Phụng Vụ - Mục Vụ
Thi ca suy niệm: Chúa Nhật tuần 5 thường niên C
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:08 05/02/2019
(Luca 5: 1-11)
THẢ LƯỚI
Tin mừng loan báo gần xa,
Nghe lời Thiên Chúa, bao la rạng ngời.
Đoàn dân tụ họp khắp nơi,
Chen nhau bước tới, gọi mời tiến thân.
Bên bờ thuyền đậu rất gần,
Những người đánh cá, thân trần cần lao.
Suốt đêm cực nhọc biết bao,
Miệt mài thả lưới, chẳng cào được chi.
Ven bờ giặt lưới chẳng bì,
Lên thuyền Chúa giảng, những khi đông người.
Si-mon vâng lệnh nghe lời,
Chèo xa một chút, giữa trời bao la.
Tin mừng đánh động hồn ta,
Tin yêu hoán cải, đi ra thực hành.
Ngư dân thả lưới đã rành,
Chúa truyền tung lưới, cũng đành vâng theo.
Mặt hồ phẳng lặng trong veo,
Chúa ban sự lạ, lưới neo nặng thuyền.
Si-mon vâng phục lệnh truyền,
Quyết tâm theo Chúa, lời nguyền hiến thân.
Ngày xưa, Chúa Giêsu không có Hội Đường riêng để giảng dậy. Ngài đi lang thang chỗ này chỗ kia, có khi thì giảng ở trên núi, khi ra ngoài cánh đồng, có khi tại một nhà thường dân, có khi vào Hội Đường Do Thái, có khi thì bên bờ hồ và hôm nay Chúa ngồi trên thuyền để giảng dậy. Qua những câu truyện của Tin Mừng, chúng ta biết người dân đi theo Chúa rất đông để nghe giảng và xin ơn chữa lành. Trong mọi hoàn cảnh, Chúa đều biểu lộ quyền năng của Ngài bằng các dấu lạ.
Ngồi trên thuyền, Chúa bảo Simon: Hãy đẩy thuyền ra chỗ nuớc sâu và thả lưới bắt cá. Simon cực nhọc suốt đêm chài lưới mà chẳng được con cá nào nhưng vì lời Thầy, ông đã thả lưới. Ông bắt được một mẻ cá đầy. Qua dấu lạ, Simon rất kinh ngạc và sụp lạy ngay dưới chân Chúa và nhận mình là người tội lỗi. Chính qua sự kiện khiêm hạ của ông, Chúa đã chọn và trao cho ông sứ mệnh rao giảng tin mừng. Ông đã đổi nghề, từ nay sẽ tung lưới bắt cá người.
Ngay sau khi Phêrô nhận lãnh ơn Chúa Thánh Thần, ông đã tung chài bắt mẻ cá đầu tiên và đã có được năm ngàn người trở lại tin vào Chúa Kitô. Vâng lời Chúa, ông Simon thả lưới và bắt được nhiều cá. Sự vâng lời và khiêm hạ là đầu mối cho tất cả sự thành công trong việc tông đồ. Nhận mình yếu đuối, tội lỗi và thiếu xót, Chúa sẽ nâng đỡ và thêm sức cho. Khi chúng ta tự mãn là có đầy đủ, sự thánh thiện và sự khôn ngoan thì không còn nơi chất chứa ơn của Chúa.
Hãy ra khơi thả lưới gợi nhớ hình ảnh ra đi truyền giáo. Chúa mời gọi chúng ta góp phần vào việc truyền giáo. Công việc đòi hỏi vất vả, lao động đêm ngày, kiên trì và có nhiều thất bại hơn thành công. Truyền giáo đòi hỏi chúng ta biết vâng theo lời Chúa, không cậy dựa vào sức mình hoặc phương tiện phàm tục. Tông đồ ra khơi, chúng ta cũng ra khơi thả lưới. Thả lưới trong hoàn cảnh sống, nơi gia đình, nơi hội đoàn, nơi làm việc, nơi học đường, trong cộng đoàn và ngoài xã hội. Chúa mong chờ chúng ta thâu hoạch nhiều kết qủa. Chúng ta hãy quảng đại đáp lại tiếng Chúa mời gọi
Truyện kể của một linh mục Tony de Mello sống ở Bombay, Ấn Độ. Một ngày nọ, trên đường về nhà, anh đã hỏi cha của anh: Con có thể đi tu làm linh mục Công Giáo được không? Cha của anh trả lời: Không, con là con một duy nhất, cha muốn con tiếp tục dòng dõi mang tên gia đình. Sau 14 năm không sinh nở, nay mẹ ông mang thai và khi mẹ sinh em bé. Tony chạy 6 cây số đường dài tới bệnh viện, thở hổn hển, anh hỏi cha: Em bé là con trai hay con gái? Cha trả lời: Con trai. Tony thật sung sướng nói rằng: Bây giờ con có thể làm linh mục.
Chúa mời gọi mỗi người chúng ta trong ơn gọi riêng. Người thì dâng hiến cuộc đời phục vụ tha nhân trong bậc sống tu trì, kẻ thì sống độc thân, người thì sống đời gia đình. Mỗi người chu toàn bổn phận của mình trong trách nhiệm sống và hành đạo.
THỨ HAI, TUẦN 5 THƯỜNG NIÊN
(Stk 1,1-19; Mc 6, 56-36).
CHỮA LÀNH
Bộ hành dong duổi đường trường,
Thôn quê thành thị, tha hương xứ người.
Thầy trò tiến bước không rời,
Ra đi rao giảng, gọi mời canh tân.
Uy quyền phép lạ cứu dân,
Mở lòng thương xót, Chúa cần lòng tin.
Mọi người đau yếu cầu xin,
Chúa thương cứu khỏi, hàng nghìn bệnh nhân.
Mong sờ gấu áo ngay chân,
Ai mà chạm tới, xác thân khỏi liền.
Quyền năng tỏa khắp mọi miền,
Thần dân phấn khởi, như tiên giáng trần,
Ơn trời tuôn đổ vô ngần,
Giê-su Chúa Cả, xuống trần viếng thăm.
Con dân lần bước tối tăm,
Hào quang ánh sáng, ngàn năm mong chờ.
THỨ BA, TUẦN 5 THƯỜNG NIÊN
(Stk 1,20-2, 4a; Mc 7, 1-13).
TẨY RỬA
Rửa tay sạch sẽ vào ăn,
Môn đồ theo Chúa, can ngăn thi hành.
Giữ lòng tinh sạch thanh danh,
Hơn là hình thức, thực hành qua loa.
Có nhiều tập tục ông cha,
Truyền nhau tuân giữ, chỉ là thói quen.
Rửa bình, rửa chén, rửa đèn,
Bên ngoài bóng nhoáng, lời khen ở đời.
Lắng nghe Chúa dậy đôi lời,
Giữ tâm trong sạch, rạng ngời tấm thân.
Kính cha thảo mẹ ân cần,
Lập thân báo hiếu, đỡ đần mẹ cha.
Yêu thương nâng đỡ tuổi già,
Yêu cha mến mẹ, thật là con ngoan.
Điều răn Chúa dậy chu toàn,
Tâm hồn thanh thoát, hân hoan sống đời.
THỨ TƯ, TUẦN 5 THƯỜNG NIÊN
(Stk 2, 4-9a. 15-17; Mc 7, 14-23).
TÂM
Mọi sự xuất hiện trung dung,
Gương mù gương xấu, ở cùng cái tâm.
Mỗi người tu luyện âm thầm,
Thế gian muôn mặt, dễ nhầm lắm thay.
Sự gì ô uế đắng cay,
Từ tâm xuất phát, mới hay lòng người.
Xấu xa giận dữ tội đời,
Tham lam xảo trá, xạo lời xuất ra.
Giết người trộm cắp sa đà,
Ngông cuồng ganh tị, cách xa tâm tình.
Kiêu căng độc ác hại mình,
Lăng hoàn dâm dật, cực hình tấm thân.
Xấu xa tư tưởng tham sân,
Luyện tâm thanh lọc, tinh vân rạng ngời.
Tâm tư tự phát mọi lời,
Chân thành nhỏ nhẹ, tuyệt vời biết bao.
THỨ NĂM, TUẦN 5 THƯỜNG NIÊN
(Stk 2, 18-25; Mc 7, 24-30).
THẦN DỮ
Tiến vào địa hạt ngoại dân,
Ty-rô đất lạ, ẩn thân cứu đời.
Rao truyền chân lý ngàn đời,
Một bà nghe biết, xin Người cứu nguy.
Thành tâm cầu khẩn gối quỳ,
Con tôi quỷ ám, thân suy xác tàn.
Lạy Thầy cứu chữa xin van,
Trừ thần ô uế, ơn ban xác hồn.
Đôi lời thử thách ôn tồn,
Của ngon nuôi dưỡng, con khôn trong nhà.
Không nên lấy bánh ngọc ngà,
Vất cho con chó, nơi xa nó dùng.
Bà thưa đúng thế lạ lùng,
Chó con được hưởng, của chung dư thừa.
Chúa ban phúc lộc như mưa,
Quỉ ma xuất khỏi, con thưa tạ Ngài.
THỨ SÁU, TUẦN 5 THƯỜNG NIÊN
(Stk 3, 1-8; Mc 7, 31-37).
MỞ RA
Chúa vào thập tỉnh bên kia,
Si-đon thành nhỏ, phân chia các vùng.
Môn đồ theo Chúa đi cùng,
Có người câm điếc, ngại ngùng tiến ra.
Xin Thầy cứu chữa anh ta,
Đám đông tách khỏi, ra xa chữa lành.
Chạm tai ngước mắt cầu sanh,
Tay bôi nước miếng, lưỡi anh sõi sàng.
Tin vui loan báo xóm làng,
Quyền năng cứu chữa, dễ dàng loan đi.
Chúa rằng đừng nói làm chi,
Thi hành sứ mệnh, tiên tri vào đời.
Lạ lùng phép tắc cao vời,
Mù câm què điếc, phán lời chữa ngay.
Âm thầm rao giảng chỗ này,
Ngày mai nơi khác, tỏ bày ý Cha.
THỨ BẢY, TUẦN 5 THƯỜNG NIÊN
(Stk 3, 9-24; Mc 8, 1-10).
HÓA BÁNH
Sương rơi chiều tối đồng hoang,
Lắng nghe Lời Chúa, rạng quang tâm hồn.
Chúa thường kể chuyện dụ ngôn,
Kéo lôi cuốn hút, lời khôn giãi bầy.
Miệt mài khao khát đong đầy,
Ba ngày mệt mỏi, nơi nầy vắng tanh.
Ra về mệt lả sao đành,
Giữa nơi hoang địa, thực hành phép tiên.
Bánh mì bảy chiếc có liền,
Mấy con cá nhỏ, cả thiên người chầu.
Bốn ngàn nhân khẩu thấm đâu.
Làm sao phát đủ, mỗi đầu phần ăn.
Chúa làm phép lạ hóa nhanh,
Mọi người vui hưởng, bánh ăn còn thừa.
Của dư thiên hạ vất bừa,
Thu vào bảy thúng, ơn mưa dạt dào.
Thánh Lễ Mùng Hai Tết 6/2/2019 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
09:18 05/02/2019
Bài Ðọc I: Hc 44,1.10-15
“Chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ.”
Bài trích sách Huấn Ca.
Giờ đây, chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ.
Nhưng các vị sau đây là những người đạo hạnh, công đức của các ngài không chìm vào quên lãng. Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu đó là lũ cháu đàn con. Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước; nhờ các ngài, con cháu cũng một mực trung thành. Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại, vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ. Các ngài được mồ yên mả đẹp và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế. Dân dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài và cộng đoàn vang tiếng ngợi khen.
Ðó là lời Chúa.
Bài Ðọc II: Ep 6,1-4.18.23.24
“Hãy tôn kính cha mẹ. Ðể ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này”.
Bài trích thư của Thánh Phaolô Tông Ðồ các gửi tín hữu thành Êphêsô.
Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Ðó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Ðể ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này. Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy.
Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Ðể được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể các thánh. Anh em cũng hãy cầu xin cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng nói, thì Thiên Chúa ban lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của Tin Mừng; tôi là sứ giả của Tin Mừng này cả khi tôi đang bị xiềng xích. Anh em hãy cầu xin cho tôi để khi rao giảng Tin Mừng tôi nói năng mạnh dạn, như bổn phận tôi phải nói.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha, và nguyện xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ơn bình an và lòng mến cùng với lòng tin. Xin Thiên Chúa ban ân sủng cho tất cả những ai yêu mến Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta bằng một tình yêu bất diệt.
Ðó là lời Chúa.
Câu xướng trước Phúc Âm
Hạnh phúc thay người nào kính sợ Chúa, những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban. Trên mặt đất, con cháu của họ sẽ hùng cường dòng dõi kẻ ngay lành được Chúa thương chúc phúc.
Phúc Âm: Mc 7,1-2. 5-13a
“Hãy thảo kính cha mẹ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, những người biệt phái và mấy luật sĩ từ Giêrusalem tụ tập lại bên Chúa Giêsu, và họ thấy vài môn đệ Người dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch, nghĩa là không rửa trước.
Vậy những người biệt phái và luật sĩ hỏi Người: “Sao môn đệ ông không giữ tập tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?”
Người đáp: “Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các ngươi, như lời chép rằng: “Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta. Chúng sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì chúng dạy những giáo lý và những luật lệ loài người”. Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người: rửa bình, rửa chén và làm nhiều điều như vậy”.
Và Người bảo: “Các ngươi đã khéo bỏ giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục của các ngươi. Thật vậy, Môsê đã nói: “Hãy thảo kính cha mẹ”, và “ai rủa cha mẹ, người đó phải chết”. Còn các ngươi thì lại bảo: “Nếu ai nói với cha mẹ mình rằng: Những của tôi có thể giúp cha mẹ được, nay tôi muốn nó trở thành Corban (nghĩa là của dâng cúng)”, rồi các ngươi không để cho kẻ ấy giúp gì cho cha mẹ nữa. Như thế các ngươi hủy bỏ lời Chúa bằng những tập tục truyền lại cho nhau”.
Ðó là lời Chúa.
“Chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ.”
Bài trích sách Huấn Ca.
Giờ đây, chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân, cũng là cha ông của chúng ta qua các thế hệ.
Nhưng các vị sau đây là những người đạo hạnh, công đức của các ngài không chìm vào quên lãng. Dòng dõi các ngài luôn được hưởng một gia tài quý báu đó là lũ cháu đàn con. Dòng dõi các ngài giữ vững các điều giao ước; nhờ các ngài, con cháu cũng một mực trung thành. Dòng dõi các ngài sẽ muôn đời tồn tại, vinh quang các ngài sẽ chẳng phai mờ. Các ngài được mồ yên mả đẹp và danh thơm mãi lưu truyền hậu thế. Dân dân sẽ kể lại đức khôn ngoan của các ngài và cộng đoàn vang tiếng ngợi khen.
Ðó là lời Chúa.
Bài Ðọc II: Ep 6,1-4.18.23.24
“Hãy tôn kính cha mẹ. Ðể ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này”.
Bài trích thư của Thánh Phaolô Tông Ðồ các gửi tín hữu thành Êphêsô.
Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Ðó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Ðể ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này. Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy.
Theo Thần Khí hướng dẫn, anh em hãy dùng mọi lời kinh và mọi tiếng van nài mà cầu nguyện luôn mãi. Ðể được như vậy, anh em hãy chuyên cần tỉnh thức và cầu xin cho toàn thể các thánh. Anh em cũng hãy cầu xin cho tôi nữa, để khi tôi mở miệng nói, thì Thiên Chúa ban lời cho tôi, hầu tôi mạnh dạn loan báo mầu nhiệm của Tin Mừng; tôi là sứ giả của Tin Mừng này cả khi tôi đang bị xiềng xích. Anh em hãy cầu xin cho tôi để khi rao giảng Tin Mừng tôi nói năng mạnh dạn, như bổn phận tôi phải nói.
Nguyện xin Thiên Chúa là Cha, và nguyện xin Chúa Giêsu Kitô ban cho anh em ơn bình an và lòng mến cùng với lòng tin. Xin Thiên Chúa ban ân sủng cho tất cả những ai yêu mến Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng ta bằng một tình yêu bất diệt.
Ðó là lời Chúa.
Câu xướng trước Phúc Âm
Hạnh phúc thay người nào kính sợ Chúa, những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban. Trên mặt đất, con cháu của họ sẽ hùng cường dòng dõi kẻ ngay lành được Chúa thương chúc phúc.
Phúc Âm: Mc 7,1-2. 5-13a
“Hãy thảo kính cha mẹ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, những người biệt phái và mấy luật sĩ từ Giêrusalem tụ tập lại bên Chúa Giêsu, và họ thấy vài môn đệ Người dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch, nghĩa là không rửa trước.
Vậy những người biệt phái và luật sĩ hỏi Người: “Sao môn đệ ông không giữ tập tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?”
Người đáp: “Hỡi bọn giả hình, Isaia thật đã nói tiên tri rất chí lý về các ngươi, như lời chép rằng: “Dân này kính Ta ngoài môi miệng, nhưng lòng chúng ở xa Ta. Chúng sùng kính Ta cách giả dối, bởi vì chúng dạy những giáo lý và những luật lệ loài người”. Vì các ngươi bỏ qua các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục loài người: rửa bình, rửa chén và làm nhiều điều như vậy”.
Và Người bảo: “Các ngươi đã khéo bỏ giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục của các ngươi. Thật vậy, Môsê đã nói: “Hãy thảo kính cha mẹ”, và “ai rủa cha mẹ, người đó phải chết”. Còn các ngươi thì lại bảo: “Nếu ai nói với cha mẹ mình rằng: Những của tôi có thể giúp cha mẹ được, nay tôi muốn nó trở thành Corban (nghĩa là của dâng cúng)”, rồi các ngươi không để cho kẻ ấy giúp gì cho cha mẹ nữa. Như thế các ngươi hủy bỏ lời Chúa bằng những tập tục truyền lại cho nhau”.
Ðó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha dâng thánh lễ cho cộng đoàn Công Giáo Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Đặng Tự Do
02:47 05/02/2019
Một ngày sau khi kêu gọi các nhà lãnh đạo Kitô giáo và Hồi giáo hợp tác để thúc đẩy hòa bình và từ khước chiến tranh. Trong ngày thứ Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hướng sự chú ý của ngài đến cộng đồng Công Giáo rất năng nổ tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất khi ngài chuẩn bị kết thúc chuyến thăm lịch sử đến Bán đảo Ả Rập.
Đức Phanxicô đã đến thăm một nhà thờ ở Abu Dhabi và sau đó cử hành Thánh lễ tại sân vận động Zayed của thành phố. Đây là buổi thờ phượng Kitô giáo lớn nhất trên bán đảo Ả Rập từ khi Hồi Giáo chiếm được vùng này.
Lúc 9g10 sáng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến nhà thờ Thánh Giuse là nhà thờ chánh tòa của Đức Cha Paul Hinder, Giám Quản Tông Tòa Miền Nam Ả Rập để thăm viếng trước khi cử hành Thánh lễ tại sân vận động Zayed.
Ngài được chào đón ngay từ bên ngoài bởi một dàn hợp xướng thanh niên mặc áo choàng đỏ và trắng.
Đức Thánh Cha đã đến trên một chiếc Kia nhỏ bé và ngài vẫy tay chào những người đang chờ.
Một số người hô vang: “Viva el Papa!” Những người khác vươn tay ra cố bắt tay ngài.
Bên trong, các tín hữu ngồi chật ngôi thánh đường trông đợi Đức Phanxicô.
Ngài đã ôm hôn các trẻ em, và đặt tay chúc lành cho vài người ngồi trên xe lăn.
Trong những nhận xét ngắn gọn bằng tiếng Ý, ngài đã cám ơn các tín hữu đã chào đón ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Cảm ơn rất nhiều vì đã đến đây và chào đón tôi. Thật là một niềm vui lớn khi được đến thăm những ngôi nhà thờ nhỏ đầy nghẹt người.”
Ngài đã cùng cầu nguyện các tín hữu tại nhà thờ Thánh Giuse trước khi dâng Thánh lễ tại sân vận động của thành phố Abu Dhabi.
Lúc hơn 10g Đức Thánh Cha đã đến sân vận động Vua Zayed của thủ đô Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trong chiếc pope mobile mui trần, vẫy tay chào hơn 135,000 tín hữu.
Krystal Recana, một y tá Phi Luật Tân 31 tuổi, nói rằng cô đã đến gặp Đức Giáo Hoàng “bởi vì tôi biết chỉ nhìn thấy Đức Giáo Hoàng thôi cũng đủ để một phép lạ xảy ra bên trong tất cả chúng ta.”
Một người Phi Luật Tân khác, Khristen Gracia, nói rằng vụ tấn công gần đây của các chiến binh Hồi giáo vào một nhà thờ trong thánh lễ sáng Chúa Nhật ở quê hương cô đã giết chết 23 tín hữu Phi Luật Tân khiến cô choáng váng. Tuy nhiên, điều này không hề thay đổi nhận thức của cô về người Hồi giáo, là những người làm việc chặt chẽ với cô trong tư cách là một y tá ở Abu Dhabi.
Grace nói: “Họ cho phép chúng tôi cầu nguyện ở đây. Họ cho phép chúng tôi có chuỗi tràng hạt, và được mang theo những cuốn Kinh Thánh đến đây.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với các tín hữu Công Giáo ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất rằng họ không cần xây dựng những công trình vĩ đại để chứng tỏ lòng trung thành với sứ điệp Tin Mừng, nhưng hãy rao giảng sứ điệp ấy với sự hiền lành cho một bầy chiên thưa thớt ở một đất nước có cơ man các tòa nhà chọc trời lớn nhất thế giới và được biết đến với sự sang trọng và thừa mứa của nó.
Đức Thánh Cha đã tập trung bài giảng của ngài vào Tám Mối Phúc Thật. Ngài nói rằng sống theo Các Mối Phúc không đòi hỏi “những cử chỉ tuyệt vời” hay những “hành động siêu phàm”.
Ngài nói rằng Chúa Giêsu “không yêu cầu chúng ta xây dựng những công trình vĩ đại hoặc thu hút sự chú ý đến bản thân chúng ta bằng những cử chỉ phi thường. Ngài yêu cầu chúng ta sản xuất chỉ một tác phẩm nghệ thuật, là điều khả thi với tất cả mọi người: đó là chính cuộc sống của chúng ta.”
Source:Catholic Herald Pope Francis celebrates historic Mass in Arabian Peninsula
Đức Phanxicô đã đến thăm một nhà thờ ở Abu Dhabi và sau đó cử hành Thánh lễ tại sân vận động Zayed của thành phố. Đây là buổi thờ phượng Kitô giáo lớn nhất trên bán đảo Ả Rập từ khi Hồi Giáo chiếm được vùng này.
Lúc 9g10 sáng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến nhà thờ Thánh Giuse là nhà thờ chánh tòa của Đức Cha Paul Hinder, Giám Quản Tông Tòa Miền Nam Ả Rập để thăm viếng trước khi cử hành Thánh lễ tại sân vận động Zayed.
Ngài được chào đón ngay từ bên ngoài bởi một dàn hợp xướng thanh niên mặc áo choàng đỏ và trắng.
Đức Thánh Cha đã đến trên một chiếc Kia nhỏ bé và ngài vẫy tay chào những người đang chờ.
Một số người hô vang: “Viva el Papa!” Những người khác vươn tay ra cố bắt tay ngài.
Bên trong, các tín hữu ngồi chật ngôi thánh đường trông đợi Đức Phanxicô.
Ngài đã ôm hôn các trẻ em, và đặt tay chúc lành cho vài người ngồi trên xe lăn.
Trong những nhận xét ngắn gọn bằng tiếng Ý, ngài đã cám ơn các tín hữu đã chào đón ngài.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Cảm ơn rất nhiều vì đã đến đây và chào đón tôi. Thật là một niềm vui lớn khi được đến thăm những ngôi nhà thờ nhỏ đầy nghẹt người.”
Ngài đã cùng cầu nguyện các tín hữu tại nhà thờ Thánh Giuse trước khi dâng Thánh lễ tại sân vận động của thành phố Abu Dhabi.
Lúc hơn 10g Đức Thánh Cha đã đến sân vận động Vua Zayed của thủ đô Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trong chiếc pope mobile mui trần, vẫy tay chào hơn 135,000 tín hữu.
Krystal Recana, một y tá Phi Luật Tân 31 tuổi, nói rằng cô đã đến gặp Đức Giáo Hoàng “bởi vì tôi biết chỉ nhìn thấy Đức Giáo Hoàng thôi cũng đủ để một phép lạ xảy ra bên trong tất cả chúng ta.”
Một người Phi Luật Tân khác, Khristen Gracia, nói rằng vụ tấn công gần đây của các chiến binh Hồi giáo vào một nhà thờ trong thánh lễ sáng Chúa Nhật ở quê hương cô đã giết chết 23 tín hữu Phi Luật Tân khiến cô choáng váng. Tuy nhiên, điều này không hề thay đổi nhận thức của cô về người Hồi giáo, là những người làm việc chặt chẽ với cô trong tư cách là một y tá ở Abu Dhabi.
Grace nói: “Họ cho phép chúng tôi cầu nguyện ở đây. Họ cho phép chúng tôi có chuỗi tràng hạt, và được mang theo những cuốn Kinh Thánh đến đây.”
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với các tín hữu Công Giáo ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất rằng họ không cần xây dựng những công trình vĩ đại để chứng tỏ lòng trung thành với sứ điệp Tin Mừng, nhưng hãy rao giảng sứ điệp ấy với sự hiền lành cho một bầy chiên thưa thớt ở một đất nước có cơ man các tòa nhà chọc trời lớn nhất thế giới và được biết đến với sự sang trọng và thừa mứa của nó.
Đức Thánh Cha đã tập trung bài giảng của ngài vào Tám Mối Phúc Thật. Ngài nói rằng sống theo Các Mối Phúc không đòi hỏi “những cử chỉ tuyệt vời” hay những “hành động siêu phàm”.
Ngài nói rằng Chúa Giêsu “không yêu cầu chúng ta xây dựng những công trình vĩ đại hoặc thu hút sự chú ý đến bản thân chúng ta bằng những cử chỉ phi thường. Ngài yêu cầu chúng ta sản xuất chỉ một tác phẩm nghệ thuật, là điều khả thi với tất cả mọi người: đó là chính cuộc sống của chúng ta.”
Source:Catholic Herald
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại vận động trường Zayed của thủ đô Abu Dhabi ngày 5/2/2019
J.B. Đặng Minh An dịch
07:05 05/02/2019
Sáng Thứ Ba, ngày 5 tháng 2, tức là ngày mùng Một Tết Âm Lịch, Đức Thánh Cha đã kính viếng nhà thờ chánh tòa Thánh Giuse của miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập. Đây là ngôi nhà thờ đầu tiên trong số 9 ngôi nhà thờ được xây dựng tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất sau khi Hồi Giáo chinh phục được vùng này.
Lúc 10:30 sáng, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ tại vận động trường Zayed của thủ đô Abu Dhabi cho 135,000 tín hữu Công Giáo.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Phúc thay: đây là từ mà Chúa Giêsu đã dùng để bắt đầu bài giảng của Ngài theo Tin Mừng Thánh Matthêu. Và đó là điệp khúc mà Ngài lặp đi lặp lại hôm nay, như muốn ghi khắc trong lòng chúng ta, hơn bất cứ điều gì khác, một thông điệp thiết yếu: đó là nếu anh chị em có Chúa Giêsu trong lòng, nếu anh chị em yêu thích lắng nghe lời Ngài như các môn đệ thời bấy giờ, nếu anh chị em cố gắng sống từ này mỗi ngày, thì anh chị em được chúc phúc. Không phải anh chị em sẽ được chúc phúc, nhưng anh chị em đã được chúc phúc; đây là sự thật đầu tiên chúng ta biết về đời sống Kitô. Cuộc sống Kitô không chỉ đơn giản là một danh sách các chỉ thị bên ngoài phải thực hiện hoặc một bộ các giáo huấn cần phải biết. Cuộc sống Kitô hữu, trước hết và trên hết, không phải như thế, nhưng đúng hơn, đó là hiểu biết rằng, trong Chúa Giêsu, chúng ta là con yêu dấu của Cha. Đời sống Kitô hữu có nghĩa là sống niềm vui của việc được chúc phúc này, là muốn sống cuộc sống như một câu chuyện tình yêu, câu chuyện về tình yêu trung tín của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta và luôn muốn được hiệp thông với chúng ta. Đây là lý do cho niềm vui của chúng ta, một niềm vui mà không một ai trên thế giới và không có hoàn cảnh nào trong cuộc sống của chúng ta có thể cướp mất khỏi chúng ta. Đó là một niềm vui mang lại hòa bình giữa nỗi đau, là niềm vui đã khiến chúng ta tham gia vào hạnh phúc vĩnh cửu đang chờ đợi chúng ta. Anh chị em thân mến, trong niềm vui được gặp gỡ anh chị em, đây là lời tôi đã đến để nói với anh chị em: phúc thay!
Cho dù Chúa Giêsu gọi các môn đệ Ngài là những người có phúc, chúng ta vẫn bàng hoàng trước những lý do cho từng Mối Phúc này. Chúng ta thấy ở những Mối Phúc này một sự đảo lộn cái suy nghĩ phổ biến, theo đó những người có phúc là những người giàu có và đầy quyền thế, những người thành công và được đám đông ca tụng. Đối với Chúa Giêsu thì trái lại, những người có phúc là những người nghèo khổ, hiền lành, những người hiếu hòa với giá phải trả là luôn lép vế trước mặt thiên hạ, và những người bị bắt bớ. Ở đây ai đúng: Chúa Giêsu hay thế gian? Để hiểu điều này, chúng ta hãy nhìn vào cách Chúa Giêsu sống: nghèo về mọi thứ, nhưng giàu có về tình yêu; Ngài đã chữa lành rất nhiều cuộc đời, nhưng không tha cho chính mình. Ngài đã đến để phục vụ và không được phục vụ; Ngài đã dạy chúng ta rằng sự vĩ đại không được tìm thấy trong việc sở hữu nhưng là trong việc cho đi. Dù công chính và hiền lành, Ngài đã không kháng cự, nhưng để cho mình bị kết án một cách bất công. Qua đó, Chúa Giêsu mang tình yêu của Chúa đến với thế giới. Chỉ bằng cách này, Ngài mới đánh bại cái chết, tội lỗi, sự sợ hãi và thậm chí là tinh thần thế gian: chỉ bằng quyền năng của tình yêu Thiên Chúa. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau cầu xin ân sủng biết tái khám phá sự hấp dẫn của việc theo Chúa Giêsu, bắt chước Người, không tìm kiếm ai khác ngoài Chúa Giêsu và tình yêu khiêm nhường của Người. Vì đây là ý nghĩa của cuộc sống của chúng ta: đó là hiệp thông với Người và yêu mến tha nhân. Anh chị em có tin vào điều này không?
Tôi cũng đã đến để nói lời cám ơn vì cách anh chị em sống Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe. Người ta nói rằng sự khác biệt giữa Tin Mừng sách vở và Tin Mừng trong cuộc sống cũng tương tự với sự khác biệt giữa một bản nhạc và việc trình diễn bản nhạc ấy. Anh chị em ở đây biết rõ giai điệu của Tin Mừng và anh chị em tuân theo tiết tấu của Tin Mừng với một lòng nhiệt thành. Anh chị em là một dàn hợp xướng gồm nhiều quốc gia, ngôn ngữ và nghi thức; một sự đa dạng mà Chúa Thánh Thần yêu thích và muốn hòa hợp hơn bao giờ hết, để tạo nên một bản giao hưởng. Sự đa âm hân hoan này là một chứng tá mà anh chị em dành cho tất cả mọi người, và điều đó giúp xây dựng Giáo Hội. Tôi bị đánh động trước điều mà Đức cha Hinder đã từng nói: ngài không chỉ cảm thấy mình là mục tử của anh chị em, mà chính anh chị em, qua gương sáng của mình, thường là những người chăn dắt ngài. Cảm ơn anh chị em vì điều đó!
Tuy nhiên, sống cuộc sống của người được chúc phúc theo đường lối Chúa Giêsu không có nghĩa là luôn được hân hoan. Những ai đã từng bị tổn thương, chịu đựng bất công, những ai đã từng làm tất cả những gì có thể để trở thành một người hòa giải, biết rõ ý nghĩa của khổ đau. Hầu như có thể chắc chắn rằng không dễ dàng gì cho anh chị em khi phải sống xa nhà, thiếu tình cảm của những người thân yêu, và có lẽ cũng cảm thấy bất định về tương lai. Nhưng Chúa thành tín và không bỏ rơi dân Ngài. Một câu chuyện từ cuộc đời của Thánh Antôn Tu Viện Trưởng, người sáng lập vĩ đại của tu viện trong sa mạc, có thể hữu ích cho chúng ta. Ngài phó thác mọi thứ cho Chúa và vào trong sa mạc. Ở đó, trong một thời gian, ngài đắm chìm trong một cuộc vật lộn tinh thần cay đắng khiến ngài không được bình yên; Ngài bị tấn công bởi những nghi ngờ và bóng tối, và thậm chí bởi cám dỗ chiều theo nỗi hoài nhớ và hối tiếc cuộc sống trước đây của mình. Nhưng sau đó, sau tất cả những dằn vặt này, Chúa đã an ủi ngài và Thánh Antôn hỏi Chúa: “Chúa ở đâu? Tại sao Chúa không xuất hiện trước đó để giải thoát con khỏi những đau khổ này? Chúa đã ở đâu?” Nhưng khi đó thánh nhân đã nghe rõ câu trả lời của Chúa Giêsu: “Ta đã ở đây, Antôn”(Thánh Athanasiô, Vita Antonii, 10). Chúa gần gũi. Có thể xảy ra rằng, khi phải đối mặt với nỗi buồn hoặc một giai đoạn khó khăn mới, chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ đơn độc một mình, bất kể tất cả những thời gian chúng ta đã dành cho Chúa trước đó. Nhưng trong những khoảnh khắc đó, khi Ngài có thể không can thiệp ngay lập tức, Ngài vẫn đi bên cạnh chúng ta. Và nếu chúng ta tiếp tục tiến bước, Chúa sẽ mở ra một con đường mới cho chúng ta; vì Chúa chuyên làm những việc mới mẻ; Ngài thậm chí có thể mở ra những con đường trong sa mạc (xem Is 43:19).
Anh chị em thân mến, tôi muốn nói với anh chị em rằng sống hết mình với các Mối Phúc không đòi hỏi những cử chỉ kịch tính. Hãy nhìn vào Chúa Giêsu: Ngài không để lại điều gì được viết ra, cũng không xây dựng điều gì áp đặt. Và khi Người nói với chúng ta về cách sống, Người đã không yêu cầu chúng ta phải xây dựng những công trình tuyệt vời hay thu hút sự chú ý đến bản thân chúng ta bằng những cử chỉ phi thường. Ngài đã yêu cầu chúng ta tạo ra chỉ một tác phẩm nghệ thuật thôi, khả thi với tất cả mọi người: đó là cuộc sống của chính chúng ta. Do đó, các Mối Phúc là một lộ trình cho cuộc sống của chúng ta: Tám Mối Phúc Thật không đòi hỏi những hành động siêu phàm, mà là bắt chước Chúa Giêsu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Các Mối Phúc mời gọi chúng ta giữ cho tâm hồn mình trong sạch, hiền lành và công bằng bất chấp mọi nghịch cảnh, có lòng thương xót với tất cả mọi người, chịu khốn nạn [vì đạo ngay] trong tình hiệp nhất với Thiên Chúa. Đây là sự thánh thiện của cuộc sống hàng ngày, là điều không cần đến những phép lạ hay những dấu chỉ ngoại thường. Tám Mối Phúc không dành cho siêu nhân, mà dành cho những người phải đối mặt với những thử thách và gian truân mỗi ngày. Những người sống theo các Mối Phúc như Chúa Giêsu đã vạch ra có thể thanh tẩy thế giới. Họ giống như một cái cây mà ngay cả trong vùng đất hoang cũng có thể hấp thụ không khí ô nhiễm mỗi ngày và trả lại dưỡng khí. Tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ như thế, đâm rễ trong Chúa Kitô, và trong Chúa Giêsu sẵn sàng làm những điều thiện cho những người xung quanh anh chị em. Cầu mong sao cho cộng đoàn của anh chị em là những ốc đảo của hòa bình.
Cuối cùng, tôi muốn đề cập một chút về hai trong số các Mối Phúc. Thứ nhất: “Phúc thay ai hiền lành” (Mt 5: 5). Những người tấn công hoặc chế ngự người khác không được chúc phúc, nhưng trái lại chính là những người ủng hộ cách hành động của Chúa Giêsu, Đấng đã cứu độ chúng ta và là Đấng hiền lành ngay cả đối với những kẻ cáo buộc Người. Tôi muốn trích dẫn Thánh Phanxicô, khi thánh nhân đưa ra những chỉ dẫn cho anh em mình về cách tiếp cận những người Ả Rập, những người Hồi Giáo, và những người ngoài Kitô giáo. Thánh nhân viết: “Đừng tranh cãi hay bất đồng, nhưng tùng phục mọi người vì tình yêu đối với Thiên Chúa, và tuyên xưng rằng mình là Kitô hữu” (Regula Non Bullata, XVI). Không tranh luận cũng không bất đồng - và điều này cũng áp dụng cho các linh mục - không tranh luận cũng không bất đồng: vào thời điểm đó, nhiều người đã lên đường, vũ trang hùng hậu, Thánh Phanxicô chỉ ra rằng các Kitô hữu chỉ nên trang bị vũ khí là đức tin khiêm tốn và tình yêu cụ thể của họ. Sự hiền lành rất quan trọng: nếu chúng ta sống trong thế giới theo đường lối của Thiên Chúa, chúng ta sẽ trở thành những kênh cho sự hiện diện của Người; nếu không, chúng ta sẽ không sinh hoa trái.
Thứ hai: “Phúc thay ai xây dựng hoà bình” (câu 9). Kitô hữu đề cao hòa bình, bắt đầu với cộng đoàn nơi người đó sống. Trong Sách Khải Huyền, trong số các cộng đồng mà chính Chúa Giêsu đề cập, có một cộng đoàn, cụ thể là Philadelphia, mà tôi nghĩ có một sự tương đồng với anh chị em. Đó là một Giáo Hội, không giống như hầu hết những Giáo Hội khác, Chúa không trách móc bất cứ điều gì. Thật vậy, Giáo Hội đó đã tuân giữ lời Chúa Giêsu mà không chối Ngài và bền đỗ, tiếp tục tiến bước, ngay cả giữa chập chùng những khó khăn. Ngoài ra còn có một chi tiết quan trọng: cái tên Philadelphia có nghĩa là tình yêu huynh đệ. Tình bằng hữu. Vì thế, một Giáo Hội kiên trì tuân giữ lời Chúa và tình yêu huynh đệ làm đẹp lòng Chúa và sinh hoa trái. Tôi cầu xin cho anh chị em ân sủng để giữ gìn hòa bình, hiệp nhất, chăm sóc lẫn nhau, với một tình huynh đệ đẹp đẽ trong đó không có Kitô hữu hạng nhất hay hạng hai.
Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng gọi anh chị em là những người được chúc phúc, ban cho anh chị em ân sủng để tiến lên mà không nản lòng, dư dật lòng yêu mến “cho nhau và cho tất cả mọi người” (1 Thess 3:12).
Source:Libreria Editrice Vaticana HOLY MASS HOMILY OF HIS HOLINESS Zayed Sports City (Abu Dhabi) Tuesday, 5 February 2019
Lúc 10:30 sáng, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ tại vận động trường Zayed của thủ đô Abu Dhabi cho 135,000 tín hữu Công Giáo.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Phúc thay: đây là từ mà Chúa Giêsu đã dùng để bắt đầu bài giảng của Ngài theo Tin Mừng Thánh Matthêu. Và đó là điệp khúc mà Ngài lặp đi lặp lại hôm nay, như muốn ghi khắc trong lòng chúng ta, hơn bất cứ điều gì khác, một thông điệp thiết yếu: đó là nếu anh chị em có Chúa Giêsu trong lòng, nếu anh chị em yêu thích lắng nghe lời Ngài như các môn đệ thời bấy giờ, nếu anh chị em cố gắng sống từ này mỗi ngày, thì anh chị em được chúc phúc. Không phải anh chị em sẽ được chúc phúc, nhưng anh chị em đã được chúc phúc; đây là sự thật đầu tiên chúng ta biết về đời sống Kitô. Cuộc sống Kitô không chỉ đơn giản là một danh sách các chỉ thị bên ngoài phải thực hiện hoặc một bộ các giáo huấn cần phải biết. Cuộc sống Kitô hữu, trước hết và trên hết, không phải như thế, nhưng đúng hơn, đó là hiểu biết rằng, trong Chúa Giêsu, chúng ta là con yêu dấu của Cha. Đời sống Kitô hữu có nghĩa là sống niềm vui của việc được chúc phúc này, là muốn sống cuộc sống như một câu chuyện tình yêu, câu chuyện về tình yêu trung tín của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta và luôn muốn được hiệp thông với chúng ta. Đây là lý do cho niềm vui của chúng ta, một niềm vui mà không một ai trên thế giới và không có hoàn cảnh nào trong cuộc sống của chúng ta có thể cướp mất khỏi chúng ta. Đó là một niềm vui mang lại hòa bình giữa nỗi đau, là niềm vui đã khiến chúng ta tham gia vào hạnh phúc vĩnh cửu đang chờ đợi chúng ta. Anh chị em thân mến, trong niềm vui được gặp gỡ anh chị em, đây là lời tôi đã đến để nói với anh chị em: phúc thay!
Cho dù Chúa Giêsu gọi các môn đệ Ngài là những người có phúc, chúng ta vẫn bàng hoàng trước những lý do cho từng Mối Phúc này. Chúng ta thấy ở những Mối Phúc này một sự đảo lộn cái suy nghĩ phổ biến, theo đó những người có phúc là những người giàu có và đầy quyền thế, những người thành công và được đám đông ca tụng. Đối với Chúa Giêsu thì trái lại, những người có phúc là những người nghèo khổ, hiền lành, những người hiếu hòa với giá phải trả là luôn lép vế trước mặt thiên hạ, và những người bị bắt bớ. Ở đây ai đúng: Chúa Giêsu hay thế gian? Để hiểu điều này, chúng ta hãy nhìn vào cách Chúa Giêsu sống: nghèo về mọi thứ, nhưng giàu có về tình yêu; Ngài đã chữa lành rất nhiều cuộc đời, nhưng không tha cho chính mình. Ngài đã đến để phục vụ và không được phục vụ; Ngài đã dạy chúng ta rằng sự vĩ đại không được tìm thấy trong việc sở hữu nhưng là trong việc cho đi. Dù công chính và hiền lành, Ngài đã không kháng cự, nhưng để cho mình bị kết án một cách bất công. Qua đó, Chúa Giêsu mang tình yêu của Chúa đến với thế giới. Chỉ bằng cách này, Ngài mới đánh bại cái chết, tội lỗi, sự sợ hãi và thậm chí là tinh thần thế gian: chỉ bằng quyền năng của tình yêu Thiên Chúa. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau cầu xin ân sủng biết tái khám phá sự hấp dẫn của việc theo Chúa Giêsu, bắt chước Người, không tìm kiếm ai khác ngoài Chúa Giêsu và tình yêu khiêm nhường của Người. Vì đây là ý nghĩa của cuộc sống của chúng ta: đó là hiệp thông với Người và yêu mến tha nhân. Anh chị em có tin vào điều này không?
Tôi cũng đã đến để nói lời cám ơn vì cách anh chị em sống Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe. Người ta nói rằng sự khác biệt giữa Tin Mừng sách vở và Tin Mừng trong cuộc sống cũng tương tự với sự khác biệt giữa một bản nhạc và việc trình diễn bản nhạc ấy. Anh chị em ở đây biết rõ giai điệu của Tin Mừng và anh chị em tuân theo tiết tấu của Tin Mừng với một lòng nhiệt thành. Anh chị em là một dàn hợp xướng gồm nhiều quốc gia, ngôn ngữ và nghi thức; một sự đa dạng mà Chúa Thánh Thần yêu thích và muốn hòa hợp hơn bao giờ hết, để tạo nên một bản giao hưởng. Sự đa âm hân hoan này là một chứng tá mà anh chị em dành cho tất cả mọi người, và điều đó giúp xây dựng Giáo Hội. Tôi bị đánh động trước điều mà Đức cha Hinder đã từng nói: ngài không chỉ cảm thấy mình là mục tử của anh chị em, mà chính anh chị em, qua gương sáng của mình, thường là những người chăn dắt ngài. Cảm ơn anh chị em vì điều đó!
Tuy nhiên, sống cuộc sống của người được chúc phúc theo đường lối Chúa Giêsu không có nghĩa là luôn được hân hoan. Những ai đã từng bị tổn thương, chịu đựng bất công, những ai đã từng làm tất cả những gì có thể để trở thành một người hòa giải, biết rõ ý nghĩa của khổ đau. Hầu như có thể chắc chắn rằng không dễ dàng gì cho anh chị em khi phải sống xa nhà, thiếu tình cảm của những người thân yêu, và có lẽ cũng cảm thấy bất định về tương lai. Nhưng Chúa thành tín và không bỏ rơi dân Ngài. Một câu chuyện từ cuộc đời của Thánh Antôn Tu Viện Trưởng, người sáng lập vĩ đại của tu viện trong sa mạc, có thể hữu ích cho chúng ta. Ngài phó thác mọi thứ cho Chúa và vào trong sa mạc. Ở đó, trong một thời gian, ngài đắm chìm trong một cuộc vật lộn tinh thần cay đắng khiến ngài không được bình yên; Ngài bị tấn công bởi những nghi ngờ và bóng tối, và thậm chí bởi cám dỗ chiều theo nỗi hoài nhớ và hối tiếc cuộc sống trước đây của mình. Nhưng sau đó, sau tất cả những dằn vặt này, Chúa đã an ủi ngài và Thánh Antôn hỏi Chúa: “Chúa ở đâu? Tại sao Chúa không xuất hiện trước đó để giải thoát con khỏi những đau khổ này? Chúa đã ở đâu?” Nhưng khi đó thánh nhân đã nghe rõ câu trả lời của Chúa Giêsu: “Ta đã ở đây, Antôn”(Thánh Athanasiô, Vita Antonii, 10). Chúa gần gũi. Có thể xảy ra rằng, khi phải đối mặt với nỗi buồn hoặc một giai đoạn khó khăn mới, chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ đơn độc một mình, bất kể tất cả những thời gian chúng ta đã dành cho Chúa trước đó. Nhưng trong những khoảnh khắc đó, khi Ngài có thể không can thiệp ngay lập tức, Ngài vẫn đi bên cạnh chúng ta. Và nếu chúng ta tiếp tục tiến bước, Chúa sẽ mở ra một con đường mới cho chúng ta; vì Chúa chuyên làm những việc mới mẻ; Ngài thậm chí có thể mở ra những con đường trong sa mạc (xem Is 43:19).
Anh chị em thân mến, tôi muốn nói với anh chị em rằng sống hết mình với các Mối Phúc không đòi hỏi những cử chỉ kịch tính. Hãy nhìn vào Chúa Giêsu: Ngài không để lại điều gì được viết ra, cũng không xây dựng điều gì áp đặt. Và khi Người nói với chúng ta về cách sống, Người đã không yêu cầu chúng ta phải xây dựng những công trình tuyệt vời hay thu hút sự chú ý đến bản thân chúng ta bằng những cử chỉ phi thường. Ngài đã yêu cầu chúng ta tạo ra chỉ một tác phẩm nghệ thuật thôi, khả thi với tất cả mọi người: đó là cuộc sống của chính chúng ta. Do đó, các Mối Phúc là một lộ trình cho cuộc sống của chúng ta: Tám Mối Phúc Thật không đòi hỏi những hành động siêu phàm, mà là bắt chước Chúa Giêsu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Các Mối Phúc mời gọi chúng ta giữ cho tâm hồn mình trong sạch, hiền lành và công bằng bất chấp mọi nghịch cảnh, có lòng thương xót với tất cả mọi người, chịu khốn nạn [vì đạo ngay] trong tình hiệp nhất với Thiên Chúa. Đây là sự thánh thiện của cuộc sống hàng ngày, là điều không cần đến những phép lạ hay những dấu chỉ ngoại thường. Tám Mối Phúc không dành cho siêu nhân, mà dành cho những người phải đối mặt với những thử thách và gian truân mỗi ngày. Những người sống theo các Mối Phúc như Chúa Giêsu đã vạch ra có thể thanh tẩy thế giới. Họ giống như một cái cây mà ngay cả trong vùng đất hoang cũng có thể hấp thụ không khí ô nhiễm mỗi ngày và trả lại dưỡng khí. Tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ như thế, đâm rễ trong Chúa Kitô, và trong Chúa Giêsu sẵn sàng làm những điều thiện cho những người xung quanh anh chị em. Cầu mong sao cho cộng đoàn của anh chị em là những ốc đảo của hòa bình.
Cuối cùng, tôi muốn đề cập một chút về hai trong số các Mối Phúc. Thứ nhất: “Phúc thay ai hiền lành” (Mt 5: 5). Những người tấn công hoặc chế ngự người khác không được chúc phúc, nhưng trái lại chính là những người ủng hộ cách hành động của Chúa Giêsu, Đấng đã cứu độ chúng ta và là Đấng hiền lành ngay cả đối với những kẻ cáo buộc Người. Tôi muốn trích dẫn Thánh Phanxicô, khi thánh nhân đưa ra những chỉ dẫn cho anh em mình về cách tiếp cận những người Ả Rập, những người Hồi Giáo, và những người ngoài Kitô giáo. Thánh nhân viết: “Đừng tranh cãi hay bất đồng, nhưng tùng phục mọi người vì tình yêu đối với Thiên Chúa, và tuyên xưng rằng mình là Kitô hữu” (Regula Non Bullata, XVI). Không tranh luận cũng không bất đồng - và điều này cũng áp dụng cho các linh mục - không tranh luận cũng không bất đồng: vào thời điểm đó, nhiều người đã lên đường, vũ trang hùng hậu, Thánh Phanxicô chỉ ra rằng các Kitô hữu chỉ nên trang bị vũ khí là đức tin khiêm tốn và tình yêu cụ thể của họ. Sự hiền lành rất quan trọng: nếu chúng ta sống trong thế giới theo đường lối của Thiên Chúa, chúng ta sẽ trở thành những kênh cho sự hiện diện của Người; nếu không, chúng ta sẽ không sinh hoa trái.
Thứ hai: “Phúc thay ai xây dựng hoà bình” (câu 9). Kitô hữu đề cao hòa bình, bắt đầu với cộng đoàn nơi người đó sống. Trong Sách Khải Huyền, trong số các cộng đồng mà chính Chúa Giêsu đề cập, có một cộng đoàn, cụ thể là Philadelphia, mà tôi nghĩ có một sự tương đồng với anh chị em. Đó là một Giáo Hội, không giống như hầu hết những Giáo Hội khác, Chúa không trách móc bất cứ điều gì. Thật vậy, Giáo Hội đó đã tuân giữ lời Chúa Giêsu mà không chối Ngài và bền đỗ, tiếp tục tiến bước, ngay cả giữa chập chùng những khó khăn. Ngoài ra còn có một chi tiết quan trọng: cái tên Philadelphia có nghĩa là tình yêu huynh đệ. Tình bằng hữu. Vì thế, một Giáo Hội kiên trì tuân giữ lời Chúa và tình yêu huynh đệ làm đẹp lòng Chúa và sinh hoa trái. Tôi cầu xin cho anh chị em ân sủng để giữ gìn hòa bình, hiệp nhất, chăm sóc lẫn nhau, với một tình huynh đệ đẹp đẽ trong đó không có Kitô hữu hạng nhất hay hạng hai.
Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng gọi anh chị em là những người được chúc phúc, ban cho anh chị em ân sủng để tiến lên mà không nản lòng, dư dật lòng yêu mến “cho nhau và cho tất cả mọi người” (1 Thess 3:12).
Source:Libreria Editrice Vaticana
Trung Quốc: mục tử quốc doanh lo làm đày túi tiền hơn là rao giảng Tin Mừng
Chân Phương
10:42 05/02/2019
Theo bài viết của Cha John Lo, một linh mục Công Giáo ở Trung Quốc (UCANews),thường thì các quan chức chính phủ Trung Quốc bị gán cho tiếng xấu là bòn rút của công, nhưng dường như, những lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo quốc doanh cũng rất dễ bề tham nhũng, gần như đang ở mức độ đáng báo động.
Giám mục Đàm Yến Toàn (Tan Yan-quan 譚燕全) thuộc Giáo phận Nam Ninh ở tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc, là một trường hợp điển hình. Ông ta bị nghi ngờ đã biển thủ 27 triệu nhân dân tệ (khoảng 4 triệu Mỹ Kim) ngân khố của giáo hội để thành lập ra ít nhất 5 công ty tư nhân. Giám mục quốc doanh này cũng bị nghi là đang nợ nần hàng triệu nhân dân tệ vì thua lỗ trong đầu tư bất động sản. Do đó, bây giờ ông ta không thể chi trả các khoản tiền sinh hoạt thường ngày, bảo hiểm y tế và tiền dưỡng già cho các linh mục, nữ tu và những thành viên khác trong địa phận của mình.
Những trường hợp kiểu này chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, bởi vì có một luật bất thành văn khiến cho giáo hội quốc doanh Trung Quốc không thể bạch hóa và đưa ra ánh sánh những vụ bê bối xấu xa, đó chính là hậu quả của thứ văn hóa che đậy.
Với "văn hóa câm nín" nhân danh cho cái gọi là "bảo vệ" giáo hội này, những vụ việc liên quan đến lạm dụng tính dục trẻ em hoặc biển thủ công quỹ nhà thờ, là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với tính chính danh của Giáo Hội ngày nay.
Ở Trung Quốc, người ta cho rằng bòn rút tài sản của nhà thờ thì dễ hơn, vì Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc (quốc doanh) không có hệ thống giám sát để ngăn chặn điều đó.
Tuy nhiên, lý do chủ yếu làm cho nạn tham nhũng tràn lan trong giáo hội Trung Quốc là vì rất nhiều thành viên của tổ chức quốc doanh này lại không hề có đức tin thực thụ.
Nếu họ thực sự có Chúa trong tâm hồn, thì họ sẽ không tham dự vào những hành vi gây bất lợi cho đời sống tâm linh và danh tiếng của Giáo hội Chúa Kitô.
Thánh Phaolô đã đưa ra một số nhận xét đáng lưu ý về tính tham lam trong Thư thứ nhất gửi Ti-mô-thê đoan 6:8-10, ngài viết: "Vậy nếu có cơm ăn áo mặc, ta hãy lấy thế làm đủ. Còn những kẻ muốn làm giàu, thì sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại; đó là những thứ làm cho con người chìm đắm trong cảnh huỷ diệt tiêu vong. Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé."
Đôi khi người ta tự hỏi liệu các giáo sĩ Trung Quốc đã quên những lời dạy của Thánh Phaolô rồi chăng.
Kinh Thánh thường viết rằng, tội ác nảy sinh từ lòng tham, vậy thì làm thế nào những linh mục và giáo chức Trung Quốc đang tham nhũng này có thể biện minh cho những hành vi của chính họ? Đạo đức giả thật đã phủ bóng tâm trí họ.
Trên thực tế, sự trần tục hóa của giáo hội quốc doanh hiện đang là một hiện trạng không thể chối cãi trong đời sống ở Trung Quốc đại lục.
Giáo hội này đã hiện nguyên hình. Nó dường như đánh mất đi sứ mệnh truyền giáo thuở ban đầu, còn bây giờ thì hưởng thụ nhiều hơn, và coi thường những lời dạy của Chúa Giêsu.
Đây không chỉ là hậu quả của việc ngày càng ly khai xa rời với Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ, vốn đã xảy ra từ nhiều thập kỷ qua, mà còn là hậu quả của sự thỏa hiệp chính trị mà giáo hội quốc doanh Trung Quốc đã thực hiện.
Từ việc giáo hội này phân ly và chọn hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó đã gieo xuống những hạt giống, mà ngày nay trổ sinh thành những hoa quả độc hại.
Về phần giám mục Đàm Yến Toàn, được biết ông ấy đã ký thỏa ước với Công ty Bất động sản Nanning Qiai - mà không có sự cho phép của giáo hội - để xây dựng lại Nhà thờ Thánh Tâm ở Nam Ninh. Vụ này cũng liên quan đến một vài đơn vị bất động sản phải bán tháo bán chạy bất hợp pháp vì lợi ích cá nhân.
Thật đáng tiếc, Giám mục Mã Anh Lâm (Ma Yinglin 馬英林) tại Côn Minh, cũng ở miền nam Trung Quốc, dường như cũng đi chung đường với Giám mục Đàm. Ông Mã cũng làm y chang, tiến hành các hoạt động lừa đảo trên danh nghĩa đầu tư phát triển bất động sản của giáo hội.
Giáo phận Côn Minh đã hợp tác với một công ty trong một dự án tái thiết có tên là Kunming Subway 101. Giáo phận này cũng thành lập một trung tâm do người Công Giáo yểm trợ điều hành để giám sát việc cho các thương nhân thuê mặt bằng buôn bán trong một thương xá.
Địa điểm của dự án này đã được chính phủ Trung Quốc chấp thuận hồi năm 2008 và đến năm 2013, giáo phận đã làm việc với công ty đầu tư Yunnan Wang Guo Investment để xây dựng một khu phức hợp bao gồm nhà thờ chính tòa, tòa giám mục, nhà hàng tiệc cưới khu thương xá.
Nhưng rồi sau đó, dự án nói trên bị coi là bất hợp pháp, khiến việc xây dựng bị đình chỉ và trung tâm điều hành bị giải thể. Các báo cáo cho biết, vu việc này khiến hơn 100 nhà đầu tư phải chịu ‘trắng tay’ 15 triệu USD.
Giờ đây, những khổ chủ đang đòi bồi thường bằng việc thưa kiện, họ nói rằng đã đổ tiền đầu tư vào trương mục ngân hàng do giáo hội quản lý, và chỉ đích danh giáo phận Côn Minh có tên trong các hợp đồng mà họ đã ký kết. Hơn nữa, tất cả những mẫu quảng cáo khuếch trương cho dự án này đều mang tên giáo phận và có cả một bức ảnh của giám mục Mã.
Giáo phận Côn Minh sau đó đã ra một tuyên bố đăng trên tờ báo địa phương vào ngày 25 tháng 7 năm 2017, trong đó giáo phận này nói là chưa bao giờ thành lập trung tâm quản lý dự án, và rằng cũng không có nhân viên nào làm việc ở đó là giáo sĩ, hoặc giáo chức được chính phủ bổ nhiệm. Từ đó, giáo phận chối bỏ mọi trách nhiệm và đe dọa sẽ thưa kiện những người tiếp tục phỉ báng hoặc bôi nhọ danh tiếng của giáo phận.
Một doanh nhân làm ăn gian dối vì họ không có đức tin tôn giáo, không có lương tâm, chỉ tôn thờ lợi ích vật chất và tiền của thì còn có thể hiểu được. Thế mà, với tư cách là mục tử của giáo hội và là đại diện của Chúa Kitô trên trần gian, những giám mục này lại đi lạc khỏi đường ngay nẻo chính để phản bội lương tâm và luật pháp, thì rõ ràng đây là một nguyên nhân cực kỳ đáng lo ngại.
Có thể nói, giáo hội Trung Quốc hiện đang mang bệnh nan y, và đã hết thuốc chữa.
Mặc dù Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thu nhận các giám mục Trung Quốc từng tấn phong bất hợp thức, nhưng lập trường của nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn còn lập lờ.
Giáo hội quốc doanh ở Trung Quốc có vẻ sẽ được hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, nhưng ngựa quen đường cũ, nó vẫn khăng khăng tự đề cử và phong chức giám mục mà không cần có phê chuẩn của Tòa thánh.
Điều này là do chính chính phủ Trung Quốc vốn tham nhũng và thế tục hóa. Nếu các giám mục Trung Quốc muốn chơi với chính phủ một cách an toàn, thì phải thuận theo nhà cầm quyền Trung Quốc. Đó là luật chơi. Hơn nữa, Bắc Kinh không cho phép "các cường quốc ngoại bang", kể cả Vatican, can thiệp vào hoạt động kinh thương.
Giáo hội quốc doanh Trung Quốc vốn đã có xu hướng tham nhũng kiểu trần tục từ nhiều thập kỷ qua. Nó đã bị nhuộm màu đỏ vì liên quan đến Đảng cộng sản Trung Quốc. Và nếu giáo hội này muốn chữa trị cho điều này - như là một lối nói ẩn dụ - họ phải đi qua một quá trình tẩy trắng - mà công việc này chắc là không thể thực hiện trong ngày một ngày hai.
Các vụ tham nhũng bị bạch hóa của hai giám mục nói trên cũng phản ánh lý do cốt lõi vì sao Giáo hội tại Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục chậm phát triển đến như vậy: đó là các mục tử chỉ chú tâm đến việc làm dày túi tiền hơn là rao giảng Tin Mừng.
Người ta tự hỏi làm thế nào những giám mục như vậy có thể truyền cảm hứng và thuyết phục các linh mục và tín hữu Công Giáo khác bước theo họ cho được.
Bài viết của Cha John Lo, một linh mục Công Giáo ở Trung Quốc (UCANews).
Chân Phương
Giám mục Đàm Yến Toàn (Tan Yan-quan 譚燕全) thuộc Giáo phận Nam Ninh ở tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc, là một trường hợp điển hình. Ông ta bị nghi ngờ đã biển thủ 27 triệu nhân dân tệ (khoảng 4 triệu Mỹ Kim) ngân khố của giáo hội để thành lập ra ít nhất 5 công ty tư nhân. Giám mục quốc doanh này cũng bị nghi là đang nợ nần hàng triệu nhân dân tệ vì thua lỗ trong đầu tư bất động sản. Do đó, bây giờ ông ta không thể chi trả các khoản tiền sinh hoạt thường ngày, bảo hiểm y tế và tiền dưỡng già cho các linh mục, nữ tu và những thành viên khác trong địa phận của mình.
Những trường hợp kiểu này chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, bởi vì có một luật bất thành văn khiến cho giáo hội quốc doanh Trung Quốc không thể bạch hóa và đưa ra ánh sánh những vụ bê bối xấu xa, đó chính là hậu quả của thứ văn hóa che đậy.
Với "văn hóa câm nín" nhân danh cho cái gọi là "bảo vệ" giáo hội này, những vụ việc liên quan đến lạm dụng tính dục trẻ em hoặc biển thủ công quỹ nhà thờ, là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với tính chính danh của Giáo Hội ngày nay.
Ở Trung Quốc, người ta cho rằng bòn rút tài sản của nhà thờ thì dễ hơn, vì Giáo Hội Công Giáo Trung Quốc (quốc doanh) không có hệ thống giám sát để ngăn chặn điều đó.
Tuy nhiên, lý do chủ yếu làm cho nạn tham nhũng tràn lan trong giáo hội Trung Quốc là vì rất nhiều thành viên của tổ chức quốc doanh này lại không hề có đức tin thực thụ.
Nếu họ thực sự có Chúa trong tâm hồn, thì họ sẽ không tham dự vào những hành vi gây bất lợi cho đời sống tâm linh và danh tiếng của Giáo hội Chúa Kitô.
Thánh Phaolô đã đưa ra một số nhận xét đáng lưu ý về tính tham lam trong Thư thứ nhất gửi Ti-mô-thê đoan 6:8-10, ngài viết: "Vậy nếu có cơm ăn áo mặc, ta hãy lấy thế làm đủ. Còn những kẻ muốn làm giàu, thì sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại; đó là những thứ làm cho con người chìm đắm trong cảnh huỷ diệt tiêu vong. Thật thế, cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin và chuốc lấy bao nỗi đớn đau xâu xé."
Đôi khi người ta tự hỏi liệu các giáo sĩ Trung Quốc đã quên những lời dạy của Thánh Phaolô rồi chăng.
Kinh Thánh thường viết rằng, tội ác nảy sinh từ lòng tham, vậy thì làm thế nào những linh mục và giáo chức Trung Quốc đang tham nhũng này có thể biện minh cho những hành vi của chính họ? Đạo đức giả thật đã phủ bóng tâm trí họ.
Trên thực tế, sự trần tục hóa của giáo hội quốc doanh hiện đang là một hiện trạng không thể chối cãi trong đời sống ở Trung Quốc đại lục.
Giáo hội này đã hiện nguyên hình. Nó dường như đánh mất đi sứ mệnh truyền giáo thuở ban đầu, còn bây giờ thì hưởng thụ nhiều hơn, và coi thường những lời dạy của Chúa Giêsu.
Đây không chỉ là hậu quả của việc ngày càng ly khai xa rời với Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ, vốn đã xảy ra từ nhiều thập kỷ qua, mà còn là hậu quả của sự thỏa hiệp chính trị mà giáo hội quốc doanh Trung Quốc đã thực hiện.
Từ việc giáo hội này phân ly và chọn hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó đã gieo xuống những hạt giống, mà ngày nay trổ sinh thành những hoa quả độc hại.
Về phần giám mục Đàm Yến Toàn, được biết ông ấy đã ký thỏa ước với Công ty Bất động sản Nanning Qiai - mà không có sự cho phép của giáo hội - để xây dựng lại Nhà thờ Thánh Tâm ở Nam Ninh. Vụ này cũng liên quan đến một vài đơn vị bất động sản phải bán tháo bán chạy bất hợp pháp vì lợi ích cá nhân.
Thật đáng tiếc, Giám mục Mã Anh Lâm (Ma Yinglin 馬英林) tại Côn Minh, cũng ở miền nam Trung Quốc, dường như cũng đi chung đường với Giám mục Đàm. Ông Mã cũng làm y chang, tiến hành các hoạt động lừa đảo trên danh nghĩa đầu tư phát triển bất động sản của giáo hội.
Giáo phận Côn Minh đã hợp tác với một công ty trong một dự án tái thiết có tên là Kunming Subway 101. Giáo phận này cũng thành lập một trung tâm do người Công Giáo yểm trợ điều hành để giám sát việc cho các thương nhân thuê mặt bằng buôn bán trong một thương xá.
Địa điểm của dự án này đã được chính phủ Trung Quốc chấp thuận hồi năm 2008 và đến năm 2013, giáo phận đã làm việc với công ty đầu tư Yunnan Wang Guo Investment để xây dựng một khu phức hợp bao gồm nhà thờ chính tòa, tòa giám mục, nhà hàng tiệc cưới khu thương xá.
Nhưng rồi sau đó, dự án nói trên bị coi là bất hợp pháp, khiến việc xây dựng bị đình chỉ và trung tâm điều hành bị giải thể. Các báo cáo cho biết, vu việc này khiến hơn 100 nhà đầu tư phải chịu ‘trắng tay’ 15 triệu USD.
Giờ đây, những khổ chủ đang đòi bồi thường bằng việc thưa kiện, họ nói rằng đã đổ tiền đầu tư vào trương mục ngân hàng do giáo hội quản lý, và chỉ đích danh giáo phận Côn Minh có tên trong các hợp đồng mà họ đã ký kết. Hơn nữa, tất cả những mẫu quảng cáo khuếch trương cho dự án này đều mang tên giáo phận và có cả một bức ảnh của giám mục Mã.
Giáo phận Côn Minh sau đó đã ra một tuyên bố đăng trên tờ báo địa phương vào ngày 25 tháng 7 năm 2017, trong đó giáo phận này nói là chưa bao giờ thành lập trung tâm quản lý dự án, và rằng cũng không có nhân viên nào làm việc ở đó là giáo sĩ, hoặc giáo chức được chính phủ bổ nhiệm. Từ đó, giáo phận chối bỏ mọi trách nhiệm và đe dọa sẽ thưa kiện những người tiếp tục phỉ báng hoặc bôi nhọ danh tiếng của giáo phận.
Một doanh nhân làm ăn gian dối vì họ không có đức tin tôn giáo, không có lương tâm, chỉ tôn thờ lợi ích vật chất và tiền của thì còn có thể hiểu được. Thế mà, với tư cách là mục tử của giáo hội và là đại diện của Chúa Kitô trên trần gian, những giám mục này lại đi lạc khỏi đường ngay nẻo chính để phản bội lương tâm và luật pháp, thì rõ ràng đây là một nguyên nhân cực kỳ đáng lo ngại.
Có thể nói, giáo hội Trung Quốc hiện đang mang bệnh nan y, và đã hết thuốc chữa.
Mặc dù Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thu nhận các giám mục Trung Quốc từng tấn phong bất hợp thức, nhưng lập trường của nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn còn lập lờ.
Giáo hội quốc doanh ở Trung Quốc có vẻ sẽ được hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, nhưng ngựa quen đường cũ, nó vẫn khăng khăng tự đề cử và phong chức giám mục mà không cần có phê chuẩn của Tòa thánh.
Điều này là do chính chính phủ Trung Quốc vốn tham nhũng và thế tục hóa. Nếu các giám mục Trung Quốc muốn chơi với chính phủ một cách an toàn, thì phải thuận theo nhà cầm quyền Trung Quốc. Đó là luật chơi. Hơn nữa, Bắc Kinh không cho phép "các cường quốc ngoại bang", kể cả Vatican, can thiệp vào hoạt động kinh thương.
Giáo hội quốc doanh Trung Quốc vốn đã có xu hướng tham nhũng kiểu trần tục từ nhiều thập kỷ qua. Nó đã bị nhuộm màu đỏ vì liên quan đến Đảng cộng sản Trung Quốc. Và nếu giáo hội này muốn chữa trị cho điều này - như là một lối nói ẩn dụ - họ phải đi qua một quá trình tẩy trắng - mà công việc này chắc là không thể thực hiện trong ngày một ngày hai.
Các vụ tham nhũng bị bạch hóa của hai giám mục nói trên cũng phản ánh lý do cốt lõi vì sao Giáo hội tại Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục chậm phát triển đến như vậy: đó là các mục tử chỉ chú tâm đến việc làm dày túi tiền hơn là rao giảng Tin Mừng.
Người ta tự hỏi làm thế nào những giám mục như vậy có thể truyền cảm hứng và thuyết phục các linh mục và tín hữu Công Giáo khác bước theo họ cho được.
Bài viết của Cha John Lo, một linh mục Công Giáo ở Trung Quốc (UCANews).
Chân Phương
Đức Giáo Hoàng hóa giải chiêu thức của nhà độc tài Nicolas Maduro
Đặng Tự Do
17:14 05/02/2019
Tên độc tài Nicolas Maduro của Venezuela gần đây đã nói với TV Sky24 của Ý rằng y đã gửi thư cho Đức Giáo Hoàng để yêu cầu ngài làm trung gian hòa giải cho cuộc khủng hoảng hiện nay tại Venezuela.
Độc tài Nicolas Maduro cho rằng y là “người phục vụ cho sự nghiệp của Chúa Kitô”, “là Kitô hữu sâu sắc, và với tinh thần này, tôi đã cầu xin sự giúp đỡ của Đức Thánh Cha trong một tiến trình tạo điều kiện cho việc củng cố đối thoại.”
“Chúng tôi hy vọng [Đức Thánh Cha sẽ có] một phản ứng tích cực, ngay lập tức.”
Hôm thứ Hai 4/2, sau thời hạn tối hậu thư, một số nước châu Âu, bao gồm Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha, tuyên bố công nhận nhà lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido, chủ tịch Quốc hội, là tổng thống lâm thời ở Venezuela.
Trước đó, trong cuộc tổng biểu tình hôm thứ Bẩy 2/2, tướng không quân Francisco Yanez tuyên bố theo phe cách mạng, tố cáo Maduro là tên phản quốc đang âm mưu mang 20 tấn vàng ra nước ngoài, kêu gọi quân đội làm binh biến lật đổ tên độc tài này.
Trước những diễn biến bi đát này, tên độc tài Nicolas Maduro tung ra chiêu mới là yêu cầu Đức Thánh Cha đứng làm trung gian hòa giải. Chiêu câu giờ, vừa đánh vừa đàm là chiêu bọn cộng sản thường dùng.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã được tờ Crux hỏi về bức thư vào hôm thứ Hai, khi một nhóm các nhà báo gặp gỡ ngài tại Hội nghị liên tôn quốc tế về tình huynh đệ của nhân loại ở Abu Dhabi
Đức Hồng Y Parolin xác nhận rằng Maduro đã gửi thư và có ý định tái lập đối thoại nhưng từ chối bình luận thêm.
Đức Giáo Hoàng, theo truyền thống lâu đời của Vatican, đã quyết định Tòa Thánh sẽ đứng ngoài cuộc xung đột, không bày tỏ sự ủng hộ cho người này hay người kia.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn dành cho các ký giả trên chuyến bay trở về Rôma từ Abu Dhabi, khi được các phóng viên hỏi rằng liệu ngài có sẵn sàng làm trung gian chính thức hay không, giống như Vatican đã làm vào năm 1972 giữa Á Căn Đình và Chí Lợi, đang trên bờ vực chiến tranh, Đức Phanxicô nói rằng “cả hai bên phải cởi mở”.
“Trước chuyến đi, thông qua bộ phận chuyển thư phát nhanh ngoại giao, tôi biết bức thư [từ Maduro] đang đến. Nhưng tôi vẫn chưa đọc được bức thư đó.”
“Chúng tôi sẽ xem xét những gì có thể được thực hiện. Nhưng để có thể là một người trung gian, và đây là bước cuối cùng [trong ngoại giao] ý chí của cả hai bên là cần thiết. Cả hai bên đều phải yêu cầu điều đó. Đây là trường hợp với Á Căn Đình và Chí Lợi.”
Tòa Thánh đã tham gia vào các nỗ lực đối thoại trước đó về tình hình Venezuela, nhưng như Đức Phanxicô đã nói hôm thứ Ba, “chẳng được cái gì”.
Trước đó, tổng thống lâm thời Juan Guaidó tuyên bố không chấp nhận đối thoại. “Nicolas Maduro chỉ có một con đường là từ bỏ quyền hành trong hòa bình,” ông nói. Như thế, với điều kiện “Cả hai bên đều phải yêu cầu điều đó”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hoá giải dễ dàng chiêu thức lợi dụng ngài và Tòa Thánh vào những âm mưu chính trị đen tối của tên độc tài Maduro.
Phản ứng mới nhất của Nicolas Maduro, sau cuộc phỏng vấn trên máy bay trở về từ Abu Dhabi của Đức Thánh Cha, là tuyên bố sẽ bắt giam ông Juan Guaidó. Trong bối cảnh đã có quá nhiều quốc gia trên thế giới và các định chế quốc tế công nhận ông Juan Guaidó, quyết định “bắt khẩn cấp” vị tổng thống lâm thời này được nhiều quan sát viên xem là một hành động “hết khôn dồn đến dại’ của Maduro.
Source:Crux Pope acknowledges abuse of nuns, talks Venezuela and anti-Christian violence
Độc tài Nicolas Maduro cho rằng y là “người phục vụ cho sự nghiệp của Chúa Kitô”, “là Kitô hữu sâu sắc, và với tinh thần này, tôi đã cầu xin sự giúp đỡ của Đức Thánh Cha trong một tiến trình tạo điều kiện cho việc củng cố đối thoại.”
“Chúng tôi hy vọng [Đức Thánh Cha sẽ có] một phản ứng tích cực, ngay lập tức.”
Hôm thứ Hai 4/2, sau thời hạn tối hậu thư, một số nước châu Âu, bao gồm Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha, tuyên bố công nhận nhà lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido, chủ tịch Quốc hội, là tổng thống lâm thời ở Venezuela.
Trước đó, trong cuộc tổng biểu tình hôm thứ Bẩy 2/2, tướng không quân Francisco Yanez tuyên bố theo phe cách mạng, tố cáo Maduro là tên phản quốc đang âm mưu mang 20 tấn vàng ra nước ngoài, kêu gọi quân đội làm binh biến lật đổ tên độc tài này.
Trước những diễn biến bi đát này, tên độc tài Nicolas Maduro tung ra chiêu mới là yêu cầu Đức Thánh Cha đứng làm trung gian hòa giải. Chiêu câu giờ, vừa đánh vừa đàm là chiêu bọn cộng sản thường dùng.
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã được tờ Crux hỏi về bức thư vào hôm thứ Hai, khi một nhóm các nhà báo gặp gỡ ngài tại Hội nghị liên tôn quốc tế về tình huynh đệ của nhân loại ở Abu Dhabi
Đức Hồng Y Parolin xác nhận rằng Maduro đã gửi thư và có ý định tái lập đối thoại nhưng từ chối bình luận thêm.
Đức Giáo Hoàng, theo truyền thống lâu đời của Vatican, đã quyết định Tòa Thánh sẽ đứng ngoài cuộc xung đột, không bày tỏ sự ủng hộ cho người này hay người kia.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn dành cho các ký giả trên chuyến bay trở về Rôma từ Abu Dhabi, khi được các phóng viên hỏi rằng liệu ngài có sẵn sàng làm trung gian chính thức hay không, giống như Vatican đã làm vào năm 1972 giữa Á Căn Đình và Chí Lợi, đang trên bờ vực chiến tranh, Đức Phanxicô nói rằng “cả hai bên phải cởi mở”.
“Trước chuyến đi, thông qua bộ phận chuyển thư phát nhanh ngoại giao, tôi biết bức thư [từ Maduro] đang đến. Nhưng tôi vẫn chưa đọc được bức thư đó.”
“Chúng tôi sẽ xem xét những gì có thể được thực hiện. Nhưng để có thể là một người trung gian, và đây là bước cuối cùng [trong ngoại giao] ý chí của cả hai bên là cần thiết. Cả hai bên đều phải yêu cầu điều đó. Đây là trường hợp với Á Căn Đình và Chí Lợi.”
Tòa Thánh đã tham gia vào các nỗ lực đối thoại trước đó về tình hình Venezuela, nhưng như Đức Phanxicô đã nói hôm thứ Ba, “chẳng được cái gì”.
Trước đó, tổng thống lâm thời Juan Guaidó tuyên bố không chấp nhận đối thoại. “Nicolas Maduro chỉ có một con đường là từ bỏ quyền hành trong hòa bình,” ông nói. Như thế, với điều kiện “Cả hai bên đều phải yêu cầu điều đó”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã hoá giải dễ dàng chiêu thức lợi dụng ngài và Tòa Thánh vào những âm mưu chính trị đen tối của tên độc tài Maduro.
Phản ứng mới nhất của Nicolas Maduro, sau cuộc phỏng vấn trên máy bay trở về từ Abu Dhabi của Đức Thánh Cha, là tuyên bố sẽ bắt giam ông Juan Guaidó. Trong bối cảnh đã có quá nhiều quốc gia trên thế giới và các định chế quốc tế công nhận ông Juan Guaidó, quyết định “bắt khẩn cấp” vị tổng thống lâm thời này được nhiều quan sát viên xem là một hành động “hết khôn dồn đến dại’ của Maduro.
Source:Crux
Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Adu Dhabi trở về Rôma
Vũ Văn An
17:30 05/02/2019
Các ký giả đặc biệt ghi nhận lời ngài cho biết: trong chuyến viếng thăm Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, ngài đã nhìn thấy thiện chí đang khởi đầu diễn trình hòa bình tại Yemen.
Ngài nói như thế để trả lời câu hỏi liệu ngài có tin các cảnh cáo của ngài về các đau khổ và đổ máu tại quốc gia Ả rập ấy có một tác dụng gì không.
Nhân dịp này, Zenit nhắc nhở độc giả rằng chuyến đi của Đức Phanxicô tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất là chuyến viếng thăm đầu tiên của 1 vị giáo hoàng từ trước đến nay và Thánh Lễ ngài cử hành tại vận động trường Adu Dhabi là thánh lễ công cộng đầu tiên trên 1 đất nước đa số theo Hồi Giáo.
Được như thế, vì Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất vốn được nhiều người coi là mẫu mực của việc sống chung hòa bình giữa các tôn giáo và nền văn hóa, dù vẫn có nhiều giới hạn. Họ đã công bố năm 2019 là Năm Khoan Dung, thành lập một bộ gọi là Bộ Khoan Dung, đặt tên lại cho Đền Thờ Lớn (Grand Mosque) là Đền Thờ Lớn “Maria, Mẹ Chúa Giêsu”, và cổ vũ các sáng kiến giúp đỡ người Ấn giáo.
Trong chuyến viếng thăm Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Đức Phanxicô đã cùng Đại Imam của Al Azhar ký bản tuyên bố chung về Tình Anh Em của Con Người, kêu gọi mọi bên liên hệ cổ vũ tự do tôn giáo, bảo vệ các nơi thờ phượng, và cung cấp tư cách công dân cho cả các nhóm thiểu số tôn giáo.
Khi được hỏi về bản tuyên bố trên, Đức Phanxicô nói rằng nó lên án mọi hình thức khủng bố.
Được hỏi nó sẽ được áp dụng ra sao, ngài nói: “Văn kiện đã được soạn thảo nhờ suy tư và cầu nguyện rất nhiều. Cả Đại Imam lẫn tôi... chúng tôi đã cầu nguyện rất nhiều. Để có thể đưa ra văn kiện này”.
Ngài cảnh cáo “Tại thời điểm này chỉ có một mối nguy hiểm lớn duy nhất: sự hủy diệt, chiến tranh và thù hận giữa chúng ta, nếu các tín hữu chúng ta không thể giúp nhau một tay và ôm hôn nhau, niềm tin của chúng ta sẽ bị đánh bại”.
“ Văn kiện này phát xuất từ niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng là cha của mọi người, cha của hòa bình. Và nó lên án mọi hủy diệt, mọi khủng bố”.
Ngài giải thích để trả lời một câu hỏi liên quan rằng Văn kiện đã được soạn thảo theo tinh thần của Công đồng Vatican II. “Trước khi lấy quyết định, tôi muốn một số nhà thần học nói rằng nó có thể được chấp nhận, kể cả nhà thần học chính thức của phủ giáo hoàng, một cha dòng Đaminh, để chắc chắn rằng nó đúng. Đức Phanxicô cho biết “Ngài đã chấp thuận” và chúng tôi đã ký nó.
Trong bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng tại Hội nghị liên tôn quốc tế về tình huynh đệ của con người, ngài đã ca ngợi mô hình chung sống và khoan dung mà ngài tìm thấy ở Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, nhưng cũng đề cập đến sự đau khổ ở Yemen, nơi Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất là đồng minh của Ả Rập Saudi trong liên minh quân sự của Cuộc nội chiến đã kéo dài trong bốn năm chống lại Iran. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, cuộc khủng hoảng nhân đạo đã khiến gần 10 triệu người chịu đói, trong đó có nhiều trẻ em.
Khi được các nhà báo hỏi trên chuyến bay về sự hỗ trợ của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất trong cuộc chiến chống phiến quân ở Yemen, Đức Phanxicô phát biểu rằng ngài “đã tìm thấy thiện chí trong việc bắt đầu diễn trình hòa bình”.
Khi được hỏi về các báo cáo gần đây về việc một số giáo sĩ lạm dụng tình dục các nữ tu, Đức Giáo Hoàng thừa nhận “đây là một vấn đề” và “nên làm nhiều hơn nữa” để ngăn chặn điều đó. Ngài cũng ca ngợi vị tiền nhiệm của mình, Đức Bênêdictô XVI, người đã đích thân hết sức cố gắng để giải quyết vấn đề này.
Hôm qua, các nhà báo đã nói chuyện với Quốc vụ khanh Vatican, Hồng Y Pietro Parolin, người từng là Sứ thần Tòa thánh tại Venezuela. Khi được hỏi Đức Giáo Hoàng có nhận được thư của Maduro ở Venezuela yêu cầu hòa giải, Đức Hồng Y Parolin đã xác nhận điều này. Hôm nay, trong cuộc họp báo, Đức Giáo Hoàng đã nói rõ rằng ngài đã nhận được một lá thư của Tổng thống Venezuela trước khi lên đường đi Abu Dhabi, nhưng ngài chưa có cơ hội đọc nó.
Đức Phanxicô nhấn mạnh “Tôi sẽ mở thư. Tôi sẽ xem có thể làm được gì, nhưng các điều kiện ban đầu là cả hai bên cần phải yêu cầu điều đó”; ngài lưu ý: cũng giống như khi cả hai bên đi gặp vị linh mục, bởi vì có vấn đề giữa vợ và chồng. Ngài nói [người kia] đến hay không đến? Ai đó muốn nó hay không muốn muốn nó? Luôn luôn phải có yêu cầu hoặc cả hai bên phải muốn”.
Khi được một nhà báo địa phương hỏi về cô gái bất ngờ chạy đến giáo hoàng xa trong Thánh lễ lịch sử hôm nay, ngài thừa nhận chưa có thời gian để đọc lá thư, nhưng vẫn cho biết ấn tượng của ngài: "Cô ấy rất can đảm... Tôi nói không, hãy để cô ấy đến... Cô gái đó có tương lai... tôi dám nói: “ông chồng tội nghiệp!” Cô ấy rất can đảm, tôi thích điều đó... Phải can đảm lắm mới làm được điều đó... rồi một cô gái khác theo chân cô ta...”
Kết thúc cuộc họp báo trên không, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chúc mừng một nhà báo trên chuyến bay, Valentina Alazraki Crastich, vì đến nay đã tham dự chuyến bay thứ 150 của Đức Giáo Hoàng. Phi hành đoàn đã mang đến một chiếc bánh, và Đức Giáo Hoàng nói (nói đùa): “Họ nói với tôi rằng chúng tôi kỷ niệm sinh nhật lần thứ 150 của Valentina (cười) Tôi không thấy cô ấy bị ướp xác (mummified) chút nào... Cô ấy là một người phụ nữ có gốc rễ rất thú vị. Nếu cô đi xét nghiệm máu, bác sĩ huyết học sẽ rất ngạc nhiên”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết luận, bằng cách nói với các nhà báo có mặt cầu nguyện cho ngài. Ngài nói “Tôi cần nó”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội Chợ Tết Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 tại Giáo Xứ CTTĐVN Seattle .
Nguyễn An Qúy
16:35 05/02/2019
Tukwila. Khung cảnh nhộn nhịp của những ngày mừng xuân Kỷ Hợi đến sớm với dân Chúa Việt Nam trong Tổng Giáo Phận Seattle và quý đồng hương được diễn ra trong ba ngày Hội Chợ Tết tại nhà thờ giáo xứ CTTĐVN vào đầu tháng 02 năm 2019. Trời Seattle vào tiết đông năm nay nhiệt độ trên dưới 50 độ F nên cũng tương đối dễ chịu. Hội Chợ Tết mừng xuân Kỷ Hợi với chủ đề Xuân Hạnh Phúc có sự hiện diện của Đức Giám Mục Daniel Mueggenborg Phụ Tá Tổng Giáo Phận Seattle và Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh đến từ Việt Nam, xin giới thiệu vài nét về ba ngày Hội Chợ.
Xem Hình
Thứ Sáu ngày 01 tháng 02 khai mạc Hội Chợ. Cao nguyên tình xanh hôm nay trời mưa khá nặng hạt, càng về chiều cơn mưa lại được giảm dần cho đến chiều tối thì dứt hẳn. Từ sáng sớm , các Hội Đoàn phụ trách các gian hàng Hội Chợ đã tập trung để chuẩn bị cho từng gian hàng của mỗi nhóm, nhất là các gian hàng ẩm thực đều trong tư thế sẵn sàng từ sau buổi trưa. Đi một vòng vào khu vực Hội Chợ, bạn sẽ nhìn thấy khung cảnh khá sống động với khu PHỐ XUÂN được trình bày những nét đặc trưng của Huế, Sài Gòn, Hà Nội qua các biểu tượng như nhà thờ Phủ Cam, cầu Trường Tiền, cửa Ngọ Môn với lá quốc kỳ bay phất phới trên thượng đài. Bước vào khu phố Sài Gòn có nhà thờ Đức Bà , chợ Bến Thành, vòng qua khu phố Hà Nội với ngôi nhà thờ chánh tòa Hà Nội đứng sừng sửng giữa khoảng trời bao la và ngôi Chùa Một Cột đầy tính lịch sử.
Bước vào ngôi thánh đường, một bàn thở tổ tiên khá đẹp được đặt ở vị trí trang trọng nơi cung thánh. Ngày khai mạc Hội Chợ là thánh lễ tạ ơn tất niên năm Mậu Tuất nhằm tạ ơn Chúa về bao hồng ân mà Chúa đã trao ban cho từng người trong cộng đoàn giáo xứ suốt năm qua.
Thánh lễ tạ ơn tất niên được cử hành đồng tế trọng thể lúc 6 giờ chiều. Đoàn đồng tế do Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh chủ tế cùng với quý cha trong giáo xứ CTTĐVN và 2 cha khách. Đúng 6 giờ, vị ca viên trong Ca Đoàn đọc lời dẫn lễ có đoạn như sau: Hòa chung niềm vui với Dân Tộc Việt Nam, hôm nay Giáo Xứ CTTĐVN long trọng cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn Tất Niên. Tạ ơn Chúa đã thương chúc lành và ban cho giáo xứ một năm qua, mọi sinh hoạt và các chương trình đều diễn ra trong mọi sự tốt đẹp và bình an trong thánh ý Chúa...
Lời dẫn lễ vừa dứt, vị MC nói: Xin ba hồi chiếng trống. Tiếng chiêng trống ngân vang làm tăng thêm sự thiêng liêng và trang trọng mang tính hồn Việt. Tiếng chiêng trống vừa dứt ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn và đoàn đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của ca đoàn. Bài ca nhập lễ vừa dứt, vị MC: trân trọng kính mời Đức Giám Mục và quý Cha tiến về vị trí dâng hương. Nghị thức dâng hương được cử hành trọng thể mở đầu là đoàn dâng hương của Đức Giám Mục chủ tế và các linh mục đồng tế rồi từng thành phần gồm 2 đại diện cho mỗi tầng lớp của giáo xứ như tuổi thơ, thanh niên, trung niên và cao niên với lời nguyện cầu cho từng thành phần đại diện giáo xứ thật cảm động. Sau phần dâng hương thánh lễ được bắt đầu. Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ Đào Xuân Thành ngỏ lời : Giáo xứ chào mừng Đức Cha Miace Hoàng Đức Oanh đến với giáo xứ, cho một tràng pháo tay để chào đón ngài.( tiếng vỗ tay vang dội) ngài nói tiếp :Đức Cha sẽ chủ sự các nghi lễ trong ba ngày Hội Chợ Tết, chúng con xin cám ơn Đức Cha. Ngài tiếp : xin chào đón quý cha cùng dâng lễ hôm nay, chào đón quý sơ , quý đồng hương, quý giáo hữu trong các Giáo Đoàn, Hội Đoàn và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đang qui tụ nơi đây để cùng nhau tạ ơn Chúa trong thánh lễ tạ ơn tất niên hôm nay, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ thánh lễ tất niên. Tin mừng Thánh Matthêu giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu nói về những mối phúc của ngưòi Kitô hữu: "Phúc thay những kẻ có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay những kẻ hiền lành, vì họ sẽ được đất làm cơ nghiệp. Phúc thay những kẻ than khóc, vì họ sẽ được an ủi. Phúc thay những kẻ đói khát công chính, vì họ sẽ được no đủ. Phúc thay những kẻ biết thương xót, vì họ sẽ được thương xót. Phúc thay những kẻ có lòng trong sạch, vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa. Phúc thay những kẻ gây hoà thuận, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay những kẻ bị bắt bớ vì sự công chính, vì Nước Trời là của họ".
Đức Cha Micae phụ trách giảng lễ. Bài chia sẻ khá súc tích và đầy ý nghĩa của thánh lễ tạ ơn tất niên năm cũ để chuẩn bị chào đón năm mới Kỷ Hợi, ngài đề cập đến một vấn đề đáng cho người Việt hải ngoại suy nghĩ, ngài nói: "tôi có dịp đi nhiều nơi trên thế giới, nhiều ông bà anh chị em cho tôi biết, ở hải ngoại hằng năm gởi về Việt Nam có năm lên đến 15 tỉ đô la, tôi nói tốt lắm, cứ gởi thêm nữa đi, nhưng nếu quý bà con cho rằng đó là một việc đầu tư thì quý bà con đã bị thua lỗ quá nhiều, đất nước tan hoang hết rồi, dân tộc Việt đã bị lừa hết rồi, nào các giáo hội đang bị bách hại, dân chúng đói khổ, mất nhà, mất đất, mất tự do. Đi buôn như thế là quá lỗ...", ngài nói tiếp : hôm nay anh chị em đã cùng nhau hướng về cội nguồn dân tộc trong thánh lễ tạ ơn tiễn đưa năm cũ để cùng cảm tạ Chúa là một truyền thống tốt đẹp trong việc duy trì tình tự dân tộc cho cộng đoàn đức tin nơi đây, bảo vệ và duy trì nền văn hoá Việt cho con cháu thật đáng quý. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa dù cho năm qua có khi lời, có khi lỗ, hãy tiếp tục cầu nguyện và sống lời Chúa..."
Sau lời nguyện kết lời nguyện kết lễ, cha chánh xứ một lần nữa cám ơn Đức Cha, Quý Cha và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, ngài cám ơn đến từng bộ phận và các thiện nguyện viên đã đóng góp công sức, tài chánh cho việc tổ chức Hội Chợ Tết cũng như chương trình gói bánh đón xuân. Sau thánh lễ là phần khai mạc Hội Chợ gồm đốt pháo, múa lân. Hội Chợ được khai mạc bằng nghi lễ chào cờ thật trang trọng. Đêm văn nghệ vui xuân được bắt đầu sau lời khai mạc của cha chánh xứ. Ông thị trưởng thành phố Tukwila cũng đến tham dự đêm khai mạc Hội Chợ Tết. Đêm văn nghệ vui xuân do Trường Việt Ngữ Đắc Lộ và đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể cùng các Ca Đoàn phụ trách trình diễn khá phong phú kéo dài đến 11 giờ đêm.
Thứ Bảy ngày 02 tháng 02: Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu trong đền thánh lúc 10 giờ. Đức Giám Mục Phụ Tá Daniel chủ tế thánh lễ , cha Đào Xuân Thành , cha Nguyễn Sơn Miên , cha Trần Hữu Lân cùng dồng tế và thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ.
Đúng 10 giờ, thánh lễ bắt đầu. Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục đã đến với giáo xứ trong dịp vui của giáo xứ. ( tiếng vỗ tay chào mừng Đức Cha vang dội sau lời ngỏ của cha chánh xứ ).
Thánh lễ tiếp tục đi vào phần phụng vụ lời Chúa theo phụng vụ thánh lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh.
Tin Mừng Thánh Luca giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu dâng mình trong đền thánh:" Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Môsê, cha mẹ Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Lề luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là người thánh thuộc về Chúa". Và cũng để dâng lễ vật cho Chúa, như có nói trong Luật Chúa, là một đôi chim gáy, hay một cặp bồ câu con.... Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo Luật Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét. Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người."
Đức Giám Mục Daniel phụ trách giảng lễ. Lời đầu tiên ngài nói khá cảm động : "mỗi lần đến với giáo xứ, ngài cảm thấy tinh thần được nâng lên, cảm thấy vui lên và sung sướng khi nhìn cảnh sinh hoạt sống động của cộng đoàn đức tin nơi." Đi vào tin mừng ngài khuyên cộng đoàn giáo hữu: nên sống và giữ lời Chúa như Đức Mẹ và Thánh Giuse cũng tuân theo lề luật như việc dâng Chúa trong đền thánh .
Thánh lễ kết thúc lúc 12 giờ và Hội Chợ được bắt đầu sinh hoạt sau thánh lễ. Chương trình sinh hoạt buổi chiều thứ bảy với chương trình văn nghệ khá phong phú do sự cộng tác của nhiều ca sĩ. Lượng người đổ dồn về khu vực Hội Chợ càng chiều càng đông, các gian hàng khá tấp nập người mua hoa, kẻ mua mứt bánh, bánh chưng, bánh tét đã tạo nên bầu khí vui nhộn của ngày Hội Xuân,. Vào khoảng hơn 4 giờ 30 nhà thờ đã đầy kín các ghế ngồi để chuẩn bị dâng thánh lễ lúc 5 giờ.
Đúng 5 giờ, thánh lễ vọng Chúa Nhật bắt đầu. Đức Cha Micae chủ tế thánh lễ cùng với quý cha trong giáo xứ đồng tế. Lơì Chúa chiều nay theo phụng vụ Chúa Nhật IV mùa thường niên. Tin mừng thánh Luca gìới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu .
Thánh Luca giới thiệu đoạn tin mừng khi dân chúng nghe Chúa nói trong Hội Đường thì mọi người đều thì thầm : "Người này không phải là con ông Giuse sao?"
Chúa Giêsu liền nói với họ: "Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: 'Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình!' Ðiều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông'". Người nói tiếp: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật với các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Elia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Elia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon.
Bài giảng trong thánh lễ chiều nay Đức Giám Mục Miace nhấn mạnh: hãy biết xin vâng và tuân giữ lề luật và sống lời Chúa.
Thánh lễ kết thúc lúc gần 7 giờ tối sau lời cám ơn của cha chánh xứ.
Chương trình Hội Chợ được tiếp nối với đêm văn nghệ vui xuân từ lúc 7 giờ 30. Gần 3 ngàn người hiện diện trong đêm vui xuân thật là một mùa Xuân Hạnh Phúc như chủ đề của Hội Chợ. Một đồng hương khác tôn giáo đến vỗ vai tôi và nói: tuyệt vời, những hình ảnh thật tuyệt vời, tôi đã dạo quanh khu phố xuân và đã nhìn những hình ảnh thân thương Huế- Sài Gòn- Hà Nội quá sống động, nào kỳ đài Phu Văn Lâu Huế với lá Quốc Kỳ, nào cầu Trường Tiền, nhà thờ Phủ Cam làm tôi nhớ Huế vô cùng và hình ảnh từ thủ đô Sài Gòn với nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành - ông ta thốt lên lời chân thành: giáo xứ có một cơ sở thế này thật lý tưởng , có như thế mới tổ chức được ngày Tết cổ truyền của Dân Tộc như thế này. Ông ta bắt tay tôi với lơì chúc thân thiện rồi tiếp tục rảo bước vào những gian hàng của khu vực Hội Chợ. Đêm văn nghệ với sự cộng tác của nhiều ca sĩ nổi tiếng kết thúc hơn 11 giờ đêm.
Chúa Nhật ngày 03 tháng 03. Thánh lễ mừng Tân Niên lúc 10 giờ. Cao điểm của ba ngày Hội Chợ Tết là thánh lễ tạ ơn đón mừng tân niên Kỷ Hợi được cử hành trọng thể do Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh chủ tế và các linh mục trong giáo xứ đồng tế, đặc biệt có sự hiện diện Đức Nguyên Tổng Giám Mục Alex J. Brunett cùng dâng lễ. Đức Cha Brunett tuy sức khoẻ khá yếu kém nhưng vì lòng yêu thương mến Cộng Đoàn Việt Nam nên mỗi khi Giáo xứ có những ngày vui ngài thường đến để chung vui . Hình ảnh ngài ngồi xe lăn để dâng lễ thật cảm động.
Đúng 10 giờ, nghi đoàn đã sẵn sàng, một ca viên trong ca đoàn đọc lời dẫn nghi thức đón mừng năm mới: "Hoà chung niềm vui với dân Tộc Việt, hôm nay giáo xứ CTTĐVN cử hành thánh lễ tạ ơn mừng tân niên năm Kỷ Hợi.Trong giây phút thiêng liêng này, chúng con cảm tạ Chúa về bao hồng ân, phúc lộc mà Chúa đã ban cho từng người, từng gia đình và cộng đoàn giáo xứ trong năm qua. Chúng con dâng lên Chúa nén hương với những ước nguyện của chúng con trong năm mới, qua các đại diện cho mọi thành phần trong giáo xứ. Xin cho tất cả được tràn đầy phúc, lộc, an, hòa trong năm mới. Vị MC nói: Xin ba hồi chiêng trống. Tiếng chiêng trống ngân vang kéo dài khá lâu làm tăng thêm phần thiêng liêng của nghi lễ. Tiếng chiêng trống vừa dứt ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn và đoàn đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Bài ca nhập lễ vừa dứt vị MC nói: trân trọng kính mời Đức Giám Mục và quý Cha tiến về vị trí dâng hương. Đoàn dâng hương sẵn sàng với lời dẫn được vọng lên từ phía ca đoàn: Hương trầm trên tay Đức Giám Mục, quý Cha, quý Tu Sĩ là niềm tri ân dạt dào, là lời cảm tạ về bao hồng ân Chúa đã ban cho chúng con trong những mùa xuân xa quê hương. Xin Chúa chúc lành cho tất cả gia đình giáo xứ chúng con. Trong giây phút này,chúng con niệm nhớ đến các bậc tổ tiên, ông bà,cha mẹ,bà con thân thuộc, các tín hữu trong giáo xứ đã ra đi, linh hồn các đồng bào Việt nam đã bỏ mình trên biển cả, nơi rừng sâu khi đi tìm tự do, cùng vong linh các chiến sĩ tại Hoa Kỳ và Việt Nam đã hy sinh để bảo vệ lý tưởng tự do. Kế tiếp là phần dâng hương đại diện từng thành phần như tuổi thơ, thanh niên, trung niên và cao niên với những lời nguyện cầu khá cảm động.
Sau phần niệm hương thánh lễ bắt đầu vào phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ Chúa Nhật IV mùa Thường niên. Tin mừng Thánh Luca giới thiệu Chúa Giêsu đã phán: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình". khi ngài biết người ta đang nói với nhau về ngài: "Người này không phải là con ông Giuse sao?"
Bài giảng lễ hôm nay, Đức Giám Mục Micae nhấn mạnh: "Chúng ta phải biết lắng nghe và sống Lời Chúa bằng những việc làm cụ thể của mình". Ngài kể một câu chuyện khá cảm động : Ở Việt Nam có một vụ thế này: có một thiếu niên vào độ tuổi 16 tức còn vị thành niên, cậu thiếu niên này lấy một ổ bánh mì ( bị cho là ăn cắp) cậu ấy bị bắt và bị đánh đập tơi bời rồi bắt giam, tống vào ngục và bị tuyên án tù 18 tháng tù. Một nạn nhân của một sự thiếu thốn, đói lấy ổ bánh mì để ăn, thì bị tù đày chẳng ai bênh đỡ, trong lúc quan chức nhà nước ăn cắp hàng ngàn tỉ bạc vẫn ung dung thảnh thơi. Đất nước Việt Nam là thế đó. Ngài nói tiếp: chúng ta sống Lời Chúa là phải sống cho người nghèo, sống để bảo vệ kẻ cô thế, kẻ bị đàn áp, kẻ bị cướp bóc..."
Trở về những ngày Hội Chợ Tết, ngài nói: tôi đến với quý ông bà anh chị em trong những ngày vừa qua, tôi thấy được những giá trị của việc xây dựng cộng đoàn đức tin nơi đây với những nổ lực bảo tồn văn hoá Việt thật quý hoá vô cùng. Hãy tiếp tục cầu nguyện và tạ ơn Chúa để cùng nhau thăng tiến trong việc xây nhà thờ, xây cơ sở trường học để duy trì tương lai cho các thế hệ mai sau..."
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Thánh Thể bắt đầu với đoàn dâng lễ vật khá trang trọng gồm bốn thành phần Trung, Nam, Bắc và Hải Ngoại. Mỗi thành phần dâng lễ vật kèm với lời nguyện cầu dâng lên Chúa thật sốt sắng:
* Miền Trung , nơi đã viết lên trang sử oai hùng của Giáo Hội dưới thời nhà Nguyễn với những chứng nhân anh hùng tử đạo, nơi vun trồng tinh thần bảo vệ tự do tôn giáo của Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền, nơi luôn được vươn lên trong niềm hy vọng, sống theo gương cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Qua bao đau thương, như lúa miến làm thành bánh Thánh, như nho ép nên rượu Thánh mà chúng con dâng lên Chúa bánh rượu này. Xin Chúa ban bình an và cho những bất công sớm chấm dứt trên quê hương Việt Nam chúng con.
* Miền Nam: Chúng con xin dâng lên Chúa những hoa thơm, trái ngọt từ miền Nam trù phú. Xin cho công lý và hoà bình chính trực sớm đơm hoa kết trái trên mảnh đất đầy tình người này, xin mọi người dân Việt được tự do phát triển, và cùng nhau vui sống an bình trên miền đất trù phú mà Chúa đã ban.
* Miền Bắc là hạt giống của Giáo Hội Việt Nam, nơi biết bao anh hùng tử đạo. Chúng con dâng lên Chúa bánh chưng và mâm quả này, tượng trưng cho sự vui mừng và niềm hy vọng của chúng con. Xin Chúa thương ban cho đời sống dân lành được cơm no, áo ấm, được an bình và hạnh phúc.
* Hải ngoại: Chúng con là con dân ba miền Bắc, Trung, Nam dâng lên Chúa những ước mơ trong năm mới là mơ ước xây dựng được ngôi thánh đường mới nhất là việc xây dựng Trung Tâm Giáo Dục Đức Tin sớm hoàn thành. Lạy Chúa, của lễ chúng con dâng hôm nay là sự đóng góp chân thành của từng cụ già và của cả những em bé trong cộng đoàn giáo xứ chúng con. Xin Chúa đón nhận và chúc lành cho chúng con."
Trước khi kết thúc thánh lễ một lần nữa cha chánh xứ ân cần cám ơn Đức Cha Micae đã đến với giáo xứ trong ba ngày Hội Chợ, ngài cám ơn Đức Nguyên Tổng Giám Mục Brunett với lời cảm ơn trân trọng và cám ơn toàn thể các ban ngành đã giúp cho ba ngày Hội Chợ được tốt đẹp. Thánh lễ kết thúc lúc 12 giờ với phép lành cuối lễ một cách trọng thể .
Sau thánh lễ phần sinh hoạt Hội Chợ được tiếp tục, các gian hàng trở lại sinh hoạt khá tấp nập. Khỏang 3 giờ chiều, thì tuyết bắt đầu rơi khắp vùng trời cao nguyên tình xanh. Khuôn viên nhà thờ trong chốc lát đã phủ đầy tuyết trắng. Cuộc xổ số vui Hội Chợ Tết bắt đầu xổ khi tuyết rơi và Hội Chợ được bế mạc trong mọi sự tốt lành vào khoảng 4 giờ chiều. Mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý.
Xem Hình
Thứ Sáu ngày 01 tháng 02 khai mạc Hội Chợ. Cao nguyên tình xanh hôm nay trời mưa khá nặng hạt, càng về chiều cơn mưa lại được giảm dần cho đến chiều tối thì dứt hẳn. Từ sáng sớm , các Hội Đoàn phụ trách các gian hàng Hội Chợ đã tập trung để chuẩn bị cho từng gian hàng của mỗi nhóm, nhất là các gian hàng ẩm thực đều trong tư thế sẵn sàng từ sau buổi trưa. Đi một vòng vào khu vực Hội Chợ, bạn sẽ nhìn thấy khung cảnh khá sống động với khu PHỐ XUÂN được trình bày những nét đặc trưng của Huế, Sài Gòn, Hà Nội qua các biểu tượng như nhà thờ Phủ Cam, cầu Trường Tiền, cửa Ngọ Môn với lá quốc kỳ bay phất phới trên thượng đài. Bước vào khu phố Sài Gòn có nhà thờ Đức Bà , chợ Bến Thành, vòng qua khu phố Hà Nội với ngôi nhà thờ chánh tòa Hà Nội đứng sừng sửng giữa khoảng trời bao la và ngôi Chùa Một Cột đầy tính lịch sử.
Bước vào ngôi thánh đường, một bàn thở tổ tiên khá đẹp được đặt ở vị trí trang trọng nơi cung thánh. Ngày khai mạc Hội Chợ là thánh lễ tạ ơn tất niên năm Mậu Tuất nhằm tạ ơn Chúa về bao hồng ân mà Chúa đã trao ban cho từng người trong cộng đoàn giáo xứ suốt năm qua.
Thánh lễ tạ ơn tất niên được cử hành đồng tế trọng thể lúc 6 giờ chiều. Đoàn đồng tế do Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh chủ tế cùng với quý cha trong giáo xứ CTTĐVN và 2 cha khách. Đúng 6 giờ, vị ca viên trong Ca Đoàn đọc lời dẫn lễ có đoạn như sau: Hòa chung niềm vui với Dân Tộc Việt Nam, hôm nay Giáo Xứ CTTĐVN long trọng cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn Tất Niên. Tạ ơn Chúa đã thương chúc lành và ban cho giáo xứ một năm qua, mọi sinh hoạt và các chương trình đều diễn ra trong mọi sự tốt đẹp và bình an trong thánh ý Chúa...
Lời dẫn lễ vừa dứt, vị MC nói: Xin ba hồi chiếng trống. Tiếng chiêng trống ngân vang làm tăng thêm sự thiêng liêng và trang trọng mang tính hồn Việt. Tiếng chiêng trống vừa dứt ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn và đoàn đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của ca đoàn. Bài ca nhập lễ vừa dứt, vị MC: trân trọng kính mời Đức Giám Mục và quý Cha tiến về vị trí dâng hương. Nghị thức dâng hương được cử hành trọng thể mở đầu là đoàn dâng hương của Đức Giám Mục chủ tế và các linh mục đồng tế rồi từng thành phần gồm 2 đại diện cho mỗi tầng lớp của giáo xứ như tuổi thơ, thanh niên, trung niên và cao niên với lời nguyện cầu cho từng thành phần đại diện giáo xứ thật cảm động. Sau phần dâng hương thánh lễ được bắt đầu. Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ Đào Xuân Thành ngỏ lời : Giáo xứ chào mừng Đức Cha Miace Hoàng Đức Oanh đến với giáo xứ, cho một tràng pháo tay để chào đón ngài.( tiếng vỗ tay vang dội) ngài nói tiếp :Đức Cha sẽ chủ sự các nghi lễ trong ba ngày Hội Chợ Tết, chúng con xin cám ơn Đức Cha. Ngài tiếp : xin chào đón quý cha cùng dâng lễ hôm nay, chào đón quý sơ , quý đồng hương, quý giáo hữu trong các Giáo Đoàn, Hội Đoàn và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đang qui tụ nơi đây để cùng nhau tạ ơn Chúa trong thánh lễ tạ ơn tất niên hôm nay, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ thánh lễ tất niên. Tin mừng Thánh Matthêu giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu nói về những mối phúc của ngưòi Kitô hữu: "Phúc thay những kẻ có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay những kẻ hiền lành, vì họ sẽ được đất làm cơ nghiệp. Phúc thay những kẻ than khóc, vì họ sẽ được an ủi. Phúc thay những kẻ đói khát công chính, vì họ sẽ được no đủ. Phúc thay những kẻ biết thương xót, vì họ sẽ được thương xót. Phúc thay những kẻ có lòng trong sạch, vì họ sẽ được thấy Thiên Chúa. Phúc thay những kẻ gây hoà thuận, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay những kẻ bị bắt bớ vì sự công chính, vì Nước Trời là của họ".
Đức Cha Micae phụ trách giảng lễ. Bài chia sẻ khá súc tích và đầy ý nghĩa của thánh lễ tạ ơn tất niên năm cũ để chuẩn bị chào đón năm mới Kỷ Hợi, ngài đề cập đến một vấn đề đáng cho người Việt hải ngoại suy nghĩ, ngài nói: "tôi có dịp đi nhiều nơi trên thế giới, nhiều ông bà anh chị em cho tôi biết, ở hải ngoại hằng năm gởi về Việt Nam có năm lên đến 15 tỉ đô la, tôi nói tốt lắm, cứ gởi thêm nữa đi, nhưng nếu quý bà con cho rằng đó là một việc đầu tư thì quý bà con đã bị thua lỗ quá nhiều, đất nước tan hoang hết rồi, dân tộc Việt đã bị lừa hết rồi, nào các giáo hội đang bị bách hại, dân chúng đói khổ, mất nhà, mất đất, mất tự do. Đi buôn như thế là quá lỗ...", ngài nói tiếp : hôm nay anh chị em đã cùng nhau hướng về cội nguồn dân tộc trong thánh lễ tạ ơn tiễn đưa năm cũ để cùng cảm tạ Chúa là một truyền thống tốt đẹp trong việc duy trì tình tự dân tộc cho cộng đoàn đức tin nơi đây, bảo vệ và duy trì nền văn hoá Việt cho con cháu thật đáng quý. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa dù cho năm qua có khi lời, có khi lỗ, hãy tiếp tục cầu nguyện và sống lời Chúa..."
Sau lời nguyện kết lời nguyện kết lễ, cha chánh xứ một lần nữa cám ơn Đức Cha, Quý Cha và toàn thể cộng đoàn dân Chúa, ngài cám ơn đến từng bộ phận và các thiện nguyện viên đã đóng góp công sức, tài chánh cho việc tổ chức Hội Chợ Tết cũng như chương trình gói bánh đón xuân. Sau thánh lễ là phần khai mạc Hội Chợ gồm đốt pháo, múa lân. Hội Chợ được khai mạc bằng nghi lễ chào cờ thật trang trọng. Đêm văn nghệ vui xuân được bắt đầu sau lời khai mạc của cha chánh xứ. Ông thị trưởng thành phố Tukwila cũng đến tham dự đêm khai mạc Hội Chợ Tết. Đêm văn nghệ vui xuân do Trường Việt Ngữ Đắc Lộ và đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể cùng các Ca Đoàn phụ trách trình diễn khá phong phú kéo dài đến 11 giờ đêm.
Thứ Bảy ngày 02 tháng 02: Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu trong đền thánh lúc 10 giờ. Đức Giám Mục Phụ Tá Daniel chủ tế thánh lễ , cha Đào Xuân Thành , cha Nguyễn Sơn Miên , cha Trần Hữu Lân cùng dồng tế và thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ.
Đúng 10 giờ, thánh lễ bắt đầu. Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ ngỏ lời cám ơn Đức Giám Mục đã đến với giáo xứ trong dịp vui của giáo xứ. ( tiếng vỗ tay chào mừng Đức Cha vang dội sau lời ngỏ của cha chánh xứ ).
Thánh lễ tiếp tục đi vào phần phụng vụ lời Chúa theo phụng vụ thánh lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh.
Tin Mừng Thánh Luca giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu dâng mình trong đền thánh:" Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Môsê, cha mẹ Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Lề luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là người thánh thuộc về Chúa". Và cũng để dâng lễ vật cho Chúa, như có nói trong Luật Chúa, là một đôi chim gáy, hay một cặp bồ câu con.... Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo Luật Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét. Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người."
Đức Giám Mục Daniel phụ trách giảng lễ. Lời đầu tiên ngài nói khá cảm động : "mỗi lần đến với giáo xứ, ngài cảm thấy tinh thần được nâng lên, cảm thấy vui lên và sung sướng khi nhìn cảnh sinh hoạt sống động của cộng đoàn đức tin nơi." Đi vào tin mừng ngài khuyên cộng đoàn giáo hữu: nên sống và giữ lời Chúa như Đức Mẹ và Thánh Giuse cũng tuân theo lề luật như việc dâng Chúa trong đền thánh .
Thánh lễ kết thúc lúc 12 giờ và Hội Chợ được bắt đầu sinh hoạt sau thánh lễ. Chương trình sinh hoạt buổi chiều thứ bảy với chương trình văn nghệ khá phong phú do sự cộng tác của nhiều ca sĩ. Lượng người đổ dồn về khu vực Hội Chợ càng chiều càng đông, các gian hàng khá tấp nập người mua hoa, kẻ mua mứt bánh, bánh chưng, bánh tét đã tạo nên bầu khí vui nhộn của ngày Hội Xuân,. Vào khoảng hơn 4 giờ 30 nhà thờ đã đầy kín các ghế ngồi để chuẩn bị dâng thánh lễ lúc 5 giờ.
Đúng 5 giờ, thánh lễ vọng Chúa Nhật bắt đầu. Đức Cha Micae chủ tế thánh lễ cùng với quý cha trong giáo xứ đồng tế. Lơì Chúa chiều nay theo phụng vụ Chúa Nhật IV mùa thường niên. Tin mừng thánh Luca gìới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu .
Thánh Luca giới thiệu đoạn tin mừng khi dân chúng nghe Chúa nói trong Hội Đường thì mọi người đều thì thầm : "Người này không phải là con ông Giuse sao?"
Chúa Giêsu liền nói với họ: "Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: 'Hỡi thầy thuốc, hãy chữa lấy chính mình!' Ðiều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hãy làm như vậy tại quê hương ông'". Người nói tiếp: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình. Ta bảo thật với các ngươi, đã có nhiều bà goá trong Israel thời Elia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ; dầu vậy, Elia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà goá tại Sarepta thuộc xứ Siđon.
Bài giảng trong thánh lễ chiều nay Đức Giám Mục Miace nhấn mạnh: hãy biết xin vâng và tuân giữ lề luật và sống lời Chúa.
Thánh lễ kết thúc lúc gần 7 giờ tối sau lời cám ơn của cha chánh xứ.
Chương trình Hội Chợ được tiếp nối với đêm văn nghệ vui xuân từ lúc 7 giờ 30. Gần 3 ngàn người hiện diện trong đêm vui xuân thật là một mùa Xuân Hạnh Phúc như chủ đề của Hội Chợ. Một đồng hương khác tôn giáo đến vỗ vai tôi và nói: tuyệt vời, những hình ảnh thật tuyệt vời, tôi đã dạo quanh khu phố xuân và đã nhìn những hình ảnh thân thương Huế- Sài Gòn- Hà Nội quá sống động, nào kỳ đài Phu Văn Lâu Huế với lá Quốc Kỳ, nào cầu Trường Tiền, nhà thờ Phủ Cam làm tôi nhớ Huế vô cùng và hình ảnh từ thủ đô Sài Gòn với nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành - ông ta thốt lên lời chân thành: giáo xứ có một cơ sở thế này thật lý tưởng , có như thế mới tổ chức được ngày Tết cổ truyền của Dân Tộc như thế này. Ông ta bắt tay tôi với lơì chúc thân thiện rồi tiếp tục rảo bước vào những gian hàng của khu vực Hội Chợ. Đêm văn nghệ với sự cộng tác của nhiều ca sĩ nổi tiếng kết thúc hơn 11 giờ đêm.
Chúa Nhật ngày 03 tháng 03. Thánh lễ mừng Tân Niên lúc 10 giờ. Cao điểm của ba ngày Hội Chợ Tết là thánh lễ tạ ơn đón mừng tân niên Kỷ Hợi được cử hành trọng thể do Đức Giám Mục Micae Hoàng Đức Oanh chủ tế và các linh mục trong giáo xứ đồng tế, đặc biệt có sự hiện diện Đức Nguyên Tổng Giám Mục Alex J. Brunett cùng dâng lễ. Đức Cha Brunett tuy sức khoẻ khá yếu kém nhưng vì lòng yêu thương mến Cộng Đoàn Việt Nam nên mỗi khi Giáo xứ có những ngày vui ngài thường đến để chung vui . Hình ảnh ngài ngồi xe lăn để dâng lễ thật cảm động.
Đúng 10 giờ, nghi đoàn đã sẵn sàng, một ca viên trong ca đoàn đọc lời dẫn nghi thức đón mừng năm mới: "Hoà chung niềm vui với dân Tộc Việt, hôm nay giáo xứ CTTĐVN cử hành thánh lễ tạ ơn mừng tân niên năm Kỷ Hợi.Trong giây phút thiêng liêng này, chúng con cảm tạ Chúa về bao hồng ân, phúc lộc mà Chúa đã ban cho từng người, từng gia đình và cộng đoàn giáo xứ trong năm qua. Chúng con dâng lên Chúa nén hương với những ước nguyện của chúng con trong năm mới, qua các đại diện cho mọi thành phần trong giáo xứ. Xin cho tất cả được tràn đầy phúc, lộc, an, hòa trong năm mới. Vị MC nói: Xin ba hồi chiêng trống. Tiếng chiêng trống ngân vang kéo dài khá lâu làm tăng thêm phần thiêng liêng của nghi lễ. Tiếng chiêng trống vừa dứt ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn và đoàn đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Bài ca nhập lễ vừa dứt vị MC nói: trân trọng kính mời Đức Giám Mục và quý Cha tiến về vị trí dâng hương. Đoàn dâng hương sẵn sàng với lời dẫn được vọng lên từ phía ca đoàn: Hương trầm trên tay Đức Giám Mục, quý Cha, quý Tu Sĩ là niềm tri ân dạt dào, là lời cảm tạ về bao hồng ân Chúa đã ban cho chúng con trong những mùa xuân xa quê hương. Xin Chúa chúc lành cho tất cả gia đình giáo xứ chúng con. Trong giây phút này,chúng con niệm nhớ đến các bậc tổ tiên, ông bà,cha mẹ,bà con thân thuộc, các tín hữu trong giáo xứ đã ra đi, linh hồn các đồng bào Việt nam đã bỏ mình trên biển cả, nơi rừng sâu khi đi tìm tự do, cùng vong linh các chiến sĩ tại Hoa Kỳ và Việt Nam đã hy sinh để bảo vệ lý tưởng tự do. Kế tiếp là phần dâng hương đại diện từng thành phần như tuổi thơ, thanh niên, trung niên và cao niên với những lời nguyện cầu khá cảm động.
Sau phần niệm hương thánh lễ bắt đầu vào phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ Chúa Nhật IV mùa Thường niên. Tin mừng Thánh Luca giới thiệu Chúa Giêsu đã phán: "Quả thật, Ta bảo các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương mình". khi ngài biết người ta đang nói với nhau về ngài: "Người này không phải là con ông Giuse sao?"
Bài giảng lễ hôm nay, Đức Giám Mục Micae nhấn mạnh: "Chúng ta phải biết lắng nghe và sống Lời Chúa bằng những việc làm cụ thể của mình". Ngài kể một câu chuyện khá cảm động : Ở Việt Nam có một vụ thế này: có một thiếu niên vào độ tuổi 16 tức còn vị thành niên, cậu thiếu niên này lấy một ổ bánh mì ( bị cho là ăn cắp) cậu ấy bị bắt và bị đánh đập tơi bời rồi bắt giam, tống vào ngục và bị tuyên án tù 18 tháng tù. Một nạn nhân của một sự thiếu thốn, đói lấy ổ bánh mì để ăn, thì bị tù đày chẳng ai bênh đỡ, trong lúc quan chức nhà nước ăn cắp hàng ngàn tỉ bạc vẫn ung dung thảnh thơi. Đất nước Việt Nam là thế đó. Ngài nói tiếp: chúng ta sống Lời Chúa là phải sống cho người nghèo, sống để bảo vệ kẻ cô thế, kẻ bị đàn áp, kẻ bị cướp bóc..."
Trở về những ngày Hội Chợ Tết, ngài nói: tôi đến với quý ông bà anh chị em trong những ngày vừa qua, tôi thấy được những giá trị của việc xây dựng cộng đoàn đức tin nơi đây với những nổ lực bảo tồn văn hoá Việt thật quý hoá vô cùng. Hãy tiếp tục cầu nguyện và tạ ơn Chúa để cùng nhau thăng tiến trong việc xây nhà thờ, xây cơ sở trường học để duy trì tương lai cho các thế hệ mai sau..."
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Thánh Thể bắt đầu với đoàn dâng lễ vật khá trang trọng gồm bốn thành phần Trung, Nam, Bắc và Hải Ngoại. Mỗi thành phần dâng lễ vật kèm với lời nguyện cầu dâng lên Chúa thật sốt sắng:
* Miền Trung , nơi đã viết lên trang sử oai hùng của Giáo Hội dưới thời nhà Nguyễn với những chứng nhân anh hùng tử đạo, nơi vun trồng tinh thần bảo vệ tự do tôn giáo của Cố Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền, nơi luôn được vươn lên trong niềm hy vọng, sống theo gương cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Qua bao đau thương, như lúa miến làm thành bánh Thánh, như nho ép nên rượu Thánh mà chúng con dâng lên Chúa bánh rượu này. Xin Chúa ban bình an và cho những bất công sớm chấm dứt trên quê hương Việt Nam chúng con.
* Miền Nam: Chúng con xin dâng lên Chúa những hoa thơm, trái ngọt từ miền Nam trù phú. Xin cho công lý và hoà bình chính trực sớm đơm hoa kết trái trên mảnh đất đầy tình người này, xin mọi người dân Việt được tự do phát triển, và cùng nhau vui sống an bình trên miền đất trù phú mà Chúa đã ban.
* Miền Bắc là hạt giống của Giáo Hội Việt Nam, nơi biết bao anh hùng tử đạo. Chúng con dâng lên Chúa bánh chưng và mâm quả này, tượng trưng cho sự vui mừng và niềm hy vọng của chúng con. Xin Chúa thương ban cho đời sống dân lành được cơm no, áo ấm, được an bình và hạnh phúc.
* Hải ngoại: Chúng con là con dân ba miền Bắc, Trung, Nam dâng lên Chúa những ước mơ trong năm mới là mơ ước xây dựng được ngôi thánh đường mới nhất là việc xây dựng Trung Tâm Giáo Dục Đức Tin sớm hoàn thành. Lạy Chúa, của lễ chúng con dâng hôm nay là sự đóng góp chân thành của từng cụ già và của cả những em bé trong cộng đoàn giáo xứ chúng con. Xin Chúa đón nhận và chúc lành cho chúng con."
Trước khi kết thúc thánh lễ một lần nữa cha chánh xứ ân cần cám ơn Đức Cha Micae đã đến với giáo xứ trong ba ngày Hội Chợ, ngài cám ơn Đức Nguyên Tổng Giám Mục Brunett với lời cảm ơn trân trọng và cám ơn toàn thể các ban ngành đã giúp cho ba ngày Hội Chợ được tốt đẹp. Thánh lễ kết thúc lúc 12 giờ với phép lành cuối lễ một cách trọng thể .
Sau thánh lễ phần sinh hoạt Hội Chợ được tiếp tục, các gian hàng trở lại sinh hoạt khá tấp nập. Khỏang 3 giờ chiều, thì tuyết bắt đầu rơi khắp vùng trời cao nguyên tình xanh. Khuôn viên nhà thờ trong chốc lát đã phủ đầy tuyết trắng. Cuộc xổ số vui Hội Chợ Tết bắt đầu xổ khi tuyết rơi và Hội Chợ được bế mạc trong mọi sự tốt lành vào khoảng 4 giờ chiều. Mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.
Nguyễn An Quý.
Thánh lễ Minh Niên mừng năm mới Kỷ Hợi tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam-Huế
Trương Trí
16:43 05/02/2019
Sáng ngày mùng 1 Tết Kỷ Hợi, ngày đầu năm mới theo phong tục cổ truyền của dân tộc, Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Nguyên Tổng Giám mục Giáo phận Huế đã chủ tế Thánh lễ Tạ ơn và cầu bình an Năm mới cho toàn thể cộng đoàn dân Chúa. Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế cùng đồng tế.
Xem Hình
Trước khi đi vào Thánh lễ, ông Phêrô Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch HĐGX thay mặt cộng đoàn chúc Tết quý Đức Tổng và quý cha đồng tế. Xin Thiên Chúa ban nhiều ân lộc cho các ngài để các ngài dẫn dắt đàn chiên trong đời sống tinh thần, cùng đồng hành với đàn chiên trong mọi niềm vui nổi buồn. Ông Chủ tịch cũng chúc mừng năm mới quý tu sĩ nam nữ, quý khách vãng lai và toàn thể cộng đoàn một năm mới an khang, đầy tràn sức khỏe và nhiều phúc lộc Chúa ban.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Phanxicô Xaviê nói lời chúc mừng năm mới đến cộng đoàn: Hôm nay ngày đầu năm mới, chúng ta gặp nhau trong Thánh lễ Minh niên bên cạnh vị Chủ chăn: Đức Tổng Giám Mục Giuse thân yêu của chúng ta, ngài mời gọi cộng đoàn nổ một tràng pháo tay chúc mừng năm mới. Thay lời Đức Tổng Giuse, ngài gửi đến quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn lời chúc mừng đầu Xuân đầy tràn hồng ân của Thiên Chúa, sức khỏe dồi dào, gia đình bình an và một cuộc sống an vui hạnh phúc. Ngài cũng dâng lên Thiên Chúa tâm tình cảm tạ và tri ân, vì bao chan hòa mà Người đã ban xuống cho mỗi gia đình và mỗi một người chúng ta trong suốt một năm qua. Xin dâng lên Chuá tất cả những vui buồn, sướng khổ trong năm mới này, vui lòng chấp nhận và phó thác trong bình an của Thiên Chúa. Đặc biệt xin Chúa cách riêng ban bình an cho những gia đình Công Giáo đang gặp khó khăn thử thách trong cuộc sống hôn nhân.
Chia sẻ trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục Giuse mời gọi mỗi một người chúng ta biết phó thác vào Thiên Chúa, vì một sợi tóc trên đầu đều đã được đếm rồi. Ngài nêu ra nhiều ví dụ điển hình để minh chứng cho việc nhiều người còn tin vào những điều viễn vông và mê tín, mà không biết tín thác vào tình yêu thương của Thiên Chúa đã an bài cho mỗi một người chúng ta.
Sau Thánh lễ, Quý Đức Tổng và quý cha cùng cộng đoàn tề tựu trước sân Nhà thờ để cùng nhau vui Xuân, thưởng thức những tiết mục múa mừng năm mới của các em thiếu nhi Phủ Cam. Đức Tổng Giám Mục Giuse đã làm phép những Lộc Thánh và trao cho Giáo xứ, quý Đức Tổng cũng đã bốc Lộc Thánh và công bố Lời Chúa đã được nhận.
Cùng nhau nâng ly rượu đầu Xuân và cùng chúc nhau một năm mới an lành.
Trước đó, vào đêm Giao thừa, Giáo xứ Chính tòa đã tổ chức Thánh lễ tạ ơn cuối năm và cùng nhau tề tựu trước hang đá Đức Mẹ để dâng lên Mẹ những vui buồn sướng khổ trong năm qua. Xin Mẹ cho mỗi một người trong Giáo xứ biết thưa lên hai tiếng “Xin vâng” như Mẹ và xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa ban cho mỗi người biết tín thác vào Chúa, ban nhiều ân lành xuống cho mỗi người trong năm mới.
Cộng đoàn cùng nhau đón Giáo thừa, thời khắc giao hòa giữa năm cũu và năm mới qua ly rượu mừng và những vầng pháo hoa rực rỡ.
Trương Trí
Xem Hình
Trước khi đi vào Thánh lễ, ông Phêrô Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch HĐGX thay mặt cộng đoàn chúc Tết quý Đức Tổng và quý cha đồng tế. Xin Thiên Chúa ban nhiều ân lộc cho các ngài để các ngài dẫn dắt đàn chiên trong đời sống tinh thần, cùng đồng hành với đàn chiên trong mọi niềm vui nổi buồn. Ông Chủ tịch cũng chúc mừng năm mới quý tu sĩ nam nữ, quý khách vãng lai và toàn thể cộng đoàn một năm mới an khang, đầy tràn sức khỏe và nhiều phúc lộc Chúa ban.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Phanxicô Xaviê nói lời chúc mừng năm mới đến cộng đoàn: Hôm nay ngày đầu năm mới, chúng ta gặp nhau trong Thánh lễ Minh niên bên cạnh vị Chủ chăn: Đức Tổng Giám Mục Giuse thân yêu của chúng ta, ngài mời gọi cộng đoàn nổ một tràng pháo tay chúc mừng năm mới. Thay lời Đức Tổng Giuse, ngài gửi đến quý cha, quý tu sĩ nam nữ và cộng đoàn lời chúc mừng đầu Xuân đầy tràn hồng ân của Thiên Chúa, sức khỏe dồi dào, gia đình bình an và một cuộc sống an vui hạnh phúc. Ngài cũng dâng lên Thiên Chúa tâm tình cảm tạ và tri ân, vì bao chan hòa mà Người đã ban xuống cho mỗi gia đình và mỗi một người chúng ta trong suốt một năm qua. Xin dâng lên Chuá tất cả những vui buồn, sướng khổ trong năm mới này, vui lòng chấp nhận và phó thác trong bình an của Thiên Chúa. Đặc biệt xin Chúa cách riêng ban bình an cho những gia đình Công Giáo đang gặp khó khăn thử thách trong cuộc sống hôn nhân.
Chia sẻ trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám Mục Giuse mời gọi mỗi một người chúng ta biết phó thác vào Thiên Chúa, vì một sợi tóc trên đầu đều đã được đếm rồi. Ngài nêu ra nhiều ví dụ điển hình để minh chứng cho việc nhiều người còn tin vào những điều viễn vông và mê tín, mà không biết tín thác vào tình yêu thương của Thiên Chúa đã an bài cho mỗi một người chúng ta.
Sau Thánh lễ, Quý Đức Tổng và quý cha cùng cộng đoàn tề tựu trước sân Nhà thờ để cùng nhau vui Xuân, thưởng thức những tiết mục múa mừng năm mới của các em thiếu nhi Phủ Cam. Đức Tổng Giám Mục Giuse đã làm phép những Lộc Thánh và trao cho Giáo xứ, quý Đức Tổng cũng đã bốc Lộc Thánh và công bố Lời Chúa đã được nhận.
Cùng nhau nâng ly rượu đầu Xuân và cùng chúc nhau một năm mới an lành.
Trước đó, vào đêm Giao thừa, Giáo xứ Chính tòa đã tổ chức Thánh lễ tạ ơn cuối năm và cùng nhau tề tựu trước hang đá Đức Mẹ để dâng lên Mẹ những vui buồn sướng khổ trong năm qua. Xin Mẹ cho mỗi một người trong Giáo xứ biết thưa lên hai tiếng “Xin vâng” như Mẹ và xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa ban cho mỗi người biết tín thác vào Chúa, ban nhiều ân lành xuống cho mỗi người trong năm mới.
Cộng đoàn cùng nhau đón Giáo thừa, thời khắc giao hòa giữa năm cũu và năm mới qua ly rượu mừng và những vầng pháo hoa rực rỡ.
Trương Trí
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Nhạc công chơi nhạc không lời sau Hiệp lễ được không?
Nguyễn Trọng Đa
21:47 05/02/2019
Giải đáp phụng vụ: Nhạc công chơi nhạc không lời sau Hiệp lễ được không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con muốn hỏi liệu sau Hiệp lễ, trong khi linh mục tráng chén, và bài hát / bài thánh ca hiệp lễ đã kết thúc, liệu có thể chơi nhạc không lời trong khi chờ linh mục tráng chén xong không? Con nhận thấy ở một số nhà thờ, sau hiệp lễ, và sau khi bài thánh ca hiệp lễ kết thúc, nhạc công dạo một phần nhạc không lời cho đến khi linh mục tráng chén xong, và sẵn sàng đọc lời nguyện sau hiệp lễ. Liệu là không thích hợp để giữ sự thinh lặng chăng, vì bài thánh ca hiệp lễ đã kết thúc rồi? - F. X. D. R., thành phố Cotabato, Philippines.
Đáp: Các quy định liên quan đến nhạc không lời, được tìm thấy trong Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), là như sau:
“32. Tính chất các phần dành cho vị chủ toạ buộc vị tư tế phải đọc rõ ràng, lớn tiếng, và buộc mọi người phải chăm chú lắng nghe. Vì thế, khi vị tư tế đọc các phần đó, không ai được đọc hay hát kinh nào khác, cũng không được đánh đàn hay chơi nhạc cụ nào khác.
“142. Sau đó, người giúp lễ trao các bình rượu, nước cho vị tư tế đứng phía cạnh bàn thờ, vị tư tế rót rượu và một chút nước vào chén thánh, đọc thầm: "Nhờ mầu nhiệm nước, Per huius aquae”. Trở lại giữa bàn thờ, vị tư tế hai tay cầm chén, nâng cao một chút mà đọc nhỏ tiếng: "Lạy Chúa, chúc tụng Chúa, Benedictus es, Domine", rồi đặt chén trên khăn thánh và tùy nghi đậy tấm che.
“Nếu không hát khi dâng tiến lễ phẩm hay không chơi đàn, thì vị tư tế được phép, khi dâng tiến bánh và rượu, đọc to tiếng những công thức chúc tụng, và giáo dân tung hô: "Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời, Benedictus Deus in saecula".
“313. Còn phong cầm và các nhạc cụ khác đã được chấp thuận cách hợp pháp, thì phải đặt vào chỗ thích hợp, để chúng có thể trợ giúp ca đoàn và giáo dân hát và, nếu độc tấu, thì mọi người có thể nghe tốt được. Nên làm phép đàn phong cầm, trước khi sử dụng trong phụng vụ, theo nghi thức mô tả trong sách Nghi thức Rôma.
“Trong Mùa Vọng được phép đánh phong cầm và các nhạc cụ khác cách vừa phải, phù hợp với đặc tính của mùa này, nhưng đừng đi trước niềm vui trọn vẹn của lễ Chúa Giáng Sinh.
“Trong Mùa Chay tiếng phong cầm và các nhạc cụ khác chỉ để giúp hát mà thôi, trừ Chúa Nhật Laetare (IV Mùa Chay), lễ trọng và lễ kính.
“393. .. Trong khi phong cầm giữ vị trí đặc biệt, các nhạc cụ khác, nhạc cụ hơi, đàn dây, nhạc khí gõ, có thể được chấp nhận trong việc thờ phượng thánh trong các Giáo phận Hoa Kỳ, theo tập tục lâu đời, vì chúng thích hợp hay có thể thích hợp với việc sử dụng thánh”.
Về sự thinh lặng thánh, Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói:
“45. Sự thinh lặng thánh, kể như thành phần của việc cử hành Thánh Lễ, cũng phải được tuân giữ đúng lúc. Bản chất của sự thinh lặng tùy thuộc vào lúc phải giữ trong Thánh Lễ. Thật vậy, trong nghi thức sám hối và sau lời mời cầu nguyện, mỗi người hồi tâm lại; sau bài đọc và bài diễn giảng, mỗi người suy gẫm vắn tắt về những gì đã nghe; còn sau khi hiệp lễ thì ca ngợi và cầu xin Chúa trong lòng.
“Trước khi cử hành, rất nên giữ thinh lặng trong thánh đường, trong phòng thánh và những nơi kế cận để mọi người dọn mình cách sốt sắng tham dự các lễ nghi thánh”.
Về sự thinh lặng thánh sau Hiệp lể, Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói:
“88. Sau khi cho rước lễ, vị tư tế và giáo dân tùy nghi cầu nguyện trong lòng một khoảng thời gian. Nếu muốn, tất cả cộng đoàn cũng có thể hát một thánh thi, một thánh vịnh hay một bài thánh ca ngợi khen nào khác.
“164. Sau đó, vị tư tế có thể trở về ghế. Có thể giữ thinh lặng thánh một lúc, hoặc hát thánh ca ngợi khen hay thánh vịnh (xem số 88)” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Năm 2007, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã công bố một tài liệu có tên là “Sing to the Lord” (Hát mừng Chúa). Trong khi không có tính ràng buộc theo bất kỳ cách nào đối với các quốc gia khác, một số phản ánh của tài liệu có thể là hữu ích. Đối với khí nhạc, tài liệu nói:
“43. Những người có tài năng âm nhạc và được đào tạo nên được khuyến khích để tiếp tục truyền thống âm nhạc ngẫu hứng. Hành động phụng vụ có thể kêu gọi sự ngẫu hứng, thí dụ, khi một bài thánh ca cộng đoàn hoặc bài hợp xướng kết thúc trước khi hành động nghi lễ hoàn tất. Nghệ thuật ngẫu hứng đòi hỏi tài năng và sự đào tạo riêng đặc biệt. Nó là nhiều hơn so với âm thanh nền được mời gọi. Khi không có sự ngẫu hứng xứng đáng, các nhạc công nên chơi các bản nhạc chất lượng đã được xuất bản, vốn có sẵn ở mọi cấp độ khó.
“44. Cũng có những lúc khi phong cầm hoặc các nhạc cụ khác có thể chơi một mình, chẳng hạn như khúc dạo đầu trước Thánh lễ, một bản nhạc trong quá trình Chuẩn bị lễ vật, một bài nhạc nếu không có bài hát kết thúc, hoặc bài dạo nhạc sau bài hát kết thúc.
“91. Mặc dù các nhạc cụ được sử dụng trong việc thờ phượng Kitô giáo là chủ yếu để dẫn dắt và nâng đỡ tiếng hát của cộng đoàn, ca đoàn, ngưởi xướng thánh vịnh, và ca viên, nhưng chúng cũng có thể, khi thích hợp, được chơi một mình. Nhạc không lời như vậy có thể hỗ trợ cộng đoàn tập hợp để chuẩn bị cho việc thờ phượng, dưới hình thức khúc dạo đầu. Nó có thể nói lên tình cảm của tâm hồn con người, thông qua các tác phẩm được chơi trong Phụng vụ và khúc dạo kết sau Phụng vụ. Các nhạc công phải nhớ rằng Phụng vụ kêu gọi các khoảnh khắc có ý nghĩa của suy tư thinh lặng. Sự thinh lặng không cần phải luôn luôn được lấp đầy.
“92. Các nhạc công được khuyến khích chơi các bản nhạc từ kho nhạc thánh của các nhà soạn nhạc, thuộc nhiều thời đại và văn hóa khác nhau. Ngoài ra, các người có tài năng và được đào tạo được khuyến khích chơi nhạc ngẫu hứng, như được mô tả trong số 43”.
Với tất cả những điều trên, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể rút ra các kết luận sau đây liên quan đến câu hỏi.
Không có tài liệu nào đề cập đến việc sử dụng nhạc không lời trong thời gian thinh lặng sau hiệp lễ. Các lựa chọn duy nhất được đưa ra là sự thinh lặng hoặc hát các bài thánh ca suy niệm hoặc thánh vịnh.
Có lẽ nhạc công có thể chơi nhạc không lời ngắn gọn, trong trường hợp bài hát hiệp lễ đã kết thúc, nhưng việc cho rước lễ là chưa xong. Đây thường là một phiên bản âm nhạc của bài hát hiệp lễ, chứ không phải là một giai điệu mới.
Thậm chí sự tùy chọn giới hạn này cũng bị loại trừ trong Mùa Chay, và tốt nhất nên tránh trong Mùa Vọng.
Nếu linh mục không trở lại ghế ngồi sau khi cho Rước lễ, khoảnh khắc thinh lặng hoặc việc hát thánh ca hay thánh vịnh sẽ bắt đầu cùng với sự kết thúc cho rước lễ, trong khi linh mục tráng chén. (Zenit.org 5-2-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/instrumental-music-after-communion/
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Con muốn hỏi liệu sau Hiệp lễ, trong khi linh mục tráng chén, và bài hát / bài thánh ca hiệp lễ đã kết thúc, liệu có thể chơi nhạc không lời trong khi chờ linh mục tráng chén xong không? Con nhận thấy ở một số nhà thờ, sau hiệp lễ, và sau khi bài thánh ca hiệp lễ kết thúc, nhạc công dạo một phần nhạc không lời cho đến khi linh mục tráng chén xong, và sẵn sàng đọc lời nguyện sau hiệp lễ. Liệu là không thích hợp để giữ sự thinh lặng chăng, vì bài thánh ca hiệp lễ đã kết thúc rồi? - F. X. D. R., thành phố Cotabato, Philippines.
Đáp: Các quy định liên quan đến nhạc không lời, được tìm thấy trong Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), là như sau:
“32. Tính chất các phần dành cho vị chủ toạ buộc vị tư tế phải đọc rõ ràng, lớn tiếng, và buộc mọi người phải chăm chú lắng nghe. Vì thế, khi vị tư tế đọc các phần đó, không ai được đọc hay hát kinh nào khác, cũng không được đánh đàn hay chơi nhạc cụ nào khác.
“142. Sau đó, người giúp lễ trao các bình rượu, nước cho vị tư tế đứng phía cạnh bàn thờ, vị tư tế rót rượu và một chút nước vào chén thánh, đọc thầm: "Nhờ mầu nhiệm nước, Per huius aquae”. Trở lại giữa bàn thờ, vị tư tế hai tay cầm chén, nâng cao một chút mà đọc nhỏ tiếng: "Lạy Chúa, chúc tụng Chúa, Benedictus es, Domine", rồi đặt chén trên khăn thánh và tùy nghi đậy tấm che.
“Nếu không hát khi dâng tiến lễ phẩm hay không chơi đàn, thì vị tư tế được phép, khi dâng tiến bánh và rượu, đọc to tiếng những công thức chúc tụng, và giáo dân tung hô: "Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời, Benedictus Deus in saecula".
“313. Còn phong cầm và các nhạc cụ khác đã được chấp thuận cách hợp pháp, thì phải đặt vào chỗ thích hợp, để chúng có thể trợ giúp ca đoàn và giáo dân hát và, nếu độc tấu, thì mọi người có thể nghe tốt được. Nên làm phép đàn phong cầm, trước khi sử dụng trong phụng vụ, theo nghi thức mô tả trong sách Nghi thức Rôma.
“Trong Mùa Vọng được phép đánh phong cầm và các nhạc cụ khác cách vừa phải, phù hợp với đặc tính của mùa này, nhưng đừng đi trước niềm vui trọn vẹn của lễ Chúa Giáng Sinh.
“Trong Mùa Chay tiếng phong cầm và các nhạc cụ khác chỉ để giúp hát mà thôi, trừ Chúa Nhật Laetare (IV Mùa Chay), lễ trọng và lễ kính.
“393. .. Trong khi phong cầm giữ vị trí đặc biệt, các nhạc cụ khác, nhạc cụ hơi, đàn dây, nhạc khí gõ, có thể được chấp nhận trong việc thờ phượng thánh trong các Giáo phận Hoa Kỳ, theo tập tục lâu đời, vì chúng thích hợp hay có thể thích hợp với việc sử dụng thánh”.
Về sự thinh lặng thánh, Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói:
“45. Sự thinh lặng thánh, kể như thành phần của việc cử hành Thánh Lễ, cũng phải được tuân giữ đúng lúc. Bản chất của sự thinh lặng tùy thuộc vào lúc phải giữ trong Thánh Lễ. Thật vậy, trong nghi thức sám hối và sau lời mời cầu nguyện, mỗi người hồi tâm lại; sau bài đọc và bài diễn giảng, mỗi người suy gẫm vắn tắt về những gì đã nghe; còn sau khi hiệp lễ thì ca ngợi và cầu xin Chúa trong lòng.
“Trước khi cử hành, rất nên giữ thinh lặng trong thánh đường, trong phòng thánh và những nơi kế cận để mọi người dọn mình cách sốt sắng tham dự các lễ nghi thánh”.
Về sự thinh lặng thánh sau Hiệp lể, Quy Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma nói:
“88. Sau khi cho rước lễ, vị tư tế và giáo dân tùy nghi cầu nguyện trong lòng một khoảng thời gian. Nếu muốn, tất cả cộng đoàn cũng có thể hát một thánh thi, một thánh vịnh hay một bài thánh ca ngợi khen nào khác.
“164. Sau đó, vị tư tế có thể trở về ghế. Có thể giữ thinh lặng thánh một lúc, hoặc hát thánh ca ngợi khen hay thánh vịnh (xem số 88)” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Năm 2007, Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã công bố một tài liệu có tên là “Sing to the Lord” (Hát mừng Chúa). Trong khi không có tính ràng buộc theo bất kỳ cách nào đối với các quốc gia khác, một số phản ánh của tài liệu có thể là hữu ích. Đối với khí nhạc, tài liệu nói:
“43. Những người có tài năng âm nhạc và được đào tạo nên được khuyến khích để tiếp tục truyền thống âm nhạc ngẫu hứng. Hành động phụng vụ có thể kêu gọi sự ngẫu hứng, thí dụ, khi một bài thánh ca cộng đoàn hoặc bài hợp xướng kết thúc trước khi hành động nghi lễ hoàn tất. Nghệ thuật ngẫu hứng đòi hỏi tài năng và sự đào tạo riêng đặc biệt. Nó là nhiều hơn so với âm thanh nền được mời gọi. Khi không có sự ngẫu hứng xứng đáng, các nhạc công nên chơi các bản nhạc chất lượng đã được xuất bản, vốn có sẵn ở mọi cấp độ khó.
“44. Cũng có những lúc khi phong cầm hoặc các nhạc cụ khác có thể chơi một mình, chẳng hạn như khúc dạo đầu trước Thánh lễ, một bản nhạc trong quá trình Chuẩn bị lễ vật, một bài nhạc nếu không có bài hát kết thúc, hoặc bài dạo nhạc sau bài hát kết thúc.
“91. Mặc dù các nhạc cụ được sử dụng trong việc thờ phượng Kitô giáo là chủ yếu để dẫn dắt và nâng đỡ tiếng hát của cộng đoàn, ca đoàn, ngưởi xướng thánh vịnh, và ca viên, nhưng chúng cũng có thể, khi thích hợp, được chơi một mình. Nhạc không lời như vậy có thể hỗ trợ cộng đoàn tập hợp để chuẩn bị cho việc thờ phượng, dưới hình thức khúc dạo đầu. Nó có thể nói lên tình cảm của tâm hồn con người, thông qua các tác phẩm được chơi trong Phụng vụ và khúc dạo kết sau Phụng vụ. Các nhạc công phải nhớ rằng Phụng vụ kêu gọi các khoảnh khắc có ý nghĩa của suy tư thinh lặng. Sự thinh lặng không cần phải luôn luôn được lấp đầy.
“92. Các nhạc công được khuyến khích chơi các bản nhạc từ kho nhạc thánh của các nhà soạn nhạc, thuộc nhiều thời đại và văn hóa khác nhau. Ngoài ra, các người có tài năng và được đào tạo được khuyến khích chơi nhạc ngẫu hứng, như được mô tả trong số 43”.
Với tất cả những điều trên, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể rút ra các kết luận sau đây liên quan đến câu hỏi.
Không có tài liệu nào đề cập đến việc sử dụng nhạc không lời trong thời gian thinh lặng sau hiệp lễ. Các lựa chọn duy nhất được đưa ra là sự thinh lặng hoặc hát các bài thánh ca suy niệm hoặc thánh vịnh.
Có lẽ nhạc công có thể chơi nhạc không lời ngắn gọn, trong trường hợp bài hát hiệp lễ đã kết thúc, nhưng việc cho rước lễ là chưa xong. Đây thường là một phiên bản âm nhạc của bài hát hiệp lễ, chứ không phải là một giai điệu mới.
Thậm chí sự tùy chọn giới hạn này cũng bị loại trừ trong Mùa Chay, và tốt nhất nên tránh trong Mùa Vọng.
Nếu linh mục không trở lại ghế ngồi sau khi cho Rước lễ, khoảnh khắc thinh lặng hoặc việc hát thánh ca hay thánh vịnh sẽ bắt đầu cùng với sự kết thúc cho rước lễ, trong khi linh mục tráng chén. (Zenit.org 5-2-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/instrumental-music-after-communion/
VietCatholic TV
Thánh Lễ Mùng Một Tết với Đức Thánh Cha tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:40 05/02/2019
Sáng Thứ Ba, ngày 5 tháng 2, tức là ngày mùng Một Tết Âm Lịch, Đức Thánh Cha đã kính viếng nhà thờ chánh tòa Thánh Giuse của miền Giám Quản Tông Tòa Nam Ả Rập. Đây là ngôi nhà thờ đầu tiên trong số 9 ngôi nhà thờ được xây dựng tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất sau khi Hồi Giáo chinh phục được vùng này.
Lúc 10:30 sáng, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ tại vận động trường Zayed của thủ đô Abu Dhabi cho 135,000 tín hữu Công Giáo.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Phúc thay: đây là từ mà Chúa Giêsu đã dùng để bắt đầu bài giảng của Ngài theo Tin Mừng Thánh Matthêu. Và đó là điệp khúc mà Ngài lặp đi lặp lại hôm nay, như muốn ghi khắc trong lòng chúng ta, hơn bất cứ điều gì khác, một thông điệp thiết yếu: đó là nếu anh chị em có Chúa Giêsu trong lòng, nếu anh chị em yêu thích lắng nghe lời Ngài như các môn đệ thời bấy giờ, nếu anh chị em cố gắng sống từ này mỗi ngày, thì anh chị em sẽ được chúc phúc. Không phải anh chị em sẽ được chúc phúc, nhưng anh chị em đã được chúc phúc; đây là sự thật đầu tiên chúng ta biết về đời sống Kitô. Cuộc sống Kitô không chỉ đơn giản là một danh sách các chỉ thị bên ngoài phải thực hiện hoặc một bộ các giáo huấn cần phải biết. Cuộc sống Kitô hữu, trước hết và trên hết, không phải nhưng đúng hơn, đó là hiểu biết rằng, trong Chúa Giêsu, chúng ta là con yêu dấu của Cha. Đời sống Kitô hữu có nghĩa là sống niềm vui của việc được chúc phúc này, là muốn sống cuộc sống như một câu chuyện tình yêu, câu chuyện về tình yêu trung tín của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta và luôn muốn được hiệp thông với chúng ta. Đây là lý do cho niềm vui của chúng ta, một niềm vui mà không một ai trên thế giới và không có hoàn cảnh nào trong cuộc sống của chúng ta có thể cướp mất khỏi chúng ta. Đó là một niềm vui mang lại hòa bình giữa nỗi đau, là niềm vui đã khiến chúng ta tham gia vào hạnh phúc vĩnh cửu đang chờ đợi chúng ta. Anh chị em thân mến, trong niềm vui được gặp gỡ anh chị em, đây là lời tôi đã đến để nói với anh chị em: phúc thay!
Cho dù Chúa Giêsu gọi các môn đệ Ngài là những người có phúc, chúng ta vẫn bàng hoàng trước những lý do cho từng Mối Phúc này. Chúng ta thấy ở những Mối Phúc này một sự đảo lộn cái suy nghĩ phổ biến, theo đó những người có phúc là những người giàu có và đầy quyền thế, những người thành công và được đám đông ca tụng. Đối với Chúa Giêsu thì trái lại, những người có phúc là những người nghèo khổ, hiền lành, những người hiếu hòa với giá phải trả là luôn lép vế trước mặt thiên hạ, và những người bị bắt bớ. Ở đây ai đúng: Chúa Giêsu hay thế gian? Để hiểu điều này, chúng ta hãy nhìn vào cách Chúa Giêsu sống: nghèo về mọi thứ, nhưng giàu có về tình yêu; Ngài đã chữa lành rất nhiều cuộc đời, nhưng không tha cho chính mình. Ngài đã đến để phục vụ và không được phục vụ; Ngài đã dạy chúng ta rằng sự vĩ đại không được tìm thấy trong việc sở hữu nhưng là trong việc cho đi. Dù công chính và hiền lành, Ngài đã không kháng cự, nhưng để cho mình bị kết án một cách bất công. Qua đó, Chúa Giêsu mang tình yêu của Chúa đến với thế giới. Chỉ bằng cách này, Ngài mới đánh bại cái chết, tội lỗi, sự sợ hãi và thậm chí là tinh thần thế gian: chỉ bằng quyền năng của tình yêu Thiên Chúa. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau cầu xin ân sủng biết tái khám phá sự hấp dẫn của việc theo Chúa Giêsu, bắt chước Người, không tìm kiếm ai khác ngoài Chúa Giêsu và tình yêu khiêm nhường của Người. Vì đây là ý nghĩa của cuộc sống của chúng ta: đó là hiệp thông với Người và yêu mến tha nhân. Anh chị em có tin vào điều này không?
Tôi cũng đã đến để nói lời cám ơn vì cách anh chị em sống Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe. Người ta nói rằng sự khác biệt giữa Tin Mừng sách vở và Tin Mừng trong cuộc sống cũng tương tự với sự khác biệt giữa một bản nhạc và việc trình diễn bản nhạc ấy. Anh chị em ở đây biết rõ giai điệu của Tin Mừng và anh chị em tuân theo tiết tấu của Tin Mừng với một lòng nhiệt thành. Anh chị em là một dàn hợp xướng gồm nhiều quốc gia, ngôn ngữ và nghi thức; một sự đa dạng mà Chúa Thánh Thần yêu thích và muốn hòa hợp hơn bao giờ hết, để tạo nên một bản giao hưởng. Sự đa âm hân hoan này là một chứng tá mà anh chị em dành cho tất cả mọi người, và điều đó giúp xây dựng Giáo Hội. Tôi bị đánh động trước điều mà Đức cha Hinder đã từng nói: ngài không chỉ cảm thấy mình là mục tử của anh chị em, mà chính anh chị em, qua gương sáng của mình, thường là những người chăn dắt ngài. Cảm ơn anh chị em vì điều đó!
Tuy nhiên, sống cuộc sống của người được chúc phúc theo đường lối Chúa Giêsu không có nghĩa là luôn được hân hoan. Những ai đã từng bị tổn thương, chịu đựng bất công, những ai đã từng làm tất cả những gì có thể để trở thành một người hòa giải, biết rõ ý nghĩa của khổ đau. Hầu như có thể chắc chắn rằng không dễ dàng gì cho anh chị em khi phải sống xa nhà, thiếu tình cảm của những người thân yêu, và có lẽ cũng cảm thấy bất định về tương lai. Nhưng Chúa thành tín và không bỏ rơi dân Ngài. Một câu chuyện từ cuộc đời của Thánh Antôn Tu Viện Trưởng, người sáng lập vĩ đại của tu viện trong sa mạc, có thể hữu ích cho chúng ta. Ngài phó thác mọi thứ cho Chúa và vào trong sa mạc. Ở đó, trong một thời gian, ngài đắm chìm trong một cuộc vật lộn tinh thần cay đắng khiến ngài không được bình yên; Ngài bị tấn công bởi những nghi ngờ và bóng tối, và thậm chí bởi cám dỗ chiều theo nỗi hoài nhớ và hối tiếc cuộc sống trước đây của mình. Nhưng sau đó, sau tất cả những dằn vặt này, Chúa đã an ủi ngài và Thánh Antôn hỏi Chúa: “Chúa ở đâu? Tại sao Chúa không xuất hiện trước đó để giải thoát con khỏi những đau khổ này? Chúa đã ở đâu?” Nhưng khi đó thánh nhân đã nghe rõ câu trả lời của Chúa Giêsu: “Ta đã ở đây, Antôn”(Thánh Athanasiô, Vita Antonii, 10). Chúa gần gũi. Có thể xảy ra rằng, khi phải đối mặt với nỗi buồn hoặc một giai đoạn khó khăn mới, chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ đơn độc một mình, bất kể tất cả những thời gian chúng ta đã dành cho Chúa trước đó. Nhưng trong những khoảnh khắc đó, khi Ngài có thể không can thiệp ngay lập tức, Ngài vẫn đi bên cạnh chúng ta. Và nếu chúng ta tiếp tục tiến bước, Chúa sẽ mở ra một con đường mới cho chúng ta; vì Chúa chuyên làm những việc mới mẻ; Ngài thậm chí có thể mở ra những con đường trong sa mạc (xem Is 43:19).
Anh chị em thân mến, tôi muốn nói với anh chị em rằng sống hết mình với các Mối Phúc không đòi hỏi những cử chỉ kịch tính. Hãy nhìn vào Chúa Giêsu: Ngài không để lại điều gì được viết ra, cũng không xây dựng điều gì áp đặt. Và khi Người nói với chúng ta về cách sống, Người đã không yêu cầu chúng ta phải xây dựng những công trình tuyệt vời hay thu hút sự chú ý đến bản thân chúng ta bằng những cử chỉ phi thường. Ngài đã yêu cầu chúng ta tạo ra chỉ một tác phẩm nghệ thuật thôi, khả thi với tất cả mọi người: đó là cuộc sống của chính chúng ta. Do đó, các Mối Phúc là một lộ trình cho cuộc sống của chúng ta: Tám Mối Phúc Thật không đòi hỏi những hành động siêu phàm, mà là bắt chước Chúa Giêsu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Các Mối Phúc mời gọi chúng ta giữ cho tâm hồn mình trong sạch, hiền lành và công bằng bất chấp mọi nghịch cảnh, có lòng thương xót với tất cả mọi người, chịu khốn nạn [vì đạo ngay] trong tình hiệp nhất với Thiên Chúa. Đây là sự thánh thiện của cuộc sống hàng ngày, là điều không cần đến những phép lạ hay những dấu chỉ ngoại thường. Tám Mối Phúc không dành cho siêu nhân, mà dành cho những người phải đối mặt với những thử thách và gian truân mỗi ngày. Những người sống theo các Mối Phúc như Chúa Giêsu đã vạch ra có thể thanh tẩy thế giới. Họ giống như một cái cây mà ngay cả trong vùng đất hoang cũng có thể hấp thụ không khí ô nhiễm mỗi ngày và trả lại dưỡng khí. Tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ như thế, đâm rễ trong Chúa Kitô, và trong Chúa Giêsu sẵn sàng làm những điều thiện cho những người xung quanh anh chị em. Cầu mong sao cho cộng đoàn của anh chị em là những ốc đảo của hòa bình.
Cuối cùng, tôi muốn đề cập một chút về hai trong số các Mối Phúc. Thứ nhất: “Phúc thay ai hiền lành” (Mt 5: 5). Những người tấn công hoặc chế ngự người khác không được chúc phúc, nhưng trái lại chính là những người ủng hộ cách hành động của Chúa Giêsu, Đấng đã cứu độ chúng ta và là Đấng hiền lành ngay cả đối với những kẻ cáo buộc Người. Tôi muốn trích dẫn Thánh Phanxicô, khi thánh nhân đưa ra những chỉ dẫn cho anh em mình về cách tiếp cận những người Ả Rập, những người Hồi Giáo, và những người ngoài Kitô giáo. Thánh nhân viết: “Đừng tranh cãi hay bất đồng, nhưng tùng phục mọi người vì tình yêu đối với Thiên Chúa, và tuyên xưng rằng mình là Kitô hữu” (Regula Non Bullata, XVI). Không tranh luận cũng không bất đồng - và điều này cũng áp dụng cho các linh mục - không tranh luận cũng không bất đồng: vào thời điểm đó, nhiều người đã lên đường, vũ trang hùng hậu, Thánh Phanxicô chỉ ra rằng các Kitô hữu chỉ nên trang bị vũ khí là đức tin khiêm tốn và tình yêu cụ thể của họ. Sự hiền lành rất quan trọng: nếu chúng ta sống trong thế giới theo đường lối của Thiên Chúa, chúng ta sẽ trở thành những kênh cho sự hiện diện của Người; nếu không, chúng ta sẽ không sinh hoa trái.
Thứ hai: “Phúc thay ai xây dựng hoà bình” (câu 9). Kitô hữu đề cao hòa bình, bắt đầu với cộng đoàn nơi người đó sống. Trong Sách Khải Huyền, trong số các cộng đồng mà chính Chúa Giêsu đề cập, có một cộng đoàn, cụ thể là Philadelphia, mà tôi nghĩ có một sự tương đồng với anh chị em. Đó là một Giáo Hội, không giống như hầu hết những Giáo Hội khác, Chúa không trách móc bất cứ điều gì. Thật vậy, Giáo Hội đó đã tuân giữ lời Chúa Giêsu mà không chối Ngài và bền đỗ, tiếp tục tiến bước, ngay cả giữa chập chùng những khó khăn. Ngoài ra còn có một chi tiết quan trọng: cái tên Philadelphia có nghĩa là tình yêu huynh đệ. Tình bằng hữu. Vì thế, một Giáo Hội kiên trì tuân giữ lời Chúa và tình yêu huynh đệ làm đẹp lòng Chúa và sinh hoa trái. Tôi cầu xin cho anh chị em ân sủng để giữ gìn hòa bình, hiệp nhất, chăm sóc lẫn nhau, với một tình huynh đệ đẹp đẽ trong đó không có Kitô hữu hạng nhất hay hạng hai.
Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng gọi anh chị em là những người được chúc phúc, ban cho anh chị em ân sủng để tiến lên mà không nản lòng, dư dật lòng yêu mến “cho nhau và cho tất cả mọi người” (1 Thess 3:12).
Lúc 12:40 chiều, lễ từ biệt tại sân bay của Tổng thống.
Lúc 1 giờ chiều, máy bay cất cánh về Rôma.
Lúc 5 giờ chiều, theo giờ Rôma, Đức Thánh Cha đã về đến sân bay quân sự Ciampino của Rôma.
Lúc 10:30 sáng, Đức Thánh Cha đã cử hành Thánh lễ tại vận động trường Zayed của thủ đô Abu Dhabi cho 135,000 tín hữu Công Giáo.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Phúc thay: đây là từ mà Chúa Giêsu đã dùng để bắt đầu bài giảng của Ngài theo Tin Mừng Thánh Matthêu. Và đó là điệp khúc mà Ngài lặp đi lặp lại hôm nay, như muốn ghi khắc trong lòng chúng ta, hơn bất cứ điều gì khác, một thông điệp thiết yếu: đó là nếu anh chị em có Chúa Giêsu trong lòng, nếu anh chị em yêu thích lắng nghe lời Ngài như các môn đệ thời bấy giờ, nếu anh chị em cố gắng sống từ này mỗi ngày, thì anh chị em sẽ được chúc phúc. Không phải anh chị em sẽ được chúc phúc, nhưng anh chị em đã được chúc phúc; đây là sự thật đầu tiên chúng ta biết về đời sống Kitô. Cuộc sống Kitô không chỉ đơn giản là một danh sách các chỉ thị bên ngoài phải thực hiện hoặc một bộ các giáo huấn cần phải biết. Cuộc sống Kitô hữu, trước hết và trên hết, không phải nhưng đúng hơn, đó là hiểu biết rằng, trong Chúa Giêsu, chúng ta là con yêu dấu của Cha. Đời sống Kitô hữu có nghĩa là sống niềm vui của việc được chúc phúc này, là muốn sống cuộc sống như một câu chuyện tình yêu, câu chuyện về tình yêu trung tín của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ bỏ rơi chúng ta và luôn muốn được hiệp thông với chúng ta. Đây là lý do cho niềm vui của chúng ta, một niềm vui mà không một ai trên thế giới và không có hoàn cảnh nào trong cuộc sống của chúng ta có thể cướp mất khỏi chúng ta. Đó là một niềm vui mang lại hòa bình giữa nỗi đau, là niềm vui đã khiến chúng ta tham gia vào hạnh phúc vĩnh cửu đang chờ đợi chúng ta. Anh chị em thân mến, trong niềm vui được gặp gỡ anh chị em, đây là lời tôi đã đến để nói với anh chị em: phúc thay!
Cho dù Chúa Giêsu gọi các môn đệ Ngài là những người có phúc, chúng ta vẫn bàng hoàng trước những lý do cho từng Mối Phúc này. Chúng ta thấy ở những Mối Phúc này một sự đảo lộn cái suy nghĩ phổ biến, theo đó những người có phúc là những người giàu có và đầy quyền thế, những người thành công và được đám đông ca tụng. Đối với Chúa Giêsu thì trái lại, những người có phúc là những người nghèo khổ, hiền lành, những người hiếu hòa với giá phải trả là luôn lép vế trước mặt thiên hạ, và những người bị bắt bớ. Ở đây ai đúng: Chúa Giêsu hay thế gian? Để hiểu điều này, chúng ta hãy nhìn vào cách Chúa Giêsu sống: nghèo về mọi thứ, nhưng giàu có về tình yêu; Ngài đã chữa lành rất nhiều cuộc đời, nhưng không tha cho chính mình. Ngài đã đến để phục vụ và không được phục vụ; Ngài đã dạy chúng ta rằng sự vĩ đại không được tìm thấy trong việc sở hữu nhưng là trong việc cho đi. Dù công chính và hiền lành, Ngài đã không kháng cự, nhưng để cho mình bị kết án một cách bất công. Qua đó, Chúa Giêsu mang tình yêu của Chúa đến với thế giới. Chỉ bằng cách này, Ngài mới đánh bại cái chết, tội lỗi, sự sợ hãi và thậm chí là tinh thần thế gian: chỉ bằng quyền năng của tình yêu Thiên Chúa. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau cầu xin ân sủng biết tái khám phá sự hấp dẫn của việc theo Chúa Giêsu, bắt chước Người, không tìm kiếm ai khác ngoài Chúa Giêsu và tình yêu khiêm nhường của Người. Vì đây là ý nghĩa của cuộc sống của chúng ta: đó là hiệp thông với Người và yêu mến tha nhân. Anh chị em có tin vào điều này không?
Tôi cũng đã đến để nói lời cám ơn vì cách anh chị em sống Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe. Người ta nói rằng sự khác biệt giữa Tin Mừng sách vở và Tin Mừng trong cuộc sống cũng tương tự với sự khác biệt giữa một bản nhạc và việc trình diễn bản nhạc ấy. Anh chị em ở đây biết rõ giai điệu của Tin Mừng và anh chị em tuân theo tiết tấu của Tin Mừng với một lòng nhiệt thành. Anh chị em là một dàn hợp xướng gồm nhiều quốc gia, ngôn ngữ và nghi thức; một sự đa dạng mà Chúa Thánh Thần yêu thích và muốn hòa hợp hơn bao giờ hết, để tạo nên một bản giao hưởng. Sự đa âm hân hoan này là một chứng tá mà anh chị em dành cho tất cả mọi người, và điều đó giúp xây dựng Giáo Hội. Tôi bị đánh động trước điều mà Đức cha Hinder đã từng nói: ngài không chỉ cảm thấy mình là mục tử của anh chị em, mà chính anh chị em, qua gương sáng của mình, thường là những người chăn dắt ngài. Cảm ơn anh chị em vì điều đó!
Tuy nhiên, sống cuộc sống của người được chúc phúc theo đường lối Chúa Giêsu không có nghĩa là luôn được hân hoan. Những ai đã từng bị tổn thương, chịu đựng bất công, những ai đã từng làm tất cả những gì có thể để trở thành một người hòa giải, biết rõ ý nghĩa của khổ đau. Hầu như có thể chắc chắn rằng không dễ dàng gì cho anh chị em khi phải sống xa nhà, thiếu tình cảm của những người thân yêu, và có lẽ cũng cảm thấy bất định về tương lai. Nhưng Chúa thành tín và không bỏ rơi dân Ngài. Một câu chuyện từ cuộc đời của Thánh Antôn Tu Viện Trưởng, người sáng lập vĩ đại của tu viện trong sa mạc, có thể hữu ích cho chúng ta. Ngài phó thác mọi thứ cho Chúa và vào trong sa mạc. Ở đó, trong một thời gian, ngài đắm chìm trong một cuộc vật lộn tinh thần cay đắng khiến ngài không được bình yên; Ngài bị tấn công bởi những nghi ngờ và bóng tối, và thậm chí bởi cám dỗ chiều theo nỗi hoài nhớ và hối tiếc cuộc sống trước đây của mình. Nhưng sau đó, sau tất cả những dằn vặt này, Chúa đã an ủi ngài và Thánh Antôn hỏi Chúa: “Chúa ở đâu? Tại sao Chúa không xuất hiện trước đó để giải thoát con khỏi những đau khổ này? Chúa đã ở đâu?” Nhưng khi đó thánh nhân đã nghe rõ câu trả lời của Chúa Giêsu: “Ta đã ở đây, Antôn”(Thánh Athanasiô, Vita Antonii, 10). Chúa gần gũi. Có thể xảy ra rằng, khi phải đối mặt với nỗi buồn hoặc một giai đoạn khó khăn mới, chúng ta nghĩ rằng chúng ta chỉ đơn độc một mình, bất kể tất cả những thời gian chúng ta đã dành cho Chúa trước đó. Nhưng trong những khoảnh khắc đó, khi Ngài có thể không can thiệp ngay lập tức, Ngài vẫn đi bên cạnh chúng ta. Và nếu chúng ta tiếp tục tiến bước, Chúa sẽ mở ra một con đường mới cho chúng ta; vì Chúa chuyên làm những việc mới mẻ; Ngài thậm chí có thể mở ra những con đường trong sa mạc (xem Is 43:19).
Anh chị em thân mến, tôi muốn nói với anh chị em rằng sống hết mình với các Mối Phúc không đòi hỏi những cử chỉ kịch tính. Hãy nhìn vào Chúa Giêsu: Ngài không để lại điều gì được viết ra, cũng không xây dựng điều gì áp đặt. Và khi Người nói với chúng ta về cách sống, Người đã không yêu cầu chúng ta phải xây dựng những công trình tuyệt vời hay thu hút sự chú ý đến bản thân chúng ta bằng những cử chỉ phi thường. Ngài đã yêu cầu chúng ta tạo ra chỉ một tác phẩm nghệ thuật thôi, khả thi với tất cả mọi người: đó là cuộc sống của chính chúng ta. Do đó, các Mối Phúc là một lộ trình cho cuộc sống của chúng ta: Tám Mối Phúc Thật không đòi hỏi những hành động siêu phàm, mà là bắt chước Chúa Giêsu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Các Mối Phúc mời gọi chúng ta giữ cho tâm hồn mình trong sạch, hiền lành và công bằng bất chấp mọi nghịch cảnh, có lòng thương xót với tất cả mọi người, chịu khốn nạn [vì đạo ngay] trong tình hiệp nhất với Thiên Chúa. Đây là sự thánh thiện của cuộc sống hàng ngày, là điều không cần đến những phép lạ hay những dấu chỉ ngoại thường. Tám Mối Phúc không dành cho siêu nhân, mà dành cho những người phải đối mặt với những thử thách và gian truân mỗi ngày. Những người sống theo các Mối Phúc như Chúa Giêsu đã vạch ra có thể thanh tẩy thế giới. Họ giống như một cái cây mà ngay cả trong vùng đất hoang cũng có thể hấp thụ không khí ô nhiễm mỗi ngày và trả lại dưỡng khí. Tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ như thế, đâm rễ trong Chúa Kitô, và trong Chúa Giêsu sẵn sàng làm những điều thiện cho những người xung quanh anh chị em. Cầu mong sao cho cộng đoàn của anh chị em là những ốc đảo của hòa bình.
Cuối cùng, tôi muốn đề cập một chút về hai trong số các Mối Phúc. Thứ nhất: “Phúc thay ai hiền lành” (Mt 5: 5). Những người tấn công hoặc chế ngự người khác không được chúc phúc, nhưng trái lại chính là những người ủng hộ cách hành động của Chúa Giêsu, Đấng đã cứu độ chúng ta và là Đấng hiền lành ngay cả đối với những kẻ cáo buộc Người. Tôi muốn trích dẫn Thánh Phanxicô, khi thánh nhân đưa ra những chỉ dẫn cho anh em mình về cách tiếp cận những người Ả Rập, những người Hồi Giáo, và những người ngoài Kitô giáo. Thánh nhân viết: “Đừng tranh cãi hay bất đồng, nhưng tùng phục mọi người vì tình yêu đối với Thiên Chúa, và tuyên xưng rằng mình là Kitô hữu” (Regula Non Bullata, XVI). Không tranh luận cũng không bất đồng - và điều này cũng áp dụng cho các linh mục - không tranh luận cũng không bất đồng: vào thời điểm đó, nhiều người đã lên đường, vũ trang hùng hậu, Thánh Phanxicô chỉ ra rằng các Kitô hữu chỉ nên trang bị vũ khí là đức tin khiêm tốn và tình yêu cụ thể của họ. Sự hiền lành rất quan trọng: nếu chúng ta sống trong thế giới theo đường lối của Thiên Chúa, chúng ta sẽ trở thành những kênh cho sự hiện diện của Người; nếu không, chúng ta sẽ không sinh hoa trái.
Thứ hai: “Phúc thay ai xây dựng hoà bình” (câu 9). Kitô hữu đề cao hòa bình, bắt đầu với cộng đoàn nơi người đó sống. Trong Sách Khải Huyền, trong số các cộng đồng mà chính Chúa Giêsu đề cập, có một cộng đoàn, cụ thể là Philadelphia, mà tôi nghĩ có một sự tương đồng với anh chị em. Đó là một Giáo Hội, không giống như hầu hết những Giáo Hội khác, Chúa không trách móc bất cứ điều gì. Thật vậy, Giáo Hội đó đã tuân giữ lời Chúa Giêsu mà không chối Ngài và bền đỗ, tiếp tục tiến bước, ngay cả giữa chập chùng những khó khăn. Ngoài ra còn có một chi tiết quan trọng: cái tên Philadelphia có nghĩa là tình yêu huynh đệ. Tình bằng hữu. Vì thế, một Giáo Hội kiên trì tuân giữ lời Chúa và tình yêu huynh đệ làm đẹp lòng Chúa và sinh hoa trái. Tôi cầu xin cho anh chị em ân sủng để giữ gìn hòa bình, hiệp nhất, chăm sóc lẫn nhau, với một tình huynh đệ đẹp đẽ trong đó không có Kitô hữu hạng nhất hay hạng hai.
Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng gọi anh chị em là những người được chúc phúc, ban cho anh chị em ân sủng để tiến lên mà không nản lòng, dư dật lòng yêu mến “cho nhau và cho tất cả mọi người” (1 Thess 3:12).
Lúc 12:40 chiều, lễ từ biệt tại sân bay của Tổng thống.
Lúc 1 giờ chiều, máy bay cất cánh về Rôma.
Lúc 5 giờ chiều, theo giờ Rôma, Đức Thánh Cha đã về đến sân bay quân sự Ciampino của Rôma.