể tại La Vang.

4/ Chị Nguyễn Thị Nga, trưởng ban Văn Hóa Xã Hội cũng đã báo cáo tình hình hoạt động trong năm qua.

Cụ thể về Văn hóa:

Học bỗng Cha Mẹ nuôi EDM trợ cấp cho 49 em chính thức và 56 em ăn theo. Trong đó học bỗng chính thức giúp cho mỗi em học sinh 320 ngàn đồng mỗi tháng, sinh viên chưa có học bỗng mỗi em 420 ngàn đồng. Các em có học bỗng sinh viên thì được trợ cấp 900 ngàn đồng mỗi tháng. Các em được ăn theo thì được nhận 100 ngàn / 1 học sinh mỗi tháng, 150 ngàn / 1 sinh viên mỗi tháng.

Học bỗng Singapore: gồm 17 em, mỗi em được 2 triệu đồng một năm.

Học bỗng của Hội giúp người nghèo của Mỹ: gồm 15 em, mỗi em được nhận gần 1,3 triệu đồng.

Học bỗng của ông Nguyễn Anh Cát, ở Mỹ: gồm 20 em, mỗi em được nhận 100 ngàn đồng mỗi tháng.

Ngày 12 tháng 10 vừa qua, giáo xứ đã thưởng cho 24 em trúng tuyển vào Đại học, tổng cộng số tiền là 19,8 triệu đồng.

Về Xã Hội:

Trợ cấp cho người nghèo, cả lương và giáo trong năm qua là: 10,496 tấn gạo. 168 lít dầu ăn và 112 gói bột ngọt.

Trợ cấp của Hội Têrêxa do Gia đình Têrêxa Hoa kỳ giúp cho 107 cụ ông cụ bà trên 75 tuổi là 25,680 triệu đồng.

Mừng Thọ cho các cụ già trên 75 tuổi nhân dịp Tết Nguyên Đán, giáo xứ đã tặng mỗi cụ một phần quà trị giá gần 80 ngàn đồng. Tổng số tiền gần 21 triệu đồng.

Phát biểu trong buổi Tổng kết, cha phó Giuse Lê Văn Hồng, phụ trách xây dựng Nhà Mục Vụ. Ngài cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc khi được cha sở và HĐGX, các ban nghành cũng như cộng đoàn tận tình giúp đở để hoàn thành mọi công việc. Ngài cũng học hỏi được những kinh nghiệm quý báu hầu sau này có thể áp dụng cho giáo xứ mà mình đảm nhận. Ngài cũng báo cáo về tiến độ thi công Nhà Mục Vụ thật khả quan: tổng số tiền đã chi trả là 4,857 tỷ đồng.

Cha phó Bênêđictô Ngô Văn Hài đề nghị nên tổ chức Lễ Hồi Tử cho người quá cố ngay sau khi tẩm liệm, thay vì Lễ trước ngày đưa đi an táng.

Một số ý kiến của các tham dự viên để đóng góp cho hoạt động trong năm tới. Như việc tổ chức Hội Chợ Tết, để các em có nơi vui chơi trong những ngày Tết, tránh những trò chơi không lành mạnh trong những ngày nghỉ Tết.

Một số ý kiến góp ý cho việc lót nền Nhà Mục Vụ, bằng loại gạch không trơn để tránh cho các em học giáo lý bị té ngã.v.v…

Cuối cùng, cha quản xứ Antôn Dương Quỳnh đã đúc kết: Ngài cảm ơn hai cha phó đã rất tận tình trong mọi công việc của giáo xứ. Cảm ơn ông Chủ tịch HĐGX đã tâm huyết với giáo xứ, không quản ngại vất vả khó khăn, luôn có mặt trong tất cả mọi việc, không kể thời gian. Cảm ơn ban thường vụ, các ban nghành, các khu vực đã đóng góp công sức để xây dựng giáo xứ nagỳ một vững mạnh hơn. Nhất là ban Chung sự hiếu đạo và Chiến sĩ Chúa Kitô là một gia sản quý báu của giáo xứ mà các bậc tiền nhiệm đã dày công sáng lập, là một giá trị Rao giảng Tion Mừng. Là thành phần nòng cốt luôn có mặt để gánh vác những công việc nặng nhọc không những của giáo xứ mà còn của Giáo phận.

Kết thúc buổi Tổng kết, sau khi đọc kinh tạ ơn những hồng ân mà Chúa đã ban cho giáo xứ, cha quản xứ cùng hai cha phó xứ đã ban Phép Lành cho mọi người tham dự.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư gửi ông Phêrô Đoàn Văn Vươn
Giuse Thẩm Nguyễn
12:03 20/01/2012
Thư gửi ông Đoàn Văn Vươn

Kính Ông Phêrô Đoàn Văn Vươn,

Tôi không hân hạnh được biết ông trước, nhưng được biết đến ông khi khu đầm nuôi thủy sản của ông, sau bao năm vất vả gầy dựng, đã bị cưỡng chế và căn nhà hai tầng lầu của ông ở xã Vinh Quang, Huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng đã bị đánh xập. Tôi lại còn được biết đến ông như một người hùng, hay là một người bị dồn vào chân tường và vì sự sống còn của gia đình đã phải chống lại " người thi hành công vụ". Tôi tin rằng sự phản kháng của ông sẽ là khởi điểm cho những cuộc phản kháng của tất cả những người bị ăn cướp, bị o ép vào con đường cùng. Đoàn Văn Vuơn là người đi đầu bước qua nỗi sợ của người dân thấp cổ bé họng.

Tôi muốn viết cho ông để chia sẻ nỗi gian truân của ông và gia đình đang phải chịu chỉ vì muốn sống bằng chính sức lao động của mình, chỉ vì muốn được sống yên thân nơi quê hương với gia đình mình, với xứ đạo và với đồng bào của mình.

Nhìn căn nhà của ông bị đập phá hoang tàn đổ nát vào ngay dịp cuối năm trong khi mọi người nô nức, tưng bừng đón xuân mà thấy thương cảm cho hoàn cảnh vô cùng nghiệt ngã của gia đình ông. Tết đến mà gia đình ông tan nát. Ông thì ngồi tù, vợ ông bị đánh đập, bị cô lập,con ông dù còn đang tuổi ngây thơ đã sớm nếm mùi đe dọa nơi đồn công an. Tôi dâng lên Chúa những khổ đau mà ông và gia đình phải chịu để xin Ngài cải hóa những người chỉ vì lòng tham quá độ đã đang tâm tàn nhẫn với người dân thấp cổ bé miệng. Mong rằng sự oan nghiệt của gia đình ông cùng với sự lên tiếng bênh vực lẽ phải của bao người, sẽ phản tỉnh những người có quyền thế để họ có cơ hội suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống và đường lối cai trị dân nước.

Nhìn cảnh đầm nuôi thủy sản của ông, một cơ ngơi gia đình ông đã đầu tư bao nhiêu công sức và tiền bạc, đang bị những kẻ có quyền thế dưới danh xưng là xã hội đen, mặc sức vơ vét tôm cá, tôi cảm thấy con người trong thiên đường xã hội chủ nghiã đã đối xử với nhau thật tàn nhẫn.

Cái đầm này trước đây là khu đất biển hoang với sóng, với bão đã gây lụt lội cho làng xóm của ông. Với kiến thức của một kỹ sư nông nghiệp, với ý chí của một người muốn làm chủ thiên nhiên, ông đã be bờ chắn sóng, trồng cây ngăn biển. Việc khai phá của ông đã một lần được chính quyền địa phương và nhân dân ca ngợi, ông đã từng được vinh dự mang danh hiệu " Kỳ tài đất Tiên Lãng".Đến nay, khi công trình như đã hoàn tất, ông và gia đình sắp đến mùa thu hoạch sản phẩm do mồ hôi, nước mắt, công sức lao động của mình tạo ra thì giấy quyết định cưỡng chế được đưa tới nhà. Thế là mất trắng rồi còn gì! Mất cái đầm này là ông mất tất cả, ông lại còn vướng vào số tiền vay nợ để đầu tư vào đây chưa trả xong. Thật là oan gia cái lệnh cưỡng chiếm!

Qua tìm hiểu, tôi được biết gia đình ông là một gia đình Công Giáo tốt, luôn sống tốt đạo đẹp đời, sống hòa đồng với xóm làng, được mọi người yêu mến. Ngay khi nghe tin gia đình ông bị nạn, Đức Giám Mục Hải Phòng, Giuse Vũ Văn Thiên đã viết thư thăm hỏi ông và xác định " Ông Phêrô Đoàn Văn Vươn là người có nhân thân tốt và nhiệt thành công tác với các sinh hoạt của giáo xứ"

(http://vietcatholic.net/News/Html/95284.htm ). Đức cha cũng cử người đại diện đến ủy lạo gia đình ông.

Bà con láng giềng của ông đã mở rộng vòng tay giúp đỡ ông và gia đình. Họ thông cảm và "bức xúc" về hành vi phạm pháp của chính quyền địa phương.

Luật Sư Trần Vũ Hải , Giáo Sư Đặng Hùng Võ, Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Luật Gia Việt Nam và nhân sĩ, trí thức Việt Nam, cũng như các báo chí trong và ngoài nước, đã lên tiếng lên án vụ cưỡng chế và nhấn mạnh đến động lực nào đã đưa đền vụ việc này.

