Phụng Vụ - Mục Vụ
Biết dùng thời gian
LM Phạm Quang Long
13:49 09/02/2008
XUÂN SANG PHÚC LỘC TỚI
TẾT ĐẾN PHÚ QUÝ VỀ
Kính Chúc Năm Mới
Sức Khỏe, Bình An và Hạnh Phúc
DÙNG THỜI GIAN
Biết dành thời giờ để làm việc,
đó là chìa khoá của sự thành công.
Biết dành thời giờ để suy tư,
đó là suối nguồn của sức mạnh.
Biết dành thời giờ để thư giản,
đó là bí quyết của sự tươi trẻ.
Biết dành thời giờ để sống,
đó là nền tảng của sự khôn ngoan.
Biết dành thời giờ để vui cười,
đó là khúc nhạc của tâm hồn.
Biết dành thời giờ để trở nên dễ thương,
đó là con đường của hạnh phúc.
Biết dành thời giờ để quan tâm người khác,
đó là phương thuốc của tính ích kỷ.
Biết dành thời giờ để cầu nguyện,
đó là con đường trực tiếp dẫn đến Thiên Chúa.
Tác giả: Unknown, Người dịch: LM. Phạm Quang Long
TẾT ĐẾN PHÚ QUÝ VỀ
Kính Chúc Năm Mới
Sức Khỏe, Bình An và Hạnh Phúc
DÙNG THỜI GIAN
Biết dành thời giờ để làm việc,
đó là chìa khoá của sự thành công.
Biết dành thời giờ để suy tư,
đó là suối nguồn của sức mạnh.
Biết dành thời giờ để thư giản,
đó là bí quyết của sự tươi trẻ.
Biết dành thời giờ để sống,
đó là nền tảng của sự khôn ngoan.
Biết dành thời giờ để vui cười,
đó là khúc nhạc của tâm hồn.
Biết dành thời giờ để trở nên dễ thương,
đó là con đường của hạnh phúc.
Biết dành thời giờ để quan tâm người khác,
đó là phương thuốc của tính ích kỷ.
Biết dành thời giờ để cầu nguyện,
đó là con đường trực tiếp dẫn đến Thiên Chúa.
Tác giả: Unknown, Người dịch: LM. Phạm Quang Long
Sứ Điệp Đức Mẹ Lộ Đức
Phêrô Trần Mạnh Hùng
15:37 09/02/2008
DẤU CHỈ HY VỌNG: NGÀY MỪNG LỄ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC
Mừng kính lễ Đức Mẹ Lộ Đức là dịp Giáo Hội muốn nhắc nhớ cho toàn thể các tín hữu biến cố trọng đại mà cách đây đúng 150 năm, vào ngày 11 tháng 2 năm 1858, Đức Mẹ đã hiện ra với cô bé Bernadette trước cửa hang đá Massabielle-Lourdes (tiếng Việt Nam chúng ta quen gọi là Lộ Đức). Chỉ 5 tháng sau đó Giáo Hội đã mở các cuộc điều tra về biến cố này. Và vào ngày 18-01-1862, Đức Cha Laurence, Giám Mục Giáo phận Tarbes đã chính thức nhìn nhận việc Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức.
Lộ Đức ngày nay là một đô thành được cả thế giới biết đến. Với trên 7 triệu lượt khách hành hương hàng năm, đã mang đến cho đô thành này chiều kích tâm linh có một không hai trên thế giới. Lộ Đức đã trở nên địa điểm gặp gỡ linh thiêng giữa Thiên Chúa và con người, và giữa con người với nhau. Không nổi tiếng vì có những những công trình kiến trúc nguy nga, đồ sộ. Không thu hút vì có những danh lam thắng cảnh lý tưởng. Không ấn tượng vì có những vĩ nhân hay giai nhân xuất thân từ đây. Nhưng Lộ Đức thực sự là nơi linh thánh, là nơi mà con người có thể tìm về chính mình, và cho đi chính mình.
Bạn nói rằng bạn biết yêu, hãy đến Lộ Đức để chứng minh. Bạn nói rằng bạn đang yêu, hãy đến Lộ Đức để tìm người yêu. Và nếu bạn nói rằng bạn không biết yêu, Lộ Đức chính là suối nguồn tình yêu cho bạn.
Lòng sùng kính Đức Mẹ Lộ Đức đặc biệt đã bén rễ sâu vào mọi tâm hồn các tín hữu Việt Nam trong nước cũng như ở Hải ngoại. Những bài hát, lời kinh, những tâm tình dâng kính Mẹ được cất lên hàng ngày trong các buổi kinh nguyện gia đình cũng như trước hang đá Lộ Đức của các giáo xứ. Vâng, một cuộc hành hương về bên Mẹ là niềm mong ước của tất cả mọi người, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được điều đó. Do vậy, ước mong đó thôi thúc con kính mời quý bà, quý ông, và tất cả các bạn cùng tham gia “cuộc hành hương tinh thần” về bên Mẹ trong ngày lễ trọng đại này. Bằng cách chúng ta cùng nhau đọc lại sứ điệp Đức Mẹ Lộ Đức, cùng nhau cầu nguyện Thiên Chúa qua bầu cử của Mẹ cho Hoà Bình trên thế giới, cho những con người nghèo khổ, bệnh tật, thiếu các điều kiện sống tối thiểu, cho Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng ta, cho Thái Hà, cho Hà Đông và Toà khâm sứ cũ nữa.
Xin cho tình yêu và niềm hy vọng mãi ngự trị, sống động trong tâm hồn mỗi con người.
Lạy Đức Mẹ Lộ Đức, Mẹ chính là dấu chỉ hy vọng mà Chúa gửi đến cho chúng con!
Lạy Đức Mẹ Lộ Đức, Mẹ chính là nguồn suối mát cho tâm hồn chúng con!
Lạy Đức Mẹ Lộ Đức, Mẹ chính là Tình Yêu đích thực của Thiên Chúa cho chúng con!
Xin cảm tạ Mẹ, xin Mẹ bầu cử cho chúng con trước toà Chúa.
Bản văn ‘Sứ điệp Đức Mẹ Lộ Đức’ bằng tiếng Việt Nam dưới đây được dùng chính thức tại đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức. Xin được gửi tới quý bà, quý ông và toàn thể các bạn. Chúng ta cùng đọc, suy niệm và cùng hiệp thông cầu nguyện cho nhau. Sưu tầm: Phê-rô Trần Mạnh Hùng
SỨ ĐIỆP ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC
Bạn hành hương đến Lộ Đức, hẳn không phải vì tò mò, nhưng có thể một vài thắc mắc còn đang phảng phất trong tâm trí của bạn:
- Tại sao lại cầu nguyện trước hang đá này?
- Tại sao các nhà thờ kia lại xuất hiện ở một nơi mà xưa chỉ là rừng núi hoang vu?
- Tại sao có từng đoàn người tụ họp ở đây?
- Tại sao lại có những cuộc rước kiệu như thế này?
Những việc ấy, với bạn, phải chăng hơi khó hiểu? Hoặc trái lại, bạn đã mơ ước một cuộc hành hương này từ lâu, và muốn coi đó như một bước tiến siêu nhiên thực sự. Vậy Lộ Đức với bạn bây giờ là nơi an bình, là chỗ cầu nguyện.
Nhưng khi bạn vừa đến nơi, rảo quanh đường phố, chắc bạn ngạc nhiên và có thể cảm thấy chướng mắt vì tính cách thương mại ở đây? Rồi khi vào đến khuôn viên này biết đâu bạn chẳng tưởng rằng mình sẽ xúc động nhiều, thế mà có thể lòng bạn vẫn dửng dưng?
Đừng dừng lại ở những cảm giác đầu tiên này bạn ạ. Dù bạn là ai đi nữa, trước hết hãy tự tủ rằng: ‘ Nơi đây mình đang được Người Mẹ nhân từ đón tiếp ’. Vậy bạn hãy tìm hiểu ý định của Người. Vì những gì bạn đang thấy đây, hoàn toàn không ngẫu nhiên, cũng chẳng phải là một thành quả do tổ chức của loài người! Mà là thực tại do việc trung thành thực thi sứ điệp mà Đức Mẹ đã trao ban cho Bernadette, sứ giả của Người.
Bernadette là ai? Đó là một cô bé 14 tuổi, không biết đọc cũng không biết viết, con một gia đình nghèo, có lẽ nghèo nhất Lộ Đức. Gia đình cô được tạm trú tại một nơi trước kia dùng làm nhà giam, mà nay người ta vẫn còn gọi là ‘ ngục thất ’. Chính cái nhà giam tồi tàn này đã là nơi nương thân cho cả gia đình, gồm ông bà thân sinh và bốn chị em Bernadette. Nhưng Đức Mẹ lại muốn chọn một cô bé tại chính nơi nghèo hèn này để làm sứ giả của Người, hầu thực hiện nơi đây những điều kỳ diệu mà bạn đang thấy.
Bạn có hiểu: Tại sao có sự nghèo khổ đến thế?
Tại sao có sự cùng khốn đến như vậy?
Đức Ki tô đã chẳng nói: “Phúc cho những kẻ nghèo khó” đó sao? Hơn nữa ơn huệ Lộ Đức chỉ có thể đến nhờ những kẻ nghèo khó này! Cuộc sống của Bernadette quá tầm thường, không có gì đáng ta chú ý. Nhưng sự ngoan ngoãn vâng lời của cô quả là một đức tính cao quí! Cô luôn lập lại nguyên văn sứ điệp của Đức Trinh Nữ Ma ri a, và can đảm kiện toàn ý định của Người. Đây bạn hãy lắng nghe Bernadette kể lại lần đầu tiên Đức Mẹ hiện ra với cô:
“Lần thứ nhất tôi đến hang đá vào ngày thứ năm 11-02-1858 để nhặt củi với hai bạn gái khác. Lúc đến máy xay tôi hỏi họ: Các bạn có muốn đi xem chỗ nước kênh chảy vào sông Gave không? Họ nói: có. Thế là chúng tôi men theo bờ kênh, đến trước một hang đá, tự nhiên tôi không thể bước xa hơn được nữa. hai bạn tôi đã tìm đủ mọi cách để lội qua giòng nước trước hang đá, khi qua được rồi thì họ bắt đầu khóc. Tôi hỏi: tại sao các bạn khóc? họ bảo: Vì nước lạnh quá! Tôi nhờ họ bỏ mấy tảng đá to xuống nước để tôi có thể bước qua mà khỏi phải cởi giày, nhưng họ đã từ chối và bảo tôi phải lội qua như họ. Tôi thử ra xa hơn một chút để xem có thể bước qua được không nhưng không thể được, tôi đành lùi lại để cởi giày. Vừa cởi xong chiếc tất thứ nhất, tôi nghe có tiếng gió thổi thật mạnh, tôi vội quay sang phía đồng cỏ đối diện với hang đá, nhưng cây cối vẫn im lìm! Tôi tiếp tục cởi giày thì lại có tiếng gió thổi nữa…và vừa ngẩng đầu nhìn hang đá, tôi chợt thấy một Bà với sắc phục màu trắng. Bà mặc áo dài và đội khăn trắng, thắt lưng xanh, trên mỗi bàn chân lại có một bông hoa màu vàng, giống màu tràng hạt đeo trên tay Bà. Lúc ấy tôi hơi sửng sốt, tưởng mình nhìn lầm, tôi dụi mắt nhìn kỹ lại lần nữa, nhưng vẫn cũng nhìn thấy Bà đó. Tôi lấy tràng hạt từ trong túi ra, và muốn làm dấu Thánh giá, nhưng tôi không thể nâng nổi bàn tay lên trán. Tay tôi run len vì sợ, nhưng tôi không bỏ chạy. Bà cầm tràng hạt đeo trên tay, rồi làm dấu Thánh Giá, tôi cũng thử làm theo Bà, và lần này tôi mới ‘làm dấu’ được. Vừa làm dấu thánh giá xong tôi hết không còn cảm thấy sợ hãi nữa. Tôi quỳ xuống lần hạt trước mặt ‘Bà đẹp’ ấy. Tuy tay lần hạt mà môi Bà không mấp máy. Khi lần hạt xong, Bà vẫy tôi lại gần nhưng tôi không dám. Thế rồi Bà biến mất.”
Sau lần này, Bernadette còn được trông thấy Bà hiện ra 17 lần nữa. Khi hiện ra lần thứ ba, ngày 18-02, Bà mới bắt đầu nói với cô: “Con có vui lòng đến đây liên tiếp 15 ngày nữa không? Ta không hứa sẽ làm cho con được sung sướng ở đời này, nhưng là ở đời sau.”
Trong 15 ngày tiếp đó, Bà đã nhắn nhủ và truyền cho Bernadette nhiều điều:
- Con hãy cầu nguyện cho kẻ có tội.
- Hãy sám hối! sám hối! sám hối!
- Con hãy đến uống và rửa ở suối này.
- Con hãy ăn những ngọn cỏ kia.
- Con hãy hôn đất đền thay cho kẻ có tội.
- Con hãy nói với các linh mục xây một nhà nguyện ở đây.
- Mẹ muốn người ta đến đây rước kiệu.
Đức Trinh Nữ còn dạy Bernadette một kinh nguyện riêng và ký thác cho cô bà điều bí mật. Tuy nhiên Bà vẫn chưa cho cô biết tên. Mãi đến ngày 25-03-1858 Bà mới mặc khải cho cô danh tánh của mình. Đây bạn hãy nghe Bernadette vắn tắt kể lại những lần hiện ra trong vòng 15 ngày ấy:
“Bà dặn tôi nhiều lần rằng: Hãy nói với các linh mục xây một nhà nguyện ở đây; hãy đến uống và rửa ở suối này; phải cầu nguyện cho những người tội lỗi được ơn hối cải. Trong vòng 15 ngày ấy Bà còn nói với tôi 3 điều và dặn tôi không được nói với ai. Tôi vẫn trung thành giữ kín. Sau ngày thứ 15, tôi hỏi Bà ba lần liên tiếp: Bà là ai? Nhưng Bà chỉ mỉm cười. Tôi đánh bạo hỏi thêm lần thứ tư. Lúc ấy Bà mới buông tay xuống, ngước mắt nhìn lên trời rồi vừa nói vừa chắp tay trước ngực:
‘QUE SOY ERA IMMACULADA COUNCEPTIOU’
Đó là thổ âm của vùng Lộ Đức lúc bấy giờ, được dịch ra tiếng pháp là: ‘ Je suis l’Immaculée Conception ’, và dịch sang tiếng việt nam là: ‘ Ta, Vô Nhiễm Nguyên Tội ’. Đó là những lời cuối cùng mà Bà nói với tôi, Bernadette nói. Cô còn tả thêm: Bà có đôi mắt xanh. Sau đó cô còn được thấy Bà hai lần nữa. Một lần vào thứ tư trong tuần phục sinh, ngày 7-04. Và lần cuối cùng vào ngày 16-07. Trong lần cuối cùng đó, cô thấy Bà đẹp một cách khác thường. Hẳn bạn nhận thấy trong những lần hiện ra, Đức trinh Nữ đã nói rất ít. Qua những ước muốn của Người, ta nhận thấy sứ điệp của Người trao cho Bernadette có thể tóm lược trong ba lời mời gọi sau đây:
- Mời gọi cầu nguyện.
- Mời gọi sám hối.
- Mời gọi rước kiệu và xây nhà nguyện ở đây.
1- Mời gọi cầu nguyện.
Không cần những lời tuyên bố dài dòng, cũng chẳng cần đến những lý thuyết cao siêu, Đức Ma ri a trong vai trò một huấn luyện viên thành thạo, đã cầu nguyện với Bernadette. Ngay khi hiện ra lần thứ nhất, Người đã dậy Bernadette làm dấu Thánh Giá và lần hạt cách sốt sắng. Mỗi lần hiện ra Người đều làm như vậy. Người con dậy riêng cho Bernadette một kinh nguyện, rồi cuối cùng mới trao cho cô sứ điệp cầu nguyện: Con hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn trở lại.
Tại sao Đức Mẹ phải nhấn mạnh đến sự cầu nguyện? Chính vì tâm trí ta dễ bị phân tán và xâm chiếm bởi nhiều nỗi khó khăn, lo lắng. Tất cả chúng ta đều cần có những lúc cầm trí, sống trong thinh lặng, hầu dễ đặt mình trước mặt Chúa để thờ lạy Ngài, và như kẻ ăn xin cùng khổ tỏ bày với Ngài mọi nhu cầu của mình.
Chúng ta đừng tưởng đó là thái độ tự nhiên và dễ dàng. Cầu nguyện là một việc rất khó, vì nó đòi hỏi ta phải biết tách mình ra khỏi những công việc bận rộn hàng ngày, để tâm trí ta được Đức tin tự do hướng dẫn. Ta hãy nghe lời nhắn nhủ khẩn thiết của Đức Mẹ Lộ Đức: Hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn trở lại.
2- Mời gọi sám hối.
Đức Trinh Nữ đã lập lại với Bernadette ba lần: ‘ Hãy sám hối, sám hối, sám hối ’. Người dạy cô một việc đền tội tiêu biểu: hôn đất và uống nước đục! tại sao vậy? Vì hãm mình đền tội là điều cần thiết để duy trì thế quân bình nơi ta, và giúp ta có đủ khả năng cu toàn bổn phận. Hơn nữa, trong việc đền tội, Chúa Ki tô sẽ giúp ta, sẽ tha tội cho ta, chính Ngài đã thiết lập và đặt vào đời sống ta bí tích cáo giải. Thông qua linh mục ta được ơn tha tội, được sức mạnh và lòng quảng đại, để thăng tiến, hầu nên giống Chúa Ki tô, gương mẫu của ta, cách đặc biệt hơn.
Vì, hoàn tất một cuộc hành hương tốt đẹp, không phải chỉ lãnh Bí Tích Cáo Giải, nhưng chính là phải quay về với Thiên Chúa, diệt trừ nơi ta mọi trở ngại cho tình yêu của Ngài. Tóm lại, ta phải mô phỏng trong đời sống của mình cái lý tưởng đã được đề ra, như chính Chúa Ki tô đã sống. Tất cả những cố gắng ấy chính là điều mà chúng ta gọi là: lòng sám hối, là ơn cải hoá, là ơn trở lại.
Ngày 25-02-1858 Đức Mẹ nói với Bernadette: ‘ Con hãy đến uống và rửa ở suối này ’. Người chỉ cho cô tìm ra một giòng suối, mà hiện nay vẫn còn tiếp tục chảy trong hang đá. Suối nước này ban đầu rất đục, nay bùn đã lắng xuống, và trở thành suối nước trong suốt. Đó chính là dấu hiệu cho sự sám hối của ta. Nó tượng trưng cho sự cố gắng mà chúng ta phải có, để làm lắng đọng trong ta tất cả những gì là u ám, vẩn đục hầu nên giống Chúa Ki tô. Và đó cũng là một trong những ơn huệ Lộ Đức.
3- Mời gọi rước kiệu và xây nhà nguyện.
“Con hãy nói với các linh mục xây nhà nguyện ở đây. Mẹ muốn người ta đến đây rước kiệu”
Nhà nguyện là nơi dân Chúa tụ họp để nghe lời Chúa và cử hành nhiệm tích Thánh Thể. Để đáp lại nguyện vọng của Đức Ma ri a mà ba đại giáo đường đã lần lượt được xây cất ở đây:
- Vương cung Thánh Đường Đức Mẹ vô nhiễm.
- Vương cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi.
- Vương cung thánh Đường PIÔ X.
“Người ta sẽ xây nhà nguyện cho con, và xây rất lớn” , cha sở Lộ Đức Peyramale đã nói với Bernadette như thế khi cô đến trình cha về lời yêu cầu của Đức Mẹ, hẳn cha đã không ngờ rằng mình nói rất đúng.
Những Thánh đường này hằng ngày quy tụ từng đoàn người hành hương đến viếng thăm, chầu Thánh Thể và rước kiệu. Chính tại nơi đây, Thánh lễ cũng như các buổi rước kiệu Thánh Thể luôn được cử hành rất long trọng, vì thế Lộ Đức thật xứng với danh hiệu “Thành phố của nhiệm tich Thánh Thể”. Đức PIO X cũng coi Lộ Đức như “Ngai toà vinh hiển nhất của nhiệm tích Thánh Thể trên thế giới”. Đó không phải là một thai độ phô trương, mà là một nhu cầu:
- Làm sống động niềm tin của chúng ta vào Đức Ki tô khải hoàn, luôn hoạt động trong Giáo Hội.
- Làm phát triển tình huynh đệ của chúng ta đối với mọi anh em.
- Đưa chúng ta đến tận suối nguồn trường sinh.
Như lời của Đức Cha Théas: “Nhiệm Tích Thánh Thể hoàn tất cuộc trở lại của chúng ta.”
Ba lời mời gọi khẩn thiết trên chính là sứ điệp của Đức Mẹ Lộ Đức. Người ta chỉ còn đợi Người ký tên xác nhận, và quả thật Người đã ký nhận sứ điệp này cách tuyệt diệu vào ngày 25 tháng 3 năm 1858: “ TA, VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI”
Danh hiệu này quá cao siêu, chưa một nhà thần học nào dạy Bernadette và dĩ nhiên Bernadette càng không thể bịa ra được. Đức Ma ri a hiện diện giữa chúng ta như một tạo vật cao đẹp nhất, Người thực thi kế hoạch của Thiên Chúa cách trọn hảo nhất. Người thật xứng đáng được trọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế.
Cùng với hàng trăm, hàng triệu khách hành hương ở Lộ Đức, chúng ta hợp lòng dâng lên Mẹ từ ái lợi ca tụng tuyệt mỹ, mở đầu cho kinh kính mừng: ‘ Kính mừng Ma ri a đầy ơn phúc, Đức Chúa trời ở cùng Bà ’, và đồng thời cũng xin Mẹ thương ban trên chúng ta, những kẻ tội lỗi, ánh mắt nhân hiền của Người, để khi nhìn ngắm Mẹ, chúng ta có đủ khả năng hoán cải tâm hồn.
Trong thời gian hành hương tại Lộ Đức, chúng ta đắm mình trong bầu khí thinh lặng và cầu nguyện này, để mong tìm được ở đó nguồn sống mới. Ta hãy để ân sủng Lộ Đức thấm nhuần tận tâm can, vì nhờ đó, Đức Ma ri a sẽ dẫn chúng ta đến với Chúa Giê su, con Cực Thánh của Mẹ. Amen.
Mừng kính lễ Đức Mẹ Lộ Đức là dịp Giáo Hội muốn nhắc nhớ cho toàn thể các tín hữu biến cố trọng đại mà cách đây đúng 150 năm, vào ngày 11 tháng 2 năm 1858, Đức Mẹ đã hiện ra với cô bé Bernadette trước cửa hang đá Massabielle-Lourdes (tiếng Việt Nam chúng ta quen gọi là Lộ Đức). Chỉ 5 tháng sau đó Giáo Hội đã mở các cuộc điều tra về biến cố này. Và vào ngày 18-01-1862, Đức Cha Laurence, Giám Mục Giáo phận Tarbes đã chính thức nhìn nhận việc Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức.
Lộ Đức ngày nay là một đô thành được cả thế giới biết đến. Với trên 7 triệu lượt khách hành hương hàng năm, đã mang đến cho đô thành này chiều kích tâm linh có một không hai trên thế giới. Lộ Đức đã trở nên địa điểm gặp gỡ linh thiêng giữa Thiên Chúa và con người, và giữa con người với nhau. Không nổi tiếng vì có những những công trình kiến trúc nguy nga, đồ sộ. Không thu hút vì có những danh lam thắng cảnh lý tưởng. Không ấn tượng vì có những vĩ nhân hay giai nhân xuất thân từ đây. Nhưng Lộ Đức thực sự là nơi linh thánh, là nơi mà con người có thể tìm về chính mình, và cho đi chính mình.
Bạn nói rằng bạn biết yêu, hãy đến Lộ Đức để chứng minh. Bạn nói rằng bạn đang yêu, hãy đến Lộ Đức để tìm người yêu. Và nếu bạn nói rằng bạn không biết yêu, Lộ Đức chính là suối nguồn tình yêu cho bạn.
Lòng sùng kính Đức Mẹ Lộ Đức đặc biệt đã bén rễ sâu vào mọi tâm hồn các tín hữu Việt Nam trong nước cũng như ở Hải ngoại. Những bài hát, lời kinh, những tâm tình dâng kính Mẹ được cất lên hàng ngày trong các buổi kinh nguyện gia đình cũng như trước hang đá Lộ Đức của các giáo xứ. Vâng, một cuộc hành hương về bên Mẹ là niềm mong ước của tất cả mọi người, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được điều đó. Do vậy, ước mong đó thôi thúc con kính mời quý bà, quý ông, và tất cả các bạn cùng tham gia “cuộc hành hương tinh thần” về bên Mẹ trong ngày lễ trọng đại này. Bằng cách chúng ta cùng nhau đọc lại sứ điệp Đức Mẹ Lộ Đức, cùng nhau cầu nguyện Thiên Chúa qua bầu cử của Mẹ cho Hoà Bình trên thế giới, cho những con người nghèo khổ, bệnh tật, thiếu các điều kiện sống tối thiểu, cho Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng ta, cho Thái Hà, cho Hà Đông và Toà khâm sứ cũ nữa.
Xin cho tình yêu và niềm hy vọng mãi ngự trị, sống động trong tâm hồn mỗi con người.
Lạy Đức Mẹ Lộ Đức, Mẹ chính là dấu chỉ hy vọng mà Chúa gửi đến cho chúng con!
Lạy Đức Mẹ Lộ Đức, Mẹ chính là nguồn suối mát cho tâm hồn chúng con!
Lạy Đức Mẹ Lộ Đức, Mẹ chính là Tình Yêu đích thực của Thiên Chúa cho chúng con!
Xin cảm tạ Mẹ, xin Mẹ bầu cử cho chúng con trước toà Chúa.
Bản văn ‘Sứ điệp Đức Mẹ Lộ Đức’ bằng tiếng Việt Nam dưới đây được dùng chính thức tại đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức. Xin được gửi tới quý bà, quý ông và toàn thể các bạn. Chúng ta cùng đọc, suy niệm và cùng hiệp thông cầu nguyện cho nhau. Sưu tầm: Phê-rô Trần Mạnh Hùng
SỨ ĐIỆP ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC
Bạn hành hương đến Lộ Đức, hẳn không phải vì tò mò, nhưng có thể một vài thắc mắc còn đang phảng phất trong tâm trí của bạn:
- Tại sao lại cầu nguyện trước hang đá này?
- Tại sao các nhà thờ kia lại xuất hiện ở một nơi mà xưa chỉ là rừng núi hoang vu?
- Tại sao có từng đoàn người tụ họp ở đây?
- Tại sao lại có những cuộc rước kiệu như thế này?
Những việc ấy, với bạn, phải chăng hơi khó hiểu? Hoặc trái lại, bạn đã mơ ước một cuộc hành hương này từ lâu, và muốn coi đó như một bước tiến siêu nhiên thực sự. Vậy Lộ Đức với bạn bây giờ là nơi an bình, là chỗ cầu nguyện.
Nhưng khi bạn vừa đến nơi, rảo quanh đường phố, chắc bạn ngạc nhiên và có thể cảm thấy chướng mắt vì tính cách thương mại ở đây? Rồi khi vào đến khuôn viên này biết đâu bạn chẳng tưởng rằng mình sẽ xúc động nhiều, thế mà có thể lòng bạn vẫn dửng dưng?
Đừng dừng lại ở những cảm giác đầu tiên này bạn ạ. Dù bạn là ai đi nữa, trước hết hãy tự tủ rằng: ‘ Nơi đây mình đang được Người Mẹ nhân từ đón tiếp ’. Vậy bạn hãy tìm hiểu ý định của Người. Vì những gì bạn đang thấy đây, hoàn toàn không ngẫu nhiên, cũng chẳng phải là một thành quả do tổ chức của loài người! Mà là thực tại do việc trung thành thực thi sứ điệp mà Đức Mẹ đã trao ban cho Bernadette, sứ giả của Người.
Bernadette là ai? Đó là một cô bé 14 tuổi, không biết đọc cũng không biết viết, con một gia đình nghèo, có lẽ nghèo nhất Lộ Đức. Gia đình cô được tạm trú tại một nơi trước kia dùng làm nhà giam, mà nay người ta vẫn còn gọi là ‘ ngục thất ’. Chính cái nhà giam tồi tàn này đã là nơi nương thân cho cả gia đình, gồm ông bà thân sinh và bốn chị em Bernadette. Nhưng Đức Mẹ lại muốn chọn một cô bé tại chính nơi nghèo hèn này để làm sứ giả của Người, hầu thực hiện nơi đây những điều kỳ diệu mà bạn đang thấy.
Bạn có hiểu: Tại sao có sự nghèo khổ đến thế?
Tại sao có sự cùng khốn đến như vậy?
Đức Ki tô đã chẳng nói: “Phúc cho những kẻ nghèo khó” đó sao? Hơn nữa ơn huệ Lộ Đức chỉ có thể đến nhờ những kẻ nghèo khó này! Cuộc sống của Bernadette quá tầm thường, không có gì đáng ta chú ý. Nhưng sự ngoan ngoãn vâng lời của cô quả là một đức tính cao quí! Cô luôn lập lại nguyên văn sứ điệp của Đức Trinh Nữ Ma ri a, và can đảm kiện toàn ý định của Người. Đây bạn hãy lắng nghe Bernadette kể lại lần đầu tiên Đức Mẹ hiện ra với cô:
“Lần thứ nhất tôi đến hang đá vào ngày thứ năm 11-02-1858 để nhặt củi với hai bạn gái khác. Lúc đến máy xay tôi hỏi họ: Các bạn có muốn đi xem chỗ nước kênh chảy vào sông Gave không? Họ nói: có. Thế là chúng tôi men theo bờ kênh, đến trước một hang đá, tự nhiên tôi không thể bước xa hơn được nữa. hai bạn tôi đã tìm đủ mọi cách để lội qua giòng nước trước hang đá, khi qua được rồi thì họ bắt đầu khóc. Tôi hỏi: tại sao các bạn khóc? họ bảo: Vì nước lạnh quá! Tôi nhờ họ bỏ mấy tảng đá to xuống nước để tôi có thể bước qua mà khỏi phải cởi giày, nhưng họ đã từ chối và bảo tôi phải lội qua như họ. Tôi thử ra xa hơn một chút để xem có thể bước qua được không nhưng không thể được, tôi đành lùi lại để cởi giày. Vừa cởi xong chiếc tất thứ nhất, tôi nghe có tiếng gió thổi thật mạnh, tôi vội quay sang phía đồng cỏ đối diện với hang đá, nhưng cây cối vẫn im lìm! Tôi tiếp tục cởi giày thì lại có tiếng gió thổi nữa…và vừa ngẩng đầu nhìn hang đá, tôi chợt thấy một Bà với sắc phục màu trắng. Bà mặc áo dài và đội khăn trắng, thắt lưng xanh, trên mỗi bàn chân lại có một bông hoa màu vàng, giống màu tràng hạt đeo trên tay Bà. Lúc ấy tôi hơi sửng sốt, tưởng mình nhìn lầm, tôi dụi mắt nhìn kỹ lại lần nữa, nhưng vẫn cũng nhìn thấy Bà đó. Tôi lấy tràng hạt từ trong túi ra, và muốn làm dấu Thánh giá, nhưng tôi không thể nâng nổi bàn tay lên trán. Tay tôi run len vì sợ, nhưng tôi không bỏ chạy. Bà cầm tràng hạt đeo trên tay, rồi làm dấu Thánh Giá, tôi cũng thử làm theo Bà, và lần này tôi mới ‘làm dấu’ được. Vừa làm dấu thánh giá xong tôi hết không còn cảm thấy sợ hãi nữa. Tôi quỳ xuống lần hạt trước mặt ‘Bà đẹp’ ấy. Tuy tay lần hạt mà môi Bà không mấp máy. Khi lần hạt xong, Bà vẫy tôi lại gần nhưng tôi không dám. Thế rồi Bà biến mất.”
Sau lần này, Bernadette còn được trông thấy Bà hiện ra 17 lần nữa. Khi hiện ra lần thứ ba, ngày 18-02, Bà mới bắt đầu nói với cô: “Con có vui lòng đến đây liên tiếp 15 ngày nữa không? Ta không hứa sẽ làm cho con được sung sướng ở đời này, nhưng là ở đời sau.”
Trong 15 ngày tiếp đó, Bà đã nhắn nhủ và truyền cho Bernadette nhiều điều:
- Con hãy cầu nguyện cho kẻ có tội.
- Hãy sám hối! sám hối! sám hối!
- Con hãy đến uống và rửa ở suối này.
- Con hãy ăn những ngọn cỏ kia.
- Con hãy hôn đất đền thay cho kẻ có tội.
- Con hãy nói với các linh mục xây một nhà nguyện ở đây.
- Mẹ muốn người ta đến đây rước kiệu.
Đức Trinh Nữ còn dạy Bernadette một kinh nguyện riêng và ký thác cho cô bà điều bí mật. Tuy nhiên Bà vẫn chưa cho cô biết tên. Mãi đến ngày 25-03-1858 Bà mới mặc khải cho cô danh tánh của mình. Đây bạn hãy nghe Bernadette vắn tắt kể lại những lần hiện ra trong vòng 15 ngày ấy:
“Bà dặn tôi nhiều lần rằng: Hãy nói với các linh mục xây một nhà nguyện ở đây; hãy đến uống và rửa ở suối này; phải cầu nguyện cho những người tội lỗi được ơn hối cải. Trong vòng 15 ngày ấy Bà còn nói với tôi 3 điều và dặn tôi không được nói với ai. Tôi vẫn trung thành giữ kín. Sau ngày thứ 15, tôi hỏi Bà ba lần liên tiếp: Bà là ai? Nhưng Bà chỉ mỉm cười. Tôi đánh bạo hỏi thêm lần thứ tư. Lúc ấy Bà mới buông tay xuống, ngước mắt nhìn lên trời rồi vừa nói vừa chắp tay trước ngực:
‘QUE SOY ERA IMMACULADA COUNCEPTIOU’
Đó là thổ âm của vùng Lộ Đức lúc bấy giờ, được dịch ra tiếng pháp là: ‘ Je suis l’Immaculée Conception ’, và dịch sang tiếng việt nam là: ‘ Ta, Vô Nhiễm Nguyên Tội ’. Đó là những lời cuối cùng mà Bà nói với tôi, Bernadette nói. Cô còn tả thêm: Bà có đôi mắt xanh. Sau đó cô còn được thấy Bà hai lần nữa. Một lần vào thứ tư trong tuần phục sinh, ngày 7-04. Và lần cuối cùng vào ngày 16-07. Trong lần cuối cùng đó, cô thấy Bà đẹp một cách khác thường. Hẳn bạn nhận thấy trong những lần hiện ra, Đức trinh Nữ đã nói rất ít. Qua những ước muốn của Người, ta nhận thấy sứ điệp của Người trao cho Bernadette có thể tóm lược trong ba lời mời gọi sau đây:
- Mời gọi cầu nguyện.
- Mời gọi sám hối.
- Mời gọi rước kiệu và xây nhà nguyện ở đây.
1- Mời gọi cầu nguyện.
Không cần những lời tuyên bố dài dòng, cũng chẳng cần đến những lý thuyết cao siêu, Đức Ma ri a trong vai trò một huấn luyện viên thành thạo, đã cầu nguyện với Bernadette. Ngay khi hiện ra lần thứ nhất, Người đã dậy Bernadette làm dấu Thánh Giá và lần hạt cách sốt sắng. Mỗi lần hiện ra Người đều làm như vậy. Người con dậy riêng cho Bernadette một kinh nguyện, rồi cuối cùng mới trao cho cô sứ điệp cầu nguyện: Con hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn trở lại.
Tại sao Đức Mẹ phải nhấn mạnh đến sự cầu nguyện? Chính vì tâm trí ta dễ bị phân tán và xâm chiếm bởi nhiều nỗi khó khăn, lo lắng. Tất cả chúng ta đều cần có những lúc cầm trí, sống trong thinh lặng, hầu dễ đặt mình trước mặt Chúa để thờ lạy Ngài, và như kẻ ăn xin cùng khổ tỏ bày với Ngài mọi nhu cầu của mình.
Chúng ta đừng tưởng đó là thái độ tự nhiên và dễ dàng. Cầu nguyện là một việc rất khó, vì nó đòi hỏi ta phải biết tách mình ra khỏi những công việc bận rộn hàng ngày, để tâm trí ta được Đức tin tự do hướng dẫn. Ta hãy nghe lời nhắn nhủ khẩn thiết của Đức Mẹ Lộ Đức: Hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn trở lại.
2- Mời gọi sám hối.
Đức Trinh Nữ đã lập lại với Bernadette ba lần: ‘ Hãy sám hối, sám hối, sám hối ’. Người dạy cô một việc đền tội tiêu biểu: hôn đất và uống nước đục! tại sao vậy? Vì hãm mình đền tội là điều cần thiết để duy trì thế quân bình nơi ta, và giúp ta có đủ khả năng cu toàn bổn phận. Hơn nữa, trong việc đền tội, Chúa Ki tô sẽ giúp ta, sẽ tha tội cho ta, chính Ngài đã thiết lập và đặt vào đời sống ta bí tích cáo giải. Thông qua linh mục ta được ơn tha tội, được sức mạnh và lòng quảng đại, để thăng tiến, hầu nên giống Chúa Ki tô, gương mẫu của ta, cách đặc biệt hơn.
Vì, hoàn tất một cuộc hành hương tốt đẹp, không phải chỉ lãnh Bí Tích Cáo Giải, nhưng chính là phải quay về với Thiên Chúa, diệt trừ nơi ta mọi trở ngại cho tình yêu của Ngài. Tóm lại, ta phải mô phỏng trong đời sống của mình cái lý tưởng đã được đề ra, như chính Chúa Ki tô đã sống. Tất cả những cố gắng ấy chính là điều mà chúng ta gọi là: lòng sám hối, là ơn cải hoá, là ơn trở lại.
Ngày 25-02-1858 Đức Mẹ nói với Bernadette: ‘ Con hãy đến uống và rửa ở suối này ’. Người chỉ cho cô tìm ra một giòng suối, mà hiện nay vẫn còn tiếp tục chảy trong hang đá. Suối nước này ban đầu rất đục, nay bùn đã lắng xuống, và trở thành suối nước trong suốt. Đó chính là dấu hiệu cho sự sám hối của ta. Nó tượng trưng cho sự cố gắng mà chúng ta phải có, để làm lắng đọng trong ta tất cả những gì là u ám, vẩn đục hầu nên giống Chúa Ki tô. Và đó cũng là một trong những ơn huệ Lộ Đức.
3- Mời gọi rước kiệu và xây nhà nguyện.
“Con hãy nói với các linh mục xây nhà nguyện ở đây. Mẹ muốn người ta đến đây rước kiệu”
Nhà nguyện là nơi dân Chúa tụ họp để nghe lời Chúa và cử hành nhiệm tích Thánh Thể. Để đáp lại nguyện vọng của Đức Ma ri a mà ba đại giáo đường đã lần lượt được xây cất ở đây:
- Vương cung Thánh Đường Đức Mẹ vô nhiễm.
- Vương cung Thánh Đường Đức Mẹ Mân Côi.
- Vương cung thánh Đường PIÔ X.
“Người ta sẽ xây nhà nguyện cho con, và xây rất lớn” , cha sở Lộ Đức Peyramale đã nói với Bernadette như thế khi cô đến trình cha về lời yêu cầu của Đức Mẹ, hẳn cha đã không ngờ rằng mình nói rất đúng.
Những Thánh đường này hằng ngày quy tụ từng đoàn người hành hương đến viếng thăm, chầu Thánh Thể và rước kiệu. Chính tại nơi đây, Thánh lễ cũng như các buổi rước kiệu Thánh Thể luôn được cử hành rất long trọng, vì thế Lộ Đức thật xứng với danh hiệu “Thành phố của nhiệm tich Thánh Thể”. Đức PIO X cũng coi Lộ Đức như “Ngai toà vinh hiển nhất của nhiệm tích Thánh Thể trên thế giới”. Đó không phải là một thai độ phô trương, mà là một nhu cầu:
- Làm sống động niềm tin của chúng ta vào Đức Ki tô khải hoàn, luôn hoạt động trong Giáo Hội.
- Làm phát triển tình huynh đệ của chúng ta đối với mọi anh em.
- Đưa chúng ta đến tận suối nguồn trường sinh.
Như lời của Đức Cha Théas: “Nhiệm Tích Thánh Thể hoàn tất cuộc trở lại của chúng ta.”
Ba lời mời gọi khẩn thiết trên chính là sứ điệp của Đức Mẹ Lộ Đức. Người ta chỉ còn đợi Người ký tên xác nhận, và quả thật Người đã ký nhận sứ điệp này cách tuyệt diệu vào ngày 25 tháng 3 năm 1858: “ TA, VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI”
Danh hiệu này quá cao siêu, chưa một nhà thần học nào dạy Bernadette và dĩ nhiên Bernadette càng không thể bịa ra được. Đức Ma ri a hiện diện giữa chúng ta như một tạo vật cao đẹp nhất, Người thực thi kế hoạch của Thiên Chúa cách trọn hảo nhất. Người thật xứng đáng được trọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế.
Cùng với hàng trăm, hàng triệu khách hành hương ở Lộ Đức, chúng ta hợp lòng dâng lên Mẹ từ ái lợi ca tụng tuyệt mỹ, mở đầu cho kinh kính mừng: ‘ Kính mừng Ma ri a đầy ơn phúc, Đức Chúa trời ở cùng Bà ’, và đồng thời cũng xin Mẹ thương ban trên chúng ta, những kẻ tội lỗi, ánh mắt nhân hiền của Người, để khi nhìn ngắm Mẹ, chúng ta có đủ khả năng hoán cải tâm hồn.
Trong thời gian hành hương tại Lộ Đức, chúng ta đắm mình trong bầu khí thinh lặng và cầu nguyện này, để mong tìm được ở đó nguồn sống mới. Ta hãy để ân sủng Lộ Đức thấm nhuần tận tâm can, vì nhờ đó, Đức Ma ri a sẽ dẫn chúng ta đến với Chúa Giê su, con Cực Thánh của Mẹ. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:59 09/02/2008
TRIỆU GIẢN TỬ ĐIỀU BINH
Triệu Giản Tử nước Tấn thống lĩnh quân đội đi đánh nước Ngụy, các binh sĩ núp sau những tấm khiên thuẩn rất cứng làm bằng da trâu, dàn trận nơi chỗ mà cung tên và đạn của nước Ngụy bắn không tới, bao vây bên ngoài thành của nước Ngụy.
Triệu Giản Tử ở phía sau đánh trống thúc giục chiến sĩ tiến lên phía trước, nhưng đội ngũ không chút động tĩnh. Triệu Giản Tử nói: “Các chiến sĩ của tội đã mệt mỏi rồi.”
Chúc Quá bèn nói với Triệu Giản Tử: “Tôi nghe nói chỉ có quan trường mới không biết dụng binh, chiến sĩ không phải là mệt nhọc. Cùng dùng quân nước Tấn mà Hiến công đánh thắng mười hai lần, Huệ công bị quân nước Tần công đánh trong nước, nhưng Văn công lại năm lần đánh bại quân Sở.”
Thế là Triệu Giản Tử triệt bỏ các khiên thuẩn, đứng trong đội ngũ phía trước đánh trống. Các chiến sĩ rất cảm động, ào ạt tiến tới và đánh bại nước Vệ.
(Hàn Phi tự: Nan nhị)
Suy tư:
Vị tướng giỏi không chỉ là võ nghệ hơn người, cũng không hẳn là điều binh bố trận, mà còn là giỏi về tài khơi dậy sự đồng cảm của quân lính giữa chiến trường, tức là biết đồng cam cộng khổ với quân lính.
Cũng là ki-tô hữu như nhau, nhưng người này thì thánh thiện đạo đức, còn ngươi kia thì sống như người ngoại giáo, nguyên nhân là do những người có trách nhiệm giáo dục như thế nào; cũng là trẻ em như nhau, nhưng đứa này thì lễ phép đáng yêu, đứa kia thì cứ vòi vĩnh háo thắng, đó là vì do giáo dục của cha mẹ trong gia đình...
Làm người lớn có trách nhiệm trong gia đình và ngoài xã hội thì cũng như là vị tướng ra trận, không phải là dọa nạt, hứa lèo, chém đầu, để răn đe con cái, hoặc giáo dục công dân, nhưng là phải lấy mình làm gương sáng trước, phải đi đầu, phải đồng cam cộng khổ với bá tánh, thì gia đình và xã hội mới an bình hạnh phúc và phát triển, bằng không thì chỉ gây nên lòng ghen ghét căm thù, phân biệt giai cấp mà thôi.
Chúa Giê-su là mẫu gương sáng cho những vị “tướng” thời xưa cũng như thời nay: Ngài nói và Ngài đã làm như mình nói, Ngài giảng dạy và Ngài đã thực hành những điều mình đã giảng dạy...
N2T |
Triệu Giản Tử nước Tấn thống lĩnh quân đội đi đánh nước Ngụy, các binh sĩ núp sau những tấm khiên thuẩn rất cứng làm bằng da trâu, dàn trận nơi chỗ mà cung tên và đạn của nước Ngụy bắn không tới, bao vây bên ngoài thành của nước Ngụy.
Triệu Giản Tử ở phía sau đánh trống thúc giục chiến sĩ tiến lên phía trước, nhưng đội ngũ không chút động tĩnh. Triệu Giản Tử nói: “Các chiến sĩ của tội đã mệt mỏi rồi.”
Chúc Quá bèn nói với Triệu Giản Tử: “Tôi nghe nói chỉ có quan trường mới không biết dụng binh, chiến sĩ không phải là mệt nhọc. Cùng dùng quân nước Tấn mà Hiến công đánh thắng mười hai lần, Huệ công bị quân nước Tần công đánh trong nước, nhưng Văn công lại năm lần đánh bại quân Sở.”
Thế là Triệu Giản Tử triệt bỏ các khiên thuẩn, đứng trong đội ngũ phía trước đánh trống. Các chiến sĩ rất cảm động, ào ạt tiến tới và đánh bại nước Vệ.
(Hàn Phi tự: Nan nhị)
Suy tư:
Vị tướng giỏi không chỉ là võ nghệ hơn người, cũng không hẳn là điều binh bố trận, mà còn là giỏi về tài khơi dậy sự đồng cảm của quân lính giữa chiến trường, tức là biết đồng cam cộng khổ với quân lính.
Cũng là ki-tô hữu như nhau, nhưng người này thì thánh thiện đạo đức, còn ngươi kia thì sống như người ngoại giáo, nguyên nhân là do những người có trách nhiệm giáo dục như thế nào; cũng là trẻ em như nhau, nhưng đứa này thì lễ phép đáng yêu, đứa kia thì cứ vòi vĩnh háo thắng, đó là vì do giáo dục của cha mẹ trong gia đình...
Làm người lớn có trách nhiệm trong gia đình và ngoài xã hội thì cũng như là vị tướng ra trận, không phải là dọa nạt, hứa lèo, chém đầu, để răn đe con cái, hoặc giáo dục công dân, nhưng là phải lấy mình làm gương sáng trước, phải đi đầu, phải đồng cam cộng khổ với bá tánh, thì gia đình và xã hội mới an bình hạnh phúc và phát triển, bằng không thì chỉ gây nên lòng ghen ghét căm thù, phân biệt giai cấp mà thôi.
Chúa Giê-su là mẫu gương sáng cho những vị “tướng” thời xưa cũng như thời nay: Ngài nói và Ngài đã làm như mình nói, Ngài giảng dạy và Ngài đã thực hành những điều mình đã giảng dạy...
Hội Vui
Lm Vũđình Tường
01:23 09/02/2008
Mùa chay là mùa vui mừng, hội vui trong năm phụng vụ cho những ai mong tìm kiếm tự do hạnh phúc cho tâm hồn. Trái lại mùa chay là mùa mong đợi héo mòn, hao gầy, cằn cỗi cho những ai mong tìm kiếm tự do hạnh phúc cho thân xác.
TÂM HỒN
Là hội vui vì tâm hồn mong đón mùa chay trong hy vọng. Hy vọng chắc chắn sẽ thành tựu, trong một thời gian ngắn, nhất định. Thời gian chuẩn bị tâm hồn đón tin vui, nói theo ngôn ngữ của tiên tri Gioen ( 2,13) đó là thời gian xé lòng, không xé áo. Thành quả của xé lòng có thể nhìn thấy, cảm nhận được ngay khi người đó bắt tay vào việc thực hành sống tinh thần chay tịnh. Xé lòng khó hơn xé áo, đau hơn xé áo.. Thành quả của xé lòng vui hơn, bền chặt hơn, xúc tích hơn vì Chúa thương ban nhiều ân sủng hơn.
THÂN XÁC
Tìm kiếm tự do, hạnh phúc cho thân xác thường đưa đến kết quả chờ đợi đến hao gầy. Mòn mỏi mong chờ vì xé áo, xé lớp áo bên ngoài, không ảnh hưởng đến bên trong, nên thành quả vui mừng nhận được cũng là thành quả hời hợt, bề ngoài. Rất giả tạo.
Những gì giả tạo thường chóng qua, mau tàn với thời gian. Niềm vui giả tạo đến rồi đi để lại khoảng trống trong đời vì thế kẻ xé áo luôn khao khát niềm vui chân chính. Niềm vui thân xác không thoả mãn niềm vui tâm hồn; trái lại hạnh phúc thật ảnh hưởng mãnh liệt đến niềm vui thân xác vì hạnh phúc thật phát xuất tự tâm đầy tràn lan ra bên ngoài làm cho cả hồn lẫn xác đều sảng khoái; trong khi niềm vui từ ngoài không có sức mạnh thẩm thấu vào bên trong khiến cho tâm hồn luôn khát khao.
NIỀM VUI THẬT
Có nhiều lí do xác quyết mùa chay là mùa của vui mừng. Cao điểm của ngày vui đó là đêm vọng Phục Sinh mừng Đức Kitô khải hoàn chiến thắng thần chết, chiến thắng ma quỷ và chiến thắng sự dữ. Một mình Ngài ban sự sống mới cho nhân loại, cho ai thành tâm đi theo đường lối Ngài hướng dẫn đến cuối con đường chính là hình ảnh Tin Mừng Phục Sinh. Thành quả của yêu thương, tha thứ và vĩnh cữu hoan ca.
Là hội vui vì mùa chay tạo cơ hội khuyến khích chúng ta thực hành các nhân đức. Trước hết phải kể đến các dịp may Giáo Hội mở rộng mời gọi con cái cùng tham gia công việc thánh thiện, hợp khả năng từng cá nhân, thích hợp với mọi hoàn cảnh và có thể thực hiện được bất cứ nơi đâu. Ba nhân đức được liệt kê nhiều nhất trong mùa vọng chính là ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái. Thực hiện song hành cả ba nhân đức giúp vượt được tất cả các chước cám dỗ mưu mô của thần dữ. Chay tịnh giúp thanh tẩy tâm hồn, cầu nguyện tăng sức cho chay tịnh và bác ái giúp xé lòng. Tất cả đều được các bí tích tăng sức mạnh nội tâm khi ta thực hành.
BÁC ÁI
Là từ bỏ chính mình bởi vì nếu không thể từ bỏ chính mình sẽ chẳng bao giờ từ bỏ được của cải, vật chất. Vật chất có sức mạnh lôi cuốn, dụ dỗ con người chiều theo chúng và cuối cùng bị chúng mê hoặc ngay cả làm nô lệ cho vật chất. Từ bỏ chính mình là đặt mình lên trên vật chất, bắt chúng chương trình thi ân của mình, xử dụng chúng một cách khôn ngoan trực tiếp gây công ích cho anh chị em thiếu may mắn hơn. Việc bác ái đến từ thành tâm, tự nguyện tạo nên niềm vui vì thi ân là con đường dẫn ta vào lòng người. Hai tấm lòng hoà hợp phát sinh tình yêu sung mãn. Hai tấm lòng chung vui vì cả hai cùng Gặp Thiên Chúa tình yêu sâu thẳm trong cõi lòng của họ.
ĂN CHAY
Mùa chay là mùa của mừng vui vì là cơ hội không phải chỉ giúp nhịn ăn mà còn giúp nhịn nói, nhịn nhìn, nhịn tư tưởng hão huyền, nhịn chiều theo ý riêng. Việc làm ngoài Thiên Chúa ra, chỉ mình ta biết mình ta hay. Chay tịnh biến đổi lòng người khi chay tịnh được thực hiện với một tấm lòng quảng đại, thành tâm, có ý ngay lành và làm với mục đích cho Danh Chúa được cả sáng hơn.
THÀNH QUẢ
Nhờ vào thay đổi nội tâm, bỏ đam mê, tật xấu mà các môi liên hệ trước kia bị rạn nứt nay được nối lại. Nhờ thế tình người triển nở mở đường chào đón tình Chúa bao la. Nơi đâu có Chúa ngự trị nơi đó có bình an thật sự, có hạnh phúc tràn trề. Mùa chay giúp hàn gắn chỗ thương tích, thung lũng, hố sâu lấp đầy. Quăng đi sỏi đá cuộc đời. Đường gập gềnh ra bằng phẳng, hiểu lầm sửa cho đúng. Nhờ thế vui mừng vì ăn được ngủ được là tiên khi tâm hồn thảnh thơi, thể xác thoải mái không còn phập phồng nghe chó sủa đêm khuya, không lo sợ việc đã làm, điều đã nói.
Mùa chay, mùa của vui mừng vì cả xác lẫn hồn đều thanh thản.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
TÂM HỒN
Là hội vui vì tâm hồn mong đón mùa chay trong hy vọng. Hy vọng chắc chắn sẽ thành tựu, trong một thời gian ngắn, nhất định. Thời gian chuẩn bị tâm hồn đón tin vui, nói theo ngôn ngữ của tiên tri Gioen ( 2,13) đó là thời gian xé lòng, không xé áo. Thành quả của xé lòng có thể nhìn thấy, cảm nhận được ngay khi người đó bắt tay vào việc thực hành sống tinh thần chay tịnh. Xé lòng khó hơn xé áo, đau hơn xé áo.. Thành quả của xé lòng vui hơn, bền chặt hơn, xúc tích hơn vì Chúa thương ban nhiều ân sủng hơn.
THÂN XÁC
Tìm kiếm tự do, hạnh phúc cho thân xác thường đưa đến kết quả chờ đợi đến hao gầy. Mòn mỏi mong chờ vì xé áo, xé lớp áo bên ngoài, không ảnh hưởng đến bên trong, nên thành quả vui mừng nhận được cũng là thành quả hời hợt, bề ngoài. Rất giả tạo.
Những gì giả tạo thường chóng qua, mau tàn với thời gian. Niềm vui giả tạo đến rồi đi để lại khoảng trống trong đời vì thế kẻ xé áo luôn khao khát niềm vui chân chính. Niềm vui thân xác không thoả mãn niềm vui tâm hồn; trái lại hạnh phúc thật ảnh hưởng mãnh liệt đến niềm vui thân xác vì hạnh phúc thật phát xuất tự tâm đầy tràn lan ra bên ngoài làm cho cả hồn lẫn xác đều sảng khoái; trong khi niềm vui từ ngoài không có sức mạnh thẩm thấu vào bên trong khiến cho tâm hồn luôn khát khao.
NIỀM VUI THẬT
Có nhiều lí do xác quyết mùa chay là mùa của vui mừng. Cao điểm của ngày vui đó là đêm vọng Phục Sinh mừng Đức Kitô khải hoàn chiến thắng thần chết, chiến thắng ma quỷ và chiến thắng sự dữ. Một mình Ngài ban sự sống mới cho nhân loại, cho ai thành tâm đi theo đường lối Ngài hướng dẫn đến cuối con đường chính là hình ảnh Tin Mừng Phục Sinh. Thành quả của yêu thương, tha thứ và vĩnh cữu hoan ca.
Là hội vui vì mùa chay tạo cơ hội khuyến khích chúng ta thực hành các nhân đức. Trước hết phải kể đến các dịp may Giáo Hội mở rộng mời gọi con cái cùng tham gia công việc thánh thiện, hợp khả năng từng cá nhân, thích hợp với mọi hoàn cảnh và có thể thực hiện được bất cứ nơi đâu. Ba nhân đức được liệt kê nhiều nhất trong mùa vọng chính là ăn chay, cầu nguyện và làm việc bác ái. Thực hiện song hành cả ba nhân đức giúp vượt được tất cả các chước cám dỗ mưu mô của thần dữ. Chay tịnh giúp thanh tẩy tâm hồn, cầu nguyện tăng sức cho chay tịnh và bác ái giúp xé lòng. Tất cả đều được các bí tích tăng sức mạnh nội tâm khi ta thực hành.
BÁC ÁI
Là từ bỏ chính mình bởi vì nếu không thể từ bỏ chính mình sẽ chẳng bao giờ từ bỏ được của cải, vật chất. Vật chất có sức mạnh lôi cuốn, dụ dỗ con người chiều theo chúng và cuối cùng bị chúng mê hoặc ngay cả làm nô lệ cho vật chất. Từ bỏ chính mình là đặt mình lên trên vật chất, bắt chúng chương trình thi ân của mình, xử dụng chúng một cách khôn ngoan trực tiếp gây công ích cho anh chị em thiếu may mắn hơn. Việc bác ái đến từ thành tâm, tự nguyện tạo nên niềm vui vì thi ân là con đường dẫn ta vào lòng người. Hai tấm lòng hoà hợp phát sinh tình yêu sung mãn. Hai tấm lòng chung vui vì cả hai cùng Gặp Thiên Chúa tình yêu sâu thẳm trong cõi lòng của họ.
ĂN CHAY
Mùa chay là mùa của mừng vui vì là cơ hội không phải chỉ giúp nhịn ăn mà còn giúp nhịn nói, nhịn nhìn, nhịn tư tưởng hão huyền, nhịn chiều theo ý riêng. Việc làm ngoài Thiên Chúa ra, chỉ mình ta biết mình ta hay. Chay tịnh biến đổi lòng người khi chay tịnh được thực hiện với một tấm lòng quảng đại, thành tâm, có ý ngay lành và làm với mục đích cho Danh Chúa được cả sáng hơn.
THÀNH QUẢ
Nhờ vào thay đổi nội tâm, bỏ đam mê, tật xấu mà các môi liên hệ trước kia bị rạn nứt nay được nối lại. Nhờ thế tình người triển nở mở đường chào đón tình Chúa bao la. Nơi đâu có Chúa ngự trị nơi đó có bình an thật sự, có hạnh phúc tràn trề. Mùa chay giúp hàn gắn chỗ thương tích, thung lũng, hố sâu lấp đầy. Quăng đi sỏi đá cuộc đời. Đường gập gềnh ra bằng phẳng, hiểu lầm sửa cho đúng. Nhờ thế vui mừng vì ăn được ngủ được là tiên khi tâm hồn thảnh thơi, thể xác thoải mái không còn phập phồng nghe chó sủa đêm khuya, không lo sợ việc đã làm, điều đã nói.
Mùa chay, mùa của vui mừng vì cả xác lẫn hồn đều thanh thản.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Bài giảng trong thánh lễ minh niên Mậu Tý của đức TGM. Nguyễn Như Thể tại La Vang
+TGM Stêphanô Nguyễn Như Thể
02:05 09/02/2008
1Kính thưa cộng đoàn hành hương,
Trong tháng chạp Âm lịch, người ta gửi đi khắp nơi những cánh thiệp chúc mừng năm mới, còn các gia đình nhận được những lá thư, điện thư, điện thoại… nhắn tin: “Ba mẹ ơi, Tết nầy, con sẽ về nhà”. Có lẽ đây là câu nói đầy tràn thương nhớ và chứa chan hạnh phúc của những người con xa quê vì chuyện học hành hoặc công việc làm ăn. Và người ở nhà cũng vậy, khi được tin Tết nầy con cháu, người thân, bạn bè sẽ về quê ăn Tết, lòng lại cảm thấy rộn rã một niềm vui ấm áp, giữa tiết trời giá lạnh.
Trong niềm vui đoàn tụ của cái Tết cổ truyền, hôm nay, đoàn con về đây quây quần bên Mẹ La Vang ngày đầu xuân, để cùng Mẹ dâng lên Thiên Chúa những tâm tình chúc tụng, tạ ơn và những ước nguyện tha thiết nhất từ sâu thẳm cõi lòng.
2. Lời Chúa chúng ta vừa nghe mang đến tin vui, tin mừng cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn. Hãy tin tưởng vào Chúa quan phòng. Kìa xem chim trời, kìa xem hoa huệ ngoài đồng. Loài vật, cỏ cây… mà Chúa còn thương yêu chăm sóc như vậy, huống hồ là anh em, là con cái Cha trên trời, anh em không quý giá hơn chim chóc hoa lá sao? Vậy, “trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho”.
Chúng ta phải hiểu sự quan phòng của Chúa thế nào cho đúng.
Chúa không dạy chúng ta sống vô tư, khoanh tay ngồi chờ, không lo lắng gì, hoặc lãng lánh trách nhiệm của người cha, người mẹ, người thầy, người chủ xí nghiệp… lo cho con cái, lo cho học sinh, lo cho công nhân trong hãng mình. Nhưng Chúa muốn dạy chúng ta đừng lo lắng thái quá đến độ căng thẳng, xao xuyến, không còn bình tĩnh sáng suốt để tìm ra những giải pháp thích hợp cho hoàn cảnh cụ thể mình đang sống.
Nhất là Chúa nhắc chúng ta đừng quá lo lắng sự đời mà xao lãng việc đạo, trở thành nô lệ cho vật chất, như dụ ngôn người gieo giống trong Phúc âm đã cảnh báo: “Có hạt giống rơi vào bụi gai: đó là những kẻ nghe Lời Chúa, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý ở đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành” (Lc. 8,14).
3. Anh chị em thân mến,
Chúng ta có thể đọc thuộc lòng kinh tin kính không sót một chữ, nhưng lại không có lòng tín thác vào Chúa quan phòng, sắp xếp mọi sự một cách khôn ngoan cho chúng ta, lắm lúc còn trách móc Ngài nữa, rồi sống thụ động buông xuôi.
Hãy luôn nhớ rằng con người tuy nhỏ bé, mong manh như hạt cát, hạt bụi, nhưng lại có giá trị vô cùng trước mặt Chúa, vì thứ cát bụi nầy được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, được làm con cái Chúa và được chung hưởng gia tài Nước Trời với Chúa Giêsu. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng hát lên: “Ôi, cát bụi tuyệt vời!”.
Nếu chúng ta có đức tin mãnh liệt vào Thiên Chúa là Cha thương yêu vô cùng và quyền phép vô song, thì sẽ không bao giờ bất an, xao xuyến, thất vọng, tuyệt vọng. Thánh Phêrô dạy giáo hữu rằng: “Mọi lo âu, anh em hãy trút bỏ cho Chúa, và Chúa chăm sóc anh em” (1Pr. 5,7).
Ngôn sứ Isaia nói lời Thiên Chúa ủi an dân Người: “Có bà mẹ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình mang nặng đẻ đau ư? Cho dù bà mẹ đó có quên đi nữa, thì Ta chẳng quên con bao giờ” (Is. 49,15). Ngôn sứ Isaia tuyên sấm những lời yêu thương nầy, khi dân Israel đang thời kỳ suy sụp: đền thờ bị tàn phá, dân Chúa bị bắt đi lưu đày ở Babylon. Họ cảm thấy như Thiên Chúa đã bỏ rơi họ. Nhưng Isaia cam đoan với họ là Thiên Chúa luôn chăm sóc dân Người một cách khôn ngoan, nhiệm mầu.
Thánh Phaolô quả quyết rằng: “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Người” (Rm. 8,28).
Trường hợp tổ phụ Giuse trong Cựu ước là một ví dụ điển hình. Ông bị các anh bán sang Ai-cập. Nhưng cũng nhờ đó mà gặp lúc khô hạn, mùa màng thất bát, ông lại là người cứu giúp anh em mình qua cơn đói kém. Chính ông nói với các anh, khi họ đến gặp ông tại Ai-cập rằng: “Không phải các anh, nhưng là chính Thiên Chúa đã lo cho em đến Ai-cập trước các anh. Sự dữ các anh đã làm cho em nay lại biến thành điều lành…, để cứu sống cả một dân tộc đông đúc” (St. 45,8 - 50,20).
4. Anh chị em thân mến,
Xuân đã về. Xuân đất trời. Xuân lòng người. Xuân cỏ cây hoa lá.
Trong các loài hoa biểu trưng cho mùa xuân, thì miền Bắc có hoa đào, còn miền Trung và miền Nam có hoa mai. Hãy nghĩ về hoa mai đang gần gũi với chúng ta đây. Từ những cành cây sần sùi, khẳng khiu ấy, nở ra những đoá mai vàng thuần khiết, thanh tân, tao nhã, không phô trương loà loẹt, không thơm phức ngào ngạt, mà chỉ toả nhẹ hương thầm thoang thoảng.
Cây mai đứng đó, khiêm tốn mà sang trọng, với cung cách an nhiên, tự tại. Giữa cơn gió đông, giữa trời rét mướt, giữa đất ướt trũng…, mai cứ vươn lên, chứ không chịu cúi xuống. Hoa gì cũng có thể ngã nghiêng trước mưa gió, riêng mai thì vẫn đứng thẳng, không nao núng.
Cái khí tiết, cái cốt cách, cái đức lớn nằm trong cành mai, trong hoa mai, lặng lẽ dâng cho đời hương sắc và niềm tin tưởng hy vọng, dạy cho chúng ta bài học làm người cao quý, đó là: sống thanh tao, sống ngay thẳng, sống cương nghị, sống thanh thoát, sống vươn lên.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ là hoa hường mầu nhiệm. Mẹ cũng là hoa mai khiêm nhu mà rất đỗi cao sang. Ân sủng Chúa đã un đúc Mẹ nên một nhân cách tuyệt vời vô song, một người nữ tỳ luôn thưa lời xin vâng và hằng được bình an trong tâm hồn và trong gia đạo. Xin Mẹ giúp chúng con noi gương Mẹ, giữa muôn vàn lo toan trong cuộc sống, biết giữ lòng thanh thản, an nhiên, trước tiên tìm kiếm Nước Chúa, tìm làm theo thánh ý Chúa, luôn tin tưởng phó thác vào tình yêu Chúa quan phòng, còn mọi sự khác Người sẽ thêm cho. Amen.
+ STÊPHANÔ NGUYỄN NHƯ THỂ
TỔNG GIÁM MỤC TGP HUẾ
Trong tháng chạp Âm lịch, người ta gửi đi khắp nơi những cánh thiệp chúc mừng năm mới, còn các gia đình nhận được những lá thư, điện thư, điện thoại… nhắn tin: “Ba mẹ ơi, Tết nầy, con sẽ về nhà”. Có lẽ đây là câu nói đầy tràn thương nhớ và chứa chan hạnh phúc của những người con xa quê vì chuyện học hành hoặc công việc làm ăn. Và người ở nhà cũng vậy, khi được tin Tết nầy con cháu, người thân, bạn bè sẽ về quê ăn Tết, lòng lại cảm thấy rộn rã một niềm vui ấm áp, giữa tiết trời giá lạnh.
Trong niềm vui đoàn tụ của cái Tết cổ truyền, hôm nay, đoàn con về đây quây quần bên Mẹ La Vang ngày đầu xuân, để cùng Mẹ dâng lên Thiên Chúa những tâm tình chúc tụng, tạ ơn và những ước nguyện tha thiết nhất từ sâu thẳm cõi lòng.
2. Lời Chúa chúng ta vừa nghe mang đến tin vui, tin mừng cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn. Hãy tin tưởng vào Chúa quan phòng. Kìa xem chim trời, kìa xem hoa huệ ngoài đồng. Loài vật, cỏ cây… mà Chúa còn thương yêu chăm sóc như vậy, huống hồ là anh em, là con cái Cha trên trời, anh em không quý giá hơn chim chóc hoa lá sao? Vậy, “trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho”.
Chúng ta phải hiểu sự quan phòng của Chúa thế nào cho đúng.
Chúa không dạy chúng ta sống vô tư, khoanh tay ngồi chờ, không lo lắng gì, hoặc lãng lánh trách nhiệm của người cha, người mẹ, người thầy, người chủ xí nghiệp… lo cho con cái, lo cho học sinh, lo cho công nhân trong hãng mình. Nhưng Chúa muốn dạy chúng ta đừng lo lắng thái quá đến độ căng thẳng, xao xuyến, không còn bình tĩnh sáng suốt để tìm ra những giải pháp thích hợp cho hoàn cảnh cụ thể mình đang sống.
Nhất là Chúa nhắc chúng ta đừng quá lo lắng sự đời mà xao lãng việc đạo, trở thành nô lệ cho vật chất, như dụ ngôn người gieo giống trong Phúc âm đã cảnh báo: “Có hạt giống rơi vào bụi gai: đó là những kẻ nghe Lời Chúa, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý ở đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành” (Lc. 8,14).
3. Anh chị em thân mến,
Chúng ta có thể đọc thuộc lòng kinh tin kính không sót một chữ, nhưng lại không có lòng tín thác vào Chúa quan phòng, sắp xếp mọi sự một cách khôn ngoan cho chúng ta, lắm lúc còn trách móc Ngài nữa, rồi sống thụ động buông xuôi.
Hãy luôn nhớ rằng con người tuy nhỏ bé, mong manh như hạt cát, hạt bụi, nhưng lại có giá trị vô cùng trước mặt Chúa, vì thứ cát bụi nầy được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, được làm con cái Chúa và được chung hưởng gia tài Nước Trời với Chúa Giêsu. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng hát lên: “Ôi, cát bụi tuyệt vời!”.
Nếu chúng ta có đức tin mãnh liệt vào Thiên Chúa là Cha thương yêu vô cùng và quyền phép vô song, thì sẽ không bao giờ bất an, xao xuyến, thất vọng, tuyệt vọng. Thánh Phêrô dạy giáo hữu rằng: “Mọi lo âu, anh em hãy trút bỏ cho Chúa, và Chúa chăm sóc anh em” (1Pr. 5,7).
Ngôn sứ Isaia nói lời Thiên Chúa ủi an dân Người: “Có bà mẹ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình mang nặng đẻ đau ư? Cho dù bà mẹ đó có quên đi nữa, thì Ta chẳng quên con bao giờ” (Is. 49,15). Ngôn sứ Isaia tuyên sấm những lời yêu thương nầy, khi dân Israel đang thời kỳ suy sụp: đền thờ bị tàn phá, dân Chúa bị bắt đi lưu đày ở Babylon. Họ cảm thấy như Thiên Chúa đã bỏ rơi họ. Nhưng Isaia cam đoan với họ là Thiên Chúa luôn chăm sóc dân Người một cách khôn ngoan, nhiệm mầu.
Thánh Phaolô quả quyết rằng: “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Người” (Rm. 8,28).
Trường hợp tổ phụ Giuse trong Cựu ước là một ví dụ điển hình. Ông bị các anh bán sang Ai-cập. Nhưng cũng nhờ đó mà gặp lúc khô hạn, mùa màng thất bát, ông lại là người cứu giúp anh em mình qua cơn đói kém. Chính ông nói với các anh, khi họ đến gặp ông tại Ai-cập rằng: “Không phải các anh, nhưng là chính Thiên Chúa đã lo cho em đến Ai-cập trước các anh. Sự dữ các anh đã làm cho em nay lại biến thành điều lành…, để cứu sống cả một dân tộc đông đúc” (St. 45,8 - 50,20).
4. Anh chị em thân mến,
Xuân đã về. Xuân đất trời. Xuân lòng người. Xuân cỏ cây hoa lá.
Trong các loài hoa biểu trưng cho mùa xuân, thì miền Bắc có hoa đào, còn miền Trung và miền Nam có hoa mai. Hãy nghĩ về hoa mai đang gần gũi với chúng ta đây. Từ những cành cây sần sùi, khẳng khiu ấy, nở ra những đoá mai vàng thuần khiết, thanh tân, tao nhã, không phô trương loà loẹt, không thơm phức ngào ngạt, mà chỉ toả nhẹ hương thầm thoang thoảng.
Cây mai đứng đó, khiêm tốn mà sang trọng, với cung cách an nhiên, tự tại. Giữa cơn gió đông, giữa trời rét mướt, giữa đất ướt trũng…, mai cứ vươn lên, chứ không chịu cúi xuống. Hoa gì cũng có thể ngã nghiêng trước mưa gió, riêng mai thì vẫn đứng thẳng, không nao núng.
Cái khí tiết, cái cốt cách, cái đức lớn nằm trong cành mai, trong hoa mai, lặng lẽ dâng cho đời hương sắc và niềm tin tưởng hy vọng, dạy cho chúng ta bài học làm người cao quý, đó là: sống thanh tao, sống ngay thẳng, sống cương nghị, sống thanh thoát, sống vươn lên.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ là hoa hường mầu nhiệm. Mẹ cũng là hoa mai khiêm nhu mà rất đỗi cao sang. Ân sủng Chúa đã un đúc Mẹ nên một nhân cách tuyệt vời vô song, một người nữ tỳ luôn thưa lời xin vâng và hằng được bình an trong tâm hồn và trong gia đạo. Xin Mẹ giúp chúng con noi gương Mẹ, giữa muôn vàn lo toan trong cuộc sống, biết giữ lòng thanh thản, an nhiên, trước tiên tìm kiếm Nước Chúa, tìm làm theo thánh ý Chúa, luôn tin tưởng phó thác vào tình yêu Chúa quan phòng, còn mọi sự khác Người sẽ thêm cho. Amen.
+ STÊPHANÔ NGUYỄN NHƯ THỂ
TỔNG GIÁM MỤC TGP HUẾ
Ngày 9 tháng 2: Kính Thánh Jerome Emiliani
PhóTế Huỳnh Mai Trác
05:06 09/02/2008
Thánh Jerome Emiliani là quan chỉ huy binh đội thành Venice. Ngài là người nhà binh nên tin tưởng vào sức mạnh, vào tài năng, vào vũ khí cùng binh lính của mình nên không mấy chú ý đến quyền năng của Thiên Chúa. Khi bị kẻ thù của thành Venice là nhóm Cambrai đánh chiếm thành lũy, chúng bắt được thánh Jerome, chúng dùng xích sắt xiềng hai chân ngài và đem nhốt vào hầm tối trong pháo đài. Chính trong hầm tối này Jerome đã thức tĩnh, đã phá bỏ tất cả mọi xiềng xích thế gian, quyết tâm đi theo Chúa.
Cuối cùng thánh Jerome đã trốn thoát khỏi ngục tù, ngài đem giây xiềng sắt đó treo trong thánh đường ở Treviso để cảm tạ Thiên Chúa đã giải thoát ngài không chỉ khỏi ngục tù trong hầm tối mà còn khỏi ngục tù thế gian đã giam hãm tinh thần của ngài.
Sau một thời gian ngắn làm tổng trấn thành Treviso, ngài trở về lại Venice theo học thần học để làm linh mục. Chiến tranh đã chấm dứt nhưng còn một chiến tranh khác còn tệ hại hơn nữa là đói kém và bệnh dịch lan tràn phá hoại trong toàn xứ sở. Hàng vạn người trong thành Venice yêu dấu của ngài đã đau khổ đến cùng cực. Thánh Jerome lần này quyết hy sinh không phải giữa trận tuyến mà hy sinh tất cả tính mệnh và tài sản hòng thoa dịu được phần nào sự nghèo đói và đau khổ chung quanh ngài. Ngài đặc biệt chăm sóc các trẻ mồ côi bị bỏ rơi, đói khát, bệnh tật, không ai thương xót giúp đỡ và dạy dỗ. Ngài sẽ là cha mẹ và là gia đình của chúng.
Dùng tiền bạc riêng của mình, ngài muớn một ngôi nhà để nuôi trẻ mồ côi. Ngài cho chúng ăn mặc và giáo dục chúng. Việc đầu tiên là học giáo lý bằng những câu hỏi và những câu trả lời. Lòng sốt sắng đạo đức của ngài thúc dục ngài tiếp xúc an ủi các người mắc bệnh dịch, một chứng bệnh truyền nhiểm nên ngài cũng đã bị nhuốm bệnh. Sau khi lành bệnh như phép lạ, ngài lại dấn thân vào công việc dù nhiều người khuyên can, vì đây là cơ hội để ngài phá vở nốt xiềng xích tinh thần cuối cùng. Ngài nói những đau khổ ngài chịu đựng có thấm vào đâu so với những khốn khổ mà dân trong thành đang chịu đựng.
Khi trở lại theo Chúa, Thánh Jerome Emiliani đã dùng tiền của và cuộc đời còn lại để giúp đỡ người khác. Ngài thành lập nhiều nhà nuôi trẻ mồ côi, các bệnh xá và các trung tâm tiếp đón những cô gái trụy lạc hoàn lương. Ngài cùng vài linh mục và sư huynh đồng chí hướng đã thành lập một tu hội “Somascho” chuyên lo giáo dục và nuôi nấng các trẻ mồ côi.
Ngài vĩnh viễn cởi bỏ những xiềng xích thế gian cuối cùng vào năm 1537, lúc 56 tưổi, khi ngài bị lây bệnh nan y của các bệnh nhân mà ngài đã săn sóc.
Cuối cùng thánh Jerome đã trốn thoát khỏi ngục tù, ngài đem giây xiềng sắt đó treo trong thánh đường ở Treviso để cảm tạ Thiên Chúa đã giải thoát ngài không chỉ khỏi ngục tù trong hầm tối mà còn khỏi ngục tù thế gian đã giam hãm tinh thần của ngài.
Sau một thời gian ngắn làm tổng trấn thành Treviso, ngài trở về lại Venice theo học thần học để làm linh mục. Chiến tranh đã chấm dứt nhưng còn một chiến tranh khác còn tệ hại hơn nữa là đói kém và bệnh dịch lan tràn phá hoại trong toàn xứ sở. Hàng vạn người trong thành Venice yêu dấu của ngài đã đau khổ đến cùng cực. Thánh Jerome lần này quyết hy sinh không phải giữa trận tuyến mà hy sinh tất cả tính mệnh và tài sản hòng thoa dịu được phần nào sự nghèo đói và đau khổ chung quanh ngài. Ngài đặc biệt chăm sóc các trẻ mồ côi bị bỏ rơi, đói khát, bệnh tật, không ai thương xót giúp đỡ và dạy dỗ. Ngài sẽ là cha mẹ và là gia đình của chúng.
Dùng tiền bạc riêng của mình, ngài muớn một ngôi nhà để nuôi trẻ mồ côi. Ngài cho chúng ăn mặc và giáo dục chúng. Việc đầu tiên là học giáo lý bằng những câu hỏi và những câu trả lời. Lòng sốt sắng đạo đức của ngài thúc dục ngài tiếp xúc an ủi các người mắc bệnh dịch, một chứng bệnh truyền nhiểm nên ngài cũng đã bị nhuốm bệnh. Sau khi lành bệnh như phép lạ, ngài lại dấn thân vào công việc dù nhiều người khuyên can, vì đây là cơ hội để ngài phá vở nốt xiềng xích tinh thần cuối cùng. Ngài nói những đau khổ ngài chịu đựng có thấm vào đâu so với những khốn khổ mà dân trong thành đang chịu đựng.
Khi trở lại theo Chúa, Thánh Jerome Emiliani đã dùng tiền của và cuộc đời còn lại để giúp đỡ người khác. Ngài thành lập nhiều nhà nuôi trẻ mồ côi, các bệnh xá và các trung tâm tiếp đón những cô gái trụy lạc hoàn lương. Ngài cùng vài linh mục và sư huynh đồng chí hướng đã thành lập một tu hội “Somascho” chuyên lo giáo dục và nuôi nấng các trẻ mồ côi.
Ngài vĩnh viễn cởi bỏ những xiềng xích thế gian cuối cùng vào năm 1537, lúc 56 tưổi, khi ngài bị lây bệnh nan y của các bệnh nhân mà ngài đã săn sóc.
Nghĩ Về Mùa Xuân Mới Mậu Tý 2008
Joseph Thanh
07:48 09/02/2008
Nghĩ Về Mùa Xuân Mới Mậu Tý 2008
Những ngày cuối năm, miền Bắc với cái giá lạnh dưới 10 độ đã làm cho mọi hoạt động như nhanh hơn so với nhịp sống của ngày thường. Trên phố, người đi đường trong những ngày cuối năm, dưới cơn mưa phùn gió rét đều mang chung trong mình một tâm trạng muốn thu xếp xong xuôi, ổn định mọi công việc để chào đón một mùa xuân mới. Tôi! Một đệ tử mới tập sống đời dâng hiến được cho phép về nhà cũng mang chung một tâm trạng nao nao lòng sao ấy?
Chưa đầy một tuần nữa là năm cũ sẽ qua. Tôi đang trên con đường ra sân ga để lên tàu. Trên đường ray, từng con tàu cặp bến là mỗi lần mang lại niềm vui. Người thân được gặp lại gia đình trong hơi ấm của sự đoàn tu, đã làm tan đi nỗi chờ đợi nhớ nhung từng ngày. Niềm vui trong lòng của từng người, của nhiều gia đình, đã làm tan đi khí trời lạnh lẽo.
Ngồi trên tàu, tôi thật hạnh phúc và cảm thấy ấm áp hơn, khi nghĩ đến hoàn cảnh của mình lúc gặp lại người thân. Nhất là khi bản thân được tận mắt chứng kiến cảnh tượng gặp gỡ xum họp làm xao xuyến lòng người. Tôi đang bâng khuâng hạnh phúc chứng kiến niềm vui của sự đoàn tụ. Bỗng tiếng còi báo hiệu giờ rời ga của đoàn tàu, một lần nữa tôi giật mình nghĩ đến sự đoàn tụ của mình.
Trong những ngày đi tàu trên đường về, lòng tôi thấy thời gian như được rút ngắn lại và vui tươi hẳn lên, đối với một người vừa đi theo tiếng gọi của tình yêu như tôi. Năm nay, dưới sự cho phép của Bề Trên, tôi được về nhà thăm gia đình như một chứng nhân của Thiên Chúa. Tôi thầm nghĩ sự cho phép này là một điều kiện để ôn lại, để nung đốt lên, để nhớ lại mình là một người đi tu, một người dâng mình cho Thiên Chúa, cho tha nhân nhưng vẫn giữ được niềm hiếu thảo của người con, của người cháu, tuy dâng mình cho Thiên Chúa nhưng vẫn nhớ về ông bà, về cha mẹ, về những anh em những người bà con bạn ở nhà luôn đồng hành, luôn động viên giúp đỡ mình bằng niềm vui, sự ủi an, bằng lời cầu nguyện cho bản thân mình. Ngoài trời mấy con chim én thi nhau tung mình bay lượn theo từng cơn gió.
Dưới ánh nắng của bầu trời miền Nam, những cánh hoa mai đầu tiên chuẩn bị cho một mùa xuân mới chớp nở. Cái màu thanh tao của hoa mai vàng mang lại niềm vui, tô thêm sức sống cho mùa xuân. Tôi thấy mình như hạnh phúc bình an hơn cho cuộc sống dâng thân của mình. Quả vậy, trên con đường về nghỉ phép cùng gia đình mang lại niềm vui khó tả cho những người như chúng tôi.
Joseph Thanh
Giáo Xứ Hòa Giang – Long Xuyên
Mùa Xuân Mậu Tý 2008
Những ngày cuối năm, miền Bắc với cái giá lạnh dưới 10 độ đã làm cho mọi hoạt động như nhanh hơn so với nhịp sống của ngày thường. Trên phố, người đi đường trong những ngày cuối năm, dưới cơn mưa phùn gió rét đều mang chung trong mình một tâm trạng muốn thu xếp xong xuôi, ổn định mọi công việc để chào đón một mùa xuân mới. Tôi! Một đệ tử mới tập sống đời dâng hiến được cho phép về nhà cũng mang chung một tâm trạng nao nao lòng sao ấy?
Chưa đầy một tuần nữa là năm cũ sẽ qua. Tôi đang trên con đường ra sân ga để lên tàu. Trên đường ray, từng con tàu cặp bến là mỗi lần mang lại niềm vui. Người thân được gặp lại gia đình trong hơi ấm của sự đoàn tu, đã làm tan đi nỗi chờ đợi nhớ nhung từng ngày. Niềm vui trong lòng của từng người, của nhiều gia đình, đã làm tan đi khí trời lạnh lẽo.
Ngồi trên tàu, tôi thật hạnh phúc và cảm thấy ấm áp hơn, khi nghĩ đến hoàn cảnh của mình lúc gặp lại người thân. Nhất là khi bản thân được tận mắt chứng kiến cảnh tượng gặp gỡ xum họp làm xao xuyến lòng người. Tôi đang bâng khuâng hạnh phúc chứng kiến niềm vui của sự đoàn tụ. Bỗng tiếng còi báo hiệu giờ rời ga của đoàn tàu, một lần nữa tôi giật mình nghĩ đến sự đoàn tụ của mình.
Trong những ngày đi tàu trên đường về, lòng tôi thấy thời gian như được rút ngắn lại và vui tươi hẳn lên, đối với một người vừa đi theo tiếng gọi của tình yêu như tôi. Năm nay, dưới sự cho phép của Bề Trên, tôi được về nhà thăm gia đình như một chứng nhân của Thiên Chúa. Tôi thầm nghĩ sự cho phép này là một điều kiện để ôn lại, để nung đốt lên, để nhớ lại mình là một người đi tu, một người dâng mình cho Thiên Chúa, cho tha nhân nhưng vẫn giữ được niềm hiếu thảo của người con, của người cháu, tuy dâng mình cho Thiên Chúa nhưng vẫn nhớ về ông bà, về cha mẹ, về những anh em những người bà con bạn ở nhà luôn đồng hành, luôn động viên giúp đỡ mình bằng niềm vui, sự ủi an, bằng lời cầu nguyện cho bản thân mình. Ngoài trời mấy con chim én thi nhau tung mình bay lượn theo từng cơn gió.
Dưới ánh nắng của bầu trời miền Nam, những cánh hoa mai đầu tiên chuẩn bị cho một mùa xuân mới chớp nở. Cái màu thanh tao của hoa mai vàng mang lại niềm vui, tô thêm sức sống cho mùa xuân. Tôi thấy mình như hạnh phúc bình an hơn cho cuộc sống dâng thân của mình. Quả vậy, trên con đường về nghỉ phép cùng gia đình mang lại niềm vui khó tả cho những người như chúng tôi.
Joseph Thanh
Giáo Xứ Hòa Giang – Long Xuyên
Mùa Xuân Mậu Tý 2008
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:00 09/02/2008
N2T |
29. Chỉ cần một giọt vâng lời thì có thể so với tất cả thần lực rất cao sang, và sự chiêm ngưỡng ơn huệ của Thiên Chúa càng cao hơn.
(Thánh Magdalena de Pazzi)40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Từ Bài 21 đến Bài 30
J.B. Đặng Minh An dịch
23:49 09/02/2008
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ là tuyển tập 40 bài Suy Niệm trong Mùa Chay dịch từ tạp chí The Word Among Us do Catholic News Service (Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ) chủ xướng. Tạp chí này chuyên đăng những bài thuyết giảng của các linh mục và Giám Mục Hoa Kỳ. Bạn có thể mua dài hạn tạp chí này tại địa chỉ http://www.wau.org. Tại địa chỉ này cũng có những bài có thể download xuống.
40 bài tĩnh tâm này đã được đăng trong Mùa Chay 2002. Nay theo yêu cầu của quý cha và anh chị em, VietCatholic xin đăng lại với hy vọng loạt bài tĩnh tâm 40 ngày này sẽ mang lại những ơn ích thiêng liêng cho chúng ta trong hành trình Mùa Chay Thánh 2008 này.
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 21
Hiệp nhất là một đặc tính chính yếu của Nước Thiên Chúa. Khi Thánh Thần Chúa được chào đón, dân Ngài thờ phượng Ngài và yêu thương lẫn nhau. Trái lại, trong vương quốc của quỷ, quỷ xúi giục người ta chống lại nhau bằng những lời nói dối và những mưu mô xảo quyệt. Những ai lắng nghe lời dối trá của quỷ sẽ trở nên ích kỷ, đóng kín và cay đắng với mọi người.
Một bức tranh xúc tích về công việc của Satan có thể tìm thấy trong cuốn The Great Divorce, một cuốn truyện ngắn của tác giả nổi tiếng C.S. Lewis. Trong cuốn sách của ông, Lewis đã tưởng tượng ra hỏa ngục như là một nơi không ai có thể chịu đựng nổi việc sống gần người khác. Theo một nhân vật trong chuyện, những cư dân của hỏa ngục thường "cãi nhau om sòm" đến mức họ phải cách biệt với nhau muôn đời. "Ngay khi một gã vừa dọn đến một con đường, chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau hắn bắt đầu gây gỗ với hàng xóm. Một tuần sau thì hắn cãi nhau to tiếng và thượng cẳng tay hạ cẳng chân với người chòm xóm rồi bỏ ra đầu làng. Ở đó hắn gây lộn tiếp và cuối cùng hắn cách biệt với người gần nhất một khoảng cách đo bằng 'một năm ánh sáng'".
Nếu chúng ta không dâng mình cho Chúa, trí óc chúng ta dễ trở thành mảnh đất mầu mỡ cho Satan gieo trồng những cây nghi kị ghen tuông và không trông cậy lẫn nhau. Chúng ta có thể sẽ kéo bè kết cánh và khiêu khích lẫn nhau bởi những câu chuyện ngồi lê đôi mách và những xuyên tạc lẫn nhau. Chỉ trông cậy vào khả năng của mình, chúng ta không bao giờ vượt thắng nổi vòng lẩn quẩn này. Nhưng nhờ tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta có thể hiệp nhất trong Ðức Kitô. Ðức Giêsu đã phán: "phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người" (Lk 11:13)
Chúng ta hãy giữ lòng chúng ta mở ra cho Thánh Thần. Ngài giúp ta ngăn cản những ý tưởng ghen tuông và đố kị với anh em ta, những chỉ trích không phải để sửa dạy, nâng đỡ anh em ta lên nhưng chà đạp anh em ta. Thay vì nuôi dưỡng trong lòng những ý tưởng làm ta xa cách và biệt lập với anh em, chúng ta hãy lắng nghe sự thật từ Thiên Chúa. Ngài cư ngụ trong tất cả mọi con cái Ngài. Chúng ta hãy đến với mọi người trong tình hiệp nhất Kitô Giáo. Ðức Giêsu sẽ giúp ta mở rộng hồn ta để quyền năng chuyển hóa của Thánh Thần Thiên Chúa giúp ta tránh được những mưu mô của ác thần.
"Lạy Chúa toàn năng, xin giúp con mở lòng con ra để chào đón Chúa Thánh Thần và xin biến đổi tâm hồn con để con luôn nhìn thấy được điều tích cực trong anh em con"
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 22
"Ta sẽ chữa lành sự bất tín của chúng; Ta sẽ tự ý yêu thương chúng" (Holsea 14:4)
Holsea thường được nhắc đến như tiên tri về tình yêu chí thánh, người đã nói về Thiên Chúa như Ðấng sẵn sàng chịu đau khổ để đưa dân yêu dấu của Ngài về với Ngài. Cả cuộc đời Holsea lẫn sứ điệp của ông là một ví dụ về một trong những đau khổ lớn lao: bị từ chối. Biết rằng Gomer, vợ ông, đã bất trung với mình, Holsea đã không chọn con đường ly dị nhưng tìm kiếm bà, tha thứ cho bà. Theo thời gian, ông đưa được bà về với đường ngay nẻo chánh.
Kinh nghiệm của Holsea cho ông một ý thức mãnh liệt về đường lối Chúa đối với dân Ngài, Israel. Ông biết Thiên Chúa coi dân Israel như "hiền thê" của Ngài và Ngài muốn họ yêu Ngài với cùng một tình cảm thân mật như hiền thê với phu quân. Holsea cũng biết Thiên Chúa cũng buồn phiền thế nào khi dân Ngài ngoảnh mặt đi với Ngài. Nhưng Thiên Chúa không trả thù.
Những lời của tiên tri Holsea nhắc ta nhớ rằng Thiên Chúa trung tín ngay cả khi chúng ta không trung tín với Ngài. Thiên Chúa luôn hoạt động để mang chúng ta về với tình yêu của Ngài. Ngay cả khi sửa phại Israel, Thiên Chúa cũng đã làm thế xuất phát từ tình yêu. Hơn bất cứ điều nào, Thiên Chúa muốn phục hồi dân Ngài thành dân mà Ngài yêu dấu. Thông điệp của ông đem lại vui mừng và hy vọng.
Bạn có muốn được biến đổi trong Chúa Kitô và kết hiệp thân mật với Ngài không? Những lời của tiên tri Holsea mời gọi bạn hãy bền đỗ với Thiên Chúa và để Ngài giải phóng khỏi bạn khỏi sự tự tôn và hư hỏng. Hãy để Thánh Thần canh tân tình yêu của bạn với Thiên Chúa.
Holsea đã vẽ ra một bức tranh đầy mầu sắc về hoạt động phục hồi của Thiên Chúa trong ta: "Ta nên như sương sa, Israel sẽ trổ bông như huệ; đâm rễ tựa Li-ban, ngành nó sẽ xòe ra, vinh dự nó sẽ đẹp như ô-liu, hương nó ngào ngạt như Li-ban". (Holsea 14:5-6)
"Lạy Chúa, tình yêu của Chúa không bao giờ tàn lụi. Con dâng lên Chúa hồn xác con ngày hôm nay. Xin cho con luôn trung tín với Chúa và xin canh tân con nên giống hình ảnh Ngài".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 23
Người Pharisêu đứng riêng một mình, cầu nguyện rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con". (Lk 18:11-12).
Người Pharisêu đến với Chúa với hai bàn tay đầy ắp. Ông thu nhặt những chay tịnh, đóng thuế và tuân giữ luật Môise để giơ ra trước Chúa. "Chúa ơi, coi đây. Hãy nhìn những tốt lành của con". Và Chúa có thể nhìn thấy những điều ấy. Ngài không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vấn đề là hai bàn tay của người Pharisêu đã quá đầy. Ông ta không còn chỗ cho Chúa nữa. Thật vậy, quá tập trung vào những tính hay nết tốt của mình, ông không còn cần đến lòng thương xót Chúa.
Bạn có biết bạn cần đến lòng thương xót của Chúa không? Có khi nào bạn thấy tuy có va vấp chút đỉnh trên đường trọn lành nhưng chỉ cần một chút cố gắng nữa là tốt lắm rồi? Hay bạn thấy mình thật bất lực hoàn toàn nếu không có lòng thương xót và ơn thánh Chúa? Hai quan điểm trên thật là khác biệt. Quan điểm thứ nhất tuy nhìn nhận tình trạng tội lỗi nhưng không thấy được quyền lực của tội lỗi đang hoạt động trong tâm hồn ta. Trái lại, còn chủ quan hy vọng rằng những hành vi tốt sẽ bù trừ hay "cân bằng" được với những điều tội lỗi. Não trạng "cộng trừ công tội" của ta che mất đi nhu cầu cần đến Chúa và thánh giá của Ngài để diệt trừ tội lỗi trong ta.
Khi chỉ trông cậy vào sức mình, tất cả chúng ta đều đã phạm tội, đang phạm tội và sẽ còn phạm tội. Không có con đường nào thoát được ngoại trừ với ân sủng của Chúa. Ta phải xem tội lỗi như những dấu chỉ rõ rệt nhất nhu cầu cần đến ân sủng của Chúa. Chúng phải thôi thúc ta kêu lên "Xin thương xót con một kẻ tội lỗi" (Lk 18:13). Lúc đó, chúng ta mới thấy được niềm vui được Chúa tha thứ. Ngài luôn sẵn sàng đưa ta trở lại bên Ngài.
Hôm nay, khi bạn tự vấn lương tâm, hãy xin Chúa Thánh Thần giúp bạn. Hãy xin Ngài lên án chết cho quyền lực tội lỗi đang giày vò tâm hồn bạn và ban cho bạn tâm hồn mới. Hãy trông cậy nơi Ngài và Ngài sẽ chở che.
"Lạy Chúa Thánh Thần, xin ánh sáng của Ngài chiếu soi tâm hồn con hôm nay để con thấy sự yếu đuối của con và xin nâng con lên trong cuộc sống mới nơi Ðức Kitô".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 24
"Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng". (Lk 15:2). Với sự coi thường đến cỡ nào, những người Pharisêu đã làu bàu những lời trên! Dưới mắt họ, Ðức Giêsu, người đã từ chối những tục lệ của họ, đã quá tầm thường khi ngồi cùng bàn với chính những kẻ tội lỗi mà họ lên án. Tuy nhiên, với chúng ta, những người ý thức tình trạng tội lỗi của mình, Ngài thật cao cả và từ ái khi dang tay đón tiếp chúng ta.
Câu chuyện người con hoang đàng là một trong những bức tranh rõ nhất về hồng ân và lòng thương xót của Thiên Chúa. Nó mô tả tấm lòng của một người cha phiền não vì con mình, nhưng không từ chối nó. Thay cho một tâm hồn giận dữ, phẫn nộ, chúng ta thấy một tâm hồn đầy ắp lòng thương xót và trắc ẩn, một tâm hồn chỉ muốn được đoàn tụ với người thân thương. Ngay cả trước khi đứa con hoang đàng xin tha thứ, người cha này đã ôm đứa con vào lòng và nặc cho nó lòng thương xót.
Chúng ta hãy thử tưởng tượng, anh bạn trẻ này kinh ngạc đến ngần nào! Người cha nhân từ đã không giận dữ hay lạnh nhạt như anh ta nghĩ, nhưng đã tắm gội anh trong tình yêu, thương xót và chấp nhận.
Kinh nghiệm của người con hoang đàng trong dụ ngôn này cũng là kinh nghiệm của chúng ta trong đời. Mỗi người trong chúng ta đã phạm tội chống lại Chúa và cần khởi hành ngay trên con đường trở về nhà Cha với lòng khiêm tốn và ăn năn. Chúng ta sẽ gặp Chúa dang tay chào đón ta và đổ đầy trên ta tình yêu và lòng thương xót của Ngài.
Trong kinh nghiệm của sự tha thứ và được thanh tẩy, chúng ta nhận ra sự thật trong những lời của Thánh Phaolô "phàm ai ở trong Ðức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi." (2 Cor 5:17). Sự tha thứ trong Chúa Kitô dành cho chúng ta mạnh mẽ đến nỗi vượt quá sự tha những lỗi lầm của chúng ta để bao gồm cả sự tái tạo trong ta một tâm trí mới.
"Lạy Cha trên trời, con tạ ơn Cha vì tình yêu. Xin cho con chớ quên lòng thương xót Chúa dành cho con hay quyền năng của Ngài để giúp con nên một tạo vật mới".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 25
"Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền". (Lk 1:38). Chúng ta hãy tưởng tượng đức tin của Ðức Mẹ phải mạnh mẽ đến thế nào trong lời Xin Vâng của Mẹ trước lời mời gọi dự phần vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Sự phó thác, đức tin, hy vọng, khiêm nhường, vâng phục và tình yêu đã hội tụ trong những lời đơn sơ này, những lời làm thay đổi thế giới mãi mãi.
Lời Xin Vâng của Ðức Mẹ không chỉ dừng lại trong ngày Thiên Thần Chúa truyền tin cho Mẹ mà còn trên mọi bước trong cuộc hành hương dưới thế của Mẹ. Xuyên suốt trong cuộc đời Mẹ, Mẹ đã sống trong sự khiêm nhường vâng phục ý Chúa. Xuyên suốt trong cuộc đời Mẹ, Mẹ lớn dần trong sự lệhuộc vào Thánh Thần Chúa và trở nên một chứng nhân cao cả của cuộc sống mới mà Ðức Giêsu Kitô mang đến cho tất cả chúng ta.
Như Ðức Mẹ, chúng ta cũng được kêu gọi để Xin Vâng với Thiên Chúa không phải chỉ một lần mà nhiều lần. Như Mẹ, chúng ta cũng được mời gọi để vào một mối quan hệ thân tình với Thánh Linh Thiên Chúa - biến tâm hồn ta nên nơi Ngài ngự, lắng nghe lời Ngài, để hành động dưới sự dẫn dắt của Ngài, và để mang Ðức Giêsu đến cho thế giới. Như Ðức Mẹ, có thể chúng ta cũng sẽ hỏi "Chuyện ấy xảy ra thế nào được?" (Lk 1:34). Nhưng cuối cùng, xin cho chúng ta cũng nói được tiếng Xin Vâng trong phó thác, đức tin, hy vọng, khiêm nhường, vâng phục và tình yêu.
Thánh Augustinô có lần đã viết: "Ðức Mẹ cưu mang Ngài trong cung lòng bà. Xin cho chúng ta mang Ngài trong tâm hồn ta. Ðức Mẹ đã cưu mang Ngài nhờ mầu nhiệm nhập thể. Xin cho chúng ta mang Ngài trong tâm hồn ta nhờ đức tin. Ðức Mẹ mang đến cho thế gian Ðấng Cứu Ðộ. Xin cho chúng ta cũng mang ơn cứu độ và lời tán tụng đến cho anh chị em".
"Lạy Chúa, xin giúp cho con biết lắng nghe tiếng Chúa để yêu thương và phục vụ. Xin giúp con nói được tiếng Xin Vâng trong các ơn gọi của con, để Ðức Giêsu có thể có thể hạ sinh trong tâm hồn con".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 26
"Không có ai đem tôi xuống hồ." (Gioan 5:7). Người đau ốm này đã nằm đó suốt ba mươi tám năm và chẳng được ai chú ý đến. Ông muốn được chữa khỏi bệnh tật, nhưng chưa một lần được nhúng vào hồ Bethzatha. Ông không thể tự di chuyển nhanh chóng và chẳng ai buồn giúp ông. Chuyện này thật là buồn biết bao. Nhưng chúng ta chớ khóc thương người cũ mà quên người mới bây giờ. Biết bao nhiêu người trên thế giới này, ngày nay, nghèo càng nghèo thêm, biết bao kẻ không nhà, biết bao nhiêu người đang hấp hối vì đói khát, và biết bao nhiêu người đang bước đi trong tối tăm.
"Tất cả những ai kêu cầu danh Ðức Chúa sẽ được cứu thoát. Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Ðấng họ không tin? Làm sao họ tin Ðấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng? " (Ro 10:13-14). Cũng như người đau yếu trên không được chữa lành khi không có ai giúp anh, người ta không biết đến Chúa nếu không có ai chia sẻ Tin Mừng với họ.
Ðúng là việc hoán cải các linh hồn là công việc của Thiên Chúa, nhưng chính chúng ta là những người được gọi để rao giảng. Thánh Phanxicô thành Assisi nói: "Hãy rao giảng mọi lúc. Sử dụng lời nói của chúng ta khi cần". Nói cách khác, điều quan trọng nhất là trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải nên chứng nhân của đời sống mới trong Chúa Kitô và tùy theo điều kiện của mình tham gia vào các công việc truyền giáo.
Ðức Giêsu muốn chúng ta nên muối và ánh sáng - đúng liều lượng và vào thời điểm thích hợp. Một chút muối có thể làm người ta khát, nhưng nhiều quá sẽ làm họ đau ốm. Chút ánh sáng vừa phải mang lại ấm cúng, nhưng ánh sáng chói chang thiêu đốt. Cũng vậy, việc truyền giáo cần đưa ra sự thật trong cách thế lôi cuốn người ta - không áp lực hay cao ngạo. "Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. Nhưng phải trả lời cách hiền hòa và với sự kính trọng" (1 P 3:15). Chúng ta được kêu gọi để mời mọi người chia sẻ kinh nghiệm được thanh tẩy và canh tân trong Thiên Chúa mà chúng ta đã lãnh nhận. Trong khi chúng ta chìm trong nước của hồng ân và quyền năng chữa lành, ước gì chúng ta cũng mời gọi mọi người hãy đến và cùng chia sẻ với chúng ta.
"Lạy Chúa, con cám tạ Chúa vì hồng ân Ngài đã thương ban cho con. Xin cho con cũng biết mời gọi anh chị em đang đói khát công chính và sự thật đến để chia sẻ với con những hồng ân của Chúa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 27
Có rất nhiều chứng tá về Chúa Giêsu, nhưng cũng có quá nhiều người không chịu tin Ngài. Chính Ðức Giêsu đã nói về Ngài. Gioan Tẩy Giả cũng gọi Ngài là Chiên Thiên Chúa. Thánh Kinh của người Do Thái cũng chuẩn bị cho dân chúng về Ngài. Trong nhiều cách thế Chúa Cha đã đưa hết chứng tá này đến chứng tá khác để minh định chính Ðức Giêsu là con Thiên Chúa. Tuy nhiên, bất chấp những dấu chỉ này, đa số người đã không tin nhận Ngài.
Trước khi chúng ta phán xét sự không tin của những người này, có lẽ chúng ta cũng nên tự vấn lương tâm mình. Cộng thêm với những chứng tá mà người đồng thời với Ðức Giêsu có, chúng ta còn có thêm Tin Mừng, có hai ngàn năm lịch sử Kitô Giáo, và những chứng nhân cho đức tin là các Thánh, đặc biệt là các Thánh Tử Ðạo, các vị đã lấy chính mạng sống mình để minh chứng đức tin, và biết bao người vẫn còn đang sống quanh chúng ta.
Nhìn lại cuộc đời Chúa Cứu Thế, chúng ta có thể thấy toàn bộ đời Ngài - từ lúc được thụ thai cho đến cái chết, sự Phục Sinh và lên trời vinh hiển của Ngài - đã hoàn tất đầy đủ các lời hứa của Thánh Kinh. Tuy nhiên, biết bao lần chúng ta không nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu trong tâm hồn ta và trong những người chung quanh ta? Bao nhiêu lần chúng ta nghĩ và hành động như thể Chúa vắng mặt hay không hề quan tâm đến cuộc đời ta?
Vấn đề của sự không tin nhận Ðức Giêsu không phải là vấn đề chúng ta tự mình có thể giải quyết được. Ngài quá cao cả để ta có thể hiểu nổi với trí óc nông cạn của ta. Thoạt đầu, chính những môn đệ của Ngài, những người sống với Ngài ngày này sang ngày khác cũng không hiểu Ngài. Theo trình thuật Phúc Âm thánh Gioan, các môn đệ đã không hiểu hoàn toàn về Ngài cho đến khi Ngài từ trong kẻ chết sống lại và ban Thánh Thần Chúa ngự xuống trên họ. Chính Thánh Thần Thiên Chúa đã cho con người ơn nhận biết Ngài.
Thật là một điều vui mừng khi biết Thánh Thần Thiên Chúa đã ngự vào lòng chúng ta và mạc khải Ðức Kitô cho ta. Ngài không mệt mỏi nói với ta, mọi ngày trong đời ta, về sự hoàn toàn không vương chút tì vết, về tình yêu, và lòng thương xót của Ðức Giêsu. Cầu mong cho chúng ta biết chú ý lắng nghe Ngài.
"Lạy Thánh Thần Thiên Chúa, khi con trải qua những tình huống mỗi ngày trong đời con, xin mở lòng trí con. Xin giúp con nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu và giúp con biết lắng nghe ý Chúa trong mọi hành động và chọn lựa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 28
"Người ác bảo nhau rằng - cố nhiên là chúng nói bậy - Phải trị cho thằng kia biết tay mới được; vì y cứ chống đối bọn mình hoài. Thấy bọn mình phạm luật thì y càu nhàu khiển trách: đã học tập tốt như thế mà cớ sao cứ hành vi bạo ngược. Y khoe mình hiểu biết Thiên Chúa, và tự xưng là con Thiên Chúa. Bản mặt của y đúng là cái bản án chỉ trích các tư tưởng của bọn mình; và mỗi lần gặp y bọn mình thấy bứt rứt khó chịu. Người gì mà lối sống không giống ai; tư cách hoàn toàn khác thiên hạ. Y chê bọn mình là lũ mất nết; y tránh bóng chúng mình như tránh hủi. Y chủ trương ở lành thì gặp lành, lại vỗ ngực gọi Thiên Chúa là Cha mình. Cứ đợi xem y nói có đúng không, cứ chờ xem số phận y sẽ như thế nào. Là vì nếu người chính trực là con Thiên Chúa, thì ngài sẽ bảo hộ y, và cứu y khỏi tay kẻ thù. Bọn mình sẽ mạt sát y, hành hạ y, thử xem y có chịu nổi không, xem y có thực thuần hậu không, có thực nhẫn nại không. Bọn mình sẽ bắt y phải chết nhục nhã, vì chính miệng y nói ra, Thiên Chúa sẽ che chở y. Bọn chúng tư tưởng như vậy đó. Nhưng chúng đã lầm, lòng chúng tà vạy, thì mắt chúng bị mù luôn. Chúng không biết đường đi nước bước mà Thiên Chúa còn giữ kín, cũng không hay rằng làm lành sẽ được báo đáp, và tránh tội sẽ được tưởng thưởng. Thiên Chúa sẽ chiếu cố tới người chính trực" (Khôn Ngoan 2: 12-22).
Những người lần đầu tiên đọc những lời này có thể tự hỏi không biết những người ác này muốn ám chỉ ai. Nhưng chúng ta, những người đã quen thuộc với Thánh Kinh có thể nhận ra ngay họ đang nói cách tiên tri về những nỗi đau đớn và nhục nhã mà Ðức Giêsu sẽ phải chịu. Tác giả sách Khôn Ngoan đã sống rất lâu trước Chúa Giêsu nhưng Thiên Chúa đã cho ông cái nhìn sâu sắc về bản án bất công mà qua đó Con Thiên Chúa lật đổ nhào quyền lực của sự dữ và phục hồi nhân loại trong cuộc sống mới.
Khi Thánh Kinh cho biết kẻ ác "không biết đường đi nước bước mà Thiên Chúa còn giữ kín" (Khôn Ngoan 2:22), chúng ta biết Thiên Chúa có thể mạc khải "đường đi nước bước" của Ngài cho những ai lắng nghe và tuân theo lời Ngài. Thật vậy, qua Thánh Thần, Thiên Chúa linh hứng cho các sử gia, các tiên tri, và các thày giảng trong dân Do Thái để nhận ra những bí nhiệm trong chương trình của Ngài trong thời đại của họ. Cũng với Thánh Thần, Ngài ban sức cho những người nam, người nữ để tiên báo về thời điểm Con Ngài sẽ đến và thực thi các lời hứa.
Khi Ðức Giêsu đến, không chỉ các lời tiên tri đã được ứng nghiệm, nhưng chương trình của Thiên Chúa còn vượt xa hơn thế nữa. Con Thiên Chúa đã nhập thể trong thân phận con người để Ngài có thể chia sẻ thực sự thân phận con người của chúng ta. Ngài thí mạng sống của chính mình và trỗi dậy để chúng ta cũng được trỗi dậy trong sự sống thánh thiện.
"Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe lời Chúa tiếp tục nói với con về kế hoạch của Ngài và viết lên trong tim con đường lối thánh thiện của Ngài".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 29
Khi Ðức Giêsu tiếp tục rao giảng về Thiên Chúa và mạc khải những dấu chỉ của Nước Trời, nhiều người tại Giêrusalem bắt đầu tin vào Ngài - ngay cả những người lẽ ra phải chống lại Ngài. Những lính gác đền thờ và ông Nicôđêmô là những ví dụ. Trong nhiều cách thế khác nhau và với những mức độ thành công khác nhau, những người này đã được rao giảng Tin Mừng. Hồng ân Thiên Chúa bắt đầu tuôn đổ trong tâm hồn họ và họ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến Ðức Giêsu. Những người lính gác, chẳng hạn, đã rúng động bởi những lời Ngài đến nỗi họ không thể bắt Ngài. Và ông Nicôđêmô, người mà ban đầu chỉ lén gặp Ðức Giêsu trong đêm, đã đứng lên chống lại những người Pharisêu. Trong cả hai trường hợp trên, ta thấy những người đang trong tiến trình hoán cải theo Chúa Kitô.
Có rất nhiều cách để người ta có thể nghe biết đến Tin Mừng và tin vào Ðức Giêsu. Chúng ta có thể gặp gỡ những người nhận được Tin Mừng và đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về Ðức Giêsu, thậm chí, đứng lên dõng dạc đưa ra những tiếng nói bênh vực cho Ngài, như ông Nicôđêmô. Chúng ta cũng có thể gặp được những người như các lính canh, họ tiếp nhận Tin Mừng và bắt đầu đặt lại vấn đề đối với những điều họ đã giả định từ trước trong nhiều năm. Bất chấp phản ứng của họ thế nào, chúng ta cần nhậy cảm trước những hoán cải đang diễn ra trong nội tâm họ và tìm cách giúp họ tiến xa hơn.
Khi chúng ta thấy những dấu chỉ hồng ân Chúa đang diễn ra nơi người bạn nào đó, chúng ta nên làm gì? Ðiều đầu tiên và trên hết là hãy cầu nguyện cho họ. Cầu xin Chúa Thánh Thần hoạt động trong đời sống họ, mạc khải nhiều sự thật hơn về Ðức Giêsu. Hãy cầu nguyện để người bạn mình vượt qua được những chống đối và thái độ thù địch của những kẻ không tin hay hoài nghi.
Với những người không tin hay nặng lòng hoài nghi, hãy cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn bạn để bạn sẵn sàng nói hay làm những điều đúng ở những thời điểm thích hợp. Trên tất cả, xin cho chúng ta được mời gọi để yêu thương họ chân thành. Hãy nhớ rằng Thiên Chúa muốn mọi người tin tưởng nơi Ngài và chúc phúc cho những ai rao giảng về Ngài.
"Lạy Chúa Thánh Thần, xin cho con thấy dấu chỉ sự hiện diện của Chúa nơi anh em con. Xin ban cho những người đang thành tâm tìm kiếm Chúa sức mạnh và sự dẫn dắt của Ngài"
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 30
Thật khó cho con người trong thời của Chúa Giê-su chấp nhận Ngài là một ngôn sứ hay Ðấng Messiah. Nhưng Ngài đã cho họ một thử thách rất lớn: để tin rằng Ngài là con Thiên Chúa, Ngài thi hành quyền ban sống của Thiên Chúa. (Ga 8.51; Ga 5: 19-27). Lời tuyên bố như thế có nghĩa rằng Ngài có một sự tương quan với Thiên Chúa mà không một người nào được hưởng. Chúa Giê-su đã đi quá xa để nói với những người nghe, cho dẫu họ là con cháu của Abraham, không có nghĩa là họ đương nhiên biết Thiên Chúa (Ga 8:55), cách riêng họ từ chối chấp nhận Ngài là con Thiên Chúa. Những lời can đảm có thể đưa Chúa Giê-su lâm vào tình huống khó khăn hơn, nhưng Ngài vẫn nói cho họ biết.
Khi Chúa Giê-su nói:" trước khi có ông Áp-ra-ham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu !" (Ga 8:58), Ngài tuyên bố sự hiện hữu trước thời Áp-ra-ham. "Tôi hằng hữu" là một từ ngữ mà Thiên Chúa nói về chính mình. Nhiều đoạn văn khác, đã xuất hiện ở sách Isaiah 41:4; 43:10; và 45:18 (mặc dầu không luôn rõ ràng giải thích trong nhiều đoạn). Tự nói lên rằng "Tôi hằng hữu", Chúa Giê-su rõ ràng diễn tả mình với Thiên Chúa.
Như nhân cách hóa "Ðức Khôn Ngoan" trong sách Châm Ngôn, Chúa Giê-su trình bày Thiên Chúa trong thời sáng thế (Cn 8:27-31). Ngài luôn hướng về Thiên Chúa (Ga,1:1-5). Ngài sẽ hiển trị đến muôn đời (Kh 11,15). Chương trình Thiên Chúa cứu loài người khỏi tội và sự chết luôn can dự bởi Người Con của Thiên Chúa. Người Con luôn kết hợp mật thiết, hoàn toàn ưng thuận với Chúa Cha liên quan đến sự cứu độ mà Ngài đã thi hành cho nhân loại.
Tất cả những điểm này có thể nghe rất là thần học và trừu tượng, nhưng dựa vào những chân lý này để cầu nguyện sẽ mang lại cho chúng ta sự chữa lành và hứa hẹn. Bởi vì Chúa Giêsu là Thiên Chúa, chúng ta có thể đặt cuộc đời ta trong tay Ngài với trọn lòng tin tưởng. Ngài yêu thương chúng ta với tình yêu trước khi tạo dựng và tự biểu lộ rõ ràng trọn vẹn nhất qua cái chết hy sinh của Ngài để chuộc lại mỗi người trong chúng ta. Chúa Giê-su không bao giở bỏ rơi những ai tín thác nơi Ngài. Khi chúng ta đụng chạm đến nhiều thử thách trong cuộc sống hàng ngày, đức tin chúng ta có thể bắt đầu lay chuyển. Ðể giữ thế thăng bằng, chúng ta hãy nhớ rằng "Ðức Giê-su Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời." (Dt 13:8).
"Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã biết con từ khi còn trong lòng mẹ. Con tín thác cuộc đời con cho Chúa. Con biết Chúa sẽ không bao giờ đổi thay".
40 bài tĩnh tâm này đã được đăng trong Mùa Chay 2002. Nay theo yêu cầu của quý cha và anh chị em, VietCatholic xin đăng lại với hy vọng loạt bài tĩnh tâm 40 ngày này sẽ mang lại những ơn ích thiêng liêng cho chúng ta trong hành trình Mùa Chay Thánh 2008 này.
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 21
Hiệp nhất là một đặc tính chính yếu của Nước Thiên Chúa. Khi Thánh Thần Chúa được chào đón, dân Ngài thờ phượng Ngài và yêu thương lẫn nhau. Trái lại, trong vương quốc của quỷ, quỷ xúi giục người ta chống lại nhau bằng những lời nói dối và những mưu mô xảo quyệt. Những ai lắng nghe lời dối trá của quỷ sẽ trở nên ích kỷ, đóng kín và cay đắng với mọi người.
Một bức tranh xúc tích về công việc của Satan có thể tìm thấy trong cuốn The Great Divorce, một cuốn truyện ngắn của tác giả nổi tiếng C.S. Lewis. Trong cuốn sách của ông, Lewis đã tưởng tượng ra hỏa ngục như là một nơi không ai có thể chịu đựng nổi việc sống gần người khác. Theo một nhân vật trong chuyện, những cư dân của hỏa ngục thường "cãi nhau om sòm" đến mức họ phải cách biệt với nhau muôn đời. "Ngay khi một gã vừa dọn đến một con đường, chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau hắn bắt đầu gây gỗ với hàng xóm. Một tuần sau thì hắn cãi nhau to tiếng và thượng cẳng tay hạ cẳng chân với người chòm xóm rồi bỏ ra đầu làng. Ở đó hắn gây lộn tiếp và cuối cùng hắn cách biệt với người gần nhất một khoảng cách đo bằng 'một năm ánh sáng'".
Nếu chúng ta không dâng mình cho Chúa, trí óc chúng ta dễ trở thành mảnh đất mầu mỡ cho Satan gieo trồng những cây nghi kị ghen tuông và không trông cậy lẫn nhau. Chúng ta có thể sẽ kéo bè kết cánh và khiêu khích lẫn nhau bởi những câu chuyện ngồi lê đôi mách và những xuyên tạc lẫn nhau. Chỉ trông cậy vào khả năng của mình, chúng ta không bao giờ vượt thắng nổi vòng lẩn quẩn này. Nhưng nhờ tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta có thể hiệp nhất trong Ðức Kitô. Ðức Giêsu đã phán: "phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người" (Lk 11:13)
Chúng ta hãy giữ lòng chúng ta mở ra cho Thánh Thần. Ngài giúp ta ngăn cản những ý tưởng ghen tuông và đố kị với anh em ta, những chỉ trích không phải để sửa dạy, nâng đỡ anh em ta lên nhưng chà đạp anh em ta. Thay vì nuôi dưỡng trong lòng những ý tưởng làm ta xa cách và biệt lập với anh em, chúng ta hãy lắng nghe sự thật từ Thiên Chúa. Ngài cư ngụ trong tất cả mọi con cái Ngài. Chúng ta hãy đến với mọi người trong tình hiệp nhất Kitô Giáo. Ðức Giêsu sẽ giúp ta mở rộng hồn ta để quyền năng chuyển hóa của Thánh Thần Thiên Chúa giúp ta tránh được những mưu mô của ác thần.
"Lạy Chúa toàn năng, xin giúp con mở lòng con ra để chào đón Chúa Thánh Thần và xin biến đổi tâm hồn con để con luôn nhìn thấy được điều tích cực trong anh em con"
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 22
"Ta sẽ chữa lành sự bất tín của chúng; Ta sẽ tự ý yêu thương chúng" (Holsea 14:4)
Holsea thường được nhắc đến như tiên tri về tình yêu chí thánh, người đã nói về Thiên Chúa như Ðấng sẵn sàng chịu đau khổ để đưa dân yêu dấu của Ngài về với Ngài. Cả cuộc đời Holsea lẫn sứ điệp của ông là một ví dụ về một trong những đau khổ lớn lao: bị từ chối. Biết rằng Gomer, vợ ông, đã bất trung với mình, Holsea đã không chọn con đường ly dị nhưng tìm kiếm bà, tha thứ cho bà. Theo thời gian, ông đưa được bà về với đường ngay nẻo chánh.
Kinh nghiệm của Holsea cho ông một ý thức mãnh liệt về đường lối Chúa đối với dân Ngài, Israel. Ông biết Thiên Chúa coi dân Israel như "hiền thê" của Ngài và Ngài muốn họ yêu Ngài với cùng một tình cảm thân mật như hiền thê với phu quân. Holsea cũng biết Thiên Chúa cũng buồn phiền thế nào khi dân Ngài ngoảnh mặt đi với Ngài. Nhưng Thiên Chúa không trả thù.
Những lời của tiên tri Holsea nhắc ta nhớ rằng Thiên Chúa trung tín ngay cả khi chúng ta không trung tín với Ngài. Thiên Chúa luôn hoạt động để mang chúng ta về với tình yêu của Ngài. Ngay cả khi sửa phại Israel, Thiên Chúa cũng đã làm thế xuất phát từ tình yêu. Hơn bất cứ điều nào, Thiên Chúa muốn phục hồi dân Ngài thành dân mà Ngài yêu dấu. Thông điệp của ông đem lại vui mừng và hy vọng.
Bạn có muốn được biến đổi trong Chúa Kitô và kết hiệp thân mật với Ngài không? Những lời của tiên tri Holsea mời gọi bạn hãy bền đỗ với Thiên Chúa và để Ngài giải phóng khỏi bạn khỏi sự tự tôn và hư hỏng. Hãy để Thánh Thần canh tân tình yêu của bạn với Thiên Chúa.
Holsea đã vẽ ra một bức tranh đầy mầu sắc về hoạt động phục hồi của Thiên Chúa trong ta: "Ta nên như sương sa, Israel sẽ trổ bông như huệ; đâm rễ tựa Li-ban, ngành nó sẽ xòe ra, vinh dự nó sẽ đẹp như ô-liu, hương nó ngào ngạt như Li-ban". (Holsea 14:5-6)
"Lạy Chúa, tình yêu của Chúa không bao giờ tàn lụi. Con dâng lên Chúa hồn xác con ngày hôm nay. Xin cho con luôn trung tín với Chúa và xin canh tân con nên giống hình ảnh Ngài".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 23
Người Pharisêu đứng riêng một mình, cầu nguyện rằng: "Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con". (Lk 18:11-12).
Người Pharisêu đến với Chúa với hai bàn tay đầy ắp. Ông thu nhặt những chay tịnh, đóng thuế và tuân giữ luật Môise để giơ ra trước Chúa. "Chúa ơi, coi đây. Hãy nhìn những tốt lành của con". Và Chúa có thể nhìn thấy những điều ấy. Ngài không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vấn đề là hai bàn tay của người Pharisêu đã quá đầy. Ông ta không còn chỗ cho Chúa nữa. Thật vậy, quá tập trung vào những tính hay nết tốt của mình, ông không còn cần đến lòng thương xót Chúa.
Bạn có biết bạn cần đến lòng thương xót của Chúa không? Có khi nào bạn thấy tuy có va vấp chút đỉnh trên đường trọn lành nhưng chỉ cần một chút cố gắng nữa là tốt lắm rồi? Hay bạn thấy mình thật bất lực hoàn toàn nếu không có lòng thương xót và ơn thánh Chúa? Hai quan điểm trên thật là khác biệt. Quan điểm thứ nhất tuy nhìn nhận tình trạng tội lỗi nhưng không thấy được quyền lực của tội lỗi đang hoạt động trong tâm hồn ta. Trái lại, còn chủ quan hy vọng rằng những hành vi tốt sẽ bù trừ hay "cân bằng" được với những điều tội lỗi. Não trạng "cộng trừ công tội" của ta che mất đi nhu cầu cần đến Chúa và thánh giá của Ngài để diệt trừ tội lỗi trong ta.
Khi chỉ trông cậy vào sức mình, tất cả chúng ta đều đã phạm tội, đang phạm tội và sẽ còn phạm tội. Không có con đường nào thoát được ngoại trừ với ân sủng của Chúa. Ta phải xem tội lỗi như những dấu chỉ rõ rệt nhất nhu cầu cần đến ân sủng của Chúa. Chúng phải thôi thúc ta kêu lên "Xin thương xót con một kẻ tội lỗi" (Lk 18:13). Lúc đó, chúng ta mới thấy được niềm vui được Chúa tha thứ. Ngài luôn sẵn sàng đưa ta trở lại bên Ngài.
Hôm nay, khi bạn tự vấn lương tâm, hãy xin Chúa Thánh Thần giúp bạn. Hãy xin Ngài lên án chết cho quyền lực tội lỗi đang giày vò tâm hồn bạn và ban cho bạn tâm hồn mới. Hãy trông cậy nơi Ngài và Ngài sẽ chở che.
"Lạy Chúa Thánh Thần, xin ánh sáng của Ngài chiếu soi tâm hồn con hôm nay để con thấy sự yếu đuối của con và xin nâng con lên trong cuộc sống mới nơi Ðức Kitô".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 24
"Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng". (Lk 15:2). Với sự coi thường đến cỡ nào, những người Pharisêu đã làu bàu những lời trên! Dưới mắt họ, Ðức Giêsu, người đã từ chối những tục lệ của họ, đã quá tầm thường khi ngồi cùng bàn với chính những kẻ tội lỗi mà họ lên án. Tuy nhiên, với chúng ta, những người ý thức tình trạng tội lỗi của mình, Ngài thật cao cả và từ ái khi dang tay đón tiếp chúng ta.
Câu chuyện người con hoang đàng là một trong những bức tranh rõ nhất về hồng ân và lòng thương xót của Thiên Chúa. Nó mô tả tấm lòng của một người cha phiền não vì con mình, nhưng không từ chối nó. Thay cho một tâm hồn giận dữ, phẫn nộ, chúng ta thấy một tâm hồn đầy ắp lòng thương xót và trắc ẩn, một tâm hồn chỉ muốn được đoàn tụ với người thân thương. Ngay cả trước khi đứa con hoang đàng xin tha thứ, người cha này đã ôm đứa con vào lòng và nặc cho nó lòng thương xót.
Chúng ta hãy thử tưởng tượng, anh bạn trẻ này kinh ngạc đến ngần nào! Người cha nhân từ đã không giận dữ hay lạnh nhạt như anh ta nghĩ, nhưng đã tắm gội anh trong tình yêu, thương xót và chấp nhận.
Kinh nghiệm của người con hoang đàng trong dụ ngôn này cũng là kinh nghiệm của chúng ta trong đời. Mỗi người trong chúng ta đã phạm tội chống lại Chúa và cần khởi hành ngay trên con đường trở về nhà Cha với lòng khiêm tốn và ăn năn. Chúng ta sẽ gặp Chúa dang tay chào đón ta và đổ đầy trên ta tình yêu và lòng thương xót của Ngài.
Trong kinh nghiệm của sự tha thứ và được thanh tẩy, chúng ta nhận ra sự thật trong những lời của Thánh Phaolô "phàm ai ở trong Ðức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi." (2 Cor 5:17). Sự tha thứ trong Chúa Kitô dành cho chúng ta mạnh mẽ đến nỗi vượt quá sự tha những lỗi lầm của chúng ta để bao gồm cả sự tái tạo trong ta một tâm trí mới.
"Lạy Cha trên trời, con tạ ơn Cha vì tình yêu. Xin cho con chớ quên lòng thương xót Chúa dành cho con hay quyền năng của Ngài để giúp con nên một tạo vật mới".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 25
"Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần truyền". (Lk 1:38). Chúng ta hãy tưởng tượng đức tin của Ðức Mẹ phải mạnh mẽ đến thế nào trong lời Xin Vâng của Mẹ trước lời mời gọi dự phần vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Sự phó thác, đức tin, hy vọng, khiêm nhường, vâng phục và tình yêu đã hội tụ trong những lời đơn sơ này, những lời làm thay đổi thế giới mãi mãi.
Lời Xin Vâng của Ðức Mẹ không chỉ dừng lại trong ngày Thiên Thần Chúa truyền tin cho Mẹ mà còn trên mọi bước trong cuộc hành hương dưới thế của Mẹ. Xuyên suốt trong cuộc đời Mẹ, Mẹ đã sống trong sự khiêm nhường vâng phục ý Chúa. Xuyên suốt trong cuộc đời Mẹ, Mẹ lớn dần trong sự lệhuộc vào Thánh Thần Chúa và trở nên một chứng nhân cao cả của cuộc sống mới mà Ðức Giêsu Kitô mang đến cho tất cả chúng ta.
Như Ðức Mẹ, chúng ta cũng được kêu gọi để Xin Vâng với Thiên Chúa không phải chỉ một lần mà nhiều lần. Như Mẹ, chúng ta cũng được mời gọi để vào một mối quan hệ thân tình với Thánh Linh Thiên Chúa - biến tâm hồn ta nên nơi Ngài ngự, lắng nghe lời Ngài, để hành động dưới sự dẫn dắt của Ngài, và để mang Ðức Giêsu đến cho thế giới. Như Ðức Mẹ, có thể chúng ta cũng sẽ hỏi "Chuyện ấy xảy ra thế nào được?" (Lk 1:34). Nhưng cuối cùng, xin cho chúng ta cũng nói được tiếng Xin Vâng trong phó thác, đức tin, hy vọng, khiêm nhường, vâng phục và tình yêu.
Thánh Augustinô có lần đã viết: "Ðức Mẹ cưu mang Ngài trong cung lòng bà. Xin cho chúng ta mang Ngài trong tâm hồn ta. Ðức Mẹ đã cưu mang Ngài nhờ mầu nhiệm nhập thể. Xin cho chúng ta mang Ngài trong tâm hồn ta nhờ đức tin. Ðức Mẹ mang đến cho thế gian Ðấng Cứu Ðộ. Xin cho chúng ta cũng mang ơn cứu độ và lời tán tụng đến cho anh chị em".
"Lạy Chúa, xin giúp cho con biết lắng nghe tiếng Chúa để yêu thương và phục vụ. Xin giúp con nói được tiếng Xin Vâng trong các ơn gọi của con, để Ðức Giêsu có thể có thể hạ sinh trong tâm hồn con".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 26
"Không có ai đem tôi xuống hồ." (Gioan 5:7). Người đau ốm này đã nằm đó suốt ba mươi tám năm và chẳng được ai chú ý đến. Ông muốn được chữa khỏi bệnh tật, nhưng chưa một lần được nhúng vào hồ Bethzatha. Ông không thể tự di chuyển nhanh chóng và chẳng ai buồn giúp ông. Chuyện này thật là buồn biết bao. Nhưng chúng ta chớ khóc thương người cũ mà quên người mới bây giờ. Biết bao nhiêu người trên thế giới này, ngày nay, nghèo càng nghèo thêm, biết bao kẻ không nhà, biết bao nhiêu người đang hấp hối vì đói khát, và biết bao nhiêu người đang bước đi trong tối tăm.
"Tất cả những ai kêu cầu danh Ðức Chúa sẽ được cứu thoát. Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Ðấng họ không tin? Làm sao họ tin Ðấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng? " (Ro 10:13-14). Cũng như người đau yếu trên không được chữa lành khi không có ai giúp anh, người ta không biết đến Chúa nếu không có ai chia sẻ Tin Mừng với họ.
Ðúng là việc hoán cải các linh hồn là công việc của Thiên Chúa, nhưng chính chúng ta là những người được gọi để rao giảng. Thánh Phanxicô thành Assisi nói: "Hãy rao giảng mọi lúc. Sử dụng lời nói của chúng ta khi cần". Nói cách khác, điều quan trọng nhất là trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta phải nên chứng nhân của đời sống mới trong Chúa Kitô và tùy theo điều kiện của mình tham gia vào các công việc truyền giáo.
Ðức Giêsu muốn chúng ta nên muối và ánh sáng - đúng liều lượng và vào thời điểm thích hợp. Một chút muối có thể làm người ta khát, nhưng nhiều quá sẽ làm họ đau ốm. Chút ánh sáng vừa phải mang lại ấm cúng, nhưng ánh sáng chói chang thiêu đốt. Cũng vậy, việc truyền giáo cần đưa ra sự thật trong cách thế lôi cuốn người ta - không áp lực hay cao ngạo. "Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. Nhưng phải trả lời cách hiền hòa và với sự kính trọng" (1 P 3:15). Chúng ta được kêu gọi để mời mọi người chia sẻ kinh nghiệm được thanh tẩy và canh tân trong Thiên Chúa mà chúng ta đã lãnh nhận. Trong khi chúng ta chìm trong nước của hồng ân và quyền năng chữa lành, ước gì chúng ta cũng mời gọi mọi người hãy đến và cùng chia sẻ với chúng ta.
"Lạy Chúa, con cám tạ Chúa vì hồng ân Ngài đã thương ban cho con. Xin cho con cũng biết mời gọi anh chị em đang đói khát công chính và sự thật đến để chia sẻ với con những hồng ân của Chúa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 27
Có rất nhiều chứng tá về Chúa Giêsu, nhưng cũng có quá nhiều người không chịu tin Ngài. Chính Ðức Giêsu đã nói về Ngài. Gioan Tẩy Giả cũng gọi Ngài là Chiên Thiên Chúa. Thánh Kinh của người Do Thái cũng chuẩn bị cho dân chúng về Ngài. Trong nhiều cách thế Chúa Cha đã đưa hết chứng tá này đến chứng tá khác để minh định chính Ðức Giêsu là con Thiên Chúa. Tuy nhiên, bất chấp những dấu chỉ này, đa số người đã không tin nhận Ngài.
Trước khi chúng ta phán xét sự không tin của những người này, có lẽ chúng ta cũng nên tự vấn lương tâm mình. Cộng thêm với những chứng tá mà người đồng thời với Ðức Giêsu có, chúng ta còn có thêm Tin Mừng, có hai ngàn năm lịch sử Kitô Giáo, và những chứng nhân cho đức tin là các Thánh, đặc biệt là các Thánh Tử Ðạo, các vị đã lấy chính mạng sống mình để minh chứng đức tin, và biết bao người vẫn còn đang sống quanh chúng ta.
Nhìn lại cuộc đời Chúa Cứu Thế, chúng ta có thể thấy toàn bộ đời Ngài - từ lúc được thụ thai cho đến cái chết, sự Phục Sinh và lên trời vinh hiển của Ngài - đã hoàn tất đầy đủ các lời hứa của Thánh Kinh. Tuy nhiên, biết bao lần chúng ta không nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu trong tâm hồn ta và trong những người chung quanh ta? Bao nhiêu lần chúng ta nghĩ và hành động như thể Chúa vắng mặt hay không hề quan tâm đến cuộc đời ta?
Vấn đề của sự không tin nhận Ðức Giêsu không phải là vấn đề chúng ta tự mình có thể giải quyết được. Ngài quá cao cả để ta có thể hiểu nổi với trí óc nông cạn của ta. Thoạt đầu, chính những môn đệ của Ngài, những người sống với Ngài ngày này sang ngày khác cũng không hiểu Ngài. Theo trình thuật Phúc Âm thánh Gioan, các môn đệ đã không hiểu hoàn toàn về Ngài cho đến khi Ngài từ trong kẻ chết sống lại và ban Thánh Thần Chúa ngự xuống trên họ. Chính Thánh Thần Thiên Chúa đã cho con người ơn nhận biết Ngài.
Thật là một điều vui mừng khi biết Thánh Thần Thiên Chúa đã ngự vào lòng chúng ta và mạc khải Ðức Kitô cho ta. Ngài không mệt mỏi nói với ta, mọi ngày trong đời ta, về sự hoàn toàn không vương chút tì vết, về tình yêu, và lòng thương xót của Ðức Giêsu. Cầu mong cho chúng ta biết chú ý lắng nghe Ngài.
"Lạy Thánh Thần Thiên Chúa, khi con trải qua những tình huống mỗi ngày trong đời con, xin mở lòng trí con. Xin giúp con nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu và giúp con biết lắng nghe ý Chúa trong mọi hành động và chọn lựa".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 28
"Người ác bảo nhau rằng - cố nhiên là chúng nói bậy - Phải trị cho thằng kia biết tay mới được; vì y cứ chống đối bọn mình hoài. Thấy bọn mình phạm luật thì y càu nhàu khiển trách: đã học tập tốt như thế mà cớ sao cứ hành vi bạo ngược. Y khoe mình hiểu biết Thiên Chúa, và tự xưng là con Thiên Chúa. Bản mặt của y đúng là cái bản án chỉ trích các tư tưởng của bọn mình; và mỗi lần gặp y bọn mình thấy bứt rứt khó chịu. Người gì mà lối sống không giống ai; tư cách hoàn toàn khác thiên hạ. Y chê bọn mình là lũ mất nết; y tránh bóng chúng mình như tránh hủi. Y chủ trương ở lành thì gặp lành, lại vỗ ngực gọi Thiên Chúa là Cha mình. Cứ đợi xem y nói có đúng không, cứ chờ xem số phận y sẽ như thế nào. Là vì nếu người chính trực là con Thiên Chúa, thì ngài sẽ bảo hộ y, và cứu y khỏi tay kẻ thù. Bọn mình sẽ mạt sát y, hành hạ y, thử xem y có chịu nổi không, xem y có thực thuần hậu không, có thực nhẫn nại không. Bọn mình sẽ bắt y phải chết nhục nhã, vì chính miệng y nói ra, Thiên Chúa sẽ che chở y. Bọn chúng tư tưởng như vậy đó. Nhưng chúng đã lầm, lòng chúng tà vạy, thì mắt chúng bị mù luôn. Chúng không biết đường đi nước bước mà Thiên Chúa còn giữ kín, cũng không hay rằng làm lành sẽ được báo đáp, và tránh tội sẽ được tưởng thưởng. Thiên Chúa sẽ chiếu cố tới người chính trực" (Khôn Ngoan 2: 12-22).
Những người lần đầu tiên đọc những lời này có thể tự hỏi không biết những người ác này muốn ám chỉ ai. Nhưng chúng ta, những người đã quen thuộc với Thánh Kinh có thể nhận ra ngay họ đang nói cách tiên tri về những nỗi đau đớn và nhục nhã mà Ðức Giêsu sẽ phải chịu. Tác giả sách Khôn Ngoan đã sống rất lâu trước Chúa Giêsu nhưng Thiên Chúa đã cho ông cái nhìn sâu sắc về bản án bất công mà qua đó Con Thiên Chúa lật đổ nhào quyền lực của sự dữ và phục hồi nhân loại trong cuộc sống mới.
Khi Thánh Kinh cho biết kẻ ác "không biết đường đi nước bước mà Thiên Chúa còn giữ kín" (Khôn Ngoan 2:22), chúng ta biết Thiên Chúa có thể mạc khải "đường đi nước bước" của Ngài cho những ai lắng nghe và tuân theo lời Ngài. Thật vậy, qua Thánh Thần, Thiên Chúa linh hứng cho các sử gia, các tiên tri, và các thày giảng trong dân Do Thái để nhận ra những bí nhiệm trong chương trình của Ngài trong thời đại của họ. Cũng với Thánh Thần, Ngài ban sức cho những người nam, người nữ để tiên báo về thời điểm Con Ngài sẽ đến và thực thi các lời hứa.
Khi Ðức Giêsu đến, không chỉ các lời tiên tri đã được ứng nghiệm, nhưng chương trình của Thiên Chúa còn vượt xa hơn thế nữa. Con Thiên Chúa đã nhập thể trong thân phận con người để Ngài có thể chia sẻ thực sự thân phận con người của chúng ta. Ngài thí mạng sống của chính mình và trỗi dậy để chúng ta cũng được trỗi dậy trong sự sống thánh thiện.
"Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe lời Chúa tiếp tục nói với con về kế hoạch của Ngài và viết lên trong tim con đường lối thánh thiện của Ngài".
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 29
Khi Ðức Giêsu tiếp tục rao giảng về Thiên Chúa và mạc khải những dấu chỉ của Nước Trời, nhiều người tại Giêrusalem bắt đầu tin vào Ngài - ngay cả những người lẽ ra phải chống lại Ngài. Những lính gác đền thờ và ông Nicôđêmô là những ví dụ. Trong nhiều cách thế khác nhau và với những mức độ thành công khác nhau, những người này đã được rao giảng Tin Mừng. Hồng ân Thiên Chúa bắt đầu tuôn đổ trong tâm hồn họ và họ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến Ðức Giêsu. Những người lính gác, chẳng hạn, đã rúng động bởi những lời Ngài đến nỗi họ không thể bắt Ngài. Và ông Nicôđêmô, người mà ban đầu chỉ lén gặp Ðức Giêsu trong đêm, đã đứng lên chống lại những người Pharisêu. Trong cả hai trường hợp trên, ta thấy những người đang trong tiến trình hoán cải theo Chúa Kitô.
Có rất nhiều cách để người ta có thể nghe biết đến Tin Mừng và tin vào Ðức Giêsu. Chúng ta có thể gặp gỡ những người nhận được Tin Mừng và đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về Ðức Giêsu, thậm chí, đứng lên dõng dạc đưa ra những tiếng nói bênh vực cho Ngài, như ông Nicôđêmô. Chúng ta cũng có thể gặp được những người như các lính canh, họ tiếp nhận Tin Mừng và bắt đầu đặt lại vấn đề đối với những điều họ đã giả định từ trước trong nhiều năm. Bất chấp phản ứng của họ thế nào, chúng ta cần nhậy cảm trước những hoán cải đang diễn ra trong nội tâm họ và tìm cách giúp họ tiến xa hơn.
Khi chúng ta thấy những dấu chỉ hồng ân Chúa đang diễn ra nơi người bạn nào đó, chúng ta nên làm gì? Ðiều đầu tiên và trên hết là hãy cầu nguyện cho họ. Cầu xin Chúa Thánh Thần hoạt động trong đời sống họ, mạc khải nhiều sự thật hơn về Ðức Giêsu. Hãy cầu nguyện để người bạn mình vượt qua được những chống đối và thái độ thù địch của những kẻ không tin hay hoài nghi.
Với những người không tin hay nặng lòng hoài nghi, hãy cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn bạn để bạn sẵn sàng nói hay làm những điều đúng ở những thời điểm thích hợp. Trên tất cả, xin cho chúng ta được mời gọi để yêu thương họ chân thành. Hãy nhớ rằng Thiên Chúa muốn mọi người tin tưởng nơi Ngài và chúc phúc cho những ai rao giảng về Ngài.
