Phụng Vụ - Mục Vụ
Biệt giam
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:31 09/02/2018
Con người là con vật có tính xã hội. Có thể nói rằng tính xã hội một cách nào đó chính là một trong những yếu tố cấu thành yếu tính của con người. Thiếu vắng tha nhân thì ta như không còn là ta. Thi hào Nguyễn Du đã mở đầu pho “Truyện Kiều” bằng vần thơ: “Trăm năm trong cõi người ta”. Có người thì mới có ta. Và có ta thì hẳn phải có người. Quả thật rất nhiều dã thú lẫn vật nuôi, nếu tách riêng, nuôi chúng một mình thì chúng vẫn lớn lên thành chúng. Trái lại, con người khi bị tách biệt khỏi xã hội hoặc sống tự cô lập mình thì sẽ không thể phát triển thành người cách đúng nghĩa.
Một trong những mục đích mà các nhà nước pháp quyền khi sử dụng hình thức giam tù phạm nhân, đó là cách ly họ ra khỏi cộng đồng xã hội. Vi phạm pháp luật mà bị toà kết án tù ở là một thảm hoạ. Bị ở tù mà bị biệt giam thì đúng là đại hoạ. Henri Charierre trong tác phẩm nổi tiếng “Papillon, người tù khổ sai” đã từng kể lại chuyện nhiều tù nhân bị biệt giam đã phải chọn con đường tự vẩn, vì không chịu nổi cảnh bị tách biệt khỏi xã hội loài người.
Phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật VI TN B, đặc biệt qua bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng xoáy sâu vào hình ảnh người bệnh phong hủi, đặc biệt là số phận bất hạnh của họ mà xã hội, qua các luật lệ, đã áp chế trên họ. Với hoàn cảnh xã hội cách đây trên hai nghìn năm, chúng ta có thể thông cảm với những thể chế, quy định áp dụng cho những người mắc bệnh phong hủi, một thứ bệnh truyền nhiễm được xem là nan y, bất trị, với thời bấy giờ. Thế nhưng khi đọc các khoản quy định như: “Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xoả tóc, che râu và kêu lên: ‘Ô uế! Ô uế!’ Bao lâu còn mắc bệnh người ấy sẽ còn là ô uế. Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại.” (Lv 13,45-46), thì chúng ta không thể không xót xa.
Nỗi bất hạnh đáng nói của người bị phong hủi là bị liệt vào hàng tội lỗi ghê gớm, bị cả Thiên Chúa chúc dữ, mặc dầu bản thân họ chưa hẳn là người có tội. Bênh cạnh nỗi tủi nhục ấy thì người bị phong hủi lại còn bị tách biệt khỏi cộng đoàn xã hội. Sự tách biệt này khiến cho họ không chỉ bị xem như là tội nhân mà còn như không phải là người. Ngày nay, khi nền y học đã khống chế được căn bệnh phong hủi thì những người đã mắc căn bệnh này vẫn còn “bị”một số nhà nước các quốc gia cho sống tập trung biệt riêng ra một nơi để ngăn ngừa sự lây lan và để chữa trị hữu hiệu. Dù với mục đích và ý hướng tốt cho người bệnh, nhưng cái hậu quả là gây mặc cảm tâm lý cho bệnh nhân, khi phải sống tách riêng, một cách nào đó vẫn tồn tại. Cái mặc cảm tâm lý này nhiều lúc gây ra sự bất cần đời và không muốn gặp mặt những người không mắc bệnh phong hủi, vì không muốn cần “sự thương hại” của những người “may mắn” hơn mình.
Đã từng có mười người phong hủi xin Chúa Giêsu chữa bệnh, nhưng chỉ đứng xa xa mà kêu lớn tiếng (x. Lc 17,12). Thế nhưng, vượt qua rào cản tâm lý tự ti, vượt qua cả quy định của lề luật bấy giờ, nguời phong hủi trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay đã đến gần Chúa Giêsu, nài xin Người chữa bệnh. Chúa Giêsu không chỉ phán lời chữa bệnh mà còn đặt tay trên người anh ta. Sức mạnh của tình yêu đã làm cho con người xích lại gần nhau và làm cho con người nên thanh sạch. Hơn nữa, chính tình yêu làm cho con người thành người trong cộng đoàn xã hội.
Con người thường thích biểu lộ tình yêu hay ý muốn của mình bằng uy quyền, còn Thiên Chúa lại thích biểu lộ ý muốn và quyền năng của Người bằng tình yêu. Uy quyền hay quyền năng vẫn luôn cần thiết cho cuộc sống xã hội, nếu không sẽ rất dễ đi đến tình trạng rối loạn kiểu “vô chính phủ”. Tuy nhiên quyền uy nhiều khi lại dễ trở thành cớ khiến người ta xa cách nhau. Trái lại, với tình yêu và trong tình yêu thì kẻ sạch và người nhơ vẫn có thể chung sống, người công chính lẫn tội nhân đều có thể chung tình.
Khởi đầu công cuộc rao giảng tin mừng, Chúa Giêsu đã biểu lộ uy quyền giúp Phêrô được một mẻ cá lạ lùng chất nặng hai thuyền gần chìm. Chứng kiến quyền uy của Chúa Giêsu, Phêrô đã khẩn khoản xin: “ Lạy Thầy, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5,8). Thế nhưng sau ba năm chung sống với Thầy, nhất là khi cảm được cái tình của Thầy, thì cũng trước mẻ cá lạ lùng mà nay thì trên bờ hồ Giênêgiarét, Phêrô đã hăm hở khoác vội cái áo mà bơi vào với Thầy (x.Ga 21,1-8).
Xã hội hôm nay đã tiến bộ nhiều mặt. Nền y học ngày càng hiện đại. Căn bệnh phong hủi không còn là bệnh nan y hay bất trị. Thế nhưng với “uy quyền” chữa bệnh, các y bác sĩ vẫn rất khó đưa những con người dù đã hết bệnh, hoà nhập với cộng đoàn xã hội. Thực tế cho thấy nhiều người bị phong hủi đã được chữa lành nhưng vẫn còn mang mặc cảm mình “chưa thực sự là người” như mọi người. Trái lại với con tim dạt dào tình yêu, mẹ Têrêxa thành Cancutta đã làm cho biết bao người bất hạnh được “trở lại làm người” trong cộng đoàn xã hội.
Vẫn có đó nhiều người không ở tù nhưng đang bị biệt giam. Người ta có thể bị biệt giam ngay giữa đời thường, giữa phố người đông đúc bằng sự phân biệt đối xử do thành kiến hay do chính kiến của người có quyền, có chức. Khi thể hiện ý muốn của mình bằng quyền uy, những người xây tháp Babel năm xưa đã tự chia rẽ và bị phân tán. Trái lại khi thể hiện quyền năng bằng tình yêu tự hiến, chịu chết trên thập giá, Chúa Kitô đã không chỉ chết cho toàn dân được nhờ mà còn để “quy tụ con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11,62). Chỉ trong tình yêu, với tình yêu của người anh cả, Giêsu Kitô, người ta mới thực sự là người, không còn là Do Thái hay Hy Lạp, không còn là nô lệ hay tự do…mà tất cả đều là anh em với nhau, con cùng một Cha trên trời.
Người phung hủi đã can đảm vượt qua rào cản lề luật bấy giờ để đến với Chúa Giêsu. Một lý do phải thừa nhận đó là vì anh ta xác tín mình đến gặp một lương y chứ không phải là một vị thẩm phán vô tình, đến với một mục tử nhân lành chứ không phải là một kẻ chăn thuê, đến với một người tôi tớ hiền hậu chứ không phải một ông chủ khắc nghiệt hay một công chức quan liêu hống hách. Đây có thể là một tiêu chí xét mình cho các vị lãnh đạo trong giáo hội cũng như ngoài xã hội. Vì sao còn đó nhiều người thấp cổ bé phận, nhiều người đau yếu tật nguyền phần thể lý hoặc tâm linh đang ngần ngại đến với tôi? Họ là những người bệnh phung hay tôi mới là người đang mắc bệnh hủi được che đậy dưới lớp vỏ cân đai áo mão, dưới chức trọng, vị cao?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột.
Một trong những mục đích mà các nhà nước pháp quyền khi sử dụng hình thức giam tù phạm nhân, đó là cách ly họ ra khỏi cộng đồng xã hội. Vi phạm pháp luật mà bị toà kết án tù ở là một thảm hoạ. Bị ở tù mà bị biệt giam thì đúng là đại hoạ. Henri Charierre trong tác phẩm nổi tiếng “Papillon, người tù khổ sai” đã từng kể lại chuyện nhiều tù nhân bị biệt giam đã phải chọn con đường tự vẩn, vì không chịu nổi cảnh bị tách biệt khỏi xã hội loài người.
Phụng vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật VI TN B, đặc biệt qua bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng xoáy sâu vào hình ảnh người bệnh phong hủi, đặc biệt là số phận bất hạnh của họ mà xã hội, qua các luật lệ, đã áp chế trên họ. Với hoàn cảnh xã hội cách đây trên hai nghìn năm, chúng ta có thể thông cảm với những thể chế, quy định áp dụng cho những người mắc bệnh phong hủi, một thứ bệnh truyền nhiễm được xem là nan y, bất trị, với thời bấy giờ. Thế nhưng khi đọc các khoản quy định như: “Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xoả tóc, che râu và kêu lên: ‘Ô uế! Ô uế!’ Bao lâu còn mắc bệnh người ấy sẽ còn là ô uế. Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại.” (Lv 13,45-46), thì chúng ta không thể không xót xa.
Nỗi bất hạnh đáng nói của người bị phong hủi là bị liệt vào hàng tội lỗi ghê gớm, bị cả Thiên Chúa chúc dữ, mặc dầu bản thân họ chưa hẳn là người có tội. Bênh cạnh nỗi tủi nhục ấy thì người bị phong hủi lại còn bị tách biệt khỏi cộng đoàn xã hội. Sự tách biệt này khiến cho họ không chỉ bị xem như là tội nhân mà còn như không phải là người. Ngày nay, khi nền y học đã khống chế được căn bệnh phong hủi thì những người đã mắc căn bệnh này vẫn còn “bị”một số nhà nước các quốc gia cho sống tập trung biệt riêng ra một nơi để ngăn ngừa sự lây lan và để chữa trị hữu hiệu. Dù với mục đích và ý hướng tốt cho người bệnh, nhưng cái hậu quả là gây mặc cảm tâm lý cho bệnh nhân, khi phải sống tách riêng, một cách nào đó vẫn tồn tại. Cái mặc cảm tâm lý này nhiều lúc gây ra sự bất cần đời và không muốn gặp mặt những người không mắc bệnh phong hủi, vì không muốn cần “sự thương hại” của những người “may mắn” hơn mình.
Đã từng có mười người phong hủi xin Chúa Giêsu chữa bệnh, nhưng chỉ đứng xa xa mà kêu lớn tiếng (x. Lc 17,12). Thế nhưng, vượt qua rào cản tâm lý tự ti, vượt qua cả quy định của lề luật bấy giờ, nguời phong hủi trong câu chuyện Tin Mừng hôm nay đã đến gần Chúa Giêsu, nài xin Người chữa bệnh. Chúa Giêsu không chỉ phán lời chữa bệnh mà còn đặt tay trên người anh ta. Sức mạnh của tình yêu đã làm cho con người xích lại gần nhau và làm cho con người nên thanh sạch. Hơn nữa, chính tình yêu làm cho con người thành người trong cộng đoàn xã hội.
Con người thường thích biểu lộ tình yêu hay ý muốn của mình bằng uy quyền, còn Thiên Chúa lại thích biểu lộ ý muốn và quyền năng của Người bằng tình yêu. Uy quyền hay quyền năng vẫn luôn cần thiết cho cuộc sống xã hội, nếu không sẽ rất dễ đi đến tình trạng rối loạn kiểu “vô chính phủ”. Tuy nhiên quyền uy nhiều khi lại dễ trở thành cớ khiến người ta xa cách nhau. Trái lại, với tình yêu và trong tình yêu thì kẻ sạch và người nhơ vẫn có thể chung sống, người công chính lẫn tội nhân đều có thể chung tình.
Khởi đầu công cuộc rao giảng tin mừng, Chúa Giêsu đã biểu lộ uy quyền giúp Phêrô được một mẻ cá lạ lùng chất nặng hai thuyền gần chìm. Chứng kiến quyền uy của Chúa Giêsu, Phêrô đã khẩn khoản xin: “ Lạy Thầy, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi” (Lc 5,8). Thế nhưng sau ba năm chung sống với Thầy, nhất là khi cảm được cái tình của Thầy, thì cũng trước mẻ cá lạ lùng mà nay thì trên bờ hồ Giênêgiarét, Phêrô đã hăm hở khoác vội cái áo mà bơi vào với Thầy (x.Ga 21,1-8).
Xã hội hôm nay đã tiến bộ nhiều mặt. Nền y học ngày càng hiện đại. Căn bệnh phong hủi không còn là bệnh nan y hay bất trị. Thế nhưng với “uy quyền” chữa bệnh, các y bác sĩ vẫn rất khó đưa những con người dù đã hết bệnh, hoà nhập với cộng đoàn xã hội. Thực tế cho thấy nhiều người bị phong hủi đã được chữa lành nhưng vẫn còn mang mặc cảm mình “chưa thực sự là người” như mọi người. Trái lại với con tim dạt dào tình yêu, mẹ Têrêxa thành Cancutta đã làm cho biết bao người bất hạnh được “trở lại làm người” trong cộng đoàn xã hội.
Vẫn có đó nhiều người không ở tù nhưng đang bị biệt giam. Người ta có thể bị biệt giam ngay giữa đời thường, giữa phố người đông đúc bằng sự phân biệt đối xử do thành kiến hay do chính kiến của người có quyền, có chức. Khi thể hiện ý muốn của mình bằng quyền uy, những người xây tháp Babel năm xưa đã tự chia rẽ và bị phân tán. Trái lại khi thể hiện quyền năng bằng tình yêu tự hiến, chịu chết trên thập giá, Chúa Kitô đã không chỉ chết cho toàn dân được nhờ mà còn để “quy tụ con cái Thiên Chúa tản mác khắp nơi về một mối” (Ga 11,62). Chỉ trong tình yêu, với tình yêu của người anh cả, Giêsu Kitô, người ta mới thực sự là người, không còn là Do Thái hay Hy Lạp, không còn là nô lệ hay tự do…mà tất cả đều là anh em với nhau, con cùng một Cha trên trời.
Người phung hủi đã can đảm vượt qua rào cản lề luật bấy giờ để đến với Chúa Giêsu. Một lý do phải thừa nhận đó là vì anh ta xác tín mình đến gặp một lương y chứ không phải là một vị thẩm phán vô tình, đến với một mục tử nhân lành chứ không phải là một kẻ chăn thuê, đến với một người tôi tớ hiền hậu chứ không phải một ông chủ khắc nghiệt hay một công chức quan liêu hống hách. Đây có thể là một tiêu chí xét mình cho các vị lãnh đạo trong giáo hội cũng như ngoài xã hội. Vì sao còn đó nhiều người thấp cổ bé phận, nhiều người đau yếu tật nguyền phần thể lý hoặc tâm linh đang ngần ngại đến với tôi? Họ là những người bệnh phung hay tôi mới là người đang mắc bệnh hủi được che đậy dưới lớp vỏ cân đai áo mão, dưới chức trọng, vị cao?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa - Ban Mê Thuột.
Nếu Ngài muốn
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
21:59 09/02/2018
Bài Tin Mừng thuật lại việc Chúa chữa lành một người cùi. Ta chỉ dừng lại nơi 3 chữ đầu trong lời cầu xin của anh chàng cùi để suy gẫm, 3 chữ đó là: «nếu Ngài muốn». (Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch). Ba chữ đó mang đến những «nghĩa» và những «hệ quả» nào.
1. Nếu Ngài muốn, nghĩa là tin vào Ngài tuyệt đối.
Tin Ngài có thể làm được mọi sự. Ta vẫn thường nói với nhau : Ông ấy không muốn, chứ nếu ông ấy muốn là được ngay. Ta nói vậy là vì tin, vì biết ông ta có khả năng. Ví dụ rõ hơn : ông ấy không muốn chứ nếu ông muốn thì ông có ngay cái nhà lầu ở Phố Lê Lợi Saigon (tức ông ấy giàu lắm). Anh ấy không muốn chứ nếu anh ấy muốn, anh lấy được hoa hậu kia ngay, vậy là chứng tỏ anh tài hoa.
Vậy là, nếu Ngài muốn mang nghĩa dễ hiểu : Ngài quyền phép, Ngài muốn là tôi hết cùi ngay, da sạch liền.
2. Nếu Ngài muốn :
mà Ngài không chỉ muốn không thôi đâu.
Chúa Giêsu khi nghe lời xin của kẻ cùi : nếu Ngài muốn, thì đã đáp lại, tôi muốn. Nhưng Chúa còn đi xa hơn muốn : giơ tay đụng vào anh : Ngài làm. Mặc dầu Ngài muốn là người cùi sạch ngay, nhưng Chúa muốn đụng tay vào ngay người cùi nữa.
Ngài không chỉ muốn, mà còn đụng vào anh.
Ngài không kinh tởm, không sợ lây, không sợ bị ô uế.
Mẹ Têrêsa Calcutta đang săn sóc một người bệnh đầy thương tích nằm bên vệ đường. Anh ta hôi thối dơ dáy và bẩn thỉu. Khi mẹ đang lau rửa các vết thương cho anh, có một người khách (nhà giàu) qua đường trông thấy, cúi xuống nói với Mẹ Têrêsa như sau : “Trả cho tôi một triệu đôla tôi cũng không thể làm được việc này”. Mẹ Têrêsa bèn ngẩng đầu lên trả lời : “Tôi cũng vậy, trả cho tôi một triệu đô-la để nói tôi đừng làm việc này, tôi cũng chịu thua !”
Đức Giám Mục Fulton Sheen, nhà giảng thuyết trứ danh trên các show TV mỗi đêm thứ tư trong những năm 1955 – 1960. Một đêm ngài kể cho khán giả nghe về chuyến viếng thăm một trại cùi bên Phi Châu. Để làm quà ngài mang theo rất nhiều thánh giá bằng bạc có thể phát cho khoảng 500 bệnh nhân cùi trong trại. Bệnh nhân đầu tiên ngài gặp chỉ còn lại một cánh tay mà lại phải băng bó với những vết thương nhầy nhụa. Đức cha mới cầm một tượng thánh giá, giữ nó cách bàn tay của người cùi chừng 10 cm và thả nó xuống lòng bàn tay của bệnh nhân. Trong một chớp nhoáng, ngài bị đánh động bởi chính việc ngài làm. Ngài nói :
“Thình lình, tôi nhận ra có 501 người cùi trong trại. Và người cùi ghẻ lở nhất là tôi. Tôi đã tặng họ cây thánh giá là biểu tượng tình yêu tuyệt đối của Thiên Chúa cho mọi người. Nhưng rồi, tôi đã lấy đi mất cái tình yêu tuyệt đối đó và nhắm mắt lại trước cái ý nghĩa của nó đối với tôi. Tôi không dám nhìn thẳng vào cây thánh giá bé nhỏ. Và sau cùng tôi đã biết tôi phải làm gì. Tôi ấn bàn tay tôi vào bàn tay của những người cùi với một biểu tượng của tình yêu giữa chúng ta. Và rồi tôi đã làm y như thế cho 499 người bệnh cùi còn lại”.
Chúng ta, nhiều khi chỉ muốn suông, mà không làm. Tôi muốn bỏ thuốc lá, nhưng lại không dám nắm chặt tay lại từ chối bao thuốc. Tôi muốn yêu Chúa nhưng chẳng chịu bước chân tới Nhà Thờ ; tôi muốn tha thứ, nhưng lại không chịu làm… hoà.
Nếu Ngài muốn, nhưng Ngài không chỉ muốn suông thôi, Ngài còn làm nữa -mặc dầu Ngài muốn là đủ.
3. Nếu Ngài muốn, mà ... Ngài muốn nhiều thứ lắm.
Mà lại là nhiều thứ cay đắng mới ghê !
Chắc ta còn nhớ một vị thánh kia khi cầu xin cùng Chúa điều gì thì cũng kèm theo 3 chữ, nếu Ngài muốn. Xin cho con khỏi bệnh, nếu Ngài muốn. Xin cho con đủ ăn, nếu Ngài muốn. Xin cho con đẹp nếu Ngài muốn… Thế rồi một hôm vị này bị mù. Vẫn tiếp tục cầu xin, với 3 chữ nếu Ngài muốn đó. Một hôm anh xin Chúa cho được sáng mắt, mà quên thòng theo 3 chữ nếu Chúa muốn, thế là sáng ngay. Sáng rồi, mới sáng ra là mình quên 3 chữ, bèn lặp lại lời xin : xin cho con sáng mắt, nếu Ngài muốn. Thế là tối tăm trở lại. Chúa muốn nhiều cái oái ăm thế đấy.
Chị Véronique, một người Pháp, tính đến năm 1979, năm mà tạp chí Prier xuất bản có đăng lời nguyện này của chị, thì chị đã ngoài 58 tuổi. Với 55 năm bị mắc bệnh phong Hansen, 20 năm bị mù lòa, chị vẫn làm việc trong một xí nghiệp sản xuất đồ dùng của người bệnh Hansen tại nước Cameroun, châu Phi... Lời nguyện có những dòng như sau :
Xưa kia, con ưa thích đọc sách, và Chúa đã muốn mượn đôi mắt của con...
Ngày trước con thích chạy nhảy trong những khu rừng thưa, và Chúa đã muốn mượn đôi chân của con...
Mỗi độ xuân về, con tung tăng hái lượm những cánh hoa tươi, Và Chúa lại muốn xin con đôi tay...
Bởi con là một phụ nữ, con ưa ngắm nhìn suối tóc óng ả,
ưa ngắm nhìn những ngón tay thon,
thế mà giờ đây, đầu con hầu như chẳng còn sợi tóc nào,
cũng chẳng còn đâu những ngón tay hồng xinh xắn nữa,
Chúa đã muốn mượn nốt,
Chúa ơi, Chúa hãy nhìn xem cái thân thể diểm kiều của con
Nó đã bị hủy hoại đến độ nào.
Thế nhưng, con không hề muốn nổi loạn,
con lại muốn dâng lên Chúa lời tạ ơn...
Và lời nguyện khá dài nữa để diễn lý lẽ tạ ơn, mà lý mạnh nhất là chị thấy thương hơn những kẻ cùi tâm hồn :
Xin Chúa thương một cách đặc biệt
đến những người bệnh "cùi tâm hồn" đang bị đè bẹp hủy hoại.
Con yêu thương đặc biệt những con người bất hạnh ấy.
Và chiều nay, trong âm thầm, con xin tận hiến đời con cho họ,
Bởi vì họ cũng là những người anh chị em của con...
Ôi lạy Cha, Tình Yêu của con,
Con xin dâng Cha căn bệnh phong cùi thân xác của con,
để cho những người thân yêu kia đừng bao giờ biết đến nữa
cái đắng cay, cái lạnh lẽo kinh hồn của căn bệnh "cùi tâm hồn"...
Và ta sẽ kết thúc suy gẫm 3 chữ «Nếu Ngài muốn» bằng xét mình về «cùi tâm hồn» sau đây :
4. Nếu «Ngài» muốn, chứ không phải «con» muốn đâu !
Nhiều khi ta nói với Chúa như thế đó. Nếu Chúa muốn, Chúa cứ làm, còn con, con không muốn. Cùi tâm hồn, tức là tội lỗi, nhưng không muốn được chữa, thích ở trong tội. Người ta ví von : Cửa Nhà thờ thênh thang mở rộng, chẳng ai vào, nhưng của nhà tù chật hẹp, hôi thối lại lắm kẻ vô. Thánh Augustino cầu nguyện : Xin cho con đức trong sạch, nhưng từ từ hãy ban.
Có lúc nào chúng ta đã thưa với Chúa : Nếu Chúa muốn, thì Chúa cứ làm, còn con, con không muốn, con chưa muốn được chữa khỏi không ?
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(tổng hợp từ mạng)
1. Nếu Ngài muốn, nghĩa là tin vào Ngài tuyệt đối.
Tin Ngài có thể làm được mọi sự. Ta vẫn thường nói với nhau : Ông ấy không muốn, chứ nếu ông ấy muốn là được ngay. Ta nói vậy là vì tin, vì biết ông ta có khả năng. Ví dụ rõ hơn : ông ấy không muốn chứ nếu ông muốn thì ông có ngay cái nhà lầu ở Phố Lê Lợi Saigon (tức ông ấy giàu lắm). Anh ấy không muốn chứ nếu anh ấy muốn, anh lấy được hoa hậu kia ngay, vậy là chứng tỏ anh tài hoa.
Vậy là, nếu Ngài muốn mang nghĩa dễ hiểu : Ngài quyền phép, Ngài muốn là tôi hết cùi ngay, da sạch liền.
2. Nếu Ngài muốn :
mà Ngài không chỉ muốn không thôi đâu.
Chúa Giêsu khi nghe lời xin của kẻ cùi : nếu Ngài muốn, thì đã đáp lại, tôi muốn. Nhưng Chúa còn đi xa hơn muốn : giơ tay đụng vào anh : Ngài làm. Mặc dầu Ngài muốn là người cùi sạch ngay, nhưng Chúa muốn đụng tay vào ngay người cùi nữa.
Ngài không chỉ muốn, mà còn đụng vào anh.
Ngài không kinh tởm, không sợ lây, không sợ bị ô uế.
Mẹ Têrêsa Calcutta đang săn sóc một người bệnh đầy thương tích nằm bên vệ đường. Anh ta hôi thối dơ dáy và bẩn thỉu. Khi mẹ đang lau rửa các vết thương cho anh, có một người khách (nhà giàu) qua đường trông thấy, cúi xuống nói với Mẹ Têrêsa như sau : “Trả cho tôi một triệu đôla tôi cũng không thể làm được việc này”. Mẹ Têrêsa bèn ngẩng đầu lên trả lời : “Tôi cũng vậy, trả cho tôi một triệu đô-la để nói tôi đừng làm việc này, tôi cũng chịu thua !”
Đức Giám Mục Fulton Sheen, nhà giảng thuyết trứ danh trên các show TV mỗi đêm thứ tư trong những năm 1955 – 1960. Một đêm ngài kể cho khán giả nghe về chuyến viếng thăm một trại cùi bên Phi Châu. Để làm quà ngài mang theo rất nhiều thánh giá bằng bạc có thể phát cho khoảng 500 bệnh nhân cùi trong trại. Bệnh nhân đầu tiên ngài gặp chỉ còn lại một cánh tay mà lại phải băng bó với những vết thương nhầy nhụa. Đức cha mới cầm một tượng thánh giá, giữ nó cách bàn tay của người cùi chừng 10 cm và thả nó xuống lòng bàn tay của bệnh nhân. Trong một chớp nhoáng, ngài bị đánh động bởi chính việc ngài làm. Ngài nói :
“Thình lình, tôi nhận ra có 501 người cùi trong trại. Và người cùi ghẻ lở nhất là tôi. Tôi đã tặng họ cây thánh giá là biểu tượng tình yêu tuyệt đối của Thiên Chúa cho mọi người. Nhưng rồi, tôi đã lấy đi mất cái tình yêu tuyệt đối đó và nhắm mắt lại trước cái ý nghĩa của nó đối với tôi. Tôi không dám nhìn thẳng vào cây thánh giá bé nhỏ. Và sau cùng tôi đã biết tôi phải làm gì. Tôi ấn bàn tay tôi vào bàn tay của những người cùi với một biểu tượng của tình yêu giữa chúng ta. Và rồi tôi đã làm y như thế cho 499 người bệnh cùi còn lại”.
Chúng ta, nhiều khi chỉ muốn suông, mà không làm. Tôi muốn bỏ thuốc lá, nhưng lại không dám nắm chặt tay lại từ chối bao thuốc. Tôi muốn yêu Chúa nhưng chẳng chịu bước chân tới Nhà Thờ ; tôi muốn tha thứ, nhưng lại không chịu làm… hoà.
Nếu Ngài muốn, nhưng Ngài không chỉ muốn suông thôi, Ngài còn làm nữa -mặc dầu Ngài muốn là đủ.
3. Nếu Ngài muốn, mà ... Ngài muốn nhiều thứ lắm.
Mà lại là nhiều thứ cay đắng mới ghê !
Chắc ta còn nhớ một vị thánh kia khi cầu xin cùng Chúa điều gì thì cũng kèm theo 3 chữ, nếu Ngài muốn. Xin cho con khỏi bệnh, nếu Ngài muốn. Xin cho con đủ ăn, nếu Ngài muốn. Xin cho con đẹp nếu Ngài muốn… Thế rồi một hôm vị này bị mù. Vẫn tiếp tục cầu xin, với 3 chữ nếu Ngài muốn đó. Một hôm anh xin Chúa cho được sáng mắt, mà quên thòng theo 3 chữ nếu Chúa muốn, thế là sáng ngay. Sáng rồi, mới sáng ra là mình quên 3 chữ, bèn lặp lại lời xin : xin cho con sáng mắt, nếu Ngài muốn. Thế là tối tăm trở lại. Chúa muốn nhiều cái oái ăm thế đấy.
Chị Véronique, một người Pháp, tính đến năm 1979, năm mà tạp chí Prier xuất bản có đăng lời nguyện này của chị, thì chị đã ngoài 58 tuổi. Với 55 năm bị mắc bệnh phong Hansen, 20 năm bị mù lòa, chị vẫn làm việc trong một xí nghiệp sản xuất đồ dùng của người bệnh Hansen tại nước Cameroun, châu Phi... Lời nguyện có những dòng như sau :
Xưa kia, con ưa thích đọc sách, và Chúa đã muốn mượn đôi mắt của con...
Ngày trước con thích chạy nhảy trong những khu rừng thưa, và Chúa đã muốn mượn đôi chân của con...
Mỗi độ xuân về, con tung tăng hái lượm những cánh hoa tươi, Và Chúa lại muốn xin con đôi tay...
Bởi con là một phụ nữ, con ưa ngắm nhìn suối tóc óng ả,
ưa ngắm nhìn những ngón tay thon,
thế mà giờ đây, đầu con hầu như chẳng còn sợi tóc nào,
cũng chẳng còn đâu những ngón tay hồng xinh xắn nữa,
Chúa đã muốn mượn nốt,
Chúa ơi, Chúa hãy nhìn xem cái thân thể diểm kiều của con
Nó đã bị hủy hoại đến độ nào.
Thế nhưng, con không hề muốn nổi loạn,
con lại muốn dâng lên Chúa lời tạ ơn...
Và lời nguyện khá dài nữa để diễn lý lẽ tạ ơn, mà lý mạnh nhất là chị thấy thương hơn những kẻ cùi tâm hồn :
Xin Chúa thương một cách đặc biệt
đến những người bệnh "cùi tâm hồn" đang bị đè bẹp hủy hoại.
Con yêu thương đặc biệt những con người bất hạnh ấy.
Và chiều nay, trong âm thầm, con xin tận hiến đời con cho họ,
Bởi vì họ cũng là những người anh chị em của con...
Ôi lạy Cha, Tình Yêu của con,
Con xin dâng Cha căn bệnh phong cùi thân xác của con,
để cho những người thân yêu kia đừng bao giờ biết đến nữa
cái đắng cay, cái lạnh lẽo kinh hồn của căn bệnh "cùi tâm hồn"...
Và ta sẽ kết thúc suy gẫm 3 chữ «Nếu Ngài muốn» bằng xét mình về «cùi tâm hồn» sau đây :
4. Nếu «Ngài» muốn, chứ không phải «con» muốn đâu !
Nhiều khi ta nói với Chúa như thế đó. Nếu Chúa muốn, Chúa cứ làm, còn con, con không muốn. Cùi tâm hồn, tức là tội lỗi, nhưng không muốn được chữa, thích ở trong tội. Người ta ví von : Cửa Nhà thờ thênh thang mở rộng, chẳng ai vào, nhưng của nhà tù chật hẹp, hôi thối lại lắm kẻ vô. Thánh Augustino cầu nguyện : Xin cho con đức trong sạch, nhưng từ từ hãy ban.
Có lúc nào chúng ta đã thưa với Chúa : Nếu Chúa muốn, thì Chúa cứ làm, còn con, con không muốn, con chưa muốn được chữa khỏi không ?
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
(tổng hợp từ mạng)
Ăn Chay, Cầu Nguyện và Làm Phúc
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
22:31 09/02/2018
Suy niệm Thứ Tư Lễ Tro
(Mt 6, 1-6; 16-18)
Lễ Tro, khai mạc Mùa Chay Thánh, mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng. Để giúp con cái mình lĩnh được nhiều ơn ích. Ngoài những phương thế Giáo hội vẫn đề ra như : ăn chay, cầu nguyện và làm phúc, vị cha chung của Giáo hội là Đức Thánh Cha còn ban hành sứ điệp như là kim chỉ nam để các tín hữu sống trong Mùa Chay Thánh.
Mùa Chay năm nay với chủ đề trích từ Tin Mừng theo thánh Mathêu: “Vì sự ác lan tràn, tình yêu của nhiều người trở nên nguội lạnh” (Mt 24,12).
Chúa Giêsu nói câu này khi trả lời câu hỏi của các môn đệ. Ngài loan báo sẽ có sự sầu muộn lớn và mô tả tình trạng cộng đồng tín hữu có thể lâm vào: đó là đứng trước những biến cố đau thương, một số tiên tri giả sẽ lường gạt nhiều người đến độ đe dọa làm cho tâm hồn họ bị tắt lịm lòng mến là trung tâm của toàn thể Tin Mừng.
Đức Thánh Cha giải thích rằng những tiên tri giả lợi dụng cảm xúc của con người để biến họ thành nô lệ.. Bao nhiêu người sống như bị mê hoặc vì tiền bạc, khiến họ trở thành nô lệ lợi lộc nhỏ nhen. Họ sống mà chỉ nghĩ đến mình và rơi vào tình trạng cô độc.
Có những tiên tri giả khác như những “lang băm”, cống hiến những giải pháp đơn giản và tức thời cho những đau khổ, nhưng thực ra những liều thuốc này hoàn toàn vô hiệu: bao nhiêu người trẻ tìm phương dược giả dối trong ma túy, trong những quan hệ “dùng rồi bỏ”, kiếm tiền dễ dàng một cách bất chính..
Bước vào Mùa tập luyện chiến đấu thiếng liêng, ba việc nên làm trong Mùa Chay là : Ăn chay, Cầu nguyện và bố thí. Ba việc ấy diễn tả ba chiều kích, ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Tương quan với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay.
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha cổ võ các tín hữu trong mùa chay này hãy cầu nguyện, làm phúc bố thí và chay tịnh cho nên, vì đó là những phương dược ngọt ngào trong Mùa Chay Thánh.
Cầu nguyện giúp tâm hồn chúng ta khám phá những gian dối bí mật chúng ta thường dùng để đánh lừa chính mình, để chúng ta đi tìm kiến sự an ủi trong Thiên Chúa là Cha và là Đấng muốn cho chúng ta được sống.
Làm phúc bố thí giải thoát chúng ta khỏi sự ham hố và giúp chúng ta khám phá ra tha nhân là anh chị em chúng ta: điều chúng ta sở hữu không phải chỉ là của chúng ta. Đức Thánh Cha cho biết ngài “ước mong việc làm phúc được biến thành lối sống đích thực của mỗi người”.
Sau cùng là việc ăn chay. Việc giữ chay sẽ giải tỏa bạo lực của chúng ta, và là cơ hội quan trọng để tăng trưởng. Chay tịnh cũng giúp chúng ta cảm nghiệm điều mà nhiều người khác đang thiếu thốn, thiếu những điều cần thiết và bị đói. Chay tịnh biểu lộ tình trạng tinh thần của chúng ta, đang đói khái lòng từ nhân và sự song của Thiên Chúa. Chay tịnh đánh thức và làm cho chúng ta chú ý hơn đối với Thiên Chúa và tha nhân, thúc đẩy ý chí vâng phục Thiên Chúa, là Đấng duy nhất có thể thỏa mãn sự đói khát của chúng ta.
Như thế, hai ý tưởng trong Mùa Chay Thánh luôn song hành với nhau, thứ nhất : chúng ta là những con người yếu đuối, tội lỗi; thứ hai : Thiên Chúa là Người Cha giàu lòng thương xót, Ngài luôn yêu thương chúng ta, Ngài sẵn sàng tha thứ và ban cho chúng ta sức mạnh với tình thương. Vì yếu đuối nên cần đến ơn Chúa, vì tội lỗi nên muốn được Chúa thứ tha, nhưng để lãnh nhận được ơn tha thứ thì cẩn phải trở về với Thiên Chúa trong cầu nguyện, trong chay tịnh và nước mắt, hướng tới tha nhân. Đó là ba việc phải làm trong Mùa Chay Thánh.
Để ba tương quan này gắn kết với nhau, điều kiện đã được Chúa Giêsu nói rõ đó là : nội tâm. Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay xuất phát từ sâu thẳm của tâm hồn hướng lên Thiên Chúa và hướng đến anh em, chứ không phải là hình thức bên ngoài. Vì thế, ăn chay, cầu nguyện cũng như bố thì là những việc được làm vì đẹp lòng Chúa.
Bằng nghi thức làm phép tro và mỗi người nhận tro trên đầu, cùng lúc đó sẽ nghe được một trong hai câu Lời Chúa : Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng, hoặc : Ta là thân cát bụi sẽ trở về cát bụi (SLRM). Để sống đức ái trọn vẹn, mọi thành phần dân Chúa cần thực hành theo 3 phương thức mà Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị trong Sứ điệp Mùa Chay năm nay.
Lạy Chúa Thánh Thần xin Ngài ngự xuống, nâng đỡ những quyết tâm của chúng con trong suốt Mùa Chay Thánh này. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 6, 1-6; 16-18)
Lễ Tro, khai mạc Mùa Chay Thánh, mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng. Để giúp con cái mình lĩnh được nhiều ơn ích. Ngoài những phương thế Giáo hội vẫn đề ra như : ăn chay, cầu nguyện và làm phúc, vị cha chung của Giáo hội là Đức Thánh Cha còn ban hành sứ điệp như là kim chỉ nam để các tín hữu sống trong Mùa Chay Thánh.
Mùa Chay năm nay với chủ đề trích từ Tin Mừng theo thánh Mathêu: “Vì sự ác lan tràn, tình yêu của nhiều người trở nên nguội lạnh” (Mt 24,12).
Chúa Giêsu nói câu này khi trả lời câu hỏi của các môn đệ. Ngài loan báo sẽ có sự sầu muộn lớn và mô tả tình trạng cộng đồng tín hữu có thể lâm vào: đó là đứng trước những biến cố đau thương, một số tiên tri giả sẽ lường gạt nhiều người đến độ đe dọa làm cho tâm hồn họ bị tắt lịm lòng mến là trung tâm của toàn thể Tin Mừng.
Đức Thánh Cha giải thích rằng những tiên tri giả lợi dụng cảm xúc của con người để biến họ thành nô lệ.. Bao nhiêu người sống như bị mê hoặc vì tiền bạc, khiến họ trở thành nô lệ lợi lộc nhỏ nhen. Họ sống mà chỉ nghĩ đến mình và rơi vào tình trạng cô độc.
Có những tiên tri giả khác như những “lang băm”, cống hiến những giải pháp đơn giản và tức thời cho những đau khổ, nhưng thực ra những liều thuốc này hoàn toàn vô hiệu: bao nhiêu người trẻ tìm phương dược giả dối trong ma túy, trong những quan hệ “dùng rồi bỏ”, kiếm tiền dễ dàng một cách bất chính..
Bước vào Mùa tập luyện chiến đấu thiếng liêng, ba việc nên làm trong Mùa Chay là : Ăn chay, Cầu nguyện và bố thí. Ba việc ấy diễn tả ba chiều kích, ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Tương quan với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay.
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha cổ võ các tín hữu trong mùa chay này hãy cầu nguyện, làm phúc bố thí và chay tịnh cho nên, vì đó là những phương dược ngọt ngào trong Mùa Chay Thánh.
Cầu nguyện giúp tâm hồn chúng ta khám phá những gian dối bí mật chúng ta thường dùng để đánh lừa chính mình, để chúng ta đi tìm kiến sự an ủi trong Thiên Chúa là Cha và là Đấng muốn cho chúng ta được sống.
Làm phúc bố thí giải thoát chúng ta khỏi sự ham hố và giúp chúng ta khám phá ra tha nhân là anh chị em chúng ta: điều chúng ta sở hữu không phải chỉ là của chúng ta. Đức Thánh Cha cho biết ngài “ước mong việc làm phúc được biến thành lối sống đích thực của mỗi người”.
Sau cùng là việc ăn chay. Việc giữ chay sẽ giải tỏa bạo lực của chúng ta, và là cơ hội quan trọng để tăng trưởng. Chay tịnh cũng giúp chúng ta cảm nghiệm điều mà nhiều người khác đang thiếu thốn, thiếu những điều cần thiết và bị đói. Chay tịnh biểu lộ tình trạng tinh thần của chúng ta, đang đói khái lòng từ nhân và sự song của Thiên Chúa. Chay tịnh đánh thức và làm cho chúng ta chú ý hơn đối với Thiên Chúa và tha nhân, thúc đẩy ý chí vâng phục Thiên Chúa, là Đấng duy nhất có thể thỏa mãn sự đói khát của chúng ta.
Như thế, hai ý tưởng trong Mùa Chay Thánh luôn song hành với nhau, thứ nhất : chúng ta là những con người yếu đuối, tội lỗi; thứ hai : Thiên Chúa là Người Cha giàu lòng thương xót, Ngài luôn yêu thương chúng ta, Ngài sẵn sàng tha thứ và ban cho chúng ta sức mạnh với tình thương. Vì yếu đuối nên cần đến ơn Chúa, vì tội lỗi nên muốn được Chúa thứ tha, nhưng để lãnh nhận được ơn tha thứ thì cẩn phải trở về với Thiên Chúa trong cầu nguyện, trong chay tịnh và nước mắt, hướng tới tha nhân. Đó là ba việc phải làm trong Mùa Chay Thánh.
Để ba tương quan này gắn kết với nhau, điều kiện đã được Chúa Giêsu nói rõ đó là : nội tâm. Những việc chúng ta làm trong Mùa Chay xuất phát từ sâu thẳm của tâm hồn hướng lên Thiên Chúa và hướng đến anh em, chứ không phải là hình thức bên ngoài. Vì thế, ăn chay, cầu nguyện cũng như bố thì là những việc được làm vì đẹp lòng Chúa.
Bằng nghi thức làm phép tro và mỗi người nhận tro trên đầu, cùng lúc đó sẽ nghe được một trong hai câu Lời Chúa : Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng, hoặc : Ta là thân cát bụi sẽ trở về cát bụi (SLRM). Để sống đức ái trọn vẹn, mọi thành phần dân Chúa cần thực hành theo 3 phương thức mà Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị trong Sứ điệp Mùa Chay năm nay.
Lạy Chúa Thánh Thần xin Ngài ngự xuống, nâng đỡ những quyết tâm của chúng con trong suốt Mùa Chay Thánh này. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Nichols: Hãy đẩy mạnh mọi nỗ lực để chống lại tệ buôn người.
Giuse Thẩm Nguyễn
09:17 09/02/2018
(Vatican News) Hội nghị quốc tế có tên là Santa Marta, quy tụ các lãnh đạo Kitô giáo và các nhân viên công lực tại Vatican vào ngày 8 và 9 tháng Hai này để cùng hợp tác trong các nỗ lực chống lại hình thức nô lệ mới.
Các lãnh đạo tôn giáo, chính quyền, cảnh sát và doanh nghiệp phải tích cực hơn nữa để phá vỡ hiện tượng ngày càng tăng về tệ buôn người. Đó là quan điểm của ĐHY người Anh là Vincent Nichols của Westminster, ngài cũng có mặt tại Vatican trong tuần này để tham dự một cuộc họp của nhóm “Santa Marta” nhằm chống lại hình thức nô lệ mới và tệ buôn người.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo và các vị đứng đầu ngành cảnh sát của trên 30 quốc gia đang tham dự cuộc họp và sẽ kết thúc vào ngày thứ Sáu bằng cuộc hội kiến với ĐGH. Cuộc họp kéo dài hai ngày được bắt đầu từ hôm Thứ Năm, mồng 8 tháng Hai, lễ kính thánh Josephine Bakhita, một cô gái người Sudan bị bắt làm nô lệ, được chọn làm quan thày của phong trào chống nô lệ của Giáo Hội.
ĐHY Nichols, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Anh và Wales, mới đây đã triệu tập các nhóm chuyên gia như là một bước để điều tra về nạn buôn người ở Anh. Bản tường trình cho biết trong khi Anh Quốc là nước đứng đầu thế giới về luật chống buôn người, vẫn còn có rất nhiều việc phải làm trong việc giúp đỡ những nạn nhân sống sót và truy tố những kẻ buôn người.
ĐHY Nichols đã cho chúng ta biết những quan tâm của ngài và những thành quả của nhóm Santa Marta quốc tế trong những năm vừa qua.
Ngài nói rằng có sự nhận thức ngày càng tăng về hiện tượng này, do đó cuộc họp chuyển hướng từ xác định vấn đề và xây dựng niềm tin tiến tới bàn thảo nhiều hơn về hành động hữu hiệu và quan hệ đối tác.
Phản ảnh về thái độ của những người tin rằng tệ buôn người không phải là một vấn đề mà họ quan tâm, ĐHY nói rằng chúng ta có rất nhiều thông tin, nhưng cần tập trung vào lãnh vực nạn nhân và những người sống sót của nạn buôn người. Ngài nói rằng “Nếu bạn thuê rửa xe với giá 5 Euro và có tới 3 hay 4 người làm công việc đó, thì bạn cứ tin chắc rằng những người này đang làm việc dưới áp lực của hình thức nô lệ mới ngày nay.”
Tập trung vào lãnh vực của những nạn nhân.
Ngài kể rằng ngài đã gặp một phụ nữ trung niên người Afghanistan ở London, bà ấy đã trải qua 30 năm làm nô lệ trong nhà và buộc phải ngủ dưới gầm chiếc bàn bếp. Ngài nói, “Đó là sự riêng tư duy nhất mà bà ấy có và đó là hôm nay, đó là ở London và đó là ở giữ chúng ta.” và “khi bạn nhìn thấy những gì đang xảy ra, rồi những tác động của nó bắt đầu rung động trái tim bạn.”
Theo dõi những kẻ buôn người
ĐHY nói rằng khởi đầu những nỗ lực xóa bỏ tệ buôn người ở Anh “có một vài thất vọng vì hoạt động của cảnh sát không nhất quán cũng như không triệt để.” Cuộc điều tra mới đây mà ngài tham gia bằng cách kêu gọi cảnh sát địa phương hãy đẩy mạnh những nỗ lực thực tế, chứ không phải làm cho nạn nhân thành tội phạm, nhưng phải dùng thông tin họ cung cấp để “theo dõi những kẻ tội phạm thực sự”
Tiêu diệt lợi nhuận của tệ buôn người
ĐHY nói tiếp rằng tệ buôn người “là một tội phạm có mối lợi rất lớn và để bẻ gãy nó, chúng ta phải làm cho nó không có lợi nhuận nữa” ở cả cấp địa phương và qua các cơ quan tài chánh và doanh nghiệp. Lợi nhuận là một động lực tốt nhưng nó phải “là lợi nhuận có đạo đức và không thể là cái giá của nhân phẩm.” Những người trẻ đã bắt đầu tẩy chay những tiệm buôn bán những sản phẩm được tạo ra do lao động nô lệ.
Sự lãnh đạo của ĐGH Phanxicô
ĐHY Nichols nói rằng ngài cám ơn sự lãnh đạo của ĐGH và xin ĐGH tiếp tục cố gắng “nhắc nhớ các chính quyền về trách nhiệm của họ, các lãnh đạo doanh nghiệp về nhiệm vụ của họ và khuyến khích các cộng đồng địa phương trở nên ý thức hơn về vết thương sâu xa này trong thân thể loài người.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Các lãnh đạo tôn giáo, chính quyền, cảnh sát và doanh nghiệp phải tích cực hơn nữa để phá vỡ hiện tượng ngày càng tăng về tệ buôn người. Đó là quan điểm của ĐHY người Anh là Vincent Nichols của Westminster, ngài cũng có mặt tại Vatican trong tuần này để tham dự một cuộc họp của nhóm “Santa Marta” nhằm chống lại hình thức nô lệ mới và tệ buôn người.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo và các vị đứng đầu ngành cảnh sát của trên 30 quốc gia đang tham dự cuộc họp và sẽ kết thúc vào ngày thứ Sáu bằng cuộc hội kiến với ĐGH. Cuộc họp kéo dài hai ngày được bắt đầu từ hôm Thứ Năm, mồng 8 tháng Hai, lễ kính thánh Josephine Bakhita, một cô gái người Sudan bị bắt làm nô lệ, được chọn làm quan thày của phong trào chống nô lệ của Giáo Hội.
ĐHY Nichols, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Anh và Wales, mới đây đã triệu tập các nhóm chuyên gia như là một bước để điều tra về nạn buôn người ở Anh. Bản tường trình cho biết trong khi Anh Quốc là nước đứng đầu thế giới về luật chống buôn người, vẫn còn có rất nhiều việc phải làm trong việc giúp đỡ những nạn nhân sống sót và truy tố những kẻ buôn người.
ĐHY Nichols đã cho chúng ta biết những quan tâm của ngài và những thành quả của nhóm Santa Marta quốc tế trong những năm vừa qua.
Ngài nói rằng có sự nhận thức ngày càng tăng về hiện tượng này, do đó cuộc họp chuyển hướng từ xác định vấn đề và xây dựng niềm tin tiến tới bàn thảo nhiều hơn về hành động hữu hiệu và quan hệ đối tác.
Phản ảnh về thái độ của những người tin rằng tệ buôn người không phải là một vấn đề mà họ quan tâm, ĐHY nói rằng chúng ta có rất nhiều thông tin, nhưng cần tập trung vào lãnh vực nạn nhân và những người sống sót của nạn buôn người. Ngài nói rằng “Nếu bạn thuê rửa xe với giá 5 Euro và có tới 3 hay 4 người làm công việc đó, thì bạn cứ tin chắc rằng những người này đang làm việc dưới áp lực của hình thức nô lệ mới ngày nay.”
Tập trung vào lãnh vực của những nạn nhân.
Ngài kể rằng ngài đã gặp một phụ nữ trung niên người Afghanistan ở London, bà ấy đã trải qua 30 năm làm nô lệ trong nhà và buộc phải ngủ dưới gầm chiếc bàn bếp. Ngài nói, “Đó là sự riêng tư duy nhất mà bà ấy có và đó là hôm nay, đó là ở London và đó là ở giữ chúng ta.” và “khi bạn nhìn thấy những gì đang xảy ra, rồi những tác động của nó bắt đầu rung động trái tim bạn.”
Theo dõi những kẻ buôn người
ĐHY nói rằng khởi đầu những nỗ lực xóa bỏ tệ buôn người ở Anh “có một vài thất vọng vì hoạt động của cảnh sát không nhất quán cũng như không triệt để.” Cuộc điều tra mới đây mà ngài tham gia bằng cách kêu gọi cảnh sát địa phương hãy đẩy mạnh những nỗ lực thực tế, chứ không phải làm cho nạn nhân thành tội phạm, nhưng phải dùng thông tin họ cung cấp để “theo dõi những kẻ tội phạm thực sự”
Tiêu diệt lợi nhuận của tệ buôn người
ĐHY nói tiếp rằng tệ buôn người “là một tội phạm có mối lợi rất lớn và để bẻ gãy nó, chúng ta phải làm cho nó không có lợi nhuận nữa” ở cả cấp địa phương và qua các cơ quan tài chánh và doanh nghiệp. Lợi nhuận là một động lực tốt nhưng nó phải “là lợi nhuận có đạo đức và không thể là cái giá của nhân phẩm.” Những người trẻ đã bắt đầu tẩy chay những tiệm buôn bán những sản phẩm được tạo ra do lao động nô lệ.
Sự lãnh đạo của ĐGH Phanxicô
ĐHY Nichols nói rằng ngài cám ơn sự lãnh đạo của ĐGH và xin ĐGH tiếp tục cố gắng “nhắc nhớ các chính quyền về trách nhiệm của họ, các lãnh đạo doanh nghiệp về nhiệm vụ của họ và khuyến khích các cộng đồng địa phương trở nên ý thức hơn về vết thương sâu xa này trong thân thể loài người.”
Giuse Thẩm Nguyễn
Tiểu sử thánh quan thày của những nạn nhân tệ nạn buôn người.
Giuse Thẩm Nguyễn
13:10 09/02/2018
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi mọi người hãy cùng cầu nguyện cho các nạn nhân của loại tội phạm này. Cũng theo Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ,mỗi năm có vào khoảng 17,000 người đã bị bán dọc khắp biên giới của Hoa Kỳ.
Thánh Josephine Bakhita sinh vào năm 1869 tại Sudan. Vào khoảng năm 1877, bà bị bắt cóc và bị bán vào trong đường dây nô lệ của các con buôn Ai Cập. Trong thời gian làm nô lệ, bà đã bị đánh đập, tra khảo với nhiều thương tích. Cuối cùng, vào năm 1883, bà bị bán cho Phó Đại Sứ của Ý là Callisto Legani và ông này đã đem bà trở lại Ý. Trong thời gian ở Ý, bà bị gởi đến một gia đình để làm người trông trẻ và sau đó gia đình này lại giao bà cho các nữ tu dòng Bác Ái Canossian ở Venice để sang Sudan kinh doanh.
Khi được ở với các nữ tu, bà được học về lòng bác ái và đã quyết định trở thành người Công Giáo. Bà đã từ chối không muốn trở về với gia đình nhà kinh doanh kia để tiếp tục làm nô lệ khi họ trở lại Ý. Một phiên tòa ở Ý đã ra quyết định bà được trả tự do vì nô lệ đã không còn được công nhận ở Sudan trước khi bà sinh ra và vì thế việc bắt bà làm nô lệ là bất hợp pháp.
Với sự tự do mới tìm lại được, bà xin tiếp tục ở với dòng Canossians, rồi bà được chịu phép rửa tội, thêm sức và rước lễ lần đầu vào ngày 9 tháng Giêng năm 1890. Bà nhận tên Josephine Margaret và Fortunata – Tên Fortunata là một từ trong tiếng Latin, dịch ra tiếng Ả Rập nghĩa là Bakhita. Ba năm sau, bà trở thành đệ tử của dòng Nữ Tu Bác Ái Canossian, và khấn trọn đời vào ngày 8 tháng Mười Hai năm 1896. Bà đã sống hết cuộc đời còn lại tại nhà dòng ở Schio, Vicenza, phục vụ là người đầu bếp và giữ cửa. Bà qua đời vào ngày 8 tháng Hai năm 1947 và đã được Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô II phong thánh vào ngày 1 tháng Mười năm 2000.
Ngoài việc bảo trợ cho các nạn nhân của tệ buôn người, thánh nữ còn là quan thày bảo trợ của quê hương Sudan của ngài.
Giuse Thẩm Nguyễn
Điện tặc xâm nhập vào Web site của Vatican xuyên tạc ý kiến Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
15:37 09/02/2018
Trong một thời gian ngắn, trang web mới của Vụ Truyền thông Tòa Thánh, www.vaticannews.va, đăng một tin giật gân ngay trang chính: “Pope Francis: The Lord is an Onion.” (Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói: Chúa là một Củ Hành)
Bên dưới tựa đề này là một bài viết về một “lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng” gây ngỡ ngàng. Để khỏi gây hoang mang cho nhiều người xin được miễn nêu ra ở đây.
Kẻ gây ra vụ này là một điện tặc người Bỉ tên là Inti De Ceukelaire. Không những không chối tội, anh ta còn hào hứng thông báo cho các phương tiện truyền thông “thành tích” của mình.
De Ceukelaire nói với tờ Next Web:
“Tôi thấy Vatican đã có một trang web mới cách đây không lâu. Bất cứ khi nào một web site khổng lồ ra mắt một ứng dụng truyền thông mới, tôi đều tìm hiểu. Tôi muốn xem công nghệ hoặc nhu liệu họ đang sử dụng là gì, cách họ theo các xu hướng thiết kế và liệu họ có các tính năng sáng tạo hay không. Tôi không nhất thiết phải tìm kiếm các lỗ hổng, nhưng các lỗ hổng trên Web site Vatican là quá rõ ràng.”
“Tôi đã liên lạc với ban quản trị web Vatican theo địa chỉ email chính thức chín lần. Các thư đã được mở và đọc, vì họ đã thực sự thay đổi một cái gì đó sau các báo cáo ban đầu của tôi” De Ceukelaire giải thích thêm với tờ Crux.
“Từ đó, họ bắt đầu bỏ ngoài tai những tin nhắn của tôi trong nhiều tuần qua. Sau đó tôi bảo họ một cách rất thiện chí rằng nếu họ không sửa các lỗ hổng trước ngày 7 tháng 2, tôi sẽ ra tay. Đây là một thực hành trong nghiên cứu an ninh mạng theo tiêu chuẩn công nghiệp được gọi là sự bạch hóa toàn bộ. Tôi không thích làm thế đâu, nhưng đôi khi các webmaster cần phải chịu những sức ép nhất định để kiên nhẫn sửa các trang web của họ, dù là Vatican cũng vậy”
Trang web mới của Vatican, vẫn còn dạng thử nghiệm (Beta version) cũng chỉ mới được khánh thành trước Lễ Giáng Sinh vừa qua, vài ngày sau khi Đức Ông Dario Vigano, tổng trưởng Bộ Truyền Thông, trình bày trang web này cho Đức Thánh Cha Phanxicô và Hội Đồng Các Hồng Y của ngài và giải thích về những tiến bộ trong việc thống nhất các phương tiện truyền thông của Vatican.
Trung tâm biên tập đa phương tiện, nền tảng của hệ thống mới này, là kết quả của một quá trình hợp nhất ở cấp độ kinh tế và kỹ thuật, được xem là một cấu trúc duy nhất chịu trách nhiệm sản xuất các chương trình âm thanh, văn bản, video và đồ họa bằng nhiều ngôn ngữ.
Theo một tuyên bố của Đức Ông Dario Vigano, trung tâm đa phương tiện mới bao gồm khoảng 350 nhân viên được rút ra từ 40 chương trình ngôn ngữ của Radio Vatican cũ và chín tổ chức - đài phát thanh, báo Vatican, trung tâm sản xuất truyền hình của Vatican, báo in Vatican.. .
Trung tâm đa phương tiện đã bắt đầu công việc với 70 người làm việc trong sáu ngôn ngữ: Ý, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Họ sẽ tập trung vào bốn lĩnh vực: Giáo hoàng, Vatican, và Giáo hội trên thế giới.
Source: Crux Security flaw in Vatican website leads to “Lord is an Onion” headline
Bên dưới tựa đề này là một bài viết về một “lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng” gây ngỡ ngàng. Để khỏi gây hoang mang cho nhiều người xin được miễn nêu ra ở đây.
Kẻ gây ra vụ này là một điện tặc người Bỉ tên là Inti De Ceukelaire. Không những không chối tội, anh ta còn hào hứng thông báo cho các phương tiện truyền thông “thành tích” của mình.
De Ceukelaire nói với tờ Next Web:
“Tôi thấy Vatican đã có một trang web mới cách đây không lâu. Bất cứ khi nào một web site khổng lồ ra mắt một ứng dụng truyền thông mới, tôi đều tìm hiểu. Tôi muốn xem công nghệ hoặc nhu liệu họ đang sử dụng là gì, cách họ theo các xu hướng thiết kế và liệu họ có các tính năng sáng tạo hay không. Tôi không nhất thiết phải tìm kiếm các lỗ hổng, nhưng các lỗ hổng trên Web site Vatican là quá rõ ràng.”
“Tôi đã liên lạc với ban quản trị web Vatican theo địa chỉ email chính thức chín lần. Các thư đã được mở và đọc, vì họ đã thực sự thay đổi một cái gì đó sau các báo cáo ban đầu của tôi” De Ceukelaire giải thích thêm với tờ Crux.
“Từ đó, họ bắt đầu bỏ ngoài tai những tin nhắn của tôi trong nhiều tuần qua. Sau đó tôi bảo họ một cách rất thiện chí rằng nếu họ không sửa các lỗ hổng trước ngày 7 tháng 2, tôi sẽ ra tay. Đây là một thực hành trong nghiên cứu an ninh mạng theo tiêu chuẩn công nghiệp được gọi là sự bạch hóa toàn bộ. Tôi không thích làm thế đâu, nhưng đôi khi các webmaster cần phải chịu những sức ép nhất định để kiên nhẫn sửa các trang web của họ, dù là Vatican cũng vậy”
Trang web mới của Vatican, vẫn còn dạng thử nghiệm (Beta version) cũng chỉ mới được khánh thành trước Lễ Giáng Sinh vừa qua, vài ngày sau khi Đức Ông Dario Vigano, tổng trưởng Bộ Truyền Thông, trình bày trang web này cho Đức Thánh Cha Phanxicô và Hội Đồng Các Hồng Y của ngài và giải thích về những tiến bộ trong việc thống nhất các phương tiện truyền thông của Vatican.
Trung tâm biên tập đa phương tiện, nền tảng của hệ thống mới này, là kết quả của một quá trình hợp nhất ở cấp độ kinh tế và kỹ thuật, được xem là một cấu trúc duy nhất chịu trách nhiệm sản xuất các chương trình âm thanh, văn bản, video và đồ họa bằng nhiều ngôn ngữ.
Theo một tuyên bố của Đức Ông Dario Vigano, trung tâm đa phương tiện mới bao gồm khoảng 350 nhân viên được rút ra từ 40 chương trình ngôn ngữ của Radio Vatican cũ và chín tổ chức - đài phát thanh, báo Vatican, trung tâm sản xuất truyền hình của Vatican, báo in Vatican.. .
Trung tâm đa phương tiện đã bắt đầu công việc với 70 người làm việc trong sáu ngôn ngữ: Ý, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Họ sẽ tập trung vào bốn lĩnh vực: Giáo hoàng, Vatican, và Giáo hội trên thế giới.
Source: Crux Security flaw in Vatican website leads to “Lord is an Onion” headline
Các nhà thờ Công Giáo ở Trung Quốc phải treo bảng cấm trẻ em vào nhà thờ mới được tiếp tục hoạt động
Đặng Tự Do
17:31 09/02/2018
Kể từ khi các quy định mới của Trung Quốc đối với các vấn đề tôn giáo có hiệu lực vào ngày 1 tháng 2, trẻ vị thành niên đã bị cấm vào các nơi thờ tự ở một số miền tại quốc gia này.
Một linh mục ở tỉnh Hà Bắc yêu cầu giữ kín danh tính nói với ucanews.com rằng chính quyền đã yêu cầu các giáo sĩ ở một số vùng của tỉnh này đăng các biển cấm trẻ vị thành niên vào các địa điểm tôn giáo, nhà cầu nguyện và các cơ sở nhà thờ khác.
“Họ cũng đe dọa các nhà thờ rằng các nhà thờ sẽ không được hoạt động nếu từ chối đăng các bảng như thế”.
Một blogger viết rằng “các địa điểm tôn giáo là địa điểm thứ ba, theo sau các hộp đêm và các quán bar internet, nơi trẻ vị thành niên bị các cơ quan chức năng cấm vào.”
Phêrô, một người Công Giáo ở miền trung Trung Quốc, nói ông đã nhìn thấy những bảng như thế được dựng lên tại các nhà thờ ở Tân Cương.
Ông nói với ucanews.com rằng chẳng có cơ sở pháp lý nào cho phép các quan chức cấm trẻ vị thành niên vào các địa điểm tôn giáo, và ông cáo buộc các quan chức vi phạm hiến pháp của Trung Quốc.
“Khi trẻ vị thành niên vào quán bar internet, chính phủ và cảnh sát nhắm mắt làm ngơ. Tuy nhiên, họ đang trở nên rất hà khắc trong việc cấm trẻ vị thành niên vào các địa điểm tôn giáo. Thật là vô lý”, ông nói.
Ông Phêrô nói rằng hiến pháp rõ ràng quy định rằng công dân có tự do tôn giáo, và luật pháp cũng quy định rằng thanh thiếu niên và trẻ em không thể bị phân biệt đối xử vì đức tin tôn giáo của họ.
Ông nói rằng Tuyên ngôn thế giới về quyền con người cũng quy định rằng cha mẹ có quyền giáo dục con cái của họ theo tôn giáo của họ.
Trong bối cảnh đàn áp tôn giáo bi đát như thế, điều đáng quan ngại và gây ngỡ ngàng là một quan chức của Vatican là Giám Mục Marcelo Sánchez Sorondo, người Á Căn Đình, hiện là Hiệu Trưởng cả hai trường Đại Học Giáo Hoàng về Khoa Học và Đại Học Giáo Hoàng về Khoa Học Xã Hội tại Vatican vừa đi thăm Trung Quốc về lại nói trong bài phỏng vấn đăng ngày 2 tháng 2, 2018 trên tờ Vatican Insider rằng Trung Quốc là nước thực hiện “tốt nhất” các học thuyết xã hội Công Giáo.
Source: Catholic Herald Chinese priests ordered to put up signs banning children from churches
Một linh mục ở tỉnh Hà Bắc yêu cầu giữ kín danh tính nói với ucanews.com rằng chính quyền đã yêu cầu các giáo sĩ ở một số vùng của tỉnh này đăng các biển cấm trẻ vị thành niên vào các địa điểm tôn giáo, nhà cầu nguyện và các cơ sở nhà thờ khác.
“Họ cũng đe dọa các nhà thờ rằng các nhà thờ sẽ không được hoạt động nếu từ chối đăng các bảng như thế”.
Một blogger viết rằng “các địa điểm tôn giáo là địa điểm thứ ba, theo sau các hộp đêm và các quán bar internet, nơi trẻ vị thành niên bị các cơ quan chức năng cấm vào.”
Phêrô, một người Công Giáo ở miền trung Trung Quốc, nói ông đã nhìn thấy những bảng như thế được dựng lên tại các nhà thờ ở Tân Cương.
Ông nói với ucanews.com rằng chẳng có cơ sở pháp lý nào cho phép các quan chức cấm trẻ vị thành niên vào các địa điểm tôn giáo, và ông cáo buộc các quan chức vi phạm hiến pháp của Trung Quốc.
“Khi trẻ vị thành niên vào quán bar internet, chính phủ và cảnh sát nhắm mắt làm ngơ. Tuy nhiên, họ đang trở nên rất hà khắc trong việc cấm trẻ vị thành niên vào các địa điểm tôn giáo. Thật là vô lý”, ông nói.
Ông Phêrô nói rằng hiến pháp rõ ràng quy định rằng công dân có tự do tôn giáo, và luật pháp cũng quy định rằng thanh thiếu niên và trẻ em không thể bị phân biệt đối xử vì đức tin tôn giáo của họ.
Ông nói rằng Tuyên ngôn thế giới về quyền con người cũng quy định rằng cha mẹ có quyền giáo dục con cái của họ theo tôn giáo của họ.
Trong bối cảnh đàn áp tôn giáo bi đát như thế, điều đáng quan ngại và gây ngỡ ngàng là một quan chức của Vatican là Giám Mục Marcelo Sánchez Sorondo, người Á Căn Đình, hiện là Hiệu Trưởng cả hai trường Đại Học Giáo Hoàng về Khoa Học và Đại Học Giáo Hoàng về Khoa Học Xã Hội tại Vatican vừa đi thăm Trung Quốc về lại nói trong bài phỏng vấn đăng ngày 2 tháng 2, 2018 trên tờ Vatican Insider rằng Trung Quốc là nước thực hiện “tốt nhất” các học thuyết xã hội Công Giáo.
Source: Catholic Herald Chinese priests ordered to put up signs banning children from churches
Đấu trường Côlôsêô ở Rôma được thắp sáng màu đỏ nhắc nhở cuộc bách hại các Kitô hữu trên toàn thế giới
Đặng Tự Do
17:47 09/02/2018
Đấu trường Côlôsêô ở Rôma sẽ được thắp sáng màu đỏ vào cuối tháng này để thu hút sự chú ý đến cuộc bách hại các Kitô hữu trên toàn thế giới.
Vào ngày thứ Bẩy, 24 tháng 2, lúc 6 giờ chiều, đấu trường Côlôsêô ở Rôma sẽ được thắp sáng với ánh sáng đỏ trong một sự kiện được hỗ trợ bởi tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN. Các nhà thờ lớn ở Syria và Iraq cũng sẽ được chiếu sáng bằng màu đỏ.
Ông Alessandro Monteduro, Giám đốc ACN, nói với tờ Crux rằng đấu trường Côlôsêô sẽ được chiếu hai hình ảnh tượng trưng. Thứ nhất là cô Asia Bibi, Kitô hữu người Pakistan đầu tiên lên án tử hình vì phạm thượng, và đang trong tù chờ quyết định cuối cùng. Thứ hai là bà Rebecca, một người mẹ đã bị Boko Haram, một nhóm Hồi giáo Nigeria, bắt cóc và hành hạ dã man.
Khi Rebecca được giải thoát, bà nói “tôi không thể căm ghét những người gây ra bao nhiêu đau đớn cho mình” vì những kẻ ấy bị đầu độc tư tưởng, “họ không biết việc họ làm”.
ACN đã công bố một báo cáo vào tháng 10 năm ngoái, trong đó mô tả cuộc bách hại chống lại các tín hữu Kitô ở những vùng tồi tệ nhất đã lên đến “một đỉnh cao mới”.
Báo cáo đã điểm qua 13 quốc gia, và kết luận rằng trong tất cả mọi khía cạnh, tình hình của Kitô hữu trong giai đoạn 2015-2017 tồi tệ hơn hai năm trước đó.
Nhóm chống lại sự bách hại các Kitô hữu có tên là Open Doors, báo cáo vào tháng Giêng vừa qua rằng tất cả 11 nước vẫn thường được xem là bạc đãi các Kitô hữu nhất giờ đây đều được coi là những nơi bách hại dã man hơn bao giờ hết trong 26 năm theo dõi của Open Doors.
Họ cho biết “Trên khắp Trung Đông tình hình đã xấu đi đối với các Kitô hữu. Tình hình cũng xấu đi ở Nepal, nơi năm 2017, các luật mới đã làm triệt tiêu sự chuyển đổi tôn giáo và đưa ra những quy định rất hà khắc”.
Theo Open Doors, Bắc Triều Tiên vẫn là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với Kitô hữu; khoảng 70,000 Kitô hữu được báo cáo là đang ở trong các trại lao động.
Source: Catholic Herald Rome’s Colosseum to be lit up in red for persecuted Christians
Vào ngày thứ Bẩy, 24 tháng 2, lúc 6 giờ chiều, đấu trường Côlôsêô ở Rôma sẽ được thắp sáng với ánh sáng đỏ trong một sự kiện được hỗ trợ bởi tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN. Các nhà thờ lớn ở Syria và Iraq cũng sẽ được chiếu sáng bằng màu đỏ.
Ông Alessandro Monteduro, Giám đốc ACN, nói với tờ Crux rằng đấu trường Côlôsêô sẽ được chiếu hai hình ảnh tượng trưng. Thứ nhất là cô Asia Bibi, Kitô hữu người Pakistan đầu tiên lên án tử hình vì phạm thượng, và đang trong tù chờ quyết định cuối cùng. Thứ hai là bà Rebecca, một người mẹ đã bị Boko Haram, một nhóm Hồi giáo Nigeria, bắt cóc và hành hạ dã man.
Khi Rebecca được giải thoát, bà nói “tôi không thể căm ghét những người gây ra bao nhiêu đau đớn cho mình” vì những kẻ ấy bị đầu độc tư tưởng, “họ không biết việc họ làm”.
ACN đã công bố một báo cáo vào tháng 10 năm ngoái, trong đó mô tả cuộc bách hại chống lại các tín hữu Kitô ở những vùng tồi tệ nhất đã lên đến “một đỉnh cao mới”.
Báo cáo đã điểm qua 13 quốc gia, và kết luận rằng trong tất cả mọi khía cạnh, tình hình của Kitô hữu trong giai đoạn 2015-2017 tồi tệ hơn hai năm trước đó.
Nhóm chống lại sự bách hại các Kitô hữu có tên là Open Doors, báo cáo vào tháng Giêng vừa qua rằng tất cả 11 nước vẫn thường được xem là bạc đãi các Kitô hữu nhất giờ đây đều được coi là những nơi bách hại dã man hơn bao giờ hết trong 26 năm theo dõi của Open Doors.
Họ cho biết “Trên khắp Trung Đông tình hình đã xấu đi đối với các Kitô hữu. Tình hình cũng xấu đi ở Nepal, nơi năm 2017, các luật mới đã làm triệt tiêu sự chuyển đổi tôn giáo và đưa ra những quy định rất hà khắc”.
Theo Open Doors, Bắc Triều Tiên vẫn là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với Kitô hữu; khoảng 70,000 Kitô hữu được báo cáo là đang ở trong các trại lao động.
Source: Catholic Herald Rome’s Colosseum to be lit up in red for persecuted Christians
Hai linh mục Mễ Tây Cơ bị giết trong một cuộc phục kích vũ trang
Đặng Tự Do
18:10 09/02/2018
Cha Ivan Anorve Jaimes và cha Germain Muniz Garcia đã bị tấn công vào sáng ngày 05 tháng 2, khi các ngài lái xe từ thành phố Taxco đến thành phố Iguala thuộc bang Guerrero, 100 dặm về phía nam của thành phố Mễ Tây Cơ.
Các quan chức nhà nước Guerrero cho biết một nhóm vũ trang đã chặn xe của các linh mục và nổ súng. Các linh mục đi cùng với bốn hành khách khác, tất cả đều bị thương nặng; nhưng hai linh mục bị cố ý bắn đến chết.