Tôi không sống ở huyện Tiên Lãng, nhưng cứ nhìn những vị có uy tín, những người có lương tâm trong sáng và ngay chính, những người dân chất phát lương thiện, phản ứng trước việc gia đình ông gặp nạn thì đủ biết công lý đã thuộc về ông rồi.Tôi tin rằng, dù gian nan khổ cực, nhưng cuối cùng ông sẽ được hưởng những thành quả do công sức lao động của ông và gia đình làm ra. Dân tộc Việt Nam vẫn còn có những con người dám bênh vực cho sự thật và sự thật rồi sẽ được thắng thế. Mỗi người đều đã được Thiên Chúa gieo vào trong lòng những hạt giống chân, thiện, mỹ, khi thời thế đã chín mùi, nhất định công lý hoà bình sẽ đơm hoa kết trái.

Tôi cũng được biết rằng ông Chủ Tịch xã Vinh Quang, Lê văn Liêm là em ông Chủ Tịch huyện Tiên Lãng, Lê Văn Hiền. Hai anh em vì lợi riêng và nhiệm vụ chung đã rất nhiệt tình với công tác cưỡng chiếm. Nhìn cảnh mấy anh công an mặc sắc phục, với súng ống đầy đủ, có cả chó nghiệp vụ đằng đằng sát khí đến phá nhà ông thì tôi chỉ biết ngao ngán lắc đầu. Chính quyền và người dân không thể đối thoại với nhau được sao? Mà làm sao mà đối thoại được trong khi lũ quan tham cứ hau háu, dùng mọi thủ đoạn theo luật rừng, muốn chiếm không cái đầm nuôi thủy sản của người dân đang kỳ phát triển. Có cần một lực lượng cả trăm người với xe cơ động, máy cày, máy kéo đến uy hiếp một gia đình người dân không tấc sắt trong tay không? Giá mà lực lượng này cũng hăng hái đánh bọn giặc lạ như thế thì phúc cho dân Việt biết mấy? Công an phá nhà, đốt nhà, rồi còn đánh vợ, bắt con của ông nữa vì một tội mà cho đến nay, dù là pháp luật tùy tiện như Việt Nam cũng không lên án nổi. Những người dân làm chủ đầm nuôi thủy sản trong vùng như ông, chắc cũng ăn ngủ không ngon vì lo ngại chẳng biết khi nào thì tai họa lại xảy đến cho mình?

Những người thi hành công vụ chỉ cần có một chút suy nghĩ của con người thì đã không nhắm mắt làm càn như vậy. Con chó nghiệp vụ bị dẫn đi đâu thì nó tới đó, nhưng tôi tin là con người trước khi làm gì cũng có chút suy nghĩ đúng sai mới phải chứ? Thấy hình ảnh mấy anh công an, chó nghiệp vụ trang bị như sắp hàng vào trận, tưởng là mũi nhọn đánh bọn cướp biển , ai ngờ đi phá nhà của dân mình. Tại sao họ lại đập phá nhà của ông? Không ai viện dẫn được lý do để biện minh cho việc làm bất nhân đó cả. Tại ông chống lại lệnh cưỡng chế ư? Nhà của ông đâu có nằm trên phần đất bị cưỡng chế! Theo tin sáng nay, Ông phó chủ tịch UBND Hải Phòng Đỗ Trung Thoại đã không ngượng mồm tuyên bố "Các đồng chí báo cáo không ra lệnh san phẳng nhà, nhưng do... nhân dân bất bình nên vào phá.". Một nhà nước luôn tự hào " sống và làm việc theo pháp luật" có luật pháp, có công an, có quân đội mà lại để cho nhân dân bất bình vào phá nhà người khác thì luật pháp ấy là cái gì vậy? Nếu cái đám nhân dân bất bình đến đập phá nhà ông phó chủ tịch thì ông làm sao đây ? Ông Thoại còn khẳng định" "Chứ còn lực lượng cưỡng chế của huyện, lực lượng công an không san phẳng nhà này"( BBC News). Thật là trơ trẽn hết chỗ nói. Giọng điệu này nhắc chúng tôi về lời tuyên bố của chính quyền Hà Nội khi họ tấn công nhà thờ Thái Hà hôm nào? Cũng là bọn nhân dân bất bình gây ra cả thôi sao?

Trường hợp cưỡng chiếm đất, đập phá nhà của người dân liên tiếp xảy ra ở Việt Nam trong những năm vừa qua làm cho nhiều người có lòng với quê hương đất nước ngao ngán. Chính luật về đất đai, một bộ luật cướp đất, cướp nhà đã gây bao nhiêu khổ đau cho dân lành. Luật ấy khẳng định đất đai là "sở hữu của toàn dân, do Nhà Nước đại diện chủ sở hữu". Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã từng nêu rõ luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân.(http://vietcatholic.com/News/Html/60232.htm)

Nhưng bởi nó là luật ăn cướp nên mãi tồn tại cho đến ngày nay. Nó là nguyên nhân cho những vụ cướp nhà cướp đất hợp pháp của bọn quan tham, xô đẩy biết bao dân lành vào cảnh tù tội, bao gia đình tan nát và biết bao hệ lụy của cảnh mất nhà, mất đất. Những tranh chấp đất đai ở Tòa Khâm Sứ Hà Nội, Giáo điểm Con Cuông, nhà thờ Thái Hà và bao nhiêu nơi khác trên cả nước... cũng do cái luật về đất đai đó mà sinh ra . Mong rằng, nhân cơ hội này, các nhà làm luật Việt Nam, vì sự an bình và phúc lợi của toàn dân, nên xem xét và sửa đổi luật đất đai cho thích hợp. Căn bản của luật nào cũng phải phù hợp với đỏi hỏi và cảm xúc của người dân. Luật phải sửa trong tinh thần quan tâm đến quyền tư hữu của mọi người.

Tôi nghĩ, người dân nghèo chạy ăn từng bữa toát mồ hôi, chẳng ai dại dột đi chống chính quyền làm gì, chỉ tại bị tước đoạt hết, không có chỗ để sống nên đành phải chống lại lệnh bứt tử mà thôi.

Không biết khi mà mấy ông Chủ Tịch xã Vinh Quang, chủ tịch huyện Tiên Lãng và gia đỉnh đang vui mừng đón tết trong cảnh tiền dư gạo thừa, họ có nghĩ đến cảnh màn trời chiếu đất của gia đình ông không nhỉ? Khi họ chúc nhau những điều tốt lành, họ có nghĩ đến những điều chẳng lành mà họ đã gây ra cho gia đình ông vào những ngày cuối năm không? Nếu họ chịu khó suy nghĩ một chút, tôi nghĩ họ cũng có thể gặp những giây phút hối hận đấy. Xin ông Vươn hãy tha thứ cho họ để họ có thể hưởng được một cái tết trọn vẹn theo truyền thống yêu thương của dân tộc.

Tôi tin rằng chân lý luôn là ánh đèn soi rọi vào chốn tối tăm. Dù có tàn bạo thế nào, không ai lại dám tự xưng mình là kẻ gây ra điều ác. Họ vẫn luôn phải đứng sau sự thật, vẫn phải sợ sự thật và biện minh cho hành động của mình bằng rất nhiều lý do tại, bị, vì...

Ông Vươn đã là người tiên phong trong việc lấn biển tạo đầm nơi làng xã ông. Hôm nay ông sẽ là người tiên phong đòi lại công bằng cho người dân lao động, trong đó có gia đình ông, đã bao năm bị áp bức bóc lột bởi cường quyền, bởi các quan tham. Tôi xin một lần chính thức tỏ lòng khâm phục hành động khí phách và anh hùng đó của ông. Năm nay gia đình ông sẽ không có dịp đón tết, nhưng mùa xuân vẫn đến với ông trong hy vọng vào một ngày mai tươi sáng. Trong niềm tin yêu vào Thiên Chúa, tôi tin là gia đình ông sẽ được đền bù.

Tôi cũng cầu nguyện cho ông và gia đình.Xin Thiên Chúa là Cha Yêu Thương sẽ đồng hành với ông trong bước đường gian nan này. Ngài sẽ an ủi và nâng đỡ ông và gia đình ông vì " Ngài ban phúc lành cho người công chính, lấy ân tình bao phủ như thuẫn đỡ khiên che" (Tv5,13).

Kính chào ông trong yêu thương của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh.
 
Thông Báo
Phân ưu: LM Giuse Phạm Quang Thể, CSsR, vừa tạ thế tại Việt Nam
Đ.Ô. Giuse Trịnh Minh Trí
16:57 20/01/2012

PHÂN ƯU
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
vừa nhận được tin:
Linh mục Giuse Phạm Quang Thể, C.Ss.R.
Sinh ngày 02 tháng 02 năm 1951 tại Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình
Khấn Dòng ngày 12 tháng 07 năm 1987; Thụ phong Linh mục ngày 17 tháng 01 năm 1998
25 năm tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, 14 năm thi hành sứ vụ Linh mục.
được Chúa gọi về lúc 00 giờ 30 phút, Thứ Năm, ngày 19 tháng 1 năm 2012
tại Việt Nam trong chuyến viếng thăm gia đình và mục vụ.
Hưởng thọ 61 tuổi

Thành kính phân ưu với tang quyến, Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Denver-Hoa Kỳ,
Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Quý Cha trong Giáo Phận Đà Nẵng và TGP Huế.

Xin Thiên Chúa nhân từ đón nhận linh hồn Cha Cố Giuse Phạm Quang Thể,
vị mục tử nhiệt tâm với đời sống Hội Dòng và phục vụ Giáo Hội,
tâm hồn quãng đại đến trẻ em khuyết tật, người nghèo và sắc dân thiểu số,
được hưởng sự sống đời đời.

CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ Nghi thức Tẩm Liệm và Thánh Lễ
6 giờ 30 tối, Thứ Năm, ngày 19 tháng 01 năm 2012,
tại Tu Viện Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn

Thánh Lễ An Táng:
Lúc 7:00 giờ sáng, Thứ Năm, ngày 26 tháng 01 năm 2012 tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Sài Gòn. Sau Lễ An Táng, thi hài của Cha Giuse được đưa về Giáo Xứ Thanh Đức,
Giáo Phận Đà Nẵng và địa táng tại quê nhà.

Xin quý Cha dâng Lễ, và mọi thành phần dân Chúa trong Liên Đoàn
cầu nguyện cho linh hồn Cha Cố Giuse.

Thành kính,
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
 
Văn Hóa
Xuân Mới - Nghiã Xuân
Lm. Jos. Trịnh Văn Viễn
10:18 20/01/2012
 
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa qua cuộc sống
Trần Ngọc Mười Hai
19:54 20/01/2012
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa qua cuộc sống

“Anh gục đầu lên trang sách ước,”

“Chờ nghe máu chuyển một dư thanh.”

(dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mc 1: 21-28

Sách ước năm xưa, anh gục đầu. Dư thanh máu chảy, chờ nghe mãi. Sách ước năm này, Thày định ước. Ghi vào trình thuật, rất sử xanh.

Sử xanh, thánh nhân ghi là ghi lại Lời Chúa dạy có quyền uy toả sáng từ nơi Ngài. Lời Chúa dạy, là giáo huấn Ngài tích tụ không từ một trường lớp/sách vở nào, nhưng là bẩm sinh do tự Cha. Ngay từ đầu, giáo huấn của Đức Chúa do tự Cha là những điều mới mẻ khiến người nghe sửng sốt đến kinh ngạc. Và, người người xưa nay công nhận mình chưa từng nghe biết những điều như thế.

Biết như thế, nhưng vẫn tự hỏi giáo huấn mọi người học được nơi Ngài gồm những gì? Đó có là những điều được thánh Máccô trình thuật lại trong Tin Mừng vào bốn thập niên sau ngày Chúa chết và sống lại chăng?

Ngay từ đầu thế kỷ, điều Chúa huấn dạy được phổ biến rộng sâu qua hình thức truyền khẩu như chứng tích đáng tin cậy không thua gì lề luật viết thành văn. Và còn là, bằng chứng hiển nhiên, hiếm hoi và quí giá như tài liệu giáo dục do các bậc thày nhà Đạo chuyên huấn tập trí tuệ để giúp người nghe ghi tạc lời Ngài như án lệ mà các bậc thức giả trong Đạo từng chỉ dẫn, lẫn dắt dìu. Nên nhớ rằng, dân con thánh hội thời tiên khởi hầu hết đều là các vị chưa biết đọc cũng chẳng biết viết cho phải phép, nên truyền khẩu chính là hình thức chuyển tải phù hợp nhất với mọi người.

Nhiều bằng chứng cho thấy, ngay đến thánh Phaolô cũng gửi đến dân con nhà Đạo hai bản văn quan trọng để giáo dục thành viên cộng đoàn Corinthô biết đường hồi hướng trở về qua phương thức học thuộc lòng những điều thánh nhân dỗ dạy. Đó là lúc thánh nhân sử dụng nhiều phạm trù truyền thống năng nổ như: cụm từ “truyền lại” và “lãnh nhận”, hệt như trong thư gửi giáo đoàn Corinthô, có nói: “Trước hết, tôi truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, đó là: Đức Kitô đã chết vì lỗi tội của chúng ta, như lời Kinh Thánh viết, Ngài được mai táng và ngày thứ ba đã trỗi dậy và hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai như Sách Thánh từng ghi chép.” (1Cr 15: 3-5)

Trong cùng chiều hướng như thế, khi thánh nhân trích dẫn lời Kinh Thánh đều vẫn nhấn mạnh: “Như Kinh Sách từng viết”. Cụ thể như, đoạn thánh nhân nói về “Tiệc Thánh Thể”, sau đây: “Thật vậy, điều tôi lãnh nhận từ Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em, là: trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thày, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thày vừa làm để tưởng nhớ đến Thày." Cũng thế, cuối bữa ăn, Ngài nâng chén nói: "Đây là chén Máu Thày, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thày vừa làm để nhớ đến Thày." (1Cr 11: 23-25)

Hai đoạn trên, được coi như khẳng định căn bản của lòng tin và như chứng từ nền tảng cho mọi nghi thức phụng vụ. Đó là ký ức truyền khẩu về giáo huấn Chúa từng dạy. Thế nhưng, vấn đề là: giáo huấn Chúa dạy các thánh thuộc loại hình nào?

Rõ ràng, phương thức Chúa dùng để giáo huấn dân con mọi người lại đã không đạt tầm hiểu biết của người nghe ở Caphanaum như thánh sử Máccô xác nhận: “Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Ngài, vì Ngài giảng dạy như Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư.” (Mc 1: 22). Khi giảng dạy, Ngài không làm như mọi người là: trích dẫn lời của ai, về bất cứ việc gì, mà sử dụng chính Lời lẽ/ý tưởng của riêng Ngài. Đó là nguồn tư tưởng có một không hai, xuất tự nơi Ngài. Là, phương thức Ngài chuyển tải chính Con Người Ngài.

Cụ thể hơn, khi thánh Máccô viết: “Ngài giảng dạy như Đấng có thẩm quyền” thánh nhân sử dụng cụm từ bên tiếng Hy Lạp “exousia” có nghĩa như một “trợ lực”, đồng thời lại hàm ngụ ý nghĩa “Từ khởi thuỷ…” như trong sách Khởi Nguyên vẫn thấy viết. Nơi giáo huấn của Ngài, điểm độc đáo ít thấy là cung cách truyền lực cho người nghe có khả năng thực thi điều mình nhận lãnh răn dạy. Giáo huấn Ngài dạy, không thể xếp hạng theo tiêu chuẩn nào hết. Cũng không có hình thức lẫn khuôn khổ nào giống như thế. Bởi, Ngài không giảng dạy bất cứ truyền thống nào vẫn có xưa nay. Ngài chỉ liên hệ đến người nghe, là con dân mọi thời tức chúng ta. Tất cả, vẫn chỉ là “lời dạy tiên khởi” trước sau không thấy ai từng làm thế. Cũng chẳng bắt chước từ mô hình nào hết. Tư tưởng Ngài đưa ra, vẫn là ý tưởng độc đáo không ai có.

Trình thuật, nay thánh sử cho thấy chuyện xảy ra là ở Caphanaum. Caphanaum ư? Nói thế, có nghĩa rằng: phải chăng Đức Chúa và/hoặc thánh sử Máccô từng sống ở Caphanaum sao? Có thể lắm. Gần đây, nhiều nhà chú giải cho rằng thánh Matthêu, Máccô và chính Đức Giêsu có lúc cũng từng dừng lại ở Caphanaum. Caphanaum tức Kefer Nahum- là thôn làng mang tên ngôn sứ Nahum, có chừng không đầy 1500 người sống ở đó. Thánh Phêro từng sống ở đó, và Đức Giêsu cũng thường lưu lại và có thể cũng có căn hộ ở tại đây. Chính vì thế, Ngài gọi đó là thôn xóm của Ngài. Chính thực ra, Ngài là Giêsu thành Caphanaum, cũng rất đúng.

Nhiều chứng tích cho thấy: vào thế kỷ đầu đời, dân con Chúa sinh sống ở đó cũng rất lâu. Ngay nhà của thánh Phêrô có lẽ là nơi hội họp/gặp gỡ cũng rất thường của dân con đi Đạo vào đầu thế kỷ, chung quanh thập niên 60, thôi. Khai quật Qumran cũng phát hiện ra một vài bình vại tẩy uế có niên đại từ cuối thế kỷ thứ hai và đầu thế kỷ thứ ba. Và, cũng thấy có nền móng nơi ở xuất hiện ngay từ thế kỷ đầu. Và, có nhiều kỷ vật có đề tên “Phêrô” nữa.

Đọc Tin Mừng, người đọc sẽ ngạc nhiên không ít khi thấy 90% nội dung trình thuật thánh Máccô đều thấy có trong Tin Mừng Mátthêu. Nói đúng hơn, 50% nội dung Tin Mứng thánh Mátthêu đã ghi rõ từng lời được viết trong Tin Mừng thánh Máccô, là bản văn viết sớm nhất trong các Tin Mừng. Vậy, nếu thánh Mátthêu là người Do thái nói được tiếng Hy Lạp theo thổ âm Caphanaum, thì sao thánh nhân giữ được văn vẻ của thánh Máccô là nguồn gốc Tin Mừng? Phải chăng thánh Máccô nối kết nhiều với Caphanaum? Các nhà chú giải như F. Moloney công nhận rất có thể là như thế. Tác giả cho biết Caphanaum là chốn miền gần với Giêrusalem, theo nghĩa này.

“Người đến dùng bữa tại nhà ông…” (Mc 2: 15), tiếng Hy Lạp viết: “en to oikia autou”. Nhà đây là nào vậy? Nhà của Lêvi hay của Chúa? Điều này được thừa nhận không phải như lời kể mà như một khẳng định bảo rằng Đức Giêsu cũng có nơi ăn chốn ở tại thôn làng này. Các nhà chú giải lại bảo đó là nhà của Lêvi, nhưng xem ra các vị nói như thế là do ảnh hưởng từ Tin Mừng thánh Luca. Tuy nhiên, Lêvi để lại hết mọi thứ, trước khi lên đường theo chân Chúa! Theo ngôn từ ở Tin Mừng thánh Máccô, người đọc được khuyến khích để tin rằng Đức Giêsu đã lập buổi tiệc chào đón ngay tại nhà Ngài. Caphanaum chắc chắn là trung tâm mọi sinh hoạt mục vụ tại Galilê –căn cứ điạ mọi hoạt động mang tính mục vụ.

Thánh Mátthêu và thánh Luca lại vẫn nói: Chúa không có đến chốn miền nào để gối đầu. Có lẽ hai thánh sử khẳng định như thế là muốn nói đến giai đoạn cuối trong hành trình rao giảng của Chúa. Là thợ mộc ngành thủ công, có thể là Chúa có công việc đặt địa bàn cơ sở ở Caphanaum. Và, có lẽ cũng ở nơi đó, Ngài đã gặp đồ đệ Ngài.

Xem thế thì, khi mọi người đục một lỗ trên mái nhà để đưa người liệt xuống cho Chúa chữa, thử hỏi nhà ấy có phải là nhà của Chúa không? Khái niệm về Đức Giêsu như công nhân nghèo lang thang đây đó để giảng rao, có lẽ không đúng lắm. Đọc Tin Mừng về nơi ăn chốn ở của Đức Chúa, có lẽ cũng nên thận trọng đừng đem ý niệm sở hữu tài sản ra khỏi nhận thức về các gia đình đông con vẫn thấy có nơi các nền văn hoá Trung Đông, vào thời đó.

Nói cho cùng, có lẽ ít ra cũng nên nghĩ rằng: Chúa cũng có nơi chốn bình thường để Ngài lưu lại sau những ngày rong ruổi giảng rao. Và, nơi Ngài ở, chắc chắn được dân chúng biết rõ.

Nói cho cùng, thật cũng khó mà trở thành nhà giảng dạy độc đáo. Có quyền uy. Nhất thứ là khi đấng bậc chuyên giảng dạy lại cư ngụ gần gũi với người nghe. Bởi thế nên, trường hợp của Đấng Giảng Dạy như Đức Giêsu, đích thực là như thế. Rất đặc biệt. Độc đáo. Có một không hai.

Trong tâm tình cảm nghiệm như thế, có lẽ cũng nên về với thi ca mà ngâm nga những lời, rằng:



“Ngào ngạt hương tay một vĩ đàn,

Bàn tay hoa nở trắng không gian,

Bước chân Người tám thu hò hẹn,

Ôi đoá hồn say, phím ngọc lan.”

(Đinh Hùng – Đàn Thu Tay Ngọc)



Thi ca hay Tin Mừng, hẳn vẫn nói lên những tình tự vĩ đại của các đấng bậc có “bàn tay nở trắng không gian”. Có “bước chân người tám thu hò hẹn”, tức “những đoá hồn say phím ngọc lan”. Phím ngọc lan hay lan ngọc, vẫn là tình tự được giảng dạy xưa nay, rất mai ngày. Ở mọi nơi. Mọi thời. Mọi nơi chốn rất thiên thu. Nghìn trùng.



Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.

Mai Tá phỏng dịch.

Chuyện Phiếm đọc trong tuần Thứ Tư thường niên năm B 29.01.2012



“Đêm có tiếng thở dài, đêm có tiếng ngậm ngùi,”
Khu phố yên nằm, Đôi bàn chân mỏi, Trên lối về mưa bay.”

(Tùng Giang – Tôi Với Trời Bơ Vơ)

(Mc 16: 20)

Đã chắc gì, tiếng thở ấy là thứ âm thanh mà bạn nghe được về đêm! Tiếng ấy, có thể là tiếng phì phào thở hắt ra ngoài, nhưng chắc không là tiếng thở hắt, một lần rồi đi đứt! Thật ra thì, có thở hắt ra hay hít dưỡng khí vào đã không nhiều mà lại là thở hắt, thì thôi chắc bạn và tôi, ta sẽ hết cả chuyện để phiếm, và để bàn. Bàn chuyện phiếm, nay chỉ nên nói về ba tiếng thở ngắn thở dài mang dấu ấn đề tài “Tôi với trời bơ vơ”, mà thôi.

Kể cũng lạ, một đằng người nghệ sĩ vừa nghe có “tiếng thở dài”, lại thêm đôi câu hát:



“Đêm anh hát một mình,

Ru em giấc mộng lành.

Xin những yên bình,

cho loài chim nhỏ,

Cao vút trời thênh thang.”

(Tùng Giang – bđd)



Thôi thì, nay đêm nghe “tiếng thở dài” của ai đó cũng chỉ để “ru em giấc mộng lành” hay để có ước vọng lớn, cũng xin bạn và tôi, ta ngưng ngay những thở dài lai rai đến thở hắt hiu kẻo buồn chết đi được. Vâng. Nay, bần đạo chẳng muốn nghe tiếng thở nào dù dài hay ngắn, nhưng chỉ muốn nhắn bầu bạn qua câu hát:



“Anh ru em ngủ

không bằng những lời buồn anh đã viết

Anh ru em ngủ

Này lời ru tha thiết rộn ràng…”

(Tùng Giang – bđd)



Thật ra thì, chẳng biết: lời ru của bầu bạn có là “lời ru tha thiết” để bạn và tôi, ta “còn yêu thương loài người” nữa không thôi! Duy, có điều chắc là: giòng chảy chữ nghĩa mà bần viết ở đây chỉ là “lời ru em ngủ” để mình ngon giấc, thôi.

Hơn nữa, sở dĩ bần đạo thốt lên điều này, vì nhiều bạn và nhiều cái tôi, đôi lúc vẫn thương bần đạo nên mới có ý kiến phản hồi rằng: “Chuyện phiếm của bạn là thứ mà cả tôi lẫn bà xã vẫn để đầu giường để ru… cho dễ ngủ, đấy nhé!”. Ấy chết! Chuyện phiếm của bần đạo, lại chỉ để ru bầu bạn cho dễ ngủ thôi sao?

Vâng. Chính đó là “phát giác kinh khủng” mà bần đạo thỉnh thoảng vẫn nghe/biết. Thế nhưng, (lại chữ “nhưng” rất to đùng gì nữa đây!) giả như có phát giác nào khủng khiếp vốn lôi cuốn mọi người vào chốn ngủ vùi đầy chữ “nhưng” như truyện kể ở dưới để lấy hứng mà luận bàn về những dấu hiệu hoặc ám hiệu trong đời người để suy nghĩ cũng rất nên, như sau:



“2 giờ sáng, có tiếng chuông điện thoại reo trong phòng ngủ của cặp vợ chồng nọ.

Người chồng (C) nhấc điện thoại, người vợ (V) nằm im.

C: Hello… Hello?

Chồng cúp điện thoại, đinh ngủ tiếp nhưng chị vợ đằng hắng:

V: Ai thế?

C: Không biết. Chẳng thấy nói gì cả. Cúp máy.

V: Sao lại cúp máy?

C: Chắc gọi lộn số.

V: Tại sao lại có người gọi lộn số vào giờ này nhỉ?

C: Người ta gọi lộn số giờ nào mà chẳng được.

V: Thế sao lại chọn số của mình mà gọi lộn chứ?

C: Tôi không nghĩ là người ta chọn số của mình mà gọi lộn. Người ta chỉ gọi lộn...

V: Chắc đây là ám hiệu quá.

C: Ám hiệu gì? Ai đưa ám hiệu?

V: Thì "bạn" của ông chứ ai vào đây nữa.

C: Thằng cha đó đâu có phải là bạn tôi đâu mà bà nói vậy.

V: "Thằng cha" đó không phải là bạn ông?

C: Đúng thế.

V: Thế mà ông nói là không nói gì cả.

C: Đúng. Có nói gì đâu.

V: Thế tại sao ông lại biết là "thằng cha"?

C: Tôi có biết gì đâu.

V: Ông vừa mới nói, "Thằng cha đó đâu có phải là bạn tôi".

C: Thì… nói vậy cho nó tiện thôi chứ đâu có phải là… đáng lẽ tôi phải nói là…"người ta…" … "Người ta không nói gì hết".

V: Thế tại sao ông không nói như vậy?

C: Tôi đâu có biết… Nếu nói thế thì đã không có chuyện với bà.

V: Có phải đây nằm trong âm mưu của ông không?

C: Âm mưu gì?

V: Âm mưu làm cho tôi rối trí.

C: Làm sao tôi làm bà rối trí được chứ?

V: Dễ quá mà… Ông dùng chữ "thằng cha" trong khi thật ra đó là "con mẹ"… Rồi ông lại đổi sang dùng chữ "người ta" để làm cho tôi rối trí…

C: Tôi bây giờ mới là người bị rối trí. Bà nói "con mẹ" nào?

V: Làm sao tôi biết được. "Con mẹ" đó là bồ của ông mà.

C: Không có "con mẹ" nào hết. Chỉ có người ta gọi lộn số mà thôi.

V: Thế con mẹ đó có đẹp đẽ gì không?

C: Con mẹ nào?

V: Con mẹ bồ của ông chứ còn ai.

C: Bà ăn nói hàm hồ... làm gì có con mẹ nào... Người ta gọi điện thoại... lộn số... chỉ có thế thôi mà bà làm gì dữ vậy?

Chồng đứng lên ra đóng cửa sổ một cái rầm.

V: Lại ám hiệu gì nữa đó?

C: Bà nói gì? Ám hiệu gì?

V: Ám hiệu bằng cách đóng cửa sổ...

C: Tôi đóng cửa sổ lại vì thấy lạnh.

V: Thế tại sao ông không thấy lạnh và đóng cửa sổ lại trước khi ông nhận được ám hiệu bằng cú điện thoại?

C: Tôi không thấy lạnh trước khi nhận được ám hiệu.

V: Thấy chưa. Tôi nói có sai đâu!

C: Để tôi nói cho bà nghe: Không có ám hiệu... mà cũng chẳng có con mẹ nào hết... chỉ có người nào đó gọi lộn số... và tôi đóng của sổ lại vì tôi thấy lạnh... Chỉ có thế thôi. Bà làm ơn đi ngủ đi cho tôi nhờ.

Anh chồng với tay tắt đèn, miệng lẩm bẩm: "Trời đất quỷ thần!!!"

V: Ông có chắc là con mẹ ấy thấy cái ám hiệu của ông không?

C: Thấy cái gì?

V: Cái đèn, bật lên bật xuống đó.

C: Ai thấy?

V: Tại sao ông lại hỏi tôi? Con mẹ bồ của ông chứ ai.

C: (Thở dài) Thôi bà ơi, đi ngủ đi. Hai rưỡi sáng rồi.

V: Sao ông biết là hai rưỡi sáng rồi?

C: Coi đồng hồ thì biết chứ sao nữa?

V: Chứ không phải là con mẹ ấy nói trước với ông là nó sẽ gọi ông lúc hai rưỡi sáng hay sao?

C: Con mẹ nào?

V: Con mẹ đứng ngoài kia chờ ám hiệu đóng cửa sổ và tắt đèn, mở đèn của ông chứ còn ai vào đây.

C: Thôi bà ơi... không có con mẹ nào hết... không có ai chờ ai hết... chỉ có người nào đó gọi lộn số thôi... bà nghe rõ chưa? Mà tại sao bà lại có cái ý tưởng là tôi léng phéng với con nào cơ chứ? Bà biết là tôi yêu bà đến thế nào mà... Có ai hiểu cho tôi không, khổ quá... Thôi đi ngủ đi, bà ơi!

V: Thôi... tôi xin lỗi ông... có lẽ là tại tôi ghen quá...

C: Có chuyện gì đâu mà bà phải ghen với tuông! Thôi đi ngủ đi... mai tôi phải dậy sớm đi làm...

V: Tôi... tôi xin lỗi ông...

C: Thôi được rồi... đừng nghĩ đến những chuyện ấy nữa.

Chồng giả vờ ngủ. Vợ bắt đầu ngáy. Chồng nhẹ nhàng lật chăn sang một bên, đứng dậy, cởi bộ pijama trên người, để lộ bộ quần áo đã mặc sẵn, lấy mũ đội rồi rón rén ra cửa.

Có tiếng súng lên cò. Chồng hết hồn quay lại.

V: Ông mà mở cửa đi thì tôi bắn một phát nát thây ông cho mà coi!

(Truyện kể trích từ hộp thư trên mạng, mới vừa nhận!)



Kể truyện trên, người kể không có ý chứng minh rằng: sống đời người, vẫn luôn thấy “tiếng thở dài” không chỉ vào ban đêm mới thấy có, mà cả đến ban ngày cũng có luôn! Tuy nhiên, kể thế là để minh hoạ một cảnh tình hoặc tình thế trong đó người kể muốn nói rằng: sống đời thường ở huyện, người người vẫn muốn tìm ra ”ám hiệu” hay “dấu hiệu” nào đó nói lên căn tính của mình và của người, để vui thôi.

Sống đời đi Đạo, cũng có trường hợp nhà Đạo mình vẫn cứ coi động thái phụng vụ hay lời lẽ trong kinh kệ xem có dấu hiệu gì chứng minh là mình vẫn tin và yêu Chúa. Hoặc, chứng từ nào đó khả dĩ cảnh giác/cảnh tỉnh người đi Đạo hãy giữ vững niềm tin nơi Chúa là mục đích của đời mình.

Với một số bạn Đạo, có sự thể tương tự được nhà Đạo coi như “dấu ấn”/”dấu hiệu” chứng tỏ dân con Đạo Chúa, rất lành và rất thánh, vẫn đưa ra những câu hỏi tựa như câu của vị nữ lưu nọ gửi đến đấng bậc phụ trách mục giáo lý trên báo chí, như sau:



Thưa Cha, con có câu hỏi tuy không khó giải quyết nhưng sao nó cứ làm con thắc mắc nghĩ mãi không ra. Số là, mới vừa đây, con được hân hạnh tham dự buổi hội thảo với đề tài nói về cuộc sống của người Công giáo trong đó có phần nói về việc đọc kinh cầu nguyện ở nhà thờ hay đâu đó, ta luôn bắt đầu bằng việc làm “Dấu Thánh Giá”, rất bình thường. Nhưng, không hiểu là bẵng từ lúc nào, số người thực hiện điều này đã vơi dần. Nghĩa là, làm như mọi người thấy khó chịu hoặc ngượng ngập khi phải làm “Dấu Thánh Giá” trước mặt người lạ, nhất là trước bữa ăn hay tiệc tùng đình đám, ở đâu đó. Đối với con, chuyện này khiến con ngạc nhiên không ít, vì truyền thống Giáo hội ta từ nhiều thế kỷ bỗng trong phút chốc nay bị lãng quên hay bỏ sót. Con nói thế có quá đáng không? Có cổ hủ hoặc bảo thủ không, thưa cha? Vậy thì, Hội thánh ta quan niệm thế nào về chuyện này, xin cho biết. Rất ghi ơn. (Câu hỏi trên không thấy ghi tên người thắc mắc)



Hỏi, là hỏi thế, khác nào người nghệ sĩ ở trên tuy không hỏi, nhưng vẫn hát những lời rất lơ mơ, lờ mờ, vẫn hững hờ như:



“Ai cho tôi một ngày yên vui

Cho tôi quên cuộc đời bão nổi

để tôi còn yêu thương loài người…”

(Tùng Giang – bđd)



Hát hay hỏi, là nói lên một tình tự, tuy không rõ nhuộm đặc mầu đen đặc hay trắng trắng. Nhưng, đã là tình tự thì có là tình rất tự sự của người trong/ngoài cuộc, hoặc có là tâm sự đời mình của ai đó, vẫn là điều khó mà diễn tả. Bởi, sự việc có khó tả cảnh tả tình, mới được chủ nhân “bầu tâm sự” gửi đấng bậc chuyên gia nhà Đạo để vấn ý, thì việc nào việc nấy cũng sẽ được giải đáp “thẳng rọt”, “xuôi rót” như sau:



“Bản thân tôi đã viết một bài riêng về lịch sử và ý nghĩa của việc lấy “Dâu Thánh Giá”, cách đây không lâu (x. Question Time, Connor Court 2008, câu 124), nhưng câu chỉ hỏi đã tạo cho tôi cơ hội để, một lần nữa, quảng diễn thêm tầm quan trọng của động tác nói lên lòng sùng Đạo của mình.



Thói quen làm “Dâu Thánh Giá” có từ thời xưa, vào thế kỷ đầu đời của Hội thánh. Như tôi nói trong bài viết hôm ấy, một trong các chứng cứ thành văn xuất từ tác giả Tertullianô hồi cuối thế kỷ thứ 2, đã khẳng định: “Mỗi khi đi đâu hoặc có công tác gì cần phải di chuyển, bước vào hoặc ra khỏi nơi thờ phượng, cả vào lúc xỏ giày chuẩn bị ra đi hay khi đi bơi đi tắm, cả khi ngồi vào bàn ăn lẫn lúc thắp nến, cả khi ngả lưng nằm nghỉ hay ngồi xuống ghế để hội họp, tức bất cứ việc gì khiến bận tâm lo lắng, ta đều làm “Dấu Thánh Giá” trên nơi trán trên ngực và ngang vai. Các thói quen ấy, không do qui luật nào ấn định trong Kinh Sách hết, nhưng thánh truyền vẫn khuyên chúng ta nên làm thế. Thói quen ta giữ và niềm tin trong Đạo vẫn giúp ta xác tín chuyện này.” (x.Tertullianô De Cor, Mil., 3).



Như Tertullianô nói, đây không là thói quen do Hội thánh buộc mọi người làm cho bằng là đó là cử chỉ do lòng mộ đạo của dân con Chúa vẫn thực hiện ở buổi đầu. Nhưng hỏi: đâu là lý do khiến các thánh duy trì thói quen ấy suốt nhiều thế kỷ, là gì?



Rõ ràng, các thánh thời Giáo hội tiên khởi vẫn công nhận rằng: thánh giá là biểu hiệu riêng tư đặc biệt của thánh hội mình. Nói cách khác, ngang qua thánh giá ta biết được rằng chính Đức Giêsu là Đấng cứu độ trần gian và mọi người đều muốn dân con đi Đạo nhớ sự kiện có một không hai này. Với các ngài, thánh giá không là vật phẩm nhắc mọi người nhớ về cái chết nhục hình mà là sự chiến thắng quang vinh của Tình Yêu Thiên Chúa trên cả tội lỗi, nỗi chết và quỉ thần/sự dữ.



Các thánh tổ phụ thời trước coi thánh giá như biểu tượng của sự hiệp thông nối kết Đức Kitô đem đến qua cái chết và sống lại của Ngài. Các ngài quan niệm thanh dọc của thánh giá là sự nối kết trời với đất, còn thanh ngang tượng trưng cho sự kết hợp người Do thái với dân ngoại.



Chính vì lý do này mà các thánh thời giáo hội tiên khởi vẫn dựng thánh giá Chúa khắp mọi nơi, từ nhà riêng cho đến chốn phượng thờ, cả trên mộ phần người chết nữa, chỗ nào cũng ghi dấu Thánh giá ở trên đó.



Thánh Gioan Chrisostôm cắt nghiã sự việc này như sau: “Không ai thấy xấu hổ về dấu thánh thiêng ơn cứu độ là điều tốt lành trên hết mọi sự lành qua đó ta nhận ơn huệ sự sống rất hữu hiệu. Nói cho cùng, bất cứ nơi nào mình hiện diện, ta đều mang trong người trọn vẹn thập giá Đức Kitô như vương miện cao cả của đấng thánh. Thật sự, mọi thành tựu nơi ta đều ngang qua thánh giá. Cả khi ta tái sinh nên lành thánh, thì thập giá vẫn có đó. Khi nhận của ăn nhiệm mầu rất thánh, khi thực hiện công cuộc thừa tác rất thánh tiến, cũng như khi cử hành phụng vụ, nhất nhất đều là biểu hiện sự chiến thắng quang vinh của Chúa vẫn luôn hiện diện nơi ta. Điều đó cũng cắt nghĩa vì lòng sốt sắng mộ đạo mới khiến ta treo dựng thánh giá cả ở trong nhà, trên tường hoặc nơi cửa sổ. Điều đó cũng chứng minh lòng ta mộ đạo mỗi khi làm dấu thánh trên trán và trên tim mình. Chính đây là dấu hiệu của ơn cứu độ. Là, dấu chỉ sự tự do con cái Chúa. Là, dấu thánh tỏ bày lòng nhân lành Chúa đối với mọi người.” (X. Bài giảng Tin Mừng Thánh Mát-thêu đoạn 54, câu 4 )



Dấu hiệu của thập giá rất thánh lâu nay vẫn hiện diện khắp nơi trong nhà thờ. Ngay khi bước vào nhà thờ cũng như lúc rời khỏi nơi thờ phượng và cử hành phụng vụ, ta đều chấm nước thánh và làm dấu thánh giá. Và, mỗi khi cử hành bất cứ phép bí tích nhiệm mầu, ta cũng đều bắt đầu bằng việc lấy dấu Thánh giá hết. Khi rửa tội, vị chủ trì cũng như cha mẹ và vú bõ đỡ đầu thảy đều làm dấu thánh giá trên trán trẻ bé vừa chịu phép thanh tẩy. Nước rửa xối lên đầu trẻ bé cũng được thực hiện theo hình thánh giá và vị chủ trì buổi rửa tội, cũng xức dầu lên người của trẻ bé bằng hai động tác theo hình thánh giá có nhúng dầu thánh.



Khi cử hành thánh lễ, dân con tham dự vẫn thực hiện nhiều dấu thánh giá hơn nữa. Như, từ khi bắt đầu lễ cho tới khi chủ tế ban phép lành kết lễ và lúc nghe chủ tế công bố Tin Mừng của Chúa, người tham dự đều làm dấu thánh giá trên trán, trên môi miệng và trên ngực mình trước khi nghe. Và, phép lành kết thúc thánh lễ cũng được ban theo hình thức thánh giá trên người hoặc phẩm vật được làm phép.



Đằng khác, ta vẫn thấy thánh giá xuất hiện mọi nơi mọi chỗ: trên tường nhà thờ, cả bên trong lẫn bên ngoài chốn thờ phượng hoặc tại nhà riêng; trong túi áo, bao bị, cả trên chuỗi Mân Côi và vài nơi trên thế giới, ta cũng thấy thánh giá được dựng bên đường lộ, dọc các con sông nữa.



Thế nên, hãy tỏ lòng hân hoan vui sướng được đãi ngộ vì ta vẫn có thói quen làm dấu thánh bởi đây là dấu hiệu đồng hành với Hội thánh ngay từ thời tiên khởi. Bao giờ cũng thế, ta bắt đầu cầu nguyện bằng cách làm dấu thánh giá, cả khi nguyện cầu cảm tạ trên của ăn, lẫn giây phút ta ra vào nhà hoặc trước giây phút bắt đầu hành trình đi xa…



Cũng nên bảo nhau đừng ngại ngần/xấu hổ khi chứng tỏ niềm tin ta có với Chúa bằng việc làm dấu thánh giá trên của ăn, trong khách sạn, ở nhà hàng hay đâu đó trước bá quan thiên hạ. Nói cho cùng, ngay nơi công cộng, ở buổi thi đấu thể thao, ta vẫn thấy các cầu thủ/vận động viên vẫn làm dấu thánh giá trước mặt cả ngàn ngàn khán/thính giả cũng như triệu triệu người theo dõi truyền hình buổi đấu ấy.



Tắt một điều, dấu thánh giá là phù hiệu chính nói lên lý lịch cao sang của người theo Đạo. Là, biểu tượng chứng tỏ Đức Kitô toàn thắng lỗi tội và nỗi chết. Là, biểu tượng thánh thiêng chứ không là vật phẩm nhất thời hoặc cổ lỗ.” (X. John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 27/11/2011, tr. 10)



Đúng là thế. Hỏi về dấu thánh giá mà lại hỏi đấng bậc cha cố rất nhà Đạo, khác nào tra hỏi bậc thày về giáo lý với sách phần! Các thứ ấy, đức thày nào cũng nằm lòng, chẳng sai một ly đi một dặm nào hết. Có chăng, chỉ nên hỏi: các đức thày có thực hiện việc tốt lành này ở chỗ tư riêng không, mà thôi. Riêng tư/tư riêng, là không cần chứng tỏ cho mọi người biết về triết lý rất thần học có từ ngàn trước đến ngàn sau.

Nói về dấu thánh giá, chỉ là nói về dấu hiệu bên ngoài về thần học cứu rỗi được tóm gọm bằng câu tuyên xưng Ba Ngôi Đức Chúa rất hiện thực, cùng là dấu hiệu chứng tỏ lòng tin của mình, thôi. Nói cho cùng, có làm dấu hiệu gì đi nữa cũng chỉ đều như nói và hát. Nói như hát, vẫn nên chuyển đến mỗi người và mọi người những gì vui tươi, hồ hởi vẫn rất mừng. Nói và hát về thần học cứu rỗi, là đừng nói và hát những câu ca như sau:



“Đêm hiu hắt lạnh lùng,

Sầu thêm mắt muộn phiền

Soi bóng đời mình bên giòng sông cũ

Tôi với trờ bơ vơ!

Tôi với trời bơ vơ…”

(Tùng Giang – bđd)



Nói và hát, về thần học cứu rỗi bằng cử chỉ hoặc dấu hiệu trên con người, chỉ nên nói và hát những gì Chúa dạy ta làm thế với mọi người, như trình thuật thánh Máccô vẫn ghi:



“Các Tông Đồ ra đi rao giảng khắp nơi,

có Chúa cùng hoạt động với các ông,

và dùng những dấu lạ kèm theo

mà xác nhận lời các ông rao giảng.”

(Mc 16: 20)



Nói cho cùng, có làm dấu thánh giá hay dấu gì đi nữa mà chẳng xác tín điều mình làm, thì cũng chỉ như người máy làm được mọi chuyện nhưng chuyện nào cũng không có hồn, chẳng tác dụng gì đến người làm hoặc người thấy. Làm thật đấy, nhưng chỉ công cốc, rất vô ích.

Nói tóm lại, gì gì đi nữa, có làm dấu thánh giá hay “dấu lạ” với mình mình hoặc với người, cũng chỉ nên làm những động tác rất “ắt và đủ”, thôi. Nói theo ngôn ngữ người đời, là nói và bảo: hãy chỉ nên vừa đủ, cả khi làm lẫn khi vui. Như châm ngôn được bạn bè truyền nhau trên mạng, rằng:



“Vừa đủ HẠNH PHÚC để giữ tâm hồn đượcngọt ngào.

Vừa đủ THỬ THÁCH để giữ mình luôn kiên cường.

Vừa đủ MUỘN PHIỀN để thấy mình thật sự là người.

Vừa đủ HY VỌNG để thấy mình Hạnh Phúc.

Vừa đủ THẤT BẠI để giữ mình mãi khiêm nhường.

Vừa đủ THÀNH CÔNG để giữ mình mãi nhiệt tâm.

Vừa đủ BẠN BÈ để bớt có cảm giác cô đơn.

Vừa đủ VẬT CHẤT để đáp ứng các nhu cầu cuộc sống.

Vừa đủ NHIỆT TÌNH để có thể đợi chờ trong hân hoan.

Vừa đủ NIỀM TIN để xua tan thất bại!”

(trích điện thư từ bạn bè gửi rất nhiều, vào ngày 17/01/2012)



Lại nói tóm, làm gì thì làm miễn là việc làm của bạn và của tôi, vẫn vì mục tiêu khiến mọi người vui tươi, hạnh phúc như Chúa dạy. Đó mới là vấn đề. Đó chính là mục tiêu của cuộc sống, rất thánh thiêng. Anh em.



Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn xin mình xin người

chớ đặt nặng những dấu bên ngoài,

nhưng hãy chỉ quan tâm đến

điều Chúa nhắn nhủ vào giờ cuối,

thế thôi.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Sắm Cành Mai Tết
Nguyễn Bá Khanh
22:58 20/01/2012
SẮM CÀNH MAI TẾT
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Vâng, người ơi, thiếu đủ thật lạ lùng
chiếc bình nhỏ cắm nhành mai nho nhỏ
là một nửa mùa xuân rồi đó
vắng hoa này
rượu thịt cũng như không!
(Trích thơ của Cao Xuân Sơn)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Thế giới nhìn từ Vatican 13/1 - 20/01/2012
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
13:48 20/01/2012
1. Tuần cầu nguyện đặc biệt cho sự hiệp nhất Kitô Giáo

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã dành buổi triều yết chung hôm thứ Tư 18 tháng Giêng để giải thích về ý nghĩa của tuần cầu nguyện đặc biệt cho sự hiệp nhất Kitô Giáo.

Trong vòng hơn 100 năm qua, tuần lễ từ ngày 18/1 đến 25/1 được dành làm tuần cầu nguyện đặc biệt cho sự hiệp nhất Kitô Giáo với sự tham dự của Giáo Hội Công Giáo và các hệ phái Kitô. Tại Rôma, cộng đoàn quốc tế Bênêđíctô, có trụ sở ngay bên cạnh đền thờ Thánh Phêrô Ngoại Thành sẽ có những buổi cử hành trọng thể với các Giờ Kinh Chiều mỗi ngày vào lúc 5 giờ chiều. Cộng đoàn Bênêđíctô trong thời gian qua đã gởi các thiệp mời đến không chỉ từng cá nhân mà còn toàn thể các cộng đoàn tôn giáo bạn.

Ngày thứ Tư, 25/1, kính lễ Thánh Phaolô trở lại, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16, giống như vị tiền nhiệm là Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị, sẽ cử hành Giờ Kinh Chiều trọng thể kết thúc Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Hiệp Nhất Kitô Giáo lúc 5h30 tại Bàn Thờ Mộ Thánh Phaolô cùng với sự tham dự của các đại diện tất cả các hệ phái Kitô.

Trong Tự Sắc ban hành ngày 31/5/2005 với nhan đề "Đền thờ cổ kính", Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 quy định rằng các buổi cử hành liên quan đến việc cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô Giáo sẽ được cử hành tại Đền Thờ Thánh Phaolô.

Cùng với Ủy Ban Giáo Hoàng Hiệp Nhất Kitô Giáo, cộng đoàn Thánh Bênêđíctô tại Rôma với sự tăng cường của 10 cộng đoàn Thánh Bênêđíctô khác trên thế giới đã hoạch định nhiều sáng kiến cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo.

Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 18 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã nói như sau:

“Hôm nay chúng ta bắt đầu tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo, mà trong hơn một thế kỷ qua đã được cử hành hàng năm bởi các Giáo Hội và các cộng đoàn Kitô”.

Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo đã được khởi sự từ năm 1908 theo sáng kiến của cha Paul Wattson và đã được Đức Giáo Hoàng thời đó là Đức Thánh Cha Pius thứ 10 ủng hộ.

Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã giải thích tầm quan trọng của biến cố này trong quá khứ và hiện tại. Ngài nói:

“Đức tin nơi Chúa Kitô và sự hoán cải nội tâm, cả cá nhân lẫn cộng đoàn, cần phải luôn được đi kèm với lời nguyện của chúng ta cho sự hiệp nhất Kitô Giáo”

Trước cộng đoàn gồm hơn 8000 tín hữu hành hương, Đức Thánh Cha nói tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo đóng một vai trò quan trọng trong việc Tân Phúc Âm Hoá.

2. Khả năng nhận ra và đáp trả ơn gọi sống đời thánh hiến.

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 15 tháng Giêng, Đức Thánh Cha đã đề cập đến khả năng nhận ra ơn thiên triệu và sự quảng đại đáp trả. Ngài nói:

“Và vì thế, lời mời gọi theo Chúa Giêsu càng mật thiết hơn, không phải là để hình thành nên một gia đình nhưng là dâng hiến chính mình cho gia đình Giáo Hội, thông thường từ chứng tá hay là lời đề nghị của một ‘người anh thiêng liêng’, thường là một linh mục”.

Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến vai trò của những bậc làm cha mẹ và các linh mục như những người cha thiêng liêng trong việc hướng dẫn giới trẻ đáp trả quảng đại ơn gọi này bằng cách chấp nhận lời mời gọi của Chúa.

“Đáp trả này là một sự cho đi hoàn toàn chính mình thể hiện qua việc thay đổi tên Simon thành Phêrô. Cầu xin cho chúng ta giữ cho mình lòng mình rộng mở đối với thánh ý Chúa cho đời ta”.

Chúa Nhật tuần qua cũng là ngày Thế Giới Di Dân và người Tị Nạn. Đức Thánh Cha đã cầu nguyện cho hàng triệu người không có một nơi được gọi là nhà. Ngài cũng nhấn mạnh rằng việc di dân cũng mở ra cho Giáo Hội những cơ hội truyền giáo.

3. Đức Thánh Cha gặp gỡ các chính trị gia Italia: Cuộc khủng hoảng kinh tế là một cơ hội tái khám phá những giá trị.

Trong buổi tiếp kiến sáng 12 tháng Giêng, dành cho chính quyền miền Lazio, thành phố và tỉnh Rôma, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã kêu gọi đẩy mạnh tinh thần tiếp đón, tình liên đới và sự tôn trọng luật pháp trong đời sống tại miền này.

Hàng trăm vị thuộc Hội đồng chính quyền của 3 cơ cấu trên đây đến chúc mừng Đức Thánh Cha nhân dịp đầu năm mới. Lên tiếng trong buổi gặp gỡ, Đức Thánh Cha nhắc đến cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chánh tại nhiều nơi trên thế giới, kể cả miền Lazio và Roma. Cuộc khủng hoảng này có thể là cơ hội để toàn thể cộng đoàn dân sự kiểm chứng xem các giá trị được đặt làm nền tảng cuộc sống chung xã hội có tạo nên một xã hội công bằng, liêm chính và liên đới hơn hay không, và nếu không thì cần xét lại sâu rộng để phục hồi các giá trị ở căn cội cuộc canh tân thực sự cho xã hội, cũng như tạo điều kiện cho sự phục hồi không những về kinh tế, nhưng còn quan tâm thăng tiến thiện ích toàn diện của con người nữa.

Đức Thánh Cha kêu gọi phát triển một thuyết nhân bản được đổi mới, trong đó căn tính của con người được hiểu rõ. Thực vậy, cuộc khủng hoảng hiện nay cũng có căn cội trong cá nhân chủ nghĩa, làm lu mờ chiều kích quan hệ của con người với tha nhân, làm cho nó khép kín trong thế giới nhỏ bé của mình, chỉ quan tâm thỏa mãn những nhu cầu và ước muốn riêng của mình mà ít lo lắng cho tha nhân. Trong bối cảnh đó, Đức Thánh Cha nhắc đến hậu quả của não trạng cá nhân chủ nghĩa là nạn đầu cơ nhà ở, sự khó khăn của người trẻ trong việc tìm được công ăn việc làm, sự cô đơn của bao nhiêu người già, tình trạng sống vô danh trong nhiều khu phố. Ngài nói:

“Cuộc khủng hoảng hiện nay, do đó, có thể là một cơ hội cho toàn thể cộng đồng minh xác rằng các giá trị trên đó đời sống xã hội được xây dựng liệu có hình thành nên một xã hội công chính, công bình và hiệp nhất hay không, hay là chúng ta cần thiết phải thực hiện một thay đổi sâu xa ngõ hầu tái khám phá các giá trị.”

