Phụng Vụ - Mục Vụ
Nóng giận
Lm Vũđình Tường
04:58 22/01/2010
Nóng giận xảy ra khi trong người có những bực dọc, nhịn không được, cần giải toả sức ép, đè nén, bực bội, giận dữ trong người. Nguyên nhân gây nóng giận ảnh hưởng bởi hai yếu tố bên trong và bên ngoài. Những gì thuộc về thế giới bên ngoài khó sống chung hạnh phúc với bên trong. Người khôn ngoan tìm học cách trả chúng về nguyên quán.
Quan niệm chung
Nhiều người quan niệm kiềm chế được cơn giận là người biết tự chủ vì thế không nên giận dữ. Luôn đè nén. Đè nén cơn giận không nhất thiết là thái độ khôn ngoan. Cần phân biệt, nhận thức khi nào phải làm gì thích hợp, tốt nhất cho cảm xúc.
Điều chắc chắn và rõ ràng, nhịn nhục là đức tính tốt, cần đề cao và khuyến khích. Tự chủ là thái độ của người khôn ngoan. Tuy nhiên, sống tình trạng thần kinh liên tục căng thẳng, thiếu thoải mái là sống trong tình trạng nguy hiểm vì sớm muộn gì cũng nổ tung. Mức chịu đựng nhiều, ít, mỗi người khác nhau và luôn giới hạn. Thần kinh căng thẳng một là nổ tung, hai là liệt. Cả hai đều nguy hiểm nhưng liệt thành bệnh trầm cảm nguy hiểm hơn nhiều.
Để có được tình trạng thư giãn, cần nghỉ ngơi thoải mái, cần phải sả cơn giận. Muốn hả giận cần giải toả sức ép trong người. Càng giận dữ, khi sả cơn giận càng mãnh liệt. Kiềm chế bực tức, nóng giận ngày này qua tháng nọ là thiếu lành mạnh, không tốt cho tâm hồn.
Tự chủ
Tự chủ là nhân đức tốt Kitô hữu cần thực hành trong đời sống hàng ngày khi tiếp xúc với anh chị em khác. Tự chủ không có nghĩa là lúc nào cũng tìm cách kiềm chế hay làm nguôi cơn giận. Nếu thế thì tự chủ rất gần với bạc nhược, hèn nhát, uỷ mị.
Tự chủ là làm chủ lời nói, hành động và làm chủ cảm súc. Làm chủ cảm súc không đồng nghĩa với kiềm chế cơn giận, cấm chúng bộc phát hay chỉ bộc phát nơi đồng vắng, rừng sâu, nơi vắng mặt người khác.
Thái độ khôn ngoan của tự chủ cảm súc là biết khi nào cần phải tỏ ra mình giận dữ, khi nào tỏ ra ôn hoà, nhã nhặn. Biết cách giải toả cơn giận, biết cách diễn tả cơn giận và biết giải toả đúng người có trách nhiệm. Như thế mới đúng nghĩa tự chủ. Tóm lại cần giải toả cảm súc nóng giận đúng lúc, đúng nơi và đúng đối tượng.
Đức Kitô nổi nóng
Có người rình xem Đức Kitô có chữa người bại tay trong ngày Sabát để còn tìm cách bắt bẻ, tố cáo Người. Biết thái độ thâm hiểm của họ. Đức Kitô giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng họ chai đá. Đây không phải là trường hợp duy nhất Đức Kitô tỏ ra giận dữ với kẻ lãnh đạo. Nhiều lần và nhiều cách khác nhau Ngài đặt thẳng vấn đề để họ suy nghĩ, kiểm điều đã nói, hành vi định làm.
Ai trong các ông sạch tội hãy ném đá người này trước đi Jn 8,7
Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống Mat 23, 12
Chính cái từ trong lòng xuất ra làm cho con người ta ra ô uế Mc 7,15
Ngày Sabát, được phép làm điều lành hay làm điều dữ Mc 3,4
Đức Kitô cương quyết, cứng rắn, phản đối luật lệ bất công. Ngài trực tiếp chỉ trích bạo quyền, tà quyền, bọn lãnh đạo bất chính, lạm dụng chức vụ, vu khống, coi rẻ mạng sống.
Biết rõ nói động đến họ sẽ bị trả thù, thiệt thân, bị vu oan, cáo vạ giết chết. Ngài vẫn không đầu hàng trước bạo quyền, không nhịn trước bất công, không tránh né. Ngài lên tiếng chỉ trích, dùng roi giây thừng đuổi ra khỏi hội đường. Đức Kitô giải toả cơn giận không nhằm mục đích riêng cho cá nhân Ngài, an toàn riêng cho chủ chăn. Trái lại Ngài nhắm đến lợi ích chung toàn dân, cho Giáo Hội. Cả giận mất khôn là dại dột nhưng nổi đoá vì công ích, đề cao công lí và bảo vệ mạng sống là khôn ngoan. Một thái độ phải có của nhà lãnh đạo tôn giáo. Ơn gọi của tu sĩ Thiên Chúa giáo là kiến tạo hoà bình, tranh đấu cho công lí và bảo vệ mạng sống con người. Công việc này không bao giờ chấm dứt vì lịch sử luôn tái diễn. Tấm tuồng ma quỉ bày ra luôn được lập đi, lập lại.
Bổn cũ
Từ ngàn xưa tới nay ma quỉ chưa nghĩ được điều chi mới. Toàn bổn cũ soạn lại. Dùng danh lợi khuyến dụ vào phe đảng. Với cộng đoàn dùng quyền lực để răn đe. Dụ không được thì loại bỏ, thủ tiêu. Sống công chính đâu cần kết nạp. Thanh quan hành động ngay thẳng tự nó là sức mạnh. Tham quan cần đến võ lực. Lẽ phải sợ chi mà phải bịt miệng, cấm nói, độc quyền tuyên truyền.
Thái độ khôn ngoan
Nóng giận, nổi đoá để chống lại bất công là bình thường. Thấy bất công, nhân phẩm bị chà đạp, công lí bị bẻ cong mà im lặng, không phẫn nộ là bất thường.
Thái độ khôn ngoan là hành động do Thần Khí hướng dẫn. Kitô hữu nhận cùng Thần Khí Đức Kitô nhận, tiếp tục công việc loan báo Tin Mừng. Tranh đấu cho kẻ bị áp bức, cổ võ, đề cao tự do, bình an thật và công lí theo giáo huấn của Chúa. Đừng sợ tiếng phản đối rơi vào thinh không. Nó gây tiếng vang giây chuyền, cảnh cáo, thức tỉnh lương tâm bọn tham quan. Câm nín hưởng yên thân giả tạo vì không biết ngày nào, giờ nào bọn tham quan trở mặt, ra tay. Hãy gào thét cho đến khi hoà bình, công lí được tái lập như thế mới chính là sống trọn vẹn ơn gọi đời sống tu trì. Một đời sống được Thần Khí thúc đẩy. Lc 1, 17
Quan niệm chung
Nhiều người quan niệm kiềm chế được cơn giận là người biết tự chủ vì thế không nên giận dữ. Luôn đè nén. Đè nén cơn giận không nhất thiết là thái độ khôn ngoan. Cần phân biệt, nhận thức khi nào phải làm gì thích hợp, tốt nhất cho cảm xúc.
Điều chắc chắn và rõ ràng, nhịn nhục là đức tính tốt, cần đề cao và khuyến khích. Tự chủ là thái độ của người khôn ngoan. Tuy nhiên, sống tình trạng thần kinh liên tục căng thẳng, thiếu thoải mái là sống trong tình trạng nguy hiểm vì sớm muộn gì cũng nổ tung. Mức chịu đựng nhiều, ít, mỗi người khác nhau và luôn giới hạn. Thần kinh căng thẳng một là nổ tung, hai là liệt. Cả hai đều nguy hiểm nhưng liệt thành bệnh trầm cảm nguy hiểm hơn nhiều.
Để có được tình trạng thư giãn, cần nghỉ ngơi thoải mái, cần phải sả cơn giận. Muốn hả giận cần giải toả sức ép trong người. Càng giận dữ, khi sả cơn giận càng mãnh liệt. Kiềm chế bực tức, nóng giận ngày này qua tháng nọ là thiếu lành mạnh, không tốt cho tâm hồn.
Tự chủ
Tự chủ là nhân đức tốt Kitô hữu cần thực hành trong đời sống hàng ngày khi tiếp xúc với anh chị em khác. Tự chủ không có nghĩa là lúc nào cũng tìm cách kiềm chế hay làm nguôi cơn giận. Nếu thế thì tự chủ rất gần với bạc nhược, hèn nhát, uỷ mị.
Tự chủ là làm chủ lời nói, hành động và làm chủ cảm súc. Làm chủ cảm súc không đồng nghĩa với kiềm chế cơn giận, cấm chúng bộc phát hay chỉ bộc phát nơi đồng vắng, rừng sâu, nơi vắng mặt người khác.
Thái độ khôn ngoan của tự chủ cảm súc là biết khi nào cần phải tỏ ra mình giận dữ, khi nào tỏ ra ôn hoà, nhã nhặn. Biết cách giải toả cơn giận, biết cách diễn tả cơn giận và biết giải toả đúng người có trách nhiệm. Như thế mới đúng nghĩa tự chủ. Tóm lại cần giải toả cảm súc nóng giận đúng lúc, đúng nơi và đúng đối tượng.
Đức Kitô nổi nóng
Có người rình xem Đức Kitô có chữa người bại tay trong ngày Sabát để còn tìm cách bắt bẻ, tố cáo Người. Biết thái độ thâm hiểm của họ. Đức Kitô giận dữ rảo mắt nhìn họ, buồn khổ vì lòng họ chai đá. Đây không phải là trường hợp duy nhất Đức Kitô tỏ ra giận dữ với kẻ lãnh đạo. Nhiều lần và nhiều cách khác nhau Ngài đặt thẳng vấn đề để họ suy nghĩ, kiểm điều đã nói, hành vi định làm.
Ai trong các ông sạch tội hãy ném đá người này trước đi Jn 8,7
Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống Mat 23, 12
Chính cái từ trong lòng xuất ra làm cho con người ta ra ô uế Mc 7,15
Ngày Sabát, được phép làm điều lành hay làm điều dữ Mc 3,4
Đức Kitô cương quyết, cứng rắn, phản đối luật lệ bất công. Ngài trực tiếp chỉ trích bạo quyền, tà quyền, bọn lãnh đạo bất chính, lạm dụng chức vụ, vu khống, coi rẻ mạng sống.
Biết rõ nói động đến họ sẽ bị trả thù, thiệt thân, bị vu oan, cáo vạ giết chết. Ngài vẫn không đầu hàng trước bạo quyền, không nhịn trước bất công, không tránh né. Ngài lên tiếng chỉ trích, dùng roi giây thừng đuổi ra khỏi hội đường. Đức Kitô giải toả cơn giận không nhằm mục đích riêng cho cá nhân Ngài, an toàn riêng cho chủ chăn. Trái lại Ngài nhắm đến lợi ích chung toàn dân, cho Giáo Hội. Cả giận mất khôn là dại dột nhưng nổi đoá vì công ích, đề cao công lí và bảo vệ mạng sống là khôn ngoan. Một thái độ phải có của nhà lãnh đạo tôn giáo. Ơn gọi của tu sĩ Thiên Chúa giáo là kiến tạo hoà bình, tranh đấu cho công lí và bảo vệ mạng sống con người. Công việc này không bao giờ chấm dứt vì lịch sử luôn tái diễn. Tấm tuồng ma quỉ bày ra luôn được lập đi, lập lại.
Bổn cũ
Từ ngàn xưa tới nay ma quỉ chưa nghĩ được điều chi mới. Toàn bổn cũ soạn lại. Dùng danh lợi khuyến dụ vào phe đảng. Với cộng đoàn dùng quyền lực để răn đe. Dụ không được thì loại bỏ, thủ tiêu. Sống công chính đâu cần kết nạp. Thanh quan hành động ngay thẳng tự nó là sức mạnh. Tham quan cần đến võ lực. Lẽ phải sợ chi mà phải bịt miệng, cấm nói, độc quyền tuyên truyền.
Thái độ khôn ngoan
Nóng giận, nổi đoá để chống lại bất công là bình thường. Thấy bất công, nhân phẩm bị chà đạp, công lí bị bẻ cong mà im lặng, không phẫn nộ là bất thường.
Thái độ khôn ngoan là hành động do Thần Khí hướng dẫn. Kitô hữu nhận cùng Thần Khí Đức Kitô nhận, tiếp tục công việc loan báo Tin Mừng. Tranh đấu cho kẻ bị áp bức, cổ võ, đề cao tự do, bình an thật và công lí theo giáo huấn của Chúa. Đừng sợ tiếng phản đối rơi vào thinh không. Nó gây tiếng vang giây chuyền, cảnh cáo, thức tỉnh lương tâm bọn tham quan. Câm nín hưởng yên thân giả tạo vì không biết ngày nào, giờ nào bọn tham quan trở mặt, ra tay. Hãy gào thét cho đến khi hoà bình, công lí được tái lập như thế mới chính là sống trọn vẹn ơn gọi đời sống tu trì. Một đời sống được Thần Khí thúc đẩy. Lc 1, 17
Năm Linh Mục: Tìm hiểu Linh mục Quản xứ và Giáo xứ theo Lịch sử Giáo-Hội
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
07:39 22/01/2010
Năm Linh Mục: Tìm hiểu Linh mục Quản xứ và Giáo xứ theo Lịch sử Giáo-Hội (cho đến Công Đồng Vatican II)
Giáo xứ được phát sinh từ lòng Giáo Hội, từ lịch sử Giáo Hội.
Linh mục Quản xứ hãy lần theo ánh sáng của lịch sử Giáo Hội để tìm hiểu giáo xứ, hầu hướng dẫn giáo xứ theo đức tin của Giáo Hội.
Từ Giáo Hội sơ khai đến Hòa Bình Constantinô (năm 313)
Các Tông Đồ được lệnh Chúa Giêsu truyền phải đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân thiên hạ, rửa tội họ và dạy họ biết các điều Ngài truyền (x. Mt 18,19-20).
Trong khi đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, các Tông Đồ thành lập những Giáo Hội địa phương, rồi đặt tay và truyền chức cho những kẻ kế vị để họ điều khiển Giáo Hội tại chỗ.
Tân Ước gọi những kẻ điều khiển Giáo Hội địa phương nầy, là những Vị Trưởng Lão "Seniores” (x. Cv 18,4) hay "Presbyteri” (x. Tt 1,5), hoặc là những Đấng Coi sóc: "Episcopi” (x. 1 Tm 3,2 ). Các Vị Trưởng Lão và các Đấng Coi Sóc lập thành một Hội Đồng Các Trưởng lão "Presbyterium” (x. 1 Tm 4,14) để điều khiển mục vụ tại các địa phương.
Trong Hội đồng Các Trưởng Lão nầy, một Episcopus chủ tọa và điều khiển.
Lần lần, những Episcopi được phân biệt với những Presbyteri, và sau đó, những Episcopi được xem như những kẻ kế vị các Tông Đồ, có quyền điều khiển các Giáo Hội địa phương.
Vào thời Giáo Hội sơ khai, chúng ta thấy có hai loại Giáo Hội địa phương, một loại theo kiểu thánh Phaolô, một loại theo kiểu thánh Gioan.
Thánh Phaolô thành lập những cộng đoàn trong những thành phố lớn. Những cộng đoàn nầy được giao phó cho các vị Trưởng lão hoặc những đấng Coi sóc, nhưng trong thực tế, chính thánh Phaolô, khi còn sống, là vị lãnh đạo duy nhất của những cộng đoàn nầy vì ngài vẫn điều khiển những cộng đoàn nầy từ xa bằng những bức thư mục vụ. Chỉ khi thánh Phaolô qua đời, các Giáo Hội địa phương nầy mới thực sự được những kẻ kế vị ngài điều khiển, như trường hợp Timôthê ở Êphêsô (x. 1 Tm 1,3), Titô ở Crêta (x. Tt 1,5).
Còn Giáo Hội địa phương theo kiểu thánh Gioan thì được đề cập đến trong sách Khải-Huyền (x. Kh I-III). Những Giáo Hội địa phương nầy có ranh giới rõ rệt, trong một thành phố nhất định, do một Đấng Coi sóc điều khiển, với sự cộng tác của Hội Đồng Trưởng Lão và các phó tế.
Hai hệ thống Giáo Hội địa phương trên đây, kiểu thánh Phaolô và kiểu thánh Gioan, đã sớm hội nhập lại với nhau để trở thành những Giáo Hội địa phương có Đức Giám Mục (Đấng Coi sóc) của một thành phố lớn làm đầu và canh chừng đức tin trong toàn miền. Và cùng với thời gian, các Giáo Hội địa phương do các Đức Giám Mục điều khiển, được chia ra thành những cộng đoàn nhỏ khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê, có một hay nhiều linh mục cai quản dưới sự điều khiển của các Đức Giám Mục ở thành phố.
Ngay từ đầu tiên trong Giáo Hội, những ai chấp nhận Lời Chúa, đều được rửa tội. Nhưng từ thế kỷ thứ hai, những tân tòng phải học giáo lý và tập sống đạo trong vòng hai hoặc ba năm. Phép Rửa Tội được cử hành hai lần trong năm, vào dịp lễ Phục Sinh và Lễ Hiện Xuống. Chính Đức Giám Mục đứng ra rửa tội trọng thể, còn các linh mục chỉ được ban phép Rửa Tội trong những trường hợp cần thiết.
Thánh Lễ Tạ Ơn (Eucharistia), bữa ăn cộng đoàn và kỷ niệm sự Tử-nạn Phục-Sinh của Chúa Giêsu Kitô, được cử hành vào ban tối, sau buổi ăn thân mật, agapê. Nhưng về sau, vào đầu thế kỷ thứ hai, để tránh những khó khăn và bất tiện, Thánh Lễ Tạ Ơn được cử hành vào buổi sáng sớm. Một phần của Thánh Thể, gọi là Fermentum, được đưa từ nhà thờ có cử hành Thánh Lễ đến các nhà thờ nhỏ xung quanh.
Phép Giải Tội, cho đến thế kỷ IV, chỉ được ban cho những tội nhân thú tội công khai trước mặt Đức Giám Mục, linh mục và cộng đoàn giáo dân.
Phép Hôn Phối chỉ được cử hành khi có sự chấp thuận rõ ràng của Đức Giám Mục.
Như vậy, chúng ta thấy trong những thế kỷ đầu tiên của Giáo-Hội, giáo xứ được thành hình lần lần. Trong thời kỳ nầy, vì tình hình Bắt Đạo, nên mục vụ được chú trọng vào việc rao giảng Lời Chúa hơn là việc nhấn mạnh đến các Bí Tích. Dù vậy, các giáo dân vẫn tìm đủ mọi cách để tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn một cách rất anh dũng và sốt sắng.
Từ Hòa Bình Constantinô (năm 313) đến thế kỷ VII, khởi đầu thời Trung-Cổ
Chiếu chỉ Constantinô (năm 313) thay đổi hoàn cảnh của Giáo Hội, chấm dứt bách hại và đem lại thanh bình.
Tín hữu lúc bấy giờ hãnh diện vì thấy Giáo Hội được tự do và Nước Chúa được mở rộng klhắp nơi trong đế quốc Rôma. Chính trong thế kỷ nầy (vào đầu thế kỷ V), chúng ta thấy xuất hiện bài Tán Tụng ca Tạ Ơn Thiên Chúa (Te Deum) với câu: “Giáo Hội thánh tung hô ngợi khen Thiên Chúa trên khắp địa cầu” (Te per orbem terrarum sancta confitetur Ecclesia).
Trong cảnh thanh bình nầy, Giáo Hội hăng say rao giảng Lời Chúa. Một nền văn chương kitô hữu xuất hiện. Nhiều Công Đồng đào sâu các tín lý.
Đây là thời kỳ vàng son của các Giáo Phụ.
Các Giáo Phụ chú trọng đặc biệt việc rao giảng Lời Chúa cho mọi người, nhất là việc dạy giáo lý cho các tân tòng.
Các Giáo Phụ còn chủ trương phải dạy giáo lý suốt đời cho người kitô-hữu vì người kitô-hữu nào cũng phải suốt đời là một người tân tòng, nghĩa là một người phải luôn luôn học giáo lý, một người không bao giờ ngưng học giáo lý.
Vì con số giáo hữu càng ngày càng đông, nên Đức Giám Mục phải ban thêm nhiều quyền hành cho các linh mục. Vì thế, mục vụ và phụng vụ trong các làng quê, trong các thành phố nhỏ, đều do các linh mục thi hành, dưới sự điều khiển của Đức Giám Mục tại thành phố lớn.
Tại nơi mình cai quản, linh mục cũng có một presbyterium như presbyterium của Đức Giám Mục, nhưng chỉ gồm các phó tế, các phụ phó-tế, các thầy đọc sách, giữ cửa,v.v...
Nhà thờ ở vùng quê, trong thời kỳ nầy, được gọi là "parochia”, mà sau nầy, chúng ta dịch là "giáo xứ”. Như vậy, hệ thống giáo xứ bắt đầu từ các vùng quê mà có.
Trong lúc hệ thống giáo xứ được thành hình, những nhiệm vụ của Đức Giám Mục và của các linh mục được Giáo Hội nêu lên rõ ràng: Đức Giám Mục thì có quyền triệu tập các công đồng địa phương, đi thăm viếng mục vụ các giáo xứ trong giáo phận; linh mục thì có bổn phận phải giảng dạy Lời Chúa, giảng dạy giáo lý, ban phép Rửa Tội, thăm viếng bệnh nhân, cử hành lễ nghi an táng, ban phép Giải Tội dưới hình thức tư, ngoại trừ những dịp có nghi thức thống hối công khai. Và từ thế kỷ V, đã thấy có những quyết định của Giáo Hội trong việc phân định rõ ràng giới hạn các giáo xứ.
Trong thời kỳ nầy, xảy ra hai tệ nạn trong Giáo-Hội: tệ nạn thuế thập phân (dime) và tệ nạn các lãnh chúa (seigneurs) xây cất "những nhà thờ riêng” trong lãnh hạt mình.
Thuế thập phân là thuế mà dân chúng phải nộp một phần mười hoa lợi của mình cho Chính-Quyền và cho Giáo-Quyền.
Các lãnh chúa xây dựng nhiều "nhà thờ riêng” (ecclesiae propriae) là cốt để thu lợi thuế thập phân nầy, vì những nhà thờ kiểu nầy thì được hưởng những quyền lợi như những giáo xứ.
Vì những lạm dụng nầy, sự sống đạo và truyền đạo lúc bấy giờ trong Giáo Hội nói chung, trong giáo phận và trong giáo xứ nói riêng, bị sa sút, bởi lẽ ý niệm lợi lộc đã làm xóa mờ lý tưởng tông đồ phục vụ.
Các Công Đồng thế kỷ VII lên tiếng phản đối những sự lạm dụng nầy, nhưng vẫn bất lực trước sự lấn áp của các lãnh chúa và các nhà thế tộc. Những hạng người nầy thi đua lập các nhà thờ riêng để hưởng lợi, vì có nhà thờ riêng, thì họ được dân chúng nộp thuế thập phân, được các nhà giàu tặng tài sản hoặc trối lại các cơ nghiệp dưới tiêu đề rất hay: "pro remedio animae” (xin cho các linh hồn được ăn năn trở lại / Xin cho các linh hồn được chóng lên thiên đàng).
Từ thời Trung-Cổ ( tk VIII ) đến Phong Trào Thệ-Phản ( tk XVI )
Đây là thời kỳ mà Chính Quyền phần đời can thiệp sâu vào nội bộ của Giáo Hội, và Giáo Hội cũng dấn mình sâu vào các việc chính trị, xã hội.
Đây cũng là thời kỳ nứt rạn trong Giáo Hội: Giáo Hội bên Đông và Giáo Hội Rôma tách rời nhau năm 1054.
Trong thời kỳ nầy, có sáu tệ nạn trong Giáo-Hội.
Tệ nạn thứ nhứt, là các Đức Giám Mục quan liêu. Vì sống trong thời kỳ phong kiến và tiêm nhiễm tinh thần phong kiến, nên những quan hệ giữa Đức Giám Mục và linh mục thường giống như quan hệ giữa vị lãnh chúa với các chư hầu của mình.
Tệ nạn thứ hai, là linh mục bị phân hóa và mất lý tưởng. Hàng linh mục bị chia ra làm hai: hạng thượng-giáo-sĩ và hạng hạ-giáo-sĩ. Hạng thượng-giáo-sĩ được chọn trong các gia đình thế tộc giàu sang, còn hạng hạ-giáo-sĩ thuộc về những gia đình nghèo khó, vô danh. Linh mục rất dễ bị mất lý tưởng vì chức linh mục được xem như một món lợi, vì việc thi hành chức vụ linh mục nầy là dịp để kiếm tiền, thu lợi, nhận quà.
Tệ nạn thứ ba, là tu sĩ lung tung. Trong thời kỳ nầy, ảnh hưởng của các tu sĩ rất mạnh, đến đỗi có lúc Đức Giám Mục phải được lựa chọn trong giới tu sĩ mà thôi. Có những dòng tu chú trọng đến sự tìm lợi lộc vật chất và tìm cách điều khiển các giáo xứ để hưởng lợi.
Tệ nạn thứ tư, là giáo dân lộng quyền. Quyền lực của các vị lãnh chúa rất mạnh. Họ tìm cách gây ảnh hưởng và sức ép lên các Đức Giám Mục, các linh mục, các giáo xứ, các tài sản của Giáo Hội bằng cách phong vương tước cho các Đức Giám Mục, cho các linh mục, bằng cách thành lập các giáo xứ, bằng cách điều khiển các cơ sở của Giáo-Hội, và tìm đủ cách để đem tài sản và đất đai của Giáo Hội về cho mình bằng biện pháp tục hóa.
Tệ nạn thứ năm, là con cha cháu ông. Con cháu của Đức Giáo Hoàng, của Đức Giám Mục, của hàng thượng-giáo-sĩ thường được đặc biệt nâng đỡ và cất nhắc lên các chức vụ trong Giáo-Hội, mặc dù có số trường hợp thiếu khả năng.
Tệ nạn thứ sáu, là mại thánh (buôn bán của thánh, buôn bán vật thánh, lạm dụng nơi thánh, lạm dụng chức thánh,.. ...)
Cũng còn có nhiều nguy cơ khác đang rình chực Giáo Hội lúc bấy giờ: nguy cơ của cách làm việc của "Giáo triều Rôma” (Curialisme), nguy cơ của sự độc tài của hàng giáo sĩ (cléricalisme), nguy cơ của một nền thần học bất ổn, nguy cơ của sự sa sút trong tinh thần tôn giáo, nguy cơ của phong trào Nhân bản tìm cách hướng sự chú tâm đến những gì thuộc về con người hơn là chú tâm đến những gì thuộc về Thiên Chúa.
Đứng trước những nguy cơ đang đe dọa trầm trọng Giáo Hội lúc bấy giờ, có những Đức Giám Mục, những linh mục, những tu sĩ không ý thức được tình trạng nầy, nhất là có những linh mục và tu sĩ thường dành thời giờ tranh luận với nhau xem các lợi lộc vật chất thu được trong giáo xứ sẽ thuộc về tay ai? Dầu vậy, trong thời kỳ nầy, công cuộc truyền giáo vẫn tiến mạnh, nhất là hướng về các dân tộc Germanes.
Thời kỳ nầy đã có nhiều giáo xứ, và danh từ parochia được dùng rõ ràng. Giáo xứ do một linh mục quản xứ điều khiển. Linh mục nầy được gọi là "Presbyter”. "Presbyter” nầy có bổn phận "cura animarum” (lo săn sóc các linh hồn của đoàn chiên), vì thế, mới có danh từ "curatus”, "curé”, linh mục quản xứ, cha sở. Và dĩ nhiên là giáo xứ có nhà thờ riêng, có của cải và đất đai riêng, có bất động sản riêng, có các của và đồ vật người ta dâng cúng, có các nhà thờ phụ và có thu lợi thuế thập phân.
Từ Thệ Phản ( tk XVI ) đến Thế kỷ XVIII
Năm 1517, tu sĩ Martin Luther khởi xướng một cuộc cách mạng trong Giáo Hội, mở đường cho sự sống đạo cá nhân, chống lại tính cách khách quan của các tín điều, bác bỏ nền phụng vụ bí tích và không chấp nhận quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng. Nhưng thay vì cải tổ và canh tân Giáo Hội, Thệ Phản lại làm cho Giáo Hội bị chia rẽ và gây nên sự chống đối giữa Thệ Phản và Công Giáo trong nhiều thế kỷ.
Trong thời kỳ nầy, nổi bật là Công-Đồng TRENTO (1545-1563). Những quyết định của Công Đồng nầy trong việc cải tổ Giáo Hội, đem lại nhiều ích lợi cho việc mục vụ trong Giáo Hội.
Theo Công Đồng Trento, Đức Giám Mục là chủ chăn trên hết của giáo phận. Ngài là linh hồn của công cuộc mục vụ trong Giáo Hội. Chính ngài phải giảng dạy đức tin cho đoàn chiên của mình trong giáo phận. Ngài phải làm sao cho mọi giáo xứ trong giáo phận mình được nghe Lời Chúa, vì thế, ngài phải năng đi thăm mục vụ các giáo xứ để ban Lời Chúa. Ngài phải hết sức lo lắng đào tạo hàng giáo sĩ và phải lập các chủng viện để làm cơ sở cho công cuộc đào tạo nầy.
Theo Công Đồng Trento, Linh mục Quản xứ phải ở tại giáo xứ mình, phải rao giảng Lời Chúa, phải dạy giáo lý, không được tìm cách thu góp các lợi lộc vật chất. Trước mặt Đức Giám Mục, Linh mục Quản xứ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về công cuộc mục vụ của mình trong giáo xứ.
Theo Công Đồng Trentô, giáo xứ phải có biên giới rõ rệt, và không được quá rộng để Linh mục Quản xứ có thể chu toàn các việc bổn phận mục vụ của mình. Trường hợp Linh mục Quản xứ không kham nổi, Đức Giám Mục phải sai linh mục phụ tá đến giúp. Mỗi giáo xứ phải làm sao có một nhà thờ xứng đáng.
Công Đồng Trento muốn có những quan hệ tốt đẹp giưa hàng giáo sĩ với các Dòng Tu, vì thế, khuyên các Đức Giám Mục hãy chấp nhận sự cộng tác của các Dòng Tu, biết ơn những hoạt động hy sinh của họ, và nhất là biết sử dụng họ trong việc đào tạo hàng giáo sĩ. Nhưng Công Đồng nhấn mạnh các Dòng Tu phải luôn luôn hoạt động dưới sự điều khiển của Đấng Bản Quyền.
Những cải tổ của Công Đồng Trento đem lại nhiều ích lợi cho giáo xứ: danh từ "giáo xứ”, "parochia” được dùng một cách rõ rệt và có tính cách pháp lý; trong các hoạt động mục vụ của Linh mục Quản xứ, lý tưởng lo cho phần rỗi các linh hồn (salus animarum) được thay thế cho ý tưởng trục lợi và hưởng lợi.
Tuy vậy, vì bị ảnh hưởng của Thệ Phản chủ trương chỉ chấp nhận Lời Chúa, nên mục vụ lúc bấy giờ có xu hướng nhấn mạnh về Phụng Vụ Bí Tích hơn là việc học hỏi Lời Chúa trong Thánh Kinh.
Thế kỷ XVIII
Thế kỷ XVIII được gọi là thế kỷ Ánh Sáng, chủ trương phân biệt đức tin với lý trí, tôn giáo với văn hóa.
Bị ảnh hưởng của Phong trào Ánh sáng nầy, trong Giáo Hội cũng có xu hướng ít chú trọng đến giáo lý mặc khải, và chú tâm nhiều vào các môn đời như khoa học, kinh tế, luân lý, pháp luật. Trong hàng ngũ giáo sĩ, cũng có nhiều vị thích nghiên cứu văn hóa hơn là thích việc học hỏi Thần học. Linh mục lúc bấy giờ cũng được xem như là một kẻ đem lại phúc lợi bên ngoài cho con người.
Trong thế kỷ XVIII nầy, vì các quốc gia tiếp tục lấn lướt Giáo Hội, nên giáo xứ cũng bị lệ thuộc vào ranh giới do các quốc gia định đoạt, cũng như của cải và tài sản trong giáo xứ bị tục hóa.
Dầu vậy, trong thời kỳ nầy, vấn đề giáo lý vẫn được xúc tiến mạnh mẽ. Đức Giám Mục cũng tha thiết vấn đề giáo lý và phổ biến chương trình giáo lý của mình trong giáo phận. Các linh mục cũng chú trọng đến việc dạy giáo lý, nhưng phần nhiều nhấn mạnh đến luân lý phải giữ hơn là những điều phải tin.
Thế kỷ XIX
Trong thế kỷ XIX thì nổi bật vấn đề kỷ-nghệ-hóa. Vấn đề kỷ-nghệ-hóa lôi cuốn nhiều người thợ thuyền ra khỏi giáo xứ, gây nhiều khó khăn cho vấn đề mục vụ trong giáo xứ. Người ta nhận thấy giáo xứ thiếu tinh thần cộng đoàn; sự sống đạo thiên về cá nhân chủ nghĩa và chú trọng đến lợi lộc vật chất; tiền bạc chi phối Phụng Vụ trong việc cử hành các Bí Tích trọng thể bên ngoài; trong Phụng Vụ, lo giữ "chữ đỏ” cho thật khít khao, hơn là để ý đến tinh thần cầu nguyện; sự giảng dạy Lời Chúa được nhấn mạnh nhiều về mặt luân lý; ít ân cần học hỏi Lời Chúa vì xem Thánh Kinh như một cuốn sách nguy hiểm cho đức tin; mục vụ giáo xứ ít được đề cập đến.
Thế kỷ XX
Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các Đức Giáo Hoàng, từ Đức Giáo Hoàng Lêô XIII trở đi, chú ý nhiều đến mục vụ trong hoàn cảnh hiện tại của xã hội. Đặc biệt là Đức Giáo Hoàng Piô X. Ngài cải tổ mục vụ rất hiệu quả: ngài cho nghiên cứu một Bộ Giáo Luật để áp dụng cho Giáo Hội toàn cầu; ngài tổ chức lại giáo triều Rôma, tổ chức lại các chủng viện và các môn thần học; ngài ra lệnh cho các Linh mục Quản xứ phải dạy giáo lý; ngài cải tổ sách Thần vụ, chấn hưng lại nền âm nhạc thánh, nhấn mạnh về phép Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống Giáo-Hội, vì thế, cho phép năng lên rước Chúa Giêsu Thánh Thể và cho phép các em nhỏ được sớm đến dự Bàn Tiệc Thánh.
Đức Giáo Hoàng Bênêditô XV tiếp tục công cuộc cải tổ của Đức Giáo Hoàng Piô X. Năm 1917, ngài cho công bố Bộ Giáo Luật trong đó, giáo xứ và Linh mục Quản xứ được đề cập đến rõ ràng.
Năm 1922, Đức Giáo Hoàng Piô XI lập ra Phong trào Tông đồ Giáo dân, khuyến khích sự cộng tác của giáo dân với hàng Giáo phẩm trong việc truyền giáo, và Phong trào Tông đồ giáo dân nầy đã làm cho các giáo xứ hoạt động sôi nổi.
Từ khi lên ngôi năm 1939 cho đến lúc qua đời, Đức Giáo Hoàng Piô XII rất ưa chuộng đề tài giáo xứ. Vì thế, trong những quyết định quan trọng về linh mục, về Phụng Vụ, ngài luôn luôn nhấn mạnh về "tinh thần giáo xứ ” mà Linh mục Quản xứ và giáo dân phải có, đó là tinh thần phải luôn luôn chú trọng đến Lời Chúa và phải cử hành các Bí Tích làm sao cho có hiệu quả thiêng liêng dồi dào.
Rút kinh nghiệm từ lịch sử Giáo-Hội
Kinh nghiệm thứ nhứt.
Vấn đề giáo xứ là vấn đề của đức tin. Nhìn vào dòng lịch sử dài của Giáo Hội, chúng ta có thể thấy nhiều bóng tối, nhưng đức tin vẫn luôn luôn làm cho Giáo Hội rạng rỡ và giáo xứ rực rỡ.
Lịch sử Giáo-Hội, trong bất cứ thời kỳ nào, cũng chói chang những gương sáng mục vụ: các bổn đạo đầu tiên luôn hiên ngang, cùng với các chủ chăn của mình, sống đức tin mạnh mẽ giữa muôn vàn khó khăn nguy hiểm; các Giáo Phụ luôn chuyên chăm rao giảng Lời Chúa và đêm ngày dạy giáo lý; khi lâm nguy, Giáo-Hội luôn được Chúa cứu vớt bằng cách cho xuất hiện những vị Thánh, những Công Đồng, những Dòng Tu đắc lực.
Kinh nghiệm thứ hai.
Vấn đề giáo xứ là vấn đề của cấp lãnh đạo. Talis pastor, qualis fideles! Chủ chăn thế nào, con chiên thế đó! Kinh nghiệm tu đức mục vụ về linh mục quản xứ nhận xét: chủ chăn tầm thường (về mặt đạo đức), thì giáo xứ thấp kém (về mặt đạo đức); chủ chăn đạo đức, thì giáo xứ tầm thường (về mặt đạo đức); chỉ khi nào chủ chăn thánh thiện, thì giáo xứ mới đạo đức.
Linh mục thánh thiện nói chung, và Linh mục Quản xứ thánh thiện nói riêng, là đặc biệt cần thiết cho sự sống còn của Giáo Hội, cho sự sống còn của giáo xứ, và cần thiết cho sự vươn lên và sống mạnh của Dân Chúa.
Lúc bấy giờ, đầu thế kỷ XVI, nhà quý tộc cai quản miền Alcantara, Tây Ban Nha, hỏi thánh Phêrô Alcantara phương pháp làm sao để cho giáo xứ khỏi bị tràn ngập bởi những làn sóng vô đạo và sa đọa. Thánh nhân thản nhiên trả lời: "Phương pháp thật là đơn sơ, đó là ông với tôi, cả hai chúng ta hãy trở nên những vị thánh. ”
Nhiều vị cao cấp trong Giáo Hội, nhiều vị danh tiếng phần đời, nhiều nhà thế tộc giàu sang, nhiều kẻ thông thái, và nhất là nhiều người cùng khổ, dốt nát, tội lỗi, không ai bảo ai, đều chạy đến tìm gặp một Linh mục Quản xứ nghèo, thất học, sống heo hút trong một giáo xứ xa xôi của giáo phận Lyon, chỉ vì linh mục nầy, cha Gioan Maria Vianê, trổi vượt bởi sự thánh thiện, cầu nguyện và hy sinh. Một tối kia, theo lời nhà viết sử Trochu kể, - nhà viết sử nầy chuyên nghiên cứu cuộc đời của cha sở Gioan Maria Vianê - ma quỷ hét lên trong phòng ngủ của vị linh mục nầy: "Mi đã ăn cắp của tao đến tám vạn linh hồn rồi. Nếu có bốn linh mục như mi, thì nước tao ở trần gian nầy sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng! ”
Với Công Đồng Vatican II (1962-1965), với Bộ Giáo luật mới (1983), với Thượng Hội đồng Giám Mục bàn về Giáo dân (1987), toàn thể Giáo-Hội, từ hàng Giáo phẩm đến giáo dân, hiện nay - nhất là đối với Giáo Hội Việt Nam đang sống dưới chế độ Cọng Sản nầy - luôn tìm đủ mọi cách để biến đổi giáo xứ thành một nơi đức tin mạnh mẽ, để sự sống đạo của giáo xứ được sốt sắng, để sự truyền đạo của giáo xứ được hăng say, hầu thực hiện lời nguyện tha thiết của Chúa Giêsu Cứu Thế:
Hãy làm sao cho "Danh Cha cả sáng!”
Hãy làm sao cho “Nước Cha trị đến!”
Giáo xứ được phát sinh từ lòng Giáo Hội, từ lịch sử Giáo Hội.
Linh mục Quản xứ hãy lần theo ánh sáng của lịch sử Giáo Hội để tìm hiểu giáo xứ, hầu hướng dẫn giáo xứ theo đức tin của Giáo Hội.
Từ Giáo Hội sơ khai đến Hòa Bình Constantinô (năm 313)
Các Tông Đồ được lệnh Chúa Giêsu truyền phải đi rao giảng Tin Mừng cho mọi dân thiên hạ, rửa tội họ và dạy họ biết các điều Ngài truyền (x. Mt 18,19-20).
Trong khi đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, các Tông Đồ thành lập những Giáo Hội địa phương, rồi đặt tay và truyền chức cho những kẻ kế vị để họ điều khiển Giáo Hội tại chỗ.
Tân Ước gọi những kẻ điều khiển Giáo Hội địa phương nầy, là những Vị Trưởng Lão "Seniores” (x. Cv 18,4) hay "Presbyteri” (x. Tt 1,5), hoặc là những Đấng Coi sóc: "Episcopi” (x. 1 Tm 3,2 ). Các Vị Trưởng Lão và các Đấng Coi Sóc lập thành một Hội Đồng Các Trưởng lão "Presbyterium” (x. 1 Tm 4,14) để điều khiển mục vụ tại các địa phương.
Trong Hội đồng Các Trưởng Lão nầy, một Episcopus chủ tọa và điều khiển.
Lần lần, những Episcopi được phân biệt với những Presbyteri, và sau đó, những Episcopi được xem như những kẻ kế vị các Tông Đồ, có quyền điều khiển các Giáo Hội địa phương.
Vào thời Giáo Hội sơ khai, chúng ta thấy có hai loại Giáo Hội địa phương, một loại theo kiểu thánh Phaolô, một loại theo kiểu thánh Gioan.
Thánh Phaolô thành lập những cộng đoàn trong những thành phố lớn. Những cộng đoàn nầy được giao phó cho các vị Trưởng lão hoặc những đấng Coi sóc, nhưng trong thực tế, chính thánh Phaolô, khi còn sống, là vị lãnh đạo duy nhất của những cộng đoàn nầy vì ngài vẫn điều khiển những cộng đoàn nầy từ xa bằng những bức thư mục vụ. Chỉ khi thánh Phaolô qua đời, các Giáo Hội địa phương nầy mới thực sự được những kẻ kế vị ngài điều khiển, như trường hợp Timôthê ở Êphêsô (x. 1 Tm 1,3), Titô ở Crêta (x. Tt 1,5).
Còn Giáo Hội địa phương theo kiểu thánh Gioan thì được đề cập đến trong sách Khải-Huyền (x. Kh I-III). Những Giáo Hội địa phương nầy có ranh giới rõ rệt, trong một thành phố nhất định, do một Đấng Coi sóc điều khiển, với sự cộng tác của Hội Đồng Trưởng Lão và các phó tế.
Hai hệ thống Giáo Hội địa phương trên đây, kiểu thánh Phaolô và kiểu thánh Gioan, đã sớm hội nhập lại với nhau để trở thành những Giáo Hội địa phương có Đức Giám Mục (Đấng Coi sóc) của một thành phố lớn làm đầu và canh chừng đức tin trong toàn miền. Và cùng với thời gian, các Giáo Hội địa phương do các Đức Giám Mục điều khiển, được chia ra thành những cộng đoàn nhỏ khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê, có một hay nhiều linh mục cai quản dưới sự điều khiển của các Đức Giám Mục ở thành phố.
Ngay từ đầu tiên trong Giáo Hội, những ai chấp nhận Lời Chúa, đều được rửa tội. Nhưng từ thế kỷ thứ hai, những tân tòng phải học giáo lý và tập sống đạo trong vòng hai hoặc ba năm. Phép Rửa Tội được cử hành hai lần trong năm, vào dịp lễ Phục Sinh và Lễ Hiện Xuống. Chính Đức Giám Mục đứng ra rửa tội trọng thể, còn các linh mục chỉ được ban phép Rửa Tội trong những trường hợp cần thiết.
Thánh Lễ Tạ Ơn (Eucharistia), bữa ăn cộng đoàn và kỷ niệm sự Tử-nạn Phục-Sinh của Chúa Giêsu Kitô, được cử hành vào ban tối, sau buổi ăn thân mật, agapê. Nhưng về sau, vào đầu thế kỷ thứ hai, để tránh những khó khăn và bất tiện, Thánh Lễ Tạ Ơn được cử hành vào buổi sáng sớm. Một phần của Thánh Thể, gọi là Fermentum, được đưa từ nhà thờ có cử hành Thánh Lễ đến các nhà thờ nhỏ xung quanh.
Phép Giải Tội, cho đến thế kỷ IV, chỉ được ban cho những tội nhân thú tội công khai trước mặt Đức Giám Mục, linh mục và cộng đoàn giáo dân.
Phép Hôn Phối chỉ được cử hành khi có sự chấp thuận rõ ràng của Đức Giám Mục.
Như vậy, chúng ta thấy trong những thế kỷ đầu tiên của Giáo-Hội, giáo xứ được thành hình lần lần. Trong thời kỳ nầy, vì tình hình Bắt Đạo, nên mục vụ được chú trọng vào việc rao giảng Lời Chúa hơn là việc nhấn mạnh đến các Bí Tích. Dù vậy, các giáo dân vẫn tìm đủ mọi cách để tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn một cách rất anh dũng và sốt sắng.
Từ Hòa Bình Constantinô (năm 313) đến thế kỷ VII, khởi đầu thời Trung-Cổ
Chiếu chỉ Constantinô (năm 313) thay đổi hoàn cảnh của Giáo Hội, chấm dứt bách hại và đem lại thanh bình.
Tín hữu lúc bấy giờ hãnh diện vì thấy Giáo Hội được tự do và Nước Chúa được mở rộng klhắp nơi trong đế quốc Rôma. Chính trong thế kỷ nầy (vào đầu thế kỷ V), chúng ta thấy xuất hiện bài Tán Tụng ca Tạ Ơn Thiên Chúa (Te Deum) với câu: “Giáo Hội thánh tung hô ngợi khen Thiên Chúa trên khắp địa cầu” (Te per orbem terrarum sancta confitetur Ecclesia).
Trong cảnh thanh bình nầy, Giáo Hội hăng say rao giảng Lời Chúa. Một nền văn chương kitô hữu xuất hiện. Nhiều Công Đồng đào sâu các tín lý.
Đây là thời kỳ vàng son của các Giáo Phụ.
Các Giáo Phụ chú trọng đặc biệt việc rao giảng Lời Chúa cho mọi người, nhất là việc dạy giáo lý cho các tân tòng.
Các Giáo Phụ còn chủ trương phải dạy giáo lý suốt đời cho người kitô-hữu vì người kitô-hữu nào cũng phải suốt đời là một người tân tòng, nghĩa là một người phải luôn luôn học giáo lý, một người không bao giờ ngưng học giáo lý.
Vì con số giáo hữu càng ngày càng đông, nên Đức Giám Mục phải ban thêm nhiều quyền hành cho các linh mục. Vì thế, mục vụ và phụng vụ trong các làng quê, trong các thành phố nhỏ, đều do các linh mục thi hành, dưới sự điều khiển của Đức Giám Mục tại thành phố lớn.
Tại nơi mình cai quản, linh mục cũng có một presbyterium như presbyterium của Đức Giám Mục, nhưng chỉ gồm các phó tế, các phụ phó-tế, các thầy đọc sách, giữ cửa,v.v...
Nhà thờ ở vùng quê, trong thời kỳ nầy, được gọi là "parochia”, mà sau nầy, chúng ta dịch là "giáo xứ”. Như vậy, hệ thống giáo xứ bắt đầu từ các vùng quê mà có.
Trong lúc hệ thống giáo xứ được thành hình, những nhiệm vụ của Đức Giám Mục và của các linh mục được Giáo Hội nêu lên rõ ràng: Đức Giám Mục thì có quyền triệu tập các công đồng địa phương, đi thăm viếng mục vụ các giáo xứ trong giáo phận; linh mục thì có bổn phận phải giảng dạy Lời Chúa, giảng dạy giáo lý, ban phép Rửa Tội, thăm viếng bệnh nhân, cử hành lễ nghi an táng, ban phép Giải Tội dưới hình thức tư, ngoại trừ những dịp có nghi thức thống hối công khai. Và từ thế kỷ V, đã thấy có những quyết định của Giáo Hội trong việc phân định rõ ràng giới hạn các giáo xứ.
Trong thời kỳ nầy, xảy ra hai tệ nạn trong Giáo-Hội: tệ nạn thuế thập phân (dime) và tệ nạn các lãnh chúa (seigneurs) xây cất "những nhà thờ riêng” trong lãnh hạt mình.
Thuế thập phân là thuế mà dân chúng phải nộp một phần mười hoa lợi của mình cho Chính-Quyền và cho Giáo-Quyền.
Các lãnh chúa xây dựng nhiều "nhà thờ riêng” (ecclesiae propriae) là cốt để thu lợi thuế thập phân nầy, vì những nhà thờ kiểu nầy thì được hưởng những quyền lợi như những giáo xứ.
Vì những lạm dụng nầy, sự sống đạo và truyền đạo lúc bấy giờ trong Giáo Hội nói chung, trong giáo phận và trong giáo xứ nói riêng, bị sa sút, bởi lẽ ý niệm lợi lộc đã làm xóa mờ lý tưởng tông đồ phục vụ.
Các Công Đồng thế kỷ VII lên tiếng phản đối những sự lạm dụng nầy, nhưng vẫn bất lực trước sự lấn áp của các lãnh chúa và các nhà thế tộc. Những hạng người nầy thi đua lập các nhà thờ riêng để hưởng lợi, vì có nhà thờ riêng, thì họ được dân chúng nộp thuế thập phân, được các nhà giàu tặng tài sản hoặc trối lại các cơ nghiệp dưới tiêu đề rất hay: "pro remedio animae” (xin cho các linh hồn được ăn năn trở lại / Xin cho các linh hồn được chóng lên thiên đàng).
Từ thời Trung-Cổ ( tk VIII ) đến Phong Trào Thệ-Phản ( tk XVI )
Đây là thời kỳ mà Chính Quyền phần đời can thiệp sâu vào nội bộ của Giáo Hội, và Giáo Hội cũng dấn mình sâu vào các việc chính trị, xã hội.
Đây cũng là thời kỳ nứt rạn trong Giáo Hội: Giáo Hội bên Đông và Giáo Hội Rôma tách rời nhau năm 1054.
Trong thời kỳ nầy, có sáu tệ nạn trong Giáo-Hội.
Tệ nạn thứ nhứt, là các Đức Giám Mục quan liêu. Vì sống trong thời kỳ phong kiến và tiêm nhiễm tinh thần phong kiến, nên những quan hệ giữa Đức Giám Mục và linh mục thường giống như quan hệ giữa vị lãnh chúa với các chư hầu của mình.
Tệ nạn thứ hai, là linh mục bị phân hóa và mất lý tưởng. Hàng linh mục bị chia ra làm hai: hạng thượng-giáo-sĩ và hạng hạ-giáo-sĩ. Hạng thượng-giáo-sĩ được chọn trong các gia đình thế tộc giàu sang, còn hạng hạ-giáo-sĩ thuộc về những gia đình nghèo khó, vô danh. Linh mục rất dễ bị mất lý tưởng vì chức linh mục được xem như một món lợi, vì việc thi hành chức vụ linh mục nầy là dịp để kiếm tiền, thu lợi, nhận quà.
Tệ nạn thứ ba, là tu sĩ lung tung. Trong thời kỳ nầy, ảnh hưởng của các tu sĩ rất mạnh, đến đỗi có lúc Đức Giám Mục phải được lựa chọn trong giới tu sĩ mà thôi. Có những dòng tu chú trọng đến sự tìm lợi lộc vật chất và tìm cách điều khiển các giáo xứ để hưởng lợi.
Tệ nạn thứ tư, là giáo dân lộng quyền. Quyền lực của các vị lãnh chúa rất mạnh. Họ tìm cách gây ảnh hưởng và sức ép lên các Đức Giám Mục, các linh mục, các giáo xứ, các tài sản của Giáo Hội bằng cách phong vương tước cho các Đức Giám Mục, cho các linh mục, bằng cách thành lập các giáo xứ, bằng cách điều khiển các cơ sở của Giáo-Hội, và tìm đủ cách để đem tài sản và đất đai của Giáo Hội về cho mình bằng biện pháp tục hóa.
Tệ nạn thứ năm, là con cha cháu ông. Con cháu của Đức Giáo Hoàng, của Đức Giám Mục, của hàng thượng-giáo-sĩ thường được đặc biệt nâng đỡ và cất nhắc lên các chức vụ trong Giáo-Hội, mặc dù có số trường hợp thiếu khả năng.
Tệ nạn thứ sáu, là mại thánh (buôn bán của thánh, buôn bán vật thánh, lạm dụng nơi thánh, lạm dụng chức thánh,.. ...)
Cũng còn có nhiều nguy cơ khác đang rình chực Giáo Hội lúc bấy giờ: nguy cơ của cách làm việc của "Giáo triều Rôma” (Curialisme), nguy cơ của sự độc tài của hàng giáo sĩ (cléricalisme), nguy cơ của một nền thần học bất ổn, nguy cơ của sự sa sút trong tinh thần tôn giáo, nguy cơ của phong trào Nhân bản tìm cách hướng sự chú tâm đến những gì thuộc về con người hơn là chú tâm đến những gì thuộc về Thiên Chúa.
Đứng trước những nguy cơ đang đe dọa trầm trọng Giáo Hội lúc bấy giờ, có những Đức Giám Mục, những linh mục, những tu sĩ không ý thức được tình trạng nầy, nhất là có những linh mục và tu sĩ thường dành thời giờ tranh luận với nhau xem các lợi lộc vật chất thu được trong giáo xứ sẽ thuộc về tay ai? Dầu vậy, trong thời kỳ nầy, công cuộc truyền giáo vẫn tiến mạnh, nhất là hướng về các dân tộc Germanes.
Thời kỳ nầy đã có nhiều giáo xứ, và danh từ parochia được dùng rõ ràng. Giáo xứ do một linh mục quản xứ điều khiển. Linh mục nầy được gọi là "Presbyter”. "Presbyter” nầy có bổn phận "cura animarum” (lo săn sóc các linh hồn của đoàn chiên), vì thế, mới có danh từ "curatus”, "curé”, linh mục quản xứ, cha sở. Và dĩ nhiên là giáo xứ có nhà thờ riêng, có của cải và đất đai riêng, có bất động sản riêng, có các của và đồ vật người ta dâng cúng, có các nhà thờ phụ và có thu lợi thuế thập phân.
Từ Thệ Phản ( tk XVI ) đến Thế kỷ XVIII
Năm 1517, tu sĩ Martin Luther khởi xướng một cuộc cách mạng trong Giáo Hội, mở đường cho sự sống đạo cá nhân, chống lại tính cách khách quan của các tín điều, bác bỏ nền phụng vụ bí tích và không chấp nhận quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng. Nhưng thay vì cải tổ và canh tân Giáo Hội, Thệ Phản lại làm cho Giáo Hội bị chia rẽ và gây nên sự chống đối giữa Thệ Phản và Công Giáo trong nhiều thế kỷ.
Trong thời kỳ nầy, nổi bật là Công-Đồng TRENTO (1545-1563). Những quyết định của Công Đồng nầy trong việc cải tổ Giáo Hội, đem lại nhiều ích lợi cho việc mục vụ trong Giáo Hội.
Theo Công Đồng Trento, Đức Giám Mục là chủ chăn trên hết của giáo phận. Ngài là linh hồn của công cuộc mục vụ trong Giáo Hội. Chính ngài phải giảng dạy đức tin cho đoàn chiên của mình trong giáo phận. Ngài phải làm sao cho mọi giáo xứ trong giáo phận mình được nghe Lời Chúa, vì thế, ngài phải năng đi thăm mục vụ các giáo xứ để ban Lời Chúa. Ngài phải hết sức lo lắng đào tạo hàng giáo sĩ và phải lập các chủng viện để làm cơ sở cho công cuộc đào tạo nầy.
Theo Công Đồng Trento, Linh mục Quản xứ phải ở tại giáo xứ mình, phải rao giảng Lời Chúa, phải dạy giáo lý, không được tìm cách thu góp các lợi lộc vật chất. Trước mặt Đức Giám Mục, Linh mục Quản xứ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về công cuộc mục vụ của mình trong giáo xứ.
Theo Công Đồng Trentô, giáo xứ phải có biên giới rõ rệt, và không được quá rộng để Linh mục Quản xứ có thể chu toàn các việc bổn phận mục vụ của mình. Trường hợp Linh mục Quản xứ không kham nổi, Đức Giám Mục phải sai linh mục phụ tá đến giúp. Mỗi giáo xứ phải làm sao có một nhà thờ xứng đáng.
Công Đồng Trento muốn có những quan hệ tốt đẹp giưa hàng giáo sĩ với các Dòng Tu, vì thế, khuyên các Đức Giám Mục hãy chấp nhận sự cộng tác của các Dòng Tu, biết ơn những hoạt động hy sinh của họ, và nhất là biết sử dụng họ trong việc đào tạo hàng giáo sĩ. Nhưng Công Đồng nhấn mạnh các Dòng Tu phải luôn luôn hoạt động dưới sự điều khiển của Đấng Bản Quyền.
Những cải tổ của Công Đồng Trento đem lại nhiều ích lợi cho giáo xứ: danh từ "giáo xứ”, "parochia” được dùng một cách rõ rệt và có tính cách pháp lý; trong các hoạt động mục vụ của Linh mục Quản xứ, lý tưởng lo cho phần rỗi các linh hồn (salus animarum) được thay thế cho ý tưởng trục lợi và hưởng lợi.
Tuy vậy, vì bị ảnh hưởng của Thệ Phản chủ trương chỉ chấp nhận Lời Chúa, nên mục vụ lúc bấy giờ có xu hướng nhấn mạnh về Phụng Vụ Bí Tích hơn là việc học hỏi Lời Chúa trong Thánh Kinh.
Thế kỷ XVIII
Thế kỷ XVIII được gọi là thế kỷ Ánh Sáng, chủ trương phân biệt đức tin với lý trí, tôn giáo với văn hóa.
Bị ảnh hưởng của Phong trào Ánh sáng nầy, trong Giáo Hội cũng có xu hướng ít chú trọng đến giáo lý mặc khải, và chú tâm nhiều vào các môn đời như khoa học, kinh tế, luân lý, pháp luật. Trong hàng ngũ giáo sĩ, cũng có nhiều vị thích nghiên cứu văn hóa hơn là thích việc học hỏi Thần học. Linh mục lúc bấy giờ cũng được xem như là một kẻ đem lại phúc lợi bên ngoài cho con người.
Trong thế kỷ XVIII nầy, vì các quốc gia tiếp tục lấn lướt Giáo Hội, nên giáo xứ cũng bị lệ thuộc vào ranh giới do các quốc gia định đoạt, cũng như của cải và tài sản trong giáo xứ bị tục hóa.
Dầu vậy, trong thời kỳ nầy, vấn đề giáo lý vẫn được xúc tiến mạnh mẽ. Đức Giám Mục cũng tha thiết vấn đề giáo lý và phổ biến chương trình giáo lý của mình trong giáo phận. Các linh mục cũng chú trọng đến việc dạy giáo lý, nhưng phần nhiều nhấn mạnh đến luân lý phải giữ hơn là những điều phải tin.
Thế kỷ XIX
Trong thế kỷ XIX thì nổi bật vấn đề kỷ-nghệ-hóa. Vấn đề kỷ-nghệ-hóa lôi cuốn nhiều người thợ thuyền ra khỏi giáo xứ, gây nhiều khó khăn cho vấn đề mục vụ trong giáo xứ. Người ta nhận thấy giáo xứ thiếu tinh thần cộng đoàn; sự sống đạo thiên về cá nhân chủ nghĩa và chú trọng đến lợi lộc vật chất; tiền bạc chi phối Phụng Vụ trong việc cử hành các Bí Tích trọng thể bên ngoài; trong Phụng Vụ, lo giữ "chữ đỏ” cho thật khít khao, hơn là để ý đến tinh thần cầu nguyện; sự giảng dạy Lời Chúa được nhấn mạnh nhiều về mặt luân lý; ít ân cần học hỏi Lời Chúa vì xem Thánh Kinh như một cuốn sách nguy hiểm cho đức tin; mục vụ giáo xứ ít được đề cập đến.
Thế kỷ XX
Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các Đức Giáo Hoàng, từ Đức Giáo Hoàng Lêô XIII trở đi, chú ý nhiều đến mục vụ trong hoàn cảnh hiện tại của xã hội. Đặc biệt là Đức Giáo Hoàng Piô X. Ngài cải tổ mục vụ rất hiệu quả: ngài cho nghiên cứu một Bộ Giáo Luật để áp dụng cho Giáo Hội toàn cầu; ngài tổ chức lại giáo triều Rôma, tổ chức lại các chủng viện và các môn thần học; ngài ra lệnh cho các Linh mục Quản xứ phải dạy giáo lý; ngài cải tổ sách Thần vụ, chấn hưng lại nền âm nhạc thánh, nhấn mạnh về phép Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống Giáo-Hội, vì thế, cho phép năng lên rước Chúa Giêsu Thánh Thể và cho phép các em nhỏ được sớm đến dự Bàn Tiệc Thánh.
Đức Giáo Hoàng Bênêditô XV tiếp tục công cuộc cải tổ của Đức Giáo Hoàng Piô X. Năm 1917, ngài cho công bố Bộ Giáo Luật trong đó, giáo xứ và Linh mục Quản xứ được đề cập đến rõ ràng.
Năm 1922, Đức Giáo Hoàng Piô XI lập ra Phong trào Tông đồ Giáo dân, khuyến khích sự cộng tác của giáo dân với hàng Giáo phẩm trong việc truyền giáo, và Phong trào Tông đồ giáo dân nầy đã làm cho các giáo xứ hoạt động sôi nổi.
Từ khi lên ngôi năm 1939 cho đến lúc qua đời, Đức Giáo Hoàng Piô XII rất ưa chuộng đề tài giáo xứ. Vì thế, trong những quyết định quan trọng về linh mục, về Phụng Vụ, ngài luôn luôn nhấn mạnh về "tinh thần giáo xứ ” mà Linh mục Quản xứ và giáo dân phải có, đó là tinh thần phải luôn luôn chú trọng đến Lời Chúa và phải cử hành các Bí Tích làm sao cho có hiệu quả thiêng liêng dồi dào.
Rút kinh nghiệm từ lịch sử Giáo-Hội
Kinh nghiệm thứ nhứt.
Vấn đề giáo xứ là vấn đề của đức tin. Nhìn vào dòng lịch sử dài của Giáo Hội, chúng ta có thể thấy nhiều bóng tối, nhưng đức tin vẫn luôn luôn làm cho Giáo Hội rạng rỡ và giáo xứ rực rỡ.
Lịch sử Giáo-Hội, trong bất cứ thời kỳ nào, cũng chói chang những gương sáng mục vụ: các bổn đạo đầu tiên luôn hiên ngang, cùng với các chủ chăn của mình, sống đức tin mạnh mẽ giữa muôn vàn khó khăn nguy hiểm; các Giáo Phụ luôn chuyên chăm rao giảng Lời Chúa và đêm ngày dạy giáo lý; khi lâm nguy, Giáo-Hội luôn được Chúa cứu vớt bằng cách cho xuất hiện những vị Thánh, những Công Đồng, những Dòng Tu đắc lực.
Kinh nghiệm thứ hai.
Vấn đề giáo xứ là vấn đề của cấp lãnh đạo. Talis pastor, qualis fideles! Chủ chăn thế nào, con chiên thế đó! Kinh nghiệm tu đức mục vụ về linh mục quản xứ nhận xét: chủ chăn tầm thường (về mặt đạo đức), thì giáo xứ thấp kém (về mặt đạo đức); chủ chăn đạo đức, thì giáo xứ tầm thường (về mặt đạo đức); chỉ khi nào chủ chăn thánh thiện, thì giáo xứ mới đạo đức.
Linh mục thánh thiện nói chung, và Linh mục Quản xứ thánh thiện nói riêng, là đặc biệt cần thiết cho sự sống còn của Giáo Hội, cho sự sống còn của giáo xứ, và cần thiết cho sự vươn lên và sống mạnh của Dân Chúa.
