Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:13 09/02/2009
THẦN THÁNH
Có một nhà truyền đạo luôn nhấn mạnh: “Chúng ta nên đem Thiên Chúa bỏ vào trong cuộc sống của chúng ta.”
Nhưng đại sư nói: "Từ sớm Ngài đã ở đó, trách nhiệm của chúng ta là nhận ra được chân tướng ấy mà thôi.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Đại sư nói rất đúng, Thiên Chúa vốn đã tồn tại và đồng hành với chúng ta trong cuộc sống, chỉ có điều là chúng ta không biết hoặc không muốn, hoặc không thích Ngài đồng hành với chúng ta mà thôi.
Thiên Chúa hiện diện với chúng ta từ khi chúng ta thức giấc vào buổi sáng cho đến khi chúng ta lên giường chìm đắm trong giấc ngủ an lành, và thậm chí khi chúng ta ngủ thì Ngài vẫn hiện diện và ở với chúng ta. Điều này thánh Phao-lô tông đồ cảm nghiệm rất sâu xa, nên ngài dạy chúng ta hãy làm rạng danh Chúa luôn trong mọi lúc và trong mọi sự.
Nhận ra được Chúa vẫn luôn đồng hành với chúng ta thì rất dễ dàng, nếu chúng ta có luôn có tâm hồn khiêm tốn và nhìn nhận mình là kẻ hư không, bởi vì Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ chúng ta, mà chỉ có chúng ta từ bỏ Thiên Chúa để sống theo dục vọng của mình mà thôi.
Thiên Chúa luôn hiện hữu và luôn đồng hành với chúng ta, hãy luôn trò chuyện và yêu mến Ngài và mời Ngài cùng chia sẻ với chúng ta những vui buồn trong cuộc sống.
N2T |
Có một nhà truyền đạo luôn nhấn mạnh: “Chúng ta nên đem Thiên Chúa bỏ vào trong cuộc sống của chúng ta.”
Nhưng đại sư nói: "Từ sớm Ngài đã ở đó, trách nhiệm của chúng ta là nhận ra được chân tướng ấy mà thôi.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Đại sư nói rất đúng, Thiên Chúa vốn đã tồn tại và đồng hành với chúng ta trong cuộc sống, chỉ có điều là chúng ta không biết hoặc không muốn, hoặc không thích Ngài đồng hành với chúng ta mà thôi.
Thiên Chúa hiện diện với chúng ta từ khi chúng ta thức giấc vào buổi sáng cho đến khi chúng ta lên giường chìm đắm trong giấc ngủ an lành, và thậm chí khi chúng ta ngủ thì Ngài vẫn hiện diện và ở với chúng ta. Điều này thánh Phao-lô tông đồ cảm nghiệm rất sâu xa, nên ngài dạy chúng ta hãy làm rạng danh Chúa luôn trong mọi lúc và trong mọi sự.
Nhận ra được Chúa vẫn luôn đồng hành với chúng ta thì rất dễ dàng, nếu chúng ta có luôn có tâm hồn khiêm tốn và nhìn nhận mình là kẻ hư không, bởi vì Thiên Chúa không bao giờ từ bỏ chúng ta, mà chỉ có chúng ta từ bỏ Thiên Chúa để sống theo dục vọng của mình mà thôi.
Thiên Chúa luôn hiện hữu và luôn đồng hành với chúng ta, hãy luôn trò chuyện và yêu mến Ngài và mời Ngài cùng chia sẻ với chúng ta những vui buồn trong cuộc sống.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:14 09/02/2009
N2T |
76. Không nên vì sơ suất của mình mà khiến cho Thiên Chúa triệt hồi sự mịn màng bóng láng tâm hồn của con, mà con tha hồ thô lỗ bất trí.
(Thánh John Berchmans)Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:15 09/02/2009
N2T |
20. Khiêm tốn là phẩm đức không thể thiếu sót.
Tôi Không Hổ thẹn Vì Tin Mừng
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
13:09 09/02/2009
Bánh Sự Sống # 50
TÔI KHÔNG HỔ THẸN VÌ TIN MỪNG
Tôi nhai và nuốt Lời Chúa: Quả thế, Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin. (Rom 1, 16)
* Chuyện kể: Vào khoảng cuối năm 1997, tại một bang thuộc Ấn độ, người cực đoan của một giáo phái đã tấn công người tin Chúa.
Phong trào chia rẽ này càng lúc càng lan nhanh. Vì sự an toàn của các Tín hữu, vị linh mục đã quyết định “tất cả mọi người hãy lánh qua các vùng khác cho tới khi mọi việc yên ổn trở lại.”
Vài tháng sau khi sự việc đã xong, mọi người trở về chỗ cũ của mình, họ ngạc nhiên thấy một thanh niên không hề đi lánh nạn, anh vẫn ở lại trong vụ lộn xộn đó. Linh mục thắc mắc hỏi: “Anh không sợ nguy hiểm tới tính mạng của mình sao? Điều anh trả lời làm cho nhiều người sững sờ: “Không” – Linh mục hỏi: “Tại sao?” –
Anh trả lời: “Tôi đã sống ở đây hơn 8 năm rồi, nhưng không ai biết tôi là người tin Chúa hết, nên không sợ gì cả !!!”
* Một phút suy tư: Nhiều người vì sự an toàn của bản thân, hoặc vì xấu hổ đã luôn luôn che dấu niềm tin của mình. Phaolô, một học giả, một nhà trí thức, có địa vị xã hội, một người đầy tài năng, một công dân Rôma thời đó đã khẳng định:
“Vâng, tôi không hổ thẹn vì Tin Mừng. Quả thế, Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin”(Rom 1, 16) Vì sức mạnh ban ơn cứu độ đó dành cho mọi người, không phân biệt ai, chỉ cần họ tin vào Đức Kitô đã chết và đã phục sinh. Có điều gì khiến bạn xấu hổ khi nhận mình là Tín hữu Kitô chăng? Có bao giờ bạn tránh né khi người khác hỏi bạn về niềm tin Kitô hữu chưa? Đừng bao giờ là một Kitô hữu dấu kín nhé!
Khi bạn cảm nghiệm được Tin Mừng là sức mạnh của Thiên Chúa để ban ơn cứu độ; được trở nên công chính, và làm cho bạn được phục sinh, thì lúc ấy sự can đảm và niềm vui mừng vô hạn sẽ khiến bạn xưng danh Chúa ra và không còn là Tín hữu dấu kín nữa.!
* Lời Chúa tôi ghi nhớ: Phàm ai tuyên bố nhận thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy,... Còn ai chối thầy trước mặt thiên hạ…(Mt 10, 32-33)
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
TÔI KHÔNG HỔ THẸN VÌ TIN MỪNG
Tôi nhai và nuốt Lời Chúa: Quả thế, Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin. (Rom 1, 16)
* Chuyện kể: Vào khoảng cuối năm 1997, tại một bang thuộc Ấn độ, người cực đoan của một giáo phái đã tấn công người tin Chúa.
Phong trào chia rẽ này càng lúc càng lan nhanh. Vì sự an toàn của các Tín hữu, vị linh mục đã quyết định “tất cả mọi người hãy lánh qua các vùng khác cho tới khi mọi việc yên ổn trở lại.”
Vài tháng sau khi sự việc đã xong, mọi người trở về chỗ cũ của mình, họ ngạc nhiên thấy một thanh niên không hề đi lánh nạn, anh vẫn ở lại trong vụ lộn xộn đó. Linh mục thắc mắc hỏi: “Anh không sợ nguy hiểm tới tính mạng của mình sao? Điều anh trả lời làm cho nhiều người sững sờ: “Không” – Linh mục hỏi: “Tại sao?” –
Anh trả lời: “Tôi đã sống ở đây hơn 8 năm rồi, nhưng không ai biết tôi là người tin Chúa hết, nên không sợ gì cả !!!”
* Một phút suy tư: Nhiều người vì sự an toàn của bản thân, hoặc vì xấu hổ đã luôn luôn che dấu niềm tin của mình. Phaolô, một học giả, một nhà trí thức, có địa vị xã hội, một người đầy tài năng, một công dân Rôma thời đó đã khẳng định:
“Vâng, tôi không hổ thẹn vì Tin Mừng. Quả thế, Tin Mừng là sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai có lòng tin”(Rom 1, 16) Vì sức mạnh ban ơn cứu độ đó dành cho mọi người, không phân biệt ai, chỉ cần họ tin vào Đức Kitô đã chết và đã phục sinh. Có điều gì khiến bạn xấu hổ khi nhận mình là Tín hữu Kitô chăng? Có bao giờ bạn tránh né khi người khác hỏi bạn về niềm tin Kitô hữu chưa? Đừng bao giờ là một Kitô hữu dấu kín nhé!
Khi bạn cảm nghiệm được Tin Mừng là sức mạnh của Thiên Chúa để ban ơn cứu độ; được trở nên công chính, và làm cho bạn được phục sinh, thì lúc ấy sự can đảm và niềm vui mừng vô hạn sẽ khiến bạn xưng danh Chúa ra và không còn là Tín hữu dấu kín nữa.!
* Lời Chúa tôi ghi nhớ: Phàm ai tuyên bố nhận thầy trước mặt thiên hạ, thì Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy,... Còn ai chối thầy trước mặt thiên hạ…(Mt 10, 32-33)
Phó tế: JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Nhân chứng tình yêu
LM. Anphong Trần Đức Phương
15:40 09/02/2009
NHÂN CHỨNG TÌNH YÊU
(CHÚA NHẬT VI THƯỜNG NIÊN, B)
(Anh em hãy làm mọi sự để làm sáng danh Chúa)
Đã có nhiều định nghĩa về Thiên Chúa. Chúng ta thường gọi Thiên Chúa là Trời, Ông Trời (God, Dieu). Theo triết học cổ Hy Lạp thì Thiên Chúa là căn nguyên của mọi căn nguyên (Causa Causorum), từ Ngài mà sinh ra mọi sự; Ngài là Đấng Tạo Hóa; Ngài dựng nên mọi loài (thụ tạo). Người Trung Hoa định nghĩa Thiên Chúa là Thượng Đế, là Vua trên các Vua, các vua trần gian là con của Ngài nên gọi là Thiên Tử (Con Trời). Còn Thánh Gioan, Ngài định nghĩa “Thiên Chúa là Tình Yêu.”
Vì tình yêu, Thiên Chúa đã dựng nên con người “giống hình ảnh Chúa”, cho làm chủ mọi loài (Sách Khởi Nguyên 1, 26). Cũng vì tình yêu, Thiên Chúa đã xuống thế làm người, ở giữa chúng ta, chia sẻ cuộc sống trần gian như mọi con người, ra đi rao giảng Tin Mừng cứu rỗi, chấp nhận mọi khổ đau trong cuộc sống, chịu khổ nạn trên thập giá, sống lại và lên trời vinh hiển để mở đường cứu rỗi cho chúng ta.
Trong cuộc đời rao giảng, Chúa Giêsu luôn hiện diện như Nhân Chứng Tình Yêu của Thiên Chúa giữa mọi người, nhất là những người nghèo, người bệnh, dù chứng bệnh hay lây như bệnh phong cùi, phải ở riêng, không được đến gần những người khác (Bài Đọc I: Lêvi 13, 1-2, 44-46). Họ bị mọi người xa lánh, chẳng những vì bệnh phong cùi dễ lây, mà người phong cùi còn bị coi như tội lỗi. Nhưng trong bài Phúc Âm hôm nay (Matcô 1, 40-45), Chúa Giêsu đã không xa lánh những người phong cùi đến xin chữa lành, Ngài đã gần gũi với họ, “đặt tay và chữa lành họ.” Thánh Phaolô (Bài Đọc II) đã noi gương Chúa Giêsu, cố gắng trở nên nhân chứng Tình Yêu của Chúa giữa mọi người; không ích kỷ, không tìm lợi ích, tiện nghi cho riêng mình; nhưng tìm lợi ích cho mọi người để mọi người được ơn cứu rỗi!”(1 Corintô 10,31-11,1).
Trong Phúc Âm (Gioan 14, 6), Chúa Giêsu nói với chúng ta “Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Chúa Giêsu.”
Chúng ta là những Tín hữu của Chúa, chúng ta chỉ “đến được với Chúa Cha”, nếu chúng ta đi theo đướng lối của Chúa Giêsu, như Thánh Phaolô đã đi theo đường lối của Chúa và bảo chúng ta: ‘Anh em hãy noi gương tôi, như tôi đã noi gương Chúa Giêsu.’ (1 Corintô 11,1).
Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin cho mỗi người chúng ta, dù ở địa vị nào (giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân), chúng ta luôn cố gắng là chứng nhân tình yêu của Chúa giữa mọi người, yêu thương và phục vụ mọi người trong tinh thần khiêm tốn và hòa hợp, để chúng ta có thể (như Thánh Phaolô) “đem tình thương và ơn cứu rỗi đến cho mọi người.” Trước hết là những người trong gia đình (giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái), trong khu xóm, trong cộng đồng giáo xứ, trong sở làm, khắp nơi mà chúng ta có dịp hiện diện trong suốt cuộc đời. Chúng ta hãy hát lên bài “Nhân Chứng Tình Yêu” ( Nguyễn Duy), xin cho chúng ta trở nên “Nhân Chứng Tình Yêu của Chúa!... Được Chúa Thánh Thần thánh hiến… và sai chúng ta đi mọi nơi, để gieo rắc tin vui cho muôn người… Trung kiên làm chứng nhân Nước Trời, thắp lên hạnh phúc cho muôn người!”
Tránh nhưng không trốn sự đau khổ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
18:35 09/02/2009
Chúa Nhật V Thường Niên B
Ông Gióp than thở: “ Cuộc sống con người nơi dương thế chẳng phải là thời khổ dịch sao ?…Gia tài của tôi là những tháng vô vọng, số phận của tôi là những đêm đau khổ ê chề.” ( G 7,1-3 ). Vấn nạn đau khổ là vấn nạn muôn thuở của kiếp người. Không riêng gì các trang của sách Gióp, kho tàng văn chương của nhân loại từ cổ chí kim vẫn đầy dẫy các hình thái khổ đau của con người được trình bày, mô tả. Nói đến chuyện đau khổ, bàn đến chuyện đau khổ qua các trang sách hay phim ảnh thì như rất dễ thu hút lòng người. Có nhiều nguyên cớ nhưng cần chân nhận lý do chung này: người ta thấy có chút đồng cảm nào đó, vì chính họ cũng khổ đau. Đồng bệnh thì tương liên, chuyện đời là vậy.
Bài Tin Mừng Hội thánh cho trích đọc trong Chúa Nhật V TN B này tường thuật một ngày làm việc của Chúa Giêsu là chữa lành nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật về tinh thần lẫn thể xác. Sau khi chữa cho bà mẹ vợ ông Phêrô khỏi cơn sốt nặng thì “chiều đến, khi mặt trời đã lặn, ngưòi ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Chúa Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ.” ( Mc 1,32-34 ). Khó có thể chối cãi sự thật này là Chúa Giêsu tìm mọi cách xoa dịu khổ đau của con người. Thế nhưng tại sao khi người ta kéo nhau đến cùng Người thì Người lại đi nơi khác ? Phải chăng Chúa Giêsu muốn “nhổ cỏ tận gốc”, tức là tìm cách diệt trừ căn nguyên của sự đau khổ ?
Vì sao có đau khổ ? Một câu hỏi rất khó tìm được câu trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Anh em Phật tử thì chủ trương rằng đau khổ có căn nguyên nơi cái “dục” của con người. Vì ước muốn mà không được toại nguyện nên phải chịu đau khổ. Chính vì thế con đường thoát khỏi khổ đau được đề ra là “ diệt dục”. Nếu nhìn cuộc đời con người với vòng đời “sinh - lão - bệnh - tử là bể khổ thì làm sao giải thích được việc một người được sinh ra là khổ, cho dù “ thoặt sinh ra thì đà khóc choé”. Người ta có thể muốn trẻ mãi không già, muốn mạnh khoẻ, không bệnh tật, muốn trường sinh bất tử, nhưng không một ai trên trần gian có thể tự mình “muốn” được hay không đựơc hoài thai trong dạ mẹ cũng như tự mình muốn được hay không được chào đời làm người.
Lão tử thì quan niệm đau khổ có ra là vì con người sống không hợp với Đạo, vói lẽ trời, với sự vận hành của giới tự nhiên. Khi con người không làm chủ ước vọng của mình, để cho tham muốn của mình đi thái quá cũng gây ra khổ đau. Chính vì thế để diệt khổ đau không gì hơn là tiết chế tham muốn của mình theo kiểu cách của thi nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Tri túc, tiện túc, đãi túc hà thời túc.
Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn.
Và sống thuận theo lẽ trời tự nhiên như:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
Xưân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Các triết gia, các nhà đạo đức học phân biệt đau đớn với đau khổ. Các loài vật vì không có lý trí và ý chí tự do nên chỉ có đau đớn mà không có đau khổ. Đau khổ là một phạm trù thuộc lý trí. Biết được chuyện chẳng may, chẳng lành mà không tránh được thì mới có khổ đau. Người ta thường dí dỏm rằng người điên không hề có khổ đau, vì không biết. Tuy nhiên, ngoại trừ một vài nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh…thì người ta đều chân nhận rằng chính tội lỗi con người là nguyên nhân lớn gây ra đau khổ cho đồng loại. Và Kitô giáo ủng hộ lập trường này, mặc dù vẫn quan niệm đau khổ là một huyền nhiệm.
Để có cái nhìn tương đối khách quan về đau khổ, thiết tưởng chúng ta cần xem xét bản chất đau khổ là gì ? Đau khổ là tâm trạng khó chịu khi gặp phải sự dữ hay khi thiếu một điều thiện hảo nào đó. Rất khó và dường như không thể xem xét đau khổ như là hiện tượng độc lập, tự thân nó. Đã nói đến đau khổ là nói đến một ai đó đau khổ. Như thế sự đau khổ luôn gắn liền với nhận thức và ước muốn của con người. Con người cảm thấy đau khổ khi các hiện tượng khách quan lẫn chủ quan như cưỡng lại ý muốn của mình.
Đến thế gian, Chúa Kitô không giải thích cặn kẻ về khổ đau cũng như các nguyên nhân của nó. Tuy nhiên qua các hành vi, lời nói và chính cuộc sống của Người, Người dẫn chúng ta đi trên con đường kinh qua đau khổ để sống yêu thương. Dù rằng vẫn cố gắng đến quên ăn, quên ngủ để làm dịu cơn khổ đau của nhân loại, nhưng Người đã biết rõ cuộc đời con người khó có thể thoát được mọi nổi khổ đau, cả về thể lý lẫn tinh thần. Người đã tự nguyện chọn con đường đối diện với với đau khổ bằng một tình yêu vị tha bao la. Không phải diệt dục là hết khổ đau, vì chính hành vi diệt dục cũng là một cách muốn, cho dù các bậc minh triết trong Phật giáo diệt dục bằng sự “tri kiến”. Không phải cứ thuận theo lẽ tự nhiên là khổ đau biến mất vì sự vận hành của giới tự nhiên lắm khi quá nghiệt ngã. Biết dừng cái ham muốn của mình trong sự trung dung, vừa đủ thì hết khổ chăng ? Cũng thật cam go vì biết thế nào là đủ, là vừa.
Trong niềm tin, với lời mạc khải, đặc biệt là qua con đường Chúa Kitô đã đi, chúng ta có thể quả quyết rằng chính khi hướng cái dục là lòng muốn đến tha nhân với các mục tiêu tốt đẹp kiểu “hãy thực hiện cho tha nhân những gì ta muốn tha nhân làm cho mình”, thì sẽ có cơ may vượt qua đau khổ. Thánh Âugustinô đã từng chỉ dạy: Hãy yêu đi thì bạn sẽ vơi hết khổ đau. Nếu có đau khổ thì cái đau khổ ấy cũng đã được yêu rồi”.
Cần phải diệt trừ tội lỗi là một nguyên nhân lớn gây ra đau khổ, đồng thời cần phải tránh các khổ đau cho bản thân cũng như cho tha nhân và tích cực xoa dịu khổ đau cho đồng loại hết khả năng có thể, vì đó là điều chính đáng và phải đạo. Tuy nhiên, nếu gặp phải sự đau khổ không như ý hay chẳng đặng đừng thì hãy can đảm đón nhận nó để sống yêu thương. Tình yêu vị tha mà kinh qua đau khổ là tình yêu thật đáng giá và đượm đầy tính vô cầu. Như thế không phải là tìm cách diệt dục hay hạn chế sự dục mà là hướng cái dục của chúng ta theo thánh ý Cha trên trời, Đấng tốt lành và nhân hậu. Là Kitô hữu, chúng ta tránh khổ đau, nhưng không lẫn trốn đau khổ.
Ông Gióp than thở: “ Cuộc sống con người nơi dương thế chẳng phải là thời khổ dịch sao ?…Gia tài của tôi là những tháng vô vọng, số phận của tôi là những đêm đau khổ ê chề.” ( G 7,1-3 ). Vấn nạn đau khổ là vấn nạn muôn thuở của kiếp người. Không riêng gì các trang của sách Gióp, kho tàng văn chương của nhân loại từ cổ chí kim vẫn đầy dẫy các hình thái khổ đau của con người được trình bày, mô tả. Nói đến chuyện đau khổ, bàn đến chuyện đau khổ qua các trang sách hay phim ảnh thì như rất dễ thu hút lòng người. Có nhiều nguyên cớ nhưng cần chân nhận lý do chung này: người ta thấy có chút đồng cảm nào đó, vì chính họ cũng khổ đau. Đồng bệnh thì tương liên, chuyện đời là vậy.
Bài Tin Mừng Hội thánh cho trích đọc trong Chúa Nhật V TN B này tường thuật một ngày làm việc của Chúa Giêsu là chữa lành nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật về tinh thần lẫn thể xác. Sau khi chữa cho bà mẹ vợ ông Phêrô khỏi cơn sốt nặng thì “chiều đến, khi mặt trời đã lặn, ngưòi ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Chúa Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ.” ( Mc 1,32-34 ). Khó có thể chối cãi sự thật này là Chúa Giêsu tìm mọi cách xoa dịu khổ đau của con người. Thế nhưng tại sao khi người ta kéo nhau đến cùng Người thì Người lại đi nơi khác ? Phải chăng Chúa Giêsu muốn “nhổ cỏ tận gốc”, tức là tìm cách diệt trừ căn nguyên của sự đau khổ ?
Vì sao có đau khổ ? Một câu hỏi rất khó tìm được câu trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Anh em Phật tử thì chủ trương rằng đau khổ có căn nguyên nơi cái “dục” của con người. Vì ước muốn mà không được toại nguyện nên phải chịu đau khổ. Chính vì thế con đường thoát khỏi khổ đau được đề ra là “ diệt dục”. Nếu nhìn cuộc đời con người với vòng đời “sinh - lão - bệnh - tử là bể khổ thì làm sao giải thích được việc một người được sinh ra là khổ, cho dù “ thoặt sinh ra thì đà khóc choé”. Người ta có thể muốn trẻ mãi không già, muốn mạnh khoẻ, không bệnh tật, muốn trường sinh bất tử, nhưng không một ai trên trần gian có thể tự mình “muốn” được hay không đựơc hoài thai trong dạ mẹ cũng như tự mình muốn được hay không được chào đời làm người.
Lão tử thì quan niệm đau khổ có ra là vì con người sống không hợp với Đạo, vói lẽ trời, với sự vận hành của giới tự nhiên. Khi con người không làm chủ ước vọng của mình, để cho tham muốn của mình đi thái quá cũng gây ra khổ đau. Chính vì thế để diệt khổ đau không gì hơn là tiết chế tham muốn của mình theo kiểu cách của thi nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Tri túc, tiện túc, đãi túc hà thời túc.
Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn.
Và sống thuận theo lẽ trời tự nhiên như:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
Xưân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Các triết gia, các nhà đạo đức học phân biệt đau đớn với đau khổ. Các loài vật vì không có lý trí và ý chí tự do nên chỉ có đau đớn mà không có đau khổ. Đau khổ là một phạm trù thuộc lý trí. Biết được chuyện chẳng may, chẳng lành mà không tránh được thì mới có khổ đau. Người ta thường dí dỏm rằng người điên không hề có khổ đau, vì không biết. Tuy nhiên, ngoại trừ một vài nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh…thì người ta đều chân nhận rằng chính tội lỗi con người là nguyên nhân lớn gây ra đau khổ cho đồng loại. Và Kitô giáo ủng hộ lập trường này, mặc dù vẫn quan niệm đau khổ là một huyền nhiệm.
Để có cái nhìn tương đối khách quan về đau khổ, thiết tưởng chúng ta cần xem xét bản chất đau khổ là gì ? Đau khổ là tâm trạng khó chịu khi gặp phải sự dữ hay khi thiếu một điều thiện hảo nào đó. Rất khó và dường như không thể xem xét đau khổ như là hiện tượng độc lập, tự thân nó. Đã nói đến đau khổ là nói đến một ai đó đau khổ. Như thế sự đau khổ luôn gắn liền với nhận thức và ước muốn của con người. Con người cảm thấy đau khổ khi các hiện tượng khách quan lẫn chủ quan như cưỡng lại ý muốn của mình.
Đến thế gian, Chúa Kitô không giải thích cặn kẻ về khổ đau cũng như các nguyên nhân của nó. Tuy nhiên qua các hành vi, lời nói và chính cuộc sống của Người, Người dẫn chúng ta đi trên con đường kinh qua đau khổ để sống yêu thương. Dù rằng vẫn cố gắng đến quên ăn, quên ngủ để làm dịu cơn khổ đau của nhân loại, nhưng Người đã biết rõ cuộc đời con người khó có thể thoát được mọi nổi khổ đau, cả về thể lý lẫn tinh thần. Người đã tự nguyện chọn con đường đối diện với với đau khổ bằng một tình yêu vị tha bao la. Không phải diệt dục là hết khổ đau, vì chính hành vi diệt dục cũng là một cách muốn, cho dù các bậc minh triết trong Phật giáo diệt dục bằng sự “tri kiến”. Không phải cứ thuận theo lẽ tự nhiên là khổ đau biến mất vì sự vận hành của giới tự nhiên lắm khi quá nghiệt ngã. Biết dừng cái ham muốn của mình trong sự trung dung, vừa đủ thì hết khổ chăng ? Cũng thật cam go vì biết thế nào là đủ, là vừa.
Trong niềm tin, với lời mạc khải, đặc biệt là qua con đường Chúa Kitô đã đi, chúng ta có thể quả quyết rằng chính khi hướng cái dục là lòng muốn đến tha nhân với các mục tiêu tốt đẹp kiểu “hãy thực hiện cho tha nhân những gì ta muốn tha nhân làm cho mình”, thì sẽ có cơ may vượt qua đau khổ. Thánh Âugustinô đã từng chỉ dạy: Hãy yêu đi thì bạn sẽ vơi hết khổ đau. Nếu có đau khổ thì cái đau khổ ấy cũng đã được yêu rồi”.
Cần phải diệt trừ tội lỗi là một nguyên nhân lớn gây ra đau khổ, đồng thời cần phải tránh các khổ đau cho bản thân cũng như cho tha nhân và tích cực xoa dịu khổ đau cho đồng loại hết khả năng có thể, vì đó là điều chính đáng và phải đạo. Tuy nhiên, nếu gặp phải sự đau khổ không như ý hay chẳng đặng đừng thì hãy can đảm đón nhận nó để sống yêu thương. Tình yêu vị tha mà kinh qua đau khổ là tình yêu thật đáng giá và đượm đầy tính vô cầu. Như thế không phải là tìm cách diệt dục hay hạn chế sự dục mà là hướng cái dục của chúng ta theo thánh ý Cha trên trời, Đấng tốt lành và nhân hậu. Là Kitô hữu, chúng ta tránh khổ đau, nhưng không lẫn trốn đau khổ.
Thư gửi tín hữu Roma
Lm. An-rê Đỗ xuân Quế o.p.
18:38 09/02/2009
1. Thư Rô-ma trong lịch sử Hội thánh
Trong các thư của thánh Phao-lô, thư gửi tín Rô-ma quan trọng hơn cả. Thư này dài nhất, phong phú hơn cả và được bố cục rất chặt chẽ. Nhiều giáo phụ như O-ri-giên, Gio-an Kim Khẩu, Âu-tinh và thần học gia A-bê-la (Abélard), Tô-ma A-qui-nô đã chú giải toàn bộ hay từng phần thư này. Nhưng có hai giai đoạn lịch sử cho thấy việc chú giải thư này đã đóng một vai trò quyết định: đó là thế kỷ V, khi có cuộc khủng hoảng do bè rối Pê-la-gi-ô (Pelagio) gây ra về ơn cứu chuộc nhưng không, và thế kỷ XVI, khi bùng nổ phong trào cải giáo của Luy-te (Luther).
Theo ý kiến của nhiều sử gia thì.phong trào cải giáo bắt đầu từ khi Luy-te chú giải thư Rô-ma. Các nhà cải giáo đặc biệt quí trọng thư này. Luy-te nói: “Đây thật là cốt tủy của mọi quyển sách thánh.” Can-vanh (Calvin) cũng quả quyết rằng: “Ai hiểu đúng được bức thư này thì như đã mở được cửa dẫn vào kho tàng sâu thẳm nhất của Kinh thánh.” Còn Mê-lăng-tông (Mélanchton) thì cho thư này “tóm tắt tất cả giáo lý Ki-tô giáo”. Vì vậy, thần học của các thế hệ cải cách đầu tiên cũng là thần học về thư Rô-ma.
Từ đó trở đi, các nhà chú giải theo phong trào cải giáo không ngớt giải thích thư này, đặc biệt bản giải thích của Kan Bác (Karl Barth) năm 1919.
Vì thư Rô-ma đã đóng một vai trò như thế trong lịch sử Hội thánh từ 4 thế kỷ nay, nên Ủy Ban Hiệp Nhất Phiên Dịch Kinh Thánh đã bắt đầu từ thư này. Việc dịch chung thư này sẽ là một trắc nghiệm, vì nếu các Hội thánh cùng đồng ý về thư này thì cũng có thể đồng ý với nhau về các sách khác trong Kinh thánh. Mục sư Béc-ne (Boegner) đã diễn tả một cách khéo léo như sau: “Bản văn đã từng chia rẽ chúng ta, sẽ là bản văn khiến chúng ta gặp lại nhau.”
2. Mục đích và hoàn cảnh
Hoàn cảnh viết thư này kể là rõ, nhưng thực chất của thư thì lại ít rõ hơn. Đây là một bài biên khảo dưới hình thức một lá thư dài, hay chính là một bức thư do một hoàn cảnh nào đó tạo nên ? Khi viết bức thư này, thánh Phao-lô muốn trình bày cho giáo đoàn Rô-ma một đề tài về chân lý Tin Mừng, hay chỉ muốn đạt được mục tiêu thực tế nào đó, nghĩa là đáp lại một số những nhu cầu mà ngài biết giáo đoàn kia đang cần đến ?
2,1 Một bài giáo lý
Cho đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết các nhà chú giải đều coi thư gửi tín hữu Rô-ma như một bức thư khảo luận, tức là một bài giáo lý dưới hình thức một bức thư. Câu đưa tin sắp đến Rô-ma chỉ là một cớ. Đàng khác, thánh Phao-lô đâu có biết giáo đoàn Rô-ma. Ngài chẳng có một chút uy quyền nào trực tiếp trên giáo đoàn ấy và cũng chẳng bao giờ muốn xây cất trên nền nhà mà người khác đã đặt móng (15,20). Ngài chỉ lợi dụng một cơ hội thuận tiện để gửi cho giáo đoàn Rô-ma một bản văn trình bày cho họ và qua họ, cho mọi giáo đoàn khác, những vấn đề chính đang làm cho ngài băn khoăn. Ngài bình tĩnh lấy lại nội dung thư gửi cho tín hữu Ga-lát để trình bày một cách có hệ thống hơn.
Quả vậy, hai bức thư khá giống nhau. Cả hai đều chứa đựng nội dung thần học về sự công chính hóa và ơn cứu độ, về luật Mô-sê và đức tin Ki-tô giáo, về giá trị ngôn sứ của con người tổ phụ Áp-ra-ham v.v... Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai thư cũng hiện rõ; thư Ga-lát có vẻ xúc động bao nhiêu thì thư Rô-ma lại bình thản bấy nhiêu. Trong thư, tác giả như đang hùng hồn nói chuyện với một người mà chẳng bao giờ nêu tên rõ rệt, lại hay dùng những câu hỏi như “vậy ta biết nói gì, anh em không biết điều đó sao ?” Nhưng chính vì có nhiều kiểu nói hùng biện như thế, khiến ta biết chắc người mà tác giả muốn nói chuyện không là ai cả, nhưng chỉ là một kiểu hành văn đó thôi !
Tính phi thời gian và giọng điệu giáo huấn của bức thư khiến người ta muốn coi đây như một thứ tổng luận thần học. Nhưng còn thiếu nhiều yếu tố để được coi như vậy. Quà thế, giữa thư gửi tín hữu Rô-ma và thư gửi tín hữu Co-rin-tô có sự khác biệt lớn lao không những về văn từ mà còn về cả ý tưởng nữa, tuy các bức thư này đã được viết vào cùng một thời kỳ. Trong thư Co-rin-tô có hai vấn đề chính.: Phao-lô vừa biện minh cho uy quyền tông đồ của mình, vừa bênh vực sự hợp nhất để xây dựng giáo đoàn Co-rin-tô. Thư Rô-ma thì hầu như chẳng bao giờ nói rõ đến giáo đoàn, trừ một vài lời nhắn như ở mấy chương cuối và không có gì tương đương với bài nói về bữa tiệc Thánh Thể ở 1Cr 11,17-34. Thư Co-rin-tô coi Thánh Thần là nguồn gốc của mọi đặc sủng và thừa tác vụ, còn thư Rô-ma thì coi Thánh Thần là nguồn gốc của tự do và sự cầu nguyện riêng Nhưng cả hai đều nói đến Giáo Hội như là thân thể mầu nhiệm của Đức Ki-tô (1 Cr 12,12-27; Rm 12,4-6) và Đức Ki-tô là A-đam mới (1 Cr 15; Rm 5)
2,2 Một bản văn thích ứng với hoàn cảnh
Thánh Phao-lô biết rõ lúc bấy giờ Hội thánh đang gặp một nguy cơ lớn là có thể chia thành hai phe: một bên là những người Do thái tiếp nối hội đường Do thái ngày trước, một bên là những người đến từ bên ngoài. Cộng đoàn những người từ dân ngoại tách biệt hẳn với những người thuộc cộng đoàn gốc Do thái. Các cuộc khủng hoảng ở Ga-lát và Co-rin-tô càng làm cho thánh Phao-lô ý thức về nguy cơ trầm trọng này. Khi viết thư, tác giả tự hỏi không biết người ta sẽ đón nhận thế nào ở Giê-ru-sa-lem. Vì thế, ngài đã muốn nhấn mạnh đến tính duy nhất của Mặc khải trong Cựu Ước và trong Tin Mừng, cũng như vai trò của Ít-ra-en trong lịch sử cứu độ cùng với các lời hứa dành cho dân tộc này. Như vậy, thư Rô-ma muốn nói lên nỗ lực của Phao-lô đang tổ chức lạc quyên cứu trợ cộng đoàn Ki-tô hữu gốc Do thái, để đánh dấu sự liên đới giữa các tín hữu gốc dân ngoại với các tín hữu tại Pa-lét-tin. Vì thế, phải coi thư này là một thư đáp ứng tình hình của giáo đoàn Rô-ma vào khoảng năm 57-58.
3. Dàn bài của thư
Thư Rô-ma có dàn bài rõ ràng và được sắp xếp chặt chẽ nhất. Thư này có hai phần rõ rệt: một phần giáo lý (1-11) và một phấn khuyến dụ (12-16). Nhưng các nhà chú giải không đồng ý với nhau, khi phải xác định chi tiết dàn bài của thư. Vì thế, một số nhà chú giải nghĩ rằng thư chỉ có cơ cấu của một cuộc đối thoại. Tuy vậy, thư vẫn có một dàn bài vững chắc và được suy nghĩ chín chắn. Trong thư này, thánh Phao-lô muốn bàn vê vấn đề tôi lỗi (1-3,20) rồi vấn đề công chính hóa (3,21-4,25) và sau cùng vấn đề thánh hóa (5-8). Nếu theo giả thuyết này thì phần cuối của bức thư chỉ còn là một mớ những phụ lục không ăn khớp với phần giáo lý ở trên là bao nhiêu.
Bởi vậy, nhiều nhà chú giải gần đây đã đề ra những bố cục khác xem ra gần với chủ đề của tác giả hơn, và cũng giống hơn với lối hành văn của các ngôn sứ trong Cưu Ước. Các tác giả này không khai triển tư tưởng theo luận lý học mà chỉ lặp đi lặp lại, theo kiểu xoáy vòng trôn ốc. Dưới đây là một trong các kiểu bố cục đã được đề ra. Trong bốn lần liên tiếp, bức thư đã diễn tả cảnh khốn khổ của nhân loại và cuối cùng ơn của Thiên Chúa đã thắng hết.
3,1 Cả dân ngoại và dân Do thái đều phải khổ vì bị Thiên Chúa kết án (1,18-3,20).
3,2 Toàn thể nhân loại đều phải khổ vì liên đới với A-đam (5,1-14), nay toàn thể nhân loại được cứu rỗi nhờ liên đới với Đức Ki-tô (5,15-6,23); trong chương V, hai đề tài khốn khổ và cứu rỗi được nói đến nhiều lần.
3,3 Nhân loại phải khổ vì nô lệ luật, nay được giải thoát nhờ Thần Khí (8,1-39)
3,4 Ít-ra-en phải khổ vì chối bỏ Đức Ki-tô (9,1-10,21); nay Ít-ra-en mới gồm cả Do thái lẫn lương dân được lãnh ơn cứu độ.
Dàn bài này vẫn chỉ có tính giả định, nhưng được cái hay là trình bày ý tưởng khốn khổ và cứu độ dưới bốn khía cạnh khác nhau, theo lề luật, bí tích, đạo đức và lịch sử
4.Quan điểm thần học trong bức thư này
Thư Rô-ma không đề cập đến mọi đề tài trong thần học của thánh Phao-lô, nhưng nói đến vấn đề nào thì cũng đề cập một cách sâu xa, sáng sủa và mạnh mẽ. Tác giả đã tỏ ra rất có uy tín khi bàn về sức mạnh của ân sủng, về sự khốn nạn của tội lỗi, về giá trị công chính hóa của đức tin, về tác động của Thần Khí v.v...
Kết luận
Đây chỉ là một lối tiếp cận khái quát về tầm quan trọng của thư gửi tín hữu Rô-ma cũng như ảnh hưởng của thư đối với những người theo phe cải giáo. Thư nói đến ưu vị của đức tin và tình thương tha thứ của Thiên Chúa đối với tội lỗi của loài người. Người công chính sống bởi và nhờ đức tin. Người ta nên công chính không phải vì công kia việc nọ mình làm cho bằng nhờ lòng tin vào Thiên Chúa. Tuy vậy, không phải chỉ có đức tin mà còn có việc làm nữa. Việc làm cụ thể hóa đức tin và đức tin là nền tảng cho mọi sinh hoạt đạo đức để được ơn cứu rỗi.
(viết dựa theo TOB ấn bản 1994, Cerf - Paris trg 2691-2697)
Trong các thư của thánh Phao-lô, thư gửi tín Rô-ma quan trọng hơn cả. Thư này dài nhất, phong phú hơn cả và được bố cục rất chặt chẽ. Nhiều giáo phụ như O-ri-giên, Gio-an Kim Khẩu, Âu-tinh và thần học gia A-bê-la (Abélard), Tô-ma A-qui-nô đã chú giải toàn bộ hay từng phần thư này. Nhưng có hai giai đoạn lịch sử cho thấy việc chú giải thư này đã đóng một vai trò quyết định: đó là thế kỷ V, khi có cuộc khủng hoảng do bè rối Pê-la-gi-ô (Pelagio) gây ra về ơn cứu chuộc nhưng không, và thế kỷ XVI, khi bùng nổ phong trào cải giáo của Luy-te (Luther).
Theo ý kiến của nhiều sử gia thì.phong trào cải giáo bắt đầu từ khi Luy-te chú giải thư Rô-ma. Các nhà cải giáo đặc biệt quí trọng thư này. Luy-te nói: “Đây thật là cốt tủy của mọi quyển sách thánh.” Can-vanh (Calvin) cũng quả quyết rằng: “Ai hiểu đúng được bức thư này thì như đã mở được cửa dẫn vào kho tàng sâu thẳm nhất của Kinh thánh.” Còn Mê-lăng-tông (Mélanchton) thì cho thư này “tóm tắt tất cả giáo lý Ki-tô giáo”. Vì vậy, thần học của các thế hệ cải cách đầu tiên cũng là thần học về thư Rô-ma.
Từ đó trở đi, các nhà chú giải theo phong trào cải giáo không ngớt giải thích thư này, đặc biệt bản giải thích của Kan Bác (Karl Barth) năm 1919.
Vì thư Rô-ma đã đóng một vai trò như thế trong lịch sử Hội thánh từ 4 thế kỷ nay, nên Ủy Ban Hiệp Nhất Phiên Dịch Kinh Thánh đã bắt đầu từ thư này. Việc dịch chung thư này sẽ là một trắc nghiệm, vì nếu các Hội thánh cùng đồng ý về thư này thì cũng có thể đồng ý với nhau về các sách khác trong Kinh thánh. Mục sư Béc-ne (Boegner) đã diễn tả một cách khéo léo như sau: “Bản văn đã từng chia rẽ chúng ta, sẽ là bản văn khiến chúng ta gặp lại nhau.”
2. Mục đích và hoàn cảnh
Hoàn cảnh viết thư này kể là rõ, nhưng thực chất của thư thì lại ít rõ hơn. Đây là một bài biên khảo dưới hình thức một lá thư dài, hay chính là một bức thư do một hoàn cảnh nào đó tạo nên ? Khi viết bức thư này, thánh Phao-lô muốn trình bày cho giáo đoàn Rô-ma một đề tài về chân lý Tin Mừng, hay chỉ muốn đạt được mục tiêu thực tế nào đó, nghĩa là đáp lại một số những nhu cầu mà ngài biết giáo đoàn kia đang cần đến ?
2,1 Một bài giáo lý
Cho đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết các nhà chú giải đều coi thư gửi tín hữu Rô-ma như một bức thư khảo luận, tức là một bài giáo lý dưới hình thức một bức thư. Câu đưa tin sắp đến Rô-ma chỉ là một cớ. Đàng khác, thánh Phao-lô đâu có biết giáo đoàn Rô-ma. Ngài chẳng có một chút uy quyền nào trực tiếp trên giáo đoàn ấy và cũng chẳng bao giờ muốn xây cất trên nền nhà mà người khác đã đặt móng (15,20). Ngài chỉ lợi dụng một cơ hội thuận tiện để gửi cho giáo đoàn Rô-ma một bản văn trình bày cho họ và qua họ, cho mọi giáo đoàn khác, những vấn đề chính đang làm cho ngài băn khoăn. Ngài bình tĩnh lấy lại nội dung thư gửi cho tín hữu Ga-lát để trình bày một cách có hệ thống hơn.
Quả vậy, hai bức thư khá giống nhau. Cả hai đều chứa đựng nội dung thần học về sự công chính hóa và ơn cứu độ, về luật Mô-sê và đức tin Ki-tô giáo, về giá trị ngôn sứ của con người tổ phụ Áp-ra-ham v.v... Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai thư cũng hiện rõ; thư Ga-lát có vẻ xúc động bao nhiêu thì thư Rô-ma lại bình thản bấy nhiêu. Trong thư, tác giả như đang hùng hồn nói chuyện với một người mà chẳng bao giờ nêu tên rõ rệt, lại hay dùng những câu hỏi như “vậy ta biết nói gì, anh em không biết điều đó sao ?” Nhưng chính vì có nhiều kiểu nói hùng biện như thế, khiến ta biết chắc người mà tác giả muốn nói chuyện không là ai cả, nhưng chỉ là một kiểu hành văn đó thôi !
Tính phi thời gian và giọng điệu giáo huấn của bức thư khiến người ta muốn coi đây như một thứ tổng luận thần học. Nhưng còn thiếu nhiều yếu tố để được coi như vậy. Quà thế, giữa thư gửi tín hữu Rô-ma và thư gửi tín hữu Co-rin-tô có sự khác biệt lớn lao không những về văn từ mà còn về cả ý tưởng nữa, tuy các bức thư này đã được viết vào cùng một thời kỳ. Trong thư Co-rin-tô có hai vấn đề chính.: Phao-lô vừa biện minh cho uy quyền tông đồ của mình, vừa bênh vực sự hợp nhất để xây dựng giáo đoàn Co-rin-tô. Thư Rô-ma thì hầu như chẳng bao giờ nói rõ đến giáo đoàn, trừ một vài lời nhắn như ở mấy chương cuối và không có gì tương đương với bài nói về bữa tiệc Thánh Thể ở 1Cr 11,17-34. Thư Co-rin-tô coi Thánh Thần là nguồn gốc của mọi đặc sủng và thừa tác vụ, còn thư Rô-ma thì coi Thánh Thần là nguồn gốc của tự do và sự cầu nguyện riêng Nhưng cả hai đều nói đến Giáo Hội như là thân thể mầu nhiệm của Đức Ki-tô (1 Cr 12,12-27; Rm 12,4-6) và Đức Ki-tô là A-đam mới (1 Cr 15; Rm 5)
2,2 Một bản văn thích ứng với hoàn cảnh
Thánh Phao-lô biết rõ lúc bấy giờ Hội thánh đang gặp một nguy cơ lớn là có thể chia thành hai phe: một bên là những người Do thái tiếp nối hội đường Do thái ngày trước, một bên là những người đến từ bên ngoài. Cộng đoàn những người từ dân ngoại tách biệt hẳn với những người thuộc cộng đoàn gốc Do thái. Các cuộc khủng hoảng ở Ga-lát và Co-rin-tô càng làm cho thánh Phao-lô ý thức về nguy cơ trầm trọng này. Khi viết thư, tác giả tự hỏi không biết người ta sẽ đón nhận thế nào ở Giê-ru-sa-lem. Vì thế, ngài đã muốn nhấn mạnh đến tính duy nhất của Mặc khải trong Cựu Ước và trong Tin Mừng, cũng như vai trò của Ít-ra-en trong lịch sử cứu độ cùng với các lời hứa dành cho dân tộc này. Như vậy, thư Rô-ma muốn nói lên nỗ lực của Phao-lô đang tổ chức lạc quyên cứu trợ cộng đoàn Ki-tô hữu gốc Do thái, để đánh dấu sự liên đới giữa các tín hữu gốc dân ngoại với các tín hữu tại Pa-lét-tin. Vì thế, phải coi thư này là một thư đáp ứng tình hình của giáo đoàn Rô-ma vào khoảng năm 57-58.
3. Dàn bài của thư
Thư Rô-ma có dàn bài rõ ràng và được sắp xếp chặt chẽ nhất. Thư này có hai phần rõ rệt: một phần giáo lý (1-11) và một phấn khuyến dụ (12-16). Nhưng các nhà chú giải không đồng ý với nhau, khi phải xác định chi tiết dàn bài của thư. Vì thế, một số nhà chú giải nghĩ rằng thư chỉ có cơ cấu của một cuộc đối thoại. Tuy vậy, thư vẫn có một dàn bài vững chắc và được suy nghĩ chín chắn. Trong thư này, thánh Phao-lô muốn bàn vê vấn đề tôi lỗi (1-3,20) rồi vấn đề công chính hóa (3,21-4,25) và sau cùng vấn đề thánh hóa (5-8). Nếu theo giả thuyết này thì phần cuối của bức thư chỉ còn là một mớ những phụ lục không ăn khớp với phần giáo lý ở trên là bao nhiêu.
Bởi vậy, nhiều nhà chú giải gần đây đã đề ra những bố cục khác xem ra gần với chủ đề của tác giả hơn, và cũng giống hơn với lối hành văn của các ngôn sứ trong Cưu Ước. Các tác giả này không khai triển tư tưởng theo luận lý học mà chỉ lặp đi lặp lại, theo kiểu xoáy vòng trôn ốc. Dưới đây là một trong các kiểu bố cục đã được đề ra. Trong bốn lần liên tiếp, bức thư đã diễn tả cảnh khốn khổ của nhân loại và cuối cùng ơn của Thiên Chúa đã thắng hết.
3,1 Cả dân ngoại và dân Do thái đều phải khổ vì bị Thiên Chúa kết án (1,18-3,20).
3,2 Toàn thể nhân loại đều phải khổ vì liên đới với A-đam (5,1-14), nay toàn thể nhân loại được cứu rỗi nhờ liên đới với Đức Ki-tô (5,15-6,23); trong chương V, hai đề tài khốn khổ và cứu rỗi được nói đến nhiều lần.
3,3 Nhân loại phải khổ vì nô lệ luật, nay được giải thoát nhờ Thần Khí (8,1-39)
3,4 Ít-ra-en phải khổ vì chối bỏ Đức Ki-tô (9,1-10,21); nay Ít-ra-en mới gồm cả Do thái lẫn lương dân được lãnh ơn cứu độ.
Dàn bài này vẫn chỉ có tính giả định, nhưng được cái hay là trình bày ý tưởng khốn khổ và cứu độ dưới bốn khía cạnh khác nhau, theo lề luật, bí tích, đạo đức và lịch sử
4.Quan điểm thần học trong bức thư này
Thư Rô-ma không đề cập đến mọi đề tài trong thần học của thánh Phao-lô, nhưng nói đến vấn đề nào thì cũng đề cập một cách sâu xa, sáng sủa và mạnh mẽ. Tác giả đã tỏ ra rất có uy tín khi bàn về sức mạnh của ân sủng, về sự khốn nạn của tội lỗi, về giá trị công chính hóa của đức tin, về tác động của Thần Khí v.v...
Kết luận
Đây chỉ là một lối tiếp cận khái quát về tầm quan trọng của thư gửi tín hữu Rô-ma cũng như ảnh hưởng của thư đối với những người theo phe cải giáo. Thư nói đến ưu vị của đức tin và tình thương tha thứ của Thiên Chúa đối với tội lỗi của loài người. Người công chính sống bởi và nhờ đức tin. Người ta nên công chính không phải vì công kia việc nọ mình làm cho bằng nhờ lòng tin vào Thiên Chúa. Tuy vậy, không phải chỉ có đức tin mà còn có việc làm nữa. Việc làm cụ thể hóa đức tin và đức tin là nền tảng cho mọi sinh hoạt đạo đức để được ơn cứu rỗi.
(viết dựa theo TOB ấn bản 1994, Cerf - Paris trg 2691-2697)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói việc chữa lành đích thực là ở nơi sự thật và tình yêu Thiên Chúa
Bùi Hữu Thư
03:59 09/02/2009
Đức Thánh Cha nói việc chữa lành đích thực là ở nơi sự thật và tình yêu Thiên Chúa
Khẳng định rằng Chúa Giêsu giải thoát chúng ta khỏi sự dữ và đem lại sự sống
VATICAN ngày 8, thang 2, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói, việc chữa lành của Chúa Giêsu vẫn tiếp diễn trong Giáo Hội qua các bí tích, công việc bác ái của cộng đồng và một sự thấu hiểu ý nghĩa và giá trị của bệnh tật.
Đức Thánh Cha khẳng định như vậy hôm nay trước khi cầu nguyện kinh Truyền Tin với đám đông tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Đề cập đến câu chuyện Thánh Kinh khi Chúa Giêsu chữa lành cho nhiều người bệnh tật, ngài nói “câu chuyện này mời gọi chúng ta một lần nữa phải suy tư về ý nghĩa và giá trị của bệnh tật trong mọi hoàn cảnh trong đó con người gặp phải.”
Ngài bàn đến Ngày Thế Giới của Người Bệnh sẽ được tổ chức vào ngày 11 tháng 2. Ngài nói, “Mặc dầu bệnh tật là một hiện tượng không tránh được trong đời sống con người, chúng ta chưa bao giờ làm quen được với ý niệm này, không những vì đôi khi bệnh tật trở nên một thứ gánh nặng trầm trọng, nhưng nhất là vì chúng ta đã được tạo dựng cho sự sống, và cho sự sống toàn hảo."
Ngài ghi nhận, “Chúng ta luôn luôn nghĩ về Thiên Chúa như Đấng ‘tràn đầy sự sống’; do đó khi chúng ta bị thử thách bởi bệnh tật và những lời cầu nguyện của chúng ta có vẻ vô ích, chúng ta nghi ngờ, và lòng đầy lo âu, chúng ta tự hỏi: Thánh Ý Chúa là gì?”
Đức Thánh Cha nói, câu trả lời nằm ngay trong Thánh Kinh. Ngài giải thích: “Chúa Giêsu không để cho có kẽ hở nào để có thể nghi hoặc: Thiên Chúa – gương mặt của Người, chính Chúa Giêsu đã mạc khải – là Thiên Chúa của sự sống, là Đấng giải phóng chúng ta khỏi mọi sự dữ.
"Dấu chỉ của điều này được biểu hiệu nơi quyền năng của tình yêu của Người, qua những sự chữa lành Người làm: Như thế, Người tỏ cho chúng ta thầy rằng Vương Quốc của Thiên Chúa đã gần kề, và đang phục hồi cho mọi người nam và nữ sự vẹn toàn về tinh thần và thể xác."
Ngài nói, “Quan trọng hơn cả là chúng ta phải hiểu rằng, căn bệnh đích thực và hiểm nghèo nhất của con người chính là sự thiếu vắng Thiên Chúa, Đấng là suối nguồn của sự thật và tình yêu."
Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp: "Và chỉ qua sự hòa giải với Thiên Chúa chúng ta mới có được sự chữa lành thực sự, sự sống đích thực, vì một đời sống không có tình yêu, không có sự thật thì không phải là một đời sống đích thực. Vương Quốc của Thiên Chúa chính là sự hiện diện của sự thật và tình yêu, và do đó chính là sữ chữa lành tận đáy sâu của tâm hồn chúng ta. "
Nhiệm Kỳ Tổng Thống của Obama và Việc Phá Thai
Vũ Văn An
05:12 09/02/2009
Nhiệm Kỳ Tổng Thống của Obama và Việc Phá Thai
Những người phò sự sống ở Mỹ nói chung rất thất vọng trước kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 vừa qua. Căn cứ vào chính thành tích cũng như các lời hứa hẹn lúc tranh cử của ông ta, Barack Obama quả là ứng cử viên tổng thống phò phá thai nhất của Hoa Kỳ. Ông ta được bầu làm tổng thống nước này với 52.6% tổng số phiếu của dân chúng. Điều hiển nhiên khó tránh là các thành quả chính trị tuy khiêm nhường nhưng có ý nghĩa mà phong trào phò sự sống từng dành được từ năm 2000 sẽ bị sói mòn hay bị phá bỏ khi Obama chính thức nhậm chức. Ở một số phạm vi, sự thiệt hại ngắn hạn còn sâu xa hơn là chính những người phò sự sống kỳ cựu nhất có thể tiên liệu.
Nhìn trở lui, lúc phán quyết Roe v. Wade, tức phán quyết ô nhục của Tối Cao Pháp Viện nhằm bãi bỏ các đạo luật chống phá thai của các tiểu bang trên khắp nước Mỹ, tròn 25 tuổi vào năm 1998, phong trào phò sự sống đã lâm vào vị trí khá thấp rồi. Chỉ năm năm dưới thời của cựu tổng thống Bill Clinton cũng đủ để xóa đi gần như sạch chút ít tiến bộ chính trị dành được dưới thời hai tổng thống Reagan và Bush Cha.
Năm 1998, để đánh dấu 25 năm ảm đạm ấy, một tuyển tập các tiểu luận tựa đề là “Back to the Drawing Board” đã được công bố, trong đó khoảng hơn hai chục các nhà lãnh đạo của phong trào phò sự sống Mỹ đã duyệt xét lại các được thua về chính trị, luật lệ, giáo dục và xã hội kể từ năm 1973 và đưa ra nhiều khuyến cáo liên quan đến đường hướng phò sự sống trong tương lai. Tuyển tập này cho thấy chính trị chỉ là một phạm vi trong một phong trào xã hội rộng lớn hơn nhiều, và các trợ giúp thực tiễn đối với phụ nữ đang gặp khốn đốn cũng việc giáo dục công chúng Mỹ đều là những vấn đề quan yếu như chính các biện pháp chính trị vậy.
Bây giờ, tức 10 năm sau, các viễn ảnh ở bình diện chính phủ liên bang một lần nữa lại ảm đạm như trước, nhưng lần này, các nhà lãnh đạo của phong trào phò sự sống không ngồi chờ cho tới nhiệm kỳ thứ hai của ông tổng thống phò phá thai nữa.
Phản ứng nhanh chóng
Đoán trước Obama sẽ chiến thắng, Hội Đồng Nghiên Cứu Gia Đình (the Family Research Council, viết tắt là FRC), một cơ sở đầu não chuyên nghiên cứu chính sách phò gia đình tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đã soạn thảo trước một kế hoạch. FRC sẽ dùng tài chuyên môn và kinh nghiệm vận động chính trị của mình để cung cấp cho các dân biểu nghị sĩ có khuynh hướng bảo thủ và trung dung của tân quốc hội các dữ kiện và lý chứng cần thiết để chặn đứng nghị trình cấp tiến. Cơ sở này cũng có ý định công bố đều đặn các nguồn tín liệu cho giới truyền thông khắp nước để làm nổi bật tính cực đoan của các lãnh tụ đang kiểm soát Bạch Cung và Quốc Hội trong năm 2009.
Tony Perkins, chủ tịch của FRC, trong một điện thư (e-letter) gửi các thành viên của cơ sở mình vào đầu tháng Mười Một vừa qua, đã nhấn mạnh rằng: “Các bạn đừng bao giờ quên: phe duy tự do cực đoan không hành động như một thứ triết lý thống trị. Cũng như trong quá khứ, phe tả có thể sẽ mau chóng bị phản ứng ngược lại lúc các chính sách của họ bị phơi bày… và lúc họ thát bại không giúp gì cho dân Mỹ”.
Vào ngày Thứ Tư, 5 tháng Mười Một năm 2008, tức buổi tối sau ngày bầu cử, Cha Frank Pavone, thuộc tổ chức Linh Mục Phò Sự Sống (Priests for Life), dẫn đầu một buổi hội thoại từ xa (teleseminar) nghĩa là qua điện thoại và liên mạng (internet), với sự tham dự của 7,500 người phò sự sống. Trong cuộc hội thoại này, 10 nhà lãnh đạo phò sự sống khắp nước đã nói tới việc các lãnh vực hoạt động đặc thù của họ đã đương đầu ra sao đối với các thách đố trước mặt. Đa số các lời trình bày này khá lạc quan và gợi hứng. Dù vậy, ngay từ đầu, Cha Pavone phải nhận rằng đa số những người phò sự sống cảm thấy tức giận và như bị phản bội. “Sự tức giận ấy là điều chúng ta cần phải gom lại và hướng nó về các hoạt động có lợi. Trong tư cách một phong trào, ta cần phải làm những gì trong bước kế tiếp?”
Trong thời đại truyền thông tức khắc này, các buổi hội thoại như trên mang lại nhiều hiệu quả rất đáng kể. Một trong các diễn giả là Dan McConaghy, thuộc tổ chức Người Mỹ Hợp Nhất Phò Sự Sống (Americans United for Life), nói về một kiến nghị liên mạng tại điạ chỉ www.FightFOCA.com để thúc giục các nhà lập pháp bác bỏ Đạo Luật Tự Do Chọn Lựa (Freedom of Choice Act, vi ết t ắt l à FoCA). Con số người vào thăm trang mạng này đã gia tăng đáng kể vào mấy ngày sau đó và hàng ngàn chữ ký mới đã được thêm vào.
Như thế, ngược với cảm tưởng do giới truyền thông chính dòng tạo ra, phong trào phò sinh ở Mỹ không lê vào góc nằm chờ bốn năm tới. Để làm sáng tỏ hoàn cảnh phức tạp của phong trào phò sự sống, và trong tinh thần phò sinh sống động của các buổi hội thoại từ xa, bài báo này sẽ duyệt lại các thành tựu chính trị phò sự sống trong thời chính phủ đang mãn nhiệm (2001-2008) và tóm lược các lượng định, các cái nhìn thông sáng và các niềm hy vọng của các nhà lãnh đạo phò sinh toàn quốc trong cuộc phỏng vấn do Catholic World Repoet thực hiện giữa tháng Mười Một năm 2008.
Những thành tựu chính trị phò sinh mới đây
Ngay khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2001, George W. Bush đã hủy bỏ một pháp lệnh của người tiền nhiệm và tái áp dụng điều vẫn được gọi là Mexico City Policy, tức chính sách khước từ việc dùng ngân sách Mỹ tài trợ cho bất cứ tổ chức nào cổ vũ và cung cấp phá thai hay vận động hợp pháp hóa việc phá thai này tại một quốc gia khác.Tổng thống Bush cũng ngăn cấm không được dùng ngân khoản liên bang vào việc dùng tế bào gốc của phôi thai để nghiên cứu, nếu nghiên cứu ấy liên lụy đến việc hủy diệt một phôi thai mới (trong khi vẫn cho phép các thử nghiệm tế bào gốc từng có trước pháp lệnh của ông). Ông liên tiếp bác bỏ (vetoed) hàng trăm triệu đôla đã được chuẩn chi cho Quĩ Dân Số của LHQ (UNFPA) vì Quĩ này thông đồng với chính sách cưỡng chế một con của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Năm 2003, Tối Cao Pháp Viện xử vụ NOW v. Scheidler RICO xin kháng án và đã quyết định nghiêng về phía Joe Scheidler, thuộc Liên Đoàn Hành Động Phò Sự Sống (Pro-Life Action League) và do đó đã lật ngược một phán quyết của tòa dưới từng kết án việc cố vấn người ta ở bên ngoài các cơ sở phá thai là “tống tiền” (racketeering). Bất chấp chống đối mạnh của Thượng Viện, Bush đã đề cử hai chánh án “cực xây dựng” (strict constructionist) và đáng tin cậy về phò sự sống vào Tối Cao Pháp Viện. Đó là Chánh án Trưởng John Roberts và Chánh án Samuel Alito. Về phía lập pháp, trong cùng thời gian 8 năm đó, Quốc Hội đã thông qua Đạo Luật Bạo Hành Các Nạn Nhân Chưa Sinh Ra (Unborn Victims of Violence Act) (25 tháng Ba, 2004) và cấm các thủ tục phá thai bán sinh (the partial-birth abortion).
Trong cuộc công du mới đây tại Châu Phi, Tổng Thống Bush được chào đón như một anh hùng, chủ yếu vì chương trình gọi tắt là PEPFAR (Kế Hoạch Tổng Thống Giảm Bệnh AIDS: President’s Plan for Aids Reduction). Hàng triệu sinh mạng tại Châu Phi đã được cứu nhờ việc phân phối thuốc chống bệnh này (antiretroviral). Tuy nhiên, chương trình này không nhằm chỉ cung cấp thuốc men từ ngoại quốc; các dân biểu nghị sĩ phò sự sống và phò gia đình và cả chính phủ nữa cũng dự liệu cả các kế hoạch phòng ngừa trong đó nữa, bằng cách nhấn mạnh tới tiết dục và giữ lòng trung thành vợ chồng. Kết quả là: tại nhiều quốc gia, trong đó có Uganda, tỷ lệ mắc HIV/AIDS mới đã giảm đi đáng kể.
Gần như tất cả các thành tựu liệt kê ở trên sẽ bị chính phủ sắp tới phá hoại hay rút lại. Trong chiến dịch tranh cử, Thượng Nghị Sĩ Obama, một trong những người đồng bảo trợ cho Đạo Luật Tự Do Chọn Lựa (FCA), không dấu diếm gì sự kiện ông coi việc tự do phá thai bằng tiền của người chịu thuế là một chính sách hay về nội trị và ngoại giao. Ông công khai hỗ trợ việc dùng tế bào gốc của thai nhi để nghiên cứu, và ông thề sẽ chọn các chánh án tối cao pháp viện nào cam kết đi theo phán quyết Roe v. Wade.
Các tay vận động chính trị phò phá thai
Steven W. Mosher, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Dân Số (Population Research Institute, gọi tắt là PRI) đã tường trình trước các ủy ban Thượng và Hạ Viện Mỹ cũng như đã gặp gỡ các viên chức trong chính phủ Bush để vận động họ không tài trợ cho UNFPA (Quĩ Dân Số LHQ). PRI cũng đã vận động thành công để duy trì Chính Sách Mexico City.
Mosher cho rằng bước thụt lùi chính đối với công việc của PRI xẩy ra vào đầu năm 2006 “khi Nancy Pelosi đảm nhiệm chức Chủ Tịch Quốc Hội và nhanh chóng gia tăng việc tài trợ cho các chương trình kiểm soát dân số cả ở trong nước lẫn ở ngoại quốc”. Ông thẳng thừng mô tả tính nghiêm trọng trong các thách thức do chính phủ Obama đem lại:
Các tay vận động chính trị phò phá thai đã đồng loạt ủng hộ Barack Obama. Chỉ riêng ủy ban hành động chính trị của “Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch” (Planned Parenthood) mà thôi đã chi ra 10 triệu đôla để có thêm một triệu cử tri phò phá thai nữa mong làm sao “bầu được một tổng thống phò phá thai”. Nay dĩ nhiên là lúc phải đền đáp.
Ba điều được phong trào phò phá thai đòi hỏi nơi Tổng Thống Obama là: tiêu nhiều tiền hơn nữa cho các chương trình ngừa thai và triệt sản [quốc tế] của họ, chấm dứt bất cứ và mọi hạn chế phá thai nào [ở Mỹ] và gia tăng ồ ạt việc tài trợ của chính phủ [ở trong nước], trong đó có việc tài trợ để phá thai.
Obama từng nói rằng ông ta muốn gia tăng việc tài trợ mệnh danh là Tước Hiệu X (Title X), mà phần lớn vào túi Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch, lên tới 700 triệu Mỹ Kim, và sẽ tăng gấp đôi việc chi tiêu cho các chương trình kiểm soát dân số ở ngoại quốc lên đến 1 tỷ mỹ kim.
Obama hứa hẹn sẽ ký ban hành Đạo Luật Tự Do Chọn Lựa (FoCA), là đạo luật sẽ triệt tiêu bất cứ và mọi hạn chế nào đối với việc phá thai… Ông ta cũng là người đồng bảo trợ “Đạo Luật Thứ Nhất Về Phòng Ngừa (“Prevention First Act”) buộc các công ty bảo hiểm phải tài trợ, các bệnh viện phải cung cấp, các bác sĩ phải cho toa, các dược sĩ phải phân phối các thuốc ngừa thai bằng cách phá thai (abortifacient contraceptives). Obama cũng hứa sẽ cung cấp “sự trợ giúp nhân đạo đối với các nạn nhân bị hiếp dâm”. Nói nôm na, điều ấy có nghĩa ông ta sẽ buộc bạn cũng như tôi phải trả tiền để những người ấy mua thuốc viên “buổi sáng hôm sau” mà phá thai.
Dù Đảng Dân Chủ sẽ kiểm soát cả hai viện lập pháp của Liên Bang ít nhất cũng đến năm 2010, Mosher vẫn cam đoan sẽ “tiếp tục làm việc với Quốc Hội, để vừa chống FoCA vừa ủng hộ các luật lệ mới ngăn cấm việc phá thai lựa theo phái tính, một hình thức kỳ thị mà phe duy nữ hiện đang khước từ không muốn nói tới. “Theo truyền thống, nhiều nền văn hóa Á Châu thích có con trai hơn, và vì sẵn được phép phá thai, nên hậu quả là có hơn một trăm triệu con gái đã bị giết khắp nơi trên thế giới”.
Và điều ấy đang xẩy ra ngay tại nước Mỹ. Theo một nghiên cứu mới đây đăng trên tờ
National Academy of Sciences, nhiều nhóm người Mỹ gốc Á Châu đang thiên về cùng một khuynh hướng sinh sản như người ở bản quốc của họ.
Mosher khuyến khích tất cả những ai thuộc phong trào phò sự sống hãy cố gắng bám trụ. Các lực lượng tiền phong bên ngoài các cơ sở phá thai hay các trung tâm khủng hoảng thai nghén phải ở nguyên vị trí. Trong những tuần và tháng sắp tới, PRI sẽ tiếp tục nêu rõ các lạm dụng trong chính sách một con của Trung Hoa và nhiều nơi khác. “Chúng tôi [PRI] sẽ đưa ra các luận chứng rằng các chương trình kiểm soát dân số không những vi phạm quyền sống mà cả các nhân quyền nữa. Chúng tôi sẽ chỉ rõ các mâu thuẫn trong tâm thức duy tự do, một tâm thức trong khi không ngừng nói đến nhân quyền nhưng lại từ khước quyền là người của các trẻ chưa sinh”
Dành quyền cho dân
Thứ Tư ngày 5 tháng 11 năm 2008, Cha Frank Pavone đã cho đăng tải một lá thư trên trang mạng của tổ chức “Priests for Life” (Linh Mục Phò Sự Sống) nhấn mạnh tới sự dị biệt lớn lao giữa quan điểm phò phá thai của tổng thống đắc cử Obama và các giá trị của nhân dân Hoa Kỳ. Xin trích dẫn ít hàng từ bức thư đó:
Sẽ là một lỗi lầm nghiêm trọng cho những ai nghĩ rằng cuộc bầu cử lần này có nghĩa là phong trào phò sự sống không còn quyền lực chính trị nào nữa. Mọi nền chính trị đều có tính địa phương. Quyền lực chính trị là về con người. Có lần người ta bảo Tiến sĩ Martin Luther King, Jr. rằng trong thực tại chính trị hiện nay, luật lệ về dân quyền không thể nào thông qua được. Ông đã đáp lại: “việc ấy cần phải xét lại”. Sau đó, phong trào dân quyền đã ra đời, thúc đẩy tâm hồn con người trong việc dẫn đưa quốc gia tới cuộc chiến thắng của công lý.
Phong trào của chúng ta cũng sẽ như thế. Tuyệt đại đa số dân chúng Hoa Kỳ phò sự sống. Họ sẽ chống phá thai trên bình diện địa phương…
Cha Pavone nhận định rằng “nhân viên là chính sách” và “7,000 hay gần như thế các vụ tổng thống đề cử người vào các chức vụ có ảnh hưởng tới chính sách công sẽ là những người phò phá thai, chỉ có trường hợp trừ duy nhất là đại sứ bên cạnh Vatican”. Ngài dự đoán: ít nhất trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Dân Chủ, các thay đổi duy nhất ở Tối Cao Pháp Viện sẽ là thay thế chánh án duy tự do bằng chánh án duy tự do khác, một thay đổi dù làm chậm tiến bộ của tòa, nhưng ít nhất không đảo ngược lại được tòa ấy.
Cha Pavone nhận xét rằng trong quá khứ gần đây, “trở ngại lớn nhất của chúng ta chính là các nỗi sợ sệt và do dự của chính chúng ta, nhất là các hình thức bóp méo và cường điệu trong quan tâm luật lệ ngay bên trong Giáo Hội từng khiến ta không dám nói và làm những điều không những được phép làm mà còn bắt buộc làm về phương diện luân lý nữa”. Các mục tử cần phải giảng giải về bổn phận phải bầu cho các ứng viên phò sự sống, và các giáo xứ nên đặt kế hoạch tổ chức các chiến dịch đăng ký cử tri.
Trong cuộc hội thoại từ xa, Cha Pavone nhận xét rằng “đôi khi, chúng ta [những người phò sự sống] không bám trụ vào Bạch Cung hay Quốc Hội, mà chỉ luôn bám trụ lấy đường phố. Như cha đã giải thích với CWR, “chính phủ càng thất bại trong nhiệm vụ của họ, thì các giáo hội càng cần phải được huy động”. Phong trào phò sự sống có bàn tay vươn rất dài đến quần chúng hạ tầng xuyên qua các giáo hội. Nhờ thế các vận động phò sự sống, các cuộc mít-tinh tại các cơ sở phá thai cũng như các cuộc biểu tình sẽ không ngừng nghỉ được diễn ra.
Vị giám đốc toàn quốc của phong trào Linh Mục Phò Sự Sống này nhìn ra nhiều lý do để hy vọng vào các chiều hướng lâu dài. Một thế hệ “những kẻ sống sót”, nghĩa là lớp trẻ đáng lẽ ra đã bị phá thai một cách hợp lệ rồi, đang càng ngày càng can dự vào mọi khía cạnh của phong trào phò sự sống.
Chỉ trừ các chính trị gia, là những người thường bán rẻ các nguyên tắc sống của mình để mua phiếu, hiện con số những người trước đây phò phá thai nay quay sang phò sự sống đang gia tăng ồ ạt. Các phụ nữ ân hận vì phá thai trước đây nay đang thi nhau lên tiếng công khai để cung cấp chứng cớ y khoa, tâm lý, và xã hội đối với những tổn hại về thể lý và xúc cảm họ từng phải chịu. Hơn phân nửa các bệnh xá phá thai độc lập đã đóng cửa từ năm 1993 đến nay; trong khi đó, càng ngày càng ít các bác sĩ chịu thực hiện các vụ phá thai và những vụ phanh phui hối lộ đã khiến công luận chống lại kỹ nghệ phá thai ngày một nhiều. Ngài kết luận: phong trào phò sự sống đang trên đà thắng thế.
Được hỏi “theo ý kiến cha, đâu là những điều hữu hiệu nhất mà một cha xứ có thể làm để làm nhanh cái ngày trong đó phá thai một lần nữa bị coi là không thể nào tưởng tượng được hay hoàn toàn bất hợp pháp?”. Cha Pavone cho hay: Nếu các linh mục của ta đều giảng giải rõ ràng (a) về các giải pháp thay thế phá thai, mời gọi người ta tới với Giáo Hội khi họ cần sự giúp đỡ trong lúc mang thai; (b) về tha thứ và hàn gắn sau khi phá thai, mời gọi những người mang gánh nặng đó cũng hãy tới với Giáo Hội; (c) cho người ta thấy lý do tại sao phá thai là sai lầm, thì người ta sẽ đáp ứng. Các linh mục cũng nên cho người ta cơ hội thấy hình ảnh việc phá thai, nghe chứng tá của những người đàn bà và đàn ông trong Chiến Dịch Cho Người Ta Biết Biết Đừng Im Lặng Nữa (Silent No More Awareness Campaign), cầu nguyện tại các ‘xưởng’ phá thai (mà chính các linh mục phải cùng hiện diện với họ), và tham gia rất nhiều sinh hoạt phò sự sống hiện có sẵn.
(Còn một kỳ)
Những người phò sự sống ở Mỹ nói chung rất thất vọng trước kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 vừa qua. Căn cứ vào chính thành tích cũng như các lời hứa hẹn lúc tranh cử của ông ta, Barack Obama quả là ứng cử viên tổng thống phò phá thai nhất của Hoa Kỳ. Ông ta được bầu làm tổng thống nước này với 52.6% tổng số phiếu của dân chúng. Điều hiển nhiên khó tránh là các thành quả chính trị tuy khiêm nhường nhưng có ý nghĩa mà phong trào phò sự sống từng dành được từ năm 2000 sẽ bị sói mòn hay bị phá bỏ khi Obama chính thức nhậm chức. Ở một số phạm vi, sự thiệt hại ngắn hạn còn sâu xa hơn là chính những người phò sự sống kỳ cựu nhất có thể tiên liệu.
Nhìn trở lui, lúc phán quyết Roe v. Wade, tức phán quyết ô nhục của Tối Cao Pháp Viện nhằm bãi bỏ các đạo luật chống phá thai của các tiểu bang trên khắp nước Mỹ, tròn 25 tuổi vào năm 1998, phong trào phò sự sống đã lâm vào vị trí khá thấp rồi. Chỉ năm năm dưới thời của cựu tổng thống Bill Clinton cũng đủ để xóa đi gần như sạch chút ít tiến bộ chính trị dành được dưới thời hai tổng thống Reagan và Bush Cha.
Năm 1998, để đánh dấu 25 năm ảm đạm ấy, một tuyển tập các tiểu luận tựa đề là “Back to the Drawing Board” đã được công bố, trong đó khoảng hơn hai chục các nhà lãnh đạo của phong trào phò sự sống Mỹ đã duyệt xét lại các được thua về chính trị, luật lệ, giáo dục và xã hội kể từ năm 1973 và đưa ra nhiều khuyến cáo liên quan đến đường hướng phò sự sống trong tương lai. Tuyển tập này cho thấy chính trị chỉ là một phạm vi trong một phong trào xã hội rộng lớn hơn nhiều, và các trợ giúp thực tiễn đối với phụ nữ đang gặp khốn đốn cũng việc giáo dục công chúng Mỹ đều là những vấn đề quan yếu như chính các biện pháp chính trị vậy.
Bây giờ, tức 10 năm sau, các viễn ảnh ở bình diện chính phủ liên bang một lần nữa lại ảm đạm như trước, nhưng lần này, các nhà lãnh đạo của phong trào phò sự sống không ngồi chờ cho tới nhiệm kỳ thứ hai của ông tổng thống phò phá thai nữa.
Phản ứng nhanh chóng
Đoán trước Obama sẽ chiến thắng, Hội Đồng Nghiên Cứu Gia Đình (the Family Research Council, viết tắt là FRC), một cơ sở đầu não chuyên nghiên cứu chính sách phò gia đình tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn đã soạn thảo trước một kế hoạch. FRC sẽ dùng tài chuyên môn và kinh nghiệm vận động chính trị của mình để cung cấp cho các dân biểu nghị sĩ có khuynh hướng bảo thủ và trung dung của tân quốc hội các dữ kiện và lý chứng cần thiết để chặn đứng nghị trình cấp tiến. Cơ sở này cũng có ý định công bố đều đặn các nguồn tín liệu cho giới truyền thông khắp nước để làm nổi bật tính cực đoan của các lãnh tụ đang kiểm soát Bạch Cung và Quốc Hội trong năm 2009.
Tony Perkins, chủ tịch của FRC, trong một điện thư (e-letter) gửi các thành viên của cơ sở mình vào đầu tháng Mười Một vừa qua, đã nhấn mạnh rằng: “Các bạn đừng bao giờ quên: phe duy tự do cực đoan không hành động như một thứ triết lý thống trị. Cũng như trong quá khứ, phe tả có thể sẽ mau chóng bị phản ứng ngược lại lúc các chính sách của họ bị phơi bày… và lúc họ thát bại không giúp gì cho dân Mỹ”.
Vào ngày Thứ Tư, 5 tháng Mười Một năm 2008, tức buổi tối sau ngày bầu cử, Cha Frank Pavone, thuộc tổ chức Linh Mục Phò Sự Sống (Priests for Life), dẫn đầu một buổi hội thoại từ xa (teleseminar) nghĩa là qua điện thoại và liên mạng (internet), với sự tham dự của 7,500 người phò sự sống. Trong cuộc hội thoại này, 10 nhà lãnh đạo phò sự sống khắp nước đã nói tới việc các lãnh vực hoạt động đặc thù của họ đã đương đầu ra sao đối với các thách đố trước mặt. Đa số các lời trình bày này khá lạc quan và gợi hứng. Dù vậy, ngay từ đầu, Cha Pavone phải nhận rằng đa số những người phò sự sống cảm thấy tức giận và như bị phản bội. “Sự tức giận ấy là điều chúng ta cần phải gom lại và hướng nó về các hoạt động có lợi. Trong tư cách một phong trào, ta cần phải làm những gì trong bước kế tiếp?”
Trong thời đại truyền thông tức khắc này, các buổi hội thoại như trên mang lại nhiều hiệu quả rất đáng kể. Một trong các diễn giả là Dan McConaghy, thuộc tổ chức Người Mỹ Hợp Nhất Phò Sự Sống (Americans United for Life), nói về một kiến nghị liên mạng tại điạ chỉ www.FightFOCA.com để thúc giục các nhà lập pháp bác bỏ Đạo Luật Tự Do Chọn Lựa (Freedom of Choice Act, vi ết t ắt l à FoCA). Con số người vào thăm trang mạng này đã gia tăng đáng kể vào mấy ngày sau đó và hàng ngàn chữ ký mới đã được thêm vào.
Như thế, ngược với cảm tưởng do giới truyền thông chính dòng tạo ra, phong trào phò sinh ở Mỹ không lê vào góc nằm chờ bốn năm tới. Để làm sáng tỏ hoàn cảnh phức tạp của phong trào phò sự sống, và trong tinh thần phò sinh sống động của các buổi hội thoại từ xa, bài báo này sẽ duyệt lại các thành tựu chính trị phò sự sống trong thời chính phủ đang mãn nhiệm (2001-2008) và tóm lược các lượng định, các cái nhìn thông sáng và các niềm hy vọng của các nhà lãnh đạo phò sinh toàn quốc trong cuộc phỏng vấn do Catholic World Repoet thực hiện giữa tháng Mười Một năm 2008.
Những thành tựu chính trị phò sinh mới đây
Ngay khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2001, George W. Bush đã hủy bỏ một pháp lệnh của người tiền nhiệm và tái áp dụng điều vẫn được gọi là Mexico City Policy, tức chính sách khước từ việc dùng ngân sách Mỹ tài trợ cho bất cứ tổ chức nào cổ vũ và cung cấp phá thai hay vận động hợp pháp hóa việc phá thai này tại một quốc gia khác.Tổng thống Bush cũng ngăn cấm không được dùng ngân khoản liên bang vào việc dùng tế bào gốc của phôi thai để nghiên cứu, nếu nghiên cứu ấy liên lụy đến việc hủy diệt một phôi thai mới (trong khi vẫn cho phép các thử nghiệm tế bào gốc từng có trước pháp lệnh của ông). Ông liên tiếp bác bỏ (vetoed) hàng trăm triệu đôla đã được chuẩn chi cho Quĩ Dân Số của LHQ (UNFPA) vì Quĩ này thông đồng với chính sách cưỡng chế một con của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Năm 2003, Tối Cao Pháp Viện xử vụ NOW v. Scheidler RICO xin kháng án và đã quyết định nghiêng về phía Joe Scheidler, thuộc Liên Đoàn Hành Động Phò Sự Sống (Pro-Life Action League) và do đó đã lật ngược một phán quyết của tòa dưới từng kết án việc cố vấn người ta ở bên ngoài các cơ sở phá thai là “tống tiền” (racketeering). Bất chấp chống đối mạnh của Thượng Viện, Bush đã đề cử hai chánh án “cực xây dựng” (strict constructionist) và đáng tin cậy về phò sự sống vào Tối Cao Pháp Viện. Đó là Chánh án Trưởng John Roberts và Chánh án Samuel Alito. Về phía lập pháp, trong cùng thời gian 8 năm đó, Quốc Hội đã thông qua Đạo Luật Bạo Hành Các Nạn Nhân Chưa Sinh Ra (Unborn Victims of Violence Act) (25 tháng Ba, 2004) và cấm các thủ tục phá thai bán sinh (the partial-birth abortion).
Trong cuộc công du mới đây tại Châu Phi, Tổng Thống Bush được chào đón như một anh hùng, chủ yếu vì chương trình gọi tắt là PEPFAR (Kế Hoạch Tổng Thống Giảm Bệnh AIDS: President’s Plan for Aids Reduction). Hàng triệu sinh mạng tại Châu Phi đã được cứu nhờ việc phân phối thuốc chống bệnh này (antiretroviral). Tuy nhiên, chương trình này không nhằm chỉ cung cấp thuốc men từ ngoại quốc; các dân biểu nghị sĩ phò sự sống và phò gia đình và cả chính phủ nữa cũng dự liệu cả các kế hoạch phòng ngừa trong đó nữa, bằng cách nhấn mạnh tới tiết dục và giữ lòng trung thành vợ chồng. Kết quả là: tại nhiều quốc gia, trong đó có Uganda, tỷ lệ mắc HIV/AIDS mới đã giảm đi đáng kể.
Gần như tất cả các thành tựu liệt kê ở trên sẽ bị chính phủ sắp tới phá hoại hay rút lại. Trong chiến dịch tranh cử, Thượng Nghị Sĩ Obama, một trong những người đồng bảo trợ cho Đạo Luật Tự Do Chọn Lựa (FCA), không dấu diếm gì sự kiện ông coi việc tự do phá thai bằng tiền của người chịu thuế là một chính sách hay về nội trị và ngoại giao. Ông công khai hỗ trợ việc dùng tế bào gốc của thai nhi để nghiên cứu, và ông thề sẽ chọn các chánh án tối cao pháp viện nào cam kết đi theo phán quyết Roe v. Wade.
Các tay vận động chính trị phò phá thai
Steven W. Mosher, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Dân Số (Population Research Institute, gọi tắt là PRI) đã tường trình trước các ủy ban Thượng và Hạ Viện Mỹ cũng như đã gặp gỡ các viên chức trong chính phủ Bush để vận động họ không tài trợ cho UNFPA (Quĩ Dân Số LHQ). PRI cũng đã vận động thành công để duy trì Chính Sách Mexico City.
Mosher cho rằng bước thụt lùi chính đối với công việc của PRI xẩy ra vào đầu năm 2006 “khi Nancy Pelosi đảm nhiệm chức Chủ Tịch Quốc Hội và nhanh chóng gia tăng việc tài trợ cho các chương trình kiểm soát dân số cả ở trong nước lẫn ở ngoại quốc”. Ông thẳng thừng mô tả tính nghiêm trọng trong các thách thức do chính phủ Obama đem lại:
Các tay vận động chính trị phò phá thai đã đồng loạt ủng hộ Barack Obama. Chỉ riêng ủy ban hành động chính trị của “Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch” (Planned Parenthood) mà thôi đã chi ra 10 triệu đôla để có thêm một triệu cử tri phò phá thai nữa mong làm sao “bầu được một tổng thống phò phá thai”. Nay dĩ nhiên là lúc phải đền đáp.
Ba điều được phong trào phò phá thai đòi hỏi nơi Tổng Thống Obama là: tiêu nhiều tiền hơn nữa cho các chương trình ngừa thai và triệt sản [quốc tế] của họ, chấm dứt bất cứ và mọi hạn chế phá thai nào [ở Mỹ] và gia tăng ồ ạt việc tài trợ của chính phủ [ở trong nước], trong đó có việc tài trợ để phá thai.
Obama từng nói rằng ông ta muốn gia tăng việc tài trợ mệnh danh là Tước Hiệu X (Title X), mà phần lớn vào túi Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch, lên tới 700 triệu Mỹ Kim, và sẽ tăng gấp đôi việc chi tiêu cho các chương trình kiểm soát dân số ở ngoại quốc lên đến 1 tỷ mỹ kim.
Obama hứa hẹn sẽ ký ban hành Đạo Luật Tự Do Chọn Lựa (FoCA), là đạo luật sẽ triệt tiêu bất cứ và mọi hạn chế nào đối với việc phá thai… Ông ta cũng là người đồng bảo trợ “Đạo Luật Thứ Nhất Về Phòng Ngừa (“Prevention First Act”) buộc các công ty bảo hiểm phải tài trợ, các bệnh viện phải cung cấp, các bác sĩ phải cho toa, các dược sĩ phải phân phối các thuốc ngừa thai bằng cách phá thai (abortifacient contraceptives). Obama cũng hứa sẽ cung cấp “sự trợ giúp nhân đạo đối với các nạn nhân bị hiếp dâm”. Nói nôm na, điều ấy có nghĩa ông ta sẽ buộc bạn cũng như tôi phải trả tiền để những người ấy mua thuốc viên “buổi sáng hôm sau” mà phá thai.
Dù Đảng Dân Chủ sẽ kiểm soát cả hai viện lập pháp của Liên Bang ít nhất cũng đến năm 2010, Mosher vẫn cam đoan sẽ “tiếp tục làm việc với Quốc Hội, để vừa chống FoCA vừa ủng hộ các luật lệ mới ngăn cấm việc phá thai lựa theo phái tính, một hình thức kỳ thị mà phe duy nữ hiện đang khước từ không muốn nói tới. “Theo truyền thống, nhiều nền văn hóa Á Châu thích có con trai hơn, và vì sẵn được phép phá thai, nên hậu quả là có hơn một trăm triệu con gái đã bị giết khắp nơi trên thế giới”.
Và điều ấy đang xẩy ra ngay tại nước Mỹ. Theo một nghiên cứu mới đây đăng trên tờ
National Academy of Sciences, nhiều nhóm người Mỹ gốc Á Châu đang thiên về cùng một khuynh hướng sinh sản như người ở bản quốc của họ.
Mosher khuyến khích tất cả những ai thuộc phong trào phò sự sống hãy cố gắng bám trụ. Các lực lượng tiền phong bên ngoài các cơ sở phá thai hay các trung tâm khủng hoảng thai nghén phải ở nguyên vị trí. Trong những tuần và tháng sắp tới, PRI sẽ tiếp tục nêu rõ các lạm dụng trong chính sách một con của Trung Hoa và nhiều nơi khác. “Chúng tôi [PRI] sẽ đưa ra các luận chứng rằng các chương trình kiểm soát dân số không những vi phạm quyền sống mà cả các nhân quyền nữa. Chúng tôi sẽ chỉ rõ các mâu thuẫn trong tâm thức duy tự do, một tâm thức trong khi không ngừng nói đến nhân quyền nhưng lại từ khước quyền là người của các trẻ chưa sinh”
Dành quyền cho dân
Thứ Tư ngày 5 tháng 11 năm 2008, Cha Frank Pavone đã cho đăng tải một lá thư trên trang mạng của tổ chức “Priests for Life” (Linh Mục Phò Sự Sống) nhấn mạnh tới sự dị biệt lớn lao giữa quan điểm phò phá thai của tổng thống đắc cử Obama và các giá trị của nhân dân Hoa Kỳ. Xin trích dẫn ít hàng từ bức thư đó:
Sẽ là một lỗi lầm nghiêm trọng cho những ai nghĩ rằng cuộc bầu cử lần này có nghĩa là phong trào phò sự sống không còn quyền lực chính trị nào nữa. Mọi nền chính trị đều có tính địa phương. Quyền lực chính trị là về con người. Có lần người ta bảo Tiến sĩ Martin Luther King, Jr. rằng trong thực tại chính trị hiện nay, luật lệ về dân quyền không thể nào thông qua được. Ông đã đáp lại: “việc ấy cần phải xét lại”. Sau đó, phong trào dân quyền đã ra đời, thúc đẩy tâm hồn con người trong việc dẫn đưa quốc gia tới cuộc chiến thắng của công lý.
Phong trào của chúng ta cũng sẽ như thế. Tuyệt đại đa số dân chúng Hoa Kỳ phò sự sống. Họ sẽ chống phá thai trên bình diện địa phương…
Cha Pavone nhận định rằng “nhân viên là chính sách” và “7,000 hay gần như thế các vụ tổng thống đề cử người vào các chức vụ có ảnh hưởng tới chính sách công sẽ là những người phò phá thai, chỉ có trường hợp trừ duy nhất là đại sứ bên cạnh Vatican”. Ngài dự đoán: ít nhất trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Dân Chủ, các thay đổi duy nhất ở Tối Cao Pháp Viện sẽ là thay thế chánh án duy tự do bằng chánh án duy tự do khác, một thay đổi dù làm chậm tiến bộ của tòa, nhưng ít nhất không đảo ngược lại được tòa ấy.
Cha Pavone nhận xét rằng trong quá khứ gần đây, “trở ngại lớn nhất của chúng ta chính là các nỗi sợ sệt và do dự của chính chúng ta, nhất là các hình thức bóp méo và cường điệu trong quan tâm luật lệ ngay bên trong Giáo Hội từng khiến ta không dám nói và làm những điều không những được phép làm mà còn bắt buộc làm về phương diện luân lý nữa”. Các mục tử cần phải giảng giải về bổn phận phải bầu cho các ứng viên phò sự sống, và các giáo xứ nên đặt kế hoạch tổ chức các chiến dịch đăng ký cử tri.
Trong cuộc hội thoại từ xa, Cha Pavone nhận xét rằng “đôi khi, chúng ta [những người phò sự sống] không bám trụ vào Bạch Cung hay Quốc Hội, mà chỉ luôn bám trụ lấy đường phố. Như cha đã giải thích với CWR, “chính phủ càng thất bại trong nhiệm vụ của họ, thì các giáo hội càng cần phải được huy động”. Phong trào phò sự sống có bàn tay vươn rất dài đến quần chúng hạ tầng xuyên qua các giáo hội. Nhờ thế các vận động phò sự sống, các cuộc mít-tinh tại các cơ sở phá thai cũng như các cuộc biểu tình sẽ không ngừng nghỉ được diễn ra.
Vị giám đốc toàn quốc của phong trào Linh Mục Phò Sự Sống này nhìn ra nhiều lý do để hy vọng vào các chiều hướng lâu dài. Một thế hệ “những kẻ sống sót”, nghĩa là lớp trẻ đáng lẽ ra đã bị phá thai một cách hợp lệ rồi, đang càng ngày càng can dự vào mọi khía cạnh của phong trào phò sự sống.
Chỉ trừ các chính trị gia, là những người thường bán rẻ các nguyên tắc sống của mình để mua phiếu, hiện con số những người trước đây phò phá thai nay quay sang phò sự sống đang gia tăng ồ ạt. Các phụ nữ ân hận vì phá thai trước đây nay đang thi nhau lên tiếng công khai để cung cấp chứng cớ y khoa, tâm lý, và xã hội đối với những tổn hại về thể lý và xúc cảm họ từng phải chịu. Hơn phân nửa các bệnh xá phá thai độc lập đã đóng cửa từ năm 1993 đến nay; trong khi đó, càng ngày càng ít các bác sĩ chịu thực hiện các vụ phá thai và những vụ phanh phui hối lộ đã khiến công luận chống lại kỹ nghệ phá thai ngày một nhiều. Ngài kết luận: phong trào phò sự sống đang trên đà thắng thế.
Được hỏi “theo ý kiến cha, đâu là những điều hữu hiệu nhất mà một cha xứ có thể làm để làm nhanh cái ngày trong đó phá thai một lần nữa bị coi là không thể nào tưởng tượng được hay hoàn toàn bất hợp pháp?”. Cha Pavone cho hay: Nếu các linh mục của ta đều giảng giải rõ ràng (a) về các giải pháp thay thế phá thai, mời gọi người ta tới với Giáo Hội khi họ cần sự giúp đỡ trong lúc mang thai; (b) về tha thứ và hàn gắn sau khi phá thai, mời gọi những người mang gánh nặng đó cũng hãy tới với Giáo Hội; (c) cho người ta thấy lý do tại sao phá thai là sai lầm, thì người ta sẽ đáp ứng. Các linh mục cũng nên cho người ta cơ hội thấy hình ảnh việc phá thai, nghe chứng tá của những người đàn bà và đàn ông trong Chiến Dịch Cho Người Ta Biết Biết Đừng Im Lặng Nữa (Silent No More Awareness Campaign), cầu nguyện tại các ‘xưởng’ phá thai (mà chính các linh mục phải cùng hiện diện với họ), và tham gia rất nhiều sinh hoạt phò sự sống hiện có sẵn.
(Còn một kỳ)
Bảo vệ sự sống: Mười điều răn về môi trường
Đan Quang Tâm
11:14 09/02/2009
10 ĐIỀU RĂN VỀ MÔI TRƯỜNG
Đức Giám Mục Giampaolo Crepaldi, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình đã đưa ra 10 nguyên tắc rút ra từ bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo. Dưới đây là bản toát yếu các nguyên tắc đó:
1. Con người, được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, được đặt trên tất cả các thụ tạo khác trên thế giới. Tuy nhiên, các thụ tạo đó phải được sử dụng và chăm sóc một cách có trách nhiệm.
2. Thiên nhiên không được giảm thiểu đi trở thành một đối tượng bị khai thác quá mức, cũng không được tuyệt đối hóa hoặc đặt trên phẩm giá con người.
3. Trách nhiệm sinh thái có liên quan đến toàn bộ hành tinh trong một nhiệm vụ chung phải tôn trọng một tập thể hài hòa, cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
4. Trong việc xử lý các vấn đề môi trường, đạo đức và phẩm giá con người phải đặt trước công nghệ.
5. Thiên nhiên không phải là một thực tại linh thiêng hoặc thần linh, được đặt ra khỏi sự can thiệp của con người. Vì vậy, sự can thiệp của con người làm thay đổi một số đặc điểm của các sinh vật không phải là sai lầm, với điều kiện là con người biết tôn trọng vị trí của chúng trong hệ sinh thái.
6. Chính sách phát triển phải được phối hợp hài hòa với chính sách sinh thái, và mọi chi phí bảo vệ môi trường trong các dự án phát triển phải được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng.
7. Vấn đề xóa đói giảm nghèo toàn cầu có liên quan đến vấn đề môi trường, xin nhớ rằng của cải trên trái đất phải được chia sẻ bình đẳng.
8. Quyền được có một môi trường an toàn và sạch cần phải được bảo vệ thông qua hợp tác và các điều ước quốc tế.
9. Việc bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có sự thay đổi trong phong cách sống, phản ánh sự tự chế và tự chủ, trên phạm vi cá nhân và xã hội. Điều đó có nghĩa là bỏ đi cái lôgích của chủ nghĩa tiêu thụ.
10. Các vấn đề môi trường cũng đòi hỏi phải có một sự đáp trả tâm linh và một nhận thức lớn hơn rằng thế giới được tạo dựng là một món quà của Thiên Chúa.
Đức Giám Mục Giampaolo Crepaldi, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình đã đưa ra 10 nguyên tắc rút ra từ bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo. Dưới đây là bản toát yếu các nguyên tắc đó:
1. Con người, được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, được đặt trên tất cả các thụ tạo khác trên thế giới. Tuy nhiên, các thụ tạo đó phải được sử dụng và chăm sóc một cách có trách nhiệm.
2. Thiên nhiên không được giảm thiểu đi trở thành một đối tượng bị khai thác quá mức, cũng không được tuyệt đối hóa hoặc đặt trên phẩm giá con người.
3. Trách nhiệm sinh thái có liên quan đến toàn bộ hành tinh trong một nhiệm vụ chung phải tôn trọng một tập thể hài hòa, cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
4. Trong việc xử lý các vấn đề môi trường, đạo đức và phẩm giá con người phải đặt trước công nghệ.
5. Thiên nhiên không phải là một thực tại linh thiêng hoặc thần linh, được đặt ra khỏi sự can thiệp của con người. Vì vậy, sự can thiệp của con người làm thay đổi một số đặc điểm của các sinh vật không phải là sai lầm, với điều kiện là con người biết tôn trọng vị trí của chúng trong hệ sinh thái.
6. Chính sách phát triển phải được phối hợp hài hòa với chính sách sinh thái, và mọi chi phí bảo vệ môi trường trong các dự án phát triển phải được cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng.
7. Vấn đề xóa đói giảm nghèo toàn cầu có liên quan đến vấn đề môi trường, xin nhớ rằng của cải trên trái đất phải được chia sẻ bình đẳng.
8. Quyền được có một môi trường an toàn và sạch cần phải được bảo vệ thông qua hợp tác và các điều ước quốc tế.
9. Việc bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có sự thay đổi trong phong cách sống, phản ánh sự tự chế và tự chủ, trên phạm vi cá nhân và xã hội. Điều đó có nghĩa là bỏ đi cái lôgích của chủ nghĩa tiêu thụ.
10. Các vấn đề môi trường cũng đòi hỏi phải có một sự đáp trả tâm linh và một nhận thức lớn hơn rằng thế giới được tạo dựng là một món quà của Thiên Chúa.
Thỉnh nguyện thư kêu gọi thực thi các sắc lệnh của Công đồng Vatican II
Phụng Nghi
16:53 09/02/2009
Luân đôn (ICN) - Sau khi có việc hủy bỏ vạ tuyệt thông cho các giám mục thụộc Hiệp hội Thánh Piô X, một nhóm các nhà thần học Công giáo tại Đức, Áo và Thụy sĩ đã đưa ra một thỉnh nguyện thư xin công nhận và thực thi đầy đủ những sắc lệnh của Công đồng Vatican II.
Danh sách các vị ký tên trong bản thỉnh nguyện sẽ được trao cho Tòa thánh Vatican, các Hội đồng Giám mục và các tổ chức giáo dân.
Bản thỉnh nguyện viết:
Việc Đức giáo hoàng hủy bỏ vạ tuyệt thông cho các giám mục thuộc Hiệp hội Thánh Piô X có nghĩa là tiếp nhận để được hiệp thông hoàn toàn với Hội thánh Roma những kẻ đã từng liên tục chống đối những cải cách của Công đồng Vatican II.
Về việc giám mục Richard Williamson và những kẻ theo ông đã đưa ra các lời phát biểu bài Do thái và chối bỏ cuộc bách hại người Do thái của Đức quốc xã, chúng tôi chia sẻ nỗi bất bình của các anh chị em Do thái. Hơn nữa, chúng tôi xin tuyên bố rằng thái độ của Hiệp hội Thánh Piô X đối với Do thái giáo không phù hợp với lập trường và cam kết của Công đồng trong việc đối thoại giữa Do thái và Kitô giáo. Chúng tôi ủng hộ những lời tuyên bố mới đây về vấn đề này của các Hội đồng Giám mục, và của bao nhiêu người khác nữa, trên khắp thế giới. Chúng tôi cũng hoan nghênh những lời tuyên bố mới đây về các vấn đề này của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI và của Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh.
Chúng tôi tin rằng mối tương quan gần gũi giữa việc hủy bỏ vạ tuyệt thông và kỷ niệm 50 năm Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII kêu gọi triệu tập Đại Hội đồng Giáo hội, đưa ra một dấu chỉ rõ rệt về phương hướng triều đại Giáo hoàng hiện nay muốn đi theo. Chúng tôi cảm thấy có điều ao ước muốn trở lại Giáo hội thời tiền Công đồng Vatican II với nỗi sợ phải cởi mở để nhận được hơi thở của Chúa Thánh Thần, phải tán thưởng tích cực “những dấu chỉ của thời đại” và các giá trị của những cơ chế dân chủ.
Chúng tôi rất quan ngại rằng hành động phục hồi này báo trước một sự thay đổi hoàn toàn những văn kiện quan trọng của Công đồng Vatican II, chẳng hạn, sắc lệnh về đại kết "Unitatis Redintegratio", bản tuyên ngôn về các tôn giáo ngoài Kitô giáo "Nostra Aetate", bản tuyên ngôn về tự do tôn giáo "Dignitatis Humanae", và Hiến chế về Giáo hội trong Thế giới Hiện đại "Gaudium et Spes". Một hành động như thế sẽ gây ra hậu quả tai hại cho tính khả tín của Giáo hội Công giáo Roma. Đối với những người Công giáo yêu mến Giáo hội của mình, giá trả như thế là quá đắt!
Đức giáo hoàng hy vọng hành động này sẽ giúp hiệp nhất Giáo hội. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ rằng khúc dạo đầu đổi mới của Tòa thánh Vatican đối với một phong trào truyền thống ly giáo mà không đặt ra bất cứ điều kiện nào, là điều đặc biệt khác thường. Tháng 6 năm 2008, vào dịp đánh dấu 20 năm ngày ra vạ tuyệt thông cho Lefebvre, Hiệp hội Thánh Piô X đã bác bỏ lời Tòa thánh mời gọi hoà giải về thần học. Tương tự như thế, huynh đoàn này đã bác bỏ lời mời ký một bản tuyên ngôn 5 điểm liên quan đến các điều kiện đặt ra để huynh đoàn tái nhập vào Giáo hội Roma.
Một sự trở về hiệp thông hoàn toàn với với Giáo hội Công giáo chỉ có thể thực hiện nếu các văn kiện và giảng huấn của Công đồng Vatican II được chấp nhận đầy đủ, không điều kiện, như được đòi hỏi trong tự sắc "Summorum Pontificum" về đề tài nghi lễ Triđentinô. Cũng còn đòi hỏi rằng những sứ vụ giáo hoàng của các vị: Chân phước Gioan XXII, Phaolô VI, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI, phải được công nhận và chấp thuận.
Giáo hội Roma, được coi như Con thuyền của Thánh Phêrô, sẽ nghiêng nặng về một bên khi nào Vatican:
- Chỉ phục hồi cho những “chiên lạc” đứng ở lề truyền thống bảo thủ của Giáo hội, mà không đưa ra một điều tương tự cho những người bị vạ tuyệt thông khác, hay cho những người Công giáo đứng ngoài lề.
- Cố chấp trong việc ngăn ngừa không cho các nhà thần học tiến bộ được giảng dậy.
- Từ chối không đối thoại với tất cả các phong trào trong Giáo hội.
Nguyên bản lời kêu gọi ký thỉnh nguyện thư bằng tiếng Đức và nhiều nhiều ngôn ngữ khác của của Giáo sư Tiến sĩ Angelhofweg 24b, D-69259 Wilhelmsfeld được phổ biến tại Essen ngày 28 tháng giêng 2009, và có thể truy cập tại địa chỉ:
www.petition-vaticanum2.org
Danh sách các vị ký tên trong bản thỉnh nguyện sẽ được trao cho Tòa thánh Vatican, các Hội đồng Giám mục và các tổ chức giáo dân.
Bản thỉnh nguyện viết:
Việc Đức giáo hoàng hủy bỏ vạ tuyệt thông cho các giám mục thuộc Hiệp hội Thánh Piô X có nghĩa là tiếp nhận để được hiệp thông hoàn toàn với Hội thánh Roma những kẻ đã từng liên tục chống đối những cải cách của Công đồng Vatican II.
Về việc giám mục Richard Williamson và những kẻ theo ông đã đưa ra các lời phát biểu bài Do thái và chối bỏ cuộc bách hại người Do thái của Đức quốc xã, chúng tôi chia sẻ nỗi bất bình của các anh chị em Do thái. Hơn nữa, chúng tôi xin tuyên bố rằng thái độ của Hiệp hội Thánh Piô X đối với Do thái giáo không phù hợp với lập trường và cam kết của Công đồng trong việc đối thoại giữa Do thái và Kitô giáo. Chúng tôi ủng hộ những lời tuyên bố mới đây về vấn đề này của các Hội đồng Giám mục, và của bao nhiêu người khác nữa, trên khắp thế giới. Chúng tôi cũng hoan nghênh những lời tuyên bố mới đây về các vấn đề này của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI và của Phủ Quốc vụ khanh Tòa thánh.
Chúng tôi tin rằng mối tương quan gần gũi giữa việc hủy bỏ vạ tuyệt thông và kỷ niệm 50 năm Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII kêu gọi triệu tập Đại Hội đồng Giáo hội, đưa ra một dấu chỉ rõ rệt về phương hướng triều đại Giáo hoàng hiện nay muốn đi theo. Chúng tôi cảm thấy có điều ao ước muốn trở lại Giáo hội thời tiền Công đồng Vatican II với nỗi sợ phải cởi mở để nhận được hơi thở của Chúa Thánh Thần, phải tán thưởng tích cực “những dấu chỉ của thời đại” và các giá trị của những cơ chế dân chủ.
Chúng tôi rất quan ngại rằng hành động phục hồi này báo trước một sự thay đổi hoàn toàn những văn kiện quan trọng của Công đồng Vatican II, chẳng hạn, sắc lệnh về đại kết "Unitatis Redintegratio", bản tuyên ngôn về các tôn giáo ngoài Kitô giáo "Nostra Aetate", bản tuyên ngôn về tự do tôn giáo "Dignitatis Humanae", và Hiến chế về Giáo hội trong Thế giới Hiện đại "Gaudium et Spes". Một hành động như thế sẽ gây ra hậu quả tai hại cho tính khả tín của Giáo hội Công giáo Roma. Đối với những người Công giáo yêu mến Giáo hội của mình, giá trả như thế là quá đắt!
Đức giáo hoàng hy vọng hành động này sẽ giúp hiệp nhất Giáo hội. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ rằng khúc dạo đầu đổi mới của Tòa thánh Vatican đối với một phong trào truyền thống ly giáo mà không đặt ra bất cứ điều kiện nào, là điều đặc biệt khác thường. Tháng 6 năm 2008, vào dịp đánh dấu 20 năm ngày ra vạ tuyệt thông cho Lefebvre, Hiệp hội Thánh Piô X đã bác bỏ lời Tòa thánh mời gọi hoà giải về thần học. Tương tự như thế, huynh đoàn này đã bác bỏ lời mời ký một bản tuyên ngôn 5 điểm liên quan đến các điều kiện đặt ra để huynh đoàn tái nhập vào Giáo hội Roma.
Một sự trở về hiệp thông hoàn toàn với với Giáo hội Công giáo chỉ có thể thực hiện nếu các văn kiện và giảng huấn của Công đồng Vatican II được chấp nhận đầy đủ, không điều kiện, như được đòi hỏi trong tự sắc "Summorum Pontificum" về đề tài nghi lễ Triđentinô. Cũng còn đòi hỏi rằng những sứ vụ giáo hoàng của các vị: Chân phước Gioan XXII, Phaolô VI, Gioan Phaolô I, Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI, phải được công nhận và chấp thuận.
Giáo hội Roma, được coi như Con thuyền của Thánh Phêrô, sẽ nghiêng nặng về một bên khi nào Vatican:
- Chỉ phục hồi cho những “chiên lạc” đứng ở lề truyền thống bảo thủ của Giáo hội, mà không đưa ra một điều tương tự cho những người bị vạ tuyệt thông khác, hay cho những người Công giáo đứng ngoài lề.
- Cố chấp trong việc ngăn ngừa không cho các nhà thần học tiến bộ được giảng dậy.
- Từ chối không đối thoại với tất cả các phong trào trong Giáo hội.
Nguyên bản lời kêu gọi ký thỉnh nguyện thư bằng tiếng Đức và nhiều nhiều ngôn ngữ khác của của Giáo sư Tiến sĩ Angelhofweg 24b, D-69259 Wilhelmsfeld được phổ biến tại Essen ngày 28 tháng giêng 2009, và có thể truy cập tại địa chỉ:
www.petition-vaticanum2.org
Top Stories
Vietnam: thousands attend Mass in confiscated church
Independent Catholic News
14:05 09/02/2009
Despite threats from the authorities, Bishop Paul Maria Cao Dinh Thuyen and 14 priests of the diocese of Vinh (334 km South of Hanoi), concelebrated Mass in a church which was confiscated by the government in 1997. Thousands of Catholics attended the Mass in Tam Tao.
The church of Tam Toa, built in Portuguese style in 1887, was known as one of the most beautiful churches in Vietnam. In 1968, it was badly damaged by US Air Force bombing. Only the entrance and the bell tower remain. But Mass continued to be celebrated in the ruins of the church until March 1996 when the People's Committee of Quang Binh province confiscated the church stating that it was chosen a 'site of War Memorial' and 'must be preserved and protected for future generations to remember American War Crimes."
For Vietnamese Catholics, Tam Toa is a historic parish. It can trace its origins back to 1631. The parish grew quickly during the 17th century and was the largest in the region with around 1, 200 Catholics. There was also an orphanage and a school there.
In 1886, a group, which was highly anti-Western, calling themselves 'Van Than', attacked the parish of Tam Toa killing 52 parishioners in what it considered retaliation against the French presence in Vietnam. Many Christians survived the massacre by fleeing shelter in Dong Hoi. Tam Toa church was built a year later to fulfil the spiritual needs for a growing number of faithful.
Tam Toa today is home to more than a thousand parishioners, many of whom are eager to renovate their church.
© Independent Catholic News 2009
The church of Tam Toa, built in Portuguese style in 1887, was known as one of the most beautiful churches in Vietnam. In 1968, it was badly damaged by US Air Force bombing. Only the entrance and the bell tower remain. But Mass continued to be celebrated in the ruins of the church until March 1996 when the People's Committee of Quang Binh province confiscated the church stating that it was chosen a 'site of War Memorial' and 'must be preserved and protected for future generations to remember American War Crimes."
For Vietnamese Catholics, Tam Toa is a historic parish. It can trace its origins back to 1631. The parish grew quickly during the 17th century and was the largest in the region with around 1, 200 Catholics. There was also an orphanage and a school there.
In 1886, a group, which was highly anti-Western, calling themselves 'Van Than', attacked the parish of Tam Toa killing 52 parishioners in what it considered retaliation against the French presence in Vietnam. Many Christians survived the massacre by fleeing shelter in Dong Hoi. Tam Toa church was built a year later to fulfil the spiritual needs for a growing number of faithful.
Tam Toa today is home to more than a thousand parishioners, many of whom are eager to renovate their church.
© Independent Catholic News 2009
Menzogne e linguaggio disonesto all’origine del degrado morale del Vietnam
Asia-News
14:07 09/02/2009
Genitori ed alcuni docenti indicano una via, ma i ragazzi vedono che gli adulti, in particolar modo i loro professori, si comportano in modo del tutto diverso. E i giornalisti raccontano bugie o affrontano in modo superficiale le questioni sociali.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – E’ in continuo degrado la moralità in Vietnam, sia nelle famiglie che nella scuola, che nella società. Ci sono genitori che si lamentano perché i ragazzi a scuola imparano a dire bugie e ad usare un linguaggio disonesto. Recandosi in luoghi pubblici o alle fermate degli autobus, il bambini ascoltano un sacco di bugie e un linguaggio osceno, I quadri locali sospettano della loro gente e del loro personale. I giornalisti mentono con i loro lettori ed anche con la loro coscienza.
Alcuni studi mostrano che ci sono numerose ragioni all’origine delle cattive abitudini che si apprendono nelle scuole di Ho Chi Minh City, ma una delle principali è che gli adulti non danno buoni esempi ai bambini, mentendo ed usando un linguaggio osceno tra loro e davanti ai ragazzi.
Un altro motivo è nei risultati che le scuole dicono di ottenere: esse producono falsi rendiconti per i leader. E i giornali si occupano di raccontare falsità: i loro articoli mancano di analisi e studi per analizzare i fenomeni. Leggendoli, ci rendiamo conto che alcuni giornalisti scrivono seguendo le loro simpatie e fornendo conclusioni affrettate sui problemi sociali.
Una giornalista del Tuoitre, ha scritto il 2 febbraio che studiando a lungo tempo la società, si vede che a scuola o in famiglia si insegna una via ai giovani, ma gli adulti, anche coloro che insegnano, si comportano in un’altra maniera e danno cattivi esempi.
Alcuni giornalisti mentono per guadagnare, alcuni hanno falsi titoli di studio comprati o ottenuto grazie alla familiarità con qualcuno che ha posizioni importanti nel sistema educativo. I giornalisti usano gli strumenti della comunicazione per fare cose buone o cattive. C’e’ chi pensa solo a guadagnare e non ha coscienza, né conoscenze professionali.
“Io – dice ad AsiaNews uno studente di sociologia alla Open University di Ho Chi Minh City – sono davvero triste quando sento i miei docenti dire bugie o usare un linguaggio osceno tra loro. Parlano degli assenti come ‘thang nay, con kia’, (il tizio, quella donna), non hanno rispetto l’uno per l’altro. Allora come ci possono insegnare il bene, la bellezza e la giustizia nella vita? Forse la struttura sociale ha prodotto i bugiardi e loro discriminano sempre le religioni”.
“Il sistema educativo dovrebbe prendersi molta cura dei docenti”, commenta N.V. NG, vicedirettore di un dipartimento educativo.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – E’ in continuo degrado la moralità in Vietnam, sia nelle famiglie che nella scuola, che nella società. Ci sono genitori che si lamentano perché i ragazzi a scuola imparano a dire bugie e ad usare un linguaggio disonesto. Recandosi in luoghi pubblici o alle fermate degli autobus, il bambini ascoltano un sacco di bugie e un linguaggio osceno, I quadri locali sospettano della loro gente e del loro personale. I giornalisti mentono con i loro lettori ed anche con la loro coscienza.
Alcuni studi mostrano che ci sono numerose ragioni all’origine delle cattive abitudini che si apprendono nelle scuole di Ho Chi Minh City, ma una delle principali è che gli adulti non danno buoni esempi ai bambini, mentendo ed usando un linguaggio osceno tra loro e davanti ai ragazzi.
Un altro motivo è nei risultati che le scuole dicono di ottenere: esse producono falsi rendiconti per i leader. E i giornali si occupano di raccontare falsità: i loro articoli mancano di analisi e studi per analizzare i fenomeni. Leggendoli, ci rendiamo conto che alcuni giornalisti scrivono seguendo le loro simpatie e fornendo conclusioni affrettate sui problemi sociali.
Una giornalista del Tuoitre, ha scritto il 2 febbraio che studiando a lungo tempo la società, si vede che a scuola o in famiglia si insegna una via ai giovani, ma gli adulti, anche coloro che insegnano, si comportano in un’altra maniera e danno cattivi esempi.
Alcuni giornalisti mentono per guadagnare, alcuni hanno falsi titoli di studio comprati o ottenuto grazie alla familiarità con qualcuno che ha posizioni importanti nel sistema educativo. I giornalisti usano gli strumenti della comunicazione per fare cose buone o cattive. C’e’ chi pensa solo a guadagnare e non ha coscienza, né conoscenze professionali.
“Io – dice ad AsiaNews uno studente di sociologia alla Open University di Ho Chi Minh City – sono davvero triste quando sento i miei docenti dire bugie o usare un linguaggio osceno tra loro. Parlano degli assenti come ‘thang nay, con kia’, (il tizio, quella donna), non hanno rispetto l’uno per l’altro. Allora come ci possono insegnare il bene, la bellezza e la giustizia nella vita? Forse la struttura sociale ha prodotto i bugiardi e loro discriminano sempre le religioni”.
“Il sistema educativo dovrebbe prendersi molta cura dei docenti”, commenta N.V. NG, vicedirettore di un dipartimento educativo.
Lies and doubletalk at the root of Vietnam’s moral decay
Asia-News
14:09 09/02/2009
Parents and some teachers show the right path but kids see adults, especially their teachers, behave very differently. Journalists tell lies or deal superficially with social issues.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Moral decay is taking hold in Vietnam, in its families, schools and more broadly in society. Parents complain that their children learn to lie in schools and use doubletalk. In public places like bus stops children hear lies and foul language. Local officials suspect their own people and staff. Journalists lie to readers and to their own conscience.
Some studies indicate that bad habits learnt in Ho Chi Minh City schools have many reasons, but one of the main ones is that adults do not provide good examples to children, lying and swearing instead in front of them.
Another motive lies in the results claimed by schools. The latter often provide false results to higher ups. Similarly, newspapers print lies. Their articles lack analytical depth or treat social phenomena superficially. When you read them you realise that some journalists write according to their biases, and hurriedly, about social problems.
A journalist with Tuoitre wrote on 2 February that studying society over a long period of time shows how schools and families teach young people the right path, but adults, even those who teach, behave differently and give the wrong example.
Some journalists lie for gain; others have false degrees that they bought or which they got because they knew someone in the educational system. Journalists use communication media to do both right and the wrong thing. Some only think about making money and have neither conscience nor professional skills.”
“I am really sad when I hear my teachers lie or use foul language among themselves,” a sociology student at Ho Chi Minh City’s Open University told AsiaNews. “They talk about those who are absent as that chap or that woman ‘thang nay, con kia’, and have no respect for one another. How can they teach what is good, beautiful and just in life? Perhaps the social structure has generated liars; and they always discriminate against religions.”
“The school system should be concerned about its teachers,” said N V Ng, vice director of an educational department.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Moral decay is taking hold in Vietnam, in its families, schools and more broadly in society. Parents complain that their children learn to lie in schools and use doubletalk. In public places like bus stops children hear lies and foul language. Local officials suspect their own people and staff. Journalists lie to readers and to their own conscience.
Some studies indicate that bad habits learnt in Ho Chi Minh City schools have many reasons, but one of the main ones is that adults do not provide good examples to children, lying and swearing instead in front of them.
Another motive lies in the results claimed by schools. The latter often provide false results to higher ups. Similarly, newspapers print lies. Their articles lack analytical depth or treat social phenomena superficially. When you read them you realise that some journalists write according to their biases, and hurriedly, about social problems.
A journalist with Tuoitre wrote on 2 February that studying society over a long period of time shows how schools and families teach young people the right path, but adults, even those who teach, behave differently and give the wrong example.
Some journalists lie for gain; others have false degrees that they bought or which they got because they knew someone in the educational system. Journalists use communication media to do both right and the wrong thing. Some only think about making money and have neither conscience nor professional skills.”
“I am really sad when I hear my teachers lie or use foul language among themselves,” a sociology student at Ho Chi Minh City’s Open University told AsiaNews. “They talk about those who are absent as that chap or that woman ‘thang nay, con kia’, and have no respect for one another. How can they teach what is good, beautiful and just in life? Perhaps the social structure has generated liars; and they always discriminate against religions.”
“The school system should be concerned about its teachers,” said N V Ng, vice director of an educational department.
Vietnam State media delays correction, Court of Appeal delays hearing.
Thuy Van
14:26 09/02/2009
The lawsuit brought by Thai Ha parishioners who demanded correct information from their criminal trial on Dec 8, 2008 to be made by the state new media has been further complicated and delayed by bureaucracy from the court and the editor of the newspaper. Various bureaucratic maneuvers have also been applied to delay their Court of Appeal hearing.
Two of the Thai Ha defendants had come forward and filed a complaint against the New Hanoi Newspaper and VTV Television station for false reporting during the said trial proceeding. It was alleged in the complaint that the News media had blatantly reported that all defendants had admitted their guilt and begged for mercy from the government while ignoring the fact that none of them pleaded guilty and asked for leniency.
According to the plaintiffs, when they came to meet with the judge at Ba Dinh People's Court to follow through with the legal process in the law suit against the Television station, the clerk had tried different tactics to delay the meeting. First she said the judge has a stroke, then after a heated argument, the judge got on the phone and promised the plaintiffs a response in writing on whether the case would be heard or there is any further document needs to be filed on or about Feb 12, 2009
Later, at the Hoan Kiem district court, where the law suit on New Hanoi Newspaper was filed, the plaintiffs learned that their complaint was being returned. The note from the judicial officer -judge Nguyen Manh Hung- that supposed to explain the reason was equivocal:"According to the complaint and the documents filed by Mrs. Dung and Mrs. Viet to the Hoan Kiem People's Court, nothing indicates that the two ladies had sent their statements in writing to the New Hanoi News " When asked to explain what exactly the note means, the clerk refused to do so, citing it was not his job. He also denied access to the judge, telling them he was not in.
After an hour of arguing with the clerks, judge Nguyen Manh Hung stepped out to explain to the plaintiffs that his note means they needed a document from the media outlet indicating the receipt of the plaintiffs’ objection.
On Jan 6, 2009 Mr. Luat brought his 2 clients to the office of New Hanoi Newspaper to finish the legal procedure as required by the Hoan Kiem district court. He was first denied of service by the online editor citing “sensitive issue has to be handled by the editor in chief." Mr. Luat was then lead to meet with the assistant editor in chief Le Tien Dung. After careful inspecting of the lawyer's IDs, Mr. Dung asked the lawyer to go out so he can talk to the plaintiffs in private. Eventually Mr. Dung told them his office need to further investigation on the articles and the writers before the decision on whether (the newspaper) would publish their correction could be made.
In another legal battle, Thai Ha Catholic activists have appealed the conviction of destroying state property and disturbing of public order during a protest at the Redemptorist monastery. Court of Appeal also delays hearing through various bureaucratic maneuvers.
Le Tran Luat, the pro bono lawyer who - with the help of another lawyer from Dak Lak province - represents the Thai Ha defendants in the court of appeal, said he had come to the Hanoi's People Court twice to review and to update the file to little avail due to either the judicial officer appointed in this case often conveniently absent or no court personnel claimed to be responsible for this particular legal process. The only news he could obtain was the new location for the trial would be at 2 Nguyen Trai, Ha Dong. He was also informed via phone that on this coming Feb 12 he will be able to obtain updates on the status of the appellate case of the Thai Ha defendants.
While declining to discuss further on the up-coming court hearing, Mr. Luat believes the outcome of the case depends on two factors:
1- The solidarity of the global Christian community and of those who promote and believe in justice and the truth.
2 - The close watch of domestic and worldwide news media.
Two of the Thai Ha defendants had come forward and filed a complaint against the New Hanoi Newspaper and VTV Television station for false reporting during the said trial proceeding. It was alleged in the complaint that the News media had blatantly reported that all defendants had admitted their guilt and begged for mercy from the government while ignoring the fact that none of them pleaded guilty and asked for leniency.
According to the plaintiffs, when they came to meet with the judge at Ba Dinh People's Court to follow through with the legal process in the law suit against the Television station, the clerk had tried different tactics to delay the meeting. First she said the judge has a stroke, then after a heated argument, the judge got on the phone and promised the plaintiffs a response in writing on whether the case would be heard or there is any further document needs to be filed on or about Feb 12, 2009
Later, at the Hoan Kiem district court, where the law suit on New Hanoi Newspaper was filed, the plaintiffs learned that their complaint was being returned. The note from the judicial officer -judge Nguyen Manh Hung- that supposed to explain the reason was equivocal:"According to the complaint and the documents filed by Mrs. Dung and Mrs. Viet to the Hoan Kiem People's Court, nothing indicates that the two ladies had sent their statements in writing to the New Hanoi News " When asked to explain what exactly the note means, the clerk refused to do so, citing it was not his job. He also denied access to the judge, telling them he was not in.
After an hour of arguing with the clerks, judge Nguyen Manh Hung stepped out to explain to the plaintiffs that his note means they needed a document from the media outlet indicating the receipt of the plaintiffs’ objection.
On Jan 6, 2009 Mr. Luat brought his 2 clients to the office of New Hanoi Newspaper to finish the legal procedure as required by the Hoan Kiem district court. He was first denied of service by the online editor citing “sensitive issue has to be handled by the editor in chief." Mr. Luat was then lead to meet with the assistant editor in chief Le Tien Dung. After careful inspecting of the lawyer's IDs, Mr. Dung asked the lawyer to go out so he can talk to the plaintiffs in private. Eventually Mr. Dung told them his office need to further investigation on the articles and the writers before the decision on whether (the newspaper) would publish their correction could be made.
In another legal battle, Thai Ha Catholic activists have appealed the conviction of destroying state property and disturbing of public order during a protest at the Redemptorist monastery. Court of Appeal also delays hearing through various bureaucratic maneuvers.
Le Tran Luat, the pro bono lawyer who - with the help of another lawyer from Dak Lak province - represents the Thai Ha defendants in the court of appeal, said he had come to the Hanoi's People Court twice to review and to update the file to little avail due to either the judicial officer appointed in this case often conveniently absent or no court personnel claimed to be responsible for this particular legal process. The only news he could obtain was the new location for the trial would be at 2 Nguyen Trai, Ha Dong. He was also informed via phone that on this coming Feb 12 he will be able to obtain updates on the status of the appellate case of the Thai Ha defendants.
While declining to discuss further on the up-coming court hearing, Mr. Luat believes the outcome of the case depends on two factors:
1- The solidarity of the global Christian community and of those who promote and believe in justice and the truth.
2 - The close watch of domestic and worldwide news media.
Vietnam: Le procès en appel des huit catholiques de Thai Ha est imminent, mais leur plainte contre deux médias de Hanoi n’a pas été, à ce jour, jugée recevable
Eglises d'Asie
15:26 09/02/2009
Depuis l’ouverture de l’année sainte dans la paroisse de Thai Ha, le 31 janvier dernier, et l’affluence de fidèles qu’elle a provoquée (1), les événements en rapport avec la vie de cette paroisse revêtent une dimension symbolique supplémentaire. C’est le cas en particulier des deux actions en justice menées par les fidèles de la paroisse à la suite du procès du 8 décembre dernier où huit fidèles ont été condamnés à des peines de prison avec sursis et à un avertissement pour destruction de biens et troubles de l’ordre public. Les huit fidèles avaient immédiatement fait appel et deux d’entre eux avaient porté plainte contre deux médias officiels (le journal Ha Noi Moi et la chaîne de télévision de la capitale). Il semble bien que le procès en appel, aujourd’hui activement préparé par la justice de la capitale, débutera dans les jours qui viennent. La plainte déposée pour informations erronées contre les deux médias officiels rencontre, elle, une certaine mauvaise humeur des instances judiciaires et n’est pas encore jugée recevable par elles.
Selon des déclarations de Me Lê Trân Luât, avocat principal des huit accusés (2), il est maintenant certain que le procès en appel aura lieu dans un très court délai. D’ores et déjà, accusés et avocat s’y préparent activement. On sait déjà que le procès ne se déroulera pas au siège du Tribunal populaire de la capitale, qui depuis quelque temps fait l’objet de réparations. Il aura lieu au 2 de la rue Nguyên Trai, à Hà Dong, sur la route de Hoa Binh.
Jusqu’à présent, l’avocat n’a pas pu prendre connaissance du dossier et des documents concernant l’affaire, le juge devant présider le procès étant absent lors de ses visites au tribunal. Cependant, il été informé par téléphone qu’il pourrait venir consulter le dossier, le 12 février prochain. Me Luât compte se faire accompagner par deux autres avocats qui se sont portés volontaires pour défendre gracieusement les catholiques de Thai Ha. L’avocat principal n’a pas voulu faire de commentaires sur l’issue probable du procès en appel. Il a cependant affirmé avoir besoin des prières de tous et du soutien de la presse et des divers médias nationaux et internationaux.
Le 22 décembre dernier (3), deux des accusées du procès du 8 décembre avaient entamé une action en justice pour la rectification d’informations erronées sur le procès du 8 décembre, publiées par le journal Ha Noi Moi et diffusées par la chaîne de télévision de Hanoi. Ces deux médias avaient en particulier affirmé que les inculpés s’étaient inclinés devant la cour en reconnaissant leur faute, alors que ceux-ci, au contraire, s’étaient tous proclamés innocents. Après une demande de rectification auprès des deux médias, restée sans réponse, deux plaintes avaient été déposées, l’une contre la télévision adressée au Tribunal populaire de l’arrondissement de Ba Dinh, la seconde contre le journal Ha Noi Moi, destinée au greffe du Tribunal populaire de l’arrondissement de Hoang Kiêm. Les deux plaintes rencontrent un grand nombre de difficultés. Le 5 février, au Tribunal populaire de Ba Dinh, où elles se présentaient sur rendez-vous pour compléter les formalités de la plainte, les deux plaignantes n’ont pas été reçues par le juge, qui leur a donné rendez-vous pour le 12 février. Le même jour, au tribunal de Hoang Kiêm, un document incompréhensible a été remis aux deux mêmes plaignantes de la part du juge. Après de longues discussions et débats avec l’entourage du juge, elles eurent enfin droit à une explication. Il leur fut déclaré qu’elles devaient refaire la demande de rectification au journal Ha Noi Moi et fournir une preuve de cet envoi au tribunal.
Les deux signataires de la plainte sont ensuite venues en personne, avec leur avocat, déposer une nouvelle demande de rectification auprès du rédacteur en chef du journal. Celui-ci leur a signé un procès-verbal détaillé de leur visite, document qui a été envoyé au tribunal (4).
(1) Voir dépêche diffusée le 2 février 2009.
(2) Déclaration rapportée par les sites VietCatholic News et Dongchuacuuthe du 6 février 2009.
(3) Voir EDA 499.
(4) Une photocopie du document a été diffusée par les deux sites cités ci-dessus.
(Source: Eglises d'Asie, 9 février 2009)
Selon des déclarations de Me Lê Trân Luât, avocat principal des huit accusés (2), il est maintenant certain que le procès en appel aura lieu dans un très court délai. D’ores et déjà, accusés et avocat s’y préparent activement. On sait déjà que le procès ne se déroulera pas au siège du Tribunal populaire de la capitale, qui depuis quelque temps fait l’objet de réparations. Il aura lieu au 2 de la rue Nguyên Trai, à Hà Dong, sur la route de Hoa Binh.
Jusqu’à présent, l’avocat n’a pas pu prendre connaissance du dossier et des documents concernant l’affaire, le juge devant présider le procès étant absent lors de ses visites au tribunal. Cependant, il été informé par téléphone qu’il pourrait venir consulter le dossier, le 12 février prochain. Me Luât compte se faire accompagner par deux autres avocats qui se sont portés volontaires pour défendre gracieusement les catholiques de Thai Ha. L’avocat principal n’a pas voulu faire de commentaires sur l’issue probable du procès en appel. Il a cependant affirmé avoir besoin des prières de tous et du soutien de la presse et des divers médias nationaux et internationaux.
Le 22 décembre dernier (3), deux des accusées du procès du 8 décembre avaient entamé une action en justice pour la rectification d’informations erronées sur le procès du 8 décembre, publiées par le journal Ha Noi Moi et diffusées par la chaîne de télévision de Hanoi. Ces deux médias avaient en particulier affirmé que les inculpés s’étaient inclinés devant la cour en reconnaissant leur faute, alors que ceux-ci, au contraire, s’étaient tous proclamés innocents. Après une demande de rectification auprès des deux médias, restée sans réponse, deux plaintes avaient été déposées, l’une contre la télévision adressée au Tribunal populaire de l’arrondissement de Ba Dinh, la seconde contre le journal Ha Noi Moi, destinée au greffe du Tribunal populaire de l’arrondissement de Hoang Kiêm. Les deux plaintes rencontrent un grand nombre de difficultés. Le 5 février, au Tribunal populaire de Ba Dinh, où elles se présentaient sur rendez-vous pour compléter les formalités de la plainte, les deux plaignantes n’ont pas été reçues par le juge, qui leur a donné rendez-vous pour le 12 février. Le même jour, au tribunal de Hoang Kiêm, un document incompréhensible a été remis aux deux mêmes plaignantes de la part du juge. Après de longues discussions et débats avec l’entourage du juge, elles eurent enfin droit à une explication. Il leur fut déclaré qu’elles devaient refaire la demande de rectification au journal Ha Noi Moi et fournir une preuve de cet envoi au tribunal.
Les deux signataires de la plainte sont ensuite venues en personne, avec leur avocat, déposer une nouvelle demande de rectification auprès du rédacteur en chef du journal. Celui-ci leur a signé un procès-verbal détaillé de leur visite, document qui a été envoyé au tribunal (4).
(1) Voir dépêche diffusée le 2 février 2009.
(2) Déclaration rapportée par les sites VietCatholic News et Dongchuacuuthe du 6 février 2009.
(3) Voir EDA 499.
(4) Une photocopie du document a été diffusée par les deux sites cités ci-dessus.
(Source: Eglises d'Asie, 9 février 2009)
Vatican delegation to visit Vietnam
J.B. An Dang
15:38 09/02/2009
A Vatican delegation led by the second position in the Vatican's diplomatic service will visit Vietnam next week after the Church has struggled through a difficult year, clashing with the Communist regime repeatedly over the ownership of properties that have been seized by the government for decades.
Monsignor Pietro Parolin, the Holy See's Undersecretary of State for Relations with States will lead a Holy See's delegation to visit Vietnam from Feb. 16 – Feb. 21, 2009 in response to an invitation extended to him by the Vietnamese Foreign Minister. Although the purpose of the visit has not been officially announced, it has been speculated that talks of a diplomatic relationship between Vatican and Hanoi would be on top of the agenda.
In June 2008, talks of the same kind were held between the Holy See delegation and Deputy Prime Minister also Foreign Minister of Vietnam Pham Gia Khiem in order for both sides to lay out a road map for the relationship to be established. This upcoming visit, however, would include new topics on the agenda which didn't suppose to be on the previous one as bilateral relations have been complicated by a series of mistreatment of Catholic activists by the Vietnamese government as disputes over Church property seized by the government taking placed.
The most dramatic conflicts have occurred in Hanoi, where lay Catholic activists have staged public protests demanding the return of a building that once housed the offices of the apostolic nuncio in Vietnam, and a piece of property that belonged to Hanoi Redemptorist monastery. Several other conflicts also have broken out involving other properties in Ha Dong, Saigon, and Vinh Long provinces. These disputes are likely going to raise tough questions during the talks between the Vietnamese and Vatican officials next week.
In a letter to Archbishop Joseph Ngo on Jan. 30, 2008, the Vatican Secretary of State, Cardinal Tarcisio Bertone reassured Vietnamese Catholics that Vatican "will not miss out in explaining to your country and your government the legitimate aspiration of the Vietnamese Catholics."
At a time when the country's government has shown an increasing hostility toward the religious followers, local sources have expressed concerns that Vietnam Foreign Ministry and the Committee for Religious Affairs would put a great pressure on the Holy See delegation for the removal of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet who has suffered a long period of virtual house arrest, calculated public defamation campaign by state-controlled media, not to mention public threat of violence and death aimed at him personally.
Msgr. Barnabe Nguyen Van Phuong, a Vietnamese priest, bureau chief at the Congregation for the Evangelization of Peoples, who has joined the Holy See delegation in previous 15 trips to Vietnam, seems not to be welcomed by Vietnam government. He will be replaced by another priest. This has raised further concerns among Catholics in Vietnam.
Another hot topic on the agenda would be the long delays in the appointment of bishops and diocesan administrators. This has always been a central point on the agenda in the bilateral meetings between the Vatican and the Vietnam government. There are numerous dioceses such as Phat Diem, Buon Me Thuot still without a bishop, and there are aging bishops who would like to but cannot retire due to lack of replacement such as bishops of Vinh and Thai Binh dioceses.
The situation of the Church in Vietnam has been somewhat improved due in good part to the persistent efforts of the Holy See to maintain an official dialogue with the authorities, including a more or less annual visit to Vietnam of a Vatican delegation. However, there can be no denying that religious freedom is still severely limited in today's Vietnam. Typically, the government still requires consultation on the appointment of bishops and the selection of candidates for the priesthood.
Nguyen The Doanh, head of Committee for Religious Affairs once stated that "It doesn't matter (to the state) who the bishop is going to be, as long as this person can maintain stability in his locality and balance between religious and secular relationships." But reality has revealed a different picture in which numerous of dioceses are still vacant while several able and qualified candidates who have been chosen by the Church have been told to wait indefinitely for the approval of the state.
Apart from dialogues with Vietnam government, the delegation also plans to visit a number of dioceses and to meet with the Vietnam Bishop conference while visiting Vietnam.
Though Vatican has expressed its willingness to conduct fruitful dialogues with the state of Vietnam, series of government’s mishandling religious issues and human right abuse in recent months has not been helpful to their position on the issue at hand. Reports from the foreign and Vietnamese overseas news outlets such as VietCatholic News has shed light into what truly happening to the Vietnamese Church behind the iron curtain of communist Vietnam, especially when the human rights and religious abuse is being covered up by the entire state owned news media.
Monsignor Pietro Parolin, the Holy See's Undersecretary of State for Relations with States will lead a Holy See's delegation to visit Vietnam from Feb. 16 – Feb. 21, 2009 in response to an invitation extended to him by the Vietnamese Foreign Minister. Although the purpose of the visit has not been officially announced, it has been speculated that talks of a diplomatic relationship between Vatican and Hanoi would be on top of the agenda.
In June 2008, talks of the same kind were held between the Holy See delegation and Deputy Prime Minister also Foreign Minister of Vietnam Pham Gia Khiem in order for both sides to lay out a road map for the relationship to be established. This upcoming visit, however, would include new topics on the agenda which didn't suppose to be on the previous one as bilateral relations have been complicated by a series of mistreatment of Catholic activists by the Vietnamese government as disputes over Church property seized by the government taking placed.
The most dramatic conflicts have occurred in Hanoi, where lay Catholic activists have staged public protests demanding the return of a building that once housed the offices of the apostolic nuncio in Vietnam, and a piece of property that belonged to Hanoi Redemptorist monastery. Several other conflicts also have broken out involving other properties in Ha Dong, Saigon, and Vinh Long provinces. These disputes are likely going to raise tough questions during the talks between the Vietnamese and Vatican officials next week.
In a letter to Archbishop Joseph Ngo on Jan. 30, 2008, the Vatican Secretary of State, Cardinal Tarcisio Bertone reassured Vietnamese Catholics that Vatican "will not miss out in explaining to your country and your government the legitimate aspiration of the Vietnamese Catholics."
At a time when the country's government has shown an increasing hostility toward the religious followers, local sources have expressed concerns that Vietnam Foreign Ministry and the Committee for Religious Affairs would put a great pressure on the Holy See delegation for the removal of Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet who has suffered a long period of virtual house arrest, calculated public defamation campaign by state-controlled media, not to mention public threat of violence and death aimed at him personally.
Msgr. Barnabe Nguyen Van Phuong, a Vietnamese priest, bureau chief at the Congregation for the Evangelization of Peoples, who has joined the Holy See delegation in previous 15 trips to Vietnam, seems not to be welcomed by Vietnam government. He will be replaced by another priest. This has raised further concerns among Catholics in Vietnam.
Another hot topic on the agenda would be the long delays in the appointment of bishops and diocesan administrators. This has always been a central point on the agenda in the bilateral meetings between the Vatican and the Vietnam government. There are numerous dioceses such as Phat Diem, Buon Me Thuot still without a bishop, and there are aging bishops who would like to but cannot retire due to lack of replacement such as bishops of Vinh and Thai Binh dioceses.
The situation of the Church in Vietnam has been somewhat improved due in good part to the persistent efforts of the Holy See to maintain an official dialogue with the authorities, including a more or less annual visit to Vietnam of a Vatican delegation. However, there can be no denying that religious freedom is still severely limited in today's Vietnam. Typically, the government still requires consultation on the appointment of bishops and the selection of candidates for the priesthood.
Nguyen The Doanh, head of Committee for Religious Affairs once stated that "It doesn't matter (to the state) who the bishop is going to be, as long as this person can maintain stability in his locality and balance between religious and secular relationships." But reality has revealed a different picture in which numerous of dioceses are still vacant while several able and qualified candidates who have been chosen by the Church have been told to wait indefinitely for the approval of the state.
Apart from dialogues with Vietnam government, the delegation also plans to visit a number of dioceses and to meet with the Vietnam Bishop conference while visiting Vietnam.
Though Vatican has expressed its willingness to conduct fruitful dialogues with the state of Vietnam, series of government’s mishandling religious issues and human right abuse in recent months has not been helpful to their position on the issue at hand. Reports from the foreign and Vietnamese overseas news outlets such as VietCatholic News has shed light into what truly happening to the Vietnamese Church behind the iron curtain of communist Vietnam, especially when the human rights and religious abuse is being covered up by the entire state owned news media.
Une délégation du Saint-Siège se rendra au Vietnam le 16 février 2009 pour y rencontrer la communauté catholique et négocier avec les autorités civiles
Eglises d'Asie
15:43 09/02/2009
Selon des sources romaines autorisées, en lien avec Hanoi (1), les dates du 16e voyage au Vietnam de la délégation du Saint-Siège chargée des négociations avec les autorités civiles ont été arrêtées. La visite aura lieu du 16 au 21 février 2009. Le groupe de représentants romains sera conduit par Mgr Pietro Parolin, de la secrétairerie l’Etat. Mgr Barnabé Nguyen Van Phuong, prélat d’origine vietnamienne qui a participé à tous les voyages précédents, sera remplacé par un prêtre appartenant à la Congrégation pour l’Evangélisation des peuples. Il est prévu que le groupe romain participe à des séances de négociation avec le ministère des Affaires étrangères et le Bureau gouvernemental des Affaires religieuses. Il rencontrera aussi des représentants de la Conférence épiscopale du Vietnam. Les membres de la délégation du Saint-Siège accompliront également la visite de deux diocèses du Nord, Thai Binh et Bui Chu, autrefois administrés par les dominicains.
Comme à l’accoutumée, les thèmes qui seront abordés au cours de ces rencontres bipartites n’ont pas été révélés à l’avance. On peut cependant penser que la question de l’établissement de liens diplomatiques entre le Vietnam et l’Etat du Vatican sera posée, sinon traitée. Lors du voyage de 2008, au cours de la rencontre avec le Vice-Premier ministre Pham Gia Kiem, les deux parties avaient convenu que des organes compétents (non déterminés avec précision) proposeraient un programme de travail. Il semble que, jusqu’ici, les négociations aient peu avancé. En tout cas, au cours de l’année écoulée, aucune annonce officielle n’est venue apporter d’informations complémentaires à ce sujet.
Pour sa part, ces douze derniers mois, le Saint-Siège a multiplié les signes de sa volonté d’améliorer les relations entre les deux Etats. Le plus éclatant est la lettre écrite par le cardinal Bertone, le 20 janvier 2008, proposant à l’archevêque de Hanoi de mettre un terme aux manifestations de prière des catholiques de Hanoi pour la récupération de l’ancienne Délégation apostolique. La lettre avait désamorcé pour un temps une affaire qui menaçait d’être explosive. Il faut remarquer que les autorités vietnamiennes n’ont exprimé aucune forme de réaction à ce sujet et que le Saint-Siège n’a pas renouvelé son initiative lorsque les affaires se sont envenimées à nouveau à partir du 15 août 2008.
Les réunions entre les représentants de Rome et ceux du gouvernement vietnamien ne pourront vraisemblablement pas ignorer les deux affaires qui ont défrayé la chronique en 2008, à savoir les manifestations de catholiques pour la récupération des terrains de l’ancienne Délégation apostolique et celles de la paroisse de Thai Ha. La lettre du Saint-Siège écrite le 20 janvier n’aura eu aucune influence sur le comportement des autorités civiles vietnamiennes. Contrairement aux vœux exprimés par le cardinal Bertone, les deux affaires se sont achevées sans négociations ni dialogue par une mesure autoritaire et violente du gouvernement vietnamien. En transformant les terrains de l’Eglise réclamés en jardins publics, celui-ci est passé en force. De plus, les médias officiels, entre les mains du pouvoir, ont, à cette occasion, présenté une image calomnieuse de la communauté catholique de Hanoi, de son pasteur, Mgr Ngo Quang Kiêt, et des religieux rédemptoristes de la paroisse de Thai Ha. Le 8 décembre dernier, un procès a condamné huit des catholiques impliqués dans les manifestations de Thai Ha à des peines, certes légères. Lors de la venue des ecclésiastiques romains à Hanoi, le 16 février prochain, le procès en appel sera sur le point d’être jugé. Il est probable qu’il en sera question dans les débats.
De bruits circulent à Hanoi selon lesquels, pendant les négociations, le gouvernement, par l’intermédiaire des Affaires étrangères et du Bureau des Affaires religieuses, ferait pression sur la délégation du Saint-Siège, pour que celui-ci écarte l’archevêque de Hanoi de son siège actuel. Le 23 septembre 2008, une proposition dans ce sens avait été faite par la municipalité de Hanoi à la Conférence épiscopale, laquelle avait refusé avec éclat (2).
