Ngày 13-02-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:14 13/02/2009
TỰ TRÓI

N2T


Một nhà tôn giáo lo ngay ngáy đến thăm đại sư, đại sư nói: "Tại sao ngài lại căng thẳng như thế ?”

- “Tôi sợ mất đi ơn cứu độ.”

- “Ơn cứu độ xét cho cùng là thứ gì ?”

- “Là cứu độ, là tự do.”


Đại sư nhịn không được cười nói: “Vậy thì ngài bị bức bách tự do nên không thể không cứu độ ?”

Từ giây phút ấy trở đi, vị tín đồ tôn giáo ấy luôn luôn thoải mái, vĩnh viễn không e sợ gì.

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Tự do là món quà cao quý mà Thiên Chúa ban tặng cho con người từ thưở tạo dựng đất trời, mất đi tự do là mất đi tất cả dù cho có vàng bạc đầy nhà phú quý đầy ngỏ, cho nên, niềm tin vào Thiên Chúa cũng cần phải có tự do của mỗi tâm hồn thì mới được ơn cứu độ, bằng không thì tôn giáo tín ngưỡng cũng chỉ là một lớp trang sức để được hưởng đặc quyền trần thế mà thôi, không những thế còn đem lại án phạt cho những người giả vờ với niềm tin của mình.

Ơn cứu độ của Chúa Giê-su cũng chỉ dành cho những ai tự do thoát ra khỏi chính con người mình để theo Ngài mà thôi, bởi vì sự cưỡng ép không thể làm cho con người nhìn thấy hết những hồng ân cao cả mà Thiên Chúa ban cho họ qua cuộc sống...

Tự do theo Chúa tức là tự nguyện vác lấy thập giá của mình trong vui vẻ, phấn chấn và hạnh phúc; tự nguyện mình trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giê-su.

Ơn cứu độ chỉ ban cho người có sự trưởng thành của tự do, tức là tự nguyện theo Chúa mà không bị một áp lực nào, bất kỳ của ai bắt buộc, bằng không thì tự mình trói buộc mình trong đau khổ và bất an.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:15 13/02/2009
N2T


79. Làm việc bên ngoài quá độ có thể làm xơ cứng con người.

(Thánh Bernard)
 
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:17 13/02/2009
N2T


23. Người thông minh đem vợ mình biến thành tình nhân, người ngu đần đem tình nhân biến thành vợ mình.

 
Ngày tình yêu: chia sẻ với các bạn trai & bạn gái
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:09 13/02/2009

CHIA SẺ

VỚI

CON TRAI & CON GÁI

CỦA

thời đại @



Các bạn trẻ: con trai và con gái thân mến,

Bài “Chia sẻ với con trai & con gái thời đại @” này được viết ra như một người cha nói chuyện với con cái mình, như một người anh nói chuyện với các em trai em gái, như một người thầy nói chuyện với các học trò, và như một người bạn nói chuyện với các bạn của mình...

Vì là trò chuyện, nên cách dùng văn không hoa mỹ không cầu kỳ như bài luận án, không khách sáo và không lãng mạn như tiểu thuyết, nhưng đơn sơ chân tình như khi cùng nhau trò chuyện bên tách cà phê, ly chè lạnh của thành phố Sài Gòn nhộn nhịp nắng chói trong những ngày tháng cuối năm.

“Chia sẻ với con trai & con gái thời đại @” không có gì mới mẻ cả, chỉ là cách nhìn của một linh mục đối với các vấn đề của các bạn trẻ nam nữ của thời đại hôm nay mà thôi, nhưng cũng hy vọng giúp ích được gì đó cho các bạn trẻ nam nữ...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------------------

CON TRAI

Trong sách Sáng Thế ký viết: “Thiên Chúa phán: chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh của chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất”( Stk 1, 26).

.

“Rồi Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lổ mũi, và con người trở nên một sinh vật” (Stk 2, 7)
.

Như vậy thật quá rõ ràng, Thiên Chúa đã tạo dựng nên con người giống hình ảnh của Ngài, và còn để cho con người thay mặt Ngài cai quản vũ trụ to lớn này.

Con người được Thiên Chúa dựng nên đầu tiên đó là Adong, một người nam, cũng gọi là đàn ông con trai, tức là tất cả những người nam trên mặt đất này mà chúng ta gọi là các đấng mày râu, những con người hào hoa thanh lịch và khôn ngoan, thông minh để làm chủ mặt đất, và nhất là để làm chủ mình và gia đình của mình sau này.

CON GÁI

Cũng trong sách Sáng Thế ký viết rằng: “Đức Chúa là Thiên Chúa phán: “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó...”

“Đức Chúa là Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra, và lắp thịt thế vào. Đức Chúa là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người” (Stk 2, 18-22).


Thế là người nữ đầu tiên của loài người cũng được Thiên Chúa dựng nên từ cái xương sườn của người nam, mà chúng ta gọi là người nữ, là đàn bà con gái, là nữ nhi, là tiểu thơ và có nhiều cách gọi rất hay như: con gái là đóa hoa, là tiên nữ, là mỹ nhân, là thiên thần của lòng anh.v.v... để nói lên cái đẹp của đàn bà con gái, và cám ơn Thiên Chúa đã dùng thượng trí của mình để dựng nên người nữ như là món quà tặng tuyệt vời cho người nam, để qua người nữ này mà người nam được trở nên hài hòa hơn trong cung cách sống làm người của mình.

A. CON TRAI THÌ OAI HƠN CON GÁI

Đó là sự thật một trăm phần trăm, vì không ai nói con gái oai hơn con trai, dù thực tế có những con gái rất oai, nhưng nếu chúng ta nói họ oai thì họ buồn lắm, vì một tiểu thơ thì không muốn ai gọi mình là oai cả, vì oai cũng có nghĩa là hách là kiêu là kiểu cách, con gái như vậy thì có...ma nào mà thích chứ. Vậy, được làm con trai thì oai nhất rồi.

1. Con trai cần phải mạnh.

Các bạn con trai thân mến,

Được Thiên Chúa ban cho làm một người nam là điều rất hạnh phúc và oai nữa, vì con trai có nghĩa là người có sức mạnh để làm việc và để xây dựng một xã hội tốt đẹp theo như ý muốn của Thiên Chúa.

Có hai sức mạnh nơi các bạn trai, mà tôi muốn chia sẻ với các bạn, bởi vì tôi tin chắc rằng các bạn đều biết, nhưng không để ý đó mà thôi, đó là sức mạnh tinh thần và sức mạnh về thể xác.

a. Sức mạnh tinh thần

“Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện”, đó là điều mà tất cả mọi người đều mong ước, bởi vì không thể có một thân xác èo ọp xì ke ma túy mà lại có một tinh thần minh mẫn được.

Sức mạnh tinh thần này không phải tự nhiên mà có, nhưng qua hoàn cảnh và nhờ ý chí vươn lên mới có được, có nhiều người có ý chí nhưng không có quyết tâm vươn lên, nghĩa là họ có ý chí vượt qua một trở ngại nào đó rồi dừng lại mà không muốn tiếp tục tiến lên phía trước, họ không muốn tiến lên phía trước hoặc muốn mà không có “bàn đạp” để lấy đà mà tiến lên. Có nhiều bạn rất có ý chí nhưng rồi đem ý chí của mình bỏ xó cho đến khi nó bị cùn, vì không có điều kiện, vì không gặp thời, vì không được người nâng đỡ...

- Con trai phải có niềm tin.

Sức mạnh tinh thần nơi các bạn trẻ thì hừng hực như lò lửa, nhưng rồi lò lửa này có ngày cũng tàn lụi hoặc tắt ngúm vì không có nhiên liệu, nhiên liệu thứ nhất mà tôi muốn nói với các bạn trẻ đó là niềm tin tôn giáo.

Bất kỳ bạn là ai, là người không theo tôn giáo nào, là người theo Thiên Chúa giáo hay Phật giáo, dù bạn là người theo đạo Tin Lành hay đạo Hòa Hảo, hoặc bất cứ tôn giáo nào thì bạn vẫn luôn tin rằng có sự thiện và sự ác, có một Đấng toàn thiện ở trên tất cả vạn vật sinh linh, đó là một thực tế mà rất nhiều người, dù họ không theo tôn giáo nào cả cũng công nhận, và có những người tự cho mình là người vô thần –dù họ không công khai nói có ông trời- cũng vẫn kêu Trời khấn Phật khi con cái họ gặp tai nạn, hoặc khi chính bản thân họ bị sa cơ thất thế, bị bệnh thập tử nhất sinh...

Có rất nhiều bạn trẻ có tôn giáo nhưng tinh thần vẫn cứ yếu đuối bệnh hoạn, vì họ không cảm nghiệm được Đấng đã yêu thương họ cách đặc biệt là Thiên Chúa vẫn luôn có trong cuộc đời của họ, nếu các bạn trẻ dành ra mỗi ngày vài phút suy tư thì sẽ thấy rằng, chính Thiên Chúa đã làm mọi sự kỳ diệu nơi bản thân mình.

Từ một con người bệnh hoạn khuyết tật nhưng bạn trẻ Nguyễn Công Hùng đã 23 tuổi, trọng lượng thân mình chỉ nặng 12 kg, đã đoạt danh hiệu “Hiệp sĩ công nghệ thông tin 2005”, bí quyết nào để bạn thanh niên khuyết tật này đi đến thành công, chắc chắn là ý chí và sức mạnh tâm linh giúp anh vươn lên và đi thẳng đến mục đích, bí quyết này chính anh đã thố lộ: “Có được thành công hôm nay, chính nhờ sự cầu nguyện và giúp đỡ của rất nhiều người” và đặc biệt, trên bàn máy vi tính của mình, Hùng đã trang trọng treo một câu Kinh Thánh: “Tôi làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi”. Bí quyết hết sức đơn giản nhưng rất có hiệu quả, đó là niềm tin vào tôn giáo đã làm cho bạn trẻ Nguyễn Công Hùng đi đến thành công một cách vinh quang. (Xem website chungnhanduckito.net)

Tôn giáo không phải là thuốc phiện mê dân như các bạn trẻ lầm tưởng, nhưng nó là thuốc “tăng lực” cho những tâm hồn yếu đuối, là thuốc bồi bổ tâm linh của con người, chính tôn giáo và niềm tin vào tôn giáo đã góp phần rất lớn cho việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, mà có rất nhiều bạn trẻ đã và đang hoạt động trong các hội từ thiện, tình nguyện phục vụ những người bất hạnh trong các viện nuôi dưỡng người già tàn tật, và những bệnh nhân nhiễm HIV đang bị gia đình và xã hội bỏ rơi. Niềm tin vào tôn giáo sẽ làm cho các bạn trẻ có một sức mạnh tinh thần để vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống của mình, làm cho họ thấy cuộc sống rất có ý nghĩa và cuộc đời vẫn đẹp làm sao ấy, mà chỉ có những người có niềm tin vào tôn giáo mới cảm nghiệm được.

Thiên Chúa không phải là sản phẩm do trí tưởng tượng của con người, nhưng chính Ngài đã mạc khải cho ông Môi-sen biết: “Ta là Thiên Chúa của cha ông ngươi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaác, Thiên Chúa của Giacop” ( Xh 3, 6. 14-15). . Ngài cũng là Đấng mà Chúa Giê-su đã mạc khải cho các môn đệ của Ngài khi dạy cho các ông cách cầu nguyện: “Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời...”

(Mt 6, 9-13).
Vâng, Thiên Chúa là Cha của chúng ta, Ngài chỉ cần chúng ta tin tưởng và phó thác mọi sự cho Ngài với tất cả lòng yêu mến, còn mọi sự Ngài sẽ ban cho sau.

Khi gặp nổi buồn và những bế tắc trong cuộc sống, các bạn trẻ thường làm bất cứ việc gì để giải khuây như uống rượu, cờ bạc, hút xách để quên đi đời lắm đau khổ, nhưng các bạn trẻ có niềm tin vào Thiên Chúa sẽ đi tìm Ngài trong cảnh thánh thiêng im lặng của nhà thờ, để gặp được Ngài và tâm sự với Ngài, và từ trong thâm sâu của tâm hồn, họ đã gặp được Ngài đang cùng đồng cảm với họ, họ thấy được sự nâng đỡ rõ rệt của Chúa Giê-su trong Thánh Thể, và họ lại đứng lên tiếp tục đi tiếp về tương lai, dù tương lai ấy gặp nhiều khó khăn, bởi vì có Thiên Chúa ở cùng họ và nâng đỡ họ.

Từ niềm tin nầy, các bạn trẻ sẽ được người khác yêu mến hơn, vì phần nhiều cuộc sống của người có niềm tin vào tôn giáo sẽ lạc quan và yêu đời hơn. Hơn nữa, xin mách nhỏ với các bạn trai là các bạn gái cũng sẽ luôn tìm kiếm cho mình một người bạn đời có niềm tin, vì người không có một niềm tin tôn giáo sẽ là người độc tài, họ coi công việc và vật chất là cứu cánh, cho nên khi có việc xảy ra ngoài ý muốn thì chỉ có oán hận và trách móc, có khi làm tan vỡ tình cảm gia đình...

- Con trai phải có tri thức.

Con người –dù bất cứ thời đại nào- cũng vẫn coi trọng tri thức, và coi tri thức như là chìa khóa để mở ra một phần của cánh cửa huyền nhiệm của vũ trụ, khám phá ra những bí ẩn của vũ trụ thiên nhiên và bắt thiên nhiên phục vụ con người trong hòa bình.

Muốn có tri thức thì phải học, có nhiều bạn trai không biết đọc chữ, họ cảm thấy khổ tâm vô cùng vì đôi lúc có mắt mà như bị mù, cho nên dù ở trong hoàn cảnh nào cũng cần phải học.

Có nhiều bạn trai con nhà giàu có nhưng không biết lo nghĩ đến tương lai của mình, cha mẹ lo lắng cho ăn học để có tương lai, nhưng không chịu đến trường mà chỉ biết đua đòi ăn chơi trụy lạc, những bạn trai này đem tương lai của mình phiêu bạt trong các phòng trà, động lắc, họ đem cả nhân cách của mình nhốt trong sự sa đọa của xì ke ma túy và nô lệ cho dục vọng của mình vì –nói cho cùng- họ đem tri thức để đổi lấy những tai hại bởi những việc làm không tri thức ấy của mình.

Làm con trai sẽ oai hơn khi có tri thức và nâng cao giá trị của mình lên khi tri thức được vận dụng tốt trong cuộc sống, bởi vì tri thức là hiểu biết những việc mình đã và đang làm có hại hay có lợi cho người khác, người có tri thức thì biết lên kế hoạch cho công việc, và đi xa hơn, lên kế hoạch cho tương lai của mình. Thực tế cho thấy, con gái thì luôn thích con trai có tri thức, tri thức cũng có thể nói là đồng nghĩa với trí thức, có nhiều cô con gái vì mê cái “mác” trí thức nơi người con trai mà dở khóc dở cười đấy nhé, cho nên tri thức là một sức mạnh tinh thần của con người, mà cụ thể là sức mạnh của con trai, nhất là trong thời đại khoa học tiên tiến này, thời đại của computer, của laptop, của MP3, của digital camera và của...đồng tiền, và của cả tình yêu nữa, tất cả đều cậy nhờ vào tri thức để tiến lên phía trước, nơi có một tương lai đang chờ sức mạnh trí thức của mọi người, nhất là con trai...

Tri thức không nhứt thiết là phải là có nhiều bằng cấp, nhưng tri thức chính là sự không ngừng học hỏi và tôi luyện bản thân, chuyện này thì tất cả con trai ai cũng làm được, chỉ trừ những con trai không có tính tự trọng mới làm không được mà thôi, thật đáng tiếc cho những con trai ấy phải không các bạn.

- Con trai phải có đạo đức.

Có niềm tin tôn giáo và có tri thức mà thôi thì chưa đủ, làm con trai thì cần phải có đạo đức, không phải đạo đức cách mạng, vì đạo đức này sẽ bị biến thái khi có hơi hám đồng tiền và chức vụ quyền lực, vì đạo đức này chỉ có thù hận phân biệt phe ta phe địch. Nhưng thứ đạo đức mà tôi muốn chia sẻ với các bạn trai là đạo đức bắt đầu từ trong lương tâm mà ra, cái gì từ lương tâm mà ra thì không phân biệt giàu nghèo sang giàu, phe ta phe địch, mà tất cả đều được yêu thương như nhau, đều được đối xử như nhau, bởi vì lương tâm là tiếng nói của Thiên Chúa đặt để trong mỗi con người, và đạo đức lương tâm này được tăng thêm sức mạnh hơn bởi niềm tin vào Thiên Chúa, phải không các bạn ?

Một con trai không có đạo đức thì không biết sống sao cho cuộc đời thêm có ý nghĩa, họ chỉ biết xài tiền của cha mẹ, hoặc tiền lương của mình trong những quay cuồng thác loạn của vũ trường, họ chỉ biết tụm năm tụm bảy để uống rượu và tự phá hủy tương lai của đời mình, thật uổng cho họ, một thanh niên đẹp trai học giỏi mà mất đi đạo làm người căn bản là đạo đức lương tâm, thì sẽ trở thành người nguy hiểm cho gia đình và xã hội.

Đọc báo hằng ngày, chúng ta thấy tội phạm phần lớn là con trai, là tuổi thanh niên đầy sức sống, họ tự kết thúc tuổi xuân của mình trong bốn bức tường với nhiều hàng rào kẽm gai điện cao năm sáu thước. Tại sao vậy, vì có rất nhiều nguyên nhân, mà trong đó nguyên nhân “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là chiếm tỷ lệ cao nhất, tức là đua đòi với bạn bè, kết bạn với những người xấu, tiếp đến là môi trường đạo đức của gia đình, cha mẹ cưng chiều quá mức, cha mẹ mãi lo kiếm tiền bỏ bê việc dạy dỗ con cái, là những nguyên nhân chính làm cho các bạn trẻ đi vào ngỏ hẽm cụt cuộc đời.

Con trai mà bạ đâu chửi thề đó, bạ đâu chôm chĩa đó, bạ đâu đánh lộn đó là con trai dở nhất trần gian, làm con trai như thế thì không đáng làm, bởi vì con trai thì phải sống cho ra con trai, tức là có chút văn minh ga lăng, có chút lịch sự và nhất là cần phải sống quân tử, quân tử đây không phải là quân tử kiểu Tàu, nhưng là kiểu quân tử của người con của Thiên Chúa, là môn đệ của Chúa Giê-su, đó là “có thì nói có, không thì nói không”, các bạn trẻ đừng cười và đừng coi thường, nếu các bạn làm đúng như thế thì không những các bạn là một đại quân tử mà còn là một đại anh hùng nữa đó, “có thì nói có, không thì nói không” là chuẩn mực đạo đức nhất mà Chúa Giê-su đã dạy cho chúng ta là những môn đệ của Ngài.

Khi con trai nói không là không, nói có là có, thì chính là lúc bạn trai ấy trở thành người quân tử có đạo đức, bởi vì trong xã hội này, có rất ít người dám nói có khi có, dám nói không khi không, bởi vì họ sợ nói “có” khi mà công ty có buôn lậu là họ bị mất việc làm, họ dám nói “có” khi giám đốc có quấy rối tình dục các công nhân nữ, thế là bể nồi cơm của họ, cho nên họ chưa phải là quân tử, chưa phải là anh hùng, họ càng không phải là người có sức mạnh tinh thần vì “nội công” chưa đủ.

Khi con trai đi tìm bạn đời cho mình thì chắc chắn là tìm một cái “xương sừơn” đẹp, dễ thương và đạo đức, các bạn gái cũng vậy, họ không tìm cho mình người bạn đời ba trợn, cũng không tìm cho mình người bạn đời biết hút xách ăn chơi đàng điếm, nhưng họ kiếm cho mình một người con trai có đạo đức, đó là tiêu chuẩn số một và ưu tiên hàng đầu của những cô gái đạo đức.

Xã hội ngày càng biến hóa, nếp sống đua đòi trong lớp trẻ ngày càng phức tạp và hỗn loạn, thì người con trai có lòng đạo đức và tự trọng luôn là tấm gương sáng cho người khác, con trai có đạo đức thì biết tìm tòi học hỏi khi các bạn cùng lứa tuổi mãi mê trong thác loạn, buông theo dòng đời trôi về đâu cũng mặc.

(còn tiếp)

---------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục
LM Nguyễn Vinh Gioang
07:41 13/02/2009
Mười truyện đơn sơ về Giáo lý và Giáo dục (73)

731. Chúa Giêsu với người bệnh phong cùi

Trong đạo Do Thái, người mắc bệnh phong cùi bị gạt ra ngoài lề xã hội. Họ không được sống chung với thân nhân trong xóm làng, nhưng bị xua đuổi ra ngoài đồng ruộng, hoặc vào rừng núi hay trong sa mạc. Họ phải ăn mặc rách rưới.
Tiếp xúc với với người bệnh phong cùi, ắt bị coi là ô uế, nên chẳng ai dám đến gần họ.
Loại bệnh nhân nầy không những bị đau đớn vì những vết thương hành hạ trên thân xác, mà còn đau đớn vì bị nhục trong tâm hồn.
Chúa Giêsu đã vượt qua những biên giới cấm kỵ khi dám đến gần người bệnh phong nầy, đưa tay chữa lành họ.
Lòng yêu thương đã khiến Chúa Giêsu dám làm tất cả. (Dẫn Vào Thánh Lễ và Lời Nguyện Tín Hữu)

732. Thân phận người phung hủi

Thân xác người phung hủi bị hư nát lần lần: trước, lở loét ngoài da, sau, đến thịt lởm chởm, thật ghê tởm. Mắt thì bị khoét sâu; mũi thị bị lủng một lỗ to, thấy rõ nơi cuống họng; tai sứt hết; lưỡi đỏ hoét và đầy những mụt nhọt; mặt méo mó, đầy những lỗ; móng tay, móng chân lóc ra khỏi thịt, rớt lã chã xuống đất; tóc và râu rụng hết.
Người phung hủi xông ra mùi thúi tha, không ai chịu nổi, và xác chết của họ, con vật nào cũng chê, không thèm ăn.
Người phung hủi tuy sống, nhưng bị xem như chết. Họ chẳng qua chỉ là “một mồ mả đang đi”. Và ngày trước, đi đâu, họ cũng phải hô to cho người ta tránh: “Tôi nhớp! Tôi nhớp!” hoặc phải rung chuông.

733. Một giám mục phung cùi

Năm 1955, Ðức cha Cassaigne từ chức tổng giám mục Sàigòn để lên phục vụ người cùi ở Di Linh, một nơi rừng sâu nước độc.
Đức Cha muốn sống âm thầm bên cạnh những con người bất hạnh và đau khổ nhất trên đời nầy. Những người phung nầy, khi ung nhọt lở loét đầy mình, quá kinh tởm, thì bị người trong làng đưa vào rừng. Nơi đây, họ phải sống cô độc một mình, để rồi phải chết dần chết mòn một cách rất đau đớn.
Sống giữa những người phung tại trại cùi Di Linh, cuối cùng, Đức Cha Cassaigne cũng mắc bệnh phung mà chết.

734. Một linh mục phung cùi

Cha Đamiên, người Bỉ, tình nguyện đến đảo Molokai để phục vụ người phong cùi.
Khi cha đến đảo của người phung nầy, các người phung đến sờ chạm cha để xem cha có phải là phung như họ không. Lý do là vì họ không thể nào tin được một người lành mạnh, không mắc bệnh phung như họ, lại tình nguyện đến giúp họ. Và khi biết cha Đamiên là một người trẻ tuổi, khoẻ mạnh, đẹp trai, thông minh, trình độ văn hoá cao, toàn thể các người phung đều chảy nước mắt.
Cha Đamiên ở lại nơi đảo phung nầy để phục vụ những người bất hạnh nhất trên đời. Và cuối cùng, cha cũng mắc bệnh phung mà qua đời tại đây. Giáo Hội tôn vinh cha Đamiên: “Cha thánh người phung”.

735. Một giáo dân phung cùi

Vì mắc bệnh phung, thi sĩ Hàn Mặc Tử phải vào ở trại cùi Quy Hoà năm 1937, và qua đời tại đây năm 1940.
Quá đau khổ vì bệnh ghê tởm dày vò nơi thân xác, và giữa những nổi buồn tê tái trong tâm hồn, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã tìm được an ủi nơi Chúa và Mẹ Maria qua những vần thơ thật hay và nhiệm lạ.

736. Đừng làm mất thể diện của người khác

Mười năm trước, tôi (Herb Cohen) quen một nhân viên điều hành.
Anh rất bất ngờ khi bị công ty cho nghỉ việc sau nhiều năm anh trung thành làm việc cho công ty.
Anh không cho gia đình hay bạn bè biết về việc nầy. Hàng sáng, vẫn đúng giờ đi làm, anh lại cắp cặp đi ra ga xe lửa, lên chuyến tàu đi Manhanttan. Ở đó, anh đi lang thang khắp nơi quanh quảng trường Thời Đại hay các thư viện công cộng, và chờ đợi cho đến lúc hết giờ làm việc, rồi lại lên tàu về nhà.
Sau gần hai tháng, mọi chuyện vỡ lở khi vợ anh, vốn vẫn không hay biết gì, vô tình gọi điện thoại đến nơi anh từng làm việc.
Một kết thúc đáng buồn, nhưng nó chỉ cho chúng ta thấy mọi người đều có những ảo tưởng to lớn không ngờ trong việc cố gắng giữ gìn hình ảnh của mình trong mắt những người mà họ quan tâm…
Khi bạn đã hiểu được rằng mỗi cá nhân đều có tâm lý giữ thể diện cho mình một cách vô lý và tuyệt vọng như vậy, thì chúng ta luôn luôn phải tránh gây ra bất cứ sự xúc phạm nào với những người mà mình tiếp xúc, nhất là ở những nơi đông người.
Bạn phải tự rèn luyện bản thân để có thể nói chuyện thẳng thắn với các đối thủ khác biệt với mình về quan điểm mà không làm mất thể diện của họ. (Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì)

737. Nghe biện luận từ hai phía trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng

Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt được coi là người rất biết vận dụng những ý kiến khác nhau. Mỗi khi gặp sự kiện trọng đại cần ra quyết sách, ông thường trước tiên mời một trợ lý đến, nói:
- “Ông hãy nghiên cứu vấn đề nầy, nhưng ông hãy giữ bí mật.”
Sau đó, ông lại mời thêm mấy trợ lý khác, biết rõ các trợ lý nầy luôn có ý kiến khác với trợ lý thứ nhất, nhưng vẫn yêu cầu họ nghiên cứu cùng một vấn đề và cũng yêu cầu họ “giữ bí mật”.
Như thế, Roosevelt có thể thu thập các loại ý kiến khác nhau, có thể nhìn cùng một vấn đề từ góc độ khác nhau, từ đó, đưa ra quyết sách chính xác.
… Nhiệm vụ chủ yếu của ông không phải là duy trì chính quyền, mà là đưa ra quyết sách chính xác. Mà muốn có quyết sách chính xác, thì cách làm tốt nhất, là lắng nghe những ý kiến phản đối, phỏng theo cách làm phán quyết của tòa án, làm rõ chân tướng của sự thật từ sự biện luận của hai phía, đưa ra phán quyết cuối cùng. (Lòng Tự Tin)

738. Không ai một mình làm nên mọi chuyện.

Lần nọ, sau khi tôi (Keith D.Harrell) hoàn thành cuộc nói chuyện trước một nhóm cử tọa là các doanh nhân, một người ăn mặc sang trọng tiến lên và nói rằng anh ta rất thích bài thuyết trình của tôi, rằng anh ta sẽ áp dụng nó trong việc kinh doanh của mình.
Tôi hỏi anh ta làm nghề gì. Anh ta ưỡn ngực nói: “Tôi là một người tự thành đạt.”
Tôi không bình phẩm gì thêm về câu trả lời trên, nhưng thiết nghĩ không ai một mình làm nên mọi chuyện.
Chúng ta cần đến tất cả mọi người để đi hết cuộc đời mình. Chúng ta cần tiền đồ của họ, cần sự khôn ngoan, sự trung thực và cả sự ủng hộ của họ đối với chúng ta. (Thay Thái Độ - Đổi Cuộc Đời)

739. Thành công ở quanh chúng ta. Kiên trì đi tìm thì sẽ thấy.

Có một ông chủ, trong lúc đi kiểm tra nhà kho, không cẩn thận, đã làm rơi chiếc đồng hồ vàng ở đó.
Ông ta tìm mãi mà không thấy, bèn thông báo và hứa thưởng 100 đôla cho ai tìm thấy chiếc đồng hồ.
Mọi người, vì phần thưởng lớn nầy, đều cố hết sức tìm kiếm, bới hết mọi đống rơm rạ để tìm kiếm chiếc đồng hồ.
Mọi người tìm đến lúc mặt trời lặn mà không thấy. Họ không cho rằng chiếc đồng hồ quá nhỏ, mà đổ tại cái kho quá lớn, rơm rạ nhiều, nên không tìm được. Chỉ có một đứa bé, mặc xiêm váy rách nát, vẫn cố gắng tìm kiếm cho dù mọi người đã bỏ cuộc hết.
Trời tối dần.
Đứa trẻ vẫn kiên trì tìm kiếm. Đột nhiên, nó phát hiện sau khi các tiếng ồn khác lắng xuống, thì có một âm thanh “tich tắc, tích tắc” không ngừng vang lên. Càng yên tĩnh, tiếng “tích tắc” càng rõ ràng hơn.
Đứa trẻ, cuối cùng, đã tìm được chiếc đồng hồ, lấy được 100 đôla tiền thưởng.
Thành công cũng giống như chiếc đồng hồ trong nhà kho, vẫn tồn tại quanh chúng ta. Chỉ cần kiên trì đi tìm kiếm, thì nhất định sẽ tìm thấy. (Truyện Nhỏ - Đạo Lý Lớn)

740. Ích lợi của sự nói nghịch lại, nói ngược lại

Jules Vageret nói:
- “Nếu tôi không có cách nào tư tưởng khác hơn tờ báo của (tôi), thì tôi không thể bảo đảm rằng tư tưởng của tôi là đúng.”
Ai cũng thèm khát chân lý. Và chân lý luôn thèm khát khách quan. Vậy mà phần đông chúng ta thích chủ quan khi tư tưởng.
Cái hũ chủ quan nó nhốt tinh thần ta, làm cho ta là nạn nhân của câu: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.”
Ta trở thành người lười tư tưởng và nhờ kẻ khác trong đạo, đảng, trong môn phái, tư tưởng thế ta.
… Socrate, trước khi nói nghịch các đối thủ, đã tự nói nghịch.
… Aristote cũng theo phương pháp nói nghịch. Đụng vấn đề gì, ông tự nói: “Khó khăn đây rồi!”
Đọc bộ Thần Học Tổng Luận của thánh Tôma, bạn gặp đầy công thức nầy: “Sed contra est: Mà ngược lại.” Tức ông liệt kê lý nghịch, rồi đánh tỉa cho đến hết.
… Nói nghịch cũng là một trong những quy luật để phát minh.
Thiếu chân lý toán học, vật lý học bước đầu là những điều đối nghịch. Toán vi phân, độ cong không gian của Einstein, cơ học ba động của Louis de Broglie chẳng hạn. Những phát minh như máy hơi nước, đường sắt không gợi cho bạn tàn tích đối nghịch về ý nghĩa của các từ ngữ và ý tưởng buổi ban đầu sao.
Edison nói với một cộng sự viên của ông là Rosanoff khi ông nầy chán nản trước các thí nghiệm liên miên thất bại của ông, rằng: chính cái phi lý gợi ra cái hữu lý.
Tiền thân của giây trong bóng đèn là miếng pho-mát. Có cuốn học thuyết nào cắt nghĩa tại sao pho-mát dùng được cho đèn điện không.
… Ba định luật của Guitton để luyện tư tưởng, là:
Lựa chọn: để tìm cái nhất chỉ quán chi.
Phân biệt: để thấy tinh nghĩa trong các danh từ như đồng nghĩa.
Nói nghịch: để làm nẩy ra chân lý. (Chảy Mồ Hôi Tim Óc)
 
Bệnh phong tâm hồn
+ TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
07:47 13/02/2009
Chúa Nhật VI Thường niên B (Mc 1, 40 – 45)

I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Một hôm, 40 có người bị phong hủi đến gặp Chúa Giêsu, anh ta quỳ xuống van xin rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch. 41 Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: "Tôi muốn, anh sạch đi!" 42 Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch. 43 Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay, 44 và bảo anh: "Coi chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Môsê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết." 45 Nhưng vừa ra khỏi đó, anh đã bắt đầu rao truyền và tung tin ấy khắp nơi, đến nỗi Người không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.

