Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:31 02/02/2020
11. Vinh quang của người hiền lành không ở nơi sự khen ngợi của người khác, nhưng ở tại lương tâm vô tội.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong"Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:36 02/02/2020
32. CÙNG UỐNG MỚI SAY
Lưu Công Vinh là một nhân vật nổi tiếng của tây Tấn rất thích ăn rượu chè, lúc ăn uống thì bất kể khách là ai đều vạch áo xem lưng, không phân biệt khách quý tiện đều đối xử như nhau.
Có người chế giễu ông ta về hành vi không phân biệt quý tiện này, ông ta bèn nói:
- “Người cao quý hơn tôi thì tôi không thể không mời ông ta uống rượu; người không cao quý như tôi thì tôi không thể không mời ông ta uống rượu; ngừơi giống như tôi thì lại không thể không mời ông ta uống rượu”.
Cho nên cuối cùng Lưu Công Vinh cùng mọi người uống rượu đến say mèm !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 32:
Người sống không coi trọng tiểu tiết là người có tâm hồn phóng khoáng, người không cần phân biệt ai tốt ai xấu cũng đều đối xử như nhau là người có tâm hồn quân tử.
Người Ki-tô hữu chính là người khi tiếp đãi người khác thì không cần phân biệt cao thấp, giàu nghèo, quý tiện, nhưng tất cả mọi người đều được họ đối đãi như nhau, bởi vì họ luôn tâm niệm rằng: tất cả mọi người người đều là con cái của Thiên Chúa, là anh em chị em với nhau.
Người cao hơn mình cũng tiếp đãi, người như mình cũng tiếp đãi, người thua mình cũng tiếp đãi, thì đúng là chỉ có người Ki-tô hữu mới có tâm hồn như thế.
Thiên Chúa đã không phân biệt nếu người tội lỗi thì không cho mặt trời chiếu sáng, hoặc nếu là người công chính thì sống trong chan hoà ánh nắng, nhưng Ngài đã đối xử bình đẳng như nhau, bởi vì Ngài là Cha chung của mọi người. Vậy thì tại sao chúng ta cứ phân biệt người này là giáo người kia là lương để giúp đỡ chứ !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lưu Công Vinh là một nhân vật nổi tiếng của tây Tấn rất thích ăn rượu chè, lúc ăn uống thì bất kể khách là ai đều vạch áo xem lưng, không phân biệt khách quý tiện đều đối xử như nhau.
Có người chế giễu ông ta về hành vi không phân biệt quý tiện này, ông ta bèn nói:
- “Người cao quý hơn tôi thì tôi không thể không mời ông ta uống rượu; người không cao quý như tôi thì tôi không thể không mời ông ta uống rượu; ngừơi giống như tôi thì lại không thể không mời ông ta uống rượu”.
Cho nên cuối cùng Lưu Công Vinh cùng mọi người uống rượu đến say mèm !
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 32:
Người sống không coi trọng tiểu tiết là người có tâm hồn phóng khoáng, người không cần phân biệt ai tốt ai xấu cũng đều đối xử như nhau là người có tâm hồn quân tử.
Người Ki-tô hữu chính là người khi tiếp đãi người khác thì không cần phân biệt cao thấp, giàu nghèo, quý tiện, nhưng tất cả mọi người đều được họ đối đãi như nhau, bởi vì họ luôn tâm niệm rằng: tất cả mọi người người đều là con cái của Thiên Chúa, là anh em chị em với nhau.
Người cao hơn mình cũng tiếp đãi, người như mình cũng tiếp đãi, người thua mình cũng tiếp đãi, thì đúng là chỉ có người Ki-tô hữu mới có tâm hồn như thế.
Thiên Chúa đã không phân biệt nếu người tội lỗi thì không cho mặt trời chiếu sáng, hoặc nếu là người công chính thì sống trong chan hoà ánh nắng, nhưng Ngài đã đối xử bình đẳng như nhau, bởi vì Ngài là Cha chung của mọi người. Vậy thì tại sao chúng ta cứ phân biệt người này là giáo người kia là lương để giúp đỡ chứ !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tài liệu làm việc của Con đường Đồng nghị Đức kêu gọi chấp thuận ngừa thai, đồng tính luyến ái, và phong chức nữ giới
Vũ Văn An
00:07 02/02/2020
Theo Jonathan Luxmore của Catholic News Service, điều được gọi là “Con đường Đồng nghị” (synodal way) của Đức là một điều được các nhà tổ chức cố tình trình bầy một cách mập mờ, ai muốn hiểu thế nào cũng được. Tuy theo họ, nó có “bản chất trói buộc (binding nature)”, nhưng “tùy theo vấn đề, Tòa Thánh hay Giám Mục địa phương sẽ có trách nhiệm thi hành”.
Và mặc dù trong Giáo Hội Công Giáo, thẩm quyền cai quản, giảng dạy và thánh hóa vốn là đặc quyền của hàng Giám Mục, người ta vẫn thấy có Ủy Ban Trung Ương Người Công Giáo Đức do giáo dân lãnh đạo làm người đồng tổ chức “Con đường Đồng nghị”.
Điều đáng lưu ý là các Giám Mục Đức đã đồng ý tổ chức “Con đường Đồng nghị” trong phiên họp hồi tháng Ba và củng cố bằng việc chấp thuận các quy tắc của nó trong phiên họp mùa thu, hồi tháng Chín.
Về phần Đức Phanxicô, trong thông điệp ngày 29 tháng Sáu gửi các Giám Mục Đức, ngài ủng hộ các cố gắng “để mạnh dạn đáp ứng đối với tình thế hiện nay” nhưng cho hay việc tham vấn này phải tránh “việc tìm kiếm các kết quả tức khắc”. Phải chăng ngài hàm ý: các đề xuất “có tính trói buộc” của “Con đường Đồng nghị”không nhất thiết có tính trói buộc ngay lập tức kể cả ở Đức lẫn đối với Giáo Hội hoàn vũ.
Tuy nhiên, thư ấy rõ ràng không ngăn cản “Con đường Đồng nghị” như được các nhà tổ chức hiểu. Chính vì thế, trong một lá thư đề ngày 4 tháng Chín, Đức Hồng Y Marc Ouellet, bộ trưởng bộ Giám Mục, cảnh cáo các nhà tổ chức phải tuân theo các thủ tục giáo luật của một hội đồng toàn thể.
Một số Giám Mục Đức, trong đó có Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Cologne, lên tiếng bầy tỏ nghi ngại đối với “Con đường Đồng nghị” này.
Để làm yên lòng các nghi ngại trên, Kopp, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Đức, cho hay “Hội Đồng Giám Mục và mỗi Giám Mục giáo phận cá thể có thể chấp nhận các quyết định của con đường đồng nghị về các vấn đề mà việc ban hành qui định về chúng vốn thuộc thẩm quyền và năng quyền của các ngài. Nhưng Tòa Thánh sẽ quyết định về việc thi hành các quyết định có liên quan đến Giáo Hội hoàn vũ. Giáo Hội Đức không thể áp đặt các qui định của mình lên các vấn đề có ảnh hưởng tới Giáo Hội hoàn vũ – không hề ‘có con đường đặc biệt Đức’ tách biệt khỏi Rôma”.
Trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Đức cũng nhấn mạnh rằng các vấn đề như độc thân linh mục và phong chức cho nữ giới chỉ có thể được “giải quyết và làm sáng tỏ” bởi toàn thể Giáo Hội Công Giáo”.
Kêu gọi chấp thuận ngừa thai, đồng tính luyến ái và phong chức cho nữ giới
Trong khi đó, Martin Bürger của LifeSiteNews tường trình rằng tài liệu làm việc cho “Con đường Đồng nghị” của các Giám Mục Đức bênh vực việc ngừa thai, thủ dâm, và lối sống đồng tính luyến ái. Các vấn đề phong chức nữ giới và độc thân nhiệm ý giáo sĩ cũng không bị loại khỏi nghị trình. Căn cứ vào đây, người ta cho rằng Giáo Hội tại Đức, trên thực tế, sẽ được “tái phát minh” dù Đức Hồng Y Reinhard Marx quả quyết không phải thế.
Thực tế thì tài liệu làm việc trên chủ yếu theo nghị trình của giáo sư Eberhard Schockenhoff nhằm nới lỏng giáo huấn luân lý của Giáo Hội, điều ông đã trình bầy với các Giám Mục Đức trong hội nghị hồi tháng Ba của các ngài.
Tài liệu làm việc đòi cho nền luân lý tính dục phải được khai triển “dựa trên các tầm nhìn thông sáng của khoa học nhân văn, kể cả kinh nghiệm sống [...] của những người yêu nhau”.
Các khoa học nhân văn như tâm lý học, xã hội học và nhân loại học sẽ cởi mở nhiều ngăn cấm về luân lý tính dục vốn được đề xuất bởi thẩm quyền giáo huấn của Giáo Hội, “một thẩm quyền chỉ thấy hoạt động tính dục trong phạm vi hôn nhân mà thôi, và vẫn còn bị điều hướng mạnh mẽ về phía sinh sản”.
Bởi thế, tài liệu làm việc biện minh cho việc ngừa thai, thực hành thủ dâm và lối sống đồng tính tích cực.
Về biện pháp ngừa thai, tài liệu nêu rõ, “Không phải mọi hành vi tình dục đều phải mở cửa cho việc truyền sinh: nguyên tắc làm cha mẹ có trách nhiệm được mở rộng để bao gồm yếu tố kế hoạch hóa gia đình qua việc tự do lựa chọn biện pháp ngừa thai phù hợp với hoàn cảnh sống tương ứng. Kế hoạch hóa gia đình, kể cả biện pháp ngừa thai nhân tạo, không phải là một hành động thù nghịch, nhưng ủng hộ quyền của một cặp vợ chồng được đưa ra quyết định chung có trách nhiệm về số con, khoảng cách giữa các lần sinh và các phương tiện cụ thể để kế hoạch hóa gia đình”.
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, mặt khác, nhắc đến thông điệp Humanae Vitae của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, dạy rằng “ ‘mỗi hành vi hôn nhân phải ‘tự nó’ mở ra cho việc truyền sinh'”. Sách Giáo Lý dạy thêm, “Học lý đặc thù này, từng được Huấn Quyền trình bày nhiều lần, dựa trên mối nối kết bất khả phân, do Thiên Chúa thiết lập, mối nối kết mà con người không thể theo sáng kiến riêng mình để phá vỡ, giữa ý nghĩa kết hợp và ý nghĩa sinh sản, cả hai vốn cố hữu đối với hành vi hôn nhân".
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết trong Familiaris Consortio, “Khi các cặp vợ chồng, bằng cách sử dụng biện pháp ngừa thai, tách biệt hai ý nghĩa này mà Thiên Chúa Hóa Công từng ghi khắc vào hữu thể người đàn ông và người đàn bà và trong năng động tính của sự hiệp thông tình dục của họ, họ hành động như 'các trọng tài' của kế hoạch Thiên Chúa và họ 'thao túng' và hạ giá tính dục của con người - và với nó, chính con người họ và đối tác kết hôn của họ - bằng cách thay đổi giá trị tự hiến ‘hoàn toàn’ của nó”.
Tuy không sử dụng thuật ngữ “thủ dâm”, tuy nhiên, tài liệu làm việc trong diễn trình chuẩn bị "Con đường Đồng nghị" ở Đức, quả quyết “Trải nghiệm hân hoan của chính cơ thể mình (tự làm tình) cũng có thể có nghĩa là một cách tiếp cận có trách nhiệm đối với tính dục của chính mình”.
Một lần nữa, Sách Giáo lý dạy về điều này, bằng cách trích dẫn một tài liệu của Bộ Giáo lý Đức tin, ''‘Cả Huấn quyền của Giáo hội, trong một truyền thống không thay đổi, lẫn cảm thức đạo đức của tín hữu chắc chắn và cương quyết đều đã khẳng định rằng thủ dâm là một hành động vô trật tự từ nội tại và nghiêm trọng’. ‘Việc sử dụng có chủ ý cơ năng tình dục, vì bất cứ lý do gì, nhưng nếu ở bên ngoài hôn nhân, trong yếu tính, đều trái với mục đích của nó'. Vì ở đây, khoái cảm tình dục được tìm kiếm ở bên ngoài ‘mối liên hệ tình dục được trật tự đạo đức đòi hỏi và trong đó toàn bộ ý nghĩa của việc tự hiến cho nhau và sinh sản con người trong bối cảnh tình yêu đích thực đã đạt được’”.
Cuối cùng, theo tài liệu làm việc, “các hành vi đồng tính luyến ái cũng thể hiện được những giá trị có ý nghĩa tích cực, bao lâu chúng là biểu thức của tình bạn, của niềm tin cậy, lòng trung thủy và nâng đỡ trong đời sống”. Nó nói thêm “đồng tính luyến ái không nên bị coi là xấu xa từ nội tại. Việc chúc lành cho các cuộc kết hợp đồng tính không bị tài liệu làm việc loại trừ.
Những tuyên bố này cũng mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo hội như được phát biểu trong Sách Giáo lý. Ở đó, giáo huấn nói, “Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng, truyền thống luôn tuyên bố :'Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn’. Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào”.
Báo hiệu cho thấy đâu là chủ trương của Giáo Hội ở Đức, Đức Hồng Y Marx, người đứng đầu Hội đồng Giám mục Đức, đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng này rằng những người đồng tính thuộc về “cộng đồng bí tích” của Giáo hội và ngài đã bênh vực việc “chúc lành” cho các cặp vợ chồng đồng tính luyến ái.
Tài liệu làm việc, khi nói đến nền luân lý tính dục, đã bao gồm một số biểu đồ. Cột bên trái của các biểu đồ luôn trình bầy ý kiến đa số trong ban chuyên gia. Chắc chắn, ý kiến đa số là ý kiến tự do và cấp tiến, và ý kiến đó cũng được phản ảnh trong các chủ trương thực sự của tài liệu làm việc, như đã được mô tả.
Trong khi các tài liệu làm việc khác cẩn thận hơn trong việc đưa ra các chủ trương gây tranh cãi, không một vấn đề nào có tính nóng bỏng ngày nay bị lấy ra khỏi nghị trình. Tài liệu về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội nói rằng phụ nữ không những chỉ nên tham gia nhiều hơn vào đời sống Giáo hội, mà “vấn đề phong chức bí tích cho phụ nữ cần được nêu lên”.
Trong bối cảnh đó, tài liệu đặt câu hỏi, “thậm chí, liệu chúng ta có khả năng đạt được sự chắc chắn về thánh ý Thiên Chúa đối với chủ đề này bằng sức mạnh của nhận thức con người hay chăng?” Rồi, tài liệu tra hỏi mức độ thế giá của các văn kiện huấn quyền đối với vấn đề này.
Tài liệu dành nhiều thời gian cho vấn đề các nữ phó tế, bằng cách vận động “việc hồi sinh truyền thống phong chức các nữ phó tế”.
Về các nữ linh mục, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố vào năm 1994, “Mặc dù giáo huấn về việc phong chức linh mục chỉ dành riêng cho nam giới đã được duy trì bởi Truyền thống liên tục và phổ quát của Giáo hội và được Huấn quyền giảng dạy vững chắc trong các văn kiện gần đây, tuy nhiên, hiện nay, ở một số nơi, nó vẫn còn bị coi là bỏ ngỏ để tranh luận, hoặc phán quyết của Giáo Hội rằng phụ nữ không được nhận tấn phong bị coi chỉ có giá trị kỷ luật đơn thuần”.
Ngài nói thêm, “vì vậy, để mọi nghi ngờ có thể được cất bỏ liên quan đến một vấn đề rất quan trọng, một vấn đề liên quan đến hiến pháp thần thiêng của Giáo hội, căn cứ vào thừa tác vụ củng cố anh em của tôi, tôi tuyên bố rằng Giáo hội không có thẩm quyền gì để phong chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết này sẽ được tất cả các tín hữu của Giáo hội tuân giữ một cách dứt khoát”.
Ban chuyên gia tập chú vào lối sống của các linh mục cũng đề cập đến vấn đề nữ linh mục, nhưng chuyển giao cho ban nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong Giáo hội. Tuy nhiên, khi đề cập đến việc các linh mục không lập gia đình, tài liệu đặt câu hỏi, mà không đưa ra bất cứ câu trả lời nào, “Có phải độc thân là lối sống duy nhất phù hợp với bản chất của chức linh mục?”
Chỉ mới gần đây, Đức Hồng Y Gerhard Müller, cựu bộ trưởng bộ Giáo lý Đức tin, đã nhìn nhận rằng bản chất của chức linh mục không tuyệt đối đòi phải sống độc thân”, nhưng ngài tiếp tục nói rằng “nó phát sinh trong một sự phù hợp mật thiết nhất từ bản chất của bí tích này như một đại diện của Chúa Kitô chàng rể của nàng dâu Người, tức Giáo Hội và người đứng đầu của nhiệm thể Người, tức Giáo hội, trong quyền năng của sứ mệnh Người và trong hình thức sống tự hiến hoàn toàn chính Người cho Thiên Chúa”.
Ngài nói “Trong căn bản, Giáo Hội phải làm việc hướng tới một chức linh mục độc thân”.
Đức Hồng Y Müller cũng nhấn mạnh rằng ngay trong Giáo hội sơ khai, độc thân đã là chuẩn mực; ngài nói thêm, “trong Giáo hội phương Đông – rời khỏi truyền thống của Giáo hội sơ khai, và không hề trong sự tiếp nối của Giáo Hội này, tại Công đồng Quinisext (691/692), được tổ chức đặc biệt trong hoàng cung chứ không phải trong một nhà thờ, người ta đã cho phép các linh mục và phó tế được tiếp tục sống cuộc sống hôn nhân”.
Phiên họp đầu tiên của “Con đường Đồng nghị” sẽ diễn ra tại Frankfurt, ở trung tâm nước Đức, từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 1 tháng 2. Khoảng 230 người là thành viên của hội đồng, bao gồm tất cả các giám mục ở Đức, nhưng cũng đại diện cho Ủy ban Trung Ương Người Công Giáo Đức và các tổ chức khác.
Đầu tháng này, một liên minh quốc tế gồm các giáo dân Công Giáo gọi là Acies ordinata đã được huy động ở Munich âm thầm cầu nguyện để “cương quyết phản đối Hội đồng Giám mục Đức và vị Chủ tịch của nó” là Đức Hồng Y Marx vì kế hoạch của các giáo phẩm đang dấn thân vào “Con đường Đồng nghị” quả đang gây ra nhiều tranh cãi.
Và mặc dù trong Giáo Hội Công Giáo, thẩm quyền cai quản, giảng dạy và thánh hóa vốn là đặc quyền của hàng Giám Mục, người ta vẫn thấy có Ủy Ban Trung Ương Người Công Giáo Đức do giáo dân lãnh đạo làm người đồng tổ chức “Con đường Đồng nghị”.
Điều đáng lưu ý là các Giám Mục Đức đã đồng ý tổ chức “Con đường Đồng nghị” trong phiên họp hồi tháng Ba và củng cố bằng việc chấp thuận các quy tắc của nó trong phiên họp mùa thu, hồi tháng Chín.
Về phần Đức Phanxicô, trong thông điệp ngày 29 tháng Sáu gửi các Giám Mục Đức, ngài ủng hộ các cố gắng “để mạnh dạn đáp ứng đối với tình thế hiện nay” nhưng cho hay việc tham vấn này phải tránh “việc tìm kiếm các kết quả tức khắc”. Phải chăng ngài hàm ý: các đề xuất “có tính trói buộc” của “Con đường Đồng nghị”không nhất thiết có tính trói buộc ngay lập tức kể cả ở Đức lẫn đối với Giáo Hội hoàn vũ.
Tuy nhiên, thư ấy rõ ràng không ngăn cản “Con đường Đồng nghị” như được các nhà tổ chức hiểu. Chính vì thế, trong một lá thư đề ngày 4 tháng Chín, Đức Hồng Y Marc Ouellet, bộ trưởng bộ Giám Mục, cảnh cáo các nhà tổ chức phải tuân theo các thủ tục giáo luật của một hội đồng toàn thể.
Một số Giám Mục Đức, trong đó có Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Cologne, lên tiếng bầy tỏ nghi ngại đối với “Con đường Đồng nghị” này.
Để làm yên lòng các nghi ngại trên, Kopp, phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục Đức, cho hay “Hội Đồng Giám Mục và mỗi Giám Mục giáo phận cá thể có thể chấp nhận các quyết định của con đường đồng nghị về các vấn đề mà việc ban hành qui định về chúng vốn thuộc thẩm quyền và năng quyền của các ngài. Nhưng Tòa Thánh sẽ quyết định về việc thi hành các quyết định có liên quan đến Giáo Hội hoàn vũ. Giáo Hội Đức không thể áp đặt các qui định của mình lên các vấn đề có ảnh hưởng tới Giáo Hội hoàn vũ – không hề ‘có con đường đặc biệt Đức’ tách biệt khỏi Rôma”.
Trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Đức cũng nhấn mạnh rằng các vấn đề như độc thân linh mục và phong chức cho nữ giới chỉ có thể được “giải quyết và làm sáng tỏ” bởi toàn thể Giáo Hội Công Giáo”.
Kêu gọi chấp thuận ngừa thai, đồng tính luyến ái và phong chức cho nữ giới
Trong khi đó, Martin Bürger của LifeSiteNews tường trình rằng tài liệu làm việc cho “Con đường Đồng nghị” của các Giám Mục Đức bênh vực việc ngừa thai, thủ dâm, và lối sống đồng tính luyến ái. Các vấn đề phong chức nữ giới và độc thân nhiệm ý giáo sĩ cũng không bị loại khỏi nghị trình. Căn cứ vào đây, người ta cho rằng Giáo Hội tại Đức, trên thực tế, sẽ được “tái phát minh” dù Đức Hồng Y Reinhard Marx quả quyết không phải thế.
Thực tế thì tài liệu làm việc trên chủ yếu theo nghị trình của giáo sư Eberhard Schockenhoff nhằm nới lỏng giáo huấn luân lý của Giáo Hội, điều ông đã trình bầy với các Giám Mục Đức trong hội nghị hồi tháng Ba của các ngài.
Tài liệu làm việc đòi cho nền luân lý tính dục phải được khai triển “dựa trên các tầm nhìn thông sáng của khoa học nhân văn, kể cả kinh nghiệm sống [...] của những người yêu nhau”.
Các khoa học nhân văn như tâm lý học, xã hội học và nhân loại học sẽ cởi mở nhiều ngăn cấm về luân lý tính dục vốn được đề xuất bởi thẩm quyền giáo huấn của Giáo Hội, “một thẩm quyền chỉ thấy hoạt động tính dục trong phạm vi hôn nhân mà thôi, và vẫn còn bị điều hướng mạnh mẽ về phía sinh sản”.
Bởi thế, tài liệu làm việc biện minh cho việc ngừa thai, thực hành thủ dâm và lối sống đồng tính tích cực.
Về biện pháp ngừa thai, tài liệu nêu rõ, “Không phải mọi hành vi tình dục đều phải mở cửa cho việc truyền sinh: nguyên tắc làm cha mẹ có trách nhiệm được mở rộng để bao gồm yếu tố kế hoạch hóa gia đình qua việc tự do lựa chọn biện pháp ngừa thai phù hợp với hoàn cảnh sống tương ứng. Kế hoạch hóa gia đình, kể cả biện pháp ngừa thai nhân tạo, không phải là một hành động thù nghịch, nhưng ủng hộ quyền của một cặp vợ chồng được đưa ra quyết định chung có trách nhiệm về số con, khoảng cách giữa các lần sinh và các phương tiện cụ thể để kế hoạch hóa gia đình”.
Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, mặt khác, nhắc đến thông điệp Humanae Vitae của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, dạy rằng “ ‘mỗi hành vi hôn nhân phải ‘tự nó’ mở ra cho việc truyền sinh'”. Sách Giáo Lý dạy thêm, “Học lý đặc thù này, từng được Huấn Quyền trình bày nhiều lần, dựa trên mối nối kết bất khả phân, do Thiên Chúa thiết lập, mối nối kết mà con người không thể theo sáng kiến riêng mình để phá vỡ, giữa ý nghĩa kết hợp và ý nghĩa sinh sản, cả hai vốn cố hữu đối với hành vi hôn nhân".
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết trong Familiaris Consortio, “Khi các cặp vợ chồng, bằng cách sử dụng biện pháp ngừa thai, tách biệt hai ý nghĩa này mà Thiên Chúa Hóa Công từng ghi khắc vào hữu thể người đàn ông và người đàn bà và trong năng động tính của sự hiệp thông tình dục của họ, họ hành động như 'các trọng tài' của kế hoạch Thiên Chúa và họ 'thao túng' và hạ giá tính dục của con người - và với nó, chính con người họ và đối tác kết hôn của họ - bằng cách thay đổi giá trị tự hiến ‘hoàn toàn’ của nó”.
Tuy không sử dụng thuật ngữ “thủ dâm”, tuy nhiên, tài liệu làm việc trong diễn trình chuẩn bị "Con đường Đồng nghị" ở Đức, quả quyết “Trải nghiệm hân hoan của chính cơ thể mình (tự làm tình) cũng có thể có nghĩa là một cách tiếp cận có trách nhiệm đối với tính dục của chính mình”.
Một lần nữa, Sách Giáo lý dạy về điều này, bằng cách trích dẫn một tài liệu của Bộ Giáo lý Đức tin, ''‘Cả Huấn quyền của Giáo hội, trong một truyền thống không thay đổi, lẫn cảm thức đạo đức của tín hữu chắc chắn và cương quyết đều đã khẳng định rằng thủ dâm là một hành động vô trật tự từ nội tại và nghiêm trọng’. ‘Việc sử dụng có chủ ý cơ năng tình dục, vì bất cứ lý do gì, nhưng nếu ở bên ngoài hôn nhân, trong yếu tính, đều trái với mục đích của nó'. Vì ở đây, khoái cảm tình dục được tìm kiếm ở bên ngoài ‘mối liên hệ tình dục được trật tự đạo đức đòi hỏi và trong đó toàn bộ ý nghĩa của việc tự hiến cho nhau và sinh sản con người trong bối cảnh tình yêu đích thực đã đạt được’”.
Cuối cùng, theo tài liệu làm việc, “các hành vi đồng tính luyến ái cũng thể hiện được những giá trị có ý nghĩa tích cực, bao lâu chúng là biểu thức của tình bạn, của niềm tin cậy, lòng trung thủy và nâng đỡ trong đời sống”. Nó nói thêm “đồng tính luyến ái không nên bị coi là xấu xa từ nội tại. Việc chúc lành cho các cuộc kết hợp đồng tính không bị tài liệu làm việc loại trừ.
Những tuyên bố này cũng mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo hội như được phát biểu trong Sách Giáo lý. Ở đó, giáo huấn nói, “Căn cứ vào Kinh Thánh vốn xem chúng như những suy đồi nghiêm trọng, truyền thống luôn tuyên bố :'Các hành vi đồng tính luyến ái tự bản chất là thác loạn’. Các hành vi này nghịch với luật tự nhiên vì loại bỏ chủ đích truyền sinh của hành vi tính dục, cũng không xuất phát từ nhu cầu bổ túc thực sự về tình cảm và tính dục. Những hành vi này không thể chấp nhận được trong bất cứ trường hợp nào”.
Báo hiệu cho thấy đâu là chủ trương của Giáo Hội ở Đức, Đức Hồng Y Marx, người đứng đầu Hội đồng Giám mục Đức, đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng này rằng những người đồng tính thuộc về “cộng đồng bí tích” của Giáo hội và ngài đã bênh vực việc “chúc lành” cho các cặp vợ chồng đồng tính luyến ái.
Tài liệu làm việc, khi nói đến nền luân lý tính dục, đã bao gồm một số biểu đồ. Cột bên trái của các biểu đồ luôn trình bầy ý kiến đa số trong ban chuyên gia. Chắc chắn, ý kiến đa số là ý kiến tự do và cấp tiến, và ý kiến đó cũng được phản ảnh trong các chủ trương thực sự của tài liệu làm việc, như đã được mô tả.
Trong khi các tài liệu làm việc khác cẩn thận hơn trong việc đưa ra các chủ trương gây tranh cãi, không một vấn đề nào có tính nóng bỏng ngày nay bị lấy ra khỏi nghị trình. Tài liệu về vai trò của phụ nữ trong Giáo hội nói rằng phụ nữ không những chỉ nên tham gia nhiều hơn vào đời sống Giáo hội, mà “vấn đề phong chức bí tích cho phụ nữ cần được nêu lên”.
Trong bối cảnh đó, tài liệu đặt câu hỏi, “thậm chí, liệu chúng ta có khả năng đạt được sự chắc chắn về thánh ý Thiên Chúa đối với chủ đề này bằng sức mạnh của nhận thức con người hay chăng?” Rồi, tài liệu tra hỏi mức độ thế giá của các văn kiện huấn quyền đối với vấn đề này.
Tài liệu dành nhiều thời gian cho vấn đề các nữ phó tế, bằng cách vận động “việc hồi sinh truyền thống phong chức các nữ phó tế”.
Về các nữ linh mục, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố vào năm 1994, “Mặc dù giáo huấn về việc phong chức linh mục chỉ dành riêng cho nam giới đã được duy trì bởi Truyền thống liên tục và phổ quát của Giáo hội và được Huấn quyền giảng dạy vững chắc trong các văn kiện gần đây, tuy nhiên, hiện nay, ở một số nơi, nó vẫn còn bị coi là bỏ ngỏ để tranh luận, hoặc phán quyết của Giáo Hội rằng phụ nữ không được nhận tấn phong bị coi chỉ có giá trị kỷ luật đơn thuần”.
Ngài nói thêm, “vì vậy, để mọi nghi ngờ có thể được cất bỏ liên quan đến một vấn đề rất quan trọng, một vấn đề liên quan đến hiến pháp thần thiêng của Giáo hội, căn cứ vào thừa tác vụ củng cố anh em của tôi, tôi tuyên bố rằng Giáo hội không có thẩm quyền gì để phong chức linh mục cho phụ nữ và phán quyết này sẽ được tất cả các tín hữu của Giáo hội tuân giữ một cách dứt khoát”.
Ban chuyên gia tập chú vào lối sống của các linh mục cũng đề cập đến vấn đề nữ linh mục, nhưng chuyển giao cho ban nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong Giáo hội. Tuy nhiên, khi đề cập đến việc các linh mục không lập gia đình, tài liệu đặt câu hỏi, mà không đưa ra bất cứ câu trả lời nào, “Có phải độc thân là lối sống duy nhất phù hợp với bản chất của chức linh mục?”
Chỉ mới gần đây, Đức Hồng Y Gerhard Müller, cựu bộ trưởng bộ Giáo lý Đức tin, đã nhìn nhận rằng bản chất của chức linh mục không tuyệt đối đòi phải sống độc thân”, nhưng ngài tiếp tục nói rằng “nó phát sinh trong một sự phù hợp mật thiết nhất từ bản chất của bí tích này như một đại diện của Chúa Kitô chàng rể của nàng dâu Người, tức Giáo Hội và người đứng đầu của nhiệm thể Người, tức Giáo hội, trong quyền năng của sứ mệnh Người và trong hình thức sống tự hiến hoàn toàn chính Người cho Thiên Chúa”.
Ngài nói “Trong căn bản, Giáo Hội phải làm việc hướng tới một chức linh mục độc thân”.
Đức Hồng Y Müller cũng nhấn mạnh rằng ngay trong Giáo hội sơ khai, độc thân đã là chuẩn mực; ngài nói thêm, “trong Giáo hội phương Đông – rời khỏi truyền thống của Giáo hội sơ khai, và không hề trong sự tiếp nối của Giáo Hội này, tại Công đồng Quinisext (691/692), được tổ chức đặc biệt trong hoàng cung chứ không phải trong một nhà thờ, người ta đã cho phép các linh mục và phó tế được tiếp tục sống cuộc sống hôn nhân”.
Phiên họp đầu tiên của “Con đường Đồng nghị” sẽ diễn ra tại Frankfurt, ở trung tâm nước Đức, từ ngày 30 tháng 1 đến ngày 1 tháng 2. Khoảng 230 người là thành viên của hội đồng, bao gồm tất cả các giám mục ở Đức, nhưng cũng đại diện cho Ủy ban Trung Ương Người Công Giáo Đức và các tổ chức khác.
Đầu tháng này, một liên minh quốc tế gồm các giáo dân Công Giáo gọi là Acies ordinata đã được huy động ở Munich âm thầm cầu nguyện để “cương quyết phản đối Hội đồng Giám mục Đức và vị Chủ tịch của nó” là Đức Hồng Y Marx vì kế hoạch của các giáo phẩm đang dấn thân vào “Con đường Đồng nghị” quả đang gây ra nhiều tranh cãi.
Bức thư đau lòng từ Vũ Hán cuả LM Sơn Nhân, một chứng nhân tại chỗ.
Trần Mạnh Trác
11:03 02/02/2020
Những gì ‘mắt thấy tai nghe’ ở Trung Hoa thì thật là đau lòng, những người từ Vũ Hán bị các nơi khác xua đuổi như ‘loài chuột cống’, còn ngay tại Vũ Hán, hàng xóm lấy gỗ bịt cửa không cho người nhà có bệnh đi ra ngoài.
Một nền văn hoá tàn bạo từ một chế độ Vô Thần đang để lộ khuôn mặt thật sự ghê tởm cuả nó ra!
Sau đây là bức thư cuả LM Sơn Nhân:
Bắc Kinh (AsiaNews) - Vào buổi chiều trước giao thừa [24 tháng 1] Tôi nhận được chỉ thị (từ ĐGM) hủy bỏ các Thánh lễ ngày Tết. Mới hai ngày trước đây, tôi đã gửi thông báo về chương trình năm mới cho những đêm 24, ngày 25 và ngày Chúa Nhật và tôi dự định về quê ngay sau thánh lễ Chúa Nhật. "Trở về nhà sau đêm giao thừa" đã trở thành một tập quán cuả tôi. Nhưng bây giờ vì chương trình Tết bị hủy bỏ rồi, tôi quyết định về nhà sớm hơn, vào ngày 25 tháng 1 ngay sau khi ăn giao thừa với các tín hữu xong.
"Về nhà" đã trở thành một quyết định khó khăn trong năm nay. Trước Tết tôi nhiều lần nói chuyện với bố mẹ qua điện thoại và ông bà luôn luôn hỏi tôi khi nào thì về. Nhưng lúc đó chúng tôi chưa biết về nạn dịch Coronavirus của Vũ Hán. Khi tôi phát hiện ra, dịch bệnh đã lan tràn khắp Trung Quốc rồi. Tôi đã đảm bảo với bố mẹ rằng tôi sẽ về vào ngày 26 tháng 1 và tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi lại về trước một ngày như thế này. Bố mẹ tôi hoàn toàn không biết gì cả. Hầu hết các linh mục anh em cuả tôi cũng thế, họ chưa bao giờ được đón giao thừa ở quê nhà; họ cũng trở lại ngày hôm sau Chúng tôi thường xuyên thảo luận với nhau về việc có nên về quê trong năm nay không. Mọi người đều nghĩ đó là một hành động vô trách nhiệm. Nhưng tôi đã quyết định về sớm hơn, và Chúa đã an bài cho tôi và làm cho chuyến đi được xuông sẻ.
Tôi về đến làng vào lúc đang mưa. Nhiều rào chắn đã được lắp đặt, nhưng may mắn thay, làng của tôi đã không ủi đất để đào rãnh, cũng không đắp mô để chặn đường. Nền văn minh ở đây không được xây dựng một sớm một chiều, nhưng nhờ đức tin mà đạt được tiến bộ, cho nên họ đã không áp dụng những phương sách "bạo lực đơn giản" đang được lưu hành trên internet. Các buổi lễ cuả làng bị hủy bỏ. Không có ai đi thăm họ hàng, cũng không có những đứa trẻ len lén đốt pháo: cả làng chìm đắm trong một sự im lặng kỳ diệu. Mọi người ở trong nhà ăn uống, xem TV, nói chuyện điện thoại di động, ngủ. Chắc chắn có nhiều bô lão đã cầu nguyện và đọc kinh Mân côi.
Tình hình dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng đã chiếm giữ tâm trí của mọi người. Trên internet, tôi không chỉ xem các bản cập nhật mới nhất về dịch bệnh và các khu vực dịch mới, mà tôi còn phát hiện ra một số tình cảm của con người xuất hiện trong xã hội. Thị trưởng Vũ Hán cho biết, 5 triệu người đã rời thành phố, một số người trở về quê, một số khác dự định lánh mặt lâu hơn và đang tạm trú trong những khách sạn. Rõ ràng là vì có sự lo sợ liên quan đến việc truyền virut, mọi người đã công khai khủng bố các công dân đến từ Vũ Hán. Những người nghèo này hiện đang bị mọi người xua đuổi trên đường phố như loài chuột cống! Tuy nhiên, cũng có nhiều người qua internet, đã mời tất cả bạn bè từ Vũ Hán, đang bị xua đuổi hoặc mắc kẹt, về nhà mình.
Trong cuộc sống luôn có hai loại người khác nhau và vì vậy thường xuất hiện hai loại ý kiến khác nhau: những người thiên về tình yêu, ôm ấp cuộc sống với một trái tim rộng mở và tình cảm; và những người thiên về hận thù, từ chối thế giới xung quanh với một trái tim lạnh lùng. Tự bảo vệ và tự cô lập chắc chắn là nhiệm vụ của chúng ta, nhưng nếu tất cả chúng ta phớt lờ nhân loại, đạo đức và thậm chí phớt lờ cả những luật lệ để ngăn chặn "virus", thì ngay cả những người lành mạnh sống ở những nơi an toàn cũng có thể trở thành một quái thú.
Tình yêu và thù hận đối với người nhiễm bệnh
Hiện tại, nhựng người nhiễm bệnh phải tự cách ly mình để không lây nhiễm cho người khác. Thật không may, trên internet chúng ta thấy nhiều hành động hung hăng: có những bệnh nhân kinh hoàng xé rách bộ đồ bảo hộ và mặt nạ cuả các y tá, hét vào mặt bác sĩ và y tá: Tại chúng mày bảo vệ làm gì? Nếu chúng ta chết, chúng ta phải chết chung... Sau đó thì, rào cản dựng lên khắp nơi: người ta đóng dấu đỏ khắp nơi; người ta vác kiếm đi tuần; người ta đặt biểu ngữ trước nhà của người khác; một số người thậm chí còn đóng ván gỗ để chặn lối ra vào của hàng xóm. Đối với nhiều người, những bệnh nhân của Vũ Hán không còn là người nữa, nhưng đồng nghĩa với virus. Thật là đau lòng, bởi vì ngay cả Chúa tuy Ngài ghét tội, nhưng vẫn yêu thương mọi người. Tôi luôn muốn ôm lấy một tội nhân với một tấm lòng thương xót như vậy,
Tình hình hiện nay là thế này: tất cả những người ở ngoài Vũ Hán hô lên: Cố lên Vũ Hán! Nhưng nếu họ có một người bạn đến từ Vũ Hán, họ nói với những người này: Không chỉ bạn lây bệnh cho người khác, mà bạn còn có nguy cơ bị hành hung! Nếu quan hệ giữa mọi người tiếp tục theo cách này vì dịch bệnh, chắc chắn sự khác biệt về mặt xã hội sẽ trở thành lớn hơn.
May mắn thay, sau khi làng tôi bị đóng cửa, không ai có thể rời khỏi nhà, và với mặt nạ, bạn không có thể hát hay nói. Trong im lặng, mọi người ít nhất có thể suy tư. Các tín hữu bắt đầu cầu nguyện cho dịch bệnh, họ tự tổ chức ăn chay. Chị dâu tôi cũng tham gia, và nhịn ăn sáng!
Điều chúng ta thực sự thiếu ở Trung Quốc là việc tự phê bình: mọi người đều khóc và tuyệt vọng khi một thảm họa xảy ra, nhưng ngay khi thảm họa kết thúc, mọi thứ trở lại như trước. Vào năm 2002-2003, 17 năm trước, có Sars, ngày nay là Coronavirus. Cả hai sự kiện đều liên quan đến động vật hoang dã. Con dơi là một động vật hoang dã, vẻ ngoài của nó giống như một hiệp sĩ áo đen (một số người cho rằng con dơi là sự xuất hiện của Satan). Bây giờ thì, không thể tưởng tượng rằng bạn có thể ăn một thứ như vậy! Một người bạn của tôi đã xem một đoạn video trong đó một người đàn ông ăn một con dơi, và ngay lập tức ném bát của mình đi và nói: thật kinh khủng!
Trước khi dịch bệnh lan tràn, Cha Giáo của tôi đã gửi cho tôi một phản ánh. Thành thật mà nói, tôi không muốn nghĩ rằng căn bệnh này là hậu quả cuả sự đàn áp tôn giáo (ở Trung Quốc,) nhưng nghĩ đi nghĩ lại, những lời của ngài cũng không là quá đáng.
“Cứ nghĩ về ngày 24 tháng 12, ngày Giáng Sinh một tháng trước: người Trung Quốc chúng ta khẳng định chắc chắn rằng chúng ta phải tẩy chay các ngày lễ ngoại lai, chúng ta cấm Giáng sinh, yêu đất nước và ủng hộ các ngày lễ quốc gia. Chúng ta đã tự tát vào mặt mình, vì chỉ một tháng sau, một thảm họa đã xảy ra vào ngày 24 tháng 1. Trước một tình hình khó khăn như ngày hôm nay, tôi thực sự có cả ngàn suy nghĩ: chúng tôi đã từ chối sự bình an mà Chúa ban cho chúng tôi một cách nhưng không, và bây giờ thì tất cả chúng tôi chỉ muốn có sự an bình, nhưng chi phí rất cao. Chúng ta phải kính sợ Thiên Chúa, xin cầu nguyện cho người Trung Quốc! Chúng tôi cầu xin lòng thương xót bao la của Chúa để mọi thứ sẽ sớm được vãn hồi! ".
Tại buổi đọc kinh Truyền Tin vào ngày 26 tháng 1, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề cập đến dịch bệnh Trung Quốc, và mời các tín hữu từ khắp nơi trên thế giới cầu nguyện cho Trung Quốc. Con người có thể sai lầm và phạm lỗi, nhưng Chúa thì vĩ đại và nhân hậu. Thiên Chúa không bao giờ bỏ qua một trái tim hối cải và khiêm tốn. Ngày nay, các Kitô hữu phải cầu nguyện chân thành, vì đất nước chúng ta thực sự cần sự giúp đỡ của Chúa.
Shan Ren Shen Fu (山人 神父)
Đức Tổng Giám Mục Sydney: Diễn trình đồng nghị không có nghĩa ‘cái gì cũng có thể nắm giật được’
Vũ Văn An
19:06 02/02/2020
Nhân nói đến “Con đường Đồng nghị” (synodal path) đang diễn ra tại Đức, chúng tôi có e ngại tính mập mờ của những người đứng ra tổ chức diễn trình này. Một đàng, họ nhấn mạnh đến tính “trói buộc” của nó, đàng khác họ lại cho rằng tùy ở các Giám Mục địa phương và Giáo Hội hoàn vũ áp dụng các khuyến cáo của nó.
Cái tính mơ hồ ấy, theo Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney chỉ gây thêm hoang mang, ngã lòng. Thực vậy, nhân dịp qua Rôma tham dự đại hội toàn thể cứ hai năm một lần của Bộ Giáo Lý Đức Tin mà ngài vốn là thành viên, Đức Cha Fisher đã dành cho tạp chí Crux một cuộc phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn này, ngài đề cập đến rất nhiều điều, từ vụ cháy rừng tàn phá phần lớn quê hương ngài, công đồng toàn thể của Giáo Hội Úc, đến việc phong chức cho nữ giới. Và vì cũng là thành viên của Hội Đồng tổ chức Thượng Hội Đồng Giám Mục kỳ tới, một Hội đồng sẽ mở phiên họp cùng vào dịp này, nên Đức Tổng Giám Mục Fisher cũng đã đề cập đôi điều đến điều ngài không gọi là Con đường Đồng nghị mà là Diễn trình Đồng nghị (synodal process).
Con đường đồng nghị
Ngài cho biết hiện chưa có chủ đề cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới. Nhưng theo ngài, “đối với những nền văn hóa như nền văn hóa của riêng tôi, thì có vấn đề lớn là chúng ta định vị mình ra sao, tự đề xuất cho mình thế nào trong một thế giới hậu Kitô giáo, tức duy tục, với rất nhiều thù nghịch chống Giáo Hội, thất vọng ngã lòng với Giáo Hội và thậm chí cả buồn nản về Giáo Hội”.
Nhưng theo Đức Cha, rất có thể đó không hẳn là điều được lưu ý ở những phần khác của thế giới. Tuy nhiên, bất cứ chủ đề nào có lẽ cũng có liên quan đến một nền văn hóa nào đó hơn là đối với một nền văn hóa khác. Ngay các lục địa nhiều tinh thần tôn giáo như Châu Phi, Châu Á và Nam Châu Mỹ, chủ nghĩa duy tục cũng đang rất phát triển hay đang trên đường phát triển. Nên ngài nghĩ đây có thể là một chủ đề cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới.
Ngài có nghe nói tới đề nghị lấy tính đồng nghị (synodality) làm chủ đề. Mặc dù, theo ngài một Thượng Hội Đồng Giám Mục nói về tính thượng hội đồng hay tính đồng nghị, xem ra như nói về mình, tự qui chiếu về chính mình, “giống như một số thượng hội đồng quốc gia đang diễn ra, có nguy cơ lớn trở nên chỉ biết nhìn vào bên trong, về chúng tôi, về các cơ cấu của chúng tôi, bằng một ngôn từ chẳng ai khác hiểu nổi”.
Xu hướng trên đi ngược lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là hãy ra khỏi phòng áo lễ vì có cả một thế giới ở ngoài kia. “Tôi sợ rằng nó quả là vấn đề nội bộ. Tính đồng nghị là một quan tâm hết sức nội bộ”.
Tuy nhiên, theo ngài, có một số điều hữu ích để nói về nó. Ngài cho rằng chúng ta đã bàn bạc đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống Giáo Hội, như Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội chẳng hạn. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải nhìn ra ngoài, không phải việc phiên dịch các bản văn hay các vấn đề nội bộ khác, mà là vấn đề chúng ta mang lại điều gì cho thế giới.
Nhân dịp này, Đức Tổng Giám Mục Fisher nhắc đến “Con đường Đồng nghị” ở Đức: “Tôi nghĩ các cuộc hội nghị của Giáo Hội cần lưu ý tới nguy cơ tạo nên những hoài mong không có thực. Đây là một vấn đề đối với con đường đồng nghị ở Đức và cũng là một vấn đề đối với công đồng toàn thể của Úc. Nếu cô nói với thế giới, mọi điều có đó để mình nắm lấy, cô được nói bất cứ điều gì cô muốn nói, bất cứ điều gì cũng có thể diễn ra; điều đó không đúng. Chúng ta là những người tiếp nhận một truyền thống quí giá, chúng ta có mặc khải của Thiên Chúa, không phải điều gì cũng có đó để nắm giật”.
Ngài nói thêm: “nếu cô cho người ta cảm tưởng một số đề nghị hay thay đổi sắp diễn ra hay có thể diễn ra, nhưng thực tế không thể và không diễn ra, điều đó chỉ gây thêm vỡ mộng ở cuối diễn trình đó, Tôi muốn đi theo con đường có tính xây dựng nhiều hơn".
Phong chức nữ giới
Ngài đặt câu hỏi: “cô có lo là con đường đồng nghị ở Đức hoặc công đồng toàn thể ở Úc sẽ ra quyết lệnh ‘chúng tôi cần việc phong chức cho nữ giới’ không?” Một số người Đức đang công khai nói rằng Giáo Hội sắp sửa chúc lành co các cặp đồng tính hay phong chức cho phụ nữ, trong khi đó đây không phải là điều họ có thể ấn định...”
Ngài cho hay việc phong chức cho phụ nữ là một luận điểm thần học khá phức tạp. “Vì vấn đề không phải là quan điểm của chúng ta về nam nữ, mà đâu là quan điểm của chúng ta về thẩm quyền của truyền thống và đâu là quan điểm của chúng ta về chức linh mục, chức linh mục chứa đựng những gì, và điều gì có thể được chia sẻ hoặc được làm tốt hơn bởi người khác? Chúng ta chưa xem xét sâu xa những khía cạnh này”
Ngài cho rằng, trong khía cạnh này, chúng ta mới chỉ quan tâm, như thế giới duy tục, đến một khía cạnh duy nhất là “anh hay chị có coi người đàn bà bình đẳng với người đàn ông về phẩm giá và giá trị tinh thần hay không?”
Trả lời có hay không cho câu hỏi đó, theo Đức Cha Fisher, chưa giải quyết được vấn đề phong chức cho phụ nữ. Theo ngài, vấn đề này phức tạp đến nỗi “tôi nghĩ chúng ta không ở một vị trí trong lịch sử ngay lúc này để có thể bàn vấn đề này một cách hợp tình hợp lý, công bằng xử lý vấn đề này và do đó công bằng với phụ nữ cũng như nam giới trong Giáo Hội”.
Ngài đề nghị một phương thức có cái nhìn tổng hợp hơn: “Tôi nghĩ nếu cô muốn nói về phụ nữ trong quyền lãnh đạo Giáo Hội, chúng ta cần xem xét mọi phương cách trong đó họ đã lãnh đạo và phục vụ rồi. Tôi muốn nói, tại xứ sở tôi, Giáo Hội của chúng tôi phần lớn đã được các phụ nữ lãnh đạo. Chỉ cần xem liệu chúng tôi đã đánh giá, đã nhìn nhận quyền lãnh đạo ấy đầy đủ chưa”.
Về phương diện ấy, ngài đặt câu hỏi “Người ta gặp Giáo Hội ở đâu? Tại xứ sở tôi, phần lớn ở hai nơi: trong các giáo xứ, nếu họ đi nhà thờ, một điều phần lớn không làm; hoặc họ gặp Giáo Hội ở các trường học, nơi phần lớn người ta gửi con cái của họ đến trường dù họ không đi nhà thờ. Nói chung, các giáo xứ của chúng tôi được nam giới lãnh đạo còn các nhà trường của chúng tôi được lãnh đạo bởi nữ giới. Thành thử nói về việc lãnh đạo các định chế của chúng tôi, thì trong căn bản là 50-50. Nếu cô nhìn vào những nơi khác trong đó người ta có thể gặp Giáo Hội Công Giáo, như các dịch vụ xã hội hay các bệnh viện và các viện y tế, phần lớn được các nữ tu xây dựng và nhiều cơ sở hiện nay do nữ giới lãnh đạo”.
Còn các bộ phận khác trong Giáo Hội như hội đồng tài chánh, hội đồng mục vụ... tại tổng giáo phận Sydney, một phụ nữ hiện đứng đầu ngành truyền thông, một người khác đứng đầu ngành luật pháp, một người khác đứng đầu ngành bảo vệ các tiêu chuẩn chuyên nghiệp, một người làm cố vấn giao tiếp công cộng, một người đứng đầu ngành đại kết và đối thoại liên tôn, một người đứng đầu ngành đời sống tu trì. Có thể nói ít nhất một nửa các ban ngành.
Ngài kết luận “trọng điểm của tôi là tôi nghĩ phụ nữ đã đang lãnh đạo và phục vụ nhiều cách khác nhau, nhưng điều đó chưa được đánh giá, nhìn nhận đầy đủ, tưởng thưởng đầy đủ. Qua nhiều cách khác nhau, người ta vẫn cảm thấy như họ là bậc nhì và bị đối xừ khác nhau”.
Vấn đề ở đây là phong chức, phải chăng họ vẫn cảm thấy là bậc nhì vì các linh mục được tôn giá quá đáng như các nhà lãnh đạo?
Trả lời câu hỏi đó, Đức Cha Fisher cho hay tại Úc, việc tôn giá như thế nay đã giảm. Nhưng vấn đề này cũng giống vấn đề hôn nhân đồng tính. Một phần của vấn đề là cách duy nhất để chúng ta công khai thừa nhận, trân qúi và củng cố một mối liên hệ là cho người ta cưới nhau. Thành thử người ta nghĩ chúng ta phải kết hôn, nếu không, chúng ta không được trân quí, yêu thương và đánh giá cao.
Một điều tương tự cũng đang xẩy ra với việc phong chức cho nữ giới. “Không có cách nào khác, hiển nhiên để đặt danh hiệu ‘cha, đấng đáng kính [reverend]’ hay đặt các y phục đặc biệt hay có các vai trò phụng vụ được ấn định rõ ràng để đánh giá cao và thừa nhận vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội. Thế là họ cảm thấy như không được trân qúi. Nhưng có lẽ không phải họ không thực sự được trân qúi, mà chỉ vì họ không thấycung cách thứa nhận và công bố việc này”.
Dĩ nhiên, có chuyện một số nữ tu bị các linh mục khai thác một cách tàn hại, vẫn có thái độ bài phụ nữ và kỳ thị phụ nữ. Nhưng đâu mới thực sự là vấn đề lớn của phụ nữ ngày nay. Theo Đức Cha Fisher “Người đàn bà Công Giáo trung bình lo âu về việc phải sắp đặt (juggle) ra sao việc làm toàn thời gian của mình, các trách nhiệm chăm lo gia đình toàn thời gian, săn sóc con cái và cả cha mẹ già, trong khi vẫn duy trì được ít liên hệ bằng hữu và dành chút thì giờ để nhàn du. Và họ nghĩ, liệu Giáo Hội có giúp gì được tôi trong việc sắp đặt này? Khiến nó dễ xoay sở hơn? Tôi nghĩ đối với phần đông phụ nữ, đây là quan tâm lớn hơn là liệu họ có được phong chức hay không?”
Cái tính mơ hồ ấy, theo Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney chỉ gây thêm hoang mang, ngã lòng. Thực vậy, nhân dịp qua Rôma tham dự đại hội toàn thể cứ hai năm một lần của Bộ Giáo Lý Đức Tin mà ngài vốn là thành viên, Đức Cha Fisher đã dành cho tạp chí Crux một cuộc phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn này, ngài đề cập đến rất nhiều điều, từ vụ cháy rừng tàn phá phần lớn quê hương ngài, công đồng toàn thể của Giáo Hội Úc, đến việc phong chức cho nữ giới. Và vì cũng là thành viên của Hội Đồng tổ chức Thượng Hội Đồng Giám Mục kỳ tới, một Hội đồng sẽ mở phiên họp cùng vào dịp này, nên Đức Tổng Giám Mục Fisher cũng đã đề cập đôi điều đến điều ngài không gọi là Con đường Đồng nghị mà là Diễn trình Đồng nghị (synodal process).
Con đường đồng nghị
Ngài cho biết hiện chưa có chủ đề cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới. Nhưng theo ngài, “đối với những nền văn hóa như nền văn hóa của riêng tôi, thì có vấn đề lớn là chúng ta định vị mình ra sao, tự đề xuất cho mình thế nào trong một thế giới hậu Kitô giáo, tức duy tục, với rất nhiều thù nghịch chống Giáo Hội, thất vọng ngã lòng với Giáo Hội và thậm chí cả buồn nản về Giáo Hội”.
Nhưng theo Đức Cha, rất có thể đó không hẳn là điều được lưu ý ở những phần khác của thế giới. Tuy nhiên, bất cứ chủ đề nào có lẽ cũng có liên quan đến một nền văn hóa nào đó hơn là đối với một nền văn hóa khác. Ngay các lục địa nhiều tinh thần tôn giáo như Châu Phi, Châu Á và Nam Châu Mỹ, chủ nghĩa duy tục cũng đang rất phát triển hay đang trên đường phát triển. Nên ngài nghĩ đây có thể là một chủ đề cho Thượng Hội Đồng Giám Mục sắp tới.
Ngài có nghe nói tới đề nghị lấy tính đồng nghị (synodality) làm chủ đề. Mặc dù, theo ngài một Thượng Hội Đồng Giám Mục nói về tính thượng hội đồng hay tính đồng nghị, xem ra như nói về mình, tự qui chiếu về chính mình, “giống như một số thượng hội đồng quốc gia đang diễn ra, có nguy cơ lớn trở nên chỉ biết nhìn vào bên trong, về chúng tôi, về các cơ cấu của chúng tôi, bằng một ngôn từ chẳng ai khác hiểu nổi”.
Xu hướng trên đi ngược lại lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô là hãy ra khỏi phòng áo lễ vì có cả một thế giới ở ngoài kia. “Tôi sợ rằng nó quả là vấn đề nội bộ. Tính đồng nghị là một quan tâm hết sức nội bộ”.
Tuy nhiên, theo ngài, có một số điều hữu ích để nói về nó. Ngài cho rằng chúng ta đã bàn bạc đến nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống Giáo Hội, như Lời Chúa trong đời sống Giáo Hội chẳng hạn. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải nhìn ra ngoài, không phải việc phiên dịch các bản văn hay các vấn đề nội bộ khác, mà là vấn đề chúng ta mang lại điều gì cho thế giới.
Nhân dịp này, Đức Tổng Giám Mục Fisher nhắc đến “Con đường Đồng nghị” ở Đức: “Tôi nghĩ các cuộc hội nghị của Giáo Hội cần lưu ý tới nguy cơ tạo nên những hoài mong không có thực. Đây là một vấn đề đối với con đường đồng nghị ở Đức và cũng là một vấn đề đối với công đồng toàn thể của Úc. Nếu cô nói với thế giới, mọi điều có đó để mình nắm lấy, cô được nói bất cứ điều gì cô muốn nói, bất cứ điều gì cũng có thể diễn ra; điều đó không đúng. Chúng ta là những người tiếp nhận một truyền thống quí giá, chúng ta có mặc khải của Thiên Chúa, không phải điều gì cũng có đó để nắm giật”.
Ngài nói thêm: “nếu cô cho người ta cảm tưởng một số đề nghị hay thay đổi sắp diễn ra hay có thể diễn ra, nhưng thực tế không thể và không diễn ra, điều đó chỉ gây thêm vỡ mộng ở cuối diễn trình đó, Tôi muốn đi theo con đường có tính xây dựng nhiều hơn".
Phong chức nữ giới
Ngài đặt câu hỏi: “cô có lo là con đường đồng nghị ở Đức hoặc công đồng toàn thể ở Úc sẽ ra quyết lệnh ‘chúng tôi cần việc phong chức cho nữ giới’ không?” Một số người Đức đang công khai nói rằng Giáo Hội sắp sửa chúc lành co các cặp đồng tính hay phong chức cho phụ nữ, trong khi đó đây không phải là điều họ có thể ấn định...”
Ngài cho hay việc phong chức cho phụ nữ là một luận điểm thần học khá phức tạp. “Vì vấn đề không phải là quan điểm của chúng ta về nam nữ, mà đâu là quan điểm của chúng ta về thẩm quyền của truyền thống và đâu là quan điểm của chúng ta về chức linh mục, chức linh mục chứa đựng những gì, và điều gì có thể được chia sẻ hoặc được làm tốt hơn bởi người khác? Chúng ta chưa xem xét sâu xa những khía cạnh này”
Ngài cho rằng, trong khía cạnh này, chúng ta mới chỉ quan tâm, như thế giới duy tục, đến một khía cạnh duy nhất là “anh hay chị có coi người đàn bà bình đẳng với người đàn ông về phẩm giá và giá trị tinh thần hay không?”
Trả lời có hay không cho câu hỏi đó, theo Đức Cha Fisher, chưa giải quyết được vấn đề phong chức cho phụ nữ. Theo ngài, vấn đề này phức tạp đến nỗi “tôi nghĩ chúng ta không ở một vị trí trong lịch sử ngay lúc này để có thể bàn vấn đề này một cách hợp tình hợp lý, công bằng xử lý vấn đề này và do đó công bằng với phụ nữ cũng như nam giới trong Giáo Hội”.
Ngài đề nghị một phương thức có cái nhìn tổng hợp hơn: “Tôi nghĩ nếu cô muốn nói về phụ nữ trong quyền lãnh đạo Giáo Hội, chúng ta cần xem xét mọi phương cách trong đó họ đã lãnh đạo và phục vụ rồi. Tôi muốn nói, tại xứ sở tôi, Giáo Hội của chúng tôi phần lớn đã được các phụ nữ lãnh đạo. Chỉ cần xem liệu chúng tôi đã đánh giá, đã nhìn nhận quyền lãnh đạo ấy đầy đủ chưa”.
Về phương diện ấy, ngài đặt câu hỏi “Người ta gặp Giáo Hội ở đâu? Tại xứ sở tôi, phần lớn ở hai nơi: trong các giáo xứ, nếu họ đi nhà thờ, một điều phần lớn không làm; hoặc họ gặp Giáo Hội ở các trường học, nơi phần lớn người ta gửi con cái của họ đến trường dù họ không đi nhà thờ. Nói chung, các giáo xứ của chúng tôi được nam giới lãnh đạo còn các nhà trường của chúng tôi được lãnh đạo bởi nữ giới. Thành thử nói về việc lãnh đạo các định chế của chúng tôi, thì trong căn bản là 50-50. Nếu cô nhìn vào những nơi khác trong đó người ta có thể gặp Giáo Hội Công Giáo, như các dịch vụ xã hội hay các bệnh viện và các viện y tế, phần lớn được các nữ tu xây dựng và nhiều cơ sở hiện nay do nữ giới lãnh đạo”.
Còn các bộ phận khác trong Giáo Hội như hội đồng tài chánh, hội đồng mục vụ... tại tổng giáo phận Sydney, một phụ nữ hiện đứng đầu ngành truyền thông, một người khác đứng đầu ngành luật pháp, một người khác đứng đầu ngành bảo vệ các tiêu chuẩn chuyên nghiệp, một người làm cố vấn giao tiếp công cộng, một người đứng đầu ngành đại kết và đối thoại liên tôn, một người đứng đầu ngành đời sống tu trì. Có thể nói ít nhất một nửa các ban ngành.
Ngài kết luận “trọng điểm của tôi là tôi nghĩ phụ nữ đã đang lãnh đạo và phục vụ nhiều cách khác nhau, nhưng điều đó chưa được đánh giá, nhìn nhận đầy đủ, tưởng thưởng đầy đủ. Qua nhiều cách khác nhau, người ta vẫn cảm thấy như họ là bậc nhì và bị đối xừ khác nhau”.
Vấn đề ở đây là phong chức, phải chăng họ vẫn cảm thấy là bậc nhì vì các linh mục được tôn giá quá đáng như các nhà lãnh đạo?
Trả lời câu hỏi đó, Đức Cha Fisher cho hay tại Úc, việc tôn giá như thế nay đã giảm. Nhưng vấn đề này cũng giống vấn đề hôn nhân đồng tính. Một phần của vấn đề là cách duy nhất để chúng ta công khai thừa nhận, trân qúi và củng cố một mối liên hệ là cho người ta cưới nhau. Thành thử người ta nghĩ chúng ta phải kết hôn, nếu không, chúng ta không được trân quí, yêu thương và đánh giá cao.
Một điều tương tự cũng đang xẩy ra với việc phong chức cho nữ giới. “Không có cách nào khác, hiển nhiên để đặt danh hiệu ‘cha, đấng đáng kính [reverend]’ hay đặt các y phục đặc biệt hay có các vai trò phụng vụ được ấn định rõ ràng để đánh giá cao và thừa nhận vai trò của phụ nữ trong Giáo Hội. Thế là họ cảm thấy như không được trân qúi. Nhưng có lẽ không phải họ không thực sự được trân qúi, mà chỉ vì họ không thấycung cách thứa nhận và công bố việc này”.
Dĩ nhiên, có chuyện một số nữ tu bị các linh mục khai thác một cách tàn hại, vẫn có thái độ bài phụ nữ và kỳ thị phụ nữ. Nhưng đâu mới thực sự là vấn đề lớn của phụ nữ ngày nay. Theo Đức Cha Fisher “Người đàn bà Công Giáo trung bình lo âu về việc phải sắp đặt (juggle) ra sao việc làm toàn thời gian của mình, các trách nhiệm chăm lo gia đình toàn thời gian, săn sóc con cái và cả cha mẹ già, trong khi vẫn duy trì được ít liên hệ bằng hữu và dành chút thì giờ để nhàn du. Và họ nghĩ, liệu Giáo Hội có giúp gì được tôi trong việc sắp đặt này? Khiến nó dễ xoay sở hơn? Tôi nghĩ đối với phần đông phụ nữ, đây là quan tâm lớn hơn là liệu họ có được phong chức hay không?”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ tạ ơn khánh thành nhà sinh hoạt mục vụ giáo xứ Hòa Tân, Bà Rịa
Martinô Lê Hoàng Vũ
23:04 02/02/2020
“Ước gì mỗi người chúng ta trở nên ánh sáng của Chúa Kitô soi sáng môi trường sống như trường học công sở”.Đó là những lời nhắn nhủ của Linh mục Tổng Đại Diện Giáo phận Bà Rịa trong thánh lễ tại giáo xứ Hòa Tân.
Sáng nay, Chúa Nhật 02.02.2020,lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ, ngày cầu nguyện cho những người sống đời thánh hiến.Tại Giáo xứ Hòa Tân,hạt Xuyên Mộc giáo phận Bà Rịa đã dâng thánh lễ tạ ơn khánh thành làm phép nhà sinh hoạt mục vụ và làm phép tượng Đài Đức Mẹ.
Xem Hình
Vào lúc 9g 30phút,Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm thánh thiện do Linh mục Giuse Võ Công Tiến-Tổng Đại Diện Giáo phận Bà Rịa chủ tế,cùng với quý linh mục liên hệ với giáo xứ,quý linh mục Giáo phận Bà Rịa,Linh mục chánh xứ Gioan Maria Vianney Trần Vũ Hoàng Chương, quý thân hữu và ân nhân xa gần của giáo xứ cùng đông đảo cộng đoàn tham dự.
Trước tiên, Linh mục Tổng Đại Diện giáo phận Bà Rịa làm phép nhà sinh hoat mục vụ, tượng Đài Đức Mẹ tại sân nhà thờ, sau đó là ca nhập lễ bước vào thánh lễ.
Trong phần chia sẻ Tin Mừng, linh mục Tổng đại diện quảng diễn Đức Giêsu mang lại ánh sáng cho trần gian.Đức Giêsu làm người, Ngài đến trong đền thờ để thăm dân Ngài. Trong cuộc gặp gỡ ông Simêon, ông nhận ra Chúa Giêsu Hài Nhi là Ánh Sáng soi chiếu nhân loại,Ngài mang đến ơn cứu độ cho chúng ta,xóa tan bóng tối của tội lỗi, ích kỷ, hẹp hòi.
Sứ mạng là ánh sáng được Chúa Giêsu trao cho Giáo hội và cho mỗi người tín hữu chúng ta.Chúng ta thắp lên trong cuộc đời ánh sáng Tin Mừng của Chúa Kitô, ánh sáng của yêu thương, bình an và tình huynh đệ.Ánh sáng mà chúng ta đón nhận của Đức Kitô là ánh sáng của yêu thương, bao lâu chúng ta sống trong hận thù,chia rẽ,tội lỗi là chúng ta sống trong bóng tối.Chúng ta sống sao để người khác nhận ra chúng ta là ánh sáng của Chúa Kitô.
Trước khi kết thúc thánh lễ,ông chủ tịch HĐMVGX đại diện giáo xứ có những tâm tình tri ân Linh mục tổng đại diện,linh mục chánh xứ, quý linh mục đồng tế, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn tham dự.
Giáo xứ Hòa Tân được thành lập vào năm 1986,thuộc xã Phước Tân, huyện Xyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.với số giáo dân hiện nay là 1.680 người (dân cư: 6.800 người), linh mục chánh xứ Gioan Maria Vianney Trần Vũ Hoàng Chương
Martinô Lê Hoàng Vũ
Sáng nay, Chúa Nhật 02.02.2020,lễ Dâng Chúa Giêsu trong Đền Thờ, ngày cầu nguyện cho những người sống đời thánh hiến.Tại Giáo xứ Hòa Tân,hạt Xuyên Mộc giáo phận Bà Rịa đã dâng thánh lễ tạ ơn khánh thành làm phép nhà sinh hoạt mục vụ và làm phép tượng Đài Đức Mẹ.
Xem Hình
Vào lúc 9g 30phút,Thánh lễ diễn ra trong bầu khí trang nghiêm thánh thiện do Linh mục Giuse Võ Công Tiến-Tổng Đại Diện Giáo phận Bà Rịa chủ tế,cùng với quý linh mục liên hệ với giáo xứ,quý linh mục Giáo phận Bà Rịa,Linh mục chánh xứ Gioan Maria Vianney Trần Vũ Hoàng Chương, quý thân hữu và ân nhân xa gần của giáo xứ cùng đông đảo cộng đoàn tham dự.
Trước tiên, Linh mục Tổng Đại Diện giáo phận Bà Rịa làm phép nhà sinh hoat mục vụ, tượng Đài Đức Mẹ tại sân nhà thờ, sau đó là ca nhập lễ bước vào thánh lễ.
Trong phần chia sẻ Tin Mừng, linh mục Tổng đại diện quảng diễn Đức Giêsu mang lại ánh sáng cho trần gian.Đức Giêsu làm người, Ngài đến trong đền thờ để thăm dân Ngài. Trong cuộc gặp gỡ ông Simêon, ông nhận ra Chúa Giêsu Hài Nhi là Ánh Sáng soi chiếu nhân loại,Ngài mang đến ơn cứu độ cho chúng ta,xóa tan bóng tối của tội lỗi, ích kỷ, hẹp hòi.
Sứ mạng là ánh sáng được Chúa Giêsu trao cho Giáo hội và cho mỗi người tín hữu chúng ta.Chúng ta thắp lên trong cuộc đời ánh sáng Tin Mừng của Chúa Kitô, ánh sáng của yêu thương, bình an và tình huynh đệ.Ánh sáng mà chúng ta đón nhận của Đức Kitô là ánh sáng của yêu thương, bao lâu chúng ta sống trong hận thù,chia rẽ,tội lỗi là chúng ta sống trong bóng tối.Chúng ta sống sao để người khác nhận ra chúng ta là ánh sáng của Chúa Kitô.
Trước khi kết thúc thánh lễ,ông chủ tịch HĐMVGX đại diện giáo xứ có những tâm tình tri ân Linh mục tổng đại diện,linh mục chánh xứ, quý linh mục đồng tế, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn tham dự.
Giáo xứ Hòa Tân được thành lập vào năm 1986,thuộc xã Phước Tân, huyện Xyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.với số giáo dân hiện nay là 1.680 người (dân cư: 6.800 người), linh mục chánh xứ Gioan Maria Vianney Trần Vũ Hoàng Chương
Martinô Lê Hoàng Vũ
Tài Liệu - Sưu Khảo
Linh Mục Tự Tử Và Đôi Điều Suy Gẫm
Linh mục Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
22:50 02/02/2020
Linh Mục Tự Tử Và Đôi Điều Suy Gẫm
Trong giờ cơm tối, một anh em linh mục trong dòng chia sẻ một thông tin chẳng tốt lành chút nào, đó là thông tin về một vị linh mục trẻ thuộc giáo phận Kansas City, bang Missouri, Hoa Kỳ tự tử khi tuổi đời mới có 34. Phản ứng của các anh em trong cộng đoàn là lặng đi trong chốc lát, rồi có nhiều câu hỏi đặt ra: “Lý do tại sao vậy?” “Sao lại như thế được nhỉ?” “Thương quá, một linh mục trẻ.”
Vâng, tin tức về một ai đó tự kết liễu cuộc đời mình thường làm “chấn động” lòng người, nhất là tin một linh mục tự kết thúc cuộc đời mình lại càng khiến cho không chỉ có gia đình, người thân và giáo dân của ngài đau đớn mà khiến bao nhiêu người khác không khỏi bàng hoàng và thắc mắc.
Hôm qua thầy hiệu trưởng của trường đại học Công Giáo Hoa Kỳ cũng báo tin buồn này và xin mọi người cầu nguyện cho vị linh mục trẻ ấy, vì ngài đã từng tốt nghiệp khoa Giáo luật tại trường. Trên lớp tin tức này lại được thảo luận rất nhiều, thậm chí có nhiều câu hỏi cũng được mấy bạn là giáo dân đặt ra: “Là một linh mục tại sao ngài lại có lựa chọn tiêu cực như thế?” “Chẳng phải linh mục này học giáo luật, mà không biết giáo hội phản đối tự tử sao?” Tôi lắng nghe và suy gẫm rất nhiều về những câu hỏi mà mọi người đặt ra. Và nhân tiện, hôm nay là Ngày Đời Sống Thánh Hiến, tôi mạo muội viết vài dòng chia sẻ để mọi người chúng ta cùng suy nghĩ.
Tự sát, lỗi phạm nặng nề.
Vâng, nói đến vấn đề tự tử, đức tin của Giáo Hội Công Giáo dạy trong giáo luật số 2281, rằng: “Tự sát nghịch với khuynh hướng tự nhiên muốn bảo tồn và kéo dài sự sống của con người. Lỗi phạm nặng nề đến tình yêu chính đáng đối với bản thân.” Đối với tác hại và ảnh hưởng của tự tử, điều luật này còn giải thích thêm: “Tự sát còn xúc phạm đến tình yêu đối với người thân cận vì nó cắt đứt một cách bất công những mối dây liên đới với gia đình, quốc gia và nhân loại mà chúng ta có trách nhiệm.”
Như thế, nếu xét theo giáo luật, việc tự sát của bất cứ người nào, không kể linh mục hay giáo dân, đều là “đối nghịch với tình yêu của Thiên Chúa hằng sống.” Tuy nhiên, cũng giống như nhiều người đặt câu hỏi: “tại sao vị linh mục trẻ này lại chọn cái chết?” hay “liệu người tự kết liễu đời mình có được rỗi linh hồn không?” Tôi cố gắng tìm thêm thông tin để biết tại sao ngài lại tự tử hay trước khi kết liễu đời mình, ngài có để lại hoặc viết ra lời trăn trối nào không, nhưng tôi không có được thông tin nào khác liên quan.
Quả nhiên, việc không cung cấp thêm thông tin là quyền của Giáo phận và gia đình ngài, hơn nữa việc xét đoán về phần rỗi của vị linh mục trẻ này cũng không phải là mục đích của bài viết, vì chúng ta không phải là quan án. Chúng ta biết rằng chỉ có Thiên Chúa mới có quyền phán xét trên mỗi con người. Bài này chỉ muốn nhấn mạnh một điều, rằng chúng ta cần tiếp tục hy vọng vào Chúa, vào tình thương và lòng từ bi của Ngài, vì giáo luật số 2283 còn dạy rằng: “Ta không được tuyệt vọng về phần rỗi đời đời của những người tự tử. Thiên Chúa có thể thu xếp cho họ có cơ hội sám hối để được ơn tha thứ, bằng những đường lối mà chỉ một mình Người biết.” Về phần chúng ta, cần tiếp tục cầu nguyện cho vị linh mục trẻ này, cho gia đình và giáo dân của ngài, vì giáo luật còn viết thêm: “Hội Thánh vẫn cầu nguyện cho những người hủy hoại mạng sống mình.”
Cầu nguyện vì sự mong manh của kiếp người
Thông tin về tự tử của linh mục này khiến tôi còn có thếm suy nghĩ, rằng sự sống con người thật là mong manh. Tất cả mọi người, kể cả các linh mục, đã là con người, sự sống của họ cũng rất mong manh. Vâng, các linh mục cũng là con người da trần mắt thịt, các linh mục cũng có “hỷ-nổ-ái-ố”. Tức là các ngài cũng có những biểu hiện về sự “vui mừng”, “phẫn nộ”, “yêu thương” và “ghen ghét” như bao nhiêu người đang có. Trên thực tế, các linh mục lại được kỳ vọng nhiều hơn so với những ai khác. Linh mục được kỳ vọng từ lời nói đến hành động, sống làm sao để trở thành tấm gương cho nhiều người chung quanh noi theo. Hơn nữa, linh mục không được tỏ ra yếu đuối hoặc đau buồn hay những biểu hiện tiêu cực khác trước mặt mọi người.
Thật là bất công, thời đại ngày hôm nay, các linh mục lại là đối tượng thường bị dò xét, thậm chí còn bị chê bai về khả năng ăn nói, khả năng giảng dạy hay nghệ thuật giao tiếp. Linh mục thời nay không chỉ được mời gọi chăm sóc đời sống tâm linh của các tín hữu, mà còn được giao cho quyền quản lý việc này việc kia, như việc dạy học, mục vụ bệnh viện, mục vụ quân đội, kiếm tiền để xây dựng giáo xứ và nhiều công việc mục vụ xã hội khác. Vì thế, linh mục thời nay không có nhiều thời gian để cầu nguyện, để suy niệm Lời Chúa. Linh mục thời nay vì thế thường dễ bị hiểu nhầm và chịu nhiều áp lực. Tóm lại, người ta coi linh mục như một chuyên gia hoặc người làm công trả lương vậy, chứ không thấy sự thánh thiêng trong sứ vụ của các ngài.
Linh mục ngày nay còn được truyền thông “quan tâm” và theo dõi sát sao để tìm cách phóng đại hoặc lên án những tương quan mà họ cho là “bất thường” của các ngài với nữ giới, với trẻ vị thành niên, thậm chí với cả nam giới. Vì những xoi mói này mà khiến các ngài phải giữ khoảng cách “an toàn tuyệt đối,” sống mất tự nhiên, thậm chí còn sợ hãi khi tiếp xúc với giáo dân. Bởi thế, linh mục thời nay có xu huống sống “nề nếp” nếu không muốn nói là khép kín với giáo dân, sau thánh lễ, các ngài trở về phòng hoặc tránh né các giờ sinh hoạt có tính cộng đồng, thậm chí trong cách cư xử luôn tìm cách “làm đẹp lòng giáo dân” hay từ chối góp ý hay nói lên sự thật.
Cầu nguyện khi gặp áp lực
Với tư cách là một linh mục, tôi hy vọng các anh em linh mục khác cũng cảm nghiệm được bài học, rằng chúng ta được gọi trở thành một linh mục, không nên sống chỉ để được người khác yêu thích hay được ưu ái cách riêng, mà sống là để làm chứng cho Thiên Chúa tình yêu. Tôi rất thích lời của Đức Hồng Y Beniamino Stella Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, khi trả lời Vatican News, ngài nói: “Thật ra, trong thực tế, trong Giáo hội, đại đa số các linh mục làm việc hiến dâng cuộc sống của họ cách quảng đại, sử dụng năng lực tốt nhất để loan báo Tin Mừng và chăm sóc dân Chúa, và dành thời gian cho những người có hoàn cảnh khó khăn, cho người trẻ, người già, các bệnh nhân, người nghèo.” (Vatican News 3/12/2019)
Lời của Đức Hồng Y Stella nhắn nhủ chúng ta, là tiếp tục làm việc trong khiêm tốn và quảng đại theo khả năng của mình. Nếu khi bị hiểu nhầm hay phải chịu nhiều áp lực, chúng ta cần tìm đến sự cầu nguyện. Vì cầu nguyện sẽ giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng, cầu nguyện sẽ giúp cho thân thể, tâm trí và linh hồn chúng ta được vững mạnh trở lại, hầu giúp chúng ta tiếp tục hoàn tất sứ vụ mà Chúa dành cho chúng ta.
Là linh mục, chúng ta cần khiêm tốn cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn khôn ngoan để thấu hiểu được những yếu đuối và mỏng dòn của chúng ta, đồng thời cũng xin ơn can đảm để chúng ta chấp nhận những yếu đuối đó, nhằm thăng tiến đời sống chứng nhân của chúng ta. Không ai chối cãi, khi đức tin của chúng ta trở nên yếu đuối, khiến chúng ta càng trở nên sợ hãi, thất vọng và chán chường về sứ vụ của chúng ta. Chúa muốn chúng ta tiếp tục giữ tương quan mật thiết với Ngài. Chúa muốn chúng ta luôn nhớ rằng chúng ta thuộc về Chúa vì Ngài không phải là Chúa của sự sợ hãi mà là Chúa của khoan dung và tha thứ.
Là linh mục, chúng ta không phải được gọi để sống cô lập hay một mình đương đầu với khó khăn, nhưng chúng ta được gọi để thiết lập tương quan mật thiết với anh chị em, với các anh em linh mục, các tu sĩ, với bề trên và những người thân cận với chúng ta. Chúng nên dành nhiều thời gian để giao tế, để chia sẻ, để lắng nghe những tâm tình và ý kiến của anh chị em của chúng ta.
Là giáo dân hãy đồng hành và nâng đỡ các linh mục
Sứ vụ của linh mục là được phục vụ và hướng dẫn giáo dân, nhất là hướng dẫn về mặt đức tin và tinh thần. Thánh Gioan Vianey nói với chúng ta rằng: “Linh mục là món quà của Thiên Chúa,” là món quà Chúa ban cho anh chị em giáo dân trong lòng Giáo hội. Tôi hy vọng anh chị em giáo dân luôn biết quý trọng và đồng hành với các linh mục của mình và trân quý “món quà” mà Chúa ban cho anh chị em.
Linh mục cũng là con người. Linh mục nhiều lúc cũng có nhiều thiếu sót. Như đã đề cập trên đây, linh mục ngày nay đang phải chịu nhiều áp lực về đời sống tâm linh, xã hội và tương quan với mọi giới. Các giáo dân hãy học thông cảm với những áp lực và thiếu sót của các linh mục. Tôi nhớ lời của Đức Giám Mục Robert Barren, viết trong cuốn “Letter to a Suffering Church” (Bức Thư Viết Cho Một Giáo Hội Chịu Đau Khổ”, rằng khi thế giới này đang có xu sướng tìm cách đánh phá Giáo hội, khi mà truyền thông và thế tục đang dò xét và tấn công các chủ chăn của mình, giáo dân không nên chọn cách phàn nàn, lên án hay bỏ Giáo hội mà đi, nhưng hãy ở lại trong Giáo hội, đồng hành với các vị chủ chăn của mình để bảo vệ Giáo hội và để chống lại thê lực bão tàn.
Vâng, tôi muốn mượn lời Đức Hồng Y Stella để mời gọi anh chị em: “Giáo dân chúng ta không nên đòi hỏi các linh mục chúng ta cung cấp và hay ứng những nhu cầu của chúng ta như một cái máy ban phát các dịch vụ thánh. Nhưng hãy yêu mến, đồng hành và nâng đỡ các linh mục của mình.” (Vatican News 3/12/2019) Hãy dành cho các ngài những lời khen khi các ngài nỗ lực làm việc, hãy góp ý một cách chân thành và đúng lúc, đúng chỗ và đúng mực mỗi khi các ngài có những thiếu sót.
Tôi tin rằng, khi các linh mục cảm nghiệm được tình thương mến, sự động viên và ý kiến xây dựng của anh chị em giáo dân, thì đời sống dâng hiến của các ngài sẽ trở nên vui tươi hơn, cuộc sống có nhiều “màu sắc” hơn. Tôi tin rằng khi các linh mục cảm thấy được trong sự yếu đuối và mỏng dòn của kiếp người, nếu được giáo dân mình đồng hành và nâng đỡ thì các ngài sẽ không bao giờ bỏ cuộc, mà luôn tìm ra những lối thoát và phương cách để vượt qua những thử thách và khó khăn đó. Như thế, nỗi đau về việc linh mục tự tử sẽ không bao giờ ở lại bên tai.
Ngày Lễ Thánh Hiến, 02 tháng 02 năm 2020
Linh mục Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
Trong giờ cơm tối, một anh em linh mục trong dòng chia sẻ một thông tin chẳng tốt lành chút nào, đó là thông tin về một vị linh mục trẻ thuộc giáo phận Kansas City, bang Missouri, Hoa Kỳ tự tử khi tuổi đời mới có 34. Phản ứng của các anh em trong cộng đoàn là lặng đi trong chốc lát, rồi có nhiều câu hỏi đặt ra: “Lý do tại sao vậy?” “Sao lại như thế được nhỉ?” “Thương quá, một linh mục trẻ.”
Vâng, tin tức về một ai đó tự kết liễu cuộc đời mình thường làm “chấn động” lòng người, nhất là tin một linh mục tự kết thúc cuộc đời mình lại càng khiến cho không chỉ có gia đình, người thân và giáo dân của ngài đau đớn mà khiến bao nhiêu người khác không khỏi bàng hoàng và thắc mắc.
Hôm qua thầy hiệu trưởng của trường đại học Công Giáo Hoa Kỳ cũng báo tin buồn này và xin mọi người cầu nguyện cho vị linh mục trẻ ấy, vì ngài đã từng tốt nghiệp khoa Giáo luật tại trường. Trên lớp tin tức này lại được thảo luận rất nhiều, thậm chí có nhiều câu hỏi cũng được mấy bạn là giáo dân đặt ra: “Là một linh mục tại sao ngài lại có lựa chọn tiêu cực như thế?” “Chẳng phải linh mục này học giáo luật, mà không biết giáo hội phản đối tự tử sao?” Tôi lắng nghe và suy gẫm rất nhiều về những câu hỏi mà mọi người đặt ra. Và nhân tiện, hôm nay là Ngày Đời Sống Thánh Hiến, tôi mạo muội viết vài dòng chia sẻ để mọi người chúng ta cùng suy nghĩ.
Tự sát, lỗi phạm nặng nề.
Vâng, nói đến vấn đề tự tử, đức tin của Giáo Hội Công Giáo dạy trong giáo luật số 2281, rằng: “Tự sát nghịch với khuynh hướng tự nhiên muốn bảo tồn và kéo dài sự sống của con người. Lỗi phạm nặng nề đến tình yêu chính đáng đối với bản thân.” Đối với tác hại và ảnh hưởng của tự tử, điều luật này còn giải thích thêm: “Tự sát còn xúc phạm đến tình yêu đối với người thân cận vì nó cắt đứt một cách bất công những mối dây liên đới với gia đình, quốc gia và nhân loại mà chúng ta có trách nhiệm.”
Như thế, nếu xét theo giáo luật, việc tự sát của bất cứ người nào, không kể linh mục hay giáo dân, đều là “đối nghịch với tình yêu của Thiên Chúa hằng sống.” Tuy nhiên, cũng giống như nhiều người đặt câu hỏi: “tại sao vị linh mục trẻ này lại chọn cái chết?” hay “liệu người tự kết liễu đời mình có được rỗi linh hồn không?” Tôi cố gắng tìm thêm thông tin để biết tại sao ngài lại tự tử hay trước khi kết liễu đời mình, ngài có để lại hoặc viết ra lời trăn trối nào không, nhưng tôi không có được thông tin nào khác liên quan.
Quả nhiên, việc không cung cấp thêm thông tin là quyền của Giáo phận và gia đình ngài, hơn nữa việc xét đoán về phần rỗi của vị linh mục trẻ này cũng không phải là mục đích của bài viết, vì chúng ta không phải là quan án. Chúng ta biết rằng chỉ có Thiên Chúa mới có quyền phán xét trên mỗi con người. Bài này chỉ muốn nhấn mạnh một điều, rằng chúng ta cần tiếp tục hy vọng vào Chúa, vào tình thương và lòng từ bi của Ngài, vì giáo luật số 2283 còn dạy rằng: “Ta không được tuyệt vọng về phần rỗi đời đời của những người tự tử. Thiên Chúa có thể thu xếp cho họ có cơ hội sám hối để được ơn tha thứ, bằng những đường lối mà chỉ một mình Người biết.” Về phần chúng ta, cần tiếp tục cầu nguyện cho vị linh mục trẻ này, cho gia đình và giáo dân của ngài, vì giáo luật còn viết thêm: “Hội Thánh vẫn cầu nguyện cho những người hủy hoại mạng sống mình.”
Cầu nguyện vì sự mong manh của kiếp người
Thông tin về tự tử của linh mục này khiến tôi còn có thếm suy nghĩ, rằng sự sống con người thật là mong manh. Tất cả mọi người, kể cả các linh mục, đã là con người, sự sống của họ cũng rất mong manh. Vâng, các linh mục cũng là con người da trần mắt thịt, các linh mục cũng có “hỷ-nổ-ái-ố”. Tức là các ngài cũng có những biểu hiện về sự “vui mừng”, “phẫn nộ”, “yêu thương” và “ghen ghét” như bao nhiêu người đang có. Trên thực tế, các linh mục lại được kỳ vọng nhiều hơn so với những ai khác. Linh mục được kỳ vọng từ lời nói đến hành động, sống làm sao để trở thành tấm gương cho nhiều người chung quanh noi theo. Hơn nữa, linh mục không được tỏ ra yếu đuối hoặc đau buồn hay những biểu hiện tiêu cực khác trước mặt mọi người.
Thật là bất công, thời đại ngày hôm nay, các linh mục lại là đối tượng thường bị dò xét, thậm chí còn bị chê bai về khả năng ăn nói, khả năng giảng dạy hay nghệ thuật giao tiếp. Linh mục thời nay không chỉ được mời gọi chăm sóc đời sống tâm linh của các tín hữu, mà còn được giao cho quyền quản lý việc này việc kia, như việc dạy học, mục vụ bệnh viện, mục vụ quân đội, kiếm tiền để xây dựng giáo xứ và nhiều công việc mục vụ xã hội khác. Vì thế, linh mục thời nay không có nhiều thời gian để cầu nguyện, để suy niệm Lời Chúa. Linh mục thời nay vì thế thường dễ bị hiểu nhầm và chịu nhiều áp lực. Tóm lại, người ta coi linh mục như một chuyên gia hoặc người làm công trả lương vậy, chứ không thấy sự thánh thiêng trong sứ vụ của các ngài.
Linh mục ngày nay còn được truyền thông “quan tâm” và theo dõi sát sao để tìm cách phóng đại hoặc lên án những tương quan mà họ cho là “bất thường” của các ngài với nữ giới, với trẻ vị thành niên, thậm chí với cả nam giới. Vì những xoi mói này mà khiến các ngài phải giữ khoảng cách “an toàn tuyệt đối,” sống mất tự nhiên, thậm chí còn sợ hãi khi tiếp xúc với giáo dân. Bởi thế, linh mục thời nay có xu huống sống “nề nếp” nếu không muốn nói là khép kín với giáo dân, sau thánh lễ, các ngài trở về phòng hoặc tránh né các giờ sinh hoạt có tính cộng đồng, thậm chí trong cách cư xử luôn tìm cách “làm đẹp lòng giáo dân” hay từ chối góp ý hay nói lên sự thật.
Cầu nguyện khi gặp áp lực
Với tư cách là một linh mục, tôi hy vọng các anh em linh mục khác cũng cảm nghiệm được bài học, rằng chúng ta được gọi trở thành một linh mục, không nên sống chỉ để được người khác yêu thích hay được ưu ái cách riêng, mà sống là để làm chứng cho Thiên Chúa tình yêu. Tôi rất thích lời của Đức Hồng Y Beniamino Stella Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ, khi trả lời Vatican News, ngài nói: “Thật ra, trong thực tế, trong Giáo hội, đại đa số các linh mục làm việc hiến dâng cuộc sống của họ cách quảng đại, sử dụng năng lực tốt nhất để loan báo Tin Mừng và chăm sóc dân Chúa, và dành thời gian cho những người có hoàn cảnh khó khăn, cho người trẻ, người già, các bệnh nhân, người nghèo.” (Vatican News 3/12/2019)
Lời của Đức Hồng Y Stella nhắn nhủ chúng ta, là tiếp tục làm việc trong khiêm tốn và quảng đại theo khả năng của mình. Nếu khi bị hiểu nhầm hay phải chịu nhiều áp lực, chúng ta cần tìm đến sự cầu nguyện. Vì cầu nguyện sẽ giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng, cầu nguyện sẽ giúp cho thân thể, tâm trí và linh hồn chúng ta được vững mạnh trở lại, hầu giúp chúng ta tiếp tục hoàn tất sứ vụ mà Chúa dành cho chúng ta.
Là linh mục, chúng ta cần khiêm tốn cầu xin Chúa ban cho chúng ta ơn khôn ngoan để thấu hiểu được những yếu đuối và mỏng dòn của chúng ta, đồng thời cũng xin ơn can đảm để chúng ta chấp nhận những yếu đuối đó, nhằm thăng tiến đời sống chứng nhân của chúng ta. Không ai chối cãi, khi đức tin của chúng ta trở nên yếu đuối, khiến chúng ta càng trở nên sợ hãi, thất vọng và chán chường về sứ vụ của chúng ta. Chúa muốn chúng ta tiếp tục giữ tương quan mật thiết với Ngài. Chúa muốn chúng ta luôn nhớ rằng chúng ta thuộc về Chúa vì Ngài không phải là Chúa của sự sợ hãi mà là Chúa của khoan dung và tha thứ.
Là linh mục, chúng ta không phải được gọi để sống cô lập hay một mình đương đầu với khó khăn, nhưng chúng ta được gọi để thiết lập tương quan mật thiết với anh chị em, với các anh em linh mục, các tu sĩ, với bề trên và những người thân cận với chúng ta. Chúng nên dành nhiều thời gian để giao tế, để chia sẻ, để lắng nghe những tâm tình và ý kiến của anh chị em của chúng ta.
Là giáo dân hãy đồng hành và nâng đỡ các linh mục
Sứ vụ của linh mục là được phục vụ và hướng dẫn giáo dân, nhất là hướng dẫn về mặt đức tin và tinh thần. Thánh Gioan Vianey nói với chúng ta rằng: “Linh mục là món quà của Thiên Chúa,” là món quà Chúa ban cho anh chị em giáo dân trong lòng Giáo hội. Tôi hy vọng anh chị em giáo dân luôn biết quý trọng và đồng hành với các linh mục của mình và trân quý “món quà” mà Chúa ban cho anh chị em.
Linh mục cũng là con người. Linh mục nhiều lúc cũng có nhiều thiếu sót. Như đã đề cập trên đây, linh mục ngày nay đang phải chịu nhiều áp lực về đời sống tâm linh, xã hội và tương quan với mọi giới. Các giáo dân hãy học thông cảm với những áp lực và thiếu sót của các linh mục. Tôi nhớ lời của Đức Giám Mục Robert Barren, viết trong cuốn “Letter to a Suffering Church” (Bức Thư Viết Cho Một Giáo Hội Chịu Đau Khổ”, rằng khi thế giới này đang có xu sướng tìm cách đánh phá Giáo hội, khi mà truyền thông và thế tục đang dò xét và tấn công các chủ chăn của mình, giáo dân không nên chọn cách phàn nàn, lên án hay bỏ Giáo hội mà đi, nhưng hãy ở lại trong Giáo hội, đồng hành với các vị chủ chăn của mình để bảo vệ Giáo hội và để chống lại thê lực bão tàn.
Vâng, tôi muốn mượn lời Đức Hồng Y Stella để mời gọi anh chị em: “Giáo dân chúng ta không nên đòi hỏi các linh mục chúng ta cung cấp và hay ứng những nhu cầu của chúng ta như một cái máy ban phát các dịch vụ thánh. Nhưng hãy yêu mến, đồng hành và nâng đỡ các linh mục của mình.” (Vatican News 3/12/2019) Hãy dành cho các ngài những lời khen khi các ngài nỗ lực làm việc, hãy góp ý một cách chân thành và đúng lúc, đúng chỗ và đúng mực mỗi khi các ngài có những thiếu sót.
Tôi tin rằng, khi các linh mục cảm nghiệm được tình thương mến, sự động viên và ý kiến xây dựng của anh chị em giáo dân, thì đời sống dâng hiến của các ngài sẽ trở nên vui tươi hơn, cuộc sống có nhiều “màu sắc” hơn. Tôi tin rằng khi các linh mục cảm thấy được trong sự yếu đuối và mỏng dòn của kiếp người, nếu được giáo dân mình đồng hành và nâng đỡ thì các ngài sẽ không bao giờ bỏ cuộc, mà luôn tìm ra những lối thoát và phương cách để vượt qua những thử thách và khó khăn đó. Như thế, nỗi đau về việc linh mục tự tử sẽ không bao giờ ở lại bên tai.
Ngày Lễ Thánh Hiến, 02 tháng 02 năm 2020
Linh mục Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
VietCatholic TV
Tiến trình công nghị tại Đức khai mạc giữa các cuộc biểu tình đòi phong chức linh mục cho phụ nữ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:15 02/02/2020
Hôm 30 tháng Giêng, phiên khoáng đại đầu tiên của tiến trình công nghị tại Đức đã diễn ra giữa các cuộc biểu tình đòi phong chức linh mục cho phụ nữ. Vang vọng những yêu sách của những người biểu tình, Đức Hồng Y Reinhard Marx, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã kêu gọi Giáo Hội phải dành cho phụ nữ và giáo dân những vai trò lớn hơn trong quá trình đưa ra các quyết định của Giáo Hội. Vị Hồng Y người Đức nói rằng: “Tôi không thể tưởng tượng được trong tương lai, 200 người đàn ông cứ ngồi cùng nhau tại một hội nghị và tự mình thảo luận về Giáo hội. Đó không phải là một điều tốt.”
Một hội nghị gồm 230 tham dự viên đã diễn ra tại Frankfurt từ ngày 30 tháng Giêng cho đến mùng 1 tháng Hai đánh dấu sự khởi đầu chính thức của tiến trình công nghị tại Đức. Đó là một giai đoạn thảo luận kéo dài hai năm bao gồm 115 thành viên do Hội Đồng Giám Mục Đức cử ra, và 115 giáo dân trong tổ chức Ủy ban Trung Ương Công Giáo Đức, gọi tắt là ZdK. Bốn chủ đề chính sẽ được mang ra thảo luận là cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, đời sống linh mục, đạo đức tình dục và vị trí của phụ nữ trong Giáo hội.
Đức Hồng Y Marx nói trong một cuộc phỏng vấn cho các tờ báo Công Giáo Đức rằng ngài muốn thấy kết quả rõ ràng từ quá trình này. “Tiến trình công nghị không nên kết thúc mà không đi đến đâu, mà nên đạt được những kết quả hoặc các phiếu bầu rõ ràng nhất có thể. Và nếu hai phần ba số giám mục đồng ý với những điều có thể được quy định ở Đức, thì các ngài có thể thực hiện những điều đó.”
Tưởng cũng nên nhắc lại, hôm 4 tháng 9, năm ngoái 2019, Đức Cha Juan Ignacio Arrieta Ochoa, tổng thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng Về Giải Thích Các Văn Bản Luật đã bác bỏ khả năng tiến trình công nghị ở Đức có thể có một hiệu quả ràng buộc nào đó, và lưu ý rằng các giám mục phải thực thi thẩm quyền của mình trong tình hiệp nhất với Đức Thánh Cha và phải tùng phục quyền bính của ngài.
Đức Cha Arrieta giải thích rằng các hội đồng giám mục không phải là các định chế tự trị, nhưng phải tùng phục thẩm quyền của Bộ Giám Mục vì họ có nghĩa vụ tùng phục Đức Giáo Hoàng.
“Các giám mục, các công nghị của các ngài, và Hội Đồng Giám Mục thuộc thẩm quyền của Bộ Giám Mục,” Đức Cha Arrieta nói.
“Liên hệ này là trực tiếp; các ngài phải tùng phục Đức Giáo Hoàng, nhưng thông qua Bộ Giám Mục. Theo một đường lối gián tiếp, ổn định, và ủy thác, Đức Thánh Cha yêu cầu các ngài tuân theo các chỉ dẫn của Bộ Giám Mục”.
Về vấn đề gây tranh cãi nhất, là khả thể phong chức linh mục cho phụ nữ, Hồng Y Marx thừa nhận rằng Giáo hội Đức không thể bác bỏ tuyên bố năm 1994 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II rằng Giáo hội không có thẩm quyền để phong chức cho phụ nữ. Tuy nhiên, Hồng Y Marx cho rằng các Giám Mục Đức có quyền được suy tư thêm về vấn đề này.
Chủ tịch ZdK Thomas Sternberg đã bác bỏ ý kiến cho rằng việc phong chức linh mục cho phụ nữ sẽ khiến Giáo hội Đức tách khỏi tình hiệp thông với Rôma.
Tuy nhiên, có những tiếng nói trong Giáo Hội Đức kêu gọi một sự thận trọng lớn hơn. Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Köln nói rằng việc lựa chọn những người tham gia thảo luận là một chiều và kêu gọi một cuộc trao đổi cân bằng trong đó tất cả các tiếng nói trong Giáo hội đều có thể được nghe thấy. Ở Đức có rất nhiều tổ chức, và phong trào giáo dân Công Giáo. Tại sao chỉ có ZdK được mời với tỷ lệ lên đến 50% số tham dự viên? Sắp xếp này bị nhiều người lên án là một trò dân chủ giả hiệu, một thủ đoạn chính trị thường được cộng sản Đông Đức áp dụng. Thực tế là yêu sách đòi phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, công nhận và chúc lành cho các kết hiệp đồng tính của ZdK là hoàn toàn phù hợp với chương trình nghị sự của Hồng Y Marx.
Bên cạnh đó còn có những tiếng nói lừng khừng. Giám Mục Gerhard Feige của giáo phận Magdeburg, là một ví dụ tiêu biểu. Ngài cổ vũ rất mạnh cho việc phong chức linh mục cho phụ nữ. Tháng Giêng năm ngoái, 2019, Đức Cha Feige nói việc phong chức linh mục cho phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo chỉ là vấn đề sớm muộn, và xu thế bãi bỏ luật độc thân linh mục là không thể đảo ngược.
Tuy nhiên, tháng Giêng năm nay, Đức Cha Feige, người đứng đầu ủy ban đại kết của Hội Đồng Giám Mục Đức, lại lên tiếng hoài nghi về đề nghị cho phép người Tin Lành được rước lễ trong các nhà thờ Công Giáo. Nghiêm trọng hơn, ngài còn thắc mắc tại sao trong tiến trình công nghị, tình hình tài chính của Giáo hội Đức không được đưa ra thảo luận. Mặc dù số người tham dự thánh lễ tiếp tục suy giảm, và số tín hữu bỏ đạo càng ngày càng tăng, Giáo hội Đức vẫn cực kỳ giàu có do chính sách 9% thuế cho Giáo Hội của chính phủ Đức. Theo Đức Cha Feige, trong khi giáo triều Rôma đang thâm thủng ngân sách, chỉ một tổng giáo phận Munich của Hồng Y Marx mà thôi đã có ngân sách gấp 3 lần ngân sách của giáo triều Rôma. Trên quan điểm hoàn vũ, thực tế này là vô lý.
Một hội nghị gồm 230 tham dự viên đã diễn ra tại Frankfurt từ ngày 30 tháng Giêng cho đến mùng 1 tháng Hai đánh dấu sự khởi đầu chính thức của tiến trình công nghị tại Đức. Đó là một giai đoạn thảo luận kéo dài hai năm bao gồm 115 thành viên do Hội Đồng Giám Mục Đức cử ra, và 115 giáo dân trong tổ chức Ủy ban Trung Ương Công Giáo Đức, gọi tắt là ZdK. Bốn chủ đề chính sẽ được mang ra thảo luận là cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, đời sống linh mục, đạo đức tình dục và vị trí của phụ nữ trong Giáo hội.
Đức Hồng Y Marx nói trong một cuộc phỏng vấn cho các tờ báo Công Giáo Đức rằng ngài muốn thấy kết quả rõ ràng từ quá trình này. “Tiến trình công nghị không nên kết thúc mà không đi đến đâu, mà nên đạt được những kết quả hoặc các phiếu bầu rõ ràng nhất có thể. Và nếu hai phần ba số giám mục đồng ý với những điều có thể được quy định ở Đức, thì các ngài có thể thực hiện những điều đó.”
Tưởng cũng nên nhắc lại, hôm 4 tháng 9, năm ngoái 2019, Đức Cha Juan Ignacio Arrieta Ochoa, tổng thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng Về Giải Thích Các Văn Bản Luật đã bác bỏ khả năng tiến trình công nghị ở Đức có thể có một hiệu quả ràng buộc nào đó, và lưu ý rằng các giám mục phải thực thi thẩm quyền của mình trong tình hiệp nhất với Đức Thánh Cha và phải tùng phục quyền bính của ngài.
Đức Cha Arrieta giải thích rằng các hội đồng giám mục không phải là các định chế tự trị, nhưng phải tùng phục thẩm quyền của Bộ Giám Mục vì họ có nghĩa vụ tùng phục Đức Giáo Hoàng.
“Các giám mục, các công nghị của các ngài, và Hội Đồng Giám Mục thuộc thẩm quyền của Bộ Giám Mục,” Đức Cha Arrieta nói.
“Liên hệ này là trực tiếp; các ngài phải tùng phục Đức Giáo Hoàng, nhưng thông qua Bộ Giám Mục. Theo một đường lối gián tiếp, ổn định, và ủy thác, Đức Thánh Cha yêu cầu các ngài tuân theo các chỉ dẫn của Bộ Giám Mục”.
Về vấn đề gây tranh cãi nhất, là khả thể phong chức linh mục cho phụ nữ, Hồng Y Marx thừa nhận rằng Giáo hội Đức không thể bác bỏ tuyên bố năm 1994 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II rằng Giáo hội không có thẩm quyền để phong chức cho phụ nữ. Tuy nhiên, Hồng Y Marx cho rằng các Giám Mục Đức có quyền được suy tư thêm về vấn đề này.
Chủ tịch ZdK Thomas Sternberg đã bác bỏ ý kiến cho rằng việc phong chức linh mục cho phụ nữ sẽ khiến Giáo hội Đức tách khỏi tình hiệp thông với Rôma.
Tuy nhiên, có những tiếng nói trong Giáo Hội Đức kêu gọi một sự thận trọng lớn hơn. Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki của Köln nói rằng việc lựa chọn những người tham gia thảo luận là một chiều và kêu gọi một cuộc trao đổi cân bằng trong đó tất cả các tiếng nói trong Giáo hội đều có thể được nghe thấy. Ở Đức có rất nhiều tổ chức, và phong trào giáo dân Công Giáo. Tại sao chỉ có ZdK được mời với tỷ lệ lên đến 50% số tham dự viên? Sắp xếp này bị nhiều người lên án là một trò dân chủ giả hiệu, một thủ đoạn chính trị thường được cộng sản Đông Đức áp dụng. Thực tế là yêu sách đòi phong chức linh mục cho phụ nữ, bãi bỏ luật độc thân linh mục, công nhận và chúc lành cho các kết hiệp đồng tính của ZdK là hoàn toàn phù hợp với chương trình nghị sự của Hồng Y Marx.
Bên cạnh đó còn có những tiếng nói lừng khừng. Giám Mục Gerhard Feige của giáo phận Magdeburg, là một ví dụ tiêu biểu. Ngài cổ vũ rất mạnh cho việc phong chức linh mục cho phụ nữ. Tháng Giêng năm ngoái, 2019, Đức Cha Feige nói việc phong chức linh mục cho phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo chỉ là vấn đề sớm muộn, và xu thế bãi bỏ luật độc thân linh mục là không thể đảo ngược.
Tuy nhiên, tháng Giêng năm nay, Đức Cha Feige, người đứng đầu ủy ban đại kết của Hội Đồng Giám Mục Đức, lại lên tiếng hoài nghi về đề nghị cho phép người Tin Lành được rước lễ trong các nhà thờ Công Giáo. Nghiêm trọng hơn, ngài còn thắc mắc tại sao trong tiến trình công nghị, tình hình tài chính của Giáo hội Đức không được đưa ra thảo luận. Mặc dù số người tham dự thánh lễ tiếp tục suy giảm, và số tín hữu bỏ đạo càng ngày càng tăng, Giáo hội Đức vẫn cực kỳ giàu có do chính sách 9% thuế cho Giáo Hội của chính phủ Đức. Theo Đức Cha Feige, trong khi giáo triều Rôma đang thâm thủng ngân sách, chỉ một tổng giáo phận Munich của Hồng Y Marx mà thôi đã có ngân sách gấp 3 lần ngân sách của giáo triều Rôma. Trên quan điểm hoàn vũ, thực tế này là vô lý.