Comme d’habitude, les problèmes posés par la nomination de nouveaux évêques occuperont une large part des débats entre les deux parties. Deux sièges épiscopaux sont encore vacants: à Phat Diêm, Buôn Ma Thuôt. Des évêques, comme ceux de Thai Binh et de Vinh, ayant dépassé l’âge de la retraite depuis longtemps, ont remis leur démission au Saint Père, mais ils n’ont pas encore de remplaçants.
(1) Voir VietCatholic News, 8 février 2009.
(2) Voir EDA 492.
(Source: Eglises d'Asie, 9 février 2009)
Comme à l’accoutumée, les thèmes qui seront abordés au cours de ces rencontres bipartites n’ont pas été révélés à l’avance. On peut cependant penser que la question de l’établissement de liens diplomatiques entre le Vietnam et l’Etat du Vatican sera posée, sinon traitée. Lors du voyage de 2008, au cours de la rencontre avec le Vice-Premier ministre Pham Gia Kiem, les deux parties avaient convenu que des organes compétents (non déterminés avec précision) proposeraient un programme de travail. Il semble que, jusqu’ici, les négociations aient peu avancé. En tout cas, au cours de l’année écoulée, aucune annonce officielle n’est venue apporter d’informations complémentaires à ce sujet.
Pour sa part, ces douze derniers mois, le Saint-Siège a multiplié les signes de sa volonté d’améliorer les relations entre les deux Etats. Le plus éclatant est la lettre écrite par le cardinal Bertone, le 20 janvier 2008, proposant à l’archevêque de Hanoi de mettre un terme aux manifestations de prière des catholiques de Hanoi pour la récupération de l’ancienne Délégation apostolique. La lettre avait désamorcé pour un temps une affaire qui menaçait d’être explosive. Il faut remarquer que les autorités vietnamiennes n’ont exprimé aucune forme de réaction à ce sujet et que le Saint-Siège n’a pas renouvelé son initiative lorsque les affaires se sont envenimées à nouveau à partir du 15 août 2008.
Les réunions entre les représentants de Rome et ceux du gouvernement vietnamien ne pourront vraisemblablement pas ignorer les deux affaires qui ont défrayé la chronique en 2008, à savoir les manifestations de catholiques pour la récupération des terrains de l’ancienne Délégation apostolique et celles de la paroisse de Thai Ha. La lettre du Saint-Siège écrite le 20 janvier n’aura eu aucune influence sur le comportement des autorités civiles vietnamiennes. Contrairement aux vœux exprimés par le cardinal Bertone, les deux affaires se sont achevées sans négociations ni dialogue par une mesure autoritaire et violente du gouvernement vietnamien. En transformant les terrains de l’Eglise réclamés en jardins publics, celui-ci est passé en force. De plus, les médias officiels, entre les mains du pouvoir, ont, à cette occasion, présenté une image calomnieuse de la communauté catholique de Hanoi, de son pasteur, Mgr Ngo Quang Kiêt, et des religieux rédemptoristes de la paroisse de Thai Ha. Le 8 décembre dernier, un procès a condamné huit des catholiques impliqués dans les manifestations de Thai Ha à des peines, certes légères. Lors de la venue des ecclésiastiques romains à Hanoi, le 16 février prochain, le procès en appel sera sur le point d’être jugé. Il est probable qu’il en sera question dans les débats.
De bruits circulent à Hanoi selon lesquels, pendant les négociations, le gouvernement, par l’intermédiaire des Affaires étrangères et du Bureau des Affaires religieuses, ferait pression sur la délégation du Saint-Siège, pour que celui-ci écarte l’archevêque de Hanoi de son siège actuel. Le 23 septembre 2008, une proposition dans ce sens avait été faite par la municipalité de Hanoi à la Conférence épiscopale, laquelle avait refusé avec éclat (2).
Comme d’habitude, les problèmes posés par la nomination de nouveaux évêques occuperont une large part des débats entre les deux parties. Deux sièges épiscopaux sont encore vacants: à Phat Diêm, Buôn Ma Thuôt. Des évêques, comme ceux de Thai Binh et de Vinh, ayant dépassé l’âge de la retraite depuis longtemps, ont remis leur démission au Saint Père, mais ils n’ont pas encore de remplaçants.
(1) Voir VietCatholic News, 8 février 2009.
(2) Voir EDA 492.
(Source: Eglises d'Asie, 9 février 2009)
Kontum: des religieuses montagnardes recueillent et éduquent les enfants pauvres des Hauts Plateaux
Eglises d'Asie
18:43 09/02/2009
Dans le hameau de Konhrachot à Kontum, sur les Hauts Plateaux du Centre-Vietnam, une maison appelée « Foyer Vincent 2 » abrite quelque 200 enfants des diverses ethnies minoritaires habitant la région, à savoir les Bhanars, les Sedangs, les M’nongs, les Jaraïs et un certain nombre d’autres. Ces enfants ne sont pas tous orphelins. Certains d’entre eux ont encore un père ou une mère, des membres de leur famille. Ils ont été recueillis au foyer parce que leurs parents, malades ou handicapés, ne pouvaient plus subvenir à leurs besoins. Ce qui est certain, c’est qu’ils appartiennent tous à des familles extrêmement pauvres d’un certain nombre de districts de la province.
Le foyer est pris en charge et géré par cinq religieuses montagnardes, appartenant à une congrégation qui recrute uniquement des jeunes filles des ethnies minoritaires, la congrégation Notre-Dame de la Médaille miraculeuse. C’est la seule communauté religieuse de ce type au Vietnam. La principale responsable du foyer, Sœur Gông, appartient à l’ethnie Sedang. Avant de recevoir cette charge, elle s’occupait de l’assistance aux lépreux de la région. Sœur Gông, interrogée par un journaliste de Radio Free Asia (RFA), a donné quelques détails sur l’histoire et la vie de son institution (1).
Le « Foyer Vincent 2 » a fonctionné jusqu’en 1972 à Dahk To, à l’autre bout du diocèse, à quelque 100 km de Kontum. A cette époque, à cause de la guerre, le foyer a été obligé de se déplacer jusqu’au hameau de Konhrachot, à Kontum, où il se trouve maintenant. A l’heure actuelle, la maison est loin de manquer de pensionnaires, même si les religieuses ne procèdent à aucun recrutement particulier. Ce sont leurs compatriotes des villages alentours qui leur amènent, la plupart du temps par l’intermédiaire du prêtre chargé de la pastorale de la région, les enfants sans famille ou appartenant à des familles incapables de les élever. Aujourd’hui, en milieu montagnard, ces cas sont loin d’être rares. Les 200 petits pensionnaires de la maison sont encadrés par les cinq religieuses, deux instituteurs montagnards chargés de leur dispenser des cours supplémentaires et deux jeunes Vietnamiennes, anciennes orphelines qui ont voulu rester au foyer au service des orphelins.
Selon la description faite par le journaliste de RFA, la propriété du foyer serait relativement vaste mais les locaux sont peu confortables et beaucoup trop exigus pour leurs 200 pensionnaires. La religieuse responsable lui a confié que si, en saison sèche, la maison était habitable, à la saison des pluies, l’eau y pénètre de partout, provoquant une dégradation progressive des lieux. Depuis la Libération (30 avril 1975), aucune réparation ni aucune construction n’a été réalisée. Les finances font cruellement défaut. La gestion et le financement du foyer sont entièrement à la charge des religieuses. Les autorités locales se contentent de leur faire deux visites par an, à l’occasion du Nouvel An et de la fête de la mi-automne (fête des enfants). Le foyer n’a pas de source de financement régulier. Des bienfaiteurs privés envoient des dons alimentaires. Une ONG françaises parraine 60 enfants, ce qui permet de faire vivre l’ensemble de l’institution. Une aide supplémentaire est fournie par un certain nombre de personnes généreuses du pays ou de l’étranger. Enfin, des légumes cultivés sur place, des porcs et de la volaille élevés par les religieuses et les pensionnaires de la maison, constituent un appoint alimentaire non négligeable.
Tout cela permet, dit la religieuse, de faire vivre très modestement l’ensemble des pensionnaires et de les sauver de la misère qu’ils auraient connue dans leur village. Mais l’avantage principal que donne le foyer à ces enfants est la possibilité de continuer leurs études. Ils les poursuivent dans les écoles maternelles, primaires et secondaires du gouvernement. Les pensionnaires sont encouragés à aller jusqu’à la 12e (correspondant à la classe terminale française). Mais au Vietnam les études ne sont pas gratuites et le financement des petits écoliers constitue une inquiétude supplémentaire pour les responsables du foyer. Une autre source de préoccupation est l’avenir des pensionnaires à la fin de leurs études, surtout lorsqu’ils ont échoué aux examens sanctionnant la fin du secondaire.
(1) Emissions en vietnamien de Radio Free Asia du 5 février de 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 9 février 2009)
Le foyer est pris en charge et géré par cinq religieuses montagnardes, appartenant à une congrégation qui recrute uniquement des jeunes filles des ethnies minoritaires, la congrégation Notre-Dame de la Médaille miraculeuse. C’est la seule communauté religieuse de ce type au Vietnam. La principale responsable du foyer, Sœur Gông, appartient à l’ethnie Sedang. Avant de recevoir cette charge, elle s’occupait de l’assistance aux lépreux de la région. Sœur Gông, interrogée par un journaliste de Radio Free Asia (RFA), a donné quelques détails sur l’histoire et la vie de son institution (1).
Le « Foyer Vincent 2 » a fonctionné jusqu’en 1972 à Dahk To, à l’autre bout du diocèse, à quelque 100 km de Kontum. A cette époque, à cause de la guerre, le foyer a été obligé de se déplacer jusqu’au hameau de Konhrachot, à Kontum, où il se trouve maintenant. A l’heure actuelle, la maison est loin de manquer de pensionnaires, même si les religieuses ne procèdent à aucun recrutement particulier. Ce sont leurs compatriotes des villages alentours qui leur amènent, la plupart du temps par l’intermédiaire du prêtre chargé de la pastorale de la région, les enfants sans famille ou appartenant à des familles incapables de les élever. Aujourd’hui, en milieu montagnard, ces cas sont loin d’être rares. Les 200 petits pensionnaires de la maison sont encadrés par les cinq religieuses, deux instituteurs montagnards chargés de leur dispenser des cours supplémentaires et deux jeunes Vietnamiennes, anciennes orphelines qui ont voulu rester au foyer au service des orphelins.
Selon la description faite par le journaliste de RFA, la propriété du foyer serait relativement vaste mais les locaux sont peu confortables et beaucoup trop exigus pour leurs 200 pensionnaires. La religieuse responsable lui a confié que si, en saison sèche, la maison était habitable, à la saison des pluies, l’eau y pénètre de partout, provoquant une dégradation progressive des lieux. Depuis la Libération (30 avril 1975), aucune réparation ni aucune construction n’a été réalisée. Les finances font cruellement défaut. La gestion et le financement du foyer sont entièrement à la charge des religieuses. Les autorités locales se contentent de leur faire deux visites par an, à l’occasion du Nouvel An et de la fête de la mi-automne (fête des enfants). Le foyer n’a pas de source de financement régulier. Des bienfaiteurs privés envoient des dons alimentaires. Une ONG françaises parraine 60 enfants, ce qui permet de faire vivre l’ensemble de l’institution. Une aide supplémentaire est fournie par un certain nombre de personnes généreuses du pays ou de l’étranger. Enfin, des légumes cultivés sur place, des porcs et de la volaille élevés par les religieuses et les pensionnaires de la maison, constituent un appoint alimentaire non négligeable.
Tout cela permet, dit la religieuse, de faire vivre très modestement l’ensemble des pensionnaires et de les sauver de la misère qu’ils auraient connue dans leur village. Mais l’avantage principal que donne le foyer à ces enfants est la possibilité de continuer leurs études. Ils les poursuivent dans les écoles maternelles, primaires et secondaires du gouvernement. Les pensionnaires sont encouragés à aller jusqu’à la 12e (correspondant à la classe terminale française). Mais au Vietnam les études ne sont pas gratuites et le financement des petits écoliers constitue une inquiétude supplémentaire pour les responsables du foyer. Une autre source de préoccupation est l’avenir des pensionnaires à la fin de leurs études, surtout lorsqu’ils ont échoué aux examens sanctionnant la fin du secondaire.
(1) Emissions en vietnamien de Radio Free Asia du 5 février de 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 9 février 2009)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phỏng vấn Đức cha Laurensô Chu Văn Minh,
WHĐ
16:55 09/02/2009
Phỏng vấn Đức cha Laurensô Chu Văn Minh,
Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội
BBT: Nhân Ngày Quốc Tế Đời Tận Hiến 02-02-2009, Đức cha Laurensô Chu Văn Minh, giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội đã gửi đến Website Hội đồng Giám mục (WHĐ) bài trả lời phỏng vấn của phóng viên WHĐ với nhan đề CẢM NGHIỆM SỰ ĐỢI CHỜ.
Ban Biên tập xin chân thành cảm ơn Đức cha Laurensô đã nhận trả lời phỏng vấn của WHĐ và trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả, đặc biệt các chủng sinh và ứng sinh, bài CẢM NGHIỆM SỰ ĐỢI CHỜ của Đức cha Laurensô.
PV: Xin Đức cha chia sẻ với độc giả của WHĐ những cảm nhận về thời gian âm thầm chờ đợi được Chúa gọi đến lãnh tác vụ linh mục? Nhân Ngày Quốc Tế Đời Tận Hiến (2-2), chắc Đức cha cũng có nhiều điều muốn nói với các chủng sinh và những thanh niên đang có ý định dâng mình cho Chúa trong sứ vụ linh mục?
Đức cha Laurensô Chu Văn Minh:
Sau năm 1954, nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền Bắc Nam. Khi ấy, hai phần ba số linh mục của Giáo phận Hà nội đã di cư vào Nam, số còn lại chưa đầy sáu mươi linh mục. Trong số đó, phần lớn là những linh mục cao tuổi, chỉ có khoảng chục linh mục trẻ ở lứa tuổi ba lăm bốn mươi, phải phục vụ một trăm ba mươi lăm giáo xứ với gần năm trăm nhà thờ. Năm 1955, khi thấy số các linh mục trong Giáo phận quá ít ỏi, Đức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê gấp rút mở Tiểu chủng viện Thánh Gioan dưới quyền điều hành của cha già Lợi. Một năm sau ngày Tiểu chủng viện Gioan mở cửa, cha Phaolô Phạm Đình Tụng, một linh mục 36 tuổi, năng động được chọn làm Giám đốc. Ban giáo sư gồm có cha Chính Vinh, cha Oánh, cha Thông, thày Sang và một số cha người Pháp thuộc Hội Thừa sai Paris cùng tham gia công việc huấn luyện. Tuy nhiên, đến năm 1958, các cha thuộc Hội Thừa sai bị trục xuất khỏi miền Bắc.
Sự kiện chẳng lành xảy ra vào năm 1960, khi Ban giám đốc Tiểu chủng viện không chấp nhận giáo viên nhà nước vào dạy chính trị trong trường, vì thế nhà nước đã buộc Chủng viện phải đóng cửa. Tất cả 185 chủng sinh phải về sống tại gia đình. Khi ấy, nhiều người cho rằng, trong một tương lai gần, Chủng viện sẽ được mở cửa trở lại, nhưng rồi chờ mãi không thấy ngày ấy đến. Nhìn thấy tương lai mù mịt, không biết đến bao giờ mới được trở lại trường, nên ai nấy đều phải tìm kế sinh nhai trong thời gian chờ đợi.
Lúc ấy, các chủng sinh miền Nam định được chia ra làm hai, lớp nhỏ gồm bốn người được cha Phaolô Lê Đắc Trọng, nguyên hiệu trưởng trường Lê Bảo Tịnh chăm sóc hướng dẫn, và lớp lớn cũng gồm bốn người đến với cha chính Đinh Lưu Nhân, nguyên Giám đốc Chủng viện Piô. Cha Nhân đã từng du học tại Paris 19 năm với bốn bằng thạc sĩ: văn chương, khoa học, triết học, thần học. Tuy xuất thân từ gia đình giàu có, nhưng cha Nhân có lối sống khó nghèo, bình dị, yêu thương mọi người. Ngài còn đặc biệt yêu thương, tận tình chăm sóc và nêu gương đạo đức thánh thiện cho các chủng sinh. Ảnh hưởng của ngài đối với chủng sinh chúng tôi thật lớn lao và sâu đậm. Chúng tôi theo học triết học, thần học với ngài mỗi tuần ba buổi, và cứ như vậy trong suốt sáu năm trời, từ năm 1961 đến năm 1967. Ban đầu, lớp học có bốn người, nhưng sau hai năm chỉ còn lại hai người. Vào tháng ba năm 1967, ngài từ trần vì bom của máy bay Mỹ trong cuộc chiến tranh leo thang của không lực Mỹ tại miền Bắc. Vào thời gian này, chúng tôi cũng đã học gần xong cuốn Luân lý cuối cùng của Đức cha Thịnh. Như thế có thể coi như tạm xong chương trình.
Trong thời gian này, ngoài việc học tập một cách kín đáo, mỗi chúng tôi vẫn phải đi lao động kiếm sống. Những anh em ở nông thôn thì làm ruộng, đánh cá, còn tôi ở thành phố thì gặp nhiều khó khăn hơn. Vì bố làm chánh trương xứ, gia đình tư sản thuộc thành phần cải tạo, bản thân tôi lại học trường mà người đời gọi là “trường cố đạo”, là “trường phản động,” nên không được nhận vào làm việc ở bất cứ cơ quan nào. Vì vậy, tôi đành phải làm nghề cắt tóc, nghề lao động chân tay để sinh sống. Nghề này không cần phải qua trường lớp, cũng chẳng thuộc cơ quan nhà nước nào, nhưng nằm dưới quyền tổ chức của Hợp tác xã. Suốt 20 năm hành nghề, từ năm 1960 đến 1980, thì 16 năm đầu, tuy tôi có đóng thuế đầy đủ, song tôi không được cấp giấy phép kinh doanh. Vì không được chính thức công nhận hành nghề, nên tôi thường bị xua đuổi, nay đây mai đó, lúc đầu đường, khi xó chợ, nơi làm việc không ổn định. Chỉ 4 năm cuối cùng, tôi mới được chính thức công nhận là xã viên cắt tóc và được cấp giấy kinh doanh hành nghề, và được làm chung trong một cửa hàng phục vụ trong nhà.
Năm 1980, cụ thân sinh qua đời, tôi ở nhà và làm nghề bán thuốc đông y, vì đó là nghề thuốc gia truyền. Ông cụ tôi vốn là lương y nổi tiếng, được quốc trưởng Bảo Đại cấp bằng Nam Bắc Dược Sư.
Tuy bị gạt bỏ bên lề xã hội, bị phân biệt đối xử, tôi không nản chí, nhưng tìm mọi cách để tiếp tục học tập trau dồi kiến thức và gìn giữ ơn gọi.
Tôi có cái thú thích xem truyện, xem sách, thời gian đi làm mỗi ngày là 8 giờ, nhưng phục vụ khách thường chỉ chiếm 4 giờ, còn 4 giờ rảnh, tôi tranh thủ xem sách. Hàng tuần tôi vào thư viện thành phố mượn sách, mỗi tuần 2 cuốn, đều đều như thế suốt mấy chục năm, sau thành thói quen, lúc nào rảnh rỗi tôi lại xem sách. Trong thời kỳ chiến tranh, nhân dân phải sơ tán ra khỏi thành phố, còn một mình tôi ở nhà, khi ăn cơm cũng xem sách, thôi thì đủ loại sách, nhất là những sách văn học cổ kim, đông tây, thi ca, văn chương, các tác phẩm cổ điển, các sách khoa học nghệ thuật thường thức như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điện ảnh, các chuyên khoa như tổ chức, tâm lý, giáo dục v.v... tất cả những gì tôi thấy là có ích cho tác vụ linh mục sau này. Nhờ đó kiến thức của tôi cũng được mở mang thêm. Học qua sách vở, học trong trường đời, như Maxim Gorky gọi đời là trường đại học của ông. Học bằng cách quan sát, nhận xét, tìm nguyên tắc, rút ra kinh nghiệm. Điều thiết yếu trong cuộc sống là phải luôn sẵn sàng làm một người học trò và phải biết học hỏi ngay từ những điều bình thường, từ những con người giản dị nhất, vì trường đời rất phong phú, đa dạng miễn là ta biết học hỏi, tìm hiểu, phân tích và tiếp thu.
Khi làm nghề cắt tóc, hàng ngày phải tiếp xúc với con người, thuộc mọi lứa tuổi già trẻ, lớn bé, mọi thành phần, đủ mọi hạng người, cán bộ, dân thường, người trí thức, dân lao động, người lương thiện, hạng lưu manh, người giàu có, giới trung lưu, dân nghèo, người hành khất thôi thì đủ cả. Nhờ thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, chuyện trò với nhiều loại người như thế, nên có thể nói: con người không xa lạ đối với tôi. Tôi cảm thấy gần gũi con người hơn, hiểu biết con người hơn, biết họ suy nghĩ gì, yêu gì, ghét gì, muốn gì, hy vọng gì… đó là cái kho báu cho công việc mục vụ sau này của linh mục để có thể tiếp cận họ, thuyết phục họ và cải hóa họ.
Vào thời kỳ khó khăn đó linh mục thường không được phép có người giúp việc, đơn thương độc mã một mình phục vụ giáo xứ, làm tất tật mọi việc, từ cử hành các bí tích trong nhà thờ, dọn bàn thờ, kéo chuông, quét sân, đến những việc trong nhà xứ như tiếp khách, đi chợ, nấu cơm v.v.., nên tôi quan niệm linh mục thời đại là phải biết làm hết mọi việc, tự lực cánh sinh, cho nên đã chuẩn bị cho mình có thể tự sống trong mọi hoàn cảnh khó khăn.
Về việc đạo đức, hàng ngày tôi đi nhà thờ sớm chiều, sáng lễ, chiều chầu, tham gia thường xuyên, dù tạnh nắng, mưa gió, đường phố ngập lụt cũng lội đi, có khi đến nhà thờ chỉ có vài người, ít người quá phải đọc kinh riêng, thậm chí có hôm trời mưa bão, đến thì nhà thờ đóng cửa vì không có ai. Xem sách đạo đức, Thánh Kinh. Hàng tháng có tĩnh tâm đều đều.
Trong cuộc sống hàng ngày, khi phải làm công việc gì khác thường, tôi luôn xin Chúa soi sáng, khi tiếp xúc với ai, đều nhắc nhớ rằng mình là chủng sinh, với cương vị đó mình phải xử sự thế nào cho xứng đáng.
Thời đó trường phổ thông của nhà nước dạy văn hóa đồng thời cũng dạy học thuyết Mác-xít, ông cụ tôi sợ con cái bị tiêm nhiễm học thuyết vô thần, mất đạo nên gửi cả ba anh em tôi lên Hà Nội học. Hai anh em trai, tôi mười bốn tuổi, em tôi mười một tuổi vào học tiểu chủng viện Gioan, còn cô em gái bảy tuổi vào tu viện Thánh Mẫu, sau này hai em về đời, chỉ còn mình tôi tu trì.
Lúc đầu, tôi vào chủng viện chỉ để học văn hóa, đâu biết là trường đào tạo linh mục, nhưng qua các chương trình học, qua những buổi huấn dụ của cha Giám đốc, dần dần tôi thấy ý nghĩa cao đẹp của sứ vụ linh mục, nhận ra ơn gọi của mình, nên tôi đã quyết tâm bước theo, và theo đến cùng.
Tiểu chủng viện thánh Gioan bị đóng cửa năm 1960, đến năm 1973, con số linh mục thiếu nghiêm trọng, cả giáo phận chỉ còn khoảng 25 linh mục già yếu, vì suốt 19 năm không có Đại chủng viện để đào tạo linh mục, trừ một trường hợp đặc biệt của cha Sang. Vì Hà Nội là thủ đô, là bộ mặt cả nước, nên nhà nước cũng phải lưu tâm đến dư luận thế giới, không thể để sinh hoạt tôn giáo tàn lụi hẳn được, nên thời đó nhà nước mới cho phép chín cựu chủng sinh Gioan về học và chịu chức linh mục năm 1977. Sau đó thi thoảng vì quá thiếu linh mục, nhà nước lại cho một số thầy giảng cao tuổi về thụ huấn mấy năm rồi cho thụ phong linh mục. Chính quyền nói với Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn nên chọn những chủng sinh mới, còn những cựu chủng sinh thì loại bỏ hẳn vì những người đó chịu ảnh hưởng của chính quyền cũ, ảnh hưởng của các cha thừa sai Pháp. Các Đấng bề trên tuy vẫn thương chúng tôi, nhưng không thể làm gì hơn. Nhà nước cũng nói thẳng với chúng tôi rằng không bao giờ để chúng tôi thụ phong linh mục!
Thời kỳ này ở các giáo phận chung quanh như Hưng Hóa, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình, các Giám mục thường truyền chức linh mục cách kín đáo, chỉ trừ Hà Nội, vì Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê và Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn không muốn thế. Vì thế, chúng tôi đành phải âm thầm sống ơn gọi của mình.
Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi đợi chờ, dường như bất cứ lúc nào chúng ta cũng như đang đợi chờ một điều gì đó. Chúng ta chờ nghe tin một tin gì đến, hoặc vui, hoặc buồn. Chúng ta chờ đến ngày ra trường hoặc một chuyến đi xa. Chúng ta chờ một quyết định nào đó. Chúng ta chờ ai đó thay đổi ý kiến v.v... Mỗi ngày mang đến cho chúng ta bao cơ hội đợi chờ. Dù muốn hay không ta cũng vẫn phải đợi chờ. Vì đã xác định ơn gọi cao đẹp của mình, nhận ra tiếng Chúa gọi, nên chúng tôi quyết theo, quyết chờ.
Trong hoàn cảnh khó khăn, với cái nhìn lạc quan dưới lăng kính mầu hồng, thì vẫn có một chút hy vọng, tôi thường nói: một phần nghìn tia hy vọng, hy vọng rằng đến một lúc nào đó thời thế sẽ khác đi, hoàn cảnh sẽ dễ dàng hơn, một ngày kia mình sẽ được trở lại Chủng viện. Dù thế nào đi nữa thì vẫn là hy vọng!
Với cái nhìn bi quan, qua lăng kính đen tối, nếu thời cuộc ngày càng khó khăn hơn, đạo càng bị o ép, những chủng sinh có khả năng càng ít, số linh mục ngày càng hiếm, thì những người tương đối được học hành và hiểu biết về đạo như mình lại càng hữu ích cho Giáo hội hơn, Giáo hội càng cần đến những người như mình hơn, do đó mình càng phải kiên trì mà sống mà phục vụ cho Giáo hội hơn.
Hồi còn nhỏ, anh em chúng tôi thích chơi trồng cây. Ở thành phố không có vườn đất, chúng tôi lấy một cái bát con cho đất vào, pha tro, rồi lấy một củ hành khô để trồng, ngày nào cũng chăm tưới nước, chăm sóc hết mực. Vì sân nhỏ, ánh sáng mặt trời chiếu ít, thấy người lớn nói, muốn cây mau lớn cần nhiều ánh mặt trời, nên luôn tìm cách xê cái bát trồng hành di chuyển đến những nơi có ánh sáng nhiều nhất, cho cây mau lớn. Vài ngày lại bới lên xem củ hành đã bén rễ chưa, ngày nào cũng đem so sánh cây hành của mình với cây của anh em khác xem cao thấp, nếu cây thấp hơn, thì cầm cây kéo lên cao bằng của người khác cho khỏi bị thua kém. Nhưng chính vì sốt nổi quá, vì lay động nhiều nên cây bị long rễ, chẳng những không lớn nhanh, mà hành còn bị chết nữa. Sau khôn hơn, thi thì thi, mong thì mong, song cũng phải biết kiên nhẫn, biết đợi chờ thì mới thành công được, đâu cứ vội vàng, đốc thúc, muốn mau chóng mà được!
Hãy sống tốt giờ phút hiện tại để tiến đến tương lai. Học cách đợi chờ, tập tính kiên nhẫn sẽ giúp ta giữ được tính bình tĩnh khi phải đợi chờ một điều gì đó.
Xưa Trần Bình, tể tướng của Hán Cao Tổ khi còn hàn vi, làm nghề hàng thịt, người ta khen ông thái thịt, chia cỗ rất đều, chính xác, ông cười, nói đó là nghề của ông. Sau này có làm quan, phân công chia việc cũng công bằng, chính xác như thế. Tuy ông có tài kinh bang tế thế, nhưng trong hoàn cảnh bán thịt thì cứ làm cho tốt việc bán thịt đi, bất cứ trong tình huống nào cũng làm tròn công việc của mình.
Kiên nhẫn là một chuyện, còn phải nhẫn nhịn, thậm chí còn phải nhẫn nhục nữa. Như Hàn Tín, một mãnh tướng của Hán Cao Tổ, sau này làm đến Triệu Vương, thuở hàn vi xin ăn ở chợ, gặp anh hàng thịt khinh mạn, và bị hắn thóa mạ là thân nam tử, sức dài, vai rộng, mang kiếm sắc mà không nuôi nổi mình, phải xin ăn. Rồi hắn còn thách thức, nếu giỏi hãy rút gươm giết hắn đi, nếu không dám hãy chui qua trôn hắn. Hàn Tín đã nuốt nhục luồn qua trôn của anh hàng thịt mà đi, để khỏi hỏng chí lớn.
Nhưng đợi điều gì? Chờ bao lâu là đủ lại là vấn đề! Hoa nào không tàn, tiệc nào không tan, tình nào không phôi phai? Ở ngoài đời vài ba năm là lâu rồi. Trong bài hát Cô lái đò, khi đợi mãi người yêu, có câu: “…Xuân này đến như đã ba xuân, đóm lửa tình yêu tắt nguội dần. Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông, cô lái đò kia đi lấy chồng!” Truyền thuyết Việt Nam về đá Vọng phu kể người phụ nữ ôm con đứng ngóng chồng, nhưng người chinh phu chẳng bao giờ trở về, người phụ nữ cứ đợi, đợi mãi sau hóa thành đá đứng sững giữa đất trời, thi gan cùng gió mưa, năm tháng. Tuy không gặp được chồng, nhưng cũng tỏ cho thiên hạ thấy lòng chung thủy sắt son của người phụ nữ Việt Nam.
Còn phần chúng ta, phải đợi Chúa bao lâu là đủ, năm năm, mười năm ư ? Chưa! Mười lăm năm, hai mươi năm ư ? Chưa! Chúa nói “ Phúc cho ai bền đỗ đến cùng!” Thời gian chờ đợi có thể ngắn dài khác nhau. Đối với mỗi người, cụ thể là bao lâu, chỉ có Chúa mới biết. Trong anh em chúng tôi có những người theo đuổi ơn gọi, đợi chờ lâu năm, thậm chí có người đã kiên trì hơn 20 năm, tới năm thứ 27 thì bỏ cuộc. Nhóm 6 người chúng tôi, những cựu chủng sinh cuối cùng của Tiểu chủng viện thánh Gioan xưa, thì đợi chờ 32 năm ở ngoài đời, nhưng 3 người trong bọn tôi, trong 32 năm đó còn trải qua những năm dài bị giam cầm trong trại cải tạo, như cha Nghị 9 năm rưỡi, cha Đài 13 năm, cha Hiển 19 năm, với một lý do nghe ra thật kỳ cục, không chịu lấy vợ, cứ muốn tu trì làm linh mục. Khi Liên xô sụp đổ, đất nước ta đến thời kỳ mở cửa, chính sách tôn giáo đổi mới. Giữa năm 1992, sáu cựu chủng sinh chúng tôi mới được về thụ huấn 2 năm ở Đại chủng viện thánh Giuse Hà nội. Năm 1994 được thụ phong linh mục do Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng, nguyên Giám đốc Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan xưa. Trong bầu khí linh thiêng ngày lễ đó, cả vị chủ tế, lẫn những người thụ phong đều nước mắt tràn mi, xúc động khôn xiết, vì cả thầy trò, cha con đều đã được Chúa thương nhậm lời sau gần 40 năm khấn nguyện, đợi chờ.
Có nhiều cách đợi chờ: chờ cách thụ động, tiêu cực, chờ một cái gì nó đến mà cứ ngồi rỗi, không làm gì, không góp phần nào cho việc nó đến, hoặc đợi chờ cách năng động, tích cực, tận dụng những cơ hội hiện tại, để phát triển và thu lượm những hiểu biết, kinh nghiệm, chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện trong tương lai những điều ước mong.
Trên đời này có nhiều thứ đáng để ta phải chờ đợi. Đối với chúng tôi, đó là thiên chức linh mục. Mong có ngày bước đến bàn thánh để tế lễ Thiên Chúa, đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Đó là lý tưởng và ý nghĩa của đời chúng tôi, cho dù phải bỏ ra bao công sức, thời gian, bao cố gắng hy sinh cũng không quản.
Từ năm 1956 khi vào Tiểu chủng viện Gioan đến năm 1992 khi trở lại Đại chủng viện Giuse và thụ phong linh mục năm 1994, suốt 38 năm ngày nào cũng như ngày nào, khi đọc kinh sáng và đọc kinh tắt lửa, tôi hằng nguyện xin Chúa và Đức Mẹ bảo vệ, phù trì tôi được giữ ơn gọi linh mục, cho tôi làm linh mục, tôi chưa hề xin được làm chức vụ nào khác. Cuối cùng, Chúa đã nhậm lời tôi khẩn nguyện khi Ngài nâng tôi lên chức linh mục. Hơn nữa, Chúa còn cho tôi đi tu học ở Rôma. Nay phải đảm nhiệm những chức vụ khác nhau trong giáo phận, bây giờ tôi chỉ xin Chúa giúp làm tròn trách nhiệm Chúa và Giáo hội trao phó.
Có người hỏi tôi sao có thể gìn giữ và trung thành với ơn gọi linh mục lâu thế?
- Trước tiên phải trả lời: Tất cả đều là hồng ân Thiên Chúa, Chúa cao cả toàn năng, ta thấp hèn bé mọn, nếu không có Chúa, ta chẳng thể làm gì được. Thiên Chúa là vua lịch sử, mọi biến cố dòng đời đều trong tay quyền phép của Người, loài người không thể chống cưỡng, thay đổi được chương trình của Chúa, tất cả đều do sự quan phòng tốt lành của Thiên Chúa. Chúa thương yêu ta từ thuở đời đời, mọi sự đều bởi ơn Chúa mà ra, như thánh Phaolô dạy:
“Thiên Chúa làm cho mọi sự để sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định” (Rm 8,28). “Những ai Thiên Chúa tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm nên công chính; những ai Người đã làm nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang” (Rm 8,30). Thiên Chúa toàn năng, đối với Ngài, không gì là không có thể. Phần ta, ta cũng phải góp phần, nhưng phần đó rất nhỏ nhoi, việc đó chỉ là ta xin vâng, mở rộng tâm hồn ra thi hành theo thánh ý Chúa, còn bao nhiêu Chúa bù. Người sẽ ban cho ta ân phúc, khả năng để ta hoàn thành nhiệm vụ Chúa trao phó cho ta.
Ở đời có nhiều cái lo, cái đầu tiên là lo kiếm sống, mà Chúa đã nói đừng lo ăn gì, mặc gì, vì chim trời, hoa đồng nội còn được Chúa nuôi dưỡng huống chi ta. Vả lại trong những thời kỳ khó khăn, tôi sống quen rồi nên nhu cầu sống không nhiều, ăn gì cũng ngon, mặc gì cũng được, ngủ đâu cũng xong. Nên tôi vẫn hát câu: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi.
Những lúc phải đối mặt tra khảo, tuy phải dự phòng trước phải đối phó thế nào đây, lo thì lo, nhưng phải cầu nguyện và phó thác cho tay quyền năng của Chúa, vì Chúa đã phán: “Anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì” (Mt 10,19).
Khi gặp thử thách sóng gió bão tố cuộc đời, và giữa những trận bom đạn ngày đêm suốt 6 năm trong cuộc chiến tranh leo thang của Mỹ tại miền Bắc, tuy nhà của tôi bị hư hại nhiều nhưng bản thân không hề hấn gì, tôi vẫn an bình phó thác và tin tưởng vào Chúa vì Ngài đã phán: “Can đảm lên! Thầy đây! Đừng sợ”.
Những lúc gặp thử thách thấy thời gian đợi chờ quá dài lâu, thì tôi lại nhớ đến tích thánh Alêxu thuở xưa trong vè của Cụ Sáu. Alêxu vốn thuộc dòng dõi quý phái, nhưng đã tự nguyện bỏ nhà ra đi tu trì mười sáu năm, rồi trở về nhà sống ẩn dật khó nghèo mười sáu năm dưới gầm cầu thang để nên thánh, cuộc sống mình hiện nay đã thấm vào đâu so với ông. Cả đến Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, khi nhập thể xuống cứu độ trần gian, còn sống âm thầm tại Nazareth ba mươi năm trước khi công khai rao giảng Tin mừng.
Những lúc cảm thấy bị hiểu lầm, vu oan lại nghĩ đến Chúa Giêsu, Người là Đấng cực thánh mà còn bị kết án tội đồ, bị khạc nhổ vào mặt, bị giật tóc và râu, bị đánh đòn, chịu đóng đanh, chết khổ nhục trên thập giá, Chúa còn chịu thế, huống chi mình là kẻ phàm hèn tội lỗi, những đau khổ của mình đã là gì, thật nhỏ nhoi so với Chúa.
Tôi đã dám chấp nhận cái gì tồi tệ nhất, dám mất hết, song cái tệ nhất thường là không xảy đến, nên trong thực tế cho dù cái gì có xảy ra mình cũng chịu được.
- Thứ hai: Ý thức được rằng Giáo hội cần đến ta. Giáo hội là đền thờ Chúa Thánh Thần, được xây bằng những viên đá sống động là mỗi người chúng ta, chúng ta là những cánh tay nối dài của Giáo hội. Trong thời kỳ khó khăn, Giáo hội cần những người tín hữu kiên trung làm chứng nhân cho đức tin, càng khó, càng hiếm, thì càng cần hơn. Tự xét bản thân, thấy mình được Giáo hội nuôi dưỡng, dạy dỗ, mình phải biết ơn và báo đáp nghĩa tình đó, không nên phụ tấm lòng tin tưởng và mong đợi của Giáo hội đặt ở nơi mình.
- Thứ ba: Nơi nào có đàn áp, nơi ấy có đấu tranh.
Là người, ta phải biết tự trọng, lý tưởng của ta là chính đáng, tốt đẹp, cần thiết mà người ta xâm phạm đến quyền con người của ta, tự do của ta, o ép, cấm đoán, bắt chúng ta từ bỏ ý nghĩa của đời mình, dùng quyền lực nhằm bẻ gẫy ý chí của ta, thì nhất định không chịu. Dù họ có thể hành hạ thể xác, nhưng tâm hồn ta vẫn kiên vững, họ càng áp chế, ta càng phải đứng vững hơn, kiên trì hơn, để họ thấy là không thể dùng cường quyền mà áp đảo công lý. Vì Chúa đã phán: “ Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác” (Mt 10,28). Gắng làm sao sống xứng là chứng nhân cho đức tin, xứng là môn đệ của Đức Ki tô.
Tóm lại:
Dâng hiến đời mình để làm vinh danh Thiên Chúa, rao giảng Tin Mừng để mở mang Nước Chúa, xây dựng Giáo hội giữa trần gian.
Nhận ra lý tưởng linh mục của mình là cao đẹp, gắng học tập, tu luyện để tiến tới mục đích đó bằng mọi cách, trong mọi hoàn cảnh, càng khó khăn gian khổ, càng phải cố vượt qua, lợi dụng những thử thách hy sinh trong giờ phút hiện tại để rèn luyện mình cho trưởng thành hơn.
Tuy thế vẫn phải nắm chắc lấy hiện tại, sống trong giờ phút hiện tại, làm tốt những gì ta có thể, tìm những cái hay, cái tốt mà tiếp thu, nhớ những gì không hay để xa lánh, luôn hy vọng hướng về tương lai, như thế mỗi ngày ta vẫn tiệm tiến đến gần mục đích của mình hơn.
Bớt ham muốn tiền tài, danh vọng, quyền thế, ít tham vọng thì đỡ thất vọng. Ít nghĩ đến mình, nghĩ nhiều đến tha nhân.
Phó thác mọi sự trong bàn tay quyền phép của Chúa quan phòng, tin tưởng vào lòng từ bi xót thương của Chúa, vì Người luôn muốn và làm điều tốt cho con cái của Người và có thể rút điều tốt ra từ cái xấu. Hãy trông cậy vào Chúa, Người sẽ ban cho chúng ta bội hậu hơn cả những điều ta ước mong. Vì như Chúa dạy:
“Anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, mặc gì. Tất cả những thứ đó dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ cho thêm”.
PV: Những kinh nghiệm của một Giáo sư và Giám Đốc Đại chủng viện sẽ giúp Đức cha những gì trong nhiệm vụ của một Giám Mục?
Đức cha Laurensô Chu Văn Minh:
Giáo phận là một cộng đồng các tín hữu được giao phó cho sự chăm sóc của một Giám mục với sự cộng tác của hàng linh mục. Do đó, ta thấy giữa Giám mục và linh mục đoàn có một sự hiệp thông do chức linh mục thừa tác là cùng tham dự vào chức tư tế duy nhất của Đức Kitô dầu theo cấp độ khác nhau. Vì thế, linh mục là những cộng sự viên gần gũi nhất trong thừa tác vụ của Giám mục.
Tôi đã sống ở đời như một người tín hữu 50 năm, trải qua các lứa tuổi thiếu niên, thanh niên, trung niên và đứng tuổi, trong những lúc hoàn cảnh khó khăn cũng như thuận lợi, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình. Nhờ đó tôi có thể hiểu được giáo dân quan niệm thế nào về linh mục và những điều họ trông mong ở hàng giáo sĩ.
Trong nhiều năm, với vai trò là người phụ trách các ứng sinh, và những năm gần đây với cương vị là giáo sư và giám đốc Đại Chủng Viện, thì các chủng sinh - linh mục tương lai là đối tượng chính tôi phải quan tâm chăm sóc. Nay là Giám mục, tôi phải quan tâm đến cả các linh mục đã ra trường. Vậy trách nhiệm tôi là phải đào luyện các linh mục thế nào để thành những linh mục như lòng Chúa và Giáo hội ước mong và đáp ứng được những kỳ vọng mà giáo dân đặt nơi các ngài.
Chúng ta biết rằng việc đào tạo linh mục toàn vẹn là một tiến trình biến đổi nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Mục tử. Với bốn chiều kích: nhân bản, thiêng liêng, tri thức và mục vụ, tiến trình này được thực hiện một cách tiệm tiến qua 3 giai đoạn: trước Chủng viện, tại Chủng viện và sau Chủng viện.
Vai trò của Giáo sư
Các Giáo sư tại Đại Chủng Viện không phải chỉ dừng lại ở chỗ trình bày, thông truyền cho chủng sinh những lý thuyết mà còn phải chia sẻ cả những kinh nghiệm tâm linh, những ứng dụng lý thuyết thánh kinh, triết học, thần học và cuộc sống.
Để giúp các linh mục tương lai có được những tâm tình, thái độ cư xử như Chúa Giêsu mục tử, và để họ có thể chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng cho con người hôm nay, Giáo sư phải là người giúp họ hiểu biết về Thiên Chúa, về con người, về vũ trụ, về xã hội một cách tốt nhất bao nhiêu có thể. Điều khác biệt quan trọng và căn bản giữa Chủng viện và những trường đào tạo cán bộ chuyên môn khác là: trong khi các trường đào tạo chuyên môn nhằm trước hết đào tạo những kỹ năng, thì tại các Đại Chủng Viện, các chủng sinh được đào tạo nên đồng dạng đồng hình với Đức Kitô, rồi trên nền tảng đó mới đào tạo những khả năng thích hợp của người mục tử tốt lành. Nhiệm vụ của các giáo sư thần học còn là thăng tiến đức tin, khơi dậy và thông truyền nhận thức đức tin và là chứng nhân đức tin nhân danh Chúa và Giáo Hội.
Ngoài một nền học vấn vững chắc, khả năng về tâm lý, sư phạm để hướng dẫn và giúp các chủng sinh trong đời sống học tập, nghiên cứu, các Giáo sư phải có đời sống nội tâm kết hợp sâu xa với Thiên Chúa và lòng yêu mến Giáo Hội.
Một điều không thể thiếu là có những đặc tính cần thiết của một người thầy, một người hướng dẫn ân cần và kiên quyết, thanh thản và dứt khoát, giáo sư còn phải là người anh quảng đại, người bạn đồng hành đầy yêu thương, nhẫn nại dẫn dắt những người trẻ tiến lên trên con đường hoàn thiện và phải là tấm gương cho chủng sinh noi theo.
Vai trò Giám đốc
Giám đốc là người có trách nhiệm chính trong việc điều hành các sinh hoạt trong Đại Chủng Viện:
Phải theo sát các chỉ dẫn chung của Giáo hội trong công cuộc đào tạo. Thống nhất với Ban Giám đốc về đường hướng và phương pháp đào tạo. Giám đốc phải chia sẻ trách vụ với những thành viên khác trong Ban Giám đốc. Điều động, phối hợp các thành viên trong Chủng viện để thực hiện chương trình đào luyện.
Tích cực tham dự vào toàn bộ tiến trình đào tạo cho từng chủng sinh. Vì thế Giám đốc phải thường xuyên gặp gỡ các chủng sinh để có thể hiểu biết, hướng dẫn và có những quyết định đúng đắn về hành trình ơn gọi của họ. Giám đốc không phải chỉ là một người lãnh đạo, nhưng còn phải là người cha nhân hiền của chủng sinh.
Vai trò Giám mục
Giám mục chính là người tiếp tục việc đào tạo sau Chủng viện qua việc thường huấn và gặp gỡ trao đổi, để áp dụng thực tế những lý thuyết đã học và cập nhật những vấn đề mới về thần học, luân lý, cũng như xã hội.
Nói chung, dù ở cương vị nào, Phụ trách ứng sinh, Giáo sư, Giám đốc, Giám mục, ngoài khả năng chuyên môn, tư cách, phẩm giá cần thiết để hoàn thành chức phận, điều không thể thiếu của người lãnh đạo cộng đoàn dân Chúa, đó là tình yêu thương chân thành đối với đoàn chiên. Noi gương Chúa Giêsu Kitô xưa, yêu chiên đến nỗi hy sinh mạng sống vì đàn chiên.
Chúa Giêsu chọn Phêrô không theo tiêu chuẩn thông minh, tài ba, khôn khéo, đạo đức, mà chỉ theo một tiêu chuẩn, đó là tình yêu. Chúa hỏi Phêrô 3 lần: Con có yêu thầy không? Sau khi ông thưa 3 lần là có yêu, Chúa mới trao phó đoàn chiên của Ngài cho ông coi sóc.
Thế nên, ngoài công việc mục vụ, tương quan giữa Giám mục và linh mục phải là tương quan tình yêu. Giám mục phải lấy tình của người cha, người anh mà đối xử với các linh mục của mình, yêu mến họ, lắng nghe, tiếp đón, sửa dạy, củng cố, mời gọi họ cộng tác, và quan tâm đến cả đời sống đa dạng về mặt nhân bản, thiêng liêng, thừa tác vụ và tài chính của họ. Giám mục cần đặc biệt quan tâm tới các linh mục trong các giai đoạn và tình huống cụ thể:
- Trong giai đoạn đầu đời linh mục, khi mới thụ phong, khi nhận bài sai hay khi thay đổi nhiệm vụ mới.
- Khi một linh mục cao niên hay phải rời bỏ vai trò lãnh đạo một cộng đoàn hoặc rời bỏ nhiệm vụ, một trách nhiệm trực tiếp và những tình huống tương tự, Giám mục có bổn phận làm sao cho linh mục đó thấy được lòng biết ơn của Giáo hội, nhất là Giáo phận đối với những hy sinh và những nhiệm vụ mà linh mục đó gánh vác. Và trong hoàn cảnh mới, cần giúp linh mục cảm nghiệm được mình vẫn có giá trị trong linh mục đoàn, vẫn có khả năng đóng góp trong việc xây dựng Hội Thánh bằng chính đời sống gương mẫu và lời cầu nguyện, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm đã qua cho các linh mục trẻ.
- Đối với các linh mục già yếu, bệnh tật, Giám mục cần bày tỏ tình anh em gần gũi, giúp họ vững tin rằng họ vẫn được coi là anh em.
- Đối với những linh mục vì lý do nào đó thất bại trong việc chu toàn các trách vụ hay lỗi sự trung tín của mình đối với lời mời gọi của Chúa, Giám mục cần quan tâm, đồng hành, cảm thông thực sự, khoan dung và sửa dạy tận tình.
Các linh mục trông chờ ở Giám mục không chỉ là một người lãnh đạo khôn ngoan, một chứng nhân đức tin anh dũng, một người thầy uyên bác mà còn là một người cha yêu thương khoan dung, nhân hậu.
Người ta nói: “Chân đèn là nơi tối nhất.” Hoặc “Bác ái nơi nao, cầu ao rách nát.” Người đời hay đi tìm những nơi xa, những đối tượng lạ, những nhân vật vĩ đại để thực thi những sự vụ lớn lao, nhưng lại quên những gì bình thường trước mắt hay bên cạnh. Đối với khách lạ, chúng ta thường tỏ ra quan tâm, xử sự lịch thiệp, nhưng đối với những người nhà lại tỏ ra thờ ơ, lãnh đạm, thô cứng. Do đó, Giám mục cần hết lòng lưu tâm đến linh mục đoàn, vì đó là những người cộng tác đắc lực nhất, những người anh em thân thiết nhất, những người con yêu mến nhất của mình.
Tôi may mắn được làm việc phụ giúp Đức Tổng Giám Mục Giuse, Ngài lấy khẩu hiệu là “CHẠNH LÒNG THƯƠNG”, đó là trái tim cảm nghiệm yêu thương. Ngài đã sống và thực hiện phương châm yêu thương đó đối với các thành viên trong hàng giáo sĩ của Tổng giáo phận Hà Nội. Từ những bậc cao niên đã nghỉ hưu như Đức Hồng Y Phaolô Giuse, Đức Cha Phaolô, những linh mục già cả đến những linh mục yếu đuối về khía cạnh nào đó, cả đến các chủng sinh, các ứng sinh và những người giúp việc trong nhà, mọi người đều được Ngài quan tâm săn sóc chu đáo.
Khẩu hiệu của tôi là “PHỤC VỤ TRONG ĐỨC ÁI”, đó là bàn tay thực thi yêu thương. Tôi thiết nghĩ, YÊU THƯƠNG đó là điểm tâm đắc chung giữa Đức Tổng Giám Mục Giuse và tôi. Trái tim và bàn tay đó là hai yếu tố của một hành động YÊU THƯƠNG hữu hiệu. Có câu “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.” Tôi thiển nghĩ đó cũng là một sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Xin tạ ơn Thiên Chúa và ngợi khen danh Ngài.
Nguyện ước suốt đời tôi là luôn có con tim rung cảm yêu thương và bàn tay thực thi bác ái, noi gương ĐỨC GIÊSU MỤC TỬ NHÂN HIỀN, trong trách vụ phụng sự Giáo phận và Giáo hội. Ước chi mọi thành phần trong Tổng Giáo phận Hà Nội, nhất là linh mục đoàn trở nên một đại gia đình, mọi thành viên đều sống vui tươi, hạnh phúc, yêu thương, đoàn kết, hợp nhất, nâng đỡ, đùm bọc nhau trong tình bác ái Kitô.
Hà Nội, Lễ cầu cho đời thánh hiến 02-02-2009
+ Laurensô Chu Văn Minh,
Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội
Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội
BBT: Nhân Ngày Quốc Tế Đời Tận Hiến 02-02-2009, Đức cha Laurensô Chu Văn Minh, giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội đã gửi đến Website Hội đồng Giám mục (WHĐ) bài trả lời phỏng vấn của phóng viên WHĐ với nhan đề CẢM NGHIỆM SỰ ĐỢI CHỜ.
Ban Biên tập xin chân thành cảm ơn Đức cha Laurensô đã nhận trả lời phỏng vấn của WHĐ và trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả, đặc biệt các chủng sinh và ứng sinh, bài CẢM NGHIỆM SỰ ĐỢI CHỜ của Đức cha Laurensô.
PV: Xin Đức cha chia sẻ với độc giả của WHĐ những cảm nhận về thời gian âm thầm chờ đợi được Chúa gọi đến lãnh tác vụ linh mục? Nhân Ngày Quốc Tế Đời Tận Hiến (2-2), chắc Đức cha cũng có nhiều điều muốn nói với các chủng sinh và những thanh niên đang có ý định dâng mình cho Chúa trong sứ vụ linh mục?
Đức cha Laurensô Chu Văn Minh:
Sau năm 1954, nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền Bắc Nam. Khi ấy, hai phần ba số linh mục của Giáo phận Hà nội đã di cư vào Nam, số còn lại chưa đầy sáu mươi linh mục. Trong số đó, phần lớn là những linh mục cao tuổi, chỉ có khoảng chục linh mục trẻ ở lứa tuổi ba lăm bốn mươi, phải phục vụ một trăm ba mươi lăm giáo xứ với gần năm trăm nhà thờ. Năm 1955, khi thấy số các linh mục trong Giáo phận quá ít ỏi, Đức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê gấp rút mở Tiểu chủng viện Thánh Gioan dưới quyền điều hành của cha già Lợi. Một năm sau ngày Tiểu chủng viện Gioan mở cửa, cha Phaolô Phạm Đình Tụng, một linh mục 36 tuổi, năng động được chọn làm Giám đốc. Ban giáo sư gồm có cha Chính Vinh, cha Oánh, cha Thông, thày Sang và một số cha người Pháp thuộc Hội Thừa sai Paris cùng tham gia công việc huấn luyện. Tuy nhiên, đến năm 1958, các cha thuộc Hội Thừa sai bị trục xuất khỏi miền Bắc.
Sự kiện chẳng lành xảy ra vào năm 1960, khi Ban giám đốc Tiểu chủng viện không chấp nhận giáo viên nhà nước vào dạy chính trị trong trường, vì thế nhà nước đã buộc Chủng viện phải đóng cửa. Tất cả 185 chủng sinh phải về sống tại gia đình. Khi ấy, nhiều người cho rằng, trong một tương lai gần, Chủng viện sẽ được mở cửa trở lại, nhưng rồi chờ mãi không thấy ngày ấy đến. Nhìn thấy tương lai mù mịt, không biết đến bao giờ mới được trở lại trường, nên ai nấy đều phải tìm kế sinh nhai trong thời gian chờ đợi.
Lúc ấy, các chủng sinh miền Nam định được chia ra làm hai, lớp nhỏ gồm bốn người được cha Phaolô Lê Đắc Trọng, nguyên hiệu trưởng trường Lê Bảo Tịnh chăm sóc hướng dẫn, và lớp lớn cũng gồm bốn người đến với cha chính Đinh Lưu Nhân, nguyên Giám đốc Chủng viện Piô. Cha Nhân đã từng du học tại Paris 19 năm với bốn bằng thạc sĩ: văn chương, khoa học, triết học, thần học. Tuy xuất thân từ gia đình giàu có, nhưng cha Nhân có lối sống khó nghèo, bình dị, yêu thương mọi người. Ngài còn đặc biệt yêu thương, tận tình chăm sóc và nêu gương đạo đức thánh thiện cho các chủng sinh. Ảnh hưởng của ngài đối với chủng sinh chúng tôi thật lớn lao và sâu đậm. Chúng tôi theo học triết học, thần học với ngài mỗi tuần ba buổi, và cứ như vậy trong suốt sáu năm trời, từ năm 1961 đến năm 1967. Ban đầu, lớp học có bốn người, nhưng sau hai năm chỉ còn lại hai người. Vào tháng ba năm 1967, ngài từ trần vì bom của máy bay Mỹ trong cuộc chiến tranh leo thang của không lực Mỹ tại miền Bắc. Vào thời gian này, chúng tôi cũng đã học gần xong cuốn Luân lý cuối cùng của Đức cha Thịnh. Như thế có thể coi như tạm xong chương trình.
Trong thời gian này, ngoài việc học tập một cách kín đáo, mỗi chúng tôi vẫn phải đi lao động kiếm sống. Những anh em ở nông thôn thì làm ruộng, đánh cá, còn tôi ở thành phố thì gặp nhiều khó khăn hơn. Vì bố làm chánh trương xứ, gia đình tư sản thuộc thành phần cải tạo, bản thân tôi lại học trường mà người đời gọi là “trường cố đạo”, là “trường phản động,” nên không được nhận vào làm việc ở bất cứ cơ quan nào. Vì vậy, tôi đành phải làm nghề cắt tóc, nghề lao động chân tay để sinh sống. Nghề này không cần phải qua trường lớp, cũng chẳng thuộc cơ quan nhà nước nào, nhưng nằm dưới quyền tổ chức của Hợp tác xã. Suốt 20 năm hành nghề, từ năm 1960 đến 1980, thì 16 năm đầu, tuy tôi có đóng thuế đầy đủ, song tôi không được cấp giấy phép kinh doanh. Vì không được chính thức công nhận hành nghề, nên tôi thường bị xua đuổi, nay đây mai đó, lúc đầu đường, khi xó chợ, nơi làm việc không ổn định. Chỉ 4 năm cuối cùng, tôi mới được chính thức công nhận là xã viên cắt tóc và được cấp giấy kinh doanh hành nghề, và được làm chung trong một cửa hàng phục vụ trong nhà.
Năm 1980, cụ thân sinh qua đời, tôi ở nhà và làm nghề bán thuốc đông y, vì đó là nghề thuốc gia truyền. Ông cụ tôi vốn là lương y nổi tiếng, được quốc trưởng Bảo Đại cấp bằng Nam Bắc Dược Sư.
Tuy bị gạt bỏ bên lề xã hội, bị phân biệt đối xử, tôi không nản chí, nhưng tìm mọi cách để tiếp tục học tập trau dồi kiến thức và gìn giữ ơn gọi.
Tôi có cái thú thích xem truyện, xem sách, thời gian đi làm mỗi ngày là 8 giờ, nhưng phục vụ khách thường chỉ chiếm 4 giờ, còn 4 giờ rảnh, tôi tranh thủ xem sách. Hàng tuần tôi vào thư viện thành phố mượn sách, mỗi tuần 2 cuốn, đều đều như thế suốt mấy chục năm, sau thành thói quen, lúc nào rảnh rỗi tôi lại xem sách. Trong thời kỳ chiến tranh, nhân dân phải sơ tán ra khỏi thành phố, còn một mình tôi ở nhà, khi ăn cơm cũng xem sách, thôi thì đủ loại sách, nhất là những sách văn học cổ kim, đông tây, thi ca, văn chương, các tác phẩm cổ điển, các sách khoa học nghệ thuật thường thức như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điện ảnh, các chuyên khoa như tổ chức, tâm lý, giáo dục v.v... tất cả những gì tôi thấy là có ích cho tác vụ linh mục sau này. Nhờ đó kiến thức của tôi cũng được mở mang thêm. Học qua sách vở, học trong trường đời, như Maxim Gorky gọi đời là trường đại học của ông. Học bằng cách quan sát, nhận xét, tìm nguyên tắc, rút ra kinh nghiệm. Điều thiết yếu trong cuộc sống là phải luôn sẵn sàng làm một người học trò và phải biết học hỏi ngay từ những điều bình thường, từ những con người giản dị nhất, vì trường đời rất phong phú, đa dạng miễn là ta biết học hỏi, tìm hiểu, phân tích và tiếp thu.
Khi làm nghề cắt tóc, hàng ngày phải tiếp xúc với con người, thuộc mọi lứa tuổi già trẻ, lớn bé, mọi thành phần, đủ mọi hạng người, cán bộ, dân thường, người trí thức, dân lao động, người lương thiện, hạng lưu manh, người giàu có, giới trung lưu, dân nghèo, người hành khất thôi thì đủ cả. Nhờ thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc, chuyện trò với nhiều loại người như thế, nên có thể nói: con người không xa lạ đối với tôi. Tôi cảm thấy gần gũi con người hơn, hiểu biết con người hơn, biết họ suy nghĩ gì, yêu gì, ghét gì, muốn gì, hy vọng gì… đó là cái kho báu cho công việc mục vụ sau này của linh mục để có thể tiếp cận họ, thuyết phục họ và cải hóa họ.
Vào thời kỳ khó khăn đó linh mục thường không được phép có người giúp việc, đơn thương độc mã một mình phục vụ giáo xứ, làm tất tật mọi việc, từ cử hành các bí tích trong nhà thờ, dọn bàn thờ, kéo chuông, quét sân, đến những việc trong nhà xứ như tiếp khách, đi chợ, nấu cơm v.v.., nên tôi quan niệm linh mục thời đại là phải biết làm hết mọi việc, tự lực cánh sinh, cho nên đã chuẩn bị cho mình có thể tự sống trong mọi hoàn cảnh khó khăn.
Về việc đạo đức, hàng ngày tôi đi nhà thờ sớm chiều, sáng lễ, chiều chầu, tham gia thường xuyên, dù tạnh nắng, mưa gió, đường phố ngập lụt cũng lội đi, có khi đến nhà thờ chỉ có vài người, ít người quá phải đọc kinh riêng, thậm chí có hôm trời mưa bão, đến thì nhà thờ đóng cửa vì không có ai. Xem sách đạo đức, Thánh Kinh. Hàng tháng có tĩnh tâm đều đều.
Trong cuộc sống hàng ngày, khi phải làm công việc gì khác thường, tôi luôn xin Chúa soi sáng, khi tiếp xúc với ai, đều nhắc nhớ rằng mình là chủng sinh, với cương vị đó mình phải xử sự thế nào cho xứng đáng.
Thời đó trường phổ thông của nhà nước dạy văn hóa đồng thời cũng dạy học thuyết Mác-xít, ông cụ tôi sợ con cái bị tiêm nhiễm học thuyết vô thần, mất đạo nên gửi cả ba anh em tôi lên Hà Nội học. Hai anh em trai, tôi mười bốn tuổi, em tôi mười một tuổi vào học tiểu chủng viện Gioan, còn cô em gái bảy tuổi vào tu viện Thánh Mẫu, sau này hai em về đời, chỉ còn mình tôi tu trì.
Lúc đầu, tôi vào chủng viện chỉ để học văn hóa, đâu biết là trường đào tạo linh mục, nhưng qua các chương trình học, qua những buổi huấn dụ của cha Giám đốc, dần dần tôi thấy ý nghĩa cao đẹp của sứ vụ linh mục, nhận ra ơn gọi của mình, nên tôi đã quyết tâm bước theo, và theo đến cùng.
Tiểu chủng viện thánh Gioan bị đóng cửa năm 1960, đến năm 1973, con số linh mục thiếu nghiêm trọng, cả giáo phận chỉ còn khoảng 25 linh mục già yếu, vì suốt 19 năm không có Đại chủng viện để đào tạo linh mục, trừ một trường hợp đặc biệt của cha Sang. Vì Hà Nội là thủ đô, là bộ mặt cả nước, nên nhà nước cũng phải lưu tâm đến dư luận thế giới, không thể để sinh hoạt tôn giáo tàn lụi hẳn được, nên thời đó nhà nước mới cho phép chín cựu chủng sinh Gioan về học và chịu chức linh mục năm 1977. Sau đó thi thoảng vì quá thiếu linh mục, nhà nước lại cho một số thầy giảng cao tuổi về thụ huấn mấy năm rồi cho thụ phong linh mục. Chính quyền nói với Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn nên chọn những chủng sinh mới, còn những cựu chủng sinh thì loại bỏ hẳn vì những người đó chịu ảnh hưởng của chính quyền cũ, ảnh hưởng của các cha thừa sai Pháp. Các Đấng bề trên tuy vẫn thương chúng tôi, nhưng không thể làm gì hơn. Nhà nước cũng nói thẳng với chúng tôi rằng không bao giờ để chúng tôi thụ phong linh mục!
Thời kỳ này ở các giáo phận chung quanh như Hưng Hóa, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình, các Giám mục thường truyền chức linh mục cách kín đáo, chỉ trừ Hà Nội, vì Đức Hồng Y Trịnh Như Khuê và Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn không muốn thế. Vì thế, chúng tôi đành phải âm thầm sống ơn gọi của mình.
Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi đợi chờ, dường như bất cứ lúc nào chúng ta cũng như đang đợi chờ một điều gì đó. Chúng ta chờ nghe tin một tin gì đến, hoặc vui, hoặc buồn. Chúng ta chờ đến ngày ra trường hoặc một chuyến đi xa. Chúng ta chờ một quyết định nào đó. Chúng ta chờ ai đó thay đổi ý kiến v.v... Mỗi ngày mang đến cho chúng ta bao cơ hội đợi chờ. Dù muốn hay không ta cũng vẫn phải đợi chờ. Vì đã xác định ơn gọi cao đẹp của mình, nhận ra tiếng Chúa gọi, nên chúng tôi quyết theo, quyết chờ.
Trong hoàn cảnh khó khăn, với cái nhìn lạc quan dưới lăng kính mầu hồng, thì vẫn có một chút hy vọng, tôi thường nói: một phần nghìn tia hy vọng, hy vọng rằng đến một lúc nào đó thời thế sẽ khác đi, hoàn cảnh sẽ dễ dàng hơn, một ngày kia mình sẽ được trở lại Chủng viện. Dù thế nào đi nữa thì vẫn là hy vọng!
Với cái nhìn bi quan, qua lăng kính đen tối, nếu thời cuộc ngày càng khó khăn hơn, đạo càng bị o ép, những chủng sinh có khả năng càng ít, số linh mục ngày càng hiếm, thì những người tương đối được học hành và hiểu biết về đạo như mình lại càng hữu ích cho Giáo hội hơn, Giáo hội càng cần đến những người như mình hơn, do đó mình càng phải kiên trì mà sống mà phục vụ cho Giáo hội hơn.
Hồi còn nhỏ, anh em chúng tôi thích chơi trồng cây. Ở thành phố không có vườn đất, chúng tôi lấy một cái bát con cho đất vào, pha tro, rồi lấy một củ hành khô để trồng, ngày nào cũng chăm tưới nước, chăm sóc hết mực. Vì sân nhỏ, ánh sáng mặt trời chiếu ít, thấy người lớn nói, muốn cây mau lớn cần nhiều ánh mặt trời, nên luôn tìm cách xê cái bát trồng hành di chuyển đến những nơi có ánh sáng nhiều nhất, cho cây mau lớn. Vài ngày lại bới lên xem củ hành đã bén rễ chưa, ngày nào cũng đem so sánh cây hành của mình với cây của anh em khác xem cao thấp, nếu cây thấp hơn, thì cầm cây kéo lên cao bằng của người khác cho khỏi bị thua kém. Nhưng chính vì sốt nổi quá, vì lay động nhiều nên cây bị long rễ, chẳng những không lớn nhanh, mà hành còn bị chết nữa. Sau khôn hơn, thi thì thi, mong thì mong, song cũng phải biết kiên nhẫn, biết đợi chờ thì mới thành công được, đâu cứ vội vàng, đốc thúc, muốn mau chóng mà được!
Hãy sống tốt giờ phút hiện tại để tiến đến tương lai. Học cách đợi chờ, tập tính kiên nhẫn sẽ giúp ta giữ được tính bình tĩnh khi phải đợi chờ một điều gì đó.
Xưa Trần Bình, tể tướng của Hán Cao Tổ khi còn hàn vi, làm nghề hàng thịt, người ta khen ông thái thịt, chia cỗ rất đều, chính xác, ông cười, nói đó là nghề của ông. Sau này có làm quan, phân công chia việc cũng công bằng, chính xác như thế. Tuy ông có tài kinh bang tế thế, nhưng trong hoàn cảnh bán thịt thì cứ làm cho tốt việc bán thịt đi, bất cứ trong tình huống nào cũng làm tròn công việc của mình.
Kiên nhẫn là một chuyện, còn phải nhẫn nhịn, thậm chí còn phải nhẫn nhục nữa. Như Hàn Tín, một mãnh tướng của Hán Cao Tổ, sau này làm đến Triệu Vương, thuở hàn vi xin ăn ở chợ, gặp anh hàng thịt khinh mạn, và bị hắn thóa mạ là thân nam tử, sức dài, vai rộng, mang kiếm sắc mà không nuôi nổi mình, phải xin ăn. Rồi hắn còn thách thức, nếu giỏi hãy rút gươm giết hắn đi, nếu không dám hãy chui qua trôn hắn. Hàn Tín đã nuốt nhục luồn qua trôn của anh hàng thịt mà đi, để khỏi hỏng chí lớn.
Nhưng đợi điều gì? Chờ bao lâu là đủ lại là vấn đề! Hoa nào không tàn, tiệc nào không tan, tình nào không phôi phai? Ở ngoài đời vài ba năm là lâu rồi. Trong bài hát Cô lái đò, khi đợi mãi người yêu, có câu: “…Xuân này đến như đã ba xuân, đóm lửa tình yêu tắt nguội dần. Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông, cô lái đò kia đi lấy chồng!” Truyền thuyết Việt Nam về đá Vọng phu kể người phụ nữ ôm con đứng ngóng chồng, nhưng người chinh phu chẳng bao giờ trở về, người phụ nữ cứ đợi, đợi mãi sau hóa thành đá đứng sững giữa đất trời, thi gan cùng gió mưa, năm tháng. Tuy không gặp được chồng, nhưng cũng tỏ cho thiên hạ thấy lòng chung thủy sắt son của người phụ nữ Việt Nam.
Còn phần chúng ta, phải đợi Chúa bao lâu là đủ, năm năm, mười năm ư ? Chưa! Mười lăm năm, hai mươi năm ư ? Chưa! Chúa nói “ Phúc cho ai bền đỗ đến cùng!” Thời gian chờ đợi có thể ngắn dài khác nhau. Đối với mỗi người, cụ thể là bao lâu, chỉ có Chúa mới biết. Trong anh em chúng tôi có những người theo đuổi ơn gọi, đợi chờ lâu năm, thậm chí có người đã kiên trì hơn 20 năm, tới năm thứ 27 thì bỏ cuộc. Nhóm 6 người chúng tôi, những cựu chủng sinh cuối cùng của Tiểu chủng viện thánh Gioan xưa, thì đợi chờ 32 năm ở ngoài đời, nhưng 3 người trong bọn tôi, trong 32 năm đó còn trải qua những năm dài bị giam cầm trong trại cải tạo, như cha Nghị 9 năm rưỡi, cha Đài 13 năm, cha Hiển 19 năm, với một lý do nghe ra thật kỳ cục, không chịu lấy vợ, cứ muốn tu trì làm linh mục. Khi Liên xô sụp đổ, đất nước ta đến thời kỳ mở cửa, chính sách tôn giáo đổi mới. Giữa năm 1992, sáu cựu chủng sinh chúng tôi mới được về thụ huấn 2 năm ở Đại chủng viện thánh Giuse Hà nội. Năm 1994 được thụ phong linh mục do Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng, nguyên Giám đốc Tiểu Chủng Viện Thánh Gioan xưa. Trong bầu khí linh thiêng ngày lễ đó, cả vị chủ tế, lẫn những người thụ phong đều nước mắt tràn mi, xúc động khôn xiết, vì cả thầy trò, cha con đều đã được Chúa thương nhậm lời sau gần 40 năm khấn nguyện, đợi chờ.
Có nhiều cách đợi chờ: chờ cách thụ động, tiêu cực, chờ một cái gì nó đến mà cứ ngồi rỗi, không làm gì, không góp phần nào cho việc nó đến, hoặc đợi chờ cách năng động, tích cực, tận dụng những cơ hội hiện tại, để phát triển và thu lượm những hiểu biết, kinh nghiệm, chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện trong tương lai những điều ước mong.
Trên đời này có nhiều thứ đáng để ta phải chờ đợi. Đối với chúng tôi, đó là thiên chức linh mục. Mong có ngày bước đến bàn thánh để tế lễ Thiên Chúa, đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Đó là lý tưởng và ý nghĩa của đời chúng tôi, cho dù phải bỏ ra bao công sức, thời gian, bao cố gắng hy sinh cũng không quản.
Từ năm 1956 khi vào Tiểu chủng viện Gioan đến năm 1992 khi trở lại Đại chủng viện Giuse và thụ phong linh mục năm 1994, suốt 38 năm ngày nào cũng như ngày nào, khi đọc kinh sáng và đọc kinh tắt lửa, tôi hằng nguyện xin Chúa và Đức Mẹ bảo vệ, phù trì tôi được giữ ơn gọi linh mục, cho tôi làm linh mục, tôi chưa hề xin được làm chức vụ nào khác. Cuối cùng, Chúa đã nhậm lời tôi khẩn nguyện khi Ngài nâng tôi lên chức linh mục. Hơn nữa, Chúa còn cho tôi đi tu học ở Rôma. Nay phải đảm nhiệm những chức vụ khác nhau trong giáo phận, bây giờ tôi chỉ xin Chúa giúp làm tròn trách nhiệm Chúa và Giáo hội trao phó.
Có người hỏi tôi sao có thể gìn giữ và trung thành với ơn gọi linh mục lâu thế?
- Trước tiên phải trả lời: Tất cả đều là hồng ân Thiên Chúa, Chúa cao cả toàn năng, ta thấp hèn bé mọn, nếu không có Chúa, ta chẳng thể làm gì được. Thiên Chúa là vua lịch sử, mọi biến cố dòng đời đều trong tay quyền phép của Người, loài người không thể chống cưỡng, thay đổi được chương trình của Chúa, tất cả đều do sự quan phòng tốt lành của Thiên Chúa. Chúa thương yêu ta từ thuở đời đời, mọi sự đều bởi ơn Chúa mà ra, như thánh Phaolô dạy:
“Thiên Chúa làm cho mọi sự để sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định” (Rm 8,28). “Những ai Thiên Chúa tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm nên công chính; những ai Người đã làm nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang” (Rm 8,30). Thiên Chúa toàn năng, đối với Ngài, không gì là không có thể. Phần ta, ta cũng phải góp phần, nhưng phần đó rất nhỏ nhoi, việc đó chỉ là ta xin vâng, mở rộng tâm hồn ra thi hành theo thánh ý Chúa, còn bao nhiêu Chúa bù. Người sẽ ban cho ta ân phúc, khả năng để ta hoàn thành nhiệm vụ Chúa trao phó cho ta.
Ở đời có nhiều cái lo, cái đầu tiên là lo kiếm sống, mà Chúa đã nói đừng lo ăn gì, mặc gì, vì chim trời, hoa đồng nội còn được Chúa nuôi dưỡng huống chi ta. Vả lại trong những thời kỳ khó khăn, tôi sống quen rồi nên nhu cầu sống không nhiều, ăn gì cũng ngon, mặc gì cũng được, ngủ đâu cũng xong. Nên tôi vẫn hát câu: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi.
Những lúc phải đối mặt tra khảo, tuy phải dự phòng trước phải đối phó thế nào đây, lo thì lo, nhưng phải cầu nguyện và phó thác cho tay quyền năng của Chúa, vì Chúa đã phán: “Anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì” (Mt 10,19).
Khi gặp thử thách sóng gió bão tố cuộc đời, và giữa những trận bom đạn ngày đêm suốt 6 năm trong cuộc chiến tranh leo thang của Mỹ tại miền Bắc, tuy nhà của tôi bị hư hại nhiều nhưng bản thân không hề hấn gì, tôi vẫn an bình phó thác và tin tưởng vào Chúa vì Ngài đã phán: “Can đảm lên! Thầy đây! Đừng sợ”.
Những lúc gặp thử thách thấy thời gian đợi chờ quá dài lâu, thì tôi lại nhớ đến tích thánh Alêxu thuở xưa trong vè của Cụ Sáu. Alêxu vốn thuộc dòng dõi quý phái, nhưng đã tự nguyện bỏ nhà ra đi tu trì mười sáu năm, rồi trở về nhà sống ẩn dật khó nghèo mười sáu năm dưới gầm cầu thang để nên thánh, cuộc sống mình hiện nay đã thấm vào đâu so với ông. Cả đến Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, khi nhập thể xuống cứu độ trần gian, còn sống âm thầm tại Nazareth ba mươi năm trước khi công khai rao giảng Tin mừng.
Những lúc cảm thấy bị hiểu lầm, vu oan lại nghĩ đến Chúa Giêsu, Người là Đấng cực thánh mà còn bị kết án tội đồ, bị khạc nhổ vào mặt, bị giật tóc và râu, bị đánh đòn, chịu đóng đanh, chết khổ nhục trên thập giá, Chúa còn chịu thế, huống chi mình là kẻ phàm hèn tội lỗi, những đau khổ của mình đã là gì, thật nhỏ nhoi so với Chúa.
Tôi đã dám chấp nhận cái gì tồi tệ nhất, dám mất hết, song cái tệ nhất thường là không xảy đến, nên trong thực tế cho dù cái gì có xảy ra mình cũng chịu được.
- Thứ hai: Ý thức được rằng Giáo hội cần đến ta. Giáo hội là đền thờ Chúa Thánh Thần, được xây bằng những viên đá sống động là mỗi người chúng ta, chúng ta là những cánh tay nối dài của Giáo hội. Trong thời kỳ khó khăn, Giáo hội cần những người tín hữu kiên trung làm chứng nhân cho đức tin, càng khó, càng hiếm, thì càng cần hơn. Tự xét bản thân, thấy mình được Giáo hội nuôi dưỡng, dạy dỗ, mình phải biết ơn và báo đáp nghĩa tình đó, không nên phụ tấm lòng tin tưởng và mong đợi của Giáo hội đặt ở nơi mình.
- Thứ ba: Nơi nào có đàn áp, nơi ấy có đấu tranh.
Là người, ta phải biết tự trọng, lý tưởng của ta là chính đáng, tốt đẹp, cần thiết mà người ta xâm phạm đến quyền con người của ta, tự do của ta, o ép, cấm đoán, bắt chúng ta từ bỏ ý nghĩa của đời mình, dùng quyền lực nhằm bẻ gẫy ý chí của ta, thì nhất định không chịu. Dù họ có thể hành hạ thể xác, nhưng tâm hồn ta vẫn kiên vững, họ càng áp chế, ta càng phải đứng vững hơn, kiên trì hơn, để họ thấy là không thể dùng cường quyền mà áp đảo công lý. Vì Chúa đã phán: “ Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác” (Mt 10,28). Gắng làm sao sống xứng là chứng nhân cho đức tin, xứng là môn đệ của Đức Ki tô.
Tóm lại:
Dâng hiến đời mình để làm vinh danh Thiên Chúa, rao giảng Tin Mừng để mở mang Nước Chúa, xây dựng Giáo hội giữa trần gian.
Nhận ra lý tưởng linh mục của mình là cao đẹp, gắng học tập, tu luyện để tiến tới mục đích đó bằng mọi cách, trong mọi hoàn cảnh, càng khó khăn gian khổ, càng phải cố vượt qua, lợi dụng những thử thách hy sinh trong giờ phút hiện tại để rèn luyện mình cho trưởng thành hơn.
Tuy thế vẫn phải nắm chắc lấy hiện tại, sống trong giờ phút hiện tại, làm tốt những gì ta có thể, tìm những cái hay, cái tốt mà tiếp thu, nhớ những gì không hay để xa lánh, luôn hy vọng hướng về tương lai, như thế mỗi ngày ta vẫn tiệm tiến đến gần mục đích của mình hơn.
Bớt ham muốn tiền tài, danh vọng, quyền thế, ít tham vọng thì đỡ thất vọng. Ít nghĩ đến mình, nghĩ nhiều đến tha nhân.
Phó thác mọi sự trong bàn tay quyền phép của Chúa quan phòng, tin tưởng vào lòng từ bi xót thương của Chúa, vì Người luôn muốn và làm điều tốt cho con cái của Người và có thể rút điều tốt ra từ cái xấu. Hãy trông cậy vào Chúa, Người sẽ ban cho chúng ta bội hậu hơn cả những điều ta ước mong. Vì như Chúa dạy:
“Anh em đừng lo lắng tự hỏi: ta sẽ ăn gì, uống gì, mặc gì. Tất cả những thứ đó dân ngoại vẫn tìm kiếm. Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ cho thêm”.
PV: Những kinh nghiệm của một Giáo sư và Giám Đốc Đại chủng viện sẽ giúp Đức cha những gì trong nhiệm vụ của một Giám Mục?
Đức cha Laurensô Chu Văn Minh:
Giáo phận là một cộng đồng các tín hữu được giao phó cho sự chăm sóc của một Giám mục với sự cộng tác của hàng linh mục. Do đó, ta thấy giữa Giám mục và linh mục đoàn có một sự hiệp thông do chức linh mục thừa tác là cùng tham dự vào chức tư tế duy nhất của Đức Kitô dầu theo cấp độ khác nhau. Vì thế, linh mục là những cộng sự viên gần gũi nhất trong thừa tác vụ của Giám mục.
Tôi đã sống ở đời như một người tín hữu 50 năm, trải qua các lứa tuổi thiếu niên, thanh niên, trung niên và đứng tuổi, trong những lúc hoàn cảnh khó khăn cũng như thuận lợi, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình. Nhờ đó tôi có thể hiểu được giáo dân quan niệm thế nào về linh mục và những điều họ trông mong ở hàng giáo sĩ.
Trong nhiều năm, với vai trò là người phụ trách các ứng sinh, và những năm gần đây với cương vị là giáo sư và giám đốc Đại Chủng Viện, thì các chủng sinh - linh mục tương lai là đối tượng chính tôi phải quan tâm chăm sóc. Nay là Giám mục, tôi phải quan tâm đến cả các linh mục đã ra trường. Vậy trách nhiệm tôi là phải đào luyện các linh mục thế nào để thành những linh mục như lòng Chúa và Giáo hội ước mong và đáp ứng được những kỳ vọng mà giáo dân đặt nơi các ngài.
Chúng ta biết rằng việc đào tạo linh mục toàn vẹn là một tiến trình biến đổi nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu Mục tử. Với bốn chiều kích: nhân bản, thiêng liêng, tri thức và mục vụ, tiến trình này được thực hiện một cách tiệm tiến qua 3 giai đoạn: trước Chủng viện, tại Chủng viện và sau Chủng viện.
Vai trò của Giáo sư
Các Giáo sư tại Đại Chủng Viện không phải chỉ dừng lại ở chỗ trình bày, thông truyền cho chủng sinh những lý thuyết mà còn phải chia sẻ cả những kinh nghiệm tâm linh, những ứng dụng lý thuyết thánh kinh, triết học, thần học và cuộc sống.
Để giúp các linh mục tương lai có được những tâm tình, thái độ cư xử như Chúa Giêsu mục tử, và để họ có thể chu toàn sứ vụ loan báo Tin Mừng cho con người hôm nay, Giáo sư phải là người giúp họ hiểu biết về Thiên Chúa, về con người, về vũ trụ, về xã hội một cách tốt nhất bao nhiêu có thể. Điều khác biệt quan trọng và căn bản giữa Chủng viện và những trường đào tạo cán bộ chuyên môn khác là: trong khi các trường đào tạo chuyên môn nhằm trước hết đào tạo những kỹ năng, thì tại các Đại Chủng Viện, các chủng sinh được đào tạo nên đồng dạng đồng hình với Đức Kitô, rồi trên nền tảng đó mới đào tạo những khả năng thích hợp của người mục tử tốt lành. Nhiệm vụ của các giáo sư thần học còn là thăng tiến đức tin, khơi dậy và thông truyền nhận thức đức tin và là chứng nhân đức tin nhân danh Chúa và Giáo Hội.
Ngoài một nền học vấn vững chắc, khả năng về tâm lý, sư phạm để hướng dẫn và giúp các chủng sinh trong đời sống học tập, nghiên cứu, các Giáo sư phải có đời sống nội tâm kết hợp sâu xa với Thiên Chúa và lòng yêu mến Giáo Hội.
Một điều không thể thiếu là có những đặc tính cần thiết của một người thầy, một người hướng dẫn ân cần và kiên quyết, thanh thản và dứt khoát, giáo sư còn phải là người anh quảng đại, người bạn đồng hành đầy yêu thương, nhẫn nại dẫn dắt những người trẻ tiến lên trên con đường hoàn thiện và phải là tấm gương cho chủng sinh noi theo.
Vai trò Giám đốc
Giám đốc là người có trách nhiệm chính trong việc điều hành các sinh hoạt trong Đại Chủng Viện:
Phải theo sát các chỉ dẫn chung của Giáo hội trong công cuộc đào tạo. Thống nhất với Ban Giám đốc về đường hướng và phương pháp đào tạo. Giám đốc phải chia sẻ trách vụ với những thành viên khác trong Ban Giám đốc. Điều động, phối hợp các thành viên trong Chủng viện để thực hiện chương trình đào luyện.
Tích cực tham dự vào toàn bộ tiến trình đào tạo cho từng chủng sinh. Vì thế Giám đốc phải thường xuyên gặp gỡ các chủng sinh để có thể hiểu biết, hướng dẫn và có những quyết định đúng đắn về hành trình ơn gọi của họ. Giám đốc không phải chỉ là một người lãnh đạo, nhưng còn phải là người cha nhân hiền của chủng sinh.
Vai trò Giám mục
Giám mục chính là người tiếp tục việc đào tạo sau Chủng viện qua việc thường huấn và gặp gỡ trao đổi, để áp dụng thực tế những lý thuyết đã học và cập nhật những vấn đề mới về thần học, luân lý, cũng như xã hội.
Nói chung, dù ở cương vị nào, Phụ trách ứng sinh, Giáo sư, Giám đốc, Giám mục, ngoài khả năng chuyên môn, tư cách, phẩm giá cần thiết để hoàn thành chức phận, điều không thể thiếu của người lãnh đạo cộng đoàn dân Chúa, đó là tình yêu thương chân thành đối với đoàn chiên. Noi gương Chúa Giêsu Kitô xưa, yêu chiên đến nỗi hy sinh mạng sống vì đàn chiên.
Chúa Giêsu chọn Phêrô không theo tiêu chuẩn thông minh, tài ba, khôn khéo, đạo đức, mà chỉ theo một tiêu chuẩn, đó là tình yêu. Chúa hỏi Phêrô 3 lần: Con có yêu thầy không? Sau khi ông thưa 3 lần là có yêu, Chúa mới trao phó đoàn chiên của Ngài cho ông coi sóc.
Thế nên, ngoài công việc mục vụ, tương quan giữa Giám mục và linh mục phải là tương quan tình yêu. Giám mục phải lấy tình của người cha, người anh mà đối xử với các linh mục của mình, yêu mến họ, lắng nghe, tiếp đón, sửa dạy, củng cố, mời gọi họ cộng tác, và quan tâm đến cả đời sống đa dạng về mặt nhân bản, thiêng liêng, thừa tác vụ và tài chính của họ. Giám mục cần đặc biệt quan tâm tới các linh mục trong các giai đoạn và tình huống cụ thể:
- Trong giai đoạn đầu đời linh mục, khi mới thụ phong, khi nhận bài sai hay khi thay đổi nhiệm vụ mới.
- Khi một linh mục cao niên hay phải rời bỏ vai trò lãnh đạo một cộng đoàn hoặc rời bỏ nhiệm vụ, một trách nhiệm trực tiếp và những tình huống tương tự, Giám mục có bổn phận làm sao cho linh mục đó thấy được lòng biết ơn của Giáo hội, nhất là Giáo phận đối với những hy sinh và những nhiệm vụ mà linh mục đó gánh vác. Và trong hoàn cảnh mới, cần giúp linh mục cảm nghiệm được mình vẫn có giá trị trong linh mục đoàn, vẫn có khả năng đóng góp trong việc xây dựng Hội Thánh bằng chính đời sống gương mẫu và lời cầu nguyện, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm đã qua cho các linh mục trẻ.
- Đối với các linh mục già yếu, bệnh tật, Giám mục cần bày tỏ tình anh em gần gũi, giúp họ vững tin rằng họ vẫn được coi là anh em.
- Đối với những linh mục vì lý do nào đó thất bại trong việc chu toàn các trách vụ hay lỗi sự trung tín của mình đối với lời mời gọi của Chúa, Giám mục cần quan tâm, đồng hành, cảm thông thực sự, khoan dung và sửa dạy tận tình.
Các linh mục trông chờ ở Giám mục không chỉ là một người lãnh đạo khôn ngoan, một chứng nhân đức tin anh dũng, một người thầy uyên bác mà còn là một người cha yêu thương khoan dung, nhân hậu.
Người ta nói: “Chân đèn là nơi tối nhất.” Hoặc “Bác ái nơi nao, cầu ao rách nát.” Người đời hay đi tìm những nơi xa, những đối tượng lạ, những nhân vật vĩ đại để thực thi những sự vụ lớn lao, nhưng lại quên những gì bình thường trước mắt hay bên cạnh. Đối với khách lạ, chúng ta thường tỏ ra quan tâm, xử sự lịch thiệp, nhưng đối với những người nhà lại tỏ ra thờ ơ, lãnh đạm, thô cứng. Do đó, Giám mục cần hết lòng lưu tâm đến linh mục đoàn, vì đó là những người cộng tác đắc lực nhất, những người anh em thân thiết nhất, những người con yêu mến nhất của mình.
Tôi may mắn được làm việc phụ giúp Đức Tổng Giám Mục Giuse, Ngài lấy khẩu hiệu là “CHẠNH LÒNG THƯƠNG”, đó là trái tim cảm nghiệm yêu thương. Ngài đã sống và thực hiện phương châm yêu thương đó đối với các thành viên trong hàng giáo sĩ của Tổng giáo phận Hà Nội. Từ những bậc cao niên đã nghỉ hưu như Đức Hồng Y Phaolô Giuse, Đức Cha Phaolô, những linh mục già cả đến những linh mục yếu đuối về khía cạnh nào đó, cả đến các chủng sinh, các ứng sinh và những người giúp việc trong nhà, mọi người đều được Ngài quan tâm săn sóc chu đáo.
Khẩu hiệu của tôi là “PHỤC VỤ TRONG ĐỨC ÁI”, đó là bàn tay thực thi yêu thương. Tôi thiết nghĩ, YÊU THƯƠNG đó là điểm tâm đắc chung giữa Đức Tổng Giám Mục Giuse và tôi. Trái tim và bàn tay đó là hai yếu tố của một hành động YÊU THƯƠNG hữu hiệu. Có câu “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.” Tôi thiển nghĩ đó cũng là một sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Xin tạ ơn Thiên Chúa và ngợi khen danh Ngài.
Nguyện ước suốt đời tôi là luôn có con tim rung cảm yêu thương và bàn tay thực thi bác ái, noi gương ĐỨC GIÊSU MỤC TỬ NHÂN HIỀN, trong trách vụ phụng sự Giáo phận và Giáo hội. Ước chi mọi thành phần trong Tổng Giáo phận Hà Nội, nhất là linh mục đoàn trở nên một đại gia đình, mọi thành viên đều sống vui tươi, hạnh phúc, yêu thương, đoàn kết, hợp nhất, nâng đỡ, đùm bọc nhau trong tình bác ái Kitô.
Hà Nội, Lễ cầu cho đời thánh hiến 02-02-2009
+ Laurensô Chu Văn Minh,
Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hiệp thông nhân vị và quản lý tạo vật (6)
Nguyễn Kim Ngân
15:34 09/02/2009
Hiệp Thông Nhân Vị Và Quản Lý Tạo Vật (6)
III. Ngôi Vị và Cộng Đồng
40. Các nhân vị được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa chính là các hữu thể có xác thân, và căn tính nam và nữ đòi hỏi con người dấn thân vào cuộc hiệp thông đặc biệt với nhau. Như ĐTC Gioan Phaolô II đã dậy, ý nghĩa hôn phối của thân xác được thể hiện trong sự thân mật, và tình yêu nhân loại được phản chiếu qua cuộc thông hiệp của Tam Vị mà tình yêu hỗ tương giữa các Ngài được thấy lan tỏa trong công trình tạo dựng và cứu chuộc. Chân lý này nằm ở ngay trọng tâm khoa nhân học Kitô giáo. Hữu thể con người được tạo dựng theo ‘imago Dei,’ rõ ràng xét như những ngôi vị có khả năng yêu thương và hiểu biết, vừa mang tính cá nhân vừa mang tính liên cá nhân. Chính do yếu tính của ‘imago Dei’mà con người trở thành những hữu thể xã hội và có tính tương giao với nhau, giữa một gia đình nhân loại, mang mối dây hiệp nhất được thể hiện và hình tượng hóa trong Hội Thánh.
41. Nói đến nhân vị là nói đến cả căn tính bất khả giản lược và nội tại tính cấu thành cá thể biệt loại, lẫn mối tương giao căn bản với các nhân vị khác vốn là nền tảng của cộng đồng nhân loại. Trong bối cảnh Kitô giáo, căn tính cá nhân này—vốn hướng mở về tha nhân—đuợc xây dựng chính yếu trên Ngôi Vị của Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa không hề là một hữu thể cô độc, mà là một hiệp thông của Ba Ngôi Vị. Dựa trên bản tính Thiên Chúa, căn tính của Chúa Cha chính là Phụ tính của Ngài, mối tương giao của Ngài với Chúa Con và Chúa Thánh Thần; căn tính của Chúa Con chính là mối tương giao Ngài có với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần; căn tính của Chúa Thánh Thần chính là mối tương quan Ngài có với Chúa Cha và Chúa Con. Mạc khải Kitô giáo đã đưa đến việc phát biểu khái niệm ngôi vị và đặt cho nó một ý nghĩa thần linh, Kitô học và Tam Vị. Quả vậy, không ai cô độc lẻ loi giữa vũ trụ cả, mà luôn được tạo thành cùng với tha nhân, để cùng với họ xây dựng nên một cộng đồng.
42. Kết quả là hữu thể cá biệt cũng là hữu thể xã hội. Hữu thể con người chỉ thực sự là con người khi nó hiện thực hóa cái yếu tố xã hội căn cốt này, xét như một nhân vị giữa lòng một cộng thể gia đình, tôn giáo, dân sự, chức nghiệp, cũng như các cộng thể khác vốn cùng nhau tạo thành xã hội con người. Trong khi xác nhận tính cách xã hội làm nền tảng cho hiện hữu con người, văn minh Kitô giáo đã thừa nhận giá trị tuyệt đối của nhân vị con người cũng như tầm quan trọng của các quyền cá nhân và tính đa nguyên của văn hóa. Trong trật tự tạo vật, luôn luôn có một mối căng thẳng giữa cá nhân và các đòi hỏi của đời sống xã hội. Tuy nhiên, nơi Ba Ngôi, ta thấy đuợc mối hài hòa tuyệt hảo giữa các Ngôi Vị khi cùng chia sẻ sự hiệp thông đời sống duy nhất của Thiên Chúa.
43. Mỗi cá nhân con người cũng như toàn thể cộng đồng nhân loại đều được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa. Trong duy nhất tính nguyên thủy của nó—mà Ađam là biểu tựợng—nhân loại đuợc tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi. Thuận theo ý định của Thiên Chúa, nhân loại trải qua những bước thăng trầm suốt dòng lịch sử của mình, trên đường đi tới một hiệp thông toàn hảo, cũng do thánh ý Thiên Chúa an bài, nhưng cần phải được thực hiện trọn vẹn. Theo ý nghĩa này, hữu thể con người chia sẻ tình liên đới của một duy nhất tính, một mặt đã hiện hữu, mặt khác lại còn phải hướng tới. Tuy cùng chia sẻ một bản tính nhân loại được tạo dựng và cùng tuyên xưng một Thiên Chúa Ba Ngôi hằng ngự trị nơi ta, thế nhưng ta vẫn bị tội lỗi xâu xé và hằng trông mong cuộc trở lại vinh thắng của Chúa Kitô, Đấng sẽ phục hồi và tái tạo sự hiệp nhất mà Thiên Chúa muốn, qua công trình sau cùng là cứu chuộc tạo vật (x. Rom 8:18-19). Sự hiệp nhất này của gia đình nhân loại cần phải được thể hiện một cách cánh chung. Hội Thánh là bí tích cứu độ và vương quốc của Thiên Chúa: là Công giáo, Hội Thánh quy tụ mọi người lại với nhau dù khác biệt chủng tộc và văn hóa; là duy nhất, Hội Thánh đi tiên phong trong việc hiệp nhất toàn thể cộng đồng nhân loại theo Thánh Ý Chúa; là thánh thiện, Hội Thánh đuợc Chúa Thánh Thần thánh hóa và dùng các bí tích để thánh hóa mọi người; là tông truyền, Hội Thánh tiếp nối sứ mệnh của những người đã được Chúa Kitô tuyển chọn để dần dần hoàn tất sự hiệp nhất toàn thể nhân loại cũng như hoàn thành kế hoạch tạo dựng và cứu chuộc đúng theo Thánh Ý Chúa.
IV. Tội Lỗi và Cứu Độ
44. Vì được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người là những nhân vị được cấu tạo theo cách thức là có khả năng cưu mang lấy sự hiệp thông này một cách tự do. Tự do chính là món quà đến từ Thiên Chúa, nhờ đó, con người có thể chọn lựa sự hiệp thông mà Chúa Ba Ngôi trao tặng cho mình như là sự thiện hảo tối hậu. Nhưng nếu có tự do thì cũng có thất bại của tự do. Thay vì ôm ẵm sự thiện hảo tối hậu là thông phần đời sống Thiên Chúa, con người có thể--và thực sự đã—quay lưng lại, để thụ hưởng những thứ thiện hảo nhất thời, có khi chỉ là thiện hảo tưởng tượng. Tội lỗi chính là sự thất bại của tự do, chính là quay lưng chối từ lời mời gọi thông hiệp của Thiên Chúa.
45. Nhìn trong bối cảnh ‘imago Dei,’ vốn tự cơ cấu hữu thể học của nó đã mang tính chất căn cốt là đối thoại hoặc tương giao, thì tội lỗi—xét như một gẫy đổ trong tương quan với Thiên Chúa—chính là sự méo mó tạo ra cho ‘imago Dei.’ Ta có thể thấy đuợc các chiều kích của tội lỗi nếu nhìn trong ánh sáng các chiều kích của ‘imago Dei’ vốn bị tội lỗi làm phương hại. Tính chất xa rời Thiên Chúa một cách căn bản này cũng làm băng hoại mối tương giao với người khác (x. 1 Jn 3:17), và thực sự tạo ra nơi con người sự phân hóa xác và hồn, trí năng và ý chí, lý trí và tình cảm (Rom 7:14f). Nó còn ảnh hưởng đến sự hiện hữu thể lý, đem lại khổ đau, bệnh tật và sự chết. Thêm nữa, y như ‘imago Dei,’ tội lỗi cũng mang theo một chiều kích lịch sử. Chứng từ của Thánh Kinh cho ta thấy một nhãn quan về lịch sử tội lỗi, gây ra do việc từ chối lời mời thông hiệp của Thiên Chúa ngay từ buổi hừng đông của lịch sử nhân loại. Sau cùng, tội lỗi còn ảnh hưởng đến chiều kích xã hội của ‘imago Dei,’ khiến ta dễ phân biệt được các ý hệ và cơ cấu vốn là biểu lộ khách quan của tội lỗi và ngăn chận con người thể hiện hình ảnh Thiên Chúa.
46. Các nhà chú giải Kinh thánh Công giáo và Tin Lành ngày nay đều đồng ý rằng ‘imago Dei’ không bao giờ có thể bị tội lỗi hoàn toàn tiêu hủy được, bởi lẽ chính nó định tính cho cả cơ cấu bản tính nhân loại. Phần mình, truyền thống Công giáo luôn luôn nhấn mạnh rằng, cho dù có bị bóp méo hay làm băng hoại, ‘imago Dei’ không bao giờ có thể bị tội lỗi tiêu hủy được. Cơ cấu mang tính đối thoại hoặc tính tương giao của ‘imago Dei’ không bao giờ mất được, nhưng duới chế độ tội lỗi, bước đường đi tới việc thể hiện mang tính Kitô học đã bị chận lại. Hơn nữa, cho dù lịch sử tính có bị tội lỗi gây ảnh hưởng, cơ cấu hữu thể học của ‘imago Dei’ vẫn nguyên tuyền trước các hành vi tác yêu tác quái của tội lỗi. Trong bối cảnh này, như nhiều Giáo Phụ đã xác nhận khi phi bác các lập luận của phái Ngộ Đạo và Manikê, tự do—vốn định tính cho hành vi nhân linh và là nền tảng cơ cấu hữu thể học của ‘imago Dei,’—không thể bị triệt tiêu, ngay cả khi tình huống trong đó tự do được hành xử có bị tác động phần nào bởi hậu quả của tội lỗi. Sau hết, ngược lại với quan điểm cho rằng ‘imago Dei’ hoàn toàn bị tội lỗi làm băng hoại, truyền thống Công giáo luôn nhấn mạnh rằng ân sủng và ơn cứu độ chỉ là ảo tưởng nếu nó thực sự không biến cải được thực tại hiện hữu của bản tính con người, cho dù trĩu nặng tội lỗi đến đâu.
47. Hiểu trong bối cảnh thần học về ‘imago Dei,’ cứu độ chính là việc phục hồi lại hình ảnh Thiên Chúa qua Chúa Kitô, vốn là hình ảnh tuyệt hảo của Chúa Cha. Qua cuộc khổ nạn, cái chết, và phục sinh đem lại ơn cứu độ, Chúa Kitô khiến ta trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài qua việc ta thông phần vào mầu nhiệm Vượt Qua, để rồi tái tạo ‘imago Dei’ lại trong chiều hướng hiệp thông đời sống của Chúa Ba Ngôi. Trong bối cảnh này, cứu độ không là gì khác ngoài việc biến đổi và chu toàn đời sống cá nhân con người, vốn được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, và nay được tái định hướng về việc thông phần thực sự vào đời sống Thiên Chúa, qua ân sủng cuộc nhập thể và ngự trị của Chúa Thánh Thần. Truyền thống Công giáo thật đúng khi nói đến việc hiện thể hóa nhân vị. Bị tội lỗi làm tổn thương đức ái, con người không thể hoàn tất được việc thể hiển chính mình nếu không có tình yêu tuyệt đối và từ ái của Thiên Chúa biểu lộ qua Chúa Giêsu Kitô. Nhờ cuộc biến đổi mang tính cứu độ này, qua Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần, mọi sự trong vũ trụ cũng sẽ được biến đổi để rồi có thể chia sẻ vinh quang Thiên Chúa (Rom 8: 21).
48. Theo truyền thống thần học, con người bị tội lỗi làm xiểng liểng nên luôn cần được cứu độ, thế nhưng nó vẫn có niềm ao ước tự nhiên là được nhìn ngắm Chúa—capax Dei—điều này, xét như là hình ảnh Thiên Chúa, tạo thành một năng động tính hướng về Thiên Chúa. Tuy tội lỗi không thể tiêu hủy được, nhưng xu hướng này cũng không thể trở thành hiện thực nếu không có ơn cứu độ của Chúa. Có nghĩa là tuy gặp phải nhiều trở ngại khi hướng vọng về Chúa, nhưng con người vẫn có khả năng nhận lãnh tác động cứu độ của Ngài. Các định thức truyền thống này vừa xác nhận rằng xu hướng con người hướng ngả về Thiên Chúa thì bất khả hủy hoại, lại vừa cho thấy ơn cứu độ thực sự thiết yếu. Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người được truyền khiến—một cách tự nhiên—tiến đến sự vui hưởng tình yêu Thiên Chúa, thế nhưng chỉ duy ân sủng Thiên Chúa mới làm cho sự tự do thong dong hướng đến tình yêu này trở thành khả hữu và kiến hiệu. Như thế, ân sủng không chỉ là một thứ thuốc chữa trị tội lỗi, mà còn là một biến đổi đầy phẩm chất của tự do con người, thứ tự do mà Chúa Kitô làm thành khả hữu, và thứ tự do như được giải phóng để trọn vẹn hướng về sự Thiện Hảo.
49. Thực tại tội lỗi cá nhân cho thấy rằng hình ảnh Thiên Chúa không hề hướng mở về Thiên Chúa theo kiếu tất yếu và không hàm hồ, mà có thể lại khép kín vào chính nơi mình. Cứu độ là dùng thập giá để giải thoát con người ra khỏi cái xu hướng tự xưng tụng này. Khởi sự từ cuộc khổ nạn, cái chết và phục sinh của Chúa Kitô, mầu nhiệm vượt qua khiến cho mỗi người có thể thông phần vào cái chết cho tội lỗi, ngõ hầu tiến đến sự sống trong Chúa Kitô. Thập gía không hề là sự hủy hoại cho con người, mà là bước đường đưa đến nguồn sống mới.
50. Với con người đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, thì các hiệu quả của cứu độ có thể thủ đắc được qua ân sủng của Chúa Kitô, là Đấng—như một Ađam mới—trở thành đầu của một nhân loại mới và tạo dựng cho con người một tình huống cứu độ mới qua cái chết hy sinh vì tội nhân và qua sự phục sinh của Ngài (x. 1 Cor 15:47-49; 2 Cor 5:2; Rom 5:6ff). Như thế, con người trở thành một tạo vật mới (2 Cor 5:17) có khả năng sống một đời sống tự do mới, tự do thoát khỏi tội lỗi, và tự do hướng về đời sống.
51. Con người được giải thoát khỏi tội lỗi, khỏi lề luật, và khỏi đau khổ cũng như sự chết. Trước hết, cứu độ là giải phóng khỏi tội lỗi, để giao hòa với Thiên Chúa, nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, cho dù phải liên tục phấn đấu chống lại tội lỗi (x. Eph 6:10-20). Hơn nữa, cứu độ không phải là giải phóng khỏi luật lệ mà là khỏi bất kỳ một chế độ duy luật nào chống lại Thánh Thần (2 Cor 3:6) và đi ngược lại tác động của tình yêu (Rom 13:10). Cứu độ đem lại sự giải phóng khỏi đau khổ và sự chết, trong ý nghĩa mới là sự thông phần mang tính cứu độ qua cuộc khổ nạn, cái chết và phục sinh của Chúa Con. Tiếp đến, theo niềm tin Kitô giáo, giải phóng khỏi tội lỗi là để được thong dong hướng về Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần; giải phóng khỏi lề luật để được tự do yêu mến chân thực; giải phóng khỏi sự chết là để tự do sống đời mới trong Thiên Chúa. Sự thong dong này có thể có được là nhờ Chúa Giêsu Kitô, Ngài là hình ảnh hoàn hảo của Chúa Cha, Đấng khôi phục lại hình ảnh Thiên Chúa nơi con người.
V. Imago Dei (hình ảnh Thiên Chúa) và Imago Christi (hình ảnh Chúa Kitô)
52. “Thực vậy, chỉ trong mầu nhiệm Ngôi Lời mặc xác phàm mà mầu nhiệm con người mới thực sự được soi tỏ. Bởi lẽ Ađam, con người thứ nhất, là hình bóng của nhân vật phải đến, tức là Chúa Giêsu. Ngay giữa nguồn mạc khải về Chúa Cha và tình yêu Ngài, Chúa Kitô, vốn là Ađam mới, đã mạc khải trọn vẹn con người cho chính nó, và đã soi sáng cho tiếng gọi cao cả nhất của nó. Chính vì vậy mà tất cả mọi chân lý ta đã đề cập đến đều phải tìm thấy nơi Chúa Kitô nguồn mạch và hiện thân toàn hảo nhất” (GS 22). Đoạn văn thời danh này trích từ Hiến Chế về Giáo Hội trong thế giới ngày nay thực sự thích hợp để kết luận cho bản tóm tắt các yếu tố chính yếu trong nền thần học về ‘imago Dei.’ Bởi vì chính Chúa Giêsu Kitô đã mạc khải cho con người trọn vẹn hữu thể của nó, trong bản chất nguyên thủy, trong định mệnh sau cùng, và trong thực tại hiện thời của nó.
53. Nguồn gốc con người phải được tìm thấy nơi Chúa Kitô: bởi vì nó được tạo dựng “nhờ Ngài và trong Ngài” (Col 1:16), “là Ngôi Lời, cũng là sự sống…và ánh sáng của mỗi một con người đến trong trần gian này” (Jn 1:3-4, 9). Cho dù nói rằng con người được tạo dựng từ hư vô (ex nihilo) thì thật đúng, tuy nhiên, ta vẫn có thể bảo rằng con người được tạo dựng từ sư sung mãn (ex plenitudine) của Chúa Kitô, Ngài vừa là tạo hóa, vừa là trung gian, lại vừa là cùng đích của con người. Chúa Cha đã định liệu cho ta làm con cái Ngài, và “nên đồng hình đồng dạng với Con của Ngài là trưởng tử giữa một đàn em đông đúc” (Rom 8:29). Như thế, ý nghĩa của câu “được tạo dựng theo ‘imago Dei’” chẳng là gì khác ngoài ý nghĩa đã được mạc khải trong ‘imago Christi’. Nơi Ngài, ta nhìn thấy toàn thể sự thụ nhận từ Chúa Cha vốn phải là nét đặc trưng của hiện hữu con người. Cũng nơi Ngài, ta thấy được sự hướng mở về phía tha nhân trong thái độ phục vụ vốn phải là nét đặc trưng của mối tương giao ta có với các anh chị em trong Chúa Kitô. Và cũng chính nơi Ngài, ta cảm được lòng ưu ái và tình yêu thương tha nhân, điều mà Chúa Kitô—với tư cách là hình ảnh Chúa Cha—đã biểu lộ cho ta.
54. Nếu mọi khởi điểm của con người phải được tìm thấy nơi Chúa Kitô, thì cứu cánh của nó cũng vậy. Con người hướng ngả về vương quốc Chúa Kitô như là tương lai tuyệt đối, định mệnh sau cùng của hiện hữu con người. Bởi vì “mọi sự được tạo dựng nhờ Ngài và cho ngài” (Col 1:16), nên chúng tìm được hướng đi và định mệnh nơi Ngài. Chúa Kitô phải là sự sung mãn của con người, điều này chính là ý muốn của Thiên Chúa và được thể hiện vào thời cánh chung. Trong khi chờ Chúa Thánh Thần chu toàn việc thâu tóm tối hậu toàn thể nhân loại về với Chúa Kitô khi kẻ chết sống lại, thì con người đã chia sẻ việc trở nên tương đồng với Chúa Kitô ngay ở nơi đây, trong thời gian và lịch sử. Qua cuộc Nhập Thể, Phục Sinh và ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cái gọi là cánh chung đã có đây rồi; nó được khai mở, giới thiệu cho nhân loại, và cả sự thành toàn sau cùng của nó cũng đã được tiên liệu. Chúa Thánh Thần làm việc một cách nhiệm mầu nơi mọi người thành tâm thiện chí, trong xã hội và trên toàn thế giới, để biến cải và thần hóa con người. Hơn nữa, Chúa Thánh Thần còn làm việc qua các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể vốn là hình ảnh tiên báo bữa đại tiêc trên trời, là thông hiệp trọn vẹn trong Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
55. Nằm ở giữa nguồn cội và tương lai tuyệt đối của con người chính là tình huống hiện sinh của nhân loại mà ý nghĩa tròn đầy của nó cũng chỉ có thể được tìm thấy nơi Chúa Kitô mà thôi. Ta đã thấy rằng chính Chúa Kitô—qua cuộc nhập thể, tử nạn và phục sinh—đã phục hồi lại nguyên trạng hình ảnh Thiên Chúa nơi con người. “Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Col 1:20). Dù cuộc sống trĩu nặng tội lỗi, con người vẫn nhận được ơn tha thứ, và nhờ hồng ân Chúa Thánh Thần, con người biết rằng mình được cứu độ và công chính hóa nhờ Chúa Kitô. Con người tăng triển trong việc nên giống Chúa Kitô và hợp tác với Chúa Thánh Thần là Đấng—qua các bí tích—tác tạo con người theo hình ảnh Chúa Kitô. Như thế, cuộc sống hằng ngày của con người phải là một nỗ lực làm cho mình ngày càng trở nên phù hợp hơn với hình ảnh của Chúa Kitô, và phấn đấu để dành chiến thắng cuối cùng cho Ngài trên trần gian.
(còn tiếp)
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Ars Antiqua - Ausculta Fili
Nguyễn Trọng Đa
22:30 09/02/2009
Bản sơ thảo để xin ý kiến quý cha và anh chị em.
Ars Antiqua
Âm nhạc cổ. Âm nhạc của thế kỷ 12 và 13.
Ars Artium
Luận lý học, nghệ thuật của các nghệ thuật. Luận lý học được gọi là “nghệ thuật của các nghệ thuật”, bởi vì mọi hoạt động của trí tuệ con người đều tùy thuộc vào lý luận hợp lý.
Ars Moriendi
Nghệ thuật chết. Người ta chỉ có nghệ thuật chết bằng cách thực hiện lối sống đàng hoàng phải lẽ.
Ars Nova
Cuốn Ars Nova. Sách về các chuyên luận của Philippe de Vitry (1291-1361); âm nhạc nửa đầu thế kỷ 14
Article Of Faith
Tín khỏan, tín điều. Là từ ngữ được sách giáo lý của công đồng chung Trente sử dụng, để nói về Kinh tin kính của các Tông đồ: “Các chân lý chính mà Kitô hữu phải tin giữ là các chân lý, mà các thánh Tông đồ, là thủ lĩnh và thầy dạy đức tin, được Chúa Thánh Thần linh ứng, đã chia ra thành 12 tín khoản.” Tuy nhiên từ ngữ “tín khoản" có một lịch sử lâu dài và dùng để chỉ định những gì một người công giáo phải tin, được Giáo hội định nghĩa như là được mặc khải, và thường được thẩm quyền của Giáo hội và huấn quyền phổ quát xác nhận là được mặc khải trong Kinh thánh hoặc thánh truyền. (Từ nguyên Latinh articulus, thành phần, phần nối; nghĩa đen, miếng nối nhỏ.)
Artificial Insemination
Thụ thai nhân tạo. Tiến trình tinh trùng người nam và trứng người nữ gặp nhau mà hoàn toàn không có sự giao hợp. Từ lâu được dùng trong các loài động vật, sự thực hành này không nêu ra vấn đề luân lý nào trong các dạng thấp của sinh vật. Giáo hội Công giáo dạy rằng thụ thai nhân tạo ở người vi phạm nhân phẩm con người và sự thánh thiện của hôn nhân, vì nó trái với luật tự nhiên và luật Chúa. Giáo huấn Công giáo về thụ thai nhân tạo ở người đã được Đức giáo hoàng Pius XII tóm lược trong một bài diễn văn với các bác sĩ công giáo (ngày 29-9-1949). Các chiều kích khác nhau của sự vô luân lý này gồm có: trong sự thụ tinh của người cho (thụ tinh với yếu tố tích cực của người cho); sự xâm phạm của người thứ ba đối với khế ước hôn nhân trong một thứ ngoại tình máy moc; sự vô trách nhiệm của người nam vì không làm tròn trách nhiệm làm bố; và sự bất thường của người nam thủ dâm nhằm có thể cho tinh trùng. Ngay cả khi sự thụ tinh có thể thực hiện một cách nhân tạo mà không cần tinh trùng của người nam (không cần thủ dâm), lời dạy của Đức Giáo hoàng vẫn nói rõ rằng, bất cứ tiến trình nào, xa cách hành vi thánh thiêng của sinh sản trong sự giao hợp thân mật vợ chồng, đều là mâu thuẫn với sự thánh thiện và nhân vị thân mật của sự kết hợp hai người nên một xương một thịt, và chỉ có sự giao hợp như thế mới phù hợp cho việc sinh con cái. Tuy nhiên, bao lâu sự toàn vẹn của hành vi giao hợp vợ chồng được duy trì, các kỹ thuật lâm sàng khác nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho tiến trình thụ thai là không bị lên án.
Artophorion
Nhà tạm trong nghi lễ Byzantine. Là nhà tạm chứa Mình Thánh Chúa trong nghi lễ Byzantine. Các Kitô hữu phương Đông ly khai không có sự tôn kính đặc biệt đối với Mình Thánh Chúa được cất giữ, ngoại trừ khi Mình thánh Chúa được mang tới cho người bệnh.
Ascent Of Mount Carmel
Lên núi Carmel. Là tác phẩm đầu tay của thánh Gioan Thánh giá (1542-91) về đời sống thiêng liêng, được viết vào khoảng giữa năm 1578 và 1580. Sách nhắm tới những người đọc là người quan tâm đến việc linh hướng. Chủ đề của cuốn sách là sự thanh luyện cần thiết của tâm trí, ý chí, và ngũ quan để có sự kết hiệp với Chúa.
Asceterion Or Ascetery
Ẩn viện, tu viện, nhà tĩnh tâm. Là tu viện cho các ẩn sĩ; cũng là nhà tĩnh tâm hay nơi vắng vẻ để thực hành linh thao, nhất là linh thao của thánh Ignatius (1491-1556). Tên gọi này được đặt lần đầu tiên cho các tu viện được thánh Charles Borromeo (1534-84) lập ra tại Milan. (Từ nguyên Latinh asceteria, ẩn viện; từ chữ Hi Lạp ask_t_s, ẩn tu.)
Ascetical Theology
Thần học tu đức khổ chế. Là khoa học về các thánh dựa vào sự nghiên cứu cuộc sống của các ngài. Thần học này nhằm làm cho người ta nên thánh bằng cách giải thích sự thánh thiện là gì và làm sao đạt tới sự thánh thiện ấy. Đây là khoa học dẫn đưa các linh hồn đi vào đường thánh thiện nhờ sự trưởng thành trong đức ái và thực hành cầu nguyện dẫn đến chiêm niệm. Nó là một phần của thần học thiêng liêng, vốn tập trung vào sự cộng tác của con người vào ân sủng và nhu cầu cố gắng của con người để đạt tới sự thánh thiện.
Asceticism
Thuật khổ chế, đời khổ hạnh. Nỗ lực hoặc tập luyện thiêng liêng trong đường nhân đức. Mục đích là để tăng trưởng trong sự trọn lành Kitô gíao. Nguyên tắc và qui định của nó được phát triển trong thần học tu đức khổ chế. (Từ nguyên Hi lạp ask_tikos, nghĩa đen là tập luyện; cần cù; áp dụng cho các ẩn tu sống khổ chế để nên thánh.)
Aseity
Tự hữu tính. Là thuộc tính của Chúa là hiện hữu mà không cần sáng tạo. Tạo vật hiện hữu như là kết quả của các sinh vật khác và cuối cùng là bởi Chúa; do đó, sinh vật là “tha khởi” (ab alio). Nhưng Chúa là đấng tự hữu (a se); Ngài là tự hữu hoàn tòan. (Từ nguyên Latinh a, từ + se, mình)
Ashes, Blessed
Tro làm phép. Một á bí tích của Giáo hội được dùng chủ yếu trong ngày thứ Tư lễ Tro, để nhắc nhở tín hữu về sự chết và sự cần thiết phải ăn năn sám hối, nhất là trong Mùa Chay. Việc dùng tro, diễn tả sự tự hạ nhục và buồn thương, là phổ biến trong các tôn giáo cổ, và thường được nhắc đến trong Cựu ước. Được những người trở lại đạo từ Do Thái giáo đưa vào Giáo hội sơ khai, trong nhiều thế kỷ tro chỉ được bỏ trên đầu các người đền tội công khai, những người gây vấp phạm công khai. Tro cũng được rắc trên chiếc áo nhặm của những người đền tội ấy trong ngày Thứ Tư lễ Tro khi họ đứng ở cửa nhà thờ. Ngày nay, người công giáo, kể cả các linh mục, nhận tro đặt trên đầu mình và nghe vị đặt tro đọc lời "Hãy từ bỏ tội lỗi và tin vào Tin Mừng,” hoặc "Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về bụi tro.” Những cành lá không sử dụng trong ngày Chủ nhật Lẽ Lá sẽ được đốt lấy tro để sử dụng cho ngày Thứ Tư lễ Tro.
Ash Wednesday
Thứ tư lễ Tro. Ngày đầu tiên của mùa Chay. Ngày này được đặt tên như vậy vì trong ngày lễ ấy thường có rắc tro làm phép lên đầu các tín hữu. Ngày diễn ra lễ này tùy thuộc vào ngày Chủ nhật Phục Sinh. Trong thời Giáo hội sơ khai, các người đền tội công cộng được chấp nhận cho làm việc đền tội kể từ thứ Tư này. Và khi tập tục này không còn được áp dụng, từ thế kỷ thứ tám đến thế kỷ thứ mười, việc ăn năn sám hối chung của toàn cộng đoàn được tổ chức. Việc này được tượng trưng bằng sự rắc tro lên đầu các giáo sĩ và giáo dân.
Askesis
Askesis, sự thực hành linh thao. Một từ ngữ trong truyền thống đan tu phương Đông, để chỉ mọi hình thức giữ kỷ luật, qui định của cộng đoàn, nhận lãnh các bí tích, và tham gia vào phụng vụ thánh, để nhờ đó một tu sĩ lớn lên về đường thiêng liêng.
Asperges
Asperges, rảy nước thánh. Từ ngữ Latinh đầu tiên của Thánh vịnh "Xin Chúa dùng cánh hương thảo rảy nước trên tôi”, được dùng để gọi nghi thức rảy nướ thánh lên các tín hữu ở đầu lễ chủ nhật. Trong mùa Phục sinh, ca vịnh "Asperges" được thay thế bằng ca vịnh "Vidi Aquam" (Tôi đã thấy nước.) (Từ nguyên Latinh asperges, hãy rảy nước; từ chữ aspergere, rảy nước.)
Aspergill
Que rảy nước thánh. Một que nhỏ hoặc dụng cụ nhỏ dùng để rảy nước thánh trong các nghi thức phụng vụ.
Aspersion
Rảy nước (Kiểu rửa tội); sự rảy nước thánh. Là việc rửa tội, trong trường hợp khẩn cấp, bằng cách rảy nước thánh lên đầu người chịu phép Rửa tội. Từ ngữ này cũng dùng để gọi việc rảy nước thánh nói chung.
Aspiration
Lời nguyện tắt. Là lời nguyện ngắn theo công thức với khoảng mười chữ. Nó được diễn tả trong việc chọn từ ngữ, đôi khi là thi ca, với mục đích giúp người ta duy trì tinh thần hồi tâm trước sự hiên diện của Chúa vào đầu ngày. Các lời nguyện tắt này thường được Giáo hội ban tiểu xá. (Từ nguyên Latinh aspirare, nghĩa đen là thì thầm.)
Assent
Tin nhận, tín phục. Sự chấp nhận bằng trí tuệ một phán đóan đặc biệt là đúng sự thật. Sự đồng ý này là từ nội tâm, nhưng cũng có thể diễn đạt ra bên ngoài bằng lời nói hoặc dấu hiệu. Vì Giáo hội là một định chế hữu hình, các thành phần của Giáo hội không chỉ đồng ý với các gíao huấn của Giáo hội từ nội tâm, mà còn biểu lộ ra bề ngòai nữa. Và trong việc nhận lãnh một số bí tích, sự đồng ý bề ngòai cần được nêu rõ, chẳng hạn một vài dấu hiệu diễn tả việc chấp thuận người bạn đời của mình trong lễ cưới. (Từ nguyên Latinh assensus, đồng ý, chấp thuận, nhất là về phần tâm trí, tín phục.)
Assisi
Átxidi. Thành phố của thánh Phanxicô ở miền trung nước Ý. Là một trong các trung tâm nhiệt thành nhất về đường thiêng liêng của Kitô giáo. Tại đó, có một nhà thờ nhỏ trong một nhà thờ lớn, đó là nguyện đường Porziuncula được dòng Biển Đức tặng lại cho dòng Phanxicô và được thánh Phanxicô (1181-1226) đích thân trùng tu. Chính nơi đây, thánh nhân nhận được lời mời gọi của Chúa Kitô, và thành lập Dòng Anh Em Hèn Mọn. Cũng tại nơi đây thánh nữ Clara (1194-1253) nhận áo dòng và dòng nữ Clara khó nghèo thành hình. Cũng tại đây vào năm 1216, trong một thị kiến thánh Phanxicô tiếp nhận từ Chúa Kitô "Đại xá Átxidi," vốn trao đại xá cho bất cứ người hành hương nào đủ điều kiện nhận lãnh. Năm 1569 thánh Đức Giáo hòang Pius V ra lệnh xây cất một nhà thờ lớn tại đó, và Porziuncula trở thành một đền thánh nhỏ mà thôi. Nhà thờ đổi tên thành nhà thờ Đức Mẹ các Thiên thần, và đến năm 1909 được Đức Giáo hòang Puis X nâng lên hàng vương cung thánh đường với một nhà nguyện giáo hòang. Trận động đất năm 1832 phá hủy phần lớn phần bên trong nhà thờ, chỉ có mái vòm và nhà nguyện Porziuncula còn nguyên vẹn. Nhà thờ được trùng tu năm 1840. Nhà thờ thánh Đamianô, nơi các bà Clara đầu tiên trú ngụ cho tới năm 1260, được xây dựng một phần từ thế kỷ thứ tám. Nơi đây có phòng hát kinh và nhà ngủ nhỏ, nơi Đức Giáo hòang đã đến thăm thánh nữ Clara trước khi bà qua đời. Trên bàn thờ trong ngôi nhà nguyện dài bằng đá thô, có bản sao của cây thánh giá mà từ đó Chúa Kitô nói với thánh Phanxicô "Hãy đi sửa lại nhà Ta." Cây thánh giá gốc đã được đem đến vương cung thánh đường mới kính thánh Clara, khi nhà thờ cũ bị bỏ đi. Nhiều thánh tích Phan sinh được để trong vương cung thánh đường này, trong đó có mộ của thánh nữ Clara ở tầng hầm. Còn vương cung thánh đường dâng kính thánh Phanxicô nằm chồng lên một nhà thờ lớn khác, nơi có hầm mộ của "Il Poverello" (Tiểu tử thanh bần, một tên gọi của thánh Phanxicô.) Phần trên của nhà thờ có nhiều bức họa trên tường của danh họa Cimabue. Vương cung thánh đường phía dưới có nhiều ngôi nhà thờ nhỏ kính nhiều vị thánh, được trang trí với nhiều bức họa của các họa sĩ Giotto (1266-1337), Cimabue (1240-1302), và Lorenzetti (thế kỷ 14). Trong gian ngang của nhà thờ là bức họa nổi tiếng có nền mạ vàng, vẽ Đức mẹ, Chúa Hài nhi, với thánh Phanxicô và thánh Gioan, Đức Trinh nữ đang chỉ tay, nói với Con dấu ái của Ngài về vị tu sĩ thánh thiện. Áo dòng, mũ trùm đầu, và đôi dép cũ của thánh nhân, bộ luật dòng đầu tiên, và lá thư viết tay để chúc lành cho thầy Lêô còn được lưu giữ tại đây.
Assistants At The Throne
Các vị phụ tá ở ngai tòa. Đây là tên dành để gọi các thương phụ, tổng giám mục, và các giám mục, là những vị kể từ thế kỷ 11 được Đức Giáo hòang tôn vinh cách đặc biệt, vì trong các nghi thức phụng vụ, các vị được ngồi cạnh Đức Giáo hòang. Hiện nay các vị phụ tá ở ngai tòa cũng là các giám chức ở giáo triều (antistites urbani). Các vị không mất chức khi Đức Giáo hòang băng hà.
Assumption Chapel
Nhà nguyện Đức Mẹ Lên Trời. Là đền thánh dâng kính Đức Mẹ Lên rời, được xây dựng để tạ ơn Đức Mẹ, do Đức Mẹ đã giúp khử trừ nạn châu chấu ở khu vực vào mùa xuân năm 1877. Nhà nguyện này tạo lạc ở Cold Spring, bang Minnesota (Mỹ), phía tây bắc của Minneapolis.
Assumptionists
Tu sĩ Dòng Mông Triệu. Đây là dòng tu sĩ Âu Tinh Đức Mẹ Mông Triệu, được Emmanuel Daudé d'Alzon thành lập tại Nîmes (Pháp) năm 1845. Dòng được Đức Giáo hòang Pius IX cổ vũ qua một đỏan sắc năm 1864, và được chính thức thành lập vào năm 1923. Bị giải tán bởi một sắc lệnh nhà nước Pháp năm 1909, dòng đã có nhiều công sức về giáo dục, viết sách và sứ vụ mục vụ. Dòng xuất bản tạp chí Echos d'Orient (Tiếng vọng phương Đông) từ năm 1897, và trong số các vị tham gia viết bài có nhà giáo phụ học F. Cayre và chuyên viên về Kitô giáo phương Đông M. Jugie. Sáu tu hội của Dòng nữ Mông Triệu có quy chế tòa thánh.
Asterisk
Vật trùm bánh thánh. Là một dụng cụ phụng vụ trong nghi lễ Hi lạp. Nó được làm bằng hai đường vòng bằng bạc hay vàng, đan chéo nhau để tạo thành một vòm cung đôi; nó được đặt trùm lên bánh thánh trong phần đầu thánh lễ nhằm không cho tiếp xúc với khăn che chén.
Athanasian Creed
Bản tuyên tín thánh Atanaxiô. Là lời tuyên xưng đức tin có từ cuối thế kỷ thứ tư và được gán cho thánh Atanaxiô (296-373) là tác giả. Nó khác với các bản tuyên tín tiêu chuẩn khác về độ dài lạ thường của nó, và về các vạ tuyệt thông chống lại những ai chối bỏ các tín lý của bản tuyên tín này. Chữ mở đầu Quicumque cũng được lấy làm đầu đề cho bản tiếng Latinh, và câu đầu tiên viết: “Nếu ai muốn được cứu độ, trước tiên phải giữ đức tin công giáo.”
Atheism
Chủ nghĩa vô thần. Là sự chối bỏ một Thiên Chúa bản vị, Đấng khác hòan tòan với thế giới Người đã dựng ra. Chủ nghĩa vô thần hiện đại đã trở nên rất đa dạng và lan tràn đến nỗi Công đồng chung Vatican II đã xác định ít nhất tám dạng vô tín ngưỡng trong một từ ngữ duy nhất atheismus (chủ nghĩa vô thần): "Thực vậy, có người phủ nhận Thiên Chúa cách tỏ tường, có người lại nghĩ rằng con người hoàn toàn không thể quả quyết gì về Thiên Chúa cả. Có người muốn cứu xét vấn đề về Thiên Chúa theo một phương pháp làm cho vấn đề đó xem ra thiếu hẳn ý nghĩa. Vượt quá phạm vi khoa học thực nghiệm một cách vô lý, nhiều người hoặc chủ trương giải thích mọi sự chỉ bằng khoa học này, hoặc trái lại, hoàn toàn không chấp nhận một chân lý nào là tuyệt đối. Có người lại quá đề cao con người đến nỗi sự tin tưởng vào Thiên Chúa trở nên vô nghĩa; những người này xem ra muốn đề cao con người hơn là muốn chối bỏ Thiên Chúa. Có người hình dung ra cho mình một Thiên Chúa theo kiểu họ tưởng đến nỗi biểu tượng mà họ bài xích không còn điểm nào là Thiên Chúa của Phúc Âm cả. Cả vấn đề về Thiên Chúa cũng không hề được đặt ra bởi vì xem ra họ không cảm thấy áy náy gì về tôn giáo cũng như không thấy tại sao lại phải bận tâm về vấn đề đó" (Giáo hội trong thế giới ngày nay, I, 19). Dưới ánh sáng của lọat vô tín ngưỡng này, công đồng chung có lý khi tuyên bố rằng chủ nghĩa vô thần là một trong các vấn đế lớn nhất mà con người phải đối mặt trong thế giới hôm nay. (Từ nguyên Hi Lạp atheos, chối bỏ thần, không tin có Chúa.)
Athos
Núi Athos. Là “Núi thánh” nổi tiếng hoặc một bán đảo nhô ra biển Aegean từ bờ biển Macedonia và kết thúc ở Núi Athos. Khỏang 20 tu viện Chính thống giáo tọa lạc trên bán đảo này, và các tu viện đang lưu giữ nhiểu bản viết tay có gía trị và nhiều tác phẩm nghệ thuật.
Attachment
Sự gắn bó, quyến luyến, sự dính bén. Một sự lệ thuộc về tình cảm, hoặc của người này với người khác, hoặc của một người với một vật có thật hay là ảo tưởng. Các sự quyến luyến giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển đường thiêng liêng, bởi vì điều kiện đầu tiên trong tiến bộ về đường thánh thiện là phải làm chủ các sự gắn bó quá đáng của mình.
Attention
Sự tập trung, tập chú, chú ý. Sự tập trung cố ý về một hành vi hoặc một việc làm, chẳng hạn cầu nguyện hoặc ban các phép bí tích. Đây là sự tập trung trong cầu nguyện, mặc dầu chủ yếu là một thái độ của tình cảm và ý chí. Sự tập trung tâm trí chỉ là cần thiết trong chừng mực mà ý chí đòi hỏi sự nhận thức của trí tuệ về người chúng ta đang cầu nguyện với hoặc chúng ta đang hiện diện trước mặt ai. Điều quan trọng hơn đó là sự sắp xếp sẵn sàng của tâm hồn.
Attitude
Thái độ. Bẩm chất quen thuộc để suy nghĩ hoặc hành động trong cách nào đó. Thái độ còn là tổng cộng tính cách luân lý của một người đáp trả với một người, một ý tưởng hoặc một tình hình nào đó. (Từ nguyên Latinh aptitudo, sự thích hợp, xu hướng, phù hợp.)
Attrition
Ăn năn, úy hối. Là sự ăn năn sám hối còn thiếu sót, là sự ăn năn về tội, dựa vào đức tin, từ các động cơ quan tâm đến mình chứ không phải vì lòng yêu mến Chúa trọn vẹn. (Từ nguyên Latinh ad, đến + terere, xóa: attritio, sự xóa sạch, sự nghiền không hoàn tòan; sự ăn năn chưa trọn vẹn của tâm hồn.)
Attritionism
Thuyết úy hối. Là thuyết nói rằng sự ăn năn bất tòan, nghĩa là ăn năn vì tội không phải vì lòng yêu mến Chúa đầy đủ, là chưa đủ cho việc tha tội hợp lý trong bí tích hòa giải. Luther (1483-1546) tấn công úy hối như là như là “sự ăn năn của giá treo cổ” do sự sợ Chúa phạt. Nhưng công đồng chung Trent tuyên bố rằng sự úy hối là sự chuẩn bị đạo đức tốt cho bí tích hòa giải.
A.U..
Alma Urbs, Thành đô yêu dấu, Roma
Auction
Sự bán đấu giá. Việc bán công khai trong đó hàng hóa được trưng ra và được bán cho người trả giá cao nhất. Luân lý công giáo dạy rằng bất cứ gía nào bán trong cuộc đấu giá sẽ là giá hợp lý, miễn là người ta không dùng các phương tiện gian lận để nâng gía bán hoặc hạ giá.
Auctorem Fidei
Sắc chỉ Auctorem Fidei. Là sắc chỉ của Đức Giáo hòang Pius VI, vào năm 1794, lên án 85 luận đề của Nghị hội phái Jansenist của Ý ở Pistoia, do giám mục Scipione de'Ricci (1741-1810) cầm đầu. Trong các quan điểm khác bị lên án có thuyết cho rằng các hội đồng giám mục cấp quốc gia có quyền cởi buộc độc lập với Tòa thánh.
Audiences, Papal
Yết kiến, tiếp kiến. Cuộc tiếp kiến Đức Giáo hòang dành cho các người liên quan, giáo sĩ hay giáo dân, cần bàn việc với Tòa thánh. Cuộc tiếp kiến đòi hòi sự có mặt của Trưởng Văn phòng Quản gia Giáo hòang (Maestro di Camera), ngay cả đối với các giám mục, đại sứ hoặc bề trên dòng tu. Các dòng tu được tiếp vào ngày ấn định. Các hồng y tổng trưởng các thánh bộ được Đức Giáo hòang tiếp đều đặn, các lời khuyên được ban và các sắc lệnh được ký trong cuộc tiếp này. Các nguyên thủ quốc gia được tiếp trong cuộc tiếp kiến chính thức. Các cuộc tiếp kiến đặc biệt hoặc riêng tư dành cho các nhóm các nhân đi theo một trật tự đã định. Thông thường một lá thư giới thiệu từ một Giám mục địa phương được một chức sắc ở Vatican tiếp nhận, và vị này chuyển lời thỉnh cầu đến Trưởng Văn phòng Quản gia Giáo hòang. Nếu cuộc tiếp kiến được dự trù, thẻ chấp thuận tiếp kiến với ngày giờ được ấn định sẽ được chuyển đến người xin tiếp kiến. Các cuộc tiếp kiến chung mới được thực hiện cách đây vài chục năm. Cuộc tiếp kiến diễn ra tại Sảnh Tiếp kiến, được xây dựng năm 1971, trong Vương cung thánh đường hoặc Quảng trường thánh Phêrô, hoặc tại dinh thự mùa hè Castel Gondolfo của Đức Giáo hòang.
Auditor
Chưởng lý. Người chuẩn bị hồ sơ cho một vụ án theo thủ tục của Giáo hội. Người ấy triệu tập và giới thiệu các người chứng, chuẩn bị tài liệu pháp lý, và tóm lược các hồ sơ. Người ấy không bao giờ công bố lời tuyên án cuối cùng, trừ khi được phép đặc biệt để làm việc này. Người ấy được Giám mục bổ nhiệm, hoặc là thường xuyên hoặc theo từng vụ án. Chưởng lý của Tòa Thánh phụ trách phần việc giúp bổ nhiệm các giám mục mới.
Augustine, Rule Of St
Luật thánh Âu Tinh. Tên này thường được gọi thay cho Regula Sancti Augustini (Luật thánh Âu Tinh), do một trong các môn đệ của thánh Âu Tinh (354-430) soạn ra, nhưng dựa vào các chỉ thị của thánh Âu Tinh cho hai nhóm người thánh hiến: các giáo sĩ được thánh nhân đào tạo trong một cộng đoàn đan tu, và các nữ tu đã được ngài viết cho một lá thư nổi tiếng nêu ra cách thức sống đời tu (năm 423). Không được áp dụng nhiều sau khi thánh nhân qua đời, luật trên được áp dụng trở lại vào cuối thế kỷ 11, và từ đó được nhiều hội dòng đan tu và chiêm niệm chọn, trong đó dòng Đa Minh, dòng các nữ tu dòng Đức Mẹ đi viếng.
Augustinianism
Học thuyết thánh Âu Tinh. Là tư tưởng của thánh Âu Tinh và các môn đệ của ngài. Trong một nghĩa kỹ thuật hơn, đó là sự giải thích thần học của thánh Âu Tinh, được Giáo hội chuẩn thuận, về sự sa ngã của con người, ân sủng, và sự tự do của ý chí trong sự hợp tác với ân sủng Chúa. Trong học thuyết của thánh Âu Tinh, có nhiều trường phái tư tưởng, và tất cả đều thuộc chủ nghĩa đa nguyên thần học của Giáo hội.
Augustinians
Tu sĩ Dòng thánh Âu Tinh. Đây là một tên chung để gọi một số các dòng tu nam nữ dựa lối sống của mình vào Luật của thánh Âu Tinh. Trong các dòng nam có kinh sĩ Âu Tinh, từ thế kỷ 11; các thầy ẩn tu Âu Tinh, và Martin Luther thuộc nhóm đan sĩ này; tu sĩ dòng Cải tổ thánh Âu Tinh, hoặc ẩn tu đi chân đất; và tu sĩ Âu Tinh Mông Triệu, hoặc gọi tắt là tu sĩ Dòng Mông Triệu. Có tất cả 14 dòng tu theo luật thánh Âu Tinh.
Augustinus
Luận thuyết Âu Tinh. Là luận thuyết của Cornelius Jansenius (qua đời năm 1638), được xuất bản sau khi ông qua đời, trình bày các nguyên tắc cơ bản của thuyết Jansenius (đạo lý khắc khổ. Dựa vào các tác phẩm chống lạc thuyết Pêlagiô của thánh Âu Tinh, luận thuyết Âu Tinh chối bỏ sự hiện hữu của một trật tự siêu nhiên và sự có thể chống lại ân sủng. Luận thuyết này bị Đức Giáo hoàng Innocent X lên án là lạc giáo trong năm luận đề.
Aureola
Hào quang. Là phần thưởng đặc biệt trên thiên đàng cho ba lọai người đã chiến đấu và chiến thắng ở trần gian trong việc phục vụ Chúa. Hào quang dành cho các trinh nữ đã chiến thắng xác thịt (Kh 14:4); dành cho các vị tử vì đạo do đã chiến thắng thế gian (Mt 5:11-12); và cho các người thầy trung tín dạy sự thật vì đã chiến thắng ma quỷ, cha sự dối trá (Daniel 12:3; Mt 5:19). Đặc điểm chủ yếu của hào quang là sự vui mừng nổi bật vì đã chiến thắng các kẻ thù của việc cứu độ con người. (Từ nguyên Latinh aureola, hào quang, một vầng hào quang; từ chữ aurum, vàng.)
Aureole
Vầng hào quang. Là chùm tia sáng mạnh thỉnh thoảng được thấy chung quanh Mặt trời hoặc Mặt trăng. Được chọn từ thời Trung Cổ như là biểu tượng vinh quang thiên đàng của các thánh, vầng hào quang diễn tả vinh quang gắn với con người. Nó phải được phân biệt với vầng sáng hoặc quầng sáng trên đầu. Lúc ban đầu, nó chỉ được dùng để diễn tả Thiên Chúa mà thôi.
Aureole Of The Saints
Hào quang các thánh. Là các phần thưởng thiên đàng đặc biệt vượt quá hạnh phúc được nhìn thấy Chúa. Các phần thưởng này tương ứng với một hay nhiều chiến thắng của một vị thánh khi còn ở trần gian, nhất là chiến thắng xác thịt trong sự trinh tiết, chiến thắng thế gian trong sự tử vì đạo và chiến thắng ma quỷ trong việc rao giảng chân lý.
Auricular Confession
Xưng tội tòa kín. Là việc buộc theo luật Chúa phải xưng các tội trọng của mình, đã phạm sau khi chịu phép rửa rội, với một linh mục đủ tư cách. Việc xưng tội này gọi là xưng tội tòa kín, bởi vì việc xưng tội phải thực hiện bằng miệng nói cho vị linh mục nghe rõ, trước khi ngài xá tội cho. (Từ nguyên Latinh auricula, tai ngòai.)
Auriesville
Đền thánh Auriesville. Đền thánh dâng kính các thánh tử vì đạo Bắc Mỹ, gần Albany, New York, sát sông Mohawk. Năm 1642, linh mục Isaac Jogues (1607-47) và thầy trợ sĩ dòng Tên René Goupil (1606-42), từ Pháp mới đến và cố gắng cứu trợ cho người Da đỏ vùng Huron có nguy cơ chết đói, bị bộ tộc Iroquois bắt giữ và tra tấn tàn ác tại Ossernenon, nay là Auriesville. Thầy René Goupil bị chết sau đó. Còn cha Jogues phục hồi sức khỏe và được thuyết phục trở về Pháp, nhưng năm 1646 ngài trở lại địa điểm cũ cùng với John La Lande, một thanh niên Pháp 19 tuổi. Cả hai chịu tử vì đạo năm 1647. Auriesville, trước đó mang tên Ossernenon, đã được xác minh bằng tài liệu giấy tờ và các cuộc khai quật trên 600 mẫu Anh (243 ha). Cuộc hành hương đầu tiên được thực hiện năm 1885. Nhà nguyện nhỏ đã trở nên quá nhỏ để đón tiếp khách hành hương. Nhà thờ thứ hai chứa được 500 người, đã được thay thế bởi một khán đài vòng cung vào năm 1931 chứa được 16.000 người. Bốn bàn thờ chỉ bốn hướng nằm ở trung tâm của tòa nhà bằng gạch màu da bò, và trong mùa hè và mùa thu phải tăng thêm nhiều dãy ghế để chứa đủ lượng người đến dự lễ và chầu Mình thánh Chúa. Auriesville là một trung tâm tĩnh tâm quanh năm. Một viện bảo tàng bên cạnh nhà thờ lưu giữ nhiểu thánh tích quan trọng của các nhà truyền giáo và người Da đỏ trở lại đạo. Cha Jogues, thầy Goupil, và thanh niên La Lande được phong thánh năm 1930 cùng với Brébeuf (1593-1649), Lallemant 1610-49), và Daniel (1601-48), các bạn của họ qua đời như thánh tử vì đạo khi cố gắng giúp người Da đỏ Canada trở lại đạo. Lễ mừng chung các vị này được ấn định là ngày 19-10 hàng năm.
Auri Sacra Fames
Auri Sacra fames, lòng ham muốn vàng bạc. Cụm từ ngữ lấy theo câu nói của thánh Phaolô là lòng ham muốn vàng bạc là cội rễ sinh ra mọi điều ác. (I Tm 6:10).
Ausculta Fili
Ausculta Fili, “Con ta ơi, hãy nghe”. Lời mở đầu của Luật thánh Biển Đức. Châm ngôn của việc Giáo hội lo lắng cho các tín hữu, thúc giục họ sống đời nên thánh.
Thông Báo
Phân Ưu: Ông Cố thân sinh của LM Cao Sơn Thân, S.J. đã qua đo82i tại Đồng Nai, Việt Nam
LM John Trần Công Nghị
18:51 09/02/2009
PHÂN ƯU:
Đươc tin:
Ông Cố Giuse Cao Văn Thức
sinh năm 1927 tại Dư Hiếu, Nam Định
từ trần ngày 29/01/2009 tại giáo xứ Bùi Chu, Đồng Nai, VN.
Xin chia buồn với gia đình Ông Cố và đặc biệt
LM Cao Sơn Thân, S.J.
Nữ tu Cao Thị Hoa, FMM
Nữ tu Cao Thùy Dung, FMM
đã mất đi người Cha thân yêu.
Xin mọi người quen biết hợp ý cầu nguyện cho linh hồn Cố Giuse.
Thành kính phân ưu
LM John Trần Công Nghị
và Toàn Ban VietCatholic
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Ánh Mắt Của Bé
Sen K.
06:12 09/02/2009
ÁNH MẮT CỦA BÉ
Ảnh của Sen K. – Philippines
“Hãy cho chúng con niềm tin và hy vọng,
để chúng con vững tiến vào tương lai”.
(Sen K.)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền