Ngày 29-01-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Giêsu kiên nhẫn - dịu hiền
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
09:21 29/01/2019
Chúa Nhật IV Thường Niên, năm C
Lc 4,21-30

Chúa Giêsu trở về quê hương Nazarét, Ngài vào Hội đường và người ta đưa cho Ngài đọc đoạn sách ngôn sứ Isaia. Và đoạn sách này đã ám chỉ về Ngài…Tin Mừng của thánh Luca viết : ” Dân Do Thái không chấp nhận việc Đức Giêsu thi hành sứ vụ cứu thế của Ngài ở Nazarét,quê hương của Ngài “. Dân Do Thái, đặc biệt những người dân ở Nazarét đã không đón nhận Ngài, họ thiển cận, ích kỷ không nhận ra Ngài là Đấng cứu thế, đang hiện diện giữa họ.

Thánh Luca viết :” Mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, họ trổi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành trì của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người rẽ qua giữa họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người rẽ qua giữa họ mà đi “ ( Lc 4,29-30 ).

Thiên Chúa quyền năng và chính Ngài sự Thật, là sự Sống, là con Đường, nên không ai có thể làm được gì, nên tất cả mọi mưu mô, mọi mưu kế của con người đều không thể làm được gì gì, Ngài đã đi qua họ cách dễ dàng.

Những người đồng hương với Chúa Giêsu đã không thể tin nổi thần khí của Thiên Chúa lại đổ xuống trên con ông Giuse, thợ mộc. Đối với những người dân Do Thái lúc đó, họ luôn có một mơ ước là Đấng cứu tinh đến với họ phải là một vị vua đánh Đông dẹp Bắc và giải phóng dân tộc Israen khỏi ách nô lệ của người La Mã. Đàng này, Đấng họ mong đợi không thể nào lại là một người nghèo làm nghề thợ mộc và lại là con ông Giuse thợ mộc và bà Maria nội trợ…Nên, họ không đón nhận Đức Giêsu.

Dân làng Nazarét câm phẫn tột độ khi họ yêu cầu Chúa Giêsu làm phép lạ để họ tin, nhưng Chúa không làm theo ý của họ. Họ đã bạo động, đã muốn tiêu diệt Ngài và khử trừ Ngài : “ Không một ngôn sứ nào được đón tiếp nơi quê hương của mình “ ( Lc 4,34 ). Đức Giêsu đã không khi nào làm theo ý họ và Ngài cũng không chiều theo các đầu mục, các vị lãnh đạo tôn giáo đòi Ngài chứng minh giáo lý của Ngài.

Các người dân làng Nazarét kết án Chúa Giêsu là phạm thượng, lộng ngôn thì những người Pharisêu đòi đóng đinh Chúa Giêsu trên thập giá. Mặc dầu Chúa Giêsu rất yêu thương dân làng Nazarét nhưng Ngài không thể làm việc, rao giảng tại đó vì họ cố chấp, cứng lòng tin. Chúa đã phải bỏ quê hương mà đi rao giảng nơi khác. Chúa luôn kiên nhẫn, chờ đợi, tạo cơ hội để con người biết sám hối và tin vào Người.

Đức Giêsu đã bị dân Do Thái có thành kiến xấu về mình. Họ có định kiến về Chúa không thể xóa được. Do đó, dù Chúa tốt lành, công chính, thánh thiện, tuyêt đối hoàn hảo nhưng họ vẫn cho là Chúa có tội.

Dân Do Thái có thành kiến rất xấu với Chúa Giêsu. Chính thành kiến đã ngăn cản họ đến với Chúa là Chân lý. Đức Giêsu là Thiên Chúa mạnh mẽ, oai hùng đã vượt qua các tầng trời, đã băng giữa họ mà đi.Đấng oai hùng, mạnh mẽ ấy luôn có tấm lòng nhân từ khi con người ngỗ nghịch, quay lưng phản bội lại Người.

Chúa luôn ban cho chúng ta, tạo cho con người một cơ hội để quay trở lại với Người. Thiên Chúa luôn đòi hỏi chúng ta phải lắng nghe và thực Lời Người. Điều Người đòi hỏi là con người và chúng ta phải thực thi bác ái dẫu có bị người đời ghen ghét và thù oán. Vì “ tôi tớ không thể lớn hơn chủ. Nếu họ đã đã bắt bớ Ta, họ cũng sẽ bắt bớ các con …”.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con sức mạnh để chúng con can đảm làm chứng cho Chúa dù thế gian có căm ghét, thù oán, bách hại chúng con.Xin cho chúng con luôn biết đem yêu thương vào nơi oán thù, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao dân làng Nazarét lại không đón nhận Chúa Giêsu ?
2.Tại sao Chúa Giêsu lại bỏ quê hương Nazarét để tiếp tục thi hành sứ vụ tại những nơi khác ?
3.Thành kiến gây gì cho chúng ta ?
4.Chúa đòi hỏ chúng ta phải làm gì ?
 
Thi ca suy niệm: Chúa nhật tuần 4 thường niên C
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
10:39 29/01/2019
Chúa Nhật 4 THƯỜNG NIÊN. C
(Luca 4: 21-30)
QUÊ HƯƠNG


Lời Kinh ứng nghiệm nơi Ngài,
Tai nghe cho thấu, đừng chai cứng lòng.
Nhiều người thán phục cầu mong,
Tin yêu quí mến, tình trong phục quyền.
Tiểu tâm những kẻ hão huyền,
Nghi ngờ giả định, tuyên truyền tẩy chay.
Hỏi rằng bác thợ có hay?
Giu-se thợ mộc, ở ngay trong làng.
Khinh chê thách thức rõ ràng,
Thực hành phép lạ, cả làng quan chiêm.
Tiên tri nhân chứng thanh liêm,
Mọi người đón tiếp, là điềm trời ban.
Đồng hương từ chối dẹp tan,
Không tin chẳng đón, dối gian phỉnh phờ.
Ê-li dấu chỉ không ngờ,
Một người bà góa, nương nhờ tấm thân.
Ê-li-sê đến cùng dân,
Phong cùi cứu chữa, Naa-mân người ngoài.
Hội đường căm phẫn với Ngài,
Hùa nhau trục xuất, lòng chai chối từ.

Chúa Giêsu trở về quê để rao giảng tin mừng. Nói về quê hương, tâm hồn ai cũng rạo rực niềm nhớ thương và trìu mến. Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn và là nơi chất đầy kỷ niệm của thời niên thiếu. Chúa trở về quê không chỉ thăm quê nhà mà còn đem tin mừng cứu độ. Thoạt đầu, mọi người qúi mến, thán phục nghe lời Chúa giảng dậy. Chúa Giêsu đã giảng như người có quyền, lời Chúa có sức đánh động và biến đồi tâm hồn. Ngày qua ngày, người ta cảm thấy như bị đe dọa phải thay đổi. Họ biết và nhận ra rằng nghe lời Chúa là một thách thức đổi đời. Lời của Chúa làm xáo trộn những tập tục sẵn có và người ta bắt đầu nghi vấn.

Dân làng toa rập chất vấn về nguồn gốc họ hàng và gia cảnh của Chúa. Đồng hương chỉ nhìn dáng vẻ bề ngoài. Họ không biết về nguồn gốc của Chúa từ đâu. Họ chỉ biết Ngài là con ông Giuse, thợ mộc và mẹ Ngài là Maria. Họ không thể tin được một thanh niên trẻ cùng làng xóm lại là Đấng Cứu Thế. Họ đã thách thức đòi Chúa làm phép lạ để họ thưởng thức. Chúa đã không thỏa mãn những đòi hỏi của họ. Thế là họ căm phẫn, chỗi dậy trục xuất Chúa ra khỏi thành. Tin mừng không được chấp nhận nơi quê hương. Chúa Giêsu đã nói: Không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình.

Chúa đã xếp mình vào hàng các tiên tri và biết số phận của các tiên tri. Xưa cũng như nay, mọi người có khuynh hướng tẩy chay các tiên tri. Giống như thế, chúng ta thường muốn chối bỏ các tiên tri thật, bởi vì các ngài đòi hỏi chúng ta phải sống theo nẻo chính đường ngay, phải đi vào khuôn phép kỷ luật và sống đời gương mẫu. Chúng ta không muốn thay đổi nhiều, vì nghĩ rằng rượu cũ vẫn ngon hơn. Tin mừng của Chúa không dạy chúng ta đi tìm sự vui mừng hưởng lạc, nhưng là sống tin mừng cứu độ. Tin mừng sẽ đưa dẫn con người tới nguồn hạnh phúc vĩnh cửu.

Truyện kể: Có một bà kia thường đọc sách Tin mừng và bà đọc rất sốt sáng. Được hỏi tại sao thế? Bà dùng thí dụ trả lời: Hôm qua, tôi nhận được thơ từ người yêu. Tôi chăm chú đọc, đọc đi đọc lại nhiều lần. Không phải tôi không hiểu lời lẽ trong thơ. Tôi đọc nhiều lần vì tôi biết đó là những lời của người rất thương tôi và tôi thương người ấy.

Chúa Giêsu đã mở đường dẫn chúng ta vào hạnh phúc và niềm vui Nước trời. Chúa không lập pháo đài để bảo vệ, chiến đấu hay phân rẽ con người. Chúa lập Hội Thánh để mở con đường cứu độ. Hãy lắng nghe Tin mừng của Chúa. Tin mừng sẽ là nguồn sức sống và là niềm vui ơn cứu rỗi. Tin mừng chính là lời yêu thương của Đấng từ trời cao đem xuống cho nhân loại. Ước gì lời của Tin mừng luôn mãi là một tin vui.

THỨ HAI, TUẦN 4 THƯỜNG NIÊN
(Mc 5, 1-20).
QỦI ÁM


Bên kia bờ biển đất liền,
Chúa sang vùng mới, trước tiên chữa lành.
Nhiều người bệnh hoạn nghe danh,
Gọi nhau kéo đến, bước nhanh tới Ngài.
Ngạc nhiên phép tắc thiên tài,
Quyền uy cao cả , mọi loài suy tôn.
Một người quỉ ám vô hồn,
Gông cùm xiềng xích, tiếng đồn xông ra.
Cúi xin Thiên Chúa bỏ qua,
Cơ binh đội ngũ, xin tha thưa Ngài.
Xua trừ quỉ ám thiên tai,
Đàn heo ám nhập, chạy dài xuống sông.
Kinh hoàng chạy trốn làm công,
Chúa thương chữa khỏi, đám đông hưởng nhờ.
Hồng ân cứu độ mong chờ,
Tuyên xưng Danh Thánh, tôn thờ Chúa Con,

THỨ BA, TUẦN 4 THƯỜNG NIÊN
(21-43).
ĐỨC TIN


Giai-rô khấn vái cầu xin,
Con tôi hấp hối, cậy tin vào Ngài.
Đến nhà cứu chữa khẩn nài,
Trên đường tiến bước, đường dài cứu nhân.
Đàn bà xuất huyết bao lần,
Đưa tay chạm áo, tinh thần thấy an.
Huyết cầm thân xác tỏa lan,
Quyền năng sức mạnh, xuất ban chữa lành.
Ai người đụng chạm biến nhanh,
Bệnh nhân thú nhận, con đành xưng tên.
Xin thương cứu chữa ân đền,
Đức tin mạnh mẽ, ơn trên hộ phù.
Gia đình ông Trưởng lu bu,
Con ông tắt thở, thiên thu giã đời.
Cầm tay bé gái khấn Trời,
Chúa cho sống lại, mọi người mừng vui.

THỨ TƯ, TUẦN 4 THƯỜNG NIÊN
(Mc 6, 1-6).
QUÊ NHÀ


Về quê giảng dạy Tin Mừng,
Hội Đường đông kín, tạm dừng hỏi han.
Khôn ngoan tài đức ai ban?
Cha là thợ mộc, yên hàn sống bên.
Ma-ry, Mẹ Chúa làng trên,
Anh em cô bác, kết nên xóm làng.
Cứng lòng thách thức bẽ bàng,
Thi hành phép lạ, cho hàng xóm coi.
Quê hương khinh bỉ đua đòi,
Dân làng xúc phạm, tìm tòi ngạc nhiên.
Lòng tin yếu kém gây phiền,
Chúa đành từ chối, ra miền chung quanh.
Cố công rao giảng tin lành,
Chữa lành bệnh hoạn, thực hành ái nhân.
Làng trên xóm dưới ân cần,
Lắng nghe đạo lý, tinh thần an vui.

THỨ NĂM, TUẦN 4 THƯỜNG NIÊN
(Mc 6, 7-13).
BÀI SAI


Hai người môn đệ đồng hành,
Ra đi rao giảng tin lành cho dân.
Quyền năng chữa trị tha nhân,
Đức tin phó thác, thanh bần đơn sơ.
Không tiền, không bị, không nhờ,
Hoàn toàn tin tưởng, thiên cơ quan phòng.
Nơi nào đón tiếp cầu mong,
Thành tâm lưu lại, thong dong đáp lời.
Ai mà chê chối không mời,
Phủi chân tố cáo, những nơi bất đồng.
Môn đồ sánh bước lập công,
Kêu mời thống hối, hiệp thông ơn lành.
Tin vui loan báo hoàn thành,
Xua trừ ma quỉ, chữa lành bệnh nhân.
Chu toàn sứ vụ canh tân,
Trở về bên Chúa, dự phần phúc vinh.

THỨ SÁU, TUẦN 4 THƯỜNG NIÊN
(Mc 6, 14-29).
CHỨNG NHÂN


Gio-an nhân chứng Nước Trời,
Nói lời sự thật, bị người tống giam.
Nghe lời xiểm nịnh tham lam,
Hê-rô-đê vướng tục phàm thế gian.
Vui vầy tiệc rượu hứa ban,
Xin gì được nấy, lạm càn quyền uy.
Chiều lòng con gái phụ tùy,
Con về hỏi mẹ, xin gì vua ban.
Mẹ xin mạng sống Gio-an,
Vua sai quân lính, giã man giết người.
Cái đầu trên đĩa tách rời,
Trao cho cô gái, đầy vơi lòng người.
Gio-an hoàn tất cuộc đời,
Chứng nhân chân lý, cao vời biết bao.
Tiền hô kiên vững thanh cao,
Hy sinh chịu chết, bước vào thiên cung.

THỨ BẢY, TUẦN 4 THƯỜNG NIÊN
(Mc 6, 30-34).
NGHỈ NGƠI


Môn đồ nhận lãnh tin vui,
Ra đi rao giảng, bước lui trở về.
Vui mừng khống chế mọi bề,
Nghỉ ngơi lại sức, cận kề bên nhau.
Đoàn dân vất vưởng sầu đau,
Chúa thương cứu chữa, giúp lau giọt sầu.
Tông đồ mỏi mệt đêm thâu,
Xuống thuyền ghé bến, ngõ hầu tránh xa.
Tìm nơi hẻo lánh xa nhà,
Cánh đồng vắng vẻ, dần dà luyện tâm.
Nhiều người tìm đến âm thầm,
Như chiên lạc lõng, dẫn lầm lối đi.
Động lòng thương xót từ bi,
Chúa thương an ủi, mỗi khi đau buồn.
Ơn ban phúc lộc mưa tuôn,
Dưỡng hồn nuôi xác, ban nguồn ân thiêng.
 
Ơn gọi và sứ vụ làm ngôn sứ của người Tín Hữu
Lm Đan Vinh
19:24 29/01/2019
CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN C
Gr 1,4-5.17-19 ; 1 Cr 12,31-13,13 ; Lc 4,21-30

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 4,21-30

(21) Đức Giê-su bắt đầu nói với họ: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh thánh quý vị vừa nghe”. (22) Mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người. Họ bảo nhau: “Ông này không phài là con ông Giu-se đó sao?”.(23) Người bảo với họ: “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào! (24) Người nói tiếp: “Tôi bảo thật các ông: Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”. (25) “Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: thiếu gì bà góa ở trong nước Ít-ra-en vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội. (26) Thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả. Nhưng chỉ được sai đến giúp bà góa thành Xa-rép-ta miền Xi-đon. (27) Cũng vậy, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en vào thời ngôn sứ Ê-li-sa. Nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri-a thôi”. (28) Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. (29) Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành (thành này được xây trên núi). Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. (30) Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.

2. Ý CHÍNH: ĐỨC GIÊ-SU BỊ NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG BÁCH HẠI.

Tin mừng hôm nay cho thấy Đức Giê-su đã bị người đồng hương Na-da-rét không tin và bách hại: vì họ đã không được Người làm phép lạ để chứng minh vai trò Thiên Sai của Người trong khi Người lại đòi họ phải có đức tin như điều kiện để Người làm phép lạ. Người trưng dẫn hai nhân vật thời xưa là bà góa nghèo ở Sa-rép-ta thời Ê-li-a và quan Na-a-man ở Sy-ri-a thời Ê-li-sa đã nhận được phép lạ nhờ đức tin. Do không được thỏa mãn yêu cầu, nên dân Na-da-rét đã biến từ thái độ thán phục ban đầu sang tức giận muốn giết hại Người.

3. CHÚ THÍCH:

- C 21-22: + “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh thánh quý vị vừa nghe”: Đức Giê-su trình bày sự xuất hiện của Người như khai mở thời kỳ hồng ân mà các ngôn sứ đã loan báo, nhưng hồng ân cứu độ ấy không dành riêng cho dân Ít-ra-en mà cho mọi dân tộc. Tin mừng Lu-ca thường nhấn mạnh đến tính cách hiện tại của ơn cứu độ bằng từ “hôm nay” (x. Lc 2,11). + “Ông này không phải là con ông Giu-se đó sao?”: Khi ra giảng đạo Đức Giê-su được 30 tuổi và thiên hạ vẫn cho rằng Người là con của ông Giu-se (x. Lc 3,23).
- C 23-24: + “Thầy lang ơi, hãy chữa lấy chính mình!”: Đức Giê-su đã dùng câu tục ngữ này để diễn tả ý muốn của các người đồng hương Na-da-rét, đòi Người phải làm phép lạ để ưu tiên phục vụ đồng hương, giống như Người đã từng làm ở các nơi. + Ca-phác-na-um: là một thành phố nằm về hướng Tây Bắc biển hồ Ga-li-lê, và là trung tâm hoạt động của Đức Giê-su. Tại đây, Đức Giê-su đã chữa lành nhiều bệnh nhân và thực thi nhiều phép lạ (x. Mc 1,21-28): tha tội trước khi chữa người bại liệt (x. Mc 2,1-12), quan tâm đến người tội lỗi (x. Mc 2,15-17), khoan dung trong việc giữ luật ăn chay và hưu lễ (x. Mc 2,18-27). + “Ông cũng hãy làm tại đây, tại quê hương ông xem nào!”: Dân làng Na-da-rét muốn thử thách Người giống như Xa-tan đã làm. Họ muốn lợi dụng Đức Giê-su để phục vụ cho ích lợi của họ (x. Lc 4,1-14). Cũng vì tưởng đã thấu hiểu nguồn gốc của Đức Giê-su, nên họ không tin Người là Con Thiên Chúa từ trời mà đến. Họ đòi Người phải làm phép lạ để chứng minh sứ mệnh Thiên Sai của Người (x. Lc 11,16). + “Không một Ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”: Ngôn sứ hay tiên tri là phát ngôn viên của Thiên Chúa để an ủi những người đau khổ tuyệt vọng, tiên báo một tương lai tốt đẹp sắp dến và động viên dân Do thái trung thành với đức tin vào Thiên Chúa (x. Is 49,8-15); Cáo trách tội của các vua quan và dân chúng như ngôn sứ Sa-mu-en đã trách phạt vua Sa-un (x. 1 V 15,12-23), Ngôn sứ Na-than đã cáo trách tội “giết chồng đoạt vợ” của vua Đa-vít (x. 2 Simon 12,1-15), Ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã lên án dân chúng thờ tà thần (x. Gr 7,30-34)... Chính do “Trung ngôn nghịch nhĩ” và “Lời thật khó nghe” mà nhiều vị ngôn sứ đã bị người đương thời thù ghét giết hại (x. Lc 6,23b). Câu “Không một ngôn sứ nào được tiếp nhận tại quê hương mình” tương tự câu “Bụt nhà không thiêng” của người Việt chúng ta.
- C 25-27: + Tôi nói cho các ông hay: Đức Giê-su muốn trình bày tính phổ quát của ơn cứu độ, nghĩa là ơn ấy được dành cho mọi dân mọi nước, chứ không dành riêng cho dân Ít-ra-en hay cho dân làng Na-da-rét. Trong thời gian giảng đạo, Đức Giê-su cũng thường đề cao đức tin của các người dân ngọai như: khen viên đại đội trưởng người Rô-ma (x. Lc 7,9) ; Dạy môn đệ noi gương bác ái của người Sa-ma-ri (x. Lc 10,36-37) ; Khen người đàn bà xứ Ca-na-an (x. Mt 15,28). + Ê-li-a và bà góa ngoại giáo thành Xa-rép-ta vượt qua cơn đói kém: Ê-li-a là một ngôn sứ rất nổi tiếng, sống vào thế kỷ thứ chín trước công nguyên. Một bà góa ở thành Xa-rép-ta miền Xi-đon sắp bị chết đói do trời hạn hán mất mùa. Nhờ tin và làm theo lời Ê-li-a dạy mà bà này đã được hưởng phép lạ làm cho hũ bột và bình dầu nhà bà đầy mãi cho tới khi hết nạn hạn hán (x. 1 V 18,1tt). + Ê-li-sa và quan Na-a-man ngoại giáo bị phong cùi: Ngôn sứ Ê-li-sa là đồ đệ của ngôn sứ Ê-li-a, rất nổi tiếng vì có khả năng chữa bệnh cách lạ lùng. Tại xứ Xy-ri-a có viên sĩ quan tên là Na-a-man bị mắc bệnh phong cùi. Nhờ được một nữ tì mách bảo, ông đã sang nước Ít-ra-en tìm đến xin ngôn sứ Ê-li-sa chữa bệnh. Nhờ tin vào quyền năng của Thiên Chúa và khiêm tốn vâng lời dạy xuống sông Gio-đan tắm 7 lần nên ông đã được phép lạ khỏi bệnh (x. 2 V 5,1-14).
- C 28-30: + Mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ: Họ phẫn nộ vì Đức Giê-su đã không thỏa mãn đòi hỏi muốn được xem Người làm phép lạ. Họ còn tức giận vì Người đã đề cao dân ngoại hơn dân Do thái được Đức Chúa ưu tuyển. Họ ganh tị vì Người coi trọng thành phố Ca-phác-na-um ngoại giáo, hơn quê hương là làng Na-da-rét của Người. Sự kiện này tiên báo Người sẽ bị người ta chống đối, mà ông Si-mê-on đã tiên báo (x. Lc 2,34). Cuối cùng Người còn bị kết án chịu chết trên cây thập giá nữa (x. Lc 20,15). + Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi: Trước sự chống đối của dân làng Na-da-rét, Đức Giê-su đã vượt qua giữa họ mà đi trên đường của Người, là đường kết thúc tại thành Giê-ru-sa-lem (x. Lc 13,33).

4. CÂU HỎI:

1) Tin mừng Lu-ca cho biết khi ra giảng đạo Đức Giê-su được bao nhiêu tuổi và người đời nghĩ Người là con của ai ?
2) Ngôn sứ và tiên tri giống hay khác nhau và có sứ vụ gì ?
3) Tại sao dân làng Na-da-rét đòi Đức Giê-su làm phép lạ cho họ xem và họ đã phản ứng thế nào khi không được thỏa mãn ?
4) Hãy kể ra một số trường hợp Đức Giê-su coi trọng dân ngọai hơn dân Do thái ?
5) Khi nêu ra hai phép lạ do ngôn sứ Ê-li-a và Ê-li-sa đã làm cho hai người đàn bà thuộc dân ngoại, Đức Giê-su muốn dạy điều gì với người đồng hương Na-da-rét ?
6) Tại sao dân làng Na-da-rét nổi giận muốn giết chết Đức Giê-su ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (Lc 4,21).

2. CÂU CHUYỆN:

1) LỜI NÓI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI VIỆC LÀM:

GEORGE HERBERT vừa là một Linh mục, lại cũng là một thi sĩ và một nhạc sĩ nghiệp dư. Một hôm trên đường đến tham dự một cuộc hòa nhạc thì gặp một người bị té ngựa nằm trên vũng bùn, ông lập tức dừng xe lại, rồi cởi áo dòng ra, xắn tay áo để đỡ người bị té kia lên mình ngựa và còn giúp đưa hành lý của người ấy lên lưng ngựa. Xong mọi chuyện, ông mới tiếp tục đi đến phòng hòa nhạc với bộ quấn áo nhếch nhác lấm bùn.
Bình thường ông ăn mặc rất sạch sẽ. Nhưng hôm nay thấy tay chân và quần áo ông đều dính đầy bùn bẩn, nên bạn bè rất ngạc nhiên. Khi nghe ông kể lại chuyện mình đã làm dọc đường thì một trong các người bạn không đồng ý vì cho rằng việc đó không phải là trách nhiệm của ông và ông không cần phải làm như vậy. George Herbert đã trả lời như sau : “Tôi thường cầu nguyện cho những người nghèo khổ. Nhưng mãi đến hôm nay tôi mới có dịp giúp đỡ họ. Nếu khi nãy không ra tay trợ giúp thì tôi đã không làm theo lời mình cầu nguyện, giống như cây đàn chưa được lên dây cho đúng cung vậy.”
Cần tránh thái độ giả đạo đức của bọn biệt phái đã bị Chúa Giê-su cáo trách : “Các kinh sư và các người Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy. Vậy, tất cả những gì họ nói, anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói mà không làm” (Mt 23,2-3).
Thánh Giacôbê thì nói : “Đức tin mà không có việc làm là đức tin chết”. Việc bác ái là cách biểu lộ đức tin rõ nét nhất. Thánh Phao-lô tông đồ cũng dạy về giá trị của lòng mến: “Đức Mến đích thực thì không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc”…“Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi”.

2) SỨC MẠNH CỦA SỰ THẬT.

Thôi Trữ là một quyền thần nước Tề, định giết vua Trang Công để đoạt ngôi báu. Ông ta cho mời các quan chức triều đình đến tư dinh để bàn mưu tính kế và uống máu ăn thề. Sau khi nghe Thôi Trữ công khai tuyên bố chống lại nhà vua, các quan chức triều đình có mặt đều tỏ ra khiếp sợ trước uy thế của Thôi Trữ và răm rắp nghe theo. Duy chỉ có Án Tử là vẫn điềm nhiên tự tại và không mở miệng thề hứa chi cả. Bấy giờ Thôi Trữ bảo Án Tử rằng: “Nếu ngươi theo ta, thì sau khi ta thâu đoạt được ngai vàng, ta sẽ chia một nửa nước cho. Còn nếu không nghe ta thì ngươi sẽ lập tức bị giết !”. Trước khí thế của quân phản loạn, Án Tử vẫn giữ bình tĩnh. Ông trả lời: “Lấy cái lợi để nhử và bắt người ta chống lại Quân vương là bất trung. Lấy binh khí để hiếp đáp làm cho lòng người sợ hãi phải nghe theo mình là thất đức. Giết thì giết! Ta đây quyết không làm theo việc bất trung thất đức của ngươi đâu!”. Nói xong Án Tử đứng dậy ung dung ra về, thế mà Thôi Trữ cũng không dám ra lệnh cho quân lính ngăn lại và giết hại như đã đe trước đó.
Câu chuyện trên cho thấy những lời nói đúng đắn cũng có sức mạnh chống lại được với những kẻ gian ác. Những lời đó mang tính tiên tri mà mỗi tín hữu chúng ta đều có thể thực hiện được trong cuộc sống hằng ngày,

3) CẦN KHÔN NGOAN KHI SỬA LỖI NOI GƯƠNG SA-MU-EN (x.II Sm 12,1-13):

Sau khi vua Đa-vít phạm tội ngoại tình với nàng Bát-se-va vợ của tướng U-ri-gia, và vua ngầm hạ lệnh cho đại tướng Gio-áp mượn tay quân địch ngoài mặt trận giết chết vị tướng tài này, ngôn sứ Na-than đã được Đức Chúa sai đến cáo trách tội ác vừa ngoại tình lại vừa “giết chồng đoạt vợ” của vua Đa-vít. Ngôn sứ Na-than đã vào đền vua và đã trình lên một câu chuyện hư cấu về một nhà phú hộ có 10 ngàn con chiên, nhưng sai gia nhân đến nhà anh nông dân nghèo chỉ có một con chiên cái duy nhất mà anh rất mực thương yêu, rồi bắt con chiên ấy về làm thịt để đãi bạn bè đến chơi. Vua Đa-vít sau khi nghe kể về hành động thất nhân ác đức của tên phú hộ đã tỏ thái độ tức giận với tên phú hộ, bấy giờ Na-than mới nói: “Tên phú hộ gian ác ấy chính là đức vua. Vua đã phạm tội ngoại tình với nàng Bát-se-va rồi còn giết chồng là tướng U-ri-gia để đoạt vợ của ông ta”. Nhờ cách cáo tội khôn ngoan này mà Vua Đa-vít đã nhận ra tội lỗi to lớn của mình và đã hồi tâm sám hối.

4) ĐỪNG COI THƯỜNG NHỮNG HỒNG ÂN HIỆN TẠI CỦA CHÚA:

Có một nhà hiền triết nọ chuyên làm cố vấn giúp đỡ những ai buồn phiền chán nản. Bất cứ ai đến xin cũng đều được nhà hiền triết cho lời khuyên hữu ích.
Một hôm, một người chủ xưởng may đến xin nhà hiền triết giúp giải quyết khó khăn gặp phải trong gia đình. Gia đình ông gồm 9 người: hai vợ chồng và 7 đứa con trai nhỏ. Họ sống chen chúc nhau trong một căn chòi nóng bức chật chội. Do không có chỗ chơi nên lũ trẻ rủ nhau vào vui đùa trong xưởng may tương đối rộng rãi. Bà mẹ luôn miệng la hét lũ trẻ để giữ trật tự. Còn ông chủ phần lo sản xuất quần áo, phần bị lũ con la hét quậy phá nên tâm trí không lúc nào được thanh thản.
Nghe hoàn cảnh của gia đình ông chủ xưởng may, nhà hiền triết liền cho lời khuyên như sau:
- Ông hãy ra chợ mua một con dê đực và mang về cột nó trong xưởng may để lũ trẻ hết chỗ quậy phá.
Tuy không hiểu hết lý do, nhưng ông chủ xưởng may vốn tin vào khả năng của nhà hiền triết, nên vâng lời ra chợ mua về một con dê đực và cột nó vào góc xưởng may khiến lũ trẻ không còn chỗ vui chơi quậy phá. Nhưng bây giờ lại đến lượt con dê đực. Không những nó phóng uế bừa bãi bốc mùi hôi thối trong xưởng may, mà miệng nó không ngừng kêu “be be”… khiến ai nấy đều cảm thấy rất khó chịu !
Mấy hôm sau, ông chủ xưởng may lại đến than phiền về sự quậy phá của con dê với nhà hiền triết và lần này ông lại cho lời khuyên:
- Ông hãy về nhà và mau mang con dê ra chợ bán đi cho người khác.
Nghe vậy, ông chủ xưởng may cảm thấy vui như vừa được giải thoát khỏi gánh nặng. Ông vội về dắt con dê ra chợ bán, đang lúc bà vợ cùng gia nhân làm tổng vệ sinh để tẩy uế nhà xưởng. Bảy đứa nhóc sau khi thấy xưởng may sạch sẽ, lại rủ nhau vào trong xưởng vui đùa la hét như trước. Có điều bây giờ tiếng la hét của chúng không còn làm ông bố khó chịu. Ông tự nhủ: dù sao, tiếng la hét của lũ trẻ cũng dễ chịu hơn nhiều so với tiếng kêu của con vật dơ bẩn đáng ghét kia … Và từ ngày đó gia đình ông chủ xưởng may lại được yên vui hạnh phúc như trước.

3. THẢO LUẬN:

Trên đường rao giảng Tin Mừng, Đức Giê-su đã luôn ưu ái và đề cao dân ngoại hơn dân Do Thái. Vậy noi gương Đức Giê-su, hôm nay chúng ta nên đối xử thế nào với anh em lương dân để giới thiệu Chúa cho họ ?

4. SUY NIỆM:

1. Đức Giê-su thi hành sứ vụ Thiên Sai tại Na-da-rét và bị đồng hương chống đối:

Tin Mừng CN hôm nay thuật lại: Trong Hội đường Na-da-rét, sau khi đọc đoạn sách của Ngôn sứ I-sai-a về sứ vụ Đấng Thiên Sai, Đức Giê-su đã tuyên bố: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà quý vị vừa nghe” (Lc 4,21). Lúc đầu dân làng Na-da-rét thán phục về tài ăn nói khôn ngoan lưu loát của Đức Giê-su, nhưng rồi do thành kiến về nghề thợ mộc thấp hèn và về gia thế tầm thường của Người, nên họ đã không tin Người là Đấng Thiên Sai. Họ đòi Đức Giê-su phải chứng mình vai trò Thiên Sai bằng việc làm phép lạ như đã làm tại thành Ca-phác-na-um. Nhưng Người đã không làm phép lạ nào tại đây vì họ cứng lòng tin. Đức Giê-su cho biết sở dĩ dân ngoại đã được hưởng phép lạ, vì họ đã tin và đã làm theo lời vị ngôn sứ. Rồi Đức Giê-su kết luận chua chát: “Không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình”. Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ vì họ nghĩ Đức Giê-su coi trọng dân ngoại hơn dân Do thái, và khinh thường người đồng hương. Họ hè nhau lôi Người lên triền núi để xô Người xuống vực, nhưng “người đã băng qua giữa họ mà đi” (Lc 4,30).

2. Sứ vụ làm ngôn sứ của các tín hữu hôm nay:

Mỗi người chúng ta nhờ phép rửa tội và thêm sức mà được tham phần vào sứ vụ ngôn sứ của Đức Giê-su. Để chu toàn được sứ vụ cao quý này, chúng ta cần tránh và cần làm những gì?
-Cần tránh thành kiến với tha nhân: Dân làng Na-da-rét do có thành kiến về nghề nghiệp và gia cảnh của Đức Giê-su, nên đã không tin vào sứ vụ Thiên Sai của Người. Thành kiến là một thói xấu mà ai trong chúng ta ít nhiều cũng mắc phải: Cùng một lời nói hay việc làm do một người có địa vị cao hay uy tín lớn nói thì được mọi người coi trọng, đang khi nếu lời nói đó do một người bình thường thì sẽ bị mọi người coi thường.
-Cần tránh thái độ ích kỷ cục bộ: Qua câu chuyện hũ bột tại nhà bà góa nghèo thời Ê-li-a không bị cạn, và bệnh cùi của viên quan ngoại giáo Na-a-man thời Ê-li-sa được khỏi bệnh cách lạ thường, Đức Giê-su cho thấy hết mọi dân tộc đều được Chúa ban ơn cứu độ chứ không dành riêng cho dân Do thái, miễn là họ phải có lòng tin, thể hiện qua việc thực hành Lời Chúa. Đức Giê-su muốn chúng ta hôm nay không đóng khung các họat động truyền giáo hay việc chia sẻ bác ái trong phạm vi hạn hẹp, mà phải sẵn sàng mở rộng tình thương cho mọi người.
-Cần nói lời Chúa cách trung thực: Làm ngôn sứ không dễ, vì phải nói lời Chúa cách trung thực, dù sự thật thường hay mất lòng. Nhưng đã là ngôn sứ thì chúng ta phải trung thành nói lời Chúa và sẵn sàng đón nhận hậu quả là có thể bị kẻ gian ác thù ghét bách hại.
-Cần dũng cảm bênh vực công lý: Làm ngôn sứ đôi khi cũng phải lội ngược dòng. Chúng ta cần tránh nghe theo dư luận xấu, cũng không hùa theo số đông lầm lạc, mà phải ứng xử khôn ngoan theo lời Chúa dạy. Điều này đòi ta phải dũng cảm đứng về phía sự thật và còn phải khôn ngoan để giữ hòa khí với mọi người. Chính thái độ can đảm và khôn ngoan dám bênh vực công lý này sẽ giúp người đời nhận biết tôn thờ Thiên Chúa như lời Chúa phán: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).

3. Phải thi hành sứ vụ Ngôn sứ thế nào?

- Sứ vụ ngôn sứ không dễ thực hiện: Để nói Lời Chúa cách hữu hiệu cho người có lỗi, chúng ta cần sửa lỗi cách khôn ngoan, theo cách ngôn sứ Na-than sửa lỗi vua Đa-vít (x. II Sm 12,1-13).
- Cần sửa lỗi tha nhân như thế nào? : Ngày nay, để việc sửa lỗi đạt kết quả, chúng ta cần theo các bước như sau:
Nhờ ơn Chúa giúp trước khi sửa lỗi “Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,8).
Cần tạo uy tín trước khi sửa lỗi, là phải tự sửa lỗi mình trước để tránh tình trạng: “Chân mình những lấm bê bê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người”.
Cần sửa lỗi do động lực tình thương chứ không do sự thù ghét.
Cần áp dụng phương pháp “viên thuốc bọc đường”, “khen trước chê sau”, “khen nhiều chê ít”.
Cần sửa lỗi từng bước: Một là chỉ nói riêng một mình với kẻ có lỗi; Hai là mang theo một hai nhân chứng; Ba là đưa kẻ có lỗi cố chấp ra cộng đoàn; Bốn là coi kẻ cố chấp như dân ngoại và phó thác họ cho lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa (x. Mt 18,15-17).

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Xin giúp chúng con chu tòan sứ vụ rao giảng Lời Chúa trong xã hội hôm nay. Để chu toàn sứ vụ ngôn sứ, xin cho chúng con biết chuyên cần học sống Lời Chúa tại nhà thờ, đọc câu Lời Chúa trong giờ kinh tối gia đình hằng ngày. Xin cho chúng con biết làm chứng cho “Sự Thật” (x Ga 14,6) bằng lối ứng xử thân thiện và khiêm tốn phục vụ những người đau khổ bất hạnh. Xin cho chúng con luôn tin vào sức mạnh của sự thật vì: “Sự thật sẽ giải phóng các ông” (Ga 8,32).

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON





 
Tám mối phúc thật _ Thánh Lễ Giao Thừa
Lm Đan Vinh
19:31 29/01/2019
LỄ ĐÓN GIAO THỪA ĐẦU XUÂN
Mt 5,1-10

1. LỜI CHÚA:“Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3)

2. CÂU CHUYỆN:

PAUL GETTY là ông chủ một hãng dầu lớn nhất tại Anh Quốc. Khu đất ông ở rộng bốn mươi mẫu tây. Tài sản của ông trị giá hàng tỷ mỹ kim. Thế mà mỗi ngày ông đều phải thức dậy làm việc từ lúc ba giờ sáng. Chung quanh ông lúc nào cũng có tới mười cảnh sát bảo vệ. Mỗi ngày, ông nhận được hàng trăm cú điện thoại và những lời đe dọa ám sát… Ông đã phải thốt lên rằng: “Tôi là người chẳng bao giờ biết đến hạnh phúc!”.

3. THẢO LUẬN:

1) Hạnh phúc thực sự là gì?
2) Làm thế nào để đạt được hạnh phúc thực sự trong cuộc sống hiện tại và mai sau?

4. SUY NIỆM:

Năm nay là năm Kỷ Hợi tức là năm Con Heo. Con heo trong văn hoá Đông Phương, nằm trong 12 con giáp, biểu trưng cho sự nhàn hạ, sung túc và tài chánh. Trong năm Kỷ Hợi này. Chúng ta cùng lắng nghe và thực hành Lời Chúa: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” (Mt 6, 33).

1) Lời chúc hạnh phúc đầu Xuân:

Trong những giờ khắc đón Xuân Mới này, người ta thường chúc cho nhau những điều tốt đẹp. Chẳng hạn: Chúc cho đông con nhiều cháu, phát tài phát lộc, khỏe mạnh sống lâu… Những lời cầu chúc thường qui về ba chữ: Phúc, Lộc, Thọ. Tóm lại là chúc nhau được hạnh phúc. Nhưng thế nào là hạnh phúc thực sự ?

2) Hạnh phúc không hệ tại được thỏa mãn nhu cầu thể xác:

Hạnh phúc là tâm trạng an bình thỏa mãn khi đạt được những điều mình mong ước. Tuy nhiên không nhất thiết cứ có đông con nhiều cháu, cứ sở hữu nhiều nhà cửa tiền bạc, cứ có chức cao quyền trọng hoặc được sống lâu trăm tuổi là đương nhiên có hạnh phúc… Vì lòng tham thường vô đáy như người ta thường nói: “Được voi đòi tiên”, “Đứng núi này trông núi kia cao”…
Chúng ta cũng thường chúc cho nhau khỏe mạnh, nhưng khỏe mạnh cũng không mang lại hạnh phúc đích thực. Vì nếu sức khỏe là niềm hạnh phúc, thì chắc hẳn những nhà lực sĩ sẽ là người hạnh phúc nhất. Thế nhưng, không phải luôn như vậy. Bởi vì có những người đau yếu, sức khỏe èo uột, thế mà nụ cười vẫn luôn nở trên đôi môi của họ, đang khi những người có sức khỏe vô địch lại thường xuyên lo lắng có thể bị kẻ khác soán ngôi vô địch như người xưa daỵ: “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”.
Rất nhiều người đã mong ước tìm được một việc làm hợp khả năng và kiếm ra được nhiều tiền để sống an nhàn như câu người thường nói: “Có tiền mua tiên cũng được: Đồng tiền là Tiên là Phật; Là sức bật của tuổi trẻ; Là sức khỏe của tuổi già; Là cái đà của danh vọng; Là cái lọng để che thân; Là cán cân của công lý; Là triết lý của cuộc đời”.

3) Đi tìm hạnh phúc đích thực:

Hạnh phúc thật sự không nhất thiết do tiền bạc, chức quyền, sắc đẹp, sức khỏe... dù rằng những điều đó đều là ưu điểm có khả năng mang lại cho loài người chúng ta những niềm vui trong một thời gian nào đó. Vậy hạnh phúc đích thật ở đâu?
Thực ra: Con người chúng ta không những gồm có thân xác mà còn có linh hồn. Cơm áo gạo tiền hay tiền bạc vật chất, địa vị chức quyền, sắc đẹp, tài năng, sức khỏe, sống lâu… chỉ đáp ứng được những nhu cầu về thể xác bên ngoài, mà không thỏa mãn được những nhu cầu tinh thần bên trong. Điều quan trọng để có hạnh phúc thực sự là có sự bình an trong tâm hồn. có được niềm vui trong Chúa như Đức Ma-ri-a đã dâng lời ca tụng Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (Lc 1,46-47).
Dù thân xác có gặp tai nạn bệnh tật, nhưng người có đức tin vẫn tìm thấy được niềm vui hạnh phúc trong sự nhẫn nhịn chịu đựng tha nhân và lòng quảng đại sẵn sàng tha thứ cho kẻ bách hại mình như thánh Tê-pha-nô khi bị ném đá đã cầu xin Thiên Chúa: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7,60), hoặc như Đức Giê-su trên cây thập giá đã cầu xin Chúa Cha : “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).
Như thế, hạnh phúc chúng ta nhận được phải bắt nguồn từ Thiên Chúa là nguồn mạch mang lại hạnh phúc đích thực. Nơi nào có Chúa hiện diện thì nơi ấy sẽ có bình an hạnh phúc như Người đã hứa: “Tất cả những ai đang vất và mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi. Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28-29).

4) Phương thế để được hạnh phúc thực sự là sống theo Tám Mối Phúc:

Để luôn có Chúa ở cùng, để có hạnh phúc thực sự trong Nước Trời, mỗi người chúng ta phải quyết tâm thực hành Tám Mối Phúc theo lời Chúa dạy trong Tin Mừng hôm nay: Sống khiêm hạ nghèo khó, luôn ứng xử hiền lành, chấp nhận con đường qua đau khổ vào trong vinh quang, luôn khát khao nên người công chính, có lòng chạnh thương người bất hạnh, có tâm hồn trong sạch, biết ăn ở thuận hòa, sẵn sàng chịu bách hại vì sống công chính, chấp nhận bị sỉ nhục vì danh Chúa...
Niềm hạnh phúc của một tâm hồn luôn có Chúa, cũng chính là niềm hạnh phúc mà chúng ta cần cầu chúc cho nhau trong giờ phút đón Giao Thừa và trong Năm Mới này. Dù chúng ta ít nhiều vẫn còn chịu đau khổ và gặp những điều trái ý, nhưng nếu thực sự có Chúa ở cùng, chắc chắn chúng ta vẫn sẽ vui mừng và hy vọng, bình an và hạnh phúc như thánh Phao-lô đã chia sẻ kinh nghiệm: “Tâm hồn tôi chứa chan niềm an ủi và tràn ngập nỗi vui mừng trong mọi cơn gian nan khốn khó” (2 Cr 7,4b).

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Xin cho chúng con quyết tâm thực thi tinh thần Tám Mối Phúc của Chúa trong Tin Mừng hôm nay, thể hiện qua cách suy nghĩ, nói năng và cách ứng xử khiêm tốn, vị tha, luôn nhẫn nhịn, tha thứ và từ bi nhân hậu noi gương Chúa khi xưa, để tâm hồn chúng con được bình an, vui tươi ngay từ hôm nay, là dấu chỉ sau này chúng con cũng sẽ được hưởng an bình hạnh phúc trên Thiên Đàng với Thiên Chúa Ba ngôi.- AMEN.

 
Ngày nào có cái khó của ngày ấy - Mùng Một Tết
Lm Đan Vinh
19:35 29/01/2019
MÙNG MỘT TẾT
Mt 6,25-34

1. LỜI CHÚA:

Chúa phán: “Vậy anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6,34).

2. CÂU CHUYỆN: TÁI ÔNG THẤT MÃ, AN TRI HỌA PHÚC

Sách Hoài Nam Tử có ghi lại một câu chuyện dạy đời như sau:
Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần bên Trường thành có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất dạng. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão. Ông lão rất bình tỉnh nói: Biết đâu con ngựa chạy mất ấy sẽ đem lại điều tốt cho tôi.
Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ. Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây. Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi.
Quả nhiên con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần nết, chưa quen người nên nhảy loạn lên, con ông lão bị ngựa Hồ hất xuống đất, bị té gãy một xương đùi thành ra què chân chịu cảnh tật nguyền. Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế. Ông lão thản nhiên nói: Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà lại được phúc đó.
Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều bị tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân khỏi phải đi lính, nên còn sống sót.

3. THẢO LUẬN:

1) Qua câu chuyện “Tái ông thất mã, an tri họa phúc” nghĩa là: Lão ông mất ngựa, họa hay là phúc?, bạn suy nghĩ thế nào về các điều phúc họa trong cuộc sống của bạn?
2) Tin Mừng trong thánh lễ Mùng Một Tết hôm nay dạy thế nào về sự quan phòng của Thiên Chúa trước những điều may rủi gặp phải giữa đời thường?

4. SUY NIỆM:

1) Nội dung Tin Mừng ngày đầu Năm Mới:

Tin Mừng thánh lễ ngày đầu Năm Mới hôm nay, Đức Giê-su đã dạy môn đệ đừng quá lo lắng về đời sống cho bản thân nhưng phải tin cậy vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa qua ba ví dụ cụ thể như sau:
Một là loài chim trời không gieo không gặt nhưng chúng vẫn được Cha trên trời nuôi sống.
Về việc sống lâu thì dù có lo lắng cũng không thể kéo dài đời mình thêm một vài gang tấc!
Về cơm ăn áo mặc: Như loài hoa huệ ngoài đồng không kéo sợi may mặc, thế mà Cha trên trời vẫn cho chúng mặc đẹp hơn vua Sa-lo-mon vinh hoa tột bậc.
Từ đó Đức Giê-su dạy các môn đệ phải biết phó thác cậy trông vào tình thương quan phòng của Thiên Chúa: Nếu loài chim trời chẳng đáng giá bao nhiêu, và loài hoa đồng nội sớm nở tối tàn mà Cha trên trời còn chăm sóc như thế, phương chi con cái loài người đáng giá hơn muôn phần lại không được Thiên Chúa quan phòng gìn giữ hay sao? Và Đức Giê-su kết luận: "Vậy đừng quá lo lắng về ngày mai. Ngày mai cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày đó".

2) Về sự quan phòng của Thiên Chúa:

Ngày nay chúng ta cũng có muôn ngàn nỗi lo chính đáng: Người làm cha mẹ thì lo sao cho gia đình có cái ăn cái mặc hằng ngày, lo căn nhà đang ở khỏi dột khi mùa mưa đến, lo cho con cái học hành tử tế, lo cho người nhà mắc bệnh được có tiền để khám bệnh uống thuốc, lo giá cả tiêu dùng không bị tăng vọt, lo mùa màng ngoài đồng không bị thất bát do nắng hạn, sâu rầy hay lũ lụt... Những nỗi lo như thế phát xuất từ trách nhiệm của mỗi người chúng ta và đều chính đáng đúng theo thánh ý của Thiên Chúa.

3) Phải tránh thói ỷ lại lười biếng và vô trách nhiệm:

Chim trời tuy không phải vất vả gieo gặt như loài người, nhưng chúng cũng phải bay đi đó đây để tìm mồi. Hoa huệ ngoài đồng tuy không phải dệt may nhưng cũng phải đâm rễ tìm chất bổ dưỡng. Đàng khác chính Đức Giê-su đã nói: "Ngày nào có cái khổ của ngày ấy" (Mt 6,34).
Không những Đức Giê-su không muốn chúng ta lười biếng vô trách nhiệm, mà còn muốn ta phải chịu khó làm việc để góp phần làm cho môi trường ta đang sống, cho thế giới này ngày một tốt đẹp hoàn thiện hơn. Ngay từ khi dựng nên loài người, Thiên Chúa đã ra lệnh cho họ phải canh tác trái đất và làm chủ vạn vật. Trong dụ ngôn về những nén bạc (x. Mt 25,15-25), Đức Giê-su đã đòi mỗi đầy tớ phải làm lợi cho chủ gấp đôi các nén bạc được trao, chứ không phải đem đi chôn giấu. Như vậy, chúng ta có bổn phận phải lo lắng, tiên liệu cho tương lai. Điều Chúa không chấp nhận là quá lo lắng về đời sống vật chất, coi nó là cùng đích đời mình.

4) Tiên vàn phải lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa:

Người môn đệ Đức Giê-su phải coi trọng nước Thiên Chúa. Những điều khác cũng cần phải quan tâm, nhưng không được coi chúng hơn Nước Thiên Chúa. Thường người ta coi tiền bạc vật chất là ưu tiên số một và có khả năng giải quyết được mọi vấn đề của con người. Nhưng thực tế chứng minh suy nghĩ ấy là sai lầm. Thực ra tiền bạc của cải là phương tiện cần giúp con người có đời sống tốt hơn như người ta thường nói: “Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc”. Nhưng của cải tự nó không mang lại hạnh phúc. Nó chỉ tốt khi chúng ta biết dùng nó như phương tiện, như đầy tớ của chúng ta. Nhưng tên đầy tớ tiền bạc này lại rất có uy, rất dễ biến thành ông chủ lúc nào không biết. Khi nó đã nắm quyền làm chủ, nó sẽ bắt chúng ta phải phụng sự nó với bất cứ giá nào.
Ưu tiên tìm nước Thiên Chúa là phải chịu khó làm việc với hết khả năng, tìm kiếm đối sách và nhìn xa trông rộng để giải quyết các vấn đề mới phát sinh theo khả năng của mình. Cần tránh thái độ ỷ lại vào tình thương và quyền năng của Thiên Chúa. Khi gặp sự khó chúng ta tránh thái độ thụ động, nhưng phải biết chủ động xin ơn Thánh thần soi sáng để tìm ra cách giải quyết theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su trong Tin Mừng. Cần theo lời người xưa dạy: “Hãy làm hết sức mình, rồi trời sẽ giúp”, hoặc : “Hãy thắp sáng lên ngọn đèn, chứ đừng ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối”.

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa Giê-su. Hôm nay Chúa đã dạy chúng con phải biết ưu tiên tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính, còn những thứ khác như ăn gì mặc gì, thì phó thác vào tình thương quan phòng của Cha trên trời. Xin cho chúng con ý thức rằng: “Đồng tiền chính là đầy tớ tốt nhưng lại là ông chủ xấu”. Nhờ biết sử dụng đồng tiền phục vụ cho Nước Chúa và phục vụ tha nhân, mà chúng con sẽ có sự bình an trong tâm hồn và sẽ nên chứng nhân trước mặt người đời, xây dựng một thế giới mới tốt đẹp là Nước Trời đời sau.- AMEN.


 
Hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ - Mùng Hai Tết
Lm Đan Vinh
19:41 29/01/2019
MÙNG HAI TẾT
Mt 15,1-6

1. LỜI CHÚA:
Chúa phán: “Thiên Chúa đã dạy : Ngươi hãy thờ cha kính mẹ. Kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: Ai nói với cha với mẹ rằng: Những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa” Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa” (Mt 15,4-6).

2. CÂU CHUYỆN:

1) LÁ THƯ CHA MẸ KHUYÊN DẠY CON VỀ LÒNG HIẾU THẢO:

Con thân yêu.
"Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và cảm thông với bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống có làm rơi vung vãi... Nếu như bố mẹ có gặp khó khăn trong cái ăn cái mặc... Xin con hãy bao dung! Con hãy nhớ lại những ngày giờ mà bố mẹ đã phải trải qua với con, để dạy cho con bao điều hay kẽ phải khi con còn thơ bé.
+ Nếu như bố mẹ cứ lập đi lập lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì con cũng đừng bao giờ cắt ngang lời bố mẹ... mà hãy lắng nghe! Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm đến khi con đi vào giấc ngủ... và bố mẹ luôn làm cho con.
+ Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên coi đó là điều xấu hổ. Con hãy nhớ... lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải bao lần dỗ ngọt để vỗ về mỗi khi tắm rửa cho con.
+ Khi con thấy sự giới hạn về kiến thức của bố mẹ trong cuộc sống văn minh hiện đại, con cũng đừng tỏ vẻ thất vọng nhưng hãy để bố mẹ có thêm thời gian tìm hiểu. Bố mẹ đã từng dạy con bao điều... từ cái ăn, cái mặc cho đến tự chăm sóc bản thân và đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.
+ Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói... hãy để bố mẹ có thời gian nhớ lại và nếu như bố mẹ có quên, con cũng đừng vì thế mà bực mình nổi giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là luôn được nhìn thấy con, được ở bên và nghe con nói, thế thôi!
+ Nếu như bố mẹ chưa muốn ăn, con cũng đừng ép!... vì bố mẹ biết khi nào bị đói hay không.
+ Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập cho con trong những bước đi đầu đời.
+ Một ngày nào khi con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng, không ai tránh được hết mọi sơ sót lầm lẫn. Con đừng xót xa về sự già nua của bố mẹ.
+ Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con từ khi con mới chào đời. Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi lúc tuổi già bóng xế... Hãy giúp bố mẹ những tháng ngày vắn vỏi còn lại với tình yêu thương và lòng nhẫn nại...
Điều bố mẹ mong ước duy nhất là có thể nở nụ cười mãn nguyện trước khi nhắm mắt lìa đời giữa đoàn con cháu đầy lòng kính tin Chúa và chân thành yêu thương nhau.
Thương con thật nhiều... Bố mẹ..."

2) SÓNG TRƯỚC VỖ ĐÂU, SÓNG SAU VỖ ĐÓ:

Một người đàn ông kia sống chung với người cha cao niên và đứa con trai mới năm tuổi của anh ta. Một hôm người cha của anh do tuổi già tay bị run, thường hay làm bể cái chén kiểu đắt tiền khi ăn cơm, nên anh ta ra vườn nhặt mang về một chiếc gáo dừa rồi gọt dũa làm thành một cái chén gáo dừa cho bố anh ta dùng. Đứa con trai thấy vậy liền hỏi lý do tại sao thì anh ta trả lời con rằng: Để ông nội con dùng khỏi bị bể nếu ăn cơm có bị run tay làm rơi xuống đất.
Một hôm anh ta thấy đứa con trai của anh đang loay hoay dùng dao chơi với một chiếc gáo dừa. Sợ con bị đứt tay anh liền ngăn cản. Khi được hỏi tại sao làm như vậy thì được đứa con trả lời: “Con thấy bố cho ông nội ăn cơm bằng chiếc gáo dừa để khỏi bị bể, nên con cũng chuẩn bị trước cho bố một cái, để sau này bố già dùng nếu bố có bị run tay giống như ông nội bây giờ!”.

3. THẢO LUẬN:

1) Về lối sống hiếu thảo với ông bà tổ tiên, bạn có đồng ý với câu người xưa nói: “Sóng trước vỗ đâu, sóng sau vỗ đó” hay không? Tại sao?
2) Bạn sẽ làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ ông bà trong dịp Tết và trong thời gian sắp tới?

4. SUY NIỆM:

1) Ngày Xuân xây dựng tình thân gia đình:

Hôm nay, ngày Mồng Hai Tết là dịp để các tín hữu chúng ta thực hành bổn phận hiếu thảo với ông bà tổ tiên, cụ thể là cha mẹ sinh thành ra chúng ta. Sự hiếu thảo được thể hiện qua những lời nói, thái độ cử chỉ và hành động của con cái với cha mẹ, cụ thể là món quà chúng ta dâng tặng cha mẹ nói lên lòng thảo hiếu đối với các ngài.
Ngày Tết cũng là ngày hội vui của đại gia đình. Ai cũng mong ngày Tết được đoàn tụ với người thân trong gia đình. Mọi người Việt Nam đều muốn được chờ đón những giờ phút thiêng liêng của ngày đầu năm bên cạnh cha mẹ ông bà cùng với anh chị em con cháu.

2) Phương cách tỏ lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ:

Sự hiếu thảo không chỉ được biểu lộ trong những ngày Lễ Tết, nhưng còn phải được thể hiện trong suốt những ngày tháng dài sống chung với ông bà cha mẹ trong gia đình.
Phải sống thế nào cho tròn chữ hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ. Nếu cha mẹ chúng ta còn khỏe, con cái phải tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho chúng ta lá chắn che chở suốt đời mình.
Nếu cha mẹ già yếu, con cháu phải tránh coi thường và coi các ngài như gánh nặng. Hãy nói với các ngài bằng những lời thưa gởi hiếu kính, cảm thông với những sự lẩm cẩm của các ngài và đừng bao giờ tỏ thái độ vô lễ to tiếng cãi lại hoặc khinh thường cáu gắt với các ngài. Hãy luôn tôn trọng các ngài vì chính các ngài cũng đã từng phải kiên nhẫn ân cần chăm sóc, bú mớm dọn dẹp vệ sinh cho ta khi ta còn thơ bé.
Khi cha mẹ qua đời, con cái hãy năng đọc kinh cầu nguyện, xin lễ và làm các việc lành để các ngài sớm được về thiên đàng. Hãy lập bàn kính nhớ tổ tiên bên cạnh và thấp hơn bàn thờ Chúa. Hãy năng đọc kinh cầu nguyện cho ông bà cha mẹ vào giờ kinh tối gia đình hằng ngày hoặc trong những ngày Giỗ Tết trong năm.

3) Làm gì trong những ngày này?:

- Tết là dịp để con cháu làm việc ở xa trở về nhà để xum họp với ông bà cha mẹ. Thế nhưng có mấy ai đã thực sự đã sống tròn chữ hiếu?
Người xưa có câu: "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ", diễn tả những nỗi vất vả, công khó cực nhọc của các bậc làm cha mẹ khi phải chăm sóc cho con cái từng miếng ăn giấc ngủ, giúp con được học hành vui chơi....
- Xin đừng phụ công ơn dưỡng dục của các bậc sinh thành. Hãy sống sao cho đúng phận làm con, vì: “Công cha như núi thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
- “Sóng trước vỗ đâu, sóng sau vỗ đó”. Chúng ta cư xử với cha mẹ mình thế nào thì con cái của chúng ta sau này cũng sẽ đối xử với chúng ta như vậy.
Dịp Xuân Mới, bạn sẽ biếu món quà gì cụ thể để tỏ lòng hiếu thảo biết ơn cha mẹ ông bà đang còn sống và các bậc tổ tiên đã qua đời?

5. LỜI CẦU:

Lạy Thiên Chúa Cha là Chúa tể của Mùa Xuân đất trời. Xin chúc lành cho ngày họp mặt của gia đình chúng con hôm nay. Xin liên kết mọi người chúng con trong tình yêu của Cha. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con biết trân trọng giây phút xum vầy trong ngày đầu Xuân, coi đó là hồng ân Cha ban để sống trọn tình con thảo với tổ tiên ông bà cha mẹ và sống yêu thương huynh đệ với anh chị em trong gia đình ruột thịt của chúng con.- Amen.

 
Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn !- Mùng Ba Tết
Lm Đan Vinh
19:46 29/01/2019
MÙNG BA TẾT NGUYÊN ĐÁN
Mt 25,14-30


1. LỜI CHÚA:

"Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. Ai có nói, thì nói lời Thiên Chúa; ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban. Như thế, trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giê-su Ki-tô" (1Pr 4,10-11).

2.CÂU CHUYỆN:

1) SỰ TÍCH CỦA CON TRÂU ĐI CÀY

Ngày xưa, khi thế gian mới được tạo thành, Thượng Đế đã sai một vị thần từ trời xuống trần mang theo 1 bao hạt lúa và 1 bao cỏ để gieo trên mặt đất. Thượng Đế đã dặn đi dặn lại vị thần gieo trồng là phải gieo hạt lúa làm thức ăn cho loài người trước rồi mới được gieo cỏ làm thức ăn cho loài vật. Nhưng khi xuống tới trần gian, do mải mê ngắm phong cảnh tuyệt đẹp khác lạ của trần gian nên thần gieo trồng đã quên lời dặn của Thượng Đế mà gieo cỏ trước khi gieo lúa. Từ đó, cỏ không cần trồng mà vẫn mọc lên khắp nơi và thú vật không cần lao động vẫn có dư cỏ ăn, đang khi loài người muốn có gạo ăn phải vất vả cày bừa gieo trồng mà có khi vẫn bị bữa no bữa đói. Thượng Đế thấy vậy liền phạt tội vị thần gieo trồng tắc trách này hóa kiếp thành con Trâu để giúp loài người cày bừa trước khi gieo lúa, rồi khi nào ăn hết cỏ mới được lên thiên đường. Nhưng rồi do cỏ mọc nhanh, Trâu không sao ăn hết được, nên Trâu cứ phải tiếp tục chịu vất vả cày bừa đền tội và không sao thoát được kiếp làm trâu trở lại thiên đường.

Câu chuyện dạy chúng ta bài học: phải luôn làm việc nghiêm túc chăm chỉ để có cái ăn như câu người ta thường nói: "Tay làm hàm nhai, tai quai miệng trễ". Hoặc như câu tục ngữ phương Tây: “Hãy làm hết sức mình rồi trời sẽ giúp”. Không có chuyện lười biếng ở không, rồi cứ “ngồi há miệng chờ sung rụng” mà được.

2) AI CŨNG ĐỀU GIÀU CÓ MÀ KHÔNG NHẬN RA:

Có một chàng thanh niên lúc nào cũng ngồi than thân trách phận không may của mình, nên không thể nào giàu có được. Ngày nọ, một ông lão đi qua thấy vẻ mặt ủ ê của anh ta bèn hỏi :
- Chàng trai kia, sao trông cậu buồn bã thế, cậu có điều gì không vui sao?
- Cháu không hiểu tại sao cháu làm việc vất vả mà vẫn nghèo. Chàng trai buồn bã nói.
- Cháu mà nghèo ư, cháu đang giàu có đấy chứ ?
- Chưa thấy ai nói với cháu như vậy cả, vì thực sự cháu rất nghèo.
- Này nhé: Giả như ta chặt ngón tay cái của cháu, và trả 3 lượng vàng thì cháu có chịu không?
- Không ạ.
- Giả như ta chặt một bàn tay của cháu và trả 30 lượng vàng, cháu có chịu không?
- Không bao giờ.
- Vậy nếu ta lấy đi đôi mắt của cháu và trả cháu 300 lượng vàng, thì cháu thấy thế nào?
- Cũng không được.
- Vậy nếu ta trả cháu 3000 lượng vàng để hai ông cháu chúng ta hoán đổi số phận, để cháu trở thành một lão già như ta có được không?
- Đương nhiên là không.
- Cháu muốn giàu. Vậy nếu ta trao cho cháu 30,000 lượng vàng để lấy đi mạng sống của cháu, thì cháu thấy thế nào?
- Cháu cảm ơn ông! Cháu đã hiểu cháu đang là một người giàu có mà cháu không biết.

Người ta thường nói: "Đứng núi này trông núi kia cao". Nhiều người lúc nào cũng mở miệng than thân trách số phận mình đen bạc, đang khi thực ra họ còn đang hạnh phúc hơn nhiều người. Điều quan trọng là mỗi người chúng ta phải cố gắng chu toàn bổn phận của mình bằng hết khả năng Chúa ban. Hãy làm cho nén bạc được trao phó có thể phát sinh thêm nhiều nén bạc khác, thì mới đáng được Chúa ban hạnh phúc Nước Trời đời sau.

3. THẢO LUÂN:

1) Thánh Kinh dạy gì về lao động trí óc và tay chân?
2) Mỗi tín hữu chúng ta phải làm gì cho bản thân, gia đình và khu phố mình đang sống trong Năm Mới này?

4. SUY NIỆM:

Tin mừng Gio-an hôm nay cho biết về công trình tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa như sau: “Lúc khởi đầu, đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa, nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tao thành” (Ga 1,1-3). Hôm nay, Hội Thánh muốn các tín hữu hiểu biết giá trị của công việc tạo dựng của Thiên Chúa và dạy chúng ta phải tích cực cộng tác với Chúa để hoàn thiện thiên nhiên như Chúa đã tự nhủ khi tạo nên loài người: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất” (St 1,26).
1) Loài người được trao quyền làm chủ thiên nhiên:
Sau khi sáng tạo trời đất, Thiên Chúa đã trồng một vườn cây ở Ê-đen về phía Đông, và đặt vào đó con người do ngài dựng nên… “Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác” (St 2,9). Như vậy, Thiên Chúa không muốn con người ở không, nhưng đòi họ phải làm việc. Bởi vì: “Nhàn cư vi bất thiện”. Từ đây con người phải làm việc theo thánh ý Thiên Chúa và chỉ làm việc thành công khi biết cậy dựa vào ơn Chúa giúp như tác giả Thánh Vịnh đã viết: “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (Tv 127,1).

2) Gương sáng lao động của thánh gia Na-da-rét:

Khi xuống thế làm người, Đức Giê-su đã được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo khó tại làng Na-da-rét: Cha nuôi của Người là ông Giu-se hành nghề thợ mộc, mẹ đẻ là bà Ma-ri-a thì chăm lo công việc nội trợ phục vụ chồng con. Còn trẻ Giê-su thì ngoan ngoãn hiếu thảo vâng lời cha mẹ (x. Lc 2,51) và sẵn sàng chia sẻ với nỗi vất vả của cha mẹ, qui hướng mọi việc theo thánh ý Chúa Cha (x. Lc 22,41), và luôn làm vui lòng Ngài (x. Lc 2,46; Ga 4,34).
Trong khi đi giảng đạo, Đức Giê-su đã đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa lành mọi thứ tật bệnh. Người đặt nặng việc phục vụ tha nhân hơn việc giữ Luật Mô-sê. Do đó Người đã chữa bệnh trong ngày sa-bát là ngày bị cấm làm việc. Người đã trả lời cho các đầu mục Do thái như sau: "Ngày sa-bát được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày sa-bát” (Mc 2,27-28). Đức Giê-su cũng khẳng định vai trò ngang hàng với Thiên Chúa trong công việc như sau: “Cho đến nay Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc” (Ga 5,17).

3) Phải chăm chỉ làm việc để phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân:

Tin Mừng hôm nay thuật lại dụ ngôn của Đức Giê-su về những nén bạc nhằm dạy môn đệ phải cộng tác để làm lợi ra các nén bạc vật chất tinh thần được Chúa trao phó như sau:
Có một ông chủ sắp đi xa liền gọi các đầy tớ đến mà trao phó tài sản của ông: người này năm nén, người kia ba nén, người khác một nén tùy khả năng mỗi người. Điều ông muốn nơi các đầy tớ là sự chăm chỉ làm việc theo ý của ông và không chấp nhận sự lười biếng. Khi ông chủ trở về và đòi các đầy tớ tính sổ: người đã lãnh năm nén ba nén bạc đều đã làm lợi thêm gấp đôi nên được chủ khen thưởng. Trái lại, người lãnh một nén do sự bất tín và biếng nhác đã mang nén bạc đi chôn vì sợ hãi thay vì yêu mến ông chủ. Anh ta đã bị mất những gì đang có.

4) “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn!” :

Thời Giáo Hội sơ khai, tông đồ Phao-lô nghe biết có một số tín hữu ở Thê-xa-lô-ni-ca lười biếng làm việc vì nghĩ rằng sắp đến tận thế, ngài đã viết thư khuyên họ như sau: "Khi còn ở với anh em, chúng tôi đã chỉ thị cho anh em: ai không chịu làm thì cũng đừng ăn! Thế mà chúng tôi nghe nói: trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân. Phần anh em, hãy làm việc thiện, đừng sờn lòng nản chí!” (2 Tx 3,10-13). Rồi khi từ biệt các tín hữu ở Ê-phê-sô, Phao-lô đã chia sẻ kinh nghiệm về sự làm việc như sau: "Chính anh em biết rõ: những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, đôi tay này đã tự cung cấp. Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: Cho thì có phúc hơn là nhận." (Cv 20,33-35).

5) Chúng ta phải làm gì?

Trong Kinh Tiền Tụng lễ Mùng Ba Tết, Hội Thánh đã ca tụng Thiên Chúa như sau: "Cha còn sai Con Một giáng trần, để chia sẻ thân phận người lao động và thực hiện chương trình cứu độ muôn dân. Quả vậy, Người đã bắt chước Cha hoạt động không ngừng, nêu gương cho chúng con biết chuyên cần làm việc, không những để no cơm ấm áo, và góp phần xây dựng xã hội loài người, mà còn để làm rạng Danh Cha, và mở rộng Nước Trời ngay tại thế ".
Ông Tê-tu-li-a-nô dạy người tín hữu phải làm mọi việc với tinh thần đức Tin như sau: “Dù khi thức dậy hay đi ngủ, dù khi ăn hay khi làm một việc gì quan trọng, hãy bắt đầu bằng dấu thánh giá”. Thánh Phao-lô đã khuyên các tín hữu phải làm mọi sự qui hướng về Thiên Chúa: “Vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31). Mỗi người chúng ta hãy làm việc theo đúng luật và phù hợp với thánh ý Thiên Chúa khi biết sử dụng và làm lợi thêm ra những gì Chúa trao như: Sự sống, thời gian, tài năng, của cải, con cái... và cần ý thức rằng: chúng ta sẽ phải trả lẽ trước tòa phán xét sau này.

5. LỜI CẦU:

Lạy Chúa. Trong cuộc sống hằng ngày, đôi lúc chúng con vẫn còn lười biếng, chưa tích cực cộng tác với Chúa để chu toàn các nhiệm vụ được Chúa và Hội Thánh trao phó. Chúng con cũng thường kêu trách Chúa khi cầu xin mà không được như ý. Xin Chúa giúp chúng con biết sử dụng những gì trong tầm tay để phục vụ Chúa và tha nhân. Xin cho chúng con sau này được Chúa cho vào Nước Trời hưởng Tôn nhan Chúa muôn đời.- Amen.



 
Ơn tiên tri
Lm Vũdình Tường
23:18 29/01/2019
Đức Kitô về quê hương Ngài và giảng dậy trong hội đường. Người ta kinh ngạc về giáo huấn và sự khôn ngoan, thông thái của Ngài. Khi Ngài đang giảng, bỗng từ đám đông lên tiếng yêu cầu Ngài làm phép lạ như Ngài đã làm tại Caphanaum. Đức Kitô không đáp ứng lời họ yêu cầu, từ đó sinh ra bất mãn. Đám đông trở thành lớn tiếng, kẻ đồng í, người bất đồng và cuối cùng nhóm muốn giết chết Ngài trở thành nhóm chủ động.

Trước tiên, đám đông vui mừng, họ cảm thấy hãnh diện vì một người trong số họ, trong làng, từng sống âm thầm, bỗng nay trở thành nổi tiếng. Liền sau đó họ thắc mắc, có thể do ghen tị, họ nói với nhau bởi đâu con bác thợ mộc, con ông Giuse, có được khôn ngoan thông thái đến thế c.21. Dân làng tự nhận họ biết rõ nguồn gốc Ngài, biết Ngài con cái ai, anh em thế nào, sinh sống ra sao, nhưng họ không biết mục đích Ngài xuống trần gian, và Ngài có sứ mạng quan trọng cần thực hiện đó là thực hiện í Thiên Chúa Cha. Đám đông rất đúng khi nói Ngài là con bác thợ mộc ông Giuse, và bà Maria là mẹ Ngài nhưng họ không biết Ngài còn là Con Thiên Chúa và chính là Thiên Chúa. Là con bác thợ mộc, như chúng ta, Đức Kitô không thể làm phép lạ. Ngài làm phép lạ bởi Ngài là Con Thiên Chúa. Vì đám đông hiểu lầm nên Ngài thấy cần giải thích cho họ hiểu biết Ngài là ai. Đám đông trông đợi Đức Kitô làm phép lạ lớn nơi quê hương để họ cảm thấy hãnh diện hơn, tự hào hơn. Đức Kitô không đồng quan điểm đó và bởi họ chê bai, ghen tị,vì thế Ngài lên tiếng:

Không một tiên tri nào được đón tiếp nơi quê hương mình c.24.

Nghe thế, đám đông tỏ ra bực mình hơn. Nhận biết thái độ chống đối của họ Đức Kitô nhắc cho họ biết hai câu truyện nổi tiếng, hầu như ai cũng biết, trong Cựu Ước. Truyện thứ nhất xảy ra trong thời kì hạn hán ba năm không mưa, đói kém, Thiên Chúa sai tiên tri Elijah không đến với dân Do thái nhưng đến với dân ngoại bà goá thành Sidonian để giúp đỡ gia đình bà. Truyện thứ hai là việc Thiên Chúa sai tiên tri Elisha không đến chữa bệnh cùi cho người Do Thái mà lại chữa bệnh cùi cho tướng Naaman của quân đội Syria. Nghe thế đám đông hung hăng đòi giết Đức Kitô bằng cách xô ngài té từ trên cao xuống c.29. Đám đông hung dữ không chỉ đơn thuần chối bỏ lời giảng dậy của Đức Kitô mà họ còn chối bỏ chính con người Đức Kitô.

Hành động của đám đông rất gần với hành động ma quỉ đối xử với Đức Kitô khi chúng cám dỗ Ngài (xin xem Lk 4,1-12). Đức Kitô cũng dùng Kinh Thánh đáp lại; ma quỉ cũng thách thức Đức Kitô làm phép lạ, Ngài không đáp lại lời chúng yêu cầu. Cuối cùng ma quỉ cũng muốn xô ngài từ trên cao xuống thấp. Hai câu chuyện nổi tiếng trong Cựu Ước nói đến tình thương Chúa trải rộng vô bờ, cho mọi dân, mọi nước, không bị giới hạn cho riêng một dân tộc nào. Người Do Thái nào cũng rành rẽ hai câu chuyện trên, tuy thế mục đích, í nghĩa của chuyện không phải ai cũng nhớ mà hầu như bị lãng quên. Đức Kitô nhắc chuyện đó cho biết Ngài là Người của mọi người, không phải của riêng ai, của riêng dân tộc hay phe, nhóm nào.

Đức tin giúp chúng ta nhận biết Đức Kitô là con thánh Giuse và là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa. Bởi không có đức tin nên người ta tranh biện nhiều về Đức Kitô. Làm sao người ta có thể dùng sự hiểu biết giới hạn của con người để tìm hiểu Đấng vô hạn, ngoài sức tưởng tượng của con người. Chỉ cần xem cách chết của Ngài đủ biết Thiên Chúa luôn có cách riêng của Ngài và cách đó rất khác với cách người ta suy tưởng. Đức Kitô c ó nhiều người tin theo, trung thành đến phút giây cuối đời. Ngài cũng bị nhiều người loại bỏ. Điều rõ ràng cả ma quỉ lẫn dân của Ngài muốn giết chết Ngài bằng cách xô từ trên cao xuống. Kết cục Ngài tự nguyện chết đền thay tội cho nhân loại, chết không phải từ trên cao bị xô xuống theo í loài người, mà chính là theo chương trình của Thiên Chúa - từ dưới thấp được kéo lên cao treo trên thập tự.

Chúng ta nhận ơn Thánh Thần trong ngày lãnh nhận bí tích thanh tẩy, chúng ta cũng nhận ơn làm tiên tri. Trở thành tiên tri trong thời đại mới bằng cách sống chứng nhân Kitô giữa đời, rao giảng Tin Mừng bằng cuộc sống hàng ngày, hành động yêu thương tha thứ và cuối cùng cũng được Thiên Chúa nâng lên cao, sống trong vương quốc của Thiên Chúa.

TiengChuong.org

Prophetic ministry

Jesus returned to his home town and he preached in the synagogue. People were amazed by his wisdom and knowledge. The preaching was interrupted when some people from the crowd spoke up to make their point that they wanted him to perform miracle in his hometown. Jesus didn't respond to their request. The crowd's reaction became hostile against him to the point that they picked a fight with him and finally wanted to kill Jesus.

First, the crowd's feeling was wonderful; they felt joy when they listened to him. They spoke highly of him. Soon after that, they mocked him by saying: This is Joseph’s son, surely v.21. His town folk claimed that they knew of his background but knew not where he gained his knowledge, and certainly they were ignorant of His Father's business. The crowd was correct when they said he was the son of Joseph, but they were ignorant that Jesus actually was the Son of God and God Himself. As the son of Joseph, Jesus couldn't perform miracles as the crowd expected. Jesus worked miracles because He is the Son of God, and the crowd failed to see this. Jesus saw the need for correction. What he wanted to correct in the minds of the crowd was that He is both son of Joseph and Son of God. He came to the corrupt world to make it anew. The crowd failed to see the Spirit of God who is working in Him. They wanted the son of Joseph to do some miracles in Nazareth as he did in Capernaum. They would expect Jesus to do something even more in favourable for his hometown. They did not get what they wanted and that was the beginning of the problem. Seeing their expectation Jesus responded that, No prophet is acceptable in his home country v. 24. The crowd heard that and they became more disappointed. Jesus told them another two stories, both from the Old Testament: the first one was about prophet Elijah who took care of a Sidonian widow through the three years of famine and the second one was of the prophet Elisha healing Naaman, a general of the Syrian army. The crowd was furious and they rose up and tried to kill Jesus (v. 29). The crowd rejected not just his message but they ultimately rejected the man Jesus. This is the sign predicting that Jesus and his ministry will be rejected in the years to come. The two stories were supposed to say that God's mercy went beyond the chosen people. The crowd knew the stories well, but their lessons had been lost. Luke's Gospel seems to say that God's salvation is for both the Jew and the Gentile. Having faith in Jesus helps us to accept Jesus as our Lord and God. However, having no faith in Jesus becomes a universal stumbling block for those who are the finite and yet want to prove the existence of God who is the infinite.

We receive God's Spirit at our baptism and that is our lifelong prophetic mission. Our mission is to live as children of God and to tell others that God loves them all and when we finish our mission we will enter God's kingdom.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tông du UAE (3 đến 5 tháng Hai): Giới thiệu Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Đặng Tự Do
00:05 29/01/2019
Hôm 6 tháng 12 năm ngoái 2018, Tòa Thánh và Chính phủ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đồng loạt công bố về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Abu Dhabi từ ngày 3 tháng 2 đến ngày 5 tháng 2 năm 2019. Trước Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Tòa Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến tông du này của Đức Thánh Cha.

Dưới đây là một vài nét về chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng

Chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng là thể theo lời mời ngài tham dự “Hội nghị liên tôn quốc tế về tình huynh đệ của nhân loại”, do Thái tử Mohammed bin Zayed Al Nahyan của Abu Dhabi đưa ra trong chuyến viếng thăm Vatican hồi tháng Chín, 2016. Đồng thời, chuyến viếng thăm này cũng là để đáp lại lời mời của Giáo Hội Công Giáo tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Vì tình trạng đau yếu thường xuyên của phụ hoàng là Quốc Vương Khalifa bin Zayed, Thái tử Al Nahyan là người thực sự nắm quyền tại Abu Dhabi. Thái tử Mohammed bin Zayed Al Nahyan được coi là động lực của những thay đổi tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ông có một cái nhìn cởi mở đối với phương Tây và Kitô Giáo, mà thể hiện cụ thể nhất là Chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại quốc gia này. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đi vào lịch sử như vị Giáo Hoàng đầu tiên đặt chân đến vùng Vịnh sau khi tiên tri Muhammad của Hồi Giáo chinh phục được vùng này.

Chúa Nhật 3 tháng 2

Theo chương trình, sau khi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô, lúc 1h chiều ngày Chúa Nhật 3 tháng 2 (ngày 29 tháng 12 âm lịch), Đức Thánh Cha sẽ khởi hành từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Abu Dhabi.

Ngài sẽ đến nơi vào lúc 10h tối, theo giờ địa phương. Mặc dù khuya như thế, vẫn có lễ nghi chào đón chính thức được diễn ra tại khu vực sân bay dành cho Tổng thống tại Abu Dhabi.

Thứ Hai 4 tháng 2

Sáng thứ Hai, ngày 4 tháng 2, lúc 12 giờ trưa sẽ có lễ nghi chào đón chính thức tại phủ tổng thống. Đức Thánh Cha sẽ có cuộc hội đàm với Thái tử Al Nahyan.

Lúc 5 giờ chiều cùng ngày, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các thành viên của Hội đồng trưởng lão Hồi giáo tại Đại Đền Thờ Hồi Giáo Sheikh Zayed.

Lúc 6:10 chiều, Đức Thánh Cha sẽ tham dự “Hội nghị liên tôn quốc tế về tình huynh đệ của nhân loại” tại Đài tưởng niệm vị lập quốc.

Thứ Ba 5 tháng 2

Sáng Thứ Ba, ngày 5 tháng 2 (ngày mùng Một Tết Âm Lịch)

Lúc 9:15 sáng, Đức Thánh Cha sẽ kính viếng nhà thờ chánh tòa Thánh Giuse của miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập.

Lúc 10:30 sáng, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh lễ tại vận động trường Zayed của thủ đô Abu Dhabi.

Lúc 12:40 chiều, lễ từ biệt tại sân bay của Tổng thống.

Lúc 1 giờ chiều, máy bay cất cánh về Rôma.

Dự kiến lúc 5 giờ chiều, theo giờ Rôma, Đức Thánh Cha sẽ đến sân bay quân sự Ciampino của Rôma.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, thường được gọi vắn tắt là UAE – đó là chữ viết tắt từ tên tiếng Anh United Arab Emirates. UAE là một liên bang quân chủ chuyên chế tại Tây Á. Quốc gia này nằm trên bán đảo Ả Rập và giáp với vịnh Ba Tư, có biên giới trên bộ với Oman về phía đông và với Ả Rập Xê Út về phía nam, có biên giới hàng hải với Qatar về phía tây và với Iran về phía bắc.

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc vào năm 2017, dân số nước này được ước tính là 9.4 triệu dân, trong đó 88% là người nhập cư: 38.2% là người Ấn Độ, 10.2% là người Ai Cập, 9.4% là người Pakistan và 6.1% là người Phi Luật Tân. Cũng có một con số đông đảo những người Việt Nam sang lao động tại đây.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là một liên bang gồm bảy tiểu vương quốc, được thành lập vào ngày 2 tháng 12 năm 1971. Các tiểu vương quốc cấu thành liên bang này là Abu Dhabi, Ajman, Dubai, Fujairah, Ras al-Khaimah, Sharjah và Umm al-Quwain. Mỗi tiểu vương quốc do một vị Quốc Vương cai trị. Các vị Quốc Vương hình thành Hội đồng Tối cao Liên bang. Một trong các vị Quốc Vương được chọn làm tổng thống của liên bang. Tổng thống hiện nay là Quốc Vương Khalifa bin Zayed.

Hồi giáo là quốc giáo và tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức. Tuy nhiên, trên thực tế tiếng Anh và Ấn Độ là hai ngôn ngữ phổ biến tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Vài nét lịch sử

Vùng đất bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Omar, Bahrain, và Syria trước đây là vùng toàn tòng Kitô Giáo. Sáu vị Giáo Hoàng là những người xuất thân trong vùng này.

Năm 630, Muhammad gửi mật sứ đến thuyết phục những nhà hoạt động chính trị người Omar. Họ được đưa sang Medina, cải đạo sang Hồi giáo và bí mật về nước khởi nghĩa thành công lật đổ vương triều Sassanid. Sau khi lên nắm quyền, họ thực thi chính sách Hồi Giáo hoá bằng bạo lực trong toàn vùng.

Sau khi Muhammad từ trần vào năm 632, Abu Bakr, là cha vợ và là đồng chí của Muhammad lên nắm quyền. Một số tín hữu Hồi Giáo tin rằng Muhammad muốn nhường chức Khalifa (nghĩa là người thừa kế) cho Ali ibn Abi Talib, thường gọi tắt là Ali, là con rể và cũng là người anh em họ, chứ không phải cho Abu Bakr. Những người ủng hộ Ali tách ra thành Hồi Giáo Shiite /ʃiː-aɪt/, còn những người ủng hộ Abu Bakr gọi là Hồi Giáo Sunni. Hai bên đánh giết nhau cho đến nay.

Các cộng đồng Hồi giáo mới thành lập ở phía nam vịnh Ba Tư cũng rơi ngay vào hố chia rẽ này. Khalip Abu Bakr phái một đội quân từ thủ đô Medina đánh chiếm lại vùng này. Họ tái chinh phục được lãnh thổ sau các trận chiến đẫm máu tại Dibba khiến ít nhất 10,000 người thiệt mạng.

Tuy nhiên, có thể nói lịch sử của vùng đất này cho đến tận ngày nay là lịch sử của các cuộc chiến tranh liên tục giữa hai hệ phái Hồi Giáo Shiite và Sunni. Bản đồ của vùng này ngày nay, sau khi được vẽ đi vẽ lại nhiều lần, cho thấy Iran, Iraq, Bahrain là “toàn tòng” Shiite, trong khi ở các quốc gia khác, người Sunni chiếm đa số mặc dù vẫn có các cộng đồng đáng kể các tín hữu Shiite như tại Yemen, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Kuwait, Qatar, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay cả tại Ả rập Xê út nơi khét tiếng là thẳng tay với Hồi Giáo Shiite vẫn có sự hiện diện của các cộng đồng Hồi Giáo thuộc hệ phái này.

Chiến tranh triền miên, nạn hải tặc và các mưu toan thực dân hóa vùng này của Nga và Pháp đã khiến các quốc gia trong vùng ký một hiệp ước vào năm 1892 để nhờ Anh bảo hộ.

Tuy nhiên, đến năm 1966, tình hình trở nên rõ ràng rằng chính phủ Anh không còn đủ khả năng cai quản và bảo hộ khu vực này. Ngày 24 tháng Giêng năm 1968, Thủ tướng Anh Harold Wilson công bố quyết định triệt thoái hoàn toàn vào tháng 12, 1971.

Bahrain độc lập vào tháng 8, và Qatar độc lập vào tháng 9 năm 1971. Bảy nước còn lại hợp thành một liên bang lấy tên Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, và tồn tại như thế cho đến nay.

Kinh tế

Trữ lượng dầu của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đứng thứ 7 thế giới, còn trữ lượng khí đốt thiên nhiên của nước này đứng thứ 17 thế giới. Vì thế, thu nhập của quốc gia này chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên.

Sheikh Zayed là Quốc Vương của Abu Dhabi và là tổng thống đầu tiên của liên bang. Ông tận dụng các thu nhập từ dầu mỏ để cái cách các lĩnh vực y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Thành phố đông dân nhất liên bang là Dubai cũng là một thành phố toàn cầu quan trọng và là một trung tâm hàng không quốc tế.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được đánh giá là một cường quốc trong khu vực và với những thay đổi cởi mở như hiện nay, quốc gia này sẽ nhanh chóng đóng một vai trò quan trọng trong bàn cờ chính trị của khu vực và thế giới. Chuyến tông du của Đức Thánh Cha, vì thế, được quan tâm một cách đặc biệt.

Hệ thống pháp lý

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất thuờng bị chỉ trích do thành tích nhân quyền của họ, cụ thể là việc áp dụng Luật Hồi giáo Sharia trong hệ thống pháp lý. Theo Tổ chức Human Rights Watch, các tòa án hình sự và dân sự tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất áp dụng chặt chẽ các yếu tố trong luật Sharia, được hệ thống hóa trong bộ luật hình sự và luật gia đình, theo cách thức kỳ thị chống lại nữ giới.

Đánh roi và ném đá là các hình phạt phổ biến dành cho các tội ngoại tình, tình dục trước hôn nhân và tiêu thụ các thức uống có cồn. Người phạm tội ngoại tình bị đánh 100 roi nếu chưa lập gia đình và bị ném đá đến chết đối với người đã kết hôn. Phụ nữ phá thai bị đánh 100 roi và có thể phải ngồi tù đến 5 năm.

Bên cạnh các tòa án dân sự, còn có hệ thống các tòa án Sharia, là những tòa có thẩm quyền chuyên biệt đối với các vụ án liên quan đến gia đình và luân lý. Cả người không Hồi Giáo cũng bị chi phối bởi luật Sharia và các tòa án Sharia.

Bội giáo là tội bị tử hình tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Báng bổ tôn giáo là bất hợp pháp. Ngoại kiều dính líu vào việc lăng mạ Hồi giáo nhẹ thì bị trục xuất, nặng thì ngồi tù, thậm chí lãnh án tử hình.

Việc truyền giáo gần như không thể thực hiện được. Một người phụ nữ khi đi ta đường phải có nam giới tháp tùng. Vì thế, trừ phi người nam tháp tùng ấy cũng có ý muốn theo đạo, một người phụ nữ tự mình đi đến nhà thờ là điều khó có thể xảy ra. Việc kết hôn giữa một người phụ nữ Hồi Giáo với một người đàn ông không Hồi Giáo được xem là một hình thức “gian dâm”, và người phụ nữ có thể bị ném đá đến chết như trong trường hợp một người phụ nữ đã có gia đình ngoại tình với người khác. Một người đàn ông Hồi Giáo có thể kết hôn với một người phụ nữ không Hồi Giáo, nhưng con cái bắt buộc phải theo Hồi Giáo.

Đồng tính luyến ái là bất hợp pháp và là một tội bị tử hình theo luật tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tuy nhiên, trong thực tế những người bị bắt thường bị xử phạt từ 10 năm tù cho đến 15 năm tù. Nhiều người đồng tính bị đánh chết bởi các bạn tù.

Các tòa án Sharia cũng đưa ra các bản án cắt cụt tay chân tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Đóng đinh cũng được coi là một biện pháp trừng phạt pháp lý tại đây.

Trong tháng Ramadan, ăn, uống hoặc hút thuốc công khai từ khi bình minh đến lúc hoàng hôn cũng bị coi là phạm pháp.

Truyền thông

Truyền thông tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được phân loại là “không có tự do” theo báo cáo của Freedom House. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng xếp hạng rất thấp trong xếp hạng về tự do báo chí thường niên của Phóng viên không biên giới.

Việc chỉ trích chính phủ là điều không được phép, chỉ trích các quan chức chính phủ và thành viên hoàng tộc cũng không được phép. Án tù giam được tuyên cho các cá nhân “chế nhạo hoặc làm tổn hại” danh tiếng của quốc gia và “thể hiện sự khinh miệt” tôn giáo.

Tôn Giáo

Theo Pew Research, Hồi giáo chiếm 77%. Kitô Giáo chiếm 12%. Ấn giáo 4%. Phật giáo 4% và các tôn giáo khác 2%.

Hồi giáo là tôn giáo lớn nhất và là quốc giáo chính thức tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Chính phủ đi theo chính sách khoan dung với các tôn giáo khác và hiếm khi can dự vào hoạt động của những người phi Hồi giáo. Tương tự như vậy, những người phi Hồi giáo được mong đợi tránh can dự vào các vấn đềthuộc Hồi giáo hay giáo dục Hồi giáo.

Tuy nhiên, chính phủ áp đặt các hạn chế về truyền bá các tôn giáo khác dưới bất kỳ phương thức truyền thông nào.

Có khoảng 31 nhà thờ Kitô Giáo giáo trên khắp liên bang, một đền thờ Ấn Độ giáo trong khu vực Bur Dubai, một đền thờ đạo Sikh tại Jebel Ali và cũng có một chùa Phật Giáo tại Al Garhoud.

Trong toàn miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả rập có 13 nhà thờ Công Giáo. Riêng tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có 9 nhà thờ. Theo Niên Giám Tòa Thánh năm 2014, tổng dân số trong vùng là 38,185,000, trong đó có 942,000 người Công Giáo. Ước lượng của Liên Hiệp Quốc vào năm 2018 là 42,948,063 dân trong đó có 1,300,500 người Công Giáo. Tất cả đều là những người lao động nước ngoài thuộc khoảng 150 quốc tịch khác nhau. Bên cạnh đó, còn có 67 linh mục và khoảng 100 nhân viên mục vụ thuộc dòng Capuchin đến từ tỉnh Tuscan, Italia.


Source: Apostolic Vicariate of Southern Arabia Programme of the Visit of Pope Francis to THE UNITED ARAB EMIRATES (3 -5 February 2019)
 
Tông du UAE (3 đến 5 tháng Hai): Giới thiệu Miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập
Đặng Tự Do
07:39 29/01/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất từ ngày 3 tháng Hai đến ngày 5 tháng Hai. Dưới đây là một vài nét về công việc chuẩn bị cho chuyến tông du này và về Giáo Hội Công Giáo tại địa phương.

1. Công việc chuẩn bị cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha

Hàng trăm ngàn người được tin là sẽ có mặt trong thánh lễ với Đức Thánh Cha lúc 10:30 sáng, thứ Ba 5 tháng Hai, tức là ngày mùng một Tết Kỷ Hợi, tại vận động trường Zayed của thủ đô Abu Dhabi. Sân vận động này có sức chứa khoảng 300,000 người. Tính cho đến hết tháng 12 vừa qua, Ủy ban Truyền thông Miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập cho biết 120,000 người đã nhận được vé tham dự thánh lễ. Con số này được tin là sẽ tăng mạnh trong những ngày gần đến chuyến tông du của Đức Thánh Cha.

Cũng theo tin từ Ủy ban này chính quyền Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đồng ý cung cấp phương tiện di chuyển miễn phí cho tất cả những người Công Giáo sống tại quốc gia này để họ có thể đến được vận động trường Zayed. Từ tất cả các “Access Hubs”, tức là các ga tàu điện chính, các bến xe trung tâm, những ai có vé vào vận động trường Zayed đều được di chuyển miễn phí trong ngày thứ Ba 5 tháng Hai.

283 ca viên của các ca đoàn thuộc 9 nhà thờ tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã tham gia vào một cuộc thi chọn ra 120 ca viên cho ca đoàn hát lễ trong thánh lễ với Đức Giáo Hoàng. Các ca viên này tiêu biểu cho các cộng đoàn Phi Luật Tân, Ấn Độ, Li Băng, Syria, Jordania, Armenia, Pháp, Ý, Nigeria, Hoa Kỳ, Nam Dương, Hoà Lan và Á Căn Đình.

Ca đoàn sẽ được phụ họa bằng một cây đàn Đại Phong Cầm và một dàn kèn gồm 10 nhạc cụ. Paul Griffiths, một người Anh Giáo, là thành viên trong Ban Giám Đốc phi trường Dubai sẽ phụ trách cây Đại Phong Cầm.



Hàng chục ngàn cuốn sách có tựa đề “Who is Pope Francis?” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô là ai?) được in đầy màu sắc để phát cho các em thiếu nhi nhằm giới thiệu Đức Phanxicô và ý nghĩa chuyến tông du của ngài tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Có hơn 25,000 trẻ em tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tham dự các lớp Giáo lý thường kéo dài 1 giờ vào ngày thứ Sáu, thứ Bẩy hay Chúa Nhật.

2. Lịch sử Miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập

Năm 1888, Đức Giáo Hoàng Leo XIII thành lập Miền Giám Quản Tông Tòa Ả Rập đầu tiên gọi là Miền Giám Quản Tông Tòa Aden để chăm sóc tinh thần cho người Công Giáo trong khu vực.

Một năm sau, Miền Giám Quản Tông Tòa Aden được đổi thành Miền Giám Quản Tông Tòa Ả Rập và bao trùm toàn bộ Bán đảo Ả Rập: Bahrain, Ả Rập Saudi, Oman, Qatar, Yemen và các nước trong khu vực ngày nay ta gọi là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Từ năm 1916, Miền Giám Quản Tông Tòa Ả Rập được giao cho các linh mục dòng Capuchin của tỉnh Tuscan ở Florence, Italia chăm sóc.

Vì tình trạng bất ổn chính trị ở Aden, Tòa Giám mục đã được chuyển đến Abu Dhabi thủ đô Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất vào năm 1974.

Vào ngày 31 tháng 5 năm 2011, Miền Giám Quản Tông Tòa Ả Rập đã được chia thành hai: Miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập và Bắc Ả Rập

Đồng thời, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 trao trách nhiệm tìm kiếm nhân sự truyền giáo trong 2 miền Giám Quản này cho cha Bề Trên Tổng Quyền Dòng Phanxicô Capuchin.

3. Miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập

Miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập bao gồm các quốc gia trong Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman và Yemen.

Vị Giám Quản Tông Tòa hiện này là Đức Cha Paul Hinder, người Thụy Sĩ, thuộc dòng Anh em hèn mọn Capuchin.

Tòa Giám Mục có trụ sở đặt tại Nhà thờ Thánh Giuse ở Abu Dhabi, thủ đô của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Theo Niên Giám Tòa Thánh năm 2014, tổng dân số trong vùng là 38,185,000, trong đó có 942,000 người Công Giáo. Ước lượng của Liên Hiệp Quốc vào năm 2018 là 42,948,063 dân trong đó có 1,300,500 người Công Giáo. Tất cả đều là những người lao động nước ngoài thuộc khoảng 150 quốc tịch khác nhau. Bên cạnh đó, còn có 67 linh mục và khoảng 100 nhân viên mục vụ thuộc dòng Capuchin đến từ tỉnh Tuscan, Italia.

Tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất các tín hữu Công Giáo được thờ phượng trong 9 nhà thờ là:

Nhà thờ Thánh Giuse, ở Abu Dhabi

Nhà thờ Đức Maria, ở Dubai

Nhà thờ Thánh Phanxicô Assisi, ở Dubai

Nhà thờ Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, ở Sharjah

Nhà thờ Đức Maria, ở Al Ain

Nhà thờ Thánh Antôn thành Padua, ở Ras Al Khaimah

Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, ở Fujairah

Nhà thờ Thánh Phaolô Tông Đồ, ở Mussafah

và nhà thờ Thánh Gioan Tẩy Giả ở Ruwais, đang được xây dựng.

Ngoài ra còn có thêm bốn nhà thờ ở Oman.

Các Thánh lễ được cử hành bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau bao gồm: tiếng Anh, tiếng Tagalog của Phi Luật Tân, tiếng Ả Rập, tiếng Mã Lai, tiếng Konkani, tiếng Tamil, tiếng Urdu, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Triều Tiên. Giáo lý cũng được giảng dạy bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và trong các nghi thức khác nhau của Giáo Hội bao gồm cả thánh lễ bằng tiếng Latinh.

Đối với anh chị em tín hữu đến từ các nước, nhà thờ vừa là nơi duy trì đức tin vừa là điểm kết nối về mặt văn hóa. Cho nên, các nhà thờ lúc nào cũng nhộn nhịp các hoạt động của các sắc dân và cộng đoàn.

Với con số 9 ngôi nhà thờ được xây cất và hoạt động, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là quốc gia “nhân đạo” nhất đối với người Công Giáo trong vùng Vịnh. Tại Ả Rập Saudi, chẳng hạn, không một ngôi nhà thờ nào được phép xây cất và nhiều người Công Giáo vướng vào vòng tù tội chỉ vì mang một cuốn Kinh Thánh vào quốc gia này hay tham dự một “thánh lễ chui” tại tư gia.

Vì thế, người Công Giáo ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất rất biết ơn sự cởi mở và khoan dung tôn giáo của các quan chức chính phủ.

Từ khi bắt đầu thành lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, chính phủ đã hỗ trợ cộng đồng Công Giáo. Đôi khi chính phủ còn tặng đất để xây nhà thờ và trường học Công Giáo.

4. Các trường Công Giáo

Xây một ngôi nhà thờ đã khó, xây một ngôi trường có thể còn khó khăn hơn cả ngàn lần vì không phải giấy phép xây dựng ngôi trường là đủ mà còn hàng loạt những thứ phải được thông qua và cấp phép như chương trình học, nội dung giảng dạy, việc chiêu sinh, thi cử, công nhận bằng cấp.. trong bối cảnh là niềm tin Kitô thường đối kháng với ý thức hệ Hồi Giáo đang thống trị tư tưởng xã hội.

Ơn Chúa quan phòng, Miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập vẫn có thể xây dựng và điều hành các trường từ mẫu giáo đến trung học. Hiện có hơn 8,500 học sinh đang theo học tại các trường Công Giáo tại Abu Dhabi, Dubai, Sharjah và Fujairah.

Một trường học mới ở Ras Al Khaimah sẽ được khánh thành vào tháng 9 năm 2019.

Trường tư thục Thánh Giuse được thành lập tại Abu Dhabi vào năm 1967 và trường trung học Công Giáo Đức Maria được thành lập tại Dubai vào năm 1968. Các trường này thuộc sở hữu và quản lý bởi Giáo Hội Công Giáo dưới sự lãnh đạo của Đức Cha Paul Hinder.

5. Nhà thờ chánh tòa Thánh Giuse

Nhà thờ Thánh Giuse là nhà thờ chánh tòa của Đức Cha Paul Hinder. OFM Cap.

Quốc Vương Shakhbut bin Sultan Al Nahyan, cai trị UAE từ 1926 đến 1966, có một cảm tình đặc biệt đối với phương Tây. Ông đã từng áp dụng một học thuyết kinh tế của Kinh Tế Gia Adam Smith của Tô Cách Lan, gọi là Mercantilism, là một lý thuyết kinh tế và thực tiễn phổ biến ở châu Âu từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 trong đó thúc đẩy sự điều tiết của chính phủ đối với nền kinh tế quốc gia với mục đích tăng cường sức mạnh nhà nước. Chính sách này tỏ ra rất thành công tại Abu Dhabi, và do đó, càng củng cố thêm cảm tình của nhà vua với phương Tây.

Trong chuyến công du Âu Châu vào năm 1951, Quốc Vương được Đức Thánh Cha Piô XII tiếp rất trọng thị. Đến khi Đức Thánh Cha Piô XII băng hà, nhà vua đã làm một cử chỉ rất đẹp đối với Giáo Hội Công Giáo là không những cho phép xây dựng ngôi thánh đường Công Giáo đầu tiên tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, mà còn tặng luôn mảnh đất để xây nhà thờ. Thật vậy, với sắc lệnh ký ngày 22 tháng 6 năm 1963, nhà vua tặng cho Giáo Hội “mảnh đất vàng” nằm trên đại lộ dọc bờ biển của Abu Dhabi.



Phe ta qua đó chủ yếu là làm “cu li”, tiền đâu mua nổi mảnh đất bên bờ biển đẹp như thế.

Ngôi nhà thờ đầu tiên tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được thánh hiến vào ngày 19 tháng 2 năm 1965 bởi Đức Cha Magliacani, Giám Quản Tông Tòa Ả Rập, và được đặt tên là nhà thờ Thánh Giuse.

Năm 1974, khi chạy giặc từ Aden về Abu Dhabi, Giáo Hội địa phương đã chọn ngôi nhà thờ này làm nhà thờ chánh tòa.

Lúc 9:15 sáng, sáng Thứ Ba, ngày 5 tháng 2 (ngày mùng Một Tết Âm Lịch), Đức Thánh Cha sẽ kính viếng ngôi nhà thờ này như một cử chỉ biết ơn.

Năm 1966, Quốc Vương Shakhbut bị lật đổ trong một cuộc chính biến không đổ máu và phải lưu vong tại Li Băng. Quốc Vương Zayed Bin Sultan Al Nahyan lên thay. Nhà vua là phụ hoàng của vị thái tử đã mời Đức Thánh Cha Phanxicô sang thăm quốc gia này.

Sau khi ngồi vững trên ngai vàng, Quốc Vương Zayed đã tặng thêm cho Giáo Hội Công Giáo một lô đất mới để xây nhà thờ tại Mushrif. Vào tháng 8 năm 1981, Đức Cha Gremoli đã cho khởi công xây dựng nhà thờ mới.

Nhà thờ mới được thánh hiến vào ngày 25 tháng 2 năm 1983. Buổi lễ khánh thành có cả sự hiện diện của cựu vương Shakhbut, người đã cho đất xây ngôi nhà thờ đầu tiên. Sau thời gian 5 năm lưu vong tại Li Băng, năm 1971, ông được phép trở lại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

6. Miền Giám Quản Tông Tòa Bắc Ả Rập

Miền Giám Quản Tông Tòa Bắc Ả Rập trước đây được gọi là Miền Giám Quản Tông Tòa Kuwait được thành lập vào ngày 31 tháng 5 năm 2011 theo một sắc lệnh của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.

Miền Giám Quản Tông Tòa này bao trùm các vùng lãnh thổ phía bắc của Kuwait, Bahrain, Qatar và Ả Rập Saudi

Đức Cha Camillo Ballin, MCCJ, một Giám mục thuộc dòng Comboni là Giám Quản Tông Tòa. Đức cha Ballin cư trú tại Tòa Giám Mục đặt tại Awali, Bahrain.

7. Đức Cha Paul Hinder, Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập

Đức Cha Paul Hinder sinh ngày 22 tháng Tư, 1942 tại Bussnang, Thụy Sĩ. Ngài gia nhập dòng Phanxicô Capuchin vào năm 1962 và được thụ phong linh mục ngày 4 tháng 7 năm 1967.

Ngài đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm Giám Mục Phụ Tá cho Miền Giám Quản Tông Tòa Ả Rập vào ngày 12 tháng 12 năm 2003; và vào ngày 30 tháng Giêng năm 2004, ngài được tấn phong Giám mục tại Abu Dhabi.

Vào ngày 21 tháng 3 năm 2005, Đức Giám Mục Hinder đã được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Ả Rập, cai quản Giáo Hội Công Giáo tại sáu quốc gia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain, Oman, Qatar, Ả Rập Saudi và Yemen ở Bán đảo Ả Rập. Ngài kế vị Đức Giám Mục Bernard Gremoli, là nhà lãnh đạo của Giáo Hội trong khu vực từ năm 1976.

Với những kinh nghiệm quý báu trong vùng đất nhạy cảm này, Đức Cha Hinder giữ nhiều vai trò cố vấn và trong các Hội Đồng Giáo hoàng khác nhau tại Vatican, bao gồm Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn và Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. Ngài cũng là thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Chăm sóc Mục vụ cho người di cư từ năm 2009. Bên cạnh đó, ngài còn là thành viên của phái đoàn Công Giáo trong cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn Công Giáo - Hồi giáo được tổ chức tại Rôma vào tháng 11 năm 2008.

Tháng 5 năm 2011, Tòa Thánh đã phân chia lại địa giới trách nhiệm trong khu vực và thành lập hai Miền Giám Quản Tông Tòa; một ở Bắc Ả Rập, bao gồm Kuwait, Bahrain, Qatar và Ả Rập Saudi và thứ hai là Nam Ả Rập, bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Oman và Yemen. Đức Cha Hinder được giao trách nhiệm khu vực Nam Ả Rập và cư trú tại nhà thờ Thánh Giuse, ở Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Đức Cha Hinder thông thạo tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Ý. Ngài cũng nói được tiếng Tây Ban Nha.


Source: Apostolic Vicariate of Southern Arabia Programme of the Visit of Pope Francis to THE UNITED ARAB EMIRATES (3 -5 February 2019)
 
Tòa án Tối cao Pakistan giữ nguyên phán quyết tha bổng Asia Bibi
Anthony Nguyễn
18:35 29/01/2019
Tòa án Tối cao Pakistan đã bác bỏ các yêu sách của các thành phần Hồi Giáo cực đoan Pakistan muốn tòa này hủy bỏ phán quyết tha bổng cho Asia Bibi, người phụ nữ Công Giáo đã bị cáo gian tội báng bổ, và phải ngồi tù oan gần 9 năm trời.

Trong phiên xử ngày 29 tháng Giêng, Tối Cao Pháp Viện đã giữ nguyên quyết định lật ngược án tử hình Bibi mà tòa này đã truyền hồi tháng 10 vừa qua.

Năm 2009, Bibi bị buộc tội đưa ra những nhận xét phỉ báng tiên tri Hồi giáo Muhammad sau một cuộc tranh luận bắt nguồn từ một ly nước. Bibi đang thu hoạch quả dâu với các công nhân nông trại khác khi được yêu cầu đi lấy nước từ giếng.

Một người nhìn thấy cô uống nước từ một cái ly mà trước đó đã được những người Hồi giáo sử dụng. Người ấy nói với Bibi rằng một Kitô hữu không thể sử dụng chung một ly nước với người Hồi Giáo, vì Kitô hữu là người ô uế. Một cuộc cãi vã xảy ra sau đó, và năm ngày sau đó người ta báo cáo với một giáo sĩ Hồi giáo rằng Bibi đã phỉ báng Muhammad. Bibi và gia đình cô là những Kitô hữu duy nhất trong khu vực, và đã phải đối mặt với những áp lực buộc cải đạo sang Hồi giáo.

Cô bị kết tội phạm tội phạm thượng vào năm 2010, và bị kết án tử hình bằng cách treo cổ. Cô kháng cáo ngay lập tức. Tòa án Tối cao Lahore đã y án vào năm 2014, sau đó cô đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao của Pakistan. Tòa án tối cao đã đồng ý nghe kháng cáo của cô vào năm 2015 nhưng khất lần hẹn nữa cho đến nay mới xử.

Kể từ khi bị bắt giữ, Bibi đã nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho cô, bao gồm cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 và Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Vào năm 2015, Đức Phanxicô đã tiếp chồng và con gái cô và cầu nguyện cho cô.

Ở Pakistan, những người Hồi giáo cứng rắn đã kêu gọi tử hình cô ngay từ khi cô bị kết tội lần đầu. Luật phỉ báng của Pakistan áp đặt hình phạt nghiêm khắc đối với những người xúc phạm Kinh Qur'an hoặc phỉ báng Mohammed. Hồi giáo là quốc giáo của Pakistan, và khoảng 97% dân số là người Hồi giáo.

Phán quyết tha bổng Asia Bibi đã làm nổ ra các cuộc biểu tình dữ dội của các lực lượng Hồi Giáo cực đoan, như nhóm Tehreek-e-Labbaik do Khadim Rizvi, một thày giảng Kinh Qu’ran cực đoan lãnh đạo.

Khadim Rizvi đã tổ chức các cuộc biểu tình dữ dội được ghi nhận là lớn chưa từng thấy trong lịch sử của Pakistan cận đại sau khi Tối Cao Pháp Viện nước này tuyên bố Asia Bibi vô tội.

Trong một Fatwa, Khadim Rizvi còn táo bạo đến mức yêu cầu những người nấu ăn, những người tôi tớ và các cận vệ của ba vị thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Pakistan hãy tìm cách giết chết những vị này.

Trước các cuộc biểu tình này, chính phủ Pakistan đã chịu khuất phục Hồi Giáo cực đoan. Hôm thứ Sáu, 2 tháng 11 năm 2018, Noor-ul-Haq Qadri, Bộ trưởng Bộ tôn giáo Liên bang, và Muhammad Basharat Raja, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp bang Punjab, đã ký một thỏa thuận với bọn Tehreek-e-Labbaik thay mặt cho chính phủ. Thỏa thuận gồm hai điểm chính là đưa Asia Bibi vào danh sách những người cấm xuất cảnh, và buộc Tối Cao Pháp Viện Pakistan tái xét lại quyết định tha bổng cho Asia Bibi.

Tuy nhiên, Chánh án Asif Saeed Khosar cho biết hôm thứ ba: “Dựa trên các chứng cứ hiển nhiên, yêu sách [đòi tòa thu lại phán quyết tha bổng] này bị bác bỏ.

Asia Bibi hiện đang lẩn trốn ở Pakistan.

Nhà vận động nhân quyền Lord Alton của Liverpool đã ca ngợi Tối Cao Pháp Viện Pakistan rất đáng hoan nghênh về quyết định dũng cảm này.

“Tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ đối với các thẩm phán Tòa án Tối cao Pakistan, là những người đã dám đưa ra quyết định này, và đã sẵn sàng đặt luật lệ lên trên mọi sự cân nhắc khác, ngay cả những cân nhắc cho tính mạng riêng mình”, Lord Alton nói.

“Chúng ta không thể quên rằng vụ án Asia Bibi là một trong số rất nhiều vụ án, và theo một số ước tính, hơn 70 người hiện đang bị kết án tử hình vì các tội danh báng bổ,” ông nói thêm.


Source: Catholic Herald Asia Bibi blasphemy acquittal upheld by Pakistan Supreme Court
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn cuối năm của cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Melbourne, Australia
Khắc Thái
19:16 29/01/2019
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Còn luật nào về sử dụng nến không tẩy trắng chăng?
Nguyễn Trọng Đa
11:04 29/01/2019
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Liệu còn có luật phụng vụ nào trước Công đồng chung Vatican II đòi hỏi sử dụng nến không tẩy trắng cho các thánh lễ An táng, cho Mùa Chay, Mùa Vọng và Tuần Thánh không? Nếu có, luật ấy hiện đã bị bãi bỏ chưa hay nó vẫn còn hiệu lực? - M. L., Baton Rouge, Louisiana, Hoa Kỳ.


Đáp: Đối với câu hỏi đầu tiên, chúng tôi có thể trả lời khẳng định là có luật như thế. Đã có một luật liên quan đến việc sử dụng nến không được tẩy trắng vào các ngày và mùa nói trên.

Về câu hỏi thứ hai, luật ấy hiện không còn hiệu lực nữa. Lý do không phải là vì luật ấy đã chính thức bị bãi bỏ, mà vì Tòa Thánh không còn ra luật về chủ đề này, và để các vấn đề như thế cho các Hội đồng Giám mục quyết định. Bởi vì đòi hỏi này không còn có trong Sách lễ và không Hội đồng Giám mục nào đã hợp pháp hóa luật ấy, nên đòi hỏi cụ thể này không còn là hiệu lực nữa.

Điều này có thể là không giống với các quy định liên quan đến các thành phần của nến.

Ngay cả trước khi có cải cách phụng vụ, bắt đầu vào năm 1902, Tòa Thánh đã ban phép các Giám mục có thẩm quyền khá rộng trong việc xác định thành phần của nến, để điều chỉnh số lượng của sáp ong nguyên chất. Theo Sách Nghi lễ của A. Fortescue, J. B. O’Connor và A. Reid:

“Tỉ lệ của sáp ong trong nến nhà thờ được quy định bởi luật. Nến Phục Sinh, hai nến cho Thánh Lễ thường, sáu nến cho Thánh Lễ đại triều, và mười hai nến cần thiết cho Chầu Phép Lành phải có ít nhất 65% sáp ong thật. Tất cả các loại nến khác được sử dụng trên bàn thờ phải có ít nhất 25% sáp ong thật...

“Vì vậy, Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales, vào ngày 4-12-1906 và các Giám mục Ireland. vào tháng 10-1905, đã chỉ đạo rằng Nến Phục Sinh và hai cây nến chính trên bàn thờ trong Thánh lễ cần chứa ít nhất 65% sáp ong, và tất cả các cây nến khác được sử dụng trên bàn thờ cần chứa ít nhất 25% sáp ong”.

Trong một chú thích, các tác giả nói thêm:

“Một quyết định của Thánh Bộ Nghi Lễ (ngày 13-12-1957) cho phép các Hội nghị Giám mục địa phương sửa đổi quy định của sắc lệnh 4147”.

Dưới ánh sáng của sắc lệnh năm 1957 này, một số Hội đồng Giám mục đã có các thay đổi. Thí dụ, một sắc lệnh năm 1961 của Hội đồng Giám mục Ý xác định rằng it nhất hai cây nến cần thiết cho Thánh lễ và nến Phục sinh phải có tối thiểu 10% sáp ong nguyên chất. Các nến khác được sử dụng trong nhà thờ phải có ít nhất 5% sáp ong. Một số parafin và các loại sáp thực vật và sáp khoáng chất khác cũng được cho phép trong hỗn hợp ấy.

Sáp và dầu có nguồn gốc từ mỡ động vật phải bị loại trừ hoàn toàn. Nến nhân tạo, trong đó có một hộp kim loại có lò xo đảm bảo rằng nến được đốt đẩy lên chứ không phải hướng xuống, được xem là “có thể được sử dụng”.

Sau cuộc cải cách phụng vụ, Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói khá ngắn gọn về chủ đề này, và trong số 117, chỉ đơn giản mô tả vị trí và số lượng của nến, mà không chỉ định bất cứ điều gì liên quan đến thành phần của nến cả.

Một ngoại lệ cho sự thinh lặng này là nến Phục sinh. Thí dụ, Thư Luân Lưu năm 1988 về việc chuẩn bị cho Lễ Phục sinh, được công bố bởi Thánh Bộ Phượng Tự, đã nói:

“Nến Phục Sinh phải được chuẩn bị, vốn phải được làm bằng sáp do tính biểu tượng rõ ràng, không thể là nhân tạo, được làm mới mỗi năm, và chỉ có một cây nến, có kích thước đủ lớn, để nó có thể gợi lên sự thật rằng Chúa Kitô là ánh sáng trần gian. Nến này được làm phép với các dấu hiệu và từ ngữ được quy định trong Sách lễ, hoặc bởi Hội đồng Giám mục”.

Đối với Hoa Kỳ, có một quy định chính thức từ Hội đồng Giám mục. Xin mời đọc:

“Ủy Ban Phụng vụ thuộc Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã nhận được một số câu hỏi trong năm ngoái, liên quan đến các quy định của Hội Thánh về việc sử dụng nến và đèn dầu trong phụng vụ. Nhiều người đã hỏi liệu đèn dầu có thể được sử dụng thay thế cho nến trong cử hành phụng vụ không. Lần cuối cùng câu hỏi này được Ủy ban giải quyết là trong Ban tin của tháng 6-7/1974.

“Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói như sau về việc sử dụng nến:

“Nến phải được sử dụng trong mọi cử hành phụng vụ như là một dấu hiệu của lòng tôn kính và mừng lễ” (Số 307; xem thêm số 117).

“Trong một bản giải thích năm 1974 về Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 307, Thánh Bộ Phượng tự nói rằng Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) không quyết định gì thêm về chất liệu của nến được tạo ra, ngoại trừ trong trường hợp đèn cung thánh, nhiên liệu cho đèn phải là dầu hoặc sáp. Tiếp đó, Thánh Bộ tiếp tục nhắc lại khả năng, mà các Hội đồng Giám mục sở hữu, để chọn các chất liệu phù hợp.

“Vì Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ chưa bao giờ sử dụng khả năng nói trên để cho phép sử dụng các vật liệu khác ngoài sáp trong việc sản xuất nến, việc sử dụng các vật liệu khác như một sự thay thế hoặc bắt chước nến là không được phép trong phụng vụ. Do đó, đèn dầu chỉ có thể được sử dụng trong “trường hợp đèn cung thánh”, như được quy định ở trên. Nến làm bằng sáp phài được sử dụng trong việc cử hành Thánh lễ và các nghi thức phụng vụ khác. Hơn nữa, do bản chất của chúng, không nên sử dụng mô phỏng nến trong phụng vụ, thí dụ nến Phục sinh vĩnh viễn, cũng không nên sử dụng bóng đèn điện trong cử hành phụng vụ. Vì lợi ích của tính xác thực và tính biểu tượng, thật là không thích hợp để cho các cái gọi là đèn chầu điện được sử dụng cho mục đích sùng đạo”.

Một tài liệu năm 2005 của Hội đồng Giám mục Anh và xứ Wales nói về nến như sau:

“Để cho biểu tượng của nến phải là xác thực, chỉ nên sử dụng nến sáp chính hãng trong phụng vụ. Việc sử dụng ‘nến giả’ với sáp hoặc dầu chèn là không được phép trong Thánh Lễ”.

Một số quốc gia khác chưa đặt ra luật, nhưng điều này không được giải thích như là giữ nguyên luật cũ ở Hoa Kỳ, nhưng đúng hơn là cho phép các giải pháp thay thế. Do đó, trong hơn 50 năm qua, việc sử dụng cái gọi là nến nhân tạo “sáp ong lỏng” đã trở nên rất phổ biến ở Ý và các nơi khác trên thế giới. Chắc chắn, hầu hết mọi cửa hàng bán đồ tôn giáo ở Rôma, bao gồm cả các cửa hàng thuộc Tòa Thánh, đều cung cấp nhiều lựa chọn các loại “nến” như thế, cùng với chất lỏng để đổ đầy vào chúng.

Tất nhiên, sự sẵn có vật dụng ở các cửa hàng tại Rôma là không đảm bảo cho việc sử dụng hợp pháp. Và tôi đã thấy khá nhiều lựa chọn của các tưởng tượng phụng vụ kỳ quái ở các cửa hàng tại Rôma. Tuy nhiên, đúng là dạng nến này là rất phổ biến trong các nhà thờ và tu viện ở Thành Đô Vĩnh Hằng.

Sau khi đọc thấy như vậy, tôi đã có thể nói là không tìm thấy sắc lệnh nào ở Ý, vốn có uy thế cụ thể về sử dụng nến không được tẩy trắng, cũng như không có luật nào cấm dùng nó. Dường như đây là một áp dụng của nguyên tắc pháp lý về “Im lặng là đồng ý” (Qui tacet consentire), hay nói đầy đủ hơn: “Ai giữ thinh lặng, khi cần nói hoặc có thể nói, là nói sự đồng ý, Qui tacet consentire videtur, ubi loqui debuit ac potuit”.

Các cử hành của Giáo hoàng tiếp tục tuân thủ sử dụng nến sáp truyền thống, và phải thừa nhận rằng từ quan điểm biểu tượng và thẩm mỹ, chúng là đẹp hơn và thích hợp hơn.

Các Giáo phụ đã thấy nhiều ý nghĩa biểu tượng trong việc sử dụng sáp ong. Một số vị nhìn sáp không tì vết là tượng trưng cho Thân thể không tì vết nhất của Chúa Kitô; cái bấc kín đáo là một hình ảnh của linh hồn Chúa, trong khi ngọn lửa phát sáng nói lên thiên tính của Ngài hiệp nhất với nhân tính trong một Ngôi vị. Các câu kết luận của Thánh thi Exsultet công bố Tin Mừng Phục Sinh làm chứng cho truyền thống này:

“Vì thế sự thánh thiện của đêm nay xua đuổi hết tội khiên,

tẩy sạch vết nhơ, người có tội được sạch trong,

kẻ ưu phiền được sướng vui hân hoan;

Này là đêm, phá tan hận thù oán ghét,

mang lại hòa thuận, yêu thương khuất phục mọi quyền bính thế gian.

Kính lạy Cha Chí Thánh, nguyện xin muôn ngàn ơn thánh đêm nay

nhận lấy như hương lễ chiều hôm,

là lễ nghi dâng cây nến làm bởi sáp ong tinh tuyền đây.

do tay thừa tác viên giáo hội cùng tiến dâng lên

“Giờ đây tôi hiểu thấu ý nghĩa của ngọn nến

thắp ngọn lửa lung linh

để Thiên Chúa được ngợi chúc tôn vinh

Dù phân chia ở khắp thế gian cũng không hao mòn chi,

vì ánh lửa soi sáng đêm nay làm bởi sáp ong do Mẹ đã gây nên

“Ôi đêm hồng phúc, này đêm nối kết trời đất

phối hợp Thiên Chúa với muôn người thế chúng tôi

“Kính Lạy Cha chí thánh,

nguyện xin cho cây nến này đâng Chúa đây

luôn luôn được ngời sáng, phá tan mọi bóng tối đêm nay

“Nguyện cho ngọn nến này dâng Chúa đêm nay,

thơm tho như lễ dâng chiều hôm

hòa hợp với muôn ngàn ánh sáng thiên cung

“Ước chi ngôi sao mai không bao giờ lặn đi,

chính là con Chúa Đức Kitô,

Người đã từ ngục tối tăm, huy hoàng chiếu sáng nhân gian

Người là đấng thống trị hằng sống đến muôn đời muôn kiếp vinh quang.

“Giáo dân: Amen” (Bản dịch Việt ngữ theo lời dệt nhạc của linh mục nhạc sĩ Văn Chi). (Zenit.org 29-1-2019)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tài Liệu Sau Cùng của Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 2018 về Giới Trẻ, Phần 3, Chương 4
Vũ Văn An
18:27 29/01/2019
Chương IV: Đào tạo toàn diện

Tính cụ thể, tính phức tạp và tính toàn diện

157. Điều kiện hiện tại có đặc trưng ở tính phức tạp ngày càng gia tăng nơi các hiện tượng xã hội và kinh nghiệm cá nhân. Trong thế giới cụ thể của cuộc sống, những thay đổi trong hành động tự gây ảnh hưởng lẫn nhau và ta không thể xử lý chúng bằng cái nhìn lựa lọc. Trong thế giới thực, mọi thứ đều được nối kết với nhau: cuộc sống gia đình và cam kết nghề nghiệp, việc sử dụng kỹ thuậ và cách trải nghiệm cộng đồng, bảo vệ phôi thai và bảo vệ di dân. Sự cụ thể của cuộc hiện sinh nói với ta một viễn kiến nhân học về con người như một tổng thể và một cách nhận thức không tách biệt, nhưng biết nắm bắt các dây liên kết, học hỏi từ kinh nghiệm bằng cách đọc lại nó dưới ánh sáng Lời Chúa, tự để cho mình được linh hứng bởi các chứng từ gương mẫu hơn là những mô hình trừu tượng. Điều này đòi hỏi một phương thức đào tạo có xu hướng tích hợp các viễn tượng, giúp khả năng nắm bắt các vấn đề chồng chéo lên nhau và biết cách thống nhất hóa các chiều kích khác nhau của con người. Phương thức này hài hòa sâu sắc với viễn kiến Kitô giáo, một viễn kiến luôn chiêm ngưỡng trong mầu nhiệm nhập thể của Chúa Con, cuộc gặp gỡ không thể tách rời của thần thiêng và nhân bản, của đất và của trời.

Giáo dục, trường học và đại học

158. Trong thời gian Thượng hội đồng, người ta đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ có tính quyết định và không thể thay thế của việc đào tạo chuyên nghiệp, tại trường học và tại đại học, đặc biệt bởi vì ở đây đề cập tới các nơi mà phần lớn người trẻ dành nhiều thời gian cho. Ở một số nơi trên thế giới, giáo dục cơ bản là vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất mà giới trẻ muốn ngỏ cùng Giáo hội. Do đó, đối với cộng đồng Kitô giáo, điều cần là phải phát biểu sự hiện diện hùng hồn của mình trong các môi trường này, với các giáo viên có trình độ, các tuyên úy có ý nghĩa và một cam kết văn hóa thỏa đáng.

Các định chế giáo dục Công Giáo xứng đáng được xem xét đặc biệt vì chúng nói lên mối quan tâm của Giáo hội đối với việc đào tạo toàn diện người trẻ. Đây là những không gian quý giá cho cuộc gặp gỡ của Tin Mừng với nền văn hóa của một dân tộc và cho sự phát triển của việc nghiên cứu. Chúng được mời gọi đề xuất một mô hình đào tạo có khả năng làm cho đức tin đối thoại với các vấn đề của thế giới đương thời, với các quan điểm nhân học khác nhau, với các thách thức của khoa học và kỹ thuật, với những thay đổi của phong hóa xã hội và với cam kết đối với công lý.

Trong các môi trường này, cần phải đặc biệt khuyến khích tính sáng tạo của người trẻ trong các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật, thơ ca và văn học, âm nhạc và thể thao, kỹ thuật số và phương tiện truyền thông, v.v., phải được đặc biệt khuyến khích. Bằng cách này, người trẻ sẽ khám phá ra các tài năng của họ và để xã hội sử dụng chúng gây ích lợi cho mọi người.

Chuẩn bị các nhà đào tạo mới

159. Tông hiến Veritatis gaudium gần đây về các trường đại học và phân khoa giáo hội học đã đề xuất một số tiêu chuẩn căn bản cho một dự án đào tạo phù hợp với những thách thức hiện nay: việc chiêm niệm thiêng liêng, trí thức và hiện sinh đối với tín lý sơ truyền (kerygma), cuộc đối thoại rất rộng rãi và rất cởi mở, tính liên khoa (trans-disciplinarité) thực hiện một cách khôn ngoan và sáng tạo và nhu cầu cấp thiết phải "tạo mạng lưới (faire réseau)" (xem Veritatis Gaudium, số 4, d). Các nguyên tắc này có thể truyền cảm hứng cho mọi môi trường giáo dục và các nhà đạo tạo; việc tiếp nhận chúng sẽ đặc biệt có lợi cho việc đào tạo các nhà giáo dục mới, bằng cách giúp họ cởi mở đối với một viễn kiến khôn ngoan, có khả năng tích hợp kinh nghiệm và sự thật. Các trường đại học giáo hoàng và trung tâm nghiên cứu đóng một vai trò căn bản ở bình diện thế giới, lục địa và quốc gia. Việc kiểm nghiệm định kỳ, đánh giá khắt khe và đổi mới liên tục các định chế này nói lên một sự đầu tư chiến lược lớn lao cho lợi ích của giới trẻ và toàn thể Giáo hội.

Đào tạo các môn đệ truyền giáo

160. Con đường đồng nghị vốn nhấn mạnh ước nguyện ngày càng gia tăng muốn lên khuôn và dành chỗ cho vai trò của người trẻ. Điều rõ ràng là việc tông đồ của người trẻ với những người trẻ khác không thể ứng biến tùy hứng được, nhưng phải là thành quả của một con đường đào tạo nghiêm túc và thích đáng: làm thế nào để đồng hành với diễn trình này? Làm thế nào cung ứng các khí cụ tốt hơn cho người trẻ để họ trở thành các chứng nhân chân chính của Tin Mừng? Các câu hỏi này cũng trùng với ước nguyện của nhiều người trẻ muốn hiểu đức tin của họ nhiều hơn: khám phá nguồn gốc Kinh thánh của nó, hiểu sự phát triển lịch sử của tín lý, ý nghĩa của tín điều và sự phong phú của phụng vụ. Điều này cho phép người trẻ suy tư các vấn đề hiện nay trong đó đức tin đang bị thử thách, để biết cách giải thích lý do cho niềm hy vọng ở trong họ (1Pr 3:15).

Đó là lý do tại sao Thượng hội đồng đề nghị làm nổi bật các kinh nghiệm truyền giáo của người trẻ qua việc thành lập các trung tâm đào tạo cho việc truyền giảng Tin Mừng dành cho giới trẻ và các cặp vợ chồng trẻ, nhắm đạt tới một kinh nghiệm toàn diện sẽ tự kết thúc bằng việc sai đi truyền giáo. Đã có nhiều sáng kiến thuộc loại này ở các lãnh thổ khác nhau, nhưng người ta đang yêu cầu mỗi Hội đồng Giám mục nên nghiên cứu khả thể thành lập chúng trong các bối cảnh riêng của chúng.

Một thời để đồng hành với việc biện phân

161. Trong hội trường Thượng hội đồng, rất thường vang dội lời kêu gọi khẩn cấp phải đầu tư cách hậu hĩnh, đồng thời, cả một niềm đam mê giáo dục lẫn một thời gian kéo dài và nhiều tài nguyên kinh tế. Khi tập hợp các lần góp ý và các mong ước khác nhau xuất hiện trong cuộc tranh luận tại Thượng hội đồng, ngoài việc lắng nghe những kinh nghiệm có giá trị đã mang ra thực hiện, Thượng hội đồng đã, một cách xác tín, đề nghị mọi Giáo hội đặc thù, các hội dòng, các phong trào, hiệp hội và các tác nhân giáo hội khác, cung ứng cho người trẻ một kinh nghiệm đồng hành nhằm mục đích biện phân. Kinh nghiệm này – mà thời gian kéo dài phải cố định theo các bối cảnh và cơ hội - có thể xứng hợp với thời gian dành cho sự chín mùi của đời sống Kitô hữu trưởng thành. Nó phải dự ứng một sự xa cách kéo dài đối với các mối liên hệ và môi trường thông thường và được xây dựng quanh ít nhất ba trụ cột thiết yếu sau đây: một kinh nghiệm sống huynh đệ chung với các nhà giáo dục trưởng thành, một cuộc chung sống phải có tính trung tâm, điều độ và tôn trọng ngôi nhà chung; một đề xuất tông đồ mạnh mẽ và có ý nghĩa muốn sống với nhau; một cung ứng linh đạo bắt nguồn từ cầu nguyện và đời sống bí tích. Nhờ cách này, người ta sẽ tìm được mọi thành tố cần thiết để Giáo hội có thể cung cấp một kinh nghiệm sâu sắc về biện phân ơn gọi cho những người trẻ nào mong muốn.

Đồng hành với hôn nhân

162. Cần nhắc lại tầm quan trọng phải đồng hành với các cặp vợ chồng dọc hành trình chuẩn bị hôn nhân của họ, bằng cách lưu ý rằng có nhiều cách khác nhau để tổ chức các hành trình này. Như tông huấn Amoris laetitia đã quả quyết ở số 207: "Không cần trình bầy cho họ toàn bộ Sách Giáo Lý hay được nhồi nhét quá nhiều tín liệu... mà là một thứ ‘khai tâm’ dẫn vào bí tích hôn phối, cung cấp cho họ các yếu tố cần thiết để có thể lãnh nhận bí tích trong các thiên hướng tốt đẹp hơn khởi đầu cuộc sống gia đình một cách đầy quyết tâm”. Điều quan trọng là đeo đuổi việc đồng hành với các gia đình trẻ, nhất là trong các năm đầu của hôn nhân, bằng cách giúp họ trở thành một phần tích cực của cộng đồng Kitô hữu.

Việc đào tạo các chủng sinh và các người thánh hiến

163. Trách vụ chuyên biệt của việc đào tạo toàn diện các ứng viên cho thừa tác vụ thụ phong và đời sống thánh hiến nam và nữ vẫn là một thách thức quan trọng đối với Giáo hội. Cũng cần nhắc lại tầm quan trọng của việc đào tạo văn hóa và thần học vững chắc cho các người thánh hiến. Đối với các chủng sinh, bổn phận đầu tiên hiển nhiên là việc tiếp nhận và triển khai cụ thể văn kiện mới Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis (Lý do căn bản của định chế linh mục). Trong thời gian Thượng hội đồng, nhiều khía cạnh quan trọng đã xuất hiện và nên được đề cập ở đây.

Đầu tiên, việc lựa chọn của các nhà đào tạo: sẽ không đủ nếu họ chỉ được đào tạo tốt về văn hóa, mà họ cũng phải có khả năng có những mối liên hệ huynh đệ, biết lắng nghe thấu cảm (empathique) và tự do nội tâm sâu sắc. Thứ hai, để có được một đồng hành thích đáng, cần phải có một việc làm nghiêm túc và có năng lực, trong các nhóm giáo dục được dị biệt hóa bao gồm cả các nhân vật nữ. Sự kết cấu của các nhóm đào tạo này, trong đó các ơn gọi khác nhau tương tác với nhau, là một hình thức đồng nghị nhỏ nhưng qúy giá, ảnh hưởng đến não trạng của người trẻ trong việc đào tạo lúc ban đầu. Thứ ba, việc đào tạo phải có xu hướng phát triển, nơi các mục tử tương lai và các người thánh hiến, khả năng thi hành vai trò hướng dẫn của họ một cách có trình độ và không độc đoán, bằng cách giáo dục các ứng viên trẻ tự hiến thân cho cộng đồng. Một sự chú ý đặc biệt cần được dành một số tiêu chuẩn đào tạo như: vượt lên trên xu hướng giáo sĩ trị, khả năng làm việc theo nhóm, lưu ý đến người nghèo, minh bạch trong cuộc sống, sẵn sàng để mình đồng hành. Thứ tư, nghiêm túc đối với việc biện phân ban đầu là điều có tính quyết định, vì những người trẻ tự ý đến trình diện ở các chủng viện hoặc nhà đào tạo rất thường được chào đón mà không hề có kiến thức chính xác hoặc đọc lại lịch sử đời họ. Vấn đề trở nên đặc biệt tế nhị trong trường hợp "các chủng sinh lang thang": sự bất ổn về liên hệ và cảm giới và thiếu bén rễ sâu trong giáo hội là những dấu hiệu nguy hiểm. Làm ngơ các qui phạm của giáo hội về khía cạnh này tạo nên một tác phong vô trách nhiệm, rất có thể có những hậu quả rất nghiêm trọng cho cộng đồng Kitô giáo. Điểm thứ năm liên quan đến tầm quan trọng về con số của các cộng đồng đào tạo: trong các cộng đồng quá lớn, người ta gặp nguy cơ phi bản vị (dépersonnalisation) chương trình đào tạo và hiểu biết không thích đáng các người trẻ đang được đào tạo, trong khi các cộng đồng có quá ít người có nguy cơ bị ngột ngạt và chịu luận lý học phụ thuộc; trong những trường hợp này, giải pháp hay hơn là thành lập các chủng viện liên giáo phận hoặc các nhà đào tạo cho một số tỉnh dòng, với các dự án đào tạo rõ ràng và các trách nhiệm được xác định rõ.

164. Thượng hội đồng đưa ra ba đề nghị nhằm tạo dễ dàng cho việc đổi mới.

Đề nghị đầu tiên liên quan đến việc đào tạo chung các giáo dân, người thánh hiến và linh mục. Điều quan trọng là các thanh niên nam nữ đang được đào tạo giữ liên lạc thường xuyên với cuộc sống hàng ngày của gia đình và cộng đồng, bằng cách dành chú ý đặc biệt đến sự hiện diện của các nhân vật nữ và các cặp vợ chồng Kitô hữu, và làm thế nào để việc đào tạo bám rễ vào cuộc sống cụ thể và có đặc tính của chiều kích tương quan với khả năng tương tác với bối cảnh văn hóa xã hội.

Đề nghị thứ hai liên quan đến việc lồng vào chương trình chuẩn bị cho thừa tác vụ thụ phong và đời sống thánh hiến các yếu tố chuyên biệt liên quan đến mục vụ giới trẻ, nhờ các khóa đào tạo có mục tiêu và kinh nghiệm sống về hoạt động tông đồ và truyền giảng Tin Mừng.

Đề nghị thứ ba yêu cầu đánh giá, trong khuôn khổ biện phân chân chính về người và hoàn cảnh theo viễn kiến và tinh thần của văn kiện Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis, khả thể xác minh con đường đào tạo trên các bình diện kinh nghiệm và cộng đồng. Điều này có giá trị đặc biệt đối với giai đoạn cuối của hành trình, là giai đoạn dự ứng việc từ từ được lồng vào trách nhiệm mục vụ. Các công thức và phương thức có thể được chỉ định bởi các Hội đồng Giám mục của mỗi quốc gia, tùy theo Ratio nationalis (lý do quôc gia) của họ.

Kỳ cuối: Kết luận và Kết quả đầu phiếu Tài Liệu Sau Cùng
 
Văn Hóa
Chút cảm nhận trong ngày thành lập Giáo Họ Biệt Lập Suối Ré
Sơn Ca Linh
11:14 29/01/2019
Chút cảm nhận trong ngày thành lập Giáo Họ Biệt Lập Suối Ré – 29.01.2019)

Em có biết chuyện cha ông mình không nhỉ ?
Những cháu con, hậu duệ
của một thời “máu lửa Bến Buôn”[1] !

Xem Hình

Một - Tám – Tám – Năm[2],
Cột mốc của “một thuở vàng son”,
Được tính, được xây,
được làm bằng máu xương và nước mắt.
Cho dẫu những xác thân,
Như những hạt lúa mì chìm sâu mục nát,
Nhưng bụi thời gian,
Chất chồng bao lớp vẫn chưa phai.
Quê em thuở ấy,
Những mồ hoang lạnh tanh tưởi Đồng Dài[3],
Giờ đã thơm tho cả vàng đồng hương lúa !
Con đường xưa,
Những bước chân hoang tàn héo úa,
Giờ rộn ràng tươi thắm cả mùa xuân.
Trà Kê, Cây Da, Suối Ré, Bến Buôn…[4]
Những địa danh hằn ghi trang huyết sử.
Em có biết
Cha ông mình đã trở thành bất tử,
Dẫu mọn hèn, dẫu tủi nhục, vô danh.
Máu chảy, đầu rơi, phân sáp, ngục hình…
Đường thập giá giờ lên đầy hoa thắm.

Mùa xuân nầy,
Em có nghe bài ca xưa vang vọng,
Còn chờ chi mà chẳng vội lên đường ?
Nhớ đừng quên,
những người con “hậu duệ Bến Buôn”,
Lịch sử chứng nhân đang chờ em viết tiếp !

Sơn Ca Linh
(Ngày thành lập giáo họ biệt lập Suối Ré, hậu thân của cộng đoàn Bến Buôn)



[1] Bến Buôn (Còn có tên Đồng Dài), tên của một cộng đoàn Công Giáo nằm phía bắc đèo Đồng Dài, bên sông Kỳ Lộ, cách thị trấn La Hai khoảng 4 cây số. Đây chính là nơi khởi phát cuộc tàn sát người Công Giáo của phong trào Văn Thân tại Phú Yên năm 1885. (X. GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN, tr. 241).
[2] Năm 1885, sau khi Tôn Thất Thuyết, quan đại thần triều vua Hàm Nghi, công báo “Hịch Cần Vương” từ chiến khu Ấu Sơn, Hà Tĩnh, một phong trào mệnh danh là “Văn Thân” với chủ trương “Bình Tây Sát Tả”, đã tàn hại khủng khiếp Giáo Họi Công Giáo từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. (X. GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN : Cuộc tàn sát khủng khiếp của phong trào Văn Thân, tr. 234-245)
[3] Theo tài liệu : GIẢI CỨU 900 GIÁO DÂN TỈNH PHÚ YÊN NĂM 1885 (ĐÔNG ĐÀNG TRONG) của thừa sai Joseph Auger (1854-1891) : “Khoảng ba giờ rưỡi chiều, đi ngang qua nơi trước đây là nhà thờ Đồng Dài đẹp đẽ, tôi nhìn cảnh hoang tàn nơi đây; chỉ có tường rào là còn đứng vững, cây cối đều bị chặt sát đất. Nhưng thê lương nhất là những gì tôi thấy khi trở ra! Bên trái nhà thờ đổ nát là vũng đất trũng dài khoảng năm mét và rộng hai mét; đó là chiếc hố mà người ta đã vứt bừa những xác chết của giáo dân bị thảm sát cách đây một tháng rưỡi…”
[4] Những địa danh trong số nhiều nơi thuộc Phú Yên bị phong trào Văn Thân bách hại năm 1885. (X. GIÁO PHẬN QUI NHƠN QUA DÒNG THỜI GIAN, tr. 241-241).
 
Hòa Lan : Năm mới với lịch trình mới
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
11:18 29/01/2019
Tết dương lịch 2019 đã qua đi gần một tháng với những sự kiện vui buồn xảy ra trên thế giới, và những ngày cuối tháng giêng 2019 người ta lại chứng kiến cảnh huynh đệ tương tàn của một quốc gia theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa ở Venezuela- Nam Mỹ đang đến hồi căng thẳng nhất vì vị tổng thống bất tài ham quyền, thế vị không muốn rời bỏ quyền lực đã đẩy người dân từ một quốc gia giàu có thành một quốc gia cùng cực và hàng triệu người phải bỏ nước ra đi.

Sau những ngày cuối năm nghỉ đông ở Tây Ban Nha và Nauy để thăm một vài người thân, chúng tôi lại bắt đầu một năm mới với những công việc và lịch trình mới. Vì đã bắt đầu công việc với người di dân nói tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Papiamento và người bản xứ Hòa Lan nên chúng tôi không còn nhiều thời gian với người đồng hương Việt Nam thân yêu như những ngày đầu mới đến xứ hoa Tu-líp nữa. Vả lại, giáo xứ Việt Nam tại Hòa Lan đã có cha quản nhiệm mới làm toàn thời gian nên ngài phải đồng hành với đàn chiên mình.

Công việc mục vụ ở Hòa Lan không mấy vất vả và áp lực nhiều như ở vùng Nam Mỹ khi xưa vì người dân ở đây chỉ có sinh hoạt tôn giáo chủ yếu vào những ngày cưối tuần, ngoại trừ ma chay hay xức dầu bệnh nhân vào những ngày trong tuần. Ban điều hành giáo xứ họ cũng làm tất tần tật mọi việc và linh mục chỉ lo chính là các bí tích. Bởi thế, linh mục ở đây không phải bận tâm lo xây dựng nhà thờ hay các công trình phụ của giáo xứ vì nhiều nhà thờ ở đây còn phải giao lại cho nhà nước để họ tùy nghi sử dụng dogiáo hội không còn kinh phí để bảo trì bởi số người tham dự ngày càng ít đi. Chủ nghĩa tiêu thụ và trào lưu tục hóa làm cho con người mỗi ngày không cần đến Chúa nữa mà chỉ lo đến bản thân mình nên nhu cầu tâm linh cũng dần giảm đi. Xét về phương diện con người chúng ta sẽ nói Giáo hội đang đi vào ngõ cụt hay giáo hội đang chết dần chết mòn,nhưng chúng ta nên nhớ rằng, Giáo Hội Công Giáo là giáo hội của Chúa và như Chúa Giêsu đã từng nói với người phụ nữ xưa kia bên bờ giếng Gia-cóp: “Này chị, hãy tin tôi: đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem” (Ga 4,21). Có lẽ nhiều người lớn tuổi cảm thấy lo lắng là tại sao bọn trẻ bây giờ thờ ơ đến chuyện lễ lạy vì quả thật nhà thờ Tây cũng như Ta tại Hòa Lan hay Âu châu rất ít bóng dáng của giới trẻ nên họ lo sợ về tương lai của Giáo hội và chính chúng tôi lúc đầu cũng cảm thấy như thế. Tuy nhiên, khi có dịp nói chuyện và làm việc với giới trẻ, cách riêng là các sinh viên quốc tế đang sinh sống và học hành tại Hòa Lan, chúng tôi mới cảm nhận những lo lắng của mình hơi thái quá và chủ quan vì Chúa có cách của Ngài và những chuyện tưởng như không thể thì đều có thể đối với Ngài.

Ở Hòa Lan có rất nhiều sắc dân sinh sống, và trong số những sắc dân đó, có những sắc dân từng là thuộc địa của Hòa Lan và dù họ đã sống ở đây rất lâu, họ vẫn muốn giữ bản sắc văn hóa của họ và chính quyền cũng như giáo quyền đều tôn trọng và tạo nhiều điều kiện cho họ. Trong số những sắc dân mà chúng tôi đang làm việc có nhóm người Antillianen nói tiếng Papiamento thuộc các nước Curaçao, Aruba ở vùng Caribe Nam Mỹ. Ngôn ngữ này pha trộn tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Anh và có thể nói là ngôn ngữ Tả-pí-lù. Chúng tôi phải tự họcthêm tiếng này vì nó không khó lắm và ngày đầu dâng thánh lễ với họ thì họ rất vui và nói rằng từ lâu rồi họ mới nghe được một linh mục nước ngoài nói được ngôn ngữ của họ rõ ràng và chính xác như thế.

Cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha mà chúng tôi làm việc lâu nay họ đến từ Colombia, Chile, Santo Domingo.Cuba, Venezuela, El Salvador… rất năng động, nhưng vì là cộng đồng đa văn hóa nên nhóm nào đông hơn thường muốn thống trị nhóm khácít hơn.Đó cũng là một trong những khó khăn mà những mục tử như chúng tôi phải tìm cách gắn kết họ qua những sinh hoạt chung, những buổi cà phê chung sau thánh lễ dù mất rấtnhiều thời gian.Đa số những người tham dự thánh lễ là các phụ nữ và trẻ con vì đa số đàn ông ngày cuối tuần chỉ lo nhậu nhẹt hay viện cớ này nọ nên rất ít tham gia. Nhiều khi muốn làm gì đó thêm để qui tụ mọi người nhưng lực bất tòng tâm vì nhà thờ chính là cho người bản xứ Hòa Lan nên luôn phải ưu tiên cho họ, và các sinh hoạt ngoại thường của các nhóm khác thì phải xem có trùng với các sinh hoạt của người Hòa Lan hay không dù người bản xứ Hòa Lan chỉ là một nhóm nhỏ tham dự.

Với nhóm người nói tiếng Anh mà đa số là người Phi Luật Tân và người đến từ Phi châu hay thỉnh thoảng một vài người đến từ Âu châu thì chúng tôi phải thuê một nhà nguyện nhỏ của một viện dưỡng lão mà trước đây là bệnh viện của một Dòng Nữ để dâng thánh lễ vào ngày Chúa Nhật. Người Phi Luật Tân ở hải ngoại rất ngoan đạo và họ luôn đi đầu trong các sinh hoạt của hội đoàn nên họ biết bài trí, sắp xếp. Những người đến từ Phi Châu thì hơi nhút nhát, nhưng họ cũng thường xuyên tham dự và cộng tác khi được mời làm những công việc chung.

Thời gian cứ thế trôi qua và mỗi ngày tiếng Hòa Lan của chúng tôi cũng khá hơn vì ngày nào cũng phải nghe và nói chuyện với người bản xứ. Và cũng chính vì thế mà chúng tôi cũng phải dâng thánh lễ cho người bản xứ vào một số ngày nhất định trong tháng.Vì trong tương lai nếu được chính thức bổ nhiệm thì ít nhất là 30% công việc mục vụ chúng tôi phải giành cho người bản xứ Hòa Lan vì hiện giờ Hòa Lan đang thiếu linh mục trầm trọng. Bởi thế nhiều lúc chúng tôi nghĩ dại là phải chi mình đừng biết nói nhiều thứ tiếng ngoại trừ tiếng mẹ đẻ để chỉ làm việc cho người Việt mà thôi!

Trong tháng giêng này chúng tôi có hai ngày mừng hai vị thánh của Dòng trong đó có ngày 15 tháng 1 vừa qua. Lần đầu tiên sau nhiều năm là thành viên của Dòng truyền giáo Ngôi Lời, chúng tôi dâng thánh lễ cho vị thánh tổ phụ của mình tại chính nơi ngài đã sáng lập Dòng và nhà nguyện mà ngài từng dâng lễ năm xưa, được cầu nguyện ngay bên ngôi mộ của ngài ở cuối nhà nguyện được di dời khi ngài được phong hiển thánh, cùng dâng lễ với những người bà con đồng hương của ngài và một số anh em linh mục, tu huynh của Dòng. Hạnh phúc và cảm động xiết bao khi người con dâng lễ cho vị tổ phụ vào chính ngày ngài mất. Và chúng tôi đã thầm thỉ nguyện cầu với ngài phù hộ cho anh em chúng tôi, những truyền nhân của ngài biết đem Lời Chúa đến cho mọi người qua cách sống và sứ vụ của chúng tôi. Chúng tôi còn nhớ trong ngày họp mặt đầu năm 2019 vừa qua có một linh mục cùng Dòng người Indonesia từng là Tổng Cố Vấn của Dòng chia sẻ với chúng tôi rằng vị Sáng Lập của chúng tôi có tầm nhìn ngôn sứ khi sáng lập Dòng Truyền giáo Ngôi Lời dù lúc đầu phải trải qua muôn vàn khó khăn. Chúng tôi- những nhà truyền giáo thuộc mọi sắc tộc, màu da, ngôn ngữ, văn hóa… nhưng đã tự nguyện sống với nhau như những chứng nhân; và trước đây những nhà truyền giáo Âu châu đến các nước truyền giáo để chinh phục các linh hồn, thì nay- những nhà truyền giáo trẻ khi xưa từng đón nhận Tin Mừng ấy lại tiếp tục ra đi đến những nơi tận bờ cõi trái đất cũng như trở lại với các quốc gia Âu châu từng loan báo Tin Mừng tình thương để củng cố phần rỗi cho các linh hồn. Đó là việc kỳ diệu của Chúa, và đó cũng chính là một trong những lý do mà giáo hội đã phong thánh cho vị sáng lập Dòng truyền giáo Ngôi Lời- thánh Arnold Janssen.

Chỉ còn vài ngày nữa là một số quốc gia Á châu trong đó có Việt Nam thân yêu chào đón Năm Mới Kỷ Hợi.Lâu lắm rồi không được đón Tết quê nhà nhưng từ ngày đặt chân đến châu Âu thì đã thấy bầu khí Tết nơi đâu có người Việt sinh sống. Nhìn những cặp bánh chưng, những đòn bánh tét, những cành hoa mai, những món dưa kiệu, những bao lì xì… và đặt biệt là những thánh lễ mừng Xuân từ sau Giáng Sinh đến giờ ở các cộng đoàn hay giáo khu của người Việt khiến lòng mình ấm lại. Những truyền thống đẹp đẽ ấy đã được những người Việt tỵ nạn luôn dạy lại cho con cháu và đó chính là nét văn hóa đẹp nhất như có ai đã từng nói: “Văn hóa là những gì còn lại sau khi đã quên hết”.

Mấy ngày qua chúng tôi cũng tiếp đón một linh mục đàn anh người Việt vừa kết thúc nhiệm kỳ thư ký tổng quyền của Dòng ở Roma và nay chuẩn bị trở lại Hàn quốc nơi ngài đã từng làm việc trước khi được bổ nhiệm đến Roma. Anh em thật có duyên vì khi ở Việt Nam cũng có đôi lần gặp nhau. Rồi dịp ngân khánh linh mục của ngài cách đây gần 10 năm cũng hội ngộ với nhau ở Paraguay, Nam Mỹ vì ngài từng làm việc ở đó vào thập niên 80 khi nhận bài sai đầu tiên. Rồi bây giờ khi vừa kết thúc nhiệm kỳ tổng quyền lại gặp nhau bên đất Hòa Lan khi chúng tôi vừa nhận nhiệm sở mới ở đây. Quả đất này không lớn như người ta tưởng và anhem có nhiều dịp trò chuyện với nhau hơn về sứ vụ cũng như có dịp thăm và hàn huyên với một số gia đình Việt Nam từng tỵ nạn giống như ngài. Nhìn đàn anh ngày xưa phong độ trong khi chúng tôi lúc ấy còn là một thư sinh; nay thì anh đã bước qua tuổi lục tuần còn chúng tôi cũng sắp vào tuổi ngũ tuần. Thời gian đã khiến chúng tôi mỗi ngày một già đi nhưng tình huynh đệ chúng tôi vẫn ấm áp như ngày nào.

Hôm nay Dòng Ngôi Lời chúng tôi mừng kính thánh Giuse Freinademetz, nhà truyền giáo đầu tiên của Dòng được sai đến Trung quốc để làm việc và một khi đi thì không bao giờ trở lại quê hương vùng Tyrol của ngài nữa. Ngài từng nói một câu để đời là: “Ngôn ngữ mà ai cũng hiểu được là tình yêu”. Thánh Âu-tinh cũng từng nói: “Yêu đi rồi muốn làm gì thì làm”. Chúng tôi, những nhà truyền giáo của Dòng Ngôi Lời, là những người đang tập nói ngôn ngữ tình yêu khi chúng tôi sống và làm việc với những người thuộc nhiều nền văn hóa, ngôn ngữ khác nhau; chúng tôi cũng noi gương vị thánh của mình khi sống và làm việc với những người đau khổ, cô đơn, bất hạnh bằng chính hành động yêu thương hơn là là nói trống rỗng. Xin cầu chúc mọi người Năm Mới Kỷ Hợi An Khang Thịnh Vượng.

Hòa Lan,29 tháng 01năm 2019 – Lễ Thánh Giuse Freinademetz SVD

Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
 
Tản Mạn Cuối Năm
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
19:13 29/01/2019
Những ngày cuối năm, dường như thời gian trôi nhanh hơn bình thường khi một vòng tuần hoàn của trái đất sắp khép lại. Những hối hả, lo toan của cuộc sống đời thường nhanh chóng lấp đầy quỹ thời gian của mỗi người.

Có người vẫn vất vả ngược xuôi trong cuộc mưu sinh, tối tăm mặt mũi với những nỗi lo cơm áo gạo tiền. Có người tất bật cố gắng hoàn thành những công việc chưa hoàn thành của năm cũ. Nhưng cũng có những người chậm rãi, trầm tư và lặng lẽ bên dòng thời gian ôn lại bao kỷ niệm buồn vui, những thành công hay thất bại.

Buồn vì một năm nữa sắp trôi qua, ta lại già thêm chứ không phải lớn thêm một tuổi như lúc còn trẻ con. Thêm tuổi đời là thêm những vết nhăn của lo toan trên vầng trán và đôi vai cũng dần dà trĩu nặng gánh mưu sinh. Buồn vì những cuộc chia ly tiễn biệt với những người thân quen già trẻ lớn bé. Buồn vì thế thái nhân tình hay những mất mát thua thiệt trong cuộc sống bon chen.

Vui vì những thành quả ta đạt được sau bao nỗ lực cố gắng. Vui vì sự quan tâm giúp đỡ, chia sẻ của biết bao người dành cho ta khi thất bại và vấp ngã để ta có thể tự đứng dậy và tiếp tục bước đi trên chính đôi chân của mình. Vui vì những lúc đau yếu hay chùn chân, ta vẫn còn một chỗ dựa vững chắc là gia đình. Đó không chỉ là nguồn vui mà còn là điều hạnh phúc.

Ta đã đã tiêu phí bao nhiêu thời gian cho những lúc “trà dư tửu hậu”, say sưa với những trò giải trí, sa đà vào mạng xã hội vô bổ? Bao nhiêu điều tiếc nuối, bao nhiêu toan tính chưa thực hiện, bao công việc còn dang dở? Đã bao lần ta mải mê chạy theo “mồi phú quý, bả vinh hoa”? Bao nhiêu người thân yêu, bạn bè đã rời xa - ở lại với ta sau bao sóng gió thăng trầm của cuộc sống?

Thời gian là thứ hữu hạn nhưng nó có thể làm mọi thứ già đi, bạc trắng theo nó. Đời người không biết trải qua bao nhiêu lần cuối năm? Không ai có thể trả lời được cho đến khi nhắm mắt “trở về làm cát bụi”. Người biết nắm bắt thời gian là người có khả năng làm chủ cuộc sống, gặt hái thành công cho chính mình. Thêm một tuổi đời, sức khoẻ có kém hơn trước nhưng bù lại kinh nghiệm sống nhiều hơn.

Ta mới “ngộ” ra rằng có những thứ chúng ta đang có, chúng ta không hề biết quý trọng. Có rất nhiều thứ chúng ta đang có mà chúng ta cảm thấy bình thường thì đó lại đang là niềm khao khát của biết bao người khác. Có rất nhiều thứ ta mải mê kiếm tìm nhưng không bao giờ thỏa mãn. Có những thứ đang có khi mất đi rồi ta không bao giờ tìm lại được.

Một trong số những quà tặng quý giá nhất mà Chúa đã ban tặng cho ta chính là sức khỏe. Cha ông ta cũng đã muốn gửi gắm đến những thế hệ sau bức thông điệp ngắn gọn nhưng súc tích qua câu nói “sức khỏe là vàng”. Dù tinh thần ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nhưng cũng có lúc nó không thể điều khiển được cơ bắp hay những hệ thống đang vận hành cơ thể của ta. Vì thế phải cân đối giữa công việc, vui chơi, nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.

Cuộc đời không hoàn hảo và ta cũng sẽ chẳng thể nào làm nó hoàn hảo hơn. Thế nên, đôi khi cũng cần nhìn những điều không hoàn hảo đó như một phần tất yếu nên có và cần phải có trong cuộc sống. Như vậy, ta sẽ sống thanh thản và bao dung hơn. Một năm sắp trôi qua, không gian của sai lầm và tiếc nuối lại rộng hơn. Có những lời lẽ không hay đã thốt ra, có những việc không nên cũng đã làm, có những tổn thương ta đã gây ra cho ai đó và có cả những lời tri ân đã bị ta bỏ lỡ.

Một lời cảm ơn, một lời xin lỗi, một lời yêu thương chẳng bao giờ là quá muộn. Hãy nói cảm ơn vì những thành tựu một năm qua vì chắc chắn ta sẽ chẳng thể đạt được nếu chỉ có một mình. Hãy cám ơn những người đã chia sẻ, giúp đỡ ta bằng cách này hay cách khác vì “đối với một tín hữu lòng biết ơn là trung tâm của đức tin: một Kitô hữu không biết cám ơn là một người đã quên đi tiếng nói của Thiên Chúa”. (ĐTC Phanxicô)

Và đừng quên xin lỗi những ai mà mình đã trót làm tổn thương, lời xin lỗi như một lời thú tội để lòng mình nhẹ nhõm hơn. “Xin lỗi là lời khó nói nhưng cần thiết, khi thiếu nó, các nứt rạn nhỏ trở thành lớn hơn – cả khi không muốn – cho tới khi trở thành các hố sâu. Không phải vô tình trong lời kinh Lạy Cha Chúa Giêsu đã dậy chúng ta kiểu nói này: “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6,12)”. (ĐTC Phanxicô)

Vâng, xin hãy tha thứ cho người đã vay mượn ta một chút ân tình hay vật chất mà mãi không chịu trả. Những người chỉ cần đến ta khi họ gặp khó khăn. Thậm chí, với cả những kẻ thù ghét, xúc phạm đến ta. Tha thứ không phải chỉ vì lỗi lầm của họ mà là vì việc xóa đi ân oán trong lòng, ta đã từ bỏ được bản năng “tham - sân - si” để sống độ lượng, bác ái và vị tha hơn.

Những ngày cuối năm, tự nhủ lòng mình hãy ăn, uống, ngủ, nghỉ, nói, cười… và sống chậm lại một chút để cảm nhận cuộc sống yên bình. Hãy lắng nghe con tim mình với nhịp đập không bận rộn, không lo toan, không vương vấn. Hãy tạ ơn Chúa vì những gì ta đã có hay đã mất để ta biết yêu thương và quý trọng hơn những gì mình đang có hôm nay.