II. TẤM BÁNH CHIA SẺ

Thời xưa, bệnh phong là một bệnh nan y, bị mọi người kinh tởm xa lánh. Trong đạo Do thái, người mắc bệnh phong bị gạt ra ngoài lề xã hội. Họ không được sống chung với thân nhân trong xóm làng, nhưng bị xua đuổi ra ngoài đồng ruộng, vào trong rừng núi hay trong sa mạc. Họ phải ăn mặc rách rưới. Đi đến đâu cũng phải kêu to lên: “Ô uế, ô uế”, cho mọi người biết mà xa tránh. Ai tiếp xúc với người bệnh phong đều bị coi là ô uế. Ai đụng chạm vào người bệnh phong bị coi như mắc tội rất nặng. Chẳng ai dám đến gần người bệnh phong. Người bệnh như thế, không những bị những vết thương trên thân xác hành hạ đau đớn mà còn bị những nỗi đau, nỗi nhục trong tâm hồn dằn vặt khổ sở. Họ bị xã hội khinh khi loại trừ. Họ bị một mặc cảm chua chát dày vò. Nhân phẩm không được tôn trọng, họ sống mà bị coi như đã chết. Nhưng chưa chết được, họ vẫn phải tiếp tục sống để chịu những nỗi đau đớn còn hơn cả cái chết gặm nhấm, thiêu đốt.

Một lần nữa, Chúa Giêsu lại vượt qua những biên giới cấm kỵ khi dám đến gần người bệnh phong. Không những Người đến gần mà còn đưa tay chạm vào thân mình bệnh nhân. Lòng thương yêu đã khiến Chúa Giêsu dám làm tất cả. Vì thương người bệnh, Chúa Giêsu đã bất chấp nguy hiểm bị lây nhiễm, đã bất chấp những điều bị coi là cấm kỵ của đạo Do thái.

Khi chữa khỏi bệnh phong, Người đã giải thoát người bệnh khỏi những đau đớn phần xác. Từ nay anh không còn bị những vết thương hành hạ. Thân thể anh trở nên lành lặn. Da dẻ anh trở lại hồng hào tươi tắn. Khuôn mặt anh rạng rỡ. Giọng nói anh thanh tao. Anh cũng là một người như bao người khác.

Nhưng điều quan trọng hơn, đó là khi chữa anh khỏi chứng bệnh nan y, Chúa Giêsu đồng thời cũng giải phóng anh khỏi những mặc cảm đè nặng tâm hồn anh bao năm tháng qua. Khi Chúa Giêsu vuốt ve thân thể bệnh tật của anh, Người đã vuốt ve tâm hồn anh. Trước kia anh cảm thấy bị mọi người xa lánh. Nay anh cảm thấy qua Chúa Giêsu mọi người gần gũi anh hơn bao giờ. Trước kia anh cảm thấy bị khinh miệt. Nay anh cảm thấy được trân trọng. Trước kia anh cảm thấy bị bỏ rơi. Nay, dưới bàn tay dịu hiền của Chúa Giêsu, anh cảm thấy được yêu thương vỗ về. Những vết thương sâu thẳm trong trái tim anh đã liền da lành lặn. Chúa Giêsu đã hồi sinh tâm hồn lạnh giá của anh.

Muốn cho mọi người chấp nhận anh tái hội nhập vào đời sống xã hội, Chúa Giêsu bảo anh đi trình diện với thày cả theo như luật định. Trước kia anh bị loại trừ, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Nay anh được bàn tay âu yếm ân cần của Đức Giê su đón nhận anh trở lại xã hội loài người. Qua vị thượng tế, anh được công khai đón nhận. Nhân phẩm anh được phục hồi. Danh dự anh được tôn cao. Giờ đây anh có thể tự tin, vui sống giữa mọi người, như mọi người.

Chúng ta ai cũng có những mặc cảm đè nặng tâm hồn, những vết thương sâu kín, những niềm đau khôn nguôi, những nỗi buồn hầu như không ai thông cảm an ủi được. Hãy noi gương người bệnh phong chạy đến với Chúa Giêsu. Người sẽ xoá đi những mặc cảm đè nặng hồn ta. Người sẽ chữa lành những vết thương bao năm gặm nhấm trái tim ta. Người sẽ xoa dịu những nỗi đau vò xé tâm tư. Người sẽ an ủi những nỗi buồn phủ kín hồn ta.

Phần ta, hãy biết noi gương bắt chước Chúa Giêsu, đừng loại trừ anh em mình ra khỏi đời sống xã hội. Hãy biết đến với những anh em bị bỏ rơi. Hãy biết an ủi những anh em đang buồn khổ. Hãy biết tránh cho anh em những mặc cảm nặng nề. Hãy hàn gắn những vết thương trong tâm hồn anh em. Hãy tôn trọng danh dự và nhân phẩm của anh em. Hãy giúp cho anh em mình được hoà nhập vào đời sống cộng đoàn, đời sống xã hội. Nước ta đang quyết tâm thanh toán bệnh phong vào cuối năm nay. Xứ đạo ta cũng hãy quyết tâm thanh toán bệnh phong trong tâm hồn. Hãy diệt trừ bệnh phong chia rẽ. Hãy tẩy chay bệnh phong loại trừ. Hãy xoá đi bệnh phong phân biệt. Hãy phá tan bệnh phong nghi kị. Hãy bài trừ bệnh phong kết án. Nếu ta thanh toán được bệnh phong tâm hồn, thân thể xứ đạo ta sẽ liền da liền thịt, khuôn mặt xứ đạo ta sẽ hồng hào, rạng rỡ vui tươi phản ảnh được khuôn mặt đích thực của Đức Kitô.

Lạy Chúa Giêsu, xin cứu độ chúng con. Amen.

III. TẤM BÁNH HÓA NHIỀU

1- Cha Đa-miêng và Đức cha Cát- xe đã sống với người phong và lây bệnh của họ. Có lần nào bạn đã tiếp xúc với người bị bệnh hay bị bỏ rơi chưa ? Bạn có phải trả giá về hành động này không ?
2- Có bao giờ bạn đã là nạn nhân bị người khác loại trừ chưa ? Bạn cảm thấy thế nào ? Bạn rút ra được bài học gì từ kinh nghiệm đó ?
3- Bạn đã có kinh nghiệm về sự được Chúa an ủi, được Chúa cứu chữa, được Chúa tha thứ bao giờ chưa ?
4- Bệnh phong tâm hồn là gì ?
 
Hủi ngoài da,hủi tâm hồn
Anmai, CSsR
07:51 13/02/2009
CHÚA NHẬT 6 TN B (Lv 13,1-2.44-46; 1 Cr 10,31-11,1; Mc 1, 40-45)

"Ai mua trăng, tôi bán trăng cho
Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ
Ai mua trăng, tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò
" (thơ Hàn Mạc Tử)

"Đường lên dốc đá nửa đêm trăng tà nhớ câu chuyện xưa
Lầu ông Hoàng đó thuở nào trăng
Hàn Mặc Tử đã qua
Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng
Tiếng chim kêu đau thương, như nức nở dưới trời sương
Lá rơi rơi đâu đây sao cứ ngỡ bước chân người tìm về giữa đêm buồn
Đường lên dốc đá nhớ xưa hai người đã một lần đến
Tình yêu vừa chớm xót thương cho chàng cuộc sống phế nhân
Tiếc thay cho thân trai, một nửa đời chưa qua hết
Trách thay cho tơ duyên chưa thắm nồng đã vội tan
Hồn ngất ngây điên cuồng cho trời đất cũng tang thương, mà khổ đau niềm riêng.
Hàn Mặc Tử xuôi về quê cũ, dấu thân nơi nhà hoang
Mộng Cầm hỡi thôi đừng thương tiếc, tủi cho nhau mà thôi
Tình đã lỡ xin một câu hứa, kiếp sau ta trọn đôi
Còn gì nữa thân tàn xin để một mình mình đơn côi.
Tìm vào cô đơn đất Quy Nhơn gầy đón chân chàng đến
Người xưa nào biết, chốn xưa ngập đường pháo cưới kết hoa
Chốn hoang liêu tiêu sơ Hàn âm thầm ôm trăng vỡ
Khóc thương thân bơ vơ, cho đến một buổi chiều kia
Trơì đất như điên cuồng khi hồn phách vút lên cao
Mặc Tử nay còn đâu ?

Trăng vàng ngọc, trăng ân tình chưa phỉ
Ta nhìn trăng, khôn xiết ngậm ngùi chăng
..."

Đó là bài ca về thi nhân Hàn Mạc Tử, do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác do nguồn cảm hứng từ những áng thơ bất hủ và chuyện tình thương tâm của nhà thơ nàỵ.

Ít nhiều gì chúng ta hơn một lần nghe nói về chàng thi sĩ tài hoa vắn số này. Thơ của chàng rất hay nhưng cung mệnh đời của chàng quá vắn. Chàng nằm xuống để rồi không biết bao nhiêu người đã nuối tiếc cho con người “tài hoa bạc mệnh này”.

Hàn Mặc Tử đã sống đạo, chết đạo và sáng tác thơ Đạo một cách tha thiết khiến nhiều người cho Tử là một “nhà thơ tôn giáo”, nhưng thực sự Tử đã vượt hẳn lên cái mục đích “truyền bá đức tin” của những thừa sai và giáo đồ trong giai đoạn tiên khởi ở Việt Nam. Thơ của Hàn Mạc Tử là một sự cảm nghiệm độc đáo! Đọc thơ Tử, người ta bèn thấy nguồn đạo trong thơ Tử không hạn hẹp với ý nghĩa một tôn giáo mà là một cái gì thuộc về hoàn vũ.

Bài Thánh Nữ Đồng trinh trứ danh của Hàn Mạc Tử đã diễn đạt lại ý tứ của kinh Kinh Mừng quen thuộc của người Công giáo với một giọng vô cùng thành khẩn:

Lạy Bà là Đấng tinh tuyền thánh vẹn,
Giầu nhân đức, giầu muôn hộc từ bi,
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy
Cơn lậm lụy vừa trải qua dưới thế
Tôi cảm động rưng hai hàng lệ
…Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước,
Cho tình tôi nguyên vẹn tựa trăng rằm
.

Nhà thơ Hàn Mạc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, cũng như không biết bao nhiêu người mang trong mình chứng bệnh phong khắc nghiệt này rất đau khổ. Chưa nói đến chuyện người ta phải cách ly, thì những người bệnh phong này phải tự tìm cách cách ly với những người lành sạch. Nguyễn Trọng Trí chưa cần đợi người ta xua đuổi, cách ly, đã tìm đến ngôi nhà hoang để dấu mình trong những ngày cuối đời khi mang trong mình chứng bệnh quái ác này.

Hàn Mặc Tử, cũng như bao thi nhân vĩ đại có điểm độc đáo phi thường là đau khổ không dìm sâu họ xuống bùn đen mà đưa họ lên cao lên cao gần Thượng Đế

Ở Hàn Mặc Tử, thể xác đau đớn ê chề nhưng linh hồn thì thăng hoa trong sáng nhờ đôi cánh của tôn giáo được chắp vào trí tưởng của thi nhân.

Hàn Mặc Tử trong tận cùng đau khổ của thế gian đã tự ví mình: khi xưa ta là chim phượng hoàng, Vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất"; ý tứ mình "cao cường hơn ngọn núi"; hồn mình "chơi vơi trong khí hậu chín tầng mây"

Chắc có lẽ không cần phải nói nhiều, ai trong chúng ta cũng biết tác hại của bệnh phong là như thế nào. Chẳng ai trong chúng ta muốn cho mình bị chứng bệnh ấy. Những bệnh nhân phong rất tội nghiệp, chân tay của họ không lành lặn như những người bình thường. Họ làm việc gì cũng khó cả vì chân tay của họ cứ teo dần teo dần. Nghiệt một cái là bệnh phong thuộc dạng lây lan để rồi từ ngàn xưa người ta vẫn thường kỳ thị những ai mang chứng bệnh này. Người ta sợ đến độ phải cách ly những ai mang bệnh phong để giữ gìn cho những người sạch không nhiễm bệnh.

Phải đọc kỹ đoạn sách Lê-vi nói về bệnh phong chúng ta sẽ rõ quy định như thế nào về những người bệnh phong. Môsê và Aharon được Đức Chúa phán rất rõ ràng về chứng bệnh này. Có hai loại phong: phong hủi và phong hủi kinh niên.

Người bệnh phong hủi là: “Khi trên da thịt người nào phát ra nhọt, lác hoặc đốm, và cái đó trở thành vết thương phong hủi, thì người ta sẽ đưa người ấy đến với tư tế A-ha-ron hoặc với một trong các tư tế, con của A-ha-ron. Tư tế sẽ khám vết thương trên da thịt nó: nếu lông ở vết thương đã chuyển sang màu trắng và vết thương xem ra lõm vào da thịt, thì đó là vết thương phong hủi; sau khi khám, tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế. Nếu là đốm trắng trên da thịt, mà xem ra không lõm vào da, và lông không chuyển sang màu trắng, thì tư tế sẽ cô lập người mắc vết thương trong vòng bảy ngày. Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ khám nó: nếu chính mắt tư tế thấy là vết thương vẫn y nguyên, không lan ra trên da, thì tư tế sẽ lại cô lập nó trong vòng bảy ngày nữa. Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ tái khám nó: nếu vết thương đã mờ đi và không lan ra trên da, thì tư tế sẽ tuyên bố người ấy là thanh sạch: đó là lác; nó sẽ giặt áo và sẽ ra thanh sạch. Nhưng nếu lác cứ lan ra trên da, sau khi người ấy đã được tư tế khám để được tuyên bố là thanh sạch, thì nó phải được tư tế tái khám. Tư tế sẽ khám: nếu lác đã lan ra trên da, tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế: đó là bệnh phong hủi.” (Lv 13, 2-8).

Còn người bị phong hủi kinh niên là: “Khi trên người nào có vết thương phong hủi, thì phải đưa nó đến với tư tế. Tư tế sẽ khám: nếu ở trên da có nhọt trắng, và nhọt ấy làm cho lông chuyển sang màu trắng, và trong nhọt có thịt đỏ lòm sùi ra, thì đó là bệnh phong hủi kinh niên ở da thịt nó. Tư tế sẽ tuyên bố nó là ô uế; tư tế sẽ không cô lập nó, vì nó là ô uế. Nhưng nếu phong hủi ấy cứ loang ra trên da và phủ tất cả da của người bệnh, từ đầu đến chân, bất kỳ đâu đâu mắt tư tế nhìn thấy, thì tư tế sẽ khám: nếu phong hủi phủ tất cả da, thì tư tế sẽ tuyên bố người bệnh là thanh sạch: nó đã chuyển tất cả ra màu trắng, nó thanh sạch. Nhưng ngày nào thấy người ấy có chỗ thịt đỏ lòm, thì nó sẽ ra ô uế; tư tế sẽ khám chỗ thịt đỏ lòm và sẽ tuyên bố người ấy là ô uế; thịt đỏ lòm là ô uế: đó là bệnh phong hủi. Hoặc khi thịt đỏ lòm lại chuyển sang màu trắng, thì nó sẽ đến với tư tế; tư tế sẽ khám nó: nếu vết thương đã chuyển sang màu trắng, tư tế sẽ tuyên bố vết thương là thanh sạch: người ấy thanh sạch.” (Lv 13, 9-17).

Sách Lê-vi quy định rất rõ ràng về người nào mắc chứng bệnh này cũng như quy định khi nào người mắc bệnh này được lành sạch.

Ngày hôm nay, khoa học tiến bộ nên số người bị phong cùi đã giảm hẳn vì người ta đã tìm cách khống chế căn bệnh mang tính di truyền này. Thế nhưng, chưa phải căn bệnh này đã chấm dứt. Đâu đó vẫn còn những trại phong quy tụ bệnh nhân lại để nuôi dưỡng, để chăm sóc, để nâng đỡ họ trong những ngày cuối đời. Chúng ta vẫn nghe đâu đó những trại phong Quả Cảm, Thanh Bình, Bến Sắn, Phước Tân, … Ai nào đó một lần đến và tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh phong cùi sẽ thấy họ thiệt thòi, họ đau khổ như thế nào.

Bệnh nào cũng vậy chứ không riêng gì bệnh phong cùi. Ai đã mang trong mình mầm bệnh thì đều mong được chữa lành. Với người bệnh cùi, được chữa lành quả là điều vô cùng hạnh phúc vì họ được hội nhập với cộng đồng, không còn bị cách ly, không còn bị miệt thị, không còn bị phân biệt đối xử nữa.

Người hạnh phúc mà chúng ta vừa được nghe thánh Máccô thuật lại trong trang Tin mừng hôm nay đó không ai khác là anh chàng bị phong hủi. Anh ta nghe tiếng tăm đồn đãi về Chúa Giêsu và tìm đến với Chúa Giêsu để xin Ngài chữa cho anh được lành bệnh. Anh tin vào Chúa Giêsu và anh lành bệnh. Chúa cũng truyền cho anh đi trình diện cho các vị tư tế theo luật Môsê truyền dạy.

Quan niệm của người Do Thái rất buồn cười, cách riêng là những người Biệt Phái và Pharisêu. Họ cho rằng tất cả những ai bệnh hoạn tật nguyền là do người đó phạm tội nên bị trừng phạt. Họ không cho những người bệnh hoạn tật nguyền là những người kém may mắn hơn họ nhưng họ kết luận rằng vì những người đó phạm tội trong tâm hồn nên mới bị bệnh như vậy. Chẳng hiểu họ dựa vào đâu, chứng cứ nào để kết luận điều ấy.

Chúng ta còn nhớ cái anh què được Chúa chữa lành vác chõng mà về. Với người Do Thái, anh què chính là do tội lỗi của anh chứ người ta không công nhận đó là những khiếm khuyết về thể xác của con người.

Những người Do Thái trong đó có Pharisêu, Biệt Phái và cả chúng ta nữa, đều có cái nhìn, quan niệm khác với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu nhìn bên trong tâm hồn còn chúng ta, chúng ta vẫn mang trong mình thói quen nhìn bề ngoài.

Thật ra, bệnh ngoài da cũng sợ nhưng sợ hơn là bệnh trong tâm hồn. Có những người bề ngoài trông rất sạch sẽ, thơm tho nhưng bên trong lại quá ư là phong hủi. Mà cũng lạ ! Những người mang chứng phong trong tâm hồn thì lại sơn phết cho mình cái mã bên ngoài cực kỳ đẹp. Chúng ta còn nhớ, hơn một lần Chúa nói với Pharisêu và Biệt Phái là “Đồ thứ mồ mả tô vôi ! Bên ngoài trông đẹp nhưng bên trong là một dúm xương khô !”.

Thế đấy ! Nhiều người bên trong mang chứng bệnh phong hủi kinh khủng nhưng bên ngoài vẫn cố che đậy và đi khinh chê những người bệnh ngoài da.

Như Hàn Mạc Tử, anh mang trong mình chứng bệnh phong hủi, chứ tâm hồn anh quá đẹp, qúa thơ mộng. Anh đã để lại cho đời nhiều bài thơ bất hủ. Hàn Mạc Tử chắc có lẽ là người con yêu của Đức Mẹ nên Hàn Mạc Tử có những bài thơ về Đức Mẹ thật tuyệt vời. Bề ngoài thì anh bệnh nhưng trong tâm của anh thật sạch.

Chuyện cần, đó là chữa tâm hồn, chữa lòng mình cho sạch chứ không phải là chuyện bên ngoài. Chưa chắc bệnh ngoài da là xấu, bệnh trong lòng xấu mới là điều đáng sợ. Đừng đánh giá bề ngoài vì bề ngoài đôi khi là bóng bẩy nhưng bên trong thối hoắc. Đôi khi bên ngoài nó sần sùi, nham nhám chút nhưng bên trong cả là một tâm hồn cao thượng, một tâm hồn trong sạch. Những người phong cùi bề ngoài đấy nhưng trong lòng họ còn sạch hơn những người sạch bên ngoài mà bên trong thì hôi thối.

Hôm nay, Chúa chữa chàng thanh niên bị phung hủi nghĩa là Chúa đã giải thoát được cho anh cả chứng bệnh ngoài da và chứng bệnh tâm hồn vì như đã nói người Do Thái cho rằng anh bệnh hoạn tâm hồn nên anh mới bị ngoài da. Chúng ta, may mắn hơn anh ta là chúng ta không bị phong hủi ngoài da, nhưng chắc hẳn trong tâm hồn mỗi người chúng ta còn lợn cợn điều gì đó trong tâm hồn và chúng ta chạy đến Chúa để xin Chúa chữa cho chúng ta những cái lợn cợn trong tâm hồn để tâm hồn để chúng ta được thanh sạch hơn, được thơm tho hơn để đón mời Chúa đến và ngự lại trong lòng chúng ta.
 
Cứu chữa khỏi bệnh phong hủi trong tâm hồn
LM Inhaxiô Trần Ngà
15:47 13/02/2009
Chúa Nhật 6 thường niên B (Mác-cô 1, 40-45)

Thời Chúa Giê-su, người mắc bệnh phong lâm vào hoàn cảnh vô cùng bi đát và thảm hại. Cuộc sống của họ tồi tệ ngàn lần hơn cái chết. Thà chết phứt đi còn hơn là phải chịu cái chết dần mòn trong đau đớn thể xác và khốn khổ về tinh thần. Nỗi đau thương nhất mà người phong hủi phải gánh chịu là bị cách ly khỏi cha mẹ, bạn trăm năm, con cái, những người thân yêu và hết thảy mọi người để sống trong sự ghê tởm, ghẻ lạnh của người đời và kết thúc cuộc đời bằng cái chết cô đơn thảm hại.

Bài trích sách Lêvi được trích đọc trong phụng vụ hôm nay diễn tả phần nào tình trạng thương tâm đó: “Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xoã tóc, che râu và kêu lên: "Ô uế! Ô uế!". Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô uế; nó ô uế. Nó phải ở riêng ra, cách ly khỏi mọi người. Chỗ ở của nó là một nơi riêng bên ngoài trại.” (Lêvi 13, 45-46)

Tội lỗi cắt lìa chúng ta khỏi thân mình Chúa Giê-su.

Tội lỗi cũng y như một thứ bệnh phong hủi trong tâm hồn gây tác hại cho người lỗi phạm không thua kém.

Giáo lý công giáo dạy rằng bí tích thánh tẩy tháp nhập người tín hữu vào Thân Mình Chúa Giê-su như cành nho được tháp vào thân nho và cũng như thân nho chuyển thông nhựa sống nuôi cành thế nào thì Chúa Giê-su cũng chuyển thông sự sống thần linh của Người cho các tín hữu như thế.

Bí tích thánh tẩy làm cho “người tín hữu trở thành chi thể trong Thân Thể Chúa Giê-su” (giáo lý công giáo số 1267), nhờ đó, sự sống vĩnh cửu của Chúa Giê-su được thông ban cho họ y như sự sống của toàn thân châu lưu trong từng chi thể.

Thế nhưng, khi phạm tội trọng, người tín hữu tự cắt lìa mình ra khỏi Chúa Giê-su như cành nho bị chặt phăng khỏi thân nho, như bàn tay bị cắt lìa cơ thể.

Hậu quả của việc cắt lìa nầy là họ trở nên như một cành nho khô héo, thành một bàn tay đứt lìa, và vì thế, sự sống thiêng liêng của Thiên Chúa không còn được thông ban cho họ nữa. Thân phận của họ lúc nầy còn tệ hơn cả thân phận người phong hủi bị gạt ra khỏi gia đình, thôn xóm và cách ly với mọi người.

Chúa Giê-su cứu ta khỏi tội và đưa ta hoà nhập lại với Hội Thánh.

Khi “người bị phong hủi đến gặp Chúa Giê-su, anh ta quỳ xuống van xin rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch." Chúa Giê-su chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: "Tôi muốn, anh sạch đi!" Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch.” (Mc 1, 40-42)

Làm sao tả hết nỗi mừng vui hoan hỉ của người phong được Chúa chữa lành. Anh ta reo lên vui sướng và mặc dù Chúa Giê-su nghiêm cấm anh tiết lộ danh tánh Người đã cứu chữa anh, nhưng niềm hạnh phúc trào dâng không thể nào kìm nổi đã khiến anh phải cao rao cho mọi người biết hồng ân anh đã lãnh nhận. (Mc 1, 42)

Từ đây, anh được thoát khỏi chứng bệnh quái ác và không còn bị cách ly với xã hội loài người, được giã từ nơi cô tịch để về sum họp với gia đình, làng xóm, được đoàn tụ với bao người thân yêu.