Lúc bấy giờ, đầu thế kỷ XVI, nhà quý tộc cai quản miền Alcantara, Tây Ban Nha, hỏi thánh Phêrô Alcantara phương pháp làm sao để cho giáo xứ khỏi bị tràn ngập bởi những làn sóng vô đạo và sa đọa. Thánh nhân thản nhiên trả lời: "Phương pháp thật là đơn sơ, đó là ông với tôi, cả hai chúng ta hãy trở nên những vị thánh. ”
Nhiều vị cao cấp trong Giáo Hội, nhiều vị danh tiếng phần đời, nhiều nhà thế tộc giàu sang, nhiều kẻ thông thái, và nhất là nhiều người cùng khổ, dốt nát, tội lỗi, không ai bảo ai, đều chạy đến tìm gặp một Linh mục Quản xứ nghèo, thất học, sống heo hút trong một giáo xứ xa xôi của giáo phận Lyon, chỉ vì linh mục nầy, cha Gioan Maria Vianê, trổi vượt bởi sự thánh thiện, cầu nguyện và hy sinh. Một tối kia, theo lời nhà viết sử Trochu kể, - nhà viết sử nầy chuyên nghiên cứu cuộc đời của cha sở Gioan Maria Vianê - ma quỷ hét lên trong phòng ngủ của vị linh mục nầy: "Mi đã ăn cắp của tao đến tám vạn linh hồn rồi. Nếu có bốn linh mục như mi, thì nước tao ở trần gian nầy sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng! ”
Với Công Đồng Vatican II (1962-1965), với Bộ Giáo luật mới (1983), với Thượng Hội đồng Giám Mục bàn về Giáo dân (1987), toàn thể Giáo-Hội, từ hàng Giáo phẩm đến giáo dân, hiện nay - nhất là đối với Giáo Hội Việt Nam đang sống dưới chế độ Cọng Sản nầy - luôn tìm đủ mọi cách để biến đổi giáo xứ thành một nơi đức tin mạnh mẽ, để sự sống đạo của giáo xứ được sốt sắng, để sự truyền đạo của giáo xứ được hăng say, hầu thực hiện lời nguyện tha thiết của Chúa Giêsu Cứu Thế:
Hãy làm sao cho "Danh Cha cả sáng!”
Hãy làm sao cho “Nước Cha trị đến!”
Hôm nay ứng nghiệm Lời Kinh Thánh
Tuyết Mai,
10:47 22/01/2010
"Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng". Người bắt đầu nói với họ: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe". (Lc 1, 1-4; 4, 14-21).
Đọc đoạn Phúc Âm trên, chúng ta phải công nhận rằng Ba Ngôi Thiên Chúa luôn liên kết với nhau, để công việc của Thiên Chúa luôn được thực hiện cách vẹn toàn cho công ích của chúng ta trên trần thế này! Không việc gì Chúa Giêsu làm mà vắng bóng Chúa Thánh Thần cả!?
Vâng, ngay như ngày hôm nay đây, trên thế giới chúng ta đang gặp thật nhiều hoạn nạn xẩy ra như động đất Haiti vừa qua, cuộc bách hại Đạo Công Giáo trên núi Thờ tại Giáo Xứ Đồng Chiêm cùng tất cả mọi nơi trên đất nước VN thân thương, chiến tranh tại trung đông không bao giờ ngưng chiến và hận thù, và v.v.... Chúng ta có thể làm được gì cho anh chị em chúng ta?? Tôi đã không thể chịu đựng được và có thể ngờ được rằng nhờ đọc được chuyện viết trên Vietcatholic News, vấn đề suy dinh dưỡng của đất nước thật nghèo khổ này, vì tình cảnh kinh tế quá suy sụp và quá nghèo khổ, mà người dân nơi đây họ phải ăn bánh đất làm bằng đất xét lấy từ trên núi, để về nhồi nắn trộn đất xét với dầu ăn và muối, phơi cho thật khô để ăn nuôi thân, và làm nhiều dư ra để mang ra chợ bán để tìm độ nhật để nuôi cả nhà với 9 mười miệng ăn. Ở đất nước Mỹ giầu có này, tôi có thấy nhiều tình cảnh của anh chị em sống bờ sống bụi, của cải là những gì chất đầy trên chiếc xe đẩy của chợ; nào là mền, áo lạnh, quần áo, nồi niu soong chảo, và những gì cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Họ trông rất dơ dáy và bẩn thỉu, tôi cũng chẳng biết họ sống làm sao cho qua ngày đoạn tháng?? Rồi thì khi còn ở quê nhà với số tuổi chưa nhận biết rõ lắm về tình đời, nhưng tôi cũng còn thấy ăn mày nằm la liệt trên hè phố trước năm 75, nghe nói sau này việt cộng họ không cho ăn mày có mặt trên hè phố nữa thì không biết họ sống ở đâu? Trên cầu sắt, trong cống rãnh, núi rác của thành phố, nghĩa địa, rồi thì đâu nữa, tôi cũng chẳng được biết tới. Nhưng tất cả những người nghèo tôi thấy ở trên thì họ có bới rác của những nhà hàng để tìm thức ăn dư mà họ bỏ ra, hay những thức ăn thừa còn ăn được lắm của những khách họ ăn dư mà nhà hàng họ đem đổ bỏ ở những thùng rác lớn phía sau của nhà hàng. Nhưng bánh đất ư!??? Có nghĩa là anh chị em trong nước Haiti, họ phải thật sự ăn đất để sống. Tôi cũng có nghe rất nhiều anh chị em của chúng ta khi sống ở tù cải tạo, ăn nhiều thứ cũng ghê gớm lắm! Họ bảo rằng đói quá thì con gì mà nhúc nhích thì họ đều ăn cả! Có nghĩa là giun, dế, gián, bọ, bất cứ. ... để làm cho bao tử của họ bớt đi sự cồn cào và đói lả. Ông anh rể của tôi là một trong người như vậy và đã bỏ lại thân xác của anh trong tù bởi bệnh tiêu chảy không có thuốc để cầm. Sau 75 ai cũng cùng cảnh ngộ là đem đồ nhà ra bán để độ nhật nên chị tôi cũng không có đủ tiền để đem xác của chồng về chôn, đành ngậm ngùi chôn sơ chồng của mình rồi trở về Saigon.
Anh chị em có thể nào không rơi nước mắt và ngậm ngùi khi chị em Haiti của chúng ta trong lúc mang thai, khi mà bào thai trong bụng rất cần chất dinh dưỡng để tăng trưởng, thì lại phải ăn những chiếc bánh đất vô cùng tai hại đó! Các em nhỏ thơ dại cũng cùng chịu cảnh ăn uống thiếu thốn như thế, khi đói không gì khác là cứ những chiếc bánh đất lấy mà ăn, thế mà các em trong hình cũng vẫn cười tươi, trông thật thương cảm quá!? Đất nước cùng khổ này, và những đất nước nghèo trên thế giới, ai là người có trách nhiệm trên nhân dân của mình?? Họ là người hay là thú, mà có thể nhắm mắt làm ngơ, ăn sung mặc sướng, ích kỷ, bỏ mặc anh chị em mình cho chết, trong khi bao nhiêu tài nguyên và tài sản để nuôi một quốc gia, thì vào hết vào túi của họ??? Tại sao những hạng người này họ sống mãi sống hoài thưa anh chị em??? Sao những con người này Trời không phạt họ đi!?? Để họ phải nhả ra để dân chúng được sống còn?? Ai, ai có thể trả lời được?? Và ai, ai có thể làm cho quốc thái dân an, mà không phải là những tay bán nước, bán người, bán đất, và bán cả vợ con mình khi mà tiền của họ đặt trước nhất và là quan trọng nhất.
Nghẹn ngào quá! Khi mà suốt một năm qua dân Kitô Giáo con Chúa, luôn gặp cảnh bách hại, chỉ vì loài lang sói đã có dã tâm đi chiếm đất, chiếm tất cả những gì thuộc về của cải của người Công Giáo. Loại côn đồ này chúng không từ bất cứ nơi nào! Chúng không biết sợ Thiên Chúa!?? Chúng không kiêng nể những nơi linh thiêng mà hình phạt của chúng có thể gặp phải rất thảm khốc, nơi Thiên Chúa những ngày rất gần. Chúng dám tháo gỡ Thánh Giá Chúa, đặt chất nổ để không còn Thánh Giá mà trước đây dân Chúa đặt trên cao trên núi Thờ để biểu dương Thiên Chúa Đấng mà họ luôn kính trọng và tôn thờ. Tưởng gì, cái dân côn đồ này chúng làm những việc mà như một lũ con nít mất dậy thường làm, là chúng không biết nghĩ là người Công Giáo thực sự, sẽ không bao giờ thối lui và sợ hãi những điều họ làm. Lớp này té ngã thì lớp sau sẽ dồn tới. Trong sự ôn hòa, lịch sự, cầu nguyện, và chờ đợi!?? Thế nên chúng rất khiếp sợ những người Công Giáo chúng ta, bởi chúng ta không bao giờ chịu khuất phục trong quyền cai trị của họ. Chúng ta hiện thời cũng giống như dân Chúa bị đọa đầy làm nô lệ dưới thời La Mã xưa vậy! Nhưng rồi có phải Thiên Chúa đã ra tay cứu thoát dân của Ngài qua tay của Môsê hay không? Hiện giờ chúng ta chỉ biết cầu nguyện và cầu nguyện vì trên toàn thế giới đang theo giõi xem chúng côn đồ đang làm trò khỉ gì và muốn chứng tỏ điều gì cho thế giới biết???
Vâng, thưa lậy Chúa Lời của Chúa tuần này là: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng". Người nói với họ: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe".
Xin Chúa Giêsu, xin Ngài ra tay cứu giúp con dân của Chúa với, để tất cả anh chị em chúng con luôn sống trong bình an trong no ấm, đem Tin Mừng Chúa đến khắp cùng mọi nơi trên khắp bờ cõi trái đất. Amen.
Đọc đoạn Phúc Âm trên, chúng ta phải công nhận rằng Ba Ngôi Thiên Chúa luôn liên kết với nhau, để công việc của Thiên Chúa luôn được thực hiện cách vẹn toàn cho công ích của chúng ta trên trần thế này! Không việc gì Chúa Giêsu làm mà vắng bóng Chúa Thánh Thần cả!?
Vâng, ngay như ngày hôm nay đây, trên thế giới chúng ta đang gặp thật nhiều hoạn nạn xẩy ra như động đất Haiti vừa qua, cuộc bách hại Đạo Công Giáo trên núi Thờ tại Giáo Xứ Đồng Chiêm cùng tất cả mọi nơi trên đất nước VN thân thương, chiến tranh tại trung đông không bao giờ ngưng chiến và hận thù, và v.v.... Chúng ta có thể làm được gì cho anh chị em chúng ta?? Tôi đã không thể chịu đựng được và có thể ngờ được rằng nhờ đọc được chuyện viết trên Vietcatholic News, vấn đề suy dinh dưỡng của đất nước thật nghèo khổ này, vì tình cảnh kinh tế quá suy sụp và quá nghèo khổ, mà người dân nơi đây họ phải ăn bánh đất làm bằng đất xét lấy từ trên núi, để về nhồi nắn trộn đất xét với dầu ăn và muối, phơi cho thật khô để ăn nuôi thân, và làm nhiều dư ra để mang ra chợ bán để tìm độ nhật để nuôi cả nhà với 9 mười miệng ăn. Ở đất nước Mỹ giầu có này, tôi có thấy nhiều tình cảnh của anh chị em sống bờ sống bụi, của cải là những gì chất đầy trên chiếc xe đẩy của chợ; nào là mền, áo lạnh, quần áo, nồi niu soong chảo, và những gì cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Họ trông rất dơ dáy và bẩn thỉu, tôi cũng chẳng biết họ sống làm sao cho qua ngày đoạn tháng?? Rồi thì khi còn ở quê nhà với số tuổi chưa nhận biết rõ lắm về tình đời, nhưng tôi cũng còn thấy ăn mày nằm la liệt trên hè phố trước năm 75, nghe nói sau này việt cộng họ không cho ăn mày có mặt trên hè phố nữa thì không biết họ sống ở đâu? Trên cầu sắt, trong cống rãnh, núi rác của thành phố, nghĩa địa, rồi thì đâu nữa, tôi cũng chẳng được biết tới. Nhưng tất cả những người nghèo tôi thấy ở trên thì họ có bới rác của những nhà hàng để tìm thức ăn dư mà họ bỏ ra, hay những thức ăn thừa còn ăn được lắm của những khách họ ăn dư mà nhà hàng họ đem đổ bỏ ở những thùng rác lớn phía sau của nhà hàng. Nhưng bánh đất ư!??? Có nghĩa là anh chị em trong nước Haiti, họ phải thật sự ăn đất để sống. Tôi cũng có nghe rất nhiều anh chị em của chúng ta khi sống ở tù cải tạo, ăn nhiều thứ cũng ghê gớm lắm! Họ bảo rằng đói quá thì con gì mà nhúc nhích thì họ đều ăn cả! Có nghĩa là giun, dế, gián, bọ, bất cứ. ... để làm cho bao tử của họ bớt đi sự cồn cào và đói lả. Ông anh rể của tôi là một trong người như vậy và đã bỏ lại thân xác của anh trong tù bởi bệnh tiêu chảy không có thuốc để cầm. Sau 75 ai cũng cùng cảnh ngộ là đem đồ nhà ra bán để độ nhật nên chị tôi cũng không có đủ tiền để đem xác của chồng về chôn, đành ngậm ngùi chôn sơ chồng của mình rồi trở về Saigon.
Anh chị em có thể nào không rơi nước mắt và ngậm ngùi khi chị em Haiti của chúng ta trong lúc mang thai, khi mà bào thai trong bụng rất cần chất dinh dưỡng để tăng trưởng, thì lại phải ăn những chiếc bánh đất vô cùng tai hại đó! Các em nhỏ thơ dại cũng cùng chịu cảnh ăn uống thiếu thốn như thế, khi đói không gì khác là cứ những chiếc bánh đất lấy mà ăn, thế mà các em trong hình cũng vẫn cười tươi, trông thật thương cảm quá!? Đất nước cùng khổ này, và những đất nước nghèo trên thế giới, ai là người có trách nhiệm trên nhân dân của mình?? Họ là người hay là thú, mà có thể nhắm mắt làm ngơ, ăn sung mặc sướng, ích kỷ, bỏ mặc anh chị em mình cho chết, trong khi bao nhiêu tài nguyên và tài sản để nuôi một quốc gia, thì vào hết vào túi của họ??? Tại sao những hạng người này họ sống mãi sống hoài thưa anh chị em??? Sao những con người này Trời không phạt họ đi!?? Để họ phải nhả ra để dân chúng được sống còn?? Ai, ai có thể trả lời được?? Và ai, ai có thể làm cho quốc thái dân an, mà không phải là những tay bán nước, bán người, bán đất, và bán cả vợ con mình khi mà tiền của họ đặt trước nhất và là quan trọng nhất.
Nghẹn ngào quá! Khi mà suốt một năm qua dân Kitô Giáo con Chúa, luôn gặp cảnh bách hại, chỉ vì loài lang sói đã có dã tâm đi chiếm đất, chiếm tất cả những gì thuộc về của cải của người Công Giáo. Loại côn đồ này chúng không từ bất cứ nơi nào! Chúng không biết sợ Thiên Chúa!?? Chúng không kiêng nể những nơi linh thiêng mà hình phạt của chúng có thể gặp phải rất thảm khốc, nơi Thiên Chúa những ngày rất gần. Chúng dám tháo gỡ Thánh Giá Chúa, đặt chất nổ để không còn Thánh Giá mà trước đây dân Chúa đặt trên cao trên núi Thờ để biểu dương Thiên Chúa Đấng mà họ luôn kính trọng và tôn thờ. Tưởng gì, cái dân côn đồ này chúng làm những việc mà như một lũ con nít mất dậy thường làm, là chúng không biết nghĩ là người Công Giáo thực sự, sẽ không bao giờ thối lui và sợ hãi những điều họ làm. Lớp này té ngã thì lớp sau sẽ dồn tới. Trong sự ôn hòa, lịch sự, cầu nguyện, và chờ đợi!?? Thế nên chúng rất khiếp sợ những người Công Giáo chúng ta, bởi chúng ta không bao giờ chịu khuất phục trong quyền cai trị của họ. Chúng ta hiện thời cũng giống như dân Chúa bị đọa đầy làm nô lệ dưới thời La Mã xưa vậy! Nhưng rồi có phải Thiên Chúa đã ra tay cứu thoát dân của Ngài qua tay của Môsê hay không? Hiện giờ chúng ta chỉ biết cầu nguyện và cầu nguyện vì trên toàn thế giới đang theo giõi xem chúng côn đồ đang làm trò khỉ gì và muốn chứng tỏ điều gì cho thế giới biết???
Vâng, thưa lậy Chúa Lời của Chúa tuần này là: "Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng". Người nói với họ: "Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe".
Xin Chúa Giêsu, xin Ngài ra tay cứu giúp con dân của Chúa với, để tất cả anh chị em chúng con luôn sống trong bình an trong no ấm, đem Tin Mừng Chúa đến khắp cùng mọi nơi trên khắp bờ cõi trái đất. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:03 22/01/2010
CHỮ NHẤT BẺ LÀM ĐÔI CŨNG KHÔNG BIẾT
Trong góc một thư viện nọ của nước Nhật, thường có một lão hòa thượng ngồi tham thiền tĩnh tọa.
Viên quản lý thư viện hỏi ông ta:
- “Từ trước đến nay tôi không thấy ông đọc kinh sách ?”
Lão hòa thượng trả lời:
- “Tôi không có cơ hội đọc sách biết chữ.”
- “Thật là mất mặt, coi dáng hòa thượng của ông như thế nên có năng lực đọc sách, tôi dạy ông nhé, ông thấy thế nào ?”
- “Được”, lão hòa thượng chỉ vào mình hỏi: “Xin nói cho tôi biết, đây là cái gì ?”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Có một vài giáo dân nhìn một vài linh mục bề ngoài ra dáng quê mùa, thì trong lòng không phục, không tôn trọng, rồi có những lời lẽ phê bình sau lưng các ngài, họ chỉ nhìn thấy dáng vẻ bên ngoài quê mùa của các linh mục ấy, nhưng họ không biết rằng dù linh mục đẹp trai thông minh, đối xử ga-lăng với mọi người, hoặc linh mục quê mùa thì cũng được đào tạo từ trong chủng viện mà ra, cùng học một chương trình, cùng được đào tạo từ những bài học tu đức như nhau.v.v...và không dễ gì làm linh mục nếu bề trên và các linh mục giáo sư không nhận xét, phê bình đạo đức và tư cách học vấn trình độ của các ngài.
Có rất nhiều linh mục trong Giáo Hội xem ra quê mùa nhưng lại là những bậc thánh vĩ đại như thánh Gioan Maria Vianney, hay như chân phước giáo hoàng Gioan XXIII.
Thiên Chúa không nhìn bên ngoài nhưng coi trọng bên trong tâm hồn của con người; con người ta thường là bất toàn, nên hay nhìn bên ngoài để đánh giá tốt xấu con người của người khác...
Nhìn nét bên ngoài của người khác rồi phê bình họ, thì đúng là chữ nhất bẻ đôi cũng không biết.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Trong góc một thư viện nọ của nước Nhật, thường có một lão hòa thượng ngồi tham thiền tĩnh tọa.
Viên quản lý thư viện hỏi ông ta:
- “Từ trước đến nay tôi không thấy ông đọc kinh sách ?”
Lão hòa thượng trả lời:
- “Tôi không có cơ hội đọc sách biết chữ.”
- “Thật là mất mặt, coi dáng hòa thượng của ông như thế nên có năng lực đọc sách, tôi dạy ông nhé, ông thấy thế nào ?”
- “Được”, lão hòa thượng chỉ vào mình hỏi: “Xin nói cho tôi biết, đây là cái gì ?”
(Lắng nghe của loài ếch)
Suy tư:
Có một vài giáo dân nhìn một vài linh mục bề ngoài ra dáng quê mùa, thì trong lòng không phục, không tôn trọng, rồi có những lời lẽ phê bình sau lưng các ngài, họ chỉ nhìn thấy dáng vẻ bên ngoài quê mùa của các linh mục ấy, nhưng họ không biết rằng dù linh mục đẹp trai thông minh, đối xử ga-lăng với mọi người, hoặc linh mục quê mùa thì cũng được đào tạo từ trong chủng viện mà ra, cùng học một chương trình, cùng được đào tạo từ những bài học tu đức như nhau.v.v...và không dễ gì làm linh mục nếu bề trên và các linh mục giáo sư không nhận xét, phê bình đạo đức và tư cách học vấn trình độ của các ngài.
Có rất nhiều linh mục trong Giáo Hội xem ra quê mùa nhưng lại là những bậc thánh vĩ đại như thánh Gioan Maria Vianney, hay như chân phước giáo hoàng Gioan XXIII.
Thiên Chúa không nhìn bên ngoài nhưng coi trọng bên trong tâm hồn của con người; con người ta thường là bất toàn, nên hay nhìn bên ngoài để đánh giá tốt xấu con người của người khác...
Nhìn nét bên ngoài của người khác rồi phê bình họ, thì đúng là chữ nhất bẻ đôi cũng không biết.
-----------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 3 C)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:05 22/01/2010
CHỦ NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Lc 1, 1-4; 4, 14-21
“Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”
Bạn thân mến,
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một thói quen tốt, thói quen này có thể do điều luật quy định, cũng có thể do luật bất thành văn của làng họ quy định, và cũng có thể do thói quen của từng cá nhân hoặc của gia đình mà có.
Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay cũng có một thói quen tốt, thói quen tốt của Ngài là đến hội đường vào những ngày hưu lễ, để nghe đọc sách các tiên tri loan báo về Đấng cứu độ sẽ đến, nhưng hôm nay Ngài lại được mời công bố Lời Chúa trong thánh kinh cho mọi người nghe.
Thói quen biểu lộ cá tính và nhân cách của con người ta.
Thói quen của kẻ lường gạt, ăn cướp là ngập ngừng và láo liên con mắt đảo qua đảo lại khi đến một nơi nào đó; thói quen của người thích sưu tầm thì đến bất cứ đâu cũng đều tò mò coi nhìn hỏi han cho biết sự việc; thói quen của tình yêu vô vị lợi là giúp đỡ và phục vụ tha nhân; thói quen của người Ki-tô hữu là cầu nguyện, làm việc bác ái, và còn rất nhiều thói quen tốt lành khác mà khi chúng ta thực hành thì người khác sẽ nhìn thấy Chúa Giê-su trên con người của chúng ta.
Chúa Giê-su đã không ngần ngại tuyên bố với tất cả những người hiện diện trong hội đường: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”. Ngài mạnh dạn tuyên bố lời kinh thánh đã ứng nghiệm nơi Ngài, bởi vì mục đích của Ngài đến trần gian là để cứu chữa những gì đã bị huỷ hoại do tội gây ra, là để an ủi những người đang bị người đời bỏ rơi, là để làm cho tâm hồn con người được ấm lên tình yêu thương đồng loại, qua việc đón tiếp và phục vụ những người mà xã hội cho là bất trị. Tóm lại, Chúa Giê-su đến để cứu chuộc nhân loại, và qua hành động này đã bày tỏ cho nhân loại được biết Ngài chính là Thiên Chúa làm người.
Thói quen tốt sẽ phản ảnh lại khuôn mặt của Chúa Ki-tô nơi người tín hữu.
Bởi vì chỉ có tâm hồn méo mó tội lỗi mới làm cho khuôn mặt của Chúa Ki-tô trở nên méo mó nơi người tín hữu mà thôi. Không một người Ki-tô hữu nào lại không biết đến Chúa Giê-su, nhưng không phải mọi tín hữu đều có thói quen thực hành những công việc mà Chúa Giê-su đã làm: giúp đỡ người nghèo, tha tội cho cho tội nhân, chữa lành bệnh tật và hi sinh mạng sống cho người mình yêu.
Thói quen của người Ki-tô hữu trong một xã hội đầy những gian dối này là thành thật; thói quen tốt của người Ki-tô hữu trong một xã hội mà người ta chỉ biết hưởng thụ cho cá nhân mình là dấn thân phục vụ tha nhân...
Tất cả những thói quen ấy đều phản ảnh lại khuôn mặt hiền dịu của Chúa Giê-su trên con người của bạn và của tôi, và khi chúng ta đã làm được như thế thì chúng ta cũng sẽ tuyên bố với mọi người như Chúa Giê-su: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”.
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su là Thiên Chúa và không cần đến thói quen tốt bởi vì Ngài vốn là Đấng chân thiện mỹ và thánh, nhưng trong thân phận bản tính con người Ngài cũng có những thói quen tốt, thói quen này được học hỏi nơi mẹ của Ngài là Đức Maria dạy bảo, được học hỏi nơi thánh cả Giu-se và nơi các kinh sư cũng như các thầy thông luật, Ngài được dạy dỗ phải đến hội đường vào ngày hưu lễ, phải siêng năng suy gẫm và đọc thánh kinh, cho nên Ngài đã trở thành mô phạm cho chúng ta bắt chước noi theo...
Hãy làm gương sáng, hãy tập làm thói quen tốt để dạy dỗ con cái có thói quen tốt, hãy tập làm các việc lành để hướng dẫn người khác thực hành điều tốt, đó chính là phản ảnh lại hình ảnh Chúa Giê-su trong cuộc sống của chúng ta vậy...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin mừng: Lc 1, 1-4; 4, 14-21
“Hôm nay ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe.”
Bạn thân mến,
Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một thói quen tốt, thói quen này có thể do điều luật quy định, cũng có thể do luật bất thành văn của làng họ quy định, và cũng có thể do thói quen của từng cá nhân hoặc của gia đình mà có.
Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay cũng có một thói quen tốt, thói quen tốt của Ngài là đến hội đường vào những ngày hưu lễ, để nghe đọc sách các tiên tri loan báo về Đấng cứu độ sẽ đến, nhưng hôm nay Ngài lại được mời công bố Lời Chúa trong thánh kinh cho mọi người nghe.
Thói quen biểu lộ cá tính và nhân cách của con người ta.
Thói quen của kẻ lường gạt, ăn cướp là ngập ngừng và láo liên con mắt đảo qua đảo lại khi đến một nơi nào đó; thói quen của người thích sưu tầm thì đến bất cứ đâu cũng đều tò mò coi nhìn hỏi han cho biết sự việc; thói quen của tình yêu vô vị lợi là giúp đỡ và phục vụ tha nhân; thói quen của người Ki-tô hữu là cầu nguyện, làm việc bác ái, và còn rất nhiều thói quen tốt lành khác mà khi chúng ta thực hành thì người khác sẽ nhìn thấy Chúa Giê-su trên con người của chúng ta.
Chúa Giê-su đã không ngần ngại tuyên bố với tất cả những người hiện diện trong hội đường: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”. Ngài mạnh dạn tuyên bố lời kinh thánh đã ứng nghiệm nơi Ngài, bởi vì mục đích của Ngài đến trần gian là để cứu chữa những gì đã bị huỷ hoại do tội gây ra, là để an ủi những người đang bị người đời bỏ rơi, là để làm cho tâm hồn con người được ấm lên tình yêu thương đồng loại, qua việc đón tiếp và phục vụ những người mà xã hội cho là bất trị. Tóm lại, Chúa Giê-su đến để cứu chuộc nhân loại, và qua hành động này đã bày tỏ cho nhân loại được biết Ngài chính là Thiên Chúa làm người.
Thói quen tốt sẽ phản ảnh lại khuôn mặt của Chúa Ki-tô nơi người tín hữu.
Bởi vì chỉ có tâm hồn méo mó tội lỗi mới làm cho khuôn mặt của Chúa Ki-tô trở nên méo mó nơi người tín hữu mà thôi. Không một người Ki-tô hữu nào lại không biết đến Chúa Giê-su, nhưng không phải mọi tín hữu đều có thói quen thực hành những công việc mà Chúa Giê-su đã làm: giúp đỡ người nghèo, tha tội cho cho tội nhân, chữa lành bệnh tật và hi sinh mạng sống cho người mình yêu.
Thói quen của người Ki-tô hữu trong một xã hội đầy những gian dối này là thành thật; thói quen tốt của người Ki-tô hữu trong một xã hội mà người ta chỉ biết hưởng thụ cho cá nhân mình là dấn thân phục vụ tha nhân...
Tất cả những thói quen ấy đều phản ảnh lại khuôn mặt hiền dịu của Chúa Giê-su trên con người của bạn và của tôi, và khi chúng ta đã làm được như thế thì chúng ta cũng sẽ tuyên bố với mọi người như Chúa Giê-su: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe”.
Bạn thân mến,
Chúa Giê-su là Thiên Chúa và không cần đến thói quen tốt bởi vì Ngài vốn là Đấng chân thiện mỹ và thánh, nhưng trong thân phận bản tính con người Ngài cũng có những thói quen tốt, thói quen này được học hỏi nơi mẹ của Ngài là Đức Maria dạy bảo, được học hỏi nơi thánh cả Giu-se và nơi các kinh sư cũng như các thầy thông luật, Ngài được dạy dỗ phải đến hội đường vào ngày hưu lễ, phải siêng năng suy gẫm và đọc thánh kinh, cho nên Ngài đã trở thành mô phạm cho chúng ta bắt chước noi theo...
Hãy làm gương sáng, hãy tập làm thói quen tốt để dạy dỗ con cái có thói quen tốt, hãy tập làm các việc lành để hướng dẫn người khác thực hành điều tốt, đó chính là phản ảnh lại hình ảnh Chúa Giê-su trong cuộc sống của chúng ta vậy...
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:06 22/01/2010
N2T |
9. Nhìn tất cả những việc phải làm, như là việc làm sau cùng của đời người.
(Thánh John Berchmans)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:08 22/01/2010
N2T |
350. Nếu không có bắt đầu thì không có kết thúc.
Đời Sống Tâm Linh #23: Chúa Nói Với Tôi Qua Haiti
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
21:15 22/01/2010
Đời Sống Tâm Linh # 23
CHÚA NÓI VỚI TÔI QUA HAITI
Câu chuyện động đất tại Haiti mới xảy ra đầu năm ngày 12-1-10, trong tích rắc đã phá huỷ tất cả nhà cửa và hàng trăm ngàn người chết một lúc mà ai cũng thấy rõ. Làm tôi nhớ lại câu Kinh Thánh: “Anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra năng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như chiêc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em. (Lc 21 34)
Chuyện kể tại Tô Châu bên Tầu có một nhà sư tên là Viên Thủ Trung, nổi tiếng là tu hành đắc đạo. Ông để một cái quan tài nhỏ trước chỗ ngồi làm việc, khách tới chơi tò mò hỏi, nhà sư trả lời: “Người ta có sống tất phải có chết, mà chết thì vào ngay cái này…Mỗi khi có việc gì không vừa ý, khó chịu, tôi cầm lấy cái qian tài mà ngắm, tức khắc tôi cảm thấy bình an trong tâm hồn ngay.”
* Một phút suy tư: Biến cố động đất lớn tại Haiti hay tất cả các thiên tai khác như khủng bố, sóng thần, chiến tranh đang xảy ra trên khắp thế giới từ 2001 đến nay, làm tôi tỉnh ngộ và hồi tâm:
Con người sở dĩ chạy theo tiền bạc, danh vọng, địa vị, sắc đẹp…gọi tắt là tham-sân-si, đến độ chà đạp lên người khác là vì họ không nghĩ đến cái chết đang rình rập sau lưng. Khi tử thần xuất hịện thì họ không còn mang theo bất cứ tài sản nào. Cái chết trở thành đáng sợ khi con người còn qúa nhiều dính bén với trần thế này.!
Hôm nay tôi đang nhìn thấy hàng trăm ngàn người chết tan xác ở Haiti, không phân biệt giầu nghèo, địa vị, tôn giáo, màu da, tiếng nói. Tử thần nó không có lòng từ bi, không có quân đội nào bắt được thần chết. Người giầu có nhất cũng không mua nổi ông ta, người khôn ngoan nhất cũng không mua nổi ông ta, trẻ già đều chết. Vì thế, tôi có thể làm đươc nhiều việc lành ngay hôm nay, đừng để ngày mai. “Giờ phút hiện tại là giờ phút qúy gía nhất:”
Tất cả thế giới đang đổ dồn tình yêu thương đồng loại của mình về Haiti. Tùy lòng bạn và tôi hãy là tấm bánh chia sẻ cho người anh em của mình, để sống màu nhiệm Thánh Thể như Chúa đã làm.
• Lời Chúa: Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại; nhưng cao trọng hơn cả là đức mến. (I Cor 13, 13)
Phó tế: Gioan B. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
CHÚA NÓI VỚI TÔI QUA HAITI
Câu chuyện động đất tại Haiti mới xảy ra đầu năm ngày 12-1-10, trong tích rắc đã phá huỷ tất cả nhà cửa và hàng trăm ngàn người chết một lúc mà ai cũng thấy rõ. Làm tôi nhớ lại câu Kinh Thánh: “Anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra năng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như chiêc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em. (Lc 21 34)
Chuyện kể tại Tô Châu bên Tầu có một nhà sư tên là Viên Thủ Trung, nổi tiếng là tu hành đắc đạo. Ông để một cái quan tài nhỏ trước chỗ ngồi làm việc, khách tới chơi tò mò hỏi, nhà sư trả lời: “Người ta có sống tất phải có chết, mà chết thì vào ngay cái này…Mỗi khi có việc gì không vừa ý, khó chịu, tôi cầm lấy cái qian tài mà ngắm, tức khắc tôi cảm thấy bình an trong tâm hồn ngay.”
* Một phút suy tư: Biến cố động đất lớn tại Haiti hay tất cả các thiên tai khác như khủng bố, sóng thần, chiến tranh đang xảy ra trên khắp thế giới từ 2001 đến nay, làm tôi tỉnh ngộ và hồi tâm:
Con người sở dĩ chạy theo tiền bạc, danh vọng, địa vị, sắc đẹp…gọi tắt là tham-sân-si, đến độ chà đạp lên người khác là vì họ không nghĩ đến cái chết đang rình rập sau lưng. Khi tử thần xuất hịện thì họ không còn mang theo bất cứ tài sản nào. Cái chết trở thành đáng sợ khi con người còn qúa nhiều dính bén với trần thế này.!
Hôm nay tôi đang nhìn thấy hàng trăm ngàn người chết tan xác ở Haiti, không phân biệt giầu nghèo, địa vị, tôn giáo, màu da, tiếng nói. Tử thần nó không có lòng từ bi, không có quân đội nào bắt được thần chết. Người giầu có nhất cũng không mua nổi ông ta, người khôn ngoan nhất cũng không mua nổi ông ta, trẻ già đều chết. Vì thế, tôi có thể làm đươc nhiều việc lành ngay hôm nay, đừng để ngày mai. “Giờ phút hiện tại là giờ phút qúy gía nhất:”
Tất cả thế giới đang đổ dồn tình yêu thương đồng loại của mình về Haiti. Tùy lòng bạn và tôi hãy là tấm bánh chia sẻ cho người anh em của mình, để sống màu nhiệm Thánh Thể như Chúa đã làm.
• Lời Chúa: Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại; nhưng cao trọng hơn cả là đức mến. (I Cor 13, 13)
Phó tế: Gioan B. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhà lãnh đạo Công Giáo vẫn thấy có hy vọng sau khi ông Brown đắc cử
Bùi Hữu Thư
09:43 22/01/2010
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Việc bầu ông Scott Brown đảng Cộng Hòa vào ghế thượng nghị sĩ thay thế ông Ted Kennedy, đảng Dân Chủ đã giữ ghế này từ năm 1962 không có nghĩa là các vị lãnh đạo Công Giáo sẽ từ bỏ các nỗ lực để đạt được việc cải tổ Y Tế rất cần thiết.
Đây là điện văn của vị chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Cơ Quan Y Tế Công Giáo và vị giám đốc Văn Phòng Phát Triển Xã Hội Quốc Nội của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, một ngày sau khi ông Brown, một nghị sĩ của tiểu Massachusetts, thắng phiếu Thẩm Phán Tiểu Bang Martha Coakley, 52 phần trăm so với 47 phần trăm, trong một cuộc đầu phiếu đặc biệt ngày 19 tháng 1.
Khi ông Brown được gia nhập Thượng Viện, Đảng Dân Chủ sẽ mất số 60 ghế đại đa số giúp cho họ có thể ngăn chặn sự phá rối của Đảng Cộng Hòa đối với dự luật cải cách Y Tế. Ông Brown đã tuyên bố là ông sẽ bỏ phiếu chống kế hoạch cải cách Y Tế hiện hành của Thượng Viện.
Theo bà Kathy Saile nhân viên Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: Nữ Tu Carol Keehan, một sơ Nữ Tử Bác Ái, và là vị giám đốc cao cấp của Cơ Quan Y Tế Công Giáo đã nói: “Điều quan trọng phải nhớ là dù cho họ có vứt bỏ dự luật và từ bỏ nỗ lực đạt tới việc cải tổ Y Tế, vẫn có rất nhiều người bị thiệt hại. Nhưng điều này rõ ràng cần phải được thực hiện theo một phương cách khác (hơn là các đạo luật hiện hành) và chúng tôi rất mong muốn được tham gia vào cuộc thảo luận này.”
Đây là điện văn của vị chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Cơ Quan Y Tế Công Giáo và vị giám đốc Văn Phòng Phát Triển Xã Hội Quốc Nội của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, một ngày sau khi ông Brown, một nghị sĩ của tiểu Massachusetts, thắng phiếu Thẩm Phán Tiểu Bang Martha Coakley, 52 phần trăm so với 47 phần trăm, trong một cuộc đầu phiếu đặc biệt ngày 19 tháng 1.
Khi ông Brown được gia nhập Thượng Viện, Đảng Dân Chủ sẽ mất số 60 ghế đại đa số giúp cho họ có thể ngăn chặn sự phá rối của Đảng Cộng Hòa đối với dự luật cải cách Y Tế. Ông Brown đã tuyên bố là ông sẽ bỏ phiếu chống kế hoạch cải cách Y Tế hiện hành của Thượng Viện.
Theo bà Kathy Saile nhân viên Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ: Nữ Tu Carol Keehan, một sơ Nữ Tử Bác Ái, và là vị giám đốc cao cấp của Cơ Quan Y Tế Công Giáo đã nói: “Điều quan trọng phải nhớ là dù cho họ có vứt bỏ dự luật và từ bỏ nỗ lực đạt tới việc cải tổ Y Tế, vẫn có rất nhiều người bị thiệt hại. Nhưng điều này rõ ràng cần phải được thực hiện theo một phương cách khác (hơn là các đạo luật hiện hành) và chúng tôi rất mong muốn được tham gia vào cuộc thảo luận này.”
Haiti: Số sinh viên của Dòng Salesian bị thiệt mạng lên tới 500
Peter Nguyễn Minh Trung
14:57 22/01/2010
MADRID, TÂY BAN NHA, 21-01-2010 (CNA) -- Văn phòng Dòng Salesian tại Madrid vừa công bố tiếp con số những trẻ em và thanh thiếu niên bị thiệt mạng, dưới các đống đổ nát của trường học do nhà dòng điều hành, sau trận động đất tại Haiti. Văn phòng tỉnh dòng cho biết đã có hơn 500 người bị chôn vùi dưới những đống gạch vụn sau cơn địa chấn quét sạch thủ đô Port-au-Prince.
Thông cáo của Dòng Salesian cho hay: "Con số các nhân mạng bị chết còn bao gồm ba tu sĩ của Dòng Salesian, đó là cha Hubert Sanon (85 tuổi), thầy Atsime Wilfrid (28 tuổi) và thầy Vibrun Valsaint (26 tuổi)."
66 Tu sĩ Salesian khác còn lại ở Haiti đều an toàn, "mặc dù một số bị thương nhẹ."
"Nhà dòng tại Haiti đã mở một đường dây liên lạc với trung tâm truyền giáo ở New Rochelle (New York), nhờ họ điều phối giúp các cứu trợ, và nối đường dây nóng với Nhà Mẹ tại Rôma", thông cáo viết tiếp.
"Các tu sĩ Salesian tại nước láng giềng Cộng hòa Dominican đã gửi 10 xe tải đầy những nhu yếu phẩm và thuốc men đến Haiti. Một số container gạo gửi đi từ Dòng Salesian Hoa Kỳ và nhiều trợ giúp khác đến từ Gia đình Salesian trên toàn thế giới."
Được biết, ngay sau khi trận động đất lịch sử hôm 12-01 diễn ra, Tổng Hành Dinh Dòng Salesian tại Rôma đã gửi điện thư đến khắp các tỉnh dòng trên toàn thế giới để kêu gọi cứu trợ cho Haiti. Một số dòng tu quốc tế khác như Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Tên, v.v...cũng có hành động tương thân huynh đệ tương tự.
Trường Don Bosco ở Haiti bị xụp đổ hoàn toàn |
66 Tu sĩ Salesian khác còn lại ở Haiti đều an toàn, "mặc dù một số bị thương nhẹ."
"Nhà dòng tại Haiti đã mở một đường dây liên lạc với trung tâm truyền giáo ở New Rochelle (New York), nhờ họ điều phối giúp các cứu trợ, và nối đường dây nóng với Nhà Mẹ tại Rôma", thông cáo viết tiếp.
"Các tu sĩ Salesian tại nước láng giềng Cộng hòa Dominican đã gửi 10 xe tải đầy những nhu yếu phẩm và thuốc men đến Haiti. Một số container gạo gửi đi từ Dòng Salesian Hoa Kỳ và nhiều trợ giúp khác đến từ Gia đình Salesian trên toàn thế giới."
Được biết, ngay sau khi trận động đất lịch sử hôm 12-01 diễn ra, Tổng Hành Dinh Dòng Salesian tại Rôma đã gửi điện thư đến khắp các tỉnh dòng trên toàn thế giới để kêu gọi cứu trợ cho Haiti. Một số dòng tu quốc tế khác như Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Tên, v.v...cũng có hành động tương thân huynh đệ tương tự.
Đức Giáo Hoàng không nhận đơn từ nhiệm của ĐHY Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone
Peter Nguyễn Minh Trung
16:22 22/01/2010
VATICAN, 21-01-2010 (CNA) -- Trong một lá thư được Nhật báo L'Osservatore Romano của Tòa Thánh công bố hôm nay, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI xác nhận việc vẫn tiếp tục đặt Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, SDB giữ chức Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh mặc dù Đức Hồng Y Bertone đã đệ đơn xin từ nhiệm khi đến tuổi 75 theo Giáo luật định.
Đức Hồng Y Bertone vừa mừng sinh nhật thứ 75 hôm 02-12-2009, và chức Quốc Vụ Khanh mà ngài nắm giữ là vị trí quan trọng số 2 tại Vatican chỉ sau Đức Giáo Hoàng.
Trong lá thư ký ngày 15-01-2010, Đức Thánh Cha đã cảm ơn Hồng y Bertone vì những mục vụ tốt lành của ngài trong suốt những năm thi hành thừa tác vụ Linh mục cũng như Giám mục. Đức Giáo Hoàng còn bày tỏ sự đánh giá cao về tiến trình hợp tác lâu dài giữa ngài và Hồng y Bertone từ khi còn làm việc chung với nhau ở Bộ Giáo lý - Đức tin, lúc đó Hồng y Bertone là cố vấn của Thánh bộ cho đến khi được Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng thư ký của bộ này ngày 13-06-1995 dưới quyền Hồng y Joseph Ratzinger lúc bấy giờ.
Đức Benedict XVI còn nhắc nhớ rằng: "Tôi vẫn nhớ những đóng góp khéo léo của hiền đệ trong việc thiết lập cuộc đối thoại với Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre. Và tôi sẽ không bao giờ quên lần viếng thăm Vercelli, nơi hiền đệ làm Tổng Giám Mục từ năm 1991. Chuyến thăm đó đã cho tôi cơ hội tái khám phá nhân chứng đức tin vĩ đại là Thánh Eusebius thành Vercelli."
Đức Thánh Cha nói tiếp, chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi Hồng y Tarcisio Bertone về phục vụ tại Giáo triều Rôma năm 1995. Đức Benedict XVI còn bày tỏ lòng cảm phục về đức tin lớn lao của Hồng y Bertone và những hiểu biết uyên thâm của vị Hồng y này về Giáo lý và Giáo luật, điều đã giúp Hồng y Bertone rất đắc lực khi còn làm tại Bộ Giáo lý - Đức tin.
Chính bởi những tố chất này, "Tôi quyết định đặt hiền đệ làm Quốc Vụ Khanh vào Mùa Hè năm 2006, một năm sau khi tôi lên ngôi. Và hôm nay đây, cũng chính những lý do đó khiến tôi tiếp tục giữ hiền đệ tại vị vì những đóng góp rất quý báu ấy", Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói tiếp.
Để kết, Đức Thánh Cha cầu chúc những điều tốt đẹp nhất đến với vị Hồng y 75 tuổi và phó thác Đức Tarcisio Bertone vào bàn tay của Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp.
Theo phân tích, Hồng y Tarcisio Bertone sẽ còn giữ chức Quốc Vụ Khanh ít là 2 năm nữa sau thêm 2 lần đệ đơn từ chức.
Tổng Giám Mục Tarcisio Bertone, SDB được vinh thăng Hồng y cùng đợt với Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của Sài Gòn (Việt Nam) tháng 10-2003 đúng ngay dịp Lễ phong Chân phước cho Mẹ Têrêsa thành Calcutta. Hồng y tân cử Tarcisio Bertone lúc đó nhận sắc chỉ giữ Hiệu Tòa S. Maria Auxiliatrice in via Tuscolana, ở bậc Hồng y Phó tế.
Tháng 05-2008, Đức Thánh Cha Benedict XVI chỉ định Hồng y Tarcisio Bertone nhận hiệu tòa Frascati, đồng thời nâng ngài lên bậc Hồng y Giám mục. Frascati là một Tòa Hồng Y bậc Giám mục cổ xưa được thiết lập từ thế kỷ thứ ba và thường được trao cho các Hồng y quan trọng tại Giáo triều. Trước Hồng y Bertone, Tòa Frascati được trao cho Hồng y Alfonso López Trujillo (qua đời năm 2008). Frascati từng là Hiệu Tòa của Giáo hoàng Piô VIII và Giáo hoàng Clementê XII khi còn là Hồng y.
Hiện nay, Tarcisio Bertone là một trong những Hồng y quyền lực nhất của Vatican. Ngoài việc giữ chức Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Bertone còn đang là Hồng y Giáo Chủ Thị Thần (Camerlengo), nghĩa là người có quyền tạm điều hành Tòa Thánh khi Đức Giáo Hoàng băng hà.
Trong lá thư ký ngày 15-01-2010, Đức Thánh Cha đã cảm ơn Hồng y Bertone vì những mục vụ tốt lành của ngài trong suốt những năm thi hành thừa tác vụ Linh mục cũng như Giám mục. Đức Giáo Hoàng còn bày tỏ sự đánh giá cao về tiến trình hợp tác lâu dài giữa ngài và Hồng y Bertone từ khi còn làm việc chung với nhau ở Bộ Giáo lý - Đức tin, lúc đó Hồng y Bertone là cố vấn của Thánh bộ cho đến khi được Đức Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Tổng thư ký của bộ này ngày 13-06-1995 dưới quyền Hồng y Joseph Ratzinger lúc bấy giờ.
Đức Benedict XVI còn nhắc nhớ rằng: "Tôi vẫn nhớ những đóng góp khéo léo của hiền đệ trong việc thiết lập cuộc đối thoại với Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre. Và tôi sẽ không bao giờ quên lần viếng thăm Vercelli, nơi hiền đệ làm Tổng Giám Mục từ năm 1991. Chuyến thăm đó đã cho tôi cơ hội tái khám phá nhân chứng đức tin vĩ đại là Thánh Eusebius thành Vercelli."
Đức Thánh Cha nói tiếp, chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi Hồng y Tarcisio Bertone về phục vụ tại Giáo triều Rôma năm 1995. Đức Benedict XVI còn bày tỏ lòng cảm phục về đức tin lớn lao của Hồng y Bertone và những hiểu biết uyên thâm của vị Hồng y này về Giáo lý và Giáo luật, điều đã giúp Hồng y Bertone rất đắc lực khi còn làm tại Bộ Giáo lý - Đức tin.
Chính bởi những tố chất này, "Tôi quyết định đặt hiền đệ làm Quốc Vụ Khanh vào Mùa Hè năm 2006, một năm sau khi tôi lên ngôi. Và hôm nay đây, cũng chính những lý do đó khiến tôi tiếp tục giữ hiền đệ tại vị vì những đóng góp rất quý báu ấy", Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói tiếp.
Để kết, Đức Thánh Cha cầu chúc những điều tốt đẹp nhất đến với vị Hồng y 75 tuổi và phó thác Đức Tarcisio Bertone vào bàn tay của Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp.
Theo phân tích, Hồng y Tarcisio Bertone sẽ còn giữ chức Quốc Vụ Khanh ít là 2 năm nữa sau thêm 2 lần đệ đơn từ chức.
Tổng Giám Mục Tarcisio Bertone, SDB được vinh thăng Hồng y cùng đợt với Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn của Sài Gòn (Việt Nam) tháng 10-2003 đúng ngay dịp Lễ phong Chân phước cho Mẹ Têrêsa thành Calcutta. Hồng y tân cử Tarcisio Bertone lúc đó nhận sắc chỉ giữ Hiệu Tòa S. Maria Auxiliatrice in via Tuscolana, ở bậc Hồng y Phó tế.
Tháng 05-2008, Đức Thánh Cha Benedict XVI chỉ định Hồng y Tarcisio Bertone nhận hiệu tòa Frascati, đồng thời nâng ngài lên bậc Hồng y Giám mục. Frascati là một Tòa Hồng Y bậc Giám mục cổ xưa được thiết lập từ thế kỷ thứ ba và thường được trao cho các Hồng y quan trọng tại Giáo triều. Trước Hồng y Bertone, Tòa Frascati được trao cho Hồng y Alfonso López Trujillo (qua đời năm 2008). Frascati từng là Hiệu Tòa của Giáo hoàng Piô VIII và Giáo hoàng Clementê XII khi còn là Hồng y.
Hiện nay, Tarcisio Bertone là một trong những Hồng y quyền lực nhất của Vatican. Ngoài việc giữ chức Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Bertone còn đang là Hồng y Giáo Chủ Thị Thần (Camerlengo), nghĩa là người có quyền tạm điều hành Tòa Thánh khi Đức Giáo Hoàng băng hà.
Động đất ở Haiti và người sống ở Hoa Kỳ
Lưu Hiền Đức
17:56 22/01/2010
Tháng 10 năm 2009, một nhà báo ở Los Angeles Times có kể một câu chuyện rằng, khi ông ta đang phỏng vấn một người bên Hungary, thì người này nhìn vào tin tức CNN trên TV đang chiếu về vụ cậu bé 11 tuổi và chiếc khinh khí cầu ở Colorado và nói: “Người Mỹ các ông chỉ quan tâm đến những chuyện như vậy thôi à?”
Từ hơn 1 năm nay, đi đâu chúng ta cũng thường nghe: “Dạo này kinh tế bết quá, năm nay chắc không có thưởng (bonus) rồi” hoặc “Cổ phiếu (stock) năm nay lỗ quá, vợ chồng tôi phải hủy chuyến du lịch ở châu Âu, mấy đứa nhỏ buồn hiu.” hoặc “Dạo này gia đình chúng tôi cố gắng ăn cơm nhà, chỉ dám ghé Olive Garden (restaurant) mỗi Chúa Nhật sau khi đi nhà thờ ra thôi.”
Từ mấy tháng nay, không một tờ báo nào và không một kênh truyền hình nào không đề cập đến vụ bê bối tình dục của Tiger Woods. Trong vài tuần nay, báo chí và truyền hình đã tốn biết bao giấy mực và giờ phát hình để đưa tin về vụ Conan O’Brien, Jay Leno và NBC.
Tháng rồi, đi nhà thờ VN ở gần nhà một người bạn, nghe lỏm các cô trong ca đoàn nhà thờ đang chuẩn bị xếp hàng cùng với các cha tiến lên bàn thờ đầu lễ nói rằng: “Chị Tú ơi, hôm nay lần cuối thôi nghen, ca đoàn mình phải may bộ (áo dài) khác cho lễ Tết nha chị, hoa văn này là của 2009, quê chết đi được.”
Chúa Nhật tuần trước, tôi được mời ăn tối ở nhà người bạn nhân dịp con của anh bạn về nghỉ Winter break với gia đình và chuẩn bị quay lại trường đi học. Anh bạn mời mọi người nâng ly và nói: “Nhờ ơn Chúa, cháu Thảo nhà này cuối cùng cũng vào được trường đại học nổi tiếng ở vùng West (Standford), chứ cứ loanh quanh ở mấy cái trường địa phương này thì nghỉ học đi chia bài còn hơn.”
Hôm qua, gọi điện hỏi thăm một người bạn ở Montana, anh ta khoe mới tậu được cái máy hình Canon Mark II giá hời.
Sáng nay, tờ New York Times đưa tin, một nhóm các nhân viên cứu hộ vui mừng ôm lấy nhau khi họ vừa cứu sống người thứ 121 ra khỏi đồng đổ nát sau 10 này động đất xảy ra ở Haiti. Người nhẹ nhất bị trong số này bị dập xưng đùi, nặng hơn thì bị cưa một chân, có người bị nặng nhất là vỡ hộp sọ, tim vẫn đập và thở thoi thóp.
Ngày mai, có thể chính phủ Mỹ sẽ đưa tin, sau khi ra sức cứu trợ Haiti, hiện nay mỗi ngày ở Haiti có khoảng 10 ngàn người thoát chết từ vụ động đất phải chết vì không đủ thuốc chữa bệnh, không đủ bác sĩ giải phẫu.
Tuần sau, Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ sẽ kêu gọi cứu trợ để người bị nạn ở Haiti có thể có được mỗi người một lít nước sạch để uống và ăn một ngày 2 miếng bánh mì.
Năm sau, Liên Hiệp Quốc có thể sẽ thông báo rằng, sau một năm bị thiên tai, các trẻ em Haiti đã bắt đầu trở lại trường học mặc dù một giáo viên phải dạy 3 ca một ngày với khoảng 60 em trong một lớp học.
Cách chúng ta chưa tới 5 giờ bay, khái niệm và ước muốn về sự sống và hạnh phúc của người Haiti có quá đáng không?
Từ hơn 1 năm nay, đi đâu chúng ta cũng thường nghe: “Dạo này kinh tế bết quá, năm nay chắc không có thưởng (bonus) rồi” hoặc “Cổ phiếu (stock) năm nay lỗ quá, vợ chồng tôi phải hủy chuyến du lịch ở châu Âu, mấy đứa nhỏ buồn hiu.” hoặc “Dạo này gia đình chúng tôi cố gắng ăn cơm nhà, chỉ dám ghé Olive Garden (restaurant) mỗi Chúa Nhật sau khi đi nhà thờ ra thôi.”
Từ mấy tháng nay, không một tờ báo nào và không một kênh truyền hình nào không đề cập đến vụ bê bối tình dục của Tiger Woods. Trong vài tuần nay, báo chí và truyền hình đã tốn biết bao giấy mực và giờ phát hình để đưa tin về vụ Conan O’Brien, Jay Leno và NBC.
Tháng rồi, đi nhà thờ VN ở gần nhà một người bạn, nghe lỏm các cô trong ca đoàn nhà thờ đang chuẩn bị xếp hàng cùng với các cha tiến lên bàn thờ đầu lễ nói rằng: “Chị Tú ơi, hôm nay lần cuối thôi nghen, ca đoàn mình phải may bộ (áo dài) khác cho lễ Tết nha chị, hoa văn này là của 2009, quê chết đi được.”
Chúa Nhật tuần trước, tôi được mời ăn tối ở nhà người bạn nhân dịp con của anh bạn về nghỉ Winter break với gia đình và chuẩn bị quay lại trường đi học. Anh bạn mời mọi người nâng ly và nói: “Nhờ ơn Chúa, cháu Thảo nhà này cuối cùng cũng vào được trường đại học nổi tiếng ở vùng West (Standford), chứ cứ loanh quanh ở mấy cái trường địa phương này thì nghỉ học đi chia bài còn hơn.”
Hôm qua, gọi điện hỏi thăm một người bạn ở Montana, anh ta khoe mới tậu được cái máy hình Canon Mark II giá hời.
Sáng nay, tờ New York Times đưa tin, một nhóm các nhân viên cứu hộ vui mừng ôm lấy nhau khi họ vừa cứu sống người thứ 121 ra khỏi đồng đổ nát sau 10 này động đất xảy ra ở Haiti. Người nhẹ nhất bị trong số này bị dập xưng đùi, nặng hơn thì bị cưa một chân, có người bị nặng nhất là vỡ hộp sọ, tim vẫn đập và thở thoi thóp.
Ngày mai, có thể chính phủ Mỹ sẽ đưa tin, sau khi ra sức cứu trợ Haiti, hiện nay mỗi ngày ở Haiti có khoảng 10 ngàn người thoát chết từ vụ động đất phải chết vì không đủ thuốc chữa bệnh, không đủ bác sĩ giải phẫu.
Tuần sau, Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ sẽ kêu gọi cứu trợ để người bị nạn ở Haiti có thể có được mỗi người một lít nước sạch để uống và ăn một ngày 2 miếng bánh mì.
Năm sau, Liên Hiệp Quốc có thể sẽ thông báo rằng, sau một năm bị thiên tai, các trẻ em Haiti đã bắt đầu trở lại trường học mặc dù một giáo viên phải dạy 3 ca một ngày với khoảng 60 em trong một lớp học.
Cách chúng ta chưa tới 5 giờ bay, khái niệm và ước muốn về sự sống và hạnh phúc của người Haiti có quá đáng không?
Hai chiên con được Đức Giáo Hoàng làm phép để lấy lông dệt dây Pallium
Peter Nguyễn Minh Trung
18:00 22/01/2010
VATICAN, 21-01-2010 -- Theo truyền thống lâu đời, hàng năm, vào dịp Lễ kính Thánh Agnès Đồng trinh Tử đạo, ngày 21 tháng Giêng, Đức Giáo Hoàng làm phép hai con chiên con, lông của chúng sẽ được dùng để dệt các dây pallium. (Thánh Agnès trong phiên âm tiếng Việt gọi là Anê. Thánh nữ tử đạo khoảng năm 304.)
Sáng nay tại Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng đã làm lễ ban phép lành cho hai con chiên (hay còn gọi là cừu).
Những dây pallium được dệt từ lông chiên đó sẽ được trao cho các tân Tổng Giám Mục vào Lễ Kính Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ 29-06 hằng năm.
Nguồn gốc dây Pallium
Xa xưa, từ “pallium” dùng để chỉ một áo khoác bằng len của riêng Giáo hoàng mà thôi. Theo các tài liệu cho biết, Ðức Giáo Hoàng Symmachus khi xưa đã trao cho Cesarius, Giám mục thành Arles dây pallium vào năm 513. Từ đó, các vị Giáo hoàng cũng trao giây cho những vị Tổng Giám Mục có công với Tòa Thánh như là biểu tượng của hiệp thông và quyền lực.
Sau đó, dây pallium trở thành một dấu chỉ danh dự trong phụng vụ, biểu trưng cho sự hiệp thông đặc biệt với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô đối với các Giám mục đứng đầu các giáo tỉnh trên toàn thế giới.
Ngày nay, dây pallium là một dải len trắng quàng ở cổ hai đầu thõng xuống ở phía trước và sau, bên ngoài phẩm phục phụng vụ.
Theo truyền thống ấy, hàng năm, vào dịp Lễ Thánh Agnès Đồng trinh Tử đạo, ngày 21-01, Đức Giáo Hoàng làm phép hai con chiên con, lông của chúng sẽ được dùng để dệt các dây pallium.
Cũng theo truyền thống, hai chiên con này được các nữ tu San Lorenzo in Panisperna nuôi và được các Kinh sĩ Đền thờ Thánh Lateran, những người phục vụ Vương Cung Thánh Đường Thánh Agnès ngoại thành dâng lên Đức Giáo Hoàng.
Dây pallium còn biểu trưng cho con chiên lạc được vị Mục Tử Nhân Lành tìm kiếm, cứu vớt và vác trên vai mình, chiên con cũng là danh hiệu mà Thánh Gioan Tẩy Giả dành để nói về Đức Kitô bị đóng đinh.
Một khi được kéo thành sợi, len của chúng sau đó được các nữ tu Dòng Biển Đức của Tu viện Thánh Cecilia ở Rôma dùng để dệt các dây pallium.
Dây pallium có chiều rộng 5 centimét được trang trí họa tiết 6 thánh giá nhỏ bằng lụa đen tuyền, biểu trưng cho các vết thương của Đức Kitô và bằng các dải trang trí có đính kim vàng dát ngọc, xưa được dùng để đính dây pallium trên áo phía trái tim, lưng và vai phải. Sau khi được làm xong, các dây pallium được đặt trong một chiếc bình, đây là quà tặng của các Đức Giáo Hoàng dành cho các Tổng Giám Mục trên khắp thế giới. Những dây pallium này sau khi cho vào bình sẽ được cất trong một hốc cẩm thạch, dưới hầm Bàn thờ lớn trong Đền thánh Phêrô, nơi gần mộ Thánh Tông Đồ trưởng, cho tới ngày 29 tháng 6 hằng năm.
Sáng nay tại Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng đã làm lễ ban phép lành cho hai con chiên (hay còn gọi là cừu).
Những dây pallium được dệt từ lông chiên đó sẽ được trao cho các tân Tổng Giám Mục vào Lễ Kính Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ 29-06 hằng năm.
Nguồn gốc dây Pallium
Xa xưa, từ “pallium” dùng để chỉ một áo khoác bằng len của riêng Giáo hoàng mà thôi. Theo các tài liệu cho biết, Ðức Giáo Hoàng Symmachus khi xưa đã trao cho Cesarius, Giám mục thành Arles dây pallium vào năm 513. Từ đó, các vị Giáo hoàng cũng trao giây cho những vị Tổng Giám Mục có công với Tòa Thánh như là biểu tượng của hiệp thông và quyền lực.
Sau đó, dây pallium trở thành một dấu chỉ danh dự trong phụng vụ, biểu trưng cho sự hiệp thông đặc biệt với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô đối với các Giám mục đứng đầu các giáo tỉnh trên toàn thế giới.
Ngày nay, dây pallium là một dải len trắng quàng ở cổ hai đầu thõng xuống ở phía trước và sau, bên ngoài phẩm phục phụng vụ.
Theo truyền thống ấy, hàng năm, vào dịp Lễ Thánh Agnès Đồng trinh Tử đạo, ngày 21-01, Đức Giáo Hoàng làm phép hai con chiên con, lông của chúng sẽ được dùng để dệt các dây pallium.
Cũng theo truyền thống, hai chiên con này được các nữ tu San Lorenzo in Panisperna nuôi và được các Kinh sĩ Đền thờ Thánh Lateran, những người phục vụ Vương Cung Thánh Đường Thánh Agnès ngoại thành dâng lên Đức Giáo Hoàng.
Dây pallium còn biểu trưng cho con chiên lạc được vị Mục Tử Nhân Lành tìm kiếm, cứu vớt và vác trên vai mình, chiên con cũng là danh hiệu mà Thánh Gioan Tẩy Giả dành để nói về Đức Kitô bị đóng đinh.
Một khi được kéo thành sợi, len của chúng sau đó được các nữ tu Dòng Biển Đức của Tu viện Thánh Cecilia ở Rôma dùng để dệt các dây pallium.
Dây pallium có chiều rộng 5 centimét được trang trí họa tiết 6 thánh giá nhỏ bằng lụa đen tuyền, biểu trưng cho các vết thương của Đức Kitô và bằng các dải trang trí có đính kim vàng dát ngọc, xưa được dùng để đính dây pallium trên áo phía trái tim, lưng và vai phải. Sau khi được làm xong, các dây pallium được đặt trong một chiếc bình, đây là quà tặng của các Đức Giáo Hoàng dành cho các Tổng Giám Mục trên khắp thế giới. Những dây pallium này sau khi cho vào bình sẽ được cất trong một hốc cẩm thạch, dưới hầm Bàn thờ lớn trong Đền thánh Phêrô, nơi gần mộ Thánh Tông Đồ trưởng, cho tới ngày 29 tháng 6 hằng năm.
