Ngày 09-02-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:25 09/02/2017
12. GIẢI SAI BÀI THƠ CỔ
Trước đây, có một đệ tử đọc “Ký hiệu đọc sách Thành Nam” của Hán Văn Công, khi đọc đến “Hoàng Lạo 潢潦không có căn nguyên” (1) thì không hiểu nghĩa, bèn đi hỏi sư phụ.
Sư phụ giải thích, nói:
- “Lâu nay Hán Văn Công không thích học “Hoàng Lão”, nên nói học nó là không có căn nguyên, lẽ nào con không nghe nói Hán Văn Công vì chuyện này mà bị chê hay sao ?”
Người nghe được như thế thì cười to lên.
(Tuý Ông đàm lục)

Suy tư 12:
Người ta thường nói “nói có sách mách có chứng”, làm học trò nói không có chứng cớ sách vở thì người ta cũng đã chê cười, huống chi là ông thầy dạy học nói mà không có sách !
Đời sống tâm linh của chúng ta cũng thế, có nhiều lần chúng ta khoe khoang với mọi người về tài hiểu biết Kinh Thánh của mình, thậm chí có lúc chúng ta phê bình chỉ trích nhóm học Kinh Thánh này chưa thông, nhóm họp Kinh Thánh nọ chưa đạt, nhưng cuộc sống của chúng ta không dựa trên Kinh Thánh mà chúng ta đã học, có nghĩa là chúng ta “nói không sách, mách không chứng”.
Chúng ta “nói không sách” vì chúng ta đã nói những lời mất lòng người khác, nói những lời kiêu ngạo mà không ai có thể chấp nhận được; chúng ta “mách không chứng” vì chúng ta đã sống như những người chưa hề quen biết Thiên Chúa, và thái độ của chúng ta đối với tha nhân thì y như người chưa hề nghe qua một câu Kinh Thánh một câu Lời Chúa nào cả !
Chúng ta không cần “nói có sách” để người khác nghe theo điều mình rao giảng, bởi vì khi chúng ta đã thực sự sống Tin Mừng giữa xã hội này, thì sách chính là cách sống đạo của chúng ta vậy, và chúng ta cũng không cần “mách có chứng”, bởi vì những gương lành thánh thiện của chúng ta đã thực thi cho tha nhân trong cuộc sống chính là “mách có chứng rồi vậy”.
Thiên Chúa không cần chúng ta nói nhiều hay báo cáo kết quả về công việc bác ái từ giờ này qua giờ khác cho người khác nghe, nhưng Ngài muốn chúng ta đi làm với tất cả lòng khiêm tốn và trong thinh lặng.

(1) Hoàng Lạo 潢潦phát âm là Huang-Liao; Hoàng Lão黃老 phát âm là Huang lao. Huang liao đọc trại giữa âm là Huang lao, câu này có nghĩa là: nước tích trử ở trên mặt đất là không có căn nguyên.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:27 09/02/2017

26. Thời gian suy niệm như là tấm gương (kính) của linh hồn, có nó thì dễ dàng nhận ra được tật xấu của chính mình, và sửa chữa con đường tu đức của mình; và các loại tình trạng trong linh hồn đều được chiếu ra để chúng ta thấy nó như thế nào.

(Thánh Bonaventura)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Kiện toàn lề luật
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
18:40 09/02/2017
KIỆN TOÀN LỀ LUẬT

(Chúa Nhật VI TN A)

Dù không ít lần cố tình vi phạm luật ngày lễ nghỉ và luật sạch - nhơ cũng như công khai bênh vực các môn đồ về việc không ăn chay, nhưng Chúa Giêsu đã từng nhiều lần trưng dẫn Lời Thánh Kinh Cựu Ước, đặc biệt khẳng định tính ưu việt của thập giới. Chính Người đã minh định rõ ràng: “Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay lời các tiên tri, Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn” (Mt 5,17). Xin cùng xem xét đôi nét về việc kiện toàn lề luật của Đấng Cứu Độ.

1.Chúa Kitô trả lề luật về đúng vị trí của nó.

Lề luật là “một phương thế” chứ không phải là mục đích. “Ngày Sabbat được tạo nên cho con người chứ không phải con người cho ngày Sabbat” (Mc 2,27). Khi khẳng định điều ấy thì Chúa Kitô nhắc nhớ chúng ta vị trí vai trò của lề luật như là các phương thế. Các phương thế chỉ có ý nghĩa khi hướng đến mục đích được nhắm. Nếu vì lý do gì đó mà chính phương thế làm cản trở mục đích nhắm thì chúng ta cần phải bỏ nó qua một bên. Đã nhiều lần Chúa Kitô cố tình vi phạm luật ngày lễ nghỉ là cốt dạy chân lý này.

2.Hãy giữ lề luật khởi đi từ đáy lòng.

Thời Chúa Kitô, đã và đang có đó nhiều biệt phái giữ lề luật cách hình thức bên ngoài. Dĩ nhiên điều mà họ nhắm là chứng tỏ cho người ta thấy lòng đạo đức của mình. Cái bên ngoài tuy vẫn cần thiết nhưng nếu thiếu điều bên trong thì nó thành trống rỗng vô hồn. Những khi cố tình vi phạm luật sạch - nhơ thì Chúa Kitô đã cho thấy sự thật này. Ích gì khi rửa tay chân, chén bát bên ngoài mà lòng vẫn đầy tham lam bất chính. Ý hướng và mục đích tự đáy lòng góp phần lớn xác định tính luân lý của các hành vi bên ngoài. Nhiều khi chưa thực hiện bằng hành động bên ngoài nhưng đã có ý hướng và chủ định bên trong thì đã dệt thành giá trị tốt xấu các hành vi của chúng ta. Chúa Kitô nói rõ điều này khi khẳng định là nếu đã có chủ định phạm tội với người phụ nữ dù chưa thực hiện bên ngoài thì cũng đã phạm tội ngoại tình rồi (x.Mt 5,27-28).

3.Chúa Kitô xác định bậc thang giá trị của các loại lề luật.

Xét về nguồn gốc thì Kitô giáo chúng ta phân biệt rõ ràng nhân luật (luật do con người làm ra) với thiên luật (luật do Thiên Chúa đặt định). Thiên luật thì có giá trị trường cửu, không hề thay đổi theo thời gian, vì do chính Thiên Chúa đặt định. Lề luật của Thiên Chúa được tỏ bày qua tiếng lương tâm dưới ánh sáng của lý trí đúng và qua Lời mạc khải thì luôn có vị trí ưu tiên hàng đầu. Còn nhân luật là luật do các thể chế, các quốc gia và cả do Giáo Hội lập ra thì có tính tương đối và nó có thể thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử. Theo nhãn quan Kitô giáo, khi nào mà luật của con người trái với luật của Thiên Chúa thì nó không có giá trị. Và khi ấy chúng ta không chỉ bỏ qua nó mà có khi phải hành xử ngược với nó. Chúa Kitô đã nhiều lần khẳng định điều này khi Người trách cứ các lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ đã bỏ qua lề luật của Thiên Chúa mà quá chăm chú vào luật của nhân trần, dù cho đó là truyền thống của tiền nhân.

Đã là người với tính xã hội thì lề luật luôn còn đó vai trò vị trí của nó. Tuy nhiên lịch sử cho thấy rất nhiều người khi đã ở vai cao, vị trọng trong các tập thể xã hội, có khi cả trong Giáo Hội, thì dễ bị cám dỗ đặt ra các luật lệ phục vụ cho lợi ích của mình. Đã và đang có đó tình trạng nô lệ lề luật thay vì làm chủ nó. Là Kitô hữu thì chúng ta phải có thái độ đúng với lề luật như Chúa Kitô truyền dạy. Nhiều hiền nhân, nhất là các thánh nhân đã từng chấp nhận mang tiếng là “chống đối”, là “phản động”, là “gây xáo trộn”… để góp phần kiện toàn lề luật như Chúa Kitô đã làm.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Dẫn Lễ & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 6 Mùa Thường NIên A. 12.2.2017
Lm Francis Lý văn Ca
18:50 09/02/2017
Đầu Lễ: Anh Chi Em thân mến
Nhiều người Công Giáo nghĩ rằng đức tin như là điều luật được quy định phải tuân thủ và đem ra thực hành cách nghiêm nhặt. Đức Kitô nói với chúng ta qua bài Tin Mừng hôm nay: Đức tin phải vượt qua khuôn khổ của lề luật và cũng không thể quan sát việc thực hành đức tin từ phía bên ngoài.

Đức tin xuất phát từ chính chúng ta, từ trong tâm hồn và đức tin sẽ chỉ cho chúng ta con đường phải noi theo do Thánh Thần hướng dẫn. Chúng ta luôn nhớ rằng, không có Chúa, chẳng có điều chi thiện hảo, cho nên phải luôn kết hiệp với Chúa.

Chúng ta cầu xin Chúa trong thánh lễ hôm nay, giúp chúng ta nhận thức được điều lành và điều dữ, nhở đó, chúng ta sẽ nhìn thấy những khác biệt của người khác với sự kính trọng và cảm thông.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

Trước Bài Đọc I:
Thiên Chúa tạo dựng con người hoàn toàn tự do. Ngài chỉ bảo những quy luật yêu thương để giúp con người sống hạnh phúc, nếu họ biết tuân giữ các giới răn.

Trước Bài Đọc II:
Trong bài đọc thứ 2 thánh Phaolô diễn tả: Nếu chúng ta yêu mến Thiên Chúa, phó thác vào sự quan phòng của Ngài và với ơn trợ giúp của Thánh Thần, chúng ta chu toàn chương trình của Thiên Chúa, Ngài sẽ ban cho chúng ta niềm vui.

Trước Bài Phúc Âm
Trong bài Tin Mừng Chúa Kitô mời gọi chúng ta luôn tìm kiếm nước Thiên Chúa và thực hiện điều lành điều tốt cho tha nhân.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh Mục: Anh Chị Em thân mến
Chúng ta cầu xin Thiên Chúa là Cha của chúng ta, Đấng chính trực, khôn ngoan ban những ơn cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.

1. Xin cho Giáo Hội lữ hành và Dân Thánh của Chúa luôn sống nâng đỡ nhau trên bước đường tiến về quê trời. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

1. Xin cho các vị Thủ Lãnh các quốc gia, luôn biết tôn trọng phẩm giá, nhân quyền và luôn kiến tạo công lý và hạnh phúc cho mọi dân nước. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho những người nghèo khổ, bệnh tật, kém may mắn trong xã hội: được ánh sáng Tin Mừng Yêu Thương soi chiếu để họ cảm nghiệm được tình Chúa vẫn mến yêu họ. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho chúng ta, đừng áp đặt những luật lệ khắc khe trên anh chị em mà chính mình không hề tuân giữ. Xin Chúa giúp mỗi người trong chúng ta biết áp dụng luật yêu thương với hết mọi ngưởi. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho cộng đoàn xứ đạo của chúng ta luôn biết kiếm tìm tôn ý của Chúa: chấp nhận lẫn nhau, tôn trọng sự tự do của nhau và triển nở sự thiện hảo trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

6. Xin cho các tín hữu của Chúa đã qua đời…. những người ăn ngay ở lành đuợc ánh sáng Chúa soi dẫn để họ có thể gặp được Chúa trong cuối cuộc hành trình dương thế… Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục
Lạy Chúa, xin nhậm lời chúng con nài xin không những cho cộng đồng nhân loại mà còn cho chính chúng con nữa. Xin ban cho chúng con đuợc những đều chúng con xin nếu đẹp lòng Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 8/2/2017
VietCatholic Network
12:36 09/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây


Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Đức Thánh Cha diễn giải “Niềm hy vọng Kitô có chiều kích cá nhân, cộng đoàn, Giáo Hội và xã hội”.

2- Thủ tướng Ấn độ nói Chính phủ Ông tán thành cuộc viếng thăm của ĐGH Phanxicô.

3- Lãnh đạo Công Giáo và Tin Lành mời Đức Giáo Hoàng thăm Đức.

4- Giáo Hội Nhật Bản tôn phong kiếm sĩ Justo Takayama lên hàng chân phước.

5- Thánh lễ tạ ơn 17 chân phước tử đạo Lào tại Vương Cung Thánh Đường Paris.

6- Hàng ngàn dân Bangladesh kính viếng thánh tích của thánh Antôn.

7- Một nữ tu Colombia bị bắt cóc ở Mali.

8- Dự luật cấm tài trợ cho phá thai vừa được Hạ Viện Mỹ thông qua.

9- Lãnh đạo Công Giáo Hoa kỳ lo lắng việc TT Donald Trump ủng hộ sắc lệnh phân biệt giới tính.

10- Có tin Tổng Thống Donald Trump sẽ gặp Đức Giáo Hoàng vào tháng 5.

11- Salesian Việt Nam-Mông Cổ và chân trời rộng mở cho giới trẻ.

Sau đây mời qúi vị theo dõi phần tin chi tiết của chúng tôi:

- Đức Thánh Cha diễn giải “Niềm hy vọng Kitô có chiều kích cá nhân, cộng đoàn, Giáo Hội và xã hội”.

Niềm hy vọng kitô không chỉ có chiều kích cá nhân, nhưng cũng bao gồm chiều kích cộng đoàn tập thể và xã hội dân sự nữa. Nó khiến cho kitô hữu không xây tường ngăn cách, nhưng xây cầu liên kết, không lấy ác báo ác, nhưng lấy sự thiện thắng sự dữ, tha thứ thắng xúc phạm, và sống hoà bình với tất cả mọi người.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với 8 ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung trong đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư, ngày 8/2/2017.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã tiếp tục trình bầy niềm hy vọng trong thư thứ I thánh Phaolô gửi tín hữu Thêxalônica. Thánh nhân khích lệ tín hữu đâm rễ sâu trong niềm hy vọng vào sự sống lại với một câu nói rất đẹp: “Chúng ta sẽ luôn mãi ở với Chúa”. Đồng thời ĐTC cũng cho thấy niềm hy vọng kitô không chỉ có chiều kích cá nhân, nhưng cũng bao gồm chiều kích cộng đoàn, Giáo Hội và xã hội nữa.

Thế rồi sự chú ý được hướng tới các anh chị em có nguy cơ đánh mất đi niềm hy vọng nhất… về những ai chán nản ngã lòng, những ai yêu đuối, những ai cảm thấy bị đè bẹp bởi gánh nặng của cuộc đời và các lỗi lầm của mình và không không đứng lên được nữa. Trong các hoàn cảnh này, sự gần gũi và hơi ấm của toàn thể Giáo Hội phải càng mạnh mẽ và yêu thương hơn nữa, và phải có hình thái tuyệt diệu của sự cảm thương. Nó không phải là thương hại: sự cảm thương là chịu khổ với người khác, đau khổ với người khác, đến gần người đau khổ… một lời nói, một cái vuốt ve, phát xuất từ con tim; đó là sự cảm thương. Họ cần sự khích lệ và ủi an.

Sau bài huấn dụ, ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ Pháp, Ba Lan,Anh quốc, Ailen, Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các nước châu Mỹ Latinh.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.

- Thủ tướng Ấn độ nói Chính phủ Ông tán thành cuộc viếng thăm của ĐGH Phanxicô.

Delhi – Ngày 8/2/2017, các ĐHY Baselios Cleemis, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn độ, ĐHY George Alencherry, TGM trưởng của Giáo Hội Sirô-Malaba và ĐHY Oswald Gracias, Chủ tịch Hội đồng các Giám mục nghi lễ Latinh, đã có cuộc gặp với Thủ tướng Narendra Modi tại văn phòng Thủ tướng.

Trong cuộc gặp này, các Hồng Y đã yêu cầu Thủ tướng Chính phủ có biện pháp khẩn cấp đối với việc trả tự do cho cha Tom Uzhunallil, bị bắt cóc hồi tháng ba tại Yemen.

Thủ tướng Modi đã bảo đảm rằng chính phủ của ông đang có những hành động cấp thời và cần thiết. Ông cũng thông báo với ĐHY rằng chính phủ của ông có ý kiến rất thuận lợi đối với chuyến viếng thăm Ấn Độ của ĐGH Phanxicô.

Về phần mình, 3 ĐHY đã bảo đảm với Thủ tướng rằng Giáo Hội Công Giáo và các Kitô hữu sẽ tiếp tục hỗ trợ sự phát triển của đất nước.

- Lãnh đạo Công Giáo và Tin Lành mời Đức Giáo Hoàng thăm Đức Quốc.

Ngày 7/ 2/ 2017, Đức Hồng Y Reinhard Marx của Tổng Giáo Phận Munich, Chủ Tịch Hội Đồng Giám mục Đức, hoan nghênh lời tuyên bố của ĐGH Phanxicô vào ngày 6 tháng 2 rằng, lễ kỷ niệm 500 năm Cải Cách Tin Lành là một "cơ hội để tiến xa hơn" trong phong trào đại kết.

ĐHY Marx và ĐGM Heinrich Bedford-Strohm của Giáo Hội Tin Lành Lutheran đã cùng hội kiến với ĐTC Phanxicô tại Tòa Thánh Vatican vào lúc 10 giờ sáng ngày 6 tháng 2 năm 2017.

Nhân dịp này ĐHY Marx tuyên bố: “Cuộc họp hôm nay đã đưa lại phong trào đại kết một động lực mới”. ĐHY nói thêm: "Chúng tôi có một trách nhiệm đặc biệt cho phong trào đại kết vì việc tách rời hai Giáo Hội đã khởi sự từ nước chúng tôi nên chúng tôi cần có một khởi động để công việc hoà giải được hoàn tất".

ĐHY Marx và ĐGM Bedford-Strohm đã cùng mời ĐTC Phanxicô thăm Đức.

- Giáo Hội Nhật Bản tôn phong kiếm sĩ Justo Takayama lên hàng chân phước.

Tin Osaka - Ngày 7/2/2017 tức ngày 11 tháng giêng Đinh Dậu, Giáo Hội Nhật Bản đã cử hành trọng thể Thánh lễ tôn phong Kiếm sĩ Justo Takayama (1552-1615) lên hàng chân phước. Ngài được nói đến với danh hiệu Hiệp sĩ Đức Kitô (Samouraï du Christ). Cách nay một năm, ĐTC Phanxicô đã ký sắc phong chân phước. Giáo Hội Nhật Bản chuẩn bị chu đáo cho biến cố này từ một năm nay. ĐHY Angelo Amata, bộ trưởng Thánh bộ Phong thánh đã cử hành Thánh lễ tại Osaka.

Cách nay vài năm, Hội đồng Văn hóa Tòa thánh cùng với Sứ quán Nhật cạnh Tòa thánh, Hội đồng Giám mục Nhật bản và Dòng Tên đã ấn hành một tài liệu nhan đề “Ukon le Samouraï: cây thánh kiếm” thuật lại tiểu sử vị chân phước. Đây là giai đoạn mở đầu cho án phong chân phước. Huy hiệu của thánh nhân trong Thánh lễ phong chân phước do Nữ tu Ester Kitazuma, dòng Môn đệ Thầy Chí thánh, thực hiện gồm 7 ngôi sao tượng trưng cho dòng họ Takayama, đồng thời là 7 phép bí tích và 7 ơn Chúa Thánh thần.

Giáo Hội Nhật Bản hiện có 42 vị thánh và 393 Chân phước tử đạo.

- Thánh lễ tạ ơn 17 chân phước tử đạo Lào tại Vương Cung Thánh Đường Paris.

Chúa Nhật ngày 5/2/2017, ĐHY André Vingt-Trois, Tổng giám mục Paris, đã cử hành trọng thể Thánh lễ Tạ Ơn sau khi 17 vị Tử đạo Lào được Hội Thánh phong chân phước. 25 vị giám mục trên khắp nước Pháp, linh mục Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Paris, linh mục bề trên Hội Thừa sai Tận hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm và nhiều linh mục đã đồng tế.

Tưởng cũng nên nhắc lại Chúa Nhật 11/12/2016, ĐHY Orlando Quevedo người Phi Luật Tân đã đại diện ĐTC Phanxicô chủ lễ phong chân phước cho 17 vị tử đạo nước Lào tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Tâm ở Vạn Tượng.

Mùa xuân 1953, du kích Lào cộng (Pathet Lao) chiếm tỉnh Sầm Nứa. Các vị thừa sai phải di tản đi nơi khác. Cha Giuse Thảo Tiên, thụ phong linh mục năm 1949, quyết định ở lại với các tín hữu. Ngài sẵn sàng hy sinh tính mạng để làm chứng cho đức tin. Cha Tiên bị cộng quân giam giữ tại trại Talang. Ngày 02/06/1954, ngài bị xứ bắn. Ngoài ra, còn có cha Gioan Baotixita Malo từng truyền giáo ở bên Tầu bị bắt cùng 4 vị khác. Ngài chết vì bị tra tấn dã man. Năm 1960 và năm 1961, có thêm các linh mục và thầy bị cộng quân bạo hành đến chết, hoặc bị xử bắn.

- Hàng ngàn dân Bangladesh kính viếng thánh tích của thánh Antôn.

Bangladesh – Trong tháng 2 và tháng 3, tín hữu của Bangladesh, Ấn độ và tiểu bang Texas, Hoa kỳ có cơ hội kính viếng thánh tích của thánh Antôn thành Padua, một vị thánh gốc Bồ đào nha.

Cha Mario Conte, giám đốc tạp chí “Sứ giả của thánh Antôn”, sẽ mang các thánh tích của thánh nhân đến các thành phố Austin, Bryan, Waco, và Belton của tiểu bang Texas, từ ngày 10 đến ngày 19/2/2017. Một phần thánh tích khác được đưa đến Bangladesh từ ngày 2 đến ngày 8/2/2017. Sau khi được rước đến các thành phố khác của Bangladesh, thánh tích của thánh Antôn sẽ tiếp tục cuộc hành hương đến Ấn độ từ ngày 10 đến ngày 15/2/2017.

Hàng ngàn tín hữu Công Giáo di chuyển khắp Bangladesh để kính viếng và chạm đến các thánh tích của thánh Antôn thành Padua. Đây là lần đầu tiên thánh tích của thánh Antôn được rước đến nước này.

Thánh Antôn là một trong những vị thánh được yêu mến nhất bởi toàn dân Bangladesh, Công Giáo cũng như Hồi giáo và Ấn giáo.Trong số những người đến kính viếng. cũng có nhiều người không Công Giáo.

- Một nữ tu Colombia bị bắt cóc ở Mali.

Bamako (Agenzia Fides) - Một nữ tu người Colombia, thuộc dòng Các nữ tu thánh Phanxicô Đức Mẹ vô nhiễm, đã bị bắt cóc hôm qua, ngày 7 tháng 2 tại Koutiala, miền nam Mali.

Cha Edmond Dembele, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Mali nói với hãng tin Fides: “Chúng tôi không biết những kẻ bắt cóc là ai. Các hiến binh và cảnh sát đang điều tra. Các Giám Mục cũng có mặt tại vùng này để biết thông tin”.

Cha Dembele cho biết khu vực nơi nữ tu bị bắt cóc vốn là nơi yên bình và sự kiện này gây nên ngạc nhiên. Khu vực này chưa bị ảnh hưởng bởi sự bất an như các khu vực khác của Mali. Khoảng 21 giờ tối qua, một nhóm người có vũ trang đã đột nhập vào giáo xứ Karangasso ở Koutiala, bắt giữ nữ tu và bỏ trốn bằng chiếc xe của giáo xứ.

- Dự luật cấm tài trợ cho phá thai vừa được Hạ Viện Mỹ thông qua.

Hạ viện Mỹ vừa thông qua dự luật đầu tiên ủng hộ sự sống, dự luật sẽ củng cố chính sách hiện hành là không dùng thuế liên bang để tài trợ nạo phá thai.

Việc cấm dùng thuế liên bang để tài trợ cho phá thai hiện nay dựa vào tu chính án Hyde đã có từ 40 năm qua, Hyde là tên của ông dân biểu Henry Hyde, là người tài trợ cho tu chính án. Tuy nhiên, tu chính án đó cầ̀n được Quốc hội thông qua mỗi năm. Dự luật có tên 'Không dùng thuế tài trợ cho phá thai', được thông qua hôm thứ Ba với một túc số 238-183, nhắm mục đích đặt chính sách Hyde thành luật, do đó không cần phải được Quốc hội biểu quyết lại mỗi năm nữa.

Dự luật này sẽ mở rộng sự bảo vệ chống lại việc dùng thuế tài trợ cho phá thai ở nhiều lãnh vực khác nữa, chẳng hạn như trong chương trình y tế của nhân viên liên bang. Nó cũng sẽ đảm bảo rằng, sẽ không có trợ cấp bảo hiểm phá thai trong các kế hoạch bảo hiểm trên sàn giao dịch cuả quốc gia.

- Lãnh đạo Công Giáo Hoa kỳ lo lắng việc TT Donald Trump ủng hộ sắc lệnh phân biệt giới tính.

Washington - Đức TGM Charles J. Chaput của Philadelphia, chủ tịch Ủy ban về Giáo dân, Hôn nhân, Đời sống Gia đình và Giới trẻ của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, và Đức TGM William E. Lori của Baltimore, chủ tịch Ủy ban về Tự do Tôn giáo, đã bày tỏ sự thất vọng với quyết định của TT Donald Trump ủng hộ sắc lệnh 13672, do cựu Tổng thống Obama ký năm 2014. Sắc lệnh này cấm sự phân biệt đối xử về khuynh hướng tính dục và căn tính phái tính chống lại các nhân viên liên bang và người lao động cho các nhà thầu chính quyền liên bang.

Đức TGM Chaput và Đức TGM Lori nói trong thông cáo hôm 1 tháng 2 rằng: “Giáo Hội kiên định phản đối tất cả những sự phân biệt bất công và chúng ta cần tiếp tục phát triển công lý và công bằng tại nơi làm việc. Nhưng sắc lệnh của ông Obama tạo nên những vấn đề hơn là giải quyết chúng; nó tạo nên những hình thức kỳ thị mới chống lại các tín hữu. Giữ lại hoàn toàn sắc lệnh không phải là câu trả lời”.

- Có tin Tổng Thống Donald Trump sẽ gặp Đức Giáo Hoàng vào tháng 5.

Theo tin của Catholic World News thì hầu như chắc chắn TT Donald Trump sẽ gặp ĐGH Phanxicô tại Tòa Thánh Vatican vào tháng 5 nhân dịp ông tham dự hội nghi kinh tế khối G-7 được tổ chức tại Ý.

Tòa Bạch Ốc đã xác nhận tin TT Donald Trump sẽ tham dự hội nghị G-7. Tuy nhiên Washington lẫn Vatican không nơi nào xác nhận nguồn tin nói trên. Trái lại, tin của cơ quan truyền thông Vatican Insider cho biết cuộc họp như thế chắc chắn sẽ diễn ra.

Trước đây, TT George W. Bush và TT Barack Obama khi đi tham dự hội nghị kinh tế khối G-7 tại Ý, đều đã đến gặp Đức Giáo Hoàng.

- Salesian Việt Nam-Mông Cổ và chân trời rộng mở cho giới trẻ.

Trong một bảng thống kê mới, tỉnh dòng Salesian Việt Nam-Mông Cổ có một con số hội viên đông nhất trong các tỉnh dòng của vùng Nam Á và Châu Đại Dương, với con số 306 hội viên hoạt động và sinh sống trong 19 cộng thể tại Việt Nam và 2 cộng thể tại Mông Cổ. Con số trên gồm có 174 linh mục, 66 sư huynh, 77 ứng viên linh mục, 11 tập sinh và 30 ứng viên tiền tập viện, với độ tuổi trung bình là 43.

Hầu hết các công việc tông đồ của tỉnh dòng Việt Nam hiện nay tập trung vào 32 giáo xứ, 5 trung tâm dạy nghề hay trường kỹ thuật; với nhiều trung tâm thanh thiếu niên, nội trú và nhiều cơ sở giáo dục không chính thức cho thanh niên nghèo và bị bỏ rơi.

Một số hội viên đang hoạt động tại Mông Cổ gồm 11 hội viên, đến từ 9 quốc gia khác nhau.

Sau Tổng Hội 27 năm 2016, tỉnh dòng Việt Nam đã bắt tay vào việc tái định giá nghiêm trọng tất cả các công cuộc của mình khởi đi từ các chương trình cá nhân, cộng thể tới các phân nhiệm của tỉnh dòng, mọi công cuộc của tỉnh dòng. Cha bề trên Tổng quyền, kế vị thứ 10 của thánh Gioan Bosco, cũng mời gọi các tỉnh dòng trên toàn thế giới hãy trở về nguồn Tin mừng và ơn đoàn sủng của Cha thánh tổ phụ để kín múc và đề xuất những công cuộc phát triển mà thăng tiến trong tinh thần hiệp nhất.
 
Ở Ma Rốc bỏ đạo Hồi không còn bị án tử hình
Nguyễn Long Thao
13:03 09/02/2017
Lật ngược lại phán quyết năm 2012, Uỷ Ban Tôn Giáo Cao Cấp Ma-Rốc đã phán quyết rằng những người chuyển đổi từ đạo Hồi sang một đạo khác không còn bị trừng phạt án tử hình như nghị định tôn giáo trước đây.

Theo một báo cáo của cơ quan Tin Tức Thế Giới Ma Rốc có trụ sở tại New York, thì Ủy Ban Tôn Giáo Cao Cấp Ma Rốc "định nghĩa rằng bỏ đạo không phải là một vấn đề tôn giáo, nhưng là một lập trường chính trị gắn liên với 'tội phản quốc",.

Trên trang nhất của tờ báo phát hành tại Vatican, người ta thấy bài báo nói quyết định Uỷ Ban Cao Cập Tôn Giáo Ma Rốc là một phần trong toàn bộ khung sườn cải cách, khởi đi từ việc cởi mở văn hóa và chấp nhận đa dạng tôn giáo. Đó là ước vọng của triều đại Đức Vua Mohammed VI của Ma Rốc.

Ma-Rốc là một quốc gia có 33,7 triệu dân, 99% là người Hồi giáo.
 
Ba vị Hồng Y Ấn Độ gặp TT Modi xin giải thoát LM truyền giáo Tom Uzhunalil
Nguyễn Long Thao
14:16 09/02/2017
Cha Tom Uzhunnalil
Ngày 09 tháng 2 ba vị Hồng Y Ân Độ đã gặp Tổng Thống Narendra Modi, để thảo luận về hoàn cảnh của Cha Tom Uzhunalil, nhà truyền giáo người Ấn Độ bị bắt cóc ở Yemen hồi tháng Ba.

Đức Hồng Y Baselios Cleemis, ĐHY George Alencherry, và ĐHY Oswald Gracias thúc giục Tổng Thống Modi phải có hành động để cứu thoát Cha Uzhunalil. Chính phủ Ấn Độ cho biết họ đang làm việc giải quyết vấn đề đó, nhưng các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo muốn chính quyền cam kết rõ ràng hơn.

Cuối tháng 12 vừa qua, một đoạn video được phát hành chiếu cảnh linh mục bị bắt cóc, khẩn khoản xin sự giúp đỡ. Cha Uzhunalil nói Cha cảm thấy Cha đã bị lãng quên, và sức khỏe của cha ngày càng xấu đi.

Một thời gian ngắn sau khi video được phát tán, phát ngôn viên của chính phủ Ấn Độ nói các linh mục truyền giáo đã được cảnh báo là đừng đến Yemen.

Nguyễn Long Thao
 
Thiên tai ập tới New Orleans, người Công Giáo lại đi tiên phong trong công cuộc cứu trợ.
Trần Mạnh Trác
19:05 09/02/2017

(CNA/EWTN News 09-02-2017) Nhiều người ở New Orleans hình như vẫn chưa thể quên cảnh tàn phá do cơn bão lịch sử Katrina hồi năm 2005, thì mới đây, ít nhất là 7 con lốc xoáy đã tràn qua Louisiana một lần nữa, quét sạch nhà cửa và để lại một quang cảnh tiêu điều quanh khu vực New Orleans.

Theo tin tức sơ khởi thì có ít nhất từ 250 cho đến 400 ngôi nhà bị phá hủy hoặc bị hư hại nặng nề, khoảng hai chục người bị thương, trong số đó có nhiều trường hợp nguy cấp.

Tuy nhiên, "Chúa đã ban ơn là không có một ai bị tử vong vào thời điểm này", Thống đốc Louisiana John Bel Edwards cho biết tại một cuộc họp báo sau đó.

Catholic Charities của Tổng Giáo Phận New Orleans là một trong những cơ quan có mặt tại hiện trường ngay sau cơn lốc xoáy. Mốt nhân viên, ông Tom Costanza, cho biết rằng họ đang lập tức bắt đầu một quá trình "dài" để dọn dẹp và xây dựng lại.

Tổ chức từ thiện Công Giáo và các giáo xứ địa phương đã trực tiếp tố chức các trung tâm cứu trợ như tại Gx Chuá Phục Sinh (Resurrection of Our Lord parish), với mục đích cung cấp thực phẩm, chỉ dẫn và giúp thiết lập hồ sơ ban đầu.

Tổ chức từ thiện Công Giáo cũng hợp tác với thành phố, Hội Hồng thập tự và các tổ chức tài trợ khác để đáp ứng các nhu cầu cơ bản ngay lập tức. Như hôm qua, Catholic Charities đã cung cấp chỗ ở cho 93 người.

Hàng ngàn người vẫn còn bị mất điện và có thể tình trạng này còn kéo dài vài ngày nữa.

"Chúng tôi đã thấy có rất nhiều người là người thuê nhà, họ không có bảo hiểm và như vậy thì họ đã mất tất cả," ông Costanza nói, "vì vậy chúng tôi đang tìm cách vực họ dậy."

Thầy Andrew Gutierrez, một chủng sinh cuả đại chủng viện Notre Dame, đã tổ chức một nhóm 15-20 người đi ra ngoài và giúp đỡ với "bất cứ việc 'thể chất' cần thiết nào."

Bởi vì ít có nạn lốc xoáy xẩy ra ở Louisiana, cho nên, thầy Gutierrez nói, các chủng sinh không hoàn toàn biết chắc những gì mong đợi ớ họ, nhưng họ sẽ giúp đỡ trong bất cứ cách nào có thể.

"Chúng tôi chỉ 'cứ đi ra', đó là việc chúng tôi làm," thầy nói. Khi có lũ lụt ở Lafayette và Baton Rouge năm ngoái, toàn bộ chủng viện - hơn 100 thanh niên - đã đi ra ngoài một vài ngày để cứu trợ.

"Đây là loại chủng sinh mà Giáo Hội đang rèn luyện cho thời đại ngày nay," thầy Gutierrez nói. "Đây là những người đang bước vào chức vụ linh mục, những người sẵn sàng gặp gỡ mọi người khác với các nhu cầu khác nhau, và bước đi như Chúa Kitô. Vì vậy, khi chúng tôi dọn dẹp một cánh cửa bị bế nát, chúng tôi sẽ làm điều đó như Chúa Kitô đã làm vậy, với niềm vui, với lòng từ bi và sự nhạy cảm cho những người đang đau khổ. "

Đức Tổng Giám Mục Gregory Aymond của Tổng Giáo Phận New Orleans đã ban hành một bức thư luân lưu để được đọc trước Thánh Lễ cuối tuần này, yêu cầu giúp đỡ và cầu nguyện.

"Chúng ta luôn luôn cần phải nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Giêsu trong cuộc sống của những người khốn khó," Ngài viết. "Xin hãy cùng tôi cầu nguyện cho những người đã bị mất nhà cửa và tài sản."

Đức tổng giám mục nói thêm rằng ngài hài lòng về "phản ứng nhanh" của Catholic Charities và các nhóm khác, có mặt trên sân khấu ngay lập tức. Đức Tổng Giám mục Aymond cũng sẽ cử hành thánh lễ tại giáo xứ Chuá Phục Sinh vào cuối tuần này.
 
Top Stories
Le cardinal John Tong Hon, évêque de Hongkong, plaide pour la signature d’un accord entre Rome et Pékin
Églises D'Asie
09:32 09/02/2017
Le cardinal John Tong Hon, évêque de Hongkong, plaide pour la signature d’un accord entre Rome et Pékin

Le cardinal John Tong Hon, évêque de Hongkong, plaide pour la signature d’un accord entre Rome et Pékin
09/02/2017

Dans un texte diffusé aujourd’hui sur les sites des journaux du diocèse de Hongkong (Kung Kao Po en chinois et Sunday Examiner en anglais), l’évêque de Hongkong, le cardinal John Tong Hon, publie un plaidoyer en faveur de la conclusion d’un accord entre la Chine et le Saint-Siège. Si le cardinal ...

... reconnaît que les présentes conditions politiques en Chine populaire font que les libertés n’y sont pas « complètes », l’Eglise se doit de saisir le moment présent pour obtenir une liberté « essentielle » pour elle, à savoir la nomination par le pape des évêques.

La prise de parole du cardinal Hon intervient six mois après le long article qu’il avait publié le 31 juillet dernier, intitulé « La Communion de l’Eglise en Chine avec l’Eglise universelle », par lequel il disait sa conviction que le pape François, « en tant que protecteur de l’unité et de la communion de l’Eglise universelle », n’accepterait pas un texte qui nuirait à l’intégrité de la foi ou à la communion de l’Eglise. Depuis, quatre ordinations épiscopales ont pris place en Chine populaire, toutes pour des évêques nommés par le pape et acceptés par les autorités chinoises, et la « IX 9ème Assemblée nationale des représentants catholiques », structure présentée par Pékin comme l’instance suprême de direction de l’Eglise de Chine, a été réunie à Pékin dans les derniers jours de décembre. Ici et là, au sein de l’Eglise de Chine et dans les milieux extérieurs à la Chine qui suivent de près ces développements, des commentaires étaient apparus, manifestant une forte inquiétude face à la perspective d’un accord entre le Saint-Siège et la Chine qui serait trop favorable à cette dernière.

Accord concernant la nomination des évêques

Mgr Hon choisit d’aborder la question « d’un point de vue ecclésiologique ». Dans ce texte daté du 25 janvier dernier, fête de « la conversion de saint Paul Apôtre », mais diffusé ce 9 février, il présente la conclusion d’un accord entre Pékin et Rome au sujet de la nomination des évêques en Chine non comme une perspective à venir mais comme une réalité future certaine. Après plusieurs sessions de négociations, « un consensus préliminaire » a été trouvé, consensus qui « mènera à un accord concernant la nomination des évêques », explique-t-il, non sans préciser que, selon la doctrine de l’Eglise catholique, « le pape reste la plus haute et dernière autorité en ce qui concerne la nomination des évêques ». Le cardinal ajoute aussitôt que si « l’Accord entre la Chine et le Saint-Siège » sur la nomination des évêques est le nœud du problème, il ne constitue « en aucune façon » une normalisation complète des relations sino-vaticanes. « Les problèmes se sont accumulés depuis des décennies et il serait irréaliste, sinon impossible, de les résoudre en une nuit », écrit Mgr Hon, en listant trois difficultés : l’Association patriotique des catholiques chinois, le statut des sept évêques « officiels » illégitimes et la place à réserver à la trentaine d’évêques de la partie « clandestine » de l’Eglise en Chine. Selon l’évêque de Hongkong, ces trois « problèmes » peuvent toutefois être résolus « de bonne foi » par l’une et l’autre partie en présence « sans compromettre nos propres principes et notre sincérité ». Le cardinal souligne que l’accord sur la nomination des évêques « peut être considéré comme un tournant dans le développement des relations [entre la Chine et le Saint-Siège] depuis 1951 », année de l’expulsion du nonce alors en poste en Chine par le régime communiste.

Concernant l’Association patriotique des catholiques chinois, Mgr Hon reconnaît que, « pour beaucoup », cette structure est « comme une montagne inamovible dressée [entre la Chine et le Saint-Siège] ». Il évacue cependant le problème en expliquant que le simple fait que Pékin et Rome discutent implique que « des changements ont déjà pris place dans la politique de Pékin vis-à-vis de l’Eglise catholique » et que l’Association laissera désormais le pape « jouer un rôle dans la nomination et l’ordination des évêques chinois ». Il précise : « Pékin reconnaîtra ainsi un droit de veto du pape [sur les nominations épiscopales] et le fait que le pape est la plus haute autorité » sur ce point. Selon lui, un accord entre les deux parties signifie donc que « les principes d’indépendance » qui sont à la base de la politique religieuse de la Chine « seront relégués dans [les poubelles] de l’Histoire » et que ces principes disparus, l’Association patriotique se transformera « en une association patriotique au sens littéral du terme : une organisation formée de clercs et de laïcs, désireux d’aimer et de servir l’Eglise sur une base patriotique et bénévole ».

A propos des évêques illégitimes, qui ne sont plus que sept après le décès, le 10 janvier dernier, de Mgr Tu Shihua, le cardinal distingue ce qui relève de la conduite personnelle de certains de ces évêques (il est de notoriété publique que certains d’entre eux ont femmes et enfants) et ce qui relève du fait qu’ils ont accepté d’être ordonnés de manière illégitime, i.e. sans l’accord du pape. Etant donné que le Saint-Siège ne peut envoyer en Chine de responsables pour enquêter sur ces différents points, il faut s’en remettre pour cela « aux institutions officielles chinoises ». La pré-condition pour une réintégration dans la communion de l’Eglise de ces évêques est « la repentance » à laquelle ceux-ci doivent consentir. Pré-condition d’ores et déjà acquise car, écrit le cardinal, « selon des informations fiables, l’ensemble de ces sept évêques ont déjà écrit au pape (…) pour exprimer leur volonté de se soumettre entièrement à l’autorité du pape et pour implorer son pardon ». Ce pardon accordé, certains évêques pourront se voir confier l’autorité sur un diocèse, d’autres non, et tout ce processus « prendra du temps et nécessitera de la patience ».

Les évêques « clandestins » : « le problème le plus difficile »

Le sujet de la reconnaissance par le gouvernement chinois des évêques « clandestins », qui sont au nombre de 30 sur un total d’environ 100 évêques, constitue « le problème le plus difficile » des négociations sino-vaticanes, estime le cardinal John Tong Hon. « La légitimité de la Conférence des évêques catholiques de Chine, reconnue par le gouvernement, dépend de sa capacité à intégrer tous les évêques légitimement ordonnés au sein de l’ensemble de l’Eglise en Chine », estime l’évêque de Hongkong. C’est là « un sujet majeur du dialogue entre les deux parties », insiste-t-il, tout en ajoutant immédiatement que « ce n’est pas un point de blocage ». En cas d’accord entre la Chine et le Saint-Siège sur la nomination des évêques, la confiance établie entre les deux parties sera telle que les évêques « clandestins » ne seront plus considérés par Pékin « comme l’opposition qui insiste sur les principes religieux », explique Mgr Hon. Le temps et la patience feront, ici encore, leur œuvre, analyse-t-il.

Pour le cardinal, le fait qu’un accord sur la nomination des évêques puisse être trouvé amènera chacune des trois difficultés listées ci-dessus à être résolues d’elles-mêmes. Mais, conscient que de nombreuses voix considèrent cette analyse comme trop optimiste, Mgr Hon s’efforce de répondre à leurs arguments. Le premier de ceux-ci est le fait que le cas de l’Eglise catholique ne peut être isolé du contexte chinois dans son ensemble, notamment des problèmes qui se posent au Tibet ou au Xinjiang. Le second est qu’un accord entre la Chine et le Saint-Siège n’apportera aucune garantie à l’Eglise en matière de liberté de prédication, d’action dans les domaines éducatifs ou sociaux ou bien encore en matière de droit à la propriété.

Concernant le Tibet et le Xinjiang, le cardinal distingue résolument l’Eglise catholique des problèmes posés par ces deux provinces, où, à la question religieuse, se superpose une revendication « en termes de séparatisme ». Les catholiques chinois ne cherchent pas à faire de politique et ils « ne menacent en rien la stabilité sociale et politique – une réalité que les dirigeants chinois comprennent parfaitement ». Par conséquent, « il n’est pas raisonnable » de dire que les problèmes de l’Eglise catholique ne pourront être résolus que lorsque ceux du Tibet et du Xinjiang le seront, explique le cardinal.

Distinguer entre liberté « essentielle » et liberté « complète »

Concernant les libertés dont voudrait jouir l’Eglise en Chine, Mgr Hon présente « les similitudes et les différences » qui existent, selon lui, entre l’Eglise catholique et les autres religions présentes en Chine. Le point de différence est la question de la nomination des évêques. Mais, une fois « la confiance rétablie » entre Pékin et Rome, les autres points pourront être résolus plus tard. « Si Pékin est aujourd’hui prêt à un accord sur la nomination des évêques avec le Saint-Siège, l’Eglise en Chine jouira d’une liberté essentielle, même si elle ne jouira pas d’une liberté complète », conclut l’évêque, en affirmant que si l’Eglise ne saisit pas maintenant cette chance, elle risque de perdre « toutes les libertés ». En insistant sur la distinction entre liberté « essentielle » et liberté « complète », et en appelant à faire preuve « du sain principe de réalité que nous enseigne le pape François », Mgr Hon plaide pour qu’« entre deux maux, l’Eglise choisisse le moindre mal » et s’engage « clairement » sur la voie d’un accord avec Pékin.

Agé de 77 ans, le cardinal John Tong Hon connaît très bien la situation de l’Eglise en Chine. Hongkongais de naissance, il préside le Centre d’études du Saint-Esprit, le centre de recherches du diocèse de Hongkong sur l’Eglise en Chine. On peut penser que le texte qu’il publie aujourd’hui constitue une de ses dernières prises de position majeures sur le dossier chinois en tant qu’évêque de Hongkong, Rome devant choisir d’ici quelques mois celui qui lui succédera à la tête du diocèse. A l’évidence, l’optimisme dont il fait preuve quant à la conclusion prochaine d’un accord entre Rome et Pékin contraste avec les mises en garde sévères et répétées que formule le cardinal Joseph Zen Ze-kiun. Agé de 85 ans, évêque émérite de Hongkong, le cardinal Zen se méfie de tout accord conclu avec Pékin sans garantie de voir la liberté de l’Eglise reconnue et respectée.

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức TGM Joseph E. Kurtz thăm giáo hội Việt Nam
Lm Peter Võ Sơn
21:10 09/02/2017
ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC JOSEPH E. KURTZ THĂM Giáo Hội VIỆT NAM

Từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 01/2017, Đức Tổng Giám Mục Joseph E. Kurtz, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ thay mặt Đức Hồng Y Daniel DiNardo, Chủ Tịch, thăm Giáo Hội Việt Nam. Cùng tháp tùng với Ngài, có Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí, Chủ Tịch, và Cha Antôn Ngô Đình Chính, Phó Chủ Tịch Liên Đoàn.

Xem Hình

Đức Tổng Giám Mục Kurtz, thăm và chúc Tết Đức Tổng Phaolô Bùi Văn Đọc và Tổng Giáo Phận Sài Gòn (25/01), Đức Tổng Giuse Nguyễn Chí Linh và Tổng Giáo Phận Huế (26/01), Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Tổng Giáo Phận Hà Nội (29/01), Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo và Giáo Phận Xuân Lộc (29/01), Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Giáo Phận Vinh (30/01), các Đức Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ Nam Nữ, các Dòng Tu và Giáo Dân. Ngài đã đến thăm Học Viện Công Giáo, Cơ Quan Bác Ái Công Giáo, Bà Susan Sutton, Phó Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội.

Trong bài giảng Thánh Lễ Mùng Ba Tết tại Đền Thánh Antôn, Trại Gáo, ngài nói: “Chúng tôi, những người sống ở Hoa Kỳ, ngưỡng mộ đức tin vững mạnh của anh chị em…Chúng tôi chân thành cảm ơn sự tận tâm, tận lực của anh chị em để bảo vệ đức tin. Tự do tôn giáo là một ân huệ của Thiên Chúa, là quyền của con người phải được tôn trọng, và khi được thể hiện đúng và tốt, nó sẽ mang lại cho chúng ta một dân tộc biết hy sinh cho nhau và tiếp tục truyền bá đức tin của mình cho các thế hệ kế tiếp.” Được biết, Giáo Phận Vinh và Tổng Giáo Phận Louisville, Kentucky của Ngài kết nghĩa được nhiều năm.

Đức Tổng Kurtz và phái đoàn của Ngài đã có chuyến thăm mục vụ Việt Nam tốt lành.

Lm Peter Võ Sơn
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Những cái đầu đất sét made in Viet Nam
Phạm Trần
09:34 09/02/2017
NHỮNG CÁI ĐẦU ĐẤT SÉT MADE IN VIỆT NAM

Cơn hồng thủy “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đang lột mặt những con người Cộng sản Việt Nam sống tàng hình sau tấm màn mạo danh Xã hội Chủ nghĩa.

Trò núp bóng này không đem lại bất cứ lợi ích nào cho đất nước hay người dân mà chỉ làm cho não trạng của những cái đầu đất sét made in Việt Nam thui chột thêm trước những thay đổi của nhân loại trong Thế kỷ 21.

Thiểu số người của lớp này, rất tiếc lại xuất thân từ giới có học hàm cao, đã từng được bố trí vào các chức vụ lãnh đạo then chốt hoặc đang nghêng ngang với bổng lộc trong bộ máy tuyên truyền của chế độ.

Nhiệm vụ chính của họ là phản bác lại những ý kiến nói rằng đảng Cộng sản Việt Nam đang tiếp tục đi sai đường để ôm lấy Chủ nghĩa lỗi thời Mác-Lênin, sau sự tan rã không thuốc chữa của các nước Xã hội Chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Âu và Liên bang Xô Viết từ 1989 đến 1991.

Họ ra sức tuyên truyền cho chủ trương “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” của đảng cầm quyền độc tôn Cộng sản Việt Nam, nhưng lại bỏ quên cái đuôi “Cộng sản” để đánh lừa mọi người.

Ông Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương viết trên báo Quân đội Nhân dân ngày 16/01/2017:” 87 năm qua, những chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối này, cớ sao vì sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu mà phải từ bỏ nó?”

Nước Việt Nam đã có độc lập trên hình thức nhưng lãnh thổ không vẹn tòan là của Việt Nam. Đã có ai trong đảng CSVN chứng minh được lãnh thổ Việt Nam không bị Trung Hoa chiếm một mảng lớn trên đất liền, sau 2 cuộc chiến tranh biên giới 1979-1990 ? Tại sao bài học lịch sử qua nhiều thời kỳ viết rằng “nước Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu” nay biến thành từ “ Cao Bằng đến Cà Mâu” ?

Bộ máy tuyên truyền nhà nước cũng ra rả ngày đêm “Hòang Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, nhưng lại không dám đụng tới Quân Tầu đang kiểm soát Hòang Sa, sau khi chúng chiếm được từ tay Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tháng 1/1974. Quân đội CSVN cũng không dám lấy lại 7 bãi đá bị Trung Hoa chiếm ở Trường Sa từ, bắt đầu từ cuộc chiến Gạc Ma năm 1988.

Vậy điều được gọi là “thành tựu to lớn” có bao gồm 30 năm nội chiến đẫm máu do đảng CSVN chủ động đã lấy mất ngót 4 triệu người dân vô tội trong “kháng chiến chống Pháp giành độc lập” hay “giải phóng miền Nam” ?

Và có sử gia Cộng sản nào dám quy tội đảng đã nhúng ta tàn sát hàng chục ngàn nạn nhân trong chiến dịch Cải cách Ruộng đất (CCRĐ)từ 1953 đến 1957, hay trong cuộc tàn sát dân lành ở Huế trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968 ?

Về CCRĐ, tài liệu của Bách khoa Tòan thư (BKTT) mở viết :” Tổng số người bị quy trong Cải cách ruộng đất đã được thống kê là 172.008 người; số người bị oan sai là 123.266 người, chiếm tỷ lệ 71,66%. Theo tài liệu của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều nông dân trong tầng lớp trung nông đã bị đấu tố là địa chủ và việc đấu tố oan là do "bị địch lũng đoạn". Những sai lầm này, như đã được đề cập đến trong bài phát biểu tháng 10 năm 1956 tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của giáo sư, luật sư Nguyễn Mạnh Tường, đã làm Đảng Cộng sản Việt Nam bị mất uy tín đối với nhiều người dân.”

BKTT ghi tiếp:”Trong tuyên bố của Hội nghị Trung ương 10 của Đảng Lao động Việt Nam, tháng 9 năm 1956 đã nghiêm khắc phê bình:

“ Giai đoạn vừa qua có nhiều sai lầm và khuyết điểm. Đặc biệt là trong cuộc cải cách nông nghiệp và điều chỉnh tổ chức. Hội nghị Trung ương lần thứ 10 đã phân tích chi tiết các khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân và thống nhất những biện pháp khắc phục. Hội nghị thừa nhận nguyên nhân của những khuyết điểm là sự yếu kém của bộ máy lãnh đạo. Vì thế Ban chấp hành Trung ương nhận khuyết điểm của mình. Các ủy viên tham gia trực tiếp đã kiểm điểm trước TƯ theo tinh thần tự phê, và chấp nhận những hình thức kỷ luật nghiêm khắc.” ”

Nói thì như thế, nhưng hai người có trách nhiệm cao nhất là Chủ tịch Nhà nước Ông Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư đảng Trường Chinh đã không phải chịu bất cứ hình thức kỷ luật nào.

Nhất là đối với ân nhân của ông Hồ và nhiều Lãnh đạo đảng là bà Nguyễn Thị Năm (1906 –9 tháng 7 năm 1953, quê ở Làng Bưởi, ngoại thành Hà Nội).

Tài liệu của BKTT mở viết:” Bà là một địa chủ có công đóng góp tài sản cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc Cải cách ruộng đất, bà là người đầu tiên bị xử tử. Bà nguyên là Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên.

Bà còn được gọi là Cát Hanh Long vì đây là tên một hiệu buôn do bà làm chủ ở Hải Phòng.

“Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà. Bà Nguyễn Thị Năm cũng từng nuôi ăn, giúp đỡ nhiều cán bộ Việt Minh sau này giữ những cương vị quan trọng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt , Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị..”

Công lao lớn như thế mà chỉ vì bị áp lực của Cố vấn Trung Quốc bắt phải giết Bà Năm đẩ làm gương nên đảng đã bịa đặt ra bài "Địa chủ ác ghê" của C.B trên báo Nhân dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 có kể tội bà là "Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người...Giết chết 14 nông dân, Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân...".

“…Sau những cuộc đấu tố với đủ các thứ tội ác được gán ghép bà đã bị đem ra xử bắn ở Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên vào 29 tháng 5 âm lịch (tức 9 tháng 7) năm 1953[7] và được báo chí đương thời coi là phát súng hiệu cho một cuộc vận động "long trời lở đất".

Tội ác lịch sử man rợ, vô ơn và không còn tính con người của hai ông Hồ Chí Minh và Trường Chinh có là “thành tựu to lớn” của đảng CSVN như ông Hà Đăng rêu rao hay không ?

Ấy thế mà cái loa Hà Đăng còn dám viết rằng:”Mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không phải là mô hình Xô-viết của Liên Xô bởi sự khác biệt cơ bản là ở chỗ một bên là từ cơ sở của chế độ tư bản đi lên, một bên từ độc lập dân tộc đi lên. Bác Hồ từng nói, Bác chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được độc lập, dân ta được tự do, hạnh phúc, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chủ nghĩa xã hội đối với Bác như ngày nay chúng ta vẫn nói, là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

Thực tế, sau hơn 40 năm thống nhất đất nước, nhân dân vẫn chưa có tự do, hạnh phúc chỉ thuộc về tầng lớp cai trị dân, và không phải ai cũng no cơm ấm áo như ông Hồ từng mơ.

Còn chuyện “dân giàu” đã có bao nhiêu trong số 93 triệu dân, phần đông chỉ biết làm thuê cho nước ngoài để sống ? Tất nhiên, với một đất nước có nền giáo dục lạc hậu, kinh tế phải lệ thuộc vào Trung Hoa để sống còn thì làm sao giầu mạnh được, nói chi đến những chiếc bánh vẽ “dân chủ, công bằng, văn minh” ?

TUYÊN TRUYỀN TẠ NGỌC TẤN

Tiếng nói thứ hai trong thời gian qua của phe chống lại những người chống đảng đến từ bài viết 2 kỳ trên báo Nhân Dân (13-17/01/2017) của Giáo sư Tiến sỹ Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Ông Tấn mở màn:”Nhiều năm qua, các thế lực xấu, thù địch luôn cố gắng truyền bá luận điệu cho rằng, vì Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã lỗi thời cho nên không thể xây dựng xã hội mới tốt đẹp trên nền tảng học thuyết đó (!) và trên thực tế luận điệu này đã mê hoặc được một số người. Vì thế, làm sáng tỏ bản chất vấn đề là một yêu cầu bức thiết trong cuộc đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch.”

Giáo đầu như thế rồi ông bảo:”Chủ nghĩa xã hội không hề diệt vong. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại không những giữ vững trận địa mà còn định hướng vững vàng cho sự phát triển tiến lên. Từ vùng Trung-Nam Mỹ đã phát sinh phong trào xã hội chủ nghĩa kiểu Mỹ La-tinh, khởi đầu từ Vê-nê-du-ê-la rồi lan ra một số nước khác, nay tuy đang gặp nhiều khó khăn và có bước thụt lùi. Chủ nghĩa tư bản thế giới không thể chứng minh được rằng nó là lực lượng thống trị toàn cầu và xã hội tư bản là xã hội tốt đẹp cuối cùng của loài người. Ngay giữa lúc thế giới tư bản chủ nghĩa huênh hoang về sức sống dài lâu của nó cũng lâm vào khủng hoảng cục bộ, rồi đến khủng hoảng toàn diện hơn, kể từ năm 2008 đến nay, vẫn còn chưa hoàn toàn hồi phục. Thế giới từ lưỡng cực thành đơn cực, rồi nay lại thành đa cực. Các nước thuộc các chế độ chính trị, xã hội khác nhau đều tham gia “toàn cầu hóa” và “hội nhập quốc tế”, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác dưới nhiều cung bậc khác nhau.”

Ông Giáo sư trường Đảng số một của Việt Nam viết như nước chảy như thế, nhưng lại quên rằng chưa có bất cứ nước nào, dù nhỏ và nghèo đã từ bỏ bản chất tự do và nhân bản hạn chế nhất để trở thành nước Cộng sản như Việt Nam, Trung Hoa, Bắc Hàn hay Cuba.

Đã có một thời các “nhà tư tưởng CSVN” đã hồ hởi tưởng rằng Hugo Chavez, Tổng thống “người hùng” của Venezuela sẽ thành công trong kế họach trở thành nhà lãnh đạo Xã hội Chủ nghĩa kiểu Cộng sản ở Nam Mỹ. Rất tiếc, người dân Venezuela không dễ bị đánh lừa như nhân dân Việt Nam của thời đại Hồ Chí Minh nên họ đã từ bỏ Hugo để tiếp tục sống thân thiện với Mỹ.

Sau khi Hugo chết năm 2013, giấc mơ Venezuela sẽ là nước Xã hội Chủ nghĩa Cộng sản ở Nam Mỹ của “nhà tư tưởng Việt Nam” cũng chết theo.

Nhưng ông Giáo sư Tấn không chịu đầu hàng mà cứ bao biện rằng:”Ở Việt Nam, chúng ta xây dựng đất nước theo con đường XHCN sau một cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài hơn 30 năm; sau đó là chiến tranh biên giới phía tây nam, chiến tranh biên giới phía bắc. Chúng ta xây dựng đất nước hầu như từ con số “0”, hậu quả chiến tranh là vô cùng nặng nề với hàng triệu thương binh, bệnh binh, người già và trẻ em không nơi nương tựa; đồng ruộng đầy bom, đạn, mìn. Vì thế, những gì có được hôm nay là rất đáng trân trọng và tự hào, mặc dù chưa được như mong đợi.”

Phát biểu như thế nhưng ông Tấn cũng biềt hơn ai khác rằng,đảng CSVN đã qua 30 năm “đổi mới” mà có nhúc nhích được gì đầu, ngọai trừ cứ tiếp tục nhập siêu hàng hoá từ sợi chỉ, cây kim đến con ốc vít từ Trung Quốc. Nhà nước Việt Nam chỉ biết xua dân ra nước ngoài làm thuê chưa đủ lại gia công cho các Cộng ty nước ngoài ở Việt Nam thì Xã Hội Chủ nghĩa Cộng sản tốt đẹp ở chỗ nào ?

Do đó, không khỏi buồn chán khi người ta lại phải nghe ông Tấn tiếp tục loianh quanh, khi ông bảo:”Hơn nữa, xây dựng một xã hội mới chưa từng có tiền lệ không phải là dễ dàng, không thể trong ngày một, ngày hai, bất chấp quy luật, đốt cháy giai đoạn. Như vậy, chỉ nhìn bề ngoài để so sánh rồi cho rằng CNTB (Chủ nghĩa Tư bản) ưu việt là không khách quan, không có cái nhìn lịch sử, cụ thể.”

TIỀN LỆ HAY LẠC HẬU ?

Nhưng “chưa có tiền lệ” là gì ? Có phải là thứ kinh tế giở giăng giở đèn chả ai hiểu nổi là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” ?

Nhiều cuộc hội thảo và tranh luận công khai về chủ trương này đã được tổ chức trong vài năm qua, nhưng càng họp thì “hành” lại nhiều hơn. Lý do giải dị vì đảng và nhà nước không muốn cho dân tự do làm kinh tế mà cái gì cũng phải có bàn tay nhà nước nhúng vào định hướng và lãnh đạo.

Vì vậy, nguyên nhân của trì trệ và tắc nghẽo của kinh tế Việt Nam là do Văn kiện đảng XII viết ấm ớ rằng:”Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”.

Nhưng muốn “chủ đạo” thì phải biết làm và làm khá thì mới làm đầu tầu được. Đằng này vô số kể Doanh nghiệp Nhà nước lại làm ăn thua lỗ năm này chồng lên năm khác mà nhà nước cứ nhắm mắt đổ tiền nuôi cho nó sống để bảo vệ các nhónm lợi ích đục khoét công qũy và rút hầu bao của dân thì chủ đạo cái gì ?

Đó là lý do mà chính ông Giáo sư Tấn cũng phải nghiến răng thừa nhận khi hạ bút viết rằng:”Chúng ta không hề giấu giếm sai lầm, hạn chế trong quá trình xây dựng CNXH. Từ các bài học rút ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, chúng ta liên tục nhìn thẳng vào sự thật để nhận thức, đánh giá, rút ra bài học nhằm điều chỉnh chiến lược và sách lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là cơ sở để Báo cáo Chính trị Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Tăng trưởng kinh tế thấp hơn 5 năm trước, không đạt mục tiêu đề ra; năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp… Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi… Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm…” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII)

Nát như thế mà cuối cùng, Giáo sư Tạ Ngọc Tấn vẫn khăng khăng như cà cuống chết đến đít vẫn còn cay. Ông bảo:”Tóm lại, những người phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lê-nin thể hiện sự lầm lạc của họ ngay từ cơ sở lý luận - thực tiễn mà họ dựa vào. Hoặc là họ hiểu lầm về tính chất của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, hoặc là dù rất biết song họ vẫn cố tình xuyên tạc vì mục đích chính trị là thay đổi nền tảng tư tưởng, đường lối, mục tiêu xây dựng CNXH ở Việt Nam bằng một lý thuyết khác, một mô hình xã hội khác không vì lợi ích của nhân dân, không vì lợi ích của dân tộc. Nghiên cứu chỉ ra bản chất các luận điểm sai lầm, luận điệu xuyên tạc Chủ nghĩa Mác - Lê-nin không chỉ để bảo vệ tính khoa học, nhân văn của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà còn là cảnh báo để chúng ta nâng cao nhận thức của mình, tìm hiểu rõ hơn, quán triệt sâu sắc, thường xuyên hơn quan điểm thực tiễn, quan điểm lịch sử - cụ thể, tránh các căn bệnh bảo thủ, định kiến khi vận dụng Chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong xây dựng đường lối và hoạch định chính sách phát triển đất nước.”

Như vậy, khi các nhà tư tưởng hàng đầu của đảng cứ loay hoay bảo vệ Mác-Lênin và tiếp tục đốt nhang khấn vái thì các dân tộc láng giềng, kể cả Cao Miên và Lào đã bỏ Việt Nam mà cao chạy xa bay về miền đất hứa phồn vinh và hạnh phúc.

Mời hai ông Hà Đăng và Tạ Ngọc Tấn cùng nghe:”Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nếu không đổi mới, chỉ 3 đến 5 năm tới, Việt Nam có thể bị các nước láng giềng vượt qua về thu nhập.

Tại hội thảo "Kinh tế Việt Nam đến năm 2025: Cơ hội và thách thức", do Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) tổ chức cuối tuần qua, ông Dũng cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam bắt đầu xu thế giảm từ năm 2007. Tới 2012, con số này đã ở mức thấp nhất 15 năm. Từ 2013, tăng trưởng cao hơn trước, nhưng vẫn chưa như kỳ vọng.

Nguyên nhân là các tác động tăng trưởng truyền thống đã tới hạn, nền kinh tế mất cân đối và kém hiệu quả. Tăng trưởng dựa nhiều vào vốn và lao động, hiệu quả đầu tư thấp. Thứ trưởng Dũng nêu ra hàng loạt câu hỏi, như Việt Nam đang nằm ở đâu, đi tới đâu, đi bằng cách nào trong 10 năm tới. Tại sao trong bối cảnh như nhau, các nước vẫn phát triển tốt, còn ta vẫn chậm và mong manh…?

(ViertNam Express,12/10/2014)

Tiếp theo, hai ông cũng cần đọc :”Luôn sợ bị Lào và Campuchia vượt mặt nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi vì sao lại thế? Hãy khoan bàn về góc độ vĩ mô, hãy cùng nhìn lại từ con người Việt Nam, phải chăng chúng ta đang mắc một căn bệnh nan y không thể chữa nổi: LƯỜI!

Năng suất lao động của người Việt Nam thua Lào, gạo Việt sắp nhường ngôi cho gạo Campuchia, dệt may Việt nhìn dệt may Campuchia lấy hết đơn hàng… Những tựa báo khiến cho người đọc cảm thấy Việt Nam đang ở tình thế sắp bị Lào và Campuchia vượt mặt đến nơi rồi.

Đã có hàng trăm, nghìn bài báo, hàng chục cuộc hội thảo bàn luận về vấn đề này, giới kinh tế tìm ra cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Thế nhưng, có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao mà đất nước chúng ta lại rơi vào tình trạng như vậy không?

(Theo CafeBiz, 15/08/2016)

Với hai đọan báo trích dẫn, thiết tưởng các “nhà tư tưởng” của đảng hãy quên bảo vệ Mác-Lenin mà tìm cách cứu nguy kinh tế và con người Việt Nam thì tốt cho đất nước hơn là phí phạm thời giờ nói chuyện viển vông. -/-

Phạm Trần

(02/017)
 
Văn Hóa
Thăm đảo quốc Trinidad
John
14:25 09/02/2017
PORT OF SPAIN, TRINIDAD - Hai đảo quốc Trinidad và Tobago chỉ cách bờ biển Venezuela 11 km (bảy dặm) về phía đông, nhưng gạt địa lý sang một bên, thì văn hóa Nam Mỹ không có ảnh hưởng chính và chi phối gì ở đây. Trong thực tế, quốc gia đảo đôi Trinidad và Tobago chính là một nơi hội tụ một nồi lẩu văn hóa thứ thật (melting pot). Hôm nay chúng tôi đi thăm thủ đô Port of Spain nằm trên đảo Trinidad và ngày mai đi thăm đảo Tobago.

Hình ảnh

Dân số ở Trinidad khoảng chừng 1.2 triệu dân sống trên một diện tích rộng 4.800 cây số vuông hay là 1.800 dặm vuông. Khí hậu ở Trinidad nóng quanh năm cao độ khoảng là 32 độ C và 95 dộ F, thấp thì 21 C và 70 F. Hôm nay độ nóng là 92 F.

Người dân địa phương ở Trinidad nói thứ ngôn ngữ riêng của họ, chủ yếu là Anh ngữ, nhưng pha trộn tiếng Creole và thổ ngữ Patois. Dân đa số là người gốc Phi châu và Trinidad (Afro-Trinis), còn có cả dân gốc Ấn Độ, và Ấn Độ giáo và Hồi giáo ở đây họ duy trì di sản truyền thống sắc tộc của họ. Đáng chú ý là giống như nhiều miền thuộc vùng đảo Tây Ấn (West Indies), nhiều người dân địa phương có nguồn gốc Trung Quốc và cả Trung Đông nữa.

Vào cuối những năm 2000, thủ đô của đảo quốc là Port-of-Spain đã muốn canh tân cho hiện đại - thêm khách sạn mới và thương xá mua sắm, biến những kho chứa đồ cũ kĩ hư hỏng trên bờ biển thành một nơi hấp dẫn và xây dựng một trung tâm nghệ thuật quốc gia hình vỏ sò và các khách sạn thương xá ven biển với kính thủy tinh. Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng nổ xây dựng, thành phố vẫn giữ lại được nhiều nét quyến rũ lịch sử của nó, với những biệt thự được trang trí công phu cuả đầu thế kỷ 20 nằm trên dẫy phố trung tâm khu Savannah. Tản bộ trên đường Brian Lara chúng ta có thể thấy nét cũ và cái mới pha trộn nhau.

Đi hết con đường này du khách gặp nhà thờ chính tòa Công Giáo Đức Mẹ Vô Nhiễm. Nhà thờ Công Giáo cổ xưa nhất trên đảo. Thánh đường được xây theo hình chữ thập với hai tháp cao. Đặc biệt nhà thờ này có hầm đưới nhà thờ nơi đây chôn cất 15 vị giám mục, giáo sĩ và chức sắc cao nhất của đảo. Bên trong nhà thờ có tòa giảng cổ xưa điều khắc đẹp, và có bàn thờ Đức Mẹ Lộ Đức tiểu biểu.

Sau khi tham quan nhà thờ chính tòa Công Giáo, tôi cũng đi thăm nhà thờ chính tòa Tin Lành Holy Trinity xây theo kiến trúc gothic rất bề thế. Vào trong nhà thờ tiếng đàn organ tự động vang vọng và thực sự thấy ngay bên phải nhà thờ có cây đàn organ to lớn về thế. Một điểm đặc biệt là phía bên trại nhà thờ có bàn thờ giống như bên Công Giáo có nhà tạm và trên là hình Đức Mẹ bồng con. Chẳng những thế ra ngoài nhà thờ tôi còn thấy một nơi có tượng kính Đức Mẹ Ban Ơn của Công Giáo. Thật nhiệm mầu.

Sau khi thăm nhà thờ Tin Lành tôi tiếp tục thăm nhà thờ Công Giáo khác là Nhà thờ kính Trái Tim Chúa theo kiến trúc pha Gothic và Roman. Khi đến thăm cũng chính lúc đang có thánh lễ, có các em học sinh tham dự. Bên ngoài nhà thờ có Hang Lộ Đức như ở Việt Nam.

Dù gì chẳng nữa thì Trinidad được biết đến nhiều nhất là vì có Lễ hội carnival ở đây, chỉ kém tính cách vĩ đại so với lễ hội ở Rio de Janiero và New Orleans mà thôi. Dàn nhạc hòa tấu Steelpan với khoảng 100 thành viên với cuộc diễu hành các vũ công với trang phục hết sức mầu sắc và sôi động.

Leo lên một chiếc minibus có hướng dẫn viên, du khách khám phá những điểm nổi bật của thành phố thủ đô của Trinidad. Trong chuyến du hành toàn cảnh, sẽ vượt qua những biệt thự tráng lệ nhìn ra Công viên Nữ Hoàng ở Savannah - công viên lớn nhất của thành phố.

Hướng dẫn viên cũng sẽ chỉ điểm những di tích kiến trúc và lịch sử khác nhau và có giờ bạn sẽ đi một vòng thăm Vườn Bách Thảo mất chừng 25 phút.

Tại địa điểm này, bạn sẽ trải nghiệm một Show Văn Hóa ngoạn mục có tính năng điệu Flaming Limbo, Calypso, Soca và Metal Band, điệu múa Ấn Độ và các màn trình diễn văn hoá khác. Nếu là người sành âm nhạc, bạn sẽ nhận ra hai điệu nhạc calypso và Soca là hai phong cách âm nhạc có nguồn gốc từ Trinidad.

Tu viện Mount St Benedict nằm ở độ cao chừng 800 feet trên mực nước biển. Lên tới đỉnh núi này và thăm tu viện xong người ta chỉ có thể dùng những từ ngữ này để diễn tả tâm trạng mình “rất thoải mái, rất linh thiêng, được chữa lành, và rất xinh đẹp”.

Đó là cảm giác hài hòa là chắc chắn ghi lại trong bạn khi ghé thăm tu viện đẹp như tranh vẽ được Tu viện trưởng Abbot Majuel thành lập vào năm 1912. Vào thời điểm đó, các tu sĩ Biển Đức đã bỏ trốn khỏi Tu viện San Sebastian bên Bahia ở Brazil vì cuộc đàn áp tôn giáo. Nơi đây bạn thăm nhà nguyện, và xuyên qua khung cảnh tu viện.

Một cửa hàng nhỏ thủ công bán nhiều loại đồ tôn giáo và các mặt hàng bao gồm mứt, thạch và sữa chua được chính tay các thầy Dòng làm ra.

Sau đó cu khách sẽ được đãi uống trà và thu giãn tâm hồn trong khí giống như trong hang động tại nhà khách có tên Nhà An Bình - Pax Guesthouse – Khi uống trà rất có thể nhiều loài chim vùng nhiệt đới trong vườn tới làm bạn với du khách.

Trên đường về bến cảng Port of Spain du khách đi qua vùng quê mầu sắc xanh tươi, vượt qua các đồn điền cam quýt và ca-cao lớn. Du khách đi thông qua phong cảnh núi đẹp và nhìn ngắm rặng Núi Bắc Northern Range trong vùng vịnh Maracas.

Vịnh Maracas có bãi biển đáng yêu, có những hàng dừa chung quanh và được bao bọc bởi các sườn đá dốc. Từ đây chiêm ngưỡng mầu nước biển thấu xuất và sạch sẽ và môi trường cây lá xung quanh tươi tốt và trù phú.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giây Phút Bình Yên
Thérésa Nguyễn
20:26 09/02/2017
GIÂY PHÚT BÌNH YÊN
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Mặc kệ cho dòng đời đang hối hả.
Ta thả mình trong giây phút bình yên.
Giữa khoảng lặng ta trút hết ưu phiền..
(Trích thơ của Chu Cường)
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 8/2/2017
VietCatholic Network
12:41 09/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Đức Thánh Cha diễn giải “Niềm hy vọng Kitô có chiều kích cá nhân, cộng đoàn, Giáo Hội và xã hội”.

2- Thủ tướng Ấn độ nói Chính phủ Ông tán thành cuộc viếng thăm của ĐGH Phanxicô.

3- Lãnh đạo Công Giáo và Tin Lành mời Đức Giáo Hoàng thăm Đức.

4- Giáo Hội Nhật Bản tôn phong kiếm sĩ Justo Takayama lên hàng chân phước.

5- Thánh lễ tạ ơn 17 chân phước tử đạo Lào tại Vương Cung Thánh Đường Paris.

6- Hàng ngàn dân Bangladesh kính viếng thánh tích của thánh Antôn.

7- Một nữ tu Colombia bị bắt cóc ở Mali.

8- Dự luật cấm tài trợ cho phá thai vừa được Hạ Viện Mỹ thông qua.

9- Lãnh đạo Công Giáo Hoa kỳ lo lắng việc TT Donald Trump ủng hộ sắc lệnh phân biệt giới tính.

10- Có tin Tổng Thống Donald Trump sẽ gặp Đức Giáo Hoàng vào tháng 5.

11- Salesian Việt Nam-Mông Cổ và chân trời rộng mở cho giới trẻ.

Sau đây mời qúi vị nghe phần tin chi tiết của chúng tôi:

- Đức Thánh Cha diễn giải “Niềm hy vọng Kitô có chiều kích cá nhân, cộng đoàn, Giáo Hội và xã hội”.

Niềm hy vọng kitô không chỉ có chiều kích cá nhân, nhưng cũng bao gồm chiều kích cộng đoàn tập thể và xã hội dân sự nữa. Nó khiến cho kitô hữu không xây tường ngăn cách, nhưng xây cầu liên kết, không lấy ác báo ác, nhưng lấy sự thiện thắng sự dữ, tha thứ thắng xúc phạm, và sống hoà bình với tất cả mọi người.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với 8 ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung trong đại thính đường Phaolô VI sáng thứ tư, ngày 8/2/2017.

Trong bài huấn dụ, ĐTC đã tiếp tục trình bầy niềm hy vọng trong thư thứ I thánh Phaolô gửi tín hữu Thêxalônica. Thánh nhân khích lệ tín hữu đâm rễ sâu trong niềm hy vọng vào sự sống lại với một câu nói rất đẹp: “Chúng ta sẽ luôn mãi ở với Chúa”. Đồng thời ĐTC cũng cho thấy niềm hy vọng kitô không chỉ có chiều kích cá nhân, nhưng cũng bao gồm chiều kích cộng đoàn, Giáo Hội và xã hội nữa.

Thế rồi sự chú ý được hướng tới các anh chị em có nguy cơ đánh mất đi niềm hy vọng nhất… về những ai chán nản ngã lòng, những ai yêu đuối, những ai cảm thấy bị đè bẹp bởi gánh nặng của cuộc đời và các lỗi lầm của mình và không không đứng lên được nữa. Trong các hoàn cảnh này, sự gần gũi và hơi ấm của toàn thể Giáo Hội phải càng mạnh mẽ và yêu thương hơn nữa, và phải có hình thái tuyệt diệu của sự cảm thương. Nó không phải là thương hại: sự cảm thương là chịu khổ với người khác, đau khổ với người khác, đến gần người đau khổ… một lời nói, một cái vuốt ve, phát xuất từ con tim; đó là sự cảm thương. Họ cần sự khích lệ và ủi an.

Sau bài huấn dụ, ĐTC đã chào các đoàn hành hương đến từ Pháp, Ba Lan,Anh quốc, Ailen, Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các nước châu Mỹ Latinh.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi người.

- Thủ tướng Ấn độ nói Chính phủ Ông tán thành cuộc viếng thăm của ĐGH Phanxicô.

Delhi – Ngày 8/2/2017, các ĐHY Baselios Cleemis, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn độ, ĐHY George Alencherry, TGM trưởng của Giáo Hội Sirô-Malaba và ĐHY Oswald Gracias, Chủ tịch Hội đồng các Giám mục nghi lễ Latinh, đã có cuộc gặp với Thủ tướng Narendra Modi tại văn phòng Thủ tướng.

Trong cuộc gặp này, các Hồng Y đã yêu cầu Thủ tướng Chính phủ có biện pháp khẩn cấp đối với việc trả tự do cho cha Tom Uzhunallil, bị bắt cóc hồi tháng ba tại Yemen.

Thủ tướng Modi đã bảo đảm rằng chính phủ của ông đang có những hành động cấp thời và cần thiết. Ông cũng thông báo với ĐHY rằng chính phủ của ông có ý kiến rất thuận lợi đối với chuyến viếng thăm Ấn Độ của ĐGH Phanxicô.

Về phần mình, 3 ĐHY đã bảo đảm với Thủ tướng rằng Giáo Hội Công Giáo và các Kitô hữu sẽ tiếp tục hỗ trợ sự phát triển của đất nước.


- Lãnh đạo Công Giáo và Tin Lành mời Đức Giáo Hoàng thăm Đức Quốc.

Ngày 7/ 2/ 2017, Đức Hồng Y Reinhard Marx của Tổng Giáo Phận Munich, Chủ Tịch Hội Đồng Giám mục Đức, hoan nghênh lời tuyên bố của ĐGH Phanxicô vào ngày 6 tháng 2 rằng, lễ kỷ niệm 500 năm Cải Cách Tin Lành là một "cơ hội để tiến xa hơn" trong phong trào đại kết.

ĐHY Marx và ĐGM Heinrich Bedford-Strohm của Giáo Hội Tin Lành Lutheran đã cùng hội kiến với ĐTC Phanxicô tại Tòa Thánh Vatican vào lúc 10 giờ sáng ngày 6 tháng 2 năm 2017.

Nhân dịp này ĐHY Marx tuyên bố: “Cuộc họp hôm nay đã đưa lại phong trào đại kết một động lực mới”. ĐHY nói thêm: "Chúng tôi có một trách nhiệm đặc biệt cho phong trào đại kết vì việc tách rời hai Giáo Hội đã khởi sự từ nước chúng tôi nên chúng tôi cần có một khởi động để công việc hoà giải được hoàn tất".

ĐHY Marx và ĐGM Bedford-Strohm đã cùng mời ĐTC Phanxicô thăm Đức.

- Giáo Hội Nhật Bản tôn phong kiếm sĩ Justo Takayama lên hàng chân phước.

Tin Osaka - Ngày 7/2/2017 tức ngày 11 tháng giêng Đinh Dậu, Giáo Hội Nhật Bản đã cử hành trọng thể Thánh lễ tôn phong Kiếm sĩ Justo Takayama (1552-1615) lên hàng chân phước. Ngài được nói đến với danh hiệu Hiệp sĩ Đức Kitô (Samouraï du Christ). Cách nay một năm, ĐTC Phanxicô đã ký sắc phong chân phước. Giáo Hội Nhật Bản chuẩn bị chu đáo cho biến cố này từ một năm nay. ĐHY Angelo Amata, bộ trưởng Thánh bộ Phong thánh đã cử hành Thánh lễ tại Osaka.

Cách nay vài năm, Hội đồng Văn hóa Tòa thánh cùng với Sứ quán Nhật cạnh Tòa thánh, Hội đồng Giám mục Nhật bản và Dòng Tên đã ấn hành một tài liệu nhan đề “Ukon le Samouraï: cây thánh kiếm” thuật lại tiểu sử vị chân phước. Đây là giai đoạn mở đầu cho án phong chân phước. Huy hiệu của thánh nhân trong Thánh lễ phong chân phước do Nữ tu Ester Kitazuma, dòng Môn đệ Thầy Chí thánh, thực hiện gồm 7 ngôi sao tượng trưng cho dòng họ Takayama, đồng thời là 7 phép bí tích và 7 ơn Chúa Thánh thần.

Giáo Hội Nhật Bản hiện có 42 vị thánh và 393 Chân phước tử đạo.

- Thánh lễ tạ ơn 17 chân phước tử đạo Lào tại Vương Cung Thánh Đường Paris.

Chúa Nhật ngày 5/2/2017, ĐHY André Vingt-Trois, Tổng giám mục Paris, đã cử hành trọng thể Thánh lễ Tạ Ơn sau khi 17 vị Tử đạo Lào được Hội Thánh phong chân phước. 25 vị giám mục trên khắp nước Pháp, linh mục Bề trên Tổng quyền Hội Thừa sai Paris, linh mục bề trên Hội Thừa sai Tận hiến Đức Mẹ Vô Nhiễm và nhiều linh mục đã đồng tế.

Tưởng cũng nên nhắc lại Chúa Nhật 11/12/2016, ĐHY Orlando Quevedo người Phi Luật Tân đã đại diện ĐTC Phanxicô chủ lễ phong chân phước cho 17 vị tử đạo nước Lào tại Nhà thờ Chính tòa Thánh Tâm ở Vạn Tượng.

Mùa xuân 1953, du kích Lào cộng (Pathet Lao) chiếm tỉnh Sầm Nứa. Các vị thừa sai phải di tản đi nơi khác. Cha Giuse Thảo Tiên, thụ phong linh mục năm 1949, quyết định ở lại với các tín hữu. Ngài sẵn sàng hy sinh tính mạng để làm chứng cho đức tin. Cha Tiên bị cộng quân giam giữ tại trại Talang. Ngày 02/06/1954, ngài bị xứ bắn. Ngoài ra, còn có cha Gioan Baotixita Malo từng truyền giáo ở bên Tầu bị bắt cùng 4 vị khác. Ngài chết vì bị tra tấn dã man. Năm 1960 và năm 1961, có thêm các linh mục và thầy bị cộng quân bạo hành đến chết, hoặc bị xử bắn.

- Hàng ngàn dân Bangladesh kính viếng thánh tích của thánh Antôn.

Bangladesh – Trong tháng 2 và tháng 3, tín hữu của Bangladesh, Ấn độ và tiểu bang Texas, Hoa kỳ có cơ hội kính viếng thánh tích của thánh Antôn thành Padua, một vị thánh gốc Bồ đào nha.

Cha Mario Conte, giám đốc tạp chí “Sứ giả của thánh Antôn”, sẽ mang các thánh tích của thánh nhân đến các thành phố Austin, Bryan, Waco, và Belton của tiểu bang Texas, từ ngày 10 đến ngày 19/2/2017. Một phần thánh tích khác được đưa đến Bangladesh từ ngày 2 đến ngày 8/2/2017. Sau khi được rước đến các thành phố khác của Bangladesh, thánh tích của thánh Antôn sẽ tiếp tục cuộc hành hương đến Ấn độ từ ngày 10 đến ngày 15/2/2017.

Hàng ngàn tín hữu Công Giáo di chuyển khắp Bangladesh để kính viếng và chạm đến các thánh tích của thánh Antôn thành Padua. Đây là lần đầu tiên thánh tích của thánh Antôn được rước đến nước này.

Thánh Antôn là một trong những vị thánh được yêu mến nhất bởi toàn dân Bangladesh, Công Giáo cũng như Hồi giáo và Ấn giáo.Trong số những người đến kính viếng. cũng có nhiều người không Công Giáo.

- Một nữ tu Colombia bị bắt cóc ở Mali.

Bamako (Agenzia Fides) - Một nữ tu người Colombia, thuộc dòng Các nữ tu thánh Phanxicô Đức Mẹ vô nhiễm, đã bị bắt cóc hôm qua, ngày 7 tháng 2 tại Koutiala, miền nam Mali.
Cha Edmond Dembele, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Mali nói với hãng tin Fides: “Chúng tôi không biết những kẻ bắt cóc là ai. Các hiến binh và cảnh sát đang điều tra. Các Giám Mục cũng có mặt tại vùng này để biết thông tin”.
Cha Dembele cho biết khu vực nơi nữ tu bị bắt cóc vốn là nơi yên bình và sự kiện này gây nên ngạc nhiên. Khu vực này chưa bị ảnh hưởng bởi sự bất an như các khu vực khác của Mali. Khoảng 21 giờ tối qua, một nhóm người có vũ trang đã đột nhập vào giáo xứ Karangasso ở Koutiala, bắt giữ nữ tu và bỏ trốn bằng chiếc xe của giáo xứ.

- Dự luật cấm tài trợ cho phá thai vừa được Hạ Viện Mỹ thông qua.

Hạ viện Mỹ vừa thông qua dự luật đầu tiên ủng hộ sự sống, dự luật sẽ củng cố chính sách hiện hành là không dùng thuế liên bang để tài trợ nạo phá thai.

Việc cấm dùng thuế liên bang để tài trợ cho phá thai hiện nay dựa vào tu chính án Hyde đã có từ 40 năm qua, Hyde là tên của ông dân biểu Henry Hyde, là người tài trợ cho tu chính án. Tuy nhiên, tu chính án đó cầ̀n được Quốc hội thông qua mỗi năm. Dự luật có tên 'Không dùng thuế tài trợ cho phá thai', được thông qua hôm thứ Ba với một túc số 238-183, nhắm mục đích đặt chính sách Hyde thành luật, do đó không cần phải được Quốc hội biểu quyết lại mỗi năm nữa.

Dự luật này sẽ mở rộng sự bảo vệ chống lại việc dùng thuế tài trợ cho phá thai ở nhiều lãnh vực khác nữa, chẳng hạn như trong chương trình y tế của nhân viên liên bang. Nó cũng sẽ đảm bảo rằng, sẽ không có trợ cấp bảo hiểm phá thai trong các kế hoạch bảo hiểm trên sàn giao dịch cuả quốc gia.

- Lãnh đạo Công Giáo Hoa kỳ lo lắng việc TT Donald Trump ủng hộ sắc lệnh phân biệt giới tính.

Washington - Đức TGM Charles J. Chaput của Philadelphia, chủ tịch Ủy ban về Giáo dân, Hôn nhân, Đời sống Gia đình và Giới trẻ của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, và Đức TGM William E. Lori của Baltimore, chủ tịch Ủy ban về Tự do Tôn giáo, đã bày tỏ sự thất vọng với quyết định của TT Donald Trump ủng hộ sắc lệnh 13672, do cựu Tổng thống Obama ký năm 2014. Sắc lệnh này cấm sự phân biệt đối xử về khuynh hướng tính dục và căn tính phái tính chống lại các nhân viên liên bang và người lao động cho các nhà thầu chính quyền liên bang.

Đức TGM Chaput và Đức TGM Lori nói trong thông cáo hôm 1 tháng 2 rằng: “Giáo Hội kiên định phản đối tất cả những sự phân biệt bất công và chúng ta cần tiếp tục phát triển công lý và công bằng tại nơi làm việc. Nhưng sắc lệnh của ông Obama tạo nên những vấn đề hơn là giải quyết chúng; nó tạo nên những hình thức kỳ thị mới chống lại các tín hữu. Giữ lại hoàn toàn sắc lệnh không phải là câu trả lời”.

- Có tin Tổng Thống Donald Trump sẽ gặp Đức Giáo Hoàng vào tháng 5.

Theo tin của Catholic World News thì hầu như chắc chắn TT Donald Trump sẽ gặp ĐGH Phanxicô tại Tòa Thánh Vatican vào tháng 5 nhân dịp ông tham dự hội nghi kinh tế khối G-7 được tổ chức tại Ý.
Tòa Bạch Ốc đã xác nhận tin TT Donald Trump sẽ tham dự hội nghị G-7. Tuy nhiên Washington lẫn Vatican không nơi nào xác nhận nguồn tin nói trên. Trái lại, tin của cơ quan truyền thông Vatican Insider cho biết cuộc họp như thế chắc chắn sẽ diễn ra.
Trước đây, TT George W. Bush và TT Barack Obama khi đi tham dự hội nghị kinh tế khối G-7 tại Ý, đều đã đến gặp Đức Giáo Hoàng.

- Salesian Việt Nam-Mông Cổ và chân trời rộng mở cho giới trẻ.

Trong một bảng thống kê mới, tỉnh dòng Salesian Việt Nam-Mông Cổ có một con số hội viên đông nhất trong các tỉnh dòng của vùng Nam Á và Châu Đại Dương, với con số 306 hội viên hoạt động và sinh sống trong 19 cộng thể tại Việt Nam và 2 cộng thể tại Mông Cổ. Con số trên gồm có 174 linh mục, 66 sư huynh, 77 ứng viên linh mục, 11 tập sinh và 30 ứng viên tiền tập viện, với độ tuổi trung bình là 43.

Hầu hết các công việc tông đồ của tỉnh dòng Việt Nam hiện nay tập trung vào 32 giáo xứ, 5 trung tâm dạy nghề hay trường kỹ thuật; với nhiều trung tâm thanh thiếu niên, nội trú và nhiều cơ sở giáo dục không chính thức cho thanh niên nghèo và bị bỏ rơi.

Một số hội viên đang hoạt động tại Mông Cổ gồm 11 hội viên, đến từ 9 quốc gia khác nhau.
Sau Tổng Hội 27 năm 2016, tỉnh dòng Việt Nam đã bắt tay vào việc tái định giá nghiêm trọng tất cả các công cuộc của mình khởi đi từ các chương trình cá nhân, cộng thể tới các phân nhiệm của tỉnh dòng, mọi công cuộc của tỉnh dòng. Cha bề trên Tổng quyền, kế vị thứ 10 của thánh Gioan Bosco, cũng mời gọi các tỉnh dòng trên toàn thế giới hãy trở về nguồn Tin mừng và ơn đoàn sủng của Cha thánh tổ phụ để kín múc và đề xuất những công cuộc phát triển mà thăng tiến trong tinh thần hiệp nhất.
 
Thời sự tuần qua 10/02/2017: Căng thẳng tôn giáo tại Nam Á, “Bin Laden” của xứ Miến
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:06 09/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Một trong những tin tức kinh hoàng nhất trong tuần qua là báo cáo của Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc được công bố hôm 3 tháng 2 về tình trạng bi thảm của người Rohingya ở Miến Điện. Giám đốc Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc là ông Zeid Ra'ad al-Hussein cho biết nhiều trẻ sơ sinh và trẻ em đã bị giết bằng dao găm trong một chiến dịch quân sự của quân đội Miến Điện nhắm vào người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine.

Trong một cuộc bố ráp ở Rakhine, lực lượng an ninh Miến Điện đã trói tất cả những người đàn ông Rohingya và đưa họ lên xe, trước khi đi từ nhà này sang nhà khác cưỡng hiếp tập thể các phụ nữ, và đôi khi còn giết chết cả những đứa bé đang kêu khóc hoặc cố gắng bảo vệ bà mẹ của chúng. Trong một trường hợp đầy thương tâm, một đứa bé mới 8 tháng tuổi đã bị đâm bằng lưỡi lê cho tới chết. Một đứa bé khác mới 5 tuổi bị cắt đứt cổ họng.

Ông Zeid Ra'ad al-Hussein mô tả những hành vi tàn bạo này là “những tội ác nghiêm trọng” chống lại người Rohingya, đặc biệt là trẻ em, và nói rằng các tiếng khóc và những cái chết tức tưởi của các em bé bị đâm này “đang van xin một phản ứng từ cộng đồng quốc tế”.

Ông nói:

“Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, với tất cả sức mạnh của mình, hiệp với tôi trong việc kêu gọi các nhà lãnh đạo Miến Điện kết thúc tức khắc tất cả các hoạt động quân sự như thế. Mức độ nghiêm trọng và quy mô của những tội ác này đòi phải có một phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.”

“Chính phủ Miến Điện phải chặn đứng ngay tức khắc những vi phạm nhân quyền trầm trọng đối với người dân của họ, thay vì cứ tiếp tục phủ nhận rằng những tội ác này không hề xảy ra. Chính phủ Miến Điện phải chịu trách nhiệm và bảo đảm rằng các nạn nhân phải được tiếp cận với công lý, được bồi thường và được sống trong an bình”.

Những con người không quốc tịch, không căn cước, không khai sinh

Theo các nhà sử học, những người Rohingya đã có mặt tại vùng đất hiện nay là bang Rakhine ít nhất từ thế kỷ thứ 15. Khi người Anh đô hộ Miến Điện, sổ bộ thống kê của họ vào năm 1872 ghi nhận có 58,255 người Rohingya sống trong vùng này. Con số này tăng lên đến 178,647 người vào năm 1911.

Năm 1948, khi Miến Điện độc lập khỏi Anh, chính phủ mới từ chối công nhận người Rohingya là công dân Miến Điện. Sau cuộc đảo chính vào năm 1962, tướng Ne Win thực hiện nhiều cuộc hành quân lùng giết người Rohingya trong các vùng hẻo lánh suốt hai thập niên. Người Rohingya phải chạy qua chạy lại giữa Miến Điện và Bangladesh vì cả hai quốc gia này không ai thừa nhận họ. Nhiều người Rohingya lâm vào tình cảnh không quốc tịch, không căn cước, không khai sinh.

Tình hình của người Rohingya còn trở nên nghiêm trọng hơn sau vụ bạo loạn tôn giáo vào năm 2012.

Cuộc bạo loạn năm 2012 tại bang Rakhine là hệ quả của một loạt những dàn dựng nhằm tạo ra những căng thẳng giữa cộng đồng Phật tử tại đây với người Hồi giáo Rohingya. Các Phật tử lo ngại rằng người Hồi Giáo sẽ chiếm đa số tại bang này và Phật giáo cuối cùng sẽ bị tận diệt tại quê hương của họ. Các cuộc bạo loạn đã xảy ra vào ngày 10 tháng Sáu năm 2012 sau khi trong cộng đồng Phật tử có tin đồn một phụ nữ trong số họ đã bị hãm hiếp và giết chết bởi người Rohingya. Trong khi đó, trong cộng đồng Hồi Giáo lại có tin đồn mười người trong số họ đã bị giết. Hậu quả bi đát là 2,528 căn nhà bị đốt, và 88 người chết. Xung đột lại diễn ra vào tháng 10 năm đó khiến ít nhất 80 người bị giết và 20,000 người bỏ chạy ra nước ngoài.

Những hình ảnh mà quý vị và anh chị em đang thấy đây là cảnh những người Rohingya trôi dật dờ trên Ấn Độ Dương. Những người Việt đã trải qua cuộc hành trình tìm tự do hiểu rõ những âu lo, gian truân, và nguy hiểm của cuộc hành trình. Như đã xảy ra với người Việt chúng ta trên đường vượt biên tìm tự do, người ta tìm thấy biết bao những con tàu ma, trên đó không một người Rohingya nào còn sống sót sau những ngày tháng lênh đênh trên biển.

Tại sao bạo loạn xảy ra?

Tờ The Economist cho rằng khi chuyển đổi sang chế độ dân chủ tại Miến Điện vào năm 2011, quân đội đã tìm cách giữ lại các vị trí đặc quyền đặc lợi, vì thế họ tạo ra cuộc bạo loạn vào năm 2012 để quân đội có thể tạo một ấn tượng mạnh mẽ trước công chúng rằng họ là một lực lượng cần thiết để bảo vệ Phật pháp chống lại người Hồi giáo Rohingya.

Đặc phái viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc là bà Yanghee Lee, người Nam Hàn cáo buộc chính quân đội đã đưa dao và thực phẩm miễn phí cho các Phật tử và chở họ từ Sittwe lên Arakan tấn công người Rohingya. Chính quyền Miến Điện cho đến nay vẫn phủ nhận cáo buộc này nhưng lại không bắt bất cứ ai tham gia vào vụ tấn công người Rohingya ra xét xử.

Tờ Times trong số ra ngày 20 tháng Sáu năm 2013, với nhan đề “The Face of Buddhist Terror”, nghĩa là “Bộ mặt của khủng bố Phật giáo”, cáo buộc người đứng đằng sau tất cả những biến loạn này là Nhà sư Ashin Wirathu.

Nhà sư Ashin Wirathu là ai?

Nhà sư Ashin Wirathu là người nổi tiếng tại Miến Điện với những bài phát biểu nẩy lửa đầy hận thù kêu gọi các Phật tử nước này hãy thức tỉnh trước nguy cơ bị Hồi Giáo hóa, mặc dù trong tổng số 57 triệu dân 88% là Phật tử và người Hồi Giáo chỉ có 4.3%. Các Kitô hữu chiếm 6.3%.

Không những nổi tiếng tại Miến Điện, Nhà sư Wirathu còn nổi tiếng trên thế giới vì đã dám chửi đặc phái viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc là bà Yanghee Lee bằng những từ rất hạ cấp mà chúng tôi không dám nêu ra ở đây.

Wirathu sinh năm 1968, đến năm 14 tuổi thì bỏ học để đi tu.

Năm 2003, ông đã bị kết án 25 năm tù giam vì tham gia vào một tổ chức rất cực đoan nhằm chống lại người Hồi Giáo nhưng được trả tự do vào năm 2010 cùng với các tù nhân chính trị khác.

Sau khi ra tù, Wirathu sử dụng rất thành công các phương tiện truyền thông xã hội. Ông truyền bá thông điệp chống Hồi Giáo của mình bằng cách đăng các bài giảng trên YouTube và Facebook, thu hút hàng trăm ngàn người theo dõi và nhanh chóng được tôn vinh là nhà lãnh đạo tinh thần của 969 nhóm bảo vệ Phật pháp.

Bài giảng của ông chủ yếu dọa các Phật tử về nguy cơ bị Hồi Giáo hóa. Ông lặp đi lặp lại các tuyên bố vô căn cứ về tỷ lệ sinh sản của người Hồi Giáo và tổ chức các cuộc biểu tình kêu gọi tống cổ người Rohingya sang một nước thứ ba.

Ông cũng tuyên bố rằng phụ nữ Phật giáo đang bị người Hồi Giáo buộc cải đạo bằng vũ lực và dẫn đầu các cuộc biểu tình rầm rộ đòi sửa đổi hiến pháp nhằm ngăn chặn phụ nữ Phật giáo Miến Điện không được kết hôn với nam giới thuộc các tôn giáo khác mà không có sự cho phép chính thức của các nhà sư.

Ít ai dám chống lại ông vì ông chủ trì một tu viện Phật giáo có tới 2,500 nhà sư tại Mandalay; và được sự hậu thuẫn tuyệt đối của quân đội, của những tướng tá cùng một quan điểm với ông là Phật giáo tại Miến Điện đang bị lâm nguy, và người dân Miến Điện cần phải có một quân đội hùng mạnh để bảo vệ Phật pháp.

Một chính phủ trên danh nghĩa là dân sự nhưng sau gần nửa thế kỷ bị cai trị bởi quân đội, vẫn chưa hoàn toàn tự chủ, nên nếu quân đội ủng hộ ông thì chính quyền cũng chẳng có ai dám chống lại ông. Hơn thế nữa, nhiều người tin rằng chính quyền Miến Điện để yên cho Wirathu, vì ông nói lên chính quan điểm của họ, về người Rohingya, và về đạo Hồi, mà họ không thể tự mình nói lên vì những lý do ngoại giao.

Chỉ có duy nhất một người đàn bà dám lên tiếng công khai chống lại ông là Tổng thư ký Liên đoàn Phụ nữ Miến Điện Tin Tin Nyo.

Bà Nyo nói: “Ông ta làm xấu hổ đất nước chúng tôi. .. làm phương hại đến chiếc áo cà sa đang mặc trên người”

Cô cũng nói rằng chiến dịch của Wirathu nhằm đưa ra một luật cấm phụ nữ Phật giáo không được kết hôn với nam giới thuộc các tôn giáo khác không phải là một hình thức bảo vệ nhưng là một thủ đoạn muốn kiểm soát: “Phụ nữ chúng tôi phải có quyền quyết định muốn kết hôn với ai mà chúng tôi thương mến bất kể tôn giáo”.

Tình trạng của người Rohingya trong những ngày này ra sao?

Từ tháng 10 năm ngoái, 2016, quân đội Miến Điện đã mở những cuộc hành quân thanh lọc nhằm tận diệt người Rohingya. Liên Hiệp Quốc báo cáo rằng 70,000 người tị nạn đã tràn qua biên giới Bangladesh. Quốc gia này đã chứa chấp 200,000 người tị nạn Rohingya.

Trong một diễn biến mới nhất, Bangladesh đang muốn đưa người tị nạn Rohingya sang một đảo hoang. Hàng ngàn người tị nạn Rohingya sẽ được đưa đến một hòn đảo không ai cư trú trong Vịnh Bengal. Đây là một giải pháp ngắn hạn của nhà cầm quyền Bangladesh để đối phó với thảm họa nhân đạo dọc theo biên giới với Miến Điện. Nhưng hòn đảo Thengar Char này là một đảo hoang vu và thường bị ngập lụt trong mùa mưa bão. Không có nhà ở, sóng điện thoại di động và con người.

70,000 người tị nạn đã rời Miến Điện từ tháng 10 đến nay từ khi bắt đầu có các cuộc đàn áp thêm vào con số hơn 200,000 người đang sống trong các trại chính thức và dã chiến. Nhiều người tại Miến Điện nơi đa số dân theo Phật giáo cho rằng họ là các di dân bất hợp pháp từ Bangladesh. Nhưng Bangladesh lại cho họ là các công dân Miến Điện. Những người còn sống tại Miến Điện bị từ chối quyền công dân và sống trong những điều kiện bị kỳ thị chủng tộc.