Hôm nay, để cứu chúng ta khỏi tình trạng “cành lìa cây”, “cánh tay bị cắt lìa cơ thể” do tội lỗi gây ra, Chúa Giê-su lập nên bí tích giải tội để nối kết chúng ta lại với Thân Mình Người, để cho sự sống thần linh của Người tiếp tục truyền qua cho chúng ta như sự sống của thân nho chuyển thông cho cành, như sự sống từ thân mình chuyển qua cho bàn tay.

Ngày qua ngày, Chúa Giê-su vẫn trông chờ chúng ta ăn năn trở về như người cha chờ đợi đứa con đi hoang, như mẹ hiền mong ước đứa con lưu lạc trở về. Người vẫn thao thức tìm kiếm chúng ta như người chủ chiên đi tìm con chiên lạc rất yêu dấu.

Ước gì chúng ta biết thành khẩn tìm đến với Chúa Giê-su như người mắc bệnh phong trong Tin Mừng hôm nay, khiêm tốn quỳ xuống trước mặt Người và tha thiết van xin: “Lạy Chúa, xin thanh tẩy linh hồn con nên trong sạnh. Xin cho con được giao hoà với Chúa để sự sống của Chúa lại được thông truyền cho chúng con.”
 
Đáp lại với lòng thương cảm
Tú Nạc
15:49 13/02/2009
Chúa Nhật 6 thường niên B (Leviticus 13:1-2, 45-46; Psalm 32; 1 Corinthians 10:31- 11: 1; Mark 1: 40-45)

Dốt nát và sợ hãi là đôi bạn thân thiết và thường đi đôi với nhau. Chúng luôn tỏ ra thái độ bi thảm mà chúng ta tìm thấy khi đọc Leviticus – cuốn sách thứ ba của Cựu ước. Người phong hủi là người bị xã hội xua đuổi và xa lánh. Tiềm ẩn dưới bề mặt của ngôn từ - nghĩa hàm ẩn là sự cưu mang mà nỗi đau đớn của họ không rõ vì lý do nào đó đã phải chịu hình phạt của Thiên Chúa. Và để "cư xử với một người nào đó giống như người bị phong hủi" đã đi vào ngôn ngữ riêng của chúng ta để diễn đạt sự xa lánh người khác với sự miệt thị khinh tởm.

Sự sợ hãi có thể được hiểu, vì bệnh phong hủi là căn bệnh đáng ghê sợ và những hậu quả của nó trên cơ thể của bệnh nhân. Nhưng sự khinh miệt và xa lánh, những người chịu sự đau đớn từ cộng đồng và sự giúp đỡ còn có thể tác hại hơn chính bệnh tật. Sự mỉa mai là bệnh hủi không trực tiếp gây nhiễm. Để thêm vào sự mỉa mai đó, những thái độ của xã hội tẩy chay và xa lánh luôn đeo đuổi những người chịu sự đau đớn vì bệnh phong hủi ở những nơi mà căn bệnh hoành hành mặc dù điều kiện và sự chữa trị cả hai đều có thể nhưng tương đối tốn kém.

Nhưng quan trọng hơn là khả năng chữa trị cho bất kỳ căn bệnh nào là thái độ của chúng ta dành cho những người phải gánh chịu vì bệnh tật hiểm nghèo. Khuyến khích ủi an và chấp nhận có thể mang đến hy vọng và tạo ra tất cả mọi thứ. Dốt nát và sợ hãi cũng đã diễn ra trong những năm gần đây. Sự qui định tình trạng sống ngoài lề xã hội đối với những người chịu sự đau khổ của căn bệnh HIV/ AIDS. Đáng buồn thay, đối với căn bệnh AIDS, việc chữa trị vẫn là một chân trời xa thẳm, những truyền thuyết và những phán đoán thuộc phạm trù đạo đức làm cuộc sống khó khăn hơn cho cả hai: những người chịu đựng sự mất mát và những người sống trong sự đe dọa nhiễm bệnh nan y. Bất chấp bệnh tật hoặc bằng cách nào bị lây nhiễm, người ta không nên và không cho phép đánh mất địa vị và phẩm cách của họ vì đó cũng là hiện thân của sự sống loài người. Ki-tô giáo chính thống duy nhất – và nhân văn – đáp lại cho những ai đau khổ đó là lòng trắc ẩn. Và lòng trắc ẩn không chỉ là một cảm giác mơ hồ của sự cảm thông hoặc lòng thương hại mà phải là một sự tự nguyện giơ tay biểu hiện lòng thương cảm và tôn trọng với thái độ chân thành. Điều này thể hiện luận lý đạo đức và qui trách. Mức độ trưởng thành tâm hồn của chúng ta (hoặc thiếu nó) được lột trần bởi thái độ mà chúng ta cư xử khác với những ai đó hoặc những người chịu đau khổ bởi điều kiện thể chất suy nhược, những đam mê nghiện hút hoặc những rủi ro khác. Những người như vậy đối với chúng ta cần phải gần gũi yêu thương và động viên, khuyến khích – không có sự chia sẻ của nhân loại có thể bị cô lập và bỏ rơi.

Paul kết luận trong một cuộc hội thảo dài dòng về thức ăn mà đã được cúng tế tới các ảnh tượng thờ phựong có đúng hay không, câu trả lời của ông thật ngạc nhiên: không có cái gì tự nó sai trái mà sự quan tâm tới những gì đóng góp cho lợi ích chung và hạnh phúc cho những linh hồn. Không phải chỉ tuân thủ cứng nhắc những qui luật ấy với là thái độ và mục đích mà chúng ta thực hiện mọi việc đó mới là điều mấu chốt. Ông suy nghĩ đến sinh hoạt hàng ngày của chúng ta như một hình thức tôn thờ mà trong đó những bổn phận đời thường và dường như những va chạm không mấy quan trọng với người khác có thể làm vinh danh Thiên Chúa và làm những điều thiện vô bờ cho tha nhân. Nhưng để có một ảnh hưởng trên thế giới của chúng ta và đối với đời sống tha nhân trong cách ứng xử này nó thật sự quan trọng mà những hành động của chúng ta phải thực hiện với trọng tâm và mục đích.

Người phong hủi, người mà đã đến trước Chúa Jesus và hầu như ngại ngùng, e sợ khi yêu cầu Chúa Jesus trực tiếp chữa bệnh cho mình. Những người phong hủi đã không tin được gần gũi và hòa hợp với những người xung quanh. Nhưng Chúa Jesus đã động lòng thương (nói cho đúng hơn là mủi lòng "thương xót") và Người đáp lại ngay tức khắc; "Dĩ nhiên ta sẵn lòng giúp các bạn – lám điều đó!" Người tuyệt đối không đua ra những đòi hỏi và không đặt ra bất cứ một điều kiện nào.Nhưng Người đã làm nhiều hơn. Người không chối bỏ loài người và cũng không sợ sự nhơ bẩn – Người giơ tay và đặt trên nó. Cái đặt tay đơn giản là dấu hiệu biện minh của sự chấp nhận vô điều kiện và lòng nhân từ, thương cảm, và nó thường có hiệu quả gấp bội so với lời nói.

Đó là biểu tượng lựa chọn cùa chúng ta trong những trường hợp mà chúng ta gặp phải trước những đau khổ bất kỳ nào. Nhưng hơn thế nữa, đó là chúng ta nên phải thế nào khi chúng ta gặp phải "hoàn cảnh khác" – những ai mà chúng ta sợ hãi hoặc đối với những ai mà chúng ta có thể mang thành kiến và quan điểm bất đồng. Là một công cụ đích thực của việc chữa trị và những yêu cầu nhất quán vượt qua sợ hãi: đạo đức, nhân cách mẫu mực, tôn trọng nhân phẩm của người khác.

(Nguồn: Regis College – School of Theology)
 
Xin cho được thoát khỏi cảnh cô lập về thể xác và tinh thần
Lm Trần Bình Trọng
16:49 13/02/2009
Chúa Nhật 6 Thường Niên, Năm B (Lv 13:1-2,44-46; 1Cr 10:31-11:1; Mc 1:40-45)

Ngay từ thời cổ xưa, bệnh phong cùi đã gây ra mối lo sợ cho loài người, tương tự như mối lo sợ của người đời nay về những bệnh nan trị như ung thư, bệnh aids hay si-đa... Ngoài việc phải phấn đấu với chứng bệnh hủy hoại thân thể, người phong cùi còn phải chịu một hình phạt thấm thía hơn về tinh thần: đó là bị người đời xa tránh.

Người phong cùi thời xưa phải sống tách biệt khỏi người lành mạnh. Sách Lêvi ghi lại: Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại (Lv 13:46). Nếu gặp người mạnh khoẻ ngoài đường, họ phải hô hoán lên: Ô uế (Lv 13:45) cho người khác biết mà đề phòng. Ngoài ra người phong cùi không được phép đến nơi thờ phượng công cộng vì bệnh phong cùi bị coi là nhơ bẩn. Vì thế mà người phong cùi trong Phúc âm hôm nay quyết tâm đến gặp Chúa để xin được chữa lành: Nếu Ngài muốn, xin Ngài cứu chữa tôi (Mc 1:40). Ðộng lòng thương xót, Chúa giơ tay động vào người phong mà bảo: Tôi muốn, anh hãy được sạch (Mc 1:42).

Ðọc những vần thơ của Hàn Mặc Tử, người thi sĩ trẻ tuổi tài cao mắc bệnh phong cùi, phải vào ở trại Qui Hoà, biểu lộ những rung cảm trong cảnh buồn tủi và sầu khổ, ta mới hiểu được nỗi đau đớn trong cảnh cô đơn thất vọng của người mắc bệnh như thế nào! Cuối cùng người thi sĩ bệnh phong đã tìm nương tựa vào Chúa và niềm an ủi nơi trinh nữ Maria.

Hình ảnh linh mục Ða-miêng, vị tông đồ người cùi, cho thấy một đời hi sinh quên mình. Khi Ðức cha ở đảo Molokai giới thiệu cha Ðamiêng với dân cùi ở đảo là cha tình nguyện đến phục vụ họ. Cha Ðamiêng rởn tóc gáy khi nhìn thấy họ đến sờ vào thân mình cha. Ðức cha giải thích cho cha Ðamiêng là họ không thể hiểu nổi tại sao một người ở phương xa từ Bỉ quốc, không liên hệ gì với họ, lại còn trẻ, đẹp trai, không bệnh tật như họ, lại có thể đến phục vụ họ trên mảnh đất cùng khốn này. Họ không tin mắt nhìn của mình nên mới đến sờ thử vào người cha, xem cha có thực sự mắc bệnh cùi không? Rồi họ nói với nhau: Không đâu. Dần dần cha Ðamiêng hoà đồng được với họ và không còn cảm thấy ghê tởm như ngày đầu. Một ngày kia đến lượt cha cũng mắc bệnh cùi. 1

Một vị tông đồ khác, Ðức cha Cassaigne, từ chức tổng giám mục Sàigòn để lên phục vụ người cùi ở Di Linh. Ðức cha viết thư về Pháp kể lại: khi những ung nhọt bắt đầu lở loét, khiến người xung quanh tởm ghớm, người cùi không tự giúp mình được nữa, thì dân làng đưa họ vào xó rừng, để người cùi ở lại đó một mình, cô đơn, hiu quạnh, đói khổ mà chết dần chết mòn. Cuối cùng Ðức Cha Cassaigne cũng chết vì mắc bệnh cùi. Tình yêu Chúa còn thúc đẩy những nữ tu và giáo dân như Sơ Maria Goretti và chị Anna Xuân đã phục vụ những trại cùi ở quê nhà. Nữ tu Nguyễn Thị Khuyên sau hai mươi năm săn sóc người cùi ở trại Ja Lai, Kông Tum cũng mắc bệnh mà chết. 2

Khi tổng Giám mục Fulton Sheen, một nhà giảng thuyết hùng biện và cự phách trên truyền hình Mĩ, thấy một chiêu đãi viên trẻ đẹp trên máy bay chở hàng giám mục Mĩ sang La mã họp Công Ðồng Vaticanô II, Ðức cha ghé vào tai hỏi có bao giờ cô đã tạ ơn Chúa về sắc đẹp Chúa ban chưa? Sau đó một thời gian, cô đến xin ý kiến tổng Giám mục Sheen xem cô phải làm gì để tạ ơn Chúa. Bất chợt không sửa soạn, mà lại vừa được tin Tổng Giám mục Sàigòn xin từ chức để phục vụ người phong cùi ở Di Linh, Ðức Cha Sheen đề nghị cô nên sang Việt Nam giúp Ðức Cha Cassaigne phục vụ người cùi ở đây một thời gian để làm dịu bớt những đau khổ và lẻ loi của người xấu số. Thất vọng về lời đề nghị, cô quay ngoắt ra về mà không thèm chào. Không ngờ đến năm 1963, báo chí Sàigòn loan tin về một chiêu đãi viên trẻ đẹp, hãng máy bay PANAM Mĩ, tình nguyện sang phục vụ người phong cùi ở trại Di Linh sáu tháng 3.

Hiện nay vẫn còn có những trại phong cùi trên thế giới. Năm 2005, Liên Hiệp Quốc nhận được con số kê khai là 47.596 người mắc bệnh phong cùi ở Phi châu, 36.877 ở Mỹ châu, 5.398 ở miền tây Ðia Trung Hải, 186.182 ở Ðông Nam Á châu (gồm Việt nam với 28 trại phong cùi) và 10.010 ở phía Tây Thái Bình Dương. Ngày nay vẫn còn có những linh mục, nữ tu, và giáo dân tình nguyện phục vụ họ. Vào Ngày Phong Cùi Thế Giới 29 tháng 01, 2006 Ðức giáo hoàng Bênêđítô XVI cho rằng nguyên nhân của bệnh phong cùi là do sự nghèo đói và kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm cách diệt trừ mầm mống của bệnh này. Bệnh phong cùi ngày nay, nếu được phát hiện sớm, cùng mới thuốc men chữa trị, thì được chữa lành.

Có dịp đi thăm một trại phong cùi, với cặp mắt quan sát bệnh nhân cũng như những người phục vụ họ, cùng với đầu óc suy tư và ghi nhận, ta sẽ thấy đời sống thay đổi. Rồi sẽ thấy mình bớt phạm tội trong tư tưởng, lời nói và việc làm. Và rồi mình cũng sẽ tự hỏi mình xem yếu tố nào đã thúc đẩy những người tình nguyện dám hi sinh quên mình để phục vụ người xấu số như vậy?

Giới tu đức học và dẫn đàng thiêng liêng thường ví tội lỗi như một thứ bệnh cùi thiêng liêng. Nếu bệnh cùi thể xác khiến người ta bị cô lập hoá về phương diện thể lý, thì bệnh cùi thiêng liêng là tội lỗi, cũng khiến người ta bị cô lập về đời sống thiêng liêng. Tội làm sứt mẻ tình bạn với Chúa và tha nhân. Có những tội khiến người ta không còn dám đến nhà thờ và lên rước lễ. Tội còn làm sứt mẻ tình bạn, tình cộng đồng. Có những tội khiến người ta muốn tránh né người khác vì mắc cở. Người khác cũng không muốn gặp người đã xúc phạm đến họ vì không muốn gợi lại những kỉ niệm đau lòng quá khứ và cũng không muốn trở thành nạn nhân lần thứ hai.

Ðể được thoát khỏi cảnh tuyệt vọng, người phong cùi đã tìm đến Chúa để xin được ơn chữa lành. Bệnh nhân đã không để cho thất vọng đè bẹp. Anh ta đã đến kêu cầu với Chúa. Ðiều mà người mắc bệnh cùi thiêng liêng cần có là đức tin và lòng cậy trông như niềm tin cậy của người phong cùi vào quyền năng và lòng thương xót của Chúa. Ðể có thể nại đến lòng thương xót và quyền năng của Chúa, người ta phải nhận mình có bệnh hoặc có tội. Người không nhận mình có bệnh hay có tội, thì không tìm đến thầy thuốc. Họ là những người vô phương cứu chữa.

Lời cầu nguyện cho bệnh nhân phong và những người phục vụ họ:

Lạy Chúa, Chúa đã đến chữa người phong cùi thuở xưa.

Xin Chúa cũng chữa bệnh phong trong thời hiện đại,

ban cho bệnh nhân lòng tin cậy, phó thác vào Chúa.

Xin soi sáng cho giới bác sĩ và khoa học gia

để họ tìm ra thuốc men và cách thế trị bệnh.

Còn những người phục vụ bệnh nhân,

xin Chúa là nguồn sức mạnh và kiên nhẫn của họ

và gìn giữ họ khỏi bị nhiễm bệnh. Amen.


Lm Trần Bình Trọng, trongtb@yahoo. com
 
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
22:59 13/02/2009
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (70)

691. Mầu nhiệm đau khổ

Có đủ mọi sự khổ trên đời nầy: khổ nơi thân xác (bệnh hoạn, đui què, già yếu, nghèo khổ, đói rách, …), khổ trong tâm hồn (người yêu xa cách, bạn hữu vĩnh biệt, cha mẹ lìa trần, danh giá vỡ tan, cô đơn, buồn tủi, …).
Có lẽ nhiều lần, chúng ta thắc mắc: tại sao dựng nên chúng ta, ban cho chúng ta sống, thế mà Chúa lại bắt chúng ta chịu mọi thứ đau khổ, nhất là những đau khổ xảy đến cho chúng ta một cách bất ngờ và bất công?
Tuy thắc mắc, nhưng chúng ta vẫn hết lòng tin vào mầu nhiệm đau khổ: Người Con vô tội của Chúa bị treo nhục nhã trên Cây Thánh Giá là ánh sáng soi rõ ý nghĩa của những đau khổ ở đời nầy và ban sức cho chúng ta chịu đựng được tất cả.

692. Vui lòng chịu đau khổ

Nhiều lần, tôi buồn phiền khi gặp đau khổ. Lý do là vì tôi không có lòng yêu mến Chúa.
Nếu yêu Chúa, tôi sẽ cho những nỗi đau khổ của tôi đang còn ít, và tôi sẽ luôn luôn vui vẻ chịu cực vì Chúa.
Vui lòng chịu cực vì yêu Chúa, đó là thái độ của các thánh đối với đau khổ.
Thánh Vianê nhận xét:
- “Có hai cách chịu đau khổ:chịu khổ với tình yêu và chịu khổ không có tình yêu. Tất cả các thánh đã nhẫn nại chịu khổ, vui vẻ chịu khổ, bền lòng chịu khổ vì họ biết yêu.
“Phần chúng ta, chúng ta chịu khổ một cách cực chẳng đã vì chúng ta không biết yêu. Nếu chúng ta yêu Chúa, chúng ta sẽ vác Thánh Giá, sẽ sung sướng được chịu khổ…
“Anh em nói rằng điều đó là khó, phải không? Không! Điều đó thật dịu ngọt và đầy an ủi, nhưng với điều kiện là chúng ta phải yêu mến trong khi chịu khổ và phải chịu khổ với tình yêu Chúa.”

693. Kinh Tin Kính của sự đau khổ

Tôi tin sự đau khổ là ơn rất quý báu Chúa ban cho tôi.
Tôi tin sự đau khổ luyện tâm hồn tôi thêm cao thượng, thêm trong sạch, thêm thánh thiện.
Tôi tin sự đau khổ làm cho tôi kết hiệp mật thiết với Chúa hơn và nên giống Chúa hơn.
Tôi tin nhờ sự đau khổ mà tôi được đền tội một cách công hiệu hơn.
Tôi tin linh hồn nào bằng lòng chịu đau khổ vì Chúa thì linh hồn đó sẽ được hết sức vui vẻ và bằng an.
Tôi tin từ thuở đời đời, Chúa đã định gởi bao nhiêu sự đau khổ đến cho tôi, Chúa đã cân những sự đau khổ đó cho vừa sức tôi và Chúa luôn ban đủ sức để tôi chịu được.
Tôi tin Chúa luôn ở bên cạnh những ai đang đau khổ để lau khô nước mắt họ.
Tôi tin kẻ nào vui chịu đau khổ vì Chúa, sẽ được Chúa thưởng bội hậu trên nước thiên đàng như lời Chúa phán: “Phước cho kẻ khóc lóc vì sẽ được an ủi.”

694. “Tôi vui hẳn lên.”

Trong cơn đau đớn, tôi thầm nguyện phó mình cho Chúa. Từ ấy, tôi cảm thấy tâm hồn thư thái và tôi vui hẳn lên. (Denise Legris, khi sinh ra, không tay, không chân, nhưng khi lớn, đã trở thành họa sĩ kiêm văn sĩ biệt tài, được giải thưởng Albert Schweitzer.)

695. Đau khổ, khi nào thì tốt, khi nào thì xấu?

Đau khổ là tốt khi đau khổ đưa ta đến gần Chúa, khi đau khổ đưa ta đến gặp Chúa, khi đau khổ làm cho ta được nhiều công nghiệp sau nầy trên nước thiên đàng. Đó là gương của người trộm lành bị đóng đinh bên cạnh Chúa.
Đau khổ là xấu khi đau khổ làm ta quên Chúa, làm ta xa Chúa, làm ta bỏ Chúa, làm ta phải khốn nạn đời đờì. Đó là trường hợp của người trộm dữ bị đóng đinh bên cạnh Chúa.

696. Kiên cường và chịu đựng

Cuộc sống đầy phong ba, bão táp, không lúc nào được bình yên sóng lặng.
Chính phong ba bão táp thường tấn công lúc con người mất cảnh giác.
Tính nhẫn nhục chịu đựng, giống như cây thông đứng vững trong bão tố. Cho dù gió quật tơi bời, đảo đi đảo lại, vẫn hiên ngang đứng vững với đời. Cho nên người đời thường nói lấy mềm nắn cứng, tốt hơn là lấy cứng chạm cứng nhiều.
Vì thế, kiên cường và chịu đựng trở thành anh em sinh đôi, không thể thiếu của thành công.
Khi bạn gặp khó khăn có thể khắc phục được, thì cần phải kiên cường. Nó sẽ dẫn dắt bạn đi tàu nhanh đến thành công.
Khi bạn đứng trước ranh giới khó vượt qua, thì sự chịu đựng là hết sức quan trọng. Nó sẽ dắt dẫn bạn vượt qua cạm bẫy, vượt hiểm, bảo toàn mình. (Sức mạnh Của Lời Xin Lỗi)

697. Người biết lắng nghe

Người biết lắng nghe sẽ cho thấy họ đang tập trung nghe những điều đang được trình bày.
Người biết lắng nghe cho thấy họ tôn trọng người nói.
Người biết lắng nghe cho thấy họ thật sự quan tâm đến những gì họ đang nghe.
Người biết lắng nghe sẽ biết tiếp nhận giá trị từ những gì nghe được.
Trên cả những điều nầy, là một thái độ chân chân thành, chứ không phải giả vờ lắng nghe.
… Hãy lắng nghe và rút tỉa thật nhiều từ những điều nghe được. (Để Có Một Tâm Hồn Đẹp)

698. Tập tính quả quyết

Người quả quyết là người có ý chí vững mạnh, có trí minh mẫn, có can đảm, có nhiệt thành.
Muốn tập tính quả quyết, ta phải luyện: khi ta đã suy xét kỹ càng và quyết định làm một việc gì, thì ta nhất định làm đến nơi đến chốn, trừ phi ta bị cản trở vì những lý do ngoài ý muốn của ta, hay trong trường hợp thế bất khả kháng.
Ta phải tập tính quả quyết bắt đầu từ việc nhỏ, chớ cho việc nhỏ là không đáng quan tâm.
Theo kinh nghiệm của bản thân, ta thấy rằng việc muốn trừ khử những thói xấu thường như trễ nải, không có thứ tự, lười tập thể dục, … ta cũng phải cố gắng, phải quả quyết lắm…
Ta phải bắt buộc mình siêng năng, làm tròn phận sự, tổ chức công việc có thứ tự, xếp đặt đồ dùng có ngăn nắp, trau dồi thân thể một cách điều hòa, ngày nào cũng như ngày nào, quả quyết sửa chữa thói quen, nết xấu, nhất định tập trung được tính hay nết tốt.. (Ý Chí - Quyền Lực Sinh Tồn)

699. Làm sao khỏi buồn bực về những lời chỉ trích?

Quy tắc thứ nhất - Lời chỉ trích bất công thường khi chỉ là một lời khen che đậy. Nó cũng có nghĩa rằng bạn đã làm cho người ghen tỵ. Nên nhớ không ai thèm đá đồ chó chết cả.
Quy tắc thứ nhì - Hết sức cho tới tận thiện, rồi giương cây dù cũ của bạn lên, mặc cho trận mưa chỉ trích chảy xuống sau lưng bạn.
Quy tắc thứ ba – Ghi hết những lỗi lầm điên khùng của mình và tự chỉ trích. Đã không hy vọng là một người hoàn toàn thì nên soi gương E.H.Little mà xin người khác chỉ trích ta một cách ngay thẳng, có ích, ngõ hầu ta được dịp tu thân. (Quảng Gánh Lo Đi và Vui Sống)

700. Cần phải giữ vững tâm lý vui vẻ

Niềm vui là chủ đề vĩnh hằng của cuộc sống, là thứ mà bất kỳ ai, khi mới sinh ra, cũng muốn sở hữu nó.
Cuộc sống thiếu niềm vui, cũng giống như một bữa ăn không có cơm vậy, thiếu đi hương vị chủ đạo.
Niềm vui của con người không phải là khi họ đã có gì. Một người làm chủ được cuộc sống của mình, sẽ không đau khổ vì những thứ mình không có; ngược lại, sẽ cảm thấy vui vẻ vì những gì mà họ đã có.
Người lạc quan biết biến những ngày bình thường trở nên thú vị, biến cuộc sống nặng nề trở nên tươi vui, nhẹ nhõm. Đây là lúc niềm vui đến với bạn.
Những người bi quan luôn luôn thể hiện sự đau khổ bằng lời, thể hiện buồn bã trên nét mặt, để những lo lắng giày vò tâm trạng. Như vậy, niềm vui bao giờ cũng xa lánh họ.
Chúng ta cần gánh vác một trách nhiệm, đó chính là giữ vững tâm lý vui vẻ. Không có trách nhiệm nào quan trọng hơn trách nhiệm nầy. (Làm Thế Nào Khi Lựa Chọn Sai?
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:50 13/02/2009
TỰ NGUYỆN NGHÈO HÈN

N2T


Đại sư hỏi một đệ tử từ phương xa đến: “Xét cho cùng thì con tìm kiếm gì ?”

- “Minh tâm kiến tính.”

- “Trong nhà con đã có đủ một kho báu, tại sao lại đi xa bên ngoài để tìm kiếm báu vật ?”

- “Kho báu của con ở đâu.”

- “Chính là ngay tự trong lòng con bốc lên khát vọng cầu cứu của con tim.”


Người đệ tử ấy liền được giác ngộ. Tuổi tác ngày càng cao, ông ta thường nói với bạn bè: “Khai ngộ kho báu của mình, hưởng dụng kho báu ẩn tàng của anh.”

(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)

Suy tư:

Mỗi một con người đều có kho tàng quý báu của mình mà Thiên Chúa đã ban cho, đó là tài năng, sức khỏe, học lực, công việc.v.v...ai không tận hưởng những của cải quý giá này là coi thường tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa.

Hưởng dụng kho báu ẩn tàng trong con người của mình là cao rao tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa trên vũ trụ.

- Có người ngày ngày băn khoăn vì mình thua kém chúng bạn về tiền bạc, họ không hưởng dụng kho tàng quý báu của họ là sức khỏe.

- Có người buồn phiền vì sức khỏe mình quá tệ, họ không biết hưởng dụng kho báu của mình là ý chí vươn lên.

- Có người cứ đau khổ vì tình yêu chợt bay mất, họ không biết hưởng dụng kho báu của mình là lạc quan vui tươi...

Hưởng dụng kho báu mà Chúa ban cho mình chính là cùng đồng hành với Chúa trong cuộc sống, và cũng là để chứng minh rằng Thiên Chúa không hề thiên vị và từ bỏ một ai.

Cứ thử xem sao.
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:52 13/02/2009
CHỦ NHẬT 6 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mc 1, 40-45.

“Chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch.”


Bạn thân mến,

Bệnh phong cùi vốn là bệnh ghê tởm và nguy hiểm đối với con người ngày xưa cũng như ngày nay, mặc dù ngày nay bệnh đã có thuốc chữa. Tuy nhiên, ấn tượng xấu xa về bệnh phong vẫn còn in hằn trong trí óc của con người, và do đó mà người bị bệnh phong cùi luôn bị người đời ghê tởm tránh xa.

Bệnh phong cùi là bệnh ngoài da trên thân thể con người, đó là những gì mà con mắt người ta thấy được, nên người ta sợ hãi và tởm lợm. Nhưng có một thứ bệnh cùi khác ở trong tâm hồn của con người, bệnh này người ta không thể thấy bằng mắt, cho nên người mắt bệnh này không hề thấy những vết lở loét trầm trọng trong tâm hồn của mình, đó là vết lở loét kiêu ngạo không làm cho tâm hồn người ta chấp nhận ơn thánh Chúa, đó là vết lở loét ghenh ghét ích kỷ không làm cho tâm hồn người ta nhìn thấy tình yêu chan hòa của Thiên Chúa nơi tha nhân, đó là vết lở loét tham lam tiền tài sắc dục nên làm cho người ta không thể đến gần Thiên Chúa hơn trong cuộc sống của mình...

Người mắt bệnh cùi trong tâm hồn thường khinh chê và tránh xa những người bệnh phong cùi nơi thân xác, nhưng họ lại không biết rằng chính bệnh phong hủi trong tâm hồn của mình mới đáng sợ hơn, vì nó không những làm cho các thiên thần sợ hãi, mà còn làm cho môi trường hòa thuận, hiệp nhất chung quanh mình bị ảnh hưởng phân rẽ chia bè kết cánh...

Bạn thân mến,

Chúa Giê-su đã chữa lành người phong hủi chỉ bằng một lời nói, đó là bằng chứng để cho thế giới nhận ra Ngài chính là vị lương y siêu việt của thế giới, đến với Ngài bằng tâm tình khiêm tốn và tin yêu, thì tất cả mọi tật bệnh nguy hiểm nhất cũng sẽ được lành mạnh.

Đã có nhiều lần bạn và tôi mắc bệnh hủi trong tâm hồn nhưng vẫn cứ phây phây lên án, chê bai, tránh xa những người bị bệnh hiể nghèo nơi thân xác, đó là hành vi bất nhân và chống lại tình yêu của Thiên Chúa của chúng ta, bởi vì chúng ta không nhìn thấy –qua các bệnh nhân- tình yêu của Chúa Giê-su đang đau khổ trên thập giá vì chúng ta.

Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.

--------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:54 13/02/2009
N2T


80. Không những trong việc ăn, uống, mặc, mà ngay cả trong tất cả công việc, thì cũng nên thích những chuyện bình thường.

(Thánh John Berchmans)
 
Mỗi ngày một câu Cách Ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:55 13/02/2009
N2T


24. Tâm đồng tình vẫn là thuốc hay để chữa bệnh ghen ghét.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đông Âu 20 Năm Sau Cộng Sản
Vũ Văn An
03:07 13/02/2009
Đông Âu 20 Năm Sau Cộng Sản

ZAGREB, Croatia, 11 tháng Hai, 2009 (Zenit.org).- Theo các vị giám mục Đông Âu, các thương tích do chế độ cộng sản tạo ra vẫn còn đó và đang làm độc tới cuộc sống và xã hội trong các xứ trước đây từng thống khổ sau Bức Màn Sắt.

Các vị giám mục đã công bố sứ điệp trên vào ngày hôm nay, tại Zagreb, trong một cuộc hội họp với chủ đề “Sứ Mệnh của Giáo Hội tại Các Nước Trung và Đông Âu 20 Năm Sau Ngày Sụp Đổ Của Chủ Nghĩa Cộng Sản: 1989-2009”. Cuộc hội họp này là cuộc hội họp thứ ba kể từ khi Bức Tường Bá Linh bị phá đổ năm 1989. Trước đó, cuộc hội họp này đã xẩy ra tại Budapest năm 2004 và tại Prague năm 2007.

Đức Hồng Y Josip Bozanic, Tổng Giám Mục Zagreb và là phó chủ tịch Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu, đã mời các đại biểu của 13 hội đồng giám mục tới dự cuộc hội họp lần này tại thủ đô của Croatia. Ngày giờ của cuộc họp đã được chọn để trùng hợp với lễ kỷ niệm phong chân phước cho Đức Hồng Y Alojzije Stepinac, và phần lớn công việc trong cuộc hội họp lần này là tập trung vào gia tài thiêng liêng của vị tử đạo này cũng như nhiều vị tử đạo khác của chế độ cộng sản.

Trong bài giảng kết thúc đại hội, ĐHY Bozinac đã so sánh đức tin của ĐHY Stepinac, và của không biết bao nhiêu các vị tử đạo khác, như hạt giống cần phải chết đi mới mang lại hoa trái.

Ngài quả quyết: “Bức Màn Sắt là hình ảnh của chia rẽ, của gẫy đổ, của xa cách và của vị kỷ. Nó được đặt để bởi con người muốn cản trở đường đưa tới con người, nhưng mục tiêu của nó còn sâu xa hơn nữa, nó muốn cản trở để cái nhìn của con người không còn hướng về Thiên Chúa và tình yêu của Người nữa”.

Tuy nhiên, ĐHY nói tiếp, trong khi con người xây tường, thì “Thiên Chúa gieo hạt, gieo ơn phúc sự sống, và để nó chết đi. Nhưng chính lúc xem ra đất đã bóp nghẹt sự sống, thì sự sống ấy đã sản sinh ra hoa trái”.

Vẫn còn đó

Đức Hồng Y cảnh giác rằng: “Dù ta có cảm tưởng chế độ kia đã hết hoạt động dưới hình thức xưa của nó, nó đã biến dạng, hiện hình như một mảnh đất đầy chất độc khiến cho hoa trái không thể bừng nở được”.

Thực vậy, ngài cho hay, một trong các câu hỏi khiến các vị giáo phẩm hết sức quan tâm là mặc dù chủ nghĩa cộng sản đã xụp đổ, “cơ cấu của nó vẫn còn đó trong luật lệ và trong quyền tài phán, trong kinh tế, trong giáo dục và trong văn hóa” và nhất là “trong bức màn im lặng đang bao phủ nhiều biến cố trong các năm gần đây”.

ĐHY đặt câu hỏi: “Làm thế nào giải thích được sự kiện: 20 năm sau ngày nó xụp đổ, sự thật vẫn chưa làm sao đâm rễ được?”. Như ở Croatia chẳng hạn, ngài cho hay người ta vẫn tránh không nhắc tới Đức Hồng Y Stepinac. Ngài nói tiếp: “”Con cái dối trá đã và đang thu vén các mảnh vụ của Bức Màn Sắt và dùng những mảnh vụn ấy mà che đậy và tung hỏa mù lên sự thật của các sự kiện, có quan hệ tới các cá nhân cũng như một số định chế. Một số tàn dư của Bức Màn Sắt còn gieo rắc hạt giống chia rẽ và xáo trộn”.

Đức Hồng Y Bozinac cho hay: sự thật “là Bức Màn Sắt đã bị hạ xuống, là hệ thống của nó đã bị bẻ gẫy, nhưng các mảnh vụn của nó vẫn còn chống cự mạnh mẽ và hiện nguyên hình cố gắng cổ vũ những lầm lạc y như cũ không những qua ngả chính trị và những quen biết xưa mà còn qua cả ngả giáo dục, khoa học và giảng dạy hiện nay nữa”.

Ngài lên tiếng cảnh cáo chống lại “cái hào nhoáng đầy mâu thuẫn của sự thật nhân học về con người” nhất là về các vấn đề sự sống và gia đình. Ngài quả quyết: “Ta sẽ không bao giờ đồng ý cũng như cho phép bất cứ thỏa hiệp chính trị nào trong các vấn đề trên, vì đây không phải là chuyện con người nhất trí hay không, nhưng là chân lý chính yếu mà ta không phải là nguồn gốc”.

Một vấn đề nữa được ngài nêu lên là việc hiệp thông với các giáo hội khác, một sự hiệp thông đang bị “các ý thức hệ cố gắng bẻ gẫy” nơi các tín hữu Đông Phương và Tây Phương. Ngài kêu gọi các vị đang hiện diện “đừng quên sự hỗ trợ lớn lao của các Giáo Hội vốn sống trong tự do, sự liên đới của các Giáo Hội này đã đem lại giá trị cho các bước đi của Giáo Hội tử đạo”.

Trong đại hội này, đã có lúc Đức HY Bozanic cho hay đây là thời điểm cho “một cuộc phúc âm hóa mới mẻ và đầy can đảm để tái khám phá ra các cội rễ Kitô Giáo riêng của chúng ta”, một thời điểm để ta “đáp ứng các thách đố do quan điểm duy giảm thiểu về con người tạo ra” nhất là do quan điểm độc tài của chủ nghĩa duy tương đối đem lại.

Cũng trong đại hội này, các vị giám mục đã thảo luận về các thách đố được đặt ra vì vấn đề hoàn cầu hóa, đạo đức sinh học, khoa học về thần kinh, vấn đề di dân và trật tự thế giới mới, cũng như các vấn đề bảo vệ tự do và lương tâm, các ý thức hệ mới, nhất là các ý thức hệ về sự sống và gia đình.

Tìm lại quá khứ

Một thông cáo của văn phòng Đức Hồng Y cho hay: “Chủ nghĩa cộng sản đã để lại, như một di sản, nhiều vết thương rất sâu trong cuộc sống con người và xã hội, từ đó mà có lời kêu cứu cũng như nhu cầu của Giáo Hội và của Thiên Chúa ngõ hầu hàn gắn lại con người”.

Buổi gặp gỡ làm việc (workshop) trong đại hội này đã nhấn mạnh tới nhu cầu của Giáo Hội trong việc giúp xây dựng lại “ký ức lịch sử” thời cộng sản, bằng cách chống “lại khuynh hướng muốn bịt miệng những gì đã thực sự xẩy ra” nhất là đối với các vị tử đạo.

Buổi làm việc ấy cũng đặc biệt nhấn mạnh tới nhu cầu giúp đỡ để giới trẻ “biết được lịch sử chân thực” và “ duy trì được niềm tưởng nhớ những con người tự hy sinh tử đạo vì đức tin của mình”. Để đạt được mục tiêu ấy, các vị giám mục đưa ra quyết định cổ vũ các cuộc hội nghị về lịch sử để thảo luận về đời sống Giáo Hội và việc làm của các Kitô hữu thời Cộng Sản.
 
Đức Thánh Cha Benedict XVI chuẩn bị cho chuyến thăm Đất Thánh
Bùi Hữu Thư
03:44 13/02/2009

Đức Thánh Cha Benedict XVI chuẩn bị cho chuyến thăm Đất Thánh



Đích thân xác định chương trình

VATICAN ngày 12, tháng 2, 2009
(Zenit.org).- Việc chuẩn bị cho chuyến đi Đất Thánh của Đức Thánh Cha Benedict XVI đang tiến hành, như được ngài đích thân xác định hôm nay trong buổi họp với một phái đoàn Do Thái từ Hoa Kỳ tới.

Đức Thánh Cha hôm nay tiếp kiến các chủ tịch của Hiệp Hội các Chủ Tịch của các Tổ Chức Do Thái Lớn tại Hoa Kỳ.

Theo nguồn tin từ Giêrusalem và Rôma, cuộc hành hương Do Thái và vùng lân cận của Đức Thánh Cha sẽ xẩy ra vào tuần lễ thứ hai tháng Năm.

Ngài xác định ý định của ngài là làm cuộc thăm viếng này, mặc dầu có những nghi ngại vì cuộc chiến tại Gaza và cuộc tranh luận nhức nhối gây nên bởi giám mục Richard Williamson thuộc nhóm Lefèbvre.

Thầy Rabbi Arthur Schneier từ New York nói với Đức Thánh Cha, "Miền Đất Hứa đang chờ đón ngài. "

Sau khi ghi nhận là các vị khách ngài tiếp kiến sẽ đi thăm Do Thái sau khi rời Ý, Đức Thánh Cha nói, “Tôi cũng đang chuẩn bị đi thăm Do Thái, nơi đất thánh của cả người Kitô giáo lẫn Do Thái, vì nguồn gốc của đức tin của chúng ta có thể được tìm thấy ở đây.

"Thực vậy, Giáo Hội rút tỉa sức sống từ rễ của cây Ô liu tốt lành, đó là người dân Do Thái, cũng được ghép vào thân cây này là những cành cây ô liu của dân ngoại. Ngay từ những ngày đầu tiên của Kitô giáo, căn tính và mọi sắc thái của đời sống và việc thờ phượng của chúng ta đã kết hợp mật thiết với tôn giáo xưa cổ của các tổ phụ của chúng ta trong đức tin."
 
Tòa thánh ra sức bảo vệ sự sống sau cái chết của Englaro.
Lưu Hiền Đức
03:47 13/02/2009
Vatican – Theo phát ngôn viên tòa thánh, cha Federio Lombardi, dòng Tên, thì sau cái chết ngày 9 tháng 2 của Eluana Englaro thì dân chúng và chính phủ Ý nên tìm ra các phương pháp hữu hiệu hơn để bảo vệ mạng sống con người.

Englaro đã bị rút ống thức ăn và nước uống sau khi sống cuộc sống thực vật suốt 17 năm, và chết tại bệnh viện tư tại Udine, Ý. Cô Englaro chỉ được uống thuốc an thần sau khi bác sĩ và cha cô ta đồng ý rút uống thức ăn. Tin về cái chết của cô ta đã bất ngờ đình hoãn cuộc tranh luận trong quốc hội Ý về 1 chỉ thị khẩn cấp nhằm buộc tội việc rút ống thức ăn và nước uống khỏi những bệnh nhân bại liệt hoặc bệnh nhân sống đời sống thực vật; theo đó thì các bác sĩ buộc phải tiếp tục cung cấp thức ăn và nước uống cho Englaro trở lại.

Các viên chức Tòa Thánh nhấn mạnh rằng việc cung cấp thức ăn và nước uống là điều khoản bắt buộc và rất cơ bản trong việc chăm sóc 1 người không thể tự lo lắng cho bản thân mình; đây không phải là việc gì to tát để giữ gìn mạng sống và không thể bỏ qua được.

Trong buổi cầu nguyện ngày 8 tháng 2, Đức Thánh Cha Benedictô 16 tuy không đề cập đích danh Englaro nhưng Ngài cầu nguyện cho tất cả những người bệnh đặc biệt là những người trong tình trạng nguy kịch không thể tự chăm sóc cho mình mà hoàn toàn phục thuộc vào người khác. Xin cho họ được cảm nhận được tình yêu của Chúa và sự cao cả của ơn cứu độ qua việc chăm sóc của những người thân.

Chị Englaro, 38 tuổi, bị tai nạn xe năm 1992. Cha của chị đã tranh đấu nhằm được quyền rút uống truyền thức ăn và nước uống để chị chết sau khi sống cuộc sống thực vật hơn 5 năm qua.

Trong bài phát biểu của mình ngày 10 tháng 2, Cha Lombardi nói rằng: “Trước cái chết của chị, những tín hữu đã cùng nhau cầu nguyện và phó thác cho Chúa linh hồn của chị Eluana, 1 người mà chúng ta yêu mến và đã trở thành 1 phần của cuộc sống chúng ta trong những tháng cuối đời của chị. Và bây giờ, khi chị Eluana đã an nghỉ trong Chúa, chúng ta hy vọng rằng sau nhiều tranh luận, cái chết của chị sẽ trở thành động lực cho chúng ta tự nhìn lại mình và chúng ta phải có trách nhiệm ra sức tìm những phương cách tốt hơn nhằm cùng đồng hành với những người bệnh với sự tôn trọng quyền được sống, được yêu và được chăm sóc của họ”.

Đức Hồng Y Javier Lozano Barragan, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Chăm Sóc Sức Khỏa đã cho các phóng viên biết rằng trước cái chết của chị Englaro, người Kitô hữu phải cầu nguyện với Thiên Chúa xin Ngài mở của nước trời cho chị sau khi chị đã chịu quá nhiều đau khổ nơi trần gian. Ngài cũng nói Ngài đang cầu nguyện xin Chúa tha thứ cho những ai đã đưa cái chết đến cho chị và xin mọi người cùng cùng nguyện xin sự tha thứ.

Tháng 11 năm ngoái, tòa án tối cao của Ý đã giữ nguyên phán quyết cuối cùng của tòa án cấp dưới rằng việc săn sóc cho chị Englaro có thể chấm dứt vì thời gian nằm bệnh của chị đã quá dài và cũng vì lý do là chị luôn nói trước khi bị tai nạn rằng chị không muốn kéo dài cuộc sống của mình 1 cách nhân tạo. Ngay sau quyết định của tòa tối cao, cha của chị Englaro đã tìm kiếm suốt nhiều tháng 1 cơ sở y khoa tư nhân nào chấp nhận chăm sóc chị và không cung cấp thức ăn và nước uống cho chị. Trước đó, chị đã được săn sóc bởi 1 cơ sở y khoa của các sơ Misericordine, các sơ không những từ chồi rút ống thức ăn mà còn nhấn mạnh rằng sẽ tiếp tục chăm sóc Englaro.

Thủ tướng Silvio Berlusconi tuyên bố ban hành sắc lệnh cấm các bác sỉ rút ống thức ăn và nước uống vào ngày 5 tháng 2 nhưng Tổng Thống Giorgio Napolitano đã từ chối ký sắc lệnh và để cho quốc hội quyết định. Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã có cuộc điện đàm với Tổng Thống Napolitano và ngày 7 tháng 2 về vụ chị Englaro. Ngài cho biết rất hài lòng với tốc độ làm việc nhanh chóng của Quốc Hội Ý trong việc chuẩn y sắc lệnh. Chính phủ của Thủ Tướng đã trình quốc hội sắc lệnh ngày 6 tháng 2.

Nhưng khi cái chết của Englaro được công bố, ông Thủ Tướng nói với các nhà báo rằng ông rất đau buồn và rất thất vọng về cách làm việc của chính phủ nhằm cứu sống cô Englaro. Sau khi cô chết, Quốc Hội Ý tranh cãi xem có nên tiếp tục bàn luận về các dự luật liên quan đến các vấn đề kết liễu cuộc sống.
 
Trung Quốc: Vị Giám Mục “hầm trú” của Giáo Phận Xiwanzi đã được trả tự do sau 30 tháng bị giam cầm
Trần Hoàn Chỉnh
07:37 13/02/2009
HONG KONG (UCAN) – Đức Cha Leo Yao Liang, Giám Mục phụ tá của giáo phận Xiwanzi đã được trả tự do sau khi bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt giam vì phong chức cho 20 linh mục.

Đức Cha Leo Yao Liang
Tuy nhiên, phía chính quyền đã cảnh báo vị giám mục 85 tuổi này không được phép thi hành nhiệm vụ giám mục của ngài cũng như chủ sự những hoạt động lớn của nhà thờ.

Nguồn tin cho UCA News biết rằng các tín hữu đã đến thăm và chúc tết Đức Cha Yao khi biết tin ngài được trả tự do ngày 25 tháng 1, trước tết Kỷ Sửu. Sức khỏe và điều kiện sống của ngài “khá tốt”, các giáo dân nói.

Được biết, có hơn 1000 tín hữu tham dự Thánh Lễ do vị giám mục “hầm trú” này cử hành vào mỗi Chúa Nhật.

Tin cũng cho hay cảnh sát đã đưa vị giám mục lớn tuổi này trở lại với nhà thờ của ngài ở thị trấn Xiwanzi, hạt Chongli ở phía nam Hebei.

Một nguồn tin cho hay cảnh sát đã thông báo đến một vài vị hữu trách của giáo xứ về việc trả tự do cho Đức Cha nhưng cấm những người này không được tổ chức bất cứ hình thức chào đón nào. Nguồn tin cũng trích dẫn lời Đức Cha Yao khi nói rằng cảnh sát đối xử với ngài khá tốt trong suốt thời gian bị giam cầm kể từ tháng 7 năm 2006 mặc dù ngài bị cấm không được liên lạc với bất cứ ai.

Đức Cha Yao, người chỉ được chính quyền nhìn nhận như là một linh mục nói rằng các tín hữu được tự do thăm ngài mặc dù ngài nghĩ rằng cảnh sát sẽ luôn theo dõi ngài và ngài không được phép rời khỏi khu vực giáo xứ.

Các nguồn tin Công Giáo lưu ý rằng chính quyền đã bắt giam vị giám mục vì vi phạm nhưng quy định về tôn giáo sau khi họ khám phá ra việc ngài trao tác vụ linh mục cho khoảng 20 thầy phó tế trong năm vừa qua.

Cộng đồng Giáo Hội “hầm trú” tại Trung Quốc luôn phủ nhận những hình thức quản lý được chính phủ phê chuẩn đối với Giáo Hội tại Hoa lục.

Các tín hữu địa phương đã yêu cầu chính quyền trả tự do cho ngài và họ nghĩ rằng việc trả tự do này của nhà cầm quyền là vì muốn kiến thiết lại nhà thờ Xiwazi.

Nhà thờ đang xây dựng hiện nay là một thính phòng cũ được trả lại vào thập niên 1980 sau khi nhà thờ chính bị phá hủy trong cuộc cách mạng văn hóa (1966-67).

Được biết, hiện nay, các tín hữu đã được chính quyền cho phép xây một nhà thờ lớn hơn bên cạnh miếng đất cũ. Họ giải thích rằng kể từ khi giáo xứ vắng bóng linh mục sau khi Đức Cha Yao bị bắt, công an đã đồng ý với yêu cầu của giáo dân về việc trả tự do cho ngài để ngài đứng ra kêu gọi góp quỹ để thanh toán chi phí xây dựng.

Đức Cha Yao đã bị công an bắt giam nhiều lần kể từ khi ngài được bí mật tấn phong giám mục vào năm 2002.

(Theo Union of Catholic Asian News)
 
Thanh tầy trong ân sủng
Phanxicô Xaviê
07:38 13/02/2009
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học, bệnh phong không còn bị coi là căn bệnh nguy hiểm, dễ lây nhiễm. Đến nỗi có thời người ta xa lánh hoặc cách ly người bệnh khỏi đời sống cộng đồng.

Nhân Ngày Thế Giới các bệnh nhân lần thứ 17, chiều ngày 11-2-2009, lễ Đức Mẹ Lộ Đức, ĐHY Javier Lozano Barragán, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế đã cử hành thánh lễ trọng thể cho các anh chị em bệnh nhân tại Đền thờ Thánh Phêrô. Trong thánh lễ, ĐHY Lozano đã ban bí tích xức dầu cho 10 bệnh nhân.

Cuối thánh lễ, ĐTC đã đến chào thăm và ban phép lành cho các tín hữu và anh chị em bệnh nhân. Trong bài huấn dụ, ĐTC mời gọi mọi người quí chuộng sự sống và tìm nơi Chúa Kitô ý nghĩa sâu thẳm của đau khổ bệnh tật và sức mạnh để chấp nhận đau khổ. Ngài nói: Ngày Thế giới các bệnh nhân hôm nay cũng là dịp để suy tư về kinh nghiệm bệnh tật, đau khổ, và nói tổng quát hơn là suy tư về ý nghĩa cuộc sống cần phải thực hiện trọn vẹn, cả khi đau khổ. Đối với tín hữu Kitô chúng ta, chính trong Chúa Kitô chúng ta tìm được câu trả lời cho ẩn ngữ đau khổ và sự chết. (Nguồn: Đài Vatican)

Sách Lêvi dành hẳn hai chương 13 và 14 để nói về bệnh phong hủi. Theo quan niệm Do thái giáo thì đây là căn bệnh khủng khiếp, mà hai chương của sách này đã liệt kê thành nhiều loại khác nhau, từ những biểu hiện của một bệnh ngoài da, cho đến bệnh hủi thực sự đều được gọi là bệnh phong. Về mặt y học, thì phong hủi là một bệnh truyền nhiễm nên cần phải cách ly. Do đó họ cô lập người bệnh. Từ một căn bệnh thể xác, người ta đã đồng hóa nó với tình trạng ô uế trong tâm hồn. Vì vậy, hoàn cảnh sống của những người này thật bi đát, họ bị loại ra khỏi đời sống và nền phụng tự của cộng đồng. Chỉ khi nào khỏi bệnh, với sự chứng nhận của các tư tế, lúc đó họ mới được hội nhập trở lại. Tuy nhiên đây là chứng bệnh nan y, chỉ có Thiên Chúa và những ai được Thiên Chúa ban quyền mới có thể chữa lành. Vì thế, người ta chờ đợi Đấng Mesia đến để được chữa lành.

Bằng giọng văn mộc mạc, vắn gọn, ít quanh co thánh Marcô đã đi thẳng vào vấn đề, như câu chuyện: Chúa Giêsu chữa lành người phong hủi trong Tin mừng CN VI Thường niên. Người bệnh đến van xin Chúa, Chúa Giêsu chạnh lòng thương chữa lành cho anh ta. Người nghiêm nghị bảo anh ta đi trình diện tư tế và cấm không được nói với ai. Nhưng anh ra đi và đã rao truyền tin anh được khỏi bệnh cho mọi người.

Việc Chúa Giêsu chữa lành người bệnh phong hủi, mà theo quan niệm của Do thái giáo là một người tội lỗi, ô uế, minh chứng Chúa Giêsu chính là Đấng đến để thanh tẩy con người khỏi mọi ô uế tội lỗi, là nguyên nhân của đau khổ và sự chết. Như ĐTC đã nói: đau khổ, bệnh tật và chết chóc vẫn là điều tâm trí chúng ta không thể hiểu thấu được ý nghĩa. Nhưng ánh sáng đức tin đến trợ giúp chúng ta. Lời Chúa mạc khải cho chúng ta thấy rằng cả những tai ương bất hạnh cũng được kế hoạch cứu độ của Chúa bao lấy một cách mầu nhiệm; đức tin giúp chúng ta coi sự sống con người là đẹp đẽ và đáng sống trọn vẹn cả khi nó bị tàn úa vì bệnh tật. Thiên Chúa đã sáng tạo con người để họ được hạnh phúc và được sống, trong khi bệnh tật và sự chết đi vào trần thế như hậu quả của tội lỗi. (Nguồn: Đài Vatican)

Người bị bệnh phong hủi theo Do thái thời trước, là những con người có hoàn cảnh sống thật sự bi đát. Họ không những bị loại khỏi đời sống cộng đồng, bị mọi người xa lánh, mà còn bị cấm tham dự vào việc phụng tự chung. Ngày nay, khi mọi người đã hiểu ra, thái độ đối với người bệnh không còn như xưa. Tuy nhiên, bệnh tật thể xác không còn khiến người ta bị loại trừ khỏi đời sống xã hội, nhưng vẫn còn đó rất nhiều những bệnh nhân của chứng phong hủi tâm linh khiến người ta vẫn tìm cách xa lánh: kiêu căng, tự mãn. Hoặc do chính họ tự cô lập mình bằng lối sống ích kỷ, thù hận và tội lỗi. Không biết chan hòa với mọi người, thiếu quảng đại, kỳ thị để không biết rộng lòng tha thứ đón nhận nhau. Đó chính là những thứ phong hủi của tâm linh cần phải được thanh tẩy khỏi bản thân và cộng đồng.

Chúa Giêsu chữa lành người phong hủi là đấu chỉ thiên sai, minh chứng Người lá Đấng đến để thanh tẩy nhân loại trong ân sủng tình yêu và bằng chính hiến tế thập giá của mình. Dù bị Chúa Giêsu cấm không được nói với ai việc mình được chữa lành, vì Người muốn mạc khải dần dần cho dân chúng hiểu rõ sứ mạng của Người và tránh sự ngộ nhận theo nghĩa chính trị trần thế, nhưng người bệnh phong vẫn ra đi và tung tin khắp nơi.. Là người Kitô hũu, chúng ta có trách nhiệm làm chúng cho mọi người về tình yêu của Chúa, ân sủng mà Thiên Chúa đã và đang dành cho mình mỗi khi tham dự Bí tích Thánh Thể.

Ngày nay trên thế giới, biết bao người đang bị loại trừ và cô lập bởi lòng hận thù ích kỷ, bởi sự phân hóa giàu nghèo và bởi biết bao tệ nạn khác. Chúng ta cầu xin Chúa cho mọi người biết quảng đại, rộng lòng tha thứ đón nhận nhau để tất cả cùng được sống trong ân sủng con cái Chúa. Xin cho họ, những nhà dân chủ luôn can đảm dấn thân làm trong sạch con người và thế giới bằng nỗ lực đấu tranh cho hòa bình và công lý.
 
Đức Thượng Phụ Kirill gặp người đứng đầu Văn phòng Tôn giáo Vụ Trung Quốc
Trần Hoàn Chỉnh
07:43 13/02/2009
Matxcơva (AsiaNews/orthodox.cn) – Đức Tân Thượng Phụ Kirill của Matxcơva và toàn nước Nga đã gặp một phái đoàn của Trung Quốc do Ye Xiaowen, người đứng đầu Vụ Tôn Giáo Trung Quốc và cũng là người luôn mạnh mẽ công kích Tòa Thánh dẫn đầu.

Cuộc họp đã diễn ra ngày 2 tháng 2 nhưng chỉ mới được thông báo chính thức hôm qua trên trang web của Giáo hội Chính Thống Trung Quốc. Đức Thượng Phụ Kirill đã cảm ơn ông Ye vì chuyến thăm đã diễn ra “vào ngày nhậm chức của ngài” (trên thực tế là trước đó một ngày).

Đức Thượng Phụ đã nhắc lại cuộc gặp gỡ giữa hai bên năm 2006 tại hội nghị thượng đỉnh thế giới của các nhà lãnh đạo tôn giáo được tổ chức tại Matxcơva cùng thời gian với hội nghị thượng định G8.

Việc cải thiện mối quan hệ giữa Giáo hội Chính thống Nga và Trung Quốc (với khoảng 15.000 tín đồ trên khắp lãnh thổ Trung Quốc) cũng là một việc nằm trong khuôn khổ của Hiệp định hữu nghị Hoa – Nga 2009 – 2012.

Khi còn phụ trách văn phòng đối ngoại của tòa Thượng phụ Matxcơva, Đức thượng phụ Kirill đã cố gắng thuyết phục chính quyền Trung Quốc cho phép Giáo hội Chính thống Nga đào tạo các chủng sinh Chính thống giáo người Trung Quốc cũng như việc thiết lập lại hàng giáo sĩ Chính Thống Trung Quốc.

Đã nhiều lần vị tân thượng phụ đề nghị gửi các giáo sĩ người Nga đến Trung Quốc cho nhu cầu mục vụ nhưng không mấy thành công vì quyền tự do tôn giáo không được bảo đảm đầy đủ ở Trung Quốc và cũng vì Giáo hội Chính thống không phải là một tổ chức tôn giáo được công nhận tại quốc gia này.

Những năm gần đây, Đức cố Thượng phụ Aleksij đã cố gắng làm cho Trung Quốc mở cửa hơn nữa ngang qua ảnh hưởng của ông Vladimir Putin và nhu cầu tiêu thụ dầu hỏa Nga của Trung Quốc.

Trong suốt cuộc họp với ông Ye, Đức Thượng phụ Kirill đã đề cập đến nhiều vấn đề mà các cộng đoàn Chính thống giáo phải đối diện tại Hoa lục. Đó là những vấn đề như việc xây dựng lại nhà thờ trên phần đất của Tòa đại sứ Nga ở Bắc Kinh và việc thiếu các linh mục Chính thống ở Harbin, Urumqi, Ghulja (Yining) và Labdarin (E’erguna).

Giáo hội Chính thống Nga đã đến Trung Quốc cách đây khoảng 300 năm. Cộng đoàn đầu tiên được thiết lập cho những người Nga nhập cư tập trung ở vùng phía Bắc. Hiện nay, hầu hết các tín hữu là người gốc Nga và sinh sống ở 4 khu vực chính là Harbin (Hắc Long Giang), nơi có một giáo xứ được kính dâng Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, ở Labdarin (gần Môngcổ), Kulj và Urumqi (Xinjiang).

Cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc đã phá hủy hoàn toàn những nỗ lực của các giám mục và linh mục Giáo Hội Chính Thống. Hiện nay vẫn chưa có linh mục người địa phương và các tín hữu thỉnh thoảng mới tụ họp vào Chủ Nhật để cầu nguyện.

Tuy nhiên, có 12 chủng sinh Chính Thống Trung Quốc đang theo học tại trường thần học Sretenskaya ở Matxcơva và trường thần học St Petersburg.

Các linh mục Chính Thống Nga được phép đến Trung Quốc vào dịp Giáng Sinh và Phục Sinh để cử hành những nghi lễ nhưng chỉ cử hành trong Tòa đại sứ và các tổng lãnh sự quán Nga.

Giáo Hội Chính Thống Trung Quốc có quyền tài phán riêng nhưng các thượng phụ của Nga và Constantinople đang nỗ lực để kéo giáo hội này về phía mình.

Quyền tài phán của Giáo phận Nektarios đặt ở Hồng Kông chịu ảnh hưởng của Tòa thượng phụ đại kết Constantinople. Giáo phận này xuất bản tài liệu cho các tín hữu Trung Quốc và cũng thường nhấn mạnh đến nhu cầu cho quyền tự do tôn giáo hơn tại Trung Quốc.
 
Thuyết tiến hóa chỉ là nan đề đối với Tòa thánh khi nó trở thành một ý thức hệ
Phụng Nghi
16:37 13/02/2009
Rome (CNA) - Trong một bài báo mới đây đăng trên tờ L’Osservatore Romano của Tòa thánh, Cha Marc Leclerc, giáo sư môn Triết học Tự nhiên tại trường Đại học Giáo hoàng Gregorian ở Roma, giải thích rằng thuyết tiến hóa không gây ra một vấn đề khó khăn nào cả. Ngài cho rằng vấn đề khó khăn nằm ở ý thức hệ đã thành hình do lý thuyết này tạo nên.

Ở bài báo nói trên, vị linh mục Dòng Tên này nói rằng trong quá khứ, và nhất là trong thời hiện tại, “nhiều người, dù là người hâm mộ hoặc là kẻ thù của Darwin, đã nhầm thuyết khoa học về tiến hóa của ông – một lý thuyết chỉ nên được những người có khả năng thảo luận trên bình diện khoa học – với việc giảm thiểu nó xuống thành một hệ thống về ý thức, một cái nhìn về thế giới đem áp đặt lên tất cả mọi người.”
Charles Darwin


Cha Leclerc nhấn mạnh rằng “Như Hồng y Ratzinger thời đó đã viết một cách chính xác, điều gây tranh cãi không phải đến từ lý thuyết tiến hoá theo đúng nghĩa của từ ngữ này, nhưng do việc biến một số yếu tố của thuyết này trở thành một triết học phổ quát, nhằm để lý giải tất cả thực tại.”

“Darwin đã áp dụng lý thuyết thiên nhiên chọn lọc của ông để giải thích cách thức loài người chúng ta đã xuất hiện như thế nào, chứ không áp dụng vào cách vận hành của những xã hội loài người hiện nay, mà quan niệm như là một khía cạnh hữu ích cho các chủng loại, nhấn mạnh đến sự đạt được các khả năng về luân lý và tôn giáo đã đưa con người đến chỗ bảo vệ những kẻ yếu ớt nhất, trái ngược với những tham vọng vô lý của chủ thuyết Darwin về xã hội.”

Cha nói thêm: “Thuyết tiến hóa và công trình sáng thế không đặt ra những gì chống chọi với nhau, trái lại còn chứng tỏ là bổ túc cho nhau.”

“Sự suy tư về vị trí của con người trong thuyết tiến hoá và trong công trình sáng thế có tầm quan trọng đặc biệt. Con người, như một hữu thể sống động, có thể tìm thấy chỗ đứng của chính mình trong sự tiến hóa của các chủng loại, xem xét theo thành quả, đã sửa soạn từ lâu cho việc xuất hiện của mình. Nhưng con người không thể giảm thiểu chính mình xuống chỉ còn đơn thuần là một sản phẩm của sự tiến hóa muôn loài mà không gây ra mâu thuẫn: nói cách khác, con người không thể giảm thiểu xuống thành tình trạng đơn thuần là một con vật.”

“Những phê phán triết học đúng đắn chứng tỏ rằng con người có thể biện minh cho những khởi đầu của kiến thức y có được. Con người có khả năng suy tư, tự giác, và tự do, vượt quá tình trạng con vật đơn thuần và không thể chỉ là sản phẩm của tiến hóa.”

Ngài nói tiếp: “Như thần học Công giáo khẳng định một cách chính xác, mỗi con người là đối tượng của một hành vi tạo dựng riêng biệt của Thiên Chúa, Đấng cũng nhập chính mình một cách tự nhiên vào chủng loại homo sapiens, và cuối cùng xuất hiện thành kết thúc của một tiến trình tiến hóa lớn lao, một số những điều bí mật trong tiến trình này nay đang được khám phá.”
 
Top Stories
Verbetering in banden tussen Vaticaan en Vietnam (Hòa Lan)
katholiek nederland
15:14 13/02/2009
Hilversum (AP) 12 februari 2009 - Vietnam en het Vaticaan tillen volgende week de gesprekken over het aanhalen van diplomatieke banden naar een hoger plan. Dat heeft de communistische regering van Vietnam bekendgemaakt. Er zal een ontmoeting plaatsvinden tussen een delegatie van de Kerk en functionarissen van het Vietnamese ministerie van Buitenlandse Zaken.

Pietro Parolin

Volgens een verklaring die gisteren op de website van het ministerie van Buitenlande Zaken stond, heeft een Vaticaanse afvaardiging, onder leiding van monseigneur Pietro Parolin, op 17 en 18 februari haar jaarlijkse ontmoeting met Vietnamese functionarissen in de Vietnamese hoofdstad Hanoi.

Lagere ambtenaren

De twee partijen zijn al jaren in gesprek over mogelijkheden om de diplomatieke banden aan te halen. Deze gesprekken werden al die tijd echter gevoerd door lagere Vietnamese ambtenaren.

Vooruitgang

Het feit dat dit onderwerp nu voor het eerst wordt opgepakt door het ministerie van Buitenlandse Zaken kan betekenen dat er vooruitgang wordt geboekt met de gesprekken.

Nguyen Tan Dung

De Vietnamese premier Nguyen Tan Dung had in 2007 een ontmoeting met de paus in het Vaticaan. Na gesprekken kondigden beide partijen aan dat ze zouden toewerken naar het normaliseren van de relaties.

Vietnamoorlog

In de Vietnamoorlog werd Zuid-Vietnam in haar strijd tegen de communisten gesteund door kerken en godsdienstige groeperingen. De communisten bekeken deze organisaties nadien met veel argwaan.

Zes miljoen katholieken

Vietnam herbergt met 6 miljoen katholieken een van de grootste katholieke bevolkingsgroepen van Azië. Vorig jaar ontstonden er spanningen tussen Hanoi en vertegenwoordigers van lokale kerken. Die hadden gebedswakes georganiseerd om te eisen dat de overheid de kerkelijke bezittingen terug zou geven die tientallen jaren daarvoor waren ontvreemd. In dit geschil heeft het Vaticaan nooit publiekelijk een standpunt ingenomen.

(Source: http://www.katholieknederland.nl/actualiteit/2009/detail_objectID684288_FJaar2009.html)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Địa phận Roma đang thu thập các lá thư và các bài viết của ĐHY Thuận cho tiến trình phong thánh.
Lưu Hiền Đức
00:32 13/02/2009
Rome – Để chuẩn bị mở hồ sơ phong thánh cho Đức Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, địa phận Roma đang tìm kiếm các lá thư, văn kiện, nhật ký và tất cả những tài liệu được viết bởi Đức Hồng Y Thuận.

Theo báo L’Osservatore Romano số ra ngày 12 tháng 2 tại Vatican, Địa phận có đăng thông báo kêu gọi bất cứ ai có giữ được bất cứ tài liệu gì được viết bởi ĐHY hay có bất cứ những thông tin gì ủng hộ hoặc chống lại việc phong Thánh cho Ngài thì xin liên lạc với Địa phận.

Bà Silvia Monia Correla, người chính thức khởi xướng việc phong thánh cho ĐHY Thuận cho biết rằng bà không biết chắc khi nào Toà Thánh sẽ chính thức bắt đầu tiến trình phong chân phước và phong thánh, nhưng thu thập và nghiên cứu phân tích các bài viết của Ngài là 1 bước chuẩn bị rất quan trọng.

Điạ phận Roma lãnh nhận tiến trình phong thánh cho ĐHY vì Roma là điạ phận nơi ĐHY sống và mất ngày 16 tháng 9 năm 2002, sau 1 thời gian dài chống chọi với bệnh ung thư, thọ 74 tuổi.
 
Hội thảo quốc tế “Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường'' tại Hải Phòng
Quốc Ngọc
04:10 13/02/2009

Trách nhiệm xã hội – một vấn đề đa diện và cấp thiết



Sáng 12-2, Hội thảo quốc tế “Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường” do Hội đồng Giám mục Việt Nam, Viện Triết học (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) và Misereor (Đức) phối hợp tổ chức đã khai mạc tại Đồ Sơn, Hải Phòng.

Mặc dù nền kinh tế thị trường đạt được một số thành tựu nhất định nhưng các vấn đề xã hội tại Việt Nam hơn bao giờ hết lại trở nên khá phức tạp. Từ lâu, ai cũng nhận ra thực tế sự phát triển xã hội đã không theo kịp phát triển kinh tế, gây nhiều quan ngại, lúng túng, bộc lộ nhiều lỗ hổng lớn trên con đường phát triển bền vững của quốc gia.

Với nhận định trách nhiệm xã hội là “một vấn đề mang tính đa diện và cấp thiết” nhất hiện nay, Viện trưởng Viện Triết học PGS Phạm Văn Đức đã khơi mào cho những ý kiến sôi nổi tiếp theo. Các vấn đề khá thời sự liên quan đến công bằng xã hội, trong đó nổi bật là quyền lợi của công nhân, ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, khía cạnh đạo đức trong các tiến bộ và phát minh mới của khoa học, công nghệ, tính nhân văn trong việc bảo vệ người nghèo, bảo vệ các giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc v.v… lần lượt được các đại biểu đặt ra. Và trong bối cảnh toàn cầu hóa, vấn đề trách nhiệm xã hội là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cả nhân loại. Nó không chỉ là trách nhiệm thuộc nhà nước mà khu vực dân sự cũng đóng một vai trò quan trọng, bên cạnh sự điều tiết của thị trường. Ba yếu tố đó tạo nên thế kiềng ba chân cho sự phát triển toàn diện và bền vững của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Thay mặt Hội đồng Giám mục Việt Nam, Phó Chủ tịch Giuse Nguyễn Chí Linh (GM GP Thanh Hóa) đưa ra những “khái niệm đôi” với hy vọng có thể tóm lược được quan điểm của Giáo hội Công giáo đối với chủ đề “Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường”. Đức cha giải thích: “Khi dùng cụm từ ‘khái niệm đôi’, ý tôi muốn nói rằng đối với Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo, đó là những cặp khái niệm mang tính bất khả phân ly và nền tảng cho tất cả những hoạt động kinh tế cũng như cho các giới hữu trách như nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cá nhân”. Ngài đã đưa ra 3 cặp đôi được hội nghị hết sức tán thưởng: Kinh tế và đạo đức – nếu tách rời khỏi đạo đức, kinh tế không còn ý nghĩa đích thật nữa; Kinh tế và con người – một nền kinh tế đích thực phải là một nền kinh tế hoạt động vì con người và lấy con người toàn diện làm mục tiêu tối hậu; Kinh tế và liên đới – của cải tự nó có mục tiêu phổ quát, nghĩa là nó tồn tại để chia sẻ cho mọi người, một nền kinh tế thành công về hiệu năng nhưng lại tập trung ưu đãi về một thiểu số nào đó là một nền kinh tế bỏ rơi người nghèo, có nghĩa đó là một nền kinh tế thất bại về xã hội.

Cùng ưu tư về vấn đề cấp bách này, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam GS Đỗ Hoài Nam đưa ra một định nghĩa: “Trách nhiệm xã hội là ý thức của mọi chủ thể về nghĩa vụ, bổn phận của mình đối với xã hội, với cộng đồng và với người khác; được biểu hiện qua nhận thức và hành động cụ thể trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Về thực chất, trách nhiệm xã hội được hình thành từ quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội cũng như của xã hội đối với cá nhân. Cơ sở của trách nhiệm chính là lợi ích. Do vậy, việc coi trọng và giải quyết một cách thoả đáng, hợp lý quan hệ lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế giữa các chủ thể (cá nhân, cộng đồng và xã hội) không chỉ tạo nên động lực thúc đẩy các chủ thể trong quá trình thực hiện lợi ích của mình, mà còn làm tăng sự quan tâm của họ tới lợi ích của người khác, của xã hội, nghĩa là gia tăng trách nhiệm xã hội của các chủ thể. Nói cách khác, trách nhiệm xã hội được coi là chìa khoá của sự phát triển xã hội trong bối cảnh hiện nay”. Và theo đó “Vấn đề đặt ra không chỉ là nhận diện trách nhiệm xã hội và luận giải thấu đáo các nội dung đa dạng của nó, mà quan trọng hơn là, từ những nghiên cứu lý luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của mỗi nước, cần phải làm thế nào để phát huy được trách nhiệm xã hội, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế? Đó cũng chính là mục tiêu cơ bản nhất mà cuộc hội thảo của chúng ta hôm nay hướng đến”, ông Nam nhấn mạnh.

Ông Tổng GĐ Misereor GS Joseph Sayer cho biết đây là sự tiếp nối tinh thần của hội nghị lần trước cũng do Misereor phối hợp cùng Viện Triết học Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào tháng 10/2007 với chủ đề “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã hội”. Hội nghị lần này thu hút sự quan tâm của hơn 150 đại biểu đến tham dự hội thảo bao gồm các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà chuyên môn trong nước và quốc tế (Đức, Pháp, Mỹ, Malaixia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Đại học Notre Dame – Lêbanon, Đại học Công giáo Lima – Pêru, Giáo phận San Marcos – Guatemala). Đã có hơn 90 báo cáo, trong đó có 13 tham luận từ nước ngoài, được gửi đến hội thảo. Ngoài sự hiện diện của Đức cha Chí Linh như trên đã nêu cùng Đức GM GP Hải Phòng Giuse Vũ Văn Thiên, Giáo hội Công giáo Việt Nam tham dự tích cực với các tham luận của GM Phụ tá TGP Sài Gòn Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Chủ tịch UB Giáo lý Đức tin HĐGM Việt Nam Phaolô Bùi Văn Đọc (GM GP Mỹ Tho), TGM TGP Huế Stêphanô Nguyễn Như Thể, LM Phaolô Nguyễn Thái Hợp, LM Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, LM Thiện Cẩm, Nữ tu Quỳnh Giao, Nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, Luật sư Nguyễn Văn Phương, Cô Trần Tử Vân Anh và ông Vương Đình Chữ… Đặc biệt còn có sự hiện diện của GS Trần Văn Đoàn – Chủ tịch Hội các nhà triết học Kitô giáo châu Á.

Hội thảo sẽ bế mạc vào ngày 15-2.

 
Bài phát biểu của Đức TGM Stephanô Nguyễn Như Thể trong ngày khai mạc hội thảo “Trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường''
+TGM. Nguyễn Như Thể
04:17 13/02/2009

BÌNH ĐẲNG TRONG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI



Kính thưa Quý Vị…

Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Viện Tríết học và Tổ chức Misereor đã cùng HĐGM VN tổ chức Hội thảo quốc tế về “Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và liên đới xã hội” năm 2007 và năm nay lại cùng nhau tiếp tục đối thọai, với mong muốn tìm kiếm sự đồng thuận về “trách nhiệm xã hội”, thăng tiến tinh thần “trách nhiệm xã hội” và nhất là thúc đẩy sự thực hiện “trách nhiệm xã hội” của mọi tổ chức xã hội và mọi thành phần công dân.

Công bằng, trách nhiệm và liên đới là những khái niệm nền tảng của mọi xã hội nhân văn và cũng là những quan tâm hàng đầu của Giáo hội Công giáo, như được thể hiện qua giáo huấn xã hội của Công đồng Vatican II, của nhiều vị Giáo hòang liên tiếp và cũng là chủ trương của HĐGM Việt Nam, được thể hiện qua Thư chung 1980: “đồng hành cùng với dân tộc, phục vụ hạnh phúc của đồng bào”. Trong bối cảnh của đất nước hiện nay, vấn đề công bằng, liên đới, trách nhiệm trở thành những ưu tư lớn của nhiều người.

Các nội dung phong phú của khái niệm “trách nhiệm xã hội” đã và sẽ còn được Quý vị đây, là những chuyên gia về nhiều ngành khác nhau, phân tích, trình bày. Về phần mình, và theo chủ đề của Hội thảo, tôi chỉ xin đề cập đến một nhân tố, mà giới tôn giáo đang rất quan tâm, đó là sự bình đẳng trong trách nhiệm xã hội.

Khi nói đến “trách nhiệm xã hội” là đã đương nhiên hàm chứa trách nhiệm chung, trách nhiệm của mọi người, trách nhiệm của mỗi người, nghĩa là một nghĩa vụ đối với thiện ích chung, mang tính bó buộc đối với mọi tổ chức xã hội, kể cả cơ quan công quyền, và đối với mọi công dân, không lọai trừ một thành phần hay cá nhân nào.

Để hỗ trợ và triển khai một cách hiệu quả “trách nhiệm xã hội”, Nhà nước Việt Nam đã chủ trương “Đại đòan kết tòan dân”, nhấn mạnh cách riêng trong giai đọan chiến tranh. Vào thời kỳ kinh tế thị trường, khi không thể bao cấp hết trong mọi lãnh vực, Nhà nước chia sẻ “trách nhiệm xã hội” cho ngươi dân qua chủ trương “xã hội hóa” trên các lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội và văn hóa, vốn là những họat động mà trước đây do Nhà nứơc bao cấp, độc quyền.

Chúng tôi đồng tình với những chủ trương này. Chúng tôi vui mừng về những thành quả tốt đẹp phát sinh từ những chủ trương này, vì thế chúng tôi mong muốn những chủ trương này được thực hiện một cách tòan diện và triệt để hơn nữa.

Sở dĩ có mong muốn này là vì chúng ta đang chứng kiến hai tình cảnh trái ngược: một đàng, còn một số thành phần dân chúng, nhất là người nghèo thành thị và nông dân vùng sâu vùng xa, chưa được thụ hưởng những thành quả xã hội; một đàng khác, còn nhiều năng lực phục vụ chẳng những chưa được tạo điều kiện mà còn chưa đựợc phép thể hiện trách nhiệm xã hội của mình. Tôi muốn nói đến ở đây những rào cản chưa cho phép các tôn giáo tham gia, một cách bình đẳng và một cách bình thường, vào các hoạt động giáo dục, y tế, xã hội và truyền thông, trong khi các tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng vốn có tâm huyết và sở trường về những lãnh vực này.

Chúng tôi nghĩ rằng đây là một nghịch thường mà nhiều người đã nhận thấy, nhất là khi chúng ta đã mở rộng những lãnh vực này cho người nước ngòai. Chúng tôi cũng tin rằng ở một cấp lãnh đạo nào đó, đang có những định hướng xóa bỏ điều nghịch thường này, nhằm thể hiện một cách thực chất chủ trương đại đòan kết tòan dân và chủ trương xã hội hóa. Được như vậy, mọi năng lực mới được vận dụng hết, không bỏ phí; các đối tượng được phục vụ được mở rộng, góp phần cải thiện môi trường dân sinh và xã hội cũng như làm đẹp thêm hình ảnh một quốc gia Việt Nam an hòa.

Nhưng vấn đề không thể dừng lại ở chủ trương. Điều quan trọng hơn là đem chủ trương ra thực hiện một cách thực chất và chân thành. Trong chủ trương xã hội hóa, cũng cần như vậy. Để không một người thiện chí nào bị lọai trừ. Để không một người tâm huyết nào bị thất vọng. Để không một năng lực nào bị lãng phí.

Chúng tôi sẵn sàng gánh vác trách nhiệm xã hội của mình. Tuy nhiên, trong việc thực thi trách nhiệm với đất nứơc, với đồng bào, chúng tôi không cầu mong ưu đãi, chúng tôi mong muốn bình đẳng. Chúng tôi mong muôn cộng tác với mọi người thiện chí, từ việc xóa đói giảm nghèo đến chăm sóc sức khỏe người dân; từ việc nâng cao dân trí đến việc thăng tiến các giá trị đạo đức, tinh thấn nhằm xây dựng thành công một quê hương Việt Nam tân tiến, công bằng, tự do, độc lập, dân chủ và hạnh phúc.

Xin chúc Hội nghị đạt được những kết quả tốt đẹp nhất. Chân thành cám ơn Quý vị.
 
Thánh lễ đầu xuân của nhóm SVCG Thanh Hóa tại Hà Nội
Peter Trần Tuấn
07:23 13/02/2009
HÀ NỘI - 18h chiều ngày 11/02/2009, tại đền thánh Giêrađô – nhà thờ Thái Hà – Hà Nội đã diễn ra thánh lễ long trọng mừng họp mặt đầu xuân của nhóm sinh viên công giáo Thanh Hóa tại Hà Nội.

Tham dự thánh lễ có đông đảo các bạn sinh viên, các anh chị cựu sinh viên, các anh chị BCH của các nhóm và bà con giáo dân giáo xứ Thái Hà. Ước tính số ước tham dự lên đến 200 người. Đặc biệt có sự đồng tế của hai cha: cha Peter Nguyễn Cao Vinh – đặc trách sinh viên giáo phận Thanh Hóa. Ngài đã vượt qua hơn 200 cây số từ xứ mường Bằng Phú xa xôi ra Thủ đô dâng thánh lễ cho nhóm, cha Phêrô Nguyễn Văn Khải - dòng Chúa cứu thế.

Nhóm sinh viên công giáo Thanh Hóa tại Hà Nội đã được thành lập từ lâu nhưng các thánh lễ, những hoạt động bác ái xã hội, các hoạt động ngoại khóa… mới thực sự nổi trội từ 2 năm trở lại đây, đặc biệt là trong năm 2008 nhóm đã làm được nhiều các hoạt động có ý nghĩa và thiết thực được Đức cha, các cha trong và ngoài giáo phận, cũng như giáo dân giúp đỡ và hưởng ứng.

Thánh lễ họp mặt đầu năm năm 2009 đã quy tụ được đông đảo các anh chị cựu sinh viên, các bạn sinh viên Thanh Hóa đang học tập và làm việc tại Hà Nội.

Sau thánh lễ đã có bữa tiệc mừng đầm ấm giữa các cha, các sir dòng mến thánh giá Thanh Hóa tại Hà Nội, các Ban điều hành các nhóm tại Hà Nội, và đông đảo các bạn sinh viên, các anh chị cựu sinh viên Công giáo Thanh Hóa.

Đây là dịp để các bạn sinh viên Thanh Hóa đang học tập tại Hà Nôi cũng như các anh chị cưu sinh viên đang công tác tại nơi đây có điều kiện giao lưu cùng với cha đặc trách sinh viên giáo phận Thanh Hóa. Hơn thế nó đã thể hiện sự quan tâm của đức cha Giáo phận Thanh Hóa nói riêng và những tình cảm mà Giáo phận nhà dành cho nhóm sinh viên công giáo Thanh Hóa tại Hà Nội. Mong sao từ nay về sau sẽ tiếp tục nhận được những sự để tâm của Giáo phận. Và nhận được sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của các anh chị cựu, các bạn sinh viên hơn nữa.
 
Ngày hành hương dành cho liên Tu sĩ trong Năm Thánh Đức Mẹ Tàpao
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
15:09 13/02/2009
PHAN THIẾT - Hành hương đầu xuân, những ngày qua, đêm nào trăng cũng sáng. Khách hành hương thích đi ban đêm trăng sáng nguyện cầu bên Mẹ TàPao. Đức Mẹ vào đời như một vầng trăng. Nhân loại bước đi trong đêm đen tội luỵ. Mẹ chiếu vào đời ánh trăng lung linh huyền diệu. Trăng nhẹ nhàng sáng và mỗi nhịp trăng lên là bóng tối buông mình lui dần. Từ lời Xin Vâng vào ngày Truyền tin, vầng trăng Maria chiếu soi nhân loại, hy vọng bừng sáng khởi đầu. Bình binh ơn ơn cứu độ là Đức Kitô, đựơc Mẹ cưu mang sinh hạ cho thế trần.

Sau mấy cơn mưa đầu xuân, khí trời trở nên dịu mát trong lành. Hàng ngàn khách hành hương đến Tà Pao tham dự thánh lễ ngày 13.2, ngày hành hương dành cho liên Tu sĩ. Xe khách kín hết mọi ngõ trên đoạn đường dài hơn cây số từ ngã ba rẽ vào chân núi. Các Tu sĩ đủ màu áo hối hả tiến về hướng lễ đài.

Hơn 300 Nữ tu đại diện cho 98 Cộng Đoàn thuộc 11 Hội Dòng cư trú trong Giáo Phận Phan thiết đã đến từ sáng sớm. Các cha, các Thầy thuộc Đan Viện Châu Thuỷ hiện diện gần như đầy đủ.

8g30, đoàn rước bắt đầu. Đoàn đồng tế ngừng lại để đón mừng Đức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi. Cả rừng người vỗ tay không ngớt, lâng lâng niềm xúc động cảm mến. Dù tuổi cao sức yếu, Đức cha già vẫn đến dâng lễ cầu nguyện cho liên tu sĩ. Đức Ông JB Lê Xuân Hoa, Đức Đan Viện Phụ Châu Thuỷ M.J Bosco Trần Văn Thành cùng 30 linh mục hiệp thông thánh lễ cầu nguyện cho các Tu sĩ mãi luôn được trung thành sống đời thánh hiến.

Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan chủ tế và giảng lễ, suy niệm Tin mừng Ga 2,1-12, tiệc cưới Cana.

Được mời dự tiệc cưới, Mẹ đến như một người thân. Đây là bữa tiệc của niềm vui quy tụ và cũng là niềm vui chia sẻ, chính vì thế, rượu luôn là tác nhân không thể thiếu được. Mẹ không quan tâm đến chuyện ăn uống. Mẹ chỉ để ý một điều là làm sao để tiệc cưới trọn vẹn. Mẹ biết gia chủ hết rượu nên nhẹ nhàng nói với Chúa Giêsu: “họ hết rượu rồi”. Mẹ thể hiện lòng trắc ẩn trong cách can thiệp kín đáo can đảm và tận tụy. Mẹ không đi tìm rượu ở chỗ khác nhưng lại đến thẳng chỗ con mình, để muốn nói lên niềm tin tưởng trọn vẹn của Mẹ. Ở trường hợp quẫn bách như thế này, người duy nhất làm thay đổi tình thế không phải là ai khác ngoài Chúa Giêsu, dẫu cho tới lúc đi ăn cưới, Mẹ chưa thấy Chúa Giêsu thực hiện một phép lạ nào ở quê hương Nazarét hay ở nơi đâu khác. Như vậy, tại Cana, Mẹ đã bày tỏ thêm lần nữa tâm tình tín thác đã có từ ba mươi năm trước khi thưa tiếng Fiat xin vâng.Mẹ bảo các gia nhân: « Người bảo gì các anh cứ làm theo ». Mẹ tin Chúa quyền năng sẽ thương trợ giúp. Với cả tâm tình, Mẹ chia sẽ kinh nghiệm cá nhân mình cho mọi người, để mời gọi tất cả trang bị thái độ khiêm tốn đón nhận và thi hành. Mẹ vẫn gần gũi ân cần chỉ bảo, khích lệ và lấy kinh nghiệm của Mẹ để dẫn đường.

“Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”. Mẹ kín đáo tế nhị giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người một cách hiệu quả. Sự kín đáo được thể hiện qua việc không nêu danh Giêsu trong câu nói, để Chúa Giêsu tự do biểu lộ mình theo cách của Người và qua việc người làm, dân chúng sẽ nhận biết Người. Sự kín đáo ấy còn thể hiện qua việc Mẹ nhẹ nhàng rút lui khỏi hiện trường dành sáng kiến cho Chúa Giêsu dùng lời Người mà đến với mọi tâm hồn. Vài trò trung gian của Mẹ là dẫn người ta đến gặp Chúa Giêsu, mà một khi người ta đã đến được rồi, Mẹ trở lại phong thái muôn thuở là “ghi nhớ và suy niệm trong lòng”.

Đức Mẹ là trung gian đầy uy thế, vừa nhiệt tình truyền thụ kinh nghiệm bản thân trong việc gặp gỡ Lời Chúa, vừa kín đáo chuẩn bị đường lối cho Lời Chúa làm người bước vào đời rao giảng.

Lời “Người bảo gì, các anh cứ làm theo” dọc dài lịch sử Giáo Hội, Mẹ đã ngõ cùng muôn thế hệ trong mọi cảnh ngộ để khuyến khích người ta yêu mến và đem Lời Chúa vào trong đời sống hằng ngày. Mẹ dẫn dắt người ta đến gặp gỡ Lời Chúa, Mẹ khích lệ người ta chăm lo thực hành Lời Chúa, và Mẹ rút lui cho Lời Chúa trở thành máu thịt trong lòng kẻ tin.

Tu sĩ là người đã tận hiện cả cuộc đời mình cho Chúa Kitô, đựơc gia nhập vào vào gia đình của « Những người nghe và giữ lời Thiên Chúa ». Tu sĩ là người con cưng của Đức Mẹ. Những người muốn nên thánh nên trọn lành, những người con ưu tú, sao Mẹ lại không « cưng » được ? Từ ngày người Tu sĩ bước vào Nhà Dòng là đã đón nhận tình thương vô bờ của Đức Mẹ. Mỗi người cứ ôn lại quá khứ để thấy hồng ân diệu vợi trong hành trình ơn gọi của mình dưới bàn tay từ mẫu của Mẹ hiền. Ân ban của tình Mẹ chan hoà cho những ai sống đời tận hiến. Hãy thực hành lời Chúa, đời tu sẽ đong đầy niềm tin yêu hy vọng và hạnh phúc để mỗi tu sĩ luôn nói rằng: « Tu là cõi phúc ».

Cuối thánh lễ, ĐGM ban phép lành Toà Thánh với Ơn Toàn Xá. Các Tu sĩ lên núi viếng thánh tượng Đức Mẹ Tàpao.
 
Chứng từ ơn gọi: Đời sống siêu nhiên của người tận hiến
Trần Văn Cảnh
15:45 13/02/2009
PARIS - Chủ nhật 08 tháng 02 năm 2009, tại Giáo Xứ Việt Nam, chị Maria Vũ Thị Minh, thuộc tu hội đời “Thiên Chúa Tình Yêu” (Deus caritas) cho chứng từ về đề tài “Đời sống siêu nhiên của người tận hiến”. Đây là đề tài học hỏi thứ ba trong chương trình “chứng từ ơn gọi”, được thực hiện vào mỗi chủ nhật thứ hai mỗi tháng, trong “Năm cầu cho ơn gọi 2009» tại GXVN Paris.

Chứng từ ơn gọi, bài 1, đã được cha Nguyễn Bình chia sẻ vào chủ nhật 14.12.08 về vấn đề «Làm sao biết Chúa gọi mình» ?
Chứng từ ơn gọi bài 2, đã được cha Phan Tấn Khánh chia sẻ vào chủ nhật 11.01.2009 về đề tài “Tự do trong đời sống tận hiến”.


Chị Minh chia sẻ về “Ơn gọi ở ngoài đời” của mình qua 4 điểm (3):

1. Những nét đặc biệt của ơn gọi tận hiến giữa đời

1. Không sống chung trong một cộng đoàn. Không bỏ chung của cải, mỗi người phải tự lo lấy đời sống tinh thần và vật chất của mình.
2. Người nào có nghề gì thì vẫn tiếp tục làm việc trong nghề đó. Nếu ở chung với cha mẹ thì cứ tiếp tục như vậy. Tóm lại, bề ngoài không có gì thay đổi.
3. Cũng không có một dấu hiệu bề ngoài nào đánh dấu sự khác biệt với người, cả về y phục lẫn cách xưng hô. Không gọi là sơ.
4. Sống thật hòa mình với mọi người chung quanh trong hoàn cảnh Chúa đã đặt mình.
5. Nhiều hội viên, vì sợ gặp khó khăn trong gia đình, chỗ làm việc hay chỗ làm việc tông đồ, nên giữ bí mật không nói cho ai biết mình thuộc vào một tu hội.
6. Tất cả là ở trong nội tâm.

2. Đời sống thiêng liêng và nội tâm

Về đời sống thiêng liêng và nội tâm, ơn gọi giữa đời thật là một ơn gọi, như các ơn gọi khác ở trong các dòng; tức là hoàn toàn tận hiến thân cho Chúa để đáp lại tình yêu của Chúa và làm như ý Chúa muốn.
Khi mới nhập hội, phải qua hai năm học hỏi về ba lời khấn: sống trinh khiết, khó nghèo và vâng lời; sống cầu nguyện, nguyện ngắm, luôn chịu các phép bí tích giải tội và thánh thể. Sau đó, tu hội khuyến khích các hội viên tiếp tục tu bổ, học hỏi thêm về thánh kinh, về giáo hội, về tất cả những gì giúp tăng thêm đức tin, đức cậy và đức mến. Và cả tu bổ cho chính nghề nghiệp của mình nữa.
Sau một thời gian dài trau dồi và suy nghĩ chín chắn về ơn gọi của mình, hết thảy là 8 năm, hội viên có thể khấn trọn đời.

Sống ở ngoài đời, nên lề luật của tu hội không chặt chẽ như ở trong dòng. Mỗi tháng, từng miền họp mặt từng nhómp độ 10, 12 người, để chia sẻ phúc âm và thông tin cho nhau. Ba tháng một lần, có tĩnh tâm một ngày. Mỗi năm cấm phòng một tuần lễ trong im lặng hoàn toàn. Ngoài ra, mỗi hội viên tự thu xếp chương trình trong mỗi ngày, để cầu nguyện, xem lễ, nguyện ngắm, tùy theo công việc làm hay hoàn cảnh sống của mình.

3. Tại sao tôi dấn thân vào đời sống tận hiến trong tu hội Thiên Chúa Tình Yêu ?

Trước hết tôi xin trích lời thánh kinh để cảm tạ Chúa và ngợi khen Ngài “Từ muôn thủa Chúa đã yêu con. Chúa đã chọn con từ trong lòng mẹ”. Quả thật Chúa đã đến tìm tôi trong lúc tôi bơ vơ như thuyền không lái.

Mọi sự bắt đầu từ lúc tôi 10, 11 tuổi. Lúc đó tội chẳng biết gì về đạo. Gia đình tôi, bên nội có đạo, bên ngoại không có đạo. Ba tôi đi làm xa, luôn luôn vắng mặt. Mẹ tôi tuy theo đạo và cho các con rửa tội hết, nhưng cụ bị ảnh hưởng rất nặng về đạo Khổng và đạo Phật, có một tấm lòng trung trực, ngay thẳng, nhưng rất là bi quan. Cụ cũng không biết về đạo Công Giáo nhiều. Nên chúng tôi không được dậy, không được sống trong bầu khí công giáo.

Có một tâm hồn nhậy cảm, tôi thấy chiến tranh, bom đạn, giặc giã, người ta chết chóc rất nhiều, đau khổ, đói khát, bệnh tật. Chính mẹ tôi bị bệnh tim nặng. Tôi thấy chán đời vô cùng, chẳng biết sống để làm gì. Gia đình tôi rất khá giả. Mẹ tôi có nhiều ruộng đất. Nhưng đùng một lúc mất hết vì chiến tranh.

May cho tôi, một hôm, bà chị họ bên nội, tu ở nhà kín Huế, phải ra ngoài một thời gian chữa bệnh, đã đến tạm trú ở gia đình tôi. Thấy tôi và bà chị kế tôi, vừa nhỏ nhất, lại không biết gì về Chúa, chị tu kín liền mỗi tối họp hai chúng tôi lại dậy bổn, nói về tình yêu vô biên của Chúa, về đời sống bà thánhTêrêsa Hài đồng Giêsu đã yêu Chúa đến nỗi đi tu từ lúc 15 tuổi,…

Sung sướng quá, tôi như người đói được ăn, người khát được uống. Tôi tự quyết định dâng mình cho Chúa như bà thánh Têrêsa và quyết đem đời mình đi giúp đỡ, an ủi những người chung quanh, nhất là nhưng người đau khổ, nghèo khó. Từ đó, tôi ôm ấp cái mộng ấy trong lòng và giữ bí một không nói cho gia đình biết. Hồi 14 tuổi, tôi xin mẹ tôi được vào trường Couvent des Oiseaux dể học về đạo cũng như về đời, cho đến tú tài rồi vào đại học.

Sau đó, ngay từ lúc biết được tình yêu của Chúa, tôi bắt đầu sốt sắng mỗi tối tự đọc kinh, đi xưng tội, chịu lễ,… đồng thời bắt tay vào việc tông đồ. Việc tông đồ của tôi được kết quả mỹ mãn.
Trước nhất, mẹ tôi đau nặng được các chị tôi và tôi lo lắng săn sóc ở tại nhà; riêng tôi, tôi lo thêm cho cụ được mọi ơn Chúa trước khi về trời. Tôi mời các bà Đạo binh Đức Mẹ, mời cha chính xứ đến giúp mẹ tôi và lo cho bà được chịu các phép đạo. Sau khi chết, tang lễ cũng đã được cử hành trong bầu không khí đạo. Lúc đó tôi 16 tuổi.
Sau mẹ tôi thì đến ba tôi. Cụ tuy tin Chúa, nhưng mải làm ăn, ít khi đi nhà thờ. Tôi thuyết cụ dần dần. Cuối đời cụ cũng trở nên sốt sắng và được chịu các phép.
Rồi đến các bà chị tôi lấy chồng ngoại đạo. Nhân những dịp các chị tôi gặp khó khăn trong gia đình, tôi khuyên các chị trở về với Chúa. Các chị đã làm như vậy và hiện nay rất sốt sắng.
Đối với những người chung quanh, nhất là những người khó nghèo, tôi muốn trở nên cho họ một nguồn an ủi, một tia sáng trong u tối, một nụ cười làm bớt vết nhăn trên trán người lo âu, và tìm cách tránh trở nên một gánh nặng cho người khác.

4. Những khó khăn trên đường tận hiến theo Chúa

Đời sống tận hiến có an ủi, nhưng cũng gặp những khó khăn, mà trước nhất là những khó khăn trong gia đình. Gia đình không thể hiểu được tại sao tôi không chịu lập gia đình. Đến tuổi lập gia đình mà không lấy chồng, trong xã hội Việt nam dễ bị chê là ế chồng. Tôi luôn bị chỉ trích. Họ chê tôi là khó tính hay điên khùng. Ai cũng đòi giới thiệu ông này, ông nọ. Một ông kia đã được giới thiệu với tôi. Ông rủ tôi đi chơi. Tôi không biết phải làm sao để từ khưóc. Tôi nhận lời và trên đường đi, rủ ông đến một chỗ có tổ chức một buổi cầu nguyện. Đến nơi, tôi nói với ông nên về đi, vì tôi phải ở lại đây cầu nguyện đến ngày hôm sau. Thấy vậy, ông sợ quá. Bỏ. Tôi được thoát.

Trong chỗ làm việc thì cũng phải tranh đấu để khỏi bị lôi cuốn vào những việc trái với lương tâm của người công giáo. Có những lần họ đòi tôi tiêm thuốc cho bệnh nhân chết đi. Nhưng trái lương tâm, tôi đã không làm. Thêm vào, công việc của một y tá với giờ giấc khác thường, làm sao giữ được sự trung thành trong đời sống cầu nguyện, nguyện ngắm, rước Chúa hằng ngày, dù bận rộn hay mệt nhọc, cũng là một khó khăn không nhỏ, đòi nhiều cố gắng.

Trong việc tông đồ, không tìm những việc lớn lao, không chờ những kết quả nhanh chóng, nhưng chấp nhận, kiên nhẫn trong những thất bại, ngay cả những khi bị vu oan giá họa, bách hại đủ đường. Theo tinh thần của Thiên Chúa Tình Yêu, tức là của chị thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, nết độc đáo quan trọng nhất trong đời sống của một hội viên là sự âm thầm kết hiệp mật thiết với Chúa, trong trông cậy và phó thác.

Tu hội Thiên Chúa Tình Yêu khuyên các hội viên nên luôn luôn học hỏi về đời cũng như về đạo, để kịp theo với sự tiến triển của thế giới ngày nay. Dĩ nhiên điều đó tùy theo khả năng, sức lực, tuổi tác của mỗi người. Nhưng ít nhất, mỗi nghày nên bỏ ra chút thời giờ đọc sách, nghe tin tức để theo dõi thời sự. Riêng tôi, ngoài nghề dậy học trẻ em và nghề y tá, tôi cố gắng đi học thêm buổi tối về tâm lý, về ít bệnh tâm lý, để lợi dụng vào việc tông đồ.

Câu chuyện đã quá dài, tôi muốn kết luận bằng lời của chị thánh TÊRÊSA rằng: “ Tôi đã thấy ơn gọi của tôi. Trong Giáo Hội, tôi là Tình yêu”. Thánh Phaolô cũng nói giống như vậy “Nếu tôi nói được các thứ tiếng của loài người và thiên thần, mà tôi không có bác ái, thì tôi chỉ là tiếng đồng la vang dội, hay nảo bạt vang động. Nếu tôi phân phát mọi của cải tôi có để nuôi kẻ nghèo khó, tôi nộp mình để chịu thiêu đốt, mà tôi không có bác ái, thì không có ích gì cho tôi…. Bác ái không khi nào qua đi, ơn tiên tri sẽ bị hủy diệt, ơn ngôn ngữ sẽ chấm dứt, ơn thông minh sẽ (Corintô, I, 13, 1-13). Hai yếu tố rất quan trọng giúp người tận hiến luôn giữ được niêm tin, duy trì được sự quân bình cũng như an bình và trung kiên bền vũng trong ơn gọi của mình là tình yêu vị tha và đời sống nội tâm cầu nguyện mạnh. Nếu mình làm tông đồ mà không có tình yêu, thì chỉ là tiếng vang rỗng; và nếu không có cầu nguyện, thì tinh thần tông đồ sẽ dần dà phai nhạt.

Paris, ngày 10 tháng 02 năm 2009

Chú thích

(1). Bộ Giáo luật Giáo hội Công giáo 1983 đã dành 21 điều, từ 710-730 để nói về tu hội đời. Điều 710 định nghĩa: “Tu hội đời là một hội dòng tận hiến, trong đó các tín hữu sống giữa đời nhắm tới sự trọn lành của đức ái và dấn thân mưu cầu sự thánh hóa đời ngay từ ở giữa đời”.
Như vậy, tu hội đời là hình thức một số giáo dân và linh mục giáo phận được kêu gọi để sống một đoàn sủng riêng biệt, một hồng ân Chúa Thánh Thần ban cho Giáo hội, để làm “men”, “muối” giữa đời với mục đích để thế giới ngày càng thấm nhuần tinh thần Tin mừng.
Các tu hội đời có thể là tu hội giáo dân, giáo sĩ, hoặc hỗn hợp vừa giáo dân vừa giáo sĩ. Mỗi thành viên sẽ hoạt động theo bậc sống của mình. Họ cũng có những ràng buộc thánh, như: lời thề, lời hứa, sự thánh hiến, lời khấn nhưng không phải là lời “khấn công” như các lời khấn dòng của tu sĩ trong các dòng tu. Cách thức sinh sống của người thánh hiến giữa đời thì tùy vào hiến pháp, quy định của từng tu hội: có thể là đơn độc với nghề nghiệp của mình, có thể là sống tập thể với những hoạt động cá nhân hay tập thể… nhưng vẫn luôn giữ nét “giữa đời” của mình.
Điều 713 xác định sứ mệnh của các thành viên của tu hội đời rằng: (1) Các phần tử của các tu hội diễn tả và thực hành sự tận hiến qua hoạt động tông đồ, và tựa như men bột, họ hãy cố gắng thấm nhiễm hết mọi sự với tinh thần Phúc Âm, ngõ hầu củng cố và tăng triển nhiệm thể Ðức Kitô. (2) Các phần tử giáo dân tham gia vào nhiệm vụ giảng truyền Phúc Âm của Giáo Hội giữa đời và từ môi trường đời, hoặc bằng chứng tá của đời sống Kitô Giáo và của lòng trung thành với sự tận hiến của mình, hoặc bằng sự cộng tác nhằm việc quy hướng các sự việc thế trần về với Thiên Chúa cùng lấy sức mạnh Phúc Âm để làm sống động thế giới. Họ cũng cộng tác vào việc phục vụ giáo đoàn, dựa theo lối sống ngoài đời của họ. (3) Các phần tử giáo sĩ, nhờ việc chứng tá của đời tận hiến, nhất là giữa linh mục đoàn, hỗ trợ các anh em đồng nghiệp do đức ái tông đồ trổi vượt; và khi thi hành chức vụ thánh trong dân Chúa, họ kiện toàn sự thánh hóa trần thế.

Về mặt lịch sử, việc xuất hiện tu hội đời đã được manh nha từ thế kỷ XVI và kéo dài đến thế kỷ giữa thế kỷ XX mới được chính thức công nhận như một hình thức mới của bậc trọn lành, bên cạnh đời sống linh mục giáo phận và tu trì vẫn có trong Giáo Hội xưa nay. Sau nhiều “thử thách” lẫn “thử nghiệm”, ngày 02.02.1947, Đức Giáo hoàng Piô XII ban hành Tông hiến có tên Giáo hội là Mẹ luôn lo lắng (Provida Mater Ecclesia). Tông hiến này (chứ không phải tên của một tu hội đời đâu) được xem như là “đại hiến chương” của các tu hội đời vì thừa nhận tính cách thần học và pháp lý của lối sống này trong sinh hoạt của Giáo hội.

Đọc sách “Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, Niên giám 2004”, người ta thấy giới thiệu 10 tu hội đời trong sổ các Tổ chức tu trì thuộc đời sống thánh hiến.

Năm dành cho nam giới (Sđd, tr. 342-347). Đó là:
Tu hội Pradô
Tu hội Chúa Giêsu, TP-HCM
Tu hội Đắc Lộ, TH-HCM
Tu hội gia đình Na Gia, TP- HCM
Tu hội Nhà Chúa Thánh Gioan Tiền Sứ, TP-HCM

Năm dành cho nữ giới (Sđd, tr. 416-419)
Tu hội Dâng Truyền (OMMI)
Tu hội nữ lam động thừa sai (TM)
Tu hội hiện diện và sống, TP-HCM
Tu hội nô tỳ Thiên Chúa, TP-HCM
Tu hội tôi tá Thánh Tâm, TP-HCM

(2). Tu hội đời “Thiên Chúa Tình Yêu” là một trong những tu hội đời có ở Pháp hiện nay. Cổng thông tin http://fr.wikikto.eu/index.php/Liste_des_instituts_s%C3%A9culiers nêu ra một bản liệt kê trên 30 tu hội đời.
Được thành lập vào năm 1963 do cha Victor PUAUD ở LISIEUX, tu hội đời Thiên Chúa Tình Yêu đã được chính thức công nhận vào năm 1979. Là một tu hội đời nữ, Tu hội Thiên Chúa Tình Yêu đề nghị cới các giáo hữu nữ giới, độc thân hay góa, một đời sống tận hiến giữa đời, theo tinh thần thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Hiện có mặt trên khắp năm châu, trừ ở Á Châu.

(3). Bài này phần lớn lấy từ bản thảo chị Minh đã viết và đã trao cho người viết. Xin cám ơn chi Minh rất nhiều. Một vài chi tiết, chị không viết nhưng đã kể trước cộng đoàn, người viết đã mãn phép chị được ghi thêm.
 
Lễ đặt viên đá nhà thờ Tư Tề - Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
15:57 13/02/2009
PHAN THIẾT - Ngày 12.2.2009, ĐGM Phan Thiết, Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Đức Ông JB Lê Xuân Hoa,Tổng đại diện và khoảng 30 linh mục đến dâng thánh lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Thờ Tư Tề. Đường vào nhỏ hẹp và uốn lượn quanh co, phải qua mấy lần quẹo trái rẽ phải mới đến nơi. Quang cảnh miền quê êm ả, trải dài những vườn cây xanh ngát thanh bình. Cảm thương một xứ đạo vùng sâu, đường sá xa xôi cách trở nên đông đảo tu sĩ nam nữ và khoảng 3.000 khách mời đến hiệp thông chia sẽ. Xứ đạo nhỏ bé chịu nhiều bom đạn chiến tranh, các vị chủ chăn lần lượt đưa đàn chiên đi lánh nạn khắp mọi nơi. Nhà thờ bị chính quyền đóng cửa hơn mười năm. Một xứ đạo lắm gian truân nên ai cũng thương và muốn đến giúp đỡ.

Giáo xứ Tư Tề được thành lập từ cuối năm 1960. Khoảng 1.000 giáo dân di cư từ Bắc Ninh đến Đức Linh, khai phá vùng đất mới, bạt ngàn rừng cây, đất đai màu mỡ, sát bên bờ sông La Ngà. Nơi đây hoang vu, rừng thiêng nước độc, chim kêu vượn hú, đủ các loại thú dữ như beo cọp voi. Bà con giáo dân dựng tạm ngôi nhà lá đơn sơ làm nơi thờ phượng.

Cha Giuse Maria Trịnh Quang Cảnh, Quản xứ tiên khởi (hiện nay đang Quản xứ Giáo xứ Tân Phước, giáo phận Bà Rịa) khởi công xây Nhà thờ từ năm 1962. Đến năm 1965, chiến tranh lan rộng nên ngài đã rời Tư Tề đưa một số gia đình tránh bom đạn.

Năm 1966, Cha Lê Văn Sinh về coi sóc Giáo xứ.Chiến tranh ác liệt hơn nên mới một năm, ngài lại phải ra đi lánh nạn.

Mãi đến năm 1969 mới có Cha Nguyễn Thanh Vân về nhận xứ. Rồi chiến tranh dữ dội quá, ngài cũng chỉ ở ba năm lại phải ra đi.

Cuối năm 1972, Cha Phêrô Thái Quang Nhàn đến chăm sóc đoàn chiên. Lúc này, có thêm một số giáo dân từ vùng Long Khánh, Biên Hòa, Thủ Đức và Tây Ninh đến Tư Tề sinh sống. Cha Nhàn cũng lại ra đi vì chiến tranh mịt mù những tháng đầu năm 1975. Sau biến cố 1975, một số giáo dân từ Miền Bắc đi kinh tế mới chọn miền đất màu mỡ nơi đây để lập nghiệp. Cha Augustinô Nguyễn Văn Lạc nhận xứ Tư Tề. Thời buổi quá khó khăn, gian khổ tư bề, chính quyền o ép quá sức nên Cha Lạc chỉ ở được ba năm rồi lại phải ra đi, sống nhiều năm lưu vong. Nhà thờ bị đóng cửa. Đàn chiên bơ vơ.

Giáo xứ chìm trong tăm tối suốt mười năm. Không linh mục, không thánh lễ, mọi sinh hoạt kinh hạt đều lén lút, âm thầm.

Niềm tin là sức mạnh lớn nhất trên thế gian này. Người có đức tin thì không gì có thể làm cho họ sợ hải, nản lòng hay chùn bước trước bách hại, gian truân. Chiến tranh đi qua để lại nhiều nổi đau thương mất mát. Bách hại đi qua, thêm nhiều chứng nhân đức tin kiên trung. Giáo dân Tư Tề đã sống mãnh liệt đức tin trong nhiều năm tháng cam go. Bà con giáo dân cuốc bộ đến nhà thờ Võ Đắt, Xuân Thành, Túc Trưng, Định Quán, xa hàng mấy chục cây số để tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật. “Hãy chiến đấu đi qua cửa hẹp” (Lc 13,24). Theo cái nhìn của Thánh Luca thì không hẳn đi đường hẹp phải vất vả chiến đấu nhưng là chiến đấu vất vả để đi con đường này. Vì đường hẹp dẫn đến sự sống.

Năm 1989, Cha Clemente Trần Thế Minh đến Quản xứ. Sau ba năm ngài lại khăn gói ra đi vì cứ bị chính quyền gây khó dễ dài dài, nay mời mai triệu tập ra uỷ ban làm việc, đủ thứ việc để làm việc. Giáo xứ lại sống thêm mấy năm mồ côi nữa.

Đến năm 1994, Đức cha Nicôlas Huỳnh Văn Nghi bổ nhiệm Cha Phaolô Lê Quang Luân về làm Quản xứ. Giữa bao bề bộn của một xứ đạo lắm truân chuyên, ngài thành lập các đoàn thể, thay mái nhà thờ, xây dựng tháp chuông làm nhà xứ. Các sinh hoạt xứ đạo từng bước đi vào nề nếp.

Năm 2003, Cha Luân đổi nhiệm sở, Cha Đaminh Nguyễn Văn Hoàng về nhận xứ Tư Tề. Ngài xây thêm hội trường, nhà giáo lý, chỉnh trang khuôn viên Nhà thờ. Sau bốn năm miệt mài xây dựng giáo xứ, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan bổ nhiệm ngài làm quản xứ Chính Tâm rồi sau đó về đặc trách Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ TàPao.

Năm 2007, Tư Tề vui mừng đón chào cha xứ trẻ trung, Phaolô Hoàng Đức Dũng. Trẻ để năng nổ xây Nhà thờ mới. Bề Trên thật khéo léo sắp xếp nhân sự. Sau 47 năm, nhà thờ cũ đã xuống cấp trầm trọng. Mặt tiền loang lỗ nhiều vết nứt dễ ngã đổ. Cây gỗ đã mục vì mối mọt. Giáo dân ngày càng đông mà Nhà thờ thì nhỏ bé, dột nát nên cần phải xây mới Nhà thờ xứng đáng, khang trang.

Lễ đặt viên đá là khởi đầu cho một công trình xây dựng. Tư Tề có 2.500 giáo dân nhiệt thành mọi công việc Nhà Chúa.

Tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng. Cậy trông nơi Đức Maria, Hồn Xác Lên Trời, bổn mạng Giáo xứ. Nhờ tình thương của quý ân nhân xa gần, hy vọng ngôi Nhà thờ mới sẽ sớm hoàn thành để mọi người sẽ cùng lại đến chung vui ngày lễ Cung Hiến.
 
Thư của Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN loan báo Phái Đoàn Vatican tới thăm Việt Nam
+ GM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
16:03 13/02/2009
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
3 luật sư sẽ bào chữa cho giáo dân Thái Hà tại phiên tòa phúc thẩm
CTV. C.Ss.R
08:02 13/02/2009
HÀ NỘI - Chiều ngày 11 tháng 2 năm 2009, Luật sư Lê Trần Luật đã đưa hai Luật sư Hoàng Cao Sang và Huỳnh Văn Đông tới Tòa án Nhân dân Hà Nội để đăng ký tư cách luật sư bào chữa cho tám nạn nhân là giáo dân Thái Hà.

Sự xuất hiện của hai luật sư sẽ tham gia tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm xử tám giáo dân Thái Hà hình như đang làm các cán bộ tòa án Hà Nội bối rối. Sau khi trao đổi với các vị có thẩm quyền, các cán bộ tòa án đã hẹn hai luật sư trở lại vào sáng hôm sau (ngày 12/2/2009) sẽ cho biết kết quả có được tham gia tranh tụng tại tòa với tư cách là luật sư bào chữa cho các nạn nhân hay không?

Sáng ngày 12 tháng 2 năm 2009, theo lịch hẹn, các luật sư Lê Trần Luật, Hoàng Cao Sang và Huỳnh Văn Đông, đã tới Tòa án Nhân nhân Hà Nội để nhận kết quả và nhân tiện đọc hồ sơ vụ án. Cả hai luật sư – Hoàng Cao Sang và Huỳnh Văn Đông, đã được cấp giấy phép bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm sắp tới. Như vậy, tại phiên tòa phúc thẩm sẽ có ba luật sư đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các giáo dân.

Sau khi nhận giấy phép bào chữa, các luật sư đã đề nghị được đọc hồ sơ vụ án, nhưng đã bị tòa từ chối với lý do đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát Nhân dân và hẹn các luật sư ngày 23/2/2009 đến tòa để đọc hồ sơ vụ án (đây là lần hẹn thứ ba của các quan chức tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).

Về ngày và địa điểm xét xử vụ án, theo các luật sư cho biết, cho tới giờ này, các cơ quan thụ lý vụ án vẫn chưa nhận được “chỉ đạo” chính thức từ cấp trên; riêng về địa điểm xét xử, thông tin phiên tòa sẽ được xử tại Cơ sở 2 của Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, số 2 Nguyễn Trãi, Hà Đông cũng chưa có gì là chắc chắn.

Điều đáng nói là, kể từ ngày các giáo dân nộp đơn kháng án (ngày 19/12/2008) cho tới nay đã gần hết thời hiệu 2 tháng theo như luật định, nhưng phiên tòa phúc thẩm vẫn chưa được đưa ra xét xử. Sự kiện này một lần nữa cho thấy, Nhà cầm quyền Việt Nam là một chính thể tự cho mình cái quyền “ngồi trên pháp luật”, đồng thời cũng cho thấy sự lúng túng của các cơ quan công quyền trong vụ việc Thái Hà.

Tại phiên tòa sơ thẩm, ngày 8/12/2008, có trên 2000 tín hữu đã tới, với cành thiên tuế trên tay, tham dự phiên tòa để ủng hộ các nạn nhân. Nhiều giáo dân khác đã không thể tới dự phiên tòa vì bị chặn lại ngay từ cửa ngõ vào thành phố. Một số khác, sau vụ án đã tỏ ý tiếc rẻ chỉ vì nghĩ rằng không được vào bên trong dự phiên tòa nên đã không tới và cho biết bằng mọi giá họ sẽ tới tham dự phiên tòa phúc thẩm.

Thực tế, sáng ngày 12 tháng 2 năm 2009, rất nhiều các giáo dân từ các giáo xứ ngoại thành Hà Nội, vì không có được những thông tin chính xác hoặc nghe nhầm, nên đã kéo tới số 2 Nguyễn Trãi, Hà Đông để tham dự phiên tòa. Họ mang theo các chai nước và những biểu ngữ để ủng hộ các nạn nhân của mình. Sau đó, họ kéo về nhà thờ Thái Hà để hỏi cho biết rõ thông tin về phiên tòa phúc thẩm sắp tới.

Khi được hỏi động nào thúc đẩy họ tới dự phiên tòa, một cụ bà cho biết: “Chúng tôi đã già rồi làm được gì cho Giáo hội và xã hội chúng tôi cố sức làm. Chúng tôi già rồi, sống chết có là chi. Chúng tôi không sợ chết”.

Theo các linh mục tại giáo xứ Thái Hà cho biết, những ngày qua rất nhiều người đã gọi điện tới giáo xứ hỏi thông tin về phiên tòa để họ còn tới tham dự.

Sự kiện hàng ngàn giáo dân đã tới tham dự phiên tòa sơn thẩm (ngày 8/12/2008) và rất nhiều giáo dân bày tỏ quyết tâm tới tham dự phiên tòa phúc thẩm tới đây, chứng tỏ rằng sau hơn nửa thế kỷ bị chèn ép, đe dọa, giờ đây người giáo dân, với một tâm thức mới, đã đàng hoàng, đĩnh đạc bước ra khỏi bóng tối của sự sợ hãi và nhất là đã ý thức được rằng sứ mạng của người giáo dân gắn chặt với vận mạng của đất nước.

Trong khi chờ đợi thông tin chính thức về ngày, giờ và địa điểm mở phiên tòa phúc thẩm tám giáo dân Thái Hà từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì việc hiệp thông cầu nguyện, ủng hộ các nạn nhân về mặt tinh thần là điều cần thiết giúp các nạn nhân thêm can đảm, vững tin vào công lý và giúp lay động lương tâm của nhà cầm quyền, can đảm đưa ra những phán quyết đúng đắn dựa trên luật, sự thật và lẽ công bằng.

Hà Nội ngày 13/02/2009
 
Đất nhà thờ làm công viên - đất công viên làm khách sạn: Hai động thái của một hành trình
J.B Nguyễn Hữu Vinh
08:11 13/02/2009
HÀ NỘI - Khi lấy đất Toà Khâm sứ và nhà thờ Thái Hà làm vườn hoa, công viên, TP Hà Nội cho rằng đó là vì lợi ích của nhân dân, vì nhu cầu của Thủ đô hiện có quá ít cây xanh và công viên(?). Mới đây, chính quyền Hà Nội lấy đất công viên Thống Nhất để làm dự án Khách sạn bốn sao. Điều này có ý nghĩa gì?

Dự án nối tiếp dự án

Thủ đô Hà Nội chưa đủ rộng để chứa những dự án về đất đai và xây dựng cho thoả lòng các quan chức. Mới đây, bất chấp dư luận và sự phản đối quyết liệt của các nhà khoa học, Hà Nội đã bằng mọi cách mở rộng thủ đô, nói cho đúng là Hà Nội đã sáp nhập vào Hà Tây để có một thủ đô rộng lớn thứ 2 thế giới cho “hoành tráng”!

Câu chuyện mở rộng Thủ đô sẽ còn nhiều chuyện để nói tới vì những hậu quả nó mang lại nhưng chúng ta chưa thể nói ở đây.

Tưởng rằng như vậy thì đã có tha hồ đất đai để thực hiện các dự án, trong đó không ít dự án đầu voi, đuôi chuột như “thoát nước Hà Nội” chi hàng trăm triệu đô la mà ông Nguyễn Thế Thảo nói là “làm xong vẫn ngập”?

Nhưng hình như vẫn chưa đủ, nhiều dự án của Hà Nội đưa ra mới đây đã nhận được từ nhân dân sự nhất trí rất cao và rất quyết liệt… phản đối.

Điển hình là dự án xây trung tâm thương mại trên khu vực Chợ Âm phủ đường 19/12. Dự án này không xa Toà Khâm sứ là mấy. Khi dự án trên khu vực Toà Khâm sứ không trôi và không còn giải pháp nào chữa cháy hơn là làm “vườn hoang”, thì những dự án loanh quanh đó đã được tính đến? Nhân dân đồng loạt phản đối, báo chí được mở cờ dịp đó để nói lên ý kiến bất đồng và bức xúc. Vụ này báo chí “được nói” vì đất đó không thuộc nguồn gốc đất đai của Công giáo?

Cuối cùng, dự án khu vực Chợ âm phủ cũng phải huỷ bỏ. Như vậy, ít nhất sự phản đối của quần chúng đã dần có tác dụng, chứng tỏ một điều mà xưa nay nhà nước không bao giờ muốn thừa nhận: Nhà nước cũng sai, không phải rằng cứ có “sự lãnh đạo sáng suốt, tuyệt đối của đảng quang vinh, trí tuệ của nhân loại…” và muôn vàn mỹ từ vang rền khác nữa thì không có sai.

Rồi hiện nay, lại mọc thêm dự án cắt đất công viên Thống Nhất để xây khách sạn. Khu vực Công viên Thống Nhất, vườn cây xanh, lá phổi của thành phố, chỗ duy nhất những người dân lao động ít tiền có thể bén mảng đến để hưởng chút công ích xã hội giá rẻ sẽ bị biến thành khách sạn bốn sao. Khách sạn này chắc chắn không có chỗ cho người nông dân mất đất hoặc công nhân đang thất nghiệp và bị đe doạ thất nghiệp, cũng không dành cho những người lao động chân chính lương thiện mà đồng lương vắt mũi không đủ đút miệng.

Điều hay nhất của dự án này là “Chiều 11/2/2009, theo nguồn tin từ UBND TP Hà Nội, lãnh đạo thành phố đã chấp thuận việc xây dựng khách sạn SAS Hanoi Royal (tiêu chuẩn 4 sao, với gần 400 phòng trên diện tích 1 ha)”. (Thanhnien.com.vn (12/02/2009). Nhưng từ ngày 6/6/2008, khách sạn này đã được khởi công xây dựng?

Người ta chưa thể quên được những sự việc diễn ra mới mấy tháng đây thôi. Toà Khâm sứ khi định biến thành chốn vui chơi, giải trí đã không được sự đồng thuận của đồng bào Công giáo. Dự án đó đã vấp phải sự phản đối quyết liệt trong gần chục năm, thì bỗng nhiên được căng hàng rào dây thép, chó và cảnh sát… để làm vườn hoa với những lời thật đẹp: “Vì lợi ích của nhân dân, làm lá phổi cho thành phố”.

Đất đai của Giáo xứ Thái Hà, sau khi định làm dự án chia chác không thành công vì vấp phải sự kiên cường của giáo dân, thì vẫn bổn cũ soạn lại là làm vườn hoa “phục vụ đồng bào và nhân dân vì lợi ích công cộng”?. Hai vườn hoa này được thi công dưới sự canh gác tuyệt mật của chó, cảnh sát và dây thép gai như thời chiến tranh biên giới.

Những khi đó, những mỹ từ về quyền lợi, lợi ích của người dân, của xã hội, của thành phố và lợi ích công cộng… được báo chí, quan chức không ngớt rêu rao.

“Dự án Vườn hoa” ở Toà Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà đã là chuyện lạ về sự “đặc cách” khi thực hiện, nhưng dự án lấy đất công viên làm khách sạn còn lạ hơn ở quy trình ngược, làm rồi mới được phép.

Chắc rằng cách làm này của TP Hà Nội là để lấy ví dụ điển hình chứng minh cho ông cán bộ Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội giải thích văn bản số 76 của Sở Nhà đất Hà Nội giao đất của Nhà thờ Thái Hà cho cơ quan khác ngày 31/1/1961, trong khi chứng cứ – giả thật chưa biết – của thành phố thì đến: “Ngày 27/5/1963 linh mục Bích ký bàn giao đất nhà thờ cho Nhà nước” (?) khi họp với các linh mục Dòng Chúa Cứu thế - Giáo xứ Thái Hà rằng: “Đã hỏi các cụ cao niên thì được biết, hồi đó có chủ trương cho làm trước, rồi mới ra văn bản sau” (sic).

Đến đây, người ta mới vỡ lẽ rằng: Không chỉ có những năm 60 của thế kỷ trước mới có chuyện “sinh con rồi mới sinh cha” mà trong hệ thống nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa này, những sự ngược đời kia vẫn là chuyện thường tình và được chấp nhận như một quy luật riêng có nhằm bảo vệ một nhóm người thống trị(?).

Nhưng người dân chớ có tưởng bở, nếu có giấy tờ liên quan quyền lợi mình đụng cán bộ nhà nước mà không có tiền, thì chỉ một dấu phẩy sai thôi, hãy coi chừng là không thể giải quyết. Ngay cả khi ở phiên toà xử giáo dân, luật sư đã viện dẫn các điều luật và chứng cứ chứng minh nguồn gốc đất đai của nhà thờ thì toà đã nói “đây là văn bản photocopy, không hợp lệ”. Nhưng trước đó, lại chính UBNDTP Hà Nội đã gửi những giấy tờ photocopy đến Nhà thờ Thái Hà làm căn cứ chứng minh cho việc chiếm đoạt đất đai?

Nhiều vấn đề tưởng như hết sức ngược ngạo được giải thích là do cơ chế? Nhưng ai sinh ra cơ chế này? Một cơ chế lấy “hành là chính” để người dân phải nôn ra những thứ mình cần nuôi một đống cán bộ đã ăn lương của họ. Một cơ chế ngang nhiên chà đạp pháp luật do chính cơ chế đó sinh ra mà vẫn bình an vô sự? Một cơ chế mà cán bộ muốn giải thích pháp luật cách nào là tuỳ theo hoàn cảnh và sở thích của mình?

Người ta không thể không đặt câu hỏi: “Tại sao, khi giải quyết chuyện đất đai của Nhà thờ, chính quyền không làm một việc có tính nhân bản, tính chính nghĩa hơn là dùng hệ thống pháp lý, công lý để giải quyết hơn là dùng vũ lực chiếm đoạt để làm vườn hoa”?

Để đạt được ý đồ đó của mình, hệ thống quan chức nhà nước và báo chí đều nhất loạt tung hô rằng: Đó là hai công trình lẵng hoa, là lá phổi vốn đã ít ỏi của thành phố, là đáp ứng nhu cầu công viên cây xanh cho thành phố và vì lợi ích của nhân dân trong việc giải trí… và muôn điều hay ho khác nữa.

Khi đó, họ lấy lợi ích của nhân dân lao động ra làm bình phong cho hành động của mình.

Nhưng lấy đất nhà thờ làm công viên xong, thì họ lại cắt đất công viên, ngang nhiên cắt bỏ “lá phổi thật sự của thành phố” để là những chốn ăn chơi cho kẻ lắm tiền nhiều của, để làm dự án mà không thấy nói gì đến nhu cầu của nhân dân lao động, của người dân?

Phải chăng, những dự án đó không thể đừng vì những lý do mà dân đen không thể hiểu, và không thể lấy đất nhà thờ để làm, thì họ hoán đổi vị trí, nhất cử lưỡng tiện mà người dân chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt?

Đến đây, người dân lao động chắc phần nào hiểu hơn vị trí của mình trong con mắt của các cán bộ đảng và nhà nước có giá trị đến đâu?

Những “người dân tự phát”, những “thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”, những bóng áo xanh, những cựu chiến binh và muôn vàn thành phần thập cẩm khác hôm nào đến vây Thái Hà và Toà Khâm sứ ủng hộ cho việc cướp phá đất nhà thờ để làm vườn hoa, công viên nay đang nghĩ gì về thân phận của họ?

Phải chăng họ coi cái giá của việc bao vây hò hét đòi giết kẻ tu hành, hành động đập đền phá chùa, những hành động mất nhân tính, vô đạo đức và phản phúc đó có giá chỉ xứng với mấy chục ngàn được trả hôm đó mà thôi? Họ có biết chính họ và những lợi ích, nhu cầu của họ đã được cán bộ lợi dụng khi dùng cho việc làm không chính đáng với mục đích và ý đồ khác?

Vì sao cần dự án?

Không ai lạ gì, trong những dự án nhà nước, việc tiền bạc nhân dân thất thoát là điều mà nhân dân kêu gào bao năm nay. Đọc vài dòng tin sau đây: “Trong vòng 2 năm, Thanh tra chuyên ngành xây dựng tổ chức thanh tra 31 dự án (tổng số vốn 17.300 tỉ đồng) thì cả 31 dự án đều có sai phạm với số tiền thất thoát, lãng phí lên tới 2.070 tỉ đồng”

Rồi: “Theo kết quả thanh tra quản lý đầu tư xây dựng, tất cả các dự án đều có sai phạm, diễn ra ở tất cả các khâu, các giai đoạn đầu tư, đặc biệt là công tác lập dự án, thiết kế sơ sài dẫn tới vượt dự toán rất cao”.

Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - TS Phạm Sỹ Liêm, nói: “Trước đây nhiều người nói con số này là 30%. Trên thực tế có những lĩnh vực có tới 30% giá trị đầu tư bị thất thoát như các công trình thủy lợi. Tuy nhiên, con số 15% không nhỏ vì mỗi năm Nhà nước bỏ ra 5-7 tỉ USD đầu tư cho các dự án. Nếu thất thoát lãng phí vài ba phần trăm còn chấp nhận được, nhưng con số đó dứt khoát không thể để tới 15%. Vì vậy, chúng tôi cho rằng tình hình thất thoát lãng phí hiện rất nghiêm trọng”.

Đến đây, chắc mọi người đều hiểu vì sao các quan chức rất thích dự án. Tất cả các dự án đều có thất thoát, sai phạm. Vậy thất thoát đó đi đâu? Vì sao phải sai phạm? Những câu hỏi đó tưởng rằng trẻ con cũng trả lời được. Nhưng đến nay nhà nước chưa trả lời hoặc có trả lời nhưng tình hình vẫn cứ như cũ?

Vẫn câu trả lời là như muôn vàn câu hỏi khác là “do cơ chế”. Nhưng không ai trả lời câu hỏi này: Ai sinh ra cơ chế? Cơ chế đó đang phục vụ ai? Nhân dân lao động, giai cấp công nông nòng cốt hay giai cấp nào, tầng lớp nào trong xã hội Việt Nam hiện nay?

Thực ra không thể gọi là thất thoát, vì thất thoát khi chỉ là những tỷ lệ rất nhỏ. Nhưng khi mà tỷ lệ tham nhũng và mất đi lên đến hàng chục phần trăm vốn đầu tư của dân, thì phải gọi là cướp mới đúng nghĩa.

Ai được phép tham nhũng từ các dự án? “Giấy phép tham nhũng” cần những điều kiện gì? Trong xã hội Việt Nam hiện tại, dưới sự lãnh đạo độc đảng, thì câu hỏi đó quá dễ dàng trả lời.

Nhiều dự án sinh ra không biết để làm gì cho dân, cho đất nước, nhưng vẫn cứ làm, miễn là có dự án. Có dự án thì có thất thoát, có tiền, vậy cứ làm thôi.

Những con người chỉ biết mưu lợi cho cá nhân mình bằng bất cứ thủ đoạn nào mà bất chấp quyền lợi của cộng đồng hình như càng ngày càng sinh sôi nảy nở. Họ bất chấp liêm sỉ, đạo đức và mọi tiếng nói lương tâm.

Mới đây, đọc bài viết trên báo có đề cập rằng loài sói đỏ ở Quỳnh Nhai đang bị săn bắn, đó là loài đang có nguy cơ tuyệt diệt, đang được ghi vào sách đỏ. Ngày xưa ông Mác đã định nghĩa những hạng người chỉ biết lợi ích bản thân mình với câu nói này: “Chỉ có loài lang sói mới quay lưng lại với nỗi đau đồng loại để chăm sóc cho bộ da của mình”.

Vậy thì ngày nay lang sói đâu phải là ít, ai dám bảo là môi trường đang bị huỷ diệt và loài này đã có nguy cơ tuyệt diệt dù đã vào sách đỏ.

Tại Hà Nội, trong một hội nghị của Thành uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Vũ Huy Luật nhận định: "Việc nhũng nhiễu, tiêu cực trong khi thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước đã trở thành phổ biến ở các ngành, các lĩnh vực, thậm chí còn được coi là chuyện "bình thường".

Cũng trong cuộc họp này, ông Luật cho biết “có 4 chợ sử dụng chưa được hiệu quả với tổng kinh phí xây dựng lên tới 17,689 tỷ đồng và 38.119m2 đất”.

Không biết có nơi đâu trên trái đất này có những điều kỳ lạ như ở Việt Nam đất nước chúng ta chăng? Quả là bó tay.

Loanh quanh cũng một con đường

Vấn nạn tham nhũng lãng phí của công, chính là tiền của công sức của nhân dân, thường được gọi là “tiền chùa” là một căn bệnh khó có thể chữa với mô hình hiện tại và cơ chế hiện tại, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản hiện nay. Dù đảng đã kêu gào cả chục năm có lẻ về vấn đề này, nhưng dường như khi đảng càng hô “chống” thì nạn này càng cao, bệnh này càng nặng?

Khi đạo đức con người đã bị tha hoá, tất cả mọi phương tiện đều được huy động để phục vụ mục đích đen tối của mình.

Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu:

Mụ càng tô lục chuốc hồng
Máu tham hễ thấy hơi đồng là mê.


Điều thi hào nói mấy trăm năm trước vẫn còn ứng nghiệm trên thủ đô đất nước này qua hai vụ việc làm công viên trên đất Toà Khâm sứ, Giáo xứ Thái Hà và lấy đất công viên làm khách sạn hiện nay.

Việc “tô lục, chuốc hồng” được hệ thống báo chí nhà nước làm hết sức tận tình và triệt để. Bởi mục đích của sự triệt để đó cũng chỉ vì “hơi đồng”. Khi đó, có trò phi nhân phi nghĩa nào mà không được thi thố và áp dụng. Những tác giả và cơ quan báo chí được giải thưởng vừa qua đã chứng minh điều đó, vụ kiện của giáo dân với báo chí và truyền hình nhà nước hiện nay đang nói lên bản chất này.

Tuy nhiên, qua những sự việc trên, người ta chú ý hơn về những khía cạnh đạo đức của một đất nước, của một dân tộc đã xuống cấp thảm hại khi con người đã lấy đồng tiền làm thước đo giá trị, lấy vật chất làm mục tiêu tôn thờ theo đúng tinh thần của cái gọi là “Chủ nghĩa Mác – Lenin”: Vật chất có trước, tinh thần có sau.

Khi những giá trị tôn giáo, tâm linh và tinh thần của con người bị coi nhẹ thì những giá trị khác của tà thần, của vật chất mặc sức hoành hành.

Đó cũng là con đường đưa dân tộc, đất nước đi đến chỗ suy vong.

Hà Nội, ngày 12 tháng 2 năm 2009
 
CSVN còn sống được bao lâu?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
15:34 13/02/2009
Đảng Csvn được thành lập ngày 3/2/1930 tại Hong Kong bởi ông Hồ Chí Minh. Sau khi về nước, tháng 8/1945 đảng này đã “cướp chính quyền” từ người tay người Pháp, Nhật để dựng nên nước VN-DCCH.

Sau đó mặc dù chính tay họ ký kết hòa ước Genève (1954) chấp nhận phân chia hai miền Bắc Nam, nhưng bằng nhiều thủ đoạn chính trị quân sự, Csvn chẳng những phản bội hòa ước này mà còn vi phạm luôn cả hiệp định Paris (1973), “cướp” nốt miền bằng Nam bằng biến cố 30/4/1975 để lập ra nước CH-XHCN-VN từ ngày 2/7/1976. Tuy nhiên, 33 năm qua quốc khánh hằng năm VN vẫn giữ là ngày 2/9.

Lẽ ra sau gần nửa thế kỷ chiến tranh huynh đệ tương tàn, hòa bình thống nhất sẽ phải là quãng thời gian hạnh phúc với dân tộc. Nhưng tiếc thay, như chính lời ông Võ văn Kiệt thừa nhận, đó lại là cảnh “…có hàng triệu người buồn!” Tiếng là ‘được giải phóng’ nhưng hóa ra là mất hết tất cả !

Chẳng bao lâu sau những ngày đầu hớn hở, mọi người đã sớm thất vọng khi thấy có quá nhiều ‘sâu bọ leo lên làm người’ mà không phải những ‘đỉnh cao trí tuệ’ như họ thường rêu rao. Tuy nhiên trước những hứa hẹn dối trá của nhà nước “học tập chỉ có 3 ngày, lo đi sớm mà về” mà hàng vạn người đi mãi không thấy quay về, vì sợ hãi mà mọi người đành phải im lặng.

Cho mãi đến những năm gần đây nhờ thời thế đã thay đổi trước quốc nạn tham nhũng hoành hành ngày một trắng trợn, bên những tách cà-phê thiên hạ khắp nơi đã chẳng còn ngần ngại thăm hỏi nhau ‘chế độ này còn sống được bao lâu’? tuy nhiên, ngày tàn ấy là ngày nào thì cũng chẳng ai biết nổi!

Trước quá nhiều ẩn số dẫn đến ‘bí’ số, lời khuyên “ôn cổ tri tân” - học điều mới từ cái cũ - của người xưa dường như đã bị nhiều người bỏ quên. Chế độ phong kiến và cộng sản cùng giống nhau về sự độc đoán: Cha truyền con nối - Đảng cử dân bầu, ‘bên tám lạng, phía nửa cân’ rất xứng đôi vừa lứa, cả hai cùng sản sinh ra những triều đại kéo dài lê thê khó ai biết trước ngày kết thúc, phải chăng giữa họ cũng có sự tương đồng vế tuổi tác?

Ẩn số thời gian

Trong bảng niên đại đính kèm, bỏ đi gần một ngàn năm VN bị giặc Tàu phương Bắc đô hộ, lấy 1188 năm độc lập còn lại chia cho 13 triều đại, kết quả ‘tuổi thọ’ trung bình của mỗi triều đại được vào khoảng 90 năm.

Đối với những quốc gia có số tuổi thấp một hai tuổi chục trên thế giới hiện nay, hầu hết đều là những nước có chuyện ‘rắc rối’ nội bộ về sắc tộc hoặc từng ‘mắc nợ’ chủ nghĩa cộng sản như Bosnia và Herzegovina của Tiệp Khắc, Kosovo của Nam Tư cùng khoảng hơn chục quốc gia tách ra khỏi khối Xô Viết. Tuy nhiên nước CH-XHCN lầm than’ chúng ta lại là trường hợp cá biệt, cũng chỉ mới 33 tuổi, còn rất ‘sữa’, nhưng thay vì bị tách ra lại được trộn vào từ ‘VN-Dân chủ Cộng hòa’ và ‘Mặt trận Giải phóng Miền Nam’. Và vì cả 2 tên tuổi này đều là những ‘con rối’ do ‘phù thủy’ Csvn dựng nên. Do vậy tuổi thật của chế độ hiện nay phải là tuổi của đảng Csvn và so với mức tuổi thọ trung bình 90 trên, với số tuổi 79 họ đang sắp gần đất xa trời !!!

Vấn đề là con số ‘90’ trên khả tín tới đâu, có phải là con số định mệnh đang đợi chờ Csvn hay không? Việc này chỉ có Trời mới biết được. Tuy nhiên khi đem đối chiếu với qua khứ, nó lại tỏ ra là có cơ sở.

Nhìn lại quãng đường Csvn đảng này đã đi qua, chiến thắng 30/4/1975 chính là đỉnh vinh quang nhất mà họ đã đạt đến ở tuổi 45. Và như những gì chúng ta được chứng kiến trong cuộc sống, thời kỳ thăng hoa nhất của vạn vật luôn xảy ra vào khoảng giữa của chu kỳ tồn tại. Ở người, đó là lứa tuổi trung niên với những thành đạt nhất mà mỗi người có thể vươn tới. Sau cái ‘đỉnh đời người’ này, tất cả đều phải đi xuống, nếu ai chưa hài lòng về mình cũng đành phải ngậm ngùi mà nhường chỗ cho thế hệ nối tiếp vì cơ hội chẳng còn nhiều. Chu kỳ này nếu diễn tả bằng toán học nó sẽ có dạng một nửa hình sine, với xuất phát điểm 0 độ - đỉnh điểm 90 và kết thúc là 180 độ, tương ứng với các giá trị 0, +1 và 0 như hình bên. Lấy nửa mảnh đời đã qua của đảng Csvn (1930-1975) ráp vào biểu đồ hình sine này, chúng ta thấy nó diễn tả khá chính xác những gì đã xảy ra với họ cho đến nay.

Từ đỉnh cao sự nghiệp 1975 nhưng vì quá tham tàn háo thắng mà chẳng bao lâu sau ngày đăng quang, Csvn đã nhanh chóng phạm phải những sai lầm nghiêm trọng:

1. Cứ tạm cho là do vào đầu thế kỷ 20 ông HCM phải chọn chủ nghĩa cộng sản vì đó là con đường nhanh nhất thời ấy để giải phóng dân tộc khỏi thực dân Pháp. Nhưng khi nước nhà đã thống nhất và giới lãnh đạo Hà Nội cũng tận mắt chứng kiến một miền Nam phồn vinh, lẽ ra họ phải nhận ra ‘ưu điểm’ duy nhất của CNXH là chỉ giỏi ‘đánh đấm’ và chém giết lẫn nhau. Trước đây họ chỉ vì muốn qua sông mà phải phải lụy đò. Cái giá nghèo đói cùng cực của xã hội miền Bắc cộng thêm hàng triệu sinh mạng phải trả trên chiến trường, như thế đã quá đủ để gọi là ‘trả ơn’ chủ nghĩa CS đã giúp đất nước được thống nhất, để từ nay chớ bao giờ rập khuôn lại những tai họa ấy vào miền Nam. Không tập thể hóa nông nghiệp miền Nam, không để xảy ra việc đánh tư sản, không ngăn sông cấm chợ và gây khó dễ tư thương v.v…

Những gì đã xảy ra là hoàn toàn ngược lại. Hà Nội đã đặt phương tiện cộng sản chủ nghĩa lên trên cứu cánh dân tộc!

2. Chẳng những mắc sai lầm với dân chúng trong nước, chiến thắng 30/4 còn khiến giới lãnh đạo Hà Nội dưới thời Lê Duẩn lãnh đạo trở nên cao ngạo muốn làm bá chủ cả bán đảo đông dương làm ‘đàn anh’ Cambốt và Lào. Chính vì cái tham vọng điên rồ này mà Hà Nội phải liên minh quân sự với Moscou, hậu quả là đã đẩy VN vào thế đối đầu với TQ bị sa lầy trong những cánh đồng chết của Polpot ở xứ Chùa Tháp. Sai lầm nối tiếp sai lầm, vì ‘hằn học’ TQ đứng sau Khmer Đỏ PolPot, Hà Nội lại quay sang ‘cắn xé’ người Hoa ở Chợ Lớn với chiến dịch đánh tư sản lần 2, khiến tình hình năm 1978 cực kỳ căng thẳng. Chuyện gì phải đến cũng đã đến, họ đã bị chính đàn anh Trung Quốc ‘dạy cho bài học’ để đời tháng 1/1979 và là nguyên nhân trực tiếp khiến VN bị mất Ải Nam Quan cùng thác Bản Giốc vào tay TQ.

Sau bao năm chiến tranh nồi da xáo thịt chưa đủ khổ đau hay sao mà bỗng dưng Hà Nội lại đem ách giữa đàng quàng vào cổ, hay vì vận của kẻ ác luôn dun dủi họ phải làm những chuyện quấy quả đi ‘tự thắt cổ’ mình như vậy?

Liên quan đến con số ‘định mệnh’ 1975, gần đây, trong bài viết “Võ Nguyên Giáp và 4 điều tiết lộ về cuộc chiến Việt Nam” theo lời nhà văn Trần Khải Thanh Thủy từng được nghe ông Võ Nguyên Giáp kể như sau: “Lẽ ra ta không có được chiến thắng lẫy lừng kết thúc ngày 30/4/1975, chỉ vì sau hội nghị Paris 1973, Lê Duẩn ra chỉ thị ngừng tất cả các cuộc tấn công lại… nhưng là lệnh của Trung Ương Đảng nên buộc phải thi hành, không ngờ, phía dưới, cũng như vùng sâu vùng xa, lực lượng dân quân, du kích, bộ đội địa phương, phần đang phát triển mạnh nên không chịu ngừng kế hoạch luyện tập, tấn công lại, phần vì không nhận được lệnh. Thế là như đứa bé đang tuổi ăn tuổi lớn, không có cách gì ngừng sự phát triển lại được nên đành để vậy. Nhờ đó ta có được chiến thằng toàn diện vào ngày 30/4/1975.” (hết trích)

Để đánh bại được đội quân VNCH đã từng khiến bộ đội phải phơi xác khắp các mặt trận ‘mùa hè đỏ lửa’ mới ba năm trước (1972) lẽ nào lại là nhờ những lỡ làng “vì không nhận được lệnh trên nên cứ âm thầm chuẩn bị … nên đành để vậy” ? Biến cố 30/4 là việc quốc gia đại sự nhưng theo lời ông Võ Nguyên Giáp lại nghe có vẻ giống như chuyện lứa đôi ‘vì lỡ có con với nhau nên đành phải cưới’!?

Dẫu sao sự thất thủ quá sức nhanh của Sàigòn, nhanh tới mức chỉ trong khoảng 100 ngày cả miền Nam đều rơi vào tay CS đều nằm ngoài khả năng dự đoán của con người ở mọi phía, từ các chuyên gia quân sự hàng đầu ở Ngũ Giác Đài (nếu có thì đã chẳng xảy ra cảnh người Mỹ hốt hoảng trên nóc sứ quán tại Sàigòn ngày 29/4), cho đến Bộ Chính Trị Hà Nội như lời tướng Giáp phát biểu trên, càng có lý do hơn để chúng ta tin rằng ‘1975’ là con số ‘định mệnh’ đã được sắp đặt cho đảng Csvn?

Mọi triều đại luôn trải qua 4 giai đoạn: Đấu tranh - Thành lập - Duy trì và Suy thoái, cũng giống như nơi người là ‘Sinh, Lão, Bệnh, Tử’. Dựa vào cả thực tế cũng như các số liệu lịch sử nêu trên thì đảng Csvn đã đi qua hết 3 giai đoạn hiện đang ở giai đoạn chỉ còn chờ ‘tử thần’ rước đi và có lẽ chậm nhất là vào năm 2020.

“Giãy chết”

11 năm với nhiều người có thể là quá lâu nhưng chúng ta cũng cần biết, Ba Lan, quốc gia không chịu ảnh hưởng bởi quan niệm ‘tôi trung’ của Nho giáo như VN, ấy vậy mà Công đoàn Đoàn kết từ lúc chính thức công khai cho đến khi lên nắm quyền thay đảng Công nhân Thống nhất (tức đảng CS Ba-Lan) đã phải mất gần chục năm, trong khi nhìn lại lực lượng phong trào đấu tranh dân chủ trong nước mình, ‘Khối 8406’ được xem là danh chính ngôn thuận nhất nhưng cho đến nay trong nước có mấy người biết?

Về phía chính quyền CS, mặc dù nhìn bề ngoài các lãnh đạo đảng luôn tỏ ra tự tin nhưng thật ra thâm tâm họ cũng thừa biết kiểu cai trị độc tài ‘lề phải’ như hiện nay ‘đất sống’ đang bị thu hẹp dần. Chẳng có sự dối trá khéo tô vẽ nào lại có thể tồn tại lâu bằng sự trần trụi của sự thật. Chẳng có loại súng đạn nào có thể bảo vệ sự an toàn cho chế độ cho bằng lòng tin cậy của dân chúng và thực lực kinh tế quốc gia. Sự ra đi của thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra gần đây là minh chứng hùng hồn cho điều này.

Tuy nhiên nếu ai vẫn cố chấp với luận điệu “VN khác Thái, ưu điểm của nước CH-XHCN này là luôn ổn định về chính trị” xin hãy quan sát kỹ những gì Bắc Kinh đã chèn ép Hà Nội trong vụ ký kết hiệp định biên giới vừa qua mà suy nghĩ lại.

Quá trình đàm phán biên giới Việt Trung chúng ta biết đã kéo dài lê thê hơn ba mươi năm qua nhưng vì lẽ gì Bắc Kinh bỗng tỏ ra ‘sốt ruột’ một cách khác thường mấy năm gần đây? Những ngày cuối năm 2008 vừa qua, họ đã cử nguyên một ê-kíp cao cấp sang để ‘thúc đít’ Hà Nội hoàn thành cắm mốc trước 31/12/2008 và những lần ký kết hiệp định trước đây cũng đều diễn ra vào những ngày cùng tháng tận giống như vậy.

Thật khó tìm được lời giải thích nào thỏa đáng hơn lý do đảng CSTQ cũng không thể biết trước các đồng chí của họ ở Hà Nội còn có thể trụ vững được bao lâu. Trong lúc Hà Nội còn lệ thuộc vào mình lại không tận dụng thời cơ thì còn có cơ hội nào tốt hơn?

Sám hối!

Cách nay mấy ngày, hôm 3/2/2009 Csvn kỷ niệm sinh nhật lần thứ 79 trong sự lặng lẽ khác thường và theo các tờ báo nhận định thì “Năm nay, việc kỷ niệm 79 năm “ngày thành lập Ðảng CSVN” trên các đài truyền hình, đài phát thanh và báo chí không ồn ào, rầm rộ như mọi năm. Các đài truyền hình, đài phát thanh và báo chí không có chương trình trình hoặc đợt tuyên truyền dài ngày nào. Thông tin về những hoạt động kỷ niệm “79 năm ngày thành lập Ðảng CSVN” chỉ được đưa ngắn, gọn cùng với vô số vấn nạn về kinh tế, xã hội đang càng ngày càng trầm trọng.”

Đảng Csvn đã bắt đầu cảm thấy ‘thấm mệt’ vì tuổi cao sức yếu rồi chăng? Chúng ta thật khó mà biết nội tình họ nhưng so với đàn anh Liên Xô, họ vượt qua được con số 74 còn sống đến nay cũng đã là ‘có phước’ lắm rồi. Thoát chết chẳng phải do đảng này tài cán mà nhờ may mắn. Hai mươi năm trước, dân tộc mới có được “Thiên Thời - Nhân Hòa” nhưng còn thiếu ‘Địa Lợi’ vì VN nằm quá xa Đông Âu, vì vậy mà Hà Nội mới tránh khỏi cơn bão ‘phản cách mạng’ của vùng này hồi ấy.

Đã thế, VN còn là một trong nhiều quốc gia Châu Á sự tồn vong của chế độ, ngoài các yếu tố chi phối theo sách vở như chính trị, kinh tế v.v… còn bị chi phối nặng bởi quan niệm ‘Thiên tử’ và đặc biệt là thuyết ‘Thiên mệnh’ của Khổng Tử suốt hàng ngàn năm qua.

Mặc dù gần như trái ngược nhau, trong khi ‘Thiên tử’ xem vua là ông ‘Con Trời’ dân chúng chỉ là cỏ rác, ‘Thiên mệnh’ đã tỏ ra ‘biết điều’ hơn, Vua chỉ là người được Trời giao cho Mệnh (mission, sứ mệnh) phục vụ dân. Tuy nhiên vì được Mạnh tử, Khổng Tử khoác lên mình những chiếc áo tôn giáo (đạo đất trời) để truyền bá bằng con đường Nho giáo, ‘Thiên mệnh’ nay bỗng như thành ‘quới nhân’ phù trợ giúp cho các chính thể độc tài trụ được vững vàng thêm. Khi bị chính quyền chèn ép, dân chúng thay vì dấn thân xuống đường biểu tình đấu tranh giống các nước phương Tây, họ lại đêm đêm thắp nhang cầu trời khấn vái tứ phương, cầu xin Trời Phật ban cho ông tổng bí thư mới ‘đức’ bớt ‘nông’, tài bớt can !?

Chuyện tâm linh với nhà cầm quyền còn ‘ly kỳ, rùng rợn’ hơn. “Cóc chết ba năm quay đầu về núi” vô khối đảng viên đang âm thầm tìm về với đạo giáo hầu mong chờ sự cứu rỗi sau những tháng ngày ‘đi hoang’. Búc hình chụp nhà lãnh tụ Lê Khả Phiêu bị tung lên mạng hôm Tết là minh chúng cho chuyện này, tượng HCM chỉ còn rất khiêm tốn bên bức tượng Phật to lớn. Ngoài ra còn phải kể đến hai ngôi chùa kỳ vĩ bặc nhất Đông Nam Á hiện nay. Đó là chùa Đại Nam ở Bình Dương và Bái Đính ở Ninh Bình mỗi cái tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng do các thế lực dựa hơi đảng tài trợ. Họ đua nhau lập ra những kỷ lục mới về ‘hoành tráng nhất và đắt tiền nhất’ với hy vọng giúp đảng trường thọ? Thói hoang phí tiền bạc của họ trong lúc hàng triệu dân nghèo khắp nơi thiếu cơm ăn áo mặc, càng khiến chúng ta nhớ đến lời khuyên dạy của nhà Phật “dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người” . Csvn tưởng rằng đang tích đức mà hóa ra càng làm bệ rạc thêm cái đức vốn đã quá mỏng của họ.

Cách sám hối hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất mà đảng csvn có thể ‘làm phước’ cho dân tộc lúc này là hãy tự giải tán mình giống như Đảng Cộng sản Liên Xô từng làm trước kia. Sớm muộn gì cũng chết, nên chọn cho mình cái chết trong danh dự.

Thay Lời kết

Người viết chẳng tài nào có thể ‘tri thiên mệnh’ được mà chỉ dựa vào những số liệu lịch sử để viết nên bài này. Thiên Chúa đã tạo dựng được vũ trụ bao la này, trong đó có trái đất, có nước VN và có đảng Csvn, mọi chuyện xảy ra với họ chắc chắn không ai có thể biết rõ hơn Ngài. Một khi đã tin vào Ngài, chúng ta xin phó thác tất cả tương lai, vận mệnh của hơn 80 triệu dân Việt trong tay Ngài. Biến cố Thái Hà và Tòa Khâm Sứ trong năm qua, bằng con mắt đức tin, đó chính là những dấu chỉ của Chúa. Chỉ có những chính thể vận mạng sắp đến hồi tàn, mà nói như ông bà xưa thì họ “hết khôn dồn đến dại” mới lấy tôn giáo ra làm kẻ thù đối đầu thay vì phải quyết liệt và ‘cạn tàu ráo máng’ với những khoảng tối do tham nhũng gây nên mới phải !!!

Từ nhiều năm trước dư luận trong ngoài nước cũng đã từng biết đến hai câu thơ đoán định mệnh Csvn trong bản trường ca có tên “Bài thơ về gia đình cụ Bá” của tác giả Bạch Tâm-Phạm Hồng Đức trên mạng Đối Thoại. Bài thơ này ngay từ khi mới xuất hiện nó đã gây sự chú ý cho rất nhiều người.

Được viết vào năm 2000 gồm 3254 câu có thể xem là một “Đoạn Trường Tân Thanh’ (Tiếng kêu đứt ruột mới) của thế kỷ 20 đã xảy ra tại Việt Nam dưới ‘triều đại’ cộng sản HCM với nhiều chuyện đau lòng trong gia đình cụ Trần Bá. Trong bài thơ này, tác giả cũng đã đưa ra lời tiên đoán Csvn sẽ bị tan rã vào đúng năm nay 2009, như sau:

Đảng tan năm sửu cung đoài
Rõ là tuổi Bác, đảng thời bằng nhau


Năm nay là năm Sửu, ông HCM mất lúc 79 tuổi và năm nay Csvn cũng được đúng 79 tuổi !!!

Rồi do tình cờ khi viết gần xong bài này, người viết đọc được trên diễn đàn X-Café trích đoạn “Luật lục thất thập phân” của tác giả Trần Đông Chấn cũng lại đoán tuổi của đảng Csvn mới đăng cách nay mấy ngày. Theo đó thì:

“….Đó là một quy luật tồn vong của các triều đại được thiên tài Nguyễn Bỉnh Khiêm mô hình hoá thành một cách tính toán đơn giản. Một gian lục thất (6+7) là 13 năm, một nguyệt gian hay một gian thập phân là 10 năm (đây là cách ẩn dụ của Trạng Trình, ngày xưa theo âm lịch, 1 tuần trăng – nguyệt là 10 ngày)….”

Và tác giả dựa vào con số 1945 là ngày HCM lập ra nước VN-DCCH tiền thân của CH-XHCN-VN ngày nay để đi đến kết luận “Số gian lục thất cũng có quy luật để tính toán. Với triều đại Cộng sản do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập năm 1945, số gian lục thất là 5, 2010 là năm vong, 2020 là năm tận.” (hết trích)

Giữa chúng tôi chẳng hề có sự quen biết và cách suy diễn cũng hoàn toàn khác biệt nhưng kết quả cho ra lại hoàn toàn trùng hơp, cả hai đều là con số ‘2020’. Vậy phải chăng đây chính là con số định mệnh đang chờ đợi đảng csvn phía trước?

Dẫu sao, đã gọi là suy đoán mọi người đều có thể đúng hoặc sai và đều là chuyện bình thường. Điều quan trọng hơn cả là qua những suy đoán như vậy, chúng ta mới thấy được rằng trước bao tệ trạng của đất nước do cung cách lãnh đạo độc quyền của đảng Csvn gây nên, chuyện sống còn của đảng này bây giờ chẳng thể xem là việc riêng của họ nữa, mà đang trở thành mối ưu tư chung của rất nhiều người.

Xem thêm:
1. Bài thơ về gia đình cụ Bá http://www.doi-thoai.com/baimoi0108_268.html
2. Luật lục thất thập phân http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?p=285647

Sàigòn 12/2/2009
 
Miếng đòn nhỏ của sự Thật, Công lý, Hoà bình -- Đại họa của Truyền thông Việt Nam
J.B Nguyễn Hữu Vinh
16:13 13/02/2009
Vụ khởi kiện báo chí Việt Nam mà mở đầu là Đài truyền hình VTV1 và Báo Hà Nội mới của các giáo dân Thái Hà là một vụ việc đang được công luận hết sức chú ý theo dõi.

Vì sao một vụ khởi kiện không lớn, nhưng đã thu hút sự chú ý đặc biệt của công luận? Bởi vì sự lạ đời của nó, con kiến đang đi kiện của khoai(!). Cũng có người cho rằng vụ kiện này sẽ chẳng đi đến đâu, vì nếu đưa ra xử, khác chi chính các cán bộ sẽ đập một nhát vào mặt bộ máy truyền thông và những kẻ đứng đằng sau nó. Sở dĩ chẳng đi đến đâu là vì thà mất mặt trước quốc dân đồng bào, chứ đời nào họ dám tự ăn năn, đó mới là sự “kiêu ngạo cộng sản”.

Nhưng các giáo dân thì cười, họ cho rằng: “Khởi kiện là việc đương nhiên khi mình bị xuyên tạc và xúc phạm, đó là hành xử theo đúng câu khẩu hiệu: “Sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Nếu Toà thụ lý vụ án cũng hay, mà không thụ lý cũng tốt”?

Thấy mọi người bỡ ngỡ, họ giải thích như sau: “Chính quyền này thường xuyên rêu rao câu khẩu hiệu đó, nhưng thực tế thì chẳng bao giờ họ làm điều họ nói. Chính hành động cưỡng chiếm đất đai của chúng tôi đã chứng minh. Nhưng trước bàn dân thiên hạ, trước dư luận thế giới, bao giờ họ cũng bảo là chỉ có những người vi phạm pháp luật mới bị xử lý và sống làm việc theo pháp luật.

Vậy bây giờ chúng tôi phải gương mẫu buộc họ làm việc theo Hiến pháp và pháp luật mà họ đã đặt ra. Nếu họ không làm, thì chắc chắn từ nay đừng bao giờ họ nói với ai những điều nghe như chuông kêu kia nữa, trong một nhà nước gọi là pháp quyền, họ không có quyền hành xử theo ý riêng mình. Nếu họ hành xử theo ý riêng mà không đáp ứng những yêu cầu chính đáng của chúng tôi, thì có nghĩa là họ đã tự chứng minh những điều họ nói là giả trá”.

Thật ra thì cũng khó cho các cơ quan ngôn luận, truyền thông của nhà nước trong vụ này. Họ chỉ là những cái loa, những mũi tên, còn người đứng đằng sau đó mới là thủ phạm. Chính vì vậy mà mới đây, khi giáo dân lên Báo Hà Nội mới để yêu cầu thông tin về vụ việc, thì được cô phóng viên ban bạn đọc trả lời rất “thật thà” bằng văn bản: “Tổng biên tập (TBT) báo Hà Nội mới đang họp với Ban Tuyên Giáo của thành ủy để có hướng giải quyết đơn kiện của mọi người. Căn cứ để giải quyết phải đợi kết quả chỉ đạo từ buổi họp này”?

Người ta thấy lạ: Tại sao, tờ Hà Nội mới này khi bị kiện lại không thực thi trách nhiệm của mình theo pháp luật quy định mà TBT lại phải đợi kết quả của Ban Tuyên giáo Thành Uỷ Hà Nội? Phải chăng mọi sự xuyên tạc vừa qua từ tờ báo làm tên lính xung kích trên diễn đàn thông tin xuyên tạc nhiều vấn đề liên quan đến giáo dân, Giáo hội và các chức sắc tôn giáo xuất phát từ Ban Tuyên giáo Thành Uỷ này và trách nhiệm chính là ở đó? Bởi Ban này đâu có phải là văn phòng luật sư, đâu có phải là Toà Án hay cơ quan thi hành pháp luật?

Luật Báo chí ghi rõ: “Điều 13- 3- Người đứng đầu cơ quan báo chí lãnh đạo và quản lý cơ quan báo chí về mọi mặt, bảo đảm thực hiện tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan chủ quản và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí”. (Hết trích dẫn)

Vậy thì ai là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về vụ việc này và những vụ việc liên quan? BT hay Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội?

Luật báo chí quy định rõ điều này để làm gì:

"Điều 4. Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.

Công dân có quyền:

1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới.

2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin”. (Hết trích dẫn)

Qua sự việc này, người ta biết đích xác được tổ con chuồn chuồn là ở đâu. Vậy nhưng trong các cuộc họp với Uỷ ban Quận, Thành Phố và Công an… khi các linh mục phản đối việc xuyên tạc của báo chí với các vụ việc liên quan, các cơ quan này đồng loạt trả lời: “Báo chí hành động và chịu trách nhiệm về công việc của họ theo luật”?

Tại sao để giải quyết việc vi phạm pháp luật của tờ báo mà “Căn cứ để giải quyết phải đợi kết quả chỉ đạo từ buổi họp này”? Nếu có ông nào đó trong cái ban này đang đau bụng muốn giải quyết nhanh và phán một câu: “Thôi, không giải quyết nữa, không được kiện tụng gì ráo” thì sự việc sẽ ra sao? Giáo dân cũng phải đồng ý giơ tay với phán quyết này? Hoặc ông phán thêm câu mạnh hơn: “Ghi hình chụp ảnh lại đứa nào dám kiện củ khoai, cho nó vào tù” thì những kẻ khiếu kiện cứ thế mà chuẩn bị chăn màn quần áo lặng lẽ vào tù?

Phải chăng, Ban Tuyên Giáo Thành uỷ là cơ quan chủ quản của tờ báo này nên họ chịu trách nhiệm giải quyết kiểu “con dại cái mang”? Và khi đó, họ thay cơ quan pháp luật, thay Toà án và Viện Kiểm sát để phán xử từ kết quả cuộc họp?

Đó là gì nếu không là chính hậu quả của “sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng” trong mọi vấn đề, kể cả khi vi phạm pháp luật? Đã biết bao lần người ta giải thích: “Đảng lãnh đạo, nhưng không bao biện, làm thay”?. Vậy phải chăng sau khi bên Tuyên giáo Thành uỷ của đảng bộ Hà Nội họp và chỉ đạo, thì bên Viện Kiểm sát, Toà án cứ theo việc phân công mà làm, chỉ đạo xử thì xử, không thì thôi, Toà xử bao năm tù, bao tháng giam đều cứ theo chỉ đạo mà diễn?

Cũng theo Luật Báo chí thì:

Điều 12: - Cơ quan chủ quản báo chí có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :

1- Xác định, chỉ đạo thực hiện tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ và phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng và ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí được quy định trong giấy phép.

2- Bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí thuộc quyền mình, sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí. (Hết trích dẫn)

Trong đó hoàn toàn không có quy định cơ quan chủ quản báo chí chịu trách nhiệm thay TBT tờ báo khi vi phạm pháp luật sao vị TBT này lại phải chờ chỉ đạo của Ban Tuyên huấn Thành uỷ?

Quả thực, đây là một vụ việc nhỏ nhưng đã làm đau đầu không ít kẻ chỉ nói “Làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại theo phương châm “Nói zậy mà không phải zậy” của sự dối trá và bạo ngược.

Đó cũng là một yêu cầu chính đáng và là trọng tâm thu hút sự chú ý của công luận đến vụ việc nhỏ nhưng mạnh mẽ và có tiếng vang xa này.

Những quy định của pháp luật không chừa bất cứ người nào, tổ chức nào, vì vậy yêu cầu hết sức chính đáng của người dân trong nhà nước pháp quyền cần phải được thực hiện. Nếu làm ngược lại điều đó, thì chính mình đã vạch cái bộ mặt nham nhở của mình trước công luận và thế giới khách quan.

Mọi người luôn quan tâm đến cách hành xử của các cơ quan trong vụ này, để tìm hiểu sự thật đằng sau những lời hoa mỹ luôn được thốt ra từ chính miệng các quan chức nhà nước trước bàn dân thiên hạ.

Luật báo chí đã ghi rõ ràng giấy trắng mực đen như sau:

Điều 8. Trả lời trên báo chí: Người đứng đầu cơ quan báo chí có quyền yêu cầu các tổ chức, người có chức vụ trả lời vấn đề mà công dân nêu ra trên báo chí; các tổ chức, người có chức vụ có trách nhiệm trả lời trên báo chí.

Tổ chức, công dân có quyền yêu cầu cơ quan báo chí trả lời về vấn đề mà báo chí đã thông tin; cơ quan báo chí có trách nhiệm trả lời.

Cơ quan báo chí phát hiện hoặc nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân về những việc có dấu hiệu phạm tội thì phải báo ngay cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát bằng văn bản; cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm thụ lý và trả lời cho báo chí cách giải quyết.

Điều 9. Cải chính trên báo chí: Báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân thì phải cải chính và xin lỗi hoặc đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân. Trong trường hợp báo chí không cải chính hoặc cải chính không thoả đáng; không đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân mà không có lý do chính đáng thì họ có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí hoặc yêu cầu Toà án xét xử.

Lời cải chính của cơ quan báo chí của tổ chức, công dân phải được đăng, phát sóng kịp thời và tương xứng với thông tin cần cải chính. (Hết trích dẫn)

Người ta còn nhớ, vụ PMU18, các báo đã được sự chiếu cố tận tình của cơ quan công an khi đua nhau phanh phui tham nhũng. Nhiều nhà báo được nghỉ mát trong tù với tội danh rất hay ho là: “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” làm nhiều người cảm thấy khó hiểu không biết cái quyền tự do dân chủ là cái gì mà lại lợi dụng được nó?

Dù nhiều người không hiểu, nhưng khi mà những can phạm đã ra khỏi nhà đá thì nhà báo phải vào tù. Hình như đó cũng là “Luật”?

Vậy những cơ quan, cá nhân lợi dụng diễn đàn nhà nước quyết liệt bôi nhọ hàng Giáo phẩm, giáo dân, xuyên tạc trắng trợn các sự việc, bóp méo sự thật, xúc phạm nặng nề đến cộng đồng tôn giáo, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động hằn thù tôn giáo vừa qua trên hệ thống truyền thông nhà nước sẽ được xử theo hạng mục nào trong các bộ luật Việt Nam?

Cộng đồng dân chúng đang chờ những câu trả lời thoả đáng từ các cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam để chứng minh tôn chỉ “Sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” là một cụm từ có nghĩa và có thể hiểu được theo nghĩa thông thường.

Liệu những con bài nào sẽ được công diễn để tránh được một đòn rất nhỏ khi giáo dân hành xử theo đường lối của Sự thật - Công lý – Hoà bình? Xin lưu ý: Đó chỉ mới là một đòn rất nhẹ của Sự thật – Công lý – Hoà bình mà thôi.

Hãy chờ xem.

Hà Nội, ngày 13/2/2009
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Nở Bên Thập Giá Mùa Đông
Sr. Theresa Thanh Thảo
06:19 13/02/2009

HOA NỞ BÊN THẬP GIÁ MÙA ĐÔNG



Ảnh của Sr. Theresa Thanh Thảo, CMRM, Nebraska.

Cây Thập giá giữa trời Đông tuyết

Một bông hoa nở vạn lời kinh!

Tình yêu từ trái tim xinh

Tạ ơn cứu chuộc chúng sinh đời này.

(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền