Ngày 26-01-2018
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chỉ phụng sự một mình Chúa
Lm Đan Vinh
01:12 26/01/2018
CN IV THƯỜNG NIÊN B
Đnl 18,15-20; 1 Cr 7,32-35; Mc 1,21-28

I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Mc 1,21-28.

(21) Đức Giê-su và các môn đệ đi vào thành Ca-phác-na-um. Ngay ngày Sa-bát, Người vào hội đường giảng dạy. (22) Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chứ không như các kinh sư. (23) Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên (24) rằng: “Ông Giê-su Na-gia-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến để tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!”. (25) Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!” (26) Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. (27) Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”. (28) Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê.

2. Ý CHÍNH:

Đức Giêsu chính là vị Ngôn Sứ ưu việt đã được Mô-sê tiên báo sẽ đến. Tin mừng Mác-cô hôm nay trình bày Đức Giê-su khởi đầu sứ mạng Thiên Sai vào một ngày Sa-bát tại một hội đường thành Ca-phác-na-um miền Ga-li-lê. Lời giảng dạy và quyền uy của Đức Giê-su khiến mọi người thán phục

3. CHÚ THÍCH:

- C 21-21: +Thành Ca-phác-na-um: Là một thành nằm về phía Tây Bắc của biển hồ Ga-li-lê. Đức Giê-su chọn thành này làm trung tâm truyền giảng Tin Mừng. Tại thành này, Người đã làm nhiều phép lạ như: trừ quỉ (x. Mc 1,23-28), chữa bệnh (x. Mc 5,25-34), cho kẻ chết sống lại (x. Mc 5,21-43)... Người cũng có lần quở trách thành này vì đã cứng lòng tin (x. Mt 11,23-24). + Hội đường: Là một ngôi nhà hình vuông gồm có ba gian, được xây hướng về Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Nơi gian giữa có đặt một tủ đựng Sách Thánh, và một cái giá dành cho chủ sự. Hội đường là nơi người Do Thái trong làng hội họp để nghe giảng Kinh Thánh và cầu nguyện. Chúa Giê-su thường được mời giảng tại các hội đường khắp nước Do thái.
- C 23-24: +Một người bị thần ô uế ám: Đây là một người bị quỉ nhập vào. Ma quỉ hay Xa-tan có nhiều nghĩa: “kẻ hủy diệt”, “kẻ gian ác”, “người cáo tội” (Tv 109,6)... Ở đây ma quỉ được gọi là “thần ô uế” để đối lập với Đức Giê-su là “Đấng Thánh của Thiên Chúa”.
- C 25-27: +“Câm đi, hãy xuất khỏi người này”: Việc Đức Giê-su ra lệnh và ma quỷ đã phải im tiếng xuất ra khỏi người bị nó ám, chứng tỏ uy quyền tuyệt đối của Người trên ma quỷ.
4. CÂU HỎI: 1- Ma quỉ có thực hay chỉ là tưởng tượng của những người mê tín dị đoan? Kinh Thánh nói gì về sự hiện hữu của ma quỉ và các hoạt động của chúng? Đức Giê-su và Giáo Hội sơ khai có thái độ thế nào đối với ma quỉ? 2- Khi thấy một người có biểu hiện bất thường về tâm thần, ta có nên vội kết luận họ bị quỉ ám và tìm cách trừ tà hay không? Ai có quyền cử hành nghi lễ trừ tà? 3- Để có thể trục xuất ma quỉ ra khỏi người bị nó ám thì người trừ quỉ cần có những điều kiện nào? 4- Ngày nay, ngoài việc trừ ma quỉ, giải thoát những người đang bị đàn áp khống chế, Giáo Hội còn có sứ mạng gì liên quan đến ma quỉ?

ĐÁP:

1. +Ngày nay, nhiều người không tin có ma quỉ. Họ thường giải thích các hiện tượng siêu nhiên do ma quỉ làm nơi con người thuần túy chỉ là những triệu chứng của bệnh thần kinh. Đang khi Kinh Thánh lại luôn khẳng định về sự hiện hữu của ma quỉ..
+Trong Kinh Thánh, ma quỉ được gọi là “Con Mãng Xà”, “Xa-tan” hay “Thần ô uế” (x. Kh 20,2 ; Mc 1,23). Chúng vốn là thiên thần trên trời, nhưng do phản nghịch với Thiên Chúa nên đã bị phạt xuống hỏa ngục (x. Gd 1,6 ; Kh 20,7-10); Chúng được Thiên Chúa cho phép thử thách đức tin của người ta như trường hợp ông Gióp (x. G 1,6-2,7); Chúng cám dỗ người ta phạm tội như cám dỗ bà E-và (x. St 2,24), cám dỗ Đức Giê-su (x. Lc 4,2); Chúng ám hại người ta như đã giết 7 người chồng của bà Xa-ra (x. Tb 3,8 ; 6,14); Chúng trói buộc người ta bằng cách làm cho họ bị bệnh tật (x. Lc 13,16)...
+Sứ mạng của Đức Giê-su là tiêu diệt ma quỉ (x. Mc 1,24). Người không nhờ tướng quỉ mà trừ quỉ (x. Mc 3,22-26), nhưng nhờ quyền năng Thiên Chúa (x. Mt 12,22tt). Kết quả là ma quỉ phải chịu khuất phục (x. Ga 14,30). Người cũng ban cho các Tông đồ được quyền trừ quỉ (x. Mc 6,7). Giờ Tử Nạn và Phục Sinh của Người là lúc ma quỉ bị tống ra ngoài và bị xét xử (x. Ga 12,31; 16,11).
+Đến thời Giáo Hội Sơ Khai, Phi-líp-phê đã nhờ Thánh Thần mà trừ quỉ (x. Cv 8,7); Phao-lô cũng có khả năng trừ quỉ (x. Cv 19,11-12). Ngày nay ma quỉ vẫn đang hoành hành bằng cách nhập vào những người yếu đức tin (x. Mt 13,43-45); Chúng hành hạ người ta như sàng gạo vậy (x. Lc 22,31). Chúng giống như sư tử luôn rình mồi cắn xé người ta (x. 1 Pr 5,8). Hội Thánh vững tin sẽ toàn thắng ma quỉ khi đến ngày tận thế. Bấy giờ ma quỉ cùng những kẻ đi theo chúng sẽ bị giam phạt trong hoả ngục đời đời (x. Mt 25,41; Lc 10,18).

2. +Không nên vội xác định bệnh nhân đã bị quỉ ám, nhưng trước tiên cần đem đến bác sĩ thần kinh hay bác sĩ phân tâm học để được khám và điều trị bằng thuốc men hay các phương pháp tâm lý tự nhiên. Nếu bệnh không thuyên giảm và có những bằng chứng do ma quỉ làm thực sự, thì phải nhờ Cha Sở hay Linh Mục đặc trách trừ quỉ điều tra xem xét. Các vị này sẽ tiến hành việc trừ quỉ dưới sự chỉ đạo của Đấng Bản Quyền Giáo phận.
+Theo kết quả điều tra thì phần lớn các trường hợp nạn nhân tưởng là bị quỉ ám, thư ếm hay bùa ngải... Thực ra chỉ là hiện tượng suy nhược thần kinh hoặc do ảo giác tưởng tượng mà thôi. Riêng các hiện tượng lạ như bàn ghế tự nhiên xê dịch, giường nằm của bệnh nhân có ai đó dựng lên, hoặc bệnh nhân tự nhiên được nâng cao lên khỏi giường, hoặc có những tiếng gõ bàn hay tiếng nói mỗi khi thày ngải tra hỏi bệnh nhân... có thể do ma quỉ gây ra, mà cũng có thể chỉ là ảo thuật do các thầy pháp hay thầy phù thủy thực hiện, nhằm đánh lừa để người ta tin theo.
+Trong trường hợp chắc chắn các hiện tượng trên do ma quỉ nhập vào và khống chế làm hại một người nào đó, thì Đấng Bản Quyền sẽ chỉ định các linh mục chuyên viên đủ kinh nghiệm chính thức cử hành nghi lễ trừ quỉ.

3. +Nếu bệnh nhân thực sự bị quỉ ám, thì các chuyên gia chỉ trừ được ma quỉ nếu có đức tin vững mạnh và ý chí kiên quyết (x. Mt 17,20). Phải ăn chay và cầu nguyện trong suốt thời gian trừ quỉ (x. Mt 4,5) ; Phải kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su để nhờ quyền năng của Người mà trừ quỉ (x. Ga 15,5). Họ cũng phải nhờ Thần Khí của Chúa Giê-su (x. Mt 12,28) và nhân danh Người mà trừ quỉ (Mc 9,38). Cuối cùng họ còn phải là người từng trải và có kinh nghiệm để có thể đối phó hữu hiệu với ma quỉ và tránh bị chúng làm hại (x. Cv 19,11-19).

4. +Hiện nay, ngoài việc trừ quỉ, Hội Thánh còn có sứ mạng chống lại những sự dữ thuộc về ma quỉ như: ma thuật, đồng bóng và mê tín dị đoan (x. Cv 13,9-11). Bài trừ tận gốc các tệ nạn xã hội như: Sì-ke ma túy, mãi dâm, rượu chè, cờ bạc, sách báo phim ảnh khiêu dâm bạo lực (x. Mt 19,16-18); Hội Thánh cũng phải hòa giải các tranh chấp, đấu tranh chống lại bất công bóc lột. Cuối cùng Hội Thánh còn phải cộng tác với chính quyền và các tổ chức nhân đạo bài trừ các thứ giặc như: nghèo đói, dốt nát và mê tín (x. 1 Cr 10,20).

+Ngoài ra, Hội Thánh cũng khuyên các tín hữu phải phòng tránh sự khôn ngoan giả dối của thế gian và ma quỉ (x. Gc 4.14-15), đề phòng các tiên tri giả là tay sai của ma quỉ gửi các thư nặc danh, các tin nhắn mạo danh “Sứ điệp từ trời” để đả kích Đức Thánh Cha, truyền bá một thứ giáo lý sai lạc ngược lại giáo lý tông truyền của Hội Thánh (x. Tm 4,1 ; Kh 16,14).

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: Mọi người đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau: “Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!” (Mc 1,27).

2. CÂU CHUYỆN:

1) CHRISTOPHER- NGƯỜI BỒNG ẴM CHÚA KI-TÔ

Kho truyện các thánh có ghi lại câu chuyện về một người mang Đức Ki-tô như sau:

Có một chàng thanh niên có sức mạnh phi thường nhưng không ai biết tên thật của chàng. Anh này có tâm nguyện đi tìm một người quyền lực nhất để phụng sự. Đầu tiên anh nghĩ không ai quyền lực hơn viên tướng cướp trong vùng anh đang ở nên đến gia nhập vào băng cướp và anh được phân công làm hộ vệ cho viên tướng cướp. Nhưng mỗi lần băng cướp sắp có vụ làm ăn, anh ta lại thấy viên tướng cướp phải đến nhờ thầy phù thuỷ làm phép cho vụ làm ăn thành công. Thế là anh thanh niên liền bỏ viên tướng cướp để xin theo hầu thầy phù thuỷ. Một hôm, khi theo thầy phù thủy đi hành nghề, anh thấy thầy đang đi trên đường gặp một cây Thánh giá bên vệ đường liền sợ hãi không dám đi tiếp mà vòng lại đi đường khác. Thế là anh chàng lực sĩ liền bỏ thầy phù thuỷ quay trở lại đứng bên cây Thánh giá để mong được gặp chủ nhân cây Thánh giá. Anh ta cứ đứng đó chờ mấy ngày liền mà vẫn không thấy chủ nhân cây Thánh giá xuất hiện. Nơi đó gần một khúc sông cạn và có nhiều người đã phải mạo hiểm lội bì bõm qua sông để sang bờ bên kia. Một hôm, một chú bé đến nhờ anh lực sĩ cõng qua sông và anh đã lập tức giúp cõng em trên vai lội qua sông. Có điều khi mới được một đoạn ngắn, anh lực sĩ tự nhiên cảm thấy chú bé trở nên quá nặng, liền hỏi lý do và được chú bé trả lời: "Ta nâng đỡ cả trái đất trên tay nên làm sao không nặng cho được". Cậu bé còn cho biết mình chính là chủ nhân của cây Thánh giá mà chàng lực sĩ đang muốn gặp mặt. Thế là chàng lực sĩ liền xin đi theo vị Chúa Ki-tô Chủ Tể của trái đất này. Chúa Ki-tô dạy anh: “Nếu muốn phụng sự Ta, con hãy dựng một căn lều và luôn ở cạnh cây Thánh giá, để nếu có ai muốn qua sông thì con sẽ cõng họ qua”. Chàng lực sĩ liền làm theo lệnh Chúa truyền. Từ ngày đó, dân chúng trong vùng đã gọi chàng bằng cái tên thân thương là KÍT-TÔ-PHƠ (Christopher), nghĩa là “Người mang vác Chúa Ki-tô”.

2) PHIM “NGƯỜI TRỪ QUỈ”:

Vào năm 1970, cuốn phim “Người trừ quỉ” (Exorcist) được trình chiếu thì lập tức đã phá kỷ lục số vé bán ra. Chuyện phim kể lại một câu chuyện có thật về một thiếu niên 14 tuổi ở vùng Mao-Rai-mơ (Mt. Raimer), thuộc bang Me-ri-len (Maryland) của Hoa Kỳ vào năm 1949. Về sau, tờ “Tuần Tin Tức” (Newsweek) đã tường thuật câu chuyện này như sau: “Theo người cha kể lại thì cậu thiếu niên này thích ở một mình trên gác xép và chơi cầu cơ. Qua trò cầu cơ, cậu ta thường nói chuyện lâu giờ với một người có tên là “Ông Đại Úy”. Lúc đầu người cha cho rằng cầu cơ chỉ là một trò giải trí vô hại. Nhưng về sau, khi thấy con trai có những biểu hiện bất thường, thì cha mẹ cậu bé bắt đầu lo lắng. Nhất là một hôm ông bố nhìn thấy ghế bàn và chiếc giường cậu con đang nằm tự nhiên bị di chuyển trên sàn nhà giống như có bàn tay vô hình nào đó kéo đi. Rồi ban đêm cậu bé bị mất ngủ và hay nói lầu bầu điều gì đó với cái giọng khàn đặc của một gã đàn ông trung niên. Sau đó buộc lòng ông bố phải đưa con đến bệnh viện của trường Gioóc-dơ-tao (Georgetown), một trường đại học danh tiếng. Tại đây bác sĩ điều trị phát hiện ra cậu bé biết nói thành thạo tiếng La-tinh, một thứ cổ ngữ rất khó học mà cậu ta chưa từng biết đến trước đó. Cuối cùng sau một thời gian nằm điều trị vô hiệu, cha mẹ cậu đành đem con về nhà và nhờ hai vị linh mục dòng Tên có lòng đạo đức thánh thiện đến nhà cử hành nghi lễ trừ quỉ.

Cuộc chiến đấu giành linh hồn của cậu bé đã xảy ra rất căng thẳng và quyết liệt, kéo dài suốt 2 tuần lễ. Cuối cùng ma quỉ cũng chịu khuất phục và xuất ra khỏi nạn nhân. Nhưng đồng thời vị linh mục chủ lễ cũng đã gục xuống chết tại chỗ do chứng nhồi máu cơ tim. Hiện nay cậu bé trên vẫn còn sống tại thủ đô Wo-sinh-tơn (Washington). Một trong hai linh mục từng tham gia vào việc trừ quỉ đã thề là không bàn luận gì thêm về công việc nguy hiểm này. Tuy nhiên ông cũng cho biết là chính nhờ tham gia vào việc trừ quỉ mà bản thân ông đã thêm đức tin để luôn trông cậy vào quyền năng và tình thương của Chúa.

3) SỨC MẠNH HOÁN CẢI CỦA LỜI CHÚA:

Tokichi Ishii, một tên sát nhân không gớm tay đã đạt kỷ lục hạ sát nhiều nạn nhân nhất bằng những phương thế dã man không thể tưởng tượng nổi. Hắn tàn sát đàn ông, phụ nữ, trẻ em với bàn tay khát máu, hắn đã thủ tiêu bất cứ người nào tình cờ hắn gặp và muốn giết. Nhưng cuối cùng hắn bị bắt và bị kết án tử hình.

Lúc ở nhà tù chờ ngày hành quyết, hai phụ nữ công tác tông đồ khuyên nhủ hắn, tất cả những lời thăm hỏi, trò chuyện của họ không làm cho hắn mảy may động tâm, trái lại hắn nhìn thẳng vào họ với cặp mắt dữ tợn như một hung thủ.

Cuối cùng, mất hết kiên nhẫn, hai phụ nữ ra về. Họ chỉ để lại cho hắn cuốn Tân ước với hy vọng mỏng manh hắn sẽ đọc và Lời Chúa sẽ hoạt động… Niềm hy vọng đã trở thành sự thật. Ishii đã đọc, Lời Chúa thu hút anh khiến anh tiếp tục đọc trình thuật cuộc tử nạn của Chúa Giêsu… Đọc đến câu: “Lạy Cha, xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”! (Lc 23, 34), anh dừng lại, suy nghĩ. Anh tâm sự: “Đọc đến câu này, con tim tôi bị đánh động, bị đâm thâu bằng một con dao dài. Tôi có thể gọi đó là tình yêu của ông Giêsu, là lòng thương xót của Ngài. Điều duy nhất tôi biết là sự hung dữ, tàn bạo nơi tôi đã tan biến và tôi đã tin vào Chúa”.

Các nhân viên nhà giam dẫn đưa anh đi hành quyết, họ rất ngạc nhiên thấy tử tôi Ishii hòa nhã, lễ độ, chứ không phải một tên sát nhân hung bạo. Ishii, tên tử tội đã được lời Chúa tái sinh.
(Trích Lẽ Sống, Radio Veritas)

4) SỰ KHÔN LANH VÀ HIỂM ĐỘC CỦA MA QUỶ:

Một tu sĩ kia rất có lòng đạo đức, ngày nào ông cũng thức dậy lúc 5 giờ sáng để đọc kinh thờ phượng Chúa. Xảy ra là có một hôm ông ngủ quên, thấy vậy, tướng quỷ Sa-tan đến đánh thức ông. Khi biết kẻ đánh thức mình là Sa-tan, tu sĩ tỏ dấu thắc mắc, ma quỷ liền nói với ông: “Tôi là ai, điều đó không quan trọng, việc tôi đánh thức ông là một điều tốt. Ông thấy không, ai làm việc lành đều là người tốt cả. Vậy tôi cũng là một người tốt”. Tu sĩ đáp: “Không bao giờ ma quỷ lại làm điều lành, vậy nhân danh Thiên Chúa, mi phải nói rõ vì lý do nào mi đánh thức ta?“ Bấy giờ ma quỷ buộc lòng phải nói thật: “Nếu ngày nào ông ngủ quên không đọc kinh sáng, thì khi thức dậy ông sẽ cảm thấy hối hận, khiêm tốn và quyết tâm sống đạo đức hơn. Còn ngày nào ông thức dậy sớm đọc kinh sáng, thì ông sẽ nghĩ mình đạo đức và không quyết tâm làm các việc lành khác”. Nói xong nó biến mất.
Câu chuyện trên cho thấy ma quỷ thật khôn lanh quỷ quyệt khi cám dỗ loài người chúng ta.

3. SUY NIỆM:

Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa hằng sống, là Đấng quyền năng trong lời nói và việc làm

1) QUYỀN NĂNG TRONG LỜI NÓI:

Đức Giê-su đã rao giảng Lời Chúa trong hội đường Ca-phác-na-um khiến người nghe phải kinh ngạc, vì : "Người giảng dạy người ta như Đấng có uy quyền chứ không như các luật sĩ" (Mc 1,22).
Vì Người là chính Lời Thiên Chúa nhập thể làm người và được Chúa Cha sai đến làm Đấng Thiên Sai, nên Người chỉ nói Lời Thiên Chúa cho loài người chứ không bị lệ thuộc vào thế giá của các ngôn sứ đi trước, kể cả ông Mô-sê. Đức Giê-su đã biểu lộ uy quyền khi thay đổi các tập tục trong Luật Mô-sê: "Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người… Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình thì phải bị đưa ra tòa…” (Mt 5,21-22).
Người cố ý chữa bệnh trong ngày Sa-bát, và khi bị hạch hỏi Người đã trả lời như sau: "Ngày Sa-bát được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày Sa-bát; Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày Sa-bát" (Mc 2,27).

2) QUYỀN NĂNG TRONG HÀNH ĐỘNG:

Đúc Giê-su thể hiện là Đấng Thiên Sai đầy uy quyền như sau:

- Làm chủ các định luật thiên nhiên: Biến nước lã trở thành rượu nho trong bữa tiệc cưới thành Ca-na; Nhân 5 chiếc bánh và 2 con cá ra nhiều cho môn đệ phân phát cho 5 ngàn người được ăn no trong hoang địa; Đi trên mặt nước mà đến với thuyền các môn đệ; Dẹp yên sóng gió giữa biển hồ; Giúp các môn đệ bắt được mẻ cá lạ lùng...

- Chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền: Người cũng dùng lời quyền năng để chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền trong dân như: Cho người mù được sáng mắt; Kẻ câm nói đươc, người điếc được nghe, người què đi được, người phong cùi được sạch…

- Phục sinh kẻ chết: Người còn truyền cho một bé gái mới chết đang nằm trên giường được trỗi dậy; Cho một thanh niên mới chết tại cửa thành Na-im đang được người thân mang đi chôn; Cho anh La-da-rô đã chết được chôn trong mồ 4 ngày được sống lại và ra khỏi mồ; Và chính Người đã từ cõi chết trỗi dậy vào ngày thứ ba đúng như Người đã tiên báo.

3) QUYỀN NĂNG TRÊN MA QUỶ:

Gặp Đức Giê-su, ma quỷ đã nói ra sứ vụ cứu thế của Người như sau: “Ông Giê-su Na-gia-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến để tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: Ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa!” (Mc 1,24). Đức Giê-su đã lên tiếng quát nạt ma quỷ: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này!”. Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta (Mc 1,25-26). Chính thái độ sợ hãi và vâng phục Đức Giê-su của ma quỷ cho thấy quyền năng của Người như lời đám đông dân chúng đã nói: “Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!” (Mt 1,27b).

4) PHỤNG SỰ MỘT MÌNH CHÚA:

- Ngày nay noi gương Tông đồ Phê-rô, chúng ta hãy đặt trọn niềm tin vào Chúa Giê-su: Sau bài giảng về Bánh Hằng Sống, nhiều môn đệ không chấp nhận về bí tích Thánh Thể và đã bỏ đi không muốn theo làm môn đệ Đức Giê-su nữa, chỉ còn Nhóm Mười Hai là vẫn còn ở lại với Người. Đức Giê-su đã không rút lại ý định lập bí tích Thánh Thể và đòi các ông phải xác định: tin hay không tin, bỏ đi hay ở lại qua câu hỏi: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?”. Ông Phê-rô đại diện Nhóm Mười Hai đáp lại rằng: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng: Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,68-69).

- Để trung thành tin theo Chúa Giê-su, cần năng học sống Lời Chúa: Mỗi lần hiệp sống Tin Mừng, chúng ta sẽ khám phá thêm sự mới mẻ của Lời Chúa, và nhận ra quyền năng của Chúa thể hiện trong thiên nhiên và qua các dấu chỉ của thời đại như lời thánh vịnh: "Lời Chúa là đèn soi cho con bước. Là ánh sáng chỉ đường cho con đi" (Tv.118,105). Nhờ năng tham dự các buổi Hiệp Sống Tin Mừng hằng tuần tại nhà Sinh Hoạt Mục Vụ hay trong Giờ Kinh Tối Gia Đình hằng ngày… chúng ta hy vọng sẽ từng bước trở thành "muối men", hòa lẫn vào thúng bột xã hội để làm cho cả xã hội đều dậy lên men tình yêu của Chúa. “Ánh sáng" của các việc lành chúng ta làm sẽ giúp anh em lương dân nhận biết và ca ngợi Chúa Cha trên trời.

- Chúng ta cũng cần phải ý thức sứ mạng của mình là cộng tác với những người thiện chí để đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra khỏi môi trường sống: Hiện nay ma quỉ vẫn luôn tìm cách phá hoại công trình cứu độ của Chúa Giê-su là Hội thánh. Chúng ta cần hợp tác xây dựng một môi trường sống an toàn sạch đẹp và văn minh hơn. Cần quan tâm an ủi những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn, bằng việc giúp họ vững tin vào lòng Chúa thương xót và giúp họ vượt qua các tai nạn với hết khả năng của mình.

4. THẢO LUẬN:

1) Kinh nghiệm của các người tham gia trừ quỷ cho biết: những người bị ma quỉ ám là những kẻ đã có lòng tin vào quyền năng của chúng và có quan hệ mật thiết với chúng như: đến xem các buổi lên đồng, chơi trò cầu cơ, đi coi bói toán... Bạn đã bao giờ tò mò chơi thử những trò nguy hại đó chưa?
2) Bạn cần làm gì để thêm đức tin hầu tránh bị ma quỉ xâm nhập và khống chế, bắt bạn trở thành tay sai của chúng?

5. NGUYỆN CẦU:

- LẠY CHÚA GIÊ-SU là “Đấng Thánh và là Con Thiên Chúa”. Chúa đến để tiêu diệt ma quỉ và thiết lập một Triều Đại Mới Của Thiên Chúa. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa đã bắt ma quỉ phải câm miệng và xuất ra khỏi người bị chúng trói buộc. Xin cho chúng con vững tin vào quyền năng của Chúa, và xin Chúa giúp chúng con chiến thắng ma quỉ, tội lỗi và các thói hư. Xin cho chúng con sẵn sàng cộng tác với Chúa và những người thiện chí đẩy lùi các cám dỗ của ma quỷ là phim ảnh xấu, ma túy, cờ bạc, rượu chè... ra khỏi gia đình và môi trường chúng con đang sống hầu cho Nước Chúa mau hiển trị.

- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin dạy cho con biết sống quảng đại, biết phụng sự Chúa cho xứng đáng, biết cho đi mà không cần tính toán, biết chiến đấu mà không sợ thương tích, biết làm việc mà không tìm an nghỉ, biết tận lực mà không chờ một phần thưởng nào khác, ngoài việc biết mình đã làm theo thánh ý Chúa. Amen. (Thánh I-mha-xi-ô).
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

 
Suy niệm lễ kính Thánh Phaolô Trở lại
Lm. Anthony Trung Thành
09:37 26/01/2018

Trong lịch phụng vụ chỉ có Thánh Phaolô được mừng với danh hiệu “Trở lại”, lễ kính Thánh Phaolô “Trở Lại.” Sỡ dĩ Ngài được mang tước hiệu này vì có nhiều lý do. Bài đọc 1, trích sách Công vụ Tông đồ tường thuận lại biến cố Ngài được ơn trở lại đạo Công Giáo phần nào cho chúng ta thấy được điều đó. Thật vậy, biến cố trở lại của Thánh Phaolô làm thay đổi cả cuộc đời của Ngài và làm thay đổi cả sinh hoạt của cả cộng đoàn kitô hữu đầu tiên.

Phaolô hay còn gọi là Saolô. Trước khi trở lại đạo Công Giáo, Saolô là một người thanh niên theo đạo Do Thái, nhiệt thành với truyền thống của cha ông. Sau khi thụ huấn kiến thức từ một thầy Rabbi nổi tiếng là ông Gamaliêl, Saolô đã xung phong đi bắt bớ những người theo đạo Kitô mà anh cho là Tà Đạo, vì đi ngược lại với đạo Do thái. Chính Ngài đã kể lại một cách rõ ràng trong sách công vụ Tông đồ mà chúng ta vừa nghe: “Tôi là người Dothái, sinh tại Tarsê xứ Cilicia, đã được nuôi nấng trong thành này, đã được đào tạo theo chân lý lề luật cha ông dưới chân ông Gamaliêl. Tôi nhiệt thành với lề luật cũng như hết thảy quý vị hôm nay. Tôi đã bắt bớ giết chóc đạo này, xiềng xích và bỏ tù cả đàn ông lẫn đàn bà. Như thầy thượng tế và toàn thể hội đồng kỳ lão đã làm chứng điều đó. Các ngài đã trao cho tôi chứng minh thư để tôi đến kiếm anh em ở Ðamas, bắt trói họ và điệu về Giêrusalem để trừng phạt.” (Cv 22,3-5).

Một hôm, trên đường hăng say đang đi Đamát để bắt bớ các kitô hữu, Đức Giêsu hiện ra với Saolô và biến cố này đã làm thay đổi cả cuộc đời của ông. Ngài kể tiếp: Xảy đến lúc đó khoảng trưa, tôi đang trên đường gần đến Ðamas, thình lình một luồng ánh sáng chan hoà từ trời chói rạng quanh tôi. Tôi ngã xuống đất và nghe tiếng phán bảo tôi: “Saolô, Saolô, sao ngươi bắt bớ Ta?” Tôi đáp: “Thưa Ngài, Ngài là ai?” Người trả lời: “Ta là Giêsu Nadarét mà ngươi đang bắt bớ.” Và những người cùng ở đó với tôi lúc ấy, cũng thấy ánh sáng, nhưng không nghe tiếng Ðấng nói với tôi. Tôi hỏi: “Lạy Chúa, con phải làm gì?” Chúa liền nói với tôi: “Hãy chỗi dậy, vào thành Ðamas, ở đó sẽ nói cho ngươi tất cả những gì ngươi phải làm.” Nhưng vì ánh sáng chói loà kia, tôi không còn thấy được, nên các bạn tôi cầm tay dẫn tôi vào thành Ðamas. Có một người kia tên là Anania, người đạo đức, sống theo Lề luật, và được mọi người Do-thái ở đó kính phục, đến tìm tôi và đứng gần tôi mà nói: “Hỡi anh Saolô, anh hãy nhìn!” Ngay lúc đó tôi nhìn thấy ông.

Và ông nói: “Thiên Chúa cha ông chúng ta đã tiền định cho anh biết thánh ý Người, thấy Ðấng Công Chính và nghe tiếng Người nói. Vậy anh phải làm chứng cho Người trước mặt mọi người về điều anh đã thấy và đã nghe. Và bây giờ, anh còn chần chừ gì nữa? Hãy chỗi dậy và cầu khẩn danh Người mà chịu thanh tẩy và gột rửa mình cho sạch tội lỗi.” (Cv 22,6-18).

Saolô trở về Giêrusalam. Ông kể tiếp: Khi trở về Giêrusalem, đang lúc tôi cầu nguyện trong Đền Thờ, thì tôi xuất thần và thấy Chúa bảo tôi: “Mau lên, hãy rời khỏi Giêrusalem gấp, vì chúng sẽ không nhận lời anh làm chứng về Thầy đâu. Tôi thưa: “Lạy Chúa, chính họ biết rõ con đây đã đến từng hội đường bắt giam và đánh đòn những kẻ tin Chúa. Khi người ta đổ máu ông Têphanô, chứng nhân của Chúa, thì chính con cũng có mặt, con tán thành và giữ áo cho những kẻ giết ông ấy. Chúa bảo tôi: “Hãy đi, vì Thầy sẽ sai anh đến với các dân ngoại ở phương xa.” (Cv 22, 17-21).

Saolô đã làm theo lời Chúa phán cùng ông. Mặc dầu, thời gian đầu Ngài không được các kitô hữu chấp nhận, họ phản đối Ngài ra mặt, khi nghe ông rao giảng, đám đông hét lên rằng: “Hãy bứng khỏi mặt đất loại người như thế! Nó không đáng sống!” (Cv 22,22). Khi Ngài đến Giêrusalem để tìm cách nhập đoàn với các môn đệ “Nhưng mọi người vẫn còn sợ, vì họ không tin Ngài là một môn đệ” (x. Cv 9,26). Nhưng dần dần Ngài đã lấy được lòng tin của các kitô hữu nhất là của các Tông đồ. Ngài trở thành Tông đồ loan báo Tin mừng cho dân ngoại.

Đó là lý do Giáo hội mừng Ngài với tước hiệu độc nhất mà không thánh nào có, tước hiệu “Trở lại”. Nhưng đó không phải là lần duy nhất Thánh Phaolô “Trở lại.” Sau khi đã “Trở lại” thực sự, Thánh nhân còn liên lỉ trở lại hằng giây, hằng phút, hằng giờ, hằng ngày…trong suốt cuộc đời của Ngài. Bởi lẽ, như có lần Ngài nói: “sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm.”(Rm 7,19). Ngài còn khẳng định: “Tôi thật là một người khốn nạn ! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta !” (Rm 7, 24).

Và không chỉ Thánh Phaolô mới trở lại nhưng có thể nói vị thánh nào cũng đã được ơn trở lại. Chẳng hạn, thánh Phêrô, vị tông đồ trưởng, sau khi chối Chúa ba lần, đã ăn năn khóc lóc mỗi khi nghe tiếng gà gáy. Như Lêvi, khi nghe tiếng Chúa gọi, ngài đã từ bỏ nghề thu thuế để trở thành Mathêu Tông đồ, tác giả sách Tin mừng. Hầu hết các Thánh Tông đồ khi mới theo Đức Giêsu cũng đã có những tư tưởng phàm tục: Tranh dành chức quyền “ai lớn ai bé” trong nước của Ngài; Khi dân làng Samari không đón tiếp Đức Giêsu, Thánh Giacôbê và Gioan đã thưa với Thầy rằng: Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không? (x. Lc 9,51-56). Rồi, Maria Mađalêna là vị thánh đầu tiên được vinh hạnh loan báo Tin mừng Phục sinh, nhưng trước đó Ngài là người đàn bà “trắc nết.” Trong cựu ước, vua Đavít là vị vua đã phạm những tội ác như ngoại tình, giết người…Thế mà sau này ngài được gọi là vua thánh Đavít, vì nhờ lời nhắc nhở của tiên tri Nathan nên Ngài đã trở lại. Lịch sử Giáo hội cũng cho chúng ta biết có nhiều vị thánh được ơn trở lại một cách đặc biệt: Thánh Augustinô trở lại nhờ lời cầu nguyện của Mẹ thánh Monica; Thánh Inhatiô được ơn trở lại nhờ đọc sách thiêng liêng; chính Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu được coi là vị Thánh không mắc bất cứ một tội trọng nào, vậy mà trong cuốn nhật ký một tâm hồn Ngài viết rằng: “Chính đêm 25 tháng 12 năm 1886, con được lãnh nhận hồng-ân thoát-ly tuổi trẻ, đúng ra là ơn trở lại hoàn toàn.”

Đúng như bài giảng trong thánh lễ sáng thứ ba, ngày 19.01. 2016, tại nhà nguyện thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định rằng: “Chẳng vị thánh nào không có một quá khứ, cũng chẳng tội nhân nào không có một tương lai. Thiên Chúa không bao giờ dừng lại ở dáng vẻ bề ngoài mà luôn nhìn sâu vào tận tâm tư cõi lòng của con người.”

Các vị thánh đã như thế, còn chúng ta thì sao? Chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã có kinh nghiệm về sự trở lại. Chúng ta cần trở lại vì biết bao nhiêu lần chúng ta đã lỗi lời thề ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chúng ta cần trở lại vì bao nhiêu lần chúng ta lỗi lời thề hứa với Chúa, với Giáo hội và anh chị em mình. Những người chồng người vợ cần phải trở lại vì những lần lỗi lời thề hứa ngày lãnh nhận Bí tích Hôi Phối. Các linh mục, tu sĩ phải trở lại vì đã lỗi lời khấn hứa nghèo khó, vâng lời, khiết tịnh. Những người cha người mẹ trong gia đình phải trở lại vì không chu toàn bổn phận sinh sản, giáo dục con cái theo tinh thần của Chúa và của Giáo hội. Những đứa con phải trở lại vì không vâng lời cha mẹ, bất hiếu với ông bà, không hòa thuận với anh chị em. Những người học trò phải trở lại vì không chăm chỉ học hành, thậm chí còn coi khinh những người thầy người cô. Những người kitô hữu phải trở lại vì không chu toàn bổn phận đối với Chúa và Giáo hội, nhất là bổn phận truyền giáo. Những người tội lỗi như “đứa con hoang đàng” cần phải trở lại đã đành mà những “người anh cả” đang sống trong gia đình, sống gần người cha người mẹ cũng cần phải trở lại vì đã nhiều lần quên mất tình mẹ tình cha.

Đó là chưa nói đến những người đang thù ghét Giáo hội, đang dã tâm phá Giáo hội, làm hại người kitô hữu…họ cần phải nhìn phải trở lại theo gương của Thánh Phaolô.

Nói tóm lại, ai trong chúng ta cũng cần phải trở lại, cần cố gắng bắt đầu lại mỗi ngày, nhất là khi có sự sai lỗi với Chúa, với Giáo hội và anh chị em. Ước gì, chúng ta có được tâm tình nội dung bài hát “xin giữ con” của tác giả Mi Trầm: “Nguyện xin Chúa giúp con bắt đầu rồi lại bắt đầu…”. Khi đã trở lại, hãy bắt chước Thánh Phaolô dấn thân không mệt mỏi để phục vụ Chúa và Giáo hội, nhất là dấn thân để chu toàn bổn phận loan báo Tin mừng mà Đức Giêsu mời gọi chúng ta trong bài Tin mừng hôm nay: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo.” (Mc 16,15).

Lạy Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Thánh Phaolô Trở lại, xin soi sáng cho mỗi người chúng con biết can đảm nhận ra tội lỗi của mình để sám hối, trở lại với Chúa. Xin cho mỗi chúng con biết “bắt đầu” và “lại bắt đầu” mỗi ngày trong suốt cuộc sống của chúng con. Amen.

Lm. Anthony Trung Thành
 
Lời ngôn sứ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:38 26/01/2018
“Chúng tôi không dám nghe tiếng Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi nữa, chúng tôi không dám nhìn ngọn lửa lớn này nữa, kẻo phải chết” (Đnl 18,16). Thấy dân chúng kêu ca có lý, Thiên Chúa hứa sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ và Người sẽ đặt lời của Người vào miệng ngôn sứ. Như thế, sứ ngôn là người nói thay cho Thiên Chúa, nói nhân danh Thiên Chúa, nói đúng Thánh ý Thiên Chúa. Sự tồn vong của ngôn sứ hệ tại ở sứ mệnh cao cả và lắm cũng gian truân này. Theo nhãn quan Cựu Ước thì ngôn sứ nào to gan nhân danh Thiên Chúa mà nói lời Người đã không truyền cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó phải chết (x.Đnl 18, 20).

Tuy nhiên làm sao để biện phân đâu là ngôn sứ thật và đâu là ngôn sứ giả? Làm thế nào để nhận biết một ngôn sứ thật nhưng không nói lời Thiên Chúa truyền mà chỉ nói lời của mình hay lời của các thần giả trá xui khiến? Một Đại Ngôn sứ, một ngôn sứ trên mọi ngôn sứ đã xuất hiện chính là Đức Kitô. Bài trích Tin mừng thánh Maccô mà Hội Thánh giới thiệu trong thánh Lễ Chúa Nhật IV TN B gợi mở cho chúng ta hai tiêu chí để thẩm định sự chính danh, chính ngôn, chính phận của một ngôn sứ.

Lời có uy quyền: Dân chúng kinh ngạc vì Chúa Giêsu giảng dạy như một Đấng có uy quyền chứ không như các kinh sư. Lời nói của một đấng có uy quyền thì thuyết phục người nghe và làm cho người nghe biết nghe theo. Lời giảng dạy của Chúa Giêsu có uy quyền không chỉ vì nội hàm của chúng mà trên hết vì Người là Ngôi Lời, đồng thời chính Người là người tiên phong sống và thực hiện những gì Người giảng dạy.

Các Kinh sư cũng giảng dạy nhưng họ lại không sống điều mình giảng dạy khiến Chúa Giêsu đã từng nói với dân chúng rằng: “Các kinh sư và các người Pharisêu ngồi trên toà ông Môsê mà giảng dạy. Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm và hãy giữ, nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất trên vai người ta, nhưng chính họ lại không buồn động ngón tay vào” (Mt 23,2-4). Đức chân phước giáo Hoàng Phaolô VI đã từng nói: ngày nay người ta không thích nghe (nghe theo) những nhà giảng thuyết mà lại nghe theo những chứng nhân. Sở dĩ người ta nghe theo các nhà giảng thuyết vì họ đã là những chứng nhân, tức là đã thực hiện những gì mình giảng dạy.

Lời có sức khử trừ sự dữ và thông ban sự sống: Dân chúng sững sờ nói với nhau: “Thế nghĩa là gì? Lời giảng dạy thì mới mẻ, Người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh!”(Mc 1,27). Thần ô uế bị trục xuất thì người bị quỷ ám được chữa lành. Lời của ngôn sứ thật là lời phát xuất từ Thiên Chúa. Xưa Thiên Chúa đã phán với Giêrêmia: “Đây Ta đặt lời Ta vào miệng ngươi. Coi, hôm nay Ta đặt ngươi đứng đầu các dân các nước, để nhổ, để lật, để huỷ, để phá, để xây, để trồng” (Gr 1,9-10).

Cả hai hiệu quả là diệt trừ sự xấu, sự dữ và trao ban sự sống luôn cùng đi sánh đôi. Nếu chỉ tuyên phán những lời hứa tốt đẹp hay ngược lại chỉ nói những lời quở trách phê phán mà thôi thì rất có thể là do thần dữ xúi khiến. “Đức Chúa các đạo binh phán như sau: “Đừng nghe lời các ngôn sứ (giả hiệu) tuyên sấm, chúng phỉnh phờ các ngươi; điều chúng nói chỉ là thị kiến do tưởng tượng, chứ không phải do miệng Đức Chúa phán ra. Chúng dám nói với những kẻ khinh miệt Ta: “Đức Chúa phán: anh em sẽ được bình an!” Và với những kẻ lòng chai dạ đá: “Tai hoạ chẳng bao giờ ập xuống anh em” (Gr 22,16-17). Vì tuyên bố những lời dối trá phỉnh phờ dân nên ngôn sứ giả Khanangia đã phải bị trừng phạt nhãn tiền (x.Gr 28,1-17).

Sứ mạng ngôn sứ của mọi Kitô hữu: Từ khi lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, mọi Kitô hữu đều đã được thông phần vào ba chức vụ của Chúa Kitô là ngôn sứ, tư tế và vương giả. Đường lối của Thiên Chúa thì trước sau như một. Xưa nhiều lần, nhiều cách Người đã nói với tổ tiên cha ông chúng ta qua các ngôn sứ, đến thời viên mãn Người đã nói với loài người chúng ta cách trọn vẹn qua chính Người Con Một làm người là Chúa Giêsu Kitô (x.Dt 1,1-2). Và mãi cho đến ngày tận thế, Thiên Chúa vẫn còn tiếp tục nói với loài người qua những con người. Nhân loại này, thế gian này vẫn mãi cần đến sứ ngôn để nhận biết thánh ý Thiên Chúa. Con người, đặc biệt các Kitô hữu được mời gọi làm ngôn sứ của Thiên Chúa để nhân danh Thiên Chúa, nói lời của Người.

Sứ mạng ngôn sứ thật cao cả và cũng thật lắm gian truân, nguy hiểm. Sự hiểm nguy, gian truân không chỉ đến do người đời bách hại mà còn có thể do bởi chính các ngôn sứ, vì lý do nào đó, đã không nói lời của Thiên Chúa mà chỉ nói lời của mình, thậm chí con nói lời do thần dữ xui khiến. Để tránh những tai hoạ này, không gì hơn, Kitô hữu chúng ta, cách riêng những người chuyên lo việc giảng dạy hãy xét xem mình đã thực hiện ra sao điều mình giảng dạy, hãy xét xem những lời mình giảng dạy có sức thuyết phục như thế nào và đồng thời hãy xét xem các lời tuyên dạy của mình có đủ đầy hai phương diện đó là vừa xua trừ sự xấu, sự dữ và vừa làm phát sinh tình yêu, phát sinh sự sống như thế nào?

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột
 
Chúa Nhật IV Thường Niên
Lm Jude Siciliano OP
14:20 26/01/2018
Đệ Nhị Luật 18: 15-20; T.vịnh 95; 1Côrintô 7: 32-35; Mácco 1: 21-28

Người thời xưa thường nghĩ là loài người không thể trông thấy Thiên Chúa giáp mặt và sống được. Bởi thế khi dân Israel trông thấy sét, và nghe tiếng sấm trên đỉnh núi, họ hoảng hốt và hỏi ông Môsê là người trung gian giữa họ và Thiên Chúa "xin chính ông nói với chúng tôi, chúng tôi mới dám nghe; nhưng xin Thiên Chúa đừng nói với chúng tôi kẻo chúng tôi chết mất". Không những Thiên Chúa nói qua ông Môsê, nhưng Ngài còn hứa sẽ gởi ngôn sứ lớn như ông Môsê để đem lời Thiên Chúa nói cho họ. Và bởi đó có truyền thống có lời ngôn sứ.

Sau 4 thế kỷ dân Israel không có ngôn sứ, Rồi Chúa Giêsu ra đời giảng dạy lời Thiên Chúa. Trước đó thì ngôn sứ luôn bắt đầu "Theo lời Thiên Chúa..." rồi mới nói tin Thiên Chúa muốn họ đưa đến cho dân chúng. Nhưng mỗi khi Chúa Giêsu nói Ngài đều bắt đầu "Tôi nói với anh em". Lời của Ngài có uy quyền chữa lành, trừ quỷ dử, và mạc khải sự hiên diện của Thiên Chúa. Dân chúng ngưỡng mộ và nhận thấy quyền năng độc nhất của Chúa Giêsu. Sau việc trừ quỷ trong câu chuyện hôm nay, dân chúng đều kinh ngạc đến nỗi họ bàn tán với nhau "Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có quyền lực".

Sau đó, khi Chúa Giêsu từ kẻ chết sống lại, các môn đệ hiểu thêm rằng Chúa Giêsu không phải chỉ là một ngôn sứ như ông Môsê, nhưng với sự hiện diện của Thiên Chúa hành động có uy quyền ở giữa họ, làm nhiều điều tốt lành cho tất cả những ai cần đến.

Năng quyền của Chúa Giêsu tràn ngập trên chúng ta suốt bao thế kỷ kể từ ngày Ngài sống trên đất này. Chúng ta vẫn còn ngạc nhiên vì những lời Ngài nói. Chúng ta cảm thấy uy quyền và năng lực của những lời đó dẫn dắt chúng ta. Chúng ta làm sao đem lời Ngài sống động trong đời sống chúng ta? Thiên Chúa tiếp tục gởi ngôn sừ mới đến cho chúng ta để giúp chúng ta hiểu biết và áp dụng lời dạy dỗ của Chúa Giêsu trong những trường hợp cúa thời đại và thế giới này cho chúng ta.

Trong phúc âm thánh Máccô, sức mạnh của quỷ dử rất lớn lao. Phải có một Đấng có năng quyền mạnh hơn để thắng sức mạnh của quỷ thần trong tội lỗi và trong sự chết. Suốt Phúc âm thánh Máccô chúng ta sẽ thấy dân chúng đã nhận biết là Chúa Giêsu "dạy điều mới với uy quyền". Ngài sẽ chia sẻ với các đệ tử theo Ngài quyền khai trừ nhiều quỷ dử và các người đó và chúng ta sẽ gặp trong việc phục vụ tha nhân vì danh Ngài.

Phúc âm thánh Máccô bắt đầu với sự giảng dạy của Chúa Giêsu "Nước Trời đã đến". Chúa Giêsu mời gọi chúng ta theo Ngài bằng cách chấp nhận Ngài và tin mừng Ngài đem đến. Chúa Giêsu nói với lời có uy quyền của Thiên Chúa cho chúng ta, và chúng ta chấp nhận lời Ngài trong thâm tâm chúng ta, và thay đổi lối sống chúng ta theo lời Ngài. Chúng ta cần được giúp đở để hiểu biết chúng ta làm sao sống theo lời Chúa Giêsu nói với chúng ta bây giờ. Đó là ngôn sứ mới thời nay, riêng đối với chúng ta, người được sống trong thế gian hãy là người giúp giảng giải lời quyền uy của Chúa Giêsu trong thời này cho mọi người.

Thật là đúng lúc cho chúng ta suy ngẫm về ai là người giảng giải dẫn dắt đời sống chúng ta hôm nay. Chúng ta cần tin tưởng vào ai? Đức Giáo Hoàng?, Các Giám Mục? Tổng thống Trump hay bà Dorothy Day? Một giáo chức? Linh mục giáo xứ? Một người bạn rất gần? Lời nói và gương lành của ai giúp lòng trí chúng ta nghe được lời quyền uy của Chúa Giêsu? Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi chúng ta hãy nên giáo hội thương xót. Các nhà bác học khuyên chúng ta nên cẩn thận về môi trường bị hủy hoại. Các phụ nữ lên tiếng về những việc lợi dụng áp bức vể tình dục v.v... Ông Môsê là ngôn sứ của thời đại xưa nói về nhu cầu của dân chúng thời đó. Ai là ngôn sứ như ông Môsê trong thời này để đáp ứng với các nhu cầu của chúng ta?

Chúng ta đang còn trong đoạn thứ nhất của phúc âm thánh Máccô. và Chúa Giêsu đã cho thấy quyền ngôn sứ của Ngài. Sau khi Ngài đuổi quỷ ô uế ra khỏi người thanh niên trong đền thờ, dân chúng bàn tán "Thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền". Cũng như ông Môsê Chúa Giêsu sẽ dẫn dắt những người theo Ngài đến thành quả của lời Thiên Chúa hứa, Có hai chủ đề nói về quyền năng của người trong câu chuyện hôm nay: Chủ đề thứ nhất nói về năng quyền hướng dẫn của người: Người vào hội đường giảng dạy. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người... Chủ đề thứ hai: Quyền năng của Chúa Giêsu đối với ma quỷ.

Thánh Máccô thường trình bày Chúa Giêsu là thầy dạy hơn là trong phúc âm thánh Mathêu và thánh Luca.

Thánh Máccô nói điều này một cách đặc biệt mỗi khi Chúa Giêsu làm phép lạ như: khi hóa bánh ra nhiều cho người đói ăn, hay chữa người bị tàn tật, hay ra lệnh giông tố trên biển lặng xuống. Dân chúng nhận thấy quyền năng của Chúa Giêsu, nên họ xem Ngài như một thầy dạy về giáo lý của họ. Sự dạy dỗ của Chúa Giêsu có kèm hành động đi cùng. Ngài không chỉ nói về tình thương yêu của Thiên Chúa cho dân chúng, nhất là cho người tội lỗi hay cho những người yếu đuối do sức mạnh của ma quỷ... Ngài dẫn dụ bằng lời nói kèm theo những hành vi quyền năng cho những người cần được giúp đở.

Dân chúng nhận thấy uy quyền của Chúa Giêsu và lời dạy dổ có hiệu quả của Ngài, nhưng, họ lại không theo Ngài mà họ theo ra khỏi đền thờ. Họ không dấn thân theo thầy dạy, là người chỉ cho họ sự hiện diện quyền năng của Thiên Chúa qua hành vi của Ngài. Họ không thay đổi đời sống họ. Họ chỉ ngưởng mộ, nhưng họ không đi theo Chúa Giêsu. Đó cũng là cung cách của nhiều người hiện nay là "Chỉ ngưởng mộ một thầy dạy là Chúa Giêsu" nhưng lại không theo Ngài.

Người bị thần ô uế nhập la lên "Ông Giêsu Nadarét. Chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi?" Đó là một câu hỏi đúng dể chúng ta tự hỏi. Điều gì Chúa Giêsu đã làm cho đời sống của tôi thay đổi tốt hơn? Rồi chúng ta sẽ nhận thấy quyền năng của Chúa Giêsu trong đời sống chúng ta đó là một ánh sáng dẫn dắt và cứu rổi chúng ta, và chúng ta sẵn sàng cảm tạ Thiên Chúa trong bí tích Thánh Thể Bí tích của sự Biết Ơn này.


Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


4th Sunday (B)
Deuteronomy 18: 15-20; Psalm 95; 1Corinthians 7: 32-35; Mark 1: 21-28

Ancient people believed that no human could meet God face-to-face and survive. So, when the Israelites saw the lightning, and heard the thunderings from the mountaintop, they were afraid and asked Moses to be their intermediary with God (Ex 20:18-21). Not only did God speak through Moses, but also promised to send another great prophet like him to bring God’s word to them. Thus, began prophetic tradition.

After four centuries without Israel having a prophet, Jesus appears preaching God’s word. Previously prophets would say, "Thus says the Lord…" And then deliver God’s message. However, Jesus begins his preachings, "I say to you." When he speaks, his words have power to heal, drive out demons and reveal God’s presence. The people were amazed and recognized Jesus’ uniqueness. After today’s exorcism they exclaim, "What is this? A new teaching with authority."

Later, when Jesus rises from the dead the disciples will come to realize that Jesus wasn’t just a prophet like Moses, but the very presence of God working powerfully in their midst, doing good for all in need.

Jesus’ authority reaches out to us over the many centuries since he walked the earth. We are still captured by his words. We feel the authority and power of those words to guide and direct us. How are we to hear his words fresh and anew for our lives? God continues to send us new prophets who can help us discern how to apply the teachings of Jesus to the circumstances of our time and our world.

In Mark’s gospel the power of the demons is strong. It will take one more powerful to overcome the evil powers of sin and death. Mark will show throughout his gospel, what people have already recognized: that Jesus brings with him "a new teaching with authority." He will share with his followers his power to drive out the multitude of unclean spirits that they, and we, meet in the course of our service to our neighbors in his name.

The gospel of Mark begins with Jesus preaching, "The kingdom of God is at hand." He offers us an invitation to follow him by accepting his person and message. He speaks an authoritative word from God to us and we receive it into our hearts and shape our lives according to it. We need help discerning how we are to live according to what Jesus is now saying to us. It’s the modern prophets, personal to us, or known in the greater world, who help us interpret Jesus’ authoritative word for our place and time.

It’s an appropriate moment to reflect on who are the voices that guide our lives today. Whom do we trust and follow? The Pope? The bishops? President Trump, Dorothy Day? A teacher? A local pastor? A close friend? Whose words and examples shape our minds and consciences to Jesus’ word of authority? Pope Francis calls us to be a church of mercy. Scientists warn us about global devastation of the environment. Women speak up about sexual harassment and abuse, etc. Moses was the prophet for his time and for the needs of his people. Who are the Moses-like prophets for this time with our needs?

We are still in chapter 1 of Mark and Jesus is already revealing his prophetic gifts. After driving out the unclean spirit from the man in the synagogue, the people ask, "What is this? A new teaching with authority." Like Moses, Jesus will lead his followers to the fulfillment of God’s promises. There is a double focus in today’s story: one on Jesus as an authoritative teacher (vs. 21-22, 27). The other on Jesus’ power over evil spirits (23-26).

Mark refers most frequently to Jesus as teacher, more than Matthew and Luke.

He does this especially when Jesus performs a miracle: the feeding of the hungry; the cure of the epileptic; the calming of the sea. By recognizing his authority the people put him in the lineage of their religious teachers. But his teaching was backed by his actions. He didn’t just speak of God’s love for people – especially sinners and those distressed by evil forces – he backed his words with powerful acts on behalf of those in need.

The people acknowledged Jesus’ powerful and effective teaching, but they didn’t line up behind him and follow him out of the synagogue. They didn’t make a commitment to follow this teacher who showed forth God’s authoritative presence by his teaching and deeds. They didn’t change their lives. They were admirers, but not followers. Which is something a lot of modern people do – admire the "great teacher Jesus" but not follow him.

The man with the unclean spirit cried out, "What have you to do with us, Jesus of Nazareth?" That’s a good question for us to ask ourselves. What changes for the better has Jesus caused in my life? Then, when we realize his authority over our lives has been a guiding and saving light for us, we are ready to give thanks at our Eucharist of Thanksgiving.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC nói: Thật buồn khi thấy trẻ em không biết làm Dấu Thánh Giá
Tứ Quyết SJ
10:48 26/01/2018
Trong bài đọc trích thư gửi cho ông Timothe, thánh Phaolo chỉ cho chúng ta ba cách để tuyên xưng Chúa Kitô. Đó là: làm con, làm chứng nhân, và làm mẹ. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.

Luôn có một chút điên dại nào đó khi loan báo Tin Mừng

Từ ngữ thứ nhất là: làm con. Thánh Phaolo đã xúc động chảy nước mắt khi nhớ tới và viết thư cho Timothe. Thánh nhân gọi Timothe là người con yêu dấu, khi ngài nhớ tới đức tin trung thành của Timothe. Khi công bố Tin Mừng, thánh Phaolo đã thực hiện với lòng can đảm, đã không làm giảm sứ điệp theo kiểu nói nửa sự thật.

Chính thánh Phaolo nói: Lời rao giảng này thật là điên rồ. Là điên rồ, vì thánh nhân rao giảng về một vì Thiên Chúa đã trở thành con người, đã chịu chết đóng đinh trên thập giá, và đã sống lại. Những điều này thánh nhân công bố cho dân thành Athen. Khi nghe Phaolo nói, người ta bảo rằng: Thôi, chuyện này để ngày mai chúng tôi sẽ nghe. Luôn luôn như thế, lời loan báo về đức tin luôn có chút điên dại. Đức tin là như thế, không hề tầm thường chút nào.

Nếu thiếu chứng nhân thì lời rao giảng mất đi sức mạnh

Từ ngữ thứ hai là: chứng nhân. Đức tin được thông truyền qua các chứng nhân, qua đời sống của những con người sống đức tin. Giống như người ta nói về các Kitô hữu đầu tiên rằng: Xem kìa, họ sống yêu thương nhau làm sao!

Hôm nay, trong mỗi giáo xứ, có ai đó đến, nghe và nói điều này điều nọ. Thay vì nói rằng, họ yêu thương nhau, thì lại nói họ đang hại nhau. Và như thế, miệng lưỡi là con dao được dùng để nói xấu vu khống nhau. Làm thế nào để có thể thông truyền đức tin trong một bầu không khí hư hỏng như thế? Không thể được, vì đức tin luôn cần có chứng nhân. Người ta không nói rằng: Hãy nghe người ấy nói! Nhưng người ta sẽ nói: Hãy nhìn kìa, hãy xem các việc bác ái, hãy xem người ấy đi thăm viếng người ốm đau bệnh tật, tại sao người ấy lại làm như thế? Người ta sẽ tự hỏi rằng: Tại sao người ấy sống như thế? Với đời sống chứng nhân ấy, đức tin sẽ được thông truyền. Bởi vì, trong đời sống ấy có đức tin. Bởi vì đời sống ấy có dấu vết của Chúa Giêsu.

Giáo Hội là người mẹ cưu mang đức tin

Từ ngữ thứ ba là: làm mẹ, làm bà. Đức tin được cưu mang từ cung lòng Giáo Hội là mẹ. Vào thời kỳ độc tài và rất khó khăn về chính trị xã hội, có người nữ tu Albania nọ đi dọc theo bờ sông. Các lính canh cho phép Sơ đi lại một chút như thế, vì nghĩ rằng Sơ chẳng thể làm được gì nguy hại. Biết được điều ấy, các bà mẹ rất nhạy bén, họ biết được khi nào người nữ tu ấy được ra ngoài và đi lại bên bờ sông. Thế là các bà mẹ đã bí mật ẵm con đến để Sơ có thể ban bí tích rửa tội bằng nước sông ấy. Đó là một câu chuyện điển hình.

Tôi tự hỏi mình rằng, các mẹ các bà bây giờ có còn giống nhưng người mẹ người bà được thánh Phaolo nhắc tới trong bài đọc hôm nay hay không? Thánh nhân viết trong thư cho Timothe rằng: Cha nhớ lại đức tin trung thành của con, đức tin mà bà ngoại của con là Lois đã có trước, rồi đến mẹ của con là Eunile. Ngày nay các bà các mẹ có còn thông truyền đức tin chân thành cho con cái hay không? Có người sẽ nói: nhưng các con các cháu sẽ đi học giáo lý! Tôi rất buồn khi nhìn thấy những đứa trẻ không biết làm Dấu Thánh Giá. Và thay vì làm Dấu Thánh Giá, các em chỉ biết rằng, đó là một nghi thức cử chỉ vẽ vẽ vậy thôi. Bởi vì các bà các mẹ đã quên dạy các em điều ấy. Biết bao lần tôi nghĩ về những gì được dạy để chuẩn bị cho cuộc hôn nhân, chuẩn bị cho cô dâu, cho người sắp làm mẹ. Liệu có cần dạy họ về cách thông truyền đức tin hay không? Chúng ta hãy cầu xin Chúa, để Ngài dạy chúng ta sống chứng nhân, cách thông truyền đức tin.
 
Hiện tình Công Giáo Trung Hoa
Vũ Văn An
18:24 26/01/2018
Tuần này có hai nguồn tin cho thấy tình hình Công Giáo Trung Hoa phức tạp hơn người ta tưởng.



Thực vậy, cơ quan thông tấn Taiwan News, ngày 25 tháng 1 vừa qua, đăng lại tin tức cho hay: Đức Hồng Y Hưu Trí của Hồng Kông , Joseph Zen, đã thực hiện ‘một sứ mệnh bí mật’ là qua Rôma trình cho Đức Phanxicô một lá thư của Công Giáo Hầm Trú Trung Hoa.

Quả thế, hãng thông tấn CNA tường trình rằng ngày 23 tháng 1, tại Tòa Thánh, vị Hồng Y hưu trí 86 tuổi của Hồng Kông đã xuất hiện tại Quảng Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, xếp hàng giữa giá lạnh cùng với những người thỉnh cầu khác, tìm cách trực tiếp trao một lá thư vào tay Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Theo tường trình, ngài đến để trao một lá thư của Giáo Hội “hầm trú” Trung Hoa để Đức Giáo Hoàng hiểu rõ hơn tình thế của Giáo Hội này.

Theo các phương tiện truyền thông Ý, Đức Hồng Y Zen cho biết lá thư đã được trao thành công và Đức Giáo Hoàng hứa sẽ đọc nó.
Biến cố trên diễn ra tiếp theo các cuộc thương thảo của Đức Giáo Hoàng với các đại diện của chính phủ Trung Hoa, và việc Tòa Thánh nhượng bộ để chính phủ Trung Hoa bổ nhiệm các giám mục.

Việc trình lá thư lên Đức Giáo Hoàng nói trên khiến người ta đồ đoán rằng Đức Hồng Y Zen và các người Công Giáo khác ở Hồng Kông và Trung Hoa muốn bày tỏ sự đối kháng của họ đối với các nhượng bộ của Đức Giáo Hoàng.

Đức Hồng Y Zen vốn là người suốt đời cổ vũ dân chủ và tự do tôn giáo. Vì thế, ngài thường là mục tiêu phê phán và canh chừng của chính phủ Cộng Sản Trung Hoa.

Tháng 12 năm 2017, hãng tin CNA tường trình rằng Đức Hồng Y Zen công khai minh xác quan điểm của ngài về cuộc nói chuyện để “thống nhất các giáo hội” ở Trung Hoa, khi nói đến cộng đồng Công Giáo hầm trú, và Giáo Hội Công Giáo được Nhà Nuớc Trung Hoa nhìn nhận.

Ngài than phiền rằng ngài thấy có sự thay đổi lầm lẫn trong chính sách của Tòa Thánh và quả quyết rằng ngài không tin mục tiêu của Đức Phanxicô là theo đuổi một “kế hoạch xấu xa” như thế.

Theo Đức Hồng Y Zen, “thống nhất Giáo Hội” ở Trung Hoa sẽ dẫn đến việc bách hại công khai những người Công Giáo đích thực và làm câm họng Giáo Hội hầm trú.

Trong khi đó, cũng hãng thông tấn CNA/EWTN News, ngày 23 tháng 1, 2018, cho hay hoàn cảnh các giám mục Trung Hoa rất phức tạp. Họ trưng trường hợp một vị giám mục cao niên vốn trung thành với Tòa Thánh nhưng đã bác bỏ thư của Tòa này yêu cầu ngài từ chức để nhường chỗ cho 1 giám mục do Nhà Nước bổ nhiệm.

Hiện nay, các cuộc thương thảo giữa Tòa Thánh với chính phủ Trung Hoa có thể dẫn tới việc Tòa Thánh nhìn nhận 7 giám mục do Nhà Nước bổ nhiệm; bù lại, chính phủ Trung Hoa sẽ nhìn nhận 20 vị giám mục do Tòa Thánh bổ nhiệm, cộng với 40 vị giám mục hầm trú khác đã được chính phủ nhìn nhận rồi.

Chỉ có điều nhiều giám mục, linh mục và cả các giáo dân hầm trú vẫn còn tiếp tục bị bách hại và xách nhiễu.

Trở lại với trường hợp vị giám mục hầm trú bất tuân lệnh Tòa Thánh yêu cầu ngài từ chức để nhường chỗ cho vị giám mục “quốc doanh”. Asia News cho hay việc đó mới xẩy ra hồi tháng 12 năm 2017, lúc Tòa Thánh yêu cầu Đức Cha Peter Zhuang Jianjian, 88 tuổi, của Shantou ở miền nam tỉnh Quảng Đông từ chức để nhường chỗ cho Đức Cha Huang Bingzhang. Vị sau vốn là 1 giám mục được nhà nước bổ nhiệm, là dân biểu Quốc Hội và dĩ nhiên là thành viên của hội Công Giáo Yêu Nước. Nhưng Đức Cha Zhuang đã từ khước trước mặt cả đại diện Nhà Nước lẫn đại diện Tòa Thánh và bằng lòng “vác thánh giá bất tuân”.

Trên thực tế cả các giám mục của Hội Công Giáo Yêu Nước cũng muốn trung thành với Tòa Thánh và đôi khi họ hành động ngược với ý muốn của Hội. Đó là trường hợp Đức Cha Taddeus Ma Daqin, người được cả Tòa Thánh lẫn Nhà Nước Trung Hoa đồng ý bổ nhiệm. Ngày được tấn phong, ngài tuyên bố rời khỏi Hội Yêu Nước! Sau này nghe đâu ngài thay đổi lập trường, nhưng vẫn bị cô lập.

Trong khi ấy, dưới quyền cai trị của Tập Cẩn Bình, với chủ trương “Trung Hoa hóa” mọi tôn giáo, nước này đang đòi các tôn giáo phải hoạt động độc lập theo nghĩa tách rời khỏi cơ chế trung ương như Rôma của Giáo Hội Công Giáo.

Một trường hợp nữa nhằm “thống nhất” Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa đang diễn ra tại giáo phận Mindong ở miền đông tỉnh Phúc Kiến của Trung Hoa. Vị bản quyền của nó, Đức Cha Joseph Guo Xijin, hiện là 1 giám mục hầm trú bị giam giữ 1 tháng trước Tuần Thánh năm 2017.

Dựa vào nguồn tin địa phương, Asia News cho biết phái đoàn Tòa Thánh đã yêu cầu vị giám mục này tình nguyện nhận làm giám mục phó cho Đức Cha Vincent Zhan Silu, 1 trong 7 giám mục của Nhà Nước. Đó cũng là yêu cầu của nhà cầm quyền Trung Hoa đưa ra với Đức Cha lúc ngài bị giam giữ.

Theo giáo luật, các phó giám mục đương nhiên có quyền kế nhiệm vị giám mục của giáo phận. Điều này có nghĩa: rồi ra, Đức Cha Zhan cũng sẽ lãnh đạo giáo phận thôi.

Đức Cha Zhan không xác nhận điều trên với Asia News, cũng không thoả luận chi tiết việc này chỉ nói các cuộc thương thảo giữa Tòa Thánh và Chính Phủ vẫn còn đang tiếp diễn.

Ngoài ra, không ai không nhớ hai vị cựu tổng giám mục Hồng Kông có hai quan điểm khác nhau, nếu không muốn trái ngược nhau, về các cuộc thương thảo giữa Tòa Thánh và Nhà Nước Cộng Sản Trung Hoa.

Tháng 2 năm 2017, trong 1 bài báo đăng trên tờ Sunday Examiner ở Hồng Kông, Đức Hồng Y John Tong Hon, người kế nhiệm Đức Hồng Y Zen, nói rằng các giám mục “quốc doanh” sẵn sàng biểu lộ sự tuân phục Đức Giáo Hoàng. Ngài lên tiếng bày tỏ sự lạc quan của ngài, cho rằng Hội Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước có thể biến đổi thành một cơ chế có tính thiện nguyện nhiều hơn.

Trong khi đó, tháng 5 năm 2017, Đức Hồng Y Zen, vị tiền nhiệm của vị trên, tỏ ý hoài nghi phương thức ngoại giao hiện nay của Tòa Thánh đối với Trung Hoa. Theo ngài, các cố vấn của Đức Giáo Hoàng “đang đua ra những lời cố vấn tệ hại’. Ngài nghi ngờ thiện chí của Chính Phủ Trung Hoa.

“Họ vẫn còn kiểm soát Giáo Hội và họ còn muốn kiểm soát nhiều hơn nữa”.
 
Giáo phận Palm Beach báo cáo về Tòa Thánh trường hợp khỏi bệnh lạ lùng của một linh mục
Đặng Tự Do
18:27 26/01/2018
Một ủy ban điều tra của giáo phận Palm Beach đã bỏ ra gần một năm rưỡi kiểm tra các lời khai của một linh mục và trình kết quả lên Vatican vào tháng trước. Có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm trước khi Rôma đưa ra quyết định. Cô Dianne Laubert, phát ngôn viên của giáo phận cho biết như trên vào tuần qua.

Sự hồi phục ngoại thường của cha Michael Driscoll, một linh mục ở giáo xứ Boca Raton, khỏi một căn bệnh ung thư da chết người có thể được công nhận là một phép lạ mở đường tuyên thánh cho một giáo sĩ Công Giáo bị Đức Quốc xã giết chết trong Thế chiến thứ hai.

Vị linh mục đã bị giết, là cha Titus Brandsma, đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị tuyên phong chân phước vào năm 1985. Đó là bước cần thiết trước khi ngài có thể được nâng lên thành một vị thánh. Một phép lạ được xác minh bởi các chuyên gia Y khoa và các thần học gia Công Giáo được cho là nhờ lời cầu bầu của Chân Phước Brandsma là điều kiện để ngài có thể trở thành một vị thánh. Cha Michael Driscoll tin rằng việc ngài khỏi bệnh kỳ lạ không thể giải thích về mặt y khoa là một phép lạ đáp ứng điều kiện này.

Nhưng dù Vatican quyết định thế nào, cha Driscoll, năm nay 76 tuổi, nói ngài luôn tin rằng ngài thoát khỏi bệnh ung thư là nhờ sự can thiệp của Chân Phước Brandsma, một linh mục người Hà Lan rất bất khuất thuộc dòng Camêlô bị giết ở trại tập trung Dachau.

“Ngài là một người Hà Lan dũng cảm, bất khuất lên tiếng bênh vực cho Giáo Hội Công Giáo, đòi hỏi tự do báo chí, đòi hỏi việc mở lại các trường học, và yêu cầu chấm dứt cuộc bách hại người Do Thái”, Cha Driscoll nói. “Tôi đã biết về ngài từ 50 năm qua. Ngài là một anh hùng.”

Giáo Hội Công Giáo có hơn 10,000 vị thánh, người Công Giáo tin rằng các ngài có thể cầu bầu cùng Thiên Chúa cho những ai chạy đến kêu cầu. Từ khi bắt đầu triều đại của ngài vào năm 2013 đến nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tuyên thánh cho 42 vị, và tuyên phong chân phước cho 84 vị.

Linh mục Mario Esposito, một linh mục dòng Camêlô ở New York, là cáo thỉnh viên án tuyên thánh cho Chân Phước Brandsma, cho biết phép lạ do giáo phận Palm Beach trình lên Tòa Thánh hiện là phép lạ duy nhất liên quan đến Chân Phước Brandsma đang được điều tra.

Cha nói: “Chúng tôi hy vọng điều này có thể là một phép lạ được công nhận, nhưng có những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt, và Rôma sẽ rà soát rất kỹ trường hợp này”.

Cha Driscoll nói ngài đã phát triển một mối liên hệ đặc biệt với Chân Phước Brandsma trong nhiều thập kỷ qua, mến mộ tiếng nói bất khuất của ngài bênh vực các giáo huấn Công Giáo, bao gồm việc chống phá thai và ủng hộ quyền nhập cư.

Khi cha Driscoll mắc phải căn bệnh ung thư da vào năm 2004, một linh mục quen biết tặng cho ngài một mảnh áo của Chân Phước Brandsma, đó là một miếng vải màu đen nhỏ, mà cha Driscoll đã đặt lên đầu mỗi ngày khi ngài cầu nguyện cùng vị tử đạo Hòa Lan. Giáo phận Palm Beach cũng yêu cầu các giáo dân của mình cầu nguyện cùng Chân Phước Brandsma cho cha Driscoll.

Cha Driscoll là một cư dân gốc Bronx, New York, và là con của một gia đình nhập cư Ái Nhĩ Lan, đã bắt đầu đi tu khi còn là một thiếu niên 14 tuổi đang theo học tại trường trung học đệ nhất cấp Middletown, New York.

Các giáo dân nói khuôn mặt của ngài giống như tấm “bản đồ Ái Nhĩ Lan”, với làn da sáng, đôi mắt xanh xanh, đôi má hồng nhưng đầy những dấu vết của căn bệnh ung thư. Mặt ngài đầy những vết nhăn và vết sẹo từ căn bệnh này và cả những dấu vết phẫu thuật.

Khi còn là một cậu bé, ngài đã dành nhiều thời gian vào mùa hè dưới ánh nắng mặt trời cùng với gia đình mình trên các bãi biển Rockaway và Belle Harbour, New York và phải trả giá cho điều đó khi về già.

Trong giai đoạn ung thư nghiêm trọng nhất, vào năm 2004, các bác sĩ đã phát hiện và ngăn chặn một khối u ác tính di căn lan ra rất nhanh từ đầu xuống cổ. Họ phải loại bỏ 84 hạch bạch huyết và tuyến nước bọt và lấy một mảnh ghép từ đùi để thay thế da bị mất trên trán phải. Sau 35 ngày xạ trị, ngài còn phải làm phẫu thuật.

Theo bác sĩ Adam Friedman, phó giáo sư da liễu của Đại Học Y khoa George Washington và là phát ngôn viên của Học viện Da liễu Hoa Kỳ, khối u ác tính trong căn bệnh ung thư của cha Driscoll đã ở giai đoạn 4. Chỉ có 15 đến 20 phần trăm bệnh nhân có thể sống thêm được 5 năm. Cũng có những người cầm cự được đến 10 năm, nhưng tỷ lệ này chỉ có từ 10 đến 15 phần trăm.

Mười bốn năm sau khi giải phẫu và xạ trị, cha Driscoll ngày nay khoẻ mạnh khối u ác tính hoàn toàn ngưng phát triển.

“Có vẻ như không có lời giải thích y khoa nào cho việc khỏi bệnh của ngài”, cha Esposito nói.

Ủy ban điều tra của giáo phận Palm Beach đã phỏng vấn 12 giáo dân, năm bác sĩ và hai linh mục. Đây là cuộc điều tra đầu tiên trong giáo phận này được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Đức Cha Gerald Barbarito, là đấng bản quyền của giáo phận từ năm 2003.

Tiến sĩ Anthony Dardano, phó hiệu trưởng trường y khoa Đại học Florida Atlantic và là một giáo dân, là một trong những người hoàn toàn tin tưởng vào việc lành bệnh siêu nhiên của cha Driscoll.

Tiến sĩ Dardano, cũng là một thành viên trong ủy ban điều tra của giáo phận và là người soạn thảo một bản tóm tắt các ý kiến y khoa cuối cùng trước khi giáo phận gửi hồ sơ sang Rôma. Ông nói: “Căn bệnh ung thư của cha Driscoll thường gây tử vong rất cao. Không có giải thích khoa học nào cho lý do tại sao ngài vẫn còn sống cho đến nay. Tuyệt đối là không.”

Trong khi giáo phận chờ đợi câu trả lời từ Vatican, cha Driscoll, giờ đây đã nghỉ hưu, vẫn tiếp tục công việc của ngài. Ngài vẫn dâng Thánh lễ tại nhà thờ Thánh Jude và Thánh Joan thành Arc và chủ sự các đám tang, bao gồm 6 lần chôn cất các giáo dân của ngài đã chết vì các khối u ác tính.

Source: Sun Sentinel Boca priest may hold key to sainthood for clergyman slain by Nazis
 
Bức ảnh Đức Mẹ mà Đức Thánh Cha Phanxicô tôn kính đặc biệt được phục hồi
Đặng Tự Do
18:36 26/01/2018
Bức ảnh Đức Mẹ mà Đức Thánh Cha Phanxicô có lòng sùng mộ đặc biệt vừa được phục hồi. Hôm thứ Tư 24 tháng Giêng, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố hình ảnh về bức ảnh Đức Mẹ Là Phần Rỗi của dân Rôma vừa được phục chế. Bức tranh vẽ trên gỗ theo kiểu Byzantine thường được đặt bên trong Đền Thờ Đức Bà Cả. Biểu tượng này, được đặc biệt tôn kính bởi người dân Rôma, sẽ được trưng bày trước công chúng vào ngày Chúa Nhật 28 tháng Giêng khi Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành một Thánh Lễ long trọng tại đền thờ này.

Đức Phanxicô đã rời Vatican vào ngay sáng hôm sau khi ngài được bầu làm Giáo Hoàng và cầu nguyện trước bức ảnh này, trong đó vẽ Đức Maria, mặc một chiếc áo choàng màu xanh, bồng Chúa Hài Nhi Giêsu, đang cầm trên tay Ngài một quyển sách trang sức bằng vàng. Trước và sau mỗi chuyến tông du nước ngoài, Đức Thánh Cha Phanxicô đều đến nhà thờ này để cầu nguyện trước bức ảnh và để lại một bó hoa hồng.

Người đứng đầu viện bảo tàng Vatican, là bà Barbara Jatta, cho biết cuộc phục chế đã khám phá ra những sắc màu “tinh tế” trong khuôn mặt của Đức Maria và Chúa Giêsu, và sự sáng chói của áo choàng vàng của Chúa Hài Nhi và của áo choàng màu xanh của Đức Maria.

Việc phục chế cũng giúp các học giả xác định niên đại của bức ảnh. Theo truyền thống, bức ảnh được tin là được tìm thấy ở Giêrusalem vào thế kỷ thứ 5 và được chính Thánh Luca vẽ. Trong một bài viết trên tờ Quan Sát Viên Rôma của Vatican hôm thứ Năm 25 tháng Giêng, bà Jatta nói rằng niên đại thật sự có thể là trong khoảng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13.

Ngoài việc làm sạch hình ảnh và sửa chữa các vấn đề có trong các lần phục hồi trước đó, các nhà phục chế đã thực hiện một khung mới nhẹ nhàng hơn và có tay cầm để bức ảnh có thể được vận chuyển dễ dàng và an toàn hơn cho các cử hành khác nhau ở các đền thờ ở Rôma nơi bức ảnh được mang đến trưng bày.

Đức Giáo Hoàng đầu tiên của Mỹ châu Latinh có lòng sùng kính Đức Mẹ cách riêng, và với tư cách là một giám mục và một Hồng Y, ngài thường đến Đền Thờ Đức Bà Cả để cầu nguyện trước bức ảnh Đức Mẹ Là Phần Rỗi Dân Rôma mỗi khi ngài về Rôma. Một bức ảnh Đức Mẹ khác mà ngài cũng mến mộ là bức “Mary Undoer of Knots” - Đức Mẹ Tháo Gỡ Nút Thắt, mà ngài nhìn thấy đầu tiên trong một nhà thờ vùng Bavarian khi ngài theo học ở Đức vào những năm 1980.

Source: Catholic Herald Pope Francis’s favourite Marian icon gets makeover

 
Top Stories
Chine: La longue marche de l’Eglise vers une entente Chine-Vatican (3/3)
Eglises d'Asie
09:49 26/01/2018
« Prions pour que les chrétiens, ainsi que les autres minorités religieuses, puissent vivre leur foi en toute liberté dans les pays asiatiques » : telle est l'intention de prière du pape François pour le mois de janvier. A cette occasion, le P. Jean Charbonnier, prêtre des Missions Etrangères de Paris (MEP) et spécialiste du christianisme chinois, revient sur la longue histoire sino-vaticane. En voici la deuxième partie.

I. LE POIDS DE L'ERE COLONIALE : UNE EUROPE CONQUERANTE, UNE CHINE HUMILIEE

II. LE SOCIALISME AUX COULEURS CHINOISES N'EST PLUS LE COMMUNISME CONDAMNE PAR L'EGLISE

La difficulté des relations entre la Chine et le Vatican s’enracine dans la revendication d'autarcie culturelle et de souveraineté chinoise face à un pouvoir spirituel à la fois étrange et étranger : étrange, parce qu'il veut transcender l’ordre socio-rituel de la Chine, étranger parce qu'en dépit de son caractère religieux, il paraît trop lié aux puissances occidentales et à l’ensemble culturel européen.

A la veille de la seconde guerre mondiale, avec la montée des fascismes face aux progrès communistes, ce contentieux s'est aggravé d'un conflit idéologico-politique : la condamnation du communisme par le pape Pie XI et le rejet par les catholiques du matérialisme marxiste. Le 19 mars 1936 l’encyclique de Pie XI Divini Redemptoris sur le communisme athée déclare le communisme « intrinsèquement pervers », dans sa conception matérialiste et déterministe de l’homme et du monde et aussi à cause de sa méthode totalitaire qui « dépouille l’homme de sa liberté » et « ne reconnaît à l’individu en face de la collectivité aucun des droits naturels à la personne humaine ». C’est inspirés par leur foi catholique que les syndicalistes polonais du mouvement Solidarité parviendront à faire tomber le système communiste en 1990. Ils seront d’ailleurs fortement soutenus par le pape Jean-Paul II. La Chine reste très consciente de ce drame historique qui menace son propre régime. Mais le communisme chinois au pouvoir ne reflète pas l’athéisme de Marx. Il lutte surtout contre le retour à des pratiques superstitieuses anciennes chez les cadres du Parti. Il recommande en outre une « civilisation spirituelle » qui reprend tout l’héritage moral confucéen.

En ce qui concerne les religions, la première Constitution promulguée le 20 septembre 1954 énonce à l'article 88 la liberté de croire et de ne pas croire. Mais il n'y a liberté religieuse que dans la mesure où les croyants ne mènent pas d'activités contre-révolutionnaires, lesquelles se définissent en fonction du stade atteint dans la transformation socialiste. L'organisme gouvernemental chargé du contrôle des religions est le Bureau des affaires religieuses qui fonctionne aux divers niveaux administratifs national, provincial et local. Ces bureaux réglementent les activités religieuses suivant les orientations données par le Front Uni, organe de propagande du PCC. Le Parti peut ainsi se recommander de la légalité pour oeuvrer à la transformation marxiste des religions. Les croyances ne sont pas attaquées de front, mais elles sont peu à peu vidées de leur contenu grâce à une réorientation du personnel religieux `activiste' vers les tâches sociales.

Soumission citoyenne de l’Eglise au régime politique chinois

Pour lancer la transformation socialiste des Eglises, le gouvernement communiste s’est contenté de répondre favorablement à la demande de certains chrétiens protestants qui défendaient le principe des Trois autonomies d'administration, de financement et d'apostolat. Le « Mouvement des Trois autonomies » est lancé officiellement chez les catholiques le 13 décembre 1950 avec la publication par l'agence Chine Nouvelle du Manifeste de Guangyuan signé du curé de Guangyuan, le P. Wang Liangzuo, et de 500 chrétiens.

Les réactions de Rome ne se font pas attendre. Le 18 janvier 1952, une première encyclique de Pie XII est adressée aux évêques, prêtres et fidèles de Chine sous le titre Cupimus in primis : « Nous désirons d'abord vous manifester notre ardente affection envers la nation chinoise toute entière ». Ayant dit son estime pour la Chine, le pape déplore d'autant plus que l'Eglise soit traitée en ennemi de la Chine. Il rappelle que l'Eglise est au service de Dieu et non d'une puissance particulière. Il exhorte les catholiques de Chine à demeurer forts et fidèles dans la persécution. Le 7 octobre 1954, une deuxième encyclique, Ad Sinarum gentem, adressée au peuple chinois, souligne que les catholiques ne sont pas moins patriotes que les autres et sont accusés à tort. Quant à leur autonomie d'administration, elle est souhaitable et sera réalisée dès que possible, mais elle ne peut exclure la soumission au Souverain Pontife. Le Mouvement des Trois autonomies, déclare le pape, vise à créer une Eglise nationale qui ne sera plus catholique, parce que niant son universalité.

Mais en Chine, la propagande gouvernementale poursuit son oeuvre. Les centres de résistance catholiques sont isolés et annihilés. Une assemblée nationale des catholiques chinois est ouverte le 15 juillet 1957 avec 241 délégués dont des évêques et des prêtres, venant de tous les diocèses de Chine. L'assemblée approuve la fondation de l'Association patriotique des Catholiques. L'archevêque de Shenyang, Mgr Pi Shushi 皮漱石, en est élu président.

D'après l'Annuaire pontifical de 1962, les évêques chinois nommés par Rome sont alors au nombre de 34. Mais une douzaine sont en prison ou empêchés d'exercer leur ministère. Ceux qui peuvent encore travailler ont du adopter une attitude plus ou moins conciliante à l'égard des autorités civiles. L'année 1958 marque un tournant critique dans la vie de l'Eglise en Chine. Des évêques sont élus et consacrés sans l'accord de Rome. Le 18 mars, deux évêques sont élus à Wuhan : Bernardin Dong Guangqing pour le diocèse de Hankou et Marc Yuan Wenhua pour le diocèse de Wuchang. 24 évêques sont ensuite consacrés dans le courant de l'année. 26 autres évêques seront encore consacrés de 1959 à 1963. Le 29 juin 1958, le pape publie une 3ème encyclique adressée aux catholiques chinois: Ad Apostolorum principis - Près du tombeau du prince des apôtres. Il y dénonce l’action de l'Association Patriotique en termes très sévères en lui prêtant des intentions destructrices de la foi :

« Sous le fallacieux prétexte de patriotisme, en effet, l'Association veut avant tout conduire graduellement les catholiques à donner leur adhésion et leur appui aux principes du matérialisme athée, négation de Dieu et de toutes les valeurs spirituelles. »

Le Pape déplore ensuite les consécrations épiscopales sans accord de Rome comme un acte très grave d'insoumission à l'Eglise. Ces évêques, dit-il, ne peuvent jouir d'aucun pouvoir de magistère ni de juridiction. Les actes qu'ils posent, même s'ils sont valides, sont gravement illicites.

Ce rappel à l'ordre pèsera jusqu'à nos jours sur la conscience de nombreux évêques. Plusieurs demanderont secrètement à être légitimés. Le nouveau pape Jean XXIII parle un instant de `schisme' lors d'un consistoire secret le 15 décembre 1958. Le mot ne sera plus prononcé par la suite, car les évêques de Chine n'ont agi pour la plupart que sous pression politique et par souci d'assurer le service pastoral des chrétiens. Ils demeurent de coeur fidèles à Rome.

L’activisme révolutionnaire de la première décennie du régime aboutit en 1966 à une phase d’ anéantissement complet des religions qui va durer dix ans. Même les prêtres « patriotiques » connaissent alors les camps de travail forcé. Toutes le églises sont fermées, détruites ou transformées en habitations, ateliers ou dépôts de marchandises. Seule la pensée de Mao Zedong fait appel à la foi populaire. L’entrée de la Chine aux Nations Unies en octobre 1971 entraîne un premier signe de changement : l’église du Nantang à Pékin est ouverte au culte le dimanche à l’usage des étrangers présents dans la capitale. Les catholiques chinois n’auront accès à leurs églises qu’à partir du 15 août 1978.

III. DEPUIS DECEMBRE 1978, ESSOR CONTINU DES RELIGIONS EN CHINE - à paraître

(Source: Eglises d'Asie, le 24 janvier 2018)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn cuối năm của Cộng đồng Công Giáo Việt Nam TGP Melbourne
Trần Văn Minh
02:53 26/01/2018
Melbourne, lúc 11 giờ sáng Thứ Sáu 26/01/2018. Tại Nhà thờ Giáo xứ Holy Eucharist. Nhân dịp cuối năm và cũng vào Ngày Quốc khánh Úc Đại Lợi. Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, đã tổ chức thánh lễ tạ ơn cuối năm thật trọng thể để cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho cộng đồng trong năm vừa qua và cầu xin ơn bình an trong năm mới.

Xem hình

Thánh lễ đồng tế do Linh mục Peter Hoàng Kim Huy SDB, trưởng ban tuyên úy cộng đồng, cùng với quý Cha:

Trần Ngọc Tân SSS tuyên úy

Vũ Ngọc Tuyển CSsR tuyên úy

Lê Văn Sơn

Nguyễn Hồng Ánh

Nguyễn Văn Xưa

Vũ Nhật Thăng

Lý Trọng Danh

Trần Thanh Giang đồng tế.

Cùng với quý tu sỹ nam nữ, các ban đại diện 15 cộng đoàn, các ban ngành đoàn thể Việt Nam trong Tổng Giáo phận Melbourne về hiệp dâng Thánh lễ. Đặc biệt phụng vụ thánh ca do hai Ca đoàn Phanxico và Thánh Linh của Cộng đoàn Giáo xứ Holy Eucharist phụ trách, ca đoàn đã chọn các bài hát mang chủ đề tạ ơn đã nâng tâm hồn mọi người lên thật sốt sắng trong niềm tri ân cảm tạ.

Mở đầu, Linh mục chủ tế Hoàng Kim Huy đã nhắc lại lời Thánh Phaolo về ý nghĩa của sự tạ ơn. Chuyện trong phúc âm nói về mười người phong hủi được Chúa chữa lành, nhưng chỉ một người trở lại tạ ơn Thiên Chúa. Chúng ta hiệp dâng thánh lễ tạ ơn cho chúng ta, và cho cả những người trong cộng đồng không có mặt để tạ ơn Chúa hôm nay. Linh mục Lý Trọng Danh thay mặt cha chánh xứ đã ngỏ lời chào mừng quý cha, quý tu sỹ nam nữ và toàn thể quý vị đại diện các cộng đoàn, đoàn thể đã về hiệp dâng thánh lễ tạ ơn là một niềm vui, và là sự hãnh diện cho cộng đoàn giáo xứ.

Linh mục Nguyễn Văn Xưa đã chia sẻ lời Chúa cũng xoay quanh những ý nghĩa của sự ta ơn. Cha nhắc lại trong kinh tiền tụng, chúng ta cảm tạ chúa cũng chẳng thêm lợi ích gì cho Chúa, nhưng sự tạ ơn mang đến cho chúng ta rất nhiều ân sủng. Linh mục cũng nhắc lại nhiều ân sủng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta mỗi ngày và ở mọi nơi, mọi lúc. Chúa ban cho chúng ta theo như những gì có ích cho chúng ta. Bởi thế, chúng ta không chỉ đến để xin ơn Chúa mà chúng ta quên đi những gì đã nhận được để biết cảm tạ Thiên Chúa. Những người làm ơn không phải để nhận những lời cám ơn, vì nếu vậy, việc làm sẽ mất hết ý nghĩa. Nhưng đối với chúng ta, khi nhận được ơn, chúng ta phải biết cám ơn, vì khi cám ơn, chúng ta lại nhận được nhiều hơn.

Cộng đồng dâng lời nguyện xin cảm tạ với lòng biết ơn đến Nước Úc mà chúng ta mừng quốc khánh hôm nay, nhưng cũng không quên cầu cho đất nước Việt Nam, cầu xin Chúa thương biến đổi những người cầm quyền biết thương dân, thương nước. Để một lòng phục vụ làm cho dân giầu, nước mạnh, sánh vai cùng các nước trên thế giới được sống ấm no hạnh phúc. Cầu cho Đại Hội Thánh Mẫu La Vang kỳ Ba sắp tới được mọi sự tốt lành, thành công mỹ mãn.

Trong những ngày đầu năm Dương lịch, cũng lại là những ngày cuối năm âm lịch, nhiệt độ ở vào khoảng 29 độ, trời không quá nóng. Ông Nguyễn Ngọc Trúc đại diện cho Ban mục vụ Công đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne, đã lên cám ơn quý cha, quý tu sỹ nam nữ, quý ban mục vụ các cộng đoàn, đoàn thể trong cộng đồng, hai ca đoàn phụng vụ thánh ca trong lễ tạ ơn. Trong dịp Xuân Mậu Tuất sắp tới, ông chúc cho mọi người được “tràn trề, niềm vui, hạnh phúc và những gì tốt đẹp nhất.

Trước khi ban phép lành cuối lễ, linh mục chủ tế đã nhắc lại là mọi người năng đến với Chúa, để được chữa lành, vì như mười người phong cùi, trên đường đi họ được chữa lành. Và vẫn ba câu được nhấn mạnh là: hiện diện, yêu thương và phục vụ. Để loan báo tin mừng của Chúa đến với mọi người trong đời sống hằng ngày.

Một bữa tiệc tất niên được tổ chức sau thánh lễ để mọi người có dịp gặp nhau trò chuyện, và để thưởng thức phần văn nghệ do các ca đoàn trình bày và phần hát Karaoke mà mở đầu ba chị Yến, Trinh, Thảo thuộc Ca đoàn Don Bosco với bản Ly Rượu mừng bất hủ của cố Nhạc sỹ Phạm Đình Chương.

Kế tiếp thầy Nam DCCT với bài Xuân này con không về thật cảm động.

Phương Tâm với bài Đám cưới đầu Xuân

Hồng Thắm và Phúc Tâm song ca bài Khúc ca cảm tạ.

Chị Lài với Câu chuyện đầu năm

Thánh Linh và Cung Chiều ca Xuân đã về

Thu Hồng hát bài Sao em nỡ vô tình

Và LM Huy với bản nhạc xuân. VV.

Tiệc ngon, không khí ấm cúng thân tình cộng với phần góp vui văn nghệ đặc sắc, qua phần âm thanh của UB, đã giúp cho bữa tiệc tất niên của cộng đồng thêm vui hơn sau bữa tiệc thánh. Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã ban cho cộng đồng những ngày đã qua và sắp tới.
 
Nhóm Tự Phát giáo xứ Tân Phú thăm các bà mẹ lỡ lầm
Phương Nga
09:35 26/01/2018
Chỉ còn 3 tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán.Trong khi mọi người tất bật chuẩn bị cho ngày trọng đại của gia đình mình thì Nhóm tự phát giáo xứ Tân Phú lại dành những lo toan này cho Dòng Mến Thánh giá Bắc Ninh giáo xứ Từ Đức quận Thủ Đức nơi có các Bà mẹ lỡ lầm được các Sơ của Dòng cưu mang và cùng cầu nguyện cho các Thai nhi xấu số cũng như các trẻ em Mồ côi,Khuyết tật trong mái ấm Bé Thơ của các Sơ dòng Chứng Nhân Đức Tin ( Đà Lạt) an ủi và chia sẻ tinh thần và vật chất tại những nơi này vào lúc 9g ngày Chúa Nhật 20-01-2018.

Xem Hình

Do đã cộng tác nhiều lần nên từ sáng sớm,tại ngôi nhà anh chị Trưởng đoàn Nam và Trâm số 80B đường Nguyễn Văn Tố -phường Tân Thành-quận Tân Phú đã đón tiếp 20 thành viên từ 3 tuổi đến 65 tuổi ở các giáo xứ:Tân Phú,Tân Hương,Mạc Tin,Thủ Đức,Gò Vấp và Trung Bắc.Trong khi chờ xe,các thành viên đã làm quen với nhau,thăm hỏi nhau và chia sẻ vui buồn về những hành trình bác ái mà mỗi người đã hoạt động.

Đúng 9g30 xe khởi hành.Bác tài người miền Nam dán hình Đức Phật ngay trước vô-lăng,nhưng hai bên kính xe lại tôn kính Cha Phanxico Trương Bửu Diệp nên những câu chuyện cũng được chia sẻ rôm rả với Bác tài;xe đi một đoạn thì mọi người cùng nhau đọc Kinh Sáng.

Sau hơn 1 giờ xuất phát ,Đoàn đã đến thăm Dòng Mến Thánh Giá Bắc Ninh- giáo xứ Từ Đức.Do bận dự lễ ở xa nên hai Sơ Quản lý là Sơ Hằng và Sơ Hạnh đều vắng nhà;vì vậy một Sơ của Dòng đã đại diện mời Đoàn vào trong nghỉ ngơi uống nước;tranh thủ phút rảnh rỗi,nhiều thành viên đã ghi lại những hình ảnh với các Sơ và Nhà Dòng,kế tiếp là giờ cầu nguyện cho các Thai nhi do Chị Maria Lượt(Nguyên Hội trưởng LCTX giáo xứ Tân Phú) xướng kinh,cộng đoàn cùng hiệp thông sốt sắng.

Nhân dịp này Chị Trâm cũng thay mặt Đoàn kính chúc Quý Sơ của Dòng và các cháu lỡ lầm một Năm Mới thánh đức và bình an cùng trao những tặng phẩm như Mì,dầu ăn,nước tương,đường ,sữa,chả lụa vv..có một số thành viên gửi biếu chút tài chánh đế các Sơ trang trải cho Mái ấm…Qua ít phút giã từ,mọi người cùng lên xe để đến nơi kế tiếp là Mái ấm Bé Thơ khu công nghiệp Biên Hòa.Nhờ thời tiết khô ráo và nắng dịu nên giữa trưa mà ai cũng thấy dễ chịu .Xe dừng trước mái ấm lúc 12g30,các thành viên tự khiêng vác những món quà trao tặng gồm: Quần áo,đường sữa,gạo mì và một số nhu yếu phẩm..Đón đoàn là Sơ Maria Daniel Vũ Thị Vinh tuổi lục tuần là Quản lý của Mái ấm cùng 21 Sơ cộng tác chăm sóc và nuôi dạy các cháu.Các Sơ vui vẻ đưa mọi người vào trong và giới thiệu các khu vực sinh hoạt.Mái ấm có khuôn viên rộng khoảng 500m và xây dựng 1 lầu được sắp xếp ngăn nắp.Khi vào trong thấy những gương mặt còn ngái ngủ và nhăn nhó vì bị đánh thức thì mọi người mới nhớ ra đây là giờ ngủ trưa nên vây quanh vỗ về và thăm hỏi các cháu.

Sơ Vinh cho biết hiện nay tổng số là 150 cháu,trong đó Mồ côi 100 và Khuyết tật là 50.Các cháu Mồ côi sẽ được nuôi đến khi lập gia đình hoặc trưởng thành rồi ra ngoài sống,còn các cháu Khuyết tật thì ở lại suốt đời.Tiền chi tiêu cho Mái ấm được lấy từ thu nhập của Nhà trẻ Bé Thơ thuộc Nhà Dòng và do một nguồn khác do các Đoàn đến thăm không có định kỳ.

Trong lúc các thành viên tỏa ra các phòng để bế bồng và vui chơi với các cháu,Sơ Vinh cho một số chị em xem những tấm chăn,bao gối do các cháu tự làm được tiêu thụ trong và ngoài nước..Sơ cũng giới thiệu thêm các tình nguyện viên là ba Sơ dòng Pháp đang ở đây để giúp chăm sóc các cháu trong đó Sơ Gisele đã 73 tuổi nhưng còn rất trẻ đẹp và năng động;qua tiếp xúc Sơ Gisele cho biết các Sơ cứ qua đây 3 tháng rồi trở về lại Pháp và sau đó lại tái ngộ với các em.Do Sơ Gisele chỉ dung Tiếng Pháp nên trao đổi không nhiều..xong một vài thành viên cũng cố gắng nói Tiếng Anh chậm để biết thêm đôi điều và tranh thủ chụp hình với Sơ.

Trước khi đoàn ra về Sơ Quản lý cho các cháu tập trung lại ở dưới nhà để hát bài :Chào mừng và Cám ơn.Nhìn các cháu hát hò nhiều giọt nước mắt đã chảy xuống vì sự đau xót cho thân phận những cháu bé bất hạnh và trong lòng mỗi người cũng đã có một lời hứa âm thầm rằng sẽ dành tình yêu thương cho các cháu ở nơi đây và cả các cháu bất hạnh ở đâu đó mà họ có thể biết hoặc đến được nhiều hơn nữa.

Từ giã Mái ấm lúc 13g30,tức là đã qua bữa ăn trưa hơn 1 tiếng nhưng không ai thấy đói.Tuy vậy mọi người cần cho các cháu bé ăn uống và chỗ ngả lưng nên xe dừng lại quán cơm ở Trảng Bom lúc 14g30 chiều.Sau khoảng 30 phút xe lại lăn bánh để trực chỉ Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi Gia Tân thuộc tỉnh Đồng Nai,nhờ chị Lượt là người bản địa và đã đi nhiều lần nên chỉ đường cho lái xe vì vậy đường đi rất nhanh;đồng hồ lúc này chỉ 15g nên tất cả cùng Lần chuỗi và làm giờ kinh Chúa Thương xót.

Đường vào Núi Cúi thật đông vui vì có nhiều quán hàng và khách hành hương,từ ngoài quốc lộ đi vào khoảng 1km phía tay trái,nhưng chỉ nửa quãng đường được trải nhựa còn lại là đất đỏ,hiện nay đi vào mùa khô thì rất thuận tiện nhưng mùa mưa có lẽ sẽ khó khăn hơn.

Khi xe dừng lại ở sân nhà thờ thì cũng bắt đầu thành lễ chiều được cử hành,mọi người vội vã vào tham dự thánh lễ cho đầy đủ và đây là những giây phút tĩnh lặng nhất để nhớ đến và cầu nguyện cho những ân nhân và các trẻ bất hạnh mà Đoàn vừa mới gặp gỡ xong.Trong thánh lễ Cha chủ sự cũng luôn nhắc đến khách hành hương và Cha nhấn mạnh về bài Tin Mừng hôm nay là thánh hóa gia đình.Cuối bài giảng Cha chúc cho các gia đình luôn hiệp nhất,yêu thương,con cái ngoan ngoãn đạo đức và chúc tất cả mọi người được bình an trên đường về. Thánh lễ kết thúc,một số thành viên ở lại Xưng tội,một số ra ngoài cầu nguyện với Mẹ Maria ngay cuối nhà thờ và chụp hình lưu niệm.Được gặp nhanh anh Trưởng ban điều hành Trung tâm là Gioan.Baotixita Phạm Quang Tiến anh cho biết Cha chủ sự thánh lễ cũng chính là vị chịu trách nhiệm Mục vụ ở Trung tâm này quý danh là Giuse Hoàng Minh Đường một linh mục đã về hưu,thuộc Giáo phận Xuân Lộc đã 81 tuổi,nhưng rất nhiệt thành;mỗi ngày Cha vẫn dâng ba thánh lễ và còn lo thêm việc Giải tội cho mọi người;Ca đoàn cũng thuộc Trung tâm hành hương chứ không đến từ giáo xứ nào cả!khi anh Tiến kể về Cha, một số thành viên rất xúc động và muốn chở để vấn an sức khỏe Cha nhưng số người Xưng tội khá nhiều nên không còn thời gian do tài xế thúc giục ra về.

Xe rời Trung tâm lúc 18g30,và trở về thành phố Sài Gòn là 20 giờ vì chiều Thứ Bảy nên đường xá khá đông đúc.nếu như lúc đi mọi người nói chuyện nhiều về gia đình và công ăn việc làm của mình thì khi trở về chủ đề chính là cùng nhau dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa để Ngài nâng đỡ và gìn giữ cho các bà mẹ lỡ làm,các thai nhi,các trẻ khuyết tật mồ côi nhất là những ân nhân đang cứu giúp họ như các Sơ của các Dòng trong nước và hải ngoại cùng vị Cha già ở Trung tâm hành hương Mẹ Núi Cúi mà tất cả đã được gặp gỡ trong ngày hôm nay.

Phương Nga
 
Đại hội các hội đồng mục vụ TGP Sydney
Diệp Hải Dung
09:47 26/01/2018
Chiều thứ Sáu 26/01/2018 (Australia Day) các anh chị em trong Hội Đồng Mục Vụ TGP Sydney đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự Đại Hội Đồng Mục Vụ thường niên nhân dịp đầu năm mới 2018.

Khai mạc Đại Hội Đồng Mục Vụ các anh chị em cung nghinh đón Thánh Thể Chúa Giêsu KiTô và Cha Tuyên Úy Trưởng Bùi Sơn Lâm thuyết giảng. Sau đó Ban Thường Vụ trình chiếu những hình ảnh sinh hoạt của Cộng Đồng trong những tháng qua và anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney báo cáo những sinh họat trong năm vừa qua và báo cáo dự án xây dựng Khu an vị tro cốt – Vườn Tưởng Nhớ (Memorial Garden và cổng ra vào Trung Tâm Birngelly.

Xem Hình

Kế tiếp là phần chia sẻ và phát biểu đóng góp ý kiến của các thành viên Hội Đồng Mục Vụ. Mọi thắc mắc và những câu hỏi nêu ra đã được Ban Tuyên Úy giải đáp thỏa đáng.

Trước khi kết thúc Đại Hội Đồng Mục Vụ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Cộng Đồng ngỏ lời tri ân cám ơn chúc Tết quý Cha, qúy Sơ và các anh chị em Hội Đồng Mục Vụ luôn được dồi dào sức khỏe và bình an trong ơn Chúa. Đặc biệt anh thay mặt Hội Đồng Mục Vụ cám ơn Sơ Thư Ký của Cộng Đồng Miriam Vũ Lành Hải đã giúp cho Cộng Đồng rất nhiều trong những năm tháng qua. Nay Sơ từ giã Cộng Đồng nhận nhiệm vụ mới mà Nhà Dòng đề cử. Anh cũng ngỏ lời chào mừng Cha Phêrô Trần Văn Trợ (Dòng Tên) đã được Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher bổ nhiệm làm Tuyên Úy cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney 3 năm từ 12/01/2018 đến 12/01/2021.

Ngoài ra còn có sự hiện diện của Sơ Maria Phạm Thị Trân Bề Trên Dòng Trinh Vương Úc Châu và Sơ Chanel Đinh Thị Hoài.

Sau cùng Cha Tuyên uý Trưởng Bùi Sơn Lâm cũng ngỏ lời cám ơn đến quý Cha, qúy Sơ và mọi người sau đó cùng ở lại dự tiệc liên hoan mừng Tất Niên tại nhà ăn Trung Tâm.

Diệp Hải Dung
 
Hiệp Hội Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại Mừng Lễ Bổn Mạng
Ban truyền thông Hiệp Hội
18:10 26/01/2018
“Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay,

Anh em được sống vui vầy bên nhau” (Tv 133,1).

Ngay từ sáng sớm ngày 25 tháng 01 năm 2018, toàn thể quý cha và anh em trong Hiệp Hội Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại từ khắp các cộng đoàn đã tập trung về Nhà Thờ Thánh Mẫu, số 3-5, đường Chử Đồng Tử, phường 7, quận Tân Bình để mừng lễ thánh Phaolô Tông đồ trở lại, Bổn Mạng của Hiệp Hội.

Xem Hình

Theo chương trình đã định:

- 8h30 đón tiếp Quý Cha, Quý Tu Sĩ, Quý Ân Thân Nhân và Quý Khách

- 9h30 Thánh Lễ Trọng Thể kính thánh Phaolô Tông Đồ trở lại

- Sau lễ là phần tiệc mừng

Đúng 9h30, mọi người đón đoàn đồng tế tiến vào Thánh Đường để cử hành Thánh lễ mừng Bổn Mạng do cha chủ tế Lui B. Cao Đức Thuận, S.S.P. Bề trên sáng lập, Tổng Phụ Trách Hiệp Hội Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại.

Hiện diện trong Thánh lễ, ngoài cha Tổng Phụ Trách, còn có sự hiện diện của quý cha:

Cha Phêrô Nguyễn Văn Phương, O.P. Phó Tổng Phụ Trách Hiệp Hội. Cha Đaminh Đinh Văn Vãng, Chánh xứ Giáo xứ Sao Mai, Tổng Giám Huấn Hiệp Hội Thánh Mẫu Việt Nam. Cha Vinhsơn Nguyễn Cao Dũng, tổng thư ký Đại Học Công Giáo, trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Cha Antôn Đoàn Văn Vinh, S.D.D. Phó Tổng Phụ Trách Tu Đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa. Cha Phaolô Nguyễn Hữu Thiện, S.V.D. Phụ Tá Hiệp Hội Thánh Mẫu Việt Nam. Cha Giuse Phạm Quốc Văn, O.P. Phó Giám Đốc Học Viện Liên Dòng – Phaolô Nguyễn Văn Bình. Cha Phanxicô X. Nguyễn Văn Nhứt, O.P. Phó bề trên Tu Viện Alberto - Phú Nhuận, Linh hướng Tập Việp Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại. Cha Giuse Nguyễn Hữu Triết, Chánh xứ Tân Sa Châu, Trưởng Ban Mục Vụ Văn Hóa Tổng Giáo Phận Sài Gòn.

Ngoài ra, còn đông đảo quý cha xứ nơi Hiệp Hội có các Cộng đoàn hiện diện, quý cha nghĩa phụ của anh em, quý cha thân quen, quý tu sĩ, và rất đông quý vị Ân Nhân, Thân Nhân….

Bên cạnh đó, Hiệp Hội rất vui mừng vì có sự hiện diện của ngài Gioan B. Lê Đức Thịnh - Đại Hiệp Sĩ Thánh Giá Phẩm Hàm Thánh Gregorio Cả của Tòa Thánh.

Sau phần giới thiệu của thầy MC, cha Tổng Phụ Trách mời gọi cộng đoàn bước vào thánh lễ trong tâm tình tạ ơn và sám hối, ngài nói: “Xin Chúa ban ơn hoán cải cho tất cả chúng ta, nhờ Thánh Phaolô nâng đỡ để chúng ta biết ăn năn sám hối, trở về với Chúa một cách chân thành như thánh nhân”.

Giảng lễ là cha Giuse Phạm Quốc Văn, O.P, vị giảng phòng thường niên hằng tháng cho Hiệp Hội.

Trong phần quảng diễn Lời Chúa, cha Giuse chia sẻ:

Thánh Phaolô trước khi trở lại, ngài là một con người rất hăng say, nhiệt tình với đạo Dothái, với truyền thống cha ông. Vì thế, mang trong mình một sự nhiệt huyết và thượng tôn truyền thống, nên Phaolô được cấp giấy phép để đi bách hại tất cả những ai dám cả gan tin vào Danh Chúa Giêsu, một Danh rất mới mẻ và Phaolô nghĩ sẽ nguy hại đến truyền thống của tiền nhân.

Tuy nhiên, con đường Đamas và cú ngã ngựa lịch sử đã bẻ gẫy những gì Saolô coi trọng, bẻ gẫy khí phách anh hùng trong con người của Saolô, bẻ gẫy những suy tưởng và những lý thuyết mà chàng thanh niên từng bám víu!

Con đường Đamas chính là con đường định mệnh của Saolô. Bởi vì trên con đường ấy, Saolô đã bị khuất phục sau cú ngã ngựa. Đức Giêsu Phục Sinh đã mặc khải cho Saolô biết thánh ý của Ngài và Saolô đã được ơn biến đổi.

Từ đó, ông đã được đón nhận ánh sáng chân lý mới, một niềm tin mới, một trí thức mới, và nhận một tên gọi mới là Phaolô. Chính trong cuộc đổi mới và đổi đời ấy, Phaolô đã trở nên vị Tông đồ thời danh, thay vì một kinh sư lỗi lạc.

Nhưng điều quan trọng để Phaolô nhận ra Chúa và sẵn sàng biến đổi, đó là sự khiêm tốn thẳm sâu nơi ngài. Khi khiêm tốn đón nhận thánh ý Chúa, Phaolô đã hoàn toàn hiến dâng cuộc đời của mình cho Thiên Chúa, cho sứ vụ và cho tha nhân cách trọn vẹn.

Chính vì thế, Phaolô đã không ngừng sống mầu nhiệm thập giá trong cuộc đời và cũng không ngừng loan báo về Tin Mừng của Đức Giêsu cho anh chị em mình.

Kết thúc bài giảng, ngài kêu gọi quý cha, quý thầy trong Hiệp Hội và toàn thể cộng đoàn, hãy cũng với thánh Phaolô tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã làm cho ta biết bao việc diệu kỳ.

Hơn nữa, Cha Giuse khuyến khích anh em Hiệp Hội, hãy học nơi thánh Phaolô, đó là: sau những cú ngã ngựa trong cuộc đời, hãy khiêm tốn, can đảm đứng lên và hướng tới tương lai, bởi lẽ: “Chẳng vị thánh nào không có một quá khứ, cũng chẳng tội nhân nào không có một tương lai”.

Vì thế, khi đã trở thành một con người mới trong ân sủng, hãy học nơi thánh Phaolô bài học về tinh thần hy sinh tuyệt đối cho sứ vụ loan báo Tin Mừng. Nhà thừa sai của Giáo Hội phải là người nau náu lời tâm huyết của thánh Phaolô: “Khốn thân tôi, nếu tôi không loan báo Tin Mừng” (1Cr 9,16).

Trong phần dâng lễ vật, các cháu tại Mái Ấm Yêu Thương do quý thầy của Hiệp Hội cưu mang đã nâng tâm hồn cộng đoàn lên với Chúa qua những vũ điệu mang âm sắc dân tộc Tây Nguyên.

Sau lời nguyện Hiệp Lễ, thầy Giuse Vinh sơn Nguyễn Ngọc Biển đã giới thiệu Cha Tổng Phụ Trách có đôi lời cám ơn tới Quý Cha, Đại Hiệp Sĩ Thánh Giá, Quý Tu Sĩ và Quý Ân Thân Nhân cùng Quý Khách.

Cha Tổng Phụ trách đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cha Đaminh Đinh Văn Vãng, Chính xứ Sao Mai, Tổng Giám Huấn Hiệp Hội Thánh Mẫu Việt Nam. Biết ơn ngài vì lòng yêu thương, ưu ái mà Cha đã dành cho Hiệp Hội, nhất là từ khi Hiệp Hội đặt trụ sở tại địa bàn Giáo Xứ Sao Mai.

Bên cạnh đó, Cha Tổng Phụ Trách cũng bày tỏ lòng biết ơn tới Quý Cha Bề Trên, Quý Cha Đồng Tế, Quý Tu Sĩ, Quý Ân Thân Nhân và toàn thể Quý Khách đã về tham dự thánh lễ đặc biệt hôm nay.

Cuối phần cám ơn, cha Tổng Phụ Trách hướng về vị khách đặc biệt, đó là ngài Gioan B. Lê Đức Thịnh - Đại Hiệp Sĩ Thánh Giá Phẩm Hàm Thánh Gregorio Cả của Tòa Thánh.

Cám ơn ngài Đại Hiệp Sĩ vì đã đồng hành với Hiệp Hội ngay từ những ngày đầu tiên gần 10 năm về trước cho tới hôm nay.

Đáp lời, Đại Hiệp Sĩ đã chúc mừng Hiệp Hội nhân lễ Bổn Mạng. Đặc biệt, ngài đã chia sẻ về tinh thần hiệp nhất, yêu thương và sứ vụ truyền giáo qua những câu chuyện rất ý nghĩa mà Đại Hiệp Sĩ đã gặp trong khi thi hành sứ vụ.

Sau thánh lễ, mọi người tiến ra sân nhà thờ để tham dự bữa cơm thân mật với Hiệp Hội. Trong khi mọi người dùng tiệc, các cộng đoàn và một số vị khách đã cống hiến những “món ăn” tinh thần qua phần trình diễn văn nghệ thật đơn sơ, thân thiện, vừa mang đậm nét mừng lễ Bổn Mạng, về sứ vụ truyền giáo và không khí của những ngày Xuân Mậu Tuất sắp tới.

Trước khi ra về, toàn thể anh em Hiệp Hội quây quần bên cha Tổng Phụ Trách, cha Phó Tổng Phụ Trách để được nghe những lời căn dặn, dạy dỗ của các ngài, đồng thời mừng xuân mới Mậu Tuất tới các đấng trong bầu khí thân thương gia đình.

Tưởng cũng nên nhắc lại, lý do Hiệp Hội Thánh Phaolô Tông Đồ Dân Ngoại chọn ngày lễ Thánh Phaolô Tông Đồ Trở lại làm Bổn Mạng của Hiệp Hội, vì:

1. Ý thức được sự giới hạn, yếu đuối của con người, nên đã có lúc ngã ngựa trong đời. Bởi vì đã là con người trên trần gian, không ai mà không có tội. Nếu ai tự nhận mình tốt lành, hoàn thiện, ấy là kẻ nói dối vì sự thật không có trọng họ. Chính vì lý do này mà Hiệp Hội luôn dang rộng cánh tay đón nhận những anh em “ham tu”, “khát tu” được có cơ hội tu tiếp để tu chỉnh mình ngày càng tốt đẹp.

2. Tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa, vì Người làm được mọi chuyện và biến đổi cách phi thường. Chẳng hạn như: từ một kẻ ngoại tình, thành vị thánh của lòng thương xót. Từ một tên ăn trộm trở thành thánh trộm lành. Từ một người chối Chúa, trở thành vị giáo hoàng đầu tiên. Từ một kẻ bắt đạo như Saolô thành một Tông đồ Phaolô vĩ đại, xuất chúng. Từ một người coi thường, khinh bỉ và ngay cả đi theo trường phái phản đạo bằng triết thuyết, thành một Auguttinô tiến sĩ thời danh, và, còn biết bao nhiêu vị thánh khác cùng chung mẫu số ấy….

3. Cuối cùng, vị sáng lập Hiệp Hội muốn mọi thành viên của Hiệp Hội noi gương thánh Phaolô, sống một cuộc đời khiêm nhường thực sự để nhạy bén với ơn soi sáng của Chúa, hầu biến đổi bản thân thành con người mới. Chỉ có khiêm nhường như thánh Phaolô, anh em mới đón nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa. Khi đón nhận được lòng xót thương của Ngài, người đón nhận chắc chắn sẽ có kinh nghiệm về lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Qua đó, đương sự mới có thể “ngửi”, “cảm thấu” và “mang đậm mùi chiên” nơi mình trong khi thi hành sứ vụ truyền giáo.

Ban truyền thông Hiệp Hội