Ngày 26-01-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 27/01: Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta - Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến.
Giáo Hội Năm Châu
02:12 26/01/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Đất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa".
Người còn phán: "Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung nước Thiên Chúa? hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được". Người dùng nhiều dụ ngôn như thế mà rao giảng lời Chúa cho họ, tuỳ sức họ có thể hiểu được, và Người chỉ nói với họ bằng dụ ngôn, nhưng khi ở riêng với các môn đệ, Người giải thích tất cả cho các ông.

Đó là lời Chúa
 
Cho phép mình ngạc nhiên
Lm Minh Anh
14:33 26/01/2023

CHO PHÉP MÌNH NGẠC NHIÊN
“Hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên”.

Kính thưa Anh Chị em,

Thật là tuyệt khi chúng ta suy cứu cách thức Lời Chúa biến đổi cuộc sống của một con người! Tin Mừng hôm nay tiết lộ, bằng cách nào hạt giống phát triển thành cây rồi sinh quả? Với người nông dân, đó là một bí ẩn, vì “Người ấy không hay biết”; nhưng sau đó, người ấy ‘cho phép mình ngạc nhiên’ bởi “Đất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, đâm bông, rồi kết hạt”.

Điều tương tự cũng xảy ra với Lời Chúa. Một khi Lời bén rễ trong một tâm hồn, thì chính Lời cũng như chính linh hồn đã bắt đầu đi vào một ‘quy trình thánh’; bởi lẽ, Lời đã “đâm mầm và mọc lên ngày đêm” trong tâm hồn họ. Ai biết dừng lại, quan sát sự lớn lên của Lời; sau đó, dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, người ấy đang áp dụng một ‘thực hành thánh’. Cụ thể, bạn đang ‘cho phép mình ngạc nhiên’ trước cách thức bí ẩn mà một cuộc sống được biến đổi. Thật thú vị, đó có thể là cuộc sống của bạn và tôi; cũng có thể là của một người mà chúng ta quen biết. Còn gì sung sướng hơn, gợi hứng hơn khi thấy một linh hồn bắt đầu từ bỏ tội lỗi, tìm kiếm nhân đức, thiết lập một đời sống cầu nguyện và lớn lên trong tình yêu Chúa! Nói cách khác, chính chúng ta hay người anh em chúng ta đang bước đi trên con đường nên thánh, trở lại ‘phẩm tính thần linh’ của mình.

Hãy thử chiêm ngắm ‘bí ẩn’ của một linh hồn trải nghiệm quá trình đổi thay và phát triển tâm linh này! Nó có thể rất chậm! Thư Do Thái hôm nay nói, “Anh em đừng mất lòng kiên nhẫn!”. Nếu bạn và tôi cảm thấy khó để có một tấm gương như vậy, hãy nghĩ đến cuộc đời của một vị thánh; các ngài là nhân chứng vĩ đại của việc để cho Lời thẩm thấu vào cuộc sống để trở nên một tạo vật mới, được biến đổi bởi ân sủng. Hãy chiêm ngắm cuộc đời của các chứng nhân này và ‘cho phép mình ngạc nhiên’ trước những buông bỏ và cam kết của họ; đồng thời, hãy để mình được cuốn hút vào lòng biết ơn và kinh ngạc của họ ‘như của chính mình’ với những gì đang trải qua!

A. Lincoln có thói quen tham dự các buổi tôn vinh Lời Chúa tại một nhà thờ gần toà bạch ốc; ông thường đến đó với nhóm mật vụ. Một buổi tối, sau khi tham dự, một đặc vụ hỏi, “Ngài nghĩ gì về bài giảng tối nay?”; Lincoln nói, “Bài giảng xuất sắc, đúng Thánh Kinh, thiết thực, phù hợp và rất lôi cuốn!”. “Đó là một bài giảng tuyệt vời?”; “Không!”, Lincoln nói, “Đó là một bài giảng không thành công, nếu không nói là thất bại. Tiến sĩ Gurley đã không yêu cầu bạn và tôi làm một điều gì đó tuyệt vời; không khuyến khích ai ‘cho phép mình ngạc nhiên’ về một điều gì đó!”.

Anh Chị em,

“Hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên”. A. Lincoln có lý khi một bài giảng không đưa ra một thách đố hoặc một yêu cầu khiến người nghe ao ước một sự biến đổi bên trong mà Lời Chúa tác động; chính sự biến đổi bên trong đó sẽ đưa con người đến những đổi thay bên ngoài: một hành vi tha thứ, một nghĩa cử xót thương, một lần đi xưng tội… đó chính là điều ‘cho phép mỗi người ngạc nhiên’ trước sức biến đổi của Lời. Để Lời có thể biến đổi bên trong, tâm hồn bạn và tôi phải được tưới mát bằng cầu nguyện, sám hối và cho phép những tia nắng của Thiên Chúa rọi chiếu với tất cả những gì Ngài muốn và đã hoạch định ‘từ thời sáng thế’. Xa hơn, việc gieo Lời vào tâm hồn người khác vẫn rất cần sự cởi mở đối với hoạt động của Thánh Thần; nó đòi hỏi chúng ta để Thánh Thần soi dẫn hầu biết cách thức hợp tác với bàn tay kỳ diệu của Ngài và ‘cho phép mình ngạc nhiên’ trước sự biến đổi của ân sủng trong tâm hồn người anh em, chị em mình.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, cho con biết tưới mát tâm hồn mình bằng ân sủng của các Bí Tích, lượm sạch sỏi đá bằng hoán cải và không ngừng tắm nắng Thánh Thần bằng việc ‘bước đi trong ánh sáng’; từ đó, con có thể ‘cho phép mình ngạc nhiên’ khi con thật sự được Lời biến đổi!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 26/01/2023

13. Nếu ai không có đức ái thì dù có đức tin chính xác cũng không tài nào có hạnh phúc vĩnh viễn; bởi vì trong tất cả các nhân đức thì đức ái chiếm hàng thứ nhất.

(Thánh Hieronymus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:06 26/01/2023
46. HIỂU LẦM CHỮ “ CỬ CHÚC”

Vùng đất Ảnh là quốc đô nước Sở, có một người viết thư cho tể tướng nước Yên vào ban đêm. Bởi vì ánh lửa không đủ sáng bèn cầm đèn cầy đưa cho gia nô, nói:

- “Cử chúc(舉燭)” (1)

Nói xong liền không để tâm nên viết lầm hai chữ “cử chúc”.

Thừa tướng nước Yên sau khi coi xong bức thư, thì rất phấn khởi nói:

- “Cử chúc” chính là nên tôn sự trong sáng của chính trị, là đề bạt hiền sĩ mà giao cho họ chức vụ.”

Sau đó ông ta lại đem bức thư và cách giải thích của mình mà trình cho nhà vua.

Nhà vua rất phấn chấn, chiếu theo đó mà làm việc, nên nước Yên được cường thịnh. Nhưng “Cử chúc” hoàn toàn không phải là chủ ý của người viết.

(Hàn Phi Tử)

Suy tư 46:

Hiểu lầm, nghe lầm, nói lầm là chuyện thuờng ngày trong cuộc sống đời thừơng của mỗi người, không ai tự vỗ ngực xưng mình chưa bị một lần nghe lầm, hiểu lầm, nói lầm.v.v...

Hiểu lầm thường làm cho câu chuyện lệch lạc, dễ khiến cho bản thân hoặc người khác đố kỵ nhau.

Nghe lầm thì luôn xuyên tạc sự thật, dạy người khác sai sự thật.

Nói lầm cũng là nói khi chưa suy nghĩ, hoặc suy nghĩ chưa thấu đáo nên cũng rất dễ dàng khiến cho người khác phải thịnh nộ, gây bè phái kết oán lẫn nhau.

Các linh mục chính là con ngươi trong mắt của Thiên Chúa, là tai của Đấng toàn năng, là miệng của Đấng vô hình, cho nên các ngài phải luôn ý thức lời mình nói, nghe cho thấu và hiểu cho tường tận, để mỗi lời dạy của mình thật sự là có Đức Chúa Thánh Thần hướng dẫn và soi sáng.

Đức giáo hoàng Phan-xi-cô đã nói trong bài giảng ngày 25/6/2015 tại nhà nguyện Santa Martha như sau: “Những mục tử gắn bó rất nhiều với thế gian thì thường nói nhiều và ít lắng nghe.”

Thật chí lý, chí lý !

(1) “Cử chúc舉燭” là nhắc (cầm) nến lên.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc phỏng vấn của AP: Đức Phanxicô nói đồng tính luyến ái không phải là một tội ác
Vu Van An
16:29 26/01/2023

Theo ký giả Nicole Winfield của A.P., trong lời phát biểu với The Associated Press tại Vatican, Thứ Ba, ngày 24 tháng 1 năm 2023, Đức Phanxicô thừa nhận rằng các giám mục Công Giáo ở một số nơi trên thế giới ủng hộ các luật lệ kết tội hình sự đồng tính luyến ái hoặc kỳ thị cộng đồng LGBTQ, và chính ngài cũng từng đề cập đến đồng tính luyến ái theo hướng "tội lỗi." Nhưng ngài gán các thái độ này cho bối cảnh văn hóa, và nói rằng các giám mục đặc biệt cần phải trải qua một diễn trình thay đổi để nhận ra phẩm giá của mọi người.



Thực vậy, theo Winfield, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ trích các luật lệ kết tội hình sự đồng tính luyến ái là “bất công”; ngài nói rằng con cái Thiên Chúa có thế nào, Người yêu thương họ thế ấy và kêu gọi các giám mục Công Giáo ủng hộ luật chào đón những người LGBTQ vào Giáo Hội.

“Đồng tính luyến ái không phải là một tội ác,” Đức Phanxicô nói như thế trong một cuộc phỏng vấn độc quyền hôm thứ Ba với hãng thông tấn AP.

Đức Phanxicô thừa nhận rằng các giám mục Công Giáo ở một số nơi trên thế giới ủng hộ luật lệ kết tội hình sự đồng tính luyến ái hoặc kỳ thị người LGBTQ, và chính ngài từng đề cập đến vấn đề này theo hướng “tội lỗi”. Nhưng ngài gán các thái độ này cho bối cảnh văn hóa, và nói rằng các giám mục đặc biệt cần phải trải qua một diễn trình thay đổi để nhận ra phẩm giá của mọi người.

“Các giám mục này phải có một diễn trình hoán cải,” ngài nói, đồng thời nói thêm rằng họ nên áp dụng “sự dịu dàng, như Thiên Chúa vốn dành cho mỗi người chúng ta.”

Những bình luận của Đức Phanxicô, được những người ủng hộ quyền của người đồng tính ca ngợi là một cột mốc quan trọng, là lời đầu tiên được một vị giáo hoàng thốt ra về những luật như vậy. Nhưng chúng cũng nhất quán với cách tiếp cận tổng thể của ngài đối với người LGBTQ và niềm tin rằng Giáo Hội Công Giáo nên chào đón tất cả mọi người và không phân biệt đối xử.

Khoảng 67 quốc gia hoặc khu vực tài phán trên toàn thế giới đã kết tội hình sự hoạt động tình dục đồng tính đồng thuận, 11 trong số đó có thể đã áp dụng án tử hình, theo The Human Dignity Trust, tổ chức hoạt động để chấm dứt những luật như vậy. Các chuyên gia cho biết ngay cả khi luật không được thực thi, luật vẫn góp phần gây ra sách nhiễu, kỳ thị và bạo lực đối với người LGBTQ.

Tại Hoa Kỳ, hơn một chục tiểu bang vẫn có luật chống đồng tính luyến ái, bất chấp phán quyết của Tòa án Tối cao năm 2003 tuyên bố chúng vi hiến. Những người ủng hộ quyền của người đồng tính nói rằng luật cũ được sử dụng để biện minh cho hành vi sách nhiễu và nêu luật lệ mới, chẳng hạn như luật “Không nói đồng tính” ở Florida, cấm dạy về xu hướng tính dục và bản sắc phái tính từ mẫu giáo đến lớp ba, làm bằng chứng về những nỗ lực liên tục để gạt người LGBTQ ra ngoài lề xã hội.

Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần kêu gọi chấm dứt hoàn toàn các luật lệ kết tội hình sự đồng tính luyến ái; họ nói rằng chúng vi phạm quyền riêng tư và tự do không bị kỳ thị và vi phạm nghĩa vụ của các quốc gia theo luật pháp quốc tế phải bảo vệ nhân quyền của tất cả mọi người, bất kể xu hướng tính dục hoặc bản sắc phái tính của họ.

Tuyên bố những luật như vậy là “bất công”, Đức Phanxicô nói rằng Giáo Hội Công Giáo có thể và nên hành động để chấm dứt chúng. Ngài nói, “Nó phải làm điều này. Nó phải làm điều này”.

Đức Phanxicô trích dẫn Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo khi nói rằng những người đồng tính phải được chào đón và tôn trọng, và không nên bị gạt ra ngoài lề hoặc phân biệt đối xử.

Đức Phanxicô nói với AP tại cư sở ở Vatican của ngài, “Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, và chúng ta có thế nào Thiên Chúa yêu thương chúng ta thế ấy và vì sức mạnh mà mỗi người chúng ta đấu tranh cho phẩm giá của mình”.

Nhận xét của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước chuyến đi đến Châu Phi, nơi những luật như vậy là phổ biến, cũng như ở Trung Đông. Nhiều luật lệ có từ thời thuộc địa Anh hoặc được lấy cảm hứng từ luật Hồi giáo. Một số giám mục Công Giáo đã mạnh mẽ ủng hộ chúng như phù hợp với giáo huấn của Vatican, trong khi những vị khác kêu gọi lật đổ chúng vì vi phạm phẩm giá căn bản của con người.

Vào năm 2019, Đức Phanxicô đã được dự kiến sẽ đưa ra một tuyên bố phản đối việc kết tội hình sự đồng tính luyến ái trong cuộc gặp gỡ các nhóm nhân quyền vốn tiến hành nghiên cứu về tác động của những luật đó và điều gọi là “liệu pháp hoán cải”.

Cuối cùng, sau khi tin tức về buổi tiếp kiến bị rò rỉ, Đức Giáo Hoàng đã không gặp gỡ các nhóm này. Thay vào đó, vị thứ 2 đứng đầu Vatican đã tiếp họ và tái khẳng định “phẩm giá của mỗi con người và chống lại mọi hình thức bạo lực”.

Không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phanxicô lên tiếng về những luật như vậy hiện nay vì người tiền nhiệm bảo thủ hơn của ngài, Đức Bênêđictô XVI, vừa qua đời. Vấn đề này chưa bao giờ được nêu ra trong một cuộc phỏng vấn, nhưng Đức Phanxicô sẵn sàng trả lời, thậm chí trích dẫn số liệu thống kê về số quốc gia mà đồng tính luyến ái bị coi là tội phạm.

Hôm thứ Ba, Đức Phanxicô nói rằng cần phải có sự phân biệt giữa tội ác và tội lỗi liên quan đến đồng tính luyến ái. Giáo huấn của Giáo hội cho rằng các hành vi đồng tính luyến ái là tội lỗi, hoặc "rối loạn từ bản chất", nhưng những người đồng tính phải được đối xử một cách hợp nhân phẩm và tôn trọng.

Nói đùa với chính mình, Đức Phanxicô nói rõ quan điểm: “Đó không phải là một tội ác. Đúng, nhưng đó là một tội lỗi. Tốt thôi, nhưng trước tiên hãy phân biệt giữa tội lỗi và tội ác”.

“Thiếu bác ái với nhau cũng là một tội lỗi,” ngài nói thêm.

Đức Phanxicô đã không thay đổi giáo huấn của Giáo Hội, một giáo huấn từ lâu vốn chọc tức những người Công Giáo đồng tính. Nhưng ngài đã biến việc tiếp cận những người LGBTQ thành một dấu ấn trong triều giáo hoàng của ngài.

Những bình luận của Đức Giáo Hoàng không đề cập chuyên biệt đến những người chuyển phái tính hoặc không thuộc hai phái tính, chỉ đề cập đến đồng tính luyến ái, nhưng những người ủng hộ việc đưa LGBTQ vào Giáo Hội Công Giáo nhiều hơn đã ca ngợi những bình luận của Đức Giáo Hoàng như một bước tiến quan trọng.

Sarah Kate Ellis, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của nhóm vận động GLAAD có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết, “Tuyên bố lịch sử của ngài sẽ gửi một thông điệp tới các nhà lãnh đạo thế giới và hàng triệu người Công Giáo trên khắp thế giới: Những người LGBTQ xứng đáng được sống trong một thế giới không có bạo lực và lên án, đồng thời có nhiều lòng nhân ái và sự thấu hiểu hơn”.

New Ways Ministry, một nhóm Công Giáo vận động cho LGBTQ, cho biết sự im lặng của phẩm trật Giáo Hội đối với những luật như vậy cho đến nay đã có những tác động tàn phá, duy trì mãi mãi những chính sách như vậy và thúc đẩy những lời lẽ bạo lực chống lại những người LGBTQ.

Giám đốc điều hành của nhóm, Francis DeBernardo, nói trong một tuyên bố: “Đức Giáo Hoàng đang nhắc nhở Giáo hội rằng cách mọi người đối xử với nhau trong thế giới xã hội có tầm quan trọng đạo đức lớn hơn nhiều so với những gì mọi người có thể làm trong cảnh riêng tư của phòng ngủ”.

Một trong những vị Hồng Y được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm gần đây - Robert McElroy, giám mục của San Diego - nằm trong số những người Công Giáo muốn Giáo Hội tiến xa hơn và hoàn toàn chào đón những người LGBTQ vào Giáo Hội ngay cả khi họ đang hoạt động tình dục.

McElroy viết hôm thứ Ba trên tạp chí America của Dòng Tên, “một mầu nhiệm ma quỷ trong tâm hồn con người đó là tại sao rất nhiều đàn ông và đàn bà có ác cảm sâu xa và thấu gan thấu ruột đối với các thành viên của các cộng đồng L.G.B.T. Nhân chứng chính của Giáo Hội khi đối diện với sự cố chấp này phải là một trong những cái ôm chứ không phải là khoảng cách hay sự lên án.”

Bắt đầu với tuyên bố nổi tiếng năm 2013 của ngài, "Tôi là ai mà dám phán xét?" — khi được hỏi về một linh mục được cho là đồng tính — Đức Phanxicô đã nhiều lần và công khai tiếp tục phục vụ các cộng đồng đồng tính nam và chuyển giới. Với tư cách là tổng giám mục của Buenos Aires, ngài ủng hộ việc cấp các biện pháp bảo vệ pháp lý cho các cặp đồng tính như một giải pháp thay thế cho việc tán thành hôn nhân đồng tính, điều mà giáo lý Công Giáo cấm đoán.

Bất chấp việc dang tay ra như vậy, Đức Phanxicô đã bị cộng đồng đồng tính Công Giáo chỉ trích vì một sắc lệnh năm 2021 từ văn phòng giáo lý của Vatican nói rằng Giáo Hội không thể ban phước lành cho các cặp đồng tính.

Vào năm 2008, Vatican đã từ chối ký vào một tuyên bố của Liên Hợp Quốc kêu gọi loại bỏ tội phạm đồng tính luyến ái, phàn nàn rằng văn bản đã vượt quá phạm vi ban đầu. Trong một tuyên bố vào thời điểm đó, Vatican kêu gọi các quốc gia tránh “sự phân biệt đối xử bất công” đối với người đồng tính và chấm dứt các hình phạt đối với họ.
 
Phản ứng trước phát biểu của Đức Phanxicô với thông tấn Associated Press về đồng tính luyến ái
Vu Van An
17:03 26/01/2023

Trong lời phát biểu hôm 24 tháng 1, 2023 với hãng thông tấn A.P., về đồng tính luyến ái, tuy Đức Phanxicô có phân biệt giữa xu hướng đồng tính và hành vi đồng tính, nhưng chỉ thoáng qua, trong khi nói nhiều tới sự kiện đồng tính luyến ái không phải là một tội ác, một phạm vi không thuộc quyền hạn quyết định của ngài, hay của bất cứ thẩm quyền Giáo hội nào, nhưng từ đó, ngài lại khuyên các Giám mục phải "hoán cải". Hoán cải điều gì? Nét mơ hồ này không tránh khỏi sự phê bình chỉ trích của một số nhà bình luận. Torng bài này, chúng tôi xin trình bầy hai phản ứng của Terry Mattingly và Philip Lawler:

A.P. nên đặt tựa đề cho cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô: “Đức Giáo Hoàng nói rằng hành vi đồng tính luyến ái là tội lỗi, không phải tội ác.”

Ngày 25 tháng 1 năm 2023, trên trang mạng https://www.getreligion.org/getreligion/2023/1/25/that-timely-ap-interview-what-precisely-did-pope-francis-say-about-homosexual-sin, Terry Mattingly nhận xét rằng A.P. nên đặt tựa đề cho cuộc phỏng vấn của họ với Đức Phanxicô: “ Đức Giáo Hoàng nói rằng hành vi đồng tính luyến ái là tội lỗi, không phải tội ác”. Thay vì tựa đề hiện nay chỉ nói, theo ngài, đồng tính luyến ái không phải là tội ác!

Theo Mattingly, câu truyện đàng sau câu truyện này là điều đáng lưu ý. Trước hết, là thời điểm, nó xẩy đến ngay sau những tin tức gần đây liên quan đến cái chết của Đức Bênêđíctô XVI và một nhà lãnh đạo bảo thủ mạnh mẽ khác, Đức Hồng Y Pell.

Cũng có thể thời điểm của cuộc phỏng vấn này có liên quan đến các tiêu đề chẳng hạn như tiêu đề này trên tờ The Telegraph: “'Các câu lạc bộ đồng tính' hoạt động trong các chủng viện, Đức Bênêđictô nói trong cuộc công kích Đức Phanxicô sau khi qua đời: Cuốn sách mới của cố giáo hoàng đưa ra những khẳng định phi thường về Giáo Hội Công Giáo dưới thời vị kế nhiệm tiến bộ của ngài”.

Nói gì? Bạn chưa thấy tin tức về câu chuyện này trên các tờ báo địa phương của bạn hoặc trên các bản tin buổi tối? Đây là một mẫu của báo cáo đó:

“Trong một cuộc tấn công dữ dội vào tình trạng của Giáo Hội Công Giáo dưới thời vị giáo hoàng kế nhiệm, Đức Bênêđictô XVI, người qua đời vào ngày 31 tháng 12 ở tuổi 95, nói rằng việc đào tạo nghề nghiệp cho thế hệ linh mục tương lai đang trên bờ ‘sụp đổ’.

“Ngài tuyên bố rằng một số giám mục cho phép các người đang được huấn luyện làm linh mục xem phim khiêu dâm như một lối thoát cho ham muốn tình dục của họ.

“Đức Bênêđíctô đã chỉ thị rằng cuốn sách Kitô giáo là gì nên được xuất bản sau khi ngài qua đời. …

“Đức Bênêđíctô nói trong cuốn sách của mình rằng sự hiện hữu của ‘các câu lạc bộ đồng tính luyến ái’ đặc biệt phổ biến ở Mỹ và nói thêm: ‘Trong một số chủng viện, các câu lạc bộ đồng tính luyến ái hoạt động ít nhiều công khai’”.

Như bạn mong đợi, sau đây là bản tóm tắt không bị hiệu đính:

“Đức Bênêđíctô, người có quan điểm bảo thủ về các vấn đề tín lý trái ngược với cách tiếp cận nhiều cảm thương hơn của Đức Phanxicô, phàn nàn rằng những cuốn sách trước đây của ngài bị một số thành phần của Giáo hội coi là duy truyền thống một cách nguy hiểm”.

Đối với những người đang chú ý, đó là "bảo thủ" ngược với "cảm thương".

Vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói gì hay, một cách diễn đạt khác, hãng tin AP đã nói gì về việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói gì trong phần đầu của cuộc phỏng vấn — những phần chắc chắn sẽ được sử dụng trong hầu hết các ấn phẩm?

Trước khi chúng ta nói tới điều đó, chúng ta hãy xem Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói gì trong nhận xét được đặt gần CUỐI bản tường trình của AP, trong những đoạn có nhiều sác xuất bị cắt xén trên nhiều tờ báo địa phương và khu vực?

Chúng ta rất nên thận trọng:

“… Đức Phanxicô nói rằng cần phải phân biệt giữa tội ác và tội lỗi liên quan đến đồng tính luyến ái.

“Ngài nói, ‘Đó không phải là một tội ác. Đúng, nhưng đó là một tội lỗi. Tốt thôi, nhưng trước tiên hãy phân biệt giữa tội lỗi và tội ác’.

“Ngài nói thêm, ‘Thiếu bác ái với nhau cũng là một tội lỗi’.

“Giáo lý Công Giáo cho rằng trong khi những người đồng tính phải được đối xử tôn trọng, thì những hành vi đồng tính luyến ái là ‘rối loạn từ bản chất’. Đức Phanxicô đã không thay đổi giáo huấn đó, nhưng ngài đã biến việc tiếp cận cộng đồng LGBTQ thành một dấu ấn trong triều giáo hoàng của ngài”.

Một lần nữa, chúng ta thấy báo chí chôn vùi một sự khác biệt vốn cực kỳ quan trọng trong giáo lý Kitô giáo truyền thống - nhưng lại là một sự khác biệt mà các thừa tác viên của Cách mạng Tình dục luôn bác bỏ một cách báo thù. Đức Giáo Hoàng khẳng định ranh giới giữa “đồng tính luyến ái,” xét về khuynh hướng tính dục, và “các hành vi đồng tính luyến ái”.

Đó là một dòng giáo lý màu đỏ tươi đáng để suy gẫm khi đọc ngôn ngữ mơ hồ được sử dụng trong phần còn lại của báo cáo AP.

Đây là câu hỏi: Việc ủng hộ luật “chống đồng tính luyến ái” có nghĩa là gì? Đó có phải là xu hướng đồng tính không? Đó có phải là giáo dục và vận động công khai thay mặt cho các chính nghĩa LGBTQ và lý thuyết phái tính, điều mà Đức Phanxicô đã tấn công như một kẻ thù xấu xa của tín lý Giáo Hội về hôn nhân và gia đình? Đây có phải là những luật cố gắng cấm các hành vi đồng tính luyến ái, ngay cả ở nơi riêng tư?

Một câu hỏi khác: Đức Giáo Hoàng Phanxicô mong đợi các giám mục làm gì ở những nơi trên thế giới, trong đó những luật lệ như thế này được các nhà lãnh đạo Hồi giáo bảo vệ và, khi các Kitô hữu có quan điểm chống lại những luật lệ này, điều này được sử dụng chống lại họ trong các phát ngôn công khai?

Điều này đưa chúng ta đến những đoạn quan trọng nhất trong tường trình của AP:

“Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ trích các luật lệ kết tội hình sự đồng tính luyến ái là ‘bất công’; ngài nói mọi con cái của Người như thế nào, Thiên Chúa yêu thương họ thế ấy và kêu gọi các giám mục Công Giáo ủng hộ luật chào đón những người LGBTQ vào Giáo Hội.

“'Đồng tính luyến ái không phải là một tội ác’, Đức Phanxicô nói trong một cuộc phỏng vấn độc quyền hôm thứ Ba với hãng thông tấn AP.

“Đức Phanxicô thừa nhận rằng các giám mục Công Giáo ở một số nơi trên thế giới ủng hộ luật lệ kết tội hình sự đồng tính luyến ái hoặc kỳ thị cộng đồng LGBTQ, và chính ngài từng đề cập đến vấn đề này theo hướng ‘tội lỗi’. Nhưng ngài gán những thái độ như vậy cho bối cảnh văn hóa, và nói rằng các giám mục đặc biệt cần phải trải qua một diễn trình thay đổi để nhận ra phẩm giá của mọi người.

“‘Các giám mục này phải có một diễn trình hoán cải’, ngài nói, đồng thời nói thêm rằng họ nên áp dụng ‘sự dịu dàng, như Chúa dành cho mỗi người chúng ta’.

“Những bình luận của Đức Phanxicô là lời đầu tiên được một vị giáo hoàng thốt ra về những luật lệ như vậy, nhưng chúng nhất quán với cách tiếp cận chung của ngài đối với cộng đồng LGBTQ và niềm tin rằng Giáo Hội Công Giáo nên chào đón tất cả mọi người và không phân biệt đối xử”.

Đây là một đoạn quan trọng khác:

“Tuyên bố những luật lệ như vậy là ‘bất công’, Đức Phanxicô nói rằng Giáo Hội Công Giáo có thể và nên hành động để chấm dứt chúng. ‘Nó phải làm điều này. Nó phải làm điều này’, ngài nói thế.

“Đức Phanxicô trích dẫn Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo khi nói rằng những người đồng tính phải được chào đón và tôn trọng, và không nên bị gạt ra ngoài lề hoặc phân biệt đối xử.

“‘Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, và chúng ta có thế nào, Thiên Chúa yêu thương chúng ta như vậy và vì sức mạnh mà mỗi người chúng ta đấu tranh cho phẩm giá của mình’, Đức Phanxicô nói với AP như thế tại cư sở của ngài ở Vatican”.

Còn một điểm thú vị nữa đáng để các phóng viên đặt câu hỏi tiếp theo. Trong thần học Kitô giáo, chắc chắn là Thiên Chúa “yêu chúng ta như chúng ta vốn là”. Điều đó không y hệt với việc nói rằng ý muốn của Thiên Chúa là những người mà Giáo Hội coi là “người có tội” nên thực hành những hành vi mà Giáo Hội, trong 2,000 năm, vẫn coi là “tội lỗi”, ngược với “tội ác”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ trả lời thế nào cho câu hỏi đó? Như tôi đã lưu ý, ngài đã đề cập đến chủ đề đó - trong phần trích dẫn được đặt ở cuối báo cáo.

Để kết luận, tôi kêu gọi độc giả tìm kiếm bài phân tích “tin tức mà bạn có thể sử dụng” này tại Crux của John L. Allen, Jr. Tựa đề bài báo: “có phải nhóm sách mới của Vatican báo hiệu không phải nội chiến mà là tổng hợp?”

Đúng như thế. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những cuốn sách được viết bởi người tiền nhiệm của vị đương kim giáo hoàng và chứa những nhận xét rất cụ thể và, vâng, rất đáng tin cậy về các mối đe dọa đối với tương lai của các hình thức Công Giáo truyền thống?

Sẽ có những tường trình tin tức ưu tú về cuốn sách mới của Đức Bênêđictô XVI hay không? Có lẽ không. Nếu câu trả lời là “có”, hãy chuẩn bị cho một cuộc tắm axit từ cánh tả Công Giáo và vài từ, nếu có, từ các cuộc phỏng vấn mới với các nhà lãnh đạo Công Giáo bảo thủ - đặc biệt là các tổng giám mục người Mỹ không đội mũ đỏ.

Có rất nhiều mơ hồ lẫn lộn trong cuộc phỏng vấn của AP với Đức Giáo Hoàng

Philip Lawler của Catholic World News, ngày 25 tháng 1 năm 2023, có bài nhận định sau đây về các phát biểu của Đức Phanxicô trong cuộc phỏng vấn của A.P.

Lại một tháng nữa, lại một cuộc phỏng vấn nữa của Đức Giáo Hoàng, và lại một loạt mơ hồ lẫn lộn khác. Trong một phiên họp dài với Associated Press, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra một loạt tuyên bố khó hiểu và/hoặc gây hiểu lầm về các chủ đề bao gồm đồng tính luyến ái, linh mục lạm dụng, chính sách của Vatican đối với Trung Quốc và sự từ chức giáo hoàng.

Trong câu chuyện chính của AP, tiêu đề tập trung vào tuyên bố của Đức Giáo Hoàng: “Đồng tính luyến ái không phải là một tội ác.” Hầu hết các phương tiện truyền thông thế tục dường như đồng ý rằng đây là tuyên bố đáng chú ý nhất trong cuộc phỏng vấn. Nhưng những điều Đức Giáo Hoàng nói chẳng có chi đáng loan tin.

Nhiều lớp lang gây mơ hồ lẫn lộn

Giáo hội chưa bao giờ dạy rằng đồng tính luyến ái—nghĩa là cảm thấy bị hấp dẫn về thể lý đối với những người cùng giới tính—là sai. Hành vi đồng tính luyến ái mới sai trái về mặt luân lý. Bởi vì ngài không phân biệt giữa xu hướng đồng tính luyến ái và hành vi đồng tính luyến ái, nên tuyên bố của ngài có thể bị giải thích - và chắc chắn đã bị giải thích - như một sự hủy bỏ việc lên án của Giáo hội đối với các hành vi đồng tính luyến ái.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô dường như có nói tới sự khác biệt thích đáng trong cuộc phỏng vấn, nhưng ngay cả về điểm đó, tuyên bố của ngài cũng gây mơ hồ lẫn lộn:

“Đó không phải là một tội ác. Vâng, nhưng đó là một tội lỗi. Tốt thôi, nhưng trước tiên hãy phân biệt giữa tội lỗi và tội ác”.

Giáo hội vốn dạy rằng hành vi đồng tính luyến ái là tội lỗi. Chúng có phải là tội ác không? Đó là một câu hỏi dành cho các chính phủ thế tục—chứ không phải Giáo hội—quyết định. Rất có thể một hành động vô đạo đức nghiêm trọng (chẳng hạn như phá thai) có thể được coi là hợp pháp ở một số xã hội, và một hành động đạo đức (chẳng hạn như cầu nguyện tại một phòng phá thai) có thể bị coi là tội ác. Bộ luật hình sự do một chính phủ thế tục đặt ra không thay đổi các giáo huấn luân lý của Giáo hội.

Một phần của bãi lầy mơ hồ lẫn lộn ở đây có thể là do câu hỏi đặt ra cho Đức Giáo Hoàng. Theo tường trình của AP, Đức Giáo Hoàng “chỉ trích các luật lệ kết tội hình sự đồng tính luyến ái là 'bất công'”. Tuy nhiên, ngay cả ở đây, mọi thứ nhanh chóng trở nên rối rắm, bởi vì thật khó để tưởng tượng làm thế nào một chính phủ có thể thực thi lệnh cấm đối với khuynh hướng đồng tính luyến ái, ngoại trừ việc truy tố tác phong đồng tính luyến ái. Vì vậy, chúng ta trở lại với sự phân biệt quan trọng mà Đức Giáo Hoàng đã bỏ qua: không phải giữa tội lỗi và tội ác, nhưng giữa cám dỗ và tội lỗi.

Tuy nhiên, lực đẩy chung trong các nhận xét của Đức Giáo Hoàng khá rõ ràng, khi ngài nói rằng các giám mục ủng hộ việc cấm đồng tính luyến ái “phải có một diễn trình hoán cải.” Câu chuyện của AP, nhằm gợi ý rằng Đức Giáo Hoàng muốn Giáo hội có thái độ chào đón hơn đối với người đồng tính luyến ái, là chính xác. Điều không chính xác là cách đề cập tới vấn đề của chính Đức Giáo Hoàng.

Đổ tội lạm dụng cho người khác

Bị chất vấn về lạm dụng tình dục, Đức Phanxicô thú nhận rằng ngài đã phải trải qua một cuộc “hoán cải” về vấn đề này, xảy ra sau khi “quả bom phát nổ” trong chuyến đi Chile năm 2018, và ngài buộc phải thừa nhận rằng mình đã sai khi bác đơn khiếu nại. Đây là một sự thừa nhận gây sửng sốt: một sự thừa nhận rằng trong nửa triều đại giáo hoàng của mình cho đến nay, ngài đã sẵn sàng chấp nhận những phát hiện của các giám mục đã bảo vệ những kẻ săn mồi. Chỉ đến năm 2018, Đức Giáo Hoàng mới nói—năm năm sau khi ngài lên ngai của Thánh Phêrô và hứa sẽ quy trách nhiệm cho các vị giáo phẩm—rằng “tôi đã thấy sự thối nát của nhiều vị giám mục trong việc này.”

Chẳng hạn, một người phỏng vấn năng nổ hơn có thể đã thúc ép Đức Giáo Hoàng về chính hồ sơ theo dõi của chính ngài, đặt những câu hỏi khó chịu về việc ngài bảo vệ Giám mục khét tiếng Zanchetta. Nhưng cuộc phỏng vấn của AP tập trung vào một trường hợp đáng xấu hổ khác: đó là Cha Marko Ivan Rupnik. Ở đây cũng vậy, câu trả lời của Đức Giáo Hoàng đối với các câu hỏi hoàn toàn mơ hồ lẫn lộn.

Cha Rupnik đã được mời giảng Tĩnh Tâm Mùa Chay cho Giáo triều Rôma vào năm 2020, sau khi ngài bị các bề trên Dòng Tên áp dụng kỷ luật và sau khi Bộ Giáo lý Đức tin (CDF) mở một thủ tục ra hình phạt mà cuối cùng dẫn đến việc ngài bị vạ tuyệt thông. Việc rút phép thông công đã được dỡ bỏ chưa đầy một tháng sau khi nó được ban hành. Thật khó hiểu làm thế nào mà linh mục Dòng Tên lại có thể được mời đến giảng tại Vatican, hoặc làm thế nào mà vạ tuyệt thông của ông lại có thể được dỡ bỏ nhanh chóng như vậy mà không có sự chấp thuận của Giám Mục Rôma. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngài “không liên quan gì đến” trường hợp kỷ luật này.

Hay ngài có liên quan? Khi đọc kỹ hơn cuộc phỏng vấn của AP, có vẻ như Đức Giáo Hoàng đang nói rằng ngài không liên quan đến quyết định sau đó của Bộ Giáo Lý Đức Tin là không theo đuổi một vụ kiện khác chống lại Cha Rupnik, vì thời hiệu đã hết. Nhưng khi cuộc phỏng vấn tiếp tục, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nói rằng “ngài ‘luôn luôn’ miễn trừ thời hiệu đối với các trường hợp liên quan đến trẻ vị thành niên và người lớn dễ bị tổn thương, nhưng có xu hướng nhấn mạnh vào việc duy trì các bảo đảm pháp lý truyền thống với các trường hợp liên quan đến những người khác”. Vậy phải chăng Bộ Giáo Lý Đức Tin đã quyết định không miễn trừ thời hiệu trong vụ Rupnik? Hay thánh bộ đó tuân theo chính sách của Đức Giáo Hoàng?

Và nhân tiện, vụ án Bộ Giáo Lý Đức Tin ban đầu chống lại Rupnik không chỉ liên quan đến lạm dụng tình dục mà còn liên quan đến việc lạm dụng tòa giải tội. Đó là tội ác thứ hai mà ngài đã bị vạ tuyệt thông. Nếu khiếu nại mới cũng tương tự, sự giải thích của Giáo hoàng về việc viện dẫn thời hiệu sẽ không ăn uống gì.

Thông điệp lẫn lộn về Con đường Đồng nghị

Về câu hỏi tế nhị liên quan tới Con đường Đồng nghị của các giám mục Đức, và nguy cơ ly giáo hoàn toàn nó có thể gây ra, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tỏ ra thận trọng, khi nói rằng “kinh nghiệm của Đức không giúp ích được gì”. Ngài cảnh cáo nguy cơ “một điều gì đó rất, rất ý thức hệ đang nhỏ giọt vào.” Tuy nhiên, thay vì đối đầu trực tiếp với vấn đề, và chỉ ra những vấn đề mà các giám mục Đức đang kêu gọi thay đổi căn bản trong giáo huấn của Giáo hội, Đức Giáo Hoàng đã xem nhẹ các vấn đề về tín lý. Thay vào đó, ngài truyền đạt một ấn tượng cho rằng hàng giáo phẩm Đức chỉ đơn giản là di chuyển quá nhanh.

Ngài nói, “Chúng ta phải kiên nhẫn, đối thoại và đồng hành với những người này trên con đường đồng nghị thực sự”. Ngài giải thích, cách tiếp cận này là câu trả lời tốt nhất cho sáng kiến của các giám mục Đức, “để nó không kết thúc một cách tồi tệ theo một cách nào đó, nhưng cũng được hội nhập vào Giáo hội”. Nếu các ý tưởng cấp tiến của các giám mục Đức có thể được “tích hợp vào Giáo hội” với tốc độ vừa phải hơn, thì không có gì trong cuộc phỏng vấn của AP cho thấy rằng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ phản đối.
 
HY Kasper cảnh báo: Cấp tiến Đức đang đảo chính dần các cơ chế, để cai quản GH bằng Xô Viết Tối Cao
Đặng Tự Do
17:19 26/01/2023


Những người tham gia Thượng hội đồng Đức vào tháng 9 năm 2022 đã bỏ phiếu thành lập một cơ quan kiểm soát sẽ giám sát vĩnh viễn Giáo hội ở Đức.

Theo tài liệu này, một hội đồng thượng hội đồng như vậy sẽ ra đời sau khi một “ủy ban thượng hội đồng” được thành lập, sau đó sẽ cân nhắc các chi tiết của cơ quan quản lý Giáo Hội ở tầm mức quốc gia này.

Theo kế hoạch của Tiến Trình Công Nghị, Hội Đồng Thượng Hội Đồng sẽ bao gồm 27 giám mục giáo phận, 27 thành viên do tổ chức giáo dân ZdK bầu chọn và 10 thành viên do họ cùng bầu.

Ủy ban sẽ do chủ tịch hội đồng giám mục và chủ tịch của ZdK làm chủ tịch.

Hội đồng thượng hội đồng thường trực sẽ hoạt động “như một cơ quan tư vấn và ra quyết định về những phát triển thiết yếu trong Giáo hội và xã hội”.

Quan trọng hơn, nó sẽ “đưa ra các quyết định cơ bản có ý nghĩa cấp giáo phận đối với kế hoạch mục vụ, các vấn đề về tương lai và các vấn đề ngân sách của Giáo hội mà không được quyết định ở cấp giáo phận”.

Những người chỉ trích kế hoạch đã đưa ra những so sánh với cơ chế Xô Viết Tối Cao dưới thời Liên Xô cộng sản và cáo buộc các giám mục Đức đã phát minh lại các cấu trúc Tin lành hiện có.

Vào tháng 6 năm 2022, Đức Hồng Y Walter Kasper, một nhà thần học được coi là thân cận với Đức Thánh Cha Phanxicô, cho biết không thể có “công đồng đồng nghị”, xét theo lịch sử và thần học của Giáo hội: “Các công đồng không thể tồn tại lâu dài về mặt thể chế. Truyền thống của Giáo hội không biết đến một chính phủ Giáo hội đồng nghị. Một hội đồng tối cao thượng hội đồng, như được dự kiến hiện nay, không có cơ sở trong toàn bộ lịch sử của hiến pháp. Nó sẽ không phải là một sự đổi mới, mà là một phát minh chưa từng có.”

Đức Hồng Y Kasper trước đây đã cáo buộc những người tổ chức Synodale Weg, còn được gọi là “Tiến Trình Công Nghị”, sử dụng một “thủ thuật tiệm tiến” để tạo thành một cuộc đảo chính.

Đức Hồng Y Kasper, Chủ tịch danh dự của Hội đồng Giáo hoàng Cổ võ Sự hiệp nhất Kitô giáo, người từng là giám mục của Giáo phận Rottenburg-Stuttgart từ năm 1989 đến 1999, cho biết tiến trình của Đức có thể so sánh với các cấu trúc cộng sản ở Liên Xô. Đức Hồng Y cho rằng Giám Mục Bätzing “là một nhà khoa học chính trị, không phải một nhà thần học, khi bày tỏ quan điểm này một cách mạnh mẽ, đề cập đến một công đồng thượng hội đồng như như một Xô Viết Tối Cao.”

Đức Hồng Y nói tiếp: “'Soviet' là một từ tiếng Nga cổ có nghĩa chính xác là cái mà chúng ta gọi là 'Rat', một hội đồng trong tiếng Đức. Một Hội Đồng liên bang tối cao như vậy trong Giáo hội rõ ràng không phải là một ý kiến hay. Một hệ thống hội đồng như vậy không phải là một ý tưởng của Kitô giáo, mà là một ý tưởng đến từ một tinh thần hoặc phi tinh thần hoàn toàn khác. Nó sẽ bóp nghẹt sự tự do của Thần Khí, và phá hủy cấu trúc mà Chúa Kitô đã muốn cho Giáo Hội của Người.”

Đáp lại các chỉ trích của Hồng Y Kasper, Bätzing cho biết mặc dù bức thư từ Rôma tuyên bố rõ ràng rằng các giám mục không bắt buộc phải tham gia vào một Hội Đồng Thượng Hội Đồng như vậy, nhưng ông lưu ý vào ngày 23 Tháng Giêng rằng bản thân khái niệm về một Hội Đồng Thượng Hội Đồng như vậy “không bị đặt vấn đề trong lá thư mới nhất từ Rôma”.
Source:Catholic News Agency
 
Hội Đồng Thượng Hội Đồng là một thực hành trong Giáo hội Tin lành ở Đức
Đặng Tự Do
17:19 26/01/2023


Bên cạnh các chỉ trích của Đức Hồng Y Kasper, một giáo sư thần học từ Đại học Vienna đã nêu ra những lo ngại khác.

Giáo sư thần học tín lý Jan-Heiner Tück đã cảnh báo rằng một “Hội Đồng Thượng Hội Đồng” của Đức sẽ chuyển giao quyền lãnh đạo “từ những người được truyền chức bí tích sang các cơ quan, một sự chuyển đổi quyền lực cho thấy sự gần gũi rõ ràng với các thực hành công nghị trong Giáo hội Tin lành ở Đức.”

Ngay từ đầu, Tiến Trình Công Nghị của Đức, vốn không phải là một Thượng hội đồng, đã gây tranh cãi.

Vào tháng 6 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một lá thư dài 19 trang cho người Công Giáo ở Đức kêu gọi họ tập trung vào việc truyền giáo trước “sự xói mòn và suy thoái đức tin ngày càng tăng”.

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Giám mục Bätzing của Limburg, đã nhiều lần bác bỏ những lo ngại và thay vào đó bày tỏ sự thất vọng về Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 5 năm 2022.

Vào tháng 11 năm ngoái, sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo triều Rôma, Bätzing cho biết Rôma có thể một lần nữa tóm tắt “những phản đối, và những mối quan tâm” về quy trình của Đức. Tuy nhiên, Tiến Trình Công Nghị đã đưa ra các quyết định của mình, liên quan đến một hội đồng thượng hội đồng thường trực.

Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng ngài đã nói với Bätzing rằng đất nước đã có “một Giáo hội Tin lành rất tốt” và “chúng ta không cần hai.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã than phiền về “sự xói mòn” đức tin ở Đức trong chuyến viếng thăm của các giám mục Đức đến Rôma năm 2015.

“Việc tập trung hóa quá mức, thay vì giúp đỡ, có thể làm phức tạp thêm đời sống của Giáo hội và động lực truyền giáo của Giáo hội,” Đức Thánh Cha cảnh báo các giám mục Đức vào tháng 11 năm 2015.
Source:Catholic News Agency
 
Giám mục Bätzing bác bỏ những lo ngại của Vatican về một hội đồng thượng hội đồng thường trực
Đặng Tự Do
17:20 26/01/2023


Hôm thứ Hai, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức cho biết ông hoan nghênh một bức thư mới từ Vatican trình bày chi tiết những lo ngại về việc ông thúc đẩy hình thành một hội đồng thượng hội đồng thường trực - như một cơ quan kiểm soát mới của Giáo hội ở Đức.

Trong một tuyên bố được công bố vào ngày 23 Tháng Giêng, Giám Mục Georg Bätzing của Limburg cho biết các giám mục giáo phận Đức đã thảo luận về bức thư và sẽ tìm cách thảo luận thêm về vấn đề này “trong tương lai gần”.

Đồng thời, Bätzing bác bỏ những lo ngại rằng một hội đồng thượng hội đồng Đức sẽ có thẩm quyền đối với hội đồng giám mục và làm suy yếu thẩm quyền của từng giám mục. Ông cho rằng lo ngại này là “không có cơ sở”.

Như CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, đã báo cáo, những lo ngại này đã được đề cập đến trong bức thư mới nhất từ Vatican vì năm giám mục Đức đã yêu cầu Rôma phải làm rõ vấn đề.

Các giám mục của Köln, Regensburg, Passau, Eichstätt và Augsburg đã viết thư cho Vatican vào ngày 21 tháng 12 năm 2022. Các vị nêu ra điều mà Bätzing thừa nhận hôm thứ Hai là “những câu hỏi chính đáng và cần thiết” — đặc biệt, là câu hỏi liệu các giám mục có thể bị buộc phải tuân theo thẩm quyền của một hội đồng như vậy hay không.

Lá thư mới nhất của Vatican lưu ý rằng các Giám Mục không bắt buộc phải tuân theo cơ chế này. Thông điệp, được viết bằng tiếng Đức, nhắc nhở Bätzing rằng theo Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, Công đồng Vatican II dạy rằng “việc tấn phong giám mục, cùng với nhiệm vụ thánh hóa, cũng trao cho nhiệm vụ giảng dạy và cai quản, tuy nhiên, nhiệm vụ này tự bản chất, chỉ có thể được thực hiện trong sự hiệp thông phẩm trật với người đứng đầu và các thành viên của Giám Mục đoàn.”

Dài bốn trang, lá thư mới nhất của Vatican gửi Đức cho biết lá thư đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận. Lá thư được ký bởi Quốc vụ khanh Vatican, Hồng Y Pietro Parolin; bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Luis Ladaria; và Tổng trưởng Bộ Giám mục, Đức Hồng Y Marc Ouellet.

Cảnh báo về mối đe dọa của một cuộc ly giáo mới từ Đức, Vatican đã can thiệp vào tháng 7 năm 2022 chống lại việc thành lập một hội đồng thượng hội đồng Đức.

Công văn mới nhất, đề ngày 16 Tháng Giêng, thông báo cho Bätzing “rằng cả Tiến Trình Công Nghị, cũng như bất kỳ cơ quan nào được thành lập bởi nó, cũng như bất kỳ hội đồng giám mục nào đều không có thẩm quyền thành lập 'hội đồng thượng hội đồng' ở cấp quốc gia, giáo phận hoặc giáo xứ.”

Trong tuyên bố công khai của mình hôm thứ Hai, Đức Giám Mục Bätzing cho biết “tài liệu mới nhất từ Rôma sẽ có hệ quả đối với chúng tôi ở Đức rằng chúng tôi sẽ suy nghĩ sâu sắc hơn nhiều về các hình thức và khả năng tham vấn và ra quyết định của công đồng nhằm phát triển một nền văn hóa tính đồng nghị.”

Bätzing cho biết điều này là “hữu ích” đối với cách thức thành lập hội đồng. Điều này sẽ được thảo luận trong cuộc đối thoại tiếp theo với Rome.
Source:Catholic News Agency
 
Đức Thánh Cha bổ nhiệm linh mục chánh xứ kế vị Đức Hồng Y Maradiaga ở Tegucigalpa
Thanh Quảng sdb
19:29 26/01/2023
Đức Thánh Cha bổ nhiệm linh mục chánh xứ kế vị Đức Hồng Y Maradiaga ở Tegucigalpa

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Oscar Maradiaga hiện là Tổng Giám mục Tegucigalpa, Honduras, và bổ nhiệm một linh mục chính xứ, Cha José Vicente Nácher Tatay, kế vị ngài.

(Tin Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức Tổng giáo phận Tegucigalpa, Honduras, của Đức Hồng Y Óscar Andrés Rodríguez Maradiaga. Đức Hồng Y, người đã từng là điều phối viên của Hội đồng Hồng Y kể từ năm 2013, đã bước sang tuổi 80 vào ngày 29 tháng 12.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn một linh mục 58 tuổi, là một cha xứ, kế vị Đức Hồng Y. Cha Nácher là cha sở của San Vicente de Paúl ở thành phố San Pedro Sula ở Honduras, và là bề trên miền của Tu hội Truyền giáo (Vincentians) ở Trung Mỹ.

Cha José Vicente Nácher Tatay sinh ngày 10 tháng 4 năm 1964 tại Valencia, Tây Ban Nha. Cha có bằng Cử nhân Xã hội học tại Đại học Alicante, và sau đó học Triết học và Thần học tại Đại Chủng viện của Tu hội Truyền giáo ở Barcelona và tại Khoa Thần học ở Cataluña. Ngài Tuyên Khấn Trọng Thể trong Tu Hội Truyền Giáo ngày 20 tháng 1 năm 1990 và thụ phong linh mục ngày 26 tháng 10 năm 1991.

Cha José Vicente Nácher đã đảm nhiệm các chức vụ: cha xứ San Vicente de Paúl ở San Pedro Sula (2000-2005); cha xứ của San José ở Puerto Lempira (2006-2016) và Đại diện giám mục miền Mosquitia trong Giáo phận Trujillo. Ngài là cha sở của San Vicente de Paul ở San Pedro Sula và là bề trên miền của Tu hội Truyền giáo ở Honduras kể từ năm 2016.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo phận Melbourne dâng lễ tạ ơn
Trần Văn Minh
05:20 26/01/2023
Melbourne, vào lúc 11 giờ 00 sáng Thứ Năm Ngày 26/1/2023. Tại Nhà thờ Thánh Martin de Porres, Avondale Heights. Như thông lệ hằng năm, Công đồng Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne, tổ chức dâng thánh lễ tạ ơn và mừng Quốc khánh Úc.

Xem hình

Năm nay với 11 linh mục Việt Nam và một thầy phó tế gồm có quý cha:
1. Phêrô Hoàng Kim Huy SDB Tuyên Uý Trưởng Ban Tuyên Uý Cộng Đồng.
2. Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
3. Phaolô Nguyễn Trọng Thiên SVD
4. Giuse Ngô Văn Lăng CMF
5. Giuse Lăng Kinh Luân CS
6. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân CP
7. Gioan Baotixita Đặng Nhật Trường CSsR
8. Vinh Sơn Phạm Văn Long CSsR
9. Giuse Vũ Nhật Thăng
10. Vinsentê Điểm Lê Thành Nhân
11. Phêrô Trần Văn Thanh và

Phó tế: Phêrô Trần Ngọc Đức (sẽ nhận chức Linh mục vào Ngày 28/1/23)

Là quý linh mục Việt Nam trong Tuyên úy đoàn, quý tu sỹ nam nữ, cùng với Ban mục vụ cộng đồng và các ban mục vụ của 17 cộng đoàn, các hội đoàn, ban ngành, đoàn thể trong Tổng Giáo phận Melbourne đã về hiệp dâng thánh lễ đồng tế tạ ơn Thiên Chúa đã ban ơn lành cho cộng đồng trong năm đã qua và cũng để chào mừng và cầu bình an năm mới Năm Quý Mão.

Mở đầu, đại diện của Ban mục vụ Cộng đoàn Thánh Martin de Porres, cũng là cộng đoàn chủ nhà lên chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý ban mục vụ các cộng đoàn bạn và toàn thể mọi người đã đến để cùng nhau dâng lễ tạ ơn.

Thánh lễ do Linh mục Peter Hoàng Kim Huy SDB Trưởng ban điều hợp Ban Tuyên úy chủ tế cùng với 10 cha Việt Nam trong Tổng Giáo phận Melbourne đồng tế. Cha chủ tế đã nói: quý cha hiện diện hôm nay, không trực tiếp cũng đã gián tiếp lo cho các cộng đoàn ở các nơi khi cần đến để dâng lễ, giảng thuyết hay ban các bí tích hoà giải. Ban mục vụ Cộng đồng gồm có quý ông: Trương Tấn Phát, trưởng ban, và quý vị cựu trưởng ban mục vụ: Trần Ngọc Cẩn, Nguyễn Ngọc Trúc, cùng với đại diện các ban mục vụ đại diện các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trong Tổng Giáo phận Melbourne, các đoàn thể, ban ngành trong cộng đồng và giáo dân trong cộng đoàn hiện diên để hiệp dâng thánh lễ. Ca đoàn Martin thuộc Cộng đoàn Thánh Martin phụng vụ thánh ca thật xuất sắc giúp thánh lễ thêm sốt sắng và long trọng.

Trước thánh lễ, Cha Peter Hoàng Kim Huy chủ tế đã chào mừng quý cha và cộng đồng, Cha cũng nói tới ý nghĩa của lễ tạ ơn, là dịp gặp gỡ, để chúng ta nhớ và cầu nguyện khi chúng ta đang sống giữa quá khứ đã qua, mà tương lai chưa tới. Nhưng chúng ta luôn bước tới vì có Chúa bên chúng ta. Và cũng để mừng ngày Quốc Khánh Úc, nơi mà chúng ta đang sống, như biểu tỏ một lời tri ân.

Linh mục chủ tế cũng cảm tạ Chúa và dâng tất cả mọi người hiện diên, những ân nhân, những người đang làm việc cho cộng đồng, tiền nhiệm cũng như ban mục vụ hiện tại. Cha cũng dâng lên Chúa tất cả mọi người trong cộng đồng, những người khỏe mạnh, cũng như những người đau ốm bệnh tật. Những gia đình hạnh phúc cũng như những gia đình đang gặp khó khăn, xin Thiên Chúa đoái thương và hàn gắn họ trong tình thương của Chúa.

Trong bài chia sẻ tin mừng, Linh mục chủ tế nhắc đến ba bài đọc trong thánh lễ đều nhắc về thời đại giao mùa mà chúng ta đang sống, một bên là quá khứ và chúng ta đang hướng về tương lai, chúng ta biết uốn nắn cho con đường đi tới thẳng lại, lấp những chỗ gồ ghề, dù khó khăn, chúng ta cũng làm được vì chúng ta luôn có Chúa đồng hành, nâng đỡ.

Đặc biệt, phần cuối cha chủ tế đã nhắc nhở mọi người cầu nguyện cho Cha Anthony Nguyễn Hữu Quảng, Cha đã luôn đồng hành với cộng đồng, hôm nay cha cũng hiện diện, dù sức khỏe của Cha không được khỏe như trước. Xin mọi người cùng thêm lời cầu nguyện cho cha.

Cuối lễ, ông Trương Tấn Phát trưởng ban mục vụ cộng đồng đã lên cám ơn quý cha, quý tu sỹ nam, nữ, các ban mục vụ các cộng đoàn, các ban ngành đoàn thể đã về cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn của cộng đồng. Trong hương sắc của mùa Xuân vẫn còn được muôn hương hoa Xuân thắm mãi. Cộng đoàn cũng có món quà gửi đến quý cha cùng quý tu sĩ.

Để kỷ niệm ngày lễ tạ ơn, Cộng đồng cũng mời quý cha chụp hình kỷ niệm lễ tạ ơn và đón chào Năm Quý Mão đã tới. Sau đó, Mọi người được mời sang hội trường giáo xứ để dùng bữa tiệc do Giáo xứ khoản đãi. Trong không khí mùa Xuân, một tràng pháo đã được đốt lên, tiếng pháo nổ dòn, làm rộn rã niềm vui trong lòng mọi người, ai cũng hân hoan vì chúng ta có Chúa. Sau tràng pháo vui tươi, mọi người được mời sang hội trường để dự tiệc.

Bên những cây mai vàng, bánh tét, bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ, mọi người lại vui chúc mừng năm mới đến nhau, quây quần bên bàn ăn và chụp hình kỷ niệm một ngày hội ngộ trong lễ tạ ơn, và mừng Quốc khánh Úc.


 
Ôn Cố Tri Tân: Phỏng vấn tân giám đốc truyền thông DCCT, cha Nguyễn Tất Hải, về kinh nghiệm sống 3 năm với Covid ở giáo xứ ĐMHCG
Trần Mạnh Trác - Vũ Trung Thành
07:08 26/01/2023


Chúng tôi tìm gặp Cha Chánh xứ Gx ĐMHCG Garland TX, Lm Phaolô Nguyễn Tất Hải, CSsR, đúng vào lúc ngài bận rộn thu dọn hành lý gửi qua chiếc xe tải đang đợi sẵn, để “dọn nhà” qua California, nhận lãnh chức vụ mới là giám đốc truyền thông DCCT hải ngoại.

Cuộc phỏng vấn do đó phải dời cho đến khi Ngài kết thúc Thánh Lễ chiều.

Với nhiệm vụ mới của một hệ thống truyền thông đa dạng, đáng tin cậy và nhiều ảnh hưởng này, chắc chắn gương mặt và tiếng nói cuả Ngài sẽ có nhiều ảnh hưởng trong những năm sắp tới.

Thánh lễ chiều thứ Hai, cũng là mồng Hai Tết tưởng nhớ công ơn tổ tiên, đã trùng hợp với ngày kỷ niệm 30 năm thành lập giáo xứ, được cử hành trọng thể với một ca đoàn đông đảo và số giáo dân tham dự tràn ngập.

Sau lễ, giáo dân đua nhau đi lên cung thánh để chụp hình lưu niệm, và do đó video cuả chúng tôi đã phải chia sẻ hậu cảnh với hàng trăm người khác, trở thành một loại “LIVE”, tuy có vẻ ồn ào rối rắm nhưng vô tình lại có thêm không khí vui xuân hấp dẫn.

Đề tài chính là 3 năm đại dịch ảnh hưởng trên một giáo xứ như thế nào, và kinh nghiệm cho tương lai.

Chúng tôi xin được tóm lược những nhận xét cuả Ngài như sau:

Về việc đối phó với tình hình Covid:

-“Thực ra trong thời gian đầu không ai biết Covid như thế nào. Ai cũng hoảng.”

-Một điểm son cuả giáo xứ là “lúc đó mới thấy được lòng yêu mến Thánh Thể cuả anh chị em trong giáo xứ. Không được vào nhà thờ tuy nhiên đứng ở ngoài, có người quì nữa hướng về nhà nguyện Thánh Thế để bầy tỏ lòng yêu mến Chuá Giêsu Thánh Thể.”

-Những sự kiện đau lòng xảy ra cho giáo dân “làm cho đời sống các linh mục cảm thấy nhức nhối nhưng đồng thời cũng cảm nghiệm được lòng yêu thương cuả Thiên Chuá đối với anh chị em chúng ta.”

Về chiều hướng quản trị Gx:

-Với bản thân phục vụ khoảng 10 năm tại Gx ĐMHCG, ngài đã lo lắng thực hành một câu phương châm rất đơn giản là “để tâm thì để ý”.

- Thực sự mọi việc lớn nhỏ đều do giáo dân làm hết. “Với tư cách là chánh xứ, trước sự hy sinh cuả anh chị em, thì không thể nào “an nhiên tự tại” nhưng cũng phải đồng hành với anh chị em.”

-“Cuối cùng ra, một giáo xứ hiện hữu là để rao giảng Tin Mừng, vì thế chúng ta không nhìn vào Gx ở kết quả

thu hàng tuần bao nhiêu tiền hay số gia đình nhiều ít so với giáo xứ khác, điều quan trọng là lòng yêu mến Chuá

và muốn cho mọi người nhận ra tình yêu thương của Chuá bằng gương sống cuả chúng ta.”
 
VietCatholic TV
Kyiv dồn dập tin vui: 31 Abrams từ Mỹ, 40 Leopards từ Đức, EU. 910 quân Nga tử trận cùng 32 chiến xa
VietCatholic Media
03:13 26/01/2023


1. Quân Wagner thiệt hại nặng ở Vuhledar, 910 lính Nga tử trận cùng 9 xe tăng và 23 xe thiết giáp. Không quân Nga bỏ chạy sau khi chiếc Su-25 đầu tiên nổ tung

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 26 tháng Giêng, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các trận chiến ác liệt đang diễn ra ở các hướng Bakhmut và Vuhledar, khi quân xâm lược Nga cố gắng gia tăng áp lực.

Theo Maliar, quân xâm lược tung một số lượng đáng kể nhân sự, vũ khí và thiết bị quân sự vào trận chiến, cố gắng chọc thủng hàng phòng thủ của lực lượng Ukraine. Quân đội Nga chịu tổn thất nặng nề, nhưng kẻ xâm lược không từ bỏ kế hoạch của mình.

Maliar lưu ý rằng “Cường độ chiến sự đang gia tăng. Giờ đây, ở Donbas, ngoài lợi thế về số lượng binh lính và vũ khí, chúng ta có lợi thế về năng lực chỉ huy quân sự và lòng dũng cảm của các chiến binh”.

Khoảng 400 lính Wagner được báo cáo đã tử trận trong cuộc chiến xung quanh thành phố Vuhledar. Khác với thành phố Bakhmut, là nơi không có ý nghĩa chiến lược bao nhiêu, Vuhledar, có nghĩa là “món quà than đá”, là một thành phố có ý nghĩa quan trọng ở tỉnh Donetsk của Ukraine. Dân số của thành phố là 14,150 người.

Vào đêm 28 và 29 tháng 10, năm ngoái các lực lượng Nga đã mở một cuộc tấn công lớn vào Vuhledar và Pavlivka, cách Vuhledar 3km về phía Đông Bắc. Trong ba tuần, Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 và Trung Đoàn 40 Bộ Binh Nga và các lực lượng khác đã cố gắng nhưng thất bại trong việc bứng Lữ đoàn cơ giới số 72 của Ukraine khỏi Pavlivka, nơi trước chiến tranh có dân số 2,500 người.

Ngay trước cuộc xâm lược của Nga vào ngày 24 tháng Hai, lữ đoàn có 3,000 binh sĩ và hàng trăm xe tăng T-80, xe chiến đấu BMP-3 và BTR-82, súng cối và pháo binh hùng hậu. Họ là một phần của lực lượng Nga đã cố gắng nhưng thất bại trong việc chiếm Kyiv trong những tuần đầu của cuộc chiến rộng lớn hơn.

Từ ngày 8 tháng 11, lữ đoàn này bị quân Ukraine pháo kích dữ dội và được yêu cầu buông vũ khí đầu hàng. Ý định của quân Ukraine là bắt sống toàn bộ tàn quân của lữ đoàn này vì những cáo buộc họ dính líu trong vụ thảm sát ở Bucha.

Ngày 21 tháng 11, dưới sự yểm trợ của Trung Đoàn 40 Bộ Binh của quân Nga, Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến 155 Nga tháo chạy khỏi Pavlivka. Họ chạy thoát, nhưng còn chưa tới 200 quân.

Ngày 27 tháng 11, tàn quân của Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 được bổ sung quân số từ những người vừa bị gọi nhập ngũ, và được tăng cường bởi 2 Trung Đoàn Cơ Giới Biệt Lập; đã quay lại tấn công Pavlivka và Vuhledar. Khoảng 600 binh sĩ Nga của các đơn vị này được ghi nhận đã bị loại khỏi vòng chiến trong 24 giờ đầu giao tranh, cùng với 4 xe tăng, 8 thiết giáp. Trên đường rút lui, họ bỏ lại một hệ thống pháo.

Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 có lẽ đã bị xóa sổ vì không thấy các bloggers quân sự Nga nhắc đến nữa.

Bắt đầu từ hôm 24 Tháng Giêng, quân Wagner được giao nhiệm vụ tấn công vào thành phố Vuhledar để rửa hận cho Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155.

Theo Thứ trưởng Hanna Maliar, khoảng 400 quân Wagner đã tử trận trong 24 giờ qua, cùng với 4 xe tăng và 10 xe thiết giáp.

Trong khi đó, tại thành phố Bakhmut, quân Wagner và quân chính quy Nga tấn công vào sườn phía Đông của thành phố. Đồng thời, một cánh quân khác tiến xuống từ phía thành phố Soledar trong một cố gắng rõ rệt là nhằm bao vây quân Ukraine trong thành phố Bakhmut. Quân phòng thủ Ukraine chống trả quyết liệt và trong 24 giờ qua đã bắn cháy 5 xe tăng và 13 xe thiết giáp. Quân Nga rõ ràng là đã bị khựng lại trước tổn thất quá lớn. Tuy nhiên, áp lực của quân xâm lược Nga vẫn còn rất lớn.

Trong cố gắng yểm trợ cho bộ binh, Nga đã tung các máy bay chiến đấu tấn công vào thành phố Bakhmut. Một chiếc Sukhoi 25 đã bị bắn cháy.

Trong thời gian gần đây, số máy bay và trực thăng của Nga bị bắn rơi đã tăng vọt. Đồng thời, trong tất cả các trường hợp máy bay bị bắn rơi, các phi công có lẽ hoàn toàn không nhận thức được những nguy hiểm nên đã không kịp bấm nút phóng ra khỏi máy bay. Họ nổ tung theo con tầu. Các bloggers quân sự Nga ngờ rằng Vương Quốc Anh vừa cung cấp cho Ukraine một hệ thống phòng không đặc biệt mà hệ thống radar trên các máy bay Nga không phát hiện được hay không phát hiện kịp. Các nhận định này đang gây khiếp đảm cho không quân Nga. Sau khi chiếc Sukhoi 25 bị bắn cháy, những chiếc còn lại bỏ chạy. Không biết các phi công bỏ chạy như thế có bị kỷ luật hay không. Theo tình báo Anh, đối với quân Wagner, những người bỏ chạy như thế sẽ bị tử hình ngay tại mặt trận.

Trong ngày, Lực lượng Không quân Ukraine đã tấn công quân xâm lược Nga 16 lần. Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết:

“Trong ngày, Lực lượng Không quân Ukraine đã tiến hành 14 cuộc tấn công vào các cụm quân địch và hai cuộc tấn công khác vào các vị trí của hệ thống hỏa tiễn phòng không của kẻ thù. Các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh của chúng ta đã đánh trúng một sở chỉ huy, chín cụm quân và ba kho đạn của kẻ thù.”

Quân đội Nga đã tiến hành 21 cuộc không kích, 5 cuộc tấn công hỏa tiễn và 27 cuộc tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt.

Trong 24 giờ qua, 910 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến, cùng với 9 xe tăng, 23 xe thiết giáp, 6 hệ thống pháo, 2 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt.

Con số kỷ lục các binh sĩ Nga bị loại khỏi vòng chiến trong 24 giờ là 950 người trong ngày thứ Bẩy 29 tháng 10. Như thế, con số 910 người là con số cao thứ hai trong toàn bộ cuộc xâm lược của Nga bắt đầu từ ngày 24 tháng Hai, 2022. Tuy nhiên, con số 910 này chưa kể thiệt hại của quân Nga tại Mariupol nơi một doanh trại 200 quân Nga bị trúng HIMARS nổ tung từ khuya ngày thứ Ba đến trưa ngày thứ Tư.

Ngoài ra, quân phòng thủ Ukraine đã phá hủy 3.161 xe tăng Nga, 6.307 xe thiết giáp, 2.154 hệ thống pháo, 450 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 220 hệ thống phòng không, 290 máy bay, 281 máy bay trực thăng, 1.902 máy bay không người lái tác chiến và chiến thuật, 749 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 4.967 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 194 thiết bị đặc biệt.

2. Còi báo động trên khắp miền trung và miền đông Ukraine báo hiệu một cuộc tấn công có thể xảy ra của Nga

Còi báo động đã vang khắp phần lớn miền trung và miền đông Ukraine khi các quan chức cảnh báo người dân tìm nơi trú ẩn trước khả năng bị Nga tấn công.

“Mối đe dọa về một cuộc tấn công hỏa tiễn,” Mykola Lukashuk, người đứng đầu Hội đồng khu vực Dnipropetrovsk, cho biết trên Telegram. “Hãy ở những nơi an toàn cho đến khi hết cảnh báo. Mối đe dọa vẫn chưa kết thúc”.

Lukashuk kêu gọi những người khác trên Telegram đừng báo cáo các vị trí có thể bị phòng không Ukraine đánh chặn.

“Đừng giúp kẻ thù,” anh nói. “Chờ thông tin chính thức.”

Ở khu vực phía nam Mykolaiv, cũng có những báo cáo chính thức về việc có thể có hỏa lực của Nga.

Ở khu vực đông bắc Kharkiv, cư dân cũng được cảnh báo nên ở trong nơi trú ẩn của họ: “Có mối đe dọa về các cuộc tấn công hỏa tiễn. Đừng bỏ qua các báo động.”

Tại khu vực trung tâm Kirovohrad, quân đội cho biết “Mức độ đe dọa hỏa tiễn vẫn còn cao.”

3. Những gì bạn cần biết về thông báo của Hoa Kỳ và Đức về xe tăng cho Ukraine - và tại sao nó lại quan trọng

Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã công bố hôm thứ Tư rằng ông có kế hoạch gửi 31 xe tăng M1 Abrams tới Ukraine, đảo ngược sự phản đối lâu dài của chính quyền đối với các yêu cầu từ Kyiv về các phương tiện rất phức tạp và cần bảo trì nhiều.

Biden cho biết trong bài phát biểu tại Tòa Bạch Ốc rằng sự hỗ trợ này của Hoa Kỳ là nhằm giúp Ukraine “bảo vệ chủ quyền của mình” và việc gửi xe tăng không có nghĩa đó là một “mối đe dọa tấn công”.

Thông báo của Biden được đưa ra sau khi Đức xác nhận trước đó vào hôm thứ Tư rằng họ sẽ gửi 14 xe tăng Leopard 2 đến Ukraine từ kho của mình. Các quan chức Đức trước đó nói rằng Berlin sẽ chỉ gửi xe tăng Leopard 2 của họ tới Ukraine nếu Washington gửi xe tăng M-1 Abrams.

Tại sao điều này lại quan trọng? Thưa: Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết xe tăng “sẽ tăng cường đáng kể” khả năng chiến đấu của Kyiv. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã liên tục yêu cầu các đồng minh phương Tây cung cấp xe tăng hiện đại khi đất nước của ông chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn của Nga vào mùa xuân.

Với việc cả Mỹ và Đức cam kết gửi xe tăng tới Ukraine, các quốc gia khác, đặc biệt là những nước sở hữu xe tăng do Đức sản xuất, cũng đã công bố đóng góp cho tiền tuyến Ukraine. Đảng cầm quyền chính của Đức hôm thứ Tư cho biết các đồng minh phương Tây của Ukraine sẽ gửi cho nước này tổng cộng khoảng 80 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2.

Tại sao gửi xe tăng ngay bây giờ? Thưa: Gửi xe tăng Leopard 2 tới Ukraine sẽ cung cấp cho lực lượng của Kyiv một phương tiện quân sự hiện đại và mạnh mẽ trước một cuộc tấn công mùa xuân có thể xảy ra của Nga. Nó cũng sẽ là một đòn giáng mạnh vào Điện Cẩm Linh khi họ chứng kiến một chiến dịch ngày càng tăng nhằm trang bị cho quân đội Ukraine các hệ thống chiến đấu công nghệ cao khi cuộc chiến tranh trên bộ của Nga sắp kéo dài một năm.

Phát biểu trước thông báo của Biden, các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ coi quyết định này là một khoản đầu tư vào “năng lực dài hạn” của Ukraine, một dấu hiệu cho thấy chính quyền nhìn thấy cuộc chiến kéo dài 11 tháng hiện nay sẽ kéo dài trong tương lai. Ukraine hy vọng các xe tăng mới có thể giúp nước này chiếm lại lãnh thổ bị Nga chiếm giữ, bao gồm cả ở Donbas. Điều đó cũng có thể bao gồm Crimea, bán đảo bị Nga sáp nhập vào năm 2014.

Các thách thức có thể xảy ra là gì? Thưa: Xe tăng Abrams sẽ mất nhiều tháng để đến nơi, các quan chức cấp cao của chính quyền Biden cho biết, và sẽ yêu cầu quân đội Ukraine đào tạo chuyên sâu về cách vận hành và bảo dưỡng chúng. Hoa Kỳ phải điều hướng chuỗi cung ứng phức tạp cho các thành phần cần thiết cho xe tăng.

Các quan chức cho biết quá trình mua sắm sẽ mất vài tháng. Xe tăng Leopards của Đức sẽ đến trong thời gian sớm hơn. Trong khi chờ đợi, Mỹ sẽ bắt đầu một “chương trình huấn luyện toàn diện” cho người Ukraine cách vận hành và bảo trì Abrams, là loại xe tăng yêu cầu bảo dưỡng đáng kể sau khi chúng được triển khai. Việc đào tạo sẽ diễn ra bên ngoài Ukraine.

Ngoại trưởng Bồ Đào Nha hôm thứ Tư cho biết sẽ mất từ hai đến ba tháng trước khi các xe tăng Leopard 2 do phương Tây tài trợ đi vào hoạt động đầy đủ ở Ukraine.

4. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov báo động “Đồng hồ Ngày tận thế” đã tiến gần đến nửa đêm hơn bao giờ hết

Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã báo động rằng “Đồng hồ Ngày tận thế” đã tiến gần đến nửa đêm hơn bao giờ hết. Ông ta đưa ra lập trường trên sau khi có tin cho rằng sau nhiều tháng chần chừ cả Hoa Kỳ và Đức đã đồng thanh gởi các xe tăng hạng nặng cho Ukraine. Tuyên bố của Peskov được nhiều người xem là “những mối đe dọa được che đậy mỏng manh” của Mạc Tư Khoa về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

“Tình hình nói chung thực sự đáng báo động,” Reuters dẫn lời ông Peskov nói với các phóng viên, đồng thời kêu gọi đánh giá một cách tỉnh táo về những căng thẳng giữa Nga và phương Tây về cuộc khủng hoảng Ukraine.

Ông nói rằng không có triển vọng hòa hoãn nào, dựa trên “đường lối đã được Nato lựa chọn dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ”.

“Điều này đặt ra cho chúng ta nhiệm vụ phải đặc biệt cẩn thận, cảnh giác và thực hiện các biện pháp thích hợp,” ông nói thêm.

Peskov cũng gọi quan điểm ở phương Tây là vô lý khi cho rằng hòa bình và an ninh trên lục địa sẽ có được bằng cách vũ trang cho Ukraine.

Peskov nói “Chúng ta thấy rất nhiều biểu hiện về niềm tin của một số chính trị gia, một số chuyên gia, quân đội, v.v., những người tin rằng chính bằng cách tiếp tục chiến tranh, an ninh của lục địa mới có thể được bảo đảm. Đây là một niềm tin vô lý, đây là con đường cụt cho sự phát triển của tư tưởng – cả về quân sự và chính trị.”

Chúng ta đã bị thuyết phục về điều này từ một năm trước, và thậm chí hơn một năm trước, khi Tổng thống Putin kêu gọi mọi người ngồi vào bàn đàm phán và thảo luận về các mối quan tâm của chúng ta, khi Tổng thống Putin kêu gọi mọi người ghi nhớ vài thập kỷ dần dần tấn công Nga của NATO, và khi Putin cảnh báo rằng việc tiếp tục đường lối này không thể không có hậu quả.

5. Zelenskiy nói rằng các thông báo xe tăng từ các đồng minh phương Tây cho Ukraine chứng tỏ “tự do chỉ ngày càng mạnh mẽ hơn”

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Tư rằng quyết định của Hoa Kỳ và Đức gửi xe tăng chiến đấu chủ lực đến đất nước của ông đã chứng minh rằng “tự do chỉ ngày càng mạnh mẽ hơn”.

“Điều quan trọng bây giờ là tốc độ và số lượng,” ông nói. “Tốc độ đào tạo quân đội của chúng ta, tốc độ cung cấp xe tăng cho Ukraine. Khối lượng hỗ trợ xe tăng.”

Tổng thống Zelenskiy nói thêm “Thưa Tổng thống Biden, tôi cảm ơn Quốc hội, tôi cảm ơn mọi gia đình người Mỹ. Thưa Thủ tướng, tất cả các chính trị gia và nhân vật của công chúng Đức, cám ơn rất nhiều.”

Ông nói rằng điều quan trọng là phải tiếp tục đạt được tiến bộ trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Ông nói: “Hôm nay tôi đã nói chuyện với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. “Chúng ta phải mở khóa việc cung cấp hỏa tiễn tầm xa cho Ukraine, điều quan trọng là chúng ta phải mở rộng hợp tác về pháo binh, chúng ta phải đạt được việc cung cấp máy bay cho Ukraine. Và đây là một giấc mơ. Và đây là một nhiệm vụ. Một nhiệm vụ quan trọng đối với tất cả chúng ta.”

6. Tổng Tư Lệnh các lực lượng Nga ở Ukraine nói Nga bị chống đối bởi 'Toàn bộ tập thể phương Tây’

Hôm 11 Tháng Giêng Tổng Tham Mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov đã được Vladimir Putin bổ nhiệm làm Tổng Tư Lệnh các lực lượng Nga tại Ukraine. Ông bị người Nga chế nhạo vì một trong những lệnh đầu tiên do ông đưa ra là các quân nhân Nga ở tiền tuyến phải cạo râu nhẵn nhụi, một điều có vẻ quá nhỏ nhặt.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Opposed by 'the Entire Collective West'—Putin's Ukraine Commander”, nghĩa là “Tổng Tư Lệnh các lực lượng Nga ở Ukraine nói Nga bị chống đối bởi 'Toàn bộ tập thể phương Tây’”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly

Tư lệnh hàng đầu mới được bổ nhiệm của Nga tại Ukraine đã mô tả chiến dịch mà ông hiện đang đứng đầu là một cuộc chiến với phương Tây tập thể và nói rằng NATO đã thúc đẩy việc mở rộng quân sự chống lại đất nước ông.

Trong một cuộc cải tổ bất ngờ, Tổng tham mưu trưởng Nga, Valery Gerasimov đã được Tổng thống Vladimir Putin bổ nhiệm vào ngày 11 Tháng Giêng để chỉ huy cuộc xâm lược Ukraine, tiếp quản từ Sergey Surovikin.

Ít đóng vai trò công khai hơn trong cuộc chiến trong vài tháng qua, ông đã trả lời phỏng vấn tờ báo Nga Argumenti i Fakti, trong đó ông nói rằng nước Nga hiện đại “chưa bao giờ biết đến mức độ và cường độ thù địch như vậy”.

Ông nói: “Đất nước chúng ta và các lực lượng vũ trang của chúng ta ngày nay bị toàn bộ tập thể phương Tây tấn công,” đồng thời nhắc lại quan điểm của Điện Cẩm Linh rằng cuộc chiến mà nó bắt đầu là một cuộc chiến ủy nhiệm với các đồng minh của Ukraine.

Ông nói rằng việc huy động do Putin công bố vào tháng 9 là “để ổn định tình hình, bảo vệ các lãnh thổ mới và thực hiện các hoạt động tấn công.”

Tuy nhiên, ông nói rằng hệ thống huy động công dân “không hoàn toàn thích nghi” với nền kinh tế hiện đại, “vì vậy tôi phải sửa chữa mọi thứ.” Ông tiếp tục ca ngợi quá trình huy động khoảng 300.000 công dân sau khi Putin tuyên bố lệnh động viên bán phần vào tháng 9 năm 2022.

Vào ngày 17 Tháng Giêng, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã công bố kế hoạch của Putin nhằm mở rộng quân đội Nga lên 1,5 triệu người, tăng từ mức ước tính 1,35 triệu người hiện nay.

Những thay đổi, dự kiến diễn ra từ nay đến năm 2026, cũng sẽ chứng kiến 12 trung đoàn mới được thành lập và các quân khu được thành lập ở khu vực Mạc Tư Khoa và Leningrad. Cũng sẽ có một quân đoàn ở Cộng hòa Karelia thuộc Nga giáp với Phần Lan, là quốc gia đã tuyên bố ý định gia nhập NATO trước mối đe dọa từ Nga.

Gerasimov nói rằng kế hoạch của Putin có thể được điều chỉnh để đối phó với “những mối đe dọa mới đối với an ninh quân sự” của Nga.

Chúng bao gồm “khát vọng” của liên minh “mở rộng với cái giá phải trả là Phần Lan và Thụy Điển”. Ông cũng nói rằng Ukraine đang được sử dụng “như một công cụ để tiến hành một cuộc chiến hỗn hợp chống lại đất nước của chúng ta.” Newsweek đã liên hệ với NATO để bình luận.

Michael Kofman, giám đốc Nghiên cứu Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân, nói với War on the Rocks rằng Gerasimov có thể đã tiếp quản Surovikin vì anh ta có cơ hội “bán tầm nhìn hiếu chiến theo đó quân Nga phải quay trở lại thế tấn công nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của Putin.”

Kofman nói rằng ông tin rằng sau khi được bổ nhiệm, Gerasimov đưa ra lập luận rằng mặc dù Surovikin đã tiến hành một cuộc phòng thủ hiệu quả, nhưng “điều này sẽ không giúp bạn có được Donbas, bạn cần phải tấn công.”

Cựu phó chỉ huy tối cao của NATO ở Âu Châu từ 2011 đến 2014 là Sir Richard Shirreff gần đây đã mô tả Gerasimov là một vị tướng “thuộc khuôn mẫu trung tâm của Liên Xô”, và nói với Newsweek “ông ấy sẽ lấy búa tạ đập vỡ một hạt dẻ”.

Trong một cuộc cải tổ khác trong giới lãnh đạo cấp cao, Putin được tường trình đã sa thải Đại Tướng Mikhail Teplinsky, người đã giúp giám sát việc rút quân của Nga vào tháng 11 khỏi phía tây sông Dnipro chia cắt khu vực Kherson.
 
Lm bị IS bắt, đã có giấy báo tử, bất ngờ trở về, trở thành GM. Diễn từ bế mạc Tuần Hiệp Nhất của ĐTC
VietCatholic Media
05:07 26/01/2023


1. Chưa đầy 48 giờ sau vụ xả súng của Trần Hữu Cần, một vụ khác lại xảy ra. Tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục San Francisco

Chưa đầy 48 giờ sau khi 11 người thiệt mạng và 9 người khác bị thương tại một vũ trường vào ngày 21 Tháng Giêng ở Monterey Park, California, thêm 7 người nữa bị bắn chết tại hai vườn ươm cây cảnh khác nhau vào ngày 23 Tháng Giêng gần Vịnh Half Moon, California, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Hạt San Mateo.

Nghi phạm, Xuân Ly Trát (Chunli Zhao, 春丽扎) 66 tuổi, đã bị bắt giam sau khi người ta tìm thấy ông ta trong xe hơi ở bãi đậu xe của đồn cảnh sát Half Moon Bay. Anh ta được cho là đã hành động một mình. Theo đúng lý luận của phim Tầu, chỗ an toàn nhất chính là chỗ nguy hiểm nhất, sau khi gây án xong, Xuân Ly Trát, lái xe tới bãi đậu xe của đồn cảnh sát, ngồi ung dung hút thuốc trong khi máy bay trực thăng của cảnh sát đang vần vũ tìm ông ta ở những nơi khác. Ông ta có lẽ định chờ tới tối mới trốn qua tiểu bang khác nhưng đã bị một binh sĩ cảnh sát tinh ý phát hiện.

Đức Tổng Giám Mục San Francisco Salvatore J. Cordileone cho biết trong một tuyên bố vào cuối ngày thứ Hai.

“Các vụ xả súng gần đây ở Công viên Monterey và bây giờ ở Vịnh Half Moon nhắc nhở chúng ta về sự sống con người mong manh như thế nào, nhưng đồng thời sự sống con người quý giá biết bao. Chúng ta không bao giờ được coi mạng sống của con người là điều hiển nhiên. Chúng ta không bao giờ được trút sự hung hăng và thất vọng của mình lên người khác, đặc biệt là dưới bất kỳ hình thức bạo lực nào.”

Ngay trước 2:30 chiều giờ địa phương, các binh sĩ cảnh sát đã được cử đến Cabrillo Highway khi có báo cáo về một vụ nổ súng giết chết nhiều nạn nhân. Khi đến nơi, các binh sĩ cảnh sát đã tìm thấy bốn người chết với vết thương do đạn bắn và một người khác bị thương nguy hiểm đến tính mạng. Tại một hiện trường khác gần đó, ba nạn nhân khác được tìm thấy đã chết với những vết thương do đạn bắn. Tất cả các nạn nhân được cho là công nhân tại các vườn ươm. Nghi phạm cũng được cho là một công nhân tại một trong những trang trại này.

“Đó là một vùng nông thôn rộng lớn mà mọi người đang làm việc, nó trải rộng,” Cảnh sát trưởng quận San Mateo Christina Corpus cho biết. “Có những người sống tại địa điểm này,và đó là vào buổi chiều khi bọn trẻ tan học. Để trẻ em chứng kiến điều này là không thể nói nên lời.”

Trong tuyên bố của mình, Đức Tổng Giám Mục Cordileone kêu gọi cầu nguyện cho các nạn nhân, gia đình của họ và thủ phạm - nhưng ngài cũng kêu gọi cầu nguyện mọi lúc, “không chỉ trong những thời khắc bi kịch lớn này.

Ngài nói: “Chúng ta cần đưa Chúa trở lại trung tâm cuộc sống của mình. Ngài là người sẽ ban cho chúng ta sự bình yên mà thế gian không thể ban cho chúng ta.”

Vụ việc ở Half Moon Bay diễn ra chưa đầy 48 giờ sau vụ xả súng hàng loạt khiến 11 người thiệt mạng và ít nhất 9 người khác bị thương tại một studio khiêu vũ gần 400 dặm về phía nam ở Monterey Park, California. “Chúng ta cầu nguyện cho những người thiệt mạng và bị thương trong vụ xả súng này, và chúng ta cầu xin Chúa ở gần gia đình và những người thân yêu của họ,” Đức Tổng Giám Mục Los Angeles José H. Gomez nói trong bài giảng Thánh lễ Chúa nhật tại Nhà thờ Thánh Bridget của cộng đoàn Công Giáo người Hoa vào ngày 22 tháng Giêng.

Trong một tuyên bố riêng, Đức Tổng Giám Mục Gomez đã cầu xin Chúa ban “sự khôn ngoan và thận trọng cho các cơ quan thực thi pháp luật và các quan chức nhà nước đang làm việc để hiểu rõ bạo lực và giữ cho cộng đồng của chúng ta được an toàn.”

Đức Tổng Giám Mục cũng khuyến khích các tín hữu cầu nguyện cho hòa bình: “Bình an trong tâm hồn những người đang gặp khó khăn. Bình an trong tâm hồn của những người đang sợ hãi và bị tổn thương ngày nay, và bình an cho những ai có niềm tin bị lung lay.”

Ngài nói: “Chúng ta cũng cầu nguyện cho hòa bình trong chính trái tim mình. Chúng ta cầu nguyện để chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu của Chúa và biết rằng Ngài sẽ giải thoát chúng ta khỏi mọi điều ác.”

Đức Tổng Giám Mục Gomez kết luận bằng cách xin sự chuyển cầu của Đức Maria, Đức Mẹ, “làm mẹ chúng ta trong giờ phút đau đớn và bấp bênh này.”


Source:Sunday Visitor

2. Phản ứng của cộng đoàn Công Giáo địa phương sau vụ xả súng tại Monterey Park

Vụ xả súng hàng loạt Đêm Giao Thừa chỉ diễn ra cách Nhà thờ Công Giáo Thánh Stêphanô Tử Đạo ở Monterey Park chỉ nửa dặm. Một giáo dân trong ban mục vụ giáo xứ, nói với tờ Sunday Visitor vào sáng ngày 22 Tháng Giêng rằng cộng đồng giáo xứ “đã biết tin và vẫn đang thu thập mọi thứ lại với nhau và lấy thông tin từ cảnh sát.” Cô ca nơi quyết định của Cha Joseph Magdaong, người Indonesia, là cha sở của giáo xứ vẫn có kế hoạch tiếp tục cử hành Thánh lễ theo lịch trình thông thường vào Chúa Nhật vì cha xứ “nghĩ rằng điều quan trọng là Thánh lễ phải tiếp tục” sau sự kiện khủng khiếp này.

Nhà thờ Công Giáo Thánh Stêphanô Tử Đạo ở Monterey Park là một trong số ít các nhà thờ ở California có thánh lễ tiếng Nam Dương.

Tưởng cũng nên nhắc lại, tối thứ bảy tại Monterey Park, cách trung tâm thành phố Los Angeles khoảng bảy dặm hay 11km về phía đông, du khách đã tụ tập để ăn mừng Tết Nguyên đán. Lễ hội kéo dài hai ngày thu hút hàng chục nghìn người, khiến nó trở thành một trong những lễ hội văn hóa lớn nhất trong khu vực.

Khoảng 10h22 tối, Trần Hữu Cần bước vào vũ trường Star Dance và bắt đầu nổ súng, sau khi đã bắn chết một người đậu xe bên ngoài.

Sau khi gây án tại vũ trường Star Dance, Trần Hữu Cần lái xe đến một vũ trường thứ hai là vũ trường Lai Lai ở Alhambra để tiếp tục gây án.

Brandon Thái, một lập trình viên 26 tuổi, mà gia đình anh ta điều hành vũ trường Lai Lai ở Alhambra, đã tước vũ khí của Trần Hữu Cần. Sau khi bị anh Thái tước vũ khí, Trần Hữu Cần đã bỏ trốn khỏi hiện trường.

Nhờ khẩu súng này, cảnh sát đã nhanh chóng lần ra thủ phạm.

Trần Hữu Cần, được báo cáo là đã tự sát vào khoảng 10h30 sáng Chúa Nhật sau khi bị cảnh sát chặn xe.


Source:Sunday Visitor

3. Tân tổng giám mục Công Giáo Syria kể về cách ngài sống sót khi bị Nhà nước Hồi giáo bắt giữ

Một linh mục người Syria, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm tổng giám mục vào ngày 7 Tháng Giêng, đã chia sẻ về thời kỳ khó khăn mà ngài đã trải qua khi bị nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo, gọi tắt là ISIS, bắt làm con tin và tầm quan trọng của “tinh thần tha thứ”.

Trong một tuyên bố với ACI Prensa, Cha Jacques Mourad, được bầu làm tổng giám mục của Homs, Syria, bởi Thượng Hội đồng Giám mục của Giáo hội Thượng phụ Antiôkia của người Syria, theo nghi thức Đông phương hiệp thông với Rôma, nhớ lại rằng khi bị IS bắt cóc cùng với một người thỉnh sinh trong giáo đoàn của ngài, những chiến binh thánh chiến đã cố gắng “cải đạo chúng tôi sang đạo Hồi”.

Tuy nhiên, bất chấp nguy cơ tử vong, ông nhớ lại trong tình huống đó, các tín hữu Chúa Kitô khác “đã can đảm và nhiệt tình đáp ứng để làm chứng cho đức tin của mình như thế nào”.

Ngài nhấn mạnh rằng bất chấp nguy hiểm đến tính mạng của chúng tôi, chúng tôi là môn đệ của Chúa Giêsu chịu đóng đinh và sống lại.”

Ngài lưu ý rằng chính trong những điều kiện này mà ngài đã học được “một tấm gương tuyệt vời về sự tha thứ.”

“Một trong những chiến binh thánh chiến đã kết án tử hình tôi, kề dao vào cổ và đe dọa tôi,” ngài nói.

“Tôi không cảm thấy tức giận, căm ghét hay có bất kỳ cảm giác bạo lực nào đối với anh ta,” Đức Tổng Giám Mục Mourad nói và thừa nhận rằng “Bản thân tôi cũng rất ngạc nhiên, vì thông thường nếu ai đó đánh vào mặt tôi, việc đáp trả lại người ấy là điều bình thường, nhưng trong khoảnh khắc đó tôi không cảm thấy bất kỳ cảm giác khó chịu nào đối với anh ta.”

Tân tổng giám mục đã bị những kẻ khủng bố Hồi giáo bắt cóc vào ngày 21 tháng 3 năm 2015, khi một nhóm vũ trang tiến vào Tu viện Mar Elian ở Syria và đưa ngài đi cùng với một đệ tử trong giáo đoàn của ngài.

Tổng giám mục đắc cử Mourad nói rằng những kẻ bắt giữ ngài “đang ở trong lời cầu nguyện của tôi” mỗi ngày.

“Tôi cầu xin sự tha thứ cho họ và tôi sẽ tiếp tục, bởi vì thông thường, chính Thiên Chúa là Đấng ban ơn tha thứ và xá giải mọi tội lỗi,” ngài nói.
Source:Catholic News Agency
 
Bối rối, diều hâu Nga hô hào tấn công Đức và các nước Baltic. Tăng Armata hàng đầu của Nga rất dở
VietCatholic Media
16:20 26/01/2023


1. Ukraine sẽ nhận hàng chục xe tăng Leopard 2. Đây là những gì các quốc gia đã cam kết cho đến nay

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba đã kêu gọi các đồng minh sở hữu xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất gửi “càng nhiều càng tốt” khi Đức cho biết họ sẽ cung cấp cho Kyiv xe tăng từ kho của chính Berlin và chấp thuận tái xuất chúng từ các nước khác đến Ukraine.

Một phụ tá của Chính quyền Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak nói với CNN vào tuần trước rằng Kyiv muốn có “300 đến 400 chiếc xe tăng này,” mà ông nói có thể “đẩy nhanh nhịp độ của cuộc chiến và bắt đầu giai đoạn kết thúc”.

Diễn biến này xảy ra khi Hoa Kỳ cho biết họ sẽ gửi 31 chiếc M1 Abrams của mình tới Ukraine, Tổng thống Joe Biden tuyên bố hôm thứ Tư. Vương quốc Anh trước đó cũng tuyên bố sẽ gửi 14 xe tăng Challenger 2 của họ.

Dưới đây là những gì các quốc gia đã cam kết cho đến nay:

Đức: Berlin cho biết họ sẽ cung cấp 14 xe tăng Leopard 2, được mô tả là “bước đầu tiên”.

Ba Lan: Một cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Tổng thống Ba Lan đã nói với CNN rằng Warsaw muốn gửi “một đại đội” xe tăng hay 14 chiếc Leopard 2.

Hà Lan: Thủ tướng Mark Rutte nói với CNN hôm thứ Tư rằng chính phủ của ông sẽ “xem xét nghiêm túc” việc mua 18 xe tăng Leopard 2 mà họ thuê từ Đức và gửi chúng đến Ukraine. Hà Lan không sở hữu bất kỳ chiếc xe tăng nào.

Na Uy: Hai tờ báo có trụ sở tại Oslo hôm thứ Ba đưa tin rằng chính phủ Na Uy đang xem xét gởi từ 4 đến 8 xe tăng Leopard 2 của họ tới Ukraine.

Tây Ban Nha: Bộ trưởng Quốc phòng Margarita Robles cho biết Madrid sẵn sàng gửi một số xe tăng Leopard 2 tới Ukraine, hãng thông tấn nhà nước Tây Ban Nha EFE đưa tin hôm thứ Tư. Tuy nhiên, Robles cho biết không thể xác định ngay có bao nhiêu xe tăng có thể được gửi đến.

Bồ Đào Nha: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuần trước cho biết Bồ Đào Nha nằm trong số các quốc gia “sẵn sàng cung cấp” xe tăng cho Ukraine. Hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bồ Đào Nha đã nhắc lại với các quan chức phương Tây tại một cuộc họp ở Ramstein, Đức, “đề nghị đào tạo về loại phương tiện chiến đấu này của Bồ Đào Nha và bày tỏ thiện chí của chính phủ Bồ Đào Nha trong việc xác định, phối hợp với các đối tác của mình, các cách cung cấp Ukraine với khả năng này.”

2. Tòa Bạch Ốc cho biết huấn luyện người Ukraine sử dụng xe tăng M1 Abrams có thể bắt đầu trong “vài tuần chứ không phải vài tháng”

John Kirby, điều phối viên truyền thông chiến lược của Tòa Bạch Ốc về an ninh quốc gia, cho biết hôm thứ Tư rằng quyết định cung cấp các hệ thống xe tăng tiên tiến của phương Tây cho Ukraine là cả một nỗ lực ngoại giao và quân sự, lưu ý rằng quyết định ngày hôm nay là thành quả của “vài tuần căng thẳng.”

“Có rất nhiều biện pháp ngoại giao được đưa vào các thông báo ngày hôm nay. Quyết định mà các bạn thấy ngày hôm nay, của cả Đức và Hoa Kỳ đã được đưa ra trong vài tuần thông qua rất nhiều cuộc thảo luận với người Đức và với các đồng minh của chúng ta.”

Kirby cũng nói rằng Ngũ Giác Đài có thể sẽ mất “vài tuần chứ không phải vài tháng” để hoàn thiện kế hoạch huấn luyện xe tăng M1 Abrams và tiến hành kế hoạch đó, mặc dù ông một lần nữa nhấn mạnh rằng việc mua xe tăng và hoàn thành khóa huấn luyện như vậy sẽ mất vài tháng.

“Sẽ mất bao lâu? Tôi thực sự không thể nói. Họ vẫn đang làm việc theo cách của họ thông qua đó. Chúng ta không nghĩ rằng nó sẽ mất nhiều thời gian hơn. Bạn biết đấy, tôi muốn nói rằng có lẽ, vài tuần chứ không phải vài tháng trước khi họ có thể thực sự tìm hiểu chi tiết về điều này và bắt đầu thực hiện chế độ tập luyện,” Kirby nói với các phóng viên.

Sau đó, khi được hỏi về việc liệu Mỹ có kế hoạch đáp ứng lời kêu gọi của Ukraine cung cấp máy bay chiến đấu phương Tây cho Kyiv hay không, ông Kirby không đi vào chi tiết và nói rằng không có gì ngạc nhiên khi Ukraine đang tiếp tục tìm kiếm các khả năng khác.

“Chúng ta đang thảo luận liên tục với người Ukraine về khả năng của họ, và như tôi đã nói, chúng ta phát triển những khả năng đó khi điều kiện thay đổi. Không thể đổ lỗi cho người Ukraine vì ngày càng muốn có nhiều hệ thống hơn. Đây không phải là lần đầu tiên họ nói về máy bay chiến đấu, nhưng tôi không có bất kỳ thông báo nào để đưa ra về mặt đó,” Kirby nói.

3. Truyền thông Nga đòi 'Đức phải bị đánh bại' sau khi trao xe tăng cho Ukraine

Sau khi tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố viện trợ xe tăng cho Ukraine, phản ứng tại Mạc Tư Khoa được ghi nhận là hỗn loạn. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói rằng đồng hồ ngày tận thế đang ở những phút sau cùng. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Nga hô hào tấn công ngay các quốc gia Baltic. Đặc biệt, một nhà tuyên truyền nổi bật của Điện Cẩm Linh, hô hào tấn công cả vào Berlin.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Media Demands 'Germany Must Be Defeated' After Ukraine Gets Tanks”, nghĩa là “Truyền thông Nga đòi 'Đức phải bị đánh bại' sau khi trao xe tăng cho Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Vladimir Solovyov, một nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh, người đã đưa ra những lời đe dọa đối với phương Tây trên các chương trình phát thanh và truyền hình của mình, đã nhắc đến quá khứ Đức Quốc xã để đáp lại thỏa thuận của Berlin cung cấp xe tăng Leopard 2 mà Kyiv đang tìm kiếm.

Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố hôm thứ Tư rằng ông sẽ cho phép Ukraine nhận 14 xe tăng Leopard 2 A6 ban đầu, sau nhiều tuần bị chỉ trích rằng Đức đã không làm đủ để giúp Kyiv chống lại sự xâm lược của Nga.

Nhưng trên chương trình phát thanh Full Contact của mình, Solovyov nói rằng quyết định này cho thấy người Đức “không còn nhớ đến cảm giác tội lỗi của mình” khi đề cập đến Thế chiến II. “Không còn bất kỳ chính trị gia Đức nào ăn năn nữa.”

“Đức đã quên đi tội lỗi lịch sử của mình và nghĩ rằng họ có thể làm bất cứ điều gì,” ông nói trong đoạn clip do Francis Scarr của BBC Giám sát đăng trên Twitter.

“Điều này có nghĩa là nước Đức phải bị đánh bại,” ông nói, và nhấn mạnh rằng “ký ức về những hành động tàn bạo của Đức Quốc xã và lũ chó cưng của chúng sẽ không bao giờ phôi pha.”

Đường lối của Điện Cẩm Linh, mà Solovyov ủng hộ, cho rằng một lý do biện minh cho việc Nga xâm lược Ukraine là để “phi Quốc Xã hóa” đất nước này, là điều đã bị Kyiv và quốc tế thẳng thừng bác bỏ.

Chú thích trên chương trình được phát trực tiếp hô hào “phi hạt nhân hóa nước Đức”, cho thấy Solovyov xúc phạm Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock, Tổng thống Frank-Walter Steinmeier và Scholz, là người mà ông gọi là “một tên Quốc xã băng hoại”.

“Đó là lý do tại sao không phải ngẫu nhiên mà ở mặt trận, họ gọi tất cả kẻ thù của chúng ta là 'người Đức',” ông nói, trước khi lặp lại câu nói rằng “người Đức phải bị đánh bại.”

Sau đó, ông ta biện minh cho thái độ chỉ trích người Đức bằng cách nói thêm, “chúng ta không có bất kỳ thái độ tiêu cực nào đối với người dân Đức, nhưng chúng ta có lòng căm thù... đối với Đức Quốc xã.”

Quyết định của Berlin, đã được truyền thông Đức đăng tải, cũng sẽ bao gồm việc cho phép các nước Âu Châu khác gửi xe tăng từ kho dự trữ của họ tới Ukraine.

Trong chương trình truyền hình Buổi tối với Vladimir Solovyov hôm thứ Ba, người dẫn chương trình đã nói về viễn cảnh Đức cung cấp phương tiện cho lực lượng Ukraine, và nói rằng “Nếu xe tăng Đức ở trên đất Nga, thì đó là lý do khiến Berlin bị phá hủy”.

Đoạn clip được cố vấn Bộ Nội Vụ Ukraine Anton Gerashchenko đăng trên Twitter, cho biết “Cơn thịnh nộ của Solovyev là dấu hiệu của một quyết định đúng đắn.”

Trong khi đó, Đại sứ quán Nga tại Đức cho rằng quyết định của Scholz là “cực kỳ nguy hiểm” và nói rằng nó đưa cuộc xung đột “lên một mức độ đối đầu mới và mâu thuẫn với tuyên bố của các chính trị gia Đức về thái độ trung lập của Đức”, cơ quan Interfax của Nga cho biết như trên.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Đức để xin bình luận.

4. Xe tăng chiến đấu T-14 Armata là gì? Xe Nga đầy rẫy những trở ngại

Trong khi Ukraine sẽ nhận được nhiều xe tăng Leopard 2 của Đức và M1-Abrams của Mỹ, Dmitry Medvedev, nguyên tổng thống Nga và hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, trấn an người dân Nga là nước này có đủ các loại vũ khí và một trong các thứ vũ khí đáng gờm nhất là xe tăng T-14 Armata.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “What Are T-14 Armata Battle Tanks? Russian Vehicles Plagued With Problems”, nghĩa là “Xe tăng chiến đấu T-14 Armata là gì? Xe Nga đầy rẫy những trở ngại.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết xe tăng T-14 Armata, từng được một quan chức quân đội cấp cao của Anh gọi là “chiếc xe tăng mang tính cách mạng nhất trong một thập kỷ”, đang bị các chỉ huy Nga ở Ukraine chê bai không muốn chấp nhận.

Hôm 19 Tháng Giêng, Bộ Quốc phòng Nga cho biết Mạc Tư Khoa có thể đang cân nhắc liệu có gửi đợt xe tăng chiến đấu chủ lực mới đầu tiên tới Ukraine hay không.

Trong một bản cập nhật tình báo được công bố vào sáng thứ Tư, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh một lần nữa xem xét sự chuẩn bị của Nga cho lần đầu tiên triển khai xe tăng chiến đấu chủ lực trong cuộc chiến tại Ukraine.

Bản tin của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh cho biết như sau:

Như đã đưa tin trước đó, Nga đã làm việc để chuẩn bị một số lượng nhỏ xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata cho đợt triển khai hoạt động đầu tiên của loại này ở Ukraine.

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, các lực lượng được triển khai của Nga đã miễn cưỡng chấp nhận đợt xe tăng T-14 đầu tiên được giao cho họ vì những chiếc xe này ở trong tình trạng quá tồi tệ.

Không rõ chính xác khía cạnh nào của các phương tiện đã gây ra phản ứng này, nhưng trong vòng ba năm qua, các quan chức Nga đã mô tả công khai các vấn đề liên quan đến động cơ và hệ thống chụp ảnh nhiệt của T-14.

Vào năm 2021, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã mô tả quá trình sản xuất theo kế hoạch cho năm 2022 chỉ là một đợt “thử nghiệm-công nghiệp”. Do đó, không có khả năng bất kỳ xe tăng T-14 nào được triển khai sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn thông thường để thiết bị mới được xem là hoạt động.

Mặc dù Bộ Quốc Phòng Anh không thể xác nhận chi tiết về phản ứng thờ ơ được báo cáo đối với xe tăng từ bộ chỉ huy Nga, nhưng người Anh gợi ý rằng một loạt sự chậm trễ và các vấn đề của loại xe tăng có thể đã góp phần.

Xe tăng T-14 Armata là gì?

T-14 Armata là xe tăng chiến đấu chủ lực mới, lần đầu tiên được tiết lộ tại Mạc Tư Khoa vào năm 2015. Sau khi bắt đầu thử nghiệm sơ bộ vào năm 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã thông báo vào năm 2021 rằng đợt “thí điểm” đầu tiên sẽ được chuyển giao vào năm sau.

Một bản ghi nhớ bị rò rỉ nhấn mạnh rằng sự phát triển của T-14 đã gây ra một mức độ lo lắng trong các lực lượng vũ trang của Anh. Vào năm 2016, một bài báo tóm tắt từ một sĩ quan tình báo cấp cao của quân đội, được tờ báo The Telegraph của Anh xem qua, đã mô tả T-14 xứng đáng được “quảng cáo là xe tăng cách mạng nhất trong thế hệ”.

“Không khoa trương, Armata đại diện cho bước thay đổi mang tính cách mạng nhất trong thiết kế xe tăng trong nửa thế kỷ qua,” quan chức này viết.

Báo cáo tóm tắt tập trung vào thiết kế tháp pháo mới, không người lái và điều khiển từ xa của T-14. Tháp pháo, có thể hỗ trợ một khẩu pháo 125ly, được chế tạo theo thiết kế tự động hóa cao, cũng được trang bị hệ thống bảo vệ bằng hỏa tiễn chống tăng tinh vi.

Thay vì bố trí tổ lái bên trong tháp pháo để kiểm soát vũ khí, T-14 đã che chắn cho các nhân viên trong một “viên nang” bọc thép bên trong thân xe tăng.

Báo cáo tóm tắt cho biết: “Lần đầu tiên, một tháp pháo không người lái được thảo chương hoàn toàn tự động đã được tích hợp vào xe tăng chiến đấu chủ lực. Và đây là lần đầu tiên một tổ lái xe tăng được bố trí trong khoang bọc thép ở phía trước thân tàu”.

Xe tăng cũng được trang bị một nhà vệ sinh trên xe, vì vậy nhân viên không cần phải chịu thêm nguy hiểm trong khi chiến đấu.

Chuẩn tướng Quân đội Anh đã nghỉ hưu Ben Barry nói với The Telegraph vào thời điểm đó rằng tháp pháo có khả năng chứa một khẩu súng cỡ nòng 150ly, loại súng này sẽ “vượt trội so với súng và áo giáp trên các xe tăng Nato hiện có”.

Tuy nhiên, trước khi xuất hiện lần đầu trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Nga năm 2015, chiếc xe tăng chiến đấu công nghệ cao này đã bất ngờ dừng lại, không chạy nổi nữa, trong một buổi diễn tập. Suy đoán về sự việc đã nhanh chóng bị các nhà sản xuất của nó phủ nhận.

Trong những năm kể từ khi nó được công bố, T-14 “đã liên tục bị trì hoãn, giảm quy mô sản xuất so với kế hoạch ban đầu và có những báo cáo về các vấn nạn trong sản xuất”, theo Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương quốc Anh.

Tình báo Anh cho biết thêm, là một loại xe tăng lớn hơn, nặng hơn so với nhiều loại xe tăng trước đây của Nga, T-14 đặt ra các vấn đề về hậu cần mà việc triển khai chúng sẽ là một “quyết định rủi ro cao đối với Nga”.

Xem xét xác nhận của Shoigu về đợt cấp “thí điểm”, tình báo Anh cho rằng, không có khả năng bất kỳ chiếc T-14 Armata nào đến Ukraine “có thể đáp ứng các tiêu chuẩn thông thường đối với một thiết bị mới được coi là hoạt động”.

Tình báo Anh cũng chỉ ra rằng sự dè dặt về T-14 cũng có thể do trục trặc với động cơ và hệ thống chụp ảnh nhiệt của nó.

Do đó, sự xuất hiện của T-14 ở Ukraine “có thể chủ yếu nhằm mục đích tuyên truyền. Việc sản xuất có lẽ chỉ ở mức thấp, trong khi các chỉ huy dường như không tin tưởng vào phương tiện này trong chiến đấu.”

5. Thượng nghị sĩ Graham gọi việc Mỹ và Đức thông báo xe tăng cho Ukraine là “một bước ngoặt trong cuộc chiến”

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng hòa Lindsey Graham, người vừa trở về từ Ukraine, tin rằng việc Đức và Mỹ gửi xe tăng đến Ukraine đánh dấu “một bước ngoặt trong cuộc chiến”.

“Những gì đã xảy ra là một thỏa thuận lớn,” Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Nam Carolina nói.

Ông nói thêm rằng ông “khen ngợi Tổng thống Biden,” về việc thực hiện bước này.

Graham nói, “Tôi vừa trở về từ Ukraine vào tuần trước, xe tăng sẽ quyết định kết quả về mặt quân sự. Với xe tăng, họ có cơ hội chiến đấu để giành lại đất đai của mình. Nếu không có xe tăng, đó sẽ là một cuộc chiến kéo dài.”

Graham nói rằng quyết định cung cấp xe tăng của Đức là một “sự thừa nhận rằng chúng ta không thể bị Putin bắt nạt”.

Ông nói: “Đó là một đường lối toàn diện để giúp Ukraine có vũ khí mà họ cần.

Ông cũng lưu ý rằng các nhà lập pháp Hoa Kỳ sẽ cần sớm thông qua một bổ sung khác cho Ukraine.

“Chúng ta sẽ cần một trong vài tháng tới,” ông nói, đồng thời nói thêm rằng có “một thành phần trong Quốc hội lặp lại tình cảm của những người theo chủ nghĩa biệt lập trong Thế chiến thứ hai.” Tuy nhiên, Graham cho biết, ông cảm nhận được “một quyết tâm của lưỡng đảng mà tôi chưa từng cảm thấy, chưa từng thấy trước đây.”

Ông nói: “Thành thật mà nói, các đồng nghiệp Đảng Dân chủ của chúng ta đã rất tuyệt vời về vấn đề Ukraine và tôi đánh giá cao điều đó.

Graham nói thêm, “Những người phản đối việc gửi thêm tiền, những người này cần phải cho tôi biết điều gì sẽ xảy ra nếu Putin thắng. Cái giá phải trả cho một chiến thắng của Putin ở Ukraine là gì? Trung Quốc sẽ có nhiều khả năng xâm chiếm Đài Loan. Và điều đó có quan trọng không? Vì vậy, tôi sẽ tranh luận với các đồng nghiệp của mình”.

6. Bộ trưởng Quốc phòng cho biết Ukraine đang hiện đại hóa hệ thống vũ khí kiểu Xô Viết cũ

Bộ Quốc phòng Ukraine đang cải cách hệ thống trang bị vũ khí “kiểu Xô viết cũ” sang hệ thống hiện đại, kiểu NATO, Bộ trưởng Quốc phòng nước này nói với CNN hôm thứ Tư, sau khi một loạt quan chức bị sa thải khỏi chính phủ Kyiv do bê bối tham nhũng.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã đề cập đến vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn với CNN, cho biết ông đã yêu cầu các ủy ban quốc hội liên quan của Ukraine hôm thứ Ba giúp viết luật mới để hiện đại hóa hệ thống mua sắm vũ khí và quân nhu của chính phủ.

Diễn biến này xảy ra sau khi Cục Chống tham nhũng Quốc gia Ukraine cho biết họ đang điều tra các cáo buộc rằng Bộ Quốc phòng đã mua các nguồn cung cấp quân sự, bao gồm cả lương thực cho quân đội, với giá quá cao.

Ông nói thêm: “Chúng ta phải tiến lên” trong việc giải quyết nạn tham nhũng vì Ukraine sẽ tiếp tục cần sự hỗ trợ của phương Tây sau chiến tranh.

“Họ sẽ ủng hộ chúng ta nếu chúng ta thực sự cho họ thấy rằng chúng ta ngăn chặn các hệ thống tham nhũng thời Liên Xô ở đất nước chúng ta và chúng ta trở thành một quốc gia Âu Châu mới, hiện đại hóa, văn minh,” Reznikov nói với CNN.

Một số thông tin cơ bản: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã sa thải một số quan chức cấp cao của Ukraine vào đầu tuần này do vụ bê bối tham nhũng trong cuộc cải tổ lớn nhất chính phủ của ông kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu. Zelenskiy cũng tuyên bố cấm các quan chức chính phủ ra nước ngoài vì bất kỳ mục đích gì ngoại trừ công việc chính thức.

7. Bồ Đào Nha cho biết sẽ mất 2 đến 3 tháng để xe tăng Leopard hoạt động đầy đủ ở Ukraine

Bộ trưởng Ngoại giao Bồ Đào Nha cho biết hôm thứ Tư rằng sẽ mất từ hai đến ba tháng trước khi các xe tăng Leopard 2 do phương Tây tài trợ có thể hoạt động đầy đủ ở Ukraine.

João Gomes Cravinho nói với đài truyền hình Bồ Đào Nha SIC bên lề một sự kiện ở Castelo Branco: “Ngay từ đầu, nó sẽ phụ thuộc vào quá trình đào tạo của các đội Ukraine.

“Quân nhân Ukraine cần được đào tạo – Leopard là một thiết bị rất tiên tiến về mặt công nghệ, và do đó sẽ mất vài tuần, cho quá trình đào tạo… Sau đó, có những rào cản hậu cần cần được giải quyết với các đồng minh, nên sẽ mất hai hoặc ba tháng.”

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuần trước cho biết Bồ Đào Nha nằm trong số các quốc gia “sẵn sàng cung cấp” xe tăng cho Ukraine.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bồ Đào Nha hôm thứ Sáu đã nhắc lại với các quan chức phương Tây tại một cuộc họp ở Ramstein, Đức, “đề nghị đào tạo về loại phương tiện chiến đấu này của Bồ Đào Nha và bày tỏ thiện chí của chính phủ Bồ Đào Nha trong việc xác định, phối hợp với các đối tác, những cách thức hỗ trợ Ukraine. với năng lực này.”

Ngoại trưởng Bồ Đào Nha hôm thứ Tư đã ăn mừng sáng kiến Leopard 2.

Ông nói: “Điều quan trọng là chúng ta có cam kết này, đó là một sự thay đổi mô hình rất quan trọng.

Cravinho không đi vào chi tiết về số lượng, trong số 37 xe tăng Leopard 2 của Bồ Đào Nha có thể được gửi tới Ukraine.

8. Bộ trưởng quốc phòng nói: 'Danh sách mong muốn' của Ukraine bao gồm các máy bay chiến đấu phương Tây

“Danh sách mong muốn” của Ukraine về vũ khí do phương Tây cung cấp bao gồm cả máy bay chiến đấu, Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov nói với CNN hôm thứ Tư.

Reznikov cho biết: “Tôi đã gửi một danh sách những điều ước cho ông già Noel vào năm ngoái và máy bay chiến đấu cũng được đưa vào danh sách những điều ước này.

Nhưng ông nói rằng ưu tiên hàng đầu của chính phủ ông là các hệ thống phòng không để có thể ngăn Nga thực hiện các cuộc không kích và hỏa tiễn.

Reznikov nói: “Chúng ta phải đóng cửa bầu trời để bảo vệ bầu trời của mình. “Đó là ưu tiên số một. Sau đó, chúng ta cần có thêm phương tiện vũ trang, xe tăng, hệ thống pháo binh, máy bay không người lái, vân vân và vân vân. Chúng tôi có người, nhưng chúng tôi cần vũ khí.”

Trích lời Winston Churchill, ông nói, “Hãy cho chúng tôi công cụ, chúng tôi sẽ hoàn thành công việc.”

Ông nói thêm rằng Ukraine sẽ sử dụng các xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây như một “quả đấm sắt” để chọc thủng phòng tuyến của Nga và giải phóng lãnh thổ bị xâm lược.

“Chúng ta sẽ sử dụng chúng như một loại nắm đấm kim loại, hay còn gọi là nắm đấm sắt, để chọc thủng tuyến phòng thủ của kẻ thù”, Oleksii Reznikov nói.

Ông nói thêm Ukraine phải “tiếp tục chiến dịch phản công của chúng ta theo các hướng khác nhau để giải phóng các vùng lãnh thổ bị xâm lược tạm thời của chúng ta.
 
HY Kasper cảnh báo: Các GM cấp tiến Đức mưu toan cai quản GH theo kiểu Xô Viết Tối Cao
VietCatholic Media
17:16 26/01/2023


1. HY Kasper cảnh báo: Cấp tiến Đức đang đảo chính dần các cơ chế, để cai quản GH bằng Xô Viết Tối Cao

Những người tham gia Thượng hội đồng Đức vào tháng 9 năm 2022 đã bỏ phiếu thành lập một cơ quan kiểm soát sẽ giám sát vĩnh viễn Giáo hội ở Đức.

Theo tài liệu này, một hội đồng thượng hội đồng như vậy sẽ ra đời sau khi một “ủy ban thượng hội đồng” được thành lập, sau đó sẽ cân nhắc các chi tiết của cơ quan quản lý Giáo Hội ở tầm mức quốc gia này.

Theo kế hoạch của Tiến Trình Công Nghị, Hội Đồng Thượng Hội Đồng sẽ bao gồm 27 giám mục giáo phận, 27 thành viên do tổ chức giáo dân ZdK bầu chọn và 10 thành viên do họ cùng bầu.

Ủy ban sẽ do chủ tịch hội đồng giám mục và chủ tịch của ZdK làm chủ tịch.

Hội đồng thượng hội đồng thường trực sẽ hoạt động “như một cơ quan tư vấn và ra quyết định về những phát triển thiết yếu trong Giáo hội và xã hội”.

Quan trọng hơn, nó sẽ “đưa ra các quyết định cơ bản có ý nghĩa cấp giáo phận đối với kế hoạch mục vụ, các vấn đề về tương lai và các vấn đề ngân sách của Giáo hội mà không được quyết định ở cấp giáo phận”.

Những người chỉ trích kế hoạch đã đưa ra những so sánh với cơ chế Xô Viết Tối Cao dưới thời Liên Xô cộng sản và cáo buộc các giám mục Đức đã phát minh lại các cấu trúc Tin lành hiện có.

Vào tháng 6 năm 2022, Đức Hồng Y Walter Kasper, một nhà thần học được coi là thân cận với Đức Thánh Cha Phanxicô, cho biết không thể có “công đồng đồng nghị”, xét theo lịch sử và thần học của Giáo hội: “Các công đồng không thể tồn tại lâu dài về mặt thể chế. Truyền thống của Giáo hội không biết đến một chính phủ Giáo hội đồng nghị. Một hội đồng tối cao thượng hội đồng, như được dự kiến hiện nay, không có cơ sở trong toàn bộ lịch sử của hiến pháp. Nó sẽ không phải là một sự đổi mới, mà là một phát minh chưa từng có.”

Đức Hồng Y Kasper trước đây đã cáo buộc những người tổ chức Synodale Weg, còn được gọi là “Tiến Trình Công Nghị”, sử dụng một “thủ thuật tiệm tiến” để tạo thành một cuộc đảo chính.

Đức Hồng Y Kasper, Chủ tịch danh dự của Hội đồng Giáo hoàng Cổ võ Sự hiệp nhất Kitô giáo, người từng là giám mục của Giáo phận Rottenburg-Stuttgart từ năm 1989 đến 1999, cho biết tiến trình của Đức có thể so sánh với các cấu trúc cộng sản ở Liên Xô. Đức Hồng Y cho rằng Giám Mục Bätzing “là một nhà khoa học chính trị, không phải một nhà thần học, khi bày tỏ quan điểm này một cách mạnh mẽ, đề cập đến một công đồng thượng hội đồng như như một Xô Viết Tối Cao.”

Đức Hồng Y nói tiếp: “'Soviet' là một từ tiếng Nga cổ có nghĩa chính xác là cái mà chúng ta gọi là 'Rat', một hội đồng trong tiếng Đức. Một Hội Đồng liên bang tối cao như vậy trong Giáo hội rõ ràng không phải là một ý kiến hay. Một hệ thống hội đồng như vậy không phải là một ý tưởng của Kitô giáo, mà là một ý tưởng đến từ một tinh thần hoặc phi tinh thần hoàn toàn khác. Nó sẽ bóp nghẹt sự tự do của Thần Khí, và phá hủy cấu trúc mà Chúa Kitô đã muốn cho Giáo Hội của Người.”

Đáp lại các chỉ trích của Hồng Y Kasper, Bätzing cho biết mặc dù bức thư từ Rôma tuyên bố rõ ràng rằng các giám mục không bắt buộc phải tham gia vào một Hội Đồng Thượng Hội Đồng như vậy, nhưng ông lưu ý vào ngày 23 Tháng Giêng rằng bản thân khái niệm về một Hội Đồng Thượng Hội Đồng như vậy “không bị đặt vấn đề trong lá thư mới nhất từ Rôma”.
Source:Catholic News Agency

2. Hội Đồng Thượng Hội Đồng là một thực hành trong Giáo hội Tin lành ở Đức

Bên cạnh các chỉ trích của Đức Hồng Y Kasper, một giáo sư thần học từ Đại học Vienna đã nêu ra những lo ngại khác.

Giáo sư thần học tín lý Jan-Heiner Tück đã cảnh báo rằng một “Hội Đồng Thượng Hội Đồng” của Đức sẽ chuyển giao quyền lãnh đạo “từ những người được truyền chức bí tích sang các cơ quan, một sự chuyển đổi quyền lực cho thấy sự gần gũi rõ ràng với các thực hành công nghị trong Giáo hội Tin lành ở Đức.”

Ngay từ đầu, Tiến Trình Công Nghị của Đức, vốn không phải là một Thượng hội đồng, đã gây tranh cãi.

Vào tháng 6 năm 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một lá thư dài 19 trang cho người Công Giáo ở Đức kêu gọi họ tập trung vào việc truyền giáo trước “sự xói mòn và suy thoái đức tin ngày càng tăng”.

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Giám mục Bätzing của Limburg, đã nhiều lần bác bỏ những lo ngại và thay vào đó bày tỏ sự thất vọng về Đức Thánh Cha Phanxicô vào tháng 5 năm 2022.

Vào tháng 11 năm ngoái, sau cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo triều Rôma, Bätzing cho biết Rôma có thể một lần nữa tóm tắt “những phản đối, và những mối quan tâm” về quy trình của Đức. Tuy nhiên, Tiến Trình Công Nghị đã đưa ra các quyết định của mình, liên quan đến một hội đồng thượng hội đồng thường trực.

Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng ngài đã nói với Bätzing rằng đất nước đã có “một Giáo hội Tin lành rất tốt” và “chúng ta không cần hai.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã than phiền về “sự xói mòn” đức tin ở Đức trong chuyến viếng thăm của các giám mục Đức đến Rôma năm 2015.

“Việc tập trung hóa quá mức, thay vì giúp đỡ, có thể làm phức tạp thêm đời sống của Giáo hội và động lực truyền giáo của Giáo hội,” Đức Thánh Cha cảnh báo các giám mục Đức vào tháng 11 năm 2015.
Source:Catholic News Agency

3. Giám mục Bätzing bác bỏ những lo ngại của Vatican về một hội đồng thượng hội đồng thường trực

Hôm thứ Hai, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức cho biết ông hoan nghênh một bức thư mới từ Vatican trình bày chi tiết những lo ngại về việc ông thúc đẩy hình thành một hội đồng thượng hội đồng thường trực - như một cơ quan kiểm soát mới của Giáo hội ở Đức.

Trong một tuyên bố được công bố vào ngày 23 Tháng Giêng, Giám Mục Georg Bätzing của Limburg cho biết các giám mục giáo phận Đức đã thảo luận về bức thư và sẽ tìm cách thảo luận thêm về vấn đề này “trong tương lai gần”.

Đồng thời, Bätzing bác bỏ những lo ngại rằng một hội đồng thượng hội đồng Đức sẽ có thẩm quyền đối với hội đồng giám mục và làm suy yếu thẩm quyền của từng giám mục. Ông cho rằng lo ngại này là “không có cơ sở”.

Như CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, đã báo cáo, những lo ngại này đã được đề cập đến trong bức thư mới nhất từ Vatican vì năm giám mục Đức đã yêu cầu Rôma phải làm rõ vấn đề.

Các giám mục của Köln, Regensburg, Passau, Eichstätt và Augsburg đã viết thư cho Vatican vào ngày 21 tháng 12 năm 2022. Các vị nêu ra điều mà Bätzing thừa nhận hôm thứ Hai là “những câu hỏi chính đáng và cần thiết” — đặc biệt, là câu hỏi liệu các giám mục có thể bị buộc phải tuân theo thẩm quyền của một hội đồng như vậy hay không.

Lá thư mới nhất của Vatican lưu ý rằng các Giám Mục không bắt buộc phải tuân theo cơ chế này. Thông điệp, được viết bằng tiếng Đức, nhắc nhở Bätzing rằng theo Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, Công đồng Vatican II dạy rằng “việc tấn phong giám mục, cùng với nhiệm vụ thánh hóa, cũng trao cho nhiệm vụ giảng dạy và cai quản, tuy nhiên, nhiệm vụ này tự bản chất, chỉ có thể được thực hiện trong sự hiệp thông phẩm trật với người đứng đầu và các thành viên của Giám Mục đoàn.”

Dài bốn trang, lá thư mới nhất của Vatican gửi Đức cho biết lá thư đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận. Lá thư được ký bởi Quốc vụ khanh Vatican, Hồng Y Pietro Parolin; bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Hồng Y Luis Ladaria; và Tổng trưởng Bộ Giám mục, Đức Hồng Y Marc Ouellet.

Cảnh báo về mối đe dọa của một cuộc ly giáo mới từ Đức, Vatican đã can thiệp vào tháng 7 năm 2022 chống lại việc thành lập một hội đồng thượng hội đồng Đức.

Công văn mới nhất, đề ngày 16 Tháng Giêng, thông báo cho Bätzing “rằng cả Tiến Trình Công Nghị, cũng như bất kỳ cơ quan nào được thành lập bởi nó, cũng như bất kỳ hội đồng giám mục nào đều không có thẩm quyền thành lập 'hội đồng thượng hội đồng' ở cấp quốc gia, giáo phận hoặc giáo xứ.”

Trong tuyên bố công khai của mình hôm thứ Hai, Đức Giám Mục Bätzing cho biết “tài liệu mới nhất từ Rôma sẽ có hệ quả đối với chúng tôi ở Đức rằng chúng tôi sẽ suy nghĩ sâu sắc hơn nhiều về các hình thức và khả năng tham vấn và ra quyết định của công đồng nhằm phát triển một nền văn hóa tính đồng nghị.”

Bätzing cho biết điều này là “hữu ích” đối với cách thức thành lập hội đồng. Điều này sẽ được thảo luận trong cuộc đối thoại tiếp theo với Rome.
Source:Catholic News Agency