Ngày 03-02-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Con chồn và Vườn nho
Thanh Thanh
08:02 03/02/2010
Chuyện ngụ ngôn kể rằng: Một con chồn muốn vào một vườn nho, nhưng vườn nho lại được rào dậu cẩn thận. Tìm được một chỗ trống, nó muốn chui vào nhưng không thể được. Nó mới nghĩ ra một cách: nhịn đói để gầy bớt đi.

Sau mấy ngày nhịn ăn, con chồn chui qua lỗ hổng một cách dễ dàng. Nó vào được trong vườn nho. Sau khi ăn uống no nê, con chồn mới khám phá rằng nó đã trở nên quá mập để có thể chui qua lỗ hổng trở lại. Thế là nó phải tuyệt thực một lần nữa.

Thoát ra khỏi vườn nho, nó nhìn và suy nghĩ: “Hỡi vườn nho, vào trong nhà ngươi để được gì?Bởi vì ta đã đi vào với hai bàn tay không, ta cũng trở ra với hai bàn tay trắng”.

Khi bước vào trong trần thế này, con người muốn mở rộng bàn tay để chiếm trọn mọi sự. Khi nhắm mắt xuôi tay cũng đành phải ra đi với hai bàn tay trắng mà thôi.

………….

Một nhà vua kia trước khi chết dặn rằng: “Lúc chết, khi đặt vào quan tài, thì nhớ khoét hai lỗ và để hai bàn tay của Trẫm ra bên ngoài nhé, để cho mọi người thấy là ta không đem theo được thứ gì cả”.

Ai chẳng biết thế, nhưng không hiểu sao mọi người cứ tích góp thật nhiều. Đến độ phải dành dật, mất cả tình nghĩa, đến cả sát hại lẫn nhau nữa.

Cuộc sống con người đáng lẽ phải hưởng được thật nhiều hạnh phúc, thì lại bận tâm cho sự đời. Lòng trí trở nên rối bời, khắc khoải, chờ đợi, tìm kiếm, nắm giữ, mất đi, buồn khổ, thất vọng, chán đời, trách Chúa.

Thiên Chúa không dựng nên con người để hành hạ, đoạ đày, nhưng là để hưởng, như Ađam Eva xưa. Thế mà con người đâu có hài lòng, lại muốn hơn muốn nữa, cuối cùng chính họ tự làm khổ mình. Và “cái đang có cũng bị lấy đi”. Chúa dạy là:“Hãy làm giàu kho tàng ở trên trời, nơi mối mọt không làm gì được”.

Dường như cái tâm lý chiều sâu cũng là định luật bù trừ thì phải. Xưa nguyên tổ đánh mất, thì nay ta tìm cách lấy lại. Lấy lại bằng bất cứ giá nào. Nên càng cố ra sức tích tích trữ thật nhiều. Và coi đó như một bảo đảm cho đời mình. Và khi con người vất vả gom góp, thì lúc phải chia sẻ, lìa bỏ càng khó và đau xót hơn nhiều.

Thánh Phaolô tông đồ nói: “Thưa anh em, thời gian chẳng còn bao lâu nữa. Vậy từ nay ai có vợ hãy sống như không có; ai khóc lóc hãy làm như không khóc; ai vui mừng như chẳng vui mừng; ai mua sắm hãy làm như không có gì cả; kẻ hưởng dùng của cải đời này, hãy làm như chẳng hưởng. Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi” (1Cr 7,29-30).

Về đạo đức, ta được động viên là hãy làm thật nhiều việc thiện, lập nhiều công đức để được Chúa thưởng công.

Nhưng về mặt tu đức, ta lại được nghe rằng hãy gỡ bỏ mọi thứ hành trang, để mình trở về số không. Số không nguyên tuyền tốt lành thuở ban đầu khi Thiên Chúa dựng nên. Chính lúc này ta thực sự nhận lãnh mọi sự tốt lành Chúa đã sắm sẵn.

Như Đức Giêsu, Ngài có tất cả, nhưng rồi lại tháo gỡ tất cả. Từ là Chúa, quyền uy, oai phong, hoàn hảo, tốt lành, giàu có, đến sức sức khoẻ, thời gian, tài đức, và cuối cùng là sự sống. Ngài đã thực sự trở nên số không khi bị treo trên thập giá. Và chính lúc này, Thiên Chúa Cha tỏ cho biết thế nào là vinh quang, thế nào là tất cả.

Nếu con người biết cái thực thực ảo ảo của thế gian, mà can đảm đi ngang qua tất cả, thì sẽ gặp được Thiên Chúa, Đấng là tất cả.
 
Hãy chèo ra chỗ nước sâu
LM Inhaxiô Trần Ngà
08:04 03/02/2010
Chúa Nhật 5 thường niên (Lc 5, 1- 10)

Tại sao Chúa Giê-su chọn bốn môn đệ đầu tiên trong hàng ngũ những người đánh cá? Đâu là dụng ý của Người? Phải chăng tiêu chí đầu tiên cần cứu xét để tuyển chọn vào đời sống tông đồ là phải dạn dày sương gió, phải sẵn sàng xông xáo giữa biển đời đầy bão tố cuồng phong?

Có lẽ chính vì đã quen chịu nhọc nhằn trên biển cả, nhiều phen đối đầu với bão táp, thách thức với cuồng phong mà Si-mon và các bạn chài của anh đã "lọt vào mắt xanh" của Chúa Giê-su.

Nhưng trước khi kêu gọi Phê-rô và các bạn chài dấn bước vào công cuộc loan báo Tin Mừng đầy gian khổ, Chúa Giê-su muốn dạy cho các anh bài học vỡ lòng. Người truyền cho các anh "hãy chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá” cho dù các anh đang ở trong tâm trạng mệt mỏi chán chường vì phải lao nhọc suốt cả đêm qua mà chẳng bắt được con cá nào.

Dù vậy, Phê-rô và các bạn chài vẫn vâng lời ra khơi buông lưới. Thành quả hôm đó đem lại ngạc nhiên đến sững sờ: cá nhiều đến nỗi gần rách cả lưới và chồng chất đến hai thuyền đầy! Thế là các anh đã học được bài học đầu tiên: Muốn bắt được nhiều 'tôm cá', thì hãy vâng lời Chúa chèo thuyền ra khơi. Về sau nầy, nhờ liên tục “ra khơi” đương đầu với nhiều sóng gió, các tông đồ đã mở rộng Hội Thánh Chúa trên nhiều nước nhiều miền.

Cuộc ra khơi của Chúa Giê-su.

Ngự trên ngai trời mà cứu thế, mà phán dạy loài người, hãy ít ra, dùng các ngôn sứ mà phán dạy, thì 'đỡ khổ' hơn nhiều. Nhưng Ngôi Hai Thiên Chúa đã không làm như thế. Người đã rời bỏ bờ bến an toàn chốn thiên cung, bỏ hết mọi sự lại đằng sau để ra khơi. "Người vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ…" (Philíp 2, 6-7)

Và rồi thay vì yên vị trong Đền Thờ Giê-ru-sa-lem mà giảng dạy hoặc ngồi giảng trong các hội đường vào các ngày sa bát như các Ráp-bi Do Thái, Chúa Giê-su đã xông xáo vào khắp hang cùng ngõ hẻm để loan Tin Mừng: trên triền núi, giữa đồng hoang, bên bờ giếng, bên bờ biển, bờ hồ...

Người đã mạo hiểm đến chỗ nước sâu nhất: sinh ra trong máng cỏ thấp hèn, đến ngụ nhờ nhà người tội lỗi, hoà mình với những người tội lỗi để xin nhận phép rửa bên bờ sông Gio-đan, chịu chết đau thương tủi nhục giữa những tên gian phi trên thập giá, chịu mai táng trong mồ...

Hội Thánh mời gọi ra khơi.

Trong tông thư “Tiến về thiên niên kỷ mới”, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II khẩn thiết kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa trên khắp thế giới hãy 'chèo ra chỗ sâu' (Lc 5, 4) để thả lưới, vì 'một thiên niên kỷ mới đang mở ra trước mặt Hội Thánh như là một biển cả mà chúng ta sẽ mạo hiểm trong đó…' (số 58)

Trong dịp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam triều yết Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II nhân chuyến đi viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô vào ngày 22-1-2002, vị Cha chung của Hội Thánh cũng mời gọi Giáo Hội Việt Nam hãy ra khơi. Ngài ngỏ lời với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: 'Giáo Hội Việt Nam được mời gọi ra khơi: Tôi muốn khích lệ anh em hãy hết sức quan tâm rao giảng Tin Mừng và truyền giáo. ..'

Mới đây, trong sứ điệp nhân ngày thế giới truyền thông lần thứ 44, Đức Thánh Cha Benedicto XVI kêu gọi các linh mục hãy mạnh dạn sử dụng internet (website, blog, các mạng xã hội…) như một mạng lưới thần kỳ bủa khắp không gian truyền thông để thu phục các tâm hồn về với Chúa Ki-tô.

Trước những thao thức của Chúa Giê-su và của Hội Thánh như thế, chúng ta đã làm gì và phải làm gì đây?

Lạy Chúa, con xin thú lỗi với Chúa là con chỉ muốn bám chặt đất bằng cho yên ổn và chẳng hề muốn ra khơi, vì ra khơi thì quá nhọc nhằn, đòi hỏi nhiều hy sinh cố gắng mà đời sống lại rất đỗi bấp bênh và dẫy đầy nguy hiểm.

Thậm chí con cũng không tha thiết “bắt cá” khi “cá” lội đến nhà: Khi có những người tân tòng đến học đạo, con đã hẹn rày hẹn mai mà không sẵn sàng giảng Tin Mừng ngay cho họ. Loan Tin Mừng cho những bản làng gần bên còn chưa được quan tâm thì nói gì đến chuyện ra khơi thả lưới.

Ước gì đời sống ra khơi của Chúa sẽ là một nhắc nhở không ngừng để con noi theo mà dấn bước.

Ước gì tấm gương chèo ra chỗ nước sâu đầy hiểm nguy sóng gió của Đức Thánh Cha và lời mời gọi của Hội Thánh là một thôi thúc liên tục, thúc giục con lên đường đến với anh em con.
 
''Nhưng vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới''
Gioan Lê Quang Vinh
11:00 03/02/2010
Cách đây 60 năm, vào năm 1950, vị Giám Mục thứ sáu của Hội Thánh Công Giáo Việt Nam và là vị Giám Mục Việt nam thứ nhì của giáo phận Bùi Chu được truyền chức, đó là Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi. Khẩu hiệu ngài chọn cho đời Giám Mục của mình chính là câu mà thánh bổn mạng của ngài đã thưa với Đức Giêsu trong Tin Mừng ngày Chúa Nhật thứ năm Quanh Năm C: “In Verbo Tuo, laxabo rete” (Vâng lời Thầy, con thả lưới).

Tông đồ Phêrô không chỉ cảm nhận rằng mình không thể bắt được cá hôm ấy, nhưng còn từ chính kinh nghiệm riêng của ông sau một đêm làm việc vất vả vẫn không thành công, ông đã muốn bỏ cuộc. Chính lúc đó Chúa Giêsu lại truyền cho ông mệnh lệnh hoàn toàn ngược với cảm nhận và kinh nghiệm của một ngư phủ lành nghề.

Cứ sự thường, ông ngư phủ có thể sẽ nói với bác thợ mộc Giêsu rằng Thầy ơi, con có đầy kinh nghiệm, còn Thầy làm thợ mộc sao Thầy biết chỗ nào có cá. Ấy vậy mà Phêrô không chú ý đến nhân thân của Đức Giêsu xét về mặt con người. Con người ngư phủ sành sõi và dày dặn của Phêrô biến mất. Con người thợ mộc Giêsu cũng ẩn đi. Và Phêrô với tư cách một tông đồ nói với Đấng mà ngay lúc ấy ông đã mơ hồ nhận ra là Đấng có uy quyền.

Vâng, có lẽ không phải chỉ sau này khi đến địa hạt Caesare Philippe, Phêrô mới được mạc khải về thần tính của Đức Giêsu. Trong chính lời giảng dạy của Đức Giêsu mà dân chúng chen nhau để nghe (trong đó hẳn là có Simon ngư phủ) và trong chính tiếng gọi nhẹ nhàng mà quả quyết của Đức Giêsu, Phêrô đã nhận ra uy quyền của Người.

Và Phêrô đáp lại mệnh lệnh của Đức Giêsu: "Thưa Thầy, chúng con đã vất vả suốt đêm mà không bắt được gì cả. Nhưng vâng lời Thầy, con sẽ thả lưới." Vất vả lắm rồi, thưa thầy, làm sao con đủ sức làm việc mà không nghỉ ngơi. Vất vả mà chẳng bắt được gì thưa thầy, làm sao cứ quăng lưới là có cá ngay được. Có lẽ ông nghĩ thế chăng. Nhưng mà, vâng, nhưng mà Thầy đã nói thì hẳn đó là Lời chân lý và quyền uy. Thế thì, dù có gì đi nữa, nhưng mà vì vâng lời Thầy, con thả lưới.

Niềm tin của Simon Phêrô qua sự kiện này đã là rất mãnh liệt. Câu nói ngắn nhưng lại là lời tuyên xưng niềm tin của ông. Và khi ông kéo mẻ lưới cá đầy hôm ấy đến nỗi như muốn rách cả lưới, thì không chỉ ông thành công, mà mầu nhiệm Nước Trời đã bắt đầu ló dạng.

Mầu nhiệm Nước Trời được mạc khải dần dần qua những sự kiện rất gần gũi với đời sống của một cộng đoàn, một dân tộc và khởi đi từ những đáp trả mau mắn của con người. Lời đáp trả ấy trước hết là do niềm tin và do cái nhìn siêu việt, vượt qua nhãn giới của kiếp người, vượt qua những giới hạn của nghề nghiệp, của hoàn cảnh và những suy tính của sự khôn khéo thông thường của đời người.

Khi Đức Giêsu nói: “Chèo ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá”, thì dường như Simon Phêrô thấy không ổn. Cái khôn khéo thường tình là tránh chỗ sâu, tránh sự xung khắc, tránh phiền toái. Cái khôn khéo con người là cứ nghỉ ngơi cho khoẻ trước, rồi từ từ tính sau, sao cho đỡ phiền luỵ. Cái khôn khéo thường tình còn là bớt ồn ào huyên náo, tránh các phương tiện truyền thông, chỉ để một mình mình lo cho khỏi rắc rối, khỏi người đời dò trước dò sau. Nhưng mà, nhưng mà vì vâng lời Thầy mà con sẽ hành động.

Hành động của Simon Phêrô không phải vì lợi lộc, dù nghề nghiệp của ông đòi phải có kết quả. Hành động ấy của Phêrô là vì sự vâng phục, và cũng vì lòng yêu mến Thầy Giêsu, dù ông chỉ mới gặp gỡ Người. Sau này khi ông thưa với Đức Giêsu “Thầy biết con yêu mến Thầy”, hẳn là ông nhớ đến “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” mà lệnh truyền cùng lời giảng dạy của Người “ngàn năm hồ dễ đã ai quên”.

Chúa Giêsu sinh ra trong một lịch sử và vùng địa lý của một dòng tộc một đất nước có một nền văn hoá rõ rệt. Nền văn hoá ấy gắn liền với hoang mạc, sông hồ và việc chăn nuôi. Những dụ ngôn và hình ảnh Chúa Giêsu dùng để diễn tả Tin Mừng gắn liền với văn hoá ấy. Thế thì chúng ta thử hình dung, giả sử Chúa Giêsu giảng đạo hôm nay ở đất nước này thì lệnh truyền của Người sẽ gắn liền với hình ảnh nào và lời đáp trả của Simon Phêrô “nhưng vâng lời Thầy”, ông sẽ làm gì?

Những nỗ lực xây dựng xã hội công bằng và những đòi hỏi công lý và chân lý vẫn vang lên trong các cộng đoàn. Ưu tư của những vị mục tử nhân dũng và đoàn dân yếu thế đang được thử thách với những nỗ lực phi thường mà chưa thấy kết quả bao nhiêu. Lúc ấy Chúa sẽ nói với Simon Phêrô rằng ông hãy lên tiếng đi. Và ông cũng bảo “Nói gì nữa Thầy ơi, nhưng vâng lời Thầy, in Verbo Tuo…”

Nền văn hoá sự chết đang lan tràn với những khuyến khích cho lối sống không tiết độ và rồi giết chết các mầm sống dễ dàng như giết con kiến nhỏ. Đức Giêsu bảo Simon Phêrô rằng hãy ngăn cản họ đi. “Chúng con đã vất vả nhiều mà có ngăn cản được những hành động phi nhân đâu. Nhưng vâng lời Thầy, in Verbo Tuo…”

Sự chia rẽ lan tràn vì nhiều người ngại khó nhọc, sợ mất ghế, sợ không còn chỗ bám víu. Nhưng Chúa bảo “Thả lưới đi”. Nếu anh còn ngần ngại là anh thiếu lòng tin. Có ai liều mình thả luới cho Nước Trời mà lại thua thiệt, nếu họ vững tin rằng Đức Kytô là Chúa duy nhất của họ. Thưa Thầy, vâng lời Thầy, in Verbo Tuo.

Đức Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Thả lưới cho Người chính là chiếu toả cho muôn dân ánh sáng của Người để thu hút họ đến với Người, chứ không thể soi sáng cho họ bằng thứ ánh sáng mờ ảo của sự yếu hèn và lo âu như đi giữa đêm đen. Và như thế, vâng lời Thầy chính là can đảm ra đi.

Đức Cha Phêrô Maria đã về nhà Cha. Nhưng tấm gương nhân hậu và anh dũng của ngài vẫn chiếu sáng cho người đi sau, và thái độ quả quyết của ngài như thánh Phêrô làm chúng ta ngưỡng mộ. Ước chi không vì bất cứ thế lực nào mà con người hôm nay từ chối lệnh truyền của Chúa, không dám thả lưới hoặc chỉ thả lưới theo lệnh truyền của ai khác ngoài Đấng Cứu độ duy nhất của trần gian.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:53 03/02/2010
NGỒI HƯỞNG THÀNH QUẢ

N2T


Một địa phương nọ ở nước Ái Nhĩ Lan, có một linh mục, một mục sư và một kinh sư Do Thái đang biện bác kịch liệt về thần học. Đột nhiên một thiên sứ xuất hiện và nói:

- “Thiên Chúa sai ta đến chúc phúc cho các vị, các vị sẽ vì hòa bình mà ước nguyện một điều, Thiên Chúa toàn năng nhất định sẽ làm cho ước nguyện của các vị được hoàn thành.”

Mục sư mở miệng nói: “Nguyện cho đạo Công Giáo ở trên đảo Ái Nhĩ Lan này mất tiêu vĩnh viễn, như thế thì vị vua hòa bình có thể ngự đến.”

Vị linh mục tiếp lời: “Nguyện cho Ái Nhĩ Lan thần thánh lại thêm một lần nữa không nhìn thấy bóng dáng một tín đồ Ki-tô nào, như thế thiên hạ sẽ thái bình.”

-“Còn ngài, kinh sư” thiên sứ quay qua hỏi: “Ngài không có ước nguyện nào hay sao ?”

- “Thưa không” kinh sư đáp lời: “Chỉ cần hoàn thành ước nguyện của hai vị giáo sư thần học ấy, thì con rất là vui mừng ạ.”

(Lắng nghe của loài ếch)

Suy tư:

Vị kinh sư Do Thái đã trở thành ngư ông đắc lợi khi hai vị linh mục và mục sư ước nguyện tín đồ mỗi bên đều chết tiệt, bởi vì nếu Chúa thực hiện ý nguyện của hai ông lòng đầy căm thù tôn giáo thờ cùng một Chúa ấy, thì mọi tín hữu công giáo và Tin Lành đều chết, chỉ còn lại tín hữu Do Thái mà thôi...

Thiên Chúa rất nhân từ và luôn thực hiện lời đã hứa, nhưng không phải vì thế mà Ngài luôn nghe lời cầu xin bất nhân của người bất nhân; Ngài rất yêu thương mọi người nhưng không phải vì thế mà Ngài luôn chấp nhận lời cầu xin thất nhân ác đức của những người có lòng ghen ghét anh em đồng loại mình.

Nếu bây giờ Chúa cho các linh mục một lời ước nguyện thì có lẽ sẽ có:

20% ước nguyện lập gia đình.

25% ước nguyện thong dong hoàn tục.

55% ước nguyện tiếp tục ơn gọi làm linh mục của mình.

Và như thế, Giáo Hội của Chúa ở trần gian sẽ càng thêm phát triển bởi những 55% linh mục can đảm ấy. Bởi vì Thiên Chúa vẫn luôn nâng đỡ và ủi an những người can đảm vì lý tưởng phục vụ của mình.

Ước nguyện điều tốt cho mọi tôn giáo chính là xây dựng sự hiệp nhất trong Giáo Hội, bởi vì chính họ cũng là con cái của Thiên Chúa, và là những người cũng sẽ được hưởng nhờ ơn cứu chuộc của Chúa Giê-su nếu họ tin vào Ngài. Bằng không thì ma quỷ sẽ ngồi không hưởng thành quả đấy, ha ha ha...

-------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:56 03/02/2010
N2T


19. Đưa tay ra ăn mày xin giúp đỡ là những người nghèo, nhưng nhận được bố thí là chính Thiên Chúa.

(Thánh Peter Chrysostom)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:58 03/02/2010
N2T


360. Không qua rèn luyện thì khó mà thành tài.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc gặp gỡ toàn quốc các sinh viên Công Giáo Pháp
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:54 03/02/2010
«Thân xác là đền thờ Chúa Thánh Thần» (1 Cor 6, 19) là chủ đề của cuộc gặp gỡ trên phạm vi quốc gia được Hiệp Hội những Kitô hữu tại các trường Đại Học (CGE) tổ chức vào cuối tuần này từ ngày 6 đến ngày 7 tháng hai.

Theo các nhà tổ chức mục đích của cuộc hẹn này nhằm « suy gẫm về những câu hỏi lớn của thời đại chúng ta », « gặp gỡ những sinh viên khác » và « đào sâu đời sống tâm linh cũng như đời sống cộng đoàn tín hữu địa phương ». Ước tính có khoảng 600 đến 800 sinh viên tham dự.

Trong suốt kỳ gặp gỡ này, đề tài về thân xác sẽ được đề cập đến và được nhìn theo khía cạnh nhân chủng học, triết học và thần học.

Các bạn sinh viên được mời gọi suy tư về câu nói của vị Tông Đồ dân ngoại: « Thân xác là đền thờ Chúa Thánh Thần » (1 Cor 6, 19) là đối với những người trẻ liệu nó vẫn còn giá trị, hay đã lỗi thời, mang tính giáo hóa hay có một ý nghĩa đích thực.

Các đề tài thật đa dạng liên quan đến các lãnh vực khác nhau trong đời sống sẽ được giới thiệu trong 14 diễn đàn như: « Thân xác, quảng cáo và phương tiện nghe nhìn: tất cả là khiêu dâm ? »; các công nghệ tân tiến « Facebook, Twitter, tin nhắn điện thoại di động…tương quan trực tiếp và ảo »; « Xét lại luật sinh học » hay còn nữa « Thân xác trong Kinh Thánh » hay « Thân xác, khoái lạc, hưởng thụ, khiết tịnh, ân sủng… ».

Đặc biệt, để làm sáng tỏ những câu hỏi nêu trên, có sự tham gia diễn đàn của hai khuôn mặt tên tuổi: Eric de Rus, triết gia và Mireille Nègre, cựu diễn viên múa Nhà hát Opéra de Paris và là trinh nữ sống thánh hiến. Hai giám mục tại địa bàn là đức cha Robert Le Gall, TGM giáo phận Toulouse cùng đức cha phụ tá Hervé Gaschignard cũng hiện diện trong dịp này.

Được biết có 110 trường thuộc mạng lưới của Hiệp Hội này với gần 3000 sinh viên và 80 tuyên úy đồng hành trong suốt năm học. Dịp gặp gỡ năm ngoái đã thu hút 830 sinh viên và 50 tuyên úy.

(Theo: http://zenit.org/article-23356?l=french )
 
Cựu nghệ sĩ múa nhà hát Opéra de Paris: Không được tôn thờ và cũng chẳng khinh miệt thân xác.
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:55 03/02/2010
«Chúng ta không tôn thờ thân xác, cũng chẳng khinh miệt chúng » đó là thông điệp mà Mireille Nègre, cựu nghệ sĩ múa đầu tiên của Nhà hát nhạc kịch Opéra de Paris, trinh nữ thánh hiến kể từ hơn 25 năm nay sẽ ngỏ ý với các bạn sinh viên Công Giáo trong kỳ gặp gỡ trên phạm vi toàn quốc với chủ đề « Thân xác là đền thờ Chúa Thánh Thần » (1 Cor 6, 19) vào ngày 6 và 7 tháng 2 năm 2010 tại Toulouse, Pháp.

Theo đuổi môn nghệ thuật này ngay từ khi 8 tuổi và ở độ tuổi 14 Mireille Nègre trở nên thành viên chính thức của đội múa ballet của nhà hát Opéra de Paris. Cô đoạt danh hiệu thủ khóa diễn viên múa trong kỳ thi tuyển ở độ tuổi 22, nhưng ngay sau đó lại chia tay với nhà hát Opéra de Paris để tham gia vào đội ngũ múa ngôi sao quốc tế.

Không chỉ muốn theo đuổi nghệ môn nghệ thuật, nhưng muốn làm triển nở toàn bộ cuộc sống, sau cùng cô đã nhận ra rằng « chỉ có một mình Đức Giêsu mới có thể mang lại cho mình tất cả điều đó ». Chính vì vậy, khi 28 tuổi Mireille Nègre đã quyết định bước vào đan viện dòng kín Carmel ở Limoges và ở đó sống đời chiêm niệm trong vòng 10 năm. Nhưng rồi cô lại cảm thấy môi trường này không cho phép mình sống đức tin với tư cách là một nghệ sĩ, và do đó Mireille Nègre rời đan viện Carmel để sống chứng nhân đức tin của mình trong lãnh vực nghệ thuật thông qua các tiết mục diễn xuất.

Đến năm 1986, Mireille Nègre được Cố Hồng Y Jean-Marie Lustiger, nguyên tổng giám mục Paris đã chủ sự nghi thức thánh hiến trinh nữ tại nhà thờ Đức Bà Paris. Cô vẫn tiếp tục theo đuổi đời sống nghệ sĩ với tư cách là trinh nữ thánh hiến. « Người trinh nữ thánh hiến được trao phó sứ mệnh gìn giữ ngọn lửa tình yêu của Thiên Chúa cho trần thế, được thể hiện bởi một đức tin sống động cùng với niềm hy vọng tin vào tình yêu mạnh hơn cả sự chết », nữ nghệ sĩ Mireille Nègre chia sẻ.

Nói về chủ đề « thân xác là đền thờ của Chúa Thánh Thần » (1 Cor 6, 19), Mireille Nègre đặt thân xác trong mối tương quan với đời sống thiêng liêng. Thân xác được mệnh danh là nơi Hiển Dung trong thân thể huyền nhiệm của Đức Kitô. « Thân xác không là nô lệ, cũng không là ông chủ, nhưng là tôi tớ của Thần Khí cư ngụ trong chúng ta ». Cần phải giữ được thế quân bình này nhờ đức tin đã được ban tặng qua màu nhiệm nhập thể của Chúa Giêsu, ở đó Ngài đã mặc lấy xác phàm để chúng ta được trở nên chi thể của Ngài. « Chúng ta có bổn phận gìn giữ thân xác được trao phó trong suốt cuộc đời, như lời của thánh Phaolô. Chúng ta cần phải cư ngụ trong thân xác của mình, phải biết và lắng nghe chúng, không được làm nô lệ cho chúng, nhưng phải canh chừng để chúng trở nên trong sáng đối với tinh thần của chúng ta », cựu diễn viên múa ballet của nhà hát Opéra de Paris đúc kết.
 
Đức Thánh Cha cử hành ngày Đời Sống Thánh Hiến với các tu sĩ nam nữ
LM Trần Đức Anh OP
10:18 03/02/2010
VATICAN - Chiều 2-2-2010, lễ Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, ĐTC Biển Đức 16 đã chủ sự kinh chiều trọng thể với các tu sĩ nam nữ nhân ngày đời sống thánh hiến lần thứ 14. Ngài nhắc nhở những người thánh hiến hãy làm chứng về lòng từ bi của Chúa.

Đây là lần đầu tiên ngày này được ĐTC và các tu sĩ cử hành dưới hình thức buổi hát kinh chiều tại Đền thờ Thánh Phêrô. Trong những năm trước đây, các tu sĩ nam nữ tham dự thánh lễ do ĐHY Tổng trưởng Bộ các dòng tu chủ sự, và cuối thánh lễ, ĐTC đến gặp gỡ và ban huấn dụ.

Hiện diện tại buổi hát kinh chiều lúc 5 giờ rưỡi chiều, có 10 Hồng y, đặc biệt là ĐHY Franc Rodé, Tổng trưởng Bộ các dòng tu, và các chức sắc của Bộ, cùng với đông đảo các bề trên và 8 ngàn tu sĩ nam nữ.

Buổi cử hành bắt đầu với nghi thức đặt Mình Thánh Chúa trên bàn thờ chính và mọi người cùng thờ lạy Thánh Thể trong thinh lặng, rồi lần lượt hát Thánh Ca và 3 thánh vịnh.

Trong bài giảng, ĐTC đã quảng diễn đoạn thư gửi tín hữu Do thái và nói với các tu sĩ nam nữ rằng: ”Với lòng đầy tín thác, anh chị em đến gần ngai tòa ơn phúc là Chúa Kitô, đến gần Thập Giá và Con Tim của Chúa, đến gần sự hiện diện thần linh của Chúa trong Thánh Thể. Mỗi người trong anh chị em đến gần Chúa như nguồn mạch Tình Thương tinh truyền và trung tín... Những người thánh hiến được đặc biệt mời gọi trở thành những chứng nhân về lòng từ bi của Chúa, trong đó con người tìm được ơn cứu độ”.

ĐTC giải thích rằng: “Những người thánh hiến giữ cho sinh động kinh nghiệm về ơn tha thứ của Chúa, vì họ ý thức mình là những người được cứu thoát, là những người cao cả khi nhìn nhận mình nhỏ bé, cảm thấy mình được đổi mới và được sự thánh thiện của Thiên Chúa bao trùm, khi nhìn nhận tội lỗi của mình. Vì thế, đối với con người ngày nay, đời sống thánh hiến vẫn là trường học ưu tiên về lòng từ bi, khiêm tốn nhìn nhận sự lầm than của mình, nhưng đồng thời đời sống thánh hiến cũng là trường dạy về lòng tín thác nơi lòng từ bi của Chúa, tình thương không bao giờ bỏ rơi của Chúa”.

ĐTC nói thêm rằng: ”Đời sống thánh hiến làm chứng về tình thương dồi dào thúc đẩy ta hy sinh mạng sống mình, như một lời đáp trả tình thương dồi dào của Chúa, Đấng đã hiến mạng sống trước tiên vì chúng ta.”

Trong bối cảnh này, ĐTC nhắc đến bao nhiêu tu sĩ nam nữ cao niên, bệnh tật và những người đang gặp khó khăn trong công tác tông đồ. Ngài nhắc nhở rằng ”Không có người nào trong họ là vô ích, vì Chúa liên kết họ với ngai tòa ân phúc của Ngài. Trái lại, họ chính là một hồng ân quí giá đối với Giáo Hội và thế giới đang khao khát Thiên Chúa và Lời của Người”.

Sau cùng, ĐTC nhắc đến Năm Linh Mục hiện nay, và ngài nhắc nhở rằng năm nay là cơ hội đặc biệt cho các tu sĩ linh mục tăng cường con đường nên thánh, và đối với những người thánh hiến, nam cũng như nữ, đây là một khích lệ tháp tụng và nâng đỡ các linh mục trong sứ vụ, bằng lời cầu nguyện nhiệt thành”.

Buổi cử hành kết thúc với nghi thức ban Phép Lành Mình Thánh Chúa (SD 2-2-2010)
 
Sống đức tin Công giáo giữa chính trường
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
10:20 03/02/2010
Bà Paola Binetti là dân biểu Quốc Hội Ý thuộc đảng Dân Chủ. Bà chào đời ngày 29-3-1943 tại thủ đô Roma. Bà tốt nghiệp ngành y khoa và giải phẫu và chuyên về việc chữa trị tâm-thần-kinh nhi đồng. Ngoài ra bà là giảng sư môn lịch sử y khoa. Bà bước vào chính trường vỏn vẹn cách đây không lâu, chính thức kể từ ngày 18-12-2008. Xin nhường lời cho bà Paola Binetti nói lên chứng tá Đức Tin Công Giáo.

Các xác tín, đời sống cá nhân và tôn giáo của tôi cũng như của nhiều người, thường thuộc về lãnh vực kín ẩn riêng tư. Chúng chỉ lộ ra bên ngoài và gây chú ý khi một cá nhân bước vào lãnh vực công cộng như môi trường chính trị chẳng hạn. Tuy nhiên, việc tôn trọng nhân cách cũng như cuộc đời riêng tư và tâm tình tôn giáo của một người, luôn luôn là dấu chứng bảo đảm một nền dân chủ thực sự. Đối với tôi, tôi mong muốn tìm kiếm cơ hội thuận tiện để san sẻ với người khác về những gì được xem là thâm sâu và bao la nhất. Tôi nghĩ cách riêng đến ba lãnh vực chính yếu:

1/ Dấn thân bảo vệ quyền lợi tài sản chung. Tránh xa mọi hình thức tranh chấp nhắm lợi ích phe phái riêng tư.

2/ Hợp tác chân thành và quảng đại ngay trong đảng phái của mình và với các đảng phái khác, kể cả các thành phần đối lập.

3/ Cố gắng thực tiễn làm thế nào để có thể dung hợp cách hữu hiệu và tốt đẹp giữa nền luân lý riêng tư và nền luân lý công cộng trong các chọn lựa cá nhân và trong các xử sự khác biệt.

Tôi không gặp vấn đề cũng không cảm thấy khó khăn khi hàng ngày phải làm việc chung với những người không chia sẻ cùng tâm tình đạo đức luân lý tôn giáo và có ý nghĩ trái ngược. Không có khó khăn gì, bởi vì giữa chúng tôi có sự tôn trọng lẫn nhau, biết lắng nghe nhau và biết đặt các nhu cầu của đất nước lên hàng đầu. Chúng tôi nỗ lực thăng tiến sự phát triển, tìm kiếm các phương thế bảo vệ sự sống, gia đình và giới trẻ. Chúng tôi cũng chú ý đến quyền lợi của những người bé nhỏ yếu thế.

Nếu trong các vấn đề luân lý và tôn giáo có ai đó nghĩ trái ngược hẳn thì điều này cũng dễ hiểu thôi! Bởi vì, khía cạnh tôn giáo nằm sâu trong tâm tư mỗi người. Và sự khác biệt tâm tình tôn giáo là dịp gây ý thức hơn.

Điều quan trọng là làm sao đi đến chỗ tạo thành một nền chính trị cổ động hòa bình, hòa hợp và có đủ khả năng lôi cuốn giới trẻ biết yêu chuộng và tìm kiếm những ý hướng cao đẹp. Bởi vì, chính lý tưởng cao đẹp mới làm cho cuộc đời đáng sống và tràn đầy ý nghĩa. Thật cao cả biết bao nếu chúng ta biết liên đới và biết cổ võ những giá trị nền tảng được gợi hứng từ tôn giáo. Về điểm này, tôi xin nhấn mạnh:

- Đã đến lúc các tín hữu Công Giáo cần phải thực thi những gì họ cổ võ bằng lời nói. Nghĩa là trước khi giới thiệu giáo huấn Kitô Giáo thì phải sống giáo huấn.

Có thể nói rằng dấn thân của tôi vào chính trường là một ơn gọi muộn màng. Bởi vì, tôi ghi danh làm ứng cử viên quốc hội sau khi đã dành 40 năm hành nghề bác sĩ và làm việc lâu năm với tư cách là giảng sư đại học. Tôi cũng tham gia vào nhiều sinh hoạt của các đoàn thể Công Giáo. Tôi chỉ còn thiếu kinh nghiệm chính trị. Vì thế tôi quyết định chuyển hướng. Hy vọng tôi sẽ mang vào chính trường các kinh nghiệm tôi trải qua trước đây. Tôi hy vọng và luôn hy vọng rằng chúng tôi sẽ ban hành những đạo luật thật tốt có mục đích bảo vệ sự sống, gia đình và người trẻ.

... ”Bắt đầu làm việc là phải suy nghĩ, trước khi thi hành thì phải đắn đo. Từ tâm não mà tư tưởng phát sinh hướng về bốn lãnh vực: thiện với ác, sinh với tử, nhưng cả bốn luôn bị cái lưỡi chi phối. Có người dạy thiên hạ thì thông minh, nhưng vô tích sự đối với chính mình. . Có kẻ khôn, nhưng chỉ để tìm lợi cho mình, vì hiểu biết của nó chỉ mang lại lợi ích cho bản thân. Người khôn thật chỉ vẽ cho dân, hoa quả kiến thức của người đó rất là đáng tin cậy. Người khôn ngoan hưởng phúc lộc đầy tràn, ai thấy họ cũng khen là có phúc. Ngày đời của mỗi người đều có số, có hạn, chỉ có ngày của Israel mới vô số, vô cùng. Người khôn ngoan thì được dân tín nhiệm, và danh thơm tồn tại đến muôn đời” (Sách Huấn Ca 37,16-19/22-26).

(”Don Orione oggi”, Rivista mensile della Piccola Opera della Divina Provvidenza, Anno CIV, n.10, Novembre 2009, trang 16)
 
ĐTC Benêđictô XVI: ''Tình yêu là ân huệ lớn nhất, mang lại giá trị cho tất cả các ân huệ khác''
Bình Hòa
10:22 03/02/2010
Kinh Truyền tin chúa nhật 31-1

Bài huấn dụ của đức thánh cha trưa chúa nhựt hôm qua dựa trên bài đọc thứ hai trong Thánh lễ, được đặt tên là “bài ca đức ái”. Ngữ vựng tiếng Việt rất dồi dào trong lãnh vực tình cảm: yêu thương, tình thương, tình yêu, yêu mến, ái ân, vv. nhưng khó chọn lọc một từ nào gom lại nội dung phong phú của danh từ “agape” trong tiếng Hylạp của Tân ước, được sử dụng để diễn tả bản tính của Thiên Chúa (Thiên Chúa là agape), và nó được Thánh Linh trút đổ xuống tâm hồn chúng ta để chúng ta đáp trả bằng cách yêu thương Thiên Chúa và tha nhân. Agape là đặc trưng của Thiên Chúa và căn cước của các môn đệ Chúa Kitô. Đức Bênêđictô XVI đã dành thông điệp đầu tiên “Deus caritas est” để trình bày đề tài này. Ngoài ra, trong các ý chỉ cầu nguyện, ngài còn nhắc đến lễ phụng vụ kính thánh Gioan Bosco, bổn mạng của các nhà giáo dục, và cầu cho các bệnh nhân phong cùi, nhân chúa nhựt cuối tháng giêng được hiệp hội Raoul Follereau dành cho để gây ý thức tương trợ. Ngoài ra tại Italia, ngày chúa nhựt cuối tháng giêng cũng kết thúc khóa học hỏi về hoà bình của các thiếu nhi phong trào Công giáo tiến hành, và được đánh dấu với việc hai đại biểu của các em tung hai chim câu lên trời từ cửa sổ văn phòng đức thánh cha. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ

Anh chị em thân mến,

Trong phụng vụ chúa nhựt hôm nay, chúng ta đọc một trong những đoạn văn đẹp nhất của Tân ước và của toàn bộ Kinh thánh, đó là bài ca đức ái của thánh Phaolô (1Cr 12,31-13,13). Trong thư thứ nhất gửi các tín hữu Corintô, dựa theo hình ảnh của những cơ thể trong thân mình, sau khi đã giải thích rằng các ân huệ của Thánh Linh cùng hợp tác vào ích lợi chung của toàn thể Hôi thánh, thánh Phaolô vạch ra con đường tuyệt hảo. Con đường này không nằm ở chỗ sở hữu những đặc ân phi thường, như là nói tiếng mới lạ, hiểu thấu các điều kín nhiệm, có lòng tin siêu quần hoặc thực hành những hành động anh hùng. Con đường tuyệt hảo hệ ở yêu thương – agape, nghĩa là tình yêu chân thực, tình yêu mà Thiên Chúa đã mặc khải nơi Đức Giêsu Kitô. Tình yêu là ân huệ lớn nhất, mang lại giá trị cho tất cả các ân huệ khác, nhưng mà nó “không huênh hoang, không kiêu căng”; trái lại, nó vui mừng vì chân lý và điều lành của người khác. Ai yêu thương thật tình thì “không tìm tư lợi”, “không đếm xỉa đến sự thiệt hại mà mình phải chịu”; “tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả” (1Cr 13,4-7). Sau cùng, khi chúng ta ra gặp Thiên Chúa diện đối diện, thì các đặc ân khác sẽ biến đi; duy chỉ tình yêu tồn tại muôn đời, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu, và chúng ta sẽ nên giống như Ngài, hiệp thông trọn vẹn với Ngài.

Hiện nay, khi còn trên đời này, đức ái là dấu căn tính của người Kitô hữu. Nó là tổng hợp của trót cả đời sống của mình, tóm lược của những gì mình tin và những gì mình làm. Chính vì thế, khi bắt đầu sứ vụ giáo hoàng, tôi đã muốn dành thông điệp đầu tiên cho chủ đề tình yêu: Deus caritas est. Như anh chị em còn nhớ, thông điệp này gồm có hai phần, tương ứng với hai khía cạnh của đức ái: thứ nhất nói về ý nghĩa, thứ hai nói về việc thực hành. Tình yêu là bản tính của Thiên Chúa, là ý nghĩa của việc tạo dựng và lịch sử, là ánh sáng mang lại sự tốt lành và đẹp đẽ cho cuộc đời mỗi người. Đồng thời, có thể nói tình yêu là “nét” của Thiên Chúa và của người tín hữu, là thái độ của kẻ đáp trả lại tình yêu của Chúa bằng cách định hướng đời mình như là quà tặng cho Thiên Chúa và tha nhân. Nơi đức Giêsu Kitô, hai khía cạnh đó tạo nên một sự liên kết hoàn hảo: Người là Tình yêu nhập thể. Tình yêu này được biểu lộ trọn vẹn nơi đức Kitô chịu chết trên thập giá. Khi nhìn ngắm Người, chúng ta có thể tuyên xưng như thánh Gioan tông đồ rằng: “ chúng tôi đã biết tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng tôi và chúng tôi đã tin vào tình yêu ấy” (xc. 1Ga 4,16; thông điệp Deus caritas est, 1)

Các bạn thân mến, khi nghĩ đến các thánh, chúng ta sẽ nhận thấy các ân huệ khác nhua cũng như những tính tình khác nhau. Nhưng cuộc đời của mỗi vị là một bài ca đức ai, một bài chúc tụng tình thương Thiên Chúa. Hôm nay, ngày 31 tháng giêng, chúng ta kính nhớ cách riêng thánh Gioan Bosco, vị sáng lập Gia đình Salêdiên và quan thầy của các thanh thiếu niên. Nhân năm Linh mục, tôi muốn xin Người cầu bầu cho các linh mục được trở nên những nhà giáo dục và những người cha của các bạn trẻ; xin cho các thanh thiếu niên, nhờ cảm nhận đức ái mục tử của các linh mục, biết đón nhận tiếng gọi dâng mình cho Chúa Kitô và cho Tin mừng. Xin Mẹ Maria, đấng phù hộ các tín hữu, mẫu gương đức ái, cầu cho chúng ta được ơn đó.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi các bạn trẻ hãy mở lòng ra cho đức tính anh hùng về sự thánh thiện
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
17:04 03/02/2010
ROMA, 03/02/2010 (zenit.org) - « Hãy mở rộng tâm hồn cho đức tính anh hùng về sự thánh thiện » Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã đưa ra lời kêu gọi này đối với những người trẻ trong buổi tiếp kiến chung vào thứ tư tuần này.

Đức Giáo Hoàng như thường lệ đã chào các bạn trẻ, những bệnh nhân và các đôi vợ chồng trẻ bằng Tiếng Ý và nói rằng: « Lịch phụng vụ hôm nay kính nhớ thánh Blaise và trong vài ngày tới chúng ta mừng lễ các thánh tử đạo khác như: thánh nữ Agathe, thánh Paul Miki và các bạn tử đạo Nhật Bản. Ước chi những chứng nhân anh hùng này của Đức Kitô giúp các con, hỡi những bạn trẻ thân yêu, mở rộng tâm hồn mình ra cho nhân đức anh hùng về sự thánh thiện ».

« Xin thánh nhân nâng đỡ anh chị em, là những bệnh nhân yêu dấu, để anh chị em có thể hiến tặng món quà quý báu là cầu nguyện và đau bệnh cho Giáo Hội, xin ngài cũng ban cho các con, hỡi những đôi vợ chồng trẻ yêu mến, sức mạnh thấm nhuần trên gia đình của mình những giá trị Kitô giáo ».
 
Tại Kuwait một giáo xứ mới cho dân nhập cư Ấn Độ
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
17:10 03/02/2010
ROMA, 03/02/2010 (zenit.org)- Vị Giám quản tông tòa Kuwait, đức cha Camillo Ballin đã thiết lập một giáo xứ mới thứ tư trong địa phận Kuwait hôm thứ sáu ngày 29/01 vừa qua trong một thánh lễ đồng tế.

Biệt kính thánh Daniel Comboni, giáo xứ nằm trong vùng Jleeb Al-Shuyouk và sẽ đáp ứng nhu cầu mục vụ cho dân nhập cư Ấn Độ đến từ Mangalore và Kerala.

Trong buổi cử hành nghi thức, sắc lệnh của giám mục liên quan đến việc thiết lập theo giáo luật giáo xứ được công bố, lại vừa nhắc đến tầm ảnh hưởng của giáo xứ trong khu vực.

Giáo dân trong địa hạt này đã cầu nguyện lâu dài mới có được một giáo xứ. Họ cũng đã làm tuần 9 ngày kính thánh Daniel Comboni để xin ngài bầu cử.

Giáo xứ đã mở một trung tâm truyền giáo ở Jleeb Al-Shuyoukh (Abbassiya) vào tháng 9 năm 2008.

Theo sự lý giải của đức cha Ballin, sở dĩ giáo xứ nhận thánh Daniel Comboni làm quan thầy là vì « chúng tôi mong muốn ngài bầu cử cho chúng tôi có được một ngôi nhà thờ ở Abbassiya ».

Một trong số các giáo dân của giáo xứ mới nhấn mạnh: « Có được một nơi thờ phượng và ba tu sĩ quả là một sự khích lệ rất lớn về tinh thần đối với chúng tôi ».
 
Mặc dù bị san bằng, xứ đạo ở Haiti vẫn cố làm việc cứu trợ
Trần Mạnh Trác
20:08 03/02/2010
PORT-AU-Prince, Haiti (CNS) – Nhà thờ thánh Gerard chỉ còn là một đống gạnh vụn trên một ngọn đồi dốc đứng ở Port-au-Prince, nhưng Cha Abellard Thomas DCCT nói đó là giáo xứ của cha, và ngài muốn nó hoạt động càng nhiều càng tốt.

Chỉ qua 45 giây ít ỏi, trận động đất ngày 12 tháng 1 đã giật sập nhà thờ và trường học của giáo xứ và vẫn còn hàng chục học sinh và giáo viên chưa tìm ra xác.

Cha Thomas cho biết có 200 người tử nạn trong trường học, bây giờ chỉ còn là một đống đổ nát với nhiều vết cháy đen. Những dấu cháy này là từ những đám lửa mà người cứu hộ đã đốt lên để khử mùi hôi xông lên từ các thân xác mục nát còn bị chôn vùi ở dưới. Hằng ngày, gia đình và bạn bè của những người đã chết vẫn đến trước trường học để viếng và cầu nguyện cho họ.

Nỗi đau đớn của họ là nỗi đau đớn của mình, Cha Thomas nói.

Vị linh mục cũng đang đau buồn vì hai trong sáu nữ tu sống tại tu viện cuả giáo xứ đã mất. Đó là hai sĩ tử của dòng Companions of Jesus, đã qua đời trong khi giảng dạy tại trường St Rose ở tỉnh Leogane, khoảng 15 dặm phía tây của thủ đô và ở gần tâm chấn của trận động đất. Bốn nữ tu khác vẫn an toàn, nhưng nơi cư trú của họ không còn sử dụng được.

Dù đau buồn, Cha Thomas đã biến các cơ sở giáo xứ thành nơi đăng ký cho Chương trình Lương thực Thế giới. Những nhân viên của cơ quan Hợp tác kỹ thuật và Phát triển từ Paris dùng giáo xứ để làm trạm phân phát thẻ thực phẩm cho 1.700 người mỗi ngày.

"Người ta đến đây để tìm an ủi," Cha Thomas nói. "Họ đến đây để cầu nguyện, để được giúp đỡ, được hỗ trợ. “

"Trong tình huống khó khăn, người ta cảm thấy cần sự giúp đỡ cuả Thiên Chúa," ngài nói thêm.

Trước khi động đất, giáo xứ có 10.000 giáo dân. Ba cha dòng Chúa Cứu Thế dâng năm Thánh lễ mỗi Chủ nhật. Trong thánh lễ ngày 31 tháng 1 vừa qua tại sân giáo xứ, chỉ còn ít hơn 300 người tham dự.

Nơi đây là điạ điểm mục vụ đầu tiên cuả Cha Thomas, 36 tuổi, trong chức vụ chánh xứ; cha đến St Gerard sáu tháng trước. Cha chỉ có thể dự đoán số giáo dân chết trong trận động đất, nhưng ngài biết rõ hàng ngàn người bị mất nhà cửa. Một số 700 người đã lập một trại lều trong công viên gần đó. Ngài đã tổ chức Thánh lễ tại công viên lần đầu tiên Ngày 31 tháng 1.

Vị linh mục hy vọng rằng St Gerard sẽ được xây dựng lại một ngày nào đó. Tuy nhiên ngay bây giờ, ngài chỉ biết đổ dồn tâm lực vào việc cứu trợ. Nếu việc tốt nhất mà giáo xứ có thể làm là giúp đỡ việc phân bố thẻ thực phẩm dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, thì Cha Thomas sẵn sàng làm việc này.

Thực phẩm cứu trợ là một ơn từ trời xuống, ngài nói, bởi vì mọi người đang đói và không thể mua bất cứ cái gì để nuôi thân và gia đình của họ.

Trong khu phố bên dưới nhà thờ, một trường dạy nghề cho học sinh lớn tuổi đang trong giờ học thì động đất tới. Sáu từng nhà bị sụp đổ chỉ trong một vài giây, hàng chục người bị kẹt. Không ai biết được số người chết chính xác là bao nhiêu.

Cái xác cuả ngôi trường trông giống như một chồng bánh đè lên nhau. Sàn nhà ở trên đè lên tầng dưới, tạo thành một đống đổ nát cao 30 feet (10m). Trên tầng cao nhất, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giữa trưa, những bàn ghế bị lật đổ vẫn còn xếp thành hàng thẳng thắn.

Cha Thomas biết rằng cái đau đang thấm sâu trong khu phố của mình. Cha không chắc chắn rằng Port-au-Prince có thể hồi phục được không, nhưng ngài hy vọng rằng thế giới sẽ hợp tác với Haiti để tái thiết đất nước.

"Khi xảy ra sự cố, Thế giới và Hoa Kỳ, là những người bạn tốt," ngài nói.
 
Giáo Lý của Đức Thánh Cha Benedict XVI: Hãy học nơi thánh Đa Minh để rao giảng Thánh Kinh
Bùi Hữu Thư
22:17 03/02/2010
Triều kiến ngày Thứ Tư

Rôma, Ngày Thứ Tư 3 tháng 2, 2010 (Le Monde vu de Rome) – “Sốt sắng trong kinh nguyện”, “can đảm” trong đời sống đức tin, “yêu mến Chúa Giêsu Kitô”: Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhấn mạnh các nhân đức này và yêu cầu những người đã rửa tội bắt chước thánh Đa Minh để trở nên những “nhà thuyết giảng Thánh Kinh chân chính.”

“Đời sống của Đa Minh Guzman mời gọi chúng ta sốt sắng trong kinh nguyện, can đảm sống đức tin, và yêu mến Chúa Giêsu Kitô hết lòng. Nhờ lời cầu bầu của ngài, chúng ta xin Thiên Chúa luôn luôn làm cho Giáo Hội thêm phồn thịnh nhờ các nhà thuyết giảng Thánh Kinh chân chính,” Đức Thánh Cha Benedict XVI đã tuyên bố như vậy vào cuối bài giáo lý ngày thứ Tư về thánh Đa Minh.

Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh sự phát triển nhanh chóng của Dòng Đa Minh, về thời đấng sáng lập còn sống: “Khi thánh Đa Minh qua đời năm 1221, tại Bologne, là thành phố đã nhận ngài làm quan thầy, công trình của ngài đã thành công mỹ mãn. Dòng các nhà giảng thuyết, với sự trợ giúp của Tòa Thánh, đã phát triển trên nhiều quốc gia Âu Châu, và giúp ích cho toàn thể Giáo Hội.”

Đối với Giáo Hội ngày nay, trong đời sống của thánh Đa Minh, Đức Thánh Cha nhắc đến hai trợ giúp nền tảng cho sứ vụ tông đồ: sự tôn sùng Mẹ Maria và kinh nguyện chiêm niệm.

Đức Thánh Cha giải thích: “Thánh Đa Minh được phong thánh năm 1234, chính ngài, nhờ sự lành thánh, đã chỉ cho chúng ta hai phương tiện không thể thiếu để giúp cho hoạt động tồng đồ có kết quả. Trước tiên là sự sùng kính Mẹ Maria, ngài đã vun trồng với lòng trìu mến và ngài đã để lại như một di sản quý báu cho các con cái thiêng liêng của ngài. Những người này trong lịch sử Giáo Hội đã có công lớn trong việc loan truyền kinh Mân Côi. Kinh Mân Côi, mà các tín hữu rất quý mến đã có nhiều giá trị phúc âm, và chính thật là một trường dậy dỗ về đức tin và lòng đạo đức.”

Đức Thánh Cha sau đó đã cám ơn các nhà chiêm niệm khi ngài nói: “Thứ đến, thánh Đa Minh là người chăm sóc cho nhiều dòng nữ tại Pháp và Rôma, là người đã tin tưởng tuyệt đối vào giá trị của các lời kinh cầu bầu cho sự thành công của sứ vụ tông đồ. Chỉ có tại Thiên Đàng chúng ta mới thấu hiểu giá trị của các kinh nguyện chiêm niệm đã giúp cho hoạt động tông đồ có hiệu quả! Tôi gửi đến mỗi nữ tu tâm tình biết ơn và lòng cảm mến.”

Bằng tiếng Pháp, Đức Thánh Cha đã tóm lược cuộc đời thánh Đa Minh: “Cùng sinh thời với thánh Phanxicô, thánh Đa Minh cũng đã mang lại cho Giáo Hội thời ngài một sự cải tiến nền tảng khi ngài thành lập Dòng Anh Em Thuyết Giáo hay Dòng Đa Minh. Sanh tại Tây Ban Nha, Đa Minh Guzman sớm tỏ ra đặc biệt yêu thích việc học hỏi Thánh Kinh. Khi trở thành linh mục, ngài được chú ý đến về các nhân đức thiêng liêng, và ngài tiếp nhận các trọng trách được trao phó một cách nhưng không, như một dịch vụ phải làm với lòng nhiệt thành và khiêm tốn.”

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đặc biệt là “ngài đã chống lại nhóm lạc giáo Albigeoise lan tràn tại miền nam nước Pháp, bằng nhân chứng đời sống khó nghèo và khổ hạnh, và bằng việc loan truyền Phúc Âm và các cuộc tranh luận công cộng.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nhấn mạnh về phương cách sống huynh đệ do thánh Đa Minh thiết lập: “Cùng với các thầy khất thực, ngài nhấn mạnh về đời sống cộng đồng trong sự nghèo khó, về việc học hỏi và về việc cầu nguyện cho sự thành công của sứ vụ truyền giáo.”

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói: “Luôn luôn nói với Chúa và về Chúa: Đó là lý tưởng của ngài! Một niềm hoan lạc nẩy sinh từ sự chiêm niệm vẻ đẹp và chân lý xuất phát từ Thiên Chúa, luôn luôn hiện thực và sống động. Những ai loan truyền Lời Chúa đều phải được chuẩn bị kỹ lưỡng.”

Cũng theo chiều hướng đó, Đức Thánh Cha đã nói vài lời về giáo huấn của thánh Đa Minh cho Năm Linh Mục: “Trong Năm Linh Mục này, tôi mời gọi các linh mục và chủng sinh hãy bắt chước thánh Đa Minh, để yêu mến giá trị thiêng liêng của việc học hỏi các chân lý mặc khải, và để gia tăng phẩm giá cho sứ vụ linh mục của họ.”
 
Top Stories
Letter of Thanksgiving to Polish Provincial Superior
R.P. Vncent Pham Trung Thanh, C.Ss.R
04:22 03/02/2010
To: Very Rev. Fr. Ryszard Bożek, C.Ss.R. Provincial Superior of Warsaw

Reverend and Dear Fr. Provincial, In these days of social turmoil in Vietnam, while we are undergoing hardship and suffering, your letter has brought to us, from your beloved country Poland that had had the same experience in the past, so precious and so great a spiritual support. Your concrete initiative and prayer have witnessed in very tangible way your fraternal solicitude for and solidarity to all our confreres. All these have given us a very great comfort and strength.

On behalf of the entire Province of Vietnam, I’d like to thank sincerely you and all our dear Polish confreres, who are our brothers in the same spiritual Alphonsian family. It is our Father Alphonsus’ spirituality itself that has gathered us and has immerged us in the Redemption of Christ. It has directed and has lead us to the poor and the most abandoned. It has helped us to hear the desperate cry of the victims of social injustice for their legitimate right for living and surviving as human persons with true human dignity. We are well aware that to be faithful to such Redemptorist mission, that is to opt for our poor, oppressed brothers and sister, we have to pay a very costly price. We have already paid for it. We are ready to continue to pay for it.

The fraternal solidarity that the Province of Warsaw has shown us through your letter and through all concrete actions you have realized is invaluable. Through you and our Polish confreres, we have also received deep compassion and love from the Catholic Church in Poland. We are deeply gratitude to the Episcopal Conference of Poland and to its Missionary Commission for the spiritual communion and the prayer for the Church in Vietnam, especial for the Vietnamese Redemptorist. We know that these will be manifested tangibly with the Prayer Vigil on February 4th by all the Polish Catholics. This prayer and spiritual unity constitute an important source of strength that will help us to be generous and faithful in our mission of witnessing for our Christ-Redeemer.

Please be reassured that our confreres in the Warsaw’s Province have a very special place in our hearts and our prayers, particularly during the whole time of your Provincial Chapter.

May the Holy Spirit always keep us one in love and united in our Redemptorist mission. May our Christ Redeemer continue to lead us through the intercession of our Lady of Perpetual Help, Saint Alphonsus, Saint Clement and brother Marvel Văn.

With fraternal love in our Most Redeemer,

R.P. Vncent Pham Trung Thanh, C.Ss.R

Provincial superior
 
Prorządowi ''katolicy'' walczą z Kościołem (Công giáo quốc doanh chống Giáo hội Công giáo)
Sebastian Karczewski
07:53 03/02/2010
Reżimowy Komitet Solidarności Katolików Wietnamskich poparł wietnamskie władze w kwestii prześladowania katolików. Jak poinformowała agencja VietCatholic News, mimo licznych protestów nie ustają ataki na wiernych parafii Dong Chiem, gdzie władze miasta Hanoi zniszczyły krzyż. Towarzyszy temu agresywna kampania antykościelna w uzależnionych od władz wietnamskich mediach.

Prorządowy Komitet Solidarności Katolików Wietnamskich poparł państwowe media w sprawie oceny wydarzeń w Dong Chiem i włączył się w kampanię przeciwko arcybiskupowi Hanoi, który oskarżany jest o inspirowanie protestów katolików przeciwko władzom. List otwarty do "księży patriotów", skupionych wokół tego komitetu, wystosowała Wietnamska Prowincja Redemptorystów. Stając w obronie Kościoła katolickiego w Wietnamie, ojcowie redemptoryści zaapelowali do kapłańskich sumień tych duchownych, zwracając uwagę na los prześladowanych "braci i sióstr w wierze i ludzi ubogich". List ogłoszony został po tym, jak na swojej stronie internetowej komitet wezwał do surowego ukarania każdego, kto "czyni zło w imię religii". W praktyce apel ten oznaczał zachętę do prześladowania księży i członków parafii w Dong Chiem, którzy od czasu, gdy zaprotestowali przeciwko wysadzeniu monumentalnego krzyża na miejscowym cmentarzu, doświadczają ataków ze strony władz. Chodziło też o zapalenie zielonego światła dla ewentualnych sankcji wobec arcybiskupa Hanoi, który nieustannie nękany jest przez reżimowe media.

Komitet Solidarności Katolików Wietnamskich powstał w 1975 roku z inicjatywy partii komunistycznej. Organizacja ta stworzona została z zamiarem ustanowienia w Wietnamie państwowego Kościoła katolickiego. Przez całe lata nie odgrywała ona żadnej roli w Kościele wietnamskim. Dopiero po wypadkach w Dong Chiem komuniści z pośpiechem "ożywili" działalność tego komitetu.

Aktywność wskrzeszonej organizacji, której nazwa sugeruje, że jest głosem katolików, poszła tylko w kierunku pomocy władzom komunistycznym w "załatwieniu" sprawy protestów w parafii Dong Chiem. Ani ten komitet, ani też władze państwowe nie wezwały np. do przeprowadzenia dochodzenia w sprawie brutalnej napaści na br. Antoniego Nguyena Van Tanga, redemptorysty z klasztoru Thai Ha, pobitego przez policjantów i bojówkarzy. Nie było też słowa przeprosin. - Nikt ze strony władz nie podjął jakiejkolwiek próby skontaktowania się ze mną w tej sprawie - potwierdza o. Pham Trung Thanh, przełożony redemptorystów w Wietnamie. Zamiast tego dziennik "Nowe Hanoi" nie przestaje oskarżać zakonników w Thai Ha o "podżeganie do zamieszek". Tak zwany Komitet Solidarności Katolików Wietnamskich przyłączył się do nagonki prowadzonej przez gazetę, powtarzając i wyolbrzymiając jej zarzuty.

(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100203&typ=wi&id=wi11.txt)
 
W rękach komunistów jest ponad 600 ośrodków medialnych (600 tờ báo trong tay CSVN)
Nasz Dziennik.pl
07:56 03/02/2010
dziennikarką wietnamskiego portalu katolickiego VietCatholic.net, rozmawia Łukasz Sianożęcki

Wciąż słyszymy o nowych prześladowaniach, jakich dopuszczają się władze wobec katolików w Wietnamie. Czy po osaczeniu przez policję parafii w Dong Chiem teraz przyszła pora na odwet na katolikach w Con Dau, w którym chce się zburzyć domy?

- To prawda, że obecnie przemoc aparatu państwowego przeniosła się na Con Dau, popularne miasteczko nadmorskie na południu kraju. Próba wyburzenia katolickich domów z całą pewnością spotka się z szeregiem głośnych protestów. Bo przecież co może być dla człowieka gorszego niż odebranie mu domu i uczynienie go bezdomnym tylko i wyłącznie z powodu chciwości bezdusznych ludzi władzy. Opierając się na doświadczeniu z przeszłości, patrząc na postępowanie naszych władz w innych regionach, nie wydaje mi się, by mieszkańcy Con Dau mieli wielkie szanse na ocalenie swoich domów. Jak wiemy, rząd interpretuje prawo własności prywatnej według własnego uznania, a i ono samo jest przecież niejasne i do tego wsteczne. Prawo, które znosi własność prywatną, stwierdzając, że wszystko należy do "ludu", jest główną przyczyną wszelkich nieporozumień i niepokojów społecznych w różnych częściach kraju nie tylko pomiędzy komunistami a katolikami, ale również między innymi wyznaniami.

To, co również szokuje, to sposób przekazu wiadomości z Wietnamu. Według rządowych mediów, winą za wszelkie niesnaski obarczeni są właśnie katolicy...

- Należy pamiętać, że w rękach rządu znajduje się ponad 600 ośrodków medialnych, a nie ma ani jednego, który byłby własnością prywatną lub choćby prywatnie zarządzany. Zdarzyło się kilka razy, że jakiś dziennikarz poruszył którąś z delikatnych kwestii, jak choćby właśnie sprawa prześladowań wspólnot religijnych czy afera korupcyjna na szczytach władzy, albo choćby protesty Wietnamczyków po uprowadzeniu przez stronę chińską wietnamskich rybaków. Bardzo szybko zostali oni zdegradowani lub wyrzuceni z pracy. Podobny los spotkał autorów badania popularności, w którym ikony komunistycznej władzy zostały sklasyfikowane za ówczesnym prezydentem USA Billem Clintonem, a także za popularnym muzykiem rockowym. Przy takiej mentalności nikt w mediach nie odważy się pisać inaczej w obawie przed utratą pracy, a nawet więzieniem. Jest dokładnie tak, jak ujął to premier: "Media muszą być po jedynej, właściwej stronie przy podawaniu informacji".

Czy wobec tego jest jakaś szansa, że mieszkańcy w innych częściach Wietnamu usłyszą prawdę o tym, co się dzieje w Dong Chiem czy Con Dau?

- Chyba nie muszę mówić, że większość ludzi w Wietnamie nie ma najmniejszego kontaktu z wolną prasą ani z żadnymi innymi przejawami wolnego słowa. Są okłamywani i bałamuceni bez końca. W ostatnim czasie nawet redaktor naczelny jednego z popularnych pism dla młodzieży przyznał, że wietnamskie gazety obfitują jedynie w artykuły pełne przemocy i seksu, nie ma w nich zaś nic wartego czytania. Jednakże jak to się często mówi: Przeciwności losu przynoszą mądrość. Katolickie społeczności, szczególnie na północy kraju, wymyśliły bardzo ciekawy sposób przekazywania informacji dla tych, którzy nie mają dostępu do internetu, gdzie przy odrobinie szczęścia można trafić na nieocenzurowane wiadomości. Na specjalnych tablicach usytuowanych w ruchliwych miejscach umieszczają oni biuletyny z najświeższymi informacjami. Dzięki właśnie takim sposobom udało się rozpowszechnić wiedzę na temat wydarzeń w Thai Ha i Dong Chiem.

Jak więc ocenić dzisiejszą sytuacje w Wietnamie?

- Rozwój sytuacji w Wietnamie jest od lat obserwowany przez społeczność międzynarodową. Już nie pamiętam, kiedy opublikowano pierwszy raport na temat łamania praw człowieka i wolności religijnych w Wietnamie. Wcześniej jednak często wiele spraw nie wychodziło na światło dzienne i nikt nie mógł nic zrobić w tej sprawie w obawie przed zemstą rządu. Nadal jednak ziemie i budynki kościelne są nielegalnie zajmowane przez władze, bez podania najmniejszego powodu. Przedstawiciele innych religii cierpią z tego samego powodu. Jedyną różnicą między tym, co dzieje się obecnie a dawniejszymi czasami, jest szybkość rozprzestrzeniania się informacji, np. za pomocą internetu. Być może właśnie ta błyskawiczność rozpowszechniania się wiadomości powstrzymuje władze od podjęcia jakichś bardziej zdecydowanych działań wobec obywateli, stosowania śmiertelnych gróźb czy po prostu zabijania ich, tak jak to miało miejsce w przeszłości.

Dziękuję za rozmowę.

(Source: http://www.naszdziennik.pl/index.php?dat=20100203&typ=wi&id=wi12.txt)
 
UWAGA REDAKCJE: Jutro dzień solidarności z prześladowanymi katolikami Wietnamu - wyślij list do ambasady (ngày mai Ba Lan cầu nguyện cho Việt Nam)
Katolicka Agencja Informacyjna
08:00 03/02/2010
KATOLICKA AGENCJA INFORMACYJNA 2010-02-03, ostatnia aktualizacja 2010-02-03 13:20 Jutro po raz pierwszy w Polsce obchodzić będziemy dzień solidarności z prześladowanymi katolikami w Wietnamie. To inicjatywa Komisji Episkopatu Polski ds. Misji i Sekretariatu Misji Zagranicznych Redemptorystów. Do udziału w akcji, ,Łańcuch serc" zaproszeni są wszyscy wierni, a zwłaszcza zgromadzenia kontemplacyjne. Oprócz modlitwy można także wysłać list lub mail do ambasady Wietnamu z protestem.

Za prześladowanych w Wietnamie będą modlić się m.in. członkowie Komisji Episkopatu Polski ds. Misji, studenci Centrum Formacji Misyjnej w Warszawie, polscy redemptoryści i żeńskie zgromadzenia kontemplacyjne w naszym kraju.

Source: http://wyborcza.pl/1,91446,7523661,UWAGA_REDAKCJE__Jutro_dzien_solidarnosci_z_przesladowanymi.html
 
USA zaniepokojone brakiem poszanowania praw człowieka w Wietnamie (Hoa kỳ quan tâm vì thiếu nhân quyền ở Việt Nam)
Katolicka Agencja Informacyjna
17:09 03/02/2010
KATOLICKA AGENCJA INFORMACYJNA2010-02-03, ostatnia aktualizacja 2010-02-03 16:10 Stany Zjednoczone są przekonane, że kwestia praw człowieka ma kluczowe znaczenie dla przyszłości Wietnamu - oświadczył ambasador USA w Hanoi, Michael Michalak. Zdaniem dyplomaty, kierującego placówką od 10 sierpnia 2007 r., najlepszym sposobem rozwiązania istniejących w tej dziedzinie problemów jest dialog społeczny oraz cierpliwy dialog amerykańsko-wietnamski.

W ciągu minionego roku ambasada amerykańska wielokrotnie wyrażała niepokój z powodu łamania praw człowieka., ,W naszych dyskusjach z rządem Socjalistycznej Republiki Wietnamu zaznaczyliśmy, że bez wolnych mediów i społeczeństwa obywatelskiego trudno będzie Wietnamowi rozwiązać szereg stojących przed nim problemów, w tym kwestię reformy edukacji, korupcji, pogorszenia stanu środowiska naturalnego" - powiedział dziennikarzom dyplomata.

(Source: http://wyborcza.pl/1,91446,7524531,USA_zaniepokojone_brakiem_poszanowania_praw_czlowieka.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thư gửi Anh chị em Tu sĩ nam nữ đang phục vụ tại Giáo phận Kontum
+ GM Micae Hoàng Đức Oanh
06:43 03/02/2010
TOÀ GIÁM MỤC KONTUM
56 Trần Hưng Đạo - Kontum - Email davitvn@gmail.com
Số 27/VT/’10/Tgmkt


Kontum, ngày 02/02/2010

Anh chị em Tu sĩ nam nữ
đang phục vụ tại Giáo phận Kontum thân mến,

Trong ngày lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu trong đền thánh, tôi cũng xin dâng tất cả anh chị em cho Thiên Chúa, Đấng đã mời gọi, thánh hiến và sai anh chị em ra đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân; để anh chị em được dồi dào ân sủng hầu làm phong phú thêm cho cánh đồng truyền giáo. Hẳn anh chị em thấy rõ nhu cầu “cần thợ”, “cần người” trong Giáo phận Kontum này như thế nào rồi! Không chỉ trên cánh đồng truyền giáo Kontum, mà trên toàn thể thế giới, nhận định của Chúa Giêsu vẫn luôn có tính thời sự: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít...” (Lc 10,1-2). Hưởng ứng lời kêu gọi của Chúa Giê-su trước nhu cầu thiếu “thợ gặt”, anh chị em đã có mặt nơi vùng truyền giáo Tây nguyên này. Giáo phận truyền giáo này luôn tri ân lòng quảng đại dấn thân của anh chị em.

Nhân dịp này, tôi cũng muốn được bày tỏ với anh chị em đôi điều thao thức. Rất mong anh chị em đón nhận, thông cảm và hợp tác.

* Về sự hiệp thông, hiệp nhất và hợp tác:

Tôi muốn nói tới sự hiệp thông, hiệp nhất và hợp tác giữa các anh chị em tu sĩ với Giám mục Giáo phận trong việc phục vụ Lời và phục vụ con người. Tôi không chủ trương “thống nhất” hay “rập khuôn”.

Để giúp duy trì và phát triển tình hiệp thông, hiệp nhất cùng đẩy mạnh công cuộc truyền giáo này, chúng ta không thể sao nhãng việc học tiếng bản địa và có thể nắm bắt được những tâm tư tình cảm cùng các sắc thái bản địa. Nhưng trên hết, chúng ta triệt để tuân thủ khuôn vàng thước ngọc nguyên tắc chỉ đạo sau đây: “Hiệp nhất trong chính yếu, tự do trong phụ thuộc, bác ái trong tất cả”, trong khi vẫn tôn trọng các đặc sủng và linh đạo của mỗi Hội Dòng. anh chị em có thể và nên năng đọc cùng gẫm suy lời Thánh Phaolô, vị Tông đồ dân ngoại gửi cho giáo đoàn Corintô: “12Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Kitô cũng vậy. 13Thật thế, tất cả chúng ta, dầu Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất” (1 Cr 12,12-13).

* Về đời sống vật chất và việc xây dựng cơ sở hạ tầng:

Giáo phận không thể đóng góp toàn bộ cho anh chị em. Các nhà dòng, nhà mẹ cũng như chính cộng đồng giáo dân được mời gọi cộng tác và lo chuyện này cho anh chị em. Chúng ta cần vật chất như phương tiện để phục vụ cho sứ mạng “thợ gặt” của mình, nhưng cần hài hoà và phù hợp giữa đời sống chứng tá của người thợ gặt với bà con đồng bào nơi môi trường chung quanh. Đời sống tin yêu và tín thác là nét đặc trưng của đời tận hiến thừa sai. Chúa Giê-su đã dạy sống như thế đó trong “chỉ thị thừa sai” (x. Mt 10,1.5-14; Mc 6,7-13; Lc 9,1-6. 10,1-11). Như vậy, khi xây cất các cơ sở sinh sống và phục vụ, anh chị em được mời gọi đặt chúng trong tinh thần của người thợ gặt được sai đi. Là người của Thiên Chúa, lo phục vụ Nước Chúa theo tinh thần Chúa đã dặn dò kỹ lưỡng.

* Về ơn gọi kế thừa:

Khi mời anh chị em gia nhập Giáo phận này, chúng tôi cũng thiết tha cầu xin Chúa cho Giáo phận cùng đóng góp xây dựng Hội Dòng của anh chị em bằng cách cung cấp các ơn gọi cho Hội Dòng. Đây là một công tác hàng đầu. Nguồn nhân lực có sẵn đấy, nhưng chúng ta phải tích cực khai thác. Xin anh chị em quan tâm cùng cha sở và các Ban Chức Việc chăm sóc “gia đình ơn gọi” cũng như phát triển các Gia đình Phanxicô trong các giáo xứ để giúp tìm kiếm và đào tạo những ơn gọi thành các tay thợ lành nghề cho cánh đồng truyền giáo cũng như cho các Hội Dòng của anh chị em.

Xin chúc mừng Năm mới anh chị em, và qua anh chị em xin gửi tới quý bề trên và Hội Dòng của anh chị em lời cầu chúc an bình và phát triển theo đúng tinh thần Đấng sáng lập. Xin Chúa đổ tràn đầy Thần Khí Chúa trên tất cả chúng ta.

Hiệp thông,

Giám mục Giáo phận Kontum
 
Thánh lễ tạ ơn 50 năm thành lập tỉnh dòng Phaolô Đà Nẵng
LM. Trương Đình Hiền
09:40 03/02/2010
THÁNH LỄ TẠ ƠN 50 NĂM THÀNH LẬP TỈNH DÒNG ĐÀ NẴNG

(03.02.1960-03.02.2010)

Đừng để hôm nay "Thấy mình đã khác mình xưa..”

Dẫn nhập đầu lễ:

Kính thưa cộng đoàn Phụng vụ,

Đặc biệt, kính thưa quý Cha trong và ngoài giáo hạt, Quí chị thuộc tỉnh dòng Phaolô Đà Nẵng, Quý Nữ tu, cùng toàn thể anh chị em,

Chúng ta đang họp nhau trong nguyện đường của các nữ tu Phaolô để cùng với quý Chị và Hội Dòng cử hành Thánh lễ Tạ Ơn “Kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh dòng Phaolô Đà Nẵng”.

Ngày kỷ niệm “Kim Khánh” của Tỉnh Dòng Phaolô Đà Nẵng lại được diễn ra trong bối cảnh “những ngày cuối năm Kỷ Sửu”, và là trong Năm Thánh Giáo Hội Việt nam, kỷ niệm 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt nam.

Trong biến cố mục vụ đặc biệt nầy của giáo xứ Tuy Hòa, giáo hạt Phú Yên, trước hết, xin được thay mặt cho cộng đồng Dân Chúa trong giáo hạt và giáo xứ trân trọng chúc mừng và chia sẻ niềm vui tạ ơn cùng quí nữ tu thuộc tỉnh dòng Phaolô Đà Nẵng. (Có thể cho một tràng pháo tay)

Cùng với lời chúc mừng và chia vui, tôi cũng xin được chân thành gởi đến quý nữ tu Phaolô còn sống hay đã qua đời lời cảm ơn tha thiết nhất, những người đã từng hiện diện và phục vụ trên mảnh đất Tuy Hòa-Phú Yên nầy kể từ năm 1958 với bao nước mắt, mồ hôi, công sức; đồng thời, qua cộng đoàn, cũng xin chuyển đến Hội Dòng Phaolô Đà Nẵng lời tri ân chân thành vì sự ưu ái khi gởi các con cái của Hội Dòng đến phục vụ trên quê hương nầy.

Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, cám ơn quý Tu sĩ tiền nhân, cầu nguyện cho các nữ tu đã qua đời và nguyện xin Chúa tiếp tục ban muôn ơn hồn xác cho quý nữ tu đang phục vụ, chúng ta sốt sắng dục lòng sám hối để xứng đáng hiệp dâng thánh lễ.

Chia sẻ Lời Chúa:

Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng trong cái khí thế của những ngày sôi động của cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, một nhân vật đặc biệt nào đó đã ngạo mạn rằng: Cái Giáo Hội của mấy tay dân chài dốt nát xứ Galilê thì làm được cái trò trống gì !

Nhưng ông ta có ngờ đâu, trước biến cố Cách Mạng Pháp chưa đầy 100 năm, chính trên quê hương Pháp Quốc của ông, vào năm 1696, tại một họ đạo nhà quê nhỏ bé vùng Beauce nước Pháp, cách thành phố Chartres khoảng 40 cây số, linh mục Louis Chauvet, cha sở họ đạo Levesville la Chenard với sự cọng tác của cô Marie Anne de Tilly đã thiết lập cộng đoàn phục vụ bé nhỏ mà ngày nay trở thành một hội dòng quốc tế có mặt khắp năm Châu mang tên Dòng Thánh Phaolô thành Chartres. Chúng ta đừng quên, hiện nay Dòng Phaolô Chartres với hơn 4.000 nữ tu hoạt động trên 36 quốc gia với cùng một linh đạo, một sứ mạng và cùng vâng phục một Mẹ Bề Trên Tổng quyền.

Và ngọn lửa tin yêu từ họ đạo bé nhỏ Levesville đã lan tỏa tới Việt nam vào giữa thế kỷ 19 (1860), với hai nữ tu Phaolô đầu tiên hiện diện và phục vụ các trẻ em mồ côi tại Viện Thánh Nhi Sài Gòn năm 1861. Và kể từ đó, lần lượt các cộng đoàn Phaolô thành Chartres được thiết lập trên mọi miền đất nước Việt nam: 1861: đến Biên Hòa; 1862, tới bà Rịa; 1866 mở tập viện Sài Gòn để huấn luyện cho toàn vùng Á Đông. Dòng đến Miền Bắc năm 1883 và miền Trung năm 1887. Năm 1925, tại Đà Nẵng đã có trường tư thục đầu tiên của các nữ tu Phaolô thành Chartres mang tên Sacré-Coeur mà ngày nay chính là tên của cộng đoàn Giám Tỉnh: Thánh Tâm. Vào ngày 3.2.1960, Tỉnh Dòng Đà Nẵng chính thức được khai sinh với người Mẹ Giám Tỉnh tiên khởi: Ange de Saint Paul. Kể từ đó, tỉnh Dòng Phaolô Đà Nẵng đã “phủ sóng hoạt động” gần như suốt dãi đất Miến Trung, xuyên qua địa bàn mục vụ của các giáo phận Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Kon Tum, Ban Mê Thuột, (Nha Trang) và Phan Thiết…

Hiện nay, với 3 tỉnh dòng Đà Nẵng, Sài Gòn và Mỹ tho, số nữ tu Phaolô đã có trên 1.000 và hiện diện trên suốt chiều dài của dãi đất quê hương từ Hà Nội đến Cà Mau, cũng như đang sát cánh cùng với các chị em các nước khác, lãnh trách nhiệm truyền giáo tại nhiều vùng khác trên thế giới.

1. Nữ tu: những người "mang dầu thơm" trang điểm ngôi nhà Hội Thánh.

Tuy nhiên, ở đây, giờ nầy, khi nhắc tới một cột mốc lịch sử “Kim Khánh” của Tỉnh Dòng Phaolô Đà Nẵng, không có nghĩa để chúng ta làm một con số thống kê mục vụ; nhưng có lẽ trước tiên, để chúng ta dâng lời tạ ơn Chúa, đã cho vườn hoa Giáo Hội Việt nam có được những bông hoa Phaolô nhiệt tình yêu mến Chúa và can đảm dấn thân vào công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Chắc chắn, sự phát triển bền vững của Tỉnh Dòng không phải dựa trên tiền bạc, sắc đẹp, quyền lực chính trị…mà trên chính Tình Yêu dành cho Chúa Kitô và Hội Thánh. Và đó chính là căn tính, là linh đạo của các nữ tu Phaolô mà Đức cố Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã lý giải trong Tông Huấn Đời Thánh Hiến qua dấu chỉ của việc cô Maria Bêtania xức dầu thơm chân Chúa:

…Dầu thơm quí giá được đổ ra như một tác động hoàn toàn vì tình yêu, và như thế vượt ra ngoài mọi tính toán "vụ lợi", là dấu chỉ của một sự nhưng không tràn đầy biểu lộ qua một đời sống được tiêu hao đi để yêu mến và phục vụ Chúa, để hiến thân cho Người và cho Nhiệm thể Người. Đời sống "được đổ tràn ra" không tính toán đó lan toả hương thơm khắp cả nhà. Cũng như xưa, ngôi nhà của Thiên Chúa là Giáo Hội được trang điểm và nên giàu có nhờ sự hiện diện của đời thánh hiến.

Đối với con người bị vẽ đẹp và sự tốt lành của Chúa chinh phục từ thâm tâm, thì điều có thể xem là một lãng phí trước mắt loài người, lại là một lời đáp rõ ràng của tình yêu…

Quả thật, ngày hôm nay, hình như người ta cho Chúa ít lắm. Thường người ta chỉ "bố thí" cho Chúa, cho Giáo Hội cái dư thừa, cái bỏ đi. Hay nói theo ngôn ngử của đoạn Tin mừng Gioan 12, 1-8, thì ít ai như cô Maria dám đập bể bình dầu cam tùng để xức chân Chúa, ít ai dám hiến dâng hạnh phúc của mình, tình yêu của mình, sắc đẹp của mình, tài năng của mình, sức khoẻ, gia tài của mình để tôn vinh Chúa, phục vụ Chúa, để làm "rực mùi thơm" cho Giáo Hội Chúa. Chính vì thế, rất nhiều người hôm nay, giống như Giu-đa xưa không hiểu nổi hành vi "xức dầu" của Maria, họ cũng không hiểu nổi sự dấn thân của những con người sống đời thánh hiến.

Chúng ta cảm tạ Chúa đã cho Giáo Hội Việt nam và thế giới trong nửa thế kỷ qua đã có hàng ngàn những cô “Maria đập bể bình dầu thơm” chính là những nữ tu Phaolô mà tôn chỉ sống đó chính là: mực thước, đơn sơ, lao động, mà sứ mạng đó là Truyền giáo, mà linh đạo đó chính là qui Kitô Tử Nạn và Phục sinh và những dấn thân hoạt động cụ thể đó chính là môi trường y tế và giáo dục.

2. Nữ tu: Những con người gặp được hạnh phúc đích thực.

Nhưng nếu chúng ta cảm tạ Chúa một thì các nữ tu Phaolô tỉnh Dòng Đà Nẵng hôm nay lại phải cảm tạ Chúa gấp hai.

Bởi như lời của ĐGH Phao-lô VI nói với các nữ tu:

"Các con phải là những người hạnh phúc, vì các con đã chọn phần tốt nhất.

Các con phải là những người hạnh phúc, vì như Thánh Phaolô nói: Không có gì tách chúng con khỏi lòng mến Chúa Kitô.

Các con phải là những người hạnh phúc, vì các con đã dâng hiến cuộc đời chúng con cho một tình yêu duy nhất và tuyệt đối.

Các con phải là những người hạnh phúc, vì các con là những Nữ Tử ưu tuyển của Hội Thánh và được chia sẻ niềm vui, sự đau khổ, những mõi mệt và niềm hy vọng của Hội Thánh.

Các con phải là những người hạnh phúc, vì những việc làm, những kinh nguyện, những đau khổ của chúng con sẽ không bao giờ bị mất đi, nhưng được Cha trên trời, Đấng thấu suốt trong nơi bí ẩn, ghi nhận và sẽ thưởng công.

Các con phải là những người hạnh phúc, vì cũng như Đức Trinh Nữ Maria, các con đã lắng nghe, đã tin và dấn bước theo Lời của Chúa.

Hôm nay, sau cuộc hành trình nửa thế kỷ hiện diện và phục vụ, yêu thương và tận hiến, chắc chắn trong cõi lòng của các nữ tu Phaolô đang trào dâng một niềm hạnh phúc.

- Hạnh phúc như Đức Maria, cho dầu phải trãi qua muôn vàn đau thương, khổ lụy, tăm tối, đắng cay...vẫn rực sáng niềm tin vào Lời Chúa để không ngừng dâng lời ngợi khen chúc tụng “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng…” và vẫn nhận ra rằng “Chúa đã làm cho tôi muôn việc kỳ diệu”!

- Hạnh phúc như Phêrô khi xác tín “Thầy biết con yêu mến Thầy” để từ đó cảm nhận được rằng: “Bỏ Thầy con biết đến cùng ai ! Thầy có lời ban sự sống đời đời” và cứ thế từng ngày mạnh bước trên con đường mình đang đi và đứng về phía lý tưởng mà mình đang dấn thân chọn lựa.

- Hạnh phúc như Thánh Phaolô, cho dù phải đối diện với ngục tù và cái chết gần kề vẫn không hề nao núng thất vọng, nhưng vẫn hân hoan hy vọng “Cha đã chạy đến cùng đường và giữ vững đức tin...”, để sau những “ngày 50 năm” nầy lại viết tiếp những trang sử mới...như lời huấn dụ ngày nào của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông huấn Đời Thánh Hiến:

Không những anh chị em phải nhớ lại và kể lại một trang sử huy hoàng, nhưng anh chị em còn phải xây dựng nên một trang sử vĩ đại ! Hãy nhìn về tương lai, ở đó Thánh Thần sai anh chị em đi để cùng với anh chị em thực hiện những điều trọng đại.

Mừng Năm Mươi Năm Tỉnh dòng phải chăng là cột mốc để quí chị em vừa tạ ơn Thiên Chúa, vừa can đảm nhìn vào chính mình để lại bắt đầu đổi mới. Bởi vì, thời gian luôn mang theo một định luật khắc nghiệt là làm cho xơ cứng, cũ mòn, không còn giữ được cái tươi trẻ, dịu dàng tinh mơ của ngày xưa mới lớn như một bài thơ của Hoàng Kim Ngọc:

Ngày nay

Vầng trăng trên biển vắng không làm em đoái hoài

Không còn xôn xao khi mùa chuyển gió

Không mỉm cười với bông dại tím giữa bụi gai e thẹn nở

Ngày nay

Ngày va vào ngày đơn điệu

Ngoài đường có bao điều bất trắc

Thần kinh cứ căng lên như sợi dây đàn

Hình như em lỡ quên sự dịu dàng

Để chiều nay chợt úp mặt vào lòng tay mà khóc

Thấy mình đã khác mình xưa…

Ước mong và cũng là lời chúc Tỉnh Dòng Phaolô Đà Nẵng luôn giữu được “tình yêu thương ban đầu với Đấng Tình Quân” và sắt son với nền tảng ban đầu của cộng đoàn Levesville hơn 300 năm về trước. Để không ai hôm nay “chợt úp mặt vào lòng tay mà khóc, Thấy mình đã khác mình xưa..” nhưng mỗi ngày mỗi thấy mỗi thấy mình nên giống Chúa hơn trong sự khiêm hạ khó nghèo, trong đơn sơ trong sáng và trong vui vẻ dấn thân phục vụ anh chị em, nhất là những anh chị em được chính Đức Kitô chọn lựa để hóa thân hiện diện trên khắp nẽo đường trần thế” mà Tin Mừng Matthêô đã ghi lại: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25,40)
 
Đâu là Đường – Sự Thật – Sự Sống cho giới trẻ thời @?
Hạt Cát
09:42 03/02/2010
“Chúa là cây đàn, còn con là điệu hát Chúa ơi. Chúa rung phím đàn, lòng con ngân vang khắp nơi…”

Nếu ai đó có mặt tại khuôn viên TTMV chiều ngày 23.01.2010 sẽ nghe vang từ giảng đường B01 bài hát “Chúa là cây đàn”, cùng với tiếng đàn của hai nhạc sĩ nhóm Lửa Hồng và cùng với tiếng kèn monica của tác giả - Cha Tiến Lộc.

Hội trường đầy khán giả. Cộng đoàn vui mừng chào đón Cha Tiến Lộc, Dòng CCT -người được ví như một trong những cây đại thụ của Giáo Hội Việt Nam và của các sinh hoạt lớn trong Giáo Hội. Cha Tiến Lộc đến với gia đình CDCT với đề tài “Đâu là Đường – Sự Thật – Sự Sống cho giới trẻ thời @?”

Nhân dịp dự bài thuyết trình của Cha Tiến Lộc, người viết xin có đôi dòng suy tư về những nẻo đường cuộc sống.

Biết là một trong những diễn trình của cuộc sống. Biết để lựa chọn con đường đi trong vô số những nẻo đường ngang dọc. Biết đường mà không đi, thì con đường ấy chỉ tồn tại trong ý niệm. Đi mà không biết đường, người ta sẽ cứ mãi lầm lũi bước đi trong bóng đêm của cuộc đời.

Đường đi bao giờ cũng dẫn đến một nơi nhất định. Nơi đó là vườn Eđen đầy hoa thơm, trái ngọt hay hoang địa vắng bóng người hay đồi Golgotha thổn thức… Tất cả đều hệ tại con đường mà người lữ hành đã chọn lựa cùng với thái độ lên đường của họ.

Ai cũng muốn chọn cho mình con đường bằng phẳng dễ đi. Nhưng đời có nhiều con đường sình lầy của đam mê, tội lỗi. Có lắm lối đá gập ghềnh đòi hỏi hãm mình, hy sinh.

Trên từng bước đường của cuộc sống, mỗi người đều có con đường của riêng mình. Đi con đường của người khác là lạc lối. Lẩn tránh con đường của mình là thiếu can đảm và tự tin. Cả hai đều dẫn đến thất vọng và không làm cho đời sống người lữ hành trở nên sung mãn.

Đi con đường của chính mình cũng lắm gian nan. Không phải ai cũng dễ dàng tìm được đúng lộ trình của mình để lên đường. Vì thế mới có chuyện đi nhầm đường, lộn lý tưởng. Nếu nhầm đường, người ta có cơ hội để đi lại. Nếu lộn lý tưởng, người ta sẽ mất cả cuộc đời.

Đi con đường của chính mình cũng có đầy nước mắt và đau khổ. Tuy nhiên, mỗi biến cố đi qua trong cuộc đời đều gắn liền với một kinh nghiệm nào đó. Có những trải nghiệm nâng ta lớn lên. Có những cảm nếm khiến ta khốn đốn, lao đao. Nhưng đằng sau mỗi biến cố trong từng chặng đường của cuộc sống, Thiên Chúa luôn có một mục đích cho bạn, cho tôi. Với con mắt Đức Tin, mỗi biến cố là cơ hội để đào luyện nhân cách, xây dựng cơ bắp thiêng liêng và đời sống đạo đức thêm mạnh mẽ, cách tiệm tiến.

Lên đường cũng có nghĩa là từ bỏ. Từ bỏ là thách đố không của riêng ai. Từ bỏ và lựa chọn luôn là hai mặt của một vấn đề. Mỗi sự lựa chọn đánh dấu một mốc điểm trong chặng đường của cuộc sống. Có những chọn lựa đem đến niềm vui, có những kiếm tìm mang lại nhiều thất vọng.

Con đường nhân bản là con đường để nhìn nhận chính mình. Không ai có thể đi con đường thiêng liêng mà không qua con đường nhân bản.

Tham gia giao thông, ai cũng chọn cho mình loại phương tiện để đi và mong mau đến đích. Sự nóng lòng, thiếu kiên nhẫn, thiếu tôn trọng và ích kỷ, làm người ta không ngại khi lấn sang phần đường bên trái, leo lên lề bên phải,… Người ta chen lấn, hơn thua nhau từng nửa vòng bánh xe trong những “ma trận” đầy người, nghẹt các loại phương tiện giao thông lớn nhỏ. Khi ấy, Luật Giao Thông chỉ còn là những mớ chữ nằm trên giấy tờ, nó như thể không tồn tại trong ý thức hệ của người lưu hành.

Trên lộ trình thiêng liêng, đôi khi cũng gặp lôcốt, kẹt xe,, tai nạn,… Đó là khi tương quan bị bế tắt, đổ vỡ. Ai đã từng kinh qua những đêm tối của đức tin, đều thừa nhận rằng sự phát triển tâm linh đòi hỏi thời gian và lòng kiên nhẫn. Ai đã từng nếm trải những giờ phút hấp hối của một tương quan nào đó, sẽ đồng ý rằng: có những khi ta cần phải chậm lại, dừng lại để suy nghĩ và định hướng thêm lần nữa.

Trong hành trình thiêng liêng không có những con đường tắt.

Con đường từ đôi tai đến đôi bàn tay là con đường đòi hỏi nhiều suy tư, kiên nhẫn và can đảm.

Con đường từ trái tim mình đến trái tim tha nhân dường như là con dường dài nhất, gập ghềnh và gian nan nhất. Đường đi ấy không bị ngăn trở bởi ngàn núi trăm sông, mà bị trở ngăn vì lòng người có trăm núi ngàn sông. Núi của những suy tính chi li, hèn nhát ích kỷ, sông của những tự mãn, tự đắc, kiêu căng. Đời người giắn giỏi, cao lắm chỉ trăm năm. Đường đi dài được nối kết từ những bước chân nhỏ. Có những bước chân nhanh nhẹn, lên đường. Có những bước chân nặng nề, trì hoãn. Có những bước chân lẻ loi, cô đơn. Có những bước chân buồn hui hắt…… Dù muốn hay không, dù vui hay buồn, mỗi đôi chân đều phải tự bước trên con đường của mình, không đôi chân nào bước thay trong cuộc hành trình của đời bạn.

Ai đó đã nói rằng: có những con đường phải đi một mình và có những con đường không thể đi một mình. Xin cảm ơn cuộc đời đã cho ta gia đình và bằng hữu - những người đã cùng ta đồng hành trong mỗi chặng đường của cuộc sống. Xin cảm ơn tất cả những ai đã hiện diện và làm cho cuộc đời ta trở nên ý nghĩa và phong phú. Xin Chúa Giêsu luôn ở giữa và nâng đỡ các mối tương quan để cuộc hành trình làm người của chúng ta luôn chan hoà niềm vui, bình an và sinh lợi ích cho nhau.

Cuộc sống là một con đường dài. Người lữ hành sẽ cần lắm những bóng râm che mát, những quán trọ ven đường để nghỉ chân, để lấy sức… Nhưng ai chọn bóng râm làm nhà, chọn quán trọ làm nơi cư trú sẽ không bao giờ hoàn tất con đường đời mình.

Chúa Giêsu hỏi 2 môn đệ trên đường Emau: “Các anh tìm gì thế?” câu hỏi này giúp ta soi lại những góc khuất tối tăm trong lòng mình.

“Các anh tìm gì thế?”

Câu hỏi này như một lời cảnh tỉnh, luôn nhắc nhớ ta về đích điểm của cuộc hành trình mà ta đang đi.
 
Phía trước một con đường
Lm. Anmai, CSsR
18:09 03/02/2010
Sáng hôm nay, 3-2-2010, con đường dẫn vào xã nghèo An Thới Đông huyện Cần Giờ bỗng dưng khác hơn mọi ngày. Cờ hoa rợp trời và có cả đoàn lân nhộn nhịp hân hoan chào đón đoàn xe bóng lộn của các vị lãnh đạo thành phố và của huyện. Thì ra là sáng hôm nay xã An Thới Đông khánh thành con đường dẫn vào xã nghèo này.



Con đường tạm gọi là khánh thành đấy nhưng vẫn còn đầy bặm bụi bởi mặt đường chỉ trải đá tạm chứ không phải là đường nhựa như ở mảnh đất Sài Thành. Thôi thì cũng tạm gọi là “ổn” với cái vùng quanh năm chân lấm tay bùn, mò cua bắt ốc đắp đổi qua ngày. Cách đây mươi năm muốn vào được An Thới Đông phải trải qua bao nhọc nhằn của con người. Con đường An Thới Đông ngày ấy phải trải lá dừa và chân phải mang bọc ni-lông mới có thể vào nơi muốn đến được. Ngoại ô của thành phố sầm uất có con đường trải đá như thế này cũng là hạnh phúc lắm so với cuộc sống lam lũ cơ cực ở đây.

Không ai phủ nhận con đường vào An Thới Đông khá hơn một chút so với mọi năm nhưng vẫn còn đó sự kiếm tìm. Kiếm tìm đó là kiếm tìm cho một đời sống được cơm no ấm áo như những vùng khác, chí ít là được như những quận huyện ven đô. Thương cho một An Thới Đông “ngăn sông cách chợ” và cũng thương cho một An Thới Đông hẻo lánh xa xôi.

Công tâm mà nói thì phía trước của con đường vào An Thới Đông bớt gồ ghề hơn, bớt quanh co hơn nhưng nỗi lo phía trước của cuộc đời, phía trước của đời sống của bà con xã nghèo này là cả một vấn đề.

Chỉ những ai gần như “sống” với An Thới Đông mới hiểu An Thới Đông như thế nào như Phan Huỳnh Điểu bộc bạch: “Chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh mông dường nào. Chỉ có biển mới biết thuyền đi đâu về đâu”. Chỉ có ở An Thới Đông mới “thấm” được An Thới Đông là dường nào.

Lần nọ, đang ngồi trên ghế đề anh thợ cạo “hành nghề”, chẳng hiểu sao anh ta buột miệng nói: “Không biết 10 năm nữa dân An Thới Đông sẽ ra sao ?”. Thinh lặng một lát anh ta nói tiếp: “Dân ở đây không biết làm gì để sống đây ? Cua riết rồi cũng hết mà ốc cũng chẳng còn !”.



Buổi chiều hôm ấy, cái đầu được cạo tóc vơi đi một chút nhưng trong đầu nặng trĩu hình ảnh của bà con xã nghèo vùng biển mặn này.

Lần kia, anh Hai B, nhà ở ấp An Hoà, xã An Thới Đông cho Tư Cua biết qua một anh cán bộ làm ở Ngân Hàng Huyện Cần Giờ “bật mí” cho anh Hai biết rằng cách đây 10 năm thì bà con xã nghèo này “cắm” sổ đỏ ở Ngân Hàng hết 10 tỷ đồng và sau 10 năm thì số nợ ấy lên con số 50. Chỉ nhìn vào con số nợ ấy thì mới biết thật sự bà con vùng xã nghèo này thoát nghèo được bao nhiêu.

Người ta vẫn đồn đãi dân Cần Giờ sống vào con tôm con cá ấy nhưng khi đến thực địa mới thấy bi đát là dường bao. Người dân nghèo ở đây vốn dĩ đã nghèo nay lại nghèo thêm vì con tôm. Người dân An Thới Đông cũng thương con tôm lắm nhưng hình như con tôm chẳng thương người dân An Thới Đông thì phải. Đã có một thời chạy bán mặt cho ao tôm bán lưng cho trời ấy nhưng sao mà phận người cứ nghiệt ngã. Càng nuôi tôm hình như càng lỗ thì phải. Biết vậy nhưng chẳng còn nghề nào khác ngoài cái nghề nuôi tôm. Người dân nuôi tôm ở cái xã nghèo này hình như người ta cứ đặt cược vào canh bạc vậy.

Một bằng chứng hết sức “hùng hồn” cho thấy sự “phồn thịnh” của An Thới Đông. Chỉ cần gửi tạm con ngựa sắt ở đâu đó quán nước nghèo bên vệ đường để tìm đến những danh lam thắng cảnh như Bầu Thơ Hốc Quả, như Rạch Lá, như Tắc Ráng thì sẽ rõ.

Cái tên Bầu Thơ Hốc Quả thoạt đầu nghe cũng nên thơ ấy nhưng khi vào mới thấy cảnh của người dân nghèo ở đây. Lưới điện vào với cái vùng thơ mộng ấy chỉ vỏn vẹn được vài năm. Cuộc sống dường như quá lam lũ bữa no bữa đói với cái vùng “đặc trưng” này.



Rạch Lá hay Tắc Ráng cũng chẳng hơn chi, có nhiều gia đình giờ muốn đi ra ngoài phải ngồi trên chiếc xuồng ba lá hay gập ghềnh trên chiếc cầu khỉ mới đến được bến bờ bên kia.

Trẻ con ở xã nghèo này muốn tìm được dăm ba con chữ hình như phải đổ mồ hôi sôi con mắt thì phải. May lắm vừa mới có cái trường cấp 1 nghèo ngay tại xã. Lớn lên một chút vào trung học cơ sở thì sáng sớm phải có mặt để kịp chuyến xe buýt nghèo được trợ giá. Và, lớn lên chút nữa vào phổ thông trung học thì phải ngược lên tận bến phà Bình Khánh hay lại lặn lội xuống tận cái Thị Trấn Cần Thạnh. Học sinh cấp 3 ở đây phải “lọ mọ” dậy từ khi trời chưa đỏ và về đến nhà lúc trời chẳng còn chút ánh sáng. Đèn đường thì “ngọn xanh ngọn tỏ” nên phải nói là đi lại ở cái xã nghèo này thật là khó chứ huống hồ gì nói chuyện đi “buôn chữ”.

Đỏ con mắt để đi tìm một tờ báo ở cái xã nghèo này tìm mãi cũng chẳng ra. Ngày nay, nhiêu nơi trên đất nước có thể là xa xôi hẻo lánh ấy nhưng chuyện lướt “web” là chuyện hết sức bình thường nhưng cư dân An Thới Đông máy vi tính còn là chuyện “mông lung” đối với họ chứ huống hồ chi là “web” với chẳng “web”. Bỏ chút thời gian ra để hỏi cư dân An Thới Đông cái “còm-pu-tơ" là gì e rằng họ chưa biết chứ đừng nói gì là “web”. Cứ đi đếm tổng số máy trên số hộ gia đình ở đây thì sẽ rõ. Chỉ đơn giản nhiêu đó để hiểu trình độ dân trí của người dân thấy tội là bao.

Nếu chỉ thoáng qua những căn nhà mái ngói đỏ chót thì không thể nào hình dung ra những mảng đời vất vả vấn vương. Đàng sau những căn nhà ngói đỏ ấy là những căn nhà mà mưa thì đầy nước mà nắng thì lại chói chang. Đàng sau những căn nhà có được do cơn sốt đất ấy là đầy dẫy nhưng căn nhà mái lá cột siêu.

Hình ảnh của ngày khánh thành con đường mới mang tên An Thới Đông này chỉ là bề nổi cho nhiều con đường chằng chịt trong cái xã nghèo này. Muốn hiểu rõ hơn xin trực chỉ Bầu Thơ Hốc Quả, Tắc Ráng, An Bình … Có những gia đình như Mười H ở Bầu Thơ Hốc Quả suốt ngày chân lấm tay bùn, hơn năm chục thôi mà có cả chục mặt con mà trong chục mặt con ấy chẳng có đứa nào cầm cự hết bậc Tiểu Học. Có những gia đình như gia đình Tư N ở Tắc Ráng vợ chồng con cái suốt ngày cứ đi “mần mướn” cho những ai cần họ nhưng với điều kiện “mần” với những việc vặt vãnh vì khả năng họ chỉ có thế. Có những người ở Bầu Thơ Hốc Quả hình như cả đời chưa biết Sài Thành là gì cả vì cái nghèo, cái khổ cứ như vồ lấy họ, ôm lấy họ.

Nói đến đời sống nghèo mà không nói đến đời sống tôn giáo ở đây thì quả là một thiếu sót. Cái nghèo nó dẫn đến sự bám víu. Điều này dĩ nhiên và tất nhiên với người nghèo. Chẳng cần biết đạo nào ra đạo nào cả, chỉ cần thấy có chút “xôi” có chút “thịt” là mau mắn “quy phục” nhưng khi “xôi” khi “thịt” không còn thì họ chẳng còn mặn mà gì với cái tôn giáo mà mình theo đuổi nữa. Họ đáng thương hơn là đáng trách khi cuộc sống quá nghèo. Có những người một năm theo cả 4 đạo để được hưởng phần của cả 4 kẻo mất phần này hụt phần kia. Họ thích thì họ để bàn thờ lên và khi không còn thích nữa thì nhờ “các đấng, các bậc” gỡ bàn thờ xuống đem về “trụ sở” chính của bổn đạo.

Con đường bằng đất bằng đá An Thới Đông thật sự đã rộng mở nhưng con đường phía trước của tri thức, của con người ở An Thới Đông hình như nó vẫn còn thăm thẳm một đoạn dài thật dài. Muốn con đường phía trước của con người gần hơn và sáng hơn chỉ có một con đường duy nhất là nâng cao dân trí và nhận thức cho xã nghèo. Không thể nào cứ mãi dựa vào cái kém may mắn của ông bà cha mẹ mà để cho thế hệ tương lai vẫn mãi mù tịt. Để được “bằng chị bằng em” như những quận huyện ngoại thành Thủ Đức Bình Tân vẫn còn là chuyện mơ hoài khó thấy.

Chắc có lẽ một cơ quan, một tổ chức không thể nào làm cho An Thới Đông thay da đổi thịt như một cánh én không làm nên được mùa Xuân. Cần lắm những tấm lòng, cần lắm sự chung tay góp sức của nhiều và nhiều người thì may ra An Thới Đông mới mở mang thật sự như con đường vừa khánh thành sáng hôm nay.

Đoàn xe của các vị lãnh đạo đã qua, những hạt bụi mịt mờ đã tan biến nhưng vẫn để lại nhiều và nhiều mảng đời bữa no bữa đói.

Chiều nay ra đứng trước ngõ nhìn con lộ trước mắt có phần cao hơn, có phần đẹp hơn trước nhưng nỗi lo đau đáu về cái xã nghèo này vẫn khôn vơi ……
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thư Cha Giám Tỉnh Dcct VN Gửi Cha Giám Tỉnh Balan
Lm. Vincent Phạm Trung Thành, Cssr.
04:20 03/02/2010
Vietnam, 03/02/2010
Kính gởi Cha Ryszard Bożek, C.Ss.R.
Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Warsaw,

Kính thưa Cha,

Trong những ngày sôi động, khổ đau và phẫn uất tại Việt Nam, những tin tức từ Ba Lan, một đất nước mến yêu có cùng một kinh nghiệm khổ đau, với những dòng chữ chia sẻ, những lời khích lệ, những nguyện cầu thiết thực đã nâng đỡ và an ủi chúng con rất nhiều.

Con xin cùng với toàn Tỉnh Dòng VN chân thành cám ơn Cha và các anh em yêu quí Ba Lan, những người anh em cùng một ơn gọi, cùng một cảm nghiệm mang tên Anphong. Chính ơn gọi Anphong đã qui tụ chúng ta, nhận chìm chúng ta trong diệu cảm Cứu Thế và sai chúng ta đi đến với người nghèo, người bị bỏ rơi hơn cả, vì Ơn gọi này buộc chúng ta phải lắng nghe tiếng thét của người nghèo, tiếng kêu cứu của nạn nhân bất công, tiếng gào đòi quyền sống, sống xứng đáng là con người.

Chúng ta đã phải trả giá cho dấn thân này và sẽ còn tiếp tục phải trả giá. Tình huynh đệ mà anh em DCCT Ba Lan bày tỏ cũng như thể hiện trong những hoạt động cụ thể đã là một liên đới hiệp thông vô giá. Qua Cha và anh em, Giáo Hội Ba Lan cũng đồng cảm và bày tỏ tình thương rất cụ thể trong ngày 4 tháng 2 sắp tới đây, chúng con xin hết lòng cám ơn HĐGM Ba Lan, Ủy Ban Truyền Giáo trực thuộc HĐGM Ba Lan đã có sáng kiến tổ chức hiệp thông cầu nguyện cho GH VN, cho Tỉnh Dòng CCT. VN. Chúng con tin rằng sức mạnh của lời cầu nguyện, tình thông hiệp một đức tin sẽ giúp chúng con tại VN được can đảm, quảng đại và yêu mến đi trọn hành trình làm chứng cho Chúa Kitô.

Trong những ngày Tỉnh Dòng Ba Lan tiến hành Công Hội Tỉnh, chúng con sẽ hiệp thông cầu nguyện cho Công Hội Tỉnh của qúi Tỉnh được thành công tốt đẹp.

Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn liên kết chúng ta trong cùng một lòng mến, một ơn gọi và nguyện xin Chúa Cứu Thế tiếp tục dẫn dắt chúng ta nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp, Thánh Anphong, Thánh Clêmentê và thầy Marcel Văn.

Vincent PHẠM TRUNG THÀNH, CSsR.
Giám Tỉnh


 
Xem phần 1 DVD Đồng Chiêm: Cuộc khổ nạn Thập Giá
Minh Đức
08:20 03/02/2010


DVD Đồng Chiêm - cuộc Khổ nạn Thập giá (Phần 1) Ngày 06/01/2010

- Giới thiệu Đồng Chiêm

- Dựng Thánh giá
 
Thư gửi người Cồn Dầu xa quê
Trần Văn Chương
11:12 03/02/2010
Pleiku ngày 31 tháng 01 năm 2010

Anh L. thân mến.

Anh email xin tôi cho biết nhà cửa đất đai nơi quê nhà tới đâu rồi, liệu bà con có được yên ổn ăn Tết không, hay sau những tháng năm mò cua bắt ốc chắt chiu từng đồng để rồi một sớm một chiều cả làng trở thành đám người tan gia bại sản, những con nợ xã hội lang thang kiếm sống bên những khu nhà vườn sinh thái nằm trên đất mà trước kia mình và cha ông đã bao công khai phá gầy dựng. Âu cũng vì 135 năm trước đây, cố Thiên đã khéo chọn mảnh đất ven sông lập xứ đạo, tổ tiên bao đời bỏ công làm bờ kè ngăn nước biển để trị mặn, cải tạo đất phèn nên ruộng nên vườn, nay thành khu đất vàng bên cạnh các khu resort đẹp sang nhất nước!

Chắc anh còn nhớ lại câu thơ của Tế Hanh (?): Khi ta ở đất chỉ là nơi đất ở / Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn. Đối với những người làm khu du lịch sinh thái kia, xóm làng nhà quê anh chỉ là nơi đất ở, những lô đất được giá trên thị trường địa ốc. Nhưng với người dân Cồn Dầu thì đó thứ đất đã hóa tâm hồn, vừa gần gũi vừa thiêng liêng: đó là ‘chùm khế ngọt’, ‘cầu tre nhỏ,’ ‘đường đi học,’ ‘chiếc diều biếc;’ cũng là nơi chôn nhau cắt rốn, gia sản quí giá của tổ tiên, bao nhiêu mồ hôi, xương máu đã đổ ra trên đất này. Kỷ niệm ngày xưa, vui buồn gian khổ ngày nay và bao nguyện ước tương lai gửi gắm nơi mảnh đất này. Mảnh đất quá linh thiêng và vô giá giờ đây chịu những “thu hồi” “giải tỏa trắng,” “đền bù” với giá rẻ mạt rồi chia lô cắt bán cho những đại gia nào đó để từ nay trở thành thứ vật dụng kinh tế có thể mua bán đổi chác được. Ở đây không chỉ là đổi chổ ở một số hộ dân nhưng là vĩnh viễn xóa đi một mảnh đất thiêng mà đối với người quê không gì có thể thay thế được:

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
.

Báo Tuổi Trẻ ngày 23/12/2010 trang 6 viết: “thực tế hiện nay TP Đà Nẵng còn “nợ” tới 2.201 lô đất tái định cư vì chưa bố trí đất tái định cư cho số 61 hộ đã bàn giao mặt bằng cho Nhà Nước”. Con số thực chắc còn hơn thế nữa. ‘Đi là chết.’ Câu nói này sẽ thật đúng với người Cồn Dầu vì bỏ làng ra đi, họ sẽ sống tan nát mỗi người mỗi phương trên mảnh đất chia lô không hồn để từng ngày sẽ gặm nhấm nỗi thương nhớ khôn nguôi của những kẻ không còn quê hương để tìm về. Không lạ gì, trước mắt những người đến kiểm định, có những đã xin được sống và chết tại quê hương mình. Thử hỏi anh: ký giao quê cha đất tổ cho ai đó xa lạ để nhận món tiền quá ‘bèo’, họ không ‘cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời’ sao? Họ sẽ ăn nói thế nào với tổ tiên và với con cháu đói khổ mai sau trong ngày kỵ giỗ? Người Cồn Dầu muốn nói với vị đã ký lệnh thu hồi đất: "anh muốn thu hồi đất, kiểm định nhà, còn chúng tôi muốn giữ lại Quê Hương trong tất cả những gì thiêng liêng nhất để sống, để yêu, để cùng nhau xây dựng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.”

Tôi cũng có nghe chuyện một cán bộ nào đó xin cha xứ Cồn Dầu dành ít phút trong lễ để động viên giáo dân cho ‘kiểm định.’ Cha xứ nói với ông: “Trong thánh lễ, chúng tôi rao giảng Lời Chúa, còn việc cho kiểm định nhà để làm khu sinh thái liên quan tới đời sống và quyền lợi của người dân, xin các ông nói với người dân.” Cha xứ có lý để xin người anh em đảm nhận nhiệm vụ của mình. Bao nhiêu cái khuất tất trong quản lý một dự án lớn như thế mà lại vận động một ‘ông cha nhà đạo’ lên tiếng động viên giáo dân mình. Linh mục nào mà không được dạy dỗ để đừng thương mại hóa hay chính trị hóa tôn giáo bởi lẻ việc đó chỉ tổ làm băng hoại tôn giáo mình phụng sự.

Nhiều vụ bế tắc trong dự án xây dựng, chỉnh trang lẻ ra giới hữu trách phải giải trình và có nhiệm vụ xử lý những biến số bất ngờ trong dự án cho Đảng, cho Nhà Nước, cho nhân dân, thì họ ‘đánh bùn sang ao’, đổ tội cho tín đồ hay chức sắc tôn giáo. Chuyện này đã có từ thời bạo chúa Nê-ron cho đốt phá thành Rôma rồi đổ tội cho người Kitô hữu. Tôi cho rằng nếu chúng ta không cảnh giác thì đấy là cách tinh vi gây chia rẽ chính quyền với giáo quyền, lương-giáo, và trong nội bộ Giáo Hội. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu vị dẫn đầu đoàn đi kiểm định hàng trăm người hôm đó trong một xô xát nhẹ, ngã lăn xuống đất, xùi bọt mép (thật hay chỉ giả vờ) trước cửa nhà một giáo dân nào đó không đồng ý cho kiểm định? (Nhưng kịch bản trên đây đã không xảy ra mà đã có một phụ nữ khi bị bắt ký giấy kiểm định đã quá hoảng sợ đến ngất xỉu phải gọi xe cấp cứu !)

Năm nay ngoài đó cả giáo phận Đà Nẵng mừng kỉ niệm 125 năm biến cố Đức Mẹ Trà Kiệu. Tháng 9 năm 1885, với chiêu bài ‘bình tây sát tả’ đám quân Văn Thân vây làng nghiêm ngặt để làm cỏ xứ đạo Trà Kiệu, bấy giờ vỏn vẹn 300 người dân. Đến hôm nay Trà Kiệu còn giữ lại tên tuổi mình không phải nhờ chông tre, gậy gỗ nhưng nhờ đức tin quả cảm, lời cầu nguyện và sức thiêng từ trời.

Người Cồn Dầu chắc hẳn không ai muốn giam mình trong ốc đảo của đói nghèo; ai trong họ lại không muốn giàu đẹp cho Quê Hương mình. Thế thì họ được ưu tiên để chọn lựa bởi lẻ xây dựng một quê hương cho ra một Quê Hương không chỉ là việc của máy cày xe ủi đất, của nhà qui hoạch hay của đại gia nhưng còn là việc của bàn tay, khối óc, trái tim của những con người yêu thương gắn bó muốn sống và chết cho Quê Hương mình.

Sự việc rồi sẽ đi về đâu? Thực tôi không biết nhưng nếu đây là vấn đề công bằng xã hội và quyền lợi chính đáng của người công dân thì xin hãy cầu cho những người dân cô thế vững tin vào sức mạnh của công lý, can đảm cho đến cùng để nói lên nguyện vọng của mình. Anh hãy cầu xin cho người dân quê hiền lành chất phác của chúng ta biết xác tín rằng: một khi đầu tư cho công lý, tất cả nhục nhằn gian khổ sẽ thành niềm hạnh phúc lớn lao như Chúa đã hứa: Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính vì Nước Trời là của họ.

Xin thắp lên ở đây một ngọn nến hiệp thông cùng nhau nguyện cầu cho Quê Hương, cho Đất Nước. Chào anh và mến thăm các cháu. Cầu chúc cho nhau một năm mới an lành.

 
Vài suy tư về ''Thông cáo của TGM Đà Nẵng về những vấn đề liên quan đến Giáo xứ Cồn Dầu''
Thiên Giang
21:37 03/02/2010
Trước hết tôi rất buồn và thất vọng vì Thông Cáo nêu trên, nó đã không nói lên được sự quan tâm đích thực của Vị Chủ Chăn đối với đoàn chiên mà còn như đang cùng với những kẻ bách hại để mau chóng xóa sổ giáo dân giáo xứ nhỏ bé Cồn Dầu này mà chính người viết là một thành phần.

Phải nói ngay rằng Lá đơn Kêu cứu của giáo dân Cồn Dầu mà Tòa Giám Mục Đà Nẵng đã muốn tìm hiểu tác giả là ai! Điều đó nên dành cho Công An thì tốt hơn. Đừng điều tra giùm lực lượng an ninh nhân dân. Lá đơn ra đời trong hoàn cảnh dầu sôi, lửa bỏng. Tỉnh ủy Nguyễn bá Thanh cùng với hai trăm công an đày đủ súng ống, bao vây làng Cồn Dầu, nội bất xuất, ngoại bất nhập, đàn áp, khủng bố người dân. Giáo dân hốt hoảng kêu cứu. Rất tiếc là dân quê nghèo, không có đủ hình ảnh, phương tiện thông tin nên không thể trình làng để mọi người cùng thấu hiểu, cảm thông chia sẻ. Nhưng có một bằng chứng đáng tin cậy hơn đó là những nhân chứng sống còn đó: những giáo dân Cồn Dầu khốn khổ vẫn còn tiếp tục can đảm đứng lên tranh đấu cho quyền lợi của mình trước bạo quyền.

Hiện nay chính quyền vẫn còn tiếp tục dọa nạt, răn đe và tìm cách đủ mọi cách buộc dân chúng phải ký chấp nhận việc cướp đất của chính quyền. Một điều rất ngây thơ của tờ Thông cáo là tìm những chữ ký trên tờ đơn kêu cứu. Ai cũng biết rằng, một tờ đơn kêu cứu mà có chữ ký, trong lúc chính quyền đang tìm cách cướp đất thì khác nào tự còng mình vào. Công An lập tức điều tra và hốt trọn ổ ngay và sau đó vu cáo cho bao thứ tội, nào là âm mưu chống chủ trương, chính sách của nhà nước, nào là xúi giục dân chúng nổi loạn chống chính quyền, và còn hàng trăm thứ tội khác có trời mà biết... đủ để ở tù trọn kiếp. Lá đơn này là Lá Đơn Kêu Cứu. SOS.

Đặt vấn đề chia rẽ tôn giáo là một cái nhìn sai lệch:

Khi Thông báo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng nhận định về sự kiện này là hãy "cẩn thận tránh việc chia rẽ lương giáo". Đây là một điều mà chẳng liên quan gì trong việc chia rẽ lương giáo cả! Người giáo dân Cồn Dầu chẳng làm gì dính dáng đến chuyện này. Xưa nay giáo dân Cồn Dầu chẳng hề làm gì mà lỗi phạm đến người lân cận Trung Lương - Lỗ Giáng - Cẩm Chánh sao lại có chuyện gây chia rẽ ở đây. Chỉ có một điều mà bản thông cáo muốn ám chỉ là: Tại sao các dân khác bằng lòng chấp nhận việc di dời mà giáo dân Cồn Dầu lại phản đối, gây khó khăn cho chính quyền và phiền toái cho giáo quyền.

Một điều đơn giản dễ hiểu là giáo dân Cồn Dầu nhận ra sự bất công trong việc cướp đất cũng như là đất này là đất đã thấm máu, mồ hôi, nước mắt và niềm tin của cha ông bao đời xây dựng và bồi đắp, do vậy, giáo dân Cồn Dầu không thể di dời. Trong số 2000 người giáo dân Cồn Dầu chỉ vỏn vẹn có 5 gia đình kí giấy đồng ý di dời mà thôi! Hơn nữa việc cướp đất đuổi dân nghèo để trục lợi cho bao kẻ có tiền, có quyền thế là việc làm tàn nhẫn, ác đức, thất nhân tâm.

Những người dân các xã thôn khác họ có chỗ đi vì họ là những người đã từng gắn bó với "cách mạng" và từng nuôi bao chiến sĩ cách mạng. Số phận của họ khác giáo dân Cồng Dầu nhiều lắm. Giáo dân Cồn Dầu chỉ có một chỗ đẻ đi và về. Đó là đi đến nhà thờ và về với ông bà tổ tiên trên mảnh đất thân yêu này thôi. Đừng lấy cái chuyện những người khác đồng ý để di dời mà ép buộc giáo dân Cồn Dầu phải phục tùng sự bất công.

Chuyện này đã được ông Nguyễn bá Thanh gài vào để chẹn họng giáo dân Cồn Dầu khi ông nói rằng, tại sao các dân khác đồng ý ký, còn chúng tôi thì không. Câu trả lời xin thưa là những anh em lương dân chỉ dời nhà, dời nơi ở đơn thuần. Còn giáo dân Cồn Dầu khi dời là mất đi cả cuộc sống. Bao năm, bao thế hệ sống chết có nhau, đùm bọc nhau, sáng chiều lễ kinh, biết nhau qua từng nhịp thở, bây giờ mà đi thì giống như bị phân sáp thời Tân Văn Thân! Khi giáo dân Cồn Dầu bị bắt buộc phải di dời là họ mất luôn những gì đã gắn bó với niềm tin của họ cả từ 100 năm nay. Cộng đoàn Đức Tin của họ bị phân thây, bị dẹp tan, bị đầy vào chỗ chết! Không biết Đức Giám Mục giáo phận có hiểu thấu cho nỗi lòng khổ đau mất mát của những người con nghèo đói này không?!

Coi sự tranh chấp tại Cồn Dầu là vì vấn đề "đất" là hoàn toàn sai:

Thông cáo cũng nhắc qua chuyện tranh chấp đất tại Cồn Dầu nên nhà nước ra lệnh thu hồi đất. Đây mới thực sự là thông tin sai lệch. Ở Cồn Dầu không có chuyện tranh cháp đất đai, chỉ có chuyện nhà nước cướp đất của dân mà thôi. Tranh chấp nghĩa là hai người hay nhiều người cùng tranh chấp một miếng đất hay một tài sản nào đó mà ai cũng muốn là mình có quyền trên đó. Đàng này đất đai của giáo dân xứ Cồn Dầu từ lâu đời trước khi có Đảng CS nữa và chính họ đã cấp giấy chủ quyền cho giáo dân để xác nhận trên vấn đề pháp lý. Đất này không phải là cho mướn, cho thuê, thì làm sao mà thu hồi. Nói như vậy là vi phạm quyền sở hữu của người khác.

So sánh đời sống dân nghèo ở Cồn Dầu với các nơi khác là thiếu sự quan tâm mục vụ:

Khi nói đến chuyện các giáo xứ khác ở thành phố Đà Nẵng trong chuyện di dời trong chính sách của chính quyền, rõ ràng là Toà Giám Mục không hiểu rõ khi so sánh một cách khập khiễng giữa giáo xứ Cồn Dầu và các giáo xứ hay các làng khác. Giáo dân Cồn Dầu 90 phần trăm sống bằng nông nghiệp, đời sống gắn bó với ruộng đồng quê hương rất là thắm thiết. Bắt họ di dời và cướp đất của họ rồi thì họ đi đâu, sống bằng gì, hay là bắt họ ca bài "Lâu rồi đời mình cũng quen". Những phấn son, bụi thành phố, sự chật chội không quen thở, quen sống. Như vậy bắt họ phải chết mòn, chết dần trong nỗi đau, nỗi nhớ, bao hệ lụy sau khi bị buộc phải xa nơi chôn nhau cắt rún, ai chịu trách nhiệm đây! Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi. Xong việc là phủi tay. Hãy đọc bài của LM Trường Thăng thì hiểu rõ nỗi đau của người dân không quen sống nơi phố thị.

Một điểm nữa cần phải nói ở đây, như tờ thông cáo viết Giáo hội luôn đứng về phía người nghèo, nhưng chỉ một Tờ đơn Kêu cứu của kẻ thấp cổ, bé miệng thì lại lại cho là gây áp lực làm khó dễ Đấng bản quyền sở tại, nên buộc Ngài phải lên tiếng để minh oan! Là một giáo dân gốc Cồn Dầu, thú thiệt là không hiểu nổi Bề trên thương con chiên đến mức nào!Với chính sách bất công trong lĩnh vực giải tỏa, đền bù cách bất công và vô lý đã làm cho nước mắt của người dân chảy thành sông, tiếng kêu oan đứt ruột vọng tới trời xanh đã từ cả vài năm qua... thế mà Chủ chăn đã nghe mà không hiểu lòng dân lòng con cái mình. Dù Chủ chăn có nói là đã xuống với dân cả nhiều lần, nhưng thực tế đâu có phải là đứng về phía con cái của mình. Ngài chỉ dàn xếp để nhà thờ và cơ sơ nhà thờ không bị di dời để khỏi bị mang tiếng bỏ nhà thờ, nhưng còn nhà con chiên thì sao? Một điều khó hiểu nữa là Tòa giám mục không muốn có thái độ đối đầu với chính quyền mà chỉ muốn mọi sự trong ôn hòa, nghĩa là chính quyền bảo sao thì nghe vậy! Có lẽ Tòa giám mục không hiểu rằng tất cả mọi ý kiến phản biện đều là phản động. Có nghĩa là khi Đấng bản quyền sở tại mà nói ủng hộ dân nghèo Cồn Dầu là đã đối đầu với nhà nước rồi đó, vì nhà nước muốn cướp đất của dân. Muốn khỏi đối đầu với nhà nước thì cứ từ từ dàn xếp hòa hoãn theo kế sách của Nhà Nước?!

Tình ủy Nguyễn Bá Thanh đã hứa cuội rằng sẽ không đụng đến nhà thờ, nhưng mà chỉ đuổi dân đi mà thôi! Điều này đã được nhắc trong tờ Thông cáo như một bảo chứng của nhà nước cho việc tôn trọng tự do tôn giáo và đã được Chủ chăn đồng tình. Bảo chứng hay là miệng ngậm bồ hòn mắc ngẹn! Gương của Tòa khâm sứ Thái hà còn đó! Không ai có thể nghĩ là ngay cả Thông báo chính thức của Giáo hội địa phương cũng phải thông tin của lề bên phải mà thôi. Giáo hội cần giáo dân hay cần nhà thờ? Đuổi giáo dân đi mà giữ lại nhà thờ thì nhà thờ biến thành nhà trang trí cho chế độ mà thôi. Rốt cuộc có thể cũng biến thành công viên như ở Tam Tòa không hơn không kém.

Rồi sau đó làm sao mà người ta lại không nghĩ tới việc "mượn tạm", cách mượn đểu cáng để từ từ láy luôn, vì từ trước đến nay có nhà thờ nào trống mà không bị mượn tạm, rồi mượn luôn. Bao nhiêu cơ sở tôn giáo ở Đà nẵng giờ thuộc về nhà nước, có đòi được chăng?

Dù cố mà tin rằng ông Nguyễn bá Thanh có giao du tốt với Tỏa giám mục nhưng Đảng muốn ông ta làm theo chỉ thị thì với "ấn triện và quốc huy" trên giấy... đã từng là những mảnh giấy lộn. Câu hỏi của ĐGM là "sao lại có thể biến thành một “trò lừa bịp”? thì xin đi hỏi Đức TGM Hà Nội xem chính ngài Thủ tướng tới viếng thăm hứa thế nọ thế kia, và hứa cả với Tòa Thánh, cả thế giới đều chứng kiến thế mà kết quả ra sao chúng ta lại không thấy được hay sao? Hay là đúng như Vị Chủ chăn Đà Nẵng đã nhấn mạnh trong thông báo là: "công khai trước thiện chí của một tổ chức công dân tôn giáo muốn góp phần xây dựng đất nước theo đúng chính sách hiện hành". Nếu đây là lập trường và đường lối của một giáo hội địa phương Đà nẵng thì người Công giáo khắp nơi phải xét lại và đánh giá đúng mức cái chủ trương kì cục này!

Từ hai năm qua nguyên cái chuyện là hứa giải quyết êm đẹp chuyện đất đai của dân theo như lời hứa có thấy đâu, mà chỉ thấy công an với súng ống đi hăm dọa từng nhà, người cầm đầu lại là người đã hứa những lời trên. Vậy có ai còn có thể tin vào những lời "hứa cuội" của người đứng đầu đời lẫn đạo nữa hay thôi?

Chính quyền Đà Nẵng xem ra được sự ủng hộ đồng tình tối đa của giáo quyền địa phương:

Trong tờ thông cáo TGM đã giành nhiều ưu đãi cho chính quyền khi khen ngợi việc giải tỏa 85 ngàn hộ dân để làm cho thành phố hiện đại hơn, nhưng không xét đến có cần thiết làm vậy hay không? Cứ nhìn những chiếc cầu bắc ngang sông Hàn, non 1 cây số là có chiếc cầu. Riêng tại Cồn Dầu 1 chiếc cầu sắp hoàn thành và 1 chiếc cầu nữa đang sắp sửa thi công. Người dân Đà Nẵng đã từng nói một cách mỉa mai rằng "Cầu thì nhiều mà cầu tiêu công cộng thì không thấy"!

Một chi tiết khá thú vị trong tờ thông cáo cho biết rằng: Đã có 20 cuộc họp giữa chính quyền và giáo dân Cồn Dầu và cho đó là nổ lực không nhỏ của phía chính quyền. Con số cuộc họp mà chính người dân Công giáo Cồn Dầu không nhớ nổi là đã có bao nhiêu cuộc họp như thế vì lần nào cũng là tuồng cũ lặp lại. Đó là chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đề ra, đề nghị mọi người chấp hành. Nếu không thì là chống lệnh, chống Đảng chống nhà nước. Sẽ có biện pháp mạnh để trừng trị đích đáng những kẻ chống đối. Nghĩa là mỗi lần họp chỉ có phía "chính quyền nói dân phải nghe", chớ có bàn luận gì đâu mà nhà nước nhân dân cùng bàn, cùng làm như mỹ từ trong tờ thông cáo đâu! Trong những cuộc họp chỉ nguyên việc phát biểu ý kiến cũng không được nói thì có đâu mà cùng làm mà thi hành được? Dân công giáo bị bắt buộc nghe, bắt buộc làm thì có.

Rồi cũng trong bản thông cáo này khi nói đến "chính quyền thay đổi thái độ làm mạnh tay hơn đối với người dân" thì chỉ lướt qua, không nêu cụ thể công an đã dàn trận ra sao, bao nhiêu người hết thảy, trang bị vũ khí đầy đủ đàn áp, khủng bố tinh thần giáo dân ra sao thì không thấy nói đến. Đã có hai phụ nữ phải đưa đi cấp cứu vì quá sợ hãi, dân chúng không thể làm ăn gì được, Một số phụ nữ gánh rau lên chợ Cẩm Lệ bị công an cấm không cho bán. TGM cần kiểm chứng thì cứ về hỏi giáo dân thì rõ. Tờ thông cáo mà giống như tờ báo lề bên phải vì dùng toàn những mỹ từ làm "đẹp đời" thì thấy Chủ Chăn đứng về phía nào rồi.

Thông báo nhấn mạnh "Hơn ai hết, những người có trách nhiệm mục vụ tại địa phương biết phải nói gì và không nên nói gì, nói như thế nào, lúc nào và trong giới hạn nào, để đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động quản trị và mục vụ truyền giáo tại địa phương mình, trong tinh thần tôn trọng sự thật, xây dựng tình hiệp thông, đối thoại và hợp tác lành mạnh". Sự hiệp thông, đối thoại và hợp tác lành mạnh không biết có nghĩa là tích cực ủng hộ người có quyền có thế mà bỏ rơi dân nghèo hay không? Thực ra hiều khi chỉ cần âm thầm hành động mà không cần phải nói năng gì, nhất là khi tự cho mình "biết phải nói gì và không nên nói gì, nói như thế nào, lúc nào và trong giới hạn nào, để đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động quản trị và mục vụ truyền giáo tại địa phương mình" mà thiếu đi cái tình nghĩa cha con và tinh thần mục vụ thì chưa chắc đã hành xử đúng tư cách mục tử của mình hay chưa?

Đi xin một ai tức là chấp nhận người đó có khả năng ban cho mình những điều mình muốn... Xưa nay xin ai một cái gì thường phải uốn mình, hạ giọng chớ có bao giờ đứng thẳng, lớn tiếng mà xin đâu. Cái cơ chế Xin-Cho này đã hành dân là chính nhiều lắm rồi! Đức Tổng Ngô quang Kiệt đã can đảm lên tiếng phản đối mạnh mẽ cái cơ chế tước quyền làm người này lâu rồi. Chắc chắn rồi đây mọi người sẽ nhớ câu nói bất hủ của Đức Giám Mục Đà Nẵng: "Chúng tôi chỉ đứng thẳng mà xin, chứ không bao giờ quỳ gối”, và chắc chắn người ta sẽ xem quả đề biết cây và tri hành có hợo nhất hay không.

Còn nhiều điều nữa cần được phân tích và thẩm định thực hư những vụ việc và nhận định trong tờ thông cáo của TGM Đà Nẵng, nhưng chúng tôi tạm đình lại và sợ rằng nói hết ra thì "người hưởng lợi là ngư ông nhà nước mà thôi". Nên người viết rất đau lòng khi thấy anh em đồng bào, đồng quê, đồng đạo ở Cồn Dầu của chúng tôi đang còn chịu nhiều oan ức.

Mới hôm Chúa Nhật được hân hoan được thấy Đức GM Đà Nẵng về ủy lạo giáo dân trong cảnh dầu sôi, lửa bỏng... Niềm vui chưa kịp rấy lên thì nay lại thấy tá hỏa vì bản Thông cáo lạ lùng. Té ra nói vậy mà không phải vậy. Đau đớn thay!

Nếu không có tờ đơn kêu cứu thì chắc chắn tình trạng hiện nay ở Cồn Dầu càng tệ hại hơn và Tòa Giám Mục địa phương đỡ phải gánh trách nhiệm bất đắc dĩ. Lời cuối cho người dân quê nghèo của chúng tôi là: hãy đặt hết niềm tin vào Chúa và Ngài sẽ cứu dân thoát khỏi áp bức, bạo tàn. Chỉ có Ngài là Đấng Cứu Tinh duy nhất, đừng kỳ vọng vào con người. Và Lạy Chúa, xin hãy đứng lên cứu dân Người đang nguy khốn. Lời Thánh vịnh của bài đọc hôm nay sao thấm thía quá, làm rơi lệ những con người đang khốn khổ.

Người giáo dân quê nghèo Cồn Dầu
 
Tin Đáng Chú Ý
Kinh tế Việt Nam năm 2009
Hà-Minh Thảo
18:42 03/02/2010
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2009

PHẦN MỘT: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.

Trong cuộc họp báo ngày 31.12.2009, Tổng cục Thống kê công bố kinh tế Việt-Nam năm 2009 đạt mức tăng trưởng 5,32% so với năm 2008, đứng hàng thứ nhì sau Trung quốc (8,70% với 33.540 tỷ yuan hay 4.910 tỷ mỹ kim) các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới (Hoa kỳ 3%; khu vực Euro 1%). Đây là quốc gia duy nhất trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN: Association of South East Asian Nations, tiếng Anh và Association des nations de l’Asie du Sud-Est, tiếng Pháp [khi có phiên dịch thì chữ hay cụm từ đầu là tiếng Anh và chữ hay cụm sau là tiếng Pháp]) với nền kinh tế luôn tăng trưởng trong cả 4 tam cá nguyệt năm 2009 (lần lượt là 3,14%, 4,46%, 6,04% và 6,9% so với tam cá nguyệt trước). Thành tích này được Ngân hàng Thế giới khen ‘kinh tế Việt-Nam đối phó tương đối tốt với cuộc khủng hoảng kinh tế’ trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF: International Monetary Fund, FMI: Fond Monétaire International) cho là Việt-Nam sẽ làm tốt hơn các nước láng giềng trong giai đoạn hồi phục kinh tế. Tuy nhiên, mức tăng trưởng năm 2009 vẫn thua mức của năm 2008 là 6,18%.

I. CÁCH TÍNH SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.

A. Cách tính Trị giá gia tăng.

Trị giá gia tăng (valeur ajoutée, tiếng Pháp và value added, tiếng Anh) siêu thị Hòa Bình (vừa làm thương mại, tức mua hàng hóa và bán lại nguyên trạng, và vừa sản xuất, tức mua nguyên liệu để làm và bán thành phẩm, được tính như sau:

+ Bán hàng hóa: 200.000 đồng
- Mua hàng hóa: 162.000
Doanh thu thương mại: 38.000

+ Bán thành phẩm: 1.288.000
+ Thành phẩm tồn kho: 22.000
Sản xuất trong kỳ: 1.130.000

+ Doanh thu thương mại: 38.000
+ Sản xuất trong kỳ: 1.113.000
- Chi phí mua ngoài *: 486.000
Trị giá gia tăng: 862.000 đồng

[Chi phí mua ngoài * là tất cả những chi phí phải trả như nguyên nhiên liệu, văn phòng phẩm, vận chuyển… trừ chi phí nhân viên (lương và đóng góp các quỹ an ninh xã hội) và thuế.]

Do đó, Trị giá gia tăng là của cải làm ra (wealth created, richesse créée) bởi siêu thị Hòa Bình trong kỳ (tháng, năm…) Của cải này có thể được phân phối cho: nhà nước (thuế), nhân viên (lương), các quỹ an ninh xã hội (đóng góp), cổ đông (cổ tức)…

B. Một thí dụ khác.

Lò bánh mì Thăng Tiến, năm 2008, đã sản xuất và bán những ổ bánh mì trị giá 10 triệu đồng. Để sản xuất số bánh mì ngọt này, Thăng Tiến đã mua từ xưởng bột Hoa Nam 2 triệu đồng bột mì mà Hoa Nam đã mua lúa mì trị giá 500.000 đồng từ Anh Hai, nông dân. Để không tính giá trị bột mì và lúa mì hai lần, chúng ta phải tính như thế nầy:

* Giá trị gia tăng của Thăng Tiến -> 10.000.000 – 2.000.000 = 8.000.000 đồng
* Giá trị gia tăng của Hoa Nam -> 2.000.000 – 500.000 = 1.500.000 đồng
* Giá trị gia tăng của Anh Hai -> 500.000 – 0 = 500.000 đồng
Tổng cộng Giá trị gia tăng của các doanh nghiệp: 10.000.000 đồng.

Năm 2009, Giá trị gia tăng của Lò bánh mì Thăng Tiến thực hiện được là 8.800.000 đồng, tức tăng 800.000 đồng hay 10% so với năm 2008. Số bách phân này tượng trưng cho sự tăng trưởng kinh tế của Lò bánh mì Thăng Tiến.

Để biết sự tăng trưởng kinh tế của nghề làm bánh mì tại Sài gòn, sở Thống kê thành phố cộng Giá trị gia tăng của tất cả các lò bánh mì ở Sài gòn. Cũng một cách tính như vậy, khi Tổng cục Thống kê tính cho cả nước Việt-Nam về nghề làm bánh mì.

C. Tổng sản lượng nội địa.

Tại Việt-Nam, Tổng sản lượng nội địa (TSLNĐ) thường được gọi là GDP tức Gross Domestic Product, tiếng Anh hay Produit Intérieur Brut, tiếng Pháp, (viết tắt PIB) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên toàn lãnh thổ một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là ba tháng và một năm. TSLNĐ là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đó. Đối với các đơn vị hành chính khác, nhà nước Việt-Nam ít khi dịch trực tiếp mà thường sử dụng từ viết tắt GDP hoặc tổng sản phẩm trong tỉnh/huyện v.v.

Một cách tính khác:
Tổng sản lượng nội địa = C + I + G + (Ex - Im)
Trong đó:
C = tiêu dùng của tất cả các hộ thuế trong nền kinh tế quốc gia (consommation, consumption);
I = đầu tư của các chủ vốn vào cơ sở kinh doanh (investisssement, investment), không tính đầu tư vào thị trường chứng khoán và trái phiếu;
G = tổng chi của Chính quyền (government gouvernement);
Ex = xuất cảng (export);
Im = nhập cảng (import).

TSLNĐ được tính toán bởi Tổng cục thống kê dựa trên cơ sở các báo cáo từ các đơn vị, tổ chức kinh tế cũng như báo cáo của các Cục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách hiệu số giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị bách phân (phần trăm; %).

TSLNĐ của các quốc gia khác nhau có thể so sánh bằng cách chuyển đổi giá trị của chúng (tính theo nội tệ) sang tỷ giá hối đoái thịnh hành trên các thị trường tiền tệ quốc tế, thường là mỹ kim (US$).

D. Tổng sản lượng nội địa từng người dân.

Đây còn được gọi là TSLNĐ đầu người của một quốc gia vào một thời gian nhất định được tính bằng TSLNĐ của quốc gia đó chia cho dân số đúng vào thời điểm đó. Trị giá này cho thấy mức phát triển của một quốc gia, tuy nhiên, chỉ là con số trung bình mà không cho thấy những cách biệt về thu nhập và của cải của những người dân trong một nước.

Thí dụ: Năm 2008, TSLNĐ nước Việt là 89.829 triệu mỹ kim với dân số 86,1 triệu người thì TSLNĐ trung bình từng người dân là: 89.829 / 86,2 = 1.043 mỹ kim.

Bởi thế, năm 2008, với TSLNĐ 89.829 triệu mỹ kim, Việt-Nam đứng hạng 60 trên thế giới và với TSLNĐ đầu người 1.043 mỹ kim, Việt-Nam được xếp hạng 139 trên 180 quốc gia, theo thống kê Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

II. NHẬN XÉT VỀ SỰ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.

A. Chung cho các quốc gia.

Tuy được sử dụng rộng rãi trong kinh tế, nhưng trị giá TSLNĐ vẫn là một chỉ số đang gây nhiều tranh luận vì:

1. TSLNĐ được tính theo các phương thức khác nhau gây khó khăn cho việc so sánh giữa những quốc gia;

2. Tuy là một chỉ số về tầm vóc của một nền kinh tế, nhưng TSLNĐ không đánh giá chuẩn xác mức sống.

3. TSLNĐ không tính đến kinh tế ngầm (moonlighting, travail au noir), kinh tế phi tiền tệ như kinh tế trao đổi (barter, troc), các công việc tình nguyện (volunteer, bénévolat), chăm sóc trẻ em do các ông bà mẹ hay láng giềng (không làm việc) làm giúp, việc nội trợ gia đình (household, ménage), giá trị của thời gian nghỉ ngơi và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc tính toán TSLNĐ sẽ không chính xác.

B. Riêng đối với Quê Hương.

1. Nền kinh tế Việt-Nam được coi như đã đổi mới từ năm 1986 khi đảng cộng sàn tuyên bố Việt-Nam chuyển theo kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và được ghi vào Hiến pháp 1992 điều 15.

Từ đó, nền kinh tế thị trường đã tạo ra những cơ hội làm giàu cho nhiều người và tạo thành những tầng lớp thượng và trung lưu. Đồng thời, không ít những người giàu mới này đã cấu kết với các đảng viên cầm quyền địa phương lập thành một giai cấp nghèo đáng thương mới: những dân oan, không nhà ở.

Nhà của họ bị san bằng bởi quyết định của nhà cầm quyền địa phương để xây dựng khu công nghiệp sau khi họ bị cưởng bách nhận một tiền bồi thường ‘tượng trương’ không đủ để mua một nơi ở khác. Phương tiện làm việc của họ là ruộng vườn cũng bị tịch thu, nên những cựu nông dân không còn lợi tức, nhưng vẫn được kể là có TSLNĐ đầu người 1.043 mỹ kim, năm 2008.

Quê Hương chúng ta là một nước nông nghiệp. Người nông dân (chiếm 70% dân số), năm 2009 đã sản xuất ra lương thực để nuôi toàn dân trong nước và còn xuất cảng hơn 6 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 2,6 tỉ mỹ kim (giá bán trung bình 433,33 mỹ kim/ tấn). Nhưng theo số liệu cụ thể đọc thấy trong ‘Thư Nông Dân’ của nhà báo Nguyễn Quang Thiều đăng trên VietnamNet ngày 20.06.2009 cho thấy: nông dân làm ruộng ở làng quê miền Bắc có tổng doanh thu đầu người mỗi năm khoảng 1.300.000 đồng, trừ các chi phí đầu vào thực lãi của mỗi nhân khẩu chỉ còn 500.000 đồng, nếu chia đều cho 12 tháng mỗi người chỉ có thu nhập 40.000 đồng/tháng.

Trong khi đó, báo chí đăng danh sách 100 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, đang nắm gần 75.000 tỷ đồng, tương đương gần 4 tỷ mỹ kim. Chúng ta cũng đọc được tin những đại gia sắm máy bay riêng, xe ô tô loại cực kỳ đắt giá.

Ngày 18.01.2010, trên Tuần Việt Nam.net, chúng ta đọc bài ‘Phân hóa thu nhập từ nhiều góc nhìn’, nhà báo Trần Trọng Thức nhận định: « Cũng có người giàu lên không bằng năng lực cũng chẳng nhờ vào thời cơ, mà nhờ vào các mối quan hệ. Hầu hết các nước kém phát triển, khi quyền lực liên kết với tư bản trong làm ăn thì phân hóa giàu nghèo càng khó giải quyết. » và cho biết: « cá nhân được thưởng Tết cao nhất năm nay là 389 triệu đồng thuộc về một doanh nghiệp có vốn nước ngoài và cho lao động trong khối doanh nghiệp dân doanh là 185 triệu đồng ở Sài gòn. Trong khối doanh nghiệp nhà nước, mức thưởng Tết cao nhất gần 100 triệu đồng của một doanh nghiệp ở Khánh Hòa (thông tin của Vụ Lao Động Tiền Lương thuộc Bộ Lao Động, Thương Binh-Xã Hội). »

2. TSLNĐ không tính đến tính hài hòa của sự phát triển khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao do khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Từ nhiều thập niên, Việt-Nam đã xuất cảng dầu thô, than đá… Năm 2009, doanh thu bán ra nước ngoài: dầu thô (thu 6.210 triệu mỹ kim), than đá (1.326 triệu mỹ kim). Ngày nay, Việt-Nam bắt đầu khai thác khoáng sản bauxite và chế biến alumin…

3. TSLNĐ tính cả những công việc không đem lại lợi ích ròng và không tính đến những hiệu ứng tiêu cực. Mức tăng trưởng kinh tế năm 2009 tăng 5,32% so với năm 2008 đem lại sự hồ hởi cho báo giới ‘lề phải’ và nhận được sự ngợi khen từ Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhưng phải biết là, trong số bách phân đó, bao gồm con số tăng TSLNĐ do việc phải xây dựng lại nhà cửa sau các cơn gió bão hay ngập lụt vì tham xây nhà mà quên việc thoát nước mưa. Chưa hết, TSLNĐ cũng tăng khi các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường (như Vedan đã làm ô nhiễm sông Sài gòn) và phải đầu tư để cải tạo lại môi trường.

(Còn tiếp)
 
Văn Hóa
Vọng quang lâm
LM. Trăng Thập Tự
16:52 03/02/2010
VỌNG QUANG LÂM

Đêm kết thúc ngày cũ,
Đêm đón chào hừng đông.
Mẹ không còn ủ rũ
Em rộn ràng trông mong.

Đêm bập bùng ánh lửa
Trống dập dồn râm ran.
Kèn thúc vang ngoài cửa
Vai chất đầy hành trang.

Đêm vừa mừng vừa tủi
Những giọt máu cuối cùng
Hứng đầy chén cứu rỗi
Điểm tròn giờ cánh chung.

Tù và ai giục giã
Đây đêm vọng quang lâm.
Đuốc hàng hàng chói lóa
Chào đón Chúa về thăm.


Qui Nhơn, đêm 03-02-2010
Viết mừng lễ tấn phong giám mục
của Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi.
Nhớ đêm linh thiêng 21 năm trước,
đêm đón chờ ba tân linh mục sau hơn một thập kỷ,
đêm rộn rã tâm tình cuộc Vượt Qua mới.
Ba tân linh mục hôm ấy là Giuse Trương Đình Hiền, Grêgôriô Văn Ngọc Anh
Và Matthêu Nguyễn Văn Khôi.

Trăng Thập Tự