Ngày 24-01-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Biến cố ngã ngựa: Lễ thánh Phaolô trở lại
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
07:19 24/01/2008

BIẾN CỐ NGÃ NGỰA: LỄ THÁNH PHAOLÔ TRỞ LẠI



Đọc lại cuộc đời Thánh Phaolô, ta nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng.

Đọc Công vụ Tông tồ từ chương 8 trở đi, ta sẽ bắt gặp một Saolô, ở Tacxô, là người Do thái, trí thức,thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do thái – Hy lạp, rất sùng đạo theo môn phái Gamaliên ở Giêrusalem. Phaolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Têphanô và rong ruổi mọi đường Đamát truy lùng các Kitô hữu. Được ơn trở lại qua cú ngã ngựa trên đường Đamat, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô,Tông Đồ dân ngoại. Từ đây cuộc đời của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca.Thiên anh hùng ca của vị tông Đồ đã sống và đã chết cho Đức Kitô.

Cuộc sống buôn ba vì Nước trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn ”Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân,bắt bớ, đói khát,trần truồng, nguy hiểm,gươm giáo? … Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống,dù thiên thần hay thiên phủ,dù hiện tại hay tương lai,hay bất cứ sức mạnh nào,trời cao hay vực thẳm hay bất cứ tạo vật nào khác,không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô,Chúa chúng ta “ (Rm 8,35-39).

Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đã viết rắng: nét đẹp nhất nơi Phaolô là cú ngã ngựa lịch sử. Cuộc đời Thánh Phaolô có nhiều hình ảnh đẹp. Chẳng hạn khi ngài xuất thần thì được đưa lên tầng trời thứ ba; chẳng hạn khi ngài ứng khẩu rao giảng Tin Mừng nơi Nghị viện Hylạp; chẳng hạn khi Ngài lênh đênh trên biển đi tìm vùng đất mới đem về cho Chúa bao nhiêu linh hồn; và còn rất nhiều hình ảnh đẹp khác nữa. Nhưng tại sao Giáo Hội không chọn trong số những hình ảnh đẹp ấy, mà lại lấy hình ảnh ngã ngựa để đem mừng kính trong một ngày lễ? Thưa vì đó là một biến cố quan trọng phân chia cuộc đời ngài ra làm hai nửa theo hai hướng đối ngịch nhau, nhưng cùng làm nên một cuộc đời có tội lỗi và ân sủng, có yếu đuối và sức mạnh, đồng thời cũng có thất bại và thành công.

Hai hình ảnh ấy dường như hội tụ lại trong hình ảnh thánh Phaolô ngã ngựa mà Giáo hội mừng kính hôm nay.

Cú ngã ngựa cũng là ngã rẽ cuộc đời.

Về danh xưng, nửa đời trước là Saolô với một câu hỏi “tại sao?” đang cưỡi ngựa vút lao đi tìm giải đáp cho cuộc đời; còn nửa đời sau là “Phaolô” đã trở thành chiếc phao cứu tử cho cả lô linh hồn ngài gặp trên đường truyền giáo.

Về vị thế, nửa đời trước là một người Biệt phái chính cống, được giáo dục đường hoàng bởi ông thầy trứ danh Gamaliel, nhiệt thành với truyền thống cha ông; còn nửa đời sau là một vị Tông đồ thông minh uyên bác, vô cùng nhiệt thành với tình yêu Thiên Chúa, như ngài thú nhận “tình yêu Chúa Kitô thúc bách chúng tôi”

Về hoạt động, nửa đời trước là một chàng thanh niên tin tưởng cuồng nhiệt vào luật lệ Do Thái, tự tay vấy máu trong những cuộc bách hại Kitô hữu, cụ thể là cộng tác vào việc ném đá Stêphanô và tự ý đến xin các Thượng tế cấp giấy phép cho mình được quyền bắt bớ bất cứ ai tin vào Chúa Kitô nơi Hội đường Do Thái; thế mà nửa đời sau lại trở thành một người hăng say can đảm tuyên xưng niềm tin của mình vào Chúa Kitô mà ông đã bách hại trước đó, bất kể ánh nhìn e dè nghi ngại của những người Kitô hữu và bất kể sự nguy hại tính mạng so những người Biệt phái cũ của ông.

Về tình cảm, nửa đời trước là một Saolô mù quáng hận thù, nhưng từ khi gặp được ánh sáng Chúa Kitô bao phủ, ông đã bị choáng ngợp mù lòa, để cặp mắt mình được thanh tẩy, mở đầu cho một nửa đời khác bước đi trong ánh sáng tình yêu của Thiên Chúa.

Về hướng đi bản thân, nửa đời trước là một Saolô kiêu căng tin vào sức mạnh của con người, đang xây dựng nhũng mưu đồ tiến thân của mình, bất kể những khổ đau của người khác; nhưng nửa đời sau là một Phaolô bị quật ngã biết mình yếu đuối, nên chỉ tin vào sức mạnh của Thiên Chúa, đang gieo bước hân hoan trong ý hướng hiến thân phụng sự Thiên Chúa bất kể những đau khổ mình phải chịu: “Tôi có thể làm mọi sự trong Đấng là sức mạnh tôi”.

Tóm lại, biến cố ngã ngựa là một tổng hợp tiêu biểu cho cuộc đời Thánh Phaolô. Nó nói lên sự thất bại của mưu đồ của con người và xác định sự thành công trong ý hướng Thiên Chúa. (x Bài giảng Chúa nhật tháng 01.2008)

Biến cố ngã ngựa đã ghi dấu đậm nét trong cuộc đời Phaolô. Sách Công vụ Tông đồ kể lại: thình lình ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông.Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó. Từ đó trở đi,Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô.Từ đó trở đi,chỉ có Chúa Kitô là đáng kể. Khi đã biết Chúa Kitô thì “ Những điều kể được như lợi lộc cho tôi đó,tôi đã coi là thua lỗ bất lợi vì Đức Kitô.Mà chẳng những thế, tôi còn coi mọi sự hết thảy là thua lỗ,là bất lợi cả,vì cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô,Chúa tôi.Vì Ngài, tôi đành thua lỗ mọi sự và coi là phân bón cả, để lợi được Đức Kitô,và được thuộc về Ngài,không có sự sông chính của riêng tôi,sự công chính nại vào Lề luật, song là sự công chính nhờ vào lòng tin của Đức Kitô …( Pl 3,7-9).Từ đó trở đi,Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy Ngài tuyên xưng sự duy nhất,sự bình đẳng,tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người: ” vì anh em,phàm ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô,thì đã được mặc lấy Đức kitô: không còn Do thái hay Hy lạp;không còn nô lệ hay tự do;không còn nam hay nữ;vì anh em hết thảy là một trong Đức Kitô Giêsu (Gal 3,27-28).Vì Đức Kitô là “tất cả mọi sự và trong mọi người” ( Col 3,11). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô.Biết mình đã tin vào ai,Phaolô đã sung sướng sống nghèo,lấy việc lao động mà đổi miếng ăn,không để giáo hữu phải cung phụng mình (1Cor 9,3-18; 2Cor11,8-10), sung sướng vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô.Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những ”… lao tù đòn vọt, bao lần suýt chết,năm lần bị người do thái đánh bốn mươi roi bớt một,ba lần bị đánh đòn,một lần bị ném đá,ba lần bị đắm tàu,một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi. Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi “phải thực hiện nhiều cuộc hành trình,gặp bao nguy hiểm trên sông,nguy hiểm do trộm cướp,nguy hiểm do đồng bào,nguy hiểm vì dân ngoại,nguy hiểm ở thành phố,trong sa mạc,ngoài biển khơi,nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em;phải vất vả mệt nhọc,thường phải th7c1 đêm,bị đói khát,nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng ( 2 Cor 11 23-27).Phaolô ra vào tù nhiều lần. Có lần Ngài viết từ ngục thất cho Timôthê,người môn đệ có khi không khỏi nao núng:” anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta,cũng đừng hổ thẹn vì tôi,là kẻ bị tù vì Ngài”. Phaolô không hổ thẹn vì tôi biết tôi đã tin vào ai …(2 Tim 1,8-12).Vì đức Kitô “tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi,nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích” ( 2Tìm 2,9). Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình “ Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành” (2 Cor 12,9).Không gì có thể làm nao núng lòng tin ấy ”chúng tôi bị dồn ép mọi mặt nhưng không bị nghẽn;lâm bĩ nhưng không mạt lộ;bị bắt bớ nhưng không bị bỏ rơi;bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt”( 2cor 4,8-9) Phaolô nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức ”Khốn thân tôi,nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1Cor 5,14)..Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài ” tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa,là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi”( Gal 2,20). Những cú ngã ngựa trong đời tín hữu.

Biến cố ngã ngựa đã chia đôi cuộc đời Thánh Phaolô.Từ một kẻ thù Chúa đã biến ngài thành một người bạn, một người tình. Từ một người đi lùng bắt những Kitô hữu, Chúa đã biến ngài trở thành người rao giảng về Người và sãn sàng chết vì Người.

Phaolô đã viết những lời thật cảm động: "Không có gì có thể tách tôi ra khỏi lòng yêu mến của Đức Kitô. Dù là gian truân, bĩ cực, đói khát trần truồng, hiểm nguy, gươm giáo….Tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, dù quyền năng, dù chiều cao hay chiều sâu hay bất cứ tạo vật nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi lòng yêu mến Thiên Chúa được thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta" (xem 2 Tm 4,6-8 Rm 8,18-19.32.33.38.39)

Nhìn vào biến cố “ngã ngựa” của Thánh Phaolô để rồi nhìn lại cuộc đời mình, biết đâu ta cũng gặp nhan nhản nhũng cú “ngã ngựa”. Có nhũng cú ngã ngựa trong đời sống thiêng liêng liên hệ với Chúa; có nhũng cú “ngã ngựa” trong đời sống tình cảm liên hệ với tha nhân; có những cú ngã ngựa trong đời sống chiến đấu nội tâm; và có nhũng cú ngã ngựa trong đời sống xác thân bên ngoài như công ăn việc làm, học hành, danh dự, tình yêu, tương lai, hạnh phúc, sức khỏe…

Nhưng điều quan trọng là đừng nhìn “ngã ngựa” chỉ như một thất bại để rồi cuốn theo thất vọng quỵ ngã không gượng dậy được. Hãy nhìn “ngã ngựa” như một thất bại cho một thành công lớn hơn trong ơn thánh. Ăn trái cấm là một thất bại của Ađam Evà trong quyền làm chủ, nhưng lại là một điều kiện bật mở chương trình cứu độ với việc Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. “Tội hồng phúc” là thế. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là một thất bại đau đớn trước mặt trần thế, lại là một thành công trong chiến thắng cứu độ vinh quang. Và cú “ngã ngựa” của Thánh Phaolô hôm nay là một thất bại chấm dứt cuộc đời săn bắt Kitô hữu, nhưng lại là một thành công mở đầu cuộc sống lên đường truyền giáo của vị tông đồ.

Như vậy người ngã ngựa không chỉ nhìn vào mình để cay cú cuộc đời, mà nhìn vào Chúa để tìm sức mạnh đứng lên trong ánh sánh niềm tin. Nếu “ngã ngựa” là điều không thể tránh được, thì điều quan trọng là luôn sẵn sàng để biết đứng dậy. Không phải khi ngã người ta trở nên mạnh mẽ mà là khi biết đứng dậy người ta mới chứng minh được bản lĩnh mạnh mẽ của mình.
 
Đừng để cho Con Tim Phải Khổ Đau (2)
Anthony Lê
09:15 24/01/2008
Đừng để cho Con Tim Phải Khổ Đau (2)

"Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi." (Luca 18:13)

"Xin Chúa thấy cho cảnh lầm than khổ cực và tha thứ hết mọi tội con." (Thánh Vịnh 25:18)

"Thưa Ngài, xin cứu con với! " (Máthêu 14:30)

"Những ai chịu khổ theo ý của Thiên Chúa, hãy phó mạng sống mình cho Đấng Tạo Hoá trung thành, và cứ làm điều thiện." (Thư I Phêrô 4:19)

"Những đau khổ chúng ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng ta." (Thư Rôma 8:18)

"Có Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta, ai còn chống lại được chúng ta?" (Thư Rôma 8:31)

"Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định." (Thư Rôma 8:28)

"Điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai mến yêu Người." (Thư I cor6rintô 2:9)

"Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi." (Máthêu 22:37)

"Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy." (Gioan 14:21)

"Này con, đừng quên lãng giáo huấn của thầy, huấn lệnh của thầy, lòng con lo giữ trọn. Vì nhờ đó, con sẽ được sống lâu trăm tuổi, và đầy tràn phúc lộc bình an." (Châm Ngôn 3:1-2)

"Này con, lời thầy nói, con chú tâm để ý, lời thầy dạy, con hãy lắng tai nghe: đừng để mắt rời xa lời thầy, nhưng hãy luôn gìn giữ ở tận đáy lòng con." (Châm Ngôn 4:20-21)

"Đã có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra." (Máthêu 4:4)

"Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Luca 11:28)

"Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất. Sau khi da tôi đây bị tiêu huỷ, thì với tấm thân, tôi sẽ được nhìn ngắm Thiên Chúa." (Gióp 19:25-26).

"Ai trong anh em đau khổ ư? Người ấy hãy cầu nguyện. Ai vui vẻ chăng? Người ấy hãy hát thánh ca." (Thư Giacôbê 5:13)

"Chúa gần gũi những tấm lòng tan vỡ, cứu những tâm thần thất vọng ê chề. Người công chính gặp nhiều nỗi gian truân, nhưng Chúa giúp họ luôn thoát khỏi." (Thánh Vịnh 34:19-20)

"Ai nhìn lên Chúa sẽ vui tươi hớn hở, không bao giờ bẽ mặt hổ ngươi. Kẻ nghèo này kêu lên và Chúa đã nhận lời, cứu cho khỏi mọi cơn nguy khốn." (Thánh Vịnh 34:6-7)

"Nhưng những người cậy trông Đức Chúa thì được thêm sức mạnh. Như thể chim bằng, họ tung cánh. Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân." (Isaia 40:31)

"Người công chính của Ta nhờ lòng tin sẽ được sống; nhưng nếu người ấy bỏ cuộc, thì Ta không hài lòng về người ấy." (Thư Do Thái 10:38)

"Một khi đã được nên công chính nhờ đức tin, chúng ta được bình an với Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta." (Thư Rôma 5:1)

"Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian." (Gioan 16:33)

"Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em.3 Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó." (Gioan 14:2-3)

"Mạnh bạo lên, can đảm lên! Đó chẳng phải là lệnh Ta đã truyền cho ngươi sao? Đừng run khiếp, đừng sợ hãi, vì Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, sẽ ở với ngươi bất cứ nơi nào ngươi đi tới." (Giosuê 1:9)

"Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm." (Thánh Vịnh 23:4)

"Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì." (Thánh Vịnh 23:1)

"Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào? Chúa là thành luỹ bảo vệ đời tôi, tôi khiếp gì ai nữa?" (Thánh Vịnh 27:1)

"Tôi thả hồn miên man tưởng nhớ thuở tiến về lều thánh cao sang đến tận nhà Thiên Chúa, cùng muôn tiếng reo mừng tán tạ, giữa sóng người trẩy hội tưng bừng." (Thánh Vịnh 42:5)

"Ơn phù hộ tôi đến từ Đức Chúa là Đấng dựng nên cả đất trời." (Thánh Vịnh 121:2)

"Chúa ban xuống lòng con nhiều hoan lạc hơn khi thiên hạ được mùa lúa rượu đầy dư. Thư thái bình an vừa nằm con đã ngủ, vì chỉ có mình Ngài, lạy Chúa,

ban cho con được sống yên hàn." (Thánh Vịnh 4:8-9)

Nguyện cho bình an của Thiên Chúa xuống trên mỗi người trong chúng ta trong suốt cả năm 2008 này!
 
Thư mục vụ của Đức Cha Nguyễn Chí Linh nhân dịp tết Nguyên Đán
+GM. Giuse Nguyễn Chí Linh
10:58 24/01/2008
THƯ MỤC VỤ

ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH GỬI CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA
HAI GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM VÀ THANH HOÁ CÙNG QUÍ ÂN NHÂN THÂN NHÂN
NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN MẬU TÝ (2008)


Thanh Hoá ngày 20-01-2008

Anh chị em thân mến,

Theo truyền thống dân tộc, năm cùng tháng tận là dịp biểu lộ lòng tri ân. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa và cám ơn nhau về những gì đã cho và đã nhận. Trong tâm tình đó, tôi gửi lời cám ơn tất cả những ai đã giúp đỡ tôi thi hành sứ vụ và đóng góp vào việc xây dựng hai giáo phận Phát Diệm và Thanh Hoá. Đặc biệt, tôi cám ơn quí ân nhân hải ngoại và trong nước đã hy sinh một phần cuộc sống để nâng đỡ nạn nhân cơn bão Lekima ngày 02-10-2007. Dòng nước thiên tai ồ ạt cuốn đi tất cả, nhưng dòng nước tình người êm ái tràn về, để lại dấu vết yêu thương khắp hang cùng ngỏ hẻm. Đó là hình ảnh đẹp nhất tôi ghi nhận được tại Phát Diệm và Thanh Hoá trong năm qua. Xin vạn lần cảm tạ và xin Chúa trả công bội hậu cho quý ân nhân.

Năm cũ đầy ắp tình Chúa tình người nhưng cũng không thiếu những mất mát, thất bại và thử thách làm chúng ta buồn phiền. Chúng ta hãy tin rằng nỗi buồn đó chắc chắn sẽ phải nhường chỗ cho những ước nguyện tốt đẹp năm mới. Là con cái của Đấng Phục Sinh, chúng ta luôn có sức mạnh chỗi dậy từ hoang tàn, đổ nát và dang dở. Sống trong thế giới hữu hạn, chúng ta luôn tin Thiên Chúa là Mùa Xuân đích thật bất tận của chúng ta.

Trong niềm xác tín lạc quan đó, tôi thân ái gửi đến anh chị em những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới Mậu Tý đang tới. Tôi cầu chúc linh mục, tu sĩ, chủng sinh dù gian lao vất vả vẫn tìm thấy ý nghĩa đời phục vụ. Tôi cầu chúc các giáo xứ, dù chưa đạt tiêu chuẩn mơ ước vẫn là biểu tượng của hiệp nhất. Tôi cầu chúc các gia đình, dù nghèo túng khó khăn vẫn yên ấm thuận hoà. Tôi cầu chúc người đau yếu tật nguyền, dù không thể hoạt động bình thường vẫn luôn giữ được tự tin và nghị lực. Tôi cầu chúc bà con hải ngoại, di dân, dù sống xa quê hương vẫn thấy tình người ấm ắp. Tôi đặc biệt cầu chúc giới trẻ, dù âu lo tương lai vẫn luôn chủ động hoàn cảnh. Tôi cầu chúc mọi người và từng người một năm mới bình an, hạnh phúc, thịnh đạt theo tinh thần Tin Mừng.

Dịp Noel, tôi đã kêu gọi anh chị em tích cực hưởng ứng và thực thi lời kêu gọi của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về “Giáo dục hôm nay, xã hội và Giáo Hội ngày mai”. Trước thềm năm mới, tôi xin lặp lại lời kêu gọi đó với ước mong mọi người chúng ta trong năm mới này ý thức cách sâu sắc hơn rằng giáo dục là “trách nhiệm của mọi Kitô hữu mọi nơi mọi thời” (thư chung 2007 số 39)

Thân ái trong Chúa Kitô.

+ Giuse Nguyễn chí Linh

Giám mục giáo phận Thanh Hoá
Giám Quản giáo phận Phát Diệm.
 
Ngày 24 tháng 1: Kính Thánh Francis De Sales
PhóTế Huỳnh Mai Trác
15:12 24/01/2008
Thánh Francis de Sales thuộc một gia đình quý tộc xứ Savoie vẫn trung kiên giữ đạo Công giáo trong khi toàn xứ đã theo hệ phái thệ phản Calvinist. Cha của thánh nhân muốn ngài sau này trở thành một thẩm phán nên gởi ngài đến Paris theo học ngành luật.

Nhưng khi ở Paris, ngài bị ám ảnh bởi thuyết tiền định của Calvin nên ngài hy vọng học môn thần học sẽ giúp ngài tìm được con đường giải thoát. Thất vọng chán chường xâm chiếm tâm hồn ngài, nhưng một hôm ngài đọc được bài kinh chúc tụng Me Maria, “Xin hãy nhớ” của thánh Bernard thì ngài tìm lại được sự bình an và báo hiệu một niềm hy vọng mới và ngài bắt đầu viết tập sách “Dẩn nhập vào đời sống đạo đức.”

Năm 1592 ngài chịu chức linh mục, ngài đã chứng tỏ là một nhà mục vụ tài năng. Trong hai năm từ 1594 đến 1596 ngài đã thuyết phục và cải hóa được những người thệ phản ở vùng Chablais và đem họ trở về với Giáo Hội Roma.

Năm 1603 ngài được bổ nhiệm làm Giám mục Geneva, nhưng ngài phải đặt tông tòa tại Annecy vì Geneva là thủ đô của hệ phái Calvinist. Trong thời kỳ này, ngài được tiếp xúc với những tâm hồn Công giáo lớn lao như thánh Thérèse Avila, thánh Vincent de Paul. Vua Henry IV nói: “Ðức Giám mục Geneva có tất cả mọi nhân đức và không làm một điều gì sai trái cả, thật là tuyệt hảo.” Và nhà vua đề nghị ban cho ngài một số tiền lương lớn và một Tông tòa Giám mục tại Pháp nhưng ngài đã từ khước. Ngài đã trả lời nhà vua như sau: “Thưa ngài tôi là một người đã kết hôn với một người đàn bà nghèo khó, tôi không thể bỏ bà ấy để cưới một người đàn bà giàu có khác!”

Khi được mời thuyết giảng trong Mùa chay ở Dijon, ngài đã được gặp thánh De Chantal và đã cùng thánh thành lập “Dòng Ðức Mẹ Thăm Viếng”

Tập sách “Dẩn nhập vào đời sống đạo đức” hướng dẫn và mời gọi mọi người đã nhận phép rửa tôi trở nên thánh: “Ở trong mọi công việc hãy thi hành một cách vui vẻ theo như thánh ý Chúa.”

Ðến năm 1614, một tập sách danh tiếng khác “Luận đề về Tình Yêu của Thiên Chúa” được phát hành và được tất cả mọi giới ngưỡng mộ đón nhận.

“Lời phát biểu của chúng ta phải nhiệt tình, không phải chỉ là êm ái dịu dàng bên ngoài mà còn là một sự yêu thương chân thật tỏa ra từ tâm hồn. Lời nói phải phảt xuất từ con tim chứ không phải chỉ từ môi mép. Lời nói từ con tim thì đến với con tim, lời nói môi miệng thì chỉ vang vọng vào tai mà thôi.”

Thánh Francis qua đời an bình lúc 56 tuổi. Lúc đau nặng nhiều nguời khuyên ngài hãy cầu xin Chúa như lời thánh Martin: “Lạy Chúa, nếu con còn cần thiết cho dân Chúa, thì con không bao giờ từ khước. Ngài đã đáp lại: “Không, không, con chỉ là một tên đầy tớ vô tích sự, vô tích sự. ” Sau đó thì ngài ra đi trong bình an.
 
Xin Chúa gọi con - con đang lắng nghe
Lm Jude Siciliano OP
19:35 24/01/2008
CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN A

XIN CHÚA GỌI CON - CON ĐANG LẮNG NGHE

(Mt 4, 12 - 23)


Thưa quý vị,

Tuần trước, phụng vụ cho chúng ta nghe “đại ngôn” của Isaia về Israel, tôi trung của Thiên Chúa: “Nếu ngươi là tôi trung của ta, để tái lập các chi tộc của Giacóp, để dẩn đưa các người Israel sống sót trở về, thì vẩn còn quá ít. Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cỏi đất”. Lúc Isaia viết những lời này, chẳng ai có thể tưởng tượng đây là sự thật, vì đất nước Do Thái đang bị đế quốc Assyria giày xéo, và dân chúng đang sống trong kiếp nô lệ tồi tệ nhất trong lịch sử. Nhưng nếu chúng ta áp dụng vào Chúa Giêsu và các bài đọc hôm nay thì đoạn văn trên là sự thật rỏ ràng: “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đả thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần, nay được ánh sáng bừng lên chiếu soi. Từ lúc đó, Đức Giêsu bắt đầu rao giảng và nói rằng: “Anh em hảy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần”.

Như vậy các bài đọc của hai Chúa Nhật liên kết chặt chẻ với nhau. Và tín thư của chúng tràn đầy an ủi và hy vọng. Chúng ta có thể khai triển cho tình hình tối tăm của thế giới hôm nay, đặc biệt ở địa phương mình. Chủ đề hiển linh của Chúa Giêsu còn tiếp tục: “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng”.

Thực vậy, thánh sử Matthêu tăng tốc các biến cố để mau chóng dẩn đến sứ vụ rao giảng của Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng cho muôn dân. Khi Đức Giêsu nghe ông Gioan đã bị nộp, Ngài bỏ Nazareth đến ở Capharnaum, một thành phố ven biển hồ Galilea thuộc hạt Dơvulun và Náptali. Như vậy Matthêu cho thấy rằng Chúa Giêsu làm tròn lời tiên tri Isaia rao giảng niềm hy vọng cứu độ cho dân Do Thái. Giửa lúc Hêrôđê tác yêu tác quái trên Gioan, thì Chúa Giêsu rao giảng ơn cứu rổi Nước Trời. Chúng ta không được Matthêu cho biết Đức Giêsu nghĩ thế nào về biến cố. Liệu Ngài có sợ củng sẻ bị bắt như Gioan, vì anh em liên kết chặt chẻ với nhau trong sứ vụ của Thiên Chúa. Liệu Hêrôđê cũng tìm cách tiêu diệt Chúa Giêsu như ông đã giết Gioan, ngỏ hầu chấm dứt hiểm hoạ cho ông?

Dầu sao thì Chúa Giêsu tới đúng nơi mà Isaia hứa là: “Dân đang ngồi trong bóng tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng”. Và thay vì ẩn náu, Ngài bắt đầu rao giảng. Sứ vụ của Ngài khởi sự, tất nhiên tiếng tăm của Ngài cũng sẻ nổi lên. Tuy Ngài sẻ bị bắt và bị giết, nhưng chưa phải lúc này, và ở nơi chốn này. Bóng thánh giá dần dần tỏ hiện. Đức Giêsu biết thế và Ngài chấp nhận hậu quả của lời mình rao giảng: “Anh em hảy sám hối vì Nước Trời đã đến gần”. Suy nghĩ về sự kiện này, chúng ta thấy rõ lòng can đảm của Chúa Giêsu và ý nghĩa sâu xa của Nước Trời cùng sự cần thiết của lòng sám hối. Chẳng hiểu mọi tín hửu có ý thức được và sống xứng đáng với Tin Mừng không?

Thôi thì dầu sao các nơi chốn của Phúc âm đều mang một ý nghĩa hết sức biểu tượng trong tâm thức người có đạo. Galilea, Capharnaum, Dơvulun, Naptali cũng nằm trong chiều hướng ấy. Chiều hướng đời đời, tự do và ơn thánh. Tâm hồn chúng ta là Galilea hay Capharnaum, Dơnvulun hay Naptali? Điều này thì tuỳ suy nghĩ và nếp sống mổi người, không ai quyết đoán được.

Galilea là một phần của đất hưá. Nhưng nằm trong giao điểm buôn bán quốc tế và rất dễ bị ngoại bang xâm chiếm. Nhiều thương gia và khách ngoại kiều đến đó làm ăn và cư trú, nên những người Do Thái chính thống thường gọi đó là Galilea dân ngoại. Đức Giêsu chọn nơi đây làm nơi rao giảng Tin Mừng đầu tiên, có nghĩa là sứ điệp của Ngài không chỉ dành riêng cho dân Do Thái, mà còn cho mọi dân tộc. Qua Đức Giêsu, Thiên Chúa đến với mọi quốc gia, tiếng nói. Như vậy sứ mệnh của Đức Giêsu mang tính chất phổ quát. Sứ mệnh của Hội Thánh cũng vậy, nhưng đến chúng ta thì hình như đã nhuốm màu sắc kỳ thị. Làm sao chúng ta tự gọi mình là môn đệ Chúa?

Đức Giêsu khởi sự sứ mệnh của Ngài giửa một cộng đồng những người ô hợp và tan nát. Đúng như Isaia tiên báo: “Dân ngồi trong bóng tối tăm đã nhìn thấy ánh sáng chiếu soi”. Thời gian chờ đợi và dự cảm đã chấm dứt. Chúa không phải là “một ngôn sứ” nào đó, mà chính là Đấng mà tiên tri đã báo trước. Ngài không bảo dân chúng hảy chờ đợi và hy vọng vì lúc này ánh sáng đang chiếu rọi. Nước Trời đã tới và đang hiện diện giữa họ. Lời Thiên Chúa hứa đã được nên trọn. Vậy thì đối với những người rao giảng, các giáo lý viên, các đấng hướng dẫn tuần phòng, các cha “linh hồn” không còn gì để mà “hứa”, nhưng thực tại đã ngay trước mắt. Đời sống họ phải giải bày thực tại đó, bằng không thì chỉ là “bánh vẻ” (pie in the sky). Thánh Phaolô không viết cho tín hửu thành Côrintô hôm nay rằng ông là người rao giảng lợi khẩu nhất, thông thái nhất, khôn ngoan nhất, mà là kẻ được sai đi để rao giảng “thập giá Đức Kitô”: “Đức Kitô chẳng sai tôi đi làm phép rửa, nhưng sai tôi đi rao giảng Tin Mừng, và rao giảng không phải bằng lời lẻ khôn khéo, để thập giá Đức Kitô không trở thành vô hiệu”. Thì ra sứ mệnh của các nhà rao giảng của mọi thời là như vậy. Họ phải làm thế nào nói được như Chúa Giêsu: “Anh em hảy sám hối, Nước Trời đã đến gần”. Bằng không thì chỉ là huyênh hoang kiểu thanh la chủm chọe.

Tôi có tham dự một buổi chia sẻ Lời Chúa hôm nay. Chúng tôi dừng lại ở câu văn này. Một ai đó đặt câu hỏi: “Nước Trời đã đến gần nghĩa là gì?”. Có người trả lời: “Là Thiên Chúa đã xem thấy những nhu cầu của nhân loại và giơ tay cứu giúp. Ngài chẳng cần tài khéo của chúng ta”. Một câu nói tóm tắt tất cả sứ vụ của Chúa Giêsu. Câu văn sẽ theo sát Đức Kitô trong toàn bộ Phúc âm. Nơi đâu Ngài đi, nơi ấy Ngài mang sự hiện diện của Thiên Chúa cho dân chúng, cho những ai cần thay đổi cuộc sống, dĩ nhiên, không phải tự sức riêng họ, mà là từ Đấng ăn nói có “thẩm quyền”. Qua Đức Kitô vương quyền và luật pháp của Thiên Chúa được công bố và nhân loại được ban cho khả năng để thay đổi nếp sống. Những gì củ kỷ, sa đoạ, nhơ bẩn phải được bỏ đi và thay thế bằng cái gì mới, thanh cao, trong sạch vì Nước Trời đã đến gần. Kể ra ý kiến không phải quá tệ, phải không thưa quý vị rao giảng?

Đúng vậy, Đức Giêsu không làm sánh sáng một mình. Phần thứ hai của Tin Mừng, Matthêu kể lại Chúa bắt đầu mời gọi những nhân viên cộng tác: Trước hết là Phêrô và Anrê: “Người đang đi dọc theo biển hồ Galielea thì thấy hai anh em kia, là ông Simon cũng gọi là Phêrô và người anh ông là Anrê đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá”. Người bảo các ông: “Các anh hảy đi theo tôi. Tôi sẻ làm cho các anh trở thành những kẻ lưới người như lưới cá. Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người”. Sau đó là Gioan và Giacôbê. Bốn người môn đệ đầu tiên.

Các nhà rao giảng bây giờ nghĩ thế nào về sự kiện này? Liệu họ có đủ khả năng thu hút thiện hạ không? Muốn được như vậy cuộc đời họ phải là chiếc nam châm đã. Nam châm của tin cậy mến. Nam châm bằng nghèo nàn thánh thiện, vâng lời từ bỏ, thanh sạch siêu thoát. Nam châm của tám mối phúc. Xét như vậy thì thật khó biết bao? Chúng ta phải thành thật chấp nhận chân lý và quyết tâm làm môn đệ thực sự của Chúa.

Xin hảy nhìn đến các cộng tác viên của Chúa hôm nay. Chúa mời họ cộng tác với Ngài làm “ánh sáng muôn dân, đem ơn cứu độ đến tận cùng trái đất”. Nhưng họ là những ai? Là những ngư phủ nghèo nàn dốt nát, chẳng có chi cao sang để mà vổ ngực huênh hoang, giống như Phaolô: “Rao giảng không phải bằng lời lẻ khôn ngoan, kẻo thập giá Đức Kitô trở nên vô hiệu”. Tức là không có hiệu quả khi chúng ta dùng phương tiện thế gian. Khi được Thánh Thần trợ giúp, các tông đồ Chúa rao giảng hoàn toàn bằng quyền năng Thiên Chúa, họ chỉ tin cậy vào Chúa mà thôi, chứ không bằng sức riêng mình, hay bằng sự thông thái của mình.

Sứ vụ Chúa Kitô là ánh sáng chiếu soi vào tăm tối linh hồn loài người, loài người ở đây là toàn thể nhân loại, chứ không riêng một ai. Nhưng để tiếp nhận ánh sáng ấy chúng ta phải ý thức được sự tối tăm của linh hồn mình và khao khát xua tan chúng đi, bằng không thì vô ích. Nói cách khác người ta phải ước ao thay đổi nếp sống xấu xa, các thói quen cố hửu, kiêu căng, ưa tiện nghi, tham lam tiền bạc.

Thực sự loài người còn nhiều bóng tối lắm. Bóng tối của tội lổi, chiến tranh, kỳ thị, cô đơn, tôn thờ vật chất, lợi lộc tiền tài, quyền lực kinh tế – chính trị, chẳng ai có thể liệt kê hết. Phải nói như Isaia: “Đang ngồi trong bóng tối tử thần”. Người môn đệ Chúa phải mau mắn từ bỏ tất cả để đáp lời Thiên Chúa, rao giảng ánh sáng cho muôn dân. Trước hết phải thay đổi nếp sống của mình, ngày một trở nên thánh thiện hơn, nghèo khó hơn, khiêm tốn hơn. Nghĩa là phải luôn ý thức về nhu cầu cần thay đổi của mình, rồi mới có thể thu hút kẻ khác. Quả thực thế giới đang có nhu cầu cấp thiết về ánh sáng, nhất là ánh sáng siêu nhiên. Liệu các môn đệ Chúa sẵn lòng cho Ngài mượn chân tay miệng lưỡi, thân thể, trí tuệ, để Ngài tỏ bày ánh sáng cho thế gian? Để Ngài tỏ bày chay tịnh, bác ái, khiêm nhường, khổ chế cho hàng xóm láng giềng, bạn hửu, người thân kẻ sơ trong gia đình, khu xóm, làng mạc, đất nước bạn? Chúng ta hảy cầu xin cho có nhiều tay thợ lành nghề trong vườn nho Chúa. Ước chi lời cầu nguyện của chúng ta được Thiên Chúa nhận lời. Nhất là trong tuần lể hiệp nhất này. Amen.

Chuyển ý Lm. Thomas Tuý, OP.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:50 24/01/2008
DOÃN THỊ VÀ LÃO BỘC

N2T


Thời nhà Châu có người họ Doãn sự nghiệp rất là lớn, trong nhà những nô bộc làm những công việc rất nặng, trời chưa sáng đã thức dậy làm việc cho đến khi trời tối mới có thể nghỉ ngơi.

Có một lão nô tài mặc dù ban ngày làm việc mệt bả người, nhưng đêm đêm nằm mơ thấy mình làm vua một nước, ngày ngày yến tiệc vui chơi trên lầu các.

Có người cảm thấy lão nô tài quá khốn khổ nên an ủi ông ta, nhưng ngược lại, lão nô tài nói với người ấy: “Ban đêm và ban ngày đều chiếm một nửa của đời người, mặc dù ban ngày tôi làm nô bộc thật khổ, nhưng ban đêm thì lại làm vua khoái lạc vô cùng, như thế thì có gì là oán hận chứ ?”

Chủ nhân của lão nô tài là Doãn Thị tiêu hao tinh thần rất lớn cho sự nghiệp kinh doanh của mình, xong công việc một ngày thì cũng mệt nhọc bở hơi, nên nằm xuống giường là ngủ ngay, nhưng ông ta mỗi đêm đều nằm mơ mình làm nô tài cho người khác, không những lao động khốn khổ, mà còn bị chủ nhân nhiếc mắng làm nhục, nên thường rên xiết cả đêm.

Giấc mơ của Doãn Thị khiến cho ông ta rất đau khổ, bèn xin ý kiến của bạn bè. Bạn của ông ta nói: “Khi ông thức ban ngày thì địa vị và của cải thì vượt hẳn người khác rất nhiều, buối tối năm mơ lại còn hưởng thụ, làm gì có chuyện may mắn như thế chứ !” Doãn Thị nghe xong bèn quyết tâm giảm bớt công việc cho đầy tớ, tự mình cũng không dã tâm như thế nữa để mở rộng sự nghiệp. Thế là, đau khổ của Doãn Thị được bớt đi rất nhiều.

(Liệt tử: Châu Mục vương)

Suy tư:

Thời nay, có những ông chủ chỉ biết mình và tiền bạc công việc của mình, chứ không biết đến người làm công, thế là vì coi đồng tiền lớn hơn nhân phẩm và mạng sống của người làm công, nên họ ra sức bốc lột những người làm công của mình. Doãn Thị là một điển hình. Bạn bè thức tĩnh Doãn Thị, nói: “Không ai may mắn ban ngày quá sung sướng hơn người, rồi ban đêm nằm mơ cũng sung sướng”, cũng có nghĩa là: không ai có may mắn sung sướng ở đời này rồi, mà còn sung sướng cả đời sau nữa.

Nhưng người Ki-tô hữu thì tin rằng, họ sẽ sung sướng đời này và cả đời sau, nếu bây giờ -đời này- họ biết dùng của cải chia sẻ với người nghèo, biết tôn trọng nhân phẩm của người khác, biết phục vụ tha nhân vì Chúa Giê-su.

Có những người đầy tớ nói: “Gặp ông bà chủ là người Công Giáo thì dễ thở, bởi vì họ đối xử rất tốt với người làm công”. Đó là một nhận xét khách quan và trung thực, bởi vì người Ki-tô hữu được Chúa Giê-su dạy rằng: yêu người thân cận như chính mình. Và hơn thế nữa, họ nhìn thấy Chúa Giê-su ở nơi người khác.

Được làm người Ki-tô hữu thì hạnh phúc thật, và được làm việc cộng tác với người Ki-tô hữu thì hạnh phúc cũng không kém.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:51 24/01/2008
N2T


14. Thoát cái vỏ bên ngoài của mình là bỏ đi tất cả chủ quyền của mình, coi mình như đầy tớ của tha nhân.

(Thánh Terese of Lisieux)
 
Gặp gỡ Chúa Giêsu
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
20:18 24/01/2008

GẶP GỠ CHÚA GIÊSU



CN 3 A

Địa dư Palestine có ranh giới: Đông giáp sa mạc Syria và Ả rập. Tây giáp Địa Trung Hải. Bắc giới hạn từ thung lũng núi Liban chạy đến núi Hermon. Nam giáp ranh Iđumê, miền hoang vu Bersabê và Biển Chết. Cựu ước thường dùng kiểu nói “từ Dan đến Bersabê” để chỉ miền đất Do thái cư ngụ. Chiều dài từ chân núi Liban tới Bersabê là 230 km; chiều rộng từ Địa Trung Hải đến sông Giođan là 37-150 km. Diện tích phía tây Giođan là 15.643 km2, phía Đông (Transjordanie) là 9482 km2. Tổng cộng là 25.124km2.

Palestina thời Chúa Giêsu chia làm bốn miền: Galilêa có thành Capharnaum, Nazareth; Samaria nằm giữa xứ Palestina với những con đường nối liền Nam-Bắc; Giuđêa là miền núi có thủ đô Giêrusalem và Pêrêa bên kia sông Giođan, phía Bắc là miền Decapolis nơi dân cư phần nhiều thuộc văn hoá Hylạp.

Palestina có địa lý đặc biệt: Thung lũng Giođan Thung lũng Giođan chia Palestina làm hai miền: Palestina và Transjordanie. Thung lũng này là hiện tượng địa lý duy nhất trên địa cầu: bắt đầu từ núi Taurus, ngang qua Celesyria, đến Palestina, rồi tiếp tục theo phía Đông bán đảo Sinai tới Biển Đỏ. Phía Bắc (thành Đan) cao hơn Địa trung hải 550m; càng về phía Nam càng thấp xuống. Tibêriade thấp hơn Địa trung hải 208 m; tới Biển Chết mực nước thấp hơn 392m. Sông Giođan phát nguồn từ núi Hermôn, chạy qua hồ El-Hule (dài 6000m, sâu từ 3-5 m), rồi qua hồ Tibêriade, đổ vào Biển chết. Hồ Tibêriade (gọi là Giênêzarét) dài 21km, rộng 12 km, sâu 45m, nước trong xanh và nhiều cá. Biển chết dài 85 km, rộng 16km, nước biển nhiều độ mặn nên không vật nào có thể sống được. Miền Duyên hải Miền Duyên hải từ núi Libanô đến núi Camêlô, rộng từ 2-6km. Từ núi Camêlô đến Gaza phía Nam, bờ biển rộng đều và thẳng với các hải cảng Akko, Haifa và Jaffa (Joppé). Giữa Haifa và Jaffa, vua Hêrôđê xây thêm hải cảng Cêsarêa. Từ núi Camêlô đến Jaffa là bình nguyên Sharon phì nhiêu. Từ Jaffa xuống phía nam là bình nguyên Sêphêla thuộc xứ Pelistin (danh xưng Palestina xuất phát từ chữ này). Bình nguyên Esdrelon từ phía Bắc núi Camêlô chạy theo hướng Đông Nam, chia phần đất phía Tây sông Giođan làm hai phần: Galilê phía Bắc, Samaria và Giuđêa phía Nam. Miền Galilê: phía bắc nhiều núi, nam là bình nguyên Esdrelon, miền duyên hải là đồng bằng, giữa là đối núi thấp dần về phía sông Giođan.

Bên kia sông Giođan (Transjordanie)

Bên kia sông Giođan là miền đồi núi, chia làm 3 phần: Trachonitide thuộc Đông-Bắc hồ Tiberiade; Miền Thập tỉnh phía đông-nam hồ; Pêrêa thuộc phía đông sông Giođan và Biển chết, đối diện với Samaria và Giuđêa. Người Do thái không chiếm cứ hoàn toàn miền bên kia sông Giođan. Trước thời kỳ Hy hóa, đã xuất hiện tại mạn Bắc nhiều bộ lạc Aram. Thời Hy hóa, từ sau cuộc chinh phục của Alexandre đại đế, nhiều người Hy lạp đến đây cư ngụ. Thời Đức Giêsu, họ lập thành miền Thập tỉnh, có khoảng 10 thành liên minh với nhau. Các thành nổi tiếng hơn cả là Damascô, Hippos, Gadara, Gerasa, Pella, Philadelphia. Thủ đô Giêrusalem là trung tâm chính trị và tôn giáo. Vua Hêrôđê đóng đô ở Giêrusalem. Đền thờ Giêrusalem là trái tim của Dân tộc Do thái. Hàng năm, khắp mọi miền đất nước người ta đổ về Giêrusalem để dự lễ. Đây cũng là nơi quy tụ quyền lực tôn giáo, có dinh của Thầy Cả Thượng phẩm, có các luật sĩ, biệt phái, văn nhân. Dân chúng ở Giuđêa coi Giêrusalem là đền thờ duy nhất, đạo ở Giuđêa là chính thống. Họ tẩy chay người Samaria là dân ngoại vì dân Samaria xây cất đền thờ trên núi Garizim. Dân Giuđêa không bao giờ đi lại tiếp xúc với dân Samaria. Họ cũng khinh miệt dân Galiêa vì đó là nơi pha tạp mọi sắc dân là đất của dân ngoại.

Khởi đầu sứ vụ công khai, Chúa Giêsu không chọn rao giảng ở Giêrusalem mà chọn Galilêa vì nơi đây là vùng quê nghèo, dân cư thuộc đủ mọi chủng tộc biết đón nhận giáo lý của Người. Chúa chọn Galilêa vì ở đây mọi người biết chấp nhận nhau chung sống hoà bình.

Miền Galilêa là quê hương Chúa Giêsu và là khởi điểm Kitô giáo, nhưng lại là miền đất thưa dân cư và không mấy quan trọng trong lịch sử Do thái. Chính tại Galilêa, Chúa Giêsu bắt đầu cuộc rao giảng Tin mừng, chọn gọi các Tông đồ, tuyên bố Luật mới. Các Tin mừng Nhất Lãm đã kết thúc thời kỳ đầu rao giảng tại Galilêa của Chúa Giêsu bằng lời tuyên xưng của Phêrô “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16). Sự chọn lựa miền đất Galilêa có một ý nghĩa quan trọng theo Tin mừng Matthêu. Để ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia nói: "Này đất Dơvulun, và đất Náptali, hỡi con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Giođan, hỡi Galilê, miền đất của dân ngoại! Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tốt tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng. Những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi". Matthêu khi trích dẫn Isaia, có ý nói rằng Chúa Giêsu vâng phục theo ý muốn của Chúa Cha; Người làm điều mà Thiên Chúa đã nói. Đây là sự vâng phục cao cả, to lớn và kỳ diệu được đảm nhận với tự do và tình yêu. Thánh sử cũng nhấn mạnh đến sự liên tục của Chúa Giêsu với toàn bộ lịch sử của dân Người.

Trong Nhóm Mười Hai Tông Đồ thì 11 vị là người Galilêa, Giuđa Iscariot là người miền Nam.

Bài Phúc âm Chúa nhật hôm nay kể lại cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và bốn môn đệ đầu tiên ở biển hồ Galilêa. Chúa đã gọi và các ông đã bỏ chài lười đi theo Người. Chúa Giêsu kêu gọi họ không phải trong khuôn khổ một lễ hội tôn giáo hoặc một hoạt động tâm linh... nhưng ở giữa đời sống mỗi ngày của họ, trong lúc họ đang làm công việc nghề nghiệp. Các môn đệ ngư phủ tuy là những người ít học, không giàu có, không địa vị, nhưng đối với Chúa, họ có đủ tố chất cần thiết để trở nên những người cộng sự của Người. Chẳng hạn, sự kiên trì khi thả lưới giúp họ biết nhẫn nại chờ đợi; sự hòa đồng giúp họ chấp nhận nhau và làm việc chung; sự can đảm trước sóng gió giúp họ đối diện với nghịch cảnh; khả năng nhận ra khi nào và chỗ nào nên thả lưới sẽ giúp họ khám phá những vùng truyền giáo màu mỡ. Cuộc gặp gỡ này đã làm thay đổi số phận của những con người lênh đênh trên biển hồ ngày trước. Cuộc gặp gỡ này là khởi đầu cho công cuộc thay đỗi thế giới. Cuộc gặp gỡ làm nên những huyền diệu trong lịch sử nhân loại.

Trong lịch sử nước Anh có kể lại một cuộc gặp gỡ làm nên những điều kỳ diệu.

Một ngày nọ, có một gia đình giàu có, quý tộc thuộc nước Anh đi về miền quê chơi vào ngày nghĩ cuối tuần. Từ thành phố về thôn quê với biết bao phong cảnh đẹp và các trò chơi dân giã. Trong khi nô đùa thoả thích thì tai nạn xảy đến, cậu con trai nhỏ của gia đình họ đã trượt chân ngã xuống dòng nước chảy xiết. Một chú bé, con của người làm vườn nghèo ở gần đó nghe tiếng kêu cứu đã chạy đến nhảy xuống nước kịp thời cứu đứa bé kia lên. Một đứa bé nhà giàu với đôi bàn tay điêu luyện trên phím đàn, nhưng lại không biết bơi. Một đứa bé nghèo quê mùa với đôi bàn tay chai cứng sạm nắng vì cuốc đất, nhưng hôm nay đã cứu người. Sự gặp gỡ của hai cậu bé ấy đã tạo nên điều kỳ diệu sau này cho lịch sử nhân loại. Cha của cậu bé giàu biết ơn cậu bé nghèo. Thay vì cám ơn, khen ngợi, ông ta không muốn nhìn ước mơ tuổi thơ của cậu bé cứ luẩn quẩn trong ruộng vườn. Ông muốn đẩy ước mơ của cậu bé lên trời cao. Ông hỏi cậu bé: Khi lớn lên con muốn làm gì ? Cậu trả lời: Chắc là con tiếp tục nghề làm vườn của cha con. Ông lại hỏi: Con không còn ước mơ nào lớn hơn sao ? Cậu bé cúi đầu: Dạ, nhà con nghèo thế này thì con còn ước mơ gì ! Ông gạn hỏi thêm: Nhưng mà nếu con có một ước mơ thì con ước mơ điều gì ? Ánh mắt cậu bé như nhìn xa xăm về cuối chân trời khát vọng: Thưa Ngài, con muốn đi học, con muốn làm bác sĩ. Năm tháng qua đi, hai cậu bé cùng được đi học. Cậu bé không biết bơi đã trở thành vĩ nhân của thế giới, đó là thủ tướng Winston Churchill của nước Anh, người đã giữ vai trò quan trọng trong việc thay đổi cục diện của đệ nhị thế chiến và đã làm cho nước Anh tự hào vì tài ba chính trị lỗi lạc. Còn cậu bé nhà nghèo, nhờ tình thương và lòng biết ơn của cha cậu bé Churchill, cậu đã không còn đặt ước mơ của đời mình ở bờ đê, vườn tược. Cậu đã trở thành bác sĩ lừng danh của thế giới và là ân nhân của nhân loại cho đến ngàn đời. Vị bác sĩ này là Fleming, người đã tìm ra thuốc kháng sinh Penicillin. Sau này khi thủ tướng Churchill lâm trọng bệnh, vương quốc Anh đã tìm những danh y lẫy lừng để cứu sống thủ tướng của họ. Cuối cùng chỉ có vị danh y tài ba mới cứu được Churchill, đó là bác sĩ Fleming, người đã cứu ông năm xưa.

Có những việc làm bác ái vị tha giúp đỡ người khác, có những cuộc gặp gỡ đã tạo nên những cơ hội cho tương lai bay cao bay xa. Lý tưởng nào cũng được ôm ấp bằng những ước mơ. Ước mơ định hướng cho mỗi người đi tới. ước mơ nên thánh thệin là bắt đầu băn khoăn về lỗi lầm của mình. Ước mơ hoà thuận hiệp nhất là khởi điểm để đi đến thứ tha. Fleming đã ước mơ được đi học để làm bác sĩ. Ông đã thành công và trở nên ân nhân của nhân loại.

Các môn đệ ước mong trở thành Tông đồ và các ngài đã trở nên những rường cột của Giáo hội.

Các ngài gặp gỡ và bước theo Chúa để học nơi Chúa. Họ nhận ra rằng: Chúa Giêsu, Thầy Dạy của các bậc thầy, không những chỉ dạy Lời Chúa nhưng chính Người là Lời Chúa. Người không những chỉ dạy cho cách sống mới mà chính Người là Sự Sống. Người không những chỉ cho biết ý nghĩa của “Đường sự Sống", mà chính Người là Đường Sự Sống, là Ánh Sáng.

Chúa Giêsu đã kêu gọi các môn đệ. Các ngài đáp trả chân tình. Các ngài được sống thân mật với Chúa. Các ngài ra đi làm chứng cho tình yêu Chúa. Đó là hành trình ơn gọi của các Tông Đồ. Đó cũng là hành trình ơn gọi của mỗi Kitô hữu.
 
Phẩm chất đầu tiên của người môn đệ
LM Inhaxiô Trần Ngà
21:18 24/01/2008
Tin mừng Chúa nhật 3 thường niên

Phẩm chất đầu tiên của người môn đệ

(Để minh họa cho sứ điệp của Tin Mừng hôm nay, chúng ta thử phác hoạ tâm trạng của Simon Phê-rô khi được gọi làm tông đồ và được Chúa Giê-su trao trọng trách trong Giáo Hội)

Hôm ấy, tại thành Xê-da-rê Phi-líp-phê, sau khi Simon Phê-rô tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống và được Chúa Giê-su long trọng tuyên bố trước mặt các môn đệ: “Simon, Anh là Tảng Đá, và trên Tảng Đá nầy, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy… Thầy sẽ trao cho Anh chìa khoá Nước Trời. Những gì Anh cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc, những gì Anh tháo cởi dưới đất, trên Trời cũng tháo cởi” (Matthêu 16, 13-19)… thì liền sau đó, Simon Phê-rô đâm ra đăm chiêu nghĩ ngợi. Simon vẫn nghĩ rằng một người thuyền chài quê mùa chất phác như mình thì chẳng làm được gì khác ngoài việc quăng chài hay kéo lưới.

Đêm ấy, trằn trọc không ngủ được vì những lời Thầy vừa công bố và trong thinh lặng của màn đêm, Simon hồi tưởng lại buổi sáng đẹp trời cách đó không lâu trên biển hồ Galilê, đang khi ông và An-rê đang quăng chài dưới biển thì Thầy tiến đến. Thầy giơ tay vẫy chào và cất tiếng gọi mời: “Các Anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các Anh thành những kẻ lưới người như lưới cá!”

Lời Thầy có sức cuốn hút nhiệm mầu. Thế là hai anh em bỏ thuyền bỏ lưới theo Thầy.

Đi một quãng nữa, Thầy gặp hai anh em khác con ông Dê-bê-đê, là ông Gia-cô-bê và người em là Gio-an. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dê-bê-đê vá lưới ở trong thuyền. Thầy lại cất tiếng mời gọi, lập tức các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Thầy. (Matthêu 4, 18-22)

Thế là bốn bạn chài quê mùa xứ Galilê bỗng nhiên trở thành những môn đệ đầu tiên của Thầy Giê-su, được gọi lên đường chinh phục thế giới…

Đang mơ màng với dòng suy tưởng, Simon chợt thấy Thầy mới trở về sau giờ cầu nguyện, Anh liền mời Thầy ra ngoài góc sân và nói:

“Thầy ơi! Tại sao sáng nay Thầy lại đề cao con quá vậy? Con đáng sá gì mà Thầy đặt con làm Đá Tảng cho Thầy xây Hội Thánh, con có là gì mà nắm giữ chìa khoá Nước Trời! Thầy không nhớ con xuất thân từ một gã thuyền chài ư? Sao Thầy không chọn những luật sĩ uyên bác? Sao Thầy không tìm người lãnh đạo nơi hàng ngũ những người biệt phái uy tín và đạo đức mà lại chọn dân chài như chúng con?

Chúa Giê-su ôn tồn vỗ vai Simon: “Simon, đừng lo! Đây không phải là việc của con người mà là việc của Thiên Chúa. Rồi đây các Anh sẽ là những người thay đổi bộ mặt thế giới”.

Để chinh phục thế giới, Thiên Chúa đã chọn bốn người thuyền chài làm những môn đệ đầu tiên và lại giao cho ngư phủ Simon Phê-rô thay Ngài lãnh đạo Hội Thánh.

Tại sao Chúa Giê-su lại trao cho hạng ngư phủ đảm nhận những cương vị hết sức hệ trọng nầy?

Phải chăng tiêu chí đầu tiên của Chúa Giê-su khi tuyển chọn môn đồ và những người kế vị mình trong sứ mạng cao cả và đầy gian truân là phải dạn dày sương gió, là không ngại khó, sẵn sàng đối đầu với bão tố cuồng phong? Ngư phủ là những người vốn có những tố chất như thế trong máu thịt mình.

Nếu không có những con người dạn dày sương gió như thánh Phanxicô Xavie vượt đại dương đi đến với các dân tộc xa lạ trên lục địa châu Á mênh mông, không có những người xâm mình mạo hiểm như các nhà thừa sai Paris đến rao giảng Tin Mừng tại Việt Nam trong thời kỳ cấm cách và bắt bớ… thì làm gì có hạt giống đức tin triển nở dồi dào trên các vùng đất Á Châu cũng như ở Việt Nam!

Và hôm nay, Giáo Hội Việt Nam đang khựng lại trên con đường truyền giáo, số lượng những người theo Chúa không thể tăng lên trong suốt nhiều thập kỷ qua, cũng chỉ vì thiếu những con người dạn dày sương gió bất chấp nguy khó để loan báo Tin Mừng.

Lạy Chúa Giê-su, Giáo Hội Việt Nam cũng như Hội Thánh Chúa trên khắp hoàn cầu đang cần những con người nhiệt thành, mạo hiểm, cần đến những người dám lìa bỏ bờ bến an toàn để dấn bước ra khơi.

Xin Chúa tiếp tục rảo bước trên quê hương chúng con và kêu gọi thêm nhiều tâm hồn thiện chí để bổ sung vào đội ngũ các môn đệ tiên phong của Chúa ngày xưa.

Xin cho ngọn lửa của Chúa Thánh Linh trong ngày lễ Ngũ Tuần tiếp tục cháy lên trong lòng các môn đệ Chúa để cho Tin Vui, Tin cứu độ của Chúa được loan báo cho hết mọi người.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Quốc hội Kuwait không lật đổ được bà Nouriya al-Sabeeh
Thúy Dung
03:47 24/01/2008
Kuwait City-
Bà Nouriya al-Sabeeh bộ trưởng Giáo Dục Kuwait
Các thành phần Hồi Giáo quá khích trong Quốc hội Kuwait đã thất bại trong chiến dịch lật đổ bà Nouriya al-Sabeeh, Bộ Trưởng Giáo Dục Kuwait, người phụ nữ duy nhất hoạt động tích cực trong chính trường nước này.

Với 27 phiếu ủng hộ, trong đó có cả phiếu của phát ngôn viên Quốc hội, 19 phiếu chống, và 2 phiếu trắng, bà Nouriya al-Sabeeh thoát hiểm trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm diễn ra hôm 23/1. Bà al-Sabeeh được báo chí Hồi Giáo tại Kuwait gọi là người “đàn bà sắt” để chỉ ý chí gan dạ chống lại các thế lực Hồi Giáo bảo thủ tại nước này.

Trong bài nói chuyện tại Quốc hội Kuwait, bà al-Sabeeh, ăn mặc như các phụ nữ phương Tây, không có khăn che mặt, đã thề sẽ cải cách đến cùng nền giáo dục đậm nét Hồi Giáo của nước này.

Nếu cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm này thành công, Kuwait sẽ rơi vào khủng hoảng giữa chính phủ và quốc hội.

Một bà hiệu trưởng nói: “Chúng tôi rất hạnh phúc là mình có thể bay lên rồi. Đây là thắng lợi cho phụ nữ Kuwait”.
 
Đức Hồng Y Juan Sandoval Iniguez chỉ trích Liên Hiệp Quốc ủng hộ phá thai
Thúy Dung
04:09 24/01/2008
Guadalajara -
ĐHY Juan Sandoval Iniguez
Đức Hồng Y Juan Sandoval Iniguez, Tổng Giám Mục Guadalajara, Mễ Tây Cơ, đã lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích Liên Hiệp Quốc ủng hộ phá thai và kêu gọi dân chúng nước này phản đối việc hợp pháp hóa phá thai.

Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng “giới truyền thông trong vài ngày qua đã tường thuật rằng một viên chức cao cấp Liên Hiệp Quốc đã khen ngợi hai bang của Mễ Tây Cơ và thành phố Mễ Tây Cơ đã hợp pháp hóa phá thai”.

“Bà ta khen ngợi họ và đồng thời thúc giục tất cả các bang của đất nước chúng ta cũng làm như thế, để cuối cùng trên toàn cõi Mễ Tây Cơ này, giết người sẽ không bị trừng phạt”.

Đức Hồng Y giải thích: “Trước hết tôi phải nói rằng phá thai là một tội ác. Nó chống lại con người và sự sống, là điều thánh thiêng. Chúa chúng ta đã để lại cho chúng ta giới răn ‘Chớ giết người’, và do đó chúng ta phải tôn trọng mạng sống người khác, cũng như mạng sống thai nhi, đó là những con người có quyền được sống”.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y cảnh giác là có nhiều người bị thuyết phục bởi những lý do đưa ra nhằm biện minh cho phá thai. “Do đó, tôi muốn nói đôi điều về họ”.

“Trong số những lý do đưa ra, lý do phổ biến nhất là quyền của phụ nữ được quyền quyết định về thân thể mình”. Quyền này cố nhiên là đúng “với thận, gan, những thứ thực sự thuộc về thân thể”. Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y, “Đứa trẻ trong cung lòng là một con người khác, người có quyền được sống và chỉ ở đó tạm thời. Đứa trẻ chỉ ở trong cung lòng người mẹ vài tháng để chào đời và làm viên mãn phẩm giá con người của nó. Nó không thuộc về người mẹ, vì thế bà ta không có quyền gì như với thân thể của bà”.

Đức Hồng Y nhận định rằng phá thai sẽ dẫn loài người ngày nay đến chỗ dã man không thua gì thời Sparta trong đó để bảo vệ tính ưu chủng của nòi giống, người ta sẵn sàng giết mọi trẻ sinh ra có khuyết tật hay cả những trẻ em thường hay đau yếu.
 
Đức Hồng Y Agustin Garcia-Gasco: Người Công Giáo cần phải mạnh mẽ chứng tỏ tình yêu hùng hồn cho tự do
Nguyễn Việt Nam
04:37 24/01/2008
Valencia -
Đức Hồng Y Agustin Garcia-Gasco
Đức Hồng Y Agustin Garcia-Gasco, Tổng Giám Mục Valencia, Tây Ban Nha đã lên tiếng kêu gọi các tín hữu nước này hãy kiên định trước những tấn kích của chủ nghĩa thế tục, noi theo gương thánh Vicentê tử đạo, người mà chứng tá của ngài “là dấu chỉ hùng hồn cho việc từ khước việc thờ lạy nhà nước”.

Trong thánh lễ đại trào kính thánh Vicentê tử đạo, bổn mạng thành Valencia hôm thứ Tư 23/1, Đức Hồng Y nói:

“Người Công Giáo ngày nay, trong một xã hội sản sinh những hệ quả đầy chao đảo vì thái độ quyết liệt chống lại Thiên Chúa và văn hóa Công Giáo, cần phải có một thái độ tương tự (như của thánh Vicentê tử đạo), ngay cả khi người ta vu cáo chúng ta với đủ mọi hình thức xỉ nhục, bần tiện và xảo trá”.

Theo thông tấn xã AVAN của Tây Ban Nha, Đức Hồng Y Garcia-Gasco lên án sự trống rỗng đạo đức trong xã hội đang được lèo lái để hướng tới việc hợp pháp hóa những thứ chống lại con người như “phá thai, hôn nhân đồng tính, an tử”…

Dịp này, Đức Hồng Y đã mạnh mẽ lên án những cố gắng “hình thành một xã hội phi Kitô Giáo” và đậm màu sắc cá nhân chủ nghĩa. Hình thái này của chủ nghĩa thế tục mù quáng “chẳng đưa ra điều gì mới: nó chỉ mang đến những phức tạp và thù hận mà các vị tử đạo của mọi thời đã là những nạn nhân của nó”.

Đức Hồng Y đả kích những cố gắng của đảng xã hội nước này nhằm tuyên truyền rằng đức tin Công Giáo không phù hợp với dân chủ “và do đó thù hận mọi thứ mà người Công Giáo tin tưởng”.

Giáo Hội không “áp đặt” đức tin. Trái lại, sứ mạng của Giáo Hội là “luôn mời gọi việc dùng lý trí, việc tìm kiếm chân lý, tìm kiếm sự thiện, tìm kiếm Thiên Chúa”.

Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng: “Đây là lúc để khẳng định với sự đơn giản căn tính Kitô Giáo của chúng ta, trong khi chứng tỏ tình yêu hùng hồn của chúng ta cho tự do, hòa bình, hiệp nhất và sự gần gũi với những ai đang đau khổ”.
 
Bộ Di Trú Úc nới lỏng các luật lệ cấp visa cho tham dự viên Ngày Quốc Tế Giới Trẻ
Nguyễn Việt Nam
04:52 24/01/2008
Sydney - Theo thỏa thuận vừa đạt được giữa Bộ Di Trú Úc và ban tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, tất cả những thanh niên tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ tại Sydney sẽ được miễn khỏi phải đóng tiền cấp visa và được cứu xét nhanh chóng nếu có giấy chứng nhận của vị Giám Mục địa phương nơi cư trú.

Úc là một trong những nước khó khăn về việc cấp thị thực nhập cảnh. Điều này đã là một trong những mối quan tâm của ban tổ chức Ngày Quốc Tế Giới Trẻ 2008. Tuy nhiên, với những thoả thuận gần đây, Úc đã tỏ ra rất rộng rãi đối với những tham dự viên Ngày Quốc Tế Giới Trẻ.

Muốn được cấp visa miễn phí và nhanh chóng, chỉ cần Đức Giám Mục bản quyền chứng nhận mình là người Công Giáo và có ý chân thành tham gia Ngày Quốc Tế Giới Trẻ.
 
Từ nay dễ dàng mua vé vào xem Viện Bảo Tàng Vatican
Nguyễn Long Thao
08:12 24/01/2008
Vatican 22/01/08 - Nguồn tin nhật báo L’Osservatore Romano của Tòa Thánh cho biết kể từ 1 tháng 6 năm nay, các du khách muốn viếng thăm viện bảo tàng Vatican có thể đặt mua vé trước trên mạng của quốc gia thành phố Vatican

Đức Hồng Y Giovanni Lajolo, Chủ tịch quản trị thành phố Vatican cũng loan báo là viện bảo tàng Vatican sẽ xây thêm cơ sở để trưng bày các sưu tập nghệ thuật hiện đại.

Viện bảo tàng Vatican là một trong những viện bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới vì không những có những cổ vật giá trị mà còn có những tác phẩm nghệ thuật không bảo tàng viện nào có.

Tưởng cũng nên thưa với qúy độc giả rằng muốn vào xem viện bảo tàng Vatican, năm 2004 chúng tôi đã mất 3 tiếng đồng hồ để xếp hàng mua vé. Vậy từ nay, có thể mua vé trên mạng, qúy vị nên lợi dụng phương tiện này để tránh mất thì giờ.
 
Một tài năng trẻ chính trị của Đức gốc Việt Nam: Trưởng Đảng FDP
Hà Long
08:30 24/01/2008
HANNOVER, Đức quốc -- Philip Roesler, tuổi 34 là một dân biểu của đảng FDP (Dân Chủ Tự Do) thuộc tiểu bang Niedersachsen, Đức quốc có gốc Việtnam. Cách đây 32 năm một em bé Việtnam sinh ngày 24.2.1973 tại Khánh Hưng được bố mẹ nuôi người Đức đón nhận về làm con nuôi từ lúc 2 tuổi và đặt tên là Philipp Roesler. Anh Philipp lớn lên tại thành phố Hannover, Bắc Đức với nghề nghiệp bác sĩ nha khoa. Khi học trung học anh Philipp đã được bầu vào chức vụ phát ngôn viên của trường.

Tài năng bẩm sinh của anh đã tiến lên thật mau với chức vụ tổng thư ký của đảng FDP vào năm 2000. Tiến thêm bước nữa khi được tín nhiệm vào chức trưởng khối FDP của quốc hội tiểu bang Niedersachsen vào năm 2003. Và từ năm 2005 anh Philipp được bầu làm trưởng đảng FDP trong một cuộc đại hội đảng tại Goettingen với đa số số phiếu tín nhiệm 96%, người trưởng đảng trẻ nhất tại Đức từ trước đến nay khi mới 32 tuổi. Tài năng trẻ của Đức này (Deutschlands profiliertester Nachwuchspolitiker) đã được liên bang mời vào chức vụ tổng thư ký đảng FDP cho toàn liên bang, nhưng anh Philipp từ chối và muốn ở lại tiểu bang Niedersachsen phục vụ.

FDP là một đảng nhỏ với 8,1% do cử tri bầu và đảng lớn CDU đạt 48,3% số phiếu vào năm 2003. Do đó FDP và CDU (Dân Chủ Thiên Chúa Giáo) phải liên minh mới đủ trên 50% số phiếu để cầm quyền tại tiểu bang Niedersachsen.

Vào chủ nhật này, 27.1.2008 tiểu bang Niedersachsen với 3,2 triệu dân số bao gồm 198 thành phố, tỉnh lỵ và thị trấn sẽ bầu lại chính phủ với nhiệm kỳ 5 năm. Anh Philipp Roesler đang dẫn dắt đảng FDP tranh cử với nhiều triển vọng thắng cử tiếp tục cho nhiệm kỳ mới. Đảng FDP tại Đức là đảng tự do dân chủ tranh đấu cho quyền tự do của mỗi người dân, nghiêng về phía dân trung lưu, tầng lớp trí thức và thúc đẩy canh tân thị trường kinh tế tự do.

Anh Philipp Roesler mới được rửa tội tân tòng theo đạo Công giáo tại Hannover, người vợ chính là người đỡ đầu cho chồng. Đặc biệt báo chí Đức có nhắc đến anh Philipp là người giữ đạo và xác tín với đạo (bekennender Katholik).
 
Những người dân Đức mạnh mẽ chống đối lại việc nghiên cứu phôi thai
Anthony Lê
08:31 24/01/2008
Những người dân Đức mạnh mẽ chống đối lại việc nghiên cứu phôi thai

Đức Hồng Y Karl Lehmann
MAINZ (LifeSiteNews.com) - Trong một cuộc thăm dò ý kiến tại Đức, kết quả cho thấy hầu hết tất cả mọi người dân Đức đều mạnh mẽ chống lại việc sử dụng phôi thai người như là đối tượng để thử nghiệm dùng trong cuộc nghiên cứu.

Với kinh nghiệm và quá khứ đau thương của Đức có liên quan đến phong trào của thuyết ưu sinh, nên những người chống đối đã mạnh mẽ thể hiện quan điểm của họ, nhất là việc đề ra những phương cách mới để tạo ra phôi thai, giống như kiểu iPS (induced pluripotent stem) tức việc lấy các tế bào từ các mô của người lớn.

Cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện vào đầu năm 2008 cho thấy: 61% ủng hộ việc dùng các tế bào từ mô của người lớn hay iPS (trong năm 2007 sự ủng hộ này chỉ có 56.3% mà thôi); 26.9% ủng hộ cho việc nghiên cứu phôi thai (trong năm 2007 sự ủng hộ này là 32.9%); và 65.2% ủng hộ cho việc cấm hoàn toàn việc nghiên cứu phôi thai, như đang có hiệu lực.

Vào lúc này, Đức Hồng Y Karl Lehmann, vị Tổng Giám Mục của TGP Mainz, đã phá bỏ khuynh hướng đối thoại đại kết, để lên tiếng công khai chống lại Wolfgang Huber - vị Chủ Tịch của Giáo Hội Tin Lành tại Đức, người đã tấn công vào quan điểm chống nghiên cứu về phôi thai của Công Giáo.

Việc tranh cãi này xảy ra khi chính phủ Đức đang xem xét việc nới lõng các điều kiện nhằm để hợp pháp hóa chuyện nhập khẩu vào các tế bào phôi thai dùng cho các cuộc nghiên cứu tại quốc gia này.

Trong năm 2002, chính phủ Đức đã bỏ phiếu để thay đổi Đạo Luật Bảo Vệ Phôi Thai nhằm cho phép việc nhập khẩu vào quốc gia này những tế bào phôi thai của người, để thực hiện cho công việc nghiên cứu, nhưng chỉ với những ai đã "tuân thủ đúng với các luật lệ của quốc gia này trước ngày 1 tháng 1 năm 2002" mà thôi. Một đề nghị sắp được đưa ra trước các nhà lập pháp nhằm thay đổi ngày định hạn kể trên để cho phép nhập vào quốc gia này các tế bào phôi thai người mới hơn.

Trong cuộc phỏng vấn tại Essen, với tờ Westdeutsche Allgemeine Zeitung, Đức Hồng Y nói:

"Vấn đề không phải có liên quan đến ngày định hạn, mà chính là các điều kiện ràng buộc theo nó. Các tế bào phôi thai người có liên hệ chỉ có thể được lưu giữ nếu như một phôi thai bị giết chết đi mà thôi. Điều này đối với Giáo Hội Công Giáo, không những không thể chấp nhận được, mà đối với chính các nhà khoa học và các chuyên gia đạo đức học, cũng lên tiếng phản bác chuyện đó, vì họ nói rằng: sau khi có sự hội tụ giữa trứng và tinh trùng trong một bào thai, thì một mạng sống con người đã được hình thành nên, vốn có đầy đủ phẩm giá và quyền được sống, vì vậy nếu chuyện đó xảy ra thì rõ ràng là chẳng còn tí gì về nền căn bản của đạo đức và luân lý, hay tính pháp luật gì cả trong việc bảo vệ mạng sống. Chính vì thế, chúng tôi đã lên tiếng chống đối lại ý tưởng này từ năm 2002, tức từ lúc ngày định hạn lần đầu tiên được thiết lập nên. Chúng tôi đã thể hiện quan điểm Công Giáo rất rõ ràng của chúng tôi ngay từ ban đầu."

Khi được hỏi là liệu lời đáp trả của Ngài cho Ông Wolfgang Huber có làm hỏng đi các mối quan hệ giữa hai Giáo Hội không, Đức Hồng Y Lehmann trả lời:

"Mối quan hệ đại kết là quan trọng, thế nhưng nó không nên che dấu đi một sự thật nền tảng, đó là quyền được sống, và nhu cầu cần phải bảo vệ phôi thai ngay từ lúc ban đầu."
 
Công bố Sứ Điệp nhân Ngày Thế Giới Truyền Thông xã hội 2008
G. Trần Đức Anh OP
12:32 24/01/2008
VATICAN. Sáng 24-1-2008, Đức TGM Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh truyền thông xã hội, và các vị phụ tá, đã mở cuộc họp báo để giới thiệu Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân Ngày Thế Giới truyền thông xã hội lần thứ 42.

Ngày này sẽ được cử hành vào Chúa Nhật 4-5-2008 tới đây với chủ đề ”Các phương tiện truyền thông xã hội: đứng trước hai lựa chọn: tự đề cao vai trò của mình và phục vụ. Tìm kiếm sự thật để chia sẻ”.

Trong Sứ điệp, ĐTC nhiệt liệt đánh giá cao các phương tiện truyền thông như thành phần của nền văn hóa hiện nay. Ngài nhấn mạnh vai trò của chúng trong việc thông tin, hỗ trợ sự phát triển nền dân chủ, thăng tiến việc chống lại nạn mù chữ, đối thoại và cảm thông giữa các dân tộc, đồng thời là phương tiện giúp tự do truyền bá các ý tưởng, cổ võ liên đới và công bằng xã hội. Như thế, các phương tiện truyền thông đáp ứng nghĩa vụ cao của của chúng là phục vụ công ích và tạo điều kiện dễ dàng cho sự huấn luyện con người về luân lý đạo đức cũng như giúp tăng trưởng con người nội tâm.

Tuy nhiên, ĐTC cũng cảnh giác về những rủi ro mà các phương tiện truyền thông có thể gây ra: chúng có thể được sử dụng để đề cao vai trò của mình và trở thành dụng cụ lèo lái lương tâm con người. Ngoài ra, với xu hướng hiện nay, các phương tiện truyền thông không phải chỉ trình bày thực tại, nhưng còn ”tạo ra chính các biến cố nữa”. Để gia tăng số độc giả, và khán thính giả, nhiều khi người ta không do dự sự dụng những điều phạm pháp, dung tục (volgarità) và bạo lực.

Đứng trước ảnh hưởng mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông trên con người và xã hội, ĐTC tái khẳng định rằng ”không phải điều gì có thể thực hiện được về phương diện kỹ thuật đều là điều được thực hành về phương diện luân lý đạo đức”.

Cũng trong sứ điệp, ĐTC kêu gọi các cơ quan và giới truyền thông thực thi ”luân lý về thông tin” (Info-etica), nhắm bảo vệ phẩm giá của mỗi người. Các cơ quan truyền thông được kêu gọi ”tìm kiếm và trình bày sự thật về con người, đó là ơn gọi cao quí nhất của công việc truyền thông xã hội”. Để được vậy, cần sử dụng tất cả những ngôn từ đẹp đẽ và tế nhị nhất. Nghĩa vụ này liên hệ không những tới những người hữu trách và giới truyền thông, nhưng tất cả mọi người chúng ta nữa, là những người sử dụng và tác động qua các phương tiện truyền thông mới như điện thoại và internet.

Đức TGM Celli nguyên là Thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh và đã từng hướng dẫn phái đoàn Tòa Thánh sang Việt Nam nhiều lần. Từ tháng 7-2007, ngài đặc trách Hội đồng truyền thông xã hội của Tòa Thánh. Trong cuộc họp báo, ngài cho biết ĐTC đã yêu cầu ngài cải tiến sự cộng tác của các cơ quan truyền thông khác nhau với Tòa Thánh, mở các cuộc đối thoại của các giới lãnh đạo truyền thông với Tòa Thánh để tăng cường sự cộng tác. Trong ý hướng đó, năm nay lần đầu tiên Sứ điệp của ĐTC nhân Ngày Thế giới Truyền Thông xã hội được giới thiệu với giới báo chí trong một cuộc họp báo.

Đức TGM Celli giải thích về ý niệm mới “Info-etica” do chính ĐTC gợi lên. Cũng như đã có một nền luân lý sinh học (bio-etica) trong lãnh vực y khoa và nghiên cứu khoa học về sự sống, thì cũng cần phải có một thứ luân lý trong lãnh vực truyền thông. Hội đồng Tòa Thánh sẽ suy tư thêm về vấn đề này. ĐGH mời gọi các giới truyền thông dựa trên luân lý đạo đức nhiều hơn, để giúp phổ biến chân lý về con người” (SD 24-1-2008)
 
Sứ Điệp nhân Ngày Thế Giới Truyền Thông xã hội 2008 (Anh Ngữ)
+ Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI
12:36 24/01/2008
MESSAGE OF THE HOLY FATHER

BENEDICT XVI

42nd WORLD COMMUNICATIONS DAY


Sunday, 4 May 2008

The Media: At the Crossroads between Self-Promotion and Service.

Searching for the Truth in order to Share it with Others
.

Dear Brothers and Sisters !

1. The theme of this year’s World Communications Day – “The Media: At the Crossroads between Self-Promotion and Service. Searching for the Truth in order to Share it with Others ” – sheds light on the important role of the media in the life of individuals and society. Truly, there is no area of human experience, especially given the vast phenomenon of globalization, in which the media have not become an integral part of interpersonal relations and of social, economic, political and religious development. As I said in my Message for this year’s World Day of Peace (1 January 2008): “The social communications media, in particular, because of their educational potential, have a special responsibility for promoting respect for the family, making clear its expectations and rights, and presenting all its beauty” (No. 5).

2. In view of their meteoric technological evolution, the media have acquired extraordinary potential, while raising new and hitherto unimaginable questions and problems. There is no denying the contribution they can make to the diffusion of news, to knowledge of facts and to the dissemination of information: they have played a decisive part, for example, in the spread of literacy and in socialization, as well as the development of democracy and dialogue among peoples. Without their contribution it would truly be difficult to foster and strengthen understanding between nations, to breathe life into peace dialogues around the globe, to guarantee the primary good of access to information, while at the same time ensuring the free circulation of ideas, especially those promoting the ideals of solidarity and social justice. Indeed, the media, taken overall, are not only vehicles for spreading ideas: they can and should also be instruments at the service of a world of greater justice and solidarity. Unfortunately, though, they risk being transformed into systems aimed at subjecting humanity to agendas dictated by the dominant interests of the day. This is what happens when communication is used for ideological purposes or for the aggressive advertising of consumer products. While claiming to represent reality, it can tend to legitimize or impose distorted models of personal, family or social life. Moreover, in order to attract listeners and increase the size of audiences, it does not hesitate at times to have recourse to vulgarity and violence, and to overstep the mark. The media can also present and support models of development which serve to increase rather than reduce the technological divide between rich and poor countries.

3. Humanity today is at a crossroads. One could properly apply to the media what I wrote in the Encyclical Spe Salvi concerning the ambiguity of progress, which offers new possibilities for good, but at the same time opens up appalling possibilities for evil that formerly did not exist (cf. No. 22). We must ask, therefore, whether it is wise to allow the instruments of social communication to be exploited for indiscriminate “self-promotion” or to end up in the hands of those who use them to manipulate consciences. Should it not be a priority to ensure that they remain at the service of the person and of the common good, and that they foster “man’s ethical formation … man’s inner growth” (ibid. )? Their extraordinary impact on the lives of individuals and on society is widely acknowledged, yet today it is necessary to stress the radical shift, one might even say the complete change of role, that they are currently undergoing. Today, communication seems increasingly to claim not simply to represent reality, but to determine it, owing to the power and the force of suggestion that it possesses. It is clear, for example, that in certain situations the media are used not for the proper purpose of disseminating information, but to “create” events. This dangerous change in function has been noted with concern by many Church leaders. Precisely because we are dealing with realities that have a profound effect on all those dimensions of human life (moral, intellectual, religious, relational, affective, cultural) in which the good of the person is at stake, we must stress that not everything that is technically possible is also ethically permissible. Hence, the impact of the communications media on modern life raises unavoidable questions, which require choices and solutions that can no longer be deferred.

4. The role that the means of social communication have acquired in society must now be considered an integral part of the “anthropological” question that is emerging as the key challenge of the third millennium. Just as we see happening in areas such as human life, marriage and the family, and in the great contemporary issues of peace, justice and protection of creation, so too in the sector of social communications there are essential dimensions of the human person and the truth concerning the human person coming into play. When communication loses its ethical underpinning and eludes society’s control, it ends up no longer taking into account the centrality and inviolable dignity of the human person. As a result it risks exercising a negative influence on people’s consciences and choices and definitively conditioning their freedom and their very lives. For this reason it is essential that social communications should assiduously defend the person and fully respect human dignity. Many people now think there is a need, in this sphere, for “info-ethics”, just as we have bioethics in the field of medicine and in scientific research linked to life.

5. The media must avoid becoming spokesmen for economic materialism and ethical relativism, true scourges of our time. Instead, they can and must contribute to making known the truth about humanity, and defending it against those who tend to deny or destroy it. One might even say that seeking and presenting the truth about humanity constitutes the highest vocation of social communication. Utilizing for this purpose the many refined and engaging techniques that the media have at their disposal is an exciting task, entrusted in the first place to managers and operators in the sector. Yet it is a task which to some degree concerns us all, because we are all consumers and operators of social communications in this era of globalization. The new media – telecommunications and internet in particular – are changing the very face of communication; perhaps this is a valuable opportunity to reshape it, to make more visible, as my venerable predecessor Pope John Paul II said, the essential and indispensable elements of the truth about the human person (cf. Apostolic Letter The Rapid Development, 10).

6. Man thirsts for truth, he seeks truth; this fact is illustrated by the attention and the success achieved by so many publications, programmes or quality fiction in which the truth, beauty and greatness of the person, including the religious dimension of the person, are acknowledged and favourably presented. Jesus said: “You will know the truth and the truth will make you free” (Jn 8:32). The truth which makes us free is Christ, because only he can respond fully to the thirst for life and love that is present in the human heart. Those who have encountered him and have enthusiastically welcomed his message experience the irrepressible desire to share and communicate this truth. As Saint John writes, “That which was from the beginning, which we have heard, which we have seen with our eyes, which we have looked upon and touched with our hands, concerning the word of life … we proclaim also to you, so that you may have fellowship with us. And our fellowship is with the Father and with his Son Jesus Christ. And we are writing this that our joy may be complete” (1 Jn 1:1-3).

Let us ask the Holy Spirit to raise up courageous communicators and authentic witnesses to the truth, faithful to Christ’s mandate and enthusiastic for the message of the faith, communicators who will “interpret modern cultural needs, committing themselves to approaching the communications age not as a time of alienation and confusion, but as a valuable time for the quest for the truth and for developing communion between persons and peoples” (John Paul II, Address to the Conference for those working in Communications and Culture, 9 November 2002).

With these wishes, I cordially impart my Blessing to all.

From the Vatican, 24 January 2008, Feast of Saint Francis de Sales.

BENEDICTUS XVI

© Copyright 2008 - Libreria Editrice Vaticana
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến các Giám Mục Sloveni
G. Trần Đức Anh OP
12:37 24/01/2008
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 khích lệ Giáo Hội Công Giáo tại Sloveni nỗ lực đối lại nền văn hóa duy vật và tục hóa bằng những hoạt động truyền giáo Tin Mừng lời nói đi đôi với cuộc sống.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 24-1-2008, dành cho các GM thuộc 6 giáo phận tại Cộng hòa Sloveni, vừa kết thúc cuộc hành hương Roma, viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Tòa Thánh.

Sloveni rộng hơn 20 ngàn cây số vuông với 2 triệu dân cư, trong đó gần 58% là tín hữu Công Giáo. Trong số 6 cộng hòa cựu Yugoslavi, Sloveni là nước có mức sống cao nhất và là nước duy nhất được gia nhập Liên hiệp Âu Châu hồi năm 2004.

Trong bài huấn dụ, ĐTC ghi nhận rằng: ”Thách đố chính mà Giáo Hội tại Sloveni đang phải đương đầu là trào lưu tục hóa ảnh hưởng của tây phương, tuy khác nhưng ma quái hơn trào lưu tục hóa mác xít, nó không thể không làm cho chúng ta lo âu. Ví dụ sự miệt mài tìm kiếm những của cải vật chất, sự giảm sút số sinh, việc thực hành đạo cũng xuống dốc kèm theo sự suy giảm ơn gọi LM và đời sống thánh hiến”.

Trước tình trạng đó, ĐTC nói: ”Tôi khuyến khích Giáo Hội tại Sloveni hãy đáp trả nền văn hóa duy vật và ích kỷ bằng một hoạt động truyền giảng Tin Mừng lời nói đi đôi với việc làm, khởi đầu từ các giáo xứ: thực vậy, các sáng kiến và những hành động cụ thể làm chứng tá Kitô phải đến từ các cộng đồng xứ đạo, hơn mọi cơ cấu khác”.

ĐTC cũng ca ngợi sáng kiến của Giáo Hội Công Giáo tại Sloveni triệu tập Hội nghị Thánh Thể toàn quốc vào mùa xuân năm tới, 2009, và cám ơn các GM vì đã mời ngài đến viếng thăm Sloveni nhân dịp này. Ngài cũng nêu bật mối liên hệ giữa Thánh Thể và Lời Chúa, chủ đề của Thượng HĐGM thế giới kỳ thứ 12 sẽ tiến hành tại Roma vào tháng 10 năm nay.

ĐTC khẳng định rằng: ”Điều cần thiết là tất cả mọi người, các vị mục tử và tín hữu, dấn thân trong một cuộc hoán cải bản thân và cộng đồng, để càng ngày càng trung thành với Tin Mừng trong việc quản lý các của cải của Giáo Hội, hầu nêu chứng tá của một cộng đồng Dân Chúa dấn thân sống phù hợp với các giáo huấn của Chúa Kitô... mỗi cộng đoàn phải sử dụng các của cải vật chất để phục vụ Tin Mừng và phù hợp với giáo huấn Tin Mừng”. (SD 24-1-2008)
 
Tài sản của Giáo hội tại Tiệp Khắc được giải quyết
Chứng Nhân
23:18 24/01/2008
TIỆP KHẮC (25-01-2008) --Theo nguồn tin iDNES, Chính phủ Tiệp (Czech) đang đưa ra một dự luật để dàn xếp vấn đề tranh chấp đất đai giữa nhà nước và các giáo hội. Vì không thể trả lại một số tài sản đã bị tịch thu trong thời Cộng sản, hiện này chính phủ Tiệp đang nợ các giáo hội 83 tỷ bảng koruna ($468 triệu USD). Để đền bù việc thu dùng các tài sản này trong 60 qua, chính phủ đã đồng ý sẽ trả cả vốn lẫn lời, tức là 267 tỷ bảng koruna (1.5 tỷ USD).

ĐHY Miloslav Vlk
Nếu dự luật này được Quốc hội phê chuẩn và Tổng thống ký, nó sẽ có hiệu lực vào năm 2009. Ông Vaclav Jehlicka, thuộc đảng KDU-CSL, Bộ trưởng Bộ văn hóa, cho biết những nghĩ sĩ trong nhóm đối lập sẽ ủng hộ dự luật này nếu nó được dựa vào sự thỏa thuận giữa Ủy ban chính phủ và các đại diện của 17 tôn giáo mà chính phủ đang tài trợ. Tuy nhiên, một số nghĩ sĩ khác thuộc đảng ODS đang chống đối vì họ nghĩ số tiền này quá lớn. Họ đang đề nghị xửa đổi dự luật này.

Ngược lại, đại diện các giáo hội cho biết số tiền này đã là một sự nhượng bộ. ĐHY Miloslav Vlk, Thượng phụ Giáo hội Công Giáo Tiệp, cho biết thỏa thuận này có lợi nhiều cho chính phủ. Ngài còn nói những di sản của Giáo hội hiện này đang thu hút được nhiều khách du lịch, như thế mang lại rất nhiều tài chánh cho nền kinh tế quốc gia.

Bộ trưởng Jehlicka nói về lâu về dài thỏa thuận này sẽ tiết kiệm cho chính phủ, vì nó sẽ giúp trả lương cho các giáo sỹ thuộc các giáo hội mà chính phủ đang tài trợ. Trong tương lai lương khoản của các giáo sỹ sẽ gia tăng vì hiện nay con số giáo sỹ cũng đang gia tăng. Ngoài ra con số các giáo hội được đăng ký với chính phủ cũng sẽ gia tăng. Trong mấy năm qua, chính phủ đã phải chi ra khoảng một tỷ bảng koruna hàng năm để trả lương cho các giáo sỹ.

Các giáo hội đã đồng ý chia cho Giáo hội Công Giáo La mã 83% số tiền bồi thường trên. Phần còn lại sẽ được chia cho các giáo hội khác cũng như các tổ chức tôn giáo. Bộ trưởng Jehlicka nói, “Đây là mội nghĩa cử đẹp của Giáo hội Công giáo vì thực ra tỷ lệ tài sản của Giáo hội bị chính quyền Cộng Sản tịch thu cao hơn con số 83% đó.”

Tin trích dẫn từ:

Church/state property dispute close to being solved

http://clericalwhispers.blogspot.com/2008/01/churchstate-property-dispute-close-to.html

Friday, January 25, 2008

The government is to return one-third of the religious property confiscated by the Communist government in 1948, under a new resolution being discussed, iDNES.cz reports.

Under an agreement worked out between church and state officials, the government would also pay 267 billion Kč ($15 billion) over 60 years for the balance of property it holds, iDNES.cz reports.

Church and state officials have had a long-running dispute over the issue.

The present value of property that cannot be returned is 83 billion Kč, but with interest accruing over 60 years, the total returned will be more than three times that amount, iDNES.cz reports.

Much of the property in dispute can't be returned by the central government because it is owned by individual municipalities.

The government is expected to come out ahead in the deal because the current system of religious subsidie will gradually decrease, according to Culture Minister Václav Jehlička.

More than 80 percent of the money will go to the Roman Catholic Church, which is less than it is officially entitled to, Jehlička said.

St. Vitus Cathedral in Prague is not part of the agreement.The government's motion still has to be approved by the Parliament and Senate.

At the same time, St. Vitus cathedral, the country's crown jewel, may pay a symbolic fee of 500 crowns per month in return for security and maintenance costs covered by the government, under an agreement expected to be signed today, Pravo newspaper reports.

The court recently decided that the cathedral belongs to the government, but the church appealed the verdict. The case is to be discussed by a higher-level court again.

Visitors would not pay entrance fees, and the church would not be allowed to profit from the cathedral, under the new agreement.

The Czech government approved State-Church property Bill

http://clericalwhispers.blogspot.com/2008/01/czech-government-approves-state-church.html

Thursday, January 24, 2008

The Czech government approved a bill on property settlement between the state and churches under which the state would pay 83 billion crowns to the churches over 60 years as compensation for their property nationalised in the past, the Government Office says on its website without giving any details.

With interests, the sum is to reach 267 billion crowns.

More details will be announced at a press conference this afternoon.

If the parliament passes the bill and the president signs it, it will take effect as of 2009.

Culture Minister Vaclav Jehlicka (junior governing Christian Democrats, KDU-CSL) said today he believed that some opposition deputies would support the bill that was drafted on the basis of the agreement achieved by the government commission with representatives of all 17 churches financed by the state.

However, some deputies from the senior government Civic Democrats (ODS) are opposed to the bill since they view the final sum as too high. It is therefore possible that they will propose certain modifications to the bill.

On the contrary, church representatives view the sum as a compromise based on many concessions, especially on churches' part.

Cardinal Miloslav Vlk, the Czech Catholic Church primate, says the conditions of the settlement are mainly advantageous to the state. He pointed to the fact that church heritage had attracted many tourists to the Czech Republic which means that the churches had considerably contributed to the profits from tourism.

Jehlicka also said the state would save money in the long run because the amount of money the state would allot to churches in the future to cover the clergy wages would continue to grow.

The annual sum allotted to the churches in the past years was about one billion crowns. In addition, the number of clergy is growing and the number of registered churches is also expected to grow, Jehlicka said.

Jehlicka today rejected, like many other KDU-CSL leaders in the past, speculations that the KDU-CSL made its support for incumbent President Vaclav Klaus, the ODS's official presidential candidate, in the February elections conditional on the ODS'S support to the bill on the state-church property settlement in parliament.

Jehlicka said it was a mere coincidence that the bill was discussed in the period before the presidential elections.

The churches will only receive compensation for the property owned by the state and state organisations, but not by municipalities, regions or private persons.

The churches have decided that 83 percent of the compensation would go to the Roman Catholic Church and the rest to other churches and religious societies.

"It is a generous gesture from the Catholic Church because its share in the church property seized by the Communists was higher," the Culture Ministry said.
 
Top Stories
Vietnam: Government wants to ease the tensions with the Church on property disputes
J.B. An Dang
06:07 24/01/2008
Hanoi local government paid visit to Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt on the Lunar New Year occasion. The greeting visit was seen as an effort to defuse tensions with the Church.

Hanoi - On January 22, Ms. Ngô Thị Thanh Hằng, deputy chairwoman of the capital’s People’s Committee, led a crowded delegation of officials to pay visit to Archbishop Joseph Ngô “on the Lunar New Year occasion”. The visit surprised the prelate and Hanoi Catholics as the fete is still far away. Vietnam will not celebrate the Lunar New Year or “Tết” until February 7.

Archbishop Joseph Ngô and Ms. Ngô


Ms. Ngô, who provoked angers in Catholic community with a statement on January 14, accusing the prelate of “using freedom of religion to provoke protests against the government” thus “damaging relations between Vietnam and the Vatican.”, and hinting that a crackdown was likely; did not explicitly apologize for the statement. But this so early greeting probably said by itself.

Cardinal Paul Joseph Phạm Đình Tụng, retired archbishop of Hanoi, and Fr. John Lê Trọng Cung, who issued a sharp rejoinder against Ms. Ngô, also attended the meeting.

As usual, local authorities “recognised contributions paid by Archbishop Joseph Ngô and the Catholic community to the common cause for a society of peace, equality, progress and development”, state-controlled television reported. The “refrain” has been repeated every year. But this year it seemed to be "interesting" as it constrasted dramatically with the threatening languages issued just a few days earlier.

A source in the Archbishop Residence reported that the Church property disputes were not discussed during the meeting.

The visit was seen by Vietnamese Catholics as a "tactic gesture" rather than an act of goodwill.
 
Catholic-Communist Land Fight in Vietnam
AP
08:25 24/01/2008
Catholic-Communist Land Fight in Vietnam

HANOI, Vietnam (AP) — Quietly, Vietnam's Catholic Church is challenging the nation's government more boldly than it ever has since the communists took power over five decades ago.

For several weeks, church leaders and their followers in Hanoi have been gathering daily to pray in front of the old Vatican embassy, one of many church properties taken over by the government after 1954.

The church wants the government to hand back the 2.5-acre lot in central Hanoi, where such land is worth millions of dollars.

"It is a tragedy for us that our holy land was taken away," said Father Nguyen Khac Que, a member of the Hanoi diocese who helped organize the prayer vigils.

Although the dispute could raise church-state tensions, it also offers dramatic testimony to how much church-state relations have improved in Vietnam recently.

Had church leaders dared to make such a public challenge just five years ago, police would almost certainly have jailed them.

"There is now a sufficient feeling of comfort on both sides that the church feels it can air its grievances publicly and the state feels it can tolerate them," said Peter Hansen of the Catholic Theological College in Melbourne, Australia.

The matter could come to a head Friday, when the church plans to hold its biggest vigil yet, despite requests from city officials to stop the gatherings.

Hanoi city officials, who control the property, did not respond to requests for interviews.

Church officials say they have documents showing the land belongs to the diocese. But Hanoi officials maintain a former priest voluntarily turned the property over to the government in 1960, according to Duong Ngoc Tan of Vietnam's national Committee for Religious Affairs.

"This whole matter of returning land is very complicated," Tan said.

After the revolution, property was confiscated not just from the church but from wealthy landowners and capitalists. It was then used by the government or turned over to others who have held it for decades.

Church leaders are careful to refer to the gatherings as prayer vigils rather than demonstrations — a loaded word in a country where public protests are generally forbidden.

They are holding vigils at three churches, but the focal point is St. Joseph's — the largest cathedral in Hanoi — which routinely draws up to 2,000 people for services that spill into the courtyard.

During the vigils, hundreds of parishioners at a time gather nearby in front of the old Vatican Embassy, a French-style villa now used as a youth sports center.

During their first vigil, just before Christmas, parishioners wheeled a Virgin Mary statue into the villa, pushing her in a cyclo, a traditional Vietnamese rickshaw. The statue had once been located next to the old embassy but it was later relocated to the nearby cathedral.

Local authorities have since locked the gate, which parishioners have adorned with white roses. Now the faithful light candles and gather on the sidewalk, occasionally blocking traffic on the narrow street.

On a recent Sunday, a priest carrying a cross led about 500 people to the site, where they prayed, chanted and sang.

There were no uniformed police in sight.

"I could never have imagined doing something like this in the past," said Pham Vu Thuc, 51, a lifelong member of St. Joseph's.

"Things have changed a lot since we've become more connected with the outside world," she said. "We have the Internet, we've joined the World Trade Organization. Now Vietnam has to follow the rules of the international community."

While relations have improved between the church and the national government, Father Que said, conflicts still arise with local governments.

"They once put a discotheque right next to the diocese headquarters," Que said.

Vietnam's Catholic Church, which counts 6 million members, was established by missionaries and grew during French colonial rule in Vietnam. It is the second-largest faith in predominantly Buddhist Vietnam.

Vietnam's Catholic Church has always been regarded with suspicion because of its close relations with the French government and the former South Vietnamese government, which fought a U.S.-backed war against the communists.

For years, Vietnamese Catholics faced persecution, finding it difficult to get jobs or enter universities. Hundreds of thousands fled to southern Vietnam.

Many others stayed behind, and their churches remained open. But the government restricted their activities and took over property next to sanctuaries, including seminaries, schools and medical clinics.

Over time, church-state relations have begun to thaw. Prime Minister Nguyen Tan Dung visited the Pope last year, and the two sides have considered restoring diplomatic relations.

The Vietnamese government also approved a new law on religion several years ago that made it easier for unrecognized Protestant faiths to register with the government.

All this has emboldened Catholic leaders.

"We can speak out now," said Father Que. "Things are more democratic now."

Besides, the dispute in Hanoi is not about ideology, Que said. "This is a dispute over valuable land."
 
Viet government seeks to defuse tensions with Hanoi Catholics
Catholic World News
12:01 24/01/2008
Hanoi, Jan. 24, 2008 (CWNews.com) - A Vietnamese government delegation has visited Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi, evidently hoping to ease tensions arising from a public dispute over church property.

Ngo Thi Thanh Hang, the deputy chairwoman of the People's Committee in Hanoi, led a large group of officials in a surprise visit to the archbishop. The officials said that their visit was a simple greeting for the lunar new year celebration, but in fact Vietnam will not mark the new year ("Tet") until February 7.

Ngo, who angered local Catholics with a January 14 statement in which she accused the archbishop of "using freedom of religion to provoke protests against the government” and thus "damaging relations between Vietnam and the Vatican," did not apologize or retract those accusations. Nor did she withdraw the hint that the government might crack down of Catholic protestors who have demonstrated for the past month outside the former office of the apostolic nuncio in Hanoi. However, her appearance at the archbishop's office was seen as a conciliatory move.

A source in the archbishop’s office reported that the disputes over church property seized by the government had not been discussed during the archbishop's session with the government officials. Cardinal Paul Joseph Pham Ðình Tung, the retired Archbishop of Hanoi, and Father John Lê Trong Cung, who had issued a sharp rejoinder to Ngo's earlier public accusations, also attended the meeting.

Local authorities issued a statement recognizing "the contributions paid by Archbishop Joseph Ngo and the Catholic community to the common cause for a society of peace, equality, progress, and development." Although that statement echoed the language of similar pronouncements made by the government in past years, it constrasted dramatically with the threatening language used by government representatives just a few days earlier.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ đặt viên đá nhà thờ Mường Riệc vùng dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình
GP Hà Nội
07:39 24/01/2008
Lễ đặt viên đá nhà thờ Mường Riệc vùng dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình

Nhà thờ xứ Mường Riệc thuộc xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình với 2360 bà con giáo dân người dân tộc Mường. Nhà thờ đã được xây dựng từ năm 1913, do chiến tranh bom đạn, bão táp đến nay đã bị hư hại nặng. Hai bên tường nhà thờ nghiêng 20 cm. Hai hàng cột giữa bị xiêu, mái nhà thờ bị mục nát nhiều, hai mái hạ phải gác tạm bương tre và lợp fibro-ciment, mưa nắng thường xuyên làm mái bị dột, không đảm bảo an toàn khi giáo dân người dân tộc Mường tới đọc kinh tối sớm, mỗi khi có thánh lễ phải che bạt ngoài trời.

Hôm qua, ngày 23/01/2008 Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt cùng quý cha trong giáo phận, quý Sơ Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội, phái đoàn Tình Thương và đông đảo bà con giáo dân tới dâng thánh lễ đặt viên đá xây dựng nhà thờ mới xứ Mường Riệc với tổng diện tích là 480 m2: chiều dài 28 m8, chiều ngang 12 m2 và tháp chuông cao 25 m.

Giáo xứ Mường Riệc sẽ là trung tâm mục vụ các xứ miền dân tộc Mường thuộc tỉnh Hoà Bình gồm; Mường Cát, Vụ Bản, Đồng Cháy, Mường Tre, Đồng Gội…
 
Tết này, ĐGM Thái Bình kêu gọi 100.000 giáo dân tay cầm nến và cành đào về Tòa Giám Mục cầu nguyện
+GM F.X. Nguyễn Văn Sang
08:15 24/01/2008
THƯ MỤC VỤ CỦA ĐỨC CHA PHANXICÔ XAVIE NGUYỄN VĂN SANG

Giám mục Giáo phận Thái Bình NHÂN DỊP TẾT MẬU TÝ - 2008


Kính thưa các linh mục, nam nữ tu sỹ, chủng sinh và anh chị em giáo hữu thân mến.

Mở đầu lá thư mục vụ này, tôi xin chân thành gửi tới các Cha, các thành phần Dân Chúa trong và ngoài giáo phận gốc Thái Bình lời chào xuân Mậu Tý bình an, hạnh phúc, được Thiên Chúa là suối nguồn mọi ân ban đổ xuống trên anh chị em dư tràn phúc lộc, để anh chị em làm sáng danh Chúa và đem hạnh phúc: cả tinh thần lẫn vật chất đến cho mọi người chung quanh.

Sau nữa, như anh chị em đã biết, tối 31/12/2007, sau cuộc rước kiệu hoành tráng các xe hoa tượng trưng cho 3 Năm Thánh hồng phúc do Tòa Thánh ban cho giáo phận, tôi đã sơ bộ tổng kết các kết quả tiêu biểu của 3 Năm Thánh và tạm thời công bố năm Mậu Tý (theo âm lịch) là Năm Hồng Đào của riêng giáo phận Thái Bình.

Tôi muốn viết bức thư mục vụ này để nói rõ hơn về ý nghĩa của năm Hồng Đào và các việc phải làm, để năm thánh đầy ý nghĩa, thực sự là năm của giáo phận phải sống trưởng thành, lớn lên về mọi mặt theo gương Chúa Giêsu - cây Hồng Đào bất diệt, tràn đầy nhựa xuân vĩnh cửu, tượng trưng cho sức sống dồi dào sung mãn của tuổi thanh xuân, như lời Chúa đã dạy: “Ta là Đường, là Sự Thật, là Sự Sống - Ta ban sự sống dồi dào”, hoặc như lời thánh Phaolô: ”Thật vậy, nơi Người, tất cả sự viên mãn của thần tính hiện diện cách cụ thể; và trong Người, anh em được sung mãn, Người vốn là đầu mọi quyền lực thần thiêng” (Cl 2,9-10), chứ không phải là một năm thánh làm “qua quýt sơ sài” vài việc, như ngọn lửa bùng lên trong giây lát rồi lại tắt ngấm để lại đám tro tàn nguội lạnh.

Các vị già cả trong giáo phận đừng lấy lẽ “lão giả an chi, mũ ni che tai”, bỏ mặc sự đời không nghe không biết, không quan tâm. Trái lại, trên con đường đạo đức thánh thiện, không phân biệt ai là già là trẻ, vì lý tưởng chúng ta phải đạt tới là “Cha chúng ta ở trên trời là Đấng hoàn hảo” suốt đời là phải tiến không ngừng: “Hôm nay phải hơn hôm qua và kém ngày mai”.

Các vị cao tuổi nam nữ trong năm thánh Hồng Đào này vẫn có thể noi gương Chúa Giêsu ăn ở trưởng thành trong mọi lãnh vực đạo đức, nhất là có vị trí xứng đáng, gương mẫu, trong 4 cỗ Đại xa (xe lớn), hay là tứ trụ - 4 cái cột lớn - để xây dựng củng cố năm Hồng Đào như tôi sẽ diễn tả sau.

Các vị trung niên, nam nữ thanh thiếu niên trong các gia đình, hội đoàn, nhất là các bạn sắp xây dựng gia đình, mọi người trong lứa tuổi này thích hợp với tư tưởng của năm Hồng Đào hơn hết. Các bạn đang tuổi trưởng thành, thân xác phát triển vạm vỡ, sức khỏe tràn đầy như người ta quen nói: “sức khỏe Hạng vương cho một búng”, nghĩa là khỏe như Hạng vương trong truyện Tam Quốc, chỉ cần búng tay là ngã thua, hoặc “mười bẩy bẻ gãy sừng trâu”. Sừng trâu rắn chắc như thế mà cô gái mười bảy có thể bẻ gãy như chơi.

Những “lợi thế” vật chất của tuổi trẻ như vậy phải hiểu cả phương diện tinh thần: cái sức mạnh vật ngã cả Hạng vương và bẻ gãy cả sừng trâu ấy là sức mạnh của tâm hồn những chàng trai cô gái đạo đức thánh thiện, tươi trẻ, trở thành vô địch trong cuộc chiến đấu với ba thù: ma quỷ, thế gian và xác thịt.

Chúng ta không chỉ là con người khổng lồ bách chiến bách thắng trong chiến trận, mà còn là vị thánh, nghĩa là hơn cả con người anh hùng trong cõi thế, như chính Đức Thánh Cha mỗi khi tôn phong Á Thánh cho một vị nào, trước hết tuyên bố vị đó đã giữ các đức hạnh đến mức Anh hùng.

Các em thiếu nhi trẻ thơ cũng phải lớn lên trong năm Hồng Đào này. Các em có đường lối anh hùng thánh thiện theo cách thế của các em. Sẽ có y phục, có giầy đi, có mũ đội hợp với độ tuổi và tầm mức của các em thế nào thì trong công việc nên thánh cũng đòi hỏi các em sống như vậy.

Thực tế có vị thánh là cụ ông cụ bà, nhưng cũng có vị thánh là trung niên, thanh niên nam nữ, và cũng có vị thánh là các thiếu nhi nam nữ thuộc tuổi thơ bé. Ví dụ: Thánh Savio 16 tuổi, thánh Phaolô Bột - vị thánh tử đạo Việt Nam - 9 tuổi, và Đức Thánh Cha Benedicto XVI dự định sẽ phong thánh cho một nhi đồng lên 6 tuổi !!! Hoặc nhỏ nhất là các thánh Anh Hài đã chịu chết vì Chúa Hài Đồng trong độ tuổi từ 2 tuổi trở xuống.

Một nhà thơ viết về các em, đã dùng một hình ảnh đẹp đẽ:

”Khi Chúa trao cho các em triều thiên thánh Tử đạo Các em tưởng là chiếc vòng liền lấy ra chơi !”

Tắt một lời, tất cả các thành phần Dân Chúa: nam phụ lão ấu đều có thể bước vào năm Hồng Đào, lấy Chúa Giêsu trưởng thành làm gương mẫu, tay cầm cành đào biểu hiện cho sức sống dồi dào, sự tươi trẻ của đào tơ mơn mởn và trái đào tiên trường sinh bất tử, để tiến lên cùng cả cộng đoàn giáo phận, tới nơi hạnh phúc muôn đời và mùa xuân vĩnh cửu.

Đó là ý nghĩa và mục đích cao cả của năm Hồng Đào - Năm Thánh 2008 của giáo phận Thái Bình.

Bây giờ tôi muốn giải thích 4 quyết tâm của chúng ta, hay là 4 phương thế để chúng ta tiến hành năm Hồng Đào cho thật kết quả.

Đó là 4 cỗ Đại Xa đưa chúng ta trên con đường thánh thiện, hoặc 4 cột trụ để chúng ta xây dựng ngôi nhà tốt đẹp, tượng trưng cho mỗi người trong cuộc sống ở thế gian, đợi ngày về nhà Cha chúng ta ở trên trời.

a) Tôn sùng Thánh Thể

Thánh Thể là cỗ Đại xa và cột trụ I. Thánh Thể là ÂN BAN cao quý nhất, cần thiết nhất mà người Kitô chúng ta có trên đường đời; là suối nguồn ban cho chúng ta sức sống dồi dào nhất, vì chúng ta được kết hợp (nhờ ăn và uống Mình Thánh Máu Thánh Chúa) với chính Đức Kitô và cùng Ngài sống cuộc sống của Thiên Chúa Cha cho đến muôn đời. Đó là bảo đảm cho chúng ta được sống cuộc sống với Ba Ngôi Thiên Chúa trên Thiên Đàng. Chúng ta đã được cắt nghĩa nhiều về sự nhiệm mầu của Bí Tích cực thánh này.

Bước vào năm Hồng Đào, muốn trưởng thành lớn lên về mọi phương diện để được sống dồi dào sung mãn, chúng ta, các lứa tuổi trong giáo phận, ngoài việc chầu Mình Thánh theo phiên của xứ mình, và cũng ngày của xứ mình đón tượng Chúa Hồng Đào rước kiệu lĩnh ơn toàn xá, còn phải quyết tâm thực hành những việc sau:

1) Chầu Thánh Thể theo phiên cộng đoàn: đã phân công trong Thông cáo.

2) Tham dự Thánh lễ các ngày Chúa nhật và Lễ trọng trong năm, hoặc khi nào có thể đi dâng lễ các ngày thường cho sốt sắng, đồng thời phải dọn mình rước Thánh Thể trong những lần đi dâng lễ. Tôi rất ước ao trong năm Hồng Đào này có một số nơi trong giáo phận được chầu Thánh Thể liên lỉ suốt ngày đêm, như các tu viện nam nữ, các xứ đông giáo dân qui tụ gần nhà thờ, ví dụ: Trung Đồng, Bác Trạch, Ngọc Đồng, Cao Xá v.v không cần chầu đông, chỉ cần 5 hoặc 10 người một giờ chầu, có thể đọc kinh lần hạt, hoặc yên lặng chiêm ngắm Chúa trong Thánh Thể.

Các cha xứ hoặc cộng đoàn nào có thể làm được như vậy, nên đăng ký với Tòa Giám Mục để được phép và thông báo cho anh chị em chúng ta tới thông công (thời hạn trước Tết Mậu Tý).

Năm Hồng Đào, sự tôn sùng Thánh Thể sẽ là cỗ Đại xa đưa chúng ta tiến mau trên đường trưởng thành và phát triển cả tinh thần lẫn vật chất, là cột trụ cho chúng ta xây nhà hạnh phúc, tiến tới hạnh phúc đời sau.

b) Tôn sùng Đức Mẹ Lavang Thái Bình

Muốn đến với Chúa dễ dàng và theo Ngài như gương mẫu, phải qua trung gian là Đức Mẹ. Chúa đã đặt Đức Mẹ là Mẹ loài người ở dưới chân Thánh giá, nghĩa là được cùng Đức Mẹ cộng tác với công ơn cứu độ. Những lý lẽ giúp chúng ta tôn sùng Đức Mẹ thì nhiều vô kể và đã được giảng dạy nhiều lần, song ở đây tôi kêu gọi mọi người tôn sùng Đức Mẹ Lavang Thái Bình, nghĩa là Đức Mẹ hằng sẵn sàng trợ giúp những ai lâm cảnh khốn khó như trước đã hiện ra ở Lavang. Chúng ta là tín hữu con dân Thái Bình còn đang phải thiếu thốn, khốn khó về tinh thần cũng như vật chất (tuy đã được cải thiện nhiều lãnh vực) như con số linh mục, dòng tu ít ỏi, cơ sở tôn giáo mất mát chật hẹp, tình yêu thương còn nhiều nơi sứt mẻ, đạo đức xuống cấp vv…, cần phải trông cậy Đức Mẹ cầu bầu cùng Chúa thương giúp. Trong Năm thánh này, lòng tôn sùng Đức Mẹ Lavang, tôn sùng nơi Linh đài ở nhà thờ Chính Tòa, tôn sùng trong các nhà thờ xứ họ, trong các gia đình, thôn xóm, là những (cỗ xe) đại xa và cột trụ trong đời sống đạo đức của giáo phận, giúp chúng ta tiến lên mọi mặt.

c) Học tập Kinh Thánh và Giáo lý

”Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô” - câu nói đó là của thánh Giêrônimô. Không biết Chúa Kitô thì cũng không phải là người Kitô hữu. Cho nên năm Hồng Đào mọi người phải đẩy mạnh việc học tập Kinh Thánh, như lời Đức Giám mục đã khuyên dạy:

“Lấy Kinh Thánh rọi soi Lối Bước Đem Tin Mừng chiếu trước Đường Đi Đêm ngày Lời Chúa gẫm suy Làm nên Lương Thực còn chi quý bằng”.

Học Kinh Thánh rồi phải đào sâu Giáo lý. Vì Giáo lý là Huấn giáo của Giáo Hội, là Thầy và là Mẹ chúng ta, giúp chúng ta suy diễn Kinh Thánh, đưa Kinh Thánh vào cuộc sống đạo đức chúng ta và dẫn chúng ta tới hạnh phúc muôn đời.

Bất kể đơn vị nào trong giáo phận năm nay: từ tu viện dòng nam nữ, giáo họ, giáo xứ, các đoàn thể vv…, đều phải có ban giáo lý trực thuộc Ban Giáo lý giáo phận, có chương trình cụ thể, học tập, thi cử, giao lưu vv…, có chứng chỉ cẩn thận cấp cho các bên học tập để xử dụng, ví dụ: kết hôn, chịu các bí tích khác vv…, Ngoài việc học tập Kinh Thánh Giáo lý vv…,, cũng cần nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt: giáo lý, các tôn giáo, văn hóa, khoa học vv…, nói chung là các kiến thức khác nữa. Do đó, khuyến khích các cộng đoàn xứ, họ, các gia đình, cá nhân tín hữu nên có một tủ sách nhỏ gồm các sách báo, ưu tiên các sách báo Công giáo được thu tập dành cho các thành viên trong cộng đoàn trên lui tới mượn đọc v.v.. thật ích lợi. Năm Hồng Đạo này chúng ta phải quyết tâm như vậy.

d) Bác ái xã hội

Mến Chúa đi kèm với Yêu người, đó là luật vàng của đạo Chúa Kitô. Nhất là người đây lại là con người hoàn cảnh khó nghèo, bệnh tật. Chúng ta chung tay cứu đỡ họ là làm cho chính Chúa Kitô, như sách Tin Mừng thánh Mátthêu đã chép ở đoạn 25, 31-46.

Đất nước và xã hội quanh ta mặc dầu đã được cải thiện, nhưng vẫn còn những cảnh đói nghèo bệnh tật, là hoàn cảnh và môi trường cho chúng ta làm việc bác ái xã hội. Chúng ta mong ước Giáo hội, giáo phận có bệnh viện, cơ sở bác ái xã hội như nhà trẻ, viện mồ côi, trung tâm nuôi dưỡng người khuyết tật vv…, để thực thi hiệu quả các việc bác ái xã hội. Trong khi chờ đợi những việc tốt lành đó mau đến, mỗi người, mỗi gia đình, mỗi xứ họ phải thực thi bác ái xã hội cách thực tế trong năm Hồng Đào này, để sớm săn sóc quan tâm đến Chúa Kitô trong những người đau khổ, bệnh tật, khó nghèo.

Các cơ sở, đơn vị, như tu viện, giáo họ, giáo xứ, các “đại gia” giầu có người Kitô hữu trong giáo phận hoặc ngoài giáo phận được cổ võ khuyến khích tham gia vào việc xây nhà tình nghĩa, giúp đỡ các cô nhi quả phụ, các bệnh viện, trạm xá cho người nghèo, các trại phong vv… cách cụ thể.

Riêng giáo phận Thái Bình sẽ thành lập Trung tâm Bác ái xã hội để bắt tay ngay vào công việc ngày mồng 3 tết Mậu Tý, tức ngày thứ Bảy 9/2/2008, cả giáo phận sẽ ăn TẾT với anh chị em trại phong Vân Môn. Chúng ta có thể mang các đồ cứu trợ tới đó: tiền bạc, lương thực, quần áo v.v… (các cha xứ và các tổ chức trong giáo phận phải chuẩn bị ngay từ bây giờ, đứng ra vận động, quyên góp vv…), để cùng Đức Giám mục và các linh mục trong giáo phận (các cha trong giáo phận bắt buộc phải đến, nếu không gặp ngăn trở), sẽ cử hành lễ trọng thể vào 9 giờ sáng tại nhà thờ giáo họ Vân Môn.

Ngoài ra, trong năm sẽ có những sáng kiến của Ủy Ban, hoặc các xứ họ, cộng đoàn, ví dụ: mỗi tổ chức có thể tới viếng thăm bệnh viện, trại phong vv… theo kế hoạch dự liệu vv…

Năm Hồng Đào chúng ta quyết tâm ngồi trên cỗ xe Bác Ái này và xây dựng đời sống đạo đức trên cột trụ này để noi gương Chúa Giêsu Đấng hằng “chạnh lòng thương” với đám đông nhân loại khổ đau, thiếu thốn mà ra tay cứu đỡ.

Chúng ta thử tưởng tượng năm nay vào ngày 26 tết, tức Lễ Nến 2/2/2008, cả giáo phận chúng ta hàng 100.000 người, tay cầm cành ĐÀO và NẾN sáng, trùng trùng tiến về Tòa Giám Mục đi rước 4 cỗ Đại Xa - 4 cây Cột Trụ - chung quanh nhà thờ Chính Tòa, rồi tới xếp hàng tập trung tại quảng trường nhà thờ; Đức Giám Mục đã 77 tuổi già, song tâm hồn vẫn trẻ trung sẽ làm phép cho các cành đào đó, rồi họ đem về treo ở các gia đình, nhà thờ xứ, họ: hàng ngàn, hàng vạn cành đào có treo các bảng quyết tâm thực hành 4 điều đã ghi trên 4 cỗ Đại Xa như sau:

1) Thánh Thể:

Lúa thơm dòng sữa trắng

Nho chín mạch máu hồng

Biến nên Thịt Máu thanh trong

Dưỡng nuôi con kiếp long đong thế trần


2) Đức Mẹ Lavang Thái Bình:

Giờ đây Đức Mẹ của con

Sớm chiều mưa nắng sắt son một niềm

Giờ đây Tín hữu Chúa chiên

Chung lời khấn nguyện Mẹ Hiền La Vang


3) Kinh Thánh và Giáo lý:

Lấy Kinh Thánh rọi soi lối bước

Đem Tin Mừng chiếu trước đường đi

Đêm ngày Lời Chúa gẫm suy

Làm nên lương thực còn chi quý bằng


4) Bác ái xã hội:

Con người chính bản thân Ta

Tù đày, bệnh tật, xa nhà, ức oan

Ai thương xót kẻ gian nan

Là làm cho Chúa muôn vàn yêu thương.


Huy hoàng tráng lệ bên ngoài, phấn khởi, sốt sắng bên trong tạo nên bầu không khí đạo đức, động tới Trời cao và sức mạnh lay chuyển lòng người.

Tiếp sau lễ là lời khai mạc năm thánh Hồng Đào, khởi đầu từ Đêm 26 TẾT năm nay, kéo dài tới Đêm 26 TẾT sang năm sẽ kết thúc. Mọi người sung sướng hỏi nhau: đây có phải là quang cảnh Thiên Đàng hay chưa? Thưa, chưa phải: mở đầu năm thánh Hồng Đào của giáo phận Thái Bình năm nay tiến hành trước cửa thánh đường sẽ là chìa khóa mở cửa Thánh Đường, cũng là mở cửa Thiên Đàng cho chúng ta được vào.

Sang năm, thánh lễ kết thúc Năm thánh sẽ diễn ra trong Thánh Đường hoành tráng và trọng thể, tượng trưng cho Nhà Cha chúng ta ở trên trời, hạnh phúc sẽ muôn đời muôn kiếp.

Kết luận:

Anh chị em rất thân mến,

Tôi viết những dòng này thân tình gửi tới anh chị em như lá thư mục vụ dịp Tết cuối cùng trong nhiệm kỳ mục vụ giám mục của tôi. Vì như anh chị em đã biết, năm nay tôi đã tròn 76 tuổi Tây, và 77 tuổi Mụ (tuổi Việt Nam); tôi đã đệ đơn xin từ chức theo giáo luật từ 8/1/2007 và đã được chấp nhận với điều kiện tìm được đấng kế vị, tấn phong và bàn giao quyền bính, đoạn mới hưu trí hoàn toàn. Tôi đã nộp danh sách các đấng kế vị và đã được Tòa Thánh chấp nhận. Tôi đã trả lời các câu hỏi liên quan. Hi vọng mấy tháng nữa trong năm nay sẽ được Đức Thánh Cha bổ nhiệm Tân Giám Mục cho giáo phận Thái Bình. Tôi sẽ làm lễ Tấn phong và bàn giao mọi công việc mục vụ cho đấng kế vị rồi chính thức về hưu vào tuổi 77.

Theo dự liệu, tôi sẽ đề nghị đấng kế vị cho tôi ở lại giáo phận, ở trong các gian phòng cũ để tiếp tục làm các công việc riêng tư như: học tập, viết sách, viết báo v.v… và để tiếp khách, nhất là các đấng bậc có thể dễ dàng tới thăm hỏi, và làm tất cả những gì đấng kế vị muốn tôi giúp đỡ tùy vào khả năng và sức khỏe.

Nhờ lời cầu nguyện của anh chị em, Chúa và Đức Mẹ sẽ giúp tôi sống những ngày còn lại thánh thiện, đạo đức, mạnh khỏe, vui tươi lạc quan, để hữu ích cho mọi người.

Cộng thêm vào các lời chúc tuổi xuân của tôi ngay đầu bức Thư Mục vụ này, tôi còn muốn chúc cho anh chị em sớm có một vị giám mục trẻ trung, đạo đức và thông thái, một hàng ngũ giáo sĩ, tu sỹ, giáo dân cũng thánh thiện tài giỏi, để tiếp tục dẫn đưa giáo phận Thái Bình tiến lên mọi mặt, nhất là trong năm Hồng Đào hạnh phúc này.

Xin anh chị em cầu nguyện cho tôi, vẫn còn là Giám mục của anh chị em trong thời gian Chúa muốn.

Thái Bình ngày 25 tháng 01 năm 2008.

+ F.X. Nguyễn Văn Sang

Giám Mục Thái Bình
 
Giáo hạt Đà Lạt kết thúc khóa bồi dưỡng sư phạm giáo lý.
Roccô Phước
08:17 24/01/2008
Giáo hạt Đà Lạt kết thúc khóa bồi dưỡng sư phạm giáo lý.

Chiếu tối thứ ba 22.1.2008, tại nhà thờ Chính tòa Đà Lạt, Ban giáo lý Giáo hạt Đà Lạt đã tổng kết khóa bồi dưỡng Sư phạm giáo lý. Tham dự có Cha Tổng đại diện Giáo phận Phaolô Lê Đức Huân, Quí Cha trong Ban Giáo lý Giáo hạt, Cha xứ giáo xứ Chi Lăng, Ban giảng huấn và gần 150 học viên.

Cha Gioanbosco Hoàng Văn Chính (Trưởng ban) đã đúc kết: Khóa bồi dưỡng Sư phạm giáo lý có 150 học viên thuộc 20 giáo xứ, giáo điểm, cùng 4 công đòan nữ tu theo học. Khóa học kéo dài từ ngày 20.11 đến 22.1.2008, vào các buổi chiều thứ ba hằng tuần, ngày học động nhất có 150 học viên, ngày ít nhất có 115 học viên. Các học viên đã được học 15 bài trong giáo trình Sư phạm giáo lý của Linh mục Nguyễn Văn Tuyên, các học viên tuy bận rộn nhiều công việc nhưng có tinh thần học tập rất cao, đã cố gắng sắp xếp thời gian để tham dự các buổi học, học viên chú ý theo dõi các bài giảng và ghi chép cẩn thận. Các học viên có 2 đợt kiểm tra trắc nghiệm, kết thúc khóa học có 142 học viên được cấp Tín chỉ.

Cha Tổng đại diện tỏ ra vui mừng, Ngài kêu gọi mọi người hãy dâng lời tạ ơn vì những kết qủa đã đạt được từ khóa học bổ ích này. Ngài cảm ơn các Cha và Ban giảng huấn, cảm ơn các học viên đã sắp xếp thời gian đến với khóa học, theo Ngài việc làm này sẽ đem lại lợi ích cho các linh hồn, khi các giảng viên về lại giáo xứ phục vụ, dấn thân cho việc rao giảng Tin mừng.

Đại diện học viên đã tỏ bày tâm tình tri ân đối với Cha Tổng đại diện, Ban giảng huấn, anh chị em giáo lý viên Giáo xứ Chính Tòa đã tạo mọi điều kiện, lo lắng chuẩn bị để khóa học diễn ra tốt đẹp. Anh chị em dâng tặng lẳng hoa chúc mừng Bổn mạng cha Tổng Đại diện (25.1 Lễ Thánh Phao lô Tông đồ trở lại), cha Trưởng ban Giáo lý Giáo hạt (31.1 Thánh Gioan Bosco)

Nhân dịp xuân Mậu Tý sắp tới, cũng là dịp kết thúc khóa học, anh chị em đã có buổi giao lưu sinh họat vui tươi, đầm ấm đầy không khí của ngày xuân mới. Phòng họp Gioan 23 trở nên sôi động hơn khi các Táo quân của các giáo xứ Vinh Sơn, tạo tác, An Bình, Minh Giáo lần lượt trình diện “Ngọc Hòang” và chúc tết cha Tổng, quí Cha và cộng đòan. Niềm vui như được nhân lên khi Ban tổ chức có sáng kiến xổ số may mắn đầu xuân, kết qủa có 15 người đạt giải khuyến khích, 1 người đạt giải nhất và 1 người đạt giải đặc biệt. Trước khi kết thúc đại diện của 24 giáo xứ và cộng đòan tiến lên nhận Tín chỉ và lung linh ánh nến trên tay, sau phút cầu nguyện của cha Trưởng ban, anh chị em cất cao tiếng hát: ” Khi con nghe tiếng kêu mời, gọi con đi gieo niềm tin mới…Trung kiên làm chứng nhân nước Trời, thắp lên hạnh phúc cho muôn người”.

Sau khi Quí Cha Ban phép lành, anh chị em vẫn còn quyến luyến chúc nhau một mùa xuân vui tươi, tràn đầy thánh ân và hẹn gặp lại trong khóa học tới.

www.simonhoadalat.com
 
Sinh viên Công Giáo Huế tìm tiểu những thách đố trong Giáo dục
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
11:22 24/01/2008
HUẾ, Việt Nam. (24/01/2008) - Khoảng 1000 Sinh viên Công Giáo đang theo học tại các trường Đại Học và Cao Đẳng của Huế đã kéo về trụ sở hội dòng Mến Thánh Giá An Lăng Huế hôm 20/1/2008 để tham dự chương trình gặp nhau cuối năm.

Ngoài Đức cha phụ tá thay mặt cho Đức Tổng Giám Mục Huế chủ sự giờ tĩnh nguyện còn có Nữ tu bề trên Tổng Hội dòng Mến Thánh Giá Việt Nam, Cha đặc trách Sinh viên Công Giáo Huế, Cha Phaolô Xuân Đường Dòng Chúa Cứu Thế Huế, Cha giáo Alphongsô Nguyễn Hữu Long, Đại chủng viện Huế và nhiều Tu sĩ Nam nữ đặc trách Sinh viên các dòng tu tại Huế.

Nữ tu Anna Hồng Tuý bề trên tổng hội dòng Mến Thánh Giá Việt Nam cho biết, đây là lần thứ ba dòng Mến Thánh Giá có trụ sở tại Huế đón các bạn Sinh viên Công Giáo đến sinh hoạt, vì mục đích của hội dòng này là dấn thân phục vụ cho Giới nữ và Giới trẻ, trong các lãnh vực văn hoá, xã hội, y tế, luân lý đăc biệt là Giáo dục đức Tin.

Linh mục đặc trách Sinh viên Công Giáo Huế Antôn Nguyễn Văn Tuyến cho biết, việc gặp nhau cuối năm lần này nhằm giúp Sinh viên cùng tìm hiểu những thách đố trong giáo dục theo tinh thần của thư chung 2007

Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ban hành thư chung với chủ đề:’’Giáo Dục Hôm Nay, Xã Hội Và Giáo Hội Ngày Mai’’ trong kỳ họp lần thứ X tại Hà nội từ ngày 08 đến 12-10-2007 gồm 3 chương và 39 mục.

Bạn Phaolô Lê Văn Hùng, Đại học Sư phạm Huế phát biểu:’’Vai trò giáo dục Đức Tin trong gia đình cho những người trẻ rất quan trọng, tuy nhiên người dạy giáo lý tại các Giáo xứ phải là những chứng từ sống của Tin Mừng.

Bạn Hùng Sinh viên Tin học năm 4 nói rằng người Sinh viên Công Giáo phải luôn cầu nguyện và không ngừng học hỏi giáo lý để đủ sức, đủ mức trưởng thành khi chúng ta đang đối diện với những thách thức thực sự.

Để bài trừ bệnh thành tích và tiêu cực trong học hành và thi cử bạn Giuse Trần Phúc Bằng đề nghị mỗi người phải cố gắng học thật, thi thật và tự đánh giá kết quả của thật của mình.

Người Sinh viên năm 3 này của trường Khoa Học Huế nói rằng mỗi Sinh viên phải là mỗi ngọn nến để thắp sáng cho nền giáo dục nước nhà được sáng đẹp hơn.

Tuy góp phần thắp lên nhiều điểm sáng về những giá trị nhân bản, một lãnh vực khác trong giáo dục cũng tạo cơ hội cho nhiều lạm dụng đáng tiếc, trong đó có việc sử dụng Tin Học. Một sinh viên cho biết niềm tin của giới trẻ ngày nay bị lung lay vì họ đã lợi dụng Tin Học và tiến sâu vào những trang văn hoá quá độc hại.

Tuy nhiên, bạn Đặng Xuân Phiến sinh viên 5 của Trường Đại Học Khoa học Huế hy vọng rằng Tin học và Truyền thông vẫn là cơ hội để đức tin của người Sinh viên Công Giáo được củng cố. Bạn Phiến cho biết nhiều trang web báo điện tử Công Giáo đã mang lại lợi ích và niềm tin cho Sinh viên.

Tại cuộc hội thảo, các Sinh viên còn dành nhiều thời gian tĩnh nguyện để tạ ơn Chúa về những gì Ngài đã ban cho mỗi Sinh viên trong năm Đinh Hợi, đồng thời để lắng nghe lời mời gọi của Ngài và cùng nhìn lại bản thân mình đã làm gì cho Giáo Hội trong những tháng ngày qua.

Đức cha phụ tá Huế Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng đã chủ sự nghi thức tĩnh nguyện ngài đã nhắn nhủ với các bạn Sinh viên rằng thời giờ là người bạn quý báu nhất, không gì níu kéo được. Vì thế trong những ngày cuối năm, chúng ta phải biết nhìn lại những ngày tháng qua đi mà trong đó ta chưa để lại một thành tích gì.

Sau giờ tĩnh nguyện không khí trở nên sôi động bằng cuộc liên hoan tiếng hát sinh viên hoà lẫn với tiếng reo mừng bốc quà trúng thưởng bên cây mùa Xuân Mậu Tý.

Màn đêm bao phủ, sương lạnh xuống từ bao giờ người Sinh viên chẳng hề hay biết nhưng họ chỉ biết và cảm nhận được tình Chúa, tình người qua những gói quà lưu niệm trước lúc ra về gồm bút đỏ, móc chìa khoá, lịch treo tường thay cho lời chúc cho sự nghiệp học hành, thành công trong thi cử và hẹn thời gian tái ngộ vào năm sau tại hội dòng Mến Thánh Giá An Lăng Huế.
 
Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng: Một Người Thầy, Một Người Cha
Đặng Xuân Thành
14:55 24/01/2008
MỘT NGƯỜI THẦY, MỘT NGƯỜI CHA

Trong cái giá lạnh của miền Bắc, ai cũng muốn cuộn mình trong chăn mơ màng ngủ, xem phim hoặc đọc truyện. Thế mà ngay từ tờ mờ sáng, chẳng phải chỉ các chức sắc Giáo Hội mà cả các giáo dân tầm thường, chẳng phải lớp thanh niên trai tráng mà là các ông bà có tuổi, chẳng phải từ một góc phố nào đó trong thủ đô Hà Nội mà tận những xóm làng xa xôi thuộc các miền quê Hà Tây, Hà Nam, Hòa Bình, Nam Định…, đã lục tục lên đường đi tới Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội. Điều gì mạnh đến nỗi đã lôi kéo được đông đảo tín hữu Công Giáo với đủ mọi tầng lớp rời giường chiếu và bếp lửa êm ấm, rời công ăn việc làm và người thân rất quan trọng để đến đây ?

Giản dị chỉ vì lòng ngưỡng mộ và biết ơn đối với vị cha già của tổng giáo phận: đức hồng y Phaolô-Giuse PHẠM ĐÌNH TỤNG, nhân kỉ niệm 90 ngày sinh, 60 năm linh mục, 45 năm giám mục, 15 năm hồng y, đang nghỉ hưu và dưỡng bệnh tại tòa Tổng Giám Mục Hà Nội.

Thật ra, nguyên những con số vừa kể cũng đáng làm cho nhiều người ngưỡng mộ và tò mò muốn biết về con người này. Bởi lẽ chẳng dễ dàng gì mà sống thọ đến 90 tuổi, nhất là khi phải sinh ra và lớn lên trong những thời kì nghèo nàn nhất của đất nước Việt Nam ? Càng không dễ dàng gì khi làm linh mục (1949-2008), giám mục (1963-2008), hồng y (1994-2008) – nghĩa là nắm giữ những chức vị cao nhất tại một giáo hội địa phương – trong một thời gian dài như thế và trong bối cảnh chính trị - tôn giáo – xã hội phức tạp như vào những thập niên ấy ?

Nhưng nếu tìm hiểu sâu xa hơn, người ta sẽ càng thêm ngưỡng mộ và tri ân con người ấy. Một con người vừa có thiên hướng vừa có thành tích đáng trân trọng trong hai lãnh vực rất được thiên hạ kính nể, đó là làm thầy và làm cha. Chính vì thế, nội dung câu chuyện và đề tài trao đổi của mọi người đến gặp ngài có thể khác nhau, nhưng cung cách và thái độ của ai ai đối với ngài cũng là cung cách và thái độ của những học trò và những người con.

Quả thật, ngài đã làm thầy và làm cha cách chập chững ngay từ khi thực tập mục vụ tại các giáo xứ Khoan Vĩ – Lý Nhân (Hà Nam). Làm thầy và làm cha cách nhiệt tình khi phục vụ trẻ mồ côi tại cô nhi viện Têrêxa (Hàng Bột – Hà Nội), phục vụ người nông dân nghèo từ quê ra thành thị làm ăn tại khu nhà bác ái xã hội Bạch Mai (Hà Nội), phục vụ giáo dân trong đời sống đức tin và bí tích tại giáo xứ Hàm Long (Hà Nội). Làm thầy và làm cha cách sâu sắc khi trở thành giám đốc tiểu chủng viện thánh Gioan (Hà Nội) – chịu trách nhiệm về đời sống nhân bản và đức tin của gần 200 chủng sinh từ các giáo phận miền Bắc. Làm thầy và làm cha cách sáng tạo khi được cắt cử trông coi giáo phận Bắc Ninh – một giáo phận vừa nghèo về mọi mặt vừa rộng về địa lí. Thông qua nhúm linh mục giàu lòng bác ái như ngài, thông qua hàng ngũ giáo dân tông đồ đông đảo được huấn luyện cách căn bản, ngài đã điều hành được giáo phận; trong số đó phải kể đến việc thành lập lớp nữ giáo dân độc thân phục vụ khắp nơi trong nhiều vai trò khác nhau, ban đầu gọi là Hội Tận Hiến, về sau trở thành Tu Hội Hiệp Nhất. Từ năm 1994, ngài chỉ chuyển địa bàn hoạt động, chứ không chuyển nghề tay phải của mình là làm thầy và làm cha tại tổng giáo phận Hà Nội. Ngài tiếp tục công tác giáo dục các chủng sinh của đại chủng viện và đào tạo giáo dân tông đồ. Năm 1996, vừa khôi phục vừa mở rộng Hội Thầy Giảng cũ của tổng giáo phận, ngài thành lập Tu Đoàn Tông Đồ Truyền Tin không chỉ cho nam giới (không chỉ làm linh mục mà còn làm linh mục giàu tinh thần truyền giáo, không chỉ làm linh mục mà còn làm giáo dân tận hiến trong mọi ngành nghề) và cả cho nữ giới. Và hiện nay, ngài vẫn tiếp tục nghề làm thầy và làm cha cách âm thầm và khiêm tốn trong những hi sinh và nguyện cầu cho những học trò và con cái của mình, đã trưởng thành và có thể không còn cần dạy dỗ nữa, nhưng vẫn cần ơn Chúa.

Có một điều mà người thầy và người cha này không bao giờ để mất hẳn hay để nhòa đi trong công tác giáo dục và đào tạo của mình, đó là chú ý đến một lớp nhà đào tạo gồm các linh mục không chỉ giỏi nghiệp vụ mà quan trọng hơn, gần gũi với giáo dân, đồng thời chú ý đến hàng ngũ giáo dân được đào tạo để dấn thân trong trần thế. Nên nhớ đây là những trục tư tưởng chính trong công đồng Vatican II (1963-1965 – đặc biệt qua sắc lệnh “Chức vụ và đời sống linh mục”, hai hiến chế về Giáo Hội và Giáo Hội trong thế giới ngày nay). Tuy không tham dự công đồng – thậm chí có thể không nắm bắt tình hình thời sự của công đồng tại Vatican trong những năm Việt Nam đóng cửa – nhưng dường như ngài đã có những trực giác ấy của công đồng. Người ta có thể giải thích đó là do hoàn cảnh thực tế của các giáo phận bắt buộc ngài suy nghĩ thế, nhưng tại sao chúng ta không được phép nghĩ đó là kết quả thu lượm được từ những suy nghĩ và cầu nguyện sâu xa của ngài về Đức Giê-su mục tử, hay từ tấm lòng nhân ái và bao dung của một người cha và một người thầy ? Đó có lẽ cũng là điểm lôi kéo nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân từ miền Nam tìm gặp ngài sau ngày đất nước thống nhất: tại Bắc Ninh, người ta không chỉ nghe mà còn chứng kiến thấy sự gần gũi của ngài với giáo dân, cũng như sự trân trọng và tin tưởng ngài dành cho các tông đồ giáo dân – nhất là những giáo dân tận hiến trọn đời cho Chúa và cho Giáo Hội; hay tại Hà Nội, người ta cũng tiếp tục được nghe ngài chia sẻ ước nguyện và thao thức của mình muốn thấy một hàng ngũ linh mục đạo đức ở chỗ có trái tim mục tử như của Đức Giê-su, và một lớp giáo dân say sưa sống đạo và truyền đạo ngay giữa lòng đời. Đến cả ngày hôm nay, khi tuổi già sức yếu, khi lực đã bất tòng tâm, ngài vẫn không để tắt ngọn lửa khao khát ấy. Thỉnh thoảng gặp lại một vài người đã từng chia sẻ với ngài trước đây về hình ảnh một Giáo Hội nhập cuộc sâu xa và âm thầm trong lòng người và lòng đời như thế, mắt ngài vẫn bất chợt sáng lên, miệng ngài vẫn bất ngờ mỉm cười…, dù sau đó mắt cúi xuống, miệng khép lại như thầm thỉ nguyện cầu và phó dâng cho Chúa. Phải, đến lúc này ngài đã thấm thía rằng chỉ có Chúa – bậc Thầy và người Cha trên hết – mới có thể biến mọi giấc mơ thành hiện thực, đổi mọi ý nguyện thành cuộc sống và chuyển mọi mầu nhiệm thành ngôn ngữ ! Bổn phận chúng ta có thể chỉ là nuôi dưỡng và truyền lại cho người khác giấc mơ ấy, ý nguyện ấy và mầu nhiệm ấy, từng đó cũng khá lắm rồi !
 
ĐHY Phạm Đình Tụng: chứng nhân lịch sử của thời đại chúng ta
LM Thanh Bình
15:22 24/01/2008
SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HIỆN DIỆN VÀ PHỤC VỤ CỦA ĐHY PHAOLÔ TỤNG (1919-2008)

Đức Hồng Y sinh ngày 20.05.1919 trong một gia đình gia giáo và đạo đức tại thôn Cầu Mễ, xã Yên Thắng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, thuộc Giáo xứ Quảng Nạp, Giáo phận Phát Diệm. Thân phụ của ngài cụ cố Phêrô Phạm Văn Hiến, một người đạo đức và có học trong làng, còn thân mẫu của ngài là cụ cố Anna Nguyễn Thị Bống vốn là một người hiền lành, giầu lòng hy sinh và bác ái.

ĐGH Gioan Phaolô II trao mũ cho ĐHY Phạm Đình Tụng ngày 26.11.1994
Năm 1925 ngài bắt đầu đi học tiểu học tại trường làng và năm 1927 ngài theo linh mục nghĩa phụ Phêrô Phạm Bá Trực lên học tại Hà Nội.

Năm 1929 ngài được gia nhập Trường thử Hà Nội. Năm 1931, ngài thi đậu bằng sơ học yếu lược và được tuyển vào Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên, Hà Tây.

Năm 1940, ngài được gọi vào Đại Chủng viện Liễu Giai, Hà Nội. Sau hai năm học triết học, ngài đi thực tập mục vụ tại Giáo xứ Khoan Vĩ. Mãn hạn thực tập mục vụ, ngài trở lại Đại Chủng viện để tiếp tục chương trình thần học.

Năm 1945 Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, đất nước loạn ly, Đại Chủng viện Liễu Giai phải đóng cửa, ngài tạm thời phải dừng việc học tập và tu dưỡng.

Năm 1948, tình hình chính trị xã hội ở Hà Nội tạm ổn định, ngài được gọi về Đại Chủng viện Hà Nội mới được thành lập ở số 40 Nhà Chung để hoàn tất chương trình đào tạo. Hằng ngày ngài cũng các chủng sinh khác sang học thần học tại Học viện Dòng Chúa Cứu Thế ở tu viện Thái Hà Ấp, Hà Nội.

Ngày 06.06.1949, ngài được thụ phong linh mục tại Nhà thờ Chính Toà Hà Nội và được Bản quyền Giáo phận Hà Nội bổ nhiệm về phục vụ tại Cô Nhi viện Têrêxa do Đức cha Paul Seitz - khi ấy hãy còn là linh mục-làm giám đốc.

Năm 1950, ngài được bổ nhiệm làm Phó xứ Hàm Long, Hà Nội. Trong thời gian này ngài thành lập nhà tế bần Bạch Mai nhằm cứu giúp các nạn nhân chiến tranh nghèo khổ từ các vùng nông thôn trôi dạt về Hà Nội.

Mừng thượng thọ tại Hà nội
Năm 1955, ngài được bổ nhiệm làm Giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh Gioan Hà Nội- Một tiểu chủng viện liên giáo phận với khoảng hơn 200 chủng sinh thuộc hầu hết các giáo phận ở Miền Bắc lúc bấy giờ.

Năm 1960, vì muốn bảo vệ sự độc lập của Giáo Hội trong lãnh vực đào tạo giáo sĩ, vì không muốn các chủng sinh phải giao tiếp với các giáo viên đến từ bên ngoài và học những môn nguy hiểm cho đức tin và cho đời tu mà nhà nước áp đặt trong chương trình, ngài đã cùng các đấng hữu trách quyết định cho các chủng sinh về lại các giáo phận của mình, chấp nhận giải tán tiểu chủng viện.

Năm 1963, ngài được Toà Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Tông toà Giáo phận Bắc Ninh và ngài đã thụ phong giám mục tại Nhà thờ Chính toà Hà Nội ngày 15.08.1963. Khẩu hiệu giám mục của ngài là “Tôi tin vào tình yêu Thiên Chúa”. Tại giáo phận đã bị tan nát vì chiến tranh này, trong thiếu thốn, khổ đau, cấm cách và bắt bớ, ngài đã có nhiều sáng kiến độc đáo trong lãnh vực mục vụ để giữ vững đức tin, chăm sóc các tín hữu, bảo vệ và xây dựng Giáo Hội. Ngài cũng đã âm thầm và kín đáo đào tạo và phong chức linh mục cho một số ứng viên mà ngài xét là xứng đáng đồng thời thành lập Nữ Tu hội Đức Mẹ Hiệp Nhất Bắc Ninh.

Năm 1990 ngài còn được bổ nhiệm làm Giám quản Tông Toà Giáo phận Hà Nội. Đến ngày 13.04.1994, ngài chính thức được Toà Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Hà Nội và ngày 26.11.1994, ngài được phong Hồng Y. Trong thời gian này ngài còn kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như: Giám đốc Chủng viện Hà Nội (1990-2003), Giám quản Tông Toà Giáo phận Lạng Sơn (1998-1999), Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (1995-2001).

Chính quyền TP Hà Nội chúc tuổi thọ ĐHY Tụng
Ngoài những việc mục vụ thông thường, trong vị thế của mình, ngài đã ra sức tái thiết Đại Chủng viện Hà Nội, tìm cách đối thoại với chính quyền để Giáo hội được độc lập và tự chủ hơn trong việc tuyển chọn chủng sinh, tìm cách cho các linh mục thụ phong âm thầm được ra làm mục vụ công khai, xúc tiến mối liên hệ giữa Toà Thánh và chính quyền Việt Nam, tổ chức và xây dựng nhân sự lãnh đạo cho các giáo phận ở Miền Bắc. Ngài còn sáng lập Nam Tu đoàn Truyền tin và Nữ Tu đoàn Truyền giáo Truyền tin tại Tổng Giáo phận Hà Nội.

Năm 2003, ngài được Toà Thánh chấp thuận cho nghỉ hưu ở tuổi 84 sau khi đã lo liệu cho Tổng Giáo Phận Hà Nội được có người kế vị là Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt. Mặc dù tuổi cao, sức yếu, ngài vẫn sẵn sàng tiếp đón và giúp đỡ mọi người đến với ngài ở Toà Giám Mục trong mức độ có thể được. Ngài cũng tiếp tục quan tâm tới các vấn đề của Giáo hội và xã hội, cầu nguyện và chúc lành cho mọi người.

Ngài là một trong những gương mặt vĩ đại của Giáo Hội Việt Nam, là chứng nhân lịch sử của Giáo Hội ở Miền Bắc trong hơn 70 năm qua. Ngài đã góp phần to lớn và quan trọng trong việc xây dựng Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt là trong các lãnh vực tông đồ, đào tạo, tổ chức nhân sự và quan hệ ngoại giao. Cuộc đời phục vụ của ngài còn để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá trong công cuộc xây dựng Giáo Hội hôm nay.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tài liệu Bằng Khoán Điền Thổ và Bản đồ Tòa Khâm Sứ
VietCatholic
12:19 24/01/2008
Chúng tôi có nhận được tài liệu Bằng Khoán Điền Thổ Tòa Khâm Sứ và Bản đồ

Sau đây là Hình chụp Bằng Khoán Chủ Quyền Điền Thổ
Khoanh Đất số 1765 (nay là Tòa Khâm Sứ)

Diện tích lần đầu khi mua, sang nhượng và làm trước bạ
Đo đất lần đầu năm 1933 là 11.478 mết vuông
Diện tích đo lần cuối năm 1951 là 11.478 mết vuông.





 
Vụ đất Tòa Khâm Sứ: Hình như một diễn biến nóng bỏng có thể sẽ xẩy ra vào ngày mai!
PV VietCatholic
13:07 24/01/2008
DIỄN BIẾN MỚI NHẤT XUNG QUANH VỤ NHÀ ĐẤT THÁI HÀ-TOÀ KHÂM SỨ:

NHẬT KÝ NGÀY 24.01.2008 do Nhóm phóng viên VietCatholic tường thuật

Tiến trình đòi đất ở Toà Khâm Sứ và nhà thờ Thái Hà hình như đang đi đến đỉnh điểm căng thẳng. Cái nút dường như càng ngày càng được thắt chặt thêm dù bề ngoài có những dấu hiệu và cử chỉ thân thiện hay các lời phát biểu muốn đối thoại.

Qua sự tìm hiểu, chúng tôi được biết về phía Giáo Hội thì lập trường đã kiên định thể hiện nguyện vọng của mình cách ôn hoà cho tới khi đạt được mục đích mới thôi. Còn phía chính quyền, bên ngoài có những dấu hiệu cởi mở, nhưng một cách chính thức thì lại liên tiếp ban hành những văn bản có tính cách cứng rắn nhằm kết tội Giáo Hội, đồng thời tìm mọi cách để giải tán các buổi cầu nguyện.

Có tin đồn rằng Chính quyền hứa trả lại Toà Khâm Sứ và theo kế hoạch thì sẽ có hướng giải quyết hay quyết định cụ thể muộn nhất vào ngày hôm nay 24.01.2008, tức là trước lễ mừng thượng thọ Đức Hồng Y Phạm Đỉnh Tụng.

Tuy nhiên, nhìn lại cách thức ứng xử của chính quyền với giới Công giáo từ trước đến nay, nhiều người có kinh nghiệm cho rằng không khi nào chính quyền lại chấp nhận “xuống nước” kiểu như vậy. Họ đưa ra nhận định rằng: "Không khi nào chính quyền tiên quyết chấp nhận điều kiện của Giáo Hội trong việc giải quyết vấn đề. Chính quyền Việt Nam chỉ chấp nhận điều kiện trong thương thảo với các nước lớn khi đàm phán song phương mà mình ở thế yếu mà thôi. Còn lối ứng xử có tính truyền thống với các tôn giáo là đè đầu cưỡi cổ, chứ đâu có bao giờ để tôn giáo khuất phục được chính quyền!".

Và xem ra lời tiên đoán trên đây quả đúng. Cho đến hôm nay, 24.01.2001, chưa có biểu hiện nào cho thấy UBND TP Hà Nội có ý định trả lại. Chưa thấy có bất cứ một quyết định nào của cấp trung ương chỉ thị cho TP Hà Nội phải giải quyết vấn đề này và cũng chưa có một cuộc gặp gỡ chính thức nào giữa UBND TP Hà Nội và Tòa Tổng Giám Mục.

Tiếng nói chính thức từ cơ quan có thẩm quyền nhất để giải quyết vấn đề là UBND TP Hà Nội vẫn chỉ là công văn 273/UBND-VX ký ngày 11.01.2008. công văn này kết tội Toà Tổng Giám Mục và Giáo xứ Thái Hà.

Trong khi đó, những ngày vừa qua các cán bộ của Bộ Công an liên tục tìm cách tiếp xúc với một số giám mục, linh mục và giáo dân. Trong số giáo dân được tiếp xúc có cả tác giả các bài viết đã được đăng trên VietCatholic với bút hiệu là "Thợ Gặt".

Các cuộc tiếp xúc này, theo nguồn tin mà những người đã trực tiếp được công an tiếp xúc, họ cho biết: các cán bộ công an luôn khuyên giáo dân Hà Nội phải kiên nhẫn và phải chấm dứt các cuộc cầu nguyện đông người như là điều kiện để bắt đầu tiến trình giải quyết.

Các cán bộ cũng hứa là sẽ đề đạt lên UBND và lên Thủ tướng để tìm cách giải quyết. Nhưng Bộ Công an hay Sở Công an không phải là Chính phủ hay UBND TP những nơi giải quyết các vấn đề nhà đất. Còn về sau ai làm thế nào mặc ai, công an vẫn còn đường thoái thác.

UBND TP Hà Nội theo gương công an cũng muốn nhờ Đức Cha FX Nguyễn Văn Sang làm trung gian. Nhưng thực ra vai trò trung gian của Đức Cha Nguyễn Văn Sang nếu có thì trung gian cho Công an và cho UBND TP Hà Nội hơn là cho Giáo phận Hà Nội. Nguồn tin của chúng tôi cũng cho biết là Đức Cha Sang trong vài ngày qua lại được UBND TP Hà Nội mời lên bàn truyện, nhưng Đức Cha Sang đã không lên Hà Nội.

Ai cũng biết Đức Cha F.X Nguyễn Văn Sang là một người chẳng ưa gì cách hành xử của chính quyền, nhất là chính Ngài đã bị công an và chính quyền trung ương và địa phương lừa nhiều lần trong các chương trình về từ thiện, xã hội, y tế và ngay cả những vụ liên quan tới đất đai và xây cất trong giáo phận Thái Bình của Ngài. Tuy nhiên có thể cong an và chính quyền thấy ngài có lòng nhiệt tâm và đưa ra những đề nghị nào đó, nên chính quyền muốn "câu giờ" và muốn tìm cách "mở nắp nồi áp suất" mà thôi! Thực vậy ai cũng nhận thấy lòng nhiệt thành của Đức Cha Thái Bình nên ngài đã vất vả bôn ba như chính ngài đã nói: "Vì lòng nhiệt thành với công việc Nhà Chúa mà con đây phải chịu thiệt thân”.

Đức Cha Thái Bình với ý tốt đã đưa ra đề nghị tạm thời để mọi người "vui vẻ ăn Tết", đó là về bên phía Công an hãy mở cổng Toà Khâm Sứ, không xây tường bảo vệ bên Thái Hà, thay tượng Đức Mẹ Sầu Bi trong gốc đa Toà Khâm Sứ, còn các vấn đề cốt lõi hãy lập Ủy Ban rồi giải quyết. Tuy nhiên khi tiếp xúc với một số giáo sĩ cũng như giáo dân của Hà nội, họ đều cho rằng bản chất của vấn đề là cần phải giải quyết trả lại Khu Tòa Khâm Sứ hay đất của Thái Hà. Quan trọng là có trả hay không, trả khi nào và với điều kiện nào? Đây mới chính là là mong muốn của giáo dân và là đối tượng và mục tiêu của các buổi cầu nguyện của giáo dân Hà nội.

Xét như trên thì đủ thấy Giáo Hội và Nhà nước vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong vẫn đề nhà đất hiện nay và tình hình này khiến cho cuộc khủng hoảng nhà đất này tiếp tục kéo dài và có thể có những bước gay cấn hơn.

Đại diện Chính quyền Hà Nội tới chúc tuổi ĐHY Tụng đầu tuần này
Vào ngày mai 25.01.2008 là ngày mừng thượng thọ 90 năm tuổi đời, 60 năm linh mục, 45 năm giám mục và 15 năm hồng y của ĐHY Phạm Đình Tụng, chắc chắn sẽ có nhiều vị khách từ xa đến, các giám mục và giáo sĩ từ khắp ba miền đất nước, và ngay cả các phái đoàn ngoại giao nữa, và có thể có đến cả chục ngàn giáo dân từ các giáo xứ về dự lễ mừng Đức Hồng Y. Đây là những tín hiệu người ta có thể nhìn trước được thời cuộc và sự thử sức sẽ diễn ra làm sao:

Về phía UBND Hà Nội đã xin không tụ tập đông để cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ. Vậy nếu như giáo dân và Tổng giáo phận Hà Nội vẫn kiên định lập trường và ùn ùn kéo cả từng ngàn người sang "cầu nguyện" bên Tòa Khâm Sứ. Sự gì sẽ xẩy ra?

Một vị giáo sĩ có kinh nghiệm và có quen biết với các vị lãnh đạo trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho chúng tôi biết quan điểm của ngài như sau: "Hiện nay người Công giáo Việt Nam trong các giáo phận vẫn còn đang trong thái độ "chờ xem" và hy vọng vụ việc Tòa Khâm Sứ được giải quyết tốt đẹp với một lộ trình toàn diện để giải quyết đất đai của Giáo hội được thực thi, tuy nhiên nếu như họ thấy Chính quyền tiếp tục "đánh bài lờ" và tiếp tục "trấn áp" giáo dân, thì chắc chắn rồi đây, không phải là một vụ Thái Hà hay Hà Đông, nhưng mà sẽ có từng trăm, từng ngàn vụ "Thái Hà" sẽ được bùng lên để ủng hộ cho lập trường kiên định không phải của riêng gỉ Tổng Giáo Phận Hà Nội, nhưng là trên toàn các giáo phận Việt Nam".

Hiện tại trong khi giáo sĩ và giáo dân TGP Hà Nội không làm gì khác hơn là kiên trì cầu nguyện và nhẫn nại gửi đơn thư lên chính quyền, thì chính quyền vẫn đang ráo riết tìm cách đạt được mục đích của mình là giải tán các buổi cầu nguyện đông người ở các con đường ven khu đất. Tuy nhiên chúng tôi cũng được biết là hiện có một hình thức trấn áp và đe dọa giáo dân và tu sĩ hiện cũng đang được thực hiện tại Hà Nội như: một số trường học ở khu vực Hoàn Kiếm và Đống Đa có hiện tượng bạn học và thầy cô giáo căn ngăn học sinh công giáo tham gia các cuộc cầu nguyện ở Thái Hà và Toà Khâm Sứ. Một số công an còn đến nhà Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội và nhà các giáo dân để ngăm đe hoặc gieo rắc nghi ngờ, chia rẽ giữa những người tham gia cầu nguyện.
 
Báo cáo của giáo xứ Thái Hà về tình hình xin lại đất đai
LM. Giuse Trịnh Ngọc Hiên
14:46 24/01/2008
BÁO CÁO CỦA GIÁO XỨ THÁI HÀ

Tổng Giáo Phận Hà Nội ngày 22.1.2008
Giáo Xứ Thái Hà
VT/03/08 BT-CX

BÁO CÁO TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH XIN LẠI ĐẤT ĐAI CỦA GIÁO XỨ THÁI HÀ

MÀ CÔNG TY CP MAY CHIẾN THẮNG ĐANG TẠM CHIẾM

( DIỄN BIẾN TỪ NGÀY 7.1.2008 ĐẾN NGÀY 22.1.2008 )


Kính gửi: - Đức Giám Mục Đà Lạt, Chủ tịch HĐGM VN
- Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, Tổng thư ký HĐGM VN
- Đức Giám Mục Bùi Chu, Chủ tịch UB Tu Sĩ, HĐGM VN
- Cha Giám Tỉnh và Cha Phó Giám Tỉnh DCCT VN

Kính thưa Quý Đức Cha và Quý Cha

Từ 11 năm qua, đặc biệt là từ đầu năm 2007, Giáo Xứ Thái Hà chúng con đã làm đơn xin lại phân đất thờ tự đã bị Công ty Chiến Thắng tạm chiếm. Trong lúc Giáo Xứ đang chờ đợi chính quyền giải quyết, thì sáng 6.1.2008 đã bùng nổ sự kiện căng thẳng quanh khu đất trên đây. Chúng con đã kính trình Quý Đức Cha và Quý Cha về sự kiện này trong báo cáo ngày 6.1.2008.

Nay chúng con xin kính trình Quý Đức Cha và Quý Cha tình hình diễn ra từ ngày 7.1.2008 đến ngày 22.1.2008. Chúng con xin trình bày sự kiện xảy ra trên hiện trường và các bước ứng xử của Công ty cổ phần May Chiến Thắng, của Giáo Xứ Thái Hà, DCCT và của các cấp chính quyền.

A. TẠI HIỆN TRƯỜNG KHU ĐẤT TRANH CHẤP

Ngay sau khi sự kiện ngày 6.1.2008 bùng nổ, nhiều Giáo Dân trong Giáo Xứ đã thay phiên nhau thường xuyên túc trực tại hiện trường để cầu nguyện và canh chừng Công ty Chiến Thắng tiếp tục có những hành vi xây dựng trái phép trên khu đất đang chiếm dụng của Giáo Xứ.

Trong tuần đầu có các xe cảnh sát trật tự, cảnh sát 113 đậu trong khu vực và rất đông các cảnh sát trật tự, các nhân viên an ninh và bảo vệ chuyên nghiệp của Công ty Chiến Thắng có mặt tại hiện trường để làm nhiệm vụ. Một số cán bộ an ninh và một số Giáo Dân đã chụp ảnh và quay phim các buổi cầu nguyện. Một số Giáo Dân của Giáo Xứ khác cũng tham gia chụp hình, quay phim.

Từ ngày 14.1.2008 ở mặt sau khu đất, trên con đường Giáo Dân hay tập trung cầu nguyện, chúng con không còn thấy xe cảnh sát và cảnh sát mặc quân phục đứng trên con đường cạnh khu đất. Nhưng ở phía trước, lối dẫn vào cổng chính khu đất, vẫn có một chốt tuần tra có cảnh sát và dân phòng trực gác.

Cộng đoàn đông đảo Giáo Dân trong Giáo Xứ thường đọc kinh, hát Thánh Ca, cầu nguyện chung trên con đường cạnh khu đất. Ngày thường vào 6 giờ sau khi kết thúc lễ sáng và vào lúc 19 giờ sau khi kết thúc lễ chiều. Ngày thứ bẩy thì cầu nguyện thêm buổi trưa vào lúc 13 giờ. Ngày chủ nhật thì sau các Thánh Lễ 5 giờ 30, 8 giờ, 10 giờ, 16 giờ và 18 giờ 30.

Nhiều Giáo Dân mang theo ảnh Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp gắn lên tường rào thép gai khu đất. Số ảnh Thánh càng ngày càng nhiều.

Các Giáo Dân căng lều bạt bên lề đường. Ngày đêm thường xuyên có khoảng vài chục người túc trực cầu nguyện và canh chừng công ty Chiến Thắng xây dựng trộm trên phần đất tạm chiếm của Giáo Xứ. Số phụ nữ tham gia nhiều hơn số nam giới, số người lớn tuổi nhiều hơn số thanh niên. Buổi tối nhiều hơn ban ngày. Có khi Giáo Dân ra đông quá cho nên hai lều bạt không đủ chỗ ngủ.

Ngày đêm đều có các Giáo Dân mang nước uống, mang thức ăn và chăn màn cho các Giáo Dân túc trực tại hiện trường.

Giao tiếp giữa Giáo Dân với Công An thường trực ở hiện trường trong ngày đầu tiên do hai bên chưa hiểu nhau cho nên có một số biểu hiện gay gắt. Chẳng hạn bên Công An nặng lời với Giáo Dân và phát nhạc lớn khiến Giáo Dân khó cầu nguyện, trong khi ấy một số Giáo Dân do bức xúc đã nói những lời chua chát với Công An.

Từ ngày thứ hai, tức từ ngày 08.01.2008, khi đã bình tĩnh và đã hiểu ra vấn đề, thì giao tiếp giữa Giáo Dân với Công An khá thân ái. Giáo Dân chia sẻ thức ăn và nước uống cho Công An. Có lúc Công An còn sang ngồi nói chuyện trong lều bạt của Giáo Dân. Khi thấy Giáo Dân ra cầu nguyện đông, các cảnh sát viên đã lùi xe ra chỗ xa cho Giáo Dân có mặt bằng đứng cầu nguyện.

Từ ngày 17.1.2008, chúng con không còn thấy Công An túc trực ban ngày và ngủ đêm trên lề đường nữa ở mặt sau khu đất nữa. Thỉnh thoảng các Công An mới đáo qua xem xét tình hình vào các giờ giấc xác định trong ngày. Có một số người nói các cán bộ Công An đã ngủ ở trong các nhà đối diện khu đất.

Các bảo vệ trong công ty Chiến Thắng cũng tới lui bên trong khu đất. Có một số anh rất hung hăng ban đêm đã hắt nước và ném gạch đá vào các Giáo Dân ngủ đêm ở hiện trường. Có anh đi thổi tắt nến của Giáo Dân thắp cầu nguyện trên bờ tường. Cũng có anh tử tế xin nước uống và bánh ăn, có anh nói xin chuyển đi làm việc nơi khác.

Những người tham gia cầu nguyện đòi đất, có một số đã bị áp lực trực tiếp hay gián tiếp. Một số học sinh đi học ở trường bị một số bạn nói rằng nếu bạn cứ đi cầu nguyện ở bên khu đất Nhà Thờ thì sẽ bị đuổi học. Một số cô giáo nói rằng các em học sinh cứ đi cầu nguyện thế thì sẽ học dốt. Một số Giáo Dân phục vụ đắc lực thì bị de doạ đến chức vụ và công ăn việc làm ở cơ quan.

Một số anh chị em xa quê đi cầu nguyện bị chủ nhà cấm cản và bị đe doạ đuổi khỏi nhà trọ. Nghe nói là họ bị tổ trưởng dân phố và Công An khu vực đến làm việc. Tuy nhiên, khi cha Giám Tỉnh và Cha Phó Giám Tỉnh truyền cho Giáo Xứ chúng con mở cửa nhà nguyện Giêrađô để đón tiếp những anh chị em này trong trường hợp bị chủ nhà đuổi không cho tạm trú vì áp lực của Công An hay tổ dân phố, thì các anh chị em này không sợ nữa. Họ tiếp tục đi ngủ đêm tại hiện trường, vì thấy mình được bảo vệ và nâng đỡ.

Hiện nay các Giáo Dân trong ngoài Giáo Xứ có dịp đi qua Nhà Thờ đều dừng lại cầu nguyện trên con đường cạnh khu đất. Tối sớm Giáo Dân đi lễ đông hơn và thường ở lại gần như 100% để tham gia giờ cầu nguyện. Các cha các thầy trong tu viện cũng xếp lịch để có mặt đồng tế trong các Thánh Lễ sáng chiều và tham dự các giờ cầu nguyện, thắp hương nến và dâng hoa cho Chúa và Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Những ngày này Hà Nội đang rét đậm. Mưa phùn. Gió bấc. Có khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới 7 – 8 độ. Tuy nhiên, anh chị em Giáo Dân vẫn sẵn sàng hy sinh vì Chúa và vì Giáo Hội. Từ sáng sớm cho đến tối đêm không lúc nào không có Giáo Dân túc trực và không có Thánh Lễ nào kết thúc mà hầu như cả cộng đoàn không cùng ra hiện trường khu đất thắp nến, hát thánh ca và cầu nguyện. Không biết hiện tượng này kéo dài bao lâu nhưng tinh thần thì Giáo Dân sẽ sẵn sàng cầu nguyện trong hoàn cảnh này cho đến khi công lý được thực hiện.

B. ỨNG XỬ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ĐẤT ĐAI

Từ khi sự kiện đất đai Thái Hà bùng nổ hôm 5 – 6.1.2008 và Giáo Dân bắt đầu tụ họp cầu nguyện, Giáo Xứ chúng con nhận được nhiều công văn của Quận và Thành phố, đồng thời chúng con cũng gửi một số công văn. Cụ thể như sau:

1. Sáng ngày 6.1.2008 nổ ra sự kiện căng thẳng khi Công ty Chiến Thắng xây tường bao, chính quyền đưa Công An và cảnh sát 113 đến khu vực Nhà Thờ Thái Hà bảo vệ cho công ty Chiến Thắng và Giáo Dân ra phản đối việc xây dựng trái phép trên phần đất chiếm dụng của Nhà Thờ.

2. Sáng ngày 7.1.2008, Công ty CP May Chiến Thắng tiếp tục xây dựng tường bao. Giáo Dân tiếp tục phản đối. Công An quận đến can thiệp và việc xây dựng bị dừng lại.

3. Sáng ngày 7.1.2008, chúng con nhận được văn thư số 13/UBND-VP v/v vi phạm của Giáo Xứ Thái Hà. Văn thư kết tội chúng con vi phạm luật đất đai và trật tự xây dựng.

4. Sáng ngày 7.1.2008 chúng con nhận được văn thư số 104/UBND-VX của UBND TP. Hà Nội v/v thành lập đoàn thanh tra liên ngành, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất, trật tự xây dựng, trật tự giao thông công cộng trên địa bàn phường Quang Trung, quận Đống Đa, liên quan đến các phần đất mà các cơ quan đang tranh chấp với Nhà Thờ.

5. Ngày 7.1.2008 Giáo Xứ chúng con làm đơn gửi đến ông Bí Thư Thành Uỷ và các cấp chính quyền xin: (1) Dừng ngay công việc thi công trên khu đất mà công ty May Chiến Thắng đang chiếm dụng. (2) Điều tra làm rõ hành vi mua bán trái pháp luật của Công ty CP này. (3) Trả lại cho Giáo Xứ những đất đai và tài sản đang bị chiếm dụng trái pháp luật trong đó có khu đất mà Công ty May Chiến Thắng đang chiếm dụng.

6. Tối ngày 7.1.2008, khoảng 20 giờ, ông Phó Chủ Tịch UBND Quận Đống Đa và ông Chủ tịch Phường Quang Trung đã đến Nhà Thờ truyền đạt ý kiến của UBND TP. Hà Nội: (1) Không cho Công ty Chiến thắng được làm bất cứ cái gì nữa. (2) Thành lập đoàn thanh tra liên ngành để làm rõ chuyện mua bán đất đai của Công ty. (3) Việc xin lại đất của Giáo Xứ Thái Hà thành phố sẽ báo cáo với Chính phủ để giải quyết theo đúng pháp luật. (4) Đề nghị Giáo Dân không làm gì mất trật tự an ninh. (5) Các việc chưa giải quyết thì đề nghị Giáo Xứ phối hợp với chính quyền địa phương để được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

7. Tối ngày 7.1.2008, khoảng 21 giờ ông Phó Giám Đốc Công An Thành Phố, ông Trưởng phòng An Ninh Chính Trị, ông Trưởng Công An Quận Đống Đa và một nhân viên phòng An ninh-Chính trị đến gặp các linh mục tại Nhà Thờ Giáo Xứ. Bốn cán bộ này cũng truyền đạt lại ý kiến chỉ đạo của UBND TP mà trước đó một giờ, ông Phó Chủ tịch UBND Quận đã truyền đạt. Bốn ông cũng bày tỏ mối quan ngại rằng việc tụ tập đông người cầu nguyện có thể có thế lực chính trị nào đó lợi dụng làm mất an ninh trật tự. Tuy nhiên, Giáo Xứ khẳng định rằng sự kiện đang diễn ra thuần tuý là vấn đề đất đai tài sản và không hề có chuyện mất an ninh trật tự. Điều này các cán bộ thị sát hiện trường cũng thấy.

8. Ngày 8.1.2008, Giáo Xứ chúng con nhận được văn thư số 122/UBND-ĐCNN của UBND TP. Hà Nội v/v trả lời đơn khiếu nại ngày 7.1.2008 của Giáo Xứ Thái Hà. Nội dung văn thư cho phép công ty May Chiến Thắng cải tạo nhỏ và xây dựng tường rào bảo vệ, quyết định lập đoàn than tra, còn về đề nghị trả lại Giáo Xứ Thái Hà tài sản đã bị chiếm dụng, UBND đã hứa kiểm tra xem xét để trả lời theo quy định của pháp luật. Nội dung văn thư này trái ngược với nội dung truyền đạt tối hôm trước khiến chúng con rất bức xúc và thất vọng.

9. Ngày 9.1.2008 Công ty Chiến Thắng lại tiếp tục có ý cho xây dựng tường bao mặt sau, xây dựng cổng chính đồng thời tiến hành cải tạo nhỏ bên trong. Công ty cho một số Giáo Dân vào xem. Có một bà thương binh cũng vào, thấy sự kiện bà phản đổi và bị một ông cán bộ trong Công ty tấn công.

10. Ngày 10.1.2008, thấy Giáo Dân phản đối gay gắt sự kiện xây dựng của Công ty Chiến Thắng, UBND TP Hà Nội ra văn thư số 219/UBND-DCNN v/v dừng việc xây dựng tường rào bảo vệ của Công ty cổ phần May Chiến Thắng.

11. Ngày 11.1.2008, ông Phó Chánh Văn phòng UBND Đỗ Đình Hồng ký văn thư 274/UBND-VX gửi cho Giáo Xứ về việc bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực Giáo Xứ Thái Hà.

12. Ngày 11.1.2008 Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký văn thư 273/UBND-VX v/v vi phạm của Toà Tổng Giám Mục và Giáo Xứ Thái Hà. Đây là công văn tổng hợp tất cả các quy kết trước đó của các cấp các ngành trong các công văn trước đó gửi cho Giáo Xứ chúng con. Nội dung cùng với việc kết tội Đức Tổng Giám Mục, công văn 273 quy kết Giáo Xứ chúng con “Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng Giáo Dân, vi phạm các quy định hoạt động tôn giáo và pháp luật. Cụ thể Giáo Xứ Thái Hà:

§ Đã để xẩy ra vi phạm pháp luật về luật đất đai, trật tự xây dựng, giao thông công cộng.

§ Đã để một số Giáo Dân phá đổ tường rào bảo vệ, phá hoại tài sản của công ty cổ phần may Chiến Thắng vào đêm 5/1/2008.

§ Đã để cho Giáo Dân, Giáo Sĩ treo hàng chục ảnh Đức Mẹ và Thánh Giá vào hàng rào bảo vệ của công ty cổ phần may Chiến Thắng, tụ tập đông người ngoài cơ sở thờ tự, gây mất trật tự giao thông công cộng, từ ngày 6/1/2008 cho đến nay.

§ Gây bức xúc trong quần chúng nhân dân cũng như trong bà con Giáo Dân trên địa bàn.

13. Ngày 11.1.2008, Cha Giám Tỉnh DCCT Việt Nam đã làm đơn gửi lên Thủ Tướng kiến nghị xin lại khu nhà đất của Gíao Xứ Thái Hà, DCCT Hà Nội đang bị công ty Chiến Thắng chiếm dụng.

14. Ngày 13.1.2008 Giáo Xứ chúng con đã công bố các đơn thư Giáo Xứ gửi cho các cấp chính quyền trong 11 năm qua.

15. Ngày 13.1.2008 ông Giám Đốc và ông Phó Giám Đốc Công An TP. Hà Nội đến thăm Giáo Xứ, trao đổi với cha Phó Bề trên và đề nghị bà con Giáo Dân không tụ họp đông người gây mất an ninh trật tự.

16. Ngày 14.1.2008, Giáo Xứ chúng con tổ chức khánh thành ngôi nhà mới xây trên phần đất 260m vuông. Đức Tổng Giám Mục Hà Nội chủ sự nghi thức thánh hiến và chủ tế Thánh Lễ khánh thành nhà mới.

Khoảng 9 giờ, ông Phó Giám Đốc Công An thành phố Hà Nội và ông Trưởng phòng An ninh Chính trị và một nhân viên của Phòng đã vào chúc mừng Giáo Xứ và Nhà Dòng. Các cán bộ này có gặp Cha Phó Giám Tỉnh và cha Bề trên Tu viện Hà Nội. Các ông hứa sẽ trình vụ việc lên thủ tướng để Thủ tướng sẽ gặp các bên liên quan trong thời gian gần nhất để cùng nhau trao đổi và giải quyết vấn đề.

Cùng đồng tế với ngài có Đức Cha Vũ Văn Thiên, Giám Mục Hải Phòng, Cha Giám Tỉnh và Cha Phó Giám Tỉnh DCCT và khoảng hơn 40 cha đến từ các Giáo Phận và các cộng đoàn DCCT. Khoảng 2000 Giáo Dân đã tham dự các nghi lễ này.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Cha Giám Tỉnh DCCT giải trình cho quan khách biết rằng: Khu đất đang tranh chấp không phải do Nhà Thờ hiến hay cho muợn và nhà nước cũng không có quyết định trưng dụng, hay tịch thu. Thời chuyên chính vô sản nhà nước lấy nhà và đất ở đây giao cho Xí nghiệp Dệt Thảm len sử dụng. Đấy là vấn đề lịch sử quá khứ, còn nay là thời đổi mới, thời xây dựng một đất nước công bằng, dân chủ và văn minh, cho nên đã đến lúc chính quyền phải trả lại khu đất này.

17. Ngày 14.1.2007 các Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân Giáo Xứ Thái Hà chúng con lại làm đơn gửi lên UBND TP. Hà Nội, xin lại khu nhà đất của Giáo Xứ đang bị công ty Chiến Thắng chiếm dụng.

18. Ngày 17.1.2007 công ty Chiến Thắng lại làm tường bao bằng khung sắt và ván tôn rồi mang ra dựng tại khu vực bờ tường. Giáo Dân phản đối mạnh mẽ cho nên họ không dựng được.

TÓM LẠI

Từ ngày 6.1.2008 đến hôm nay, ngày 23.1.2008, tại hiện trường Công ty Chiến Thắng đã ba lần xây hoặc dựng tường bao và vẫn tiếp tục chờ cơ hội xây hoặc dựng tường bao. Giáo Dân trong Giáo Xứ tiếp tục trực để phản đối và cầu nguyện ngày đêm; Công An cũng có mặt ngày đêm tại hiện trường để làm công tác an ninh trật tự.

Trên phương diện hành chính, pháp lý từ ngày 6.1.2008 đến hôm nay, ngày 23.1.2008, Giáo Xứ và Nhà Dòng Chúa Cứu Thế đã ba lần gửi đơn thư lên các cấp chính quyền xin lại nhà đất mà công ty Chiến Thắng đang chiếm dụng.

Về phía chính quyền, có một đoàn cán bộ UBND quận và ba đoàn cán bộ CATP đã đến Nhà Thờ gặp gỡ các linh mục và Giáo Dân; đồng thời phía UBND quận Đống Đa và TP. Hà Nội đã gửi cho Giáo Xứ Thái Hà tổng cộng 6 văn thư mà nội dung căn bản là quy kết cho Giáo Xứ đã lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo, lợi dụng Giáo Dân, vi phạm các quy định hoạt động tôn giáo, vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng, giao thông công cộng đồng thời gây bức xúc cho nhân dân và Giáo Dân.

Trong khi đó nguyện vọng xin lại đất đai của Giáo Xứ từ 11 năm qua cho đến giờ này vẫn chỉ là “đợi cơ quan chức năng kiểm tra, xem xét và trả lời theo quy định của pháp luật”, hoặc “đợi trình lên Thủ Tướng xem xét giải quyết”, hoặc sẽ “gặp gỡ và trao đổi với Thủ Tướng để tìm cách giải quyết”.

Xem vậy, đủ biết hành trình đi tìm công lý của chúng con vẫn còn dài và còn nhiều vất vả. Nhưng chúng con vững tin rằng mình không đơn độc khi có Chúa, có Quý Đức Cha, Quý Cha và Quý Anh Chị Em Giáo Dân xa gần ở cùng chúng con và cùng hướng về Hà Nội mà cầu nguyện cho chúng con.

Giáo Xứ chúng con xin cám ơn Quý Đức Cha và Quý Cha đồng thời cũng cám ơn mọi tâm hồn thiện chí đã ủng hộ và giúp đỡ chúng con cách này cách khác.

HÀ NỘI 23.1.2007

Lm. GIUSE TRỊNH NGỌC HIÊN
Bề Trên Chính Xứ
 
Thắp nến thêm! Thắp nến thêm!
Bs Vũ Linh Huy
17:58 24/01/2008

Thắp nến thêm! Thắp nến thêm!



Thắp nến thêm, chúng ta thắp mãi,
Cứ thắp thêm, dù trải vạn ngày,
Bởi vì bạo lực còn đây,
Hoà Bình, Công Lý ngừng tay sao đành?

Thắp nến lên để dành Công Lý,
Thắp nến theo tôn chỉ Hoà Bình,
Mặc cho bạo lực rập rình,
Mặc ai ác ý cố tình bôi đen.

Dù ta có muốn quên chuyện cũ,
Để góp phần phục vụ quê hương,
Gạt bên quá khứ đau thương,
Nhưng mà bạo lực có nhường bước đâu.

Mượn không trả, nói câu ngang ngược,
Đất nhà thờ đo đạc bán đi,
Chia nhau tiền bạc ê hề,
Xe hơi, biệt thự, đi về vênh vang!

Việc Hội Thánh ngược ngang can thiệp,
Muốn tu trì, “xử đẹp” mới yên.
Tuyển người, truyền chức cưạ kèn,
Khiến cho Giáo Hội bao phen đau lòng!

Vùng quê xa long đong khốn cực,
Nhiều dân đen oan ức vô cùng,
Mất nhà, mất đất, tay không,
Đơn từ, khiếu kiện uổng công thôi mà!

Nghèo đói quá, mẹ cha đành nỡ,
Bán con đi làm “vợ” xứ người,
Nhục nhằn, sầu tủi, nổi trôi,
Nô lệ tình dục một đời đắng cay!

Xứ đạo xa thẳng tay cấm cách,
Dùng khảo tra, hạch sách, giam cầm,
Đốt nhà, chiếm đất, hại ngầm,
Khiến Dân Chuá phải âm thầm ra đi.

Thắp nến đòi thực thi Công Lý,
Nói thay cho kẻ bị bịt mồm,
Đẩy lui bạo lực tối om,
Quê hương hoa nở rực thơm Tình Người!

Thắp thêm nến nưã, bạn ơi!

Boston, ngày 24 tháng 1 năm 2008
 
Việt Nam đứng trước ngã ba đường
Nguyễn Đức Long
19:45 24/01/2008
Việt Nam đứng trước ngã ba đường.

Lại một lần nữa dân tôc Việt Nam đứng trước ngã ba đường và phải quyết định lựa chọn cho tương lai của mình. Dưới thời nhà Trần ngã ba đường là đánh hay hòa với nhà Nguyên; dưới triều nhà Nguyễn phải lựa chọn đường lối bế quan tỏa cảng hay thông thương với phương tây; đầu thế kỉ hai mươi phải chọn lựa phát triển đất nước theo học thuyết Cộng Sản hay Tư Bản. Và trong từng thời điểm lịch sử đó, tất cả mọi người đều đã biết những hệ quả của những con đường mà người lãnh đạo Việt Nam đã chọn lựa cho cả dân tộc.

Đầu thiên niên kỉ thứ ba này, Việt Nam lại chợt nhận thấy mình đang đứng trước một ngã ba đường. Để thấy được ngã ba đường mà Việt Nam đang đối mặt trước hết cần có một cái nhìn bao quát về tình hình quốc nội và sau đó là những biến chuyển quốc tế.

Tình hình quốc nội: Thành thực mà nói xã hội Việt Nam là một xã hội bất ổn định. Trước hết phải kể đến quốc nạn tham nhũng. Việt nam bị liệt vào những nước có mức độ tham nhũng cao nhất thế giới. Chỉ riêng trong năm 2007 đã có khoảng 700 vụ tham nhũng được người dân và báo chí phanh phui.

Nạn tham nhũng cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra một loạt các vụ tập trung khiếu kiện của nông dân gần đây trên khắp cả nước: từ Thái Bình tới Nghệ An, vào Tiền Giang… Giới công nhân cũng không khá gì hơn khi phải làm việc liên tục dưới áp lực của giới chủ đặc biệt chủ ngoại quốc, trong khi đó đồng lương lại ít ỏi, còn công đoàn thì o bế giới chủ và xoay lưng lại với thợ thuyền. Mới đây ngày 10/10/2007 có tới hơn 5000 công nhân đình công phản đối chế độ làm hà khắc và đồng lương ít ỏi tại công ty Pungkook Saigon II.

Mức độ an toàn của xã hội tụt xuống thật thê thảm: tai nạn giao thông hàng năm cướp đi 16.000 sinh mạng, không thua gì số người chết trong cuộc nội chiến ở Iraq. Nạn ùn tắc giao thông trở nên nan giải lãng phí thời gian và sức lực của dân. Các bệnh dịch hoành hành.

Còn nhiều những vấn nạn khác như luật pháp lỏng lẻo hay thay đổi; nền giáo dục lạc hậu và khập khiễng, chỉ chú trọng đến đào tạo kĩ năng làm việc và coi nhẹ đào tạo tâm đức; nền văn hóa xuống cấp với sự chết dần của văn hóa truyền thống và sự lan tràn đáng sợ của văn hóa lai căng và chủ nghĩa vật chất…

Quả thực xã hội Việt Nam đang đầy rẫy những lỗ hổng nghiêm trọng khó có thể hàn gắn. Nhiều người đổ lỗi cho cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” . Cơ chế này tự nội dung đã chửi lẫn nhau. Chính vì thế mà bộ máy chính quyền Việt Nam rất cồng kềnh, chậm chạp, và tình trạng “trên bảo dưới không nghe” là phổ biến. Như vậy nguyên nhân chính là do sự lãnh đạo độc tài của Đảng Cộng Sản. Đảng bao quát quá nhiều sân chơi nên rốt cục chẳng chơi trò gì ra hồn lại còn cản trở đà phát triển của cả dân tộc. Đơn cử như “trên mặt trận báo chí”, vì 700 tờ báo tại Việt Nam đang được sự chỉ đạo của Đảng luôn “đi đúng lề đường bên phải” nên người dân Việt Nam không được hưởng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến. Quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận là hai quyền cơ bản thúc đẩy đà phát triển của xã hội dân sự và cũng là công cụ để người dân kiểm soát chính quyền đúng với khẩu hiệu: “nhân dân làm chủ”. Phải chăng đã đến lúc Đảng cộng sản đóng hết vai trò lịch sử, và nên chuyển giao cho một đảng mới?

Tình hình thế giới: Khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, đặc biệt cuộc cách mạng thông tin của mạng điện toán toàn cầu (Internet) đã đặt thế giới vào bệ phóng tên lửa: thế giới biến đổi từng ngày. Đã bắt đầu hình thành những phe trục chính trị: phe đồng minh Mỹ -Israel - Tây Âu - Nhật Bản; phe Nga - Trung Quốc - Trung Đông.

Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và có tham vọng bành chướng, nhiều khả năng trở thành một cường quốc trên thế giới trong một thập kỉ tới. Tham vọng bá quyền của Trung Quốc khá rõ ràng trong chính sách ngoại giao (tài trợ vũ khí cho các cuộc nội chiến ở Châu Phi, liên kết các quốc gia hồi giáo) và chiêu bài đối nội “dân tộc chủ nghĩa”. Hãy làm một so sánh: trước khi Đệ Nhị Thế Chiến thứ hai nổ ra, Hitler đã dốc thúc sức lực của người dân Đức vào phát triển kinh tế và dùng chiêu bài “chủng tộc thượng đẳng” để dẫn dụ cả một nước Đức khơi mào cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phải chăng Trung Quốc cũng đang ráo riết chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba hay đang xây dựng một đế quốc mới trong thiên niên kỉ này, điều này có trời mới biết.

Với các nước trong khu vực Đông Nam Á đặc biệt với Việt Nam, ý đồ bành chướng lãnh thổ của Trung Quốc là rõ ràng với việc xâm lấn lãnh thổ cả trên bộ và trên biển, gần đây nhất là vụ hành chính hóa hai quần đảo (Hoàng Sa và Trường Sa)

Ngã ba đường của Việt Nam: Quan sát những biến đổi về thành phần nhân lực trong bộ máy trung ương của Việt Nam cùng với một loạt những chuyến đi công du của giới lãnh đạo Việt Nam mà tiêu biểu là của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho thấy không phải là giới cầm quyền ở Việt Nam không nhận ra những biến động trong xã hội Việt Nam cũng như xu thế phát triển của thế giới, và cũng không phải là giới cầm quyền muốn duy trì mãi chế độ Cộng Sản toàn trị. Nhu cầu của một hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng đã manh nha và đang trở nên cấp thiết như một liều thuốc cho các chứng bệnh nan y kể trên của xã hội Việt Nam. Trong các kì đại hội Đảng vừa qua đã có những đại biểu mạnh dạn đề nghị một chế độ chính trị đa nguyên. Làn sóng đấu tranh dân chủ và đòi hỏi một chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng đã lan ra trong xã hội với sự ra đời của Đảng Dân chủ Việt Nam (khối 8406), Đảng Việt Tân…Chắc chắn các chính trị gia trong bộ chính trị của Việt Nam không thể không nhìn thấy môi trường chính trị đa nguyên, đa đảng như một giải pháp toàn diện và dứt điểm cho tình trạng xã hội của Việt Nam.

Vậy lý do gì làm cho giới cầm quyền ở Việt Nam hiện nay rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, không biết nên bước đi tiếp con đường Đảng cộng sản độc trị hay con đường đa nguyên đa đảng. Có ba lý do giải thích sự lưỡng lự của giới cầm quyền Việt Nam. Ba lí do này cũng chính là hệ quả của sự chuyển đổi nền chính trị Việt Nam từ một đảng toàn trị sang môi trường đa nguyên đa đảng.

Lý do thứ nhất: Trung Quốc chưa “cho phép” : Điều này rất dễ hiểu, vì xã hội Trung Quốc cũng đang bất ổn với nhiều vấn nạn còn trầm trọng hơn cả Việt Nam, hơn nữa Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với nhiều vùng tự trị như Tây Tạng, và đặc khu Hồng Kong… Một khi Việt Nam cải tổ chính trị thành đa nguyên, đa đảng thì khắp nơi ở Trung Quốc cũng sẽ nổi lên đòi Trung Quốc cải tổ chính trị theo Việt Nam, lúc đó chắc chắn xã hội với số dân 1 tỷ 400 triệu người sẽ không dễ dàng gì cho chính quyền Trung Quốc kiểm soát và đàn áp, đồng thời một khi xã hội mất ổn định thì đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ bị khựng lại. Vô hình chung người đồng chí trung thành (như răng với môi) là Việt Nam đã đặt người bạn thiết nghĩa là Trung Quốc vào thế khó khăn. Chính vì lí do đó mà Trung Quốc chắc chắn đã “dọa” giới cầm quyền Việt Nam về sự trừng phạt ắt có một khi có ý định cải tổ chính trị. Dễ thấy nhất là qua phản ứng vâng phục của chính quyền Cộng Sản Việt Nam trong các vụ đàn áp giới sinh viên học sinh trong hai vụ biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn các đảo thuộc các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vừa qua. Phản ứng yếu ớt và chiếu lệ của giới cầm quyền Việt Nam là một bằng chứng rõ ràng chứng tỏ một áp lực đe dọa từ phía Trung Quốc, và sự thao túng của Trung Quốc trong bộ chính trị Việt Nam.

Lý do thứ hai: Lo ngại một xã hội bất ổn định và nền kinh tế trì trệ của hậu cải tổ: Điều lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở. Chính trong nội bộ Đảng cộng sản cũng đã có sự phân hóa về tư tưởng chính trị giữa một bên là những người bảo thủ (duy trì cộng sản độc trị và thân Tầu) với một bên là những người cấp tiến (ủng hộ đa nguyên đa đảng và thân Mỹ). Không chỉ trong nội bộ Đảng cộng sản mà trong các giai tầng xã hội cũng có sự phân hóa về tư tưởng chính trị: tầng lớp công chức đa phần là bảo thủ muốn duy trì một Đảng cộng sản, còn tầng lớp dân nghèo lại là những người cấp tiến, cổ vũ đa nguyên đa đảng. Điều này có vẻ trái ngược nhưng lại dễ hiểu vì tầng lớp công chức đa phần là đảng viên có quyền lợi gắn liền với Đảng cộng sản, còn những người dân nghèo là những người trực tiếp gánh chịu hậu quả của cơ chế độc đảng trong một thời gian cũng đã đủ dài để họ nhận ra. Đặc biệt từ khi cải cách nền kinh tế từ nền kinh tế hợp tác xã quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, những người dân nghèo dù lý luận đơn sơ chất phác họ cũng dễ dàng nhận thấy có cạnh tranh giữa các người bán thì họ mới có lợi. Sự phân hóa tư tưởng chính trị này chính là nguyên nhân khiến cho giới cầm quyền Việt Nam lo sợ về một xã hội bạo động thời hậu cải tổ.

Lý do thứ ba: lo sợ một cuộc trả thù: Những nhà cầm quyền của chính quyền cộng sản Việt Nam không những lo sợ mất đi những đặc quyền đặc lợi của mình mà còn lo sợ một cuộc trả thù đẫm máu của những người đã bị họ bắt bớ đàn áp trong quá khứ. Các cuộc cách mạng vô sản là các cuộc cách mạng dùng bạo lực, tiếp ngay sau sự hình thành của chính quyền cộng sản lại là hàng loạt các cuộc cải cách ruộng đất, cải cách văn hóa đầy máu, nước mắt và bất công. Riêng tại Việt Nam hàng trăm ngàn người đã phải bỏ lại quê hương xứ sở để chạy tị nạn qua các nước khác, và không ít người đã phải trả giá rất đắt cho hành trình tìm đất sống của mình. Trong tâm thức những người chạy tị nạn, cộng sản luôn được cho là nguyên nhân khiến họ phải bỏ nước ra đi.

Ba nguyên nhân trên: sợ bị Trung Quốc “trừng phạt”; sợ một xã hội bạo động thời hậu cải tổ, sợ bị mất quyền lực và bị trả thù có thể là những nguyên nhân làm cho giới cầm quyền Việt Nam chùn bước trong công cuộc cải tổ chính trị. Nhưng tựu trung lại thì cốt lõi của vấn đề là sự sợ hãi. Đây chính là cội rễ gây nên tình thế tiến thoái lưỡng nan của giới cầm quyền Việt Nam. Quả thực sự sợ hãi có tác hại rất lớn tới con người, sợ hãi có thể đè bẹp ý chí, làm lu mờ trí khôn, làm sai lệch phán đoán, làm con người sống hèn nhát, khiếp đảm… Đảng là một tổ chức chính trị, nhưng Đảng cũng được cấu thành từ những con người bằng xương bằng thịt, những con người với những nhu cầu vật chất, tinh thần, nhu cầu an toàn. Tóm lại Đảng cộng sản đang sợ cải tổ nền chính trị sang đa nguyên đa đảng. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong một lần nói chuyện với các tướng lĩnh quân đội vì sợ hãi đã phải hoảng hốt thốt lên: “Bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát” .

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II trong buổi đầu tiên hiện diện với cộng đồng dân Chúa trên quảng trường thánh Phêro, lời đầu tiên ngài nói với cả hội thánh là: “Đừng sợ” . Lời đầu tiên của ngài thật đơn sơ, nhưng chứa đựng một kiến thức uyên thâm và một sự hiểu biết sâu xa về con người. Lời nói đó đã thêm sức mạnh cho triệu triệu người sống dưới chế độ cộng sản và làm lung lay tới tận gốc rễ hệ thống chính quyền cộng sản Đông Âu. Lời nói đó trở thành bất tử và chừng nào con người còn hiện hữu trên trái đất con người sẽ còn tiếp tục động viên nhau “đừng sợ”, để dẫu trong tương lai nếu con người còn phải đối mặt với một hình thái bạo tàn nào khác thì họ cũng sẽ vượt qua.

Gỡ bí cho chính quyền Việt Nam: Không còn một lựa chọn nào khác cho chính quyền Việt Nam là sớm hay muộn phải cải tổ chính trị, chuyển nền chính trị Việt Nam từ Đảng cộng sản độc trị sang chế độ chính trị đa nguyên đa đảng. Thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Đây chính là bài thuốc duy nhất cho các bệnh tật của xã hội Việt Nam và xoa dịu lòng dân. Các hệ quả trên của thời hậu cải tổ chính trị không đến nỗi quá nghiêm trọng, và hoàn toàn có thể hóa giải.

Đối với Trung Quốc: Sự đe dọa của Trung Quốc là vô lí và một khi Việt Nam cải tổ thì Trung Quốc chỉ biết đứng nhìn mà học tập chứ không thể làm gì hơn. Hiện giờ mục tiêu đang thu hút hết khí lực của Trung Quốc là phát triển kinh tế. Một khi Trung Quốc muốn gây chiến với Việt Nam vì dám qua mặt đàn anh thì chắc chắn cuộc chiến tranh này sẽ hủy hoại ngay đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, hơn nữa, chính trong xã hội Trung Quốc sẽ dấy lên làn sóng đấu tranh đòi Trung Quốc học tập Việt Nam cải tổ chính trị khiến Trung Quốc phải lo đối phó trong nước sẽ không còn khả năng tấn công Việt Nam. Bên cạnh đó Việt Nam đang là thành viên thường trực của hội đồng bảo an liên hợp quốc, thế giới sẽ lên tiếng ủng hộ Việt Nam. Tóm lại vì mục tiêu kinh tế và danh dự trên trường quốc tế Trung Quốc sẽ không thể đụng tới một cái lông của Việt Nam. Việc cải tổ chính trị này của Việt Nam càng để lâu càng nguy hiểm và càng dễ bị Trung Quốc gây áp lực. Chỉ trong khoảng 10 năm nữa, lúc đó Trung Quốc đã trở thành cường quốc, các mục tiêu kinh tế của họ đã đạt được lúc đó họ sẽ rảnh tay gây chiến với người Việt Nam. Chính vì lẽ đó các nhà cầm quyền Việt Nam nên mạnh dạn cải tổ chính trị trước và càng sớm càng tốt.

Có chăng một xã hội bất ổn thời hậu cải tổ? Đây là điều không tránh khỏi, nhưng có thể giảm thiểu thấp nhất sự bất ổn định nếu như các nhà hoạch định chiến lược của Việt Nam biết ngồi lại và đề ra một kế hoạch thấu đáo trước và sau cải tổ. Trước cải tổ phải chuẩn bị cho tất cả người dân nhận thức được những hạn chế của chế độ một đảng độc tài, và những tiến bộ của chế độ đa nguyên đa đảng. Thực hiện đầy đủ các quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận. Đoạn tuyệt với các hành động đàn áp các nhà bất đồng chính kiến, dần dần cho hợp thức hóa các đảng phái khác. Sau khi cải tổ, tổng thống Việt Nam sẽ phải nhanh chóng đoàn kết các đảng phái và kêu gọi người dân đoàn kết bỏ qua quá khứ vì sức mạnh của người Việt Nam là đoàn kết, có đoàn kết mới có thể ứng phó với các trò dọa nạt của Trung Quốc và xây dựng một xã hội mới.

Một cuộc trả thù đẫm máu? Đây là lo sợ vô căn cứ. Bản tính người Việt Nam nhân hậu, độ lượng, dù đi khắp cùng trái đất cũng luôn nhớ về cội nguồn Việt Nam, nơi mà đồng bào yêu thương đang phải đau khổ. Tất cả kiều bào đều là những người yêu nước chân chính, luôn thao thức trăn trở tái thiết một xã hội mới tốt đẹp cho quê hương. Họ cũng có thể bỏ qua quá khứ để cùng nhìn về một tương lai chung. Điển hình là các cuộc biểu tình của kiều bào khắp thế giới trước các đại sứ quán Trung Quốc nhằm tỏ thái độ phẫn nộ trước các cuộc xâm lấn vùng biển Việt Nam của Trung Quốc. Bên cạnh đó kiều bào còn là nguồn nhân lực và vật lực quý báu sẵn sàng đầu tư công sức và tiền của để tái thiết một đất nước mới trên quê hương Việt Nam.

Các lợi thế khác của Việt Nam hỗ trợ cho công cuộc cải tổ chính trị:

Một dân số không quá đông và còn trẻ: với 82 triệu dân, và 45% dân số trong độ tuổi lao động. Đây là những con số lí tưởng cho các nhà hoạch định chiến lược xã hội. Một khi dân tộc Việt Nam được đặt đúng trên quỹ đạo sẽ phát triển nhanh chóng và vượt qua Trung Quốc chẳng mấy chốc.

Một dân tộc mạnh mẽ và luôn đoàn kết trong chống giặc xâm lược.

Nền văn hóa có nhiều giá trị nhân văn, và hướng về tín ngưỡng, là nhân tố giúp xây dựng xã hội ổn định.

Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường, giới cầm quyền ở Việt Nam nên thành thực nhìn nhận điều đó. Cải tổ môi trường chính trị độc tài thành môi trường chính trị đa nguyên đa đảng là con đường sớm muộn gì Việt Nam cũng phải đi lên. Đây là phương thuốc duy nhất chữa khỏi những căn bệnh trầm kha của xã hội Việt Nam đương thời và gia tốc tốc độ phát triển của xã hội Việt Nam. Để làm được điều này, giới cầm quyền tại Việt Nam phải khiêm tốn ngồi lại với nhau để nhìn nhận vấn đề, cùng nhất trí với nhau để hoạch định một kế hoạch cải tổ thấu đáo, khôn khéo, đoàn kết và phát huy được sức mạnh người dân trong nước cũng như kiều bào. Cơ hội đang xuất hiện và sẽ qua đi. Hãy nắm lấy cơ hội ngàn năm này. Hãy thực hiện và “Đừng Sợ” .

(Hà Nội ngày 24.01.2008)
 
Trên 2000 giáo dân và cả 100 linh mục đã đến trước Tòa Khâm Sứ cầu nguyện bất chấp lệnh cấm!
PV VietCatholic
22:45 24/01/2008
HÀ NỘI -- Tuy dù không có trong chương trình mừng lễ Thượng thọ 90 tuổi và kỉ niệm 15 năm trong chức vụ hồng y của ĐHY Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng mà chương trình chính thức là có thánh lễ vào lúc 10g sáng tại nhà thờ chính tòa Hà Nội, nhưng ngay từ 9 giờ sáng đã có hơn 2000 giáo dân, trong đó có đại điện của các anh chị em người sắc tộc (từ miền Hòa Bình kéo về Hà Nội), hơn 100 linh mục và đông đảo nữ tu, đã cùng với hội kèn tây, chiêng, trống, cồng, đoàn trắc, Thánh giá nến cao, cùng đi với các ca đoàn kéo nhau từ Nhà thờ chính tòa vòng qua Tòa Giám Mục và đến trước cổng tòa Khâm Sứ để cầu nguyện.

Mời xem hình ảnh cuộc cầu nguyện tự phát trước Tòa Khâm Sứ vào lúc 9:00 sáng hôm nay


Đoàn người sốt sắng ca vang bài ca "Kinh Hòa Bình" cầu khẩn cùng Đức Mẹ Sầu Bi, "xin cho con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem chân lý vào chốn lỗi lầm... để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem bình an đến chốn bất hòa"...

Đoàn người đông đảo đã làm kẹt khúc đường từ nhà thờ chính tòa tới tòa khâm sứ trên con đường Nhà Chung. Có rất đông công an nhân viên an ninh và các vị chính quyền của từ thành phố Hà nội cho tới quận Hòan Kiếm cũng có mặt, nhưng họ cũng chỉ nấp lửng bên bờ dậu, dưới bụi cây, hay trong góc tường, xó xỉnh mấy ngõ hẻm mà thôi.

Bên trong Tòa Khâm Sứ có nhiều công an chìm nổi canh chừng cẩn mật.

Tin phong phanh nghe được là có thể còn có nhiều màn ngoạn mục trong ngày hôm nay sau thánh lễ và chiếu tối trong Ngày Mừng Lễ Đức Hồng Y hôm nay. Nhiều người đang ngong ngóng một cái gì đó phải đến thì sẽ đến, nhưng không biết là sự gì. Thôi thì chúng tôi cũng như mọi người sẽ kiên nhẫn chờ đợi!
 
Vụ đòi đất Tòa Khâm Sứ: Tiến bộ trong quan hệ Vatican-Việt Nam?
VOA
23:22 24/01/2008
WASHINGTON DC -- Nhiều tuần lễ qua, tu sĩ và giáo dân Công Giáo tại Hà Nội đã tập trung cầu nguyện trước Tòa Khâm Sứ Vatican cũ ở ngay trung tâm thủ đô Hà Nội. Đây là một trong số những tài sản của Giáo Hội Công Giáo bị chính quyền cộng sản do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo tịch thu vào năm 1954.

Phóng viên Ben Stocking của hãng thông tấn AP trong một bài viết mới đây đã mở đầu rằng: 'diễn ra trong thầm lặng, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam lần đầu tiên thẳng thắn thách thức chính phủ theo chủ nghĩa cộng sản mạnh mẽ như vậy'.

Giáo hội đòi chính phủ Việt Nam trả lại Tòa Khâm Sứ tọa lạc trên khu đất rộng khoảng một hecta trại trung tâm thủ đô Hà Nội.

Mặc dù cuộc tranh chấp này khiến cho quan hệ giữa giáo hội và nhà nước đang trở nên căng thẳng, AP nói rằng diễn biến này cho phép dư luận đánh giá rằng quan hệ giữa nhà nước Việt Nam và Giáo Hội Công Giáo như vậy là đã có nhiều bước tiến bộ trong thời gian qua.

Nói một cách khác thì liệu năm hay mười năm về trước công an có để yên cho giáo dân Công Giáo tập trung bày tỏ đòi hỏi như vậy hay không.

Hãng tin AP trích lời ông Peter Hansen của một trường đại học Công Giáo ở Australia, rằng: 'Nay cái cảm giác là hai bên có thể chấp nhận nhau được đã xuất hiện. Bên giáo hội cảm thấy đã công khai bày tỏ được những bất bình, còn bên nhà nước cảm thấy có thể chấp nhận được những diễn biến như vậy'.

Diễn biến này sẽ tăng lên mức cao hơn vào thứ sáu này khi bên những người Công Giáo dự tính tổ chức một cuộc tập trung cầu nguyện lớn nhất, bất chấp yêu cầu của chính quyền là phải chấm dứt các buổi tập trung.

Các quan chức chính phủ Hà Nội từ chối trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài về vấn đề này.

Các giới chức bên giáo hội nói rằng họ có đầy đủ giấy tờ chứng nhận tài sản này là của Giáo Hội Công Giáo, trong khi các giới chức chính quyền Hà Nội nói rằng một vị lãnh đạo giáo hội trước đây đã tự nguyện hiến tài sản này cho nhà nước vào năm 1960.

Một quan chức chính phủ nói rằng việc trả tài sản lại rất phức tạp. Sau khi Việt Minh chiếm lại chính quyền vào năm 1954, không chỉ tài sản của Giáo Hội công Giáo thôi, mà còn của những người mà chính quyền xếp vào loại điền chủ, tư sản... đều bị nhà nước tịch thu. Số tài sản này phần thì được chính phủ sử dụng, phần được giao cho các đơn vị, cá nhân khác nhau sử dụng trong suốt mấy thập niên qua.

Các nhà lãnh đạo Công Giáo tại Hà Nội thận trọng gọi diễn biến này là những 'buổi tập trung cầu nguyện', chứ không gọi là 'biểu tình'. Họ tổ chức cầu nguyện tại ba nhà thờ, nhưng điểm trọng tâm vẫn là nhà thờ thánh Giuse, tức là nhà thờ lớn nhất tại Hà Nội, nơi các thánh lễ thường thu hút đến hơn 2,000 giáo dân tham dự.

Tại các buổi cầu nguyện, hàng trăm giáo dân tập trung trước Tòa Khâm Sứ cũ, một biệt thự kiểu Pháp nay đã biến thành một trung tâm thể thao của giới trẻ.

Trong buổi tập trung cầu nguyện đầu tiên, các tín đồ đã kiệu đến một tượng Đức Mẹ Maria. Tượng này trước đây được đặt gần Tòa Khâm Sứ, nhưng sau đó đã bị chuyển sang một nhà thờ ở gần đó.

Hôm thủ nhật mới đây, một linh mục rước theo cây thánh giá đã dẫn đầu một nhóm khoảng 500 giáo dân đến tập trung tại đây. Họ hát lời cầu nguyện và hô khẩu hiệu trong khi không thấy có lực lượng an ninh mặc sắc phục xuất hiện.

Bản tin của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam nói rằng Đức Giám Mục Phanxicô Xavia Nguyễn Văn Sang, địa phận Thái Bình, sau các cuộc họp với các quan chức chính phủ ở Hà Nội mới đây cho hay phía chính quyền lo ngại những diễn tiến này gia tăng mức độ. Và các cán bộ trung ương hứa hẹn với nhà lãnh đạo tôn giáo này là họ đang tìm cách giải quyết, nhưng không thấy đưa ra một giải pháp rõ ràng nào.

(Nguồn: VOA, ngày 23.01.2008)
 
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Phân Ưu: Tu sĩ Gioan Vianey Maria Đỗ Thành Nhân, CMC, đã qua đời
Liên Đoàn CGVN HK
11:40 24/01/2008

PHÂN ƯU


Được tin từ Linh mục Micae M. Trần Mại, CMC, Giám Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ:

Tu Sĩ GIOAN VIANEY MARIA ĐỖ THÀNH NHÂN, CMC


đã được Chúa gọi về ngày 22/1/2008 tại St. John Hospital, Joplin, Missouri, Hoa Kỳ,hưởng thọ 51 tuổi.

Xin thành kính phân ưu với Cha Bề Trên Giám Tỉnh, Tỉnh Dòng Đồng Công Hoa Kỳ
và tang quyến Thầy Gioan Vianey.
Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Tu sĩ Gioan Vianey về hưởng Thánh Nhan
và trả công bội hậu cho Thầy trong bao nhiêu năm qua phục vụ Thiên Chúa và Giáo Hội.

Kính xin quí Đức Cha, quí Đức Ông, quí Cha, quí Tu sĩ nam nữ,
cùng toàn thể cộng đồng Dân Chúa thêm lời cầu nguyện để
linh hồn Tu sĩ Gioan Vianey sớm được về hưởng tôn nhan Thiên Chúa.

Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ


Chương Trình Tang Lễ
Thứ Năm và Thứ Sáu (24-25.1.2008):
09:00 p.m. Cầu nguyện tại Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ, Carthage, Missouri.
Thứ Bảy (26.1.2008):
08:00 a.m. Lễ An Táng tại Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ.
Sau đó, an táng tại Resurrection, Springfield, Misouri.
Nhà Quàn: Knell Mortuary, 308 W. Chestnut, Carthage, Missouri, 64836, (417) 358-2105

Tiểu Sử Tu sĩ Gioan Vianey Maria Đỗ Thành Nhân, CMC (1957 - 2008)
Tên thật là Giuse Đỗ Như Nam
Sinh 6 tháng Giêng năm 1957
Con Ông Bà Giuse Đỗ Văn Nghĩa và Maria Nguyễn Thị Ngoãn
Tại Gia Kiệm, Long Khánh, Việt nam.
Rửa tội ngày 13 tháng Giêng năm 1957
Rước Lễ Lần đầu 27 tháng 5 năm 1965
Thêm sức Ngày 2-4-1967 do Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn
Gia nhập Dòng Đồng Công, Di Linh, Đà Lạt Ngày 21-5-1972
Đổi tên nhà dòng Gioan Vianey Maria Đỗ Thành Nhân
Nhập tập viện 29-9-1973 Di-Linh, Đồng Lạc, Lâm Đồng
Tuyên Khấn Lần Đầu 8 tháng 12 năm 1974
Tuyên khấn Trọn đời 31-5-1980 tại Carthage, Missouri
Kỷ niệm 33 năm khấn dòng 13-6-2007 tại Carthage, Missouri
Ngày 11-1-2008 chịu phép bí tích Xức dầu tại nhà thương Carthage, MO.
Ngày 22-1-2008 được Chúa gọi về lúc 3 giờ chiều tại Joplin, MO.

Vì Danh Chúa nhân từ,
Xin cho Linh hồn Thầy Gioan Vianey được nghỉ yên muôn đời
.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thừa sai hải ngoại Paris: Các Giám Mục chuẩn bị đi Đàng Trong và Đàng Ngoài
GS Trần Văn Cảnh
17:50 24/01/2008
THỪA SAI HẢI NGOẠI PARIS

350 năm xây dựng Giáo Hội Việt Nam

(bài 4) Các Giám Mục Ðại ÐiệnTông Tòa chuẩn bị hành trang đi Ðàng Trong và Ðàng Ngoài

Hai Tân Giám Mục François Pallu và Pierre Lambert de la Motte bỏ La Mã, về tới Paris vào tháng giêng năm 1659. Một mùa xuân mới tràn đầy hy vọng bắt đầu. Xác tín rằng « Vạn sự khởi đầu nan », nhưng « Ðầu xuôi duôi lọt », hai tân giám mục bù đầu với rất nhiều công việc: liên lạc thường xuyên với Tông Tòa và Thánh Bộ Truyền Giáo để biết tình hình thừa sai ở Viễn Ðông và nhận bài sai lên đường và chỉ thị hành động, gặp gỡ các cơ quan hội đoàn đạo đời, tiếp đón mọi cấp bậc xã hội và giáo hội, tuyển chọn các thừa sai cộng tác và đồng hành, giáo sĩ và giáo dân, phát động việc gây quĩ, sơ thảo kế hoạch và chương trình hành động,… Tắt một điều, chuẩn bị hành trang: hành trang thừa sai hải ngoại, hành trang sứ mệnh truyền giáo, hành trang nhân sự đồng hành, hành trang vật dụng và ngân sách hành trình và sinh sống, hành trang hậu cần chuẩn bị nhân sự, tài chánh và quản lý cho tương lai.

1. Xem lại tình hình truyền giáo Viễn Ðông

Khởi đấu chuẩn bị hành trang, hai tân giám mục không thể không nghĩ đến nơi mà mình có trách nhiệm mục vụ: Bắc Việt, Nam Việt và Trung Hoa, những xứ rất xa xôi, thuộc miền Viễn Ðông. Dẫu đã được cha Ðắc Lộ kể cho nghe nhiều điều về những xứ này, trong nhiều lần gặp gỡ vào những năm 1653, 1654, nhưng những tiếp xúc với Thánh Bộ Truyền giáo, nhất là với cha thơ ký Guillaume Lesley, người kế vị cha François Ingoli, làm hai đức cha ý thức nhiều điều về hiện tình truyền giáo ở Viễn Ðông. Ðây cũng là dịp để hai đức cha đọc lại những tài liệu, vẫn còn giá trị, do cha Ingoli thực hiện.

Ðược bầu làm giáo hoàng năm 1621, ÐGH Grégoire XV, rất quan tâm đến việc thiết lập hàng giáo sĩ địa phương, đã quyết định thành lập Thánh Bộ Truyền Giáo vào ngày lễ Ba Vua 06.01.1622, gồm 13 hồng y, hai vị cao cấp trong giáo hội và một thư ký. Và Ngài giao phó cho thánh bộ này nhiệm vụ truyền bá đức tin. Cha François INGOLI, thơ ký thánh bộ, đã đóng góp rất nhiều vào việc tổ chức thánh bộ và đưa ra một đường hướng mới về truyền giáo([1]).

Khởi đầu công việc, cha INGOLI muốn biết rõ tình hình cụ thể của các vùng truyền giáo Á châu, Phi châu và Mỹ châu. Cha xin các dòng tu lớn đang lo việc truyềng giáo, như dòng Tên, dòng Ðaminh, dòng Phanxicô, dòng Augustinô, mỗi dòng làm một bản phúc trình tỉ mỉ và gởi vế thánh bộ. Sau đó cha đọc và phân tích rất kỹ các phúc trình này([2]).

Phúc trình của dòng Tên nêu lên những khó khăn và những tì tật có thể làm tê liệt hoạt động truyền giáo, nhất là trong vùng Ðông Ấn. Bản phúc trình nhấn mạnh đến sĩ số thừa sai nhỏ nhoi, đến sự thiếu nhiệt tình của một số trong họ và đến sự thiếu thốn tài chánh. Bản phúc trình chỉ trích gay gắt thói xấu tồi tệ của một số thừa sai đi làm thương mãi, sự nhiệt thành bồng bột của của một số khác đưa đến phản ứng rất bất lợi cho việc truyền giáo từ các chức quyền chính trị trong các quốc gia Á châu. Bản phúc trình đòi hỏi phải chọn lựa và đào tạo các thừa sai một cách thật nghiêm chỉnh, phải học hỏi ngôn ngữ và thói tục của những nước mà mình đi giảng phúc âm, và đề nghị thiết lập chủng viện để đào tạo linh mục địa phương([3]).

Bản phúc trình của các dòng hành khất Ðaminh, Phanxicô và Augustinô cũng nêu lên những nhược điểm tương tự trong việc truyền giáo ở Ðông Ấn: thiếu nhân lực thừa sai, thiếu tài lữc, thừa sai chưa được đào tạođủ và thiếu nhiệt tình([4]).

Công cán ủy viên Tòa Thánh ở Lisbonne, là Antoine ALBERGATI, có lẽ là người chỉ trích hơn cả. Trong bản phúc trình viết về tình hình truyền giáo, viết năm 1623, ngài phàn nàn về thái độ của thương gia và binh lính Bồ đào Nha trong các cửa hiệu buôn bán, vì đi ngược hẳn lại với những điều các thừa sai giảng dậy. Hàng giáo sĩ Bồ Ðào Nha, triều cũng như dòng, trong các vùng thuộc quyền họ Bảo trợ, đều sống một đời sống không mấy luôn luôn xây dựng. Ngài công nhận có một số tu sĩ, dòng Tên hay dòng khác, quả thật xứng đáng là những thừa sai tuyệt vời, nhưng ngài tiếc rằng giữa các dòng không có sự điều hợp. Ngài ước mong rằng nhiều thừa sai không phải là người Bồ Ðào Nha sẽ được gởi đến thêm, và làm sao giải thoát các thừa sai khỏi bắt buộc phải dùng các tầu chuyên chở Bồ Ðào Nha, mà có thể tìm những đường khác đi đến Ðông Ấn, như đi qua đường Trung Á và Ba Tư. Ngài ước mong rằng vua Tây Ban Nha sẽ chỉ chọn gởi đi Á Châu những giám mục gốc triều([5]). Sau đó, cha François INGOLI đã viết ba điều trần([6]) trình lên Thánh Bộ Truyền Giáo.

Trong điều trần luận thứ nhất, đề ngày 13.06.1625, cha François INGOLI tìm cách cải tiến những tranh chấp giữa giám mục với dòng tu, giữa dòng Tên với những dòng khác, giữa người Tây Ban Nha với Bồ Ðào Nha. Cha chỉ trích thái độ buôn bán thương mại của các thừa sai. Cha đề nghị ưu tiên tuyển chọn các giám mục từ giáo sĩ triều, tránh đặt các tu sĩ nhiều dòng khác nhau trong một giáo phận. Và cha dự kiến thiết lập đại diện tông tòa để điều hợp các sở truyền giáo và liên lạc với Tòa Thánh.

Trong điều trần thứ hai, đề ngày 24.11.1628, tựa vào các báo cáo của Các Sở Truyền Giáo Mỹ châu Tây Ban Nha, cha INGOLI phàn nàn về sự kiện các thừa sai thiếu hiểu biết về ngôn ngữ địa phương; cha chỉ trích sự thông đồng giữa thần quyền và thế quyền. Cha kết án thói quen cản đường người bản xứ tiến lên chức linh mục trong Ðế quốc Tây Ban Nha ở Mỹ châu và những ngược đãi bắt dân địa phương phải chịu. Cha đề nghị một giải pháp: thiết lập hàng giáo sĩ gốc địa phương. Cha cho rằng, ở Mỹ châu, ở Á châu hay ở Viễn Ðông, các sở truyền giáo đều có thể và phải đào tạo, chọn giữa những giáo dân thổ dân châu mỹ, thổ dân ấn độ, thổ dân tầu, nhật hay việt nam, những người xứng đáng để làm linh mục. Cha đề nghị gởi khâm sứ, đại diện đặc biệt Tòa Thánh, đến các miền truyền giáo để điều hợp hoạt động thừa sai và để thanh trừng những lạm dụng.

Trong điều trần thứ ba, viết vào năm 1644, cha INGOLI chỉ trích gay gắt những lạm dụng bảo hộ trong vùng Ðông Ấn. Cha kết án những can dự của Phó Vương Goa và của nhiều Toàn Quyền khác vào các công việc giáo sự, chỉ trích quyền dành cho vua công giáo được chỉ định giám mục, lên án việc kiểm soát các công chuyện của Tòa Thánh nhờ « đặc quyền » dành cho vua Tây Ban Nha.

Nhờ những điều trần này, một loạt công việc đã được thực hiện: Tổ chức nội bộ Thánh Bộ, phân chia toàn bộ thế giới ra làm 13 tỉnh hạt; Cấm các vị thừa sai không được hoạt động chính trị và loại bỏ mọi mưu đồ chính trị ra khỏi mục tiêu tôn giáo mục vụ; lập trường truyền giáo để đào tạo các thừa sai truyền giáo và huấn luyện hàng giáo sĩ địa phương; lập ấn quán xuất bản các sách phụng vụ và giáo lý ngoại ngữ; thu thập các báo cáo về tình hình thừa sai; điều đình với triều đình Madrid và Lisbonne về những lãnh thổ hải ngoại do họ bảo trợ; bổ nhiệm giám mục hiệu toà làm giám quản tông toà, đặc trách điều khiển các giáo hội địa phương..

2. Nhận chỉ thị của Toà Thánh

Qua những tài liệu của Thánh Bộ, cũng như những tài liệu mà cha Ðắc Lộ để lại, hai Ðại Diện Tông Tòa Ðàng Trong và Ðàng ngoài nhận rõ ra hiện tình của hai địa phận mà mình có trách nhiệm mục vụ, với những khó khăn và thách thức nhiều hơn là những may mắn đang chời đợi. Khó khăn đối với các phái đoàn truyền giáo Bồ Ðào Nha còn đang bám vào chế độ bảo trợ, khó khăn đối với chính quyền Việt Nam có thái độ thay đổi khó lường, khó khăn đối với những thế lực dân sự, tôn giáo Việt Nam thấy nguy cơ bị mất ảnh hưởng, khó khăn rao truyền tin mừng kitô cho dân chúng việt nam đã nhiễm sâu truyền thống tam giáo Khổng, Lão, Phật. Một hướng đi đã được hình dung. Nhưng cụ thể hướng đi đó sẽ phải được thực hiện thế nào ? Phải đạt mục tiêu và kết quả nào ? Nên tránh những gì ? Nên làm những gì ? Các câu hỏi này vẫn ám ảnh hai tân giám mục thừa sai. Các ngài cũng đang chờ đợi, chờ đợi « sự vụ lệnh » của Thánh Bộ và Tông Tòa.

Ngày 10.09.1659, Thánh bộ Truyền Giáo soạn thảo bản « Chỉ thị gởi các Ðại Diện Tông Tòa đang chuẩn bị lên đường đi Trung Hoa, Bắc Việt và Nam Việt([7]) ». Chỉ thị gòm 3 phần: 1-Trước khi lên đườngn (Antequam discendat), 2-Trên đường hành trình (In ipso itinere) và 3-Lúc thi hành sứ mệnh thừa sai (in ipsa missione).

Ở phần 1 « Trước khi lên đường », Bản Chỉ Thị khuyến cáo các Ðại Diện Tông Tòa nên chọn lựa các thừa sai trong những ứng viên có khả năng nhất trong việc phục vụ sứ mệnh thừa sai, và nhhững khả năng này đã từng chứng nghiệm; Những đức tính quan trọng nhất cho người thừa sai là khôn ngoan, kiên nhẫn, khiêm nhường và nhất là có « lòng bác ái tin mừng »; Người thừa sai phải biết thích ứng với những thói tục và tập quán của những nước hải ngoại và, như thánh Phaolô đã nói, « phải biết trở nên tất cả cho tất cả mọi người ». Bản Chỉ Thị cũng kêu gọi các Ðại Diện Tông Tòa hãy chỉ định những người quản lý để trông coi quản trị công việc ở Paris, dưới khía cạnh pháp luật và tài chính; đặt một người quản lý ở La Mã, bên cạnh Tòa Thánh và Thánh Bộ; Vị quản lý này, được ủy nhiệm của các Ðại diện Tông Tòa, sẽ đại diện các ngài để giải quyết các công việc với Thánh Bộ.

Sang phần 2 « Trên đường hành trình », Bản Chỉ Thị cho các Ðại Diện Tông Tòa một số nguyên tắc hướng dẫn. Các ngài phải chọn lộ trình đi mà tránh gặp người Bồ Ðào Nha, cũng đừng đi qua những đường biển có tầu bề Bồ Ðào Nha kiểm soát. Có lễ nên đi đường bộ; Xin các Ðại Diện Tông Tòa nên lên đường một cách kín đáo và đi đến Viễn Ðông qua lối Syrie và Ba Tư. Nước Bồ Ðào Nha chống lại việc thiết lập các Ðại Diện Tông Tòa, vì họ có những đặc quyền của chế độ Bảo Trợ, vậy xin các Ðại Diện Tông Tòa không nên yêu sách đòi hỏi bất cứ một quyền tài phán nào trong những vùng trực tiếp tùy thuộc chính phủ Bồ Ðào Nha. Các ngài sẽ phải trình lên Tòa Thánh một bản báo cáo chi tiết về tình hình Giáo Hội và tình hình các sở thừa sai trong những xứ mà các ngài đi qua.

Phấn 3 « Lúc thi hành sứ mệnh thừa sai » là phần quan trọng nhất đã đưa ra những chỉ thị và những hướng dẫn rõ rệt liên hệ đến công việc của các Ðại Diện Tông Tòa trong những nước mà các ngài làm sứ mệnh thừa sai. Sáu chỉ thị căn bản đã được nêu ra:

1. Sứ mệnh căn bản của các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa là thiết lập hàng giáo sĩ địa phương.: « Lý do chính yếu khiến Thánh Bộ gởi các ngài là những người có chức giám mục đến những vùng nói trên (Trung Hoa, Bắc Việt và Nam Việt) là để, bằng mọi cách thế và phương pháp có thể, các ngài nắm lấy trách nhiệm giáo huấn người trẻ hầu giúp họ thâu thập đủ các khả năn, để tiến tới chức linh mục. Truyền chức linh mục cho họ rồi, các ngài hãy sai họ về địa phương gốc của họ với sứ mệnh phục vụ đạo kitô hết lòng mình, dưới sự hướng dẫn của các ngài. Vậy xin các ngài hãy luôn ghi nhớ mục đích này trước mắt mình là dẫn đưa đến chức linh mục, một số đông càng nhiều càng tốt và càng có khả năng càng hay, những người có khả năng, đào tạo họ và giúp họ tiến triển trong môi trường của họ([8]) ».

2. Về vấn đề truyền chức giám mục cho các linh mục bản địa, các Ðại Diện Tông Tòa phải đệ trình lên La Mã. Trong vấn đề này cũng như những vấn đề khác, nguyên tắc căn bản là các Ðại Diện Tông Tòa phải hành đông trong liên lạc chặt chẽ với Tông Tòa và Thánh bộ, trong tinh thần trung tín, vâng lời, và dự bị sẵn sàng, biết tuân thủ những quyết định của Tông Tòa trong tất cả những vấn đề quan trọng, dẫu rằng các ngài có nhiều quyền rộng rãi. Sự vâng lời Tông Tòa, dấu chỉ hiệp nhất của Giáo Hội, lại càng là điều cần thiết mà các Ðại Diện Tông Tòa phải áp dụng, vì các ngài phải sống và làm gương sáng trong những Giáo Hội mới. « Các ngài không những cần luôn luôn phải tỏ ra thần phục hoàn toàn và vồn vã với Ðức Giáo Tông La Mã, mà còn phải làm mọi điều để người trung hoa và các dân nước khác mà các ngài có trách nhiệm coi sóc, nhận ra luật phép và dấu chứng bảo đảm của đức tin chính truyền: họ cũng sẽ nhận ra rằng đối với họ nữa, họ phải tôn kính Tông Tòa vì là chủ chân lý và là tiếng nói của Thánh Linh, họ phải tuyệt đối thần phục các lệnh truyền và qui định của Tông Tòa trong những lãnh vực thiêng liêng, họ phải tham khảo ý kiến của Tông Tòa trong những công việc khó khăn và phải biết tuân thủ theo những chỉ dẫn của Tông Tòa. Dĩ nhiên, điều đó chính yếu chỉ có thể dễ dàng và hiển nhiên thực hiện được nếu các ngài làm gương sáng cho họ, vì các ngài là thủ lãnh của họ([9]).

3. Mọi công việc quan trọng, các Ðại Diện Tông Tòa, phải làm gương sáng, xin phép Tông Tòa. « Ðừng giải quyết bất cứ việc quan trọng nào mà không có lệnh của Thánh Bộ. Các ngài sẽ phải thuyết phục người trung hoa rằng trong những hoàn cảng trọng đại, luôn luôn phải tham khảo Tông Tòa. Các ngài phải cố gắng dìu dắt họ thường xuyên biên thư hơn, tham khảo Ðức Giáo Tông và chờ đợi trả lời. Thực ra người trung hoa có thể sẽ vịn vào xa xôi cách trở giữa họ và La mã và những khó khăn xin phép để dám cho rằng không nên theo nhập một tôn giáo mà giáo chủ có quá nhiều khó khăn để ban lệnh truyền cho họ ! Các ngài phải làm gương để cắt nghĩa cho họ hiểu rằng, Ðức Giáo Tông ở La Mã rất ân cần với họ và vì vậy, đã đoán trước những khó khăn của họ, đã bổ nhiệm các giám mục có nhiều quyền hạn để phần nào bù lắp vào sự xa xôi cách trở([10]) ».

4. Ðặc biệt Bản Chỉ Thị cấm các Ðại Diện Tông Tòa không được dính líu và chính sự của những nước mà các ngài được gởi đến và cũng không được nhận những ân huệ hay đặc quyền mà quốc vương các nước này trao ban. Các ngài phải biết từ chối những trách nhiệm chính trị, như những đề nghị làm cố vấn dân sự chẳng hạn. Thánh Bộ Truyền Giáo đặc biệt nhấn mạnh đến việc tuyệt đối tránh làm hại các nhà chính trị địa phương và tránh tham dụ vào những công chuyện trần thế. Các ngài phải tôn trọng uy quyền chính trị của các nước địa phương, ngay cả khi họ bách hại đạo. « Nếu có vua, quan hay chức quyền nào, nghe theo tiếng gọi của Chúa, tỏ ra hoà nhã với các ngài, hoặc hay hơn nữa, tỏ ra hướng chiều về đạo kitô, thì xin các ngài hãy tỏ lòng biết ơn họ. Nhưng để tránh việc khích động ham muốn, xin các ngài đừng đòi đặc quyền, cũng đừng đòi những miễn trừ, hoặc những toà án đặc biệt,…Thản hoặc, dẫu không có ý khiêu khích ghen tỵ, mà các ngài được một thuận lợi nào đó trong việc phát triển đức tin, thì xin các ngài đừng phô trương vì công của mình, nhưng hãy xác định rằng đó là nhờ lòng nhân hậu của họ. Xin các ngài tuyệt đối tránh không gợi cho họ bất kỳ một sự sợ hãi nhỏ nhoi nào liên hệ đến cá nhân họ hay quyền lợi của họ: Xin các ngài xa tránh mọi bóng dáng ngờ vực trong lãnh vực này.

Xin các ngài hãy xa tránh những chính sự và quốc sự, để đừng bao giờ chấp nhận một chức vụ nào trong hành chánh dân sự, ngay cả khi người ta chính thức và liên tục thỉnh cầu các ngài. Về điều này, Thánh bộ đã luôn luôn cấm ngặt một cách công khai và chặt chẽ và sẽ tiếp tục mãi mãi cấm nữa. Bởi vậy, xin các Ðại Diện Tông Tòa và các cộng sự viên hãy luôn luôn cẩn trọng tuân thủ.

Thản hoặc, nếu một ngày nào đó, các vua chúa xin các ngài cho tư vần, và để tránh khỏi phải để cho họ khẩn cầu nhiều lần, các ngài đã coi nhẹ lời cấm này và đã cho họ những lời khuyên chân tình và chính đáng, có hương vị đời đời. Trường hợp ấy, xin các ngài hãy mau chóng rời khỏi dinh vua, tòa quan mà lui về giáo phận của các ngài hầu chuyên chú vào các chức vụ thánh. Xin đừng bắt buộc mình ở lại, mà hãy giả như bất tri về những công việc chính sự và không có năng khiếu về hành chánh dân sự.

Ðối với dân chúng, hãy rao truyền lòng vâng phục vua chúa, dẫu khó khăn, và trong giao dịch tư hay công, hãy hết lòng cầu xin Chúa cho họ được thịnh vượng và được cứu rỗi. Ðừng chỉ trích hành động của họ, ngay cả cái hành động của các vua đã cấm đạo. Hãy tuyệt đối từ chối gieo rắc trong lãnh thổ của họ mầm mống của bất cứ phe đảng nào: Tây Ban Nha, Pháp, Thổ, Ba Tư, hay một phe khác. Ngược lại, hãy nhổ tận gốc, ngần nào có thể, tất cả những thù nghịch thuộc loại này([11]) ».

5. Về phương diện mục vụ thừa sai, Bản Chỉ Thị cũng đề cập đến vấn đề thích ứng vào tập tục và thói quen địa phương. Thừa sai có bổn phận phải tôn trọng những phong tục, tập quán, thói quen và lễ nghi của nước mà mình được tiếp đón. Không được áp đảo mang vào các nước Á Châu, những thói tục và những tập quán của nước gốc mình. Nếu có những lễ nghi hay thực hành đi ngược lại với giới răn và luân ký kitô, thì hãy, rất cẩn trọng và không xúc phạm tâm lý chung, cố gắng khuyên giải các bổn đạo mới dần dần từ bỏ. Nhưng cần phải có một thời gian để các tân tòng ngưng làm những lễ nghi ngàn đời mà đồng hương của họ vẫn đang thực hiện. « Xin đừng nhiệt thành quá độ, xin đừng trưng chứng lý luận để thuyết phục các dân tộc này thay đổi lễ nghi, thói tục và tập quán của họ, trừ phi chúng rõ ràng ngược lại với đạo Chúa và luân lý kitô. Còn có điều gì phi lý cho bằng việc mang nước Pháp, nước Tây Ban Nha, nước Ý, hay bất kỳ một nước Âu Châu nào khác áp đặt vào người Trung Hoa ? Xin đừng mang vào nơi họ nước của chúng ta, nhưng hãy mang vào đức tin, đức tin không tẩy trừ, không xúc phạm đến những lễ nghi và thói tục của bất cứ dân tộc nào, trừ phi chúng rõ rệt tồi bại; nhưng ngược lại đức tin ấy muốn giữ gìn và bảo trì những lễ nghi và thói tục trên. Luật thiên nhiên đã khắc sâu vào bản tính của mọi người trên thế gian là tôn kính, yêu mến và coi trọng trên hết những thói tục của quê hương họ và quê hương họ. Mang những thay đổi vào những thói tục ngàn đời của một dân tộc: còn có lý do nào mạnh mẽ hơn để gây ra chia cách và thù hằn ! Ðiều gì sẽ xẩy ra, nếu, để bãi bỏ các phong tục cũ của họ, các ngài đã muốn thay vào đó bằng những phong tục của quê hương các ngài, nhập cảng từ bên ngoài ? Xin đừng bao giờ đặt những thói tục của các dân tộc này song song với những thói tục Âu châu. Ngược lại, xin các ngài hãy mau mắn làm quen với những thói tục địa phương. Hãy ca tụng và ngợi khen điều gì đáng ca tụng. Còn những điều không đáng,.. xin các ngài hãy khôn khéo đừng phán đoán, hay ít nhất đừng kết án một cách dại dột hay quá đáng. Với những thói tục rõ rệt xấu, thì nên từ từ làm cho người ta hiểu bằng cách lắc đầu hay im lặng hơn là bằng lời nói; dĩ nhiên không quên lợi dụng dịp may, để khi mà các tâm hồn sẵn sàng tiếp nhận sự thật, thì những thói tục này sẽ tự nhiên bong rễ([12]) ».

6. Bản Chỉ Thị cũng nhấn mạnh đến việc thiết lập chủng viện hay học viện đào tạo linh mục bản địa. « Ðể cho kiến thức và lòng ham mê các khoa học thánh được phát triển trong những quốc gia này, cần phải dịch từ tiếng hy lạp hay tiếng la tinh sang tiếng mẹ đẻ của các dân tộc này, phần lớn các tác phẩm của các tiến sĩ Hội Thánh hay của các tác giả tôn giáo. Ðể đạt mục tiêu này, xin hãy tích cực tìm kiếm giữa những các cộng tác viên của các ngài, hoặc tại chỗ, hoặc nơi khác, xem ai là người có khả năng thực hiện công việc này, nhờ có hiểu biết hoàn hảo về cả hai ngôn ngữ và có tinh thần giáo lý. Xin hãy mau mắn nhưng cẩn trọng mở khắp nơi các trường học. Dậy miễn phí tiếng la tinh và giáo lý cho giới trẻ. Nếu trong những trường học này các ngài tìm thấy những trẻ đạo hạnh, tốt lành tự nhiên, nhiệt thành và quảng đại, có năng khiếu làm việc nhân bản, và có hy vọng một ngày kia sẽ có thể sống đời sống giáo sĩ, hãy nuôi dưỡng lòng nhiệt thành của chúng, hãy giúp đỡ chúng theo đuổi học hành,… Khi chúng đã tiến bộ khả quan về tri thức và đạo đức, xin các ngài hãy tiếp nhận chúng vào hàng tu sĩ, và thời gian thuận tiện đến, xin hãy phong chức thánh cho họ([13]) ».

3. Củng cố hậu cần: lập Chủng Viện Thừa Sai và Sở Quản Lý

Hiện tình của hai địa phận Ðàng trong và Ðàng ngoài đã được ý thức. Hướng đi hành động đâ được vạch rõ với những mục tiêu và kết quả phải đạt được: truyền chức linh mục để thiết lập hàng giáo sĩ địa phương, liên lạc chặt chễ và vâng phục tuyệt đối Tông Tòa, phải làm gương sáng cho hàng giáo sĩ bản địa, tuyệt đối không dính líu vào chính sự, phải thích ứng vào tập tục và thói quen địa phương, thiết lập chủng viện hay học viện để đào tạo linh mục địa phương. Nhưng hai giám mục Ðại Diện Tông Tòa, từng lo việc điều khiển, cũng cảm thấy nhu cầu phải chuẩn bị hậu cần, lo cho tương lai đường dài. Làm sao để trong tương lai vẫn có người kế tiếp công việc thừa sai ? Làm sao để trên đường dài vẫn có đủ tài chánh để chi tiêu và phương tiện để xử dụng ?

Song song với ý muốn làm thừa sai truyền giáo, những vị sáng lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris, ngay từ buổi đầu đã nghĩ đến việc đào tạo thừa sai. Ngày 01.07.1658, ba cha François de Laval, François Pallu và Pierre Lambert de la Motte (vừa được Thánh Bộ Truyền Giáo đề nghị bổ nhiệm làm giám mục đại diện tông tòa ngày 13.05.1658 và được Ðức Thánh Cha Alexandre VII chấp nhận ngày 08.06.1658), đã làm một thỉnh nguyện thơ lên Thánh Bộ Truyền Giáo xin phép mở một chủng viện mà « mục đích duy nhất là rao giảng tin mừng cho dân ngoại, và trong đó người ta sẽ nhận tất cả những các linh mục nào muốn sống thử ơn gọi thừa sai của mình và sẽ đào tạo họ bằng mọi cách có thể ([14])». Thánh bộ tiếp nhận thỉnh nguyện thơ một cách thuận lợi, nhưng để cho ba vị sáng lập hoàn toàn tự do lấy sáng kiến về thiết lập và tổ chức.

Ở Pháp, hai hội ủng hộ dự án này. Hội Bạn Hiền, do cha Jean Bagot điều động, lo tuyển chọn nhân sự thừa sai. Hội Thánh Thể lo gây dựng ngân quĩ tài chánh và xây dựng cơ sở.

Gặp cha Ðắc Lộ ngay từ đầu năm 1653, trong khuôn khổ Hội Thánh Thể và Hội Bạn Hiền, Ðức cha François Pallu, ngay sau khi thụ phong giám mục và trở về Paris đầu năm 1659, đã trở lại Hội Bạn Hiền ở phố Coupeau và phố Saint-Dominique để tìm kiếm và tuyển chọn các thừa sai trẻ cho giáo hội Việt Nam. Các nhóm Bạn Hiền ở Paris và các tỉnh đã gởi về khoảng 20 linh mục trẻ sẵn sàng tình nguyện làm thừa sai đi truyền đạo. Một người bà con, bà de Miramion, đã bằng lòng cấp dưỡng ăn ở trong một cung điện của bà ở La Couarde, gần La Queu-lez-Yvelynes, cách Paris khoảng 50 cây số về phía đông nam. Ở đây, Ðức Cha Pallu đã thiết kế một chương trình đào tạo gồm 2 khía cạnh; khía cạnh giảng dậy lý thuyét bằng học hiểu các tác phẩm nói về Á châu và khía cạnh thực hành bằng thực tập cụ thể các phương pháp giảng đạo bình dân trong ba làng ở Haute-Marne, ở Oise và ở Dreux.

Ngày 27.09.1659 người ta trình cho Ðức Cha hay rằng có khoảng 40 ứng viên mới đến La Couarde. Theo những tiêu chuẩn mà chính ngài đã đặt ra, là sức khoẻ mạnh, quân bình tốt, khả năng khoa học đủ, tinh thần vâng lời cao, đức siêu thoát vững, đức khó nghèo kiên, đức xã tính mạnh,. . Ðức cha chỉ chọn được 6 người.

Chủng Viện Thừa Sai cư ngụ tại « La Couarde » từ hè cho đến cuối năm 1659. Ðầu năm 1660 rời về Paris, đường Quincampoix, bên nhà thờ Saint-Josse.. Lúc ấy tất cả có 2 giám mục, 11 linh mục, 5 tu sĩ và 8 giáo dân.

Lúc này, vấn đề đào tạo đã bắt đầu. Nhưng vấn đề cơ sở chủng viện và ngân quĩ truyền giáo sẽ ra sao ?

Hội Thánh Thể đã và sẽ là chủ động tích cực giúp kiến tạo « Chủng Viện Thừa Sai ». Năm 1658 hội đã lập một « Hội Ðồng Thừa Sai » và đã chỉ định những ủy viên để lo việc xây dựng một chủng viện dành cho « Thừa Sai Hải Ngoại ». Một trong những ủy viên này là ông du Plessis rất hăng hái tích cực.

Năm 1659, để giúp các Ðại Diện Tông Tòa đi truyền giáo ở Bắc Việt và Nam Việt có phương tiện tài chánh và nguồn lực nhân sự, giáo sĩ cũng như giáo dân, Hội Thánh Thể đã phổ biến một tờ truyền đơn và một tập tài liệu nhỏ trên toàn nước Pháp([15]). Tờ truyền đơn, với tựa đề là « Thông báo về các phái đoàn thừa sai ở Bắc Việt và Nam Việt » nhắc lại rằng hiện có khoảng từ 20 đến 30 thừa sai đang chuẩn bị hành trang để cùng lên đường với hai Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa và kêu gọi các ân nhân hãy rộng lượng giúp đỡ hầu gây được một ngân khoản tài trợ cho hành trình và cuộc sống hải ngoại xa xôi của các thừa sai ». Tập tài liệu mời gọi các kitô hữu Pháp hãy thực hiện trách nhiệm truyền giáo đối với các giám mục đại diện tông tòa cũng như đối với các thừa sai khác sẽ lên đường đi truyền đạo ở hải ngoại bằng cách gây một ngân khoản trợ cấp sinh sống cho các giáo sĩ và giáo dân thừa sai và chi phí cho hành trình.

Trước khi lên đường đi nhận nhiệm sở giáo phận của mình, bốn giám mục đại diện tông tòa, thừa sai tiên khởi sáng lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris, là LAVAL, PALLU, LAMBERT và COTOLENDI, đâ chỉ định 6 nhà quản lý để lo việc quản trị cho các ngài khi các ngài vắng mặt. Sáu người quản lý này, 3 là giáo sĩ, đó là các cha Vincent de Meur, Luc Fermanel de Favery và Michel Gazil de la Bernardière; 3 là giáo dân, đó là các ông Jean de Garibal, René de Voyer và Antoine Pajot de la Chapelle.

Năm 1660, Ðức Cha Pierre Lambert de la Motte đã ký một giấy ủy quyền cho các quản lý của ngài, trao phó trách nhiệm phải kiến thiết một chủng viện để đào tạo thừa sai cho các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa.

Năm 1663, Ông du Plessis, được sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè, đã đi điều đình mua lại nhà của Ðức cha Bernard de Sainte-Thérèse, ỡ đường du Bac. Và ngày 16.03.1663 Ðức cha Bernard de Sainte-Thérèse đã ký giấy bán các dẫy nhà của ngài cho cơ sở « Chủng Viện Thừa Sai ».

Có cơ sở rồi, các quản lý gia của Thừa Sai Hải Ngoại Paris, đã được ủy nhiệm của các Ðại Diện Tông Tòa, bắt đầu lo chuyện làm thủ tục xin cho Chủng Viện Thừa Sai được chính thức công nhận bởi chính quyền và giáo quyền.

Ngày 26.07.1663 vua Louis XIV ký ngự chỉ công nhận Chủng Viện Thừa Sai. Vua xác nhận hợp đồng được ký kết giữa bên mua là những nhà quản lý đại diện cho các Ðại Diện Tông Tòa và bên bán là giám mục Babylone, đức cha Bernard de Sainte-Thérèse và vua thừa nhận « Chủng Viện truyền giáo cho lương dân trong các xứ hải ngoại ». Ngày 07.09.1663 Nghị viện Paris đã đăng ký ngự chỉ trên([16]).

Ngày 10.10.1663, tu viện trưởng tu viên Saint-Germain-des-Prés, Henry de Verneuil, phê chuẩn xác nhận cho hai nhà quản lý Gazil de la Bernardière và Armand Poitevin được quyền xử dụng chủng viện.

Ngày 11.06.1664, đại hội Chủng Viện được triệu tập. Cha Vincent de Meur được bầu làm Bề Trên tiên khởi của Chủng Viện Thừa Sai. François Bésard làm phụ tá và Luc Fermanel làm quản lý. Ðại hội cũng đã chỉ định một giáo sư thần học và một giám đốc đặc trách chủng sinh vụ. Tất cả các nhân viên điều hành tiên khởi của Chủng Viện Thừa Sai đều xuất thân từ nhóm Bạn Hiền, do cha Jean Bagot; dòng Tên, điều động.

Ðược bầu làm bề trên, cha Vincent de Meur lo liêu ngay việc xin Tòa Thánh công nhận Chủng Viện Thừa Sai. Ngày 11.08.1664, Ðức Hồng Y Chigni, đại diện Ðức Giáo Hoàng Alexandre VII ở Paris, nhân danh Tòa Thánh, đã cho thánh chỉ công nhận. Ðó là « Thánh chỉ công nhận cơ sở Chủng Viện Thừa Sai Hải Ngoại, ngày 11.08.1664, do Hồng Y Fabio CHIGNI, cháu của Ðức Giáo Hoàng Alexandre VII ». Như vậy, Chủng Viện Thừa Sai Hải Ngoại, dẫu rằng đã được thành lập do các bậc chức quyền của Giáo Hội Pháp, song le đã làm việc sát cánh và chặt chẽ với Thánh Bộ Truyền Giáo và Các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa để đào tạo và gởi đi khắp nơi mà Thánh Bộ cần cán bộ truyền giáo.

LỜi KẾT

Những điều quan trọng đều đã được chu đáo chuẩn bị. Hành trang thiêng liêng, hành trang thừa sai, hành trang nhân sự và vật chất,.. tất cả như đã sẵn sàng.

Bồn chồn, một tâm tình cảm động đang xâm chiếm và lan ra khắp thân thể người thừa sai sắp lên đường. Họ như đang hát « bài ca tiễn người thừa sai lên đường », mà một thừa sai, Claude Charles Dallet (1829-1878), đã đặt lời và Charles Gounot (1818-1893) đã phổ nhạc.

Gió đến mau, thổi buồm lên
Bạn hiền ơi, bay theo gió
Sao trời soi, Mẹ dẫn lối
Maria, Mẹ nhân hiền
Biển cả cúi đầu tôn vinh
Che chở, bảo vệ, giữ gìn
Sóng to kiêu căng hạ xuống
Vì bạn sống động nhiệt tình
Ði đi, sứ giả tin mừng
Nhiệt tâm xin đừng trệ ngưng
Vì ngày ước mơ đã đến
Ði đi, hỡi người kiên trung
Thừa sai ơi, chân người đẹp !
Bước đi trên miền u minh
Không sợ, không đau, không khiếp
Cho ta hôn kính chân tình
Thừa sai ơi, hãy lên đường
Cảnh đời đây, không vấn vương
Ði khắp tận cùng trái đất
Ðến mang danh Chúa tình thương

Paris, ngày 24 tháng 01 năm 2008

Trần Văn Cảnh

Chú Thích

[1] CHAPPOULIE, H.: 1943, Aux origines d’une Eglise; Rome et les Missions d’Indochine au XVII ème siècle, t; 1, p. 71-101
[2] LANGE, Claude: L’église catholique et la Socìté des Missions Etrangères au Vietnam: Vicariat apostolique de Cochinchine XVII et XVIII siècles; Paris: L’Harmattan; 2004; trang 25-26.
[3] CHAPPOULIE, H.: o.c., tr. 74
[4] Ibidem, tr. 75
[5] Ibidem, tr. 75
[6] Ibidem, tr. 383-390
[7] LANGE Claude, o.c, trang 34-41
[8] Le Siège apostolique et les Missions – Textes et Documents pontificaux, 1959: Union missionnaire du clergé; Paris et Lyon; t. 1, tr. 10
[9] Ibidem, tr. 10-11
[10] Ibidem, tr. 11
[11] Ibidem, tr. 13-15
[12] Ibidem, tr. 16
[13] Ibidem, tr. 19-20
[14] LAUNAY, A.: Histoire générale de la Société des Missions Etrangères; 1894: Téqui, Paris; t.1, trang 39
[15] GUENNOU, J.: 350 ans au service des Missions (1622-1972), in Sacrae Congregationis de Propaganda Fide Memoriam Rerum: 1973: Ed. Herder, Rome; trang 353
[16] LAUNAY, A.: Documents historiques relatifs à la Société des Missions Étrangères, tome I, Missions Étrangères, Paris; 1904, trang 324-328
 
Văn Hóa
Xuân phong
Bùi Nghiệp
07:25 24/01/2008
XUÂN PHONG

Vật đổi sao dời!
Năm cùng tháng kiệt.
Xuân tiết gần sang,
Đông tàn sắp hết.

Cổ truyền cần tuân theo lệ, giấy rách phải giữ lấy lề.
Phong tục tốt hãy duy trì, cảo thơm nên soi chăm chút.

Sáng ba mươi:
Ra mộ địa thăm người đã khuất, dẫy cỏ mồ đắp đất gọn gàng.
Về gia trang bàn độc sửa sang, lau tượng ảnh khói nhang thành kính.

Giục con trẻ rắp răm theo lệnh, sẵn sàng ngay tàu chuối lá dong.
Thúc gia nhân gạo đỗ cân đong, chuẩn bị đủ nồi xoong củi lửa.
Mẹ ra chợ mua hàng sắm sửa, bánh mứt trà hoa qủa mười phần.
Cha ở nhà bàn bạc thôn lân, chọc tiết lợn chia phần làm cỗ…

Đêm trừ tịch:
Trời thanh lặng hằng hà tinh tú, Giải sông Ngân vũ trụ hiền hòa.
Đất bình yên vô số đơm hoa, dòng phúc ấm nhà nhà xum họp.

Nguyện trời đất ban ân sung túc!
Khấn gia tiên lộc phước thêm phần.
Phút giao thừa tiễn cựu nghinh tân!
Giờ canh tý khai xuân đón tết.

Ngày chính đán:
Mai vàng nở đúng ngày đúng tiết,
Ánh hồng dương tỏ rạng non sông.
Khai nén trầm hương!
Thắp đôi bạch lạp.
Người tăng tuổi tác,
Đất rộ hoa màu…

Ngẩng nhìn ra ngòai ngõ lao xao,
Quay mặt lại trong nhà nhộn nhịp.
Dâu rể lăng xăng, dọn cỗ sắp bàn tíu tít.
Cháu con nhảy nhót, xanh vàng hồng tía khoe nhau.

Chúc ông bà sống lâu, như bách tùng đại thụ!
Mừng mẹ cha phước thọ, tựa đông hải nam sơn.
Vợ chồng gắn bó keo sơn!
Con cháu đề huề hạnh phúc.

Khai cỗ đầu năm rượu cúc - bánh chưng - dưa hành - giò chả,
Nhâm nhi ngày tết chè sen – ngũ qủa – kẹo mứt –hạt dưa.
Bõ công một năm giãi nắng dầm mưa,
Phỉ mười hai tháng thức khuya dậy sớm…

Ra ngòai ngõ chào thăm hàng xóm,
Vào tư gia mừng tuổi láng giềng.
Tay bắt tay tâm sự hàn huyên,
Mặt mừng mặt nỗi niềm hoan hỷ.

Đầu thôn xã rộn ràng cờ xí, trống kèn vang mở hội kỳ lân!
Trong đình làng mở cuộc khai xuân, trai gái hội chen chân tấp nập.

Khai hạ:
Ba ngày tết chúc nhau thịnh đạt!
Một mùa xuân khởi sự an khang,
Phải chuyên cần làm lụng nông tang,
Lại chăm chỉ siêng năng khem khổ.
Nguyện trời đất phù trì bảo hộ!
Mong hiển linh tiên tổ ban ân!!

Lưu phúc lưu ân!
Vận hành khai thái.
 
Sự bế tắc của Harry Porter
John Chang
20:53 24/01/2008
Sự bế tắc của Harry Porter

Báo Time ra đời năm 1923 với tính cách tuần báo đầu tiên của Mỹ, hằng tuần bán được 4 triệu số, được nhiều người trên khắp thế giới tìm đọc vì các bài viết có giá trị. Số báo ngày 23-7-2007 có bài của Lev Grossman (tr. 15) nhận định về nhà văn Joanne Rowling, tác giả của bộ tiểu thuyết lừng danh Harry Porter, đã bán được 325 triệu bản, được dịch sang 66 ngôn ngữ, tài sản đã vượt qua Nữ hoàng Anh.

Lev Grossman đã chỉ ra cái bế tắc của Harry Porter mà ít người để ý. Thế giới của cậu bé phù thủy này hoàn toàn vắng bóng Thiên Chúa hay nói cách khác Thiên Chúa đã chết. Trong khi tôn giáo lại trở thành hoang đường thì những con rồng luôn có thật, những con ma con quỷ bủa vây đen nghịt chung quanh, cậu chẳng có ai để mà cầu nguyện cả.

Lev Grossman nhắc tới nhà văn J. Tolkien, tác giả của Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn, đã để cho niềm tin Công giáo của ông bàng bạc nơi nỗi lòng hoài cổ thương mến đối với các vùng đất hoang sơ tại Anh; nhà văn C.S. Lewis, một người Anh giáo nhiệt thành, bộ tiểu thuyết Chronicles of Narnia của ông khắc họa nên đức tin Ki-tô giáo.

Vắng bóng Thiên Chúa thì cậu bé Harry Porter tìm được sức mạnh từ đâu? Nhà văn Rowling đã trả lời là từ tình yêu. Khái niệm có vẻ dễ thương này nói lên trào lưu văn hóa trong thiên niên kỷ mới cho rằng quyền phép không đến từ Thiên Chúa, thiên nhiên hay bất cứ cái gì huyền bí nào khác, nó đơn thuần phát xuất từ cảm xúc của con người. Khi chọn Rowling là thần tượng về những giấc mơ, thế hệ hiện nay đã công nhận sức mạnh phù thủy của thế giới trần tục với khoa tâm lý và khả năng kỹ thuật đã thay thế tất cả những gì là linh thiêng.

Còn Harry Porter sẽ đi đâu đây để nghỉ hưu ? Nhà báo Grossman đã nêu lên câu hỏi như vậy. Cậu bé trong tiểu thuyết, tài tử trong phim và ngoài đời càng ngày càng già đi. Tác giả Rowling cũng thế. Mọi người khác cũng vậy thôi. Nhân vật Frodo trong Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn sau cùng đã ra đi cùng với các thiên thần. Các cậu bé Pevensie của nhà văn Lewis cũng đã được đi lên thiên đàng của Aslan.

Nhưng chung cuộc Harry Porter sẽ đi về đâu?

Không có Thiên Chúa, thì sau cùng cậu bé phù thủy và tất cả mọi người khác, sẽ chẳng bao giờ có một chốn đi về bình an nào cả.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Khúc Sáo Gọi Mời
Lm. Trần Cao Tường
12:03 24/01/2008

Khúc Sáo Gọi Mời



Ảnh của Cao Tường

Con đang cố thắp lên

Một ngọn đèn dầu leo lét

Từ sâu thẳm giữa con tim và khối óc

Hòng đặt vào giá đèn soi tỏ bước nhân gian.

(Thơ Vũ Thủy, nhà thơ khiếm thị)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền