Phụng Vụ - Mục Vụ
Tinh thần mới trong lề luật cũ
Jos. Vinc. Ngọc Biển
10:49 11/02/2014
TINH THẦN MỚI TRONG LỀ LUẬT CŨ
(Chúa Nhật 6, Thường Niên, A)
Sau bài giảng trên núi về Tám Mối Phúc Thật, Chúa Nhật tuần trước, Đức Giêsu nói về bản chất và sứ vụ của các môn đệ là muối và ánh sáng cho trần gian. Hôm nay, Ngài đi thêm một bước nữa khi dạy cho các ông về thái độ cần có đối với Lề Luật. Mặt khác, Đức Giêsu cũng làm toát lên vai trò Thiên Sai của mình khi đến để kiện toàn Lề Luật cũ và làm cho nó hoàn thiện hơn.
1. Tại sao phải kiện toàn Luật cũ?
Phải kiện toàn Luật cũ, bởi vì Luật cũ đã làm cho người ta cảm thấy nặng nề, sợ hãi và thất vọng. Vai trò của Luật trong Cựu Ước không còn giúp cho con người được hạnh phúc, trái lại, nó làm cho người phải thi hành luật thêm đau khổ và thất vọng.
Đức Giêsu đến, Ngài đã mang lại cho Luật cũ một giá trị mới, nhằm kiện toàn cho tốt hơn. Vì thế, Ngài minh định: "Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn” (Mt 5,17). Thật thế, Đức Giêsu không hủy bỏ Lề Luật, nhưng Ngài giúp cho nó hoàn thiện hơn.
Tại sao Luật cũ cũng là Luật của Thiên Chúa truyền qua Maisen và các tiên tri mà lại phải hoàn thiện! Điều đó thật dễ hiểu, vì Luật cũ chỉ nắm vai trò dẫn đường, chuẩn bị, khai mở mà thôi, mặt khác, nó đã bị những người nắm giữ vai trò giải thích Luật lạm dụng và làm cho nó trở nên nặng nề như cái gông cái ách quá nặng để đè lên vai con người, mặc dù những người đó không đủ sức mang vác.
Vì thế, khi Đức Giêsu đến, Ngài cần phải kiện toàn và bổ xung cho hoàn chỉnh; đồng thời cũng giúp cho các môn đệ hiểu và sống cho đúng tinh thần của Luật chứ không chỉ hiểu theo nghĩa đen, nghĩa thuần túy của chữ.
Đức Giêsu đã đưa các môn đệ đi vào chiều kích mới của Luật, để con người đạt được sự viên mãn và cùng đích của Luật là tình yêu.
Như vậy, Luật tình yêu được Đức Giêsu đề cập đến cụ thể trong bài Tin Mừng hôm nay là gì?
2. Tinh thần mới trong Lề Luật cũ
Trước tiên, hiểu về vấn đề giết người:
Nếu trong Cựu Ước, giới răn thứ 5 dạy chớ giết người (x. Xh 20,13; Đnl 5,17), nhưng không có tính cách triệt để, và án tử hình được chấp nhận khi con người phạm vào một số tội trọng (x. Ds 35,16-21). Cũng vậy, trong luật chiến tranh, Maisen chấp nhận được chém giết đối phương (x. Đnl 20,13.16).
Còn Đức Giêsu, Ngài đi xa hơn nữa để dạy cho các ông hiểu rằng: khi xúc phạm tới anh em mình như chửi rủa, giận giữ hay la rày, mạt sát là đã phạm tội rồi. Bởi vì: Luật cũ dạy: “Chớ giết người”, còn Đức Giêsu dạy: “Ai giận anh em mình” thì như đã phạm tội giết người. Vì thù oán anh em là đã tiêu diệt họ ngay trong lòng mình, tuy chưa giết họ thực sự, nhưng đã giết chết họ trong trái tim. Thánh Gioan Tông đồ cũng viết: “ Phàm ai ghét anh em mình thì là kẻ sát nhân. Và anh em biết: không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở lại trong nó” (1Ga 3,15).
Thứ đến, hiểu về lời thề và làm chứng:
Trong Cựu Ước, điều răn thứ 2 dạy chớ kêu tên Ðức Chúa Trời vô cớ (x. Lv 19,12) và thứ 8 dạy chớ làm chứng dối (x. Xh 20,16). Luật cũ cho phép thề, nhưng “chớ bội thề”. Còn Đức Giêsu bảo: "Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Ðừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Ðừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Ðừng chỉ Giêrusalem mà thề, vì đó là thành của Ðức Vua cao cả. Ðừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hóa trắng hay đen được. Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ" (Mt 5, 34-37; x. 2Cr 1,17; Gc 5,12).
Tiếp theo, hiểu về tội ngoại tình:
Luật Maisen dạy rằng: ngoại tình là một điều sai quấy và không được phép (x. Xh 20,14; Xh 20,17b; Đnl 5,18). Còn Đức Giêsu thì nhấn mạnh đến cái tâm con người, tức là tự đáy tâm hồn: không ai biết, nhưng Thiên Chúa biết mọi sự từ thâm cung bí hiểm của con người. Vì thế, Ngài nói: “Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Mt 5, 28). Đức Giêsu coi suy tưởng để dẫn đến ngoại tình nó như là một mầm mống, để rồi từ đó sẽ mọc lên cây non và hình thành nên một lối sống. Vậy muốn diệt thì phải diệt tận gốc chứ không chỉ có cái ngọn.
Như vậy, trong vai trò Thiên Sai, Đức Giêsu đến để kiện toàn và làm cho nó tốt hơn, hoàn hảo hơn, nhân bản và đạo đức hơn nhờ vào cái gốc là bác ái và yêu thương.
Lời dạy của Đức Giêsu không đi ngược những gì Maisen đã dạy, nhưng Ngài muốn dẫn đưa con người đến mức độ trưởng thành nhằm hướng tới niềm vui trọn vẹn từ trong tâm, toát ra nơi lối sống qua mọi mối tương quan.
Thật vậy, cũng như trong tiến trình phát triển của con người, khi đã đến tuổi trưởng thành, người ta không bị mất đi cái cũ, hay cái cũ bị biến mất trong cái mới, mà là những cái đã có và đã xuất hiện trước đó như là cái móng, nền tảng cần phải có để làm cho cái mới được hoàn thiện hơn.
Sau khi chứng minh cho việc trung thành giữ Luật của mình để các môn đệ hiểu, Đức Giêsu chính thức đi xa hơn để dạy cho các ông bài học về tinh thần mới trong Luật cũ, đồng thời mời gọi các ông đi trên con đường ấy để được hoàn thiện, Ngài nói: “Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5,20).
3. Sứ điệp Lời Chúa
Sự “công chính” theo nghĩa Kinh Thánh là: “sống theo đúng điều mà Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành”, hay nói cách khác: “trung thành giữ Luật Thiên Chúa cách chu đáo”. Nhưng trong bối cảnh mà lời giảng của Đức Giêsu đang nói về tinh thần mới trong Luật cũ, thì sự trung thành giữ Luật ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng. Vì thế, từ nay sự “công chính mới” không phải là chuyện giữ Luật đủ hay chưa, mà là sống đạo tốt hay không! Sự “công chính mới” vượt lên trên Luật và những tục lệ, truyền thống vì nó đã được mặc vào đó một tình yêu.
Chúng ta sống tinh thần của Đức Giêsu là không còn chuyện dựa trên việc giữ Luật để đánh giá đúng sai, nhưng dựa vào lòng mến của chúng ta để chất vấn lương tâm về các hành vi của mình.
Bởi vì: tất cả mọi Luật lệ được thâu tóm trong hai điều: mến Chúa và yêu người. Nhưng thực ra chỉ có một Luật mà thôi, đó là Luật của tình yêu. Thật thế, nơi nào có tình yêu nơi ấy không cần luật.
Trong cuộc sống, nơi gia đình hay bất kể một cộng đoàn lớn nhỏ nào, nếu chỉ có luật và người ta dùng luật để làm thước đo giá trị tâm linh, thì cộng đoàn ấy, gia đình đang tụt hậu và đi xa đường lối của Thiên Chúa. Họ đánh mất đi tình yêu và mất luôn bản chất của Đạo.
Nếu chỉ vì luật, người ta sẽ xử với nhau như beo cọp, gọi nhau bằng mệnh lệnh, và người thi hành sẽ vì sợ mà phải thi hành. Một gia đình hay một cộng đoàn như vậy thì đâu khác gì một địa ngục ở trần gian? Bởi vì trong địa ngục thì không có tình yêu.
Suy niệm đến đây, tôi nhớ lại, một linh mục đáng kính nọ có tâm sự rằng: “rất nhiều người siêng dâng lễ, đọc kinh, tuần nào tiết ấy, nhưng thực chất họ làm những chuyện đó chỉ để cho người khác khen mình là người đạo đức, là tốt lành, hoặc coi những công việc đó như là chiếc bình phong để che đậy những điểm xấu xa bởi những thủ đoạn ám muội của mình gây ra, hoặc dựa trên những việc đạo đức giả tạo đó để rồi lên mặt dạy ông nọ, chửi bà kia và vênh vang với đời”.
Những người như vậy, họ giống như cái “xác vô hồn”, hay “thùng rỗng kêu to” hoặc như một “đàn gà công nghiệp”, chỉ biết làm theo lệnh hay bản năng mà thôi. Những hạng người đó, đã nhiều lần Đức Giêsu khiển trách: “Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác!” (Mt 23, 27-28); và Ngài cũng cảnh báo: “ Anh em phải coi chừng những ông Kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc. Họ nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ” (Mc 12, 38-40). Họ là những người mở miệng ra khuyên người ta thì họ khuyên trên trời dưới đất, không hề ăn nhập gì với cuộc sống của họ, hay họ nói một đàng và làm một nẻo. Cổ nhân thường nói: “Khẩu Phật tâm xà”; hay “bên ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”.
Thật vậy, trong cuộc sống và trong các mối tương quan, nếu không có tình yêu, thì mọi chuyện vận hành như cái “máy công nghiệp” không hơn không kém. Một gia đình không có tình yêu, con cái sẽ vâng lời cha mẹ vì sợ hãi hơn là kính trọng. Trong một cộng đoàn, họ xét xử nhau như một “cỗ máy vô tri”, lấy luật để trừng trị.
Hôm nay, Đức Giêsu đem lại cho Lề Luật một linh hồn mới. Linh hồn đó được nảy sinh và phát triển nhờ tình yêu. Ngài cũng mời gọi mỗi người chúng ta đi trên con đường tình yêu đó để được hạnh phúc thật.
Mong thay, mỗi chúng ta luôn nhớ rằng: việc giữ Luật không chỉ có biểu hiện bề ngoài, mà còn từ bên trong tinh thần. Cái bên ngoài chỉ có giá trị khi nó được thúc đẩy từ ý hướng ngay lành ở bên trong.
Cũng thế, muốn bình an, thanh thản và an vui thực sự, con người cần phải thanh tẩy tận căn từ bên trong tâm của mình. Bởi vì: “Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Nguyễn Du).
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa cho chúng con biết sống thật với lòng mình, để đáng được gọi là con Chúa và là anh chị em của nhau. Luôn có cái nhìn bao dung với người đồng loại, và mưu cầu hạnh phúc cho những người chúng con gặp gỡ. Amen.
(Chúa Nhật 6, Thường Niên, A)
Sau bài giảng trên núi về Tám Mối Phúc Thật, Chúa Nhật tuần trước, Đức Giêsu nói về bản chất và sứ vụ của các môn đệ là muối và ánh sáng cho trần gian. Hôm nay, Ngài đi thêm một bước nữa khi dạy cho các ông về thái độ cần có đối với Lề Luật. Mặt khác, Đức Giêsu cũng làm toát lên vai trò Thiên Sai của mình khi đến để kiện toàn Lề Luật cũ và làm cho nó hoàn thiện hơn.
1. Tại sao phải kiện toàn Luật cũ?
Phải kiện toàn Luật cũ, bởi vì Luật cũ đã làm cho người ta cảm thấy nặng nề, sợ hãi và thất vọng. Vai trò của Luật trong Cựu Ước không còn giúp cho con người được hạnh phúc, trái lại, nó làm cho người phải thi hành luật thêm đau khổ và thất vọng.
Đức Giêsu đến, Ngài đã mang lại cho Luật cũ một giá trị mới, nhằm kiện toàn cho tốt hơn. Vì thế, Ngài minh định: "Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn” (Mt 5,17). Thật thế, Đức Giêsu không hủy bỏ Lề Luật, nhưng Ngài giúp cho nó hoàn thiện hơn.
Tại sao Luật cũ cũng là Luật của Thiên Chúa truyền qua Maisen và các tiên tri mà lại phải hoàn thiện! Điều đó thật dễ hiểu, vì Luật cũ chỉ nắm vai trò dẫn đường, chuẩn bị, khai mở mà thôi, mặt khác, nó đã bị những người nắm giữ vai trò giải thích Luật lạm dụng và làm cho nó trở nên nặng nề như cái gông cái ách quá nặng để đè lên vai con người, mặc dù những người đó không đủ sức mang vác.
Vì thế, khi Đức Giêsu đến, Ngài cần phải kiện toàn và bổ xung cho hoàn chỉnh; đồng thời cũng giúp cho các môn đệ hiểu và sống cho đúng tinh thần của Luật chứ không chỉ hiểu theo nghĩa đen, nghĩa thuần túy của chữ.
Đức Giêsu đã đưa các môn đệ đi vào chiều kích mới của Luật, để con người đạt được sự viên mãn và cùng đích của Luật là tình yêu.
Như vậy, Luật tình yêu được Đức Giêsu đề cập đến cụ thể trong bài Tin Mừng hôm nay là gì?
2. Tinh thần mới trong Lề Luật cũ
Trước tiên, hiểu về vấn đề giết người:
Nếu trong Cựu Ước, giới răn thứ 5 dạy chớ giết người (x. Xh 20,13; Đnl 5,17), nhưng không có tính cách triệt để, và án tử hình được chấp nhận khi con người phạm vào một số tội trọng (x. Ds 35,16-21). Cũng vậy, trong luật chiến tranh, Maisen chấp nhận được chém giết đối phương (x. Đnl 20,13.16).
Còn Đức Giêsu, Ngài đi xa hơn nữa để dạy cho các ông hiểu rằng: khi xúc phạm tới anh em mình như chửi rủa, giận giữ hay la rày, mạt sát là đã phạm tội rồi. Bởi vì: Luật cũ dạy: “Chớ giết người”, còn Đức Giêsu dạy: “Ai giận anh em mình” thì như đã phạm tội giết người. Vì thù oán anh em là đã tiêu diệt họ ngay trong lòng mình, tuy chưa giết họ thực sự, nhưng đã giết chết họ trong trái tim. Thánh Gioan Tông đồ cũng viết: “ Phàm ai ghét anh em mình thì là kẻ sát nhân. Và anh em biết: không kẻ sát nhân nào có sự sống đời đời ở lại trong nó” (1Ga 3,15).
Thứ đến, hiểu về lời thề và làm chứng:
Trong Cựu Ước, điều răn thứ 2 dạy chớ kêu tên Ðức Chúa Trời vô cớ (x. Lv 19,12) và thứ 8 dạy chớ làm chứng dối (x. Xh 20,16). Luật cũ cho phép thề, nhưng “chớ bội thề”. Còn Đức Giêsu bảo: "Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Ðừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. Ðừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Ðừng chỉ Giêrusalem mà thề, vì đó là thành của Ðức Vua cao cả. Ðừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hóa trắng hay đen được. Nhưng hễ ‘có’ thì phải nói ‘có’, ‘không’ thì phải nói ‘không’. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ" (Mt 5, 34-37; x. 2Cr 1,17; Gc 5,12).
Tiếp theo, hiểu về tội ngoại tình:
Luật Maisen dạy rằng: ngoại tình là một điều sai quấy và không được phép (x. Xh 20,14; Xh 20,17b; Đnl 5,18). Còn Đức Giêsu thì nhấn mạnh đến cái tâm con người, tức là tự đáy tâm hồn: không ai biết, nhưng Thiên Chúa biết mọi sự từ thâm cung bí hiểm của con người. Vì thế, Ngài nói: “Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi” (Mt 5, 28). Đức Giêsu coi suy tưởng để dẫn đến ngoại tình nó như là một mầm mống, để rồi từ đó sẽ mọc lên cây non và hình thành nên một lối sống. Vậy muốn diệt thì phải diệt tận gốc chứ không chỉ có cái ngọn.
Như vậy, trong vai trò Thiên Sai, Đức Giêsu đến để kiện toàn và làm cho nó tốt hơn, hoàn hảo hơn, nhân bản và đạo đức hơn nhờ vào cái gốc là bác ái và yêu thương.
Lời dạy của Đức Giêsu không đi ngược những gì Maisen đã dạy, nhưng Ngài muốn dẫn đưa con người đến mức độ trưởng thành nhằm hướng tới niềm vui trọn vẹn từ trong tâm, toát ra nơi lối sống qua mọi mối tương quan.
Thật vậy, cũng như trong tiến trình phát triển của con người, khi đã đến tuổi trưởng thành, người ta không bị mất đi cái cũ, hay cái cũ bị biến mất trong cái mới, mà là những cái đã có và đã xuất hiện trước đó như là cái móng, nền tảng cần phải có để làm cho cái mới được hoàn thiện hơn.
Sau khi chứng minh cho việc trung thành giữ Luật của mình để các môn đệ hiểu, Đức Giêsu chính thức đi xa hơn để dạy cho các ông bài học về tinh thần mới trong Luật cũ, đồng thời mời gọi các ông đi trên con đường ấy để được hoàn thiện, Ngài nói: “Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời” (Mt 5,20).
3. Sứ điệp Lời Chúa
Sự “công chính” theo nghĩa Kinh Thánh là: “sống theo đúng điều mà Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành”, hay nói cách khác: “trung thành giữ Luật Thiên Chúa cách chu đáo”. Nhưng trong bối cảnh mà lời giảng của Đức Giêsu đang nói về tinh thần mới trong Luật cũ, thì sự trung thành giữ Luật ở đây phải hiểu theo nghĩa rộng. Vì thế, từ nay sự “công chính mới” không phải là chuyện giữ Luật đủ hay chưa, mà là sống đạo tốt hay không! Sự “công chính mới” vượt lên trên Luật và những tục lệ, truyền thống vì nó đã được mặc vào đó một tình yêu.
Chúng ta sống tinh thần của Đức Giêsu là không còn chuyện dựa trên việc giữ Luật để đánh giá đúng sai, nhưng dựa vào lòng mến của chúng ta để chất vấn lương tâm về các hành vi của mình.
Bởi vì: tất cả mọi Luật lệ được thâu tóm trong hai điều: mến Chúa và yêu người. Nhưng thực ra chỉ có một Luật mà thôi, đó là Luật của tình yêu. Thật thế, nơi nào có tình yêu nơi ấy không cần luật.
Trong cuộc sống, nơi gia đình hay bất kể một cộng đoàn lớn nhỏ nào, nếu chỉ có luật và người ta dùng luật để làm thước đo giá trị tâm linh, thì cộng đoàn ấy, gia đình đang tụt hậu và đi xa đường lối của Thiên Chúa. Họ đánh mất đi tình yêu và mất luôn bản chất của Đạo.
Nếu chỉ vì luật, người ta sẽ xử với nhau như beo cọp, gọi nhau bằng mệnh lệnh, và người thi hành sẽ vì sợ mà phải thi hành. Một gia đình hay một cộng đoàn như vậy thì đâu khác gì một địa ngục ở trần gian? Bởi vì trong địa ngục thì không có tình yêu.
Suy niệm đến đây, tôi nhớ lại, một linh mục đáng kính nọ có tâm sự rằng: “rất nhiều người siêng dâng lễ, đọc kinh, tuần nào tiết ấy, nhưng thực chất họ làm những chuyện đó chỉ để cho người khác khen mình là người đạo đức, là tốt lành, hoặc coi những công việc đó như là chiếc bình phong để che đậy những điểm xấu xa bởi những thủ đoạn ám muội của mình gây ra, hoặc dựa trên những việc đạo đức giả tạo đó để rồi lên mặt dạy ông nọ, chửi bà kia và vênh vang với đời”.
Những người như vậy, họ giống như cái “xác vô hồn”, hay “thùng rỗng kêu to” hoặc như một “đàn gà công nghiệp”, chỉ biết làm theo lệnh hay bản năng mà thôi. Những hạng người đó, đã nhiều lần Đức Giêsu khiển trách: “Các người giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các người cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác!” (Mt 23, 27-28); và Ngài cũng cảnh báo: “ Anh em phải coi chừng những ông Kinh sư ưa dạo quanh, xúng xính trong bộ áo thụng, thích được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng. Họ ưa chiếm ghế danh dự trong hội đường, thích ngồi cỗ nhất trong đám tiệc. Họ nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ” (Mc 12, 38-40). Họ là những người mở miệng ra khuyên người ta thì họ khuyên trên trời dưới đất, không hề ăn nhập gì với cuộc sống của họ, hay họ nói một đàng và làm một nẻo. Cổ nhân thường nói: “Khẩu Phật tâm xà”; hay “bên ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”.
Thật vậy, trong cuộc sống và trong các mối tương quan, nếu không có tình yêu, thì mọi chuyện vận hành như cái “máy công nghiệp” không hơn không kém. Một gia đình không có tình yêu, con cái sẽ vâng lời cha mẹ vì sợ hãi hơn là kính trọng. Trong một cộng đoàn, họ xét xử nhau như một “cỗ máy vô tri”, lấy luật để trừng trị.
Hôm nay, Đức Giêsu đem lại cho Lề Luật một linh hồn mới. Linh hồn đó được nảy sinh và phát triển nhờ tình yêu. Ngài cũng mời gọi mỗi người chúng ta đi trên con đường tình yêu đó để được hạnh phúc thật.
Mong thay, mỗi chúng ta luôn nhớ rằng: việc giữ Luật không chỉ có biểu hiện bề ngoài, mà còn từ bên trong tinh thần. Cái bên ngoài chỉ có giá trị khi nó được thúc đẩy từ ý hướng ngay lành ở bên trong.
Cũng thế, muốn bình an, thanh thản và an vui thực sự, con người cần phải thanh tẩy tận căn từ bên trong tâm của mình. Bởi vì: “Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” (Nguyễn Du).
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa cho chúng con biết sống thật với lòng mình, để đáng được gọi là con Chúa và là anh chị em của nhau. Luôn có cái nhìn bao dung với người đồng loại, và mưu cầu hạnh phúc cho những người chúng con gặp gỡ. Amen.
Tuân giữ luật Chúa với lòng mến Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:50 11/02/2014
Tuân giữ luật Chúa với lòng mến Chúa
Suy niệm Chúa Nhật VI thường niên - Năm A
(Mt 5,17 - 37)
“Thiên Chúa ban cho con người sự sống và sự chết, con người có quyền lựa chọn thích thứ nào thì được thứ ấy" (Hc 15, 17 ). Lời trên là một minh họa cụ thể cho Cây biết biết lành biết dữ và Cây Sự Sống trong sách Sáng Thế (x. St 2 , 9 ). Chúng ta không "quyết định" chọn cái ác, tội lỗi là điều không thể tránh khỏi, nhưng dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần, chúng ta được mời phân biệt sự lành và sự dữ cách tự do nhờ sức mạnh Người đã trao ban: "Nếu ngươi muốn tuân giữ các giới răn: việc trung thành giữ các giới răn là tuỳ ở ngươi" Đây là tin mừng do Đức Khôn Ngoan công bố, Đức Giêsu thực hiện, Người chết cho tội lỗi và sống lại trong quyền năng của Chúa Thánh Thần. Khi tội lỗi bị bẻ gẫy, sự chết bị đập tan, Thiên Chúa ban lại cho chúng ta ơn gọi làm con cái Chúa, đồng thừa tự với Chúa Giêsu (x. 2 Pr 1, 4 ) . Đó là kế hoạch khôn ngoan nhiệm mầu của Thiên Chúa đối với loài người " sự khôn ngoan đầy nhiệm mầu của Thiên Chúa vẫn được giấu kín, mà Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn thuở để làm nên sự hiển vinh của chúng tôi… Thiên Chúa đã mạc khải điều đó cho chúng tôi do Thánh Thần của Người " (x. 1 Cr 2, 6-10) .
Vì thế, nếu sự thật về thân phận con người là sống kết hiệp với Đức Giêsu và hiệp nhất với Ngài trong đức tin, tình yêu và lòng mến là con đường duy nhất dẫn đến Cây Sự Sống, phục hồi phẩm giá làm con Thiên Chúa và mở ra cho chúng ta tình huynh đệ phổ quát. Thì Đức Giêsu đến "kiện toàn Lề Luật và lời các Ngôn Sứ”, với mục đích soi đường chỉ lối cho chúng ta về với Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu và là Cha chúng ta nhờ sự vâng phục Lời Ngài. Tuy nhiên, sự khôn ngoan đầy nhiệm mầu của Thiên Chúa, khác với "sự khôn ngoan của thế gian" (x. 1 Cr 2, 6), như Thánh Phaolô nói với chúng ta.