Hội Ngộ Giới Trẻ và Diễn Hành Bảo Vệ Đời Sống năm 2010
Bùi Hữu Thư
19:09 22/01/2010
Hoa Thịnh Đốn: 22/1/2010: Đây là năm thứ 19 tổng giáo phận Hoa Thịnh Đốn sẽ tổ chức buổi hội ngộ giới trẻ và diễn hành bảo vệ đời sống vào ngày thứ sáu 22 tháng 1, 2010
Ghi danh để tham dự
Việc tham gia buổi hội ngộ giớ trẻ tại Verizon Center miễn phí nhưng phải có vé vào cửa, và phải đăng ký sớm với giáo phận sở tại.
Điạ chỉ: Verizon Center 601 F St. NW, Washington, DC 20004 (Gallery Place-Chinatown Metro Station)
Lịch trình:
Diễn Hành Bảo Vệ Đời Sống 2010:
Vào cuối tháng 10, 1973 một số lãnh đạo nhóm bảo vệ đời sống lo ngại là ngày 22 tháng 1, 1974 sẽ đến và đi qua mà không ai nhớ đến phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ về vụ kiện Roe v. WadeDoe v. Bolton, và phản đối. Bà Nellie đã thuyết trình trong buổi diễn hành này.
Lúc đó không có tổ chức nào sẵn sàng để thiết kế và phụ trách vấn đề điều hành và tài trợ cho một cuộc biểu tình tuần hành tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Nhưng họ đã làm và đã có chừng 30 người thành lập một ủy ban và bắt đầu chuẩn bị cho cuộc diễn hành đầu tiên.
Vaò ngày 22 tháng 1, 1974, cuộc diễn hành bảo vệ đời sống đầu tiên được tổ chức tại các bực thềm phía Tây của Quốc Hội. Khoảng 20,000 người đã tham gia để bênh vực quyền sống của các người anh em chưa được sinh ra.
Năm 1974 Tổ Chức Diễn Hành Bảo Vệ Đời Sống được thành lập như một nhóm bất vụ lợi, không thuộc đảng phái nào, và không thuộc tôn giáo nào.
Con số tham dự viên ngày càng đông qua nhiều năm mặc dầu vì bão tuyết năm 2000 và cuộc oanh tạc khủng bố ngày 11 tháng 9 đã xẩy ra trước cuộc diễn hành năm 2002 có mấy tháng. Con số gia tăng chứng tỏ sư ưu tư của nhiều người đối với đạo luật cho phép phá thai., và sự quan trọng của việc diễn hành.
Hôm nay, Ngày Thứ Sáu 22, tháng 1, 2010 có cuộc Diễn Hành Bảo Vệ Sự Sống Năm Thứ 37
Chủ Đề của năm nay là: Stand Up Now! Unite for the Life Principles--No Exception! No Compromise! “Hãy đứng lên nào! Hãy kết hợp cho các nguyên tắc về đời sống – Không có ngoại lệ! Không có thỏa hiệp!”
22/1/2010 là ngày kỷ niệm Tối Cao Pháp Viện phán quyết vụ án 1973 Roe vs. Wade, khi chúng ta khóc thương cho khoảng 50,000 thai nhi vô tội và các bà mẹ mang thai chịu đau khổ vì sự giết hại này.
Ngày 22/1/2010 ban tổ chức gia tăng nỗ lực để giáo huấn các giới chức Hoa Thịnh Đốn và các nước láng giềng rằng Hoa Kỳ phải chấm dứt – không chỉ giảm thiếu mà thôi – việc cố tình tiêu diệt các thai nhi vô tội, và Hoa Kỳ phải cung cấp sự săn sóc bình đẳng cho cả người mẹ mang thai lẫn thai nhi, và không có ngoại lệ.
Ngay khi giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia thành lập Đoàn Hiệp Sĩ 9655 (Knights of Columbus) ngày 27/10/1987, đoàn đã đứng ra huy động và tổ chức việc tham gia các cuộc diễn hành hàng năm ngay từ năm 1988.
Năm nay là năm thứ 22 giáo xứ Việt Nam tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Dốn đã hăng hái tham gia với sự đóng góp tích cực của Hiệp Sĩ Đoàn, Đoàn Thanh Sinh Công, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm và các giáo dân thiện nguyện. Nhờ sự liên lạc khéo léo của cô Trẩn Ngữ Như La, giáo xứ đã xin được từ Nữ Tu Claire một số vé cho phái đoàn giáo xứ vào Verizon Center. Năm nay phái đoàn của giáo xứ dưới sự hướng dẫn của Cha Phó Phó Quốc Luân đã khởi hành từ 7 giờ sáng để đến Vân Động Trường Verizon Center tham dự Thánh Lễ lúc 10:00 do Tổng Giáo Phận Hoa Thịnh Đốn tổ chức với sự đồng tế của Đức Cha Paul S. Loverde, Giám Mục Giáo Phận Arlington. Đây là một buổi tập hợp giới trẻ khoảng 20,000 người được Đức Hồng Y Mc Carrick khởi xướng cách đây 5 năm.
Sau thánh lễ mọi người di chuyển đến điạ điểm tập hợp cho cuộc diễn hành tại công viên Ellipse gần Tòa bạch Ốc, và bắt đầu cuộc biểu tình lúc 12:00 trưa ngày Thứ Sáu 22 tháng 1, 2010 bằng một kinh nguyện và lời Cam Kết Trung Thành (Pledge of Allegiance). Sau đó là cuộc diễn hành tới Tối Cao Pháp Viện. Cuối cùng là gặp gỡ vị dân biểu và nghị sĩ của mình cho họ biết là người dân của họ tham dự vào cuộc diễn hành và lưu tâm đến thảm họa của các thai nhi.
Năm nay theo tiên báo thời tiết có mưa và tuyết lưa thưa, nhiệt độ khoảng 31 độ nhưng cảm như chỉ có 27 độ vào lúc 9 giờ sáng. Phái đoàn đi diễn hành được khuyên mặc thật ấm, và có áo mưa. Tuy nhiên đến lúc bắt đầu diễn hành thì nhiệt độ lên đến 40 độ, trời tạnh ráo, 35 thành viên của phái đoàn giáo xứ CTTĐ/VN đều rất vui mừng và tạ ơn Chúa.
Ghi danh để tham dự
Việc tham gia buổi hội ngộ giớ trẻ tại Verizon Center miễn phí nhưng phải có vé vào cửa, và phải đăng ký sớm với giáo phận sở tại.
Điạ chỉ: Verizon Center 601 F St. NW, Washington, DC 20004 (Gallery Place-Chinatown Metro Station)
Lịch trình:
- 7:00 a.m. Mở cửa
- 7:30 a.m. Tập trung có sự giúp vui của các nghệ sĩ Công Giáo nổi danh: Steve Angrisano, Matt Maher and Band, và Jessie Manibusan
- 8:00 a.m.- 9:30 a.m. Giải tội
- 9:30 a.m. Lần hạt Mân Côi
- 10:00 a.m.-11:30 a.m. Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Hoa Thịnh Đốn Donald W. Wuerl cùng các hồng y và giám mục đồng tế
Diễn Hành Bảo Vệ Đời Sống 2010:
Vào cuối tháng 10, 1973 một số lãnh đạo nhóm bảo vệ đời sống lo ngại là ngày 22 tháng 1, 1974 sẽ đến và đi qua mà không ai nhớ đến phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ về vụ kiện Roe v. WadeDoe v. Bolton, và phản đối. Bà Nellie đã thuyết trình trong buổi diễn hành này.
Lúc đó không có tổ chức nào sẵn sàng để thiết kế và phụ trách vấn đề điều hành và tài trợ cho một cuộc biểu tình tuần hành tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Nhưng họ đã làm và đã có chừng 30 người thành lập một ủy ban và bắt đầu chuẩn bị cho cuộc diễn hành đầu tiên.
Vaò ngày 22 tháng 1, 1974, cuộc diễn hành bảo vệ đời sống đầu tiên được tổ chức tại các bực thềm phía Tây của Quốc Hội. Khoảng 20,000 người đã tham gia để bênh vực quyền sống của các người anh em chưa được sinh ra.
Năm 1974 Tổ Chức Diễn Hành Bảo Vệ Đời Sống được thành lập như một nhóm bất vụ lợi, không thuộc đảng phái nào, và không thuộc tôn giáo nào.
Con số tham dự viên ngày càng đông qua nhiều năm mặc dầu vì bão tuyết năm 2000 và cuộc oanh tạc khủng bố ngày 11 tháng 9 đã xẩy ra trước cuộc diễn hành năm 2002 có mấy tháng. Con số gia tăng chứng tỏ sư ưu tư của nhiều người đối với đạo luật cho phép phá thai., và sự quan trọng của việc diễn hành.
Hôm nay, Ngày Thứ Sáu 22, tháng 1, 2010 có cuộc Diễn Hành Bảo Vệ Sự Sống Năm Thứ 37
Chủ Đề của năm nay là: Stand Up Now! Unite for the Life Principles--No Exception! No Compromise! “Hãy đứng lên nào! Hãy kết hợp cho các nguyên tắc về đời sống – Không có ngoại lệ! Không có thỏa hiệp!”
22/1/2010 là ngày kỷ niệm Tối Cao Pháp Viện phán quyết vụ án 1973 Roe vs. Wade, khi chúng ta khóc thương cho khoảng 50,000 thai nhi vô tội và các bà mẹ mang thai chịu đau khổ vì sự giết hại này.
Ngày 22/1/2010 ban tổ chức gia tăng nỗ lực để giáo huấn các giới chức Hoa Thịnh Đốn và các nước láng giềng rằng Hoa Kỳ phải chấm dứt – không chỉ giảm thiếu mà thôi – việc cố tình tiêu diệt các thai nhi vô tội, và Hoa Kỳ phải cung cấp sự săn sóc bình đẳng cho cả người mẹ mang thai lẫn thai nhi, và không có ngoại lệ.
Ngay khi giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virginia thành lập Đoàn Hiệp Sĩ 9655 (Knights of Columbus) ngày 27/10/1987, đoàn đã đứng ra huy động và tổ chức việc tham gia các cuộc diễn hành hàng năm ngay từ năm 1988.
Năm nay là năm thứ 22 giáo xứ Việt Nam tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Dốn đã hăng hái tham gia với sự đóng góp tích cực của Hiệp Sĩ Đoàn, Đoàn Thanh Sinh Công, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm và các giáo dân thiện nguyện. Nhờ sự liên lạc khéo léo của cô Trẩn Ngữ Như La, giáo xứ đã xin được từ Nữ Tu Claire một số vé cho phái đoàn giáo xứ vào Verizon Center. Năm nay phái đoàn của giáo xứ dưới sự hướng dẫn của Cha Phó Phó Quốc Luân đã khởi hành từ 7 giờ sáng để đến Vân Động Trường Verizon Center tham dự Thánh Lễ lúc 10:00 do Tổng Giáo Phận Hoa Thịnh Đốn tổ chức với sự đồng tế của Đức Cha Paul S. Loverde, Giám Mục Giáo Phận Arlington. Đây là một buổi tập hợp giới trẻ khoảng 20,000 người được Đức Hồng Y Mc Carrick khởi xướng cách đây 5 năm.
Sau thánh lễ mọi người di chuyển đến điạ điểm tập hợp cho cuộc diễn hành tại công viên Ellipse gần Tòa bạch Ốc, và bắt đầu cuộc biểu tình lúc 12:00 trưa ngày Thứ Sáu 22 tháng 1, 2010 bằng một kinh nguyện và lời Cam Kết Trung Thành (Pledge of Allegiance). Sau đó là cuộc diễn hành tới Tối Cao Pháp Viện. Cuối cùng là gặp gỡ vị dân biểu và nghị sĩ của mình cho họ biết là người dân của họ tham dự vào cuộc diễn hành và lưu tâm đến thảm họa của các thai nhi.
Năm nay theo tiên báo thời tiết có mưa và tuyết lưa thưa, nhiệt độ khoảng 31 độ nhưng cảm như chỉ có 27 độ vào lúc 9 giờ sáng. Phái đoàn đi diễn hành được khuyên mặc thật ấm, và có áo mưa. Tuy nhiên đến lúc bắt đầu diễn hành thì nhiệt độ lên đến 40 độ, trời tạnh ráo, 35 thành viên của phái đoàn giáo xứ CTTĐ/VN đều rất vui mừng và tạ ơn Chúa.
Trong Verizon Center |
Các Hồng Y và Giám Mục đồng tế |
Cha Luân và phái đoàn trước Verizon Center |
Biểu ngữ của Giáo Xứ CTTĐVN |
We Choose Life |
Đoàn diễn hành |
Đoàn diễn hành |
Đoàn diễn hành VN |
HSĐ và TSC |
Phạm Minh, TSC |
Hình Phái Đoàn VN chụp chung gần cuối cuộc diễn hành |
Trước Tối Cao Pháp Viện |
Thượng Hội Đồng về Trung Đông
Vũ Văn An
21:09 22/01/2010
Đồng số phận
Nhân tham dự Thánh Lễ hiệp thông với Đồng Chiêm tại Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam ở Sydney, tôi bỗng thấy thân phận người Công Giáo Việt Nam tại quê hương thật giống với thân phận các đồng đạo của họ tại Trung Đông. Hai nơi với hai chế độ chính trị khác nhau nhưng cùng chung một thứ ý thức hệ. Nhiều người vẫn diễu cợt các chế độ Trung Đông cũng như chế độ Hà Nội về việc họ tự hào tôn trọng tự do tôn giáo như Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền vốn tuyên xưng, mà thực tế thì cảnh vi phạm tự do tôn giáo xẩy ra như cơm bữa tại cả hai nơi ấy, đến độ những cơ quan như Amnesty International mỏi miệng tố cáo riết rồi cũng làm thinh luôn. Vì thực ra, cả hai nơi ấy đều tôn trọng tự do nói chung và tự do tôn giáo nói riêng cho những người được họ coi là công dân, coi là nhân dân, coi là “tín hữu”, chứ không phải loại không công dân, không tuân hành, không tin đạo, Infidel! Đến mức tột cùng, họ không coi loại người này là người nữa, nên có quyền giết bỏ nhân danh Thượng Đế, Thiên Chúa. Căn bản của thảm họa Trung Đông cũng như thảm họa Việt Nam hiện nay là người Kitô hữu, và cách riêng người Công Giáo, bị các ý thức hệ cực đoan này nhẹ nhất coi không phải là công dân (non-citizen) và tệ nhất không phải là người (non-people). Bởi thế, các cố gắng của thế giới tự do dân chủ hiện nay là tranh đấu để ít nhất tư cách người của mọi con người được công nhận, nếu chưa phải là tư cách công dân, vì nói cho cùng Bản Tuyên Ngôn của LHQ nói về nhân quyền chứ không hẳn dân quyền. Trong khi ấy, các ý thức hệ cực đoan kia không thích dùng chữ con người, mà chỉ nhấn mạnh tới công dân, nhân dân, tín hữu.
Năm nay, cả ở hai nơi ấy đều có những cơ hội để người Kitô hữu suy nghĩ về căn tính của mình. Ở Việt Nam là Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thành lập hai tông toà đại diện đầu tiên, và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm. Ở Trung Đông là Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới Về Trung Đông. Dù là kỷ niệm hay không kỷ niệm, cơ hội vẫn là qúy giá để người Kitô hữu suy nghĩ về chính mình. Có điều đối với Trung Đông, Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới tuy có nhìn về quá khứ, nhưng chủ yếu sẽ là nhìn về tương lai. Còn Năm Thánh 2010 ở Việt Nam, liệu có thoát khỏi cái nuối tiếc quá khứ để nhất định nhìn về tương lai hay không? Ta hãy chờ xem. Có người cho rằng: vì dùng dấu ấn giáo phẩm làm thước đo sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam (2 tông tòa 1660 và hàng giáo phẩm 1960), nên hiện nay, điều gì người ta cũng “trăm dâu đổ tội tằm”, tại giám mục này, tại giám mục nọ, tại cả hàng giám mục nói chung, khiến cho nhận xét của một vị giám mục mới qua đời: giáo dân hơn linh mục, linh mục hơn giám mục được truyền tụng như một thần chú (mantra). Hơn hay không hơn chắc chắn là điều cần bàn cãi, nhưng rõ ràng các giáo dân ở Đồng Chiêm đang trở thành niềm kiêu hãnh cho toàn thể người Công Giáo Việt Nam khắp nơi trên thế giới, họ chứng tỏ điều này: cái lịch sử gần một nửa thiên niên kỷ kia của Giáo Hội Việt Nam đã mang lại hoa trái rực rỡ, sản sinh ra những tín hữu biết vận dụng được sở học, sở suy tư nghiền ngẫm, sở đào tạo, sở sống thực của biết bao thế hệ các nhà lãnh đạo tinh thần và đồng đạo của mình để tự đứng trên đôi chân của mình mà hành động. Thành công hay thất bại, đạt được mục tiêu hay không, không phải là cái cớ để họ thoái lui. Nhiều người có thái độ của những khán giả quá khích, hồi hộp “lo sợ” hơn cả chính các cầu thủ nhà đang cố gắng thi đấu và khi họ lỡ thua, thì lên tiếng chỉ trích đủ người, đủ phía, làm như mình tài giỏi hơn ai hết!
Các chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng
Nhân cơ hội này, tìm hiểu đôi chút về Thượng Hội Đồng Trung Đông thiển nghĩ không hẳn là chuyện dư thừa, vô bổ. Nó giúp ta phản tỉnh phần nào để nhận ra căn tính đích thực của mình trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng. Người Kitô hữu Trung Đông không những chỉ là đồng đạo mà còn là đồng số phận với ta.
Thượng Hội Đồng Trung Đông sẽ được triệu tập tại Vatican vào mùa thu này. Các chuẩn bị ráo riết đang được xúc tiến. Ngày 19 tháng Giêng năm nay, Tòa Thánh đã tổ chức một cuộc họp báo để công bố các đề cương cho THĐ. Nhân dịp này, vị Tổng Thư Ký THĐ là Đức TGM Nikola Eterovic tuyên bố rằng: trong một miền mà Kitô hữu bị coi không phải là công dân, thì việc làm chứng cho Chúa Kitô và giá trị Phúc Âm phải là điều chủ yếu, không những cho việc canh tân hiện nay mà còn cho cả một tương lai tốt đẹp hơn nữa. Một ủy ban tiền THĐ đã được thành lập. Ủy ban này gồm 7 vị thượng phụ, tức 6 vị thượng phụ của 6 Giáo Hội tự lập (sui juris) Đông Phương và thượng phụ Latinh của Giêrusalem. Bốn vị bộ trưởng của Giáo Triều Rôma cũng là thành viên của ủy ban này.
Cuộc xuất hành hiện đại
Tài liệu cũng đề cập tới vấn đề hiện vẫn đang xẩy ra là hiện tượng các Kitô hữu ồ ạt rời bỏ Đất Thánh. Đức TGM Etorovic cho thấy cuộc “xuất hành” này đang làm cho toàn thể xã hội trở nên yếu kém. Vì theo ngài, tại vùng này, các Kitô hữu “đã dùng lời cầu nguyện và các trợ giúp cụ thể để hỗ trợ anh chị em mình tại Trung Đông, vốn là cái nôi của Kitô Giáo, cũng như anh chị em thuộc hai tôn giáo độc thần là Do Thái Giáo và Hồi Giáo”.
Ngoài việc cầu nguyện và bác ái ra, vị giáo chủ này cũng cho rằng Kitô giáo còn một đóng góp khác đối với vùng đầy tranh chấp này đó là lòng hy vọng. Ngài bảo: “Niềm hy vọng của Kitô Giáo, phát sinh ngay tại Đất Thánh, đã khích lệ người tín hữu suốt 2 nghìn năm qua. Ngày nay cũng thế, ngay giữa các khó khăn và thách đố, đối với Kitô hữu cũng như mọi người thiện chí, nó vẫn tiếp tục là nguồn suối bất tận cho đức tin, đức ái và niềm vui được làm chứng cho Chúa Giêsu phục sinh, Đấng vẫn hiện diện giữa cộng đoàn các môn đệ của Người”.
Bản đề cương
Bản đề cương mà tiếng Latinh gọi là “lineamenta” của THĐ về Trung Đông đã được công bố vào ngày 19 tháng Giêng tại Vatican. Chủ đề của THĐ là “Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông: Hiệp Thông và Chứng Tá. ‘Giờ đây cộng đoàn tín hữu chỉ có một lòng một ý’” (Cv 4:32).
Bản đề cương được công bố bằng bốn thứ tiếng: Ả Rập, Anh, Pháp và Ý. Phần mở đầu của tài liệu nói tới các mục tiêu mục vụ chính của THĐ: “Củng cố và làm vững mạnh căn tính của Kitô hữu bằng Lời Chúa và các bí tích, và sâu sắc hóa sự hiệp thông giữa các Giáo Hội đặc thù”.
Như thông lệ, mỗi phần của bản đề cương đều có kèm theo nhiều câu hỏi. Có tất cả 32 câu hỏi và mục đích của chúng là để hướng dẫn việc suy tư của các định chế tiếp nhận: các thượng hội đồng giám mục của các Giáo Hội Công Giáo Phương Đông, các hội đồng giám mục, các thánh bộ của Giáo Triều Rôma, Liên Hiệp các Bề Trên Cả các Dòng, và để thảo luận nội dung của tài liệu, đem các nguyên tắc này áp dụng vào thực tế của từng thực thể Giáo Hội liên hệ.
Hạn chót cho các định chế trên trả lời là Lễ Phục Sinh, mồng 4 tháng Tư năm 2010, để kịp thời soạn thảo và công bố “Tài Liệu Làm Việc (Instrumentum Laboris) mà Đức Bênêđíctô XVI sẽ trao cho đại diện các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương dịp ngài tông du đảo Sýp vào tháng Sáu tới. Sau đây là tóm tắt nội dung bản đề cương:
Các Chỉ Dẫn cho Trung Đông
Lời nói đầu
Trong phần nói đầu của bản đề cương, Đức TGM Eterovic, Tổng Thư Ký của THĐ, viết rằng: Sách Tông Đồ Công Vụ dùng hai đoạn văn đặc biệt nhấn mạnh đến việc các Kitô hữu chia sẻ mọi thiện ích với nhau, cho thấy một sự hợp nhất rất nồng nàn: “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung” (Cv 2:44). Chủ đề của THĐ sắp tới lấy từ đoạn thứ hai “giờ đây, cộng đoàn tín hữu chỉ có một lòng một ý” (Cv 4:32). Thánh Luca nêu hai thí dụ, một thí dụ tích cực là trình thuật về Joseph (cũng có tên là Barnabas) đã bán cánh đồng của mình rồi “mang tiền bán tới đặt dưới chân các tông đồ”; một thí dụ tiêu cực kể truyện vợ chồng Ananias và Sapphira chỉ tặng một phần tiền bán đất cho cộng đoàn, còn giữ lại cho riêng mình phần còn lại, nên đã bị phạt chết thảm. Hai thí dụ ấy khích lệ các Kitô hữu sống lý tưởng hiệp thông và chứng tá một cách cụ thể và hoàn toàn đến độ “chỉ còn một lòng một ý”.
Đức TGM sau đó nhắc qua các diễn biến dẫn tới THĐ sắp tới. Ngài cho biết: nhân dịp tiếp các vị thượng phụ và tổng giám mục của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương ngày 19 tháng 9 năm 2009, Đức Bênêđíctô XVI đã công bố sẽ triệu tập THĐ Đặc Biệt về Trung Đông. Đồng thời, ngài cũng chọn chủ đề trên cho THĐ. Người ta còn nhớ, Đức Thánh Cha tông du Đất Thánh từ mồng 8 tới ngày 15 tháng Năm năm 2009, nên đã sẵn sàng chấp thuận lời yêu cầu của nhiều vị giám mục muốn có một THĐ về Trung Đông nhằm mục đích xem sét lại cách thấu đáo các giáo huấn của Sách Tông Đồ Công Vụ, để sống lại kinh nghiệm của Cộng Đồng Giáo Hội Sơ Khai một cách trưởng thành hơn và để làm chứng bằng lời và nhất là bằng việc làm cho vinh quang Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong tình thế phức tạp ngày nay tại các quốc gia Trung Đông. Đức tin của người Kitô hữu Trung Đông có mục tiêu nuôi dưỡng lòng hy vọng trong mọi trạng huống vô vọng, vì lòng hy vọng này không dựa vào khả năng con người mà dựa vào quyền năng Thiên Chúa. Kết quả, đức tin và đức cậy sẽ dẫn tới đức ái, hướng về người lân cận. Đức ái này thấy rõ nơi Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông qua sự hiện diện liên tục của các Kitô hữu tại mảnh đất quê hương của họ này kể từ thời Chúa Giêsu. Rõ ràng đức ái này cũng được biểu lộ qua nhiều công tác tông đồ giá trị mà các chi thể của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông này đã thực hiện nhằm đóng góp vào sự phát triển toàn diện của xã hội như một toàn thể.
Sau đó, Đức TGM Eterovic nhắc lại các bước chuẩn bị cho THĐ gồm việc thành lâp ủy ban Tiền THĐ và nhiệm vụ soạn thảo bản đề cương nhằm thu thập các câu trả lời. Các câu trả lời này sẽ được gửi về cho Tổng Thư Ký THĐ, làm căn bản soạn thảo Tài Liệu Làm Việc cho THĐ. Đức TGM Eterovic tin rằng THĐ này sẽ là một cơ hội tốt đẹp để đối thoại nhiều hơn với người Do Thái Giáo và Hồi Giáo, đồng thời thâm hậu hóa sự hiệp thông với mọi người thiện chí tại Trung Đông.
Nhập Đề
1. Sáng kiến triệu tập THĐ về Trung Đông cho thấy mối ưu tư lo lắng của Đức GH đối với mọi Giáo Hội và là biến cố quan trọng chứng tỏ quan tâm của Giáo Hội Hoàn Vũ đối với các GH của Chúa tại Trung Đông. Chính các GH tại Trung Đông được mời gọi cách riêng can dự vào biến cố này ngõ hầu nó trở thành một biến cố đầy ơn thánh trong cuộc sống Kitô hữu tại Trung Đông.
A. Mục tiêu của THĐ
2. THĐ này có hai mục đích: củng cố và làm vững mạnh căn tính các Kitô hữu bằng Lời Chúa và các bí tích, và thâm hậu hóa sự hiệp thông giữa các Giáo Hội đặc thù, để các GH này làm chứng cho cuộc sống Kitô Giáo một cách chân thực, hân hoan và hấp dẫn. GHCG không đơn độc tại Trung Đông. Nơi đó còn có các GH Chính Thống và các cộng đồng Thệ Phản. Khía cạnh đại kết ấy hết sức căn bản nếu ta muốn cho việc làm chứng Kitô Giáo trở thành chân chính và khả tín.
3. Như thế, hiệp thông cần được sâu sắc hóa trên mọi bình diện: bên trong các GHCG tại Trung Đông, giữa mọi GHCG trong vùng và trong tương giao với các GH Kitô Giáo và cộng đồng giáo hội khác. Đồng thời, ta cũng phải củng cố việc làm chứng với người Do Thái Giáo và Hồi Giáo, với người tin lẫn người không tin.
4. THĐ cũng mang lại cho ta cơ hội để lượng giá tình thế xã hội cũng như tôn giáo, giúp các Kitô hữu thấy rõ tầm ý nghĩa của việc họ hiện diện giữa các xã hội Hồi Giáo (Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran) và vai trò cũng như sứ mệnh của họ trong mỗi quốc gia, nhờ đó, chuẩn bị cho họ trở thành các nhân chứng của Chúa Kitô nơi họ sinh sống. Điều này bao gồm việc suy tư về tình thế hiện nay, một tình thế khó khăn với nhiều tranh chấp, bất ổn và biến động chính trị và xã hội tại phần lớn các quốc gia trong vùng.
B. Một suy tư được Thánh Kinh hướng dẫn
5. Suy tư của ta sẽ được Sách Thánh hướng dẫn, một Sách Thánh vốn được viết trên các mảnh đất này, bằng các thứ tiếng của chính chúng ta (Híp-ri, Aram hay Hy Lạp) và trong ngữ cảnh văn hóa và văn học và các biểu thức được coi là của chính chúng ta. Lời Chúa hằng được đọc trong các Giáo Hội của ta. Các Sách Thánh ấy từng đến với ta qua các cộng đoàn Giáo Hội của chính ta. Phải lấy nó làm điểm qui chiếu nếu ta muốn tìm ra ý nghĩa sự hiện diện của ta, sự hiệp thông và chứng tá của ta trong hoàn cảnh hiện nay của xứ sở.
6. Lời Chúa nói gì với ta ở đây và ngay lúc này, với từng Giáo Hội, với từng quốc gia? Sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa biểu lộ ra sao đối với chúng ta trong cả hai hoàn cảnh thuận lợi và bất lợi của cuộc sống hàng ngày? Chúa đòi hỏi nơi ta những gì trong lúc này: ở lại chăng để dấn thân vào các biến cố đang nằm trong sự chăm sóc của Quan Phòng và ơn thánh? Hay nên ra đi?
7. Bởi thế, vấn đề ở đây, và cũng là một trong các mục tiêu của THĐ, là phải tái khám phá ra Lời Chúa trong Thánh Kinh được nói với chúng ta ngày nay. Lời Chúa nói với ta trong hiện tại chứ không phải chỉ trong quá khứ và giải thích cho ta điều đang xẩy ra quanh ta, y như Lời Chúa đã làm đối với 2 Môn Đệ Emmaus. Việc khám phá ấy phát sinh chủ yếu nhờ việc đọc và suy niệm Thánh Kinh, hoặc từng cá nhân hoặc trong các gia đình và cộng đoàn sống động. Tuy nhiên, điều chủ yếu là việc đọc này phải hướng dẫn được các lựa chọn, các quyết định hàng ngày của ta trong cuộc sống bản thân, gia đình, xã hội và chính trị.
Các câu hỏi
a. Bạn có đọc Thánh Kinh theo phương diện cá nhân, trong gia đình hay trong cộng đoàn không?
b. Việc đọc này có soi sáng cho các quyết định của bạn trong gia đình, trong sinh hoạt nghề nghiệp và công dân không?
CHƯƠNG I: GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI TRUNG ĐÔNG
A. Tình thế các Kitô hữu tại Trung Đông
(a) Một thoáng nhìn lịch sử: hợp nhất trong đa dạng
8. Giống mọi cộng đồng Kitô Giáo trên khắp thế giới, các GHCG tại TĐ đều phát xuất từ Giáo Hội Kitô Giáo đầu tiên tại Giêrusalem, được Chúa Thánh Thần làm cho nên một vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Đến thế kỷ thứ 5, sau 2 CĐ Êphêsô và Canxêđoan, GH kinh qua nhiều chia rẽ, chủ yếu quanh vấn đề Kitô học. Cuộc ly khai đầu tiên từ những chia rẽ ấy trong các GH đưa lại điều ngày nay ta biết dưới tên “Giáo Hội Tông Đồ Átxiri tại Đông Phương” (cũng có tên là GH Néttôriô) và các “GH Chính Thống Đông Phương” tức các GH Cốptíc, Syria và Ácmêni, mà trước đây từng được gọi là các giáo hội nhất tính (monophysite). Thường thường, các chia rẽ này cũng phản ảnh các yếu tố văn hóa và chính trị, như nhận định của một số nhà thần học Đông Phương thời Trung Cổ đại diện cho cả ba truyền thống lớn tức Menkít, Giacôbít và Néttôriô. Các nhà thần học này cho rằng sự chia rẽ trên không hề có một căn bản tín lý nào. Sau đó xẩy ra cuộc Ly Giáo Vĩ Đại của thế kỷ thứ 11 tách Côngtăngtinốp ra khỏi Rôma, và do đó tách Đông Phương Chính Thống ra khỏi Tây Phương Công Giáo. Các chia rẽ này vẫn còn hiện hữu ngày nay trong nhiều GH tại TĐ.
9. Tiếp theo các chia rẽ và phân rẽ này, nhiều cố gắng định kỳ đã được đưa ra nhằm tái lập sự hợp nhất cho Nhiệm Thể Chúa Kitô. Các cố gắng đại kết đó đã phát sinh ra các GHCG Đông Phương: Ácmêni, Canđê, Menkít, Syriác và Cốptíc. Thoạt đầu, các GH này có khuynh hướng tranh luận với các GH Chính Thống Chị Em, nhưng dần dần, đã trở thành những người cùng họ nhiệt thành bênh vực một Trung Đông Kitô Giáo.
10. Giáo Hội Marônít luôn duy trì sự hợp nhất với Giáo Hội Hoàn Vũ và suốt trong lịch sử lâu dài của nó, chưa bao giờ kinh qua bất cứ chia rẽ nội bộ nào. Tòa Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem, thiết lập từ thời Thập Tự Chinh, đã được tái lập trong thế kỷ 19, nhờ sự hiện diện liên tục của các cha Dòng Phanxicô, từng có mặt tại Đất Thánh từ thế kỷ 13.
11. Ngày nay, 7 GHCG đang hiện hữu tại Trung Đông, phần lớn nói tiếng Ả Rập hay sử dụng mẫu tự Ả Rập. Một số cũng hiện hữu tại Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư (Iran). Các GH này khác nhau về văn hóa và do đó, có truyền thống phụng vụ rất độc đáo, tạo nên nét phong phú và bổ túc lẫn nhau. Họ đều hiệp thông với Giáo Hội Hoàn Vũ, quây quần chung quanh Đức Giáo Hoàng, đấng kế vị Thánh Phêrô, thủ lãnh (coryphaeus) các tông đồ. Tính đa dạng là căn bản cho sự phong phú của họ, một sự phong phú chỉ có thể bị nghèo nàn đi vì sự quá gắn bó với nghi thức và văn hóa. Ngày nay, sự hợp tác giữa các tín hữu đang diễn tiến bình thường và tự nhiên ở mọi bình diện.
(b) Tính tông truyền và ơn gọi truyền giáo
12. Từ nguồn gốc, các GH của ta vốn có tính tông truyền và các quốc gia của ta vốn là cái nôi của Kitô Giáo. Ngày 9 tháng 6 năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI từng nói rằng các GH này là những người canh giữ sống động nguồn gốc Kitô Giáo của ta. Các mảnh đất này từng được chúc phúc nhờ sự hiện diện của chính Chúa Kitô và các thế hệ Kitô hữu đầu tiên. Thật là một mất mát lớn lao cho Giáo Hội Hoàn Vũ nếu các Kitô Hữu này biến mất hay giảm thiểu ngay tại nơi GH ấy sinh ra. Cho nên, ta có trách nhiệm nặng nề không những phải duy trì đức tin Kitô Giáo tại các mảnh đất thánh thiêng này, mà hơn thế, còn phải duy trì tinh thần Phúc Âm nơi các dân tộc Kitô Giáo và mối tương quan của họ với những người không phải là Kitô hữu, đồng thời giữ cho ký ức về các khởi đầu ấy của Kitô Giáo luôn luôn sống động.
13. Vì là tông truyền, các GH của ta có sứ mệnh đặc biệt phải đem Phúc Âm tới toàn thế giới. Trong suốt lịch sử, nhiệt thành tông đồ này đã trổ sinh một số Giáo Hội tại Nubia và Ethiopia, tại Bán Đảo Ả Rập, tại Ba Tư, tại Ấn Độ và cả tại Trung Hoa nữa. Ngày nay, trong nhiều trường hợp, đang có những dấu hiệu cho thấy nhiệt tình tông đồ ấy đã nguội đi và ngọn lửa của Chúa Thánh Thần dường như đã giảm thiểu.
14. Lịch sử và văn hóa của ta giúp ta cơ hội giao tiếp với hàng trăm triệu con người về phương diện văn hóa và thiêng liêng. Trách nhiệm của ta là chia sẻ với họ sứ điệp yêu thương của Phúc Âm mà ta đã tiếp nhận. Vào một thời điểm trong đó nhiều người mất hướng và đang đi tìm một tia hy vọng, ta hãy đem lại cho họ niềm hy vọng vốn có trong ta nhờ sự tràn đầy Chúa Thánh Thần trong tâm hồn ta (xem Rm 5:5).
(c) Vai trò người Kitô hữu trong xã hội, bất chấp tính thiểu số của họ
15. Bất chấp các dị biệt, các xã hội Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư của ta vẫn có những đặc điểm chung. Các truyền thống và lối sống cổ truyền vẫn thịnh hành, nhất là liên quan đến gia đình và giáo dục. Ở đây, chủ nghĩa tông phái (confessionalism) là đặc điểm của cả người Kitô hữu lẫn những người không phải là Kitô hữu và ảnh hưởng lớn tới thái độ và tác phong dân chúng. Tôn giáo có thể phát sinh ra chia rẽ, người này với người nọ.
16. Tính hiện đại mỗi ngày mỗi bàng bạc hơn trong xã hội. Việc sử dụng các kênh truyền hình thế giới và liên mạng dẫn đến cả các giá trị mới lẫn việc mất các giá trị trong xã hội dân chính và nơi Kitô hữu. Phản ứng lại tình thế ấy, các nhóm cực đoan Hồi Giáo đang phát triển mạnh. Những người cầm quyền thì phản ứng một cách độc đoán bằng cách kiểm soát chặt chẽ báo chí và truyền thông. Tuy nhiên, đa số dân chúng đang chờ mong dân chủ thật sự.
17. Dù các Kitô hữu là thiểu số trong hầu hết các miền thuộc Trung Đông, chỉ trừ Libăng: họ chiếm từ 1% tại Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ tới 10% tại Ai Cập, nhưng họ rất tích cực, năng động và sâu sắc. Nguy hiểm một điều: họ có thể tự cô lập vì sợ người khác. Các tín hữu của ta, vì thế, cần được củng cố trong đức tin và cuộc sống thiêng liêng, họ cần được tôi luyện lại trong liên hệ xã hội và tình liên đới giữa họ với nhau. Tuy nhiên phải làm điều đó trong tinh thần không rơi vào não trạng khép kín (ghetto). Ngoài ra, giáo dục phải là việc đầu tư lớn nhất của ta. Các Giáo Hội và trường học của ta cần làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ những người kém may mắn nhất.
B. Các thách đố của Kitô hữu
(a) Tranh chấp chính trị trong vùng
18. Các tranh chấp chính trị trong vùng đã trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống người Kitô hữu, cả trong tư cách công dân lẫn trong tư cách Kitô hữu. Việc người Do Thái chiếm đóng các lãnh thổ Palestine đã làm cho cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn liên quan tới quyền tự do di chuyển, nền kinh tế và sinh hoạt tôn giáo. Ra vào những nơi thánh phải tùy thuộc giấy phép của quân đội, một thứ giấy phép được cấp phát tùy tiện, người được, người không, hoàn toàn dựa vào lý do an ninh. Đàng khác, một số nền thần học cực đoan Kitô Giáo lại còn dùng Thánh Kinh mà biện hộ cho việc chiếm đóng kia, khiến cho vị thế của người Ả Rập theo Kitô Giáo càng trở nên tế nhị.
19. Tại Iraq, chiến tranh đã thả lỏng nhiều lực lượng tàn ác trong xứ sở, trong đó có các hệ phái tôn giáo và nhiều phong trào chính trị, khiến mọi người dân Iraq trở thành nạn nhân. Tuy nhiên, vì Kitô hữu đại diện cho phần nhỏ nhất và yếu nhất trong các cộng đồng Iraq, nên họ đã trở thành các nạn nhân chính mà nền chính trị thế giới không hề ghi nhận.
20. Tại Libăng, Kitô hữu chia rẽ nhau một cách sâu xa trên cả hai bình diện chính trị và hệ phái đến nỗi không tìm ra được kế sách gì chung để hành động. Tại Ai Cập, việc đi lên của Hồi Giáo chính trị một bên và bên kia việc rút lui khỏi đời sống công cộng của người Kitô hữu đã dẫn tới hiện tượng bất khoan dung, bất bình đẳng và bất công. Hơn nữa, việc Hồi Giáo Hóa này cũng xâm nhập vào các gia đình qua truyền thông và trường học, dẫn tới một thay đổi ít ai thấy về thái độ có tính chất Hồi Giáo. Tại nhiều quốc gia, chủ nghĩa độc đoán hay độc tài buộc dân chúng, trong đó có Kitô hữu, phải câm lặng để còn duy trì được những cái thiết yếu. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, ý niệm “thế tục” đang đặt ra nhiều vấn nạn đối với quyền tự do đầy đủ về tôn giáo.
21. Hoàn cảnh ấy của các Kitô hữu tại các quốc gia Ả Rập khác nhau đã được mô tả trong đoạn 13 Thư Mục Vụ số 10 của các vị Thượng Phụ Công Giáo, năm 2009. Các kết luận của nó bác bỏ thái độ chủ trương đầu hàng: “Đối diện với các thực tại khác nhau ấy, nhiều người vẫn mạnh mẽ trong đức tin và trong việc dấn thân vào xã hội, sẵn sàng chia sẻ các hy sinh chung và đóng góp vào kế hoạch toàn diện của xã hội. Trái lại, nhiều người khác tỏ ra ngã lòng và mất hết tin tưởng vào xã hội của mình, vào khả năng nó có thể ban cấp cho họ một vị thế bình đẳng với các công dân khác, dẫn tới việc họ từ bỏ mọi cam kết, thu mình vào trong Giáo Hội và các định chế của mình, sống cô lập và tránh mọi hành động qua lại với xã hội”
(b) Tự do tôn giáo và tự do lương tâm
22. Tại Trung Đông, tự do tôn giáo thường có nghĩa là tự do thờ phượng chứ không phải tự do lương tâm, hay tự do thay đổi tôn giáo của mình để tin theo một tôn giáo khác. Nói một cách tổng quát, tôn giáo tại Trung Đông là một lựa chọn có tính xã hội, có khi còn là lựa chọn có tính quốc gia nữa, chứ không phải là lựa chọn của cá nhân. Thay đổi tôn giáo, vì thế, bị coi như phản bội xã hội, văn hóa và dân tộc mà phần lớn được lập nền tảng trên truyền thống tôn giáo.
23. Người ta coi việc trở lại như hậu quả của việc cải đạo (proselytism) với quyền lợi bản thân gắn liền vào đó, chứ không hẳn là xác tín tôn giáo chính danh. Thường thường, luật nhà nước ngăn cấm người Do Thái Giáo và người Hồi Giáo không được gia nhập các tôn giáo khác. Các Kitô hữu, dù cũng bị áp lực và chống đối của gia đình và dòng tộc, nhưng nói chung được tự do thay đổi tôn giáo của mình. Nhiều khi, người Kitô hữu gia nhập Hồi Giáo không phải vì xác tín tôn giáo cho bằng vì các quyền lợi bản thân hay bị áp lực từ việc cải đạo của tôn giáo này.
(c) Các Kitô hữu và việc phát triển của Hồi Giáo hiện nay
24. Trong một thư mục vụ trước đây, các vị Thượng Phụ Công Giáo của Trung Đông từng nói thế này: “Việc đi lên của Hồi Giáo chính trị từ thập niên 1970 trở đi là một hiện tượng nổi bật, có ảnh hưởng tới toàn vùng và tới hoàn cảnh người Kitô hữu trong thế giới Ả Rập. Phong trào Hồi Giáo chính trị này bao gồm nhiều trào lưu tôn giáo khác nhau nhằm áp đặt lối sống Hồi Giáo lên các xã hội Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư và mọi người sống trong các xã hội ấy, bất luận là người Hồi Giáo hay không. Đối với họ, nguyên nhân mọi tệ nạn là việc làm ngơ Hồi Giáo. Do đó, giải pháp là quay về với Hồi Giáo nguyên thủy. Bởi thế mới có khẩu hiệu: ‘Hồi Giáo là giải pháp’… Để theo đuổi mục tiêu này, nhiều người không ngần ngại sử dụng tới võ lực”. Dù chủ yếu nhằm vào xã hội Hồi Giáo, thái độ này đã ảnh hưởng mạnh tới sự hiện hữu của Kitô Giáo tại Trung Đông. Rõ ràng là một đe dọa đối với mọi người, dù theo Kitô Giáo hay theo Hồi Giáo, các trào lưu cực đoan này cần phải được xử lý chung.
(d) Di cư
25. Việc người Kitô hữu và không Kitô hữu di cư khỏi Trung Đông, một hiện tượng đã khởi sự từ cuối thế kỷ 19, chủ yếu phát sinh từ các lý do chính trị và kinh tế. Vào lúc đó, các liên hệ tôn giáo không được lý tưởng bao nhiêu. Tuy nhiên hệ thống tự trị (“millet” system) ban cấp cho các nhóm tôn giáo thiểu số cũng bảo đảm phần nào cho người Kitô hữu được bảo vệ bên trong các cộng đồng của họ, mặc dù không phải lúc nào cũng ngăn cản được tranh chấp vốn có tính bộ lạc và tôn giáo. Ngày nay, việc di cư hết sức phổ biến, do cuộc tranh chấp giữa người Do Thái và người Palestine tạo ra đủ thứ bất ổn trong cả vùng mà cao điểm là cuộc chiến tranh tại Iraq và tình trạng bất ổn chính trị tại Libăng.
26. Kế hoạch chính trị quốc tế, vì thường không đếm xỉa gì tới sự hiện diện của người Kitô hữu, nên càng tạo thêm dịp cho họ di cư. Cũng thế, tình hình chính trị hiện nay tại Trung Đông đang làm khó thêm cho nền kinh tế, một nền kinh tế vốn có khả năng đem lại một mức sống có thể chấp nhận được cho toàn bộ xã hội. Muốn có biện pháp giảm thiểu nạn di cư, người ta phải chú tâm đặc biệt tới các các thực tế chính trị và phạm vi dấn thân dành cho Giáo Hội.
27. Một phương thức khác là làm cho các Kitô hữu ý thức tốt hơn ý nghĩa việc họ hiện hữu tại một quốc gia nhất định, nơi họ có nhiệm vụ mang sứ điệp của Chúa Kitô tới, một sứ điệp cần được công bố bất chấp mọi khó khăn và bách hại.
(e) Việc các Kitô hữu từ khắp thế giới nhập cư vào Trung Đông
28. Hàng trăm ngàn công nhân từ khắp các nơi trên thế giới đã tới Trung Đông để làm việc: họ là người Phi Châu đến từ Ethiopia và Sudan, hay người Á Châu, nhất là người Phi Luật Tân, Sri Lanka, Bangladesh, Nepal, Pakistan và Ấn Độ. Nói chung, các di dân này là phụ nữ đến đây làm việc nhà để có tiền cho con ăn học và có được cuộc sống tươi đẹp hơn. Các phụ nữ này thường chịu nhiều bất công, bóc lột và lạm dụng tình dục hoặc bởi nhà nước nơi tiếp nhận họ, bởi các văn phòng đại diện giúp họ qua đây hay bởi các chủ nhân sử dụng họ.
29. Những người này cũng là trách nhiệm mục vụ trên cả hai phương diện tôn giáo và xã hội. Đôi khi, chính Giáo Hội cũng không làm được bao nhiêu để giúp đỡ họ. Vả lại, muốn tránh thái độ kẻ cả hay khinh miệt, cần thiết phải giáo dục các tín hữu về học thuyết xã hội của Giáo Hội.
C. Thái độ Kitô hữu trong đời sống hàng ngày
30. Đứng trước các thách đố trên đây, tác phong của Kitô hữu trong Giáo Hội và trong xã hội khá đa dạng:
-- nhiều Kitô hữu có niềm tin và biết dấn thân sẵn sàng chấp nhận và trung thành sống niềm tin của họ trong đời sống tư và công;
-- một số Kitô hữu “giáo dân” đã dấn thân rất sâu vào sinh hoạt công, bằng cách thành lập các đảng phái chính trị, nhất là thuộc phe Tả, hay trở thành đảng viên của một đảng phái đặc thù nào đó nhưng thường lại hy sinh niềm tin của mình;
-- các Kitô hữu khác sống niềm tin truyền thống của mình qua việc sùng kính và thực hành bên ngoài, những việc không có tác dụng gì đối cuộc sống thực tế hay bậc thang giá trị của họ. Trái lại, họ tuân phục các tiêu chuẩn và các giá trị thực tiễn của xã hội, đôi lúc, đi ngược hẳn lại Phúc Âm, coi cuộc đấu tranh của xã hội làm cuộc đấu tranh của chính mình, chỉ khác ở các thực hành tôn giáo bề ngoài hay lễ lạc linh đình;
-- sau cùng, lại còn nhiều Kitô hữu khác, thấy mình ở vị thế yếu kém, nhỏ nhoi so với người Hồi Giáo chiếm đa số, nên đã để cho sợ sệt tràn ngập, lo lắng, chỉ phập phồng trước những vi phạm tới quyền lợi của mình.
31. Cách thức sống đức tin trực tiếp liên hệ tới việc hiểu chính xác ý nghĩa việc làm thành viên trong Giáo Hội. Một đức tin sâu sắc là căn bản để có được một ý thức thuộc về vững chắc và đầy dấn thân. Trái lại, một đức tin hời hợt chỉ dẫn tới một ý thức thuộc về hoàn toàn tùy tiện. Thái độ đầu chứng tỏ một tư cách thành viên chân thực, đúng nghĩa, biết tham dự vào đời sống Giáo Hội và thể hiện mọi khía cạnh của đức tin mình. Với thái độ thứ hai, tư cách thành viên chỉ là tông phái (confessional), chỉ biết đòi Giáo Hội thỏa mãn mọi nhu cầu vật chất và xã hội, một thái độ tùy thuộc và thụ động.
32. Thành thử, việc hồi tâm có tính bản thân nơi Kitô hữu, bắt đầu từ các mục tử, là chủ yếu phải trở về với tinh thần Phúc Âm, để đời sống ta trở nên nhân chứng cho tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu luôn được phát biểu cách cụ thể đối với mỗi người và đối với mọi người; và phát biểu qua việc từ bỏ mọi vị kỷ, tị hiềm và yếu kém bản thân.
33. Đời sống tận hiến đang hiện diện tại các quốc gia của ta nhiều cách. Cuộc sống ấy phải nhấn mạnh tới khía cạnh chiêm niệm. Sứ mệnh hàng đầu của các đan sĩ và các tu sĩ chiêm niệm phải là cầu nguyện và cầu bầu cho xã hội trong các lãnh vực sau đây: công lý nhiều hơn trong chính trường và trong nền kinh tế; nhiều liên đới và tôn trọng hơn trong các liên hệ gia đình; can đảm hơn trong việc tố giác bất công; và nhiều trung thực hơn để không bị lôi kéo vào những tranh chấp dân sự hay mưu cầu quyền lợi bản thân. Đó là các mục tiêu đạo đức của các mục tử, các đan sĩ, các nhà chiêm niệm, các tu sĩ tận hiến và các nhà giáo dục, những người phải nêu gương trong các định chế của ta (trường học, đại học, trung tâm xã hội, bệnh viện…), để các tín hữu noi gương mà trở thành nhân chứng đích thực của Phuc Sinh nơi xã hội.
34. Việc đào luyện hàng giáo sĩ và hàng giáo dân của ta cũng như các bài giảng và các bài giáo lý của ta phải đem lại cho tín hữu một ý thức chân chính về đức tin của họ, giúp họ hiểu rõ vai trò nhân danh đức tin của mình trong xã hội. Họ phải được dạy để tìm kiếm và nhận ra Thiên Chúa trong mọi sự và trong mọi người, cố gắng làm cho mình hiện hữu trong xã hội và trong thế giới bằng việc thực hành các nhân đức bản thân và xã hội: đức công bằng, đức ngay thật, đức công chính, tinh thần hiếu khách, tình liên đới, mở rộng tâm hồn, sự trong sạch về luân lý, đức tín trung…
35. Để đạt được mục tiêu trên, phải cố gắng đặc biệt để tìm kiếm và đào tạo cho được “những người chủ yếu” cần thiết cho công tác trên: các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các nam nữ giáo dân, để họ trở nên các nhân chứng đích thực của Thiên Chúa giữa lòng xã hội, bất chấp mọi khó khăn, góp phần xây dựng xã hội văn minh (civitas).
Các câu hỏi
Sau đó là 9 câu hỏi về việc phải làm gì để cổ vũ ơn gọi, để cải thiện môi trường xã hội, để hỗ trợ có phê phán các ý niệm hiện đại trong xã hội, để gia tăng tự do tôn giáo và tự do lương tâm, để chặn đứng nạn di cư, để tôn trọng người nhập cư, để huấn luyện cán bộ lãnh đạo biết góp phần vàođời sống xã hội và chính trị của đất nước.
(Còn 2 chương)
Nhân tham dự Thánh Lễ hiệp thông với Đồng Chiêm tại Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam ở Sydney, tôi bỗng thấy thân phận người Công Giáo Việt Nam tại quê hương thật giống với thân phận các đồng đạo của họ tại Trung Đông. Hai nơi với hai chế độ chính trị khác nhau nhưng cùng chung một thứ ý thức hệ. Nhiều người vẫn diễu cợt các chế độ Trung Đông cũng như chế độ Hà Nội về việc họ tự hào tôn trọng tự do tôn giáo như Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền vốn tuyên xưng, mà thực tế thì cảnh vi phạm tự do tôn giáo xẩy ra như cơm bữa tại cả hai nơi ấy, đến độ những cơ quan như Amnesty International mỏi miệng tố cáo riết rồi cũng làm thinh luôn. Vì thực ra, cả hai nơi ấy đều tôn trọng tự do nói chung và tự do tôn giáo nói riêng cho những người được họ coi là công dân, coi là nhân dân, coi là “tín hữu”, chứ không phải loại không công dân, không tuân hành, không tin đạo, Infidel! Đến mức tột cùng, họ không coi loại người này là người nữa, nên có quyền giết bỏ nhân danh Thượng Đế, Thiên Chúa. Căn bản của thảm họa Trung Đông cũng như thảm họa Việt Nam hiện nay là người Kitô hữu, và cách riêng người Công Giáo, bị các ý thức hệ cực đoan này nhẹ nhất coi không phải là công dân (non-citizen) và tệ nhất không phải là người (non-people). Bởi thế, các cố gắng của thế giới tự do dân chủ hiện nay là tranh đấu để ít nhất tư cách người của mọi con người được công nhận, nếu chưa phải là tư cách công dân, vì nói cho cùng Bản Tuyên Ngôn của LHQ nói về nhân quyền chứ không hẳn dân quyền. Trong khi ấy, các ý thức hệ cực đoan kia không thích dùng chữ con người, mà chỉ nhấn mạnh tới công dân, nhân dân, tín hữu.
Năm nay, cả ở hai nơi ấy đều có những cơ hội để người Kitô hữu suy nghĩ về căn tính của mình. Ở Việt Nam là Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thành lập hai tông toà đại diện đầu tiên, và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm. Ở Trung Đông là Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới Về Trung Đông. Dù là kỷ niệm hay không kỷ niệm, cơ hội vẫn là qúy giá để người Kitô hữu suy nghĩ về chính mình. Có điều đối với Trung Đông, Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới tuy có nhìn về quá khứ, nhưng chủ yếu sẽ là nhìn về tương lai. Còn Năm Thánh 2010 ở Việt Nam, liệu có thoát khỏi cái nuối tiếc quá khứ để nhất định nhìn về tương lai hay không? Ta hãy chờ xem. Có người cho rằng: vì dùng dấu ấn giáo phẩm làm thước đo sự trưởng thành của Giáo Hội Việt Nam (2 tông tòa 1660 và hàng giáo phẩm 1960), nên hiện nay, điều gì người ta cũng “trăm dâu đổ tội tằm”, tại giám mục này, tại giám mục nọ, tại cả hàng giám mục nói chung, khiến cho nhận xét của một vị giám mục mới qua đời: giáo dân hơn linh mục, linh mục hơn giám mục được truyền tụng như một thần chú (mantra). Hơn hay không hơn chắc chắn là điều cần bàn cãi, nhưng rõ ràng các giáo dân ở Đồng Chiêm đang trở thành niềm kiêu hãnh cho toàn thể người Công Giáo Việt Nam khắp nơi trên thế giới, họ chứng tỏ điều này: cái lịch sử gần một nửa thiên niên kỷ kia của Giáo Hội Việt Nam đã mang lại hoa trái rực rỡ, sản sinh ra những tín hữu biết vận dụng được sở học, sở suy tư nghiền ngẫm, sở đào tạo, sở sống thực của biết bao thế hệ các nhà lãnh đạo tinh thần và đồng đạo của mình để tự đứng trên đôi chân của mình mà hành động. Thành công hay thất bại, đạt được mục tiêu hay không, không phải là cái cớ để họ thoái lui. Nhiều người có thái độ của những khán giả quá khích, hồi hộp “lo sợ” hơn cả chính các cầu thủ nhà đang cố gắng thi đấu và khi họ lỡ thua, thì lên tiếng chỉ trích đủ người, đủ phía, làm như mình tài giỏi hơn ai hết!
Các chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng
Nhân cơ hội này, tìm hiểu đôi chút về Thượng Hội Đồng Trung Đông thiển nghĩ không hẳn là chuyện dư thừa, vô bổ. Nó giúp ta phản tỉnh phần nào để nhận ra căn tính đích thực của mình trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng. Người Kitô hữu Trung Đông không những chỉ là đồng đạo mà còn là đồng số phận với ta.
Thượng Hội Đồng Trung Đông sẽ được triệu tập tại Vatican vào mùa thu này. Các chuẩn bị ráo riết đang được xúc tiến. Ngày 19 tháng Giêng năm nay, Tòa Thánh đã tổ chức một cuộc họp báo để công bố các đề cương cho THĐ. Nhân dịp này, vị Tổng Thư Ký THĐ là Đức TGM Nikola Eterovic tuyên bố rằng: trong một miền mà Kitô hữu bị coi không phải là công dân, thì việc làm chứng cho Chúa Kitô và giá trị Phúc Âm phải là điều chủ yếu, không những cho việc canh tân hiện nay mà còn cho cả một tương lai tốt đẹp hơn nữa. Một ủy ban tiền THĐ đã được thành lập. Ủy ban này gồm 7 vị thượng phụ, tức 6 vị thượng phụ của 6 Giáo Hội tự lập (sui juris) Đông Phương và thượng phụ Latinh của Giêrusalem. Bốn vị bộ trưởng của Giáo Triều Rôma cũng là thành viên của ủy ban này.
Cuộc xuất hành hiện đại
Tài liệu cũng đề cập tới vấn đề hiện vẫn đang xẩy ra là hiện tượng các Kitô hữu ồ ạt rời bỏ Đất Thánh. Đức TGM Etorovic cho thấy cuộc “xuất hành” này đang làm cho toàn thể xã hội trở nên yếu kém. Vì theo ngài, tại vùng này, các Kitô hữu “đã dùng lời cầu nguyện và các trợ giúp cụ thể để hỗ trợ anh chị em mình tại Trung Đông, vốn là cái nôi của Kitô Giáo, cũng như anh chị em thuộc hai tôn giáo độc thần là Do Thái Giáo và Hồi Giáo”.
Ngoài việc cầu nguyện và bác ái ra, vị giáo chủ này cũng cho rằng Kitô giáo còn một đóng góp khác đối với vùng đầy tranh chấp này đó là lòng hy vọng. Ngài bảo: “Niềm hy vọng của Kitô Giáo, phát sinh ngay tại Đất Thánh, đã khích lệ người tín hữu suốt 2 nghìn năm qua. Ngày nay cũng thế, ngay giữa các khó khăn và thách đố, đối với Kitô hữu cũng như mọi người thiện chí, nó vẫn tiếp tục là nguồn suối bất tận cho đức tin, đức ái và niềm vui được làm chứng cho Chúa Giêsu phục sinh, Đấng vẫn hiện diện giữa cộng đoàn các môn đệ của Người”.
Bản đề cương
Bản đề cương mà tiếng Latinh gọi là “lineamenta” của THĐ về Trung Đông đã được công bố vào ngày 19 tháng Giêng tại Vatican. Chủ đề của THĐ là “Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông: Hiệp Thông và Chứng Tá. ‘Giờ đây cộng đoàn tín hữu chỉ có một lòng một ý’” (Cv 4:32).
Bản đề cương được công bố bằng bốn thứ tiếng: Ả Rập, Anh, Pháp và Ý. Phần mở đầu của tài liệu nói tới các mục tiêu mục vụ chính của THĐ: “Củng cố và làm vững mạnh căn tính của Kitô hữu bằng Lời Chúa và các bí tích, và sâu sắc hóa sự hiệp thông giữa các Giáo Hội đặc thù”.
Như thông lệ, mỗi phần của bản đề cương đều có kèm theo nhiều câu hỏi. Có tất cả 32 câu hỏi và mục đích của chúng là để hướng dẫn việc suy tư của các định chế tiếp nhận: các thượng hội đồng giám mục của các Giáo Hội Công Giáo Phương Đông, các hội đồng giám mục, các thánh bộ của Giáo Triều Rôma, Liên Hiệp các Bề Trên Cả các Dòng, và để thảo luận nội dung của tài liệu, đem các nguyên tắc này áp dụng vào thực tế của từng thực thể Giáo Hội liên hệ.
Hạn chót cho các định chế trên trả lời là Lễ Phục Sinh, mồng 4 tháng Tư năm 2010, để kịp thời soạn thảo và công bố “Tài Liệu Làm Việc (Instrumentum Laboris) mà Đức Bênêđíctô XVI sẽ trao cho đại diện các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương dịp ngài tông du đảo Sýp vào tháng Sáu tới. Sau đây là tóm tắt nội dung bản đề cương:
Các Chỉ Dẫn cho Trung Đông
Lời nói đầu
Trong phần nói đầu của bản đề cương, Đức TGM Eterovic, Tổng Thư Ký của THĐ, viết rằng: Sách Tông Đồ Công Vụ dùng hai đoạn văn đặc biệt nhấn mạnh đến việc các Kitô hữu chia sẻ mọi thiện ích với nhau, cho thấy một sự hợp nhất rất nồng nàn: “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung” (Cv 2:44). Chủ đề của THĐ sắp tới lấy từ đoạn thứ hai “giờ đây, cộng đoàn tín hữu chỉ có một lòng một ý” (Cv 4:32). Thánh Luca nêu hai thí dụ, một thí dụ tích cực là trình thuật về Joseph (cũng có tên là Barnabas) đã bán cánh đồng của mình rồi “mang tiền bán tới đặt dưới chân các tông đồ”; một thí dụ tiêu cực kể truyện vợ chồng Ananias và Sapphira chỉ tặng một phần tiền bán đất cho cộng đoàn, còn giữ lại cho riêng mình phần còn lại, nên đã bị phạt chết thảm. Hai thí dụ ấy khích lệ các Kitô hữu sống lý tưởng hiệp thông và chứng tá một cách cụ thể và hoàn toàn đến độ “chỉ còn một lòng một ý”.
Đức TGM sau đó nhắc qua các diễn biến dẫn tới THĐ sắp tới. Ngài cho biết: nhân dịp tiếp các vị thượng phụ và tổng giám mục của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương ngày 19 tháng 9 năm 2009, Đức Bênêđíctô XVI đã công bố sẽ triệu tập THĐ Đặc Biệt về Trung Đông. Đồng thời, ngài cũng chọn chủ đề trên cho THĐ. Người ta còn nhớ, Đức Thánh Cha tông du Đất Thánh từ mồng 8 tới ngày 15 tháng Năm năm 2009, nên đã sẵn sàng chấp thuận lời yêu cầu của nhiều vị giám mục muốn có một THĐ về Trung Đông nhằm mục đích xem sét lại cách thấu đáo các giáo huấn của Sách Tông Đồ Công Vụ, để sống lại kinh nghiệm của Cộng Đồng Giáo Hội Sơ Khai một cách trưởng thành hơn và để làm chứng bằng lời và nhất là bằng việc làm cho vinh quang Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần trong tình thế phức tạp ngày nay tại các quốc gia Trung Đông. Đức tin của người Kitô hữu Trung Đông có mục tiêu nuôi dưỡng lòng hy vọng trong mọi trạng huống vô vọng, vì lòng hy vọng này không dựa vào khả năng con người mà dựa vào quyền năng Thiên Chúa. Kết quả, đức tin và đức cậy sẽ dẫn tới đức ái, hướng về người lân cận. Đức ái này thấy rõ nơi Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông qua sự hiện diện liên tục của các Kitô hữu tại mảnh đất quê hương của họ này kể từ thời Chúa Giêsu. Rõ ràng đức ái này cũng được biểu lộ qua nhiều công tác tông đồ giá trị mà các chi thể của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Đông này đã thực hiện nhằm đóng góp vào sự phát triển toàn diện của xã hội như một toàn thể.
