Ngày 25-01-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 26/01: Tư cách của người Tuyền Giáo – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến – Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức
Giáo Hội Năm Châu
02:05 25/01/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,

Khi ấy, Chúa Giê-su chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. Người bảo các ông:

“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này!” Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em. Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.”

Đó là lời Chúa
 
Không phải ngẫu nhiên
Lm. Minh Anh
13:51 25/01/2024

KHÔNG PHẢI NGẪU NHIÊN
“Tất cả do ý muốn của Thiên Chúa!”.

Trong “Comme Des Cœurs Brûlants”, “Như Những Con Tim Cháy Bỏng”, A. Vidot tiết lộ lý do cải đạo của cô. “20 tuổi, tôi, sinh viên cần tĩnh lặng. Mua lại “phiếu đi nghỉ” tại một tu viện trên núi. Tôi điện thoại báo trước, tôi không đến để cầu nguyện; tôi chưa rửa tội. Họ nói, “Chúng tôi chờ cô!”. Ngay tối đầu tiên, sự quan tâm lắng nghe nhân ái của một nữ tu làm tôi bồi hồi. Nhưng động cơ thực sự là tôi nhận ra tình yêu của Chúa, một tình yêu duy nhất, đặc biệt. Bênêđictô 16 nói, “Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta hiện hữu như một sản phẩm vô nghĩa của một quá trình tiến hoá. Mỗi chúng ta được mong đợi, được yêu thương, mỗi chúng ta là cần thiết!”. Tôi cảm nhận điều này đến tận xương tuỷ!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Cũng thế, ‘không phải ngẫu nhiên’ mà Giáo Hội mừng kính Timôthê và Titô ngay sau ngày kính thánh Phaolô; ‘không phải ngẫu nhiên’ mà hai người được chọn làm cộng sự viên của ngài; và càng ‘không phải ngẫu nhiên’ khi người đi gieo lại gieo được hạt vào đất tốt như Tin Mừng hôm nay đề cập. Vì lẽ, “Tất cả do ý muốn của Thiên Chúa” như khẳng định của Phaolô - khởi đầu bài đọc một.

Timôthê và Titô được gọi là “sứ đồ của Sứ Đồ”. Quả vậy, trong buổi đầu ân sủng, các tông đồ đã xới được những rãnh sâu đầu tiên tại các vùng đất dân ngoại, gieo vào đó những hạt mầm mà những người đi sau sẽ tưới tẩm, vun xới và thu hoạch. Đó là những Kitô hữu có một nền giáo dục tốt, “Cha hồi tưởng lại lòng tin không giả hình của con, lòng tin đã có nơi Lôít, bà ngoại con; nơi Êunikê, mẹ con, cũng như nơi con”.

Như vậy, ‘không phải ngẫu nhiên’ mà Phaolô chọn Timôthê và Titô; cũng ‘không phải ngẫu nhiên’ Lôít và Êunikê được chúng ta, những người đọc thư này, tưởng nhớ. Hãy mơ về những gì Phaolô sẽ kể nếu ngài viết thư cho con cháu chúng ta và những ai Chúa trao vào tay chúng ta! Hãy là những người ‘tốt lành’ sẽ được “Kể cho muôn dân”, cho các thế hệ như Thánh Vịnh đáp ca nói đến. Với bài Tin Mừng, ‘không phải ngẫu nhiên’ Chúa Giêsu chọn 72 môn đệ và sai từng hai người đi trước Ngài vào các thành. Cũng ‘không phải ngẫu nhiên’ mà những người này được gọi, những người khác thì không!

Anh Chị em,

“Tất cả do ý muốn của Thiên Chúa!”. Vidot còn nhắc lại lời của Bênêđictô 16, “Gốc ngọn của sự kiện chúng ta là Kitô hữu không phải là một quyết định đạo đức hay một ý tưởng vĩ đại, nhưng là sự gặp gỡ cá vị với Đấng mang cho cuộc sống bạn một chân trời mới! Và đó là một định hướng quyết định cho cuộc sống!”. Đích thực đây là điều Vidot đã sống! Cũng thế, Timôthê, Titô có mặt trên đời, làm Giám mục, không phải chỉ do Phaolô đặt tay hoặc do bà ngoại, người mẹ, hay một ai sắp đặt; nhưng “do ý muốn của Thiên Chúa”. Cũng thế, nhờ Chúa Kitô, chúng ta được yêu thương, được chọn gọi bởi Thiên Chúa, dẫu Ngài luôn ẩn mình. Vấn đề là bạn và tôi biết giữ cho mình một tâm hồn lặng đủ để nghe Ngài. Chỉ khi mối tương quan với Ngài trở nên sâu sắc, chúng ta mới đủ sức tin tưởng, phó thác và mềm mỏng thực hiện ý muốn yêu thương ngàn đời của Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, ‘không phải ngẫu nhiên’ mà giờ này con đang ở đây với những gì con có, những gì con là. Đừng để con làm Chúa thất vọng!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Lời Ngôn sứ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
19:52 25/01/2024

LỜI NGÔN SỨ
(Chúa Nhật IV TN B)

“Chúng tôi không dám nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi nữa, chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa lớn này nữa, kẻo phải chết” (Đnl 18,16). Thấy dân chúng kêu ca có lý, Thiên Chúa hứa sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ và Người sẽ đặt lời của Người vào miệng ngôn sứ. Như thế, sứ ngôn là người nói thay cho Thiên Chúa, nói nhân danh Thiên Chúa, nói đúng Thánh ý Thiên Chúa. Sự tồn vong của ngôn sứ hệ tại ở sứ mệnh cao cả và lắm cũng gian truân này. Theo nhãn quan Cựu Ước thì ngôn sứ nào to gan nhân danh Thiên Chúa mà nói lời Người đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết (x.Đnl 18, 20).

Tuy nhiên làm sao để biện phân đâu là ngôn sứ thật và đâu là ngôn sứ giả? Làm thế nào để nhận biết một ngôn sứ thật nhưng không nói lời Thiên Chúa truyền mà chỉ nói lời của mình hay lời của các thần giả trá xui khiến? Một Đại Ngôn sứ, một ngôn sứ trên mọi ngôn sứ đã xuất hiện chính là Đức Kitô. Bài trích Tin mừng thánh Maccô mà Hội Thánh giới thiệu trong thánh Lễ Chúa Nhật IV TN B gợi mở cho chúng ta hai tiêu chí để thẩm định sự chính danh, chính ngôn, chính phận của một ngôn sứ.

Lời có uy quyền: Dân chúng kinh ngạc vì Chúa Giêsu giảng dạy như một Đấng có uy quyền chứ không như các kinh sư. Lời nói của một đấng có uy quyền thì thuyết phục người nghe và làm cho người nghe biết nghe theo. Lời giảng dạy của Chúa Giêsu có uy quyền không chỉ vì nội hàm của chúng mà trên hết vì Người là Ngôi Lời, đồng thời chính Người là người tiên phong sống và thực hiện những gì Người giảng dạy.

Các Kinh sư cũng giảng dạy nhưng họ lại không sống điều mình giảng dạy khiến Chúa Giêsu đã từng nói với dân chúng rằng: “Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên toà ông Môsê mà giảng dạy. Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm và hãy giữ, nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất trên vai người ta, nhưng chính họ lại không buồn động ngón tay vào” (Mt 23,2-4). Đức chân phước giáo Hoàng Phaolô VI đã từng nói: ngày nay người ta không thích nghe (nghe theo) những nhà giảng thuyết mà lại nghe theo những chứng nhân. Sở dĩ người ta nghe theo các nhà giảng thuyết vì họ đã là những chứng nhân, tức là đã thực hiện những gì mình giảng dạy.

Lời có sức khử trừ sự dữ và thông ban sự sống: Dân chúng sững sờ nói với nhau: “Thế nghĩa là gì? Lời giảng dạy thì mới mẻ, Người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”(Mc 1,27). Thần ô uế bị trục xuất thì người bị quỷ ám được chữa lành. Lời của ngôn sứ thật là lời phát xuất từ Thiên Chúa. Xưa Thiên Chúa đã phán với Giêrêmia: “Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi. Coi, hôm nay Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng” (Gr 1,9-10).

Cả hai hiệu quả là diệt trừ sự xấu, sự dữ và trao ban sự sống luôn cùng đi sánh đôi. Nếu chỉ tuyên phán những lời hứa tốt đẹp hay ngược lại chỉ nói những lời quở trách phê phán mà thôi thì rất có thể là do thần dữ xúi khiến. “Đức Chúa các đạo binh phán như sau: “Đừng nghe lời các ngôn sứ (giả hiệu) tuyên sấm, chúng phỉnh phờ các ngươi; điều chúng nói chỉ là thị kiến do tưởng tượng, chứ không phải do miệng Đức Chúa phán ra. Chúng dám nói với những kẻ khinh miệt Ta: “Đức Chúa phán: anh em sẽ được bình an!” Và với những kẻ lòng chai dạ đá: “Tai hoạ chẳng bao giờ ập xuống anh em” (Gr 22,16-17). Vì tuyên bố những lời dối trá phỉnh phờ dân nên ngôn sứ giả Khanangia đã phải bị trừng phạt nhãn tiền (x.Gr 28,1-17).

Sứ mạng ngôn sứ của mọi Kitô hữu: Từ khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, mọi Kitô hữu đều đã được thông phần vào ba chức vụ của Chúa Kitô là ngôn sứ, tư tế và vương giả. Đường lối của Thiên Chúa thì trước sau như một. Xưa nhiều lần, nhiều cách Người đã nói với tổ tiên cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, đến thời viên mãn Người đã nói với loài người chúng ta cách trọn vẹn qua chính Người Con Một làm người là Chúa Giêsu Kitô (x.Dt 1,1-2). Và mãi cho đến ngày tận thế, Thiên Chúa vẫn còn tiếp tục nói với loài người qua những con người. Nhân loại này, thế gian này vẫn mãi cần đến sứ ngôn để nhận biết thánh ý Thiên Chúa. Con người, đặc biệt các Kitô hữu được mời gọi làm ngôn sứ của Thiên Chúa để nhân danh Thiên Chúa, nói lời của Người.

Sứ mạng ngôn sứ thật cao cả và cũng thật lắm gian truân, nguy hiểm. Sự hiểm nguy, gian truân không chỉ đến do người đời bách hại mà còn có thể do bởi chính các ngôn sứ, vì lý do nào đó, đã không nói lời của Thiên Chúa mà chỉ nói lời của mình, thậm chí con nói lời do thần dữ xui khiến. Để tránh những tai hoạ này, không gì hơn, Kitô hữu chúng ta, cách riêng những người chuyên lo việc giảng dạy hãy xét xem mình đã thực hiện ra sao điều mình giảng dạy, hãy xét xem những lời mình giảng dạy có sức thuyết phục như thế nào và đồng thời hãy xét xem các lời tuyên dạy của mình có đủ đầy hai phương diện đó là vừa xua trừ sự xấu, sự dữ và vừa làm phát sinh tình yêu, phát sinh sự sống như thế nào?

Ban Mê Thuột
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Haiti - Tin vui: Sáu nữ tu bị bắt cóc đã được thả ra ở Port-au-Prince
Thanh Quảng sdb
15:39 25/01/2024
Haiti - Tin vui: Sáu nữ tu bị bắt cóc đã được thả ra ở Port-au-Prince

Theo Đức Tổng Giám Mục Haiti, Max Leroy Mésidor ở Port-au-Prince thì sáu nữ tu Dòng Thánh Anne bị những người vũ trang bắt làm con tin vào ngày 19 tháng 1 đã được thả ra, cùng với hai giáo dân.

(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio và Deborah Castellano Lubov)

Sáu nữ tu thuộc Dòng Thánh Anne bị bắt cóc vào ngày 19 tháng 1 tại Port-au-Prince, Haiti, đã được thả, với hai giáo dân - là tài xế xe buýt và một cháu gái của một nữ tu.

Theo truyền thông địa phương, những người đàn ông có vũ trang không rõ danh tính đã chặn chiếc xe buýt chở họ và đòi khoản tiền chuộc 3,5 triệu Mỹ kim.

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Haiti, Đức Tổng Giám Mục Max Leroy Mésidor, đã xác nhận việc họ được thả ra với đài Vatican.

Đức Tổng Giám Mục Mésidor bày tỏ sự vui mừng trước tin này và cảm ơn tất cả những người đã quan tâm và hỗ trợ trong thảm cảnh này.

"Chúng tôi tạ ơn Chúa! Cảm ơn sự hỗ trợ của các bạn", ngài nói.

Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, lời cầu nguyện của Giáo hội địa phương

Đức Thánh Cha Phanxicô, trong giờ Truyền tin Chúa nhật (21/1/2024), đã đưa ra lời kêu gọi tha thiết về việc trả tự do cho sáu nữ tu.

Đức Thánh Cha nói ngài đã hay tin “với niềm đau buồn” về vụ bắt cóc.

ĐTC nói: “Với lời cầu xin chân thành của tôi, cầu xin cho họ được thả ra, tôi cầu nguyện cho sự hòa giải xã hội trong nước và tôi mời gọi mọi người hãy chấm dứt bạo lực đang gây ra rất nhiều đau khổ cho người dân thân yêu xứ này.”

Vào hôm thứ Tư, Giáo hội Haiti đã tổ chức một ngày cầu nguyện, suy niệm và chầu Thánh Thể cho các nữ tu và tất cả những người bị bắt cóc.

Đức Giám mục Dumas: ‘Chúng tôi kêu cầu Chúa’

Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Haiti, Giám mục Pierre-André Dumas của Anse-à-Veau-Miragoâne, cũng cảm ơn việc thả 8 người đã bị bắt cóc.

Ngài viết: “Sự kiện đau buồn này một lần nữa thử thách niềm tin của chúng tôi, nhưng nó vẫn không thể lay chuyển được niềm tin của chúng tôi”.

“Chúng tôi đã kêu cầu Chúa,” Đức Giám Mục nói. "Chúa đã làm cho chúng tôi thêm vững mạnh trong mọi thử thách và đưa những người bị giam cầm về với công đoàn và gia đình."

Phát biểu với Đài phát thanh Vatican, Đức Giám Mục Dumas cho biết ngài muốn hiến thân làm con tin để đổi lấy các nữ tu.

Ngài nói: “Bắt cóc những người nữ tu, cả đời dâng hiến để giúp người nghèo và giới trẻ là một hành động hung bạo, sẽ bị Thiên Chúa phán xét”.
 
Trường đại học Bách khoa Công Giáo mới mở tại Los Angeles
Vũ Văn An
17:01 25/01/2024

Kate Quiñones của hãng tin CNA, ngày 23 tháng 1 năm 2024, tường trình rằng khi một bà mẹ Công Giáo ở California không thể tìm được một trường đại học có chương trình toán và khoa học tốt mà bà cảm thấy thoải mái khi gửi con mình theo học, bà đã quyết định tự mình thành lập một trường đại học.



Đại học Bách khoa Công Giáo (CPU) ở Los Angeles thông báo rằng trường sẽ chào đón lớp sinh viên đầu tiên vào mùa thu năm 2024 sau khi nhận được giấy phép từ California vào cuối năm 2023.

Jennifer Nolan, một nhà thần kinh học, là mẹ, và hiện là chủ tịch của Đại học Bách khoa Công Giáo, hy vọng sẽ xây dựng một nền văn hóa khiến sinh viên của trường đắm chìm trong đức tin Công Giáo đồng thời mang lại cho họ nền tảng vững chắc về khoa học, kỹ thuật, công trình [engineering] và toán học (STEM).

Bà giải thích: “Chúng tôi có cơ hội duy nhất để đưa mọi người đến với đức tin thông qua khoa học. Chúng tôi muốn truyền cảm hứng kinh ngạc cho các học sinh của mình để họ ngạc nhiên trước những gì họ nhìn thấy về Thiên Chúa - để phát triển đức tin mãnh liệt đó.”

Nolan, người có bằng tiến sĩ tại Khoa Khoa học Nhận thức tại Đại học California, Irvine, muốn gửi những đứa con của mình, những người khao khát trở thành nhà khoa học và kỹ sư, đến một trường đại học cấp cao dựa trên STEM - nhưng bà không muốn chúng mất đức tin Công Giáo.

Bà nói: “Thực sự không có một câu trả lời hay nào vì điều tôi thực sự muốn là một CalTech Công Giáo hoặc một MIT Công Giáo, nơi chúng tôi có thể có được những bằng cấp hàng đầu về khoa học và kỹ thuật cũng như các cơ hội đổi mới”.

Vì vậy, Nolan quyết định hợp tác với Christopher Plance, người đã nhận bằng thạc sĩ thần học tại Đại học Phanxicô ở Steubenville, để thành lập một trường cao đẳng kỹ thuật bắt nguồn từ các giá trị Công Giáo.

Đại học Phanxicô, một trường cao đẳng nghệ thuật tự do tư nhân ở Ohio, được biết đến với cộng đồng Công Giáo sùng đạo. Plance đang chuẩn bị thành lập một trường đại học Công Giáo ở Los Angeles khi ông và Nolan quyết định hợp tác nỗ lực.

Đại học Bách khoa Công Giáo sẽ cung cấp các chương trình cấp bằng cử nhân và thạc sĩ về khoa học máy tính cũng như các khóa học về các chủ đề bao gồm khoa học dữ liệu, Kỹ thuật và quản lý mạng, nhưng nó cũng sẽ cung cấp các khóa học nhân văn về thần học, lịch sử, kinh tế và các môn học khác.

Hội đồng quản trị của Đại học Bách khoa Công Giáo còn có Cha Richard Erikson, Tiến sĩ, một thiếu tướng Không quân đã nghỉ hưu; Michael Stefanini, kỹ sư cao cấp của Caltech tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA; và John Trần, người có bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại Đại học Nam California.

Một tầm nhìn khác biệt

Nolan hy vọng một trường đại học STEM Công Giáo trung thành sẽ giúp sinh viên giữ vững đức tin và giúp các nhà nghiên cứu sống đức tin của họ.

Bà giải thích: “Tôi muốn một tổ chức nơi các giáo sư và nhà nghiên cứu không ngại thực hiện nghiên cứu phò sự sống hoặc nghiên cứu phò tôn giáo - để họ có thể hoạt động một cách tự do”.

Khi những vấn đề nan giải về đạo đức nảy sinh trong nghiên cứu khoa học, các giáo sư Công Giáo không phải lúc nào cũng được tự do làm theo lương tâm của mình.

Bà nói: “Thí dụ, tôi đã được một số giáo sư làm việc trong lĩnh vực hóa sinh nghiên cứu tế bào gốc liên hệ với tôi và họ đã bị áp lực phải thực hiện nghiên cứu tế bào gốc phôi thai. Và họ không muốn thực hiện nghiên cứu tế bào gốc phôi thai. Họ muốn nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành hoặc nghiên cứu lại tế bào gốc cuống rốn.”

Cuối cùng, Nolan hy vọng sẽ tạo ra một không gian nơi các giáo sư có thể nghiên cứu qua “lăng kính Công Giáo”.

Bà cũng đang nỗ lực phát triển quan hệ đối tác doanh nghiệp, nơi các tập đoàn sẽ quyên góp để có cơ hội tiếp cận đầu tiên với sinh viên để thực tập và làm việc.

Bà giải thích: “Sinh viên sẽ nhận được học phí thấp hơn và học tập thực hành tại các đối tác này, đồng thời có cơ hội tiếp cận các đối tác này để tìm việc làm. Ngoài ra, trường đại học sẽ ít phụ thuộc hơn vào hoạt động từ thiện và học phí của sinh viên cũng như khả năng làm việc mà không cần sử dụng đô la của chính phủ, điều này ở California có thể thực sự hữu ích.”

‘Dự án của Người’

Nolan cho biết bà hy vọng trường đại học sẽ trở thành một cộng đồng đức tin sôi động.

Bà suy nghĩ: “Điều này sẽ thu hút những người mới tham gia. Điều này sẽ tạo ra những người trở lại đạo. Điều này sẽ thu hút những người Công Giáo hâm hấp trở nên nhiệt thành hơn trong đức tin của họ.”

Mặc dù quá trình này không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng Nolan tin rằng Chúa Kitô đang hướng dẫn nó.

Bà cho hay, “Nhưng cũng chính những phép lạ xảy ra hàng ngày này đã mang lại cho tôi sự phân định, cho tôi thấy rằng đây là một dự án dành cho Chúa Kitô. Đây không phải là dự án của tôi. Đây là dự án của Người.”

Khi được hỏi về hành trình đức tin của mình, Nolan đã chia sẻ về trải nghiệm của bà với bệnh viêm khớp tự miễn [autoimmune arthritis].

Bà nói, “Tôi yêu lời trích dẫn [của Thánh Gioana thành Arc] rằng: ‘điều không quan trọng là bàn tay cầm kiếm của Thiên Chúa lớn hay nhỏ. Tôi đặc biệt thích câu nói đó vì tay tôi bị tê liệt do viêm khớp tự miễn. Vì vậy, tôi nghĩ việc tay tôi bị tê liệt cũng không thành vấn đề - tôi đang cầm thanh kiếm của Thiên Chúa.”

Nolan nói rằng bà lớn lên theo đạo Công Giáo nhưng “không phải là đạo Công Giáo nhiệt thành chút nào”.

“Tôi thực sự đã tìm kiếm nó khi tôi trở thành một thiếu nữ và một người trưởng thành - và mạo hiểm một chút khi học cao học - nhưng cuối cùng đã quay trở lại vì nhận ra rằng Công Giáo là bản sắc của tôi, rằng nếu không thực hành nó, tôi thực sự đang phủ nhận một phần con người của mình. Và tôi cũng muốn nuôi dưỡng bản sắc đó ở những người khác.”

Tổng giáo phận đã phê duyệt cho trường đại học vào tháng 1 năm 2020. Nolan và Plance đã nhận được sự chấp thuận từ Đức Tổng Giám Mục Los Angeles, Jose Gomez, nhưng khi đại dịch COVID-19 xảy ra, học viện đã bắt đầu cung cấp các lớp chứng nhận an ninh mạng vào tháng 9 năm 2020 giữa đại dịch. Quá trình nhận được sự chấp thuận cấp giấy phép từ California sau đó mất khoảng hai năm.

Mặc dù địa điểm đã được xác định nhưng thông tin chi tiết vẫn đang được hoàn thiện. Trong khi đó, Đại học Bách khoa Công Giáo đang tìm kiếm quan hệ đối tác để giúp giảm chi phí học phí cũng như tìm cách đảm nhận một số vai trò nhất định.

Để tìm hiểu thêm về Đại học Bách khoa Công Giáo, hãy truy cập trang web của nó tại https://catholicpolytechnic.org/
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh người có uy quyền
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
03:56 25/01/2024

Hình ảnh người có uy quyền

Trong đời sống người nào đó không thể hiện diện thể lý trực tiếp làm công việc của mình được, hầu như trong mọi lãnh vực, họ có thể ủy quyền cho người khác làm thay cho mình. Người được tin cẩn làm thay cần sự ủy quyền với giấy tờ chứng nhận. Có thế người đó mới có tư cách pháp lý, có uy quyền nhân danh người ủy quyền thi hành công việc được trao cho.

Những hình ảnh này có trong mọi lãnh vực, như làm giấp tờ tùy thân, mua bán giao thương trao trả tiền bạc, ký nhận hàng hóa, thay mặt tham dự phát biểu nơi hội họp, hãng xưởng, đón tiếp…

Có hình ảnh ủy quyền như thế trong lãnh vực đạo giáo tinh thần không?

Trong thánh lễ Misa, mà có Thầy Phó Tế cùng dâng lễ, vị này đọc Phúc âm. Nhưng trước khi đọc lời Chúa, Thầy Phó tế đến trước vị chủ tế xin phép lành ủy quyền. Có thế Thầy Phó Tế theo luật Giáo hội có tư cách cùng uy quyền công bố Lời Chúa trước cộng đoàn dân Chúa hiện diện trong thánh lễ.

Và trước khi nghe Lời Chúa trong thánh lễ tất cả mọi người cùng làm ba lần hình dấu thập gía, như sự ủy quyền của Chúa: hình dấu thập gía trên trán với sứ mệnh nghe Lời Chúa bằng trí khôn để hiểu biết – Hình dấu thập gía trên môi miệng với nhiệm vụ được ủy trao cho sống làm chứng loan truyền Lời Chúa trong đời sống – và hình thập gía trên ngực với tâm tình lòng yêu mến qúy trọng Lời Chúa là ánh sáng soi chỉ đường cho đời sống.

Các ứng sinh Phó Tế, Linh mục và Giám mục được ban truyền chức Thánh. Qua Bí tích truyền chức họ được trao cho quyền thi hành nhiệm vụ mục vụ thánh do chính Thiên Chúa qua bàn tay Giáo Hội. Với sự ủy quyền này các Vị đó có uy quyền, hay còn gọi là năng quyền nhân danh Giáo hội thi hành công việc phụng tự tôn kính Thiên Chúa trước tín hữu dân Chúa. Qua trao ban Vị nhận được uy quyền, năng quyền làm việc mục vụ phụng vụ thánh, cũng cần phải được sai đi mới hợp luật lệ đạo đời.

Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, sinh ra làm người trên trần gian, không cần sự trao ban ủy quyền từ ai. Ngài là người có đầy đủ, là nguồn uy quyền năng quyền rồi. Vì thế khi giảng đạo lời ngài nói, việc ngài làm có đầy uy quyền sức mạnh như dòng điện tử lan chạy gây làn sóng cảm động tới tận trái tim tâm hồn người nghe, người hiện diện chứng kiến. Lời cùng cung cách xử sự của Ngài làm cho họ ngạc nhiên thán phục.

“Chúa Giêsu vào giảng dạy trong Hội Đường. Người ta kinh ngạc về giáo lý của Người, vì Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền, chứ không như các luật sĩ.” (Mc 1,21-28).

Ngày nay chúng ta không được chứng kiến uy quyền thần thánh của Chúa Giêsu Kitô như những người sống trước đây hơn hai ngàn năm bên nước Do Thái. Nhưng trong dòng lịch sử thời gian cũng đã có nhiều trường hợp xuất hiện những người có uy quyền thần thánh, như một Thánh Phanxicô thành Assisi, một Thánh Anton thành Padua, một Thánh Toma thành Aquino, một Thánh Ignatio, một mẹ Thánh Teresa thành Calcutta, Cha Thánh Pio năm dấu…

Lịch sử thuật kể lại, họ là những vị có sức thần thánh thiêng liêng lôi cuốn làm cảm động lòng con người, có sức mạnh thu hút làm thay đổi lòng họ ăn năn trở lại. Uy quyền họ có không do một ai là con người trao ủy quyền cho, nhưng họ nhận lãnh trực tiếp từ Thiên Chúa, Đấng là nguồn mạch sự uy quyền khả thể.

Vì thế Lời nói cùng đời sống của họ là bản chính có năng lực uy quyền hôm qua, hôm nay và ngày mai.
 
Lm Nhạc sĩ Rôcô Phương Linh
Phạm Bá Nha
18:39 25/01/2024

Lm NHẠC SỸ RÔCÔ PHƯƠNG LINH (Phát Diệm, 1921-1995)

Nhân dịp lễ giỗ 8.9.1995, học trò cũ, Tcv Phúc Nhạc, người viết bài, trình bày đôi dòng về Lm Nhạc Sỹ Rôcô Phương Linh, lỗi lạc của Phát Diệm.

Ký ức tuổi thơ tu học. Xin tóm tắt cuộc đời Cha:

-Tên thật: Rôcô Trần Hữu Linh, bút hiệu Phương Linh, Sinh 15.7.1921,
tại Thượng Kiệm, Kim Sơn, Ninh Bình (Phát Diệm)
-Tu học tại Tcv Phúc Nhạc
- 1943-1948: Đcv Xuân Bích, Liễu Giai, Hà Nội
- 2.4.1949: Thụ phong Linh Mục tại Phát Diệm
-1949-1953: Giáo sư Tcv Phúc Nhạc
-1955-1959: Hiệu Trưởng Trí Đức, Đà Lạt.
-1962: Gia nhập tu hội Vinh Sơn
-1963: Du học Pháp
-1973: về VN làm giám đốc Tcv Vinh Sang, Tam Hiệp, Biên Hòa.
-1976-1988: Lao tù Cộng sản.
-8.6.1995: An nghỉ trong Chúa, phần mộ tại Túc Trưng, Đồng Nai.

Nhớ mỗi lần trăng rầm nhớ bài ‘Trung Thu Chèo thuyền’ (đoạt giải nhất, Hà Nội, 1945)
ĐK:
Đồng một lòng chúng ta cố chèo
Thật nhịp nhàng tay bơi tay lái
Mặc cho sông trôi, sóng reo
Nghìn khó chớ núng lòng ai
Đập ngọn chèo chúng ta dấn đà
Vượt ngàn trùng mau như mây cuốn
Rồi ra bên sông Ngân Hà, tắm sao đỡ buồn, dìm trăng đỡ buồn
PK1:
Bập bềnh trên sông bao la (2 lần)
Bền lòng vững chí anh hùng
Dẫu khó khôn trùng ta to tiến luôn
Bập bềnh trên sông bao la (2 lần)
Kìa sông Ngân Hà nước trong veo
Dẫu thêm mái chèo, thuyền ta lướt vèo
PK 2:
Thuyền dìu trên sông Ngân Hà (2 lần)
Và đàn cá trắng nô đù
Vấn vít quanh thuyền theo lên cõi tiên
Thuyền dìu trên sông Ngân Hà (2 lần)
Nào ai chưa thấy cõi tiên
Hãy mau lên thuyền là xem thấy liền

Song song với bài trên, tác giả còn sáng tác các bài sinh hoạt hợp với thiếu nhi đồng quê: Lý Toét Xã Xệ, Toòng Teng Trên Voi, Vịt Một Chân, Vắt Vắt A Cái Con Trâu Này.

Thánh Nhạc, khi còn là chủng sinh Đcv Thượng Kiệm Cha đã sáng tác nhiều bài thánh ca nổi tiếng cho thánh nhạc VN. Ngày nay vẫn còn sử dụng.

1) Chúa Thánh Thần (Nhạc: Phương Linh, Lời: Trần Ngọc Phan
TK1: Cầu xin Chúa Thánh Thần. Người thương thăm viếng hồn con
Đem xuống cho con hồng ân chan chứa. Trau dồi cho đáng ngôi Thánh Đường.
DK: Nguyện xin Chúa Ngôi Ba. Đoái nghe lời con thiết tha.
Tình thương mến ấp ủ con ngày đêm.
Nhuận thắm xác hồn tràn lan ơn thiêng
2) Tìm Hang Đá (Nhạc: Phương Linh, Hòa Âm: JB Điệu, Lời : J. Tuất)

Thôi đứng lên nào, vui sướng biết bao.
Hỡi ai đang say giấc hôn miên, bên các đoàn chiên Chúa.
Ca nên hỡi. Chúa sinh ra đời
Ta đưa tin rất đáng vui này cho kẻ lòng ngay.
Các hãy đi hang đá tìm Con Chúa
Nằm trong máng chiên lừa quên mảnh bào thưa.
ĐK : Nào ta giấn bước, ra tìm hang đá, ngắm xem Thiên Chúa
Muôn thiên thần hô loa xướng ca trên đỉnh đồi.

3) Con Cái Xum Vầy (Chúng tôi không có lời 3 bài này)
4) Ôi Thần Linh Chúa
5) Tạ ơn (viết chung với cha chính Mai Học Lý)

Nhận xét nhạc của Phương Linh

Nhà biên khảo Lê Đình Bảng (Bắc Ninh) viết: Nhạc của Phương Linh luôn trang trọng, nghiêm cẩn. Ca từ nhẹ nhàng, thanh thoát, có đối đăng, vần điệu, nghe rất thơ, dễ gây cảm xúc, dễ nằm lòng. (Ở thượng nguồn thi Công Giáo Việt Nam. tr. 275)

Lm nhạc sỹ Anré Đỗ Xuân Quế, 0P nhận xét: Ngay từ khi còn là Tiểu Chủng Sinh nhỏ bé ở Tcv Phúc Nhạc, trong con mắt các Cha giáo và bạn bè, Phương Linh đã chứng tỏ có một năng khiếu, tài năng âm nhạc hiếm có. (Sđd tr 274)
Đúng như nhận xét của Cha Quế.

1)Huấn Thị Công đồng Vaican II. De Musica in Sacra Liturgia, thì :
- Thánh nhạc là loại âm nhạc được sáng tác cho việc cử hành Phụng Vụ, có tính thánh thiện, hình thức tốt đẹp với mục đích vinh danh Chúa. (số 4a)
-Khi đưa ra những những bản dịch lối phổ thông để dệt nhạc, chuyên viên làm thế nào trung thành với Latinh. (số 53)
- Truyền thống âm nhạc của toàn thể Hội Thánh đã kiến tạo nên một kho tàng vô giá vượt hẳn mọi nghệ thuật, nhất là vì điệu nhạc thánh đi liền với lời ca làm nên thành phần cần thiết hoạc kiện toàn của Phụng Vụ trọng Thể. Hội Thánh coi Thánh nhạc là ‘thành phần hoàn chỉnh’ (pars integrans) của Phụng Vụ. (số 112). (Sđd. tr. 30)

3) ĐGH Pio X gọi Thánh nhạc là ‘Nữ tỳ của Phụng Vụ’

4) ĐGH PIo XII, Thông điệp Mediator Dei coi Thánh nhạc là ‘thành phần thiết yếu của Phụng Vụ’


TÀI LIỆU THAM KHẢO

LÊ ĐÌNH BẢNG, “Ở thượng nguồn thi ca Công Giáo Việt Nam”
Miền thơ trong Thánh nhạc Thánh ca. Nxb Tôn Giáo 10. 2009
 
Church Documents
ThuTrinh 26 Jan 2024
VietCatholic Media
23:34 25/01/2024
1. Danh sách các tù binh Ukraine thiệt mạng có những người đã được trao trả

Ủy viên nhân quyền Ukraine, Dmytro Lubinets, nói với Reuters rằng danh sách được chia sẻ trên truyền thông Nga về các tù nhân chiến tranh Ukraine được cho là đã có mặt trên chiếc máy bay bị rơi ở vùng Belgorod hôm thứ Tư có sự khác biệt.

“Chúng tôi đã tìm thấy những công dân Ukraine trong danh sách đã được trao đổi trước đó.

Tass trước đó đã báo cáo rằng các nhà điều tra tại vụ tai nạn sẽ yêu cầu mẫu DNA để có thể xác định danh tính người chết.

Nó nói tiếp rằng “sau khi xác định được tất cả những người đã chết, thân nhân của các tù nhân chiến tranh Ukraine có thể được coi là nạn nhân trong một vụ án hình sự” sẽ chống lại Kyiv vì “phải chịu trách nhiệm về cái chết của đồng bào mình”.

2. Bế tắc ngoại giao giữa Hung Gia Lợi và Thụy Điển về việc gia nhập NATO

Tại Hung Gia Lợi, cổng thông tin ủng hộ chính phủ Index đã phỏng vấn chủ tịch quốc hội László Kövér về sự bế tắc ngoại giao giữa Hung Gia Lợi và Thụy Điển về nỗ lực gia nhập NATO của Stockholm, điều mà ông nói rằng không có gì khẩn cấp để giải quyết.

Sự phê chuẩn của Hung Gia Lợi là trở ngại duy nhất còn lại đối với việc Thụy Điển gia nhập.

Khi được hỏi liệu tình hình có khó xử về mặt ngoại giao và minh họa cho sự thất bại của chính sách ngoại giao Hung Gia Lợi hay không, ông nói:

Chúng tôi đã nêu vấn đề của mình khá rõ ràng. Hung Gia Lợi coi trọng thực tế rằng NATO… là một liên minh phòng thủ gồm các quốc gia bình đẳng và có chủ quyền. Nhưng hãy nói rõ cho mọi người biết: các quốc gia thành viên tự nguyện thực hiện nghĩa vụ rằng nếu bất kỳ đồng minh nào khác bị tấn công, điều đó sẽ tự động được coi là nhằm vào họ. Mọi người có hiểu trách nhiệm này lớn đến mức nào không?

Điều này đòi hỏi một mức độ tin tưởng mạnh mẽ hơn thế. Bây giờ, hãy xem Thụy Điển đã đối xử với Hung Gia Lợi như thế nào trong thời gian qua, kể từ khi họ gia nhập chương trình nghị sự, họ đã đối xử với chúng ta với sự kiêu ngạo và cẩu thả như thế nào. Tôi không hoàn toàn rõ ràng liệu họ có nhận thức được liên minh mà họ muốn tham gia thực sự có ý nghĩa gì hay không.

Đó là về thực tế là người Thụy Điển – tôi muốn lưu ý rằng cả người Phần Lan nữa – đã đi quá xa trong việc bôi nhọ Hung Gia Lợi, bôi nhọ chính phủ được bầu cử dân chủ.

Đặc biệt xét đến việc sau khi quốc hội phê chuẩn việc gia nhập của Phần Lan với ý định tốt, Phần Lan đã ngay lập tức tham gia tố tụng Hung Gia Lợi trước tòa án công lý Âu Châu.

Ông dường như không đặt nhiều hy vọng về một giải pháp nhanh chóng tại quốc hội Hung Gia Lợi, khi nói về triển vọng của một phiên họp bất thường:

Tôi tin chắc rằng một trong những đảng đối lập, thường không phục vụ lợi ích của Hung Gia Lợi, sẽ khởi xướng việc triệu tập cuộc họp này, có thể sẽ không thành công. Dù sao tôi cũng không cảm thấy có gì khẩn cấp, và trên thực tế, tôi không nghĩ đã xảy ra tình huống gì bất thường.

3. Hội đồng nghị viện của Hội đồng Âu Châu (Pace) tại Strasbourg đã đồng thanh thông qua nghị quyết về số phận của những đứa trẻ Ukraine bị Nga cưỡng bức chuyển giao và trục xuất.

Đệ nhất phu nhân Ukraine, Olena Zelenska, phát biểu tại phiên họp. Bà nói rằng các quốc hội cần hợp tác cùng nhau “để buộc Nga tuân thủ ít nhất các công ước Geneva và ngay lập tức cung cấp danh sách đầy đủ về tên và nơi ở của tất cả trẻ em Ukraine bị trục xuất bất hợp pháp..”

Trong nghị quyết của mình, hội đồng kêu gọi quốc hội các nước thông qua nghị quyết “công nhận những tội ác này là tội ác diệt chủng”, đồng thời yêu cầu cộng đồng quốc tế hợp tác với Ukraine để truy tìm và hồi hương những trẻ em mất tích.

Pace là cơ quan quốc hội của Hội đồng Âu Châu và bao gồm các nhà lập pháp trong số 46 thành viên của tổ chức.

Vào tháng 3 năm 2023, tòa án hình sự quốc tế ở The Hague đã ban hành lệnh bắt giữ Vladimir Putin vì tội giám sát vụ bắt cóc trẻ em Ukraine, cũng như lệnh bắt giữ ủy viên quyền trẻ em của Nga, Maria Alekseyevna Lvova-Belova.

Vào tháng 12, Ukraine cho biết hơn 19.540 trẻ em đã bị Nga trục xuất bất hợp pháp.

4. Người phụ nữ Nga bị kết án 27 năm tù vì vụ đánh bom ở St Petersburg khiến blogger chiến tranh thiệt mạng

Darya Trepova, 26 tuổi, đã bị bỏ tù 27 năm vì giao một quả bom phát nổ vào tay một blogger quân sự ủng hộ chiến tranh vào năm ngoái, giết chết anh ta ngay tại chỗ.

Người phụ nữ Nga đã bị tòa án St Petersburg kết án với các tội danh bao gồm tội khủng bố liên quan đến cái chết của blogger Vladlen Tatarsky.

Tatarsky đã bị giết bởi một quả bom được giấu bên trong một bức tượng nhỏ giống anh mà Trepova đã tặng anh như một món quà trong buổi nói chuyện mà anh đang diễn ra tại một quán cà phê ở St Petersburg.

Trepova cho biết cô đã bị gài bẫy và nghĩ rằng bức tượng chứa một thiết bị nghe lén chứ không phải một quả bom.

Tatarsky, tên thật là Maxim Fomin, có hơn 560.000 người theo dõi trên Telegram và là một trong những blogger quân sự có ảnh hưởng nhất đất nước. Hơn 30 người bị thương trong vụ nổ.

Reuters đưa tin cô nói trước phiên tòa rằng cô hành động theo lệnh của một người đàn ông ở Ukraine mà cô biết là “Gestalt” (tiếng Đức có nghĩa là “Hình dạng”), người đã gửi tiền và chỉ dẫn cho cô vài tháng trước vụ đánh bom quán cà phê.

Trepova cho biết cô đã làm theo chỉ dẫn của Gestalt vì cô cho rằng mục đích nghe lén Tatarsky là để tìm hiểu thêm những gì anh ta biết về cuộc chiến, điều mà cô phản đối.

“ Tôi cảm thấy vô cùng đau đớn và xấu hổ vì sự cả tin, ngây thơ của mình đã dẫn đến hậu quả thảm khốc như vậy. Tôi không muốn làm tổn thương bất cứ ai,” cô nói trước tòa vào đầu tuần này. “Tôi cảm thấy đặc biệt đau đớn và xấu hổ vì chính tay tôi đã thực hiện một hành động khủng bố.”

Nga cáo buộc Ukraine ngay sau vụ tấn công sát hại Tatarsky. Các quan chức cao cấp Ukraine không nhận trách nhiệm cũng như không phủ nhận có liên quan đến cái chết của Tatarsky.

Người bào chữa cho biết Trepova cũng là nạn nhân vì bản thân cô có thể đã bị giết hoặc bị thương.

Sau khi quả bom phát nổ, một người bạn của chồng cô tên là Dmitry Kasintsev đã để cô ở lại căn nhà của anh ta đêm đó. Cô ấy bị bắt ở đó vào ngày hôm sau.

Kasintsev hôm thứ Năm đã bị kết án một năm chín tháng vì giúp cô lẩn trốn, bất chấp lời khai từ Trepova rằng cô chưa bao giờ gặp anh ta trước đây và anh ta không liên quan gì đến quả bom.

5. Putin đến thăm vùng biển Baltic của Kaliningrad

Hãng thông tấn RIA của Nga đưa tin Putin đã tới Kaliningrad.

Kaliningrad là một vùng lãnh thổ của Nga trên biển Baltic, nằm giữa Ba Lan và Lithuania. Đầu ngày hôm nay, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết chuyến thăm không nhằm gửi thông điệp tới NATO. Tuy nhiên, Điện Cẩm Linh cho biết “những tuyên bố quân sự từ các nước vùng Baltic” cho thấy có nguy cơ xảy ra chiến tranh với Kaliningrad.

Tass đưa tin rằng hành trình của Putin bao gồm việc thăm các sinh viên tại trường đại học ở đó và gặp gỡ với thống đốc khu vực. Cũng có thông tin cho rằng Putin sẽ chính thức mở một nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời.

6. Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo về khả năng xảy ra những hậu quả đáng kể đối với người Ukraine nếu Quốc hội Mỹ tiếp tục trì hoãn quyết định hỗ trợ thêm về quân sự, kinh tế và nhân đạo cho Ukraine.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: “Chúng tôi mong đợi và hy vọng rằng Quốc hội sẽ có thể hành động nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể để chúng tôi có thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ các đối tác Ukraine của mình”.

Ông nhấn mạnh rằng điều này bao gồm hỗ trợ an ninh cũng như hỗ trợ kinh tế và nhân đạo.

“Nếu chúng ta không làm được điều này, sẽ có những hậu quả thực sự, rõ ràng và hữu hình. Và cuối cùng, người dân Ukraine và nỗ lực chống lại sự xâm lược của Nga sẽ bị ảnh hưởng”, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh hôm thứ Năm 25 Tháng Giêng.

Ông cũng lưu ý rằng các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, nhân đạo và các tổ chức đối tác khác hỗ trợ Ukraine trong nhiều lĩnh vực khác nhau cũng sẽ gặp rủi ro.

Quốc hội Mỹ vẫn đang tiếp tục thảo luận về việc thông qua yêu cầu của Tổng thống Biden về việc chi tiêu bổ sung cho quốc phòng, trong đó có hơn 60 tỷ Mỹ Kim viện trợ cho Ukraine.
 
VietCatholic TV
Máy bay Nga Il-76 có chở tù binh Ukraine trước khi rơi hay không? Ý phản đối Đại Sứ Nga tung tin giả
VietCatholic Media
03:04 25/01/2024


1. Máy bay Il-76 của Nga có chở tù binh Ukraine trước khi rơi hay không? Những gì chúng tôi biết

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Was Russian Il-76 Plane Carrying Ukrainian POWs Before Crash? What We Know”, nghĩa là “Máy bay Il-76 của Nga có chở tù binh Ukraine trước khi rơi hay không? Những gì chúng ta biết”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Các chi tiết mâu thuẫn đã xuất hiện sau vụ tai nạn máy bay quân sự của Nga ở vùng Belgorod giáp Ukraine hôm thứ Tư.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết 65 quân nhân Ukraine bị bắt đang trên chiếc máy bay Il-76 hướng tới vùng Belgorod để trao đổi tù nhân khi nó bị rơi gần làng Yablonovo, theo hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti.

“Vào khoảng 11 giờ theo giờ Mạc Tư Khoa, một chiếc máy bay Il-76 đã bị rơi trong chuyến bay theo lịch trình ở vùng Belgorod. Trên máy bay có 65 quân nhân bị bắt của lực lượng vũ trang Ukraine... 6 thành viên phi hành đoàn và 3 người đi cùng”, hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Các kênh Telegram của Nga Shot và Mash tuyên bố rằng cuộc trao đổi dự kiến diễn ra vào thứ Tư.

Hình ảnh từ hiện trường vụ tai nạn lan truyền trên mạng cho thấy chiếc máy bay đã bị phá hủy hoàn toàn, với các mảnh vỡ vương vãi khắp một cánh đồng. Một đoạn video khác ghi lại khoảnh khắc xảy ra vụ tai nạn cho thấy một quả cầu lửa khổng lồ và những cột khói đen bốc lên bầu trời từ xa.

Hãng tin Ukrainska Pravda, gọi tắt là UP, ban đầu cho biết vụ tai nạn là “do lực lượng vũ trang Ukraine gây ra”, trích dẫn một nguồn tin, nhưng sau đó cho biết “đồng thời, một nguồn tin khác của UP không xác nhận thông tin này”.

Tờ báo dẫn các nguồn tin giấu tên trong Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết chiếc máy bay đang vận chuyển hỏa tiễn cho hệ thống phòng không S-300 của Nga và không đề cập đến tù binh chiến tranh.

Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ không thể xác nhận liệu máy bay có bị Lực lượng Phòng vệ Ukraine bắn hạ hay không vì “thông tin vẫn đang được làm rõ”.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine và Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email. Phát ngôn nhân của Putin, ông Dmitry Peskov, nói với các phóng viên hôm thứ Tư rằng Điện Cẩm Linh hiện sẽ “giải quyết” tình hình mà không nêu chi tiết.

Andrei Kartapolov, chủ tịch ủy ban quốc phòng quốc hội Nga, tuyên bố có chiếc máy bay thứ hai chở 80 tù nhân Ukraine, nhưng nó đã thay đổi lộ trình sau vụ tai nạn.

Truyền thông nhà nước Nga dẫn lời Kartapolov nói: “Bây giờ không thể nói chuyện về bất kỳ cuộc trao đổi tù nhân nào khác”. Ông cáo buộc rằng máy bay Il-76 đã bị bắn hạ bởi 3 hỏa tiễn Patriot.

“Giới lãnh đạo Ukraine biết rõ về cuộc trao đổi sắp xảy ra, họ đã được thông báo về cách thức chuyển giao tù nhân, nhưng máy bay Il-76 đã bị bắn hạ bởi 3 hỏa tiễn từ hệ thống hỏa tiễn phòng không Patriot hoặc IRIS T, được sản xuất tại Đức, các chuyên gia sẽ phân loại nó,” ông nói với Duma Quốc gia Nga.

Nhà báo Ukraine Illia Ponomarenko cho biết trên X,, rằng cho đến nay, ông thấy “nghi ngờ” rằng chiếc máy bay Nga bị bắn rơi đang vận chuyển 65 tù binh chiến tranh Ukraine để trao đổi tù nhân.

“Cũng không có khả năng cao là quân đội Ukraine không biết rằng một chiếc Il-76 nào đó đang chở tù binh. Đặc biệt là bây giờ người Nga thậm chí còn tuyên bố rằng đột nhiên cũng có những máy bay chở tù binh khác”, ông nói.

Ponomarenko nói tiếp: “Các bạn biết đấy, việc trao đổi tù nhân giữa Ukraine và Nga là những hoạt động phức tạp và cực kỳ nhạy cảm, trong đó mọi hơi thở đều được hòa giải giữa hai bên trong nhiều tuần, nếu không muốn nói là nhiều tháng”.

Ông nói thêm: “Tôi thấy nghi ngờ rằng trong một cuộc trao đổi lớn như vậy liên quan đến nhiều hơn một máy bay chở đầy tù binh Ukraine, quân đội Ukraine không biết gì về việc di chuyển bằng hàng không quy mô lớn tới Belgorod”. “Có thể, nhưng không có khả năng.”

Ukraine và Nga lần cuối công bố trao đổi tù nhân vào ngày 3 Tháng Giêng - lần đầu tiên sau gần 5 tháng - liên quan đến hơn 200 tù nhân chiến tranh được mỗi bên trả tự do sau những gì được mô tả là một cuộc đàm phán phức tạp có sự tham gia hòa giải của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Kyrylo Budanov, nhà lãnh đạo Cơ quan Tình báo Quân sự HUR của Ukraine, mô tả đây là một “cuộc trao đổi tù nhân rất khó khăn”.

2. Không ai sống sót sau vụ máy bay quân sự Nga rơi ở Belgorod

Vyacheslav Gladkov, Thống đốc khu vực Belgorod của Nga, hôm thứ Tư cho biết tất cả mọi người trên chiếc máy bay vận tải quân sự bị rơi ở khu vực trước đó vào thứ Tư đều đã thiệt mạng.

Bộ Quốc phòng Nga trước đó cho biết có 74 người trên máy bay vận tải Il-76, trong đó có 65 tù nhân chiến tranh Ukraine sẽ được trao đổi lấy con tin Nga.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 25 Tháng Giêng, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, bác bỏ tuyên bố của Nga là có 65 tù binh chiến tranh Ukraine trên chiếc máy bay; và cho rằng nó chở hỏa tiễn S-300.

3. Bí ẩn khi các vật thể lớn rơi ra khỏi Il-76 của Nga trong vụ tai nạn

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Mystery as Large Objects Seen Falling Out of Russian Il-76 During Crash”, nghĩa là “Bí ẩn khi các vật thể lớn rơi ra khỏi Il-76 của Nga trong vụ tai nạn”, Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Các vật thể lớn được nhìn thấy rơi ra khỏi máy bay quân sự Il-76 của Nga ngay trước khi nó rơi ở khu vực Belgorod giáp Ukraine hôm thứ Tư, theo báo cáo địa phương.

Đài VChK-OGPU, được cho là có thông tin nội bộ từ lực lượng an ninh Nga, cho biết một nhân chứng cho biết một vật thể “lạ” đã được ném ra khỏi máy bay ngay trước khi máy bay rơi vào khoảng 11 giờ sáng giờ địa phương ở làng Yablonovo.

Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng Nội vụ Ukraine, cũng cho biết “một số vật thể lớn” đã rơi khỏi Il-76 trước khi xảy ra vụ việc. Hiện chưa rõ các đồ vật đó là gì.

Gerashchenko cho biết các báo cáo chỉ ra rằng địa điểm xảy ra vụ tai nạn đã ngay lập tức bị phong tỏa và người dân địa phương bị cấm đến gần hiện trường.

Nguyên nhân vụ tai nạn vẫn chưa rõ ràng. Nga tuyên bố rằng có các quân nhân Ukraine bị bắt trên chiếc máy bay đang bay tới vùng Belgorod để trao đổi tù nhân, đồng thời cáo buộc Ukraine đã bắn hạ máy bay và thực hiện “hành động khủng bố”.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố: “Lãnh đạo Ukraine nhận thức rõ rằng, theo thông lệ đã được thiết lập, quân nhân Ukraine sẽ được vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự tới phi trường Belgorod vào ngày hôm nay để trao đổi”.

“Theo thỏa thuận trước đó, sự kiện này sẽ diễn ra vào buổi chiều tại trạm kiểm soát Kolotilovka ở biên giới Nga-Ukraine,” Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, nói.

Trước đó, Bộ này cho biết 65 quân nhân Ukraine bị bắt, 6 thành viên phi hành đoàn người Nga và 3 binh sĩ Nga đã có mặt trên máy bay.

“Bằng cách thực hiện hành động khủng bố này, giới lãnh đạo Ukraine đã lộ bộ mặt thật của mình. Nó coi thường mạng sống của chính công dân của mình”, Konashenkov nói thêm.

Hãng tin độc lập của Nga The Insider trích dẫn một nguồn tin quen thuộc với thủ tục trao đổi tù nhân ở Nga cho biết các binh sĩ Lực lượng Vũ trang Ukraine bị bắt đã có mặt trên chiếc Il-76 khi nó bị rơi.

Andriy Yusov, phát ngôn nhân của Cơ quan Tình báo Quân sự HUR của Ukraine, nói với Đài phát thanh Svoboda rằng một cuộc trao đổi tù nhân đã được lên kế hoạch vào thứ Tư, nhưng cho biết: “Nó không diễn ra vào lúc này”.

Chính quyền Ukraine và Nga đã không trả lời yêu cầu bình luận qua email của Newsweek.

Hãng tin Ukrainska Pravda ban đầu cho biết vụ tai nạn là “do lực lượng vũ trang Ukraine gây ra”, trích dẫn một nguồn tin, nhưng sau đó cho biết “đồng thời, một nguồn tin khác của UP không xác nhận thông tin này”.

Tờ báo trực tuyến dẫn nguồn tin giấu tên trong Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết chiếc máy bay đang vận chuyển hỏa tiễn cho hệ thống phòng không S-300 của Nga và không đề cập đến tù binh chiến tranh.

Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ không thể xác nhận liệu máy bay có bị lực lượng Ukraine bắn hạ hay không vì “thông tin vẫn đang được làm rõ”.

Maksym Kolesnikov, một cựu tù binh chiến tranh người Ukraine được trả tự do vào tháng 2 năm 2023, bày tỏ nghi ngờ về phiên bản sự kiện của Nga.

“Nga tuyên bố rằng trên chiếc Il-76 có 65 tù nhân, 6 thành viên phi hành đoàn và 3 binh sĩ Nga hộ tống. Đây hoàn toàn là một chuyện rác rưởi. Khi tôi được đưa bằng máy bay từ Bryansk đến Belgorod, cứ 50 tù nhân thì có khoảng 20 quân cảnh của họ. Chỉ có 3 lính canh Nga áp tải 65 người là chuyện không tin nổi.”

4. Ý bác bỏ tuyên bố của Nga rằng một sĩ quan quân đội Ý đã thiệt mạng ở Ukraine

Reuters đưa tin Ý bác bỏ tuyên bố của Nga rằng một sĩ quan quân đội Ý đã bị giết ở Ukraine hôm thứ Tư, gọi đó là tin giả được sử dụng làm vũ khí cho chiến tranh tâm lý.

Bộ Quốc phòng Ý cho biết Trung tá Claudio Castiglia qua đời ở Ý vì nguyên nhân tự nhiên, sau khi đại sứ quán Nga ở Nam Phi đăng lại thông tin rằng Castiglia được tìm thấy đã chết ở Ukraine.

Tuyên bố cho biết: “Bộ Quốc phòng Ý kiên quyết phủ nhận lời nói dối rùng rợn này được công bố trên tài khoản 'X' của đại sứ quán Nga ở Nam Phi và cảnh báo những kẻ gieo rắc hận thù không nên tiếp tục lan truyền tin tức giả mạo khủng khiếp này”.

Tuyên bố của Ý cho biết: “Đây có phải là cách chiến tranh tâm lý được thực hiện, khơi lại nỗi đau của gia đình Trung tá Claudio Castiglia không?”.

Tháng trước, nội các Ý đã thông qua sắc lệnh cho phép nước này cung cấp thiết bị quân sự cho Kyiv cho đến cuối năm 2024, để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh chống lại cuộc xâm lược của Nga và bảo vệ dân thường.

5. Mỹ đóng kho vũ khí dành cho Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “US Closes Weapons Stockpile to Ukraine”, nghĩa là “Mỹ đóng kho vũ khí dành cho Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Với các cuộc tranh luận tại Quốc hội về chi tiêu quân sự nước ngoài trong tương lai, các quan chức Ngũ Giác Đài cho biết Mỹ sẽ không còn có thể khai thác kho vũ khí của mình để giúp Ukraine chiến đấu chống lại lực lượng Nga.

Trong cuộc họp báo tại Ngũ Giác Đài hôm thứ Tư, Thiếu tướng Pat Ryder, thư ký báo chí của Bộ Quốc phòng, nói với các phóng viên rằng việc Quốc hội giữ lại nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine đang ngăn cản Washington “đáp ứng các nhu cầu khẩn cấp nhất trên chiến trường của Ukraine bao gồm những thứ như đạn pháo, vũ khí chống tăng, các hệ thống đánh chặn phòng không.”

Bình luận của Ryder được đưa ra sau cuộc họp hàng tháng của Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine, một hội nghị gồm 54 quốc gia do Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin chủ trì, đã họp từ tháng 4 năm 2022 để hỗ trợ Ukraine. Kể từ khi thành lập nhóm, đây là lần đầu tiên Mỹ không thể cam kết gửi thêm đạn dược và hỏa tiễn tới Kyiv.

Các nhà lãnh đạo Hạ viện và Thượng viện đang thúc ép đạt được một thỏa thuận an ninh lưỡng đảng nhằm đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Joe Biden về việc tài trợ thêm cho Ukraine, đồng thời thúc đẩy các nỗ lực thực thi biên giới của Hoa Kỳ. Nhưng một số nhà lập pháp đã từ chối chuyển bất kỳ khoản tài trợ nước ngoài bổ sung nào cho đến khi đạt được thỏa thuận biên giới.

Ryder cho biết hôm thứ Ba rằng nếu không có nguồn tài trợ bổ sung, Ngũ Giác Đài không thể cung cấp cho Ukraine thiết bị “để đáp ứng các yêu cầu trung và dài hạn của họ cũng như giúp họ duy trì các hệ thống mà chúng tôi đã cung cấp trước đây”.

Ông nói thêm rằng chính quyền Tổng thống Biden đang hợp tác chặt chẽ với Quốc hội để “thúc giục tài trợ bổ sung càng sớm càng tốt”.

Austin, người chủ trì cuộc họp hôm thứ Ba với hàng chục đối tác quốc tế trong thời gian ông đang hồi phục sau ca phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt, đã kêu gọi các thành viên của Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine “đào sâu” và tiếp tục hỗ trợ quân đội Kyiv trước sự xâm lược đang diễn ra của Nga.

“Cuộc chiến của Ukraine rất quan trọng đối với tất cả các nước chúng ta,” Austin nói trong bài phát biểu khai mạc. “Quân đội vô cùng dũng cảm của Ukraine đang tiếp tục cuộc chiến chống lại quân xâm lược Điện Cẩm Linh trên khắp chiến tuyến rộng lớn ở phía đông và phía nam Ukraine, trong thời tiết mùa đông khắc nghiệt.

Ông nói: “Vì vậy, tôi kêu gọi nhóm này đào sâu để cung cấp cho Ukraine nhiều hệ thống phòng không và máy bay đánh chặn trên mặt đất có thể cứu sống nhiều người hơn”.

Vào cuối tháng 12, Ngũ Giác Đài đã công bố gói an ninh cuối cùng dành cho Ukraine, trị giá tổng cộng 250 triệu Mỹ Kim. Kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Washington đã gửi hơn 44 tỷ Mỹ Kim hỗ trợ an ninh để tăng cường quân đội cho nước này.

Theo hãng tin AP, khoảng 23,6 tỷ Mỹ Kim trong tổng số viện trợ cho Ukraine được lấy từ kho dự trữ quân sự hiện có của Mỹ, trong khi khoảng 19 tỷ Mỹ Kim được chi cho các hợp đồng quân sự dài hạn. Điều này có nghĩa là ngay cả khi nguồn tài trợ của Ngũ Giác Đài cạn kiệt, vẫn có thể có một số vũ khí đã mua trước đó sẽ tiếp tục được chuyển đến Ukraine trong thời điểm hiện tại.

Ryder nói với các phóng viên rằng Mỹ đang tiếp tục hỗ trợ Ukraine thông qua các liên minh huấn luyện và lãnh đạo. Tuy nhiên, ông nói thêm, “để chúng tôi có thể cung cấp những khả năng mà Ukraine cần trên chiến trường hiện nay cũng như về lâu dài, chúng tôi thực sự đánh giá cao sự hỗ trợ của Quốc hội”.

6. Bộ trưởng Quốc phòng Anh kêu gọi đồng minh 'tăng cường' viện trợ quân sự cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho biết các đồng minh của họ cần “tăng cường” viện trợ quân sự cho Ukraine.

Viết trên Politico, Shapps nói: “Ukraine đã thực hiện một công việc không thể tin được là đẩy lùi kẻ xâm lược. Nước này đã chiếm lại 50% lãnh thổ bị Nga đánh cắp và mở ra một tuyến đường hàng hải ở Hắc Hải.

“Nhưng Kyiv cần được hỗ trợ nhiều hơn – và không chỉ từ Vương quốc Anh. Các đồng minh của chúng ta cũng phải bước lên.”

Ông tiếp tục chỉ rõ rằng các thành viên của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine, bao gồm 54 quốc gia bao gồm tất cả các thành viên NATO, “phải hành động”.

Vương quốc Anh đã chi hơn 7 tỷ bảng Anh để viện trợ quân sự cho Ukraine. Đầu tháng này, thủ tướng Rishi Sunak đã công bố viện trợ thêm 2,5 tỷ bảng cho Ukraine.

Shapps nói thêm: “Thông điệp không thể rõ ràng hơn: Vương quốc Anh sẽ ở trong tình trạng này trong một thời gian dài”.

7. Đồng minh của Putin trong liên minh NATO ký cam kết với Ukraine

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's NATO Ally Signs Pledge With Ukraine”, nghĩa là “Đồng minh của Putin trong NATO ký cam kết với Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một trong những đồng minh thân cận nhất của Putin trong NATO đã ký cam kết “tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau” với Ukraine.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico, người nhậm chức vào tháng 10 sau khi thề “không gửi thêm một viên đạn nào tới Ukraine”, đã ký một tuyên bố chung khẳng định “toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine trong các biên giới được quốc tế công nhận” trong cuộc gặp hôm thứ Tư với Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal.

Theo các bài đăng trên mạng xã hội từ Shmyhal, tuyên bố “bày tỏ sự ủng hộ đối với công thức hòa bình” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy và “nhấn mạnh tầm quan trọng” của Ukraine và Slovakia “phát triển hợp tác kỹ thuật-quân sự”.

Shmyhal nói rằng Fico đã đồng ý rằng Slovakia sẽ không ngăn Ukraine mua vũ khí và thiết bị của Slovakia sau khi nghe về “sự tàn bạo của người Nga”.

Newsweek đã đưa ra bình luận với các cơ quan chính phủ Slovakia, Bộ Ngoại giao Nga và văn phòng của Putin qua email vào thứ Tư.

Shmyhal cho biết: “Trong cuộc gặp của chúng tôi, Thủ tướng Slovakia Robert Fico nhấn mạnh rằng ông hoàn toàn ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”. “Chúng tôi đã ghi lại điều này trong tuyên bố chung.”

“ Tôi đã nói với anh ta về sự tàn bạo của người Nga, về vụ đánh bom dân thường, về vụ bắt cóc trẻ em Ukraine, về tống tiền hạt nhân và mối đe dọa hạt nhân mà Nga đặt ra cho toàn thế giới,” anh nói thêm.

Việc Ukraine gia nhập Liên minh Âu Châu dường như cũng được Fico ủng hộ hôm thứ Tư, Shmyhal nói rằng nhà lãnh đạo Slovakia bày tỏ “sự ủng hộ hoàn toàn của ông đối với khát vọng hội nhập Âu Châu của Ukraine” và chương trình cơ sở Ukraine của Liên Hiệp Âu Châu, dự kiến sẽ cung cấp viện trợ đáng giá cho Kyiv 50 tỷ euro hay 54,5 tỷ Mỹ Kim.

Kết quả cuộc gặp của Fico với Shmyhal thể hiện một bước ngoặt đáng kinh ngạc so với chỉ một ngày trước đó khi nhà lãnh đạo Slovakia tuyên bố trong cuộc họp báo rằng không có “chiến tranh ở Kyiv” vài giờ sau khi Nga bắn phá thủ đô Ukraine bằng hỏa tiễn.

Fico khẳng định Kyiv đang trải qua “cuộc sống hoàn toàn bình thường” và cho biết tác động của cuộc xâm lược của Nga là “bản địa hóa” sau khi được phóng viên hỏi tại sao ông không đến thăm thủ đô. Thay vào đó, cuộc họp hôm thứ Tư diễn ra ở Uzhhorod, một thành phố phía tây Ukraine nằm ở biên giới Slovakia.

Căng thẳng giữa Nga và các quốc gia thành viên NATO gần đây ngày càng gia tăng khi liên minh này tiếp tục mở rộng. Putin và các đồng minh viện dẫn lo ngại về việc mở rộng NATO là một trong những nguyên nhân khiến Nga phát động chiến dịch xâm lược Ukraine vào ngày 24/2/2022.

Fico là một trong số ít nhà lãnh đạo NATO bày tỏ sự thông cảm với Nga và chỉ trích liên minh chiến lược này trong một bài báo đăng trên tờ Pravda.sk của Slovakia hồi đầu tháng này.

Trong bài báo, Fico lập luận rằng các thành viên NATO đồng nghiệp của ông đã ủng hộ một “chiến lược thất bại” liên quan đến cuộc chiến Nga-Ukraine, đồng thời lên án “tầm nhìn đen trắng” coi Nga là một “đối phương truyền kiếp”.

Bất chấp những nhận xét của Fico, Slovakia đã chính thức ủng hộ Ukraine và tán thành đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển, một động thái có thể biến Biển Baltic thành cái gọi là “hồ NATO”.

Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán, một đồng minh của Putin được nhiều người coi là một trong những trở ngại cuối cùng đối với việc Thụy Điển gia nhập, đã nói với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg qua điện thoại hôm thứ Tư rằng Hung Gia Lợi ủng hộ tư cách thành viên của Thụy Điển.

8. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Hung Gia Lợi rõ ràng ủng hộ việc Thụy Điển xin gia nhập liên minh.

“Cuộc gọi tốt đẹp với Thủ tướng Viktor Orbán của Hung Gia Lợi. Tôi hoan nghênh sự ủng hộ rõ ràng của thủ tướng và chính phủ của ông đối với tư cách thành viên NATO của Thụy Điển”, ông Stoltenberg nói.

“Tôi mong được phê chuẩn ngay khi quốc hội triệu tập lại.”

Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Ba đã phê chuẩn nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển và Tổng thống Recep Tayyip Erdoğan đã ký kết thành luật công nhận việc chuẩn y gia nhập.

Việc phê chuẩn đã được quốc hội thông qua với số phiếu 287 trên 55.

Động thái của Thổ Nhĩ Kỳ, diễn ra sau 20 tháng thương lượng ngoại giao với Stockholm và Washington, khiến Hung Gia Lợi trở thành quốc gia NATO cuối cùng vẫn tiếp tục cản trở Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự gồm 31 thành viên.

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson: “Hôm nay chúng ta tiến một bước gần hơn tới việc trở thành thành viên chính thức của NATO”.

9. Điện Cẩm Linh hôm thứ Tư cho biết họ không coi Boris Nadezhdin, một cựu nhà lập pháp đối lập đang tìm cách tranh cử tổng thống với tư cách phản chiến, là đối thủ nặng ký của Tổng thống Vladimir Putin.

Nadezhdin, 60 tuổi, hiện đang cố gắng thu thập 100.000 chữ ký vào cuối Tháng Giêng để ghi danh làm ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 15-17/3.

Trong những ngày gần đây, một số người Nga phản đối cái mà Mạc Tư Khoa gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine đã xếp hàng bất chấp giá lạnh để ký tên ủng hộ ông.

Khi được hỏi hôm thứ Tư liệu Nadezhdin có phải là đối thủ gây ra mối đe dọa chính trị cho Putin hay không, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói: “Không hề, chúng tôi không coi ông ấy là đối thủ. Bất kỳ công dân nào cũng có quyền tranh cử tổng thống nếu họ đáp ứng một số điều kiện.”

Putin, nắm quyền tổng thống hoặc thủ tướng kể từ cuối năm 1999 và kiểm soát tất cả các đòn bẩy của nhà nước, được nhiều người dự đoán sẽ giành được một nhiệm kỳ sáu năm nữa vào tháng 3.

Những người ủng hộ Nadezhdin nói rằng ông đã vượt qua mốc 100.000 chữ ký, nhận được sự ủng hộ đáng kể ở Mạc Tư Khoa và St Petersburg nhưng vẫn cần nhiều hơn từ các vùng khác của Nga vì số chữ ký cần phải được trải rộng trên ít nhất 40 khu vực của quốc gia lớn nhất thế giới.

Điện Cẩm Linh cho biết hầu hết người Nga ủng hộ điều mà họ coi là nhiệm vụ của Mạc Tư Khoa nhằm bảo đảm an ninh của chính mình ở Ukraine.
 
Khả năng ĐGH tông du Việt Nam dưới con mắt của một ký giả Hoa Kỳ. Công bố Tông sắc ấn định Năm Thánh
VietCatholic Media
06:09 25/01/2024


1. Khả năng Đức Giáo Hoàng tông du Việt Nam dưới con mắt của một ký giả Hoa Kỳ

Ký giả Luke Coppen, trên tạp chí The Pillar, ngày 20 Tháng Giêng có bài tường trình nhan đề “Why a papal trip to Vietnam is now possible”, nghĩa là “Tại sao một chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Việt Nam giờ đây là khả thi.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh

Cho đến gần đây, chuyến viếng thăm của một giáo hoàng tới Việt Nam dường như chỉ là một điều huyền ảo, giống như một chuyến đi của giáo hoàng tới Bắc Cực hay sao Hỏa. Nhưng tuần này, nó bắt đầu có vẻ như là một khả thể thực sự.

Điều đó thật đáng ngạc nhiên, vì chưa có vị giáo hoàng nào từng đặt chân tới quốc gia Đông Nam Á có tên chính thức là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là quê hương của gần 100 triệu người, trong đó có khoảng 7 triệu người theo Công Giáo.

Điều đáng chú ý là Việt Nam là một quốc gia cộng sản độc đảng, vô thần chính thức và là một trong số ít quốc gia thiếu quan hệ ngoại giao đầy đủ với Tòa thánh.

Vì vậy, tại sao chuyến viếng thăm của Giáo hoàng đột nhiên có vẻ khả thi?

Một lịch sử đau thương

Câu trả lời: đó là kết quả của sự phát triển dần dần vào đầu thế kỷ 21, sau đó là một loạt tiến bộ nhanh chóng trong những tháng gần đây.

Thế kỷ 20 đã mang lại cho Tòa Thánh rất ít cơ hội để cải thiện mối quan hệ với Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam, do Hồ Chí Minh thành lập, lên nắm quyền ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1954. Đảng này thiết lập quyền cai trị trên toàn quốc vào năm 1975, sau khi chính quyền miền Nam Việt Nam sụp đổ.

Tổng thống đầu tiên của miền Nam Việt Nam là Ngô Đình Diệm, một người Công Giáo nhiệt thành, bị coi là chống lại đa số người dân theo đạo Phật. Hòa thượng Thích Quảng Đức, người nổi tiếng tự thiêu vào năm 1963, đã làm như vậy để gọi là phản đối chính sách tôn giáo của Tổng thống Diệm. Tổng thống Diệm bị ám sát vài tháng sau vụ tự thiêu của Quảng Đức.

Những nhà cai trị cộng sản mới đến coi Giáo Hội Công Giáo là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân Pháp (mặc dù nó có từ thế kỷ 16 ở Việt Nam), liên kết nó với miền Nam Việt Nam chống cộng, và gây khó khăn cho việc thực hành đức tin Công Giáo.

Trong số những người Công Giáo bị bách hại có Hồng Y tương lai Nguyễn Văn Thuận, cháu trai Tổng thống Diệm, người đã bị cầm tù 13 năm. Những thông điệp trong tù của ngài, ghi lại hành trình tâm linh đáng chú ý của ngài, đã được thu thập trong cuốn sách “Đường Hy Vọng”, và ngài được phong bậc Đáng Kính vào năm 2017.

Trong bối cảnh đau thương này, Thủ tướng Việt Nam lúc bấy giờ là Nguyễn Tấn Dũng đã gặp Đức Bênêđíctô XVI tại Vatican vào năm 2007. Đó là một bước đột phá quan trọng vì đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Việt Nam Cộng Sản hội đàm trực tiếp với một giáo hoàng.

Một cơ quan được gọi là Nhóm làm việc chung Việt Nam-Tòa Thánh đã tổ chức phiên họp đầu tiên vào năm 2009 và gặp nhau thường xuyên sau đó. Năm 2011, Đức Giáo Hoàng đã bổ nhiệm đại diện ngoại giao đầu tiên đến Việt Nam. Đức Tổng Giám Mục người Ý Leopoldo Girelli được chỉ định làm “đại diện không thường trú” của Vatican tại Việt Nam.

‘Cuộc đối thoại cởi mở’

Tháng 3 năm 2023, Kỳ họp lần thứ 10 của Nhóm Công tác chung Việt Nam-Tòa Thánh đã đạt được bước đột phá. Một thông cáo báo chí cho biết hai bên “về cơ bản đã đồng thuận” về việc thành lập đại diện giáo hoàng thường trú tại Việt Nam.

Đó là lúc các sự kiện tăng tốc. Một thỏa thuận thành lập đại diện giáo hoàng thường trú tại thủ đô Hà Nội đã được ký kết trong chuyến thăm Vatican ngày 27 tháng 7 của Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng.

Vào ngày 7 tháng 8, ông Võ đã có chuyến đi đầu tiên tới trụ sở Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Sài Gòn.

Giữa chuyến viếng thăm lịch sử của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tới Mông Cổ vào tháng 9, một phái đoàn gồm 90 người Công Giáo Việt Nam và bảy giám mục đã tìm cách đưa ra lời mời Đức Giáo Hoàng đến thăm quê hương của họ.

Trong cuộc họp báo trên chuyến bay ngày 4 tháng 9 khi trở về từ Mông Cổ, Đức Giáo Hoàng đã được hỏi về triển vọng của chuyến tông du đến Việt Nam.

Ngài nói: “Với Việt Nam, cuộc đối thoại rất cởi mở, có những thăng trầm, nhưng nó cởi mở và đang dần tiến về phía trước. Có một số vấn đề nhưng đã được giải quyết.”

“Về chuyến hành trình đến Việt Nam, nếu tôi không đi, Đức Gioan XXIV chắc chắn sẽ đi! Thực sự sẽ có một chuyến viếng thăm, bởi vì đó là vùng đất xứng đáng để phát triển và được tôi yêu mến”.

Ngày 8 tháng 9, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết một bức thư cho cộng đồng Công Giáo Việt Nam, trong đó ngài mô tả các bước dẫn đến một thỏa thuận mang tính bước ngoặt cho phép Vatican có đại diện giáo hoàng thường trú.

Ngài nói: “Trên cơ sở sự tin cậy lẫn nhau được xây dựng từng bước trong những năm qua, được củng cố bởi các chuyến thăm hàng năm của phái đoàn Tòa Thánh và các cuộc họp của Nhóm làm việc chung Việt Nam-Tòa Thánh, cả hai bên đã có thể cùng nhau tiến về phía trước và sẽ có thể tiến bộ hơn nữa, thừa nhận sự hội tụ và tôn trọng sự khác biệt.”

Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày 4 tháng 10, cảm ơn ngài về bức thư và mời ngài đến thăm.

Vào tháng 12, có tin Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng cũng đã mời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm, đánh dấu một bước đột phá lớn khác trong quan hệ Tòa Thánh-Việt Nam.

Tuần này, Đức Giáo Hoàng đã tiếp phái đoàn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, “ngoại trưởng” Vatican, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher cho biết ngài dự định thăm Việt Nam vào tháng 4 và Quốc vụ khanh Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, có thể sẽ du hành đến đó vào cuối năm nay.

“Chúng tôi sẽ thực hiện mọi việc dần dần,” Gallagher nhận xét và nói thêm rằng có một triển vọng thực sự về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tới Việt Nam.

Ngài nói: “Tuy nhiên, cần phải thực hiện thêm một số bước nữa trước khi điều đó thích hợp”.

Triển vọng tích cực

Ngoài tình trạng sức khỏe không ổn định của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trở ngại lớn cho chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng là thiếu quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Việt Nam và Tòa Thánh.

Nhưng với tốc độ các mối quan hệ đã được tăng cường kể từ tháng 3, không phải là không có lý khi nghĩ rằng vấn đề này có thể được giải quyết.

Các nhà bình luận chỉ ra trường hợp của Miến Điện (Miến Điện), một quốc gia Đông Nam Á có Phật giáo mạnh mẽ khác nhưng chưa bao giờ được một vị giáo hoàng viếng thăm.

Vào tháng 2 năm 2017, Vatican đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ. Quốc hội Miến Điện đồng thanh thông qua đề xuất này vào tháng 3 năm đó. Vào tháng 5, hai quốc gia có chủ quyền tuyên bố rằng họ đã đồng ý thực hiện bước đi này. Và vào tháng 11, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Yangon, khi bắt đầu chuyến thăm bốn ngày lịch sử.

Các nhà ngoại giao Tòa Thánh có thể có ý tưởng tăng tốc tương tự đối với Việt Nam. Liệu họ có thành công hay không, không chỉ phụ thuộc vào sức khỏe của vị Giáo hoàng 87 tuổi mà còn phụ thuộc vào thiện chí tiếp tục của giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

Hiện tại, các điềm báo có vẻ tốt.

2. Công bố Tông sắc ấn định Năm Thánh

Ngày 06 tháng Năm tới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công bố Tông sắc ấn định Năm Thánh 2025 và năm nay, là Năm Cầu nguyện, chuẩn bị cho Năm Thánh, Đức Thánh Cha sẽ thực hiện một “trường học” về sự cầu nguyện.

Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Quyền Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin mừng và là vị đặc trách về Năm Thánh cho biết như trên, trong cuộc họp báo sáng ngày 23 tháng Giêng vừa qua, để giới thiệu Năm Cầu nguyện. “Trường Cầu nguyện là những lúc Đức Thánh Cha gặp một số tầng lớp người, để cầu nguyện chung và gồm những hình thức khác nhau của kinh nguyện, như kinh nguyện chuyển cầu, thờ lạy, khẩn xin”. Đức Thánh Cha cũng sẽ gặp các gia đình. Trường Cầu nguyện sẽ giống sáng kiến những Thứ Sáu Lòng thương xót diễn ra trong Năm Thánh, đặc biệt về phòng thương xót hồi năm 2016, qua đó Đức Thánh Cha gặp gỡ một số người và thực tại của giáo phận”.

Đức Tổng Giám Mục Fisichella nói thêm rằng “Tôi chắc chắn các giám mục, linh mục, phó tế, giáo lý viên trong năm nay, cũng sẽ tìm được những thể thức thích hợp nhất để đặt việc cầu nguyện, như căn cứ để loan báo hy vọng mà Năm Thánh 2025 muốn làm vang dội trong thời đại chao đảo ngày nay”.

Ngoài ra, có một bộ sách tám cuốn được nhà xuất bản Vatican ấn hành về việc cầu nguyện, bắt đầu là cuốn gồm 38 bài huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô trong các buổi Tiếp kiến chung, từ ngày 06 tháng Năm năm 2020 đến ngày 16 tháng Sáu năm 2021.

Trong cuộc họp báo, Đức Tổng Giám Mục Fisichella cho biết theo một nghiên cứu khoa học được phân khoa xã hội của một Đại học nhà nước ở Ý thực hiện, số người đến Roma được ước lượng từ 32 đến 40 triệu người. Ngài nói: “Xét vì những quan tâm mà chúng tôi nhận được từ phía các giám mục, linh mục và các huynh trưởng mục vụ giới trẻ, Ngày Năm Thánh dành cho giới trẻ có thể thu hút một triệu 500.000 người”.

Về công trình tu bổ đường xá Roma nhân dịp chuẩn bị Năm Thánh, sắp tới đây sẽ bắt đầu chỉnh trang Quảng trường thánh Gioan Laterano, trước Đền thờ mang tên thánh nhân, cũng vậy đối với quảng trường Phục Hưng (Risorgimento), gần Vatican. Theo dự kiến, trước đầu tháng Mười Hai năm nay, công trình tu bổ sẽ được hoàn tất.
 
Tình hình nghiêm trọng ở thị trấn Avdiivka. Nhà máy lọc dầu Tuapse nổ tung. Đức cung cấp trực thăng
VietCatholic Media
16:52 25/01/2024


1. Quân Nga đã tiến vào được thị trấn Avdiivka, nhưng bị đẩy lùi.

Do thiếu đạn pháo ngăn chặn, quân Nga đã tiến vào được thị trấn Avdiivka, nhưng bị đẩy lùi. Ta hãy cầu nguyện cho người Ukraine.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Avdiivka's Mayor Says Russian Forces Entering City Were Repelled”, nghĩa là “Thị trưởng Avdiivka cho biết lực lượng Nga tiến vào thành phố đã bị đẩy lùi”Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Thị trưởng thành phố nói với hôm thứ Năm rằng lực lượng Nga gần đây đã tiến vào Avdiivka lần đầu tiên nhưng đã nhanh chóng bị đẩy lùi.

Thị trưởng Avdiivka Vitaliy Barabash nói với AFP: “Các nhóm trinh sát và phá hoại của Nga đã tiến vào khu vực phía nam thành phố Avdiivka, nhưng chúng đã bị đánh bật”.

Avdiivka và các khu vực lân cận ở tỉnh Donetsk của Ukraine đã chứng kiến giao tranh ác liệt trong nhiều tháng khi lực lượng của Putin không ngừng cố gắng chiếm giữ thành phố nhỏ này. Các nhà phân tích phương Tây ban đầu cho rằng lực lượng phòng thủ của Ukraine có thể giữ vững Avdiivka. Tuy nhiên, Mạc Tư Khoa vẫn tiếp tục dành nguồn lực và nhân sự đáng kể trong nỗ lực tấn công một thành phố có thể mở rộng hoạt động hậu cần của Nga trong khu vực.

Bình luận của Barabash với AFP được đưa ra sau các báo cáo từ các blogger nổi tiếng ủng hộ Điện Cẩm Linh, những người tuyên bố lực lượng Mạc Tư Khoa đã giành được nhiều thắng lợi ở sườn phía nam của khu định cư.

Blogger quân sự nổi tiếng Rybar cho biết quân đội Nga đã đạt được “đột phá” tại khu dân cư Avdiivka và đang tiếp tục tiến lên. Kênh Telegram thứ mười ba nói thêm rằng các trận chiến đang “diễn ra trên đường phố” Avdiivka sau những bước tiến gần đây của Nga.

Newsweek không thể xác minh độc lập báo cáo của Barabash hoặc những tuyên bố của các blogger Nga. Bộ quốc phòng Nga và Ukraine đã được liên hệ qua email vào thứ Tư để bình luận.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cũng báo cáo rằng Nga đã đạt được những thắng lợi gần đây trên mặt trận Avdiivka trong đánh giá hôm thứ Ba về cuộc chiến, trích dẫn các nguồn tin Ukraine và Nga “tuyên bố rằng giao tranh theo vị trí vẫn tiếp tục” gần Avdiivka. Cơ quan tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ cũng cho biết các đoạn phim được định vị địa lý cho thấy lực lượng Nga đã tiến vào các khu định cư gần đó như Stepove.

Barabash không nói với AFP khi nào quân đội Nga tiến vào thành phố của ông hoặc liệu có lực lượng nào ở lại hay không, nhưng ông nói “tình hình nằm trong tầm kiểm soát của lực lượng vũ trang. Tình hình khó khăn nhưng đã được kiểm soát”.

Tháng trước, Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh cho biết Avdiivka là nơi xảy ra giao tranh ác liệt nhất trên mặt trận sau khi phân tích dữ liệu từ Kyiv, và Barabash báo cáo với AFP rằng chưa đến 1.100 dân thường vẫn ở lại thành phố. Một ước tính gần đây của Reuters đưa ra dân số trước chiến tranh của Avdiivka vào khoảng 32.000 người.

Nga cũng chịu tổn thất nặng nề ở Avdiivka. Có nhiều ước tính khác nhau, nhưng người ta tin rằng quân đội của Putin đã thiệt mạng hàng ngàn người trong nỗ lực chiếm thành phố.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với The Economist trong một bài báo xuất bản vào đầu Tháng Giêng: “Hàng ngàn, hàng ngàn binh sĩ Nga thiệt mạng, thậm chí không ai đưa họ đi”.

2. Zelenskiy nói: Mạc Tư Khoa 'đùa giỡn với mạng sống của tù nhân Ukraine'

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói trong bài phát biểu buổi tối: “Người Nga đang đùa giỡn với mạng sống của các tù nhân Ukraine, cảm xúc của những người thân yêu của họ và cảm xúc của xã hội chúng ta”.

Nga cáo buộc Ukraine cố tình bắn hạ máy bay vận tải quân sự của Nga chở 65 binh sĩ Ukraine bị bắt đang đi trao đổi tù nhân. Ukraine kêu gọi làm rõ đầy đủ tình tiết vụ việc nhưng không trực tiếp xác nhận họ đã bắn hạ máy bay.

Zelenskiy, trong bài phát biểu buổi tối của mình, nói: “Rõ ràng là người Nga đang đùa giỡn với mạng sống của các tù nhân Ukraine, cảm xúc của những người thân yêu của họ và cảm xúc của xã hội chúng ta”.

Chỉ huy lực lượng không quân Mykola Oleshchuk cáo buộc Nga đang cố gắng làm suy yếu sự ủng hộ của quốc tế dành cho Ukraine.

Ông nói: “Ukraine có quyền tự vệ và phá hủy các phương tiện tấn công trên không của những kẻ xâm lược”.

Hãng thông tấn Tass dẫn lời các cơ quan dịch vụ khẩn cấp cho biết các mảnh vỡ của vật thể dường như là một hỏa tiễn đã được tìm thấy tại địa điểm nơi máy bay quân sự Nga bị rơi ở vùng Belgorod.

Nga cho biết Ukraine đã bắn rơi chiếc máy bay mà họ nói đang chở tù binh chiến tranh Ukraine để trao đổi. Cho đến nay, Ukraine chưa xác nhận hay phủ nhận việc máy bay bị bắn trúng.

3. Xe tăng Nga biến mất trong vụ nổ 'thảm khốc'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Tank Disappears in 'Catastrophic' Detonation: Ukraine Video”, nghĩa là “Video Ukraine cho thấy xe tăng Nga biến mất trong vụ nổ 'thảm khốc'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo các cảnh quay chiến trường và báo cáo thương vong gần đây từ Kyiv, các lực lượng Nga đang phải chịu tổn thất nặng nề ngay cả khi họ tiến về nhiều điểm dọc theo chiến tuyến dài 600 dặm ở miền nam và miền đông Ukraine.

Một đoạn video do Quân đoàn số 10 của Ukraine quay và tải lên trang Facebook của đơn vị hôm thứ Ba, cho thấy rõ ràng một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 của Nga đã bị phá hủy trong bối cảnh giao tranh dữ dội ở khu vực phía đông Donetsk của đất nước.

“Xin chào buổi sáng,” bài đăng của quân đoàn mô tả cuộc tấn công, được thực hiện bằng cách sử dụng máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất, gọi tắt là FPV. Tài khoản theo dõi tình báo nguồn mở kỹ thuật OSINT trên X cho biết cuộc tấn công đã gây ra “một vụ nổ đạn dược thảm khốc”.

Bộ Quốc phòng Ukraine cũng chia sẻ đoạn phim trên X, viết rằng xe tăng Nga “ngay lập tức bị đốt cháy thành tro sau khi bị máy bay không người lái FPV bắn trúng”.

Tài khoản OSINTTechnical cho biết đoạn phim được quay ở đâu đó ở Donetsk, nơi kể từ năm 2014 đã trở thành trung tâm của cuộc chiến của Nga chống lại nước láng giềng. Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào tháng 2 năm 2022, khu vực này đã trở thành nơi diễn ra một số trận chiến tàn khốc nhất.

Tên của các khu định cư ở Donetsk như Mariupol, Donetsk, Bakhmut, Avdiivka, Vuhledar, Lyman và Marinka—trong số nhiều khu định cư khác—đã trở thành đồng nghĩa với cuộc chiến tàn khốc của Mạc Tư Khoa. Giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn trong khu vực khi cuộc chiến sắp kỷ niệm hai năm, đặc biệt là xung quanh các điểm nóng Avdiivka và Bakhmut.

Vị trí chính xác hiện tại của Quân đoàn 10 vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, đơn vị này, có trụ sở chính tại thành phố Poltava, miền trung Ukraine, được biết là đã tham gia vào cuộc phản công mùa hè của Kyiv ở phía đông nam đất nước, chiến đấu trên các chiến trường ở khu vực Zaporizhzhia và Donetsk.

Trước chiến dịch, Quân đoàn 10 có khoảng 20.000 đến 30.000 quân, được hỗ trợ bởi 200 xe tăng và 700 xe chiến đấu bộ binh và xe thiết giáp, Forbes đưa tin vào tháng 5.

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã tới trụ sở chỉ huy của đơn vị vào tháng 8 khi quân đội của họ cố gắng tiến về phía nam tới thành phố Melitopol bị tạm chiếm. Tổng thống đã gặp Serhiy Perets, tư lệnh quân đoàn, trong chuyến thăm chiến trường.

Các lực lượng Ukraine phần lớn đã chuyển sang lập trường “phòng thủ tích cực” sau chiến dịch mùa hè. Thiếu đạn dược, vật lộn với sự hỗ trợ chậm chạp hoặc chậm trễ của phương Tây và không có dấu hiệu mệt mỏi của Điện Cẩm Linh, các lực lượng đang chuẩn bị “nghiền nát” suốt mùa đông và đầu mùa xuân.

Trong khi đó, các đơn vị Nga đang nỗ lực giành lãnh thổ mới bất chấp mùa đông đã bắt đầu. Các lực lượng của Mạc Tư Khoa đang cố gắng cô lập và chiếm giữ thị trấn Avdiivka kiên cố của Donetsk trong khi tiếp tục tiến dần dần xung quanh thành phố Bakhmut bị phá hủy.

Thương vong của Nga được cho là rất cao. Bộ Quốc phòng Anh cho biết vào tháng trước rằng tỷ lệ tiêu hao tiếp tục ở mức cao cho thấy “sự suy thoái của lực lượng Nga và quá trình chuyển đổi sang một quân đội số lượng lớn, phẩm chất thấp hơn kể từ khi ‘huy động một phần’ lực lượng dự bị vào tháng 9 năm 2022.”

Hôm thứ Tư, Kyiv cho biết lực lượng của họ đã “loại bỏ” 840 quân nhân Nga khác, nâng tổng số tổn thất của Nga được báo cáo kể từ tháng 2 năm 2022 lên 378.660.

Ukraine cũng báo cáo có 13 xe tăng bị phá hủy, nâng tổng số lên 6.227 chiếc; 31 xe thiết giáp chiến đấu, tổng cộng 11.579 chiếc; và 61 khẩu pháo, tổng cộng là 9.008 khẩu.

Cả Mạc Tư Khoa và Kyiv đều không chia sẻ chi tiết về tổn thất quân sự của họ. Vào tháng 12, các quan chức tình báo Mỹ ước tính rằng Nga đã thiệt mạng và bị thương khoảng 315.000 người kể từ tháng 2 năm 2022, chiếm gần 90% lực lượng trước chiến tranh. Mạc Tư Khoa cũng đã mất khoảng 2.200 chiếc trong số 3.500 xe tăng trước chiến tranh.

Một báo cáo của New York Times hồi tháng 8 dẫn lời các quan chức Mỹ ước tính số người Ukraine thiệt mạng là gần 70.000 người và 100.000 đến 120.000 người khác bị thương.

Pavel Luzin, nhà phân tích chính trị người Nga và học giả thỉnh giảng tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher, nói với Newsweek vào tháng 12 rằng, với tất cả sự kiên cường trên chiến trường, “Nga đã tự đưa mình vào thảm họa chiến lược chết người kể từ tháng 2 năm 2022”.

Ông nói thêm rằng hậu quả sẽ “làm suy yếu nó trong nhiều thập kỷ”.

4. Trực thăng Đức sẽ được trao cho Ukraine trong trận chiến chống lại Hạm đội Hắc Hải của Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Gets Helicopter Boost in Battle Against Russia's Black Sea Fleet”, nghĩa là “Ukraine được tăng cường trực thăng trong trận chiến chống lại Hạm đội Hắc Hải của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Đức sẽ tặng sáu máy bay trực thăng đa năng cho Ukraine, Berlin cho biết hôm thứ Tư, nhằm tăng cường lực lượng của Kyiv ở Hắc Hải để chống lại hạm đội hải quân của Nga.

Bộ Quốc phòng Đức cho biết Kyiv sẽ nhận được 6 máy bay trực thăng Sea King Mk41 từ lực lượng vũ trang Đức, dự kiến sẽ đến nước này trong 6 tháng tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Sea King là “một chiếc trực thăng mạnh mẽ và đã được chứng minh sẽ giúp ích cho người Ukraine trong nhiều lĩnh vực: từ trinh sát trên Hắc Hải đến vận chuyển binh lính”.

Đức đã công bố kế hoạch chuyển giao trực thăng tại cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine, với khoảng 50 đồng minh của Kyiv phối hợp hỗ trợ cho nước này.

Pistorius nói thêm: “Đây là chuyến giao hàng đầu tiên của Đức thuộc loại này.”

“Cảm ơn Đức!” Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một bài đăng gửi tới X. “Cùng nhau, chúng ta mạnh mẽ hơn!”

Berlin mô tả Sea King là “con ngựa thồ của hàng không hải quân” và chúng đã hoạt động từ giữa những năm 1970. Ban đầu được thiết kế để vận chuyển quân đội, thiết bị và thực hiện nhiệm vụ cấp cứu trên biển, Sea King có tầm hoạt động khoảng 1.500 km. Đức cho biết, các trực thăng đổ bộ, hoạt động trong mọi thời tiết có thể được trang bị súng máy hạng nặng cho các nhiệm vụ của lực lượng đặc biệt.

Sea Kings sẽ cải thiện khả năng không quân và hải quân của Ukraine trong và xung quanh Hắc Hải, một chiến trường quan trọng trong cuộc chiến kéo dài gần hai năm. Kyiv đã liên tục tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào hạm đội Hắc Hải của Mạc Tư Khoa, một phần dựa trên Bán đảo Crimea bị sáp nhập, sử dụng lực lượng đặc biệt của mình để thực hiện các cuộc đổ bộ lên lãnh thổ.

Bộ Quốc phòng Anh hôm thứ Hai cho biết Ukraine đã ngăn chặn được phần lớn hạm đội Nga hoạt động ở phía Tây Hắc Hải, hỏa tiễn và máy bay không người lái của nước này khiến khu vực này trở nên nguy hiểm đối với lực lượng hải quân Mạc Tư Khoa.

Đầu tháng này, Australia cho biết họ sẽ không gửi phi đội trực thăng Taipan hiện đã ngừng hoạt động tới Ukraine, bất chấp yêu cầu từ Kyiv về việc tiếp nhận chúng. Úc đã cho nghỉ hưu Taipans vào năm 2023 sau một vụ tai nạn chết người khi tập luyện khiến 4 người thiệt mạng.

Michael Shoebridge, giám đốc cơ quan tư vấn quốc phòng và an ninh, Strategic Analysis Australia, nói với Sky News Australia: “Người Ukraine rất cần trực thăng quân sự.”

Tuy nhiên, Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Australia, Pat Conroy cho biết các máy bay trực thăng này không ở “tình trạng hoạt động bình thường”.

Pistorius của Đức hôm thứ Ba cho biết Berlin cũng sẽ bổ sung cho hệ thống phòng không của Ukraine, cung cấp thêm hệ thống IRIT-T và súng phòng không Gepard như một phần trong khoản viện trợ quân sự trị giá 6 tỷ euro (6,5 tỷ Mỹ Kim) đã cam kết cho Kyiv kể từ tháng 2 năm 2022. Đức là quốc gia Âu Châu đóng góp lớn nhất về thiết bị quân sự cho Ukraine, nhưng đã phải đối mặt với những chỉ trích vì từ chối gửi hỏa tiễn tầm xa Taurus tới nước này.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết thêm, duy trì hệ thống phòng không của Ukraine là “ưu tiên số 1”.

Vào tháng 11, Đức và Pháp cho biết họ sẽ đi đầu trong việc tăng cường hệ thống phòng không của Ukraine, củng cố mạng lưới trên bộ của Kyiv.

Ukraine sử dụng nhiều hệ thống phòng không khác nhau, từ hệ thống Patriot do Mỹ cung cấp để đánh chặn hỏa tiễn siêu thanh của Nga cho đến súng máy cỡ nòng lớn thường được sử dụng để bắn hạ máy bay không người lái kamikaze Shahed do Iran thiết kế mà Mạc Tư Khoa thường xuyên phóng vào đất nước bị chiến tranh tàn phá.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết: “Năm nay, ưu tiên chính là tăng cường phòng không để bảo vệ các thành phố và thị trấn của chúng ta, cũng như bảo vệ các vị trí tiền tuyến, điều này sẽ có tác động đến tình hình chiến lược và nỗ lực chiến tranh nói chung”.

5. Quan chức Anh nhận định rằng Putin thắng ở Ukraine sẽ gửi thông điệp sai tới Trung Quốc

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Winning in Ukraine Would Send China Wrong Message: UK Official”, nghĩa là “Quan chức Anh nhận định rằng Putin thắng ở Ukraine sẽ gửi thông điệp sai tới Trung Quốc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps, việc cho phép Putin đánh bại Ukraine sẽ cho Trung Quốc biết rằng phần còn lại của thế giới đang “sẵn sàng để Bắc Kinh giành lấy”.

Trong một bài viết quan điểm được Politico đăng hôm thứ Tư, Shapps lập luận rằng năm 2024 là “ngã tư then chốt” cho cuộc chiến Nga-Ukraine có thể “quyết định số phận của nền dân chủ sôi động của Ukraine”.

Shapps cảnh báo Mạc Tư Khoa “đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tiêu hao bất kể có mất bao nhiêu chục ngàn công dân” trước khi cảnh báo rằng chiến thắng của Nga sẽ gây nguy hiểm cho Âu Châu và gửi thông điệp sai lầm tới Bắc Kinh.

Shapps nói: “Không có thế giới nào mà Putin có thể được phép chiến thắng. Điều đó không chỉ khuyến khích hắn ta, và đặt các đồng minh Đông Âu khác của chúng ta vào tầm ngắm của Nga, mà còn báo hiệu cho Trung Quốc rằng mọi thứ đều sẵn sàng để giành lấy.”

Lưu Bằng Vũ, phát ngôn nhân của Đại sứ quán Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Washington, DC, nói với Newsweek rằng Trung Quốc đứng về “phía bên phải của lịch sử” về cuộc chiến Nga-Ukraine và hy vọng về một “giải pháp chính trị”.

Ông Lưu nói: “Về vấn đề Ukraine, Trung Quốc luôn giữ vững quan điểm khách quan và công bằng, tích cực thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình và xác định quan điểm của chúng tôi về bản chất của vấn đề”.

Ông nói thêm: “Chúng tôi đứng vững về phía hòa bình và đối thoại, tức là phía bên phải của lịch sử”. “Chúng tôi hy vọng tất cả các bên sẽ nỗ lực tìm cách giảm leo thang và tạo điều kiện để hướng tới một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine.”

Lưu không đề cập đến đề xuất của Shapps rằng chiến thắng của Nga ở Ukraine sẽ gửi “tín hiệu” sai tới Trung Quốc.

Một số người bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc có thể cố gắng bắt chước cuộc xâm lược Ukraine của Nga bằng cách nắm quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ tranh chấp như Đài Loan.

Bắc Kinh gần đây cũng khẳng định yêu sách chủ quyền của mình đối với eo biển Đài Loan và phần lớn phần còn lại của Biển Đông, đi ngược lại luật hàng hải quốc tế và gần như mọi quốc gia khác trên thế giới.

Trong khi Trung Quốc chính thức trung lập trong cuộc chiến Nga-Ukraine, Putin có mối quan hệ thân thiện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và mối quan hệ giữa hai quốc gia đã được tăng cường khi chiến tranh tiếp tục hoành hành ở Ukraine.

Đầu tháng này, ông Tập được cho là đã ca ngợi “người bạn tốt” Putin trong thông điệp năm mới, ca ngợi rằng “quan hệ Trung-Nga đã duy trì sự phát triển lành mạnh và ổn định và đi vững chắc theo hướng đúng đắn” bất chấp “tình hình khu vực và quốc tế hỗn loạn”.

Thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã tăng đáng kể trong năm ngoái, trong khi quan hệ đối tác Nga-Trung cũng mở đường cho Nga lách các lệnh trừng phạt do phương Tây áp đặt sau khi cuộc xâm lược Ukraine bắt đầu gần hai năm trước.

Các quan chức Mỹ gần đây chỉ ra rằng các ngân hàng Trung Quốc làm ăn với Nga có thể sớm phải đối mặt với lệnh trừng phạt của chính họ. Để đáp lại, một số ngân hàng nhà nước Trung Quốc đã thắt chặt hạn chế cấp vốn cho khách hàng Nga.

Cảnh báo của Shapps về sự khuyến khích tiềm năng mà Trung Quốc có thể nhận được từ chiến thắng của Nga được đưa ra sau khi ông cam kết rằng Vương quốc Anh sẽ tham gia “một chặng đường dài” trong việc cung cấp viện trợ cho Ukraine. Ông lập luận rằng sự sống còn của Ukraine phụ thuộc vào việc các đồng minh khác quyết định “tăng cường” viện trợ.

Dòng viện trợ của phương Tây đến Ukraine đã chậm lại đáng kể trong năm 2024, với 60 tỷ Mỹ Kim viện trợ của Mỹ vẫn được giữ lại tại Quốc hội và 54 tỷ Mỹ Kim viện trợ khác của Liên minh Âu Châu bị đình trệ sau quyền phủ quyết của Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán, người đôi khi được coi là một nhà ngoại giao. đồng minh của Putin.

Các quan chức Ngũ Giác Đài tuyên bố trong tuần này rằng họ không thể gửi vũ khí và thiết bị cho Ukraine từ kho dự trữ của Mỹ do tình trạng bế tắc, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cầu xin các đồng minh “đào sâu” khi không có viện trợ của Mỹ.

6. Tuyên bố của phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine về vụ máy bay Nga Ilyushin Il-76

Phát ngôn nhân tình báo quân sự Ukraine Andriy Yusov nói với Radio Svoboda rằng Kyiv đã nhắc lại rằng họ không nhận được yêu cầu bằng văn bản hay lời nói nào từ Nga về việc bảo đảm không phận xung quanh khu vực Belgorod nơi một máy bay vận tải quân sự của Nga bị rơi.

Nga cho biết máy bay quân sự Ilyushin Il-76 đang chở 65 binh sĩ Ukraine bị bắt. Yusov cho biết Kyiv không có đủ bằng chứng để tin vào điều đó.

Yusov nói:

Thật không may, chúng ta có thể giả định nhiều kịch bản khác nhau, bao gồm cả hành động khiêu khích, cũng như việc sử dụng tù nhân Ukraine làm lá chắn sống để vận chuyển đạn dược và vũ khí cho hệ thống S-300.

7. Thủ tướng Thụy Điển đề nghị gặp Viktor Orbán tại Brussels về việc trì hoãn tư cách thành viên NATO

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đã đáp lại việc Viktor Orbán của Hung Gia Lợi muốn có thêm các cuộc đàm phán giữa hai quốc gia về nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển bằng cách đề nghị hai bên gặp nhau ở Brussels. Orbán đã gửi lời mời thảo luận diễn ra ở Budapest.

SVT của Thụy Điển đưa tin rằng trong một bức thư, Kristersson nói: “Tôi đồng ý với bạn rằng một cuộc đối thoại chính trị chuyên sâu hơn giữa các nước chúng ta sẽ có lợi.

“ Như bạn đã đề cập, có một số vấn đề cùng quan tâm… Tôi mong được thảo luận sâu hơn về tất cả những vấn đề này với bạn ở Budapest vào thời điểm thuận tiện cho cả hai chúng ta.”

Tuy nhiên, ông tiếp tục chỉ ra: “Chúng ta cũng sẽ có cơ hội gặp nhau tại Hội đồng Âu Châu ở Brussels”. Cuộc họp đặc biệt tiếp theo của Hội đồng Âu Châu dự kiến diễn ra vào ngày 1 tháng 2 năm 2024.

Bức thư cũng thông báo cho Orbán: “Việc hoàn tất quá trình phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển trong quốc hội Hung Gia Lợi sẽ tạo nền tảng vững chắc để tiến lên trong mối quan hệ song phương của chúng ta, đồng thời củng cố sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.”

Thụy Điển và Phần Lan nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5 năm 2022. Phần Lan gia nhập liên minh vào tháng 4 năm 2023, nhưng việc gia nhập của Thụy Điển vẫn chưa hoàn tất.

Hôm thứ Ba, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng đã phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển, đưa nước này tiến một bước gần hơn đến việc gia nhập. Quốc hội Hung Gia Lợi vẫn chưa phê chuẩn và Orbán dường như không có tâm trạng vội vàng trong quá trình này.

8. SBU của Ukraine xác nhận trách nhiệm về vụ cháy nhà máy lọc dầu ở Tuapse, Nga.

Các nguồn tin của Suspilne cho biết “nhà máy này cung cấp nhiên liệu cho quân đội Nga. Kho dầu bị máy bay không người lái tấn công. Hậu quả của vụ cháy là cơ sở chế biến sơ cấp các sản phẩm dầu mỏ… đã bị hư hại.”

Vụ tấn công gây thiệt hại lên đến 2 tỷ Mỹ Kim cho Nga.

Tuapse nằm trên bờ Hắc Hải, phía tây bắc Sochi.

9. Các đối thủ bầu cử của Putin đang phá hoại cơ hội chiến thắng của chính họ

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Election Rivals Are Sabotaging Their Own Victory Chances”, nghĩa là “Các đối thủ bầu cử của Putin đang phá hoại cơ hội chiến thắng của chính họ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các đối thủ bầu cử của Putin dường như đang phá hoại cơ hội của họ trong cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra từ ngày 15/3 đến ngày 17/3/2024.

Theo Agentstvo, một trang web điều tra của Nga, các ứng cử viên bầu cử năm nay không tích cực lắm trong các nỗ lực vận động tranh cử của họ. Trang này phát hiện ra rằng thành viên Duma Quốc gia Sergey Baburin và những người khác đã không công khai quảng bá vị trí của trụ sở chiến dịch tranh cử của họ trên khắp đất nước nơi cử tri có thể thêm chữ ký của họ để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với một ứng cử viên.

Những người khác công khai nói rằng họ không mong đợi chiến thắng và dường như đang cản trở cơ hội chiến thắng của chính họ trước khi cuộc bầu cử bắt đầu.

Putin tuyên bố vào tháng 12 năm 2023 rằng ông sẽ tái tranh cử trong năm nay. Nếu tái đắc cử, đây sẽ là nhiệm kỳ tổng thống Nga thứ năm của ông. Theo những thay đổi hiến pháp được thực hiện trước cuộc chiến ở Ukraine, Putin có thể tiếp tục nắm quyền cho đến năm 2036.

Các cuộc bầu cử ở Nga trong lịch sử thường bị hủy hoại bởi sự thao túng bầu cử, gian lận phiếu bầu và cưỡng bức bỏ phiếu. Những người chỉ trích Putin lớn nhất thường bị cấm tranh cử tổng thống, trong khi những nhân vật đối lập, như Alexei Navalny, thường bị bỏ tù hoặc bị lưu đày.

Năm nay, một số ứng cử viên tổng thống tự tuyên bố của Nga bao gồm ứng cử viên Đảng Dân chủ Tự do Leonid Slutsky, nhà lãnh đạo Ủy ban Đối ngoại Duma Quốc gia; Nikolay Kharitonov, đảng viên Đảng Cộng sản; Vladislav Davankov, từ Đảng Nhân dân Mới; Andrei Bogdanov, chính trị gia từng tranh cử tổng thống năm 2008; thành viên Duma Quốc gia Baburin; và Boris Nadezhdin, ứng cử viên tổng thống duy nhất công khai phản đối Putin và cuộc chiến ở Ukraine, đồng thời là người bị Điện Cẩm Linh bác bỏ hôm thứ Tư khi nói rằng họ “không coi ông ấy là đối thủ”.

Cho đến nay, chỉ có bốn ứng cử viên được chấp thuận tham gia cuộc bỏ phiếu— là Kharitonov, Slutsky, Davankov và Baburin.

Davankov, khi được phóng viên hỏi liệu ông có “có kế hoạch giành chiến thắng” trong cuộc bầu cử hay không, trả lời bằng cách cười và nói: “Điều đó phụ thuộc vào những gì bạn coi là chiến thắng”.

Bogdanov cũng cười nhạo khả năng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Khi được phóng viên hỏi về triển vọng của mình, ông nói: “Tất nhiên là không. Trông tôi có giống một thằng ngốc không?”

Kharitonov cũng ngụ ý tương tự rằng anh ta không thể trả lời câu hỏi, nói rằng: “Tôi không thể nói theo cách này, thắng hay không thắng.”

Agentstvo nhận thấy rằng phần lớn các ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 của Nga chưa tiết lộ cho các cử tri tiềm năng nơi họ có thể thêm chữ ký của mình. Trang điều tra phát hiện ra rằng Nadezhdin là người duy nhất công bố trên trang web chiến dịch của mình danh sách đầy đủ các điểm cho việc thu thập chữ ký.

Phát ngôn nhân của Putin, Dmitry Peskov, đã nhiều lần nói rằng Putin gần như chắc chắn sẽ tái đắc cử.

Vào tháng 10 năm 2023, Peskov nói rằng Putin sẽ không có cuộc cạnh tranh nào trong năm nay.

“Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng Tổng thống Putin chắc chắn là chính trị gia và chính khách số một ở đất nước chúng tôi”, ông Peskov nói với các phóng viên. “Tôi tin rằng, mặc dù tôi hầu như không có quyền nói về điều này hay điều kia, nhưng, vi phạm quy tắc một chút, tôi có thể nói rằng Tổng thống không có đối thủ cạnh tranh và không thể có bất kỳ đối thủ nào ở Nga.”

Hai tháng trước đó, ông được dẫn lời nói rằng cuộc bầu cử tổng thống Nga “không thực sự dân chủ” và dự báo Putin sẽ giành chiến thắng 90% vào năm tới.

“Cuộc bầu cử tổng thống của chúng tôi không thực sự là dân chủ, đó là sự quan liêu tốn kém,” Peskov nói với The New York Times trong một bài báo đăng ngày 6 tháng 8 năm 2023. “Mr. Putin sẽ tái đắc cử vào năm tới với hơn 90% phiếu bầu.”

Putin đã 4 lần giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống: năm 2000 ông giành được 51,95% số phiếu bầu; năm 2004 là 71,31%; năm 2012 là 63,6%; và năm 2018 là 76,69%.

Tatiana Stanovaya, người sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty phân tích chính trị R.Politik, cho biết trong bài phân tích của Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế rằng chiến dịch bầu cử của Nga “hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Điện Cẩm Linh; thay vì những đối thủ thực sự.”