Khi con người cố gắng bằng mọi cách để bảo vệ "quyền lợi" cá nhân trong công lý, nhưng dưới cái nhìn của Đức Giêsu là chưa đủ: "Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu" (Mt 5, 20). Vậy thế nào là công chính hơn các luật sĩ và biệt phái?
Đức Giêsu giải thích qua một loạt các phản đề giữa các giới răn cũ và kiểu Ngài đề nghị. Mỗi lần bắt đầu: "Các con đã nghe người xưa nói rằng... ", rồi Ngài khẳng định: "Còn Thầy, thầy bảo các con... ". Chẳng hạn: "Các con đã nghe người xưa nói rằng: Chớ giết người; ai giết người thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy Thầy bảo các con: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra tòa" (x. Mt 5,21-22). Và sáu lần như vậy. Khi nói như thế, Đức Giêsu không có ý định thêm các điều răn, nhưng Ngài tuyên bố cần phải có bước nhảy về chất lượng, Ngài chứng tỏ Ngài chu toàn các giới răn với tình yêu của Chúa Cha, với sức mạnh của Chúa Thánh Thần ở trong Ngài. Đến lượt chúng ta, với niềm tin nơi Ngài, để Chúa Thánh Thần hoạt động, Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta sống tình yêu của Thiên Chúa. Vì thế, mỗi điều răn trở thành thật sự như đòi buộc của tình yêu, vì tất cả các giới răn đều tóm về hai điều này là : trước kính Đức Chúa Trời hết lòng hết sức, và sau là yêu người như mình ta vậy. Như Thánh Phaolô quả quyết: "Yêu thương là chu toàn Lề Luật" (Rm 13,10).
Đức Giêsu tiếp tục mời gọi chúng ta dứt bỏ tận căn : "Nếu con mắt phải của con nên dịp tội cho con, thì hãy móc nó mà ném xa con; vì thà mất một chi thể còn lợi hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Và nếu tay phải con nên dịp tội cho con, thì hãy chặt mà ném nó xa con; vì thà mất một chi thể còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục" (Mt 5,29-30). Hình ảnh thân thể người kitô hữu bị cắt xén cho thấy cuộc chiến khốc liệt này và báo trước những gì không phù hợp với sủng. Chỉ có Thần Khí mới có thể giúp chúng ta thực hiện việc hoán cải và lựa chọn dứt khoát, cứu mạng sống ta và ném xa ta những gì ngăn cản ta với Thiên Chúa, thậm trí tách ra khỏi chính thân mình như con mắt chẳng hạn. Liệu chúng ta có thể cân nhắc chọn lựa giữa ngọc trai quý hiếm với kho bạc duy nhất là Sự Sống đời đời không?
Thánh Phaolô nói: "lòng người cũng chưa từng mơ ước tới, đó là tất cả những điều Thiên Chúa đã làm cho những ai yêu mến Người" (1 Cr 2, 10). Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta vượt qua quán tính của con người cũ, và sống trong tình yêu, nếu chúng ta tin kính Chúa, "Chúa nhìn đến những kẻ kính sợ Người, và thấu suốt mọi hành động của con người" ( Hc 15, 19 ) ; "Chúa thích ngự trong những tâm hồn ngay thẳng" ( Lời nguyện nhập lễ ).
Đức Giêsu mời gọi chúng ta hoán cải tận căn, chúng ta là con một Cha trên Trời và là anh em với nhau. Chúng ta không đứng trước bàn thờ Chúa một mình, nhưng cùng anh em dâng lễ vật lên Thiên Chúa. Vì vậy, Cha trên Trời làm sao vui mừng được, khi con cái dâng lễ vật mà đang chia rẽ nhau ? Đó là lý do tại sao Đức Giêsu bảo: "khi ngươi đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với ngươi, thì ngươi hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ngươi trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ" (Mt 5,23-24). Ai trong chúng ta là xứng đáng với lời đề nghị trên?
Lời Chúa Giêsu gửi đến mỗi người trong chúng ta, không có chuyện cắt chân cắt tay, hay là móc mắt, nhưng là cam kết dấn thân trong tình bác ái. Với ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể vứt bỏ hay ném xa những gì đe dọa chúng ta kết hợp với Chúa và tha nhân, chọn Chúa làm gia nghiệp của đời ta. Amen.
Suy niệm Chúa Nhật VI thường niên - Năm A
(Mt 5,17 - 37)
“Thiên Chúa ban cho con người sự sống và sự chết, con người có quyền lựa chọn thích thứ nào thì được thứ ấy" (Hc 15, 17 ). Lời trên là một minh họa cụ thể cho Cây biết biết lành biết dữ và Cây Sự Sống trong sách Sáng Thế (x. St 2 , 9 ). Chúng ta không "quyết định" chọn cái ác, tội lỗi là điều không thể tránh khỏi, nhưng dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần, chúng ta được mời phân biệt sự lành và sự dữ cách tự do nhờ sức mạnh Người đã trao ban: "Nếu ngươi muốn tuân giữ các giới răn: việc trung thành giữ các giới răn là tuỳ ở ngươi" Đây là tin mừng do Đức Khôn Ngoan công bố, Đức Giêsu thực hiện, Người chết cho tội lỗi và sống lại trong quyền năng của Chúa Thánh Thần. Khi tội lỗi bị bẻ gẫy, sự chết bị đập tan, Thiên Chúa ban lại cho chúng ta ơn gọi làm con cái Chúa, đồng thừa tự với Chúa Giêsu (x. 2 Pr 1, 4 ) . Đó là kế hoạch khôn ngoan nhiệm mầu của Thiên Chúa đối với loài người " sự khôn ngoan đầy nhiệm mầu của Thiên Chúa vẫn được giấu kín, mà Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn thuở để làm nên sự hiển vinh của chúng tôi… Thiên Chúa đã mạc khải điều đó cho chúng tôi do Thánh Thần của Người " (x. 1 Cr 2, 6-10) .
Vì thế, nếu sự thật về thân phận con người là sống kết hiệp với Đức Giêsu và hiệp nhất với Ngài trong đức tin, tình yêu và lòng mến là con đường duy nhất dẫn đến Cây Sự Sống, phục hồi phẩm giá làm con Thiên Chúa và mở ra cho chúng ta tình huynh đệ phổ quát. Thì Đức Giêsu đến "kiện toàn Lề Luật và lời các Ngôn Sứ”, với mục đích soi đường chỉ lối cho chúng ta về với Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu và là Cha chúng ta nhờ sự vâng phục Lời Ngài. Tuy nhiên, sự khôn ngoan đầy nhiệm mầu của Thiên Chúa, khác với "sự khôn ngoan của thế gian" (x. 1 Cr 2, 6), như Thánh Phaolô nói với chúng ta.
Khi con người cố gắng bằng mọi cách để bảo vệ "quyền lợi" cá nhân trong công lý, nhưng dưới cái nhìn của Đức Giêsu là chưa đủ: "Nếu các con không công chính hơn các luật sĩ và biệt phái, thì các con chẳng được vào Nước Trời đâu" (Mt 5, 20). Vậy thế nào là công chính hơn các luật sĩ và biệt phái?
Đức Giêsu giải thích qua một loạt các phản đề giữa các giới răn cũ và kiểu Ngài đề nghị. Mỗi lần bắt đầu: "Các con đã nghe người xưa nói rằng... ", rồi Ngài khẳng định: "Còn Thầy, thầy bảo các con... ". Chẳng hạn: "Các con đã nghe người xưa nói rằng: Chớ giết người; ai giết người thì đáng bị đưa ra tòa. Còn Thầy Thầy bảo các con: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra tòa" (x. Mt 5,21-22). Và sáu lần như vậy. Khi nói như thế, Đức Giêsu không có ý định thêm các điều răn, nhưng Ngài tuyên bố cần phải có bước nhảy về chất lượng, Ngài chứng tỏ Ngài chu toàn các giới răn với tình yêu của Chúa Cha, với sức mạnh của Chúa Thánh Thần ở trong Ngài. Đến lượt chúng ta, với niềm tin nơi Ngài, để Chúa Thánh Thần hoạt động, Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta sống tình yêu của Thiên Chúa. Vì thế, mỗi điều răn trở thành thật sự như đòi buộc của tình yêu, vì tất cả các giới răn đều tóm về hai điều này là : trước kính Đức Chúa Trời hết lòng hết sức, và sau là yêu người như mình ta vậy. Như Thánh Phaolô quả quyết: "Yêu thương là chu toàn Lề Luật" (Rm 13,10).
Đức Giêsu tiếp tục mời gọi chúng ta dứt bỏ tận căn : "Nếu con mắt phải của con nên dịp tội cho con, thì hãy móc nó mà ném xa con; vì thà mất một chi thể còn lợi hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục. Và nếu tay phải con nên dịp tội cho con, thì hãy chặt mà ném nó xa con; vì thà mất một chi thể còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục" (Mt 5,29-30). Hình ảnh thân thể người kitô hữu bị cắt xén cho thấy cuộc chiến khốc liệt này và báo trước những gì không phù hợp với sủng. Chỉ có Thần Khí mới có thể giúp chúng ta thực hiện việc hoán cải và lựa chọn dứt khoát, cứu mạng sống ta và ném xa ta những gì ngăn cản ta với Thiên Chúa, thậm trí tách ra khỏi chính thân mình như con mắt chẳng hạn. Liệu chúng ta có thể cân nhắc chọn lựa giữa ngọc trai quý hiếm với kho bạc duy nhất là Sự Sống đời đời không?
Thánh Phaolô nói: "lòng người cũng chưa từng mơ ước tới, đó là tất cả những điều Thiên Chúa đã làm cho những ai yêu mến Người" (1 Cr 2, 10). Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta vượt qua quán tính của con người cũ, và sống trong tình yêu, nếu chúng ta tin kính Chúa, "Chúa nhìn đến những kẻ kính sợ Người, và thấu suốt mọi hành động của con người" ( Hc 15, 19 ) ; "Chúa thích ngự trong những tâm hồn ngay thẳng" ( Lời nguyện nhập lễ ).
Đức Giêsu mời gọi chúng ta hoán cải tận căn, chúng ta là con một Cha trên Trời và là anh em với nhau. Chúng ta không đứng trước bàn thờ Chúa một mình, nhưng cùng anh em dâng lễ vật lên Thiên Chúa. Vì vậy, Cha trên Trời làm sao vui mừng được, khi con cái dâng lễ vật mà đang chia rẽ nhau ? Đó là lý do tại sao Đức Giêsu bảo: "khi ngươi đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với ngươi, thì ngươi hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ngươi trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ" (Mt 5,23-24). Ai trong chúng ta là xứng đáng với lời đề nghị trên?
Lời Chúa Giêsu gửi đến mỗi người trong chúng ta, không có chuyện cắt chân cắt tay, hay là móc mắt, nhưng là cam kết dấn thân trong tình bác ái. Với ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể vứt bỏ hay ném xa những gì đe dọa chúng ta kết hợp với Chúa và tha nhân, chọn Chúa làm gia nghiệp của đời ta. Amen.
Powerpoint Chúa Nhật Thứ 6 Quanh Năm Năm A - 6th Ordinary Sunday Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
17:04 11/02/2014
Những điều Chúa dạy : Nét đẹp gia đình
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
18:52 11/02/2014
Chúa Nhật VI THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 5, 17-37
NHỮNG ĐIỀU CHÚA DẠY : NÉT ĐẸP GIA ĐÌNH
Chúa Giêsu đến trần gian để thiết lập Đạo Tình Thương, Người không phá đổ Lề Luật, nhưng để kiện toàn Lề Luật. Người phán :” Cho dù trời đất có qua đi thì một chấm, một phảy trong lề Luật cũng không bỏ sót cho đến khi mọi sự hoàn thành “.
Chúa Giêsu đã hoàn thành Lề Luật cách nào ? Đọc Tin Mừng, đặc biệt là Cựu Ước, chúng ta thấy có những Lề Luật xem ra thật dữ tợn như mắt thế mắt, răng đền răng vv…Lề Luật Maisen có những điều chưa hoàn thiện chẳng hạn như lề Luật đem ra những chỉ thị bắt buộc hoàn toàn, có những điều luật nhắm đến công tác bên ngoài mà không chú trọng đến những ý ngay lành bên trong, hoặc có những điều luật chỉ chắm đến công ích tập thể, nhưng không nhắm đến hạnh phúc cá nhân, nhắm đến phần thưởng vật chất đời này chứ không nhắm đến phần thưởng mai sau là Nước Trời.
Chúa Giêsu đến trần gian thiết lập một Đạo mới, Đạo tình thương, một Đạo được xây dựng trên tình yêu, làm cho Lề Luật nên trọn hảo, làm cho Lề Luật nên trọn lành, hoàn thiện.Chúa Giêsu đã lập Đạo tình thương và chú trọng tới con người. Bởi vì cốt lõi của Tin Mừng là Tình Yêu, cốt lõi của cuộc sống con người cũng là Tình Yêu.Do đó, Chúa Giêsu. Đem ra năm điểm để minh chứng rằng Đạo Tình Thương của Ngài hoàn hảo hơn đạo cũ. Đó là những chỉ thị của Đạo cũ về giết người, ngoại tình, việc làm chứng dối, báo oán và cách cư xử với nhau. Luật xưa có đoạn viết : ” Chớ giết người…Ai giết người thì bị luận phạt nơi tòa án.Còn Ta, Ta bảo các con: bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình thì sẽ bị tòa án luận phạt…Ai rủa anh em mình là điên, là khùng thì sẽ bị lửa hỏa ngục thiêu sống “.
Lề Luật, Thập điều của Thiên Chúa người Do Thái vẫn đọc thường xuyên trong các Hội Đường nhất là vào ngày Sabbat đã được Chúa Giêsu dùng để xây dựng Lề Luật mới. Chúa Giêsu không rao giảng, không giảng dạy như những Kinh sư hay Biệt phái chỉ ra lệnh, tự cao, tự mãn nhưng Ngài dạy như Đấng hoàn toàn có uy quyền.
Trong Cựu Ước có những điều luật trích trong Sách Xuất Hành, Dân Số và Lêvi. Tân Ước đi xa hơn nữa như phẫn nộ với anh em đã bị coi như tội giết người rồi. Trong Tân Ước, bổn phận người đối xử với người rất quan trọng. Đó là tình bác ái đối với nhau, làm hòa, hòa giải đối với nhau còn trọng hơn của lễ nữa. Nên, Chúa Giêsu đã dạy :” Khi đang dâng của lễ mà chợt nhớ còn có sự bất hòa với ai thì hãy bỏ của lễ ấy đi làm hòa với đối phương rồi mới về dâng của lễ tiếp “.
Thực tế, đây là cốt lõi của Phúc Âm. Con người chúng ta chỉ có thể sống tốt, sống lành với nhau khi chúng ta sống bác ái yêu thương nhau. Còn đối với hôn nhân, luật cũ cấm ngoại tình vì ngoại tình bị bắt sẽ bị lề luật phạt tử hình. Tuy nhiên, vào thời Tân Ước, Chúa Giêsu đã đi thật xa nghĩ tà vậy, thèm muốn trong lòng đã là tội rồi. Chính vì thế, Chúa phán :” Ai nhìn xem phụ nữ mà ước ao phạm tội với họ, thì đã phạm tội ngoại tình với họ rồi :.
Kinh sư và Phariseu tự phụ, tự cao, tự mãn, coi mình là hơn mọi người. Họ chú trọng bề ngoài mà quên đi cốt lõi của Phúc Âm là Tình Thương. Họ rửa chén, rửa bình, mồ mả tô vôi nhưng bên trong thì hôi thối. Họ tự cho là giữ tỉ mỉ luật đã nên công chính. Nhưng đối với Chúa, muốn nên công chính phải cần tới ơn của Chúa. Chúa không ban con người không thể làm gì được và con người cũng không ra gì cả.
Lời Chúa hôm nay nhắc nhở mọi người hãy ăn ở công chính, hãy sống thánh thiện, hãy cố gắng lắng nghe và thực thi lời chúa trong đời sống hằng ngày, đặc biệt trong năm thánh hóa đời sống gia đình mọi gia đình Công Giáo hãy ăn ở ngay lành, chính trực, công chính, thánh thiện. Hãy tạo hạnh phúc cho gia đình mình.
Lạy Chúa, Chúa ngự trong những tâm hồn ngay thẳng; xin tuôn đổ hồng ân, giúp chúng con ăn ở thế nào, để trở nên đền thờ của Chúa ( Lời nguyện Nhập lễ Chúa Nhật VI thường niên ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa dạy con người về luật hôn nhân thế nào ?
2.Hôn phối do ai thiết lập ?
3.Luật răng thế răng, mắt thế mắt ở đâu ?
4.Kinh sư và Phariseu là hạng người nào ?
5.chúa Giêsu đến thiết lập Đạo nào ?
Mt 5, 17-37
NHỮNG ĐIỀU CHÚA DẠY : NÉT ĐẸP GIA ĐÌNH
Chúa Giêsu đến trần gian để thiết lập Đạo Tình Thương, Người không phá đổ Lề Luật, nhưng để kiện toàn Lề Luật. Người phán :” Cho dù trời đất có qua đi thì một chấm, một phảy trong lề Luật cũng không bỏ sót cho đến khi mọi sự hoàn thành “.
Chúa Giêsu đã hoàn thành Lề Luật cách nào ? Đọc Tin Mừng, đặc biệt là Cựu Ước, chúng ta thấy có những Lề Luật xem ra thật dữ tợn như mắt thế mắt, răng đền răng vv…Lề Luật Maisen có những điều chưa hoàn thiện chẳng hạn như lề Luật đem ra những chỉ thị bắt buộc hoàn toàn, có những điều luật nhắm đến công tác bên ngoài mà không chú trọng đến những ý ngay lành bên trong, hoặc có những điều luật chỉ chắm đến công ích tập thể, nhưng không nhắm đến hạnh phúc cá nhân, nhắm đến phần thưởng vật chất đời này chứ không nhắm đến phần thưởng mai sau là Nước Trời.
Chúa Giêsu đến trần gian thiết lập một Đạo mới, Đạo tình thương, một Đạo được xây dựng trên tình yêu, làm cho Lề Luật nên trọn hảo, làm cho Lề Luật nên trọn lành, hoàn thiện.Chúa Giêsu đã lập Đạo tình thương và chú trọng tới con người. Bởi vì cốt lõi của Tin Mừng là Tình Yêu, cốt lõi của cuộc sống con người cũng là Tình Yêu.Do đó, Chúa Giêsu. Đem ra năm điểm để minh chứng rằng Đạo Tình Thương của Ngài hoàn hảo hơn đạo cũ. Đó là những chỉ thị của Đạo cũ về giết người, ngoại tình, việc làm chứng dối, báo oán và cách cư xử với nhau. Luật xưa có đoạn viết : ” Chớ giết người…Ai giết người thì bị luận phạt nơi tòa án.Còn Ta, Ta bảo các con: bất cứ ai phẫn nộ với anh em mình thì sẽ bị tòa án luận phạt…Ai rủa anh em mình là điên, là khùng thì sẽ bị lửa hỏa ngục thiêu sống “.
Lề Luật, Thập điều của Thiên Chúa người Do Thái vẫn đọc thường xuyên trong các Hội Đường nhất là vào ngày Sabbat đã được Chúa Giêsu dùng để xây dựng Lề Luật mới. Chúa Giêsu không rao giảng, không giảng dạy như những Kinh sư hay Biệt phái chỉ ra lệnh, tự cao, tự mãn nhưng Ngài dạy như Đấng hoàn toàn có uy quyền.
Trong Cựu Ước có những điều luật trích trong Sách Xuất Hành, Dân Số và Lêvi. Tân Ước đi xa hơn nữa như phẫn nộ với anh em đã bị coi như tội giết người rồi. Trong Tân Ước, bổn phận người đối xử với người rất quan trọng. Đó là tình bác ái đối với nhau, làm hòa, hòa giải đối với nhau còn trọng hơn của lễ nữa. Nên, Chúa Giêsu đã dạy :” Khi đang dâng của lễ mà chợt nhớ còn có sự bất hòa với ai thì hãy bỏ của lễ ấy đi làm hòa với đối phương rồi mới về dâng của lễ tiếp “.
Thực tế, đây là cốt lõi của Phúc Âm. Con người chúng ta chỉ có thể sống tốt, sống lành với nhau khi chúng ta sống bác ái yêu thương nhau. Còn đối với hôn nhân, luật cũ cấm ngoại tình vì ngoại tình bị bắt sẽ bị lề luật phạt tử hình. Tuy nhiên, vào thời Tân Ước, Chúa Giêsu đã đi thật xa nghĩ tà vậy, thèm muốn trong lòng đã là tội rồi. Chính vì thế, Chúa phán :” Ai nhìn xem phụ nữ mà ước ao phạm tội với họ, thì đã phạm tội ngoại tình với họ rồi :.
Kinh sư và Phariseu tự phụ, tự cao, tự mãn, coi mình là hơn mọi người. Họ chú trọng bề ngoài mà quên đi cốt lõi của Phúc Âm là Tình Thương. Họ rửa chén, rửa bình, mồ mả tô vôi nhưng bên trong thì hôi thối. Họ tự cho là giữ tỉ mỉ luật đã nên công chính. Nhưng đối với Chúa, muốn nên công chính phải cần tới ơn của Chúa. Chúa không ban con người không thể làm gì được và con người cũng không ra gì cả.
Lời Chúa hôm nay nhắc nhở mọi người hãy ăn ở công chính, hãy sống thánh thiện, hãy cố gắng lắng nghe và thực thi lời chúa trong đời sống hằng ngày, đặc biệt trong năm thánh hóa đời sống gia đình mọi gia đình Công Giáo hãy ăn ở ngay lành, chính trực, công chính, thánh thiện. Hãy tạo hạnh phúc cho gia đình mình.
Lạy Chúa, Chúa ngự trong những tâm hồn ngay thẳng; xin tuôn đổ hồng ân, giúp chúng con ăn ở thế nào, để trở nên đền thờ của Chúa ( Lời nguyện Nhập lễ Chúa Nhật VI thường niên ).
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Chúa dạy con người về luật hôn nhân thế nào ?
2.Hôn phối do ai thiết lập ?
3.Luật răng thế răng, mắt thế mắt ở đâu ?
4.Kinh sư và Phariseu là hạng người nào ?
5.chúa Giêsu đến thiết lập Đạo nào ?
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bắt đầu nghĩ đến việc thoái vị từ lúc nào? Đức Hồng Y Tarcisio Bertone có câu trả lời.
Đặng Tự Do
06:31 11/02/2014
Đức Hồng Y nói:
"Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã nghĩ về quyết định này từ lâu trước khi công bố. Ngài đã nói với tôi điều đó vào giữa năm 2012. Tôi đã nói với Đức Giáo Hoàng về tất cả những vấn nạn có thể nảy sinh nếu ngài làm như vậy. Nhưng, ngài cảm thấy mệt mỏi, gánh nặng tuổi tác đè nặng trên ngài. Ngài quan tâm đến Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro . và thường tự hỏi mình, ‘ở tuổi của tôi, tôi sẽ nói với hàng triệu người trẻ như thế nào đây?’ Như ngài đã giải thích sau này, vào ngày 11 tháng Hai năm ngoái, ngài cảm thấy để thực hiện đầy đủ sứ vụ Phêrô, ngài cần có năng lực thể chất và tinh thần mạnh mẽ hơn nữa. Ngài tự mình giải thích với tôi, nhưng tôi thường nói với ngài, 'Nhưng thưa Đức Thánh Cha, ngài vẫn còn phải hoàn thành bộ ba cuốn về Đức Giêsu thành Nadarét, và kết thúc cuốn sách về thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Nó sẽ là một món quà Giáng Sinh tuyệt vời của Đức Giáo Hoàng dành cho dân Chúa. Sau đó, còn tông thư về đức tin, mà ngài vẫn còn đang soạn dở dang, thêm vào đó là năm Đức Tin chỉ mới bắt đầu.’ Nhưng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã quyết định rằng ngày ngài thoái vị là ngày 11 tháng Hai năm, 2013, Ngày Lễ Đức Mẹ Lộ Đức."
Trong những tháng sau đó, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone đã bảo vệ bí mật này cho đến khi quyết định này được công bố vào ngày 11 Tháng Hai năm 2013 .
Buổi gặp gỡ của các cặp đính hôn với Đức Thánh Cha nhân ngày lễ thánh Valentino, Ngày Lễ của Tình Yêu
Linh Tiến Khải
10:40 11/02/2014
Phỏng vấn Linh Mục Andrea Ciucci, thuộc Hội Đồng Tòa Thánh Gia Đình
Thứ sáu 14-2-2014 nhân ngày lễ thánh Valentino, cũng là ngày ”Lễ tình yêu”, hay ngày ”Lễ tình nhân” Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ các cặp bạn trẻ đã đính hôn tại quảng trường Thánh Phêrô. Ban đầu buổi gặp gỡ được dự trù tổ chức tại Đại thính đường Phaolô VI, nhưng sau được đổi ra quảng trường, vì con số các bạn trẻ tham dự qúa đông. Cho tới Chúa Nhật 9-2-2014 Hội Đồng Tòa Thánh Gia Đình cho biết đã có 17.000 bạn trẻ ghi danh tham dự. Vào ngày 11-2 số người tham dự lên tới 20.000.
