Phụng Vụ - Mục Vụ
Mạnh hơn sự chết
Lm. Minh Anh
00:53 31/01/2022
MẠNH HƠN SỰ CHẾT
“Lạy Chúa! xin trỗi dậy, cứu lấy con!”
Spurgeon viết, “Một bạo chúa gọi một thợ rèn đến, ra lệnh cho y làm một sợi xích; anh thợ nghèo tuân lệnh. Hoàn thành, anh mang đến; ông ra lệnh làm nó dài gấp đôi. Anh lại mang nó đến; được lệnh làm dài gấp đôi một lần nữa. Lần thứ ba đem đến, bạo chúa truyền đầy tớ trói tay chân người ấy bằng dây xích anh làm, tống anh vào ngục. Đó là những gì ma quỷ làm cho con người! Satan bắt họ rèn xích của mình, trói tay chân họ, ném họ vào bóng tối. Mọi tội nhân đang làm như vậy! Nhưng tạ ơn Chúa! Bạn hãy nói với họ về ‘một Ai đó’ có thể giải cứu, Con Thiên Chúa, Đấng ‘mạnh hơn sự chết’ có quyền phá bỏ mọi gông cùm, nếu họ chạy đến Ngài!”
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay nói đến ‘một Ai đó’ mà Spurgeon vừa tiết lộ, Đấng ‘mạnh hơn sự chết’; đồng thời, phản ánh thực trạng vô vọng của một tội nhân bị xiềng xích. Một vị vua giữa ngai vàng phải trốn chạy đứa con của mình; một người đàn ông giữa mồ mả, phải chạy trốn đồng loại. May thay, cả hai gặp được Đấng ‘mạnh hơn sự chết’; và họ được tháo cởi!
Bài đọc thứ nhất tiếp tục câu chuyện buồn của một vị vua phạm tội. Qua ngôn sứ Nathan, lời nguyền ngày nào nay ứng nghiệm, “Vì ngươi đã khinh dể Ta”, “Từ gia đình ngươi, Ta sẽ gây nên tai hoạ đổ trên đầu ngươi”. Hình ảnh “Đavít trèo lên núi Cây Dầu, vừa leo vừa khóc lóc, đi chân không, đầu phủ khăn” cho thấy thực tế thê thảm của một con người bị tội lỗi trói buộc. Absalon truy đuổi cha; Đavít chạy trốn con, bị dân mình ném đá và nguyền rủa! May thay, vua đã tìm được một nơi náu thân, Thiên Chúa; ông nói, “Hãy để nó nguyền rủa theo lệnh Chúa! Biết đâu Chúa sẽ nhìn thấy nỗi khổ tâm của ta, và hôm nay, Ngài sẽ đổi lời dữ ra hạnh phúc cho ta”. Như người sắp đuối nước chộp được chiếc phao, Đavít van xin, “Lạy Chúa! xin trỗi dậy, cứu lấy con!”, như lời Thánh Vịnh đáp ca. Và kìa, Đấng ‘mạnh hơn sự chết’ đã giải thoát ông!
Rủi ro hơn Đavít, Tin Mừng nói đến một người đàn ông bị quỷ ám. Thực tế, con người này đã chết, và có lẽ, tệ hơn cả cái chết. Linh hồn tội nghiệp đó đã bị một cơ binh quỷ vương huỷ hoại; người này phải sống giữa mồ mả, cô lập khỏi cộng đồng, bà con thân thích kinh hoàng, khiếp sợ anh. Thật là một sự tồn tại quái quỷ! Anh đau đớn, khóc lóc và tự rạch mình với những lưỡi dao bằng đá. Đây là hình ảnh của sự giãy giụa do tội lỗi gây ra. Tội lỗi chết chóc ngăn cách con người khỏi Thiên Chúa và xa lánh tha nhân, cùm trói một linh hồn và gây nhức buốt cho những ai liên quan. Nói tóm lại, tội lỗi gây ra chết chóc cho cả thể chất lẫn tâm linh.
Trong cuộc sống của chúng ta, cũng có thể tồn tại một số tình huống dường như không thể giải quyết. Một tội lỗi nào đó mà chúng ta mắc phải; từ đó, chúng ta dường như không thể tự giải thoát. Hoặc chúng ta trải nghiệm phải luôn luôn rơi vào những tội giống nhau, cùng một nóng giận, cùng một lười biếng, cùng một nhục dục, cùng một nghiện ngập. Bạn bè và người thân tìm cách giúp đỡ, nhưng chúng ta không có ý chí thay đổi. Thay vì sửa chữa, thì đó là một thoả hiệp ngầm có tên là “vivendi modus”, để chúng ta tự nói với bản thân, “Tôi chỉ sống tốt nhất có thể!” Kết quả là gì? Con quỷ đó đã nhân lên trong tôi để trở thành một quân đoàn quỷ!
Anh Chị em,
“Lạy Chúa! xin trỗi dậy, cứu lấy con!” Chỉ có Chúa Giêsu mới đủ sức tháo cởi xiềng xích trói buộc người bị quỷ ám; cũng thế, chỉ có Ngài mới cởi tháo chúng ta khỏi những ràng buộc của quyền lực của thế gian, ma quỷ và xác thịt, những thứ vốn kéo chúng ta rời xa Thiên Chúa lẫn tha nhân. Hôm nay, ngày cuối năm, Chúa cho chúng ta có thời gian nhìn lại chính mình dưới ánh sáng Lời Chúa, hãy lắng đọng, hãy cầu xin! Một khi đã nhận ra chân tướng của sự dữ đang thống trị mình, chúng ta sẽ không ngần ngại chạy đến lòng thương xót của Thiên Chúa. Tết là thời gian nghỉ ngơi, và đây là lúc thuận tiện để chúng ta có thể gần Chúa, gần anh chị em mình, nhất là những người thân yêu. Hãy để Chúa Giêsu giải thoát qua Bí tích Giải Tội, ngõ hầu chúng ta có thể ‘về’ với thân nhân và gia đình mà thuật lại cho mọi người biết những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta trong một năm qua; và Ngài đã thương chúng ta như thế nào!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Đấng ‘mạnh hơn sự chết’, tạ ơn Chúa đã bao lần cởi tháo xiềng xích cho con. Cho con trở thành nhân chứng được Chúa chữa lành giữa bạn bè con và gia đình con”. Amen.
(Tgp. Huế)
Lễ đón Giao Thừa đầu Xuân Nhâm Dần
Lm. Đan Vinh
01:18 31/01/2022
LỄ ĐÓN GIAO THỪA ĐẦU XUÂN NHÂM DẦN (2022)
(Mt 5,1-10)
1. LỜI CHÚA: Đức Chúa chỉ dạy cho ông Mô-sê và cho tư tế A-ha-ron cách chúc lành cho dân: “Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em. Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em. Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn anh em và ban bình an cho anh em.” (Dân số 6,27).
2. CÂU CHUYỆN:
CLAUDIO GIACOBAZZI (65 tuổi) là tỷ phú kim cương, nắm trong tay hàng ngàn tỷ USD. Ông là giám đốc điều hành của công ty IDB có trụ sở tại Milan (Ý). Vào một ngày giữa tháng 5 năm 2018, ông Claudio rời khỏi nhà như thường lệ. Tuy nhiên, sau đó, gia đình ông đã đến đồn cảnh sát trình báo rằng: họ đã bị mất liên lạc với ông. Sau đó cảnh sát đã được tin báo từ một khách sạn cao cấp là đã tìm thấy thi thể trần truồng của tỷ phú Claudio trong căn phòng của khách sạn. Cảnh sát cũng tìm thấy một lá thư tuyệt mệnh của ông để lại với nội dung ông đã quá chán nản với cuộc sống hiện tại nên đã quyết định tìm đến cái chết.
3. SUY NIỆM:
1) Lời chúc đầu Xuân:
Năm cũ Tân Sửu sắp qua, nhường chỗ cho năm mới Nhâm Dần đang tới. Trong dịp này, chúng ta gặp nhau thường chúc cho nhau những điều nghĩ là tốt đẹp. Chẳng hạn: Chúc nhau có đông con nhiều cháu, phát tài phát lộc, khỏe mạnh, an khang trường thọ… Những lời cầu chúc thường qui về năm chữ này: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.
2) Hạnh phúc không hệ tại được thỏa mãn các nhu cầu thể xác:
- Trong thực tế, không nhất thiết: cứ có đông con nhiều cháu (phúc); sở hữu nhiều nhà cửa tiền bạc (Lộc); có chức cao quyền trọng hoặc được sống lâu trăm tuổi (Thọ)… là đương nhiên sẽ được hạnh phúc… Vì lòng tham con người vô đáy như người ta thường nói: “Được voi đòi tiên”, “Đứng núi này trông núi kia cao” …
- Ngoài ra, chúng ta cũng thường hay chúc cho nhau khỏe mạnh, nhưng khỏe mạnh vẫn chưa phải là thứ hạnh phúc đích thực. Vì nếu sức khỏe thực sự là niềm hạnh phúc, thì chắc hẳn các lực sĩ sẽ phải được hạnh phúc nhất. Thế nhưng, thực tế có những người có sức khỏe vô địch lại thường mang tâm trạng lo lắng có ngày bị kẻ khác soán ngôi vô địch như câu: “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”. Trái lại, có người thường xuyên đau yếu, thế mà nụ cười rạng rỡ vẫn luôn nở trên môi..,
- Chúng ta cũng thường mong ước kiếm được nhiều tiền để được sống an nhàn như ý mình và chúc cho nhau có nhiều tiền như người ta thường đề cao giá trị và sức mạnh ủa đồng tiền: “Có tiền mua tiên cũng được”, “Đồng tiền là Tiên là Phật; Là sức bật của tuổi trẻ; Là sức khỏe của tuổi già; Là cái đà của danh vọng; Là cái lọng để che thân; Là cán cân của công lý; Là triết lý của cuộc đời”…
Tuy nhiên trong thực tế, nhiều người ngồi trên đống vàng mà vẫn thấy mình bất hạnh và có nhứng nhà tỷ phú sở hữu rất nhiều tiền nhưng vẫn tìm đến cái chết để giải thoat họ khỏi bị đau khổ, như tỷ phú kim cương Claudio Giacobazzi đã tự tìm đến cái chết khi đang sở hữu khối tài sản to lớn từ việc mua bán kim cương mang lại. Hay như PAUL GETTY là ông chủ một hãng dầu lớn nhất tại Anh Quốc, có tài sản trị giá hàng tỷ mỹ kim. Thế mà lúc nào cũng mướn tới mười cảnh sát bảo vệ. Mỗi ngày, ông nhận được hàng trăm cú điện thoại và những lời đe dọa ám sát… Ông đã phải thốt lên rằng: “Tôi là người chẳng bao giờ biết đến hạnh phúc!”.
3) Đi tìm hạnh phúc đích thực:
Như vậy, hạnh phúc thật sự không nhất thiết do tiền bạc, chức quyền, sắc đẹp, sức khỏe... dù rằng những điều đó đều là những ưu điểm và có khả năng mang lại cho chúng ta niềm vui nhất thời nào đó. Vậy hạnh phúc đích thật là gì?
- Con người chúng ta không những gồm thân xác mà còn có linh hồn. Cơm áo gạo tiền hay tiền bạc vật chất, địa vị chức quyền, sắc đẹp, tài năng, sức khỏe, sống lâu… chỉ đáp ứng được những nhu cầu về thể xác, nhưng không thỏa mãn được những nhu cầu tinh thần. Hạnh phúc là khi thoả mãn nhu cầu tinh thần, khi có sự bình an trong tâm hồn.
Sự bình an này là hiệu quả từ ơn cứu độ do Chúa ban cho, như Đức Ma-ri-a sau khi được àm mẹ Đấng Cứu Thế đã ca tụng Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (Lc 1,46-47).
Sự bình an tâm hồn luôn đi đôi với sự tha thứ, như Đức Giê-su khi bị treo trên thập giá đã xin Chúa Cha tha cho những kẻ đã ra tay giết hại mình: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Hay như thầy phó tế Tê-pha-nô khi bị ném đá đến chết đã noi gương Thầy Giê-su để cầu xin ơn tha thứ cho những kẻ thù ghét giết hại mình: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7,60),
Như thế, hạnh phúc chúng ta nhận được phải bắt nguồn từ Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc đích thực và từ Đức Giê-su, Đấng ban ơn cứu độ như lời Người đã hứa: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi. Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28-29).
4) Để được hạnh phúc Nước Trời phải tin vào Chúa Giê-su và thực hành Tám Mối Phúc để được gia nhập vào Nước Trời do Người thiết lập như sau:
Sống tinh thần khiêm hạ “nghèo khó”,
Ứng xử “hiền lành”,
Sẵn sàng đi theo con đường “qua đau khổ vào trong vinh quang”,
Luôn khát khao “nên người công chính”,
Biết “chạnh lòng thương” những người bất hạnh,
Có “tâm hồn thanh sạch”,
Biết “ăn ở thuận hòa” với mọi người,
Sẵn sàng “chịu bách hại vì sống công chính”, chấp nhận bị sỉ nhục vì danh Chúa...
Niềm hạnh phúc của một tâm hồn có Chúa ở cùng, cũng chính là niềm hạnh phúc mà chúng ta cầu chúc cho nhau trong giờ phút đón Giao Thừa và trong suốt Năm Mới này. Dù chúng ta ít nhiều vẫn còn chịu đau khổ và gặp phải những điều trái ý, nhưng nếu tin và sống theo Chúa Giê-su, chúng ta sẽ sẵn sàng vâng theo thánh ý Thiên Chúa và chắc chắn chúng ta sẽ được vui mừng và hy vọng, bình an và hạnh phúc như thánh Phao-lô đã chia sẻ: “Tâm hồn tôi chứa chan niềm an ủi và tràn ngập nỗi vui mừng trong mọi cơn gian nan khốn khó” (2 Cr 7,4b).
4. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Giê-su. Xin cho chúng con quyết tâm thực thi Tám Mối Phúc của Chúa trong Tin Mừng hôm nay, thể hiện qua cách suy nghĩ, nói năng và cách ứng xử khiêm tốn, vị tha, luôn biết nhẫn nhịn, tha thứ và từ bi nhân hậu, noi gương Chúa khi xưa, để tâm hồn chúng con được bình an, vui tươi và hạnh phúc ngay từ bây giờ, là dấu chỉ sau này chúng con sẽ được hạnh phúc mãi mãi với Chúa trên Nước Trời.- AMEN.
(Mt 5,1-10)
1. LỜI CHÚA: Đức Chúa chỉ dạy cho ông Mô-sê và cho tư tế A-ha-ron cách chúc lành cho dân: “Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em. Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em. Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn anh em và ban bình an cho anh em.” (Dân số 6,27).
2. CÂU CHUYỆN:
CLAUDIO GIACOBAZZI (65 tuổi) là tỷ phú kim cương, nắm trong tay hàng ngàn tỷ USD. Ông là giám đốc điều hành của công ty IDB có trụ sở tại Milan (Ý). Vào một ngày giữa tháng 5 năm 2018, ông Claudio rời khỏi nhà như thường lệ. Tuy nhiên, sau đó, gia đình ông đã đến đồn cảnh sát trình báo rằng: họ đã bị mất liên lạc với ông. Sau đó cảnh sát đã được tin báo từ một khách sạn cao cấp là đã tìm thấy thi thể trần truồng của tỷ phú Claudio trong căn phòng của khách sạn. Cảnh sát cũng tìm thấy một lá thư tuyệt mệnh của ông để lại với nội dung ông đã quá chán nản với cuộc sống hiện tại nên đã quyết định tìm đến cái chết.
3. SUY NIỆM:
1) Lời chúc đầu Xuân:
Năm cũ Tân Sửu sắp qua, nhường chỗ cho năm mới Nhâm Dần đang tới. Trong dịp này, chúng ta gặp nhau thường chúc cho nhau những điều nghĩ là tốt đẹp. Chẳng hạn: Chúc nhau có đông con nhiều cháu, phát tài phát lộc, khỏe mạnh, an khang trường thọ… Những lời cầu chúc thường qui về năm chữ này: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.
2) Hạnh phúc không hệ tại được thỏa mãn các nhu cầu thể xác:
- Trong thực tế, không nhất thiết: cứ có đông con nhiều cháu (phúc); sở hữu nhiều nhà cửa tiền bạc (Lộc); có chức cao quyền trọng hoặc được sống lâu trăm tuổi (Thọ)… là đương nhiên sẽ được hạnh phúc… Vì lòng tham con người vô đáy như người ta thường nói: “Được voi đòi tiên”, “Đứng núi này trông núi kia cao” …
- Ngoài ra, chúng ta cũng thường hay chúc cho nhau khỏe mạnh, nhưng khỏe mạnh vẫn chưa phải là thứ hạnh phúc đích thực. Vì nếu sức khỏe thực sự là niềm hạnh phúc, thì chắc hẳn các lực sĩ sẽ phải được hạnh phúc nhất. Thế nhưng, thực tế có những người có sức khỏe vô địch lại thường mang tâm trạng lo lắng có ngày bị kẻ khác soán ngôi vô địch như câu: “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”. Trái lại, có người thường xuyên đau yếu, thế mà nụ cười rạng rỡ vẫn luôn nở trên môi..,
- Chúng ta cũng thường mong ước kiếm được nhiều tiền để được sống an nhàn như ý mình và chúc cho nhau có nhiều tiền như người ta thường đề cao giá trị và sức mạnh ủa đồng tiền: “Có tiền mua tiên cũng được”, “Đồng tiền là Tiên là Phật; Là sức bật của tuổi trẻ; Là sức khỏe của tuổi già; Là cái đà của danh vọng; Là cái lọng để che thân; Là cán cân của công lý; Là triết lý của cuộc đời”…
Tuy nhiên trong thực tế, nhiều người ngồi trên đống vàng mà vẫn thấy mình bất hạnh và có nhứng nhà tỷ phú sở hữu rất nhiều tiền nhưng vẫn tìm đến cái chết để giải thoat họ khỏi bị đau khổ, như tỷ phú kim cương Claudio Giacobazzi đã tự tìm đến cái chết khi đang sở hữu khối tài sản to lớn từ việc mua bán kim cương mang lại. Hay như PAUL GETTY là ông chủ một hãng dầu lớn nhất tại Anh Quốc, có tài sản trị giá hàng tỷ mỹ kim. Thế mà lúc nào cũng mướn tới mười cảnh sát bảo vệ. Mỗi ngày, ông nhận được hàng trăm cú điện thoại và những lời đe dọa ám sát… Ông đã phải thốt lên rằng: “Tôi là người chẳng bao giờ biết đến hạnh phúc!”.
3) Đi tìm hạnh phúc đích thực:
Như vậy, hạnh phúc thật sự không nhất thiết do tiền bạc, chức quyền, sắc đẹp, sức khỏe... dù rằng những điều đó đều là những ưu điểm và có khả năng mang lại cho chúng ta niềm vui nhất thời nào đó. Vậy hạnh phúc đích thật là gì?
- Con người chúng ta không những gồm thân xác mà còn có linh hồn. Cơm áo gạo tiền hay tiền bạc vật chất, địa vị chức quyền, sắc đẹp, tài năng, sức khỏe, sống lâu… chỉ đáp ứng được những nhu cầu về thể xác, nhưng không thỏa mãn được những nhu cầu tinh thần. Hạnh phúc là khi thoả mãn nhu cầu tinh thần, khi có sự bình an trong tâm hồn.
Sự bình an này là hiệu quả từ ơn cứu độ do Chúa ban cho, như Đức Ma-ri-a sau khi được àm mẹ Đấng Cứu Thế đã ca tụng Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa. Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (Lc 1,46-47).
Sự bình an tâm hồn luôn đi đôi với sự tha thứ, như Đức Giê-su khi bị treo trên thập giá đã xin Chúa Cha tha cho những kẻ đã ra tay giết hại mình: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Hay như thầy phó tế Tê-pha-nô khi bị ném đá đến chết đã noi gương Thầy Giê-su để cầu xin ơn tha thứ cho những kẻ thù ghét giết hại mình: “Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này” (Cv 7,60),
Như thế, hạnh phúc chúng ta nhận được phải bắt nguồn từ Thiên Chúa là nguồn hạnh phúc đích thực và từ Đức Giê-su, Đấng ban ơn cứu độ như lời Người đã hứa: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi. Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28-29).
4) Để được hạnh phúc Nước Trời phải tin vào Chúa Giê-su và thực hành Tám Mối Phúc để được gia nhập vào Nước Trời do Người thiết lập như sau:
Sống tinh thần khiêm hạ “nghèo khó”,
Ứng xử “hiền lành”,
Sẵn sàng đi theo con đường “qua đau khổ vào trong vinh quang”,
Luôn khát khao “nên người công chính”,
Biết “chạnh lòng thương” những người bất hạnh,
Có “tâm hồn thanh sạch”,
Biết “ăn ở thuận hòa” với mọi người,
Sẵn sàng “chịu bách hại vì sống công chính”, chấp nhận bị sỉ nhục vì danh Chúa...
Niềm hạnh phúc của một tâm hồn có Chúa ở cùng, cũng chính là niềm hạnh phúc mà chúng ta cầu chúc cho nhau trong giờ phút đón Giao Thừa và trong suốt Năm Mới này. Dù chúng ta ít nhiều vẫn còn chịu đau khổ và gặp phải những điều trái ý, nhưng nếu tin và sống theo Chúa Giê-su, chúng ta sẽ sẵn sàng vâng theo thánh ý Thiên Chúa và chắc chắn chúng ta sẽ được vui mừng và hy vọng, bình an và hạnh phúc như thánh Phao-lô đã chia sẻ: “Tâm hồn tôi chứa chan niềm an ủi và tràn ngập nỗi vui mừng trong mọi cơn gian nan khốn khó” (2 Cr 7,4b).
4. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Giê-su. Xin cho chúng con quyết tâm thực thi Tám Mối Phúc của Chúa trong Tin Mừng hôm nay, thể hiện qua cách suy nghĩ, nói năng và cách ứng xử khiêm tốn, vị tha, luôn biết nhẫn nhịn, tha thứ và từ bi nhân hậu, noi gương Chúa khi xưa, để tâm hồn chúng con được bình an, vui tươi và hạnh phúc ngay từ bây giờ, là dấu chỉ sau này chúng con sẽ được hạnh phúc mãi mãi với Chúa trên Nước Trời.- AMEN.
Hiếu thảo với tiền nhân
Lm. Đan Vinh
01:23 31/01/2022
MÙNG HAI TẾT
Mt 15,1-6
HIẾU THẢO VỚI TIỀN NHÂN
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Thiên Chúa đã dạy: Ngươi hãy thờ cha kính mẹ. Kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Còn các ông, các ông lại bảo: Ai nói với cha với mẹ rằng: Những gì con có để giúp cha mẹ, đều là lễ phẩm dâng cho Chúa rồi, thì người ấy không phải thờ cha kính mẹ nữa” Như thế, các ông dựa vào truyền thống của các ông mà hủy bỏ lời Thiên Chúa” (Mt 15,4-6).
2. CÂU CHUYỆN:
1) LÁ THƯ CHA MẸ KHUYÊN DẠY CON VỀ LÒNG HIẾU THẢO:
Con thân yêu.
"Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và cảm thông với bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống có làm rơi vung vãi... Nếu như bố mẹ có gặp khó khăn trong cái ăn cái mặc... Xin con hãy bao dung! Con hãy nhớ lại những ngày giờ mà bố mẹ đã phải trải qua với con, để dạy cho con bao điều hay kẽ phải khi con còn thơ bé.
+ Nếu như bố mẹ cứ lập đi lập lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì con cũng đừng bao giờ cắt ngang lời bố mẹ... mà hãy lắng nghe! Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm đến khi con đi vào giấc ngủ... và bố mẹ luôn làm cho con.
+ Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên coi đó là điều xấu hổ. Con hãy nhớ... lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải bao lần dỗ ngọt để vỗ về mỗi khi tắm rửa cho con.
+ Khi con thấy sự giới hạn về kiến thức của bố mẹ trong cuộc sống văn minh hiện đại, con cũng đừng tỏ vẻ thất vọng nhưng hãy để bố mẹ có thêm thời gian tìm hiểu. Bố mẹ đã từng dạy con bao điều... từ cái ăn, cái mặc cho đến tự chăm sóc bản thân và đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.
+ Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói... hãy để bố mẹ có thời gian nhớ lại và nếu như bố mẹ có quên, con cũng đừng vì thế mà bực mình nổi giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là luôn được nhìn thấy con, được ở bên và nghe con nói, thế thôi!
+ Nếu như bố mẹ chưa muốn ăn, con cũng đừng ép!... vì bố mẹ biết khi nào bị đói hay không.
+ Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập cho con trong những bước đi đầu đời.
+ Một ngày nào khi con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng, không ai tránh được hết mọi sơ sót lầm lẫn. Con đừng xót xa về sự già nua của bố mẹ.
+ Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con từ khi con mới chào đời. Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi lúc tuổi già bóng xế... Hãy giúp bố mẹ những tháng ngày vắn vỏi còn lại với tình yêu thương và lòng nhẫn nại...
Điều bố mẹ mong ước duy nhất là có thể nở nụ cười mãn nguyện trước khi nhắm mắt lìa đời giữa đoàn con cháu đầy lòng kính tin Chúa và chân thành yêu thương nhau.
Thương con thật nhiều... Bố mẹ..."
2) SÓNG TRƯỚC VỖ ĐÂU, SÓNG SAU VỖ ĐÓ:
Một người đàn ông kia sống chung với người cha cao niên và đứa con trai mới năm tuổi của anh ta. Một hôm người cha của anh do tuổi già tay bị run, thường hay làm bể cái chén kiểu đắt tiền khi ăn cơm, nên anh ta ra vườn nhặt mang về một chiếc gáo dừa rồi gọt dũa làm thành một cái chén gáo dừa cho bố anh ta dùng. Đứa con trai thấy vậy liền hỏi lý do tại sao thì anh ta trả lời con rằng: Để ông nội con dùng khỏi bị bể nếu ăn cơm có bị run tay làm rơi xuống đất.
Một hôm anh ta thấy đứa con trai của anh đang loay hoay dùng dao chơi với một chiếc gáo dừa. Sợ con bị đứt tay anh liền ngăn cản. Khi được hỏi tại sao làm như vậy thì được đứa con trả lời: “Con thấy bố cho ông nội ăn cơm bằng chiếc gáo dừa để khỏi bị bể, nên con cũng chuẩn bị trước cho bố một cái, để sau này bố già dùng nếu bố có bị run tay giống như ông nội bây giờ!”.
3. SUY NIỆM:
1) Ngày Xuân xây dựng tình thân gia đình:
Hôm nay, ngày Mồng Hai Tết là dịp để các tín hữu chúng ta thực hành bổn phận hiếu thảo với ông bà tổ tiên, cụ thể là cha mẹ sinh thành ra chúng ta. Sự hiếu thảo được thể hiện qua những lời nói, thái độ cử chỉ và hành động của con cái với cha mẹ, cụ thể là món quà chúng ta dâng tặng cha mẹ nói lên lòng thảo hiếu đối với các ngài.
Ngày Tết cũng là ngày hội vui của đại gia đình. Ai cũng mong ngày Tết được đoàn tụ với người thân trong gia đình. Mọi người Việt Nam đều muốn được chờ đón những giờ phút thiêng liêng của ngày đầu năm bên cạnh cha mẹ ông bà cùng với anh chị em con cháu.
2) Phương cách tỏ lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ:
Sự hiếu thảo không chỉ được biểu lộ trong những ngày Lễ Tết, nhưng còn phải được thể hiện trong suốt những ngày tháng dài sống chung với ông bà cha mẹ trong gia đình.
Phải sống thế nào cho tròn chữ hiếu với tổ tiên ông bà cha mẹ. Nếu cha mẹ chúng ta còn khỏe, con cái phải tạ ơn Chúa vì Chúa đã ban cho chúng ta lá chắn che chở suốt đời mình.
Nếu cha mẹ già yếu, con cháu phải tránh coi thường và coi các ngài như gánh nặng. Hãy nói với các ngài bằng những lời thưa gởi hiếu kính, cảm thông với những sự lẩm cẩm của các ngài và đừng bao giờ tỏ thái độ vô lễ to tiếng cãi lại hoặc khinh thường cáu gắt với các ngài. Hãy luôn tôn trọng các ngài vì chính các ngài cũng đã từng phải kiên nhẫn ân cần chăm sóc, bú mớm dọn dẹp vệ sinh cho ta khi ta còn thơ bé.
Khi cha mẹ qua đời, con cái hãy năng đọc kinh cầu nguyện, xin lễ và làm các việc lành để các ngài sớm được về thiên đàng. Hãy lập bàn kính nhớ tổ tiên bên cạnh và thấp hơn bàn thờ Chúa. Hãy năng đọc kinh cầu nguyện cho ông bà cha mẹ vào giờ kinh tối gia đình hằng ngày hoặc trong những ngày Giỗ Tết trong năm.
3) Làm gì trong những ngày này?:
- Tết là dịp để con cháu làm việc ở xa trở về nhà để xum họp với ông bà cha mẹ. Thế nhưng có mấy ai đã thực sự đã sống tròn chữ hiếu?
Người xưa có câu: "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ", diễn tả những nỗi vất vả, công khó cực nhọc của các bậc làm cha mẹ khi phải chăm sóc cho con cái từng miếng ăn giấc ngủ, giúp con được học hành vui chơi....
- Xin đừng phụ công ơn dưỡng dục của các bậc sinh thành. Hãy sống sao cho đúng phận làm con, vì: “Công cha như núi thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
- “Sóng trước vỗ đâu, sóng sau vỗ đó”. Chúng ta cư xử với cha mẹ mình thế nào thì con cái của chúng ta sau này cũng sẽ đối xử với chúng ta như vậy.
Dịp Xuân Mới, bạn sẽ biếu món quà gì cụ thể để tỏ lòng hiếu thảo biết ơn cha mẹ ông bà đang còn sống và các bậc tổ tiên đã qua đời?
4. LỜI CẦU:
Lạy Thiên Chúa Cha là Chúa tể của Mùa Xuân đất trời. Xin chúc lành cho ngày họp mặt của gia đình chúng con hôm nay. Xin liên kết mọi người chúng con trong tình yêu của Cha. Xin cho mọi thành viên trong gia đình biết trân trọng giờ phút sum vầy trong ngày đầu Xuân, coi đó là hồng ân Cha ban để sống trọn tình con thảo với tổ tiên ông bà cha mẹ và sống yêu thương huynh đệ với anh chị em trong gia đình ruột thịt của chúng con.- Amen.
Ai không muốn làm việc thì cũng đừng ăn!
Lm. Đan Vinh
01:27 31/01/2022
MÙNG BA TẾT NGUYÊN ĐÁN
Mt 25,14-30
AI KHÔNG MUỐN LÀM VIỆC THÌ CŨNG ĐỪNG ĂN !
1. LỜI CHÚA : "Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. Ai có nói, thì nói lời Thiên Chúa; ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban. Như thế, trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giê-su Ki-tô" (1Pr 4,10-11).
2. CÂU CHUYỆN : AI CŨNG ĐỀU LÀ NGƯỜI GIÀU MÀ KHÔNG NHẬN RA :
Có một chàng thanh niên lúc nào cũng ngồi than thân trách phận không may của mình, nên không thể nào giàu có được. Ngày nọ, một ông lão đi qua thấy vẻ mặt ủ ê của anh ta bèn hỏi:
- Chàng trai kia, sao trông cậu buồn bã thế, cậu có điều gì không vui sao?
- Cháu không hiểu tại sao cháu làm việc vất vả mà vẫn nghèo. Chàng trai buồn bã nói.
- Cháu mà nghèo ư, cháu đang giàu có đấy chứ?
- Chưa thấy ai nói với cháu như vậy cả, vì thực sự cháu rất nghèo.
- Này nhé: Giả như ta chặt ngón tay cái của cháu, và trả 3 lượng vàng thì cháu có chịu không?
- Không ạ.
- Giả như ta chặt một bàn tay của cháu và trả 30 lượng vàng, cháu có chịu không?
- Không bao giờ.
- Vậy nếu ta lấy đi đôi mắt của cháu và trả cháu 300 lượng vàng, thì cháu thấy thế nào?
- Cũng không được.
- Vậy nếu ta trả cháu 3000 lượng vàng để hai ông cháu chúng ta hoán đổi số phận, để cháu trở thành một lão già như ta có được không?
- Đương nhiên là không.
- Cháu muốn giàu. Vậy nếu ta trao cho cháu 30,000 lượng vàng để lấy đi mạng sống của cháu, thì cháu thấy thế nào?
- Cháu cảm ơn ông! Cháu đã hiểu cháu đang là một người giàu có mà cháu không biết.
Người ta thường nói : "Đứng núi này trông núi kia cao". Nhiều người lúc nào cũng mở miệng than thân trách số phận mình đen bạc, đang khi thực ra họ còn đang hạnh phúc hơn nhiều người. Điều quan trọng là mỗi người chúng ta phải cố gắng chu toàn bổn phận của mình bằng hết khả năng Chúa ban. Hãy làm cho nén bạc được trao phó có thể phát sinh thêm nhiều nén bạc khác, thì mới đáng được Chúa ban hạnh phúc Nước Trời đời sau.
3. SUY NIỆM:
Tin mừng Gio-an hôm nay cho biết về công trình tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa như sau : “Lúc khởi đầu, đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Người vẫn hướng về Thiên Chúa, nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tao thành” (Ga 1,1-3). Hôm nay, Hội Thánh muốn các tín hữu hiểu biết giá trị của công việc tạo dựng của Thiên Chúa và dạy chúng ta phải tích cực cộng tác với Chúa để hoàn thiện thiên nhiên như Chúa đã tự nhủ khi tạo nên loài người : “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất” (St 1,26).
1) Loài người được trao quyền làm chủ thiên nhiên :
Sau khi sáng tạo trời đất, Thiên Chúa đã trồng một vườn cây ở Ê-đen về phía Đông, và đặt vào đó con người do ngài dựng nên… “Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác” (St 2,9). Như vậy, Thiên Chúa không muốn con người ở không, nhưng đòi họ phải làm việc. Bởi vì : “Nhàn cư vi bất thiện”. Từ đây con người phải làm việc theo thánh ý Thiên Chúa và chỉ làm việc thành công khi biết cậy dựa vào ơn Chúa giúp như tác giả Thánh Vịnh đã viết : “Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (Tv 127,1).
2) Gương sáng lao động của thánh gia Na-da-rét :
Khi xuống thế làm người, Đức Giê-su đã được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo khó tại làng Na-da-rét : Cha nuôi của Người là ông Giu-se hành nghề thợ mộc, mẹ đẻ là bà Ma-ri-a thì chăm lo công việc nội trợ phục vụ chồng con. Còn trẻ Giê-su thì ngoan ngoãn hiếu thảo vâng lời cha mẹ (x. Lc 2,51) và sẵn sàng chia sẻ với nỗi vất vả của cha mẹ, qui hướng mọi việc theo thánh ý Chúa Cha (x. Lc 22,41), và luôn làm vui lòng Cha (x. Lc 2,46; Ga 4,34).
Trong khi đi giảng đạo, Đức Giê-su đã đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa lành mọi thứ tật bệnh. Người đặt nặng việc phục vụ tha nhân hơn việc giữ Luật Mô-sê. Do đó Người đã chữa bệnh trong ngày sa-bát là ngày bị cấm làm việc. Người đã trả lời cho các đầu mục Do thái như sau : "Ngày sa-bát được làm ra vì con người, chứ không phải con người vì ngày sa-bát” (Mc 2,27-28). Đức Giê-su cũng khẳng định vai trò ngang hàng với Thiên Chúa trong công việc như sau : “Cho đến nay Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc” (Ga 5,17).
3) Phải chăm chỉ làm việc để phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân :
Tin Mừng hôm nay thuật lại dụ ngôn của Đức Giê-su về những nén bạc nhằm dạy môn đệ phải cộng tác để làm lợi ra các nén bạc vật chất tinh thần được Chúa trao phó như sau:
Có một ông chủ sắp đi xa liền gọi các đầy tớ đến mà trao phó tài sản của ông: người này năm nén, người kia ba nén, người khác một nén tùy khả năng mỗi người. Điều ông muốn nơi các đầy tớ là sự chăm chỉ làm việc theo ý của ông và không chấp nhận sự lười biếng. Khi ông chủ trở về và đòi các đầy tớ tính sổ: người đã lãnh năm nén ba nén bạc đều đã làm lợi thêm gấp đôi nên được chủ khen thưởng. Trái lại, người lãnh một nén do sự bất tín và biếng nhác đã mang nén bạc đi chôn vì sợ hãi thay vì yêu mến ông chủ. Anh ta đã bị mất những gì đang có.
4) “Ai không chịu làm thì cũng đừng ăn !” :
Thời Giáo Hội sơ khai, tông đồ Phao-lô nghe biết có một số tín hữu ở Thê-xa-lô-ni-ca lười biếng làm việc vì nghĩ rằng sắp đến tận thế, ngài đã viết thư khuyên họ như sau : "Khi còn ở với anh em, chúng tôi đã chỉ thị cho anh em : ai không chịu làm thì cũng đừng ăn ! Thế mà chúng tôi nghe nói : trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào. Nhân danh Chúa Giê-su Ki-tô, chúng tôi truyền dạy và khuyên nhủ những người ấy hãy ở yên mà làm việc, để có của nuôi thân. Phần anh em, hãy làm việc thiện, đừng sờn lòng nản chí !” (2 Tx 3,10-13). Rồi khi từ biệt các tín hữu ở Ê-phê-sô, Phao-lô đã chia sẻ kinh nghiệm về sự làm việc như sau : "Chính anh em biết rõ: những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, đôi tay này đã tự cung cấp. Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: Cho thì có phúc hơn là nhận." (Cv 20,33-35).
5) Chúng ta phải làm gì?
Trong Kinh Tiền Tụng lễ Mùng Ba Tết, Hội Thánh đã ca tụng Thiên Chúa như sau: "Cha còn sai Con Một giáng trần, để chia sẻ thân phận người lao động và thực hiện chương trình cứu độ muôn dân. Quả vậy, Người đã bắt chước Cha hoạt động không ngừng, nêu gương cho chúng con biết chuyên cần làm việc, không những để no cơm ấm áo, và góp phần xây dựng xã hội loài người, mà còn để làm rạng Danh Cha, và mở rộng Nước Trời ngay tại thế ".
Ông Tê-tu-li-a-nô dạy người tín hữu phải làm mọi việc với tinh thần đức Tin như sau: “Dù khi thức dậy hay đi ngủ, dù khi ăn hay khi làm một việc gì quan trọng, hãy bắt đầu bằng dấu thánh giá”. Thánh Phao-lô đã khuyên các tín hữu phải làm mọi sự qui hướng về Thiên Chúa: “Vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31). Mỗi người chúng ta hãy làm việc theo đúng luật và phù hợp với thánh ý Thiên Chúa khi biết sử dụng và làm lợi thêm ra những gì Chúa trao như: Sự sống, thời gian, tài năng, của cải, con cái... và cần ý thức rằng: chúng ta sẽ phải trả lẽ trước tòa phán xét sau này.
4. LỜI CẦU :
Lạy Chúa. Trong cuộc sống hằng ngày, đôi lúc chúng con vẫn còn lười biếng, chưa tích cực cộng tác với Chúa để chu toàn các nhiệm vụ được Chúa và Hội Thánh trao phó. Chúng con cũng thường kêu trách Chúa khi cầu xin mà không được như ý. Xin Chúa giúp chúng con biết sử dụng những gì trong tầm tay để phục vụ Chúa và tha nhân. Xin cho chúng con sau này được Chúa cho vào Nước Trời hưởng Tôn nhan Chúa muôn đời.- Amen.
Xuân đất trời – Xuân cuộc đời
Giáo Hội Năm Châu
04:45 31/01/2022
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:39 31/01/2022
9. Trong Kinh Thánh điều nên cầu xin là chân lý, chứ không phải là từ ngữ văn vẻ.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:43 31/01/2022
84. UỐNG NHẰM PHÂN LỎNG
Thích sứ Tưởng Dụng Am là người ở Thường Châu.
Một hôm, ông ta cùng với bốn người bạn uống rượu trong nhà của Từ Triệu Hoàng, người nhà họ Từ tinh thông kỹ thuật nấu nướng, đặt biệt là món cá nóc thì càng sở trường hơn, đãi tiệc lần này cũng có món cá nóc trên bàn ăn. Sáu người hám ăn món cá nóc thơm ngon, nên ai cũng dùng đũa gắp những miếng to, nhưng trong bụng lại sợ trúng độc.
Đột nhiên, một người khách họ Trương bất ngờ ngã xuống, ói ra nước trắng nói không ra lời. Mọi người cho rằng ông ta trúng độc cá nóc, nên vội vàng tìm phân lỏng đến đổ vào cho ông ta, nhưng ông ta vẫn không tỉnh lại. Năm người còn lại sợ hãi nói:
- “Trước khi độc phác tác thì ta nên uống thuốc”
Thế là mỗi người tự lấy một bát phân lỏng bịt mũi mà uống.
Rất lâu sau đó, ông khách họ Trương tỉnh dậy, biết chuyện lấy phân lỏng giải độc thì gượng cười nói:
- “Tôi vốn có bệnh động kinh, thường phác tác như thế, chứ không phải trúng độc cá nóc đâu !”
Năm người kia hối hận không kịp, đều oán mình đã hồ đồ uống phân lỏng, nên vừa súc miệng vừa ói ra.
(Tự Bất Ngôn)
Suy tư 84:
Người hồ đồ là người ăn nói thiếu cân nhắc, nhận thức thiếu suy nghĩ.
Có những cha mẹ hồ đồ chửi toáng lên khi nghe con cái mách lại người hàng xóm đánh nó, nhưng thực tế thì không phải; có người hồ đồ trở thành cộc cằn dử tợn khi nghe người khác phê bình mình thế này thế nọ, nhưng thực ra thì không phải như thế; lại có người hồ đồ cả tin khi nghe nói bà này cô nọ được Mẹ hiện ra nói chuyện này chuyện nọ rồi đồn ầm cả lên, nhưng thực ra thì không phải như thế...
Ăn nói hồ đồ thì làm tổn thương đến người khác, nhất là người trong cuộc; tin lời người khác nói một cách hồ đồ thì có khi làm phương hại đến đức tin công giáo của mình; nhận thức cách hồ đồ thì không thể trở thành người lãnh đạo, và càng không thể thu phục người khác đặt niềm tin vào mình.
Người Ki-tô hữu luôn là người ăn nói đàng hoàng, có thì nói có, không thì nói không, bởi vì mỗi lời nói của họ đều có sự cân nhắc theo khôn ngoan của Tin Mừng; nhận thức của họ luôn hợp với hoàn cảnh thời đại, vì trong nhận thức ấy đều có sự cầu nguyện và ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần.
Hạnh phúc thay được làm người Ki-tô hữu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thích sứ Tưởng Dụng Am là người ở Thường Châu.
Một hôm, ông ta cùng với bốn người bạn uống rượu trong nhà của Từ Triệu Hoàng, người nhà họ Từ tinh thông kỹ thuật nấu nướng, đặt biệt là món cá nóc thì càng sở trường hơn, đãi tiệc lần này cũng có món cá nóc trên bàn ăn. Sáu người hám ăn món cá nóc thơm ngon, nên ai cũng dùng đũa gắp những miếng to, nhưng trong bụng lại sợ trúng độc.
Đột nhiên, một người khách họ Trương bất ngờ ngã xuống, ói ra nước trắng nói không ra lời. Mọi người cho rằng ông ta trúng độc cá nóc, nên vội vàng tìm phân lỏng đến đổ vào cho ông ta, nhưng ông ta vẫn không tỉnh lại. Năm người còn lại sợ hãi nói:
- “Trước khi độc phác tác thì ta nên uống thuốc”
Thế là mỗi người tự lấy một bát phân lỏng bịt mũi mà uống.
Rất lâu sau đó, ông khách họ Trương tỉnh dậy, biết chuyện lấy phân lỏng giải độc thì gượng cười nói:
- “Tôi vốn có bệnh động kinh, thường phác tác như thế, chứ không phải trúng độc cá nóc đâu !”
Năm người kia hối hận không kịp, đều oán mình đã hồ đồ uống phân lỏng, nên vừa súc miệng vừa ói ra.
(Tự Bất Ngôn)
Suy tư 84:
Người hồ đồ là người ăn nói thiếu cân nhắc, nhận thức thiếu suy nghĩ.
Có những cha mẹ hồ đồ chửi toáng lên khi nghe con cái mách lại người hàng xóm đánh nó, nhưng thực tế thì không phải; có người hồ đồ trở thành cộc cằn dử tợn khi nghe người khác phê bình mình thế này thế nọ, nhưng thực ra thì không phải như thế; lại có người hồ đồ cả tin khi nghe nói bà này cô nọ được Mẹ hiện ra nói chuyện này chuyện nọ rồi đồn ầm cả lên, nhưng thực ra thì không phải như thế...
Ăn nói hồ đồ thì làm tổn thương đến người khác, nhất là người trong cuộc; tin lời người khác nói một cách hồ đồ thì có khi làm phương hại đến đức tin công giáo của mình; nhận thức cách hồ đồ thì không thể trở thành người lãnh đạo, và càng không thể thu phục người khác đặt niềm tin vào mình.
Người Ki-tô hữu luôn là người ăn nói đàng hoàng, có thì nói có, không thì nói không, bởi vì mỗi lời nói của họ đều có sự cân nhắc theo khôn ngoan của Tin Mừng; nhận thức của họ luôn hợp với hoàn cảnh thời đại, vì trong nhận thức ấy đều có sự cầu nguyện và ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần.
Hạnh phúc thay được làm người Ki-tô hữu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thánh Lễ Mồng Một Tết Nguyên Đán 1/2 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
14:26 31/01/2022
BÀI ĐỌC 1 Is 11:1-9
Bài trích sách ngôn sứ I-sai-a.
Từ gốc tổ Gie-sê, sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy, sẽ mọc lên một mầm non.
Thần khí Đức Chúa sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Đức Chúa.
Lòng kính sợ Đức Chúa làm cho Người hứng thú, Người sẽ không xét xử theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không phán quyết theo lời kẻ khác nói,
nhưng xét xử công minh cho người thấp cổ bé miệng, và phán quyết vô tư bênh kẻ nghèo trong xứ sở.
Lời Người nói là cây roi đánh vào xứ sở, hơi miệng thở ra giết chết kẻ gian tà.
Đai thắt ngang lưng là đức công chính, giải buộc bên sườn là đức tín thành.
Bấy giờ sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng.
Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm như bò. Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang.
Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, vì sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này, cũng như nước lấp đầy lòng biển.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Cl 3:12-17
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-lô-xê.
Thưa anh em, anh em là những người được Thiên Chúa tuyển lựa, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều gì phải trách móc người kia.
Chúa đã tha thứ cho anh em, thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo.
Ước gì ơn bình an của Đức Ki-tô điều khiển tâm hồn anh em, vì trong một thân thể duy nhất, anh em đã được kêu gọi đến hưởng ơn bình an đó. Bởi vậy, anh em hãy hết dạ tri ân.
Ước chi lời Đức Ki-tô ngự giữa anh em thật dồi dào phong phú. Anh em hãy dạy dỗ khuyên bảo nhau với tất cả sự khôn ngoan.
Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng.
Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Ga 14:23
Alleluia. Alleluia.
Chúa nói: Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy.
Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy.
Cha Thầy và Thầy sẽ đến với người ấy. Alleluia.
TIN MỪNG Ga 14:23-27
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng:
“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.
Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy.
Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.
Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.”
Đó là Lời Chúa.
LỜI NGUYỆN TÍN HỮU
Chủ tế: Anh chị em thân mến, Thiên Chúa là Tình yêu, ai sống trong tình yêu là sống trong Thiên Chúa. Và ai sống trong Thiên Chúa, thì được bình an viên mãn. Trong giờ phút linh thiêng của ngày Đầu Năm Nhâm Dần, cầu xin ơn bình an, chúng ta cùng ngợi khen Chúa, và hiệp ý cầu nguyện cho mọi người:
1. Chúa phán: "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy ". Chúng ta cầu nguyện cho các dân tộc đang vui hưởng Ngày Tết Nguyên Đán Nhâm Dần, được lòng yêu mến Chúa Giêsu, biết lắng nghe và tuân giữ lời Chúa dạy bảo, và được bình an, đặc biệt trong thời gian đại dịch Covid-19 này. Chúng ta cùng cầu xin Chúa
2. Chúa phán: "Ai giữ lời Thầy, thì Cha Thầy sẽ yêu mến, và ở trong người ấy ". Chúng ta cầu nguyện cho quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta, cho gia đình chúng ta và mỗi người chúng ta biết sống Lời Chúa, và trở thành nơi Thiên Chúa ở cùng loài người. Chúng ta cùng cầu xin Chúa
3. Chúa phán: " Thầy ban cho anh em bình an của Thầy ". Chúng ta cầu nguyện cho những người mừng xuân Nhâm Dần xa gia đình, xa quê hương hay bị cách ly do đại dịch Covid-19 được hiệp thông vào sự sống mới của Chúa Kitô, được hưởng niềm an vui của những ngày Xuân mới. Chúng ta cùng cầu xin Chúa
4. Chúa phán: " Lòng các con đừng xao xuyến, cũng đừng sợ hãi ". Chúng ta cầu nguyện cho mọi người trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta, biết yêu thương nhau theo Lời Chúa dạy, giúp đỡ nhau sống Đạo, và trông cậy vững vàng vào tình yêu Chúa. Chúng ta cùng cầu xin Chúa
Chủ tế: Lạy Chúa là Cha toàn năng, Đức Giêsu Kitô, Con Chúa đã ban bình an của Chúa cho chúng con. Xin Thánh Thần tình yêu Chúa thúc đẩy chúng con biết sống trong tình yêu, để được Thiên Chúa ở cùng, và được hưởng bình an muôn đời trong Nước Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tình nghĩa phu thê của hai vợ chồng ở Minnesota gây xúc động: vợ chiến đấu giành giật mạng sống cho chồng
Đặng Tự Do
05:12 31/01/2022
Vợ một người đàn ông ở Minnesota đã quyết liệt giữ mạng sống cho chồng bằng cách kiện một bệnh viện ra tòa để anh ta có thể tiếp tục dùng máy thở. Tuy nhiên, người đàn ông đã chết hôm thứ Bảy. Scott Quiner, 55 tuổi, không chịu nổi sự tàn phá của COVID-19 sau khi được chuyển đến bệnh viện Houston, nơi tình trạng của anh ta được báo cáo là đã cải thiện.
Vụ việc đã gây xôn xao các phương tiện truyền thông trong hai tuần khi vợ của Quiner, là Anne, đấu tranh với Allina Health, ở Minnesota. Vào ngày 11 tháng Giêng, Allina Health đã ra quyết định ngưng cung cấp máy thở cho Scott và Anne không chịu bó tay đã làm hết sức mình để kiện ra tòa nhằm ngăn chặn quyết định này.
Anne đã đấu tranh và nhận được lệnh của Tòa án Minnesota vào phút cuối để tạm dừng việc loại bỏ hỗ trợ sự sống. Tin rằng nếu để chồng mình ở Allina Health, khả năng tử vong của anh là quá cao. Cô vội vã tìm một bệnh viện khác cho chồng. Theo KSTP News, gia đình Quiner đã bỏ vụ kiện tụng Allina Health sau khi Scott đã ổn định ở Houston.
Vào ngày 20 tháng Giêng, các báo cáo cho rằng Scott đang thực hiện “những bước tiến nhỏ” để phục hồi, tại Houston. Các bác sĩ đang giảm dần các liều thuốc an thần cho anh ta và có thể giao tiếp với Scott thông qua nháy mắt, gật đầu và siết chặt tay. Tuy nhiên, vào cuối tuần qua, tình trạng của anh ấy xấu đi nhanh chóng.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 22 tháng Giêng, Marjorie Holsten, luật sư của gia đình Quiner nói với FOX 9:
“Thay mặt cho gia đình, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến tình yêu và sự hỗ trợ mà họ đã nhận được từ cộng đồng, đồng thời yêu cầu sự riêng tư cho Annie và những đứa trẻ khi họ đau buồn trước sự ra đi của Scott - một người chồng và người cha tuyệt vời.”
Tuần trước, luật sư Holsten cho rằng Allina Health đã không cung cấp dịch vụ chăm sóc cần thiết cho Scott. Cô Anne nhận xét rằng
“Ở bệnh viện mới, Scott đã nhận được sự nuôi dưỡng và cung cấp nước rất cần thiết và những loại thuốc mà Allina Health từ chối cung cấp.”
Không rõ liệu sự thiếu dinh dưỡng này có góp phần làm cho bệnh tình của Scott ngày càng trầm trọng hơn hay không. Cho đến nay, chưa có dấu chỉ nào cho thấy gia đình sẽ theo đuổi các thủ tục pháp lý chống lại Allina Health.
Về phần mình, Allina Health đã đưa ra thông báo về cái chết của Scott. Theo ABC news, một đại diện của Allina Health cho biết:
“Chúng tôi rất đau buồn khi biết tin Scott Quiner qua đời và chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và những người thân yêu. Sự ra đi của anh ấy lại là một khoảnh khắc rất đáng buồn nữa khi chúng ta cùng nhau tiếp tục đối mặt với những tác động tàn phá của đại dịch”.
Source:Aleteia
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là một cơ hội để tái khởi động một tầng lớp thanh niên từ các châu lục khác nhau sau đại dịch
Đặng Tự Do
05:13 31/01/2022
Đức Hồng Y-Thượng Phụ của Lisbon hôm 23 tháng Giêng đã tuyên bố trong Bài Giảng Lễ Thánh Vinh Sơn rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới là cơ hội để Giáo Hội và thành phố tái khởi động một “tầng lớp thanh niên từ các lục địa khác nhau” sau đại dịch.
Đức Hồng Y Manuel Clemente nói: “Chúng ta sẽ tập hợp lại trong niềm vui, tình huynh đệ và hòa bình, một số đông đảo các bạn trẻ từ các châu lục khác nhau, để khởi động lại, để cổ vũ tân phúc âm hóa, sau khi đại dịch ảnh hưởng nặng nề đến nhóm tuổi của họ”.
Đức Hồng Y-thượng phụ đã chủ sự Thánh lễ kính São Vicente, tiếng Việt gọi là Thánh Vinh Sơn, là vị thánh bảo trợ chính của tổng giáo phận Lisbon. Thánh lễ có sự tham dự của Thị trưởng Lisbon, Carlos Moedas.
“Chúng ta đang chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới tiếp theo; là một cơ hội tuyệt vời để tất cả mọi người - Giáo hội và thành phố - gặp lại nhau trong một công cuộc phục vụ tuyệt vời”, Đức cha Manuel Clemente nói trong bài giảng trong Thánh lễ.
“Giống như con tàu của Thánh Vinh Sơn, chúng ta sẽ đến bến cảng an toàn”, vị Hồng Y giáo chủ nhấn mạnh khi nhắc đến việc đưa thánh tích của São Vicente đến Giáo phận Lisbon.
Đức Hồng Y Manuel Clemente đã gợi lên tấm gương về cuộc tử đạo của Thánh Vinh Sơn người là phó tế của Zaragoza vào đầu thế kỷ thứ 4 và, khi đối mặt với cuộc đàn áp của người La Mã đối với các tín hữu Kitô, ngài là một nhân chứng “bằng lời nói và chứng thực bằng việc làm về những gì ngài tin tưởng, và điều đó chạm đến trung tâm của lịch sử một cách sâu sắc, và thực sự quyết định tương lai của Bồ Đào Nha”.
“Tôi đang đề cập đến sự tử đạo thực sự, như một cách để minh chứng cho đức tin. Cái ác không bao giờ có những kẻ tử đạo, chỉ có những kẻ cuồng tín.”
Vị Hồng Y thượng phụ nhắc lại rằng Thánh Vinh Sơn “là một vị tử đạo cho Tin Mừng của công lý và hòa bình” và tấm gương của ngài đã mang lại “kết quả nhanh chóng và to lớn”, thánh tích của ngài đã được đưa từ Valencia đến Algarve bởi vị vua đầu tiên của Bồ Đào Nha.
“Con tàu mà ngài đặt chân đến đã trở thành biểu tượng của thành phố, là di tích mà chúng ta được kêu gọi để bắt chước. Để chúng ta có thể trở thành một vùng đất của công lý và hòa bình.”
Đức Hồng Y Manuel Clemente nhấn mạnh rằng:
“Thánh Vinh Sơn nhắc nhở tất cả chúng ta về ưu tiên của ngài: đó là quan tâm đến người nghèo và chăm sóc người nghèo. Đó là những gì ngài mang đến thành phố với con tàu.”
Sau lễ kỷ niệm, các di tích của thánh Vinh Sơn tử đạo đã được các tín hữu tôn kính suốt ngày Chúa Nhật.
Source:agencia.ecclesia.pt
Các giám mục Công Giáo Ba Lan và Ukraine kêu gọi các nhà lãnh đạo kiềm chế các hành động thù địch để không gây ra thế chiến thứ Ba
Đặng Tự Do
05:14 31/01/2022
Các giám mục Công Giáo của Ba Lan và Ukraine đã kêu gọi các nhà lãnh đạo “kiềm chế các hành động thù địch” khi căng thẳng Nga-Ukraine gia tăng.
“Rút kinh nghiệm của các thế hệ trước, chúng tôi kêu gọi những người cầm quyền kiềm chế trước các hành động thù địch. Chiến tranh luôn là một thất bại của nhân loại”, các giám mục viết trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Hai 24 tháng Giêng.
Trong lời kêu gọi, các ngài nhắc lại rằng “các chế độ toàn trị trong thế kỷ 20 đã dẫn thế giới đến trải nghiệm bi thảm của chiến tranh và khủng bố chính trị trong khi phớt lờ quyền lực của Chúa”.
“Hôm nay, chúng tôi cũng muốn làm rõ rằng bất kỳ cuộc chiến nào cũng là một thảm kịch và không bao giờ có thể là một phương tiện thích hợp để giải quyết các vấn đề quốc tế”.
Tuyên bố của các giám mục được đưa ra khi các nhà lãnh đạo NATO phản ứng về việc Nga tăng cường quân sự xung quanh Ukraine. Trong những ngày gần đây, một số Đồng minh NATO, bao gồm Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan đã thông báo rằng họ đang triển khai lực lượng ở Đông Âu.
Tờ New York Times hôm Chúa Nhật đưa tin, Tổng thống Biden đang xem xét triển khai 1,000 đến 5,000 quân ở Đông Âu khi tiến độ đàm phán giữa các quan chức Nga và Mỹ dường như bị đình trệ.
Các đồng minh NATO đang đáp trả những gì được coi là mối đe dọa ngày càng tăng của Nga đối với Ukraine. Theo New York Times, các cơ quan tình báo quân sự của Ukraine ước tính rằng Nga đã tập trung 127,000 quân dọc theo biên giới Nga-Ukraine, với hàng nghìn người nữa dự kiến sẽ sớm đến Belarus.
Cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga bắt đầu vào năm 2014 khi Nga xâm lược và sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình. Bất chấp lệnh ngừng bắn năm 2015, căng thẳng giữa lực lượng ly khai đồng minh của Nga ở miền Đông Ukraine và Ukraine đã leo thang. Trước các cuộc tập trận chung giữa Ukraine và NATO, Tổng thống Nga Vladmir Putin đã yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng thêm nữa sang Đông Âu.
“Mối đe dọa ở biên giới phía tây của chúng tôi thực sự đang gia tăng, như chúng tôi đã nói nhiều lần”, ông Putin nói tại buổi lễ dành cho các đại sứ tại Điện Kremlin vào tháng 12. “Trong cuộc đối thoại của chúng tôi với Hoa Kỳ và các đồng minh, chúng tôi sẽ kiên quyết xây dựng các thỏa thuận cụ thể cấm NATO mở rộng thêm về phía đông và bố trí các hệ thống vũ khí ở đó gần lãnh thổ Nga.”
Ukraine đã mua vũ khí thông qua Hoa Kỳ, Anh, Litva, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng trước, chính quyền Biden đã phê duyệt khoản viện trợ an ninh quốc phòng bổ sung 200 triệu USD cho Ukraine.
Trong bài phát biểu hôm thứ Tư, như được đưa tin trên New York Times, ông Putin phủ nhận việc Nga đang đe dọa Ukraine và nói rằng ông đang thực hiện “các biện pháp quân sự và kỹ thuật tương xứng” để đáp trả sự hiện diện ngày càng tăng của NATO gần biên giới Nga.
Source:Aleteia
Fides: Một linh mục dòng Đa Minh bị giết trong tòa giải tội
Đặng Tự Do
16:02 31/01/2022
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, trong bản tin hôm 31 tháng Giêng cho biết như sau:
Một linh mục dòng Đa Minh Việt Nam, là Cha Giuse Trần Ngọc Thanh, đã bị giết khi đang giải tội và cử hành Bí tích Hòa giải tại giáo phận Kon Tum. Cha Thanh năm nay 41 tuổi. Vụ tấn công xảy ra vào ngày 29 tháng Giêng, ngay trước khi cử hành Thánh lễ Kinh chiều vào tối thứ Bảy. Cha Giuse Trần Ngọc Thanh đang ngồi trong tòa giải tội thì bị một người tâm thần không ổn định dùng dao tấn công. Một thầy Dòng Đa Minh khác, chạy đến hiện trường, cũng bị hung thủ chém gây thương tích khi cố gắng ngăn chặn kẻ tấn công. Những người trong nhà thờ đã hết sức kinh hoàng khi chứng kiến vụ tấn công. Cha Giuse Thanh đã được điều trị ban đầu nhưng không thể hồi phục và qua đời vào lúc 11 giờ 30 trưa theo giờ địa phương cùng ngày, như nhà báo Công Giáo địa phương Thế Trần đưa tin.
Cảnh sát địa phương đã bắt giữ kẻ tấn công, được coi là một người “bị bệnh tâm thần”. Cộng đồng địa phương vô cùng bàng hoàng trước cái chết bất ngờ của vị linh mục, ngay khi họ đang chuẩn bị cho Tết Nguyên đán được tổ chức tại Việt Nam vào ngày 1 tháng 2. Những thông điệp thương tiếc và đau buồn đã được đưa ra bởi Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam và cộng đoàn giáo xứ Đăk Mót, 40 km về phía bắc Kon Tum, nơi vị linh mục sống và làm việc. Vị linh mục quá cố gần đây đã nhận nhiệm vụ của mình với tư cách là một linh mục phụ trách việc chăm sóc mục vụ của một “đàn chiên nhỏ” người Công Giáo.
Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị, Giám Mục Giáo phận Kon Tum, đã cử hành thánh lễ an táng vào hôm Chúa nhật 30 tháng Giêng, và chia buồn cùng cộng đoàn giáo xứ Đăk Mót và Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam. Đức Cha nói: “Hôm nay chúng ta dâng Thánh lễ tiễn biệt một người anh em linh mục đã ra đi rất là đột ngột. Sáng nay tôi biết tin thật là bàng hoàng. Không ngờ lại có một chuyện đã xảy ra như thế. Chúng ta biết rằng thánh ý Chúa nhiệm mầu, chúng ta không thể hiểu biết được hết đường lối của Chúa. Chúng ta chỉ biết dâng người anh em của chúng ta cho Chúa. Và khi Cha Giuse Trần Ngọc Thanh được về hưởng nhan thánh Chúa, chắc chắn ngài sẽ không quên chúng ta”.
Đức Cha nhấn mạnh rằng: “Qua cái chết của Cha Giuse, tôi liên tưởng đến một bài hát nói về linh mục: ‘Xin cho con làm linh mục và được chết ở chân bàn thờ’. Khi đặt để linh mục ở trong cương vị của Chúa Kitô, chết vào lúc đó thì chắc là hạnh phúc lắm! Cha Giuse của chúng ta mặc dù không phải là đang làm lễ, nhưng mà ngài đang giải tội, thì cũng là trên cương vị của Chúa Kitô (in persona Christi). Trong đau thương này chúng ta cũng thấy được vẻ đẹp, nét cao quý của người linh mục. Và đứng trước một sự ra đi đột ngột như thế, chúng ta nhận ra mình không có lời nào để diễn tả được những điều đã xảy đến cho Cha Giuse. Chúng ta chỉ có thể nhớ lại các câu lời Chúa qua các Thánh vịnh, Chúa cho chúng ta thấy thân phận của con người chúng ta tựa như hoa cỏ, sáng nở chiều tàn”.
Thi hài Cha Giuse Thanh được đưa về nhà nguyện Thánh Martinô ở thị xã Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai để làm nghi thức tiễn biệt, diễn ra hôm 31 tháng Giêng và an táng. Thi hài của linh mục được an táng cùng với các anh em dòng Đa Minh khác tại nghĩa trang tỉnh, ở Biên Hòa. Cha Giuse Thanh sinh ngày 10 tháng 8 năm 1981 tại Sài Gòn và khấn Dòng ngày 13 tháng 8 năm 2010. Ngài được thụ phong linh mục ngày 4 tháng 8 năm 2018. Kon Tum, thủ phủ tỉnh Kon Tum, nằm trong nội địa của khu vực Tây Nguyên Việt Nam, gần biên giới của Lào và Campuchia. (Agenzia Fides, 31/1/2022)
Source:FidesASIA/VIETNAM - A Dominican priest killed in the confessional
Một linh mục dòng Đa Minh Việt Nam, là Cha Giuse Trần Ngọc Thanh, đã bị giết khi đang giải tội và cử hành Bí tích Hòa giải tại giáo phận Kon Tum. Cha Thanh năm nay 41 tuổi. Vụ tấn công xảy ra vào ngày 29 tháng Giêng, ngay trước khi cử hành Thánh lễ Kinh chiều vào tối thứ Bảy. Cha Giuse Trần Ngọc Thanh đang ngồi trong tòa giải tội thì bị một người tâm thần không ổn định dùng dao tấn công. Một thầy Dòng Đa Minh khác, chạy đến hiện trường, cũng bị hung thủ chém gây thương tích khi cố gắng ngăn chặn kẻ tấn công. Những người trong nhà thờ đã hết sức kinh hoàng khi chứng kiến vụ tấn công. Cha Giuse Thanh đã được điều trị ban đầu nhưng không thể hồi phục và qua đời vào lúc 11 giờ 30 trưa theo giờ địa phương cùng ngày, như nhà báo Công Giáo địa phương Thế Trần đưa tin.
Cảnh sát địa phương đã bắt giữ kẻ tấn công, được coi là một người “bị bệnh tâm thần”. Cộng đồng địa phương vô cùng bàng hoàng trước cái chết bất ngờ của vị linh mục, ngay khi họ đang chuẩn bị cho Tết Nguyên đán được tổ chức tại Việt Nam vào ngày 1 tháng 2. Những thông điệp thương tiếc và đau buồn đã được đưa ra bởi Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam và cộng đoàn giáo xứ Đăk Mót, 40 km về phía bắc Kon Tum, nơi vị linh mục sống và làm việc. Vị linh mục quá cố gần đây đã nhận nhiệm vụ của mình với tư cách là một linh mục phụ trách việc chăm sóc mục vụ của một “đàn chiên nhỏ” người Công Giáo.
Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị, Giám Mục Giáo phận Kon Tum, đã cử hành thánh lễ an táng vào hôm Chúa nhật 30 tháng Giêng, và chia buồn cùng cộng đoàn giáo xứ Đăk Mót và Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam. Đức Cha nói: “Hôm nay chúng ta dâng Thánh lễ tiễn biệt một người anh em linh mục đã ra đi rất là đột ngột. Sáng nay tôi biết tin thật là bàng hoàng. Không ngờ lại có một chuyện đã xảy ra như thế. Chúng ta biết rằng thánh ý Chúa nhiệm mầu, chúng ta không thể hiểu biết được hết đường lối của Chúa. Chúng ta chỉ biết dâng người anh em của chúng ta cho Chúa. Và khi Cha Giuse Trần Ngọc Thanh được về hưởng nhan thánh Chúa, chắc chắn ngài sẽ không quên chúng ta”.
Đức Cha nhấn mạnh rằng: “Qua cái chết của Cha Giuse, tôi liên tưởng đến một bài hát nói về linh mục: ‘Xin cho con làm linh mục và được chết ở chân bàn thờ’. Khi đặt để linh mục ở trong cương vị của Chúa Kitô, chết vào lúc đó thì chắc là hạnh phúc lắm! Cha Giuse của chúng ta mặc dù không phải là đang làm lễ, nhưng mà ngài đang giải tội, thì cũng là trên cương vị của Chúa Kitô (in persona Christi). Trong đau thương này chúng ta cũng thấy được vẻ đẹp, nét cao quý của người linh mục. Và đứng trước một sự ra đi đột ngột như thế, chúng ta nhận ra mình không có lời nào để diễn tả được những điều đã xảy đến cho Cha Giuse. Chúng ta chỉ có thể nhớ lại các câu lời Chúa qua các Thánh vịnh, Chúa cho chúng ta thấy thân phận của con người chúng ta tựa như hoa cỏ, sáng nở chiều tàn”.
Thi hài Cha Giuse Thanh được đưa về nhà nguyện Thánh Martinô ở thị xã Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai để làm nghi thức tiễn biệt, diễn ra hôm 31 tháng Giêng và an táng. Thi hài của linh mục được an táng cùng với các anh em dòng Đa Minh khác tại nghĩa trang tỉnh, ở Biên Hòa. Cha Giuse Thanh sinh ngày 10 tháng 8 năm 1981 tại Sài Gòn và khấn Dòng ngày 13 tháng 8 năm 2010. Ngài được thụ phong linh mục ngày 4 tháng 8 năm 2018. Kon Tum, thủ phủ tỉnh Kon Tum, nằm trong nội địa của khu vực Tây Nguyên Việt Nam, gần biên giới của Lào và Campuchia. (Agenzia Fides, 31/1/2022)
Source:Fides
Với đa số dân được tiêm chủng, các hạn chế được dỡ bỏ trong các nhà thờ tại Anh, và xứ Wales
Đặng Tự Do
16:15 31/01/2022
Nhân ngày đầu năm, chúng tôi xin gởi đến quý vị và anh chị em một tin tốt lành từ Giáo Hội ở Anh và xứ Wales.
Các nhà lãnh đạo Công Giáo ở Anh và xứ Wales đang loại bỏ các hạn chế được áp đặt trước đây để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng Giám Mục Westminster, và là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh và xứ Wales cho biết bắt đầu từ ngày 27 tháng Giêng, việc đeo khẩu trang y tế trong các nhà thờ sẽ là tùy chọn thay vì bắt buộc, và sẽ không cần giữ khoảng cách xã hội. Các giáo xứ có thể bắt đầu sử dụng các bài thánh ca; việc trao bình an bằng cách bắt tay nhau sẽ được tái tục trở lại; và các bình nước thánh được đổ đầy lần đầu tiên sau gần hai năm.
Vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, rơi vào ngày 2 tháng Ba, các linh mục sẽ có thể dùng ngón tay cái để xức tro thay vì phải dùng một miếng tăm bông như hai năm trước đây. Các linh mục cũng được dùng tay trong bí tích xức dầu bệnh nhân.
Việc nới lỏng các hạn chế tương ứng với quyết định ngày 26 tháng Giêng của chính phủ Anh kết thúc các hạn chế trong “Kế hoạch B” được đưa ra để đối phó với sự xuất hiện của biến thể Omicron.
Với đa số người lớn ở Anh được tiêm vắc xin COVID-19, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này hiện đang ở mức rất thấp và có rất ít áp lực đối với các dịch vụ y tế.
Trong một tuyên bố được phổ biến trong các nhà thờ và trên các phương tiện truyền thông, các Giám Mục Anh và xứ Wales nhận định rằng đã đến lúc mọi người phải sống chung với virus. Tài liệu của Bộ Y Tế Anh đã giải thích một số từ ngữ được nêu trong quyết định ngày 26 tháng Giêng.
Kể từ khi COVID-19 xuất hiện, vào năm 2020, công chúng đã được nghe một số từ ngữ mới để hiểu về vi rút và tác động của nó đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu.
Ba từ ngữ nổi bật là Epidemic, Endemic, Pandemic
Epidemic – hay Bệnh Dịch
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, gọi tắt là CDC, mô tả bệnh dịch là sự gia tăng bất ngờ về số ca bệnh trong một khu vực địa lý cụ thể. Bệnh sốt vàng da, bệnh đậu mùa, bệnh sởi, và bệnh bại liệt là những ví dụ điển hình về bệnh dịch xảy ra trong suốt lịch sử thế giới.
Đáng chú ý, một bệnh dịch không nhất thiết phải truyền nhiễm. Ví dụ, bệnh sốt ở Tây sông Nile và sự gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ béo phì cũng được coi là bệnh dịch.
Theo nghĩa rộng hơn, dịch bệnh có thể đề cập đến một căn bệnh hoặc hành vi cụ thể khác liên quan đến sức khỏe,ví dụ như hút thuốc lá, khi nó xảy ra với tầm mức cao hơn mức dự kiến trong một cộng đồng hoặc khu vực.
Pandemic - Đại Dịch
Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO, tuyên bố đại dịch khi sự phát triển của bệnh tăng theo cấp số nhân. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng tăng vọt, và mỗi ngày các ca bệnh tăng hơn ngày trước đó.
Khi được tuyên bố là một đại dịch, chúng ta chứng kiến sự lây lan nhanh chóng trên một khu vực rộng lớn, ảnh hưởng đến một số quốc gia và dân số.
Endemic - Đặc Hữu
Khi một bệnh dịch bùng phát hiện diện thường xuyên nhưng chỉ giới hạn ở một khu vực cụ thể, và mức độ lây lan có thể dự đoán được, thì bệnh dịch ấy được cho là trong tình trạng endemic, hay đặc hữu.
Ví dụ, bệnh sốt rét được coi là đặc hữu ở một số quốc gia và khu vực.
Đức Hồng Y Vincent Nichols cho biết “Sự đồng thuận về mặt khoa học là xã hội đang tiến tới giai đoạn mà vi rút đang chuyển từ giai đoạn đại dịch, sang giai đoạn đặc hữu, nhưng… vẫn có nguy cơ gắn liền với việc tụ tập kéo dài trong không gian kín và do đó, cần phải tiếp tục thận trọng chống lại sự lây nhiễm.”
“Tuy nhiên, điều này phải được cân bằng với nhu cầu tiến lên một cách an toàn theo lối sống bình thường, và hai quan điểm này sẽ luôn luôn đối chọi một cách căng thẳng. Cân bằng hai căng thẳng này là chìa khóa để sống an toàn với COVID-19, tức là làm sao giữ cho sự lây nhiễm từ một loại vi rút không thể loại bỏ, giảm thiểu, hay làm gián đoạn cuộc sống bình thường của mọi người.”
Ngài nói thêm rằng trong khi việc giảm bớt các hạn chế được áp đặt trong 2 năm qua “mang lại một cách sống bình thường hơn, vi-rút COVID-19 vẫn đang hoành hành, và điều này nên được ghi nhớ trong tâm trí của những người tham gia vào cuộc sống của Giáo Hội. Cần có sự cân bằng giữa nhu cầu an toàn cá nhân và tinh thần trách nhiệm về sự an toàn đó”.
Các giám mục Anh và xứ Wales ủng hộ việc tiêm phòng và khuyến khích mọi người tiêm vắc xin như là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại việc lây nhiễm vi rút và nói thêm rằng ai mắc bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào cũng nên ở nhà.
Ngài cũng khuyên rằng các nhà thờ “nên tiếp tục bảo đảm có hệ thống thông gió tốt, cân bằng điều này với nhu cầu sưởi ấm cho nhà thờ, đặc biệt là vào thời điểm này”.
Các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm các thừa tác viên thánh thể tiếp tục vệ sinh tay và thay nước thánh thường xuyên được mọi người sử dụng khi ra vào nhà thờ.
Hiện nay, các linh mục được khuyên chỉ nên cho rước lễ dưới một hình thức duy nhất là Bánh Thánh thay vì cả hai hình thức như trước đây.
Source:CNA
Phát hiện quan trọng: Vitamin D có tác dụng rất lớn trong việc đối phó với COVID-19. Lý do báo cáo bị dập tắt ngay tức khắc
Đặng Tự Do
16:16 31/01/2022
Một nghiên cứu của Đại học Barcelona đã thu hút sự chú ý trên thế giới. Nó cho thấy vitamin D đã thành công đáng kinh ngạc, với việc giảm 80% số ca nhập viện chăm sóc đặc biệt và giảm 60% số ca tử vong do Covid.
Nó đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng. Nhưng ngay sau đó, phúc trình này đã bị xóa khỏi server Lancet vì “lo ngại về tác động của nghiên cứu”, và hiện vấn đề đang được điều tra.
Theo bài báo gốc, Vitamin D được cung cấp cho toàn bộ khu khám bệnh thường chăm sóc bệnh nhân dựa trên mức độ bệnh tật của họ, chứ không theo một đường lối chữa trị đại trà. Các bác sĩ ghi nhận những bệnh nhân Covid trong nghiên cứu đã chết có mức độ vitamin ban đầu hoàn toàn khác nhau, một số trường hợp cho thấy ngay từ đầu một số bệnh nhân đã ốm yếu hơn những người khác vì thiếu các vitamin.
Nghị sĩ đảng Bảo thủ Anh David Davis, người đã kêu gọi Quốc hội bổ sung vitamin D trong các bệnh viện, nói với BBC rằng mặc dù bài báo bị rút lại, ông tin rằng nghiên cứu vẫn cho thấy vitamin D rất quan trọng và lập luận rằng chính phủ nên tài trợ thêm cho nghiên cứu về vitamin này.
Aurora Baluja, bác sĩ gây mê và bác sĩ chăm sóc quan trọng ở Tây Ban Nha, người đã xem xét nghiên cứu của Barcelona trước khi nó bị xoá khỏi Lancet, cho biết thiếu hụt vitamin D là một “yếu tố nguy cơ đã được xác định rõ”, nhưng “chỉ bổ sung vitamin D thôi thì không đủ để làm giảm nguy cơ của những bệnh nhân đó”.
Bác sĩ Baluja giải thích sự thiếu hụt thường do một nguyên nhân nào đó sâu xa hơn nhiều, như suy dinh dưỡng hoặc suy thận, chứ không phải bệnh nhân tử vong do thiếu hụt.
Giáo sư Sander Van der Linden, một nhà tâm lý học xã hội tại Đại học Cambridge, cố gắng giải thích lý do của việc báo cáo này bị xóa đi.
Ông cho biết “những người chống vắc xin thường cố gắng kết nối thái độ của họ với nhiều chủ đề khác bao gồm tôn giáo, dược thảo và các thuốc thay thế”.
Khi những phát hiện phù hợp với thế giới quan của mọi người, ví dụ như “những thứ tự nhiên không thể làm hại bạn”, khuynh hướng chống vắc xin lại gia tăng.
Nhiều người nhanh chóng truyền đi một thông điệp, chẳng hạn như “bạn không cần vắc xin, bạn có thể uống vitamin D”.
Vitamin D khá an toàn, và nhiều bác sĩ vẫn thường kê toa đặc biệt là ở liều cao. Bản thân vitamin không phải là vấn đề. Tuy nhiên, theo Giáo sư Van der Linden, mối nguy hiểm là khi mọi người cho rằng Vitamin D là một phương pháp chữa bệnh thần kỳ và nên được thay thế cho vắc-xin, khẩu trang y tế và khoảng cách xã hội.
Kết luận: Ta không nên chống lại việc tiêm vắc xin. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tiêm vắc xin đến 3 liều vẫn nhiễm coronavirus. Vì thế, tiêm thì vẫn tiêm nhưng phải uống thêm Vitamin D, không bổ bề dọc, cũng bổ bề ngang.
Source:BBC
Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Ukraine nói Nga lo sợ nền dân chủ Ukraine
Đặng Tự Do
16:16 31/01/2022
Trong khi các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đang di tản khỏi Ukraine trong bối cảnh Nga đe dọa xâm lược Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak dự định sẽ tiếp tục thực hiện một chuyến đi đã được lên kế hoạch trước và đến quốc gia Đông Âu này vào cuối tuần.
“Khi các nhà ngoại giao đang chạy trốn khỏi Ukraine, cần phải có ai đó bơi ngược lại dòng triều này và nói rằng vào thời điểm khó khăn này, chúng tôi sát cánh với anh chị em, không chỉ từ xa mà ở giữa anh chị em,” Đức Cha Gudziak, nhà lãnh đạo Công Giáo Ukraine ở Philadelphia cho biết như trên và thêm rằng người Ukraine “vào thời điểm áp lực lớn này vẫn có những người đoàn kết với họ”.
Đức Tổng Giám Mục sẽ đến Ukraine trong khi hơn 100,000 binh sĩ Nga đang tập trung tại biên giới Ukraine, bao vây 3 mặt của quốc gia này, và sẵn sàng xâm lược trong tương lai gần. Tổng thống Joe Biden đã có cuộc gặp gỡ với các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, vào hôm thứ Hai, ngày 24 tháng Giêng, khi mỗi quốc gia cân nhắc cách phản ứng tốt nhất với Nga và Tổng thống Vladimir Putin, là người không có bất cứ dấu hiệu nào muốn quay lại.
Trước đó trong ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã điều 8,500 lính Mỹ “sẵn sàng triển khai” theo chỉ đạo của Biden. Mỹ cũng đã gửi nhiều chuyến hàng vũ khí cho Ukraine trong những ngày gần đây như một phần của khoản viện trợ quốc phòng trị giá 200 triệu USD. Liên minh Âu Châu có kế hoạch giúp Ukraine gói viện trợ tài chính 1.2 tỷ euro, tức là 1.36 tỷ USD.
Nói chuyện với tờ Crux, Đức Cha Gudziak nhấn mạnh sự cần thiết của các quốc gia dân chủ phải đứng ra bảo vệ Ukraine nếu Nga xâm lược, nếu không hậu quả có thể sẽ sâu rộng.
Đức Cha Gudziak nói: “Điều rất quan trọng đối với Hoa Kỳ và các quốc gia tự do khác, các quốc gia dân chủ, là nhận ra rằng Ukraine ngày nay đang bảo vệ nền dân chủ của chúng ta ở Mỹ và Âu Châu. Cái giá chúng ta phải trả và nguy cơ đối với chúng ta bởi sự chiếm đóng của Nga ở Ukraine và sự sụp đổ của nền dân chủ ở Ukraine là gần như không thể tính toán được và ai biết được điều gì có thể xảy ra tiếp theo”.
Đức Tổng Giám Mục Gudziak nhấn mạnh thực tế rằng việc ngăn chặn sự truyền bá dân chủ là trọng tâm trong mục đích của Nga tại biên giới Ukraine. Ngài lưu ý rằng trong những năm gần đây, nền dân chủ của Ukraine đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ, và do đó Tổng thống Nga Vladimir Putin và “chế độ phản dân chủ điều hành nước Nga” lo ngại rằng lối sống dân chủ được cải thiện của Ukraine có thể lan ra khỏi biên giới.
“Họ lo rằng vi rút của tự do và phẩm giá cho tất cả mọi người có thể lây lan và làm suy yếu vị thế của những nhà cầm quyền độc tài. Thành ra, họ có mong muốn ngăn chặn sự lây lan của các ý tưởng và lý tưởng về tự do và phẩm giá và cách tốt hơn để giữ chúng không đến Nga là cố gắng xóa sổ chúng ở quốc gia láng giềng và tạo ra ở Ukraine một khu vực khác với sự cai trị độc đoán nhằm giữ các quyền tự do dân chủ ở bên ngoài của Liên bang Nga”.
Mục đích ban đầu của chuyến đi đến Ukraine của Đức Tổng Giám Mục Gudziak là để họp hội đồng quản trị Đại học Công Giáo Ukraine và phong chức cho một số linh mục. Đức Cha Gudziak là chủ tịch của trường đại học nằm ở Lviv, Ukraine.
Nếu Nga xâm lược, Đức Cha Gudziak mô tả hoàn cảnh ảm đạm sẽ diễn ra đối với người nghèo và các tu sĩ ở Ukraine. Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh những gì đã xảy ra kể từ năm 2014 khi Nga xâm lược và sáp nhập Bán đảo Crimea phía nam của Ukraine, đồng thời hậu thuẫn cho những kẻ ly khai đã chiếm phần lớn các khu vực Donetsk và Luhansk ở miền đông nước này.
Động thái của Nga, vào năm 2014, được coi là phản ứng trước việc các công dân Ukraine lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych. Trong 8 năm kể từ đó, Liên hợp quốc ước tính khoảng 1.5 triệu người đã phải di dời và ước tính khoảng 14,000 người đã thiệt mạng, nhiều người trong số họ là dân thường. Đức Cha Gudziak cũng trích dẫn rằng các cộng đồng Công Giáo và Chính thống Ukraine ở Crimea và Donbas đang bị “bách hại”.
Theo nhận định của Đức Cha Gudziak, những cuộc khủng hoảng sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu Nga xâm lược.
“Việc chiếm đóng một phần hai khu vực Donetsk và Luhansk đã phát sinh ra hai triệu người tị nạn. Bây giờ, nếu bạn ngoại suy điều đó và nói rằng 10 khu vực bị chiếm đóng, bạn có thể có 10 triệu người tị nạn di chuyển về phía tây để chạy trốn khỏi cuộc xâm lược của Nga không. Điều đó có gây ra sự mất ổn định của Âu Châu? Đây không chỉ là vấn đề của Ukraine”.
Cuối tuần qua, Đức Tổng Giám Mục Gudziak đã ký một tuyên bố cùng với các Giám mục Công Giáo Ukraine khác tại Hoa Kỳ, trong đó các ngài đặt câu hỏi “khi nào thì điều này sẽ dừng lại?!” khi đề cập đến cuộc chiến 8 năm do Nga khởi xướng.
“Tuy nhiên, người dân Ukraine can đảm chịu đựng,” các giám mục viết. “Khi họ bị kề súng vào đầu, họ mong sự đoàn kết của chúng ta.”
Các Giám Mục cũng nhấn mạnh ba điều mọi người có thể làm để giúp đỡ - cầu nguyện, theo dõi tình hình và hỗ trợ.
Đức Cha Gudziak giải thích với Crux rằng điều quan trọng là phải luôn cập nhật thông tin để tránh các thông tin sai lệch do Nga phổ biến. Và việc quyên góp là rất quan trọng để giúp giảm thiểu tác động của một cuộc khủng hoảng nhân đạo có thể kéo dài.
Tuy nhiên, cầu nguyện là quan trọng nhất.
Đức Cha Gudziak nói: “Chúa là Chúa tể của lịch sử và chúng ta đã chứng kiến những điều kỳ diệu xảy ra. Ukraine đã được tự do cùng với 14 quốc gia khác. Họ được giải phóng khi Liên sô sụp đổ và không ai dự đoán được điều đó. Cầu nguyện là cách Chúa Giêsu nuôi dưỡng sự hiệp thông của Ngài với Chúa Cha và khi chúng ta nuôi dưỡng sự hiệp thông của mình với Thiên Chúa, thì những điều lớn lao sẽ xảy ra”.
Source:Crux
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ đón giao thừa tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm Melbourne
Trần Văn Minh
15:01 31/01/2022
Melbourne, chiều cuối năm âm lịch tiết trời thật đẹp 30 độ, nhiệt độ giống bên quê nhà. sau những ngày nắng nóng, trời hôm nay có dịu hơn rất lý tưởng cho mọi người đi dự lễ đón giao thừa mừng Xuân mới ngoài trời, và cũng thật lý tưởng để mọi người ăn diện thật đẹp để mừng Xuân. Những tà áo dài thướt tha đầy mầu sắc, và những đôi mắt sáng tươi vui thay cho những nụ cười dấu kín trong khẩu trang che mất nửa khuôn mặt, do mùa dịch Tầu. Ai cũng có nhưng niềm vui và, vẫn hạnh phúc được mừng tuổi nhau, cùng đi lễ đón giao thừa, chào mừng năm mới Năm Nhâm Dần.
Xem hình
Lúc 8 giờ 00 phút, chiều 31/1/2022 tức là ngày 29 Tháng Chạp âm lịch. Thời khắc linh thiêng của một năm cũ qua đi và năm mới đã đến. Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã tổ chức thánh lễ mừng Xuân thật trọng thể ngoài trời, tại khuôn viên Trung Tâm Công Giáo Thánh Vinh Sơn Liêm và được rất nhiều người về để cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa qua một năm an bình.
Từ rất sớm, Ca đoàn Cecilia đã cất cao tiếng hát với những bản thánh ca mừng Xuân. Mọi người từ khắp nơi cùng về trung tâm, từ quý cụ ông, cụ bà, nam thanh, nữ tú, các em nhỏ theo gia đình về dự lễ. Phía trên lễ đài rực rỡ hoa đèn, cờ Úc, Việt Nam Cộng Hòa và cờ Hội Thánh được trang trọng kéo lên tại cột cờ.
Đúng 8 giờ 00 phút, đoàn đồng tế do Linh mục Giuse Phạm Minh Ước Tuyên úy cộng đoàn chủ tế, cùng quý linh mục Phạm Văn Ái, Nguyễn Văn Cao và quý Cha Úc của Dòng Tên đồng tế và các thừa tác viên, cùng lễ sinh tiến lên lễ đài. Linh mục chủ tế xông hương trên bàn thờ, trong lời ca nhập lễ của quý anh chị ca đoàn Cecilia ăn mặc Âu và quốc phục áo dài Việt Nam nhiều mầu.
Linh mục Tuyên úy Phạm Văn Ái chia sẻ về bài tin mừng tám mối phúc, mà đặc biệt là ca ngợi mùa Xuân qua thi ca của các thi nhạc sỹ cổ và đương đại. Mùa Xuân mang đến niềm vui, rộn ràng cho tuổi trẻ và làm sống lại ký ức của tuổi già. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì Ngài chính là mùa Xuân, một mùa Xuân vui tươi. Và ý nghĩ của hai chữ “giao thừa”
Đặc biệt của lễ dâng lên Thiên Chúa mừng Xuân mới năm nay có hoa trái, bánh chưng do cộng đoàn chung tay làm nên, lộc Xuân là lời Chúa, và hoa đèn tượng trưng cho tấm lòng thành kính của đoàn con Chúa kính dâng lên Thiên Chúa như một lời cảm tạ. Lộc Xuân được làm phép và trao đến từng người để cùng vui đón nhận lời Chúa trong năm mới.
Sau lễ, có lời chúc tết của ông Nguyễn Quốc Dũng trưởng ban mục vụ cộng đoàn. là lời chúc xuân dí dỏm và ý nghĩa của đại diên huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể qua một bài vè vui. Linh mục quản nhiệm đã “lì xì” cho đại diện các ca đoàn, các em lễ sinh.
Kết thúc là buổi múa lân do đội lân của các huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách và đốt pháo mừng Xuân Nhâm Dần thật vui vẻ. Mọi người chúc mừng nhau những điều tốt đẹp và bình an trong năm mới, chụp với nhau những tấm hình lưu niệm trước khi ra về. Và chúc bình an Năm Nhâm Dần.
Xem hình
Lúc 8 giờ 00 phút, chiều 31/1/2022 tức là ngày 29 Tháng Chạp âm lịch. Thời khắc linh thiêng của một năm cũ qua đi và năm mới đã đến. Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm đã tổ chức thánh lễ mừng Xuân thật trọng thể ngoài trời, tại khuôn viên Trung Tâm Công Giáo Thánh Vinh Sơn Liêm và được rất nhiều người về để cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa qua một năm an bình.
Từ rất sớm, Ca đoàn Cecilia đã cất cao tiếng hát với những bản thánh ca mừng Xuân. Mọi người từ khắp nơi cùng về trung tâm, từ quý cụ ông, cụ bà, nam thanh, nữ tú, các em nhỏ theo gia đình về dự lễ. Phía trên lễ đài rực rỡ hoa đèn, cờ Úc, Việt Nam Cộng Hòa và cờ Hội Thánh được trang trọng kéo lên tại cột cờ.
Đúng 8 giờ 00 phút, đoàn đồng tế do Linh mục Giuse Phạm Minh Ước Tuyên úy cộng đoàn chủ tế, cùng quý linh mục Phạm Văn Ái, Nguyễn Văn Cao và quý Cha Úc của Dòng Tên đồng tế và các thừa tác viên, cùng lễ sinh tiến lên lễ đài. Linh mục chủ tế xông hương trên bàn thờ, trong lời ca nhập lễ của quý anh chị ca đoàn Cecilia ăn mặc Âu và quốc phục áo dài Việt Nam nhiều mầu.
Linh mục Tuyên úy Phạm Văn Ái chia sẻ về bài tin mừng tám mối phúc, mà đặc biệt là ca ngợi mùa Xuân qua thi ca của các thi nhạc sỹ cổ và đương đại. Mùa Xuân mang đến niềm vui, rộn ràng cho tuổi trẻ và làm sống lại ký ức của tuổi già. Chúng ta cảm tạ Thiên Chúa vì Ngài chính là mùa Xuân, một mùa Xuân vui tươi. Và ý nghĩ của hai chữ “giao thừa”
Đặc biệt của lễ dâng lên Thiên Chúa mừng Xuân mới năm nay có hoa trái, bánh chưng do cộng đoàn chung tay làm nên, lộc Xuân là lời Chúa, và hoa đèn tượng trưng cho tấm lòng thành kính của đoàn con Chúa kính dâng lên Thiên Chúa như một lời cảm tạ. Lộc Xuân được làm phép và trao đến từng người để cùng vui đón nhận lời Chúa trong năm mới.
Sau lễ, có lời chúc tết của ông Nguyễn Quốc Dũng trưởng ban mục vụ cộng đoàn. là lời chúc xuân dí dỏm và ý nghĩa của đại diên huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể qua một bài vè vui. Linh mục quản nhiệm đã “lì xì” cho đại diện các ca đoàn, các em lễ sinh.
Kết thúc là buổi múa lân do đội lân của các huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể phụ trách và đốt pháo mừng Xuân Nhâm Dần thật vui vẻ. Mọi người chúc mừng nhau những điều tốt đẹp và bình an trong năm mới, chụp với nhau những tấm hình lưu niệm trước khi ra về. Và chúc bình an Năm Nhâm Dần.
Tâm tình đầu Xuân Nhâm Dần của Linh mục Nhạc Sĩ Văn Chi, Giám Đốc VietCatholic
VietCatholic Network
15:14 31/01/2022
Hội Chợ Tết Nhâm Dần tại giáo xứ CTTĐVN Seattle.
Nguyễn An Quý
19:17 31/01/2022
Tukwila.Trong những ngày cuối tháng 01 năm 2022, cao nguyên tình xanh lại có những ngày đẹp trời khá dễ chịu với nhiệt độ ngoài trời trên dưới 50 độ F. Hôm nay thứ bảy ngày 29 là ngày 28 Tết tại Việt Nam, giáo xứ CTTĐVN vui mừng bước vào ngày khai mạc Hội Chợ Tết Nhâm Dần với chủ đề Xuân Hiệp Hành kéo dài đến hết ngày Chúa Nhật 30 tháng 01 năm 2022.Xin giới thiệu vài nét chính của 2 ngày Hội Chợ Tết:
Xem Hình
Thánh lễ khai mạc Hội Chợ được cử hành lúc 10 giờ sáng thứ bảy 29 tháng 01 do Đức Giám Mục Eusebio Elizondo phụ tá Tổng Giáo Phận Seattle chủ tế. Cùng đồng tế có cha Đào Xuân Thành, cha Trần Hữu Lân và các cha khách cùng 2 thầy phó tế phụ tế Thánh Lễ.Trước Thánh Lễ là nghi thức niệm hương được cử hành một cách trọng thể. Mở đầu nghi thức, MC giới thiệu: Trong giây phút thiêng liêng này, gia đình giáo xứ CTTVN Tổng Giáo Phận Seattle cùng nhau hướng về cội nguồn Dân tộc, hướng về quê hương và giáo hội Việt Nam thân yêu. Hiệp với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong tâm tình tạ ơn chúng con dâng lên Chúa nén hương với những ước nguyện của gia đình giáo xứ chúng con khi bước vào mùa Xuân Hiệp Hành, Xuân Nhâm Dần 2022, Xin cho chúng con được tràn đầy phúc,/ lộc,/ an hòa trong năm mới của Mùa Xuân Hiệp Hành” MC tiếp: Mời cộng đoàn đứng: Xin ba hồi chiêng trống – Ba hồi chieng trống ngân vang làm tăng sự trang trọng mang tính hồn Việt. Tiếng chiêng trống dứt, Ca Đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với Đức Giám Mục và linh mục đoàn đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của ca đoàn. Bài Ca nhập lễ dứt, phần niệm hương bắt đầu với Đức Giám Mục và đoàn đồng tế niệm hương trước bàn thờ Tổ Tiên với lời dẫn: Hương trầm trên tay Đức Giám Mục Eusebio Elizondo, quý Cha, quý tu sĩ là niềm tri ân dạt dào, là lời cảm tạ về bao hồng ân mà Chúa đã ban cho chúng con trong những mùa xuân xa quê hương. Xin Chúa chúc lành cho tất cả gia đình giáo xứ chúng con. Trong giây phút thiêng liêng này, chúng con niệm nhớ đến các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ, bà con thân thuộc, các tín hữu trong giáo xứ đã ra đi, các nạn nhân đã chết trong mùa đại dịch, linh hồn các đồng bào Việt Nam đã bỏ mình trên biển cả, nơi rừng sâu khi đi tìm tự do”, cùng vong linh các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ nền tự do tại Hoa Kỳ và Việt Nam.
Ba tiếng trống – Ca đoàn hát: Hương Trầm ….
Kế đến là phần niệm hương đại diện cho các tầng lớp trong giáo xứ gồm Tuổi Thơ, Tuổi Thanh Niên, Tuổi Trung Niên và các Cao Niên với lời dẫn cho từng phần dâng lên Chúa ý nguyện của mỗi lứa tuổi với tất cả niềm tin vào tình yêu của Chúa. Phần niệm hương kết thúc và Thánh Lễ bắt đầu. Mở đầu Thánh Lễ cha chánh xứ giới thiệu và chào mừng Đức Giám Mục Phụ Tá đã đến với giáo xứ, chào mừng quý cha, quý thầy phó tế, quý sơ, quý quan khách,và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện, phần giới thiệu kết thúc với tràng pháo tay dài.
Thánh Lễ bắt đầu với phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ Thánh Lễ mừng ngày Tết Nguyên Đán. Đức Giám Mục chủ tế phụ trách giảng lễ, mở đầu bài giảng ngài chia sẻ niềm vui với cộng đoàn dâng lễ về việc đón Tết với nét đặc thù mang truyền thống văn hoá Việt Nam, ngài nhấn mạnh: Chúa ban cho mỗi người nhiều ân huệ, từ những ân huệ Chúa ban, chúng ta cũng nên chia sẻ cho nhiều người. Trong bài giảng, ngài kể câu chuyện vui đại ý: “ có một làng nọ gặp hạn hán, cha sở kêu gọi cầu nguyện xin Chúa cho đổ cơn mưa. Cả cộng đoàn cùng cầu nguyện liên lỉ và đến ngày cha sở mời cầu nguyện chung. Cả cộng đoàn tập trung rất đông đảo. Buổi cầu nguyện kéo dài khá lâu, nhưng trời vẫn nắng gay gắng, nhiều người bảo: sao Chúa không nghe lời mình cầu nguyện, ông cha xứ nói: nhìn quanh chẳng thấy ai mang theo ô dù gì cả nên Chúa chưa cho cơn đổ mưa. Bởi vì chúng ta cầu nguyện mà chưa thật lòng tin vào Chúa, đâu có ai mang theo dù để tránh mưa đâu?… Câu chuyện vui với kết luận, nếu chúng ta luôn tin tưởng vào quyền năng của Chúa một cách thành khẩn thì lời nguyện cầu của chúng ta chắc chắn sẽ được toại nguyện
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, cha chánh xứ một lần nữa trịnh trọng cám ơn Đức Giám Mục Eusebio Elizondo, cám ơn ông thị trưởng thành phố Tukwila và Hội Đồng thành phố đã đến tham dự với giáo xứ trong dịp vui mừng.Các em thiếu nhi đã trao quà tặng của giáo xứ đến Đức Giám Mục và ông thị trưởng cùng vị đại diện Hội Đồng Thành phố Seattle. Kết thúc Thánh Lễ với phép lành trọng thể từ Đức Giám Mục Chủ Tế.
Sau Thánh Lễ, Đức Giám Mục cùng linh mục đoàn đã tham dự phần đốt pháo và múa lân chào đón năm mới.
Đúng 12 giờ 30 khai mạc Hội Chợ Xuân Hiệp Hành với phần chào cờ trọng thể. Sau phần chào cờ. Cha chánh xứ tuyên bố khai mạc Hội Chợ Xuân Hiệp Hành và ngỏ lời cám ơn ông thị trưởng và hội đồng thành phố đã luôn quan tâm đến giáo xứ. Ông Thị trưởng thành phố Tukwila cũng lên phát biểu với lời chúc mừng cho ngày Hội Chợ Tết được thành công tốt đẹp trong niềm vui đón xuân Con Cọp.
Phần sinh hoạt Hội Chợ với các tiết mục văn nghệ khá phong phú do các ca đoàn, hội đoàn và các nhóm trình diễn kéo dài đến chiều tối. Các em thiếu nhi mở đầu với những vũ khúc khá điêu luyện. Viếng quanh một vòng của khu vực Hội Chợ có các gian hàng Tết đầy những món mức bánh đủ loại, quán ăn với những món ăn mang hương vị quê hương ba miền trung nam bắc. Khu giải trí trẻ em có các gian hàng chơi trò chơi điện tử, quán thư pháp với hình ảnh cụ đồ viết nhiều câu đối với nét chữ bay bướm mang hình ảnh quê hương tuyệt vời. Sinh hoạt Hội Chợ kéo dài đến 5 giờ là Thánh Lễ phụng vụ của ngày Chúa Nhật IV Mùa Thường Niên. Sau Thánh Lễ là Chương Trình Đại Nhạc Hội được bắt đầu lúc 7 giờ tối với sự hiện diện của ca sĩ Thuý An, Huỳnh Phi Tiễn và nhiều ca sĩ điạ phương nổi tiếng đã tạo nên một chương trình đại nhạc hội mừng xuân khá tuyệt vời. Gần một ngàn rưỡi đồng hương đã hiện diện trong đêm văn nghệ kéo dài đến 11 giờ đêm.
Chúa Nhật ngày 30 tháng 01 là ngày bước vào 29 Tết tại Việt Nam. Từ sáng sớm các nhóm phục vụ các gian hàng đã có mặt để chuẩn bị cho ngày vui thứ hai của Hội Chợ.
Đúng 10 giờ Thánh Lễ trọng thể mừng Chúa Nhật IV Mùa Thường Niên cũng là ngày thứ hai của Hội Chợ nên được cử hành một cách long trọng do cha chánh xứ chủ tế cùng đồng tế có cha Trần Hữu Lân và thầy phó tế Minh Triết phụ tế Thánh Lễ. Trước Thánh Lễ là nghi thức niệm hương khá trang trọng với phần giới thiệu: “Trước thềm năm mới của mùa xuân Nhâm Dần. Gia đình giáo xứ CTTĐVN Tổng Giáo Phận Seattle cùng nhau hướng về quê hương và giáo hội Việt Nam thân yêu. Trong giây phút thiêng liêng này chúng con cùng nhau cử hành nghi thức chào đón Xuân Nhâm Dần, Mùa Xuân Hiệp Hành. Chúng con dâng lên Chúa nén hương với những ước nguyện của chúng con trong năm mới. Xin cho tất cả được tràn đầy phúc, lộc, an, hòa trong năm mới. Lời giới thiệu vừa dứt, ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm vẻ thiêng liêng của mang tính hồnViệt. Tiếng chiêng trống vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cũng với quý cha cung nghinh thánh giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của ca đoàn. Bài ca nhập lễ vừa dứt là phần niệm hương, trước hết là quý cha rồi đến các đại diện trong giáo xứ gồm Tuổi Thơ, Thanh Niên, Trung Niên và Cao Niên. Phần niệm hương kết thúc, thánh lễ được bắt đầu.Mở đầu Thánh Lễ cha chủ tế ngỏ lời chào mừng qúy quan khách từ xa đến và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện với lời chúc mừng năm mới Xuân Nhâm Dần- Xuân Hiệp Hành.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo Chúa Nhật IV Mùa Thường Niên. Tin Mừng hôm nay Thánh Lu-ca giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu nói về sự bàn tán của những người hiện diện trong hội trường khi nghe Chúa giảng dạy với đoạn: “ Khi ấy, tại hội đường Na-da-rét, sau khi đọc sách ngôn sứ I-sai-a, Đức Giê-su bắt đầu nói: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe.” Mọi người đều tán thành và thán phục những lời ân sủng từ miệng Người nói ra. Họ bảo nhau: “Ông này không phải là con ông Giu-se đó sao?” Người nói với họ: “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình ! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây,tại quê ông xem nào !” Người nói tiếp: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.
Thánh lễ kết thúc vào khoảng 12 giờ với phép lành trọng thể. Hiện diện trong thánh lễ có hơn một ngàn giáo hữu tham dự. Sau Thánh Lễ là phần sinh hoạt Hội Chợ của ngày thứ hai với chương trình văn nghệ kéo dài đến gần 5 giờ là chương trình xổ số. Điểm đáng ghi nhận là gần đến giờ xổ số lại có tin vui tuyệt vời. Vé số vui xuân Hiệp Hành đến giờ phút chót thì vé số còn lại khoảng gần 2 ngàn vé. Bổng nhiên một tin vui khá bất ngờ đó là nhóm Thương Mại của Adam Quang đã bao thầu trọn gói vé số còn lại. Trước niềm vui này, lập tức các cô cậu cùng nhau xé và lấy tất cả cùi vé số bỏ vào thùng xổ số, chỉ trong vòng 15 phút, cùi vé của gần 2 ngàn vé đã được bỏ hết vào thùng bốc thăm. Hình thức xổ số xin được mô tả là tất cả vé số mà giáo dân ủng hộ thì cùi vé đó được bỏ vào thùng để bốc thăm cho các giải thưởng với giải độc đắc là 1 xe Toyota Brand New RAV4 LE 2021 và nhiều giải thưởng khác. Gần 5 giờ cuộc xổ số bắt đầu với những vòng quay số bằng lồng cầu cho loại vé $100 và sau đó từng đại diện lên bốc thăm các giải thưởng cho loại vé $10.00. Hội Chợ được bế mạc vào khoảng 5 giờ 15 sau cuộc xổ số, mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Xem Hình
Thánh lễ khai mạc Hội Chợ được cử hành lúc 10 giờ sáng thứ bảy 29 tháng 01 do Đức Giám Mục Eusebio Elizondo phụ tá Tổng Giáo Phận Seattle chủ tế. Cùng đồng tế có cha Đào Xuân Thành, cha Trần Hữu Lân và các cha khách cùng 2 thầy phó tế phụ tế Thánh Lễ.Trước Thánh Lễ là nghi thức niệm hương được cử hành một cách trọng thể. Mở đầu nghi thức, MC giới thiệu: Trong giây phút thiêng liêng này, gia đình giáo xứ CTTVN Tổng Giáo Phận Seattle cùng nhau hướng về cội nguồn Dân tộc, hướng về quê hương và giáo hội Việt Nam thân yêu. Hiệp với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong tâm tình tạ ơn chúng con dâng lên Chúa nén hương với những ước nguyện của gia đình giáo xứ chúng con khi bước vào mùa Xuân Hiệp Hành, Xuân Nhâm Dần 2022, Xin cho chúng con được tràn đầy phúc,/ lộc,/ an hòa trong năm mới của Mùa Xuân Hiệp Hành” MC tiếp: Mời cộng đoàn đứng: Xin ba hồi chiêng trống – Ba hồi chieng trống ngân vang làm tăng sự trang trọng mang tính hồn Việt. Tiếng chiêng trống dứt, Ca Đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với Đức Giám Mục và linh mục đoàn đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của ca đoàn. Bài Ca nhập lễ dứt, phần niệm hương bắt đầu với Đức Giám Mục và đoàn đồng tế niệm hương trước bàn thờ Tổ Tiên với lời dẫn: Hương trầm trên tay Đức Giám Mục Eusebio Elizondo, quý Cha, quý tu sĩ là niềm tri ân dạt dào, là lời cảm tạ về bao hồng ân mà Chúa đã ban cho chúng con trong những mùa xuân xa quê hương. Xin Chúa chúc lành cho tất cả gia đình giáo xứ chúng con. Trong giây phút thiêng liêng này, chúng con niệm nhớ đến các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ, bà con thân thuộc, các tín hữu trong giáo xứ đã ra đi, các nạn nhân đã chết trong mùa đại dịch, linh hồn các đồng bào Việt Nam đã bỏ mình trên biển cả, nơi rừng sâu khi đi tìm tự do”, cùng vong linh các chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ nền tự do tại Hoa Kỳ và Việt Nam.
Ba tiếng trống – Ca đoàn hát: Hương Trầm ….
Kế đến là phần niệm hương đại diện cho các tầng lớp trong giáo xứ gồm Tuổi Thơ, Tuổi Thanh Niên, Tuổi Trung Niên và các Cao Niên với lời dẫn cho từng phần dâng lên Chúa ý nguyện của mỗi lứa tuổi với tất cả niềm tin vào tình yêu của Chúa. Phần niệm hương kết thúc và Thánh Lễ bắt đầu. Mở đầu Thánh Lễ cha chánh xứ giới thiệu và chào mừng Đức Giám Mục Phụ Tá đã đến với giáo xứ, chào mừng quý cha, quý thầy phó tế, quý sơ, quý quan khách,và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện, phần giới thiệu kết thúc với tràng pháo tay dài.
Thánh Lễ bắt đầu với phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ Thánh Lễ mừng ngày Tết Nguyên Đán. Đức Giám Mục chủ tế phụ trách giảng lễ, mở đầu bài giảng ngài chia sẻ niềm vui với cộng đoàn dâng lễ về việc đón Tết với nét đặc thù mang truyền thống văn hoá Việt Nam, ngài nhấn mạnh: Chúa ban cho mỗi người nhiều ân huệ, từ những ân huệ Chúa ban, chúng ta cũng nên chia sẻ cho nhiều người. Trong bài giảng, ngài kể câu chuyện vui đại ý: “ có một làng nọ gặp hạn hán, cha sở kêu gọi cầu nguyện xin Chúa cho đổ cơn mưa. Cả cộng đoàn cùng cầu nguyện liên lỉ và đến ngày cha sở mời cầu nguyện chung. Cả cộng đoàn tập trung rất đông đảo. Buổi cầu nguyện kéo dài khá lâu, nhưng trời vẫn nắng gay gắng, nhiều người bảo: sao Chúa không nghe lời mình cầu nguyện, ông cha xứ nói: nhìn quanh chẳng thấy ai mang theo ô dù gì cả nên Chúa chưa cho cơn đổ mưa. Bởi vì chúng ta cầu nguyện mà chưa thật lòng tin vào Chúa, đâu có ai mang theo dù để tránh mưa đâu?… Câu chuyện vui với kết luận, nếu chúng ta luôn tin tưởng vào quyền năng của Chúa một cách thành khẩn thì lời nguyện cầu của chúng ta chắc chắn sẽ được toại nguyện
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, cha chánh xứ một lần nữa trịnh trọng cám ơn Đức Giám Mục Eusebio Elizondo, cám ơn ông thị trưởng thành phố Tukwila và Hội Đồng thành phố đã đến tham dự với giáo xứ trong dịp vui mừng.Các em thiếu nhi đã trao quà tặng của giáo xứ đến Đức Giám Mục và ông thị trưởng cùng vị đại diện Hội Đồng Thành phố Seattle. Kết thúc Thánh Lễ với phép lành trọng thể từ Đức Giám Mục Chủ Tế.
Sau Thánh Lễ, Đức Giám Mục cùng linh mục đoàn đã tham dự phần đốt pháo và múa lân chào đón năm mới.
Đúng 12 giờ 30 khai mạc Hội Chợ Xuân Hiệp Hành với phần chào cờ trọng thể. Sau phần chào cờ. Cha chánh xứ tuyên bố khai mạc Hội Chợ Xuân Hiệp Hành và ngỏ lời cám ơn ông thị trưởng và hội đồng thành phố đã luôn quan tâm đến giáo xứ. Ông Thị trưởng thành phố Tukwila cũng lên phát biểu với lời chúc mừng cho ngày Hội Chợ Tết được thành công tốt đẹp trong niềm vui đón xuân Con Cọp.
Phần sinh hoạt Hội Chợ với các tiết mục văn nghệ khá phong phú do các ca đoàn, hội đoàn và các nhóm trình diễn kéo dài đến chiều tối. Các em thiếu nhi mở đầu với những vũ khúc khá điêu luyện. Viếng quanh một vòng của khu vực Hội Chợ có các gian hàng Tết đầy những món mức bánh đủ loại, quán ăn với những món ăn mang hương vị quê hương ba miền trung nam bắc. Khu giải trí trẻ em có các gian hàng chơi trò chơi điện tử, quán thư pháp với hình ảnh cụ đồ viết nhiều câu đối với nét chữ bay bướm mang hình ảnh quê hương tuyệt vời. Sinh hoạt Hội Chợ kéo dài đến 5 giờ là Thánh Lễ phụng vụ của ngày Chúa Nhật IV Mùa Thường Niên. Sau Thánh Lễ là Chương Trình Đại Nhạc Hội được bắt đầu lúc 7 giờ tối với sự hiện diện của ca sĩ Thuý An, Huỳnh Phi Tiễn và nhiều ca sĩ điạ phương nổi tiếng đã tạo nên một chương trình đại nhạc hội mừng xuân khá tuyệt vời. Gần một ngàn rưỡi đồng hương đã hiện diện trong đêm văn nghệ kéo dài đến 11 giờ đêm.
Chúa Nhật ngày 30 tháng 01 là ngày bước vào 29 Tết tại Việt Nam. Từ sáng sớm các nhóm phục vụ các gian hàng đã có mặt để chuẩn bị cho ngày vui thứ hai của Hội Chợ.
Đúng 10 giờ Thánh Lễ trọng thể mừng Chúa Nhật IV Mùa Thường Niên cũng là ngày thứ hai của Hội Chợ nên được cử hành một cách long trọng do cha chánh xứ chủ tế cùng đồng tế có cha Trần Hữu Lân và thầy phó tế Minh Triết phụ tế Thánh Lễ. Trước Thánh Lễ là nghi thức niệm hương khá trang trọng với phần giới thiệu: “Trước thềm năm mới của mùa xuân Nhâm Dần. Gia đình giáo xứ CTTĐVN Tổng Giáo Phận Seattle cùng nhau hướng về quê hương và giáo hội Việt Nam thân yêu. Trong giây phút thiêng liêng này chúng con cùng nhau cử hành nghi thức chào đón Xuân Nhâm Dần, Mùa Xuân Hiệp Hành. Chúng con dâng lên Chúa nén hương với những ước nguyện của chúng con trong năm mới. Xin cho tất cả được tràn đầy phúc, lộc, an, hòa trong năm mới. Lời giới thiệu vừa dứt, ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm vẻ thiêng liêng của mang tính hồnViệt. Tiếng chiêng trống vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cũng với quý cha cung nghinh thánh giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của ca đoàn. Bài ca nhập lễ vừa dứt là phần niệm hương, trước hết là quý cha rồi đến các đại diện trong giáo xứ gồm Tuổi Thơ, Thanh Niên, Trung Niên và Cao Niên. Phần niệm hương kết thúc, thánh lễ được bắt đầu.Mở đầu Thánh Lễ cha chủ tế ngỏ lời chào mừng qúy quan khách từ xa đến và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện với lời chúc mừng năm mới Xuân Nhâm Dần- Xuân Hiệp Hành.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo Chúa Nhật IV Mùa Thường Niên. Tin Mừng hôm nay Thánh Lu-ca giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu nói về sự bàn tán của những người hiện diện trong hội trường khi nghe Chúa giảng dạy với đoạn: “ Khi ấy, tại hội đường Na-da-rét, sau khi đọc sách ngôn sứ I-sai-a, Đức Giê-su bắt đầu nói: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe.” Mọi người đều tán thành và thán phục những lời ân sủng từ miệng Người nói ra. Họ bảo nhau: “Ông này không phải là con ông Giu-se đó sao?” Người nói với họ: “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình ! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây,tại quê ông xem nào !” Người nói tiếp: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.
Thánh lễ kết thúc vào khoảng 12 giờ với phép lành trọng thể. Hiện diện trong thánh lễ có hơn một ngàn giáo hữu tham dự. Sau Thánh Lễ là phần sinh hoạt Hội Chợ của ngày thứ hai với chương trình văn nghệ kéo dài đến gần 5 giờ là chương trình xổ số. Điểm đáng ghi nhận là gần đến giờ xổ số lại có tin vui tuyệt vời. Vé số vui xuân Hiệp Hành đến giờ phút chót thì vé số còn lại khoảng gần 2 ngàn vé. Bổng nhiên một tin vui khá bất ngờ đó là nhóm Thương Mại của Adam Quang đã bao thầu trọn gói vé số còn lại. Trước niềm vui này, lập tức các cô cậu cùng nhau xé và lấy tất cả cùi vé số bỏ vào thùng xổ số, chỉ trong vòng 15 phút, cùi vé của gần 2 ngàn vé đã được bỏ hết vào thùng bốc thăm. Hình thức xổ số xin được mô tả là tất cả vé số mà giáo dân ủng hộ thì cùi vé đó được bỏ vào thùng để bốc thăm cho các giải thưởng với giải độc đắc là 1 xe Toyota Brand New RAV4 LE 2021 và nhiều giải thưởng khác. Gần 5 giờ cuộc xổ số bắt đầu với những vòng quay số bằng lồng cầu cho loại vé $100 và sau đó từng đại diện lên bốc thăm các giải thưởng cho loại vé $10.00. Hội Chợ được bế mạc vào khoảng 5 giờ 15 sau cuộc xổ số, mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh đời sống bước sang năm mới
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
10:23 31/01/2022
Hình ảnh đời sống bước sang năm mới
Bước sang năm mới con người xưa nay có tâm trạng vui mừng đón Tết mới, đón mùa Xuân mới. Con đường đời sống tiếp tục di chuyển như dòng sông chảy tiến vào không gian cùng thời gian năm mới. Nhưng nhiều người tự hỏi Ta cần gì cho tương lai năm mới nhằm giúp đời sống phát triển vươn lên tốt đẹp?
Mỗi người tìm câu trả lời riêng cho mình, tùy theo suy nghĩ mong muốn của mình.
Và chắc không ít người tìm ra câu trả lời cho mình: Cần có mong ước cùng dự phóng cho những chương trình hoạch định, cho đích điểm muốn đạt tới. Cho dù từ hai năm nay đời sống trong cơn khủng hoảng vì bệnh đại dịch Covid 19 lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khỏe đời sống làm cho mọi sinh hoạt bị ngưng giới hạn đình trệ làm tinh thần suy giảm nhuệ khí!
Như vậy có thể hiểu mong ước dự phóng là tầm nhìn hướng về phía trước, muốn vẽ phác họa điều tích cực mong muốn thoát khỏi cảnh cơn khủng hoảng, cho đời sống có niềm hy vọng.
Đây là điều tốt cùng cần thiết cho đời sống được phát triển vươn lên. Ước mơ dự phóng là kết qủa của những suy nghĩ sâu thẳm tận trong tâm hồn con người, cùng ẩn hiện nguồn sức năng động khơi niềm phấn khởi hướng lên cao.
Và như vậy có thể nói được, sức mạnh đối nghịch lại với mong ước dự phóng là nản chí buông xuôi đầu hàng.
Cố Mục sư Martin Luther King bên Hoa Kỳ, năm 1963 có ước mơ dự phóng to lớn vĩ đại qua bài diễn văn thần thoại I have a Dream, đã có suy nghĩ phát biểu: „Người nào có đởm lược dám mơ ước, người đó có đủ sức mạnh chiến đấu.”
Ngày xưa Christoph Columbus (* 1451 ở Genua + 20.05.1506 ở Valladoid) đã có mơ ước dự phóng: bên kia „Terra finistra“, tận cùng biên giới của thế giới vùng bờ biển nước Tây ban Nha, còn có thể khám phá tìm ra vùng đất nước mới nữa... Và kết qủa Ông đã tìm khám phá ra châu Mỹ Latinh năm 1492.
Văn hào Antoine de Saint - Exupery có suy tư: “Khi bạn dự định đóng một con tầu, không phải chỉ đi thu thập người làm, cùng sắm gỗ, vật liệu cần thiết, đinh, búa... Nhưng Bạn phải nghĩ đến việc khơi lên nơi trái tim tâm hồn con người muốn ra khơi vượt đại dương.“.
Và luôn hằng có những người đạt được thành công to lớn trong đời sống. Vì họ đã có những mong ước dự phóng như đà thúc đẩy ý chí can đảm dám xông pha vượt khó khăn gian khổ.
Bệnh đại dịch Covid 19 từ hai năm nay lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Nó gây ra khủng hoảng hoang mang cho con người. Sống trong khủng hoảng, nhưng có những nhà khoa học trên thế giới luôn hằng nỗ lực kiên trì khảo cứu, thí nghiệm tìm cách phát triển chế biến loại Vaxin chủng ngừa, thuốc chữa bệnh để ngăn ngừa, điều trị chữa chứng bệnh nguy hiểm này. Họ luôn nuôi mong ước dự phóng hướng về một tương lai tốt đẹp mang lại sự lành mạnh an toàn cho nhân loại.
Trong tâm hồn chúng ta có những ước mơ tốt đẹp cho đời sống mình, cho dù có khi không đạt được như ý mong muốn trông chờ. Nhưng bao lâu còn mong ước được là nói lên đời sống còn khoẻ mạnh nơi các cơ quan thể xác, cùng sức lực tinh thần hăng hái muốn vươn lên.
Trong tâm trí suy nghĩ chúng ta còn có những ước mơ về một nếp sống đạo đức tinh thần lành mạnh, về công bình bác ái, về tình liên đới giữa con người với nhau, về lòng biết, hiếu thảo với tổ tiên, cùng mong ước sống làm việc hữu ích tốt đẹp góp công sức cùng xây dựng cho đời cũng như cho đạo giáo. Cung cách nếp sống như thế lành mạnh giúp cho tinh thần có sức lực can đảm chống trả lại những cám dỗ sự xấu, sự dữ.
Khi nghĩ đến những hy sinh cố gắng trong đời sống đức tin của mọi người, Thánh Gioan Tông Đồ đã viết nhắn nhủ lại: „Anh em phải có dự phóng canh chừng đừng để đánh mất những gì anh em đã làm được, nhưng để lãnh đầy đủ phần thưởng.“ (Thư 2. Ga 8)
Theo tập tục nếp sống văn hóa Á Đông xã hội Việt Nam, năm mới Nhâm Dần, vào ngày 01.02.2022, tiến vào không gian trời đất kết tạo nên thời gian mùa Xuân năm mới theo cách tính Âm Lịch. Năm mới Âm lịch có tên Nhâm Dần theo ngôn ngữ văn chương. Còn theo ngôn ngữ thông thường trong đời sống là năm con Cọp hay con Hổ.
Loài Hổ, loài Cọp là loài thú rừng hoang dã. Đặc tính của chúng là loài thú dữ ăn thịt những con vật khác trong rừng. Chúng là loài thú vật có bốn chân có sức khoẻ hùng mạnh cùng vóc dáng bộ mặt, tiếng gầm gừ cùng những chiếc răng nanh to nhọn, lộ vẻ tính khí dữ tợn, tầm nhìn sắc bén tinh xảo cùng đánh hơi tìm mồi nhạy bén.
Những phóng sự hình ảnh thu thập phim chiếu về loài thú dữ này trong các hang động vùng núi rừng gây cảm giác tiêu cực rùng rợn sợ hãi đe dọa. Nhưng dẫu vậy, chúng cũng có đặc tính tích cực khác nữa: con Hổ mẹ rất âu yếm bảo vệ thương con của nó, săn sóc cho con bú sữa no đủ, kiếm mồi nuôi con, và theo cung cách giáo dục chỉ dậy cho con mình cách săn mồi để biết sống tự lập sau này.
Đón mừng mùa Xuân năm mới, mừng Tết Nguyên Đán năm Nhâm Dần, chúng ta cùng cầu chúc cho nhau trong năm mới bằng an mạnh khoẻ hồn xác, và củng cố ý chí vươn lên nuôi mong ước dự phóng hữu ích tốt đẹp cho đời sống hôm nay và ngày mai, cho dù có những khó khăn thử thách, hay cả khi gặp thất bại trong đời sống.
“Ngoài đại dương những làn sóng bạc đầu dâng cao, đuổi nhau, chạy xô đập vào bờ biển làm bắn tung toé bọt sóng nước trắng phau lên bờ đá gồng ghềnh. Và rồi lại từ bờ đá sóng nứơc lấy đà tăng tốc độ chạy ngược trở ra ngoài khơi mênh mông. Ngọn sóng nước ầm vang như muốn gào thét thành lời:’’Đời sống là một cuộc đuổi chạy vòng vo uổng công lao sức lực đi tìm tự do.’’
Trên bầu trời cao, xa tít tận mây xanh chú chim Phượng Hoàng dương đôi cánh bay lượn, chao đi chao lại, oai nghi hùng dũng cất tiếng quát:’’Đời sống là vươn lên, vươn lên và vươn lên cao mãi!’’
Một cơn giông kéo tới sườn đồi, tạt mạnh qua cánh đồng cỏ mọc xanh rì. Khiến thảm cỏ xanh nằm rạp xuống tận mặt đất theo chiều gío và phát ra những âm thanh rì rào như lời phát vào không gian: Đời sống là một cuộc uốn mình: có lúc phải ngả nghiêng theo chiều gío, có lúc phải khép mình theo một trật tự; có lúc phải âm thầm im lìm ẩn khuất, nhất là những khi đường đời có nhiều gánh nặng, lo âu, có nhiều khó khăn phải vượt qua... Mặt trời đã lặn sang phía chân trời bên kia. Và màn đêm buông xuống bao phủ khắp cánh rừng. Trong lùm cây rậm rạp chú chim Cúmèo nhẹ nhàng chuyền từ cành này sang cành khác tìm mồi, thỏ thẻ lên tiếng: Đời sống chẳng qua là những cơ hội cho ta, khi những con vật khác đi ngủ!
Khu rừng bây giờ chìm hẳn trong đêm tối và trở nên yên lặng tĩnh mịch
Đêm đã khuya, xa xa trong một ngôi làng bên cạnh khu rừng, một cha xứ vừa thổi tắt ngọn đèn dầu hoa kỳ và nhủ thầm: Đời sống ư, quanh năm ngày tháng bận bịu với việc đọc sách báo và dọn bài. Đời sống có khác gì là một bài giảng!
Cũng trong ngôi làng đó một thầy giáo ngồi chấm bài, âm thầm suy nghĩ: Đới sống cũng chẳng khác gì hơn là suốt đời gắn liền với trường học!
Đêm đã về khuya, trên con đường vắng bóng người, một chàng trai lầm lũi, dáng điệu mệt mỏi thất thểu bước đi lẩm bẩm một mình: Cuộc đời nói cho cùng lúc có nhiều giai đoạn : lúc hứng khởi rộn ràng, lúc sống dửng dưng lạnh lùng, lúc có niềm vui, lúc sống trong sầu buồn thất vọng...!
Một cơn gío nhẹ trong đêm khuya thổi tạt qua, như muốn nói cùng chàng trai này: Phải rồi, cuộc đời là một chuỗi vô định, nào có ai biết được sẽ đi về đâu!
Đêm dài qua đi. Bình minh ló dạng. Mặt trời mỉm cười lên tiếng: Các bạn hãy xem đây, tôi mang niềm vui, ánh nắng sức sống cho vạn vật. Tôi là dấu hiệu khởi đầu cho một ngày mới. Cuộc đời là khởi đầu bước vào ngưỡng cửa đời sống vĩnh cửu!’’ (Theo truyện thần thoại xứ Thụy Điển: Das Maerchen vom Leben)
Chúc mừng Tết Nguyên Đán Nhâm Dần, 2022.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Bước sang năm mới con người xưa nay có tâm trạng vui mừng đón Tết mới, đón mùa Xuân mới. Con đường đời sống tiếp tục di chuyển như dòng sông chảy tiến vào không gian cùng thời gian năm mới. Nhưng nhiều người tự hỏi Ta cần gì cho tương lai năm mới nhằm giúp đời sống phát triển vươn lên tốt đẹp?
Mỗi người tìm câu trả lời riêng cho mình, tùy theo suy nghĩ mong muốn của mình.
Và chắc không ít người tìm ra câu trả lời cho mình: Cần có mong ước cùng dự phóng cho những chương trình hoạch định, cho đích điểm muốn đạt tới. Cho dù từ hai năm nay đời sống trong cơn khủng hoảng vì bệnh đại dịch Covid 19 lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khỏe đời sống làm cho mọi sinh hoạt bị ngưng giới hạn đình trệ làm tinh thần suy giảm nhuệ khí!
Như vậy có thể hiểu mong ước dự phóng là tầm nhìn hướng về phía trước, muốn vẽ phác họa điều tích cực mong muốn thoát khỏi cảnh cơn khủng hoảng, cho đời sống có niềm hy vọng.
Đây là điều tốt cùng cần thiết cho đời sống được phát triển vươn lên. Ước mơ dự phóng là kết qủa của những suy nghĩ sâu thẳm tận trong tâm hồn con người, cùng ẩn hiện nguồn sức năng động khơi niềm phấn khởi hướng lên cao.
Và như vậy có thể nói được, sức mạnh đối nghịch lại với mong ước dự phóng là nản chí buông xuôi đầu hàng.
Cố Mục sư Martin Luther King bên Hoa Kỳ, năm 1963 có ước mơ dự phóng to lớn vĩ đại qua bài diễn văn thần thoại I have a Dream, đã có suy nghĩ phát biểu: „Người nào có đởm lược dám mơ ước, người đó có đủ sức mạnh chiến đấu.”
Ngày xưa Christoph Columbus (* 1451 ở Genua + 20.05.1506 ở Valladoid) đã có mơ ước dự phóng: bên kia „Terra finistra“, tận cùng biên giới của thế giới vùng bờ biển nước Tây ban Nha, còn có thể khám phá tìm ra vùng đất nước mới nữa... Và kết qủa Ông đã tìm khám phá ra châu Mỹ Latinh năm 1492.
Văn hào Antoine de Saint - Exupery có suy tư: “Khi bạn dự định đóng một con tầu, không phải chỉ đi thu thập người làm, cùng sắm gỗ, vật liệu cần thiết, đinh, búa... Nhưng Bạn phải nghĩ đến việc khơi lên nơi trái tim tâm hồn con người muốn ra khơi vượt đại dương.“.
Và luôn hằng có những người đạt được thành công to lớn trong đời sống. Vì họ đã có những mong ước dự phóng như đà thúc đẩy ý chí can đảm dám xông pha vượt khó khăn gian khổ.
Bệnh đại dịch Covid 19 từ hai năm nay lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người. Nó gây ra khủng hoảng hoang mang cho con người. Sống trong khủng hoảng, nhưng có những nhà khoa học trên thế giới luôn hằng nỗ lực kiên trì khảo cứu, thí nghiệm tìm cách phát triển chế biến loại Vaxin chủng ngừa, thuốc chữa bệnh để ngăn ngừa, điều trị chữa chứng bệnh nguy hiểm này. Họ luôn nuôi mong ước dự phóng hướng về một tương lai tốt đẹp mang lại sự lành mạnh an toàn cho nhân loại.
Trong tâm hồn chúng ta có những ước mơ tốt đẹp cho đời sống mình, cho dù có khi không đạt được như ý mong muốn trông chờ. Nhưng bao lâu còn mong ước được là nói lên đời sống còn khoẻ mạnh nơi các cơ quan thể xác, cùng sức lực tinh thần hăng hái muốn vươn lên.
Trong tâm trí suy nghĩ chúng ta còn có những ước mơ về một nếp sống đạo đức tinh thần lành mạnh, về công bình bác ái, về tình liên đới giữa con người với nhau, về lòng biết, hiếu thảo với tổ tiên, cùng mong ước sống làm việc hữu ích tốt đẹp góp công sức cùng xây dựng cho đời cũng như cho đạo giáo. Cung cách nếp sống như thế lành mạnh giúp cho tinh thần có sức lực can đảm chống trả lại những cám dỗ sự xấu, sự dữ.
Khi nghĩ đến những hy sinh cố gắng trong đời sống đức tin của mọi người, Thánh Gioan Tông Đồ đã viết nhắn nhủ lại: „Anh em phải có dự phóng canh chừng đừng để đánh mất những gì anh em đã làm được, nhưng để lãnh đầy đủ phần thưởng.“ (Thư 2. Ga 8)
Theo tập tục nếp sống văn hóa Á Đông xã hội Việt Nam, năm mới Nhâm Dần, vào ngày 01.02.2022, tiến vào không gian trời đất kết tạo nên thời gian mùa Xuân năm mới theo cách tính Âm Lịch. Năm mới Âm lịch có tên Nhâm Dần theo ngôn ngữ văn chương. Còn theo ngôn ngữ thông thường trong đời sống là năm con Cọp hay con Hổ.
Loài Hổ, loài Cọp là loài thú rừng hoang dã. Đặc tính của chúng là loài thú dữ ăn thịt những con vật khác trong rừng. Chúng là loài thú vật có bốn chân có sức khoẻ hùng mạnh cùng vóc dáng bộ mặt, tiếng gầm gừ cùng những chiếc răng nanh to nhọn, lộ vẻ tính khí dữ tợn, tầm nhìn sắc bén tinh xảo cùng đánh hơi tìm mồi nhạy bén.
Những phóng sự hình ảnh thu thập phim chiếu về loài thú dữ này trong các hang động vùng núi rừng gây cảm giác tiêu cực rùng rợn sợ hãi đe dọa. Nhưng dẫu vậy, chúng cũng có đặc tính tích cực khác nữa: con Hổ mẹ rất âu yếm bảo vệ thương con của nó, săn sóc cho con bú sữa no đủ, kiếm mồi nuôi con, và theo cung cách giáo dục chỉ dậy cho con mình cách săn mồi để biết sống tự lập sau này.
Đón mừng mùa Xuân năm mới, mừng Tết Nguyên Đán năm Nhâm Dần, chúng ta cùng cầu chúc cho nhau trong năm mới bằng an mạnh khoẻ hồn xác, và củng cố ý chí vươn lên nuôi mong ước dự phóng hữu ích tốt đẹp cho đời sống hôm nay và ngày mai, cho dù có những khó khăn thử thách, hay cả khi gặp thất bại trong đời sống.
“Ngoài đại dương những làn sóng bạc đầu dâng cao, đuổi nhau, chạy xô đập vào bờ biển làm bắn tung toé bọt sóng nước trắng phau lên bờ đá gồng ghềnh. Và rồi lại từ bờ đá sóng nứơc lấy đà tăng tốc độ chạy ngược trở ra ngoài khơi mênh mông. Ngọn sóng nước ầm vang như muốn gào thét thành lời:’’Đời sống là một cuộc đuổi chạy vòng vo uổng công lao sức lực đi tìm tự do.’’
Trên bầu trời cao, xa tít tận mây xanh chú chim Phượng Hoàng dương đôi cánh bay lượn, chao đi chao lại, oai nghi hùng dũng cất tiếng quát:’’Đời sống là vươn lên, vươn lên và vươn lên cao mãi!’’
Một cơn giông kéo tới sườn đồi, tạt mạnh qua cánh đồng cỏ mọc xanh rì. Khiến thảm cỏ xanh nằm rạp xuống tận mặt đất theo chiều gío và phát ra những âm thanh rì rào như lời phát vào không gian: Đời sống là một cuộc uốn mình: có lúc phải ngả nghiêng theo chiều gío, có lúc phải khép mình theo một trật tự; có lúc phải âm thầm im lìm ẩn khuất, nhất là những khi đường đời có nhiều gánh nặng, lo âu, có nhiều khó khăn phải vượt qua... Mặt trời đã lặn sang phía chân trời bên kia. Và màn đêm buông xuống bao phủ khắp cánh rừng. Trong lùm cây rậm rạp chú chim Cúmèo nhẹ nhàng chuyền từ cành này sang cành khác tìm mồi, thỏ thẻ lên tiếng: Đời sống chẳng qua là những cơ hội cho ta, khi những con vật khác đi ngủ!
Khu rừng bây giờ chìm hẳn trong đêm tối và trở nên yên lặng tĩnh mịch
Đêm đã khuya, xa xa trong một ngôi làng bên cạnh khu rừng, một cha xứ vừa thổi tắt ngọn đèn dầu hoa kỳ và nhủ thầm: Đời sống ư, quanh năm ngày tháng bận bịu với việc đọc sách báo và dọn bài. Đời sống có khác gì là một bài giảng!
Cũng trong ngôi làng đó một thầy giáo ngồi chấm bài, âm thầm suy nghĩ: Đới sống cũng chẳng khác gì hơn là suốt đời gắn liền với trường học!
Đêm đã về khuya, trên con đường vắng bóng người, một chàng trai lầm lũi, dáng điệu mệt mỏi thất thểu bước đi lẩm bẩm một mình: Cuộc đời nói cho cùng lúc có nhiều giai đoạn : lúc hứng khởi rộn ràng, lúc sống dửng dưng lạnh lùng, lúc có niềm vui, lúc sống trong sầu buồn thất vọng...!
Một cơn gío nhẹ trong đêm khuya thổi tạt qua, như muốn nói cùng chàng trai này: Phải rồi, cuộc đời là một chuỗi vô định, nào có ai biết được sẽ đi về đâu!
Đêm dài qua đi. Bình minh ló dạng. Mặt trời mỉm cười lên tiếng: Các bạn hãy xem đây, tôi mang niềm vui, ánh nắng sức sống cho vạn vật. Tôi là dấu hiệu khởi đầu cho một ngày mới. Cuộc đời là khởi đầu bước vào ngưỡng cửa đời sống vĩnh cửu!’’ (Theo truyện thần thoại xứ Thụy Điển: Das Maerchen vom Leben)
Chúc mừng Tết Nguyên Đán Nhâm Dần, 2022.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Người Công Giáo Việt Nam Trong Những Ngày Tết
Tôma Trương Văn Ân
13:23 31/01/2022
Người Công Giáo Việt Nam là một bộ phận của Dân Tộc Việt Nam, các tập tục văn hóa Việt từ lâu đời vốn in sâu vào tâm thức Người Việt. Những Lễ Hội trong những ngày Tết cổ truyền có rất nhiều ý nghĩa thâm sâu và hướng thiện mỗi người. với tâm tình tạ ơn Trời đất vì những an lành trong năm qua và xin cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, công việc đạt kết quả tốt đẹp, cuộc sống an vui. Cũng trong dịp Tết, con cháu quy tụ về gia đình trong tinh thần hiếu kính ông bà tổ tiên đang còn sống hay đã qua đời và nối kết tình liên đới ông bà anh chị em Dòng họ.
Người Công Giáo Trong Những Ngày Tết
Với Đức tin Thiên Chúa là chủ thể trời đất vạn vật, việc hội nhập Sứ Điệp Ki-tô Giáo vào môi trường Văn hóa, dùng chính Văn hóa Việt để chuyển tải và sống Tin Mừng. Vì vậy, các tập tục những ngày Tết được Người Công Giáo thực hiên đời sống Đức Tin trên nền Văn hóa Việt.
1. Trồng cây Nêu và Táo Công về chầu trời: quan niệm dân gian trồng cây Nêu ( cây tre hoặc trúc cao, trên ngọn treo những vật dụng như chuông gió, phát ra tiếng kêu leng keng khi gió thổi, đồng thời buộc vào những vật dụng có tính biểu tượng từng Dân tộc trong cộng đồng Việt) từ ngày 23 tháng chạp để xua đuổi tà ma quỷ sứ, trong thời gian Ông Táo về trình báo với Ngọc Hoàng về mọi việc xảy ra trong gia chủ. Người Công Giáo Tin rằng Thiên Chúa thấu suốt và an bài mọi sự, không lo sợ tà ma ám hại, cũng không cần Vị nào trình báo. “Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.” (Tv 23,4).
2. Cúng tất niên: Theo tín ngưỡng dân gian, nơi ở, nơi làm việc đều có một vị thần canh giữ. Cuối năm là dịp tạ ơn trời đất, Vị Thần đã gìn giữ thôn xóm, nơi ở, chỗ làm ăn… tất cả con người đều phải cúng tạ ơn. Với người Công Giáo xin lễ và tham dự Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, đã Ân ban muôn ơn cho mỗi người trong năm qua, cám ơn anh chị em hàng xóm, đồng nghiệp, cám ơn từng thành viên trong gia đình với nhau…làm hòa cùng Thiên Chúa và làm hòa với nhau.
3. Cúng Ông bà, rước Ông bà về ăn Tết với con cháu: người Công Giáo tin rằng hương linh người quá cố không thể hưởng dùng những của ăn vật chất. Giáo Hội cho phép lập bàn thờ ông bà, và người Công Giáo vẫn chưng hoa quả trên bàn thờ ông bà, nhưng chỉ với tâm tình tôn kính và biết ơn ông bà tổ tiên, chứ không phải để ông bà hưởng dùng.
4. Cúng giao thừa: Theo phong tục truyền thống của người Việt, cúng giao thừa (lễ trừ tịch) là nghi thức quan trọng, với ý nghĩa bỏ đi những điều không tốt từ năm cũ và đón những điều tốt đẹp, mới mẻ trong năm mới. giao thừa là thời khắc các Thiên binh (12 vị Hành khiển) đi thị sát hạ giới rất nhanh chóng nên không thể vào từng nhà, vì thế mâm cỗ cúng thường được đặt ở ngoài trời, trước cửa chính ngôi nhà. Cứ hết một năm, vị Hành khiển cai quản Hạ giới năm cũ sẽ bàn giao cho vị Hành khiển mới, mỗi năm một vị, sau 12 năm ứng với 12 con giáp, các vị sẽ luân phiên trở lại.
Người Công Giáo không cúng, nhưng đi tham dự Thánh lễ Giao thừa. Trong khoảnh khắc giao thừa giữa năm cũ và năm mới này, mỗi người đến với Chúa, đấng tạo dựng muôn loài, Đấng làm chủ thời gian, để tạ ơn Ngài về 365 ngày sắp qua, và xin Ngài giúp chúng ta biết sử dụng 365 ngày sắp đến theo đúng thánh ý Chúa. Giáo Hội mời gọi Tín hữu nhìn lại những lỡ lầm thiếu sót đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em với nhau. cần nổ lực hoán cải tốt hơn cho năm mới. Thông thường kết thúc Thánh lễ Giao thừa trước 24 giờ, để các thành viên trong gia đình về quây quần bên bàn thờ trong gia đình của mình. Dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, con cháu mừng tuổi Ông bà Cha Mẹ và ông bà cha mẹ mừng tuổi con cháu. Trong dịp này, các thành viên xin lỗi và làm hòa vì những lỡ lầm làm mất lòng nhau trong năm qua, tình cảm gia đình sống động gắn bó, các thành viên chia sẻ những vui buồn, đây là dịp buông xả cõi lòng, làm cho tình cảm gia đình gắn kết thắm thiết.
5. Mồng 1 Tết:
Thánh lễ Minh niên: Người Công Giáo đến nhà thờ hiệp dâng Thánh lễ cầu bình an cho năm mới, cầu nguyện cho đất nước được thái hòa, cho con người được an nhiên, tín thác năm mới trong tay Thiên Chúa đồng thời với nổ lực sống mỗi ngày một tốt hơn cho gia đình, cho Giáo Hội và xã hội ” Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 36, 5).
Tục xông nhà: Người ta tin rằng trong ngày mồng Một, Người xông nhà là người đến thăm nhà đầu tiên sẽ đem đến vận may hay không may cả năm cho gia chủ. Cũng có người kiêng quét nhà suốt ba ngày Tết vì sợ sẽ quét hết tài lộc ra ngoài. Trong ba ngày Tết họ dồn hết rác vào một góc nhà chờ qua ngày mồng Ba mới hốt rác đổ đi. Những điều kiêng kỵ này hoàn toàn không phù hợp với niềm tin Kitô giáo.
Hái lộc xuân: Người Công Giáo không hái lộc xuân là những chồi lá non, nhưng Lộc xuân là nhận những câu Lời Chúa. Có nhiều cách nhận khác nhau, có thể Linh mục hoặc Vị thừa hành trao cho từng người, cũng có thể treo trên cành cây để mỗi gia đình tự đến hái. Lời Chúa được để trên Bàn Thờ gia đình, hoặc nơi trang trọng trong nhà, và là ý lực sống của các thành viên trong gia đình cho cả năm mới.
Người Công Giáo vẫn giữ tập tục lì xì, thăm viếng và cầu xin Chúa chúc phúc và ban an lành cho nhau trong tuổi mới. Nhưng tuyệt đối không xem quẻ xem bói, xem tử vi, xin xăm bói toán, xem tình duyên gia đạo, xem đường công danh làm ăn…. là trái với niềm tin Ki-tô Giáo, vì Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự.
6. Mồng 2 Tết: Giáo Hội dành riêng ngày Mồng 2 Tết để tưởng nhớ và cầu nguyện cho Ông bà tổ tiên đã qua đời, xin Lòng thương xót Chúa tha thứ những lỡ lầm khi còn sống các Ngài mắc phải và sớm đưa các Ngài vào Nhà của Thiên Chúa ( Miền cực lạc). Người Công Giáo được dạy phải hiếu kính với ông bà cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời ( Điều răn thứ 4 của 10 điều răn). Đối với người đã qua đời, tưởng nhớ và cầu nguyện cho các ngài trong tất cả các Thánh lễ thường ngày, trong ngày kỵ giỗ, ngày lễ các Linh hồn ngày 2 tháng 11 và trong suốt tháng 11 hàng năm.
7. Mồng 3 Tết: Giáo Hội dành riêng ngày Mồng Ba Tết để thánh hóa công ăn việc làm, người Kitô hữu cần hiểu rõ giá trị của lao động: lao động trí óc và bàn tay. Mọi công việc đều do ân sủng của Chúa và do sự cố gắng, trí tuệ, phấn đấu của mỗi người. Con người không chỉ làm việc lao động thuần túy, để kiếm ăn hay vì kế sinh nhai. Nhưng con người còn có sứ mạng cộng tác với Chúa trong công việc sáng tạo và cứu độ. Chính vì thế, lao động làm thăng tiến con người, làm giàu cho xã hội, làm đẹp và phong phú cuộc đời. Lao động làm phát triển tình yêu thương, tình liên đới tương quan với anh chị em, tính kỷ luật. Thánh Phaolô nói "Vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31).
8. Cúng Tiễn ông bà: Thông thường, vào mùng 3 Tết hàng năm, các gia đình sẽ làm lễ hóa vàng mã ( đốt vàng mã) để tiễn tổ tiên sau lễ cúng tất niên mời Ông bà về ăn tết cùng gia đình vào 30 Tết trước đó. Người Công Giáo không có nghi lễ này, với niềm tin vào Thiên Chúa toàn năng hằng sống, Ông bà được ân thưởng và ở với Thiên Chúa, độ trì cho con cháu bằng việc chuyển lời cầu nguyện của con Cháu đến với Thiên Chúa.
Kết: mặc dù thuộc những thành phần xã hội khác nhau, dù có chính kiến khác nhau, dù theo tín ngưỡng Tôn Giáo khác nhau… cũng đều coi Tết là những ngày trọng đại, cũng đều có chung một niềm hân hoan đón mừng ngày Tết. Tết đã thấm vào con tim khối óc mỗi một người Việt Nam. Nhưng Người Công Giáo Việt nam có những cách thế riêng diễn tả niềm tin trong văn hóa Việt Nam trong những ngày Tết.
Người Công Giáo Trong Những Ngày Tết
Với Đức tin Thiên Chúa là chủ thể trời đất vạn vật, việc hội nhập Sứ Điệp Ki-tô Giáo vào môi trường Văn hóa, dùng chính Văn hóa Việt để chuyển tải và sống Tin Mừng. Vì vậy, các tập tục những ngày Tết được Người Công Giáo thực hiên đời sống Đức Tin trên nền Văn hóa Việt.
1. Trồng cây Nêu và Táo Công về chầu trời: quan niệm dân gian trồng cây Nêu ( cây tre hoặc trúc cao, trên ngọn treo những vật dụng như chuông gió, phát ra tiếng kêu leng keng khi gió thổi, đồng thời buộc vào những vật dụng có tính biểu tượng từng Dân tộc trong cộng đồng Việt) từ ngày 23 tháng chạp để xua đuổi tà ma quỷ sứ, trong thời gian Ông Táo về trình báo với Ngọc Hoàng về mọi việc xảy ra trong gia chủ. Người Công Giáo Tin rằng Thiên Chúa thấu suốt và an bài mọi sự, không lo sợ tà ma ám hại, cũng không cần Vị nào trình báo. “Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng. Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.” (Tv 23,4).
2. Cúng tất niên: Theo tín ngưỡng dân gian, nơi ở, nơi làm việc đều có một vị thần canh giữ. Cuối năm là dịp tạ ơn trời đất, Vị Thần đã gìn giữ thôn xóm, nơi ở, chỗ làm ăn… tất cả con người đều phải cúng tạ ơn. Với người Công Giáo xin lễ và tham dự Thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, đã Ân ban muôn ơn cho mỗi người trong năm qua, cám ơn anh chị em hàng xóm, đồng nghiệp, cám ơn từng thành viên trong gia đình với nhau…làm hòa cùng Thiên Chúa và làm hòa với nhau.
3. Cúng Ông bà, rước Ông bà về ăn Tết với con cháu: người Công Giáo tin rằng hương linh người quá cố không thể hưởng dùng những của ăn vật chất. Giáo Hội cho phép lập bàn thờ ông bà, và người Công Giáo vẫn chưng hoa quả trên bàn thờ ông bà, nhưng chỉ với tâm tình tôn kính và biết ơn ông bà tổ tiên, chứ không phải để ông bà hưởng dùng.
4. Cúng giao thừa: Theo phong tục truyền thống của người Việt, cúng giao thừa (lễ trừ tịch) là nghi thức quan trọng, với ý nghĩa bỏ đi những điều không tốt từ năm cũ và đón những điều tốt đẹp, mới mẻ trong năm mới. giao thừa là thời khắc các Thiên binh (12 vị Hành khiển) đi thị sát hạ giới rất nhanh chóng nên không thể vào từng nhà, vì thế mâm cỗ cúng thường được đặt ở ngoài trời, trước cửa chính ngôi nhà. Cứ hết một năm, vị Hành khiển cai quản Hạ giới năm cũ sẽ bàn giao cho vị Hành khiển mới, mỗi năm một vị, sau 12 năm ứng với 12 con giáp, các vị sẽ luân phiên trở lại.
Người Công Giáo không cúng, nhưng đi tham dự Thánh lễ Giao thừa. Trong khoảnh khắc giao thừa giữa năm cũ và năm mới này, mỗi người đến với Chúa, đấng tạo dựng muôn loài, Đấng làm chủ thời gian, để tạ ơn Ngài về 365 ngày sắp qua, và xin Ngài giúp chúng ta biết sử dụng 365 ngày sắp đến theo đúng thánh ý Chúa. Giáo Hội mời gọi Tín hữu nhìn lại những lỡ lầm thiếu sót đối với Thiên Chúa và đối với anh chị em với nhau. cần nổ lực hoán cải tốt hơn cho năm mới. Thông thường kết thúc Thánh lễ Giao thừa trước 24 giờ, để các thành viên trong gia đình về quây quần bên bàn thờ trong gia đình của mình. Dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, con cháu mừng tuổi Ông bà Cha Mẹ và ông bà cha mẹ mừng tuổi con cháu. Trong dịp này, các thành viên xin lỗi và làm hòa vì những lỡ lầm làm mất lòng nhau trong năm qua, tình cảm gia đình sống động gắn bó, các thành viên chia sẻ những vui buồn, đây là dịp buông xả cõi lòng, làm cho tình cảm gia đình gắn kết thắm thiết.
5. Mồng 1 Tết:
Thánh lễ Minh niên: Người Công Giáo đến nhà thờ hiệp dâng Thánh lễ cầu bình an cho năm mới, cầu nguyện cho đất nước được thái hòa, cho con người được an nhiên, tín thác năm mới trong tay Thiên Chúa đồng thời với nổ lực sống mỗi ngày một tốt hơn cho gia đình, cho Giáo Hội và xã hội ” Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay” (Tv 36, 5).
Tục xông nhà: Người ta tin rằng trong ngày mồng Một, Người xông nhà là người đến thăm nhà đầu tiên sẽ đem đến vận may hay không may cả năm cho gia chủ. Cũng có người kiêng quét nhà suốt ba ngày Tết vì sợ sẽ quét hết tài lộc ra ngoài. Trong ba ngày Tết họ dồn hết rác vào một góc nhà chờ qua ngày mồng Ba mới hốt rác đổ đi. Những điều kiêng kỵ này hoàn toàn không phù hợp với niềm tin Kitô giáo.
Hái lộc xuân: Người Công Giáo không hái lộc xuân là những chồi lá non, nhưng Lộc xuân là nhận những câu Lời Chúa. Có nhiều cách nhận khác nhau, có thể Linh mục hoặc Vị thừa hành trao cho từng người, cũng có thể treo trên cành cây để mỗi gia đình tự đến hái. Lời Chúa được để trên Bàn Thờ gia đình, hoặc nơi trang trọng trong nhà, và là ý lực sống của các thành viên trong gia đình cho cả năm mới.
Người Công Giáo vẫn giữ tập tục lì xì, thăm viếng và cầu xin Chúa chúc phúc và ban an lành cho nhau trong tuổi mới. Nhưng tuyệt đối không xem quẻ xem bói, xem tử vi, xin xăm bói toán, xem tình duyên gia đạo, xem đường công danh làm ăn…. là trái với niềm tin Ki-tô Giáo, vì Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự.
6. Mồng 2 Tết: Giáo Hội dành riêng ngày Mồng 2 Tết để tưởng nhớ và cầu nguyện cho Ông bà tổ tiên đã qua đời, xin Lòng thương xót Chúa tha thứ những lỡ lầm khi còn sống các Ngài mắc phải và sớm đưa các Ngài vào Nhà của Thiên Chúa ( Miền cực lạc). Người Công Giáo được dạy phải hiếu kính với ông bà cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời ( Điều răn thứ 4 của 10 điều răn). Đối với người đã qua đời, tưởng nhớ và cầu nguyện cho các ngài trong tất cả các Thánh lễ thường ngày, trong ngày kỵ giỗ, ngày lễ các Linh hồn ngày 2 tháng 11 và trong suốt tháng 11 hàng năm.
7. Mồng 3 Tết: Giáo Hội dành riêng ngày Mồng Ba Tết để thánh hóa công ăn việc làm, người Kitô hữu cần hiểu rõ giá trị của lao động: lao động trí óc và bàn tay. Mọi công việc đều do ân sủng của Chúa và do sự cố gắng, trí tuệ, phấn đấu của mỗi người. Con người không chỉ làm việc lao động thuần túy, để kiếm ăn hay vì kế sinh nhai. Nhưng con người còn có sứ mạng cộng tác với Chúa trong công việc sáng tạo và cứu độ. Chính vì thế, lao động làm thăng tiến con người, làm giàu cho xã hội, làm đẹp và phong phú cuộc đời. Lao động làm phát triển tình yêu thương, tình liên đới tương quan với anh chị em, tính kỷ luật. Thánh Phaolô nói "Vậy, dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31).
8. Cúng Tiễn ông bà: Thông thường, vào mùng 3 Tết hàng năm, các gia đình sẽ làm lễ hóa vàng mã ( đốt vàng mã) để tiễn tổ tiên sau lễ cúng tất niên mời Ông bà về ăn tết cùng gia đình vào 30 Tết trước đó. Người Công Giáo không có nghi lễ này, với niềm tin vào Thiên Chúa toàn năng hằng sống, Ông bà được ân thưởng và ở với Thiên Chúa, độ trì cho con cháu bằng việc chuyển lời cầu nguyện của con Cháu đến với Thiên Chúa.
Kết: mặc dù thuộc những thành phần xã hội khác nhau, dù có chính kiến khác nhau, dù theo tín ngưỡng Tôn Giáo khác nhau… cũng đều coi Tết là những ngày trọng đại, cũng đều có chung một niềm hân hoan đón mừng ngày Tết. Tết đã thấm vào con tim khối óc mỗi một người Việt Nam. Nhưng Người Công Giáo Việt nam có những cách thế riêng diễn tả niềm tin trong văn hóa Việt Nam trong những ngày Tết.
VietCatholic TV
Huấn Dụ Và Kinh Truyền Tin Với Đức Thánh Cha Phanxicô 30/1/2022
VietCatholic Media
04:48 31/01/2022
Chúa Nhật 30 tháng Giêng, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 4 Mùa Quanh Năm.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca.
Khi ấy, tại hội đường Na-da-rét, sau khi đọc sách ngôn sứ I-sai-a, Đức Giê-su bắt đầu nói: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh tai quý vị vừa nghe.” Mọi người đều tán thành và thán phục những lời ân sủng từ miệng Người nói ra.
Họ bảo nhau: “Ông này không phải là con ông Giu-se đó sao?” Người nói với họ: “Hẳn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm tại Ca-phác-na-um, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê ông xem nào!” Người nói tiếp: “Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.
“Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en; thế mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rép-ta miền Xi-đôn. Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Ê-li-sa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Ít-ra-en, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Na-a-man, người xứ Xy-ri thôi.”
Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành –thành này được xây trên núi–. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin với các tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Trong Phụng vụ hôm nay, Tin Mừng thuật lại cuộc rao giảng đầu tiên của Chúa Giêsu tại quê hương Nazareth của Người. Kết quả thật cay đắng: thay vì nhận được sự cổ vũ, Chúa Giêsu nhận thấy họ không hiểu Ngài và thậm chí là thù địch với Ngài (x. Lc 4, 21-30). Những người dân làng, muốn có nhiều những lời nói của sự thật, họ muốn có những phép lạ, những dấu hiệu phi thường. Chúa không làm phép lạ và họ từ chối Ngài, bởi vì họ nói rằng họ đã biết Ngài từ khi còn nhỏ, Ngài là con trai của ông Giuse (xem câu 22) và vân vân. Vì vậy, Chúa Giêsu đã thốt lên một cụm từ đã trở thành tục ngữ: “Không một vị tiên tri nào được đón tiếp nơi quê hương của mình” (câu 24).
Những lời này tiết lộ rằng sự thất bại đối với Chúa Giêsu không hoàn toàn bất ngờ. Ngài biết chính mình, Ngài biết trái tim của chính mình, Ngài biết rủi ro mà Ngài đang đối diện, Ngài đã tính đến việc bị từ chối. Như thế, chúng ta có thể tự hỏi mình: nhưng nếu thế, nếu Ngài thấy trước thất bại, tại sao Ngài vẫn về quê của mình? Tại sao lại làm điều tốt cho những người không sẵn lòng chào đón bạn? Đây là một câu hỏi mà chúng ta thường tự hỏi mình. Nhưng đó là một câu hỏi giúp chúng ta hiểu Chúa hơn. Chúa Giêsu, trước sự khép lại của chúng ta, Ngài không kìm lại: Ngài không ngăn cản tình yêu của mình.. Trước sự khép lại của chúng ta, Ngài vẫn tiến tới. Chúng ta thấy điều này phản ánh ở những bậc cha mẹ nhận thức được sự từ chối của con cái họ, nhưng không ngừng yêu thương chúng và làm điều tốt cho chúng. Thiên Chúa là như thế, nhưng ở một mức độ cao hơn nhiều. Và hôm nay, Ngài cũng mời gọi chúng ta hãy tin vào điều tốt, đừng bỏ qua một tảng đá nào chưa lật lên khi làm việc lành phúc đức.
Tuy nhiên, trong những gì xảy ra ở Nazareth, chúng ta cũng tìm thấy một điều gì đó khác. Sự thù địch đối với Chúa Giêsu từ phía dân của Ngài kích động chúng ta: họ không chào đón - nhưng còn chúng ta thì sao? Để xác minh điều này, chúng ta hãy xem các mô hình chấp nhận mà Chúa Giêsu đề xuất ngày nay, cho chúng ta và cho những người đồng hương của Ngài. Họ là hai người nước ngoài: một góa phụ từ Sarepta của Sidon, và ông Naaman, người xứ Syria. Cả hai người đều chào đón các vị tiên tri: thứ nhất là tiên tri Êlia, thứ hai là tiên tri Êlisa. Nhưng đó không phải là một sự tiếp đón dễ dàng, nó đã trải qua nhiều thử thách. Bà góa đã chào đón Êlia, bất chấp nạn đói và bất chấp nhà tiên tri từng bị bách hại (xem 1 Các Vua 17: 7-16), ông bị bách hại vì các lý do chính trị và tôn giáo. Trong trường hợp thứ hai, Naaman, mặc dù là người có địa vị cao nhất, đã chấp nhận yêu cầu của tiên tri Elisa, người đã khiến ông phải hạ mình xuống, tắm bảy lần trong một dòng sông (xem 2 Các Vua 5: 1-14), như thể anh ta là một đứa trẻ không biết gì. Tóm lại, bà góa và ông Naaman đón nhận nhờ sự sẵn sàng và khiêm tốn. Cách thức tiếp nhận Thiên Chúa là luôn sẵn sàng, và khiêm nhường. Đức tin đi qua con đường này: sự sẵn sàng và khiêm tốn. Bà goá và ông Naaman không từ chối đường lối của Thiên Chúa và các vị tiên tri của Ngài; họ ngoan ngoãn, không cứng nhắc và khép kín.
Anh chị em thân mến,
Chúa Giêsu cũng đi theo con đường của các tiên tri: Ngài tự giới thiệu mình trong cách thế chúng ta không mong đợi. Người không được nhận ra bởi những người tìm kiếm phép lạ - nếu chúng ta tìm kiếm phép lạ, chúng ta sẽ không tìm thấy Chúa Giêsu - Chúa Giêsu không được nhận ra bởi những người tìm kiếm cảm giác mới, kinh nghiệm cận kề, những điều kỳ lạ; những người tìm kiếm một đức tin được tạo thành từ quyền lực và các dấu chỉ bên ngoài. Không, họ sẽ không tìm thấy Người. Ngược lại, Người chỉ được tìm thấy bởi những người chấp nhận đường lối của Người và những thách thức của Người, không phàn nàn, không nghi ngờ, không chỉ trích với các khuôn mặt dài thoòng. Nói cách khác, Chúa Giêsu yêu cầu anh chị em chấp nhận Ngài trong thực tế hàng ngày mà anh chị em đang sống; trong Giáo hội ngày nay, như Giáo Hội vốn là; nơi những người thân thiết với anh chị em hàng ngày; trong thực tế của những người đang cần, trong các vấn đề của gia đình anh chị em, trong cha mẹ anh chị em, trong con cái của anh chị em, ông bà của anh chị em, Chúa ở đó. Ngài ở đó, mời gọi chúng ta thanh tẩy mình trong dòng sông sẵn có và trong nhiều bồn tắm lành mạnh của sự khiêm nhường. Cần khiêm tốn để gặp gỡ Thiên Chúa.
Và chúng ta, chúng ta đang chào đón hay chúng ta giống những người đồng hương của Người, những người đã tin rằng họ biết mọi thứ về Người? “Tôi đã học thần học, tôi đã tham gia khóa học dạy giáo lý đó… Tôi biết mọi thứ về Chúa Giêsu!” Vâng, như một kẻ ngốc! Đừng dại dột, anh chị em chưa biết Chúa Giêsu. Có lẽ, sau nhiều năm là tín hữu, chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết Chúa rõ ràng, với những ý tưởng và sự phán xét của chúng ta, rất thường xuyên. Rủi ro là chúng ta quen, chúng ta quá quen với Chúa Giêsu. Chúng ta trở nên quen thuộc với Ngài như thế nào? Chúng ta khép mình lại, chúng ta khép mình với sự mới mẻ của Người, vào khoảnh khắc Ngài gõ cửa nhà chúng ta và hỏi anh chị em điều gì đó mới, và muốn tham gia với anh chị em. Chúng ta phải ngừng khăng khăng giữ quan điểm của mình. Và khi một người có một tâm hồn rộng mở, một trái tim giản dị, thì người đó có khả năng ngạc nhiên, tự hỏi. Chúa luôn làm chúng ta ngạc nhiên: đây là vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Chúa yêu cầu chúng ta có một tâm hồn rộng mở và một trái tim đơn sơ. Xin Đức Mẹ, gương mẫu của sự khiêm nhường và sẵn lòng, chỉ cho chúng ta con đường để đón Chúa Giêsu.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là Ngày Thế giới bệnh phong. Tôi bày tỏ sự gần gũi của mình với những người mắc phải căn bệnh này, và tôi hy vọng rằng sẽ không thiếu sự trợ giúp về tinh thần và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Cần phải làm việc cùng nhau để hướng tới sự hòa nhập hoàn toàn của những người này, vượt qua mọi hình thức phân biệt đối xử liên quan đến căn bệnh không may vẫn đang làm khổ nhiều người, đặc biệt là trong những hoàn cảnh xã hội thiệt thòi nhất.
Ngày mốt, 1 tháng 2, Tết Nguyên đán sẽ được tổ chức ở Viễn Đông, cũng như nhiều nơi khác trên thế giới. Tôi xin gửi tới anh chị em lời chào thân ái và bày tỏ mong muốn năm mới mọi người được bình an, sức khỏe và cuộc sống bình an, an khang. Thật đẹp biết bao khi gia đình tìm được cơ hội quây quần bên nhau và cùng nhau trải qua những giây phút yêu thương, vui vẻ! Rất tiếc, nhiều gia đình sẽ không thể quây quần bên nhau trong năm nay vì đại dịch. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ sớm có thể vượt qua thử thách này. Cuối cùng, tôi hy vọng rằng, nhờ ý chí tốt của các cá nhân và sự đoàn kết của các dân tộc, toàn thể gia đình nhân loại sẽ có thể đạt được mục tiêu năng động đổi mới là thịnh vượng vật chất và tinh thần.
Vào đêm trước ngày lễ Thánh Gioan Bosco, tôi xin kính chào các tu sĩ nam nữ Salêdiêng, những người đã làm rất nhiều điều tốt trong Giáo hội. Tôi đã theo dõi Thánh lễ được cử hành tại đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu ở Turin bởi Cha Bề Trên Tổng Quyền Ángel Fernández Artime, tôi đã cầu nguyện với ngài cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy nghĩ về vị Thánh vĩ đại này, người cha và người thầy của những người trẻ tuổi. Ngài không đóng kín mình trong 4 bức tường nhà thờ, ngài không khép mình trong những thứ của riêng mình. Ngài ra đường để tìm kiếm những người trẻ, với sự sáng tạo là dấu ấn của ngài. Xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả những anh chị em Salêdiêng!
Tôi chào tất cả các bạn, những tín hữu của Rôma và những người hành hương từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, tôi chào các tín hữu từ Torrejón de Ardoz, Tây Ban Nha, và các học sinh đến từ Murça, Bồ Đào Nha.
Tôi trìu mến chào các chàng trai và cô gái Công Giáo Tiến Hành của giáo phận Rôma! Họ ở đây trong một nhóm. Các bạn trẻ thân mến, năm nay cũng vậy, cùng với cha mẹ, các nhà giáo dục và các linh mục phụ tá, các bạn đã đến - một nhóm nhỏ, do đại dịch - ở phần cuối của Đoàn Lữ Hành Vì Hòa bình. Khẩu hiệu của bạn là “Hãy hàn gắn hòa bình”. Đó là một khẩu hiệu hay! Nó quan trọng! Rất cần phải “hàn gắn”, bắt đầu từ các mối quan hệ cá nhân của chúng ta, cho đến mối quan hệ giữa các quốc gia. Cảm ơn các bạn! Tiếp tục đi! Và bây giờ các bạn sẽ thả bóng bay của mình như một dấu hiệu của hy vọng… đó! Đó là một dấu hiệu của hy vọng mà những người trẻ tuổi của Rôma đang mang đến cho chúng ta ngày nay, “đoàn lữ hành vì hòa bình”.
Chúc các bạn một ngày Chúa Nhật nhiều may mắn. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt!
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Hân hạnh: ĐTC chúc Tết Nguyên Đán, ban phép lành, an ủi chúng ta sau một năm khó khăn vì đại dịch
VietCatholic Media
05:10 31/01/2022
1. ĐTC chúc Tết Nguyên Đán, ban phép lành, an ủi chúng ta sau một năm khó khăn vì đại dịch
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay là Ngày Thế giới bệnh phong. Tôi bày tỏ sự gần gũi của mình với những người mắc phải căn bệnh này, và tôi hy vọng rằng sẽ không thiếu sự trợ giúp về tinh thần và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe. Cần phải làm việc cùng nhau để hướng tới sự hòa nhập hoàn toàn của những người này, vượt qua mọi hình thức phân biệt đối xử liên quan đến căn bệnh không may vẫn đang làm khổ nhiều người, đặc biệt là trong những hoàn cảnh xã hội thiệt thòi nhất.
Ngày mốt, 1 tháng 2, Tết Nguyên đán sẽ được tổ chức ở Viễn Đông, cũng như nhiều nơi khác trên thế giới. Tôi xin gửi tới anh chị em lời chào thân ái và bày tỏ mong muốn năm mới mọi người được bình an, sức khỏe và cuộc sống bình an, an khang. Thật đẹp biết bao khi gia đình tìm được cơ hội quây quần bên nhau và cùng nhau trải qua những giây phút yêu thương, vui vẻ! Rất tiếc, nhiều gia đình sẽ không thể quây quần bên nhau trong năm nay vì đại dịch. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ sớm có thể vượt qua thử thách này. Cuối cùng, tôi hy vọng rằng, nhờ ý chí tốt của các cá nhân và sự đoàn kết của các dân tộc, toàn thể gia đình nhân loại sẽ có thể đạt được mục tiêu năng động đổi mới là thịnh vượng vật chất và tinh thần.
2. Tình nghĩa phu thê của hai vợ chồng ở Minnesota gây xúc động: vợ chiến đấu giành giật mạng sống cho chồng
Vợ một người đàn ông ở Minnesota đã quyết liệt giữ mạng sống cho chồng bằng cách kiện một bệnh viện ra tòa để anh ta có thể tiếp tục dùng máy thở. Tuy nhiên, người đàn ông đã chết hôm thứ Bảy. Scott Quiner, 55 tuổi, không chịu nổi sự tàn phá của COVID-19 sau khi được chuyển đến bệnh viện Houston, nơi tình trạng của anh ta được báo cáo là đã cải thiện.
Vụ việc đã gây xôn xao các phương tiện truyền thông trong hai tuần khi vợ của Quiner, là Anne, đấu tranh với Allina Health, ở Minnesota. Vào ngày 11 tháng Giêng, Allina Health đã ra quyết định ngưng cung cấp máy thở cho Scott và Anne không chịu bó tay đã làm hết sức mình để kiện ra tòa nhằm ngăn chặn quyết định này.
Anne đã đấu tranh và nhận được lệnh của Tòa án Minnesota vào phút cuối để tạm dừng việc loại bỏ hỗ trợ sự sống. Tin rằng nếu để chồng mình ở Allina Health, khả năng tử vong của anh là quá cao. Cô vội vã tìm một bệnh viện khác cho chồng. Theo KSTP News, gia đình Quiner đã bỏ vụ kiện tụng Allina Health sau khi Scott đã ổn định ở Houston.
Vào ngày 20 tháng Giêng, các báo cáo cho rằng Scott đang thực hiện “những bước tiến nhỏ” để phục hồi, tại Houston. Các bác sĩ đang giảm dần các liều thuốc an thần cho anh ta và có thể giao tiếp với Scott thông qua nháy mắt, gật đầu và siết chặt tay. Tuy nhiên, vào cuối tuần qua, tình trạng của anh ấy xấu đi nhanh chóng.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 22 tháng Giêng, Marjorie Holsten, luật sư của gia đình Quiner nói với FOX 9:
“Thay mặt cho gia đình, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến tình yêu và sự hỗ trợ mà họ đã nhận được từ cộng đồng, đồng thời yêu cầu sự riêng tư cho Annie và những đứa trẻ khi họ đau buồn trước sự ra đi của Scott - một người chồng và người cha tuyệt vời.”
Tuần trước, luật sư Holsten cho rằng Allina Health đã không cung cấp dịch vụ chăm sóc cần thiết cho Scott. Cô Anne nhận xét rằng
“Ở bệnh viện mới, Scott đã nhận được sự nuôi dưỡng và cung cấp nước rất cần thiết và những loại thuốc mà Allina Health từ chối cung cấp.”
Không rõ liệu sự thiếu dinh dưỡng này có góp phần làm cho bệnh tình của Scott ngày càng trầm trọng hơn hay không. Cho đến nay, chưa có dấu chỉ nào cho thấy gia đình sẽ theo đuổi các thủ tục pháp lý chống lại Allina Health.
Về phần mình, Allina Health đã đưa ra thông báo về cái chết của Scott. Theo ABC news, một đại diện của Allina Health cho biết:
“Chúng tôi rất đau buồn khi biết tin Scott Quiner qua đời và chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và những người thân yêu. Sự ra đi của anh ấy lại là một khoảnh khắc rất đáng buồn nữa khi chúng ta cùng nhau tiếp tục đối mặt với những tác động tàn phá của đại dịch”.
Source:Aleteia
3. Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới là một cơ hội để tái khởi động một “tầng lớp thanh niên từ các châu lục khác nhau” sau đại dịch
Đức Hồng Y-Thượng Phụ của Lisbon hôm 23 tháng Giêng đã tuyên bố trong Bài Giảng Lễ Thánh Vinh Sơn rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới là cơ hội để Giáo Hội và thành phố tái khởi động một “tầng lớp thanh niên từ các lục địa khác nhau” sau đại dịch.
Đức Hồng Y Manuel Clemente nói: “Chúng ta sẽ tập hợp lại trong niềm vui, tình huynh đệ và hòa bình, một số đông đảo các bạn trẻ từ các châu lục khác nhau, để khởi động lại, để cổ vũ tân phúc âm hóa, sau khi đại dịch ảnh hưởng nặng nề đến nhóm tuổi của họ”.
Đức Hồng Y-thượng phụ đã chủ sự Thánh lễ kính São Vicente, tiếng Việt gọi là Thánh Vinh Sơn, là vị thánh bảo trợ chính của tổng giáo phận Lisbon. Thánh lễ có sự tham dự của Thị trưởng Lisbon, Carlos Moedas.
“Chúng ta đang chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới tiếp theo; là một cơ hội tuyệt vời để tất cả mọi người - Giáo hội và thành phố - gặp lại nhau trong một công cuộc phục vụ tuyệt vời”, Đức cha Manuel Clemente nói trong bài giảng trong Thánh lễ.
“Giống như con tàu của Thánh Vinh Sơn, chúng ta sẽ đến bến cảng an toàn”, vị Hồng Y giáo chủ nhấn mạnh khi nhắc đến việc đưa thánh tích của São Vicente đến Giáo phận Lisbon.
Đức Hồng Y Manuel Clemente đã gợi lên tấm gương về cuộc tử đạo của Thánh Vinh Sơn người là phó tế của Zaragoza vào đầu thế kỷ thứ 4 và, khi đối mặt với cuộc đàn áp của người La Mã đối với các tín hữu Kitô, ngài là một nhân chứng “bằng lời nói và chứng thực bằng việc làm về những gì ngài tin tưởng, và điều đó chạm đến trung tâm của lịch sử một cách sâu sắc, và thực sự quyết định tương lai của Bồ Đào Nha”.
“Tôi đang đề cập đến sự tử đạo thực sự, như một cách để minh chứng cho đức tin. Cái ác không bao giờ có những kẻ tử đạo, chỉ có những kẻ cuồng tín.”
Vị Hồng Y thượng phụ nhắc lại rằng Thánh Vinh Sơn “là một vị tử đạo cho Tin Mừng của công lý và hòa bình” và tấm gương của ngài đã mang lại “kết quả nhanh chóng và to lớn”, thánh tích của ngài đã được đưa từ Valencia đến Algarve bởi vị vua đầu tiên của Bồ Đào Nha.
“Con tàu mà ngài đặt chân đến đã trở thành biểu tượng của thành phố, là di tích mà chúng ta được kêu gọi để bắt chước. Để chúng ta có thể trở thành một vùng đất của công lý và hòa bình.”
Đức Hồng Y Manuel Clemente nhấn mạnh rằng:
“Thánh Vinh Sơn nhắc nhở tất cả chúng ta về ưu tiên của ngài: đó là quan tâm đến người nghèo và chăm sóc người nghèo. Đó là những gì ngài mang đến thành phố với con tàu.”
Sau lễ kỷ niệm, các di tích của thánh Vinh Sơn tử đạo đã được các tín hữu tôn kính suốt ngày Chúa Nhật.
Source:agencia.ecclesia.pt
4. Các giám mục Công Giáo Ba Lan và Ukraine kêu gọi các nhà lãnh đạo “kiềm chế các hành động thù địch” để không gây ra thế chiến thứ Ba
Các giám mục Công Giáo của Ba Lan và Ukraine đã kêu gọi các nhà lãnh đạo “kiềm chế các hành động thù địch” khi căng thẳng Nga-Ukraine gia tăng.
“Rút kinh nghiệm của các thế hệ trước, chúng tôi kêu gọi những người cầm quyền kiềm chế trước các hành động thù địch. Chiến tranh luôn là một thất bại của nhân loại”, các giám mục viết trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Hai 24 tháng Giêng.
Trong lời kêu gọi, các ngài nhắc lại rằng “các chế độ toàn trị trong thế kỷ 20 đã dẫn thế giới đến trải nghiệm bi thảm của chiến tranh và khủng bố chính trị trong khi phớt lờ quyền lực của Chúa”.
“Hôm nay, chúng tôi cũng muốn làm rõ rằng bất kỳ cuộc chiến nào cũng là một thảm kịch và không bao giờ có thể là một phương tiện thích hợp để giải quyết các vấn đề quốc tế”.
Tuyên bố của các giám mục được đưa ra khi các nhà lãnh đạo NATO phản ứng về việc Nga tăng cường quân sự xung quanh Ukraine. Trong những ngày gần đây, một số Đồng minh NATO, bao gồm Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan đã thông báo rằng họ đang triển khai lực lượng ở Đông Âu.
Tờ New York Times hôm Chúa Nhật đưa tin, Tổng thống Biden đang xem xét triển khai 1,000 đến 5,000 quân ở Đông Âu khi tiến độ đàm phán giữa các quan chức Nga và Mỹ dường như bị đình trệ.
Các đồng minh NATO đang đáp trả những gì được coi là mối đe dọa ngày càng tăng của Nga đối với Ukraine. Theo New York Times, các cơ quan tình báo quân sự của Ukraine ước tính rằng Nga đã tập trung 127,000 quân dọc theo biên giới Nga-Ukraine, với hàng nghìn người nữa dự kiến sẽ sớm đến Belarus.
Cuộc khủng hoảng Ukraine-Nga bắt đầu vào năm 2014 khi Nga xâm lược và sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình. Bất chấp lệnh ngừng bắn năm 2015, căng thẳng giữa lực lượng ly khai đồng minh của Nga ở miền Đông Ukraine và Ukraine đã leo thang. Trước các cuộc tập trận chung giữa Ukraine và NATO, Tổng thống Nga Vladmir Putin đã yêu cầu đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng thêm nữa sang Đông Âu.
“Mối đe dọa ở biên giới phía tây của chúng tôi thực sự đang gia tăng, như chúng tôi đã nói nhiều lần”, ông Putin nói tại buổi lễ dành cho các đại sứ tại Điện Kremlin vào tháng 12. “Trong cuộc đối thoại của chúng tôi với Hoa Kỳ và các đồng minh, chúng tôi sẽ kiên quyết xây dựng các thỏa thuận cụ thể cấm NATO mở rộng thêm về phía đông và bố trí các hệ thống vũ khí ở đó gần lãnh thổ Nga.”
Ukraine đã mua vũ khí thông qua Hoa Kỳ, Anh, Litva, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng trước, chính quyền Biden đã phê duyệt khoản viện trợ an ninh quốc phòng bổ sung 200 triệu USD cho Ukraine.
Trong bài phát biểu hôm thứ Tư, như được đưa tin trên New York Times, ông Putin phủ nhận việc Nga đang đe dọa Ukraine và nói rằng ông đang thực hiện “các biện pháp quân sự và kỹ thuật tương xứng” để đáp trả sự hiện diện ngày càng tăng của NATO gần biên giới Nga.
Source:Aleteia
Tin Vui: Những tin tốt lành vào ngày đầu Năm Mới Nhâm Dần cho Giáo Hội và Thế Giới
VietCatholic Media
16:14 31/01/2022
1. Với đa số dân được tiêm chủng, các hạn chế được dỡ bỏ trong các nhà thờ tại Anh, và xứ Wales
Nhân ngày đầu năm, chúng tôi xin gởi đến quý vị và anh chị em một tin tốt lành từ Giáo Hội ở Anh và xứ Wales.
Các nhà lãnh đạo Công Giáo ở Anh và xứ Wales đang loại bỏ các hạn chế được áp đặt trước đây để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Đức Hồng Y Vincent Nichols, Tổng Giám Mục Westminster, và là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Anh và xứ Wales cho biết bắt đầu từ ngày 27 tháng Giêng, việc đeo khẩu trang y tế trong các nhà thờ sẽ là tùy chọn thay vì bắt buộc, và sẽ không cần giữ khoảng cách xã hội. Các giáo xứ có thể bắt đầu sử dụng các bài thánh ca; việc trao bình an bằng cách bắt tay nhau sẽ được tái tục trở lại; và các bình nước thánh được đổ đầy lần đầu tiên sau gần hai năm.
Vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, rơi vào ngày 2 tháng Ba, các linh mục sẽ có thể dùng ngón tay cái để xức tro thay vì phải dùng một miếng tăm bông như hai năm trước đây. Các linh mục cũng được dùng tay trong bí tích xức dầu bệnh nhân.
Việc nới lỏng các hạn chế tương ứng với quyết định ngày 26 tháng Giêng của chính phủ Anh kết thúc các hạn chế trong “Kế hoạch B” được đưa ra để đối phó với sự xuất hiện của biến thể Omicron.
Với đa số người lớn ở Anh được tiêm vắc xin COVID-19, tỷ lệ tử vong do căn bệnh này hiện đang ở mức rất thấp và có rất ít áp lực đối với các dịch vụ y tế.
Trong một tuyên bố được phổ biến trong các nhà thờ và trên các phương tiện truyền thông, các Giám Mục Anh và xứ Wales nhận định rằng đã đến lúc mọi người phải sống chung với virus. Tài liệu của Bộ Y Tế Anh đã giải thích một số từ ngữ được nêu trong quyết định ngày 26 tháng Giêng.
Kể từ khi COVID-19 xuất hiện, vào năm 2020, công chúng đã được nghe một số từ ngữ mới để hiểu về vi rút và tác động của nó đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu.
Ba từ ngữ nổi bật là Epidemic, Endemic, Pandemic
Epidemic – hay Bệnh Dịch
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, gọi tắt là CDC, mô tả bệnh dịch là sự gia tăng bất ngờ về số ca bệnh trong một khu vực địa lý cụ thể. Bệnh sốt vàng da, bệnh đậu mùa, bệnh sởi, và bệnh bại liệt là những ví dụ điển hình về bệnh dịch xảy ra trong suốt lịch sử thế giới.
Đáng chú ý, một bệnh dịch không nhất thiết phải truyền nhiễm. Ví dụ, bệnh sốt ở Tây sông Nile và sự gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ béo phì cũng được coi là bệnh dịch.
Theo nghĩa rộng hơn, dịch bệnh có thể đề cập đến một căn bệnh hoặc hành vi cụ thể khác liên quan đến sức khỏe,ví dụ như hút thuốc lá, khi nó xảy ra với tầm mức cao hơn mức dự kiến trong một cộng đồng hoặc khu vực.
Pandemic - Đại Dịch
Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO, tuyên bố đại dịch khi sự phát triển của bệnh tăng theo cấp số nhân. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng tăng vọt, và mỗi ngày các ca bệnh tăng hơn ngày trước đó.
Khi được tuyên bố là một đại dịch, chúng ta chứng kiến sự lây lan nhanh chóng trên một khu vực rộng lớn, ảnh hưởng đến một số quốc gia và dân số.
Endemic - Đặc Hữu
Khi một bệnh dịch bùng phát hiện diện thường xuyên nhưng chỉ giới hạn ở một khu vực cụ thể, và mức độ lây lan có thể dự đoán được, thì bệnh dịch ấy được cho là trong tình trạng endemic, hay đặc hữu.
Ví dụ, bệnh sốt rét được coi là đặc hữu ở một số quốc gia và khu vực.
Đức Hồng Y Vincent Nichols cho biết “Sự đồng thuận về mặt khoa học là xã hội đang tiến tới giai đoạn mà vi rút đang chuyển từ giai đoạn đại dịch, sang giai đoạn đặc hữu, nhưng… vẫn có nguy cơ gắn liền với việc tụ tập kéo dài trong không gian kín và do đó, cần phải tiếp tục thận trọng chống lại sự lây nhiễm.”
“Tuy nhiên, điều này phải được cân bằng với nhu cầu tiến lên một cách an toàn theo lối sống bình thường, và hai quan điểm này sẽ luôn luôn đối chọi một cách căng thẳng. Cân bằng hai căng thẳng này là chìa khóa để sống an toàn với COVID-19, tức là làm sao giữ cho sự lây nhiễm từ một loại vi rút không thể loại bỏ, giảm thiểu, hay làm gián đoạn cuộc sống bình thường của mọi người.”
Ngài nói thêm rằng trong khi việc giảm bớt các hạn chế được áp đặt trong 2 năm qua “mang lại một cách sống bình thường hơn, vi-rút COVID-19 vẫn đang hoành hành, và điều này nên được ghi nhớ trong tâm trí của những người tham gia vào cuộc sống của Giáo Hội. Cần có sự cân bằng giữa nhu cầu an toàn cá nhân và tinh thần trách nhiệm về sự an toàn đó”.
Các giám mục Anh và xứ Wales ủng hộ việc tiêm phòng và khuyến khích mọi người tiêm vắc xin như là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại việc lây nhiễm vi rút và nói thêm rằng ai mắc bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào cũng nên ở nhà.
Ngài cũng khuyên rằng các nhà thờ “nên tiếp tục bảo đảm có hệ thống thông gió tốt, cân bằng điều này với nhu cầu sưởi ấm cho nhà thờ, đặc biệt là vào thời điểm này”.
Các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm các thừa tác viên thánh thể tiếp tục vệ sinh tay và thay nước thánh thường xuyên được mọi người sử dụng khi ra vào nhà thờ.
Hiện nay, các linh mục được khuyên chỉ nên cho rước lễ dưới một hình thức duy nhất là Bánh Thánh thay vì cả hai hình thức như trước đây.
Source:CNA
2. Phát hiện quan trọng: Vitamin D có tác dụng rất lớn trong việc đối phó với COVID-19. Lý do báo cáo bị dập tắt ngay tức khắc
Một nghiên cứu của Đại học Barcelona đã thu hút sự chú ý trên thế giới. Nó cho thấy vitamin D đã thành công đáng kinh ngạc, với việc giảm 80% số ca nhập viện chăm sóc đặc biệt và giảm 60% số ca tử vong do Covid.
Nó đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng. Nhưng ngay sau đó, phúc trình này đã bị xóa khỏi server Lancet vì “lo ngại về tác động của nghiên cứu”, và hiện vấn đề đang được điều tra.
Theo bài báo gốc, Vitamin D được cung cấp cho toàn bộ khu khám bệnh thường chăm sóc bệnh nhân dựa trên mức độ bệnh tật của họ, chứ không theo một đường lối chữa trị đại trà. Các bác sĩ ghi nhận những bệnh nhân Covid trong nghiên cứu đã chết có mức độ vitamin ban đầu hoàn toàn khác nhau, một số trường hợp cho thấy ngay từ đầu một số bệnh nhân đã ốm yếu hơn những người khác vì thiếu các vitamin.
Nghị sĩ đảng Bảo thủ Anh David Davis, người đã kêu gọi Quốc hội bổ sung vitamin D trong các bệnh viện, nói với BBC rằng mặc dù bài báo bị rút lại, ông tin rằng nghiên cứu vẫn cho thấy vitamin D rất quan trọng và lập luận rằng chính phủ nên tài trợ thêm cho nghiên cứu về vitamin này.
Aurora Baluja, bác sĩ gây mê và bác sĩ chăm sóc quan trọng ở Tây Ban Nha, người đã xem xét nghiên cứu của Barcelona trước khi nó bị xoá khỏi Lancet, cho biết thiếu hụt vitamin D là một “yếu tố nguy cơ đã được xác định rõ”, nhưng “chỉ bổ sung vitamin D thôi thì không đủ để làm giảm nguy cơ của những bệnh nhân đó”.
Bác sĩ Baluja giải thích sự thiếu hụt thường do một nguyên nhân nào đó sâu xa hơn nhiều, như suy dinh dưỡng hoặc suy thận, chứ không phải bệnh nhân tử vong do thiếu hụt.
Giáo sư Sander Van der Linden, một nhà tâm lý học xã hội tại Đại học Cambridge, cố gắng giải thích lý do của việc báo cáo này bị xóa đi.
Ông cho biết “những người chống vắc xin thường cố gắng kết nối thái độ của họ với nhiều chủ đề khác bao gồm tôn giáo, dược thảo và các thuốc thay thế”.
Khi những phát hiện phù hợp với thế giới quan của mọi người, ví dụ như “những thứ tự nhiên không thể làm hại bạn”, khuynh hướng chống vắc xin lại gia tăng.
Nhiều người nhanh chóng truyền đi một thông điệp, chẳng hạn như “bạn không cần vắc xin, bạn có thể uống vitamin D”.
Vitamin D khá an toàn, và nhiều bác sĩ vẫn thường kê toa đặc biệt là ở liều cao. Bản thân vitamin không phải là vấn đề. Tuy nhiên, theo Giáo sư Van der Linden, mối nguy hiểm là khi mọi người cho rằng Vitamin D là một phương pháp chữa bệnh thần kỳ và nên được thay thế cho vắc-xin, khẩu trang y tế và khoảng cách xã hội.
Kết luận: Ta không nên chống lại việc tiêm vắc xin. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tiêm vắc xin đến 3 liều vẫn nhiễm coronavirus. Vì thế, tiêm thì vẫn tiêm nhưng phải uống thêm Vitamin D, không bổ bề dọc, cũng bổ bề ngang.
Source:BBC
3. Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Ukraine nói Nga lo sợ nền dân chủ Ukraine
Trong khi các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đang di tản khỏi Ukraine trong bối cảnh Nga đe dọa xâm lược Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Borys Gudziak dự định sẽ tiếp tục thực hiện một chuyến đi đã được lên kế hoạch trước và đến quốc gia Đông Âu này vào cuối tuần.
“Khi các nhà ngoại giao đang chạy trốn khỏi Ukraine, cần phải có ai đó bơi ngược lại dòng triều này và nói rằng vào thời điểm khó khăn này, chúng tôi sát cánh với anh chị em, không chỉ từ xa mà ở giữa anh chị em,” Đức Cha Gudziak, nhà lãnh đạo Công Giáo Ukraine ở Philadelphia cho biết như trên và thêm rằng người Ukraine “vào thời điểm áp lực lớn này vẫn có những người đoàn kết với họ”.
Đức Tổng Giám Mục sẽ đến Ukraine trong khi hơn 100,000 binh sĩ Nga đang tập trung tại biên giới Ukraine, bao vây 3 mặt của quốc gia này, và sẵn sàng xâm lược trong tương lai gần. Tổng thống Joe Biden đã có cuộc gặp gỡ với các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, gọi tắt là NATO, vào hôm thứ Hai, ngày 24 tháng Giêng, khi mỗi quốc gia cân nhắc cách phản ứng tốt nhất với Nga và Tổng thống Vladimir Putin, là người không có bất cứ dấu hiệu nào muốn quay lại.
Trước đó trong ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã điều 8,500 lính Mỹ “sẵn sàng triển khai” theo chỉ đạo của Biden. Mỹ cũng đã gửi nhiều chuyến hàng vũ khí cho Ukraine trong những ngày gần đây như một phần của khoản viện trợ quốc phòng trị giá 200 triệu USD. Liên minh Âu Châu có kế hoạch giúp Ukraine gói viện trợ tài chính 1.2 tỷ euro, tức là 1.36 tỷ USD.
Nói chuyện với tờ Crux, Đức Cha Gudziak nhấn mạnh sự cần thiết của các quốc gia dân chủ phải đứng ra bảo vệ Ukraine nếu Nga xâm lược, nếu không hậu quả có thể sẽ sâu rộng.
Đức Cha Gudziak nói: “Điều rất quan trọng đối với Hoa Kỳ và các quốc gia tự do khác, các quốc gia dân chủ, là nhận ra rằng Ukraine ngày nay đang bảo vệ nền dân chủ của chúng ta ở Mỹ và Âu Châu. Cái giá chúng ta phải trả và nguy cơ đối với chúng ta bởi sự chiếm đóng của Nga ở Ukraine và sự sụp đổ của nền dân chủ ở Ukraine là gần như không thể tính toán được và ai biết được điều gì có thể xảy ra tiếp theo”.
Đức Tổng Giám Mục Gudziak nhấn mạnh thực tế rằng việc ngăn chặn sự truyền bá dân chủ là trọng tâm trong mục đích của Nga tại biên giới Ukraine. Ngài lưu ý rằng trong những năm gần đây, nền dân chủ của Ukraine đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ, và do đó Tổng thống Nga Vladimir Putin và “chế độ phản dân chủ điều hành nước Nga” lo ngại rằng lối sống dân chủ được cải thiện của Ukraine có thể lan ra khỏi biên giới.
“Họ lo rằng vi rút của tự do và phẩm giá cho tất cả mọi người có thể lây lan và làm suy yếu vị thế của những nhà cầm quyền độc tài. Thành ra, họ có mong muốn ngăn chặn sự lây lan của các ý tưởng và lý tưởng về tự do và phẩm giá và cách tốt hơn để giữ chúng không đến Nga là cố gắng xóa sổ chúng ở quốc gia láng giềng và tạo ra ở Ukraine một khu vực khác với sự cai trị độc đoán nhằm giữ các quyền tự do dân chủ ở bên ngoài của Liên bang Nga”.
Mục đích ban đầu của chuyến đi đến Ukraine của Đức Tổng Giám Mục Gudziak là để họp hội đồng quản trị Đại học Công Giáo Ukraine và phong chức cho một số linh mục. Đức Cha Gudziak là chủ tịch của trường đại học nằm ở Lviv, Ukraine.
Nếu Nga xâm lược, Đức Cha Gudziak mô tả hoàn cảnh ảm đạm sẽ diễn ra đối với người nghèo và các tu sĩ ở Ukraine. Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh những gì đã xảy ra kể từ năm 2014 khi Nga xâm lược và sáp nhập Bán đảo Crimea phía nam của Ukraine, đồng thời hậu thuẫn cho những kẻ ly khai đã chiếm phần lớn các khu vực Donetsk và Luhansk ở miền đông nước này.
Động thái của Nga, vào năm 2014, được coi là phản ứng trước việc các công dân Ukraine lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych. Trong 8 năm kể từ đó, Liên hợp quốc ước tính khoảng 1.5 triệu người đã phải di dời và ước tính khoảng 14,000 người đã thiệt mạng, nhiều người trong số họ là dân thường. Đức Cha Gudziak cũng trích dẫn rằng các cộng đồng Công Giáo và Chính thống Ukraine ở Crimea và Donbas đang bị “bách hại”.
Theo nhận định của Đức Cha Gudziak, những cuộc khủng hoảng sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu Nga xâm lược.
“Việc chiếm đóng một phần hai khu vực Donetsk và Luhansk đã phát sinh ra hai triệu người tị nạn. Bây giờ, nếu bạn ngoại suy điều đó và nói rằng 10 khu vực bị chiếm đóng, bạn có thể có 10 triệu người tị nạn di chuyển về phía tây để chạy trốn khỏi cuộc xâm lược của Nga không. Điều đó có gây ra sự mất ổn định của Âu Châu? Đây không chỉ là vấn đề của Ukraine”.
Cuối tuần qua, Đức Tổng Giám Mục Gudziak đã ký một tuyên bố cùng với các Giám mục Công Giáo Ukraine khác tại Hoa Kỳ, trong đó các ngài đặt câu hỏi “khi nào thì điều này sẽ dừng lại?!” khi đề cập đến cuộc chiến 8 năm do Nga khởi xướng.
“Tuy nhiên, người dân Ukraine can đảm chịu đựng,” các giám mục viết. “Khi họ bị kề súng vào đầu, họ mong sự đoàn kết của chúng ta.”
Các Giám Mục cũng nhấn mạnh ba điều mọi người có thể làm để giúp đỡ - cầu nguyện, theo dõi tình hình và hỗ trợ.
Đức Cha Gudziak giải thích với Crux rằng điều quan trọng là phải luôn cập nhật thông tin để tránh các thông tin sai lệch do Nga phổ biến. Và việc quyên góp là rất quan trọng để giúp giảm thiểu tác động của một cuộc khủng hoảng nhân đạo có thể kéo dài.
Tuy nhiên, cầu nguyện là quan trọng nhất.
Đức Cha Gudziak nói: “Chúa là Chúa tể của lịch sử và chúng ta đã chứng kiến những điều kỳ diệu xảy ra. Ukraine đã được tự do cùng với 14 quốc gia khác. Họ được giải phóng khi Liên sô sụp đổ và không ai dự đoán được điều đó. Cầu nguyện là cách Chúa Giêsu nuôi dưỡng sự hiệp thông của Ngài với Chúa Cha và khi chúng ta nuôi dưỡng sự hiệp thông của mình với Thiên Chúa, thì những điều lớn lao sẽ xảy ra”.
Source:Crux
Phản ứng của thế giới Công Giáo trước biến cố thương tâm, uẩn khúc của Cha Giuse Trần Ngọc Thanh, OP
VietCatholic Media
20:50 31/01/2022
1. Fides: Một linh mục dòng Đa Minh bị giết trong tòa giải tội
Tin tức gây chấn động thế giới Công Giáo và được loan tải rộng rãi trong 24 giờ qua là cái chết của Cha Giuse Trần Ngọc Thanh, linh mục dòng Đa Minh Việt Nam, bị giết khi đang giải tội. Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, trong bản tin hôm 31 tháng Giêng cho biết như sau:
Một linh mục dòng Đa Minh Việt Nam, là Cha Giuse Trần Ngọc Thanh, đã bị giết khi đang giải tội và cử hành Bí tích Hòa giải tại giáo phận Kon Tum. Cha Thanh năm nay 41 tuổi. Vụ tấn công xảy ra vào ngày 29 tháng Giêng, ngay trước khi cử hành Thánh lễ Kinh chiều vào tối thứ Bảy. Cha Giuse Trần Ngọc Thanh đang ngồi trong tòa giải tội thì bị một người tâm thần không ổn định dùng dao tấn công. Một thầy Dòng Đa Minh khác, chạy đến hiện trường, cũng bị hung thủ chém gây thương tích khi cố gắng ngăn chặn kẻ tấn công. Những người trong nhà thờ đã hết sức kinh hoàng khi chứng kiến vụ tấn công. Cha Giuse Thanh đã được điều trị ban đầu nhưng không thể hồi phục và qua đời vào lúc 11 giờ 30 trưa theo giờ địa phương cùng ngày, như nhà báo Công Giáo địa phương Thế Trần đưa tin.
Cảnh sát địa phương đã bắt giữ kẻ tấn công, được coi là một người “bị bệnh tâm thần”. Cộng đồng địa phương vô cùng bàng hoàng trước cái chết bất ngờ của vị linh mục, ngay khi họ đang chuẩn bị cho Tết Nguyên đán được tổ chức tại Việt Nam vào ngày 1 tháng 2. Những thông điệp thương tiếc và đau buồn đã được đưa ra bởi Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam và cộng đoàn giáo xứ Đăk Mót, 40 km về phía bắc Kon Tum, nơi vị linh mục sống và làm việc. Vị linh mục quá cố gần đây đã nhận nhiệm vụ của mình với tư cách là một linh mục phụ trách việc chăm sóc mục vụ của một “đàn chiên nhỏ” người Công Giáo.
Đức Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị, Giám Mục Giáo phận Kon Tum, đã cử hành thánh lễ an táng vào hôm Chúa nhật 30 tháng Giêng, và chia buồn cùng cộng đoàn giáo xứ Đăk Mót và Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam. Đức Cha nói: “Hôm nay chúng ta dâng Thánh lễ tiễn biệt một người anh em linh mục đã ra đi rất là đột ngột. Sáng nay tôi biết tin thật là bàng hoàng. Không ngờ lại có một chuyện đã xảy ra như thế. Chúng ta biết rằng thánh ý Chúa nhiệm mầu, chúng ta không thể hiểu biết được hết đường lối của Chúa. Chúng ta chỉ biết dâng người anh em của chúng ta cho Chúa. Và khi Cha Giuse Trần Ngọc Thanh được về hưởng nhan thánh Chúa, chắc chắn ngài sẽ không quên chúng ta”.
Đức Cha nhấn mạnh rằng: “Qua cái chết của Cha Giuse, tôi liên tưởng đến một bài hát nói về linh mục: ‘Xin cho con làm linh mục và được chết ở chân bàn thờ’. Khi đặt để linh mục ở trong cương vị của Chúa Kitô, chết vào lúc đó thì chắc là hạnh phúc lắm! Cha Giuse của chúng ta mặc dù không phải là đang làm lễ, nhưng mà ngài đang giải tội, thì cũng là trên cương vị của Chúa Kitô (in persona Christi). Trong đau thương này chúng ta cũng thấy được vẻ đẹp, nét cao quý của người linh mục. Và đứng trước một sự ra đi đột ngột như thế, chúng ta nhận ra mình không có lời nào để diễn tả được những điều đã xảy đến cho Cha Giuse. Chúng ta chỉ có thể nhớ lại các câu lời Chúa qua các Thánh vịnh, Chúa cho chúng ta thấy thân phận của con người chúng ta tựa như hoa cỏ, sáng nở chiều tàn”.
Thi hài cha Giuse Thanh được đưa về nhà nguyện Thánh Martinô ở thị xã Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai để làm nghi thức tiễn biệt, diễn ra hôm 31 tháng Giêng và an táng. Thi hài của linh mục được an táng cùng với các anh em dòng Đa Minh khác tại nghĩa trang tỉnh, ở Biên Hòa. Cha Giuse Thanh sinh ngày 10 tháng 8 năm 1981 tại Sài Gòn và khấn Dòng ngày 13 tháng 8 năm 2010. Ngài được thụ phong linh mục ngày 4 tháng 8 năm 2018. Kon Tum, thủ phủ tỉnh Kon Tum, nằm trong nội địa của khu vực Tây Nguyên Việt Nam, gần biên giới của Lào và Campuchia. (Agenzia Fides, 31/1/2022)
Source:Fides
2. Linh mục bị tạt axit khi đang giải tội
Trường hợp tấn công nghiêm trọng nhất một linh mục đang giải tội trước khi xảy ra biến cố tấn công Cha Giuse Trần Ngọc Thanh là trường hợp tạt axit một linh mục Nicaragua đang cử hành bí tích hòa giải.
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết chiều ngày 5 tháng 12, 2018, cha Mario Guevara, 59 tuổi, là cha xứ của Nhà thờ Chính Tòa của thủ đô Managua, Nicaragua, đã bị tạt axit sulfuric vào mặt khi đang ngồi tòa giải tội.
Fides cho biết Cha Mario bị nhiều vết phỏng nghiêm trọng nhưng tình trạng của ngài đã ổn định và đã vượt qua được những nguy hiểm liên quan đến tính mạng.
Hung thủ là một phụ nữ 24 tuổi. Y thị, là một kẻ hoạt động phò phá thai quá khích, đã cố gắng chạy thoát nhưng bị anh chị em giáo dân có mặt trong nhà thờ bắt giữ giao cho cảnh sát. Các nguồn tin cảnh sát tại Managua cho biết trong lời khai ban đầu với các nhà điều tra y thị nói rằng cô ta bị Satan xúi giục phải làm như thế.
Sức khỏe ngài vốn đã có nhiều vấn đề vì bệnh tiểu đường lâu năm. Tuy nhiên, cuối cùng Cha Mario không mất mạng mà chỉ bị tàn phá khuôn mặt.
Source:Fides
3. Trường hợp của Cha Giuse Trần Ngọc Thanh gây ra các quan ngại về an ninh của các linh mục khi đang cử hành các bí tích và các cử hành Phụng Vụ
Theo tờ La Croix, cái chết của Cha Giuse Trần Ngọc Thanh là giọt nước tràn ly đối với các quan ngại sâu xa về an ninh của các linh mục khi đang cử hành các bí tích và các cử hành Phụng Vụ.
Khi trao Mình Thánh Chúa trong Thánh lễ Chúa Nhật ngày 17 tháng Giêng, Cha Simon de Violet, linh mục phụ tá tại giáo xứ Chúa Thánh Linh ở quận 12 của Paris, đã phải đối mặt với một người đàn ông đã nhận Mình Thánh Chúa trên tay, trước khi bóp nát thành từng mảnh và ném xuống đất. Một cử chỉ bạo lực và phạm thánh nghiêm trọng đối với Giáo hội, một sự xúc phạm, đòi hỏi một Thánh lễ Sám hối được cử hành vào Thứ Tư tuần này.
Người đàn ông đến và chìa tay ra để rước Mình Thánh Chúa. Nhưng thay vì đưa bánh thánh lên miệng, hắn ta lại nâng nó lên cao ngang mặt và bóp nát thành từng mảnh vụn rồi ném xuống đất.
Trong một trường hợp khác, trong thánh lễ hôm Chúa Nhật 23 tháng Giêng, một phụ nữ lên rước lễ ở Saint-Eustache đã nắm chặt bàn tay của vị linh mục và mơn trớn, cho đến khi người rước lễ phía sau tiến lên can thiệp, xô y thị ra chỗ khác.
Tại Hoa Kỳ, một phụ nữ 26 tuổi đã tự nộp mình cho cảnh sát. Y thị bị cảnh sát truy nã với hai tội danh liên quan đến việc phá hoại gây thiệt hại khoảng 10,000 đô la cho Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Denver.
Hôm 13 tháng Giêng, Văn phòng Biện lý Quận Denver cho biết Madeline Ann Cramer phải đối mặt với một cáo buộc tội phạm phá hoại công thự và một tội ác vì lòng thù hận liên quan đến một vụ việc xảy ra vào ngày 10 tháng 10. Cả Vương Cung Thánh Đường và các bức tượng gần đó đã bị “phun sơn lên rất nhiều với các thông điệp cho thấy thành kiến chống Kitô Giáo,” Biện lý Quận Beth McCann nói.
Các bức ảnh về vụ phá hoại cho thấy các khẩu hiệu như “Satan sống ở đây”, “Những kẻ siêu cấp da trắng”, cũng như những hình chữ thập ngoặc, được viết bằng sơn phun màu đỏ tươi ở bên ngoài Vương Cung Thánh Đường, vỉa hè và trên nền một bức tượng của Thánh Gioan Phaolô II. Vị Giáo Hoàng Ba Lan đã đến thăm ngôi thánh đường này trong Ngày Giới trẻ Thế giới năm 1993.
Trong một video ngày 2 tháng 10, Cramer cho biết cô ta lớn lên theo Công Giáo và được rửa tội tại Nhà thờ Công Giáo St. Francis Cabrini ở Littleton, Colorado. Tuy nhiên, cô ta không bao giờ cảm thấy “Giáo Hội Công Giáo là đúng.”
Cô cho biết gần đây cô đã truy cập trang web của giáo xứ St. Frances Cabrini “và thấy rằng họ đang tích cực hỗ trợ trào lưu chống phá thai trên khắp đất nước.”
Phó tế Chet Ubowski tại Nhà thờ Công Giáo St. Frances Cabrini nói với CNA rằng Cramer là người phụ nữ đã đến gần bàn thờ trong Thánh lễ ngày 10 tháng 10, chỉ vài giờ sau khi cô ta phá hoại Vương Cung Thánh Đường. Cô ta đã lên rước lễ và khi được trao Mình Thánh Chúa, cô ta nhìn chằm chằm vào mặt cha John Paul Leyba, la hét và tự nhận mình là một người thờ Satan.
Trường hợp của Cha Giuse Trần Ngọc Thanh là giọt nước tràn ly gây ra các quan ngại về an ninh của các linh mục khi đang cử hành các bí tích và các cử hành Phụng Vụ
4. Cha Giuse Trần Ngọc Thanh là nhà truyền giáo đầu tiên hy sinh trong năm 2022.
Danh sách các thừa sai bị giết hàng năm của thông tấn xã Fides ghi nhận Cha Giuse Trần Ngọc Thanh là nhà truyền giáo đầu tiên hy sinh trong năm 2022. Danh sách này không chỉ xem xét các nhà truyền giáo theo nghĩa hạn hẹp, nhưng cố gắng ghi lại tất cả những người đã được rửa tội tham gia vào đời sống của Giáo hội đã bị giết một cách bạo lực, không chỉ “vì lòng thù hận đức tin”, mà còn vì những lý do khác. Thành ra, Fides không sử dụng thuật ngữ “những vị tử vì đạo”, theo nguyên nghĩa là các “chứng nhân” đức tin, để không gây trở ngại cho sự phán xét mà cuối cùng Giáo hội có thể đưa ra đối với một số vị trong tiến trình tuyên phong sau này. Đồng thời, thông tấn xã Fides sử dụng thuật ngữ “nhà truyền giáo” cho tất cả những người đã được rửa tội, ý thức rằng “nhờ Bí tích Rửa tội của họ, mọi thành phần dân Chúa đều trở thành môn đệ truyền giáo. Tất cả những người đã được rửa tội, bất kể vị trí của họ trong Giáo Hội hay mức độ giảng dạy đức tin của họ, đều là những tác nhân của việc truyền bá Phúc Âm hóa”.
Trong tháng Giêng vừa qua, ngoài các vụ bắt bớ, đánh đập, ngược đãi, bắt cóc đòi tiền chuộc, chưa có báo cáo nào liên quan đến trường hợp hy sinh của các linh mục. Trong khi chưa có các báo cáo chi tiết từ các giáo phận trên thế giới, Cha Giuse Trần Ngọc Thanh có thể coi là nhà truyền giáo đầu tiên hy sinh trong năm 2022.
Tưởng cũng nên nhắc lại, hôm 30 tháng 12, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc đưa ra con số các nhà truyền giáo bị giết trong năm 2021 là 22 vị, trong đó có 13 linh mục, 1 nam tu sĩ, 2 nữ tu, 6 giáo dân truyền giáo. Năm nay, số nhà truyền giáo bị giết nhiều nhất được ghi nhận ở Phi Châu, nơi 11 vị bị sát hại bao gồm 7 linh mục, 2 nữ tu, và 2 giáo dân bị giết, tiếp theo là Mỹ Châu, nơi có 7 nhà truyền giáo 4 linh mục, 1 nam tu sĩ, và 2 giáo dân bị giết. Ở Á Châu, 3 nhà truyền giáo gồm 1 linh mục, và 2 giáo dân đã bị giết, và Âu Châu, có một linh mục bị giết. Từ năm 2000 đến năm 2020, theo dữ liệu của chúng tôi, 536 nhà truyền giáo đã bị giết trên thế giới.
Fides nhấn mạnh rằng, cho đến nay, Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc có rất ít thông tin có thể thu thập được về tiểu sử và hoàn cảnh cái chết của các vị. Có thể, có những vị không hề thực hiện những chiến công hay hành động nổi bật, mà chỉ “đơn giản là” làm chứng về đức tin của các ngài trong bối cảnh xã hội nghèo khó, suy thoái, nơi bạo lực là quy luật của cuộc sống, quyền lực của nhà nước không có hoặc suy yếu do tham nhũng và các thỏa hiệp và trong đó hoàn toàn thiếu sự tôn trọng đối với sự sống và mọi quyền của con người. Một lần nữa những linh mục này, các nam nữ tu sĩ và giáo dân này, nhận thức được tất cả điều này, họ thường sinh ra ở cùng một vùng đất nơi họ chết, vì vậy họ không ngây thơ, nhưng bất chấp “mọi thứ khuyên bảo, răn đe buộc im lặng, cấm cản không cho tuyên bố đức tin, họ không thể không làm chứng” (Diễn từ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tại Budapest, ngày 14 tháng 9 năm 2021). Từ Phi Châu đến Mỹ Châu, từ Á Châu đến Âu Châu, họ chia sẻ cuộc sống hàng ngày với anh chị em của họ, với những rủi ro và nỗi sợ hãi, bạo lực và khó khăn, thiếu thốn, mang những cử chỉ nhỏ bé hàng ngày làm chứng nhân cho niềm hy vọng.
Các linh mục giáo xứ bị giết hại trong cộng đồng của các ngài, ở Phi Châu và Mỹ Châu, bị bọn tội phạm tra tấn, bắt cóc để tìm kiếm các tài sản không tồn tại. Các linh mục tham gia vào các công việc xã hội, như ở Haiti, đã bị giết để cướp đi những gì cần thiết để thực hiện các hoạt động đó, hoặc thậm chí bị giết bởi những người mà họ đang giúp đỡ, như ở Pháp, hoặc ở Venezuela, nơi một tu sĩ bị giết bởi những tên trộm trong cùng một ngôi trường nơi ngài dạy những người trẻ xây dựng tương lai; các nữ tu bị bọn cướp ở Nam Sudan rượt đuổi và giết chết một cách nhẫn tâm. Và vẫn còn nhiều giáo dân, với số lượng ngày càng tăng: các giáo lý viên bị giết trong các cuộc đụng độ vũ trang cùng với các cộng đồng họ đã hoạt động ở Nam Sudan; những thanh niên bị tay súng bắn tỉa giết chết trong khi cố gắng đưa hàng cứu trợ cho những người di tản chạy trốn khỏi các cuộc đụng độ giữa quân đội và du kích ở Miến Điện; một nhà truyền giáo giáo dân bị giết hại dã man bởi một tên ăn cắp điện thoại di động ở Peru; một thanh niên thiệt mạng vì mìn nổ ở Cộng hòa Trung Phi khi đi trên xe truyền giáo; một giáo lý viên bản địa, nhà hoạt động cho việc tôn trọng nhân quyền theo hình thức bất bạo động, đã bị giết ở Mễ Tây Cơ.