"Lạy Chúa Thánh Thần, xin cho con thấy dấu chỉ sự hiện diện của Chúa nơi anh em con. Xin ban cho những người đang thành tâm tìm kiếm Chúa sức mạnh và sự dẫn dắt của Ngài"
40 bài tĩnh tâm Mùa Chay dành cho giới trẻ: Bài 30
Thật khó cho con người trong thời của Chúa Giê-su chấp nhận Ngài là một ngôn sứ hay Ðấng Messiah. Nhưng Ngài đã cho họ một thử thách rất lớn: để tin rằng Ngài là con Thiên Chúa, Ngài thi hành quyền ban sống của Thiên Chúa. (Ga 8.51; Ga 5: 19-27). Lời tuyên bố như thế có nghĩa rằng Ngài có một sự tương quan với Thiên Chúa mà không một người nào được hưởng. Chúa Giê-su đã đi quá xa để nói với những người nghe, cho dẫu họ là con cháu của Abraham, không có nghĩa là họ đương nhiên biết Thiên Chúa (Ga 8:55), cách riêng họ từ chối chấp nhận Ngài là con Thiên Chúa. Những lời can đảm có thể đưa Chúa Giê-su lâm vào tình huống khó khăn hơn, nhưng Ngài vẫn nói cho họ biết.
Khi Chúa Giê-su nói:" trước khi có ông Áp-ra-ham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu !" (Ga 8:58), Ngài tuyên bố sự hiện hữu trước thời Áp-ra-ham. "Tôi hằng hữu" là một từ ngữ mà Thiên Chúa nói về chính mình. Nhiều đoạn văn khác, đã xuất hiện ở sách Isaiah 41:4; 43:10; và 45:18 (mặc dầu không luôn rõ ràng giải thích trong nhiều đoạn). Tự nói lên rằng "Tôi hằng hữu", Chúa Giê-su rõ ràng diễn tả mình với Thiên Chúa.
Như nhân cách hóa "Ðức Khôn Ngoan" trong sách Châm Ngôn, Chúa Giê-su trình bày Thiên Chúa trong thời sáng thế (Cn 8:27-31). Ngài luôn hướng về Thiên Chúa (Ga,1:1-5). Ngài sẽ hiển trị đến muôn đời (Kh 11,15). Chương trình Thiên Chúa cứu loài người khỏi tội và sự chết luôn can dự bởi Người Con của Thiên Chúa. Người Con luôn kết hợp mật thiết, hoàn toàn ưng thuận với Chúa Cha liên quan đến sự cứu độ mà Ngài đã thi hành cho nhân loại.
Tất cả những điểm này có thể nghe rất là thần học và trừu tượng, nhưng dựa vào những chân lý này để cầu nguyện sẽ mang lại cho chúng ta sự chữa lành và hứa hẹn. Bởi vì Chúa Giêsu là Thiên Chúa, chúng ta có thể đặt cuộc đời ta trong tay Ngài với trọn lòng tin tưởng. Ngài yêu thương chúng ta với tình yêu trước khi tạo dựng và tự biểu lộ rõ ràng trọn vẹn nhất qua cái chết hy sinh của Ngài để chuộc lại mỗi người trong chúng ta. Chúa Giê-su không bao giở bỏ rơi những ai tín thác nơi Ngài. Khi chúng ta đụng chạm đến nhiều thử thách trong cuộc sống hàng ngày, đức tin chúng ta có thể bắt đầu lay chuyển. Ðể giữ thế thăng bằng, chúng ta hãy nhớ rằng "Ðức Giê-su Ki-tô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời." (Dt 13:8).
"Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã biết con từ khi còn trong lòng mẹ. Con tín thác cuộc đời con cho Chúa. Con biết Chúa sẽ không bao giờ đổi thay".
Cảm Nghiệm Từ Một Chuyến Đi
Lặng Thầm
07:54 09/02/2008
Cảm Nghiệm Từ Một Chuyến Đi
Chắc hẳn ai trong chúng ta khi trở về quê hương nghỉ phép đều có những dự tính, những ước mong chờ được thực hiện.
Hôm nay tôi được trở lại quê hương, lòng tôi hân hoan biết bao khi gặp lại những người thân thương. Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy rõ sự đổi thay của quê hương mình. Và tôi chợt nhớ đến câu nói của Đức Giêsu: “Mọi sự sẽ qua đi nhưng lời Ta sẽ tồn tại mãi”.
Thời gian – chính thời gian làm cho con người càng tiến gần đến sự chết, nhưng cũng trong thời gian tôi nhận ra được tình yêu Thiên Chúa đã dành cho tôi, cho mọi người.
Trong hành trình bước theo Chúa, tôi đã từng cầu nguyện rằng: “Xin cho con cảm nghiệm được tình yêu Chúa đã dành cho con”. Và khi nhìn vào vạn vật: cỏ cây, hoa lá, đất trời, trong từng hơi thở tôi cũng nhận ra tình yêu Ngài, một tình yêu cao vời vượt quá sức tưởng tượng.
Khi nhìn vào mọi biến cố xảy ra trước mắt và khi tôi nhìn lại quá khứ, tôi nhận ra đó là những dấu chỉ của tình yêu Chúa và thánh ý Ngài. Biết nói sao cho hết được tình yêu Chúa đã dành cho tôi. Tôi không thể diễn tả bằng lời, bằng ngôn ngữ con người. Tôi chỉ biết tri ân, cảm tạ Chúa trong tâm hồn, trong mọi việc hằng ngày.
Trong cuộc dấn thân này, tôi cũng đã từng xin Chúa rằng: “Xin cho con được thông phần vào mầu nhiệm Thập Giá với Chúa”. Và Chúa đã nhậm lời, thực sự là Chúa đã nhậm lời hơn tôi mong đợi.
Xin được trích một khúc hát của Linh mục Duy Thiên để nói lên những điều tôi hằng ấp ủ trong lòng: “Tình yêu Chúa cao vời biết bao, nào con biết đáp đền thế nào để cho cân xứng Chúa ơi, để cho cân xứng Chúa ơi!”
Lặng Thầm
Hòa Giang - Long Xuyên
Mùa Xuân Mậu Tý 2008
Chắc hẳn ai trong chúng ta khi trở về quê hương nghỉ phép đều có những dự tính, những ước mong chờ được thực hiện.
Hôm nay tôi được trở lại quê hương, lòng tôi hân hoan biết bao khi gặp lại những người thân thương. Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy rõ sự đổi thay của quê hương mình. Và tôi chợt nhớ đến câu nói của Đức Giêsu: “Mọi sự sẽ qua đi nhưng lời Ta sẽ tồn tại mãi”.
Thời gian – chính thời gian làm cho con người càng tiến gần đến sự chết, nhưng cũng trong thời gian tôi nhận ra được tình yêu Thiên Chúa đã dành cho tôi, cho mọi người.
Trong hành trình bước theo Chúa, tôi đã từng cầu nguyện rằng: “Xin cho con cảm nghiệm được tình yêu Chúa đã dành cho con”. Và khi nhìn vào vạn vật: cỏ cây, hoa lá, đất trời, trong từng hơi thở tôi cũng nhận ra tình yêu Ngài, một tình yêu cao vời vượt quá sức tưởng tượng.
Khi nhìn vào mọi biến cố xảy ra trước mắt và khi tôi nhìn lại quá khứ, tôi nhận ra đó là những dấu chỉ của tình yêu Chúa và thánh ý Ngài. Biết nói sao cho hết được tình yêu Chúa đã dành cho tôi. Tôi không thể diễn tả bằng lời, bằng ngôn ngữ con người. Tôi chỉ biết tri ân, cảm tạ Chúa trong tâm hồn, trong mọi việc hằng ngày.
Trong cuộc dấn thân này, tôi cũng đã từng xin Chúa rằng: “Xin cho con được thông phần vào mầu nhiệm Thập Giá với Chúa”. Và Chúa đã nhậm lời, thực sự là Chúa đã nhậm lời hơn tôi mong đợi.
Xin được trích một khúc hát của Linh mục Duy Thiên để nói lên những điều tôi hằng ấp ủ trong lòng: “Tình yêu Chúa cao vời biết bao, nào con biết đáp đền thế nào để cho cân xứng Chúa ơi, để cho cân xứng Chúa ơi!”
Lặng Thầm
Hòa Giang - Long Xuyên
Mùa Xuân Mậu Tý 2008
Cám dỗ, nguy cơ và cơ may
Lm. Pietro Nguyễn Hương
10:20 09/02/2008
Chúa Nhật I Mùa Chay Năm A
Cám dỗ, nguy cơ và cơ may
Với Chúa nhật I mùa Chay năm A, phụng vụ Lời Chúa hướng sự chú ý của chúng ta tới một chủ đề chính đáng suy nghĩ đó là CÁM DỖ. Chủ đề này như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bài đọc. Nếu ma quỉ xuất hiện như làm một kẻ thù rất nguy hiểm của con người, thì Đức Giêsu là người chiến thắng tất cả các cám dỗ và cạm bẫy của Ma quỉ, trở thành khuôn mẫu và là Đấng cứu độ duy nhất và phổ quát của nhân loại.
Bài Đọc I từ Sách Sáng Thế (St 2,7-9. 3,1-7), kể cho chúng ta nghe lại câu chuyện sa ngã của tổ tiên chúng ta do những lời mời mọc ngọt ngào của con rắn. Adam va Eva bị cám dỗ ăn trái cấm của “cây biết lành biết dữ” (St 3,2). Họ đã sa ngã, xa rời Thiên Chúa, đánh mất sự sống và sự hiệp thông mật thiết với Thiên Chúa, Đấng là nguồn mạch của mọi sự thiện hảo. Câu chuyện này cũng nhắc nhở chúng ta về một sự kiện lịch sử là nhân loại ngay từ đầu đã phạm tội và không có khả năng giải phóng mình khỏi tội lỗi và sự giữ. Nhân loại cần đến ơn cứu độ, sự hoàn nguyên đến từ Thiên Chúa.
Thánh Phaolô trong thư gửi các tín hữu Rôma (Rm 5,12-19), cho chúng ta lời giải đáp về mầu nhiệm cứu độ của nhân loại mà Đức Kitô đã mang lại qua mầu nhiệm thương khó, tử nạn và phục sinh của Đức Kitô: «Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính» (Rm 5,19).
Bài Tin mừng (Mt 4,1-11) giới thiệu với chúng ta kinh nghiệm của Đức Giêsu trong sa mạc, nơi Người bị cám dỗ và chống lại Satan như thế nào.
Chúng ta hãy nhìn vào ba cơn cám dỗ của Đức Giêsu: cơn cám dỗ thứ nhất, trong lúc đói lã, Ma quỉ đề nghị Người biến những viên đá thành bánh để ăn. Đấy là cám dỗ đặc trưng về vật chất. Nhưng Đức Giêsu trả lời: «Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra» (Mt 4,4). Đức Giêsu đã từ chối cám dỗ này và sống phó thác vào Chúa Cha, vì đối với Người có một thức ăn quan trọng hơn “bánh mì” đó là Lời Chúa và thi hành theo Ý Cha.
Trong cơn cám dỗ thứ hai: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi!» (Mt 4,6). Đây là cám dỗ về lòng kiêu ngạo. Ma quỉ gợi lên sự ngờ vực, thách thức về Tình Yêu của Chúa Cha đối với Người, và để nghị Người sử dụng quền của mình để làm những cảnh ngoạn mục, tìm kiếm sự vỗ tay của đám đông. Trong câu trả lời: «Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi», Chúa Giêsu cho thấy Người là Con đích thực của Thiên Chúa, đã chọn một cách sống trong khiêm tốn, trong ẩn dật, và không cần phải bắt Thiên Chúa làm theo ý mình để biểu lộ tình yêu đối với mình. Cách đơn giản Người sống tin tưởng vào Cha.
Cuối cùng, Cám dỗ thứ ba liên quan đến sự khát khao quyền lực: "Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi. (Mt 4,9). Một cách công khai Ma quỉ để lộ mục đích của nó: hãy thờ lạy tôi chứ không phải Thiên Chúa, bạn sẽ có tất cả. Chúa Giêsu trả lời bằng một lối sống thực sự chỉ có tôn thờ và phục vụ một mình Thiên Chúa mà thôi.
Quả thật, cả ba cám dỗ của Đức Giêsu là “ba con đường dễ dãi để không trải qua Thập Giá” (Fulton Sheen), nhưng Đức Giêsu đã chấp nhận con đường Thập Giá, với một tình yêu và lòng phó thác hoàn toàn vào Cha. Như thế, Người đã chiến thắng và như thế qua Thập Giá, Người cứu độ chúng ta.
Cũng như Đức Giêsu, ngày hôm nay chúng ta sống trong thế giới này, một thế giới đầy cám dỗ, và cám dỗ hôm nay được mặc nhiều dáng vẽ hấp dẫn và đẹp đẽ. Đằng sau những cám dỗ là Ma quỉ, kẻ thù luôn dấu mặt. Kẻ được định nghĩa bởi Gioan như là cha đẻ của sự dối trá (Gv 8,44), một kẻ thù rất nguy hiểm không bao giờ ngủ, luôn sẵn sàng để thử thách chúng ta. Và như nhà thơ Baudelaire nói: “Sự quỉ quyệt nhất của ma quỉ là làm cho con người không tin rằng nó hiện hữu”.
Chúng ta đừng có sợ hãi vì Đức Kitô đã chiến thắng Satan để giải thoát ta khỏi Satan. Chúng ta hãy học hỏi từ Đức Giêsu, để chiến đấu với Ma quỉ bằng sức mạnh của Lời Chúa, và khí cụ của việc ăn chay, cầu nguyện và việc bác ái. Hãy học nơi Người để tĩnh thức luôn, để nói KHÔNG với từng cơn cám dỗ và nói VÂNG với Thiên Chúa. Đặc biệt là như Đức Giêsu, hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn cuộc đời chúng ta, hãy trở nên nhảy cảm và dễ bảo với Người. Tôi xác tín rằng, nếu chúng ta bước đi trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ chiến thắng các cám dỗ, và qua những thử thách đó chúng ta sẽ trưởng thành trong Đức Tin và trong Tình Yêu với Thiên Chúa và với mọi người. Đó là tin vui và cùng với niềm vui đó chúng ta bắt đầu hành trình Mùa chay hướng về niềm vui phục sinh của Đức Kitô, Chúa Chúng ta. Amen!
Cám dỗ, nguy cơ và cơ may
Với Chúa nhật I mùa Chay năm A, phụng vụ Lời Chúa hướng sự chú ý của chúng ta tới một chủ đề chính đáng suy nghĩ đó là CÁM DỖ. Chủ đề này như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các bài đọc. Nếu ma quỉ xuất hiện như làm một kẻ thù rất nguy hiểm của con người, thì Đức Giêsu là người chiến thắng tất cả các cám dỗ và cạm bẫy của Ma quỉ, trở thành khuôn mẫu và là Đấng cứu độ duy nhất và phổ quát của nhân loại.
Bài Đọc I từ Sách Sáng Thế (St 2,7-9. 3,1-7), kể cho chúng ta nghe lại câu chuyện sa ngã của tổ tiên chúng ta do những lời mời mọc ngọt ngào của con rắn. Adam va Eva bị cám dỗ ăn trái cấm của “cây biết lành biết dữ” (St 3,2). Họ đã sa ngã, xa rời Thiên Chúa, đánh mất sự sống và sự hiệp thông mật thiết với Thiên Chúa, Đấng là nguồn mạch của mọi sự thiện hảo. Câu chuyện này cũng nhắc nhở chúng ta về một sự kiện lịch sử là nhân loại ngay từ đầu đã phạm tội và không có khả năng giải phóng mình khỏi tội lỗi và sự giữ. Nhân loại cần đến ơn cứu độ, sự hoàn nguyên đến từ Thiên Chúa.
Thánh Phaolô trong thư gửi các tín hữu Rôma (Rm 5,12-19), cho chúng ta lời giải đáp về mầu nhiệm cứu độ của nhân loại mà Đức Kitô đã mang lại qua mầu nhiệm thương khó, tử nạn và phục sinh của Đức Kitô: «Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính» (Rm 5,19).
Bài Tin mừng (Mt 4,1-11) giới thiệu với chúng ta kinh nghiệm của Đức Giêsu trong sa mạc, nơi Người bị cám dỗ và chống lại Satan như thế nào.
Chúng ta hãy nhìn vào ba cơn cám dỗ của Đức Giêsu: cơn cám dỗ thứ nhất, trong lúc đói lã, Ma quỉ đề nghị Người biến những viên đá thành bánh để ăn. Đấy là cám dỗ đặc trưng về vật chất. Nhưng Đức Giêsu trả lời: «Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra» (Mt 4,4). Đức Giêsu đã từ chối cám dỗ này và sống phó thác vào Chúa Cha, vì đối với Người có một thức ăn quan trọng hơn “bánh mì” đó là Lời Chúa và thi hành theo Ý Cha.
Trong cơn cám dỗ thứ hai: "Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì gieo mình xuống đi!» (Mt 4,6). Đây là cám dỗ về lòng kiêu ngạo. Ma quỉ gợi lên sự ngờ vực, thách thức về Tình Yêu của Chúa Cha đối với Người, và để nghị Người sử dụng quền của mình để làm những cảnh ngoạn mục, tìm kiếm sự vỗ tay của đám đông. Trong câu trả lời: «Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi», Chúa Giêsu cho thấy Người là Con đích thực của Thiên Chúa, đã chọn một cách sống trong khiêm tốn, trong ẩn dật, và không cần phải bắt Thiên Chúa làm theo ý mình để biểu lộ tình yêu đối với mình. Cách đơn giản Người sống tin tưởng vào Cha.
Cuối cùng, Cám dỗ thứ ba liên quan đến sự khát khao quyền lực: "Tôi sẽ cho ông tất cả những thứ đó, nếu ông sấp mình bái lạy tôi. (Mt 4,9). Một cách công khai Ma quỉ để lộ mục đích của nó: hãy thờ lạy tôi chứ không phải Thiên Chúa, bạn sẽ có tất cả. Chúa Giêsu trả lời bằng một lối sống thực sự chỉ có tôn thờ và phục vụ một mình Thiên Chúa mà thôi.
Quả thật, cả ba cám dỗ của Đức Giêsu là “ba con đường dễ dãi để không trải qua Thập Giá” (Fulton Sheen), nhưng Đức Giêsu đã chấp nhận con đường Thập Giá, với một tình yêu và lòng phó thác hoàn toàn vào Cha. Như thế, Người đã chiến thắng và như thế qua Thập Giá, Người cứu độ chúng ta.
Cũng như Đức Giêsu, ngày hôm nay chúng ta sống trong thế giới này, một thế giới đầy cám dỗ, và cám dỗ hôm nay được mặc nhiều dáng vẽ hấp dẫn và đẹp đẽ. Đằng sau những cám dỗ là Ma quỉ, kẻ thù luôn dấu mặt. Kẻ được định nghĩa bởi Gioan như là cha đẻ của sự dối trá (Gv 8,44), một kẻ thù rất nguy hiểm không bao giờ ngủ, luôn sẵn sàng để thử thách chúng ta. Và như nhà thơ Baudelaire nói: “Sự quỉ quyệt nhất của ma quỉ là làm cho con người không tin rằng nó hiện hữu”.
Chúng ta đừng có sợ hãi vì Đức Kitô đã chiến thắng Satan để giải thoát ta khỏi Satan. Chúng ta hãy học hỏi từ Đức Giêsu, để chiến đấu với Ma quỉ bằng sức mạnh của Lời Chúa, và khí cụ của việc ăn chay, cầu nguyện và việc bác ái. Hãy học nơi Người để tĩnh thức luôn, để nói KHÔNG với từng cơn cám dỗ và nói VÂNG với Thiên Chúa. Đặc biệt là như Đức Giêsu, hãy để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn cuộc đời chúng ta, hãy trở nên nhảy cảm và dễ bảo với Người. Tôi xác tín rằng, nếu chúng ta bước đi trong sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ chiến thắng các cám dỗ, và qua những thử thách đó chúng ta sẽ trưởng thành trong Đức Tin và trong Tình Yêu với Thiên Chúa và với mọi người. Đó là tin vui và cùng với niềm vui đó chúng ta bắt đầu hành trình Mùa chay hướng về niềm vui phục sinh của Đức Kitô, Chúa Chúng ta. Amen!
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng: cầu nguyện là khí giới đầu tiên chống lại sự dữ
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
00:08 09/02/2008
VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng XVI nói sự cầu nguyện bảo đảm sự cởi mở đối với những kẻ khác, và không có cầu nguyện, người ta có nguy cơ khép kín.
Đức Giáo Hoàng khẳng định như vậy ngày thứ Tư, trong vương cung Thánh Sabina trên Đồi Aventine của Rome, khi ngài chủ sự một cử hành Thánh Thể trong lúc làm phép và xức tro.
Trước Thánh Lễ có một khoảng cầu ngyện trong Nhà Thờ Thánh Anselmo kề bên, sau đó những kẻ hiện diện đi kiệu tới vương cung Thánh Sabina.
Trong bài giảng của ngài, Đức Thánh Cha suy niệm về những chủ đề cầu nguyện và đau khổ, cũng như hy vọng.
“Mùa Chay, chính vì mời dân chúng cầu nguyện, sám hối và ăn chay, biểu thị một thời điểm quan phòng để hồi sinh và tăng cường niềm hy vọng chúng ta”.
Đức Thánh Cha khẳng định sự cầu nguyện “là ‘khí giới ‘ đầu tiên và và hàng đầu giúp ‘đối mặt trận chiến chống thần dữ,”. Ngài khẳng định rằng “không có yếu tố cầu nguyện, cái ‘Tôi’ con người rốt cuộc đóng kín mình và lương tâm, vọng lại tiếng nói của Chúa, có nguy cơ giống như một tấm kính của chính mình. Cũng một cách, sự đối thoại nội tâm trở nên một sự độc thoại khơi lên nhiều hinh thức tự chữa mình.”
Động cơ của thế giới
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp: “Như vậy sự cầu nguyện là một bảo đảm của sự cởi mở đối với những kẻ khác. Những kẻ tự giải thoát cho Chúa và cho những nhu cầu của Người, thì cởi mở với những kẻ khác, cho những anh em và chị em đến gỏ cửa lòng mình và xin được nghe, xin sự chú ý, sự tha thứ, và thỉnh thoảng xin sự sửa mình, nhưng luôn trong tình bác ái huynh đệ.
“Sự cầu nguyện không bao giờ tập trung vào mình nhưng luôn luôn tập trung vào những kẻ khác. […] Sự cầu nguyện thật là động cơ của thế giới, bởi vì nó giữ chúng ta cởi mở đối với Chúa. Vì lẽ này, không có cầu nguyện thì không có hy vọng, chỉ có ảo tưởng mà thôi.
Trên thực tế, không phải sự hiện diện của Chúa làm con người ra xa lạ, nhưng sự vắng Chúa. Không có Chúa thật, Cha Chúa Giêsu Kitô, hy vọng trở thành một ảo tưởng làm chúng ta trốn tránh sự thật.”
Đức Giáo Hoàng cũng nói rằng “sự ăn chay và bố thí, liên kết hài hoà với sự cầu nguyện, có thể được xem như ‘những nơi’ để họ thực hiện sự hy vọng Kitô hữu.
“Nhờ hành động kết hợp của sự cầu nguyện, ăn chay và bố thí, mùa Chay […] đào tạo các Kitô hữu nên những người nam và nữ của hy vọng, theo gương các thánh”.
Về chủ đề đau khổ, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc lại rằng Chúa Kitô “đã chịu đau khổ vì chân lý và công lý, mang vào lịch sử nhân loại tin mừng đau khổ, là mặt khác của tin mừng tình yêu. Chúa không thể chịu đau khổ, nhưng Người có khả năng và muốn tỏ sự đồng cảm.” ‘
“Niềm hy vọng đem sức sống cho chúng ta càng lớn, thì khả năng chúng ta chịu đau khổ vì tình yêu chân lý và lòng nhân hậu càng lớn, vì cống hiến vui vẻ những khó nhọc nhõ và lớn của sự sống hằng ngày, và làm cho chúng nên thành phần của sự ‘đồng cảm’ của Chúa kitô,’ ngài nói.
Sau khi nhắc lại kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức của Đức Trinh Nữ Maria đang được cử hành tại Lộ Đức, Đức Giáo Hoàng kết thúc bằng sự mời dân chúng “suy gẫm về mầu nhiệm sự tham gia của Đức Maria trong những đau khổ của nhân loại.”
Đức Giáo Hoàng khẳng định như vậy ngày thứ Tư, trong vương cung Thánh Sabina trên Đồi Aventine của Rome, khi ngài chủ sự một cử hành Thánh Thể trong lúc làm phép và xức tro.
Trước Thánh Lễ có một khoảng cầu ngyện trong Nhà Thờ Thánh Anselmo kề bên, sau đó những kẻ hiện diện đi kiệu tới vương cung Thánh Sabina.
Trong bài giảng của ngài, Đức Thánh Cha suy niệm về những chủ đề cầu nguyện và đau khổ, cũng như hy vọng.
“Mùa Chay, chính vì mời dân chúng cầu nguyện, sám hối và ăn chay, biểu thị một thời điểm quan phòng để hồi sinh và tăng cường niềm hy vọng chúng ta”.
Đức Thánh Cha khẳng định sự cầu nguyện “là ‘khí giới ‘ đầu tiên và và hàng đầu giúp ‘đối mặt trận chiến chống thần dữ,”. Ngài khẳng định rằng “không có yếu tố cầu nguyện, cái ‘Tôi’ con người rốt cuộc đóng kín mình và lương tâm, vọng lại tiếng nói của Chúa, có nguy cơ giống như một tấm kính của chính mình. Cũng một cách, sự đối thoại nội tâm trở nên một sự độc thoại khơi lên nhiều hinh thức tự chữa mình.”
Động cơ của thế giới
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp: “Như vậy sự cầu nguyện là một bảo đảm của sự cởi mở đối với những kẻ khác. Những kẻ tự giải thoát cho Chúa và cho những nhu cầu của Người, thì cởi mở với những kẻ khác, cho những anh em và chị em đến gỏ cửa lòng mình và xin được nghe, xin sự chú ý, sự tha thứ, và thỉnh thoảng xin sự sửa mình, nhưng luôn trong tình bác ái huynh đệ.
“Sự cầu nguyện không bao giờ tập trung vào mình nhưng luôn luôn tập trung vào những kẻ khác. […] Sự cầu nguyện thật là động cơ của thế giới, bởi vì nó giữ chúng ta cởi mở đối với Chúa. Vì lẽ này, không có cầu nguyện thì không có hy vọng, chỉ có ảo tưởng mà thôi.
Trên thực tế, không phải sự hiện diện của Chúa làm con người ra xa lạ, nhưng sự vắng Chúa. Không có Chúa thật, Cha Chúa Giêsu Kitô, hy vọng trở thành một ảo tưởng làm chúng ta trốn tránh sự thật.”
Đức Giáo Hoàng cũng nói rằng “sự ăn chay và bố thí, liên kết hài hoà với sự cầu nguyện, có thể được xem như ‘những nơi’ để họ thực hiện sự hy vọng Kitô hữu.
“Nhờ hành động kết hợp của sự cầu nguyện, ăn chay và bố thí, mùa Chay […] đào tạo các Kitô hữu nên những người nam và nữ của hy vọng, theo gương các thánh”.
Về chủ đề đau khổ, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nhắc lại rằng Chúa Kitô “đã chịu đau khổ vì chân lý và công lý, mang vào lịch sử nhân loại tin mừng đau khổ, là mặt khác của tin mừng tình yêu. Chúa không thể chịu đau khổ, nhưng Người có khả năng và muốn tỏ sự đồng cảm.” ‘
“Niềm hy vọng đem sức sống cho chúng ta càng lớn, thì khả năng chúng ta chịu đau khổ vì tình yêu chân lý và lòng nhân hậu càng lớn, vì cống hiến vui vẻ những khó nhọc nhõ và lớn của sự sống hằng ngày, và làm cho chúng nên thành phần của sự ‘đồng cảm’ của Chúa kitô,’ ngài nói.
Sau khi nhắc lại kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức của Đức Trinh Nữ Maria đang được cử hành tại Lộ Đức, Đức Giáo Hoàng kết thúc bằng sự mời dân chúng “suy gẫm về mầu nhiệm sự tham gia của Đức Maria trong những đau khổ của nhân loại.”
Tín hữu Công giáo Trung hoa tạc tượng gỗ Đức Chúa Kitô
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
01:20 09/02/2008
TÍN HỮU CÔNG GIÁO TRUNG HOA TẠC TƯỢNG GỖ ĐỨC CHÚA KITÔ
Hơn mấy chục năm nay, ông Trịnh Thục Đức - tín hữu Công Giáo Trung Hoa - tạc các tượng gỗ Đức Chúa GIÊSU KITÔ Chịu Đóng Đinh và dâng cúng cho các nhà thờ Công Giáo trong vùng.
Ông Thục nghèo thật nghèo. Niềm vui duy nhất và cao cả nhất trong đời chính là lúc ông tạc các tượng Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Ngay khi vừa dành dụm được ít tiền tức khắc ông mua gỗ và tạc tượng. Ông giải thích:
- Tôi tạc tượng Đức Chúa GIÊSU KITÔ với trọn tâm lòng. Đây không phải nghề kiếm tiền sinh sống mà là một đam mê nhiệt tâm!
Trong cái xưởng nhỏ xíu của ông, có cuốn sách mở nơi trang có hình ảnh Đức Chúa GIÊSU KITÔ của hai nhà điêu khắc đại tài người Ý: MichelAngelo Buonarroti (1475-1564) và Leonardo da Vinci (1452-1519). Cuốn sách bằng tiếng Ý do các thừa sai Công Giáo Ý trao tặng. Đó là những ảnh mẫu ông Thục dùng để tạc các tượng Đức Chúa GIÊSU KITÔ, đường nét tuyệt đẹp, qua bàn tay chai cứng sần sùi của ông. Đúng là các kiệt tác! Ông Thục không nhớ rõ mình đã tạc bao nhiêu tượng. Ông chỉ nhớ loáng thoáng là nhiều lắm, nhiều lắm! Người em trai, ông Trịnh Hoàn Đức, tỏ ra nắm chắc con số hơn anh. Ông Hoàn nói:
- Khoảng hơn 50 tượng Đức Chúa GIÊSU KITÔ!
Ông Trịnh Thục Đức dường như được chiếm hữu bởi Đức Chúa GIÊSU dấu ái. Ông thổ lộ:
- Giây phút hân hoan nhất trong đời chính là lúc bàn tay tôi tạc tượng Chúa và khi tôi tham dự Thánh Lễ. Trong lòng tôi lúc ấy hoàn toàn thanh thản trong sạch không vấy bẩn bởi bất cứ tư tưởng nào khác!
Anh em họ Trịnh thuộc về một gia đình Công Giáo khác thường sống nơi làng cách Tây An không xa. 7 ngàn trong số 23 ngàn dân là tín hữu Công Giáo. Hồi năm 1949, trong làng chỉ có khoảng 70 tín hữu Công Giáo. Cả bốn anh em họ Trịnh đều có biệt tài. Ông Trịnh Hoàn Đức chuyên nắn các tượng Đức Mẹ MARIA bằng thạch cao. Người em gái út, bà Trịnh Lâm Ngọc vẽ và sơn các bức ảnh đạo trên tường. Người chị cả Trịnh Lan Yến là Nữ Tu. Chị Lan Yến bị giam 13 năm tù trong thời cách mạng văn hóa. Chị nói:
- Tôi không nhắc lại những chuyện kinh khủng ấy vì chúng qua rồi. Điều quan trọng chính là đời sống mai sau!
Vừa nói, chị Lan Yến vừa chớp chớp đôi mắt ngời sáng đầy nét nhân hậu.
Ông Thục giải thích thêm:
- Chị tôi có quả tim thật bao la. Chị bị kết án vì tội giảng dạy môn tôn giáo, tức là tội tranh dành ảnh hưởng với đảng cộng sản và nhà nước vô thần! Vào thời kỳ đó, nếu không có ơn Chúa trợ giúp, hẳn cả gia đình tôi đã chết hết rồi! Thật kinh hoàng! Thật khủng khiếp! Chúng tôi chỉ chiến đấu từng ngày, đủ sức để sống đến ngày hôm sau. Mỗi lần bị người ta làm khổ làm hại, chúng tôi thường nghĩ rằng: Đức Chúa GIÊSU cầu nguyện cho chúng tôi!
Trong khoảng thời gian từ năm 1963 đến năm 1978, toàn gia đình họ Trịnh bị chụp mũ, bị gán tội ”phản cách mạng”. Thế là họ thường xuyên bị dẫn đi quanh làng để chịu sỉ nhục phỉ báng. Không bút mực nào kể xiết! Rồi đùng một cái, vào một ngày đẹp trời trong năm 1978, chiếc mũ ”phản cách mạng” được cất khỏi đầu! Cuộc bách hại ngưng ngay tức khắc.
Ông Trịnh Thục Đức thổ lộ:
- Đâu có gì đáng nói, nếu con người chỉ sống để ăn ngày ba bữa? Heo cũng ăn suốt ngày mà! Phần chúng ta - những con người - nhất là các tín hữu Công Giáo, chúng tôi đặt trọn niềm tin nơi THIÊN CHÚA. Chúng tôi cao trọng hơn thú vật ngàn lần!
Ông Thục chỉ có vỏn vẹn ba mảnh đất nhỏ để trồng ít lúa mì, bắp và khoai. Nhưng chả thấm thía vào đâu. Thành ra ông cứ nghèo xơ nghèo xác. Tài sản duy nhất và quý báu nhất đời ông chính là Đức Chúa GIÊSU. Ông mơ ước Thiên Đàng. Ông đơn sơ nói:
- Dĩ nhiên người ta không thể nào diễn tả bằng lời. Nhưng chắc chắn Thiên Đàng phải tuyệt diệu lắm, đầy dẫy niềm hoan lạc vô biên!
Theo thống kê, Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc gồm khoảng 80% tín hữu sống tại miền quê. Đức Tin thật sống động. Đó là Giáo Hội của người nghèo!
... ”Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thánh giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Chúa GIÊSU. Khi đến gần Đức Chúa GIÊSU và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. . Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập. Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu” (Gioan 19,31-37).
(”LE FIGARO”, Samedi+Dimanche 24+25 Mars 2001)
Hơn mấy chục năm nay, ông Trịnh Thục Đức - tín hữu Công Giáo Trung Hoa - tạc các tượng gỗ Đức Chúa GIÊSU KITÔ Chịu Đóng Đinh và dâng cúng cho các nhà thờ Công Giáo trong vùng.
Ông Thục nghèo thật nghèo. Niềm vui duy nhất và cao cả nhất trong đời chính là lúc ông tạc các tượng Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Ngay khi vừa dành dụm được ít tiền tức khắc ông mua gỗ và tạc tượng. Ông giải thích:
- Tôi tạc tượng Đức Chúa GIÊSU KITÔ với trọn tâm lòng. Đây không phải nghề kiếm tiền sinh sống mà là một đam mê nhiệt tâm!
Trong cái xưởng nhỏ xíu của ông, có cuốn sách mở nơi trang có hình ảnh Đức Chúa GIÊSU KITÔ của hai nhà điêu khắc đại tài người Ý: MichelAngelo Buonarroti (1475-1564) và Leonardo da Vinci (1452-1519). Cuốn sách bằng tiếng Ý do các thừa sai Công Giáo Ý trao tặng. Đó là những ảnh mẫu ông Thục dùng để tạc các tượng Đức Chúa GIÊSU KITÔ, đường nét tuyệt đẹp, qua bàn tay chai cứng sần sùi của ông. Đúng là các kiệt tác! Ông Thục không nhớ rõ mình đã tạc bao nhiêu tượng. Ông chỉ nhớ loáng thoáng là nhiều lắm, nhiều lắm! Người em trai, ông Trịnh Hoàn Đức, tỏ ra nắm chắc con số hơn anh. Ông Hoàn nói:
- Khoảng hơn 50 tượng Đức Chúa GIÊSU KITÔ!
Ông Trịnh Thục Đức dường như được chiếm hữu bởi Đức Chúa GIÊSU dấu ái. Ông thổ lộ:
- Giây phút hân hoan nhất trong đời chính là lúc bàn tay tôi tạc tượng Chúa và khi tôi tham dự Thánh Lễ. Trong lòng tôi lúc ấy hoàn toàn thanh thản trong sạch không vấy bẩn bởi bất cứ tư tưởng nào khác!
Anh em họ Trịnh thuộc về một gia đình Công Giáo khác thường sống nơi làng cách Tây An không xa. 7 ngàn trong số 23 ngàn dân là tín hữu Công Giáo. Hồi năm 1949, trong làng chỉ có khoảng 70 tín hữu Công Giáo. Cả bốn anh em họ Trịnh đều có biệt tài. Ông Trịnh Hoàn Đức chuyên nắn các tượng Đức Mẹ MARIA bằng thạch cao. Người em gái út, bà Trịnh Lâm Ngọc vẽ và sơn các bức ảnh đạo trên tường. Người chị cả Trịnh Lan Yến là Nữ Tu. Chị Lan Yến bị giam 13 năm tù trong thời cách mạng văn hóa. Chị nói:
- Tôi không nhắc lại những chuyện kinh khủng ấy vì chúng qua rồi. Điều quan trọng chính là đời sống mai sau!
Vừa nói, chị Lan Yến vừa chớp chớp đôi mắt ngời sáng đầy nét nhân hậu.
Ông Thục giải thích thêm:
- Chị tôi có quả tim thật bao la. Chị bị kết án vì tội giảng dạy môn tôn giáo, tức là tội tranh dành ảnh hưởng với đảng cộng sản và nhà nước vô thần! Vào thời kỳ đó, nếu không có ơn Chúa trợ giúp, hẳn cả gia đình tôi đã chết hết rồi! Thật kinh hoàng! Thật khủng khiếp! Chúng tôi chỉ chiến đấu từng ngày, đủ sức để sống đến ngày hôm sau. Mỗi lần bị người ta làm khổ làm hại, chúng tôi thường nghĩ rằng: Đức Chúa GIÊSU cầu nguyện cho chúng tôi!
Trong khoảng thời gian từ năm 1963 đến năm 1978, toàn gia đình họ Trịnh bị chụp mũ, bị gán tội ”phản cách mạng”. Thế là họ thường xuyên bị dẫn đi quanh làng để chịu sỉ nhục phỉ báng. Không bút mực nào kể xiết! Rồi đùng một cái, vào một ngày đẹp trời trong năm 1978, chiếc mũ ”phản cách mạng” được cất khỏi đầu! Cuộc bách hại ngưng ngay tức khắc.
Ông Trịnh Thục Đức thổ lộ:
- Đâu có gì đáng nói, nếu con người chỉ sống để ăn ngày ba bữa? Heo cũng ăn suốt ngày mà! Phần chúng ta - những con người - nhất là các tín hữu Công Giáo, chúng tôi đặt trọn niềm tin nơi THIÊN CHÚA. Chúng tôi cao trọng hơn thú vật ngàn lần!
Ông Thục chỉ có vỏn vẹn ba mảnh đất nhỏ để trồng ít lúa mì, bắp và khoai. Nhưng chả thấm thía vào đâu. Thành ra ông cứ nghèo xơ nghèo xác. Tài sản duy nhất và quý báu nhất đời ông chính là Đức Chúa GIÊSU. Ông mơ ước Thiên Đàng. Ông đơn sơ nói:
- Dĩ nhiên người ta không thể nào diễn tả bằng lời. Nhưng chắc chắn Thiên Đàng phải tuyệt diệu lắm, đầy dẫy niềm hoan lạc vô biên!
Theo thống kê, Giáo Hội Công Giáo tại Trung Quốc gồm khoảng 80% tín hữu sống tại miền quê. Đức Tin thật sống động. Đó là Giáo Hội của người nghèo!
... ”Hôm đó là ngày áp lễ, người Do-thái không muốn để xác chết trên thánh giá trong ngày sa-bát, mà ngày sa-bát đó lại là ngày lễ lớn. Vì thế họ xin ông Philatô cho đánh giập ống chân các người bị đóng đinh và lấy xác xuống. Quân lính đến, đánh giập ống chân người thứ nhất và người thứ hai cùng bị đóng đinh với Đức Chúa GIÊSU. Khi đến gần Đức Chúa GIÊSU và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra. . Các việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Không một khúc xương nào của Người sẽ bị đánh giập. Lại có lời Kinh Thánh khác: Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu” (Gioan 19,31-37).
(”LE FIGARO”, Samedi+Dimanche 24+25 Mars 2001)
Nữ Sinh viên Việt Nam có ý định đi tu tử nạn tại hồ băng tuyết Kamaniskeg
Ngọc Loan
01:58 09/02/2008
Ottawa: Chỉ còn vài ngày là tới Thứ Tứ Lễ Tro 6/2, nhưng Đại Học Công Giáo Our Lady Seat of Wisdom tại Vịnh Barry ở Ontario đã vô cùng thương tiếc vị sự ra đi của 2 sinh viên Công Giáo đạo đức nhất trong đại học đã tử nạn. 2 sinh viên đã bị chìm trong tai nạn xe hơi khi chiếc xe đi trên hồ đã đóng băng, bổng nhiên tảng băng bị vỡ và xe đã bị chìm tại hồ Kamaniskeg. Trên xe có cả thảy 4 sinh viên, người lái xe và một người đã thoát ra được và bơi đến chỗ an toàn còn sinh viên Paul Sanders 24 tuổi và nữ sinh viên Việt Nam Janine Liễu 22 tuổi đã bị chìm. Tai nạn xảy ra vào hôm thứ Bảy 2/2 nhưng cảnh sát đã tìm thấy 2 thi thể vào ngày thứ ba 5/2/2008.
Cái chết của những người trẻ thật sự là một thảm kịch, nhưng đối với 2 sinh viên này đã có một tầm ảnh hưởng tới bạn bè và thế hệ trẻ cũng như tới các bậc giáo sư và giảng sư giảng dạy trong Đại Học.
Giảng Sư Hohn Paul Meenan đã gặp gỡ và dạy 2 sinh viên hàng ngày cho biết: “Paul Sander là một thanh niên trẻ thông minh, yêu mến sụ thật, thích học hỏi và đặt câu hỏi. Là một người luôn khuyến khích tinh thần của bạn bè. Mặc dầu cách ăn mặc có vẻ dị dạng, nhưng đó là cách hành xử của anh và anh luôn mang lại niềm vui cho bạn bè”.
Còn đối với Chị Liễu, Giảng Sư Meenan nói “Cô ta là một người hoàn hảo nhất, một người có tinh thần cầu nguyện mà tôi chưa từng gặp. Bản tích ít nói và hoàn toàn thâm sâu trong đời sống cầu nguyện, gặp cô ta ở nhà thờ trong mọi lúc, cầu nguyện tại văn phòng, tĩnh tâm. Là sinh viên rất giỏi”.
Sinh viên Paul Sanders cũng dự định theo đuổi thừa tác vụ Linh Mục và tính xin vào Dòng Phan Sinh. Còn Chị Janine Liễu, Linh Mục Linh Hướng Robert Pelton tại Nhà Tĩnh Tâm Madonna cho biết Chị Liễu đang dự đinh đi tu để trở thành nữ tu. Cha Pelton nói “Cô ta là một thiếu nữ sẽ đến trình diện với Chúa là Đấng mà cô có sự liên hệ mật thiết”.
Ngoài công việc học hành, Chị Liễu cũng là thiện nguyện viên làm các công tác xã hội trong trường và dọn dẹp trường lớp và các nhà vắng (toilet). Mặc dầu không phải là các hội viên của Legio Mariae, nhưng Chị vẫn thường rủ bạn bè đi thăm và an ủi các cụ cao niên trong nhà dưỡng lão
Cả hai sinh viên Paul Sanders và Janine Liễu là 2 sáng lập viên câu lạc bố chống phá thai trong Đại Học. Họ đã tổ chức các buổi lần chuỗi và thuyết trình và là 2 mũi dùi sức mạnh của nhóm”.
Lễ an táng cho Sinh viên Paul Sanders được tổ chức vào sáng hôm nay Thứ Bảy 9/2/2008 tại Thánh Đường St Patrick ở Kinkora.
Vì là những ngày đầu Xuân của dân tộc vào cuối tuần này, gia đình không muốn bạn bè phải đưa tang trong những ngày Xuân, cho nên lễ an táng cho Chị Janine Liễu sẽ được tổ chức tại Vancouver vào ngày Thứ Ba 12/2, nơi chốn và ngày giờ chưa được thông báo.
Cái chết của những người trẻ thật sự là một thảm kịch, nhưng đối với 2 sinh viên này đã có một tầm ảnh hưởng tới bạn bè và thế hệ trẻ cũng như tới các bậc giáo sư và giảng sư giảng dạy trong Đại Học.
Giảng Sư Hohn Paul Meenan đã gặp gỡ và dạy 2 sinh viên hàng ngày cho biết: “Paul Sander là một thanh niên trẻ thông minh, yêu mến sụ thật, thích học hỏi và đặt câu hỏi. Là một người luôn khuyến khích tinh thần của bạn bè. Mặc dầu cách ăn mặc có vẻ dị dạng, nhưng đó là cách hành xử của anh và anh luôn mang lại niềm vui cho bạn bè”.
Còn đối với Chị Liễu, Giảng Sư Meenan nói “Cô ta là một người hoàn hảo nhất, một người có tinh thần cầu nguyện mà tôi chưa từng gặp. Bản tích ít nói và hoàn toàn thâm sâu trong đời sống cầu nguyện, gặp cô ta ở nhà thờ trong mọi lúc, cầu nguyện tại văn phòng, tĩnh tâm. Là sinh viên rất giỏi”.
Sinh viên Paul Sanders cũng dự định theo đuổi thừa tác vụ Linh Mục và tính xin vào Dòng Phan Sinh. Còn Chị Janine Liễu, Linh Mục Linh Hướng Robert Pelton tại Nhà Tĩnh Tâm Madonna cho biết Chị Liễu đang dự đinh đi tu để trở thành nữ tu. Cha Pelton nói “Cô ta là một thiếu nữ sẽ đến trình diện với Chúa là Đấng mà cô có sự liên hệ mật thiết”.
Ngoài công việc học hành, Chị Liễu cũng là thiện nguyện viên làm các công tác xã hội trong trường và dọn dẹp trường lớp và các nhà vắng (toilet). Mặc dầu không phải là các hội viên của Legio Mariae, nhưng Chị vẫn thường rủ bạn bè đi thăm và an ủi các cụ cao niên trong nhà dưỡng lão
Cả hai sinh viên Paul Sanders và Janine Liễu là 2 sáng lập viên câu lạc bố chống phá thai trong Đại Học. Họ đã tổ chức các buổi lần chuỗi và thuyết trình và là 2 mũi dùi sức mạnh của nhóm”.
Lễ an táng cho Sinh viên Paul Sanders được tổ chức vào sáng hôm nay Thứ Bảy 9/2/2008 tại Thánh Đường St Patrick ở Kinkora.
Vì là những ngày đầu Xuân của dân tộc vào cuối tuần này, gia đình không muốn bạn bè phải đưa tang trong những ngày Xuân, cho nên lễ an táng cho Chị Janine Liễu sẽ được tổ chức tại Vancouver vào ngày Thứ Ba 12/2, nơi chốn và ngày giờ chưa được thông báo.
Có tin ĐTC sẽ ban hành thông điệp mới về xã hội trong tháng 3
Nguyễn Long Thao
11:23 09/02/2008
Paris, 7/02/08- Tờ báo Công Giáo La Croix của Pháp cho biết thông điệp thứ ba của ĐTC liên quan đến những giáo huấn về vấn đề toàn cầu hóa sẽ được ký và ban hành vào tháng Ba năm 2008.
Tòa Thánh Vatican không đưa ra lời bình luận nào và cũng không xác nhận chủ để hay ngày ban hành thông điệp. Tuy nhiên, trong mấy tháng qua, nguồn tin tại Vatican đã từng nói tới việc ĐTC đang chuẩn bị cho một thông điệp mới về học thuyết xã hội.
Trong 3 năm tại ngôi vị Giáo Hoàng, ĐTC Bênêđictô XVI đã ban hành hai thông điệp. Một là Deus Caritas Est và hai là Spe Salvi. Hai thông điệp này có nội dung thần học, phản ảnh kiến thức sở trường của vị Giáo Hoàng từng là giáo sư thần học. Nhưng theo tờ La Croix, thông điệp mới hoàn toàn khác với hai thông điệp trên ở chỗ đây là công trình tập thể của nhiều bộ ngành tại Tòa Thánh.
Thông điệp sau cùng về xã hội là thông điệp Centesimus Anus được ĐTC Gioan Phaolô II ban hành vào năm 1991. Thông điệp này đề cập nhiều đến sự xung đột giữa hai hệ thống kinh tế Cộng Sản chủ nghĩa và Tư Bản chủ nghĩa trong thế kỷ 21. Nay thì tình hình kinh tế đã thay đổi rất nhiều, hệ thống kinh tế Cộng Sản không còn nữa, thay vào đó xuất hiện nền kinh tế toàn cầu. Hệ thống này cũng có những thách đố. Do vậy, theo tờ La Croix, nội dung tông huấn mới của Tòa Thánh sẽ đề cập đến các thách đố mới trong nền kinh tế toàn cầu hóa.
Tòa Thánh Vatican không đưa ra lời bình luận nào và cũng không xác nhận chủ để hay ngày ban hành thông điệp. Tuy nhiên, trong mấy tháng qua, nguồn tin tại Vatican đã từng nói tới việc ĐTC đang chuẩn bị cho một thông điệp mới về học thuyết xã hội.
Trong 3 năm tại ngôi vị Giáo Hoàng, ĐTC Bênêđictô XVI đã ban hành hai thông điệp. Một là Deus Caritas Est và hai là Spe Salvi. Hai thông điệp này có nội dung thần học, phản ảnh kiến thức sở trường của vị Giáo Hoàng từng là giáo sư thần học. Nhưng theo tờ La Croix, thông điệp mới hoàn toàn khác với hai thông điệp trên ở chỗ đây là công trình tập thể của nhiều bộ ngành tại Tòa Thánh.
Thông điệp sau cùng về xã hội là thông điệp Centesimus Anus được ĐTC Gioan Phaolô II ban hành vào năm 1991. Thông điệp này đề cập nhiều đến sự xung đột giữa hai hệ thống kinh tế Cộng Sản chủ nghĩa và Tư Bản chủ nghĩa trong thế kỷ 21. Nay thì tình hình kinh tế đã thay đổi rất nhiều, hệ thống kinh tế Cộng Sản không còn nữa, thay vào đó xuất hiện nền kinh tế toàn cầu. Hệ thống này cũng có những thách đố. Do vậy, theo tờ La Croix, nội dung tông huấn mới của Tòa Thánh sẽ đề cập đến các thách đố mới trong nền kinh tế toàn cầu hóa.
Vài nét về cuộc tiếp kiến truyền thống giữa Ðức Thánh Cha và hàng giáo sĩ Roma vào đầu Mùa Chay.
LM. Đặng Thế Dũng
09:57 09/02/2008
Theo thông lệ, vào mỗi đầu Mùa Chay, Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI dành ra một lần tiếp kiến đặc biệt cho hàng giáo sĩ Roma. Vì thế, lúc 11 giờ trưa thứ Năm, mùng 7 tháng 2 năm 2008, trong "Ðại Sảnh Ân Ðiển" tại Dinh Tông Toà, ở nội thành Vatican, cuộc tiếp kiến đã diễn ra trong hình thức một cuộc trao đổi; Ðức Thánh Cha đã trả lời cho 10 câu hỏi liên quan đến sinh hoạt mục vụ trong giáo phận Roma, do các vị đại diện hàng giáo sĩ Roma đặt ra.
Trong lời chào dâng lên ÐTC vào khởi đầu cuộc tiếp kiến, Ðức Hồng Y Camillo Ruini đã nói lên dấn thân của giáo phận trong việc thực thi Chương Trình Mục Vụ đã được đề nghị trong Hội Nghị Giáo Phận Roma hồi tháng Sáu năm 2007. Ðức Hồng Y nhắc đến những nguồn lực phong phú nhân bản và thiêng liêng của giáo phận Roma.
Kế đến, trả lời câu hỏi thứ nhất do một phó tế trình bày, Ðức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thừa tác vụ phục vụ bác ái.
Về công việc mục vụ cho giới trẻ Roma, ÐTC khuyến khích quyết tâm chọn phục vụ sự sống con người và phổ biến một nếp sống kitô đích thực. Chính trong lúc thực hiện mục vụ giới trẻ, các linh mục được ÐTC mời gọi hãy làm chứng rằng con người có thể biết được Thiên Chúa, có thể trở thành những bạn hữu của Thiên Chúa, có thể đồng hành với Ngài. ÐTC nhấn mạnh đến sự hiện diện của Thiên Chúa trong chương trình giáo dục, bởi vì không đủ nếu chỉ lo huấn luyện kiến thức chuyên môn mà không có việc huấn luyện con tim, không có sự hiện diện của Thiên Chúa. Theo ÐTC, sự hiểu biết về Phúc Âm của Chúa là một khía cạnh của việc huấn luyện văn hoá.
Vì thành phố Roma càng ngày càng trở nên "đa văn hoá" và "đa sắc tộc" hơn, nên việc đối thoại văn hoá và đối thoại liên tôn ngày càng trở nên cần thiết hơn. Tuy nhiên, ÐTC lưu ý rằng thái độ cởi mở để tôn trọng, cộng tác và chấp nhận kẻ khác, không loại trừ việc mang Phúc Âm đến cho những ai chưa có dịp biết Tin Mừng Chúa. Nhân dịp này, ÐTC đã nhắc đến Chú Thích mới đây của Bộ Giáo Lý Ðức Tin nói về công việc rao giảng Phúc âm. ÐTC cũng đã nhắc đến sự kiện có những tín đồ, tuy thuộc về các tôn giáo khác, nhưng luôn cảm thấy mình được trợ giúp bởi kitô giáo. ÐTC nhắc đến trường hợp của Ông Gandhi. Bài giảng trên núi về Bát Phúc của Chúa Giêsu trở thành điểm quy chiếu căn bản cho con đường tu đức của Ông. ÐTC nhấn mạnh rằng đối thoại kéo theo việc tôn trọng kẻ khác, nhưng đối thoại không bao giờ có nghĩa là loại trừ việc rao giảng Phúc Âm, món quà Sự Thật cần được mang đến cho anh chị em. Thi hành sứ mạng truyền giáo không có nghĩa là áp đặt, nhưng là cống hiến cho anh chị em hồng ân của Thiên Chúa, vừa để cho sự tốt lành của Thiên Chúa soi sáng tâm trí chúng ta. Trong viễn tượng này, Ðức Tin không phải là một gánh nặng, nhưng là một sự giải phóng con người: vì thế, qua việc cống hiến Ðức Tin cho anh chị em mình, người kitô góp phần vào công việc xây dựng một thế giới công bằng hơn và thấm đượm tinh thần hoà giải hơn.
ÐTC nhắc đến tầm quan trọng của những sự thật mạc khải về sự sống đời sau, vừa than phiền là dường như trong giáo hội người ta tránh không nói nhiều về tội lỗi, không nói về thiên đàng và hoả ngục. Ðến đây, ÐTC đã tâm sự cho biết rằng chính vì vậy mà ngài đã nói về việc Phán Xét Chung Cuối Cùng, trong thông điệp vừa được công bố về Nhân Ðức Cậy Trông "Spe Salvi", có nghĩa là "Ðược Cứu Rỗi Nhờ Kiên Trì trong Hy Vọng". ÐTC nhận định rằng ai không tin nhận Phán Xét Chung Cuối Cùng của Thiên Chúa, thì người đó không nhìn nhận việc con người sa ngả phạm tội và sự cần thiết của ơn cứu chuộc. Ai không sống để được vào Thiên Ðàng, thì người đó không thể sống để phục vụ điều thiện hảo của anh chị em. Theo nhận xét của Ðức Thánh Cha, chủ nghĩa quốc xã và chủ nghĩa cộng sản, vì chỉ muốn thay đổi thế giới mà không cần đến Thiên Chúa, nên cuối cùng đã dẫn đưa đến việc hủy hoại thế giới.
Trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của Mùa Chay, ÐTC đã lên tiếng kêu gọi các tín hữu đừng chỉ giới hạn việc chay tịnh trong phạm vi của ăn thức uống cho thân xác mà thôi, nhưng hãy biết dành ra khoảng trống thinh lặng để đón nhận Lời Chúa, trong một thế giới quá ồn ào về hình ảnh và âm thanh như thế giới hiện nay. ÐTC cũng nhắc đến sự cần thiết phải trở về với điều được ngài diễn tả bằng cụm từ nói về "tính cách thiết yếu của ngôn từ và hình ảnh", để có thể khám phá nét đẹp của Ðức Tin. ÐTC mời gọi thực hiện điều mà ngài gọi là "việc chay tịnh âm thanh và hình ảnh", để có thể mở rộng con tim đón nhận Lời Chúa. Các phương tiện truyền thông ồn ào mang đến cho con người quá nhiều tín hiệu. Vì thế con người cần thực hiện việc chay tịnh, không phải chỉ trên bình diện ăn uống thể xác, nhưng còn trên bình diện hình ảnh và ngôn từ nữa. Chúng ta tất cả đều cần đến khoảng trống thinh lặng, không ồn ào vì có quá nhiều hình ảnh và lời nói của con người, để có thể mở rộng tâm hồn đón nhận Lời Thiên Chúa nói với con người.
Cuối cùng, nhắc đến "Diễn Ðàn Giới Trẻ Italia" đã được tổ chức tại Loreto vào tháng chín năm 2007 vừa qua, ÐTC mời gọi hãy duy trì luôn sống động tinh thần hiệp thông.
Trong lời chào dâng lên ÐTC vào khởi đầu cuộc tiếp kiến, Ðức Hồng Y Camillo Ruini đã nói lên dấn thân của giáo phận trong việc thực thi Chương Trình Mục Vụ đã được đề nghị trong Hội Nghị Giáo Phận Roma hồi tháng Sáu năm 2007. Ðức Hồng Y nhắc đến những nguồn lực phong phú nhân bản và thiêng liêng của giáo phận Roma.
Kế đến, trả lời câu hỏi thứ nhất do một phó tế trình bày, Ðức Thánh Cha đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thừa tác vụ phục vụ bác ái.
Về công việc mục vụ cho giới trẻ Roma, ÐTC khuyến khích quyết tâm chọn phục vụ sự sống con người và phổ biến một nếp sống kitô đích thực. Chính trong lúc thực hiện mục vụ giới trẻ, các linh mục được ÐTC mời gọi hãy làm chứng rằng con người có thể biết được Thiên Chúa, có thể trở thành những bạn hữu của Thiên Chúa, có thể đồng hành với Ngài. ÐTC nhấn mạnh đến sự hiện diện của Thiên Chúa trong chương trình giáo dục, bởi vì không đủ nếu chỉ lo huấn luyện kiến thức chuyên môn mà không có việc huấn luyện con tim, không có sự hiện diện của Thiên Chúa. Theo ÐTC, sự hiểu biết về Phúc Âm của Chúa là một khía cạnh của việc huấn luyện văn hoá.
Vì thành phố Roma càng ngày càng trở nên "đa văn hoá" và "đa sắc tộc" hơn, nên việc đối thoại văn hoá và đối thoại liên tôn ngày càng trở nên cần thiết hơn. Tuy nhiên, ÐTC lưu ý rằng thái độ cởi mở để tôn trọng, cộng tác và chấp nhận kẻ khác, không loại trừ việc mang Phúc Âm đến cho những ai chưa có dịp biết Tin Mừng Chúa. Nhân dịp này, ÐTC đã nhắc đến Chú Thích mới đây của Bộ Giáo Lý Ðức Tin nói về công việc rao giảng Phúc âm. ÐTC cũng đã nhắc đến sự kiện có những tín đồ, tuy thuộc về các tôn giáo khác, nhưng luôn cảm thấy mình được trợ giúp bởi kitô giáo. ÐTC nhắc đến trường hợp của Ông Gandhi. Bài giảng trên núi về Bát Phúc của Chúa Giêsu trở thành điểm quy chiếu căn bản cho con đường tu đức của Ông. ÐTC nhấn mạnh rằng đối thoại kéo theo việc tôn trọng kẻ khác, nhưng đối thoại không bao giờ có nghĩa là loại trừ việc rao giảng Phúc Âm, món quà Sự Thật cần được mang đến cho anh chị em. Thi hành sứ mạng truyền giáo không có nghĩa là áp đặt, nhưng là cống hiến cho anh chị em hồng ân của Thiên Chúa, vừa để cho sự tốt lành của Thiên Chúa soi sáng tâm trí chúng ta. Trong viễn tượng này, Ðức Tin không phải là một gánh nặng, nhưng là một sự giải phóng con người: vì thế, qua việc cống hiến Ðức Tin cho anh chị em mình, người kitô góp phần vào công việc xây dựng một thế giới công bằng hơn và thấm đượm tinh thần hoà giải hơn.
ÐTC nhắc đến tầm quan trọng của những sự thật mạc khải về sự sống đời sau, vừa than phiền là dường như trong giáo hội người ta tránh không nói nhiều về tội lỗi, không nói về thiên đàng và hoả ngục. Ðến đây, ÐTC đã tâm sự cho biết rằng chính vì vậy mà ngài đã nói về việc Phán Xét Chung Cuối Cùng, trong thông điệp vừa được công bố về Nhân Ðức Cậy Trông "Spe Salvi", có nghĩa là "Ðược Cứu Rỗi Nhờ Kiên Trì trong Hy Vọng". ÐTC nhận định rằng ai không tin nhận Phán Xét Chung Cuối Cùng của Thiên Chúa, thì người đó không nhìn nhận việc con người sa ngả phạm tội và sự cần thiết của ơn cứu chuộc. Ai không sống để được vào Thiên Ðàng, thì người đó không thể sống để phục vụ điều thiện hảo của anh chị em. Theo nhận xét của Ðức Thánh Cha, chủ nghĩa quốc xã và chủ nghĩa cộng sản, vì chỉ muốn thay đổi thế giới mà không cần đến Thiên Chúa, nên cuối cùng đã dẫn đưa đến việc hủy hoại thế giới.
Trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của Mùa Chay, ÐTC đã lên tiếng kêu gọi các tín hữu đừng chỉ giới hạn việc chay tịnh trong phạm vi của ăn thức uống cho thân xác mà thôi, nhưng hãy biết dành ra khoảng trống thinh lặng để đón nhận Lời Chúa, trong một thế giới quá ồn ào về hình ảnh và âm thanh như thế giới hiện nay. ÐTC cũng nhắc đến sự cần thiết phải trở về với điều được ngài diễn tả bằng cụm từ nói về "tính cách thiết yếu của ngôn từ và hình ảnh", để có thể khám phá nét đẹp của Ðức Tin. ÐTC mời gọi thực hiện điều mà ngài gọi là "việc chay tịnh âm thanh và hình ảnh", để có thể mở rộng con tim đón nhận Lời Chúa. Các phương tiện truyền thông ồn ào mang đến cho con người quá nhiều tín hiệu. Vì thế con người cần thực hiện việc chay tịnh, không phải chỉ trên bình diện ăn uống thể xác, nhưng còn trên bình diện hình ảnh và ngôn từ nữa. Chúng ta tất cả đều cần đến khoảng trống thinh lặng, không ồn ào vì có quá nhiều hình ảnh và lời nói của con người, để có thể mở rộng tâm hồn đón nhận Lời Thiên Chúa nói với con người.
Cuối cùng, nhắc đến "Diễn Ðàn Giới Trẻ Italia" đã được tổ chức tại Loreto vào tháng chín năm 2007 vừa qua, ÐTC mời gọi hãy duy trì luôn sống động tinh thần hiệp thông.
Top Stories
Vietnam: Catholics mark New Year with mass demonstration for Church land
J.B. An Dang
19:40 09/02/2008
Three thousands Hanoi Catholics marched for justice at Thai Ha Redemptorists monastery while ten thousands Saigon Catholics showed their solidarity to their brothers and sisters in Hanoi.
After Saturday Mass celebrated by Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt of Hanoi at the parish of Our Mother of Perpetual Help, the faithful joined those who have been protesting peacefully since January 7th to demand for the return of their 14 acres of land still holding by the government.
Carrying a large cross, the Redemptorists led a procession all the way to the property that they are asking to be restored. The weather did not deter the demonstrators who chanted, and sang for hours in front of dozens of crosses and icons of Our Mother of Perpetual Help, which are hanging on the fence that surrounds the confiscated property.
Throughout the day, hundreds of vehicles were busy going back and forth carrying Catholics from dioceses of Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Tây, Vĩnh Yên to the site. Some had to travel up to 400km to join protestors.
Foreseeing the Saturday’s mass demonstration, security forces in the land of dispute were called to the site to setup barriers to prevent a similar incident as in the former nunciature where protestors poured in and camped inside. However, the barriers were removed later out of the fear that they might add fuel to the fire. Large numbers of security police, in uniform and in plain-clothes, were on the site, mingling in the demonstrators’ ranks, taking photos and filming with video cameras.
According to the Redemptorists who run the parish, they originally purchased 15 acres of land in 1928. In 1954, the Communist government took control of northern Vietnam and jailed or deported most of Redemptorists. This left Fr. Joseph Vu Ngoc Bich to run the church by himself. Despite Fr. Vu’s persistent protests, local authorities gradually seized the parish’s land one section at a time. Consequently, the plot of land was reduced from 15 acres to its present-day size of little more than half an acre.
For more than ten years, Redemptorists in Vietnam have petitioned the government asking for the return of their land, but their pleas seem to have fallen on deaf ears.
The government upped the ante at the beginning of this year by allowing construction on the Chiến Thắng sewing company to commence. The confiscated church property soon was surrounded by a fence and the presence of security officials.
The new construction on the land commandeered from the parish led a crowd of local Catholics to gather on the afternoon of January 7 in protest. Local authorities arrived on the scene and promised that the construction work would end. However, the next day the Hanoi People’s Committee issued an official order authorizing the company in question to continue its work.
Protestors have been gathering at the work site for over a month to prevent any further construction by the state-run company.
In a message sent last January 7 to all the Redemptorists in the country, the provincial superior Fr Joseph Cao Dinh Tri says the local government has illegally confiscated land belonging to their monastery at Thai Ha, Hanoi and is supporting a construction project there. The Redemptorists in Hanoi, Fr Cao continues, "have responded by gathering people to pray at the construction site, asking the government to respect fairness and put justice into practice. I would earnestly implore all of you, the whole province of Vietnam, to be in solidarity with our brother Redemptorists in Hanoi, in order to pray for our common apostolate".
In that spirit, ten thousands Catholics showed their solidarity to their brothers and sisters through special prayers and hymns in the Mass celebrating for New Year at the Redemptorists church in Ho Chi Minh city (Saigon), organized synchronously with that of in Hanoi.
Thousands have been surrounding church bulletin boards to see images and read articles relating to the protests in Hanoi. There is no independent, privately-run media in Vietnam. Domestic newspapers, television and radio stations remain under strict government control. They had been silent about Hanoi Catholics’ protests for the requisition of Church properties until recently when they were mobilized to carry out systematic reprisals against protesters and Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt of Hanoi. Catholics in Vietnam have been getting the news mostly through the Internet and church bulletin boards.
Archbishop Joseph Ngô in the Mass |
Thousands Catholics attend the vigil |
Marching to the site |
Praying at the site |
Crosses and icons are hung on the fences |
The vigil in Saigon |
Marching in procession |
Ten thousands attending the vigil in Saigon |
Carrying a large cross, the Redemptorists led a procession all the way to the property that they are asking to be restored. The weather did not deter the demonstrators who chanted, and sang for hours in front of dozens of crosses and icons of Our Mother of Perpetual Help, which are hanging on the fence that surrounds the confiscated property.
Throughout the day, hundreds of vehicles were busy going back and forth carrying Catholics from dioceses of Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Tây, Vĩnh Yên to the site. Some had to travel up to 400km to join protestors.
Foreseeing the Saturday’s mass demonstration, security forces in the land of dispute were called to the site to setup barriers to prevent a similar incident as in the former nunciature where protestors poured in and camped inside. However, the barriers were removed later out of the fear that they might add fuel to the fire. Large numbers of security police, in uniform and in plain-clothes, were on the site, mingling in the demonstrators’ ranks, taking photos and filming with video cameras.
According to the Redemptorists who run the parish, they originally purchased 15 acres of land in 1928. In 1954, the Communist government took control of northern Vietnam and jailed or deported most of Redemptorists. This left Fr. Joseph Vu Ngoc Bich to run the church by himself. Despite Fr. Vu’s persistent protests, local authorities gradually seized the parish’s land one section at a time. Consequently, the plot of land was reduced from 15 acres to its present-day size of little more than half an acre.
For more than ten years, Redemptorists in Vietnam have petitioned the government asking for the return of their land, but their pleas seem to have fallen on deaf ears.
The government upped the ante at the beginning of this year by allowing construction on the Chiến Thắng sewing company to commence. The confiscated church property soon was surrounded by a fence and the presence of security officials.
The new construction on the land commandeered from the parish led a crowd of local Catholics to gather on the afternoon of January 7 in protest. Local authorities arrived on the scene and promised that the construction work would end. However, the next day the Hanoi People’s Committee issued an official order authorizing the company in question to continue its work.
Protestors have been gathering at the work site for over a month to prevent any further construction by the state-run company.
In a message sent last January 7 to all the Redemptorists in the country, the provincial superior Fr Joseph Cao Dinh Tri says the local government has illegally confiscated land belonging to their monastery at Thai Ha, Hanoi and is supporting a construction project there. The Redemptorists in Hanoi, Fr Cao continues, "have responded by gathering people to pray at the construction site, asking the government to respect fairness and put justice into practice. I would earnestly implore all of you, the whole province of Vietnam, to be in solidarity with our brother Redemptorists in Hanoi, in order to pray for our common apostolate".
In that spirit, ten thousands Catholics showed their solidarity to their brothers and sisters through special prayers and hymns in the Mass celebrating for New Year at the Redemptorists church in Ho Chi Minh city (Saigon), organized synchronously with that of in Hanoi.
Thousands have been surrounding church bulletin boards to see images and read articles relating to the protests in Hanoi. There is no independent, privately-run media in Vietnam. Domestic newspapers, television and radio stations remain under strict government control. They had been silent about Hanoi Catholics’ protests for the requisition of Church properties until recently when they were mobilized to carry out systematic reprisals against protesters and Archbishop Joseph Ngô Quang Kiệt of Hanoi. Catholics in Vietnam have been getting the news mostly through the Internet and church bulletin boards.
H'Mong Catholics in Son La Province Hold Firm To Their Faith against All Odds
Lan Nguyen
22:33 09/02/2008
Son La Province: Among 3000 registered Catholics in Son La, a province located in the Northwestern region of Vietnam, the Hmong group was the one who suffered the most severe forms of prejudice from the local government in their religious practice. They have been giving up a lot in order to maintain a normal life in their homeland. All but their faith in God.
One of the most impoverished provinces in Vietnam, Son La has a population of mixture of ethnicities including the Kinh (Vietnamese) and Hmong people, 1000 of who had become Catholics as far as 20 years ago. To date, the Hmong Catholics have never enjoyed a single day of total freedom for religion despite a series of Governmental Executive Orders regarding faith and religious practice, the latest was issued in 2005 (22/2005/ND-CP) which dictated “Citizens or followers of a particular religion have the right to express their faith, to perform their religious ceremonies, prayers or to participate in their religious activities or study as offered by their church”
Before the first order of its kind was issued in 2005, Son La’s Catholics in general were not allowed to participate in any religious practice publicly. The Hmong in particular was subject to ridicule and harassment in worst forms, such as setting rice fields of those who refused to stop participating in religious activities on fire or having their land confiscated, not to mention threats, arrests, imprisonment or even tortures. Pham The Duyet, then head of the Committee for Fatherland’s Front of Vietnam was quoted as saying “Son La has no one who’s practicing Catholic faith”
The condition got even worst after order 22/2005/ND-CP was issued. By then both ethnic groups of Kinh and Hmong Catholics were getting more harassment and persecution for their faith. The local government has long connected the Hmong Christianity with the “receive the king” tradition of Hmong culture, which was interpreted as a harbinger of political secession, a serious threat for national security.
In June 2006 the Son La’s Committee for Population Propaganda released a memo urging local officials to take active measures in “resolutely subdue the growth of Christianity” because “Christians in Son La spent too much time on worshiping and take Sundays off from work” thus “undermine the revolution”
Despite such harsh treatment, the church and its faithful refused to give up their hope to exercise their constitutional rights by asking the local government repeatedly to let priests from Hung Hoa province to come officiate mass for Son La’s faithful. They routinely had to cross the river during the night to come attending mass in the neighboring province. When Fr Joseph Nguyen Trung Thoai was arrested by the police while making his way to Co Noi village to celebrate last Christmas with the Catholics, a crowd of 500 rushed to his rescue, demanding his unconditional release. To the local official’s order for dispersion, the crowd defiantly responded: “We would only go away when you release our priest”
The struggle is still going on a regular basis, but Catholics in Son La have never given up their faith in God as Jesus had promised us “Peace be with you. I am with you always and everywhere”
One of the most impoverished provinces in Vietnam, Son La has a population of mixture of ethnicities including the Kinh (Vietnamese) and Hmong people, 1000 of who had become Catholics as far as 20 years ago. To date, the Hmong Catholics have never enjoyed a single day of total freedom for religion despite a series of Governmental Executive Orders regarding faith and religious practice, the latest was issued in 2005 (22/2005/ND-CP) which dictated “Citizens or followers of a particular religion have the right to express their faith, to perform their religious ceremonies, prayers or to participate in their religious activities or study as offered by their church”
Before the first order of its kind was issued in 2005, Son La’s Catholics in general were not allowed to participate in any religious practice publicly. The Hmong in particular was subject to ridicule and harassment in worst forms, such as setting rice fields of those who refused to stop participating in religious activities on fire or having their land confiscated, not to mention threats, arrests, imprisonment or even tortures. Pham The Duyet, then head of the Committee for Fatherland’s Front of Vietnam was quoted as saying “Son La has no one who’s practicing Catholic faith”
The condition got even worst after order 22/2005/ND-CP was issued. By then both ethnic groups of Kinh and Hmong Catholics were getting more harassment and persecution for their faith. The local government has long connected the Hmong Christianity with the “receive the king” tradition of Hmong culture, which was interpreted as a harbinger of political secession, a serious threat for national security.
In June 2006 the Son La’s Committee for Population Propaganda released a memo urging local officials to take active measures in “resolutely subdue the growth of Christianity” because “Christians in Son La spent too much time on worshiping and take Sundays off from work” thus “undermine the revolution”
Despite such harsh treatment, the church and its faithful refused to give up their hope to exercise their constitutional rights by asking the local government repeatedly to let priests from Hung Hoa province to come officiate mass for Son La’s faithful. They routinely had to cross the river during the night to come attending mass in the neighboring province. When Fr Joseph Nguyen Trung Thoai was arrested by the police while making his way to Co Noi village to celebrate last Christmas with the Catholics, a crowd of 500 rushed to his rescue, demanding his unconditional release. To the local official’s order for dispersion, the crowd defiantly responded: “We would only go away when you release our priest”
The struggle is still going on a regular basis, but Catholics in Son La have never given up their faith in God as Jesus had promised us “Peace be with you. I am with you always and everywhere”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bao Giờ Cho Ðến Tháng Năm?... Ước mơ xây một ngôi Nhà Nguyện cho Giáo Dân vùng Dã Sơn.
Anthony Hoàng
09:55 09/02/2008
Bao Giờ Cho Ðến Tháng Năm?... Ước mơ xây một ngôi Nhà Nguyện cho Giáo Dân vùng Dã Sơn.
Nghệ An, Việt Nam (8/02/2008) - "Bao giờ cho đến tháng năm, nấu nồi cơm nếp vừa nắm vừa ăn?". Ðây là câu ca dao mà người xưa dùng để diễn tả niềm mơ ước về một điều nằm trong tầm tay nhưng dường như lại... rất khó đạt được. Bi đát hơn nữa, câu ca dao đó ra đời trong một nền nông nghiệp lúa nước, nơi mà chuyện ăn uống những thứ nông sản lẽ ra không bao giờ cần bận tâm đến. Thế nhưng do thời thế hoàn cảnh nên những nhu cầu căn bản nhất, nằm trong tầm tay của mình lại trở thành một điều chờ mong. Có thể nói, điều đó chẳng khác gì niềm mơ ước về một nhu cầu rất căn bản liên quan đến đời sống tinh thần của các tín hữu vùng Dã Sơn.
Hai tiếng "Dã Sơn" đủ cho chúng ta hiểu về sự hoang dã, quạnh hiu và đồi đá cằn cỗi của một vùng đất nằm ở cực tây xã Ðô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Chính vì một nơi núi đồi hoang vu, nên năm 1980, chính quyền địa phương đã có chính sách di dời dân cư, để vừa đỡ chật chội những chỗ đã đông người sinh sống, vừa hy vọng tận dụng hết được vùng đất đang còn bỏ hoang trong địa bàn của xã. Trong số hơn 40 gia đình di chuyển từ 5 xóm trong xã lên đây, có 4 gia đình là người Công giáo từ các họ Gia Mỹ, Thọ Vực (2 gia đình) và Phú Tăng thuộc giáo xứ Phú Vinh, hạt Ðông Tháp. Nhưng vì số tín hữu quá ít, nên họ không thể có một tổ chức riêng, và vì vậy cả bốn gia đình đều phải liên lạc với họ đạo cũ để tham dự những sinh hoạt tôn giáo.
Từ các họ đạo cũ lên đến vùng kinh tế mới này, nơi gần nhất là 2 km và nơi xa nhất là 5 km. Với khoảng cách đó đối với những nơi thành thị hay những vùng đường sá được trải nhựa, mở rộng, cũng như có phương tiện đi lại thì chuyện chẳng có gì phải nói. Nhưng đây là một nơi mà nắng thì đường bụi bặm mịt mù, mưa thì lầy lội, trơn dính; con đường chính lại là bờ ngăn ở vùng gần hạ lưu của kênh Vách Bắc - một con kênh dùng để tiêu rút nước lụt của khoảng một nửa diện tích huyện Yên Thành, nên có sửa sang, bồi đắp thì chỉ sau một mùa mưa bão lại bị hư hỏng, trôi bể.
Thêm vào đó, những người dân di cư lên đây thường là những gia đình nghèo hoặc đông con cái, muốm tìm đến vùng đất mới, rộng rãi với hy vọng thay đổi số kiếp hoặc để trong tương lai có chỗ cho con cái làm nhà làm cửa. Vì thế, cách đây khoảng dăm bảy năm, tìm vài ba chiếc xe đạp trong xóm cũng là chuyện không dễ. Do vậy, chuyện những gia đình Công giáo nơi đây đi lại để sinh hoạt niềm tin: dự lễ Chúa nhật, trẻ em học kinh bổn để lãnh nhận các bí tích là chuyện hết sức cơ cực.
Lại nữa, ở các xứ vùng thôn quê của giáo phận Vinh, việc học giáo lý thường được tổ chức vào ban đêm, nên với các trẻ em Công giáo ở Dã Sơn nói đến chuyện học giáo lý là chúng có cảm giác khiếp sợ. Vì chúng không chỉ đi bộ xa xôi, mưa lội, trơn trượt, rét mướt mà còn phải băng qua đồng ruộng, nghĩa trang, một không gian rộng lớn, tăm tối, chỉ nghe tiếng gió rít và ếch nhái, dế chim kêu vọng. Nhiều em đã chấp nhận bị bố mẹ nạt nộ, đánh đòn còn hơn đi học giáo lý. Do đó, không ít em ở xóm đồi hoang này, cho đến khi lập gia đình mới lãnh nhận bí tích Xưng Tội, Thánh Thể và Thêm Sức.
Như đã nói ở trên, phần nhiều người dân nơi đây do nghèo đói nên muốn đi đến vùng kinh tế mới để làm ăn. Nhưng "cái khó bó cái khôn". Lên vùng kinh tế mới mà không có vốn đầu tư nên nghèo vẫn hoàn nghèo; và thực ra nói là vùng kinh tế mới, nhưng mỗi người nơi đây cũng chỉ được vài ba sào đồi ruộng (một sào 500 m2). Mà đất đai thì nhiễm phèn, bạc màu, nên quanh năm vẫn cứ thiếu ăn. Vì thế, nhiều gia đình đã để mặc đồng ruộng cho con cái để lên rừng xuống biển, ra bắc vào nam để làm thuê làm mướn kiếm ăn. Những gia đình Công giáo nơi đây cũng không ngoại lệ.
Nhưng khi cha mẹ đi làm ăn phương xa, ở nhà phải đói khổ, nên càng có lý do cho các con em gia đình Công giáo chểnh mảng trong việc học hành giáo lý, kinh hạt và ngay cả việc học văn hóa (cho đến lúc này, các gia đình Công giáo nơi đây mới có một em học hết cấp 3). Thiếu lời nhắc nhở của cha mẹ, xa bóng dáng nhà thờ, thiếu tiếng chuông mời gọi, không có phong trào sinh hoạt tôn giáo để cuốn hút, các con em gia đình Công giáo Dã Sơn sống chẳng khác gì những người trẻ trong gia đình lương dân. Chuyện nói có lẽ chẳng ai tin nhưng là sự thật, đó là một số thiếu niên Công giáo nơi đây không biết đọc kinh Lạy Cha và Kính Mừng!
Trước tình hình đó, từ thời cha già Ðề, cha Jos. Cao Ðình Cai, cha G.B. Ðinh Công Ðoàn và hiện nay là cha Gioan Trần Quốc Long, các ngài đều sẵn sàng hy sinh vượt qua đồng ruộng để lên thăm hỏi, động viên và làm mục vụ cho các tín hữu nơi đây. Nhưng thực sự là không một nhà nơi đây nào thuận tiện cho việc dâng lễ và tập trung để học tập giáo lý. Vì vậy, các ngài cũng chỉ thực hiện được đôi ba lần mà thôi. Tinh thần mục tử thì có đó, nhưng chưa có cơ sở vật chất thuận tiện tối thiểu, cũng như có những khó khăn khác nữa... nên các ngài cũng đành phải chịu vậy!
Thực ra, từ lâu, các tín hữu nơi đây đã làm đơn xin chính quyền cho thành lập giáo họ để tiện việc sinh hoạt niềm tin của mình. Nhưng vì số tín hữu quá ít nên chính quyền thấy chưa tiện. Vì thực tế là, khi thành lập một tổ chức, không phải chỉ cần có tinh thần mà còn cần điều kiện vật chất tối thiểu; mà số tín hữu thì ít, đời sống còn nghèo, nên cho thành lập mà không phát triển được thì cũng không hay. Do đó, chính quyền chỉ còn biết trả lời để chờ thêm thời gian nữa.
Gần đây, đời sống của người tín hữu có đỡ hơn một chút (đỡ hơn ở đây là chỉ so với đời sống của chính họ trong năm, bảy năm trước, chứ hầu hết vẫn còn mơ ước "ăn no mặc ấm" chứ chưa dám mơ "ăn ngon mặc đẹp", vẫn là nơi đói nghèo nhất trong xứ, trong xã, vẫn còn người chưa có xe đạp để đi lễ); và hơn hết là số tín hữu đã tăng lên đáng kể. Cùng với vài gia đình Công giáo mới lên sau này, hiện nay nơi đây đã có 20 gia đình với 150 nhân danh, đặc biệt trong đó có hai gia đình lương dân trở lại và sống đạo rất sốt sắng. Với những điều kiện đó, các tín hữu lại làm đơn và đã được các cấp chính quyền chấp nhận cho thành lập giáo họ.
Khi chưa được phép thì cầu mong cho được phép. Bây giờ chính quyền không những cho phép mà còn cấp cho 2 sào đất (1,000m2) để làm nhà nguyện, thì các tín hữu lại không có khả năng để dựng lên một ngôi nhà cỡ cấp 4! Do đó, đã mấy tháng nay, mảnh đất được chính quyền cấp để làm nơi đọc kinh cầu nguyện, học tập giáo lý đang là chỗ cho đám trẻ chăn trâu, đá bóng, chọi gà...!
Sau khi tình cờ biết được mảnh đất mà chính quyền cấp cho bà con giáo dân Dã Sơn để làm nhà nguyện, chúng tôi định đi thăm cha quản xứ. Nhưng cơn mưa bất chợt đã khiến con đường cản bước chúng tôi. Tuy nhiên, nhờ số điện thoại: 038.3681457, chúng tôi đã gặp được Ngài. Trong cuộc trò chuyện, cha quản xứ Gioan Trần Quốc Long cho biết: "Về tiền bạc thì chắc chắn giáo dân Dã Sơn không thể có. Nếu có bắt họ đóng góp mỗi gia đình dăm ba trăm ngàn chắc là họ cũng vui mừng đi làm thuê hay vay mượn để đóng. Nhưng quả thực làm sao tôi cam lòng làm điều đó. Tôi có kêu gọi trong giáo xứ, nhưng họ nói chúng con cũng đi làm thuê kiếm sống, chúng con sẵn sàng bỏ công ra giúp đỡ, chứ tiền bạc thì không có. Tôi cũng đã liên lạc với một số người nơi khác, nhưng chưa thấy ai trả lời. Nếu làm cho họ căn nhà nguyện vài ba chục triệu thì tôi cố gắng một thời gian nữa hy vọng cũng được. Nhưng làm như vậy thì thực sự không ra cái gì, nhất là ngay lúc giá cả vật tư tăng cao như thế này. Lại nữa, mai mốt, biết đâu nhờ ơn Chúa, có những người rộng lòng thương giúp đỡ cho họ. Ðến lúc đó, để lại căn nhà vài ba chục triệu đó cũng dở, mà phá đi thì lãng phí quá. Ước mơ của tôi là đã mất công làm thì làm cho họ một ngôi nhà nguyện độ 10,000 USD gì đó. Quả thật, tôi rất thương họ, bởi gần 30 năm nay họ bị thua thiệt nhiều mặt, nhưng có lẽ phải chờ đợi thêm một thời gian nữa. Xin anh em cũng thêm lời cầu nguyện cho chúng tôi với!".
Ðược đặt chân đến tận mảnh đất Dã Sơn và nghe thêm những lời tâm sự của cha xứ, tôi quả thật rất chạnh lòng cho các tín hữu ở đây. Giữa lúc đang túng thiếu mọi bề, nhưng khi dò hỏi, thì mong muốn sâu xa nhất của họ vẫn là có được ngôi nhà nguyện để cho chính mình và con cái sớm tối có chỗ sinh hoạt niềm tin. Một ước mơ nói lớn thì cũng lớn thật, nhưng so với một tập thể, so với những giá trị tinh thần, so với lợi ích cho việc vinh danh Chúa và mở mang Giáo Hội thì lại không đáng bao nhiêu. Tuy thế, mơ ước đó không biết bao giờ mới trở thành hiện thực? Có lẽ tôi lại phải hát lên câu ca dao để chia sẻ niềm mong đợi đó với các anh chị em trong gia đình Giáo Hội ở chốn xa xăm này rằng:
"Bao giờ cho đến tháng năm,
Ðể Dã Sơn có... một căn nhà thờ!?"
Nghệ An, Việt Nam (8/02/2008) - "Bao giờ cho đến tháng năm, nấu nồi cơm nếp vừa nắm vừa ăn?". Ðây là câu ca dao mà người xưa dùng để diễn tả niềm mơ ước về một điều nằm trong tầm tay nhưng dường như lại... rất khó đạt được. Bi đát hơn nữa, câu ca dao đó ra đời trong một nền nông nghiệp lúa nước, nơi mà chuyện ăn uống những thứ nông sản lẽ ra không bao giờ cần bận tâm đến. Thế nhưng do thời thế hoàn cảnh nên những nhu cầu căn bản nhất, nằm trong tầm tay của mình lại trở thành một điều chờ mong. Có thể nói, điều đó chẳng khác gì niềm mơ ước về một nhu cầu rất căn bản liên quan đến đời sống tinh thần của các tín hữu vùng Dã Sơn.
Hai tiếng "Dã Sơn" đủ cho chúng ta hiểu về sự hoang dã, quạnh hiu và đồi đá cằn cỗi của một vùng đất nằm ở cực tây xã Ðô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Chính vì một nơi núi đồi hoang vu, nên năm 1980, chính quyền địa phương đã có chính sách di dời dân cư, để vừa đỡ chật chội những chỗ đã đông người sinh sống, vừa hy vọng tận dụng hết được vùng đất đang còn bỏ hoang trong địa bàn của xã. Trong số hơn 40 gia đình di chuyển từ 5 xóm trong xã lên đây, có 4 gia đình là người Công giáo từ các họ Gia Mỹ, Thọ Vực (2 gia đình) và Phú Tăng thuộc giáo xứ Phú Vinh, hạt Ðông Tháp. Nhưng vì số tín hữu quá ít, nên họ không thể có một tổ chức riêng, và vì vậy cả bốn gia đình đều phải liên lạc với họ đạo cũ để tham dự những sinh hoạt tôn giáo.
Từ các họ đạo cũ lên đến vùng kinh tế mới này, nơi gần nhất là 2 km và nơi xa nhất là 5 km. Với khoảng cách đó đối với những nơi thành thị hay những vùng đường sá được trải nhựa, mở rộng, cũng như có phương tiện đi lại thì chuyện chẳng có gì phải nói. Nhưng đây là một nơi mà nắng thì đường bụi bặm mịt mù, mưa thì lầy lội, trơn dính; con đường chính lại là bờ ngăn ở vùng gần hạ lưu của kênh Vách Bắc - một con kênh dùng để tiêu rút nước lụt của khoảng một nửa diện tích huyện Yên Thành, nên có sửa sang, bồi đắp thì chỉ sau một mùa mưa bão lại bị hư hỏng, trôi bể.
Thêm vào đó, những người dân di cư lên đây thường là những gia đình nghèo hoặc đông con cái, muốm tìm đến vùng đất mới, rộng rãi với hy vọng thay đổi số kiếp hoặc để trong tương lai có chỗ cho con cái làm nhà làm cửa. Vì thế, cách đây khoảng dăm bảy năm, tìm vài ba chiếc xe đạp trong xóm cũng là chuyện không dễ. Do vậy, chuyện những gia đình Công giáo nơi đây đi lại để sinh hoạt niềm tin: dự lễ Chúa nhật, trẻ em học kinh bổn để lãnh nhận các bí tích là chuyện hết sức cơ cực.
Lại nữa, ở các xứ vùng thôn quê của giáo phận Vinh, việc học giáo lý thường được tổ chức vào ban đêm, nên với các trẻ em Công giáo ở Dã Sơn nói đến chuyện học giáo lý là chúng có cảm giác khiếp sợ. Vì chúng không chỉ đi bộ xa xôi, mưa lội, trơn trượt, rét mướt mà còn phải băng qua đồng ruộng, nghĩa trang, một không gian rộng lớn, tăm tối, chỉ nghe tiếng gió rít và ếch nhái, dế chim kêu vọng. Nhiều em đã chấp nhận bị bố mẹ nạt nộ, đánh đòn còn hơn đi học giáo lý. Do đó, không ít em ở xóm đồi hoang này, cho đến khi lập gia đình mới lãnh nhận bí tích Xưng Tội, Thánh Thể và Thêm Sức.
Như đã nói ở trên, phần nhiều người dân nơi đây do nghèo đói nên muốn đi đến vùng kinh tế mới để làm ăn. Nhưng "cái khó bó cái khôn". Lên vùng kinh tế mới mà không có vốn đầu tư nên nghèo vẫn hoàn nghèo; và thực ra nói là vùng kinh tế mới, nhưng mỗi người nơi đây cũng chỉ được vài ba sào đồi ruộng (một sào 500 m2). Mà đất đai thì nhiễm phèn, bạc màu, nên quanh năm vẫn cứ thiếu ăn. Vì thế, nhiều gia đình đã để mặc đồng ruộng cho con cái để lên rừng xuống biển, ra bắc vào nam để làm thuê làm mướn kiếm ăn. Những gia đình Công giáo nơi đây cũng không ngoại lệ.
Nhưng khi cha mẹ đi làm ăn phương xa, ở nhà phải đói khổ, nên càng có lý do cho các con em gia đình Công giáo chểnh mảng trong việc học hành giáo lý, kinh hạt và ngay cả việc học văn hóa (cho đến lúc này, các gia đình Công giáo nơi đây mới có một em học hết cấp 3). Thiếu lời nhắc nhở của cha mẹ, xa bóng dáng nhà thờ, thiếu tiếng chuông mời gọi, không có phong trào sinh hoạt tôn giáo để cuốn hút, các con em gia đình Công giáo Dã Sơn sống chẳng khác gì những người trẻ trong gia đình lương dân. Chuyện nói có lẽ chẳng ai tin nhưng là sự thật, đó là một số thiếu niên Công giáo nơi đây không biết đọc kinh Lạy Cha và Kính Mừng!
Trước tình hình đó, từ thời cha già Ðề, cha Jos. Cao Ðình Cai, cha G.B. Ðinh Công Ðoàn và hiện nay là cha Gioan Trần Quốc Long, các ngài đều sẵn sàng hy sinh vượt qua đồng ruộng để lên thăm hỏi, động viên và làm mục vụ cho các tín hữu nơi đây. Nhưng thực sự là không một nhà nơi đây nào thuận tiện cho việc dâng lễ và tập trung để học tập giáo lý. Vì vậy, các ngài cũng chỉ thực hiện được đôi ba lần mà thôi. Tinh thần mục tử thì có đó, nhưng chưa có cơ sở vật chất thuận tiện tối thiểu, cũng như có những khó khăn khác nữa... nên các ngài cũng đành phải chịu vậy!
Thực ra, từ lâu, các tín hữu nơi đây đã làm đơn xin chính quyền cho thành lập giáo họ để tiện việc sinh hoạt niềm tin của mình. Nhưng vì số tín hữu quá ít nên chính quyền thấy chưa tiện. Vì thực tế là, khi thành lập một tổ chức, không phải chỉ cần có tinh thần mà còn cần điều kiện vật chất tối thiểu; mà số tín hữu thì ít, đời sống còn nghèo, nên cho thành lập mà không phát triển được thì cũng không hay. Do đó, chính quyền chỉ còn biết trả lời để chờ thêm thời gian nữa.
Gần đây, đời sống của người tín hữu có đỡ hơn một chút (đỡ hơn ở đây là chỉ so với đời sống của chính họ trong năm, bảy năm trước, chứ hầu hết vẫn còn mơ ước "ăn no mặc ấm" chứ chưa dám mơ "ăn ngon mặc đẹp", vẫn là nơi đói nghèo nhất trong xứ, trong xã, vẫn còn người chưa có xe đạp để đi lễ); và hơn hết là số tín hữu đã tăng lên đáng kể. Cùng với vài gia đình Công giáo mới lên sau này, hiện nay nơi đây đã có 20 gia đình với 150 nhân danh, đặc biệt trong đó có hai gia đình lương dân trở lại và sống đạo rất sốt sắng. Với những điều kiện đó, các tín hữu lại làm đơn và đã được các cấp chính quyền chấp nhận cho thành lập giáo họ.
Khi chưa được phép thì cầu mong cho được phép. Bây giờ chính quyền không những cho phép mà còn cấp cho 2 sào đất (1,000m2) để làm nhà nguyện, thì các tín hữu lại không có khả năng để dựng lên một ngôi nhà cỡ cấp 4! Do đó, đã mấy tháng nay, mảnh đất được chính quyền cấp để làm nơi đọc kinh cầu nguyện, học tập giáo lý đang là chỗ cho đám trẻ chăn trâu, đá bóng, chọi gà...!
Sau khi tình cờ biết được mảnh đất mà chính quyền cấp cho bà con giáo dân Dã Sơn để làm nhà nguyện, chúng tôi định đi thăm cha quản xứ. Nhưng cơn mưa bất chợt đã khiến con đường cản bước chúng tôi. Tuy nhiên, nhờ số điện thoại: 038.3681457, chúng tôi đã gặp được Ngài. Trong cuộc trò chuyện, cha quản xứ Gioan Trần Quốc Long cho biết: "Về tiền bạc thì chắc chắn giáo dân Dã Sơn không thể có. Nếu có bắt họ đóng góp mỗi gia đình dăm ba trăm ngàn chắc là họ cũng vui mừng đi làm thuê hay vay mượn để đóng. Nhưng quả thực làm sao tôi cam lòng làm điều đó. Tôi có kêu gọi trong giáo xứ, nhưng họ nói chúng con cũng đi làm thuê kiếm sống, chúng con sẵn sàng bỏ công ra giúp đỡ, chứ tiền bạc thì không có. Tôi cũng đã liên lạc với một số người nơi khác, nhưng chưa thấy ai trả lời. Nếu làm cho họ căn nhà nguyện vài ba chục triệu thì tôi cố gắng một thời gian nữa hy vọng cũng được. Nhưng làm như vậy thì thực sự không ra cái gì, nhất là ngay lúc giá cả vật tư tăng cao như thế này. Lại nữa, mai mốt, biết đâu nhờ ơn Chúa, có những người rộng lòng thương giúp đỡ cho họ. Ðến lúc đó, để lại căn nhà vài ba chục triệu đó cũng dở, mà phá đi thì lãng phí quá. Ước mơ của tôi là đã mất công làm thì làm cho họ một ngôi nhà nguyện độ 10,000 USD gì đó. Quả thật, tôi rất thương họ, bởi gần 30 năm nay họ bị thua thiệt nhiều mặt, nhưng có lẽ phải chờ đợi thêm một thời gian nữa. Xin anh em cũng thêm lời cầu nguyện cho chúng tôi với!".
Ðược đặt chân đến tận mảnh đất Dã Sơn và nghe thêm những lời tâm sự của cha xứ, tôi quả thật rất chạnh lòng cho các tín hữu ở đây. Giữa lúc đang túng thiếu mọi bề, nhưng khi dò hỏi, thì mong muốn sâu xa nhất của họ vẫn là có được ngôi nhà nguyện để cho chính mình và con cái sớm tối có chỗ sinh hoạt niềm tin. Một ước mơ nói lớn thì cũng lớn thật, nhưng so với một tập thể, so với những giá trị tinh thần, so với lợi ích cho việc vinh danh Chúa và mở mang Giáo Hội thì lại không đáng bao nhiêu. Tuy thế, mơ ước đó không biết bao giờ mới trở thành hiện thực? Có lẽ tôi lại phải hát lên câu ca dao để chia sẻ niềm mong đợi đó với các anh chị em trong gia đình Giáo Hội ở chốn xa xăm này rằng:
"Bao giờ cho đến tháng năm,
Ðể Dã Sơn có... một căn nhà thờ!?"
Xuân Mậu Tý 2008, dân Saigòn xin chữ nào?
LM Fx Nguyễn Hùng Oánh
10:04 09/02/2008
XUÂN MẬU TÝ (2008) DÂN SAIGON XIN CHỮ NÀO ?
SAIGÒN -- Thú xin (xài) chữ, chơi chữ trong ngày Tết là một nét văn hoá truyền thống trong ngày Tết cổ truyền ở Việt nam và một số nước khác. Năm nay, các chữ Phúc Lộc Thọ phải nhường ngôi cho chữ NHẪN tại Saigòn.
Tại Nhà Văn hoá Thanh niên, tại đền thờ Đức Thánh Trần Saigon, nguời xin chữ đa số xin chữ NHẪN viết bằng quốc ngữ. Tại Hội Hoa Xuân Tao đàn năm nay, các nhà Bút Pháp quốc ngữ viết những chữ “rồng bay phượng múa" rất đẹp. Một bước tiến trong bút pháp thể hiện rất rõ trong chữ CHA, MẸ, NHẪN.
Nóí riêng về chữ NHẪN, Hán tự cấu tạo: trên chữ nhận, dưới chữ tâm. Chữ trên chỉ cách phát âm, chữ dưới chỉ ý nghĩa.
Trong sách Giáo Khoa thư có kể câu truyện: gia đình ông Dương Diên Nghệ chín đời còn sống hoà hợp vói nhau dưới một mái nhà. Nhà vua lấy làm lạ, hỏi. Ông dâng lên vua một trăm chữ NHẪN. Vua xem, hiểu ý, thưởng cho ông. Mọi thành phần trong gia đình đều sống bằng cái “tâm” tốt đẹp, đạo đức, và chấp nhận nhau bằng “tình của cái tâm” (tôn trọng, nhẫn nhục, chấp nhận nhau ), có xích mích họ lấy “thuốc tâm” hàn gắn lại.
Tính gia trưởng, tính giai cấp trong gia đình thời xưa thật nặng nề, cha mẹ buộc con cái đã lập gia đình ở với cha mẹ một thời gian, rồi chính cha mẹ thấy cần phải “ra riêng” cho con cái vừa là nhu cầu phát triển của xã hội, vừa là dư luận của làng nước như một định luật. Gia đình của Ông Dương Diên Nghệ có đời sống hài hoà vượt trên hai thứ ràng buộc trên. Dĩ nhiên, đây là hiện tượng có một không hai nên nhà vua mới hỏi.
Dân chơi chữ trong dịp Tết Nguyên đán Mẫu Tý nầy ở Saigon ưa chuộng chữ NHẪN (tám mươi phần trăm đối với chữ khác) có thể phản ảnh một số mặt:
Về phương diện gia đình: hơn 11.000 gia đình ly hôn (ly dị) ở Sagon và hậu quả để lại cảnh “nhà tan cửa nát” cho con cái, cho cha mẹ và chính đôi vợ chồng ly hôn cũng cảm thấy ê chề, mất hạnh phúc.
Nơi công sở, tư sở, chủ và thợ, Ban Điều hành và nhân viên v.v bị nứt ran, gây đỗ vỡ chỉ thiệt hai cho người dươi quyền.
Những người làm công việc tiếp thị phải vui vẻ, kiên nhẫn đói với khách hàng là "thượng đế”.
Nhà nông phải kiên nhẫn tìm tòi giống mới, người nuôi hải sản chưa hiểu về kỹ thuật phải kiên nhẫn chờ đợi.
Sinh viên tốt nghiệp ra trường, cả nhưng ngừoi xã hội rất càn như bác sỹ, dược sỹ, giáo sư, chuyên ngành cũng phải kiên nhẫn xin việc và chờ đợi.
Cái người đứng chờ đợi lâu nhất, kiên nhẫn nhất là Thiên Chúa. Cả hai ngàn năm nay, Thiên Chúa chờ đợi dân Do thái nhạn biết Thiên Chúa Ngôi làm người là Đức Mesia mà dân Do Thái hằng ngày mong đợi. Thiên Chúa đang chờ mọi người nhận biết Ngài.
Những người đang tin vào Chúa, Chúa mong đợi họ hiệp nhất nên một. Chúa lập Hội thánh thực sự là Bí tich cứu độ (theo nghĩa tổng quát) và mong cho phương tiện cứu độ nầy thực hiệu quả cho nhân loại.
Chúa mong đợi mọi Kitô hữu nhất là người Công giáo thực sự là môn đệ của Chúa. Vâng, Chúa đang kiên nhẫn chờ đợi chúng ta.
Mồng hai Tết Mậu Tý (2008)
SAIGÒN -- Thú xin (xài) chữ, chơi chữ trong ngày Tết là một nét văn hoá truyền thống trong ngày Tết cổ truyền ở Việt nam và một số nước khác. Năm nay, các chữ Phúc Lộc Thọ phải nhường ngôi cho chữ NHẪN tại Saigòn.
Tại Nhà Văn hoá Thanh niên, tại đền thờ Đức Thánh Trần Saigon, nguời xin chữ đa số xin chữ NHẪN viết bằng quốc ngữ. Tại Hội Hoa Xuân Tao đàn năm nay, các nhà Bút Pháp quốc ngữ viết những chữ “rồng bay phượng múa" rất đẹp. Một bước tiến trong bút pháp thể hiện rất rõ trong chữ CHA, MẸ, NHẪN.
Nóí riêng về chữ NHẪN, Hán tự cấu tạo: trên chữ nhận, dưới chữ tâm. Chữ trên chỉ cách phát âm, chữ dưới chỉ ý nghĩa.
Trong sách Giáo Khoa thư có kể câu truyện: gia đình ông Dương Diên Nghệ chín đời còn sống hoà hợp vói nhau dưới một mái nhà. Nhà vua lấy làm lạ, hỏi. Ông dâng lên vua một trăm chữ NHẪN. Vua xem, hiểu ý, thưởng cho ông. Mọi thành phần trong gia đình đều sống bằng cái “tâm” tốt đẹp, đạo đức, và chấp nhận nhau bằng “tình của cái tâm” (tôn trọng, nhẫn nhục, chấp nhận nhau ), có xích mích họ lấy “thuốc tâm” hàn gắn lại.
Tính gia trưởng, tính giai cấp trong gia đình thời xưa thật nặng nề, cha mẹ buộc con cái đã lập gia đình ở với cha mẹ một thời gian, rồi chính cha mẹ thấy cần phải “ra riêng” cho con cái vừa là nhu cầu phát triển của xã hội, vừa là dư luận của làng nước như một định luật. Gia đình của Ông Dương Diên Nghệ có đời sống hài hoà vượt trên hai thứ ràng buộc trên. Dĩ nhiên, đây là hiện tượng có một không hai nên nhà vua mới hỏi.
Dân chơi chữ trong dịp Tết Nguyên đán Mẫu Tý nầy ở Saigon ưa chuộng chữ NHẪN (tám mươi phần trăm đối với chữ khác) có thể phản ảnh một số mặt:
Về phương diện gia đình: hơn 11.000 gia đình ly hôn (ly dị) ở Sagon và hậu quả để lại cảnh “nhà tan cửa nát” cho con cái, cho cha mẹ và chính đôi vợ chồng ly hôn cũng cảm thấy ê chề, mất hạnh phúc.
Nơi công sở, tư sở, chủ và thợ, Ban Điều hành và nhân viên v.v bị nứt ran, gây đỗ vỡ chỉ thiệt hai cho người dươi quyền.
Những người làm công việc tiếp thị phải vui vẻ, kiên nhẫn đói với khách hàng là "thượng đế”.
Nhà nông phải kiên nhẫn tìm tòi giống mới, người nuôi hải sản chưa hiểu về kỹ thuật phải kiên nhẫn chờ đợi.
Sinh viên tốt nghiệp ra trường, cả nhưng ngừoi xã hội rất càn như bác sỹ, dược sỹ, giáo sư, chuyên ngành cũng phải kiên nhẫn xin việc và chờ đợi.
Cái người đứng chờ đợi lâu nhất, kiên nhẫn nhất là Thiên Chúa. Cả hai ngàn năm nay, Thiên Chúa chờ đợi dân Do thái nhạn biết Thiên Chúa Ngôi làm người là Đức Mesia mà dân Do Thái hằng ngày mong đợi. Thiên Chúa đang chờ mọi người nhận biết Ngài.
Những người đang tin vào Chúa, Chúa mong đợi họ hiệp nhất nên một. Chúa lập Hội thánh thực sự là Bí tich cứu độ (theo nghĩa tổng quát) và mong cho phương tiện cứu độ nầy thực hiệu quả cho nhân loại.
Chúa mong đợi mọi Kitô hữu nhất là người Công giáo thực sự là môn đệ của Chúa. Vâng, Chúa đang kiên nhẫn chờ đợi chúng ta.
Mồng hai Tết Mậu Tý (2008)
Bắt đầu xây dựng nhà thờ Sơn Thủy, A Lưới, thuộc giáo phận Huế
LM Phêrô Nguyễn Đại
10:37 09/02/2008
THỪA THIÊN - HUẾ -- Cách đây 5 năm, vào đầu năm 2003, tình hình tôn giáo ở A Lưới xem ra có phần dễ dàng hơn trước đây, nên giáo xứ chúng tôi đã làm đơn xin Chính quyền để xây dựng nhà thờ A Lưới, hy vọng là Chính quyền sẽ chấp thuận. Khi đó chúng tôi đã xin Quý Ân Nhân ở khắp nơi giúp đỡ tài chánh để xây dựng nhà thờ.
Sau đó không lâu chúng tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ của một số Cha và một số bà con giáo dân công giáo ở hải ngọai kẻ ít người nhiều, nhưng số tiền được giúp đỡ cũng chưa được bao nhiêu so với kinh phí dự tính. Thế nhưng, sau đó thì Chính quyền vẫn chưa giải quyết, nên chúng tôi đành ngưng và không xin thêm nữa. Lý do là xin mà không làm sợ mất niềm tin ở Quý Ân Nhân. Số tiền được Quý Ân Nhân giúp đỡ năm 2003 vẫn giữ nguyên để dành cho việc xây dựng nhà thờ và không có dùng vào việc khác.
Và vào ngày 01 tháng 08 năm 2007 vừa rồi, chúng chúng tôi mới được UBND Tỉnh Thừa Thiên chấp nhận cho xây dựng nhà thờ làm nơi thờ tự. Một niềm vui đã đến với giáo xứ, nhưng cũng một nỗi lo lại chồng chất trên linh mục quản xứ. Giáo dân nghèo, ngân sách giáo xứ không có đồng nào, số tiền của Quý Ân Nhân giúp tuy còn đó nhưng chừng đó thì chưa thấm vào đâu để xây nhà thờ? Một giáo xứ xa cách thành phố thuộc vùng sơn cước, nguyên việc vận chuyển vật liệu từ thành phố lên A Lưới cũng đã hết tiền rồi, chưa nói đến vật giá tăng gấp đôi so với trước đây. Quả là một điều không dễ thực hiện chút nào!
Thời gian cho phép xây dựng là 20 tháng, tính đến nay chỉ ngồi suy nghĩ đắn đo mà đã mất 4 tháng rồi. Thôi biết làm sao được, cuối cùng thì xin phó dâng cho Chúa và bắt đầu thực hiện công trình, được chừng nào tốt chừng đó.
Thế là vào ngày 17 thán 12 năm 2007, ngôi nhà thờ Giáo xứ Sơn Thủy bắt đầu khởi công xây dựng và sáng 24 tháng 12 năm 2007, thì bắt đầu đổ bê tông trụ móng. Tính đến nay trụ móng nhà thờ đổ đã gần xong. Vì thời tiết mưa lạnh ở A Lưới cũng ảnh hưởng đến tiến trình thi công không nhỏ. Vã lại, vùng đất A Lưới thời chiến tranh là vùng một vùng đất đầy bom đạn, nên chổ đất hiện đang xây nhà thờ cũng là nơi chứa không ít bom đạn. Mặc dầu trước đây cũng đã rà bom mình nhiều lần rồi, nhưng mới bắt đầu đào móng đầu tiên đã đào thấy một ổ bom bi đang nằm chờ đó, và chắc dưới đất vẫn còn nữa. Thấy vậy, ai cũng sợ và vì thế việc thi công không thể làm ồ ạt như những nơi khác. Thật là một công trình đầy khó khăn và hết sức nguy hiểm. Vậy, kính xin Quý Vị tiếp tục cầu nguyện cho công việc xây dựng nhà thờ của chúng chúng tôi từ khởi sự cho đến hòan thành luôn được bình an xuôi thuận.
Kính thưa Quý Ân Nhân, như chúng tôi vừa trình bày trên đây, chắc Quý Vị phần nào cũng thấy được việc xây dựng nhà thờ Sơn Thủy đang gặp nhiều khó khăn, và ước mong xin Quý Vị đã thương giúp đỡ, nhất là những người đồng hương với chúng tôi. Xin chân thành cám ơn tất cả những gì mà Quý Vị đã và sẽ giúp đỡ chúng chúng tôi. Hằng ngày chúng chúng tôi vẫn luôn nhớ đến Quý Vị trong lời cầu nguyện. Xin Chúa trả công bội hậu và chúc lành cho tất cả Quý Vị và già đình. Ai muốn giúp đỡ xin liên lạc: LM Phêrô Nguyễn Đại, Phone: 054. 560188 Cell: 098 669 8661, E-mail: thuongtinhmt@ dng.vnn.vn
Sau đó không lâu chúng tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ của một số Cha và một số bà con giáo dân công giáo ở hải ngọai kẻ ít người nhiều, nhưng số tiền được giúp đỡ cũng chưa được bao nhiêu so với kinh phí dự tính. Thế nhưng, sau đó thì Chính quyền vẫn chưa giải quyết, nên chúng tôi đành ngưng và không xin thêm nữa. Lý do là xin mà không làm sợ mất niềm tin ở Quý Ân Nhân. Số tiền được Quý Ân Nhân giúp đỡ năm 2003 vẫn giữ nguyên để dành cho việc xây dựng nhà thờ và không có dùng vào việc khác.
Và vào ngày 01 tháng 08 năm 2007 vừa rồi, chúng chúng tôi mới được UBND Tỉnh Thừa Thiên chấp nhận cho xây dựng nhà thờ làm nơi thờ tự. Một niềm vui đã đến với giáo xứ, nhưng cũng một nỗi lo lại chồng chất trên linh mục quản xứ. Giáo dân nghèo, ngân sách giáo xứ không có đồng nào, số tiền của Quý Ân Nhân giúp tuy còn đó nhưng chừng đó thì chưa thấm vào đâu để xây nhà thờ? Một giáo xứ xa cách thành phố thuộc vùng sơn cước, nguyên việc vận chuyển vật liệu từ thành phố lên A Lưới cũng đã hết tiền rồi, chưa nói đến vật giá tăng gấp đôi so với trước đây. Quả là một điều không dễ thực hiện chút nào!
Thời gian cho phép xây dựng là 20 tháng, tính đến nay chỉ ngồi suy nghĩ đắn đo mà đã mất 4 tháng rồi. Thôi biết làm sao được, cuối cùng thì xin phó dâng cho Chúa và bắt đầu thực hiện công trình, được chừng nào tốt chừng đó.
Thế là vào ngày 17 thán 12 năm 2007, ngôi nhà thờ Giáo xứ Sơn Thủy bắt đầu khởi công xây dựng và sáng 24 tháng 12 năm 2007, thì bắt đầu đổ bê tông trụ móng. Tính đến nay trụ móng nhà thờ đổ đã gần xong. Vì thời tiết mưa lạnh ở A Lưới cũng ảnh hưởng đến tiến trình thi công không nhỏ. Vã lại, vùng đất A Lưới thời chiến tranh là vùng một vùng đất đầy bom đạn, nên chổ đất hiện đang xây nhà thờ cũng là nơi chứa không ít bom đạn. Mặc dầu trước đây cũng đã rà bom mình nhiều lần rồi, nhưng mới bắt đầu đào móng đầu tiên đã đào thấy một ổ bom bi đang nằm chờ đó, và chắc dưới đất vẫn còn nữa. Thấy vậy, ai cũng sợ và vì thế việc thi công không thể làm ồ ạt như những nơi khác. Thật là một công trình đầy khó khăn và hết sức nguy hiểm. Vậy, kính xin Quý Vị tiếp tục cầu nguyện cho công việc xây dựng nhà thờ của chúng chúng tôi từ khởi sự cho đến hòan thành luôn được bình an xuôi thuận.
Kính thưa Quý Ân Nhân, như chúng tôi vừa trình bày trên đây, chắc Quý Vị phần nào cũng thấy được việc xây dựng nhà thờ Sơn Thủy đang gặp nhiều khó khăn, và ước mong xin Quý Vị đã thương giúp đỡ, nhất là những người đồng hương với chúng tôi. Xin chân thành cám ơn tất cả những gì mà Quý Vị đã và sẽ giúp đỡ chúng chúng tôi. Hằng ngày chúng chúng tôi vẫn luôn nhớ đến Quý Vị trong lời cầu nguyện. Xin Chúa trả công bội hậu và chúc lành cho tất cả Quý Vị và già đình. Ai muốn giúp đỡ xin liên lạc: LM Phêrô Nguyễn Đại, Phone: 054. 560188 Cell: 098 669 8661, E-mail: thuongtinhmt@ dng.vnn.vn
Dạ tiệc mừng Xuân Mậu Tý tại CĐCGVN Sydney
Những Ca
10:47 09/02/2008
SYDNEY -- “Vui Xuân Mậu Tí nhưng làm sao chúng con có thể quên đuợc Tết Mậu Thân,” có thể nói đó là tâm tình chung riêng của hơn 1000 người tham dự Dạ Tiệc Mừng Xuân Mậu Tý 2008 do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tổ chức tại nhà hàng Hòa Bình thành phố Fairfield nằm phía Tây Bắc Sydney vào tối Mùng 2 Tết 08/02/08 vừa qua.
Sau lời dẫn nhập của MC Kiên Giang và sau ba hồi chiêng trống uy nghiêm xen lẫn tiếng pháo rộn vang, Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn đã mời gọi mọi người hiện diện trong giây phút giao mùa linh thiêng giữa lúc Trời Đất giao hòa thành kính thắp nén hương lòng nhớ đến những nạn nhân của các chế độ bạo quyền đang ngày đêm cầu xin Chúa từ trời cao sớm đổ suơng mai bình an và mưa mùa tự do công lý.
Cùng Ban Tuyên Úy trong y phục cổ truyền, Ban Thường Vụ và Qúi Trường Ban Mục Vụ Các Giáo Đoàn với nến sáng trên tay, Cha Toàn đã dâng lời cầu khấn xin Thiên Chúa đoái thương giúp sức hộ trì để mỗi một thành viên Cộng Đồng không bao giờ cùn nhụt ý chí đấu tranh và không làm tủi nhục anh linh các bậc tiền nhân đã dày công dựng nuớc và giữ nước, những chiến sĩ đã hy sinh vì đại nghĩa, những đồng bào đã vùi thây trong các trại tù, và những thuyền nhân bỏ thây mình dưới đáy đại dương sâu trên đuờng vuợt thoát.
Rồi Kinh Hòa Bình đuợc hòa giọng cất cao: Xin cho con biết mến yên và phụng sự Chúa trong mọi người. Còn gì ý nghĩa hơn khi ngày đầu xuân không xin bạc tiền danh vọng, nhưng chỉ trở thành “khí cụ bình an của Chúa”. Sứ vụ Cộng Đồng đấy: anh dũng can trường làm chứng cho sự thật, nhưng biết từ chối dùng bạo lực để áp đặt sự thật lên những kẻ tuyên bố chống lại sự thật.
Sứ vụ Cộng Đồng đấy: luôn can trường cất cao tiếng nói cho những người đã không còn tiếng nói và đã bị tước đi quyền sống con người. Thật thế! Nghĩa vụ luân lý hàng đầu phải là luôn đặt quyền lợi tối thuợng của đất nuớc và dân tộc Úc Đại Lợi cũng như của tổ quốc Việt Nam ở đây cũng như quê nhà trên những lợi ích cá nhân và gia đình.
Những ngọn nến lung linh đuợc thay bằng hàng trăm ánh đèn muôn sắc khi Ông Giang Văn Hoan, Chủ tịch Ban Thường Vụ, thay mặt toàn Hội Đồng Mục Vụ chúc Xuân đến Qúi Linh Mục, Tu Sĩ và Quan Khách cùng mọi người hiện diện. Một vài cụ già đã không cầm đuợc nước mắt khi một bé Thiếu Nhi vận dụng tối đa khả năng Việt ngữ chúc tuổi ông bà cha mẹ theo truyền thống cao qúi quê hương.
Khúc ca xuân “Ly Rượu Mừng” kèm theo phần Múa Lân của Xứ Đoàn Thánh Mẫu LaVang Cabramatta đã làm không khí xuân tha huơng bừng sống lại. Hai MC Kiên Giang và Ngọc Oanh đã linh hoạt điều khiển chương trình văn nghệ giúp vui do những ca sĩ “cây nhà lá vườn” phối kết với Ban Nhạc Trẻ LBT Melody đã làm hài lòng những thực khách tham dự Úc-Việt.
Bác Sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang, đã nhân dịp này ngỏ lời chúc Xuân. Năm nay, ngoài các khuôn mặt quen thuộc như Luật Sư Lưu Tường Quang, nguyên Giám Đốc Đài Phát Thanh Sắc Tộc SBS, Ông Bà Võ Đại Tôn, còn có sự hiện diện của Ông Cảnh Sát Trưởng thành phố Bankstown, Ban Điều Hợp Trung Ương Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới WYD, và đại diện các báo chí Việt ngữ địa phuơng.
Cao điểm của Dạ Tiệc Mừng Xuân vẫn là phần chúc tuổi và tặng quà Quí Cụ Cao Niên. Cha Chu Văn Chi đã kính chúc tuổi Qúi Cụ và xin hồng ân Thiên Chúa tuôn đổ trên những đấng bậc đã rất khó nhục sinh thành duỡng dục cho đàn cháu đàn con.
Chiếc bánh chưng “Phước Lộc Thọ” gần 1 thước vuông do một số thành viên trung kiên của Cộng Đồng đích thân nấu tặng đã đuợc đôi vợ chồng cao niên Nguyễn Văn Khi cắt và chia sẻ cho mọi người chung hưởng lộc đầu năm.
Phần sổ xố gây quĩ mua vui do anh Hoàng Đức Tính điều khiển đã gây đuợc ủng hộ của nhiều mạnh thường quân và sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi thực khách tham dự. Giải độc đắc lọt vào tay anh Lý Việt Hùng, và thật ngạc nhiên khi anh thố lộ mình “là nguời ngoại đạo” nhưng điều đó không ngăn cách Anh đến với những sinh hoạt xã hội do Cộng Đồng Công Giáo Sydney tổ chức.
Dạ Tiệc Mừng Xuân chấm dứt lúc 10 giờ 30 tối cùng ngày sau bài hợp ca mừng Xuân mới. Và lòng liên tưởng về mùa Xuân năm sau, biết đâu ngay tại quê nhà, khi đuốc tự do đã bùng lên cháy sáng và hoa công lý đã đời đời nở rộ.
Sau lời dẫn nhập của MC Kiên Giang và sau ba hồi chiêng trống uy nghiêm xen lẫn tiếng pháo rộn vang, Cha Tuyên Úy Trưởng Nguyễn Khoa Toàn đã mời gọi mọi người hiện diện trong giây phút giao mùa linh thiêng giữa lúc Trời Đất giao hòa thành kính thắp nén hương lòng nhớ đến những nạn nhân của các chế độ bạo quyền đang ngày đêm cầu xin Chúa từ trời cao sớm đổ suơng mai bình an và mưa mùa tự do công lý.
Cùng Ban Tuyên Úy trong y phục cổ truyền, Ban Thường Vụ và Qúi Trường Ban Mục Vụ Các Giáo Đoàn với nến sáng trên tay, Cha Toàn đã dâng lời cầu khấn xin Thiên Chúa đoái thương giúp sức hộ trì để mỗi một thành viên Cộng Đồng không bao giờ cùn nhụt ý chí đấu tranh và không làm tủi nhục anh linh các bậc tiền nhân đã dày công dựng nuớc và giữ nước, những chiến sĩ đã hy sinh vì đại nghĩa, những đồng bào đã vùi thây trong các trại tù, và những thuyền nhân bỏ thây mình dưới đáy đại dương sâu trên đuờng vuợt thoát.
Rồi Kinh Hòa Bình đuợc hòa giọng cất cao: Xin cho con biết mến yên và phụng sự Chúa trong mọi người. Còn gì ý nghĩa hơn khi ngày đầu xuân không xin bạc tiền danh vọng, nhưng chỉ trở thành “khí cụ bình an của Chúa”. Sứ vụ Cộng Đồng đấy: anh dũng can trường làm chứng cho sự thật, nhưng biết từ chối dùng bạo lực để áp đặt sự thật lên những kẻ tuyên bố chống lại sự thật.
Sứ vụ Cộng Đồng đấy: luôn can trường cất cao tiếng nói cho những người đã không còn tiếng nói và đã bị tước đi quyền sống con người. Thật thế! Nghĩa vụ luân lý hàng đầu phải là luôn đặt quyền lợi tối thuợng của đất nuớc và dân tộc Úc Đại Lợi cũng như của tổ quốc Việt Nam ở đây cũng như quê nhà trên những lợi ích cá nhân và gia đình.
Những ngọn nến lung linh đuợc thay bằng hàng trăm ánh đèn muôn sắc khi Ông Giang Văn Hoan, Chủ tịch Ban Thường Vụ, thay mặt toàn Hội Đồng Mục Vụ chúc Xuân đến Qúi Linh Mục, Tu Sĩ và Quan Khách cùng mọi người hiện diện. Một vài cụ già đã không cầm đuợc nước mắt khi một bé Thiếu Nhi vận dụng tối đa khả năng Việt ngữ chúc tuổi ông bà cha mẹ theo truyền thống cao qúi quê hương.
Khúc ca xuân “Ly Rượu Mừng” kèm theo phần Múa Lân của Xứ Đoàn Thánh Mẫu LaVang Cabramatta đã làm không khí xuân tha huơng bừng sống lại. Hai MC Kiên Giang và Ngọc Oanh đã linh hoạt điều khiển chương trình văn nghệ giúp vui do những ca sĩ “cây nhà lá vườn” phối kết với Ban Nhạc Trẻ LBT Melody đã làm hài lòng những thực khách tham dự Úc-Việt.
Bác Sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang, đã nhân dịp này ngỏ lời chúc Xuân. Năm nay, ngoài các khuôn mặt quen thuộc như Luật Sư Lưu Tường Quang, nguyên Giám Đốc Đài Phát Thanh Sắc Tộc SBS, Ông Bà Võ Đại Tôn, còn có sự hiện diện của Ông Cảnh Sát Trưởng thành phố Bankstown, Ban Điều Hợp Trung Ương Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới WYD, và đại diện các báo chí Việt ngữ địa phuơng.
Cao điểm của Dạ Tiệc Mừng Xuân vẫn là phần chúc tuổi và tặng quà Quí Cụ Cao Niên. Cha Chu Văn Chi đã kính chúc tuổi Qúi Cụ và xin hồng ân Thiên Chúa tuôn đổ trên những đấng bậc đã rất khó nhục sinh thành duỡng dục cho đàn cháu đàn con.
Chiếc bánh chưng “Phước Lộc Thọ” gần 1 thước vuông do một số thành viên trung kiên của Cộng Đồng đích thân nấu tặng đã đuợc đôi vợ chồng cao niên Nguyễn Văn Khi cắt và chia sẻ cho mọi người chung hưởng lộc đầu năm.
Phần sổ xố gây quĩ mua vui do anh Hoàng Đức Tính điều khiển đã gây đuợc ủng hộ của nhiều mạnh thường quân và sự hưởng ứng nhiệt tình của mọi thực khách tham dự. Giải độc đắc lọt vào tay anh Lý Việt Hùng, và thật ngạc nhiên khi anh thố lộ mình “là nguời ngoại đạo” nhưng điều đó không ngăn cách Anh đến với những sinh hoạt xã hội do Cộng Đồng Công Giáo Sydney tổ chức.
Dạ Tiệc Mừng Xuân chấm dứt lúc 10 giờ 30 tối cùng ngày sau bài hợp ca mừng Xuân mới. Và lòng liên tưởng về mùa Xuân năm sau, biết đâu ngay tại quê nhà, khi đuốc tự do đã bùng lên cháy sáng và hoa công lý đã đời đời nở rộ.
Giáo xứ An Vân Huế tổ chức gói bánh Tét để khuyến khích giáo dân sống Tin Mừng
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
12:56 09/02/2008
HUẾ -- Trước thềm năm mới Mậu Tý, trong sân chợ quê của làng Công Giáo An Vân thuộc giáo phận Huế, vào chiều cuối năm âm lịch, nhộn nhịp hơn hẳn ngày thường, mọi người đang hớn hở trò chuyện, dán đèn lồng, đánh cờ tướng bên 21 thùng bánh tét đang bốc lửa để chờ đón Chúa Xuân.
Maria Thu Huyền 14 tuổi rất vui vì đã học được cách gói bánh tét cổ truyền qua các cô, chú, bác trong giáo xứ đã dạy cho em. Thu Huyền là một trong số 23 thanh thiếu nhi của giáo xứ không biết gói bánh tét.
Bánh tét, bánh chưng là món ăn quen thuộc của người Việt, đặc biệt trong các dịp lễ giỗ và tết cổ truyền của dân tộc, nhiều gia đình nông thôn Thừa Thiên Huế thường gói bánh tét.
Bà Maria Đặng Thị An, 65 tuổi cho biết để có một đòn bánh thơm, người gói bánh phải biết chọn loại nếp thơm, vo nước nhiều lần để bánh được giữ được lâu, nhân bánh được làm bằng đậu xanh thêm một chút mỡ để bánh được ngon.
Linh mục Phêrô Phan Xuân Thanh quản xứ An Vân cho biết, mục đích việc gói bánh tét chung với nhau là nhằm khuyến khích giáo dân sống Tin Mừng, vì tại đây mọi người biết giúp nhau để sống đoàn kết, yêu thương và tỏ lòng thảo kính biết ơn ông bà.
Ông Phaolô Đặng Đình Hoè 48 tuổi ngồi trên chỏng tre, thỉnh thoảng đi đi lại lại để đun củi, chêm nước cho những thùng bánh tét đang sôi, nói rằng ông rất vui vì được phục vụ mọi người, thay vì gói bánh ở nhà ông chỉ biết riêng thùng bánh của gia đình ông.
Chị Anna Nguyễn Thị Hiền cho biết, hằng năm chị phải mất 4 đến 5 ngày để đi gói bánh cho các gia đình không biết gói bánh tét, nhưng tại giáo xứ chỉ sau 2 khắc giờ mọi người đã giúp chị gói xong bánh.
Chị Hiền, 38 tuổi mẹ của 4 người con nói rằng nhờ gói bánh tập trung đã giúp chị tiết kiệm được thời gian để tham dự giờ tĩnh nguyện đền tạ cuối năm, vì giờ đó mỗi năm chị phải đi gói bánh cho các gia đình anh chị, bà con trong xóm.
Gia đình bà Têrêxa Nguyễn Thị Song Phước không có thùng để nấu bánh tét, bà phải đợi những gia đình hàng xóm nấu xong để mượn thùng, nhưng nhờ ngày hội này bà khỏi phải đi mượn thùng vì bánh của bà được gửi sang những thùng khác.
Cha Thanh, quản xứ nói rằng ngài không biết gói bánh nhưng ngài đã nhờ các thanh thiếu nhi vừa học vừa thực hành. Tuy nhiên, một em thú nhận rằng thật khó để có được một đòn bánh đẹp vì em chưa được thực tập nhiều lần.
Sau khi dạy các em cách gói bánh, một cụ già cho biết, ngày xưa để giáo dục một cháu trong gia đình có thói hư tật xấu, các cụ ta thường răn bảo:’’ nếu không nghe lời sẽ cho ăn một đòn bánh tét’’.
Trong thư chung 2007 về giáo dục Kitô Giáo của Hội đồng giám mục Việt Nam số 11 đề cập đến những mối quan ngại, lệch lạc trong quan niệm về giáo dục.
Các giám mục đã đưa ra nguyên nhân là do ảnh hưởng của não trạng duy kinh tế, nền giáo dục gia đình đang bị khủng hoảng. Vì phải chạy theo công ăn việc làm, người ta không còn dành nhiều thì giờ cho các cuộc sum họp đầm ấm gia đình, những bữa ăn đông đủ càng lúc càng hiếm hoi. Tương quan vợ chồng, cha mẹ, con cái vì thế mà mỗi lúc một lỏng lẻo suy yếu. Hậu quả là môi trường gia đình, vốn được mệnh danh là’’mái ấm’’, không còn nồng nàn tình cảm như xưa.
Giáo dân tham gia ngày hội gói bánh tét |
Bánh tét, bánh chưng là món ăn quen thuộc của người Việt, đặc biệt trong các dịp lễ giỗ và tết cổ truyền của dân tộc, nhiều gia đình nông thôn Thừa Thiên Huế thường gói bánh tét.
Bà Maria Đặng Thị An, 65 tuổi cho biết để có một đòn bánh thơm, người gói bánh phải biết chọn loại nếp thơm, vo nước nhiều lần để bánh được giữ được lâu, nhân bánh được làm bằng đậu xanh thêm một chút mỡ để bánh được ngon.
LM Phan Xuân Thanh và chợ quê An Vân |
Ông Phaolô Đặng Đình Hoè 48 tuổi ngồi trên chỏng tre, thỉnh thoảng đi đi lại lại để đun củi, chêm nước cho những thùng bánh tét đang sôi, nói rằng ông rất vui vì được phục vụ mọi người, thay vì gói bánh ở nhà ông chỉ biết riêng thùng bánh của gia đình ông.
Chị Anna Nguyễn Thị Hiền cho biết, hằng năm chị phải mất 4 đến 5 ngày để đi gói bánh cho các gia đình không biết gói bánh tét, nhưng tại giáo xứ chỉ sau 2 khắc giờ mọi người đã giúp chị gói xong bánh.
Chị Hiền, 38 tuổi mẹ của 4 người con nói rằng nhờ gói bánh tập trung đã giúp chị tiết kiệm được thời gian để tham dự giờ tĩnh nguyện đền tạ cuối năm, vì giờ đó mỗi năm chị phải đi gói bánh cho các gia đình anh chị, bà con trong xóm.
Gia đình bà Têrêxa Nguyễn Thị Song Phước không có thùng để nấu bánh tét, bà phải đợi những gia đình hàng xóm nấu xong để mượn thùng, nhưng nhờ ngày hội này bà khỏi phải đi mượn thùng vì bánh của bà được gửi sang những thùng khác.
Các thiếu nhi sum họp bên mái tranh nghèo chờ bánh chín |
Sau khi dạy các em cách gói bánh, một cụ già cho biết, ngày xưa để giáo dục một cháu trong gia đình có thói hư tật xấu, các cụ ta thường răn bảo:’’ nếu không nghe lời sẽ cho ăn một đòn bánh tét’’.
Trong thư chung 2007 về giáo dục Kitô Giáo của Hội đồng giám mục Việt Nam số 11 đề cập đến những mối quan ngại, lệch lạc trong quan niệm về giáo dục.
Các giám mục đã đưa ra nguyên nhân là do ảnh hưởng của não trạng duy kinh tế, nền giáo dục gia đình đang bị khủng hoảng. Vì phải chạy theo công ăn việc làm, người ta không còn dành nhiều thì giờ cho các cuộc sum họp đầm ấm gia đình, những bữa ăn đông đủ càng lúc càng hiếm hoi. Tương quan vợ chồng, cha mẹ, con cái vì thế mà mỗi lúc một lỏng lẻo suy yếu. Hậu quả là môi trường gia đình, vốn được mệnh danh là’’mái ấm’’, không còn nồng nàn tình cảm như xưa.
Nhóm Ve chai nhân ái Hải Phòng vui Tết cùng các em có hoàn cảnh khó khăn
Hoàng Hà
13:57 09/02/2008
HẢI PHÒNG -- Năm nay, mặc dù thời tiết rất giá lạnh, công việc rất bận rộn của những ngày cuối năm, nhưng Cha Đặc trách Nhóm Ve Chai Nhân Ái Hải Phòng Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện đã lên kế hoạch cùng với các thành viên của nhóm bước vào chiến dịch vui Tết cùng các em có hoàn cảnh khó khăn trong cũng như ngoài thành phố Hải Phòng.
Vào ngày 23 Tết lễ Ông Công Ông Táo, Cha Kiện và anh chị em nhóm ve chai đã tổ chức gặp mặt và tiếp xúc với 50 bà mẹ và trẻ em bị nhiễm HIV – AIDS và ảnh hưởng của căn bệnh này. Số các bà mẹ trẻ em bị nhiễm thuộc các vùng ngoại thành cũng như trong thành phố Hải Phòng. Trong buổi giao lưu hôm nay Cha và các thành viên đã tham gia các tiết mục vui chơi múa hát với các em có hoàn cảnh đặc biệt. Sau tiết mục vui Tết Cha và các thành viên đã trao quà Tết cho các bà mẹ và trẻ em bị nhiễm HIV- AIDS.
Ngày 25 Tết, Cha đặc trách và các thành viên cũng vui chơi cùng với 51 em lớp học tình thương nhà thờ Chính toà Hải Phòng, sau phần văn nghệ chào mừng năm mới Cha đặc trách chúc tết các em và trao quà Tết cho các em, để các em có chút quà mang về chung vui với gia đình trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc, các em lớp tình thương này hầu hết là con em làm nghề chài lưới đang sống ở ven sông Bến Bính, hầu như các em không biết chữ.
Ngày 27 Tết Anh Huy trưởng nhóm và các thành viên đã trao 45 phần quà cho các gia đình nghèo trong vùng nội thành thành phố Hải Phòng, họ đã đến tận các gia đình động viên, thăm hỏi chúc tết và trao một phần quà nhỏ bé nhưng chứa đựng tình người thật ấm áp và cảm động.
Mấy ngày tết như đang dần qua đi, nhưng những hình ảnh của các em có hoàn cảnh khó khăn, đang mang trong mình căn bệnh của Thế kỷ vẫn hiện lên trong mỗi thành viên trong nhóm ve chai, bận mà vui, lạnh lẽo mà ấm áp tình Chúa tình người. Xin Chúa cho các thành viên trong nhóm ve chai trong năm mới này có nhiều người giúp ve chai để giúp đỡ cho nhiều những mảnh đời bất hạnh đang bị bỏ rơi và kỳ thị.
Vào ngày 23 Tết lễ Ông Công Ông Táo, Cha Kiện và anh chị em nhóm ve chai đã tổ chức gặp mặt và tiếp xúc với 50 bà mẹ và trẻ em bị nhiễm HIV – AIDS và ảnh hưởng của căn bệnh này. Số các bà mẹ trẻ em bị nhiễm thuộc các vùng ngoại thành cũng như trong thành phố Hải Phòng. Trong buổi giao lưu hôm nay Cha và các thành viên đã tham gia các tiết mục vui chơi múa hát với các em có hoàn cảnh đặc biệt. Sau tiết mục vui Tết Cha và các thành viên đã trao quà Tết cho các bà mẹ và trẻ em bị nhiễm HIV- AIDS.
Ngày 25 Tết, Cha đặc trách và các thành viên cũng vui chơi cùng với 51 em lớp học tình thương nhà thờ Chính toà Hải Phòng, sau phần văn nghệ chào mừng năm mới Cha đặc trách chúc tết các em và trao quà Tết cho các em, để các em có chút quà mang về chung vui với gia đình trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc, các em lớp tình thương này hầu hết là con em làm nghề chài lưới đang sống ở ven sông Bến Bính, hầu như các em không biết chữ.
Ngày 27 Tết Anh Huy trưởng nhóm và các thành viên đã trao 45 phần quà cho các gia đình nghèo trong vùng nội thành thành phố Hải Phòng, họ đã đến tận các gia đình động viên, thăm hỏi chúc tết và trao một phần quà nhỏ bé nhưng chứa đựng tình người thật ấm áp và cảm động.
Mấy ngày tết như đang dần qua đi, nhưng những hình ảnh của các em có hoàn cảnh khó khăn, đang mang trong mình căn bệnh của Thế kỷ vẫn hiện lên trong mỗi thành viên trong nhóm ve chai, bận mà vui, lạnh lẽo mà ấm áp tình Chúa tình người. Xin Chúa cho các thành viên trong nhóm ve chai trong năm mới này có nhiều người giúp ve chai để giúp đỡ cho nhiều những mảnh đời bất hạnh đang bị bỏ rơi và kỳ thị.
Trời buốt giá, ba ngàn người đến thánh địa La Vang mừng tuổi mẹ La Vang mồng Ba Tết
LM. Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
19:13 09/02/2008
Bất chấp trời lạnh buốt giá rét, ba ngàn người vẫn có mặt tại Thánh Địa La Vang để Mừng Tuổi Mẹ La Vang ngày Mồng Ba Tết Mậu Tý
Năm nay, vào những ngày cuối Đông Đinh Hợi, cận kề Xuân Mậu Tý đến, trời mưa và lạnh hơn mọi năm trước. Và khi Xuân Mậu Tý đến, thời tiết vẫn không khác gì là mưa với lạnh. Đặc biệt, ngày mồng ba Tết, tuy mưa không nặng hột, nhưng trời lại rét lạnh hơn thường. Nhưng đặc biệt hơn nữa, là tại Thánh Địa La Vang, bất chấp trời lạnh buốt giá rét, đường xá lầy lội kinh khủng, ba ngàn người vẫn có mặt tại Nơi Đức Mẹ Maria hiện ra để Mừng Tuổi Mẹ La Vang ngày Mồng Ba Tết Mậu Tý trong Ngày Lễ Hành Hương Truyền Thống Kiệu Minh Niên Đức Mẹ La Vang.
Trong số ba ngàn người hành hương đặc biệt nầy, chúng tôi nhận thấy có Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế, Đức Giám Mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Huế, Đức Đan Viện Phụ Dòng Thiên An Huế, bốn mươi linh mục triều và dòng, hơn một trăm nam nữ tu sĩ và các thầy đại chủng sinh Huế, còn lại là đủ mọi hạng người giáo dân, nam nữ, già trẻ, những em bé được cha mẹ bồng đi, dắt đi.
Vì thời tiết quá lạnh, Thánh lễ Hành Hương Minh Niên tôn vinh Mẹ và Cầu Bình An Năm Mới được diễn ra trong Nguyện Đường: cộng đoàn phụng vụ đông nghẹt bên trong và bên ngoài Nguyện Đường.
Đúng 07 giờ sáng ngày mồng ba Tết, linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Quản Nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang, tuyên bố khai mạc Ngày Hành Hương tại Đất Mẹ.
Tiếp đó, linh mục Giuse Hoàng Quốc, Quản xứ Ngô Xá, hướng dẫn cộng đoàn hành hương lần hạt Năm Sự Vui kính Đức Mẹ Đầu Năm. Ngài thúc giục mọi người noi gương Mẹ, sống khiêm nhượng và từ tốn, sống tinh thần vâng phục, sống yêu thương và phục vụ, sống tinh thần khó khăn, sống yêu mến Chúa và luôn luôn trung thành theo Chúa cho đến cùng.
Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế, khai mạc Thánh Lễ Hành Hương Minh Niên lúc 08 giờ. Đồng tế với Đức Tổng Giám Mục Huế chủ sự, có Đức Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế, Đức Đan Viện Phụ Dòng Thiên An Huế, và bốn mươi linh mục.
Đầu Thánh Lễ, Đức Cha chủ sự nói: Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng, luôn luôn lo lắng chăm sóc đoàn con Ngài ở trần gian. Chúng ta rất sung sướng và hạnh phúc mỗi lần về với Mẹ La Vang, nhất là trong dịp đầu Năm Mới nầy, Năm Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang lần thứ hai mươi tám. Ngài thúc giục cộng đoàn phụng vụ hãy cầu xin Chúa cho Hội Thánh được bình an và hiệp nhất, cho Quốc thái Dân an, cho Năm Giáo Dục Kitô-giáo, cho mỗi Gia Đình và mỗi Cộng Đoàn được đầy ơn Chúa, sinh nhiều hoa trái tốt đẹp trong Năm Mới nầy.
Giảng trong Thánh Lễ Hành Hương Minh niên Mâu Tý, Đức Cha chủ sự suy niệm về Bài Tin Mừng nói về sự Chúa Quan Phòng. Đại ý bài giảng như sau.
Tết Cổ Truyền đem lại niềm vui đoàn tụ. Trong tháng chạp Âm lịch, bằng thiệp, thư, điện thư, điện thoại, nhắn tin, …, người xa quê, xa nhà, báo cho biết sẽ về thăm gia đình, và người ở nhà, khi được tin đoàn tụ nầy, cảm thấy lòng rộn rã niềm vui ấm áp giữa tiết trời giá lạnh.
Ngày đầu xuân hôm nay, đoàn con Mẹ đoàn tụ tại đây để cùng Mẹ dâng lên Thiên Chúa những tâm tình chúc tụng, tạ ơn và những ước nguyện tha thiết nhất tự đáy lòng mình.