Ngày Valentin được đặt tên theo thánh Valentino, một trong số các vị tử đạo của Kitô giáo trong các thế kỷ đầu, được các Giáo Hội Công Giáo, chính thống và anh giáo kính nhớ như là Giám Mục Terni, tử đạo, bổn mạng của những người yêu nhau và của các bệnh nhân kinh phong.
Thánh nhân thuộc gia đình quyền qúy theo Kitô giáo và được tấn phong Giám Mục thành Terni năm 197 khi mới 21 tuổi. Năm 270 thánh nhân được mời về Roma giảng Tin Mừng cho dân ngoại. Hoàng đế Claudio II yêu cầu thánh nhân thôi cử hành các lễ nghi tôn giáo và chối bỏ đức tin. Chẳng những không nghe lời hoàng đế dự dỗ, thánh nhân còn tìm cách thuyết phục hoàng đế theo Kitô giáo. Hoàng đế Claudio tha tội chết cho Đức Cha Valentino, nhưng quản thúc người bằng cách giao người cho một gia đình quyền qúy trông coi. Đức Cha Valentino bị hoàng đế Aureliano bắt lần thứ hai và hoàng đế theo đuổi chính chánh sách bắt bớ các tín hữu kitô. Vì danh tiếng Giám Mục Valentino ngày càng lớn nên hoàng đế truyền lệnh cho lính Roma bắt người và mang người ra khỏi thành xử tử dọc đường Flaminia. Người bị đánh đòn và chặt đầu ngày 14 tháng 2 năm 273 thọ 97 tuổi.
Có nhiều giai thoại được kể lại liên quan tới thánh nhân. Trong thời gian bị quản thúc trong nhà gia đình quyền qúy ở Roma thánh nhân đã làm phép lạ cho cô con gái của gia đình này bị mù được sáng mắt. Người rất thương cô nên khi bị kết án tử hình, người gửi cho cô bức thư chào tạm biệt và ký tên ”Từ Valentino của cô”.
Một lần khác khi đi đạo, thánh nhân thấy một cặp trai gái cãi nhau. Ngài đến và trao cho họ một bông hồng và mời họ cùng cầm lấy nó trong tay. Đôi bạn trẻ được hòa giải và cùng nhau sánh bước. Một chuyện khác kể rằng ngài thành công trong việc gợi hứng cho tình yêu của họ bằng cách làm cho nhiều cặp bồ câu bay quanh trên đầu họ và trao đổi các cử chỉ yêu thương âu yếm nhau.
Có một câu chuyến khác nữa kể rằng Đức Cha Valentino đã kết hiệp hôn nhân cho một thiếu nữ kitô là Serapia với quan bách quản Roma Sabino. Hai người yêu nhau, nhưng cha mẹ nàng ngăn cản. Sau khi vượt thắng được khó khăn, thì người ta khám phá ra rằng Serapia bị bệnh nặng. Quan bách quản Sabino mời Đức Cha Valentino tới bên đầu giường của người yêu đang hấp hối, và xin ngài làm sao để anh ta không bao giờ xa rời người yêu nữa. Đức Cha Valentino rửa tội cho anh, và ban bí tích Hôn Phối cho hai người. Sau đó cả hai đều qua đời.
Chắc hẳn nguồn gốc lễ Tình Yêu đã là một nỗ lực của Giáo Hội Công Giáo biến đổi lễ kính thần phong phú trong thói quen bình dân ngoại giáo có tại Roma từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên. Lễ này được cử hanh trong các ngày từ 13 tới 15 tháng 2 là thời gian sửa soạn bắt đầu vào mùa xuân, được coi như thời gian tái sinh của vạn vật. Người ta lau chùi nhà cửa, rắc muối và một loại bột đặc biệt chung quanh nhà.
Vào giữa tháng hai các lễ nghi gọi là Lupercali bắt đầu. Đó là lễ kính thần Lupercus, là vị thần che chở ruộng đồng đã trồng tiả khỏi bị chó sói phá phách tấn công. Các tư tế thuộc nhiều nhóm khác nhau phục dịch trong các lễ nghi này đến hang đá, nơi con chó sói cái đã dưỡng nuôi bằng sữa của nó Romulus và Remus, là hai anh em đã thành lập thành Roma. Họ là con của thần Marx là thần chiến tranh và một người thuộc dòng nữ thần sắc đẹp Venus, nhưng bị bỏ trôi sông Tevere, và được con chó sói cái cứu và đem về nuôi dưỡng.
Dọc đường trong thành phố các tư tế rảy máu của vài con vật như dấu chỉ của sự phong phú. Sau đó phần chính của lễ hội là một loại xổ số. Người ta bỏ tên các người nam người nữ tôn thờ thần Lupercus vào một cái hòm, lắc đều lên, rồi cho một trẻ em rút thăm vài cặp. Các cặp năm nữ này sẽ sống yêu đương với nhau trong một năm để cho lễ nghi phong phú được hoàn tất. Năm sau sẽ có các cặp khác được chọn thay thế.
Năm 495 Đức Giáo Hoàng Gelasio viết một bức thư cho ông Andromaco, Chủ tịch Thượng Viện Roma, quở trách là tại sao đa số dân đã theo Kitô giáo rồi, mà nhiều kitô hữu vẫn còn tham dự các lễ hội ngoại giáo này. Năm 496 Đức Giáo Hoàng Gelasio bỏ lễ hội này, và thay vào đó bằng lễ thánh Valentino, là lễ của những người yêu nhau.
Cho đến nay các cặp tình nhân vẫn có truyền thống bắt chước câu của thánh Valentino để ký, thay vì đề tên riêng của mình trong các tấm thiệp. Dần dần ngày 14 tháng 2 đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp tình yêu và Thánh Valentino trở thành Thánh Bổn Mạng của các cặp tình nhân. Người ta mừng kỷ niệm ngày này bằng cách tặng cho nhau các bài thơ và tặng cho nhau những món qùa truyền thống là hoa hồng và sô cô la hình trái tim.
Trước đây ngày lễ này chỉ được mừng tại Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng ngày nay
nó đã lan sang hầu như mọi nước trên toàn thế giới. Tại Anh và Pháp lễ này đã được tổ chức từ thời trung cổ, nhưng đến thế kỷ XVII thói quen tặng thiệp cho người yêu mới được phổ biến. Hình ảnh thường thấy là hình trái tim, hoa hồng, mũi tên và vị thần tình yêu. Hiệp hội in thiệp mừng Hoa Kỳ cho biết mỗi năm có hơn 1 tỷ tấm thiệp được trao tay trong dịp này.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn linh Mục Andrea Ciucci, thuộc Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, về cuộc gặp gỡ này của Đức Thánh Cha Phanxicô với các bạn trẻ đã đính hôn.
Hỏi: Xin cha cho biết sơ qua về cuộc gặp gỡ nói trên của Đức Thánh Cha Phanxicô với các cặp bạn trẻ đính hôn?
Đáp: Điều mới mẻ đó là con số người tham dự. Ban đầu chúng tôi đã nghĩ tới một cuộc gặp gỡ với vài ngàn cặp bạn trẻ đính hôn tham dự, bởi vì cuộc gặp gỡ diễn ra vào ngày thứ sáu là ngày thường trong tuần. Trái lại, vào hạn chót ghi danh, tức vào cuối tháng giêng, chúng tôi đã có danh sách 17.000 bạn trẻ tham dự. Đây là điều qúa hay đẹp, khiến cho chúng tôi rất vui mừng, bởi vì nó có nghĩa đây là một thời điểm được chờ đợi và ước mong bởi biết bao nhiêu bạn trẻ đính hôn.
Hỏi: Việc ghi danh tham dự được thực hiện trên Internet, đa số các bạn trẻ đến từ Italia, hay cũng có các bạn trẻ đến từ các nơi khác trên thế giới thưa cha?
Đáp: Việc ghi danh chỉ được làm trên mạng Internet. Dĩ nhiên là đa số các bạn trẻ là người Italia, nhưng cũng có rất nhiều bạn trẻ đến từ các nơi khác trên thế giới. Các bạn trẻ cuối cùng ghi danh đến từ đảo Mauritius. Thế rồi cũng có các bạn trẻ đến từ London Anh quốc, họ lấy chuyến bay đầu tiên trong ngày 14 tháng 2 và lại lấy chuyến bay sau cùng của ngày để trở về London. Cũng có rất nhiều bạn trẻ đến từ Pháp, Slovenia, Slovakia; một ít người đến từ Hoa Kỳ, vài người đến từ Mêhicô. Tuy ít nhưng họ cũng đại diện cho các bạn trẻ toàn thế giới tham dự biến cố này.
Hỏi: Thưa cha Andrea, tuy hạn chót ghi danh tham dự là cuối tháng giêng, nhưng còn có thể ghi danh tham dự nữa hay không và qua ghi danh Hội Đồng Tòa Thánh Gia Đình hay như thế nào?
Đáp: Vẫn còn có thể ghi danh tham dự, vì con số 17.000 bạn trẻ tham dự đã thay đổi chương trình. Buổi gặp gỡ không diễn ra trong đại thính đường Phaolô VI ở nội thành Vaticăng như đã dự định nữa, nhưng sẽ diễn ra tại quảng trường thánh Phêrô. Vì thế có rất nhiều chỗ cho những ai muốn tham dự. Tuy nhiên, vẫn cần ghi danh bằng cách gửi email về địa chỉ events a còng family.va với tên gọi và tên họ của cặp đính hôn hay của nhóm, địa chỉ liên lạc và ngày cưới. Đây là điều quan trọng mà chúng tôi chú ý nhất. Tất cả các bạn trẻ tham dự buổi găp gỡ với Đức Thánh Cha là những người đã quyết định lấy nhau. Và đây cũng là đề tài của cuộc găp gỡ.
Hỏi: Buổi gặp gỡ ngày 14 tháng 2 của các bạn trẻ đình hôn với Đức Thánh Cha Phanxicô diễn ra đại khái như thế nào thưa cha? Đâu là các lúc chính của ngày lễ?
Đáp: Buổi gặp gỡ bắt đầu lúc 11 giờ. Trong khi chờ đợi Đức Thánh Cha các bạn trẻ lắng nghe chứng từ của vài cặp đính hôn kể lại lịch sử đính hôn của họ: những lúc tươi đẹp, quan trọng, các khó khăn vất vả, những lúc quyết định. Sẽ có một loạt các chứng từ, có các văn bản, thánh ca và thơ văn giúp các bạn trẻ suy tư. Vào lúc 12 giờ trưa Đức Thánh Cha sẽ ra quảng trường và đối thoại với vài cặp bạn trẻ về các đề tài nền tảng. Chúng ta cũng sẽ xem Đức Thánh Cha sẽ nhấn mạnh trên những điểm nào và muốn nhắn nhủ các bản trẻ đã đính hôn những gì, chắc chắn bằng cách lý luận trên sự lựa chọn và việc nói ”có” với nhau luôn mãi giữa hai bạn trẻ.
Hỏi: Thưa cha, đối với Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình biến cố này có ý nghĩa gì? Đâu là mục đích của nó, và tại sao lại quan trọng khi nhắm tới các người trẻ đã đính hôn với nhau?
Đáp: Đức Cha Vincenzo Paglia lưu ý và nói với chúng tôi rằng một trong những mục đích của Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình là đặt để gia đình vào trung tâm của cuộc sống văn hóa, chính trị, kinh tế, nhưng cũng vào trung tâm cuộc sống của Giáo Hội nữa.
Biến cố này là một trong những cách thức đặt để gia đình trở lại vào trung tâm trong nguồn gốc của nó, trong quyết định làm cho nó nảy sinh. Nòng cốt của biến cố này chính là việc nói lên sự lựa chọn hôn nhân. Việc khám phá ra con số các cặp đính hôn ghi danh tham dự đông đảo như thế khiến cho chúng tôi nói rằng: thật là không đúng, khi nghĩ rằng không còn ai lựa chọn cuộc sống hôn nhân nữa. Không, có biết bao nhiêu người trẻ, biết bao nhiêu thanh niên nam nữ ngày nay còn quyết định lấy nhau, và yêu thương nhau mãi mãi. Đây là dịp để cho Hội Đồng của chúng tôi tái nhấn mạnh thời gian lựa chọn của các bạn trẻ, và để nói với tất cả mọi người nam nữ trên thế giới này rằng nó là điều có thể làm được, và là điều hay đẹp. (RG 9-2-2014)
Thứ sáu 14-2-2014 nhân ngày lễ thánh Valentino, cũng là ngày ”Lễ tình yêu”, hay ngày ”Lễ tình nhân” Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ các cặp bạn trẻ đã đính hôn tại quảng trường Thánh Phêrô. Ban đầu buổi gặp gỡ được dự trù tổ chức tại Đại thính đường Phaolô VI, nhưng sau được đổi ra quảng trường, vì con số các bạn trẻ tham dự qúa đông. Cho tới Chúa Nhật 9-2-2014 Hội Đồng Tòa Thánh Gia Đình cho biết đã có 17.000 bạn trẻ ghi danh tham dự. Vào ngày 11-2 số người tham dự lên tới 20.000.
Ngày Valentin được đặt tên theo thánh Valentino, một trong số các vị tử đạo của Kitô giáo trong các thế kỷ đầu, được các Giáo Hội Công Giáo, chính thống và anh giáo kính nhớ như là Giám Mục Terni, tử đạo, bổn mạng của những người yêu nhau và của các bệnh nhân kinh phong.
Thánh nhân thuộc gia đình quyền qúy theo Kitô giáo và được tấn phong Giám Mục thành Terni năm 197 khi mới 21 tuổi. Năm 270 thánh nhân được mời về Roma giảng Tin Mừng cho dân ngoại. Hoàng đế Claudio II yêu cầu thánh nhân thôi cử hành các lễ nghi tôn giáo và chối bỏ đức tin. Chẳng những không nghe lời hoàng đế dự dỗ, thánh nhân còn tìm cách thuyết phục hoàng đế theo Kitô giáo. Hoàng đế Claudio tha tội chết cho Đức Cha Valentino, nhưng quản thúc người bằng cách giao người cho một gia đình quyền qúy trông coi. Đức Cha Valentino bị hoàng đế Aureliano bắt lần thứ hai và hoàng đế theo đuổi chính chánh sách bắt bớ các tín hữu kitô. Vì danh tiếng Giám Mục Valentino ngày càng lớn nên hoàng đế truyền lệnh cho lính Roma bắt người và mang người ra khỏi thành xử tử dọc đường Flaminia. Người bị đánh đòn và chặt đầu ngày 14 tháng 2 năm 273 thọ 97 tuổi.
Có nhiều giai thoại được kể lại liên quan tới thánh nhân. Trong thời gian bị quản thúc trong nhà gia đình quyền qúy ở Roma thánh nhân đã làm phép lạ cho cô con gái của gia đình này bị mù được sáng mắt. Người rất thương cô nên khi bị kết án tử hình, người gửi cho cô bức thư chào tạm biệt và ký tên ”Từ Valentino của cô”.
Một lần khác khi đi đạo, thánh nhân thấy một cặp trai gái cãi nhau. Ngài đến và trao cho họ một bông hồng và mời họ cùng cầm lấy nó trong tay. Đôi bạn trẻ được hòa giải và cùng nhau sánh bước. Một chuyện khác kể rằng ngài thành công trong việc gợi hứng cho tình yêu của họ bằng cách làm cho nhiều cặp bồ câu bay quanh trên đầu họ và trao đổi các cử chỉ yêu thương âu yếm nhau.
Có một câu chuyến khác nữa kể rằng Đức Cha Valentino đã kết hiệp hôn nhân cho một thiếu nữ kitô là Serapia với quan bách quản Roma Sabino. Hai người yêu nhau, nhưng cha mẹ nàng ngăn cản. Sau khi vượt thắng được khó khăn, thì người ta khám phá ra rằng Serapia bị bệnh nặng. Quan bách quản Sabino mời Đức Cha Valentino tới bên đầu giường của người yêu đang hấp hối, và xin ngài làm sao để anh ta không bao giờ xa rời người yêu nữa. Đức Cha Valentino rửa tội cho anh, và ban bí tích Hôn Phối cho hai người. Sau đó cả hai đều qua đời.
Chắc hẳn nguồn gốc lễ Tình Yêu đã là một nỗ lực của Giáo Hội Công Giáo biến đổi lễ kính thần phong phú trong thói quen bình dân ngoại giáo có tại Roma từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên. Lễ này được cử hanh trong các ngày từ 13 tới 15 tháng 2 là thời gian sửa soạn bắt đầu vào mùa xuân, được coi như thời gian tái sinh của vạn vật. Người ta lau chùi nhà cửa, rắc muối và một loại bột đặc biệt chung quanh nhà.
Vào giữa tháng hai các lễ nghi gọi là Lupercali bắt đầu. Đó là lễ kính thần Lupercus, là vị thần che chở ruộng đồng đã trồng tiả khỏi bị chó sói phá phách tấn công. Các tư tế thuộc nhiều nhóm khác nhau phục dịch trong các lễ nghi này đến hang đá, nơi con chó sói cái đã dưỡng nuôi bằng sữa của nó Romulus và Remus, là hai anh em đã thành lập thành Roma. Họ là con của thần Marx là thần chiến tranh và một người thuộc dòng nữ thần sắc đẹp Venus, nhưng bị bỏ trôi sông Tevere, và được con chó sói cái cứu và đem về nuôi dưỡng.
Dọc đường trong thành phố các tư tế rảy máu của vài con vật như dấu chỉ của sự phong phú. Sau đó phần chính của lễ hội là một loại xổ số. Người ta bỏ tên các người nam người nữ tôn thờ thần Lupercus vào một cái hòm, lắc đều lên, rồi cho một trẻ em rút thăm vài cặp. Các cặp năm nữ này sẽ sống yêu đương với nhau trong một năm để cho lễ nghi phong phú được hoàn tất. Năm sau sẽ có các cặp khác được chọn thay thế.
Năm 495 Đức Giáo Hoàng Gelasio viết một bức thư cho ông Andromaco, Chủ tịch Thượng Viện Roma, quở trách là tại sao đa số dân đã theo Kitô giáo rồi, mà nhiều kitô hữu vẫn còn tham dự các lễ hội ngoại giáo này. Năm 496 Đức Giáo Hoàng Gelasio bỏ lễ hội này, và thay vào đó bằng lễ thánh Valentino, là lễ của những người yêu nhau.
Cho đến nay các cặp tình nhân vẫn có truyền thống bắt chước câu của thánh Valentino để ký, thay vì đề tên riêng của mình trong các tấm thiệp. Dần dần ngày 14 tháng 2 đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp tình yêu và Thánh Valentino trở thành Thánh Bổn Mạng của các cặp tình nhân. Người ta mừng kỷ niệm ngày này bằng cách tặng cho nhau các bài thơ và tặng cho nhau những món qùa truyền thống là hoa hồng và sô cô la hình trái tim.
Trước đây ngày lễ này chỉ được mừng tại Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng ngày nay
nó đã lan sang hầu như mọi nước trên toàn thế giới. Tại Anh và Pháp lễ này đã được tổ chức từ thời trung cổ, nhưng đến thế kỷ XVII thói quen tặng thiệp cho người yêu mới được phổ biến. Hình ảnh thường thấy là hình trái tim, hoa hồng, mũi tên và vị thần tình yêu. Hiệp hội in thiệp mừng Hoa Kỳ cho biết mỗi năm có hơn 1 tỷ tấm thiệp được trao tay trong dịp này.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn linh Mục Andrea Ciucci, thuộc Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, về cuộc gặp gỡ này của Đức Thánh Cha Phanxicô với các bạn trẻ đã đính hôn.
Hỏi: Xin cha cho biết sơ qua về cuộc gặp gỡ nói trên của Đức Thánh Cha Phanxicô với các cặp bạn trẻ đính hôn?
Đáp: Điều mới mẻ đó là con số người tham dự. Ban đầu chúng tôi đã nghĩ tới một cuộc gặp gỡ với vài ngàn cặp bạn trẻ đính hôn tham dự, bởi vì cuộc gặp gỡ diễn ra vào ngày thứ sáu là ngày thường trong tuần. Trái lại, vào hạn chót ghi danh, tức vào cuối tháng giêng, chúng tôi đã có danh sách 17.000 bạn trẻ tham dự. Đây là điều qúa hay đẹp, khiến cho chúng tôi rất vui mừng, bởi vì nó có nghĩa đây là một thời điểm được chờ đợi và ước mong bởi biết bao nhiêu bạn trẻ đính hôn.
Hỏi: Việc ghi danh tham dự được thực hiện trên Internet, đa số các bạn trẻ đến từ Italia, hay cũng có các bạn trẻ đến từ các nơi khác trên thế giới thưa cha?
Đáp: Việc ghi danh chỉ được làm trên mạng Internet. Dĩ nhiên là đa số các bạn trẻ là người Italia, nhưng cũng có rất nhiều bạn trẻ đến từ các nơi khác trên thế giới. Các bạn trẻ cuối cùng ghi danh đến từ đảo Mauritius. Thế rồi cũng có các bạn trẻ đến từ London Anh quốc, họ lấy chuyến bay đầu tiên trong ngày 14 tháng 2 và lại lấy chuyến bay sau cùng của ngày để trở về London. Cũng có rất nhiều bạn trẻ đến từ Pháp, Slovenia, Slovakia; một ít người đến từ Hoa Kỳ, vài người đến từ Mêhicô. Tuy ít nhưng họ cũng đại diện cho các bạn trẻ toàn thế giới tham dự biến cố này.
Hỏi: Thưa cha Andrea, tuy hạn chót ghi danh tham dự là cuối tháng giêng, nhưng còn có thể ghi danh tham dự nữa hay không và qua ghi danh Hội Đồng Tòa Thánh Gia Đình hay như thế nào?
Đáp: Vẫn còn có thể ghi danh tham dự, vì con số 17.000 bạn trẻ tham dự đã thay đổi chương trình. Buổi gặp gỡ không diễn ra trong đại thính đường Phaolô VI ở nội thành Vaticăng như đã dự định nữa, nhưng sẽ diễn ra tại quảng trường thánh Phêrô. Vì thế có rất nhiều chỗ cho những ai muốn tham dự. Tuy nhiên, vẫn cần ghi danh bằng cách gửi email về địa chỉ events a còng family.va với tên gọi và tên họ của cặp đính hôn hay của nhóm, địa chỉ liên lạc và ngày cưới. Đây là điều quan trọng mà chúng tôi chú ý nhất. Tất cả các bạn trẻ tham dự buổi găp gỡ với Đức Thánh Cha là những người đã quyết định lấy nhau. Và đây cũng là đề tài của cuộc găp gỡ.
Hỏi: Buổi gặp gỡ ngày 14 tháng 2 của các bạn trẻ đình hôn với Đức Thánh Cha Phanxicô diễn ra đại khái như thế nào thưa cha? Đâu là các lúc chính của ngày lễ?
Đáp: Buổi gặp gỡ bắt đầu lúc 11 giờ. Trong khi chờ đợi Đức Thánh Cha các bạn trẻ lắng nghe chứng từ của vài cặp đính hôn kể lại lịch sử đính hôn của họ: những lúc tươi đẹp, quan trọng, các khó khăn vất vả, những lúc quyết định. Sẽ có một loạt các chứng từ, có các văn bản, thánh ca và thơ văn giúp các bạn trẻ suy tư. Vào lúc 12 giờ trưa Đức Thánh Cha sẽ ra quảng trường và đối thoại với vài cặp bạn trẻ về các đề tài nền tảng. Chúng ta cũng sẽ xem Đức Thánh Cha sẽ nhấn mạnh trên những điểm nào và muốn nhắn nhủ các bản trẻ đã đính hôn những gì, chắc chắn bằng cách lý luận trên sự lựa chọn và việc nói ”có” với nhau luôn mãi giữa hai bạn trẻ.
Hỏi: Thưa cha, đối với Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình biến cố này có ý nghĩa gì? Đâu là mục đích của nó, và tại sao lại quan trọng khi nhắm tới các người trẻ đã đính hôn với nhau?
Đáp: Đức Cha Vincenzo Paglia lưu ý và nói với chúng tôi rằng một trong những mục đích của Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình là đặt để gia đình vào trung tâm của cuộc sống văn hóa, chính trị, kinh tế, nhưng cũng vào trung tâm cuộc sống của Giáo Hội nữa.
Biến cố này là một trong những cách thức đặt để gia đình trở lại vào trung tâm trong nguồn gốc của nó, trong quyết định làm cho nó nảy sinh. Nòng cốt của biến cố này chính là việc nói lên sự lựa chọn hôn nhân. Việc khám phá ra con số các cặp đính hôn ghi danh tham dự đông đảo như thế khiến cho chúng tôi nói rằng: thật là không đúng, khi nghĩ rằng không còn ai lựa chọn cuộc sống hôn nhân nữa. Không, có biết bao nhiêu người trẻ, biết bao nhiêu thanh niên nam nữ ngày nay còn quyết định lấy nhau, và yêu thương nhau mãi mãi. Đây là dịp để cho Hội Đồng của chúng tôi tái nhấn mạnh thời gian lựa chọn của các bạn trẻ, và để nói với tất cả mọi người nam nữ trên thế giới này rằng nó là điều có thể làm được, và là điều hay đẹp. (RG 9-2-2014)
Câu chuyện truyền giáo: Paraguay -Tết Giáp Ngọ nơi xứ người
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
12:10 11/02/2014
PARAGUAY – TẾT GIÁP NGỌ NƠI XỨ NGƯỜI
Lễ Vĩnh Khấn của 2 Tu Sĩ SDB Việt Nam
19.00 tối ngày 31 tháng 1 năm 2014 (nhằm ngày 1 tết Giáp Ngọ) - lễ thánh Gioan Bosco, Đấng Sáng Lập Dòng Salêdiêng Don Bosco, Tỉnh Dòng Don Bosco tại Paraguay đã tổ chức lễ tuyên khấn trọn đời cho 3 Tu sĩ trẻ trong đó có 2 Tu Sĩ Salêdiêng Việt Nam là Vicente Bảo và Domingo Khanh đã đền Paraguay hơn 4 năm qua. Dip này anh em Việt Nam tại Paraguay có dịp tu hợp nhau để cầu nguyện cho nhau trong Thánh Lễ Vĩnh Khấn của anh em đồng hương Việt Nam và cũng dịp Mừng Năm Mới Giáp Ngọ tại quê người.
Có lần chúng tôi đã từng chia sẻ về đời sống truyền giáo của hai Tu sĩ trẻ Việt Nam thuộc Dòng Don Bosco đã đến Paraguay từ năm 2010. Sứ mạng của Dòng Don Bosco rất đặc biệt là rao giảng Tin Mừng cho thanh thiếu niên, cách riêng những em nghèo khổ, những trẻ em đường phố; đặc biệt chăm sóc các ơn gọi tông đồ; giáo dục đức tin trong các môi trường bình dân, đặc biệt với việc truyền thông xã hội; loan báo cho các dân tộc Tin Mừng mà họ chưa được nhận biết.
Từ nhiều năm nay, tỉnh Dòng Don Bosco tại Việt Nam đã gởi các tu sĩ trẻ vừa hoàn thành Triết học đến các quốc gia Nam Mỹ hay Phi châu để thực tập truyền giáo và sống cộng đoàn quốc tế vì các quốc gia Nam Mỹ hiện đang thiếu ơn gọi trầm trọng. Tình Dòng Don Bosco ở Paraguay có rất nhiều cơ sở lớn ở Thủ đô và các thành phố lớn, và nhân sự đến cả 100 thành viên với 3 giám mục đương nhiệm là Tu sĩ thuộc Dòng Don Bosco. Dù các linh mục của Dòng làm việc với giới trẻ rất hăng say, sống động nhưng vẫn không thu hút được giới trẻ dấn thân để trở thành những vụ mục tử trong tương lai do trào lưu tục hóa ảnh hưởng quá mạnh.
Hai anh em Salêdiêng Bảo – Khanh vừa tuyên khấn trọn đời trong một bầu khí đầy huynh đệ của anh em Dòng Don Bosco nhưng lại thiếu vắng những người thân từ quê nhà. Đời sống truyền giáo là vậy vì phải chấp nhận từ bỏ tất cả vì lý tưởng sống cho tha nhân, ngay cả trong ngày Vĩnh Khấn đáng nhớ này lại không có những người thân yêu nhất là cha mẹ và anh chị em ruột bên cạnh, thì xin phó thác trong tay Chúa. Chúng tôi còn nhớ vào trung tuần tháng 12 năm 2013 vừa qua trong dịp chịu chức linh mục của người anh em cùng Dòng bên Argentina (Xc. http://www.vietcatholic.net/News/Html/119607.htm), chính người anh em này cũng không có sự hiện diện của người thân trong ngày bước lên bàn thánh và chúng tôi cảm được sự thổn thức vì những hy sinh cao cả như vậy.
Những ngày đầu nơi xứ truyền giáo đối với hai anh em Salêdiêng Bảo – Khanh là một chuỗi những thách đố dù các vị hữu trách trong Dòng tại Paraguay luôn tạo điều kiện thuận lợi để anh em sớm hội nhập với cuộc sống. Trong thời gian đó, thỉnh thoảng hai anh em có đến thỉnh vấn chúng tôi như một người anh đi trước và chúng tôi luôn sẵn sàng giúp anh em về việc linh hướng trong giai đoạn đầy gian truân này. Vì sứ vụ của anh em là làm việc với giới trẻ nhưng lại là giới trẻ thứ thiệt “trẻ bụi đời đường phố” nên cần chịu đựng và kiên nhẫn.
Nhớ đến lời dạy của cha Thánh Bosco: “Xin cho con các linh hồn, còn những sự khác xin cứ lấy đi” khiến các thầy phải bình tâm lại. Rồi khi các thầy thấy các em bụi đời tiến bộ, dù rất chậm, là các thầy thấy vui, một niềm vui trong đời truyền giáo. Thầy Vicente Bảo sau 4 năm thực tập truyền giáo tại Paraguay, nay vừa được gởi đến Uruguay để học thần học để đợi ngày tiến chức, trong khi thầy Domingo Khanh chọn ơn gọi Tu Huynh để phục vụ suốt đời cho giới trẻ dù nhiều người và có thể phục vụ hiệu quả hơn trong đời sống thánh hiến.
Thánh lễ Vĩnh Khấn diễn ra thật sốt sắng và rất đông người tham dự dù không phải là ngày Chúa Nhật. Trong số 3 Tu Sĩ Vĩnh Khấn thì chỉ có 1 người là Paraguay và hai người còn lại là người Việt Nam dù trước đó người Paraguay đi tu rất đông nhưng lại xuất tu cũng đông.
Cha Giám tỉnh của Dòng Don Bosco người Paraguay rất trẻ, vui, năng động. Trước giờ lễ, cha giám tỉnh Dòng Don Bosco có hỏi thăm chúng tôi vì biết chúng tôi phụ trách huấn luyện của Dòng Ngôi Lời và là vị linh hướng cho hai anh em Vĩnh Khấn người Việt, và chúng tôi cũng báo cho ngài biết về ngày Tết truyền thống của người Việt Nam trùng vào hôm nay.
Khóa học Afectividad y Sexualidad hữu ích
Sau kỳ mục vụ mùa Hè với các em chủng sinh, chúng tôi tham dự một khóa học dành cho các nhà Đào tạo và các Giáo viên trung học về Afectividad và Sexualidad (Tình Cảm và Tình Dục) do nữ Giáo sư Tiến Sĩ Marie-Paul Ross người Canada giảng dạy. Khóa học gồm 40 giờ trong vòng 1 tuần lễ cấm cung để có thể tập trung sâu hơn về bộ môn mà lâu nay bị cho là khó nói và cấm kỵ đối với nhà tu.
Nữ Tiến sĩ Marie-Paul Ross là một Nữ tu Công Giáo người Canada đã có nhiều công trình nghiên cứu lớn trong giới học thuật và đã cho ra đời nhiều ấn phẩm nổi tiếng mà một trong số đó là tác phẩm vừa xuất bản năm 2013 có tựa đề là “La vie est plus forte que la mort” (Tạm dịch: “Sự sống mạnh hơn cái chết”). Dù đã bước qua tuổi 67 nhưng vị nữ tu này rất khỏe mạnh, giọng nói dõng dạc khi giảng thuyết và rất thu hút được người nghe. Dù tiếng mẹ đẻ là tiếng Pháp (vì Soeur người gốc Quebec, Canada) nhưng vị Nữ tu Tiến sĩ này lại nói thuần thục tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vì từng làm việc và giảng dạy tại các quốc gia Nam Mỹ. Soeur được mệnh danh là nhà Tình Dục Học đương đại và đã từng trị liệu cho nhiều trường hợp nan giải của những bậc tu trì và những đôi vợ chồng có vấn đề tế nhị này.
Dù có một bề dày kinh nghiệm và bằng cấp cao như thế nhưng vị nữ Tiến sĩ này rất giản dị, khiêm nhường và dễ gần, chỉ ngoại trừ trong giờ học là khá nghiêm túc và đúng giờ theo phong cách Tây phương. Soeur từng làm việc ở các quốc gia như Bolivia, Peru, Honduras, Brazil… vì thế Soeur hiểu rất rõ não trạng và văn hóa của người dân vùng Nam Mỹ nên những kinh nghiệm có thực mà Soeur chia sẻ đã giúp chúng tôi- những tu sĩ, những nhà đào tạo và những giáo viên đang phụ trách công việc “trồng người” trong thế giới đương đại biết những gì mình cần làm và những gì mình cần tránh. Những câu hỏi hóc búa được đặt ra từ những tham dự viên, trong đó có những vị đang là Bề trên Giám tỉnh, và vị Nữ tu Tiến sĩ này đã giải thích cho chúng tôi một cách cặn kẽ, rõ ràng và thỉnh thoảng pha một chút hài hước khiến cho khóa học giảm bớt đi những căng thẳng, nhàm chán. Chúng tôi thiết nghĩ tại sao những người có bằng cấp cao, hiểu biết rộng và tuổi đời cũng đáng bậc tiền bối như vị Nữ tu Tiến sĩ này lại rất khiêm nhường trong khi một số người khác chẳng là gì nhưng khi có được một chức vụ gì đó hay có một số bậc tu trì vừa chịu chức linh mục lại phách lối và xem người khác, những người đáng bậc cha chú mình, ngay cả những người từng dạy dỗ mình chẳng ra gì. Phải chăng họ bị một căn bệnh ấu trĩ nào đó mà trong giai đoạn đào tạo mà họ cố em nhẹm “nín thở qua sông” đê đến khi mọi sự đâu vào đó rồi họ mới lòi cái đuôi mình ra!
Chính khóa học dù chỉ 40 giờ nhưng đã giúp chúng tôi nhận rõ con người thật của mình hơn như nhà Hiền Triết Hy Lạp Socrate đã dạy cho các môn sinh mình: “Hỡi người, hãy tự biết mình”. “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” sẽ làm phương châm sống cho chúng tôi trong hành trình của cuộc sống truyền giáo của mình vì nếu một ngày nào đó chúng tôi không biết mình là ai thì chúng tôi đã đánh mất chính bản thân mình, và lúc đó có lẽ chúng tôi sẽ trở thành là một người khác. Xin Chúa cho con biết con để con nhận ra Chúa qua những người con đang phục vụ, nhất là trong việc trồng người là những nhà truyền giáo tương lai mà con đang đảm nhận để Giáo Hội mỗi ngày có thêm những vị mục tử như lòng Chúa mong ước.
Paraguay, 11 tháng 2 năm 2014 – Lễ Mẹ Lộ Đức
Lễ Vĩnh Khấn của 2 Tu Sĩ SDB Việt Nam
19.00 tối ngày 31 tháng 1 năm 2014 (nhằm ngày 1 tết Giáp Ngọ) - lễ thánh Gioan Bosco, Đấng Sáng Lập Dòng Salêdiêng Don Bosco, Tỉnh Dòng Don Bosco tại Paraguay đã tổ chức lễ tuyên khấn trọn đời cho 3 Tu sĩ trẻ trong đó có 2 Tu Sĩ Salêdiêng Việt Nam là Vicente Bảo và Domingo Khanh đã đền Paraguay hơn 4 năm qua. Dip này anh em Việt Nam tại Paraguay có dịp tu hợp nhau để cầu nguyện cho nhau trong Thánh Lễ Vĩnh Khấn của anh em đồng hương Việt Nam và cũng dịp Mừng Năm Mới Giáp Ngọ tại quê người.
Từ nhiều năm nay, tỉnh Dòng Don Bosco tại Việt Nam đã gởi các tu sĩ trẻ vừa hoàn thành Triết học đến các quốc gia Nam Mỹ hay Phi châu để thực tập truyền giáo và sống cộng đoàn quốc tế vì các quốc gia Nam Mỹ hiện đang thiếu ơn gọi trầm trọng. Tình Dòng Don Bosco ở Paraguay có rất nhiều cơ sở lớn ở Thủ đô và các thành phố lớn, và nhân sự đến cả 100 thành viên với 3 giám mục đương nhiệm là Tu sĩ thuộc Dòng Don Bosco. Dù các linh mục của Dòng làm việc với giới trẻ rất hăng say, sống động nhưng vẫn không thu hút được giới trẻ dấn thân để trở thành những vụ mục tử trong tương lai do trào lưu tục hóa ảnh hưởng quá mạnh.
Hai anh em Salêdiêng Bảo – Khanh vừa tuyên khấn trọn đời trong một bầu khí đầy huynh đệ của anh em Dòng Don Bosco nhưng lại thiếu vắng những người thân từ quê nhà. Đời sống truyền giáo là vậy vì phải chấp nhận từ bỏ tất cả vì lý tưởng sống cho tha nhân, ngay cả trong ngày Vĩnh Khấn đáng nhớ này lại không có những người thân yêu nhất là cha mẹ và anh chị em ruột bên cạnh, thì xin phó thác trong tay Chúa. Chúng tôi còn nhớ vào trung tuần tháng 12 năm 2013 vừa qua trong dịp chịu chức linh mục của người anh em cùng Dòng bên Argentina (Xc. http://www.vietcatholic.net/News/Html/119607.htm), chính người anh em này cũng không có sự hiện diện của người thân trong ngày bước lên bàn thánh và chúng tôi cảm được sự thổn thức vì những hy sinh cao cả như vậy.
Những ngày đầu nơi xứ truyền giáo đối với hai anh em Salêdiêng Bảo – Khanh là một chuỗi những thách đố dù các vị hữu trách trong Dòng tại Paraguay luôn tạo điều kiện thuận lợi để anh em sớm hội nhập với cuộc sống. Trong thời gian đó, thỉnh thoảng hai anh em có đến thỉnh vấn chúng tôi như một người anh đi trước và chúng tôi luôn sẵn sàng giúp anh em về việc linh hướng trong giai đoạn đầy gian truân này. Vì sứ vụ của anh em là làm việc với giới trẻ nhưng lại là giới trẻ thứ thiệt “trẻ bụi đời đường phố” nên cần chịu đựng và kiên nhẫn.
Nhớ đến lời dạy của cha Thánh Bosco: “Xin cho con các linh hồn, còn những sự khác xin cứ lấy đi” khiến các thầy phải bình tâm lại. Rồi khi các thầy thấy các em bụi đời tiến bộ, dù rất chậm, là các thầy thấy vui, một niềm vui trong đời truyền giáo. Thầy Vicente Bảo sau 4 năm thực tập truyền giáo tại Paraguay, nay vừa được gởi đến Uruguay để học thần học để đợi ngày tiến chức, trong khi thầy Domingo Khanh chọn ơn gọi Tu Huynh để phục vụ suốt đời cho giới trẻ dù nhiều người và có thể phục vụ hiệu quả hơn trong đời sống thánh hiến.
Cha Giám tỉnh của Dòng Don Bosco người Paraguay rất trẻ, vui, năng động. Trước giờ lễ, cha giám tỉnh Dòng Don Bosco có hỏi thăm chúng tôi vì biết chúng tôi phụ trách huấn luyện của Dòng Ngôi Lời và là vị linh hướng cho hai anh em Vĩnh Khấn người Việt, và chúng tôi cũng báo cho ngài biết về ngày Tết truyền thống của người Việt Nam trùng vào hôm nay.
Khóa học Afectividad y Sexualidad hữu ích
Sau kỳ mục vụ mùa Hè với các em chủng sinh, chúng tôi tham dự một khóa học dành cho các nhà Đào tạo và các Giáo viên trung học về Afectividad và Sexualidad (Tình Cảm và Tình Dục) do nữ Giáo sư Tiến Sĩ Marie-Paul Ross người Canada giảng dạy. Khóa học gồm 40 giờ trong vòng 1 tuần lễ cấm cung để có thể tập trung sâu hơn về bộ môn mà lâu nay bị cho là khó nói và cấm kỵ đối với nhà tu.
Dù có một bề dày kinh nghiệm và bằng cấp cao như thế nhưng vị nữ Tiến sĩ này rất giản dị, khiêm nhường và dễ gần, chỉ ngoại trừ trong giờ học là khá nghiêm túc và đúng giờ theo phong cách Tây phương. Soeur từng làm việc ở các quốc gia như Bolivia, Peru, Honduras, Brazil… vì thế Soeur hiểu rất rõ não trạng và văn hóa của người dân vùng Nam Mỹ nên những kinh nghiệm có thực mà Soeur chia sẻ đã giúp chúng tôi- những tu sĩ, những nhà đào tạo và những giáo viên đang phụ trách công việc “trồng người” trong thế giới đương đại biết những gì mình cần làm và những gì mình cần tránh. Những câu hỏi hóc búa được đặt ra từ những tham dự viên, trong đó có những vị đang là Bề trên Giám tỉnh, và vị Nữ tu Tiến sĩ này đã giải thích cho chúng tôi một cách cặn kẽ, rõ ràng và thỉnh thoảng pha một chút hài hước khiến cho khóa học giảm bớt đi những căng thẳng, nhàm chán. Chúng tôi thiết nghĩ tại sao những người có bằng cấp cao, hiểu biết rộng và tuổi đời cũng đáng bậc tiền bối như vị Nữ tu Tiến sĩ này lại rất khiêm nhường trong khi một số người khác chẳng là gì nhưng khi có được một chức vụ gì đó hay có một số bậc tu trì vừa chịu chức linh mục lại phách lối và xem người khác, những người đáng bậc cha chú mình, ngay cả những người từng dạy dỗ mình chẳng ra gì. Phải chăng họ bị một căn bệnh ấu trĩ nào đó mà trong giai đoạn đào tạo mà họ cố em nhẹm “nín thở qua sông” đê đến khi mọi sự đâu vào đó rồi họ mới lòi cái đuôi mình ra!
Chính khóa học dù chỉ 40 giờ nhưng đã giúp chúng tôi nhận rõ con người thật của mình hơn như nhà Hiền Triết Hy Lạp Socrate đã dạy cho các môn sinh mình: “Hỡi người, hãy tự biết mình”. “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” sẽ làm phương châm sống cho chúng tôi trong hành trình của cuộc sống truyền giáo của mình vì nếu một ngày nào đó chúng tôi không biết mình là ai thì chúng tôi đã đánh mất chính bản thân mình, và lúc đó có lẽ chúng tôi sẽ trở thành là một người khác. Xin Chúa cho con biết con để con nhận ra Chúa qua những người con đang phục vụ, nhất là trong việc trồng người là những nhà truyền giáo tương lai mà con đang đảm nhận để Giáo Hội mỗi ngày có thêm những vị mục tử như lòng Chúa mong ước.
Paraguay, 11 tháng 2 năm 2014 – Lễ Mẹ Lộ Đức
Lẽ mầu nhiệm của sự chết và ân sủng của Thiên Chúa .
Pt Huỳnh Mai Trác
17:04 11/02/2014
Sáng thứ năm, Đức Thánh Cha suy niệm về lẽ mầu nhiệm của sự chết, nói về việc cầu xin Thiên Chúa cho được ba ân huệ như sau : được chết trong Giáo Hội, chết trong niềm hy vọng và lưu lại như một chứng tá của người Kitô hữu .
Bài đọc một kể lại sự chết của vua Davít, sau khi đã cai quản nhân dân của mình và Davít đã chết giữa lòng dân chúng của mình” . Vua Davít thuộc về dân của Chúa . Davít đã phạm trọng tội, mặc dù là tội lỗi nhưng ông không bao giờ xa dân Chúa !”
Ông là người tội lỗi , vâng, nhưng không phải là người phản phúc ! Vâng, đó là một ân sủng : là ở lại đến giây phút cuối cùng với dân Chúa . Cầu xin làm sao để được chết giữa lòng Giáo Hội, ở giữa dân Chúa . Đó là điểm thứ nhất tôi cần nhấn mạnh . Chúng ta cũng vậy, cầu xin được chết tại nhà mình . Chết tại nhà, trong Giáo Hội . Đó là một ân sủng ! (Điều này không thể mua được ! Đó là một ân huệ của Chúa và chính chúng ta phải cầu xin điều ấy !”
“Lạy Chúa, xin cho con được chết tại nhà trong lòng Giáo Hội ! Vâng chúng con là những người tội lỗi ! Nhưng chúng con không phải là những tên phản phúc, không ! hủ hóa hư hỏng , không! Và Giáo Hội là người mẹ làm cho chúng ta trở nên sạch: người mẹ sẽ giặt sạch mọi dơ bẩn của chúng con !” .
Suy niệm thứ hai là vua Davít chết trong bình an, thanh thản và êm dịu ! ra đi về thế giới bên kia với tổ tiên .” Đây cũng là một ân huệ khác : chết trong niềm hy vọng, trong ý thức là thế giới bên kia đang chờ đợi chúng ta ; và bên kia cũng là nhà, là gia đình như vậy chúng ta không còn cô đơn “ . Đó là một ân huệ chúng ta cần phải cầu xin bởi vì chúng ta biết rằng đời sống là một cuộc chiến đấu không ngừng vì quỷ dữ luôn muốn có chiến lợi phẩm .”
“Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã nói, vào những giây phút cuối cùng có một cuộc phấn đấu trong tâm hồn và khi Bà nghĩ về tương lai, những gì đang chờ đợi Bà trên trời thì Bà nghe một tiếng nói: “Nhưng đừng quá ngu si, đời sau chỉ là bóng tối đang chờ đợi ngươi . Chỉ là bóng tối và hư không đang chờ đợi ngươi! Đó là lời của quỷ dữ, lời của ma quỷ, chúng không muốn Bà đến với Chúa “.
Chết trong hy vọng và chết trong kỳ vọng vào Thiên Chúa ! Hãy cầu xin Chúa ân huệ này; Nhưng hãy phú thác vào Thiên Chúa ngay từ giờ phút này, trong những công việc nhỏ nhặt hằng ngày cũng như các vấn đề trọng đại khác : luôn luôn ký thác mọi sự trong tay Chúa . Một khi đã có thái độ tin tưởng ký thác thì niềm hy vọng càng lớn lên . Hãy chết trong nhà của mình trong niềm hy vọng “ .
Suy niệm thứ ba là gia nghiệp mà vua Davit đã để lại . Có rất nhiều điều xấu xa về gia nghiệp đó là những chia rẻ trong gia đình “. Tuy vậy vua Davit đã để lại gia sản của 40 năm cai trị đất nước là một dân tộc hùng mạnh và đòan kết .”
“Theo một ngạn ngữ rất phổ biến là những người đàn ông thường ước muốn để lại trong đời sống một đứa con trai, trồng một cây cao và viết một quyển sách : đó là một gia sản quý báu! “ .
Như vậy Đức Thánh Cha hỏi mỗi người tự đặt câu hỏi là “ Phần tôi tôi để lại gia sản gì cho hậu thế? Một gia sản về cuộc sống ? Tôi có nhiều tài sản đến nỗi nhiều người muốn nhận tôi làm cha hay làm mẹ ? Tôi có trồng một cây cao không ? Tôi có để lại sự khôn ngoan cho đời không ? Tôi có viết nên một quyển sách không ?
Vua Davít đã để lại một gia nghiệp cho con trai của ngài : “ Hãy hùng mạnh và chứng tỏ là một vĩ nhân . Hãy giữ luật Chúa, Chúa của ngươi, bằng cách thi hành và tuân theo lề luật của Thiên Chúa !” .
“Gia nghiệp này chính là chứng tá của một Kitô hữu truyền lại cho những người khác . Và chắc chắn đã có nhiều người đã để lại những gia nghiệp đồ sộ ; chúng ta hãy nghĩ đến các Thánh đã sống vững mạnh theo Phúc Âm, và để lại cho chúng ta con đường đi đến sự sống và như một gia sản quý báu .”
Đó là ba điều suy niệm đến trong tâm tư của tôi khi đọc đọan nói về cái chết của vua Davít : hãy cầu xin được chết tại nhà mình trong lòng Giáo Hội, cầu xin được chết trong hy vọng, và cầu được lưu lại một gia sản tốt đẹp, một gia sản nhân bản, một gia sản làm chứng tá cho một đời sống của người Kitô hữu . Ước gì vua Thánh Davít giúp chúng ta có được ba ân huệ trên . (Nguồn Tin : News.va)
Bài đọc một kể lại sự chết của vua Davít, sau khi đã cai quản nhân dân của mình và Davít đã chết giữa lòng dân chúng của mình” . Vua Davít thuộc về dân của Chúa . Davít đã phạm trọng tội, mặc dù là tội lỗi nhưng ông không bao giờ xa dân Chúa !”