Cuộc khủng hoảng này theo Đức Thánh Cha không chỉ liên hệ đến kinh tế nhưng còn liên quan đến chủ nghĩa cá nhân. Ông Nicola Zingaretti, tỉnh trưởng của Rôma đồng ý với Đức Thánh Cha:

“Cuộc khủng hoảng kinh tế đã nhanh chóng chuyển hóa thành một cuộc khủng hoảng xã hội, đe dọa làm xuống cấp các mối quan hệ xã hội và các quan hệ giữa người và người”.

Trong diễn từ của mình Đức Thánh Cha cũng đã bàn đến vai trò của giáo dục, đặc biệt là cách thế trong tương lai nó có thể dẫn con người thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.

“Những giá trị mà trong nhiều thế kỷ qua đã khiến Rôma và các vùng lân cận trở nên một ngọn đèn cho thế giới có thể được dùng để canh tân nền tảng trên đó chúng ta có thể cải thiện tương lai cho tất cả mọi người”.

4. Ngày Quốc Tế Giới Trẻ của các gia đình

Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình đã hoạt động không ngừng cho ngày Quốc Tế Gia Đình sẽ diễn ra từ 30 tháng 5 cho tới 3 tháng 6 tới đây tại Milan. Biến cố này thường được xem là ngày Quốc Tế Giới Trẻ của các gia đình. Thật vậy, vào năm 2006, một triệu người đã tham dự ngày Quốc Tế Gia Đình tại Valencia, Tây Ban Nha.

Những tham dự viên có thể ghi danh tại Web site www.family2012.com cho đến hạn chót là 31 tháng 3 tới đây. Tại địa chỉ này có rất nhiều tài liệu về gia đình do tổng giáo phận Milan soạn thảo nhằm giúp các đôi vợ chồng giải quyết các mâu thuẫn thường thấy trong đời sống gia đình.

Đức Hồng Y Ennio Antonelli là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về gia đình cho biết thêm:

“Hội Đồng Giáo Hoàng đang đưa ra những bài giáo lý để chuẩn bị cho các gia đình. Các bài giáo lý này được dịch ra nhiều ngôn ngữ. Không chỉ có những ngôn ngữ chính thức của Vatican mà còn có cả những ngôn ngữ phức tạp như tiếng Trung Hoa và Ả rập”.

Đức Hồng Y cho biết Hội Đồng Giáo Hoàng về gia đình cũng đang trù bị một cuộc hội thảo trong đó bàn đến linh đạo cho các cặp vợ chồng và lý do tại sao cần thiết là các cặp vợ chồng phải dành một thời lượng đáng kể với con cái mình.

Chủ đề của ngày Quốc Tế Gia Đình năm nay là “Tìm kiếm sự quân bình giữa công ăn việc làm, gia đình và thời gian nghỉ ngơi”. Đây là những vấn đề rõ ràng tất cả các gia đình từ nông thôn đến thành thị đều phải đương đầu.

5. Vài nét về Giáo Hội tại Nam Hàn

Theo thống kê mới nhất vào tháng 7 năm 2011, Nam Hàn hiện có gần 49 triệu dân trong số đó người Công Giáo chỉ chiếm 6.6% dân số tức là 3.2 triệu tín hữu.

Gần một nửa dân số Nam Hàn là những người không có niềm tin. 23.2% dân số theo Phật Giáo và 19.7% theo các hệ phái Tin Lành.

Giáo Hội tại Nam Hàn gồm 3 tổng giáo phận và 15 giáo phận. Giáo Hội Nam Hàn hiện có một vị Hồng Y đã về hưu, 9 vị Tổng Giám Mục, trong đó có 5 vị là Tổng Giám Mục đã về hưu và một vị là sứ thần Tòa Thánh tại Syria.

Trong số hơn 3300 linh mục, hơn 20% là các linh mục dòng. Giáo Hội tại Nam Hàn có một con số đông đảo các nữ tu lên đến 8,500 chị.

Hội Đồng Giáo Hoàng về giáo dân đang nghiên cứu về một đề nghị theo đó tiếp sau ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio De Janerio, Hán Thành có thể được chọn làm nơi đăng cai ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2015 xét vì con số đông đảo lên đến 150,000 người gia nhập Giáo Hội mỗi năm.

6. Tòa Thánh kêu gọi trả tự do cho 9 giáo sĩ Trung Hoa đang bị cầm tù

Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy người Hương Cảng, Tổng thư ký Bộ truyền giáo, đã kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho 9 giám mục và linh mục Công giáo bị giam giữ. Ngài nói rằng việc tiếp tục giam cầm những tu sĩ này làm tổn thương hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy đưa ra nhận định này trong một cuộc phỏng vấn dành cho thông tấn xã AsiaNews, có trụ sở tại Rome trong một bài được đăng tải vào hôm thứ Ba 17 tháng Giêng.

Đức Cha Huy đã yêu cầu công chúng cầu nguyện cho những giám mục và linh mục bị giam giữ cũng như kêu gọi trả tự do cho những vị này.

Ông nói nếu 9 tu sĩ này đã làm điều gì sai trái, nhà nước cần phải đem ra toà xét xử thay vì giam vào ngục hay cô lập họ.

Thông tấn xã Catholic News Service nói 8 trong số những giáo sĩ bị bắt giữ thuộc Giáo Hội Hầm Trú không được chính phủ Trung Quốc công nhận.

7. Nhiều thành phố trên thế giới đang xin đăng cai ngày Quốc Tế Giới Trẻ giới trẻ 2015

Còn hơn một năm nữa mới tới ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio De Janerio tuy nhiên nhiều thành phố trên thế giới đã lần lượt bày tỏ ước vọng được cho đăng cai ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2015.

Ứng viên nặng ký nhất là thành phố Krakôvia của Ba Lan, quê hương của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ Nhị. Đức Hồng Y Stanislaw Dziwisz, người từng là bí thư của Đức Cố Giáo Hoàng và hiện là Tổng Giám Mục Krakôvia đã bày tỏ ước mong là thành phố này được chọn tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ nhân dịp 10 năm ngày Đức Cố Giáo Hoàng qua đi. Nếu thành phố được chọn thì đây là lần thứ Hai Ba Lan được chọn là nơi tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ. Lần đầu tiên đã diễn ra năm 1991 tại Czestochowa.

Luân Đôn là thành phố thứ hai muốn đăng cai ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2015. Gần đây, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã sang thăm Anh quốc vào tháng 9 năm 2010. Nhiều người dân Anh đang mong muốn thấy ngài trở lại thăm quê hương của họ.

Hán Thành là thành phố thứ ba đã thỉnh cầu Hội Đồng Tòa Thánh Về Giáo Dân cho thành phố này được là nơi tụ tập của các bạn trẻ. Các Giáo Hội tại Á Châu rất mong muốn Tòa Thánh xem xét tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Á Châu lần thứ Hai. Tưởng cũng nên nhắc lại là năm 1995, hơn 4 triệu bạn trẻ đã tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Manila. Hán Thành là thành phố được xem là có rất nhiều triển vọng xét vì con số tân tòng hàng năm tại nước này lên đến hơn 150,000 người.

Các nước khác cũng đang vận động đăng cai ngày Quốc Tế Giới Trẻ là Ấn Độ, Latvia và Peru. Cả hai nước Phi Châu là Cameroon và Angola cũng xin được đăng cai.

8. Đền thánh kính Đức Mẹ lớn nhất trên thế giới đón tiếp 10 triệu du khách trong năm qua.

Có nhiều đền thánh kính Đức Mẹ trên thế giới, nhưng đền thánh lớn nhất là đền kính Đức Mẹ tại Aparecida tọa lạc giữa Sao Paulo và Rio De Janerio. Mỗi năm đã có hàng triệu tín hữu đến kính Đức Mẹ. Trong năm qua, con số khách hành hương đã lên đến hơn 10 triệu.

Tháng đông nhất là tháng Mười, tháng Mân Côi với hơn 1.2 triệu người. Vào ngày 13 tháng 11 năm ngoái nhân ngày Toàn Quốc Hành Hương của giới trẻ, hơn 200,000 bạn trẻ đang quây quần chung quanh Đức Mẹ Aparecida.

Lịch sử của đền thánh này khởi sự từ năm 1717. Theo truyền thuyết thì các ngư phủ trong vùng đã khó khăn vất vả mà không được gì. Sau đó, họ bất ngờ kéo lên được một tượng Đức Mẹ. Rồi thì các mẻ sau đó đều đầy cá.

Các ngư phủ đã xây một nhà nguyện nhỏ để tạ ơn Đức Mẹ, Đấng vài năm sau đó được tôn phong là Nữ Vương Bổn Mạng nước Ba Tây.

Năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã viếng thăm đền thánh này trong chuyến tông du lần đầu đến Mỹ Châu.