Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa chọn Galilê
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:16 23/01/2020
Chúa Nhật 3 Thường Niên A
1. Địa lý miền đất Palestina
Địa dư Palestine có ranh giới:
- Đông giáp sa mạc Syria và Ả rập.
- Tây giáp Địa Trung Hải.
- Bắc giới hạn từ thung lũng núi Liban chạy đến núi Hermon.
- Nam giáp ranh Iđumê, miền đất hoang vu Bersabê và Biển Chết.
Cựu ước thường dùng kiểu nói “từ Đan đến Bersabê” để chỉ miền đất Do thái cư ngụ. Chiều dài từ chân núi Liban tới Bersabê là 230 km; chiều rộng từ Địa Trung Hải đến sông Giođan là 37-150 km. Diện tích phía tây Giođan là 15.643 km2, phía Đông (Transjordanie) là 9482 km2. Tổng cộng là 25.124km2.
Palestina thời Chúa Giêsu chia làm bốn miền:
- Galilêa có thành Capharnaum, Nazareth.
- Samaria nằm giữa xứ Palestina với những con đường nối liền Nam-Bắc.
- Giuđêa là miền núi có thủ đô Giêrusalem và Pêrêa bên kia sông Giođan.
- Phía Bắc là miền Decapolis nơi dân cư phần nhiều thuộc văn hóa Hylạp.
Palestina có địa lý đặc biệt: Thung lũng Giođan chia Palestina làm hai miền: Palestina và Transjordanie. Thung lũng này là hiện tượng địa lý duy nhất trên địa cầu: bắt đầu từ núi Taurus, ngang qua Celesyria, đến Palestina, rồi tiếp tục theo phía Đông bán đảo Sinai tới Biển Đỏ. Phía Bắc (thành Đan) cao hơn Địa trung hải 550m; càng về phía Nam càng thấp xuống. Tibêriade thấp hơn Địa trung hải 208m; tới Biển Chết mực nước thấp hơn 392m. Sông Giođan phát nguồn từ núi Hermôn, chạy qua hồ El-Hule (dài 6000m, sâu từ 3-5 m), rồi qua hồ Tibêriade, đổ vào Biển chết. Hồ Tibêriađê (gọi là Giênêzarét) dài 21km, rộng 12 km, sâu 45m, nước trong xanh và nhiều cá. Biển chết dài 85 km, rộng 16km, nước biển nhiều độ mặn nên không vật nào có thể sống được. Miền Duyên hải từ núi Libanô đến núi Camêlô, rộng từ 2-6km. Từ núi Camêlô đến Gaza phía Nam, bờ biển rộng đều và thẳng với các hải cảng Akko, Haifa và Jaffa (Joppé). Giữa Haifa và Jaffa, vua Hêrôđê xây thêm hải cảng Cêsarêa. Từ núi Camêlô đến Jaffa là bình nguyên Sharon phì nhiêu. Từ Jaffa xuống phía nam là bình nguyên Sêphêla thuộc xứ Pelistin (danh xưng Palestina xuất phát từ chữ này). Bình nguyên Esdrelon từ phía Bắc núi Camêlô chạy theo hướng Đông Nam, chia phần đất phía Tây sông Giođan làm hai phần: Galilê phía Bắc, Samaria và Giuđêa phía Nam. Miền Galilê: phía bắc nhiều núi, nam là bình nguyên Esdrelon, miền duyên hải là đồng bằng, giữa là đối núi thấp dần về phía sông Giođan.
Bên kia sông Giođan(Transjordanie)là miền đồi núi, chia làm 3 phần:
- Trachonitide thuộc Đông-Bắc hồ Tiberiade.
- Miền Thập tỉnh phía đông-nam hồ.
- Pêrêa thuộc phía đông sông Giođan và Biển chết, đối diện với Samaria và Giuđêa.
Người Do thái không chiếm cứ hoàn toàn miền bên kia sông Giođan. Trước thời kỳ Hy hóa, đã xuất hiện tại mạn Bắc nhiều bộ lạc Aram. Thời Hy hóa, từ sau cuộc chinh phục của Alexandre đại đế, nhiều người Hy lạp đến đây cư ngụ. Thời Đức Giêsu, họ lập thành miền Thập tỉnh, có khoảng 10 thành liên minh với nhau. Các thành nổi tiếng hơn cả là Damascô, Hippos, Gadara, Gerasa, Pella, Philadelphia.
Thủ đô Giêrusalem là trung tâm chính trị và tôn giáo. Vua Hêrôđê đóng đô ở Giêrusalem. Đền thờ Giêrusalem là trái tim của Dân tộc Do thái. Hàng năm, khắp mọi miền đất nước người ta đổ về Giêrusalem để dự lễ. Đây cũng là nơi quy tụ quyền lực tôn giáo, có dinh của Thầy Cả Thượng phẩm, có các luật sĩ, biệt phái, văn nhân. Dân chúng ở Giuđê coi Giêrusalem là đền thờ duy nhất, đạo ở Giuđêa là chính thống. Họ tẩy chay người Samari là dân ngoại vì dân Samari xây cất đền thờ trên núi Garizim. Dân Giuđê không bao giờ đi lại tiếp xúc với dân Samari. Họ cũng khinh miệt dân Galiê vì đó là nơi pha tạp mọi sắc dân là đất của dân ngoại. Giuđê là vùng có đạo toàn tòng, là trung tâm của đạo Do Thái, còn Galilê là miền giáp ranh giữa ranh vùng có đạo và vùng ngoại đạo. Quả thực đây là vùng xôi đậu. Về mặt chính trị, vùng này chịu ảnh hưởng ngoại bang thật sâu đậm. Về mặt chủng tộc, ở đây người Do Thái sống lẫn lộn giữa dân ngoại. Về mặt tôn giáo, Galilê thua xa Giuđê, bị coi là ở bên lề của cộng đồng dân Chúa. Đối với dân thủ đô, Galilê chỉ là tỉnh lẻ, nhà quê. Đối với người mộ đạo sùng tín, miền Bắc thật đáng ngờ vực. Đó là miền hầu như thuộc ngoại bang, nơi hội tụ dân ngoại. Một dân cư pha tạp, nông dân và ngư dân có giọng nói nặng chịch vốn là đề tài phong phú cho các câu chuyện diễu cợt hằng ngày…
2. Chúa chọn Galilê
Khởi đầu sứ vụ công khai, Chúa Giêsu không chọn rao giảng ở Giêrusalem mà chọn Galilê.
Galilê không rộng lắm, từ bắc chí nam dài khoảng 60 cây số, dân cư sống đông đúc. Đất hẹp người đông. Thời Josephus làm tổng trấn, ông đếm được 294 làng, mỗi làng không dưới 15.000 dân. Galilê không những là khu đông dân cư nhưng dân ở đó cũng có một cá tính đặc biệt. Galilê sẵn sàng mở cửa đón những ý niệm mới. Josephus nói về dân Galilê như sau: “Bao giờ họ cũng thích cải cách, bản tính họ thích thay đổi và thích bạo động. Họ luôn sẵn sàng theo một thủ lãnh và phát khởi một cuộc nổi dậy. Họ nổi tiếng là người nóng tính và thích cãi vã. Tuy nhiên, họ cũng là những người hào hùng nhất”.
Đặc tính bẩm sinh của người Galilê giúp việc truyền giáo cho họ rất thuận lợi. Thái độ cởi mở đón nhận những tư tưởng mới cũng góp phần cho việc truyền giáo trở nên dễ dàng. Có lẽ vì những yếu tố này mà Chúa Giêsu chọn Galilê làm trung tâm truyền giáo. Những tín đồ chính thống ở kinh đô chiêm ngưỡng sự siêu việt của mình, chế diễu và tránh xa những người bị loại trừ ở phía Bắc. Chúa Giêsu rao giảng tại Galilê, xa thói ngạo mạn, tính tự tôn và sự mù quáng của dân thành đô. Chúa chọn Galilê vì ở đây mọi người biết chấp nhận nhau chung sống hòa bình.
Galilê là khởi điểm Kitô giáo. Chính tại đây, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc rao giảng Tin mừng, chọn gọi các Tông đồ, tuyên bố Luật mới. Các Tin mừng Nhất Lãm đã kết thúc thời kỳ đầu rao giảng tại Galilê của Chúa Giêsu bằng lời tuyên xưng của Phêrô “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16). Sự chọn lựa miền đất Galilê có một ý nghĩa quan trọng theo Tin mừng Matthêu. Để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia nói: "Này đất Dơvulun, và đất Náptali, hỡi con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Giođan, hỡi Galilê, miền đất của dân ngoại! Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tốt tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng. Những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi". Matthêu khi trích dẫn Isaia, có ý nói rằng Chúa Giêsu vâng phục theo ý muốn của Chúa Cha; Người làm điều mà Thiên Chúa đã nói. Đây là sự vâng phục cao cả, to lớn và kỳ diệu được đảm nhận với tự do và tình yêu. Thánh sử cũng nhấn mạnh đến sự liên tục của Chúa Giêsu với toàn bộ lịch sử của dân Người. Cuộc phiêu lưu vĩ đại đã khởi đi từ một miền đất bị nguyền rủa. Thế giới mới đã ăn rễ sâu vào vùng đất nhơ uế nhưng cởi mở đón tiếp mọi bất ngờ của Thánh Thần. Chúa Giêsu là ánh sáng bừng lên giữa thế gian. Ngài muốn soi sáng tất cả mọi người, kể cả các anh em ly khai, những người lạc giáo, những lương dân và những người vô thần.
3. Chúa Giêsu chọn các môn đệ đầu tiên ở Galilê.
Bài Phúc âm Chúa Nhật hôm nay kể lại cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và bốn môn đệ đầu tiên ở biển hồ Galilê.
Chúa Giêsu đã gọi và chọn các tông đồ là những người chài lưới tầm thường. Đáng lý Chúa phải chọn những người ưu tú trong đám trí thức và được coi là đàng hoàng ở Giuđê mới phải. Tại sao Chúa lại chọn những người làm nghề chài lưới? Phải chăng Người ngụ ý dạy các môn đệ phải luôn luôn sẵn sàng rời bỏ đất liền và thế giới riêng của mình, nghĩa là rời bỏ cái khung cảnh an toàn và đóng kín của mình để ra khơi, giữa đại dương mênh mông vô bờ bến và đầy gian nguy, tức là đến với thế giới rộng lớn và xa lạ để cứu vớt thế giới?
Chúa Giêsu kêu gọi các tông đồ không phải trong khuôn khổ một lễ hội tôn giáo hoặc một hoạt động tâm linh... Nhưng ở giữa đời sống thường ngày của họ, trong lúc họ đang làm công việc nghề nghiệp. Các môn đệ ngư phủ tuy là những người ít học, không giàu có, không địa vị, nhưng đối với Chúa, họ có đủ tố chất cần thiết để trở nên những người cộng sự của Người. Chẳng hạn, sự kiên trì khi thả lưới giúp họ biết nhẫn nại chờ đợi; sự hòa đồng giúp họ chấp nhận nhau và làm việc chung; sự can đảm trước sóng gió giúp họ đối diện với nghịch cảnh; khả năng nhận ra khi nào và chỗ nào nên thả lưới sẽ giúp họ khám phá những vùng truyền giáo màu mỡ. Cuộc gặp gỡ này đã làm thay đổi số phận của những con người lênh đênh trên biển hồ ngày trước. Cuộc gặp gỡ này là khởi đầu cho công cuộc thay đổi thế giới. Cuộc gặp gỡ làm nên những huyền diệu trong lịch sử nhân loại.
Các ngài gặp gỡ và bước theo Chúa để học nơi Chúa. Họ nhận ra rằng: Chúa Giêsu, Thầy Dạy của các bậc thầy, không những chỉ dạy Lời Chúa nhưng chính Người là Lời Chúa. Người không những chỉ dạy cho cách sống mới mà chính Người là Sự Sống. Người không những chỉ cho biết ý nghĩa của “Đường sự Sống", mà chính Người là Đường Sự Sống, là Ánh Sáng.
Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ. Các ngài đáp trả chân tình. Các ngài được sống thân mật với Chúa. Các ngài ra đi làm chứng cho tình yêu Chúa. Đó là hành trình ơn gọi của các Tông Đồ. Đó cũng là hành trình ơn gọi của mỗi Kitô hữu.
4. Chúa Giêsu đi về vùng ngoại biên.
Galilê là vùng ngoại biên xa trung tâm Giêrusalem. Galilê là khởi điểm Kitô giáo. Chính tại đây, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc rao giảng Tin mừng, chọn gọi các Tông đồ, tuyên bố Luật mới.
Chúa Giêsu sinh ra trong một gia đình làm nghề mộc, thuộc dạng nghèo.Như vậy, Người mang thân phận kẻ nghèo để chia sẻ với thế giới những người ngoại biên.Khi đi rao giảng Tin Mừng, Người ưu tiên để ý đến những người nghèo, người người tội lỗi và những người cùng khổ. Người áp dụng vào chính mình những lời tiên tri Isaia xưa đã nói:“Thần Khí Chúa ngự trên tôi, Chúa đã xức dầu tấn phong tôi.Sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn” (Lc 4,17-20). Người cũng đã xác định: “Thầy đến không phải để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,13).Người muốn dạy cho mọi người thấy: Trước mặt Chúa không có vấn đề ưu đãi cho trung tâm và bỏ quên hoặc loại trừ những ngoại biên. Người nói rõ ràng với người phụ nữ ngoại giáo xứ Samaria: “Này chị, hãy tin tôi: Đã đến giờ, các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem... Nhưng giờ đã đến, và chính là lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ Chúa Cha trong tinh thần và trong sự thực. Vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (Ga 4,21-24).Suốt đời, Chúa Giêsu đã sống gần gũi những người ngoại biên, Người đến với họ, Người chia sẻ những nỗi đau của họ, Người được kể như người ngoại biên. Người cho họ thấy Người rất thương họ, và tình thương đó là vô hạn, vô cùng. Thương đến đổ máu mình ra, chết cho họ, chết thay cho họ, và cho mọi người.Người hiến thân đến tột cùng vì tình yêu. Chính ở điểm hiến thân trên thánh giá, mà Người làm vinh danh Chúa Cha, và chính Người được tôn vinh. Người muốn các môn đệ hãy theo gương Người, đem Tin Mừng đến cho người nghèo khổ như vậy. Hiện nay, Mẹ Têrêxa Calcutta đang được đề cao như một gương mẫu rao giảng Tin Mừng cho người ngoại biên. Mẹ không làm việc gì khác ngoài đi theo đường lối mà Chúa Giêsu đã đi trước. Điều đáng ngợi khen nhất nơi Mẹ là làm chứ không chỉ nói. (x.Tin Mừng cho người ngoại biên, ĐGM Bùi Tuần).
Thời nay, nói theo ngôn ngữ của Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, những biên cương mới mà Giáo Hội đang quan tâm không chỉ trên phương diện địa lý nhưng còn là những con người. Chúng không chỉ có nghĩa là mới, nhưng còn có nghĩa là bị lãng quên, bị bỏ rơi, chưa đụng chạm đến. Các biên cương cần quan tâm chính là sự cộng tác của mọi thành phần trong giáo xứ, là mục vụ hôn nhân gia đình, mục vụ sau khi kết hôn, chăm sóc và bảo vệ thai nhi, mục vụ bác ái truyền giáo, mục vụ truyền thông và mục vụ di dân.
Chúa đến với những biên cương mới dẫu cho khó khăn hay thập giá.Truyền giáo ngày nay trong thế giới nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng không nhắm trước tiên hay chủ yếu vào việc "chinh phục các linh hồn" cho Chúa càng nhiều càng tốt, (chúng ta không chạy theo số lượng) nhưng đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần vào con người và vào mọi thực tại nhân sinh. Vì thế, để thi hành sứ mạng cao cả đó, chúng ta không nhất thiết phải đi tới một vùng địa lý nào khác, mà lấy chính môi trường sống của mình làm "vùng đất ngoại bang", và noi gương của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, chúng ta hãy coi các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội là những vùng giáp ranh, những vùng biên giới mà Chúa sai chúng ta đến.
Cảm nghiệm sâu xa bước chân Chúa Giêsu đi về vùng ngoại biên. ĐTC Phanxicô viết: “Tôi thích một Giáo Hội bị bầm dập, bị thương tích và dơ bẩn vì đã ở ngoài đường, hơn là một Giáo Hội yếu nhược vì tự giam mình và bám víu vào sự an toàn riêng của mình. Tôi không muốn một Giáo Hội quan tâm đến việc được ở vị thế trung tâm và rồi rốt cuộc bị vướng mắc vào một mạng lưới của những nỗi ám ảnh và thủ tục.” (EG 49).
Thánh Lễ Giao Thừa Năm 2020
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
09:33 23/01/2020
Mt 5, 1-10
Lẽ đất trời có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa. Và đây là giây phút thiêng liêng và tuyệt đẹp, trời đất giao hòa, âm dương đan dệt vào nhau, mỗi người đều cảm thấy như có một cái gì đó thôi thúc, nhưng cũng có một cái gì đó níu kéo lòng ta, chúng ta đang ở vào thời khắc cũ giao lại, mới đón lấy, năm cũ sang năm mới.
Trong giờ phút huyền nhiệm này, mở ra những ngày mới, giúp con người hy vọng, cậy trông và tín thác vào Đấng tác tạo cả đất trời, Đấng ấy là Cứu Chúa của chúng ta. Không gì thích hợp bằng việc chúng ta phải làm trước tiên là hướng tâm hồn lên Chúa là nguồn mạch mọi ơn phúc, để xin Ngài giáng phúc thi ân cho mọi người, mọi nhà, hầu tất cả được sống bình an và yêu thương trong sự quan phòng của Chúa là Đấng Giầu Lòng Thương Xót và thứ tha.
Xem video và nghe bài giảng
Lời Thánh vịnh 133,3 mới đẹp làm sao : “Cúi xin Đấng tạo thành trời đất, xuống cho đoàn con muôn ngàn phúc cả từ núi thánh Sion” ( Tv 133, 3 ). Lời nguyện dưới đây lôi kéo chúng ta về với Chúa, Đấng là Alpha và Ô Mêga, là Nguyên thủy và là Cùng đích: “Lạy Thiên Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, trong giờ phút giao thừa này, chúng con hướng tâm hồn lên Chúa. Cúi xin Chúa rộng ban cho chúng con một năm dồi dào phúc lộc, và đầy lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh danh thánh” (Lời Ca nhập lễ).
Lời Môsê ngỏ với Aaron và các con ông Aaron như sợi dây lôi kéo phúc lành và bình an của Chúa xuống cho dân : “Nguyện Đức Chúa ban phúc lành và gìn giữ anh em ! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em” (x. Ds 6, 22.27). Chúc như thế là đặt con cái Israel dưới quyền bảo trợ của danh Chúa và Chúa sẽ chúc lành cho chúng. Tác giả Thánh Vịnh nói cho chúng ta biết lý do tại sao phải hướng lòng lên Chúa và van xin Ngài : “Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời” (Tv 120, 1-2). Nếu như khi xưa thánh Phaolô đã khuyên tín hữu Thêxalônica, nay ngài cũng khuyên chúng ta : “Hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh” (1Tx 5,16).
Trước thềm năm mới, mỗi người chúng ta đều mang trong mình những những tâm tư và ước muốn. Ưu tư nhìn lại quá khứ, hy vọng hướng tới tương lại. Vậy giờ đây chúng ta có những tâm tình nào, ước muốn gì, chờ đời gì và nhất là nói gì với Chúa? Chắc chắn một điều là ai cũng xin Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, rộng ban cho một năm mới phúc lộc dồi dào, và lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh Danh Chúa.
Về phương diện con người, điều đầu tiên trong năm mới chúng ta cầu chúc cho nhau đó là chúc được bình an, hạnh phúc, vui vẻ, may mắn, mà người có đạo còn chúc nhau được đầy niềm vui và phúc lành của Thiên Chúa.
Về phía Thiên Chúa, vì Ngài là Thiên Chúa Tình Yêu, Ngài yêu thương con người và hằng mong muốn con người được hạnh phúc, nên Ngài sẵn sàng chúc phúc cho chúng ta, chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài. Ngài vui khi nhìn thấy chúng ta mạnh khoẻ, cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cha mẹ nào mà không vui khi thấy con cái mình lớn lên, khôn ngoan, khoẻ mạnh? Huống chi là Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên chúng ta, không để chúng ta hư không đời, mà lại sinh ra ta cho ta được làm người…lại cho Ngôi Hai Xuống thế làm người để cứu độ, giải thoát ta khỏi mọi tội lỗi và sự dữ, cứu chúng ta khỏi án phạt đời đời. Lời Chúa trong Thánh lễ Giao thừa minh chứng rõ ràng rằng, Thiên Chúa muốn chúng ta là những người hạnh phúc (x. Mt 5, 1-10).
Năm hết, Tết đến, người ta đều chúc nhau thật nhiều sức khoẻ, bình an, khang an và hạnh phúc trong năm mới. Chúc nhau đong đầy hạnh phúc, xuân sang đắc lộc, gia đình hạnh phúc, vạn sự cát tường… tựu chung lại là cầu mong cho nhau được hạnh phúc. Câu hỏi được đặt ra : Đâu là căn nguyên hạnh phúc của đời người chúng ta? Chúng ta phải quả quyết rằng : chỉ có Chúa mới là nguồn hạnh phúc của đời chúng ta, là hoan lạc của mọi tâm can, là bình an cho đời tươi thắp sáng.
Ở đầu mỗi câu Tin Mừng (Mt 5, 1-12) hôm nay là một loạt các từ “phúc”, chúng ta có thể suy diễn rằng, Thiên Chúa là Hạnh Phúc, nên Chúa cũng muốn chúng ta là những người hạnh phúc, những phúc nhân.
Thánh lễ Giao thừa này, Tin Mừng trình bày bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu nói với dân chúng trên ngọn đồi thoai thoải quanh hồ Galilêa. Thánh Mathêu viết: “Khi thấy đám đông, Chúa Giêsu lên núi: Người ngồi xuống và các môn đệ đến gần. Người bắt đầu giảng dạy họ” (Mt 5,1-2). Chúa Giêsu tuyên bố “phúc” cho người có tinh thần nghèo khó, người sầu khổ, người có lòng thương xót, những người đói khát công lý, có lòng trong sạch, những người bị bách hại (x. Mt 5,3-10). Ðây không phải là một ý thức hệ mới, nhưng là một giáo huấn đến từ trên cao và liên hệ tới thân phận con người chúng ta, thân phận mà Chúa đã muốn nhận lấy khi nhập thể, để cứu vớt. Vì thế, “Bài giảng trên núi được gửi đến tất cả mọi người, trong hiện tại và tương lai… và người ta chỉ có thể hiểu và sống bài giảng này trong hành trình theo Chúa Giêsu, đồng hành với Người” (Ðức Giêsu thành Nazareth, tr. 92). Năm Mới khởi đầu, chắc chắn các Mối Phúc là một chương trình sống mới cho chúng ta, để được giải thoát khỏi những giá trị giả dối của trần gian và cởi mở đối với những thiện ích chân thực, hiện tại cũng như tương lai. Thực vậy, khi Thiên Chúa an ủi, thỏa mãn sự đói khát công lý, lau sạch nước mắt của những người sầu khổ, có nghĩa là Thiên Chúa mở Nước Trời, nơi hạnh phúc cho họ.
Trước thềm năm mới, chúng ta hãy khẩn cầu các thánh là những người đã được xem là phúc nhân, đặc biệt xin Mẹ Maria, là ‘Đấng đầy ơn phúc’, giúp con cái Mẹ trở thành những phúc nhân trong năm mới, nhất là trước tòa Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ đến muôn thủa muôn đời ! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Lẽ đất trời có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa. Và đây là giây phút thiêng liêng và tuyệt đẹp, trời đất giao hòa, âm dương đan dệt vào nhau, mỗi người đều cảm thấy như có một cái gì đó thôi thúc, nhưng cũng có một cái gì đó níu kéo lòng ta, chúng ta đang ở vào thời khắc cũ giao lại, mới đón lấy, năm cũ sang năm mới.
Trong giờ phút huyền nhiệm này, mở ra những ngày mới, giúp con người hy vọng, cậy trông và tín thác vào Đấng tác tạo cả đất trời, Đấng ấy là Cứu Chúa của chúng ta. Không gì thích hợp bằng việc chúng ta phải làm trước tiên là hướng tâm hồn lên Chúa là nguồn mạch mọi ơn phúc, để xin Ngài giáng phúc thi ân cho mọi người, mọi nhà, hầu tất cả được sống bình an và yêu thương trong sự quan phòng của Chúa là Đấng Giầu Lòng Thương Xót và thứ tha.
Xem video và nghe bài giảng
Lời Thánh vịnh 133,3 mới đẹp làm sao : “Cúi xin Đấng tạo thành trời đất, xuống cho đoàn con muôn ngàn phúc cả từ núi thánh Sion” ( Tv 133, 3 ). Lời nguyện dưới đây lôi kéo chúng ta về với Chúa, Đấng là Alpha và Ô Mêga, là Nguyên thủy và là Cùng đích: “Lạy Thiên Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, trong giờ phút giao thừa này, chúng con hướng tâm hồn lên Chúa. Cúi xin Chúa rộng ban cho chúng con một năm dồi dào phúc lộc, và đầy lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh danh thánh” (Lời Ca nhập lễ).
Lời Môsê ngỏ với Aaron và các con ông Aaron như sợi dây lôi kéo phúc lành và bình an của Chúa xuống cho dân : “Nguyện Đức Chúa ban phúc lành và gìn giữ anh em ! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban bình an cho anh em” (x. Ds 6, 22.27). Chúc như thế là đặt con cái Israel dưới quyền bảo trợ của danh Chúa và Chúa sẽ chúc lành cho chúng. Tác giả Thánh Vịnh nói cho chúng ta biết lý do tại sao phải hướng lòng lên Chúa và van xin Ngài : “Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời” (Tv 120, 1-2). Nếu như khi xưa thánh Phaolô đã khuyên tín hữu Thêxalônica, nay ngài cũng khuyên chúng ta : “Hãy cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh” (1Tx 5,16).
Trước thềm năm mới, mỗi người chúng ta đều mang trong mình những những tâm tư và ước muốn. Ưu tư nhìn lại quá khứ, hy vọng hướng tới tương lại. Vậy giờ đây chúng ta có những tâm tình nào, ước muốn gì, chờ đời gì và nhất là nói gì với Chúa? Chắc chắn một điều là ai cũng xin Chúa là Đấng vô thủy vô chung, là căn nguyên và cùng đích vạn vật, rộng ban cho một năm mới phúc lộc dồi dào, và lòng hăng hái làm việc lành để tôn vinh Danh Chúa.
Về phương diện con người, điều đầu tiên trong năm mới chúng ta cầu chúc cho nhau đó là chúc được bình an, hạnh phúc, vui vẻ, may mắn, mà người có đạo còn chúc nhau được đầy niềm vui và phúc lành của Thiên Chúa.
Về phía Thiên Chúa, vì Ngài là Thiên Chúa Tình Yêu, Ngài yêu thương con người và hằng mong muốn con người được hạnh phúc, nên Ngài sẵn sàng chúc phúc cho chúng ta, chúng ta hãy tin tưởng vào Ngài. Ngài vui khi nhìn thấy chúng ta mạnh khoẻ, cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cha mẹ nào mà không vui khi thấy con cái mình lớn lên, khôn ngoan, khoẻ mạnh? Huống chi là Thiên Chúa, Đấng đã dựng nên chúng ta, không để chúng ta hư không đời, mà lại sinh ra ta cho ta được làm người…lại cho Ngôi Hai Xuống thế làm người để cứu độ, giải thoát ta khỏi mọi tội lỗi và sự dữ, cứu chúng ta khỏi án phạt đời đời. Lời Chúa trong Thánh lễ Giao thừa minh chứng rõ ràng rằng, Thiên Chúa muốn chúng ta là những người hạnh phúc (x. Mt 5, 1-10).
Năm hết, Tết đến, người ta đều chúc nhau thật nhiều sức khoẻ, bình an, khang an và hạnh phúc trong năm mới. Chúc nhau đong đầy hạnh phúc, xuân sang đắc lộc, gia đình hạnh phúc, vạn sự cát tường… tựu chung lại là cầu mong cho nhau được hạnh phúc. Câu hỏi được đặt ra : Đâu là căn nguyên hạnh phúc của đời người chúng ta? Chúng ta phải quả quyết rằng : chỉ có Chúa mới là nguồn hạnh phúc của đời chúng ta, là hoan lạc của mọi tâm can, là bình an cho đời tươi thắp sáng.
Ở đầu mỗi câu Tin Mừng (Mt 5, 1-12) hôm nay là một loạt các từ “phúc”, chúng ta có thể suy diễn rằng, Thiên Chúa là Hạnh Phúc, nên Chúa cũng muốn chúng ta là những người hạnh phúc, những phúc nhân.
Thánh lễ Giao thừa này, Tin Mừng trình bày bài giảng đầu tiên của Chúa Giêsu nói với dân chúng trên ngọn đồi thoai thoải quanh hồ Galilêa. Thánh Mathêu viết: “Khi thấy đám đông, Chúa Giêsu lên núi: Người ngồi xuống và các môn đệ đến gần. Người bắt đầu giảng dạy họ” (Mt 5,1-2). Chúa Giêsu tuyên bố “phúc” cho người có tinh thần nghèo khó, người sầu khổ, người có lòng thương xót, những người đói khát công lý, có lòng trong sạch, những người bị bách hại (x. Mt 5,3-10). Ðây không phải là một ý thức hệ mới, nhưng là một giáo huấn đến từ trên cao và liên hệ tới thân phận con người chúng ta, thân phận mà Chúa đã muốn nhận lấy khi nhập thể, để cứu vớt. Vì thế, “Bài giảng trên núi được gửi đến tất cả mọi người, trong hiện tại và tương lai… và người ta chỉ có thể hiểu và sống bài giảng này trong hành trình theo Chúa Giêsu, đồng hành với Người” (Ðức Giêsu thành Nazareth, tr. 92). Năm Mới khởi đầu, chắc chắn các Mối Phúc là một chương trình sống mới cho chúng ta, để được giải thoát khỏi những giá trị giả dối của trần gian và cởi mở đối với những thiện ích chân thực, hiện tại cũng như tương lai. Thực vậy, khi Thiên Chúa an ủi, thỏa mãn sự đói khát công lý, lau sạch nước mắt của những người sầu khổ, có nghĩa là Thiên Chúa mở Nước Trời, nơi hạnh phúc cho họ.
Trước thềm năm mới, chúng ta hãy khẩn cầu các thánh là những người đã được xem là phúc nhân, đặc biệt xin Mẹ Maria, là ‘Đấng đầy ơn phúc’, giúp con cái Mẹ trở thành những phúc nhân trong năm mới, nhất là trước tòa Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ đến muôn thủa muôn đời ! Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Lễ Mồng Một Tết Năm Canh Tý 2020
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
17:13 23/01/2020
(Mt 6, 25-34)
“Hãy ký thác đường đời cho Chúa,
tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay”
Thế là năm Kỷ Hợi, năm Lợn đã qua, năm mới với tên là Canh Tý, tức năm Chuột vừa đến.
Chuột là một loài động vật có quan hệ với con người ngày từ khi tạo dựng. Sách Sáng Thế mô tả : “Thiên Chúa đã làm ra mãnh thú theo loại và súc vật theo loại, và mọi thứ côn trùng trên đất cát theo loại. Và Thiên Chúa đã thấy thế là tốt lành” (St 1, 25) trong đó chắc chắn có con Chuột. Và Thiên Chúa đã nói với con người: “Hãy cai quản loài …trên mặt đất”.
Xem Video và nghe bài giảng
Con người và mọi vật đều do Thiên Chúa tác thành, nhưng con người được tạo dựng giống hình ảnh Chúa còn thú vật thì không, đây là sự khác biệt quan trọng nhất giữa con người và thú vật.
Trong văn hóa Á Châu, Chuột được chọn đứng đầu 12 con giáp, mà các con vật khác thì không, tại sao vậy?
Truyền thuyết dân gian, Chuột là loại vật tinh ranh, xảo quyệt, thường dùng mưu để thắng các đối thủ để giành lấy vị trí thứ nhất trong 12 con vật. Điều này tuy không phải là cơ sở giải thích một cách khoa học, song nó cho thấy một cách nhìn về Chuột trong dân gian: vừa căm ghét, sợ hãi lại vừa kính nể, sùng bái. Do vậy, khi sắp xếp thứ tự 12 con giáp, người xưa cho rằng Chuột thông minh nhất nên được xếp đứng đầu.
Thôi thì mèo hay chuột thì cả tháng nay, mọi người đã sắm Tết, ăn Tết rồi. Hôm nay ngày đầu năm, ai cũng có cảm tưởng là có cái gì đó mơi mới, nên dùng chữ năm mới. Năm mới mọi cái đều phải mới.
Từ mấy hôm nay, chúng ta đã đi chúc tết nhau, và sẽ còn chúc tết nhau nữa. Thường người dướt tết người trên: con cháu tết ông bà cha mẹ, em tết anh chị, công nhân viên tết thủ trưởng, kèm theo món quà, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo. Ngoài bánh chưng bánh tét, hoa đào, hoa mai… có lẽ không gì nhiều bằng “lời chúc”. Vì thế, ai cũng muốn dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho gia đình, người thân, bạn bè trong những ngày này và ngược lại, ai cũng muốn mình được nhận nhiều những lời chúc như:
Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN
Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG
Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC
Công thành danh toại chúc VINH QUANG
Chúc nhau.
. Phúc, lộc, thọ.
. Phú, qúi, thọ, khang, ninh.
. Đa tử, đa tôn, đa phú qúi.
. Thăng quan tiến chức
. Buôn may bán đắt, nhất bán vạn lợi, một vốn bốn lời.
Đối với các cha chúng ta thường chúc:
. Thánh thiện,
. Khôn ngoan,
. Khỏe mạnh.
Con cháu chúc ông bà
Sống lâu sức khỏe
Trẻ mãi không già
Yêu thương thuận hòa
Cửa nhà sung túc
Hạnh phúc khang an
Ơn trên thương ban
Suốt năm may mắn
Làm ăn phấn chấn
Phúc, lộc, thọ, tài
Ông bà hưởng trọn
Năm con Chuột, ngoài chúc ra con người còn mong ước nữa
Màu xuân chim én lượn chao
Canh Tý năm mới, ta cùng chúc nhau.
Chúc nhau sức khỏe dồi dào
Người thêm tuổi mới, ốm đau chẳng còn.
Cả năm sống mãi vuông tròn
Ông bà hạnh phúc, cháu con vui vầy.
Muôn người qui tụ về đây
Hưởng Tết hạnh phúc, đón vàng lộc xuân
Những câu chúc mà chúng ta trao cho nhau trong những ngày đầu xuân. Tất cả đều muốn hướng về một tiền đồ thật sáng lạn trong tương lai, đi kèm với một đời sống vật chất thật phong phú. Xem ra, tất cả đều hướng về những của cải chóng qua đời này và những thành quả chỉ dừng lại ở trần thế. Chúa mới chính là gia nghiệp, là cùng đích mà con người cần phải kiếm tìm và đó cũng chính là sự tồn tại của con người.
“Các con chớ áy náy về ngày mai” (Mt 6, 34). Chúa luôn muốn mọi người nghĩ đến cùng đích của cuộc sống mình. Tương lai mỗi người đều nằm trong tay quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Với tình thương và lòng nhân hậu của Ngài, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Ngài là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. Lo lắng, bận rộn, tất bật làm việc để tích luỹ và để bảo đảm cho tương lai… tất cả đều tốt và cần thiết, nhưng cũng nên nhớ một điều “nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”. Hãy làm tốt bao nhiêu có thể, những bổn phận và trách nhiệm của mình, phần còn lại hãy phó thác trong tay quan phòng của Thiên Chúa. Ngài sẽ hoàn tất những gì còn lại.
Người Kitô hữu cũng có tập tục, truyền thống rất quí là dâng những giây phút đầu năm cho Thiên Chúa. Người Kitô hữu mong Chúa đổi mới và chúc lành cho năm mới. Lời nguyện nhập lễ chúng ta xin: “Nguyện Chúa Trời dủ thương và chúc phúc, xin tỏa ánh tôn nhan rạng ngời trên chúng con, cho cả hoàn cầu biết đường lối Chúa, và muôn nước biết ơn cứu độ của Ngài” (Tv 66, 2-3).
Từ cái giây phút linh thiêng khi trời đất giao hòa, năm cũ bàn giao cho năm mới. Chúng ta họp nhau đâu để cầu xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn vàn ơn phúc cho năm mới qua những lời chúng ta đã muốn cầu chúc cho nhau sức khỏe, điều lành, điều tốt. Và chính ngay lúc khởi đầu của những ngày mới, chúng ta quả đã muốn mọi sự cũ phải được qua đi, cái mới, cái đẹp phải loé rạng, tỏa sáng. Vậy thì trong thánh lễ Tân Niên nay, chúng ta hãy đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa. Bởi tất cả mọi sự đều do Chúa, đều bởi Ngài như lời thánh vịnh viết: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 36, 5).
Bài học từ năm con Chuột
Tết con Chuột đến rồi, Chuột cũng cho chúng ta một "bài học giá ngàn vàng".Chuyện kể rằng có 3 đi kiếm miếng ăn. Một đêm kia 3 con chuột cùng xuống bếp phát hiện thấy một chum mỡ thơm ngon, chúng reo lên.
Điều không may là, mỡ lại ở dưới đáy chum khiến chúng khó ăn. Con đầu đàn bỗng nghĩ ra một kế. Nó nói: Ba chúng ta sẽ nắm đuôi nhau tạo thành một chiếc thang dây đu xuống đáy chum và thay phiên nhau ăn. Hai con kia đồng ý. Tuy nhiên, khi nhìn mỡ ít, sự ích kỷ và lòng tham xâm chiếm cả 3 con, tình đoàn kết bị phá vỡ. Cả 2 con chuột ở trên đều thả đuôi con chuột còn lại, 3 con cùng nhảy xuống ăn. Ăn no, chúng thấy mình toàn thân mình ướt đẫm và trơn trượt vì dính mỡ. Trong khi chum mỡ sâu như vậy thì làm sao thoát khỏi đây? Chúng sợ hãi rồi lao nhao lên. Cuối cùng, mất sức, tuyệt vọng, cả 3 con chuột đều chết trong chum mỡ, một cách cay đắng!
Nữ tiểu thuyết gia người Mỹ Louisa May Alcott (1832 - 1888) từng nói: "Phải hai hòn đá mới đánh được lửa". Thực vậy, để thành công cần chung tay xây dựng không ích kỷ, tư lợi.
Câu chuyện về 3 chú chuột cho chúng ta thấy điều tiên quyết để thành công là: Đoàn kết. Đoàn kết chính là kim chỉ nam cho một tập thể.
Bất kể ai, như 1 trong 3 con chuột, chỉ để ý đến lợi ích cá nhân, xem nhẹ tập thể sẽ bị loại bỏ.
Những người không muốn giúp đỡ người khác thì như chiếc gương phản chiếu lại, họ cũng sẽ chẳng bao giờ nhận được cánh tay từ người khác. Mãi mãi chỉ cô độc trong sự hèn mọn. Với những người biết nhìn xa, giúp người chính là giúp ta.
Nhân dịp bước sang năm Canh Tý cầu chúc mọi người Năm Mới nhiều sức khỏe, khang an, thịnh vượng, phát đạt, thăng tiến về tinh thần cũng như vật chất nhờ hồng ân Thiên Chúa tặng ban. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
“Hãy ký thác đường đời cho Chúa,
tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay”
Thế là năm Kỷ Hợi, năm Lợn đã qua, năm mới với tên là Canh Tý, tức năm Chuột vừa đến.
Chuột là một loài động vật có quan hệ với con người ngày từ khi tạo dựng. Sách Sáng Thế mô tả : “Thiên Chúa đã làm ra mãnh thú theo loại và súc vật theo loại, và mọi thứ côn trùng trên đất cát theo loại. Và Thiên Chúa đã thấy thế là tốt lành” (St 1, 25) trong đó chắc chắn có con Chuột. Và Thiên Chúa đã nói với con người: “Hãy cai quản loài …trên mặt đất”.
Xem Video và nghe bài giảng
Con người và mọi vật đều do Thiên Chúa tác thành, nhưng con người được tạo dựng giống hình ảnh Chúa còn thú vật thì không, đây là sự khác biệt quan trọng nhất giữa con người và thú vật.
Trong văn hóa Á Châu, Chuột được chọn đứng đầu 12 con giáp, mà các con vật khác thì không, tại sao vậy?
Truyền thuyết dân gian, Chuột là loại vật tinh ranh, xảo quyệt, thường dùng mưu để thắng các đối thủ để giành lấy vị trí thứ nhất trong 12 con vật. Điều này tuy không phải là cơ sở giải thích một cách khoa học, song nó cho thấy một cách nhìn về Chuột trong dân gian: vừa căm ghét, sợ hãi lại vừa kính nể, sùng bái. Do vậy, khi sắp xếp thứ tự 12 con giáp, người xưa cho rằng Chuột thông minh nhất nên được xếp đứng đầu.
Thôi thì mèo hay chuột thì cả tháng nay, mọi người đã sắm Tết, ăn Tết rồi. Hôm nay ngày đầu năm, ai cũng có cảm tưởng là có cái gì đó mơi mới, nên dùng chữ năm mới. Năm mới mọi cái đều phải mới.
Từ mấy hôm nay, chúng ta đã đi chúc tết nhau, và sẽ còn chúc tết nhau nữa. Thường người dướt tết người trên: con cháu tết ông bà cha mẹ, em tết anh chị, công nhân viên tết thủ trưởng, kèm theo món quà, tượng trưng cho tấm lòng thơm thảo. Ngoài bánh chưng bánh tét, hoa đào, hoa mai… có lẽ không gì nhiều bằng “lời chúc”. Vì thế, ai cũng muốn dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho gia đình, người thân, bạn bè trong những ngày này và ngược lại, ai cũng muốn mình được nhận nhiều những lời chúc như:
Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN
Chúc luôn TUỔI TRẺ chúc AN KHANG
Chúc sang năm mới nhiều TÀI LỘC
Công thành danh toại chúc VINH QUANG
Chúc nhau.
. Phúc, lộc, thọ.
. Phú, qúi, thọ, khang, ninh.
. Đa tử, đa tôn, đa phú qúi.
. Thăng quan tiến chức
. Buôn may bán đắt, nhất bán vạn lợi, một vốn bốn lời.
Đối với các cha chúng ta thường chúc:
. Thánh thiện,
. Khôn ngoan,
. Khỏe mạnh.
Con cháu chúc ông bà
Sống lâu sức khỏe
Trẻ mãi không già
Yêu thương thuận hòa
Cửa nhà sung túc
Hạnh phúc khang an
Ơn trên thương ban
Suốt năm may mắn
Làm ăn phấn chấn
Phúc, lộc, thọ, tài
Ông bà hưởng trọn
Năm con Chuột, ngoài chúc ra con người còn mong ước nữa
Màu xuân chim én lượn chao
Canh Tý năm mới, ta cùng chúc nhau.
Chúc nhau sức khỏe dồi dào
Người thêm tuổi mới, ốm đau chẳng còn.
Cả năm sống mãi vuông tròn
Ông bà hạnh phúc, cháu con vui vầy.
Muôn người qui tụ về đây
Hưởng Tết hạnh phúc, đón vàng lộc xuân
Những câu chúc mà chúng ta trao cho nhau trong những ngày đầu xuân. Tất cả đều muốn hướng về một tiền đồ thật sáng lạn trong tương lai, đi kèm với một đời sống vật chất thật phong phú. Xem ra, tất cả đều hướng về những của cải chóng qua đời này và những thành quả chỉ dừng lại ở trần thế. Chúa mới chính là gia nghiệp, là cùng đích mà con người cần phải kiếm tìm và đó cũng chính là sự tồn tại của con người.
“Các con chớ áy náy về ngày mai” (Mt 6, 34). Chúa luôn muốn mọi người nghĩ đến cùng đích của cuộc sống mình. Tương lai mỗi người đều nằm trong tay quyền năng và sự quan phòng của Thiên Chúa. Với tình thương và lòng nhân hậu của Ngài, chúng ta luôn tin tưởng và phó thác, bởi Ngài là người Cha luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái. Lo lắng, bận rộn, tất bật làm việc để tích luỹ và để bảo đảm cho tương lai… tất cả đều tốt và cần thiết, nhưng cũng nên nhớ một điều “nếu như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”. Hãy làm tốt bao nhiêu có thể, những bổn phận và trách nhiệm của mình, phần còn lại hãy phó thác trong tay quan phòng của Thiên Chúa. Ngài sẽ hoàn tất những gì còn lại.
Người Kitô hữu cũng có tập tục, truyền thống rất quí là dâng những giây phút đầu năm cho Thiên Chúa. Người Kitô hữu mong Chúa đổi mới và chúc lành cho năm mới. Lời nguyện nhập lễ chúng ta xin: “Nguyện Chúa Trời dủ thương và chúc phúc, xin tỏa ánh tôn nhan rạng ngời trên chúng con, cho cả hoàn cầu biết đường lối Chúa, và muôn nước biết ơn cứu độ của Ngài” (Tv 66, 2-3).
Từ cái giây phút linh thiêng khi trời đất giao hòa, năm cũ bàn giao cho năm mới. Chúng ta họp nhau đâu để cầu xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn vàn ơn phúc cho năm mới qua những lời chúng ta đã muốn cầu chúc cho nhau sức khỏe, điều lành, điều tốt. Và chính ngay lúc khởi đầu của những ngày mới, chúng ta quả đã muốn mọi sự cũ phải được qua đi, cái mới, cái đẹp phải loé rạng, tỏa sáng. Vậy thì trong thánh lễ Tân Niên nay, chúng ta hãy đặt tin tưởng, cậy trông và phó thác vào Chúa. Bởi tất cả mọi sự đều do Chúa, đều bởi Ngài như lời thánh vịnh viết: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 36, 5).
Bài học từ năm con Chuột
Tết con Chuột đến rồi, Chuột cũng cho chúng ta một "bài học giá ngàn vàng".Chuyện kể rằng có 3 đi kiếm miếng ăn. Một đêm kia 3 con chuột cùng xuống bếp phát hiện thấy một chum mỡ thơm ngon, chúng reo lên.
Điều không may là, mỡ lại ở dưới đáy chum khiến chúng khó ăn. Con đầu đàn bỗng nghĩ ra một kế. Nó nói: Ba chúng ta sẽ nắm đuôi nhau tạo thành một chiếc thang dây đu xuống đáy chum và thay phiên nhau ăn. Hai con kia đồng ý. Tuy nhiên, khi nhìn mỡ ít, sự ích kỷ và lòng tham xâm chiếm cả 3 con, tình đoàn kết bị phá vỡ. Cả 2 con chuột ở trên đều thả đuôi con chuột còn lại, 3 con cùng nhảy xuống ăn. Ăn no, chúng thấy mình toàn thân mình ướt đẫm và trơn trượt vì dính mỡ. Trong khi chum mỡ sâu như vậy thì làm sao thoát khỏi đây? Chúng sợ hãi rồi lao nhao lên. Cuối cùng, mất sức, tuyệt vọng, cả 3 con chuột đều chết trong chum mỡ, một cách cay đắng!
Nữ tiểu thuyết gia người Mỹ Louisa May Alcott (1832 - 1888) từng nói: "Phải hai hòn đá mới đánh được lửa". Thực vậy, để thành công cần chung tay xây dựng không ích kỷ, tư lợi.
Câu chuyện về 3 chú chuột cho chúng ta thấy điều tiên quyết để thành công là: Đoàn kết. Đoàn kết chính là kim chỉ nam cho một tập thể.
Bất kể ai, như 1 trong 3 con chuột, chỉ để ý đến lợi ích cá nhân, xem nhẹ tập thể sẽ bị loại bỏ.
Những người không muốn giúp đỡ người khác thì như chiếc gương phản chiếu lại, họ cũng sẽ chẳng bao giờ nhận được cánh tay từ người khác. Mãi mãi chỉ cô độc trong sự hèn mọn. Với những người biết nhìn xa, giúp người chính là giúp ta.
Nhân dịp bước sang năm Canh Tý cầu chúc mọi người Năm Mới nhiều sức khỏe, khang an, thịnh vượng, phát đạt, thăng tiến về tinh thần cũng như vật chất nhờ hồng ân Thiên Chúa tặng ban. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Lễ Mùng Hai Tết 2020
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
17:15 23/01/2020
Ngày Tết chúng ta sắm mặc, sửa ăn, ngày đầu năm chúng ta đi chúc tết nhau, con cháu tết ông bà cha mẹ, người dưới chúc tết người trên, với biết bao nhiêu lời chúc tốt đẹp, kèm theo những món quà thơm thảo bày tỏ lòng biết ơn, kính quí, thảo hiếu với người trên, anh em nâng chén chúc tụng nhau.
Ngày Mồng Hai Tết, Giáo hội dạy chúng ta dâng tấm lòng thành, kính nhớ tổ tiên: “Ca tụng các bậc cha ông của chúng ta đã sống qua các thời đại” (Hc 44, 1, 10-15). Quả thật, có được ngày đầu năm hoan hỷ vui xuân, làm sao chúng ta lại quên công, bỏ nghĩa các bậc tiền nhân được, chúng ta là phận cháu con đã và đang thừa hưởng gia tài ân đức các ngài để lại, nên phải “kể lại sự khôn ngoan của các ngài” để noi theo, các ngài đã giữ các Điều Răn của Chúa, cháu con cũng phải một mực trung thành. Như thế, dòng dõi các ngài mới trường tồn vạn đại. (x. Hc 44, 1, 10-15)
Chúa truyền phải thảo kính mẹ cha
Xem Video và nghe bài giảng
Thụ ơn ắt phải báo đền, mẹ cha là hình ảnh của Thiên Chúa: ngoài việc sinh thành, dưỡng dục, các ngài còn là người đại diện Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa tình thương hằng bao bọc, che chở và nuôi dưỡng chúng ta nên người. Chính trong bậc sống gia đình, cha mẹ được Thiên Chúa mời gọi để cộng tác vào chương trình tạo dựng của Ngài, để cho ra đời những người con, mang hình ảnh Chúa, và tô điểm thêm cho trái đất nhiều người ca ngợi và kính sợ Chúa.Vì thế, trong bổn phận thảo hiếu, ngoài việc con cái phải phụng dưỡng, giúp đỡ cha mẹ khi già yếu, còn phải hằng ngày cầu nguyện cho cha mẹ: luôn sống xứng bậc mình, sẵn sàng hy sinh để nuôi dưỡng và giáo dục cho tròn bổn phận mình. Thiên Chúa dạy chúng ta: “Hãy thảo kính cha mẹ” (Mc.7, 8-13). Phụng dưỡng mẹ cha theo đúng lời Chúa truyền dạy, chớ dựa vào: “truyền thống của cha ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa” (Mt 13, 6). Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, tất cả chúng ta đều phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc sinh thời cũng như khi đã khuất bóng.
Việc “đền ơn đáp nghĩa” là một nghĩa vụ thiêng liêng để được phần phúc và sống lâu dài trên địa cầu này, đó là những ước mơ và lời cầu chúc trên cửa miệng của chúng ta trong ngày đầu năm mới như hạnh phúc, khang an và trường thọ. Vậy đâu là bí quyết để những lời chúc đó trở thành hiện thực? Thưa là áp dụng lời Chúa dạy: “Hãy thảo kính mẹ cha”; “Ai thảo kính cha sẽ được sống lâu dài” (Hc 3, 6). Thánh Phaolô Tông đồ khuyên chúng ta “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ, theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1).
Thực hành chữ hiếu là thể hiện đạo lý dân tộc
Thật phù hợp với đạo lý dân tộc Việt Nam, chiếc bánh chưng, một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lý, chúng ta làm để ăn ngày Tết nhắc nhớ chúng ta mang nặng nghĩa mẹ tình cha. Bởi Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, con người hiền lành, hiếu thảo đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời, nhân bánh tựa công ơn sinh thành của cha mẹ; với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời.
“Vì cha nên mới có mình,
Mẹ cha đối đáp công trình biết bao
Ơn này sánh với trời cao
Trong lòng con dám lúc nào lãng quên”.
Ngày Tết, cầm bánh chưng lên ăn, làm chúng ta nhớ đến tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo như: thăm viếng, chúc tết, giúp đỡ là một lẽ, chúng ta còn phải xin lễ cầu nguyện cho những người đã khuất. Tất cả đều là những nghĩa cử cần thiết, không thể thiếu được.
“Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông: có cha có mẹ, có ông có bà”. Ai trong chúng ta cũng đều thuộc nằm lòng những câu ca dao tục ngữ của người xưa răn dạy về đạo hiếu đối với mẹ cha.
Tôn kính
“Công cha nghĩa mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết kính thờ song thân”.
Phụng dưỡng
Còn nữa, phận làm con đối với cha mẹ:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc
Xem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khi
Người đà vô sự ta thì an tâm”.
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)
Vâng lời
Dạy sao cho được con hiền
Để cho cha mẹ khỏi phiền về con
Một niềm phép tắc nết na
Biết sống biết kính mới là khôn ngoan
Có một số người, không biết sống đạo gì mà lại đối xử nhất trọng nhất khinh. Bởi vì đối với người Việt Nam, tương quan với họ hàng gia tộc là điều quan trọng. Lấy vợ, lấy chồng không chỉ là lấy một người mà “lấy” cả họ hàng nhà chồng, nhà vợ. Cách cư xử với họ hàng bên chồng hay bên vợ không chỉ liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến cả họ hàng bên mình.
Trong tác phẩm “Gia Huấn Ca” Nguyễn Trãi đã đề cao đạo đức, và chữ hiếu được nhấn mạnh rất rõ:
“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy,
Đừng tranh dành bên ấy, bên này,
Cù lao đội đức cao dày,
Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng”.
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)
Khi cha mẹ qua đời
Con cái tỏ lòng hiếu kính bằng cách lo an táng chu đáo, cầu nguyện và xin lễ cho cha mẹ. Không những cầu nguyện cho cha mẹ, con cái còn xin cha mẹ cầu nguyện cho mình trước mặt Chúa, như khi còn sống, các ngài vẫn cầu nguyện cho mình.
Hội Thánh Công Giáo nhìn nhận đó là một hình thức tốt đẹp để bày tỏ lòng tưởng nhớ công ơn tiền nhân. Hội Thánh khuyến khích các tín hữu phát huy những tinh hoa trong văn hoá dân tộc.
Thực hành chữ hiếu
Trong ngày Mồng Hai Tết năm nay chúng ta hãy nhìn qua lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ để mà yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ các ngài khi còn sống và đã qua đời. Đồng thời Lời Chúa nhắc cho chúng ta phải thi hành bổn phận thảo hiếu của chúng ta.
“Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm”. (Ca dao)
Xin Chúa trả công bội hậu đời này và đời sau cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các Ngài. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Ngày Mồng Hai Tết, Giáo hội dạy chúng ta dâng tấm lòng thành, kính nhớ tổ tiên: “Ca tụng các bậc cha ông của chúng ta đã sống qua các thời đại” (Hc 44, 1, 10-15). Quả thật, có được ngày đầu năm hoan hỷ vui xuân, làm sao chúng ta lại quên công, bỏ nghĩa các bậc tiền nhân được, chúng ta là phận cháu con đã và đang thừa hưởng gia tài ân đức các ngài để lại, nên phải “kể lại sự khôn ngoan của các ngài” để noi theo, các ngài đã giữ các Điều Răn của Chúa, cháu con cũng phải một mực trung thành. Như thế, dòng dõi các ngài mới trường tồn vạn đại. (x. Hc 44, 1, 10-15)
Chúa truyền phải thảo kính mẹ cha
Xem Video và nghe bài giảng
Thụ ơn ắt phải báo đền, mẹ cha là hình ảnh của Thiên Chúa: ngoài việc sinh thành, dưỡng dục, các ngài còn là người đại diện Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa tình thương hằng bao bọc, che chở và nuôi dưỡng chúng ta nên người. Chính trong bậc sống gia đình, cha mẹ được Thiên Chúa mời gọi để cộng tác vào chương trình tạo dựng của Ngài, để cho ra đời những người con, mang hình ảnh Chúa, và tô điểm thêm cho trái đất nhiều người ca ngợi và kính sợ Chúa.Vì thế, trong bổn phận thảo hiếu, ngoài việc con cái phải phụng dưỡng, giúp đỡ cha mẹ khi già yếu, còn phải hằng ngày cầu nguyện cho cha mẹ: luôn sống xứng bậc mình, sẵn sàng hy sinh để nuôi dưỡng và giáo dục cho tròn bổn phận mình. Thiên Chúa dạy chúng ta: “Hãy thảo kính cha mẹ” (Mc.7, 8-13). Phụng dưỡng mẹ cha theo đúng lời Chúa truyền dạy, chớ dựa vào: “truyền thống của cha ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa” (Mt 13, 6). Nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục, tất cả chúng ta đều phải biết sống hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ lúc sinh thời cũng như khi đã khuất bóng.
Việc “đền ơn đáp nghĩa” là một nghĩa vụ thiêng liêng để được phần phúc và sống lâu dài trên địa cầu này, đó là những ước mơ và lời cầu chúc trên cửa miệng của chúng ta trong ngày đầu năm mới như hạnh phúc, khang an và trường thọ. Vậy đâu là bí quyết để những lời chúc đó trở thành hiện thực? Thưa là áp dụng lời Chúa dạy: “Hãy thảo kính mẹ cha”; “Ai thảo kính cha sẽ được sống lâu dài” (Hc 3, 6). Thánh Phaolô Tông đồ khuyên chúng ta “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ, theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1).
Thực hành chữ hiếu là thể hiện đạo lý dân tộc
Thật phù hợp với đạo lý dân tộc Việt Nam, chiếc bánh chưng, một sản phẩm cổ truyền, một chứng tích của đạo lý, chúng ta làm để ăn ngày Tết nhắc nhớ chúng ta mang nặng nghĩa mẹ tình cha. Bởi Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, con người hiền lành, hiếu thảo đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời, nhân bánh tựa công ơn sinh thành của cha mẹ; với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời.
“Vì cha nên mới có mình,
Mẹ cha đối đáp công trình biết bao
Ơn này sánh với trời cao
Trong lòng con dám lúc nào lãng quên”.
Ngày Tết, cầm bánh chưng lên ăn, làm chúng ta nhớ đến tổ tiên để tỏ lòng hiếu thảo như: thăm viếng, chúc tết, giúp đỡ là một lẽ, chúng ta còn phải xin lễ cầu nguyện cho những người đã khuất. Tất cả đều là những nghĩa cử cần thiết, không thể thiếu được.
“Cây có cội, nước có nguồn, con người có tổ có tông: có cha có mẹ, có ông có bà”. Ai trong chúng ta cũng đều thuộc nằm lòng những câu ca dao tục ngữ của người xưa răn dạy về đạo hiếu đối với mẹ cha.
Tôn kính
“Công cha nghĩa mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết kính thờ song thân”.
Phụng dưỡng
Còn nữa, phận làm con đối với cha mẹ:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc
Xem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khi
Người đà vô sự ta thì an tâm”.
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)
Vâng lời
Dạy sao cho được con hiền
Để cho cha mẹ khỏi phiền về con
Một niềm phép tắc nết na
Biết sống biết kính mới là khôn ngoan
Có một số người, không biết sống đạo gì mà lại đối xử nhất trọng nhất khinh. Bởi vì đối với người Việt Nam, tương quan với họ hàng gia tộc là điều quan trọng. Lấy vợ, lấy chồng không chỉ là lấy một người mà “lấy” cả họ hàng nhà chồng, nhà vợ. Cách cư xử với họ hàng bên chồng hay bên vợ không chỉ liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến cả họ hàng bên mình.
Trong tác phẩm “Gia Huấn Ca” Nguyễn Trãi đã đề cao đạo đức, và chữ hiếu được nhấn mạnh rất rõ:
“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy,
Đừng tranh dành bên ấy, bên này,
Cù lao đội đức cao dày,
Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng”.
(Nguyễn Trãi, Gia Huấn Ca)
Khi cha mẹ qua đời
Con cái tỏ lòng hiếu kính bằng cách lo an táng chu đáo, cầu nguyện và xin lễ cho cha mẹ. Không những cầu nguyện cho cha mẹ, con cái còn xin cha mẹ cầu nguyện cho mình trước mặt Chúa, như khi còn sống, các ngài vẫn cầu nguyện cho mình.
Hội Thánh Công Giáo nhìn nhận đó là một hình thức tốt đẹp để bày tỏ lòng tưởng nhớ công ơn tiền nhân. Hội Thánh khuyến khích các tín hữu phát huy những tinh hoa trong văn hoá dân tộc.
Thực hành chữ hiếu
Trong ngày Mồng Hai Tết năm nay chúng ta hãy nhìn qua lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ để mà yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ các ngài khi còn sống và đã qua đời. Đồng thời Lời Chúa nhắc cho chúng ta phải thi hành bổn phận thảo hiếu của chúng ta.
“Ai mà phụ nghĩa quên công
Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm”. (Ca dao)
Xin Chúa trả công bội hậu đời này và đời sau cho những bậc đã sinh thành dưỡng dục chúng con, và giúp chúng con luôn sống cho phải đạo đối với các Ngài. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Gíao Hoàng Phanxicô đến Bari như chứng nhân hòa bình cho Địa Trung Hải
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
16:08 23/01/2020
Hôm 21.1, Phòng Báo chí Tòa thánh chính thức loan tin Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ có mặt tại thành phố Bari nước Ý vào Chúa Nhật ngày 23 tháng 2 để kết thúc cuộc Gặp gỡ "Địa Trung Hải, biên giới hòa bình". Đó là "Thượng Hội Nghị" dành riêng cho biển lớn do Hội Đồng Giám Mục Ý (CEI) tổ chức từ ngày 19 đến 23 tháng 2. Hơn sáu mươi giám mục từ các quốc gia nhìn ra lưu vực sẽ đến thủ phủ của Puglia. Họ đại diện cho các Giáo hội của ba châu lục (châu Âu, châu Á và châu Phi). Dựa trên các bước của "nhà tiên tri hòa bình" Giorgio La Pira, các giám mục sẽ đối thoại để chỉ ra những con đường hòa giải và tình huynh đệ cụ thể giữa các dân tộc trong một khu vực được đánh dấu bởi các cuộc chiến tranh, đàn áp, di cư, bất bình đẳng.
Chương trình 5 ngày của cuộc Gặp gỡ "Địa Trung Hải, biên giới hòa bình" đã được loan báo. Vào chiều thứ Tư ngày 19, bắt đầu công việc tại Lâu đài Norman Swabian với sự giới thiệu của ĐHY Bassetti, chủ tịch của CEI. Sau đó là phần trình bày về sự kiện do giám mục Antonino Raspanti của Acireale, phó chủ tịch CEI và chủ tịch của ban tổ chức cuộc Gặp gỡ. Mỗi ngày sẽ kết thúc với giây phút cầu nguyện. Hai ngày Thứ Năm 20 và Thứ Sáu 21 theo tinh thần đồng nghị gồm đối đầu và đối thoại (đóng kín cửa) giữa các giám mục của lưu vực. Hội nghị mỗi ngày sẽ được tổ chức tại Lâu đài Norman Swabian và sẽ có phần giới thiệu về chủ đề của ngày. Ban sáng có đàm thoại trong các nhóm và ban chiều có thảo luận trong hội nghị. Vào lúc 12:30 sẽ có một cuộc họp ngắn với báo chí.
Thứ Năm ngày 20, lúc 8 giờ sáng, Thánh lễ sẽ được cử hành tại Vương cung thánh đường thánh Nicôla và Kinh chiều lúc 18.30. Thứ Sáu ngày 21, lúc 19, mỗi vị giám mục sẽ là khách trong một giáo xứ nơi ngài sẽ cử hành thánh lễ và gặp gỡ cộng đồng. Thứ Bảy ngày 22, sau cử hành Thánh Thể tại Nhà thờ Bari, hội nghị sẽ đưa ra các kết luận. 12 giờ trưa họp báo cuối cùng. Vào buổi chiều, lúc 15.30 chiều, gặp gỡ công khai tại nhà hát Petruzzelli - dành cho bất kỳ ai muốn tham gia - với đại diện các tổ chức và chứng từ. Tất cả các mục tử người Ý được mời đến tham dự hai ngày cuối cùng.
Vào Chúa Nhật ngày 23, ĐGH Phanxicô đến Bari để kết thúc sáng kiến này. Ngài sẽ lên trực thăng từ Vatican lúc 7 giờ sáng và sẽ hạ cánh lúc 8.15 tại quảng trường Cristoforo Colombo ở Bari. ĐGH sẽ được đón tiếp bởi ĐTGM Francesco Cacucci của Bari-Bitonto, tỉnh trưởng Michele Emiliano của Puglia cùng với Antonella Bellomo, thị trưởng thành phố Bari. Sau đó, Ngài di chuyển đến Vương cung thánh đường thánh Nicôla vào lúc 8.30 để gặp các giám mục Địa Trung Hải.
Sau phần giới thiệu và chào hỏi của Đức Hồng Y Bassetti, sẽ có các bài phát biểu của Đức Hồng Y Vinko Puljic, tổng giám mục Sarajevo và chủ tịch Hội đồng Giám mục Bosnia và Herzegovina, và của tổng giám mục Pierbattista Pizzaballa, giám quản tông tòa của tòa thượng phụ latin ở Giêrusalem. Sau đó, bài phát biểu kết thúc của Đức Giáo Hoàng về những ngày đối đầu giữa các mục tử của khu vực được đưa ra. Cuối cùng, bài phát biểu cảm ơn của tổng giám mục Paul Desfarges của Algiers, chủ tịch Hội đồng Giám mục khu vực Bắc Phi. Sau đó, ĐGH sẽ xuống hầm mộ của Vương cung thánh đường để cầu nguyện trước thánh tích của thánh Nicôla, vị thánh kết hợp Đông và Tây. Rời Vương cung thánh đường, ĐGH sẽ chào những người đang chờ Ngài ở quảng trường. Sau đó, Ngài chuyển về Corso Vittorio Emanuele II lúc 10.45 để chủ trì thánh lễ
Cuối kinh truyền tin, vào lúc 12:30, Đức Giáo Hoàng sẽ lên trực thăng để trở về Vatican dự kiến đến lúc 13.45 chiều.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Chương trình 5 ngày của cuộc Gặp gỡ "Địa Trung Hải, biên giới hòa bình" đã được loan báo. Vào chiều thứ Tư ngày 19, bắt đầu công việc tại Lâu đài Norman Swabian với sự giới thiệu của ĐHY Bassetti, chủ tịch của CEI. Sau đó là phần trình bày về sự kiện do giám mục Antonino Raspanti của Acireale, phó chủ tịch CEI và chủ tịch của ban tổ chức cuộc Gặp gỡ. Mỗi ngày sẽ kết thúc với giây phút cầu nguyện. Hai ngày Thứ Năm 20 và Thứ Sáu 21 theo tinh thần đồng nghị gồm đối đầu và đối thoại (đóng kín cửa) giữa các giám mục của lưu vực. Hội nghị mỗi ngày sẽ được tổ chức tại Lâu đài Norman Swabian và sẽ có phần giới thiệu về chủ đề của ngày. Ban sáng có đàm thoại trong các nhóm và ban chiều có thảo luận trong hội nghị. Vào lúc 12:30 sẽ có một cuộc họp ngắn với báo chí.
Thứ Năm ngày 20, lúc 8 giờ sáng, Thánh lễ sẽ được cử hành tại Vương cung thánh đường thánh Nicôla và Kinh chiều lúc 18.30. Thứ Sáu ngày 21, lúc 19, mỗi vị giám mục sẽ là khách trong một giáo xứ nơi ngài sẽ cử hành thánh lễ và gặp gỡ cộng đồng. Thứ Bảy ngày 22, sau cử hành Thánh Thể tại Nhà thờ Bari, hội nghị sẽ đưa ra các kết luận. 12 giờ trưa họp báo cuối cùng. Vào buổi chiều, lúc 15.30 chiều, gặp gỡ công khai tại nhà hát Petruzzelli - dành cho bất kỳ ai muốn tham gia - với đại diện các tổ chức và chứng từ. Tất cả các mục tử người Ý được mời đến tham dự hai ngày cuối cùng.
Vào Chúa Nhật ngày 23, ĐGH Phanxicô đến Bari để kết thúc sáng kiến này. Ngài sẽ lên trực thăng từ Vatican lúc 7 giờ sáng và sẽ hạ cánh lúc 8.15 tại quảng trường Cristoforo Colombo ở Bari. ĐGH sẽ được đón tiếp bởi ĐTGM Francesco Cacucci của Bari-Bitonto, tỉnh trưởng Michele Emiliano của Puglia cùng với Antonella Bellomo, thị trưởng thành phố Bari. Sau đó, Ngài di chuyển đến Vương cung thánh đường thánh Nicôla vào lúc 8.30 để gặp các giám mục Địa Trung Hải.
Sau phần giới thiệu và chào hỏi của Đức Hồng Y Bassetti, sẽ có các bài phát biểu của Đức Hồng Y Vinko Puljic, tổng giám mục Sarajevo và chủ tịch Hội đồng Giám mục Bosnia và Herzegovina, và của tổng giám mục Pierbattista Pizzaballa, giám quản tông tòa của tòa thượng phụ latin ở Giêrusalem. Sau đó, bài phát biểu kết thúc của Đức Giáo Hoàng về những ngày đối đầu giữa các mục tử của khu vực được đưa ra. Cuối cùng, bài phát biểu cảm ơn của tổng giám mục Paul Desfarges của Algiers, chủ tịch Hội đồng Giám mục khu vực Bắc Phi. Sau đó, ĐGH sẽ xuống hầm mộ của Vương cung thánh đường để cầu nguyện trước thánh tích của thánh Nicôla, vị thánh kết hợp Đông và Tây. Rời Vương cung thánh đường, ĐGH sẽ chào những người đang chờ Ngài ở quảng trường. Sau đó, Ngài chuyển về Corso Vittorio Emanuele II lúc 10.45 để chủ trì thánh lễ
Cuối kinh truyền tin, vào lúc 12:30, Đức Giáo Hoàng sẽ lên trực thăng để trở về Vatican dự kiến đến lúc 13.45 chiều.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Khảo luận của Đức Hồng Y Gerhard Müller: Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Bênêđíctô XVI - Đối thủ, hay anh em trong tinh thần?
J.B. Đặng Minh An dịch
22:30 23/01/2020
Hôm 21 tháng Giêng, 2020, Đức Hồng Y Gerhard Mueller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã công bố một khảo luận dài có tựa đề "Gegenspieler oder Brüder im Geist?" - "Đối thủ, hay anh em trong tinh thần?" đăng trên tờ Die Tagespost, nhằm bênh vực Đức Bênêđíctô, Đức Hồng Y Sarah và giá trị của sự độc thân linh mục.
Sau khi xác quyết rằng Giáo Hội chỉ có một vị Giáo Hoàng duy nhất, là Đức Thánh Cha Phanxicô, Ðức Hồng Y Mueller khẳng định không có sự đối nghịch giữa hai tác giả cuốn sách đối với Ðức đương kim Giáo Hoàng, trái lại, hai vị có một ước muốn đóng góp hợp pháp cho chân lý.
Đức Hồng Y khẳng định rằng chỉ có những người lầm lẫn Giáo Hội của Thiên Chúa với một tổ chức ý thức hệ - chính trị mới coi rẻ sự đóng góp của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah, và mới có thể coi đây là một hành vi chống Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Về luật độc thân linh mục, Ðức Hồng Y Mueller cũng bênh vực lập trường của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah; đồng thời khẳng định rằng “Việc thiếu linh mục (về số lượng và phẩm chất) ở các quốc gia phương Tây trước đây là các quốc gia Kitô giáo không phải là do thiếu ơn gọi từ Thiên Chúa, cho bằng do cuộc sống của chúng ta thiếu vắng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và Cứu Chúa cả thế giới”.
Lên tiếng bênh vực luật độc thân linh mục, Đức Hồng Y khẳng định rằng: “Việc thẳng thừng bãi bỏ độc thân linh mục, như trong các cộng đồng Tin Lành và Anh giáo hồi thế kỷ 16, sẽ là một sự vi phạm bản chất của chức tư tế và xem thường toàn bộ truyền thống Công Giáo.” Nếu một biến cố như thế xảy ra “Hàng triệu linh mục, kể từ khi thành lập Giáo Hội đến nay, sẽ cảm thấy bị tổn thương sâu đậm khi đứng trước giải thích cho rằng sự hy sinh cuộc sống của các linh mục vì Nước Trời và vì Giáo Hội chỉ dựa trên một kỷ luật pháp lý hời hợt bên ngoài, và chẳng có liên hệ gì giữa chức tư tế và hình thái sống độc thân vì Nước Trời.”
Ngài cũng cảnh báo rằng ngày nay, “không chỉ có một cuộc thảo luận về luật độc thân linh mục, mà còn có cả một cuộc chiến cay đắng chống lại luật này và do đó, cũng chống lại chức tư tế bí tích.”
Nguyên bản tiếng Đức có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn từ bản dịch tiếng Anh, sang Việt Ngữ.
Đối thủ, hay anh em trong tinh thần? Mối quan hệ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Bênêđíctô XVI
Đức Hồng Y Gerhard Müller
Các phương tiện truyền thông cố ý gây hoang mang về chuyện đồng tác giả của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah đối với cuốn sách “Từ thẳm sâu tâm hồn chúng tôi” (Tháng Giêng 2020). Điều này chỉ ra cho chúng ta thấy sự hoang tưởng tràn lan hơn bao giờ hết trong bầu khí công cộng kể từ khi có sự cùng tồn tại giả định của hai vị giáo hoàng. Trong Giáo Hội Công Giáo chỉ có một vị giáo hoàng. Hiến chế Ánh sáng Muôn dân số 23 của Công Đồng Vatican II chỉ ra rằng “Đức Giáo Hoàng Rôma, trong tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, là nguyên tắc vĩnh viễn và hữu hình, và là nền tảng của sự hiệp nhất của các giám mục cũng như các tín hữu.”
Trong cuộc tranh luận về sự đóng góp của Đức Bênêđíctô đối với chức tư tế Công Giáo, sự biến dạng nghiêm trọng về cảm nhận có cùng một lúc hai nguyên tắc hiệp nhất trái ngược nhau đã một lần nữa được khẳng định và nuôi dưỡng. Mặt khác, rõ ràng là Đức Giáo Hoàng Phanxicô và người tiền nhiệm của ngài là Đức Bênêđíctô XVI không phải là các tác giả của sự phân cực bệnh hoạn này, nhưng các ngài là nạn nhân của một dự phóng ý thức hệ.
Điều này đe dọa sự hiệp nhất của Giáo Hội cũng như làm suy yếu tính tối thượng của Giáo Hội Rôma. Tất cả những sự kiện này chỉ ra cho chúng ta thấy những chấn thương tâm thần, mà việc thoái vị của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô vào đầu năm 2013 đã gây ra trong việc “phân định các vấn đề đức tin của dân Chúa” (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 12; 35), đến nay vẫn chưa được chữa lành. Nhưng các tín hữu có quyền được có một sự đánh giá rõ ràng về phương diện thần học đối với sự cùng tồn tại một giáo hoàng đương nhiệm và vị tiền nhiệm danh dự của ngài. Sự kiện họa hiếm là vị Giáo Hoàng, người đứng đầu giám mục đoàn và Giáo Hội hữu hình, trong đó người đứng đầu vô hình là Chúa Kitô, rời bỏ ngai tòa Phêrô, được ủy thác cho ngài suốt đời, cho đến khi chết, không bao giờ có thể nắm bắt được qua các phạm trù thế gian (quyền nghỉ hưu liên quan đến tuổi già, hay mong muốn của người dân thay thế các nhà lãnh đạo của họ). Cho dù giáo luật có đề cập đến khả năng trừu tượng này (giáo luật 332 §2 CIC) đi nữa, các điều khoản chi tiết và kinh nghiệm cụ thể vẫn còn thiếu về cách thức tình trạng này có thể được mô tả và trên hết, làm thế nào nó có thể được định hình trong thực tế vì thiện ích của Giáo Hội.
Trong chính trị, có những đối thủ trong cuộc đấu tranh giành quyền lực. Khi đối thủ bị loại, đoàn lữ hành tiếp tục. Nhưng trong số những người theo Chúa Kitô, điều này không nên xảy ra. Vì trong Hội Thánh của Thiên Chúa tất cả đều là anh em. Chỉ một mình Chúa là cha của chúng ta. Và Con của Ngài, Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể (Ga 1: 14-18), là Thầy duy nhất của tất cả các môn đệ Ngài (Mt 23:10). Các giám mục và linh mục, qua chức vụ bí tích của các ngài, là những người phục vụ trong Giáo Hội, được bổ nhiệm trong Chúa Thánh Thần (Công vụ 20:28), là những người lãnh đạo Giáo Hội của Thiên Chúa nhân danh và dựa trên quyền bính của Chúa Kitô, Đấng nói qua môi miệng của các ngài như một vị thầy thiêng liêng trong các bài giảng (1 Tx 2:13). Qua các ngài, Chúa Kitô thánh hóa các tín hữu trong các bí tích. Và Chúa Kitô, là “mục tử và người giám hộ linh hồn anh em” (1 Pr 2:25) quan tâm đến phần rỗi của người dân bằng cách bổ nhiệm các tư tế (giám mục và linh mục) trong Giáo Hội của Ngài như các mục tử của họ (1 Pr 5: 2-3; Cv 20:28). Vị Giám mục Rôma thực thi thừa tác vụ của Thánh Phêrô, là người được Chúa Giêsu, Chúa của Giáo Hội kêu gọi đến chức mục tử phổ quát (Ga 21: 15-17). Nhưng các giám mục cũng là anh em của nhau. Điều này không ảnh hưởng đến thực tế là các ngài hợp nhất trong tư cách là thành viên của giám mục đoàn - với và dưới quyền của Đức Giáo Hoàng (Công Đồng Vatican II, Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 23).
Vị nguyên Giáo Hoàng vẫn còn sống được kết nối huynh đệ với tất cả các giám mục và thuộc thẩm quyền tài phán của vị Giáo Hoàng đương nhiệm. Nhưng điều này không ngăn cản lời nói của ngài tiếp tục có trọng lượng lớn trong Giáo Hội, bởi vì năng lực thần học và linh đạo cũng như kinh nghiệm Giám Mục và Giáo Hoàng của ngài trong việc cai quản.
Mối quan hệ của mỗi giám mục nghỉ hưu với người kế vị phải được đánh dấu bằng tinh thần huynh đệ. Những suy nghĩ trần tục về uy tín và trò chơi quyền lực chính trị là chất độc trong thân thể của Giáo Hội, là nhiệm thể của Chúa Kitô. Điều này còn phải được áp dụng một cách mạnh mẽ hơn nữa đối với mối quan hệ thậm chí tế nhị hơn giữa vị Giáo Hoàng đương quyền với người tiền nhiệm của ngài, là người đã từ bỏ việc thực thi sứ vụ Phêrô và vì thế mất hết tất cả các đặc quyền của quyền bính giáo hoàng, và do đó, chắc chắn không còn là giáo hoàng nữa.
Đáng ngạc nhiên ở đây là việc kết hợp hàng ngũ những kẻ thù trước đây của Giáo Hội từ những kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ, đến những kẻ theo chủ nghĩa tân vô thần Mácxít, và những thành phần theo chủ nghĩa thế tục trong Giáo Hội, muốn biến Giáo Hội của Thiên Chúa thành một tổ chức nhân đạo hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Kẻ thù cũ của Giáo Hội là Eugenio Scalfari tự hào về tình bạn mới của mình với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cảm thấy được hiệp nhất trong ý tưởng chung về một Tôn giáo Đại đồng Thế giới do con người tạo ra (trong đó không có Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm Nhập thể), ông ta đề nghị hợp tác với Đức Phanxicô. Ông ta đưa ra ý tưởng về một mặt trận bình dân quy tụ các tín hữu và những người không tin nhằm chống lại những kẻ thù và các đối thủ do ông ta xác định từ trong số các Hồng Y và giám mục, cũng như những người Công Giáo mà ông ta gọi là “bảo thủ cánh hữu”. Trong mặt trận này, ông thấy mình là người cùng chí hướng với nhóm “Vệ binh Bergoglio”, là nhóm tự mô tả mình như thế. Mạng lưới những người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả, được thúc đẩy bởi một ý chí thèm khát quyền lực, đã biến đổi một cách ý thức hệ “potestas plena” - quyền bính trọn vẹn của Ðức Giáo Hoàng - thành “potestas illimitata et absoluta” - quyền bính vô hạn và tuyệt đối của Ðức Giáo Hoàng. Đây là những gì những kẻ duy ý chí này muốn: Theo quan niệm của họ, mọi thứ đều tốt và đúng đơn giản là vì Giáo Hoàng muốn điều đó, thay vì Ðức Giáo Hoàng là người không được nói những gì khác hơn là những điều thiện, và chân thật. Họ mâu thuẫn với Công Đồng Vatican II, vì Công Đồng cho rằng huấn quyền phục vụ mặc khải khi “chỉ dạy những gì đã được truyền lại, vì thừa lệnh Chúa và với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, thành tâm lắng nghe, gìn giữ cách thánh thiện và trung thành trình bày Lời Chúa” (Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải Của Thiên Chúa Dei Verbum 10). Như thế, họ phơi bày cho thấy họ là những đối thủ gian ác của sứ vụ giáo hoàng, vì chủ trương trái nghịch với những gì đã được định nghĩa theo tín lý bởi giáo huấn của các Công Đồng Vatican I và II. Giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của ngài đã không có nguyên tắc chủ tớ nhưng chỉ có tình bạn (Ga 15:15), thì tại sao mối quan hệ giữa Giáo Hoàng với các anh em của mình trong giám mục đoàn lại phải được đánh dấu bằng chủ nghĩa cơ hội phục tùng và sự vâng phục mù quáng và vô lý, khác xa với sự hiệp nhất của đức tin và lý trí tiêu biểu cho thần học Công Giáo? Theo ý tưởng của chủ nghĩa Mácxít cấp tiến, một Giáo Hoàng “nóng lạnh bất thường” có quyền thẳng thừng theo đuổi các chương trình nghị sự cực đoan cánh tả và thúc đẩy một sự thống nhất tư tưởng không có chiều kích siêu việt, không có Thiên Chúa và sự hòa giải lịch sử của ơn cứu độ nhờ Chúa Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người (1 Tm 2: 5).
Trong thế giới dân sự, những người cai trị, những người lãnh đạo quan điểm và ý thức hệ thực sự lạm dụng quyền lực của họ bằng cách coi thường luật đạo đức tự nhiên và các lệnh truyền của Thiên Chúa. Họ thường chiếm đoạt vị trí của Thiên Chúa và biến thành quỷ dữ đội lốt người. Nhưng nơi nào Thiên Chúa được công nhận là Chúa duy nhất, nơi đó ân sủng và sự sống, tự do và tình yêu ngự trị. Trong vương quốc của Thiên Chúa, lời của Chúa Giêsu được coi là một phương châm: “Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10:43-45)
Việc truyền chức bí tích (giám mục, linh mục, phó tế) vẫn còn hiệu lực và hiệu quả, cùng với trách nhiệm giáo huấn và mục vụ của Giáo Hội. Các đối thủ cũ của Đức Joseph Ratzinger (trong tư cách là Hồng Y và Giáo Hoàng) không có quyền áp đặt các ký ức bôi nhọ lên danh tiếng của ngài bằng những câu hỏi hóc búa gây sốc về thần học và triết học, đặc biệt trong bối cảnh là hầu hết trong số họ thiếu các phẩm chất của một thầy dậy trong Giáo Hội như ngài. Chỉ những kẻ hoang tưởng rằng Giáo Hội của Chúa là một tổ chức chính trị - ý thức hệ mới dám chỉ trích cuốn sách của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah là một quan điểm đối kháng với quan điểm Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Họ không muốn hiểu rằng các mầu nhiệm đức tin chỉ có thể lĩnh hội với “Thần Khí của Thiên Chúa” chứ không phải với “tinh thần thế gian”. “Người sống theo xác thịt thì không đón nhận những gì của Thần Khí Thiên Chúa.” (1 Cor 2:14)
Cả các tông đồ đầu tiên đã không muốn hiểu rằng có những người tự nguyện từ bỏ kết hiệp vợ chồng để phục vụ Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu liền nói với họ: “Ai hiểu được thì hiểu.” (Mt 19:12). Và giải thích thế này: “Thầy bảo thật anh em: chẳng hề có ai bỏ nhà, bỏ vợ, anh em, cha mẹ hay con cái vì Nước Thiên Chúa, mà lại không được gấp bội ở đời này và sự sống vĩnh cửu ở đời sau” (Luca 18: 29-30; x Mt 19:29)
Khẳng định cho rằng Đức Bênêđíctô là đối thủ bí mật của Đức Giáo Hoàng đương nhiệm, và rằng lời thỉnh cầu của ngài cho chức tư tế bí tích và luật độc thân linh mục xuất phát từ một chính sách cản trở nhằm chống lại Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Amazon sắp được công bố chỉ có thể nảy sinh từ sự dốt nát về thần học. Không ai bác bỏ nỗi ám ảnh này một cách xuất sắc như chính Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong lời tựa cho tập hợp các văn bản về bí tích truyền chức thánh nhân dịp Đức Joseph Ratzinger kỷ niệm 65 năm linh mục vào năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “Mỗi lần tôi đọc các tác phẩm của Joseph Ratzinger / Benedict XVI, tôi nhận ra rằng ngài đã làm và vẫn làm thần học ‘quỳ gối’: quỳ gối, bởi vì người ta thấy rằng ngài không chỉ là một nhà thần học và một thầy dạy đức tin xuất sắc, mà còn là một người thực sự tin tưởng, thực sự cầu nguyện. Bạn thấy rằng ngài là một người thể hiện sự thánh thiện, một người của hòa bình, một người của Thiên Chúa.”
Và sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bác bỏ các bức tranh biếm họa về linh mục Công Giáo như một công chức lặp đi lặp lại các thủ tục thường ngày của một Giáo Hội, được mô tả như một tổ chức phi chính phủ, một lần nữa ngài nhấn mạnh vị trí đặc biệt của Đức Joseph Ratzinger như một thần học gia trên ngai tòa Thánh Phêrô với dòng chữ: “Như đã được khẳng định một cách dứt khoát bởi Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Müller, công trình thần học của Hồng Y Joseph Ratzinger, và sau đó là Đức Bênêđíctô XVI, đặt ngài vào trong số các nhà thần học vĩ đại trên ngai tòa của Thánh Phêrô, như Thánh Lêô Cả, Giáo Hoàng thánh thiện và là tiến sĩ Hội Thánh […]Từ quan điểm này, tôi muốn thêm vào nhận định đúng đắn của vị tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin rằng có lẽ ngày nay, với tư cách là Giáo Hoàng Danh dự, ngài trao cho chúng ta một cách đặc biệt rõ ràng một trong những bài học lớn nhất về ‘thần học trên đầu gối của ngài’”.
Sự đóng góp của Đức Bênêđíctô cho cuốn sách của Đức Hồng Y Sarah, dưới dạng một chú giải Kinh Thánh sâu sắc về Kitô học và Thánh Linh học về sự hiệp nhất sâu sắc nội tại của Cựu Ước và Tân Ước, được xây dựng trong truyền thông lịch sử của Thiên Chúa về chính Ngài, đưa ra cho chúng ta một sự trợ giúp nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng thần học và tâm linh về chức tư tế, là một trong các yếu tố quan trọng lớn nhất trong công cuộc đổi mới Giáo Hội (x. Vatican II, Presbyterorum ordis 1). Linh mục không phải là một viên chức của một công ty cung cấp các dịch vụ tôn giáo-xã hội. Linh mục cũng không phải là người tiêu biểu của một cộng đồng tự trị đang mặt đối mặt đòi hỏi các quyền lợi của mình trước Thiên Chúa thay vì nhận được “mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo từ trên, được tuôn xuống từ Cha là Đấng dựng nên muôn tinh tú” (Gc 1:17) Thông qua chức thánh, vị linh mục được nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Kitô, vị thượng tế và là Đấng hòa giải của Tân Ước, vị Thầy Chí Thánh và là mục tử tốt lành, Đấng thí mạng cho đàn chiên của Thiên Chúa (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 29; Presbyterorum ordis 2).
Từ sự đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu này, cũng phát sinh sự tương xứng nội tại trong chức tư tế bí tích đối với hình thái sống độc thân của Chúa Kitô. Chính Chúa Giêsu đã nói về các môn đệ, là những người, cánh chung học mà nói, là một bằng chứng cho vương quốc sắp tới khi sống kiêng khem tình dục, và từ bỏ cuộc sống hôn nhân và gia đình, theo ý chí tự do của mình, để phục vụ ơn cứu rỗi cho con người (Mt 19:12; 1 Cr 7: 32). Sống độc thân không hoàn toàn được yêu cầu bởi bản chất của chức tư tế. Nhưng nó phát sinh trong sự phù hợp mật thiết nhất từ bản chất của bí tích này vì linh mục là một đại diện của Chúa Kitô, là chú rể của cô dâu, là Giáo Hội, trong sức mạnh của sứ mệnh và hình thức sống của ngài như một sự dâng hiến trọn vẹn chính mình cho Thiên Chúa (x. Presbyterorum ordis 16). Đó là lý do tại sao những miễn trừ khỏi luật độc thân, được phát triển khác nhau trong các Giáo Hội Đông phương và Tây phương, được biện minh như là các ngoại lệ, chứ không phải là một luật liên quan đến tình trạng độc thân của các linh mục. Về cơ bản, Giáo Hội phải làm hết sức để hướng tới một chức tư tế độc thân. Từ nguồn gốc Kinh thánh, thực hành này đã phát triển, dưới hình thức luật buộc trong đó yêu cầu các giáo sĩ kết hôn phải kiêng khem tình dục, và chỉ phong chức cho các ứng viên giám mục, linh mục và phó tế, là những người tuyên hứa sống cuộc sống độc thân ngay từ đầu. Trong Giáo Hội Đông phương – tách biệt khỏi truyền thống của Giáo Hội sơ khai, và không có nghĩa sẽ tiếp tục mãi như thế - Công Đồng Quinisext (691/692), được tổ chức trong cung đình chứ không phải ở một nhà thờ, đã cho phép các linh mục và phó tế tiếp tục sống cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, trong Giáo Hội Latinh, chỉ có những người nam chưa lập gia đình, đã hứa sẽ sống một cuộc sống độc thân, mới được thánh hiến. Trong các Giáo Hội Đông phương, các giáo sĩ đã kết hôn, nhưng không phải là giám mục, được phép tiếp tục cuộc sống hôn nhân – nhưng phải kiêng khem quan hệ tình dục một thời gian trước khi cử hành Phụng vụ Thánh và cấm không được kết hôn lần thứ hai sau cái chết của người phối ngẫu. Quy định này cũng áp dụng cho các giáo sĩ Công Giáo đã nhận được sự miễn trừ khỏi nghĩa vụ độc thân (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 29). Vì lợi ích to lớn hơn của sự hiệp nhất, kể từ Đức Giáo Hoàng Piô thứ XII, Giáo Hội Công Giáo chấp nhận thực hành này trong các Giáo Hội Đông phương hiệp nhất với Tòa Thánh. Liên quan đến Anh giáo, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, đã miễn trừ nghĩa vụ độc thân cho giáo sĩ thuộc các giáo phái khác đã kết hôn và bước vào tình hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội, nếu họ muốn được phong chức linh mục trong Giáo Hội Công Giáo.
Do đó, việc thẳng thừng bãi bỏ độc thân linh mục, như trong các cộng đồng Tin Lành và Anh giáo hồi thế kỷ 16, sẽ là một sự xúc phạm đến bản chất của chức tư tế và xem thường toàn bộ truyền thống Công Giáo. Ai muốn trả lời trước Thiên Chúa và Giáo Hội thánh thiện của Ngài về hậu quả tai hại cho linh đạo và thần học về chức tư tế Công Giáo? Hàng triệu linh mục, kể từ khi thành lập Giáo Hội đến nay, sẽ cảm thấy bị tổn thương sâu đậm khi đứng trước giải thích cho rằng sự hy sinh cuộc sống của các linh mục vì Nước Trời và vì Giáo Hội chỉ dựa trên một kỷ luật pháp lý hời hợt bên ngoài, và chẳng có liên hệ gì giữa chức tư tế và hình thái sống độc thân vì Nước Trời. Việc thiếu linh mục (về số lượng và phẩm chất) ở các quốc gia phương Tây trước đây là các quốc gia Kitô giáo không phải là do thiếu ơn gọi từ Thiên Chúa, cho bằng do cuộc sống của chúng ta thiếu vắng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và Cứu Chúa cả thế giới.
Không chỉ có một cuộc thảo luận về luật độc thân linh mục, mà còn có cả một cuộc chiến cay đắng chống lại luật này, và qua đó, cũng chống lại chức tư tế bí tích. Vào thế kỷ 16, các nhà cải cách Tin lành hiểu chức vụ trong giáo hội chỉ đơn thuần là một chức năng tôn giáo trong một cộng đồng Kitô, do đó tước đi tính chất bí tích của nó. Nếu việc phong chức linh mục không còn là một sự đồng hình dạng nội tâm với Chúa Kitô, vị Thầy Chí Thánh, vị mục tử tốt lành và là Thầy Cả Thượng Phẩm của Giao ước mới, thì sự hiểu biết về mối liên hệ bên trong cuộc sống độc thân linh mục vì Nước Trời, đặt cơ sở nơi Tin Mừng, cũng không còn nữa (Mt 19:12; 1 Cr 7:32).
Trong bối cảnh của các cuộc bút chiến về cải cách và do quan điểm lý trí tự tại [Immanentism: thuyết lý trí tự tại chủ trương ý thức con người có thể vươn đến mọi chân lý, kể cả chân lý thần linh vốn được phát triển do tác động của các cảm thức tôn giáo – chú thích của người dịch] của họ về con người, các nhà triết học khai sáng của Pháp đã chỉ thấy nơi sự độc thân linh mục và những lời khấn dòng một sự áp chế bản năng tình dục, dẫn đến những rối loạn và những hình thái bất thường - tương tự như cách giải thích của khoa tâm lý học nội tâm, theo đó, tình dục là một cơ chế thỏa mãn bản năng, mà nếu bị “ức chế” sẽ gây ra chứng loạn thần kinh và những trạng thái bất thường.
Trong chế độ độc tài tương đối ngày nay, sự nhấn mạnh vào thẩm quyền bí tích từ quyền lực thiêng liêng cao hơn được coi là một cách các giáo sĩ muốn tranh giành quyền lực, và lối sống độc thân được xem như một lời buộc tội công khai, khinh miệt tình dục con người tới mức coi tình dục chỉ là nhằm đạt được khoái cảm ích kỷ. Độc thân linh mục xuất hiện như pháo đài cuối cùng hướng đến sự siêu việt triệt để của con người và hy vọng cho một thế giới bên kia và một thế giới sắp tới, nhưng theo các nguyên tắc vô thần, đó là một ảo ảnh nguy hiểm. Do đó, Giáo Hội Công Giáo, như là một đối trọng ý thức hệ đối với thuyết lý trí tự tại cực đoan, phải bị quyết liệt đấu tranh bởi các tầng lớp quyền lực và lắm tiền nhiều bạc quốc tế, những người cố gắng giành cho được một sự thống trị tuyệt đối trên cả tinh thần lẫn thể xác của đám quần chúng u minh. Trong một cử chỉ như ra tay trị liệu, người ta bắt chước một người hảo tâm ban cho các linh mục và các tu sĩ đáng thương một ân huệ là giải thoát họ khỏi xiềng xích của tình trạng bị áp chế về tính dục. Nhưng trong thái độ bất khoan dung đầy tự mãn của họ, những “ân nhân của loài người” này không hề nhận ra chút nào là họ đang chà đạp phẩm giá con người của tất cả những Kitô hữu, những người nghiêm túc coi trọng sự bất khả phân ly của hôn nhân trước mặt Chúa, hoặc trung thành thực hiện lời hứa độc thân với sự giúp đỡ của ân sủng. Vì chính ở đó, nơi các Kitô hữu trung thành đưa ra quyết định cuộc sống của họ ở nơi sâu thẳm nhất trong lương tâm của mình trước Thiên Chúa, những người phủ nhận ơn gọi siêu nhiên của con người muốn thuyết phục các Kitô hữu rằng họ phải làm sao phù hợp với một chân trời hạn hẹp của một thế giới hiện sinh bị lên án chết, vì thế giới ấy sống như thể Chúa không hề tồn tại (Vatican II, Gaudium et Spes – Hiến Chế Vui mừng và Hy vọng 21). “Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, như quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người. Do đó, họ không thể tự bào chữa được, vì tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo. […] Họ khoe mình khôn ngoan, nhưng đã trở nên điên rồ. Thay vì Thiên Chúa vinh quang bất tử, họ đã thờ hình tượng người phàm là loài phải chết, hay hình tượng các loài chim chóc, thú vật, rắn rết.” (Rm 1:20-23)
Lời buộc tội khét tiếng hiện nay là trong Giáo Hội có những kẻ phản động độc ác cố sống cố chết bảo vệ cho bằng được chức tư tế bí tích. Trong mắt những kẻ cáo buộc như thế, các giáo huấn về tính dục của Giáo Hội là phi thực tế và luật độc thân linh mục là phi nhân chủng học, và đang làm chậm trễ hoặc thậm chí là ngăn chặn sự hiện đại hóa cần thiết của Giáo Hội Công Giáo và sự thích nghi với thế giới hiện đại. Những gì họ may ra có thể chấp nhận được là một Giáo Hội không có Thiên Chúa, không có thập giá của Chúa Kitô và không có hy vọng về sự sống đời đời. Giáo Hội “với tín lý theo chủ nghĩa thờ ơ và chủ nghĩa tương đối về luân lý,” này cũng có thể bao gồm những người vô thần và những ai không tin, và có thể nói chuyện một cách đúng thời vụ về khí hậu, về nạn nhân mãn, về người di cư. Nhưng Giáo Hội ấy phải im lặng đối với việc phá thai, việc tự cắt xén thân thể mình khi xác định lại giới tính, an tử và khả năng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân giữa nam và nữ. Trong mọi trường hợp, Giáo Hội ấy phải chấp nhận cuộc cách mạng tình dục như một sự giải thoát khỏi sự thù địch đối với cơ thể con người của đạo đức tính dục Công Giáo. Do đó, nó sẽ là một dấu hiệu của sự ăn năn sám hối đối với [cái mà thế gian ngày nay gọi là] sự thù địch truyền thống đối với thân xác con người xuất phát từ di sản khinh miệt thân xác của Thánh Augustinô.
Bất kể tất cả những lời dua nịnh này, người Công Giáo trung thành có quan điểm được đặt cơ sở vững chắc rằng kẻ vô thần Scalfari không tin vào Thiên Chúa thì cũng không thể nào hiểu được “mầu nhiệm của Giáo Hội thánh thiện” (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 5). Con người ấy cũng không thể nào hiểu được rằng Đức Bênêđíctô (Joseph Ratzinger) sẽ luôn luôn là người có thẩm quyền hơn ông ta rất nhiều khi cố vấn cho vị Đại Diện của Chúa Kitô, người kế vị của Thánh Phêrô và mục tử của Giáo Hội hoàn vũ. Điều này có liên quan đến đến cả phẩm chất thần học và sự hiểu biết tâm linh của Đức Bênêđíctô về mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa, và kinh nghiệm về trách nhiệm của vị Giáo Hoàng đối với Giáo Hội hoàn vũ, mà một mình trước mặt Thiên Chúa, Đức Bênêđíctô là người duy nhất trên thế giới này phải chia sẻ [trách nhiệm] với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết trong lời nói đầu của cuốn sách của người tiền nhiệm ngài về chức linh mục cần được đọc bởi tất cả những “người khôn ngoan và quyền uy” của thế giới này (x 1 Cor 2: 6) trước khi họ gióng trống khua chiêng về một thế giới hoang tưởng của họ trong đó có các nhân vật phản giáo hoàng, các Hồng Y đối kháng nhau, và các chia rẽ sắp xảy ra. “Joseph Ratzinger / Benedict XVI là hiện thân của mối quan hệ liên tục với Chúa Giêsu, mà không có quan hệ đó thì không còn gì là đúng nữa, mọi thứ trở nên nhàm chán, các linh mục hầu như chỉ còn là những người làm công ăn lương, các giám mục là các quan chức và Giáo Hội không còn là Giáo Hội của Chúa Kitô nữa, nhưng là một cái gì đó do chúng ta đã tạo ra, một tổ chức phi chính phủ mà tối hậu chỉ là điều thừa thãi.”
Và ngài tiếp tục nói với các Hồng Y, giám mục và linh mục tập trung tại Hội trường Clêmentê trong buổi ra mắt cuốn sách hôm 28 Tháng Sáu năm 2016, không phải là như những thuộc hạ nhưng như những người bạn rằng:
“Anh em thân mến! Tôi dùng quyền tự do của mình để nói rằng nếu bất kỳ ai trong anh em mà có bất kỳ nghi ngờ nào về trọng tâm chức vụ của mình, mục đích của nó, lợi ích của nó; nếu anh em có bất kỳ nghi ngờ nào về những gì mọi người thực sự mong đợi nơi chúng ta, thì anh em hãy suy ngẫm về những dòng được trình bày ở đây. Điều được mô tả và làm chứng trong cuốn sách này, cho chúng ta thấy rằng chúng ta mang Chúa Kitô đến với họ, và dẫn họ đến với Ngài, đến với nguồn nước tươi mát và hằng sống mà họ khao khát hơn bất cứ thứ gì khác mà chỉ mình Ngài mới có thể ban cho và không gì có thể thay thế được; rằng chúng ta đang dẫn họ đến hạnh phúc đích thực và hoàn hảo khi không gì có thể thỏa mãn họ được; và rằng chúng ta đang dẫn họ đến việc hiện thực hoá giấc mơ bí mật của họ, là điều mà không một thế lực nào trên thế gian này có thể đoan hứa sẽ biến thành sự thật!”
Source:LifesiteNewsCdl Müller: Benedict’s words carry ‘great weight’ in Church,’ he’s not Francis’ antagonist
Sau khi xác quyết rằng Giáo Hội chỉ có một vị Giáo Hoàng duy nhất, là Đức Thánh Cha Phanxicô, Ðức Hồng Y Mueller khẳng định không có sự đối nghịch giữa hai tác giả cuốn sách đối với Ðức đương kim Giáo Hoàng, trái lại, hai vị có một ước muốn đóng góp hợp pháp cho chân lý.
Đức Hồng Y khẳng định rằng chỉ có những người lầm lẫn Giáo Hội của Thiên Chúa với một tổ chức ý thức hệ - chính trị mới coi rẻ sự đóng góp của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah, và mới có thể coi đây là một hành vi chống Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Về luật độc thân linh mục, Ðức Hồng Y Mueller cũng bênh vực lập trường của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah; đồng thời khẳng định rằng “Việc thiếu linh mục (về số lượng và phẩm chất) ở các quốc gia phương Tây trước đây là các quốc gia Kitô giáo không phải là do thiếu ơn gọi từ Thiên Chúa, cho bằng do cuộc sống của chúng ta thiếu vắng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và Cứu Chúa cả thế giới”.
Lên tiếng bênh vực luật độc thân linh mục, Đức Hồng Y khẳng định rằng: “Việc thẳng thừng bãi bỏ độc thân linh mục, như trong các cộng đồng Tin Lành và Anh giáo hồi thế kỷ 16, sẽ là một sự vi phạm bản chất của chức tư tế và xem thường toàn bộ truyền thống Công Giáo.” Nếu một biến cố như thế xảy ra “Hàng triệu linh mục, kể từ khi thành lập Giáo Hội đến nay, sẽ cảm thấy bị tổn thương sâu đậm khi đứng trước giải thích cho rằng sự hy sinh cuộc sống của các linh mục vì Nước Trời và vì Giáo Hội chỉ dựa trên một kỷ luật pháp lý hời hợt bên ngoài, và chẳng có liên hệ gì giữa chức tư tế và hình thái sống độc thân vì Nước Trời.”
Ngài cũng cảnh báo rằng ngày nay, “không chỉ có một cuộc thảo luận về luật độc thân linh mục, mà còn có cả một cuộc chiến cay đắng chống lại luật này và do đó, cũng chống lại chức tư tế bí tích.”
Nguyên bản tiếng Đức có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn từ bản dịch tiếng Anh, sang Việt Ngữ.
Đối thủ, hay anh em trong tinh thần? Mối quan hệ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Bênêđíctô XVI
Đức Hồng Y Gerhard Müller
Các phương tiện truyền thông cố ý gây hoang mang về chuyện đồng tác giả của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah đối với cuốn sách “Từ thẳm sâu tâm hồn chúng tôi” (Tháng Giêng 2020). Điều này chỉ ra cho chúng ta thấy sự hoang tưởng tràn lan hơn bao giờ hết trong bầu khí công cộng kể từ khi có sự cùng tồn tại giả định của hai vị giáo hoàng. Trong Giáo Hội Công Giáo chỉ có một vị giáo hoàng. Hiến chế Ánh sáng Muôn dân số 23 của Công Đồng Vatican II chỉ ra rằng “Đức Giáo Hoàng Rôma, trong tư cách là người kế vị Thánh Phêrô, là nguyên tắc vĩnh viễn và hữu hình, và là nền tảng của sự hiệp nhất của các giám mục cũng như các tín hữu.”
Trong cuộc tranh luận về sự đóng góp của Đức Bênêđíctô đối với chức tư tế Công Giáo, sự biến dạng nghiêm trọng về cảm nhận có cùng một lúc hai nguyên tắc hiệp nhất trái ngược nhau đã một lần nữa được khẳng định và nuôi dưỡng. Mặt khác, rõ ràng là Đức Giáo Hoàng Phanxicô và người tiền nhiệm của ngài là Đức Bênêđíctô XVI không phải là các tác giả của sự phân cực bệnh hoạn này, nhưng các ngài là nạn nhân của một dự phóng ý thức hệ.
Điều này đe dọa sự hiệp nhất của Giáo Hội cũng như làm suy yếu tính tối thượng của Giáo Hội Rôma. Tất cả những sự kiện này chỉ ra cho chúng ta thấy những chấn thương tâm thần, mà việc thoái vị của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô vào đầu năm 2013 đã gây ra trong việc “phân định các vấn đề đức tin của dân Chúa” (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 12; 35), đến nay vẫn chưa được chữa lành. Nhưng các tín hữu có quyền được có một sự đánh giá rõ ràng về phương diện thần học đối với sự cùng tồn tại một giáo hoàng đương nhiệm và vị tiền nhiệm danh dự của ngài. Sự kiện họa hiếm là vị Giáo Hoàng, người đứng đầu giám mục đoàn và Giáo Hội hữu hình, trong đó người đứng đầu vô hình là Chúa Kitô, rời bỏ ngai tòa Phêrô, được ủy thác cho ngài suốt đời, cho đến khi chết, không bao giờ có thể nắm bắt được qua các phạm trù thế gian (quyền nghỉ hưu liên quan đến tuổi già, hay mong muốn của người dân thay thế các nhà lãnh đạo của họ). Cho dù giáo luật có đề cập đến khả năng trừu tượng này (giáo luật 332 §2 CIC) đi nữa, các điều khoản chi tiết và kinh nghiệm cụ thể vẫn còn thiếu về cách thức tình trạng này có thể được mô tả và trên hết, làm thế nào nó có thể được định hình trong thực tế vì thiện ích của Giáo Hội.
Trong chính trị, có những đối thủ trong cuộc đấu tranh giành quyền lực. Khi đối thủ bị loại, đoàn lữ hành tiếp tục. Nhưng trong số những người theo Chúa Kitô, điều này không nên xảy ra. Vì trong Hội Thánh của Thiên Chúa tất cả đều là anh em. Chỉ một mình Chúa là cha của chúng ta. Và Con của Ngài, Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể (Ga 1: 14-18), là Thầy duy nhất của tất cả các môn đệ Ngài (Mt 23:10). Các giám mục và linh mục, qua chức vụ bí tích của các ngài, là những người phục vụ trong Giáo Hội, được bổ nhiệm trong Chúa Thánh Thần (Công vụ 20:28), là những người lãnh đạo Giáo Hội của Thiên Chúa nhân danh và dựa trên quyền bính của Chúa Kitô, Đấng nói qua môi miệng của các ngài như một vị thầy thiêng liêng trong các bài giảng (1 Tx 2:13). Qua các ngài, Chúa Kitô thánh hóa các tín hữu trong các bí tích. Và Chúa Kitô, là “mục tử và người giám hộ linh hồn anh em” (1 Pr 2:25) quan tâm đến phần rỗi của người dân bằng cách bổ nhiệm các tư tế (giám mục và linh mục) trong Giáo Hội của Ngài như các mục tử của họ (1 Pr 5: 2-3; Cv 20:28). Vị Giám mục Rôma thực thi thừa tác vụ của Thánh Phêrô, là người được Chúa Giêsu, Chúa của Giáo Hội kêu gọi đến chức mục tử phổ quát (Ga 21: 15-17). Nhưng các giám mục cũng là anh em của nhau. Điều này không ảnh hưởng đến thực tế là các ngài hợp nhất trong tư cách là thành viên của giám mục đoàn - với và dưới quyền của Đức Giáo Hoàng (Công Đồng Vatican II, Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 23).
Vị nguyên Giáo Hoàng vẫn còn sống được kết nối huynh đệ với tất cả các giám mục và thuộc thẩm quyền tài phán của vị Giáo Hoàng đương nhiệm. Nhưng điều này không ngăn cản lời nói của ngài tiếp tục có trọng lượng lớn trong Giáo Hội, bởi vì năng lực thần học và linh đạo cũng như kinh nghiệm Giám Mục và Giáo Hoàng của ngài trong việc cai quản.
Mối quan hệ của mỗi giám mục nghỉ hưu với người kế vị phải được đánh dấu bằng tinh thần huynh đệ. Những suy nghĩ trần tục về uy tín và trò chơi quyền lực chính trị là chất độc trong thân thể của Giáo Hội, là nhiệm thể của Chúa Kitô. Điều này còn phải được áp dụng một cách mạnh mẽ hơn nữa đối với mối quan hệ thậm chí tế nhị hơn giữa vị Giáo Hoàng đương quyền với người tiền nhiệm của ngài, là người đã từ bỏ việc thực thi sứ vụ Phêrô và vì thế mất hết tất cả các đặc quyền của quyền bính giáo hoàng, và do đó, chắc chắn không còn là giáo hoàng nữa.
Đáng ngạc nhiên ở đây là việc kết hợp hàng ngũ những kẻ thù trước đây của Giáo Hội từ những kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ, đến những kẻ theo chủ nghĩa tân vô thần Mácxít, và những thành phần theo chủ nghĩa thế tục trong Giáo Hội, muốn biến Giáo Hội của Thiên Chúa thành một tổ chức nhân đạo hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Kẻ thù cũ của Giáo Hội là Eugenio Scalfari tự hào về tình bạn mới của mình với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cảm thấy được hiệp nhất trong ý tưởng chung về một Tôn giáo Đại đồng Thế giới do con người tạo ra (trong đó không có Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm Nhập thể), ông ta đề nghị hợp tác với Đức Phanxicô. Ông ta đưa ra ý tưởng về một mặt trận bình dân quy tụ các tín hữu và những người không tin nhằm chống lại những kẻ thù và các đối thủ do ông ta xác định từ trong số các Hồng Y và giám mục, cũng như những người Công Giáo mà ông ta gọi là “bảo thủ cánh hữu”. Trong mặt trận này, ông thấy mình là người cùng chí hướng với nhóm “Vệ binh Bergoglio”, là nhóm tự mô tả mình như thế. Mạng lưới những người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả, được thúc đẩy bởi một ý chí thèm khát quyền lực, đã biến đổi một cách ý thức hệ “potestas plena” - quyền bính trọn vẹn của Ðức Giáo Hoàng - thành “potestas illimitata et absoluta” - quyền bính vô hạn và tuyệt đối của Ðức Giáo Hoàng. Đây là những gì những kẻ duy ý chí này muốn: Theo quan niệm của họ, mọi thứ đều tốt và đúng đơn giản là vì Giáo Hoàng muốn điều đó, thay vì Ðức Giáo Hoàng là người không được nói những gì khác hơn là những điều thiện, và chân thật. Họ mâu thuẫn với Công Đồng Vatican II, vì Công Đồng cho rằng huấn quyền phục vụ mặc khải khi “chỉ dạy những gì đã được truyền lại, vì thừa lệnh Chúa và với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, thành tâm lắng nghe, gìn giữ cách thánh thiện và trung thành trình bày Lời Chúa” (Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải Của Thiên Chúa Dei Verbum 10). Như thế, họ phơi bày cho thấy họ là những đối thủ gian ác của sứ vụ giáo hoàng, vì chủ trương trái nghịch với những gì đã được định nghĩa theo tín lý bởi giáo huấn của các Công Đồng Vatican I và II. Giữa Chúa Giêsu và các môn đệ của ngài đã không có nguyên tắc chủ tớ nhưng chỉ có tình bạn (Ga 15:15), thì tại sao mối quan hệ giữa Giáo Hoàng với các anh em của mình trong giám mục đoàn lại phải được đánh dấu bằng chủ nghĩa cơ hội phục tùng và sự vâng phục mù quáng và vô lý, khác xa với sự hiệp nhất của đức tin và lý trí tiêu biểu cho thần học Công Giáo? Theo ý tưởng của chủ nghĩa Mácxít cấp tiến, một Giáo Hoàng “nóng lạnh bất thường” có quyền thẳng thừng theo đuổi các chương trình nghị sự cực đoan cánh tả và thúc đẩy một sự thống nhất tư tưởng không có chiều kích siêu việt, không có Thiên Chúa và sự hòa giải lịch sử của ơn cứu độ nhờ Chúa Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người (1 Tm 2: 5).
Trong thế giới dân sự, những người cai trị, những người lãnh đạo quan điểm và ý thức hệ thực sự lạm dụng quyền lực của họ bằng cách coi thường luật đạo đức tự nhiên và các lệnh truyền của Thiên Chúa. Họ thường chiếm đoạt vị trí của Thiên Chúa và biến thành quỷ dữ đội lốt người. Nhưng nơi nào Thiên Chúa được công nhận là Chúa duy nhất, nơi đó ân sủng và sự sống, tự do và tình yêu ngự trị. Trong vương quốc của Thiên Chúa, lời của Chúa Giêsu được coi là một phương châm: “Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10:43-45)
Việc truyền chức bí tích (giám mục, linh mục, phó tế) vẫn còn hiệu lực và hiệu quả, cùng với trách nhiệm giáo huấn và mục vụ của Giáo Hội. Các đối thủ cũ của Đức Joseph Ratzinger (trong tư cách là Hồng Y và Giáo Hoàng) không có quyền áp đặt các ký ức bôi nhọ lên danh tiếng của ngài bằng những câu hỏi hóc búa gây sốc về thần học và triết học, đặc biệt trong bối cảnh là hầu hết trong số họ thiếu các phẩm chất của một thầy dậy trong Giáo Hội như ngài. Chỉ những kẻ hoang tưởng rằng Giáo Hội của Chúa là một tổ chức chính trị - ý thức hệ mới dám chỉ trích cuốn sách của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah là một quan điểm đối kháng với quan điểm Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Họ không muốn hiểu rằng các mầu nhiệm đức tin chỉ có thể lĩnh hội với “Thần Khí của Thiên Chúa” chứ không phải với “tinh thần thế gian”. “Người sống theo xác thịt thì không đón nhận những gì của Thần Khí Thiên Chúa.” (1 Cor 2:14)
Cả các tông đồ đầu tiên đã không muốn hiểu rằng có những người tự nguyện từ bỏ kết hiệp vợ chồng để phục vụ Nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu liền nói với họ: “Ai hiểu được thì hiểu.” (Mt 19:12). Và giải thích thế này: “Thầy bảo thật anh em: chẳng hề có ai bỏ nhà, bỏ vợ, anh em, cha mẹ hay con cái vì Nước Thiên Chúa, mà lại không được gấp bội ở đời này và sự sống vĩnh cửu ở đời sau” (Luca 18: 29-30; x Mt 19:29)
Khẳng định cho rằng Đức Bênêđíctô là đối thủ bí mật của Đức Giáo Hoàng đương nhiệm, và rằng lời thỉnh cầu của ngài cho chức tư tế bí tích và luật độc thân linh mục xuất phát từ một chính sách cản trở nhằm chống lại Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Amazon sắp được công bố chỉ có thể nảy sinh từ sự dốt nát về thần học. Không ai bác bỏ nỗi ám ảnh này một cách xuất sắc như chính Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong lời tựa cho tập hợp các văn bản về bí tích truyền chức thánh nhân dịp Đức Joseph Ratzinger kỷ niệm 65 năm linh mục vào năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết: “Mỗi lần tôi đọc các tác phẩm của Joseph Ratzinger / Benedict XVI, tôi nhận ra rằng ngài đã làm và vẫn làm thần học ‘quỳ gối’: quỳ gối, bởi vì người ta thấy rằng ngài không chỉ là một nhà thần học và một thầy dạy đức tin xuất sắc, mà còn là một người thực sự tin tưởng, thực sự cầu nguyện. Bạn thấy rằng ngài là một người thể hiện sự thánh thiện, một người của hòa bình, một người của Thiên Chúa.”
Và sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bác bỏ các bức tranh biếm họa về linh mục Công Giáo như một công chức lặp đi lặp lại các thủ tục thường ngày của một Giáo Hội, được mô tả như một tổ chức phi chính phủ, một lần nữa ngài nhấn mạnh vị trí đặc biệt của Đức Joseph Ratzinger như một thần học gia trên ngai tòa Thánh Phêrô với dòng chữ: “Như đã được khẳng định một cách dứt khoát bởi Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Müller, công trình thần học của Hồng Y Joseph Ratzinger, và sau đó là Đức Bênêđíctô XVI, đặt ngài vào trong số các nhà thần học vĩ đại trên ngai tòa của Thánh Phêrô, như Thánh Lêô Cả, Giáo Hoàng thánh thiện và là tiến sĩ Hội Thánh […]Từ quan điểm này, tôi muốn thêm vào nhận định đúng đắn của vị tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin rằng có lẽ ngày nay, với tư cách là Giáo Hoàng Danh dự, ngài trao cho chúng ta một cách đặc biệt rõ ràng một trong những bài học lớn nhất về ‘thần học trên đầu gối của ngài’”.
Sự đóng góp của Đức Bênêđíctô cho cuốn sách của Đức Hồng Y Sarah, dưới dạng một chú giải Kinh Thánh sâu sắc về Kitô học và Thánh Linh học về sự hiệp nhất sâu sắc nội tại của Cựu Ước và Tân Ước, được xây dựng trong truyền thông lịch sử của Thiên Chúa về chính Ngài, đưa ra cho chúng ta một sự trợ giúp nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng thần học và tâm linh về chức tư tế, là một trong các yếu tố quan trọng lớn nhất trong công cuộc đổi mới Giáo Hội (x. Vatican II, Presbyterorum ordis 1). Linh mục không phải là một viên chức của một công ty cung cấp các dịch vụ tôn giáo-xã hội. Linh mục cũng không phải là người tiêu biểu của một cộng đồng tự trị đang mặt đối mặt đòi hỏi các quyền lợi của mình trước Thiên Chúa thay vì nhận được “mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo từ trên, được tuôn xuống từ Cha là Đấng dựng nên muôn tinh tú” (Gc 1:17) Thông qua chức thánh, vị linh mục được nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Kitô, vị thượng tế và là Đấng hòa giải của Tân Ước, vị Thầy Chí Thánh và là mục tử tốt lành, Đấng thí mạng cho đàn chiên của Thiên Chúa (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 29; Presbyterorum ordis 2).
Từ sự đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu này, cũng phát sinh sự tương xứng nội tại trong chức tư tế bí tích đối với hình thái sống độc thân của Chúa Kitô. Chính Chúa Giêsu đã nói về các môn đệ, là những người, cánh chung học mà nói, là một bằng chứng cho vương quốc sắp tới khi sống kiêng khem tình dục, và từ bỏ cuộc sống hôn nhân và gia đình, theo ý chí tự do của mình, để phục vụ ơn cứu rỗi cho con người (Mt 19:12; 1 Cr 7: 32). Sống độc thân không hoàn toàn được yêu cầu bởi bản chất của chức tư tế. Nhưng nó phát sinh trong sự phù hợp mật thiết nhất từ bản chất của bí tích này vì linh mục là một đại diện của Chúa Kitô, là chú rể của cô dâu, là Giáo Hội, trong sức mạnh của sứ mệnh và hình thức sống của ngài như một sự dâng hiến trọn vẹn chính mình cho Thiên Chúa (x. Presbyterorum ordis 16). Đó là lý do tại sao những miễn trừ khỏi luật độc thân, được phát triển khác nhau trong các Giáo Hội Đông phương và Tây phương, được biện minh như là các ngoại lệ, chứ không phải là một luật liên quan đến tình trạng độc thân của các linh mục. Về cơ bản, Giáo Hội phải làm hết sức để hướng tới một chức tư tế độc thân. Từ nguồn gốc Kinh thánh, thực hành này đã phát triển, dưới hình thức luật buộc trong đó yêu cầu các giáo sĩ kết hôn phải kiêng khem tình dục, và chỉ phong chức cho các ứng viên giám mục, linh mục và phó tế, là những người tuyên hứa sống cuộc sống độc thân ngay từ đầu. Trong Giáo Hội Đông phương – tách biệt khỏi truyền thống của Giáo Hội sơ khai, và không có nghĩa sẽ tiếp tục mãi như thế - Công Đồng Quinisext (691/692), được tổ chức trong cung đình chứ không phải ở một nhà thờ, đã cho phép các linh mục và phó tế tiếp tục sống cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, trong Giáo Hội Latinh, chỉ có những người nam chưa lập gia đình, đã hứa sẽ sống một cuộc sống độc thân, mới được thánh hiến. Trong các Giáo Hội Đông phương, các giáo sĩ đã kết hôn, nhưng không phải là giám mục, được phép tiếp tục cuộc sống hôn nhân – nhưng phải kiêng khem quan hệ tình dục một thời gian trước khi cử hành Phụng vụ Thánh và cấm không được kết hôn lần thứ hai sau cái chết của người phối ngẫu. Quy định này cũng áp dụng cho các giáo sĩ Công Giáo đã nhận được sự miễn trừ khỏi nghĩa vụ độc thân (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 29). Vì lợi ích to lớn hơn của sự hiệp nhất, kể từ Đức Giáo Hoàng Piô thứ XII, Giáo Hội Công Giáo chấp nhận thực hành này trong các Giáo Hội Đông phương hiệp nhất với Tòa Thánh. Liên quan đến Anh giáo, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, đã miễn trừ nghĩa vụ độc thân cho giáo sĩ thuộc các giáo phái khác đã kết hôn và bước vào tình hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội, nếu họ muốn được phong chức linh mục trong Giáo Hội Công Giáo.
Do đó, việc thẳng thừng bãi bỏ độc thân linh mục, như trong các cộng đồng Tin Lành và Anh giáo hồi thế kỷ 16, sẽ là một sự xúc phạm đến bản chất của chức tư tế và xem thường toàn bộ truyền thống Công Giáo. Ai muốn trả lời trước Thiên Chúa và Giáo Hội thánh thiện của Ngài về hậu quả tai hại cho linh đạo và thần học về chức tư tế Công Giáo? Hàng triệu linh mục, kể từ khi thành lập Giáo Hội đến nay, sẽ cảm thấy bị tổn thương sâu đậm khi đứng trước giải thích cho rằng sự hy sinh cuộc sống của các linh mục vì Nước Trời và vì Giáo Hội chỉ dựa trên một kỷ luật pháp lý hời hợt bên ngoài, và chẳng có liên hệ gì giữa chức tư tế và hình thái sống độc thân vì Nước Trời. Việc thiếu linh mục (về số lượng và phẩm chất) ở các quốc gia phương Tây trước đây là các quốc gia Kitô giáo không phải là do thiếu ơn gọi từ Thiên Chúa, cho bằng do cuộc sống của chúng ta thiếu vắng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và Cứu Chúa cả thế giới.
Không chỉ có một cuộc thảo luận về luật độc thân linh mục, mà còn có cả một cuộc chiến cay đắng chống lại luật này, và qua đó, cũng chống lại chức tư tế bí tích. Vào thế kỷ 16, các nhà cải cách Tin lành hiểu chức vụ trong giáo hội chỉ đơn thuần là một chức năng tôn giáo trong một cộng đồng Kitô, do đó tước đi tính chất bí tích của nó. Nếu việc phong chức linh mục không còn là một sự đồng hình dạng nội tâm với Chúa Kitô, vị Thầy Chí Thánh, vị mục tử tốt lành và là Thầy Cả Thượng Phẩm của Giao ước mới, thì sự hiểu biết về mối liên hệ bên trong cuộc sống độc thân linh mục vì Nước Trời, đặt cơ sở nơi Tin Mừng, cũng không còn nữa (Mt 19:12; 1 Cr 7:32).
Trong bối cảnh của các cuộc bút chiến về cải cách và do quan điểm lý trí tự tại [Immanentism: thuyết lý trí tự tại chủ trương ý thức con người có thể vươn đến mọi chân lý, kể cả chân lý thần linh vốn được phát triển do tác động của các cảm thức tôn giáo – chú thích của người dịch] của họ về con người, các nhà triết học khai sáng của Pháp đã chỉ thấy nơi sự độc thân linh mục và những lời khấn dòng một sự áp chế bản năng tình dục, dẫn đến những rối loạn và những hình thái bất thường - tương tự như cách giải thích của khoa tâm lý học nội tâm, theo đó, tình dục là một cơ chế thỏa mãn bản năng, mà nếu bị “ức chế” sẽ gây ra chứng loạn thần kinh và những trạng thái bất thường.
Trong chế độ độc tài tương đối ngày nay, sự nhấn mạnh vào thẩm quyền bí tích từ quyền lực thiêng liêng cao hơn được coi là một cách các giáo sĩ muốn tranh giành quyền lực, và lối sống độc thân được xem như một lời buộc tội công khai, khinh miệt tình dục con người tới mức coi tình dục chỉ là nhằm đạt được khoái cảm ích kỷ. Độc thân linh mục xuất hiện như pháo đài cuối cùng hướng đến sự siêu việt triệt để của con người và hy vọng cho một thế giới bên kia và một thế giới sắp tới, nhưng theo các nguyên tắc vô thần, đó là một ảo ảnh nguy hiểm. Do đó, Giáo Hội Công Giáo, như là một đối trọng ý thức hệ đối với thuyết lý trí tự tại cực đoan, phải bị quyết liệt đấu tranh bởi các tầng lớp quyền lực và lắm tiền nhiều bạc quốc tế, những người cố gắng giành cho được một sự thống trị tuyệt đối trên cả tinh thần lẫn thể xác của đám quần chúng u minh. Trong một cử chỉ như ra tay trị liệu, người ta bắt chước một người hảo tâm ban cho các linh mục và các tu sĩ đáng thương một ân huệ là giải thoát họ khỏi xiềng xích của tình trạng bị áp chế về tính dục. Nhưng trong thái độ bất khoan dung đầy tự mãn của họ, những “ân nhân của loài người” này không hề nhận ra chút nào là họ đang chà đạp phẩm giá con người của tất cả những Kitô hữu, những người nghiêm túc coi trọng sự bất khả phân ly của hôn nhân trước mặt Chúa, hoặc trung thành thực hiện lời hứa độc thân với sự giúp đỡ của ân sủng. Vì chính ở đó, nơi các Kitô hữu trung thành đưa ra quyết định cuộc sống của họ ở nơi sâu thẳm nhất trong lương tâm của mình trước Thiên Chúa, những người phủ nhận ơn gọi siêu nhiên của con người muốn thuyết phục các Kitô hữu rằng họ phải làm sao phù hợp với một chân trời hạn hẹp của một thế giới hiện sinh bị lên án chết, vì thế giới ấy sống như thể Chúa không hề tồn tại (Vatican II, Gaudium et Spes – Hiến Chế Vui mừng và Hy vọng 21). “Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, như quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công trình của Người. Do đó, họ không thể tự bào chữa được, vì tuy biết Thiên Chúa, họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo. […] Họ khoe mình khôn ngoan, nhưng đã trở nên điên rồ. Thay vì Thiên Chúa vinh quang bất tử, họ đã thờ hình tượng người phàm là loài phải chết, hay hình tượng các loài chim chóc, thú vật, rắn rết.” (Rm 1:20-23)
Lời buộc tội khét tiếng hiện nay là trong Giáo Hội có những kẻ phản động độc ác cố sống cố chết bảo vệ cho bằng được chức tư tế bí tích. Trong mắt những kẻ cáo buộc như thế, các giáo huấn về tính dục của Giáo Hội là phi thực tế và luật độc thân linh mục là phi nhân chủng học, và đang làm chậm trễ hoặc thậm chí là ngăn chặn sự hiện đại hóa cần thiết của Giáo Hội Công Giáo và sự thích nghi với thế giới hiện đại. Những gì họ may ra có thể chấp nhận được là một Giáo Hội không có Thiên Chúa, không có thập giá của Chúa Kitô và không có hy vọng về sự sống đời đời. Giáo Hội “với tín lý theo chủ nghĩa thờ ơ và chủ nghĩa tương đối về luân lý,” này cũng có thể bao gồm những người vô thần và những ai không tin, và có thể nói chuyện một cách đúng thời vụ về khí hậu, về nạn nhân mãn, về người di cư. Nhưng Giáo Hội ấy phải im lặng đối với việc phá thai, việc tự cắt xén thân thể mình khi xác định lại giới tính, an tử và khả năng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân giữa nam và nữ. Trong mọi trường hợp, Giáo Hội ấy phải chấp nhận cuộc cách mạng tình dục như một sự giải thoát khỏi sự thù địch đối với cơ thể con người của đạo đức tính dục Công Giáo. Do đó, nó sẽ là một dấu hiệu của sự ăn năn sám hối đối với [cái mà thế gian ngày nay gọi là] sự thù địch truyền thống đối với thân xác con người xuất phát từ di sản khinh miệt thân xác của Thánh Augustinô.
Bất kể tất cả những lời dua nịnh này, người Công Giáo trung thành có quan điểm được đặt cơ sở vững chắc rằng kẻ vô thần Scalfari không tin vào Thiên Chúa thì cũng không thể nào hiểu được “mầu nhiệm của Giáo Hội thánh thiện” (Hiến chế Ánh sáng Muôn dân 5). Con người ấy cũng không thể nào hiểu được rằng Đức Bênêđíctô (Joseph Ratzinger) sẽ luôn luôn là người có thẩm quyền hơn ông ta rất nhiều khi cố vấn cho vị Đại Diện của Chúa Kitô, người kế vị của Thánh Phêrô và mục tử của Giáo Hội hoàn vũ. Điều này có liên quan đến đến cả phẩm chất thần học và sự hiểu biết tâm linh của Đức Bênêđíctô về mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa, và kinh nghiệm về trách nhiệm của vị Giáo Hoàng đối với Giáo Hội hoàn vũ, mà một mình trước mặt Thiên Chúa, Đức Bênêđíctô là người duy nhất trên thế giới này phải chia sẻ [trách nhiệm] với Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Những gì Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết trong lời nói đầu của cuốn sách của người tiền nhiệm ngài về chức linh mục cần được đọc bởi tất cả những “người khôn ngoan và quyền uy” của thế giới này (x 1 Cor 2: 6) trước khi họ gióng trống khua chiêng về một thế giới hoang tưởng của họ trong đó có các nhân vật phản giáo hoàng, các Hồng Y đối kháng nhau, và các chia rẽ sắp xảy ra. “Joseph Ratzinger / Benedict XVI là hiện thân của mối quan hệ liên tục với Chúa Giêsu, mà không có quan hệ đó thì không còn gì là đúng nữa, mọi thứ trở nên nhàm chán, các linh mục hầu như chỉ còn là những người làm công ăn lương, các giám mục là các quan chức và Giáo Hội không còn là Giáo Hội của Chúa Kitô nữa, nhưng là một cái gì đó do chúng ta đã tạo ra, một tổ chức phi chính phủ mà tối hậu chỉ là điều thừa thãi.”
Và ngài tiếp tục nói với các Hồng Y, giám mục và linh mục tập trung tại Hội trường Clêmentê trong buổi ra mắt cuốn sách hôm 28 Tháng Sáu năm 2016, không phải là như những thuộc hạ nhưng như những người bạn rằng:
“Anh em thân mến! Tôi dùng quyền tự do của mình để nói rằng nếu bất kỳ ai trong anh em mà có bất kỳ nghi ngờ nào về trọng tâm chức vụ của mình, mục đích của nó, lợi ích của nó; nếu anh em có bất kỳ nghi ngờ nào về những gì mọi người thực sự mong đợi nơi chúng ta, thì anh em hãy suy ngẫm về những dòng được trình bày ở đây. Điều được mô tả và làm chứng trong cuốn sách này, cho chúng ta thấy rằng chúng ta mang Chúa Kitô đến với họ, và dẫn họ đến với Ngài, đến với nguồn nước tươi mát và hằng sống mà họ khao khát hơn bất cứ thứ gì khác mà chỉ mình Ngài mới có thể ban cho và không gì có thể thay thế được; rằng chúng ta đang dẫn họ đến hạnh phúc đích thực và hoàn hảo khi không gì có thể thỏa mãn họ được; và rằng chúng ta đang dẫn họ đến việc hiện thực hoá giấc mơ bí mật của họ, là điều mà không một thế lực nào trên thế gian này có thể đoan hứa sẽ biến thành sự thật!”
Source:LifesiteNews
Tổng Thống Donald J. Trump công bố Ngày Toàn Quốc Mừng Tính Thánh Thiêng Của Sự Sống Con Người
Vũ Văn An
23:13 23/01/2020
Ngày 21 tháng 1, 2020, Tòa Bạch Ốc cho phổ biến bản văn của Tổng Thống Donald J. Trump công bố ngày 22 tháng 1 năm 2020 là Ngày Toàn Quốc [Mừng] Tính Thánh Thiêng Của Sự Sống Con Người (National Sanctity of Human Life Day). Nguyên văn lời công bố như sau:
Mọi người - đã sinh ra và chưa sinh ra, người nghèo, người bị coi thường, người tàn tật, bệnh hoạn và người già - đều có giá trị cố hữu. Mặc dù mỗi cuộc hành trình đều khác nhau, không đời sống nào là không có giá trị hoặc không quan trọng; các quyền lợi của mọi người phải được bảo vệ. Vào Ngày Toàn Quốc [Mừng] Tính Thánh Thiêng Của Sự Sống Con Người, Quốc gia chúng ta tự hào và mạnh mẽ tái khẳng định cam kết của chúng ta trong việc bảo vệ hồng phúc quý giá của sự sống ở mọi giai đoạn, từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên.
Gần đây, chúng ta đã thấy có nhiều sự suy giảm trong tổng số và tỷ lệ phá thai ở nước ta. Từ năm 2007-2016, một giai đoạn phân tích gần đây nhất, số lượng và tỷ lệ phá thai giảm lần lượt 24% và 26%. Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên - phần lớn trong số đó không có kế hoạch - đã giảm gần như liên tục trong một phần tư thế kỷ qua, góp phần vào tỷ lệ phá thai thấp nhất nơi các thiếu niên kể từ khi hợp pháp hóa phá thai vào năm 1973. Tất cả người Hoa Kỳ nên ăn mừng sự suy giảm số lượng và tỷ lệ phá thai này, một sự suy giảm cho thấy nhiều sự sống đã được cứu vớt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm, và, với tư cách là Tổng thống, tôi sẽ tiếp tục chiến đấu để bảo vệ sự sống của những trẻ chưa sinh. Tôi đã ký thành luật lệ theo Đạo luật Duyệt Xét Quốc hội (Congressional Review Act) cho phép các Tiểu Bang và các cơ quan được cấp quyền (grantees) khác được loại các tổ chức thực hiện phá thai khỏi các dự án Title X của họ. Chính phủ của tôi cũng đã ban hành các quy định để đảm bảo việc các dự án kế hoạch hóa gia đình Title X được tách biệt rõ ràng so với các dự án thực hiện, quảng bá hoặc giới thiệu phá thai như một phương pháp kế hoạch hóa gia đình; để bảo vệ các quyền lương tâm của các nhân viên và tổ chức chăm sóc sức khỏe, liên quan cả việc phá thai; và để đảm bảo việc Chính phủ Liên bang không cưỡng bức các chủ nhân, trong việc họ dựa vào niềm tin tôn giáo hoặc xác tín đạo đức để phản đối việc cung cấp bảo hiểm cho các biện pháp tránh thai, kể cả những biện pháp họ tin sẽ gây ra phá thai sớm. Ngoài ra, tôi đã kêu gọi Quốc hội hành động để cấm phá thai những thai nhi ở thai kỳ cuối cùng có thể đã cảm thấy đau đớn.
Chính phủ của tôi cũng đang xây dựng một liên minh quốc tế để xua tan khái niệm phá thai như một quyền căn bản của con người. Cho đến nay, 24 quốc gia đại diện cho hơn một tỷ người đã tham gia vào chính nghĩa quan trọng này. Chúng ta phản đối bất cứ dự án nào cố gắng khẳng định quyền hoàn cầu được phá thai theo yêu cầu và được tài trợ bởi người nộp thuế, cho đến tận lúc hạ sinh. Và chúng ta sẽ không bao giờ mệt mỏi trong việc bảo vệ sự sống vô tội - trong hoặc ngoài nước.
Là một quốc gia, chúng ta phải kiên định tận tâm đối với sự thật sâu sắc này là mọi sự sống đều là hồng phúc của Thiên Chúa, Đấng ban cho mọi người những giá trị và tiềm năng vô lượng. Vô số người Mỹ là những người bảo vệ sự sống không biết mệt mỏi và là những nhà chiến đấu bảo vệ những người yếu thế trong chúng ta. Chúng ta rất biết ơn những người hỗ trợ phụ nữ đang trải qua những vụ mang thai bất ngờ, những người giúp chữa lành cho những phụ nữ đã phá thai và những người chào đón trẻ em vào nhà của họ thông qua chăm sóc nuôi dưỡng và nhận con nuôi. Vào Ngày Toàn Quốc [Mừng] Tính Thánh Thiêng Của Sự Sống Con Người, chúng ta cử hành hồng phúc sự sống tuyệt vời và đổi mới quyết tâm của chúng ta trong việc xây dựng một nền văn hóa trong đó, sự sống luôn được tôn kính.
DO ĐÓ, NAY, TÔI, DONALD J. TRUMP, Tổng thống Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu, do thẩm quyền Hiến pháp dành cho tôi và luật pháp Hiệp Chúng Quốc, từ đó, tuyên bố ngày 22 tháng 1 năm 2020 là Ngày Toàn Quốc [Mừng] Tính Thánh Thiêng Của Sự Sống Con Người. Hôm nay, tôi kêu gọi Quốc hội cùng tham gia với tôi trong việc che chở và bảo vệ phẩm giá của mọi sự sống con người, kể cả những người chưa được sinh ra. Tôi kêu gọi người dân Hoa Kỳ tiếp tục chăm sóc phụ nữ trong những lần mang thai bất ngờ và hỗ trợ việc nhận con nuôi và chăm sóc nuôi dưỡng theo cách có ý nghĩa hơn, để mọi đứa trẻ đều có thể có một mái ấm yêu thương. Và cuối cùng, tôi yêu cầu mọi công dân của Quốc gia vĩ đại này lắng nghe âm thanh của sự im lặng gây ra bởi một thế hệ đã mất đối với chúng ta, và sau đó, cất cao tiếng nói của họ cho tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi phá thai, cả nhìn thấy lẫn không nhìn thấy.
VÌ VẬY, tôi đã đặt tay LÀM CHỨNG vào ngày hai mươi mốt tháng giêng này, năm hai ngàn hai mươi của Chúa, và năm hai trăm bốn mươi tư nền Độc lập của Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu.
DONALD J. TRUMP
Mọi người - đã sinh ra và chưa sinh ra, người nghèo, người bị coi thường, người tàn tật, bệnh hoạn và người già - đều có giá trị cố hữu. Mặc dù mỗi cuộc hành trình đều khác nhau, không đời sống nào là không có giá trị hoặc không quan trọng; các quyền lợi của mọi người phải được bảo vệ. Vào Ngày Toàn Quốc [Mừng] Tính Thánh Thiêng Của Sự Sống Con Người, Quốc gia chúng ta tự hào và mạnh mẽ tái khẳng định cam kết của chúng ta trong việc bảo vệ hồng phúc quý giá của sự sống ở mọi giai đoạn, từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên.
Gần đây, chúng ta đã thấy có nhiều sự suy giảm trong tổng số và tỷ lệ phá thai ở nước ta. Từ năm 2007-2016, một giai đoạn phân tích gần đây nhất, số lượng và tỷ lệ phá thai giảm lần lượt 24% và 26%. Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên - phần lớn trong số đó không có kế hoạch - đã giảm gần như liên tục trong một phần tư thế kỷ qua, góp phần vào tỷ lệ phá thai thấp nhất nơi các thiếu niên kể từ khi hợp pháp hóa phá thai vào năm 1973. Tất cả người Hoa Kỳ nên ăn mừng sự suy giảm số lượng và tỷ lệ phá thai này, một sự suy giảm cho thấy nhiều sự sống đã được cứu vớt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm, và, với tư cách là Tổng thống, tôi sẽ tiếp tục chiến đấu để bảo vệ sự sống của những trẻ chưa sinh. Tôi đã ký thành luật lệ theo Đạo luật Duyệt Xét Quốc hội (Congressional Review Act) cho phép các Tiểu Bang và các cơ quan được cấp quyền (grantees) khác được loại các tổ chức thực hiện phá thai khỏi các dự án Title X của họ. Chính phủ của tôi cũng đã ban hành các quy định để đảm bảo việc các dự án kế hoạch hóa gia đình Title X được tách biệt rõ ràng so với các dự án thực hiện, quảng bá hoặc giới thiệu phá thai như một phương pháp kế hoạch hóa gia đình; để bảo vệ các quyền lương tâm của các nhân viên và tổ chức chăm sóc sức khỏe, liên quan cả việc phá thai; và để đảm bảo việc Chính phủ Liên bang không cưỡng bức các chủ nhân, trong việc họ dựa vào niềm tin tôn giáo hoặc xác tín đạo đức để phản đối việc cung cấp bảo hiểm cho các biện pháp tránh thai, kể cả những biện pháp họ tin sẽ gây ra phá thai sớm. Ngoài ra, tôi đã kêu gọi Quốc hội hành động để cấm phá thai những thai nhi ở thai kỳ cuối cùng có thể đã cảm thấy đau đớn.
Chính phủ của tôi cũng đang xây dựng một liên minh quốc tế để xua tan khái niệm phá thai như một quyền căn bản của con người. Cho đến nay, 24 quốc gia đại diện cho hơn một tỷ người đã tham gia vào chính nghĩa quan trọng này. Chúng ta phản đối bất cứ dự án nào cố gắng khẳng định quyền hoàn cầu được phá thai theo yêu cầu và được tài trợ bởi người nộp thuế, cho đến tận lúc hạ sinh. Và chúng ta sẽ không bao giờ mệt mỏi trong việc bảo vệ sự sống vô tội - trong hoặc ngoài nước.
Là một quốc gia, chúng ta phải kiên định tận tâm đối với sự thật sâu sắc này là mọi sự sống đều là hồng phúc của Thiên Chúa, Đấng ban cho mọi người những giá trị và tiềm năng vô lượng. Vô số người Mỹ là những người bảo vệ sự sống không biết mệt mỏi và là những nhà chiến đấu bảo vệ những người yếu thế trong chúng ta. Chúng ta rất biết ơn những người hỗ trợ phụ nữ đang trải qua những vụ mang thai bất ngờ, những người giúp chữa lành cho những phụ nữ đã phá thai và những người chào đón trẻ em vào nhà của họ thông qua chăm sóc nuôi dưỡng và nhận con nuôi. Vào Ngày Toàn Quốc [Mừng] Tính Thánh Thiêng Của Sự Sống Con Người, chúng ta cử hành hồng phúc sự sống tuyệt vời và đổi mới quyết tâm của chúng ta trong việc xây dựng một nền văn hóa trong đó, sự sống luôn được tôn kính.
DO ĐÓ, NAY, TÔI, DONALD J. TRUMP, Tổng thống Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu, do thẩm quyền Hiến pháp dành cho tôi và luật pháp Hiệp Chúng Quốc, từ đó, tuyên bố ngày 22 tháng 1 năm 2020 là Ngày Toàn Quốc [Mừng] Tính Thánh Thiêng Của Sự Sống Con Người. Hôm nay, tôi kêu gọi Quốc hội cùng tham gia với tôi trong việc che chở và bảo vệ phẩm giá của mọi sự sống con người, kể cả những người chưa được sinh ra. Tôi kêu gọi người dân Hoa Kỳ tiếp tục chăm sóc phụ nữ trong những lần mang thai bất ngờ và hỗ trợ việc nhận con nuôi và chăm sóc nuôi dưỡng theo cách có ý nghĩa hơn, để mọi đứa trẻ đều có thể có một mái ấm yêu thương. Và cuối cùng, tôi yêu cầu mọi công dân của Quốc gia vĩ đại này lắng nghe âm thanh của sự im lặng gây ra bởi một thế hệ đã mất đối với chúng ta, và sau đó, cất cao tiếng nói của họ cho tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi phá thai, cả nhìn thấy lẫn không nhìn thấy.
VÌ VẬY, tôi đã đặt tay LÀM CHỨNG vào ngày hai mươi mốt tháng giêng này, năm hai ngàn hai mươi của Chúa, và năm hai trăm bốn mươi tư nền Độc lập của Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu.
DONALD J. TRUMP
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những Lưỡi Rắn Bò Ra Từ Đồng Tâm
Phạm Trần
09:27 23/01/2020
Cuộc hành quân của lối 3,000 Công an và Quân đội vào Thôn Hoành, Xã Đồng Tâm, gần Thủ đô Hà Nội lúc 4 giờ sáng ngày 09/01/2020 đã để lại vết nhơ rõ nét của một nhà nước ngụy ngôn và không ngại dùng bạo lực, dù dã man, tàn bạo để giữ quyền lợi bất chính.
Nạn nhân của những kẻ ăn gian nói dối, không còn xứng đáng là lãnh đạo của cả hệ thống Chính trị cường quyền trong vụ Đồng Tâm, gồm có Cụ Lê Đình Kình, người đứng đầu “nhóm đồng thuận” bảo vệ 59 mẫu đất nông nghiệp, và 3 Công an tấn công vào nhà cụ Kình.
Trong khi cụ Kình, 84 tuổi, có 60 tuổi đảng, nguyên Huyện ủy viên và nguyên Bí thư đảng bộ Xã Đồng Tâm, chưa hề trong đời bị kỷ luật Đảng, đã bị Công an vu khống “cấu kết với thế lưc lưu vong bên ngoài” để chống đảng và tư lợi, thì nhà nước lại vội vã vinh danh 3 Công an tham gia tập kích cụ Kình.
LƯỠI RẮN
Nhưng 3 Công an gồm Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh, Phó Trung đoàn trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an và Trung úy Phạm Công Huy, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP.Hà Nội thiệt mạng ở đâu?
Ban đầu, Công an đưa tin ám chỉ như cả Cụ Kình và 3 Công an đều chết ở khu vực đang có thi công xây dựng tường rào ở khu đồng Sênh, cách nhà Cụ Kình ít nhất 3 cây số.
Thông báo đầu tiên của Công an viết:“Từ ngày 31-12-2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn theo kế hoạch. Trong quá trình xây dựng, sáng 9-1-2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh; 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.
Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, các đơn vị liên quan đang tiến hành xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn theo kế hoạch.”
Tiếp tay cho tin bịa đặt của Công an, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) phụ họa:”Dư luận bàng hoàng, căm phẫn và mong muốn các cơ quan chức năng sớm xử lý nghiêm minh các đối tượng mạo danh “nhân dân” đã sát hại một cách dã man 3 chiến sĩ công an làm nhiệm vụ bảo vệ công trình xây dựng tường rào khu vực sân bay quân sự Miếu Môn và đảm an ninh trật tự xã hội, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân tại Đồng Tâm hôm 9/1 vừa qua.” (VOV, 13-01-020)
Nhưng khi bị chất vấn tại sao lại xây tường vào ban đềm và có thật là dân đã tập trung chống “người thi hành công vụ” lúc 4 giờ sáng, khi thực tế dân đang ngủ trong nhà thì Công an lại đổi giọng để “di chuyển” vụ gây ra án mạng 4 người, từ đồng Sềnh về khu nhà cụ Kình ở Thôn Hoành.
Thứ trường Bộ Công an, Trung tướng Lương Tam Quang nói với Báo chí sáng ngày 14/01/2020:” Theo kế hoạch, sáng 9/1 sẽ xây tới khu vực xã Đồng Tâm nên Công an Hà Nội phối hợp với các lực lượng của Bộ tiến hành triển khai các chốt nhằm đảm bảo an toàn cho trụ sở xã, cán bộ xã, cán bộ thôn. Xác định 20 đối tượng trọng điểm để ngăn ngừa. mTrong khi thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác bị các đối tượng trong "tổ đồng thuận" tấn công bằng lựu đạn và bom xăng cùng nhiều vũ khí khác…Trong quá trình truy đuổi đối tượng trực tiếp cầm lựu đạn chạy về nhà Lê Đình Chức và sang nhà ông Hợi, đã có một tổ công tác gồm 3 chiến sỹ bị rơi xuống hố kỹ thuật với chiều cao 4m. Ngay lập tức, các đối tượng đã đổ xăng và đốt các chiến sỹ dưới sự chỉ đạo của Lê Đình Kình.”
Rõ như ban ngày : cả 3 Công an đều rơi xuống hố một lượt khi họ truy đuổi các đối tượng, nhưng không có tin họ đã bị “tổ đồng thuận” tấn công.
Thế nhưng, đến chiều cùng ngày 14/01 (2020), tại lễ phát động phong trào gọi là “học tập tấm gương dũng cảm hi sinh” của 3 công an trong quá trình làm nhiệm vụ tại thôn Hoành, ông Tướng Lương Tam Quang lại nói khác.
Ông kể:”Tổ công tác đã truy đuổi, triển khai bắt giữ, các đối tượng tiếp tục sử dụng bom xăng, gạch đá, tuýp sắt dài 2m có gắn lưỡi dao đâm vào tổ công tác khiến 3 cán bộ công an bị thương, rơi xuống hố giữa nhà Lê Đình Hợi và Lê Đình Chức. Các đối tượng đã ném bom xăng, đổ xăng xuống hố, phóng hỏa, khiến 3 cán bộ, chiến sĩ công an hi sinh.”
Đáng chú ý: tên người chỉ đạo tấn công Lê Đình Kình không còn trong lần cáo cuộc này.
HÌNH “LIỆT SỸ” ĐU?
Nghe thì “thê thảm” và “dã man” tầy trời đấy, nhưng Nhà văn, Đại tá Phạm Đình Trọng đã nghi vấn:”Nhưng các tướng công an ở sở chỉ huy trận đánh đưa thông tin về ba cái chết mà không có nổi một tấm hình đủ sức thuyết phục, đủ sức chứng minh xác thực về cái chết của công an ở Đồng Tâm rạng sáng 9.1.2020. Có cái chết thực thì nơi ba công an ngã xuống không thể tùy tiện di chuyển hết nơi này đến nơi khác. Cái chết đau lòng có thực đó cũng đã được ghi lại bằng nhiều tấm ảnh xúc động và đầy sức thuyết phục, không mơ hồ và giả tạo như hai, ba tấm ảnh nghèo nàn do dư luận viên tung lên mạng.”
Ông Trọng còn thắc mắc:”Kéo đại quân bất ngờ đánh vào một làng quê nhỏ bé, quyền chủ động hoàn toàn thuộc về công an khai chiến. Trong trận đánh, người dân bị khống chế, giam trong nhà, người dân chỉ tự vệ cũng bất lực. Công an hoàn toàn làm chủ tình thế, làm chủ diễn biến trận đánh mà có tới ba sĩ quan công an cấp tá, cấp úy nối nhau lao xuống “hố kĩ thuật” chết thảm thì kĩ năng, nghiệp vụ của những sĩ quan công an đó quá tồi dẫn đến cái chết quá lãng nhách, không đáng.
Cơm ăn, áo mặc từ tiền thuế của dân, nhận đồng lương ưu đãi từ tiền thuế của dân mà nỡ cầm khẩu súng có được cũng từ tiền thuế của dân bắn vào dân rồi nhận cái chết do tự té xuống “hố kĩ thuật”. Dù đau lòng, thương tâm nhưng đó là những cái chết tầm thường của những con người công cụ phản bội nhân dân, chống lại nhân dân.”
BẢO VỆ TỔ QUỐC NÀO?
Nhưng trước mắt đảng và chính phủ thì “những cái chết tầm thường” vẫn xứng đáng được vinh danh “liệt sỹ” vì đã “góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Rất tiếc 3 “liệt sỹ” Công an không hy sinh ở biên cương lãnh thổ hay ngoài Biển Đông chống quân Tầu xâm lược mà lại ở “mặt trận đàn áp dân, chiếm đất” ở Thôn Hoành !
Phải chăng “sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã bị đặt sai chỗ, hay Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hết còn biết Thôn Hoành không phải là Tổ quốc?
Vì vậy việc tâng công có chủ ý cấp tốc và trái thông lệ phải qua nhiều qúa trình cứu xét đã được tuyên truyền như sau:
“ Ngày 10-1, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho 3 cán bộ Công an, đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
Tờ trình nêu rõ: Thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung ngày 16-7-2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9-4-2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xác nhận liệt sỹ và cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với 3 cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ Công an.
Cũng trong ngày 10-1, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định truy tặng Huân chương chiến công Hạng nhất cho ba cán bộ, chiến sỹ công an đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
(báo Công an Nhân dân(CAND), ngày 12/01/2020)
BẤT NHÂN-BẤT NGHĨA
Bên cạnh những vu cáo, mạ lỵ Cụ Lê Đình Kình và dân Đồng Tâm chống Chính quyền Hà Nội cưỡng chế 59 mẫu đất nông nghiệp được “tổ chức lưu vong nước ngoài hướng dẫn cách bạo động”, Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang còn nói :”Qua tài liệu thu thập được tại nhà Lê Đình Kình cho thấy, một số tổ chức lưu vong, phần tử chống đối đã hướng dẫn "tổ đồng thuận" cách làm bom xăng, tạo quả nổ, hướng dẫn mua sắm vật tư làm vũ khí… Nhiều đối tượng tự gắn mác đại diện nhân dân Đồng Tâm, hỗ trợ nhóm đồng thuận gây thanh thế, quyên góp tiền bạc. Về tiền quyên góp được, gần một nửa chia cho bố con, anh em ông Kình.”
Toàn là ngôn ngữ tố cáo riêng của Công an, không ai biết thực hư ra sao vì Công an không đưa ra bằng chứng. Báo chí nước ngoài ở Việt Nam và cả “làng báo, đài” của đảng cũng không dám xông mình điều tra lời cáo buộc của Lương Tam Quang.
Nhưng sau khi cụ Kình bị Công an hành quyết bằng 4 phát đạn vào đầu (2), tim (1) và vào chân (1), nhiều người dân trong và ngoài nước đã gửi tiền Phúng Điếu đến Gia đình cụ Kình như một nghĩa cử “nghĩa tử là nghĩa tận”, theo phong tục của người Việt Nam. Tuy nhiên Bộ Công an đã yêu cầu Vietcombank phong tỏa, không cho người đứng tên tài khoản Nguyễn Thúy Hạnh lấy ra trao lại cho Gia đình Cụ Kình.
Ngày 17/01 (2020), Bộ Công an loan báo:”Để phục vụ yêu cầu điều tra, mở rộng vụ án, trong đó có hành vi tài trợ khủng bố, Cơ quan điều tra đã đề nghị các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước phối hợp rà soát, phong tỏa một số tài khoản có liên quan.
Bộ Công an thông báo và đề nghị các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nâng cao cảnh giác, không gửi tiền vào tài khoản của những người có hành vi kêu gọi tài trợ và thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng xác minh, xử lý.
Hiện cơ quan chức năng đã phong tỏa tài khoản số 0611001987139 mở tại ngân hàng VCB mang tên NGUYEN THUY HANH.
Danh sách các tài khoản nghi vấn liên quan, Bộ Công an sẽ thường xuyên cập nhật khi có thông tin.
Trong bản tin phát trên VTV, Nguyễn Văn Tuyển, đối tượng được giao nhiệm vụ thường xuyên phát trực tiếp trên Facebook các thông tin sai lệch về nguồn gốc đất sân bay Miếu Môn, đã khai nhận được những đối tượng ở nước ngoài liên lạc tài trợ tiền để thực hiện các hoạt động gây rối an ninh trật tự như: Việt Tân, chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, Triều Đại Việt.
Số tiền nhận từ các tổ chức khủng bố, nhóm đối tượng sử dụng một phần để mua lựu đạn, hung khí, chế tạo bom xăng để sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng, phần lớn số tiền còn lại sử dụng vào các hoạt động chi tiêu cá nhân.
Các tổ chức khủng bố còn chỉ đạo nhóm đối tượng tìm mua vũ khí, nghiên cứu các tài liệu trên mạng Internet để chế tạo bom xăng nhằm chống lại các lực lượng chức năng khi bảo vệ việc xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn. Trong số các đối tượng tấn công lực lượng chức năng thời gian qua, có những trường hợp vì thiếu hiểu biết mà bị nhóm đối tượng cầm đầu kích động, lôi kéo.”
Tin của Công an viết thêm:” 528 triệu đồng là số tiền mà Nguyễn Thúy Hạnh đã kêu gọi được sau 3 ngày phát động từ các cá nhân trong và ngoài nước. Ngoài một số tài khoản ghi nội dung phúng điếu, có nhiều tài khoản có lời lẽ kích động, ca ngợi số chống đối tại Đồng Tâm...
Nguyễn Thúy Hạnh là đối tượng chống đối chính trị, tháng 12/2019 Nguyễn Thúy Hạnh được tổ chức Việt Tân trao giải thưởng Lê Đình Lượng, đã 3 lần bị lực lượng chức năng của Việt Nam xử phạt hành chính về hành vi tụ tập trái phép và biểu tình trái phép.”
“Đại tá Phan Nguyên Hùng, Phó cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an cho biết: "Qua theo dõi thấy rằng, có rất nhiều đối tượng trong và ngoài nước trong đó có một số đối tượng tổ chức khủng bố Việt Tân đã chuyển tiền vào tài khoản của Nguyễn Thúy Hạnh. Để kịp thời ngăn chặn, ý đồ của các đối tượng, Bộ Công an đã tiến hành phong tỏa tài khoản của Nguyễn Thúy Hạnh để tiếp tục điều tra, làm rõ mục đích sử dụng số tiền thu được".
Kể cũng lạ, trước cuộc tấn công, giết cụ Lê Đình Kình sáng ngày 09/01 (2020), không thấy Bộ Công an tố cáo Cụ Kình hay Tổ Đồng Thuận đã nhận tài trợ từ các Tổ chức lưu vong, trong đó có Việt Tân.
TƯỚNG THƯỚC-ĐẠI TÁ QUANG
Nhưng trước những tin hỏa mù một chiều và độc quyền về Đồng Tâm của Bộ Công an, dư luận trong và ngoài nước vẫn hoang mang không biết tin ai thì lác đác đó đây đã có những phát biểu “tát nước theo mưa”, ủng hộ nhà nước của một số cò mồi dư luận.
Trong số này, nổi bật hơn cả có Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên đại biểu Quốc hội, nguyên Tư lệnh Quân khu 4.
Ông nói :”Đây không phải là vụ án hình sự thông thường mà là có dấu hiệu chống phá Nhà nước. Theo dõi diễn biến sự việc ở xã Đồng Tâm suốt thời gian qua, tôi thấy rằng, hơn hai năm vừa qua, chính quyền đã thể hiện sự kiên nhẫn, nhân nhượng rất nhiều lần. Ai sai thì phải giáo dục để sửa, nhưng nếu khi đối tượng vẫn ngoan cố thì phải xử lý theo pháp luật. Vì chính quyền càng nhân nhượng thì kẻ địch đứng đằng sau càng giật dây để nhóm đối tượng càng lấn tới. Nên không thể nhân nhượng nữa mà phải hành động quyết liệt. Đây không chỉ là tội giết người trong vụ án hình sự đơn thuần mà theo tôi còn là tội chống phá chế độ, chống phá Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia và nhân dân. Nhóm đối tượng đã giết hại những cán bộ, chiến sĩ công an đang vì nhân dân phục vụ.
Vụ việc tại xã Đồng Tâm có dấu hiệu cho thấy thế lực thù địch bên ngoài đứng đằng sau để bày mưu kế, bơm tiền, đưa vũ khí cho nhóm chống đối. Đã là mâu thuẫn đối kháng có bàn tay của địch ở đằng sau thì phải kiên quyết trấn áp bằng sức mạnh và mưu lược, chứ không thể theo cách tuyên truyền, thuyết phục thông thường.”
“Mục đích của thế lực thù địch, của tổ chức khủng bố ở bên ngoài là muốn tạo ra ở xã Đồng Tâm một nhóm phản loạn nhằm chống lại Nhà nước của chúng ta.”
(báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 21/01/2020)
Lời nói của Tướng Thước giống hệt như tố cáo không bằng chứng của Công an. Ông Thước đã đóng vai quan tòa để buộc tội “nhóm chống đối”, trong đó có cụ Lê Đình Kình, người đã qua đời và không thể phản bác vạch ra sai trái và chủ quan, một chiều của Tướng Thước.
Như vậy, nói xấu và đổ tội cho người đã chết thì người sống có vinh dự gì, nhất là đối với một Tướng lĩnh như Nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Nguyễn Quốc Thước?
Trái với quan điểm một chiều và chủ quan của Tướng Thước, Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang, người đã về Đồng Tâm nhiều lần thảo luận vụ tranh chấp 59 mẫu đất với Cụ Lê Đình Kình, đã lên tiếng trong bài viết của ông phổ biến trên Internet ngày 22/01/2020.
Ông Quang qủa quyết :”Tôi khẳng định ĐCSVN đã phạm sai lầm cực kỳ nghiêm trọng khi quyết định sử dụng bạo lực thay cho đối thoại ôn hòa hoặc tranh tụng pháp lý trước tòa, dẫn đến một kết cục đẫm máu cho cả 2 phía, gây chia rẽ trong xã hội và làm ly tán lòng dân. Thử hỏi, 93 triệu người dân Việt Nam, nhất là 4,5 triệu kiều bào ta ở nước ngoài, từ nay có ai tin vào “chính sách đại đoàn kết và hòa hợp, hòa giải dân tộc” của Đảng nữa hay không, khi Đảng đã ra tay sử dụng vũ lực để giết hại người dân ngay trong thời bình? Qua vụ thảm sát Đồng Tâm này, có thể thấy rõ câu trả lời là: KHÔNG!
Theo Đại tá Quang thì:”Họ có thể đã đạt được điều họ muốn: Đã tiêu diệt được kẻ chủ mưu, rắn đã bị đánh dập đầu, từ nay sẽ vĩnh viễn không còn những buổi họp thường kỳ của “nhóm Đồng thuận” được tổ chức trong ngôi nhà này nữa!
Cũng với chính mục đích và mục tiêu như vậy nên họ mới ra tay hủy hoại tan hoang nhà riêng cụ Kình lẫn tư gia của 2 người con trai, cướp và mang đi mọi tài sản có giá trị trong 3 căn nhà này, như: TV, tủ lạnh, máy vi tính.v.v… cho đến chiếc ô tô mới mua của cháu Lê Đình Uy (đăng ký xe mang tên vợ là Nguyễn Thị Duyên), đặc biệt là chiếc tủ gỗ mà bên trong “cất giữ một lượng lớn tiền mặt mà gia đình dành dụm được trong những năm qua cùng mọi hồ sơ, tài liệu, văn bản, chứng cứ của cụ Kình lưu giữ hàng chục năm nay”!
Sự tàn ác, dã man đã đạt đến đỉnh điểm mà ngay chính các thành viên trong 3 ngôi nhà này, khi được thả về để lo hậu sự cho cụ Kình, không còn có thể nhận ra đây là 3 căn nhà mà chỉ vài hôm trước họ đã từng sinh sống!
Sao các người có thể tàn ác như vậy với đồng chí của mình, một đảng viên chưa hề bị kỷ luật đảng, một công dân chưa có tiền án, tiền sự, và chưa bị kết án là tội phạm trước bất cứ tòa án nào? Đây chính là sự tàn độc, dã man, thú tính, không còn tính người!”
Liệu những lới ta thán và lên án gay gắt Đảng và Nhà nước của Đại tá Quang có đánh thức lương tâm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không, hay cũng chỉ là nước đổ đầu vịt như đã từng xẩy ra với những Lãnh đạo Cộng sản đã cạn máu Việt Nam? -/-
Phạm Trần
(01/020)
Nạn nhân của những kẻ ăn gian nói dối, không còn xứng đáng là lãnh đạo của cả hệ thống Chính trị cường quyền trong vụ Đồng Tâm, gồm có Cụ Lê Đình Kình, người đứng đầu “nhóm đồng thuận” bảo vệ 59 mẫu đất nông nghiệp, và 3 Công an tấn công vào nhà cụ Kình.
Trong khi cụ Kình, 84 tuổi, có 60 tuổi đảng, nguyên Huyện ủy viên và nguyên Bí thư đảng bộ Xã Đồng Tâm, chưa hề trong đời bị kỷ luật Đảng, đã bị Công an vu khống “cấu kết với thế lưc lưu vong bên ngoài” để chống đảng và tư lợi, thì nhà nước lại vội vã vinh danh 3 Công an tham gia tập kích cụ Kình.
LƯỠI RẮN
Nhưng 3 Công an gồm Thượng tá Nguyễn Huy Thịnh, Phó Trung đoàn trưởng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; Thiếu úy Dương Đức Hoàng Quân, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an và Trung úy Phạm Công Huy, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP.Hà Nội thiệt mạng ở đâu?
Ban đầu, Công an đưa tin ám chỉ như cả Cụ Kình và 3 Công an đều chết ở khu vực đang có thi công xây dựng tường rào ở khu đồng Sênh, cách nhà Cụ Kình ít nhất 3 cây số.
Thông báo đầu tiên của Công an viết:“Từ ngày 31-12-2019, một số đơn vị của Bộ Quốc phòng phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn theo kế hoạch. Trong quá trình xây dựng, sáng 9-1-2020, một số đối tượng có hành vi chống đối, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả 3 cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh; 1 đối tượng chống đối chết, 1 đối tượng bị thương.
Các đơn vị chức năng đã khống chế và bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật nghiêm trọng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, các đơn vị liên quan đang tiến hành xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn theo kế hoạch.”
Tiếp tay cho tin bịa đặt của Công an, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) phụ họa:”Dư luận bàng hoàng, căm phẫn và mong muốn các cơ quan chức năng sớm xử lý nghiêm minh các đối tượng mạo danh “nhân dân” đã sát hại một cách dã man 3 chiến sĩ công an làm nhiệm vụ bảo vệ công trình xây dựng tường rào khu vực sân bay quân sự Miếu Môn và đảm an ninh trật tự xã hội, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân tại Đồng Tâm hôm 9/1 vừa qua.” (VOV, 13-01-020)
Nhưng khi bị chất vấn tại sao lại xây tường vào ban đềm và có thật là dân đã tập trung chống “người thi hành công vụ” lúc 4 giờ sáng, khi thực tế dân đang ngủ trong nhà thì Công an lại đổi giọng để “di chuyển” vụ gây ra án mạng 4 người, từ đồng Sềnh về khu nhà cụ Kình ở Thôn Hoành.
Thứ trường Bộ Công an, Trung tướng Lương Tam Quang nói với Báo chí sáng ngày 14/01/2020:” Theo kế hoạch, sáng 9/1 sẽ xây tới khu vực xã Đồng Tâm nên Công an Hà Nội phối hợp với các lực lượng của Bộ tiến hành triển khai các chốt nhằm đảm bảo an toàn cho trụ sở xã, cán bộ xã, cán bộ thôn. Xác định 20 đối tượng trọng điểm để ngăn ngừa. mTrong khi thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác bị các đối tượng trong "tổ đồng thuận" tấn công bằng lựu đạn và bom xăng cùng nhiều vũ khí khác…Trong quá trình truy đuổi đối tượng trực tiếp cầm lựu đạn chạy về nhà Lê Đình Chức và sang nhà ông Hợi, đã có một tổ công tác gồm 3 chiến sỹ bị rơi xuống hố kỹ thuật với chiều cao 4m. Ngay lập tức, các đối tượng đã đổ xăng và đốt các chiến sỹ dưới sự chỉ đạo của Lê Đình Kình.”
Rõ như ban ngày : cả 3 Công an đều rơi xuống hố một lượt khi họ truy đuổi các đối tượng, nhưng không có tin họ đã bị “tổ đồng thuận” tấn công.
Thế nhưng, đến chiều cùng ngày 14/01 (2020), tại lễ phát động phong trào gọi là “học tập tấm gương dũng cảm hi sinh” của 3 công an trong quá trình làm nhiệm vụ tại thôn Hoành, ông Tướng Lương Tam Quang lại nói khác.
Ông kể:”Tổ công tác đã truy đuổi, triển khai bắt giữ, các đối tượng tiếp tục sử dụng bom xăng, gạch đá, tuýp sắt dài 2m có gắn lưỡi dao đâm vào tổ công tác khiến 3 cán bộ công an bị thương, rơi xuống hố giữa nhà Lê Đình Hợi và Lê Đình Chức. Các đối tượng đã ném bom xăng, đổ xăng xuống hố, phóng hỏa, khiến 3 cán bộ, chiến sĩ công an hi sinh.”
Đáng chú ý: tên người chỉ đạo tấn công Lê Đình Kình không còn trong lần cáo cuộc này.
HÌNH “LIỆT SỸ” ĐU?
Nghe thì “thê thảm” và “dã man” tầy trời đấy, nhưng Nhà văn, Đại tá Phạm Đình Trọng đã nghi vấn:”Nhưng các tướng công an ở sở chỉ huy trận đánh đưa thông tin về ba cái chết mà không có nổi một tấm hình đủ sức thuyết phục, đủ sức chứng minh xác thực về cái chết của công an ở Đồng Tâm rạng sáng 9.1.2020. Có cái chết thực thì nơi ba công an ngã xuống không thể tùy tiện di chuyển hết nơi này đến nơi khác. Cái chết đau lòng có thực đó cũng đã được ghi lại bằng nhiều tấm ảnh xúc động và đầy sức thuyết phục, không mơ hồ và giả tạo như hai, ba tấm ảnh nghèo nàn do dư luận viên tung lên mạng.”
Ông Trọng còn thắc mắc:”Kéo đại quân bất ngờ đánh vào một làng quê nhỏ bé, quyền chủ động hoàn toàn thuộc về công an khai chiến. Trong trận đánh, người dân bị khống chế, giam trong nhà, người dân chỉ tự vệ cũng bất lực. Công an hoàn toàn làm chủ tình thế, làm chủ diễn biến trận đánh mà có tới ba sĩ quan công an cấp tá, cấp úy nối nhau lao xuống “hố kĩ thuật” chết thảm thì kĩ năng, nghiệp vụ của những sĩ quan công an đó quá tồi dẫn đến cái chết quá lãng nhách, không đáng.
Cơm ăn, áo mặc từ tiền thuế của dân, nhận đồng lương ưu đãi từ tiền thuế của dân mà nỡ cầm khẩu súng có được cũng từ tiền thuế của dân bắn vào dân rồi nhận cái chết do tự té xuống “hố kĩ thuật”. Dù đau lòng, thương tâm nhưng đó là những cái chết tầm thường của những con người công cụ phản bội nhân dân, chống lại nhân dân.”
BẢO VỆ TỔ QUỐC NÀO?
Nhưng trước mắt đảng và chính phủ thì “những cái chết tầm thường” vẫn xứng đáng được vinh danh “liệt sỹ” vì đã “góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Rất tiếc 3 “liệt sỹ” Công an không hy sinh ở biên cương lãnh thổ hay ngoài Biển Đông chống quân Tầu xâm lược mà lại ở “mặt trận đàn áp dân, chiếm đất” ở Thôn Hoành !
Phải chăng “sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã bị đặt sai chỗ, hay Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hết còn biết Thôn Hoành không phải là Tổ quốc?
Vì vậy việc tâng công có chủ ý cấp tốc và trái thông lệ phải qua nhiều qúa trình cứu xét đã được tuyên truyền như sau:
“ Ngày 10-1, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho 3 cán bộ Công an, đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
Tờ trình nêu rõ: Thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi, bổ sung ngày 16-7-2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9-4-2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xác nhận liệt sỹ và cấp Bằng Tổ quốc ghi công đối với 3 cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ Công an.
Cũng trong ngày 10-1, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định truy tặng Huân chương chiến công Hạng nhất cho ba cán bộ, chiến sỹ công an đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
(báo Công an Nhân dân(CAND), ngày 12/01/2020)
BẤT NHÂN-BẤT NGHĨA
Bên cạnh những vu cáo, mạ lỵ Cụ Lê Đình Kình và dân Đồng Tâm chống Chính quyền Hà Nội cưỡng chế 59 mẫu đất nông nghiệp được “tổ chức lưu vong nước ngoài hướng dẫn cách bạo động”, Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang còn nói :”Qua tài liệu thu thập được tại nhà Lê Đình Kình cho thấy, một số tổ chức lưu vong, phần tử chống đối đã hướng dẫn "tổ đồng thuận" cách làm bom xăng, tạo quả nổ, hướng dẫn mua sắm vật tư làm vũ khí… Nhiều đối tượng tự gắn mác đại diện nhân dân Đồng Tâm, hỗ trợ nhóm đồng thuận gây thanh thế, quyên góp tiền bạc. Về tiền quyên góp được, gần một nửa chia cho bố con, anh em ông Kình.”
Toàn là ngôn ngữ tố cáo riêng của Công an, không ai biết thực hư ra sao vì Công an không đưa ra bằng chứng. Báo chí nước ngoài ở Việt Nam và cả “làng báo, đài” của đảng cũng không dám xông mình điều tra lời cáo buộc của Lương Tam Quang.
Nhưng sau khi cụ Kình bị Công an hành quyết bằng 4 phát đạn vào đầu (2), tim (1) và vào chân (1), nhiều người dân trong và ngoài nước đã gửi tiền Phúng Điếu đến Gia đình cụ Kình như một nghĩa cử “nghĩa tử là nghĩa tận”, theo phong tục của người Việt Nam. Tuy nhiên Bộ Công an đã yêu cầu Vietcombank phong tỏa, không cho người đứng tên tài khoản Nguyễn Thúy Hạnh lấy ra trao lại cho Gia đình Cụ Kình.
Ngày 17/01 (2020), Bộ Công an loan báo:”Để phục vụ yêu cầu điều tra, mở rộng vụ án, trong đó có hành vi tài trợ khủng bố, Cơ quan điều tra đã đề nghị các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước phối hợp rà soát, phong tỏa một số tài khoản có liên quan.
Bộ Công an thông báo và đề nghị các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nâng cao cảnh giác, không gửi tiền vào tài khoản của những người có hành vi kêu gọi tài trợ và thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng xác minh, xử lý.
Hiện cơ quan chức năng đã phong tỏa tài khoản số 0611001987139 mở tại ngân hàng VCB mang tên NGUYEN THUY HANH.
Danh sách các tài khoản nghi vấn liên quan, Bộ Công an sẽ thường xuyên cập nhật khi có thông tin.
Trong bản tin phát trên VTV, Nguyễn Văn Tuyển, đối tượng được giao nhiệm vụ thường xuyên phát trực tiếp trên Facebook các thông tin sai lệch về nguồn gốc đất sân bay Miếu Môn, đã khai nhận được những đối tượng ở nước ngoài liên lạc tài trợ tiền để thực hiện các hoạt động gây rối an ninh trật tự như: Việt Tân, chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, Triều Đại Việt.
Số tiền nhận từ các tổ chức khủng bố, nhóm đối tượng sử dụng một phần để mua lựu đạn, hung khí, chế tạo bom xăng để sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng, phần lớn số tiền còn lại sử dụng vào các hoạt động chi tiêu cá nhân.
Các tổ chức khủng bố còn chỉ đạo nhóm đối tượng tìm mua vũ khí, nghiên cứu các tài liệu trên mạng Internet để chế tạo bom xăng nhằm chống lại các lực lượng chức năng khi bảo vệ việc xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn. Trong số các đối tượng tấn công lực lượng chức năng thời gian qua, có những trường hợp vì thiếu hiểu biết mà bị nhóm đối tượng cầm đầu kích động, lôi kéo.”
Tin của Công an viết thêm:” 528 triệu đồng là số tiền mà Nguyễn Thúy Hạnh đã kêu gọi được sau 3 ngày phát động từ các cá nhân trong và ngoài nước. Ngoài một số tài khoản ghi nội dung phúng điếu, có nhiều tài khoản có lời lẽ kích động, ca ngợi số chống đối tại Đồng Tâm...
Nguyễn Thúy Hạnh là đối tượng chống đối chính trị, tháng 12/2019 Nguyễn Thúy Hạnh được tổ chức Việt Tân trao giải thưởng Lê Đình Lượng, đã 3 lần bị lực lượng chức năng của Việt Nam xử phạt hành chính về hành vi tụ tập trái phép và biểu tình trái phép.”
“Đại tá Phan Nguyên Hùng, Phó cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an cho biết: "Qua theo dõi thấy rằng, có rất nhiều đối tượng trong và ngoài nước trong đó có một số đối tượng tổ chức khủng bố Việt Tân đã chuyển tiền vào tài khoản của Nguyễn Thúy Hạnh. Để kịp thời ngăn chặn, ý đồ của các đối tượng, Bộ Công an đã tiến hành phong tỏa tài khoản của Nguyễn Thúy Hạnh để tiếp tục điều tra, làm rõ mục đích sử dụng số tiền thu được".
Kể cũng lạ, trước cuộc tấn công, giết cụ Lê Đình Kình sáng ngày 09/01 (2020), không thấy Bộ Công an tố cáo Cụ Kình hay Tổ Đồng Thuận đã nhận tài trợ từ các Tổ chức lưu vong, trong đó có Việt Tân.
TƯỚNG THƯỚC-ĐẠI TÁ QUANG
Nhưng trước những tin hỏa mù một chiều và độc quyền về Đồng Tâm của Bộ Công an, dư luận trong và ngoài nước vẫn hoang mang không biết tin ai thì lác đác đó đây đã có những phát biểu “tát nước theo mưa”, ủng hộ nhà nước của một số cò mồi dư luận.
Trong số này, nổi bật hơn cả có Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên đại biểu Quốc hội, nguyên Tư lệnh Quân khu 4.
Ông nói :”Đây không phải là vụ án hình sự thông thường mà là có dấu hiệu chống phá Nhà nước. Theo dõi diễn biến sự việc ở xã Đồng Tâm suốt thời gian qua, tôi thấy rằng, hơn hai năm vừa qua, chính quyền đã thể hiện sự kiên nhẫn, nhân nhượng rất nhiều lần. Ai sai thì phải giáo dục để sửa, nhưng nếu khi đối tượng vẫn ngoan cố thì phải xử lý theo pháp luật. Vì chính quyền càng nhân nhượng thì kẻ địch đứng đằng sau càng giật dây để nhóm đối tượng càng lấn tới. Nên không thể nhân nhượng nữa mà phải hành động quyết liệt. Đây không chỉ là tội giết người trong vụ án hình sự đơn thuần mà theo tôi còn là tội chống phá chế độ, chống phá Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia và nhân dân. Nhóm đối tượng đã giết hại những cán bộ, chiến sĩ công an đang vì nhân dân phục vụ.
Vụ việc tại xã Đồng Tâm có dấu hiệu cho thấy thế lực thù địch bên ngoài đứng đằng sau để bày mưu kế, bơm tiền, đưa vũ khí cho nhóm chống đối. Đã là mâu thuẫn đối kháng có bàn tay của địch ở đằng sau thì phải kiên quyết trấn áp bằng sức mạnh và mưu lược, chứ không thể theo cách tuyên truyền, thuyết phục thông thường.”
“Mục đích của thế lực thù địch, của tổ chức khủng bố ở bên ngoài là muốn tạo ra ở xã Đồng Tâm một nhóm phản loạn nhằm chống lại Nhà nước của chúng ta.”
(báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 21/01/2020)
Lời nói của Tướng Thước giống hệt như tố cáo không bằng chứng của Công an. Ông Thước đã đóng vai quan tòa để buộc tội “nhóm chống đối”, trong đó có cụ Lê Đình Kình, người đã qua đời và không thể phản bác vạch ra sai trái và chủ quan, một chiều của Tướng Thước.
Như vậy, nói xấu và đổ tội cho người đã chết thì người sống có vinh dự gì, nhất là đối với một Tướng lĩnh như Nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Nguyễn Quốc Thước?
Trái với quan điểm một chiều và chủ quan của Tướng Thước, Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang, người đã về Đồng Tâm nhiều lần thảo luận vụ tranh chấp 59 mẫu đất với Cụ Lê Đình Kình, đã lên tiếng trong bài viết của ông phổ biến trên Internet ngày 22/01/2020.
Ông Quang qủa quyết :”Tôi khẳng định ĐCSVN đã phạm sai lầm cực kỳ nghiêm trọng khi quyết định sử dụng bạo lực thay cho đối thoại ôn hòa hoặc tranh tụng pháp lý trước tòa, dẫn đến một kết cục đẫm máu cho cả 2 phía, gây chia rẽ trong xã hội và làm ly tán lòng dân. Thử hỏi, 93 triệu người dân Việt Nam, nhất là 4,5 triệu kiều bào ta ở nước ngoài, từ nay có ai tin vào “chính sách đại đoàn kết và hòa hợp, hòa giải dân tộc” của Đảng nữa hay không, khi Đảng đã ra tay sử dụng vũ lực để giết hại người dân ngay trong thời bình? Qua vụ thảm sát Đồng Tâm này, có thể thấy rõ câu trả lời là: KHÔNG!
Theo Đại tá Quang thì:”Họ có thể đã đạt được điều họ muốn: Đã tiêu diệt được kẻ chủ mưu, rắn đã bị đánh dập đầu, từ nay sẽ vĩnh viễn không còn những buổi họp thường kỳ của “nhóm Đồng thuận” được tổ chức trong ngôi nhà này nữa!
Cũng với chính mục đích và mục tiêu như vậy nên họ mới ra tay hủy hoại tan hoang nhà riêng cụ Kình lẫn tư gia của 2 người con trai, cướp và mang đi mọi tài sản có giá trị trong 3 căn nhà này, như: TV, tủ lạnh, máy vi tính.v.v… cho đến chiếc ô tô mới mua của cháu Lê Đình Uy (đăng ký xe mang tên vợ là Nguyễn Thị Duyên), đặc biệt là chiếc tủ gỗ mà bên trong “cất giữ một lượng lớn tiền mặt mà gia đình dành dụm được trong những năm qua cùng mọi hồ sơ, tài liệu, văn bản, chứng cứ của cụ Kình lưu giữ hàng chục năm nay”!
Sự tàn ác, dã man đã đạt đến đỉnh điểm mà ngay chính các thành viên trong 3 ngôi nhà này, khi được thả về để lo hậu sự cho cụ Kình, không còn có thể nhận ra đây là 3 căn nhà mà chỉ vài hôm trước họ đã từng sinh sống!
Sao các người có thể tàn ác như vậy với đồng chí của mình, một đảng viên chưa hề bị kỷ luật đảng, một công dân chưa có tiền án, tiền sự, và chưa bị kết án là tội phạm trước bất cứ tòa án nào? Đây chính là sự tàn độc, dã man, thú tính, không còn tính người!”
Liệu những lới ta thán và lên án gay gắt Đảng và Nhà nước của Đại tá Quang có đánh thức lương tâm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không, hay cũng chỉ là nước đổ đầu vịt như đã từng xẩy ra với những Lãnh đạo Cộng sản đã cạn máu Việt Nam? -/-
Phạm Trần
(01/020)
Văn Hóa
Video nhạc Dâng Mẹ Mùa Xuân
Phạm Trung
13:42 23/01/2020
Don Bosco trích trong hồi ký Tôi học làm thầy
Võ Phá
16:54 23/01/2020
Tôi có một người bạn đang dạy ở tiểu chủng viện Don Bosco. Vào giữa năm học 1968-1969, thình lình anh phải di chuyển về quê. Để tránh gây phiền phức cho nhà trường, anh nhờ tôi vào thay thế cho đến hết niên khóa. Vì tình bạn, tôi nhận lời nhưng trong lòng đầy mặc cảm.
Tôi là người ngoại đạo, nhà trường lại dành cho chủng sinh, những người được đào tạo để trở thành đại diện chính thức của Thiên Chúa, sẽ thay Ngài chăn dắt đàn chiên rải rác trên khắp quê hương. Mặc cảm của tôi là chuyện không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, chỉ qua một tuần lễ đầu, mặc cảm giảm bớt đi rất nhiều; các em chủng sinh đã trao cho tôi tình thương mến còn hơn cả một số trường phi tôn giáo mà tôi đã dừng chân trong quá khứ.
Khung cảnh trang nghiêm của ngôi trường, sự đối xử của các tu sĩ, lòng yêu mến của học sinh làm cho ngôi trường nhanh chóng thành nơi thân thuộc của tôi.
Trong trường, có một linh mục người Ý. Lần đầu tiên gặp Cha, tôi giật mình sửng sốt, miệng lẩm bẩm một cách tự nhiên:
- Don Quichotte de la Manche!
Do đó, hễ có dịp là tôi tìm cách ngồi bên Cha trò chuyện. May quá, Cha nói được tiếng Pháp. Những câu chuyện thì rất tầm thường, nhưng tôi thích thú vì được trao đổi lời nói với Don Quichotte bằng xương, bằng thịt của tôi.
Học sinh Don Bosco học giỏi lắm, hơn tất cả các trường mà tôi đã và đang dạy. Từ trước đến nay, học sinh các lớp rất ngán tôi vì tôi hay cho các em điểm không. Nhiều lần, học sinh gọi tôi là “chuyên viên nuôi vịt đẻ” vì những con số không mà tôi gọi là trứng vịt, được tôi ban phát rất rộng rãi và đều đặn. Số lượng trứng trong cả cuộc đời dạy học của tôi có lẽ đủ để làm tất cả bánh trung thu của một mùa trăng tháng Tám! Thế mà chưa bao giờ tôi đặt được một quả trứng vào sổ điểm của trường Don Bosco.
Có một lần, tôi suýt làm được việc đó, không phải một quả mà có thể một giỏ đầy. Câu chuyện thế nầy.
Trước năm 1975, các trường thường giao cho tôi dạy Vật lý Hóa học nhiều hơn là Vạn vật học. Vào các tiết cuối cùng của tuần lễ, tôi thường cho rất nhiều bài tập để các em tự làm trong ngày Chúa Nhật. Dạo đó, học sinh cứ đến Chúa Nhật là đi rong chơi chứ không đi học thêm đến kiệt lực như ngày nay. Cho nhiều bài tập để các em tự luyện và bớt đi rong chơi, tôi chủ trương như thế. Hôm đó là ngày thứ bảy, tôi cũng theo thông lệ, cho lớp mười một Don Bosco một đống bài tập.
Sáng thứ hai kế tiếp lại có giờ ở lớp nầy. Tôi góp tất cả vở bài tập của các em lên để kiểm tra. Hầu hết không làm bài hoặc làm chưa xong. Tôi giận dữ, không nói không rằng, dằn mạnh sổ điểm trên bàn và lật ra. Những quả trứng vịt tròn vo đang nhảy múa trong đầu tôi. Học sinh thấy nét mặt bực bội và thái độ bất thường của tôi nên cả lớp im phăng phắc, không khí căng thẳng như dây cung trong tay tôi đã kéo ra hết mức. Chỉ cần tôi buông tay là trứng vịt sẽ ào ào tuôn vào sổ điểm, mà một khi chúng nó đã nằm vào đó rồi thì sẽ nằm cứng luôn; tôi không bao giờ chịu sửa điểm trong sổ ở bất cứ trường hợp nào.
Tôi mở cặp ra để mò tìm cây bút, học trò ngồi im như những pho tượng, không dám thở mạnh, mở to mắt nhìn theo tay tôi. Có lẽ các em đã đoán được điều tệ hại sắp xảy ra rồi.
Bỗng nhiên, em trưởng lớp đứng bật dậy:
- Thưa thầy…
Tôi ngừng tay nhìn em trưởng lớp, chờ đợi câu năn nỉ để tôi đáp lại bằng câu la rầy thì những quả trứng càng thêm tác dụng. Em nuốt nước bọt và nói nhanh:
- Thưa thầy, ngày Chúa Nhật, chúng con bận việc suốt từ tinh sương đến chiều tối, không rảnh một phút nào.
Tôi ngạc nhiên, nhìn em không chớp mắt. Em cúi đầu xuống, nói một hơi không nghỉ, sợ gián đoạn sự trình bày:
- Dòng của chúng con tuân theo tôn chỉ của Thánh Don Bosco, cứu giúp trẻ bụi đời. Cứ mỗi ngày Chúa Nhật, từ sáng tinh mơ, hàng ngàn đứa trẻ bụi đời toàn thành phố quy tụ về đây. Chúng con quần quật suốt ngày với các em bé đáng thương đó: lo cho các em ăn uống, chơi đùa, ca hát, thi đấu thể thao, tắm rửa, vân vân…. Chúng con mệt nhoài. Buổi tối, sau khi các em ra về, chúng con còn nhiều việc bắt buộc cho một chủng sinh nên khi được đặt lưng xuống giường là chúng con không còn biết trời đất gì nữa.
Em nói xong, ngồi xuống. Cả lớp im phăng phắc nhìn tôi, chờ đợi phản ứng của thầy. Tôi cảm thấy lòng mình bị lương tâm ngoạm cho một miếng đau nhói. Nhưng may, nó nhả ra ngay vì tôi chưa kịp tung những quả trứng vịt vào sổ điểm các em.
Sau nầy, tôi được biết rằng em chủng sinh nào nhận một con số không trong sổ điểm là có thể đứng trước nguy cơ bị loại ra khỏi tiểu chủng viện. Hú vía cho tôi hôm đó!
*
* *
Trường Don Bosco là trường của nhà dòng Thiên Chúa giáo, nên vẫn là một tư thục. Lúc bấy giờ, các tư thục nói chung đều hồi hộp trong mỗi kỳ thi Tú tài. Trường nào có học sinh thi đậu với tỉ số đến bốn chục phần trăm thì đã đánh trống khua chiêng, quảng cáo ầm ĩ hòng thu hút học sinh cho năm học sau. Thế mà Don Bosco thì không bao giờ nói đến tỉ số học sinh thi đậu vì không có em nào thi rớt cả. Hiện tượng Don Bosco là hiện tượng khác thường của những năm trước 1975. Trái ngược với ngày nay, tỉ số học sinh thi đậu tú tài vượt trên chín chục phần trăm, là chuyện quá thường tình. Các bạn tôi đều công nhận trình độ cả thầy lẫn trò ngày nay thấp hơn xưa, nhưng tỉ số thi đậu vẫn cao vòi vọi. Lạ lùng hơn nữa, các tỉnh càng ở xa, trình độ càng thấp thì học sinh càng đậu nhiều, tỉ số một trăm phần trăm không hiếm cho cả một hội đồng thi. Ai cũng biết kỳ thi nào cũng có thí sinh bỏ thi hoặc bỏ cuộc nửa chừng, nên tỉ số đậu 100% có nghĩa là các em không muốn đậu cũng bắt buộc phải đậu luôn.
Tôi xin nhắc lại hiện tượng Don Bosco ngày ấy là một hiện tượng bất thường. Có hợp tác với trường thì thấy các em chủng sinh hoàn toàn xứng đáng với hiện tượng bất thường đó. Dạy ở trường nầy, các thầy đều phải thận trọng vì nếu lỡ dạy một chi tiết không chính xác, sợ e học sinh nhận ra. Thông thường, thầy giỏi, học trò sẽ giỏi. Ngược lai, trò giỏi, thầy cũng phải giỏi theo. Bài giảng của thầy phải được soạn một cách kỹ lưỡng để tránh sai sót, kiến thức của thầy phải được thường xuyên củng cố để trả lời chính xác những câu hỏi của học sinh, thế là các em đã giúp cho thầy thăng tiến trong nghề nghiệp. Những năm dạy ở Don Bosco, tôi đã nhận được điều tốt lành đó.
Còn nhỏ mà học giỏi thì con đường tri thức trong tương lai cũng rộng mở. Tôi biết không ít học sinh Don Bosco của tôi dạo đó, nay đã trở thành những linh mục, những giáo sư của nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới. Điều đó tạo nên niềm hãnh diện, niềm vui sướng trong tuổi già của tôi. Trong đời nhà giáo, không có gì hạnh phúc bằng khi thấy học trò mình đã vượt xa mình về khả năng, về kiến thức hay về tư cách làm người.
Trong những “ngày xưa” đó, chủng sinh Don Bosco học giỏi mà chơi cũng không thua ai. Đội bóng đá của Don Bosco đoạt chức vô địch nhiều năm liên tiếp ở giải học sinh trung học. Tôi rất thích điều nầy vì lúc bé tôi mê đá banh hơn bất cứ trò chơi nào khác. Có lẽ, Pélé hay Maradona thời thơ ấu cũng mê chơi bóng cỡ như tôi là cùng. Có điều khác là hai người đó về sau trở thành ngôi sao được cả thế giới thán phục, còn tôi thì chẳng được ai khen ngợi.
Tuy vậy, khi nghe tôi thích bóng đá, các em rất hào hứng nên xúm lại năn nỉ tôi tham gia một trận với các em. Năn nỉ mãi thì tôi phải xiêu lòng và nhận lời. Tất cả học sinh nghe tôi ra sân trong sắc áo cầu thủ thì rất phấn khởi. Tôi được sắp vào đội banh lớp mười hai để tranh giải với đội banh lớp mười một. Khán giả đông lắm, có cả cha hiệu trưởng nữa. Tôi được các em xếp vào vị trí trung phong. Tôi đứng gần vạch vôi giữa sân và bỗng nhiên cảm thấy một niềm hãnh diện dâng lên trong lòng. Tôi nghĩ rằng, nếu mình đá được quả banh đầu tiên vào lưới của đối phương để nghe âm thanh hò reo tán thưởng của khán giả thì đó là điều tuyệt vời.
Cuộc chơi bắt đầu bằng tiếng còi khai trận thực dài của trọng tài. Quả banh được giao qua cho người thứ nhất. Em nầy chuyền ngay đến chân tôi. Tôi đang là cầu thủ được chú ý nhiều nhất trên sân. Tôi cố gắng chận được quả banh, chưa kịp đá đi thì một cầu thủ của phía đối phương phóng tới và rầm một cú như trời giáng, tôi ngã soài xuống đất, chân đau nhói, không đứng dậy ngay được. Tiếng còi khai trận chưa kịp tan thì tiếng còi ngưng trận vang lên.
Cầu thủ phạm lỗi vội vàng quay lại đỡ tôi đứng dậy nhưng sợ tôi không đứng vững nên hai người dìu tôi ra khỏi sân. Nhiều người kể cả trọng tài, xúm lại nắn bóp chân tôi. Không sao cả, chỉ trầy sơ, thoa chút dầu thì bớt đau. Trọng tài ra lệnh tôi trở vào sân, tôi từ chối. Cầu thủ và khán giả xúm lại năn nỉ tôi chơi tiếp, tôi cũng từ chối. Nghĩ đến ngày mai phải cà thọt bước lên bục giảng, tôi cảm thấy máu cầu thủ trong tôi bỗng nguội lạnh như đống tro tàn. Tôi vào sân vừa được mười giây và chạm banh được một lần. Thế là quá đủ rồi. Đến ông Chủ tịch FIFA, nếu xuất hiện và năn nỉ, thì tôi cũng từ chối thôi.
Học giỏi, đá banh giỏi, âm nhạc lại càng giỏi hơn. Dàn kèn của Don Bosco thì hay vô cùng. Dạo đó, nhiều cơ quan ở địa phương thường nhờ dàn kèn của Don Bosco đến làm lễ chào đón thượng khách ngoại quốc nữa kia. Trong trường, mỗi lần, dàn kèn trổi lên thì tôi ngưng mọi sinh hoạt bên ngoài và bên trong, mở tung các cánh cửa tâm hồn để âm nhạc tuôn vào.
Tôi còn nhớ rõ, gần mười năm sau, đúng ngày Noešl 1978, có ba học sinh Don Bosco ghé thăm tôi sau khi vĩnh biệt tiểu chủng viện. Mỗi em mang theo một cây kèn. Các em chơi liền hai bản thánh ca. Âm nhạc lập tức biến căn nhà lá vách đất ọp ẹp của tôi thành một thiên đường rực rỡ. Tôi đắm chìm trong niềm hoan lạc lạ kỳ. Tôi nhìn qua khung cửa sổ. Trên bầu trời xanh lơ, có vài dải mây bàng bạc lững lờ trôi. Đó là những cổ xe trời, dùng để chở các Thiên thần đi mừng Chúa Hài đồng giáng thế. Thiên thần nghe tiếng nhạc, vén mây nhìn xuống và mỉm cười.
Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi có một khái thị đột nhiên về tôn giáo, thăng hoa đến mức như vậy.
Sau hai bản thánh ca, các em ôm đàn đi mất, không bao giờ trở lại nữa.
Tôi xin trở lại câu chuyện năm 1969, ở trường Don Bosco. Tôi là người ngoại đạo, vào chủng viện, dạy thế cho bạn tôi trong một lục cá nguyệt, tức là một học kỳ mà thôi. Một lục cá nguyệt, thực là ngắn ngủi. Lúc đó, trường có sáu giáo sư ở ngoài vào dạy các môn khoa học và sử địa. Còn quốc văn, triết học và sinh ngữ thì do các tu sĩ trong trường đảm nhiệm. Các giáo sư, ngoại trừ tôi, đều là con chiên ngoan đạo.
Ngày cuối cùng của năm học, các thầy giáo ngồi lại với nhau, ăn bánh uống nước, nói chuyện phiếm. Một lát sau, linh mục hiệu trưởng lên bắt tay từng người và trao cho mỗi giáo sư một phong thư. Tôi biết bên trong có món thù lao tháng chót và một lá thư chữ đánh máy của nhà trường.
Tôi cũng biết thư gồm hai loại. Thư cám ơn suông, không nói gì thêm, thì năm học sau đừng đến nữa; thư cám ơn và hẹn tái ngộ thì năm học sau trở lại dạy. Tôi chắc mẻm là mình được thư cám ơn suông vì hôm nay, tôi hết hạn “hợp đồng miễn cưỡng” với nhà trường. Xin nhắc lại, tôi đến đây dạy không phải do lời mời chính thức của nhà trường mà chỉ tạm thời dạy thế cho bạn tôi đến hết năm học. Nếu rời nơi đây thì về việc tiền bạc, tôi không phải lo lắng gì cả vì trong một vài năm gần đây, tôi đã từ chối bớt một số giờ trường tư bên ngoài mà thù lao còn cao hơn ở trường nầy khá nhiều.
Tuy nhiên, tôi vẫn thấy một nỗi buồn man mác khi phải từ giã ngôi trường nầy. Qua khung cửa sổ, tôi nhìn hàng cây cao lung lay trong gió sớm. Chúng đã trở thành quen thuộc và kể từ nay tôi sẽ không còn trông thấy nữa. Tôi nhìn xuống sân banh, cỏ đã bắt đầu mọc xanh từng đám sau một tháng mưa đầu mùa. Trên cái sân vô tri vô giác nầy, tôi đã từng khoác áo cầu thủ và đã được những bàn tay thân yêu dìu ra khỏi cuộc chơi. Tôi nhìn qua chiếc cổng thâm nghiêm và cổ kính, nơi hằng ngày khi tôi bước qua thì đều có cảm giác đi từ cuộc đời trần tục để vào lĩnh địa của hiền hòa, chân thật và đạo đức. Tôi sắp xa nơi đây và chắc chắn tôi sẽ không quên ngôi trường nầy dù tôi chỉ mới đến dạy chưa tròn một niên khóa.
Cha hiệu trưởng đã đưa phong thư cho tôi; tôi cầm trong tay, định bụng về nhà đưa cả cho vợ tôi để cô ấy moi tiền ra đi mua sắm.
Năm người kia, trái lại, mở phong bì ra xem ngay. Ba lá thư cám ơn suông, hai lá thư hẹn tái ngộ. Hai người thì vui, ba người mặt thoáng buồn. Mọi người nhìn sang tôi và chờ đợi. Hiểu ý, tôi bóc phong bì ra. Tôi phải đọc lá thư đến hai lần: thư hẹn tái ngộ, nghĩa là, xin nhắc lại, trường mời sang năm đến dạy tiếp!
Cái mặc cảm người ngoại đạo của những ngày đầu mới đến đấy, tưởng đã biến mất khi năm học kết thúc, bỗng dưng trở lại trong tôi với lá thư nầy. Sau khi anh em đứng dậy chia tay, tôi bước xuống cầu thang thì gặp cha hiệu trưởng từ văn phòng đi ra. Tôi chận lại và vào đề ngay:
-Thưa Cha, Cha có biết con là người ngoại đạo hay không?
Cha ngạc nhiên nhìn tôi, nhưng khi thấy tôi vẫn còn cầm phong thư trong tay, Cha chợt hiểu. Ông mỉm cười trả lời:
- Tất cả mọi người đều là con chiên của Chúa, không riêng gì người có đạo. Thầy hãy an tâm và cố gắng làm theo lời Chúa dạy: luôn luôn tận tâm với học sinh, tại đây và ở mọi nơi mà thầy đến dạy.
Nói xong, cha siết chặt tay tôi và quay gót. Tôi đứng yên, nhìn theo tà áo đen chậm chạp di chuyển trong ánh nắng ban mai, lung linh, tràn đầy thánh thiện.
Tôi nghĩ thầm: “Tất cả mọi người đều là con chiên của Chúa. Có những con chiên ngoan đạo đã vào hàng ngũ chỉnh tề trong các thánh đường dưới chân tượng Chúa. Lại có những con chiên đang mải rong chơi ngoài đồng nội, quên cả giờ về cho Chúa điểm danh!”
Hôm đó, lòng tôn sùng tôn giáo trong tôi bùng lên cao ngút, tuy nhiên tôi vẫn là người ngoại đạo. Trong gia tộc tôi, mọi người đều theo đạo Phật cho nên tôi muốn mình vẫn là người ngoại đạo để không tạo khoảng cách có thể không tránh khỏi đối với gia đình và bà con thân thuộc. Tuy nhiên, tôi vẫn có lòng tôn sùng các đấng chí tôn của các tôn giáo, rất cảm động khi nghĩ đến đức từ bi, bác ái của các Ngài. Tôi cũng thường đề cao cái hay cái quý của tôn giáo với học trò tôi với lòng mong muốn mọi người thuộc các tôn giáo khác nhau thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Hiện tại, trên thế giới nhiều người đang thổi bùng sự mâu thuẫn tôn giáo đến thù hận và chém giết nhau một cách dã man. Dân tộc Việt Nam thì hiền lành nhưng người làm giáo dục phải biết lo xa, lòng khoan dung tôn giáo cần phải dạy cho mọi người nhất là cho giới trẻ thấm nhuần. Các thầy cô trẻ tuổi có đồng ý với tôi như thế không?
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuổi Tý
Joseph Ngọc Phạm
16:36 23/01/2020
TUỔI TÝ
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Tuổi Tý trí khôn nhất trần gian
Dạy một biết mười thế mới an
Tiền tài vật chất trong chốc lát
Nghèo biến thành sang cũng nhẹ nhàng..
(KD)
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Tuổi Tý trí khôn nhất trần gian
Dạy một biết mười thế mới an
Tiền tài vật chất trong chốc lát
Nghèo biến thành sang cũng nhẹ nhàng..
(KD)
VietCatholic TV
Khí phách anh hùng Giám Mục Trung Quốc: Thà ngủ đầu đường xó chợ không gia nhập giáo hội quốc doanh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:09 23/01/2020
Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm (Guo Xijin - 郭希錦) và các linh mục phụ tá của ngài vừa bị đuổi ra khỏi Tòa Giám Mục và phải lang thang ngủ trên hè phố. Cha Bernardo Cervellera, giám đốc Asia-News, cơ quan thông tin của PIME, Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, gọi vị Giám Mục và các linh mục này là những “nạn nhân” của thoả thuận Vatican - Bắc Kinh ký ngày 22 tháng 9, 2018.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm bị đuổi khỏi Tòa Giám Mục: ngài ngủ trên hè phố. Một số linh mục và người già cũng lâm vào tình cảnh vô gia cư
Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm, nguyên giám mục bản quyền của giáo phận Mân Đông (Mindong - 闽东话) thuộc tỉnh Phúc Kiến (Fujian - 福建), hiện đang lâm vào tình cảnh vô gia cư và phải ngủ trên ngưỡng cửa của Tòa Giám Mục và trước cửa các nhà xứ ở thành phố Lạc Giang (Luojiang - 罗江区), sau khi có lệnh trục xuất ngài và các linh mục làm việc cũng như sống chung với ngài hôm 15 tháng Giêng.
Để gia tốc lệnh trục xuất này, tất cả các nguồn cung cấp điện và nước cho Tòa Giám Mục đã bị cắt. Chính thức mà nói, bọn cầm quyền giải thích lệnh trục xuất là vì lý do an ninh. Chúng gắn một tấm bảng phía trước Tòa Giám Mục giải thích rằng tòa nhà không tôn trọng các quy định về hỏa hoạn và do đó phải bị đóng cửa, mặc dù tòa nhà đã được xây dựng với tất cả các giấy phép cần thiết hơn 10 năm trước. Trên thực tế, hoạt động của công an cộng sản là một dấu chỉ bách hại ra mặt và là một nỗ lực nhằm gây áp lực với Đức Giám Mục và các linh mục của ngài vì các vị đã từ chối không chịu gia nhập vào một Giáo Hội độc lập với Vatican.
Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm là một trong những “nạn nhân” đầu tiên của thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican, trong đó chuyển đổi giáo phận Mân Đông thành một loại “dự án thí điểm” cho việc thực hiện các hiệp định.
Sau khi thỏa thuận đạt được và giám mục quốc doanh Vinh Sơn Chiêm Tư Lộc (Zhan Si-lu - 詹思祿) được tha vạ tuyệt thông, theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Cha Quách Hy Cẩm đã đồng ý chịu bị giáng chức xuống thành Giám Mục Phụ Tá để nhường vị trí bản quyền cho Chiêm Tư Lộc.
Tuy nhiên, Đức Cha Quách Hy Cẩm, chưa bao giờ ghi danh làm thành viên của Giáo hội quốc doanh, và do đó, ngài không được bọn cầm quyền công nhận và hệ quả là hiện tại ngài đã rơi vào tình trạng vô gia cư lang thang đầu đường xó chợ.
Số phận tương tự cũng đã xảy ra với nhiều linh mục từ chối gia nhập Giáo Hội quốc doanh. Trong những ngày gần đây ít nhất là năm giáo xứ cũng bị đóng cửa vì lý do không bảo đảm “các tiêu chuẩn an toàn cháy nổ”. Trong số này có hai giáo xứ lớn tại Phúc An (Fuan - 福安), với hơn 10 nghìn tín hữu; và tại Tắc Tề (Saiqi - 赛岐), với khoảng 3 nghìn tín hữu.
Cha Lưu Quang Bình (Liu Guangpin - 劉光平), 71 tuổi, linh mục chính xứ Phúc An, là một trong số những người xây dựng lại cuộc sống của Giáo hội sau các cuộc đàn áp của Mao Trạch Đông trong thời Cách mạng Văn hóa. Bây giờ, ngài đã bị đuổi ra khỏi nhà xứ và không có nơi để cử hành thánh lễ, nhưng vẫn lang thang tại Phúc An. Trường hợp cha Hoàng Cẩm Đồng (Huang Jintong - 黄锦童), 50 tuổi linh mục giáo xứ Tắc Tề còn thê thảm hơn. Ngài bị đuổi ra khỏi nhà và cấm không được cư trú trong thành phố này.
Ngày 13 tháng Giêng, bọn cầm quyền Trung Quốc đã đóng cửa một ngôi nhà dành cho những người già, không có người thân, được các nữ tu thuộc Dòng Nữ tử Bác Ái của Lòng Chúa Thương Xót coi sóc trong gần 20 năm qua. Hơn ba mươi người bị đuổi ra khỏi nhà. Một số ít người có thể tìm được người thân, nhưng đa số những người khác trở thành những người vô gia cư sống đầu đường xó chợ.
Lý do không tôn trọng “các tiêu chuẩn an toàn cháy nổ” chỉ đơn thuần là một cái cớ để đàn áp trắng trợn. Giáo xứ Phùng Sĩ An (Suanfeng - 馮仕安) đã bị đóng cửa vì lý do này. Công an đã đuổi vị linh mục chánh xứ ra khỏi nhà xứ của ngài vì ngài không chịu gia nhập Giáo Hội quốc doanh. Nhưng gần như ngay lập tức sau đó, giám mục quốc doanh Chiêm Tư Lộc bổ nhiệm một linh mục quốc doanh đến coi sóc thì nhà thờ được mở cửa trở lại mà không cần bất kỳ sửa đổi nào.
Có rất nhiều nỗi đau và sự hoang mang giữa các tín hữu. Trong nhiều ngày, các tín hữu Công Giáo Phúc An đã canh giữ nhà thờ của họ cả ngày lẫn đêm dù điện nước đã bị cắt. Nhiều anh chị em đã khiếu nại và chỉ trích giám mục quốc doanh Chiêm Tư Lộc không bảo vệ tự do của Giáo Hội và những người khác cáo buộc rằng “ông ta giống như một chính trị gia hơn là một mục tử”.
Về phần mình, Chiêm Tư Lộc tiếp tục yêu cầu các linh mục gia nhập Giáo Hội quốc doanh để tránh rắc rối, nhắc nhở họ rằng điều này đã được Tòa Thánh khuyến khích trong bản Hướng dẫn được công bố vào tháng Sáu năm ngoái.
Nhưng ít nhất 20 linh mục trong số 57 vị không muốn ghi danh. Các ngài nói rằng chữ ký của các ngài chỉ “là khởi đầu cho sự bách hại và kiểm soát chặt hơn”, và biến các linh mục trở thành “các quan chức của đảng”, là những người đồng ý không truyền giáo cho người trẻ dưới 18 tuổi – là điều trái với Hiến pháp Trung Quốc - và phải đặt mọi sáng kiến truyền giáo dưới quyền tối thượng của Đảng Cộng sản.
Mặt trận Thống nhất và Văn phòng Tôn giáo, nơi quản lý các hoạt động của các tôn giáo và Giáo hội, quyết tâm xóa bỏ tất cả những ai không phục tùng. Họ cũng xem thường thẩm quyền giám mục của Chiêm Tư Lộc. Theo một số linh mục, Chiêm Tư Lộc không được thông báo về tất cả các hoạt động trục xuất Đức Cha Quách Hy Cẩm và các linh mục giáo xứ. Nếu có được thông báo đi chăng nữa, ông ta cũng chẳng làm được gì. Mặt trận Thống nhất còn dùng đến những trò khủng bố khác như đe dọa trả thù gia đình các linh mục: bằng cách kiếm cớ đuổi họ ra khỏi nhà hoặc khiến các thành viên trong gia đình các ngài mất công ăn việc làm.
Một số linh mục nói Tòa Thánh đã “quá nhẹ dạ” khi ký thỏa thuận. “Đã đến lúc các vị trong phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nên tỉnh thức khỏi các giấc mơ của các ngài, và thừa nhận rằng họ đã mắc sai lầm, nếu không họ sẽ là đồng lõa trong tình huống hiện nay,” các linh mục này nói.
Source:Asia NewsMindong’s Msgr. Guo evicted from the curia: he will sleep on the street. Several priests and elderly also made homeless (Video)
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm bị đuổi khỏi Tòa Giám Mục: ngài ngủ trên hè phố. Một số linh mục và người già cũng lâm vào tình cảnh vô gia cư
Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm, nguyên giám mục bản quyền của giáo phận Mân Đông (Mindong - 闽东话) thuộc tỉnh Phúc Kiến (Fujian - 福建), hiện đang lâm vào tình cảnh vô gia cư và phải ngủ trên ngưỡng cửa của Tòa Giám Mục và trước cửa các nhà xứ ở thành phố Lạc Giang (Luojiang - 罗江区), sau khi có lệnh trục xuất ngài và các linh mục làm việc cũng như sống chung với ngài hôm 15 tháng Giêng.
Để gia tốc lệnh trục xuất này, tất cả các nguồn cung cấp điện và nước cho Tòa Giám Mục đã bị cắt. Chính thức mà nói, bọn cầm quyền giải thích lệnh trục xuất là vì lý do an ninh. Chúng gắn một tấm bảng phía trước Tòa Giám Mục giải thích rằng tòa nhà không tôn trọng các quy định về hỏa hoạn và do đó phải bị đóng cửa, mặc dù tòa nhà đã được xây dựng với tất cả các giấy phép cần thiết hơn 10 năm trước. Trên thực tế, hoạt động của công an cộng sản là một dấu chỉ bách hại ra mặt và là một nỗ lực nhằm gây áp lực với Đức Giám Mục và các linh mục của ngài vì các vị đã từ chối không chịu gia nhập vào một Giáo Hội độc lập với Vatican.
Đức Cha Vinh Sơn Quách Hy Cẩm là một trong những “nạn nhân” đầu tiên của thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican, trong đó chuyển đổi giáo phận Mân Đông thành một loại “dự án thí điểm” cho việc thực hiện các hiệp định.
Sau khi thỏa thuận đạt được và giám mục quốc doanh Vinh Sơn Chiêm Tư Lộc (Zhan Si-lu - 詹思祿) được tha vạ tuyệt thông, theo yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Cha Quách Hy Cẩm đã đồng ý chịu bị giáng chức xuống thành Giám Mục Phụ Tá để nhường vị trí bản quyền cho Chiêm Tư Lộc.
Tuy nhiên, Đức Cha Quách Hy Cẩm, chưa bao giờ ghi danh làm thành viên của Giáo hội quốc doanh, và do đó, ngài không được bọn cầm quyền công nhận và hệ quả là hiện tại ngài đã rơi vào tình trạng vô gia cư lang thang đầu đường xó chợ.
Số phận tương tự cũng đã xảy ra với nhiều linh mục từ chối gia nhập Giáo Hội quốc doanh. Trong những ngày gần đây ít nhất là năm giáo xứ cũng bị đóng cửa vì lý do không bảo đảm “các tiêu chuẩn an toàn cháy nổ”. Trong số này có hai giáo xứ lớn tại Phúc An (Fuan - 福安), với hơn 10 nghìn tín hữu; và tại Tắc Tề (Saiqi - 赛岐), với khoảng 3 nghìn tín hữu.
Cha Lưu Quang Bình (Liu Guangpin - 劉光平), 71 tuổi, linh mục chính xứ Phúc An, là một trong số những người xây dựng lại cuộc sống của Giáo hội sau các cuộc đàn áp của Mao Trạch Đông trong thời Cách mạng Văn hóa. Bây giờ, ngài đã bị đuổi ra khỏi nhà xứ và không có nơi để cử hành thánh lễ, nhưng vẫn lang thang tại Phúc An. Trường hợp cha Hoàng Cẩm Đồng (Huang Jintong - 黄锦童), 50 tuổi linh mục giáo xứ Tắc Tề còn thê thảm hơn. Ngài bị đuổi ra khỏi nhà và cấm không được cư trú trong thành phố này.
Ngày 13 tháng Giêng, bọn cầm quyền Trung Quốc đã đóng cửa một ngôi nhà dành cho những người già, không có người thân, được các nữ tu thuộc Dòng Nữ tử Bác Ái của Lòng Chúa Thương Xót coi sóc trong gần 20 năm qua. Hơn ba mươi người bị đuổi ra khỏi nhà. Một số ít người có thể tìm được người thân, nhưng đa số những người khác trở thành những người vô gia cư sống đầu đường xó chợ.
Lý do không tôn trọng “các tiêu chuẩn an toàn cháy nổ” chỉ đơn thuần là một cái cớ để đàn áp trắng trợn. Giáo xứ Phùng Sĩ An (Suanfeng - 馮仕安) đã bị đóng cửa vì lý do này. Công an đã đuổi vị linh mục chánh xứ ra khỏi nhà xứ của ngài vì ngài không chịu gia nhập Giáo Hội quốc doanh. Nhưng gần như ngay lập tức sau đó, giám mục quốc doanh Chiêm Tư Lộc bổ nhiệm một linh mục quốc doanh đến coi sóc thì nhà thờ được mở cửa trở lại mà không cần bất kỳ sửa đổi nào.
Có rất nhiều nỗi đau và sự hoang mang giữa các tín hữu. Trong nhiều ngày, các tín hữu Công Giáo Phúc An đã canh giữ nhà thờ của họ cả ngày lẫn đêm dù điện nước đã bị cắt. Nhiều anh chị em đã khiếu nại và chỉ trích giám mục quốc doanh Chiêm Tư Lộc không bảo vệ tự do của Giáo Hội và những người khác cáo buộc rằng “ông ta giống như một chính trị gia hơn là một mục tử”.
Về phần mình, Chiêm Tư Lộc tiếp tục yêu cầu các linh mục gia nhập Giáo Hội quốc doanh để tránh rắc rối, nhắc nhở họ rằng điều này đã được Tòa Thánh khuyến khích trong bản Hướng dẫn được công bố vào tháng Sáu năm ngoái.
Nhưng ít nhất 20 linh mục trong số 57 vị không muốn ghi danh. Các ngài nói rằng chữ ký của các ngài chỉ “là khởi đầu cho sự bách hại và kiểm soát chặt hơn”, và biến các linh mục trở thành “các quan chức của đảng”, là những người đồng ý không truyền giáo cho người trẻ dưới 18 tuổi – là điều trái với Hiến pháp Trung Quốc - và phải đặt mọi sáng kiến truyền giáo dưới quyền tối thượng của Đảng Cộng sản.
Mặt trận Thống nhất và Văn phòng Tôn giáo, nơi quản lý các hoạt động của các tôn giáo và Giáo hội, quyết tâm xóa bỏ tất cả những ai không phục tùng. Họ cũng xem thường thẩm quyền giám mục của Chiêm Tư Lộc. Theo một số linh mục, Chiêm Tư Lộc không được thông báo về tất cả các hoạt động trục xuất Đức Cha Quách Hy Cẩm và các linh mục giáo xứ. Nếu có được thông báo đi chăng nữa, ông ta cũng chẳng làm được gì. Mặt trận Thống nhất còn dùng đến những trò khủng bố khác như đe dọa trả thù gia đình các linh mục: bằng cách kiếm cớ đuổi họ ra khỏi nhà hoặc khiến các thành viên trong gia đình các ngài mất công ăn việc làm.
Một số linh mục nói Tòa Thánh đã “quá nhẹ dạ” khi ký thỏa thuận. “Đã đến lúc các vị trong phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nên tỉnh thức khỏi các giấc mơ của các ngài, và thừa nhận rằng họ đã mắc sai lầm, nếu không họ sẽ là đồng lõa trong tình huống hiện nay,” các linh mục này nói.
Source:Asia News
Giáo dân phản đối việc cho mượn nhà thờ Công Giáo để tấn phong Giám Mục Anh Giáo cho một phụ nữ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:12 23/01/2020
Đức Cha Barry Knestout của Giáo phận Richmond, tiểu bang Virginia, đã ra một tuyên bố đáp lại những lo ngại của anh chị em giáo dân khi Toà Giám Mục quyết định cho Anh giáo mượn một giáo xứ địa phương để tổ chức một lễ tấn phong Giám Mục cho một phụ nữ.
Theo dự trù bà Susan B. Haynes sẽ được tấn phong làm tân giám mục của giáo phận Anh giáo Nam Virginia vào ngày 1 tháng Hai, 2020 tại Nhà thờ Công Giáo St. Bede ở Williamsburg, Virginia. Bà Haynes đã được bầu làm giám mục Anh giáo vào ngày 21 tháng 9.
Kiến nghị trực tuyến có tiêu đề “Ngưng ngay việc tấn phong Giám Mục Nữ tại nhà thờ Công Giáo” đã thu được 2,000 chữ ký trong vài ngày sau khi tin tức này nổ ra.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư 15 tháng Giêng, Đức Cha Knestout tỏ ra không nao núng và phớt lờ những lời phản đối của anh chị em giáo dân. Ngài cho rằng việc cho mượn nhà thờ này là “trao ra lòng hiếu khách với một người hàng xóm Kitô Giáo có nhu cầu” và là một “hành động bác ái nằm trong những lời dạy của phong trào đại kết và các chuẩn mực được Giáo Hội phê chuẩn cho các hoạt động đại kết.”
Kiến nghị trực tuyến, được đăng tải từ hôm thứ Hai 13 tháng Giêng, gọi sự kiện này là “rất đáng lo ngại vì Đức Giáo Hoàng Leô XIII đã long trọng tuyên bố việc phong chức trong Anh giáo là ‘hoàn toàn vô giá trị’, và Giáo Hội đã nhiều lần khẳng định một thực tế rằng phụ nữ không thể nhận lãnh bí tích truyền chức thánh.”
Kiến nghị cũng nhấn mạnh rằng giáo luật Công Giáo quy định rằng “chỉ những hoạt động phụng vụ hay đề cao việc thờ phượng, lòng mộ đạo, và thuần túy tôn giáo mới được phép diễn ra trong không gian thánh thiêng của một nhà thờ”
Cả Giáo phận Anh giáo Nam Virginia và Giáo phận Anh giáo Tây Nam Virginia đều không có nhà thờ chính tòa. Giáo phận Anh giáo Virginia, bao gồm phần phía bắc của tiểu bang, có một nhà thờ chính tòa nhỏ, và một khu vực ngoài trời, ở Orkney Springs. Nhà thờ chính tòa lớn hơn được đặt tại Washington, DC và Philadelphia.
Anh giáo đã để ý đến nhà thờ Thánh Bede vì nhà thờ này có sức chứa 1,200 người, một hội trường rộng lớn, cộng với một bãi đậu xe bao la. Tất cả các cơ sở của giáo xứ St. Bede còn có lối đi riêng cho người tàn tật
Hai nhà thờ Anh giáo tọa lạc trong vùng Williamsburg có sức chứa 380 và 225 người.
Ngay trước khi chúng tôi thu hình chương trình này Giáo phận Anh giáo Nam Virginia cho biết sẽ không tổ chức lễ tấn phong Giám Mục cho bà Hayes tại giáo xứ Công Giáo St. Bede trước sự phản đối sự kiện này. Giáo phận Anh giáo lấy làm tiếc vì sự phản đối này lan nhanh thu hút sự chú ý trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ và cả ở hải ngoại.
Trong thông báo đưa ra sau đó, Đức cha Barry Knestout cho biết:
“Thật buồn khi tôi nhận được một lá thư từ vị Giám Mục vừa được bổ nhiệm Susan Haynes nói rằng, do những tranh cãi về việc đề xuất sử dụng Nhà thờ Công Giáo St. Bede cho việc truyền giáo của Giáo phận Anh Giáo Nam Virginia, bà đã quyết định tìm một địa điểm khác cho buổi lễ.”
Một số anh chị em giáo dân cảm thấy buồn trước tuyên bố này của Đức Cha Knestout. Họ nói: “Ngài quan tâm đến cảm giác của bà Susan, hơn là chúng tôi, những con chiên bổn đạo của ngài.”
Source:Catholic News Agency‘An act of charity’: Virginia bishop defends parish hosting Episcopalian consecration
Theo dự trù bà Susan B. Haynes sẽ được tấn phong làm tân giám mục của giáo phận Anh giáo Nam Virginia vào ngày 1 tháng Hai, 2020 tại Nhà thờ Công Giáo St. Bede ở Williamsburg, Virginia. Bà Haynes đã được bầu làm giám mục Anh giáo vào ngày 21 tháng 9.
Kiến nghị trực tuyến có tiêu đề “Ngưng ngay việc tấn phong Giám Mục Nữ tại nhà thờ Công Giáo” đã thu được 2,000 chữ ký trong vài ngày sau khi tin tức này nổ ra.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Tư 15 tháng Giêng, Đức Cha Knestout tỏ ra không nao núng và phớt lờ những lời phản đối của anh chị em giáo dân. Ngài cho rằng việc cho mượn nhà thờ này là “trao ra lòng hiếu khách với một người hàng xóm Kitô Giáo có nhu cầu” và là một “hành động bác ái nằm trong những lời dạy của phong trào đại kết và các chuẩn mực được Giáo Hội phê chuẩn cho các hoạt động đại kết.”
Kiến nghị trực tuyến, được đăng tải từ hôm thứ Hai 13 tháng Giêng, gọi sự kiện này là “rất đáng lo ngại vì Đức Giáo Hoàng Leô XIII đã long trọng tuyên bố việc phong chức trong Anh giáo là ‘hoàn toàn vô giá trị’, và Giáo Hội đã nhiều lần khẳng định một thực tế rằng phụ nữ không thể nhận lãnh bí tích truyền chức thánh.”
Kiến nghị cũng nhấn mạnh rằng giáo luật Công Giáo quy định rằng “chỉ những hoạt động phụng vụ hay đề cao việc thờ phượng, lòng mộ đạo, và thuần túy tôn giáo mới được phép diễn ra trong không gian thánh thiêng của một nhà thờ”
Cả Giáo phận Anh giáo Nam Virginia và Giáo phận Anh giáo Tây Nam Virginia đều không có nhà thờ chính tòa. Giáo phận Anh giáo Virginia, bao gồm phần phía bắc của tiểu bang, có một nhà thờ chính tòa nhỏ, và một khu vực ngoài trời, ở Orkney Springs. Nhà thờ chính tòa lớn hơn được đặt tại Washington, DC và Philadelphia.
Anh giáo đã để ý đến nhà thờ Thánh Bede vì nhà thờ này có sức chứa 1,200 người, một hội trường rộng lớn, cộng với một bãi đậu xe bao la. Tất cả các cơ sở của giáo xứ St. Bede còn có lối đi riêng cho người tàn tật
Hai nhà thờ Anh giáo tọa lạc trong vùng Williamsburg có sức chứa 380 và 225 người.
Ngay trước khi chúng tôi thu hình chương trình này Giáo phận Anh giáo Nam Virginia cho biết sẽ không tổ chức lễ tấn phong Giám Mục cho bà Hayes tại giáo xứ Công Giáo St. Bede trước sự phản đối sự kiện này. Giáo phận Anh giáo lấy làm tiếc vì sự phản đối này lan nhanh thu hút sự chú ý trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ và cả ở hải ngoại.
Trong thông báo đưa ra sau đó, Đức cha Barry Knestout cho biết:
“Thật buồn khi tôi nhận được một lá thư từ vị Giám Mục vừa được bổ nhiệm Susan Haynes nói rằng, do những tranh cãi về việc đề xuất sử dụng Nhà thờ Công Giáo St. Bede cho việc truyền giáo của Giáo phận Anh Giáo Nam Virginia, bà đã quyết định tìm một địa điểm khác cho buổi lễ.”
Một số anh chị em giáo dân cảm thấy buồn trước tuyên bố này của Đức Cha Knestout. Họ nói: “Ngài quan tâm đến cảm giác của bà Susan, hơn là chúng tôi, những con chiên bổn đạo của ngài.”
Source:Catholic News Agency