Sau đó, Đức TGM Eterovic nhắc lại các bước chuẩn bị cho THĐ gồm việc thành lâp ủy ban Tiền THĐ và nhiệm vụ soạn thảo bản đề cương nhằm thu thập các câu trả lời. Các câu trả lời này sẽ được gửi về cho Tổng Thư Ký THĐ, làm căn bản soạn thảo Tài Liệu Làm Việc cho THĐ. Đức TGM Eterovic tin rằng THĐ này sẽ là một cơ hội tốt đẹp để đối thoại nhiều hơn với người Do Thái Giáo và Hồi Giáo, đồng thời thâm hậu hóa sự hiệp thông với mọi người thiện chí tại Trung Đông.
Nhập Đề
1. Sáng kiến triệu tập THĐ về Trung Đông cho thấy mối ưu tư lo lắng của Đức GH đối với mọi Giáo Hội và là biến cố quan trọng chứng tỏ quan tâm của Giáo Hội Hoàn Vũ đối với các GH của Chúa tại Trung Đông. Chính các GH tại Trung Đông được mời gọi cách riêng can dự vào biến cố này ngõ hầu nó trở thành một biến cố đầy ơn thánh trong cuộc sống Kitô hữu tại Trung Đông.
A. Mục tiêu của THĐ
2. THĐ này có hai mục đích: củng cố và làm vững mạnh căn tính các Kitô hữu bằng Lời Chúa và các bí tích, và thâm hậu hóa sự hiệp thông giữa các Giáo Hội đặc thù, để các GH này làm chứng cho cuộc sống Kitô Giáo một cách chân thực, hân hoan và hấp dẫn. GHCG không đơn độc tại Trung Đông. Nơi đó còn có các GH Chính Thống và các cộng đồng Thệ Phản. Khía cạnh đại kết ấy hết sức căn bản nếu ta muốn cho việc làm chứng Kitô Giáo trở thành chân chính và khả tín.
3. Như thế, hiệp thông cần được sâu sắc hóa trên mọi bình diện: bên trong các GHCG tại Trung Đông, giữa mọi GHCG trong vùng và trong tương giao với các GH Kitô Giáo và cộng đồng giáo hội khác. Đồng thời, ta cũng phải củng cố việc làm chứng với người Do Thái Giáo và Hồi Giáo, với người tin lẫn người không tin.
4. THĐ cũng mang lại cho ta cơ hội để lượng giá tình thế xã hội cũng như tôn giáo, giúp các Kitô hữu thấy rõ tầm ý nghĩa của việc họ hiện diện giữa các xã hội Hồi Giáo (Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ hay Iran) và vai trò cũng như sứ mệnh của họ trong mỗi quốc gia, nhờ đó, chuẩn bị cho họ trở thành các nhân chứng của Chúa Kitô nơi họ sinh sống. Điều này bao gồm việc suy tư về tình thế hiện nay, một tình thế khó khăn với nhiều tranh chấp, bất ổn và biến động chính trị và xã hội tại phần lớn các quốc gia trong vùng.
B. Một suy tư được Thánh Kinh hướng dẫn
5. Suy tư của ta sẽ được Sách Thánh hướng dẫn, một Sách Thánh vốn được viết trên các mảnh đất này, bằng các thứ tiếng của chính chúng ta (Híp-ri, Aram hay Hy Lạp) và trong ngữ cảnh văn hóa và văn học và các biểu thức được coi là của chính chúng ta. Lời Chúa hằng được đọc trong các Giáo Hội của ta. Các Sách Thánh ấy từng đến với ta qua các cộng đoàn Giáo Hội của chính ta. Phải lấy nó làm điểm qui chiếu nếu ta muốn tìm ra ý nghĩa sự hiện diện của ta, sự hiệp thông và chứng tá của ta trong hoàn cảnh hiện nay của xứ sở.
6. Lời Chúa nói gì với ta ở đây và ngay lúc này, với từng Giáo Hội, với từng quốc gia? Sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa biểu lộ ra sao đối với chúng ta trong cả hai hoàn cảnh thuận lợi và bất lợi của cuộc sống hàng ngày? Chúa đòi hỏi nơi ta những gì trong lúc này: ở lại chăng để dấn thân vào các biến cố đang nằm trong sự chăm sóc của Quan Phòng và ơn thánh? Hay nên ra đi?
7. Bởi thế, vấn đề ở đây, và cũng là một trong các mục tiêu của THĐ, là phải tái khám phá ra Lời Chúa trong Thánh Kinh được nói với chúng ta ngày nay. Lời Chúa nói với ta trong hiện tại chứ không phải chỉ trong quá khứ và giải thích cho ta điều đang xẩy ra quanh ta, y như Lời Chúa đã làm đối với 2 Môn Đệ Emmaus. Việc khám phá ấy phát sinh chủ yếu nhờ việc đọc và suy niệm Thánh Kinh, hoặc từng cá nhân hoặc trong các gia đình và cộng đoàn sống động. Tuy nhiên, điều chủ yếu là việc đọc này phải hướng dẫn được các lựa chọn, các quyết định hàng ngày của ta trong cuộc sống bản thân, gia đình, xã hội và chính trị.
Các câu hỏi
a. Bạn có đọc Thánh Kinh theo phương diện cá nhân, trong gia đình hay trong cộng đoàn không?
b. Việc đọc này có soi sáng cho các quyết định của bạn trong gia đình, trong sinh hoạt nghề nghiệp và công dân không?
CHƯƠNG I: GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TẠI TRUNG ĐÔNG
A. Tình thế các Kitô hữu tại Trung Đông
(a) Một thoáng nhìn lịch sử: hợp nhất trong đa dạng
8. Giống mọi cộng đồng Kitô Giáo trên khắp thế giới, các GHCG tại TĐ đều phát xuất từ Giáo Hội Kitô Giáo đầu tiên tại Giêrusalem, được Chúa Thánh Thần làm cho nên một vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Đến thế kỷ thứ 5, sau 2 CĐ Êphêsô và Canxêđoan, GH kinh qua nhiều chia rẽ, chủ yếu quanh vấn đề Kitô học. Cuộc ly khai đầu tiên từ những chia rẽ ấy trong các GH đưa lại điều ngày nay ta biết dưới tên “Giáo Hội Tông Đồ Átxiri tại Đông Phương” (cũng có tên là GH Néttôriô) và các “GH Chính Thống Đông Phương” tức các GH Cốptíc, Syria và Ácmêni, mà trước đây từng được gọi là các giáo hội nhất tính (monophysite). Thường thường, các chia rẽ này cũng phản ảnh các yếu tố văn hóa và chính trị, như nhận định của một số nhà thần học Đông Phương thời Trung Cổ đại diện cho cả ba truyền thống lớn tức Menkít, Giacôbít và Néttôriô. Các nhà thần học này cho rằng sự chia rẽ trên không hề có một căn bản tín lý nào. Sau đó xẩy ra cuộc Ly Giáo Vĩ Đại của thế kỷ thứ 11 tách Côngtăngtinốp ra khỏi Rôma, và do đó tách Đông Phương Chính Thống ra khỏi Tây Phương Công Giáo. Các chia rẽ này vẫn còn hiện hữu ngày nay trong nhiều GH tại TĐ.
9. Tiếp theo các chia rẽ và phân rẽ này, nhiều cố gắng định kỳ đã được đưa ra nhằm tái lập sự hợp nhất cho Nhiệm Thể Chúa Kitô. Các cố gắng đại kết đó đã phát sinh ra các GHCG Đông Phương: Ácmêni, Canđê, Menkít, Syriác và Cốptíc. Thoạt đầu, các GH này có khuynh hướng tranh luận với các GH Chính Thống Chị Em, nhưng dần dần, đã trở thành những người cùng họ nhiệt thành bênh vực một Trung Đông Kitô Giáo.
10. Giáo Hội Marônít luôn duy trì sự hợp nhất với Giáo Hội Hoàn Vũ và suốt trong lịch sử lâu dài của nó, chưa bao giờ kinh qua bất cứ chia rẽ nội bộ nào. Tòa Thượng Phụ Latinh của Giêrusalem, thiết lập từ thời Thập Tự Chinh, đã được tái lập trong thế kỷ 19, nhờ sự hiện diện liên tục của các cha Dòng Phanxicô, từng có mặt tại Đất Thánh từ thế kỷ 13.
11. Ngày nay, 7 GHCG đang hiện hữu tại Trung Đông, phần lớn nói tiếng Ả Rập hay sử dụng mẫu tự Ả Rập. Một số cũng hiện hữu tại Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư (Iran). Các GH này khác nhau về văn hóa và do đó, có truyền thống phụng vụ rất độc đáo, tạo nên nét phong phú và bổ túc lẫn nhau. Họ đều hiệp thông với Giáo Hội Hoàn Vũ, quây quần chung quanh Đức Giáo Hoàng, đấng kế vị Thánh Phêrô, thủ lãnh (coryphaeus) các tông đồ. Tính đa dạng là căn bản cho sự phong phú của họ, một sự phong phú chỉ có thể bị nghèo nàn đi vì sự quá gắn bó với nghi thức và văn hóa. Ngày nay, sự hợp tác giữa các tín hữu đang diễn tiến bình thường và tự nhiên ở mọi bình diện.
(b) Tính tông truyền và ơn gọi truyền giáo
12. Từ nguồn gốc, các GH của ta vốn có tính tông truyền và các quốc gia của ta vốn là cái nôi của Kitô Giáo. Ngày 9 tháng 6 năm 2007, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI từng nói rằng các GH này là những người canh giữ sống động nguồn gốc Kitô Giáo của ta. Các mảnh đất này từng được chúc phúc nhờ sự hiện diện của chính Chúa Kitô và các thế hệ Kitô hữu đầu tiên. Thật là một mất mát lớn lao cho Giáo Hội Hoàn Vũ nếu các Kitô Hữu này biến mất hay giảm thiểu ngay tại nơi GH ấy sinh ra. Cho nên, ta có trách nhiệm nặng nề không những phải duy trì đức tin Kitô Giáo tại các mảnh đất thánh thiêng này, mà hơn thế, còn phải duy trì tinh thần Phúc Âm nơi các dân tộc Kitô Giáo và mối tương quan của họ với những người không phải là Kitô hữu, đồng thời giữ cho ký ức về các khởi đầu ấy của Kitô Giáo luôn luôn sống động.
13. Vì là tông truyền, các GH của ta có sứ mệnh đặc biệt phải đem Phúc Âm tới toàn thế giới. Trong suốt lịch sử, nhiệt thành tông đồ này đã trổ sinh một số Giáo Hội tại Nubia và Ethiopia, tại Bán Đảo Ả Rập, tại Ba Tư, tại Ấn Độ và cả tại Trung Hoa nữa. Ngày nay, trong nhiều trường hợp, đang có những dấu hiệu cho thấy nhiệt tình tông đồ ấy đã nguội đi và ngọn lửa của Chúa Thánh Thần dường như đã giảm thiểu.
14. Lịch sử và văn hóa của ta giúp ta cơ hội giao tiếp với hàng trăm triệu con người về phương diện văn hóa và thiêng liêng. Trách nhiệm của ta là chia sẻ với họ sứ điệp yêu thương của Phúc Âm mà ta đã tiếp nhận. Vào một thời điểm trong đó nhiều người mất hướng và đang đi tìm một tia hy vọng, ta hãy đem lại cho họ niềm hy vọng vốn có trong ta nhờ sự tràn đầy Chúa Thánh Thần trong tâm hồn ta (xem Rm 5:5).
(c) Vai trò người Kitô hữu trong xã hội, bất chấp tính thiểu số của họ
15. Bất chấp các dị biệt, các xã hội Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư của ta vẫn có những đặc điểm chung. Các truyền thống và lối sống cổ truyền vẫn thịnh hành, nhất là liên quan đến gia đình và giáo dục. Ở đây, chủ nghĩa tông phái (confessionalism) là đặc điểm của cả người Kitô hữu lẫn những người không phải là Kitô hữu và ảnh hưởng lớn tới thái độ và tác phong dân chúng. Tôn giáo có thể phát sinh ra chia rẽ, người này với người nọ.
16. Tính hiện đại mỗi ngày mỗi bàng bạc hơn trong xã hội. Việc sử dụng các kênh truyền hình thế giới và liên mạng dẫn đến cả các giá trị mới lẫn việc mất các giá trị trong xã hội dân chính và nơi Kitô hữu. Phản ứng lại tình thế ấy, các nhóm cực đoan Hồi Giáo đang phát triển mạnh. Những người cầm quyền thì phản ứng một cách độc đoán bằng cách kiểm soát chặt chẽ báo chí và truyền thông. Tuy nhiên, đa số dân chúng đang chờ mong dân chủ thật sự.
17. Dù các Kitô hữu là thiểu số trong hầu hết các miền thuộc Trung Đông, chỉ trừ Libăng: họ chiếm từ 1% tại Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ tới 10% tại Ai Cập, nhưng họ rất tích cực, năng động và sâu sắc. Nguy hiểm một điều: họ có thể tự cô lập vì sợ người khác. Các tín hữu của ta, vì thế, cần được củng cố trong đức tin và cuộc sống thiêng liêng, họ cần được tôi luyện lại trong liên hệ xã hội và tình liên đới giữa họ với nhau. Tuy nhiên phải làm điều đó trong tinh thần không rơi vào não trạng khép kín (ghetto). Ngoài ra, giáo dục phải là việc đầu tư lớn nhất của ta. Các Giáo Hội và trường học của ta cần làm nhiều hơn nữa để giúp đỡ những người kém may mắn nhất.
B. Các thách đố của Kitô hữu
(a) Tranh chấp chính trị trong vùng
18. Các tranh chấp chính trị trong vùng đã trực tiếp ảnh hưởng tới cuộc sống người Kitô hữu, cả trong tư cách công dân lẫn trong tư cách Kitô hữu. Việc người Do Thái chiếm đóng các lãnh thổ Palestine đã làm cho cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn liên quan tới quyền tự do di chuyển, nền kinh tế và sinh hoạt tôn giáo. Ra vào những nơi thánh phải tùy thuộc giấy phép của quân đội, một thứ giấy phép được cấp phát tùy tiện, người được, người không, hoàn toàn dựa vào lý do an ninh. Đàng khác, một số nền thần học cực đoan Kitô Giáo lại còn dùng Thánh Kinh mà biện hộ cho việc chiếm đóng kia, khiến cho vị thế của người Ả Rập theo Kitô Giáo càng trở nên tế nhị.
19. Tại Iraq, chiến tranh đã thả lỏng nhiều lực lượng tàn ác trong xứ sở, trong đó có các hệ phái tôn giáo và nhiều phong trào chính trị, khiến mọi người dân Iraq trở thành nạn nhân. Tuy nhiên, vì Kitô hữu đại diện cho phần nhỏ nhất và yếu nhất trong các cộng đồng Iraq, nên họ đã trở thành các nạn nhân chính mà nền chính trị thế giới không hề ghi nhận.
20. Tại Libăng, Kitô hữu chia rẽ nhau một cách sâu xa trên cả hai bình diện chính trị và hệ phái đến nỗi không tìm ra được kế sách gì chung để hành động. Tại Ai Cập, việc đi lên của Hồi Giáo chính trị một bên và bên kia việc rút lui khỏi đời sống công cộng của người Kitô hữu đã dẫn tới hiện tượng bất khoan dung, bất bình đẳng và bất công. Hơn nữa, việc Hồi Giáo Hóa này cũng xâm nhập vào các gia đình qua truyền thông và trường học, dẫn tới một thay đổi ít ai thấy về thái độ có tính chất Hồi Giáo. Tại nhiều quốc gia, chủ nghĩa độc đoán hay độc tài buộc dân chúng, trong đó có Kitô hữu, phải câm lặng để còn duy trì được những cái thiết yếu. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, ý niệm “thế tục” đang đặt ra nhiều vấn nạn đối với quyền tự do đầy đủ về tôn giáo.
21. Hoàn cảnh ấy của các Kitô hữu tại các quốc gia Ả Rập khác nhau đã được mô tả trong đoạn 13 Thư Mục Vụ số 10 của các vị Thượng Phụ Công Giáo, năm 2009. Các kết luận của nó bác bỏ thái độ chủ trương đầu hàng: “Đối diện với các thực tại khác nhau ấy, nhiều người vẫn mạnh mẽ trong đức tin và trong việc dấn thân vào xã hội, sẵn sàng chia sẻ các hy sinh chung và đóng góp vào kế hoạch toàn diện của xã hội. Trái lại, nhiều người khác tỏ ra ngã lòng và mất hết tin tưởng vào xã hội của mình, vào khả năng nó có thể ban cấp cho họ một vị thế bình đẳng với các công dân khác, dẫn tới việc họ từ bỏ mọi cam kết, thu mình vào trong Giáo Hội và các định chế của mình, sống cô lập và tránh mọi hành động qua lại với xã hội”
(b) Tự do tôn giáo và tự do lương tâm
22. Tại Trung Đông, tự do tôn giáo thường có nghĩa là tự do thờ phượng chứ không phải tự do lương tâm, hay tự do thay đổi tôn giáo của mình để tin theo một tôn giáo khác. Nói một cách tổng quát, tôn giáo tại Trung Đông là một lựa chọn có tính xã hội, có khi còn là lựa chọn có tính quốc gia nữa, chứ không phải là lựa chọn của cá nhân. Thay đổi tôn giáo, vì thế, bị coi như phản bội xã hội, văn hóa và dân tộc mà phần lớn được lập nền tảng trên truyền thống tôn giáo.
23. Người ta coi việc trở lại như hậu quả của việc cải đạo (proselytism) với quyền lợi bản thân gắn liền vào đó, chứ không hẳn là xác tín tôn giáo chính danh. Thường thường, luật nhà nước ngăn cấm người Do Thái Giáo và người Hồi Giáo không được gia nhập các tôn giáo khác. Các Kitô hữu, dù cũng bị áp lực và chống đối của gia đình và dòng tộc, nhưng nói chung được tự do thay đổi tôn giáo của mình. Nhiều khi, người Kitô hữu gia nhập Hồi Giáo không phải vì xác tín tôn giáo cho bằng vì các quyền lợi bản thân hay bị áp lực từ việc cải đạo của tôn giáo này.
(c) Các Kitô hữu và việc phát triển của Hồi Giáo hiện nay
24. Trong một thư mục vụ trước đây, các vị Thượng Phụ Công Giáo của Trung Đông từng nói thế này: “Việc đi lên của Hồi Giáo chính trị từ thập niên 1970 trở đi là một hiện tượng nổi bật, có ảnh hưởng tới toàn vùng và tới hoàn cảnh người Kitô hữu trong thế giới Ả Rập. Phong trào Hồi Giáo chính trị này bao gồm nhiều trào lưu tôn giáo khác nhau nhằm áp đặt lối sống Hồi Giáo lên các xã hội Ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư và mọi người sống trong các xã hội ấy, bất luận là người Hồi Giáo hay không. Đối với họ, nguyên nhân mọi tệ nạn là việc làm ngơ Hồi Giáo. Do đó, giải pháp là quay về với Hồi Giáo nguyên thủy. Bởi thế mới có khẩu hiệu: ‘Hồi Giáo là giải pháp’… Để theo đuổi mục tiêu này, nhiều người không ngần ngại sử dụng tới võ lực”. Dù chủ yếu nhằm vào xã hội Hồi Giáo, thái độ này đã ảnh hưởng mạnh tới sự hiện hữu của Kitô Giáo tại Trung Đông. Rõ ràng là một đe dọa đối với mọi người, dù theo Kitô Giáo hay theo Hồi Giáo, các trào lưu cực đoan này cần phải được xử lý chung.
(d) Di cư
25. Việc người Kitô hữu và không Kitô hữu di cư khỏi Trung Đông, một hiện tượng đã khởi sự từ cuối thế kỷ 19, chủ yếu phát sinh từ các lý do chính trị và kinh tế. Vào lúc đó, các liên hệ tôn giáo không được lý tưởng bao nhiêu. Tuy nhiên hệ thống tự trị (“millet” system) ban cấp cho các nhóm tôn giáo thiểu số cũng bảo đảm phần nào cho người Kitô hữu được bảo vệ bên trong các cộng đồng của họ, mặc dù không phải lúc nào cũng ngăn cản được tranh chấp vốn có tính bộ lạc và tôn giáo. Ngày nay, việc di cư hết sức phổ biến, do cuộc tranh chấp giữa người Do Thái và người Palestine tạo ra đủ thứ bất ổn trong cả vùng mà cao điểm là cuộc chiến tranh tại Iraq và tình trạng bất ổn chính trị tại Libăng.
26. Kế hoạch chính trị quốc tế, vì thường không đếm xỉa gì tới sự hiện diện của người Kitô hữu, nên càng tạo thêm dịp cho họ di cư. Cũng thế, tình hình chính trị hiện nay tại Trung Đông đang làm khó thêm cho nền kinh tế, một nền kinh tế vốn có khả năng đem lại một mức sống có thể chấp nhận được cho toàn bộ xã hội. Muốn có biện pháp giảm thiểu nạn di cư, người ta phải chú tâm đặc biệt tới các các thực tế chính trị và phạm vi dấn thân dành cho Giáo Hội.
27. Một phương thức khác là làm cho các Kitô hữu ý thức tốt hơn ý nghĩa việc họ hiện hữu tại một quốc gia nhất định, nơi họ có nhiệm vụ mang sứ điệp của Chúa Kitô tới, một sứ điệp cần được công bố bất chấp mọi khó khăn và bách hại.
(e) Việc các Kitô hữu từ khắp thế giới nhập cư vào Trung Đông
28. Hàng trăm ngàn công nhân từ khắp các nơi trên thế giới đã tới Trung Đông để làm việc: họ là người Phi Châu đến từ Ethiopia và Sudan, hay người Á Châu, nhất là người Phi Luật Tân, Sri Lanka, Bangladesh, Nepal, Pakistan và Ấn Độ. Nói chung, các di dân này là phụ nữ đến đây làm việc nhà để có tiền cho con ăn học và có được cuộc sống tươi đẹp hơn. Các phụ nữ này thường chịu nhiều bất công, bóc lột và lạm dụng tình dục hoặc bởi nhà nước nơi tiếp nhận họ, bởi các văn phòng đại diện giúp họ qua đây hay bởi các chủ nhân sử dụng họ.
29. Những người này cũng là trách nhiệm mục vụ trên cả hai phương diện tôn giáo và xã hội. Đôi khi, chính Giáo Hội cũng không làm được bao nhiêu để giúp đỡ họ. Vả lại, muốn tránh thái độ kẻ cả hay khinh miệt, cần thiết phải giáo dục các tín hữu về học thuyết xã hội của Giáo Hội.
C. Thái độ Kitô hữu trong đời sống hàng ngày
30. Đứng trước các thách đố trên đây, tác phong của Kitô hữu trong Giáo Hội và trong xã hội khá đa dạng:
-- nhiều Kitô hữu có niềm tin và biết dấn thân sẵn sàng chấp nhận và trung thành sống niềm tin của họ trong đời sống tư và công;
-- một số Kitô hữu “giáo dân” đã dấn thân rất sâu vào sinh hoạt công, bằng cách thành lập các đảng phái chính trị, nhất là thuộc phe Tả, hay trở thành đảng viên của một đảng phái đặc thù nào đó nhưng thường lại hy sinh niềm tin của mình;
-- các Kitô hữu khác sống niềm tin truyền thống của mình qua việc sùng kính và thực hành bên ngoài, những việc không có tác dụng gì đối cuộc sống thực tế hay bậc thang giá trị của họ. Trái lại, họ tuân phục các tiêu chuẩn và các giá trị thực tiễn của xã hội, đôi lúc, đi ngược hẳn lại Phúc Âm, coi cuộc đấu tranh của xã hội làm cuộc đấu tranh của chính mình, chỉ khác ở các thực hành tôn giáo bề ngoài hay lễ lạc linh đình;
-- sau cùng, lại còn nhiều Kitô hữu khác, thấy mình ở vị thế yếu kém, nhỏ nhoi so với người Hồi Giáo chiếm đa số, nên đã để cho sợ sệt tràn ngập, lo lắng, chỉ phập phồng trước những vi phạm tới quyền lợi của mình.
31. Cách thức sống đức tin trực tiếp liên hệ tới việc hiểu chính xác ý nghĩa việc làm thành viên trong Giáo Hội. Một đức tin sâu sắc là căn bản để có được một ý thức thuộc về vững chắc và đầy dấn thân. Trái lại, một đức tin hời hợt chỉ dẫn tới một ý thức thuộc về hoàn toàn tùy tiện. Thái độ đầu chứng tỏ một tư cách thành viên chân thực, đúng nghĩa, biết tham dự vào đời sống Giáo Hội và thể hiện mọi khía cạnh của đức tin mình. Với thái độ thứ hai, tư cách thành viên chỉ là tông phái (confessional), chỉ biết đòi Giáo Hội thỏa mãn mọi nhu cầu vật chất và xã hội, một thái độ tùy thuộc và thụ động.
32. Thành thử, việc hồi tâm có tính bản thân nơi Kitô hữu, bắt đầu từ các mục tử, là chủ yếu phải trở về với tinh thần Phúc Âm, để đời sống ta trở nên nhân chứng cho tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu luôn được phát biểu cách cụ thể đối với mỗi người và đối với mọi người; và phát biểu qua việc từ bỏ mọi vị kỷ, tị hiềm và yếu kém bản thân.
33. Đời sống tận hiến đang hiện diện tại các quốc gia của ta nhiều cách. Cuộc sống ấy phải nhấn mạnh tới khía cạnh chiêm niệm. Sứ mệnh hàng đầu của các đan sĩ và các tu sĩ chiêm niệm phải là cầu nguyện và cầu bầu cho xã hội trong các lãnh vực sau đây: công lý nhiều hơn trong chính trường và trong nền kinh tế; nhiều liên đới và tôn trọng hơn trong các liên hệ gia đình; can đảm hơn trong việc tố giác bất công; và nhiều trung thực hơn để không bị lôi kéo vào những tranh chấp dân sự hay mưu cầu quyền lợi bản thân. Đó là các mục tiêu đạo đức của các mục tử, các đan sĩ, các nhà chiêm niệm, các tu sĩ tận hiến và các nhà giáo dục, những người phải nêu gương trong các định chế của ta (trường học, đại học, trung tâm xã hội, bệnh viện…), để các tín hữu noi gương mà trở thành nhân chứng đích thực của Phuc Sinh nơi xã hội.
34. Việc đào luyện hàng giáo sĩ và hàng giáo dân của ta cũng như các bài giảng và các bài giáo lý của ta phải đem lại cho tín hữu một ý thức chân chính về đức tin của họ, giúp họ hiểu rõ vai trò nhân danh đức tin của mình trong xã hội. Họ phải được dạy để tìm kiếm và nhận ra Thiên Chúa trong mọi sự và trong mọi người, cố gắng làm cho mình hiện hữu trong xã hội và trong thế giới bằng việc thực hành các nhân đức bản thân và xã hội: đức công bằng, đức ngay thật, đức công chính, tinh thần hiếu khách, tình liên đới, mở rộng tâm hồn, sự trong sạch về luân lý, đức tín trung…
35. Để đạt được mục tiêu trên, phải cố gắng đặc biệt để tìm kiếm và đào tạo cho được “những người chủ yếu” cần thiết cho công tác trên: các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các nam nữ giáo dân, để họ trở nên các nhân chứng đích thực của Thiên Chúa giữa lòng xã hội, bất chấp mọi khó khăn, góp phần xây dựng xã hội văn minh (civitas).
Các câu hỏi
Sau đó là 9 câu hỏi về việc phải làm gì để cổ vũ ơn gọi, để cải thiện môi trường xã hội, để hỗ trợ có phê phán các ý niệm hiện đại trong xã hội, để gia tăng tự do tôn giáo và tự do lương tâm, để chặn đứng nạn di cư, để tôn trọng người nhập cư, để huấn luyện cán bộ lãnh đạo biết góp phần vàođời sống xã hội và chính trị của đất nước.
(Còn 2 chương)
Top Stories
Archdiocese of Hanoi condemns savage beating of Redemptorist brother
Catholic News Agency
07:45 22/01/2010
Hanoi, Vietnam, Jan 22, 2010 / 02:16 am (CNA).- The Archdiocese of Hanoi has condemned local government attacks against Catholics at Dong Chiem parish, including the “savage” and “brutal” beating of a Redemptorist brother by police.
The attack is the latest incident near Dong Chiem parish, where local authorities blew up a cemetery’s crucifix in the early morning of Jan. 6.
On Wednesday, police “brutally” beat Redemptorist Br. Anthony Nguyen Van Tang so severely that he lost consciousness, the archdiocese said in a statement.
The statement, signed by vice-chancellor Fr. Long Le Trong Cung, reported that a group of priests and religious had wanted to visit Dong Chiem after they learned of escalating violence against parishioners and priests.
As of Jan. 20, the parish was “completely besieged” and police at checkpoints prohibited anyone from entering, J.B. An Dang tells CNA.
The delegation from the archdiocese was stopped by police at Xay Bridge, about one-third of a mile from the church. Hanoi Redemptorists spokesman Fr. Peter Nguyen Van Khai told the Vietnam Redemptorist provincial Superior that four of the five policemen there attacked Br. Anthony Nguyen and a layman.
“The lay man was slightly injured, but Br. Anthony Nguyen suffered serious injuries on the head, lips and eyes,” reported Fr. Peter Nguyen, who said the brother was “savagely assaulted” and lost consciousness.
“The shirt of the lay man, and the one of a motorbike driver, who helped to transport him to a nearby parish, were soaked with the Redemptorist's blood,” he said.
Locals reportedly recognized the attackers as “police from [the] inner city of Hanoi.”
The Archdiocese of Hanoi expressed great concern about the violent situation at Dong Chiem, J.B. An Dang reports. It said “hundreds” of anti-riot police, militiamen and plainclothes police are deployed in the area to bar passage to and from the parish.
The Archdiocese reported that Dong Chiem’s pastor, Fr. Nguyen Van Huu, and the assistant priest, Fr. Nguyen Van Lien, have been repeatedly summoned and interrogated by police.
“Parishioners have been subjected [to] beatings and massive arrests,” it continued, listing the names of 16 detainees.
Additionally, parishioners are being blasted by threatening messages on public loudspeakers which broadcast all day long.
The Archdiocese of Hanoi has asked all Catholics to “fervently pray” for priests and parishioners of the parish, especially for those who have been jailed and attacked “in this time of difficulty.” It also sought prayers for respect for human rights.
J.B. An Dang tells CNA that parishes have been asked to sing the “Peace Prayer of St. Francis of Assisi” at the end of every Mass until the persecution ends and justice is restored.
Redemptorist Br. Anthony Nguyen Van Tang after being attacked |
On Wednesday, police “brutally” beat Redemptorist Br. Anthony Nguyen Van Tang so severely that he lost consciousness, the archdiocese said in a statement.
The statement, signed by vice-chancellor Fr. Long Le Trong Cung, reported that a group of priests and religious had wanted to visit Dong Chiem after they learned of escalating violence against parishioners and priests.
As of Jan. 20, the parish was “completely besieged” and police at checkpoints prohibited anyone from entering, J.B. An Dang tells CNA.
The delegation from the archdiocese was stopped by police at Xay Bridge, about one-third of a mile from the church. Hanoi Redemptorists spokesman Fr. Peter Nguyen Van Khai told the Vietnam Redemptorist provincial Superior that four of the five policemen there attacked Br. Anthony Nguyen and a layman.
“The lay man was slightly injured, but Br. Anthony Nguyen suffered serious injuries on the head, lips and eyes,” reported Fr. Peter Nguyen, who said the brother was “savagely assaulted” and lost consciousness.
“The shirt of the lay man, and the one of a motorbike driver, who helped to transport him to a nearby parish, were soaked with the Redemptorist's blood,” he said.
Locals reportedly recognized the attackers as “police from [the] inner city of Hanoi.”
The Archdiocese of Hanoi expressed great concern about the violent situation at Dong Chiem, J.B. An Dang reports. It said “hundreds” of anti-riot police, militiamen and plainclothes police are deployed in the area to bar passage to and from the parish.
The Archdiocese reported that Dong Chiem’s pastor, Fr. Nguyen Van Huu, and the assistant priest, Fr. Nguyen Van Lien, have been repeatedly summoned and interrogated by police.
“Parishioners have been subjected [to] beatings and massive arrests,” it continued, listing the names of 16 detainees.
Additionally, parishioners are being blasted by threatening messages on public loudspeakers which broadcast all day long.
The Archdiocese of Hanoi has asked all Catholics to “fervently pray” for priests and parishioners of the parish, especially for those who have been jailed and attacked “in this time of difficulty.” It also sought prayers for respect for human rights.
J.B. An Dang tells CNA that parishes have been asked to sing the “Peace Prayer of St. Francis of Assisi” at the end of every Mass until the persecution ends and justice is restored.
Protestano i Redentoristi per le violenze, mentre a Hanoi si temono attacchi contro le chiese
Asia-News
08:13 22/01/2010
Una lettera dei religosi alle autorità ricostruisce quanto accaduto a Dong Chiem e chiede indagini e punizione dei responsabili dell’aggressione a un monaco, oltre alla cessazione degli attacchi e dell’assedio alla parrocchia. Nella capitale gruppi di attivisti chiedono le dimissioni dell’arcivescovo.
Che, dal canto loro, sembrano non voler fermare la campagna di violenza e di odio. “Spontanei” gruppi di manifestanti tornano a chiedere le dimissioni dell’arcivescovo di Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, che per sicurezza è lontando dalla città. Nelle parrocchie della capitale si è diffuso il timore di possibili attacchi contro le chiese.
Dal canto loro, i Redentorisi, nel documento, firmato dal capo del segretariato dei Redentoristi, padre Joseph Dinh Huu Thoai, presentano “il nostro punto di vista sugli incidenti occorsi alla parrocchia di Dong Chiem” e in particolare sull’aggressione al religioso, finito, sanguinante, in ospedale. “A quanto riferito dal sacerdote redentorista Nguyen Van Khai, del monastero di Thai Ha - si legge nel documento - dalla testimonianza di un gran numero di persone presenti, dalle foto prese sul luogo e all’ospedale di Viet Duc, abbiamo appreso che il 20 gennaio il nostro monaco Nguyen Van Tang, del monastero di Thai Ha, è stato aggedito da un gruppo di agenti in borghese, che lo hanno fermato e picchiato selvaggiamente, causandogli gravi ferite”.
La lettera ricorda poi che l’arcidiocesi di Hanoi, in una dichiarazione, ha affermato che nei giorni passati un certo numero di sacerdoti e laici che vivono o si recavano alla parrocchia “hanno subito lo stesso tipo di matrattamenti”.
I 300 Redentoristi del Vietnam, quindi, protestanto per: la distruzione della croce, “atto di profanazione che insulta un simbolo religioso dell nostra fede”, “l’assedio e le arbitrarie restrizioni alla libertà di movimento, di visita e di preghiera, come atto di comunione tra i cattolici di Hanoi. Questa è una violazione dei diritti umani e specialmente della libertà di religione”, “l’uso della violenza per risolvere quanto accaduto a Dong Chiem”, “la detenzione e l’isolamento contro un certo numero di fedeli” della parrocchia, “la distorsione della verità sui media statali”.
Che, dal canto loro, sembrano non voler fermare la campagna di violenza e di odio. “Spontanei” gruppi di manifestanti tornano a chiedere le dimissioni dell’arcivescovo di Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, che per sicurezza è lontando dalla città. Nelle parrocchie della capitale si è diffuso il timore di possibili attacchi contro le chiese.
Dal canto loro, i Redentorisi, nel documento, firmato dal capo del segretariato dei Redentoristi, padre Joseph Dinh Huu Thoai, presentano “il nostro punto di vista sugli incidenti occorsi alla parrocchia di Dong Chiem” e in particolare sull’aggressione al religioso, finito, sanguinante, in ospedale. “A quanto riferito dal sacerdote redentorista Nguyen Van Khai, del monastero di Thai Ha - si legge nel documento - dalla testimonianza di un gran numero di persone presenti, dalle foto prese sul luogo e all’ospedale di Viet Duc, abbiamo appreso che il 20 gennaio il nostro monaco Nguyen Van Tang, del monastero di Thai Ha, è stato aggedito da un gruppo di agenti in borghese, che lo hanno fermato e picchiato selvaggiamente, causandogli gravi ferite”.
La lettera ricorda poi che l’arcidiocesi di Hanoi, in una dichiarazione, ha affermato che nei giorni passati un certo numero di sacerdoti e laici che vivono o si recavano alla parrocchia “hanno subito lo stesso tipo di matrattamenti”.
I 300 Redentoristi del Vietnam, quindi, protestanto per: la distruzione della croce, “atto di profanazione che insulta un simbolo religioso dell nostra fede”, “l’assedio e le arbitrarie restrizioni alla libertà di movimento, di visita e di preghiera, come atto di comunione tra i cattolici di Hanoi. Questa è una violazione dei diritti umani e specialmente della libertà di religione”, “l’uso della violenza per risolvere quanto accaduto a Dong Chiem”, “la detenzione e l’isolamento contro un certo numero di fedeli” della parrocchia, “la distorsione della verità sui media statali”.
Redemptorists protest violence, while attacks on Hanoi churches feared
Asia-News
08:14 22/01/2010
A letter by religious to authorities to reconstruct what happened in Dong Chiem and demands for an investigation and punishment of those responsible for aggression against a monk, as well as an end to attacks and siege at the parish. In the capital, groups of activists call for the resignation of the archbishop.
Hanoi (AsiaNews) - Stop the press campaign that falsifies what happened to the parish of Dong Chiem, lift the siege of the church and stop acts of intimidation toward the faithful, release those who were arbitrarily arrested, investigate and prosecute those who have attacked and wounded Catholics and especially Brother Nguyen Van Tang, respect freedom of religion and symbols of Christian faith. These are the demands that the superior of the Redemptorists of Vietnam addressed in an "urgent letter of protest” to the authorities of Hanoi.
Who, in turn, seem not to want to stop the campaign of violence and hatred. "Spontaneous" groups of protesters have returned to demand the resignation of the Archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, who for security reasons has left the city. In the parishes of the capital, the fear of possible attacks against churches has spread.
For their part, the Redemptorists in the document, signed by the Head of the Secretariat of the Redemptorists, Father Joseph Dinh Huu Thoai, present "our views on the incidents that have taken place in the parish of Dong Chiem" and in particular on the bloody aggression of the religious brother, which resulted in his being hospitalised. "As far as related by the Redemptorist priest Nguyen Van Khai, of the monastery at Thai Ha - reads the document - the testimony of a large number of people present, from the photos taken at the place and Viet Duc hospital, we learned that 20 January our Brother Nguyen Van Tang from the monastery in Thai Ha, was attacked by a group of undercover agents who stopped him and savagely beat him, causing serious injuries. "
The letter then notes that the Archdiocese of Hanoi, in a statement, said that in the past days a number of priests and lay people living or going to church "have suffered the same type of mistreatment.
The 300 Redemptorists of Vietnam, therefore, protest against the destruction of the cross, "an act of desecration, insulting a religious symbol of our faith," the siege and arbitrary restrictions on freedom of movement, access and prayer, as an act of communion between Catholics of Hanoi. This is a violation of human rights and especially freedom of religion, "" the use of violence to resolve what happened in Dong Chiem," "the detention and isolation of a number of the faithful" of the parish," the distortion of truth in the state media. "
Hanoi (AsiaNews) - Stop the press campaign that falsifies what happened to the parish of Dong Chiem, lift the siege of the church and stop acts of intimidation toward the faithful, release those who were arbitrarily arrested, investigate and prosecute those who have attacked and wounded Catholics and especially Brother Nguyen Van Tang, respect freedom of religion and symbols of Christian faith. These are the demands that the superior of the Redemptorists of Vietnam addressed in an "urgent letter of protest” to the authorities of Hanoi.
Who, in turn, seem not to want to stop the campaign of violence and hatred. "Spontaneous" groups of protesters have returned to demand the resignation of the Archbishop of Hanoi, Joseph Ngo Quang Kiet, who for security reasons has left the city. In the parishes of the capital, the fear of possible attacks against churches has spread.
For their part, the Redemptorists in the document, signed by the Head of the Secretariat of the Redemptorists, Father Joseph Dinh Huu Thoai, present "our views on the incidents that have taken place in the parish of Dong Chiem" and in particular on the bloody aggression of the religious brother, which resulted in his being hospitalised. "As far as related by the Redemptorist priest Nguyen Van Khai, of the monastery at Thai Ha - reads the document - the testimony of a large number of people present, from the photos taken at the place and Viet Duc hospital, we learned that 20 January our Brother Nguyen Van Tang from the monastery in Thai Ha, was attacked by a group of undercover agents who stopped him and savagely beat him, causing serious injuries. "
The letter then notes that the Archdiocese of Hanoi, in a statement, said that in the past days a number of priests and lay people living or going to church "have suffered the same type of mistreatment.
The 300 Redemptorists of Vietnam, therefore, protest against the destruction of the cross, "an act of desecration, insulting a religious symbol of our faith," the siege and arbitrary restrictions on freedom of movement, access and prayer, as an act of communion between Catholics of Hanoi. This is a violation of human rights and especially freedom of religion, "" the use of violence to resolve what happened in Dong Chiem," "the detention and isolation of a number of the faithful" of the parish," the distortion of truth in the state media. "
Vietnam kämpft gegen sein Image in katholischen Medien
Zenit
08:32 22/01/2010
Kommunistische Staatsmedien widersprechen sich gegenseitig
Michaela Koller
ROM, HANOI 22. Januar 2010 (ZENIT.org).- Die katholische Nachrichtenagentur AsiaNews steht derzeit im Kreuzfeuer der Kritik kommunistischer Staatsmedien Vietnams. Die Agentur berichtete darüber, dass Sicherheitskräfte ein Kruzifix auf einem Friedhof in der Diözese Dong Chiem beseitigt hatten. Die staatliche „Vietnam Nachrichtenagentur" verbreitete aber, das Kreuz sei illegal errichtet und deshalb abmontiert worden. Auf Augenzeugen berufend, schilderte AsiaNews jedoch einen Gewaltakt, geeignet religiöse Gefühle zu verletzen.
„In Wirklichkeit ist das Kreuz mit Hilfe von Explosivstoffen gesprengt worden, wie Bischof Francis Nguyen Van Sang und AsiaNews berichteten", heißt es in einem Kommentar zu den Vorgängen. „Hanoi Moi" und die „Stimme Vietnams", zwei weitere Regimemedien, meldeten, Christen hätten selbst das Kruzifix zerstört, nachdem sie infolge einer Belehrung durch die Regierung ihre Religiosität als Irrweg erkannt hatten.
Ironisch heißt es in dem AsiaNews-Kommentar: „Wir wissen nicht, welche Gläubigen dies waren, vielleicht die Fünf, die einen Tag nach dem ‚Entfernen' des Kreuzes verhaftet wurden, oder die Beiden, die im Krankenhaus landeten (Fotos verfügbar), weil sie mit vielen Anderen zusammen demonstriert haben, die alle geschlagen wurden, oder JB Nguyen Huu Vinh, ein katholischer journalist, der tätlich angegriffen und auf der Straße bewußtlos liegen gelassen worden war, als er versuchte, in dem Fall zu recherchieren."
Inzwischen ist der Berg, wo das Kruzifix stand, von Sicherheitskräften umzingelt. Jedoch zieht der Platz nun Pilger und Demonstranten an, die versuchen, daraus einen Berg der Kreuze, vergleichbar dem in Litauen, zu machen.
Unklar sei auch, heißt es in dem Kommentar weiter, warum sich viele vietnamesische Bischöfe und Diözesanvertreter zu den Vorgängen geäußert und etwa die Zerstörung „als wahres Sakrileg" bezeichnet haben, wenn doch Christen keinerlei Unterdrückung erlitten hätten.
So haben sich zehn Bischöfe aus dem Norden des Landes an die Regierung gewandt und vor Schritten gewarnt, die weiter Unzufriedenheit, Ärger und Misstrauen unter der Bevölkerung erregen. Sie versicherten ihre Bereitschaft zur Zusammenarbeit mit der Regierung, „zum Vorteil des Landes und zum Aufbau einer großen Familie, unter der Voraussetzung, dass deren Mitglieder friedlich miteinander auskommen, „ohne Unterdrückung zu erleiden".
Das Regime, das sich um Annährung an den Heiligen Stuhl bemüht, verliert derzeit auch durch die Bedrängnis der Redemptoristen im Land weiter an Legitimation. Die Vertretungen des Ordens in Ho Chi Minh Stadt und in Hanoi sind inzwischen beide im Visier der Kommunisten, die ihnen vorwerfen, „die Politik der Partei und die Gesetze der Nation" zu untergraben.
Aber nicht nur Katholiken sind in dem südostasiatischen Land in Bedrängnis. Gerade auch die evangelischen Freikirchen, die aufgrund ihrer Struktur noch schwieriger zu kontrollieren sind, geraten in die Schusslinie.
Wie die Internationale Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM) meldete, sind zwei vietnamesische Christen der evangelischen Full Gospel Church in der nordvietnamesischen Provinz Thanh Hoa der Missionierung bezichtigt und auf der Polizeiwache geschlagen und gefoltert worden. Die Polizei habe ihnen den Zutritt zur Ortschaft verboten und angedroht, die "Unterwelt" gegen sie einzusetzen.
Die Hauskirche der "Full Gospel Church" in Thanh Hoa wurde in den letzten Jahren immer wieder Ziel von Angriffen der Polizei, die ihre Versammlungen mit der Begründung auflöste, Neuchristen aus anderen Ortschaften hätten angeblich daran teilgenommen. Trotz mehrmaliger Anträge bekommt die Hauskirche keine Zulassung und gilt somit für die vietnamesischen Behörden als "illegal".
Michaela Koller
ROM, HANOI 22. Januar 2010 (ZENIT.org).- Die katholische Nachrichtenagentur AsiaNews steht derzeit im Kreuzfeuer der Kritik kommunistischer Staatsmedien Vietnams. Die Agentur berichtete darüber, dass Sicherheitskräfte ein Kruzifix auf einem Friedhof in der Diözese Dong Chiem beseitigt hatten. Die staatliche „Vietnam Nachrichtenagentur" verbreitete aber, das Kreuz sei illegal errichtet und deshalb abmontiert worden. Auf Augenzeugen berufend, schilderte AsiaNews jedoch einen Gewaltakt, geeignet religiöse Gefühle zu verletzen.
„In Wirklichkeit ist das Kreuz mit Hilfe von Explosivstoffen gesprengt worden, wie Bischof Francis Nguyen Van Sang und AsiaNews berichteten", heißt es in einem Kommentar zu den Vorgängen. „Hanoi Moi" und die „Stimme Vietnams", zwei weitere Regimemedien, meldeten, Christen hätten selbst das Kruzifix zerstört, nachdem sie infolge einer Belehrung durch die Regierung ihre Religiosität als Irrweg erkannt hatten.
Ironisch heißt es in dem AsiaNews-Kommentar: „Wir wissen nicht, welche Gläubigen dies waren, vielleicht die Fünf, die einen Tag nach dem ‚Entfernen' des Kreuzes verhaftet wurden, oder die Beiden, die im Krankenhaus landeten (Fotos verfügbar), weil sie mit vielen Anderen zusammen demonstriert haben, die alle geschlagen wurden, oder JB Nguyen Huu Vinh, ein katholischer journalist, der tätlich angegriffen und auf der Straße bewußtlos liegen gelassen worden war, als er versuchte, in dem Fall zu recherchieren."
Inzwischen ist der Berg, wo das Kruzifix stand, von Sicherheitskräften umzingelt. Jedoch zieht der Platz nun Pilger und Demonstranten an, die versuchen, daraus einen Berg der Kreuze, vergleichbar dem in Litauen, zu machen.
Unklar sei auch, heißt es in dem Kommentar weiter, warum sich viele vietnamesische Bischöfe und Diözesanvertreter zu den Vorgängen geäußert und etwa die Zerstörung „als wahres Sakrileg" bezeichnet haben, wenn doch Christen keinerlei Unterdrückung erlitten hätten.
So haben sich zehn Bischöfe aus dem Norden des Landes an die Regierung gewandt und vor Schritten gewarnt, die weiter Unzufriedenheit, Ärger und Misstrauen unter der Bevölkerung erregen. Sie versicherten ihre Bereitschaft zur Zusammenarbeit mit der Regierung, „zum Vorteil des Landes und zum Aufbau einer großen Familie, unter der Voraussetzung, dass deren Mitglieder friedlich miteinander auskommen, „ohne Unterdrückung zu erleiden".
Das Regime, das sich um Annährung an den Heiligen Stuhl bemüht, verliert derzeit auch durch die Bedrängnis der Redemptoristen im Land weiter an Legitimation. Die Vertretungen des Ordens in Ho Chi Minh Stadt und in Hanoi sind inzwischen beide im Visier der Kommunisten, die ihnen vorwerfen, „die Politik der Partei und die Gesetze der Nation" zu untergraben.
Aber nicht nur Katholiken sind in dem südostasiatischen Land in Bedrängnis. Gerade auch die evangelischen Freikirchen, die aufgrund ihrer Struktur noch schwieriger zu kontrollieren sind, geraten in die Schusslinie.
Wie die Internationale Gesellschaft für Menschenrechte (IGFM) meldete, sind zwei vietnamesische Christen der evangelischen Full Gospel Church in der nordvietnamesischen Provinz Thanh Hoa der Missionierung bezichtigt und auf der Polizeiwache geschlagen und gefoltert worden. Die Polizei habe ihnen den Zutritt zur Ortschaft verboten und angedroht, die "Unterwelt" gegen sie einzusetzen.
Die Hauskirche der "Full Gospel Church" in Thanh Hoa wurde in den letzten Jahren immer wieder Ziel von Angriffen der Polizei, die ihre Versammlungen mit der Begründung auflöste, Neuchristen aus anderen Ortschaften hätten angeblich daran teilgenommen. Trotz mehrmaliger Anträge bekommt die Hauskirche keine Zulassung und gilt somit für die vietnamesischen Behörden als "illegal".
Vietnam: religioso picchiato a sangue nella parrocchia sotto assedio di Dong Chiem
Radio Vaticana
08:35 22/01/2010
◊ Un religioso picchiato a sangue, arresti, minacce, una chiesa sotto assedio dalla polizia, alla quale nessuno può accedere. E’ la situazione della parrocchia di Dong Chiem dopo la pacifica protesta dei fedeli per la distruzione della croce sul monte Tho, all’interno del terreno che per più di cento anni è appartenuto alla chiesa. Secondo quanto riferisce l'agenzia AsiaNews da ieri la parrocchia “è stata completamente crcondata e isolata. A qualunque persona che viene dall’esterno l’ingresso viene impedito dagli agenti della Sicurezza, collocati in posti di controllo. Ai sacerdoti del decanato di Hanoi, venuti a visitare la parrocchia di Dong Chiem, l’accesso è stato impedito con la forza al ponte sul fiume Xay, a circa 500 metri dalla chiesa”. Così l’arcidiocesi di Hanoi, dalla quale dipende la parrocchia “sotto assedio”, descrive la situazione in una dichiarazione che sarà letta in tutte le chiese della capitale, al termine di ogni messa, da ieri fino a domenica prossima. Nelle chiese si reciterà anche la preghiera di San Francesco, “là dove è l’odio che io porti l’amore”, per “il parroco, il suo vicario e i suoi fedeli e, “più in particolare per i nostri fratelli e le nostre sorelle picchiati e incarcerati, perché conservino con fermezza la fede in mezzo alle loro molte prove e perché sappiano unirsi al misero della croce di Cristo. Allo stesso tempo – prosegue la dichiarazione – chiediamo che i diritti fondamentali dell’uomo siano rispettati, affinchè il nostro Paese possa avere pace, giustizia, democrazia e conoscere la vera civiltà”. Il documento parla di “centinaia” di agenti e militari, in divisa e in borghese, mobilitati, di fedeli “terrorizzati” da altoparlanti che lanciano continui insulti, calunnie e minacce contro il parroco, padre Nguyen Van Huu, il suo vicario, padre Nguyen Van Lien - varie volte interrogati e minacciati dalla polizia - e i cattolici. Si fanno poi i nomi delle 16 persone fermate o arrestate. (R.P.)
Proseguono senza sosta aggressioni e minacce ai religiosi
Petrus PapaNews
08:38 22/01/2010
CITTA’ DEL VATICANO - Un religioso redentorista picchiato a sangue, arresti, minacce, una Chiesa sotto assedio. Sono notizie che arrivano dal Vietnam, Paese dove la Chiesa ha avviato un proficuo dialogo con il Governo, ma nel quale si verificano ancora episodi di intolleranza verso i cristiani, se non di vera e propria persecuzione. ‘AsiaNews’, l'agenzia del Pontificio Istituto Missioni Estere, registra in queste ore quanto avviene nella parrocchia di Dong Chiem, contro la quale le autorita' locali appaiono proprio "aver scelto la via della violenza, dopo la pacifica protesta dei fedeli per la distruzione della croce sul monte Tho, all'interno del terreno che per piu' di cento anni e' appartenuto alla chiesa, e la solidarieta' nei loro confronti espressa da cattolici delle vicine province del nord del Paese". Da ieri la parrocchia "e' stata completamente crcondata e isolata. A qualunque persona che viene dall'esterno l'ingresso viene impedito dagli agenti della Sicurezza, collocati in posti di controllo. Ai sacerdoti del decanato di Hanoi, venuti a visitare la parrocchia di Dong Chiem, l'accesso e' stato impedito con la forza al ponte sul fiume Xay, a circa 500 metri dalla chiesa". Da parte sua, l'Arcidiocesi di Hanoi, dalla quale dipende la parrocchia "sotto assedio", descrive la situazione in una dichiarazione che sara' letta in tutte le Chiese della capitale, al termine di ogni Messa, sino ai prossimi giorni. Nelle Chiese si recitera' anche la preghiera di San Francesco, "la' dove e' l'odio che io porti l'amore", per "il parroco, il suo vicario e i suoi fedeli e, "piu' in particolare per i nostri fratelli e le nostre sorelle picchiati e incarcerati, perche' conservino con fermezza la fede in mezzo alle loro molte prove e perche' sappiano unirsi al mistero della Croce di Cristo. Allo stesso tempo - afferma la dichiarazione - chiediamo che i diritti fondamentali dell'uomo siano rispettati, affinche' il nostro Paese possa avere pace, giustizia, democrazia e conoscere la vera civiltà". Il documento parla di "centinaia" di agenti e militari, in divisa e in borghese, mobilitati, di fedeli "terrorizzati" da altoparlanti che lanciano continui insulti, calunnie e minacce contro il parroco, padre Nguyen Van Huu, il suo vicario, padre Nguyen Van Lien - varie volte interrogati e minacciati dalla polizia - e i cattolici. Si fanno poi i nomi delle 16 persone fermate o arrestate. "Molto piu' gravi sono i trattamenti inumani inflitti a Ngueyen Huu Vinh, l'11 gennaio, al posto di controllo della Sicurezza istituito a Dong Chiem e al Redentorista fratel Anthony Nguyen Van Tang". A proposito di quest'ultimo, il Superiore provinciale della Congregazione, padre Peter Nguyen Van Khai, ha scritto: "Al posto di controllo al ponte Xay, quattro o cinque agenti hanno attaccato il redentorista e un laico. Il laico e' stato ferito leggermente, ma fratel Anthony Nguyen ha avuto ferite gravi alla testa, le labbra gli occhi. La vittima e' stata selvaggiamente picchiata fino all'incoscienza". In questo quadro, si inserisce anche l'attacco portato il 16 gennaio dalla Vietnam News Agency, organo del regime, ad ‘AsiaNews’.
Policja skatowała redemptorystę (Ba Lan: Thầy DCCT bị đánh đã man)
Małgorzata Pabis / Nasz Dziennik
10:50 22/01/2010
Wietnamska policja zaatakowała kapłanów i zakonników udających się do Dong Chiem. Skatowała do nieprzytomności redemptorystę br. Antoniego Nguyena Van Tanga. Cały teren parafii jest oblężony przez komunistyczne służby bezpieczeństwa od czasu wysadzenia monumentalnego krzyża na miejscowym cmentarzu i spacyfikowania parafian, którzy próbowali do tego nie dopuścić. Represje z każdym dniem się nasilają. Na wietnamskie władze konieczny jest międzynarodowy nacisk.
Ze względu na nieustanne akty przemocy i zastraszania, których dopuszczają się władze wobec katolików w parafii Dong Chiem, w środę udała się tam delegacja księży i zakonników z dekanatu Hanoi. Jak podała agencja VietCatholic New, kapłani zostali zatrzymani przez siły policyjne przy moście Xay w odległości 500 m od Dong Chiem. Tam też doszło do napaści. Kilku policjantów szczególnie brutalnie zaatakowało br. Antoniego Nguyena Van Tanga oraz osobę świecką. Mężczyzna został ranny, natomiast zakonnik został dosłownie skatowany. Zadano mu silne ciosy w głowę, w wyniku czego stracił przytomność.
Z uwagi na krwawe prześladowania archidiecezja Hanoi zaapelowała do wszystkich katolików, by gorliwie modlili się za kapłanów i parafian z Dong Chiem, a w szczególności za tych, którzy zostali aresztowani lub pobici. Wezwała też władze, by w Wietnamie jak najprędzej zaczęto respektować prawa człowieka.
- Wobec wydarzeń w Wietnamie chciałbym zaapelować o aktywność, pisanie listów, e-maili, o telefony do ambasady, bo najgorszą rzeczą jest nasza bierność - podkreśla w rozmowie z "Naszym Dziennikiem"
o. Kazimierz Piotrowski CSsR, przewodniczący Sekretariatu Misji Zagranicznych Redemptorystów. - Musimy bardzo wyraźnie pokazać światu, że problem istnieje. Tamtejsze władze komunistyczne sytuację w kraju przedstawiają światu w ten sposób, że wszystko od strony prawa działa u nich w porządku - dodaje.
Tymczasem interpelację poselską w sprawie prześladowań w Wietnamie złożył w Parlamencie Europejskim Konrad Szymański, europoseł PiS. Podkreśla w niej, że wydarzenia w Wietnamie ukazują problem łamania podstawowych praw człowieka w tym kraju, przede wszystkim wolności wyznania i przynależności religijnej, a także prawa do posiadania własności. "Czy Komisja Europejska zamierza podjąć jakieś działania w tej sprawie? W szczególności, czy Komisja zamierza wystosować notę lub opublikować démarche w tym i w podobnych wypadkach? W jaki sposób Komisja weźmie pod uwagę opisany problem w swojej polityce zewnętrznej wobec Wietnamu?" - pyta Szymański. O konieczności takich działań przekonany jest ks. Waldemar Cisło z organizacji Pomoc Kościołowi w Potrzebie. - My trochę stosujemy zasadę milczenia owiec. A przecież jako ludzie wierzący mamy media, mamy możliwość oddziaływania przez naszych polityków, choćby przez Parlament Europejski - podkreśla.
Miejscowa ludność rozpoznała napastników, którzy zaatakowali kapłanów. Byli nimi policjanci ze śródmieścia Hanoi. Parafia w Dong Chiem od 20 stycznia została całkowicie odcięta od świata i pozostaje oblężona przez policyjne punkty kontrolne broniące wstępu komukolwiek z zewnątrz.
Archidiecezja Hanoi potępiła prześladowania katolików w Don Chiem i napaść na księży i zakonników. W wydanym oświadczeniu kurii czytamy m.in.: "Setki policjantów jednostek specjalnych, oddziały paramilitarne i funkcjonariusze nieumundurowani zostali rozmieszczeni w terenie, aby zabarykadować i zamknąć wszystkie przejścia do i z parafii. Ponadto ks. Nguyen Van Huu - proboszcz, i ks. Nguyen Van Lien - jego wikariusz, są nieustannie wzywani i przesłuchiwani przez policję, a parafianie bici i zbiorowo aresztowani".
W oświadczeniu wymieniono także 16 nazwisk aresztowanych osób, z których część była zatrzymana w drodze na miejscowe targowisko, inni zostali ujęci w swoich domach, a małe dzieci, które sprzeciwiały się aresztowaniu rodziców, zostały brutalnie pobite. Policyjne działania zakłóciły spokojne życie ubogiej rolniczej wioski Dong Chiem. Podczas gdy mężczyźni przebywają z dala od domów, zdobywając środki do życia, w wiosce mieszkają głównie ludzie starzy, kobiety i dzieci. To oni są obecnie ofiarami nieustannej nagonki propagandowej.
- Możemy sobie jako opinia światowa zrobić rachunek sumienia i przyznać, że za mało działamy. Mała czy żadna reakcja na to, co się dzieje w Wietnamie, rozzuchwala tylko komunistów i odbierana jest jako zachęta do dalszych represji - podkreśla, komentując wydarzenia w Wietnamie, ks. Waldemar Cisło z organizacji Pomoc Kościołowi w Potrzebie. Uważa, że chrześcijanie powinni podjąć działania na forum publicznym. - Jeśli na poziomie rządowym nic się nie będzie działo, nie będzie nacisków, to dalej będzie to odbierane przez prześladowców chrześcijan jako przyzwolenie - podkreśla ks. Cisło, dodając, że nie wolno nam zapomnieć także o modlitwie za cierpiących w Wietnamie.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100122&typ=wi&id=wi01.txt)
Ze względu na nieustanne akty przemocy i zastraszania, których dopuszczają się władze wobec katolików w parafii Dong Chiem, w środę udała się tam delegacja księży i zakonników z dekanatu Hanoi. Jak podała agencja VietCatholic New, kapłani zostali zatrzymani przez siły policyjne przy moście Xay w odległości 500 m od Dong Chiem. Tam też doszło do napaści. Kilku policjantów szczególnie brutalnie zaatakowało br. Antoniego Nguyena Van Tanga oraz osobę świecką. Mężczyzna został ranny, natomiast zakonnik został dosłownie skatowany. Zadano mu silne ciosy w głowę, w wyniku czego stracił przytomność.
Z uwagi na krwawe prześladowania archidiecezja Hanoi zaapelowała do wszystkich katolików, by gorliwie modlili się za kapłanów i parafian z Dong Chiem, a w szczególności za tych, którzy zostali aresztowani lub pobici. Wezwała też władze, by w Wietnamie jak najprędzej zaczęto respektować prawa człowieka.
- Wobec wydarzeń w Wietnamie chciałbym zaapelować o aktywność, pisanie listów, e-maili, o telefony do ambasady, bo najgorszą rzeczą jest nasza bierność - podkreśla w rozmowie z "Naszym Dziennikiem"
o. Kazimierz Piotrowski CSsR, przewodniczący Sekretariatu Misji Zagranicznych Redemptorystów. - Musimy bardzo wyraźnie pokazać światu, że problem istnieje. Tamtejsze władze komunistyczne sytuację w kraju przedstawiają światu w ten sposób, że wszystko od strony prawa działa u nich w porządku - dodaje.
Tymczasem interpelację poselską w sprawie prześladowań w Wietnamie złożył w Parlamencie Europejskim Konrad Szymański, europoseł PiS. Podkreśla w niej, że wydarzenia w Wietnamie ukazują problem łamania podstawowych praw człowieka w tym kraju, przede wszystkim wolności wyznania i przynależności religijnej, a także prawa do posiadania własności. "Czy Komisja Europejska zamierza podjąć jakieś działania w tej sprawie? W szczególności, czy Komisja zamierza wystosować notę lub opublikować démarche w tym i w podobnych wypadkach? W jaki sposób Komisja weźmie pod uwagę opisany problem w swojej polityce zewnętrznej wobec Wietnamu?" - pyta Szymański. O konieczności takich działań przekonany jest ks. Waldemar Cisło z organizacji Pomoc Kościołowi w Potrzebie. - My trochę stosujemy zasadę milczenia owiec. A przecież jako ludzie wierzący mamy media, mamy możliwość oddziaływania przez naszych polityków, choćby przez Parlament Europejski - podkreśla.
Miejscowa ludność rozpoznała napastników, którzy zaatakowali kapłanów. Byli nimi policjanci ze śródmieścia Hanoi. Parafia w Dong Chiem od 20 stycznia została całkowicie odcięta od świata i pozostaje oblężona przez policyjne punkty kontrolne broniące wstępu komukolwiek z zewnątrz.
Archidiecezja Hanoi potępiła prześladowania katolików w Don Chiem i napaść na księży i zakonników. W wydanym oświadczeniu kurii czytamy m.in.: "Setki policjantów jednostek specjalnych, oddziały paramilitarne i funkcjonariusze nieumundurowani zostali rozmieszczeni w terenie, aby zabarykadować i zamknąć wszystkie przejścia do i z parafii. Ponadto ks. Nguyen Van Huu - proboszcz, i ks. Nguyen Van Lien - jego wikariusz, są nieustannie wzywani i przesłuchiwani przez policję, a parafianie bici i zbiorowo aresztowani".
W oświadczeniu wymieniono także 16 nazwisk aresztowanych osób, z których część była zatrzymana w drodze na miejscowe targowisko, inni zostali ujęci w swoich domach, a małe dzieci, które sprzeciwiały się aresztowaniu rodziców, zostały brutalnie pobite. Policyjne działania zakłóciły spokojne życie ubogiej rolniczej wioski Dong Chiem. Podczas gdy mężczyźni przebywają z dala od domów, zdobywając środki do życia, w wiosce mieszkają głównie ludzie starzy, kobiety i dzieci. To oni są obecnie ofiarami nieustannej nagonki propagandowej.
- Możemy sobie jako opinia światowa zrobić rachunek sumienia i przyznać, że za mało działamy. Mała czy żadna reakcja na to, co się dzieje w Wietnamie, rozzuchwala tylko komunistów i odbierana jest jako zachęta do dalszych represji - podkreśla, komentując wydarzenia w Wietnamie, ks. Waldemar Cisło z organizacji Pomoc Kościołowi w Potrzebie. Uważa, że chrześcijanie powinni podjąć działania na forum publicznym. - Jeśli na poziomie rządowym nic się nie będzie działo, nie będzie nacisków, to dalej będzie to odbierane przez prześladowców chrześcijan jako przyzwolenie - podkreśla ks. Cisło, dodając, że nie wolno nam zapomnieć także o modlitwie za cierpiących w Wietnamie.
(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100122&typ=wi&id=wi01.txt)
赎主会强烈抗议暴行、河内教友担心圣堂再次遭攻击
Asia-News
12:37 22/01/2010
修会团体致函当局陈述东占事件;要求调查和严惩暴打赎主会士的原凶、停止攻击和包围圣堂。首都部分活跃组织要求总主教辞职
河内(亚洲新闻)—越南赎主会会士发表《致政府当局紧急抗议信》,强烈要求媒体停止捏造东占堂区事件的事实、解除对堂口的包围、停止针对教友的威胁恐吓行径、释放全部被强行逮捕的教友、针对赎主会士和一名教友遭暴力殴打事件展开调查并严惩肇事者、尊重宗教自由及基督信仰标志。
然而,当局似乎根本无意停止暴力行径和仇视宣传。个别“自发”的示威者再次要求天主教河内总主教区总主教吴光杰蒙席辞职;首都堂区笼罩着恐怖气氛,教友担心圣堂再次遭到攻击。为了安全,吴总主教已转移到其它地区。
赎主会越南省会秘书长签署的《紧急抗议信》中,全面阐述了赎主会士们“对东占堂区事件的看法”,特别揭露了会士遭到暴打的事件。时至今日,遭非人殴打的会士仍躺在医院里。信中指出,“据赎主会士介绍、当时在场绝大多数目击者的证词以及现场和医院照片为证,我们获悉会士于一月二十日遭便衣公安野蛮殴打、伤势严重的消息”。
信中还援引河内总主教区发表的相关声明揭露,连日来,“一些试图接近堂口的司铎和教友遭到了暴力殴打”。
越南的三百名赎主会会士强烈抗议十字架被摧毁、“亵渎基督信仰标志的行径”;“包围圣堂、压制祈祷和探访等自由活动”。而后者,是河内总主教区教友共融的标志。这是对人权的践踏,特别是对宗教自由权的侵犯;“采用暴力手段解决堂区事件”;“包围和强制逮捕部分教友”。更有甚者,“官媒歪曲事实”。
河内(亚洲新闻)—越南赎主会会士发表《致政府当局紧急抗议信》,强烈要求媒体停止捏造东占堂区事件的事实、解除对堂口的包围、停止针对教友的威胁恐吓行径、释放全部被强行逮捕的教友、针对赎主会士和一名教友遭暴力殴打事件展开调查并严惩肇事者、尊重宗教自由及基督信仰标志。
然而,当局似乎根本无意停止暴力行径和仇视宣传。个别“自发”的示威者再次要求天主教河内总主教区总主教吴光杰蒙席辞职;首都堂区笼罩着恐怖气氛,教友担心圣堂再次遭到攻击。为了安全,吴总主教已转移到其它地区。
赎主会越南省会秘书长签署的《紧急抗议信》中,全面阐述了赎主会士们“对东占堂区事件的看法”,特别揭露了会士遭到暴打的事件。时至今日,遭非人殴打的会士仍躺在医院里。信中指出,“据赎主会士介绍、当时在场绝大多数目击者的证词以及现场和医院照片为证,我们获悉会士于一月二十日遭便衣公安野蛮殴打、伤势严重的消息”。
信中还援引河内总主教区发表的相关声明揭露,连日来,“一些试图接近堂口的司铎和教友遭到了暴力殴打”。
越南的三百名赎主会会士强烈抗议十字架被摧毁、“亵渎基督信仰标志的行径”;“包围圣堂、压制祈祷和探访等自由活动”。而后者,是河内总主教区教友共融的标志。这是对人权的践踏,特别是对宗教自由权的侵犯;“采用暴力手段解决堂区事件”;“包围和强制逮捕部分教友”。更有甚者,“官媒歪曲事实”。
Tin Giáo Hội Việt Nam
Kinh mời xử dụng website của Liên Giáo Sĩ Tu Sĩ VN tại Canada www.liengiaositusi.com
Linh mục Phêrô Trần thế Tuyên
09:25 22/01/2010
Kính mời xử dụng website: www.liengiaositusi.com
Kính thưa quí độc giả
Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Công Giáo Việt Nam ở Canada được thành lập rất muộn, mãi năm 2002 mới qui tụ lần đầu tiên được 45 thành viên trong chuyến về tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Toronto.
Sau gần tám năm, hiện tại chỉ được 167 thành viên.
Sau gần tám năm, chỉ mới thực hiện được vài việc nhỏ như xuất bản NIÊN LỊCH PHỤNG VỤ hàng năm, báo CÔNG GIÁO VIỆT NAM Ở CANADA được đôi lần trong năm và quyển LỜI CHÚA TRONG THÁNH LỄ bốn lần trong năm.
Ngày 13.1.2010 vừa qua, chúng tôi được nhiều người biết đến nhờ việc Đức Cha Vincent Nguyễn mạnh Hiếu là thành viên của Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ được tấn phong Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto. Điều không dám mơ mà lại có thực.
Lên tinh thần quá sức vì thấy Chúa thương đến phận hèn nhỏ bé và kém cõi của tổ chức Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Công Giáo Việt Nam ở Canada. Nên chúng tôi cho khai mở website: www.liengiaositusi.com
Không có gì lớn lao và rầm rộ. Nó chỉ vừa đủ xài theo chủ trương hiện thực của chúng tôi. Chắc một điều: Rất bổ ích cho đức tin Công Giáo tông truyền và đời sống đạo chân truyền từ giòng máu Cha Ông tử đạo.
Rất mong được chiếu cố: Xin mời vào để nghiên cứu, học hỏi và tìm vài món ăn tinh thần bổ dưỡng. Thành thật mời đóng góp bài vở để website thêm phong phú và mang nhiều bổ dưỡng hơn.
Kính mời!
Linh mục Phêrô Trần thế Tuyên
hongancanada@yahoo.ca
Kính thưa quí độc giả
Sau gần tám năm, hiện tại chỉ được 167 thành viên.
Sau gần tám năm, chỉ mới thực hiện được vài việc nhỏ như xuất bản NIÊN LỊCH PHỤNG VỤ hàng năm, báo CÔNG GIÁO VIỆT NAM Ở CANADA được đôi lần trong năm và quyển LỜI CHÚA TRONG THÁNH LỄ bốn lần trong năm.
Ngày 13.1.2010 vừa qua, chúng tôi được nhiều người biết đến nhờ việc Đức Cha Vincent Nguyễn mạnh Hiếu là thành viên của Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ được tấn phong Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Toronto. Điều không dám mơ mà lại có thực.
Lên tinh thần quá sức vì thấy Chúa thương đến phận hèn nhỏ bé và kém cõi của tổ chức Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Công Giáo Việt Nam ở Canada. Nên chúng tôi cho khai mở website: www.liengiaositusi.com
Không có gì lớn lao và rầm rộ. Nó chỉ vừa đủ xài theo chủ trương hiện thực của chúng tôi. Chắc một điều: Rất bổ ích cho đức tin Công Giáo tông truyền và đời sống đạo chân truyền từ giòng máu Cha Ông tử đạo.
Rất mong được chiếu cố: Xin mời vào để nghiên cứu, học hỏi và tìm vài món ăn tinh thần bổ dưỡng. Thành thật mời đóng góp bài vở để website thêm phong phú và mang nhiều bổ dưỡng hơn.
Kính mời!
Linh mục Phêrô Trần thế Tuyên
hongancanada@yahoo.ca
Hội Trại Sinh viên giao lưu tại Đền Thánh Martin
Fx. Trần Kim Ngọc, OP.
11:14 22/01/2010
Không khí Hội Trại tưng bừng náo nhiệt với sự tham gia vui chơi hết mình của các bạn sinh viên thuộc các trường, giới trẻ và công nhân tại khu vực Biên Hoà. Trong Hội Trại Giao Lưu này, điều đặc biệt là có sự tham gia tích cực của các bạn linh hoạt viên khoá 1 do Ban Mục Vụ Di Dân – Sinh Viên tổ chức huấn luyện trong hai tháng vừa qua. Các bạn là thành phần chính tổ chức các trò chơi trong Hội Trại Giao Lưu này. Các bạn đóng góp những kỹ năng sinh hoạt của mình để làm cho Hội Trại thêm phần sinh động và bổ ích.
Kết thúc Hội Trại Giao Lưu, men yêu thương được hâm nóng với lời bài hát “thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa, thắp sáng lên trong con tình tuyệt vời” đưa bước chân các bạn lên đường cho một hành trình mới trong niềm vui của Đức Giêsu.
Giáo xứ mới Thánh Martinô ở Long Thành thuộc giáo phận Xuân lộc
JB Hữu Quang
11:24 22/01/2010
XUÂN LỘC -- Ngày 22/1/2010, Đức cha Thomas, Giám mục Phụ tá GP Xuân lộc đã dâng thánh lễ Tạ Ơn, đồng tế cùng linh mục Giám Tỉnh dòng Đaminh Việt Nam và quản hạt giáo hạt Long thành, với khoảng gần 1500 giáo dân và quan khách tham dự tai nhà thờ Martinô tọa lạc trong xã Phước Bình, Long thành, Đồng nai.
ĐGM đã làm phép nhà xứ, nhà khách, nhà giáo lý và tượng đài Đức Mẹ Lavang. Trong thánh lễ ĐGM ban phép Thêm sức cho 40 em và cha quản hạt Long thành tuyên đọc quyết định nâng giáo họ Martinô thành giáo xứ và bổ nhiệm cha Phêrô Nguyễn văn Hường OP làm chánh xứ tiên khởi.
Giaó xứ Martinô gồm khoảng 600 giáo dân từ nhiều nơi di dân đến vùng rừng núi tỉnh Đồng Nai từ sau ngày đất nước thống nhất năm 1975. Mặc dầu thiếu thốn vật chất và khó khăn trong thủ tục, nhưng với Đức Tin kiên vững, giáo dân đã đóng góp công của xây dựng một nhà nguyện tranh tre để có nơi qui tụ đọc kinh cầu nguyện. Rồi theo thời gian với sự giúp đở của cha cố Antôn Nguyễn Đức Hiếu Dòng Đaminh VN, cộng đoàn dân Chúa đã tập hơp thành giáo họ biệt lập Martinô và với công lao của cha Phêrô Nguyễn văn Hường sau 5 năm quản nhiệm đã củngcố đời sống Đức Tin cũng như xây dựng cơ sở vật chất cho giáo xứ.
Tuy đã chính thức được nâng lên hàng giáo xứ, nhưng thiếu phương tiện cho hoạt động mục vụ và sống đức tin vẫn còn là trăn trở của cha quản xứ và giáo dân Martinô. Một giáo dân cao niên cho biết trong việc góp sức xây dựng giáo xứ không có nhiều thành phần trẻ vì họ phải tất tả kiếm sống, cũng như ngay chiều hôm trước ngày tổ chức thánh lễ Tạ Ơn, cho đến tối mịt mới lót xong những viên gạch cuối cho nền nhà thờ, cũng như tiếp tục đổ cát lấp các vủng nước đọng sau cơn mưa cuối mùa. Cho nên trong phát biểu sau thánh lễ ĐGM cũng kêu gọi mọi giáo dân và quan khách đến chung vui hãy tiếp tục giúp đở cho giáo xứ còn quá mới mẻ này.
Trong tiệc mừng đơn sơ sau phần phụng vụ, nhiều đại diện giáo xứ và cá nhân tư xa đến chia vui với giáo xư. Cũng có Đại đức Phật giáo và đại diện chính quyền địa phương đến chúc mừng. Nhiều giáo dân trong thời kỳ khởi đầu hình thành giáo xứ nay đã đi lập nghiệp xa quá nữa vòng trái đất cũng về mừng ngày cộng đoàn Martinô trở thành giáo xứ.
Năm 2010, Năm Thánh của giáo hội Công giáo Việt Nam. Hôm nay ngày 22 tháng 1, vào những ngày đầu Năm Thánh, giáo xứ Martinô chúng ta được chính thức thành lập. Có thể nói được rằng niềm vui mừng hôm nay đã được hình thành từ niềm tin và gian khó của cộng đoàn dân Chúa giáo họ Martinô ngày ấy.
Sau ngày đất nước thống nhất, trong đoàn người đi khai phá vùng đất thuộc huyện Long thành Đồng nai, còn dấu vết bom đạn mang tên Hách Dịch, Chòi Đồng.. có những con người đã hòa mồ hôi nước mắt loài người với Niềm Tin Thiên Chúa. Bằng chứng là những ngày chủ nhật hay lễ trọng, họ không bao giờ quên và họ đã lội rừng vượt suối tìm về với nhà thờ Tân Hiệp cách xa hàng chục cây số, để được tham dự Thánh lễ. Đó là những gia đình đầu tiên của cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Martinô hôm nay.
Năm 1992 ông Nguyễn Cao Truyện và ông Hồ Hành đã tập họp và gặp gở khỏang 20 gia đình Công giáo sống trong vùng sâu vùng xa của xã Phước thái. Dưới sự hướng dẫn giúp đở của cha cố Antôn Nguyễn Đức Hiếu OP, một Ban Hành giáo được tạm thời đề cử từ tháng 10 năm 1992 để có điều kiện kết hợp cộng đoàn Dân Chúa.
Ngày 5 tháng 5 năm 1993, cha cố Antôn tổ chức ban bí tích rữa tội cho một số tân tòng và bí tích giải tội cho số giáo dân già yếu không thể đến nhà thờ Tân hiệp. Thời gian này gia đình giáo dân Công giáo đã tăng lên 40 hộ, từ miền Bắc và miền Trung qui tụ về. Nhưng lúc này các bí tích và thánh lễ chỉ được cử hành âm thầm trong nhà giáo dân.
Tháng 8 năm 1993, dưới sự chứng kiến của cha cố Antôn, giáo dân bầu Ban Hành Giáo chính thức và trưởng, phó giáo khu. Bổn mạng của giáo họ là thánh Martinô và giáo họ thuộc giáo xứ Tân Hiệp.
Tuy nhiên vì những khó khăn do vị trí địa lý của Giáo họ Martinô thuộc xã Phước Thái, nên chính quyền chỉ cho phép linh mục chánh xứ Hiền hòa thi hành mục vụ, Cha Giuse Trần Công Thưởng đã đến dâng thánh lễ Bổn mạng Martinô ngày 3 tháng 11 năm 1993 tại nhà ông Biệt, trưởng ban hành giáo lúc đó và cho 24 em xưng tội rước lễ lần đầu. Có khoảng 150 giáo dân tham dự thánh lễ.
Nhưng thánh lễ Giáng Sinh năm ấy cha Antôn lại đến dâng thánh lễ cho giáo họ, vì cha Giuse chánh xứ Hiền hòa gặp tai nạn giao thông qua đời.
Tháng 3 năm 1994,cha Phêrô Trần văn Tiến vừa về chánh xứ Hiền hòa vào dâng lễ Chủ nhật thứ nhất Mùa chay tại nhà ông Truyện. Giáo họ lúc đó đã có 67 gia đình Công giáo, gần 300 nhân khẩu.
Cuối năm 1994, cha An tôn lại đến dâng lễ mừng Bổn mạng giáo họ và lễ Giáng sinh tại nhà ông Sinh. Và từ đó, khi khi xã Phước- Bình thành lập tách ra khỏi xã Phước thái thì việc cha Antôn chánh xứ Tân hiệp coi sóc giáo đoàn Martinô không còn gặp trở ngại, vì Xã Phước Bình chưa có giáo xứ nào.
Tháng 3 năm 1996, một ngôi nhà lá diện tích 7X6 (42m2) được dưng lên trên khu đât hiện nay. Đất do nhiều gia đình giáo dân dâng cúng, vật liệu do giáo dân đóng góp. Ngôi nhà nhỏ hiện diện với danh nghĩa là một trường dân lập cho học sinh, vừa làm nhà nguyện. Mỗi ngày chủ nhật, Cha cố Antôn đến dâng thánh lễ và ngôi nhà trở thành nơi hội họp của Dân Chúa Cộng đoàn Martinô.
Giáo dân Martinô không thể nào quên được hình ảnh cha cố Antôn trong những ngày mưa gió, đường sá lầy lội vẫn đến với giáo dân, dâng lễ, gặp gỡ, trao đổi và củng cố đời sống Đức Tin cho họ.
Tháng 5 năm 1999, sau những vận động khéo léo, nhà nguyện được chính quyền chấp thuận và cho cơi nới thêm với diện tích 16X7(112m2), mái tôn vách ván, cùng ngôi tháp chuông đơn sơ cao khoảng 9 m.
Mấy năm sau, nhà nguyện bằng cây gỗ bị mối mọt xâm thực, một bộ sườn nhà tiền chế bằng sắt của một ân nhân dâng cúng, được giáo dân âm thầm dựng lên phủ trùm trên nhà nguyện củ. Tuy nhiên dựa trên pháp lệnh tôn giáo và qui chế xây dựng, chính quyền ra lệnh đình chỉ và giáo dân đành giữ nguyên hiện trạng: Thời gian này nhà nguyện Martinô có một hình thù đặc biệt là một nhà tiền chế không có vách phủ trên ngôi nhà bằng tôn vách ván !
Nhưng, trong niềm tin quan phòng, giáo dân cộng đoàn Martinô đã nhận được Ý Chúa qua cơn bão số 9 năm 2005. Cơn bão họa hiếm của Nam Bộ thổi vào bờ biển Vủng tàu tràn qua ngọn đồi và thổi tốc mái nhà nguyện bằng gỗ, mà không làm hư hao chút nào sườn nhà tiền chế !.
Trước cảnh hoang tàn của nhà nguyện Martinô, chính quyền chấp nhận cho sữa chửa, nhưng lại không cho phép xây bằng vật liệu kiên cố. Khéo léo vận dụng, cha quản nhiệm Nguyễn văn Hướng và giáo dân Martinô đã cơi nới thành nhà nguyện vách tôn hiện nay. Ngày 26-4-2008, ĐGM Đaminh Nguyễn Chu Trinh đã đến giáo họ Martinô làm phép cung hiến bàn thờ bằng đá, trong ngôi nhà nguyện khá khang trang mới được sũa chửa.
Kể từ đó, với sự năng nổ của linh mục quản nhiệm, khu vực nhà nguyện trở thành một công trường xây dựng: Xe ủi đất san mặt bằng, xe ben đổ đất, xe cải tiền chở đá hộc từ trong nương rẫy về, thợ nề xây bờ kè quanh khu đất hơn 700 m2. Rồi tượng đài thánh Martino, tượng đài Đức Mẹ La vang, nhà xứ, nhà khách, nhà giáo lý cũng cấp tốc xây dưng cùng với hang rào quanh khuôn viên. Cả con đường lầy lội qua suối cạn trước nhà nguyện cũng được rãi đá.
Công trình chưa hoàn chỉnh thì cộng đoàn Martinô thêm phấn khởi khi nghe tin Giáo phận nâng giáo họ thành giáo xư và chính thức bổ nhiệm chánh xứ là cha quản nhiệm Nguyễn văn Hướng, nguyên phó xứ Tân Hiệp.
Thật đúng là giáo xứ Martinô đã được hình thành từ những con số không, nhưng có được con số một là niềm tin vào Thiên Chúa.
Xin tạ ơn Chúa quan phòng, xin cám ơn giáo phận, cám ơn Tỉnh dòng Đa minh, cám ơn tất cả ân nhân xa gần. Xin Chúa trả công vô cùng.
Giaó xứ Martinô gồm khoảng 600 giáo dân từ nhiều nơi di dân đến vùng rừng núi tỉnh Đồng Nai từ sau ngày đất nước thống nhất năm 1975. Mặc dầu thiếu thốn vật chất và khó khăn trong thủ tục, nhưng với Đức Tin kiên vững, giáo dân đã đóng góp công của xây dựng một nhà nguyện tranh tre để có nơi qui tụ đọc kinh cầu nguyện. Rồi theo thời gian với sự giúp đở của cha cố Antôn Nguyễn Đức Hiếu Dòng Đaminh VN, cộng đoàn dân Chúa đã tập hơp thành giáo họ biệt lập Martinô và với công lao của cha Phêrô Nguyễn văn Hường sau 5 năm quản nhiệm đã củngcố đời sống Đức Tin cũng như xây dựng cơ sở vật chất cho giáo xứ.
Tuy đã chính thức được nâng lên hàng giáo xứ, nhưng thiếu phương tiện cho hoạt động mục vụ và sống đức tin vẫn còn là trăn trở của cha quản xứ và giáo dân Martinô. Một giáo dân cao niên cho biết trong việc góp sức xây dựng giáo xứ không có nhiều thành phần trẻ vì họ phải tất tả kiếm sống, cũng như ngay chiều hôm trước ngày tổ chức thánh lễ Tạ Ơn, cho đến tối mịt mới lót xong những viên gạch cuối cho nền nhà thờ, cũng như tiếp tục đổ cát lấp các vủng nước đọng sau cơn mưa cuối mùa. Cho nên trong phát biểu sau thánh lễ ĐGM cũng kêu gọi mọi giáo dân và quan khách đến chung vui hãy tiếp tục giúp đở cho giáo xứ còn quá mới mẻ này.
Trong tiệc mừng đơn sơ sau phần phụng vụ, nhiều đại diện giáo xứ và cá nhân tư xa đến chia vui với giáo xư. Cũng có Đại đức Phật giáo và đại diện chính quyền địa phương đến chúc mừng. Nhiều giáo dân trong thời kỳ khởi đầu hình thành giáo xứ nay đã đi lập nghiệp xa quá nữa vòng trái đất cũng về mừng ngày cộng đoàn Martinô trở thành giáo xứ.
Năm 2010, Năm Thánh của giáo hội Công giáo Việt Nam. Hôm nay ngày 22 tháng 1, vào những ngày đầu Năm Thánh, giáo xứ Martinô chúng ta được chính thức thành lập. Có thể nói được rằng niềm vui mừng hôm nay đã được hình thành từ niềm tin và gian khó của cộng đoàn dân Chúa giáo họ Martinô ngày ấy.
Sau ngày đất nước thống nhất, trong đoàn người đi khai phá vùng đất thuộc huyện Long thành Đồng nai, còn dấu vết bom đạn mang tên Hách Dịch, Chòi Đồng.. có những con người đã hòa mồ hôi nước mắt loài người với Niềm Tin Thiên Chúa. Bằng chứng là những ngày chủ nhật hay lễ trọng, họ không bao giờ quên và họ đã lội rừng vượt suối tìm về với nhà thờ Tân Hiệp cách xa hàng chục cây số, để được tham dự Thánh lễ. Đó là những gia đình đầu tiên của cộng đoàn Dân Chúa giáo xứ Martinô hôm nay.
Năm 1992 ông Nguyễn Cao Truyện và ông Hồ Hành đã tập họp và gặp gở khỏang 20 gia đình Công giáo sống trong vùng sâu vùng xa của xã Phước thái. Dưới sự hướng dẫn giúp đở của cha cố Antôn Nguyễn Đức Hiếu OP, một Ban Hành giáo được tạm thời đề cử từ tháng 10 năm 1992 để có điều kiện kết hợp cộng đoàn Dân Chúa.
Ngày 5 tháng 5 năm 1993, cha cố Antôn tổ chức ban bí tích rữa tội cho một số tân tòng và bí tích giải tội cho số giáo dân già yếu không thể đến nhà thờ Tân hiệp. Thời gian này gia đình giáo dân Công giáo đã tăng lên 40 hộ, từ miền Bắc và miền Trung qui tụ về. Nhưng lúc này các bí tích và thánh lễ chỉ được cử hành âm thầm trong nhà giáo dân.
Tháng 8 năm 1993, dưới sự chứng kiến của cha cố Antôn, giáo dân bầu Ban Hành Giáo chính thức và trưởng, phó giáo khu. Bổn mạng của giáo họ là thánh Martinô và giáo họ thuộc giáo xứ Tân Hiệp.
Tuy nhiên vì những khó khăn do vị trí địa lý của Giáo họ Martinô thuộc xã Phước Thái, nên chính quyền chỉ cho phép linh mục chánh xứ Hiền hòa thi hành mục vụ, Cha Giuse Trần Công Thưởng đã đến dâng thánh lễ Bổn mạng Martinô ngày 3 tháng 11 năm 1993 tại nhà ông Biệt, trưởng ban hành giáo lúc đó và cho 24 em xưng tội rước lễ lần đầu. Có khoảng 150 giáo dân tham dự thánh lễ.
Nhưng thánh lễ Giáng Sinh năm ấy cha Antôn lại đến dâng thánh lễ cho giáo họ, vì cha Giuse chánh xứ Hiền hòa gặp tai nạn giao thông qua đời.
Tháng 3 năm 1994,cha Phêrô Trần văn Tiến vừa về chánh xứ Hiền hòa vào dâng lễ Chủ nhật thứ nhất Mùa chay tại nhà ông Truyện. Giáo họ lúc đó đã có 67 gia đình Công giáo, gần 300 nhân khẩu.
Cuối năm 1994, cha An tôn lại đến dâng lễ mừng Bổn mạng giáo họ và lễ Giáng sinh tại nhà ông Sinh. Và từ đó, khi khi xã Phước- Bình thành lập tách ra khỏi xã Phước thái thì việc cha Antôn chánh xứ Tân hiệp coi sóc giáo đoàn Martinô không còn gặp trở ngại, vì Xã Phước Bình chưa có giáo xứ nào.
Tháng 3 năm 1996, một ngôi nhà lá diện tích 7X6 (42m2) được dưng lên trên khu đât hiện nay. Đất do nhiều gia đình giáo dân dâng cúng, vật liệu do giáo dân đóng góp. Ngôi nhà nhỏ hiện diện với danh nghĩa là một trường dân lập cho học sinh, vừa làm nhà nguyện. Mỗi ngày chủ nhật, Cha cố Antôn đến dâng thánh lễ và ngôi nhà trở thành nơi hội họp của Dân Chúa Cộng đoàn Martinô.
Giáo dân Martinô không thể nào quên được hình ảnh cha cố Antôn trong những ngày mưa gió, đường sá lầy lội vẫn đến với giáo dân, dâng lễ, gặp gỡ, trao đổi và củng cố đời sống Đức Tin cho họ.
Tháng 5 năm 1999, sau những vận động khéo léo, nhà nguyện được chính quyền chấp thuận và cho cơi nới thêm với diện tích 16X7(112m2), mái tôn vách ván, cùng ngôi tháp chuông đơn sơ cao khoảng 9 m.
Mấy năm sau, nhà nguyện bằng cây gỗ bị mối mọt xâm thực, một bộ sườn nhà tiền chế bằng sắt của một ân nhân dâng cúng, được giáo dân âm thầm dựng lên phủ trùm trên nhà nguyện củ. Tuy nhiên dựa trên pháp lệnh tôn giáo và qui chế xây dựng, chính quyền ra lệnh đình chỉ và giáo dân đành giữ nguyên hiện trạng: Thời gian này nhà nguyện Martinô có một hình thù đặc biệt là một nhà tiền chế không có vách phủ trên ngôi nhà bằng tôn vách ván !
Nhưng, trong niềm tin quan phòng, giáo dân cộng đoàn Martinô đã nhận được Ý Chúa qua cơn bão số 9 năm 2005. Cơn bão họa hiếm của Nam Bộ thổi vào bờ biển Vủng tàu tràn qua ngọn đồi và thổi tốc mái nhà nguyện bằng gỗ, mà không làm hư hao chút nào sườn nhà tiền chế !.
Trước cảnh hoang tàn của nhà nguyện Martinô, chính quyền chấp nhận cho sữa chửa, nhưng lại không cho phép xây bằng vật liệu kiên cố. Khéo léo vận dụng, cha quản nhiệm Nguyễn văn Hướng và giáo dân Martinô đã cơi nới thành nhà nguyện vách tôn hiện nay. Ngày 26-4-2008, ĐGM Đaminh Nguyễn Chu Trinh đã đến giáo họ Martinô làm phép cung hiến bàn thờ bằng đá, trong ngôi nhà nguyện khá khang trang mới được sũa chửa.
Kể từ đó, với sự năng nổ của linh mục quản nhiệm, khu vực nhà nguyện trở thành một công trường xây dựng: Xe ủi đất san mặt bằng, xe ben đổ đất, xe cải tiền chở đá hộc từ trong nương rẫy về, thợ nề xây bờ kè quanh khu đất hơn 700 m2. Rồi tượng đài thánh Martino, tượng đài Đức Mẹ La vang, nhà xứ, nhà khách, nhà giáo lý cũng cấp tốc xây dưng cùng với hang rào quanh khuôn viên. Cả con đường lầy lội qua suối cạn trước nhà nguyện cũng được rãi đá.
Công trình chưa hoàn chỉnh thì cộng đoàn Martinô thêm phấn khởi khi nghe tin Giáo phận nâng giáo họ thành giáo xư và chính thức bổ nhiệm chánh xứ là cha quản nhiệm Nguyễn văn Hướng, nguyên phó xứ Tân Hiệp.
Thật đúng là giáo xứ Martinô đã được hình thành từ những con số không, nhưng có được con số một là niềm tin vào Thiên Chúa.
Xin tạ ơn Chúa quan phòng, xin cám ơn giáo phận, cám ơn Tỉnh dòng Đa minh, cám ơn tất cả ân nhân xa gần. Xin Chúa trả công vô cùng.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đồng Chiêm: Ai là kẻ cần bị lật mặt?
Nguyễn Trung Thiện
08:25 22/01/2010
Chính quyền Hà Nội phải ráo riết sử dụng nhiều chiêu bài, nhiều thủ đoạn kể cả tàn độc để giữ phần được chia. Để che giấu động cơ giữ lợi lộc của mình, chính quyền Hà Nội đã dẫm đạp lợi ích chung của dân tộc, lấy những quy chụp khiên cưỡng, những luận điệu lừa bịp để kết tội giáo dân Đồng Chiêm và cả cộng đồng Công Giáo Việt Nam.
Những hành vi bạo lực của nhà nước Việt Nam ngày càng gia tăng ở Đồng Chiêm càng cho thấy rõ bộ mặt, bản chất bạo tàn của một chế độ chuyên chế đối đầu với nhân dân Việt Nam. Những tưởng cuộc hội nhập vào cộng đồng quốc tế sẽ ít nhiều khiến những kẻ man rợ học được điều tốt đẹp, nhân tính trong cách hành xử.
Nhưng không, bản chất là không thể thay đổi, mặc dù dư luận của nhiều nước văn minh, tiến bộ trên thế giới đã nhiều lần nhắc nhở chính thức tới chính quyền Việt Nam về những hành vi phi nhân tính như ngược đãi, trù dập, bắt bớ, đàn áp, chà đạp con người. Tuy vậy nhà nước Việt Nam không những tkhông tiếp thu những ý kiến nhân bản đó, để chứng tỏ là một nhà nước tiến bộ, văn minh như đại đồng các nước trên thế giới. Mà trái lại, họ liên tục sai phạm một cách có chủ ý những hành vi vi phạm nhân quyền, tín ngưỡng của người dân. Nguy hiểm hơn là họ còn dùng những phương tiện truyền thông độc quyền để xuyên tạc, vu cáo, làm sai lệch tính chất sự việc, lừa bịp dư luận quốc tế cũng như lừa bịp nhân dân.
Những hành vi này của nhà nước Việt Nam rõ ràng chứa những hiểm họa khôn lường cho nhân dân Việt Nam về sự bất an. Hành vi này cố ý chia rẽ và phá hoại khối người Công Giáo nói riêng và khối đại đoàn kết dân tộc nói chung.
Một trong những tờ báo đi đầu trong việc vu cáo, gây chia rẽ và phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc này là tờ báo Hà Nội Mới của Thành Ủy Hà Nội. Bằng những bài báo lộ rõ thái độ thù nghịch một cách điên cuồng đến mức bất chấp sự thật, bất chấp logic, đi trái với lương tâm của người cầm bút. Báo Hà Nội Mới tự suy luận thô thiển, thiếu những bằng chứng cụ thể để quy chụp các linh mục thuộc giáo phận Hà Nội và Dòng Chúa Cứu Thế. Đặc biệt báo còn vu khống cho Đức Tổng Giám Mục để quy kết những tội mà chỉ báo Hà Nội Mới nặn ra. Trong khi hàng trăm tờ báo khác của Việt Nam ít nhiều còn lương tri hơn đã không lên tiếng. Hãy xem một đoạn luận tội TGM Ngô Quang Kiệt trong bài “Lật mặt những kẻ kích động, gấy rối ở Đồng Chiêm” của tác giả Hồng Anh trên tờ báo điện tử Hà Nội Mới đăng ngày 21-1-2010 có đoạn: “Chưa dừng lại ở đó, trong khi tình hình đang căng thẳng, Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã đến thăm, động viên và ban phép lành cho hai phụ nữ bị thương do chính gạch, đá của giáo dân ném vào lực lượng cưỡng chế công trình dựng trái phép tại núi Chẽ ngày 6/1/2010 ở Đồng Chiêm, rồi chỉ đạo đệ tử viết, đưa tin, bài lên mạng Internet xuyên tạc sự thật’’
Người ta không thể tin có trường hợp nào người dân tấn công một tiểu đoàn cảnh sát đặc nhiệm trang bị đầy đủ vũ khí, thiết bị, lực lượng cảnh sát đó lại đứng im. Và người dân vì tấn công những đơn vị đặc nhiệm đứng im đó, khiến tự người dân bị gạch đá của mình ném vào đầu mình? Chi tiết này đến giàu trí tưởng tượng đến mấy cũng không ai có thể viết được, trừ khi những tên bồi bút ở nhà ăn tiền, ăn chính sách, chế độ mới có thể nghĩ ra.
Một điểm nữa lộ rõ tâm địa bất nhân, tàn nhẫn của Hồng Anh hay Hà Nội Mới là việc đến thăm, động viên, ban phép lành cho hai người bị thương này của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt được chúng nêu ra như là một trọng tội… Thật kinh hoàng trước suy luận này, một kẻ giết người hàng loạt còn được ban phép, một kẻ tội phạm tàn bạo đến mấy còn được chăm sóc, chữa trị vết thương, huống chi là hai người phụ nữ bị thương, chả lẽ không ai được phép thăm hỏi, động viên. Đọc những dòng này càng bàng hoàng trước đạo lý của những tên bồi bút như Anh Quang, Hồng Anh của Hà Nội Mới. Càng thấy rõ tim đen thù địch điên cuồng bất chấp luân lý, nghĩa tình của tờ báo Hà Nội Mới.
Trong những quan hệ trên dưới của cộng đồng Công Giáo, chưa thấy ai dùng từ “đệ tử” bao giờ. Từ “đệ tử” này chỉ có một tôn giáo lớn khác dùng chỉ quan hệ trên dưới. Không hiểu phóng viên báo Hà Nội Mới không hiểu gì về người Công Giáo hay ám chỉ vậy để chửi xéo tôn giáo nào nữa. Dù lý do nào một trong hai cũng không thể chấp nhận. Vì không hiểu về người khác thì sao có thể viết báo về họ được, ám chỉ chửi xéo tôn giáo nào nữa lại càng không thể chấp nhận.
Có thể vì sự thù địch đến độ cuồng quẫn mà mất đi sự tỉnh táo, tự chủ cho nên chỉ một đoạn ngắn vài dòng của bài báo, tác giả Hồng Anh của tờ Hà Nội Mới đã đánh mất lương tâm nghề nghiệp, đi sâu vào những dòng chữ có tính chất kích động, vu cáo, gây bất ổn trong xã hội Việt Nam.
Huyện Mỹ Đức là huyện có những danh lam, thắng cảnh lớn. Hàng năm thu hút hàng trăm nghìn du khách thập phương đến tham quan. Nguồn thu trong vài tháng cao điểm đến hàng chục tỷ đồng. Nhất là trong những ngày sắp tới đây là mùa gặt hái tiền bạc của huyện Mỹ Đức cũng là phần của một số kẻ trong thành ủy Hà Nội. Bởi lo sợ nguồn lợi béo bở mà nhiều quan chức có phần được chia bị ảnh hưởng vì Đồng Chiêm. Cho nên chính quyền Hà Nội phải ráo riết sử dụng nhiều chiêu bài, nhiều thủ đoạn kể cả tàn độc để giữ phần được chia. Để che giấu động cơ giữ lợi lộc của mình, chính quyền Hà Nội đã dẫm đạp lợi ích chung của dân tộc, lấy những quy chụp khiên cưỡng, những luận điệu lừa bịp để kết tội giáo dân Đồng Chiêm và cả cộng đồng Công Giáo Việt Nam.
Kẻ đáng phải lật mặt chính là những tên vì phần ăn chia của cá nhân, mà đang tâm đưa dân tộc vào những mối chia rẽ, bất hòa. Chỉ vì chúng có trong tay những phương tiện như báo chí, cảnh sát, ngân sách nhà nước… mà độc quyền làm những điều trái lương tâm như vậy.
Chính những kẻ này là những kẻ thù địch của nhân dân ta. Chứ không phải những ai mà chúng lên án, bởi tâm địa như chúng đã thể hiện không bao giờ thuyết phục được những ai còn lương tri và hiểu biết.
Hà Nội, Ngày 22/1/2010
Những hành vi bạo lực của nhà nước Việt Nam ngày càng gia tăng ở Đồng Chiêm càng cho thấy rõ bộ mặt, bản chất bạo tàn của một chế độ chuyên chế đối đầu với nhân dân Việt Nam. Những tưởng cuộc hội nhập vào cộng đồng quốc tế sẽ ít nhiều khiến những kẻ man rợ học được điều tốt đẹp, nhân tính trong cách hành xử.
Nhưng không, bản chất là không thể thay đổi, mặc dù dư luận của nhiều nước văn minh, tiến bộ trên thế giới đã nhiều lần nhắc nhở chính thức tới chính quyền Việt Nam về những hành vi phi nhân tính như ngược đãi, trù dập, bắt bớ, đàn áp, chà đạp con người. Tuy vậy nhà nước Việt Nam không những tkhông tiếp thu những ý kiến nhân bản đó, để chứng tỏ là một nhà nước tiến bộ, văn minh như đại đồng các nước trên thế giới. Mà trái lại, họ liên tục sai phạm một cách có chủ ý những hành vi vi phạm nhân quyền, tín ngưỡng của người dân. Nguy hiểm hơn là họ còn dùng những phương tiện truyền thông độc quyền để xuyên tạc, vu cáo, làm sai lệch tính chất sự việc, lừa bịp dư luận quốc tế cũng như lừa bịp nhân dân.
Những hành vi này của nhà nước Việt Nam rõ ràng chứa những hiểm họa khôn lường cho nhân dân Việt Nam về sự bất an. Hành vi này cố ý chia rẽ và phá hoại khối người Công Giáo nói riêng và khối đại đoàn kết dân tộc nói chung.
Một trong những tờ báo đi đầu trong việc vu cáo, gây chia rẽ và phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc này là tờ báo Hà Nội Mới của Thành Ủy Hà Nội. Bằng những bài báo lộ rõ thái độ thù nghịch một cách điên cuồng đến mức bất chấp sự thật, bất chấp logic, đi trái với lương tâm của người cầm bút. Báo Hà Nội Mới tự suy luận thô thiển, thiếu những bằng chứng cụ thể để quy chụp các linh mục thuộc giáo phận Hà Nội và Dòng Chúa Cứu Thế. Đặc biệt báo còn vu khống cho Đức Tổng Giám Mục để quy kết những tội mà chỉ báo Hà Nội Mới nặn ra. Trong khi hàng trăm tờ báo khác của Việt Nam ít nhiều còn lương tri hơn đã không lên tiếng. Hãy xem một đoạn luận tội TGM Ngô Quang Kiệt trong bài “Lật mặt những kẻ kích động, gấy rối ở Đồng Chiêm” của tác giả Hồng Anh trên tờ báo điện tử Hà Nội Mới đăng ngày 21-1-2010 có đoạn: “Chưa dừng lại ở đó, trong khi tình hình đang căng thẳng, Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã đến thăm, động viên và ban phép lành cho hai phụ nữ bị thương do chính gạch, đá của giáo dân ném vào lực lượng cưỡng chế công trình dựng trái phép tại núi Chẽ ngày 6/1/2010 ở Đồng Chiêm, rồi chỉ đạo đệ tử viết, đưa tin, bài lên mạng Internet xuyên tạc sự thật’’
Người ta không thể tin có trường hợp nào người dân tấn công một tiểu đoàn cảnh sát đặc nhiệm trang bị đầy đủ vũ khí, thiết bị, lực lượng cảnh sát đó lại đứng im. Và người dân vì tấn công những đơn vị đặc nhiệm đứng im đó, khiến tự người dân bị gạch đá của mình ném vào đầu mình? Chi tiết này đến giàu trí tưởng tượng đến mấy cũng không ai có thể viết được, trừ khi những tên bồi bút ở nhà ăn tiền, ăn chính sách, chế độ mới có thể nghĩ ra.
Một điểm nữa lộ rõ tâm địa bất nhân, tàn nhẫn của Hồng Anh hay Hà Nội Mới là việc đến thăm, động viên, ban phép lành cho hai người bị thương này của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt được chúng nêu ra như là một trọng tội… Thật kinh hoàng trước suy luận này, một kẻ giết người hàng loạt còn được ban phép, một kẻ tội phạm tàn bạo đến mấy còn được chăm sóc, chữa trị vết thương, huống chi là hai người phụ nữ bị thương, chả lẽ không ai được phép thăm hỏi, động viên. Đọc những dòng này càng bàng hoàng trước đạo lý của những tên bồi bút như Anh Quang, Hồng Anh của Hà Nội Mới. Càng thấy rõ tim đen thù địch điên cuồng bất chấp luân lý, nghĩa tình của tờ báo Hà Nội Mới.
Trong những quan hệ trên dưới của cộng đồng Công Giáo, chưa thấy ai dùng từ “đệ tử” bao giờ. Từ “đệ tử” này chỉ có một tôn giáo lớn khác dùng chỉ quan hệ trên dưới. Không hiểu phóng viên báo Hà Nội Mới không hiểu gì về người Công Giáo hay ám chỉ vậy để chửi xéo tôn giáo nào nữa. Dù lý do nào một trong hai cũng không thể chấp nhận. Vì không hiểu về người khác thì sao có thể viết báo về họ được, ám chỉ chửi xéo tôn giáo nào nữa lại càng không thể chấp nhận.
Có thể vì sự thù địch đến độ cuồng quẫn mà mất đi sự tỉnh táo, tự chủ cho nên chỉ một đoạn ngắn vài dòng của bài báo, tác giả Hồng Anh của tờ Hà Nội Mới đã đánh mất lương tâm nghề nghiệp, đi sâu vào những dòng chữ có tính chất kích động, vu cáo, gây bất ổn trong xã hội Việt Nam.
Huyện Mỹ Đức là huyện có những danh lam, thắng cảnh lớn. Hàng năm thu hút hàng trăm nghìn du khách thập phương đến tham quan. Nguồn thu trong vài tháng cao điểm đến hàng chục tỷ đồng. Nhất là trong những ngày sắp tới đây là mùa gặt hái tiền bạc của huyện Mỹ Đức cũng là phần của một số kẻ trong thành ủy Hà Nội. Bởi lo sợ nguồn lợi béo bở mà nhiều quan chức có phần được chia bị ảnh hưởng vì Đồng Chiêm. Cho nên chính quyền Hà Nội phải ráo riết sử dụng nhiều chiêu bài, nhiều thủ đoạn kể cả tàn độc để giữ phần được chia. Để che giấu động cơ giữ lợi lộc của mình, chính quyền Hà Nội đã dẫm đạp lợi ích chung của dân tộc, lấy những quy chụp khiên cưỡng, những luận điệu lừa bịp để kết tội giáo dân Đồng Chiêm và cả cộng đồng Công Giáo Việt Nam.
Kẻ đáng phải lật mặt chính là những tên vì phần ăn chia của cá nhân, mà đang tâm đưa dân tộc vào những mối chia rẽ, bất hòa. Chỉ vì chúng có trong tay những phương tiện như báo chí, cảnh sát, ngân sách nhà nước… mà độc quyền làm những điều trái lương tâm như vậy.
Chính những kẻ này là những kẻ thù địch của nhân dân ta. Chứ không phải những ai mà chúng lên án, bởi tâm địa như chúng đã thể hiện không bao giờ thuyết phục được những ai còn lương tri và hiểu biết.
Hà Nội, Ngày 22/1/2010
Bài Thơ ''cầm''
Cầm Nhầm
08:45 22/01/2010
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện chỉ cầm búa cầm liềm theo kiểu cầm chừng:
Chủ nghĩa bây giờ là cầm khoán bẻ măng.
Chính sách là cầm cố đất nước.
Định hướng là cầm cái/cầm con mọi nguồn viện trợ.
Quan chức thì cầm cốc mua vui.
Khẩu hiệu đạo đức là cầm lòng.
Kẻ thù là sĩ phu cầm bút.
Đối nội là cầm tù phản biện.
Đối ngoại là cầm dao đằng lưỡi.
Tư tưởng là uốn gối cầm bô.
Kinh tế là khấu đầu cầm bị.
Văn hóa nhắm mắt cầm loa.
Thông tin bịt mồm cầm kéo.
Tuyên giáo nhắc tuồng cầm canh.
Công thương khum lưng cầm khách.
Công an khóa xích cầm chân.
Tư pháp cầm đèn chạy án.
Báo đài khép nép cầm ca.
Giáo dục huơ roi cầm tiền.
Y tế miên man cầm giá.
Hành chánh xum xoe cầm dù.
Dân phòng lăm le cầm súng.
Tại chức nhi nhô cầm bằng.
Cấp ủy loay hoay cầm đũa.
Đảng viên tí toáy cầm nhầm.
Chất xám tất bật cầm máu.
Mặt Trận đắm đuối cầm chầu.
Phong bì thoải mái cầm cương.
Đầu tư tuột dốc cầm chắc.
Quốc Hội không dám cầm còi.
Tham nhũng ung dung cầm lái.
Đất nước lệt bệt cầm cờ…
Sứ mệnh lịch sử bây giờ là cầm cự:
Lãnh đạo níu ghế cầm đô.
Nhân dân lũ lượt cầm đồ.
Công nhân hút gió cầm cữ.
Nông dân chạy gạo cầm hơi.
Ngư dân cầm mạng chuộc tàu.
Tiểu thương cầm vợ đợ con.
Trí thức rán cầm nước mắt.
Trung ương vẫn ngỡ cầm đầu.
Trên dưới tranh quyền cầm trịch.
Cả giuộc lắm phen cầm cập.
Nhìn giặc đoạt ải/chiếm đất/cướp đảo mà chẳng dám cầm quân.
Thấy dân đòi đất/đòi nhà/đòi chỗ tu hành thì giả dạng du côn cầm gạch/cầm đá/cầm cây/cầm gậy…
Một nhà cầm quyền như Rứa đáng gọi là gì?
Nghe chừng phảng phất đâu đây thoảng chút hoang mang: cầm độc hay cầm thú?
Chủ nghĩa bây giờ là cầm khoán bẻ măng.
Chính sách là cầm cố đất nước.
Định hướng là cầm cái/cầm con mọi nguồn viện trợ.
Quan chức thì cầm cốc mua vui.
Khẩu hiệu đạo đức là cầm lòng.
Kẻ thù là sĩ phu cầm bút.
Đối nội là cầm tù phản biện.
Đối ngoại là cầm dao đằng lưỡi.
Tư tưởng là uốn gối cầm bô.
Kinh tế là khấu đầu cầm bị.
Văn hóa nhắm mắt cầm loa.
Thông tin bịt mồm cầm kéo.
Tuyên giáo nhắc tuồng cầm canh.
Công thương khum lưng cầm khách.
Công an khóa xích cầm chân.
Tư pháp cầm đèn chạy án.
Báo đài khép nép cầm ca.
Giáo dục huơ roi cầm tiền.
Y tế miên man cầm giá.
Hành chánh xum xoe cầm dù.
Dân phòng lăm le cầm súng.
Tại chức nhi nhô cầm bằng.
Cấp ủy loay hoay cầm đũa.
Đảng viên tí toáy cầm nhầm.
Chất xám tất bật cầm máu.
Mặt Trận đắm đuối cầm chầu.
Phong bì thoải mái cầm cương.
Đầu tư tuột dốc cầm chắc.
Quốc Hội không dám cầm còi.
Tham nhũng ung dung cầm lái.
Đất nước lệt bệt cầm cờ…
Sứ mệnh lịch sử bây giờ là cầm cự:
Lãnh đạo níu ghế cầm đô.
Nhân dân lũ lượt cầm đồ.
Công nhân hút gió cầm cữ.
Nông dân chạy gạo cầm hơi.
Ngư dân cầm mạng chuộc tàu.
Tiểu thương cầm vợ đợ con.
Trí thức rán cầm nước mắt.
Trung ương vẫn ngỡ cầm đầu.
Trên dưới tranh quyền cầm trịch.
Cả giuộc lắm phen cầm cập.
Nhìn giặc đoạt ải/chiếm đất/cướp đảo mà chẳng dám cầm quân.
Thấy dân đòi đất/đòi nhà/đòi chỗ tu hành thì giả dạng du côn cầm gạch/cầm đá/cầm cây/cầm gậy…
Một nhà cầm quyền như Rứa đáng gọi là gì?
Nghe chừng phảng phất đâu đây thoảng chút hoang mang: cầm độc hay cầm thú?
Nhà vận động nhân quyền cảnh báo về tự do tôn giáo ở Việt Nam
Nguyễn Thương Hạnh
09:31 22/01/2010
Nhà vận động nhân quyền cảnh báo về tự do tôn giáo ở Việt Nam
London (UCAN,Cathnews Asia) - Nghị sĩ Công Giáo người Anh nổi tiếng bênh vực nhân quyền, tự do tôn giáo Lord Alton kêu gọi chính quyền Việt Nam kìm hãm các viên chức địa phương theo đường lối cứng rắn để ngăn chặn "sự tục dốc rõ rệt" về tự do tôn giáo như những tin tức nổi lên cho thấy có thêm những người phản kháng bị công an đánh đập và các nhà vận động dân chủ bị cầm tù.
Hôm 20/01/2009, ông Lord Alton cho Hãng thông tấn Công Giáo UCA hay mặc dù có cải thiện trong quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và chính quyền Việt Nam trong thời gian gần đây, nhưng các sự kiện mới đây như triệt hạ cây thánh giá trên đỉnh núi ở Giáo xứ Đồng Chiêm bằng vũ lực và tịch thu tài sản của Giáo Hội có thể gây nguy hại cho vị thế của đất nước trong con mắt của thế giới. Ông bình luận: “Đã có sự tụt dốc rõ rệt trong thời gian gần đây”.
Ông nói thêm: "Vấn đề có thể là – như chiều hướng ở Trung Quốc - một nhà chính trị địa phương đầy quyền lực có thể đặt nghị trình, lờ đi đường lối chính thức của chính quyền".
Ông cho hay: "Chúng ta không nên giả định rằng những gì đang xảy ra là chính sách của chính quyền. Nhưng nếu chính quyền muốn được thế giới đánh giá tốt thì phải ra tay hành động".
Các nguồn tin đề nghị ẩn danh tại Rôma đưa ra giả thuyết rằng sự gia tăng căng thẳng mới nhất gây ngạc nhiên cho cả Tòa Thánh Vatican và giới chức cao cấp của chính quyền.
Trong khi đó, trong một tuyên bố với ngôn từ mạnh mẽ hôm 20 tháng Giêng, Tổng Giáo phận Hà Nội lên án vụ bạo lực leo thang và cho hay rằng một nhóm các linh mục và tu sĩ đã bị tấn công khi trên đường đến thăm giáo xứ Đồng Chiêm.
Cha Phêrô Nguyễn cho hay: "Những trường hợp nghiêm trọng nhất liên quan đến ông JB Nguyễn Hữu Vinh người đã bị đánh đập bất tỉnh tại một trạm kiểm soát của công an tại Đồng Chiêm hôm 11 tháng Giêng, và mới nhất là Tu sĩ Nguyễn Văn Tặng, một tu sĩ Dòng Chúa Cứ Thế cũng bị đánh đập cho đến khi bất tỉnh nhân sự vào ngày 20 tháng Giêng khi trên đường đến thăm Đồng Chiêm".
Ngài cho biết thêm: "Vị giáo dân thì bị thương nhẹ, nhưng thầy Antôn Nguyễn Văn Tặng thì bị đánh đập mạnh vào đầu, môi và mắt".
Cha Hữu lưu ý rằng người dân địa phương xác nhận những kẻ tấn công là "công an từ nội thành Hà Nội".
Trong một diễn biến khác, Luật sư Công giáo Phaolô Lê Công Định, người bị cáo buộc hoạt động để lật đổ chính quyền, đã bị kết án tù 5 năm. Đồng thời ba nhà bất đồng chính kiến khác bị phạt tù với cáo buộc tương tự vào hôm 20 Tháng 1 tại Tòa án nhân dân TPHCM.
London (UCAN,Cathnews Asia) - Nghị sĩ Công Giáo người Anh nổi tiếng bênh vực nhân quyền, tự do tôn giáo Lord Alton kêu gọi chính quyền Việt Nam kìm hãm các viên chức địa phương theo đường lối cứng rắn để ngăn chặn "sự tục dốc rõ rệt" về tự do tôn giáo như những tin tức nổi lên cho thấy có thêm những người phản kháng bị công an đánh đập và các nhà vận động dân chủ bị cầm tù.
Hôm 20/01/2009, ông Lord Alton cho Hãng thông tấn Công Giáo UCA hay mặc dù có cải thiện trong quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và chính quyền Việt Nam trong thời gian gần đây, nhưng các sự kiện mới đây như triệt hạ cây thánh giá trên đỉnh núi ở Giáo xứ Đồng Chiêm bằng vũ lực và tịch thu tài sản của Giáo Hội có thể gây nguy hại cho vị thế của đất nước trong con mắt của thế giới. Ông bình luận: “Đã có sự tụt dốc rõ rệt trong thời gian gần đây”.
Ông nói thêm: "Vấn đề có thể là – như chiều hướng ở Trung Quốc - một nhà chính trị địa phương đầy quyền lực có thể đặt nghị trình, lờ đi đường lối chính thức của chính quyền".
Ông cho hay: "Chúng ta không nên giả định rằng những gì đang xảy ra là chính sách của chính quyền. Nhưng nếu chính quyền muốn được thế giới đánh giá tốt thì phải ra tay hành động".
Các nguồn tin đề nghị ẩn danh tại Rôma đưa ra giả thuyết rằng sự gia tăng căng thẳng mới nhất gây ngạc nhiên cho cả Tòa Thánh Vatican và giới chức cao cấp của chính quyền.
Trong khi đó, trong một tuyên bố với ngôn từ mạnh mẽ hôm 20 tháng Giêng, Tổng Giáo phận Hà Nội lên án vụ bạo lực leo thang và cho hay rằng một nhóm các linh mục và tu sĩ đã bị tấn công khi trên đường đến thăm giáo xứ Đồng Chiêm.
Cha Phêrô Nguyễn cho hay: "Những trường hợp nghiêm trọng nhất liên quan đến ông JB Nguyễn Hữu Vinh người đã bị đánh đập bất tỉnh tại một trạm kiểm soát của công an tại Đồng Chiêm hôm 11 tháng Giêng, và mới nhất là Tu sĩ Nguyễn Văn Tặng, một tu sĩ Dòng Chúa Cứ Thế cũng bị đánh đập cho đến khi bất tỉnh nhân sự vào ngày 20 tháng Giêng khi trên đường đến thăm Đồng Chiêm".
Ngài cho biết thêm: "Vị giáo dân thì bị thương nhẹ, nhưng thầy Antôn Nguyễn Văn Tặng thì bị đánh đập mạnh vào đầu, môi và mắt".
Cha Hữu lưu ý rằng người dân địa phương xác nhận những kẻ tấn công là "công an từ nội thành Hà Nội".
Trong một diễn biến khác, Luật sư Công giáo Phaolô Lê Công Định, người bị cáo buộc hoạt động để lật đổ chính quyền, đã bị kết án tù 5 năm. Đồng thời ba nhà bất đồng chính kiến khác bị phạt tù với cáo buộc tương tự vào hôm 20 Tháng 1 tại Tòa án nhân dân TPHCM.
Ngoại trưởng Clinton: 'VN nên đối thoại với blogger'
BBC
09:45 22/01/2010
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói chính phủ Việt Nam nên đối thoại và tranh luận với những người chỉ trích qua mạng internet, thay vì bỏ tù họ.
Bà nhắc đến Việt Nam trong bài diễn văn về tự do Internet, mà nhắm chủ yếu đến tranh cãi quanh Google ở Trung Quốc.
Trong diễn văn tại bảo tàng báo chí Newseum ở Washington hôm 21/01, ngoại trưởng Mỹ nói tại Việt Nam, "việc tiếp cận các trang mạng xã hội phổ biến đột nhiên biến mất".
Bà chỉ trích các nước "gồm cả Việt Nam và Trung Quốc" đã có những chiến thuật hạn chế việc xem thông tin về tôn giáo.
Sau đó, trong phần trả lời câu hỏi, ông Nguyễn Đình Thắng từ tổ chức BPSOS chuyên trợ giúp người tị nạn, hỏi bà ngoại trưởng sẽ làm gì khi Việt Nam vừa mới xử bốn nhà đối kháng, với mức án cao nhất 16 năm (Trần Huỳnh Duy Thức).
Bà Clinton nói: "Chúng tôi đã công khai phản đối việc bắt giữ, kết tội và cầm tù không chỉ các blogger ở Việt Nam, mà cả một số nhà sư Phật giáo và những người bị sách nhiễu."
"Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ...nâng cao mức sống của người dân. Và họ không nên lo ngại những bình luận trong nước. Tôi muốn thấy có thêm các chính phủ tranh luận nếu họ không đồng ý với điều mà một blogger hay trang web đang nói."
"Hãy giải thích những gì anh đang làm. Đưa ra thông tin phản bác. Chỉ ra những khiếm khuyết trong quan điểm của blogger."
Bà nói bà "hy vọng Việt Nam sẽ đi theo hướng đó, vì tôi nghĩ nó tương thích với tiến bộ mà chúng tôi chứng kiến tại đó mấy năm qua."
EU phản ứng
Hôm 20/01, Bấm Tòa sơ thẩm TP Hồ Chí Minh vừa tuyên án từ 5 năm tới 16 năm tù giam, thêm từ 3 tới 5 năm quản chế tại gia cho bốn nhân vật bất đồng chính kiến.
Những người này bị xử tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Ông Lê Công Định và Lê Thăng Long lãnh án tù 5 năm và ông Bấm Nguyễn Tiến Trung nhận án 7 năm. Cả ba ông đều sẽ bị quản chế tại gia thêm ba năm sau khi mãn án.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Anh quốc và Hoa Kỳ đã ra tuyên bố phản đối vụ xử này.
Liên hiệp châu Âu (EU) cũng có thông cáo nói việc kết án "không phù hợp với quyền căn bản của mọi người được có ý kiến và tự do bày tỏ chúng trong hòa bình."
EU nói sự nghiêm trọng của mức án, đặc biệt là 16 năm tù cho ông Duy Thức, là "chưa từng có trong những năm gần đây".
Phiên tòa và phán quyết là một bước thụt lùi lớn và đáng tiếc cho Việt Nam.
Thông cáo của EU
"Phiên tòa và phán quyết là một bước thụt lùi lớn và đáng tiếc cho Việt Nam. Sự quý trọng của cộng đồng quốc tế và tiến bộ kinh tế lâu dài không thể duy trì nếu sự tự do biểu lộ, đặc biệt là trao đổi và phát triển tư tưởng về những vấn đề quan trọng cho nhân dân và đất nước, bị bóp nghẹt."
"Việc tiến hành xử án cũng gây lo ngại: gia đình những bị can không được phép vào chính tòa; hệ thống âm thanh cho người quan sát ở phòng gần bên không tốt; và những cáo buộc nghiêm trọng của hai trong bốn người nói rằng họ bị sức ép hay sách nhiễu trong quá trình điều tra đã không được Tòa lưu ý."
EU nói họ "nhắc lại thiện chí vững chắc và ủng hộ Việ Nam và sẵn sàng tiếp tục là đối tác với Việt Nam".
"Tuy nhiên, xu hướng tiêu cực thể hiện qua việc tuyên án này và những lần khác gần đây, cần bị đảo ngược để tiềm năng của Việt Nam trong mọi lĩnh vực, cả xã hội và kinh tế, được thành hiện thực."
Bà nhắc đến Việt Nam trong bài diễn văn về tự do Internet, mà nhắm chủ yếu đến tranh cãi quanh Google ở Trung Quốc.
Trong diễn văn tại bảo tàng báo chí Newseum ở Washington hôm 21/01, ngoại trưởng Mỹ nói tại Việt Nam, "việc tiếp cận các trang mạng xã hội phổ biến đột nhiên biến mất".
Bà chỉ trích các nước "gồm cả Việt Nam và Trung Quốc" đã có những chiến thuật hạn chế việc xem thông tin về tôn giáo.
Sau đó, trong phần trả lời câu hỏi, ông Nguyễn Đình Thắng từ tổ chức BPSOS chuyên trợ giúp người tị nạn, hỏi bà ngoại trưởng sẽ làm gì khi Việt Nam vừa mới xử bốn nhà đối kháng, với mức án cao nhất 16 năm (Trần Huỳnh Duy Thức).
Bà Clinton nói: "Chúng tôi đã công khai phản đối việc bắt giữ, kết tội và cầm tù không chỉ các blogger ở Việt Nam, mà cả một số nhà sư Phật giáo và những người bị sách nhiễu."
"Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ...nâng cao mức sống của người dân. Và họ không nên lo ngại những bình luận trong nước. Tôi muốn thấy có thêm các chính phủ tranh luận nếu họ không đồng ý với điều mà một blogger hay trang web đang nói."
"Hãy giải thích những gì anh đang làm. Đưa ra thông tin phản bác. Chỉ ra những khiếm khuyết trong quan điểm của blogger."
Bà nói bà "hy vọng Việt Nam sẽ đi theo hướng đó, vì tôi nghĩ nó tương thích với tiến bộ mà chúng tôi chứng kiến tại đó mấy năm qua."
EU phản ứng
Hôm 20/01, Bấm Tòa sơ thẩm TP Hồ Chí Minh vừa tuyên án từ 5 năm tới 16 năm tù giam, thêm từ 3 tới 5 năm quản chế tại gia cho bốn nhân vật bất đồng chính kiến.
Những người này bị xử tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Ông Lê Công Định và Lê Thăng Long lãnh án tù 5 năm và ông Bấm Nguyễn Tiến Trung nhận án 7 năm. Cả ba ông đều sẽ bị quản chế tại gia thêm ba năm sau khi mãn án.
Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Anh quốc và Hoa Kỳ đã ra tuyên bố phản đối vụ xử này.
Liên hiệp châu Âu (EU) cũng có thông cáo nói việc kết án "không phù hợp với quyền căn bản của mọi người được có ý kiến và tự do bày tỏ chúng trong hòa bình."
EU nói sự nghiêm trọng của mức án, đặc biệt là 16 năm tù cho ông Duy Thức, là "chưa từng có trong những năm gần đây".
Phiên tòa và phán quyết là một bước thụt lùi lớn và đáng tiếc cho Việt Nam.
Thông cáo của EU
"Phiên tòa và phán quyết là một bước thụt lùi lớn và đáng tiếc cho Việt Nam. Sự quý trọng của cộng đồng quốc tế và tiến bộ kinh tế lâu dài không thể duy trì nếu sự tự do biểu lộ, đặc biệt là trao đổi và phát triển tư tưởng về những vấn đề quan trọng cho nhân dân và đất nước, bị bóp nghẹt."
"Việc tiến hành xử án cũng gây lo ngại: gia đình những bị can không được phép vào chính tòa; hệ thống âm thanh cho người quan sát ở phòng gần bên không tốt; và những cáo buộc nghiêm trọng của hai trong bốn người nói rằng họ bị sức ép hay sách nhiễu trong quá trình điều tra đã không được Tòa lưu ý."
EU nói họ "nhắc lại thiện chí vững chắc và ủng hộ Việ Nam và sẵn sàng tiếp tục là đối tác với Việt Nam".
"Tuy nhiên, xu hướng tiêu cực thể hiện qua việc tuyên án này và những lần khác gần đây, cần bị đảo ngược để tiềm năng của Việt Nam trong mọi lĩnh vực, cả xã hội và kinh tế, được thành hiện thực."
30 đồng bạc và 15 kí gạo!
Giáo dân Đồng Chiêm
10:05 22/01/2010
Chúng ta theo dõi thì thấy vụ phá Thánh Giá trên Núi Thờ-Đồng Chiêm của Nhà cầm quyền Hà nội đang càng ngày càng trở nên phức tạp. Phương thức đối phó của nhà cầm quyền cộng sản càng ngày càng làm bộc lộ rõ bản chất thâm độc và hạ cấp của họ.
Trong những ngày vừa, công an và cảnh sát đang ráo riết phong tỏa các đường ra lối vào của thôn Đồng Chiêm nhằm cô lập hoàn toàn, nội bất xuất ngoại bất nhập, nhằm "che mắt" không cho bất cứ ai biết những gì đang xẩy ra tại Đồng Chiêm, nơi mà những người dân lành chỉ biết lặng lẽ cầu nguyện và kiên trì bảo vệ niềm tin của mình.
Huyện xã còn dùng loa phóng thanh “gào thét” những lời cáo tội, xỉ nhục và bôi nhọ các linh mục, tu sĩ và giáo dân suốt ngày và đôi khi cả đêm nữa.
Mới đây họ còn chở 29 tấn gạo vào phát cho dân Đồng Chiêm, người nào đồng ý kí giấy thì được 15 kí gạo. Đây tưởng là việc làm "nhân đạo" nhưng nó chính là cái bẫy dùng để làm bằng chứng có chữ kí quy chụp giáo dân sau này. Nếu người nào đồng ý ký vào giấy gì đó nhận gạo chẳng hạn thì sau này công an sẽ dùng chữ kí này để quy chụp, kết án các linh mục. Một chiêu thức dụ dỗ mua chuộc những con người nghèo đói, yếu kém về hiểu biết nên rấtdễ bị lừa!
Hãy nhớ lại gương xưa: tên Giuđa đã bán Chúa với giá 30 đồng bạc, để rồi cắn rứt lương tâm, đi đến tự kết liễu đời mình. Ngày nay chúng ta hãy tỉnh thức, đừng vì 15kg gạo mà bán đứng anh em mình, làm tay sai cho cộng sản trong chiêu bài đấu tố và buộc tội các linh mục, tu sĩ và ban hành giáo…
Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn vì “ma quỷ” đang gầm thét, rảo quanh để tìm cơ hội. Đừng để mình rơi vào cái bẫy của cộng sản đang ẩn núp dưới những lời dụ dỗ ngon ngọt. Hãy tỉnh thức trước bất kỳ một chiêu bài nào của cộng sản vì bản chất của nó là lừa dối và độc ác không bỏ qua bất cứ một thủ đoạn nào, miễn là họ đạt được mục tiêu!
Xin hãy đứng vững trong đức tin. Xin Chúa gìn giữ tất cả anh chị em chúng ta trong danh Đức Giêsu Kitô.
Trong những ngày vừa, công an và cảnh sát đang ráo riết phong tỏa các đường ra lối vào của thôn Đồng Chiêm nhằm cô lập hoàn toàn, nội bất xuất ngoại bất nhập, nhằm "che mắt" không cho bất cứ ai biết những gì đang xẩy ra tại Đồng Chiêm, nơi mà những người dân lành chỉ biết lặng lẽ cầu nguyện và kiên trì bảo vệ niềm tin của mình.
Huyện xã còn dùng loa phóng thanh “gào thét” những lời cáo tội, xỉ nhục và bôi nhọ các linh mục, tu sĩ và giáo dân suốt ngày và đôi khi cả đêm nữa.
Mới đây họ còn chở 29 tấn gạo vào phát cho dân Đồng Chiêm, người nào đồng ý kí giấy thì được 15 kí gạo. Đây tưởng là việc làm "nhân đạo" nhưng nó chính là cái bẫy dùng để làm bằng chứng có chữ kí quy chụp giáo dân sau này. Nếu người nào đồng ý ký vào giấy gì đó nhận gạo chẳng hạn thì sau này công an sẽ dùng chữ kí này để quy chụp, kết án các linh mục. Một chiêu thức dụ dỗ mua chuộc những con người nghèo đói, yếu kém về hiểu biết nên rấtdễ bị lừa!
Hãy nhớ lại gương xưa: tên Giuđa đã bán Chúa với giá 30 đồng bạc, để rồi cắn rứt lương tâm, đi đến tự kết liễu đời mình. Ngày nay chúng ta hãy tỉnh thức, đừng vì 15kg gạo mà bán đứng anh em mình, làm tay sai cho cộng sản trong chiêu bài đấu tố và buộc tội các linh mục, tu sĩ và ban hành giáo…
Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn vì “ma quỷ” đang gầm thét, rảo quanh để tìm cơ hội. Đừng để mình rơi vào cái bẫy của cộng sản đang ẩn núp dưới những lời dụ dỗ ngon ngọt. Hãy tỉnh thức trước bất kỳ một chiêu bài nào của cộng sản vì bản chất của nó là lừa dối và độc ác không bỏ qua bất cứ một thủ đoạn nào, miễn là họ đạt được mục tiêu!
Xin hãy đứng vững trong đức tin. Xin Chúa gìn giữ tất cả anh chị em chúng ta trong danh Đức Giêsu Kitô.
Dư luận về việc đàn áp giáo dân ở Đồng Chiêm
Đỗ Hiếu / RFA
10:07 22/01/2010
Dư luận về việc đàn áp giáo dân ở Đồng Chiêm
Trước việc chính quyền Việt Nam ngày càng leo thang đàn áp giáo dân ở xứ Đồng Chiêm, một số vị lãnh đạo tinh thần thuộc các Tôn giáo khác nhau tại Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc đàn áp này.
Đàn áp leo thang
Tổng Giáo Phận Hà Nội và Tòa Giám Mục Hà Nội vừa ra thông báo cho biết, chánh quyền địa phương tiếp tục gây khó khăn cho giáo dân Đồng Chiêm, bằng cách huy động hàng trăm cảnh sát cơ động, lực lượng võ trang và công an chìm đến phong tỏa, ngăn chặn mọi ngả đường ra vào khu vực này.
Mặt khác, nhiều công an xông ra, bao vây, chặn đường xe máy chở thầy Anton Nguyễn Văn Tặng, họ đánh thầy trọng thương vào đầu, môi và mí mắt khiến ông bất tỉnh. Hiện thầy Tặng đang được cấp cứu tại Bệnh Viện Việt Đức ở Hà Nội.
Trước hành động sử dụng bạo lực đối với tu sĩ và giáo dân, qua câu chuyện với Đài RFA chúng tôi, từ Việt Nam một số vị lãnh đạo tinh thần thuộc các tôn giáo khác nhau đã trình bày cảm tưởng của mình khi hay tin có đổ máu mới xảy ra tại giáo xứ Đồng Chiêm.
Từ Chùa Liên Trì, ở Quận 2 (Sài Gòn), Hòa Thượng Thích Không Tánh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội - Từ Thiện (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất), chia sẻ vấn nạn mà xứ Đồng Chiêm đang gánh chịu, tương tự như Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất luôn phải đối mặt lâu nay:
HT Thích Không Tánh: Xin thưa với tất cả quý bà con là tôi cũng xin chia sẻ và kính gửi lời cầu nguyện đến tất cả quý bà con, đồng bào, giáo dân ở Miền Bắc, ở Hà Nội đang bị chế độ cộng sản vô thần họ đàn áp một cách rất là nặng nề. Mình cũng không biết thế nào, bởi vì trước Hoàn cảnh mà chính bản thân Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị đàn áp tù đày suốt mấy chục năm và gần đây thì tình trạng của mấy trăm tăng thân của Làng Mai cũng bị chế độ lừa đảo và đàn áp, và cuối cùng thì thực ra tất cả các sự việc ở Tam Tòa, ở Đồng Chiêm, rồi tất cả quý bà con giáo dân cũng như quý vị ở bên giáo phái Tin Lành của các đồng bào sắc tộc của Mục Sư Nguyễn Công Chính chẳng hạn thì cũng bị đàn áp rất là nặng nề.
Công an, an ninh tại Đồng Chiêm. Photo courtesy dcctvn.net Có thể nói tất cả những hình ảnh đó đã nói lên cái chế độ độc tài và nó có nhiều thủ đoạn gian ác, nó bày rõ ra sự thật của chế độ cộng sản. Với tư cách cũng như là một tu sĩ thì truớc cái bạo lực và súng ống với lại tù đày, ngay cả những nhà đấu tranh cho dân chủ gần đây cũng bị đàn áp, bị tù đầy, bị kêu án rất là nặng, thì đó là điều hết sức là đau khổ cho tình cảnh của con dân Việt Nam trong hiện trạng của chế độ cộng sản, tôi xin cầu nguyện và chia sẻ với quý tôn giáo bạn cũng như với tất cả quý anh em dân chủ, cùng với tất cả những người dân bị mất nhà mất đất đi khiếu kiện nhưng bị đàn áp, bị đánh dập rất là tàn nhẫn.
Tôi cũng không biết nói gì hơn, xin có mấy lời để chia sẻ với quý bà con ở hải ngoại và kính mong bà con có cách nào để mà có thể làm cho những vấn đề đó sớm chấm dứt, bởi vì nếu không thì người dân Việt còn phải chịu khổ lâu dài lắm. A Di Đà Phật!
Tự do tín ngưỡng?
Kế đó, ông Trần Hoài Ân, Ban Cố Vấn Giáo Hội Phật Gáo Hòa Hảo Truyền Thống, từ vùng đồng bằng sông Cửu Long nói rằng ở Việt Nam không riêng gì xứ đạo Đồng Chiêm mà các tôn giáo bạn đều bị đối xử khắc nghiệt, bị đàn áp bằng đủ mọi hình thức:
Ông Trần Hoài Ân: Theo cảm nghĩ của tôi, với tư cách là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Truyền Thống, về tất cả những việc làm mà chính phủ Việt Nam, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã cư xử và đã làm cho các tôn giáo khác, ví dụ như là Công Giáo, Phật Giáo. Theo suy nghĩ của chúng tôi là tất cả những việc làm đó, tất cả những hành động đó đều không đúng và đều là tín hiệu rất rõ nét là một sự đàn áp tự do tín ngưỡng, đàn áp các tôn giáo, bởi vì cái tính chất đặc thù của đảng cộng sản thì không bao giờ có sự phảng phất tôn giáo trong đó.
Do đó cho nên chẳng những Thiên Chúa Giáo, chẳng những Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt mà Phật Giáo Hòa hảo cũng phải lâm vào tình trạng khốn đốn, khổ sở, và bị đàn áp bức bách đủ mọi điều. Cho nên một lần nữa tôi xác định đây là bản chất đàn áp tín ngưỡng của chính phủ Việt Nam, thưa ông.
Cùng cảnh ngộ như Thái Hà, Loan Lý, Tam Tòa, Đồng Chiêm, Bát Nhã, Thánh Thất Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, thuộc Đạo Cao Đài ở Định Quán, cũng từng bị tấn công bằng võ lực. Ông Hồng Phước Đức, Chánh Trị Sự, thuật lại sự việc đó. Dịp này, ông Đức cũng nguyện cầu cho giáo xứ Đồng Chiêm được tai qua, nạn khỏi:
Ông Hồng Phước Đức: Không phải riêng một tôn giáo nào mà hầu như nhà cầm quyền nước Việt Nam cộng sản này đều đàn áp chung cả. Về mặt hình thức thì họ nói có dân chủ, có tự do, nhưng sự thật bên trong họ biến tất cả các tôn giáo thành riêng của họ, thành ra họ hành hung chúng tôi không phải riêng một lần mà 3 năm nay có các ban ngành từ tỉnh cho tới huyện xã họ đến họ tấn công chúng tôi.
Họ làm đủ mọi việc, từ nhiều lần liên tục họ mời anh em chúng tôi đến cơ quan làm việc, nhiều lần như vậy cuối cùng ngày 12-13 tháng 11 năm 2009 họ đưa một đám côn đồ tới, trong đó có trung tá công an Phi Văn Cảnh và thiếu tá công an Nguyễn Xuân An, cũng một số công an mặc thường phục. Chúng tôi đã chỉ trích, nói lên cái việc làm sai trái đó nhưng họ phớt lờ để cho chúng tôi bị tấn công.
Sự thật cũng đau lòng cho các nhà tôn giáo, như giáo xứ Thái Hà, Tam Tòa, rồi Bát Nhã ở Lâm Đồng, đó là những việc rất đau lòng. Cũng cầu nguyện ơn trên Đức Đại Từ Phụ, Đức Đại Từ Mẫu, các Đấng Thiêng Liêng, Đức Tôn Sư, Đức Thượng Phẩm cùng các Đấng ban ơn lành cho tất cả các giáo dân của các tôn giáo chớ không nói riêng của Cao Đài, vì sự thật Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế tức là Đức Chúa Trời, thì chúng tôi chỉ mong Bề Trên ban ơn lành chung cho tất cả chúng sanh được hưởng để làm giảm sự đau khổ của tất cả các tôn giáo đang chịu chung. Chúng tôi cũng đau lòng khi nghe giáo xứ Đồng Chiêm xây dựng Thánh Giá mà bị nhà nước đàn áp, những việc như vậy thì rất bức xúc và đau lòng.
Theo giới truyền thông quốc tế và Tổng Giáo Phận Hà Nội thì từ mấy hôm nay Đồng Chiêm bị lực lượng an ninh võ trang bao vây, cô lập hoàn toàn, bất cứ ai đến thăm đều bị công an chặn lại không cho vào.
Cha xứ Đồng Chiêm Giuse Nguyễn Văn Hữu, cha phó xứ Nguyễn Văn Liên bị công an gởi giấy gọi lên cơ quan điều tra.
Ngoài ra, hãng tin AFP cũng cho biết, khoảng 20 công an vây bắt, chặn đường, đánh đập thầy Nguyễn Văn Tặng cùng nhiều giáo dân khác, khi họ chỉ còn cách nhà thờ Đồng Chiêm chừng 100 mét. Công an tịch thu của thầy Tặng một chiếc áo dòng, một máy ảnh, máy quay phim, một điện thoại di động.
Các giáo dân nhận diện được một số công an đánh người tu hành và xác nhận đó là những nhân viên công lực từ nội thành Hà Nội ra công tác tại giáo xứ Đồng Chiêm.
Trước việc chính quyền Việt Nam ngày càng leo thang đàn áp giáo dân ở xứ Đồng Chiêm, một số vị lãnh đạo tinh thần thuộc các Tôn giáo khác nhau tại Việt Nam đã lên tiếng phản đối việc đàn áp này.
Đàn áp leo thang
Tổng Giáo Phận Hà Nội và Tòa Giám Mục Hà Nội vừa ra thông báo cho biết, chánh quyền địa phương tiếp tục gây khó khăn cho giáo dân Đồng Chiêm, bằng cách huy động hàng trăm cảnh sát cơ động, lực lượng võ trang và công an chìm đến phong tỏa, ngăn chặn mọi ngả đường ra vào khu vực này.
Mặt khác, nhiều công an xông ra, bao vây, chặn đường xe máy chở thầy Anton Nguyễn Văn Tặng, họ đánh thầy trọng thương vào đầu, môi và mí mắt khiến ông bất tỉnh. Hiện thầy Tặng đang được cấp cứu tại Bệnh Viện Việt Đức ở Hà Nội.
Trước hành động sử dụng bạo lực đối với tu sĩ và giáo dân, qua câu chuyện với Đài RFA chúng tôi, từ Việt Nam một số vị lãnh đạo tinh thần thuộc các tôn giáo khác nhau đã trình bày cảm tưởng của mình khi hay tin có đổ máu mới xảy ra tại giáo xứ Đồng Chiêm.
Từ Chùa Liên Trì, ở Quận 2 (Sài Gòn), Hòa Thượng Thích Không Tánh, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội - Từ Thiện (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất), chia sẻ vấn nạn mà xứ Đồng Chiêm đang gánh chịu, tương tự như Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất luôn phải đối mặt lâu nay:
HT Thích Không Tánh: Xin thưa với tất cả quý bà con là tôi cũng xin chia sẻ và kính gửi lời cầu nguyện đến tất cả quý bà con, đồng bào, giáo dân ở Miền Bắc, ở Hà Nội đang bị chế độ cộng sản vô thần họ đàn áp một cách rất là nặng nề. Mình cũng không biết thế nào, bởi vì trước Hoàn cảnh mà chính bản thân Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị đàn áp tù đày suốt mấy chục năm và gần đây thì tình trạng của mấy trăm tăng thân của Làng Mai cũng bị chế độ lừa đảo và đàn áp, và cuối cùng thì thực ra tất cả các sự việc ở Tam Tòa, ở Đồng Chiêm, rồi tất cả quý bà con giáo dân cũng như quý vị ở bên giáo phái Tin Lành của các đồng bào sắc tộc của Mục Sư Nguyễn Công Chính chẳng hạn thì cũng bị đàn áp rất là nặng nề.
Công an, an ninh tại Đồng Chiêm. Photo courtesy dcctvn.net Có thể nói tất cả những hình ảnh đó đã nói lên cái chế độ độc tài và nó có nhiều thủ đoạn gian ác, nó bày rõ ra sự thật của chế độ cộng sản. Với tư cách cũng như là một tu sĩ thì truớc cái bạo lực và súng ống với lại tù đày, ngay cả những nhà đấu tranh cho dân chủ gần đây cũng bị đàn áp, bị tù đầy, bị kêu án rất là nặng, thì đó là điều hết sức là đau khổ cho tình cảnh của con dân Việt Nam trong hiện trạng của chế độ cộng sản, tôi xin cầu nguyện và chia sẻ với quý tôn giáo bạn cũng như với tất cả quý anh em dân chủ, cùng với tất cả những người dân bị mất nhà mất đất đi khiếu kiện nhưng bị đàn áp, bị đánh dập rất là tàn nhẫn.
Tôi cũng không biết nói gì hơn, xin có mấy lời để chia sẻ với quý bà con ở hải ngoại và kính mong bà con có cách nào để mà có thể làm cho những vấn đề đó sớm chấm dứt, bởi vì nếu không thì người dân Việt còn phải chịu khổ lâu dài lắm. A Di Đà Phật!
Tự do tín ngưỡng?
Kế đó, ông Trần Hoài Ân, Ban Cố Vấn Giáo Hội Phật Gáo Hòa Hảo Truyền Thống, từ vùng đồng bằng sông Cửu Long nói rằng ở Việt Nam không riêng gì xứ đạo Đồng Chiêm mà các tôn giáo bạn đều bị đối xử khắc nghiệt, bị đàn áp bằng đủ mọi hình thức:
Ông Trần Hoài Ân: Theo cảm nghĩ của tôi, với tư cách là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo Truyền Thống, về tất cả những việc làm mà chính phủ Việt Nam, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam đã cư xử và đã làm cho các tôn giáo khác, ví dụ như là Công Giáo, Phật Giáo. Theo suy nghĩ của chúng tôi là tất cả những việc làm đó, tất cả những hành động đó đều không đúng và đều là tín hiệu rất rõ nét là một sự đàn áp tự do tín ngưỡng, đàn áp các tôn giáo, bởi vì cái tính chất đặc thù của đảng cộng sản thì không bao giờ có sự phảng phất tôn giáo trong đó.
Do đó cho nên chẳng những Thiên Chúa Giáo, chẳng những Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt mà Phật Giáo Hòa hảo cũng phải lâm vào tình trạng khốn đốn, khổ sở, và bị đàn áp bức bách đủ mọi điều. Cho nên một lần nữa tôi xác định đây là bản chất đàn áp tín ngưỡng của chính phủ Việt Nam, thưa ông.
Cùng cảnh ngộ như Thái Hà, Loan Lý, Tam Tòa, Đồng Chiêm, Bát Nhã, Thánh Thất Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, thuộc Đạo Cao Đài ở Định Quán, cũng từng bị tấn công bằng võ lực. Ông Hồng Phước Đức, Chánh Trị Sự, thuật lại sự việc đó. Dịp này, ông Đức cũng nguyện cầu cho giáo xứ Đồng Chiêm được tai qua, nạn khỏi:
Ông Hồng Phước Đức: Không phải riêng một tôn giáo nào mà hầu như nhà cầm quyền nước Việt Nam cộng sản này đều đàn áp chung cả. Về mặt hình thức thì họ nói có dân chủ, có tự do, nhưng sự thật bên trong họ biến tất cả các tôn giáo thành riêng của họ, thành ra họ hành hung chúng tôi không phải riêng một lần mà 3 năm nay có các ban ngành từ tỉnh cho tới huyện xã họ đến họ tấn công chúng tôi.
Họ làm đủ mọi việc, từ nhiều lần liên tục họ mời anh em chúng tôi đến cơ quan làm việc, nhiều lần như vậy cuối cùng ngày 12-13 tháng 11 năm 2009 họ đưa một đám côn đồ tới, trong đó có trung tá công an Phi Văn Cảnh và thiếu tá công an Nguyễn Xuân An, cũng một số công an mặc thường phục. Chúng tôi đã chỉ trích, nói lên cái việc làm sai trái đó nhưng họ phớt lờ để cho chúng tôi bị tấn công.
Sự thật cũng đau lòng cho các nhà tôn giáo, như giáo xứ Thái Hà, Tam Tòa, rồi Bát Nhã ở Lâm Đồng, đó là những việc rất đau lòng. Cũng cầu nguyện ơn trên Đức Đại Từ Phụ, Đức Đại Từ Mẫu, các Đấng Thiêng Liêng, Đức Tôn Sư, Đức Thượng Phẩm cùng các Đấng ban ơn lành cho tất cả các giáo dân của các tôn giáo chớ không nói riêng của Cao Đài, vì sự thật Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế tức là Đức Chúa Trời, thì chúng tôi chỉ mong Bề Trên ban ơn lành chung cho tất cả chúng sanh được hưởng để làm giảm sự đau khổ của tất cả các tôn giáo đang chịu chung. Chúng tôi cũng đau lòng khi nghe giáo xứ Đồng Chiêm xây dựng Thánh Giá mà bị nhà nước đàn áp, những việc như vậy thì rất bức xúc và đau lòng.
Theo giới truyền thông quốc tế và Tổng Giáo Phận Hà Nội thì từ mấy hôm nay Đồng Chiêm bị lực lượng an ninh võ trang bao vây, cô lập hoàn toàn, bất cứ ai đến thăm đều bị công an chặn lại không cho vào.
Cha xứ Đồng Chiêm Giuse Nguyễn Văn Hữu, cha phó xứ Nguyễn Văn Liên bị công an gởi giấy gọi lên cơ quan điều tra.
Ngoài ra, hãng tin AFP cũng cho biết, khoảng 20 công an vây bắt, chặn đường, đánh đập thầy Nguyễn Văn Tặng cùng nhiều giáo dân khác, khi họ chỉ còn cách nhà thờ Đồng Chiêm chừng 100 mét. Công an tịch thu của thầy Tặng một chiếc áo dòng, một máy ảnh, máy quay phim, một điện thoại di động.
Các giáo dân nhận diện được một số công an đánh người tu hành và xác nhận đó là những nhân viên công lực từ nội thành Hà Nội ra công tác tại giáo xứ Đồng Chiêm.
Mời gọi tham gia Xuống Đường Đấu Tranh Cho Tự Do Tôn Giáo & Nhân Quyền cho Việt Nam tại Nam Cali
Ban Tổ Chức
16:39 22/01/2010
Ban Tổ Chức Đấu Tranh Cho Tự Do Tôn Giáo & Nhân Quyền cho Việt Nam
1538 N Century Blvd. Santa Ana, CA 92703 ĐT: (714) 554-1136
Thông Báo Khẩn
của Ban Tổ chức Xuống Đường Đấu Tranh Cho Tự Do Tôn Giáo & Nhân Quyền cho Việt Nam
Trong những ngày tháng qua, Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều qua việc nhà cầm quyền cộng-sản Việt Nam đã không còn nương tay, đàn áp phá hủy các nơi thờ phượng và đánh đập tín-đồ các tôn-giáo tại Việt Nam. Từ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam-tòa, Loan lý, Nghĩa sơn, Đồng Chiêm và mới nhất là chùa Linh-Phổ. Tình hình đã căng thẳng nay còn căng thẳng hơn nữa tại Đồng Chiêm mỗi ngày.
Đứng trước hoàn cảnh đau thương đó người Việt tị nạn cộng-sản, nhất là các tín-đồ các tôn-giáo, đã thấm nhuần lẽ công-bình, bác-ái, từ bi, không thể làm ngơ để mặc cho Cộng Sản dày xéo dân-tộc, trong đó có thể là anh chị em ruột thịt chúng ta.
Để mạnh mẽ lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản, xin mọi người hãy cùng “Xuống Đường” để Đấu tranh cho Tự Do Tôn Giáo & Nhân Quyền cho Việt Nam, tại Mile Square Park, thành phố Fountain Valley, vào chủ nhật này, ngày 24 tháng 01, năm 2010, lúc 8giờ 30 sáng. Lối vào trên đường Euclid. Quý vị cũng có thể tập trung tại 3 điạ điểm: trường trung học Bolsa Grande (khu hội chợ tết Sinh Viên), Trường trung học La Quinta (trên đường Mc Fadden giữa Brookhurst và Ward), và trường trung học Los Amigos (góc đường Heil & New Hope)
Các đoàn thể tham dự mang theo banner hoặc cờ hiệu của tổ chức mình. Xin mọi người cùng kêu gọi thành viên trong gia đình hoặc bạn bè cùng tham dự. Sự tham dự buổi đi bô với hàng ngàn người Việt tại hải ngoại, sẽ là tiếng nói đấu tranh với tập đoàn cộng sản. Đồng thời chúng ta cũng sẽ thể hiện cho dân bản xứ biết về tội ác của họ, để cùng các đại diện dân cử đưa Việt Nam vào trong danh sách các nước đáng quan tâm về Tự do Tôn Giáo & Nhân Quyền.
Ban Tổ Chức Buổi Xuống Đường - Gồm trên 30 đoàn thể tham dự.
Trân trọng Thông báo & Kính Mời
1538 N Century Blvd. Santa Ana, CA 92703 ĐT: (714) 554-1136
Thông Báo Khẩn
của Ban Tổ chức Xuống Đường Đấu Tranh Cho Tự Do Tôn Giáo & Nhân Quyền cho Việt Nam
Trong những ngày tháng qua, Chúng ta đã chứng kiến rất nhiều qua việc nhà cầm quyền cộng-sản Việt Nam đã không còn nương tay, đàn áp phá hủy các nơi thờ phượng và đánh đập tín-đồ các tôn-giáo tại Việt Nam. Từ Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam-tòa, Loan lý, Nghĩa sơn, Đồng Chiêm và mới nhất là chùa Linh-Phổ. Tình hình đã căng thẳng nay còn căng thẳng hơn nữa tại Đồng Chiêm mỗi ngày.
Đứng trước hoàn cảnh đau thương đó người Việt tị nạn cộng-sản, nhất là các tín-đồ các tôn-giáo, đã thấm nhuần lẽ công-bình, bác-ái, từ bi, không thể làm ngơ để mặc cho Cộng Sản dày xéo dân-tộc, trong đó có thể là anh chị em ruột thịt chúng ta.
Để mạnh mẽ lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản, xin mọi người hãy cùng “Xuống Đường” để Đấu tranh cho Tự Do Tôn Giáo & Nhân Quyền cho Việt Nam, tại Mile Square Park, thành phố Fountain Valley, vào chủ nhật này, ngày 24 tháng 01, năm 2010, lúc 8giờ 30 sáng. Lối vào trên đường Euclid. Quý vị cũng có thể tập trung tại 3 điạ điểm: trường trung học Bolsa Grande (khu hội chợ tết Sinh Viên), Trường trung học La Quinta (trên đường Mc Fadden giữa Brookhurst và Ward), và trường trung học Los Amigos (góc đường Heil & New Hope)
Các đoàn thể tham dự mang theo banner hoặc cờ hiệu của tổ chức mình. Xin mọi người cùng kêu gọi thành viên trong gia đình hoặc bạn bè cùng tham dự. Sự tham dự buổi đi bô với hàng ngàn người Việt tại hải ngoại, sẽ là tiếng nói đấu tranh với tập đoàn cộng sản. Đồng thời chúng ta cũng sẽ thể hiện cho dân bản xứ biết về tội ác của họ, để cùng các đại diện dân cử đưa Việt Nam vào trong danh sách các nước đáng quan tâm về Tự do Tôn Giáo & Nhân Quyền.
Ban Tổ Chức Buổi Xuống Đường - Gồm trên 30 đoàn thể tham dự.
Trân trọng Thông báo & Kính Mời
Muốn xây dựng Hòa bình, hãy bảo vệ tạo vật
Hà Minh Thảo
16:58 22/01/2010
Do sáng kiến của Đức Thánh Cha Phaolô VI từ năm 1968, Giáo hội Công giáo cử hành Ngày Hòa bình Thế giới vào ngày Tết Dương lịch hàng năm và, nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng gởi đến những người thiện chí toàn thế giới một Sứ điệp Hoà bình Thế giới. Tiếp nối truyền thống đó, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chọn chủ đề ‘Nếu bạn muốn xây dựng hòa bình, hãy bảo vệ sự sáng tạo’ (Si tu veux construire la paix, protège la création) cho Sứ điệp Hoà Bình Thế Giới ngày 01.01.2010.
I. - LỜI ĐỨC THÁNH CHA.
1. Trách nhiệm đạo đức của mọi người.
Sau khi gửi đến mọi người lời cầu chúc Hòa Bình nhân dịp đầu năm mới, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI xác định việc tôn trọng các tạo vật có một tầm quan trọng lớn vì «tạo vật là khởi đâu và là nền tảng của mọi công trình của Thiên Chúa» và, ngày nay, việc bảo vệ nó trở nên thiết yếu cho sự chung sống hòa bình của nhân loại. Do sự tàn bạo của con người với nhau nên có nhiều mối đe dọa nguy hiểm cho hòa bình và sự phát triển toàn diện thật sự của con người. Với các cuộc chiến tranh, các hành vi khủng bố và vi phạm nhân quyền, người ta còn tàn phá trái đất và thiên nhiên, là những tặng phẩm của Thiên Chúa, nên gây những đe dọa và lo lắng cho Hòa bình thế giới. Bởi thế, nhân loại cần phải canh tân và củng cố «giao ước giữa con người và môi trường, để là tấm gương phản chiếu tình yêu tạo dựng của Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn và cùng đích của chúng ta».
Việc tìm kiếm hòa bình của tất cả mọi người thiện chí không có nghi ngờ sẽ tạo điều kiện bằng việc công nhận chung của mối quan hệ không thể tách rời giữa Thiên Chúa, con người và tạo ra tất cả.
2. Giáo huấn về môi trường của các Đức Giáo Hoàng.
Trong Thông điệp ‘Bác Ái trong Sự Thật’, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng sự phát triển con người toàn diện được liên kết chặt chẽ với những nghĩa vụ phát xuất từ mối tương quan của con người với môi trường thiên nhiên, được xem như là một ân huệ của Thiên Chúa cho hết mọi người, mà việc khai thác nó bao gồm một trách nhiệm chung đối với toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với những người nghèo và các thế hệ tương lai. Nếu con người chỉ xem thiên nhiên như là hoa trái của sự ngẫu nhiên hay của thuyết tất định của sự tiến hóa, thì ý thức về trách nhiệm này có nguy cơ bị giảm bớt ý thức trách nhiệm. Trái lại, xem công trình tạo dựng như là một ân huệ của Thiên Chúa cho nhân loại sẽ giúp chúng ta hiểu ơn gọi và giá trị của con người đúng như: «Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?» (Tv 8, 4-5).
Trong Sứ điệp Ngày Thế giới Hòa bình năm 1990 với đề tài ‘Hòa bình với Đấng Tạo Hóa, Hòa bình với toàn thể công trình tạo dựng’, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã lưu ý chúng ta đến ‘khủng hoảng sinh thái’ «Ngày nay, người ta ý thức rằng hòa bình thế giới cũng đang bị đe dọa vì sự thiếu tôn trọng thiên nhiên». Người nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng này có một đặc điểm chủ yếu luân lý của một sự liên đới mới trong tương quan giữa Đấng Tạo Hóa, con người và công trình tạo dựng. Người khuyên không được bóp nghẹt ‘lương tâm môi sinh’, nhưng cần tạo điều kiện để nó phát triển.
Trước đó, năm 1971, để kỷ niệm 80 năm Thông điệp Rerum Novarum (Tân Sự) của Đức Lêô XIII, Đức Phaolô VI đã nhấn mạnh: «Việc khai thác thiên nhiên bừa bãi có nguy cơ hủy hoại nó và, sau đó, con người trở thành nạn nhân của sự hủy hoại này». Và Người thêm rằng như thế «không chỉ môi trường vật chất trở nên một đe dọa thường xuyên, nhưng chính khung cảnh của con người mà con người không còn làm chủ được cũng bị thương tổn và tạo cho tương lai một môi trường không thể chấp nhận được: vấn đề xã hội trên diện lớn liên quan đến gia đình nhân loại toàn thể».
Tất cả những gì hiện hữu đều thuộc về Thiên Chúa, Ngài ủy thác chúng cho con người, nhưng không phải để con người sử dụng chúng một cách độc đoán. Nên khi con người, thay vì chu toàn vai trò cộng tác viên của Thiên Chúa, lại thay thế Thiên Chúa, thì rốt cục con người sẽ tạo nên sự nổi loạn của thiên nhiên. Vì vậy, con người có nghĩa vụ cai quản thiên nhiên trong tinh thần trách nhiệm, bảo tồn và vun trồng nó. Hơn nữa, gia sản thiên nhiên thuộc về toàn thể nhân loại. Nhưng nhịp độ khai thác hiện nay đang làm một số nguồn tài nguyên bị lâm nguy không những cho thế hệ hiện tại, nhưng nhất là cho các thế hệ tương lai.
3. Sự tự tin và can đảm.
Đức Thánh Cha chẩn đoán cuộc ‘khủng hoảng văn hóa và luân lý’ của con người có những triệu chứng hiển nhiên và những cuộc khủng hoảng này và sự tàn phá môi trường liên quan đến nhau buộc phải suy nghĩ lại con đường của con người, bằng việc áp dụng một cách sống dựa trên sự điều tiết và liên đới. Điều này đòi hỏi mọi người phải có cả hai đức tính ‘tin cậy’ và ‘can đảm’ để tiếp thu những kinh nghiệm tích cực đã được thực hiện, sẽ cho nhân loại một cơ hội để phân định và tái lập kế hoạch.
Các suy thoái môi trường thường là kết quả của sự thiếu các dự án chính trị dài hạn hoặc theo đuổi các lợi ích kinh tế mù quáng, khiến không may trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng những sự sáng tạo.
Đức Thánh Cha cho thấy cách để khắc phục sự cân bằng: «Để che chở môi trường, bảo vệ tài nguyên và khí hậu, cần phải, một mặt, hành động theo tiêu chuẩn quy định chính xác, cũng một góc độ pháp lý và kinh tế, và, mặt kia, phải lưu tâm đến sự liên đới với những người sống trong các khu vực nghèo hơn trên trái đất và các thế hệ tương lai».
Ngườiù kêu gọi một sự ‘liên đới liên thế hệ đoàn kết trung thực’ giữa họ một cách cấp bách, mà còn phải có sự ‘liên đới các thế hệ’ phải đổi mới ‘giữa các quốc gia đang phát triển và các nước công nghiệp hóa cao’: tóm lại, đó là một sự liên đới mở ra trong không gian và thời gian.
4. Phổ biến các chiến lược.
Đối với nguồn năng lượng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các quốc gia nên tìm kiếm những chiến lược phổ biến và bền vững để đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế hệ này và các thế hệ tương lai.
Trước tiên là các quốc gia công nghệ tiên tiến cần tiếp tục có những hành vi tiết độ, giảm nhu cầu năng lượng của mình và cải thiện các điều kiện sử dụng nó và kế đến, các nước đó phải đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng năng lượng với các tác động môi trường thấp và tái phân phối các nguồn năng lượng toàn cầu.. . để các quốc gia chưa có có thể truy cập. Đức Thánh Cha khuyến khích công cuộc nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Bước theo đường đi của Đức Gioan-Phalô II, Ngườụi mong muốn thấy một hệ thống quản lý tài nguyên đất đai phối hợp tốt hơn ở cấp độ quốc tế, đặc biệt là trong lúc, một cách hiển nhiên, mối quan hệ chặt chẽ giữa tranh đấu chống môi trường xuống cấp và xúc tiến phát triển con người toàn vẹn.
Sau cùng, Đức Thánh Cha mời chúng ta rời bỏ lý luận của chủ nghĩa tiêu thụ cho rằng chỉ có tiêu xài mới thúc đẩy việc sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và đáp ứng được nhu cầu cơ bản của mọi người.
5. Hình thành của lương tâm.
Trong vấn đề giáo dục, Đức Thánh Cha hoan nghênh sự nhận thức và hình thành từ các xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ cùng lòng quyết tâm và sự hào phóng của họ.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến trách nhiệm của Hội thánh đối với các tạo vật: «Giáo hội nghĩ rằng mình phải thực thi trách vụ trong lãnh vực công cộng để bảo vệ đất, nước và không khí, là những quà tặng của Thiên Chúa Tạo hóa cho mọi người, và nhất là để bảo vệ con người chống lại nguy cơ hủy diệt của chính mình. Cuối cùng, những nghĩa vụ đối với môi sinh xuất phát từ những nghĩa vụ đối với con người xét nơi chính bản thân và trong quan hệ với tha nhân».
Để có một hệ sinh thái đích thực của con người, Đức Giáo Hoàng khẳng định tính bất khả xâm phạm của đời sống con người qua mọi giai đoạn và trong bất kỳ điều kiện nào, nhân phẩm và sứ mệnh không thể thay thế của gia đình, nơi đó con người được giáo dục tình yêu đồng loại và tôn trọng thiên nhiên.
Giáo hội không hỗ trợ bất kỳ sinh thái học nào, nhưng tỏ ra dè dặt đối với một quan niệm về môi sinh theo xu hướng coi môi sinh và sinh vật là trọng tâm, là vì quan niệm ấy loại bỏ sự khác biệt về thực thể và cứu cánh giữa con người và các sinh vật khác. Người ta loại bỏ căn tính và ơn gọi trỗi vượt của con người, và cổ võ một cái nhìn bình đẳng chủ nghĩa (vision égalitariste) về ‘phẩm giá’của mọi sinh vật. Như thế, người ta mở đường cho một thuyết phiếm thần mới với những sắc thái tân ngoại giáo, coi ơn cứu độ con người phát xuất chỉ từ thiên nhiên, thứ thiên nhiên được hiểu theo nghĩa hoàn toàn duy tự nhiên. Trái lại, Giáo Hội mời gọi đặt vấn đề một cách quân bình, trong niềm tôn trọng qui luật mà Đấng Tạo Hóa đã ghi khắc nơi công trình của ngài, khi ủy thác cho con người vai trò gìn giữ và quản trị thiên nhiên trong tinh thần trách nhiệm, vai trò mà con người không được lạm dụng, và cũng không thể từ khước. Thực vậy, cả lập trường chống lại sự tuyệt đối hóa kỹ thuật và quyền năng của con người, cũng có thể trở thành là một sự xâm phạm không những chống lại thiên nhiên, nhưng còn làm thương tổn chính phẩm giá con người.
Cần bảo tồn gia sản nhân sự của xã hội. Gia sản các giá trị này có nguồn gốc và được ghi trong luật luân lý tự nhiên, vốn là nền tảng sự tôn trọng con người và thiên nhiên.
II. SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH VỚI VIỆT NAM
Hướng về Quê Hương, người Việt không khỏi đau lòng khi so sánh những đề nghị ghi trong Sứ điệp với những thực tế đang diễn ra tại đây.
1. Sự đối xử giữa Con người với nhau.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đề xướng: «Nếu muốn xây dựng Hòa bình, hãy bảo vệ tạo vật.». Nhưng, thế nào là tạo vật ?
Đọc Cựu ước, chúng ta biết Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, đã dựng nên vũ trụ và con người. Con người, tột đỉnh của công trình sáng tạo, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, để ‘cai quản vũ trụ’ như ‘người quản lý’ của chính Thiên Chúa (xem Sáng thế 1,28).
Là tạo vật cao quý của Đấng Tạo Hóa, ‘con người đối xử tàn ác với con người, gây nhiều đe dọa đang đè nặng lên hòa bình và sự phát triển nhân bản toàn diện chân thực như chiến tranh, những vụ khủng bố và vi phạm các quyền con người.’ (xem số 1 Sứ điệp).
Để Việt-Nam được nhận vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đảng Cộng sản đã hứa với chánh phủ các quốc gia thành viên là sẽ cải cách kinh tế đồng thời với chánh trị và nhân quyền, dành những quyền căn bản cho công dân. Ngày 11.01.2007, Việt-Nam chính thức gia nhập Tổ chức này, nhưng những thảm cảnh không ngừng xảy ra cho các người dân anh hào đất Việt.
a. Các tù nhân lương tâm
Các tù nhân lương tâm [như Luật sư Lê thị Công Nhân nói: «Sống thế nào thì sống vẫn phải giữ lòng tự trọng và lương tâm của mình. Chỉ có lương tâm và lòng tự trọng của tôi nói với tôi rằng: Không bao giờ đầu hàng.»] bị gắn cho cái tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt-Nam’ qui định tại Khoản 1, Điều 88 - Bộ luật hình sự:
- Linh mục Nguyễn văn Lý (bị bắt giam tại giáo xứ Bến Củi ngày 24.02.2007, bị bịt miệng cấm nói tại phiên tòa ngày 30.03.2007 khi không được phép có luật sư biện hộ. Cha đã bị chứng tai biến mạch máu não vào ngày 14.11.2009.
- Luật sư Lê thị Công Nhân (tên ghép hai chử ‘công bằng’ và ‘nhân ái’), bị bắt ngày 06.03.2007 và bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế ngày 11.05.2007. Thủ tướng Việt-Nam đã xin chánh phủ Ba lan và Hoa kỳ tiếp nhận cô, nhưng cô chọn sống trên Quê hương, dù trong phải ở tù.
- Luật sư Nguyễn văn Đài (bị bắt ngày 06.03.2007 và bị kết án 5 năm tù và 4 năm quản chế ngày 11.05.2007),
- Luật sư Lê Quốc Quân (bị công an bắt giữ không lý do, ngày 08.03.2007, ngay khi vừa từ Washington trở về sau khóa tu nghiệp do học bổng của quỹ Hỗ Trợ Dân Chủ NED và chỉ được thả trước khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lên đường sang Hoa Kỳ ngày 16.06.2007.
- Luật sư Lê công Định (năm 2002, đại diện White & Cases để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt-Nam trong vụ kiện bán phá giá cá tra, basa trước tòa án Hoa kỳ và bị bắt ngày 13.06.2009).
- Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung (sau khi tốt nghiệp thạc sĩ công nghệ thông tin tại trường INSA, ngày 05.08.2007 trở về Việt-Nam và nhận lệnh nhập quân đội ngày 05.03.2008 vì văn bằng Pháp không được kể. Ngày 06.07.2009, bị loại ngũ và bị bắt ngày 07.07.2009.)
Danh sách những người tù này còn dài, nhưng các nhân vật này có chung điểm tuy được trau dồi cộng sản chủ nghĩa mà đã đáp tiếng gọi của lương tâm để bênh vực đồng bào.
b. Các nạn nhân của bạo quyền.
Ngày 20.07.2009, máu giáo dân vô tội đã tuôn xuống trên mảnh đất cũ nhà thờ Tam Tòa (Đồng Hới, Quảng Bình, Giáo phận Vinh) do bị đánh đập dã man bởi lực lượng công an Đồng hới và du côn đánh thuê. Họ bắt giam 19 người, gồm cả những người bị thương nặng nhẹ vì muốn dựng ngôi lán tạm và một cây Thánh Giá để làm bàn thờ dâng Thánh Lễ.
Ngày 27.07.2009, công an và du côn dùng gậy bằng gỗ đánh Cha Phaolô Nguyễn Đình Phú (Quản Xứ Dũ Lộc) khi cùng các Cha khác và giáo dân cầu nguyện Thiên Chúa ban Hoà Bình trên nền cũ nhà thờ Tam Tòa. Nghe tin Cha Phú bị thương, Cha Phêrô Ngô Thế Bính (Quản xứ Hà Lời) tới thăm và cũng bị đánh.
Ngày 27.09.2009, 400 tăng sĩ và tu sinh Tu viện Bát Nhã bị chửi bới, đánh đập, xé áo, lùa ra ngoài trời mưa và lạnh buộc phải trở về nguyên quán bởi Phật tử, đệ tử của sư phụ Thích Đức Nghi, côn đồ và rất đông công an.
Khoảng 3 giờ ngày 06.01.2010, đông đảo công an với nhiều dụng cụ bình hơi cay, chó nghiệp vụ, dùi cui, súng ống … lên Núi Thờ (Núi Chẽ) để đập phá tan tành cây Thánh Giá. Nhưng Thánh Giá biểu tượng thánh thiêng nhất đức tin của Kitô hữu vì Đức Kitô đã chết trên Thánh Giá và Sống Lại để cứu chuộc nhân loại. Ngoài ra, Thánh Giá này đã được xây dựng Thánh Giá bằng gỗ đã có từ cả trăm năm trên đất của giáo xứ Đồng Chiêm làm nơi an nghỉ cho những người qua đời. Do đó, các giáo dân Đồng Chiêm đã ngăn cản hành động phạm thượng này và hai bà Đinh thị Song và Bạch thị Phòng bị công an đánh có thương tích. Ngày 11.01.2010, anh G.B Nguyễn Hữu Vinh bị đánh và cướp máy ảnh tại Đồng Chiêm, trước mắt các công an, sỹ quan quân đội… nhưng không có bất cứ một hành động nào can thiệp.
2. Con người làm ô nhiễm môi trường.
Trong cuộc Hội thảo ‘Bảo vệ sự sống các dòng sông’ tổ chức ngày 31.10.2009 tại Đồng nai, các chuyên gia trong và ngoài nước cảnh báo về tình hình những dòng sông tại Việt-Nam đang chết dần mòn do tình hình khai thác bừa bãi và gây tình trạng ô nhiễm các dòng sông và đưa ra các giải pháp khác như: tăng cường các hành vi bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu các tác nhân gây ảnh hưởng đến các dòng sông, quyết liệt ngăn chặn tình trạng phá rừng. Vấn đề ‘các dòng sông bị ô nhiễm’ mọi người đều biết, nhưng khi nói đến việc ‘cải thiện và bảo vệ môi trường’ thì giới hữu trách luôn cho là ‘không có vốn, đất nước nghèo chưa đủ tiềm năng’ trong khi các doanh nghiệp, nhất là khi có vốn ngoại quốc, vẫn chạy theo lợi nhuận cứ sử dụng những công nghệ chưa đủ tiêu chuẩn. Doanh nghiệp Vedan là một thí dụ điển hình.
a. Vedan và giải thưởng ‘an toàn vì sức khỏe cộng đồng’.
Công ty Vedan (Đài loan) khánh thành nhà máy vào năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nằm ở phía Đông Nam Sài gòn. Xí nghiệp sản xuất xút - clo, bột ngọt và tinh bột. Từ năm 1994, Vedan đã lắp đặt một ‘hệ thống xử lý’ không đúng qui định nhằm dẫn nước thải trực chỉ ra sông Thị Vải, vào đêm khuya.
Dù được người dân thông báo và Vedan đã có tiền án, nhưng Cảnh sát môi trường cùng đoàn kiểm tra liên ngành Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phải mật phục ròng rã 3 tháng trời, mới bắt được quả tang hành vi hủy hoại thiên nhiên này của Vedan, đã làm bàng hoàng dư luận.
Kết quả điều tra của Cục Bảo vệ môi trường cho biết nước sông Đồng Nai đã bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn không thể sử dụng cho sinh hoạt và tưới cây. Một kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Sài gòn cũng cho những con số tương tự về mức độ ô nhiễm của hệ thống sông Sài gòn (thuộc lưu vực Đồng nai). Cũng theo kết quả khảo sát này, các sông khác trong toàn lưu vực, chất lượng nước cũng đang bị suy giảm trầm trọng.
Ô nhiễm nhất trong lưu vực là một đoạn sông Thị Vải dài trên 10 km được gọi là ‘dòng sông chết’. Tại đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, cả khi thủy triều, các loài sinh vật hầu như không còn khả năng sinh sống.
Nhân dịp tôn vinh ‘Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng xuất sắc’ ngày 27.10.2009, ba sản phẩm của Vedan: Bột ngọt Vedan, Vedan hạt nêm thịt heo, Tinh bột biến đổi được trao tặng danh hiệu ‘Sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009", khiến dư luận ngỡ ngàng, bức xúc.
b. Khai thác Bauxite.
Sau cuộc nội chiến kéo dài, việc khai thác và xuất cảng nguyên liệu thô thu ngoại tệ làm vốn để xây dựng đất nước và làm đà cho công cuộc phát triển một nền kinh tế Việt-Nam kiệt quệ là điều cần thiết. Nhưng gần 35 năm đã trôi qua, sự phát triển kinh tế được cho là theo hướng bền vững thì việc khai thác khoáng sản bauxite và chế biến alumin là điều cần phải xét lại.
- Thế hệ người Việt hiện tại không được phép tiếp tục đào nguyên liệu thô trong lòng đất đem bán để ăn vì đó là tài nguyên mà Đấng Tạo hóa ban cho cả các thế hệ con cháu chúng ta.
- Công nghệ khai thác khoáng sản bauxite lạc hậu sẽ đưa đến hiệu quả kinh tế rất thấp và phải sử dụng tài nguyên không cao. Do đó, nguy cơ lỗ về tài chính rất quan trọng sẽ là gánh nặng lớn cho ngân sách quốc gia về sau này, gây nợ nần cho các thế hệ sau.
- Dự án không tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn: nguồn nước, xói mòn và suy thoái đất hậu khai khoáng và ô nhiễm không khí trong quá trình khai thác khoáng sản. Nhất là sự kiện thiếu nước có thể gây thiệt hại rất lớn cho khu vực mang lại thu nhập lớn nhất cho quốc gia là các khu công nghiệp Sài gòn, Đồng nai và các tỉnh lân cận.
- Trung quốc đang vào Tây Nguyên tạo điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt-Nam, Lào và Cam bốt.
I. - LỜI ĐỨC THÁNH CHA.
1. Trách nhiệm đạo đức của mọi người.
Sau khi gửi đến mọi người lời cầu chúc Hòa Bình nhân dịp đầu năm mới, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI xác định việc tôn trọng các tạo vật có một tầm quan trọng lớn vì «tạo vật là khởi đâu và là nền tảng của mọi công trình của Thiên Chúa» và, ngày nay, việc bảo vệ nó trở nên thiết yếu cho sự chung sống hòa bình của nhân loại. Do sự tàn bạo của con người với nhau nên có nhiều mối đe dọa nguy hiểm cho hòa bình và sự phát triển toàn diện thật sự của con người. Với các cuộc chiến tranh, các hành vi khủng bố và vi phạm nhân quyền, người ta còn tàn phá trái đất và thiên nhiên, là những tặng phẩm của Thiên Chúa, nên gây những đe dọa và lo lắng cho Hòa bình thế giới. Bởi thế, nhân loại cần phải canh tân và củng cố «giao ước giữa con người và môi trường, để là tấm gương phản chiếu tình yêu tạo dựng của Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn và cùng đích của chúng ta».
Việc tìm kiếm hòa bình của tất cả mọi người thiện chí không có nghi ngờ sẽ tạo điều kiện bằng việc công nhận chung của mối quan hệ không thể tách rời giữa Thiên Chúa, con người và tạo ra tất cả.
2. Giáo huấn về môi trường của các Đức Giáo Hoàng.
Trong Thông điệp ‘Bác Ái trong Sự Thật’, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh rằng sự phát triển con người toàn diện được liên kết chặt chẽ với những nghĩa vụ phát xuất từ mối tương quan của con người với môi trường thiên nhiên, được xem như là một ân huệ của Thiên Chúa cho hết mọi người, mà việc khai thác nó bao gồm một trách nhiệm chung đối với toàn thể nhân loại, đặc biệt đối với những người nghèo và các thế hệ tương lai. Nếu con người chỉ xem thiên nhiên như là hoa trái của sự ngẫu nhiên hay của thuyết tất định của sự tiến hóa, thì ý thức về trách nhiệm này có nguy cơ bị giảm bớt ý thức trách nhiệm. Trái lại, xem công trình tạo dựng như là một ân huệ của Thiên Chúa cho nhân loại sẽ giúp chúng ta hiểu ơn gọi và giá trị của con người đúng như: «Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?» (Tv 8, 4-5).
Trong Sứ điệp Ngày Thế giới Hòa bình năm 1990 với đề tài ‘Hòa bình với Đấng Tạo Hóa, Hòa bình với toàn thể công trình tạo dựng’, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã lưu ý chúng ta đến ‘khủng hoảng sinh thái’ «Ngày nay, người ta ý thức rằng hòa bình thế giới cũng đang bị đe dọa vì sự thiếu tôn trọng thiên nhiên». Người nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng này có một đặc điểm chủ yếu luân lý của một sự liên đới mới trong tương quan giữa Đấng Tạo Hóa, con người và công trình tạo dựng. Người khuyên không được bóp nghẹt ‘lương tâm môi sinh’, nhưng cần tạo điều kiện để nó phát triển.
Trước đó, năm 1971, để kỷ niệm 80 năm Thông điệp Rerum Novarum (Tân Sự) của Đức Lêô XIII, Đức Phaolô VI đã nhấn mạnh: «Việc khai thác thiên nhiên bừa bãi có nguy cơ hủy hoại nó và, sau đó, con người trở thành nạn nhân của sự hủy hoại này». Và Người thêm rằng như thế «không chỉ môi trường vật chất trở nên một đe dọa thường xuyên, nhưng chính khung cảnh của con người mà con người không còn làm chủ được cũng bị thương tổn và tạo cho tương lai một môi trường không thể chấp nhận được: vấn đề xã hội trên diện lớn liên quan đến gia đình nhân loại toàn thể».
Tất cả những gì hiện hữu đều thuộc về Thiên Chúa, Ngài ủy thác chúng cho con người, nhưng không phải để con người sử dụng chúng một cách độc đoán. Nên khi con người, thay vì chu toàn vai trò cộng tác viên của Thiên Chúa, lại thay thế Thiên Chúa, thì rốt cục con người sẽ tạo nên sự nổi loạn của thiên nhiên. Vì vậy, con người có nghĩa vụ cai quản thiên nhiên trong tinh thần trách nhiệm, bảo tồn và vun trồng nó. Hơn nữa, gia sản thiên nhiên thuộc về toàn thể nhân loại. Nhưng nhịp độ khai thác hiện nay đang làm một số nguồn tài nguyên bị lâm nguy không những cho thế hệ hiện tại, nhưng nhất là cho các thế hệ tương lai.
3. Sự tự tin và can đảm.
Đức Thánh Cha chẩn đoán cuộc ‘khủng hoảng văn hóa và luân lý’ của con người có những triệu chứng hiển nhiên và những cuộc khủng hoảng này và sự tàn phá môi trường liên quan đến nhau buộc phải suy nghĩ lại con đường của con người, bằng việc áp dụng một cách sống dựa trên sự điều tiết và liên đới. Điều này đòi hỏi mọi người phải có cả hai đức tính ‘tin cậy’ và ‘can đảm’ để tiếp thu những kinh nghiệm tích cực đã được thực hiện, sẽ cho nhân loại một cơ hội để phân định và tái lập kế hoạch.
Các suy thoái môi trường thường là kết quả của sự thiếu các dự án chính trị dài hạn hoặc theo đuổi các lợi ích kinh tế mù quáng, khiến không may trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng những sự sáng tạo.
Đức Thánh Cha cho thấy cách để khắc phục sự cân bằng: «Để che chở môi trường, bảo vệ tài nguyên và khí hậu, cần phải, một mặt, hành động theo tiêu chuẩn quy định chính xác, cũng một góc độ pháp lý và kinh tế, và, mặt kia, phải lưu tâm đến sự liên đới với những người sống trong các khu vực nghèo hơn trên trái đất và các thế hệ tương lai».
Ngườiù kêu gọi một sự ‘liên đới liên thế hệ đoàn kết trung thực’ giữa họ một cách cấp bách, mà còn phải có sự ‘liên đới các thế hệ’ phải đổi mới ‘giữa các quốc gia đang phát triển và các nước công nghiệp hóa cao’: tóm lại, đó là một sự liên đới mở ra trong không gian và thời gian.
4. Phổ biến các chiến lược.
Đối với nguồn năng lượng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các quốc gia nên tìm kiếm những chiến lược phổ biến và bền vững để đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế hệ này và các thế hệ tương lai.
Trước tiên là các quốc gia công nghệ tiên tiến cần tiếp tục có những hành vi tiết độ, giảm nhu cầu năng lượng của mình và cải thiện các điều kiện sử dụng nó và kế đến, các nước đó phải đẩy mạnh việc nghiên cứu và ứng dụng năng lượng với các tác động môi trường thấp và tái phân phối các nguồn năng lượng toàn cầu.. . để các quốc gia chưa có có thể truy cập. Đức Thánh Cha khuyến khích công cuộc nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Bước theo đường đi của Đức Gioan-Phalô II, Ngườụi mong muốn thấy một hệ thống quản lý tài nguyên đất đai phối hợp tốt hơn ở cấp độ quốc tế, đặc biệt là trong lúc, một cách hiển nhiên, mối quan hệ chặt chẽ giữa tranh đấu chống môi trường xuống cấp và xúc tiến phát triển con người toàn vẹn.
Sau cùng, Đức Thánh Cha mời chúng ta rời bỏ lý luận của chủ nghĩa tiêu thụ cho rằng chỉ có tiêu xài mới thúc đẩy việc sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và đáp ứng được nhu cầu cơ bản của mọi người.
5. Hình thành của lương tâm.
Trong vấn đề giáo dục, Đức Thánh Cha hoan nghênh sự nhận thức và hình thành từ các xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ cùng lòng quyết tâm và sự hào phóng của họ.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến trách nhiệm của Hội thánh đối với các tạo vật: «Giáo hội nghĩ rằng mình phải thực thi trách vụ trong lãnh vực công cộng để bảo vệ đất, nước và không khí, là những quà tặng của Thiên Chúa Tạo hóa cho mọi người, và nhất là để bảo vệ con người chống lại nguy cơ hủy diệt của chính mình. Cuối cùng, những nghĩa vụ đối với môi sinh xuất phát từ những nghĩa vụ đối với con người xét nơi chính bản thân và trong quan hệ với tha nhân».
Để có một hệ sinh thái đích thực của con người, Đức Giáo Hoàng khẳng định tính bất khả xâm phạm của đời sống con người qua mọi giai đoạn và trong bất kỳ điều kiện nào, nhân phẩm và sứ mệnh không thể thay thế của gia đình, nơi đó con người được giáo dục tình yêu đồng loại và tôn trọng thiên nhiên.
Giáo hội không hỗ trợ bất kỳ sinh thái học nào, nhưng tỏ ra dè dặt đối với một quan niệm về môi sinh theo xu hướng coi môi sinh và sinh vật là trọng tâm, là vì quan niệm ấy loại bỏ sự khác biệt về thực thể và cứu cánh giữa con người và các sinh vật khác. Người ta loại bỏ căn tính và ơn gọi trỗi vượt của con người, và cổ võ một cái nhìn bình đẳng chủ nghĩa (vision égalitariste) về ‘phẩm giá’của mọi sinh vật. Như thế, người ta mở đường cho một thuyết phiếm thần mới với những sắc thái tân ngoại giáo, coi ơn cứu độ con người phát xuất chỉ từ thiên nhiên, thứ thiên nhiên được hiểu theo nghĩa hoàn toàn duy tự nhiên. Trái lại, Giáo Hội mời gọi đặt vấn đề một cách quân bình, trong niềm tôn trọng qui luật mà Đấng Tạo Hóa đã ghi khắc nơi công trình của ngài, khi ủy thác cho con người vai trò gìn giữ và quản trị thiên nhiên trong tinh thần trách nhiệm, vai trò mà con người không được lạm dụng, và cũng không thể từ khước. Thực vậy, cả lập trường chống lại sự tuyệt đối hóa kỹ thuật và quyền năng của con người, cũng có thể trở thành là một sự xâm phạm không những chống lại thiên nhiên, nhưng còn làm thương tổn chính phẩm giá con người.
Cần bảo tồn gia sản nhân sự của xã hội. Gia sản các giá trị này có nguồn gốc và được ghi trong luật luân lý tự nhiên, vốn là nền tảng sự tôn trọng con người và thiên nhiên.
II. SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH VỚI VIỆT NAM
Hướng về Quê Hương, người Việt không khỏi đau lòng khi so sánh những đề nghị ghi trong Sứ điệp với những thực tế đang diễn ra tại đây.
1. Sự đối xử giữa Con người với nhau.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đề xướng: «Nếu muốn xây dựng Hòa bình, hãy bảo vệ tạo vật.». Nhưng, thế nào là tạo vật ?
Đọc Cựu ước, chúng ta biết Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, đã dựng nên vũ trụ và con người. Con người, tột đỉnh của công trình sáng tạo, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, để ‘cai quản vũ trụ’ như ‘người quản lý’ của chính Thiên Chúa (xem Sáng thế 1,28).
Là tạo vật cao quý của Đấng Tạo Hóa, ‘con người đối xử tàn ác với con người, gây nhiều đe dọa đang đè nặng lên hòa bình và sự phát triển nhân bản toàn diện chân thực như chiến tranh, những vụ khủng bố và vi phạm các quyền con người.’ (xem số 1 Sứ điệp).
Để Việt-Nam được nhận vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đảng Cộng sản đã hứa với chánh phủ các quốc gia thành viên là sẽ cải cách kinh tế đồng thời với chánh trị và nhân quyền, dành những quyền căn bản cho công dân. Ngày 11.01.2007, Việt-Nam chính thức gia nhập Tổ chức này, nhưng những thảm cảnh không ngừng xảy ra cho các người dân anh hào đất Việt.
a. Các tù nhân lương tâm
Các tù nhân lương tâm [như Luật sư Lê thị Công Nhân nói: «Sống thế nào thì sống vẫn phải giữ lòng tự trọng và lương tâm của mình. Chỉ có lương tâm và lòng tự trọng của tôi nói với tôi rằng: Không bao giờ đầu hàng.»] bị gắn cho cái tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt-Nam’ qui định tại Khoản 1, Điều 88 - Bộ luật hình sự:
- Linh mục Nguyễn văn Lý (bị bắt giam tại giáo xứ Bến Củi ngày 24.02.2007, bị bịt miệng cấm nói tại phiên tòa ngày 30.03.2007 khi không được phép có luật sư biện hộ. Cha đã bị chứng tai biến mạch máu não vào ngày 14.11.2009.
- Luật sư Lê thị Công Nhân (tên ghép hai chử ‘công bằng’ và ‘nhân ái’), bị bắt ngày 06.03.2007 và bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế ngày 11.05.2007. Thủ tướng Việt-Nam đã xin chánh phủ Ba lan và Hoa kỳ tiếp nhận cô, nhưng cô chọn sống trên Quê hương, dù trong phải ở tù.
- Luật sư Nguyễn văn Đài (bị bắt ngày 06.03.2007 và bị kết án 5 năm tù và 4 năm quản chế ngày 11.05.2007),
- Luật sư Lê Quốc Quân (bị công an bắt giữ không lý do, ngày 08.03.2007, ngay khi vừa từ Washington trở về sau khóa tu nghiệp do học bổng của quỹ Hỗ Trợ Dân Chủ NED và chỉ được thả trước khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lên đường sang Hoa Kỳ ngày 16.06.2007.
- Luật sư Lê công Định (năm 2002, đại diện White & Cases để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt-Nam trong vụ kiện bán phá giá cá tra, basa trước tòa án Hoa kỳ và bị bắt ngày 13.06.2009).
- Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung (sau khi tốt nghiệp thạc sĩ công nghệ thông tin tại trường INSA, ngày 05.08.2007 trở về Việt-Nam và nhận lệnh nhập quân đội ngày 05.03.2008 vì văn bằng Pháp không được kể. Ngày 06.07.2009, bị loại ngũ và bị bắt ngày 07.07.2009.)
Danh sách những người tù này còn dài, nhưng các nhân vật này có chung điểm tuy được trau dồi cộng sản chủ nghĩa mà đã đáp tiếng gọi của lương tâm để bênh vực đồng bào.
b. Các nạn nhân của bạo quyền.
Ngày 20.07.2009, máu giáo dân vô tội đã tuôn xuống trên mảnh đất cũ nhà thờ Tam Tòa (Đồng Hới, Quảng Bình, Giáo phận Vinh) do bị đánh đập dã man bởi lực lượng công an Đồng hới và du côn đánh thuê. Họ bắt giam 19 người, gồm cả những người bị thương nặng nhẹ vì muốn dựng ngôi lán tạm và một cây Thánh Giá để làm bàn thờ dâng Thánh Lễ.
Ngày 27.07.2009, công an và du côn dùng gậy bằng gỗ đánh Cha Phaolô Nguyễn Đình Phú (Quản Xứ Dũ Lộc) khi cùng các Cha khác và giáo dân cầu nguyện Thiên Chúa ban Hoà Bình trên nền cũ nhà thờ Tam Tòa. Nghe tin Cha Phú bị thương, Cha Phêrô Ngô Thế Bính (Quản xứ Hà Lời) tới thăm và cũng bị đánh.
Ngày 27.09.2009, 400 tăng sĩ và tu sinh Tu viện Bát Nhã bị chửi bới, đánh đập, xé áo, lùa ra ngoài trời mưa và lạnh buộc phải trở về nguyên quán bởi Phật tử, đệ tử của sư phụ Thích Đức Nghi, côn đồ và rất đông công an.
Khoảng 3 giờ ngày 06.01.2010, đông đảo công an với nhiều dụng cụ bình hơi cay, chó nghiệp vụ, dùi cui, súng ống … lên Núi Thờ (Núi Chẽ) để đập phá tan tành cây Thánh Giá. Nhưng Thánh Giá biểu tượng thánh thiêng nhất đức tin của Kitô hữu vì Đức Kitô đã chết trên Thánh Giá và Sống Lại để cứu chuộc nhân loại. Ngoài ra, Thánh Giá này đã được xây dựng Thánh Giá bằng gỗ đã có từ cả trăm năm trên đất của giáo xứ Đồng Chiêm làm nơi an nghỉ cho những người qua đời. Do đó, các giáo dân Đồng Chiêm đã ngăn cản hành động phạm thượng này và hai bà Đinh thị Song và Bạch thị Phòng bị công an đánh có thương tích. Ngày 11.01.2010, anh G.B Nguyễn Hữu Vinh bị đánh và cướp máy ảnh tại Đồng Chiêm, trước mắt các công an, sỹ quan quân đội… nhưng không có bất cứ một hành động nào can thiệp.
2. Con người làm ô nhiễm môi trường.
Trong cuộc Hội thảo ‘Bảo vệ sự sống các dòng sông’ tổ chức ngày 31.10.2009 tại Đồng nai, các chuyên gia trong và ngoài nước cảnh báo về tình hình những dòng sông tại Việt-Nam đang chết dần mòn do tình hình khai thác bừa bãi và gây tình trạng ô nhiễm các dòng sông và đưa ra các giải pháp khác như: tăng cường các hành vi bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu các tác nhân gây ảnh hưởng đến các dòng sông, quyết liệt ngăn chặn tình trạng phá rừng. Vấn đề ‘các dòng sông bị ô nhiễm’ mọi người đều biết, nhưng khi nói đến việc ‘cải thiện và bảo vệ môi trường’ thì giới hữu trách luôn cho là ‘không có vốn, đất nước nghèo chưa đủ tiềm năng’ trong khi các doanh nghiệp, nhất là khi có vốn ngoại quốc, vẫn chạy theo lợi nhuận cứ sử dụng những công nghệ chưa đủ tiêu chuẩn. Doanh nghiệp Vedan là một thí dụ điển hình.
a. Vedan và giải thưởng ‘an toàn vì sức khỏe cộng đồng’.
Công ty Vedan (Đài loan) khánh thành nhà máy vào năm 1991 tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, nằm ở phía Đông Nam Sài gòn. Xí nghiệp sản xuất xút - clo, bột ngọt và tinh bột. Từ năm 1994, Vedan đã lắp đặt một ‘hệ thống xử lý’ không đúng qui định nhằm dẫn nước thải trực chỉ ra sông Thị Vải, vào đêm khuya.
Dù được người dân thông báo và Vedan đã có tiền án, nhưng Cảnh sát môi trường cùng đoàn kiểm tra liên ngành Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phải mật phục ròng rã 3 tháng trời, mới bắt được quả tang hành vi hủy hoại thiên nhiên này của Vedan, đã làm bàng hoàng dư luận.
Kết quả điều tra của Cục Bảo vệ môi trường cho biết nước sông Đồng Nai đã bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn không thể sử dụng cho sinh hoạt và tưới cây. Một kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Sài gòn cũng cho những con số tương tự về mức độ ô nhiễm của hệ thống sông Sài gòn (thuộc lưu vực Đồng nai). Cũng theo kết quả khảo sát này, các sông khác trong toàn lưu vực, chất lượng nước cũng đang bị suy giảm trầm trọng.
Ô nhiễm nhất trong lưu vực là một đoạn sông Thị Vải dài trên 10 km được gọi là ‘dòng sông chết’. Tại đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, cả khi thủy triều, các loài sinh vật hầu như không còn khả năng sinh sống.
Nhân dịp tôn vinh ‘Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng xuất sắc’ ngày 27.10.2009, ba sản phẩm của Vedan: Bột ngọt Vedan, Vedan hạt nêm thịt heo, Tinh bột biến đổi được trao tặng danh hiệu ‘Sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2009", khiến dư luận ngỡ ngàng, bức xúc.
b. Khai thác Bauxite.
Sau cuộc nội chiến kéo dài, việc khai thác và xuất cảng nguyên liệu thô thu ngoại tệ làm vốn để xây dựng đất nước và làm đà cho công cuộc phát triển một nền kinh tế Việt-Nam kiệt quệ là điều cần thiết. Nhưng gần 35 năm đã trôi qua, sự phát triển kinh tế được cho là theo hướng bền vững thì việc khai thác khoáng sản bauxite và chế biến alumin là điều cần phải xét lại.
- Thế hệ người Việt hiện tại không được phép tiếp tục đào nguyên liệu thô trong lòng đất đem bán để ăn vì đó là tài nguyên mà Đấng Tạo hóa ban cho cả các thế hệ con cháu chúng ta.
- Công nghệ khai thác khoáng sản bauxite lạc hậu sẽ đưa đến hiệu quả kinh tế rất thấp và phải sử dụng tài nguyên không cao. Do đó, nguy cơ lỗ về tài chính rất quan trọng sẽ là gánh nặng lớn cho ngân sách quốc gia về sau này, gây nợ nần cho các thế hệ sau.
- Dự án không tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, đặc biệt đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn: nguồn nước, xói mòn và suy thoái đất hậu khai khoáng và ô nhiễm không khí trong quá trình khai thác khoáng sản. Nhất là sự kiện thiếu nước có thể gây thiệt hại rất lớn cho khu vực mang lại thu nhập lớn nhất cho quốc gia là các khu công nghiệp Sài gòn, Đồng nai và các tỉnh lân cận.
- Trung quốc đang vào Tây Nguyên tạo điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt-Nam, Lào và Cam bốt.
"Hà Nội Mới" hố to
Nguyễn Việt Nam
17:30 22/01/2010
Tưởng đã “nắm được” một cơ quan thông tấn Công Giáo trên thế giới, ngày 21/01/2010, Hồng Anh trên tờ Hà Nội mới ra sức đánh bóng cho hãng tin này như sau:
“Trang tin tức trực tuyến hàng ngày quốc tế uy tín của những người công giáo, Cathnewsasia, thuộc hãng thông tấn của các nhà thờ Thiên chúa châu Á (UCA) ngày 15/1/2010 cũng đã đưa những thông tin hết sức khách quan về vụ việc. Cuối tin, hãng này còn trích nguồn tin từ hãng thông tấn AFP nói rằng, ‘chính quyền cho biết họ tôn trọng tự do tôn giáo’. Việc đưa tin trung thực, khách quan của hãng thông tấn quốc tế này liền bị những kẻ cổ súy cho vụ gây rối tại Đồng Chiêm coi là ‘phản bội’”.
“Hà Lội Mới” hố to
Công an Hà Nội có lẽ phải ra lệnh “bắt khẩn cấp” tay Hồng Anh này vì tội đã quảng cáo quá sức nhiệt thành cho “đài địch”.
Thật thế, ngày 20/01, Sir Lord David Alton và dân biểu Quốc Hội Anh Joseph Pitts, đã có cuộc nói chuyện với hãng thông tấn này để vạch rõ âm mưu của những người tự xưng mình là “nhân vật Công Giáo có thế giá” tại thành phố Hồ Chí Minh.
"Nhân vật Công Giáo có thế giá" này hết "thế giá" và hết thời ngay lập tức vì sau khi tham khảo VietCatholic Network, và cả Rôma, "trang tin tức trực tuyến hàng ngày quốc tế uy tín của những người công giáo" Cathnews Asia tương ngay vào mặt Hồng Anh, "nhân vật Công Giáo có thế giá này", và nhà cầm quyền Hà Nội cái bài “Campaigner warns on Vietnam religious freedom” đã được Nguyễn Thương Hạnh dịch là “Nhà vận động nhân quyền cảnh báo về tự do tôn giáo ở Việt Nam” với hình ảnh thày Antôn Nguyễn Văn Tặng thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà Hà Nội bị đánh máu me đầy mặt nằm bất tỉnh.
Bài tiếng Anh có thể xem ở đây
Bài tiếng Việt có thể xem ở đây.
Nhân vật Công Giáo có thế giá tại thành phố Hồ Chí Minh là ai?
Tờ “Hà Lội Mới” đề cao “nhân vật Công Giáo có thế giá” ấy như sau:
“Trong một bài viết đăng tải trên báo Sài Gòn giải phóng tiếng Anh ngày 14/1/2010, Linh mục Phan Khắc Từ, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam đã kêu gọi trừng trị nghiêm khắc những kẻ lợi dụng tự do tôn giáo tiếp tay các thế lực thù địch bên ngoài. Linh mục Phan Khắc Từ khẳng định, Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và những người theo đạo Thiên chúa ngày càng được tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành các hoạt động tôn giáo.
LM Phan Khắc Từ còn cho biết, trong cuộc gặp giữa Đức Giáo hoàng Benedict XVI và Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại Vatican cuối năm 2009, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã đồng tình với huấn thị của Đức Giáo hoàng dành cho các Giám mục và người công giáo Việt Nam là: ‘người Công giáo tốt cũng phải là người công dân tốt’. Đức Giáo hoàng cũng khích lệ tất cả người Công giáo yêu đồng bào và yêu nước.
‘Tôi tin rằng Đức Giáo hoàng khi nói như thế thì ngài đã nhận thức ra rằng quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam được tôn trọng’, Linh mục Phan Khắc Từ nói.”
Đông đảo quý cha và anh chị em bầy tỏ nguyện vọng là “VietCatholic thôi đừng dùng chữ linh mục ngay cả LM trước tên ông Phan Khắc Từ để thể hiện tâm tình tôn kính đến các linh mục đã tận hiến cuộc đời mình cho sứ vụ Chúa đã ủy thác cho Giáo Hội là loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Ít là trong năm linh mục này xin các anh đừng viết như thế - trích thư ông Nguyễn văn Thành ở Thanh Đa Sàigòn”.
Trong khi đó, bà Hoàng Nguyễn, năm nay 64 tuổi, ở Texas thì đề nghị từ nay xin “riphơ (refer) ngài” là Tổng Biên Tập Phan Trừng Trị...
Đường lối của Tổng Biên Tập Trương Bá Cần có thể tóm gọn như thế này: trong khi cúc cung ca tụng đảng cộng sản Việt Nam thì không ngừng bôi bác Tòa Thánh và Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là Đức Gioan Phaolô II.
Thủ pháp rất thường dùng của TBT Cần là xé to một sự kiện hầu xuyên tạc sự thật rồi cứ thế dùng làm nền tảng để nói tiếp. Vụ nhóm “Nous sommes l’Eglise” là một ví dụ. Trong khi nhóm “Nous sommes l’Eglise” (Chúng Tôi là Giáo Hội – một tổ chức chống báng đòi phong chức cho phụ nữ) chẳng làm nên trò trống gì nhưng ông Cần xé to ra xem như đây đang là một chuyện gây nghiêng ngả Giáo Hội La Mã. Ông phịa ra rằng “Tại Áo, hơn 500.000 người (tức khoảng 15% dân số ) đã ký tên vào kiến nghị”. Và ông dùng "12 số báo Công Giáo và Dân Tộc liên tục để lên tiếng bênh vực cho nhóm này, dĩ nhiên với luận điệu công kích Giáo hội ra điều như trong Giáo hội không có dân chủ, không có tự do phát biểu, ra điều như Giáo hội bách hại một số người." (nhận định của Radio Veritas ngày 19/1/1996).
Luận điệu của TBT Cần gây khó chịu cho nhiều người Công Giáo nhưng không trực tiếp đe dọa tính mạng họ. Những điều ông Cần nói ra những ai có khả năng phân định đều có thể nhận ra đó là một đường lối điên cuồng chống phá Tòa Thánh.
Còn TBT Phan khắc Từ thì khác. Ông ta thôi không đánh Tòa Thánh nhưng lôi Đức Thánh Cha và Tòa Thánh xuống bùn để về phe với mình là “Đức Giáo hoàng khi nói như thế thì ngài đã nhận thức ra rằng quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam được tôn trọng”
Như thế, TBT Từ dùng chính Tòa Thánh để thứ nhất: trấn an nhà cầm quyền Việt Nam về mặt “dư luận thế giới”, tạo cho họ cảm giác an toàn “cứ chơi tới cùng đi không sao đâu” vì vị đứng đầu cao nhất của Giáo Hội Công Giáo là Đức Giáo Hoàng, qua đó là Tòa Thánh, đã tin rằng “quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam được tôn trọng”; thứ hai: cô lập các giám mục, linh mục và anh chị em dám đòi quyền sống và công lý, coi họ như một thiểu số làm loạn, lợi dụng tự do tôn giáo để coi thường kỷ cương phép nước. Những người ấy theo ông phải bị “trừng trị nghiêm khắc”.
Trong bài báo của CathNews Asia, Sir Lord David Alton giám đốc Freedom Now đã phản bác thẳng thừng luận điệu của Tổng Phan Trừng Trị “mặc dù có cải thiện trong quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và chính quyền Việt Nam trong thời gian gần đây, nhưng các sự kiện mới đây như triệt hạ cây thánh giá trên đỉnh núi ở Giáo xứ Đồng Chiêm bằng vũ lực và tịch thu tài sản của Giáo Hội có thể gây nguy hại cho vị thế của đất nước trong con mắt của thế giới.”
Làm gì có cái chuyện “tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành các hoạt động tôn giáo” như Tổng Từ bịa đặt ra.
Nhiều người đã nhận ra là chỉ mới “lên chức” Tổng Biên Tập tờ Công Giáo Dân Tộc có mấy ngày ông TBT này xem ra đã chứng tỏ bản lĩnh thâm hơn TBT Cần. Trong khi TBT Cần chơi toàn tiếng Việt để đến nỗi đi dâng lễ ở Phú Thọ Hòa bị dân chúng tẩy chay, TBT Từ chơi toàn tiếng Pháp, tiếng Anh nhắm vào quốc tế để cốt ý nghĩ rằng những lời nói của mình sẽ không bị lộ tẩy, chỉ cốt ý "thuyết phục" công luận thế giới, và có chất liệu cho tờ Hà Nội Mới vênh vang, nhưng không ngờ lại là cú bị hố to, sau khi báo chí ngoại quốc kiểm chứng lại sự kiện. Đáng đời!
Tin giờ chót:
Trước tin tức dồn dập về vụ Đồng Chiêm, Sir Lord David Alton cho chúng tôi biết Tổ chức Freedom Now đang kêu gọi dân chúng Anh viết thư phản đối gởi cho “the Vietnamese Ambassador in London: 12 Victoria Rd12 Victoria Rd, London, W8 5RD”.
“Trang tin tức trực tuyến hàng ngày quốc tế uy tín của những người công giáo, Cathnewsasia, thuộc hãng thông tấn của các nhà thờ Thiên chúa châu Á (UCA) ngày 15/1/2010 cũng đã đưa những thông tin hết sức khách quan về vụ việc. Cuối tin, hãng này còn trích nguồn tin từ hãng thông tấn AFP nói rằng, ‘chính quyền cho biết họ tôn trọng tự do tôn giáo’. Việc đưa tin trung thực, khách quan của hãng thông tấn quốc tế này liền bị những kẻ cổ súy cho vụ gây rối tại Đồng Chiêm coi là ‘phản bội’”.
“Hà Lội Mới” hố to
Thật thế, ngày 20/01, Sir Lord David Alton và dân biểu Quốc Hội Anh Joseph Pitts, đã có cuộc nói chuyện với hãng thông tấn này để vạch rõ âm mưu của những người tự xưng mình là “nhân vật Công Giáo có thế giá” tại thành phố Hồ Chí Minh.
"Nhân vật Công Giáo có thế giá" này hết "thế giá" và hết thời ngay lập tức vì sau khi tham khảo VietCatholic Network, và cả Rôma, "trang tin tức trực tuyến hàng ngày quốc tế uy tín của những người công giáo" Cathnews Asia tương ngay vào mặt Hồng Anh, "nhân vật Công Giáo có thế giá này", và nhà cầm quyền Hà Nội cái bài “Campaigner warns on Vietnam religious freedom” đã được Nguyễn Thương Hạnh dịch là “Nhà vận động nhân quyền cảnh báo về tự do tôn giáo ở Việt Nam” với hình ảnh thày Antôn Nguyễn Văn Tặng thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà Hà Nội bị đánh máu me đầy mặt nằm bất tỉnh.
Bài tiếng Anh có thể xem ở đây
Bài tiếng Việt có thể xem ở đây.
Nhân vật Công Giáo có thế giá tại thành phố Hồ Chí Minh là ai?
Tờ “Hà Lội Mới” đề cao “nhân vật Công Giáo có thế giá” ấy như sau:
“Trong một bài viết đăng tải trên báo Sài Gòn giải phóng tiếng Anh ngày 14/1/2010, Linh mục Phan Khắc Từ, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam đã kêu gọi trừng trị nghiêm khắc những kẻ lợi dụng tự do tôn giáo tiếp tay các thế lực thù địch bên ngoài. Linh mục Phan Khắc Từ khẳng định, Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo và những người theo đạo Thiên chúa ngày càng được tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành các hoạt động tôn giáo.
LM Phan Khắc Từ còn cho biết, trong cuộc gặp giữa Đức Giáo hoàng Benedict XVI và Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại Vatican cuối năm 2009, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã đồng tình với huấn thị của Đức Giáo hoàng dành cho các Giám mục và người công giáo Việt Nam là: ‘người Công giáo tốt cũng phải là người công dân tốt’. Đức Giáo hoàng cũng khích lệ tất cả người Công giáo yêu đồng bào và yêu nước.
‘Tôi tin rằng Đức Giáo hoàng khi nói như thế thì ngài đã nhận thức ra rằng quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam được tôn trọng’, Linh mục Phan Khắc Từ nói.”
Đông đảo quý cha và anh chị em bầy tỏ nguyện vọng là “VietCatholic thôi đừng dùng chữ linh mục ngay cả LM trước tên ông Phan Khắc Từ để thể hiện tâm tình tôn kính đến các linh mục đã tận hiến cuộc đời mình cho sứ vụ Chúa đã ủy thác cho Giáo Hội là loan báo Tin Mừng cho muôn dân. Ít là trong năm linh mục này xin các anh đừng viết như thế - trích thư ông Nguyễn văn Thành ở Thanh Đa Sàigòn”.
Trong khi đó, bà Hoàng Nguyễn, năm nay 64 tuổi, ở Texas thì đề nghị từ nay xin “riphơ (refer) ngài” là Tổng Biên Tập Phan Trừng Trị...
Đường lối của Tổng Biên Tập Trương Bá Cần có thể tóm gọn như thế này: trong khi cúc cung ca tụng đảng cộng sản Việt Nam thì không ngừng bôi bác Tòa Thánh và Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là Đức Gioan Phaolô II.
Thủ pháp rất thường dùng của TBT Cần là xé to một sự kiện hầu xuyên tạc sự thật rồi cứ thế dùng làm nền tảng để nói tiếp. Vụ nhóm “Nous sommes l’Eglise” là một ví dụ. Trong khi nhóm “Nous sommes l’Eglise” (Chúng Tôi là Giáo Hội – một tổ chức chống báng đòi phong chức cho phụ nữ) chẳng làm nên trò trống gì nhưng ông Cần xé to ra xem như đây đang là một chuyện gây nghiêng ngả Giáo Hội La Mã. Ông phịa ra rằng “Tại Áo, hơn 500.000 người (tức khoảng 15% dân số ) đã ký tên vào kiến nghị”. Và ông dùng "12 số báo Công Giáo và Dân Tộc liên tục để lên tiếng bênh vực cho nhóm này, dĩ nhiên với luận điệu công kích Giáo hội ra điều như trong Giáo hội không có dân chủ, không có tự do phát biểu, ra điều như Giáo hội bách hại một số người." (nhận định của Radio Veritas ngày 19/1/1996).
Luận điệu của TBT Cần gây khó chịu cho nhiều người Công Giáo nhưng không trực tiếp đe dọa tính mạng họ. Những điều ông Cần nói ra những ai có khả năng phân định đều có thể nhận ra đó là một đường lối điên cuồng chống phá Tòa Thánh.
Còn TBT Phan khắc Từ thì khác. Ông ta thôi không đánh Tòa Thánh nhưng lôi Đức Thánh Cha và Tòa Thánh xuống bùn để về phe với mình là “Đức Giáo hoàng khi nói như thế thì ngài đã nhận thức ra rằng quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam được tôn trọng”
Như thế, TBT Từ dùng chính Tòa Thánh để thứ nhất: trấn an nhà cầm quyền Việt Nam về mặt “dư luận thế giới”, tạo cho họ cảm giác an toàn “cứ chơi tới cùng đi không sao đâu” vì vị đứng đầu cao nhất của Giáo Hội Công Giáo là Đức Giáo Hoàng, qua đó là Tòa Thánh, đã tin rằng “quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam được tôn trọng”; thứ hai: cô lập các giám mục, linh mục và anh chị em dám đòi quyền sống và công lý, coi họ như một thiểu số làm loạn, lợi dụng tự do tôn giáo để coi thường kỷ cương phép nước. Những người ấy theo ông phải bị “trừng trị nghiêm khắc”.
Trong bài báo của CathNews Asia, Sir Lord David Alton giám đốc Freedom Now đã phản bác thẳng thừng luận điệu của Tổng Phan Trừng Trị “mặc dù có cải thiện trong quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và chính quyền Việt Nam trong thời gian gần đây, nhưng các sự kiện mới đây như triệt hạ cây thánh giá trên đỉnh núi ở Giáo xứ Đồng Chiêm bằng vũ lực và tịch thu tài sản của Giáo Hội có thể gây nguy hại cho vị thế của đất nước trong con mắt của thế giới.”
Làm gì có cái chuyện “tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành các hoạt động tôn giáo” như Tổng Từ bịa đặt ra.
Nhiều người đã nhận ra là chỉ mới “lên chức” Tổng Biên Tập tờ Công Giáo Dân Tộc có mấy ngày ông TBT này xem ra đã chứng tỏ bản lĩnh thâm hơn TBT Cần. Trong khi TBT Cần chơi toàn tiếng Việt để đến nỗi đi dâng lễ ở Phú Thọ Hòa bị dân chúng tẩy chay, TBT Từ chơi toàn tiếng Pháp, tiếng Anh nhắm vào quốc tế để cốt ý nghĩ rằng những lời nói của mình sẽ không bị lộ tẩy, chỉ cốt ý "thuyết phục" công luận thế giới, và có chất liệu cho tờ Hà Nội Mới vênh vang, nhưng không ngờ lại là cú bị hố to, sau khi báo chí ngoại quốc kiểm chứng lại sự kiện. Đáng đời!
Tin giờ chót:
Trước tin tức dồn dập về vụ Đồng Chiêm, Sir Lord David Alton cho chúng tôi biết Tổ chức Freedom Now đang kêu gọi dân chúng Anh viết thư phản đối gởi cho “the Vietnamese Ambassador in London: 12 Victoria Rd12 Victoria Rd, London, W8 5RD”.
Văn Hóa
Mời theo dõi cuộc chơi xướng họa -16
LM. Trăng Thập Tự
19:13 22/01/2010
MỜI THEO DÕI CUỘC CHƠI XƯỚNG HỌA - 16
BÀI XƯỚNG VÀ ĐỊA CHỈ
SEN GIỮA LẦY
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
Trăng Thập Tự
Bài dự thi xin gởi cùng lúc về cả hai điện chỉ:
ttmvcssr@gmail.com và gopnhattho@yahoo.com
Muốn theo dõi chương trình đoan hứa khiết tịnh và tòan bộ các thông báo về cuộc thi từ đầu, có thể xem tại hai điện chỉ:
http://huongvedaihoidanchua.net/doanhuakhiettinh/3445.html
hoặc
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=subject&is=35
GIỚI THIỆU CÁC BÀI MỚI
351-375
Trong 25 bài đợt này, có hai bài văn xuôi, số 273 và 275. Ước mong sẽ có thêm nhiều vị tham gia viết văn xuôi cổ võ đoan hứa khiết tịnh.
Những tác giả có thứ tự bài là bội số của 25 được nhận coupon mua hàng trên mạng www.Fatimacompany.com, trị giá 200.000 VNĐ. Lần này là tác giả Trần Hữu Thuần, bài số 375.
Xin lưu ý: Quí vị ở nước ngoài được tặng quà của Fatimacompany.com vui lòng cho một địa chỉ tại Việt Nam để nhận quà.
Muốn tìm hiểu thêm về “sản phẩm công giáo trực tuyến”, xin hỏi info@fatimacompany.com
Bài 351
XƯỚNG HOẠ
ĐOAN NGUYỀN KHIẾT TRINH.
Phong trào chiếu sáng giữa đêm đen
Giục giã muôn người bắt chước sen
Đoan hứa, nhất thi khởi xướng chúc
Thệ nguyền, vạn phụ hoạ thi khen
Chúc gìn trong sạch đời cao quý
Khen giữ khiết trinh kiếp mọn hèn
Muôn vạn mỹ từ, muôn mỹ ý
Triển khai thi hoạ nở đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng.
suongoc5254@gmail.com
Bài 352
TRÒ ĐỜI
Trò đời đổi trắng lại thay đen,
Hoa súng lập lờ tưởng đóa sen.
Khôn dại tình đời thương với ghét
Nên hư miệng thế tiếng chê khen.
Của tiền lừa đão là gian dối,
Danh lợi bon chen cách thấp hèn.
Thiện ác đáo đầu, chung hữu báo,
Bình tâm tỉnh thức chớ bon chen.
Phaolo NGUYỄN GIỚI
Bài 353
SAO MAI
Lấp lánh trên cao giữa bóng đen
Sao Mai sáng tỏ ngỡ hoa sen
Kính mừng Đức Mẹ đầy Ơn phước
Cảm tạ Chúa Trời đáng ngợi khen
Năm tháng trần gian luôn có Mẹ
Phút giây cuộc sống cố không hèn
Xin thương chỉ dẫn đường thanh khiết
Dẫu có ngậm ngùi khi lệ chen
Trầm Thiên Thu
Bài 354
GÓT SEN E-VÀ
Nằm mơ mộng giữa thuở Ê-đen
Chợt thấy E-và tựa đóa sen.
Bao kẻ say sưa, bao kẻ gọi
Một người ngây ngất, một người khen.
Gọi bà dáng ngọc, hoa nên mọn
Khen vợ gót tiên, nguyệt phải hèn.
Ấy vậy mà sao thân trót dại
Làm con người mãi kiếp đua chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 355
HOÀI CẢM
Trở về ngày ấy thuở Ê-đen
Nguyên tội nhơ bùn bám gót sen.
Thiên Chúa thương tình, Thiên Chúa hứa
Thế nhân hoài cảm, thế nhân khen.
Hứa ơn cứu độ: ôi cao cả
Khen Mẹ trinh nguyên: ấy mọn hèn.
Khấn nguyện từ nay vâng Thánh Ý
Hoa lòng khiêm hạ, chẳng bon chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 356
TÌNH BUỔI Ê-ĐEN
Tình yêu buổi ấy ở Ê-đen
Đẹp đẽ, thanh bình tựa đóa sen.
Thiên Chúa thương người, Thiên Chúa chúc
Con người mến Chúa, con người khen.
Chúc người triển nở bao điều quý
Khen Chúa tạo nên mọi kiếp hèn.
Muôn thuở thành tâm xin cảm tạ
Trung trinh theo Mẹ, há đua chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 357
VÔ NHIỄM TRINH VƯƠNG
Theo lời Chúa hứa thuở Ê-đen
Nhân loại rực lên một đóa sen.
Thanh khiết, mỹ miều, Thiên Chúa chọn
Phúc ân chan chứa, thế nhân khen.
Chọn làm Mẹ Chúa, ôi cao quý
Khen tiếng Xin Vâng quá mọn hèn.
Vô Nhiễm Trinh Vương xin trợ giúp
Đoàn con lạc lối chốn chân chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 358
LỜI NGUYỆN THẦM DÂNG MẸ
Kìa trông trên cả đám bùn đen
Rực rỡ muôn phần một đóa sen.
Con muốn nhủ lòng, con muốn hứa
Mẹ thương soi trí, Mẹ thương khen.
Hứa đời khiết tịnh, sinh tâm quý
Khen kiếp thanh tân, sống dạ hèn.
Ngắm Mẹ, con nhìn chưa nháy mắt
Sen Trời ân phúc đã đua chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 359
THOẢNG ÁNH SEN VỀ
Lòng con nhơ nhớp vướng bùn đen
Buổi sớm Mẹ về thoảng ánh sen.
Thương Mẹ, con ngâm bài chúc tụng
Yêu con, Mẹ hát khúc ca khen.
Con rằng con chỉ là tro đất
Mẹ nói Mẹ đây cũng vật hèn.
Thôi thế Mẹ con ta đỡ bước
Trong tình thương Chúa nở đua chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 360
MẸ NGÀN SEN
Hỡi người mê mải chốn bùn đen
Ngoảnh mặt trông về này đóa sen.
Cứ ngỡ chơ vơ không tiếng tụng
Tưởng rằng lạc lõng chẳng lời khen.
Thế nhưng thơm ngát niềm cao quý
Mà lại thanh cao nỗi mọn hèn.
Lạy Mẹ ngàn sen, Vô Nhiễm Tội
Xin noi gương Mẹ, chẳng bon chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 361
KHẤN MẸ
Giữa khoảng không gian bóng tối đen
Hào quang chiếu sáng một bông sen
Thiên cung các thánh hân hoan chúc
Dưới thế đàn con cất tiếng khen
Khấn Mẹ thương ban ơn can đảm
Cho con thoát khỏi cảnh hư hèn
Tình thương của Chúa cao vời vợi
Tội lỗi con nguyền quyết chẳng chen
Nam Giao-thica
namgiaouc@yahoo.com.au
Bài 362
CHỦ VƯỜN Ê ĐEN (Phần I)
Ngài là Ông Chủ vườn Ê Đen
Xin tiến dâng Người một đóa sen
Danh Thánh Ngài, vô cùng Quý Trọng
Thánh Danh Cha, mãi mãi ca khen
Đừng chê tôi tớ quá hèn mạt
Chớ chấp cùng đinh rất mọn hèn
Chúa hỡi !! yêu con xin nhận lấy
Cứu con trên bước đường đua chen
PAUL NGUYỄN MINH THÔNG
paulnguyenminhthong@yahoo.com
Bài 363
CHỦ VƯỜN Ê ĐEN (Phần II)
Người là Bà Chủ vườn Ê Đen
Tức tối Sa Tan cắn gót sen
Nhờ Chúa Nữ Tỳ được chúc tụng
Bởi Trời Tớ Nữ được ca khen
Từ nay danh Me rất cao quý
Mã mãi tên con quá mọn hèn
Mẹ hỡi !! thương con xin dẫn dắt
Trên đường dương thế phải đua chen
PAUL NGUYỄN MINH THÔNG
paulnguyenminhthong@yahoo.com
Bài 364
CHỦ VƯỜN Ê ĐEN (Phần kết)
Con không phải chủ vườn Ê Đen
Xin hỏi, Địa Đàng chỉ có sen….??
Nơi ấy có ai bị rẻ rúm…??
Chốn nầy có kẻ được ca khen…??
Tuyệt vời đất nước đầy cao quý
Tuyệt hảo non sông không mọn hèn
Vạn vạn tuế mong Cha hãy đến
Chúng con hết vất vã đua chen
PAUL NGUYỄN MINH THÔNG
paulnguyenminhthong@yahoo.com
Bài 365
BÀI CA DÂNG Mẹ
Bao năm con bước giữa bùn đen
Nay về dâng Mẹ một đóa sen
Mắt đẫm ăn năn mắt đẫm lệ
Lời ca thống hối lời ca khen
Thiên cung Mẹ ngự nơi cao trọng
Địa giới con vươn kiếp mọn hèn
Từ đây Mẹ dẫn con nên Thánh
Hoa lòng hớn hở nở đua chen.
Hoàng Thị Kim Gương
giotrenvungthaonguyen@yahoo.com
Bài 366
KHẤN ƯỚC 1
Thế giới quay cuồng trong vũng đen
Con người khao khát được như sen
Khiết tịnh, đời ai câu chúc tụng
Thanh cao, bước Mẹ khúc mừng khen
Xin vâng thánh ý nêu gương sáng
Nguyện sống ơn thiêng thoát phận hèn
Với Mẹ đồng hành luôn tiến bước
Quê Trời vĩnh phúc quyết đua chen
Lê Đăng Ngôn
Bài 367
KHẤN ƯỚC 2
Lòng dạ con người trắng thay đen
Ứoc gì thanh khiết tựa như sen
Một đóa tinh khôi trong xanh ngọc
Ngàn lời vẹn tín sáng ngời khen
Vang khấn nguyện chiều hôm tha thiết
Vọng tâm linh tối sớm mọn hèn
Mẹ ơi trọn đời con dâng hiến
Vâng lời Khiết tịnh mặc bon chen
Lê Đăng Ngôn
Bài 268
THIÊN TÌNH SỬ
Từ thuở hồng hoang trời đất đen
Chúa cho vũ trụ đẹp như sen
Phàm nhân được tạo từ tro bụi
Thiên Chúa tự sinh đáng chúc khen
Trời đất giao hòa nhờ Thánh Tử
Hồng ân thánh hóa dẫu phàm hèn
Tri ân ghi nhớ Thiên Tình Sử
Ba đức đối thần cùng nở chen
TRẦM THIÊN THU
tramthienthu@gmail.com, tramthienthu@musician.org
Bài 369
SỐNG NGAY CHÍNH THEO PHÚC ÂM.
Lòng ta minh bạch sợ chi đen
Dẫu giữa bùn lầy trắng tợ sen
Miệng thế xỏ xiên, miệng thế trách
Lưỡi đời mai mỉa, lưỡi đời khen
Trách không cùng đảng, ra cao quý
Khen chẳng đồng phe, rõ thấp hèn
Chết đứng cây ngay còn chẳng sợ
Sợ gì những kẻ chỉ bon chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng.
suongoc5254@gmail.com
Bài 370
VỀ CÕI PHÚC (I)
Từ nguyên thủy, thuở vườn Ê Đen
Đã có muôn loài cùng với sen
Ở đó loài người được chúc phúc
Nơi đây Thần Thánh được ca khen
Địa Đàng Thiên Quốc đầy cao quý
Trần thế dương gian quá thấp hèn
Mơ ước cùng tìm về cõi phúc
Bao giờ nhân loại hết đua chen
Paul Nguyễn Minh Thông
paulnguyenminhthong@yahoo.com
paulnguyenminhthong@gmail.com
Bài 371
VỀ CÕI PHÚC (II)
Thời Ê Đen, thuở vườn Ê Đen
Đua nở, muôn hoa nở với sen
Ở đó loài người được chúc phúc
Nơi đây Thần Thánh được ca khen
Địa đàng ơi !! Địa đàng cao quý
Trần thế hỡi !! trần thế thấp hền
Hãy ước mơ, mơ về cõi phúc
Đua chen đi, cố gắng đua chen
Paul Nguyễn Minh Thông
paulnguyenminhthong@yahoo.com
paulnguyenminhthong@gmail.com
Bài 372
Họa bài “Sen giữa lầy”
Giữa cõi phong trần, đen tối đen,
Bỗng bừng lên, ngát một đài sen.
Thị phi chẳng quản lời chê trách,
Đàm tiếu không màng giọng ngợi khen.
“Chúc tụng,” trăm câu, ơn thánh cả
“Xin vâng,” hai tiếng, phận tôi hèn.
Giữa bùn, Sen chẳng hề vương bẩn,
Khiêm hạ, màng chi đua với chen.
Trần Hữu Thuần
bachai2007@hotmail.com,
Bài 373
HOA LÒNG GỞI ANH
Anh yêu dấu !
Em viết cho anh những dòng này, dẫu biết rằng rất có thể anh chẳng đọc. Tuy nhiên trong Thiên Chúa, em biết Người sẽ làm điều Người muốn khi giờ đã điểm. Giờ này, có lẽ anh đã ngủ say và chẳng còn nhớ những gì anh đã nói; nhưng sao trong em mọi sự như mới vừa xảy ra.
Em không bao giờ nghĩ rằng đêm chia tay để anh đi học lại là đêm anh bỏ rơi em trong lặng lẽ nhất. Tại sao anh lại muốn em chứng tỏ tình yêu dành cho anh bằng những điều lạ lùng như thế…?! Em không trách anh vì em hiểu rằng anh thương em và anh muốn em dành cho anh điều quý giá nhất như là một dấu chứng của tình yêu. Có phải như thế là đúng không anh ? Em mong muốn thời gian xa nhau này như một khoảng lặng để chúng ta nhìn lại tình yêu mình dành cho nhau.
Tình yêu của chúng ta chỉ đẹp khi được Thiên Chúa chúc phúc, vì Ngài là Tình Yêu hoàn hảo và tuyệt đối. Chúng ta nhìn về đâu để xây dựng tình yêu của chúng ta ? Nếu không phải nhìn về Tình yêu Giêsu ! Người đã hiến dâng trọn vẹn phẩm tính và trái tim vì chúng ta và cho chúng ta, cho anh và cho em. Anh đã từng nói với em những điều như thế và em luôn tin anh vì những điều như thế.
Điểm đến đầu tiên trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu không phải là đền thánh Giêrusalem, không phải là giữa đám đông náo nhiệt, nhưng là trong một tiệc cưới đầm ấm tại Cana, miền Galilê như là một bàn tiệc Nước Trời hiện diện giữa trần gian. Người chúc phúc cho đôi tân hôn, duy trì và gìn giữ tình yêu của họ trong niềm vui ân sủng, khi chính Người đã làm cho những vò rượu tình rỗng không trở thành rượu ngon trong Người (Ga 2, 1-12).
Điều quan trọng để niềm vui ân sủng được tỏ bày là "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo" (Ga 2, 5). Anh thấy không ? Chỉ cần chúng ta biết lắng nghe và đặt tình yêu của chúng ta trong Tình Người, tất cả sẽ nên trọn vẹn và lâu bền. Người trân quý tình yêu hôn nhân vì nó phản ánh một phần nào tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Cung lòng anh và cung lòng em phải trở nên những bình rượu không chiếm hữu nhau để chính Người sẽ rót đầy Tình Yêu Người trong chúng ta. Như thế anh và em, tình yêu của chúng ta sẽ nồng ấm trong tình Người.
Anh và em đã từng quỳ trước Thánh Thể để nguyện xin Người kết hiệp trái tim chúng ta nên Một trong Trái Tim Người, để anh và em cùng biến đổi nên tinh tuyền, thánh thiện và lớn lên trong ân sủng của Thần Khí Tình Yêu. Trái tim của em đã thuộc về anh và nó thuộc về anh mãi mãi. Trái tim của người nữ rất tinh tế và nhạy cảm. Nó rung nhịp tình yêu tâm linh trước khi cảm nhận thực thể. Dù có nói gì đi nữa trái tim em vẫn luôn dành cho anh. Tình yêu đâu phải chỉ là ham muốn, là thoả mãn, là chiếm hữu. Tình yêu là tiếng nói của trái tim và tự nó sẽ có cách nói riêng kỳ diệu. Bài thơ anh tặng em thật tuyệt vời khi nói rằng:
Tình yêu không phải là tất cả cho một đam mê trần trụi
Tình yêu không là vật chiếm hữu cho riêng một trái tim
Tình yêu tự nó là sự trao ban để tất cả cùng vươn tới ánh sáng
Tâm hồn vẫn mãi là kho tàng kỳ diệu của thiên nhiên
Mà bảo vật quý giá nhất là Tình Yêu luôn lấp lánh
……
Ta để tình yêu lớn lên trong trái tim Người
Dù thế nào!!!
Tình yêu ấy vẫn mãi vươn mình lớn lên trong trái tim ta.
(Dấu Bước Tìm Người – Bài 11)
Chính Thiên Chúa đã cho em cuộc sống trác tuyệt này và chính song thân đã nuôi dưỡng, nâng niu em như một bông hoa diễm lệ. Tất cả điều này là gì ? chẳng phải tất cả là để dành riêng cho anh và chỉ một mình anh đó sao ! Thế sao chúng ta không trân trọng nó như là tất cả mọi người đã trân trọng. Xin anh hãy hiểu và đừng phá vỡ sự hài hoà và lòng quý mến diệu kỳ của Thiên Chúa, cho đến khi Ngài chúc phúc cho trái tim anh và em trước Thánh nhan Người qua bí tích hôn nhân; khi đó tình yêu chúng ta trọn vẹn, hòa điệu và hiệp nhất trong Tình Yêu bao la của Người. Anh có nhớ anh hỏi em thích nhất phúc nào trong Tám Mối Phúc và em đã trả lời thật lòng với anh rằng “Em muốn sống thật thanh khiết trước Thiên Chúa, trước anh và trước bản thân em trong mối Phúc thứ sáu”.
(8) Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa (Mt 5, 8).
Anh đã cầm tay em và nhìn thật sâu vào mắt em để cảm nhận điều em nói. Em muốn trái tim em và tình yêu của chúng ta trong sáng như giọt sương buổi sớm. Nơi đó Thiên Chúa và anh có thể nhìn xuyên qua mà không bị một bức màn giả dối nào che đậy. Khi anh nhìn thấy trái tim chân thật và tình yêu tinh tuyền em dành cho anh, khi ấy anh đã nhìn thấy nét phác hoạ Chân Dung của Thiên Chúa trong em. Anh ạ ! trong Thiên Chúa em gìn giữ tất cả cho anh và chỉ cho anh mà thôi.
Có thể anh và em chưa hiểu nhau trọn vẹn về tình yêu cũng như về cách hành xử đối với tình yêu dành cho nhau. Đối với em, Tình yêu là nghiêng mình trao sự sống như chính Chúa Giêsu đã trao cho anh và em sự sống của Người, để anh và em được sống và được sống dồi dào sung mãn (Ga 10,10). Chúng ta không còn sống cho mình nhưng sống cho Người mình yêu. Tình yêu phải nói bằng tiếng nói của trái tim chứ không phải bằng ngôn ngữ của khoái cảm xác thịt, vật chất, không phải bằng giọng nói mặc cả của tiền tài hay danh vọng. Tình yêu là cách đón nhận nhau và tôn vinh các giá tri của mỗi nhân vị, đồng thời để các giá trị ấy được triển nở trong chính trái tim của ta.
Tình yêu là cách Người nói với ta
Bằng ngôn ngữ của trái tim thần thiêng huyền nhiệm
Tình Yêu là cách người đón nhận ta
Như chính bản thân ta với muôn vàn khiếm khuyết
(Dấu Bước Tìm Người – Bài 12)
Anh còn nhớ, sau lễ chủ nhật nào chúng ta cũng đến trước hang đá Đức Mẹ để cầu nguyện và cả hai ta đã dâng cho Mẹ Maria bó hoa thiêng là cung lòng và tình yêu tinh trắng của chúng ta. Chúng ta cầu nguyện thật nhiều cho nhau để xin Mẹ nâng niu và gìn giữ tình yêu chúng ta như ngày xưa mẹ nâng niu Con Thiên Chúa trong cung lòng dấu ái của Mẹ. Anh đã đọc cho em nghe bài thơ thật hay ca tụng Mẹ như Đóa Sen thanh khiết giữa cuộc trần bụi bẩn và lắm đa đoan và anh nói với em hãy cố gắng sống như Mẹ.
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
(Trăng Thập Tự - Sen Giữa Lầy)
Làm sao em có thể quên được những giây phút đó. Tình Chúa, Tình Mẹ và tình anh hòa quyện vào trong trái tim em trong cơn gió Thần Khí Tình Yêu dịu mát. Tất cả làm em say đắm và bỡ ngỡ. Trái tim em reo lên vui sướng như Mẹ trong ngày truyền tin khi đón nhận một ân sủng quá lớn lao và tròn đầy. Mẹ chỉ sống bình dị và giản đơn trong khiêm nhường và khiết tịnh và Thiên Chúa đã ban cho Mẹ diễm phúc hơn tất cả mọi diễm phúc. Thiên Chúa đã đoái thương phận mọn hèn và đóa sen đã nở hoa ân sủng cho nhân gian là chính Giêsu – Con lòng Mẹ đầy ân phúc. Em cũng chọn cách sống như Mẹ trong khiêm nhượng và khiết tịnh như đóa sen và Thiên Chúa đã chúc phúc cho trái tim em nở hoa khi gặp anh. Em là đoá sen là hương lòng mến của anh mà. Đừng vì một chút thoả mãn làm đam mê vượt giới hạn để hối tiếc cúi đầu trong lặng lẽ. Em yêu anh nhưng anh và em phải ngẩng cao đầu trong tình yêu của mình, chứ không phải thẹn thùng ẩn nấp như Adam và Eva nơi trái cấm mông muội ngày nào.
Anh ạ ! chẳng lẽ tất cả những kỷ niệm vui buồn của những năm quen rồi yêu nhau không đủ để minh chứng tình yêu của chúng ta sao ?! Em đã hạnh phúc biết bao khi nghe những lời yêu thương nồng cháy của anh trên con đường đến Thánh Đường trong cơn mưa phùn lất phất ! Em đã ngỡ ngàng biết bao khi đôi mắt của anh dành cho em những điều ngọt ngào hơn bao điều muốn nói ! Rồi những buổi đón đưa, những trưa chở nhau vòng vèo qua những con phố nhỏ để tìm quán cơm bụi rẻ nhất, ăn trong tiếng cười và nói trong niềm vui. Lúc nào trái tim cũng mong ngóng gặp nhau, dù đôi khi gặp chỉ để giận dỗi vô cớ, lẳng lặng bỏ về cho đêm thao thức trước gió trăng. .. mong sao mau gặp lại... Vâng, còn bao nhiêu kỷ niệm dịu dàng của chúng ta mà bây giờ mỗi khi bước ra đường em phải ngại ngần để không phải ngang qua những con đường thân quen còn vương hình bóng. Sao anh lại nói “Phải cho anh cái gì để mang theo lúc đi xa”. Anh đã mang trái tim của em trong đôi mắt của anh rồi đó !
Anh ! chẳng lẽ mình mất nhau vì con đường một chiều của đam mê nông nỗi sao ?! Anh, người mà em chợt nhận ra là một nửa của mình trong cái nhìn đầu tiên. Người mang em bay vào xứ sở thần tiên với bao câu chuyện dí dỏm, duyên dáng. Người vẫn thường khen em đẹp nhất trong những ngày Chủ Nhật khi em diện chiếc áo dài trắng đi Lễ cùng anh. Anh hay bảo rằng mỗi lần nhìn thấy em chắp tay cầu nguyện, anh như thấy một thiên thần vừa xuống thế. Em sẽ luôn là một thiên thần trinh trắng của anh, em hứa với lòng như thế.
Vậy sao hôm nay ??? Lần đầu tiên em thẳng thắn với anh. Lần đầu tiên em bỏ về mà anh không đạp xe một bên để dỗ dành. Anh đã lặng lẽ ra đi mà chẳng cho em một tin. Em hiểu anh ! Nhưng anh ạ ! Tình yêu chân chính có cần chứng minh như vậy không ? Có thật nhiều cách để nói lên tình yêu của chúng mình phải không anh ? Trái tim em đã thuộc về anh và đó là điều quý nhất và tinh tuý nhất của người con gái. Rồi một ngày nào đó em tin rằng trái tim đó sẽ lớn lên trong anh như nó đã lớn lên từ sự thao thức của em. Anh sẽ nhận ra trái tim của em vẫn cháy bỏng trong anh dù anh đã cố tình quên lãng vì một nghiêng chiều nhục cảm.
Cơn gió không biến đam mê thành lý tưởng
Để tiếng lòng khỏi ray rứt mỗi chiều thu
Khát vọng ơi! hãy dừng bước bên này bờ thỏa mãn
Để vầng mây không gục đầu
Dấu tim mình giữa cơn choáng hoang vu
(Dấu Bước Tìm Người – Bài 4)
Nếu vì sợ mất anh và sợ anh buồn mà em chìu theo đam mê dại khờ ấy, liệu bây giờ em còn dám ngồi đây để viết cho anh những lời thật lòng này. Và khi đi thật xa, tâm hồn anh có thanh thản không, khi để lại trên mảnh hồn em những đêm dài dằn vặt, trăn trở ?! Liệu chúng ta có còn nhớ về nhau với bao điều êm đềm hay chỉ còn lại trong nhau sự nuối tiếc và có thể là trách nhiệm của những hệ quả của một phút nông nỗi. Liệu anh có còn tin em nữa không trong sự dễ dãi nuông chìu bản thân... ?! Em không muốn anh buồn vì bất cứ điều gì. Hãy tin vào anh. Hãy tin vào em. Hãy tin vào tình yêu thánh thiện và thanh khiết của chúng ta trong Thiên Chúa anh nhé !
Cuộc sống của ta và chỉ có một
Người đã trao tặng ta
Hãy giữ lấy nét vẽ cho chiều sâu cảm nhận muôn thực thể
Cho giấc mơ thanh thoát hiện lên màu ánh sáng tĩnh không
Cho ý nghĩa một vùng đất hồi sinh muôn cỏ lá
Cho cõi lòng một âm vọng huyền siêu.
(Dấu Bước Tìm Người – Bài 4)
Anh ạ ! Em có thể làm cho anh không hài lòng với cảm tính của anh nhưng em tin anh sẽ hiểu điều em làm. Em tôn trọng giá trị của anh vì em nhìn nơi đó giá trị cao đẹp của Sự Thiện Thiên Chúa đặt vào trong anh và anh đã trao cho em một tình yêu dịu vợi. Em không muốn anh phải hổ thẹn vì chính tình yêu tuyệt vời ấy. Những điều mình nói đến và những điều mình sống luôn là cây cầu rất dài mà thời gian đã bào mòn chân móng. Em không trách điều đó vì trong em cũng mỏng dòn và yếu đuối. Em chỉ cố sao để giữ tình yêu chúng ta đẹp ngời như anh và em đã nguyện khấn. Em luôn nâng niu đóa huệ tinh trắng và đóa sen sắt son cho tình đầu.
Em tin vào lời cầu nguyện của em và em tin vào tình yêu của anh. Thiên Chúa sẽ làm cho tình yêu của chúng ta tỏa ngát hương. Em luôn cầu nguyện như thế và mãi là như thế khi em đặt tất cả tình yêu của chúng ta trong trái tim Người. Hãy hiểu điều trái tim em trong Tình Yêu Thánh Thể.
Người làm ta ngỡ ngàng
Khi Người nghiêng mình thắp lại Ngọn Lửa Khí Thiêng trong ta
Ta sáng rực lên theo Ánh Sáng của Người
Sự thoát thai của Thần Khí từ Trái Tim huyền nhiệm
Ta như đóa hoa đẹp lên nhờ Chân Dung Người
Sức sống vuơn mình trên đỉnh cao linh thánh
Thế giới mở cánh cửa cho bóng Người lướt qua
Ta đang biến đổi trong Người từ Đêm tịch lặng thuở ấy
(Đoản Khúc Viết Về Người – Bài 49)
Hãy biến đổi trong Thiên Chúa anh ạ và tất cả anh và em sẽ đẹp ngời trong Chân Dung Sự Thiện của Người. Gởi đến anh Hoa Lòng của em. Nhớ về anh trong tình yêu của Người – Thiên Chúa Tình Yêu.
TB: Anh sẽ ngạc nhiên sao em biết được địa chỉ của anh dù anh đã dấu kín. Trái tim mách bảo hết đó anh à !
ĐÓA SEN NHỎ CỦA ANH
15/01/2010
ATM
vu@navhcm.com.vn,
Bài 374
HỒNG ÂN THÁNH
Hụp lặng ngầm bùn thật thấm đen.
Hào quang chiếu sáng một hoa sen
Trinh truyền khiết tịnh hồng ân thánh
Đẹp qúa người trinh nử đáng khen
Sóng vổ bèo trôi đời khốn khổ
Trầm mỉnh sống thật qúa hư hèn
Từ nay mến Chúa nhìn lên mẹ
Tội lổi kêu mời quyết chẵng chen
Nam Giao Uc
Bài 375
Hai tiếng “xin vâng”: Luận về Đức Maria
Mẹ ôi! Đời con dõi bước theo Mẹ. Chúng ta bây giờ hát câu hát của Cha Mi Trầm nghe dễ dàng vì lời ca quen thuộc và điệu ca thánh thót, mà lắm khi không nghĩ, liệu có dễ dàng dõi bước theo Mẹ hay không? Hai tiếng “Xin vâng” nằm trên đầu lưỡi sẵn sàng bật ra mà thiếu mất suy tư sâu thẳm kèm theo sau đó. Đặt mình vào vị trí của Đức Maria, một thiếu nữ mười lăm mười sáu chưa lập gia đình—chưa nói đến việc Người đã tự hứa không lập gia đình để phụng sự Thiên Chúa—chúng ta có dám thưa hai tiếng nhẹ nhàng đó để mang thai khi chưa có chồng như cô thiếu nữ Maria đã thưa không? Rồi suốt cuộc đời, chúng ta có can đảm thưa hai tiếng “Xin vâng” theo ý Thiên Chúa không? Theo tôi, thật khó, vì phải bỏ đi nhiều thứ quá. Ta thử điểm qua sự mất mát Đức Maria phải gánh chịu qua hai giai đoạn cuộc đời: Khi thưa “Xin vâng” với sứ thần để Ngôi Lời nhập thể, và khi thưa “Xin vâng” với ý định của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Đức Giêsu.
A. Lời “Xin vâng” thưa với sứ thần:
Tân Ước—Phúc âm Luca— tường thuật cuộc đối đáp giữa sứ thần từ bắt đầu cho đến khi Đức Maria thưa hai tiếng “Xin vâng” vỏn vẹn từ câu 28 đến câu 38. Chúng ta ngày nay đọc lại tường thuật mười câu ngắn gọn đó, có cảm giác chẳng chút khó khăn nào khi cô Maria trinh nữ tuân hành thụ thai theo quyền lực của Chúa Thánh Linh. Có lẽ không thiếu người trong chúng ta cho rằng, Đức Maria “đầy ơn phúc” như vậy nên chuyện thưa “Xin vâng” là chuyện dĩ nhiên khi nghe tiếng sứ thần mời gọi.
Suy nghĩ lại cho thấu đáo, tôi nghĩ không đơn giản như vậy. Tôi cho rằng tâm tư của cô trinh nữ Maria phải dằn vặt rất nhiều vì biết bao nhiều điều phải mất đi khi thuận theo ý Chúa qua hai tiếng “Xin vâng” đơn giản đó:
1) Mất sự trinh khiết tự nguyện:
Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ…. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu” (Lc. 1, 30-31 ). Có lẽ phải nói là thưa cô Maria, vì không ai gọi một thiếu nữ còn trẻ chưa lập gia đình bằng bà. Sứ thần không hề hứa cô sẽ thụ thai, cô sẽ sinh con, và cô sẽ còn trinh khiết. Nhưng ở đây, vấn đề không phải là cô Maria sợ hãi và đau khổ vì sẽ mất đi sự trinh khiết, mà chính là vì cô sẽ mất đi một điều cô đã lựa chọn.
Một người khi đã chọn lựa một điều gì, điều đó sẽ trở thành một phần của bản thể, một phần của tài sản tinh thần hoặc vật chất. Mất đi sự chọn lựa đó là mất đi chính bản thể, chính tài sản của mình. Tại sao? Vì chính sự chọn lựa đã là một công việc khó khăn, dằn vặt. Tôi có một số tiền, và tôi muốn mua một bộ xalông. Hình ảnh của món đồ tôi muốn mua hiện ra mập mờ trong trí tôi. Tôi dọ giá nơi này dọ giá nơi khác, cân nhắc chất lượng và kiểu dáng, cân nhắc nơi sản xuất, bàn bạc với người này người khác. Cuối cùng, tôi đem về nhà món hàng vừa túi tiền của tôi mà tôi cho là vừa ý. Liền đó, khi bộ xalông được đặt vào phòng khách, tôi đã thấy nó làm sao ấy. Tôi bực bội vì đã không chọn lựa đúng theo ý tôi muốn, cho đến khi một ai đó nói, “Thôi được rồi, thế cũng được!” Trong muôn ngàn người con trai con gái tôi để mắt chọn lựa để kiếm được một người tâm đầu ý hợp, rốt cuộc tôi trở thành vợ thành chồng của một ai đó. Thế nhưng, chắc không ít người trong chúng ta nếu có cơ hội sẽ làm lại khác đi!
Nếu sự chọn lựa của tôi là một chọn lựa hoàn toàn tuyệt bích theo ý tôi muốn, thử hỏi tôi còn trân quí đến chừng nào. Vì thế, chúng ta có thể hiểu được thiếu nữ Maria đã phải đau đớn chừng nào khi thưa hai tiếng “Xin vâng” đơn giản đó. Giữa nhiệm vụ cao cả thụ thai và làm mẹ Con Đấng Tối Cao (Lc. 1, 32) với việc giữ sự trinh khiết đã chọn lựa và trân quí, cô thiếu nữ Maria không cho vinh dự cao cả trước có thể sánh được với điều cô đã chọn lựa sau. Vì vậy nên cô đã ngại ngùng: “Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc. 1, 34) Cuối cùng, cô đã thuận thưa “Xin vâng” không phải vì vinh dự làm mẹ Con Đấng Tối Cao, mà chỉ vì vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc. 1, 38). Và trong sự vâng phục, cô Maria tin rằng sự trinh khiết mà cô đã chọn lựa sẽ không mất đi do quyền năng của Chúa Thánh Linh qua lời sứ thần bảo đảm, cho dẫu không nói ra rõ ràng, “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc. 1, 37; nhấn mạnh của bản dịch)
2) Mất danh dự và mạng sống:
Theo luật Israel, người con gái mất trinh khiết trước khi lập gia đình bị chồng phát hiện sẽ bị ném đá cho đến chết (Đnl. 22, 20-21). Khi một cô gái đã đính hôn lại ăn nằm với người đàn ông khác, cả hai người cũng sẽ bị ném đá cho đến chết (Đnl. 22, 23-24). Ở đây còn hơn thế. Cô thiếu nữ Maria chẳng những “mất trinh khiết,” “ăn nằm với người khác,” mà còn đã mang thai không phải do Đức Giuse, người được chọn lựa để cô gọi là chồng. Liệu cô Maria không biết cô có thể sẽ bị ném đá cho đến chết nếu Đức Giuse—theo lệ thường—tố cáo tình trạng đó sao? Chắc chắn cô đã biết luật, và như thế ta thấy cô sẽ phải sợ hãi đến chừng nào khi thưa hai tiếng”Xin vâng” tưởng chừng đơn giản đó.
Luật lệ Việt Nam ta ngày xưa đối với việc con gái không chồng mà chửa cũng nặng nề vô cùng. Các cô nếu không thú nhận ai là tác giả của bào thai để làng qui tội, sẽ bị nằm sấp để bụng bầu vào một cái hố đào sẵn, trói căng tay căng chân để chịu phạt mấy chục hèo, chưa tính gia đình phải nộp phạt và bị xóm giềng bêu riếu “Đồ gia đình không biết dạy con!” Thậm chí các cô còn có thể bị bỏ trôi sông như trong chuyện cổ tích truyền kì Bá đế. Có cô gái Việt Nam nào mấy ngàn năm về trước dám thưa hai tiếng “Xin vâng” để nhận lấy một bào thai không chứng minh được không? Câu trả lời chắc chắn là không.
Trong Đức Maria, Mẹ Chúa Con, Bộ II (Mary, Mother of the Son, Vol. II ), Mark Shea tưởng tượng việc cô thiếu nữ Maria sau khi mang thai đã—với giọng nói ngây thơ vô tội—trình bày với Đức Giuse và những người khác về việc cô mang thai do quyền lực của Chúa Thánh Linh qua câu chuyện cô gặp gỡ sứ thần. Shea còn đặt câu hỏi liệu người đọc nào có vợ, tin tưởng vào vợ, có sẽ tin được vợ mình khi nghe bà ta kể lại câu chuyện mang thai không phải do chồng như câu chuyện của Đức Maria không? Shea trả lời ông tin vợ ông.
Tôi không biết có ai trong chúng ta tin được vợ mình như ông Shea đã tin vợ ông ấy hay không. Riêng tôi, tôi không dám cả quyết. Làm sao mà tin được chuyện lạ lùng như vậy? Ai mà tin được điều cô ta nói là thụ thai bởi quyền phép của Chúa Thánh Linh (Lc. 1, 35), cứ y như trong chuyện thần thoại?
Nói như thế để cho thấy, hai tiếng “Xin vâng” tuy đơn giản nhưng không phải dễ dàng nói lên. Nếu thiếu niềm tin tưởng thực sự và hoàn toàn vào quyền năng của Thiên Chúa, cô thiếu nữ Maria chắc chắn không dạm bạo mồm bạo miệng. Chỉ một lời “Xin vâng” cô thốt lên, cả danh dự cả mạng sống của cô có thể chấm dứt trong tủi nhục.
3) Mất niềm vui đơn giản của cuộc sống bình thường:
Một cô gái mang thai trước khi về nhà chồng, cho dẫu được chồng tin vào câu chuyện gặp gỡ sứ thần do mình kể lại, liệu có thể giải thích với mọi người lí do mang thai của mình không? Chắc không. Chắc cô Maria cũng không tránh khỏi tiếng ong tiếng ve của những người xóm giềng ngồi lê đôi mách, vô công rỗi nghề. Chúng ta ngày nay khi nói đến Đức Maria, Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, chúng ta có ngay hình ảnh của một Đức Bà uy nghiêm ngự trên tòa, chân đạp con rắn, đầu đội vương miện mười hai ngôi sao, tay ẳm Chúa Hài Nhi hoặc đang buông thỏng ban muôn ân phúc, mà quên đi hình ảnh của cô Maria, một thiếu nữ “mười sáu trăng tròn.” Do đó, khi nói cô Maria sợ hãi vì đã mang một bào thai không thể giải thích nguồn gốc với mọi người, có người lấy làm “kì cục,” không chừng còn cho là phạm thượng. Thế nhưng, đặt trong bối cảnh của Israel thời đó, bối cảnh của cô thiếu nữ thôn quê, điều này phải là một điều hết sức bình thường.