Tổng Giáo Phận Acapulco đã lên án các vụ giết người và kêu gọi điều tra kỹ lưỡng. Trong một thông báo tổng giáo phận viết:
“Chúng tôi rất hoang mang vì sự kiện bi thảm này, cộng đồng tổng giáo phận và giáo phận Chilpancingo-Chilapa rất thương tiếc hai vị linh mục tài hoa và giàu nhiệt tình truyền giáo”. Cha Anorve là linh mục của tổng giáo phận Acapulco, còn cha Muniz thuộc về giáo phận Chilpancingo-Chilapa.
Trung tâm Đa phương tiện Công Giáo Mễ Tây Cơ cho biết 21 linh mục đã bị sát hại kể từ tháng 12 năm 2012, và điều đáng âu lo là không có một tên sát nhân nào bị bắt trong tất cả các trường hợp trên. Chỉ riêng trong bang Guerrero, có ít nhất sáu linh mục đã bị giết hại kể từ năm 2009, bao gồm cha Fr. John Ssenyondo, một nhà truyền giáo người Uganda, dòng Comboni là người đã bị giết và chôn vùi trong một huyệt mộ bên đường.
Như thường lệ, chính quyền Mễ Tây Cơ lập tức bôi nhọ các linh mục bị giết để khỏi mất công điều tra.
Công tố viên Xavier Olea, hôm thứ Ba 6 tháng Hai, quả quyết rằng cuộc tấn công đã xảy ra vì một bức ảnh chụp trước đó nhiều giờ đồng hồ cho thấy cha Muniz cầm một khẩu súng trường cùng với những người đeo mặt nạ.
Đức Cha Salvador Rangel Mendoza Giám Mục Chilpancingo-Chilapa nhanh chóng bác bỏ điều này.
Đức Cha Rangel nói hai linh mục bị giết là những nhạc sĩ, các vị đi biểu diễn ở các thôn xóm xa xôi và “tiếp cận mọi người” để “truyền giảng phúc âm” qua âm nhạc. Cha Muniz là một nhạc sĩ nổi tiếng. Ngài đi cùng với dàn hợp xướng giáo xứ. Cha Anorve đến từ vùng Costa Chica, cách đó ít nhất là năm tiếng đồng hồ lái xe.
Công tố viên Xavier Olea lại nói là các linh mục đã “ăn nhậu” trong một bữa tiệc có sự tham dự của một số tên trùm buôn bán ma tuý cho nên bị các băng đảng ma tuý đối thủ giết hại. Đó là một lời giải thích mà Đức Cha Rangel cũng lên tiếng phủ nhận.
Soure: Catholic Herald Two Mexican priests shot dead in ambush
Các quan chức nhà nước Guerrero cho biết một nhóm vũ trang đã chặn xe của các linh mục và nổ súng. Các linh mục đi cùng với bốn hành khách khác, tất cả đều bị thương nặng; nhưng hai linh mục bị cố ý bắn đến chết.
Tổng Giáo Phận Acapulco đã lên án các vụ giết người và kêu gọi điều tra kỹ lưỡng. Trong một thông báo tổng giáo phận viết:
“Chúng tôi rất hoang mang vì sự kiện bi thảm này, cộng đồng tổng giáo phận và giáo phận Chilpancingo-Chilapa rất thương tiếc hai vị linh mục tài hoa và giàu nhiệt tình truyền giáo”. Cha Anorve là linh mục của tổng giáo phận Acapulco, còn cha Muniz thuộc về giáo phận Chilpancingo-Chilapa.
Trung tâm Đa phương tiện Công Giáo Mễ Tây Cơ cho biết 21 linh mục đã bị sát hại kể từ tháng 12 năm 2012, và điều đáng âu lo là không có một tên sát nhân nào bị bắt trong tất cả các trường hợp trên. Chỉ riêng trong bang Guerrero, có ít nhất sáu linh mục đã bị giết hại kể từ năm 2009, bao gồm cha Fr. John Ssenyondo, một nhà truyền giáo người Uganda, dòng Comboni là người đã bị giết và chôn vùi trong một huyệt mộ bên đường.
Như thường lệ, chính quyền Mễ Tây Cơ lập tức bôi nhọ các linh mục bị giết để khỏi mất công điều tra.
Công tố viên Xavier Olea, hôm thứ Ba 6 tháng Hai, quả quyết rằng cuộc tấn công đã xảy ra vì một bức ảnh chụp trước đó nhiều giờ đồng hồ cho thấy cha Muniz cầm một khẩu súng trường cùng với những người đeo mặt nạ.
Đức Cha Salvador Rangel Mendoza Giám Mục Chilpancingo-Chilapa nhanh chóng bác bỏ điều này.
Đức Cha Rangel nói hai linh mục bị giết là những nhạc sĩ, các vị đi biểu diễn ở các thôn xóm xa xôi và “tiếp cận mọi người” để “truyền giảng phúc âm” qua âm nhạc. Cha Muniz là một nhạc sĩ nổi tiếng. Ngài đi cùng với dàn hợp xướng giáo xứ. Cha Anorve đến từ vùng Costa Chica, cách đó ít nhất là năm tiếng đồng hồ lái xe.
Công tố viên Xavier Olea lại nói là các linh mục đã “ăn nhậu” trong một bữa tiệc có sự tham dự của một số tên trùm buôn bán ma tuý cho nên bị các băng đảng ma tuý đối thủ giết hại. Đó là một lời giải thích mà Đức Cha Rangel cũng lên tiếng phủ nhận.
Soure: Catholic Herald Two Mexican priests shot dead in ambush
Tờ Quan Sát Viên Rôma bày tỏ âu lo về quy mô lan rộng của nạn nô lệ thời hiện đại
Đặng Tự Do
18:33 09/02/2018
Trong bài “Le mille facce della schiavitù moderna” (Hàng triệu khuôn mặt nô lệ thời hiện đại) đăng trên trang nhất tờ Quan Sát Viên Rôma số ra ngày 9 tháng Hai, tờ báo của Tòa Thánh đã than phiền về một tai ương đa dạng của nạn nô lệ thời hiện đại bao gồm mại dâm, lạm dụng tình dục, lao động trẻ em, lính thiếu nhi, kết hôn cưỡng bức và buôn bán nội tạng.
Tờ Quan Sát Viên Rôma đã trích dẫn một số báo cáo như phúc trình của Tổ chức Lao động Quốc tế trong đó ước tính ít nhất 40 triệu người trên thế giới đang phải sống trong cảnh nô lệ.
Tờ báo cũng đề cập đến một phóng sự gây chấn động của CNN về thị trường nô lệ ở Libya.
Liên quan đến tình trạng mãi dâm, mua bán người và nô lệ tình dục, tờ Quan Sát Viên Rôma đã trích thuật một cuộc điều tra của Reuters về sự hợp tác giữa cảnh sát Thái Lan và bọn buôn người nhắm vào những người tị nạn Rohingya. Đó là một tội ác mà một tướng lĩnhThái Lan đã bị kết án.
Vào ngày 8 tháng 2, Giáo hội đã kỷ niệm Ngày Quốc tế cầu nguyện cho những Nạn Nhân của Nạn Buôn Người. Lễ kỷ niệm diễn ra tại đài tưởng niệm Thánh Josephine Bakhita sinh năm 1868 và qua đời năm 1947, là người đã bị bán làm nô lệ ở Sudan.
Source: L’Osservatore Romano Le mille facce della schiavitù moderna
Tờ Quan Sát Viên Rôma đã trích dẫn một số báo cáo như phúc trình của Tổ chức Lao động Quốc tế trong đó ước tính ít nhất 40 triệu người trên thế giới đang phải sống trong cảnh nô lệ.
Tờ báo cũng đề cập đến một phóng sự gây chấn động của CNN về thị trường nô lệ ở Libya.
Liên quan đến tình trạng mãi dâm, mua bán người và nô lệ tình dục, tờ Quan Sát Viên Rôma đã trích thuật một cuộc điều tra của Reuters về sự hợp tác giữa cảnh sát Thái Lan và bọn buôn người nhắm vào những người tị nạn Rohingya. Đó là một tội ác mà một tướng lĩnhThái Lan đã bị kết án.
Vào ngày 8 tháng 2, Giáo hội đã kỷ niệm Ngày Quốc tế cầu nguyện cho những Nạn Nhân của Nạn Buôn Người. Lễ kỷ niệm diễn ra tại đài tưởng niệm Thánh Josephine Bakhita sinh năm 1868 và qua đời năm 1947, là người đã bị bán làm nô lệ ở Sudan.
Source: L’Osservatore Romano Le mille facce della schiavitù moderna
Tờ Quan Sát Viên Rôma cảnh báo nạn du lịch tình dục tiếp tục phát triển mạnh
Đặng Tự Do
19:28 09/02/2018
Trong một cột được đăng trên trang nhất trên tờ Quan Sát Viên Rôma, ký giả Charles de Pechpeyrou than phiền về sự gia tăng liên tục nạn du lịch tình dục trong đó các trẻ vị thành niên là những nạn nhân chính.
Nhà báo Công Giáo Pháp nói rằng các thủ phạm bao gồm những nhà kinh doanh trên đường đi buôn bán, các khách du lịch và cả các tình nguyện viên. Ông cho biết thêm một nghiên cứu mới đây cho thấy những kẻ phạm tội đến từ mọi tầng lớp xã hội “chứ không nhất thiết phải phù hợp với định kiến thường thấy là người đàn ông ấu dâm da trắng, phương Tây, giàu có và trung niên.”
Nạn ấu dâm đang hoành hành mạnh nhất tại các quốc gia Đông Nam Á, nổi bật là Thái Lan và Phi Luật Tân. Trong bài báo, ký giả Pechpeyrou đặc biệt ca ngợi những nỗ lực của Cha Matthieu Dauchez, một linh mục người Pháp đang làm việc tại Manila, nhằm chống lại tình trạng tội lỗi này.
Souece: L’Osservatore Romano - Ancora in crescita il turismo sessuale che sfrutta i minori
Nhà báo Công Giáo Pháp nói rằng các thủ phạm bao gồm những nhà kinh doanh trên đường đi buôn bán, các khách du lịch và cả các tình nguyện viên. Ông cho biết thêm một nghiên cứu mới đây cho thấy những kẻ phạm tội đến từ mọi tầng lớp xã hội “chứ không nhất thiết phải phù hợp với định kiến thường thấy là người đàn ông ấu dâm da trắng, phương Tây, giàu có và trung niên.”
Nạn ấu dâm đang hoành hành mạnh nhất tại các quốc gia Đông Nam Á, nổi bật là Thái Lan và Phi Luật Tân. Trong bài báo, ký giả Pechpeyrou đặc biệt ca ngợi những nỗ lực của Cha Matthieu Dauchez, một linh mục người Pháp đang làm việc tại Manila, nhằm chống lại tình trạng tội lỗi này.
Souece: L’Osservatore Romano - Ancora in crescita il turismo sessuale che sfrutta i minori
Giáo quyền địa phương cảnh báo: bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã di chuyển về Somalia
Đặng Tự Do
20:19 09/02/2018
Khủng bố Hồi Giáo IS đã di chuyển về Somalia. Các phúc trình của các cơ quan tình báo phương Tây đã cảnh báo về sự hiện diện ngày càng đáng lo ngại của các nhóm khủng bố Hồi giáo. Các nhóm này bao gồm các cựu chiến binh al-Shabaab, là tổ chức Hồi giáo quá khích của Somali liên kết với al-Qaeda; và các lực lượng nước ngoài từ Trung Đông xâm nhập vào sau thất bại của ISIS ở Syria và Iraq.
Đức Cha Giorgio Bertin, là Giám mục giáo phận Djibouti, kiêm Giám Quản Tông Tòa thủ đô Mogadishu nói: “Vâng, ISIS đang có mặt ở Somalia. Ngay cả báo chí địa phương cũng nói về điều này. Các nhóm này dường như đang hoạt động chủ yếu tại Puntland, một vùng bán tự trị nằm ở phía tây bắc của quốc gia”.
Sự có mặt của bọn tàn dư al Baghdadi đang gây lo ngại vì trong những video được tung lên Internet vào tháng 12, bọn khủng bố Hồi Giáo IS cảnh cáo sẽ “đuổi tận giết tuyệt” những người không tin vào Hồi Giáo, sẽ tấn công các nhà thờ và các khu chợ. Tháng 12 vừa qua, Mỹ đã thả những quả bom đầu tiên vào các nhóm ISIS làm thiệt mạng nhiều nạn nhân vô tội.
Tất cả điều này diễn ra trong một bối cảnh bất ổn chung, đặc trưng bởi các cuộc tấn công liên tục, đặc biệt là ở Mogadishu, thủ đô.
Đức Cha Bertin nói:
“Các cuộc tấn công xảy ra rất nhiều và liên tục. Đối với người dân địa phương tình hình ít bi thảm hơn vì họ quen rồi. Nhưng đối với những người nước ngoài thì thật là đáng sợ.”
Vào ngày 16 tháng 2 năm 2017, gần một năm trước, ông Mohamed Abdullahi Mohamed được bầu làm tổng thống của Somalia. Cuộc bầu cử này làm dấy lên nhiều kỳ vọng trong dân chúng. Họ trông đợi vị tân tổng thống có thể đưa Somalia thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự. Thực tế là trong những tháng gần đây, chính phủ của ông đã nỗ lực rất nhiều để tạo ra một mức độ an ninh tối thiểu, là một điều kiện cơ bản để phục hồi quốc gia bất chấp vô số các khó khăn.
Đức Cha Bertin nhận xét:
“Tổng thống Abdullahi đang cố gắng hết sức mình. Đôi khi, tôi có ấn tượng rằng các cơ quan nhà nước chỉ tồn tại được nhờ sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế bên ngoài. Tuy nhiên, các hỗ trợ quốc tế là quá ít vì các đối tác quốc tế có chương trình nghị sự của họ không phải lúc nào cũng trùng hợp với lòng mong mỏi của những người Somali.”
Source: Fides AFRICA/SOMALIA - Mgr. Bertin: ISIS has arrived in Somalia; "The interests of various international partners increase the Somali instability
Đức Cha Giorgio Bertin, là Giám mục giáo phận Djibouti, kiêm Giám Quản Tông Tòa thủ đô Mogadishu nói: “Vâng, ISIS đang có mặt ở Somalia. Ngay cả báo chí địa phương cũng nói về điều này. Các nhóm này dường như đang hoạt động chủ yếu tại Puntland, một vùng bán tự trị nằm ở phía tây bắc của quốc gia”.
Sự có mặt của bọn tàn dư al Baghdadi đang gây lo ngại vì trong những video được tung lên Internet vào tháng 12, bọn khủng bố Hồi Giáo IS cảnh cáo sẽ “đuổi tận giết tuyệt” những người không tin vào Hồi Giáo, sẽ tấn công các nhà thờ và các khu chợ. Tháng 12 vừa qua, Mỹ đã thả những quả bom đầu tiên vào các nhóm ISIS làm thiệt mạng nhiều nạn nhân vô tội.
Tất cả điều này diễn ra trong một bối cảnh bất ổn chung, đặc trưng bởi các cuộc tấn công liên tục, đặc biệt là ở Mogadishu, thủ đô.
Đức Cha Bertin nói:
“Các cuộc tấn công xảy ra rất nhiều và liên tục. Đối với người dân địa phương tình hình ít bi thảm hơn vì họ quen rồi. Nhưng đối với những người nước ngoài thì thật là đáng sợ.”
Vào ngày 16 tháng 2 năm 2017, gần một năm trước, ông Mohamed Abdullahi Mohamed được bầu làm tổng thống của Somalia. Cuộc bầu cử này làm dấy lên nhiều kỳ vọng trong dân chúng. Họ trông đợi vị tân tổng thống có thể đưa Somalia thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự. Thực tế là trong những tháng gần đây, chính phủ của ông đã nỗ lực rất nhiều để tạo ra một mức độ an ninh tối thiểu, là một điều kiện cơ bản để phục hồi quốc gia bất chấp vô số các khó khăn.
Đức Cha Bertin nhận xét:
“Tổng thống Abdullahi đang cố gắng hết sức mình. Đôi khi, tôi có ấn tượng rằng các cơ quan nhà nước chỉ tồn tại được nhờ sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế bên ngoài. Tuy nhiên, các hỗ trợ quốc tế là quá ít vì các đối tác quốc tế có chương trình nghị sự của họ không phải lúc nào cũng trùng hợp với lòng mong mỏi của những người Somali.”
Source: Fides AFRICA/SOMALIA - Mgr. Bertin: ISIS has arrived in Somalia; "The interests of various international partners increase the Somali instability
Kitô hữu Nga cứu trợ anh chị em Syria đau khổ
Đặng Tự Do
21:14 09/02/2018
Hôm 4 tháng 2 năm 2018, một phái đoàn liên tôn thuộc Ủy ban tôn giáo phủ Tổng thống Nga đã phân phát viện trợ nhân đạo cho những người đau khổ ở Syria.
Trong suốt cả ngày Chúa Nhật, các thành viên trong đoàn cùng với các đại diện của các Giáo hội Kitô và các cộng đồng Hồi giáo ở Syria đã phân phối các phẩm vật cứu trợ do sự đóng góp của các tín hữu Kitô Nga.
Các linh mục và các giáo sĩ Hồi giáo đã cùng làm việc việc với nhau để phân phát các tặng phẩm cứu trợ cho những người Syria bất kể tôn giáo.
Số phẩm vật cứu trợ được phân phối lên đến 77 tấn. Hàng hóa được đóng gói sẵn thành các gói nặng 25 kg cho mỗi gia đình. Mỗi gói được hình thành dựa trên nhu cầu thực sự của người dân Syria bao gồm bột, đường, ngũ cốc, mì ống, sữa, dầu hướng dương, cá và thịt đóng hộp.
Người dân Syria bày tỏ lòng biết ơn vì phẩn chất cao của thực phẩm, sự lựa chọn đúng hàng hoá và nhiều thứ trong số này rất khó có được tại Damascus. Mỗi gói qùa có thể đủ dùng cho một gia đình năm người trong ít nhất là hai tuần.
Source:The Russian Orthodox Church - Russian religious communities carry out a humanitarian action in Syria unprecedented in its scale
Trong suốt cả ngày Chúa Nhật, các thành viên trong đoàn cùng với các đại diện của các Giáo hội Kitô và các cộng đồng Hồi giáo ở Syria đã phân phối các phẩm vật cứu trợ do sự đóng góp của các tín hữu Kitô Nga.
Các linh mục và các giáo sĩ Hồi giáo đã cùng làm việc việc với nhau để phân phát các tặng phẩm cứu trợ cho những người Syria bất kể tôn giáo.
Số phẩm vật cứu trợ được phân phối lên đến 77 tấn. Hàng hóa được đóng gói sẵn thành các gói nặng 25 kg cho mỗi gia đình. Mỗi gói được hình thành dựa trên nhu cầu thực sự của người dân Syria bao gồm bột, đường, ngũ cốc, mì ống, sữa, dầu hướng dương, cá và thịt đóng hộp.
Người dân Syria bày tỏ lòng biết ơn vì phẩn chất cao của thực phẩm, sự lựa chọn đúng hàng hoá và nhiều thứ trong số này rất khó có được tại Damascus. Mỗi gói qùa có thể đủ dùng cho một gia đình năm người trong ít nhất là hai tuần.
Source:The Russian Orthodox Church - Russian religious communities carry out a humanitarian action in Syria unprecedented in its scale
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức KHÔNG tán thành việc chúc lành cho các cặp đồng tính
Đặng Tự Do
22:59 09/02/2018
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức kêu gọi các linh mục chăm sóc mục vụ tốt hơn cho những người Công Giáo đồng tính, nhưng ngài nói: “Tôi nghĩ điều đó không đúng” khi được hỏi liệu ngài có thể tưởng tượng ra một ngày nào đó Giáo Hội Công Giáo sẽ có một nghi thức để chúc lành cho các cặp đồng tính.
Đức Hồng Y Reinhard Marx của tổng giáo phận Munich và Freising, kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã đưa ra nhận định trên trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh vào ngày 3 tháng Hai vừa qua.
Các phương tiện truyền thông Công Giáo Đức đã giải thích các nhận xét của Đức Hồng Y như một bước chống lại đề xuất của Đức Cha Franz-Josef Bode, là Giám mục giáo phận Osnabruck. Tháng Giêng vừa qua, Đức Cha Bode nói Giáo Hội Công Giáo nên tranh luận về khả thể hình thành một buổi lễ chúc phúc trong nhà thờ cho các cặp đồng tính người Công Giáo.
Tuy nhiên, có lẽ vì trở ngại ngôn ngữ, nên một số phương tiện truyền thông tiếng Anh và các blog đã giận dữ trước lời nhận xét của Hồng Y Marx, và cho rằng Đức Hồng Y Marx “tán thành” các buổi lễ chúc phúc như thế.
Căng thẳng dâng cao đến mức Đức Cha Charles J. Chaput, là Tổng Giám mục của Philadelphia lên tiếng kêu gọi các giám mục trên thế giới hãy lên tiếng minh định quan điểm của các ngài trước một viễn ảnh nguy hiểm cho đức tin như vậy.
Đức Tổng Giám Mục Chaput nói, “bất cứ nghi lễ chúc phúc nào như thế sẽ là một sự hợp tác với một hành động vô luân, bất kể mức độ chân thành của những người muốn được chúc lành vì điều đó gây ra những nhầm lẫn và lừa dối các tín hữu, và sẽ làm tổn thương sự hiệp nhất của Hội thánh chúng ta. Chúng ta không thể lờ đi hoặc im lặng trước vấn đề này”.
Giáo Hội Công Giáo khẳng định hôn nhân chỉ có thể là giữa một người nam và một người nữ. Giáo Hội cũng dạy rằng mặc dù những người đồng tính đáng được tôn trọng và chăm sóc về tinh thần, nhưng hành vi tính dục đồng giới là một tội lỗi nghiêm trọng.
Trong cuộc phỏng vấn với Đức Hồng Y Marx, người phỏng vấn nói rằng nhiều người tin rằng Giáo Hội nên chúc phúc cho các kết hiệp đồng tính, phong chức phó tế cho phụ nữ và kết thúc sự độc thân linh mục trong Giáo Hội Latinh.
Theo bản dịch sang tiếng Anh do Hội Đồng Giám mục Đức vừa đưa ra nhằm kết thúc vụ tranh luận sóng gió này, Đức Hồng Y Marx nói ngài không tin rằng những thay đổi này là những gì Giáo Hội cần nhất hiện nay. “Thay vào đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào Giáo Hội có thể đáp ứng được những thách thức do những hoàn cảnh mới của cuộc sống ngày nay, cũng như những hiểu biết mới trong công việc mục vụ, và việc chăm sóc mục vụ”.
Đức Hồng Y nói tiếp rằng theo giáo huấn và gương mẫu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc chăm sóc mục vụ, “chúng ta phải xem xét tình hình của mỗi cá nhân, lịch sử cuộc đời, tiểu sử của họ, những khó khăn người ấy phải trải qua, những hy vọng phát sinh, những mối quan hệ của người ấy. Chúng ta phải nghiêm túc hơn và phải cố gắng hơn trong việc tháp tùng với mọi người trong hoàn cảnh sống của họ.”
Ngài nói thêm là những điều này cũng đúng trong việc mục vụ dành cho những người đồng tính luyến ái: “Chúng ta phải gần gũi về phương diện mục vụ với những người cần chăm sóc và cũng muốn được chăm sóc. Và chúng ta cũng phải khuyến khích các linh mục và các nhân viên mục vụ khích lệ mọi người trong những tình huống cụ thể. Tôi không thấy có vấn đề gì ở đây. Một vấn đề hoàn toàn khác là làm thế nào để được thực hiện trong bầu khí công cộng và theo đúng phụng vụ. Đây là những điều bạn phải cẩn thận và phải suy nghĩ một cách chín chắn”
Mặc dù loại trừ khả năng có thể đưa ra các “giải pháp chung” chẳng hạn như một nghi thức công cộng, Đức Hồng Y Marx nói, “điều đó không có nghĩa là không có gì xảy ra, nhưng tôi thực sự phải dành lại cho các mục tử tại chỗ trong việc đồng hành cùng các cá nhân với sự chăm sóc mục vụ. Trong lãnh vực này bạn có thể thảo luận các vấn đề, như hiện đang được thảo luận, và xem xét: Chẳng hạn như các nhân viên mục vụ nên đương đầu với vấn đề này như thế nào? Tuy nhiên, tôi thực sự muốn nhấn mạnh đến việc dành lại vấn đề này cho các linh mục tại chỗ và các cá nhân cụ thể, và xin đừng đòi hỏi bất kỳ những quy tắc nào nữa - Có những điều không thể điều chỉnh được.”
Người phát ngôn của Hội đồng Giám mục cho hay Đức Hồng Y không muốn được phỏng vấn thêm.
Source: Catholic News Service - German cardinal urges pastoral care, but not 'blessing' of gay couples
Đức Hồng Y Reinhard Marx của tổng giáo phận Munich và Freising, kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã đưa ra nhận định trên trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh vào ngày 3 tháng Hai vừa qua.
Các phương tiện truyền thông Công Giáo Đức đã giải thích các nhận xét của Đức Hồng Y như một bước chống lại đề xuất của Đức Cha Franz-Josef Bode, là Giám mục giáo phận Osnabruck. Tháng Giêng vừa qua, Đức Cha Bode nói Giáo Hội Công Giáo nên tranh luận về khả thể hình thành một buổi lễ chúc phúc trong nhà thờ cho các cặp đồng tính người Công Giáo.
Tuy nhiên, có lẽ vì trở ngại ngôn ngữ, nên một số phương tiện truyền thông tiếng Anh và các blog đã giận dữ trước lời nhận xét của Hồng Y Marx, và cho rằng Đức Hồng Y Marx “tán thành” các buổi lễ chúc phúc như thế.
Căng thẳng dâng cao đến mức Đức Cha Charles J. Chaput, là Tổng Giám mục của Philadelphia lên tiếng kêu gọi các giám mục trên thế giới hãy lên tiếng minh định quan điểm của các ngài trước một viễn ảnh nguy hiểm cho đức tin như vậy.
Đức Tổng Giám Mục Chaput nói, “bất cứ nghi lễ chúc phúc nào như thế sẽ là một sự hợp tác với một hành động vô luân, bất kể mức độ chân thành của những người muốn được chúc lành vì điều đó gây ra những nhầm lẫn và lừa dối các tín hữu, và sẽ làm tổn thương sự hiệp nhất của Hội thánh chúng ta. Chúng ta không thể lờ đi hoặc im lặng trước vấn đề này”.
Giáo Hội Công Giáo khẳng định hôn nhân chỉ có thể là giữa một người nam và một người nữ. Giáo Hội cũng dạy rằng mặc dù những người đồng tính đáng được tôn trọng và chăm sóc về tinh thần, nhưng hành vi tính dục đồng giới là một tội lỗi nghiêm trọng.
Trong cuộc phỏng vấn với Đức Hồng Y Marx, người phỏng vấn nói rằng nhiều người tin rằng Giáo Hội nên chúc phúc cho các kết hiệp đồng tính, phong chức phó tế cho phụ nữ và kết thúc sự độc thân linh mục trong Giáo Hội Latinh.
Theo bản dịch sang tiếng Anh do Hội Đồng Giám mục Đức vừa đưa ra nhằm kết thúc vụ tranh luận sóng gió này, Đức Hồng Y Marx nói ngài không tin rằng những thay đổi này là những gì Giáo Hội cần nhất hiện nay. “Thay vào đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào Giáo Hội có thể đáp ứng được những thách thức do những hoàn cảnh mới của cuộc sống ngày nay, cũng như những hiểu biết mới trong công việc mục vụ, và việc chăm sóc mục vụ”.
Đức Hồng Y nói tiếp rằng theo giáo huấn và gương mẫu của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc chăm sóc mục vụ, “chúng ta phải xem xét tình hình của mỗi cá nhân, lịch sử cuộc đời, tiểu sử của họ, những khó khăn người ấy phải trải qua, những hy vọng phát sinh, những mối quan hệ của người ấy. Chúng ta phải nghiêm túc hơn và phải cố gắng hơn trong việc tháp tùng với mọi người trong hoàn cảnh sống của họ.”
Ngài nói thêm là những điều này cũng đúng trong việc mục vụ dành cho những người đồng tính luyến ái: “Chúng ta phải gần gũi về phương diện mục vụ với những người cần chăm sóc và cũng muốn được chăm sóc. Và chúng ta cũng phải khuyến khích các linh mục và các nhân viên mục vụ khích lệ mọi người trong những tình huống cụ thể. Tôi không thấy có vấn đề gì ở đây. Một vấn đề hoàn toàn khác là làm thế nào để được thực hiện trong bầu khí công cộng và theo đúng phụng vụ. Đây là những điều bạn phải cẩn thận và phải suy nghĩ một cách chín chắn”
Mặc dù loại trừ khả năng có thể đưa ra các “giải pháp chung” chẳng hạn như một nghi thức công cộng, Đức Hồng Y Marx nói, “điều đó không có nghĩa là không có gì xảy ra, nhưng tôi thực sự phải dành lại cho các mục tử tại chỗ trong việc đồng hành cùng các cá nhân với sự chăm sóc mục vụ. Trong lãnh vực này bạn có thể thảo luận các vấn đề, như hiện đang được thảo luận, và xem xét: Chẳng hạn như các nhân viên mục vụ nên đương đầu với vấn đề này như thế nào? Tuy nhiên, tôi thực sự muốn nhấn mạnh đến việc dành lại vấn đề này cho các linh mục tại chỗ và các cá nhân cụ thể, và xin đừng đòi hỏi bất kỳ những quy tắc nào nữa - Có những điều không thể điều chỉnh được.”
Người phát ngôn của Hội đồng Giám mục cho hay Đức Hồng Y không muốn được phỏng vấn thêm.
Source: Catholic News Service - German cardinal urges pastoral care, but not 'blessing' of gay couples
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Thánh lễ chiều Thứ Bảy có phải là Thánh lễ Chúa nhật kế tiếp không?
Nguyễn Trọng Đa
09:16 09/02/2018
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Xin cha vui lòng làm sáng tỏ liệu một Thánh lễ cử hành vào chiều tối Thứ Bảy (tức sau 18 giờ chiều) trong Mùa Thường Niên có phải là Thánh lễ ngày Chúa Nhật không, hoặc liệu có sự tùy chọn cử hành Thánh lễ của ngày thứ bảy hay lễ ngoại lịch kính Đức Trinh Nữ Maria không? - R. H., Jos, Nigeria.
Đáp: Trên thực tế, câu trả lời tốt nhất mà tôi có thể đưa ra là, tất cả tùy thuộc vào nơi bạn đang ở.
Về vấn đề này, Bộ Giáo Luật nói như sau:
"Ðiều 1247: Vào ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc khác, tín hữu buộc phải tham dự thánh lễ, và hơn nữa, kiêng làm những công việc hay hoạt động làm ngăn trở sự thờ phượng Thiên Chúa, sự hưởng niềm vui riêng của ngày của Chúa, hoặc sự nghỉ ngơi cần thiết cho tâm trí và thân xác.
“Ðiều 1248: §1. Ai tham dự Thánh Lễ, cử hành theo lễ nghi Công Giáo bất cứ ở đâu, hoặc vào chính ngày lễ hay vào chiều ngày trước lễ, thì người ấy đã chu toàn việc buộc dự lễ” (Bản dịch Việt ngữ của các Linh Mục: Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh).
Có hai câu hỏi khác nhau, mặc dù chúng có liên quan với nhau. Một câu hỏi về công thức Thánh lễ được sử dụng vào chiều tối thứ bảy, và câu hỏi thứ hai về thời gian khi Thánh lễ bao trùm luật giữ dự lễ ngày Chúa Nhật.
Đối với câu hỏi thứ nhất, theo Điều 1248.1 của Bộ Giáo luật, bất kỳ Thánh Lễ Công Giáo nào được cử hành vào tối thứ bảy sẽ chu toàn việc buộc dự lễ Chúa Nhật cho tín hữu tham dự lễ ấy, cho dù đó không phải là phụng vụ Chúa Nhật thật sự.
Do đó, nếu một người tham dự Thánh lễ vào chiều Thứ Bảy theo hình thức ngoại thường hoặc phụng vụ Công Giáo Đông phương, việc này chu toàn luật buộc dự lễ Chúa Nhật, mặc dù Thánh lễ được cử hành theo một lịch phụng vụ khác.
Ngoài ra, nếu một người tham dự lễ cưới hay lễ an táng vào chiều tối thứ bảy, người ấy không buộc phải tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật nữa. Nếu Thánh lễ trùng với Thánh lễ thường lệ của giáo xứ, thì thường có phụng vụ Chúa Nhật đi tiếp theo. Nếu Thánh lễ không trùng với một buổi cử hành của giáo xứ, điều đáng khuyến nghị nhất theo quan điểm thiêng liêng là nên kết hợp các yếu tố của Thánh Lễ Chúa Nhật, chẳng hạn ba bài đọc và kinh Tin Kính.
Tương tự như vậy, các thành viên của một cộng đoàn tu sĩ, vốn thường cử hành Thánh Lễ ngày thường vào chiều tối, sẽ không buộc phải cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật hai lần, và có thể cử hành Thánh Lễ ngày thường hoặc Thánh Lễ ngoại lịch kính Đức Trinh Nữ Maria. Theo Giáo luật, bất cứ ai tham dự Thánh Lễ này sẽ hoàn thành luật buộc dự lễ ngày Chúa Nhật, mặc dù hầu hết mọi người sẽ không biết sự việc này và sẽ tham dự Thánh Lễ vào Chúa Nhật.
Điều này là bởi vì luật phụng vụ phổ quát không bắt buộc phải cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật vào tối Thứ Bảy, mặc dù trong hầu hết các trường hợp, đó là điều đúng để làm.
Tuy nhiên, có một số Hội đồng Giám mục đã đặt quy định về vấn đề này, để tránh xung đột và đảm bảo rằng đa số tín hữu được hưởng lợi từ kho báu đầy đủ của phụng vụ Chúa Nhật.
Đây thường là các quốc gia, nơi mà một quy tắc chung cho toàn quốc được coi là cần thiết, bởi vì họ có rất nhiều tu viện, đan viện, đền thánh và các nhà nguyện khác, với các Thánh Lễ thường xuyên với nhiều loại thực hành khác nhau.
Còn ở các quốc gia không có luật toàn quốc, mỗi Giám mục có thể quyết định điều gì là tốt nhất, và có thể quy định các luật ràng buộc cho giáo phận của ngài. Giám mục cũng có thể miễn chước trong các trường hợp cụ thể khỏi giữ luật chung.
Thí dụ, ở Ý, Hội Đồng Giám mục đã ra sắc lệnh rằng tất cả các Thánh Lễ chiều tối thứ Bảy phải là Thánh Lễ Chúa Nhật. Trong các quy định, Hội đồng Giám mục nói rằng nếu cần thiết làm lễ cưới hay lễ an táng, các lễ này phải bắt đầu trước 15 giờ chiều thứ bảy.
Nếu việc cử hành Thánh lễ sớm là không thể thực hiện được, các quy chế phụng vụ tổng quát cho các Thánh lễ nghi thức được tổ chức vào chiều tối thứ bảy sẽ được áp dụng. Khả năng cử hành các Thánh lễ nghi thức này sẽ tùy thuộc vào mùa phụng vụ, và trong mọi trường hợp, các yếu tố riêng của Thánh lễ Chúa Nhật (ba bài đọc, Kinh Tin Kính) cần được đưa vào.
Đó là bởi vì tại Ý thời điểm cho một Thánh lễ bắt đầu để chu toàn luật buộc dự lễ Chúa Nhật thường là sau 16 giờ chiều. Các chuyên viên giáo luật không đồng ý với nhau về điểm này, và một số vị lập luận rằng bất kỳ Thánh Lễ nào sau buổi trưa sẽ là đủ rồi.
Tuy nhiên, tất cả các vị đều đồng ý rằng các Giám mục có thẩm quyền để quy định sự tùy chọn một cách hợp pháp.
Ở Tây Ban Nha các quy chế là chặt chẽ hơn. Tất cả các Thánh Lễ sau buổi trưa Thứ Bảy phải là Thánh Lễ Chúa Nhật, mặc dù cho phép các Thánh lễ nghi thức theo các quy tắc chung.
Thật vậy, để thực hiện theo quy chế này, nhiều cộng đoàn tu sĩ, vốn cử hành Thánh lễ ngày thường vào buổi chiều, phải xin ngoại lệ là cử hành thánh lễ thứ bảy vào ban sáng.
Nơi đâu không có luật minh nhiên, tôi nghĩ rằng như là một nguyên tắc mục vụ tổng quát, tất cả các Thánh lễ công cộng, được cử hành sau 16 giờ chiều, phải là Thánh lễ Chúa Nhật.
Có thể có các ngoại lệ chính xác, chẳng hạn như các Thánh lễ ngày thường trong các cộng đoàn tu sĩ thường không mở cửa cho các tín hữu nói chung, hoặc một linh mục cử hành Thánh lễ một mình hoặc với một người giúp lễ, vì một lý do chính đáng như du lịch hoặc ốm đau chẳng hạn.
Trong các trường hợp như thế, Thánh Lễ ngày thường có thể được cử hành. (Zenit.org 7-2-2018)
Nguyễn Trọng Đa
Thế vận hội – Olympia mùa Đông
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
13:13 09/02/2018
Thế vận hội – Olympia mùa Đông
Các bộ môn Thể thao mùa Hè cũng như mùa Đông càng ngày càng phổ thông cho mọi người và được mở rộng đến mọi nước, mọi châu lục địa trên hoàn cầu.
Thể thao trở nên cơ hội tốt cho mọi nước cùng trình diễn khả năng thi đấu của mình và cùng gặp gỡ nhau trên vận động trường.
1. Olympia và năm châu lục
Cứ cách quãng bốn năm Hội điền kinh thế giới Olympia tổ chức thi đấu vào mùa Đông chung cho mọi bộ môn thể thao mùa Đông.
Hội điền kinh thế giới tổ chức Olympia nhằm khuyến khích phong trào thể thao luyện tập sức khoẻ, khuyến khích các tài năng phát triển qua các cuộc thi đấu treo giải thưởng huy chương cho những ai, những dân tộc nào thắng cuộc, và cổ vũ cho mọi dân tộc xích laị gần nhau qua thể thao.
Nên dấu hiệu của Olympia là năm vòng tròn tượng trưng cho năm châu lục được vẽ hay khắc đan vào nhau như các mắt xích liên kết với nhau. Năm vòng tròn với năm mầu sắc khác nhau nói lên đặc điểm của mỗi châu lục:
- Vòng mầu xanh da trời tượng trưng cho Châu đại dương hay còn gọi là Úc châu.
- Vòng mầu vàng tượng trưng cho Á châu
- Vòng mầu xanh lá cây tượng trưng cho Âu châu
- Vòng mầu đen tượng trưng cho Phi châu
- Vòng mầu đỏ tượng trưng cho Mỹ châu
Năm vòng tròn với năm mầu sắc khác nhau cũng nói lên những đặc tính của Olympia: Hoà bình, Vui tươi, Khoẻ mạnh, Chân thành và Tình bằng hữu.
2. Olympia và đạo đức
Olympia là hội lễ thể thao có nguồn gốc từ thời cổ xa xưa bên Hy Lạp để tôn kính các Thần Thánh. Người Hy Lạp ngày xưa tổ chức hội lễ thi đấu thể thao vừa để giải trí vừa nhằm luyện tập thân xác cho khoẻ mạnh tráng kiện, và qua đó tinh thần cũng trở nên tỉnh táo minh mẫn. Và khi đó họ chỉ tổ chức Olympia vào mùa Hè cho thể thao mùa Hè thôi.
Và họ không chỉ chú trọng đến thân thể tráng kiện cùng vui đến giải trí, nhưng họ còn chú trọng đến khía cạnh đạo giáo tinh thần. Vì thế giữa các cuộc thi đấu thể thao họ dành giờ rước kiệu ca hát tôn kính các Thần Thánh của họ. Họ đặt ra luật lệ trong suốt thời gian diễn ra các cụôc tranh tài thể thao không được gây ra chiến tranh.
Các vận động viên tham dự các cuộc tranh tài phải có bộ mặt vui tươi và khi luyện tập cũng như khi thi đấu họï phải biểu lộ sự chân thành, cái đẹp cái hay của nghệ thuật không được chơi xấu, vì thể thao là môn nghệ thuật nói lên sự dẻo dai uyển chuyển của thân xác.
Cùng qua hội lễ thi đấu thể thao Olympia có những cuộc gặp gỡ trao đổi tạo nên tình thân hữu với nhau.
Thánh Phaolô ví cuộc sống trần gian của chúng ta là một cuộc chạy đua trên vận động trường trên đường về quê hương trên trời với Thiên Chúa. Phần thưởng đạt được không phải huy chương vàng bạc hay đồng, nhưng là triều thiên chiến thắng không bao giờ hư nát, tức là đời sống hạnh phúc trên trời. ( 1 cor 9, 24-25)
3. Olympia mùa Đông
Bá tước Năm 1896 Bá Tước Pierre de Fréry, Baron de Coubertin đã khám phá ra chất liệu nội dung mới cho ngành thể thao cùng khôi phục sống lại phong trào Olympia đã bị khai tử chết chìm từ năm 394 sau Chúa giáng sinh thời Hoàng đế Theodosius I. của đế quốc Roma.
Bá Tước Coubertin sinh ngày 01.01.1863 ở Paris. Ông là người con thứ tư của một gia đình thuộc hàng qúy tộc sinh sống gần khu lâu đài Versailles bên Paris. Ông đã lần lượt học chuyên ngành về Nghệ thuật, ngành Ngôn ngữ học và ngành Luật ở đại học Sorbonne bên Pháp.
Khi ra trường Ông trở thành nhà giáo dục môn sư phạm, nhà nghiên cứu lịch sử ,và nhà chuyên môn về thể thao. Ông du lịch qua nhiều nước quan sát học hỏi về sư phạm cũng như thể thao. Sau cùng Ông đã cùng với Thomas Arnold đi đến niềm xác tín về con đường mới trong ngành đào tạo giáo dục nhất là qua môn thể thao làm sao tinh thần và thể xác phải dẫn đưa đến hòa hợp cho toàn thể con người.
Từ năm 1880 Ông đi nghiên cứu khai quật tàn tích Olympia bên Hylạp ngày xưa. Nơi đây Ông đã tìm thấy những ảnh hưởng cùng hứng thú gợi ý trong việc khôi phục làm sống lại Olympia đã bị chết mai một: Olympia góp phần xóa bỏ sự ích kỷ của một dân tộc để biến đổi thành nền hòa bình cho cả thế giới.
Năm 1894 Ông thành lập Ủy ban Olympia quốc tế (ICO) và chính Ông là vị Tổng thư ký tiên khởi.
Ngày 06.04.1896 Olympia trong thời đại mới lần thứ nhất được tổ chức ở thủ đô Athen nước Hylạp với sự tham dự của 60.000 người, có 295 nhà thể thao tham dự thi đấu tranh tài đến từ 13 quốc gia trên thế giới.
Ông De Coubertin qua đời ngày 02.09.1937 ở Geneve, bên Thụy Sỹ. Sau khi Ông qua đời, trái tim của Ông được chôn cất trong đài kỷ niệm Olympia ở bên Thụy Sỹ.
Nhưng Ông là người luôn luôn không đồng ý thành lập Olympia mùa Đông. Vì Ông cho rằng ngay từ thời xa xưa bên Hylạp, nơi là nguồn gốc của Olympia không có tổ chức Olympia mùa Đông
Khi Ông Coubertin rút lui, Olympia mùa Đông mới được khai sinh. Olympia mùa Đông lần thứ nhất được tổ chức 1924 ở vùng Chambonix bên Pháp . Và như Olympia mùa Hè, Olympia mùa Đống cũng được tổ chức bốn năm một lần.
Olympia mùa Đông 2018 XXIII.
Năm nay 2018 Olympia mùa Đông XXIII. diễn ra ở Pyeongchang bên nước Nam Hàn từ ngày 09. đến 25. Tháng Hai 2018, với sự tham dự tranh tài những bộ môn thao mùa Đông của 92 nước trên thế giới.
Từ 1953 nước Đại Hàn bị phân chia do thức hệ làm hai nước: miền Bắc, nước Triều Tiên theo ý thức hệ chủ nghĩa Cộng sản, và miền Nam, nước Đại Hàn theo chủ nghĩa tự do dân chủ. Dù không có chiến tranh, nhưng hai bên Nam Bắc vẫn sống trong căng thẳng thù nghịch nhau vì chế độ chính trị ý thức hệ khác biệt nhau không có thỏa hiệp hòa bình với nhau, không có liên lạc giao thương với nhau.
Lần Olympia mùa Đông XXIII. này Bắc Hàn cử phái đoàn thể thao cùng tham gia Olympia chung với phái đoàn thể thao Nam Hàn. Đây là một sự kiện mang đến niềm hy vọng to lớn cho dân tộc hai bên miền đất nước Bắc và Nam Hàn xích lại gần nhau ngay trên đất nước của họ.
Và sự kiện chung hợp này bừng cháy lên ngọn lửa niềm hy vọng mang đến hòa bình không chỉ cho hai nước anh em thù địch, mà còn cho cả thế giới nữa.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi tiếp kiến hôm 07.02.2018 đã gửi lời chào mừng các Vận động viên thể thao của 92 nước trên thế giới về tham dự Olympia mùa Đông ở Pyeongchang, nước Nam Hàn. Theo ngài, biến cố Olympia mùa Đông là „lễ của thể thao, là hội niềm vui. Là sáng kiến nâng đỡ kiến tạo hòa bình, đưa đến sứ gặp gỡ giữa các dân tộc.“
Trong thời gian diễn ra Olympia mùa Đông ở Pyeongchang XXIII. bên nước Nam Hàn, hai bên Bắc và Nam Hàn thỏa thuận ngưng chiến. Đức Giáo Hoàng Phanxico đã ca ngợi phài đoàn thể thao hai bên Bắc và Nam Hàn cùng đứng chung dưới một là cờ Olympia, cùng nối kết tạo thành một đội thể thao thi đấu chơi chung. Điều này khơi lên niềm hy vọng cho thế giới về những dị biệt xung khắc được hóa giải trong hòa bình qua gặp gỡ nói chuyện, và trong tinh thần kính trọng nhau, như sứ điệp của thể thao truyền đi cho chúng ta.
Thánh Phaolô nêu ra cung cách sống chung : “ Đừng làm chi vì ganh tỵ hay vì hư danh, nhưng hãy vì lòng khiêm nhượng kính trọng nhau.“ ( Phil 2,3).
Olympia mùa Đông 2018
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Các bộ môn Thể thao mùa Hè cũng như mùa Đông càng ngày càng phổ thông cho mọi người và được mở rộng đến mọi nước, mọi châu lục địa trên hoàn cầu.
Thể thao trở nên cơ hội tốt cho mọi nước cùng trình diễn khả năng thi đấu của mình và cùng gặp gỡ nhau trên vận động trường.
1. Olympia và năm châu lục
Cứ cách quãng bốn năm Hội điền kinh thế giới Olympia tổ chức thi đấu vào mùa Đông chung cho mọi bộ môn thể thao mùa Đông.
Hội điền kinh thế giới tổ chức Olympia nhằm khuyến khích phong trào thể thao luyện tập sức khoẻ, khuyến khích các tài năng phát triển qua các cuộc thi đấu treo giải thưởng huy chương cho những ai, những dân tộc nào thắng cuộc, và cổ vũ cho mọi dân tộc xích laị gần nhau qua thể thao.
Nên dấu hiệu của Olympia là năm vòng tròn tượng trưng cho năm châu lục được vẽ hay khắc đan vào nhau như các mắt xích liên kết với nhau. Năm vòng tròn với năm mầu sắc khác nhau nói lên đặc điểm của mỗi châu lục:
- Vòng mầu xanh da trời tượng trưng cho Châu đại dương hay còn gọi là Úc châu.
- Vòng mầu vàng tượng trưng cho Á châu
- Vòng mầu xanh lá cây tượng trưng cho Âu châu
- Vòng mầu đen tượng trưng cho Phi châu
- Vòng mầu đỏ tượng trưng cho Mỹ châu
Năm vòng tròn với năm mầu sắc khác nhau cũng nói lên những đặc tính của Olympia: Hoà bình, Vui tươi, Khoẻ mạnh, Chân thành và Tình bằng hữu.
2. Olympia và đạo đức
Olympia là hội lễ thể thao có nguồn gốc từ thời cổ xa xưa bên Hy Lạp để tôn kính các Thần Thánh. Người Hy Lạp ngày xưa tổ chức hội lễ thi đấu thể thao vừa để giải trí vừa nhằm luyện tập thân xác cho khoẻ mạnh tráng kiện, và qua đó tinh thần cũng trở nên tỉnh táo minh mẫn. Và khi đó họ chỉ tổ chức Olympia vào mùa Hè cho thể thao mùa Hè thôi.
Và họ không chỉ chú trọng đến thân thể tráng kiện cùng vui đến giải trí, nhưng họ còn chú trọng đến khía cạnh đạo giáo tinh thần. Vì thế giữa các cuộc thi đấu thể thao họ dành giờ rước kiệu ca hát tôn kính các Thần Thánh của họ. Họ đặt ra luật lệ trong suốt thời gian diễn ra các cụôc tranh tài thể thao không được gây ra chiến tranh.
Các vận động viên tham dự các cuộc tranh tài phải có bộ mặt vui tươi và khi luyện tập cũng như khi thi đấu họï phải biểu lộ sự chân thành, cái đẹp cái hay của nghệ thuật không được chơi xấu, vì thể thao là môn nghệ thuật nói lên sự dẻo dai uyển chuyển của thân xác.
Cùng qua hội lễ thi đấu thể thao Olympia có những cuộc gặp gỡ trao đổi tạo nên tình thân hữu với nhau.
Thánh Phaolô ví cuộc sống trần gian của chúng ta là một cuộc chạy đua trên vận động trường trên đường về quê hương trên trời với Thiên Chúa. Phần thưởng đạt được không phải huy chương vàng bạc hay đồng, nhưng là triều thiên chiến thắng không bao giờ hư nát, tức là đời sống hạnh phúc trên trời. ( 1 cor 9, 24-25)
3. Olympia mùa Đông
Bá tước Năm 1896 Bá Tước Pierre de Fréry, Baron de Coubertin đã khám phá ra chất liệu nội dung mới cho ngành thể thao cùng khôi phục sống lại phong trào Olympia đã bị khai tử chết chìm từ năm 394 sau Chúa giáng sinh thời Hoàng đế Theodosius I. của đế quốc Roma.
Bá Tước Coubertin sinh ngày 01.01.1863 ở Paris. Ông là người con thứ tư của một gia đình thuộc hàng qúy tộc sinh sống gần khu lâu đài Versailles bên Paris. Ông đã lần lượt học chuyên ngành về Nghệ thuật, ngành Ngôn ngữ học và ngành Luật ở đại học Sorbonne bên Pháp.
Khi ra trường Ông trở thành nhà giáo dục môn sư phạm, nhà nghiên cứu lịch sử ,và nhà chuyên môn về thể thao. Ông du lịch qua nhiều nước quan sát học hỏi về sư phạm cũng như thể thao. Sau cùng Ông đã cùng với Thomas Arnold đi đến niềm xác tín về con đường mới trong ngành đào tạo giáo dục nhất là qua môn thể thao làm sao tinh thần và thể xác phải dẫn đưa đến hòa hợp cho toàn thể con người.
Từ năm 1880 Ông đi nghiên cứu khai quật tàn tích Olympia bên Hylạp ngày xưa. Nơi đây Ông đã tìm thấy những ảnh hưởng cùng hứng thú gợi ý trong việc khôi phục làm sống lại Olympia đã bị chết mai một: Olympia góp phần xóa bỏ sự ích kỷ của một dân tộc để biến đổi thành nền hòa bình cho cả thế giới.
Năm 1894 Ông thành lập Ủy ban Olympia quốc tế (ICO) và chính Ông là vị Tổng thư ký tiên khởi.
Ngày 06.04.1896 Olympia trong thời đại mới lần thứ nhất được tổ chức ở thủ đô Athen nước Hylạp với sự tham dự của 60.000 người, có 295 nhà thể thao tham dự thi đấu tranh tài đến từ 13 quốc gia trên thế giới.
Ông De Coubertin qua đời ngày 02.09.1937 ở Geneve, bên Thụy Sỹ. Sau khi Ông qua đời, trái tim của Ông được chôn cất trong đài kỷ niệm Olympia ở bên Thụy Sỹ.
Nhưng Ông là người luôn luôn không đồng ý thành lập Olympia mùa Đông. Vì Ông cho rằng ngay từ thời xa xưa bên Hylạp, nơi là nguồn gốc của Olympia không có tổ chức Olympia mùa Đông
Khi Ông Coubertin rút lui, Olympia mùa Đông mới được khai sinh. Olympia mùa Đông lần thứ nhất được tổ chức 1924 ở vùng Chambonix bên Pháp . Và như Olympia mùa Hè, Olympia mùa Đống cũng được tổ chức bốn năm một lần.
Olympia mùa Đông 2018 XXIII.
Năm nay 2018 Olympia mùa Đông XXIII. diễn ra ở Pyeongchang bên nước Nam Hàn từ ngày 09. đến 25. Tháng Hai 2018, với sự tham dự tranh tài những bộ môn thao mùa Đông của 92 nước trên thế giới.
Từ 1953 nước Đại Hàn bị phân chia do thức hệ làm hai nước: miền Bắc, nước Triều Tiên theo ý thức hệ chủ nghĩa Cộng sản, và miền Nam, nước Đại Hàn theo chủ nghĩa tự do dân chủ. Dù không có chiến tranh, nhưng hai bên Nam Bắc vẫn sống trong căng thẳng thù nghịch nhau vì chế độ chính trị ý thức hệ khác biệt nhau không có thỏa hiệp hòa bình với nhau, không có liên lạc giao thương với nhau.
Lần Olympia mùa Đông XXIII. này Bắc Hàn cử phái đoàn thể thao cùng tham gia Olympia chung với phái đoàn thể thao Nam Hàn. Đây là một sự kiện mang đến niềm hy vọng to lớn cho dân tộc hai bên miền đất nước Bắc và Nam Hàn xích lại gần nhau ngay trên đất nước của họ.
Và sự kiện chung hợp này bừng cháy lên ngọn lửa niềm hy vọng mang đến hòa bình không chỉ cho hai nước anh em thù địch, mà còn cho cả thế giới nữa.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi tiếp kiến hôm 07.02.2018 đã gửi lời chào mừng các Vận động viên thể thao của 92 nước trên thế giới về tham dự Olympia mùa Đông ở Pyeongchang, nước Nam Hàn. Theo ngài, biến cố Olympia mùa Đông là „lễ của thể thao, là hội niềm vui. Là sáng kiến nâng đỡ kiến tạo hòa bình, đưa đến sứ gặp gỡ giữa các dân tộc.“
Trong thời gian diễn ra Olympia mùa Đông ở Pyeongchang XXIII. bên nước Nam Hàn, hai bên Bắc và Nam Hàn thỏa thuận ngưng chiến. Đức Giáo Hoàng Phanxico đã ca ngợi phài đoàn thể thao hai bên Bắc và Nam Hàn cùng đứng chung dưới một là cờ Olympia, cùng nối kết tạo thành một đội thể thao thi đấu chơi chung. Điều này khơi lên niềm hy vọng cho thế giới về những dị biệt xung khắc được hóa giải trong hòa bình qua gặp gỡ nói chuyện, và trong tinh thần kính trọng nhau, như sứ điệp của thể thao truyền đi cho chúng ta.
Thánh Phaolô nêu ra cung cách sống chung : “ Đừng làm chi vì ganh tỵ hay vì hư danh, nhưng hãy vì lòng khiêm nhượng kính trọng nhau.“ ( Phil 2,3).
Olympia mùa Đông 2018
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Bài Giáo Lý Thứ 9 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Phụng Vụ Lời Chúa II - Tin Mừng và Bài Giảng
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
22:32 09/02/2018
Bài Giáo Lý Thứ 9 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Phụng Vụ Lời Chúa II - Tin Mừng và Bài Giảng
“Lời Chúa kết thúc cuộc hành trình của nó bằng cách trở thành nhục thể trong chúng ta, tự biến đổi thành các việc làm”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ chín của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 7 tháng 2, 2018 tại Đại Sảnh Phaolô VI. Hôm nay ĐTC giải thích về Tin Mừng và bài giảng trong Phụng Vụ Lời Chúa: “Tin Mừng là ánh sáng để hiểu ý nghĩa của bản văn Thánh Kinh đi trước nó, cả Cựu và Tân Ước… Lời Chúa đến từ tai, sang trái tim, và đi đến đôi tay, để làm việc lành. Và bài giảng cũng theo Lời của Chúa và cũng đi theo con đường ấy để giúp chúng ta ngõ hầu Lời của Chúa đi qua trái tim mà đến đôi tay”.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Chúng ta tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Chúng ta đã đến các Bài Đọc. Cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài, được phát triển trong Phụng vụ Lời Chúa của Thánh Lễ, đạt đến tột đỉnh trong việc công bố Tin Mừng. Việc này được đi trước bằng việc hát Alleluia - hoặc, trong Mùa Chay, một lời tung hô khác - mà với nó “cộng đồng tín hữu đón mừng và chào đón Chúa, Đấng sắp sửa nói trong Tin Mừng” (Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Rôma, 62). Như các mầu nhiệm của Đức Kitô chiếu sáng toàn thể mạc khải Thánh Kinh, thì trong Phụng Vụ Lời Chúa cũng thế, Tin Mừng là ánh sáng để hiểu ý nghĩa của bản văn Thánh Kinh đi trước nó, cả Cựu và Tân Ước. Thực ra, “Đức Kitô là trung tâm và sự viên mãn của toàn bộ Thánh Kinh, cũng như của toàn thể cuôc cử hành phụng vụ” (Dẫn Nhập vào Sách Bài Đọc, 5). Chúa Giêsu Kitô luôn luôn ở giữa, luôn luôn.
Do đó, chính phụng vụ phân biệt Tin Mừng với các bài đọc khác và bao quanh nó bằng một vinh dự và sự tôn kính đặc biệt. (X. Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Rôma, 60 và 134). Thật vậy, việc đọc Tin Mừng chỉ dành riêng cho thừa tác viên có chức thánh, được kết thúc bằng việc vị ấy hôn sách thánh; người ta đứng lên lắng nghe và làm dấu thánh giá trên trán, trên miệng và trên ngực; những cây nến và việc xông hương tôn vinh Đức Kitô, là Đấng làm cho lời hữu hiệu của Người được vang lên qua việc đọc Tin Mừng. Từ những dấu này, cộng đồng nhận ra sự hiện diện của Đức Kitô, Đấng ban cho họ “Tin Mừng” có sức hoán cải và biến đổi. Đó là một bài giảng huấn trực tiếp đang xảy ra, như được chứng tỏ bằng lời tung hô “Lạy Chúa, vinh danh Chúa” và “Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa” mà người ta đáp lại lời công bố ấy. Chúng ta đứng lên để lắng nghe Tin Mừng: chính Đức Kitô là Đấng nói với chúng ta, ở đó. Và vì điều này mà chúng ta chú ý, bởi vì đó là một cuộc trò truyện trực tiếp. Chính Chúa đang nói với chúng ta.
Vì vậy, trong Thánh Lễ, chúng ta không đọc Tin Mừng để biết sự việc xảy ra thế nào, nhưng lắng nghe Tin Mừng để nhận thức được những gì Chúa Giêsu đã làm và đã nói xưa kia; và Lời sống động, Lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng đang sống động và thấu đến con tim tôi. Đó là lý do tại sao việc lắng nghe Tin Mừng với một tấm lòng rộng mở là một điều rất quan trọng, bởi vì đó là Lời sống động. Thánh Augustinô viết rằng “miệng Đức Kitô là Tin Mừng. Người cai trị trên thiên đàng, nhưng Người không ngừng nói dưới đất.” (Bài giảng 85, 1:PL 38, 520; cũng xem Khảo luận về Tin Mừng Thánh Gioan, XXX, I: PL 35, 1632; CCL 36, 289). Nếu thật sự trong phụng vụ “Đức Kitô vẫn còn loan báo Tin Mừng” (CĐ Vaticanô II, Hiến Chế Sacrosanctum Concilium, 33), thì kết quả là, bằng cách tham dự Thánh Lễ, chúng ta cần phải trả lời Người. Chúng ta lắng nghe Tin Mừng và chúng ta phải trả lời trong đời sống của chúng ta.
Để đem sứ điệp của Người đến, Đức Kitô cũng dùng lời của linh mục, là vị giảng một bài giảng sau Tin Mừng (X. Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Rôma, 65-66; Dẫn Nhập vào Sách Bài Đọc,24-27). Được mạnh mẽ đề nghị bởi Công Đồng Vatican II như một phần của phụng vụ, (X. CĐ Vaticanô II, Hiến Chế Sacrosanctum Concilium, 52). bài giảng không phải là một bài diễn văn tùy dịp - ngay cả như một bài giáo lý như thế này mà tôi đang làm bây giờ - hoặc thậm chí như một bài thuyết trình hay một bài học, bài giảng là một điều khác. Bài giảng là gì? Đó là “một lần nữa tiếp tục cuộc đối thoại đã được mở ra giữa Chúa và dân Người” (Evangelii Gaudium, 137), để nó được hoàn thành trong cuộc sống. Bài chú giải đích thực của Tin Mừng là đời sống thánh thiện của chúng ta! Lời Chúa kết thúc cuộc hành trình của mình bằng cách trở thành nhục thể trong chúng ta, tự biến đổi thành các việc làm, như đã xảy ra nơi Đức Mẹ Maria và các thánh. Hãy nhớ những gì tôi đã nói lần trước, Lời Chúa đến từ tai, sang trái tim, và đi đến đôi tay, để làm việc lành. Và bài giảng cũng theo Lời của Chúa và cũng đi theo con đường ấy để giúp chúng ta ngõ hầu Lời của Chúa đi qua trái tim mà đến đôi tay.
Tôi đã bàn về chủ đề bài giảng trong Tông Huấn Evangelii Gaudium, ở đó tôi đã nhắc lại rằng bối cảnh phụng vụ “đòi bài giảng phải hướng cộng đồng, và ngay cả người thuyết giảng, đến một sự hiệp thông với Đức Kitô trong Thánh Thể, là điều biến đổi cuộc sống” (Ibid, 138).
Những người thuyết giảng phải chu toàn thừa tác vụ của mình - người giảng, linh mục hay phó tế hoặc giám mục - bằng cách cung cấp một việc phục vụ thực sự cho tất cả những ai tham dự Thánh Lễ, còn những người nghe gỉảng cũng phải thi hành phần vụ của họ. Trước hết phải chú ý, nghĩa là có một sự chuẩn bị nội tâm chính đáng, không có những đòi hỏi chủ quan, biết rằng mỗi vị thuyết giảng đều có những tài năng và giới hạn của họ. Nếu đôi khi có lý do để cảm thấy nhàm chán vì bài giảng dài dòng hay thiếu tập trung hoặc không thể hiểu nổi, thì khi khác chính thành kiến lại là chướng ngại. Và người giảng phải ý thức rằng mình không phải đang làm việc riêng của mình, mà là đang giảng, đang cho Chúa Giêsu mượn tiếng nói của mình, đang rao giảng Lời của Chúa Giêsu. Và bài giảng phải được chuẩn bị chu đáo, phải ngắn gọn, ngắn gọn! Một linh mục kể cho tôi rằng có lần ngài đến một thành phố khác, nơi mà cha mẹ ngài đã từng sinh sống và cha ngài đã nói với ngài, “Con biết không, cha rất vui, bởi vì cha đã cùng với bạn bè của mình tìm thấy một nhà thờ, ở đó Thánh lễ không có bài giảng”. Và bao nhiêu lần chúng ta thấy có người ngủ trong bài giảng, và những người khác thì nói chuyện hoặc ra ngoài hút thuốc.... Vì thế, làm ơn giảng ngắn gọn, nhưng chuẩn bị chu đáo. Và các linh mục, phó tế, giám mục thân mến, các vị đã chuẩn bị bài giảng như thế nào? Chuẩn bị thế nào? Với cầu nguyện, với việc học hỏi Lời Chúa và bằng cách tóm tắt rõ ràng và ngắn gọn, làm ơn đừng quá 10 phút.
Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng trong Phụng vụ Lời Chúa, qua bài Tin Mừng và bài giảng, Thiên Chúa đối thoại với dân Ngài, là những kẻ chú ý và tôn kính lắng nghe Ngài, đồng thời nhận ra Ngài như đang hiện diện và hoạt động. Vì thế, nếu chúng ta lắng nghe “Tin Mừng”, thì từ đó chúng ta sẽ được hoán cải và biến đổi, nhờ vậy, có thể thay đổi chính mình và thế giới. Tại sao? Vì Tin Mừng, Lời Chúa vào từ tai, sang đến trái tim và đi đến đôi tay để làm việc lành.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180207_udienza-generale.html
“Lời Chúa kết thúc cuộc hành trình của nó bằng cách trở thành nhục thể trong chúng ta, tự biến đổi thành các việc làm”.
Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ chín của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 7 tháng 2, 2018 tại Đại Sảnh Phaolô VI. Hôm nay ĐTC giải thích về Tin Mừng và bài giảng trong Phụng Vụ Lời Chúa: “Tin Mừng là ánh sáng để hiểu ý nghĩa của bản văn Thánh Kinh đi trước nó, cả Cựu và Tân Ước… Lời Chúa đến từ tai, sang trái tim, và đi đến đôi tay, để làm việc lành. Và bài giảng cũng theo Lời của Chúa và cũng đi theo con đường ấy để giúp chúng ta ngõ hầu Lời của Chúa đi qua trái tim mà đến đôi tay”.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Chúng ta tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Chúng ta đã đến các Bài Đọc. Cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân Ngài, được phát triển trong Phụng vụ Lời Chúa của Thánh Lễ, đạt đến tột đỉnh trong việc công bố Tin Mừng. Việc này được đi trước bằng việc hát Alleluia - hoặc, trong Mùa Chay, một lời tung hô khác - mà với nó “cộng đồng tín hữu đón mừng và chào đón Chúa, Đấng sắp sửa nói trong Tin Mừng” (Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Rôma, 62). Như các mầu nhiệm của Đức Kitô chiếu sáng toàn thể mạc khải Thánh Kinh, thì trong Phụng Vụ Lời Chúa cũng thế, Tin Mừng là ánh sáng để hiểu ý nghĩa của bản văn Thánh Kinh đi trước nó, cả Cựu và Tân Ước. Thực ra, “Đức Kitô là trung tâm và sự viên mãn của toàn bộ Thánh Kinh, cũng như của toàn thể cuôc cử hành phụng vụ” (Dẫn Nhập vào Sách Bài Đọc, 5). Chúa Giêsu Kitô luôn luôn ở giữa, luôn luôn.
Do đó, chính phụng vụ phân biệt Tin Mừng với các bài đọc khác và bao quanh nó bằng một vinh dự và sự tôn kính đặc biệt. (X. Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Rôma, 60 và 134). Thật vậy, việc đọc Tin Mừng chỉ dành riêng cho thừa tác viên có chức thánh, được kết thúc bằng việc vị ấy hôn sách thánh; người ta đứng lên lắng nghe và làm dấu thánh giá trên trán, trên miệng và trên ngực; những cây nến và việc xông hương tôn vinh Đức Kitô, là Đấng làm cho lời hữu hiệu của Người được vang lên qua việc đọc Tin Mừng. Từ những dấu này, cộng đồng nhận ra sự hiện diện của Đức Kitô, Đấng ban cho họ “Tin Mừng” có sức hoán cải và biến đổi. Đó là một bài giảng huấn trực tiếp đang xảy ra, như được chứng tỏ bằng lời tung hô “Lạy Chúa, vinh danh Chúa” và “Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa” mà người ta đáp lại lời công bố ấy. Chúng ta đứng lên để lắng nghe Tin Mừng: chính Đức Kitô là Đấng nói với chúng ta, ở đó. Và vì điều này mà chúng ta chú ý, bởi vì đó là một cuộc trò truyện trực tiếp. Chính Chúa đang nói với chúng ta.
Vì vậy, trong Thánh Lễ, chúng ta không đọc Tin Mừng để biết sự việc xảy ra thế nào, nhưng lắng nghe Tin Mừng để nhận thức được những gì Chúa Giêsu đã làm và đã nói xưa kia; và Lời sống động, Lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng đang sống động và thấu đến con tim tôi. Đó là lý do tại sao việc lắng nghe Tin Mừng với một tấm lòng rộng mở là một điều rất quan trọng, bởi vì đó là Lời sống động. Thánh Augustinô viết rằng “miệng Đức Kitô là Tin Mừng. Người cai trị trên thiên đàng, nhưng Người không ngừng nói dưới đất.” (Bài giảng 85, 1:PL 38, 520; cũng xem Khảo luận về Tin Mừng Thánh Gioan, XXX, I: PL 35, 1632; CCL 36, 289). Nếu thật sự trong phụng vụ “Đức Kitô vẫn còn loan báo Tin Mừng” (CĐ Vaticanô II, Hiến Chế Sacrosanctum Concilium, 33), thì kết quả là, bằng cách tham dự Thánh Lễ, chúng ta cần phải trả lời Người. Chúng ta lắng nghe Tin Mừng và chúng ta phải trả lời trong đời sống của chúng ta.
Để đem sứ điệp của Người đến, Đức Kitô cũng dùng lời của linh mục, là vị giảng một bài giảng sau Tin Mừng (X. Quy Chế Tổng Quát về Sách Lễ Rôma, 65-66; Dẫn Nhập vào Sách Bài Đọc,24-27). Được mạnh mẽ đề nghị bởi Công Đồng Vatican II như một phần của phụng vụ, (X. CĐ Vaticanô II, Hiến Chế Sacrosanctum Concilium, 52). bài giảng không phải là một bài diễn văn tùy dịp - ngay cả như một bài giáo lý như thế này mà tôi đang làm bây giờ - hoặc thậm chí như một bài thuyết trình hay một bài học, bài giảng là một điều khác. Bài giảng là gì? Đó là “một lần nữa tiếp tục cuộc đối thoại đã được mở ra giữa Chúa và dân Người” (Evangelii Gaudium, 137), để nó được hoàn thành trong cuộc sống. Bài chú giải đích thực của Tin Mừng là đời sống thánh thiện của chúng ta! Lời Chúa kết thúc cuộc hành trình của mình bằng cách trở thành nhục thể trong chúng ta, tự biến đổi thành các việc làm, như đã xảy ra nơi Đức Mẹ Maria và các thánh. Hãy nhớ những gì tôi đã nói lần trước, Lời Chúa đến từ tai, sang trái tim, và đi đến đôi tay, để làm việc lành. Và bài giảng cũng theo Lời của Chúa và cũng đi theo con đường ấy để giúp chúng ta ngõ hầu Lời của Chúa đi qua trái tim mà đến đôi tay.
Tôi đã bàn về chủ đề bài giảng trong Tông Huấn Evangelii Gaudium, ở đó tôi đã nhắc lại rằng bối cảnh phụng vụ “đòi bài giảng phải hướng cộng đồng, và ngay cả người thuyết giảng, đến một sự hiệp thông với Đức Kitô trong Thánh Thể, là điều biến đổi cuộc sống” (Ibid, 138).
Những người thuyết giảng phải chu toàn thừa tác vụ của mình - người giảng, linh mục hay phó tế hoặc giám mục - bằng cách cung cấp một việc phục vụ thực sự cho tất cả những ai tham dự Thánh Lễ, còn những người nghe gỉảng cũng phải thi hành phần vụ của họ. Trước hết phải chú ý, nghĩa là có một sự chuẩn bị nội tâm chính đáng, không có những đòi hỏi chủ quan, biết rằng mỗi vị thuyết giảng đều có những tài năng và giới hạn của họ. Nếu đôi khi có lý do để cảm thấy nhàm chán vì bài giảng dài dòng hay thiếu tập trung hoặc không thể hiểu nổi, thì khi khác chính thành kiến lại là chướng ngại. Và người giảng phải ý thức rằng mình không phải đang làm việc riêng của mình, mà là đang giảng, đang cho Chúa Giêsu mượn tiếng nói của mình, đang rao giảng Lời của Chúa Giêsu. Và bài giảng phải được chuẩn bị chu đáo, phải ngắn gọn, ngắn gọn! Một linh mục kể cho tôi rằng có lần ngài đến một thành phố khác, nơi mà cha mẹ ngài đã từng sinh sống và cha ngài đã nói với ngài, “Con biết không, cha rất vui, bởi vì cha đã cùng với bạn bè của mình tìm thấy một nhà thờ, ở đó Thánh lễ không có bài giảng”. Và bao nhiêu lần chúng ta thấy có người ngủ trong bài giảng, và những người khác thì nói chuyện hoặc ra ngoài hút thuốc.... Vì thế, làm ơn giảng ngắn gọn, nhưng chuẩn bị chu đáo. Và các linh mục, phó tế, giám mục thân mến, các vị đã chuẩn bị bài giảng như thế nào? Chuẩn bị thế nào? Với cầu nguyện, với việc học hỏi Lời Chúa và bằng cách tóm tắt rõ ràng và ngắn gọn, làm ơn đừng quá 10 phút.
Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng trong Phụng vụ Lời Chúa, qua bài Tin Mừng và bài giảng, Thiên Chúa đối thoại với dân Ngài, là những kẻ chú ý và tôn kính lắng nghe Ngài, đồng thời nhận ra Ngài như đang hiện diện và hoạt động. Vì thế, nếu chúng ta lắng nghe “Tin Mừng”, thì từ đó chúng ta sẽ được hoán cải và biến đổi, nhờ vậy, có thể thay đổi chính mình và thế giới. Tại sao? Vì Tin Mừng, Lời Chúa vào từ tai, sang đến trái tim và đi đến đôi tay để làm việc lành.
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2018/documents/papa-francesco_20180207_udienza-generale.html