Lời Chúa hôm nay mang đến tin vui: tin vui Chúa chăm sóc yêu thương mọi loài, nhất là chúng ta là con cái của Ngài. Vì thế, chúng ta hãy tìm kiếm Nước Chúa và đức công chính của Ngài trước hết, còn mọi thứ khác, Chúa sẽ quan phòng ban thêm cho. Nhưng Chúa không dạy chúng ta sống vô tư, ỷ lại, hoặc xao lãng trách nhiệm bổn phận của mình, trái lại, Ngài muốn dạy chúng ta đừng quá lo lắng đến đỗi mất bình tĩnh, nhất là Ngài muốn chúng ta đừng quá lo lắng sự đời, trở thành nô lệ cho vật chất mà xao lãng việc đạo,
Chúng ta hãy tin vào Chúa quan phong một cách xác tín, chứ đừng chỉ tuyên xứng ra bên ngoài nơi môi miệng.
Chúa ta hãy luôn nhớ rằng con người tuy nhỏ bé và mong manh như hạt cát, hạt bụi, nhưng lại có giá trị vô cùng trước mặt Chúa.
Nếu chúng ta có đức tin mãnh liệt vào Chúa Quan Phòng, chúng ta sẽ không bao giờ thất vọng và tuyệt vọng.
Trường hợp tổ phụ Giuse trong Cựu ước: bị các anh bán sang Ai Cập, nhưng sự độc ác nầy lại biến thành điều lành, là cứu sống được cả dân tộc Hi Bá.
Trường hợp Dân Chúa trong thời kỳ suy sụp: dân chúng bị lưu đày xa quê, ĐềnThờ tại quê nhà bị quân nghịch tàn phá bình địa. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng nầy, ngôn sứ Isaia nói lời Chúa cảm động như sau: nếu có người mẹ nào quên con mình đi nữa, thì Ta là Chúa, Ta không bao giờ quên Dân của Ta.
Thánh Phêrô khuyên chúng ta hãy trút bỏ mọi lo âu vào tay Chúa. Và thánh Phaolô dạy chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa toàn năng làm cho mọi sự trở nên ích lợi cho những ai yêu mến Ngài.
Sau khi thúc giục cộng đoàn hành hương hết lòng tín thác vào Chúa yêu thương quan phòng, Đức Cha chủ sự khuyên mọi người hãy bắt chước gương của Cây Hoa Mai là loại cây có hoa đẹp thanh nhã và có cốt cách hiên ngang trong dịp xuân về. Cây Hoa Mai có những cành sần sùi, khẳng khiu, biết chống chọi lại với thời tiết khắt nghiệt của mùa đông để sản xuất ra những đoá hoa vàng vừa thanh nhã, vừa nhè nhẹ hương thơm khi mùa xuân đến, trong khi đó, các loài hoa khác không thể nào chào đón xuân được vì đã bị tan tành trong trời rét mướt khắt nghiệt của mùa đông. Chúng ta hãy luôn sống thanh thoát, ngay thẳng, cương nghị và luôn vươn lên như những cành hoa mai đáng phục nầy.
Để kết thúc bài giảng, Đức Cha chủ sự khuyên cộng đoàn hành hương hãy chạy đến cùng Đức Mẹ Maria, là Hoa Hường Mầu Nhiệm, là Hoa Mai Khiêm Nhu nhưng lại rất đỗi Cao Sang, xin Ngài giúp chúng ta sống bằng an giữa muôn vàn lo toan trong cuộc sống, biết trước tiên tìm kiếm Nước Chúa, sống theo thánh ý Chúa, sống phó thác vào tình yêu Chúa quan phòng và luôn tin tưởng Chúa sẽ an bài mọi sự tốt đẹp cho chúng ta.
Thánh Lễ được tiếp tục trong bầu khí sốt sắng của bầu trời La Vang lạnh buốt và kết thúc lúc 09giờ.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, ông chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Trí Bưu, thay mặt cộng đoàn phụng vụ hành hương, đọc lời Chúc Tết. Tiếp đến là vũ khúc Mừng Xuân của các thiếu nhi nam nữ La Vang
Trước khi ban Phép Lành Đầu Năm, Đức Tổng Giám Mục Huế thúc giục mọi người hãy cầu nguyện nhiều cho Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần thứ hai mươi tám được diễn ra trong Tháng Tám năm nay.
Trời tuy tạnh nhưng vẫn lạnh thêm. Dầu vậy, tay xuýt xoa, miệng cười vui, ai ai cũng cảm thấy ấm áp trong lòng.
Từ từ ra về trên những con đường lầy lội bùn đất, đoàn hành hương hôm nay mang theo về biết bao nhiêu ơn lành của Chúa và Mẹ La Vang cho mình, cho gia đình, cho giáo xứ, cho giáo phận, cho Giáo Hội!
Hẹn gặp nhau lại vào Tháng Tám Đại Hội Thánh Mầu Toàn Quốc La Vang lần thứ hai mươi tám tại Thánh Địa La Vang nầy!
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
Năm nay, vào những ngày cuối Đông Đinh Hợi, cận kề Xuân Mậu Tý đến, trời mưa và lạnh hơn mọi năm trước. Và khi Xuân Mậu Tý đến, thời tiết vẫn không khác gì là mưa với lạnh. Đặc biệt, ngày mồng ba Tết, tuy mưa không nặng hột, nhưng trời lại rét lạnh hơn thường. Nhưng đặc biệt hơn nữa, là tại Thánh Địa La Vang, bất chấp trời lạnh buốt giá rét, đường xá lầy lội kinh khủng, ba ngàn người vẫn có mặt tại Nơi Đức Mẹ Maria hiện ra để Mừng Tuổi Mẹ La Vang ngày Mồng Ba Tết Mậu Tý trong Ngày Lễ Hành Hương Truyền Thống Kiệu Minh Niên Đức Mẹ La Vang.
Trong số ba ngàn người hành hương đặc biệt nầy, chúng tôi nhận thấy có Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế, Đức Giám Mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Huế, Đức Đan Viện Phụ Dòng Thiên An Huế, bốn mươi linh mục triều và dòng, hơn một trăm nam nữ tu sĩ và các thầy đại chủng sinh Huế, còn lại là đủ mọi hạng người giáo dân, nam nữ, già trẻ, những em bé được cha mẹ bồng đi, dắt đi.
Vì thời tiết quá lạnh, Thánh lễ Hành Hương Minh Niên tôn vinh Mẹ và Cầu Bình An Năm Mới được diễn ra trong Nguyện Đường: cộng đoàn phụng vụ đông nghẹt bên trong và bên ngoài Nguyện Đường.
Đúng 07 giờ sáng ngày mồng ba Tết, linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền, Quản Nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang, tuyên bố khai mạc Ngày Hành Hương tại Đất Mẹ.
Tiếp đó, linh mục Giuse Hoàng Quốc, Quản xứ Ngô Xá, hướng dẫn cộng đoàn hành hương lần hạt Năm Sự Vui kính Đức Mẹ Đầu Năm. Ngài thúc giục mọi người noi gương Mẹ, sống khiêm nhượng và từ tốn, sống tinh thần vâng phục, sống yêu thương và phục vụ, sống tinh thần khó khăn, sống yêu mến Chúa và luôn luôn trung thành theo Chúa cho đến cùng.
Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Huế, khai mạc Thánh Lễ Hành Hương Minh Niên lúc 08 giờ. Đồng tế với Đức Tổng Giám Mục Huế chủ sự, có Đức Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Huế, Đức Đan Viện Phụ Dòng Thiên An Huế, và bốn mươi linh mục.
Đầu Thánh Lễ, Đức Cha chủ sự nói: Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng, luôn luôn lo lắng chăm sóc đoàn con Ngài ở trần gian. Chúng ta rất sung sướng và hạnh phúc mỗi lần về với Mẹ La Vang, nhất là trong dịp đầu Năm Mới nầy, Năm Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang lần thứ hai mươi tám. Ngài thúc giục cộng đoàn phụng vụ hãy cầu xin Chúa cho Hội Thánh được bình an và hiệp nhất, cho Quốc thái Dân an, cho Năm Giáo Dục Kitô-giáo, cho mỗi Gia Đình và mỗi Cộng Đoàn được đầy ơn Chúa, sinh nhiều hoa trái tốt đẹp trong Năm Mới nầy.
Giảng trong Thánh Lễ Hành Hương Minh niên Mâu Tý, Đức Cha chủ sự suy niệm về Bài Tin Mừng nói về sự Chúa Quan Phòng. Đại ý bài giảng như sau.
Tết Cổ Truyền đem lại niềm vui đoàn tụ. Trong tháng chạp Âm lịch, bằng thiệp, thư, điện thư, điện thoại, nhắn tin, …, người xa quê, xa nhà, báo cho biết sẽ về thăm gia đình, và người ở nhà, khi được tin đoàn tụ nầy, cảm thấy lòng rộn rã niềm vui ấm áp giữa tiết trời giá lạnh.
Ngày đầu xuân hôm nay, đoàn con Mẹ đoàn tụ tại đây để cùng Mẹ dâng lên Thiên Chúa những tâm tình chúc tụng, tạ ơn và những ước nguyện tha thiết nhất tự đáy lòng mình.
Lời Chúa hôm nay mang đến tin vui: tin vui Chúa chăm sóc yêu thương mọi loài, nhất là chúng ta là con cái của Ngài. Vì thế, chúng ta hãy tìm kiếm Nước Chúa và đức công chính của Ngài trước hết, còn mọi thứ khác, Chúa sẽ quan phòng ban thêm cho. Nhưng Chúa không dạy chúng ta sống vô tư, ỷ lại, hoặc xao lãng trách nhiệm bổn phận của mình, trái lại, Ngài muốn dạy chúng ta đừng quá lo lắng đến đỗi mất bình tĩnh, nhất là Ngài muốn chúng ta đừng quá lo lắng sự đời, trở thành nô lệ cho vật chất mà xao lãng việc đạo,
Chúng ta hãy tin vào Chúa quan phong một cách xác tín, chứ đừng chỉ tuyên xứng ra bên ngoài nơi môi miệng.
Chúa ta hãy luôn nhớ rằng con người tuy nhỏ bé và mong manh như hạt cát, hạt bụi, nhưng lại có giá trị vô cùng trước mặt Chúa.
Nếu chúng ta có đức tin mãnh liệt vào Chúa Quan Phòng, chúng ta sẽ không bao giờ thất vọng và tuyệt vọng.
Trường hợp tổ phụ Giuse trong Cựu ước: bị các anh bán sang Ai Cập, nhưng sự độc ác nầy lại biến thành điều lành, là cứu sống được cả dân tộc Hi Bá.
Trường hợp Dân Chúa trong thời kỳ suy sụp: dân chúng bị lưu đày xa quê, ĐềnThờ tại quê nhà bị quân nghịch tàn phá bình địa. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng nầy, ngôn sứ Isaia nói lời Chúa cảm động như sau: nếu có người mẹ nào quên con mình đi nữa, thì Ta là Chúa, Ta không bao giờ quên Dân của Ta.
Thánh Phêrô khuyên chúng ta hãy trút bỏ mọi lo âu vào tay Chúa. Và thánh Phaolô dạy chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa toàn năng làm cho mọi sự trở nên ích lợi cho những ai yêu mến Ngài.
Sau khi thúc giục cộng đoàn hành hương hết lòng tín thác vào Chúa yêu thương quan phòng, Đức Cha chủ sự khuyên mọi người hãy bắt chước gương của Cây Hoa Mai là loại cây có hoa đẹp thanh nhã và có cốt cách hiên ngang trong dịp xuân về. Cây Hoa Mai có những cành sần sùi, khẳng khiu, biết chống chọi lại với thời tiết khắt nghiệt của mùa đông để sản xuất ra những đoá hoa vàng vừa thanh nhã, vừa nhè nhẹ hương thơm khi mùa xuân đến, trong khi đó, các loài hoa khác không thể nào chào đón xuân được vì đã bị tan tành trong trời rét mướt khắt nghiệt của mùa đông. Chúng ta hãy luôn sống thanh thoát, ngay thẳng, cương nghị và luôn vươn lên như những cành hoa mai đáng phục nầy.
Để kết thúc bài giảng, Đức Cha chủ sự khuyên cộng đoàn hành hương hãy chạy đến cùng Đức Mẹ Maria, là Hoa Hường Mầu Nhiệm, là Hoa Mai Khiêm Nhu nhưng lại rất đỗi Cao Sang, xin Ngài giúp chúng ta sống bằng an giữa muôn vàn lo toan trong cuộc sống, biết trước tiên tìm kiếm Nước Chúa, sống theo thánh ý Chúa, sống phó thác vào tình yêu Chúa quan phòng và luôn tin tưởng Chúa sẽ an bài mọi sự tốt đẹp cho chúng ta.
Thánh Lễ được tiếp tục trong bầu khí sốt sắng của bầu trời La Vang lạnh buốt và kết thúc lúc 09giờ.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, ông chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Trí Bưu, thay mặt cộng đoàn phụng vụ hành hương, đọc lời Chúc Tết. Tiếp đến là vũ khúc Mừng Xuân của các thiếu nhi nam nữ La Vang
Trước khi ban Phép Lành Đầu Năm, Đức Tổng Giám Mục Huế thúc giục mọi người hãy cầu nguyện nhiều cho Đại Hội Thánh Mẫu La Vang lần thứ hai mươi tám được diễn ra trong Tháng Tám năm nay.
Trời tuy tạnh nhưng vẫn lạnh thêm. Dầu vậy, tay xuýt xoa, miệng cười vui, ai ai cũng cảm thấy ấm áp trong lòng.
Từ từ ra về trên những con đường lầy lội bùn đất, đoàn hành hương hôm nay mang theo về biết bao nhiêu ơn lành của Chúa và Mẹ La Vang cho mình, cho gia đình, cho giáo xứ, cho giáo phận, cho Giáo Hội!
Hẹn gặp nhau lại vào Tháng Tám Đại Hội Thánh Mầu Toàn Quốc La Vang lần thứ hai mươi tám tại Thánh Địa La Vang nầy!
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
Lễ Minh Niên Mậu Tý tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Quận Cam
Thanh Phong
22:07 09/02/2008
SANTA ANA. Sáng mùng Một Tết Mậu Tý 2008, theo truyền thống hàng năm, Trung tâm Công giáo Việt Nam, giáo phận Orange đã tổ chức Lễ Minh Niên để đón mừng năm mới. Nhờ thời tiết ấm áp trở lại sau nhiều ngày lạnh gía, bầu trời đầy nắng ấm chan hòa nên số giáo dân đến dự lễ Minh Niên năm nay rất đông. Căn cứ vào số phong bao lì xì được phát ra, số người tham dự lên đến trên ba ngàn. Một con số kỷ lục so với nhiều năm trước đây.
Chương trình được bắt đầu lúc 10 giờ 20 phút sáng với nghi thức dâng hương và tế lễ cổ truyền do các vị bô lão trong Hội Cao Niên Công giáo đảm trách. Sau ba hồi chiêng trống, các vị trong Ban Tế lễ với áo mão chỉnh tề, từ phía cổng tam quan tiến lên trước lễ đài cử hành nghi thức dâng hương trước bàn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi một cách hết sức cung kính. Sau đó, Ban Tế lễ tiến về phía bàn thờ Tổ quốc đặt tại bên phải bàn thờ để làm lễ niệm hương và dâng lễ vật gồm bánh chưng và hoa qủa. Sau nghi thức dâng hương, Đức Giám mục Đa Minh Mai Thanh Lương chủ tế cùng hơn hai mươi Linh mục và Phó tế tiến lên lễ đài. Ngòai Đức Giám mục, chúng tôi thấy có Đức Ông Nguyễn Đức Tiến và Linh mục Đỗ Thanh Hà là hai vị cựu Giám đốc Trung tâm Công giáo, Linh mục Mai Khải Hòan, Giám đốc đương nhiệm và qúy Linh mục Trần Quang Điềm, Nguyễn Văn Khấn, Phạm Ngọc Hùng, Phạm Quốc Tuấn, Nguyễn Quân, Chris Phạm Quốc Tuấn, Phạm Tân, Nguyễn Quang Tỏan (Dòng Phanxicô), Bùi Công Minh, Nguyễn Quang Thế, Trần Quang Thuận (từ VN), Nguyễn Văn Dụ (từ Ý), Hòang Quang Đức, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Tiến Bình, Đàm Xuân Lộ, Trần Khuê, Trần Cao Tường và hai Phó Tế Trần Đức Luận và Ngô Đình Đông cùng đồng tế Thánh lễ.
Tham dự Lễ Minh Niên có các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá, Luật sư Phạm Văn Phổ, Chủ tịch Cộng đồng Công giáo miền Tây Nam Hoa Kỳ và phu nhân, Bác sĩ Nguyễn Đức Tuấn, Bác sĩ Lê Duy Huân là hai vị cựu Chủ tịch Ban Chấp hành Cộng Đồng Công giáo cùng phu nhân, Các vị trong Ban Chấp Hành Cộng Đồng và một số Ban Chấp hành các Cộng Đòan, đại diện các Hội đòan, đòan thể trong Cộng Đồng, đặc biệt có Hội Tông đồ Cầu nguyện thuộc Cộng đòan St.Barbara mặc quốc phục xanh, đỏ nổi bật giữa hàng ngũ đông đảo tín hữu tham dự. Trước khi cử hành thánh lễ, Linh mục Mai Khải Hòan lên ngỏ lời chúc mừng như sau:
“…Trước thềm năm mới, thay mặt Hội đồng Linh mục Việt Nam, Giáo phận Orange và cùng với chính cá nhân, tôi trân trọng kính chúc Đức Cha, qúy Cha, Qúy Tu sĩ nam nữ, Qúy Cụ, Qúy Ông bà và tòan thể anh chị em một năm mới khang an, thịnh vượng, tràn đầy phúc lộc và ân sủng của Thiên Chúa. Kính xin tất cả Qúy cụ, qúy ông bà và anh chị em hợp với chúng tôi dâng lên Thiên Chúa là Cha chúng ta những lời khấn nguyện để xin Thiên Chúa cho Cộng Đồng và các Cộng Đòan của chúng ta biết sống yêu thương, đòan kết, cùng nhau phát triển đời sống tâm linh để củng cố nếp sống đạo đức ngày càng trưởng thành và xâu xa hơn. Xin cho chúng ta biết mở rộng vòng tay và mở rộng trái tim để yêu thương và liên kết với những đồng hương thuộc các tôn giáo bạn trong những công tác bác ái, xã hội và các sinh họat chung, đem lại phúc lợi cho quê hương dân tộc và cho mọi ngừơi. Xin cho Trung tâm Công giáo Việt Nam, cho Cộng Đồng CGVN của chúng ta được phát triển và mở rộng về mọi phương diện. Xin cho đất nước Việt Nam có tự do dân chủ, nhân quyền được tôn trọng, lãnh thổ được bảo tòan, Tài sản, đất đai của các Giáo hội được hòan trả và quê hương tránh khỏi cảnh thiên tai lũ lụt, người người được yên vui no ấm, nhà nhà được bình an và hạnh phúc. Riêng Cộng Đồng người Việt hải ngọai biết đòan kết trong yêu thương và tương kính, phát triển mọi lãnh vực, tạo một thế đứng vững chắc cùng chung sức với các sắc dân khác xây dựng con ngừơi lành mạnh trong một xã hội văn minh, tiến bộ…” Cuối cùng Linh mục Mai Khải Hòan kêu gọi mọi người tham dự cùng thành tâm dâng lời cầu nguyện, tạ ơn Thiên Chúa và nguyện xin Thiên Chúa tòan năng và chí ái chúc phúc lành dồi dào cho tất cả mọi người trong năm mới.
Thánh lễ được tiếp tục với các Lời nguyện Giáo Dân và phần Dâng của lễ. Trước khi kết lễ, Đức Giám mục Mai Thanh Lương có đôi lời chúc Tết đến mọi người. Trước hết, Đức Cha Mai Thanh Lương cho biết, trước khi ngài đến dâng lễ, Đức Giám mục Tod Brown có nhờ ngài chuyển lời của Đức Giám mục Giáo phận thăm và chúc tết đến mọi thành phần dân chúng Việt Nam. Riêng với Đức Cha Lương, ngài bày tỏ lòng biết ơn đến mọi thành phần dân Chúa đã đóng góp, xây dựng các chương trình của Giáo phận. Hy vọng trong năm mới này Giáo phận Orange chúng ta sẽ mỗi ngày một phát triển. Sau cùng Đức Cha Mai Thanh Lương cầu chúc mọi người, mọi nhà được sống trong khỏe mạnh, bình an và lãnh nhận ân sủng dồi dào của Thiên Chúa.. Đức Cha Lương đã giơ tay ban phép lành của Chúa cho mọi người trong dịp đầu năm mới.
Ông Vũ Quang Lương, Phó Chủ tịch Nội vụ Ban Chấp hành Cộng Đồng CGVN, đại diện tòan thể Cộng đồng cũng lên chúc Tết Đức Giám mục, qúy Linh mục, Phó Tế, Tu sĩ và mọi người tham dự. ông cũng không quên cám ơn các Hội đòan, Đòan thể và các cá nhân đã đóng góp tích cực trong việc tổ chức Chợ Hoa Tết Truyền Thống cũng như tổ chức Thánh lễ Minh Niên hôm nay. Trong dịp này, Cộng Đồng Công giáo VN cũng dâng lên Đức Giám mục, Đức Ông Nguyễn Đức Tiến, Cha cố Đỗ Thanh Hà, cựu Giám Đốc TTCG và Linh mục Mai Khải Hòan mỗi vị một món qùa Tết đặc biệt. Các Linh mục, Phó tế mỗi vị một phong bao lì xì màu đỏ.
Sau khi ban phép lành của Chúa cho mọi người tham dự, Đức Giám mục Mai Thanh Lương cùng các Linh mục đi trao tận tay cho mỗi người một phong bao lì xì, trong đó ngòai “Lời của Chúa” còn có một tấm vé số sắp sửa xổ mà lô trúng là một chiếc xe Mercedes ML.350 mới toanh, một Plasma HDTV 42”, một Laptop Computer và một Digital Camera. Thánh lễ kết thúc vào gần 12 giờ, ai nấy hân hoan ra về giữa buổi trưa đầy nắng ấm trong niềm vui của một Mùa Xuân chứa chan hy vọng.
Chương trình được bắt đầu lúc 10 giờ 20 phút sáng với nghi thức dâng hương và tế lễ cổ truyền do các vị bô lão trong Hội Cao Niên Công giáo đảm trách. Sau ba hồi chiêng trống, các vị trong Ban Tế lễ với áo mão chỉnh tề, từ phía cổng tam quan tiến lên trước lễ đài cử hành nghi thức dâng hương trước bàn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi một cách hết sức cung kính. Sau đó, Ban Tế lễ tiến về phía bàn thờ Tổ quốc đặt tại bên phải bàn thờ để làm lễ niệm hương và dâng lễ vật gồm bánh chưng và hoa qủa. Sau nghi thức dâng hương, Đức Giám mục Đa Minh Mai Thanh Lương chủ tế cùng hơn hai mươi Linh mục và Phó tế tiến lên lễ đài. Ngòai Đức Giám mục, chúng tôi thấy có Đức Ông Nguyễn Đức Tiến và Linh mục Đỗ Thanh Hà là hai vị cựu Giám đốc Trung tâm Công giáo, Linh mục Mai Khải Hòan, Giám đốc đương nhiệm và qúy Linh mục Trần Quang Điềm, Nguyễn Văn Khấn, Phạm Ngọc Hùng, Phạm Quốc Tuấn, Nguyễn Quân, Chris Phạm Quốc Tuấn, Phạm Tân, Nguyễn Quang Tỏan (Dòng Phanxicô), Bùi Công Minh, Nguyễn Quang Thế, Trần Quang Thuận (từ VN), Nguyễn Văn Dụ (từ Ý), Hòang Quang Đức, Nguyễn Đức Huy, Nguyễn Tiến Bình, Đàm Xuân Lộ, Trần Khuê, Trần Cao Tường và hai Phó Tế Trần Đức Luận và Ngô Đình Đông cùng đồng tế Thánh lễ.
Tham dự Lễ Minh Niên có các Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá, Luật sư Phạm Văn Phổ, Chủ tịch Cộng đồng Công giáo miền Tây Nam Hoa Kỳ và phu nhân, Bác sĩ Nguyễn Đức Tuấn, Bác sĩ Lê Duy Huân là hai vị cựu Chủ tịch Ban Chấp hành Cộng Đồng Công giáo cùng phu nhân, Các vị trong Ban Chấp Hành Cộng Đồng và một số Ban Chấp hành các Cộng Đòan, đại diện các Hội đòan, đòan thể trong Cộng Đồng, đặc biệt có Hội Tông đồ Cầu nguyện thuộc Cộng đòan St.Barbara mặc quốc phục xanh, đỏ nổi bật giữa hàng ngũ đông đảo tín hữu tham dự. Trước khi cử hành thánh lễ, Linh mục Mai Khải Hòan lên ngỏ lời chúc mừng như sau:
“…Trước thềm năm mới, thay mặt Hội đồng Linh mục Việt Nam, Giáo phận Orange và cùng với chính cá nhân, tôi trân trọng kính chúc Đức Cha, qúy Cha, Qúy Tu sĩ nam nữ, Qúy Cụ, Qúy Ông bà và tòan thể anh chị em một năm mới khang an, thịnh vượng, tràn đầy phúc lộc và ân sủng của Thiên Chúa. Kính xin tất cả Qúy cụ, qúy ông bà và anh chị em hợp với chúng tôi dâng lên Thiên Chúa là Cha chúng ta những lời khấn nguyện để xin Thiên Chúa cho Cộng Đồng và các Cộng Đòan của chúng ta biết sống yêu thương, đòan kết, cùng nhau phát triển đời sống tâm linh để củng cố nếp sống đạo đức ngày càng trưởng thành và xâu xa hơn. Xin cho chúng ta biết mở rộng vòng tay và mở rộng trái tim để yêu thương và liên kết với những đồng hương thuộc các tôn giáo bạn trong những công tác bác ái, xã hội và các sinh họat chung, đem lại phúc lợi cho quê hương dân tộc và cho mọi ngừơi. Xin cho Trung tâm Công giáo Việt Nam, cho Cộng Đồng CGVN của chúng ta được phát triển và mở rộng về mọi phương diện. Xin cho đất nước Việt Nam có tự do dân chủ, nhân quyền được tôn trọng, lãnh thổ được bảo tòan, Tài sản, đất đai của các Giáo hội được hòan trả và quê hương tránh khỏi cảnh thiên tai lũ lụt, người người được yên vui no ấm, nhà nhà được bình an và hạnh phúc. Riêng Cộng Đồng người Việt hải ngọai biết đòan kết trong yêu thương và tương kính, phát triển mọi lãnh vực, tạo một thế đứng vững chắc cùng chung sức với các sắc dân khác xây dựng con ngừơi lành mạnh trong một xã hội văn minh, tiến bộ…” Cuối cùng Linh mục Mai Khải Hòan kêu gọi mọi người tham dự cùng thành tâm dâng lời cầu nguyện, tạ ơn Thiên Chúa và nguyện xin Thiên Chúa tòan năng và chí ái chúc phúc lành dồi dào cho tất cả mọi người trong năm mới.
Thánh lễ được tiếp tục với các Lời nguyện Giáo Dân và phần Dâng của lễ. Trước khi kết lễ, Đức Giám mục Mai Thanh Lương có đôi lời chúc Tết đến mọi người. Trước hết, Đức Cha Mai Thanh Lương cho biết, trước khi ngài đến dâng lễ, Đức Giám mục Tod Brown có nhờ ngài chuyển lời của Đức Giám mục Giáo phận thăm và chúc tết đến mọi thành phần dân chúng Việt Nam. Riêng với Đức Cha Lương, ngài bày tỏ lòng biết ơn đến mọi thành phần dân Chúa đã đóng góp, xây dựng các chương trình của Giáo phận. Hy vọng trong năm mới này Giáo phận Orange chúng ta sẽ mỗi ngày một phát triển. Sau cùng Đức Cha Mai Thanh Lương cầu chúc mọi người, mọi nhà được sống trong khỏe mạnh, bình an và lãnh nhận ân sủng dồi dào của Thiên Chúa.. Đức Cha Lương đã giơ tay ban phép lành của Chúa cho mọi người trong dịp đầu năm mới.
Ông Vũ Quang Lương, Phó Chủ tịch Nội vụ Ban Chấp hành Cộng Đồng CGVN, đại diện tòan thể Cộng đồng cũng lên chúc Tết Đức Giám mục, qúy Linh mục, Phó Tế, Tu sĩ và mọi người tham dự. ông cũng không quên cám ơn các Hội đòan, Đòan thể và các cá nhân đã đóng góp tích cực trong việc tổ chức Chợ Hoa Tết Truyền Thống cũng như tổ chức Thánh lễ Minh Niên hôm nay. Trong dịp này, Cộng Đồng Công giáo VN cũng dâng lên Đức Giám mục, Đức Ông Nguyễn Đức Tiến, Cha cố Đỗ Thanh Hà, cựu Giám Đốc TTCG và Linh mục Mai Khải Hòan mỗi vị một món qùa Tết đặc biệt. Các Linh mục, Phó tế mỗi vị một phong bao lì xì màu đỏ.
Sau khi ban phép lành của Chúa cho mọi người tham dự, Đức Giám mục Mai Thanh Lương cùng các Linh mục đi trao tận tay cho mỗi người một phong bao lì xì, trong đó ngòai “Lời của Chúa” còn có một tấm vé số sắp sửa xổ mà lô trúng là một chiếc xe Mercedes ML.350 mới toanh, một Plasma HDTV 42”, một Laptop Computer và một Digital Camera. Thánh lễ kết thúc vào gần 12 giờ, ai nấy hân hoan ra về giữa buổi trưa đầy nắng ấm trong niềm vui của một Mùa Xuân chứa chan hy vọng.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tâm Sự Đầu Xuân (thơ)
Bs Vũ Linh Huy
12:34 09/02/2008
Tâm Sự Đầu Xuân
Tôi làm thơ vì Hoà Bình, Công Lý,
Đâu phải vì mảnh đất bé tí, cỏn con,
Còn trời, còn nước còn non,
Bất công còn đó, tôi còn đấu tranh!
Dù nỗ lực có thành hay bại,
Tôi vẫn còn mãi mãi làm thơ,
Cho người phận nhỏ, thế cô,
Cho người oan ức đợi chờ lẽ công.
Dù ai có sinh lòng Tần Cối,
Tôi quyết tâm nối dõi Nhạc Phi.
Ơn người, ơn nước khắc ghi,
Đôi vần mộc mạc cũng vì nước non!
Chẳng vì mảnh đất cỏn con!
Boston, ngày 9 tháng 2 năm 2008
Tôi làm thơ vì Hoà Bình, Công Lý,
Đâu phải vì mảnh đất bé tí, cỏn con,
Còn trời, còn nước còn non,
Bất công còn đó, tôi còn đấu tranh!
Dù nỗ lực có thành hay bại,
Tôi vẫn còn mãi mãi làm thơ,
Cho người phận nhỏ, thế cô,
Cho người oan ức đợi chờ lẽ công.
Dù ai có sinh lòng Tần Cối,
Tôi quyết tâm nối dõi Nhạc Phi.
Ơn người, ơn nước khắc ghi,
Đôi vần mộc mạc cũng vì nước non!
Chẳng vì mảnh đất cỏn con!
Boston, ngày 9 tháng 2 năm 2008
Đức TGM Ngô Quang Kiệt đến Thái Hà cử hành Lễ Minh Niên và cầu nguyện cho Công lý
PV VietCatholic
13:29 09/02/2008
HÀ NỘI -- Ngày 3 Tết, thứ Bảy ngày 9/2/2008, tại giáo xứ Thái Hà vốn là ngày hành hương minh niên truyền thống kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã tới đây dâng thánh lễ Minh Niên với cộng đoàn giáo xứ do các Cha DCCT phụ trách. Số người hành hương về đây tham dự lễ có tới trên 7000 người.
Giáo dân từ nhiều tỉnh thành ở Miền Bắc đều hành hương về đây. Các đoàn hành hương giáo dân đến từ các giáo phận như: Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Tây, Vĩnh Yên...
Giáo dân về Thái Hà tham dự Lễ Minh Niên để xin khấn và tham dự giờ hành hương. Sau đây là vài hình ảnh đáng ghi nhớ.
Giáo dân từ nhiều tỉnh thành ở Miền Bắc đều hành hương về đây. Các đoàn hành hương giáo dân đến từ các giáo phận như: Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Tây, Vĩnh Yên...
Giáo dân về Thái Hà tham dự Lễ Minh Niên để xin khấn và tham dự giờ hành hương. Sau đây là vài hình ảnh đáng ghi nhớ.
Giáo dân Thái Hà đòi công lý (thơ)
Lê Dân Việt
16:55 09/02/2008
GIÁO DÂN THÁI HÀ ĐÒI CÔNG LÝ
Dân Thái Hà đứng lên đòi công lý
Cả cha, con tâm nhất trí một lòng
Hướng cầu nguyện, lấy lại đất nhà Chúa
Cả giáo dân, lòng dạ vững sắt son
Đòi bằng được đất đai của nhà dòng
Cả giáo xứ, ý chí đã một lòng
Quyết cầu nguyện, cho đến khi thành công
Nỗ lực đó, cho dù thành hay bại
Cả con chiên, già, trẻ không e ngại
Các cụ bà, dựng trại giữ nhà chung
Cùng chủ chăn, quyết rửa sạch vết nhơ
Để giáo hội, nhờ thế mà điểm tô
Cho oan ức, đòi bằng được công lý
Cho dù đời, có phải vòng lao lý
Cả giáo dân, chung ý cầu nguyện thi
Mặc kẻ ác cứ mạ lỵ, khinh khi
Trong mộc mạc, đấu tranh vì công lý
Trong đơn sơ, trổi lên tâm nhất trí
Dân Thái Hà đứng lên đòi công lý
Cả cha, con tâm nhất trí một lòng
Hướng cầu nguyện, lấy lại đất nhà Chúa
Cả giáo dân, lòng dạ vững sắt son
Đòi bằng được đất đai của nhà dòng
Cả giáo xứ, ý chí đã một lòng
Quyết cầu nguyện, cho đến khi thành công
Nỗ lực đó, cho dù thành hay bại
Cả con chiên, già, trẻ không e ngại
Các cụ bà, dựng trại giữ nhà chung
Cùng chủ chăn, quyết rửa sạch vết nhơ
Để giáo hội, nhờ thế mà điểm tô
Cho oan ức, đòi bằng được công lý
Cho dù đời, có phải vòng lao lý
Cả giáo dân, chung ý cầu nguyện thi
Mặc kẻ ác cứ mạ lỵ, khinh khi
Trong mộc mạc, đấu tranh vì công lý
Trong đơn sơ, trổi lên tâm nhất trí
Trên 7000 người tới Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Thái Hà ngày Mồng 3 Tết và cầu nguyện đòi Công lý
PV VietCatholic
23:09 09/02/2008
HÀ NỘI -- Sáng nay khi chúng tôi đưa tin về cuộc lễ Minh Niên ở giáo xứ Thái Hà, chúng tôi phỏng đoán là 3000 người (lúc đó vào lúc 9 giờ sáng). Nhưng khi tới giờ thánh lễ khởi sự do Đức TGM Ngô Quang Kiệt chủ sự thì dân chúng kéo tới đông vô kể, chúng tôi không còn có thể đi lại tự do trong khuân viên bên ngoài thánh đường hay trong nhà thờ, vì đâu đâu cũng là người. Dân chúng đứng chật cứng khắp nơi chung quanh thánh đường.
Các con đường xung quanh nhà thờ đều chật cứng người. Khuôn viên nhà thờ và tu viện tràn ngập người. Các tầng lầu, các phòng học giáo lý, các hành lang, đều chật cứng người. Không có một buổi lễ tôn giáo nào trong thành phố Hà Nội diễn ra trong năm mà lại đông người như lễ hành hương minh niên kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Thái Hà này.
Sau thánh lễ chúng tôi hỏi Cha Quản lý giáo xứ Thái Hà được ngài cho biết "số người tham dự thánh lễ hôm nay đông chưa từng có, phải lên tới 8 hay 9 ngàn người, vì không còn chổ nào trống trong cả khu chung quanh đây". Sau khi dò hỏi và kiểm kê ước lượng chung đa số cho rằng số người dự lễ hôm nay vào khoảng trên 7000 người.
Ngay báo VNExpress cũng đưa tin như sau: "Tại Hà Nội, khoảng 10h sáng nay xe máy gửi ở 2 bên vỉa hè đường Nguyễn Lương Bằng dẫn vào nhà thờ Thái Hà chật kín. Theo thông lệ hàng năm vào ngày này, người dân từ các nơi đổ về nhà thờ Thái Hà dự lễ “Thánh hóa công ăn việc làm đầu năm”. Tranh thủ dịp này, các hàng gửi xe mạnh ai nấy “chém”. Càng đông người đến, giá vé càng leo thang. Nhiều người dân xung quanh thậm chí bỏ hẳn công việc hàng ngày để làm dịch vụ trông giữ xe. Ngày Tết vắng khách, chủ một quán cà phê trên đường Nguyễn Lương Bằng tranh thủ dẹp hết bàn ghế để lấy chỗ cho khách gửi xe".
Phần lớn các giáo dân đến từ các giáo xứ trong thành phố Hà Nội và từ các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ,v,v.
Thánh lễ lúc 10 h do Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự. Có hơn một chục linh mục trong Giáo hạt Hà Nội đồng tế với ngài.
Trong lời nhắn nhủ cuối lễ Đức Tổng Giám Mục nói rằng: Sau khi Chúa Giêsu chịu chết chính Đức Mẹ đã quy tụ các tông đồ để các ngài đón nhận Chúa Thánh Thần và làm nên mùa xuân của Giáo Hội. Hôm nay Đức Mẹ cũng đã quy tụ chúng ta về đây để cùng nhau cầu nguyện đón nhận Chúa Thánh Thần. Hy vọng nhờ vậy chúng ta cũng được trở nên mùa xuân mới.
Kết thúc thánh lễ, một cha trong Tu viện Thái Hà đã kêu gọi: “Kính mời quý cha quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em giáo dân chúng ta đi cầu nguyện đòi đất”. Đấy là lời kêu gọi rất thật, phản ảnh bản chất và mục đích các sự kiện đang diễn ra ở Thái Hà.
Các linh mục, tu sĩ và đông đảo giáo dân đã đáp ứng. Chưa bao giờ chúng tôi thấy trong thành phố tập trung một lượng người đông đảo như vậy trong các buổi cầu nguyện, kể cả các buổi cầu nguyện bên Toà Khâm Sứ. Giáo dân nhiều người không tiến ra nổi con đường ven khu đất mà phải ở lại bãi xe, trong sân nhà thờ để cầu vọng từ xa.
Con đường cạnh khu đất được quét dọn sạch sẽ. Bờ tường nhiều chỗ đã bị đen do thắp nến nhiều. Một số bảng tạ ơn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã được gắn lên tường rào. Suốt ngày đều có các nhóm giáo dân đến cầu nguyện lẻ tẻ hay thăm hỏi các bà đang túc trực tại các lều bạt.
Giáo dân Thái Hà tin rằng họ có sứ mạng bảo vệ cho công lý, nếu chưa bảo vệ được cho người khác, thì ít nhất là bảo vệ cho chính mình mà cụ thể là để giành lại khu đất thờ tự của Giáo Hội. Họ sẵn sàng hy sinh vì điều này.
Còn giáo dân các tỉnh hôm nay về đây thì cũng hết sức vui mừng phấn khởi. Bao nhiêu tình cảm trước đây họ đặt bên Toà Khâm Sứ hiện nay đang được chuyển về Thái Hà. Họ thấy cuộc đất tranh của giáo dân Thái Hà là của họ... Có người nói, nếu không đến đây cầu nguyện, và không vào mạng xem tin tức về Thái Hà, họ cảm thấy không yên. Khi được tận mắt chứng kiến các hình ảnh, các thông tin và tham dự các giờ cầu nguyện ở Thái Hà, họ thấy đức tin trở nên mạnh mẽ hơn.
Nghe một cha nói sáng nay các cán bộ công an quận đến hiện trường khá đông. Các anh nhận định rằng: “Bây giờ giáo dân cứ túc trực và cầu nguyện ngày đêm, thì thử hỏi, công ty Chiến Thắng còn làm ăn được gì. Trước sau đất ấy sẽ được trả về Giáo Hội thôi. Nhưng các linh mục và giáo dân phải bình tĩnh”.
Một cán bộ tôn giáo cũng nhận định: “Đất đấy cũng sẽ phải trả lại nhà thờ. Nhưng bây giờ các cơ quan đang sử dụng, đối với nhà nước thì nhà thờ hay doanh nghiệp cũng là con cái cả, chia cho con này phần này thì phải chia cho con kia phần kia, nhưng các con đừng làm cho bố mẹ mất mặt”.
Trong khi đó, chúng tôi nghe các linh mục kêu gọi giáo dân ở nhà thờ trong các thánh lễ chiều hãy tiếp tục kiên trì cầu nguyện và hy sinh theo tinh thần của Mùa Chay. Các ngài còn trích lời Đức Tổng Giám Mục rằng: “Chúng ta không nên thay đổi trước khi người ta thay đổi”.
Các con đường xung quanh nhà thờ đều chật cứng người. Khuôn viên nhà thờ và tu viện tràn ngập người. Các tầng lầu, các phòng học giáo lý, các hành lang, đều chật cứng người. Không có một buổi lễ tôn giáo nào trong thành phố Hà Nội diễn ra trong năm mà lại đông người như lễ hành hương minh niên kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Thái Hà này.
Sau thánh lễ chúng tôi hỏi Cha Quản lý giáo xứ Thái Hà được ngài cho biết "số người tham dự thánh lễ hôm nay đông chưa từng có, phải lên tới 8 hay 9 ngàn người, vì không còn chổ nào trống trong cả khu chung quanh đây". Sau khi dò hỏi và kiểm kê ước lượng chung đa số cho rằng số người dự lễ hôm nay vào khoảng trên 7000 người.
Ngay báo VNExpress cũng đưa tin như sau: "Tại Hà Nội, khoảng 10h sáng nay xe máy gửi ở 2 bên vỉa hè đường Nguyễn Lương Bằng dẫn vào nhà thờ Thái Hà chật kín. Theo thông lệ hàng năm vào ngày này, người dân từ các nơi đổ về nhà thờ Thái Hà dự lễ “Thánh hóa công ăn việc làm đầu năm”. Tranh thủ dịp này, các hàng gửi xe mạnh ai nấy “chém”. Càng đông người đến, giá vé càng leo thang. Nhiều người dân xung quanh thậm chí bỏ hẳn công việc hàng ngày để làm dịch vụ trông giữ xe. Ngày Tết vắng khách, chủ một quán cà phê trên đường Nguyễn Lương Bằng tranh thủ dẹp hết bàn ghế để lấy chỗ cho khách gửi xe".
Phần lớn các giáo dân đến từ các giáo xứ trong thành phố Hà Nội và từ các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ,v,v.
Thánh lễ lúc 10 h do Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự. Có hơn một chục linh mục trong Giáo hạt Hà Nội đồng tế với ngài.
Trong lời nhắn nhủ cuối lễ Đức Tổng Giám Mục nói rằng: Sau khi Chúa Giêsu chịu chết chính Đức Mẹ đã quy tụ các tông đồ để các ngài đón nhận Chúa Thánh Thần và làm nên mùa xuân của Giáo Hội. Hôm nay Đức Mẹ cũng đã quy tụ chúng ta về đây để cùng nhau cầu nguyện đón nhận Chúa Thánh Thần. Hy vọng nhờ vậy chúng ta cũng được trở nên mùa xuân mới.
Kết thúc thánh lễ, một cha trong Tu viện Thái Hà đã kêu gọi: “Kính mời quý cha quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em giáo dân chúng ta đi cầu nguyện đòi đất”. Đấy là lời kêu gọi rất thật, phản ảnh bản chất và mục đích các sự kiện đang diễn ra ở Thái Hà.
Các linh mục, tu sĩ và đông đảo giáo dân đã đáp ứng. Chưa bao giờ chúng tôi thấy trong thành phố tập trung một lượng người đông đảo như vậy trong các buổi cầu nguyện, kể cả các buổi cầu nguyện bên Toà Khâm Sứ. Giáo dân nhiều người không tiến ra nổi con đường ven khu đất mà phải ở lại bãi xe, trong sân nhà thờ để cầu vọng từ xa.
Con đường cạnh khu đất được quét dọn sạch sẽ. Bờ tường nhiều chỗ đã bị đen do thắp nến nhiều. Một số bảng tạ ơn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã được gắn lên tường rào. Suốt ngày đều có các nhóm giáo dân đến cầu nguyện lẻ tẻ hay thăm hỏi các bà đang túc trực tại các lều bạt.
Giáo dân Thái Hà tin rằng họ có sứ mạng bảo vệ cho công lý, nếu chưa bảo vệ được cho người khác, thì ít nhất là bảo vệ cho chính mình mà cụ thể là để giành lại khu đất thờ tự của Giáo Hội. Họ sẵn sàng hy sinh vì điều này.
Còn giáo dân các tỉnh hôm nay về đây thì cũng hết sức vui mừng phấn khởi. Bao nhiêu tình cảm trước đây họ đặt bên Toà Khâm Sứ hiện nay đang được chuyển về Thái Hà. Họ thấy cuộc đất tranh của giáo dân Thái Hà là của họ... Có người nói, nếu không đến đây cầu nguyện, và không vào mạng xem tin tức về Thái Hà, họ cảm thấy không yên. Khi được tận mắt chứng kiến các hình ảnh, các thông tin và tham dự các giờ cầu nguyện ở Thái Hà, họ thấy đức tin trở nên mạnh mẽ hơn.
Nghe một cha nói sáng nay các cán bộ công an quận đến hiện trường khá đông. Các anh nhận định rằng: “Bây giờ giáo dân cứ túc trực và cầu nguyện ngày đêm, thì thử hỏi, công ty Chiến Thắng còn làm ăn được gì. Trước sau đất ấy sẽ được trả về Giáo Hội thôi. Nhưng các linh mục và giáo dân phải bình tĩnh”.
Một cán bộ tôn giáo cũng nhận định: “Đất đấy cũng sẽ phải trả lại nhà thờ. Nhưng bây giờ các cơ quan đang sử dụng, đối với nhà nước thì nhà thờ hay doanh nghiệp cũng là con cái cả, chia cho con này phần này thì phải chia cho con kia phần kia, nhưng các con đừng làm cho bố mẹ mất mặt”.
Trong khi đó, chúng tôi nghe các linh mục kêu gọi giáo dân ở nhà thờ trong các thánh lễ chiều hãy tiếp tục kiên trì cầu nguyện và hy sinh theo tinh thần của Mùa Chay. Các ngài còn trích lời Đức Tổng Giám Mục rằng: “Chúng ta không nên thay đổi trước khi người ta thay đổi”.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cái nghịch lý của trào lưu thần học không có Thiên Chúa
Lm Nguyễn Hữu Thy
02:06 09/02/2008
Cái nghịch lý của trào lưu thần học không có Thiên Chúa
Ngày nay, một điều không thể chối cãi là trào lưu vô thần đã tìm được chỗ đứng ở một nơi mà người ta thực sự không bao giờ ngờ tới: Ở trong các phân khoa thần học – Và đương nhiên, các hậu quả tai hại gây ra thật vô cùng khủng khiếp!
„Piep, piep, piep, wir haben uns alle lieb“ (Chíp, chíp, chíp, chúng ta cùng khắng khít thương yêu nhau). Đây là một „Kinh Ăn Cơm“ mà tôi đã nghe được cách đây chưa lâu tại một viện đại học Kitô giáo Đức trong giờ cơm trưa của một nhóm sinh viên. Và cách bày tỏ đức tin Kitô giáo hay cách cầu nguyện lố lăng như thế đã dẫn tới một cuộc tranh cãi rất sôi nổi tiếp liền sau đó, và trong cuộc nói chuyện, vị Tuyên úy còn quả quyết là rất có thể ngài sẽ đưa áp dụng hình thức cầu nguyện như thế vào cả trong việc cử hành Phụng Vụ nữa. Khi nghe thế, tôi đã tự hỏi mình là phải chăng tôi đã quá cổ hủ và lạc hậu? Bởi vì, không phải những cuộc bàn cãi đầy triết lý, chẳng hạn về Hegel hay Nietzsche, nhưng là những Lời Kinh đơn sơ trước khi dùng bữa như thế sẽ gây nên những hậu quả nguy hại khôn lường của một khuynh hướng thần học tự xưng một cách mâu thuẩn là „thần học Thiên-Chúa-chết“ hay là thần học vô thần, tức thần học không có Thiên Chúa.