Sách Phúc âm ngụy thư Giacôbê viết, “Và cô ở lại với Elizabeth ba tháng; và ngày qua ngày bụng cô lớn hơn lên. Và cô Maria sợ hãi, trở về chính nhà cô và ẩn mình tránh các con trai của Israel. Và cô được mười sáu tuổi khi các huyền nhiệm này xẩy ra. ” Cho dẫu đây là trong ngụy thư, không được xếp vào văn kiện chính thức của Giáo hội, câu chuyện cũng nói lên được tâm trạng chung của mọi thiếu nữ Israel thời đó trong trường hợp như cô Maria: sợ hãi và xấu hổ. Hai tiếng “Xin vâng” đã lấy mất đi của cô Maria cuộc sống hồn nhiên thôn dã của cô thiếu nữ tuổi xuân phơi phới.
4) Mất lòng tin của những người đã tin tưởng vào Bà:
Cũng theo Ngụy thư nói trên, Đức Giuse được các tư tế giao cho gìn giữ người trinh nữ của Chúa:
Và vị tư tế nói với Giuse, Ông đã trúng thăm được chọn để bảo vệ người trinh nữ của Chúa…. Và Giuse nói với Maria: Này, tôi đã nhận cô từ đền thờ của Chúa; và giờ đây tôi để cô ở lại nhà, và đi xa để cất nhà cửa của tôi, rồi tôi sẽ trở về với cô.
Như thế cho biết ông Giuse đã một lòng tin tưởng vào sự trinh khiết của cô Maria, sự trinh khiết mà ông và mọi người nghi ngờ cô đã đánh mất do kết quả của việc cô thưa hai tiếng “Xin vâng” tuân phục thánh ý của Thiên Chúa. Chẳng lẽ cô không biết lời “Xin vâng” đơn giản của cô sẽ làm mất lòng tin nơi ông Giuse đã tin tưởng vào cô sao? Và chẳng lẽ lòng cô—thánh thiện và trinh trong như vậy—lại không cảm thấy xót xa khi phải làm mất lòng một người như Giuse sao?
Hơn thế nữa, các tư tế khi giao cô cho Giuse để giữ trọn lề luật hôn nhân của mọi người Do thái, đã với mục đích để Giuse, một người đã luống tuổi, giữ gìn “người trinh nữ của Chúa” theo ý nguyện giữ trinh khiết mà cô đã chọn lựa từ lâu. Vì thế, khi Annas, một kí lục, đến nhà Đức Giuse, và:
thấy Maria đang mang thai. Và ông chạy đến với vị tư tế, và nói với ông ấy: Giuse, người mà ông xác minh, đã phạm một tội nặng nề. Và vị tư tế nói: Sao lại thế? Và ông ấy nói: Ông ta đã làm ô uế người trinh nữ mà ông ta đã nhận ra khỏi đền thờ của Chúa, và đã lén lút thành hôn với cô ta…..
Vị tư tế cho người dẫn Giuse và Maria đến trước tòa:
Và vị tư tế nói: Maria, tại sao cô đã làm điều này? Và tại sao cô đã hạ thấp linh hồn cô đến thế, và đã quên Chúa, Thiên Chúa của cô?... Và cô khóc xót xa, nói: Như Chúa Thiên Chúa của tôi hằng sống, tôi trong sạch trước Người, và chẳng biết một người đàn ông nào.
Một lần nữa, chúng ta tự hỏi, Đức Maria khi thưa hai tiếng “Xin vâng,” chẳng lẽ không biết là sẽ phải chấp nhận “tiếng khóc xót xa” vì làm mất niềm tin của các vị tư tế đã chăm sóc gìn giữ ý nguyện của cô đối với Thiên Chúa. Không cần trả lời, chúng ta hiểu lòng cô đã phải cân nhắc đắn đo và đau đớn chừng nào khi thưa: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc. 1, 38).
B. Lời “Xin vâng” trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa:
Trong giai đoạn thứ hai của cuộc đời, Đức Maria không còn may mắn được sứ thần đến hỏi để có thể suy nghĩ trước khi nói lên hai tiếng “Xin vâng.” Dư âm và hiệu quả của lời thưa “Xin vâng” thứ nhất đã đóng ấn cuộc đời Bà. Bà không còn cách nào khác hơn cách tuân phục thánh ý của Thiên Chúa mà Đức Giêsu—Con Trai Bà—phải thực hiện.
5) “Một lưỡi gươm sẽ đâu thâu tâm hồn bà” (Lc. 2, 35):
Nếu Thiên Chúa cho phép tin vào lời tướng số thì đây là một hạn vận cho Con Trai Bà và cho chính Bà mà Đức Maria không có cách nào khác ngoại trừ vâng phục. Thánh Luca ghi lại lời của ông Simêôn:
“Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà” (Lc. 2, 34-35).
Nếu là chúng ta, liệu chúng ta có thể “điềm nhiên” để cuộc đời xẩy ra đau đớn như vậy mà không “cựa quậy” cố tránh thoát hay không? Chẳng lẽ “cha và mẹ Hài Nhi” (Lc. 2, 33) đành buông xuôi theo số phận dễ dàng như vậy sao? Thế mà quả thực, Đức Maria lại để vang lên hai tiếng “Xin vâng” trong lòng Bà, hoàn toàn tuân phục thánh ý của Thiên Chúa. Làm sao Bà có thể làm như vậy mà không cay đắng trong lòng?
6) “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga. 2, 5)
Tại tiệc cưới Cana mà câu chuyện ai trong chúng ta cũng có thể đã thuộc nằm lòng, Thánh Gioan tường thuật lời yêu cầu của Đức Maria với Con Trai Bà để xin tiếp tay với chủ nhà khi nhà chủ hết rượu (Ga. 2). Khi đọc các tường thuật Kinh thánh, chúng ta thường chỉ nhớ đến bản thể Thiên Chúa của Chúa Giêsu mà quên đi bản thể con người của Người. Đức Maria không vậy. Đức Giêsu vẫn là con trai của Bà theo tính người đồng thời là Thiên Chúa của Bà theo tính Chúa. Đặt mình vào thời đại lúc Chúa Giêsu còn tại thế, điều này dễ hiểu vì chẳng một ai—ngoại trừ Đức Maria—nhận biết thiên tính của Đức Giêsu. Giáo hội ban đầu cũng cần đến Công đồng Chalcedon—451 năm sau Chúa Giáng sinh—để xác nhận hai bản tính của Đức Giêsu Kitô sau nhiều cơn sóng gió lạc giáo hoặc nhận điều này hoặc nhận điều kia mà không nhận cả hai! Ngày nay, thậm chí còn có người không nhận cả nhân tính cả thiên tính của Đức Giêsu Kitô khi cho rằng câu chuyện về Đức Giêsu xứ Nazareth chỉ là một huyền thoại!
Đức Maria trong tiệc cưới này đã yêu cầu một hành động khác thường của Đức Giêsu không phải để phô trương rằng Bà có một người con trai tài phép như người Tin lành Evangelical quan niệm theo bộc lộ của Mark Shea trong Đức Maria, Mẹ Chúa Con, Bộ II. Đúng ra, Bà muốn cho mọi người nhìn thấy tính Thiên Chúa trong người mà dáng vẻ bên ngoài là con trai của Bà để mọi người nói lên lời “Xin vâng” khi Bà dặn những người giúp việc, “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga. 2, 5). Chắc chắn những người nghe lời Đức Maria dặn dò sẽ phải thắc mắc, “Anh con trai con bà Maria này là ai và sẽ làm được điều gì mà chúng ta phải vâng lời anh ta?”
Đức Maria không chỉ giữ lời “Xin vâng” mà Bà đã một lần thưa với sứ thần để tuân phục Thiên Chúa mà còn muốn mọi người—môn đồ và không phải môn đồ của Đức Giêsu Kitô—phải thưa lời “Xin vâng” như vậy, “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
7) “Thưa Bà, đây là con của Bà” (Ga. 19, 26):
Là môn đồ đầu tiên của chính con trai mình trong Giáo hội, Đức Maria đã vâng phục trọn đời Bà. Lời “Xin vâng” được biểu hiện một lần cuối cùng trong cuộc sống trần thế của Đức Giêsu—con trai Bà và là Con Trai Đấng Tối Cao (Lc. 1, 32)—khi Đức Giêsu giao phó Bà cho Gioan, môn đồ người mến, “Thưa Bà, đây là con của Bà” (Ga. 19, 26). Phúc âm Gioan không mô tả một lời đáp trả nào của Đức Maria trước lời lẽ của Đức Giêsu.
Lời thưa “Xin vâng” đó được biểu hiện rõ rệt khi Gioan kết thúc tường thuật: “Kể từ giờ đó, người (Gioan) rước bà về nhà mình” (Ga. 19, 27). Đức Maria “xin vâng” con trai mình mà cũng là Thiên Chúa không một lời thảo luận. Bà không hề nói, “Thôi, hay con để mẹ với với dì Elizabeth cho có chị có em!” Trái lại, người con trai đó, người đàn ông đó, cho dẫu giờ đây đang phơi xác trần truồng, thân thể rách nát, máu me vương vãi, đang hấp hối cái chết nhục nhã của kẻ tội phạm ngang hàng với quân trộm cướp (Lc. 23, 33; Mc. 15, 27-28; Mt. 27, 38), vẫn là Thiên Chúa cao cả mà Bà không ngừng thưa lên hai tiếng “Xin vâng” của kẻ nữ tì hèn mọn.
Kết luận: “Trong đầm gì đẹp bằng sen”
Câu ca dao của tổ tiên ta để lại ví hoa sen như mẫu người không vướng thị phi đàm tiếu trong cuộc sống trần tục, “Gần bùn nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn.” Nếu đem lời ví von này đặt vào Đức Trinh Nữ Maria, chắc không có lời nào thích hợp hơn. Trong cuộc sống của xã hội Israel, cuộc sống mà Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã lên án là “mồ mã tô vôi,”xã hội với những người Pharisêu mà Phúc âm Matthêô đã dành nguyên chương 23 để tường thuật lời Chúa Giêsu lên án, xã hội với một thứ men xấu xa mà Đức Kitô phải căn dặn các môn đồ “Anh em phải coi chừng men Pharisêu và men Hêrôđê!” (Mc. 8, 15), Đức Maria đã một mình biểu dương đức trinh khiết và đức vâng phục. Gương phẩm hạnh của Mẹ chúng ta đã rõ ràng đến nổi sứ thần phải nghiêng mình chào kính, “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng” (Lc. 1, 28). Phẩm hạnh Mẹ chúng ta đã trỗi bật đến nổi Thiên Chúa cho Mẹ được “từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc” (Lc. 1, 48).
Nếu đặt Mẹ trên nền thời đại chúng ta đang sống, phẩm hạnh của Mẹ còn “bỗng bừng lên, ngát một đài sen.” Trinh khiết và vâng lời trong thời đại này, thanh niên nam nữ cho là chuyện của những người xuẩn ngốc rồ dại. Ai nghe theo bài học “xin vâng” mà Đức Maria để lại sẽ bị coi như là những kẻ không biết đến thế đứng của chính mình để đòi hỏi, những kẻ nhu nhược chỉ biết để người khác đè đầu cỡi cổ mình.
Tuy nhiên, lời “Xin vâng” không đơn giản chi là một lời nói, một câu hát Mẹ ôi! Đời con dõi bước theo Mẹ. Nói lên được lời nói đơn giản đó là một quá trình đau khổ và chấp nhận, như Mẹ đã phải đau khổ và chấp nhận suốt cả cuộc đời. Muôn ân sủng, muôn hồng phúc, muôn tước hiệu được Thiên Chúa ban cho và được Giáo hội sử dụng để ca tụng Mẹ, theo tôi đều xuất phát từ hai tiếng “Xin vâng” can đảm đó. Hồng phúc Thụ thai vô nhiễm, hồng phúc Hồn xác lên Trời, hồng phúc Mẹ Thiên Chúa, theo tôi sẽ không bao giờ có nếu không có sự can đảm của việc Mẹ thưa với sứ thần hai tiếng “Xin vâng.”
Trần Hữu Thuần
bachai2007@hotmail.com,
BÀI XƯỚNG VÀ ĐỊA CHỈ
SEN GIỮA LẦY
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
Trăng Thập Tự
Bài dự thi xin gởi cùng lúc về cả hai điện chỉ:
ttmvcssr@gmail.com và gopnhattho@yahoo.com
Muốn theo dõi chương trình đoan hứa khiết tịnh và tòan bộ các thông báo về cuộc thi từ đầu, có thể xem tại hai điện chỉ:
http://huongvedaihoidanchua.net/doanhuakhiettinh/3445.html
hoặc
http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=subject&is=35
GIỚI THIỆU CÁC BÀI MỚI
351-375
Trong 25 bài đợt này, có hai bài văn xuôi, số 273 và 275. Ước mong sẽ có thêm nhiều vị tham gia viết văn xuôi cổ võ đoan hứa khiết tịnh.
Những tác giả có thứ tự bài là bội số của 25 được nhận coupon mua hàng trên mạng www.Fatimacompany.com, trị giá 200.000 VNĐ. Lần này là tác giả Trần Hữu Thuần, bài số 375.
Xin lưu ý: Quí vị ở nước ngoài được tặng quà của Fatimacompany.com vui lòng cho một địa chỉ tại Việt Nam để nhận quà.
Muốn tìm hiểu thêm về “sản phẩm công giáo trực tuyến”, xin hỏi info@fatimacompany.com
Bài 351
XƯỚNG HOẠ
ĐOAN NGUYỀN KHIẾT TRINH.
Phong trào chiếu sáng giữa đêm đen
Giục giã muôn người bắt chước sen
Đoan hứa, nhất thi khởi xướng chúc
Thệ nguyền, vạn phụ hoạ thi khen
Chúc gìn trong sạch đời cao quý
Khen giữ khiết trinh kiếp mọn hèn
Muôn vạn mỹ từ, muôn mỹ ý
Triển khai thi hoạ nở đua chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng.
suongoc5254@gmail.com
Bài 352
TRÒ ĐỜI
Trò đời đổi trắng lại thay đen,
Hoa súng lập lờ tưởng đóa sen.
Khôn dại tình đời thương với ghét
Nên hư miệng thế tiếng chê khen.
Của tiền lừa đão là gian dối,
Danh lợi bon chen cách thấp hèn.
Thiện ác đáo đầu, chung hữu báo,
Bình tâm tỉnh thức chớ bon chen.
Phaolo NGUYỄN GIỚI
Bài 353
SAO MAI
Lấp lánh trên cao giữa bóng đen
Sao Mai sáng tỏ ngỡ hoa sen
Kính mừng Đức Mẹ đầy Ơn phước
Cảm tạ Chúa Trời đáng ngợi khen
Năm tháng trần gian luôn có Mẹ
Phút giây cuộc sống cố không hèn
Xin thương chỉ dẫn đường thanh khiết
Dẫu có ngậm ngùi khi lệ chen
Trầm Thiên Thu
Bài 354
GÓT SEN E-VÀ
Nằm mơ mộng giữa thuở Ê-đen
Chợt thấy E-và tựa đóa sen.
Bao kẻ say sưa, bao kẻ gọi
Một người ngây ngất, một người khen.
Gọi bà dáng ngọc, hoa nên mọn
Khen vợ gót tiên, nguyệt phải hèn.
Ấy vậy mà sao thân trót dại
Làm con người mãi kiếp đua chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 355
HOÀI CẢM
Trở về ngày ấy thuở Ê-đen
Nguyên tội nhơ bùn bám gót sen.
Thiên Chúa thương tình, Thiên Chúa hứa
Thế nhân hoài cảm, thế nhân khen.
Hứa ơn cứu độ: ôi cao cả
Khen Mẹ trinh nguyên: ấy mọn hèn.
Khấn nguyện từ nay vâng Thánh Ý
Hoa lòng khiêm hạ, chẳng bon chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 356
TÌNH BUỔI Ê-ĐEN
Tình yêu buổi ấy ở Ê-đen
Đẹp đẽ, thanh bình tựa đóa sen.
Thiên Chúa thương người, Thiên Chúa chúc
Con người mến Chúa, con người khen.
Chúc người triển nở bao điều quý
Khen Chúa tạo nên mọi kiếp hèn.
Muôn thuở thành tâm xin cảm tạ
Trung trinh theo Mẹ, há đua chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 357
VÔ NHIỄM TRINH VƯƠNG
Theo lời Chúa hứa thuở Ê-đen
Nhân loại rực lên một đóa sen.
Thanh khiết, mỹ miều, Thiên Chúa chọn
Phúc ân chan chứa, thế nhân khen.
Chọn làm Mẹ Chúa, ôi cao quý
Khen tiếng Xin Vâng quá mọn hèn.
Vô Nhiễm Trinh Vương xin trợ giúp
Đoàn con lạc lối chốn chân chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 358
LỜI NGUYỆN THẦM DÂNG MẸ
Kìa trông trên cả đám bùn đen
Rực rỡ muôn phần một đóa sen.
Con muốn nhủ lòng, con muốn hứa
Mẹ thương soi trí, Mẹ thương khen.
Hứa đời khiết tịnh, sinh tâm quý
Khen kiếp thanh tân, sống dạ hèn.
Ngắm Mẹ, con nhìn chưa nháy mắt
Sen Trời ân phúc đã đua chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 359
THOẢNG ÁNH SEN VỀ
Lòng con nhơ nhớp vướng bùn đen
Buổi sớm Mẹ về thoảng ánh sen.
Thương Mẹ, con ngâm bài chúc tụng
Yêu con, Mẹ hát khúc ca khen.
Con rằng con chỉ là tro đất
Mẹ nói Mẹ đây cũng vật hèn.
Thôi thế Mẹ con ta đỡ bước
Trong tình thương Chúa nở đua chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 360
MẸ NGÀN SEN
Hỡi người mê mải chốn bùn đen
Ngoảnh mặt trông về này đóa sen.
Cứ ngỡ chơ vơ không tiếng tụng
Tưởng rằng lạc lõng chẳng lời khen.
Thế nhưng thơm ngát niềm cao quý
Mà lại thanh cao nỗi mọn hèn.
Lạy Mẹ ngàn sen, Vô Nhiễm Tội
Xin noi gương Mẹ, chẳng bon chen.
Phêrô Đỗ Khắc Minh Khoa
peterkhoakhacdo@yahoo.com
Bài 361
KHẤN MẸ
Giữa khoảng không gian bóng tối đen
Hào quang chiếu sáng một bông sen
Thiên cung các thánh hân hoan chúc
Dưới thế đàn con cất tiếng khen
Khấn Mẹ thương ban ơn can đảm
Cho con thoát khỏi cảnh hư hèn
Tình thương của Chúa cao vời vợi
Tội lỗi con nguyền quyết chẳng chen
Nam Giao-thica
namgiaouc@yahoo.com.au
Bài 362
CHỦ VƯỜN Ê ĐEN (Phần I)
Ngài là Ông Chủ vườn Ê Đen
Xin tiến dâng Người một đóa sen
Danh Thánh Ngài, vô cùng Quý Trọng
Thánh Danh Cha, mãi mãi ca khen
Đừng chê tôi tớ quá hèn mạt
Chớ chấp cùng đinh rất mọn hèn
Chúa hỡi !! yêu con xin nhận lấy
Cứu con trên bước đường đua chen
PAUL NGUYỄN MINH THÔNG
paulnguyenminhthong@yahoo.com
Bài 363
CHỦ VƯỜN Ê ĐEN (Phần II)
Người là Bà Chủ vườn Ê Đen
Tức tối Sa Tan cắn gót sen
Nhờ Chúa Nữ Tỳ được chúc tụng
Bởi Trời Tớ Nữ được ca khen
Từ nay danh Me rất cao quý
Mã mãi tên con quá mọn hèn
Mẹ hỡi !! thương con xin dẫn dắt
Trên đường dương thế phải đua chen
PAUL NGUYỄN MINH THÔNG
paulnguyenminhthong@yahoo.com
Bài 364
CHỦ VƯỜN Ê ĐEN (Phần kết)
Con không phải chủ vườn Ê Đen
Xin hỏi, Địa Đàng chỉ có sen….??
Nơi ấy có ai bị rẻ rúm…??
Chốn nầy có kẻ được ca khen…??
Tuyệt vời đất nước đầy cao quý
Tuyệt hảo non sông không mọn hèn
Vạn vạn tuế mong Cha hãy đến
Chúng con hết vất vã đua chen
PAUL NGUYỄN MINH THÔNG
paulnguyenminhthong@yahoo.com
Bài 365
BÀI CA DÂNG Mẹ
Bao năm con bước giữa bùn đen
Nay về dâng Mẹ một đóa sen
Mắt đẫm ăn năn mắt đẫm lệ
Lời ca thống hối lời ca khen
Thiên cung Mẹ ngự nơi cao trọng
Địa giới con vươn kiếp mọn hèn
Từ đây Mẹ dẫn con nên Thánh
Hoa lòng hớn hở nở đua chen.
Hoàng Thị Kim Gương
giotrenvungthaonguyen@yahoo.com
Bài 366
KHẤN ƯỚC 1
Thế giới quay cuồng trong vũng đen
Con người khao khát được như sen
Khiết tịnh, đời ai câu chúc tụng
Thanh cao, bước Mẹ khúc mừng khen
Xin vâng thánh ý nêu gương sáng
Nguyện sống ơn thiêng thoát phận hèn
Với Mẹ đồng hành luôn tiến bước
Quê Trời vĩnh phúc quyết đua chen
Lê Đăng Ngôn
Bài 367
KHẤN ƯỚC 2
Lòng dạ con người trắng thay đen
Ứoc gì thanh khiết tựa như sen
Một đóa tinh khôi trong xanh ngọc
Ngàn lời vẹn tín sáng ngời khen
Vang khấn nguyện chiều hôm tha thiết
Vọng tâm linh tối sớm mọn hèn
Mẹ ơi trọn đời con dâng hiến
Vâng lời Khiết tịnh mặc bon chen
Lê Đăng Ngôn
Bài 268
THIÊN TÌNH SỬ
Từ thuở hồng hoang trời đất đen
Chúa cho vũ trụ đẹp như sen
Phàm nhân được tạo từ tro bụi
Thiên Chúa tự sinh đáng chúc khen
Trời đất giao hòa nhờ Thánh Tử
Hồng ân thánh hóa dẫu phàm hèn
Tri ân ghi nhớ Thiên Tình Sử
Ba đức đối thần cùng nở chen
TRẦM THIÊN THU
tramthienthu@gmail.com, tramthienthu@musician.org
Bài 369
SỐNG NGAY CHÍNH THEO PHÚC ÂM.
Lòng ta minh bạch sợ chi đen
Dẫu giữa bùn lầy trắng tợ sen
Miệng thế xỏ xiên, miệng thế trách
Lưỡi đời mai mỉa, lưỡi đời khen
Trách không cùng đảng, ra cao quý
Khen chẳng đồng phe, rõ thấp hèn
Chết đứng cây ngay còn chẳng sợ
Sợ gì những kẻ chỉ bon chen.
Giu-se Nguyễn văn Sướng.
suongoc5254@gmail.com
Bài 370
VỀ CÕI PHÚC (I)
Từ nguyên thủy, thuở vườn Ê Đen
Đã có muôn loài cùng với sen
Ở đó loài người được chúc phúc
Nơi đây Thần Thánh được ca khen
Địa Đàng Thiên Quốc đầy cao quý
Trần thế dương gian quá thấp hèn
Mơ ước cùng tìm về cõi phúc
Bao giờ nhân loại hết đua chen
Paul Nguyễn Minh Thông
paulnguyenminhthong@yahoo.com
paulnguyenminhthong@gmail.com
Bài 371
VỀ CÕI PHÚC (II)
Thời Ê Đen, thuở vườn Ê Đen
Đua nở, muôn hoa nở với sen
Ở đó loài người được chúc phúc
Nơi đây Thần Thánh được ca khen
Địa đàng ơi !! Địa đàng cao quý
Trần thế hỡi !! trần thế thấp hền
Hãy ước mơ, mơ về cõi phúc
Đua chen đi, cố gắng đua chen
Paul Nguyễn Minh Thông
paulnguyenminhthong@yahoo.com
paulnguyenminhthong@gmail.com
Bài 372
Họa bài “Sen giữa lầy”
Giữa cõi phong trần, đen tối đen,
Bỗng bừng lên, ngát một đài sen.
Thị phi chẳng quản lời chê trách,
Đàm tiếu không màng giọng ngợi khen.
“Chúc tụng,” trăm câu, ơn thánh cả
“Xin vâng,” hai tiếng, phận tôi hèn.
Giữa bùn, Sen chẳng hề vương bẩn,
Khiêm hạ, màng chi đua với chen.
Trần Hữu Thuần
bachai2007@hotmail.com,
Bài 373
HOA LÒNG GỞI ANH
Anh yêu dấu !
Em viết cho anh những dòng này, dẫu biết rằng rất có thể anh chẳng đọc. Tuy nhiên trong Thiên Chúa, em biết Người sẽ làm điều Người muốn khi giờ đã điểm. Giờ này, có lẽ anh đã ngủ say và chẳng còn nhớ những gì anh đã nói; nhưng sao trong em mọi sự như mới vừa xảy ra.
Em không bao giờ nghĩ rằng đêm chia tay để anh đi học lại là đêm anh bỏ rơi em trong lặng lẽ nhất. Tại sao anh lại muốn em chứng tỏ tình yêu dành cho anh bằng những điều lạ lùng như thế…?! Em không trách anh vì em hiểu rằng anh thương em và anh muốn em dành cho anh điều quý giá nhất như là một dấu chứng của tình yêu. Có phải như thế là đúng không anh ? Em mong muốn thời gian xa nhau này như một khoảng lặng để chúng ta nhìn lại tình yêu mình dành cho nhau.
Tình yêu của chúng ta chỉ đẹp khi được Thiên Chúa chúc phúc, vì Ngài là Tình Yêu hoàn hảo và tuyệt đối. Chúng ta nhìn về đâu để xây dựng tình yêu của chúng ta ? Nếu không phải nhìn về Tình yêu Giêsu ! Người đã hiến dâng trọn vẹn phẩm tính và trái tim vì chúng ta và cho chúng ta, cho anh và cho em. Anh đã từng nói với em những điều như thế và em luôn tin anh vì những điều như thế.
Điểm đến đầu tiên trong cuộc đời công khai của Chúa Giêsu không phải là đền thánh Giêrusalem, không phải là giữa đám đông náo nhiệt, nhưng là trong một tiệc cưới đầm ấm tại Cana, miền Galilê như là một bàn tiệc Nước Trời hiện diện giữa trần gian. Người chúc phúc cho đôi tân hôn, duy trì và gìn giữ tình yêu của họ trong niềm vui ân sủng, khi chính Người đã làm cho những vò rượu tình rỗng không trở thành rượu ngon trong Người (Ga 2, 1-12).
Điều quan trọng để niềm vui ân sủng được tỏ bày là "Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo" (Ga 2, 5). Anh thấy không ? Chỉ cần chúng ta biết lắng nghe và đặt tình yêu của chúng ta trong Tình Người, tất cả sẽ nên trọn vẹn và lâu bền. Người trân quý tình yêu hôn nhân vì nó phản ánh một phần nào tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại. Cung lòng anh và cung lòng em phải trở nên những bình rượu không chiếm hữu nhau để chính Người sẽ rót đầy Tình Yêu Người trong chúng ta. Như thế anh và em, tình yêu của chúng ta sẽ nồng ấm trong tình Người.
Anh và em đã từng quỳ trước Thánh Thể để nguyện xin Người kết hiệp trái tim chúng ta nên Một trong Trái Tim Người, để anh và em cùng biến đổi nên tinh tuyền, thánh thiện và lớn lên trong ân sủng của Thần Khí Tình Yêu. Trái tim của em đã thuộc về anh và nó thuộc về anh mãi mãi. Trái tim của người nữ rất tinh tế và nhạy cảm. Nó rung nhịp tình yêu tâm linh trước khi cảm nhận thực thể. Dù có nói gì đi nữa trái tim em vẫn luôn dành cho anh. Tình yêu đâu phải chỉ là ham muốn, là thoả mãn, là chiếm hữu. Tình yêu là tiếng nói của trái tim và tự nó sẽ có cách nói riêng kỳ diệu. Bài thơ anh tặng em thật tuyệt vời khi nói rằng:
Tình yêu không phải là tất cả cho một đam mê trần trụi
Tình yêu không là vật chiếm hữu cho riêng một trái tim
Tình yêu tự nó là sự trao ban để tất cả cùng vươn tới ánh sáng
Tâm hồn vẫn mãi là kho tàng kỳ diệu của thiên nhiên
Mà bảo vật quý giá nhất là Tình Yêu luôn lấp lánh
……
Ta để tình yêu lớn lên trong trái tim Người
Dù thế nào!!!
Tình yêu ấy vẫn mãi vươn mình lớn lên trong trái tim ta.
(Dấu Bước Tìm Người – Bài 11)
Chính Thiên Chúa đã cho em cuộc sống trác tuyệt này và chính song thân đã nuôi dưỡng, nâng niu em như một bông hoa diễm lệ. Tất cả điều này là gì ? chẳng phải tất cả là để dành riêng cho anh và chỉ một mình anh đó sao ! Thế sao chúng ta không trân trọng nó như là tất cả mọi người đã trân trọng. Xin anh hãy hiểu và đừng phá vỡ sự hài hoà và lòng quý mến diệu kỳ của Thiên Chúa, cho đến khi Ngài chúc phúc cho trái tim anh và em trước Thánh nhan Người qua bí tích hôn nhân; khi đó tình yêu chúng ta trọn vẹn, hòa điệu và hiệp nhất trong Tình Yêu bao la của Người. Anh có nhớ anh hỏi em thích nhất phúc nào trong Tám Mối Phúc và em đã trả lời thật lòng với anh rằng “Em muốn sống thật thanh khiết trước Thiên Chúa, trước anh và trước bản thân em trong mối Phúc thứ sáu”.
(8) Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch,
vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa (Mt 5, 8).
Anh đã cầm tay em và nhìn thật sâu vào mắt em để cảm nhận điều em nói. Em muốn trái tim em và tình yêu của chúng ta trong sáng như giọt sương buổi sớm. Nơi đó Thiên Chúa và anh có thể nhìn xuyên qua mà không bị một bức màn giả dối nào che đậy. Khi anh nhìn thấy trái tim chân thật và tình yêu tinh tuyền em dành cho anh, khi ấy anh đã nhìn thấy nét phác hoạ Chân Dung của Thiên Chúa trong em. Anh ạ ! trong Thiên Chúa em gìn giữ tất cả cho anh và chỉ cho anh mà thôi.
Có thể anh và em chưa hiểu nhau trọn vẹn về tình yêu cũng như về cách hành xử đối với tình yêu dành cho nhau. Đối với em, Tình yêu là nghiêng mình trao sự sống như chính Chúa Giêsu đã trao cho anh và em sự sống của Người, để anh và em được sống và được sống dồi dào sung mãn (Ga 10,10). Chúng ta không còn sống cho mình nhưng sống cho Người mình yêu. Tình yêu phải nói bằng tiếng nói của trái tim chứ không phải bằng ngôn ngữ của khoái cảm xác thịt, vật chất, không phải bằng giọng nói mặc cả của tiền tài hay danh vọng. Tình yêu là cách đón nhận nhau và tôn vinh các giá tri của mỗi nhân vị, đồng thời để các giá trị ấy được triển nở trong chính trái tim của ta.
Tình yêu là cách Người nói với ta
Bằng ngôn ngữ của trái tim thần thiêng huyền nhiệm
Tình Yêu là cách người đón nhận ta
Như chính bản thân ta với muôn vàn khiếm khuyết
(Dấu Bước Tìm Người – Bài 12)
Anh còn nhớ, sau lễ chủ nhật nào chúng ta cũng đến trước hang đá Đức Mẹ để cầu nguyện và cả hai ta đã dâng cho Mẹ Maria bó hoa thiêng là cung lòng và tình yêu tinh trắng của chúng ta. Chúng ta cầu nguyện thật nhiều cho nhau để xin Mẹ nâng niu và gìn giữ tình yêu chúng ta như ngày xưa mẹ nâng niu Con Thiên Chúa trong cung lòng dấu ái của Mẹ. Anh đã đọc cho em nghe bài thơ thật hay ca tụng Mẹ như Đóa Sen thanh khiết giữa cuộc trần bụi bẩn và lắm đa đoan và anh nói với em hãy cố gắng sống như Mẹ.
Về thăm vườn cũ thuở Ê-đen
Thanh thoát ô kìa một đóa sen.
Trong trắng giữa lầy trong trắng gọi
Lặng thầm trên sóng lặng thầm khen.
Gọi mời ai giữ gìn cao quý
Khen ngợi Ai thương đoái mọn hèn.
Hướng tạ ơn Trời chưa nháy mắt
Ngoảnh nhìn sen đã nở đua chen.
(Trăng Thập Tự - Sen Giữa Lầy)
Làm sao em có thể quên được những giây phút đó. Tình Chúa, Tình Mẹ và tình anh hòa quyện vào trong trái tim em trong cơn gió Thần Khí Tình Yêu dịu mát. Tất cả làm em say đắm và bỡ ngỡ. Trái tim em reo lên vui sướng như Mẹ trong ngày truyền tin khi đón nhận một ân sủng quá lớn lao và tròn đầy. Mẹ chỉ sống bình dị và giản đơn trong khiêm nhường và khiết tịnh và Thiên Chúa đã ban cho Mẹ diễm phúc hơn tất cả mọi diễm phúc. Thiên Chúa đã đoái thương phận mọn hèn và đóa sen đã nở hoa ân sủng cho nhân gian là chính Giêsu – Con lòng Mẹ đầy ân phúc. Em cũng chọn cách sống như Mẹ trong khiêm nhượng và khiết tịnh như đóa sen và Thiên Chúa đã chúc phúc cho trái tim em nở hoa khi gặp anh. Em là đoá sen là hương lòng mến của anh mà. Đừng vì một chút thoả mãn làm đam mê vượt giới hạn để hối tiếc cúi đầu trong lặng lẽ. Em yêu anh nhưng anh và em phải ngẩng cao đầu trong tình yêu của mình, chứ không phải thẹn thùng ẩn nấp như Adam và Eva nơi trái cấm mông muội ngày nào.
Anh ạ ! chẳng lẽ tất cả những kỷ niệm vui buồn của những năm quen rồi yêu nhau không đủ để minh chứng tình yêu của chúng ta sao ?! Em đã hạnh phúc biết bao khi nghe những lời yêu thương nồng cháy của anh trên con đường đến Thánh Đường trong cơn mưa phùn lất phất ! Em đã ngỡ ngàng biết bao khi đôi mắt của anh dành cho em những điều ngọt ngào hơn bao điều muốn nói ! Rồi những buổi đón đưa, những trưa chở nhau vòng vèo qua những con phố nhỏ để tìm quán cơm bụi rẻ nhất, ăn trong tiếng cười và nói trong niềm vui. Lúc nào trái tim cũng mong ngóng gặp nhau, dù đôi khi gặp chỉ để giận dỗi vô cớ, lẳng lặng bỏ về cho đêm thao thức trước gió trăng. .. mong sao mau gặp lại... Vâng, còn bao nhiêu kỷ niệm dịu dàng của chúng ta mà bây giờ mỗi khi bước ra đường em phải ngại ngần để không phải ngang qua những con đường thân quen còn vương hình bóng. Sao anh lại nói “Phải cho anh cái gì để mang theo lúc đi xa”. Anh đã mang trái tim của em trong đôi mắt của anh rồi đó !
Anh ! chẳng lẽ mình mất nhau vì con đường một chiều của đam mê nông nỗi sao ?! Anh, người mà em chợt nhận ra là một nửa của mình trong cái nhìn đầu tiên. Người mang em bay vào xứ sở thần tiên với bao câu chuyện dí dỏm, duyên dáng. Người vẫn thường khen em đẹp nhất trong những ngày Chủ Nhật khi em diện chiếc áo dài trắng đi Lễ cùng anh. Anh hay bảo rằng mỗi lần nhìn thấy em chắp tay cầu nguyện, anh như thấy một thiên thần vừa xuống thế. Em sẽ luôn là một thiên thần trinh trắng của anh, em hứa với lòng như thế.
Vậy sao hôm nay ??? Lần đầu tiên em thẳng thắn với anh. Lần đầu tiên em bỏ về mà anh không đạp xe một bên để dỗ dành. Anh đã lặng lẽ ra đi mà chẳng cho em một tin. Em hiểu anh ! Nhưng anh ạ ! Tình yêu chân chính có cần chứng minh như vậy không ? Có thật nhiều cách để nói lên tình yêu của chúng mình phải không anh ? Trái tim em đã thuộc về anh và đó là điều quý nhất và tinh tuý nhất của người con gái. Rồi một ngày nào đó em tin rằng trái tim đó sẽ lớn lên trong anh như nó đã lớn lên từ sự thao thức của em. Anh sẽ nhận ra trái tim của em vẫn cháy bỏng trong anh dù anh đã cố tình quên lãng vì một nghiêng chiều nhục cảm.
Cơn gió không biến đam mê thành lý tưởng
Để tiếng lòng khỏi ray rứt mỗi chiều thu
Khát vọng ơi! hãy dừng bước bên này bờ thỏa mãn
Để vầng mây không gục đầu
Dấu tim mình giữa cơn choáng hoang vu
(Dấu Bước Tìm Người – Bài 4)
Nếu vì sợ mất anh và sợ anh buồn mà em chìu theo đam mê dại khờ ấy, liệu bây giờ em còn dám ngồi đây để viết cho anh những lời thật lòng này. Và khi đi thật xa, tâm hồn anh có thanh thản không, khi để lại trên mảnh hồn em những đêm dài dằn vặt, trăn trở ?! Liệu chúng ta có còn nhớ về nhau với bao điều êm đềm hay chỉ còn lại trong nhau sự nuối tiếc và có thể là trách nhiệm của những hệ quả của một phút nông nỗi. Liệu anh có còn tin em nữa không trong sự dễ dãi nuông chìu bản thân... ?! Em không muốn anh buồn vì bất cứ điều gì. Hãy tin vào anh. Hãy tin vào em. Hãy tin vào tình yêu thánh thiện và thanh khiết của chúng ta trong Thiên Chúa anh nhé !
Cuộc sống của ta và chỉ có một
Người đã trao tặng ta
Hãy giữ lấy nét vẽ cho chiều sâu cảm nhận muôn thực thể
Cho giấc mơ thanh thoát hiện lên màu ánh sáng tĩnh không
Cho ý nghĩa một vùng đất hồi sinh muôn cỏ lá
Cho cõi lòng một âm vọng huyền siêu.
(Dấu Bước Tìm Người – Bài 4)
Anh ạ ! Em có thể làm cho anh không hài lòng với cảm tính của anh nhưng em tin anh sẽ hiểu điều em làm. Em tôn trọng giá trị của anh vì em nhìn nơi đó giá trị cao đẹp của Sự Thiện Thiên Chúa đặt vào trong anh và anh đã trao cho em một tình yêu dịu vợi. Em không muốn anh phải hổ thẹn vì chính tình yêu tuyệt vời ấy. Những điều mình nói đến và những điều mình sống luôn là cây cầu rất dài mà thời gian đã bào mòn chân móng. Em không trách điều đó vì trong em cũng mỏng dòn và yếu đuối. Em chỉ cố sao để giữ tình yêu chúng ta đẹp ngời như anh và em đã nguyện khấn. Em luôn nâng niu đóa huệ tinh trắng và đóa sen sắt son cho tình đầu.
Em tin vào lời cầu nguyện của em và em tin vào tình yêu của anh. Thiên Chúa sẽ làm cho tình yêu của chúng ta tỏa ngát hương. Em luôn cầu nguyện như thế và mãi là như thế khi em đặt tất cả tình yêu của chúng ta trong trái tim Người. Hãy hiểu điều trái tim em trong Tình Yêu Thánh Thể.
Người làm ta ngỡ ngàng
Khi Người nghiêng mình thắp lại Ngọn Lửa Khí Thiêng trong ta
Ta sáng rực lên theo Ánh Sáng của Người
Sự thoát thai của Thần Khí từ Trái Tim huyền nhiệm
Ta như đóa hoa đẹp lên nhờ Chân Dung Người
Sức sống vuơn mình trên đỉnh cao linh thánh
Thế giới mở cánh cửa cho bóng Người lướt qua
Ta đang biến đổi trong Người từ Đêm tịch lặng thuở ấy
(Đoản Khúc Viết Về Người – Bài 49)
Hãy biến đổi trong Thiên Chúa anh ạ và tất cả anh và em sẽ đẹp ngời trong Chân Dung Sự Thiện của Người. Gởi đến anh Hoa Lòng của em. Nhớ về anh trong tình yêu của Người – Thiên Chúa Tình Yêu.
TB: Anh sẽ ngạc nhiên sao em biết được địa chỉ của anh dù anh đã dấu kín. Trái tim mách bảo hết đó anh à !
ĐÓA SEN NHỎ CỦA ANH
15/01/2010
ATM
vu@navhcm.com.vn,
Bài 374
HỒNG ÂN THÁNH
Hụp lặng ngầm bùn thật thấm đen.
Hào quang chiếu sáng một hoa sen
Trinh truyền khiết tịnh hồng ân thánh
Đẹp qúa người trinh nử đáng khen
Sóng vổ bèo trôi đời khốn khổ
Trầm mỉnh sống thật qúa hư hèn
Từ nay mến Chúa nhìn lên mẹ
Tội lổi kêu mời quyết chẵng chen
Nam Giao Uc
Bài 375
Hai tiếng “xin vâng”: Luận về Đức Maria
Mẹ ôi! Đời con dõi bước theo Mẹ. Chúng ta bây giờ hát câu hát của Cha Mi Trầm nghe dễ dàng vì lời ca quen thuộc và điệu ca thánh thót, mà lắm khi không nghĩ, liệu có dễ dàng dõi bước theo Mẹ hay không? Hai tiếng “Xin vâng” nằm trên đầu lưỡi sẵn sàng bật ra mà thiếu mất suy tư sâu thẳm kèm theo sau đó. Đặt mình vào vị trí của Đức Maria, một thiếu nữ mười lăm mười sáu chưa lập gia đình—chưa nói đến việc Người đã tự hứa không lập gia đình để phụng sự Thiên Chúa—chúng ta có dám thưa hai tiếng nhẹ nhàng đó để mang thai khi chưa có chồng như cô thiếu nữ Maria đã thưa không? Rồi suốt cuộc đời, chúng ta có can đảm thưa hai tiếng “Xin vâng” theo ý Thiên Chúa không? Theo tôi, thật khó, vì phải bỏ đi nhiều thứ quá. Ta thử điểm qua sự mất mát Đức Maria phải gánh chịu qua hai giai đoạn cuộc đời: Khi thưa “Xin vâng” với sứ thần để Ngôi Lời nhập thể, và khi thưa “Xin vâng” với ý định của Thiên Chúa trong chương trình cứu độ của Đức Giêsu.
A. Lời “Xin vâng” thưa với sứ thần:
Tân Ước—Phúc âm Luca— tường thuật cuộc đối đáp giữa sứ thần từ bắt đầu cho đến khi Đức Maria thưa hai tiếng “Xin vâng” vỏn vẹn từ câu 28 đến câu 38. Chúng ta ngày nay đọc lại tường thuật mười câu ngắn gọn đó, có cảm giác chẳng chút khó khăn nào khi cô Maria trinh nữ tuân hành thụ thai theo quyền lực của Chúa Thánh Linh. Có lẽ không thiếu người trong chúng ta cho rằng, Đức Maria “đầy ơn phúc” như vậy nên chuyện thưa “Xin vâng” là chuyện dĩ nhiên khi nghe tiếng sứ thần mời gọi.
Suy nghĩ lại cho thấu đáo, tôi nghĩ không đơn giản như vậy. Tôi cho rằng tâm tư của cô trinh nữ Maria phải dằn vặt rất nhiều vì biết bao nhiều điều phải mất đi khi thuận theo ý Chúa qua hai tiếng “Xin vâng” đơn giản đó:
1) Mất sự trinh khiết tự nguyện:
Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ…. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu” (Lc. 1, 30-31 ). Có lẽ phải nói là thưa cô Maria, vì không ai gọi một thiếu nữ còn trẻ chưa lập gia đình bằng bà. Sứ thần không hề hứa cô sẽ thụ thai, cô sẽ sinh con, và cô sẽ còn trinh khiết. Nhưng ở đây, vấn đề không phải là cô Maria sợ hãi và đau khổ vì sẽ mất đi sự trinh khiết, mà chính là vì cô sẽ mất đi một điều cô đã lựa chọn.
Một người khi đã chọn lựa một điều gì, điều đó sẽ trở thành một phần của bản thể, một phần của tài sản tinh thần hoặc vật chất. Mất đi sự chọn lựa đó là mất đi chính bản thể, chính tài sản của mình. Tại sao? Vì chính sự chọn lựa đã là một công việc khó khăn, dằn vặt. Tôi có một số tiền, và tôi muốn mua một bộ xalông. Hình ảnh của món đồ tôi muốn mua hiện ra mập mờ trong trí tôi. Tôi dọ giá nơi này dọ giá nơi khác, cân nhắc chất lượng và kiểu dáng, cân nhắc nơi sản xuất, bàn bạc với người này người khác. Cuối cùng, tôi đem về nhà món hàng vừa túi tiền của tôi mà tôi cho là vừa ý. Liền đó, khi bộ xalông được đặt vào phòng khách, tôi đã thấy nó làm sao ấy. Tôi bực bội vì đã không chọn lựa đúng theo ý tôi muốn, cho đến khi một ai đó nói, “Thôi được rồi, thế cũng được!” Trong muôn ngàn người con trai con gái tôi để mắt chọn lựa để kiếm được một người tâm đầu ý hợp, rốt cuộc tôi trở thành vợ thành chồng của một ai đó. Thế nhưng, chắc không ít người trong chúng ta nếu có cơ hội sẽ làm lại khác đi!
Nếu sự chọn lựa của tôi là một chọn lựa hoàn toàn tuyệt bích theo ý tôi muốn, thử hỏi tôi còn trân quí đến chừng nào. Vì thế, chúng ta có thể hiểu được thiếu nữ Maria đã phải đau đớn chừng nào khi thưa hai tiếng “Xin vâng” đơn giản đó. Giữa nhiệm vụ cao cả thụ thai và làm mẹ Con Đấng Tối Cao (Lc. 1, 32) với việc giữ sự trinh khiết đã chọn lựa và trân quí, cô thiếu nữ Maria không cho vinh dự cao cả trước có thể sánh được với điều cô đã chọn lựa sau. Vì vậy nên cô đã ngại ngùng: “Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc. 1, 34) Cuối cùng, cô đã thuận thưa “Xin vâng” không phải vì vinh dự làm mẹ Con Đấng Tối Cao, mà chỉ vì vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc. 1, 38). Và trong sự vâng phục, cô Maria tin rằng sự trinh khiết mà cô đã chọn lựa sẽ không mất đi do quyền năng của Chúa Thánh Linh qua lời sứ thần bảo đảm, cho dẫu không nói ra rõ ràng, “Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc. 1, 37; nhấn mạnh của bản dịch)
2) Mất danh dự và mạng sống:
Theo luật Israel, người con gái mất trinh khiết trước khi lập gia đình bị chồng phát hiện sẽ bị ném đá cho đến chết (Đnl. 22, 20-21). Khi một cô gái đã đính hôn lại ăn nằm với người đàn ông khác, cả hai người cũng sẽ bị ném đá cho đến chết (Đnl. 22, 23-24). Ở đây còn hơn thế. Cô thiếu nữ Maria chẳng những “mất trinh khiết,” “ăn nằm với người khác,” mà còn đã mang thai không phải do Đức Giuse, người được chọn lựa để cô gọi là chồng. Liệu cô Maria không biết cô có thể sẽ bị ném đá cho đến chết nếu Đức Giuse—theo lệ thường—tố cáo tình trạng đó sao? Chắc chắn cô đã biết luật, và như thế ta thấy cô sẽ phải sợ hãi đến chừng nào khi thưa hai tiếng”Xin vâng” tưởng chừng đơn giản đó.
Luật lệ Việt Nam ta ngày xưa đối với việc con gái không chồng mà chửa cũng nặng nề vô cùng. Các cô nếu không thú nhận ai là tác giả của bào thai để làng qui tội, sẽ bị nằm sấp để bụng bầu vào một cái hố đào sẵn, trói căng tay căng chân để chịu phạt mấy chục hèo, chưa tính gia đình phải nộp phạt và bị xóm giềng bêu riếu “Đồ gia đình không biết dạy con!” Thậm chí các cô còn có thể bị bỏ trôi sông như trong chuyện cổ tích truyền kì Bá đế. Có cô gái Việt Nam nào mấy ngàn năm về trước dám thưa hai tiếng “Xin vâng” để nhận lấy một bào thai không chứng minh được không? Câu trả lời chắc chắn là không.
Trong Đức Maria, Mẹ Chúa Con, Bộ II (Mary, Mother of the Son, Vol. II ), Mark Shea tưởng tượng việc cô thiếu nữ Maria sau khi mang thai đã—với giọng nói ngây thơ vô tội—trình bày với Đức Giuse và những người khác về việc cô mang thai do quyền lực của Chúa Thánh Linh qua câu chuyện cô gặp gỡ sứ thần. Shea còn đặt câu hỏi liệu người đọc nào có vợ, tin tưởng vào vợ, có sẽ tin được vợ mình khi nghe bà ta kể lại câu chuyện mang thai không phải do chồng như câu chuyện của Đức Maria không? Shea trả lời ông tin vợ ông.
Tôi không biết có ai trong chúng ta tin được vợ mình như ông Shea đã tin vợ ông ấy hay không. Riêng tôi, tôi không dám cả quyết. Làm sao mà tin được chuyện lạ lùng như vậy? Ai mà tin được điều cô ta nói là thụ thai bởi quyền phép của Chúa Thánh Linh (Lc. 1, 35), cứ y như trong chuyện thần thoại?
Nói như thế để cho thấy, hai tiếng “Xin vâng” tuy đơn giản nhưng không phải dễ dàng nói lên. Nếu thiếu niềm tin tưởng thực sự và hoàn toàn vào quyền năng của Thiên Chúa, cô thiếu nữ Maria chắc chắn không dạm bạo mồm bạo miệng. Chỉ một lời “Xin vâng” cô thốt lên, cả danh dự cả mạng sống của cô có thể chấm dứt trong tủi nhục.
3) Mất niềm vui đơn giản của cuộc sống bình thường:
Một cô gái mang thai trước khi về nhà chồng, cho dẫu được chồng tin vào câu chuyện gặp gỡ sứ thần do mình kể lại, liệu có thể giải thích với mọi người lí do mang thai của mình không? Chắc không. Chắc cô Maria cũng không tránh khỏi tiếng ong tiếng ve của những người xóm giềng ngồi lê đôi mách, vô công rỗi nghề. Chúng ta ngày nay khi nói đến Đức Maria, Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, chúng ta có ngay hình ảnh của một Đức Bà uy nghiêm ngự trên tòa, chân đạp con rắn, đầu đội vương miện mười hai ngôi sao, tay ẳm Chúa Hài Nhi hoặc đang buông thỏng ban muôn ân phúc, mà quên đi hình ảnh của cô Maria, một thiếu nữ “mười sáu trăng tròn.” Do đó, khi nói cô Maria sợ hãi vì đã mang một bào thai không thể giải thích nguồn gốc với mọi người, có người lấy làm “kì cục,” không chừng còn cho là phạm thượng. Thế nhưng, đặt trong bối cảnh của Israel thời đó, bối cảnh của cô thiếu nữ thôn quê, điều này phải là một điều hết sức bình thường.
Sách Phúc âm ngụy thư Giacôbê viết, “Và cô ở lại với Elizabeth ba tháng; và ngày qua ngày bụng cô lớn hơn lên. Và cô Maria sợ hãi, trở về chính nhà cô và ẩn mình tránh các con trai của Israel. Và cô được mười sáu tuổi khi các huyền nhiệm này xẩy ra. ” Cho dẫu đây là trong ngụy thư, không được xếp vào văn kiện chính thức của Giáo hội, câu chuyện cũng nói lên được tâm trạng chung của mọi thiếu nữ Israel thời đó trong trường hợp như cô Maria: sợ hãi và xấu hổ. Hai tiếng “Xin vâng” đã lấy mất đi của cô Maria cuộc sống hồn nhiên thôn dã của cô thiếu nữ tuổi xuân phơi phới.
4) Mất lòng tin của những người đã tin tưởng vào Bà:
Cũng theo Ngụy thư nói trên, Đức Giuse được các tư tế giao cho gìn giữ người trinh nữ của Chúa:
Và vị tư tế nói với Giuse, Ông đã trúng thăm được chọn để bảo vệ người trinh nữ của Chúa…. Và Giuse nói với Maria: Này, tôi đã nhận cô từ đền thờ của Chúa; và giờ đây tôi để cô ở lại nhà, và đi xa để cất nhà cửa của tôi, rồi tôi sẽ trở về với cô.
Như thế cho biết ông Giuse đã một lòng tin tưởng vào sự trinh khiết của cô Maria, sự trinh khiết mà ông và mọi người nghi ngờ cô đã đánh mất do kết quả của việc cô thưa hai tiếng “Xin vâng” tuân phục thánh ý của Thiên Chúa. Chẳng lẽ cô không biết lời “Xin vâng” đơn giản của cô sẽ làm mất lòng tin nơi ông Giuse đã tin tưởng vào cô sao? Và chẳng lẽ lòng cô—thánh thiện và trinh trong như vậy—lại không cảm thấy xót xa khi phải làm mất lòng một người như Giuse sao?
Hơn thế nữa, các tư tế khi giao cô cho Giuse để giữ trọn lề luật hôn nhân của mọi người Do thái, đã với mục đích để Giuse, một người đã luống tuổi, giữ gìn “người trinh nữ của Chúa” theo ý nguyện giữ trinh khiết mà cô đã chọn lựa từ lâu. Vì thế, khi Annas, một kí lục, đến nhà Đức Giuse, và:
thấy Maria đang mang thai. Và ông chạy đến với vị tư tế, và nói với ông ấy: Giuse, người mà ông xác minh, đã phạm một tội nặng nề. Và vị tư tế nói: Sao lại thế? Và ông ấy nói: Ông ta đã làm ô uế người trinh nữ mà ông ta đã nhận ra khỏi đền thờ của Chúa, và đã lén lút thành hôn với cô ta…..
Vị tư tế cho người dẫn Giuse và Maria đến trước tòa:
Và vị tư tế nói: Maria, tại sao cô đã làm điều này? Và tại sao cô đã hạ thấp linh hồn cô đến thế, và đã quên Chúa, Thiên Chúa của cô?... Và cô khóc xót xa, nói: Như Chúa Thiên Chúa của tôi hằng sống, tôi trong sạch trước Người, và chẳng biết một người đàn ông nào.
Một lần nữa, chúng ta tự hỏi, Đức Maria khi thưa hai tiếng “Xin vâng,” chẳng lẽ không biết là sẽ phải chấp nhận “tiếng khóc xót xa” vì làm mất niềm tin của các vị tư tế đã chăm sóc gìn giữ ý nguyện của cô đối với Thiên Chúa. Không cần trả lời, chúng ta hiểu lòng cô đã phải cân nhắc đắn đo và đau đớn chừng nào khi thưa: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc. 1, 38).
B. Lời “Xin vâng” trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa:
Trong giai đoạn thứ hai của cuộc đời, Đức Maria không còn may mắn được sứ thần đến hỏi để có thể suy nghĩ trước khi nói lên hai tiếng “Xin vâng.” Dư âm và hiệu quả của lời thưa “Xin vâng” thứ nhất đã đóng ấn cuộc đời Bà. Bà không còn cách nào khác hơn cách tuân phục thánh ý của Thiên Chúa mà Đức Giêsu—Con Trai Bà—phải thực hiện.
5) “Một lưỡi gươm sẽ đâu thâu tâm hồn bà” (Lc. 2, 35):
Nếu Thiên Chúa cho phép tin vào lời tướng số thì đây là một hạn vận cho Con Trai Bà và cho chính Bà mà Đức Maria không có cách nào khác ngoại trừ vâng phục. Thánh Luca ghi lại lời của ông Simêôn:
“Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà” (Lc. 2, 34-35).
Nếu là chúng ta, liệu chúng ta có thể “điềm nhiên” để cuộc đời xẩy ra đau đớn như vậy mà không “cựa quậy” cố tránh thoát hay không? Chẳng lẽ “cha và mẹ Hài Nhi” (Lc. 2, 33) đành buông xuôi theo số phận dễ dàng như vậy sao? Thế mà quả thực, Đức Maria lại để vang lên hai tiếng “Xin vâng” trong lòng Bà, hoàn toàn tuân phục thánh ý của Thiên Chúa. Làm sao Bà có thể làm như vậy mà không cay đắng trong lòng?
6) “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga. 2, 5)
Tại tiệc cưới Cana mà câu chuyện ai trong chúng ta cũng có thể đã thuộc nằm lòng, Thánh Gioan tường thuật lời yêu cầu của Đức Maria với Con Trai Bà để xin tiếp tay với chủ nhà khi nhà chủ hết rượu (Ga. 2). Khi đọc các tường thuật Kinh thánh, chúng ta thường chỉ nhớ đến bản thể Thiên Chúa của Chúa Giêsu mà quên đi bản thể con người của Người. Đức Maria không vậy. Đức Giêsu vẫn là con trai của Bà theo tính người đồng thời là Thiên Chúa của Bà theo tính Chúa. Đặt mình vào thời đại lúc Chúa Giêsu còn tại thế, điều này dễ hiểu vì chẳng một ai—ngoại trừ Đức Maria—nhận biết thiên tính của Đức Giêsu. Giáo hội ban đầu cũng cần đến Công đồng Chalcedon—451 năm sau Chúa Giáng sinh—để xác nhận hai bản tính của Đức Giêsu Kitô sau nhiều cơn sóng gió lạc giáo hoặc nhận điều này hoặc nhận điều kia mà không nhận cả hai! Ngày nay, thậm chí còn có người không nhận cả nhân tính cả thiên tính của Đức Giêsu Kitô khi cho rằng câu chuyện về Đức Giêsu xứ Nazareth chỉ là một huyền thoại!
Đức Maria trong tiệc cưới này đã yêu cầu một hành động khác thường của Đức Giêsu không phải để phô trương rằng Bà có một người con trai tài phép như người Tin lành Evangelical quan niệm theo bộc lộ của Mark Shea trong Đức Maria, Mẹ Chúa Con, Bộ II. Đúng ra, Bà muốn cho mọi người nhìn thấy tính Thiên Chúa trong người mà dáng vẻ bên ngoài là con trai của Bà để mọi người nói lên lời “Xin vâng” khi Bà dặn những người giúp việc, “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga. 2, 5). Chắc chắn những người nghe lời Đức Maria dặn dò sẽ phải thắc mắc, “Anh con trai con bà Maria này là ai và sẽ làm được điều gì mà chúng ta phải vâng lời anh ta?”
Đức Maria không chỉ giữ lời “Xin vâng” mà Bà đã một lần thưa với sứ thần để tuân phục Thiên Chúa mà còn muốn mọi người—môn đồ và không phải môn đồ của Đức Giêsu Kitô—phải thưa lời “Xin vâng” như vậy, “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo.”
7) “Thưa Bà, đây là con của Bà” (Ga. 19, 26):
Là môn đồ đầu tiên của chính con trai mình trong Giáo hội, Đức Maria đã vâng phục trọn đời Bà. Lời “Xin vâng” được biểu hiện một lần cuối cùng trong cuộc sống trần thế của Đức Giêsu—con trai Bà và là Con Trai Đấng Tối Cao (Lc. 1, 32)—khi Đức Giêsu giao phó Bà cho Gioan, môn đồ người mến, “Thưa Bà, đây là con của Bà” (Ga. 19, 26). Phúc âm Gioan không mô tả một lời đáp trả nào của Đức Maria trước lời lẽ của Đức Giêsu.
Lời thưa “Xin vâng” đó được biểu hiện rõ rệt khi Gioan kết thúc tường thuật: “Kể từ giờ đó, người (Gioan) rước bà về nhà mình” (Ga. 19, 27). Đức Maria “xin vâng” con trai mình mà cũng là Thiên Chúa không một lời thảo luận. Bà không hề nói, “Thôi, hay con để mẹ với với dì Elizabeth cho có chị có em!” Trái lại, người con trai đó, người đàn ông đó, cho dẫu giờ đây đang phơi xác trần truồng, thân thể rách nát, máu me vương vãi, đang hấp hối cái chết nhục nhã của kẻ tội phạm ngang hàng với quân trộm cướp (Lc. 23, 33; Mc. 15, 27-28; Mt. 27, 38), vẫn là Thiên Chúa cao cả mà Bà không ngừng thưa lên hai tiếng “Xin vâng” của kẻ nữ tì hèn mọn.
Kết luận: “Trong đầm gì đẹp bằng sen”
Câu ca dao của tổ tiên ta để lại ví hoa sen như mẫu người không vướng thị phi đàm tiếu trong cuộc sống trần tục, “Gần bùn nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn.” Nếu đem lời ví von này đặt vào Đức Trinh Nữ Maria, chắc không có lời nào thích hợp hơn. Trong cuộc sống của xã hội Israel, cuộc sống mà Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đã lên án là “mồ mã tô vôi,”xã hội với những người Pharisêu mà Phúc âm Matthêô đã dành nguyên chương 23 để tường thuật lời Chúa Giêsu lên án, xã hội với một thứ men xấu xa mà Đức Kitô phải căn dặn các môn đồ “Anh em phải coi chừng men Pharisêu và men Hêrôđê!” (Mc. 8, 15), Đức Maria đã một mình biểu dương đức trinh khiết và đức vâng phục. Gương phẩm hạnh của Mẹ chúng ta đã rõ ràng đến nổi sứ thần phải nghiêng mình chào kính, “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng” (Lc. 1, 28). Phẩm hạnh Mẹ chúng ta đã trỗi bật đến nổi Thiên Chúa cho Mẹ được “từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc” (Lc. 1, 48).
Nếu đặt Mẹ trên nền thời đại chúng ta đang sống, phẩm hạnh của Mẹ còn “bỗng bừng lên, ngát một đài sen.” Trinh khiết và vâng lời trong thời đại này, thanh niên nam nữ cho là chuyện của những người xuẩn ngốc rồ dại. Ai nghe theo bài học “xin vâng” mà Đức Maria để lại sẽ bị coi như là những kẻ không biết đến thế đứng của chính mình để đòi hỏi, những kẻ nhu nhược chỉ biết để người khác đè đầu cỡi cổ mình.
Tuy nhiên, lời “Xin vâng” không đơn giản chi là một lời nói, một câu hát Mẹ ôi! Đời con dõi bước theo Mẹ. Nói lên được lời nói đơn giản đó là một quá trình đau khổ và chấp nhận, như Mẹ đã phải đau khổ và chấp nhận suốt cả cuộc đời. Muôn ân sủng, muôn hồng phúc, muôn tước hiệu được Thiên Chúa ban cho và được Giáo hội sử dụng để ca tụng Mẹ, theo tôi đều xuất phát từ hai tiếng “Xin vâng” can đảm đó. Hồng phúc Thụ thai vô nhiễm, hồng phúc Hồn xác lên Trời, hồng phúc Mẹ Thiên Chúa, theo tôi sẽ không bao giờ có nếu không có sự can đảm của việc Mẹ thưa với sứ thần hai tiếng “Xin vâng.”
Trần Hữu Thuần
bachai2007@hotmail.com,
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Chiều Trên Nóc Giáo Đường
Nguyễn Bá Khanh
23:31 22/01/2010
CHIỀU TRÊN GIÁO ĐƯỜNG
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Nóc Giáo đường, Chiều buông khuất bóng.
Nguyện kinh cầu Chúa ở trên cao.!
(nbk)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền