Phụng Vụ - Mục Vụ
Bí quyết hạnh phúc
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
07:26 20/01/2023
Trong ba ngày tết, người ta thăm viếng, chúc mừng nhau và lời đầu tiên trên môi miệng người đời là chúc nhau hạnh phúc.
Vào những ngày đầu xuân, đông đảo người Việt đến các nhà thờ, chùa chiền khắp mọi miền đất nước để cầu an, cầu phúc năm mới.
Như thế, hạnh phúc là điều mà mọi người đều khao khát, ước mong và tha thiết cầu xin cho bằng được.
Tuy nhiên, hạnh phúc không phải là điều hễ cầu là được, ước là thấy, hễ chúc cho nhau là có...
Vậy phải làm thế nào để được hạnh phúc? Chúng ta cùng tìm hiểu với nhau.
Khi loài người cầu xin Thiên Chúa ban cho họ những trái cam ngon ngọt và bổ dưỡng, Thiên Chúa không đem những trái cam có sẵn phân phát cho từng người theo ý họ xin, nhưng Ngài ban cho họ hạt giống cây cam và bảo họ hãy gieo trồng và chăm sóc, thì sẽ thu hoạch được nhiều quả cam ngon ngọt.
Tương tự như thế, khi loài người muốn có cơm, bắp, đậu… thì Thiên Chúa trao cho những hạt giống lúa, giống bắp, giống đậu… để họ gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch.
Như thế, muốn thu hoạch giống nào thì hãy gieo thứ giống đó. Muốn ăn cam thì hãy trồng cam, muốn ăn cơm... thì phải gieo lúa …
Cũng theo cách thức đó, khi loài người khao khát hạnh phúc, an vui và cầu xin Thiên Chúa ban hạnh phúc cho mình, Thiên Chúa không đem từng gói, từng khối hạnh phúc phân phát cho con người, nhưng Ngài trao cho họ những hạt giống hạnh phúc để họ gieo trồng và ai gieo hạt hạnh phúc, tức là làm ơn làm phúc cho người khác, thì sẽ được thu hoạch dồi dào hạnh phúc.
Trong lĩnh vực trồng cây hái quả, ta thấy có 3 hạng người sau đây:
-Một là hạng người không trồng cây mà đòi hái trái, không gieo mà đòi thu hoạch… Hạng nầy tượng trưng cho những người không chịu gieo trồng hạt giống hạnh phúc, là đem lại an vui cho người khác nhưng đòi hưởng phúc thật nhiều.
-Hai là hạng trồng cây xấu mà đòi hái trái tốt, trồng những cây gai góc như xương rồng mà đòi thu hoạch những chùm nho ngon ngọt… Hạng nầy tượng trưng cho những người làm điều ác, thường gây đau khổ cho người khác mà đòi hưởng phúc lành.
-Ba là hạng người trồng cây tốt nên thu hoạch được nhiều trái tốt, gieo giống tốt nên gặt được hoa màu tốt tươi. Hạng nầy tượng trưng cho những người hy sinh phục vụ người khác, mang lại niềm vui cho tha nhân nên được hưởng nhiều hạnh phúc trong cuộc đời.
Như thế, phúc hay họa nằm trong tay mỗi người chúng ta, do ta định đoạt. Ai muốn hạnh phúc hãy mang lại hạnh phúc an vui cho người; trái lại, ai muốn rước lấy tai họa thì hãy gây đau thương khốn khổ cho tha nhân.
Đây là quy luật phổ quát bất di bất dịch trong cuộc đời. Thánh Phao-lô nhắc lại quy luật nầy cách ngắn gọn như sau: “Ai gieo giống nào thì sẽ gặt giống đó.” Còn Chúa Giê-su thì nói: “Ai đong bằng đấu nào thì sẽ được đong trả lại bằng đấu ấy.” Nếu chúng ta đong cho người khác một đấu thóc thì cuộc đời sẽ đong lại đấu thóc khác cho ta; trái lại, nếu chúng ta đong cát, sỏi… cho người, thì chỉ nhận được cát, sỏi thôi.
Lạy Chúa Giê-su,
Xin giúp chúng con đừng bao giờ đong “những đấu ghen ghét, oán hờn” cho tha nhân để khỏi bị đong lại những đấu oán hờn, nhưng sẵn sàng đong cho họ những đấu hạnh phúc thật đầy, nhờ đó, hạnh phúc sẽ được đong lại dư đầy cho chúng con. Amen.
Một sự mất trí đáng ao ước
Lm Minh Anh
15:59 20/01/2023
MỘT SỰ MẤT TRÍ ĐÁNG AO ƯỚC
“Họ nói, ‘Người đã mất trí’”.
Ngày 04/5/1897, nữ công tước Sophie Alenjon đang chủ trì một vũ hội từ thiện ở Paris thì hội trường bốc cháy. Trước sự hoảng loạn, nhiều phụ nữ và trẻ em tìm lối thoát, lính cứu hoả lao vào giải cứu. Một số tiếp cận nữ công tước, người vẫn bình tĩnh ngồi ở bục chủ toạ; họ giục giã, nhưng cô cự tuyệt; nhiều người bảo cô mất trí! Cô nói, “Vì tước hiệu của tôi, người đầu tiên vào đây; tôi sẽ là người sau hết rời đây!”. Từ chối đề nghị giúp đỡ, Sophie Alenjon ở lại và chịu thiêu sống với hơn 120 người khác. Người gác cổng nói, “Ôi, ‘một sự mất trí đáng ao ước!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Một sự mất trí đáng ao ước!’, chủ đề được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay. Không thể tin được, một số người thân của Chúa Giêsu đã coi Ngài như người ‘mất trí’. Vậy mà chi tiết ngộ nghĩnh này lại bất ngờ tiết lộ hành trình đức tin của chúng ta; trên hành trình đó, vì Chúa Giêsu, bạn và tôi có thể bị người khác coi là mất trí, nhưng đây sẽ là ‘một sự mất trí đáng ao ước!’.
Chúng ta hãy bắt đầu với tiền đề hiển nhiên rằng, Chúa Giêsu hoàn hảo về mọi mặt. Ngài là sự khôn ngoan của Chúa Cha, là “Đấng Kitô xuất hiện như vị Thượng tế của mọi tốt lành tương lai” như thư Do Thái hôm nay xác quyết. Với Ngài, không gì quan trọng hơn việc chu toàn thánh ý Chúa Cha và cứu rỗi các linh hồn, đến nỗi Ngài bỏ mặc việc lo cho chính mình; Ngài say mê Thiên Chúa và say mê con người mà đỉnh cao là sự hiến dâng xác hồn trọn vẹn trên thập giá. Đúng! Với thế gian, Ngài đã ‘mất trí’ như một số người thân nhận định. Thú vị thay! Đây cũng là những gì có thể xảy ra nơi chúng ta, những con người hiến dâng cho Thiên Chúa và tha nhân hết lòng, đến nỗi ‘được’ thế gian coi là ‘mất trí’, ‘một sự mất trí đáng ao ước!’.
Nếu ‘mất trí’ được gán cho Chúa Giêsu, thì nó cũng được gán cho bạn và tôi nếu chúng ta nên giống Ngài. Việc đi theo Chúa Giêsu, thực hiện ý muốn của Ngài không phải lúc nào cũng được người khác chấp nhận! Chẳng hạn, những hành động nhân từ và thương xót, cách chung, được coi là tốt và đạo đức; nhưng nhiều khi, điều này lại dẫn đến sự chỉ trích của người khác, ngay cả những người trong gia đình. Khi điều này xảy ra, bạn không nên ngạc nhiên, tổn thương hoặc cay đắng; ngược lại, bình tĩnh, khoan dung và hiền lành; đừng tức giận hoặc bất bình. Đúng hơn, hãy vui mừng khi thấy mình đang giống Chúa Giêsu và nhớ lại những phán đoán sai lầm người ta dành cho Ngài. Chúa Giêsu còn được cho là ‘mất trí’, phương chi chúng ta. Đừng để người khác ngăn cản việc chúng ta làm theo ý muốn của Thiên Chúa và nên giống Ngài.
Anh Chị em,
“Họ nói, ‘Người đã mất trí’”. Hôm nay, bạn và tôi hãy suy gẫm về bất cứ trải nghiệm nào mà chúng ta đã có như Chúa Giêsu đã có, đã làm, và đã đón nhận! Hãy ngưỡng mộ sự ứng xử quý tộc của nữ công tước Sophie Alenjon; và gẫm xem lòng trung thành của chúng ta tỏ ra đối với Thiên Chúa và sứ mệnh Ngài trao cho chính mình! Đừng trở nên cay đắng khi phải nghe những lời này lời kia; thay vào đó, học biết đón nhận những điều ấy như là những gì Chúa Giêsu đã chịu và cầu xin cho được nên giống Ngài. Chúa Giêsu đang chờ đợi bạn và tôi, hãy gạt bỏ một bên sự khôn ngoan, kể cả sự cao thượng nhân loại để chúng ta thật sự say mê Thiên Chúa và say mê các linh hồn. Như thế, nếu phải chịu tiếng mất trí, thì đó là ‘một sự mất trí đáng ao ước!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con chỉ tìm Chúa và ý muốn của Chúa trong mọi việc, bất chấp mọi hiểu lầm của người khác; bởi lẽ, con cũng muốn ‘một sự mất trí đáng ao ước’ vì Chúa!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:06 20/01/2023
8. Khi tôi nhiệt tâm yêu mến Thiên Chúa, thì tôi sẽ khiến cho mình biến thành Thiên Chúa.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:08 20/01/2023
41. KHÔNG BIẾT CÁI ÁCH XE
Nước Trịnh có người tình cờ nhặt được cái ách xe, anh ta bèn hỏi người khác:
- “Đây là cái gì?”
Người kia trả lời:
- “Cái ách xe”
Không lâu sau, anh ta lại nhặt được cái ách xe, lại cũng như lần trước anh hỏi người nọ, người ấy trả lời cho anh ta:
- “Cái ách xe”
Nghe xong anh ta la lớn, nói:
- “Vừa mới nói là cái ách xe, bây giờ cũng lại là cái ách xe, làm sao anh lại biết có nhiều cái ách xe kia chứ, rõ ràng anh cố ý bịp tôi !”
Thế là, anh ta đánh lộn với người ấy.
(Hàn Phi tử)
Suy tư 41:
Không biết thì hỏi, đó là việc làm của người khiêm tốn, nhưng khiêm tốn không có nghĩa là ngu đần như anh chàng nhặt được cái ách xe.
Ở đời cũng có những người giả vờ hỏi người khác cái việc mình đã biết để thử tài, để hạch sách anh em; nhưng cũng có người không có một chút kiến thức gì mà cũng lên mặt hạch sách và lấy khẩu cung của anh em, để ra vẻ ta đây là người hiểu biết.
Bác ái chính là cùng nhau học hỏi và chỉ vẻ cho nhau để cùng nhau thăng tiến, trong học hỏi thì cần phải có khiêm tốn, bởi vì không khiêm tốn thì khó mà lãnh hội được những ưu điểm nơi người khác.
Mỗi ngày tôi phải học hỏi trong khiêm tốn, bởi vì đó chính là chìa khoá của sự thành công vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nước Trịnh có người tình cờ nhặt được cái ách xe, anh ta bèn hỏi người khác:
- “Đây là cái gì?”
Người kia trả lời:
- “Cái ách xe”
Không lâu sau, anh ta lại nhặt được cái ách xe, lại cũng như lần trước anh hỏi người nọ, người ấy trả lời cho anh ta:
- “Cái ách xe”
Nghe xong anh ta la lớn, nói:
- “Vừa mới nói là cái ách xe, bây giờ cũng lại là cái ách xe, làm sao anh lại biết có nhiều cái ách xe kia chứ, rõ ràng anh cố ý bịp tôi !”
Thế là, anh ta đánh lộn với người ấy.
(Hàn Phi tử)
Suy tư 41:
Không biết thì hỏi, đó là việc làm của người khiêm tốn, nhưng khiêm tốn không có nghĩa là ngu đần như anh chàng nhặt được cái ách xe.
Ở đời cũng có những người giả vờ hỏi người khác cái việc mình đã biết để thử tài, để hạch sách anh em; nhưng cũng có người không có một chút kiến thức gì mà cũng lên mặt hạch sách và lấy khẩu cung của anh em, để ra vẻ ta đây là người hiểu biết.
Bác ái chính là cùng nhau học hỏi và chỉ vẻ cho nhau để cùng nhau thăng tiến, trong học hỏi thì cần phải có khiêm tốn, bởi vì không khiêm tốn thì khó mà lãnh hội được những ưu điểm nơi người khác.
Mỗi ngày tôi phải học hỏi trong khiêm tốn, bởi vì đó chính là chìa khoá của sự thành công vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 3 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:09 20/01/2023
CHÚA NHẬT III THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mt 4, 12-23.
“Đức Giê-su đến ở Ca-phác-na-um, để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a.”
Bạn thân mến,
Khoảng hơn sáu trăm năm trước khi Đức Chúa Giê-su sinh ra, ngôn sứ I-sai-a đã loan báo việc Đức Chúa Giê-su sẽ đến ở Ca-phác-na-um rồi, và giờ đây lời tiên tri ấy đã ứng nghiệm: Ngài đã đến ở Ca-phác-na-um, và chính nơi đây Ngài đã loán báo tin mừng Nước Trời. Ngài chính là ánh sáng, là Nước Trời và là tình yêu.
1. Đức Chúa Giê-su là ánh sáng đã đến trong thế gian, dân Ca-phác-na-um và những vùng lân cận đang sống trong nô lệ của tội lỗi, trong bóng tối của tử thần đã nhìn thấy ánh sáng là Đức Chúa Giê-su và họ đã đi theo Ngài, bởi vì lời giảng dạy của Ngài có sức mạnh làm cho kẻ yếu đuối nên mạnh mẽ, người thất vọng có hy vọng, và người đau khổ tìm được niềm an ủi và niềm vui.
2. Đức Chúa Giê-su là Nước Trời không những đã đến gần, mà còn đến trong thành Ca-phác-na-um và những vùng lân cận, Ngài rao giảng: “Hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần”. Chính Ngài là Đấng từ trời xuống, không phải để cai trị nhưng để phục vụ; không phải để la mắng thóa mạ, nhưng là để dạy dỗ và loan báo tin vui Nước Trời...
3. Đức Chúa Giê-su là tình yêu đã đến trong thế gian, ở đâu có tình yêu là có Nước Trời, và Nước Trời chính là Ngài, tình yêu cho đi luôn cả mạng sống của mình để cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Ngài đã đến ở Ca-phác-na-um là để thực thi tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại, và từ Ca-phác-na-um này, Ngài đã kêu gọi các môn đệ đầu tiên để tiếp nối công việc rao giảng của mình.
Bạn thân mến,
Bạn có lúc nào nghĩ rằng tại sao bạn ở thành phố không? Có lúc nào bạn nghĩ rằng tại sao mình ở đây (công xưởng, công ty, nhà trọ, giáo xứ, trường học.v.v...) và làm nghề (công nhân, thầy giáo, bác sĩ, kỷ sư, nhân viên, lao động, học sinh, sinh viên.v.v...) này không?
Tôi tin chắc là bạn không nghĩ như thế đâu, nhưng với cảm hứng của bài Phúc Âm hôm nay, về việc Đức Chúa Giê-su đến ở Ca-phác-na-um, tôi tin rằng bạn sẽ suy nghĩ: tôi ở đây là vì Chúa muốn tôi dùng đời sống của mình để rao giảng, làm chứng cho Ngài; Chúa muốn tôi ở đây, trong hoàn cảnh này để tôi có cơ hội tiếp xúc, làm việc với người khác, và qua đó tôi sẽ dùng cuộc sống của người Ki-tô hữu để giới thiệu Đức Chúa Giê-su cho mọi người...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mt 4, 12-23.
“Đức Giê-su đến ở Ca-phác-na-um, để ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a.”
Bạn thân mến,
Khoảng hơn sáu trăm năm trước khi Đức Chúa Giê-su sinh ra, ngôn sứ I-sai-a đã loan báo việc Đức Chúa Giê-su sẽ đến ở Ca-phác-na-um rồi, và giờ đây lời tiên tri ấy đã ứng nghiệm: Ngài đã đến ở Ca-phác-na-um, và chính nơi đây Ngài đã loán báo tin mừng Nước Trời. Ngài chính là ánh sáng, là Nước Trời và là tình yêu.
1. Đức Chúa Giê-su là ánh sáng đã đến trong thế gian, dân Ca-phác-na-um và những vùng lân cận đang sống trong nô lệ của tội lỗi, trong bóng tối của tử thần đã nhìn thấy ánh sáng là Đức Chúa Giê-su và họ đã đi theo Ngài, bởi vì lời giảng dạy của Ngài có sức mạnh làm cho kẻ yếu đuối nên mạnh mẽ, người thất vọng có hy vọng, và người đau khổ tìm được niềm an ủi và niềm vui.
2. Đức Chúa Giê-su là Nước Trời không những đã đến gần, mà còn đến trong thành Ca-phác-na-um và những vùng lân cận, Ngài rao giảng: “Hãy sám hối vì Nước Trời đã đến gần”. Chính Ngài là Đấng từ trời xuống, không phải để cai trị nhưng để phục vụ; không phải để la mắng thóa mạ, nhưng là để dạy dỗ và loan báo tin vui Nước Trời...
3. Đức Chúa Giê-su là tình yêu đã đến trong thế gian, ở đâu có tình yêu là có Nước Trời, và Nước Trời chính là Ngài, tình yêu cho đi luôn cả mạng sống của mình để cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Ngài đã đến ở Ca-phác-na-um là để thực thi tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại, và từ Ca-phác-na-um này, Ngài đã kêu gọi các môn đệ đầu tiên để tiếp nối công việc rao giảng của mình.
Bạn thân mến,
Bạn có lúc nào nghĩ rằng tại sao bạn ở thành phố không? Có lúc nào bạn nghĩ rằng tại sao mình ở đây (công xưởng, công ty, nhà trọ, giáo xứ, trường học.v.v...) và làm nghề (công nhân, thầy giáo, bác sĩ, kỷ sư, nhân viên, lao động, học sinh, sinh viên.v.v...) này không?
Tôi tin chắc là bạn không nghĩ như thế đâu, nhưng với cảm hứng của bài Phúc Âm hôm nay, về việc Đức Chúa Giê-su đến ở Ca-phác-na-um, tôi tin rằng bạn sẽ suy nghĩ: tôi ở đây là vì Chúa muốn tôi dùng đời sống của mình để rao giảng, làm chứng cho Ngài; Chúa muốn tôi ở đây, trong hoàn cảnh này để tôi có cơ hội tiếp xúc, làm việc với người khác, và qua đó tôi sẽ dùng cuộc sống của người Ki-tô hữu để giới thiệu Đức Chúa Giê-su cho mọi người...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Suy tư cuối năm: XE RÁC
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:57 20/01/2023
SUY TƯ CUỐI NĂM: XE RÁC.
1. Ngày cuối năm âm lịch,
Người người tất bật chuẩn bị tết.
Ngoài đường xe cộ ít đi, phần thì người người trở về quê nhà, phần thì người được nghỉ ở nhà không đi làm, nên trên đường vắng xe hơn mọi ngày. Nhưng nơi các siêu thị lớn nhỏ người người chen lấn nhau mua hàng để chuẩn bị tết, hối hả vội vàng chạy đua với thời gian như sợ tết đến thình lình…
2. Buổi tối, nơi điểm hẹn của xe chở rác,
Người ta lác đác mang rác ra đợi xe rác đến:
Người mang bao rác to, bao rác nhỏ, thậm chí có những thứ to nặng cồng kềnh.v.v…đứng rãi rác đợi xe rác đến.
Có những mùi hôi bốc lên từ những bao rác của nhà bếp, thức ăn thừa cặn, mùi hôi thối nồng nặc.
Tiếng nhạc quen tai của xe rác vọng đến, người ta rất trật tự, xách rác của mình xếp hàng ngay ngắn đợi xe. Xe đến, mọi người đều đem rác của mình bỏ vào trong xe rác và phủi phủi tay như đã xong chuyện vệ sinh sạch sẽ của mình.
Người ta dọn nhà mừng năm mới, những gì đã cũ đã hư thì bỏ đi, mua lại cái mới để đón mừng năm mới, người người dọn nhà, nhà nhà dọn nhà cửa vì tết sắp đến, ai cũng muốn năm mới đến nhà mình được khang trang sạch sẽ để đón tết.
3. Có một nơi mà những người Ki-tô hữu nên dọn sạch sẽ để đón mừng năm mới, đó chính là tâm hồn của mỗi người. Hãy đem rác rưởi tội lỗi trong tâm hồn đến đổ vào xe rác, xe rác đó chính là cha giải tội, ngài chính là chiếc xe rác của tâm hồn không hơn không kém, đón nhận những bao rác tội lỗi, những nhơ bẩn trong tâm hồn của giáo dân. Xe rác này không giới hạn số lượng của rác rưởi, không cần phân loại rác như thế nào, chỉ cần là tội lỗi, chỉ cần là rác của tâm hồn thì đều được trân trọng đón nhận…
Tội lỗi của con người bốc lên mùi thối nồng nặc, rác của kiêu ngạo làm cho anh chị em không dám đứng gần; rác rưởi ích kỷ làm cho anh chị em không nhận ra nhau cách thật lòng; rác gian dối làm cho con người ta nhìn nhau như mang hai lớp mặt nạ; nói hành nói xấu nhau là loại rác hôi thối dễ lây nhiễm cho con người.v.v…tất cả những loại rác ấy cần phải được dọn sạch trong dịp cuối năm này, để đón mừng Chúa Xuân là Đức Chúa Giê-su đến.
Linh mục là xe rác nơi tòa giải tội sẽ đón nhận tất cả các loại rác của tâm hồn, rồi linh mục giải tội sẽ đem những bao rác tâm hồn này dâng lên Thiên Chúa, để xin Ngài thánh hóa để tội nhân trở nên hoàn thiện hơn trong cuộc sống.
Chiếc xe rác này sẽ lấy rác vào những giờ cố định do mỗi địa phương ấn định, có nơi thì mỗi thứ năm thứ bảy mỗi tuần; có những nơi thì xe rác túc trực trước mỗi thánh lễ để giáo dân đến đổ rác chuẩn bị tâm hồn dâng thánh lễ; có những nơi xe rác túc trực thường xuyên hể giáo dân muốn đổ rác ngày nào thì cứ đến, bởi vì những xe rác này không làm việc theo giờ hành chính, mà do nhu cầu mục vụ cho nên giáo dân muốn đổ rác lúc nào thì cứ đến mà đổ...
4. Tiếng nhạc chuông của xe rác báo hiệu là xe rác sẽ đến, cũng vậy, mỗi ngày theo giờ cố định thì xe rác đến, người ta cứ theo giờ mà ra đổ rác vào xe.
Nhưng ngày cuối năm thì quá tải, bởi vì rất nhiều người làm sạch sẽ nhà mình.
Cũng vậy, những ngày cuối năm khi chúng ta tất bật cho việc mua sắm hàng tết, dọn dẹp nhà cửa, thì đừng quên đem những đống rác to nhỏ trong tâm hồn mình đi đổ, không phải đổ vào xe rác của khu phố, nhưng là xe rác nơi tòa giải tội.
Hãy chuẩn bị tâm hồn cho thật đẹp để đón mừng Chúa của mùa xuân đến, ngài chính là Đức Chúa Giê-su, Đấng đã long trọng tuyên bố sẽ lại đến lần thứ hai trong vinh quang Thiên Chúa.
Xe rác rất cần thiết cho sự sạch sẽ của mỗi nhà, không có nó thì mọi người sẽ hít thở không khí ô uế và dẽ dàng sinh ra bệnh tật. Xe rác tâm hồn lại càng cần thiết hơn cho người Ki-tô hữu, bởi vì không phải chính phủ lập ra đội xe rác này, mà là chính Đức Chúa Giê-su đã lập ra xe rác (bí tích truyền chức thánh) này để chuyên chở rác và ban cho quyền năng tha tội, để tội nhân trở nên sạch sẽ và tốt đẹp hơn trước mặt Chúa khi Ngài đến.
5. Hãy mạnh dạn đem rác tâm hồn của mình đổ vào xe rác, nơi đây rác không còn hôi hám nữa, mà thật sự trở nên của lễ dâng lên Chúa qua lòng thống hối ăn năn của chúng ta.
Khi chúng ta tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta một năm mới bình an, thì cũng không quên cám ơn Thiên Chúa đã lập ra xe rác để đón nhận những tội lỗi của chúng ta, bởi vì nếu không có những xe rác (linh mục) ấy, thì chắc chắn chúng ta sẽ không còn cách gì khác để được lãnh ơn tha tội của Chúa ngay tại trần gian này.
Hạnh phúc thay !
Cuối năm Nhâm Dần
Ngày 30 tết Quý Mão
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
1. Ngày cuối năm âm lịch,
Người người tất bật chuẩn bị tết.
Ngoài đường xe cộ ít đi, phần thì người người trở về quê nhà, phần thì người được nghỉ ở nhà không đi làm, nên trên đường vắng xe hơn mọi ngày. Nhưng nơi các siêu thị lớn nhỏ người người chen lấn nhau mua hàng để chuẩn bị tết, hối hả vội vàng chạy đua với thời gian như sợ tết đến thình lình…
2. Buổi tối, nơi điểm hẹn của xe chở rác,
Người ta lác đác mang rác ra đợi xe rác đến:
Người mang bao rác to, bao rác nhỏ, thậm chí có những thứ to nặng cồng kềnh.v.v…đứng rãi rác đợi xe rác đến.
Có những mùi hôi bốc lên từ những bao rác của nhà bếp, thức ăn thừa cặn, mùi hôi thối nồng nặc.
Tiếng nhạc quen tai của xe rác vọng đến, người ta rất trật tự, xách rác của mình xếp hàng ngay ngắn đợi xe. Xe đến, mọi người đều đem rác của mình bỏ vào trong xe rác và phủi phủi tay như đã xong chuyện vệ sinh sạch sẽ của mình.
Người ta dọn nhà mừng năm mới, những gì đã cũ đã hư thì bỏ đi, mua lại cái mới để đón mừng năm mới, người người dọn nhà, nhà nhà dọn nhà cửa vì tết sắp đến, ai cũng muốn năm mới đến nhà mình được khang trang sạch sẽ để đón tết.
3. Có một nơi mà những người Ki-tô hữu nên dọn sạch sẽ để đón mừng năm mới, đó chính là tâm hồn của mỗi người. Hãy đem rác rưởi tội lỗi trong tâm hồn đến đổ vào xe rác, xe rác đó chính là cha giải tội, ngài chính là chiếc xe rác của tâm hồn không hơn không kém, đón nhận những bao rác tội lỗi, những nhơ bẩn trong tâm hồn của giáo dân. Xe rác này không giới hạn số lượng của rác rưởi, không cần phân loại rác như thế nào, chỉ cần là tội lỗi, chỉ cần là rác của tâm hồn thì đều được trân trọng đón nhận…
Tội lỗi của con người bốc lên mùi thối nồng nặc, rác của kiêu ngạo làm cho anh chị em không dám đứng gần; rác rưởi ích kỷ làm cho anh chị em không nhận ra nhau cách thật lòng; rác gian dối làm cho con người ta nhìn nhau như mang hai lớp mặt nạ; nói hành nói xấu nhau là loại rác hôi thối dễ lây nhiễm cho con người.v.v…tất cả những loại rác ấy cần phải được dọn sạch trong dịp cuối năm này, để đón mừng Chúa Xuân là Đức Chúa Giê-su đến.
Linh mục là xe rác nơi tòa giải tội sẽ đón nhận tất cả các loại rác của tâm hồn, rồi linh mục giải tội sẽ đem những bao rác tâm hồn này dâng lên Thiên Chúa, để xin Ngài thánh hóa để tội nhân trở nên hoàn thiện hơn trong cuộc sống.
Chiếc xe rác này sẽ lấy rác vào những giờ cố định do mỗi địa phương ấn định, có nơi thì mỗi thứ năm thứ bảy mỗi tuần; có những nơi thì xe rác túc trực trước mỗi thánh lễ để giáo dân đến đổ rác chuẩn bị tâm hồn dâng thánh lễ; có những nơi xe rác túc trực thường xuyên hể giáo dân muốn đổ rác ngày nào thì cứ đến, bởi vì những xe rác này không làm việc theo giờ hành chính, mà do nhu cầu mục vụ cho nên giáo dân muốn đổ rác lúc nào thì cứ đến mà đổ...
4. Tiếng nhạc chuông của xe rác báo hiệu là xe rác sẽ đến, cũng vậy, mỗi ngày theo giờ cố định thì xe rác đến, người ta cứ theo giờ mà ra đổ rác vào xe.
Nhưng ngày cuối năm thì quá tải, bởi vì rất nhiều người làm sạch sẽ nhà mình.
Cũng vậy, những ngày cuối năm khi chúng ta tất bật cho việc mua sắm hàng tết, dọn dẹp nhà cửa, thì đừng quên đem những đống rác to nhỏ trong tâm hồn mình đi đổ, không phải đổ vào xe rác của khu phố, nhưng là xe rác nơi tòa giải tội.
Hãy chuẩn bị tâm hồn cho thật đẹp để đón mừng Chúa của mùa xuân đến, ngài chính là Đức Chúa Giê-su, Đấng đã long trọng tuyên bố sẽ lại đến lần thứ hai trong vinh quang Thiên Chúa.
Xe rác rất cần thiết cho sự sạch sẽ của mỗi nhà, không có nó thì mọi người sẽ hít thở không khí ô uế và dẽ dàng sinh ra bệnh tật. Xe rác tâm hồn lại càng cần thiết hơn cho người Ki-tô hữu, bởi vì không phải chính phủ lập ra đội xe rác này, mà là chính Đức Chúa Giê-su đã lập ra xe rác (bí tích truyền chức thánh) này để chuyên chở rác và ban cho quyền năng tha tội, để tội nhân trở nên sạch sẽ và tốt đẹp hơn trước mặt Chúa khi Ngài đến.
5. Hãy mạnh dạn đem rác tâm hồn của mình đổ vào xe rác, nơi đây rác không còn hôi hám nữa, mà thật sự trở nên của lễ dâng lên Chúa qua lòng thống hối ăn năn của chúng ta.
Khi chúng ta tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta một năm mới bình an, thì cũng không quên cám ơn Thiên Chúa đã lập ra xe rác để đón nhận những tội lỗi của chúng ta, bởi vì nếu không có những xe rác (linh mục) ấy, thì chắc chắn chúng ta sẽ không còn cách gì khác để được lãnh ơn tha tội của Chúa ngay tại trần gian này.
Hạnh phúc thay !
Cuối năm Nhâm Dần
Ngày 30 tết Quý Mão
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Tết hiệp thông với Chúa với người
Lm Nguyễn Xuân Trường
21:08 20/01/2023
TẾT HIỆP THÔNG VỚI CHÚA VỚI NGƯỜI
Tết là dịp đoàn viên, sum họp. Con người sống hiệp thông với nhau, với tổ tiên, với thần thánh. Sự hiệp thông đem đến niềm vui, tình nghĩa, ơn phúc.
1. TẤT NIÊN TÌNH NGHĨA. Tất niên là dịp nhìn lại 1 năm đã qua. Các đơn vị kinh tế xem làm ăn lỗ lãi ra sao. Vậy Đạo Chúa tất niên xem điều gì? Mỗi người, mỗi nhà xem Tình Nghĩa của mình với Chúa và với nhau trong năm qua thế nào bởi vì Thiên Chúa là tình yêu. Mình sống hiệp thông với Chúa và với người gần gũi hay xa cách, nồng ấm hay lạnh nhạt? Mẹ Maria là hình mẫu sống hiệp thông gắn bó với Chúa và với người qua câu chuyện Mẹ thăm viếng bà Êlisabét.
2. GIAO THỪA PHÚC THẬT. Con người ai cũng mong hạnh phúc. Tuy nhiên, Tết năm nay, thôi rồi ông Phúc Việt Nam xong. Thế sự thăng trầm mới thấy rõ Phúc Trời mới là phúc thật, phúc đất thì rất mong manh. Nhờ Phúc Trời, ta được chính Chúa là Cha làm gia nghiệp, chứ không chỉ được thứ này thứ kia; ta được Nước Trời đời đời hạnh phúc chứ không chỉ chiếm nước trần một thoáng tan mau.
3. MÙNG 1 CẦU BÌNH AN. Ngày đầu năm cần một chọn lựa tốt đẹp đem bình an tâm hồn. Chọn lựa đó là “Hãy ký thác đường đời cho Chúa”. Đừng lo vì đã có Chúa như đứa bé có mẹ che chở giữ gìn. Chúa là Cha mà thương ta như mẹ. Muốn bình an hãy sống như thánh Phaolô căn dặn: “Anh em hãy vui luôn trong niềm vui của Chúa… Hãy cho mọi người thấy anh em sống hiền hoà rộng rãi.” Cứ vui sống phó thác, bác ái, quảng đại.
4. MÙNG 2 THẢO KÍNH CHA MẸ. Cha mẹ đẻ ra ta, nuôi ta khôn lớn. Không nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ sẽ là kẻ vô ơn, không tôn kính cha mẹ sẽ là kẻ bất hiếu. Tình cha nghĩa mẹ diễn tả tuyệt vời tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu vô điều kiện, một tình yêu hy sinh quên mình để chăm lo hạnh phúc cho người khác. Là con hãy là niềm tự hào của cha mẹ, đừng làm cho bố buồn mẹ khóc.
5. MÙNG 3 THÁNH HÓA CÔNG VIỆC. Dụ ngôn những yến bạc trong Phúc Âm ngày lễ cho thấy Chúa cung cấp vốn làm ăn khi Ngài ban những khả năng, năng lực, năng khiếu, tài năng cho cho con người. Chúa muốn con người làm lời chứ đừng có lười làm. Lười là một tội. Làm lời nhưng không giữ chặt cho mình mà quảng đại dâng lại cho Chúa, cho người để hưởng chan chứa niềm vui bởi vì Chúa dạy: “cho thì có phúc hơn nhận.”
Đừng lo
Lm. Thái Nguyên
02:59 20/01/2023
SUY NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN MỒNG 1 TẾT
https://www.youtube.com/watch?v=QnYWNZFUFME&t=14s
ĐỪNG LO
Mồng Một Tết Nguyên Đán: Mt 6, 24-34
Suy niệm
Ngày đầu năm, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: “Đừng lo lắng”. Nhưng làm sao sống mà không lo. Người xưa có nói: "Không lo xa ắt có buồn gần". Xem ra có điều gì mâu thuẫn chăng? Thật ra, câu nói của người xưa là nhắc nhở ta đừng sống buông tuồng, dễ dãi, kẻo phải ân hận hối tiếc. Còn Chúa Giêsu khi bảo đừng lo lắng, là Ngài muốn chúng ta sống cuộc đời an vui thanh thản, không quá đặt nặng nhu cầu vật chất như cơm ăn áo mặc, vì Thiên Chúa đã quan phòng mọi sự. Ngay cả vạn vật cũng nằm trong dự hướng tốt lành của Ngài: Hãy xem chim trời không gieo không gặt mà chúng vẫn no đủ. Hoa huệ ngoài đồng không cửi không dệt mà vẫn đẹp tươi. Hơn nữa, Thiên Chúa là một người Cha nhân hậu, thừa biết những nhu cầu của con cái và luôn ban đúng lúc, miễn ta đừng lười lĩnh và biếng nhác, cũng như đừng ích kỷ, để còn biết chia sẻ và tương trợ lẫn nhau. Vì thế, hãy“Quẳng gánh lo đi và vui sống”.Thánh Phêrô đã khuyên ta: “Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em” (1Pr 5,7).
Tiếp theo, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy xét xem: “Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Ai cũng biết rằng, mình không thể chỉ sống bằng việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, nhưng chính yếu là sống bằng tình thương. Một em bé cũng nhận ra điều này, vì em không chỉ cần ăn, cần mặc, nhưng còn cần hơn nữa sự hiện diện yêu thương của những người thân. Thiếu tình thương thì mọi thứ khác trở thành thừa. Dù có tiền dư của đầy, đời sống con người cũng trở thành vô nghĩa, thậm chí trở thành địa ngục, vì nó gây nên tán tận lương tâm. Không lạ gì mà Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6, 24).
Chúa Giêsu tiếp tục đặt vấn đề với chúng ta như sau: “Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay?”(Mt 6, 27). Ở đây, Ngài còn muốn nói đến cả những lo lắng mà ta cho là quan trọng và lớn lao. Nhưng hãy coi chừng, tiềm ẩn trong những lo lắng đó có thể là một thứ tham lam hay tham vọng trá hình. Dù có thể là điều quan trọng đi nữa, nếu cứ lo lắng như thế thì cuối cùng chúng ta được gì? Tâm trí ta lúc nào cũng bị chiếm đóng bởi những tính toán chi ly thì sao có thể sống an vui? Thật ra chẳng có gì quan trọng và lớn lao hơn là bình an và hạnh phúc trong cuộc đời mình. Không có gì có thể trao đổin vì đó là ân phúc tuyệt vời nhất của cuộc sống hôm nay và mãi mãi.
Thiên Chúa là chủ tể sự sống. Cuộc sống ta nằm trong vòng tay yêu thương của Chúa ngay từ lúc chào đời cho đến lúc lìa đời. Vì thiếu tín thác vào Chúa nên ta thường cậy dựa vào sự khôn ngoan và sức lực của mình, nên ta phải lo lắng không ngừng. Có lo lắng cách nào đi nữa thì cái gì đến cũng sẽ đến. Có những việc mà mình phải chấp nhận để nó diễn ra, nghĩa là thuận theo tự nhiên, tới đâu tính tới đó, chẳng gì phải sợ lo. Sự việc có trái ý hay tồi tệ đôi chút cũng chẳng chết chóc gì, miễn là ta đã tiên liệu một cách cẩn trọng và có kế hoạch: làm những gì cần làm, an tâm trước những gì không thể làm và không nên làm, rồi phó thác mọi sự cho Chúa. Thành công hay thất bại không quan trọng cho bằng tâm an trí sáng.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu cho ta biết có một mối lo hết sức nghiêm trọng mang tính vĩnh cửu, đó là lo “tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài”. Cụ thể lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa là lo sống tình yêu mến đối với Chúa và với mọi người. Lo thể hiện tình yêu trong mọi việc làm là điều rất chí thú để nếm trải cuộc sống với tất cả độ sâu của nó. Đó là cái lo làm cho ta hân hoan, vì biết rằng, mọi sự do Chúa mà có, mọi việc bởi Chúa mà thành. Đừng để mình chìm ngập trong những lo toan tính toán, mà hằng ngày hãy biết dành thời giờ để đến với Chúa, ở bên Chúa; dành sức lực để làm việc tông đồ, bác ái. Nhờ vậy, ta sẽ gặp Chúa trong mọi việc, thấy Chúa trong mọi nơi, nhận ra Chúa trong mọi người, đó là niềm vui lớn nhất trong đời Kitô hữu trong từng ngày sống.
Tất cả mọi khả năng và sức mạnh của chúng ta đều phải được huy động để làm nên một cuộc sống chan chứa tình yêu với mọi ngườ mọi việc, nên không thể để cho mình quá lo lắng về những thứ phụ thuộc trong cuộc sống này. Nhờ vậy ta mới có một tinh thần thanh thoát và đầy an vui để hoàn thành một chuyến đi định mệnh mang tính vĩnh cửu. Cần ý thức sự hiện diện của Chúa trong mọi lúc để ta luôn hòa nhịp với trái tim của Ngài.
Bài Tin Mừng hôm nay phải là cơ hội thay đổi đời sống chúng ta trong năm mới, để chúng ta được sống bình an trong tay Chúa, và dám đặt Chúa lên trên hết trong mọi lựa chọn của mình. Với định hướng đó, chúng ta vận dụng mọi khả năng, đầu tư thời giờ và công sức để thăng tiến bản thân và gia đình theo chương trình tình yêu của Chúa. Nhưng trong mọi việc, chúng ta hãy khao khát tìm kiếm Nước Thiên Chúa, khao khát sống thuộc về Chúa, để đạt tới Chúa là Mùa Xuân hạnh phúc muôn đời.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Thế là năm cũ đã qua đi,
để cho năm mới tới đẹp ngời,
trước tiên con muốn dâng lời,
tạ ơn Thiên Chúa trong thời gian qua.
Con không chỉ muốn tạ ơn Chúa,
về hết những gì là thành quả,
nhưng còn cảm mến sâu xa,
những gì thất bại phong ba trên đời.
Cho dù cuộc sống chẳng gặp thời,
đều góp phần làm mới đời con,
vì rằng tình mến chưa tròn,
nên con phải được bào mòn chông gai.
Cuộc sống không thể không ngang trái,
nhưng lại cần thiết cho ngày mai,
cho dù cay đắng xót xa,
thật ra tất cả đều là hồng ân.
Nên con giữ vững một tinh thần,
không để lòng mình phải sân hận,
biết luôn nối kết tình thân,
với người với Chúa ân cần tận tâm.
Hôm nay mồng một ngày đầu năm,
bên Chúa chúng con đầy phấn khởi,
để xin ân phúc cho đời,
an vui thịnh đạt sáng ngời niềm tin.
Cho con biết giữ lòng chân chính,
sống công bình bác ái phân minh,
an vui trên bước đăng trình,
đặt mình trong Chúa với tình hiến dâng.
Một đời phó thác luôn phấn chấn,
hăng say chiến đấu giữa cuộc trần,
vì yêu con sống ân cần,
để ca tụng Chúa tri ân ngàn đời. Amen.
https://www.youtube.com/watch?v=QnYWNZFUFME&t=14s
ĐỪNG LO
Mồng Một Tết Nguyên Đán: Mt 6, 24-34
Suy niệm
Ngày đầu năm, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta: “Đừng lo lắng”. Nhưng làm sao sống mà không lo. Người xưa có nói: "Không lo xa ắt có buồn gần". Xem ra có điều gì mâu thuẫn chăng? Thật ra, câu nói của người xưa là nhắc nhở ta đừng sống buông tuồng, dễ dãi, kẻo phải ân hận hối tiếc. Còn Chúa Giêsu khi bảo đừng lo lắng, là Ngài muốn chúng ta sống cuộc đời an vui thanh thản, không quá đặt nặng nhu cầu vật chất như cơm ăn áo mặc, vì Thiên Chúa đã quan phòng mọi sự. Ngay cả vạn vật cũng nằm trong dự hướng tốt lành của Ngài: Hãy xem chim trời không gieo không gặt mà chúng vẫn no đủ. Hoa huệ ngoài đồng không cửi không dệt mà vẫn đẹp tươi. Hơn nữa, Thiên Chúa là một người Cha nhân hậu, thừa biết những nhu cầu của con cái và luôn ban đúng lúc, miễn ta đừng lười lĩnh và biếng nhác, cũng như đừng ích kỷ, để còn biết chia sẻ và tương trợ lẫn nhau. Vì thế, hãy“Quẳng gánh lo đi và vui sống”.Thánh Phêrô đã khuyên ta: “Mọi âu lo, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em” (1Pr 5,7).
Tiếp theo, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy xét xem: “Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Ai cũng biết rằng, mình không thể chỉ sống bằng việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, nhưng chính yếu là sống bằng tình thương. Một em bé cũng nhận ra điều này, vì em không chỉ cần ăn, cần mặc, nhưng còn cần hơn nữa sự hiện diện yêu thương của những người thân. Thiếu tình thương thì mọi thứ khác trở thành thừa. Dù có tiền dư của đầy, đời sống con người cũng trở thành vô nghĩa, thậm chí trở thành địa ngục, vì nó gây nên tán tận lương tâm. Không lạ gì mà Chúa Giêsu đã cảnh báo: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6, 24).
Chúa Giêsu tiếp tục đặt vấn đề với chúng ta như sau: “Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng, mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang tay?”(Mt 6, 27). Ở đây, Ngài còn muốn nói đến cả những lo lắng mà ta cho là quan trọng và lớn lao. Nhưng hãy coi chừng, tiềm ẩn trong những lo lắng đó có thể là một thứ tham lam hay tham vọng trá hình. Dù có thể là điều quan trọng đi nữa, nếu cứ lo lắng như thế thì cuối cùng chúng ta được gì? Tâm trí ta lúc nào cũng bị chiếm đóng bởi những tính toán chi ly thì sao có thể sống an vui? Thật ra chẳng có gì quan trọng và lớn lao hơn là bình an và hạnh phúc trong cuộc đời mình. Không có gì có thể trao đổin vì đó là ân phúc tuyệt vời nhất của cuộc sống hôm nay và mãi mãi.
Thiên Chúa là chủ tể sự sống. Cuộc sống ta nằm trong vòng tay yêu thương của Chúa ngay từ lúc chào đời cho đến lúc lìa đời. Vì thiếu tín thác vào Chúa nên ta thường cậy dựa vào sự khôn ngoan và sức lực của mình, nên ta phải lo lắng không ngừng. Có lo lắng cách nào đi nữa thì cái gì đến cũng sẽ đến. Có những việc mà mình phải chấp nhận để nó diễn ra, nghĩa là thuận theo tự nhiên, tới đâu tính tới đó, chẳng gì phải sợ lo. Sự việc có trái ý hay tồi tệ đôi chút cũng chẳng chết chóc gì, miễn là ta đã tiên liệu một cách cẩn trọng và có kế hoạch: làm những gì cần làm, an tâm trước những gì không thể làm và không nên làm, rồi phó thác mọi sự cho Chúa. Thành công hay thất bại không quan trọng cho bằng tâm an trí sáng.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu cho ta biết có một mối lo hết sức nghiêm trọng mang tính vĩnh cửu, đó là lo “tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài”. Cụ thể lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa là lo sống tình yêu mến đối với Chúa và với mọi người. Lo thể hiện tình yêu trong mọi việc làm là điều rất chí thú để nếm trải cuộc sống với tất cả độ sâu của nó. Đó là cái lo làm cho ta hân hoan, vì biết rằng, mọi sự do Chúa mà có, mọi việc bởi Chúa mà thành. Đừng để mình chìm ngập trong những lo toan tính toán, mà hằng ngày hãy biết dành thời giờ để đến với Chúa, ở bên Chúa; dành sức lực để làm việc tông đồ, bác ái. Nhờ vậy, ta sẽ gặp Chúa trong mọi việc, thấy Chúa trong mọi nơi, nhận ra Chúa trong mọi người, đó là niềm vui lớn nhất trong đời Kitô hữu trong từng ngày sống.
Tất cả mọi khả năng và sức mạnh của chúng ta đều phải được huy động để làm nên một cuộc sống chan chứa tình yêu với mọi ngườ mọi việc, nên không thể để cho mình quá lo lắng về những thứ phụ thuộc trong cuộc sống này. Nhờ vậy ta mới có một tinh thần thanh thoát và đầy an vui để hoàn thành một chuyến đi định mệnh mang tính vĩnh cửu. Cần ý thức sự hiện diện của Chúa trong mọi lúc để ta luôn hòa nhịp với trái tim của Ngài.
Bài Tin Mừng hôm nay phải là cơ hội thay đổi đời sống chúng ta trong năm mới, để chúng ta được sống bình an trong tay Chúa, và dám đặt Chúa lên trên hết trong mọi lựa chọn của mình. Với định hướng đó, chúng ta vận dụng mọi khả năng, đầu tư thời giờ và công sức để thăng tiến bản thân và gia đình theo chương trình tình yêu của Chúa. Nhưng trong mọi việc, chúng ta hãy khao khát tìm kiếm Nước Thiên Chúa, khao khát sống thuộc về Chúa, để đạt tới Chúa là Mùa Xuân hạnh phúc muôn đời.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Thế là năm cũ đã qua đi,
để cho năm mới tới đẹp ngời,
trước tiên con muốn dâng lời,
tạ ơn Thiên Chúa trong thời gian qua.
Con không chỉ muốn tạ ơn Chúa,
về hết những gì là thành quả,
nhưng còn cảm mến sâu xa,
những gì thất bại phong ba trên đời.
Cho dù cuộc sống chẳng gặp thời,
đều góp phần làm mới đời con,
vì rằng tình mến chưa tròn,
nên con phải được bào mòn chông gai.
Cuộc sống không thể không ngang trái,
nhưng lại cần thiết cho ngày mai,
cho dù cay đắng xót xa,
thật ra tất cả đều là hồng ân.
Nên con giữ vững một tinh thần,
không để lòng mình phải sân hận,
biết luôn nối kết tình thân,
với người với Chúa ân cần tận tâm.
Hôm nay mồng một ngày đầu năm,
bên Chúa chúng con đầy phấn khởi,
để xin ân phúc cho đời,
an vui thịnh đạt sáng ngời niềm tin.
Cho con biết giữ lòng chân chính,
sống công bình bác ái phân minh,
an vui trên bước đăng trình,
đặt mình trong Chúa với tình hiến dâng.
Một đời phó thác luôn phấn chấn,
hăng say chiến đấu giữa cuộc trần,
vì yêu con sống ân cần,
để ca tụng Chúa tri ân ngàn đời. Amen.
Ngày 21/01: Khởi Thủy và Tận Cùng – Giao Thừa Xuân Quý Mão – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Giáo Hội Năm Châu
03:05 20/01/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. Người lên tiếng dạy họ rằng:
“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó,
vì Nước Trời là của họ.
Phúc thay ai hiền lành,
vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
Phúc thay ai sầu khổ,
vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
Phúc thay ai khát khao nên người công chính,
vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
Phúc thay ai xót thương người,
vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
Phúc thay ai xây dựng hoà bình,
vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính,
vì Nước Trời là của họ.”
Đó là lời Chúa
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhật Ký Trừ Tà Số 224: Những Giấc Mộng Quỷ
Đặng Tự Do
05:00 20/01/2023
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #224: Demonic Dreams”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà Số 224: Những Giấc Mộng Quỷ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một người phụ nữ gần đây đã kể lại cho tôi giấc mơ của cô ấy, mà cô ấy nghĩ là một giấc mộng quỷ. Mọi người thường nói với tôi rằng họ đang bị những giấc mơ ma quỷ. Tôi luôn luôn có một chút hoài nghi. Nhưng câu chuyện này ngay lập tức đập vào mắt tôi. Cô ấy kể rằng:
Đêm qua, như thường lệ, con rảy nước thánh quanh giường và phòng của mình. Khi con đang ngủ, con cảm thấy hai sinh vật ấm áp quấn lấy con, một ở gần vai và một ở bên dưới, gần thắt lưng của con. Con với tới để cảm nhận chúng. Chúng có bộ lông mềm mại, ấm áp, và con nghĩ, “Thật ngọt ngào làm sao” nhưng con đã định gỡ chúng ra và chúng cắm ngập những chiếc răng sắc nhọn vào cánh tay con và không chịu buông ra. Con cố hét lên, nhưng quá yếu nên con cố hét to hơn, và khi con hét lên, con thức dậy và chúng đã biến mất. Thật là đáng sợ! Con chưa bao giờ có một giấc mơ như thế và không muốn một giấc mơ nào khác như thế xảy ra.
Là một nhà tâm lý học, tôi biết rằng nhiều hình ảnh và cảm xúc mãnh liệt có thể xuất hiện trong giấc mơ của chúng ta. Nhiều bác sĩ tin rằng giấc mơ là một cách để tâm trí chúng ta giải quyết các sự kiện và cảm xúc trong cuộc sống. Tâm trí cố gắng vượt qua những xung đột và tổn thương nội tâm của chúng ta để mang lại giải pháp và hòa bình. Như vậy, những giấc mơ có thể chứa đầy những cảm xúc mạnh mẽ và những hình ảnh đáng sợ, đặc biệt là khi cuộc sống của chúng ta chứa đựng sự sợ hãi, đau đớn, bất lực hoặc bị lạm dụng.
Nhưng giấc mơ của người phụ nữ này lại có dấu hiệu gặp ma quỷ thực sự. Đầu tiên, đó là một giấc mơ rõ ràng với một cốt truyện chứ không phải là một sự pha trộn của các hình ảnh. Thứ hai, đó là một cuộc gặp gỡ mãnh liệt mà cô nhớ rất rõ. Những giấc mơ bình thường có xu hướng bị lãng quên nhanh chóng trừ khi được viết ra ngay khi thức dậy. Thứ ba, hành động của nhân vật ma quỷ là điển hình của những gì ma quỷ làm. Trong trường hợp này, họ đã cố gắng dụ dỗ cô ấy nghĩ rằng họ là “bộ lông ấm áp, mềm mại” và do đó rất thân thiện. Nhưng khi cô từ chối chúng, chúng trở nên hung ác, có hàm răng sắc nhọn và không chịu rời đi. Thứ tư, phản ứng cảm xúc của cô ấy là một trong những nỗi sợ hãi tột độ; cô ấy nói, “Thật đáng sợ.” Đây sẽ là một phản ứng cảm xúc điển hình trước sự tấn công của ma quỷ.
Điều đặc biệt thú vị là bằng cách nào đó, cô ấy biết rằng mình nên từ khước chúng, mặc dù cảm thấy họ thật ấm áp và mềm mại. Có khả năng, nhìn thấu sự lừa dối của ma quỷ là một ân sủng từ Chúa Thánh Thần có lẽ với một cú huých từ Thiên thần hộ mệnh của cô ấy. Cô phải hơi cố gắng mới đuổi được lũ quỷ, nhưng khi cô “hét to hơn” thì chúng bỏ đi. Vì vậy, việc cô ấy từ chối sự quyến rũ của ma quỷ rất mạnh mẽ và bền bỉ, điều này rất quan trọng. Việc cô ấy sử dụng nước thánh trước khi ngủ có lẽ đã giúp bảo vệ tinh thần cho bản thân trước sự tấn công của ma quỷ.
Tôi không nhanh chóng gán nguyên nhân ma quỷ cho bất kỳ giấc mơ nào có thể xấu xí và đáng sợ. Nhưng giấc mơ này phù hợp với tiêu chí của một cuộc chạm trán thực sự với Ác ma. Trên thực tế, chúng hoàn toàn không phải là “giấc mơ”, mà là những cuộc gặp gỡ tâm linh trong khi chúng ta đang ngủ. Nhưng, ngay cả trong tình trạng dễ bị tổn thương như vậy, Chúa vẫn bảo vệ chúng ta. Như tác giả Thánh Vịnh đã nói: “Thư thái bình an vừa nằm con đã ngủ,vì chỉ có mình Ngài, lạy Chúa, ban cho con được sống yên hàn” (Tv 4:9).
Source:Catholic Exorcism
Lịch sử tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo
Đặng Tự Do
05:02 20/01/2023
Chủ đề của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu năm 2023 là “Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình” (Isaia 1:17), được trích trong đoạn sau, mà nhiều quan sát viên cho rằng là một ám chỉ trực tiếp đến Chính Thống Giáo Nga, vô tình hay hữu ý.
“Khi các ngươi đến trình diện Ta, ai khiến các ngươi phải giẫm lên khuôn viên của Ta?
Thôi, đừng đem những lễ vật vô ích đến nữa. Ta ghê tởm khói hương; Ta không chịu nổi ngày đầu tháng, ngày sa-bát, ngày đại hội, không chịu nổi những người cứ phạm tội ác rồi lại cứ lễ lạt linh đình.
Ta chán ghét những ngày đầu tháng, những đại lễ của các ngươi. Những thứ đó đã trở thành gánh nặng cho Ta, Ta không chịu nổi nữa.
Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn; các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe. Vì tay các ngươi đầy những máu.
Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta.
Đừng làm điều ác nữa. Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho quả phụ.
Chúa phán: ‘Hãy đến đây, ta cùng nhau tranh luận! Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông.’”
Các tài liệu của năm nay được phát triển với sự hỗ trợ của Hội đồng các Giáo Hội ở Minnesota, Hoa Kỳ.
Dưới đây là lịch sử vắn tắt của tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo:
Năm 1908, Mục Sư Paul Wattson đang coi sóc một nhà thờ Anh giáo ở Graymoor, New York, đưa ra sáng kiến cử hành một tuần Tám Ngày cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo với sự hỗ trợ của các giám mục Anh giáo và Công Giáo, trong đó có Đức Hồng Y William O'Connell của Boston. Tuần Tám Ngày này bắt đầu vào ngày 18 tháng Giêng, lúc bấy giờ là Lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô ở Rôma, và kết thúc vào ngày 25 tháng Giêng, Lễ Thánh Phaolô Trở Lại.
Năm sau, mục sư Wattson và toàn thể cộng đoàn Anh Giáo của ngài gia nhập Giáo Hội Công Giáo, và vào năm tiếp theo, tức là năm 1910, cựu mục sư Wattson đã được thụ phong linh mục.
Sáng kiến cử hành một tuần Tám Ngày cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo lan tràn nhanh chóng, và vào năm 1916, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 15, cổ vũ sáng kiến này trong toàn thể Giáo Hội và Tuần Tám ngày này chính thức mang tên Tuần Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo.
Năm 1964, Công Đồng Vatican II ban hành Sắc Lệnh Đại Kết (Unitatis Redintegratio), và ngày 30/5/1995, Chân Phước Gioan Phaolô II ban hành thông điệp Ut Unum Sint, gồm có ba chương với những tựa đề: Sự dấn thân của Giáo Hội Công Giáo vào công cuộc đại kết; các kết quả của tiến trình đối thoại; và đường còn xa lắm không? Thông điệp đã kiểm điểm những thành quả của tiến trình đối thoại; và phác họa những bước còn phải tiếp tục.
Đây là hai văn kiện làm nền tảng cho Tuần Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong buổi tiếp kiến sáng 10-11 năm 2016 dành cho Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, Đức Thánh Cha đã minh định thế nào là Hiệp Nhất Kitô Giáo.
70 Hồng Y, Giám Mục thành viên, cùng với các vị cố vấn và viên chức tham dự khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Chủ tịch Kurt Koch, về chủ đề “Sự hiệp nhất các tín hữu Kitô: kiểu mẫu nào cho sự hiệp thông trọn vẹn?”
Lên tiếng trong dịp này, sau khi nhấn mạnh sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô như một đòi hỏi thiết yếu của đức tin chúng ta, một đòi hỏi xuất phát từ cốt tính của chúng ta như những người tin nơi Chúa Giêsu Kitô, Đức Thánh Cha cảnh giác chống lại 3 kiểu mẫu sai trái về sự hiệp thông:
- Trước tiên “hiệp nhất không phải là kết quả những cố gắng của con người, hoặc là sản phẩm hoạt động ngoại giao của Giáo Hội, nhưng là một hồng ân đến từ trên cao. Loài người chúng ta không có khả năng tự mình kiến tạo sự hiệp nhất, và cũng không thể quyết đinh những hình thức và thời điểm khi nào. Trong bối cảnh đó, hiệp nhất là một hành trình, đòi phải kiên nhẫn, chờ đợi, kiên trì, vất vả và dấn thân. Hiệp nhất không xóa bỏ những xung đột và không loại trừ những tương phản. Đức Thánh Cha thường lập lại rằng hiệp nhất được thực hiện khi đồng hành, nghĩa là khi chúng ta gặp gỡ nhau như anh chị em, cầu nguyện, cộng tác với nhau trong việc loan báo Tin Mừng và phục vụ những người rốt cùng.”
- Thứ hai, hiệp nhất không phải là đồng nhất. Những truyền thống khác nhau về thần học, phụng vụ, linh đạo và giáo luật được phát triển trong thế giới Kitô, khi chúng ăn rễ chân thành trong truyền thống tông đồ, là một phong phú chứ không phải là một đe dọa cho sự hiệp nhất của Giáo Hội. Tìm cách dẹp bỏ những khác biệt ấy là đi ngược lại với Chúa Thánh Linh, Đấng hoạt động làm cho cộng đoàn tín hữu được phong phú nhờ các hồng ân khác nhau.
- Sau cùng hiệp nhất không phải là gộp vào nhau. Sự hiệp nhất các tín hữu Kitô không bao hàm một “sự đại kết lùi lại” khiến cho bên nào đó phải chối bỏ lịch sử đức tin của mình, và sự hiệp nhất này cũng không chấp nhận sự chiêu dụ tín đồ của nhau, vì hành động này là thuốc độc đối với hành trình đại kết.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ rằng “Trước khi nhìn những điều chia cách của chúng ta, cũng cần nhận thức thiết yếu sự phong phú của những gì liên kết chúng ta, như Kinh Thánh, các bản tuyên xưng đức tin của các công đồng chung đầu tiên. Làm như thế các tín hữu Kitô có thể nhìn nhận nhau là anh chị em cùng tin nơi Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Độ duy nhất, dấn thân tìm kiếm cách thức vâng theo Lời của Chúa ngày hôm nay, Đấng muốn hiệp nhất tất cả chúng ta”
Source:Catholic World News
Giáo phận Công Giáo Ekiti ở Nigeria kêu gọi cầu nguyện cho vị linh mục bị bắt cóc
Đặng Tự Do
17:02 20/01/2023
Giáo phận Công Giáo Ekiti ở Nigeria đang kêu gọi dân Chúa cầu nguyện cho sự giải thoát an toàn của Cha Michael Olubunmi Olofinlade, người đã bị bắt cóc vào Thứ Bảy, ngày 14 tháng Giêng.
Trong một tuyên bố vào hôm Chúa Nhật, ngày 15 tháng Giêng, Cha Chưởng Ấn của Giáo phận Ekiti, Nigeria đã thông báo về “tin tức đau lòng liên quan đến vụ bắt cóc” Cha Olofinlade theo yêu cầu của Đức Giám Mục Felix Femi Ajakaye.
“Cha Olofinlade đi công tác mục vụ bên ngoài giáo xứ. Vụ bắt cóc của ngài xảy ra khi ngài đang trên đường trở về Giáo xứ vào khoảng 6 giờ chiều,” Cha. Anthony Oluwole Ijasan, Chưởng Ấn của giáo phận nói.
Ngài cho biết thêm, “Nơi Cha Olofinlade bị bắt cóc nằm giữa Itaji-Ekiti và Ijelu-Ekiti, trong Khu vực Chính quyền Địa phương Oye ở Bang Ekiti, cách trụ sở giáo xứ của cha khoảng 4 km.”
Cha Chưởng Ấn của Giáo phận Ekiti nói thêm rằng những kẻ bắt cóc Cha Olofinlade “vẫn chưa liên lạc với Tòa Giám Mục hoặc bất kỳ người nào khác trong Giáo phận.”
“Trong khi chờ đợi những kẻ bắt cóc liên lạc với Giáo phận, Đức Giám Mục kêu gọi anh chị em cầu nguyện cho việc trả tự do nhanh chóng và an toàn cho Cha Olofinlade để ngài trở lại vị trí mục vụ của mình tiếp tục phục vụ Thiên Chúa và nhân loại thông qua và trong Giáo hội”
Ngài cầu xin: “Với niềm tin tưởng vào Chúa Kitô là sức mạnh của chúng ta, bất cứ nơi nào Chúa dẫn dắt chúng ta, chúng ta sẽ đi theo với niềm vui, sự cam kết và hạnh phúc.”
Nigeria đã phải vật lộn với bạo lực từ các băng nhóm bắt cóc đòi tiền chuộc và đôi khi giết những người bị bắt cóc.
Quốc gia Tây Phi này rơi vào tình trạng mất an ninh kể từ năm 2009 khi lực lượng nổi dậy Boko Haram nổi lên với mục đích biến nước này thành một quốc gia Hồi giáo.
Vụ bắt cóc Cha Olofinlade là vụ mới nhất trong một loạt vụ bắt cóc và giết người ở Nigeria nhắm vào những người Công Giáo và các Kitô hữu khác; giáo sĩ, chủng sinh và giáo dân.
Hôm Chúa nhật, ngày 15 Tháng Giêng, Cha Issac Achi, là Cha xứ nhà thờ hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ ở Kaffin Koro của Giáo phận Công Giáo Minna ở Nigeria đã bị thiêu sống trong một cuộc tấn công.
Giáo phận Minna nói thêm rằng Cha phó của của Cha Achi, là Cha Collins Omeh, sống sót sau vụ tấn công, nhưng ngài đang phải nhập viện và “trong tình trạng nguy kịch”.
Source:aciafrica.org
Linh mục Nicaragua bị kết tội, bị kết án tám năm tù vì âm mưu lật đổ
Đặng Tự Do
17:04 20/01/2023
Chế độ độc tài của Tổng thống Daniel Ortega ở Nicaragua đã kết án một linh mục Công Giáo, bị bỏ tù từ tháng 8 năm 2022, với tội danh “âm mưu” chống lại nhà nước.
Theo hãng truyền thông Nicaragua Noticias, Thẩm phán Nancy Aguirre của Tòa án Sơ thẩm Khu vực Hình sự thứ Mười của Managua đã tuyên bố Cha Oscar Benavidez Dávila phạm tội “âm mưu phá hoại an ninh và chủ quyền quốc gia” và “lan truyền tin giả”.
Cơ quan công tố hiện đang đề nghị mức án 8 năm tù đối với vị linh mục, là cha sở của Giáo xứ Chúa Thánh Thần ở thị trấn Mulukukú thuộc Giáo phận Siuna.
Các cáo buộc chống lại vị linh mục được đưa ra vào tháng 9 năm 2022 sau khi ngài bị quản thúc trong 42 ngày tại Tổng cục Hỗ trợ Tư pháp ở Managua, hay còn được gọi là El Chipote, một nhà tù khét tiếng về việc tra tấn các đối thủ chính trị của chế độ. Vị linh mục bị bắt vào ngày 14 tháng 8 năm 2022, sau khi cử hành Thánh lễ và bị đưa đến nhà tù.
Vào thời điểm đó, Giáo phận Siuna đã công bố một tuyên bố nói rằng họ không biết “nguyên nhân hoặc lý do khiến ngài bị bắt và bày tỏ hy vọng rằng chính quyền sẽ thông báo cho chúng tôi”.
Giáo phận cũng yêu cầu anh chị em cầu nguyện cho Cha Benavidez, người có “sứ mệnh duy nhất là loan báo tin mừng về Chúa Giêsu Kitô, là lời sự sống và ơn cứu độ cho tất cả mọi người.”
Theo lời bào chữa của vị linh mục, ngài chỉ bày tỏ quan điểm của mình trong một bài đăng trên mạng xã hội.
Tờ báo La Prensa của Nicaragua đưa tin rằng vào tháng 10 năm 2022, vị linh mục đã bị chuyển đến Hệ thống Nhà tù Jorge Navarro, một nhà tù được gọi là “La Modelo” nằm ở thị trấn Tipitapa.
Tổng cộng có chín linh mục Nicaragua mà chế độ độc tài đã cáo buộc tội “âm mưu”, trong đó có cả giám mục của Matagalpa, là Đức Cha Rolando Álvarez. Tại phiên điều trần ngày 10 Tháng Giêng, các thẩm phán đã quyết định đưa vị giám mục ra xét xử.
Source:Catholic News Agency
Các Giám mục Công Giáo ở Nigeria yêu cầu công lý sau vụ tấn công thiêu sống một linh mục
Đặng Tự Do
05:00 20/01/2023
Các Giám Mục trong Hội đồng Giám mục Công Giáo Nigeria, gọi tắt là CBCN, đang yêu cầu bắt giữ những người đã đốt phá Nhà thờ hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ ở Kaffin Koro thuộc Giáo phận Công Giáo Minna trong một cuộc tấn công dẫn đến cái chết của Linh mục Chánh xứ.
Trong một thông điệp chia buồn gửi đến Đức Giám Mục Martin Igwemezie Uzoukwu của Minna, Chủ tịch CBCN, Đức Tổng Giám Mục Lucius Iwejuru Ugorji, nói rằng Giáo hội ở Nigeria đã nhận được tin tức về vụ đốt phá “với sự bàng hoàng và đau buồn vô cùng”.
“Chúng tôi đã nhận được tin về vụ giết hại dã man Cha Isaac Achi của Giáo phận Công Giáo Minna bởi những kẻ đốt phá vào đầu giờ Chúa Nhật, ngày 15 Tháng Giêng năm 2023, với sự bàng hoàng và đau buồn vô cùng,” Đức Tổng Giám Mục Ugorji nói trong tuyên bố được chia sẻ với ACI Phi Châu vào Thứ Hai, ngày 16 tháng Giêng.
Ngài nói thêm: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ nhất hành động giết người kinh hoàng, dã man, tàn ác và nhẫn tâm này. Các binh sĩ an ninh phải làm tất cả những gì cần thiết để bắt giữ những tên tội phạm đứng sau vụ giết người này và đưa chúng ra trước sự trừng phạt của pháp luật.”
“Tội phạm không được phép di chuyển tự do trong cộng đồng của chúng ta. Điều này chỉ khuyến khích họ tiếp tục phạm tội ngày càng nhiều hơn,” Đức Tổng Giám Mục Owerri nói
Tưởng cũng nên nhắc lại, ty cảnh sát Wasiu cho biết vụ tấn công vào Nhà thờ Công Giáo Hai Thánh Phêrô và Phaolô diễn ra như sau: “Vào khoảng 03:00 ngày 15 Tháng Giêng, bọn cướp có vũ trang đã xâm nhập vào nhà xứ của Cha Isaac Achi kế bên Nhà thờ Công Giáo Hai Thánh Phêrô và Phaolô, dọc theo đường Daza, Kafin-Koro, Paikoro”
“Thật không may, những tên cướp được cho là đã cố gắng đột nhập nhưng không được và đã đốt cháy ngôi nhà, bị thiêu chết vị linh mục”.
“Một linh mục khác cũng ở trong nhà xứ được xác định là Cha Collins cũng bị bắn vào vai khi cố gắng trốn thoát khỏi hiện trường. Các đội cảnh sát trực thuộc chi khu cảnh sát Kafin-Koro ngay lập tức được điều động đến hiện trường, nhưng những tên lưu manh đã trốn thoát trước khi họ đến nơi”.
“Cha Isaac đã được tìm thấy đã chết trong khi Cha Collins vẫn còn sống và được đưa đến bệnh viện để điều trị.”
Cảnh sát tuyên bố rằng những nỗ lực đang được tiến hành để bắt giữ những tên cướp.
Nhiều linh mục Công Giáo đã bị sát hại dã man hoặc bị bắt cóc để đòi tiền chuộc ở miền Bắc Niger.
Vào tháng Giêng năm 2021, một Linh mục Công Giáo của Giáo phận Minna, là Cha John Gbakaan Yaji, bị bắt cóc và bị giết bởi những tên cướp có vũ trang ở Bang Niger.
Vào tháng 5 năm 2022, một Linh mục Công Giáo khác, Cha Joseph Bako, qua đời trong khi bị giam giữ bởi những kẻ bắt cóc ở Kaduna.
Vào ngày 25 tháng 6 năm 2022, Cha Vitus Borogo đã bị sát hại dã man bởi những kẻ khủng bố đã đột kích vào trang trại của ngài ở Kaduna.
Vào ngày 15 tháng 7 năm 2022, những kẻ khủng bố lại tấn công và bắt cóc hai Linh mục Công Giáo – là các Cha John Cheitnum và Donatus Cleopas – khi các ngài đang làm công việc mục vụ tại Nhà thờ Công Giáo Chúa Kitô Vua, ở Yadin Gura.
Source:aciafrica.org
Phó tế mù đầu tiên ở Kenya được thụ phong
Đặng Tự Do
17:05 20/01/2023
Đức Tổng Giám Mục Nyeri cho biết việc phong chức linh mục Công Giáo mù đầu tiên ở Kenya sẽ giúp cho mọi người thấy rằng “khuyết tật không phải là không có khả năng”.
Trong một thông điệp được chia sẻ với ACI Phi Châu, đối tác tin tức của CNA tại Phi Châu, Đức Tổng Giám Mục Anthony Muheria của Tổng Giáo phận Công Giáo Nyeri đã phản ánh về lễ truyền chức linh mục ngày 14 Tháng Giêng của Cha Michael Mithamo King'ori, người đã bị mù khi đang làm phó tế.
“Cha Michael, vị linh mục mới này sẽ giúp chúng ta đánh giá cao, theo một cách rất mới, khả năng của những người có thể bị cho là thiếu khả năng do hoàn cảnh của họ”
Đức Tổng Giám Mục nói thêm rằng việc phong chức linh mục cho thầy phó tế Mithamo King'ori “là một lý do rất vui mừng vì bất chấp những hạn chế của mình, bất chấp những trở ngại đã phải trải qua, thầy ấy đã bước ra để đưa ra bằng chứng và chứng tá rằng khuyết tật không phải là trở ngại để trả lời tiếng gọi của Chúa, rằng khuyết tật không phải là không có khả năng.”
Vị tổng giám mục Công Giáo người Kenya cho biết việc truyền chức linh mục cho vị linh mục Công Giáo mù đầu tiên ở Kenya “là một hồi chuông cảnh tỉnh tuyệt vời” cho mọi người hãy tạo cơ hội cho những người khuyết tật.
“Nhiều người có thể không có khả năng, những khả năng bình thường mà chúng ta đánh giá cao, nhưng lại rất có năng khiếu về nhiều mặt khác khiến họ vẫn rất hiệu quả trong thánh chức, trong việc truyền giáo và thực hiện ơn gọi mà họ đã nhận được. Tất nhiên, nhiệm vụ của chúng ta là bảo đảm rằng họ được chuẩn bị tốt”.
Cha Mithamo King'ori đã được thụ phong linh mục cùng với năm phó tế khác trong Thánh lễ tại khuôn viên trường tiểu học Thánh Gioan Bosco Kiamuiru.
Trong một cuộc phỏng vấn với Kênh truyền hình Kenya News được đăng trên YouTube vào ngày 16 Tháng Giêng, Cha Mithamo King'ori cho biết đã tìm thấy ơn gọi linh mục của mình là do ân sủng của Thiên Chúa và bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Tổng Giám Mục Muheria vì đã ban cho ngài niềm hy vọng mà ngài cần để tiếp tục tập trung vào ơn gọi mơ ước của mình.”
“Tôi không thể quên Đức Tổng Giám Mục Anthony Muheria, người đã thực sự đồng hành với tôi,” ngài nói với KTN News ngay sau khi chủ sự Thánh lễ đầu tiên vào ngày 15 tháng Giêng.
Source:Catholic News Agency
Đức Bênêđíctô XVI mãi là một nhà trí thức vĩ đại
Vu Van An
17:12 20/01/2023
Đang say mê nghiên cứu và trước tác, nhà thần học Joseph Ratzinger, theo lời Dan Hitchens (https://vietcatholic.net/News/Html/280646.htm), bị bắt cóc đưa tới Dinh Tổng Giám Mục Munich và theo chính lời ngài, ngày ấy là ngày “hạnh phúc của ngài kết thúc”. Mới chỉ làm Tổng Giám Mục mà “hạnh phúc đã chấm dứt” thì làm Giáo Hoàng, hạnh phúc ấy chắc chẳng còn lại chút nào. Ngài không muốn chấp nhận nó nếu người tâm phúc của ngài, trước ngày bầu cử, không khuyến khích.
Điều ấy đã được cuốn sách của Đức Tổng Giám Mục Gänswein, Nient’altro che la verita (Không gì khác ngoài sự thật), xác nhận. Và người tâm phúc ấy là Đức Hồng Y Schönborn, Tổng Giám Mục Vienna, Áo, người không những là học trò tiến sĩ mà còn là người tâm phúc của Đức Bênêđíctô, đến độ, theo Đức Tổng Giám Mục Gänswein, hai vị gọi nhau bằng tên riêng và xưng anh tui, “Du”, với nhau.
Theo A.C. Wimmer của CNA ( https://www.ncregister.com/cna/cardinal-schoenborn-calls-archbishop-gaenswein-book-unseemly-indiscretion-confirms-key-detail-of-benedict-papacy), Đức Hồng Y Schönborn đã chính thức lên tiếng xác nhận chi tiết trên trong cuốn sách của Đức Tổng Giám Mục Gänswein. Hơn nữa, chính Đức Bênêđíctô cũng đã chính thức xác nhận chi tiết ấy ngay sau ngày đảm nhiệm ngai tòa Phêrô, tuy không nêu đích danh Đức Hồng Y Schönborn.
Các chi tiết như sau: Ngày 25 tháng Tư năm 2005, trong buổi tiếp kiến các khách hành hương Đức, Đức Bênêđíctô thứ 16 đã có bài nói chuyện được người Công Giáo Đức gọi là “bài diễn văn máy chém” (tiếng Đức: Fallbeilrede).
Trong bài nói chuyện trên, Đức Bênêđíctô thứ 16 ví kinh nghiệm được bầu của ngài với kinh nghiệm bị chiếc rìu của máy chém bổ xuống cổ ngài.
Hết sức cởi mở nói điều khiến ngài chấp nhận việc bầu cử, vị tân Giáo Hoàng tiết lộ ngài đã được “đánh động rất nhiều nhờ một lá thư ngắn viết cho tôi bởi một Hồng Y anh em”.
Đức Bênêđíctô thứ 16 cho hay: “Ngài nhắc nhở tôi rằng dịp Thánh lễ cầu cho Đức Gioan Phaolô II, tôi đã dựa bài giảng của tôi, bắt đầu từ Tin Mừng, vào Lời của Chúa phán với Thánh Phêrô ở bên hồ Gennesaret: “Hãy theo tôi!” Tôi đã nói tới việc Karol Wojtyła đã hết lần này đến lần khác tiếp nhận lời mời gọi này của Chúa ra sao, và mỗi lần ngài đều từ bỏ mình rất nhiều và chỉ nói đơn giản: ‘Vâng, con sẽ theo thầy, cho dù thầy dẫn con tới nơi con chưa bao giờ muốn tới’”.
“Vị Hồng Y anh em này viết cho tôi: Nếu bây giờ Chúa nói với anh, ‘Hãy theo tôi’, thì anh hãy nhớ điều anh đã giảng. Anh đừng từ chối! Anh hãy vâng theo cùng một cách như anh mô tả vị Giáo Hoàng vĩ đại, người đã trở về nhà Cha. Điều này làm tôi xúc động sâu xa. Đường lối Chúa không dễ dàng, nhưng chúng ta không được dựng nên cho cuộc sống dễ dàng, nhưng cho những điều lớn lao, cho sự tốt lành”.
Đức Bênêđíctô thứ 16 nói thêm, “Do đó, cuối cùng, tôi phải nói: ‘Xin Vâng’”.
Nhưng không vì thế, mà vị Giáo Hoàng trí thức này từ giã ngòi bút. Ngài vẫn miệt mài nghiên cứu và tác phẩm ba cuốn “Chúa Giêsu Thành Nadarét” viết trong lúc phải đương đầu với không biết bao nhiệm vụ đa đoan của ngôi vị Giáo Hoàng là minh chứng hùng hồn.
Tác phẩm di cảo
Ngày rời khỏi ngai tòa Phêrô để lui vào cuộc sống chiêm niệm và cầu nguyện chắc chắn mang lại cho ngài niềm hạnh phúc sảng khoái được tự do sử dụng ngòi bút trở lại.
Theo tạp chí mạng Aleteia (https://aleteia.org/2023/01/18/texts-benedict-xvi-wrote-after-his-retirement-published-some-for-first-time/), các trước tác của ngài từ ngày về hưu vừa được xuất bản ở Ý với tựa là “Che cos’è il cristianesimo. Quasi un testamento spiritual,” 2023 [Kitô giáo là chi – Một Gần như Chúc thư Thiêng liêng], cho thấy vị Giáo Hoàng hưu trí vẫn còn lưu tâm đến chuyện “tranh luận” (disputatio) trong các năm cuối cùng của đời ngài.
Tạp chí Aleteia cho biết thêm, năm 2019, Đức Bênêđíctô thứ 16 đã ủy thác việc xuất bản các trước tác cuối cùng của ngài cho một trong các bạn hữu thân thiết của ngài, nhà thần học người Ý Elio Guerriero, giám đốc Tạp chí Communio và là tác giả một cuốn tiểu sử về vị Giáo Hoàng thứ 265, “Servitore di Dio e dell’umanità”, 2017 [Tôi tớ Thiên Chúa và Nhân loại].
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng, cũng tham gia vào việc chuẩn bị cuốn sách nhưng không được Đức Thánh Cha trích dẫn trong lời cảm tạ của mình. Tổng cộng, tập sách dày 192 trang bao gồm 16 bản văn được viết bởi Đức Giáo Hoàng hưu trí từ năm 2014 đến 2022, bao gồm bốn bản văn chưa được công bố trước đây.
Elio Guerriero giải thích trong phần giới thiệu cuốn sách rằng lý do những bản văn này được công bố sau khi tác giả qua đời là vì cuộc tranh cãi đã nổ ra sau khi công bố phần đóng góp của Đức Giáo Hoàng hưu trí về sự độc thân của các linh mục trong cuốn sách “From the Depths of Our Hearts: Priesthood, Celibacy and the Crisis of the Catholic Church” [Từ sâu thẳm trái tim chúng ta: Chức linh mục, sự độc thân và cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội Công Giáo] (2020) của Đức Hồng Y Robert Sarah. Xác nhận lời lẽ của Đức Giáo Hoàng được Đức Tổng Giám Mục Gänswein thuật lại trong hồi ký của ngài, nhà thần học người Ý giải thích rằng Đức Bênêđictô XVI đã quyết định vào thời điểm đó rằng ngài sẽ không xuất bản thêm bất cứ bản văn nào trong lúc sinh thời của ngài.
Vị giáo hoàng thứ 265 đã giải thích lý do cho điều này trong một bức thư đề ngày 13 tháng 1, được Guerriero trích dẫn: “Sự giận dữ của các nhóm chống đối tôi ở Đức mạnh đến mức chỉ cần một lời nói nhỏ nhất của tôi cũng lập tức gây ra một vụ náo động giết người từ phía họ”.
Nếu chúng ta bỏ qua những bản văn đã được biết đến – một vài bài là các diễn văn chính thức, hai bài diễn văn tưởng nhớ trong đó có một bài dành cho Đức Gioan Phaolô II, hai lời nói đầu, một cuộc phỏng vấn với một tu sĩ Dòng Tên, và một số thư từ với một giáo sĩ Do Thái – những bản văn chưa được xuất bản chứng tỏ lòng mong muốn mạnh mẽ của ngài trong việc tiếp tục tranh luận với giới trí thức Công Giáo, đặc biệt là với giới trí thức của đất nước ngài.
Bất đồng cuối cùng với Karl Rahner
Đây là trường hợp của bản văn đầu tiên chưa được công bố, “Tôn giáo là gì”, một bản văn ngắn dài sáu trang được hoàn thành vào ngày 19 tháng 3 năm 2022. Trong đó, Đức Bênêđictô XVI đưa ra một suy tư về “sự chuyển dịch” lịch sử của các hiện tượng tôn giáo theo quan điểm Kitô giáo. Ngài giải thích việc các tôn giáo đa thần, và đặc biệt là chủ nghĩa ngoại giáo, được tích hợp vào các hình thức thuyết độc thần ra sao sau khi bị chống đối và “thanh tẩy”. Trích dẫn tác phẩm của Henri de Lubac, ngài giải thích việc chuyển dịch này là trung tâm của Cơ đốc giáo, cùng với Chúa Giêsu Kitô, đến để giải phóng con người khỏi nỗi sợ hãi quyền lực mà họ vốn gán cho thần thánh.
Ông lưu ý rằng sau chủ nghĩa ngoại giáo, hai con đường mở ra: con đường của chủ nghĩa độc thần Ápraham, trong đó “Thiên Chúa duy nhất, trong tư cách một ngôi vị, định đoạt toàn thể thế giới,” và mặt khác là các tôn giáo huyền bí, đặc biệt là Phật giáo vùng Himalaya. Ngài chỉ ra rằng xu hướng huyền bí này, mà ngài mô tả như một hình thức tôn giáo hướng tới “sự hư vô”, đã tạo ra tiếng vang trong văn hóa châu Âu và thậm chí trong thần học Kitô giáo.
Đức Bênêđictô XVI đưa ra một thí dụ về câu trích dẫn được gán cho một trong những đối thủ nổi tiếng nhất của ngài trong lãnh vực thần học, nhà thần học người Đức Karl Rahner: “Kitô hữu của ngày mai sẽ là nhà huyền bí hoặc không hề hiện hữu”. Thừa nhận rằng ngài đã “chịu thua việc cố gắng hiểu Rahner muốn nói gì qua cụm từ này,” ngài bác bỏ cách giải thích cho rằng các tôn giáo đang hướng tới “sự sùng kính vô ngã” đối với thần linh, một xu hướng mà ngài nói là “hoàn toàn mâu thuẫn” với ý hướng và sự phát triển lịch sử của Kitô giáo.
Bất khoan dung với Kitô giáo nhân danh lòng khoan dung
Bản văn thứ hai, đề ngày tháng 12 năm 2018 và dài 17 trang, có tiêu đề Monotheism and Tolerance [Chủ nghĩa Độc thần và Lòng Khoan dung]. Nó được trình bày như một phản hồi cho cuốn “Corpora. The Anarchist Power of Monotheismus” [Corpora. Sức mạnh Vô chính phủ của Chù nghĩa Độc thần] (xuất bản bằng tiếng Đức, “Corpora. Die anarchische Kraft des Monotheismus”), một tiểu luận được viết vào năm 2018 bởi Eckhard Nordhofen, một nhà thần học người Đức, người đã cho rằng có mối liên kết giữa việc khẳng định một Thiên Chúa duy nhất và việc không khoan dung. Đức Bênêđictô XVI bác bỏ lập luận này và đồng thời than thở sự kiện Kitô giáo ngày nay là “nạn nhân của sự bất khoan dung ngày càng gia tăng nhân danh lòng khoan dung”.
Kể lại một số tình tiết trong lịch sử của dân tộc Do Thái trong Cựu Ước, Đức Bênêđictô XVI nhấn mạnh đến tính đa dạng của các quan niệm của thuyết độc thần trong trình thuật Kinh thánh. Sau đó, ngài bác bỏ lời buộc tội cho rằng Kitô giáo không khoan dung vì nó tuyên bố nắm giữ sự thật, bảo đảm với chúng ta rằng ngược lại, Chúa Kitô bị đóng đinh là “đối trọng đích thực đối với mọi hình thức bất khoan dung”.
Kitô giáo không phải là một “tôn giáo của Sách”
Được kích thích bởi việc xuất bản lần này cuốn sách của nhà thần học Thệ phản Adolf von Harnack, bản văn thứ ba chưa được xuất bản, “Đối thoại Hồi giáo-Kitô giáo,” là một bài suy tư ngắn bốn trang được hoàn thành vào ngày 1 tháng 3 năm 2018. Trong bản văn này, Đức Giáo Hoàng hưu trí nêu bật sự hiểu lầm mà ngài thấy trong cụm từ “tôn giáo của Sách”.
Dù cho rằng điều ấy thích hợp với Hồi giáo và mối quan hệ của nó với Kinh Quran, mà người Hồi giáo mô tả là được Thiên Chúa mạc khải cho Nhà tiên tri, ngài tin rằng nó hoàn toàn không thích hợp với Kitô giáo. Ngài cảnh báo chống lại cách hiểu sai lầm về đối thoại liên tôn, vốn là kết quả của quan niệm ngẫu tượng về bản văn Kinh thánh.
Một tiểu luận chống việc rước lễ liên phái
Bản văn bản mới nhất chưa được công bố, “Ý nghĩa của việc Rước lễ,” được hoàn thành vào ngày 28 tháng 6 năm 2018, xem xét vấn đề về việc Rước lễ liên phái [intercommunion], nghĩa là, khả năng cho các Kitô hữu thuộc các giáo phái khác rước lễ với chúng ta. Giáo Hội Công Giáo không cho phép việc rước lễ liên phái này trong hầu hết các trường hợp.
Trong 22 trang của bài tiểu luận, trong một bài suy tư dài về ý nghĩa của Thánh Thể, Đức Bênêđictô XVI nhấn mạnh đến ý nghĩa bí tích của việc rước lễ. Ngài nói, điều này khiến người ta không thể quan niệm được việc rước lễ liên phái với các cộng đồng Thệ phản. Thay vào đó, ngài ủng hộ một “chủ nghĩa đại kết đích thực” sẽ không phủ nhận những khác biệt quan trọng hiện hữu giữa các tuyên tín Kitô giáo về vấn đề rước lễ.
Đức Bênêđictô XVI đã sửa bài viết của mình được đăng trong cuốn sách của Đức Hồng Y Sarah
12 bản văn khác của cuốn sách đã được biết đến và không bị thay đổi, ngoại trừ bản văn được công bố vào năm 2020 trong cuốn “Từ sâu thẳm trái tim chúng ta,” mà Đức Bênêđictô XVI mô tả là “tác phẩm của Đức Hồng Y Sarah” trong lời nói đầu của ngài. Ngài giải thích rằng ngài đã lấy phiên bản được xuất bản lúc đó và “tạo cho nó một trọng tâm mới”.
Nếu mục tiêu của bản văn đầu tiên – bảo vệ nền tảng thần học của chức linh mục – không thay đổi, thì cấu trúc phần lớn đã được tổ chức lại và làm phong phú thêm với một số đoạn.
Những sự kiện ấy chứng tỏ Đức Bênêđíctô XVI mãi là một nhà trí thức vĩ đại ngay cho tới lúc ỏ ngưỡng cửa đời sau.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Giám Mục Nguyễn Thái Thành chúc Tết Quý Mão
Người Việt
10:25 20/01/2023
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh năm Mão, con Mèo
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
10:03 20/01/2023
Theo cách tính âm Lịch dựa vào vòng di chuyển của Mặt Trăng, cùng theo tập tục văn hóa, năm Nhâm Dần, con Cọp, đến hết tháng Chạp kết thúc. Và năm mới Mão, con Mèo sẽ tiến vào thay chỗ: năm Qúy Mão.
Con mèo được đứng đại diện làm chủ cả một năm mới sắp tới theo âm lịch.
Một số quốc gia đất nước bên vùng trời Á Đông mừng Tết Nguyên Đán âm lịch chung. Nhưng các nước Trung quốc, Hàn quốc, và Nhật Bản theo văn hóa năm Mão tương ứng với loài Thỏ, còn bên Việt Nam Mão tương ứng với loài Mèo. Nên họ lấy con Thỏ là con vật hình ảnh biểu tượng cho năm Mão. Còn bên Việt Nam lấy con Mèo là con vật hình ảnh biểu tượng cho năm Mão.
Hình ảnh con năm Mèo nói gì với dân gian chúng ta?
Mèo là loài thú vật bốn chân, thân hình nhỏ, chạy nhảy chuyền nhanh lẹ nhẹ nhàng, có bộ lông mượt mịn màng mầu khoang đốm trắng, đen, vàng, xám tro...
Mèo là loài thú vật nuôi trong nhà để bắt chuột giữ nhà, nhất là ở vùng đồng ruộng cày cấy có nhiều chuột. Ở bên xã hội Tây phương, mèo là con vật được nuôi cưng chiều như một em bé cho vui cửa vui nhà.
Mèo là loài thú vật ăn thịt sống như thịt chuột, thịt gà, thịt chim và cả cá nữa. Loài thú vật này có đôi mắt sáng nhìn ban đêm rất rõ. Theo khoa học khảo cứu, mắt của mèo chỉ nhìn thẳng phía trước, hầu như không di chuyển bên trái phải được, nên mắt mèo tập trung rất mạnh phân biệt rất rõ đối tượng lọt vào trong vùng chung quanh.
Mèo có đôi tai đứng thẳng che phủ bởi lông kín đáo cùng rất nhậy thính, và có thể quay xoay chiều nhanh nhẹ để bắt làn sóng âm thanh nhỏ bén nhậy. Theo khoa học khảo cứu đôi tai của mèo có làn sóng rất nhạy tới 65.000 Hz, cao gấp ba lần của con người. Đôi tai thính nhạy bắt được làn sóng âm thanh tinh vi cùng với đôi con mắt tinh sáng, khiến mèo nhanh lẹ có phản ứng tự vệ hoặc tấn công săn bắt đối tượng rất chính xác.
Thân thể mèo tuy nhỏ, nhưng xương rất cứng, nhất là bốn chân của mèo có những móng vuốt sắc bén chụp vồ bắt con mồi chính xác. Hàm răng của mèo rất sắc bén cấu xé thịt con mồi nhanh lẹ.
Theo khảo cứu khoa học khẩu vị lưỡi của mèo cũng tinh tế lắm, thích ăn vị mặn, chua, đắng. Nhưng nó lại không thích vị ngọt.
Bộ râu ở đôi mi mắt, mép cằm của con mèo là một thứ „Ăng-ten „ bắt chuyền tín hiệu rất nhậy chuyền đi tín hiệu vào tận thần kinh bên trong não bộ. Nhờ thế mèo có phản ứng nhìn cảm nhận rất tinh vi nhậy bén dù là ban đêm.
Ngoài giống mèo nuôi trong nhà còn có giống mèo rừng. Loại mèo hoang dã này thân hình cao to lớn hơn nhiều, chúng chạy rất nhanh lẹ, săn mồi rất dữ tợn hung ác, tấn công cả người nữa. Loài báo hổ, sư tử cũng phần nào thuộc bộ tộc giống mèo.
Dù là loài thú vật trong nhà, nhưng mèo cũng có chỗ đứng trong nền văn hóa dân gian xưa nay.
Mèo là con thú vật có nhiều hình thù khác nhau trong các nền văn hóa dân gian. Với người Nhật, ánh mắt nhìn của mèo là dấu chỉ sự dữ, sự xấu.
Trong văn hoa của vùng Kabbala và cả trong Phật Giáo, hình ảnh con mèo gần sát tương tự như con rắn.
Trong thần thọai ở bên Ai cập trái lại, mèo là con vật nuôi trong nhà giống như con vật có ích lợi, và được coi như một con vật thánh hiện thân nơi nữ thần Bastet, vị thần mèo có hình thù giống như đầu mèo coi giữ nhà cửa cùng con người, vị nữ thần của sinh sản.
Con Mèo có bộ lông mầu đen được xem là loài thú vật phù thủy xấu xa hung ác, là hình ảnh của ma qủy. Có những người tin kiêng dị đoan cho mèo đen là loài mang đến điều bất hạnh không may mắn.
Trong dân gian có truyền khẩu, mếu con mèo nhảy qua cỗ quan tài người đã qua đời nằm trong đó, xác chết sẽ bật dựng lên như người sống! Truyền khầu này muốn nói đến điều xấu sự dữ của mèo gây ra.
Trong Kinh Thánh có hai nơi nói đến mèo, nhưng đều nói đến điều điềm không tốt lành:
“ Mèo rừng gặp chó rừng, loài dê ma quái hú gọi nhau. Đó cũng là nơi dung thân cho qủy Lilít, là chốn hắn nghỉ ngơi. “ (Isaia 34, 14).
“ Trên thân mình chúng cũng như trên đầu chúng, người ta thấy bay lượn nào dơi, nào nhạn và các thứ chim khác, lại có cả mèo nữa. “ (Baruch 6,21)
Năm mới âm Lịch có tên Qúy Mão. Mùa Xuân năm mới Qúy Mão về với đất trời cùng lòng người.
Mùa Xuân năm mới mang đến cho lòng người không khí niềm vui rộn ràng. Trong không khí đó chúng ta tạ ơn Thiên Chúa ban cho đời sống thêm một năm mới, cùng cầu chúc cho nhau những gì tốt đẹp may mắn trong đời sống năm mới.
Điều này chính đáng cùng cần thiết giúp đời sôúng tinh thần phấn khởi vươn lên. Nhưng có lẽ, như người Tây phương có thành ngữ ví von về con mèo, có thể lấy dùng làm như lời nhắc nhở về cách sống khôn ngoan cẩn trọng trong năm con Mèo, cũng là điều hay tốt đẹp cùng giúp ích cho đời sống.
Ngạn ngữ dân gian nước Đức có khôn ngoan: "Kaufen Sie nicht die Katze im Sack!" Geprüfte Gebrauchte sind besser als die Katze im Sack" = „ Xin đừng mua con mèo nhốt trong bao. Nhưng tốt hơn hãy khảo sát hàng hóa trước để khỏi bị mua lầm con mèo dấu nhốt trong bao!
Chúc mừng Năm Mới Qúy Mão!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Con mèo được đứng đại diện làm chủ cả một năm mới sắp tới theo âm lịch.
Một số quốc gia đất nước bên vùng trời Á Đông mừng Tết Nguyên Đán âm lịch chung. Nhưng các nước Trung quốc, Hàn quốc, và Nhật Bản theo văn hóa năm Mão tương ứng với loài Thỏ, còn bên Việt Nam Mão tương ứng với loài Mèo. Nên họ lấy con Thỏ là con vật hình ảnh biểu tượng cho năm Mão. Còn bên Việt Nam lấy con Mèo là con vật hình ảnh biểu tượng cho năm Mão.
Hình ảnh con năm Mèo nói gì với dân gian chúng ta?
Mèo là loài thú vật bốn chân, thân hình nhỏ, chạy nhảy chuyền nhanh lẹ nhẹ nhàng, có bộ lông mượt mịn màng mầu khoang đốm trắng, đen, vàng, xám tro...
Mèo là loài thú vật nuôi trong nhà để bắt chuột giữ nhà, nhất là ở vùng đồng ruộng cày cấy có nhiều chuột. Ở bên xã hội Tây phương, mèo là con vật được nuôi cưng chiều như một em bé cho vui cửa vui nhà.
Mèo là loài thú vật ăn thịt sống như thịt chuột, thịt gà, thịt chim và cả cá nữa. Loài thú vật này có đôi mắt sáng nhìn ban đêm rất rõ. Theo khoa học khảo cứu, mắt của mèo chỉ nhìn thẳng phía trước, hầu như không di chuyển bên trái phải được, nên mắt mèo tập trung rất mạnh phân biệt rất rõ đối tượng lọt vào trong vùng chung quanh.
Mèo có đôi tai đứng thẳng che phủ bởi lông kín đáo cùng rất nhậy thính, và có thể quay xoay chiều nhanh nhẹ để bắt làn sóng âm thanh nhỏ bén nhậy. Theo khoa học khảo cứu đôi tai của mèo có làn sóng rất nhạy tới 65.000 Hz, cao gấp ba lần của con người. Đôi tai thính nhạy bắt được làn sóng âm thanh tinh vi cùng với đôi con mắt tinh sáng, khiến mèo nhanh lẹ có phản ứng tự vệ hoặc tấn công săn bắt đối tượng rất chính xác.
Thân thể mèo tuy nhỏ, nhưng xương rất cứng, nhất là bốn chân của mèo có những móng vuốt sắc bén chụp vồ bắt con mồi chính xác. Hàm răng của mèo rất sắc bén cấu xé thịt con mồi nhanh lẹ.
Theo khảo cứu khoa học khẩu vị lưỡi của mèo cũng tinh tế lắm, thích ăn vị mặn, chua, đắng. Nhưng nó lại không thích vị ngọt.
Bộ râu ở đôi mi mắt, mép cằm của con mèo là một thứ „Ăng-ten „ bắt chuyền tín hiệu rất nhậy chuyền đi tín hiệu vào tận thần kinh bên trong não bộ. Nhờ thế mèo có phản ứng nhìn cảm nhận rất tinh vi nhậy bén dù là ban đêm.
Ngoài giống mèo nuôi trong nhà còn có giống mèo rừng. Loại mèo hoang dã này thân hình cao to lớn hơn nhiều, chúng chạy rất nhanh lẹ, săn mồi rất dữ tợn hung ác, tấn công cả người nữa. Loài báo hổ, sư tử cũng phần nào thuộc bộ tộc giống mèo.
Dù là loài thú vật trong nhà, nhưng mèo cũng có chỗ đứng trong nền văn hóa dân gian xưa nay.
Mèo là con thú vật có nhiều hình thù khác nhau trong các nền văn hóa dân gian. Với người Nhật, ánh mắt nhìn của mèo là dấu chỉ sự dữ, sự xấu.
Trong văn hoa của vùng Kabbala và cả trong Phật Giáo, hình ảnh con mèo gần sát tương tự như con rắn.
Trong thần thọai ở bên Ai cập trái lại, mèo là con vật nuôi trong nhà giống như con vật có ích lợi, và được coi như một con vật thánh hiện thân nơi nữ thần Bastet, vị thần mèo có hình thù giống như đầu mèo coi giữ nhà cửa cùng con người, vị nữ thần của sinh sản.
Con Mèo có bộ lông mầu đen được xem là loài thú vật phù thủy xấu xa hung ác, là hình ảnh của ma qủy. Có những người tin kiêng dị đoan cho mèo đen là loài mang đến điều bất hạnh không may mắn.
Trong dân gian có truyền khẩu, mếu con mèo nhảy qua cỗ quan tài người đã qua đời nằm trong đó, xác chết sẽ bật dựng lên như người sống! Truyền khầu này muốn nói đến điều xấu sự dữ của mèo gây ra.
Trong Kinh Thánh có hai nơi nói đến mèo, nhưng đều nói đến điều điềm không tốt lành:
“ Mèo rừng gặp chó rừng, loài dê ma quái hú gọi nhau. Đó cũng là nơi dung thân cho qủy Lilít, là chốn hắn nghỉ ngơi. “ (Isaia 34, 14).
“ Trên thân mình chúng cũng như trên đầu chúng, người ta thấy bay lượn nào dơi, nào nhạn và các thứ chim khác, lại có cả mèo nữa. “ (Baruch 6,21)
Năm mới âm Lịch có tên Qúy Mão. Mùa Xuân năm mới Qúy Mão về với đất trời cùng lòng người.
Mùa Xuân năm mới mang đến cho lòng người không khí niềm vui rộn ràng. Trong không khí đó chúng ta tạ ơn Thiên Chúa ban cho đời sống thêm một năm mới, cùng cầu chúc cho nhau những gì tốt đẹp may mắn trong đời sống năm mới.
Điều này chính đáng cùng cần thiết giúp đời sôúng tinh thần phấn khởi vươn lên. Nhưng có lẽ, như người Tây phương có thành ngữ ví von về con mèo, có thể lấy dùng làm như lời nhắc nhở về cách sống khôn ngoan cẩn trọng trong năm con Mèo, cũng là điều hay tốt đẹp cùng giúp ích cho đời sống.
Ngạn ngữ dân gian nước Đức có khôn ngoan: "Kaufen Sie nicht die Katze im Sack!" Geprüfte Gebrauchte sind besser als die Katze im Sack" = „ Xin đừng mua con mèo nhốt trong bao. Nhưng tốt hơn hãy khảo sát hàng hóa trước để khỏi bị mua lầm con mèo dấu nhốt trong bao!
Chúc mừng Năm Mới Qúy Mão!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Văn Hóa
Ly Cà Phê Cuối Năm
Sơn Ca Linh
22:03 20/01/2023
(Nhâm Dần – Quý Mão 2023)
Ở mãi tận đất nước Israel,
Và tít tắp một thuở hồng hoang Cựu ước,
Không biết ngài Côhelet,
Có biết nhâm nhi giọt cà phê đắng cuối năm?
Nhưng những lời ngài nói trong sách Giảng Viên,
Sao mà hay, sao mà thâm thuý !
“Ở dưới bầu trời này,
Mọi sự đều có lúc, mọi sự đều có thời…” (Gv 3,1)
Và một năm trôi qua,
Vâng, suốt một năm đất nước Ukraina chìm trong khói lửa,
Nhưng cũng là “thời” để “nàng Co-vid” lững thững ra đi !
Và cùng “đi” với “nàng”,
Ngài Nữ Hoàng Anh hay nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô,
Cũng theo nhau giã từ “thung lũng đầy nước mắt” !
Và thế giới,
Vẫn như một thao trường với những cuộc chạy đua chóng mặt,
Tranh đoạt, thư hùng…
Như những cầu thủ World Cup giành nhau chỉ một quả banh !
Để rồi sau đó,
Anh bể đầu, anh sức trán, anh lên ngôi rực rỡ vinh quang,
Phần còn lại,
Những anh chị công nhân lặng thầm khom lưng dọn rác… !
Vũ trụ xoay vần,
Những cơn mưa bão Hạ, Thu, hay Đông sang mưa dầm gió bấc,
Rồi cũng qua khi chim én báo tin Xuân đã về.
Và hôm nay cuối năm, hay “một mai qua cơn mê”,
Nhân loại lại có “một lúc” hay “một thời” để nuôi niềm hy vọng !
Phì phà điếu thuốc và nhấp ngụm cà phê đắng,
Nhìn lại đời, nhìn lại mình… chỉ biết cảm tạ tri ân !
Cảm ơn Trời suốt một năm trời dòng dã thi ân,
Cảm ơn đời với bao nghĩa cử ân tình yêu thương liên đới… !
Ly cà phê cuối năm,
Xin tiễn biệt chú “Cọp Nhâm Dần”,
Với hạnh phúc lẫn gian truân dịu vợi,
Và mở rộng vòng tay,
Chuẩn bị đón “Chú Mèo Quý Mão” đang lấp ló trở về.
Hy vọng “ba trăm sáu lăm ngày” tới sẽ “qua cơn mê”,
Qua cái “thời” tàn khốc chiến tranh,
Để tới cái “lúc” của hoà bình, yêu thương và hạnh phúc.
Sơn Ca Linh (Sáng Tất Niên 30 tháng Chạp Nhâm Dần)
VietCatholic TV
Chiến trường Bakhmut. Cuộc đột kích táo bạo của cảm tử quân Ukraine vào Trung Đoàn Pháo Binh Nga
VietCatholic Media
03:03 20/01/2023
1. Chiến trường thành phố Bakhmut. Cuộc đột kích nghẹt thở của biệt kích Ukraine vào Trung Đoàn Pháo Binh Nga.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Sáu 20 tháng Giêng, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết giao tranh ác liệt đang diễn ra ở phía Đông Bắc và phía Nam thành phố Bakhmut.
Quân Nga đã mở 22 cuộc tấn công vào Krasna Hora, Pidhorodne ở phía Đông Bắc và 5 cuộc tấn công vào Opytne ở phía Nam của thành phố Bakhmut. Họ đã vấp phải sức kháng cự mạnh của các lực lượng phòng vệ Ukraine. Tuy nhiên, quân số của quân Nga bao gồm quân Wagner và quân chính quy Nga đã được bổ sung rất đông đảo trong mấy ngày qua để bù đắp cho các tổn thất kinh hoàng của họ; vì thế họ vẫn chiếm ưu thế về quân số từ 8 đến 10 lần quân Ukraine.
Hôm thứ Năm, trùm du đảng Wager Yevgeny Prigozhin, lại đụng độ với Bộ Quốc phòng Nga về vai trò công ty lính đánh thuê của ông ta ở Ukraine, cũng như các hướng dẫn mới nhất của Bộ Quốc Phòng Nga dành cho binh lính. Trong bài phát biểu trên truyền hình trực tiếp vào ngày 13 tháng Giêng, Putin đã không đề cập đến vai trò của quân đội Wagner trong cuộc giao tranh ở thị trấn khai thác muối Soledar. Thay vào đó, ông ta cho rằng các thành tựu quân sự là do Bộ Quốc phòng Nga. Một chỉ huy quân sự Ukraine thừa nhận rằng nhận xét của Putin không sai. Thương vong của quân Ukraine chủ yếu là do hỏa lực pháo binh của quân chính quy Nga bắn từ xa. Ngược lại, quân Wagner chết nhiều là do mìn bẫy và hỏa lực từ súng máy của quân phòng vệ Ukraine trong các đợt tấn công biển người. Trong mấy ngày qua, quân Nga chịu thiệt hại nặng vì các cuộc tấn công của pháo binh và không quân Ukraine. Tuy nhiên, do quân số của đối phương quá đông, các đợt tấn công biển người của quân Nga đang giúp họ tiến lên, mặc dù thương vong là rất cao.
Theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, trong ngày 19 Tháng Giêng, Không quân Ukraine đã mở 21 cuộc tấn công vào các khu vực tập trung lực lượng Nga, cũng như 6 cuộc tấn công vào các vị trí của hệ thống hỏa tiễn phòng không của họ.
“Ngoài ra, lực lượng hỏa tiễn và pháo binh của chúng ta đã tấn công 6 sở chỉ huy, 7 khu vực tập trung quân địch và một kho đạn của quân xâm lược,” ông nói.
Trong ngày 19 Tháng Giêng, quân Nga đã thực hiện 4 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, 2 trong số đó nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự của Matviivka, vùng Zaporizhzhia và tiến hành 15 cuộc không kích. Ngoài ra, kẻ thù đã tung ra hơn 30 cuộc tấn công bằng nhiều hệ thống phóng hỏa tiễn.
Sau khi bị đánh bật khỏi thành phố Kherson, quân Nga đã rút lui về phía Đông sông Dnipro. Từ đó, các lực lượng Nga đã tăng cường các cuộc tấn công bằng súng cối và pháo binh vào thành phố Kherson mới được giải phóng ở miền nam Ukraine, đồng thời gây áp lực dọc theo các tiền tuyến ở phía đông. Trong thời gian gọi là đình chiến nhân lễ Giáng Sinh, quân Nga đã tấn công Kherson 70 lần bằng các cuộc pháo kích.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine, gọi tắt là SBU, xác định một trong những đơn vị Nga chịu trách nhiệm cho các cuộc pháo kích vào Kherson là Trung Đoàn pháo binh 291, có đại bản doanh đóng tại Troitskaya, thuộc nước Cộng Hòa Ingushetia, trong Liên Bang Nga.
Trong đêm Giao Thừa, pháo binh Ukraine đã tấn công đơn vị này của Nga gần làng Chulakivka, tổn thất đối phương lên tới 500 người chết và bị thương. Tuy bị tổn thất nặng như vậy, họ vẫn có thể tiếp tục tấn công vào Kherson.
Biệt kích Ukraine đã mở một cuộc tấn công táo bạo vào làng Fedorivka, nơi Trung Đoàn pháo binh ác ôn này của Nga đặt các khẩu trọng pháo của chúng trong các khu vực dân cư để tấn công vào thành phố Kherson. 10 khẩu trọng pháo của đối phương đã bị phá hủy. Thiệt hại nhân mạng của quân Nga chưa thể xác định được. Biệt kích Ukraine đã rút lui an toàn. Nga đã tung máy bay trực thăng vần vũ trên bầu trời để tìm kiếm quân Ukraine nhưng vô hiệu. Cuộc đột kích này hy vọng có thể giảm bớt được các cuộc tấn công vào thành phố Kherson. Tuy nhiên, các cuộc tấn công của quân Nga vào các khu vực dân cư và cơ sở hạ tầng dân sự trong vùng vừa mới được giải phóng của Kherson vẫn còn rất cao. Kẻ thù vẫn có thể phóng hỏa tiễn từ các chiến hạm trên Hắc Hải, từ các máy bay và từ các lực lượng pháo binh của chúng ở phía Đông sông Dnipro.
Trong 24 giờ qua, 760 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến, cùng với 6 xe tăng, 10 xe thiết giáp, 10 khẩu trọng pháo, và 7 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 19 Tháng Giêng, 118.530 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược còn bao gồm 3.136 xe tăng, 6.235 xe thiết giáp, 2.122 hệ thống pháo, 442 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 220 hệ thống tác chiến phòng không, 287 máy bay, 277 trực thăng, 1.882 máy bay không người lái, 749 hỏa tiễn hành trình, 17 tàu chiến, 4.896 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 190 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh
Trước việc Vương Quốc Anh tuyên bố sẽ gởi cho Ukraine ngay tức khắc 14 xe tăng hạng nặng Challenger 2; và Ba Lan cũng gởi 14 chiếc xe tăng Leopard 2, trong một chương trình truyền hình trên đài Rossiya 1, Vladimir Solovyov, một tuyên truyền viên của Điện Cẩm Linh đã trấn an người Nga rằng Putin sẽ sớm tung ra một loại xe tăng gọi là T14 Armanta.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh nhận định về tuyên bố này như sau. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga có khả năng đang xem xét triển khai một số lượng nhỏ xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata mới của mình ở Ukraine. Vào cuối tháng 12 năm 2022, hình ảnh cho thấy những chiếc T-14 trên một khu vực huấn luyện ở miền nam nước Nga: địa điểm này có liên quan đến hoạt động chuẩn bị triển khai cho chiến dịch ở Ukraine.
Điều này xảy ra sau khi các phương tiện truyền thông thân chính phủ Nga tuyên bố những chiếc T-14 đang được chuẩn bị để triển khai. Tuy nhiên, hiện chưa rõ Nga đã chuyển loại này vào Ukraine hay chưa.
Bất kỳ việc triển khai T-14 nào cũng có thể là một quyết định rủi ro cao đối với Nga. Mười một năm phát triển, chương trình đã bị trì hoãn nhiều lần, với những cắt giảm quy mô sản xuất như đã được dự trù; và có các báo cáo về những vấn nạn trong sản xuất. Một thách thức khác đối với Nga là điều chỉnh chuỗi hậu cần của mình để giải quyết T-14 vì nó lớn hơn và nặng hơn các xe tăng khác của Nga.
Nếu Nga triển khai T-14, nó có thể chủ yếu là phục vụ mục đích tuyên truyền. Việc sản xuất có lẽ chỉ ở mức thấp, trong khi các chỉ huy khó có thể tin tưởng vào phương tiện này trong chiến đấu.
3. 9 quốc gia Âu Châu cam kết viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine trước cuộc họp quan trọng vào ngày thứ Sáu
Chín quốc gia Âu Châu đã cam kết hỗ trợ quân sự nhiều hơn cho Ukraine, điều này sẽ giúp các lực lượng Ukraine chuyển từ “phòng thủ sang đánh đuổi lực lượng Nga”, theo một tuyên bố chung được chính phủ Anh công bố sau cuộc họp ở Tallinn, Estonia.
“Chúng ta nhận ra rằng việc trang bị cho Ukraine để đẩy Nga ra khỏi lãnh thổ của họ cũng quan trọng như trang bị cho họ để bảo vệ những gì họ đã có,” họ nói trong tuyên bố. Cam kết mới nhất này được đưa ra trước cuộc họp của Nhóm Quốc phòng Ukraine tại Ramstein, bên Đức, vào thứ Sáu, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin.
Ukraine được tường trình sẽ nhận được 741 các loại xe nhỏ bọc thép, 640 xe thiết giáp chuyển quân, 239 xe chiến đấu bộ binh, 134 xe tăng, 105 xe pháo tự hành, 72 khẩu trọng pháo và 22 hệ thống phòng không.
Ngoài việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine, đây là những gì các quốc gia đã cam kết:
Đan Mạch sẽ huấn luyện lực lượng Ukraine. Nước này đã tài trợ hoặc tài trợ viện trợ quân sự trị giá gần 600 triệu euro (khoảng 649 triệu USD).
Cộng hòa Tiệp sẽ tăng năng lực sản xuất đạn cỡ nòng lớn, lựu pháo và xe bọc thép chở quân; nâng cao năng lực bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành.
Estonia sẽ cung cấp hàng chục khẩu pháo 155 ly FH-70 và 122 ly D-30; hàng nghìn viên đạn pháo 155 ly; hỗ trợ phương tiện cho các đơn vị pháo binh; hàng trăm súng phóng lựu chống tăng Carl-Gustaf M2 kèm đạn với tổng giá trị thay thế khoảng 113 triệu euro (khoảng 122 triệu USD) và huấn luyện cho hàng trăm binh sĩ Ukraine.
Latvia sẽ cung cấp hàng chục hệ thống phòng không Stinger xách tay; hai trực thăng M-17; hàng chục súng máy với đạn dược; vài chục máy bay không người lái (UAV); phụ tùng cho lựu pháo M109 và đào tạo khoảng 2.000 binh sĩ Ukraine trong các chương trình khác nhau.
Lithuania sẽ cung cấp gói hỗ trợ trị giá 125 triệu euro (khoảng 135 triệu USD) gồm hàng chục khẩu pháo phòng không L-70 cùng hàng chục nghìn cơ số đạn; 2 trực thăng Mi-8 với tổng giá trị thay thế khoảng 85 triệu euro (khoảng 92 triệu USD); 40 triệu euro (khoảng 43,3 triệu USD) cho các hoạt động mua sắm như thiết bị chống máy bay không người lái, quang học, thiết bị quan sát nhiệt và máy bay không người lái và 2 triệu euro (khoảng 2,1 triệu USD) cho Quỹ Quốc tế Vương quốc Anh để tài trợ cho các dự án mua sắm vũ khí hạng nặng.
Ba Lan sẽ cung cấp pháo phòng không S-60 với 70.000 viên đạn; đã tặng 42 xe chiến đấu bộ binh; gói huấn luyện hai tiểu đoàn cơ giới; thêm lựu pháo Krab 155 ly và nhiều loại đạn khác nhau.
Slovakia sẽ tăng cường sản xuất lựu pháo, thiết bị rà phá bom mìn và đạn dược; đào tạo quân nhân Ukraine và mở rộng đào tạo theo yêu cầu của Ukraine.
Anh sẽ cung cấp 14 xe tăng Challenger 2 với xe phục hồi và sửa chữa bọc thép; pháo tự hành AS90 155 ly; thêm hàng trăm xe bọc thép và bảo vệ; xe chống các bãi mìn và bắc cầu; thêm hàng chục hệ thống phòng không; 100.000 viên đạn pháo; hỏa tiễn của hệ thống hỏa tiễn phóng nhiều nòng; hỏa tiễn phòng không Starstreak; hỏa tiễn phòng không tầm trung; 600 đạn chống tăng Brimstone; phụ tùng để tân trang cho hàng trăm xe tăng và xe chiến đấu bộ binh của Ukraine; tiếp tục huấn luyện binh lính và điều phối Quỹ Quốc tế cho Ukraine đã huy động được gần 600 triệu bảng Anh (khoảng 742,7 triệu USD) với các đối tác.
4. Hoa Kỳ trả lời đối với yêu cầu của Đức là chỉ cung cấp xe tăng cho Ukraine nếu Hoa Kỳ cũng làm như thế
Phó thư ký báo chí Ngũ Giác Đài Sabrina Singh cho biết cô không tin rằng thời điểm này là thích hợp để Mỹ cung cấp xe tăng M1 Abrams cho Ukraine. Cô Sabrina Singh cho biết như trên để đáp lại một nhận xét của quan chức Đức theo đó Đức chỉ cung cấp xe tăng cho Ukraine nếu Hoa Kỳ cũng làm như thế
Singh nói: “Như các bạn đã biết, chúng ta đã cung cấp cho quân đội Ukraine xe thiết giáp Bradleys, chúng ta đang chứng kiến các quốc gia khác đẩy mạnh và tiếp tục cung cấp thiết bị và vật liệu cho Ukraine”.
“Cuối cùng thì đây là quyết định của nước Đức. Đó là quyết định có chủ quyền của họ về những hỗ trợ an ninh mà họ sẽ cung cấp. Vì vậy, chúng ta sẽ không thể nói chuyện với họ nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta chắc chắn đang làm những gì có thể để hỗ trợ Ukraine theo những gì họ cần”
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin sẽ gặp gỡ các đồng minh khác vào thứ Sáu tại Đức trong Nhóm Liên lạc Ukraine lần thứ tám, nơi họ sẽ thảo luận về loại thiết bị và hệ thống vũ khí mà Ukraine có thể cần trong cuộc chiến chống lại Nga.
Và trong khi vấn đề về xe tăng chắc chắn sẽ được đưa ra, các quan chức Mỹ đã nhiều lần nói rằng Đức có thể đưa ra quyết định của riêng mình. Nhu cầu bảo dưỡng và duy trì hoạt động của xe tăng M1 Abrams khiến nó trở thành một thiết bị khó cung cấp cho người Ukraine.
“Chúng ta đang tiếp tục làm việc với các đối tác và đồng minh khác trên khắp thế giới để xem có thể cung cấp những gì khác cho Ukraine và đó là toàn bộ nội dung của cuộc họp ngày mai,” Singh cho biết hôm thứ Năm.
Pháp, Ba Lan và Vương quốc Anh đã cam kết sẽ sớm gửi xe tăng cho quân đội Ukraine sử dụng trong nỗ lực tự vệ trước Nga. Phần Lan đang xem xét làm theo.
Đức cho biết sẽ chuyển các phương tiện chiến đấu bộ binh tới Kyiv nhưng vẫn chưa cam kết gửi xe tăng. Thủ tướng Olaf Scholz đã nhấn mạnh rằng bất kỳ kế hoạch nào như vậy cần phải được phối hợp đầy đủ với toàn bộ liên minh phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ.
Các đồng minh phương Tây sẽ gặp nhau vào ngày mai tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Đức để thảo luận về viện trợ quân sự cho Kyiv.
5. Microsoft cho biết các cuộc tấn công mạng của Nga vào Ukraine đã giảm bớt trong những tuần gần đây nhưng có thể tăng lên vào mùa xuân
Các cuộc tấn công mạng của Nga nhằm vào các mục tiêu Ukraine đã giảm bớt trong tháng qua, Chủ tịch Microsoft Brad Smith nói với CNN hôm thứ Năm, nhưng ông cảnh báo rằng điều đó có thể thay đổi khi mùa xuân đến.
“30 ngày qua đã yên ắng hơn” đối với các cuộc tấn công mạng của Nga, ông nói với CNN tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, đồng thời cho biết thêm rằng Microsoft cũng đã nhận thấy sự suy giảm tương tự đối với hoạt động tuyên truyền kỹ thuật số ủng hộ Điện Cẩm Linh liên quan đến chiến tranh.
Smith nói: “Ngay bây giờ, chính phủ Nga, như chúng ta thấy, đang phải tập trung rất nhiều nguồn lực của mình vào người dân Nga, để cố gắng duy trì sự hỗ trợ, đến mức có một chút suy giảm các hoạt động tuyên truyền bên ngoài nước Nga.
Tuy nhiên, ông cảnh báo, tình hình đó có thể thay đổi nhanh chóng.
Smith nói: “Thông thường, khi mùa xuân đến, quân đội tiến hành các cuộc tấn công. Ông nói: “Chúng ta phải sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh mạng tấn công, các hoạt động tấn công gây ảnh hưởng trên mạng, và đó là một phần những gì chúng ta đang chuẩn bị.
Tính đến ngày 19 Tháng Giêng, Microsoft đã chi 436 triệu USD hỗ trợ tài chính và hỗ trợ công nghệ cho Ukraine, Smith cho biết.
6. Cựu tổng thống Ukraine kêu gọi NATO đoàn kết gửi xe tăng Leopard do Đức sản xuất tới Ukraine
Cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nhấn mạnh tầm quan trọng của xe tăng Leopard do Đức sản xuất đối với việc phòng thủ Ukraine trong cuộc chiến với Nga, nói rằng “không thể” hỗ trợ một chiến dịch tấn công mạnh mẽ nếu không có những chiếc xe tăng này.
Tại Diễn đàn Kinh Tế thế giới ở Davos, tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết ông sẽ cung cấp cho Ukraine 14 xe tăng Leopard bất kể Đức có đồng ý cấp giấy phép hay không.
Nhận định về tuyên bố này, Ông Petro Poroshenko nói với CNN hôm thứ Năm: “Tất cả thế giới phương Tây, NATO, nên học tập sự đoàn kết. Thật không hay lắm nếu cuối cùng, chúng ta có thể rơi vào tình huống Ba Lan và các quốc gia thành viên NATO khác sẽ cung cấp xe tăng cho chúng tôi mà không có sự cho phép của Đức.”
Ông cảm ơn các đồng minh Ukraine, bao gồm Hoa Kỳ và Canada, đã gửi hỗ trợ cho quốc phòng Ukraine.
“Chúng tôi nghĩ rằng giờ đây mọi người đều hiểu rằng chúng tôi không chỉ bảo vệ Ukraine, và các bạn không chỉ hỗ trợ và giúp đỡ Ukraine. Chúng ta cùng nhau bảo vệ tự do, dân chủ của cả thế giới tự do,” ông nói.
7. Cựu Tư lệnh Nga gợi ý Đất nước của ông sẽ 'chìm' vào cuối năm
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Former Russian Commander Suggests His Country Will 'Sink' by Year's End”, nghĩa là “Cựu Tư lệnh Nga gợi ý Đất nước của ông sẽ 'chìm' vào cuối năm.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Cựu chỉ huy Nga Igor Ivanovich Strelkov, còn được gọi là Igor Girkin, cho rằng Nga sẽ “chìm” vào cuối năm 2023 khi quân đội tiếp tục chiến đấu trong cuộc chiến ở Ukraine, sắp tròn một năm.
“Tôi có ấn tượng rằng chúng ta sẽ “chìm” vào cuối năm nay. Còn bạn nghĩ sao?” ông ta đã đưa ra câu hỏi nói trên vào hôm thứ Tư.
Nga đã ca ngợi những thắng lợi gần đây của họ ở Soledar mà quân đội Nga tuần trước cho biết sẽ cho phép quân đội của họ tiến về phía Bakhmut, cách đó 9 dặm về phía nam. Nhưng Nga được cho là đang vật lộn để có được thiết bị quân sự và đang gặp phải tình trạng thiếu nhân lực, tinh thần quân đội kém và chia rẽ nội bộ giữa các nhà lãnh đạo quân sự.
Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định rằng chiến thắng ở Ukraine là “không thể tránh khỏi” và “được bảo đảm”.
“Tôi không nghi ngờ gì về điều đó,” ông nói hôm thứ Tư trong một bài phát biểu trước các binh sĩ của một nhà máy sản xuất hệ thống phòng không.
Trong một sự kiện trước đó với các cựu chiến binh, Putin nói: “Tất cả những gì chúng ta đang làm hôm nay, bao gồm cả hoạt động quân sự đặc biệt, là một nỗ lực để ngăn chặn cuộc chiến này. Đây là mục đích chính trong hoạt động của chúng ta: để bảo vệ những người dân của chúng ta sống ở đó, trên những vùng lãnh thổ này”
Mặc dù Putin tự tin về cuộc chiến, nhưng một số người chỉ trích ông đang trở nên thẳng thắn hơn khi chống lại cuộc chiến, với một số bày tỏ lo ngại về việc nó sẽ tác động đến Nga như thế nào.
“Có đủ loại nội chiến. Có những cuộc nội chiến sẽ giết chết đất nước chúng ta trong ba ngày vào mùa đông. Và nó sẽ kết thúc sau ba ngày nữa, nhưng nó sẽ giết chết đất nước,” Girkin nói trong một clip có phụ đề được Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine đăng lên Twitter.
Vị cựu chỉ huy này cũng cho rằng Mạc Tư Khoa có thể “rơi vào một cuộc nội chiến với hàng triệu người thương vong, với sự sụp đổ và tan rã hoàn toàn”.
Hôm thứ Tư, Girkin nói rằng Nga cần xây dựng một số đơn vị quân đội và tiến hành huấn luyện bổ sung cho quân đội sớm để ngăn chặn một thất bại có thể xảy ra.
Ông cũng cho biết ông tin rằng Tướng Valery Gerasimov và Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, không có khả năng “hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào được đảm nhận”.
Igor Lukes, giáo sư lịch sử và quan hệ quốc tế tại Đại học Boston, nói với Newsweek hôm thứ Năm rằng những lời chỉ trích của Girkin đối với Putin đã “tiết lộ” và trích dẫn một số nhận xét và chỉ trích của ông về hoạt động của quân đội Nga ở Ukraine.
“Girkin là tội phạm bị Hoa Kỳ và Hà Lan, có thể là các nước khác, truy nã,” Lukes nói. “Sự chỉ trích của ông ấy đối với việc tiến hành chiến tranh của Putin đã được tiết lộ.”
Trong khi đó, người sáng lập Tập đoàn Wagner (một tập đoàn bán quân sự của Nga), Yevgeny Prigozhin, đã cố gắng “làm suy yếu niềm tin” vào Bộ Quốc phòng Nga và tự đề cao mình là người lãnh đạo các hoạt động ở Ukraine, theo đánh giá hôm thứ Tư của Viện Nghiên cứu Quốc phòng. Chiến tranh.
Ngoài ra, các chuyên gia truyền hình Nga đã nghi ngờ về cuộc chiến của Putin. Nhà báo và nhà bình luận Maxim Yusin đặt câu hỏi liệu cuộc xâm lược có “diễn ra theo đúng kế hoạch hay không”.
“Theo ý kiến của nhiều người, quân đội Ukraine hiện đã sẵn sàng chiến đấu hơn 10 tháng trước,” sau khi nhận được “vũ khí phương Tây mà họ có mơ cũng không nghĩ tới,” Yusin nói trong một lần xuất hiện trên chương trình Pravo Znat, nghĩa là Quyền được biết, hôm 19 Tháng Giêng. “Rõ ràng phi quân sự hóa vẫn chưa thành công.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để bình luận.
8. Đồng minh của Putin phác thảo những gì có thể kích hoạt chiến tranh hạt nhân
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally Outlines What Could Trigger Nuclear War”, nghĩa là “Đồng minh của Putin phác thảo những gì có thể kích hoạt chiến tranh hạt nhân.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy
Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm thứ Năm đã vạch ra những gì ông tin rằng có thể gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Medvedev là tổng thống thay thế của Vladimir Putin từ năm 2008 đến 2012 và hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga.
Trong một bài đăng trên Telegram thảo luận về sự hỗ trợ của NATO đối với quân đội Ukraine, Medvedev đã viện dẫn khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân nếu Nga bị đánh bại ở Ukraine.
“Thất bại của một cường quốc hạt nhân trong một cuộc chiến thông thường có thể gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân,” ông Medvedev nói, đề cập đến cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Medvedev nói thêm: “Các cường quốc hạt nhân chưa bao giờ thua trong các cuộc xung đột lớn mà số phận của họ phụ thuộc vào đó”.
Nhận xét của ông được đưa ra trước cuộc họp của các đồng minh Ukraine để thảo luận về việc gửi thêm vũ khí tới Kyiv nhằm hỗ trợ lực lượng của họ trong cuộc chiến. Trong ngày thứ Sáu, các quan chức quốc phòng phương Tây từ khoảng 50 quốc gia và NATO sẽ gặp nhau tại căn cứ không quân Ramstein ở Đức để thảo luận về khả năng gửi thêm xe tăng tới Ukraine.
“Ngày mai, tại căn cứ Ramstein của NATO, các nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại sẽ thảo luận về chiến thuật và chiến lược mới, cũng như việc cung cấp vũ khí hạng nặng và hệ thống tấn công mới cho Ukraine,” ông Medvedev viết.
“Và điều này diễn ra ngay sau diễn đàn ở Davos, nơi những người ủng hộ cái ‘chính đảng kém phát triển’ lặp đi lặp lại như một câu thần chú: 'Để đạt được hòa bình, Nga phải thua',” ông nói.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết hôm thứ Tư rằng Ukraine cần “tăng đáng kể” vũ khí.
Ông Stoltenberg nói với Reuters: “Đây là thời điểm then chốt trong cuộc chiến và cần phải tăng cường hỗ trợ đáng kể cho Ukraine. “Nếu chúng ta muốn có một giải pháp hòa bình được đàm phán vào ngày mai, chúng ta cần cung cấp thêm vũ khí ngay hôm nay.”
Đây không phải là lần đầu tiên cựu tổng thống Nga cảnh báo rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Vào tháng 7 năm 2022, Medvedev đã đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế cho biết họ sẽ điều tra các cáo buộc về tội ác chiến tranh do lực lượng Nga gây ra ở Ukraine.
“Ý tưởng trừng phạt một quốc gia có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất là vô lý và có khả năng tạo ra mối đe dọa đối với sự tồn tại của nhân loại,” Medvedev nói trên Telegram vào thời điểm đó.
Putin cho biết vào tháng 9 năm 2022 rằng Nga đã sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ “sự toàn vẹn lãnh thổ” của mình. Chủ đề vẫn thường xuyên được thảo luận trên truyền hình nhà nước Nga.
HĐGM Nigeria đòi công lý cho linh mục bị thiêu sống. Nhà trừ tà cảnh báo Những Giấc Mộng Quỷ
VietCatholic Media
04:58 20/01/2023
1. Các Giám mục Công Giáo ở Nigeria yêu cầu công lý sau vụ tấn công thiêu sống một linh mục
Các Giám Mục trong Hội đồng Giám mục Công Giáo Nigeria, gọi tắt là CBCN, đang yêu cầu bắt giữ những người đã đốt phá Nhà thờ hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ ở Kaffin Koro thuộc Giáo phận Công Giáo Minna trong một cuộc tấn công dẫn đến cái chết của Linh mục Chánh xứ.
Trong một thông điệp chia buồn gửi đến Đức Giám Mục Martin Igwemezie Uzoukwu của Minna, Chủ tịch CBCN, Đức Tổng Giám Mục Lucius Iwejuru Ugorji, nói rằng Giáo hội ở Nigeria đã nhận được tin tức về vụ đốt phá “với sự bàng hoàng và đau buồn vô cùng”.
“Chúng tôi đã nhận được tin về vụ giết hại dã man Cha Isaac Achi của Giáo phận Công Giáo Minna bởi những kẻ đốt phá vào đầu giờ Chúa Nhật, ngày 15 Tháng Giêng năm 2023, với sự bàng hoàng và đau buồn vô cùng,” Đức Tổng Giám Mục Ugorji nói trong tuyên bố được chia sẻ với ACI Phi Châu vào Thứ Hai, ngày 16 tháng Giêng.
Ngài nói thêm: “Chúng tôi lên án mạnh mẽ nhất hành động giết người kinh hoàng, dã man, tàn ác và nhẫn tâm này. Các binh sĩ an ninh phải làm tất cả những gì cần thiết để bắt giữ những tên tội phạm đứng sau vụ giết người này và đưa chúng ra trước sự trừng phạt của pháp luật.”
“Tội phạm không được phép di chuyển tự do trong cộng đồng của chúng ta. Điều này chỉ khuyến khích họ tiếp tục phạm tội ngày càng nhiều hơn,” Đức Tổng Giám Mục Owerri nói
Tưởng cũng nên nhắc lại, ty cảnh sát Wasiu cho biết vụ tấn công vào Nhà thờ Công Giáo Hai Thánh Phêrô và Phaolô diễn ra như sau: “Vào khoảng 03:00 ngày 15 Tháng Giêng, bọn cướp có vũ trang đã xâm nhập vào nhà xứ của Cha Isaac Achi kế bên Nhà thờ Công Giáo Hai Thánh Phêrô và Phaolô, dọc theo đường Daza, Kafin-Koro, Paikoro”
“Thật không may, những tên cướp được cho là đã cố gắng đột nhập nhưng không được và đã đốt cháy ngôi nhà, bị thiêu chết vị linh mục”.
“Một linh mục khác cũng ở trong nhà xứ được xác định là Cha Collins cũng bị bắn vào vai khi cố gắng trốn thoát khỏi hiện trường. Các đội cảnh sát trực thuộc chi khu cảnh sát Kafin-Koro ngay lập tức được điều động đến hiện trường, nhưng những tên lưu manh đã trốn thoát trước khi họ đến nơi”.
“Cha Isaac đã được tìm thấy đã chết trong khi Cha Collins vẫn còn sống và được đưa đến bệnh viện để điều trị.”
Cảnh sát tuyên bố rằng những nỗ lực đang được tiến hành để bắt giữ những tên cướp.
Nhiều linh mục Công Giáo đã bị sát hại dã man hoặc bị bắt cóc để đòi tiền chuộc ở miền Bắc Niger.
Vào tháng Giêng năm 2021, một Linh mục Công Giáo của Giáo phận Minna, là Cha John Gbakaan Yaji, bị bắt cóc và bị giết bởi những tên cướp có vũ trang ở Bang Niger.
Vào tháng 5 năm 2022, một Linh mục Công Giáo khác, Cha Joseph Bako, qua đời trong khi bị giam giữ bởi những kẻ bắt cóc ở Kaduna.
Vào ngày 25 tháng 6 năm 2022, Cha Vitus Borogo đã bị sát hại dã man bởi những kẻ khủng bố đã đột kích vào trang trại của ngài ở Kaduna.
Vào ngày 15 tháng 7 năm 2022, những kẻ khủng bố lại tấn công và bắt cóc hai Linh mục Công Giáo – là các Cha John Cheitnum và Donatus Cleopas – khi các ngài đang làm công việc mục vụ tại Nhà thờ Công Giáo Chúa Kitô Vua, ở Yadin Gura.
Source:aciafrica.org
2. Nhật Ký Trừ Tà Số 224: Những Giấc Mộng Quỷ
Đức Ông Stephen Rossetti là một linh mục ở Giáo phận Syracuse, phó giáo sư nghiên cứu tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và tích cực tham gia vào mục vụ trừ tà trong 13 năm qua. Trên trang web catholicexorcism.org, ngài có bài viết nhan đề “Exorcist Diary #224: Demonic Dreams”, nghĩa là “Nhật Ký Trừ Tà Số 224: Những Giấc Mộng Quỷ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một người phụ nữ gần đây đã kể lại cho tôi giấc mơ của cô ấy, mà cô ấy nghĩ là một giấc mộng quỷ. Mọi người thường nói với tôi rằng họ đang bị những giấc mơ ma quỷ. Tôi luôn luôn có một chút hoài nghi. Nhưng câu chuyện này ngay lập tức đập vào mắt tôi. Cô ấy kể rằng:
Đêm qua, như thường lệ, con rảy nước thánh quanh giường và phòng của mình. Khi con đang ngủ, con cảm thấy hai sinh vật ấm áp quấn lấy con, một ở gần vai và một ở bên dưới, gần thắt lưng của con. Con với tới để cảm nhận chúng. Chúng có bộ lông mềm mại, ấm áp, và con nghĩ, “Thật ngọt ngào làm sao” nhưng con đã định gỡ chúng ra và chúng cắm ngập những chiếc răng sắc nhọn vào cánh tay con và không chịu buông ra. Con cố hét lên, nhưng quá yếu nên con cố hét to hơn, và khi con hét lên, con thức dậy và chúng đã biến mất. Thật là đáng sợ! Con chưa bao giờ có một giấc mơ như thế và không muốn một giấc mơ nào khác như thế xảy ra.
Là một nhà tâm lý học, tôi biết rằng nhiều hình ảnh và cảm xúc mãnh liệt có thể xuất hiện trong giấc mơ của chúng ta. Nhiều bác sĩ tin rằng giấc mơ là một cách để tâm trí chúng ta giải quyết các sự kiện và cảm xúc trong cuộc sống. Tâm trí cố gắng vượt qua những xung đột và tổn thương nội tâm của chúng ta để mang lại giải pháp và hòa bình. Như vậy, những giấc mơ có thể chứa đầy những cảm xúc mạnh mẽ và những hình ảnh đáng sợ, đặc biệt là khi cuộc sống của chúng ta chứa đựng sự sợ hãi, đau đớn, bất lực hoặc bị lạm dụng.
Nhưng giấc mơ của người phụ nữ này lại có dấu hiệu gặp ma quỷ thực sự. Đầu tiên, đó là một giấc mơ rõ ràng với một cốt truyện chứ không phải là một sự pha trộn của các hình ảnh. Thứ hai, đó là một cuộc gặp gỡ mãnh liệt mà cô nhớ rất rõ. Những giấc mơ bình thường có xu hướng bị lãng quên nhanh chóng trừ khi được viết ra ngay khi thức dậy. Thứ ba, hành động của nhân vật ma quỷ là điển hình của những gì ma quỷ làm. Trong trường hợp này, họ đã cố gắng dụ dỗ cô ấy nghĩ rằng họ là “bộ lông ấm áp, mềm mại” và do đó rất thân thiện. Nhưng khi cô từ chối chúng, chúng trở nên hung ác, có hàm răng sắc nhọn và không chịu rời đi. Thứ tư, phản ứng cảm xúc của cô ấy là một trong những nỗi sợ hãi tột độ; cô ấy nói, “Thật đáng sợ.” Đây sẽ là một phản ứng cảm xúc điển hình trước sự tấn công của ma quỷ.
Điều đặc biệt thú vị là bằng cách nào đó, cô ấy biết rằng mình nên từ khước chúng, mặc dù cảm thấy họ thật ấm áp và mềm mại. Có khả năng, nhìn thấu sự lừa dối của ma quỷ là một ân sủng từ Chúa Thánh Thần có lẽ với một cú huých từ Thiên thần hộ mệnh của cô ấy. Cô phải hơi cố gắng mới đuổi được lũ quỷ, nhưng khi cô “hét to hơn” thì chúng bỏ đi. Vì vậy, việc cô ấy từ chối sự quyến rũ của ma quỷ rất mạnh mẽ và bền bỉ, điều này rất quan trọng. Việc cô ấy sử dụng nước thánh trước khi ngủ có lẽ đã giúp bảo vệ tinh thần cho bản thân trước sự tấn công của ma quỷ.
Tôi không nhanh chóng gán nguyên nhân ma quỷ cho bất kỳ giấc mơ nào có thể xấu xí và đáng sợ. Nhưng giấc mơ này phù hợp với tiêu chí của một cuộc chạm trán thực sự với Ác ma. Trên thực tế, chúng hoàn toàn không phải là “giấc mơ”, mà là những cuộc gặp gỡ tâm linh trong khi chúng ta đang ngủ. Nhưng, ngay cả trong tình trạng dễ bị tổn thương như vậy, Chúa vẫn bảo vệ chúng ta. Như tác giả Thánh Vịnh đã nói: “Thư thái bình an vừa nằm con đã ngủ,vì chỉ có mình Ngài, lạy Chúa, ban cho con được sống yên hàn” (Tv 4:9).
Source:Catholic Exorcism
3. Lịch sử tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo
Chủ đề của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các Kitô hữu năm 2023 là “Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình” (Isaia 1:17), được trích trong đoạn sau, mà nhiều quan sát viên cho rằng là một ám chỉ trực tiếp đến Chính Thống Giáo Nga, vô tình hay hữu ý.
“Khi các ngươi đến trình diện Ta, ai khiến các ngươi phải giẫm lên khuôn viên của Ta?
Thôi, đừng đem những lễ vật vô ích đến nữa. Ta ghê tởm khói hương; Ta không chịu nổi ngày đầu tháng, ngày sa-bát, ngày đại hội, không chịu nổi những người cứ phạm tội ác rồi lại cứ lễ lạt linh đình.
Ta chán ghét những ngày đầu tháng, những đại lễ của các ngươi. Những thứ đó đã trở thành gánh nặng cho Ta, Ta không chịu nổi nữa.
Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn; các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe. Vì tay các ngươi đầy những máu.
Hãy rửa cho sạch, tẩy cho hết, và vứt bỏ tội ác của các ngươi cho khỏi chướng mắt Ta.
Đừng làm điều ác nữa. Hãy tập làm điều thiện, tìm kiếm lẽ công bình, sửa phạt người áp bức, xử công minh cho cô nhi, biện hộ cho quả phụ.
Chúa phán: ‘Hãy đến đây, ta cùng nhau tranh luận! Tội các ngươi, dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết; có thẫm tựa vải điều, cũng hoá trắng như bông.’”
Các tài liệu của năm nay được phát triển với sự hỗ trợ của Hội đồng các Giáo Hội ở Minnesota, Hoa Kỳ.
Dưới đây là lịch sử vắn tắt của tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo:
Năm 1908, Mục Sư Paul Wattson đang coi sóc một nhà thờ Anh giáo ở Graymoor, New York, đưa ra sáng kiến cử hành một tuần Tám Ngày cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo với sự hỗ trợ của các giám mục Anh giáo và Công Giáo, trong đó có Đức Hồng Y William O'Connell của Boston. Tuần Tám Ngày này bắt đầu vào ngày 18 tháng Giêng, lúc bấy giờ là Lễ Ngai Tòa Thánh Phêrô ở Rôma, và kết thúc vào ngày 25 tháng Giêng, Lễ Thánh Phaolô Trở Lại.
Năm sau, mục sư Wattson và toàn thể cộng đoàn Anh Giáo của ngài gia nhập Giáo Hội Công Giáo, và vào năm tiếp theo, tức là năm 1910, cựu mục sư Wattson đã được thụ phong linh mục.
Sáng kiến cử hành một tuần Tám Ngày cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô Giáo lan tràn nhanh chóng, và vào năm 1916, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 15, cổ vũ sáng kiến này trong toàn thể Giáo Hội và Tuần Tám ngày này chính thức mang tên Tuần Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo.
Năm 1964, Công Đồng Vatican II ban hành Sắc Lệnh Đại Kết (Unitatis Redintegratio), và ngày 30/5/1995, Chân Phước Gioan Phaolô II ban hành thông điệp Ut Unum Sint, gồm có ba chương với những tựa đề: Sự dấn thân của Giáo Hội Công Giáo vào công cuộc đại kết; các kết quả của tiến trình đối thoại; và đường còn xa lắm không? Thông điệp đã kiểm điểm những thành quả của tiến trình đối thoại; và phác họa những bước còn phải tiếp tục.
Đây là hai văn kiện làm nền tảng cho Tuần Cầu Nguyện cho Hiệp Nhất Kitô Giáo.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong buổi tiếp kiến sáng 10-11 năm 2016 dành cho Hội đồng Tòa Thánh hiệp nhất các tín hữu Kitô, Đức Thánh Cha đã minh định thế nào là Hiệp Nhất Kitô Giáo.
70 Hồng Y, Giám Mục thành viên, cùng với các vị cố vấn và viên chức tham dự khóa họp toàn thể của Hội đồng Tòa Thánh dưới quyền chủ tọa của Đức Hồng Y Chủ tịch Kurt Koch, về chủ đề “Sự hiệp nhất các tín hữu Kitô: kiểu mẫu nào cho sự hiệp thông trọn vẹn?”
Lên tiếng trong dịp này, sau khi nhấn mạnh sự hiệp nhất giữa các tín hữu Kitô như một đòi hỏi thiết yếu của đức tin chúng ta, một đòi hỏi xuất phát từ cốt tính của chúng ta như những người tin nơi Chúa Giêsu Kitô, Đức Thánh Cha cảnh giác chống lại 3 kiểu mẫu sai trái về sự hiệp thông:
- Trước tiên “hiệp nhất không phải là kết quả những cố gắng của con người, hoặc là sản phẩm hoạt động ngoại giao của Giáo Hội, nhưng là một hồng ân đến từ trên cao. Loài người chúng ta không có khả năng tự mình kiến tạo sự hiệp nhất, và cũng không thể quyết đinh những hình thức và thời điểm khi nào. Trong bối cảnh đó, hiệp nhất là một hành trình, đòi phải kiên nhẫn, chờ đợi, kiên trì, vất vả và dấn thân. Hiệp nhất không xóa bỏ những xung đột và không loại trừ những tương phản. Đức Thánh Cha thường lập lại rằng hiệp nhất được thực hiện khi đồng hành, nghĩa là khi chúng ta gặp gỡ nhau như anh chị em, cầu nguyện, cộng tác với nhau trong việc loan báo Tin Mừng và phục vụ những người rốt cùng.”
- Thứ hai, hiệp nhất không phải là đồng nhất. Những truyền thống khác nhau về thần học, phụng vụ, linh đạo và giáo luật được phát triển trong thế giới Kitô, khi chúng ăn rễ chân thành trong truyền thống tông đồ, là một phong phú chứ không phải là một đe dọa cho sự hiệp nhất của Giáo Hội. Tìm cách dẹp bỏ những khác biệt ấy là đi ngược lại với Chúa Thánh Linh, Đấng hoạt động làm cho cộng đoàn tín hữu được phong phú nhờ các hồng ân khác nhau.
- Sau cùng hiệp nhất không phải là gộp vào nhau. Sự hiệp nhất các tín hữu Kitô không bao hàm một “sự đại kết lùi lại” khiến cho bên nào đó phải chối bỏ lịch sử đức tin của mình, và sự hiệp nhất này cũng không chấp nhận sự chiêu dụ tín đồ của nhau, vì hành động này là thuốc độc đối với hành trình đại kết.
Đức Thánh Cha nhắn nhủ rằng “Trước khi nhìn những điều chia cách của chúng ta, cũng cần nhận thức thiết yếu sự phong phú của những gì liên kết chúng ta, như Kinh Thánh, các bản tuyên xưng đức tin của các công đồng chung đầu tiên. Làm như thế các tín hữu Kitô có thể nhìn nhận nhau là anh chị em cùng tin nơi Chúa Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Độ duy nhất, dấn thân tìm kiếm cách thức vâng theo Lời của Chúa ngày hôm nay, Đấng muốn hiệp nhất tất cả chúng ta”
Source:Catholic World News
Sợ Ukraine đánh tới Moscow, Putin lắp đặt hỏa tiễn trên nóc các tòa nhà. Hà Lan tặng F16 cho Ukraine
VietCatholic Media
16:54 20/01/2023
1. Bất chấp những dè bỉu trong dư luận, Putin phải đặt các hệ thống phòng không trên các mái nhà ở Mạc Tư Khoa trước lo ngại bị tấn công tầm xa
Tối thứ Tư, 18 Tháng Giêng, trong buổi nói chuyện trực tiếp truyền hình với dân chúng Nga, Vladimir Putin cam đoan với người dân rằng “chiến dịch quân sự đặc biệt” đang diễn ra đúng kế hoạch. Tuy nhiên, từ sáng thứ Năm, người ta thấy quân đội Nga bắt đầu tấp nập thiết kế các hệ thống phòng không Pantsir-S1 trên mái nhà của một số tòa nhà ở Mạc Tư Khoa.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Puts Air Defenses on Moscow Rooftops Amid Fear of Long-Range Strike”, nghĩa là “Nga đặt hệ thống phòng không trên các mái nhà ở Mạc Tư Khoa trước lo ngại bị tấn công tầm xa.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Các hệ thống phòng không được cho là đã được lắp đặt trên nóc một số tòa nhà ở thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga khi Điện Cẩm Linh cảnh báo rằng việc Ukraine sở hữu vũ khí tầm xa có thể làm leo thang chiến tranh.
Hình ảnh và video được lan truyền trên Twitter hôm thứ Năm về những gì người dùng nói cho thấy các hệ thống phòng không Pantsir-S1 trên mái nhà của một số tòa nhà ở Mạc Tư Khoa.
Rob Lee, thành viên cao cấp trong Chương trình Á-Âu của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại và một sinh viên đang làm đề án tiến sĩ tại Khoa Nghiên cứu Chiến tranh của Đại học King's College London, đã tweet rằng các hệ thống này đã được cài đặt trên một tòa nhà hành chính ở Mạc Tư Khoa và trên Trung tâm Quản lý Quốc phòng của Bộ Quốc phòng Nga.
Các báo cáo về việc bổ sung hệ thống phòng không mới ở Mạc Tư Khoa được đưa ra cùng ngày với việc phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cảnh báo sẽ leo thang nếu các nước phương Tây cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine.
“Có khả năng, điều này cực kỳ nguy hiểm, nó có nghĩa là đưa cuộc xung đột lên một cấp độ hoàn toàn mới, tất nhiên, sẽ không tốt cho quan điểm về an ninh toàn cầu và toàn Âu Châu,” Peskov nói với các phóng viên, theo AFP.
Trong khi Hoa Kỳ đã chuyển vũ khí và những viện trợ khác cho Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc chiến vào cuối tháng 2 năm ngoái, Tổng thống Joe Biden đã nói rằng ông sẽ không cung cấp vũ khí có thể được sử dụng cho các cuộc tấn công bên trong Nga.
Một bài báo của Reuters từ tháng 5 năm 2022 cho biết tổng thống Biden khẳng định rằng “Chúng ta sẽ không gửi đến Ukraine các hệ thống hỏa tiễn tấn công Nga”
Nhưng Ukraine có thể không cần dựa vào Mỹ để có khả năng tấn công bên trong nước Nga.
Tờ Kyiv Independent đưa tin hôm thứ Sáu tuần trước rằng công ty quốc phòng Ukraine Ukroboronprom tuyên bố họ đã hoàn thành thử nghiệm một máy bay không người lái tầm xa. Máy bay không người lái này có tầm hoạt động hơn một nghìn km và tải trọng khoảng 75 kg.
Khi Nga tìm cách ngăn cản phương Tây cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine, một số tài khoản Twitter đã xuất hiện để chế nhạo nước này về việc lắp đặt hệ thống phòng không Pantsir-S1.
Tài khoản cho chiến dịch Javelin, gây quỹ để giúp đỡ Ukraine, đã tweet rằng “Tin tốt! Các hệ thống phòng không 'Pantsir-S1' đã được lắp đặt thành công trên nhiều tòa nhà ở Mạc Tư Khoa gần Điện Cẩm Linh, bao gồm cả tòa nhà Bộ Quốc phòng. Mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, phải không nào?”
Charles Lister, một thành viên cao cấp và là giám đốc của Viện Trung Đông về Syria và các chương trình chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, cũng nhấn mạnh sự phát triển mới ở thủ đô của Nga trên Twitter.
“Đầu ngày hôm nay, #Nga đã triển khai các hệ thống phòng không Pantsir trên đỉnh một số tòa nhà cao tầng ở #Mạc Tư Khoa, bao gồm cả Bộ Quốc phòng. Chắc người ta đang lo lắng về điều gì…”, anh ấy đã tweet với một biểu tượng cảm xúc khuôn mặt đang nháy mắt.
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh và Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận.
2. Hà Lan cân nhắc trao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine
Nội các Hà Lan sẽ xem xét việc cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine nếu chính phủ Kyiv yêu cầu.
Trong một cuộc tranh luận tại quốc hội hôm thứ Năm, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Wopke Hoekstra cho biết Nội các sẽ xem xét yêu cầu như vậy với “tâm trí cởi mở”.
Tại Davos, Bộ trưởng Quốc phòng Kajsa Ollongren cũng cho biết, Hà Lan sẵn sàng hỗ trợ chi trả cho các xe tăng Leopard 2 hiện đại mà các nước khác gửi tới Ukraine.
“Đó chắc chắn là điều chúng ta sẵn sàng làm,” cô nói.
Hoekstra cho biết “không có điều cấm kỵ nào” đối với việc cung cấp thiết bị thông thường.
Các tuyên bố được đưa ra khi nhiều người lo ngại Nga sẽ tiến hành một cuộc tấn công lớn khác trong những tháng tới.
Theo Hoekstra, Hà Lan chỉ gửi những mặt hàng mà Ukraine yêu cầu. Kyiv hiện chủ yếu cần vũ khí hạng nặng. Đất nước này đã yêu cầu xe tăng chiến đấu hiện đại trong một thời gian. Ba Lan và Phần Lan muốn gửi xe tăng Leopard 2 của Đức, nhưng họ cần sự cho phép của Đức.
Có những dấu chỉ cho thấy Berlin đang nhượng bộ. Chính phủ Đức đang chịu áp lực mạnh mẽ để cho phép những chiếc xe tăng này đến Ukraine. Ollongern cho biết tại Davos, Hà Lan sẵn sàng giúp trả tiền để mua xe tăng cho Ukraine, nhưng việc giao hàng phải diễn ra trong phạm vi liên minh Âu Châu hoặc NATO.
“Chúng ta đang chờ đợi quan điểm của Đức về vấn đề này, nhưng tôi ủng hộ việc cố gắng tìm ra giải pháp và gửi xe tăng tới Ukraine,” Ollongren nói “Mỗi lần chúng ta thảo luận với nhau, chúng ta đều thấy có thể cùng nhau cung cấp cho Ukraine những gì họ cần.”
Hà Lan cũng sẽ chuyển giao hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine.
3. Zelenskiy khẩn khoản yêu cầu Đức và đồng minh gửi xe tăng tới Ukraine
Tổng thống Ukraine đã khẩn khoản yêu cầu Đức và các đồng minh phương Tây gửi xe tăng chiến đấu của họ tới Kyiv, trong bối cảnh có đồn đoán rằng Berlin sẽ cho phép những chiếc Leopard 2 do Đức sản xuất được các nước khác tái xuất khẩu sang Ukraine, trong khi vẫn còn lưỡng lự trong việc gởi các xe tăng loại này cho Ukraine.
Volodymyr Zelenskiy, phát biểu qua liên kết video khi khai mạc cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng ủng hộ Ukraine từ 50 quốc gia ở căn cứ không quân Ramstein, Đức, nói với Thủ tướng Đức rằng “bạn có đủ thẩm quyền” ít nhất là cho phép gửi xe tăng tái xuất khẩu sang Ukraine.
Nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm trong một bài phát biểu liên kết video rằng xin hành động khẩn cấp bởi vì “Nga đang tập trung lực lượng của mình, những lực lượng cuối cùng, trong khi cố gắng thuyết phục người Nga rằng lòng căm thù có thể mạnh hơn cả thế giới”.
Điều cần thiết là phải “tăng tốc” cung cấp vũ khí, bởi vì cuộc chiến với Nga giống như cuộc chiến giữa tự do và chuyên chế.
Berlin đang là tâm điểm của cuộc tranh luận về nguồn cung vì nó vẫn chưa cho phép tái xuất bất kỳ chiếc nào trong số hơn 2.000 xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất do các nước NATO nắm giữ, để buộc Mỹ phải đồng ý gửi một số xe tăng Abrams cho Ukraine.
Hoa Kỳ lập luận rằng xe tăng Abrams của họ, chạy bằng động cơ phản lực, không tiết kiệm nhiên liệu và rất khó cung cấp, nhưng đầu tuần này, thủ tướng Đức, Olaf Scholz, đã yêu cầu tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden, gửi xe tăng của Hoa Kỳ để đổi lấy việc Đức gửi xe tăng Leopard.
Trước cuộc họp Ramstein, Bộ trưởng Quốc phòng mới được bổ nhiệm của Đức, ông Vladimir Pistorius, cho biết việc nước ông sẵn sàng cung cấp xe tăng cho Ukraine sẽ không phụ thuộc vào việc Hoa Kỳ có sẵn sàng làm điều tương tự hay không. Phát biểu với truyền thông Đức, Pistorius cho biết “một thỏa thuận như vậy không phải là điều mà tôi biết”.
Các nhà bình luận Đức giải thích việc trình bày lập trường khác biệt giữa Pistorius và Scholz như một chiến thuật khả thi để giúp thủ tướng rút khỏi lập trường của mình, là điều đã bị Washington và London cho là ngoan cố và phi thực tế, đồng thời cũng bị người trong nước khinh miệt.
4. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói bây giờ là thời khắc quyết định trong chiến tranh
Cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine tại Ramstein nhằm tích lũy thêm sự hỗ trợ cho Ukraine vào thời điểm quan trọng.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin, chủ tịch cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine, đã đưa ra lập trường trên khi khai mạc cuộc họp ở căn cứ không quân Ramstein.
“Đây là một thời điểm quyết định đối với Ukraine và là một thập kỷ quyết định đối với thế giới,” Bộ trưởng Quốc phòng nói.
Ông lưu ý rằng Nga đang “tập hợp lại, tuyển dụng thêm và cố gắng trang bị lại”.
“Đây không phải là một khoảnh khắc để chậm lại. Đã đến lúc đào sâu,” Austin nói.
Người dân Ukraine đang theo dõi chúng ta, Điện Cẩm Linh đang theo dõi chúng ta và lịch sử đang theo dõi chúng ta “, Austin nói.
Ông nhấn mạnh các đối tác cần giữ vững quyết tâm giúp đỡ Kyiv nhiều nhất có thể, thậm chí tăng cường hỗ trợ, bởi ai cũng hiểu rằng Putin sẵn sàng tiếp tục cuộc chiến tranh đế quốc vô nghĩa của mình. Gần đây, ông ta đã thực hiện các cuộc tấn công tàn bạo vào những người dân vô tội ôn hòa; quân đội Nga tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự thuần túy để phá vỡ tinh thần của người Ukraine.
“Nhưng họ đã thất bại. Và người dân Ukraine đã truyền cảm hứng cho thế giới”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố.
Ông lưu ý rằng Nga đang bắt đầu cạn kiệt đạn dược, chịu tổn thất lớn về nhân lực ở tiền tuyến và phải nhờ đến sự giúp đỡ của một số đối tác còn lại. Nhưng ngay cả Iran và Triều Tiên cũng không sẵn sàng thừa nhận rằng họ cung cấp vũ khí cho Nga.
Thay vào đó, các đối tác của Ukraine tiếp tục hỗ trợ quốc gia đau khổ này. Austin nói về các gói viện trợ lớn được Washington công bố từ đầu năm. Theo ông, gói 2,5 tỷ USD mới sẽ giúp bảo vệ tốt hơn các thành phố và bầu trời Ukraine.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ thông báo rằng tổng viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng đã vượt quá 26,7 tỷ đô la,. Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp tục ủng hộ việc cung cấp viện trợ, bao gồm cả về huấn luyện quân sự. Đồng thời, Austin đặc biệt nhấn mạnh việc phối hợp chung giữa các quốc gia.
Người đứng đầu Ngũ Giác Đài cũng liệt kê các thiết bị và dịch vụ được cung cấp bởi các quốc gia như Ba Lan, Đức, Pháp và các quốc gia khác.
“Đây là một khoản đầu tư lớn cho Ukraine”.
Người đứng đầu cơ quan quốc phòng của khoảng 50 quốc gia, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley, và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đang tham gia cuộc họp nhóm liên lạc ở căn cứ không quân Ramstein.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy của Ukraine đã phát biểu trước những người tham gia qua liên kết video.
5. Số lượng nhóm Wagner tăng lên khi Prigozhin trở thành vấn đề đối với Putin
Theo các nguồn thạo tin, ở Nga có một nhóm gọi là siloviki, gồm các thành phần cực đoan bao gồm các cựu chiến binh, các thành viên trong lực lượng an ninh Nga, và các thành phần diều hâu. Nhóm này hết mực đề cao trùm du đảng Wagner Yevgeny Prigozhin đến mức cho rằng hắn ta xứng đáng làm tổng thống hơn Vladimir Putin. Prigozhin đang thực sự trở thành vấn đề đối với Putin.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Wagner Group Numbers Swell As Prigozhin Becomes Problem For Putin”, nghĩa là “Số lượng nhóm Wagner tăng lên khi Prigozhin trở thành vấn đề đối với Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Tập đoàn lính đánh thuê mờ ám của Nga, Tập đoàn Wagner, tiếp tục mở rộng tới “50.000” chiến binh ở Ukraine, trong bối cảnh có báo cáo rằng nhà tài chính của tổ chức Yevgeny Prigozhin đang trở nên “ngày càng táo bạo” trong việc chỉ trích quân đội Nga – đặt ra vấn đề cho Vladimir Putin.
Lính đánh thuê tư nhân đã tham gia rất nhiều vào cuộc chiến ở Ukraine, và đã tuyên bố có công trong việc chiếm được Soledar gần đây, một thị trấn chiến lược ở vùng Donetsk, cách Bakhmut 9 km về phía bắc. Prigozhin, một nhà tài phiệt tỷ phú từng là đồng minh lâu năm của Putin, đã sử dụng việc chiếm được thị trấn để làm mất uy tín của quân đội Nga.
Bộ Quốc phòng Anh đã đưa ra một bản cập nhật về Tập đoàn Wagner trong bản cập nhật tình báo hàng ngày vào hôm thứ Sáu 20 Tháng Giêng, trong đó lưu ý rằng tập đoàn này đã ghi danh với tư cách pháp nhân vào cuối năm ngoái, báo hiệu sự mở rộng nhanh chóng của nó.
“Việc ghi danh tiếp tục sự phát triển nhanh chóng đáng kể của hồ sơ công khai của nhóm có truyền thống mờ ám này. Prigozhin chỉ thừa nhận thành lập Wagner vào tháng 9 năm 2022; nhưng vào tháng 10 năm 2022, hắn ta đã mở một trụ sở bóng bẩy ở St Petersburg,” Bộ Quốc Phòng Anh cho biết.
“Wagner gần như chắc chắn hiện chỉ huy tới 50.000 chiến binh ở Ukraine và đã trở thành một thành phần quan trọng của chiến dịch Ukraine. Việc ghi danh có thể nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích thương mại của Prigozhin và hợp pháp hóa hơn nữa tổ chức ngày càng nổi tiếng này.”
Nhóm này xuất hiện lần đầu ở Ukraine vào năm 2014, khi tham gia vào việc chiếm Crimea. Vào tháng Giêng, các báo cáo xuất hiện cho biết Tập đoàn Wagner đang dùng đến việc tuyển mộ các tù nhân từ Belarus để chiến đấu ở Ukraine.
Trong một đánh giá về chiến dịch tấn công của Nga hôm thứ Năm, Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết Putin có khả năng ngày càng đứng về phía những kẻ thù của Prigozhin và nhóm của ông ta, trong một nỗ lực có thể nhằm giảm bớt ảnh hưởng của doanh nhân này ở Nga. Tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ lưu ý rằng Putin hôm thứ Tư đã gặp Thống đốc St Petersburg Alexander Beglov— “một trong những kẻ thù công khai của Prigozhin”—lần đầu tiên kể từ tháng 3 năm 2022, để thảo luận về vai trò của thành phố trong cuộc chiến Ukraine.
Putin gần đây đã tái bổ nhiệm Đại tá Aleksandr Lapin, cựu chỉ huy Quân khu Trung tâm, làm tham mưu trưởng Lực lượng Lục quân Nga, mặc dù Lapin bị nhóm siloviki chỉ trích nặng nề. Nhóm siloviki có khoảng 5 triệu người trong lực lượng an ninh của đất nước bao gồm an ninh quốc gia, cảnh sát, ủy ban điều tra và các cơ quan khác—một nhóm mà người sáng lập Tập đoàn Wagner là một thành viên nổi bật.
Prigozhin, cùng với một đồng minh thân cận khác của Putin, lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov, đã chỉ trích lệnh cấm mới của quân đội Nga đối với các binh lính để râu.
Viktor Sobolev, một trung tướng đã nghỉ hưu và là thành viên của quốc hội Nga, đã bảo vệ lệnh cấm để râu, điện thoại thông minh cá nhân và máy tính bảng như một “phần cơ bản của kỷ luật quân đội,” trong một cuộc phỏng vấn với RBC News hôm thứ Tư.
Prigozhin gọi những lời nhận xét của vị tướng về hưu là “lố bịch” và là “sự cổ hủ từ những năm 1960.”
Ông cũng cho biết “nhiều chiến binh Hồi giáo và Chính thống giáo để râu là phong tục của nhiều chiến binh” và các thiết bị điện tử cá nhân là cần thiết cho “chiến tranh hiện đại”.
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để xin bình luận.
Hi hữu: Người mù đầu tiên ở Kenya được thụ phong linh mục. Linh mục đi xức dầu bệnh nhân bị bắt cóc
VietCatholic Media
17:00 20/01/2023
1. Giáo phận Công Giáo Ekiti ở Nigeria kêu gọi cầu nguyện cho vị linh mục bị bắt cóc
Giáo phận Công Giáo Ekiti ở Nigeria đang kêu gọi dân Chúa cầu nguyện cho sự giải thoát an toàn của Cha Michael Olubunmi Olofinlade, người đã bị bắt cóc vào Thứ Bảy, ngày 14 tháng Giêng.
Trong một tuyên bố vào hôm Chúa Nhật, ngày 15 tháng Giêng, Cha Chưởng Ấn của Giáo phận Ekiti, Nigeria đã thông báo về “tin tức đau lòng liên quan đến vụ bắt cóc” Cha Olofinlade theo yêu cầu của Đức Giám Mục Felix Femi Ajakaye.
“Cha Olofinlade đi công tác mục vụ bên ngoài giáo xứ. Vụ bắt cóc của ngài xảy ra khi ngài đang trên đường trở về Giáo xứ vào khoảng 6 giờ chiều,” Cha. Anthony Oluwole Ijasan, Chưởng Ấn của giáo phận nói.
Ngài cho biết thêm, “Nơi Cha Olofinlade bị bắt cóc nằm giữa Itaji-Ekiti và Ijelu-Ekiti, trong Khu vực Chính quyền Địa phương Oye ở Bang Ekiti, cách trụ sở giáo xứ của cha khoảng 4 km.”
Cha Chưởng Ấn của Giáo phận Ekiti nói thêm rằng những kẻ bắt cóc Cha Olofinlade “vẫn chưa liên lạc với Tòa Giám Mục hoặc bất kỳ người nào khác trong Giáo phận.”
“Trong khi chờ đợi những kẻ bắt cóc liên lạc với Giáo phận, Đức Giám Mục kêu gọi anh chị em cầu nguyện cho việc trả tự do nhanh chóng và an toàn cho Cha Olofinlade để ngài trở lại vị trí mục vụ của mình tiếp tục phục vụ Thiên Chúa và nhân loại thông qua và trong Giáo hội”
Ngài cầu xin: “Với niềm tin tưởng vào Chúa Kitô là sức mạnh của chúng ta, bất cứ nơi nào Chúa dẫn dắt chúng ta, chúng ta sẽ đi theo với niềm vui, sự cam kết và hạnh phúc.”
Nigeria đã phải vật lộn với bạo lực từ các băng nhóm bắt cóc đòi tiền chuộc và đôi khi giết những người bị bắt cóc.
Quốc gia Tây Phi này rơi vào tình trạng mất an ninh kể từ năm 2009 khi lực lượng nổi dậy Boko Haram nổi lên với mục đích biến nước này thành một quốc gia Hồi giáo.
Vụ bắt cóc Cha Olofinlade là vụ mới nhất trong một loạt vụ bắt cóc và giết người ở Nigeria nhắm vào những người Công Giáo và các Kitô hữu khác; giáo sĩ, chủng sinh và giáo dân.
Hôm Chúa nhật, ngày 15 Tháng Giêng, Cha Issac Achi, là Cha xứ nhà thờ hai Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ ở Kaffin Koro của Giáo phận Công Giáo Minna ở Nigeria đã bị thiêu sống trong một cuộc tấn công.
Giáo phận Minna nói thêm rằng Cha phó của của Cha Achi, là Cha Collins Omeh, sống sót sau vụ tấn công, nhưng ngài đang phải nhập viện và “trong tình trạng nguy kịch”.
Source:aciafrica.org
2. Linh mục Nicaragua bị kết tội, bị kết án tám năm tù vì 'âm mưu' lật đổ
Chế độ độc tài của Tổng thống Daniel Ortega ở Nicaragua đã kết án một linh mục Công Giáo, bị bỏ tù từ tháng 8 năm 2022, với tội danh “âm mưu” chống lại nhà nước.
Theo hãng truyền thông Nicaragua Noticias, Thẩm phán Nancy Aguirre của Tòa án Sơ thẩm Khu vực Hình sự thứ Mười của Managua đã tuyên bố Cha Oscar Benavidez Dávila phạm tội “âm mưu phá hoại an ninh và chủ quyền quốc gia” và “lan truyền tin giả”.
Cơ quan công tố hiện đang đề nghị mức án 8 năm tù đối với vị linh mục, là cha sở của Giáo xứ Chúa Thánh Thần ở thị trấn Mulukukú thuộc Giáo phận Siuna.
Các cáo buộc chống lại vị linh mục được đưa ra vào tháng 9 năm 2022 sau khi ngài bị quản thúc trong 42 ngày tại Tổng cục Hỗ trợ Tư pháp ở Managua, hay còn được gọi là El Chipote, một nhà tù khét tiếng về việc tra tấn các đối thủ chính trị của chế độ. Vị linh mục bị bắt vào ngày 14 tháng 8 năm 2022, sau khi cử hành Thánh lễ và bị đưa đến nhà tù.
Vào thời điểm đó, Giáo phận Siuna đã công bố một tuyên bố nói rằng họ không biết “nguyên nhân hoặc lý do khiến ngài bị bắt và bày tỏ hy vọng rằng chính quyền sẽ thông báo cho chúng tôi”.
Giáo phận cũng yêu cầu anh chị em cầu nguyện cho Cha Benavidez, người có “sứ mệnh duy nhất là loan báo tin mừng về Chúa Giêsu Kitô, là lời sự sống và ơn cứu độ cho tất cả mọi người.”
Theo lời bào chữa của vị linh mục, ngài chỉ bày tỏ quan điểm của mình trong một bài đăng trên mạng xã hội.
Tờ báo La Prensa của Nicaragua đưa tin rằng vào tháng 10 năm 2022, vị linh mục đã bị chuyển đến Hệ thống Nhà tù Jorge Navarro, một nhà tù được gọi là “La Modelo” nằm ở thị trấn Tipitapa.
Tổng cộng có chín linh mục Nicaragua mà chế độ độc tài đã cáo buộc tội “âm mưu”, trong đó có cả giám mục của Matagalpa, là Đức Cha Rolando Álvarez. Tại phiên điều trần ngày 10 Tháng Giêng, các thẩm phán đã quyết định đưa vị giám mục ra xét xử.
Source:Catholic News Agency
3. Linh mục Công Giáo mù đầu tiên ở Kenya được thụ phong
Đức Tổng Giám Mục Nyeri cho biết việc phong chức linh mục Công Giáo mù đầu tiên ở Kenya sẽ giúp cho mọi người thấy rằng “khuyết tật không phải là không có khả năng”.
Trong một thông điệp được chia sẻ với ACI Phi Châu, đối tác tin tức của CNA tại Phi Châu, Đức Tổng Giám Mục Anthony Muheria của Tổng Giáo phận Công Giáo Nyeri đã phản ánh về lễ truyền chức linh mục ngày 14 Tháng Giêng của Cha Michael Mithamo King'ori, người đã bị mù khi đang làm phó tế.
“Cha Michael, vị linh mục mới này sẽ giúp chúng ta đánh giá cao, theo một cách rất mới, khả năng của những người có thể bị cho là thiếu khả năng do hoàn cảnh của họ”
Đức Tổng Giám Mục nói thêm rằng việc phong chức linh mục cho thầy phó tế Mithamo King'ori “là một lý do rất vui mừng vì bất chấp những hạn chế của mình, bất chấp những trở ngại đã phải trải qua, thầy ấy đã bước ra để đưa ra bằng chứng và chứng tá rằng khuyết tật không phải là trở ngại để trả lời tiếng gọi của Chúa, rằng khuyết tật không phải là không có khả năng.”
Vị tổng giám mục Công Giáo người Kenya cho biết việc truyền chức linh mục cho vị linh mục Công Giáo mù đầu tiên ở Kenya “là một hồi chuông cảnh tỉnh tuyệt vời” cho mọi người hãy tạo cơ hội cho những người khuyết tật.
“Nhiều người có thể không có khả năng, những khả năng bình thường mà chúng ta đánh giá cao, nhưng lại rất có năng khiếu về nhiều mặt khác khiến họ vẫn rất hiệu quả trong thánh chức, trong việc truyền giáo và thực hiện ơn gọi mà họ đã nhận được. Tất nhiên, nhiệm vụ của chúng ta là bảo đảm rằng họ được chuẩn bị tốt”.
Cha Mithamo King'ori đã được thụ phong linh mục cùng với năm phó tế khác trong Thánh lễ tại khuôn viên trường tiểu học Thánh Gioan Bosco Kiamuiru.
Trong một cuộc phỏng vấn với Kênh truyền hình Kenya News được đăng trên YouTube vào ngày 16 Tháng Giêng, Cha Mithamo King'ori cho biết đã tìm thấy ơn gọi linh mục của mình là do ân sủng của Thiên Chúa và bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Tổng Giám Mục Muheria vì đã ban cho ngài niềm hy vọng mà ngài cần để tiếp tục tập trung vào ơn gọi mơ ước của mình.”
“Tôi không thể quên Đức Tổng Giám Mục Anthony Muheria, người đã thực sự đồng hành với tôi,” ngài nói với KTN News ngay sau khi chủ sự Thánh lễ đầu tiên vào ngày 15 tháng Giêng.
Source:Catholic News Agency