Dĩ nhiên, trào lưu thần học loại này đã không khởi đầu một cách sai trái như khi nó kết thúc như thế, nhưng nay nó đã bước vào vũng lầy đó. Vị Tuyên úy mà mọi người gọi là Mục Sư kia đã phát biểu như thể để tự biện hộ cho cách cầu nguyện kỳ quặc trên: „Ở đâu có tình yêu và sự an hòa, ở đó có Thiên Chúa ngự trị“. Khi nghe thế tôi đã trả lời: „Thế tại sao ngài lại không nói rõ ràng ra như thế trong lời Kinh của mình?“ Câu trả lời là: „Không! Bởi vì, cũng giống như Đức Giêsu, tôi không đánh giá chút nào việc kinh kệ và các lễ nghi phụng vụ rườm rà.“ Tôi hỏi lại: „Nhưng cũng rất có thể là ngài đang gặp phải khó khăn trong vấn đề đức tin?“
Chắc hẳn rằng con đường dẫn thẳng trực tiếp từ hình thức tránh né hay coi thường tâm tình tôn kính nghiêm chỉnh đối với Thiên Chúa ngay chính trong khi cầu nguyện như thế đi vào sự bế tắc đầy mâu thuẩn sẽ khó tránh khỏi.
Hegel và Nietzsche, hai kẻ mở đường cho triết học vô thần
Trong số những học giả mở đường cho triết học vô thần đương nhiên phải kể tới Hegel và Nietzsche: Một người là một thần học gia được đào tạo tại đại học Tübingen, còn người kia là con của một vị Mục Sư Tin Lành. Cả hai đều lớn tiếng khai tử Thiên Chúa. Hai triết gia này coi việc khai tử Thiên Chúa là hậu quả đương nhiên của phong trào tục hóa (sécularisation), vì qua đó Thiên Chúa hoàn toàn mất hết chỗ đứng trong vũ trụ và trong sự tự do của con người; một sự tự do cho phép con người thay thế Thiên Chúa nắm giữ việc điều khiển lịch sử. Những đồ đệ của Các Mác đã công khai cho thấy điều đó đã đi về đâu. Cả các nhà thần học khai tử Thiên Chúa cũng phê bình chủ nghĩa hữu thần (Théisme: Tin vào Thiên Chúa), bởi vì họ cho rằng chủ nghĩa hữu thần phủ nhận trách nhiệm của con người.
Khuynh hướng thần học „Thiên-Chúa-chết“ hay cũng được gọi là „thần học không có Thiên Chúa“, xuất hiện vào năm 1968 của thế kỷ trước. Đó là một trào lưu thần học của thế hệ lúc bấy giờ, và con tàu dẫn đầu là cuốn sách của bà Dorothee Sölle-Steffẹnsky (1929-2003), thần học gia Tin Lành, với tựa đề: „Atheistisch an Gott glauben“ – Tin Thiên Chúa một cách vô thần (1968). Cuốn sách tóm tắt tất cả một chuỗi toàn những kích động từ trước tới nay. Mục đích nhắm tới là việc thay đổi toàn bộ những cách thực hành đức tin hiện hành. Cũng vì thế, nhà thần học Ernst Käsemann, chuyên gia Kinh Thánh Tân Ước và là đồ đệ của Karl Barth (1886-1968, giáo sư thần học người Thụy Sĩ), luôn luôn tuyên bố rằng mục đích thần học của ông là tìm cách tẩy trừ luôn lòng mộ đạo cuối cùng tại vùng Württemberg, thuộc Nam Đức.
Nhưng người ta thắc mắc tự hỏi: Tại sao lại có những hiện tượng kỳ lạ như thế? Câu trả lời của Käsemann: Tất cả mọi tôn giáo đều là sản phẩm do con người chế biến ra, và trước hết lòng mộ đạo là một tội phạm chống lại Thiên Chúa. Những kẻ đạo đức chỉ muốn dùng sự cầu nguyện của mình để điều khiển Thiên Chúa, chỉ muốn biến Thiên Chúa thành dụng cụ cho ý riêng mình. Vì thế, lễ nghi phụng vụ chỉ là trò ảo thuật và cầu nguyện là chuyện chiêm tinh bói toán.
Một sắc thái của khuynh hướng thần học vô thần này đã sản sinh ra bộ môn thần học ở đại học Marburg ở Đông Đức, mà cánh khuynh tả của nó đã kết nạp tư tưởng trên của Käsemann. Do đó, những kiểu trình bày hay phát biểu phụng vụ của nhóm này về Thiên Chúa hoàn toàn có tính cách xa lạ, không còn trung thực nữa và mất hết tính cách nguyên thủy của phụng vụ. Khuynh hướng thần học đó mang tính cách „thần thoại“, vì coi Thiên Chúa như một điều vĩ đại trong các điều vĩ đại trong vũ trụ. Chính Rudolf Bultmann (1884-1976), giáo sư thần học Tin Lành tại đại học Marburg, cũng không xa lạ gì với loại „Kinh Ăn Cơm“ kỳ cục như thế, bởi vì – có lẽ do khinh suất – ông cũng nhấn mạnh việc loại bỏ tính cách huyền thoại về Ngôi Vị Thiên Chúa và trong việc cầu nguyện. Trong khi đó những học trò của ông thuộc cánh tả, như Herbert Braun và Dorothee Sölle, lại có cái nhìn hoàn toàn khác.
Nhưng, nếu người ta muốn tránh loại ngôn ngữ huyền thoại được hệ thống hóa, người ta cũng phải loại bỏ việc huyền thoại hóa Thiên Chúa như một ngôi vị, và thay thế vào đó chẳng hạn bằng „tình yêu“. Nếu vậy, lại đưa tới hậu quả là cho tới ngày nay người thường xuyên phải đối mặt với công thức „Thiên Chúa là tình yêu“. Thực ra, công thức đó được lấy từ Thư I Thánh Gioan, nhưng nếu được trích dẫn một cách riêng rẽ, thì công thức đó sẽ trở thành một suy luận thần học đầy nguy hiểm. Bởi vì, nếu thực sự Thiên Chúa chỉ là „tình yêu“, chứ không gì khác hơn nữa, thì người ta đã hóa giải được bản thể và yếu tính của Người, cũng như quyền năng và những mầu nhiệm của Người. Trong khi đó, yếu tính và bản thể của Thiên Chúa là một điều bất khả tri; bất khả tri như chính Thiên Chúa là Đấng bất khả tri vậy
Quả vậy, nếu Thiên Chúa chỉ là tình yêu, thì không còn là đối tượng, mà người ta có thể xưng là ngôi vị thực hữu. Một vị Thiên Chúa như thế được sản sinh qua những cuộc thân giao giữa con người với nhau, nghĩa là một sản phẩm của tình thân hữu của con người sản sinh ra. Nếu vậy, dung nhan Thiên Chúa bấy giờ - như người ta nói – sẽ có thể nhận ra được như thể dung nhan của một kẻ nào đó đang hiện hữu bên cạnh tôi. Sự giảm thiểu hay thu nhỏ Thiên Chúa toàn năng lại trong các tương giao của cuộc sống và trong chiều kích luân lý như thế, thì ngay từ đầu đã luôn chứa đựng trong mình một khuynh hướng phản phụng vụ và phản tâm tình thờ phượng. Chúng ta hãy nghe một trong những nhà thần học đó phát biểu: „Cuối cùng Đức Giêsu đã thắng dẹp được cái khuynh hướng phàm tục và phản phụng vụ, tư duy và hành động mang tính cách thờ phượng – như việc rửa tay, các giới luật về thức ăn, luật ngày thứ bảy, việc ăn chay và cầu nguyện – và như thế, những chuyện đó hoàn toàn dư thừa trong chương trình rao giảng của Đức Kitô. Người ta sẽ không còn gặp được Thiên Chúa trong ngôi nhà tôn giáo nữa; người ta cũng không cần phải làm cho Thiên Chúa hiện diện một cách đạo đức, vì Người đang hiện diện; chẳng bao lâu nữa, Người sẽ không còn là Vua và Đấng Thống Trị“ (D. Sölle).
Chúng ta thấy rằng sự đề cập đến Đức Giêsu và phần Kinh Thánh Tân Ước ở đây hoàn toàn mang tính cách ý thức hệ và xuyên tạc. Sự sai lầm này đã dẫn tới việc nhận định rằng, Kinh Lạy Cha rất có thể không xuất phát từ Đức Giêsu, bởi vì Đức Giêsu luôn chống lại mọi lễ nghi phụng vụ mang tính cách hình thức. Bởi vậy, ở đây một lần nữa lại cho thấy rằng: Thái độ cương quyết đề cao và bảo vệ chương trình phụng vụ của Đức Bênêđíctô XVI không chịu ảnh hưởng bởi cách thức thực hành ồ ạt tập thể của những người Công Giáo thuộc Tiểu bang Bayern, quê hương của ngài, như một số người nghĩ, nhưng đụng chạm tới vấn đề trọng tâm của nền thần học hiện nay, tức vấn đề phẩm cách của Thiên Chúa. Bởi vì khuynh hướng của trào lưu thần học „Thiên-Chúa-chết“ này đã được bành trướng rộng rãi ra và biến thần học chỉ còn có tính cách đạo đực hiện sinh hay mang tính cách phủ nhận thuần tuý.
Vì thế chúng ta đọc nơi W. Hamilton (1961): „Nếu chúng ta nói Thiên Chúa chết, thì chúng ta không có ý nói cách đơn giản đến cái chết của một thiên thể đã được khách thể hóa một cách sai lầm thành thần tượng. Nhưng chúng ta nói đến cái chết của những khả năng trong chúng ta muốn tìm cách khẳng định những hình ảnh truyền thống về Thiên Chúa mà thôi.“ Và mỗi hậu quả của quan niệm lầm lạc này đều gây nên một mất mát cho đức tin. Nghĩa là sẽ gây nên hoang mang nơi lòng người: „Không còn có Thiên Chúa nữa, thì không có nghĩa nào khác hơn là thực sự không còn có Thiên Chúa nữa.“
Chúng ta có thể giải thích cách vắn tắt bốn hậu quả quan trọng phát sinh từ chủ trương đó:
• Sự qui chiếu sai lầm về khoa thần bí học Kitô giáo.
• Các suy tư và các động thái như thế chỉ là trò múa rối trước vấn nạn hoàn toàn bế tắc của thần luận (Théodicée).
• Phủ nhận sự bất tử của từng cá nhân.
• Nhắm mục đích thiết lập một tân môn phái Phật giáo Âu Châu.
Cũng vì thế, sự phát biểu của Meister Eckhart (1260-1328), một nhà thần bí học Dòng Đa-minh, là ngài rất có thể bỏ việc chiêm ngắm Thiên Chúa Ba Ngôi để đi làm việc bác ái giúp đỡ kẻ khác, đã được khuynh hướng thần học „Thiên-Chúa-chết“ lợi dụng một cách triệt để ngay hầu có thể biện minh cho khuynh hướng thần học của họ.
Nhưng người ta tự hỏi là: Phải chăng Meister Eckhart đã thực sự hiểu Kitô giáo như một cách thức sống không cần tới Thực Thể thần linh tối cao? Nhóm thần học gia này quan niệm thế nào về thần bí học? Câu trả lời là họ phủ nhận hoàn toàn khoa thần bí học. Bởi vì các nhà thần bí học đã ý thức được sự căng thẳng hệ ở chỗ, là những bất đồng trong các phát biểu về điều được nêu lên thì luôn luôn lớn hơn sự tương đồng. Tuy nhiên, các nhà thần bí đã làm chủ được sự căng thẳng giữa những kiểu nói có tính cách biểu tượng „tích cực“ cần thiết về Thiên Chúa và về phẩm tính tuyệt đối của Người – trong hai phương diện: Kinh Thánh cũng như Giáo Hội.
Những hậu quả của khuynh hướng thần học „Thiên-Chúa-chết“
Và để giải tỏa được sự căng thẳng này vì sợ phải đối mặt với sự khách thể hóa, và để thoát ra khỏi được sự căng thẳng đó, người ta đã rơi vào một mâu thuẩn khác: Họ tìm cách loại bỏ ngay sự hiện hữu của Thiên Chúa như của một đối tượng thực hữu. Nhưng thái độ đó là một sự chạy trốn nguy hiểm, đánh mất chính sự cứu rỗi. Thiên Chúa hiện hữu không như các sự vật khác. Thiên Chúa không phải là một cái gì khác. Người luôn luôn ủng hộ và nâng đỡ chúng ta. Cũng vì thế, Thiên Chúa là đối tượng thực hữu của sự cầu nguyện của con người.
Trong tác phẩm „De non aliud“, Đức Hông Y Nikolaus Casanus (hay Nikolaus Von Kues), tên thật là Nikolaus Krebs (1401-1464), một triết gia và chính trị gia thời danh người Đức, đã cho rằng Thiên Chúa không thể là đối tượng của nhận thức con người được, vì Thiên Chúa luôn luôn bất khả tri đối với trí năng con người và vì thế Người là chủ thể, chứ không phải là đối tượng của tri thức con người.
Điều đó muốn khẳng định rằng có Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện hữu và tự hữu. Sự hiện hữu của Thiên Chúa không bị lệ thuộc vào phạm trù thời gian và không gian; nói cách khác, sự hiện hữu của Thiên Chúa không có bắt đầu và không có chấm tận. Nếu vậy, những ai cho rằng „không có Thiên Chúa“, quả thực là những kẻ thiếu trí năng và thiếu hiểu biết lành mạnh bình thường, đúng như lời cảnh Thánh Vịnh 14(13),1: „Kẻ ngu si tự nhủ: ‚Làm chi có Chúa Trời’“. Trong truyền thống Do-thái giáo người ta thường coi kiểu nói „không có“ như thế là ngôn từ Ca-in, kẻ đã giết em mình là A-ben (x. St 4,1-16). Và điều đó cũng đồng nghĩa với sự khẳng định: Nếu đã không có Thiên Chúa, thì cũng không có luật lệ hay án phạt gì cả, và như thế mọi tội lỗi và hành vi gian ác đều được thả lỏng và tùy tiện.
Người Việt Nam ta cũng thường nói: „Không thương thì ngọt như đường cũng đắng“, hay: „Không ưa thì đổ thừa cho xấu“. Và đó là sự thật. Cánh thần học „Thiên-Chúa-chết“ đã chủ quan coi nền thần học Kitô giáo đã trình bày sai lạc và thiếu cân nhắc về lòng nhân hậu của Thiên Chúa, và luôn luôn quên rằng trong lịch sử đã có một thánh Gióp gặp đủ thử thách và một Đức Giêsu gánh đầy khổ đau. Khuynh hướng thần học vô thần này còn lợi dụng cả câu than thở của Đức Giêsu trên thập giá: „Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa bỏ rơi con“ (Mt 27,46) làm luận cứ để phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nhưng cái vô lý và buồn cười nằm ngay trong chính luận cứ của cánh thần học vô thần này, vì: Phải chăng Đức Giêsu đã than thở và cầu nguyện trên thập giá như thế với một vị Thiên Chúa không hề hiện hữu sao? Không! Trái lại, chính lời cầu nguyện đó của Đức Giêsu đã chứng minh có Thiên Chúa, Thiên Chúa hiện hữu và Người vẫn lắng nghe tiếng kêu xin của chúng ta.
Vâng, cả trong các trại tập trung rùng rợn, các trại cải tạo man rợ của các chết độ độc tài - (như Đức Quốc Xã của Hít-le, chế độ cộng sản Liên Sô của Stalin, của Mao Trạch Đông ở Trung Cộng hay của Nicolae Ceausescu ở Rumenie, v.v...), - những nơi con người bị đối xử như những con vật hạ đẳng, Thiên Chúa vẫn sống, Thiên Chúa vẫn hiện hữu, chứ Người không chết. Chẳng qua chỉ vì Thiên Chúa không lên tiếng hay chưa lên tiếng mà thôi. Nhưng nếu Thiên Chúa không lên tiếng hay chưa lên tiếng, thì không có nghĩa là Người không hiện hữu! Chính tại những nơi đó, nơi mà một số người nắm quyền hành sinh sát trên đồng loại với những hành động cực kỳ vô nhân đạo, cực kỳ dã man, thì đức tin Kitô giáo vẫn quả quyết cho tôi biết rằng con người luôn luôn chỉ là tạo vật, chứ con người không bao giờ trở thành Thiên Chúa, con người vẫn không thể tranh dành được địa vị của Thiên Chúa, dù họ cứ tự cho mình có toàn quyền sinh sát trên kẻ khác, và dù Thiên Chúa vẫn giữ thái độ thinh lặng trước những hành vi tàn ác của họ! Thiên Chúa thì cô cùng vĩ đại, muôn phần vĩ đại hơn cả những đại tội ác bậc nhất mà con người có thể thực hiện được.
Một trong những hậu quả khờ dại và nguy hiểm của khuynh hướng thần học „Thiên-Chúa-chết“ là việc họ phủ nhận chính cả sự khao khát tự nhiên và sự khả hữu về một cuộc sống kéo dài sang cả bên kia biên giới sự chết. Như thế, vấn đề không chỉ động chạm tới bản thể Thiên Chúa, nhưng động chạm tới bản thể của con người nữa.
Theo cánh thần học vô thần thì người ta không cần tìm kiếm cho mình „một sự an toàn nằm trong cuộc sống bên kia biên giới sự chết.“ Nhưng trong thực tế, người ta tự hỏi: Con người có cần đến sự cứu thoát khỏi cái chết không? Đây là vấn nạn trọng tâm của Kính Thánh Tân Ước. Vì thế, ai phủ nhận sự cứu rỗi, thì cũng chẳng nên tiếp tục bận tâm tới Kitô giáo nữa. Và ai sống như thể hoàn toàn không có Thiên Chúa, thì đối với người ấy kiểu nói đầy tính cách tín ngưỡng: „tử quy“ (chết là được đưa về với Đấng Sinh Thành), chỉ có nghĩa là một sự huỷ diệt sự sống của bản thân, chứ không phải là cảnh „lá rụng về cội“, là trở về cùng Đấng Tạo Thành.
Nếu thế, ở đây người ta lại hiểu sai và sử dụng không đúng khoa thần bí học Kitô giáo, khi coi sự kết hiệp thân thiết giữa Thiên Chúa và con người là một sự biến thành vô ngã theo kiểu Niết-bàn (Nirvana) của Phật giáo. Nếu Gerhard Tersteegen (1697-1769), thi sĩ và Mục Sư Tin Lành người Đức thuộc hệ phái mộ đạo, cầu nguyện: „Lạy Chúa, xin loại trừ tính cách đặc thù tư riêng, xin xoá tan những tính cách tư riêng nơi con. Vì trở nên hư không quả là một giáo lý chí cao“, thì không có nghĩa là sự loại bỏ nhân thân con người (kể cả trong sự chết cũng không). Nhưng nghĩa của sự „hư không“ ở đây được trích dẫn theo ý nghĩa trong Thư Thánh Phaolô gửi Côrinthô: „Những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để hủy diệt những gì hiện có...“ (1Cr 1,28). Điều đó muốn nói đến những người chẳng giàu sang, chẳng khôn ngoan thông giỏi và cũng chẳng thuộc tầng lớp quý phái, nhưng chỉ là những người hoàn toàn tay trắng. Những con người cụ thể như thế sống tại Côrinthô. Những con người ấy không biến tan vào trong „Niết-bàn“ của Thiên Chúa, để rồi từ cõi Niết-bàn đó họ sẽ trở thành như mưa, như gió hay như sương tuyết cứ theo tứ thời xuất hiện rồi lại tan đi vào trong vũ trụ, và họ sẽ không bao giờ có thể thoát ra khỏi vỏng „luân hổi“ nghiệt ngã đó nữa.
Một tân lạc giáo Công Giáo đang trên đường hình thành
Đúng vậy, ở Âu Châu nói chung và ở Đức nói riêng, một tân lạc giáo thuần túy Công Giáo đang trên đường hình thành với những tên tuổi quen thuộc như Wiligis Jäger OSB, Gotthold Hasenhüttl và Hubertus Halbfas hay E. Pagels với cuốn sách về „Phúc Âm thánh Tôma“ nặc mùi lạc giáo. Tất cả họ vốn là những Linh Mục giáo sư thần học Công Giáo, nhưng đức tin của họ đã trở nên phôi phai, đã mất dần bản sắc Công Giáo của mình. Nơi các tác phẩm của họ, những tác giả này đã cho thấy rõ ràng khuynh sai lầm của họ hơn nữa, khi họ cho những giáo huấn Đức Giêsu là phù hợp với Phật giáo và ai muốn canh tân Giáo Hội, thì cần đến „Phật giáo hơn nữa“. Trong khi đó, chúng ta đã biết rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo theo đúng nghĩa của nó, bởi vì Phật giáo phủ nhận sự hiện hữu của các thần linh cũng như sự hiện hữu của chính Thiên Chúa, nhưng là một khuynh hướng triết học, hay nói đúng là một siêu hình học, nhằm đạt tới sự trống rỗng tuyệt đối như mục đích. Điều đó muốn nói lên rằng sự xác tín của mỗi người phật tử đã rõ: Một khi đã không tin có Thiên Chúa, thì số phận mong đợi của mỗi con người là cuộc sống được nhẹ nhàng tan biến vào trong Niết-bàn, vào trong cõi hư không vô tận. Trong khi đó, theo đức tin Kitô giáo, mỗi cá nhân đều cần phải và có thể được giải thoát, nhưng không phải giải thoát khỏi chính bản ngã của mình để tan biến vào trong cõi „sắc không“, nhưng khỏi tất cả những gì làm cho con người mất an bình và mất tự do.
Nói tóm: Chủ nghĩa vô thần trong thần học chủ trương:
• phủ nhận Thiên Chúa như bản thể hữu ngã;
• thù nghịch với những lễ nghi phụng vụ và các hình thức thờ phượng;
• Phủ nhận phẩm cách của bản thể Thiên Chúa (Cha-Con-Thánh Thần) và cả đến sứ mệnh của nhân phẩm con người.
Và kết quả sau cùng của khuyh hướng đó là hướng về Phật giáo như một tôn giáo của tương lai, mà sự khởi đầu chỉ là một thái độ hay một hành động hết sức tầm thường, vô thưởng vô phạt, như lời kinh „Ăn Cơm“ đã được nói đến ở trên. Một điều đáng buồn phát sinh từ hậu quả đó, là trên con đường đó chúng ta đánh mất đi toàn bộ gia sản Kitô giáo cao quý của mình về phương diện tín ngưỡng, tinh thần, văn hóa, mà chúng ta từng được thừa hưởng từ bao thế kỷ qua.
________________________
Để hiểu thêm vấn đề, người ta có thể đọc:
1. André Gluckmann: «La Troisième Mort de Dieu», Nil Édition, Paris 2000.
2. John A.T. Robinson: «Dieu sans Dieu», 32. Édition 1964, Nouvelles Éditions Latines, Paris.
3. Elisabeth Ott: «Thomas Merton – Grenzgänger zwischen Christentum und Budhismus», Echter Verlag, Würzburg 1977.
Ngày nay, một điều không thể chối cãi là trào lưu vô thần đã tìm được chỗ đứng ở một nơi mà người ta thực sự không bao giờ ngờ tới: Ở trong các phân khoa thần học – Và đương nhiên, các hậu quả tai hại gây ra thật vô cùng khủng khiếp!
„Piep, piep, piep, wir haben uns alle lieb“ (Chíp, chíp, chíp, chúng ta cùng khắng khít thương yêu nhau). Đây là một „Kinh Ăn Cơm“ mà tôi đã nghe được cách đây chưa lâu tại một viện đại học Kitô giáo Đức trong giờ cơm trưa của một nhóm sinh viên. Và cách bày tỏ đức tin Kitô giáo hay cách cầu nguyện lố lăng như thế đã dẫn tới một cuộc tranh cãi rất sôi nổi tiếp liền sau đó, và trong cuộc nói chuyện, vị Tuyên úy còn quả quyết là rất có thể ngài sẽ đưa áp dụng hình thức cầu nguyện như thế vào cả trong việc cử hành Phụng Vụ nữa. Khi nghe thế, tôi đã tự hỏi mình là phải chăng tôi đã quá cổ hủ và lạc hậu? Bởi vì, không phải những cuộc bàn cãi đầy triết lý, chẳng hạn về Hegel hay Nietzsche, nhưng là những Lời Kinh đơn sơ trước khi dùng bữa như thế sẽ gây nên những hậu quả nguy hại khôn lường của một khuynh hướng thần học tự xưng một cách mâu thuẩn là „thần học Thiên-Chúa-chết“ hay là thần học vô thần, tức thần học không có Thiên Chúa.
Dĩ nhiên, trào lưu thần học loại này đã không khởi đầu một cách sai trái như khi nó kết thúc như thế, nhưng nay nó đã bước vào vũng lầy đó. Vị Tuyên úy mà mọi người gọi là Mục Sư kia đã phát biểu như thể để tự biện hộ cho cách cầu nguyện kỳ quặc trên: „Ở đâu có tình yêu và sự an hòa, ở đó có Thiên Chúa ngự trị“. Khi nghe thế tôi đã trả lời: „Thế tại sao ngài lại không nói rõ ràng ra như thế trong lời Kinh của mình?“ Câu trả lời là: „Không! Bởi vì, cũng giống như Đức Giêsu, tôi không đánh giá chút nào việc kinh kệ và các lễ nghi phụng vụ rườm rà.“ Tôi hỏi lại: „Nhưng cũng rất có thể là ngài đang gặp phải khó khăn trong vấn đề đức tin?“
Chắc hẳn rằng con đường dẫn thẳng trực tiếp từ hình thức tránh né hay coi thường tâm tình tôn kính nghiêm chỉnh đối với Thiên Chúa ngay chính trong khi cầu nguyện như thế đi vào sự bế tắc đầy mâu thuẩn sẽ khó tránh khỏi.
Hegel và Nietzsche, hai kẻ mở đường cho triết học vô thần
Trong số những học giả mở đường cho triết học vô thần đương nhiên phải kể tới Hegel và Nietzsche: Một người là một thần học gia được đào tạo tại đại học Tübingen, còn người kia là con của một vị Mục Sư Tin Lành. Cả hai đều lớn tiếng khai tử Thiên Chúa. Hai triết gia này coi việc khai tử Thiên Chúa là hậu quả đương nhiên của phong trào tục hóa (sécularisation), vì qua đó Thiên Chúa hoàn toàn mất hết chỗ đứng trong vũ trụ và trong sự tự do của con người; một sự tự do cho phép con người thay thế Thiên Chúa nắm giữ việc điều khiển lịch sử. Những đồ đệ của Các Mác đã công khai cho thấy điều đó đã đi về đâu. Cả các nhà thần học khai tử Thiên Chúa cũng phê bình chủ nghĩa hữu thần (Théisme: Tin vào Thiên Chúa), bởi vì họ cho rằng chủ nghĩa hữu thần phủ nhận trách nhiệm của con người.
Khuynh hướng thần học „Thiên-Chúa-chết“ hay cũng được gọi là „thần học không có Thiên Chúa“, xuất hiện vào năm 1968 của thế kỷ trước. Đó là một trào lưu thần học của thế hệ lúc bấy giờ, và con tàu dẫn đầu là cuốn sách của bà Dorothee Sölle-Steffẹnsky (1929-2003), thần học gia Tin Lành, với tựa đề: „Atheistisch an Gott glauben“ – Tin Thiên Chúa một cách vô thần (1968). Cuốn sách tóm tắt tất cả một chuỗi toàn những kích động từ trước tới nay. Mục đích nhắm tới là việc thay đổi toàn bộ những cách thực hành đức tin hiện hành. Cũng vì thế, nhà thần học Ernst Käsemann, chuyên gia Kinh Thánh Tân Ước và là đồ đệ của Karl Barth (1886-1968, giáo sư thần học người Thụy Sĩ), luôn luôn tuyên bố rằng mục đích thần học của ông là tìm cách tẩy trừ luôn lòng mộ đạo cuối cùng tại vùng Württemberg, thuộc Nam Đức.
Nhưng người ta thắc mắc tự hỏi: Tại sao lại có những hiện tượng kỳ lạ như thế? Câu trả lời của Käsemann: Tất cả mọi tôn giáo đều là sản phẩm do con người chế biến ra, và trước hết lòng mộ đạo là một tội phạm chống lại Thiên Chúa. Những kẻ đạo đức chỉ muốn dùng sự cầu nguyện của mình để điều khiển Thiên Chúa, chỉ muốn biến Thiên Chúa thành dụng cụ cho ý riêng mình. Vì thế, lễ nghi phụng vụ chỉ là trò ảo thuật và cầu nguyện là chuyện chiêm tinh bói toán.
Một sắc thái của khuynh hướng thần học vô thần này đã sản sinh ra bộ môn thần học ở đại học Marburg ở Đông Đức, mà cánh khuynh tả của nó đã kết nạp tư tưởng trên của Käsemann. Do đó, những kiểu trình bày hay phát biểu phụng vụ của nhóm này về Thiên Chúa hoàn toàn có tính cách xa lạ, không còn trung thực nữa và mất hết tính cách nguyên thủy của phụng vụ. Khuynh hướng thần học đó mang tính cách „thần thoại“, vì coi Thiên Chúa như một điều vĩ đại trong các điều vĩ đại trong vũ trụ. Chính Rudolf Bultmann (1884-1976), giáo sư thần học Tin Lành tại đại học Marburg, cũng không xa lạ gì với loại „Kinh Ăn Cơm“ kỳ cục như thế, bởi vì – có lẽ do khinh suất – ông cũng nhấn mạnh việc loại bỏ tính cách huyền thoại về Ngôi Vị Thiên Chúa và trong việc cầu nguyện. Trong khi đó những học trò của ông thuộc cánh tả, như Herbert Braun và Dorothee Sölle, lại có cái nhìn hoàn toàn khác.
Nhưng, nếu người ta muốn tránh loại ngôn ngữ huyền thoại được hệ thống hóa, người ta cũng phải loại bỏ việc huyền thoại hóa Thiên Chúa như một ngôi vị, và thay thế vào đó chẳng hạn bằng „tình yêu“. Nếu vậy, lại đưa tới hậu quả là cho tới ngày nay người thường xuyên phải đối mặt với công thức „Thiên Chúa là tình yêu“. Thực ra, công thức đó được lấy từ Thư I Thánh Gioan, nhưng nếu được trích dẫn một cách riêng rẽ, thì công thức đó sẽ trở thành một suy luận thần học đầy nguy hiểm. Bởi vì, nếu thực sự Thiên Chúa chỉ là „tình yêu“, chứ không gì khác hơn nữa, thì người ta đã hóa giải được bản thể và yếu tính của Người, cũng như quyền năng và những mầu nhiệm của Người. Trong khi đó, yếu tính và bản thể của Thiên Chúa là một điều bất khả tri; bất khả tri như chính Thiên Chúa là Đấng bất khả tri vậy
Quả vậy, nếu Thiên Chúa chỉ là tình yêu, thì không còn là đối tượng, mà người ta có thể xưng là ngôi vị thực hữu. Một vị Thiên Chúa như thế được sản sinh qua những cuộc thân giao giữa con người với nhau, nghĩa là một sản phẩm của tình thân hữu của con người sản sinh ra. Nếu vậy, dung nhan Thiên Chúa bấy giờ - như người ta nói – sẽ có thể nhận ra được như thể dung nhan của một kẻ nào đó đang hiện hữu bên cạnh tôi. Sự giảm thiểu hay thu nhỏ Thiên Chúa toàn năng lại trong các tương giao của cuộc sống và trong chiều kích luân lý như thế, thì ngay từ đầu đã luôn chứa đựng trong mình một khuynh hướng phản phụng vụ và phản tâm tình thờ phượng. Chúng ta hãy nghe một trong những nhà thần học đó phát biểu: „Cuối cùng Đức Giêsu đã thắng dẹp được cái khuynh hướng phàm tục và phản phụng vụ, tư duy và hành động mang tính cách thờ phượng – như việc rửa tay, các giới luật về thức ăn, luật ngày thứ bảy, việc ăn chay và cầu nguyện – và như thế, những chuyện đó hoàn toàn dư thừa trong chương trình rao giảng của Đức Kitô. Người ta sẽ không còn gặp được Thiên Chúa trong ngôi nhà tôn giáo nữa; người ta cũng không cần phải làm cho Thiên Chúa hiện diện một cách đạo đức, vì Người đang hiện diện; chẳng bao lâu nữa, Người sẽ không còn là Vua và Đấng Thống Trị“ (D. Sölle).
Chúng ta thấy rằng sự đề cập đến Đức Giêsu và phần Kinh Thánh Tân Ước ở đây hoàn toàn mang tính cách ý thức hệ và xuyên tạc. Sự sai lầm này đã dẫn tới việc nhận định rằng, Kinh Lạy Cha rất có thể không xuất phát từ Đức Giêsu, bởi vì Đức Giêsu luôn chống lại mọi lễ nghi phụng vụ mang tính cách hình thức. Bởi vậy, ở đây một lần nữa lại cho thấy rằng: Thái độ cương quyết đề cao và bảo vệ chương trình phụng vụ của Đức Bênêđíctô XVI không chịu ảnh hưởng bởi cách thức thực hành ồ ạt tập thể của những người Công Giáo thuộc Tiểu bang Bayern, quê hương của ngài, như một số người nghĩ, nhưng đụng chạm tới vấn đề trọng tâm của nền thần học hiện nay, tức vấn đề phẩm cách của Thiên Chúa. Bởi vì khuynh hướng của trào lưu thần học „Thiên-Chúa-chết“ này đã được bành trướng rộng rãi ra và biến thần học chỉ còn có tính cách đạo đực hiện sinh hay mang tính cách phủ nhận thuần tuý.
Vì thế chúng ta đọc nơi W. Hamilton (1961): „Nếu chúng ta nói Thiên Chúa chết, thì chúng ta không có ý nói cách đơn giản đến cái chết của một thiên thể đã được khách thể hóa một cách sai lầm thành thần tượng. Nhưng chúng ta nói đến cái chết của những khả năng trong chúng ta muốn tìm cách khẳng định những hình ảnh truyền thống về Thiên Chúa mà thôi.“ Và mỗi hậu quả của quan niệm lầm lạc này đều gây nên một mất mát cho đức tin. Nghĩa là sẽ gây nên hoang mang nơi lòng người: „Không còn có Thiên Chúa nữa, thì không có nghĩa nào khác hơn là thực sự không còn có Thiên Chúa nữa.“
Chúng ta có thể giải thích cách vắn tắt bốn hậu quả quan trọng phát sinh từ chủ trương đó:
• Sự qui chiếu sai lầm về khoa thần bí học Kitô giáo.
• Các suy tư và các động thái như thế chỉ là trò múa rối trước vấn nạn hoàn toàn bế tắc của thần luận (Théodicée).
• Phủ nhận sự bất tử của từng cá nhân.
• Nhắm mục đích thiết lập một tân môn phái Phật giáo Âu Châu.
Cũng vì thế, sự phát biểu của Meister Eckhart (1260-1328), một nhà thần bí học Dòng Đa-minh, là ngài rất có thể bỏ việc chiêm ngắm Thiên Chúa Ba Ngôi để đi làm việc bác ái giúp đỡ kẻ khác, đã được khuynh hướng thần học „Thiên-Chúa-chết“ lợi dụng một cách triệt để ngay hầu có thể biện minh cho khuynh hướng thần học của họ.
Nhưng người ta tự hỏi là: Phải chăng Meister Eckhart đã thực sự hiểu Kitô giáo như một cách thức sống không cần tới Thực Thể thần linh tối cao? Nhóm thần học gia này quan niệm thế nào về thần bí học? Câu trả lời là họ phủ nhận hoàn toàn khoa thần bí học. Bởi vì các nhà thần bí học đã ý thức được sự căng thẳng hệ ở chỗ, là những bất đồng trong các phát biểu về điều được nêu lên thì luôn luôn lớn hơn sự tương đồng. Tuy nhiên, các nhà thần bí đã làm chủ được sự căng thẳng giữa những kiểu nói có tính cách biểu tượng „tích cực“ cần thiết về Thiên Chúa và về phẩm tính tuyệt đối của Người – trong hai phương diện: Kinh Thánh cũng như Giáo Hội.
Những hậu quả của khuynh hướng thần học „Thiên-Chúa-chết“
Và để giải tỏa được sự căng thẳng này vì sợ phải đối mặt với sự khách thể hóa, và để thoát ra khỏi được sự căng thẳng đó, người ta đã rơi vào một mâu thuẩn khác: Họ tìm cách loại bỏ ngay sự hiện hữu của Thiên Chúa như của một đối tượng thực hữu. Nhưng thái độ đó là một sự chạy trốn nguy hiểm, đánh mất chính sự cứu rỗi. Thiên Chúa hiện hữu không như các sự vật khác. Thiên Chúa không phải là một cái gì khác. Người luôn luôn ủng hộ và nâng đỡ chúng ta. Cũng vì thế, Thiên Chúa là đối tượng thực hữu của sự cầu nguyện của con người.
Trong tác phẩm „De non aliud“, Đức Hông Y Nikolaus Casanus (hay Nikolaus Von Kues), tên thật là Nikolaus Krebs (1401-1464), một triết gia và chính trị gia thời danh người Đức, đã cho rằng Thiên Chúa không thể là đối tượng của nhận thức con người được, vì Thiên Chúa luôn luôn bất khả tri đối với trí năng con người và vì thế Người là chủ thể, chứ không phải là đối tượng của tri thức con người.
Điều đó muốn khẳng định rằng có Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện hữu và tự hữu. Sự hiện hữu của Thiên Chúa không bị lệ thuộc vào phạm trù thời gian và không gian; nói cách khác, sự hiện hữu của Thiên Chúa không có bắt đầu và không có chấm tận. Nếu vậy, những ai cho rằng „không có Thiên Chúa“, quả thực là những kẻ thiếu trí năng và thiếu hiểu biết lành mạnh bình thường, đúng như lời cảnh Thánh Vịnh 14(13),1: „Kẻ ngu si tự nhủ: ‚Làm chi có Chúa Trời’“. Trong truyền thống Do-thái giáo người ta thường coi kiểu nói „không có“ như thế là ngôn từ Ca-in, kẻ đã giết em mình là A-ben (x. St 4,1-16). Và điều đó cũng đồng nghĩa với sự khẳng định: Nếu đã không có Thiên Chúa, thì cũng không có luật lệ hay án phạt gì cả, và như thế mọi tội lỗi và hành vi gian ác đều được thả lỏng và tùy tiện.
Người Việt Nam ta cũng thường nói: „Không thương thì ngọt như đường cũng đắng“, hay: „Không ưa thì đổ thừa cho xấu“. Và đó là sự thật. Cánh thần học „Thiên-Chúa-chết“ đã chủ quan coi nền thần học Kitô giáo đã trình bày sai lạc và thiếu cân nhắc về lòng nhân hậu của Thiên Chúa, và luôn luôn quên rằng trong lịch sử đã có một thánh Gióp gặp đủ thử thách và một Đức Giêsu gánh đầy khổ đau. Khuynh hướng thần học vô thần này còn lợi dụng cả câu than thở của Đức Giêsu trên thập giá: „Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa bỏ rơi con“ (Mt 27,46) làm luận cứ để phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nhưng cái vô lý và buồn cười nằm ngay trong chính luận cứ của cánh thần học vô thần này, vì: Phải chăng Đức Giêsu đã than thở và cầu nguyện trên thập giá như thế với một vị Thiên Chúa không hề hiện hữu sao? Không! Trái lại, chính lời cầu nguyện đó của Đức Giêsu đã chứng minh có Thiên Chúa, Thiên Chúa hiện hữu và Người vẫn lắng nghe tiếng kêu xin của chúng ta.
Vâng, cả trong các trại tập trung rùng rợn, các trại cải tạo man rợ của các chết độ độc tài - (như Đức Quốc Xã của Hít-le, chế độ cộng sản Liên Sô của Stalin, của Mao Trạch Đông ở Trung Cộng hay của Nicolae Ceausescu ở Rumenie, v.v...), - những nơi con người bị đối xử như những con vật hạ đẳng, Thiên Chúa vẫn sống, Thiên Chúa vẫn hiện hữu, chứ Người không chết. Chẳng qua chỉ vì Thiên Chúa không lên tiếng hay chưa lên tiếng mà thôi. Nhưng nếu Thiên Chúa không lên tiếng hay chưa lên tiếng, thì không có nghĩa là Người không hiện hữu! Chính tại những nơi đó, nơi mà một số người nắm quyền hành sinh sát trên đồng loại với những hành động cực kỳ vô nhân đạo, cực kỳ dã man, thì đức tin Kitô giáo vẫn quả quyết cho tôi biết rằng con người luôn luôn chỉ là tạo vật, chứ con người không bao giờ trở thành Thiên Chúa, con người vẫn không thể tranh dành được địa vị của Thiên Chúa, dù họ cứ tự cho mình có toàn quyền sinh sát trên kẻ khác, và dù Thiên Chúa vẫn giữ thái độ thinh lặng trước những hành vi tàn ác của họ! Thiên Chúa thì cô cùng vĩ đại, muôn phần vĩ đại hơn cả những đại tội ác bậc nhất mà con người có thể thực hiện được.
Một trong những hậu quả khờ dại và nguy hiểm của khuynh hướng thần học „Thiên-Chúa-chết“ là việc họ phủ nhận chính cả sự khao khát tự nhiên và sự khả hữu về một cuộc sống kéo dài sang cả bên kia biên giới sự chết. Như thế, vấn đề không chỉ động chạm tới bản thể Thiên Chúa, nhưng động chạm tới bản thể của con người nữa.
Theo cánh thần học vô thần thì người ta không cần tìm kiếm cho mình „một sự an toàn nằm trong cuộc sống bên kia biên giới sự chết.“ Nhưng trong thực tế, người ta tự hỏi: Con người có cần đến sự cứu thoát khỏi cái chết không? Đây là vấn nạn trọng tâm của Kính Thánh Tân Ước. Vì thế, ai phủ nhận sự cứu rỗi, thì cũng chẳng nên tiếp tục bận tâm tới Kitô giáo nữa. Và ai sống như thể hoàn toàn không có Thiên Chúa, thì đối với người ấy kiểu nói đầy tính cách tín ngưỡng: „tử quy“ (chết là được đưa về với Đấng Sinh Thành), chỉ có nghĩa là một sự huỷ diệt sự sống của bản thân, chứ không phải là cảnh „lá rụng về cội“, là trở về cùng Đấng Tạo Thành.
Nếu thế, ở đây người ta lại hiểu sai và sử dụng không đúng khoa thần bí học Kitô giáo, khi coi sự kết hiệp thân thiết giữa Thiên Chúa và con người là một sự biến thành vô ngã theo kiểu Niết-bàn (Nirvana) của Phật giáo. Nếu Gerhard Tersteegen (1697-1769), thi sĩ và Mục Sư Tin Lành người Đức thuộc hệ phái mộ đạo, cầu nguyện: „Lạy Chúa, xin loại trừ tính cách đặc thù tư riêng, xin xoá tan những tính cách tư riêng nơi con. Vì trở nên hư không quả là một giáo lý chí cao“, thì không có nghĩa là sự loại bỏ nhân thân con người (kể cả trong sự chết cũng không). Nhưng nghĩa của sự „hư không“ ở đây được trích dẫn theo ý nghĩa trong Thư Thánh Phaolô gửi Côrinthô: „Những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để hủy diệt những gì hiện có...“ (1Cr 1,28). Điều đó muốn nói đến những người chẳng giàu sang, chẳng khôn ngoan thông giỏi và cũng chẳng thuộc tầng lớp quý phái, nhưng chỉ là những người hoàn toàn tay trắng. Những con người cụ thể như thế sống tại Côrinthô. Những con người ấy không biến tan vào trong „Niết-bàn“ của Thiên Chúa, để rồi từ cõi Niết-bàn đó họ sẽ trở thành như mưa, như gió hay như sương tuyết cứ theo tứ thời xuất hiện rồi lại tan đi vào trong vũ trụ, và họ sẽ không bao giờ có thể thoát ra khỏi vỏng „luân hổi“ nghiệt ngã đó nữa.
Một tân lạc giáo Công Giáo đang trên đường hình thành
Đúng vậy, ở Âu Châu nói chung và ở Đức nói riêng, một tân lạc giáo thuần túy Công Giáo đang trên đường hình thành với những tên tuổi quen thuộc như Wiligis Jäger OSB, Gotthold Hasenhüttl và Hubertus Halbfas hay E. Pagels với cuốn sách về „Phúc Âm thánh Tôma“ nặc mùi lạc giáo. Tất cả họ vốn là những Linh Mục giáo sư thần học Công Giáo, nhưng đức tin của họ đã trở nên phôi phai, đã mất dần bản sắc Công Giáo của mình. Nơi các tác phẩm của họ, những tác giả này đã cho thấy rõ ràng khuynh sai lầm của họ hơn nữa, khi họ cho những giáo huấn Đức Giêsu là phù hợp với Phật giáo và ai muốn canh tân Giáo Hội, thì cần đến „Phật giáo hơn nữa“. Trong khi đó, chúng ta đã biết rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo theo đúng nghĩa của nó, bởi vì Phật giáo phủ nhận sự hiện hữu của các thần linh cũng như sự hiện hữu của chính Thiên Chúa, nhưng là một khuynh hướng triết học, hay nói đúng là một siêu hình học, nhằm đạt tới sự trống rỗng tuyệt đối như mục đích. Điều đó muốn nói lên rằng sự xác tín của mỗi người phật tử đã rõ: Một khi đã không tin có Thiên Chúa, thì số phận mong đợi của mỗi con người là cuộc sống được nhẹ nhàng tan biến vào trong Niết-bàn, vào trong cõi hư không vô tận. Trong khi đó, theo đức tin Kitô giáo, mỗi cá nhân đều cần phải và có thể được giải thoát, nhưng không phải giải thoát khỏi chính bản ngã của mình để tan biến vào trong cõi „sắc không“, nhưng khỏi tất cả những gì làm cho con người mất an bình và mất tự do.
Nói tóm: Chủ nghĩa vô thần trong thần học chủ trương:
• phủ nhận Thiên Chúa như bản thể hữu ngã;
• thù nghịch với những lễ nghi phụng vụ và các hình thức thờ phượng;
• Phủ nhận phẩm cách của bản thể Thiên Chúa (Cha-Con-Thánh Thần) và cả đến sứ mệnh của nhân phẩm con người.
Và kết quả sau cùng của khuyh hướng đó là hướng về Phật giáo như một tôn giáo của tương lai, mà sự khởi đầu chỉ là một thái độ hay một hành động hết sức tầm thường, vô thưởng vô phạt, như lời kinh „Ăn Cơm“ đã được nói đến ở trên. Một điều đáng buồn phát sinh từ hậu quả đó, là trên con đường đó chúng ta đánh mất đi toàn bộ gia sản Kitô giáo cao quý của mình về phương diện tín ngưỡng, tinh thần, văn hóa, mà chúng ta từng được thừa hưởng từ bao thế kỷ qua.
________________________
Để hiểu thêm vấn đề, người ta có thể đọc:
1. André Gluckmann: «La Troisième Mort de Dieu», Nil Édition, Paris 2000.
2. John A.T. Robinson: «Dieu sans Dieu», 32. Édition 1964, Nouvelles Éditions Latines, Paris.
3. Elisabeth Ott: «Thomas Merton – Grenzgänger zwischen Christentum und Budhismus», Echter Verlag, Würzburg 1977.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ra Đồng
Phú Công (Phan Rang)
00:20 09/02/2008
RA ĐỒNG
Ảnh của Phú Công – Phan Rang, Việt Nam
Nắm tay em kéo đất, trời bình minh.
(Phú Công)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền