Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Sáu 5/2: Sống thật, nói thật để làm chứng cho sự thật - Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
01:56 04/02/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 04-February-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Mc 6, 14-29
“Đó chính là Gioan Tẩy Giả trẫm đã chặt đầu, nay sống lại”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, vua Hêrôđê nghe nói về Chúa Giêsu, vì danh tiếng Người đã lẫy lừng, kẻ thì nói: “Gioan Tẩy giả đã từ cõi chết sống lại, nên ông đã làm những việc lạ lùng”; kẻ thì bảo: “Đó là Êlia”; kẻ khác lại rằng: “Đó là một tiên tri như những tiên tri khác”. Nghe vậy, Hêrôđê nói: “Đó chính là Gioan trẫm đã chặt đầu, nay sống lại”. Vì chính vua Hêrôđê đã sai bắt Gioan và giam ông trong ngục, nguyên do tại Hêrôđia, vợ của Philipphê anh vua mà vua đã cưới lấy. Vì Gioan đã bảo Hêrôđê: “Nhà vua không được phép chiếm lấy vợ anh mình”. Phần Hêrôđia, nàng toan mưu và muốn giết ông, nhưng không thể làm gì được, vì Hêrôđê kính nể Gioan, biết ông là người chính trực và thánh thiện, và giữ ông lại. Nghe ông nói, vua rất phân vân, nhưng lại vui lòng nghe. Dịp thuận tiện xảy đến vào ngày sinh nhật Hêrôđê, khi vua thết tiệc các quan đại thần trong triều, các sĩ quan và những người vị vọng xứ Galilêa. Khi con gái nàng Hêrôđia tiến vào nhảy múa, làm đẹp lòng Hêrôđê và các quan khách, thì vua liền nói với thiếu nữ ấy rằng: “Con muối gì, cứ xin, trẫm sẽ cho”, và vua thề rằng: “Con xin bất cứ điều gì, dù là nửa nước, trẫm cũng cho”. Cô ra hỏi mẹ: “Con nên xin gì?” Mẹ cô đáp: “Xin đầu Gioan Tẩy Giả”. Cô liền vội vàng trở vào xin vua: “Con muốn đức vua ban ngay cho con cái đầu Gioan Tẩy Giả đặt trên đĩa”. Vua buồn lắm, nhưng vì lời thề và vì có các quan khách, nên không muốn làm cho thiếu nữ đó buồn. Và lập tức, vua sai một thị vệ đi lấy đầu Gioan và đặt trên đĩa. Viên thị vệ liền đi vào ngục chặt đầu Gioan, và đặt trên đĩa trao cho thiếu nữ, và thiếu nữ đem cho mẹ. Nghe tin ấy, các môn đệ Gioan đến lấy xác ông và mai táng trong mồ.
Đó là lời Chúa.
Kết hiệp với Chúa Giêsu chu toàn sứ vụ cứu nhân độ thế
Lm. Đan Vinh
03:40 04/02/2021
CN 5 THƯỜNG NIÊN B
G 7,1-4.6-7; 1 Cr 9,16-19.22-23; Mc 1,29-39 LM ĐAN VINH - HHTM
KÊT HIỆP VỚI CHÚA GIÊ-SU CHU TOÀN SỨ VỤ CỨU NHÂN ĐỘ THẾ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 1,29-39
(29) Vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đến nhà hai ông Si-mon và An-rê, có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo. (30) Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-mon đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. (31) Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy. Cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài. (32) Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỉ ám đến cho Người. (33) Cả thành xúm lại trước cửa. (34) Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỉ, nhưng không cho quỉ nói, vì chúng biết Người là ai. (35) Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. (36) Ông Si-mon và các bạn kéo nhau đi tìm. (37) Khi gặp Người, các ông thưa: “Mọi người đang tìm Thầy đấy!” (38) Người bảo các ông: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa. Vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó”. (39) Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỉ.
2. Ý CHÍNH: Mác-cô tường thuật một ngày làm việc tiêu biểu của Đức Giê-su ở thành Ca-phác-na-um: Người giảng dạy trong hội đường vào ngày Sa-bát (c. 21); Chữa một người bị thần ô uế nhập (c. 23-28); Đến thăm nhà hai anh em Si-mon và An-rê và chữa bệnh cảm sốt cho bà mẹ vợ của ông Si-mon (c. 29-32); Buổi chiều, Người tiếp tục chữa lành nhiều kẻ ốm đau và người bị quỉ ám (c. 32-34). Sáng sớm Người đã thức dậy và đi đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện với Chúa Cha (c.35). Người thi hành sứ mệnh Thiên Sai bằng việc đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh tật và xua trừ ma quỉ (c. 39).
3. CHÚ THÍCH:
- C 29-30: + Nhà hai ông Si-mon và An-rê: Si-mon và An-rê quê ở Bét-sai-đa (x. Ga 1,44), nhưng cư trú tại nhà ở thành Ca-phác-na-um để hành nghề chài lưới. + Bà mẹ vợ ông Si-mon đang lên cơn sốt nằm trên giường: Người Do Thái thường cho bệnh tật là do ma quỉ gây ra và là dấu chỉ sự trừng phạt tội nhân của Đức Chúa (x. Lv 26,16). Như thế, việc chữa lành bà mẹ vợ của Si-mon Phê-rô cho thấy triều đại Thiên Sai được ngôn sứ I-sai-a loan báo đã bắt đầu (x. Is 29,18).
- C 31-32: + Cầm lấy tay bà mà đỡ dậy: Cầm tay là cử chỉ Đức Giê-su thường làm khi phục sinh kẻ chết (x. Mc 5,41), hay chữa lành kẻ bị quỉ ám (x. Mc 9,27). + Cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài: Phục vụ ở đây cụ thể là nấu nướng, dọn bữa để tiếp đãi Đức Giê-su và các môn đệ. Qua đó, ta có thể rút ra bài học: Con người vốn mỏng dòn yếu đuối. Nhưng nếu năng lãnh nhận các bí tích, sẽ được Chúa ban sức khỏe để phục vụ tha nhân (x. Ga 13,14-15). + Chiều đến, khi mặt trời lặn: Tức khoảng 6 giờ chiều, hết thời gian hưu lễ của ngày Sa-bát, để bắt đầu ngày thứ nhất trong tuần.
- C 33-34: + Người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỉ ám đến cho Người: Đây là kiểu nói phóng đại để nhấn mạnh đến tính phổ quát của ơn cứu độ. + Nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật: Đức Giê-su đến để chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân: Người không những cứu chữa các bệnh tật về thể xác mà còn chữa cả những bệnh tinh thần như xua trừ ma quỉ ra khỏi người bị chúng nhập vào. + Không cho ma quỉ nói vì chúng biết Người là ai: Đức Giê-su cấm quỷ không được tiết lộ về sứ vụ Thiên Sai của Người.
- C 35-37: + Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện: Trong thời gian giảng đạo, Tin Mừng cho thấy Đức Giê-su năng cầu nguyện với Chúa Cha. Nhất là trong những trường hợp quan trọng: Trong cuộc thần hiện sau khi chịu phép Rửa (x. Lc 3,21); Trước khi tuyển chọn 12 tông đồ (x. Lc 6,12); Sau phép lạ nhân bánh ra nhiều (x. Mc 6,46); Trước khi Phê-rô tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa (x. Lc 9,18); Khi biến hình trên núi (x. Lc 9,29); Trước giờ chịu khổ nạn (x. Mt 26,39)...
- C 38-39: + Ông Si-mon và các bạn kéo nhau đi tìm Người: Đi tìm Chúa là thái độ biểu lộ sự hâm mộ của các tông đồ đối với Thầy Giê-su. + “Mọi người đang tìm Thầy đấy”: Dân chúng cũng hâm mộ và đi tìm gặp Đức Giê-su để nghe Người giảng dạy và được Người chữa lành bệnh tật. + “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó”: Tin Mừng được rao giảng không chỉ cho một ít người hay cho dân Do thái... nhưng cho mọi dân tộc trên thế giới (x. Mt 28,19; Cv 1,8).
4. HỎI ĐÁP:
HỎI 1: Tại sao Đức Giê-su lại cấm ma quỉ nói ra sự thật Người là Đấng Thiên Sai?
ĐÁP:
Vì người Do Thái lúc đó đang trông chờ Đấng Thiên Sai đến để giải phóng họ thoát ách thống trị của đế quốc Rô-ma, giống như Mô-sê đã từng ra tay cứu con cháu Gia-cóp thoát ách nô lệ cho dân Ai Cập khi xưa. Nhưng sứ mệnh Thiên Sai của Đức Giê-su theo ý Chúa Cha không chỉ nhằm đáp ứng ước mong của người Do Thái. Sứ mệnh ấy đã được I-sai-a tuyên sấm là: rao giảng Tin Mừng cho người khiêm hạ nghèo khó, công bố cho người đang bị đau khổ vì bệnh tật, tù đày, áp bức bất công... một thời đại mới đầy niềm vui, hạnh phúc, ân sủng và bình an (x. Lc 4,18-19). Do đó, Đức Giê-su không muốn cho ma quỉ làm hỏng kế hoạch cứu thế mà Người đã lãnh nhận. Nếu để ma quỷ nói ra sự thật Người là Đấng Thiên Sai trong khi dân chúng chưa hiểu rõ sứ mệnh Thiên Sai thì họ sẽ bắt Người tôn lên làm Vua (x. Ga 6,15), và quân Rô-ma sẽ kéo đến phá hủy Đền Thờ và tiêu diệt toàn dân (x. Ga 11,47-48). Thực tế đã chứng minh sự e ngại này có cơ sở: Vào năm 70, khi dân Do Thái không chịu nổi sự áp bức, đã nổi dậy chống lại nhà cầm quyền Rô-ma. Lập tức quân Rô-ma đã kéo đến vây hãm thủ đô Giê-ru-sa-lem. Cuối cùng họ đã chiếm được thành này. Họ phóng lửa đốt cháy đền thờ, tàn sát quân lính còn sống và bắt mọi thành phần dân Do Thái phải rời bỏ quê hương, phân tán đi khắp thế giới. Tai họa này đã được Đức Giê-su tiên báo cho các môn đệ biết và dùng nó để mặc khải về ngày tận thế. Người cũng dạy cho các môn đệ phải ứng xử thế nào để có thể tồn tại trong những ngày ấy (x. Mt 24,15-21).
HỎI 2: Tại sao Đức Giê-su là Chúa Con ngang hàng với Chúa Cha, mà lại phải cầu xin với Chúa Cha?
ĐÁP:
Đức Giê-su chỉ có một Ngôi là Ngôi Con hay Ngôi Lời Thiên Chúa (x. Ga 1,14). Nhưng Người lại có hai tính: Một là tính Thiên Chúa, hai là tính loài người. Về tính Thiên Chúa Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa”, Người luôn cầu nguyện tâm sự với Chúa Cha, biểu lộ sự hiệp nhất mật thiết giữa Cha và Con (x. Ga 17,1.11.21). Về tính loài người Đức Giê-su là “Con Người”, đại diện nhân loại để cầu xin Chúa Cha tha tội và cho loài người được giao hòa với Chúa Cha. Về vấn đề này, Thánh Phao-lô đã dạy như sau: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như một người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quì. Và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Pl 2,8-11).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỉ. (Mc 1,35.39).
2. CÂU CHUYỆN:
1) GIÁ TRỊ CỦA LỜI CẦU NGUYỆN CHÂN THÀNH:
FRE-DE-RIC O-ZA-NAM, một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng đức tin lúc đang còn là sinh viên đại học.
Một hôm, để tìm chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi nhà thờ cổ ở Pa-ri. Từ cuối nhà thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quỳ cầu nguyện cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Anh đứng lặng lẽ trong gốc nhà thờ theo dõi cử chỉ của người này. Và khi người đó vừa đứng lên để ra khỏi giáo đường, chàng sinh viên chợt nhận ra người đó chính là nhà bác học vĩ đại Am-pe. Lòng đầy thắc mắc, anh theo nhà bác học về đến phòng làm việc của ông. Thấy chàng sinh viên đứng trước cửa phòng với dáng vẻ rụt rè, nhà bác học liền lên tiếng hỏi:
- Này anh bạn. Tôi có thể giúp gì cho anh? Giải một bài toán vật lý chăng?
Chàng sinh viên nhỏ nhẹ đáp:
- Thưa giáo sư, tôi là sinh viên khoa văn, tôi dốt về khoa học lắm. Tôi chỉ xin ông hỏi một số vấn đề về đức tin.
Nhà bác học liền mỉm cười và khiêm tốn đáp:
- Đức tin là môn mà tôi yếu nhất. Nhưng nếu giúp anh được điều gì thì tôi xin sẵn sàng.
- Thưa ông, người ta có thể vừa là một nhà bác học vĩ đại, lại vừa là một tín hữu chân thành cầu nguyện không?
Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của anh sinh viên. Nhưng rồi ông cũng trả lời :
- Này anh bạn trẻ. Chúng ta chỉ thực sự vĩ đại khi cầu nguyện chân thành mà thôi.
Câu chuyện nói trên cho thấy không có sự mâu thuẫn giữa khoa học và đức tin chân chính.
2) TIẾNG CÒI “YÊN LẶNG”:
Một hôm, do sự mất cảnh giác của viên hoa tiêu, con tàu Victoria của Hải Quân Hoàng Gia Anh đã gặp phải sự cố nghiêm trọng: Tàu bị đụng phải một tảng băng ngầm trên vùng biển Bắc Băng Dương. Vỏ tàu bị bể một miếng lớn, nước từ chỗ bể tràn vào khoang tàu. Lúc ấy, các thủy thủ vừa ăn tối xong và đang dạo mát trên boong. Lúc đầu, khi con tàu vừa bị va chạm, mọi người đều nhớn nhác không biết điều gì mới xảy ra. Rồi khi nghe tin tàu bị va chạm vào tảng băng ngầm và sắp chìm, thì ai nấy đều bị rơi vào cơn hoảng loạn và không biết phải làm gì. Nhưng rồi một hiệu còi đặc biệt mang tên “Còi Yên Lặng” vang lên. Thủy thủ đã được thực tập nhiều lần và đã hiểu rõ ý nghĩa của hiệu còi ấy như sau: “Hãy ngưng tất cả những gì bạn đang làm, ngồi xuống và giữ yên lặng trong giây lát, bình tĩnh xem xét tình trạng bạn đang gặp, và chờ nghe lệnh của thuyền trưởng”. Nhờ tiếng còi, mọi thủy thủ đều làm theo yêu cầu và cuối cùng tai nạn cũng đã được xử lý kịp thời, và con tàu tránh được nguy cơ bị chìm đắm.
Trong đời sống thường nhật, chúng ta cũng thường bị rơi vào tình trạng khẩn cấp không biết phải làm gì. Chẳng hạn: khi đang đi đường tự nhiện bị người khác tông vào mình, hoặc khi tự nhiên bị một người thù ghét công khai khích bác... Bấy giờ điều tốt nhất nên làm là: Hãy giữ bình tĩnh và yên lặng, rồi thưa với Chúa Giê-su: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?” Rồi sẵn sàng lắng nghe Lời Chúa phán dạy trong tâm hồn. Chúa luôn muốn ta “Tìm làm vinh danh Thiên Chúa và vì phần rỗi các linh hồn”. Do đó, ta cần tránh làm những điều xấu khiến người đời khinh thường đạo thánh Chúa. Trái lại cần làm những điều tốt để anh em lương dân nhận biết “Thiên Chúa chính là Tình Yêu” để tôn thờ yêu mến Ngài. Cần làm những điều có lợi chung cho tập thể, và tránh những việc làm ích kỷ hại nhân. Cần làm những điều “tốt đạo đẹp đời” như giúp cho mọi người có cơm ăn áo mặc, sống vui tươi hạnh phúc hơn và xứng với nhân phẩm hơn...
3) DỤ NGÔN VỀ CÂY VIẾT CHÌ :
Sau khi sáng chế ra cây viết chì, người chủ đã ngỏ lời với sản phẩm của mình như sau: Ta muốn anh bạn phải nhớ đến bốn ý nghĩa này:
1. Sự tốt lành hay phẩm giá đích thật nằm ở trong con người của anh.
2. Anh cần phải được vót nhọn, được gọt dũa, phải chịu đau khổ thì mới hữu dụng được.
3. Anh cần được ai đó sử dụng như một công cụ làm việc. Còn mình anh thì sẽ chẳng làm được việc gì cả !
4. Anh được yêu cầu đi đến đâu thì phải để lại dấu vết trên con đường đã đi qua.
Đời sống của mỗi người chúng ta cũng giống như số phận của một cây viết chì. Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã áp dụng ý nghĩa thứ ba nói trên khi nói rằng: “Tôi chỉ là một cây viết chì trong bàn tay của Thiên Chúa”. Còn tác giả sách “Story Power”, đã sử dụng ý nghĩa thứ hai của cây viết chì khi giảng trong thánh lễ truyền thanh dành riêng cho các bệnh nhân như sau : Bệnh nhân muốn nên hữu dụng cũng cần phải giống như cây viết chì được vót nhọn nhờ các đau khổ gặp phải trong cuộc sống. Một cây viết chì mà không được vót nhọn sẽ không có ích lợi gì cho tha nhân.
4) HẾT MỌI NGƯỜI ĐỀU PHẢI CHỊU ĐỰNG ĐAU KHỔ:
Người Trung Hoa có câu chuyện về một người đàn bà có đứa con trai duy nhất đã chết. Trong lúc chịu đau khổ, bà đã đến năn nỉ xin một ẩn sĩ : “Xin ngài hãy dạy cho con biết câu thần chú nào có thể làm cho con trai của con sống lại?” Thay vì lý luận dài dòng, vị ẩn sĩ nói với bà rằng: “Bà hãy đi tìm về đây một hạt rau cải của một gia đình nào chưa từng bị buồn khổ. Tôi sẽ dùng hạt rau cải đó chế thành viên thuốc có thể phục hồi mạng sống cho con trai bà”.
Sau đó người đàn bà đã đi khắp nơi để tìm ra hạt cải kỳ diệu đó. Trước hết, bà đến gõ cửa một lâu đài nguy nga tráng lệ vì nghĩ rằng người giàu có sang trọng chắc sẽ không bị buồn khổ. Bà nói: “Tôi đang đi tìm một ngôi nhà mà những người trong đó không bị buồn khổ. Vậy có phải ngôi nhà này không?” Chủ nhà đáp: “Thưa bà. Chắc bà đã đến lầm nhà rồi! Chồng tôi đang hấp hối nằm trên giường. Con trai tôi đã bỏ nhà đi từ hai hôm nay mà không biết nó đang ở đâu. Tôi sợ rằng sau này tôi sẽm phải sống trong cảnh cô đơn góa bụa!” Nghe vậy bà đã ở lại trong nhà này cả ngày để an ủi bà chủ nhà, rồi mới tiếp tục đi tìm một nhà khác chưa từng bị buồn khổ. Nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù là lâu đài sang trọng, dinh thự giàu có hay ngội nhà tranh vách đất, đâu đâu cũng chỉ nghe thấy chủ nhà kể ra những nỗi buồn khổ bất hạnh họ đang gặp phải. Mỗi nơi bà đều phải an ủi và khích lệ, đến nỗi dần dần bà trở thành chuyên viên đi động viên những người buồn khổ. Sau một thời gian bà đã quên hẳn việc đi tìm hạt cải kỳ diệu để làm thuốc cho con trai bà được sống lại.
Khi gặp đau khổ, bạn đừng bao giờ chán nản tuyệt vọng... hãy nhớ rằng: Chúa Giê-su đang ở với bạn cũng như Thiên Chúa luôn ở bên ông Gióp; Nhớ rằng Chúa Giê-su không bao giờ bỏ rơi bạn vì bạn luôn được Người yêu thương. Hãy tin tưởng hy vọng và đừng quên nhiệm vụ của bạn là phải giúp đỡ an ủi những người bất hạnh.
Khi chính bạn bị đau ốm thể xác hay tinh thần hoặc chịu đau khổ vì tình yêu, bạn hãy cởi mở tâm hồn với Chúa Giê-su. Người sẽ an ủi và chữa lành cho bạn, sẽ cầm tay bạn cho đứng dậy, như Người đã chữa cho nhạc mẫu ông Phê-rô khỏi bệnh cảm sốt. Hãy mau mắn đáp lại tiếng Chúa mời gọi, để cùng Người thăm viếng phục vụ tha nhân. Hãy ý thức rằng : Bạn luôn có Chúa đồng hành và ban ơn nâng đỡ. Người sẽ giúp bạn vượt qua mọi thử thách gặp phải trong cuộc sống.
3. THẢO LUẬN: Để góp phần cải thiện môi trường xã hội được an toàn sạch đẹp, công bình và nhân ái hơn... chúng ta cần phải bắt đầu từ đâu và thực hiện bằng cách nào?
4. SUY NIỆM:
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cho thấy công việc hằng ngày của Chúa Giê-su làm gồm các việc như : cầu nguyện, rao giảng Tin Mừng và chữa lành bệnh tật cả về thể xác cũng như tâm hồn, để nêu gương cho các tín hữu chúng ta học tập noi theo.
1) Người luôn cầu nguyện kết hiệp mật thiết với Chúa Cha:
“Sáng sớm, Đức Giê-su tìm nơi thanh vắng cầu nguyện” (1,35). Suốt ngày lo toan với bao công việc, giao tiếp với đủ hạng người. Dù vậy, Đức Giê-su đều dành ra thời gian lúc sáng tinh sương để đến nơi thanh vắng tâm sự với Chúa Cha. Người cần sống riêng với Cha, tâm sự về mọi công việc, về những khó khăn đau khổ gặp phải... Người cầu nguyện với lòng mến Cha, muốn được kết hiệp với Cha, để đón nhận từ nơi Cha sức mạnh rất cần cho việc loan báo Tin Mừng.
2) Người đi khắp nơi loan báo Tin Mừng Nước Trời:
Việc quan trọng thứ hai Đức Giê-su chu toàn là đi loan báo Tin mừng Nước Trời: “Ngày Sa-bát, Đức Giê-su vào hội đường giảng dạy” (Mc 1,21). Người đọc Sách Thánh và giải nghĩa. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền” (x. Mc 1,22).
3) Người chữa lành các bệnh tật về thể xác và tâm hồn:
Người giảng dạy kèm theo chữa lành nhiều bệnh nhân: “Ra khỏi hội đường, Đức Giê-su vào nhà ông Si-mon… Bà nhạc của ông Si-mon đang bị sốt. Đức Giê-su đến bên giường, cầm tay bà mà đỡ dậy. Cơn sốt liền dứt ngay và bà đã trỗi dậy làm bữa phục vụ các ngài” (Mc 1,29-31). “Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người” (Mc 1,32). Tất cả đều được Người chữa lành.
4) Cần làm gì để noi gương Chúa Giê-su chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng? :
- Hãy năng cầu nguyện sớm hôm để kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa Cha.
- Sẵn sàng chịu đựng các đau khổ gặp phải trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng : Đau khổ chính là hậu quả do tội Nguyên Tổ để lại mà mọi con cháu A-đam E-và phải chịu đựng để đền tội mình. Cần kết hiệp sự đau khổ gặp phải do bệnh tật, tai nạn với cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su để đón nhận ơn cứu độ của Người.
- Noi gương Đức Giê-su đã tích cực giải quyết các bệnh tật đau khổ, Hội Thánh hôm nay cũng luôn quan tâm phục vụ những người nghèo khó, bệnh tật và bất hạnh trong xã hội. Ngoài việc mở trường học, trường dạy nghề, Hội Thánh còn xây nhiều trại phong, bệnh viện miễn phí, trại dưỡng lão, mái ấm trẻ mồ côi v.v… để giúp những người nghèo khó bệnh tật vượt qua các đau khổ gặp phải trong cuộc sống.
- Trong Thánh Lễ hôm nay, mỗi người chúng ta hãy đặc biệt cầu cho những người đang đau khổ ở khắp nơi : đau khổ vì chiến tranh, thiên tai hay già yếu bệnh tật, cụ thể là những người đang bị lây nhiễm dịch cúm Covid-19...
Khi gặp đau khổ, chúng ta hãy thinh lặng nhìn lên thánh giá Chúa Giê-su, suy niệm về cuộc khổ nạn của Người, rồi cầu xin cho mình biết chấp nhận đau khổ để đền tội. Ngoài ra chúng ta cũng hãy kết hiệp với Chúa đi thăm viếng, động viên và chia sẻ giúp đỡ cụ thể những người nghèo khổ bệnh tật và bất hạnh, tích cực góp phần biến đổi môi trường sống ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn, hầu sớm trở thành “Trời Mới Đất Mới” theo thánh ý Thiên Chúa.
5. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Cha từ ái. Xin dạy chúng con biết giữ thinh lặng để gặp Chúa, để lắng nghe Lời Chúa dạy và tâm sự với Chúa :
Xin dạy chúng con giữ thinh lặng con mắt, để biết nhắm lại trước những sai lỗi của tha nhân, biết quay đi truớc những dịp tội làm cho lòng chúng con xao xuyến.
Xin dạy chúng con thinh lặng đôi tai, để khép lại trước những cám dỗ của thế gian và ma quỷ, nhưng biết mở ra lắng nghe những tiếng kêu than của những người đang bị ức hiếp bách hại.
Xin dạy chúng con biết thinh lặng miệng lưỡi, để tránh nói những lời cay độc gây chia rẽ bất hạnh, nhưng biết mở miệng ca tụng tình thương của Chúa và mang lại niềm vui cho mọi người.
Xin dạy chúng con thinh lặng lòng trí, để biết khép lại trước dối trá, nhưng biết đón nhận sự thật.
Cuối cùng xin dạy chúng con biết thinh lặng quả tim, để tránh những tình cảm ích kỷ, thù hằn, ganh ghét, nhưng biết đón nhận Tình Yêu của Chúa mọi lúc mọi nơi. (Theo mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta)
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
G 7,1-4.6-7; 1 Cr 9,16-19.22-23; Mc 1,29-39 LM ĐAN VINH - HHTM
KÊT HIỆP VỚI CHÚA GIÊ-SU CHU TOÀN SỨ VỤ CỨU NHÂN ĐỘ THẾ
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 1,29-39
(29) Vừa ra khỏi hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đến nhà hai ông Si-mon và An-rê, có ông Gia-cô-bê và ông Gio-an cùng đi theo. (30) Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-mon đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. (31) Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy. Cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài. (32) Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỉ ám đến cho Người. (33) Cả thành xúm lại trước cửa. (34) Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỉ, nhưng không cho quỉ nói, vì chúng biết Người là ai. (35) Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. (36) Ông Si-mon và các bạn kéo nhau đi tìm. (37) Khi gặp Người, các ông thưa: “Mọi người đang tìm Thầy đấy!” (38) Người bảo các ông: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa. Vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó”. (39) Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỉ.
2. Ý CHÍNH: Mác-cô tường thuật một ngày làm việc tiêu biểu của Đức Giê-su ở thành Ca-phác-na-um: Người giảng dạy trong hội đường vào ngày Sa-bát (c. 21); Chữa một người bị thần ô uế nhập (c. 23-28); Đến thăm nhà hai anh em Si-mon và An-rê và chữa bệnh cảm sốt cho bà mẹ vợ của ông Si-mon (c. 29-32); Buổi chiều, Người tiếp tục chữa lành nhiều kẻ ốm đau và người bị quỉ ám (c. 32-34). Sáng sớm Người đã thức dậy và đi đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện với Chúa Cha (c.35). Người thi hành sứ mệnh Thiên Sai bằng việc đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh tật và xua trừ ma quỉ (c. 39).
3. CHÚ THÍCH:
- C 29-30: + Nhà hai ông Si-mon và An-rê: Si-mon và An-rê quê ở Bét-sai-đa (x. Ga 1,44), nhưng cư trú tại nhà ở thành Ca-phác-na-um để hành nghề chài lưới. + Bà mẹ vợ ông Si-mon đang lên cơn sốt nằm trên giường: Người Do Thái thường cho bệnh tật là do ma quỉ gây ra và là dấu chỉ sự trừng phạt tội nhân của Đức Chúa (x. Lv 26,16). Như thế, việc chữa lành bà mẹ vợ của Si-mon Phê-rô cho thấy triều đại Thiên Sai được ngôn sứ I-sai-a loan báo đã bắt đầu (x. Is 29,18).
- C 31-32: + Cầm lấy tay bà mà đỡ dậy: Cầm tay là cử chỉ Đức Giê-su thường làm khi phục sinh kẻ chết (x. Mc 5,41), hay chữa lành kẻ bị quỉ ám (x. Mc 9,27). + Cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài: Phục vụ ở đây cụ thể là nấu nướng, dọn bữa để tiếp đãi Đức Giê-su và các môn đệ. Qua đó, ta có thể rút ra bài học: Con người vốn mỏng dòn yếu đuối. Nhưng nếu năng lãnh nhận các bí tích, sẽ được Chúa ban sức khỏe để phục vụ tha nhân (x. Ga 13,14-15). + Chiều đến, khi mặt trời lặn: Tức khoảng 6 giờ chiều, hết thời gian hưu lễ của ngày Sa-bát, để bắt đầu ngày thứ nhất trong tuần.
- C 33-34: + Người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỉ ám đến cho Người: Đây là kiểu nói phóng đại để nhấn mạnh đến tính phổ quát của ơn cứu độ. + Nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật: Đức Giê-su đến để chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền trong dân: Người không những cứu chữa các bệnh tật về thể xác mà còn chữa cả những bệnh tinh thần như xua trừ ma quỉ ra khỏi người bị chúng nhập vào. + Không cho ma quỉ nói vì chúng biết Người là ai: Đức Giê-su cấm quỷ không được tiết lộ về sứ vụ Thiên Sai của Người.
- C 35-37: + Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện: Trong thời gian giảng đạo, Tin Mừng cho thấy Đức Giê-su năng cầu nguyện với Chúa Cha. Nhất là trong những trường hợp quan trọng: Trong cuộc thần hiện sau khi chịu phép Rửa (x. Lc 3,21); Trước khi tuyển chọn 12 tông đồ (x. Lc 6,12); Sau phép lạ nhân bánh ra nhiều (x. Mc 6,46); Trước khi Phê-rô tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa (x. Lc 9,18); Khi biến hình trên núi (x. Lc 9,29); Trước giờ chịu khổ nạn (x. Mt 26,39)...
- C 38-39: + Ông Si-mon và các bạn kéo nhau đi tìm Người: Đi tìm Chúa là thái độ biểu lộ sự hâm mộ của các tông đồ đối với Thầy Giê-su. + “Mọi người đang tìm Thầy đấy”: Dân chúng cũng hâm mộ và đi tìm gặp Đức Giê-su để nghe Người giảng dạy và được Người chữa lành bệnh tật. + “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó”: Tin Mừng được rao giảng không chỉ cho một ít người hay cho dân Do thái... nhưng cho mọi dân tộc trên thế giới (x. Mt 28,19; Cv 1,8).
4. HỎI ĐÁP:
HỎI 1: Tại sao Đức Giê-su lại cấm ma quỉ nói ra sự thật Người là Đấng Thiên Sai?
ĐÁP:
Vì người Do Thái lúc đó đang trông chờ Đấng Thiên Sai đến để giải phóng họ thoát ách thống trị của đế quốc Rô-ma, giống như Mô-sê đã từng ra tay cứu con cháu Gia-cóp thoát ách nô lệ cho dân Ai Cập khi xưa. Nhưng sứ mệnh Thiên Sai của Đức Giê-su theo ý Chúa Cha không chỉ nhằm đáp ứng ước mong của người Do Thái. Sứ mệnh ấy đã được I-sai-a tuyên sấm là: rao giảng Tin Mừng cho người khiêm hạ nghèo khó, công bố cho người đang bị đau khổ vì bệnh tật, tù đày, áp bức bất công... một thời đại mới đầy niềm vui, hạnh phúc, ân sủng và bình an (x. Lc 4,18-19). Do đó, Đức Giê-su không muốn cho ma quỉ làm hỏng kế hoạch cứu thế mà Người đã lãnh nhận. Nếu để ma quỷ nói ra sự thật Người là Đấng Thiên Sai trong khi dân chúng chưa hiểu rõ sứ mệnh Thiên Sai thì họ sẽ bắt Người tôn lên làm Vua (x. Ga 6,15), và quân Rô-ma sẽ kéo đến phá hủy Đền Thờ và tiêu diệt toàn dân (x. Ga 11,47-48). Thực tế đã chứng minh sự e ngại này có cơ sở: Vào năm 70, khi dân Do Thái không chịu nổi sự áp bức, đã nổi dậy chống lại nhà cầm quyền Rô-ma. Lập tức quân Rô-ma đã kéo đến vây hãm thủ đô Giê-ru-sa-lem. Cuối cùng họ đã chiếm được thành này. Họ phóng lửa đốt cháy đền thờ, tàn sát quân lính còn sống và bắt mọi thành phần dân Do Thái phải rời bỏ quê hương, phân tán đi khắp thế giới. Tai họa này đã được Đức Giê-su tiên báo cho các môn đệ biết và dùng nó để mặc khải về ngày tận thế. Người cũng dạy cho các môn đệ phải ứng xử thế nào để có thể tồn tại trong những ngày ấy (x. Mt 24,15-21).
HỎI 2: Tại sao Đức Giê-su là Chúa Con ngang hàng với Chúa Cha, mà lại phải cầu xin với Chúa Cha?
ĐÁP:
Đức Giê-su chỉ có một Ngôi là Ngôi Con hay Ngôi Lời Thiên Chúa (x. Ga 1,14). Nhưng Người lại có hai tính: Một là tính Thiên Chúa, hai là tính loài người. Về tính Thiên Chúa Đức Giê-su là “Con Thiên Chúa”, Người luôn cầu nguyện tâm sự với Chúa Cha, biểu lộ sự hiệp nhất mật thiết giữa Cha và Con (x. Ga 17,1.11.21). Về tính loài người Đức Giê-su là “Con Người”, đại diện nhân loại để cầu xin Chúa Cha tha tội và cho loài người được giao hòa với Chúa Cha. Về vấn đề này, Thánh Phao-lô đã dạy như sau: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như một người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quì. Và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Pl 2,8-11).
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. Rồi Người đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ, và trừ quỉ. (Mc 1,35.39).
2. CÂU CHUYỆN:
1) GIÁ TRỊ CỦA LỜI CẦU NGUYỆN CHÂN THÀNH:
FRE-DE-RIC O-ZA-NAM, một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng đức tin lúc đang còn là sinh viên đại học.
Một hôm, để tìm chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi nhà thờ cổ ở Pa-ri. Từ cuối nhà thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quỳ cầu nguyện cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Anh đứng lặng lẽ trong gốc nhà thờ theo dõi cử chỉ của người này. Và khi người đó vừa đứng lên để ra khỏi giáo đường, chàng sinh viên chợt nhận ra người đó chính là nhà bác học vĩ đại Am-pe. Lòng đầy thắc mắc, anh theo nhà bác học về đến phòng làm việc của ông. Thấy chàng sinh viên đứng trước cửa phòng với dáng vẻ rụt rè, nhà bác học liền lên tiếng hỏi:
- Này anh bạn. Tôi có thể giúp gì cho anh? Giải một bài toán vật lý chăng?
Chàng sinh viên nhỏ nhẹ đáp:
- Thưa giáo sư, tôi là sinh viên khoa văn, tôi dốt về khoa học lắm. Tôi chỉ xin ông hỏi một số vấn đề về đức tin.
Nhà bác học liền mỉm cười và khiêm tốn đáp:
- Đức tin là môn mà tôi yếu nhất. Nhưng nếu giúp anh được điều gì thì tôi xin sẵn sàng.
- Thưa ông, người ta có thể vừa là một nhà bác học vĩ đại, lại vừa là một tín hữu chân thành cầu nguyện không?
Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của anh sinh viên. Nhưng rồi ông cũng trả lời :
- Này anh bạn trẻ. Chúng ta chỉ thực sự vĩ đại khi cầu nguyện chân thành mà thôi.
Câu chuyện nói trên cho thấy không có sự mâu thuẫn giữa khoa học và đức tin chân chính.
2) TIẾNG CÒI “YÊN LẶNG”:
Một hôm, do sự mất cảnh giác của viên hoa tiêu, con tàu Victoria của Hải Quân Hoàng Gia Anh đã gặp phải sự cố nghiêm trọng: Tàu bị đụng phải một tảng băng ngầm trên vùng biển Bắc Băng Dương. Vỏ tàu bị bể một miếng lớn, nước từ chỗ bể tràn vào khoang tàu. Lúc ấy, các thủy thủ vừa ăn tối xong và đang dạo mát trên boong. Lúc đầu, khi con tàu vừa bị va chạm, mọi người đều nhớn nhác không biết điều gì mới xảy ra. Rồi khi nghe tin tàu bị va chạm vào tảng băng ngầm và sắp chìm, thì ai nấy đều bị rơi vào cơn hoảng loạn và không biết phải làm gì. Nhưng rồi một hiệu còi đặc biệt mang tên “Còi Yên Lặng” vang lên. Thủy thủ đã được thực tập nhiều lần và đã hiểu rõ ý nghĩa của hiệu còi ấy như sau: “Hãy ngưng tất cả những gì bạn đang làm, ngồi xuống và giữ yên lặng trong giây lát, bình tĩnh xem xét tình trạng bạn đang gặp, và chờ nghe lệnh của thuyền trưởng”. Nhờ tiếng còi, mọi thủy thủ đều làm theo yêu cầu và cuối cùng tai nạn cũng đã được xử lý kịp thời, và con tàu tránh được nguy cơ bị chìm đắm.
Trong đời sống thường nhật, chúng ta cũng thường bị rơi vào tình trạng khẩn cấp không biết phải làm gì. Chẳng hạn: khi đang đi đường tự nhiện bị người khác tông vào mình, hoặc khi tự nhiên bị một người thù ghét công khai khích bác... Bấy giờ điều tốt nhất nên làm là: Hãy giữ bình tĩnh và yên lặng, rồi thưa với Chúa Giê-su: “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?” Rồi sẵn sàng lắng nghe Lời Chúa phán dạy trong tâm hồn. Chúa luôn muốn ta “Tìm làm vinh danh Thiên Chúa và vì phần rỗi các linh hồn”. Do đó, ta cần tránh làm những điều xấu khiến người đời khinh thường đạo thánh Chúa. Trái lại cần làm những điều tốt để anh em lương dân nhận biết “Thiên Chúa chính là Tình Yêu” để tôn thờ yêu mến Ngài. Cần làm những điều có lợi chung cho tập thể, và tránh những việc làm ích kỷ hại nhân. Cần làm những điều “tốt đạo đẹp đời” như giúp cho mọi người có cơm ăn áo mặc, sống vui tươi hạnh phúc hơn và xứng với nhân phẩm hơn...
3) DỤ NGÔN VỀ CÂY VIẾT CHÌ :
Sau khi sáng chế ra cây viết chì, người chủ đã ngỏ lời với sản phẩm của mình như sau: Ta muốn anh bạn phải nhớ đến bốn ý nghĩa này:
1. Sự tốt lành hay phẩm giá đích thật nằm ở trong con người của anh.
2. Anh cần phải được vót nhọn, được gọt dũa, phải chịu đau khổ thì mới hữu dụng được.
3. Anh cần được ai đó sử dụng như một công cụ làm việc. Còn mình anh thì sẽ chẳng làm được việc gì cả !
4. Anh được yêu cầu đi đến đâu thì phải để lại dấu vết trên con đường đã đi qua.
Đời sống của mỗi người chúng ta cũng giống như số phận của một cây viết chì. Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã áp dụng ý nghĩa thứ ba nói trên khi nói rằng: “Tôi chỉ là một cây viết chì trong bàn tay của Thiên Chúa”. Còn tác giả sách “Story Power”, đã sử dụng ý nghĩa thứ hai của cây viết chì khi giảng trong thánh lễ truyền thanh dành riêng cho các bệnh nhân như sau : Bệnh nhân muốn nên hữu dụng cũng cần phải giống như cây viết chì được vót nhọn nhờ các đau khổ gặp phải trong cuộc sống. Một cây viết chì mà không được vót nhọn sẽ không có ích lợi gì cho tha nhân.
4) HẾT MỌI NGƯỜI ĐỀU PHẢI CHỊU ĐỰNG ĐAU KHỔ:
Người Trung Hoa có câu chuyện về một người đàn bà có đứa con trai duy nhất đã chết. Trong lúc chịu đau khổ, bà đã đến năn nỉ xin một ẩn sĩ : “Xin ngài hãy dạy cho con biết câu thần chú nào có thể làm cho con trai của con sống lại?” Thay vì lý luận dài dòng, vị ẩn sĩ nói với bà rằng: “Bà hãy đi tìm về đây một hạt rau cải của một gia đình nào chưa từng bị buồn khổ. Tôi sẽ dùng hạt rau cải đó chế thành viên thuốc có thể phục hồi mạng sống cho con trai bà”.
Sau đó người đàn bà đã đi khắp nơi để tìm ra hạt cải kỳ diệu đó. Trước hết, bà đến gõ cửa một lâu đài nguy nga tráng lệ vì nghĩ rằng người giàu có sang trọng chắc sẽ không bị buồn khổ. Bà nói: “Tôi đang đi tìm một ngôi nhà mà những người trong đó không bị buồn khổ. Vậy có phải ngôi nhà này không?” Chủ nhà đáp: “Thưa bà. Chắc bà đã đến lầm nhà rồi! Chồng tôi đang hấp hối nằm trên giường. Con trai tôi đã bỏ nhà đi từ hai hôm nay mà không biết nó đang ở đâu. Tôi sợ rằng sau này tôi sẽm phải sống trong cảnh cô đơn góa bụa!” Nghe vậy bà đã ở lại trong nhà này cả ngày để an ủi bà chủ nhà, rồi mới tiếp tục đi tìm một nhà khác chưa từng bị buồn khổ. Nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù là lâu đài sang trọng, dinh thự giàu có hay ngội nhà tranh vách đất, đâu đâu cũng chỉ nghe thấy chủ nhà kể ra những nỗi buồn khổ bất hạnh họ đang gặp phải. Mỗi nơi bà đều phải an ủi và khích lệ, đến nỗi dần dần bà trở thành chuyên viên đi động viên những người buồn khổ. Sau một thời gian bà đã quên hẳn việc đi tìm hạt cải kỳ diệu để làm thuốc cho con trai bà được sống lại.
Khi gặp đau khổ, bạn đừng bao giờ chán nản tuyệt vọng... hãy nhớ rằng: Chúa Giê-su đang ở với bạn cũng như Thiên Chúa luôn ở bên ông Gióp; Nhớ rằng Chúa Giê-su không bao giờ bỏ rơi bạn vì bạn luôn được Người yêu thương. Hãy tin tưởng hy vọng và đừng quên nhiệm vụ của bạn là phải giúp đỡ an ủi những người bất hạnh.
Khi chính bạn bị đau ốm thể xác hay tinh thần hoặc chịu đau khổ vì tình yêu, bạn hãy cởi mở tâm hồn với Chúa Giê-su. Người sẽ an ủi và chữa lành cho bạn, sẽ cầm tay bạn cho đứng dậy, như Người đã chữa cho nhạc mẫu ông Phê-rô khỏi bệnh cảm sốt. Hãy mau mắn đáp lại tiếng Chúa mời gọi, để cùng Người thăm viếng phục vụ tha nhân. Hãy ý thức rằng : Bạn luôn có Chúa đồng hành và ban ơn nâng đỡ. Người sẽ giúp bạn vượt qua mọi thử thách gặp phải trong cuộc sống.
3. THẢO LUẬN: Để góp phần cải thiện môi trường xã hội được an toàn sạch đẹp, công bình và nhân ái hơn... chúng ta cần phải bắt đầu từ đâu và thực hiện bằng cách nào?
4. SUY NIỆM:
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay cho thấy công việc hằng ngày của Chúa Giê-su làm gồm các việc như : cầu nguyện, rao giảng Tin Mừng và chữa lành bệnh tật cả về thể xác cũng như tâm hồn, để nêu gương cho các tín hữu chúng ta học tập noi theo.
1) Người luôn cầu nguyện kết hiệp mật thiết với Chúa Cha:
“Sáng sớm, Đức Giê-su tìm nơi thanh vắng cầu nguyện” (1,35). Suốt ngày lo toan với bao công việc, giao tiếp với đủ hạng người. Dù vậy, Đức Giê-su đều dành ra thời gian lúc sáng tinh sương để đến nơi thanh vắng tâm sự với Chúa Cha. Người cần sống riêng với Cha, tâm sự về mọi công việc, về những khó khăn đau khổ gặp phải... Người cầu nguyện với lòng mến Cha, muốn được kết hiệp với Cha, để đón nhận từ nơi Cha sức mạnh rất cần cho việc loan báo Tin Mừng.
2) Người đi khắp nơi loan báo Tin Mừng Nước Trời:
Việc quan trọng thứ hai Đức Giê-su chu toàn là đi loan báo Tin mừng Nước Trời: “Ngày Sa-bát, Đức Giê-su vào hội đường giảng dạy” (Mc 1,21). Người đọc Sách Thánh và giải nghĩa. Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền” (x. Mc 1,22).
3) Người chữa lành các bệnh tật về thể xác và tâm hồn:
Người giảng dạy kèm theo chữa lành nhiều bệnh nhân: “Ra khỏi hội đường, Đức Giê-su vào nhà ông Si-mon… Bà nhạc của ông Si-mon đang bị sốt. Đức Giê-su đến bên giường, cầm tay bà mà đỡ dậy. Cơn sốt liền dứt ngay và bà đã trỗi dậy làm bữa phục vụ các ngài” (Mc 1,29-31). “Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người” (Mc 1,32). Tất cả đều được Người chữa lành.
4) Cần làm gì để noi gương Chúa Giê-su chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng? :
- Hãy năng cầu nguyện sớm hôm để kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa Cha.
- Sẵn sàng chịu đựng các đau khổ gặp phải trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng : Đau khổ chính là hậu quả do tội Nguyên Tổ để lại mà mọi con cháu A-đam E-và phải chịu đựng để đền tội mình. Cần kết hiệp sự đau khổ gặp phải do bệnh tật, tai nạn với cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su để đón nhận ơn cứu độ của Người.
- Noi gương Đức Giê-su đã tích cực giải quyết các bệnh tật đau khổ, Hội Thánh hôm nay cũng luôn quan tâm phục vụ những người nghèo khó, bệnh tật và bất hạnh trong xã hội. Ngoài việc mở trường học, trường dạy nghề, Hội Thánh còn xây nhiều trại phong, bệnh viện miễn phí, trại dưỡng lão, mái ấm trẻ mồ côi v.v… để giúp những người nghèo khó bệnh tật vượt qua các đau khổ gặp phải trong cuộc sống.
- Trong Thánh Lễ hôm nay, mỗi người chúng ta hãy đặc biệt cầu cho những người đang đau khổ ở khắp nơi : đau khổ vì chiến tranh, thiên tai hay già yếu bệnh tật, cụ thể là những người đang bị lây nhiễm dịch cúm Covid-19...
Khi gặp đau khổ, chúng ta hãy thinh lặng nhìn lên thánh giá Chúa Giê-su, suy niệm về cuộc khổ nạn của Người, rồi cầu xin cho mình biết chấp nhận đau khổ để đền tội. Ngoài ra chúng ta cũng hãy kết hiệp với Chúa đi thăm viếng, động viên và chia sẻ giúp đỡ cụ thể những người nghèo khổ bệnh tật và bất hạnh, tích cực góp phần biến đổi môi trường sống ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn, hầu sớm trở thành “Trời Mới Đất Mới” theo thánh ý Thiên Chúa.
5. LỜI CẦU:
Lạy Chúa Cha từ ái. Xin dạy chúng con biết giữ thinh lặng để gặp Chúa, để lắng nghe Lời Chúa dạy và tâm sự với Chúa :
Xin dạy chúng con giữ thinh lặng con mắt, để biết nhắm lại trước những sai lỗi của tha nhân, biết quay đi truớc những dịp tội làm cho lòng chúng con xao xuyến.
Xin dạy chúng con thinh lặng đôi tai, để khép lại trước những cám dỗ của thế gian và ma quỷ, nhưng biết mở ra lắng nghe những tiếng kêu than của những người đang bị ức hiếp bách hại.
Xin dạy chúng con biết thinh lặng miệng lưỡi, để tránh nói những lời cay độc gây chia rẽ bất hạnh, nhưng biết mở miệng ca tụng tình thương của Chúa và mang lại niềm vui cho mọi người.
Xin dạy chúng con thinh lặng lòng trí, để biết khép lại trước dối trá, nhưng biết đón nhận sự thật.
Cuối cùng xin dạy chúng con biết thinh lặng quả tim, để tránh những tình cảm ích kỷ, thù hằn, ganh ghét, nhưng biết đón nhận Tình Yêu của Chúa mọi lúc mọi nơi. (Theo mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta)
X. HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ. XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Nước Trời
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
11:41 04/02/2021
CHÚA NHẬT 5 MÙA THƯỜNG NIÊN: NƯỚC TRỜI (G 7, 1-4.6-7; 1Cr 9, 16-19.22-23; Mc 1, 29-39)
Cuộc đời của ông Gióp là một bài học quý giá cho những ai đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Một cuộc đời có những thăng trầm năm chìm bảy nổi. Có khi giàu sang phú quý, có lúc bị tước đoạt tất cả. Sông có khúc, người có lúc. Ông được hưởng những tháng ngày vui xướng ngập tràn, nhưng rồi bỗng một ngày ông trở thành trắng tay và rơi vào cơn cùng khốn. Khi khỏe mạnh cường tráng cũng như bệnh tật yếu đau, ông Gióp luôn một niềm cậy trông vào Chúa. Ông diễn tả cuộc đời rất thật, chân chạm đất với những nỗi lo âu sầu khổ. Ông Gióp không chạy trốn thực tại nhưng đối diện với cuộc sống trong thời gian thử thách. Sự mong ước thúc đẩy niềm hy vọng vào một ngày mới tươi đẹp. Ông luôn ý thức đời sống chỉ là một hơi thở qua mau.
Phúc âm thánh Mátcô thuật lại việc Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng khắp xứ Galilê. Chúa chữa cảm sốt cho bà nhạc phụ của ông Simon và tất cả các bệnh nhân người ta mang đến cho Ngài. Chúa chữa trị những người bị quỷ ám và xua trừ ma qủy. Tin Mừng cứu độ được khai mở, đó là Nước Chúa. Cả bốn thánh sử Matthêu, Mátcô, Luca và Gioan dùng từ Nước Chúa (Kingdom of God). Riêng thánh sử Matthêu dùng cả hai từ Nước Chúa và Nước Trời (Kingdon of Heaven). Chúng ta không phải chờ đợi Nước Trời đến gần mà là Nước Trời ngay trong cuộc sống hôm nay. Ngày xưa Chúa mời gọi dân chúng ăn năn sám hối vì Nước Trời đã gần đến. Năm Hồng Ân đã đến rồi. Chúa Giêsu đã đón nhận nhiều tâm hồn vào Nước của Chúa. Chúa Giêsu đã dùng nhiều dụ ngôn để diễn tả về Nước Trời như dụ ngôn người gieo giống, hạt cải, cỏ lùng, men trong bột, kho báu và viên ngọc quý và chiếc lưới thả xuống biển…
Nước Chúa đang lan rộng khắp nơi. Mọi thời đều cần nhiều chứng nhân và thợ lành nghề làm việc trong vườn nho của Chúa. Trong thư gởi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô đã bộc bạch : Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Phúc âm. Thánh Phaolô đã đi cùng khắp để mang tin vui đến cho mọi người. Ngài được mang danh hiệu là Tông đồ Dân Ngoại. Ngài chịu khổ cực trăm bề để nên nhân chứng cho Đấng đã hiến mình vì nhân loại. Tôi đã nên mọi sự đối với tất cả mọi người, để làm cho mọi người được cứu rỗi. Tất cả chỉ vì phần rỗi của chúng nhân. Phaolô nhiệt thành rao giảng Lời Chúa lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Ngài chịu bắt bớ, đánh đập, tù đầy, giam giữ cùng mọi sự khốn khó trên đường truyền đạo. Niềm cậy trông vào ơn cứu độ thật mãnh liệt. Phaolô viết thơ giảng dạy, an ủi và khuyến khích các giáo đoàn giữ vững niềm tin.
Điều quan trọng là mỗi người chúng ta hãy sống tinh thần Nước Trời ngay trong hoàn cảnh hiện tại. Hãy an hưởng tất cả những phúc lộc của cuộc sống. Chúng ta không biết ngày giờ Chúa lại đến nhưng chúng ta chắc rằng Chúa sẽ đến đón chúng ta vào ngày sau hết. Chúa mời gọi chúng ta luôn trong tư thế sẵn sàng và tỉnh thức. Trong cuộc lữ hành, sự chuẩn bị sám hối lúc nào lúc cần thiết. Chúng ta không phải đợi nước đến chân rồi mới nhảy. Mỗi ngày sống chúng ta đều có cơ hội lắng nghe và thực hành lời Chúa. Chúng ta không cần phải lo lắng, chao đảo hay run sợ trước những tin đồn thất thiệt về ngày Chúa đến.
Một số người chủ trương: cuộc sống vắn vỏi, phải hưởng thụ và thỏa mãn mọi nhu cầu trước. Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra cho ngày mai. Không cần phải bận tâm suy nghĩ và lo lắng chi về tương lai. Thế là cuộc sống bị buông thả theo dòng chảy của thời gian. Lý tưởng bị hỏa mù và cùng đích cuộc đời cũng bị rơi vào sự nghi ngờ vô định. Nhiều khi chúng ta bị lạc lõng trong cuộc lữ hành trần thế. Vì thế, muốn tiến được tới đích cùng, chúng ta cần phải có hướng đi và có mục đích để đạt tới. Điều này chúng ta đang thực hành mỗi ngày. Trong đời sống, mỗi ngày khi thức dậy, chúng ta biết việc gì phải làm, nơi nào phải đi và ý nào phải thực hiện.
Đời sống của người Kitô hữu không như thế, chúng ta biết đường đi và cùng đích là vui hưởng trong Nước Chúa. Sống tinh thần của Nước Trời từng giây phút trong đời sống, chúng ta sẽ tìm được nguồn bình an và thánh thiện. Có Chúa Kitô là Thầy, là đường, là sự thật và là sự sống dẫn đường. Phó thác, cậy trông và bám chặt lấy giáo lý của Chúa Kitô, chúng ta không sợ bị lầm lạc. Ngài chính là ngôi sao dẫn đường tới quê thật. Hãy ngước nhìn lên chiêm ngắm thập giá nơi Chúa Kitô đã hy sinh chết vì yêu, chúng ta sẽ tìm được câu trả lời cho tất cả mọi vấn nạn trong đời. Dù đường đời nổi trôi, năm chìm bảy nổi, chín cái lênh đênh, chúng ta vẫn có nơi tựa nương và phó thác cuộc đời.
Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương chúng con vô bờ. Chúa đã hạ thân đem tin vui Cứu Độ cho nhân loại. Xin cho chúng con học theo thánh Phaolô biết xả thân đem Tin Mừng ơn cứu độ đến cho mọi người. Niềm vui hạnh phúc là mọi người nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa cùng yêu thương nhau như anh chị em để mai sau cùng chung hưởng hạnh phúc đời đời.
Cuộc đời của ông Gióp là một bài học quý giá cho những ai đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa. Một cuộc đời có những thăng trầm năm chìm bảy nổi. Có khi giàu sang phú quý, có lúc bị tước đoạt tất cả. Sông có khúc, người có lúc. Ông được hưởng những tháng ngày vui xướng ngập tràn, nhưng rồi bỗng một ngày ông trở thành trắng tay và rơi vào cơn cùng khốn. Khi khỏe mạnh cường tráng cũng như bệnh tật yếu đau, ông Gióp luôn một niềm cậy trông vào Chúa. Ông diễn tả cuộc đời rất thật, chân chạm đất với những nỗi lo âu sầu khổ. Ông Gióp không chạy trốn thực tại nhưng đối diện với cuộc sống trong thời gian thử thách. Sự mong ước thúc đẩy niềm hy vọng vào một ngày mới tươi đẹp. Ông luôn ý thức đời sống chỉ là một hơi thở qua mau.
Phúc âm thánh Mátcô thuật lại việc Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng khắp xứ Galilê. Chúa chữa cảm sốt cho bà nhạc phụ của ông Simon và tất cả các bệnh nhân người ta mang đến cho Ngài. Chúa chữa trị những người bị quỷ ám và xua trừ ma qủy. Tin Mừng cứu độ được khai mở, đó là Nước Chúa. Cả bốn thánh sử Matthêu, Mátcô, Luca và Gioan dùng từ Nước Chúa (Kingdom of God). Riêng thánh sử Matthêu dùng cả hai từ Nước Chúa và Nước Trời (Kingdon of Heaven). Chúng ta không phải chờ đợi Nước Trời đến gần mà là Nước Trời ngay trong cuộc sống hôm nay. Ngày xưa Chúa mời gọi dân chúng ăn năn sám hối vì Nước Trời đã gần đến. Năm Hồng Ân đã đến rồi. Chúa Giêsu đã đón nhận nhiều tâm hồn vào Nước của Chúa. Chúa Giêsu đã dùng nhiều dụ ngôn để diễn tả về Nước Trời như dụ ngôn người gieo giống, hạt cải, cỏ lùng, men trong bột, kho báu và viên ngọc quý và chiếc lưới thả xuống biển…
Nước Chúa đang lan rộng khắp nơi. Mọi thời đều cần nhiều chứng nhân và thợ lành nghề làm việc trong vườn nho của Chúa. Trong thư gởi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô đã bộc bạch : Vô phúc cho tôi, nếu tôi không rao giảng Phúc âm. Thánh Phaolô đã đi cùng khắp để mang tin vui đến cho mọi người. Ngài được mang danh hiệu là Tông đồ Dân Ngoại. Ngài chịu khổ cực trăm bề để nên nhân chứng cho Đấng đã hiến mình vì nhân loại. Tôi đã nên mọi sự đối với tất cả mọi người, để làm cho mọi người được cứu rỗi. Tất cả chỉ vì phần rỗi của chúng nhân. Phaolô nhiệt thành rao giảng Lời Chúa lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Ngài chịu bắt bớ, đánh đập, tù đầy, giam giữ cùng mọi sự khốn khó trên đường truyền đạo. Niềm cậy trông vào ơn cứu độ thật mãnh liệt. Phaolô viết thơ giảng dạy, an ủi và khuyến khích các giáo đoàn giữ vững niềm tin.
Điều quan trọng là mỗi người chúng ta hãy sống tinh thần Nước Trời ngay trong hoàn cảnh hiện tại. Hãy an hưởng tất cả những phúc lộc của cuộc sống. Chúng ta không biết ngày giờ Chúa lại đến nhưng chúng ta chắc rằng Chúa sẽ đến đón chúng ta vào ngày sau hết. Chúa mời gọi chúng ta luôn trong tư thế sẵn sàng và tỉnh thức. Trong cuộc lữ hành, sự chuẩn bị sám hối lúc nào lúc cần thiết. Chúng ta không phải đợi nước đến chân rồi mới nhảy. Mỗi ngày sống chúng ta đều có cơ hội lắng nghe và thực hành lời Chúa. Chúng ta không cần phải lo lắng, chao đảo hay run sợ trước những tin đồn thất thiệt về ngày Chúa đến.
Một số người chủ trương: cuộc sống vắn vỏi, phải hưởng thụ và thỏa mãn mọi nhu cầu trước. Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra cho ngày mai. Không cần phải bận tâm suy nghĩ và lo lắng chi về tương lai. Thế là cuộc sống bị buông thả theo dòng chảy của thời gian. Lý tưởng bị hỏa mù và cùng đích cuộc đời cũng bị rơi vào sự nghi ngờ vô định. Nhiều khi chúng ta bị lạc lõng trong cuộc lữ hành trần thế. Vì thế, muốn tiến được tới đích cùng, chúng ta cần phải có hướng đi và có mục đích để đạt tới. Điều này chúng ta đang thực hành mỗi ngày. Trong đời sống, mỗi ngày khi thức dậy, chúng ta biết việc gì phải làm, nơi nào phải đi và ý nào phải thực hiện.
Đời sống của người Kitô hữu không như thế, chúng ta biết đường đi và cùng đích là vui hưởng trong Nước Chúa. Sống tinh thần của Nước Trời từng giây phút trong đời sống, chúng ta sẽ tìm được nguồn bình an và thánh thiện. Có Chúa Kitô là Thầy, là đường, là sự thật và là sự sống dẫn đường. Phó thác, cậy trông và bám chặt lấy giáo lý của Chúa Kitô, chúng ta không sợ bị lầm lạc. Ngài chính là ngôi sao dẫn đường tới quê thật. Hãy ngước nhìn lên chiêm ngắm thập giá nơi Chúa Kitô đã hy sinh chết vì yêu, chúng ta sẽ tìm được câu trả lời cho tất cả mọi vấn nạn trong đời. Dù đường đời nổi trôi, năm chìm bảy nổi, chín cái lênh đênh, chúng ta vẫn có nơi tựa nương và phó thác cuộc đời.
Lạy Chúa, Chúa đã yêu thương chúng con vô bờ. Chúa đã hạ thân đem tin vui Cứu Độ cho nhân loại. Xin cho chúng con học theo thánh Phaolô biết xả thân đem Tin Mừng ơn cứu độ đến cho mọi người. Niềm vui hạnh phúc là mọi người nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa cùng yêu thương nhau như anh chị em để mai sau cùng chung hưởng hạnh phúc đời đời.
Hướng nhìn lên Giêsu
Lm. Xuân Hy Vọng
11:43 04/02/2021
HƯỚNG NHÌN LÊN GIÊ-SU
Anh chị em rất thân mến, trong bốn cuốn sách Phúc Âm, chi tiết về gia đình của các Tông đồ ít khi nào được tường thuật, đề cập đến; nhưng đoạn Tin Mừng hôm nay (Mc 1, 29-39) đã thuật lại một trong những sự kiện hiếm hoi, và điều này không khỏi làm chúng ta thắc mắc, tự hỏi: liệu Thánh sử Mác-cô muốn nhắn gửi chúng ta điều gì khi thuật lại sự kiện Chúa Giê-su đến thăm bà nhạc phụ của Si-mon (Phê-rô)? Phải chăng, Ngài muốn chúng ta quan sát thật kỹ, hướng nhìn về những hành động của Chúa Giê-su khi Người đến thăm bệnh nhân, đặc biệt là mẹ vợ của Si-mon (Phê-rô)? Để rồi, chúng ta học hỏi nơi Người điều gì đó chăng?
Trong anh chị em, nhiều vị đã có kinh nghiệm trong việc thăm viếng bệnh nhân, thăm những người già nua, neo đơn, không người chăm sóc, v.v...Đó là điều tốt, phải đạo nên làm. Tuy nhiên, các bài đọc Phụng vụ hôm nay giúp chúng ta đào sâu công việc Tông đồ thăm viếng bệnh nhân hơn, qua gương sống của Chúa Giê-su khi Người viếng thăm bà nhạc phụ của Si-mon (Phê-rô) “...tiến lại gần, Người cầm tay, nâng đỡ dậy” (x. Mc 1,31).
Thứ nhất, “tiến lại gần”. Hành động này tuy đơn giản, nhưng khi áp dụng trên thực tế thì khó biết bao. Chợt nghĩ chỉ là đưa chân bước, tiến lại gần người anh chị em của mình thôi mà, đâu có khó gì!!! Đối với người khác, tiến tới gần người anh chị em mình thì chẳng gì phải lo!!! Thôi thì ‘nhắm mắt, đưa chân’ ắt sẽ tiến lại gần người anh chị em mình, có gì phải sợ nhỉ!!! Hành động ‘tiến lại gần’ của Chúa Giê-su không đơn thuần vì trách nhiệm, nghĩa vụ mà phải đến viếng thăm; nhưng thiết nghĩ: Ngài tiến gần bà nhạc phụ của Si-mon với cả con tim và con người của Ngài. Để làm được như vậy, chúng ta phải chiến thắng chính bản thân, phải bỏ mình, ra khỏi những toan tính, suy tưởng, lo lắng riêng tư, phải ra khỏi nơi ‘chăn ấm, nệm êm’ của lòng mình, dám mạo hiểm, chấp nhận những thách đố có thể xảy ra ngoài ý muốn. Vừa qua trong một cuộc tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã đến chào một người đàn ông với khuôn mặt bị biến dạng. Khi trực diện với những gì ghê sợ, rùng rợn, con người chúng ta thường có khuynh hướng tháo lui, tránh né, chốn chạy..., nhưng Đức Thánh Cha đã tiến đến, ôm choàng lấy ông với tất cả tâm hồn của người Mục Tử, vị đại diện Chúa Ki-tô ở trần gian này. Đứng trước những người dị hình dị dạng, bệnh truyền nhiễm, những người mắc bệnh nguy cơ lây nhiễm cao, chúng ta có thể tiến lại gần họ với cả con tim mình chăng? Chúng ta có thể ra khỏi con người đầy suy tính của mình để đến với anh chị em mình, và biết chấp nhận họ không?
Thứ hai, “Người cầm tay”. Thật vậy, hành động này chỉ xảy ra khi cử chỉ “tiến lại gần” được thực hiện. Chúng ta không thể cầm tay ai đó ở tư thế đằng xa, hoặc cầm tay họ như một ‘nụ hôn gió’ hay ‘mi gió’ mà thường được ví von!!! Hơn nữa, cũng không thể nào nhờ ai đó ‘cầm tay’ người anh chị em giùm mình được! Hành động này đòi hỏi chúng ta phải trực diện với anh chị em. Thứ đến, tình trạng của bệnh nhân, những người được viếng thăm không hoàn toàn khoẻ mạnh, tráng kiện như ta, cho nên để ‘cầm lấy tay’ người anh chị em mình, chúng ta phải đặt mình vào trạng huống, hiện tình, tâm tư, lối suy nghĩ...của họ, và chỉ khi ấy, chúng ta mới có thể ‘chạm đến’ con tim, mới có thể cảm thông, lắng nghe những tâm sự, với cả ưu tư, lo lắng của họ. Về điểm này, trong thư gửi cho giáo đoàn Cô-rin-tô, Thánh Phao-lô khuyên nhủ mỗi chúng ta như sau: “mặc dầu tôi tự do đối với tất cả mọi người, nhưng tôi đã đành làm nô lệ cho mọi người...tôi đã ăn ở như người yếu đau đối với những kẻ yếu đau,...tôi đã nên mọi sự đối với tất cả mọi người, để làm cho mọi người được cứu rỗi” (x. 1Cr 9,19.22). Theo Ngài, vì lợi ích của anh chị em, để mọi người được thông phần vào ơn cứu rỗi, Ngài đã ‘trở nên mọi sự đối với tất cả mọi người’ để Tin mừng được họ lắng nghe, đón nhận. Vì thế, đối với Ngài “rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (x. 1Cr 9,16)
Thứ ba, “nâng đỡ dậy”. Cử chỉ sau cùng này liên quan mật thiết với hai hành động trên. Tương tự, nếu chưa ‘tiến lại gần’ và ‘cầm tay’ anh chị em mình, thì ắt hẳn chúng ta không thể ‘nâng đỡ’ họ được. Chúa Giê-su đã ân cần tiến đến, cầm lấy tay và nâng đỡ bà nhạc phụ của Si-mon dậy với cả lòng mến của một vị Thiên Chúa xuống thế làm người. Người chữa lành bà với tất cả niềm cảm thông sâu xa của Con Người, và qua Người, mọi người được nhìn thấy, cảm nhận, tiếp xúc với chính vị Thiên Chúa gần gũi, trìu mến, lân tuất vô bờ. Một khi, chúng ta bỏ mình, đặt mình vào hoàn cảnh, đời sống của anh chị em, thì chỉ khi ấy, chúng ta mới có thể khuyến khích, nâng đỡ, cộng tác, động viên họ một cách hữu hiệu; và trong khoảnh khắc đó, chúng ta mới thực sự sống và rao giảng Tin Mừng mà thôi. Nào còn chần chờ gì nữa, nếu không thực hiện bây giờ thì đến khi nào chúng ta mới ra đi, sống chứng tá cho Thiên Chúa – một Thiên Chúa cao cả, nhưng lại thật gần gũi, yêu thương chúng ta liên lỉ, không chút than phiền. Hãy cùng tôi lên đường, sống Tin mừng, sống tươi vui, chia san từ ngay bây giờ vì “đời người chỉ là hơi thở” (x. G 7, 7), “vùn vụt tuổi đời tựa bóng câu” (x. Tv 144, 4).
Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết mở lòng, bỏ mình, đến với anh chị em; biết quên đi lợi ích cá nhân, biết cảm thông, thấu hiếu anh chị em; biết dâng cho Chúa ưu tư, nguyện vọng cũng như lo lắng của bản thân, để chấp nhận, khuyến khích, cộng tác, nâng đỡ anh chị em qua mọi phương diện. Sau cùng, xin cho chúng con luôn hướng nhìn lên Chúa, để rồi luôn biết cậy trông vào Ngài.
Như Người “tiến lại gần”
Xin cho con ân cần.
“Người cầm tay” con người
Ban cho con nụ cười.
“Nâng đỡ dậy” anh (chị) em
Sống một đời trôi êm. Amen!
Anh chị em rất thân mến, trong bốn cuốn sách Phúc Âm, chi tiết về gia đình của các Tông đồ ít khi nào được tường thuật, đề cập đến; nhưng đoạn Tin Mừng hôm nay (Mc 1, 29-39) đã thuật lại một trong những sự kiện hiếm hoi, và điều này không khỏi làm chúng ta thắc mắc, tự hỏi: liệu Thánh sử Mác-cô muốn nhắn gửi chúng ta điều gì khi thuật lại sự kiện Chúa Giê-su đến thăm bà nhạc phụ của Si-mon (Phê-rô)? Phải chăng, Ngài muốn chúng ta quan sát thật kỹ, hướng nhìn về những hành động của Chúa Giê-su khi Người đến thăm bệnh nhân, đặc biệt là mẹ vợ của Si-mon (Phê-rô)? Để rồi, chúng ta học hỏi nơi Người điều gì đó chăng?
Trong anh chị em, nhiều vị đã có kinh nghiệm trong việc thăm viếng bệnh nhân, thăm những người già nua, neo đơn, không người chăm sóc, v.v...Đó là điều tốt, phải đạo nên làm. Tuy nhiên, các bài đọc Phụng vụ hôm nay giúp chúng ta đào sâu công việc Tông đồ thăm viếng bệnh nhân hơn, qua gương sống của Chúa Giê-su khi Người viếng thăm bà nhạc phụ của Si-mon (Phê-rô) “...tiến lại gần, Người cầm tay, nâng đỡ dậy” (x. Mc 1,31).
Thứ nhất, “tiến lại gần”. Hành động này tuy đơn giản, nhưng khi áp dụng trên thực tế thì khó biết bao. Chợt nghĩ chỉ là đưa chân bước, tiến lại gần người anh chị em của mình thôi mà, đâu có khó gì!!! Đối với người khác, tiến tới gần người anh chị em mình thì chẳng gì phải lo!!! Thôi thì ‘nhắm mắt, đưa chân’ ắt sẽ tiến lại gần người anh chị em mình, có gì phải sợ nhỉ!!! Hành động ‘tiến lại gần’ của Chúa Giê-su không đơn thuần vì trách nhiệm, nghĩa vụ mà phải đến viếng thăm; nhưng thiết nghĩ: Ngài tiến gần bà nhạc phụ của Si-mon với cả con tim và con người của Ngài. Để làm được như vậy, chúng ta phải chiến thắng chính bản thân, phải bỏ mình, ra khỏi những toan tính, suy tưởng, lo lắng riêng tư, phải ra khỏi nơi ‘chăn ấm, nệm êm’ của lòng mình, dám mạo hiểm, chấp nhận những thách đố có thể xảy ra ngoài ý muốn. Vừa qua trong một cuộc tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã đến chào một người đàn ông với khuôn mặt bị biến dạng. Khi trực diện với những gì ghê sợ, rùng rợn, con người chúng ta thường có khuynh hướng tháo lui, tránh né, chốn chạy..., nhưng Đức Thánh Cha đã tiến đến, ôm choàng lấy ông với tất cả tâm hồn của người Mục Tử, vị đại diện Chúa Ki-tô ở trần gian này. Đứng trước những người dị hình dị dạng, bệnh truyền nhiễm, những người mắc bệnh nguy cơ lây nhiễm cao, chúng ta có thể tiến lại gần họ với cả con tim mình chăng? Chúng ta có thể ra khỏi con người đầy suy tính của mình để đến với anh chị em mình, và biết chấp nhận họ không?
Thứ hai, “Người cầm tay”. Thật vậy, hành động này chỉ xảy ra khi cử chỉ “tiến lại gần” được thực hiện. Chúng ta không thể cầm tay ai đó ở tư thế đằng xa, hoặc cầm tay họ như một ‘nụ hôn gió’ hay ‘mi gió’ mà thường được ví von!!! Hơn nữa, cũng không thể nào nhờ ai đó ‘cầm tay’ người anh chị em giùm mình được! Hành động này đòi hỏi chúng ta phải trực diện với anh chị em. Thứ đến, tình trạng của bệnh nhân, những người được viếng thăm không hoàn toàn khoẻ mạnh, tráng kiện như ta, cho nên để ‘cầm lấy tay’ người anh chị em mình, chúng ta phải đặt mình vào trạng huống, hiện tình, tâm tư, lối suy nghĩ...của họ, và chỉ khi ấy, chúng ta mới có thể ‘chạm đến’ con tim, mới có thể cảm thông, lắng nghe những tâm sự, với cả ưu tư, lo lắng của họ. Về điểm này, trong thư gửi cho giáo đoàn Cô-rin-tô, Thánh Phao-lô khuyên nhủ mỗi chúng ta như sau: “mặc dầu tôi tự do đối với tất cả mọi người, nhưng tôi đã đành làm nô lệ cho mọi người...tôi đã ăn ở như người yếu đau đối với những kẻ yếu đau,...tôi đã nên mọi sự đối với tất cả mọi người, để làm cho mọi người được cứu rỗi” (x. 1Cr 9,19.22). Theo Ngài, vì lợi ích của anh chị em, để mọi người được thông phần vào ơn cứu rỗi, Ngài đã ‘trở nên mọi sự đối với tất cả mọi người’ để Tin mừng được họ lắng nghe, đón nhận. Vì thế, đối với Ngài “rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (x. 1Cr 9,16)
Thứ ba, “nâng đỡ dậy”. Cử chỉ sau cùng này liên quan mật thiết với hai hành động trên. Tương tự, nếu chưa ‘tiến lại gần’ và ‘cầm tay’ anh chị em mình, thì ắt hẳn chúng ta không thể ‘nâng đỡ’ họ được. Chúa Giê-su đã ân cần tiến đến, cầm lấy tay và nâng đỡ bà nhạc phụ của Si-mon dậy với cả lòng mến của một vị Thiên Chúa xuống thế làm người. Người chữa lành bà với tất cả niềm cảm thông sâu xa của Con Người, và qua Người, mọi người được nhìn thấy, cảm nhận, tiếp xúc với chính vị Thiên Chúa gần gũi, trìu mến, lân tuất vô bờ. Một khi, chúng ta bỏ mình, đặt mình vào hoàn cảnh, đời sống của anh chị em, thì chỉ khi ấy, chúng ta mới có thể khuyến khích, nâng đỡ, cộng tác, động viên họ một cách hữu hiệu; và trong khoảnh khắc đó, chúng ta mới thực sự sống và rao giảng Tin Mừng mà thôi. Nào còn chần chờ gì nữa, nếu không thực hiện bây giờ thì đến khi nào chúng ta mới ra đi, sống chứng tá cho Thiên Chúa – một Thiên Chúa cao cả, nhưng lại thật gần gũi, yêu thương chúng ta liên lỉ, không chút than phiền. Hãy cùng tôi lên đường, sống Tin mừng, sống tươi vui, chia san từ ngay bây giờ vì “đời người chỉ là hơi thở” (x. G 7, 7), “vùn vụt tuổi đời tựa bóng câu” (x. Tv 144, 4).
Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con biết mở lòng, bỏ mình, đến với anh chị em; biết quên đi lợi ích cá nhân, biết cảm thông, thấu hiếu anh chị em; biết dâng cho Chúa ưu tư, nguyện vọng cũng như lo lắng của bản thân, để chấp nhận, khuyến khích, cộng tác, nâng đỡ anh chị em qua mọi phương diện. Sau cùng, xin cho chúng con luôn hướng nhìn lên Chúa, để rồi luôn biết cậy trông vào Ngài.
Như Người “tiến lại gần”
Xin cho con ân cần.
“Người cầm tay” con người
Ban cho con nụ cười.
“Nâng đỡ dậy” anh (chị) em
Sống một đời trôi êm. Amen!
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 5 Mùa Quanh Năm B.7.2.2021
Lm Francis Lý văn Ca
15:37 04/02/2021
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, qua các bài đọc, sẽ đem đến cho chúng ta niềm an ủi, để sống cậy trông vào Chúa nhiều hơn. Đời sống thế gian tùy thuộc vào hai điểm chính: Tinh Thần và Vật Chất.
Ông Gióp bị thử thách, gần như ông cảm thấy mình bị Chúa bỏ rơi. Trong lúc đó, thánh Phaolô trong bài đọc thứ 2 thì hăng say rao giảng cho lương dân niềm cậy trông vào Chúa. Đến nỗi ông đã quên cá nhân của mình để gặp gỡ nhân loại vì lợi ích của Tin Mừng ông rao giảng.
Chúng ta cầu xin Chúa trong thánh lễ hôm nay, giúp chúng ta giữ được mãi tinh thần phó thác và cậy trông, cho dù cuộc đời có thăng trầm, thế giới có biến đổi, tình yêu tín thác vào Chúa của chúng ta sẽ không hề đổi thay.
Với những tư tưởng chuẩh bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Ông Gióp có cảm tưởng đời ông đã xuống tận cùng vực thẳm. Ngay cả người vợ cũng muốn bỏ rơi ông. Đôi lúc chúng ta cũng có những cảm nghiệm như thánh Gióp. Nhưng hãy nhớ lời thánh vịnh của thánh vương Đavít sau đây để vững tin hơn: “Cho dù người mẹ đã sinh con có quên con đi nữa, nhưng Cha sẽ không bao giờ quên con”.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trọn đời hiến thân vì Tin Mừng, quên mình để gặp Chúa trong anh em. Phần chúng ta, ngoài miếng cơm manh áo, chúng ta có cơ hội nào để gặp gỡ Chúa trong những anh chị em mà chúng ta có dịp tiếp xúc, gặp gỡ hằng ngày không?
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Đời sống Đức Kitô là rao giảng Tin Mừng, chữa lành các bệnh tật. Ngoài ra, Ngài còn dành thời giờ để tiếp xúc với Thiên Chúa Cha qua sự cầu nguyện. Chúng ta có thường xuyên gặp gỡ Chúa qua những sự cầu nguyện không?
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Chúa chữa những người bệnh tật. Ngài luôn hiện diện với chúng ta trong Kinh Thánh và các phép Bí Tích. Giờ đây, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho các Phẩm Trật trong Giáo Hội được đầy khôn ngoan của Thánh Thần để đưa con thuyền Giáo Hội đến bến bờ bình an. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những người già nua, bệnh tật đang cần đến sự săn sóc, thăm viếng của chúng ta trong tình cộng đoàn. Xin cho họ gặp được linh mục để lãnh nhận các phép bí tích trong giờ sau hết. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Chúng ta cầu nguyện cho những linh mục, tu sĩ, bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, và tất cả những ai coi sóc bệnh nhân. Xin ban cho họ tinh thần kiên nhẫn phục vụ trong các chức năng nghề nghiệp của họ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa giúp chúng ta biết dùng năm tháng ngày giờ Chúa ban, để tô điểm đời sống bằng những nhân đức, tô đậm tình anh em qua những nghĩa cử bác ái vị tha. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Đặc biệt những linh hồn chúng ta nhớ đến trong thánh lễ tuần nầy, nhất là những nạn nhân của Covid-19 (20). Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, xin tỏ lòng từ bi trên dân Cha, vì Cha đã mời gọi chúng con đến tham dự bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể. Xin ban sức mạnh và niềm tin cho những ai đến tham dự hai bàn tiệc nầy. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay, qua các bài đọc, sẽ đem đến cho chúng ta niềm an ủi, để sống cậy trông vào Chúa nhiều hơn. Đời sống thế gian tùy thuộc vào hai điểm chính: Tinh Thần và Vật Chất.
Ông Gióp bị thử thách, gần như ông cảm thấy mình bị Chúa bỏ rơi. Trong lúc đó, thánh Phaolô trong bài đọc thứ 2 thì hăng say rao giảng cho lương dân niềm cậy trông vào Chúa. Đến nỗi ông đã quên cá nhân của mình để gặp gỡ nhân loại vì lợi ích của Tin Mừng ông rao giảng.
Chúng ta cầu xin Chúa trong thánh lễ hôm nay, giúp chúng ta giữ được mãi tinh thần phó thác và cậy trông, cho dù cuộc đời có thăng trầm, thế giới có biến đổi, tình yêu tín thác vào Chúa của chúng ta sẽ không hề đổi thay.
Với những tư tưởng chuẩh bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Ông Gióp có cảm tưởng đời ông đã xuống tận cùng vực thẳm. Ngay cả người vợ cũng muốn bỏ rơi ông. Đôi lúc chúng ta cũng có những cảm nghiệm như thánh Gióp. Nhưng hãy nhớ lời thánh vịnh của thánh vương Đavít sau đây để vững tin hơn: “Cho dù người mẹ đã sinh con có quên con đi nữa, nhưng Cha sẽ không bao giờ quên con”.
TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô trọn đời hiến thân vì Tin Mừng, quên mình để gặp Chúa trong anh em. Phần chúng ta, ngoài miếng cơm manh áo, chúng ta có cơ hội nào để gặp gỡ Chúa trong những anh chị em mà chúng ta có dịp tiếp xúc, gặp gỡ hằng ngày không?
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Đời sống Đức Kitô là rao giảng Tin Mừng, chữa lành các bệnh tật. Ngoài ra, Ngài còn dành thời giờ để tiếp xúc với Thiên Chúa Cha qua sự cầu nguyện. Chúng ta có thường xuyên gặp gỡ Chúa qua những sự cầu nguyện không?
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Chúa chữa những người bệnh tật. Ngài luôn hiện diện với chúng ta trong Kinh Thánh và các phép Bí Tích. Giờ đây, chúng ta dâng lên Ngài những ý nguyện cầu sau đây:
1. Chúng ta cầu nguyện cho các Phẩm Trật trong Giáo Hội được đầy khôn ngoan của Thánh Thần để đưa con thuyền Giáo Hội đến bến bờ bình an. Chúng ta cùng nguyện xin
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những người già nua, bệnh tật đang cần đến sự săn sóc, thăm viếng của chúng ta trong tình cộng đoàn. Xin cho họ gặp được linh mục để lãnh nhận các phép bí tích trong giờ sau hết. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con
3. Chúng ta cầu nguyện cho những linh mục, tu sĩ, bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, và tất cả những ai coi sóc bệnh nhân. Xin ban cho họ tinh thần kiên nhẫn phục vụ trong các chức năng nghề nghiệp của họ. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin Chúa giúp chúng ta biết dùng năm tháng ngày giờ Chúa ban, để tô điểm đời sống bằng những nhân đức, tô đậm tình anh em qua những nghĩa cử bác ái vị tha. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Chúng ta cầu nguyện cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Đặc biệt những linh hồn chúng ta nhớ đến trong thánh lễ tuần nầy, nhất là những nạn nhân của Covid-19 (20). Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Cha, xin tỏ lòng từ bi trên dân Cha, vì Cha đã mời gọi chúng con đến tham dự bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể. Xin ban sức mạnh và niềm tin cho những ai đến tham dự hai bàn tiệc nầy. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:14 04/02/2021
9. Tiên vàn không nên đem lòng khoan nhân biến thành quá yêu chiều chuộng. (Thánh nữ Terese of Lisieux)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:26 04/02/2021
55. KHẢO NGHIỆM TÍNH NHẪN NẠI
Có một người đi nhậm chức quan, bạn bè đưa tiễn và dặn dò ông ta:
- “Làm việc cho quốc gia, gặp bất cứ việc gì thì nên có tính nhẫn nại”.
Ông ta liên tục nói:
- “Vâng, vâng, vâng !”
Tất cả bè đều dặn dò ông ta hai lần như thế, ông ta vẫn gật đầu nói vâng vâng.
Đến lần dặn dò thứ tư, ông ta nổi giận nói:
- “Có phải các anh coi tôi là thằng ngu đần không, chỉ có hai chữ ấy mà nói di nói lại bốn lần không nghỉ !”
Bạn bè thở dài nói:
- “Có thể thấy rằng, người có tính nhẫn nại thật không dễ ! Ông coi, tôi mới nói ba bốn lần mà ông cũng không chịu đựng nổi !”
(Tuyết Đào tiểu thuyêt)
Suy tư 55:
Trong cuộc sống của con người ta tính nhẫn nại rất là quan trọng, bởi vì người có tính nhẫn nại thì thường làm được nhiều việc to lớn hơn người có tính nóng nảy…
- Có những người có tài nhưng làm việc luôn thất bại, vì không có tính nhẫn nại.
- Có người được nhiều người cộng tác giúp việc nhưng vẫn thất bại, vì không có tính nhẫn nại.
- Có người có đủ mọi điều kiện khách quan để tiến đến danh vọng nhưng rồi thất vọng, vì không có tính nhẫn nại.
- Có người có quyền có tiền nhưng làm việc gì cũng không thành công, vì họ không có tính nhẫn nại.v.v…
Nhẫn nại là một đức tính không phải tự nhiên mà có, nhưng phải tập luyện hằng ngày, sự tập luyện này đòi hỏi phải có sự tu tâm dưỡng tính và tình yêu của Đức Chúa Giê-su nơi con người họ, bởi vì việc tu tâm dưỡng tính làm cho sự nhẫn nại có ý nghĩa hơn, đó là nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi người anh em chị em và nơi công việc trước khi nổi giận nóng tính…
Càng có chức quyền lớn thì càng phải có nhẫn nại, càng làm việc quan trọng thì càng phải có tính nhẫn nại, đó cũng là một trong những bí quyết để thành công vậy.
Ai cũng hiểu điều này, các linh mục của Giáo Hội càng hiểu rõ hơn mọi người.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người đi nhậm chức quan, bạn bè đưa tiễn và dặn dò ông ta:
- “Làm việc cho quốc gia, gặp bất cứ việc gì thì nên có tính nhẫn nại”.
Ông ta liên tục nói:
- “Vâng, vâng, vâng !”
Tất cả bè đều dặn dò ông ta hai lần như thế, ông ta vẫn gật đầu nói vâng vâng.
Đến lần dặn dò thứ tư, ông ta nổi giận nói:
- “Có phải các anh coi tôi là thằng ngu đần không, chỉ có hai chữ ấy mà nói di nói lại bốn lần không nghỉ !”
Bạn bè thở dài nói:
- “Có thể thấy rằng, người có tính nhẫn nại thật không dễ ! Ông coi, tôi mới nói ba bốn lần mà ông cũng không chịu đựng nổi !”
(Tuyết Đào tiểu thuyêt)
Suy tư 55:
Trong cuộc sống của con người ta tính nhẫn nại rất là quan trọng, bởi vì người có tính nhẫn nại thì thường làm được nhiều việc to lớn hơn người có tính nóng nảy…
- Có những người có tài nhưng làm việc luôn thất bại, vì không có tính nhẫn nại.
- Có người được nhiều người cộng tác giúp việc nhưng vẫn thất bại, vì không có tính nhẫn nại.
- Có người có đủ mọi điều kiện khách quan để tiến đến danh vọng nhưng rồi thất vọng, vì không có tính nhẫn nại.
- Có người có quyền có tiền nhưng làm việc gì cũng không thành công, vì họ không có tính nhẫn nại.v.v…
Nhẫn nại là một đức tính không phải tự nhiên mà có, nhưng phải tập luyện hằng ngày, sự tập luyện này đòi hỏi phải có sự tu tâm dưỡng tính và tình yêu của Đức Chúa Giê-su nơi con người họ, bởi vì việc tu tâm dưỡng tính làm cho sự nhẫn nại có ý nghĩa hơn, đó là nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi người anh em chị em và nơi công việc trước khi nổi giận nóng tính…
Càng có chức quyền lớn thì càng phải có nhẫn nại, càng làm việc quan trọng thì càng phải có tính nhẫn nại, đó cũng là một trong những bí quyết để thành công vậy.
Ai cũng hiểu điều này, các linh mục của Giáo Hội càng hiểu rõ hơn mọi người.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa Nhật V Thường Niên B
Lm. Jude Siciliano, OP
19:50 04/02/2021
CHÚA NHẬT V TN (B)
Gióp 7:1-4, 6-7; T.vịnh 146; 1Côrintô 9: 16-19, 22-23 Máccô 1: 29-39
Bài trích trong sách Gióp nói ngược lại với lời người ta thường nói: "kiên nhẫn như ông Gióp" Chúng ta thường dùng để tả một người đã chịu đựng đau khổ rất lâu. Thật ra ông Gióp không có kiên nhẫn gì cả. Sự khôn ngoan thường tình của thời đó có thể coi đau khổ như là sự trừng phạt của Thiên Chúa do những điều bản thân đã làm sai. Tuy vậy, ông Gióp cảm thấy ông chẳng làm điều gì sai để phải chịu đau khổ như thế. Ông không chấp nhận một cách dễ dàng hoàn cảnh éo le của cuộc sống. Ông mạnh dạng nói lớn tiếng và rất hùng hồn trong lời ta thán. Lời cầu nguyện tha thiết của ông đã làm chúng ta cảm thấy nhẹ lòng và khuyền khích những người trong chúng ta đang cảm thấy là cuộc sống quá nặng nề, nhất là qua những năm tháng kéo dài của cơn đại dịch covid cũng hãy cầu nguyện tương tự như là "cách thưa vâng cùng Thiên Chúa". Họ cảm thấy Thiên Chúa như là cội nguồn của sự đau khổ, cho dù họ đã sống một đời sống tốt lành và xứng đáng được điều tốt hơn, nhưng Thiên Chúa không làm gì cả trong khi họ gặp đau khổ. Đáng lẻ hãy "la lớn với Thiên Chúa" họ im lặng. Nhưng, thái độ kính trọng trong im lặng ẩn chứa nhiều ức chế, và có thể gây nên sự lạnh nhạt trong liên hệ giữa họ với Thiên Chúa. Có nhiều chứng nhân trong Kinh Thánh Do thái, nhất là trong các Thánh Vịnh khuyến khích chúng ta có một thái độ trung thật với cảm xúc của mình. Lời than thở vói Thiên Chúa hãy gạt qua thái độ giả dối và hình thức. Hãy "nói lời thật lòng" để bày tỏ cảm xúc thật với Đấng có quyền năng thay đổi mọi sự, nhưng dường như Ngài không để ý hoặc bất lực.
Chắc chắn có những lúc trong đời sống chúng ta, đôi khi cuộc sống dường như không kiểm soát được, như thể có ai đó với ý định xấu đang dựng nên một vở kịch. Chúng ta tự hỏi "Ai phụ trách ở đây?" Chúng ta suy luận rằng những tệ nạn hay những khó khăn mà chúng ta đang trải qua không thế nào xuất phát từ Đấng đã tạo dựng nên chúng ta. Ông Gióp bày tỏ cảm giác như là ông đã bị phạt nặng nề khi ông cảm thấy mình như là người "làm thuê", cho một người chủ khắc nghiệt. Những ngày làm việc của ông như bị đang bị "hành hạ", ông nói ông là một nô lệ đang làm việc dưới cái nắng gay gắt của mặt trời "khao khát tìm được bóng mát". Điều đáng lo là ông Gióp không bị trừng phạt do những gì ông đã làm sai trái. Nếu như ông ta, chúng ta có cảm thấy yếu đuối khi đọc lời này, chúng ta sẽ cảm thấy ít đau lòng về hoàn cảnh tương tự. Nếu hoàn cảnh đó đã xảy ra một cách mãnh liệt cho một số người vô tội, thì ai có thể tránh khỏi được một điều như thế? Nghe lời ông Gióp có thể khiến chúng ta cảm thấy là chúng ta đang đi trên một lớp băng mỏng, và bất kỳ lúc nào chúng ta cũng có thể sụp xuống và bị dìm vào nước lạnh ở dưới.
Ngay cả khi sống một đời sống tốt đẹp dường như không giúp được chúng ta tránh khỏi những hành vi thiếu trung thành trong đức tin với Chúa. Khi chúng ta nghe bài ông Gióp chúng ta có cảm tưởng là chúng ta muốn bịt tai lại để không nghe và muốn la lớn lên như khi chúng ta còn nhỏ không muốn nghe điều gì đó. Lẻ cố nhiên, bây giờ chúng ta đã có thái độ người lớn, sẽ khó chịu khi nghe điều gì chúng ta không thích, chúng ta sẽ thay đổi chủ đề như khi nói về chuyện ly hôn của người bạn thân hay một căn bệnh hiểm nghèo đang xãy đến với người cùng lứa tuổi với chúng ta. Chúng ta tránh không nghĩ đến hiệu quả tương lai của những việc chúng ta đang làm. Chúng ta thay đổi kênh truyền hình khi thấy nét mặt những trẻ vô tội bị bỏ đói, hay những nạn nhân chiến tranh than khóc.
Chúng ta đừng lo lắng, hãy nói đến tuổi trẻ, về vẻ đẹp của vóc dáng thể thao, và những tiến triển mới về công nghệ. Nhưng, thật khó để loại bỏ những lời của ông Gióp trong khi chúng ta nghe những bài đọc trong phụng vụ hôm nay. Có thể có một ngày nào đó, một vài người trong chúng ta có thể gặp phải, cho dù đời sống chúng ta có thành đạt, hay tốt đẹp. "Tôi đã gặp những ngày tháng đau khổ" nghe như lời của khu cách ly của bệnh viện. Liệu nơi này đã cách ly những người thân nhân hay vợ chồng đang đau buồn để có thể nói "như đêm tối đau khổ đã ra khỏi tôi".
Tôi đã thấy được ơn thánh sủng trong đọan văn này, đoạn này đã kết thúc một cách thật thê thảm! "Tôi sẽ không thấy hạnh phúc nũa" Có thể nghe còn đau đớn hơn lời của ông Gióp là người đã từng gìàu sang và bây giờ đang bị lâm vào cảnh khốn cùng đã thức tỉnh và khuyến khich cho tôi chú ý vào Thiên Chúa, và không tin tưởng vẽ bề ngoài của cuộc sồng nó có thể chóng hư mất. Tôi có thể học được từ ông Gióp là khi nào cuộc sống trở nên khó khăn, tôi có thể nói lên lời than thở hướng đến Thiên Chúa và biết rằng Chúa sẽ không giết tôi!
Một lời của ông Gióp gây nên hy vọng. Ông ta thưa với Thiên Chúa và nói "xin Chúa nhớ đến đời sống của con như một cơn gió thổi". Lời nói đó xuất phát từ một người không nhận ra được cội nguồn của bản thể họ, chính họ hoàn toàn phụ thuộc vào Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng họ. Khi họ thưa cùng Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa "xin Chúa hãy nhớ Ngài làm gì khi Ngài tạo dựng nên con. Con yếu đuối và mỏng dòn, không sống miên viễn được, chỉ cần cơn gió thổi và nó biến mất. Xin Chúa hãy nhớ con chẳng là gì và không hề tồn tại nếu thiếu ý Chúa". Đó là lời hằng ngày của người có đức tin, một lời để nhắc Thiên Chúa về sự liên hệ giữa Thiên Chúa với dân Ngài. Không phải là Thiên Chúa cần phải nhắc đến - nhưng là điều con làm! Ông Gióp nói "Chúa biết con như thế nào, xin Chúa hãy làm điều gì với con". Ông ta thử thách Thiên Chúa nên nhớ loài người chỉ là cơn gió. Thật là lời can đảm!
Từ "ruah" có ý nghĩa về cơn gió. Nhưng ở đây có ý nghĩa khác. Ruah nói đến nguồn gốc sự sống bởi Thiên Chúa mà đến. Có thể ông Gióp nhắc Thiên Chúa rằng đời sống của ông nhẹ nhàng như gió thoảng thế nào (ruah); Nhưng, cùng lúc đó ông thừa nhận rằng Thiên Chúa là nguồn gốc của hơi thở (ruah) sự sống trong ông ta. Bởi thế Thiên Chúa có thể mang lại sự sống cho những con người yếu đuối mỏng dòn và duy trì nó trên họ. Chúa đã quên chăng? Tất nhiên là không và như là để “nhắc khéo” Thiên Chúa, Gióp thật sự đang tự nhắc nhở mình; việc Thiên Chúa đã tạo ra ông và muôn vật, ban cho nó sự sống và phát triễn và cũng đã ban cho ông cuộc sống và nhẹ nhàng gìn giử ông ta vượt qua sự khốn khó.
Trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu vừa mới ra khỏi đền thờ, nơi Ngài đã trục xuất một quỷ dử ra khỏi một người, rồi Ngài đến nhà ông Simon và ông Anrê, Người ta thưa với Ngài là bà mẹ vợ ông Simon bị sốt nặng và nằm trên giường. Hãy để ý thánh Máccô kể câu chuyện rất ngắn gọn. Người ta cho Chúa Giêsu tình cảnh của bà ta. Ngài đến bên giường bà ta "cầm lấy tay bà và giúp bà ta ngồi dậy, và cơn sốt ra khỏi bà. Bà ta liền bắt đầu phục vụ Chúa Giêsu và các người khác”. Thánh Máccô dùng phúc âm để diển tả một cách phong phú việc Chúa Giêsu chữa bệnh, mặc dù nghe như có vẻ bình thường. Chúa Giêsu “đỡ bà ngồi dậy" đây cũng là cách diễn đạt của Tân Ước thường dùng trong những câu chuyện về sự sống lại. Thánh Máccô có ý nói là người này đã được ban cho một đời sống mới, một đời sống mà chỉ có Chúa Giêsu phục sinh mới ban cho.
Đời sống mới này có nghĩa là gì? Thật ra, chúng ta được biết là khi bà được chữa lành, bà ta bắt đầu "phục vụ các người trong nhà". Có vẽ như bà ấy đang làm việc nhà, "việc của phụ nữ" Nhưng, từ mà thánh Máccô sử dụng là "diacone" là từ nói về việc "phụng vụ". Vì vậy, thánh Máccô đang ngụ ý rằng cô ấy "phục vụ" cộng đoàn và làm công việc của cộng đoàn là việc trong nhà thờ của người giúp việc trong cộng đoàn khi người ta kinh nghiệm đời sống mới bởi Chúa Giêsu, họ có thể phục vụ người khác. Các người phụ trách việc phụng vụ tốt nhất giữa chúng ta là những người làm việc với tinh thần vui vẻ hình như bởi kinh nghiệm của họ về việc Chúa Giêsu "nâng họ dậy". Thật ra, những tín hửu làm công việc của "phó tế" nói là họ nhận được nhiều hơn những gì họ đã bỏ ra. Điều đó hình như Chúa Giêsu đang cầm tay họ lên và “nâng họ dậy”, trong việc họ phục vụ cho người khác.
Không dễ gì có câu trả lời rò ràng trong đau khổ của ông Gióp. Ông ta là một người vô tội phải chịu đau khổ. Không có “lời giải” nào giải quyết cho bí ẩn của sự đau khổ. Nhưng, chúng ta nghe phúc âm hôm nay cho thấy uy quyền của Chúa Giêsu trên sự đau khổ. Chúng ta biết là không giống như câu chuyện của Gióp và sự vô tội của ông. Chúa Giêsu, đấng có thật. Ngài vô tội, đã gánh lấy tội lỗi chúng ta; Người đau khổ để chúng ta tự do. Cũng không có câu trả lời nào dễ dàng đâu. Nhưng, sự thật là trong phụng vụ chúng ta mừng hôm nay. điều gì Chúa Giêsu đã làm cho bà mẹ vợ ông Simon, Ngài sẽ làm cho chúng ta từng người một và trong cộng đoàn. Ngài đưa tay Ngài cho chúng ta nâng chúng ta ra khỏi tội lỗi và sự chết để đến một sự sống mới. Đời sống mới của Ngài cho chúng ta sức mạnh để thấy được nhu cầu của người khác và đáp lại bằng năng lực và niềm vui.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
5th SUNDAY (B)
Job 7: 1-4;6-7; Psalm 147; I Cor. 9: 16-19; 22-23; Mark 1: 29-39
The selection from Job certainly contradicts the familiar expression, "as patient as Job," we use to describe someone of long suffering. Turns out, Job is not patient at all. The popular wisdom of the time would have attributed suffering to punishment for wrongs. However, Job feels he has done nothing wrong to deserve such misery. He is not meekly accepting his lot in life, he is vocal, even eloquent, in his protest. His prayer lament loosens our tongues and encourages those of us who feel life has become too burdensome, especially through this long pandemic, to pray in a similar way. Some people don’t think this is a "proper way to speak to God." They feel God is either the source of their misery or that, though they have led good lives and deserve better, God is standing by doing nothing while they are going through distress. Rather than enter into a "shouting match" with God, they keep silent. But this kind of respectful silence harbors resentment and can create a chill in our relationship with God. There is plenty of witness in the Hebrew texts, especially in the psalms, to encourage a more honest expression of our feelings. A complaint to God puts aside false pieties, formalism and "proper etiquette," to express honest feelings to the One who has the power to change things, but seems uninterested, or even impotent.
There certainly are times in our lives when life seems out of control, as if someone with an evil intent is running the show. We ask, "Who’s in charge here?" The evils or hardships we experience can’t possibly be coming from the One who created us, we reason. Job expresses this feeling of being under a harsh sentence when he says he feels like a "hireling," someone working for a hard taskmaster. His days are a "drudgery," he is, he says, a slave working in the hot sun who "longs for the shade." What is troubling is that Job is not being punished for any wrong he has committed. If he were, we would feel less fragile as we read this, we would feel less susceptible to a similar fate. If this misery he so eloquently describes could happen to an innocent person, who would be exempt from something similar? Hearing Job might cause us to feel we are walking on thin ice and any moment we might break through and be overwhelmed by the killing waters beneath.
Even living a good life doesn’t seem to spare us from what looks like the perfidy of the gods. When we hear this Job reading we are tempted to put our hands over our ears and shout at the top of our lungs, as we did when we were kids and didn’t want to hear something. Of course now we behave in a more adult fashion when the unpleasant enters. We change the subject if the conversation is about the divorce of close friends, or a serious sickness that strikes down someone our age. We avoid thinking about the future dire consequences of our present actions. We change the channel when the faces of starving innocent children or weeping victims of war appear.
Let’s not get morose, let’s talk about youth and physical beauty, the athletic and the latest technologies. But it is hard to get Job’s words out of our heads as we hear them at this liturgy. For anyone of us might speak them someday, no matter how prosperous or successful our lives – or good. "I have been assigned months of misery," sound like words from a hospital ward. Is it the intensive care unit separated from loved ones, or the grieving spouse who might say, "troubled nights have been told off for me?"
I look for the grace in this passage; it ends so dismally! – "I shall not see happiness again." Perhaps the somber word of Job, who once prospered but is now in dire straits, is a wake up call to encourage me to keep my eyes and attention fixed on God, and not to trust in the externals of life that can be taken away overnight. I might also learn from Job that when life takes a hard turn I can express myself without inhibition to God and know that God will not strike me dead!
One word of Job’s does stir up hope. He addresses God and says, "REMEMBER that my life is like the wind...." It is spoken by person who realizes that he is not the source of his own being, that he is totally dependent on the One who created him. He is telling the Creator, "Remember what you made when you made me, I am vulnerable, impermanent and can blow away and disappear as easily as the wind. Remember I am nothing, insubstantial and need you for my very existence." It is a word of faith, a word to remind God of the bond God has with the people. Not that God needs reminding – but I do! Job is saying, "You know how I am, so do something about it!" He is challenging God to remember humans are mere wind. Bold speech indeed!
The word for wind used here is "ruah" and it has another possible reference. Ruah also refers to the life force that comes from God. Job may be reminding God how ephemeral his life is (ruah); but at the same time admitting that God is the source of the life breath (ruah) in him. So God can bring life to this frail human and sustain it. Has God forgotten? Of course not and by "reminding" God, Job is actually reminding himself; God remembers what God made and knows it cannot live unless God keeps renewing life in the creature, especially when misery had made that life burdensome.
In today’s gospel Jesus has just left the synagogue where he has driven an unclean spirit from a man and enters the house of Simon and Andrew. He is told that Simon’s mother-in-law is sick with a fever. Notice how succinctly Mark tells the story: Jesus is told about the woman’s condition, he goes over to her, "grasped her hand and helped her up and the fever left her. She immediately began to wait on them." Mark uses rich New Testament expressions to describe the cure, though it sounds ordinary on first hearing. Jesus "helped her up" – this is the same expression in the New Testament that is often used in the resurrection stories. Mark is implying that this person is being given a new life, a life that only the risen Jesus can give.
What does this new life look like? Well, we are told when she was healed the woman "began to wait on them." It sounds like she is doing household chores, "woman’s work." But the word Mark uses is "diakoneo," the word for "church work," or Christian ministry. Thus, Mark is implying that she "waits" on the community and does the work of the community. When people experience new life from Jesus, they are willing and able to serve others. What one receives one wants to share. The mother-in-law is quick in her response, her "work" isn’t taken on grudgingly. The best ministers among us do their work with a sense of joy that seems to come from their own experience of Jesus "raising them up." In fact, believers who do "deaconal" work say they get more out of what they do than they put into it. It is as if, in the midst of their ministry to others, Jesus is taking them by their hand and "raising them up."
There is no easy answer to Job’s problems. He is the innocent sufferer. There is no "solution" to the mystery of suffering. But we do hear today’s gospel showing Jesus’ power over suffering. We know that unlike the fictitious and innocent Job, Jesus is very real, the sinless one who takes on our suffering; who suffers so others can be set free. Not an easy answer either, but a truth to be engaged and celebrated in our liturgy today. What Jesus did for Simon’s mother-in-law he does for us, individually and as a community. He extends a hand to us, raising us up from sin and death to a new life. His new life gives us the power to see the needs of others and respond with energy and joy.
Gióp 7:1-4, 6-7; T.vịnh 146; 1Côrintô 9: 16-19, 22-23 Máccô 1: 29-39
Bài trích trong sách Gióp nói ngược lại với lời người ta thường nói: "kiên nhẫn như ông Gióp" Chúng ta thường dùng để tả một người đã chịu đựng đau khổ rất lâu. Thật ra ông Gióp không có kiên nhẫn gì cả. Sự khôn ngoan thường tình của thời đó có thể coi đau khổ như là sự trừng phạt của Thiên Chúa do những điều bản thân đã làm sai. Tuy vậy, ông Gióp cảm thấy ông chẳng làm điều gì sai để phải chịu đau khổ như thế. Ông không chấp nhận một cách dễ dàng hoàn cảnh éo le của cuộc sống. Ông mạnh dạng nói lớn tiếng và rất hùng hồn trong lời ta thán. Lời cầu nguyện tha thiết của ông đã làm chúng ta cảm thấy nhẹ lòng và khuyền khích những người trong chúng ta đang cảm thấy là cuộc sống quá nặng nề, nhất là qua những năm tháng kéo dài của cơn đại dịch covid cũng hãy cầu nguyện tương tự như là "cách thưa vâng cùng Thiên Chúa". Họ cảm thấy Thiên Chúa như là cội nguồn của sự đau khổ, cho dù họ đã sống một đời sống tốt lành và xứng đáng được điều tốt hơn, nhưng Thiên Chúa không làm gì cả trong khi họ gặp đau khổ. Đáng lẻ hãy "la lớn với Thiên Chúa" họ im lặng. Nhưng, thái độ kính trọng trong im lặng ẩn chứa nhiều ức chế, và có thể gây nên sự lạnh nhạt trong liên hệ giữa họ với Thiên Chúa. Có nhiều chứng nhân trong Kinh Thánh Do thái, nhất là trong các Thánh Vịnh khuyến khích chúng ta có một thái độ trung thật với cảm xúc của mình. Lời than thở vói Thiên Chúa hãy gạt qua thái độ giả dối và hình thức. Hãy "nói lời thật lòng" để bày tỏ cảm xúc thật với Đấng có quyền năng thay đổi mọi sự, nhưng dường như Ngài không để ý hoặc bất lực.
Chắc chắn có những lúc trong đời sống chúng ta, đôi khi cuộc sống dường như không kiểm soát được, như thể có ai đó với ý định xấu đang dựng nên một vở kịch. Chúng ta tự hỏi "Ai phụ trách ở đây?" Chúng ta suy luận rằng những tệ nạn hay những khó khăn mà chúng ta đang trải qua không thế nào xuất phát từ Đấng đã tạo dựng nên chúng ta. Ông Gióp bày tỏ cảm giác như là ông đã bị phạt nặng nề khi ông cảm thấy mình như là người "làm thuê", cho một người chủ khắc nghiệt. Những ngày làm việc của ông như bị đang bị "hành hạ", ông nói ông là một nô lệ đang làm việc dưới cái nắng gay gắt của mặt trời "khao khát tìm được bóng mát". Điều đáng lo là ông Gióp không bị trừng phạt do những gì ông đã làm sai trái. Nếu như ông ta, chúng ta có cảm thấy yếu đuối khi đọc lời này, chúng ta sẽ cảm thấy ít đau lòng về hoàn cảnh tương tự. Nếu hoàn cảnh đó đã xảy ra một cách mãnh liệt cho một số người vô tội, thì ai có thể tránh khỏi được một điều như thế? Nghe lời ông Gióp có thể khiến chúng ta cảm thấy là chúng ta đang đi trên một lớp băng mỏng, và bất kỳ lúc nào chúng ta cũng có thể sụp xuống và bị dìm vào nước lạnh ở dưới.
Ngay cả khi sống một đời sống tốt đẹp dường như không giúp được chúng ta tránh khỏi những hành vi thiếu trung thành trong đức tin với Chúa. Khi chúng ta nghe bài ông Gióp chúng ta có cảm tưởng là chúng ta muốn bịt tai lại để không nghe và muốn la lớn lên như khi chúng ta còn nhỏ không muốn nghe điều gì đó. Lẻ cố nhiên, bây giờ chúng ta đã có thái độ người lớn, sẽ khó chịu khi nghe điều gì chúng ta không thích, chúng ta sẽ thay đổi chủ đề như khi nói về chuyện ly hôn của người bạn thân hay một căn bệnh hiểm nghèo đang xãy đến với người cùng lứa tuổi với chúng ta. Chúng ta tránh không nghĩ đến hiệu quả tương lai của những việc chúng ta đang làm. Chúng ta thay đổi kênh truyền hình khi thấy nét mặt những trẻ vô tội bị bỏ đói, hay những nạn nhân chiến tranh than khóc.
Chúng ta đừng lo lắng, hãy nói đến tuổi trẻ, về vẻ đẹp của vóc dáng thể thao, và những tiến triển mới về công nghệ. Nhưng, thật khó để loại bỏ những lời của ông Gióp trong khi chúng ta nghe những bài đọc trong phụng vụ hôm nay. Có thể có một ngày nào đó, một vài người trong chúng ta có thể gặp phải, cho dù đời sống chúng ta có thành đạt, hay tốt đẹp. "Tôi đã gặp những ngày tháng đau khổ" nghe như lời của khu cách ly của bệnh viện. Liệu nơi này đã cách ly những người thân nhân hay vợ chồng đang đau buồn để có thể nói "như đêm tối đau khổ đã ra khỏi tôi".
Tôi đã thấy được ơn thánh sủng trong đọan văn này, đoạn này đã kết thúc một cách thật thê thảm! "Tôi sẽ không thấy hạnh phúc nũa" Có thể nghe còn đau đớn hơn lời của ông Gióp là người đã từng gìàu sang và bây giờ đang bị lâm vào cảnh khốn cùng đã thức tỉnh và khuyến khich cho tôi chú ý vào Thiên Chúa, và không tin tưởng vẽ bề ngoài của cuộc sồng nó có thể chóng hư mất. Tôi có thể học được từ ông Gióp là khi nào cuộc sống trở nên khó khăn, tôi có thể nói lên lời than thở hướng đến Thiên Chúa và biết rằng Chúa sẽ không giết tôi!
Một lời của ông Gióp gây nên hy vọng. Ông ta thưa với Thiên Chúa và nói "xin Chúa nhớ đến đời sống của con như một cơn gió thổi". Lời nói đó xuất phát từ một người không nhận ra được cội nguồn của bản thể họ, chính họ hoàn toàn phụ thuộc vào Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng họ. Khi họ thưa cùng Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa "xin Chúa hãy nhớ Ngài làm gì khi Ngài tạo dựng nên con. Con yếu đuối và mỏng dòn, không sống miên viễn được, chỉ cần cơn gió thổi và nó biến mất. Xin Chúa hãy nhớ con chẳng là gì và không hề tồn tại nếu thiếu ý Chúa". Đó là lời hằng ngày của người có đức tin, một lời để nhắc Thiên Chúa về sự liên hệ giữa Thiên Chúa với dân Ngài. Không phải là Thiên Chúa cần phải nhắc đến - nhưng là điều con làm! Ông Gióp nói "Chúa biết con như thế nào, xin Chúa hãy làm điều gì với con". Ông ta thử thách Thiên Chúa nên nhớ loài người chỉ là cơn gió. Thật là lời can đảm!
Từ "ruah" có ý nghĩa về cơn gió. Nhưng ở đây có ý nghĩa khác. Ruah nói đến nguồn gốc sự sống bởi Thiên Chúa mà đến. Có thể ông Gióp nhắc Thiên Chúa rằng đời sống của ông nhẹ nhàng như gió thoảng thế nào (ruah); Nhưng, cùng lúc đó ông thừa nhận rằng Thiên Chúa là nguồn gốc của hơi thở (ruah) sự sống trong ông ta. Bởi thế Thiên Chúa có thể mang lại sự sống cho những con người yếu đuối mỏng dòn và duy trì nó trên họ. Chúa đã quên chăng? Tất nhiên là không và như là để “nhắc khéo” Thiên Chúa, Gióp thật sự đang tự nhắc nhở mình; việc Thiên Chúa đã tạo ra ông và muôn vật, ban cho nó sự sống và phát triễn và cũng đã ban cho ông cuộc sống và nhẹ nhàng gìn giử ông ta vượt qua sự khốn khó.
Trong bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu vừa mới ra khỏi đền thờ, nơi Ngài đã trục xuất một quỷ dử ra khỏi một người, rồi Ngài đến nhà ông Simon và ông Anrê, Người ta thưa với Ngài là bà mẹ vợ ông Simon bị sốt nặng và nằm trên giường. Hãy để ý thánh Máccô kể câu chuyện rất ngắn gọn. Người ta cho Chúa Giêsu tình cảnh của bà ta. Ngài đến bên giường bà ta "cầm lấy tay bà và giúp bà ta ngồi dậy, và cơn sốt ra khỏi bà. Bà ta liền bắt đầu phục vụ Chúa Giêsu và các người khác”. Thánh Máccô dùng phúc âm để diển tả một cách phong phú việc Chúa Giêsu chữa bệnh, mặc dù nghe như có vẻ bình thường. Chúa Giêsu “đỡ bà ngồi dậy" đây cũng là cách diễn đạt của Tân Ước thường dùng trong những câu chuyện về sự sống lại. Thánh Máccô có ý nói là người này đã được ban cho một đời sống mới, một đời sống mà chỉ có Chúa Giêsu phục sinh mới ban cho.
Đời sống mới này có nghĩa là gì? Thật ra, chúng ta được biết là khi bà được chữa lành, bà ta bắt đầu "phục vụ các người trong nhà". Có vẽ như bà ấy đang làm việc nhà, "việc của phụ nữ" Nhưng, từ mà thánh Máccô sử dụng là "diacone" là từ nói về việc "phụng vụ". Vì vậy, thánh Máccô đang ngụ ý rằng cô ấy "phục vụ" cộng đoàn và làm công việc của cộng đoàn là việc trong nhà thờ của người giúp việc trong cộng đoàn khi người ta kinh nghiệm đời sống mới bởi Chúa Giêsu, họ có thể phục vụ người khác. Các người phụ trách việc phụng vụ tốt nhất giữa chúng ta là những người làm việc với tinh thần vui vẻ hình như bởi kinh nghiệm của họ về việc Chúa Giêsu "nâng họ dậy". Thật ra, những tín hửu làm công việc của "phó tế" nói là họ nhận được nhiều hơn những gì họ đã bỏ ra. Điều đó hình như Chúa Giêsu đang cầm tay họ lên và “nâng họ dậy”, trong việc họ phục vụ cho người khác.
Không dễ gì có câu trả lời rò ràng trong đau khổ của ông Gióp. Ông ta là một người vô tội phải chịu đau khổ. Không có “lời giải” nào giải quyết cho bí ẩn của sự đau khổ. Nhưng, chúng ta nghe phúc âm hôm nay cho thấy uy quyền của Chúa Giêsu trên sự đau khổ. Chúng ta biết là không giống như câu chuyện của Gióp và sự vô tội của ông. Chúa Giêsu, đấng có thật. Ngài vô tội, đã gánh lấy tội lỗi chúng ta; Người đau khổ để chúng ta tự do. Cũng không có câu trả lời nào dễ dàng đâu. Nhưng, sự thật là trong phụng vụ chúng ta mừng hôm nay. điều gì Chúa Giêsu đã làm cho bà mẹ vợ ông Simon, Ngài sẽ làm cho chúng ta từng người một và trong cộng đoàn. Ngài đưa tay Ngài cho chúng ta nâng chúng ta ra khỏi tội lỗi và sự chết để đến một sự sống mới. Đời sống mới của Ngài cho chúng ta sức mạnh để thấy được nhu cầu của người khác và đáp lại bằng năng lực và niềm vui.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
5th SUNDAY (B)
Job 7: 1-4;6-7; Psalm 147; I Cor. 9: 16-19; 22-23; Mark 1: 29-39
The selection from Job certainly contradicts the familiar expression, "as patient as Job," we use to describe someone of long suffering. Turns out, Job is not patient at all. The popular wisdom of the time would have attributed suffering to punishment for wrongs. However, Job feels he has done nothing wrong to deserve such misery. He is not meekly accepting his lot in life, he is vocal, even eloquent, in his protest. His prayer lament loosens our tongues and encourages those of us who feel life has become too burdensome, especially through this long pandemic, to pray in a similar way. Some people don’t think this is a "proper way to speak to God." They feel God is either the source of their misery or that, though they have led good lives and deserve better, God is standing by doing nothing while they are going through distress. Rather than enter into a "shouting match" with God, they keep silent. But this kind of respectful silence harbors resentment and can create a chill in our relationship with God. There is plenty of witness in the Hebrew texts, especially in the psalms, to encourage a more honest expression of our feelings. A complaint to God puts aside false pieties, formalism and "proper etiquette," to express honest feelings to the One who has the power to change things, but seems uninterested, or even impotent.
There certainly are times in our lives when life seems out of control, as if someone with an evil intent is running the show. We ask, "Who’s in charge here?" The evils or hardships we experience can’t possibly be coming from the One who created us, we reason. Job expresses this feeling of being under a harsh sentence when he says he feels like a "hireling," someone working for a hard taskmaster. His days are a "drudgery," he is, he says, a slave working in the hot sun who "longs for the shade." What is troubling is that Job is not being punished for any wrong he has committed. If he were, we would feel less fragile as we read this, we would feel less susceptible to a similar fate. If this misery he so eloquently describes could happen to an innocent person, who would be exempt from something similar? Hearing Job might cause us to feel we are walking on thin ice and any moment we might break through and be overwhelmed by the killing waters beneath.
Even living a good life doesn’t seem to spare us from what looks like the perfidy of the gods. When we hear this Job reading we are tempted to put our hands over our ears and shout at the top of our lungs, as we did when we were kids and didn’t want to hear something. Of course now we behave in a more adult fashion when the unpleasant enters. We change the subject if the conversation is about the divorce of close friends, or a serious sickness that strikes down someone our age. We avoid thinking about the future dire consequences of our present actions. We change the channel when the faces of starving innocent children or weeping victims of war appear.
Let’s not get morose, let’s talk about youth and physical beauty, the athletic and the latest technologies. But it is hard to get Job’s words out of our heads as we hear them at this liturgy. For anyone of us might speak them someday, no matter how prosperous or successful our lives – or good. "I have been assigned months of misery," sound like words from a hospital ward. Is it the intensive care unit separated from loved ones, or the grieving spouse who might say, "troubled nights have been told off for me?"
I look for the grace in this passage; it ends so dismally! – "I shall not see happiness again." Perhaps the somber word of Job, who once prospered but is now in dire straits, is a wake up call to encourage me to keep my eyes and attention fixed on God, and not to trust in the externals of life that can be taken away overnight. I might also learn from Job that when life takes a hard turn I can express myself without inhibition to God and know that God will not strike me dead!
One word of Job’s does stir up hope. He addresses God and says, "REMEMBER that my life is like the wind...." It is spoken by person who realizes that he is not the source of his own being, that he is totally dependent on the One who created him. He is telling the Creator, "Remember what you made when you made me, I am vulnerable, impermanent and can blow away and disappear as easily as the wind. Remember I am nothing, insubstantial and need you for my very existence." It is a word of faith, a word to remind God of the bond God has with the people. Not that God needs reminding – but I do! Job is saying, "You know how I am, so do something about it!" He is challenging God to remember humans are mere wind. Bold speech indeed!
The word for wind used here is "ruah" and it has another possible reference. Ruah also refers to the life force that comes from God. Job may be reminding God how ephemeral his life is (ruah); but at the same time admitting that God is the source of the life breath (ruah) in him. So God can bring life to this frail human and sustain it. Has God forgotten? Of course not and by "reminding" God, Job is actually reminding himself; God remembers what God made and knows it cannot live unless God keeps renewing life in the creature, especially when misery had made that life burdensome.
In today’s gospel Jesus has just left the synagogue where he has driven an unclean spirit from a man and enters the house of Simon and Andrew. He is told that Simon’s mother-in-law is sick with a fever. Notice how succinctly Mark tells the story: Jesus is told about the woman’s condition, he goes over to her, "grasped her hand and helped her up and the fever left her. She immediately began to wait on them." Mark uses rich New Testament expressions to describe the cure, though it sounds ordinary on first hearing. Jesus "helped her up" – this is the same expression in the New Testament that is often used in the resurrection stories. Mark is implying that this person is being given a new life, a life that only the risen Jesus can give.
What does this new life look like? Well, we are told when she was healed the woman "began to wait on them." It sounds like she is doing household chores, "woman’s work." But the word Mark uses is "diakoneo," the word for "church work," or Christian ministry. Thus, Mark is implying that she "waits" on the community and does the work of the community. When people experience new life from Jesus, they are willing and able to serve others. What one receives one wants to share. The mother-in-law is quick in her response, her "work" isn’t taken on grudgingly. The best ministers among us do their work with a sense of joy that seems to come from their own experience of Jesus "raising them up." In fact, believers who do "deaconal" work say they get more out of what they do than they put into it. It is as if, in the midst of their ministry to others, Jesus is taking them by their hand and "raising them up."
There is no easy answer to Job’s problems. He is the innocent sufferer. There is no "solution" to the mystery of suffering. But we do hear today’s gospel showing Jesus’ power over suffering. We know that unlike the fictitious and innocent Job, Jesus is very real, the sinless one who takes on our suffering; who suffers so others can be set free. Not an easy answer either, but a truth to be engaged and celebrated in our liturgy today. What Jesus did for Simon’s mother-in-law he does for us, individually and as a community. He extends a hand to us, raising us up from sin and death to a new life. His new life gives us the power to see the needs of others and respond with energy and joy.
Phớt lờ lương tâm
Lm. Minh Anh
19:54 04/02/2021
PHỚT LỜ LƯƠNG TÂM
“Vua sai một thị vệ đi lấy đầu Gioan và đặt trên đĩa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Câu chuyện về cái chết của Gioan Tẩy Giả trong Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta nhận định phản ứng của hai con người, vua Hêrôđê và bà Hêrôđia; những con người ‘phớt lờ lương tâm’.
Khi nghe những lời nhắc nhở trực tiếp của Gioan Tẩy Giả, “Vua không được lấy vợ anh mình”, Hêrôđê cũng thích nghe và có chút phân vân. Điều đó cho thấy lương tâm ông vẫn còn, nó đang lên tiếng và đang hoạt động. Tiếc thay! Tiếng nói kia quá yếu ớt, quá nhỏ, đó chỉ là tiếng thều thào giữa một rừng âm thanh sôi động cuốn hút hơn; âm thanh của sắc dục, âm thanh của vũ trường, tiệc tùng; âm thanh của thách thức danh dự. Phải, Thiên Chúa luôn tìm cách khơi gợi trong tâm hồn chúng ta qua những con người, những biến cố, đôi khi rất đỗi trầm lắng nhưng thi thoảng cũng rất hãi hùng; đó có thể đó là một cuốn sách hay, một bài suy niệm, một kỷ niệm, một cảm giác phân vân, một gương sáng hay thậm chí, một tai nạn… Thế nhưng, điều quan trọng là tâm hồn chúng ta có đủ nhạy bén, đủ rộng mở, đủ lắng đọng để tiếp tục đón nhận, đào sâu và nghiệm ra cho đời mình một thông điệp, một ý nghĩa nào đó hay không; hoặc khác nào Hêrôđê, chúng ta vẫn ‘phớt lờ lương tâm’, để rồi, tất cả lạc trôi ơ hờ.
Khác với Hêrôđê, bà Hêrôđia không hề hời hợt nhưng phản ứng của bà là cảm thấy tức tối, căm thù vì những lời cảnh tỉnh ‘trần trụi’ của Gioan; không chỉ ‘phớt lờ lương tâm’, đúng hơn, bà đã giết chết lương tâm, lương tâm bà không còn. Từ đó, mối bận tâm của bà là xoá sổ Gioan, giết chết Gioan. Mối thâm thù ấy, nỗi bận tâm ấy đã trở nên một ám ảnh; điều đó được thấy trong câu trả lời của bà cho Salômê, con gái mình; lạnh lùng, quyết đoán và gọn lỏn, “Xin đầu của Gioan”.
Sự thật và sự thiện chỉ có đất sống nếu lòng chúng ta biết yêu quý cũng như biết nuôi dưỡng nó. Để sự thật và sự thiện có thể lớn lên, chúng ta xét xem điều gì đang vướng bận trong tâm hồn mình. Điều vướng bận đã nằm ở đó bao lâu và liệu chúng ta có đủ nghị lực để cầu nguyện, van xin, hầu giải gỡ nó cho con tim mình thanh thản không; trước một vướng bận, đừng bao giờ ‘phớt lờ lương tâm’. Tác giả thư Do Thái hôm nay khuyên nhủ, “Trong nếp sống, anh em đừng tham lam; hãy bằng lòng với những gì đang có”, sống một lương tâm công thẳng khi con tim hướng về “Chúa là sự sáng và là Đấng cứu độ tôi” như tâm tình Thánh Vịnh đáp ca hôm nay bày tỏ.
Nói về sự hư đốn của con tim, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một so sánh tuyệt vời giữa Đavít và Salomon. Đavít từng là một tội nhân được Chúa thứ tha và đã trở thành thánh nhân; Salomon tuy khôn ngoan, vĩ đại nhưng Chúa lại chối từ. Điều khá lạ lùng và thú vị ở đây là chúng ta không biết Salomon đã phạm những tội nào, vì xem ra Salomon có một đời sống quân bình, chuẩn mực; đang khi Đavít, phụ vương ông, lại có một đời sống không tốt vì đã phạm tội rỡ ràng. Thế mà, Đavít làm thánh, được gọi là thánh vương; Salomon bị coi là người có tâm hồn lìa xa Thiên Chúa.
Anh Chị em,
Đavít nghe tiếng Chúa, ông đã đổi thay; Salomon được Chúa cảnh tỉnh, nhưng ông đã lờ đi. Trong ca khúc “Thập giá minh chứng tình yêu”, Ngọc Linh viết, Thập giá “là lương tâm nhân loại”. Khi ‘phớt lờ lương tâm’, chúng ta khước từ Thập giá. Hãy nhìn vào Thập giá Chúa Giêsu để lương tâm có thể cất tiếng; hãy nghe cho được tiếng nói của lương tâm; lương tâm là mẹ của linh hồn. Mỗi khi đêm về, hãy dừng lại ít phút, cho tâm hồn được trầm lắng hầu chúng ta có thể nghe được tiếng thì thầm tự cõi lòng; ở đó, Chúa Thánh Thần cũng lên tiếng. Ngạc nhiên thay! Tiếng lương tâm cũng là tiếng nói của chính Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động không ngưng nghỉ mà biến đổi tâm hồn, Đấng sẵn sàng đổ đầy ân sủng cho những ai có lòng sám hối.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ma quỷ luôn đi những bước rất tiệm tiến để dẫn con vào mê hồn trận, xin giúp con thanh tĩnh để có thể nghe được tiếng thì thầm của Thánh Thần; đừng để con ‘phớt lờ lương tâm’ như Hêrôđê và Hêrôđia, nhưng biết ăn năn như Đavít, hầu có thể nhảy xộc vào lòng thương xót Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Vua sai một thị vệ đi lấy đầu Gioan và đặt trên đĩa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Câu chuyện về cái chết của Gioan Tẩy Giả trong Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta nhận định phản ứng của hai con người, vua Hêrôđê và bà Hêrôđia; những con người ‘phớt lờ lương tâm’.
Khi nghe những lời nhắc nhở trực tiếp của Gioan Tẩy Giả, “Vua không được lấy vợ anh mình”, Hêrôđê cũng thích nghe và có chút phân vân. Điều đó cho thấy lương tâm ông vẫn còn, nó đang lên tiếng và đang hoạt động. Tiếc thay! Tiếng nói kia quá yếu ớt, quá nhỏ, đó chỉ là tiếng thều thào giữa một rừng âm thanh sôi động cuốn hút hơn; âm thanh của sắc dục, âm thanh của vũ trường, tiệc tùng; âm thanh của thách thức danh dự. Phải, Thiên Chúa luôn tìm cách khơi gợi trong tâm hồn chúng ta qua những con người, những biến cố, đôi khi rất đỗi trầm lắng nhưng thi thoảng cũng rất hãi hùng; đó có thể đó là một cuốn sách hay, một bài suy niệm, một kỷ niệm, một cảm giác phân vân, một gương sáng hay thậm chí, một tai nạn… Thế nhưng, điều quan trọng là tâm hồn chúng ta có đủ nhạy bén, đủ rộng mở, đủ lắng đọng để tiếp tục đón nhận, đào sâu và nghiệm ra cho đời mình một thông điệp, một ý nghĩa nào đó hay không; hoặc khác nào Hêrôđê, chúng ta vẫn ‘phớt lờ lương tâm’, để rồi, tất cả lạc trôi ơ hờ.
Sự thật và sự thiện chỉ có đất sống nếu lòng chúng ta biết yêu quý cũng như biết nuôi dưỡng nó. Để sự thật và sự thiện có thể lớn lên, chúng ta xét xem điều gì đang vướng bận trong tâm hồn mình. Điều vướng bận đã nằm ở đó bao lâu và liệu chúng ta có đủ nghị lực để cầu nguyện, van xin, hầu giải gỡ nó cho con tim mình thanh thản không; trước một vướng bận, đừng bao giờ ‘phớt lờ lương tâm’. Tác giả thư Do Thái hôm nay khuyên nhủ, “Trong nếp sống, anh em đừng tham lam; hãy bằng lòng với những gì đang có”, sống một lương tâm công thẳng khi con tim hướng về “Chúa là sự sáng và là Đấng cứu độ tôi” như tâm tình Thánh Vịnh đáp ca hôm nay bày tỏ.
Nói về sự hư đốn của con tim, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có một so sánh tuyệt vời giữa Đavít và Salomon. Đavít từng là một tội nhân được Chúa thứ tha và đã trở thành thánh nhân; Salomon tuy khôn ngoan, vĩ đại nhưng Chúa lại chối từ. Điều khá lạ lùng và thú vị ở đây là chúng ta không biết Salomon đã phạm những tội nào, vì xem ra Salomon có một đời sống quân bình, chuẩn mực; đang khi Đavít, phụ vương ông, lại có một đời sống không tốt vì đã phạm tội rỡ ràng. Thế mà, Đavít làm thánh, được gọi là thánh vương; Salomon bị coi là người có tâm hồn lìa xa Thiên Chúa.
Anh Chị em,
Đavít nghe tiếng Chúa, ông đã đổi thay; Salomon được Chúa cảnh tỉnh, nhưng ông đã lờ đi. Trong ca khúc “Thập giá minh chứng tình yêu”, Ngọc Linh viết, Thập giá “là lương tâm nhân loại”. Khi ‘phớt lờ lương tâm’, chúng ta khước từ Thập giá. Hãy nhìn vào Thập giá Chúa Giêsu để lương tâm có thể cất tiếng; hãy nghe cho được tiếng nói của lương tâm; lương tâm là mẹ của linh hồn. Mỗi khi đêm về, hãy dừng lại ít phút, cho tâm hồn được trầm lắng hầu chúng ta có thể nghe được tiếng thì thầm tự cõi lòng; ở đó, Chúa Thánh Thần cũng lên tiếng. Ngạc nhiên thay! Tiếng lương tâm cũng là tiếng nói của chính Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động không ngưng nghỉ mà biến đổi tâm hồn, Đấng sẵn sàng đổ đầy ân sủng cho những ai có lòng sám hối.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ma quỷ luôn đi những bước rất tiệm tiến để dẫn con vào mê hồn trận, xin giúp con thanh tĩnh để có thể nghe được tiếng thì thầm của Thánh Thần; đừng để con ‘phớt lờ lương tâm’ như Hêrôđê và Hêrôđia, nhưng biết ăn năn như Đavít, hầu có thể nhảy xộc vào lòng thương xót Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
Sống vì mọi người
Lm. Inaxiô Trần Ngà
20:48 04/02/2021
Suy niệm Tin mừng Mác-cô (1, 29-39) trích đọc vào Chúa nhật 5 thường niên B
Mỗi chiếc lá trên cây được lớn lên và tươi tốt là nhờ bộ rễ, thân cây và nhờ những chiếc lá khác nuôi dưỡng nó. Nếu không được toàn thân cây nuôi dưỡng, chiếc lá sẽ khô héo ngay.
Tương tự như thế, mỗi người chúng ta được tồn tại và phát triển là nhờ những người khác nuôi sống chúng ta. Không có người nông dân cung cấp lương thực, không có người thợ xây nhà, không có thợ mộc cung cấp giường tủ bàn ghế, không có những nhà sản xuất và chế tạo cung cấp những đồ dùng thiết yếu… thì không ai có thể sống còn.
Vậy thì đến lượt mình, mỗi người chúng ta cũng phải góp phần vào việc làm cho những người chung quanh được tồn tại và phát triển.
Do đó, không ai được phép bo bo chăm lo cho riêng mình, nhưng phải cống hiến đời mình phục vụ anh chị em chung quanh. Quy luật sinh tồn là thế đó.
Chúa Giê-su đã sống theo quy luật này cách tuyệt hảo khi Ngài hạ mình xuống thế làm người và trở nên tôi tớ phục vụ mọi người, như lời Ngài phán: “Ta đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người” (Mt 20,28).
Giờ đây, chúng ta điểm qua vài nét chính trong một ngày phục vụ của Chúa Giê-su:
Tin mừng Mác-cô (1, 29-39) thuật lại rằng: Hôm ấy, “Đức Giê-su đi đến nhà hai ông Si-môn và An-rê. Lúc đó, bà mẹ vợ ông Si-môn đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Chúa Giê-su lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài. Chiều đến, khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến với Ngài. Cả thành xúm lại trước cửa. Đức Giê-su chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật và trừ nhiều quỷ.” Sáng hôm sau, “lúc trời còn tối mịt, Chúa Giê-su thức dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó.” Cầu nguyện chưa được bao lâu, “Ông Si-môn và các bạn kéo nhau đi tìm. Khi gặp Ngài, các ông thưa: “Mọi người đang tìm Thầy đấy!” Chúa Giê-su không khoanh vùng phục vụ của Ngài trong phạm vi nhỏ hẹp. Ngài muốn vươn đến nhiều nơi. Chúa Giê-su không giới hạn tình yêu của Ngài cho một thiểu số, nhưng ban phát cho hết mọi người. Thế nên “Ngài bảo các ông: “Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó.” Rồi Ngài đi khắp miền Ga-li-lê, rao giảng trong các hội đường của họ và trừ quỷ.”
Nói tóm lại, không một người đau khổ nào đến với Chúa Giê-su mà không được Ngài quan tâm chăm sóc. Không một kẻ bất hạnh nào gặp Chúa mà chẳng được Chúa dủ lòng thương. Chúa đến trần gian để sống cho mọi người, yêu thương hết mọi người và hiến thân phục vụ tất cả không trừ ai.
Lạy Chúa Giê-su,
Chúa là bậc Thầy tối cao mà đã vui lòng cúi xuống rửa chân cho môn đệ; Chúa là Chúa tể muôn loài mà lại hạ mình xuống thế làm người hèn mọn và hiến thân chịu chết cho muôn dân. Chúa luôn vị tha và đã sống hết mình vì mọi người. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa, đừng ích kỷ chỉ biết quy về mình, đừng mưu tìm hạnh phúc cho riêng mình, nhưng biết hướng về tha nhân để phục vụ và hy sinh cho người khác.
Thứ Bẩy 6/2: Họ như đàn chiên không người chăn. Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
23:31 04/02/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 05-February-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Mc 6, 30-34
“Họ như đàn chiên không người chăn”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Marcô.
Khi ấy, các tông đồ hội lại bên Chúa Giêsu và thuật lại với Người mọi việc các ông đã làm và đã giảng dạy. Người liền bảo các ông: “Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút”. Vì lúc ấy dân chúng đến tấp nập đến nỗi các tông đồ không có thì giờ ăn uống. Vậy các ngài xuống thuyền, chèo tới một nơi vắng vẻ hẻo lánh. Thấy các ngài đi, nhiều người hiểu ý, và từ các thành phố, người ta đi bộ kéo đến nơi đó và tới nơi trước các ngài. Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều.
Đó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer: Bảo vệ đạo lý Công Giáo luôn là điều cần thiết
Đặng Tự Do
00:21 04/02/2021
Đức Hồng Y tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, gọi tắt là CDF, đã nhấn mạnh nhiệm vụ của Giáo Hội Công Giáo là quảng bá và bảo vệ đạo lý Công Giáo chân thực như các Tông đồ đã truyền lại.
Phát biểu với Vatican News hôm thứ Hai, Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, lưu ý rằng “điều trước đây được gọi là ‘quan tâm đến đạo lý ngay chính’ đã tồn tại trước khi CDF được thành lập vào năm 1542 và có nguồn gốc từ Tân Ước.
“Nhiệm vụ của chúng tôi là quảng bá và bảo vệ đạo lý đức tin. Một nhiệm vụ sẽ luôn luôn cần thiết trong Giáo hội, trong đó bao gồm nhiệm vụ truyền bá giáo huấn của các Tông đồ cho các thế hệ mới”, Đức Hồng Y nói trong cuộc phỏng vấn ngày 1 tháng 2.
Đức Hồng Y Ladaria lưu ý rằng “cách thức cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ này đã thay đổi qua nhiều thế kỷ và chúng ta có thể nghĩ rằng nó sẽ lại thay đổi nữa. Nhưng mối quan tâm về sự trung thành với đạo lý của các Tông đồ sẽ luôn luôn được duy trì”.
Khi được thành lập bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Tam vào năm 1542, Bộ này được gọi là Thánh Bộ Tối Cao Về Pháp Tòa Điều Tra Tại Roma Và Hoàn Vũ, với trách nhiệm là tòa phúc thẩm cuối cùng trong các phiên tòa xét xử tội dị giáo.
Đức Hồng Y Ladaria nhận xét rằng CDF “không còn là Tòa án Dị giáo” và “Danh mục các sách cấm không còn tồn tại.”
Thánh Bộ về các sách cấm trước đây là một Bộ trong Giáo triều La Mã, có nhiệm vụ công bố Danh Mục Các Sách Cấm (Index Librorum Prohibitorum). Đó là một danh sách các ấn phẩm bị đánh giá là vô luân hoặc dị giáo. Danh Mục Các Sách Cấm cuối cùng được công bố vào năm 1948, và chính thức bị bãi bỏ vào năm 1966.
Vị tổng trưởng CDF giải thích rằng quá khứ của Bộ, đôi khi được gọi là Thánh Bộ, “vẫn còn nặng nề, bởi vì chúng tôi không phải lúc nào cũng nhận ra những thay đổi sâu sắc đã diễn ra trong Giáo hội và Giáo triều Rôma trong thời gian gần đây”.
Ngài nhấn mạnh: “Sứ mệnh của chúng tôi là phổ quát, ngay cả khi công việc của chúng tôi diễn ra chủ yếu ở Rôma. Các tài liệu của chúng tôi là dành cho Giáo hội hoàn vũ, và những quyết định chúng tôi phải đưa ra hàng ngày, trong phạm vi khả năng của mình, rất ít khi liên quan trực tiếp đến Rôma”.
Đức Hồng Y Ladaria nói rằng đôi khi nhiệm vụ của các nhân viên CDF buộc họ phải ra ngoài Rôma, chẳng hạn như khi họ đi dự các cuộc họp với các ủy ban giáo lý của các Hội Đồng Giám Mục. CDF cũng thường xuyên có các cuộc gặp gỡ với các giám mục trong các chuyến đi ad limina của các ngài đến Rôma, diễn ra 5 năm một lần, để gặp Đức Giáo Hoàng và cầu nguyện tại mộ phần hai Thánh Phêrô và Phaolô.
Ngài nói: “Những cuộc gặp gỡ này có tầm quan trọng lớn, và chúng tốn rất nhiều thời gian và năng lượng”.
Source:Catholic News AgencyVatican cardinal: Protecting Catholic doctrine will ‘always be necessary’
Phát biểu với Vatican News hôm thứ Hai, Đức Hồng Y Luis Ladaria Ferrer, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, lưu ý rằng “điều trước đây được gọi là ‘quan tâm đến đạo lý ngay chính’ đã tồn tại trước khi CDF được thành lập vào năm 1542 và có nguồn gốc từ Tân Ước.
“Nhiệm vụ của chúng tôi là quảng bá và bảo vệ đạo lý đức tin. Một nhiệm vụ sẽ luôn luôn cần thiết trong Giáo hội, trong đó bao gồm nhiệm vụ truyền bá giáo huấn của các Tông đồ cho các thế hệ mới”, Đức Hồng Y nói trong cuộc phỏng vấn ngày 1 tháng 2.
Đức Hồng Y Ladaria lưu ý rằng “cách thức cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ này đã thay đổi qua nhiều thế kỷ và chúng ta có thể nghĩ rằng nó sẽ lại thay đổi nữa. Nhưng mối quan tâm về sự trung thành với đạo lý của các Tông đồ sẽ luôn luôn được duy trì”.
Khi được thành lập bởi Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Tam vào năm 1542, Bộ này được gọi là Thánh Bộ Tối Cao Về Pháp Tòa Điều Tra Tại Roma Và Hoàn Vũ, với trách nhiệm là tòa phúc thẩm cuối cùng trong các phiên tòa xét xử tội dị giáo.
Đức Hồng Y Ladaria nhận xét rằng CDF “không còn là Tòa án Dị giáo” và “Danh mục các sách cấm không còn tồn tại.”
Thánh Bộ về các sách cấm trước đây là một Bộ trong Giáo triều La Mã, có nhiệm vụ công bố Danh Mục Các Sách Cấm (Index Librorum Prohibitorum). Đó là một danh sách các ấn phẩm bị đánh giá là vô luân hoặc dị giáo. Danh Mục Các Sách Cấm cuối cùng được công bố vào năm 1948, và chính thức bị bãi bỏ vào năm 1966.
Vị tổng trưởng CDF giải thích rằng quá khứ của Bộ, đôi khi được gọi là Thánh Bộ, “vẫn còn nặng nề, bởi vì chúng tôi không phải lúc nào cũng nhận ra những thay đổi sâu sắc đã diễn ra trong Giáo hội và Giáo triều Rôma trong thời gian gần đây”.
Ngài nhấn mạnh: “Sứ mệnh của chúng tôi là phổ quát, ngay cả khi công việc của chúng tôi diễn ra chủ yếu ở Rôma. Các tài liệu của chúng tôi là dành cho Giáo hội hoàn vũ, và những quyết định chúng tôi phải đưa ra hàng ngày, trong phạm vi khả năng của mình, rất ít khi liên quan trực tiếp đến Rôma”.
Đức Hồng Y Ladaria nói rằng đôi khi nhiệm vụ của các nhân viên CDF buộc họ phải ra ngoài Rôma, chẳng hạn như khi họ đi dự các cuộc họp với các ủy ban giáo lý của các Hội Đồng Giám Mục. CDF cũng thường xuyên có các cuộc gặp gỡ với các giám mục trong các chuyến đi ad limina của các ngài đến Rôma, diễn ra 5 năm một lần, để gặp Đức Giáo Hoàng và cầu nguyện tại mộ phần hai Thánh Phêrô và Phaolô.
Ngài nói: “Những cuộc gặp gỡ này có tầm quan trọng lớn, và chúng tốn rất nhiều thời gian và năng lượng”.
Source:Catholic News Agency
70 ngày mê man, 2 lần tim ngừng đập, linh mục Anh vẫn thắng virút Tầu nhờ lời cầu nguyện
Đặng Tự Do
16:08 04/02/2021
Tháng 3 năm 2020, sau khi đã phục vụ trong gần một phần tư thế kỷ với tư cách là tuyên úy tại bốn bệnh viện lớn trong tổng giáo phận Birmingham, Anh quốc, Cha Michael Stack được bổ nhiệm đến một giáo xứ ở Coventry, miền trung nước Anh. Ngài cảm thấy mệt nên để tìm thời gian nghỉ ngơi, ngài đến thăm em gái của mình ở Dereham, thuộc hạt Norfolk, cách nhiệm sở mới khoảng 2 giờ lái xe. Khi đến nhà người em gái, ngài đang gánh chịu những cơn ho dai dẳng. Điều tiếp theo ngài biết, là ngài đang nằm trên giường bệnh.
“Các nhân viên y tá nói với tôi rằng khi tôi đến Bệnh viện Queen Elizabeth ở King's Lynn, tim tôi đã ngừng đập trong xe cứu thương và được hai nhân viên y tế hồi sức”, ngài nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, trong một cuộc phỏng vấn.
“Tôi đã được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, và ở đó tôi suýt mất mạng một lần nữa. Tim tôi đã ngừng đập trong tình trạng nguy kịch nên họ đã hồi sức cho tôi”.
Cha Michael Stack, 70 tuổi, đã nói chuyện với CNA vài ngày trước khi Vương quốc Anh báo cáo đã có hơn 100,000 ca tử vong vì coronavirus, con số cao nhất ở Âu châu.
Đức Hồng Y Vincent Nichols người Anh đã mô tả cột mốc ảm đạm này là “một ngày đau buồn lớn trên khắp đất nước”.
“Rất nhiều người, nhiều gia đình, cộng đồng, đang tưởng nhớ những người đã chết trong những tháng khủng khiếp của đại dịch. Mỗi người đều để tang. Mỗi người đều phải được cầu nguyện”, ngài nói.
Cha Stack nói với CNA rằng ngài có thể đã dễ dàng nằm trong số 100,000 người đó.
Tất nhiên, Cha Stack từng đến bệnh viện, nhưng với tư cách là tuyên úy chứ không phải bệnh nhân. Ngài ước tính rằng ngài đã ban các bí tích sau cùng cho khoảng 5,000 người đã chết trong bệnh viện. Ngoài việc phục vụ tại một số bệnh viện bận rộn nhất của Vương quốc Anh, ngài còn là tuyên úy quốc gia của Hiệp hội Y tá Công Giáo ở Anh và xứ Wales.
Một vài năm trước, ngài đã xuất bản một cuốn sách về sứ vụ chữa lành của Giáo hội. “Lạy Chúa, Chúng Tôi Thấy Ngài Bị Bệnh Khi Nào?” Cha đã kể lại trong cuốn sách này 12 câu chuyện về ân sủng các bệnh nhân đã nhận được mà ngài đã chứng kiến trong sứ vụ tuyên uý nhà thương của mình. Trong lời tựa, Đức Hồng Y Nichols đã mô tả cuốn sách như là “một bằng chứng cảm động về sức mạnh chữa lành của sự đồng hành cầu nguyện của chúng ta với những người bệnh và sắp chết”.
Sau khi bình phục, ngài đã cử hành thánh lễ tại nhà thờ Christ the King. Trong thánh lễ ngài cho biết như sau về 70 ngày nằm bệnh viện, 36 ngày nguy kịch, 21 ngày thở máy, tim ngừng đập 2 lần. Mở đầu, Cha Stack nói:
Tôi từng nói với anh chị em những chiếc mặt nạ này tuyệt vời phải không nào. Tôi chưa bao giờ đeo một chiếc như thế trong thời gian làm tuyên uý bệnh viện, nhưng bây giờ tôi phải làm quen với nó.
Từ biết ơn là một từ rất quan trọng đối với một người tràn đầy lòng biết ơn đối với người khác. Và tôi vô cùng biết ơn anh chị em vì những lời cầu nguyện của anh chị em đã dành cho tôi, từ các em ở trường Christ the King, các em từ trường Saint Augustine và chính anh chị em, đang ở đây và cũng như không có ở đây, và đang theo dõi chúng ta trên webcam. Tôi đang ở đây và xin chào tất cả mọi người trên webcam. Cảm ơn lời cầu nguyện của tất cả anh chị em đã tạo nên một sự thay đổi to lớn cho cuộc đời tôi. Tôi đã gần được Chúa gọi về đến hai lần và vì một số lý do mà Chúa đã quyết định vẫn chưa đến lúc và quá trình chữa bệnh là một phần của nghề y trong NHS đã cứu sống tôi trong cả hai lần. Vì vậy, tôi biết ơn, vô cùng biết ơn NHS, các nhân viên, bác sĩ, y tá.
Tôi sẽ không cầu mong cho ai phải nằm bệnh viện trong 10 tuần. 10 phút là đủ. Trong tư cách là một tuyên úy bệnh viện, tôi nhìn thấy cảm giác thật tuyệt của nhiều người sau khi đến thăm người bệnh, anh chị em có thể đứng dậy và đi ra ngoài và về nhà. Nhưng tình hình hoàn toàn khác đối với cuộc sống của một bệnh nhân 36 ngày được chăm sóc nguy kịch, 21 ngày phải dùng máy thở và sau đó gần giống như một thây ma khi được chuyển đến một khu bình thường, nơi các phương cách điều trị cũng hoàn toàn khác với trước đó. Tôi cảm ơn tất cả mọi người và đặc biệt là Cha Tom, người đã đề nghị thay tôi chăm sóc mục vụ cho anh chị em. Tôi cũng cám ơn em gái tôi Madeleine và em rể tôi John liên tục kiểm tra để tìm hiểu xem tôi thế nào, chuyện gì đang xảy ra.
Hãy tưởng tượng tình cảnh một bệnh nhân không ai đến thăm, không nhìn thấy bất kỳ ai. Tôi chỉ thấy tất cả như những người điên đi xung quanh với mặt nạ. Họ chào và kêu tên tôi nhưng tôi không thể nhận ra ai là ai.
Tại bệnh viện Queen Elizabeth ở King's Lynn lần đầu tiên tôi thấy các y tá và bác sĩ trong các trang phục. Họ đeo một chiếc túi sau lưng và cũng có một trong những tấm che mặt mà Cha Tom đang đang đeo. Đó là lúc tôi nhận ra chúng ta đã rơi vào một đại dịch kinh hoàng.
Tôi muốn cảm ơn tất cả anh chị em vì đã dành thời gian, nỗ lực, cũng như những tấm thiệp, những lời chúc tốt đẹp nhất của anh chị em, những lời cầu nguyện của anh chị em, những chuỗi mân côi mà Cha Tom và anh chị em đã cùng nhau cử hành và cầu nguyện cho tôi. Tôi tràn đầy lòng biết ơn.
Source:Catholic News Agency
Đức Tổng Giám Mục Naumann: Hãy cầu nguyện và ăn chay để ông Joe Biden thay đổi con tim và hoán cải khỏi ý thức hệ phá thai
Đặng Tự Do
16:08 04/02/2021
Bảo vệ những người dễ bị tổn thương là một “điểm sáng” trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19 của đất nước chúng ta, chủ tịch Ủy Ban Các Hoạt Động Phò Sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết như trên vào đêm trước của Cuộc Tuần Hành Phò Sinh.
“Có lẽ, điểm sáng lớn nhất trong phản ứng của quốc gia chúng ta với COVID-19 là các biện pháp đặc biệt mà chúng ta đã thực hiện để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất, những người có tiền sử bệnh tật và người già”, Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của tổng giáo phận Kansas City nói như trên bài giảng Thánh lễ Canh thức Cuộc Tuần Hành Phò Sinh.
“Trong một nền văn hóa nơi an tử và trợ tử đã đạt được động lực của nó, thật là khích lệ khi thấy các giao thức COVID của chúng ta không dựa trên một sự thiên vị được rêu rao là Phẩm Chất Cuộc Sống, hoặc một sự hạn chế chăm sóc cho người già và người khuyết tật dựa trên một giả định về Phẩm Chất Cuộc Sống của họ”.
Đức Tổng Giám Mục đã cử hành Thánh lễ Canh thức Cuộc Tuần Hành Phò Sinh tại Đền Thánh Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Washington, DC
Thông thường Thánh Lễ Canh thức Cuộc Tuần Hành Phò Sinh thường có hàng ngàn người tham dự vào đêm trước của Cuộc Tuần Hành hàng năm cho Sự sống, Thánh lễ năm 2021 đã bị đóng cửa đối với công chúng do các hạn chế của COVID-19.
Cuộc Tuần Hành Phò Sinh là một cuộc biểu tình ủng hộ sự sống hàng năm xung quanh việc tưởng niệm phán quyết năm 1973 của Tòa án Tối cao hợp pháp hóa phá thai trong vụ Roe kiện Wade.
Cuộc Tuần Hành Phò Sinh hàng năm lần thứ 48 đã phải đóng cửa với công chúng và chỉ được phát trực tiếp khi các nhà lãnh đạo ủng hộ cuộc sống đi qua các đường phố của Washington, DC
Đức Tổng Giám Mục Naumann nhấn mạnh rằng các biện pháp phòng ngừa COVID được thực hiện bởi xã hội “đã thông báo cho những người cao tuổi của chúng ta rằng cuộc sống của họ là quan trọng và được trân trọng”.
Đức Tổng Giám Mục Naumann cũng khuyến khích những người ủng hộ không được nản lòng sau khi Joe Biden, chỉ vài ngày sau khi nhậm chức, đã lật nhào hầu hết các quyết định phò sinh của Tổng thống Trump trước đây, và cho phép việc dùng tiền thuế dân tài trợ cho các nhóm ủng hộ phá thai quốc tế. Vào ngày 22 tháng Giêng, Biden - một người luôn tự xưng mình là Công Giáo - cũng cam kết luật hóa phán quyết Roe kiện Wade để buộc tất cả các tiểu bang trên toàn cõi Hoa Kỳ phải cho phép phá thai và dùng tiền thuế dân để chi trả cho các chi phí y tế liên quan đến các phẫu thuật phá thai.
“Chúng ta không được nản lòng, không được tuyệt vọng. Chúng ta cũng không được nổi giận hoặc tấn công những người không đồng ý với chúng ta,” Đức Tổng Giám Mục Naumann nói.
Ngài nhấn mạnh rằng: “Vũ khí của chúng ta để đánh bại Văn hóa Sự chết không phải là gạch, đá, súng hay bom xăng mà là cầu nguyện, ăn chay và bố thí”. Ngài đặc biệt yêu cầu người Công Giáo “cầu nguyện và ăn chay” cho ông Joe Biden hoán cải con tim và ngừng ủng hộ các ý thức hệ phá thai cực đoan.
“Chúng ta phải cầu nguyện và ăn chay để Tổng thống ngừng cố gắng gây ra tai tiếng cho mọi người về giáo huấn Công Giáo bằng cách chà đạp sự thánh thiêng của đời sống con người trong khi lại luôn tỏ ra mình là một tín hữu Công Giáo sùng đạo”, Đức Tổng Giám Mục Naumann nói.
Cuối bài giảng của mình, Đức Tổng Giám Mục giải thích giáo huấn của Giáo hội về việc rước lễ. Đó không phải là một cử chỉ “hiếu khách”. Khi một người rước lễ trả lời “A-men”, người đó “khẳng định rằng chúng tôi tin và tuyên xưng tất cả những gì mà Giáo Hội Công Giáo Thánh thiện tin, dạy và công bố là được Thiên Chúa mặc khải”.
Vì thế, Đức Tổng Giám Mục Naumann nói những người không theo đạo Công Giáo được hướng dẫn không nên tiến lên rước lễ.
“Chúng tôi không muốn các Kitô hữu không phải Công Giáo tuyên bố điều gì đó mà họ không tin”
“Tương tự, sự chính trực cũng đòi hỏi một người Công Giáo không được rước Thánh Thể trong khi hành động theo những cách thế không phù hợp với giáo huấn cơ bản của Giáo Hội Công Giáo.”
Source:National Catholic Register
Tin sét đánh ngang tai với nhiều Giám Mục Mỹ
Đặng Tự Do
17:12 04/02/2021
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Is Cardinal Cupich on his way to the Vatican?
Catholic News Agency
Phải chăng Hồng Y Cupich đang được điều sang Vatican?
Vào ngày 30 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ Đức Hồng Y Blase Cupich, Tổng Giám mục Chicago, người đang ở Rôma để dự cuộc họp của Bộ Giám mục Vatican.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh không công bố bất kỳ thông tin nào về cuộc họp, ngoài việc cho biết là cuộc gặp gỡ đã diễn ra, và phần lớn báo chí phỏng đoán rằng cuộc họp có lẽ là để thảo luận về những gì đã xảy ra 10 ngày trước, khi Đức Hồng Y công khai chỉ trích tuyên bố chính thức của các giám mục Hoa Kỳ vào ngày lễ nhậm chức Tổng thống của ông Joe Biden [Nhiều Giám Mục đã lên tiếng công khai ủng hộ Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ như một hình thức phản đối Hồng Y Cupich].
Nhưng các nguồn tin ở Rôma đã nói chuyện với CNA rằng Hồng Y Cupich gặp Đức Giáo Hoàng không phải để nói về những gì đã xảy ra trong quá khứ gần đây, mà là những gì có thể xảy ra trong tương lai gần: Hồng Y Blase Cupich sẽ thay thế Đức Hồng Y Marc Ouellet làm Tổng trưởng Bộ Giám mục.
Theo một nguồn tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã “nghiêm túc xem xét việc bổ nhiệm một cách bất ngờ, một giám mục từ ngoại vi” để thay thế Đức Hồng Y Ouellet, một trong số những người đứng đầu các cơ quan trung ương Vatican đã đến tuổi nghỉ hưu.
Nguồn tin tương tự cho biết ứng cử viên có khả năng cao nhất là Đức Cha Robert Francis Prevost, một nhà truyền giáo dòng Augustinô sinh tại Chicago, người gốc Pháp và Tây Ban Nha, là người đã dành một phần lớn cuộc đời mục vụ của mình ở dãy núi Andes phía Bắc Peru trước khi được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm làm Giám mục Chiclayo, Peru. Vào năm 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã bổ nhiệm Đức Cha Prevost trở thành một trong số ít các thành viên không phải là Hồng Y của Bộ Giám mục vào tháng 11 năm 2020.
Tuy nhiên, theo nguồn tin, Giáo hoàng đã bắt đầu nghiêng về Hồng Y Cupich nhiều hơn vì thế giá cao hơn của ngài và vì “thông điệp mà việc bổ nhiệm của ngài sẽ mang lại liên quan đến mô thức giám mục mà ngài muốn cho Giáo hội”.
Trách nhiệm chính của Bộ Giám mục là giám sát việc tuyển chọn và bổ nhiệm các giám mục. Bộ này cũng đề cập đến việc xây dựng và giải thể các giáo phận, giám sát các giám mục, và chuẩn bị cũng như đáp ứng các chuyến thăm ad limina của các giám mục tới Rôma.
Tổng trưởng Bộ Giám mục không có quyền hạn vô hạn trong việc bổ nhiệm giám mục. Thay vào đó, quy trình bổ nhiệm một giám mục thường bắt đầu với một loạt các cuộc tham vấn ở cấp địa phương, kế đó Sứ thần Tòa thánh đưa ra các khuyến nghị. Sau đó, một hồ sơ được chuẩn bị, thường là bởi các quan chức của Bộ Giám Mục, và được thảo luận giữa tất cả các thành viên của Bộ, với sự chủ trì của Tổng trưởng. Quy trình có thể trở lại Tòa Sứ thần Tòa thánh nếu không tìm được ứng viên thích hợp. Cuối cùng, một cái tên hoặc những cái tên được đề xuất cho Đức Thánh Cha, là người bổ nhiệm giám mục tương lai.
Một nguồn tin nhấn mạnh với CNA rằng dù sao thì vị Tổng trưởng Bộ Giám Mục có ảnh hưởng đáng kể.
“Tổng trưởng Bộ Giám Mục không chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình này (chỉ định một giám mục,) mà còn là một trong số ít các thành viên của Giáo Triều Rôma gặp gỡ Đức Thánh Cha thường xuyên, hầu như mỗi thứ bảy”.
Đức Hồng Y Ouellet, người trước đây là Tổng giám mục của Quebec, là một giám mục với một bản lý lịch giáo hội đáng nể phục. Là thành viên của Hiệp hội các Linh mục Xuân Bích, ngài là giáo sư thần học, nhà truyền giáo ở Colombia, và thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Hiệp nhất Kitô Giáo trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Quebec - và do đó là Giáo chủ Công Giáo Canada - bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2002.
Đức Hồng Y Ouellet được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Giám mục vào năm 2010. Với tư cách là tổng trưởng Bộ Giám Mục, ngài nghiễm nhiên trở thành chủ tịch của Ủy ban Giáo hoàng về Mỹ Châu Latinh. Vị Hồng Y người Canada nói thông thạo tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Ý đã đạt tuổi nghỉ hưu truyền thống là 75 vào tháng 6 năm 2020.
Hồng Y Blase Cupich, một linh mục được thụ phong tại Tổng giáo phận Omaha, Nebraska, đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm để kế vị Đức Cha Charles Chaput lãnh đạo Giáo phận Rapid City, Nam Dakota vào năm 1998.
Năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài làm giám mục Spokane. Năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Francis George với tư cách là Tổng giám mục của Chicago và đặt Giám Mục Cupich là người kế vị.
Sự nghiệp giám mục của Hồng Y Cupich không phải là không có tranh cãi.
Tại Rapid City, trước khi có Tông thư dưới dạng Tự sắc Summorum Pontificum vào năm 2007 của Đức Bênêđíctô XVI cho phép các linh mục cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống, Đức Cha Cupich đã cấm trẻ em không được Thêm sức hay là Rước lễ lần đầu trong một Thánh lễ như vậy. Ngài cũng cấm một cộng đoàn theo nghi lễ Latinh truyền thống không được cử hành Tam Nhật Thánh theo sách lễ năm 1962.
Tại Spokane vào năm 2011, Đức Cha Cupich đã yêu cầu các linh mục và chủng sinh trong giáo phận của mình không được tham gia biểu tình trước các phòng khám của tổ chức phá thai Planned Parenthood, cũng không được ủng hộ chiến dịch phò sinh “40 Ngày cho Cuộc sống”. Để đối phó với sự náo động phản đối của các tiếng nói phò sinh, giáo phận đã ban hành một tuyên bố minh định rằng “Đức Giám Mục nhìn nhận rằng một linh mục có lương tâm ngay lành có thể cảm thấy cần phải tham gia vào các buổi canh thức và ngài không bao giờ bị buộc phải làm ngược lại lương tâm ngay chính và được hình thành tốt của mình. Đức Giám Mục chỉ yêu cầu tất cả các linh mục thành tâm suy ngẫm về những gì ngài đã nói với họ, cam kết thực hiện việc giảng dạy một cách hữu hiệu ưu tiên hàng đầu và luôn ghi nhớ sức mạnh không gì thay thế được của chứng tá hiệp nhất giữa họ với nhau”.
Người ta vẫn chưa biết làm thế nào mà Giám mục Spokane lúc đó lại thu hút được sự chú ý của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng Đức Phanxicô đã thể hiện sự ủng hộ của mình đối với Đức Cha Cupich rõ ràng là khá nhanh chóng [Dư luận rộng rãi ở Hoa Kỳ là Đức Cha Cupich được Theodore McCarrick tiến cử, đó là điều Đức Cha Cupich luôn bác bỏ.]
Năm 2015, Đức Phanxicô đề cử Đức Cha Cupich tham gia Thượng hội đồng Giám mục sau khi ngài không được Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) bầu vào thượng hội đồng. Tại thượng hội đồng, ông ủng hộ đề xuất gây tranh cãi về việc cho phép Rước lễ, trong một số trường hợp hạn chế, cho những người đã ly hôn và tái hôn dân sự. Sau Thượng hội đồng, tông huấn Amoris Laetitia của Đức Thánh Cha Phanxicô đã thu hút sự chỉ trích và bối rối về những gì được coi là thiếu rõ ràng về vấn đề này.
Năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Cupich là thành viên của Bộ Giám mục. Việc bổ nhiệm này được coi là một động thái để thay thế Hồng Y Raymond Burke. Đức Hồng Y Burke đã không được gia hạn tư cách thành viên.
Cuối năm đó, Đức Tổng Giám Mục Cupich được phong làm Hồng Y. Ngay sau khi được thăng chức, Đức Giáo Hoàng đã giao cho ngài một số sứ mệnh, và công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với các quan điểm thần học và mục vụ của Đức Cha Cupich. Vị Tổng Giám Mục này được đặc biệt yêu cầu đi đầu trong việc bảo vệ và thúc đẩy tông huấn Amoris Laetitia tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, việc Đức Thánh Cha Phanxicô ưa chuộng ngài chưa bao giờ được phản ánh trong Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, nơi ngài đã phục vụ trong một số ủy ban, nhưng luôn luôn bị đánh bại một cách có hệ thống trong mọi cuộc bầu cử hoặc trong các đề xuất lớn.
Theo các nguồn tin do CNA tham khảo, nếu Đức Hồng Y Cupich thực sự lãnh đạo Bộ Giám mục, Giám mục Robert McElroy của San Diego, người sẽ bước sang tuổi 67 vào ngày 5 tháng 2, là ứng cử viên có nhiều khả năng trở thành người kế nhiệm Đức Hồng Y Cupich ở Chicago.
Source:Catholic News AgencyIs Cardinal Cupich on his way to the Vatican?
Is Cardinal Cupich on his way to the Vatican?
Catholic News Agency
Phải chăng Hồng Y Cupich đang được điều sang Vatican?
Vào ngày 30 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ Đức Hồng Y Blase Cupich, Tổng Giám mục Chicago, người đang ở Rôma để dự cuộc họp của Bộ Giám mục Vatican.
Phòng Báo Chí Tòa Thánh không công bố bất kỳ thông tin nào về cuộc họp, ngoài việc cho biết là cuộc gặp gỡ đã diễn ra, và phần lớn báo chí phỏng đoán rằng cuộc họp có lẽ là để thảo luận về những gì đã xảy ra 10 ngày trước, khi Đức Hồng Y công khai chỉ trích tuyên bố chính thức của các giám mục Hoa Kỳ vào ngày lễ nhậm chức Tổng thống của ông Joe Biden [Nhiều Giám Mục đã lên tiếng công khai ủng hộ Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ như một hình thức phản đối Hồng Y Cupich].
Nhưng các nguồn tin ở Rôma đã nói chuyện với CNA rằng Hồng Y Cupich gặp Đức Giáo Hoàng không phải để nói về những gì đã xảy ra trong quá khứ gần đây, mà là những gì có thể xảy ra trong tương lai gần: Hồng Y Blase Cupich sẽ thay thế Đức Hồng Y Marc Ouellet làm Tổng trưởng Bộ Giám mục.
Theo một nguồn tin, Đức Thánh Cha Phanxicô đã “nghiêm túc xem xét việc bổ nhiệm một cách bất ngờ, một giám mục từ ngoại vi” để thay thế Đức Hồng Y Ouellet, một trong số những người đứng đầu các cơ quan trung ương Vatican đã đến tuổi nghỉ hưu.
Nguồn tin tương tự cho biết ứng cử viên có khả năng cao nhất là Đức Cha Robert Francis Prevost, một nhà truyền giáo dòng Augustinô sinh tại Chicago, người gốc Pháp và Tây Ban Nha, là người đã dành một phần lớn cuộc đời mục vụ của mình ở dãy núi Andes phía Bắc Peru trước khi được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm làm Giám mục Chiclayo, Peru. Vào năm 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã bổ nhiệm Đức Cha Prevost trở thành một trong số ít các thành viên không phải là Hồng Y của Bộ Giám mục vào tháng 11 năm 2020.
Tuy nhiên, theo nguồn tin, Giáo hoàng đã bắt đầu nghiêng về Hồng Y Cupich nhiều hơn vì thế giá cao hơn của ngài và vì “thông điệp mà việc bổ nhiệm của ngài sẽ mang lại liên quan đến mô thức giám mục mà ngài muốn cho Giáo hội”.
Trách nhiệm chính của Bộ Giám mục là giám sát việc tuyển chọn và bổ nhiệm các giám mục. Bộ này cũng đề cập đến việc xây dựng và giải thể các giáo phận, giám sát các giám mục, và chuẩn bị cũng như đáp ứng các chuyến thăm ad limina của các giám mục tới Rôma.
Tổng trưởng Bộ Giám mục không có quyền hạn vô hạn trong việc bổ nhiệm giám mục. Thay vào đó, quy trình bổ nhiệm một giám mục thường bắt đầu với một loạt các cuộc tham vấn ở cấp địa phương, kế đó Sứ thần Tòa thánh đưa ra các khuyến nghị. Sau đó, một hồ sơ được chuẩn bị, thường là bởi các quan chức của Bộ Giám Mục, và được thảo luận giữa tất cả các thành viên của Bộ, với sự chủ trì của Tổng trưởng. Quy trình có thể trở lại Tòa Sứ thần Tòa thánh nếu không tìm được ứng viên thích hợp. Cuối cùng, một cái tên hoặc những cái tên được đề xuất cho Đức Thánh Cha, là người bổ nhiệm giám mục tương lai.
Một nguồn tin nhấn mạnh với CNA rằng dù sao thì vị Tổng trưởng Bộ Giám Mục có ảnh hưởng đáng kể.
“Tổng trưởng Bộ Giám Mục không chỉ có vai trò quan trọng trong quá trình này (chỉ định một giám mục,) mà còn là một trong số ít các thành viên của Giáo Triều Rôma gặp gỡ Đức Thánh Cha thường xuyên, hầu như mỗi thứ bảy”.
Đức Hồng Y Ouellet, người trước đây là Tổng giám mục của Quebec, là một giám mục với một bản lý lịch giáo hội đáng nể phục. Là thành viên của Hiệp hội các Linh mục Xuân Bích, ngài là giáo sư thần học, nhà truyền giáo ở Colombia, và thư ký của Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Hiệp nhất Kitô Giáo trước khi được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Quebec - và do đó là Giáo chủ Công Giáo Canada - bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2002.
Đức Hồng Y Ouellet được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm làm Tổng trưởng Bộ Giám mục vào năm 2010. Với tư cách là tổng trưởng Bộ Giám Mục, ngài nghiễm nhiên trở thành chủ tịch của Ủy ban Giáo hoàng về Mỹ Châu Latinh. Vị Hồng Y người Canada nói thông thạo tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp và Ý đã đạt tuổi nghỉ hưu truyền thống là 75 vào tháng 6 năm 2020.
Hồng Y Blase Cupich, một linh mục được thụ phong tại Tổng giáo phận Omaha, Nebraska, đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm để kế vị Đức Cha Charles Chaput lãnh đạo Giáo phận Rapid City, Nam Dakota vào năm 1998.
Năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài làm giám mục Spokane. Năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Francis George với tư cách là Tổng giám mục của Chicago và đặt Giám Mục Cupich là người kế vị.
Sự nghiệp giám mục của Hồng Y Cupich không phải là không có tranh cãi.
Tại Rapid City, trước khi có Tông thư dưới dạng Tự sắc Summorum Pontificum vào năm 2007 của Đức Bênêđíctô XVI cho phép các linh mục cử hành Thánh lễ Latinh Truyền thống, Đức Cha Cupich đã cấm trẻ em không được Thêm sức hay là Rước lễ lần đầu trong một Thánh lễ như vậy. Ngài cũng cấm một cộng đoàn theo nghi lễ Latinh truyền thống không được cử hành Tam Nhật Thánh theo sách lễ năm 1962.
Tại Spokane vào năm 2011, Đức Cha Cupich đã yêu cầu các linh mục và chủng sinh trong giáo phận của mình không được tham gia biểu tình trước các phòng khám của tổ chức phá thai Planned Parenthood, cũng không được ủng hộ chiến dịch phò sinh “40 Ngày cho Cuộc sống”. Để đối phó với sự náo động phản đối của các tiếng nói phò sinh, giáo phận đã ban hành một tuyên bố minh định rằng “Đức Giám Mục nhìn nhận rằng một linh mục có lương tâm ngay lành có thể cảm thấy cần phải tham gia vào các buổi canh thức và ngài không bao giờ bị buộc phải làm ngược lại lương tâm ngay chính và được hình thành tốt của mình. Đức Giám Mục chỉ yêu cầu tất cả các linh mục thành tâm suy ngẫm về những gì ngài đã nói với họ, cam kết thực hiện việc giảng dạy một cách hữu hiệu ưu tiên hàng đầu và luôn ghi nhớ sức mạnh không gì thay thế được của chứng tá hiệp nhất giữa họ với nhau”.
Người ta vẫn chưa biết làm thế nào mà Giám mục Spokane lúc đó lại thu hút được sự chú ý của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng Đức Phanxicô đã thể hiện sự ủng hộ của mình đối với Đức Cha Cupich rõ ràng là khá nhanh chóng [Dư luận rộng rãi ở Hoa Kỳ là Đức Cha Cupich được Theodore McCarrick tiến cử, đó là điều Đức Cha Cupich luôn bác bỏ.]
Năm 2015, Đức Phanxicô đề cử Đức Cha Cupich tham gia Thượng hội đồng Giám mục sau khi ngài không được Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ (USCCB) bầu vào thượng hội đồng. Tại thượng hội đồng, ông ủng hộ đề xuất gây tranh cãi về việc cho phép Rước lễ, trong một số trường hợp hạn chế, cho những người đã ly hôn và tái hôn dân sự. Sau Thượng hội đồng, tông huấn Amoris Laetitia của Đức Thánh Cha Phanxicô đã thu hút sự chỉ trích và bối rối về những gì được coi là thiếu rõ ràng về vấn đề này.
Năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Cupich là thành viên của Bộ Giám mục. Việc bổ nhiệm này được coi là một động thái để thay thế Hồng Y Raymond Burke. Đức Hồng Y Burke đã không được gia hạn tư cách thành viên.
Cuối năm đó, Đức Tổng Giám Mục Cupich được phong làm Hồng Y. Ngay sau khi được thăng chức, Đức Giáo Hoàng đã giao cho ngài một số sứ mệnh, và công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với các quan điểm thần học và mục vụ của Đức Cha Cupich. Vị Tổng Giám Mục này được đặc biệt yêu cầu đi đầu trong việc bảo vệ và thúc đẩy tông huấn Amoris Laetitia tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, việc Đức Thánh Cha Phanxicô ưa chuộng ngài chưa bao giờ được phản ánh trong Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, nơi ngài đã phục vụ trong một số ủy ban, nhưng luôn luôn bị đánh bại một cách có hệ thống trong mọi cuộc bầu cử hoặc trong các đề xuất lớn.
Theo các nguồn tin do CNA tham khảo, nếu Đức Hồng Y Cupich thực sự lãnh đạo Bộ Giám mục, Giám mục Robert McElroy của San Diego, người sẽ bước sang tuổi 67 vào ngày 5 tháng 2, là ứng cử viên có nhiều khả năng trở thành người kế nhiệm Đức Hồng Y Cupich ở Chicago.
Source:Catholic News Agency
ĐTC Phanxicô nói về tình huynh đệ nhân loại: Tất cả đều được sinh ra bởi cùng một Cha
Thanh Quảng sdb
17:26 04/02/2021
ĐTC Phanxicô nói về tình huynh đệ nhân loại: Tất cả đều được sinh ra bởi cùng một Cha
Đức Thánh Cha Phanxicô nêu bật chủ đề tình huynh đệ qua một thông điệp video trong Ngày Quốc tế Tình huynh đệ đại đồng đầu tiên được cử hành vào thứ Năm 7/2/2021. Ngài kêu gọi một thế giới tôn trọng lẫn nhau, chúng ta có thể chọn trở thành anh chị em để sống còn hoặc là mất tất cả.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đánh dấu Ngày Quốc tế đại đồng nhân loại lần đầu tiên, mừng vào ngày thứ Năm (7/2/21), qua trang mạng do Sheikh Mohammed bin Zayed tổ chức từ Abu Dhabi, với sự tham dự của Đại Giáo Trưởng Grand Imam of Al-Azhar, Ahmad Al-Tayyeb, ông António Guterres, Tổng thư ký LHQ và nhiều yếu nhân khác.
Trong dịp này, qua thông điệp video, Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã góp phần vun góp tình huynh đệ bất chấp những thử thách khó khăn.
“Anh chị em - đó là từ ngữ,” Đức Thánh Cha dùng. “Anh chị em là những người anh chị em của tôi, là những người bạn đồng hành của tôi trong những thử thách và gian nan trong cuộc tranh đấu xây dựng tình huynh đệ.”
Đức Thánh Cha ghi nhận công lao lớn lao đặc biệt của Đại Giáo trưởng Grand Imam, Ahmad Al-Tayyeb, vì những lời chứng và sự cộng tác của ngài trong việc phát hành chung một tài liệu được công bố vào hai năm trước đây. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Thái tử Sheikh Mohammed bin Zayed, của Tiểu vương quốc Abu Dhabi, vì đã tin tưởng thông vào dự án và Thẩm phán Abdel Salam trước sự tham gia tích cực của ông trong quá trình phát triển dự án.
ĐTC Phanxicô nói: “Cảm ơn tất cả các bạn đã cam kết trong tình huynh đệ, vì ngày nay, tình huynh đệ chính là biên giới mới của nhân loại, hoặc chúng ta là anh chi em với nhau hoặc chúng ta tiêu diệt lẫn nhau”.
Không phải là lúc để thờ ơ
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhấn mạnh rằng “ngày nay, không phải là thời gian thờ ơ nữa” và “chúng ta không thể rửa tay” trước tình trạng hiện tại bằng giữ những khoảng cách, bằng sự coi thường và làm ngơ. ĐTC khẳng định rằng chúng ta là anh chị em của nhau, "hoặc mọi sự sẽ sụp đổ", đây chính là biên giới mà chúng ta phải xây dựng - "thách thức của thế kỷ chúng ta và thách thức của thời đại chúng ta."
Tình huynh đệ, Đức Thánh Cha tiếp tục, “có nghĩa là một bàn tay giang rộng. Tình huynh đệ nghĩa là tôn trọng. Tình huynh đệ nghĩa là lắng nghe với trái tim rộng mở. Tình huynh đệ có nghĩa là sự kiên định trong niềm tin của đời người ”bởi vì“ không thể có tình huynh đệ thực sự nếu niềm tin của con người còn đang được thương lượng!”
Chúng ta là anh chị em với nhau bất chấp những khác biệt
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng bất chấp những khác biệt về văn hóa và truyền thống, chúng ta là anh chị em, “được sinh ra bởi cùng một người Cha”. Về phương diện này, tình huynh đệ phải được xây dựng, không phải bằng thương lượng, nhưng bằng sự tôn trọng các nền văn hóa và truyền thống khác nhau của chúng ta.
Đức Thánh Cha xác quyết: “Đây là khoảnh khắc lắng nghe, là khoảnh khắc của sự chấp nhận chân thành, là thời điểm đầy xác tín rằng một thế giới không có tình anh chị em là một thế giới của thù hận!”
ĐTC nhấn mạnh thêm rằng “chúng ta không thể nói chúng ta là anh chị em hoặc không phải là anh chị em”, hay đúng hơn “chúng ta là anh chị em hoặc là kẻ thù của nhau” bởi vì sự thờ ơ là “một hình thái thù địch rất tinh vi”.
“Chúng ta không cần phải có chiến tranh mới trở thành kẻ thù của nhau, coi thường nhau đã đủ là kẻ thù của nhau! Đức Thánh Cha nói thêm rằng đã đến lúc phải chấm dứt thái độ nhìn về một hướng khác và phớt lờ người khác như thể họ không hiện hữu.
Giải thưởng Zayed năm 2021 cho tình huynh đệ nhân loại
Một phần của các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Tình huynh đệ nhân loại là trao Giải thưởng Zayed về “Tình huynh đệ nhân loại” năm 2021 cho ngài Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres, và nhà hoạt động người Pháp gốc Maroc là Latifa Ibn Ziaten.
Phát biểu trước ông Tổng thư ký LHQ, Đức Thánh Cha Phanxicô chúc mừng ông về giải thưởng và bày tỏ lòng biết ơn vì những nỗ lực của ông nhằm thúc đẩy hòa bình “một điều chỉ đạt được bằng một trái tim huynh đệ”.
Hướng sự chú ý của mình tới người được lãnh Giải thưởng Zayed năm 2021 lần thứ hai, cô Latifa Ibn Ziaten, Đức Thánh Cha ghi nhận lời chứng đầy quả của cô về niềm đau mất mát một người con, nhưng cô đã biến niềm đau ấy thành sức mạnh nuôi dưỡng tình yêu và tình huynh đệ.
“Vâng, thưa anh chị em, lời của cô ấy không phải là một niềm tin mơ hồ ‘chúng ta là anh chị em’ mà là một xác tín. Đức Thánh Cha nói: Một niềm tin được bộc phát từ nỗi đau, từ vết thương của cô ấy.
“Cha cám ơn lời chứng của con,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Và cảm ơn con đã là người mẹ của bé trai, của nhiều trẻ em, vì hôm nay nhân loại đang lắng nghe con và học hỏi nơi con: con đường của tình huynh đệ, của tình anh chị em, hoặc chúng ta mất tất cả!”
Đức Thánh Cha Phanxicô nêu bật chủ đề tình huynh đệ qua một thông điệp video trong Ngày Quốc tế Tình huynh đệ đại đồng đầu tiên được cử hành vào thứ Năm 7/2/2021. Ngài kêu gọi một thế giới tôn trọng lẫn nhau, chúng ta có thể chọn trở thành anh chị em để sống còn hoặc là mất tất cả.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đánh dấu Ngày Quốc tế đại đồng nhân loại lần đầu tiên, mừng vào ngày thứ Năm (7/2/21), qua trang mạng do Sheikh Mohammed bin Zayed tổ chức từ Abu Dhabi, với sự tham dự của Đại Giáo Trưởng Grand Imam of Al-Azhar, Ahmad Al-Tayyeb, ông António Guterres, Tổng thư ký LHQ và nhiều yếu nhân khác.
Trong dịp này, qua thông điệp video, Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã góp phần vun góp tình huynh đệ bất chấp những thử thách khó khăn.
“Anh chị em - đó là từ ngữ,” Đức Thánh Cha dùng. “Anh chị em là những người anh chị em của tôi, là những người bạn đồng hành của tôi trong những thử thách và gian nan trong cuộc tranh đấu xây dựng tình huynh đệ.”
Đức Thánh Cha ghi nhận công lao lớn lao đặc biệt của Đại Giáo trưởng Grand Imam, Ahmad Al-Tayyeb, vì những lời chứng và sự cộng tác của ngài trong việc phát hành chung một tài liệu được công bố vào hai năm trước đây. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với Thái tử Sheikh Mohammed bin Zayed, của Tiểu vương quốc Abu Dhabi, vì đã tin tưởng thông vào dự án và Thẩm phán Abdel Salam trước sự tham gia tích cực của ông trong quá trình phát triển dự án.
ĐTC Phanxicô nói: “Cảm ơn tất cả các bạn đã cam kết trong tình huynh đệ, vì ngày nay, tình huynh đệ chính là biên giới mới của nhân loại, hoặc chúng ta là anh chi em với nhau hoặc chúng ta tiêu diệt lẫn nhau”.
Không phải là lúc để thờ ơ
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhấn mạnh rằng “ngày nay, không phải là thời gian thờ ơ nữa” và “chúng ta không thể rửa tay” trước tình trạng hiện tại bằng giữ những khoảng cách, bằng sự coi thường và làm ngơ. ĐTC khẳng định rằng chúng ta là anh chị em của nhau, "hoặc mọi sự sẽ sụp đổ", đây chính là biên giới mà chúng ta phải xây dựng - "thách thức của thế kỷ chúng ta và thách thức của thời đại chúng ta."
Tình huynh đệ, Đức Thánh Cha tiếp tục, “có nghĩa là một bàn tay giang rộng. Tình huynh đệ nghĩa là tôn trọng. Tình huynh đệ nghĩa là lắng nghe với trái tim rộng mở. Tình huynh đệ có nghĩa là sự kiên định trong niềm tin của đời người ”bởi vì“ không thể có tình huynh đệ thực sự nếu niềm tin của con người còn đang được thương lượng!”
Chúng ta là anh chị em với nhau bất chấp những khác biệt
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng bất chấp những khác biệt về văn hóa và truyền thống, chúng ta là anh chị em, “được sinh ra bởi cùng một người Cha”. Về phương diện này, tình huynh đệ phải được xây dựng, không phải bằng thương lượng, nhưng bằng sự tôn trọng các nền văn hóa và truyền thống khác nhau của chúng ta.
Đức Thánh Cha xác quyết: “Đây là khoảnh khắc lắng nghe, là khoảnh khắc của sự chấp nhận chân thành, là thời điểm đầy xác tín rằng một thế giới không có tình anh chị em là một thế giới của thù hận!”
ĐTC nhấn mạnh thêm rằng “chúng ta không thể nói chúng ta là anh chị em hoặc không phải là anh chị em”, hay đúng hơn “chúng ta là anh chị em hoặc là kẻ thù của nhau” bởi vì sự thờ ơ là “một hình thái thù địch rất tinh vi”.
“Chúng ta không cần phải có chiến tranh mới trở thành kẻ thù của nhau, coi thường nhau đã đủ là kẻ thù của nhau! Đức Thánh Cha nói thêm rằng đã đến lúc phải chấm dứt thái độ nhìn về một hướng khác và phớt lờ người khác như thể họ không hiện hữu.
Giải thưởng Zayed năm 2021 cho tình huynh đệ nhân loại
Một phần của các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Tình huynh đệ nhân loại là trao Giải thưởng Zayed về “Tình huynh đệ nhân loại” năm 2021 cho ngài Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres, và nhà hoạt động người Pháp gốc Maroc là Latifa Ibn Ziaten.
Phát biểu trước ông Tổng thư ký LHQ, Đức Thánh Cha Phanxicô chúc mừng ông về giải thưởng và bày tỏ lòng biết ơn vì những nỗ lực của ông nhằm thúc đẩy hòa bình “một điều chỉ đạt được bằng một trái tim huynh đệ”.
Hướng sự chú ý của mình tới người được lãnh Giải thưởng Zayed năm 2021 lần thứ hai, cô Latifa Ibn Ziaten, Đức Thánh Cha ghi nhận lời chứng đầy quả của cô về niềm đau mất mát một người con, nhưng cô đã biến niềm đau ấy thành sức mạnh nuôi dưỡng tình yêu và tình huynh đệ.
“Vâng, thưa anh chị em, lời của cô ấy không phải là một niềm tin mơ hồ ‘chúng ta là anh chị em’ mà là một xác tín. Đức Thánh Cha nói: Một niềm tin được bộc phát từ nỗi đau, từ vết thương của cô ấy.
“Cha cám ơn lời chứng của con,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Và cảm ơn con đã là người mẹ của bé trai, của nhiều trẻ em, vì hôm nay nhân loại đang lắng nghe con và học hỏi nơi con: con đường của tình huynh đệ, của tình anh chị em, hoặc chúng ta mất tất cả!”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày họp mặt truyền thống, Chúc Tết quý Đức Cha của Ban Hành Giáo GP Xuân Lộc
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
10:16 04/02/2021
Mỗi năm, vào những ngày cận Tết, Ban Hành Giáo Giáo phận lại có ngày Truyền thống để gặp gỡ nhau, và nhất là cùng nhau Chúc Tết quý Đức Cha trong tâm tình đoàn con của Giáo phận.
Vì thế, sáng Chúa Nhật 31/1/2021 vừa qua, gần 800 các vị trong ban hành giáo thuộc các giáo xứ đã tề tựu về Tòa Giám Mục để tham dự ngày Truyền thống này. Cùng đồng hành trong những sự kiện của ban hành giáo Giáo phận, luôn có sự hiện diện của Cha Giuse Nguyễn Ý Định, Đặc Trách Ban Giáo dân, và Cha Đa Minh Vũ Kim Khanh, Phó ban.
Ngoài những thời gian chuyện trò, gặp gỡ, sinh hoạt giao lưu trước và trong chương trình, các quý chức còn được sắp xếp thời gian để gặp gỡ Cha Đặc trách, nhất là lắng nghe các huấn từ và chia sẻ của quý Đức Cha Giáo phận. Và sau cùng, ngày họp mặt đã dành thời gian để quý chức gặp gỡ Chúa Giêsu nơi Thánh Thể và Lời của Ngài.
Xem Hình
Với cuộc gặp gỡ với Cha Đặc Trách Giuse vào lúc 8g45, quý chức ban hành giáo được lắng nghe về những chương trình sắp tới của ban hành giáo, đặc biệt là việc kết thúc nhiệm kỳ ban hành giáo (2017-2021) và thực hiện bầu ban hành giáo mới. Trước những gì sắp diễn ra, Cha Đặc Trách đã nhắc lại cho mọi người về vai trò của ban hành giáo trong giáo xứ, cũng như nói đến trách nhiệm, bổn phận và tinh thần phục vụ của quý chức ban hành giáo. Cha nhấn mạnh rằng, dù sắp kết thúc, nhưng tinh thần phục vụ của ban hành giáo, của quý chức vẫn phải trước sau như một, cần phải mang lấy một tinh thần phục vụ của người môn đệ Đức Kitô.
9g15, chương trình được tiếp nối với phần lắng nghe huấn từ của Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân với ba nội dung thiết yếu bao gồm: sống chủ đề năm Mục vụ “Gia đình trở thành mái ấm của lòng thương xót; Đồng hành với người trẻ trong gia đình”; sống Năm Thánh Kính Thánh Giuse với tình yêu và đón lấy những ơn Toàn xá; và chúc Xuân Tân Sửu đến mọi người.
Như một bản tóm tắt của cả thần học và Kinh Thánh, Đức Cha Gioan đã nói về lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho con người trong lịch sử cứu độ, trong lời rao giảng, huấn giáo và hành động của Chúa Giêsu, trong ý nghĩa Kinh Lạy Cha khi xin Cha tha thứ và xin giúp tha thứ cho tha nhân…Để rồi, như Đức Cha mời gọi “Trong gia đình, quý chức hãy dùng lòng thương xót để nâng đỡ nhau, mang lại sự hiệp thông, sự bình an sâu xa trong gia đình[…] Hãy để cho lòng Chúa thương xót bao trùm trên gia đình quý vị, và truyền trao lòng thương xót đó cho con cái, để chúng cũng sẽ đem lòng thương xót của Thiên Chúa đó đến cho người khác.” Với nội dung thứ hai, Đức Cha đề cập đến Năm Thánh Kính Thánh Giuse mà Giáo phận đã hiệp thông với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Giáo Hội Hoàn Cầu như mục đích Đức Cha Chánh Giáo phận mong muốn “mọi người sẽ đi sâu vào mối thân tình với Thánh Giuse như đã dành cho Đức Maria.” Từ Tông Thư “Trái tim người cha – Patris Corde”, Đức Cha đã cho thấy vai trò đặc biệt, lớn lao của Thánh Giuse – giống như Đức Mẹ- trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, khi mà Tin Mừng thường nhắc đến “Thánh Giuse bên cạnh Hài Nhi và Mẹ Người”. “Nếu Thánh Giuse ở bên cạnh Hài Nhi và Mẹ Người, thì Ngài cũng ở bên cạnh Giáo Hội,” đồng nghĩa với việc Thánh Giuse cũng ở bên cạnh mỗi con cái của Giáo Hội. Để rồi, Đức Cha Gioan mời gọi quý chức và gia đình họ hãy cố gắng tận dụng cơ hội để lãnh lấy ơn toàn xá theo cách Giáo Hội chỉ dạy trong Năm Thánh này. Và cuối cùng, trong lời chúc Xuân Tân Sửu, Đức Cha chúc quý chức sẽ sống được tính ngay thẳng (biểu tượng cây trúc), sự liêm khiết (hoa sen giữa bùn lầy), và tinh thần phục vụ không biết mệt mỏi (con trâu trong đời thường).
Sau ít phút giải lao, quý chức đã vui mừng được Đức Cha Chánh Giáo Phận, Đức Cha Cố Đa Minh và Đức Cha Gioan đến gặp gỡ và chúc Xuân ngay tại hội trường Tòa Giám Mục. Với tâm tình của đoàn con, trước những ngày chuẩn bị đón Năm Mới Tân Sửu, một vị đại diện Ban Hành Giáo Giáo Phận đã kính dâng lên từng Đức Cha những tâm tình sâu lắng của họ. Từ hiện tại, với những gì sẽ thay đổi trong Giáo phận vào thời gian tới, quý chức ban hành giáo dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn, và đồng thời cũng tri ân đặc biệt đến từng Đức Cha về tình yêu thương và những gì mà các ngài đã dành và làm cho Giáo phận, không chỉ trong năm qua, nhưng còn là trong suốt thời gian quý Đức Cha coi sóc Giáo phận. Cũng trong tâm tình này, vị đại diện đã thay mặt quý chức để xin lỗi quý Đức Cha vì những gì họ thiếu sót trong bổn phận và trách nhiệm trong năm qua, đặc biệt trong nhiệm kỳ mà quý chức lãnh nhận. Và lời chúc Xuân mới đến quý Đức Cha thật giản dị nhưng đầy đủ và ý nghĩa “Kính chúc quý Đức Cha tràn đầy ơn Chúa Thánh Linh với những Phúc, Lộc, Thọ…”
Đáp từ lại lời chúc Tết của quý chức ban hành giáo, từng Đức Cha đã có lời chúc dành cho họ ý nghĩa và đầy tình yêu thương.
Với Đức Cha Gioan, Ngài đã cầu chúc cho quý chức có được “một Mùa Xuân Mới của đức tin: mùa Xuân của Chúa Kitô Phục Sinh”, để rồi, họ sẽ đâm chồi nảy lộc- hạt được 30, hạt 60, hạt 100-, làm nên những sắc xuân, bầu khí của “mùa xuân trong Đức Kitô Phục Sinh.”
Còn với Đức Cha Cố Đa Minh, dù giọng run nhưng lại chắc và khỏe, Đức Cha bắt đầu lời chúc bằng việc mời mọi người cùng hát vang bài “Gặp gỡ Đức Kitô”. Để rồi, trong bầu khí hân hoan này, Đức Cha chúc quý chức “Năm Mới được đầy tràn ân sủng, bình an và sức khỏe để phục vụ, với mục đích để cho Chúa được vinh danh.”
Cuối cùng, trong lời đáp từ với vai trò Giám mục Giáo Phạn, Đức Cha Chánh Giuse đã bày tỏ niềm vui khi nhìn thấy đông đảo quý ban hành giáo giáo xứ từ khắp nơi trở về “Ngôi Nhà Tổ” của Giáo Phận, cho dẫu những biến động của xã hội bên ngoài cũng không làm “chùn chân” mọi người. Tiếp đến, Đức Cha Chánh ngỏ lời cám ơn về tất cả những gì họ đã cộng tác với các cha xứ, để xây dựng giáo xứ và Giáo phận. Với những ngày tháng cuối nhiệm kỳ của quý ban hành giáo, Đức Cha Giuse nhắn gửi “Dù là thời gian của nhiệm kỳ cuối, nhưng xin quý chức hãy hăng say phục vụ cho đến giây phút cuối cùng để làm cho Giáo phận được sống động và sống động hơn.” Ngài nhắn gửi họ “hãy truyền đạt sự hăng say nhiệt thành đó cho con cháu mình”, để “chúng có sự hăng say nhiệt thành hơn chúng ta, hơn chúng ta về mọi mặt. Và đó là phúc vì ‘Con hơn cha là nhà có phúc.’ ” Cũng vẫn mang trong mình thao thức về một giáo phận sống lòng Chúa thương xót, Đức Cha tha thiết mời gọi từng quý chức “Hãy trở nên “muối” của lòng Chúa thương xót, và đưa “muối” đó vào trong gia đình, giáo xứ, và mọi nơi...Xin hãy rắc nhiều hơn nữa những hạt muối của lòng thương xót trong địa bàn mình.” Và như vậy, Đức Cha kết luận, các gia đình, nhất là những gia đình của họ, sẽ trở thành mái ấm của yêu thương, mái ấm của lòng thương xót, Giáo phận sẽ trở thành thánh địa của lòng Chúa thương xót.
Trước khi ngày họp mặt kết thúc, các quý chức đã quy tụ nhau tham dự giờ Chầu Thánh Thể. Trong sâu lắng của việc chiêm ngắm Chúa Giêsu nơi Thánh Thể và suy niệm Lời Chúa (Mc 4, 35-41), những quý chức ban hành giáo được khích lệ để vững tin rằng, cho dẫu đôi lúc “con thuyền” cuộc đời hoặc “con thuyền” sứ vụ của họ có chao đảo, chòng trành, nhưng Chúa vẫn ở giữa con thuyền của họ để, trợ giúp và đỡ nâng từng quý chức trung kiên và hăng say phục vụ cho đến giây phút cuối cùng, không phải là ở cuối nhiệm kỳ, nhưng là cuối cả cuộc đời họ.
Bữa tiệc trưa do quý Đức Cha thiết đãi lại một lần nữa cho mọi người tham dự cảm nhận sự yêu thương trong “Ngôi Nhà Tổ” này.
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Vì thế, sáng Chúa Nhật 31/1/2021 vừa qua, gần 800 các vị trong ban hành giáo thuộc các giáo xứ đã tề tựu về Tòa Giám Mục để tham dự ngày Truyền thống này. Cùng đồng hành trong những sự kiện của ban hành giáo Giáo phận, luôn có sự hiện diện của Cha Giuse Nguyễn Ý Định, Đặc Trách Ban Giáo dân, và Cha Đa Minh Vũ Kim Khanh, Phó ban.
Ngoài những thời gian chuyện trò, gặp gỡ, sinh hoạt giao lưu trước và trong chương trình, các quý chức còn được sắp xếp thời gian để gặp gỡ Cha Đặc trách, nhất là lắng nghe các huấn từ và chia sẻ của quý Đức Cha Giáo phận. Và sau cùng, ngày họp mặt đã dành thời gian để quý chức gặp gỡ Chúa Giêsu nơi Thánh Thể và Lời của Ngài.
Xem Hình
Với cuộc gặp gỡ với Cha Đặc Trách Giuse vào lúc 8g45, quý chức ban hành giáo được lắng nghe về những chương trình sắp tới của ban hành giáo, đặc biệt là việc kết thúc nhiệm kỳ ban hành giáo (2017-2021) và thực hiện bầu ban hành giáo mới. Trước những gì sắp diễn ra, Cha Đặc Trách đã nhắc lại cho mọi người về vai trò của ban hành giáo trong giáo xứ, cũng như nói đến trách nhiệm, bổn phận và tinh thần phục vụ của quý chức ban hành giáo. Cha nhấn mạnh rằng, dù sắp kết thúc, nhưng tinh thần phục vụ của ban hành giáo, của quý chức vẫn phải trước sau như một, cần phải mang lấy một tinh thần phục vụ của người môn đệ Đức Kitô.
9g15, chương trình được tiếp nối với phần lắng nghe huấn từ của Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân với ba nội dung thiết yếu bao gồm: sống chủ đề năm Mục vụ “Gia đình trở thành mái ấm của lòng thương xót; Đồng hành với người trẻ trong gia đình”; sống Năm Thánh Kính Thánh Giuse với tình yêu và đón lấy những ơn Toàn xá; và chúc Xuân Tân Sửu đến mọi người.
Sau ít phút giải lao, quý chức đã vui mừng được Đức Cha Chánh Giáo Phận, Đức Cha Cố Đa Minh và Đức Cha Gioan đến gặp gỡ và chúc Xuân ngay tại hội trường Tòa Giám Mục. Với tâm tình của đoàn con, trước những ngày chuẩn bị đón Năm Mới Tân Sửu, một vị đại diện Ban Hành Giáo Giáo Phận đã kính dâng lên từng Đức Cha những tâm tình sâu lắng của họ. Từ hiện tại, với những gì sẽ thay đổi trong Giáo phận vào thời gian tới, quý chức ban hành giáo dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn, và đồng thời cũng tri ân đặc biệt đến từng Đức Cha về tình yêu thương và những gì mà các ngài đã dành và làm cho Giáo phận, không chỉ trong năm qua, nhưng còn là trong suốt thời gian quý Đức Cha coi sóc Giáo phận. Cũng trong tâm tình này, vị đại diện đã thay mặt quý chức để xin lỗi quý Đức Cha vì những gì họ thiếu sót trong bổn phận và trách nhiệm trong năm qua, đặc biệt trong nhiệm kỳ mà quý chức lãnh nhận. Và lời chúc Xuân mới đến quý Đức Cha thật giản dị nhưng đầy đủ và ý nghĩa “Kính chúc quý Đức Cha tràn đầy ơn Chúa Thánh Linh với những Phúc, Lộc, Thọ…”
Đáp từ lại lời chúc Tết của quý chức ban hành giáo, từng Đức Cha đã có lời chúc dành cho họ ý nghĩa và đầy tình yêu thương.
Với Đức Cha Gioan, Ngài đã cầu chúc cho quý chức có được “một Mùa Xuân Mới của đức tin: mùa Xuân của Chúa Kitô Phục Sinh”, để rồi, họ sẽ đâm chồi nảy lộc- hạt được 30, hạt 60, hạt 100-, làm nên những sắc xuân, bầu khí của “mùa xuân trong Đức Kitô Phục Sinh.”
Còn với Đức Cha Cố Đa Minh, dù giọng run nhưng lại chắc và khỏe, Đức Cha bắt đầu lời chúc bằng việc mời mọi người cùng hát vang bài “Gặp gỡ Đức Kitô”. Để rồi, trong bầu khí hân hoan này, Đức Cha chúc quý chức “Năm Mới được đầy tràn ân sủng, bình an và sức khỏe để phục vụ, với mục đích để cho Chúa được vinh danh.”
Cuối cùng, trong lời đáp từ với vai trò Giám mục Giáo Phạn, Đức Cha Chánh Giuse đã bày tỏ niềm vui khi nhìn thấy đông đảo quý ban hành giáo giáo xứ từ khắp nơi trở về “Ngôi Nhà Tổ” của Giáo Phận, cho dẫu những biến động của xã hội bên ngoài cũng không làm “chùn chân” mọi người. Tiếp đến, Đức Cha Chánh ngỏ lời cám ơn về tất cả những gì họ đã cộng tác với các cha xứ, để xây dựng giáo xứ và Giáo phận. Với những ngày tháng cuối nhiệm kỳ của quý ban hành giáo, Đức Cha Giuse nhắn gửi “Dù là thời gian của nhiệm kỳ cuối, nhưng xin quý chức hãy hăng say phục vụ cho đến giây phút cuối cùng để làm cho Giáo phận được sống động và sống động hơn.” Ngài nhắn gửi họ “hãy truyền đạt sự hăng say nhiệt thành đó cho con cháu mình”, để “chúng có sự hăng say nhiệt thành hơn chúng ta, hơn chúng ta về mọi mặt. Và đó là phúc vì ‘Con hơn cha là nhà có phúc.’ ” Cũng vẫn mang trong mình thao thức về một giáo phận sống lòng Chúa thương xót, Đức Cha tha thiết mời gọi từng quý chức “Hãy trở nên “muối” của lòng Chúa thương xót, và đưa “muối” đó vào trong gia đình, giáo xứ, và mọi nơi...Xin hãy rắc nhiều hơn nữa những hạt muối của lòng thương xót trong địa bàn mình.” Và như vậy, Đức Cha kết luận, các gia đình, nhất là những gia đình của họ, sẽ trở thành mái ấm của yêu thương, mái ấm của lòng thương xót, Giáo phận sẽ trở thành thánh địa của lòng Chúa thương xót.
Trước khi ngày họp mặt kết thúc, các quý chức đã quy tụ nhau tham dự giờ Chầu Thánh Thể. Trong sâu lắng của việc chiêm ngắm Chúa Giêsu nơi Thánh Thể và suy niệm Lời Chúa (Mc 4, 35-41), những quý chức ban hành giáo được khích lệ để vững tin rằng, cho dẫu đôi lúc “con thuyền” cuộc đời hoặc “con thuyền” sứ vụ của họ có chao đảo, chòng trành, nhưng Chúa vẫn ở giữa con thuyền của họ để, trợ giúp và đỡ nâng từng quý chức trung kiên và hăng say phục vụ cho đến giây phút cuối cùng, không phải là ở cuối nhiệm kỳ, nhưng là cuối cả cuộc đời họ.
Bữa tiệc trưa do quý Đức Cha thiết đãi lại một lần nữa cho mọi người tham dự cảm nhận sự yêu thương trong “Ngôi Nhà Tổ” này.
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Xuân Tân Sửu
+GM. Phêrô Huỳnh Văn Hai
10:45 04/02/2021
Thư Gửi Sinh Viên, Học Sinh Công Giáo Nhân Dịp Mừng Xuân Tân Sửu
Các con thân mến,
Năm Canh Tý đang dần khép lại bằng những ngày cuối tháng Chạp. Đông tàn Xuân lại đến. Trong bối cảnh nầy, tất cả mọi người Việt Nam, từ người trẻ đến người già đều chuẩn bị đón mừng năm mới Tân Sửu 2021. Tết đến, mọi công việc thường nhật sẽ tạm gác lại để đón chào năm mới. Các con cũng sẽ có những ngày nghỉ ngơi, để vui xuân với gia đình, đón Tết với dân tộc, cầu mong cho một năm mới nhiều điều tốt đẹp hơn. Trước thềm năm mới này, cha muốn nói với các con rằng: chúng ta đừng quên cám tạ ơn Chúa vì những ơn lành mà Người đã ban trong một năm qua, bởi vì, nói theo Thánh Phalô: “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Ki-tô Giê-su” (1 Tx 5, 18). Hơn thế nữa, việc tạ ơn Chúa là một hồng ân cao cả, vì những lời ấy đem lại cho chúng ta ơn cứu độ muôn đời (x. Kinh Tiền Tụng Chung, IV).
1. Lời tạ ơn cuối năm
Phía trên, cha đã trích lại lời thư Thánh Phaolô nói về tạ ơn, và để khuyến khích các con cùng với cha sống tâm tình tạ ơn Chúa mạnh hơn, nhiều hơn nữa trong những ngày đặc biệt này, chúng ta cùng theo dõi Thánh vịnh : “Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày đầu của đời con khởi sự” (Tv 139, 16). Như vậy, tạ ơn Chúa phải luôn luôn là một việc làm thường xuyên. Cha ước mong lời tạ ơn trong thời điểm cuối năm này được ý thức và lan tỏa nơi tâm hồn của mọi con dân Đất Việt: như một ân huệ đặc biệt, Thiên Chúa đã ban cho quê hương chúng ta bình an trước sự càn quét hãi hùng của đại dịch Covid - 19. Dù có những xáo trộn và tổn thất nhất định về nhiều lãnh vực, nhưng cho tới thời điểm này, sánh với những vùng miền khác trên thế giới, quê hương chúng ta có thể nói là yên ổn thanh bình. Biết rằng, trong những ngày qua, dịch bệnh bất ngờ bùng phát tại một số tỉnh thành, nhưng với nỗ lực của các nhà hữu trách và sự quan tâm phòng bệnh của mọi người, chúng ta hy vọng rằng: mọi sự sẽ được trở nên tốt đẹp hơn.
Khi chia sẻ với các con những điều này, cha liên tưởng nhiều đến câu chuyện của mười người phong hủi trong phúc âm. Sau khi được chữa lành, chỉ có duy nhất một người biết quay lại để tạ ơn Chúa (x. Lc 17, 11 – 19). Phải chăng những người còn lại nghĩ rằng: đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó, hoặc đương nhiên là Chúa phải chữa lành cho tôi, nên chẳng có lý do gì để tạ ơn Chúa. Câu hỏi biểu lộ sự ngạc nhiên của Chúa Giêsu lúc đó và ngữ cảnh của câu chuyện này cho cha xác tín rằng: trong ngày hôm ấy, nhờ ơn Chúa ban, tất cả đã được chữa lành. Câu chuyện đó nhắc nhở chúng ta: hãy tạ ơn Chúa mỗi ngày trong cuộc sống. Những ngày cuối năm này, chính là thời khắc đặc biệt để dâng lời tạ ơn, cầu xin một năm mới đang về với nhiều hồng ân mới.
2. Ước nguyện đầu xuân
Có lẽ mọi người đều đồng ý rằng: trên khắp mọi miền đất nước, chưa có một lễ hội hay sự kiện nào mang nhiều sắc thái và ý nghĩa như là Tết Nguyên Đán. Tất cả mọi lễ nghi, phong tục tập quán vùng miền trong những ngày này, đều hướng tới một ước nguyện cho năm mới nhiều điều tốt lành nhất. Với đức tin Kitô giáo, chúng ta hãy biến những ước nguyện ấy thành lời cầu xin dâng lên Chúa Xuân nhân lành. Trong thời khắc thiêng liêng của những ngày đầu năm, có thể các con sẽ thưa lên với Chúa nhiều điều, nhưng cùng với cha, các con hãy xin Người ban cho đất nước chúng ta được thái bình thịnh vượng, mọi người đều được hưởng niềm vui và những quyền lợi chính đáng trong cuộc sống. Đồng thời, trong bầu khí sum họp gia đình, các con hãy cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ, thân nhân và cả bạn bè của mình nữa, vì đó là chiếc nôi ấm cúng và an toàn nhất cho các con vào đời. Sau cùng, với tất cả ý nguyện trong lời kinh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho đất nước và thế giới sớm thoát khỏi con đại dịch Covid - 19 này, để mọi người được trở về với công việc mưu sinh hàng ngày của mình. Đó cũng là các ý nguyện chính yếu của người Công Giáo Việt Nam trong ba thánh lễ đầu năm: Mùng 01 – Cầu bình an năm mới; Mùng 02 – Kính nhớ ông bà tổ tiên; Mùng 03 – Thánh hóa công việc. Cha đoán rằng: khi đọc bức thư này, có thể các con đã lên kế hoạch cho những ngày Tết, điều đó là cần thiết. Tuy nhiên, ngay trong Thánh lễ đầu tiên của năm mới, Chúa đã nói với chúng ta rằng: “Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ khác, Người sẽ ban cho sau” (Mt 6, 33). Vậy, các con hãy cố gắng tham dự đầy đủ các Thánh lễ đầu năm. Đó chính là lúc các con sống và thể hiện niềm tin vào Nước Trời là Mùa Xuân Vĩnh Cửu.
3. Chúc mừng năm mới
Các con thân mến,
Mùa xuân là thời gian của những điều mới mẻ. Năm mới Tân Sửu đang về, mang theo nhiều hy vọng và mở ra những cánh cửa mới. Với hình ảnh thật đẹp của con trâu trong thơ văn Việt Nam và trong ký ức tuổi thơ, cha mến chúc các con một năm mới phúc đức, khỏe mạnh, an lành. Cha cũng ước mong mỗi ngày của năm Tân Sửu sẽ là một món quà đặc biệt của Chúa dành cho các con. Xin Chúa thương ban cho các con một năm mới siêng năng trong học tập, cần cù trong rèn luyện bản thân, đạt nhiều kết quả mỹ mãn trong học tập.
CHÚC MỪNG NĂM MỚI TÂN SỬU với muôn ơn lành của Thiên Chúa trên toàn thể gia quyến của các con.
Vĩnh Long, ngày 23 tháng Chạp năm 2020.
Phêrô Huỳnh Văn Hai
Giám mục Giáo Phận Vĩnh Long
Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo
Các con thân mến,
Năm Canh Tý đang dần khép lại bằng những ngày cuối tháng Chạp. Đông tàn Xuân lại đến. Trong bối cảnh nầy, tất cả mọi người Việt Nam, từ người trẻ đến người già đều chuẩn bị đón mừng năm mới Tân Sửu 2021. Tết đến, mọi công việc thường nhật sẽ tạm gác lại để đón chào năm mới. Các con cũng sẽ có những ngày nghỉ ngơi, để vui xuân với gia đình, đón Tết với dân tộc, cầu mong cho một năm mới nhiều điều tốt đẹp hơn. Trước thềm năm mới này, cha muốn nói với các con rằng: chúng ta đừng quên cám tạ ơn Chúa vì những ơn lành mà Người đã ban trong một năm qua, bởi vì, nói theo Thánh Phalô: “Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Ki-tô Giê-su” (1 Tx 5, 18). Hơn thế nữa, việc tạ ơn Chúa là một hồng ân cao cả, vì những lời ấy đem lại cho chúng ta ơn cứu độ muôn đời (x. Kinh Tiền Tụng Chung, IV).
1. Lời tạ ơn cuối năm
Phía trên, cha đã trích lại lời thư Thánh Phaolô nói về tạ ơn, và để khuyến khích các con cùng với cha sống tâm tình tạ ơn Chúa mạnh hơn, nhiều hơn nữa trong những ngày đặc biệt này, chúng ta cùng theo dõi Thánh vịnh : “Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy; mọi ngày đời được dành sẵn cho con đều thấy ghi trong sổ sách Ngài, trước khi ngày đầu của đời con khởi sự” (Tv 139, 16). Như vậy, tạ ơn Chúa phải luôn luôn là một việc làm thường xuyên. Cha ước mong lời tạ ơn trong thời điểm cuối năm này được ý thức và lan tỏa nơi tâm hồn của mọi con dân Đất Việt: như một ân huệ đặc biệt, Thiên Chúa đã ban cho quê hương chúng ta bình an trước sự càn quét hãi hùng của đại dịch Covid - 19. Dù có những xáo trộn và tổn thất nhất định về nhiều lãnh vực, nhưng cho tới thời điểm này, sánh với những vùng miền khác trên thế giới, quê hương chúng ta có thể nói là yên ổn thanh bình. Biết rằng, trong những ngày qua, dịch bệnh bất ngờ bùng phát tại một số tỉnh thành, nhưng với nỗ lực của các nhà hữu trách và sự quan tâm phòng bệnh của mọi người, chúng ta hy vọng rằng: mọi sự sẽ được trở nên tốt đẹp hơn.
Khi chia sẻ với các con những điều này, cha liên tưởng nhiều đến câu chuyện của mười người phong hủi trong phúc âm. Sau khi được chữa lành, chỉ có duy nhất một người biết quay lại để tạ ơn Chúa (x. Lc 17, 11 – 19). Phải chăng những người còn lại nghĩ rằng: đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nào đó, hoặc đương nhiên là Chúa phải chữa lành cho tôi, nên chẳng có lý do gì để tạ ơn Chúa. Câu hỏi biểu lộ sự ngạc nhiên của Chúa Giêsu lúc đó và ngữ cảnh của câu chuyện này cho cha xác tín rằng: trong ngày hôm ấy, nhờ ơn Chúa ban, tất cả đã được chữa lành. Câu chuyện đó nhắc nhở chúng ta: hãy tạ ơn Chúa mỗi ngày trong cuộc sống. Những ngày cuối năm này, chính là thời khắc đặc biệt để dâng lời tạ ơn, cầu xin một năm mới đang về với nhiều hồng ân mới.
2. Ước nguyện đầu xuân
Có lẽ mọi người đều đồng ý rằng: trên khắp mọi miền đất nước, chưa có một lễ hội hay sự kiện nào mang nhiều sắc thái và ý nghĩa như là Tết Nguyên Đán. Tất cả mọi lễ nghi, phong tục tập quán vùng miền trong những ngày này, đều hướng tới một ước nguyện cho năm mới nhiều điều tốt lành nhất. Với đức tin Kitô giáo, chúng ta hãy biến những ước nguyện ấy thành lời cầu xin dâng lên Chúa Xuân nhân lành. Trong thời khắc thiêng liêng của những ngày đầu năm, có thể các con sẽ thưa lên với Chúa nhiều điều, nhưng cùng với cha, các con hãy xin Người ban cho đất nước chúng ta được thái bình thịnh vượng, mọi người đều được hưởng niềm vui và những quyền lợi chính đáng trong cuộc sống. Đồng thời, trong bầu khí sum họp gia đình, các con hãy cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ, thân nhân và cả bạn bè của mình nữa, vì đó là chiếc nôi ấm cúng và an toàn nhất cho các con vào đời. Sau cùng, với tất cả ý nguyện trong lời kinh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho đất nước và thế giới sớm thoát khỏi con đại dịch Covid - 19 này, để mọi người được trở về với công việc mưu sinh hàng ngày của mình. Đó cũng là các ý nguyện chính yếu của người Công Giáo Việt Nam trong ba thánh lễ đầu năm: Mùng 01 – Cầu bình an năm mới; Mùng 02 – Kính nhớ ông bà tổ tiên; Mùng 03 – Thánh hóa công việc. Cha đoán rằng: khi đọc bức thư này, có thể các con đã lên kế hoạch cho những ngày Tết, điều đó là cần thiết. Tuy nhiên, ngay trong Thánh lễ đầu tiên của năm mới, Chúa đã nói với chúng ta rằng: “Tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ khác, Người sẽ ban cho sau” (Mt 6, 33). Vậy, các con hãy cố gắng tham dự đầy đủ các Thánh lễ đầu năm. Đó chính là lúc các con sống và thể hiện niềm tin vào Nước Trời là Mùa Xuân Vĩnh Cửu.
3. Chúc mừng năm mới
Các con thân mến,
Mùa xuân là thời gian của những điều mới mẻ. Năm mới Tân Sửu đang về, mang theo nhiều hy vọng và mở ra những cánh cửa mới. Với hình ảnh thật đẹp của con trâu trong thơ văn Việt Nam và trong ký ức tuổi thơ, cha mến chúc các con một năm mới phúc đức, khỏe mạnh, an lành. Cha cũng ước mong mỗi ngày của năm Tân Sửu sẽ là một món quà đặc biệt của Chúa dành cho các con. Xin Chúa thương ban cho các con một năm mới siêng năng trong học tập, cần cù trong rèn luyện bản thân, đạt nhiều kết quả mỹ mãn trong học tập.
CHÚC MỪNG NĂM MỚI TÂN SỬU với muôn ơn lành của Thiên Chúa trên toàn thể gia quyến của các con.
Vĩnh Long, ngày 23 tháng Chạp năm 2020.
Phêrô Huỳnh Văn Hai
Giám mục Giáo Phận Vĩnh Long
Chủ tịch Ủy Ban Giáo Dục Công Giáo
Giáo xứ Tân Việt Hội Chợ Mừng Xuân Tân Sửu.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
21:58 04/02/2021
Hòa trong niềm vui chuẩn bị đón mừng năm mới Tân Sửu, Gia đình TNTT giáo xứ Tân Việt lại tổ chức hội chợ xuân cho các em đang theo học các lớp giáo lý tại giáo xứ. Với mục đích mang đến cho các em niềm vui trong dịp tết cổ truyền cũng như khích lệ siêng năng tham dự Thánh lễ và học giáo lý.
Cùng chung tay với các bạn HT_ GLV còn có Ban thường vụ HĐMV, các giáo họ, các đoàn thể cùng tham dự. Đoàn thì trò chơi, đoàn thì ẩm thực tạo sự phong phú và đa dạng với mục đích mang lại tiếng cười, tiếng cười sau một học kỳ mệt mỏi. Các đoàn thể, các giáo họ tham dự tuy mệt mỏi nhưng rất vui khi thấy những nụ cười rạng rỡ trên môi các em.
Xem Hình
Trong hội chợ xuãn còn có phần rút thăm trúng thưởng. Các phần quà tương đối đa dạng và chất lượng, dù quà nhiều hay ít nhưng nhìn những khuôn mặt vui vẻ của các em khi tham dự, đó chính là niềm khích lệ cho ban tổ chức.
Ước mong sao hội chợ xuân đã thực sự giúp các em có những ngày xuân thật ý nghĩa và cũng là động lực để các em tiếp tục hăng say chuyên chăm học giáo lý, siêng năng tham dự Thánh lễ, sống ngoan hiền, học giỏi và diễn tả niềm tin của mình trong năm mới Tân Sửu này.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Cùng chung tay với các bạn HT_ GLV còn có Ban thường vụ HĐMV, các giáo họ, các đoàn thể cùng tham dự. Đoàn thì trò chơi, đoàn thì ẩm thực tạo sự phong phú và đa dạng với mục đích mang lại tiếng cười, tiếng cười sau một học kỳ mệt mỏi. Các đoàn thể, các giáo họ tham dự tuy mệt mỏi nhưng rất vui khi thấy những nụ cười rạng rỡ trên môi các em.
Xem Hình
Trong hội chợ xuãn còn có phần rút thăm trúng thưởng. Các phần quà tương đối đa dạng và chất lượng, dù quà nhiều hay ít nhưng nhìn những khuôn mặt vui vẻ của các em khi tham dự, đó chính là niềm khích lệ cho ban tổ chức.
Ước mong sao hội chợ xuân đã thực sự giúp các em có những ngày xuân thật ý nghĩa và cũng là động lực để các em tiếp tục hăng say chuyên chăm học giáo lý, siêng năng tham dự Thánh lễ, sống ngoan hiền, học giỏi và diễn tả niềm tin của mình trong năm mới Tân Sửu này.
Vinh sơn Trần văn Đẩu
Thông Báo
Video chúc Tết của tiểu bang Minesota
Vietnamese Social Service in Minnesota
18:45 04/02/2021
Thông tin Căn Bản về Chủng Ngừa COVID-19
Vietnamese Social Service in Minnesota
18:55 04/02/2021
Getting Vaccinated for COVID-19 (Chich Ngua COVID-19)
https://www.health.state.mn.us/diseases/coronavirus/vaccine/getvaxviet.pdf
COVID 19- Vaccine Basics (Thông tin Căn Bản về Chủng Ngừa COVID-19)
https://www.health.state.mn.us/diseases/coronavirus/vaccine/basicsfsviet.pdf
https://www.health.state.mn.us/diseases/coronavirus/vaccine/getvaxviet.pdf
COVID 19- Vaccine Basics (Thông tin Căn Bản về Chủng Ngừa COVID-19)
https://www.health.state.mn.us/diseases/coronavirus/vaccine/basicsfsviet.pdf
Văn Hóa
CHÚA GIÊSU MỈM CƯỜI, luôn mỉm cười với tôi
Vũ Văn An
17:27 04/02/2021
CHÚA GIÊSU MỈM CƯỜI
(Nguyên bản: Le Sourire de Jésus
par Pierre Descouvemont
Bản tiếng Việt của Vũ Văn An)
2. Lạy Chúa Giêsu, nụ mỉm cười của Chúa luôn ngỏ cùng con
Chính nụ mỉm cười đó, vừa rất gần gũi vừa giấu ẩn đã làm mê mẩn và gây vui thích cho các môn đệ của Chúa Giêsu từ nhiều thế kỷ qua.
Trong một lá thư gửi ngày 31 tháng 3 năm 1985 cho người trẻ khắp thế giới, Đức Gioan Phaolô II nói với họ rằng: “Chúa Giêsu nhìn mọi người cách yêu thương. Tin Mừng không ngừng xác nhận điều này. Người ta cũng có thể nói rằng ‘cái nhìn yêu thương’ của Chúa Giêsu tóm lược và tổng hợp cách nào đó trọn bộ Tin Mừng”.
Thánh Têrêxa thành Avila hay khuyến cáo phương pháp cầu nguyện chỉ cần ngắm nhìn Đấng không ngừng nhìn ta cách yêu thương: “Mẹ chỉ có một điều yêu cầu các con là nhìn ngắm Người. Và ai ngăn được các con hướng mắt linh hồn các con về Đấng Chủ Tể thần thiêng này, dù chỉ một lúc mà thôi, nếu các con không thể làm hơn? Các con rất có khả năng ngắm nhìn những đối tượng xấu nhất! Làm thế nào các con lại không thể ngắm nhìn đối tượng đẹp không thể tưởng tượng được? Các con thân yêu, không bao giờ Phu Quân của các con rời mắt khỏi các con; Người đã vì các con chịu nhiều điều khủng khiếp và ghê tởm, mà vẫn không rời mắt khỏi các con. Thế mà sau đó, các con nỡ không rời mắt khỏi những điều bên ngoài để thỉnh thoảng nhìn Người sao? Hãy xem, điều Người chờ đợi nơi chúng ta, chính Người đã nói với Hiền Thê, đó là chúng ta ngắm nhìn Người” (6).
Trong cuốn Lâu Đài Nội Tâm (Castillo interior), Thánh Nữ Têrêxa thành Avila cảnh cáo các linh hồn đã tiến tới việc cầu nguyện trong cô tịch và đã hưởng được các vui thú Chúa ban cho họ ở đó.
Một số linh hồn tưởng tượng rằng như thế, tốt hơn nên ở lỳ trong việc vui hưởng này bằng cách không còn nghĩ gì tới “Nhân tính Thánh thiện của Chúa Kitô”. Đó là một sai lầm. “Đời sống khá dài và người ta gặp ở đó rất nhiều đau khổ. Để có thể nâng đỡ các đau khổ này như ta vốn phải nâng đỡ, ta cần xem xét làm thế nào Chúa Giêsu Kitô, khuôn mẫu của chúng ta, làm thế nào các tông đồ và các thánh của Người đã nâng đỡ chúng. Bạn bè với Chúa Giêsu tốt lành thật là một tình bạn tuyệt vời, ta đừng xa rời Người, cũng đừng xa rời Mẹ rất thánh của Người” (7).
Cha Bro kể lại một suy tư mà một trong các đồng bạn tập sinh của ngài mới đưa ra gần đây: “Điều đáng lưu ý nhất trong năm nhà tập này là chi? Cả năm của tôi được tóm gọn trong cuộc gặp gỡ với một khuôn mặt: Chúa Kitô. Tôi đã khám phá ra rằng Người là chuẩn mực của đời tôi” (8) Thầy hẳn đã qua đời ít lâu sau đó.
Và người ta biết Cha xứ Ars tự ý nhắc đi nhắc lại câu đối đáp thú vị mà một ngày kia người thợ bịt móng chân ngựa đã đưa ra tại nhà thờ Louis Chaffangeon của ngài. Chúng ta hãy nghe chính ngài kể lại “Trong giáo xứ, có một người qua đời đã mấy năm nay. Một buổi sáng kia, bước vào nhà thờ để cầu nguyện trước khi ra ngoài đồng, ông để chiếc cuốc của ông ngoài cửa và để quên nó ở đó, trước mặt Chúa. Một người hàng xóm thường đi đến cùng một nơi và có thói quen nhìn thấy ông, hôm nay rất ngạc nhiên khi không thấy ông tại đó. Quay trở lui, người này nghĩ nên vào nhà thờ xem sao, hy vọng ông đang ở đó. Và quả thấy ông ở đó thật.
-Anh làm gì mà lâu quá vậy? người này hỏi ông.
- Tôi cố vấn (avise) cho Chúa tốt lành và Chúa tốt lành cố vấn cho tôi.
Thực ra, Cha xứ Chaffageon từng nói bằng thổ ngữ vùng Bresse rằng “Tôi ‘aveuse’ Chúa tốt lành và Người ‘aveuse’ tôi”. “Aveuser” một cánh đồng, là nhìn ngắm nó một cách yêu thương, tri nhận mọi giá trị của nó. Mỗi lần Cha xứ Ars thuật lại câu truyện này, luôn luôn với những giọt nước mắt, ngài đều thêm: “Ông ngắm nhìn Thiên Chúa tốt lành và Thiên Chúa tốt lành ngắm nhìn ông. Tất cả là ở đó, các con thân mến ạ” (9).
“Bỗng nhiên Người mở mắt ra và nhìn tôi”
Bà mẹ gia đình Ai Cập theo Hồi Giáo, Nahed Metwalli, phụ tá giám đốc một trường nữ trung học ở Cairo, không ủng hộ đức tin của các Kitô hữu, bất kể là giáo sư hay học trò, thuộc trường bà. Bà tháo dỡ các thập giá của họ và xé rách các đặc san của họ. Việc xuất hiện một nữ thư ký mới dần dần mở mắt bà, nhất là trái tim bà. [Bà thuật lại] “Cô lịch sự, dịu dàng, rất trung thực và tận tâm và tiếp tục thương mến tôi mặc dù tôi đối xử rất tệ với cô. Tôi bèn bắt đầu tra vấn về Chúa Giêsu.
Một ngày kia, khi tôi đang nghĩ mỉa mai trong lòng về bức ảnh Đức Maria mà cô ta vẫn đeo thành ảnh vẩy, thì Thánh Nữ Đồng Trinh bỗng hiện ra với tôi ngay trong văn phòng. Tôi lớn tiếng kêu lên 'Trinh Nữ Maria!' Nhưng ngay lập tức ngài biến mất. Tôi òa lên khóc và cô thư ký cùng tham gia khóc với tôi”.
Lễ Giáng sinh năm 1987, Nahed khẩn nài xin Chúa chỉ cho bà phải tìm đâu thấy con đường đích thực dẫn tới Người. Câu trả lời chẳng bao lâu đã tới. Tối ngày 7 tháng Giêng năm 1988, người Coptes giữ ngày này như Lễ Giáng Sinh, bà đang nằm buồn bã, nhưng không ngủ được. Bỗng nhiên một thị kiến xâm chiếm bà. Bà thấy mình mặc một chiếc áo tuyệt đẹp, chân trần bước trên một mảnh đất hết sức dịu êm. Tiếp tục bước đi, bà thấy các cụ già, mặc toàn đồ trắng, phủ phục trước chiếc ngai trống.
Một ai đó bước vào và ngồi trên ngai. Nahed quì dưới chân vị này, mê mẩn vì vẻ đẹp trên khuôn mặt Người.
"Bỗng nhiên, Người mở mắt ra và nhìn tôi. Tôi không chịu đựng nổi cái nhìn của Người và tôi sấp mặt xuống... Ôi Lạy Thiên Chúa của con! Con thấy ai đây? Đôi mắt gì đâu! Tôi cảm thấy mình sắp chết hay mất ý thức... Từ đôi mắt rộng mở ấy toát ra những tia sáng sáng như các tia sáng mặt trời và các con ngươi của đôi mắt Người sao rộng đến thế, người ta dám nói chúng chứa trọn cả quả địa cầu; mầu mắt ấy thật tuyệt vời, trong xanh như bầu trời trong xanh hay làn nước trong xanh, đang ngả qua mầu xanh lá cây. Và các tia nhìn kia, từ mắt Người, chĩa thẳng vào tôi; chúng chạy khắp châu thân tôi như điện giật.
"Tôi không thể dán mắt nhìn Người. Tôi hoàn toàn mong ước Người, tôi yêu mến Người, tôi muốn được ngắm nhìn Người. Tôi vận động hết sức mình. Tôi phải ngắm nhìn Người một lần nữa. Vâng, tôi ngẩng đầu lên và nhìn ngắm Người... Ôi tuyệt diệu thay! Người nhìn tôi, Người giáp mặt vào mặt tôi... và cái nhìn kia.... Người hoàn toàn là yêu thương, âu yếm, tinh tế... Người nói khi nài nỉ tôi bằng gọng nói êm dịu: 'Hết rồi sao, Nahed?'
"Tôi sấp mặt xuống; tôi không tài nào chịu đựng nổi tình yêu này, sự âu yếm này, sự tinh tế này! Nhưng tôi là ai mà Đấng Quyền Năng này nài nỉ tôi cách đó? Tình âu yếm của Người vượt quá sự dịu dàng của một người mẹ khi gặp đứa con lòng dạ chai đá. Và Đấng Quyền Năng này biết cả tên tôi! Và Người gọi tôi bằng tên riêng của tôi! Người biết tôi tỏ tường. Nhưng Người muốn nói gì khi nói: hết rồi sao?
Tôi không hiểu Người muốn ám chỉ điều gì. Hỏi Người điều ấy sao? Ồ, không! Đó không phải là người ta có thể cật vấn, đó là người ta chỉ có thể vâng theo mà thôi. Độc thoại nội tâm này rất nhanh và giờ đây tôi phải nhanh chóng trả lời Người. Do đó, tôi nói, mà không tự chủ được rằng 'Vâng, hết rồi... hết rồi!'.
"Tôi hoàn toàn mong ước Người. Tôi phải gom hết sức lực và ngắm nhìn Người một lần nữa. Thực vậy, tôi ngẩng đầu lên; Người tiến lại gần tôi và nhìn tôi, cũng một sự tinh tế ấy, Người năn nỉ lần thứ hai và nói với tôi: 'Con có chắc chắn không, Nahed?'
"Các tia phát ra từ đôi mắt Người chạy khắp châu thân tôi. Người ta dám nói Người thấy tận thẳm sâu hữu thể tôi. Và lần thứ hai, tôi sập quì dưới chân Người. Trong đời mình, tôi chưa bao giờ thấy một tình yêu tương tự như tình yêu này, tình âu yếm này, lòng tốt này. Và tất cả là vì tôi! Tôi là ai mà Người cho tôi tất cả những điều này? Và tôi tự hỏi một lần nữa: chắc chắn về điều gì? Tôi không hiểu Người nói gì, nhưng tôi phải vâng lời Người, tôi không dám nêu câu hỏi. Tôi trả lời Người đầu vẫn cúi: 'Vâng, con chắc chắn... Con chắc chắn!'"
Ma Rencontre avec le Christ,
F-X. de Guibert, 1994, tr.45-47
Bà mẹ gia đình Ai Cập theo Hồi Giáo, Nahed Metwalli, phụ tá giám đốc một trường nữ trung học ở Cairo, không ủng hộ đức tin của các Kitô hữu, bất kể là giáo sư hay học trò, thuộc trường bà. Bà tháo dỡ các thập giá của họ và xé rách các đặc san của họ. Việc xuất hiện một nữ thư ký mới dần dần mở mắt bà, nhất là trái tim bà. [Bà thuật lại] “Cô lịch sự, dịu dàng, rất trung thực và tận tâm và tiếp tục thương mến tôi mặc dù tôi đối xử rất tệ với cô. Tôi bèn bắt đầu tra vấn về Chúa Giêsu.
Một ngày kia, khi tôi đang nghĩ mỉa mai trong lòng về bức ảnh Đức Maria mà cô ta vẫn đeo thành ảnh vẩy, thì Thánh Nữ Đồng Trinh bỗng hiện ra với tôi ngay trong văn phòng. Tôi lớn tiếng kêu lên 'Trinh Nữ Maria!' Nhưng ngay lập tức ngài biến mất. Tôi òa lên khóc và cô thư ký cùng tham gia khóc với tôi”.
Lễ Giáng sinh năm 1987, Nahed khẩn nài xin Chúa chỉ cho bà phải tìm đâu thấy con đường đích thực dẫn tới Người. Câu trả lời chẳng bao lâu đã tới. Tối ngày 7 tháng Giêng năm 1988, người Coptes giữ ngày này như Lễ Giáng Sinh, bà đang nằm buồn bã, nhưng không ngủ được. Bỗng nhiên một thị kiến xâm chiếm bà. Bà thấy mình mặc một chiếc áo tuyệt đẹp, chân trần bước trên một mảnh đất hết sức dịu êm. Tiếp tục bước đi, bà thấy các cụ già, mặc toàn đồ trắng, phủ phục trước chiếc ngai trống.
Một ai đó bước vào và ngồi trên ngai. Nahed quì dưới chân vị này, mê mẩn vì vẻ đẹp trên khuôn mặt Người.
"Bỗng nhiên, Người mở mắt ra và nhìn tôi. Tôi không chịu đựng nổi cái nhìn của Người và tôi sấp mặt xuống... Ôi Lạy Thiên Chúa của con! Con thấy ai đây? Đôi mắt gì đâu! Tôi cảm thấy mình sắp chết hay mất ý thức... Từ đôi mắt rộng mở ấy toát ra những tia sáng sáng như các tia sáng mặt trời và các con ngươi của đôi mắt Người sao rộng đến thế, người ta dám nói chúng chứa trọn cả quả địa cầu; mầu mắt ấy thật tuyệt vời, trong xanh như bầu trời trong xanh hay làn nước trong xanh, đang ngả qua mầu xanh lá cây. Và các tia nhìn kia, từ mắt Người, chĩa thẳng vào tôi; chúng chạy khắp châu thân tôi như điện giật.
"Tôi không thể dán mắt nhìn Người. Tôi hoàn toàn mong ước Người, tôi yêu mến Người, tôi muốn được ngắm nhìn Người. Tôi vận động hết sức mình. Tôi phải ngắm nhìn Người một lần nữa. Vâng, tôi ngẩng đầu lên và nhìn ngắm Người... Ôi tuyệt diệu thay! Người nhìn tôi, Người giáp mặt vào mặt tôi... và cái nhìn kia.... Người hoàn toàn là yêu thương, âu yếm, tinh tế... Người nói khi nài nỉ tôi bằng gọng nói êm dịu: 'Hết rồi sao, Nahed?'
"Tôi sấp mặt xuống; tôi không tài nào chịu đựng nổi tình yêu này, sự âu yếm này, sự tinh tế này! Nhưng tôi là ai mà Đấng Quyền Năng này nài nỉ tôi cách đó? Tình âu yếm của Người vượt quá sự dịu dàng của một người mẹ khi gặp đứa con lòng dạ chai đá. Và Đấng Quyền Năng này biết cả tên tôi! Và Người gọi tôi bằng tên riêng của tôi! Người biết tôi tỏ tường. Nhưng Người muốn nói gì khi nói: hết rồi sao?
Tôi không hiểu Người muốn ám chỉ điều gì. Hỏi Người điều ấy sao? Ồ, không! Đó không phải là người ta có thể cật vấn, đó là người ta chỉ có thể vâng theo mà thôi. Độc thoại nội tâm này rất nhanh và giờ đây tôi phải nhanh chóng trả lời Người. Do đó, tôi nói, mà không tự chủ được rằng 'Vâng, hết rồi... hết rồi!'.
"Tôi hoàn toàn mong ước Người. Tôi phải gom hết sức lực và ngắm nhìn Người một lần nữa. Thực vậy, tôi ngẩng đầu lên; Người tiến lại gần tôi và nhìn tôi, cũng một sự tinh tế ấy, Người năn nỉ lần thứ hai và nói với tôi: 'Con có chắc chắn không, Nahed?'
"Các tia phát ra từ đôi mắt Người chạy khắp châu thân tôi. Người ta dám nói Người thấy tận thẳm sâu hữu thể tôi. Và lần thứ hai, tôi sập quì dưới chân Người. Trong đời mình, tôi chưa bao giờ thấy một tình yêu tương tự như tình yêu này, tình âu yếm này, lòng tốt này. Và tất cả là vì tôi! Tôi là ai mà Người cho tôi tất cả những điều này? Và tôi tự hỏi một lần nữa: chắc chắn về điều gì? Tôi không hiểu Người nói gì, nhưng tôi phải vâng lời Người, tôi không dám nêu câu hỏi. Tôi trả lời Người đầu vẫn cúi: 'Vâng, con chắc chắn... Con chắc chắn!'"
Ma Rencontre avec le Christ,
F-X. de Guibert, 1994, tr.45-47
Người ta có thể đoán được điều gì xẩy ra sau đó. Nahed bắt đầu đọc Kinh Thánh, xin lãnh phép rửa và được như ý. Than ơi! Tin truyền đi khắp nơi. Người nữ tân tòng trẻ tuổi phải trốn khỏi gia đình và cảnh sát. Mọi người thân của bà phải chịu trả thù. Vị linh mục làm phép rửa cho bà bị cầm tù rồi trục xuất. Người nữ thư ký thoát được bằng cách trả lời các kẻ tra vấn rằng cô sẵn sàng trả lời các câu hỏi về bà giám đốc; nhưng họ thay đổi cơ sở cho cô để cô không có cơ hội tạo ra các tân tòng khác.
Về phần Nahed, hiện bà đang sống tại Hòa Lan. Ở Pháp, Bà được biết đến nhờ câu truyện lạ lùng về hành trình thiêng liêng của bà trong cuốn sách chúng tôi cho trích dẫn một số đoạn trên đây.
Cuộc gặp gỡ Khuôn Mặt Chúa Giêsu đó đôi khi được thực hiện trước ảnh một tượng gỗ. Đó là trường hợp của đan viện trưởng người Nga tên Silouane. Một ngày kia, ngài có cảm tưởng Thiên Chúa bỏ rơi ngài. Nên ngài tới nhà thờ để đọc kinh chiều và, khi nhìn tượng gỗ của Chúa, ngài thưa với Người: “Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin thương xót con, là kẻ tội lỗi!”. Ngài nói: “Với những lời ấy, tôi thấy ở chỗ tượng gỗ là Chúa sống động và ơn Chúa Thánh Thần tràn đầy linh hồn và thân xác tôi. Và tôi biết trong Chúa Thánh Thần rằng Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa và ước muốn được chịu đau khổ vì Người xâm chiếm tôi” (10).
Khi còn là một thỉnh sinh đơn giản trong tu viện dòng Chúa Cứu Thế ở Hà Nội, câu bé Văn cũng được hưởng một thị kiến về Chúa Giêsu, lúc vị linh mục ban phép lành Thánh Thể. Đó là một buổi tối hồi tháng 6 năm 1945:
“Con thấy Chúa Giêsu, từ đàng xa, tiến lại phía con. Người bước tới vẻ mặt thản nhiên, nhưng rõ nét một vẻ dịu dàng cực độ. Tóc Người chạm tới vai. Ôi! Nhưng điều đáng chú ý hơn cả là sự nhân từ trong cái nhìn của Người, cái nhìn thực sự phản ảnh trái tim Người, một trái tim dư tràn tình yêu bất tận. Và con nghĩ chỉ một mình cái nhìn của Người cũng đủ khiến mọi linh hồn ngây ngất. Mầu y phục của Người không khác chi những trình bầy người ta thấy trên các mẫu ảnh. [...] Chúa Giêsu đến cạnh con, và con thấy con lúc ấy biến thành một em bé độ 2 hay 3 tuổi. Trước khi có thì giờ ngạc nhiên, con thấy Chúa Giêsu ngồi xuống một bục đá, ôm lấy con trong vòng tay và ép con vào trái tim Người”.
Sau đó, Chúa Giêsu tỏ cho thầy thấy một đoàn người mênh mông gồm những kẻ bác bỏ Người: trẻ em và người lớn thuộc đủ thân phận tiến về phía Người và lượm đá để liệng một cách dữ tợn vào thân thể thần thánh của Người. Nhưng cuối thị kiến, Chúa Giêsu mạc khải cho cậu bé Văn trọn lòng thương xót của Người:
“Giữa lúc bị thương tích, Chúa Giêsu vẫn giữ được lòng nhân từ trên khuôn mặt và nhìn đoàn người này một cách đầy yêu thương, một tình yêu mênh mông! Rồi khi thấy họ cứ kiên trì trong thái độ cao ngạo ngu đần của họ, Người xót thương họ và để các dòng nước mắt từ từ rơi xuống ngực Người. Thấy Người khóc, con càng khóc theo, và con cảm thấy trong lòng một nỗi buồn có thể khiến con chết đi được. Tuy nhiên, khi chiêm ngưỡng sự âu yếm trong cái nhìn của Người, con cảm thấy được vững lòng trở lại” (11).
Không cần phải được hưởng một cuộc hiện ra của Chúa Kitô mới tin vào thực tại của việc Người hiện diện và vào sư âu yếm trong cái nhìn của Người. Tuy chưa bao giờ được ngất trí, Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu luôn nghĩ đến nụ mỉm cười của Chúa Kitô mỗi khi tới nhà nguyện của đan viện và sau khi kính chào mẫu ảnh Thánh Nhan để ở dưới ngăn ghế qùy, thánh nữ bái qùy trước Nhà Tạm. Trong các vần thơ của ngài, Thánh nữ thường ca ngợi niềm vui sống dưới cái nhìn đầy yêu thương của Chúa Giêsu.
Trong bài thơ Vivre d’amour (Sống bằng tình yêu), soạn lúc chầu Thánh Thể 40 giờ, hồi tháng hai năm 1895, thánh nữ thổ lộ với ta điều làm ngài nhẩy mừng hân hoan, khi ngài tới trước Bí Tích Cực Thánh:
“Một mình cái nhìn của Chúa làm con hạnh phúc
Con sống bằng tình yêu” (12).
“Cái nhìn” ấy đã là trời ở dưới đất rồi. Thánh Têrêxa không thay đổi ý kiến hồi tháng 5 năm 1896, lúc ngài đang đắm chìm trong đêm đen cả một tháng trời. Trong một bài thơ Thánh Thể khác, soạn vào dịp Lễ Mình Thánh Chúa và theo lời yêu cầu của một chị dòng thích sống nhiều giờ ở nhà nguyện (13), Thánh Têrêxa đã tâm sự:
“Cái nhìn của Thiên Chúa tôi, nụ cười rạng rỡ của Người,
Đó là trời của tôi dành cho tôi!...”
Điều đáng lưu ý là bài thơ trên bắt đầu bằng việc gợi nhớ Cái Nhìn của Chúa Giêsu và bài thơ ấy cũng đã kết thúc như thế:
“Muốn chịu đựng cảnh lưu đầy của thung lũng nước mắt
Tôi cần có cái nhìn của Đấng Cứu Rỗi Thần Thiêng của tôi.
Cái nhìn yêu thương đó biểu lộ với tôi mọi quyến rũ của Người
Và làm tôi tiên cảm hạnh phúc thiên đàng.
[...]
Trời của tôi là mỉm cười với Đấng Thiên Chúa tôi tôn thờ
Khi Người muốn dấu mặt để thử thách đức tin của tôi.
Đau khổ khi chờ cho Người nhìn lại tôi
Đó là trời của tôi dành cho tôi!...”
Một việc lồng vào chứng tỏ tầm quan trọng của chủ đề cái nhìn trong lối cầu nguyện Thánh Thể của Dòng Cát Minh. Chúng ta có một dấu ấn khác trong một mẩu văn khác được thánh nữ sáng tác năm 1894, dịp Lễ Giáng Sinh. Ngài để Thiên Thần Thánh Nhan nói điều chính ngài nói với Chúa, khi ngài phủ phục trước Mình Thánh Chúa:
“Lạy Chúa Giêsu thần thánh, đây quả là giới hạn cuối cùng tình yêu của Chúa; sau khi tỏ rõ cho những tạo vật yếu đuối Thánh Nhan đáng tôn thờ của Chúa, Thánh Nhan mà các Sêraphim không chịu được sự sáng láng, Chúa muốn dấu nó dưới tấm khăn dầy hơn cả tấm khăn bản tính nhân loại... Nhưng lạy Chúa Giêsu, trong Mình Thánh, con thấy tỏa sáng ánh huy hoàng Thánh Nhan Chúa. (Ngài quì trước Mình Thánh). Những nét quyến rũ rạng rỡ của Chúa đâu hề ẩn đấu đối với con... Con thấy cái nhìn khôn tả của Chúa soi thấu các linh hồn tinh trong, mời gọi họ lãnh nhận Chúa” (14).
Kỳ sau: 3. Lạy Chúa Giêsu, nụ mỉm cười của Chúa đầy sự âu yếm
Tản Mạn Cuối Năm Canh Tý
Lm. Nguyễn Trung Tây
20:45 04/02/2021
Lại thêm một lần nữa, mặt trăng đang xoay tròn vòng quay cuối cùng cho một năm âm lịch. Ngồi tính sổ năm nay, người viết nhận ra một điều năm Canh Tý vừa qua là một trong những năm mà tu sĩ gặp nhiều thử thách. Nhưng trong những cái thử thách đang đối mặt, tu sĩ vẫn giữ được cho riêng mình nhiều hạt ngọc quý.
Ngày 12/1/2020, núi lửa Taal nằm khoảng 55 cây số phía nam của thủ đô Manila thức dậy. Thật nhanh núi lửa phun cột khói dầy cộm lên thẳng bầu trời trong xanh. Cuối cùng, núi phun lửa đỏ kèm theo những trận động đất liên tục rung rinh nhà cửa một khu vực rộng lớn. Bởi núi lửa Taal nằm sát Học Viện Truyền Giáo Ngôi Lời của tu sĩ, bởi khói diêm sinh ngập tràn bầu không khí, và cũng bởi động đất liên tục, tu sĩ cũng như bao nhiêu triệu người dân sinh sống chung quanh núi lửa Taal bắt buộc phải di tản. Lần đầu tiên trong đời, tu sĩ biết thế nào là núi lửa ngay sau sân nhà thức giấc! Một kinh nghiệm nhớ đời cho túi xách của hành trang truyền giáo!
Tưởng thế là xong. Nhưng không! Khoảng giữa tháng 2, tin tức về một loại novel coronavirus tại Vũ Hán xuất hiện trên những trang nhật báo. Thoạt tiên, tin nằm ở trang 2. Thật nhanh, tin nhảy sang trang 1. Rồi liên tục tin Covid-19 đứng ở trang đầu cho tới ngày hôm nay. Từ giữa tháng 3, Philippines đóng cửa gần như toàn quốc. Không thương xá, không hãng xưởng, không ra đường, không thánh lễ. Mỗi một gia đình chỉ được cử một người đi chợ gần nhà mua nhu yếu phẩm. Đi ra đường, ai cũng phải đeo khẩu trang và tấm kiếng bảo hộ.
Bởi Covid-19, từ giữa tháng 3 cho tới giữa tháng 10, tình hình bên ngoài căng thẳng, tình hình tu sĩ cũng căng thẳng theo, không kém!
Một ngày bình thường trước Covid-19, tu sĩ lên lớp học, gặp gỡ, chuyện trò, “chém gió” với bao nhiêu đồng môn. Tan lớp học, tu sĩ bước ra khỏi bốn bức tường cho những thánh lễ, nghi thức hòa giải, những bài chia sẻ tại những trung tâm cấm phòng trong vùng. Sáng sớm, thành viên của Học Viện gặp nhau cho những thánh lễ tại nguyện đường. Sáng, trưa, chiều là ba bữa cơm thơm tại phòng ăn được chăm sóc bởi những bà bếp Philippines đơn sơ mộc mạc!
Khi Covid ghé vào kéo theo lệnh phong tỏa, những sinh hoạt thường nhật thay đổi. Bên trong bốn bức tường của học viện vẫn là giữ nguyên chương trình ngoại trừ học online. Nhưng bởi phong tỏa, tất cả sinh viên nội trú cũng như ban giám đốc của học viện đều bị “cấm phòng.” Cửa học viện đóng lại. Nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tu sĩ nghĩ, thôi, cố gắng “cấm phòng” khoảng nửa tháng, hoặc tệ lắm một tháng. Rồi đâu sẽ lại vào đấy. Cánh cửa sẽ lại mở rộng. Tu sĩ sẽ lại đi ra ngoài sinh hoạt rộn ràng với người dân bên ngoài bốn bức tường học viện. Nhưng không. Chính phủ Philippines liên tiếp kéo dài lệnh phong tỏa. Gần một năm trời, cũng như bao nhiêu người khác trong Học viện và trong thành phố, tu sĩ bị nhốt chặt trong bốn bức tường. Sáng đi lễ, xong ăn sáng, về lại phòng, ăn cơm trưa, chiều học tiếp, ăn cơm chiều, kinh Mân Côi, về lại phòng - xong một ngày Covid-19. Nằm trong phòng, tu sĩ biết thật thà có nhiều lúc, hai tay để sau trán, mắt nhìn trần nhà, hồn chán như cơm nhão cháo khê. Gần một năm cấm phòng không tự nguyện, tu sĩ thấy đời mất đi mầu hồng, mầu xám viếng thăm!
Điều duy nhất (cũng là cái may mắn thứ nhất) an ủi trong thời gian này là núi lửa Taal vẫn cứ nằm yên, không rung rinh nhà cửa, không phun khói phun lửa. Tưởng tượng nếu núi lửa ngứa mình thức giấc, dân Philippines (trong đường bán kính khoảng 15 cây số) đã mệt mỏi vì Covid, lại càng thêm khốn đốn vì núi lửa Taal. Khi đó cổ mang hai bản án, án nào cũng án tử!
May mắn thứ hai, tu sĩ mặc dù không được về Việt Nam thăm mẹ, hoặc quay về lại nhiệm sở cũ ở Úc, cánh cửa dẫn tới cố quận Thung Lũng Hoa Vàng vẫn mở rộng. Tưởng tượng không nơi nào nhận bạn quay về, đặc biệt trong mùa đại dịch toàn cầu. Khi đó người đọc sẽ đồng cảm niềm vui giây phút tu sĩ với khẩu trang và kiếng bảo hộ bước chân xuống phi cảng San Francisco vào một buổi tối mùa thu.
May mắn (cũng là may mắn thứ ba) vẫn chưa vẫy tay từ giã tu sĩ. Sau một chặng đường dài, 5 tiếng ngồi đợi ở đại phi trường Manila, bay gần 13 tiếng trong khoang phi cơ đông đảo hành khách, tu sĩ test Covid-19. Kết quả đọc được âm tính. Đến ngày hôm nay, sống tại tâm dịch, tu sĩ vẫn sống sót và hồi hộp đợi chờ giây phút được nhận thuốc chủng vaccine.
Cuối năm, phong tục Tết mời gọi tu sĩ ngồi tính sổ đời tu sĩ truyền giáo năm Canh Tý. Tu sĩ tự hỏi, mình đã học được những gì năm qua, đặc biệt trong mùa đại dịch toàn cầu.
Thứ nhất, tu sĩ biết mình mất chính mình khi không còn được giao tiếp với tha nhân. Những người mà trần gian nghĩ trong cái nghĩ bình thường là mình đang mang niềm vui đến cho họ. Qua mùa đại dịch, tu sĩ bình bát nhận ra tha nhân mới là người mang lại niềm vui cho mình. Không tha nhân, không được giao tiếp sinh hoạt với anh chị em bên ngoài bốn bức tường, tu sĩ mất luôn tiếng cười rộn ràng trên đôi môi. Mà nụ cười trên miệng, niềm hân hoan trên mặt, và nhất là niềm vui trong mắt là những điều không ai fa-ke được. Kinh nghiệm đặc biệt này, tu sĩ cũng đã từng cảm nghiệm qua một thời gian dài sinh hoạt với người Thổ Dân sa mạc Úc Châu. Sau 4 năm vui buồn với người du mục, tu sĩ biết mình thay đổi rất nhiều.
Thứ hai, tu sĩ ngỡ ngàng nhận ra từ bao lâu nay, con người vẫn tự coi mình là một chủng siêu việt. Nhưng từ những ngày cuối năm 2019, chủng siêu việt đã bị chủng coronavirus đánh bại trên mọi phương diện. Điểm đặc biệt nhất, chủng coronavirus là một chủng vô hình (không phải sinh vật, không nhìn thấy bằng mắt thường). Hữu hình siêu việt đã bị vô hình coronavirus hạ gục tại từng góc phố, trên từng con đường. Chủng vô hình coronavirus đi tới đâu, chủng hữu hình siêu việt chạy tán loạn tới đó. Tới nỗi, thế giới năm châu có một khoảng thời gian gần như vắng hẳn bóng người. Tính cho tới ngày hôm nay, chủng siêu việt vẫn thua toàn tập (thật thế). Kẻ vô địch trên võ đài vẫn là chủng coronavirus! Câu chuyện tháp Babel trong Kinh Thánh rõ ràng vẫn đang xảy ra trong ngày hôm nay.
Thứ ba, tu sĩ vẫn tự an ủi, mình đang là một nhân chứng sống của một biến cố toàn cầu. Thời của trận đói Ất Dậu 1945, khi đó những âm mưu đen tối đã thản nhiên và tàn nhẫn lấy mất đi bao nhiêu sinh mạng của người Việt. Thời của trận Thế Chiến II, khi đó thế giới chia hai phe, Đồng Minh và Trục, bao nhiêu triệu người đã mất mạng vì những tham vọng cá nhân, nghĩ mình siêu đẳng. Thời của đại dịch Covid-19, vi khuẩn SARS-CoV-2 ghé vào địa cầu lạnh lùng giết chết bao nhiêu mạng người vô tội. Nếu tất cả mọi cư dân của địa cầu không được chủng ngừa, câu chuyện trở lại như những ngày bình thường thuả xưa vẫn chỉ là một đề tài mà chủng siêu việt tiếp tục bàn luận. Tu sĩ vẫn sử dụng cụm từ "mùa phục hồi.” Khi đó với bạn thân, tu sĩ sẽ ôm bạn và nói, “Mừng quá! Chúng ta, những nhân chứng còn sống sót. Chúng ta vẫn còn có nhau!” Trận đói Ất Dậu tu sĩ chỉ cảm nghiệm qua những trang sách. Thế chiến Thế giới II cũng thế. Đại dịch Covid-19 thì khác, tu sĩ vẫn đang trải nghiệm từng ngày nỗi sợ viết hoa, SỢ!
Hy vọng rất nhiều, ngày sẽ tới thật gần. Khi đó, mọi người đều đã nhận được thuốc chủng. Khi đó, người gặp người không chỉ qua trang mạng xã hội, nhưng còn qua những cái bắt tay thật thà.
Sau hết, vẫn là một điều Giáo Hội đang hỏi và tìm kiếm, “Chúa Thánh Linh đang muốn nói điều gì với Giáo Hội qua biến cố Covid-19?” Dưới con mắt đức tin, người tín hữu phải thinh lặng trong suy niệm tìm kiếm câu trả lời cho cá nhân và xứ đạo nơi mình đang sinh hoạt.
TẾT đang về. Kính chúc mọi người một năm Tân Sửu với nhiều thành công mới tinh khôi. Cô cậu nào chưa có bạn đời, năm nay nhiều kẻ nộp đơn, xin thi tuyển. Ai mới lập gia đình, sớm có quý tử. Ai đã yên bề gia thất, tiền vào trong túi đếm mỏi tay. Ai đã có tuổi, sức khỏe dồi dào hoặc vừa đủ để tận hưởng cuộc sống “mùa phục hồi.” Trên hết tất cả, xin tạ ơn Thiên Chúa bởi chúng ta vẫn còn sống sót trong mùa đại dịch.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, mùa Xuân Dân Tộc đang về lại trên mặt quả địa cầu, xin dâng lên Thiên Chúa một năm đã qua. Xin Chúa ban ơn để trong năm mới, chúng con biết đưa tay ra, bám vào bàn tay của Chúa, để Chúa Thánh Linh tiếp tục dẫn chúng con những bước đi vào trong tương lai.
Ngày 12/1/2020, núi lửa Taal nằm khoảng 55 cây số phía nam của thủ đô Manila thức dậy. Thật nhanh núi lửa phun cột khói dầy cộm lên thẳng bầu trời trong xanh. Cuối cùng, núi phun lửa đỏ kèm theo những trận động đất liên tục rung rinh nhà cửa một khu vực rộng lớn. Bởi núi lửa Taal nằm sát Học Viện Truyền Giáo Ngôi Lời của tu sĩ, bởi khói diêm sinh ngập tràn bầu không khí, và cũng bởi động đất liên tục, tu sĩ cũng như bao nhiêu triệu người dân sinh sống chung quanh núi lửa Taal bắt buộc phải di tản. Lần đầu tiên trong đời, tu sĩ biết thế nào là núi lửa ngay sau sân nhà thức giấc! Một kinh nghiệm nhớ đời cho túi xách của hành trang truyền giáo!
Tưởng thế là xong. Nhưng không! Khoảng giữa tháng 2, tin tức về một loại novel coronavirus tại Vũ Hán xuất hiện trên những trang nhật báo. Thoạt tiên, tin nằm ở trang 2. Thật nhanh, tin nhảy sang trang 1. Rồi liên tục tin Covid-19 đứng ở trang đầu cho tới ngày hôm nay. Từ giữa tháng 3, Philippines đóng cửa gần như toàn quốc. Không thương xá, không hãng xưởng, không ra đường, không thánh lễ. Mỗi một gia đình chỉ được cử một người đi chợ gần nhà mua nhu yếu phẩm. Đi ra đường, ai cũng phải đeo khẩu trang và tấm kiếng bảo hộ.
Bởi Covid-19, từ giữa tháng 3 cho tới giữa tháng 10, tình hình bên ngoài căng thẳng, tình hình tu sĩ cũng căng thẳng theo, không kém!
Một ngày bình thường trước Covid-19, tu sĩ lên lớp học, gặp gỡ, chuyện trò, “chém gió” với bao nhiêu đồng môn. Tan lớp học, tu sĩ bước ra khỏi bốn bức tường cho những thánh lễ, nghi thức hòa giải, những bài chia sẻ tại những trung tâm cấm phòng trong vùng. Sáng sớm, thành viên của Học Viện gặp nhau cho những thánh lễ tại nguyện đường. Sáng, trưa, chiều là ba bữa cơm thơm tại phòng ăn được chăm sóc bởi những bà bếp Philippines đơn sơ mộc mạc!
Khi Covid ghé vào kéo theo lệnh phong tỏa, những sinh hoạt thường nhật thay đổi. Bên trong bốn bức tường của học viện vẫn là giữ nguyên chương trình ngoại trừ học online. Nhưng bởi phong tỏa, tất cả sinh viên nội trú cũng như ban giám đốc của học viện đều bị “cấm phòng.” Cửa học viện đóng lại. Nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tu sĩ nghĩ, thôi, cố gắng “cấm phòng” khoảng nửa tháng, hoặc tệ lắm một tháng. Rồi đâu sẽ lại vào đấy. Cánh cửa sẽ lại mở rộng. Tu sĩ sẽ lại đi ra ngoài sinh hoạt rộn ràng với người dân bên ngoài bốn bức tường học viện. Nhưng không. Chính phủ Philippines liên tiếp kéo dài lệnh phong tỏa. Gần một năm trời, cũng như bao nhiêu người khác trong Học viện và trong thành phố, tu sĩ bị nhốt chặt trong bốn bức tường. Sáng đi lễ, xong ăn sáng, về lại phòng, ăn cơm trưa, chiều học tiếp, ăn cơm chiều, kinh Mân Côi, về lại phòng - xong một ngày Covid-19. Nằm trong phòng, tu sĩ biết thật thà có nhiều lúc, hai tay để sau trán, mắt nhìn trần nhà, hồn chán như cơm nhão cháo khê. Gần một năm cấm phòng không tự nguyện, tu sĩ thấy đời mất đi mầu hồng, mầu xám viếng thăm!
Điều duy nhất (cũng là cái may mắn thứ nhất) an ủi trong thời gian này là núi lửa Taal vẫn cứ nằm yên, không rung rinh nhà cửa, không phun khói phun lửa. Tưởng tượng nếu núi lửa ngứa mình thức giấc, dân Philippines (trong đường bán kính khoảng 15 cây số) đã mệt mỏi vì Covid, lại càng thêm khốn đốn vì núi lửa Taal. Khi đó cổ mang hai bản án, án nào cũng án tử!
May mắn thứ hai, tu sĩ mặc dù không được về Việt Nam thăm mẹ, hoặc quay về lại nhiệm sở cũ ở Úc, cánh cửa dẫn tới cố quận Thung Lũng Hoa Vàng vẫn mở rộng. Tưởng tượng không nơi nào nhận bạn quay về, đặc biệt trong mùa đại dịch toàn cầu. Khi đó người đọc sẽ đồng cảm niềm vui giây phút tu sĩ với khẩu trang và kiếng bảo hộ bước chân xuống phi cảng San Francisco vào một buổi tối mùa thu.
May mắn (cũng là may mắn thứ ba) vẫn chưa vẫy tay từ giã tu sĩ. Sau một chặng đường dài, 5 tiếng ngồi đợi ở đại phi trường Manila, bay gần 13 tiếng trong khoang phi cơ đông đảo hành khách, tu sĩ test Covid-19. Kết quả đọc được âm tính. Đến ngày hôm nay, sống tại tâm dịch, tu sĩ vẫn sống sót và hồi hộp đợi chờ giây phút được nhận thuốc chủng vaccine.
Cuối năm, phong tục Tết mời gọi tu sĩ ngồi tính sổ đời tu sĩ truyền giáo năm Canh Tý. Tu sĩ tự hỏi, mình đã học được những gì năm qua, đặc biệt trong mùa đại dịch toàn cầu.
Thứ nhất, tu sĩ biết mình mất chính mình khi không còn được giao tiếp với tha nhân. Những người mà trần gian nghĩ trong cái nghĩ bình thường là mình đang mang niềm vui đến cho họ. Qua mùa đại dịch, tu sĩ bình bát nhận ra tha nhân mới là người mang lại niềm vui cho mình. Không tha nhân, không được giao tiếp sinh hoạt với anh chị em bên ngoài bốn bức tường, tu sĩ mất luôn tiếng cười rộn ràng trên đôi môi. Mà nụ cười trên miệng, niềm hân hoan trên mặt, và nhất là niềm vui trong mắt là những điều không ai fa-ke được. Kinh nghiệm đặc biệt này, tu sĩ cũng đã từng cảm nghiệm qua một thời gian dài sinh hoạt với người Thổ Dân sa mạc Úc Châu. Sau 4 năm vui buồn với người du mục, tu sĩ biết mình thay đổi rất nhiều.
Thứ hai, tu sĩ ngỡ ngàng nhận ra từ bao lâu nay, con người vẫn tự coi mình là một chủng siêu việt. Nhưng từ những ngày cuối năm 2019, chủng siêu việt đã bị chủng coronavirus đánh bại trên mọi phương diện. Điểm đặc biệt nhất, chủng coronavirus là một chủng vô hình (không phải sinh vật, không nhìn thấy bằng mắt thường). Hữu hình siêu việt đã bị vô hình coronavirus hạ gục tại từng góc phố, trên từng con đường. Chủng vô hình coronavirus đi tới đâu, chủng hữu hình siêu việt chạy tán loạn tới đó. Tới nỗi, thế giới năm châu có một khoảng thời gian gần như vắng hẳn bóng người. Tính cho tới ngày hôm nay, chủng siêu việt vẫn thua toàn tập (thật thế). Kẻ vô địch trên võ đài vẫn là chủng coronavirus! Câu chuyện tháp Babel trong Kinh Thánh rõ ràng vẫn đang xảy ra trong ngày hôm nay.
Thứ ba, tu sĩ vẫn tự an ủi, mình đang là một nhân chứng sống của một biến cố toàn cầu. Thời của trận đói Ất Dậu 1945, khi đó những âm mưu đen tối đã thản nhiên và tàn nhẫn lấy mất đi bao nhiêu sinh mạng của người Việt. Thời của trận Thế Chiến II, khi đó thế giới chia hai phe, Đồng Minh và Trục, bao nhiêu triệu người đã mất mạng vì những tham vọng cá nhân, nghĩ mình siêu đẳng. Thời của đại dịch Covid-19, vi khuẩn SARS-CoV-2 ghé vào địa cầu lạnh lùng giết chết bao nhiêu mạng người vô tội. Nếu tất cả mọi cư dân của địa cầu không được chủng ngừa, câu chuyện trở lại như những ngày bình thường thuả xưa vẫn chỉ là một đề tài mà chủng siêu việt tiếp tục bàn luận. Tu sĩ vẫn sử dụng cụm từ "mùa phục hồi.” Khi đó với bạn thân, tu sĩ sẽ ôm bạn và nói, “Mừng quá! Chúng ta, những nhân chứng còn sống sót. Chúng ta vẫn còn có nhau!” Trận đói Ất Dậu tu sĩ chỉ cảm nghiệm qua những trang sách. Thế chiến Thế giới II cũng thế. Đại dịch Covid-19 thì khác, tu sĩ vẫn đang trải nghiệm từng ngày nỗi sợ viết hoa, SỢ!
Hy vọng rất nhiều, ngày sẽ tới thật gần. Khi đó, mọi người đều đã nhận được thuốc chủng. Khi đó, người gặp người không chỉ qua trang mạng xã hội, nhưng còn qua những cái bắt tay thật thà.
Sau hết, vẫn là một điều Giáo Hội đang hỏi và tìm kiếm, “Chúa Thánh Linh đang muốn nói điều gì với Giáo Hội qua biến cố Covid-19?” Dưới con mắt đức tin, người tín hữu phải thinh lặng trong suy niệm tìm kiếm câu trả lời cho cá nhân và xứ đạo nơi mình đang sinh hoạt.
TẾT đang về. Kính chúc mọi người một năm Tân Sửu với nhiều thành công mới tinh khôi. Cô cậu nào chưa có bạn đời, năm nay nhiều kẻ nộp đơn, xin thi tuyển. Ai mới lập gia đình, sớm có quý tử. Ai đã yên bề gia thất, tiền vào trong túi đếm mỏi tay. Ai đã có tuổi, sức khỏe dồi dào hoặc vừa đủ để tận hưởng cuộc sống “mùa phục hồi.” Trên hết tất cả, xin tạ ơn Thiên Chúa bởi chúng ta vẫn còn sống sót trong mùa đại dịch.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, mùa Xuân Dân Tộc đang về lại trên mặt quả địa cầu, xin dâng lên Thiên Chúa một năm đã qua. Xin Chúa ban ơn để trong năm mới, chúng con biết đưa tay ra, bám vào bàn tay của Chúa, để Chúa Thánh Linh tiếp tục dẫn chúng con những bước đi vào trong tương lai.
Gọi Trâu
Sơn Ca Linh
22:00 04/02/2021
“Trâu ơi ta bảo trâu nầy,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
Kẻo mùa xuân lại đi qua,
Hạ về đông lại nước ra đầy đồng…
Cây xoan vừa mới trổ bông,
Bờ quê vạn thọ đã hồng môi xinh.
Gió mùa xuân nắng thuỷ tinh,
Luống sâu chân bước có mình với ta.
Bùn lầy nước đọng nẻo xa,
Con chim én liệng reo ca lưng trời.
Bây giờ vất vả đầy vơi,
Mùa lên trĩu hạt… trâu ơi, ngại gì !
Sơn Ca Linh (4.2.2021)
CON TRÂU TRẺ BÊN BỜ SÔNG RE
(Mến tặng Cha Vượng và cộng đoàn giáo họ Ba Tơ nhân dịp Xuân Tân Sửu)
Bên bờ con sông Re…
con sông nghèo, con sông nhỏ,
Con sông len lỏi
giữa núi giữa rừng hút gió đìu hiu…
Qua những xóm, những thôn,
những buôn làng Ba Xa, Ba Vì, Ba Ngạc, Ba Tiêu…
Giọt nước mát, con cá niên,
Dòng sông đi qua,
Tháng năm dài triền miên đạn bom khói lửa !
Bên bờ con sông Re,
Chiều nay có con trâu trẻ,
Thong thả nhẩn nha ăn cỏ… một mình.
Viên sỏi trắng, thảm cỏ xanh…một chốn yên bình,
những mảnh ruộng bậc thang đã xanh màu lúa mới.
Bên bờ con sông Re,
Chiều nay có tiếng ai ơi ới,
Tiếng cầu kinh hay tiếng gọi trâu về !
Đã qua rồi,
Dòng sông buồn và những cơn mê,
lau lách, hoang vu, bụi bờ, sỏi đá …
Róc rách con sông Re,
Con trâu trẻ chợt nghe đời rất lạ !
Những bước chân xa, một cõi đi về…
Đâu đó trên kia
Nghe thoang thoáng “tình người sau cơn mê…
Vẫn xanh… dù bao tháng năm đau thương dập vùi…”
Và con trâu mỉm cười
Bên bờ con sông Re… nhẩn nha một mình gặm cỏ !
Sơn Ca Linh (3.2.2021)
VietCatholic TV
Hoan hô: Linh mục Anh ‘đã chết’ 2 lần tạ ơn thắng virút Tầu. TGM Mỹ kêu gọi cầu nguyện cho Biden
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:07 04/02/2021
1. 70 ngày mê man, 2 lần tim ngừng đập, linh mục Anh vẫn thắng virút Tầu nhờ lời cầu nguyện
Tháng 3 năm 2020, sau khi đã phục vụ trong gần một phần tư thế kỷ với tư cách là tuyên úy tại bốn bệnh viện lớn trong tổng giáo phận Birmingham, Anh quốc, Cha Michael Stack được bổ nhiệm đến một giáo xứ ở Coventry, miền trung nước Anh. Ngài cảm thấy mệt nên để tìm thời gian nghỉ ngơi, ngài đến thăm em gái của mình ở Dereham, thuộc hạt Norfolk, cách nhiệm sở mới khoảng 2 giờ lái xe. Khi đến nhà người em gái, ngài đang gánh chịu những cơn ho dai dẳng. Điều tiếp theo ngài biết, là ngài đang nằm trên giường bệnh.
“Các nhân viên y tá nói với tôi rằng khi tôi đến Bệnh viện Queen Elizabeth ở King's Lynn, tim tôi đã ngừng đập trong xe cứu thương và được hai nhân viên y tế hồi sức”, ngài nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, trong một cuộc phỏng vấn.
“Tôi đã được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, và ở đó tôi suýt mất mạng một lần nữa. Tim tôi đã ngừng đập trong tình trạng nguy kịch nên họ đã hồi sức cho tôi”.
Cha Michael Stack, 70 tuổi, đã nói chuyện với CNA vài ngày trước khi Vương quốc Anh báo cáo đã có hơn 100,000 ca tử vong vì coronavirus, con số cao nhất ở Âu châu.
Đức Hồng Y Vincent Nichols người Anh đã mô tả cột mốc ảm đạm này là “một ngày đau buồn lớn trên khắp đất nước”.
“Rất nhiều người, nhiều gia đình, cộng đồng, đang tưởng nhớ những người đã chết trong những tháng khủng khiếp của đại dịch. Mỗi người đều để tang. Mỗi người đều phải được cầu nguyện”, ngài nói.
Cha Stack nói với CNA rằng ngài có thể đã dễ dàng nằm trong số 100,000 người đó.
Tất nhiên, Cha Stack từng đến bệnh viện, nhưng với tư cách là tuyên úy chứ không phải bệnh nhân. Ngài ước tính rằng ngài đã ban các bí tích sau cùng cho khoảng 5,000 người đã chết trong bệnh viện. Ngoài việc phục vụ tại một số bệnh viện bận rộn nhất của Vương quốc Anh, ngài còn là tuyên úy quốc gia của Hiệp hội Y tá Công Giáo ở Anh và xứ Wales.
Một vài năm trước, ngài đã xuất bản một cuốn sách về sứ vụ chữa lành của Giáo hội. “Lạy Chúa, Chúng Tôi Thấy Ngài Bị Bệnh Khi Nào?” Cha đã kể lại trong cuốn sách này 12 câu chuyện về ân sủng các bệnh nhân đã nhận được mà ngài đã chứng kiến trong sứ vụ tuyên uý nhà thương của mình. Trong lời tựa, Đức Hồng Y Nichols đã mô tả cuốn sách như là “một bằng chứng cảm động về sức mạnh chữa lành của sự đồng hành cầu nguyện của chúng ta với những người bệnh và sắp chết”.
Sau khi bình phục, ngài đã cử hành thánh lễ tại nhà thờ Christ the King. Trong thánh lễ ngài cho biết như sau về 70 ngày nằm bệnh viện, 36 ngày nguy kịch, 21 ngày thở máy, tim ngừng đập 2 lần. Mở đầu, Cha Stack nói:
Tôi từng nói với anh chị em những chiếc mặt nạ này tuyệt vời phải không nào. Tôi chưa bao giờ đeo một chiếc như thế trong thời gian làm tuyên uý bệnh viện, nhưng bây giờ tôi phải làm quen với nó.
Từ biết ơn là một từ rất quan trọng đối với một người tràn đầy lòng biết ơn đối với người khác. Và tôi vô cùng biết ơn anh chị em vì những lời cầu nguyện của anh chị em đã dành cho tôi, từ các em ở trường Christ the King, các em từ trường Saint Augustine và chính anh chị em, đang ở đây và cũng như không có ở đây, và đang theo dõi chúng ta trên webcam. Tôi đang ở đây và xin chào tất cả mọi người trên webcam. Cảm ơn lời cầu nguyện của tất cả anh chị em đã tạo nên một sự thay đổi to lớn cho cuộc đời tôi. Tôi đã gần được Chúa gọi về đến hai lần và vì một số lý do mà Chúa đã quyết định vẫn chưa đến lúc và quá trình chữa bệnh là một phần của nghề y trong NHS đã cứu sống tôi trong cả hai lần. Vì vậy, tôi biết ơn, vô cùng biết ơn NHS, các nhân viên, bác sĩ, y tá.
Tôi sẽ không cầu mong cho ai phải nằm bệnh viện trong 10 tuần. 10 phút là đủ. Trong tư cách là một tuyên úy bệnh viện, tôi nhìn thấy cảm giác thật tuyệt của nhiều người sau khi đến thăm người bệnh, anh chị em có thể đứng dậy và đi ra ngoài và về nhà. Nhưng tình hình hoàn toàn khác đối với cuộc sống của một bệnh nhân 36 ngày được chăm sóc nguy kịch, 21 ngày phải dùng máy thở và sau đó gần giống như một thây ma khi được chuyển đến một khu bình thường, nơi các phương cách điều trị cũng hoàn toàn khác với trước đó. Tôi cảm ơn tất cả mọi người và đặc biệt là Cha Tom, người đã đề nghị thay tôi chăm sóc mục vụ cho anh chị em. Tôi cũng cám ơn em gái tôi Madeleine và em rể tôi John liên tục kiểm tra để tìm hiểu xem tôi thế nào, chuyện gì đang xảy ra.
Hãy tưởng tượng tình cảnh một bệnh nhân không ai đến thăm, không nhìn thấy bất kỳ ai. Tôi chỉ thấy tất cả như những người điên đi xung quanh với mặt nạ. Họ chào và kêu tên tôi nhưng tôi không thể nhận ra ai là ai.
Tại bệnh viện Queen Elizabeth ở King's Lynn lần đầu tiên tôi thấy các y tá và bác sĩ trong các trang phục. Họ đeo một chiếc túi sau lưng và cũng có một trong những tấm che mặt mà Cha Tom đang đang đeo. Đó là lúc tôi nhận ra chúng ta đã rơi vào một đại dịch kinh hoàng.
Tôi muốn cảm ơn tất cả anh chị em vì đã dành thời gian, nỗ lực, cũng như những tấm thiệp, những lời chúc tốt đẹp nhất của anh chị em, những lời cầu nguyện của anh chị em, những chuỗi mân côi mà Cha Tom và anh chị em đã cùng nhau cử hành và cầu nguyện cho tôi. Tôi tràn đầy lòng biết ơn.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Tổng Giám Mục Naumann: 'Hãy cầu nguyện và ăn chay' để ông Joe Biden thay đổi con tim và hoán cải khỏi ý thức hệ phá thai
Bảo vệ những người dễ bị tổn thương là một “điểm sáng” trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19 của đất nước chúng ta, chủ tịch Ủy Ban Các Hoạt Động Phò Sinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho biết như trên vào đêm trước của Cuộc Tuần Hành Phò Sinh.
“Có lẽ, điểm sáng lớn nhất trong phản ứng của quốc gia chúng ta với COVID-19 là các biện pháp đặc biệt mà chúng ta đã thực hiện để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất, những người có tiền sử bệnh tật và người già”, Đức Tổng Giám Mục Joseph Naumann của tổng giáo phận Kansas City nói như trên bài giảng Thánh lễ Canh thức Cuộc Tuần Hành Phò Sinh.
“Trong một nền văn hóa nơi an tử và trợ tử đã đạt được động lực của nó, thật là khích lệ khi thấy các giao thức COVID của chúng ta không dựa trên một sự thiên vị được rêu rao là Phẩm Chất Cuộc Sống, hoặc một sự hạn chế chăm sóc cho người già và người khuyết tật dựa trên một giả định về Phẩm Chất Cuộc Sống của họ”.
Đức Tổng Giám Mục đã cử hành Thánh lễ Canh thức Cuộc Tuần Hành Phò Sinh tại Đền Thánh Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Washington, DC
Thông thường Thánh Lễ Canh thức Cuộc Tuần Hành Phò Sinh thường có hàng ngàn người tham dự vào đêm trước của Cuộc Tuần Hành hàng năm cho Sự sống, Thánh lễ năm 2021 đã bị đóng cửa đối với công chúng do các hạn chế của COVID-19.
Cuộc Tuần Hành Phò Sinh là một cuộc biểu tình ủng hộ sự sống hàng năm xung quanh việc tưởng niệm phán quyết năm 1973 của Tòa án Tối cao hợp pháp hóa phá thai trong vụ Roe kiện Wade.
Cuộc Tuần Hành Phò Sinh hàng năm lần thứ 48 đã phải đóng cửa với công chúng và chỉ được phát trực tiếp khi các nhà lãnh đạo ủng hộ cuộc sống đi qua các đường phố của Washington, DC
Đức Tổng Giám Mục Naumann nhấn mạnh rằng các biện pháp phòng ngừa COVID được thực hiện bởi xã hội “đã thông báo cho những người cao tuổi của chúng ta rằng cuộc sống của họ là quan trọng và được trân trọng”.
Đức Tổng Giám Mục Naumann cũng khuyến khích những người ủng hộ không được nản lòng sau khi Joe Biden, chỉ vài ngày sau khi nhậm chức, đã lật nhào hầu hết các quyết định phò sinh của Tổng thống Trump trước đây, và cho phép việc dùng tiền thuế dân tài trợ cho các nhóm ủng hộ phá thai quốc tế. Vào ngày 22 tháng Giêng, Biden - một người luôn tự xưng mình là Công Giáo - cũng cam kết luật hóa phán quyết Roe kiện Wade để buộc tất cả các tiểu bang trên toàn cõi Hoa Kỳ phải cho phép phá thai và dùng tiền thuế dân để chi trả cho các chi phí y tế liên quan đến các phẫu thuật phá thai.
“Chúng ta không được nản lòng, không được tuyệt vọng. Chúng ta cũng không được nổi giận hoặc tấn công những người không đồng ý với chúng ta,” Đức Tổng Giám Mục Naumann nói.
Ngài nhấn mạnh rằng: “Vũ khí của chúng ta để đánh bại Văn hóa Sự chết không phải là gạch, đá, súng hay bom xăng mà là cầu nguyện, ăn chay và bố thí”. Ngài đặc biệt yêu cầu người Công Giáo “cầu nguyện và ăn chay” cho ông Joe Biden hoán cải con tim và ngừng ủng hộ các ý thức hệ phá thai cực đoan.
“Chúng ta phải cầu nguyện và ăn chay để Tổng thống ngừng cố gắng gây ra tai tiếng cho mọi người về giáo huấn Công Giáo bằng cách chà đạp sự thánh thiêng của đời sống con người trong khi lại luôn tỏ ra mình là một tín hữu Công Giáo sùng đạo”, Đức Tổng Giám Mục Naumann nói.
Cuối bài giảng của mình, Đức Tổng Giám Mục giải thích giáo huấn của Giáo hội về việc rước lễ. Đó không phải là một cử chỉ “hiếu khách”. Khi một người rước lễ trả lời “A-men”, người đó “khẳng định rằng chúng tôi tin và tuyên xưng tất cả những gì mà Giáo Hội Công Giáo Thánh thiện tin, dạy và công bố là được Thiên Chúa mặc khải”.
Vì thế, Đức Tổng Giám Mục Naumann nói những người không theo đạo Công Giáo được hướng dẫn không nên tiến lên rước lễ.
“Chúng tôi không muốn các Kitô hữu không phải Công Giáo tuyên bố điều gì đó mà họ không tin”
“Tương tự, sự chính trực cũng đòi hỏi một người Công Giáo không được rước Thánh Thể trong khi hành động theo những cách thế không phù hợp với giáo huấn cơ bản của Giáo Hội Công Giáo.”
Source:National Catholic Register