Ông là người tội lỗi , vâng, nhưng không phải là người phản phúc ! Vâng, đó là một ân sủng : là ở lại đến giây phút cuối cùng với dân Chúa . Cầu xin làm sao để được chết giữa lòng Giáo Hội, ở giữa dân Chúa . Đó là điểm thứ nhất tôi cần nhấn mạnh . Chúng ta cũng vậy, cầu xin được chết tại nhà mình . Chết tại nhà, trong Giáo Hội . Đó là một ân sủng ! (Điều này không thể mua được ! Đó là một ân huệ của Chúa và chính chúng ta phải cầu xin điều ấy !”
“Lạy Chúa, xin cho con được chết tại nhà trong lòng Giáo Hội ! Vâng chúng con là những người tội lỗi ! Nhưng chúng con không phải là những tên phản phúc, không ! hủ hóa hư hỏng , không! Và Giáo Hội là người mẹ làm cho chúng ta trở nên sạch: người mẹ sẽ giặt sạch mọi dơ bẩn của chúng con !” .
Suy niệm thứ hai là vua Davít chết trong bình an, thanh thản và êm dịu ! ra đi về thế giới bên kia với tổ tiên .” Đây cũng là một ân huệ khác : chết trong niềm hy vọng, trong ý thức là thế giới bên kia đang chờ đợi chúng ta ; và bên kia cũng là nhà, là gia đình như vậy chúng ta không còn cô đơn “ . Đó là một ân huệ chúng ta cần phải cầu xin bởi vì chúng ta biết rằng đời sống là một cuộc chiến đấu không ngừng vì quỷ dữ luôn muốn có chiến lợi phẩm .”
“Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã nói, vào những giây phút cuối cùng có một cuộc phấn đấu trong tâm hồn và khi Bà nghĩ về tương lai, những gì đang chờ đợi Bà trên trời thì Bà nghe một tiếng nói: “Nhưng đừng quá ngu si, đời sau chỉ là bóng tối đang chờ đợi ngươi . Chỉ là bóng tối và hư không đang chờ đợi ngươi! Đó là lời của quỷ dữ, lời của ma quỷ, chúng không muốn Bà đến với Chúa “.
Chết trong hy vọng và chết trong kỳ vọng vào Thiên Chúa ! Hãy cầu xin Chúa ân huệ này; Nhưng hãy phú thác vào Thiên Chúa ngay từ giờ phút này, trong những công việc nhỏ nhặt hằng ngày cũng như các vấn đề trọng đại khác : luôn luôn ký thác mọi sự trong tay Chúa . Một khi đã có thái độ tin tưởng ký thác thì niềm hy vọng càng lớn lên . Hãy chết trong nhà của mình trong niềm hy vọng “ .
Suy niệm thứ ba là gia nghiệp mà vua Davit đã để lại . Có rất nhiều điều xấu xa về gia nghiệp đó là những chia rẻ trong gia đình “. Tuy vậy vua Davit đã để lại gia sản của 40 năm cai trị đất nước là một dân tộc hùng mạnh và đòan kết .”
“Theo một ngạn ngữ rất phổ biến là những người đàn ông thường ước muốn để lại trong đời sống một đứa con trai, trồng một cây cao và viết một quyển sách : đó là một gia sản quý báu! “ .
Như vậy Đức Thánh Cha hỏi mỗi người tự đặt câu hỏi là “ Phần tôi tôi để lại gia sản gì cho hậu thế? Một gia sản về cuộc sống ? Tôi có nhiều tài sản đến nỗi nhiều người muốn nhận tôi làm cha hay làm mẹ ? Tôi có trồng một cây cao không ? Tôi có để lại sự khôn ngoan cho đời không ? Tôi có viết nên một quyển sách không ?
Vua Davít đã để lại một gia nghiệp cho con trai của ngài : “ Hãy hùng mạnh và chứng tỏ là một vĩ nhân . Hãy giữ luật Chúa, Chúa của ngươi, bằng cách thi hành và tuân theo lề luật của Thiên Chúa !” .
“Gia nghiệp này chính là chứng tá của một Kitô hữu truyền lại cho những người khác . Và chắc chắn đã có nhiều người đã để lại những gia nghiệp đồ sộ ; chúng ta hãy nghĩ đến các Thánh đã sống vững mạnh theo Phúc Âm, và để lại cho chúng ta con đường đi đến sự sống và như một gia sản quý báu .”
Đó là ba điều suy niệm đến trong tâm tư của tôi khi đọc đọan nói về cái chết của vua Davít : hãy cầu xin được chết tại nhà mình trong lòng Giáo Hội, cầu xin được chết trong hy vọng, và cầu được lưu lại một gia sản tốt đẹp, một gia sản nhân bản, một gia sản làm chứng tá cho một đời sống của người Kitô hữu . Ước gì vua Thánh Davít giúp chúng ta có được ba ân huệ trên . (Nguồn Tin : News.va)
Một năm sau ngày Đức Bênêđíctô XVI từ chức: thư từ trở lại với Hans Kung
Vũ Văn An
21:26 11/02/2014
Một năm trước đây, Đức Bênêđíctô XVI công bố ý định từ chức và lui về cuộc sống cầu nguyện và suy tư riêng. Ngài đã trung tín với ý định ấy và sống trọn cam kết của ngài đối với Giáo Hội, được chăm sóc bởi người kế vị mà chính ngài không biết sẽ là ai.
Ngày ấy, bạn đang ở đâu
Nhân dịp này có người đặt câu hỏi: ngày ấy bạn đang ở đâu, khi nghe tin Đức Bênêđíctô XVI từ chức? Tác giả câu hỏi này chính là Edward Peters, giáo sư luật học nổi tiếng và là cố vấn của Tòa Án Tối Cao Rôma. Ôn cho hay: ngày ấy, mọi sự đều bình thường. Ông bước vào văn phòng của ông tại Đại Chủng Viện Thánh Tâm, tại Detroit, để chuẩn bị lên lớp. Điện thoại reo nhưng ông bận kiểm soát điện thư trước cái đã. Trong các điện thư này có lời một đài phát tin địa phương yêu cầu phỏng vấn ông về thủ tục giáo luật đối với việc một giáo hoàng từ nhiệm. Ông tặc lưỡi thầm nhủ: “tin tức gì mà kỳ thế này, lại muốn phỏng vấn một người về một thủ tục chỉ được dùng mỗi 500 năm một lần”. Ông thầm nghĩ: sẽ bảo đài phát tin gặp ông vài tháng sau, nếu muốn biết việc này!
Thế rồi, ông kiểm soát các lời nhắn trong điện thoại, cũng lại thấy lời yêu cầu được phỏng vấn ông về thủ tục từ chức của một giáo hoàng. Ông tự nghĩ: sao cái anh chàng này kiên trì quá vậy, hết nhắn qua điện thư, lại nhắn qua điện thoại. Nhưng lần này có khác, đài phát tin này khác với đài phát tin kia. Như vậy hẳn là có chuyện chi đây!
Ông bèn vào trực tuyến và kìa có tin “xét đánh” xác nhận Đức Bênêđíctô XVI tuyên bố từ chức. Mấy phút sau, văn phòng tòa tổng giám mục gọi cho ông và chuyển lời đức TGM Vigneron muốn ông tham dự cuộc họp báo với ngài trong một giờ sau. Lần đầu tiên, ông phải hủy bỏ lớp La Tinh (Peters từng dịch bộ giáo luật năm 1917 từ La Tinh qua tiếng Anh).
Ông thực hiện tới 10 cuộc phỏng vấn trong những ngày tiếp theo và bắt đầu viết “blog” về nhiều vấn đề giáo luật xem ra đáng bàn. Những điều còn lại đã trở thành lịch sử.
Dọn đường cho Đức Phanxicô
Nhà báo John L. Allen, nhân cơ hội này, cho hay vì Đức Phanxicô đang “khuấy động” nhiều vấn đề trong Giáo Hội Công Giáo, nên nhiều người cho rằng ngài đang thực hiện một cuộc cách mạng. Nhưng thực ra, hành vi có tính cách mạng hơn hết của một vị giáo hoàng, ít nhất trong 600 năm nay, đã diễn ra cách nay một năm và hành vi ấy không phải là của Đức Phanxicô.
Thực vậy, ngày 11 tháng Hai năm 2013, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã dùng cuộc họp của các Hồng Y bàn về việc phong thánh cho một số vị chân phước để làm mọi người sửng sốt khi loan báo rằng ngài có ý định từ chức và việc từ chức này sẽ có hiệu lực vào 8 giờ tối ngày 28 tháng Hai, năm 2013, giờ Rôma. Tin này hoàn toàn là một ngạc nhiên đối với mọi người, ngoại trừ các nhân viên thân tín. Nó đã dọn đường cho nhiều diễn biến lịch sử sau đó.
Sau này, một vị Hồng Y cho hay: ngài tiếp tục ngồi lại tại căn phòng sau khi phiên họp kết thúc, mà vẫn chưa hiểu chuyện gì thực sự đã xẩy ra. Ngài ôn lại lời nói bằng tiếng La Tinh của Đức Bênêđíctô nhiều lần để biết chắc là mình hiểu đúng.
Đã đành là đã có những vị giáo hoàng từ chức trước ngài rồi, nhưng hoàn cảnh đưa tới việc từ chức thì không hoàn cảnh nào đáng lưu ý như hoàn cảnh của Đức Bênêđíctô XVI. Lần này, không hề có quân đội ngoại quốc đe dọa, không hề có cả ly khai nội bộ, vậy mà ngài vẫn tự ý từ chức, quyết định tiếp tục sống tại Vatican và thề “vâng lời vô điều kiện” bất cứ vị nào kế nhiệm mình.
Đức Phanxicô được ca ngợi là người khiêm nhường, nhưng hành vi từ nhiệm của Đức Bênêđíctô phải được coi là tuyệt đỉnh của đức khiêm nhường nơi một vị giáo hoàng. Ngài đã đi từ vô ngộ tới gần như vô hình, không còn ai thấy nữa.
Ngay sau lời tuyên bố, người ta bắt đầu đi tìm lý do của việc từ chức này. Dù ngài trưng tuổi già và sức khoẻ làm lý do, nhưng một số quan sát viên tự hỏi phải chăng ngài mất tinh thần về vụ rò rỉ đầy tai tiếng, kết thúc bằng việc viên quản gia của ngài bị bắt. Nhiều người khác đồ đoán về “nhóm vận động đồng tính” mơ hồ tại Vatican…
Báo chí Ý tha hồ vẽ ra đủ thứ lý do khác. Bất cứ vì lý do nào, Allen cũng tin rằng việc Đức Bênêđíctô từ chức đã dọn đường cho việc bầu Đức HY Jorge Mario Bergoglio của Á Căn Đình làm tân giáo hoàng.
Thứ nhất, sự kiện biến việc từ chức thành một khả thể sống động, trên thực tế, đã loại tuổi tác và sức khỏe ra khỏi các vấn đề của việc đầu phiếu. Trong quá khứ, sự khôn ngoan đã thành qui ước cho rằng vác vị Hồng Y nên chọn một ứng viên ở tuổi giữa 60. Già hơn, sẽ có một triều giáo hoàng ngắn hạn; trẻ hơn, sẽ phải đối diện với một triều giáo hoàng quá dài.
Việc từ chức đã cung cấp một lối thoát bí, ở cả hai đầu. Nếu vị giáo hoàng già lâm bệnh, ngài có thể tự ý đứng sang một bên và chấm dứt cảnh tê liệt mà một giáo hoàng kém sức khỏe có thể gây ra. Một giáo hoàng trẻ cũng vẫn có thể từ chức sau khi vòng cung sáng tạo của triều đại mình đã không còn, dọn đường cho một hướng đi mới.
Không có có van xì hơi ấy, các vị Hồng Y chắc đã phải do dự nhiều lắm mới dám bầu một Hồng Y đã 76 tuổi lại mất một lá phổi lên kế vị.
Thứ hai, sự kiện các Hồng Y bầu một giáo hoàng sau một vụ từ chức chứ không phải qua đời đã thay đổi tâm lý của diễn trình. Sẽ không có cao trào tiếc thương cũng như ca tụng vị giáo hoàng quá cố; sẽ không có đám đông vĩ đại các người đến khóc thương tại Rôma, không có những cáo phó lâm ly của báo chí hoàn cầu, không có những xúc cảm trào dâng trong thánh lễ an táng, nghĩa là không có những sức mạnh khiến các vị Hồng Y không dám lựa chọn một bước tách biệt khỏi vị giáo hoàng quá cố.
Việc từ chức giúp các Hồng Y có cái nhìn có tính phê phán hơn. Nhờ thế, mà người ta cho rằng cuộc bầu cử giáo hoàng năm 2013 là cuộc bầu cử giáo hoàng phản giới nắm quyền (anti-establishment) nhiều nhất trong 100 năm nay. Các Hồng Y không hẳn bác bỏ giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI, một giáo huấn mà đa số các ngài ca ngợi, nhưng bác bỏ các khuôn mẫu quản trị Vatican mà các ngài tin đã trở thành tê liệt không hoạt động được nữa. Các ngài muốn có thay đổi và Đức Phanxicô đã được chọn vì thế.
Cuối cùng, việc từ chức khuyến khích các Hồng Y hướng về một người ngoại cuộc ở Châu Mỹ La Tinh rất ít kinh nghiệm Vatican vì, thành thực mà nói, một vài vị hẳn nghĩ rằng nếu tân giáo hoàng không thành công, vài năm sau, các ngài vẫn có thể trở lại để chọn một vị khác.
Người Công Giáo vốn tin rằng Chúa Thánh Thần hướng dẫn diễn trình bầu chọn một giáo hoàng. Nhưng trên bình diện phàm trần hơn, động lực hàng đầu trong chuỗi sự kiện dẫn tới Đức Phanxicô, theo Allen, quả là Đức Bênêđíctô XVI, một nhà cách mạng rõ ràng, người đã quay bánh xe lịch sử cách nay một năm.
Đức Bênêđíctô thư từ lại với Hans Kung
Nhà báo Rocco Palmo thì thuật lại một số sinh hoạt thường lệ của Đức Bênêđíctô XVI trong năm qua. Nói chung, vị giáo hoàng hưu trí “đã giữ đúng kế hoạch hưu trí của ngài là ‘ẩn dật khỏi thế gian’”. Người ta cho rằng tại Tu Viện Mater Ecclesiae cũ, phần lớn thì giờ của ngài được dành cho “những người bạn cũ” tức các cuốn sách của ngài, như ngài vốn gọi chúng. Ngài vẫn tiếp tục nghiên cứu thần học, tuy không viết lách nữa. Sau cuộc cuốc bộ trong Vườn Vatican vào lúc trưa, ngài thường chơi dương cầm. Bạn bè vẫn lui tới, nhưng chỉ là những bạn bè rất thân, lâu đời ngày trước, những người không dễ gì tiết lộ nội dung các cuộc chuyện trò.
Tuy nhiên, thư từ thì có khác. Ngài từng viết thư khá dài cho một tác giả vô thần hồi tháng Mười Một và được đăng trên tờ La Republica với sự thuận tình của ngài và ấn bản gần đây của tờ báo này cho hay: Đức Bênêđíctô XVI bắt đầu thư từ lại với Hans Kung, đồng nghiệp trở thành đối thủ đã nửa thế kỷ nay, người ngài đã mời ăn tối sau khi được bầu làm giáo hoàng, khiến nhiều người xầm xì bàn tán.
Trong một ghi chú đề ngày 24 tháng Giêng về cuộc phỏng vấn của tờ Republica, Kung cho hay Đức Bênêđíctô tâm sự rằng: “tôi rất biết ơn vì được liên kết với một sự đồng hóa vĩ đại về quan điểm và một tình bạn trong tâm hồn với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Hiện nay, tôi coi việc ủng hộ triều giáo hoàng của ngài bằng cầu nguyện là công việc duy nhất và sau cùng của tôi”.
Về phần mình, Kung ca ngợi người bạn cũ của mình đã “nghĩ tới định mệnh của Giáo Hội hơn là nghĩ tới chính mình”.
Dù tin đồn ngài có thể cho xuất bản một tác phẩm khác do tự tay ngài viết đã bị bác bỏ, nhưng nhà báo Đức từng vô thần nhưng sau trở thành người phỏng vấn Đức Bênêđíctô XVI rất được ưa chuộng là Peter Seewald sắp sửa cho ra đời cuốn tiểu sử về vị giáo hoàng thứ 265 này của Giáo Hội, do cơ sở xuất bản của Vatican (LEV) phát hành. Cuộc phỏng vấn vị giáo hoàng này vào mùa hè năm 2012 tại Castel Gandolfo vốn chưa được công bố.
Đánh dấu một năm ngài hưu trí, Đức TGM Georg Gänswein, thư ký riêng của ngài và hiện đứng đầu phủ giáo hoàng, lên tiếng bênh vực ngài, cho rằng với Đức Bênêđíctô XVI “thước đo việc làm của một người, cách người này thực hiện công việc, không phải là điều truyền thông đại chúng viết mà là điều gì đúng trước mặt Thiên Chúa và trước lương tâm… Và nếu công bằng ra, lịch sử cuối cùng sẽ phản ảnh điều này”.
Từ ngày rời Tòa Phêrô đến nay, Đức Bênêđíctô chỉ mới rời Vatican một lần để tới Bệnh Viện Đa Khoa Gemelli ở Rôma để thăm người anh đang nằm điều trị ở đấy là Đức Georg Ratzinger. Ngoài ra, trong một chương trình đặc biệt mừng sinh nhật thứ 90 của Đức Ông, người ta thấy Đức Bênêđíctô chuyện vãn ít phút với người điều khiển chương trình.
Được vị kế nhiệm ví như “người ông khôn ngoan đang sống trong gia đình”, Đức Bênêđíctô có tới thăm đáp lễ Đức Phanxicô dịp Lễ Giáng Sinh và được vị kế nhiệm mời ăn trưa tại Nhà Thánh Marta. Biết vị tiền nhiệm thích Castel Gandolfo, Đức Phanxicô đích thân mời ngài tới ở đó bất cứ lúc nào ngài muốn, nhưng vị tiền nhiệm đã từ khước lời mời này, không những thế, còn khuyên vị kế nhiệm biến nó thành “nhà” của mình. Vị kế nhiệm không mấy hứng thú với gợi ý ấy, nên đã chọn ở lại với cái nóng mùa hè của Vatican.
Trong những “từ bỏ” của Đức Bênêđíctô XVI, có lẽ việc từ bỏ không tham dự các buổi gặp gỡ hàng năm của các cựu học trò tiến sĩ, như từng diễn ra trong suốt 40 năm qua, có lẽ là từ bỏ khó khăn hơn cả. Dù thế, cuộc gặp gỡ năm 2013 cũng vớt vát được phần nào, vì sau khi thảo luận về đề tài “Vấn Đề Thiên Chúa Trong Ngữ Cảnh Thế Tục Hóa”, các cựu học trò này đã được mời tới Vatican tham dự Thánh Lễ buổi sáng với ngài.
Bài giảng trong Thánh Lễ hôm ấy được coi là phát biểu công cộng sâu rộng nhất của ngài sau khi từ chức và có lẽ là sắc sảo hơn cả. Ngài bảo: người Kitô hữu đích thực phải là “người chót hết trong dư luận thế gian” vì “trong thế gian và lịch sử này, ai được đẩy lên trước và vào ghế đầu phải biết rằng mình đang gặp nguy hiểm, nên phải nhìn lên Chúa nhiều hơn, lấy Người làm thước đó, lấy trách nhiệm đối với người khác làm thước đo, họ phải trở nên người phục vụ, người trên thực tế phải ngồi dưới chân người khác”.
Vị giáo hoàng hưu trí nói thêm: bước chân theo “Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng xuống thế để phục vụ ta và đây là yếu tính của Thiên Chúa: cúi mình xuống trên ta”. Nhưng tự hạ là “được nâng cao”, vác “Thánh Giá… trên thực tế, là được hiển dương thực sự”.
Ngày ấy, bạn đang ở đâu
Nhân dịp này có người đặt câu hỏi: ngày ấy bạn đang ở đâu, khi nghe tin Đức Bênêđíctô XVI từ chức? Tác giả câu hỏi này chính là Edward Peters, giáo sư luật học nổi tiếng và là cố vấn của Tòa Án Tối Cao Rôma. Ôn cho hay: ngày ấy, mọi sự đều bình thường. Ông bước vào văn phòng của ông tại Đại Chủng Viện Thánh Tâm, tại Detroit, để chuẩn bị lên lớp. Điện thoại reo nhưng ông bận kiểm soát điện thư trước cái đã. Trong các điện thư này có lời một đài phát tin địa phương yêu cầu phỏng vấn ông về thủ tục giáo luật đối với việc một giáo hoàng từ nhiệm. Ông tặc lưỡi thầm nhủ: “tin tức gì mà kỳ thế này, lại muốn phỏng vấn một người về một thủ tục chỉ được dùng mỗi 500 năm một lần”. Ông thầm nghĩ: sẽ bảo đài phát tin gặp ông vài tháng sau, nếu muốn biết việc này!
Thế rồi, ông kiểm soát các lời nhắn trong điện thoại, cũng lại thấy lời yêu cầu được phỏng vấn ông về thủ tục từ chức của một giáo hoàng. Ông tự nghĩ: sao cái anh chàng này kiên trì quá vậy, hết nhắn qua điện thư, lại nhắn qua điện thoại. Nhưng lần này có khác, đài phát tin này khác với đài phát tin kia. Như vậy hẳn là có chuyện chi đây!
Ông bèn vào trực tuyến và kìa có tin “xét đánh” xác nhận Đức Bênêđíctô XVI tuyên bố từ chức. Mấy phút sau, văn phòng tòa tổng giám mục gọi cho ông và chuyển lời đức TGM Vigneron muốn ông tham dự cuộc họp báo với ngài trong một giờ sau. Lần đầu tiên, ông phải hủy bỏ lớp La Tinh (Peters từng dịch bộ giáo luật năm 1917 từ La Tinh qua tiếng Anh).
Ông thực hiện tới 10 cuộc phỏng vấn trong những ngày tiếp theo và bắt đầu viết “blog” về nhiều vấn đề giáo luật xem ra đáng bàn. Những điều còn lại đã trở thành lịch sử.
Dọn đường cho Đức Phanxicô
Nhà báo John L. Allen, nhân cơ hội này, cho hay vì Đức Phanxicô đang “khuấy động” nhiều vấn đề trong Giáo Hội Công Giáo, nên nhiều người cho rằng ngài đang thực hiện một cuộc cách mạng. Nhưng thực ra, hành vi có tính cách mạng hơn hết của một vị giáo hoàng, ít nhất trong 600 năm nay, đã diễn ra cách nay một năm và hành vi ấy không phải là của Đức Phanxicô.
Thực vậy, ngày 11 tháng Hai năm 2013, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã dùng cuộc họp của các Hồng Y bàn về việc phong thánh cho một số vị chân phước để làm mọi người sửng sốt khi loan báo rằng ngài có ý định từ chức và việc từ chức này sẽ có hiệu lực vào 8 giờ tối ngày 28 tháng Hai, năm 2013, giờ Rôma. Tin này hoàn toàn là một ngạc nhiên đối với mọi người, ngoại trừ các nhân viên thân tín. Nó đã dọn đường cho nhiều diễn biến lịch sử sau đó.
Sau này, một vị Hồng Y cho hay: ngài tiếp tục ngồi lại tại căn phòng sau khi phiên họp kết thúc, mà vẫn chưa hiểu chuyện gì thực sự đã xẩy ra. Ngài ôn lại lời nói bằng tiếng La Tinh của Đức Bênêđíctô nhiều lần để biết chắc là mình hiểu đúng.
Đã đành là đã có những vị giáo hoàng từ chức trước ngài rồi, nhưng hoàn cảnh đưa tới việc từ chức thì không hoàn cảnh nào đáng lưu ý như hoàn cảnh của Đức Bênêđíctô XVI. Lần này, không hề có quân đội ngoại quốc đe dọa, không hề có cả ly khai nội bộ, vậy mà ngài vẫn tự ý từ chức, quyết định tiếp tục sống tại Vatican và thề “vâng lời vô điều kiện” bất cứ vị nào kế nhiệm mình.
Đức Phanxicô được ca ngợi là người khiêm nhường, nhưng hành vi từ nhiệm của Đức Bênêđíctô phải được coi là tuyệt đỉnh của đức khiêm nhường nơi một vị giáo hoàng. Ngài đã đi từ vô ngộ tới gần như vô hình, không còn ai thấy nữa.
Ngay sau lời tuyên bố, người ta bắt đầu đi tìm lý do của việc từ chức này. Dù ngài trưng tuổi già và sức khoẻ làm lý do, nhưng một số quan sát viên tự hỏi phải chăng ngài mất tinh thần về vụ rò rỉ đầy tai tiếng, kết thúc bằng việc viên quản gia của ngài bị bắt. Nhiều người khác đồ đoán về “nhóm vận động đồng tính” mơ hồ tại Vatican…
Báo chí Ý tha hồ vẽ ra đủ thứ lý do khác. Bất cứ vì lý do nào, Allen cũng tin rằng việc Đức Bênêđíctô từ chức đã dọn đường cho việc bầu Đức HY Jorge Mario Bergoglio của Á Căn Đình làm tân giáo hoàng.
Thứ nhất, sự kiện biến việc từ chức thành một khả thể sống động, trên thực tế, đã loại tuổi tác và sức khỏe ra khỏi các vấn đề của việc đầu phiếu. Trong quá khứ, sự khôn ngoan đã thành qui ước cho rằng vác vị Hồng Y nên chọn một ứng viên ở tuổi giữa 60. Già hơn, sẽ có một triều giáo hoàng ngắn hạn; trẻ hơn, sẽ phải đối diện với một triều giáo hoàng quá dài.
Việc từ chức đã cung cấp một lối thoát bí, ở cả hai đầu. Nếu vị giáo hoàng già lâm bệnh, ngài có thể tự ý đứng sang một bên và chấm dứt cảnh tê liệt mà một giáo hoàng kém sức khỏe có thể gây ra. Một giáo hoàng trẻ cũng vẫn có thể từ chức sau khi vòng cung sáng tạo của triều đại mình đã không còn, dọn đường cho một hướng đi mới.
Không có có van xì hơi ấy, các vị Hồng Y chắc đã phải do dự nhiều lắm mới dám bầu một Hồng Y đã 76 tuổi lại mất một lá phổi lên kế vị.
Thứ hai, sự kiện các Hồng Y bầu một giáo hoàng sau một vụ từ chức chứ không phải qua đời đã thay đổi tâm lý của diễn trình. Sẽ không có cao trào tiếc thương cũng như ca tụng vị giáo hoàng quá cố; sẽ không có đám đông vĩ đại các người đến khóc thương tại Rôma, không có những cáo phó lâm ly của báo chí hoàn cầu, không có những xúc cảm trào dâng trong thánh lễ an táng, nghĩa là không có những sức mạnh khiến các vị Hồng Y không dám lựa chọn một bước tách biệt khỏi vị giáo hoàng quá cố.
Việc từ chức giúp các Hồng Y có cái nhìn có tính phê phán hơn. Nhờ thế, mà người ta cho rằng cuộc bầu cử giáo hoàng năm 2013 là cuộc bầu cử giáo hoàng phản giới nắm quyền (anti-establishment) nhiều nhất trong 100 năm nay. Các Hồng Y không hẳn bác bỏ giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI, một giáo huấn mà đa số các ngài ca ngợi, nhưng bác bỏ các khuôn mẫu quản trị Vatican mà các ngài tin đã trở thành tê liệt không hoạt động được nữa. Các ngài muốn có thay đổi và Đức Phanxicô đã được chọn vì thế.
Cuối cùng, việc từ chức khuyến khích các Hồng Y hướng về một người ngoại cuộc ở Châu Mỹ La Tinh rất ít kinh nghiệm Vatican vì, thành thực mà nói, một vài vị hẳn nghĩ rằng nếu tân giáo hoàng không thành công, vài năm sau, các ngài vẫn có thể trở lại để chọn một vị khác.
Người Công Giáo vốn tin rằng Chúa Thánh Thần hướng dẫn diễn trình bầu chọn một giáo hoàng. Nhưng trên bình diện phàm trần hơn, động lực hàng đầu trong chuỗi sự kiện dẫn tới Đức Phanxicô, theo Allen, quả là Đức Bênêđíctô XVI, một nhà cách mạng rõ ràng, người đã quay bánh xe lịch sử cách nay một năm.
Đức Bênêđíctô thư từ lại với Hans Kung
Nhà báo Rocco Palmo thì thuật lại một số sinh hoạt thường lệ của Đức Bênêđíctô XVI trong năm qua. Nói chung, vị giáo hoàng hưu trí “đã giữ đúng kế hoạch hưu trí của ngài là ‘ẩn dật khỏi thế gian’”. Người ta cho rằng tại Tu Viện Mater Ecclesiae cũ, phần lớn thì giờ của ngài được dành cho “những người bạn cũ” tức các cuốn sách của ngài, như ngài vốn gọi chúng. Ngài vẫn tiếp tục nghiên cứu thần học, tuy không viết lách nữa. Sau cuộc cuốc bộ trong Vườn Vatican vào lúc trưa, ngài thường chơi dương cầm. Bạn bè vẫn lui tới, nhưng chỉ là những bạn bè rất thân, lâu đời ngày trước, những người không dễ gì tiết lộ nội dung các cuộc chuyện trò.
Tuy nhiên, thư từ thì có khác. Ngài từng viết thư khá dài cho một tác giả vô thần hồi tháng Mười Một và được đăng trên tờ La Republica với sự thuận tình của ngài và ấn bản gần đây của tờ báo này cho hay: Đức Bênêđíctô XVI bắt đầu thư từ lại với Hans Kung, đồng nghiệp trở thành đối thủ đã nửa thế kỷ nay, người ngài đã mời ăn tối sau khi được bầu làm giáo hoàng, khiến nhiều người xầm xì bàn tán.
Trong một ghi chú đề ngày 24 tháng Giêng về cuộc phỏng vấn của tờ Republica, Kung cho hay Đức Bênêđíctô tâm sự rằng: “tôi rất biết ơn vì được liên kết với một sự đồng hóa vĩ đại về quan điểm và một tình bạn trong tâm hồn với Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Hiện nay, tôi coi việc ủng hộ triều giáo hoàng của ngài bằng cầu nguyện là công việc duy nhất và sau cùng của tôi”.
Về phần mình, Kung ca ngợi người bạn cũ của mình đã “nghĩ tới định mệnh của Giáo Hội hơn là nghĩ tới chính mình”.
Dù tin đồn ngài có thể cho xuất bản một tác phẩm khác do tự tay ngài viết đã bị bác bỏ, nhưng nhà báo Đức từng vô thần nhưng sau trở thành người phỏng vấn Đức Bênêđíctô XVI rất được ưa chuộng là Peter Seewald sắp sửa cho ra đời cuốn tiểu sử về vị giáo hoàng thứ 265 này của Giáo Hội, do cơ sở xuất bản của Vatican (LEV) phát hành. Cuộc phỏng vấn vị giáo hoàng này vào mùa hè năm 2012 tại Castel Gandolfo vốn chưa được công bố.
Đánh dấu một năm ngài hưu trí, Đức TGM Georg Gänswein, thư ký riêng của ngài và hiện đứng đầu phủ giáo hoàng, lên tiếng bênh vực ngài, cho rằng với Đức Bênêđíctô XVI “thước đo việc làm của một người, cách người này thực hiện công việc, không phải là điều truyền thông đại chúng viết mà là điều gì đúng trước mặt Thiên Chúa và trước lương tâm… Và nếu công bằng ra, lịch sử cuối cùng sẽ phản ảnh điều này”.
Từ ngày rời Tòa Phêrô đến nay, Đức Bênêđíctô chỉ mới rời Vatican một lần để tới Bệnh Viện Đa Khoa Gemelli ở Rôma để thăm người anh đang nằm điều trị ở đấy là Đức Georg Ratzinger. Ngoài ra, trong một chương trình đặc biệt mừng sinh nhật thứ 90 của Đức Ông, người ta thấy Đức Bênêđíctô chuyện vãn ít phút với người điều khiển chương trình.
Được vị kế nhiệm ví như “người ông khôn ngoan đang sống trong gia đình”, Đức Bênêđíctô có tới thăm đáp lễ Đức Phanxicô dịp Lễ Giáng Sinh và được vị kế nhiệm mời ăn trưa tại Nhà Thánh Marta. Biết vị tiền nhiệm thích Castel Gandolfo, Đức Phanxicô đích thân mời ngài tới ở đó bất cứ lúc nào ngài muốn, nhưng vị tiền nhiệm đã từ khước lời mời này, không những thế, còn khuyên vị kế nhiệm biến nó thành “nhà” của mình. Vị kế nhiệm không mấy hứng thú với gợi ý ấy, nên đã chọn ở lại với cái nóng mùa hè của Vatican.
Trong những “từ bỏ” của Đức Bênêđíctô XVI, có lẽ việc từ bỏ không tham dự các buổi gặp gỡ hàng năm của các cựu học trò tiến sĩ, như từng diễn ra trong suốt 40 năm qua, có lẽ là từ bỏ khó khăn hơn cả. Dù thế, cuộc gặp gỡ năm 2013 cũng vớt vát được phần nào, vì sau khi thảo luận về đề tài “Vấn Đề Thiên Chúa Trong Ngữ Cảnh Thế Tục Hóa”, các cựu học trò này đã được mời tới Vatican tham dự Thánh Lễ buổi sáng với ngài.
Bài giảng trong Thánh Lễ hôm ấy được coi là phát biểu công cộng sâu rộng nhất của ngài sau khi từ chức và có lẽ là sắc sảo hơn cả. Ngài bảo: người Kitô hữu đích thực phải là “người chót hết trong dư luận thế gian” vì “trong thế gian và lịch sử này, ai được đẩy lên trước và vào ghế đầu phải biết rằng mình đang gặp nguy hiểm, nên phải nhìn lên Chúa nhiều hơn, lấy Người làm thước đó, lấy trách nhiệm đối với người khác làm thước đo, họ phải trở nên người phục vụ, người trên thực tế phải ngồi dưới chân người khác”.
Vị giáo hoàng hưu trí nói thêm: bước chân theo “Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng xuống thế để phục vụ ta và đây là yếu tính của Thiên Chúa: cúi mình xuống trên ta”. Nhưng tự hạ là “được nâng cao”, vác “Thánh Giá… trên thực tế, là được hiển dương thực sự”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Chúc Thọ các vị Cao Niên vào dịp Xuân Giáp Ngọ tại Giáo xứ VN Seattle
Nguyễn An Quý
11:56 11/02/2014
TUKWILA. Truyền thống lâu đời của giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle là hằng năm cứ mỗi độ Xuân về, sau những ngày vui Xuân đón Tết là đến việc cử hành thánh lễ tạ ơn chúc thọ quý ông bà tuổi từ 70 trở lên gọi là lễ mừng thượng thọ. Đây là truyền thống tốt đẹp để tri ân các bậc cao niên trong giáo xứ, là những người đã dày công xây dựng cộng đoàn giáo xứ trong những năm tháng dài từ khi các cụ còn trẻ trung cho đến khi các vị bước vào tuổi cổ lai hy. Trong bầu khí của những ngày đầu xuân, năm nay lễ chúc thọ được tổ chức vào ngày Chúa Nhật Mồng Mười Tết lúc 11 giờ 30.
Hình ảnh
Đêm thứ bảy mồng chín Tết, trời lại đổ tuyết khá nặng trên khắp vùng của xứ Cao Nguyên Tình Xanh từ phía Bắc Everett kéo dài đến tận phía Nam. Các vùng chung quanh khu vực Thánh đường mới như vùng Tukwila, Kent, Maple Valley, Renton, Federal Way... tuyết đều phủ kín..Từ sáng sớm Chúa Nhật, tôi nhận được phone của một số anh em Liên Minh Thánh Tâm lo phụ trách tiếp đón trong lễ Chúc Thọ gọi hỏi thăm tình hình tuyết như vậy có đi được không ? Tôi nói có lẻ không đến nổi. Lúc bấy giờ, tuyết vẫn còn rơi, đến khoảng hơn 10 sáng thì bầu trời yên tĩnh, tuyết bắt đầu ngưng rơi, nhất là khu vực quanh nhà thờ, cũng may đường không bị đóng băng, nên xe cộ cũng dễ bề lưu thông một cách an toàn. Tôi có mặt tại nhà thờ vào khoảng 10 giờ 40, các cụ già đã có mặt khá đông đủ. Trong khu vực gần cửa chính của nhà thờ, xơ Mai và các cô thiếu nữ bận rộn chào đón quý cụ và lo cài hoa, chòang băng mang dòng chữ Thượng Thọ màu vàng cho các cụ dưới 80, băng ghi hai chữ Đại Thọ màu đỏ trông thật xinh đẹp dành cho các cụ từ 80 trờ lên. Các cụ ông, cụ bà bên cạnh con cháu khá đông đảo, có cụ ngồi xe lăn, có cụ chống nạn, có cụ tren 90 tuổi đều hớn hở đến với giáo xứ trong ngày trọng đại này. Đây là lần vui thứ ba trong những ngày đầu Xuân Năm Giáp Ngọ sau thánh lễ tạ ơn làm phép nhà thờ tạm vào đêm Giao Thừa, thánh lễ Tân Niên mừng năm mới Giáp Ngọ vào tối thứ bảy mồng hai Tết và hôm nay là ngày giáo xứ tri ân những bậc cao niên trong ngày lễ chúc thọ hay mừng thượng thọ theo thông lệ được tổ chức hằng năm vào Chúa Nhật sau lễ Tân Niên.
Đúng 11 giờ 30, vị MC đọc lời dẫn lễ, hôm nay Giáo Hội mừng Chúa Nhật 5 mùa thường niên, Chúa Nhật nói về muối và ánh sáng. Lời Chúa mời gọi mọi tín hữu phải trở nên muối mặn cho đời và mang ánh sáng cho trần gian. Lời dẫn lễ cũng nhấn mạnh về niềm vui đặc biệt của giáo xứ trong ngày chúc mừng tuổi thọ các bậc cao niên trong giáo xứ, đây là dịp giáo xứ bày tỏ lòng tri ân đối với những vị trải qua nhiều năm tháng đã nêu cao gương sáng cho con cháu trong việc xây dựng đức tin cũng như đã dày công đóng góp xây dựng Cộng đoàn Giáo xứ. Lời dẫn lễ vừa dứt, ba hồi chiêng trống ngân vang kéo dài khá lâu. Tiếng chiêng trống vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn gồm các em ban lễ sinh, trên 80 cụ ông cụ bà theo đoàn rước cùng với các linh mục đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát nhịp nhàng của ca đoàn. Ca Đoàn Mông Triệu phụ trách hát lễ. Thánh lễ được cử hành trọng thể do linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế, linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên đồng tế và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ ngỏ lời chào mừng các bậc cao niên, ngài nói: Hôm nay giáo xứ trang trọng chào đón các bậc cao niên trong giáo xứ từ 70 tuổi trở lên đến với giáo xứ trong thánh lễ chúc thọ hôm nay, trước hết con xin chào đón cha cố Nguyễn Sơn Miên hiện diện và dâng thánh lễ hôm nay, xin chào đón quý cụ ông, cụ bà, hôm nay có 2 vợ chồng người Mỹ cũng tham dự với giáo xứ trong lễ chúc thọ hôm nay. Chào 2 ông bà ( bằng anh ngữ). Ngài nhấn mạnh: đây là niềm tri ân của giáo xứ đối các bậc cao niên rong giáo xứ theo truyền thống của ngươì Việt nam: ăn trái nhớ kẻ trồng cây, hay uống nước nhớ nguồn. Xin cho một tràng pháo tay để chúc mừng các cụ hiện diện trong ngày trọng đại này của giáo xứ. ( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu ).
Sau lời công bố tin mừng, là phần chia sẻ Lời Chúa của cha chánh xứ. Phần chia sẻ qua bài giảng của cha chánh xứ khá sinh động, mở đầu, ngài chia sẻ về sự lo lắng cho ngày lễ hôm nay sợ bị trở ngại vì trời đổ tuyết suốt đêm hôm qua, ngài nói: Hôm nay, có tuyết rơi. Sáng nay thức dậy, con cũng phân vân sợ không biết có bao nhiêu cụ đi lễ được vì đường sá đầy tuyết. Không biết con cháu có dám chở các các cụ đi hay không? Nhưng mà mọi việc đều đã được Chúa quan phòng, bây gìờ thì trước mặt chúng ta đã có trên 80 cụ hiện diện trong thánh lễ hôm nay. Chắc còn nhiều vị ở xa, tuyết còn đầy đường không đến được. Trông các cụ ông thật oai phong, các cụ bà như những hoa hậu. Tất cả đã tạo nên hình ảnh vui tươi của những ngày còn không khí Tết. Thường thì chúng ta mừng thượng thọ ở tuổi tám mươi, nhưng giáo xứ có truyền thống đưa tuổi thọ từ độ tuổi 70 cũng mừng thượng thọ, Mừng tuổi thọ để chúng ta cùng tạ ơn Chúa bởi vì các cụ đã đi vào tuổi 70. Thời cha ông của chúng ta mà sống đến 70 là đã quá lắm rồi, khi sang Mỹ các cụ lại càng sống lâu hơn nữa, đó cũng là một niềm vui cho con cháu và chúng ta cùng tạ ơn Chúa về niềm vui này. Mừng lễ thượng thọ hằng năm mà giáo xứ tổ chức là để các thế hệ con cháu tri ân đối với tất cả các vị. Mừng tuổi thọ cũng là dịp vui mừng của con cháu khi thấy các cụ sống lâu hơn, thọ hơn, đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo, để kính mến cũng như để phụng sự các cụ. Mừng thượng thọ, là dịp để chúng ta nói lên sự hiếu thảo của chúng ta đối với ông bà cha mẹ. Ở Hoa Kỳ này thì hằng năm đều có ngày Mother Day, Father Day, Việt Nam chúng ta thì ngay ngày đầu năm, Mồng Một Tết thường có truyền thống mừng tuổi ông bà cha mẹ. Mừng tuổi để chúc thọ các ngài, chúc cho ông bà cha mẹ sống lâu hơn, sống thọ hơn để con cháu có dịp phụng dưỡng các ngài nhiều hơn..Tuổi già của các ngài tuy về mặt khoa học kỹ thuật không bằng chúng ta, nhưng chúng ta phải biết tôn trọng về sự khôn ngoan của các ngài, đó là sự khôn ngoan từng trải qua kinh nghiệm của cuộc sống. Ngay trong đời sống tình yêu các cụ cũng sống với nhau trọn vẹn hơn... đó là sự khôn ngoan.
Hôm nay chúng ta cũng được nghe bài phúc âm Chúa mời gọi tất cả chúng ta hãy nhìn lại chính mình, là người Kitô Hữu chúng ta có sứ mạng làm muối mặn cho đời, hãy làm nên ánh sáng cho trần gian. Muối mà lạt đi thì chỉ còn vất ra ngoài đường để dẩm đạp lên trên mà thôi. Tin mừng lại nói đến muối và ánh sáng có sự kết hợp với nhau. Muối làm tăng thêm ý vị cho thức ăn, muối đem ướp cá thịt thì sẽ giữ lâu hư hơn, làm các món dưa cũng cần muối. Muối cũng có thể làm tăng thêm nhiệt độ như dân Do Thái thường hay dùng muối đun khi nấu để giảm bớt củi, cho nên một thời gian đun nấu thì muối đó hết độ mặn và đem vất đi. Muối khi đun nóng thì sã làm tăng thêm ánh sáng, cho nên trong bài tin mừng có sự kết hợp muối và ánh sáng mà người Kitô hữu cần có.
Chúa Kitô là ánh sáng, Ngài đến trần gian để mang lại cho chúng ta con đường ánh sáng, để soi lối cho chúng ta, đó là ánh sáng chân lý, ánh sáng của tình thương. Muối làm tăng thêm ánh sáng, làm tăng thêm nhiệt độ thì mỗi người chúng ta cũng phải trở nên muối để làm tăng thêm ánh sáng, tăng thêm sức nóng, tăng thêm nhiệt độ để sưởi ấm trần gian. Mỗi người chúng ta cũng được mời gọi trở nên muối. Nhìn các cụ cao niên ở đây, thật sự các cụ là những muối men làm tăng thêm sức sống đức tin cho con cháu trong suốt cuộc đời của các cụ. Chúng ta phải làm sao cho đức tin của chúng ta trở nên mặn mà hơn để mang lại cho giáo xứ ngày một thêm sức nóng của sự sống mới. Nhìn ngay trong giáo xứ chúng ta, chúng ta cũng đã nhận ra biết bao nhiêu người đã trở nên những hạt muối để đốt lên ngọn lửa của sức sống mới, để làm tăng ý vị của công cuộc xây dựng giáo xứ, từ đó ánh sáng cũng được lan toả ra bên ngoài.
Tạ ơn Chúa đã cho chúng ta có được gương sống của các cụ ở đây, trong cuộc đời của các cụ luôn luôn là sự cố gắng để trở nên những muối men cho cuộc đời. Trong những ngày gần đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh đến việc truyền giáo là sứ mạng của mọi gia đình, đó là xây dựng cuộc sống Tân Phúc Âm hoá Gia đình.
Xin cho tất cả hãy trở nên muối cho đời, ánh sáng cho trần gian. Xin Chúa chúc lành cho ngày lễ mừng thượng thọ, xin Chúa chúc lành cho các cụ và xin cho các cụ luôn giữ lấy vai trò của mình là muối men trong gia đình, trong giáo xứ và Giáo Hội."
Sau bài giảng là nghi thức xức dầu thánh cho tất cả các cụ tham dự mừng lễ thượng thọ hôm nay. Tất cả các cụ xếp hàn gtheo thứ tự tiến lên nhận lãnh dầu thánh và lời chúc của quý cha.
Thánh được tiếp nối qua phần lời nguyện giáo dân, phần dâng lễ vật khá trang trọng. Sau lơì nguyện kêt lễ, vị đại diện giáo xứ là anh Nguyễn Kiên Chủ Tịch HĐMV lên cám ơn với lời lẻ chân thành biết ơn các cụ của thế hệ con cháu, nhất là biết ơn cha già Nguyễn Sơn Miên đã bao năm tháng dài sống và làm việc tận tình trong công tác mục vụ giúp giáo xứ nhất là lo cho đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
Ông Phạm Xuân Hùng hội trưởng Hội cao Niên cũng có lời cám ơn cha chánh xứ đã ưu ái nghĩ đến việc tổ chức lễ thượng thọ một các trang trọng cho các bậc cao niên hôm nay. Để bày tỏ lòng tri ân giáo xứ đã dâng tặng đến cha chánh xứ, cha già Nguyễn Sơn và một số bô lão đại diện giáo xứ mỗi vị một phần quà tặng.
Ba em thiếu nhi thuộc thế hệ thứ ba cũng lên chúc mừng quý cụ với lời chúc bằng tiếng Việt khá thông suốt, ngọt ngào dù mang âm giọng Mỹ con.
Trước khi kết thúc thánh lễ cha chánh xứ một lần nữa trịnh trọng cám ơn các cụ và chúc mừng các cụ trong ngày lễ mừng thượng thọ. Ngài trân trọng mời tất cả các cụ tiến ra hội trường để tham dự tiệc mừng do giáo xứ khoản đãi. Tiệc mừng được bắt đầu với tràng pháo nổ dòn và đoàn lân múa mừng tuổi thọ các bậc cao niên. Tất cả qúy cụ ông, cụ bà đều ngồi vào bàn ăn, giới trẻ hăng say mang thức ăn đến từng bàn phục vụ các cụ một cách chu đáo. Tiệc liên hoan được xen kẻ phần văn nghệ cây nhà lá vườn mang ý nghĩa của một đại gia đình đầm ấm. Nhà ảo thuật gia của giáo xứ là ông Lê Văn Hoàng cũng giúp vui vài màn ảo thuật rất nhà nghể làm tăng sự sinh động của buổi tiệc. Ông Phạm Xuân Vinh cựu chủ tịch Cộng Đồng hiện thuộc Ban Tham Vấn Cộng Đoàn Fatima cũng giúp vui văn nghệ.
Ngày vui chấm dứt vào khoảng 3 giờ chiều, mọi ngươì chia tay ra về trong niềm vui của những ngày đầu năm Giáp Ngọ với sự khởi sắc mới khi giáo xứ có được nơi khang trang cho việc thờ phượng cũng như các tiện nghi rộng rãi cho các sinh hoạt khác.
Hình ảnh
Đêm thứ bảy mồng chín Tết, trời lại đổ tuyết khá nặng trên khắp vùng của xứ Cao Nguyên Tình Xanh từ phía Bắc Everett kéo dài đến tận phía Nam. Các vùng chung quanh khu vực Thánh đường mới như vùng Tukwila, Kent, Maple Valley, Renton, Federal Way... tuyết đều phủ kín..Từ sáng sớm Chúa Nhật, tôi nhận được phone của một số anh em Liên Minh Thánh Tâm lo phụ trách tiếp đón trong lễ Chúc Thọ gọi hỏi thăm tình hình tuyết như vậy có đi được không ? Tôi nói có lẻ không đến nổi. Lúc bấy giờ, tuyết vẫn còn rơi, đến khoảng hơn 10 sáng thì bầu trời yên tĩnh, tuyết bắt đầu ngưng rơi, nhất là khu vực quanh nhà thờ, cũng may đường không bị đóng băng, nên xe cộ cũng dễ bề lưu thông một cách an toàn. Tôi có mặt tại nhà thờ vào khoảng 10 giờ 40, các cụ già đã có mặt khá đông đủ. Trong khu vực gần cửa chính của nhà thờ, xơ Mai và các cô thiếu nữ bận rộn chào đón quý cụ và lo cài hoa, chòang băng mang dòng chữ Thượng Thọ màu vàng cho các cụ dưới 80, băng ghi hai chữ Đại Thọ màu đỏ trông thật xinh đẹp dành cho các cụ từ 80 trờ lên. Các cụ ông, cụ bà bên cạnh con cháu khá đông đảo, có cụ ngồi xe lăn, có cụ chống nạn, có cụ tren 90 tuổi đều hớn hở đến với giáo xứ trong ngày trọng đại này. Đây là lần vui thứ ba trong những ngày đầu Xuân Năm Giáp Ngọ sau thánh lễ tạ ơn làm phép nhà thờ tạm vào đêm Giao Thừa, thánh lễ Tân Niên mừng năm mới Giáp Ngọ vào tối thứ bảy mồng hai Tết và hôm nay là ngày giáo xứ tri ân những bậc cao niên trong ngày lễ chúc thọ hay mừng thượng thọ theo thông lệ được tổ chức hằng năm vào Chúa Nhật sau lễ Tân Niên.
Đúng 11 giờ 30, vị MC đọc lời dẫn lễ, hôm nay Giáo Hội mừng Chúa Nhật 5 mùa thường niên, Chúa Nhật nói về muối và ánh sáng. Lời Chúa mời gọi mọi tín hữu phải trở nên muối mặn cho đời và mang ánh sáng cho trần gian. Lời dẫn lễ cũng nhấn mạnh về niềm vui đặc biệt của giáo xứ trong ngày chúc mừng tuổi thọ các bậc cao niên trong giáo xứ, đây là dịp giáo xứ bày tỏ lòng tri ân đối với những vị trải qua nhiều năm tháng đã nêu cao gương sáng cho con cháu trong việc xây dựng đức tin cũng như đã dày công đóng góp xây dựng Cộng đoàn Giáo xứ. Lời dẫn lễ vừa dứt, ba hồi chiêng trống ngân vang kéo dài khá lâu. Tiếng chiêng trống vừa dứt, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn gồm các em ban lễ sinh, trên 80 cụ ông cụ bà theo đoàn rước cùng với các linh mục đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát nhịp nhàng của ca đoàn. Ca Đoàn Mông Triệu phụ trách hát lễ. Thánh lễ được cử hành trọng thể do linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế, linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên đồng tế và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ ngỏ lời chào mừng các bậc cao niên, ngài nói: Hôm nay giáo xứ trang trọng chào đón các bậc cao niên trong giáo xứ từ 70 tuổi trở lên đến với giáo xứ trong thánh lễ chúc thọ hôm nay, trước hết con xin chào đón cha cố Nguyễn Sơn Miên hiện diện và dâng thánh lễ hôm nay, xin chào đón quý cụ ông, cụ bà, hôm nay có 2 vợ chồng người Mỹ cũng tham dự với giáo xứ trong lễ chúc thọ hôm nay. Chào 2 ông bà ( bằng anh ngữ). Ngài nhấn mạnh: đây là niềm tri ân của giáo xứ đối các bậc cao niên rong giáo xứ theo truyền thống của ngươì Việt nam: ăn trái nhớ kẻ trồng cây, hay uống nước nhớ nguồn. Xin cho một tràng pháo tay để chúc mừng các cụ hiện diện trong ngày trọng đại này của giáo xứ. ( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu ).
Sau lời công bố tin mừng, là phần chia sẻ Lời Chúa của cha chánh xứ. Phần chia sẻ qua bài giảng của cha chánh xứ khá sinh động, mở đầu, ngài chia sẻ về sự lo lắng cho ngày lễ hôm nay sợ bị trở ngại vì trời đổ tuyết suốt đêm hôm qua, ngài nói: Hôm nay, có tuyết rơi. Sáng nay thức dậy, con cũng phân vân sợ không biết có bao nhiêu cụ đi lễ được vì đường sá đầy tuyết. Không biết con cháu có dám chở các các cụ đi hay không? Nhưng mà mọi việc đều đã được Chúa quan phòng, bây gìờ thì trước mặt chúng ta đã có trên 80 cụ hiện diện trong thánh lễ hôm nay. Chắc còn nhiều vị ở xa, tuyết còn đầy đường không đến được. Trông các cụ ông thật oai phong, các cụ bà như những hoa hậu. Tất cả đã tạo nên hình ảnh vui tươi của những ngày còn không khí Tết. Thường thì chúng ta mừng thượng thọ ở tuổi tám mươi, nhưng giáo xứ có truyền thống đưa tuổi thọ từ độ tuổi 70 cũng mừng thượng thọ, Mừng tuổi thọ để chúng ta cùng tạ ơn Chúa bởi vì các cụ đã đi vào tuổi 70. Thời cha ông của chúng ta mà sống đến 70 là đã quá lắm rồi, khi sang Mỹ các cụ lại càng sống lâu hơn nữa, đó cũng là một niềm vui cho con cháu và chúng ta cùng tạ ơn Chúa về niềm vui này. Mừng lễ thượng thọ hằng năm mà giáo xứ tổ chức là để các thế hệ con cháu tri ân đối với tất cả các vị. Mừng tuổi thọ cũng là dịp vui mừng của con cháu khi thấy các cụ sống lâu hơn, thọ hơn, đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo, để kính mến cũng như để phụng sự các cụ. Mừng thượng thọ, là dịp để chúng ta nói lên sự hiếu thảo của chúng ta đối với ông bà cha mẹ. Ở Hoa Kỳ này thì hằng năm đều có ngày Mother Day, Father Day, Việt Nam chúng ta thì ngay ngày đầu năm, Mồng Một Tết thường có truyền thống mừng tuổi ông bà cha mẹ. Mừng tuổi để chúc thọ các ngài, chúc cho ông bà cha mẹ sống lâu hơn, sống thọ hơn để con cháu có dịp phụng dưỡng các ngài nhiều hơn..Tuổi già của các ngài tuy về mặt khoa học kỹ thuật không bằng chúng ta, nhưng chúng ta phải biết tôn trọng về sự khôn ngoan của các ngài, đó là sự khôn ngoan từng trải qua kinh nghiệm của cuộc sống. Ngay trong đời sống tình yêu các cụ cũng sống với nhau trọn vẹn hơn... đó là sự khôn ngoan.
Hôm nay chúng ta cũng được nghe bài phúc âm Chúa mời gọi tất cả chúng ta hãy nhìn lại chính mình, là người Kitô Hữu chúng ta có sứ mạng làm muối mặn cho đời, hãy làm nên ánh sáng cho trần gian. Muối mà lạt đi thì chỉ còn vất ra ngoài đường để dẩm đạp lên trên mà thôi. Tin mừng lại nói đến muối và ánh sáng có sự kết hợp với nhau. Muối làm tăng thêm ý vị cho thức ăn, muối đem ướp cá thịt thì sẽ giữ lâu hư hơn, làm các món dưa cũng cần muối. Muối cũng có thể làm tăng thêm nhiệt độ như dân Do Thái thường hay dùng muối đun khi nấu để giảm bớt củi, cho nên một thời gian đun nấu thì muối đó hết độ mặn và đem vất đi. Muối khi đun nóng thì sã làm tăng thêm ánh sáng, cho nên trong bài tin mừng có sự kết hợp muối và ánh sáng mà người Kitô hữu cần có.
Chúa Kitô là ánh sáng, Ngài đến trần gian để mang lại cho chúng ta con đường ánh sáng, để soi lối cho chúng ta, đó là ánh sáng chân lý, ánh sáng của tình thương. Muối làm tăng thêm ánh sáng, làm tăng thêm nhiệt độ thì mỗi người chúng ta cũng phải trở nên muối để làm tăng thêm ánh sáng, tăng thêm sức nóng, tăng thêm nhiệt độ để sưởi ấm trần gian. Mỗi người chúng ta cũng được mời gọi trở nên muối. Nhìn các cụ cao niên ở đây, thật sự các cụ là những muối men làm tăng thêm sức sống đức tin cho con cháu trong suốt cuộc đời của các cụ. Chúng ta phải làm sao cho đức tin của chúng ta trở nên mặn mà hơn để mang lại cho giáo xứ ngày một thêm sức nóng của sự sống mới. Nhìn ngay trong giáo xứ chúng ta, chúng ta cũng đã nhận ra biết bao nhiêu người đã trở nên những hạt muối để đốt lên ngọn lửa của sức sống mới, để làm tăng ý vị của công cuộc xây dựng giáo xứ, từ đó ánh sáng cũng được lan toả ra bên ngoài.
Tạ ơn Chúa đã cho chúng ta có được gương sống của các cụ ở đây, trong cuộc đời của các cụ luôn luôn là sự cố gắng để trở nên những muối men cho cuộc đời. Trong những ngày gần đây, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh đến việc truyền giáo là sứ mạng của mọi gia đình, đó là xây dựng cuộc sống Tân Phúc Âm hoá Gia đình.
Xin cho tất cả hãy trở nên muối cho đời, ánh sáng cho trần gian. Xin Chúa chúc lành cho ngày lễ mừng thượng thọ, xin Chúa chúc lành cho các cụ và xin cho các cụ luôn giữ lấy vai trò của mình là muối men trong gia đình, trong giáo xứ và Giáo Hội."
Sau bài giảng là nghi thức xức dầu thánh cho tất cả các cụ tham dự mừng lễ thượng thọ hôm nay. Tất cả các cụ xếp hàn gtheo thứ tự tiến lên nhận lãnh dầu thánh và lời chúc của quý cha.
Thánh được tiếp nối qua phần lời nguyện giáo dân, phần dâng lễ vật khá trang trọng. Sau lơì nguyện kêt lễ, vị đại diện giáo xứ là anh Nguyễn Kiên Chủ Tịch HĐMV lên cám ơn với lời lẻ chân thành biết ơn các cụ của thế hệ con cháu, nhất là biết ơn cha già Nguyễn Sơn Miên đã bao năm tháng dài sống và làm việc tận tình trong công tác mục vụ giúp giáo xứ nhất là lo cho đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể.
Ông Phạm Xuân Hùng hội trưởng Hội cao Niên cũng có lời cám ơn cha chánh xứ đã ưu ái nghĩ đến việc tổ chức lễ thượng thọ một các trang trọng cho các bậc cao niên hôm nay. Để bày tỏ lòng tri ân giáo xứ đã dâng tặng đến cha chánh xứ, cha già Nguyễn Sơn và một số bô lão đại diện giáo xứ mỗi vị một phần quà tặng.
Ba em thiếu nhi thuộc thế hệ thứ ba cũng lên chúc mừng quý cụ với lời chúc bằng tiếng Việt khá thông suốt, ngọt ngào dù mang âm giọng Mỹ con.
Trước khi kết thúc thánh lễ cha chánh xứ một lần nữa trịnh trọng cám ơn các cụ và chúc mừng các cụ trong ngày lễ mừng thượng thọ. Ngài trân trọng mời tất cả các cụ tiến ra hội trường để tham dự tiệc mừng do giáo xứ khoản đãi. Tiệc mừng được bắt đầu với tràng pháo nổ dòn và đoàn lân múa mừng tuổi thọ các bậc cao niên. Tất cả qúy cụ ông, cụ bà đều ngồi vào bàn ăn, giới trẻ hăng say mang thức ăn đến từng bàn phục vụ các cụ một cách chu đáo. Tiệc liên hoan được xen kẻ phần văn nghệ cây nhà lá vườn mang ý nghĩa của một đại gia đình đầm ấm. Nhà ảo thuật gia của giáo xứ là ông Lê Văn Hoàng cũng giúp vui vài màn ảo thuật rất nhà nghể làm tăng sự sinh động của buổi tiệc. Ông Phạm Xuân Vinh cựu chủ tịch Cộng Đồng hiện thuộc Ban Tham Vấn Cộng Đoàn Fatima cũng giúp vui văn nghệ.
Ngày vui chấm dứt vào khoảng 3 giờ chiều, mọi ngươì chia tay ra về trong niềm vui của những ngày đầu năm Giáp Ngọ với sự khởi sắc mới khi giáo xứ có được nơi khang trang cho việc thờ phượng cũng như các tiện nghi rộng rãi cho các sinh hoạt khác.
Vài cảm nghiệm được tham dự mừng Tết với CĐ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam TGP Indianapolis
Vũ Hồng Phi
17:12 11/02/2014
Hình ảnh
Đó là chuyện của ba bốn chục năm về trước. Hôm nay thì khác. Các con tôi đã xa lìa tổ ấm để lập nên những gia đình mới cho riêng mình. Hai thân già lận đận lái xe vượt đường trường trong thời tiết khắc nghiệt đầy băng tuyết. Tuy vậy chúng tôi rất vui mừng vì biết mình đang tới tham dự Thánh Lễ Đầu Năm do Đức Tổng Giám Mục Indianapolis chủ tế nhân dịp ngài đến mừng Năm Mới cùng với đoàn chiên tị nạn của mình. Đã gần 39 năm sống trên đất Mỹ nhưng tôi vẫn ưa thích cái căn cước tị nạn hơn là hai tiếng di dân. Thế hệ con cháu của chúng tôi, cũng như giới trẻ trong Cộng Đoàn, được sinh ra và lớn lên tại đây, đã hội nhập vào xã hội này một cách hết sức tốt đẹp nhưng họ không hề quên đi nguồn cội của mình, vì nhờ được giáo huấn chu đáo.
Do một ngăn trở, tôi phải để người bạn đời 55 năm trời gắn bó ở lại nhà một người con gái, cách địa điểm hành lễ nửa giờ lái xe, để một mình đến tham dự Thánh Lễ. Khi đến khuôn viên thánh đường Saint Joseph Catholic Church, tôi thấy xe đậu kín khắp sân. Phải khó khăn lắm mới tìm được một chỗ đậu. Tình cờ tôi đậu ngay vào một chỗ bên cạnh nhà xứ, nơi trước đây tôi từng đậu mỗi khi đến thăm viếng hoặc gặp gỡ cha cố tuyên úy cộng đoàn, cha Mark Trần Xuân Thành. Biết bao kỷ niệm thân thương xa xưa giữa cha cố Thành và các sinh hoạt Cộng Đoàn lại hiện về trong trí nhớ. Tôi thường nghĩ: nếu tôi quên những điều quá khứ một cách dễ dàng thì rồi tôi cũng sẽ mau chóng quên đi những sự việc hiện tại trong một tương lai rất gần.
Vượt qua một sân cỏ rộng lớn ngập đầy tuyết trắng là tôi đã đến sát bên cạnh thánh đường. Trên tường gạch ngay cổng thánh đường là một biểu ngữ lớn ghi hàng chữ "Welcome Archbishop Joseph W. Tobin, C.Ss.R." khiến ai cũng phải chú ý. Bước chân vào bên trong cửa chính tôi thấy một tấm vải lớn màu đỏ (banner). Không biết phải gọi đây là một biểu ngữ hay là một bức tranh vì trên đó có dòng chữ lớn: "CHÚC MỪNG NĂM MỚI - Happy New Year" được lồng vào trong giữa những cành mai, cành đào và nhiều trang trí khác vẽ rất công phu. Bên dưới bức tranh biểu ngữ này là hai câu đối đỏ:
Tổ Tiên tích đức ngàn năm thịnh.
Con cháu ơn nhờ vạn đại vinh.
Đang đứng thăm hỏi và nói chuyện với thầy Tâm, một đại chủng sinh từ Viêt Nam hiện đang tu học tại Saint Meinrad, thì Đức Tổng Giám Mục tới nơi. Tôi vội vàng đứng tránh lui về phía sau đám đông để nhường chỗ cho Cha Quản Nhiêm và cho Đoàn Tiếp Tân trong quốc phục khăn đống áo dài nghênh đón Đức Tổng. Tiếng vỗ tay hoan hô của Cộng Đoàn Dân Chúa vang dội cả một không gian thắm đậm tình người.
Sau khi chào đón Đức Tổng, tôi tiến vào bên trong Thánh Đường để tìm chỗ ngồi. Đây là một Thánh Đường nhỏ có những hàng ghế gỗ cố định đủ cho 236 chỗ ngồi. Những hàng ghế này đã đầy kín người chỉ trừ các chỗ dành riêng cho quan khách. Ban tổ chức đã phải lấy thêm tất cả số ghế sắt cá nhân từ hội trường để tăng thêm chỗ ngồi do số người tham dự quá đông.
Một hồi chiêng trống vang lên. Tất cả những tiếng nói nhỏ xì xào im bặt. Đoàn rước gồm các em giúp lễ, bốn Linh Mục Đồng Tế và Đức Tổng Giám Mục Joseph W. Tobin, C.Ss.R. trong những bộ lễ phục rất sang trọng từ từ tiến vào Cung Thánh. Tiếng ca sốt mến của Bài Ca Nhập Lễ Xuân Hy Vọng do một ca đoàn điêu luyện hợp xướng vang lên giữa làn khói hương nghi ngút.
Sau khi các vị Chủ tế và Đồng Tế an vị, Cha Joseph Dương Quang Minh là Cha Phó Xứ Mỹ (Saint Joseph Parish) và cũng là Tuyên Úy cho Cộng Đoàn Việt Nam (Associate Pastor and Chaplain to Vietnamese Community), thường quen được gọi là Cha Quản Nhiệm ngỏ lời chào mừng Đức Tổng, các Linh Mục Đồng Tế và Quan Khách của Tổng Giáo Phân.
Sau lời giới thiệu về Nghi Thức Tôn Kính Tổ Tiên (Veneration of Ancestors), một đoàn người gồm đủ bốn thế hệ thiếu, thanh, trung và lão niên cả nam lẫn nữ trong quốc phục trang nghiêm, tay chắp lên cao kèm những nén hương, từ cuối thánh đường tiến lên trước bàn thờ Tổ Tiên. Tất cả lần lượt cúi mình bái lậy rất cung kính để dâng lên Tổ Tiên những nén hương trầm khói thơm tỏa bay nghi ngút, tượng trưng cho lòng hiếu thảo của đoàn con cháu lưu lạc xa quê.
Thánh Lễ song ngữ Anh,Việt tiếp tục được đồng tế hết sức sốt sắng ngay sau đó với:
Bài đọc 1: Gen. 1, 14-18 Bài trich sách Sáng Thế (Việt Ngữ, do một bô lão đọc)
Bài đọc 2: Cor 7, 29-31 Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolo Tông Đồ gửi tín hữu Côrintô (Anh ngữ do một thiếu nữ đọc rất rõ ràng trúng giọng)
Đáp Ca: Thánh Vịnh 71 Triều Đại Người (Tác phẩm của Lm. Phương Anh)
Phúc Âm: Mt 6, 25-34 Tin tưởng vào Chúa Quan Phòng (Việt ngữ, do Cha Martin Lâm, Giáo sư trường Notre Dame tuyên đọc)
Phần giảng thuyết: Tổng Giám Mục giảng thuyết bằng Anh ngữ. Ngài giảng chậm rãi, dùng những từ ngữ thông thường khiến đa số giáo dân đều hiểu đươc. Tuy vậy, Cha giáo Lâm cũng đã dịch lại sang Việt ngữ để bảo đảm rằng toàn thể số người dự lễ đều hiểu rõ. Và ý chính bài giảng là:
- Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành phần trong gia đình, đặc biệt của gia trưởng là hết sức quan trọng và
- Là con dân nước Việt, mọi người phải luôn biết noi gương Các Đấng Thánh Anh Hùng Tử Đao Cha Ông.
Viết tới đây tôi sực nhớ đến dụ ngôn Người Gieo Giống ( Mt. 13,1-9) mà thương cho những hạt vàng được gieo vào lòng tôi như gieo trên một con đường vắng, đã bị chim trời sà xuống ăn mất.
Phần Phụng Vụ Thánh Thể thật là tôn nghiêm sốt mến. Các lời xướng, đáp bằng hai thứ tiếng Anh,Việt rất mạch lạc rõ ràng. Những bài Thánh Ca được hợp xướng vô cùng réo rắt mà êm dịu. Cả một Thánh Đường đông chặt người như vậy mà không hề có một tiếng động phụ. Giả sử có người nào đó đánh rơi một chiếc kim thì tiếng kêu của chiếc kim ấy cũng có thể nghe thấy đươc. Những tiếng chiêng, trống êm ái nhẹ nhàng vang lên đúng lúc vừa đủ nghe càng làm tăng thêm vẻ linh thánh của giây phút cao điểm trong Thánh Lễ: Truyền Phép Thánh Thể và dâng Mình, Máu Thánh Chúa.
Sau Thánh Lễ, Ban Tổ Chức đã thay mặt Hội Đồng Mục Vụ Cộng Đoàn dâng lên Đức Tổng, các Linh Mục Đồng Tế, các Tu Sĩ nam nữ, và gửi đến tất cả Cộng Đoàn Dân Chúa những lời cám ơn chân thành rất ngắn gọn mà đầy đủ ý nghĩa.
Đức Tổng Giám Mục, các Linh Mục đồng tế cũng đã vui vẻ đón nhận Hoa và Quà Mùng Xuân do Cộng Đoàn dâng tặng. Kế đến, Đức Tổng làm phép Cây Mùa Xuân để giáo dân lên hái lôc. Lộc Xuân là những câu Thánh Kinh giáo dân nhận cho mình để làm kim chỉ nam cho đời sống trong cả năm Giáp Ngọ. Thánh Lễ và các nghi thức phụ thuộc đã xong. Đức Tổng nhắc nhở giáo dân tiết kiệm thì giờ bằng cách xuống ngay hội trường để dùng bữa và cho biết là ngài sẽ xuống sau. Khi xuống hội trường, Đức Tổng làm phép của ăn và tự đi lấy phần ăn cho mình.
Tôi đang chuẩn bị dùng bữa cùng với mấy người bạn ở cuối hội trường thì ông Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ đến mời tôi lên dùng bữa bên cạnh Đức Tổng để hầu chuyện ngài vì tôi là một giáo dân cao niên. Từ chối không được nên đã chấp nhận làm theo.
Khi gặp, tôi kính cẩn cúi chào ngài. Đức tổng rất nhân từ. Ngài chìa tay cho tôi bắt và chào lại. Câu đầu tiên ngài nói với tôi là: “Cha có một Dòng Tu rất lớn tại Việt Nam. Đó là Dòng Chúa Cứu thế ở đường Kỳ Đồng, Saigon". Câu nói bằng tiếng Anh nhưng chữ đường Kỳ Đồng, Saigon thì ngài nói tiếng Việt rất rõ. Tôi không ngạc nhiên về sự liên hệ của ngài với Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam vì ngài đã từng là Bề Trên Tổng Quyền Dòng Chúa Cứu Thế Thế Giới 2 nhiệm kỳ trong vòng 12 năm từ 1997 đến 2009. Trong bữa ăn, ngài nói chuyện với tôi rất thân tình như cha con. Một điều kỳ thú là ngài rất vui khi biết tôi là gia trưởng của một gia đình 12 con, trong khi ngài là anh cả của 12 người em. Ngài cũng cho biết là khi phục vụ tại Rôma, ngài có dịp được gặp Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận một lần. Ngài gọi ĐHY Thuận là một vị Thánh. Rất tiếc là khuôn khổ bài viết không cho phép tôi kể lại những điều lý thứ khác nữa.
Sau bữa ăn là một chương trình văn nghệ do các em nhỏ thực hiện rất vui tươi. Đầu tiên là đội lân tí hon múa chào. Hai con lân nhảy múa từ trên sân khấu, sau đó xuống từng bàn trong hội trường. Một trong hai lân đã đến múa chào Đức Tổng và các Linh Mục. Đức Tổng đã cho lân “ăn” bằng những phong bì đỏ có đựng tiền mới. Một linh mục Mỹ hỏi tôi về Ông Địa là gì. Tôi phịa đại: đó là ông thần tài và cho biết thêm là chúng tôi chỉ làm cho vui chứ không tin tưởng dị đoan vào ông ấy.
Kế đến, một em ra hát bài Xin Chào Việt Nam - Bonjour ViệtNam - Hello Vietnam sau khi đã giải thích về bài hat này. Đức Tổng và mấy Linh Mục đã khen em có giọng hát tuyệt vời. Sau đó là những bài múa nón và vũ trống cơm v…v… rất vui nhộn do các em lớp chuẩn bị Rước Lễ lần đầu và Thêm Sức biểu diễn. Tất cả mọi tiết mục đều được giải thích trước bằng Anh ngữ. Đức Tổng, các Linh Mục và quan khách rất vui vẻ thưởng thức.
Tiếp theo phần văn nghệ, Đức Tổng lên sân khấu để lì xì cho các trẻ em, cho Ca Đoàn và cho một số người khác khi họ lên để được chụp hình lưu niêm. Sau lời cám ơn của ban tổ chức, Đức Tổng và các Linh Mục, quan khách cùng một số giáo dân ra về. Một số khác vẫn hăng say ở lại tiếp tục cuộc Vui Xuân.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Người đã ly dị tái hôn được rước lễ theo quyền “tòa trong” không?
Nguyễn Trọng Đa
20:41 11/02/2014
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong cuộc thảo luận gần đây tại một cuộc họp của giáo hạt, một linh mục tiết lộ rằng ngài đã cho rước lễ các người ly dị tái hôn theo luật đời, mà không có sắc lệnh tiêu hôn, dựa theo quyền của "tòa trong", bất kể hoạt động vợ chồng của họ là như thế nào. Trong ánh sáng số 1650 của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (CCC), linh mục này đang nói về điều gì vậy? Có điều gì tôi chưa hiểu chăng? Xin cha nói rõ về vấn đề này. - G. S., Florida, Mỹ.
Đáp: Số 1650 của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nói như sau :
"Nhiều người Công Giáo, ở một số quốc gia, đã ly dị và tái hôn theo luật đời. Giáo Hội trung thành với lời của Ðức Kitô: "Ai bỏ vợ và cưới người khác, là phạm tội ngoại tình; ai bỏ chồng để lấy người khác thì cũng phạm tội ngoại tình" (x. Mc 10, 11-12). Nếu hôn nhân lần đầu đã thành sự, Giáo Hội không thể công nhận liên kết mới là thành sự. Nếu những người đã ly dị, tái hôn theo luật đời, họ rơi vào tình trạng khách quan đi ngược lại luật Thiên Chúa. Vì thế, bao lâu còn sống trong tình trạng này, họ không được rước lễ. Cũng vậy, họ không thể đảm nhận một số trách nhiệm trong Giáo Hội. Chỉ những người hối hận vì mình đã vi phạm đến dấu chỉ giao ước và sự trung thành với Ðức Kitô, và cam kết sống tiết dục trọn vẹn, mới được giao hòa nhờ bí tích Thống Hối" (Bản dịch tiếng Việt của Ban Giáo lý Tổng giáo phận Sài Gòn)
Số này phải được bổ túc bởi số sau đây:
"1651. Ðối với những tín hữu đang sống trong hoàn cảnh như vậy, vẫn giữ đức tin và ao ước giáo dục con cái theo tinh thần Công Giáo, linh mục và cộng đoàn phải có thái độ ân cần đặc biệt, để họ đừng coi như bị tách lìa khỏi Giáo Hội và nếp sống tín hữu mà họ có thể và phải giữ vì đã được rửa tội:
"Họ được mời gọi nghe Lời Chúa, tham dự hy tế thánh lễ, kiên trì cầu nguyện, góp phần vào các công cuộc bác ái và các sáng kiến của cộng đoàn để phục vụ công lý, giáo dục con cái trong đức tin Công Giáo, vun trồng tinh thần sám hối và làm các việc đền tội, để ngày qua ngày thành khẩn nài xin ân sủng Thiên Chúa (x. Tông Huấn Gia Ðình 84)" (bản dịch như trên).
Sách Giáo Lý tóm tắt giáo lý lâu đời của Giáo Hội, nhưng cũng quan tâm đến nhiều cuộc tranh luận trong vài thập kỷ qua.
Trong thực tế, mỗi mục tử phải xử lý vấn đề của một số người, vì họ đi vào quan hệ hôn nhân ổn định mới trong khi cuộc hôn nhân phép đạo trước đó vẫn còn tồn tại. Thường hôn nhân thứ hai kéo dài lâu hơn hôn nhân thứ nhất và có con cái. Đối với nhiều tín hữu, việc không được rước lễ là nỗi đau của họ.
Các tình huống khó khăn như vậy khiến một số Giám mục và thần học gia đề nghị giải pháp "tòa trong" hoặc "lương tâm tốt" cho một số trường hợp đặc biệt của các các cặp vợ chồng ly dị tái hôn.
Các tác giả của lý thuyết này khác xa nhau về định nghĩa và sự áp dụng giải pháp đề xuất. Nói tóm lại, đây là một sự đáp trả mục vụ của một người, với sự giúp đỡ của một linh mục, mà trong đó con người xác tín vào việc nhận thức về sự vô hiệu của một cuộc hôn nhân trước, mặc dù một quyết định pháp lý bề ngoài liên quan đến sự hợp lệ này không thể được giải quyết. Vì thế, xác tín ấy sẽ cho phép quay trở lại với các bí tích.
Tuy nhiên, các ý kiến là khá đa dạng về cách thức áp dụng giải pháp đề xuất này. Một số tác giả nhấn mạnh rằng giải pháp này không được ban bởi một linh mục, nhưng chỉ hành động theo sự hướng dẫn của ngài. Các tác giả khác nói một cách rõ ràng rằng đó là quyền quyết định của một linh mục, mà không cần nại đến tòa án.
Tương tự như vậy, một số vị khác lại cho rằng trước khi sử dụng quyền “tòa trong”, đương sự phải cố gắng chạy đến với tòa ngoài (tòa án hôn phối), nhưng không có vấn đề gì đang xảy ra do thủ tục hoặc khó khăn khác. Một vài vị khác lại cho rằng có những trường hợp mà đương sự có thể quyết định ngay, mà không cần liên hệ với tòa án, nếu có lý do chính đáng để không làm như vậy.
Các tác giả ủng hộ "giải pháp tòa trong", cũng nhìn nhận rằng giải pháp chỉ nên được giới hạn cho một số cặp vợ chồng đã ly dị và tái hôn mà thôi, và không phải là một sự kiểm tra trắng để cho phép nhận lãnh trở lại các bí tích.
Trong số các điều kiện được các tác giả này nêu ra, có: họ có thể nhận các bí tích mà không gây vấp phạm trong cộng đồng; họ hứa hợp thức hóa hôn nhân sau khi người phối ngẫu cũ qua đời; họ chứng tỏ sự ổn định lầu bền trong hôn nhân thứ hai; và họ hiểu rằng việc họ được trở lại với các bí tích không hàm ý có sự thay đổi trong giáo lý Công Giáo, về sự bất khả phân ly của hôn nhân, và cũng không cấu thành một quyết định chính thức liên quan đến việc vô hiệu hoá của cuộc hôn nhân trước.
Chúng tôi đã phải đơn giản hóa lập luận của các tác giả này, nhưng hy vọng rằng chúng tôi đã không diễn dịch chúng một cách sai lạc.
Đồng thời, chúng tôi phải nhấn mạnh rằng đây chỉ là các ý kiến, và không đại diện cho giáo lý Công Giáo về tòa trong.
Giáo huấn chính thức của Giáo Hội về chủ đề này được chứa trong một số văn bản. Chúng tôi nói đến văn bản quan trọng nhất cho lập luận của mình.
Ngày 11-4-1973: Đức Hồng Y Franjo Seper, Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (CDF), đã viết thư cho Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Mỹ, nói về "các ý kiến mới, vốn phủ nhận hoặc cố gắng ngờ vực giáo lý của Huấn Quyền Giáo Hội về sự bất khả phân ly của hôn nhân". Ngài kết luận với các chỉ dẫn thiết thực sau đây:
"Về việc lãnh nhận các Bí tích, các Đấng Bản Quyền được yêu cầu, một đàng nhấn mạnh việc chấp hành kỷ luật hiện hành và, đàng khác chăm lo cho các mục tử để các ngài quan tâm đặc biệt đến sự tìm kiếm các người đang sống trong một hôn nhân bất thường, bằng cách áp dụng cho các trường hợp này, ngoài các phương cách chính đáng khác, sự thực hành đã được Giáo Hội chấp thuận ở tòa trong (probatam Ecclesiae praxim in foro interno)".
Một số Giám mục đã yêu cầu giải thích rõ ràng thế nào là sự thực hành đã được Giáo Hội chấp thuận ở tòa trong. Ngày 21-3-1975, Đức Tổng Giám Mục Jean Hamer, thư ký Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã trả lời:
"Tôi muốn nói rằng cụm từ này [probata praxis Ecclesiae] phải được hiểu trong bối cảnh của thần học luân lý truyền thống. Các cặp vợ chồng [người Công Giáo sống trong hôn nhân bất thường] có thể được phép nhận lãnh các bí tích với hai điều kiện: họ cố gắng sống theo các đòi hỏi của nguyên tắc luân lý Kitô giáo, và họ nhận lãnh các bí tích trong các nhà thờ, mà ở đó không ai biết họ để họ không gây ra cớ vấp phạm nào”.
Các văn bản này, cộng với Tông huấn "Familiaris Consortio" của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, tạo nên cơ sở của giáo lý được tìm thấy trong Sách Giáo Lý.
Năm 1994, hai năm sau khi ban hành Sách Giáo Lý, để đáp ứng với một vài gợi ý rằng có thể có một số trường hợp ngoại lệ mục vụ cho giáo lý này, và các điều khoản của Giáo luật trong các trường hợp đặc biệt, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã viết thư cho các Giám mục trên thế giới "Về việc Rước lễ của các tín hữu Công Giáo đã ly dị và tái hôn”.
Tài liệu này khẳng định lại lập trường của tông huấn "Familiaris Consortio" và Sách Giáo lý (bao gồm cả hai lý do được nêu ra ở trên), khi nói thêm: "Cấu trúc của tông huấn và cung giọng của các từ ngữ trong đó giúp hiểu rõ ràng sự thực hành ấy, vốn được trình bày như là ràng buộc, không thể được sửa đổi do các tình huống khác nhau".
Giáo lý cơ bản này đã được khẳng định một lần nữa trong Tông huấn năm 2007 "Sacramentum Caritatis ": "Thượng Hội Đồng Giám Mục căn cứ vào Thánh Kinh (x. Mc 10,2-12) xác định thực hành của Giáo Hội, không thể cho những người đã ly dị tái hôn được lãnh nhận các bí tích, chỉ vì tình trạng và điều kiện của họ nghịch lại cách khách quan sự liên hệ tình yêu giữa Đức Kitô và Giáo Hội, điều được biểu lộ và hiện thực trong Bí tích Thánh Thể” (Bản dịch tiếng Việt của Ủy ban Giáo lý Đức tin thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Như vậy, rõ ràng là Tòa Thánh đã loại trừ khả năng của "giải pháp tòa trong" như là một cách hợp lệ để giải quyết các vấn đề về tính hợp lệ của hôn nhân. Việc kết hôn là một hành động công khai, trước mặt Thiên Chúa và trước mặt xã hội, và do đó các câu hỏi về tính hợp lệ của nó chỉ có thể được giải quyết ở tòa ngoài. Việc cho phép lãnh nhận các Bí tích chỉ có thể xảy ra trong các trường hợp được nêu ra trong Sách Giáo Lý.
Tuy nhiên, tất cả các vị Giáo hoàng gần đây đã cảm nhận sâu sắc nỗi đau đớn của các cặp vợ chồng đang ở trong tình trạng này. Trong các tháng đầu tiên của triều đại Giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã kêu gọi nghiên cứu thêm điều khó khăn này. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã đề cập đến chủ đề, và đã kêu gọi các Giám mục đề xuất các sáng kiến có thể sẽ giúp Giáo Hội cho phép các thành viên ấy dự phần vào Thân mình Chúa Kitô một cách tốt hơn.
Tuy nhiên, như một Hồng Y nổi tiếng đã ghi nhận về chủ đề này: "Đen không thể trở thành trắng được”. Không giải pháp mục vụ nào có thể thay đổi Tin Mừng hoặc giáo huấn đã được thiết lập của Giáo Hội về sự bất khả phân ly của hôn nhân.
Hoạt động mục vụ quan trọng nhất mà Giáo Hội có thể và nên làm, là cổ vũ việc huấn luyện Kitô giáo cho các bạn trẻ Công Giáo, để họ đi vào hôn nhân với ý định hợp tác với ân sủng của Thiên Chúa, trong việc đưa ra một cam kết suốt đời cho chính họ. Nói cách khác, giải pháp lâu dài tốt nhất cho việc ly dị và tái hôn là phải tránh ly dị trước tiên.
Đồng thời, thật là ngây thơ khi nghĩ rằng một số cuộc hôn nhân sẽ không thất bại, hoặc sẽ không có việc kết hôn không hợp lệ. Đây là một hệ quả tất yếu của sự yếu đuối con người và sự tự do của con người. Tương tự như vậy, hiện nay có một số lượng lớn người Công Giáo ở trong các giải pháp bất thường, họ có nhu cầu mục vụ cụ thể, và Giáo Hội được thúc đẩy tìm cách giúp đỡ họ, trong khi vẫn tôn trọng giáo huấn của Chúa Kitô về sự thánh thiện của hôn nhân .
Đây có lẽ sẽ là tinh thần, mà với nó Đức Thánh Cha Phanxicô và các Giám mục sẽ tìm hiểu bất cứ con đường nào và sáng kiến nào thích hợp, để mang lại ánh sáng của Chúa Kitô cho tất cả các thành viên của Giáo Hội Công Giáo. (Zenit.org 11-2-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Trong cuộc thảo luận gần đây tại một cuộc họp của giáo hạt, một linh mục tiết lộ rằng ngài đã cho rước lễ các người ly dị tái hôn theo luật đời, mà không có sắc lệnh tiêu hôn, dựa theo quyền của "tòa trong", bất kể hoạt động vợ chồng của họ là như thế nào. Trong ánh sáng số 1650 của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (CCC), linh mục này đang nói về điều gì vậy? Có điều gì tôi chưa hiểu chăng? Xin cha nói rõ về vấn đề này. - G. S., Florida, Mỹ.
Đáp: Số 1650 của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo nói như sau :
"Nhiều người Công Giáo, ở một số quốc gia, đã ly dị và tái hôn theo luật đời. Giáo Hội trung thành với lời của Ðức Kitô: "Ai bỏ vợ và cưới người khác, là phạm tội ngoại tình; ai bỏ chồng để lấy người khác thì cũng phạm tội ngoại tình" (x. Mc 10, 11-12). Nếu hôn nhân lần đầu đã thành sự, Giáo Hội không thể công nhận liên kết mới là thành sự. Nếu những người đã ly dị, tái hôn theo luật đời, họ rơi vào tình trạng khách quan đi ngược lại luật Thiên Chúa. Vì thế, bao lâu còn sống trong tình trạng này, họ không được rước lễ. Cũng vậy, họ không thể đảm nhận một số trách nhiệm trong Giáo Hội. Chỉ những người hối hận vì mình đã vi phạm đến dấu chỉ giao ước và sự trung thành với Ðức Kitô, và cam kết sống tiết dục trọn vẹn, mới được giao hòa nhờ bí tích Thống Hối" (Bản dịch tiếng Việt của Ban Giáo lý Tổng giáo phận Sài Gòn)
Số này phải được bổ túc bởi số sau đây:
"1651. Ðối với những tín hữu đang sống trong hoàn cảnh như vậy, vẫn giữ đức tin và ao ước giáo dục con cái theo tinh thần Công Giáo, linh mục và cộng đoàn phải có thái độ ân cần đặc biệt, để họ đừng coi như bị tách lìa khỏi Giáo Hội và nếp sống tín hữu mà họ có thể và phải giữ vì đã được rửa tội:
"Họ được mời gọi nghe Lời Chúa, tham dự hy tế thánh lễ, kiên trì cầu nguyện, góp phần vào các công cuộc bác ái và các sáng kiến của cộng đoàn để phục vụ công lý, giáo dục con cái trong đức tin Công Giáo, vun trồng tinh thần sám hối và làm các việc đền tội, để ngày qua ngày thành khẩn nài xin ân sủng Thiên Chúa (x. Tông Huấn Gia Ðình 84)" (bản dịch như trên).
Sách Giáo Lý tóm tắt giáo lý lâu đời của Giáo Hội, nhưng cũng quan tâm đến nhiều cuộc tranh luận trong vài thập kỷ qua.
Trong thực tế, mỗi mục tử phải xử lý vấn đề của một số người, vì họ đi vào quan hệ hôn nhân ổn định mới trong khi cuộc hôn nhân phép đạo trước đó vẫn còn tồn tại. Thường hôn nhân thứ hai kéo dài lâu hơn hôn nhân thứ nhất và có con cái. Đối với nhiều tín hữu, việc không được rước lễ là nỗi đau của họ.
Các tình huống khó khăn như vậy khiến một số Giám mục và thần học gia đề nghị giải pháp "tòa trong" hoặc "lương tâm tốt" cho một số trường hợp đặc biệt của các các cặp vợ chồng ly dị tái hôn.
Các tác giả của lý thuyết này khác xa nhau về định nghĩa và sự áp dụng giải pháp đề xuất. Nói tóm lại, đây là một sự đáp trả mục vụ của một người, với sự giúp đỡ của một linh mục, mà trong đó con người xác tín vào việc nhận thức về sự vô hiệu của một cuộc hôn nhân trước, mặc dù một quyết định pháp lý bề ngoài liên quan đến sự hợp lệ này không thể được giải quyết. Vì thế, xác tín ấy sẽ cho phép quay trở lại với các bí tích.
Tuy nhiên, các ý kiến là khá đa dạng về cách thức áp dụng giải pháp đề xuất này. Một số tác giả nhấn mạnh rằng giải pháp này không được ban bởi một linh mục, nhưng chỉ hành động theo sự hướng dẫn của ngài. Các tác giả khác nói một cách rõ ràng rằng đó là quyền quyết định của một linh mục, mà không cần nại đến tòa án.
Tương tự như vậy, một số vị khác lại cho rằng trước khi sử dụng quyền “tòa trong”, đương sự phải cố gắng chạy đến với tòa ngoài (tòa án hôn phối), nhưng không có vấn đề gì đang xảy ra do thủ tục hoặc khó khăn khác. Một vài vị khác lại cho rằng có những trường hợp mà đương sự có thể quyết định ngay, mà không cần liên hệ với tòa án, nếu có lý do chính đáng để không làm như vậy.
Các tác giả ủng hộ "giải pháp tòa trong", cũng nhìn nhận rằng giải pháp chỉ nên được giới hạn cho một số cặp vợ chồng đã ly dị và tái hôn mà thôi, và không phải là một sự kiểm tra trắng để cho phép nhận lãnh trở lại các bí tích.
Trong số các điều kiện được các tác giả này nêu ra, có: họ có thể nhận các bí tích mà không gây vấp phạm trong cộng đồng; họ hứa hợp thức hóa hôn nhân sau khi người phối ngẫu cũ qua đời; họ chứng tỏ sự ổn định lầu bền trong hôn nhân thứ hai; và họ hiểu rằng việc họ được trở lại với các bí tích không hàm ý có sự thay đổi trong giáo lý Công Giáo, về sự bất khả phân ly của hôn nhân, và cũng không cấu thành một quyết định chính thức liên quan đến việc vô hiệu hoá của cuộc hôn nhân trước.
Chúng tôi đã phải đơn giản hóa lập luận của các tác giả này, nhưng hy vọng rằng chúng tôi đã không diễn dịch chúng một cách sai lạc.
Đồng thời, chúng tôi phải nhấn mạnh rằng đây chỉ là các ý kiến, và không đại diện cho giáo lý Công Giáo về tòa trong.
Giáo huấn chính thức của Giáo Hội về chủ đề này được chứa trong một số văn bản. Chúng tôi nói đến văn bản quan trọng nhất cho lập luận của mình.
Ngày 11-4-1973: Đức Hồng Y Franjo Seper, Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (CDF), đã viết thư cho Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Mỹ, nói về "các ý kiến mới, vốn phủ nhận hoặc cố gắng ngờ vực giáo lý của Huấn Quyền Giáo Hội về sự bất khả phân ly của hôn nhân". Ngài kết luận với các chỉ dẫn thiết thực sau đây:
"Về việc lãnh nhận các Bí tích, các Đấng Bản Quyền được yêu cầu, một đàng nhấn mạnh việc chấp hành kỷ luật hiện hành và, đàng khác chăm lo cho các mục tử để các ngài quan tâm đặc biệt đến sự tìm kiếm các người đang sống trong một hôn nhân bất thường, bằng cách áp dụng cho các trường hợp này, ngoài các phương cách chính đáng khác, sự thực hành đã được Giáo Hội chấp thuận ở tòa trong (probatam Ecclesiae praxim in foro interno)".
Một số Giám mục đã yêu cầu giải thích rõ ràng thế nào là sự thực hành đã được Giáo Hội chấp thuận ở tòa trong. Ngày 21-3-1975, Đức Tổng Giám Mục Jean Hamer, thư ký Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã trả lời:
"Tôi muốn nói rằng cụm từ này [probata praxis Ecclesiae] phải được hiểu trong bối cảnh của thần học luân lý truyền thống. Các cặp vợ chồng [người Công Giáo sống trong hôn nhân bất thường] có thể được phép nhận lãnh các bí tích với hai điều kiện: họ cố gắng sống theo các đòi hỏi của nguyên tắc luân lý Kitô giáo, và họ nhận lãnh các bí tích trong các nhà thờ, mà ở đó không ai biết họ để họ không gây ra cớ vấp phạm nào”.
Các văn bản này, cộng với Tông huấn "Familiaris Consortio" của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, tạo nên cơ sở của giáo lý được tìm thấy trong Sách Giáo Lý.
Năm 1994, hai năm sau khi ban hành Sách Giáo Lý, để đáp ứng với một vài gợi ý rằng có thể có một số trường hợp ngoại lệ mục vụ cho giáo lý này, và các điều khoản của Giáo luật trong các trường hợp đặc biệt, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã viết thư cho các Giám mục trên thế giới "Về việc Rước lễ của các tín hữu Công Giáo đã ly dị và tái hôn”.
Tài liệu này khẳng định lại lập trường của tông huấn "Familiaris Consortio" và Sách Giáo lý (bao gồm cả hai lý do được nêu ra ở trên), khi nói thêm: "Cấu trúc của tông huấn và cung giọng của các từ ngữ trong đó giúp hiểu rõ ràng sự thực hành ấy, vốn được trình bày như là ràng buộc, không thể được sửa đổi do các tình huống khác nhau".
Giáo lý cơ bản này đã được khẳng định một lần nữa trong Tông huấn năm 2007 "Sacramentum Caritatis ": "Thượng Hội Đồng Giám Mục căn cứ vào Thánh Kinh (x. Mc 10,2-12) xác định thực hành của Giáo Hội, không thể cho những người đã ly dị tái hôn được lãnh nhận các bí tích, chỉ vì tình trạng và điều kiện của họ nghịch lại cách khách quan sự liên hệ tình yêu giữa Đức Kitô và Giáo Hội, điều được biểu lộ và hiện thực trong Bí tích Thánh Thể” (Bản dịch tiếng Việt của Ủy ban Giáo lý Đức tin thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Như vậy, rõ ràng là Tòa Thánh đã loại trừ khả năng của "giải pháp tòa trong" như là một cách hợp lệ để giải quyết các vấn đề về tính hợp lệ của hôn nhân. Việc kết hôn là một hành động công khai, trước mặt Thiên Chúa và trước mặt xã hội, và do đó các câu hỏi về tính hợp lệ của nó chỉ có thể được giải quyết ở tòa ngoài. Việc cho phép lãnh nhận các Bí tích chỉ có thể xảy ra trong các trường hợp được nêu ra trong Sách Giáo Lý.
Tuy nhiên, tất cả các vị Giáo hoàng gần đây đã cảm nhận sâu sắc nỗi đau đớn của các cặp vợ chồng đang ở trong tình trạng này. Trong các tháng đầu tiên của triều đại Giáo hoàng của mình, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã kêu gọi nghiên cứu thêm điều khó khăn này. Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã đề cập đến chủ đề, và đã kêu gọi các Giám mục đề xuất các sáng kiến có thể sẽ giúp Giáo Hội cho phép các thành viên ấy dự phần vào Thân mình Chúa Kitô một cách tốt hơn.
Tuy nhiên, như một Hồng Y nổi tiếng đã ghi nhận về chủ đề này: "Đen không thể trở thành trắng được”. Không giải pháp mục vụ nào có thể thay đổi Tin Mừng hoặc giáo huấn đã được thiết lập của Giáo Hội về sự bất khả phân ly của hôn nhân.
Hoạt động mục vụ quan trọng nhất mà Giáo Hội có thể và nên làm, là cổ vũ việc huấn luyện Kitô giáo cho các bạn trẻ Công Giáo, để họ đi vào hôn nhân với ý định hợp tác với ân sủng của Thiên Chúa, trong việc đưa ra một cam kết suốt đời cho chính họ. Nói cách khác, giải pháp lâu dài tốt nhất cho việc ly dị và tái hôn là phải tránh ly dị trước tiên.
Đồng thời, thật là ngây thơ khi nghĩ rằng một số cuộc hôn nhân sẽ không thất bại, hoặc sẽ không có việc kết hôn không hợp lệ. Đây là một hệ quả tất yếu của sự yếu đuối con người và sự tự do của con người. Tương tự như vậy, hiện nay có một số lượng lớn người Công Giáo ở trong các giải pháp bất thường, họ có nhu cầu mục vụ cụ thể, và Giáo Hội được thúc đẩy tìm cách giúp đỡ họ, trong khi vẫn tôn trọng giáo huấn của Chúa Kitô về sự thánh thiện của hôn nhân .
Đây có lẽ sẽ là tinh thần, mà với nó Đức Thánh Cha Phanxicô và các Giám mục sẽ tìm hiểu bất cứ con đường nào và sáng kiến nào thích hợp, để mang lại ánh sáng của Chúa Kitô cho tất cả các thành viên của Giáo Hội Công Giáo. (Zenit.org 11-2-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cháo Khuya
Nguyễn Bá Khanh
22:08 11/02/2014
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
(Hình chụp tại chợ đêm phố Bolsa O.C)
Ngoài kia gió lạnh tuyết rơi
Ngồi bên bếp nóng tuyệt vời cháo khuya.
(nđc)