Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:17 14/02/2011
NGỦ
Một ông chủ hay ngủ, không ngờ mình lại mời một người khách say ngủ đến nhà.
Khách đến thấy chủ nhân chưa xuất hiện thì ngồi trên bệ mà ngủ ngáy khò khò, chủ nhân xuất hiện nhìn thấy khách ngủ thì không dám kinh động, ngồi đối mặt mà ngủ. Phút chốc khách tỉnh, thấy chủ nhân ngủ, thì ngủ lại; lát sau chủ nhân tỉnh, thấy khách còn đang ngủ thì lại ngủ tiếp; khách lại tỉnh, trời đã về chiều rồi, nhưng chủ nhân vẫn chưa tỉnh.
Thế là khách trốn về, rồi chủ nhân thức dậy, không nhìn thấy khách. Khách về nhà, chủ vô phòng, trời đã tối rồi mỗi người lại đi vào giấc ngủ ngon.
Suy tư:
Chúa Giê-su Ki-tô đã nói người mù mà dẫn người mù thì cả hai ắt sẽ đi xuống hố. Cũng vậy, người hay ngủ mà mời người thích ngủ đến làm khách nhà mình, thì chắc chắn cả hai sẽ không nói với nhau được lời nào vì...bận ngủ.
Có những người Ki-tô hữu thích ngủ trong tội lỗi, nên họ không thích đánh thức ai đang ngủ trông tội như họ, và họ cũng không thích ai đánh thức họ dậy lúc họ trong tội lỗi; có những người Ki-tô hữu thích ngủ trong những đam mê quyền lực của thế gian, nên họ không sáng suốt để nhìn thấy những bất công xảy ra trong xã hội; có những người Ki-tô hữu thích ngủ trong danh vọng của thế gian, nên họ luôn bị những danh vọng ấy ôm ấp ấm áp mà không muốn mở mắt tỉnh dậy, để thấy danh vọng chẳng qua chỉ là nay còn mai mất...
Người thích ngủ kết bạn với người hay ngủ thì giống như người mù dắt người mù, cả hai sẽ thay nhau ngủ không tỉnh mà quên mất thiên đàng hỏa ngục. Ha ha ha...
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một ông chủ hay ngủ, không ngờ mình lại mời một người khách say ngủ đến nhà.
Khách đến thấy chủ nhân chưa xuất hiện thì ngồi trên bệ mà ngủ ngáy khò khò, chủ nhân xuất hiện nhìn thấy khách ngủ thì không dám kinh động, ngồi đối mặt mà ngủ. Phút chốc khách tỉnh, thấy chủ nhân ngủ, thì ngủ lại; lát sau chủ nhân tỉnh, thấy khách còn đang ngủ thì lại ngủ tiếp; khách lại tỉnh, trời đã về chiều rồi, nhưng chủ nhân vẫn chưa tỉnh.
Thế là khách trốn về, rồi chủ nhân thức dậy, không nhìn thấy khách. Khách về nhà, chủ vô phòng, trời đã tối rồi mỗi người lại đi vào giấc ngủ ngon.
Suy tư:
Chúa Giê-su Ki-tô đã nói người mù mà dẫn người mù thì cả hai ắt sẽ đi xuống hố. Cũng vậy, người hay ngủ mà mời người thích ngủ đến làm khách nhà mình, thì chắc chắn cả hai sẽ không nói với nhau được lời nào vì...bận ngủ.
Có những người Ki-tô hữu thích ngủ trong tội lỗi, nên họ không thích đánh thức ai đang ngủ trông tội như họ, và họ cũng không thích ai đánh thức họ dậy lúc họ trong tội lỗi; có những người Ki-tô hữu thích ngủ trong những đam mê quyền lực của thế gian, nên họ không sáng suốt để nhìn thấy những bất công xảy ra trong xã hội; có những người Ki-tô hữu thích ngủ trong danh vọng của thế gian, nên họ luôn bị những danh vọng ấy ôm ấp ấm áp mà không muốn mở mắt tỉnh dậy, để thấy danh vọng chẳng qua chỉ là nay còn mai mất...
Người thích ngủ kết bạn với người hay ngủ thì giống như người mù dắt người mù, cả hai sẽ thay nhau ngủ không tỉnh mà quên mất thiên đàng hỏa ngục. Ha ha ha...
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:20 14/02/2011
N2T |
25. Con phải nhớ các tội của con phạm, vì nhờ nói mà con có cơ hội làm việc đền tội mình.
(Thánh John Chrysostom)Mỗi Ngày Một Câu Kinh Thánh - Từ 16 Đến 28 Tháng 2 Năm 2011
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
21:49 14/02/2011
MỖI NGÀY MỘT CÂU KINH THÁNH
Từ ngày16 đến 28-02-2011
Ngày 16-02-11: Chúng ta đừng bắt chước Ca-in: nó là người của Ác thần, nên nó đã giết em mình. Tại sao nó đã giết em mình? Bởi vì việc nó làm thì xấu xa, còn các việc em nó làm thì công chính. (1Ga 3, 12) * Ca-in là kẻ thuộc về ma quỉ, là hậu qủa của việc không yêu thương, là bản lãnh của người sa ngã. A-ben đã sống công bình nên đối lập với cách sống gian ác của Ca-in, kẻ ác không có yêu thương.
Ngày 17-02-11: Thưa anh em, anh em đừng ngạc nhiên, nếu thế gian ghét anh em. (1Ga 3,13) * Khi bạn thực hiện yêu thương thì đừng mong gì họ đáp lại, mà chỉ dâng món quà tặng vô giá là Phúc âm. Thế gian không đáp lại bằng lòng tri ân, có thể còn thù ghét bạn nữa.
Ngày 18-02-11: Chúng ta biết rằng: chúng ta từ cõi chết bước vào cõi sống, vì chúng ta yêu thương anh em. Kẻ không yêu thương thì ở lại trong sự chết. (1Ga 3, 14) * Các Tín hữu đã vượt hẳn khỏi sự chết và có cuộc sống đúng nghiã. Những người không yêu thương chỉ có gọi là đang chết mà thôi. Tôi quyết tâm bước vào cõi sống.
Ngày 19-02-11: Hãy viết cho thiên thần của Hội Thánh Phi-la-den-phi-a: Đây là lời của Đấng Thánh, Đấng Chân Thật, Đấng giữ chìa khóa vua Đa-vit, Người mở cửa thì không ai đóng lại được…(Kh 3, 7) * Đức Giêsu là người giữ chìa khoá vua Đa-vit có nghĩa là uy quyền không thể chối bỏ Đức Chúa. Dân Do thái không nhận biết Đức Giêsu, nên Chúa phế bỏ để tuyển chọn dân mới có lòng tin.
Ngày 20-02-11: Ta biết các việc ngươi làm: này Ta để một cửa mở trước mặt ngươi, không ai có thể đóng lại được, bởi vì tuy ngươi ít thế lực, ngươi cũng đã giữ lời Ta và đã không chối bỏ danh Ta. (Kh 3, 8) * Philadenphia là Hội Thánh thứ 6 tỏ ra trung thành và tuân giữ Lời Chúa, cửa mở ám chỉ việc truyền bá phong phú Tin Mừng của Tín hữu. Tôi quyết bền vững, không gì làm lay chuyển niềm tin.
Ngày 21-02-11: Này Ta sẽ ban cho ngươi một số người thuộc hội đường của Xatan, những kẻ xưng mình là Do thái, mà thực ra không phải, vì chúng nói dối. (Kh 3, 9) * Người Do thái trong thành phố này được gọi là hội quỉ Xatan, vì họ chống lại các Tín hữu, và cho rằng vương quốc của Chúa chỉ dành cho người Do thái mà thôi.
Ngày 22-02-11: Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. (Mt 5, 17) * Luật ngôn sứ là chỉ các điều trong Cựu Ước, Chúa Giêsu đã đưa tới ý nghĩa của Lề Luật là thực hiện những lời tiên báo của các ngôn sứ về ngày cánh chung.
Ngày 23-02-11: Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong lề luật cũng không thể qua đi được. (Mt 5, 18) * Dấu chấm phết là những chữ nhỏ nhất trong mẫu tự Do thái, Chúa Giêsu có ý nói Luật Thiên Chúa không nhỏ bé tầm thường…
Ngày 24-02-11: Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời… (Mt 5, 19) * Làm trọn Luật pháp là đòi hỏi sự tôn trọng của bạn và tôi, Đức Kitô đến đem lại Luật Mô-sê ý nghiã đích thực và kết thúc giai đoạn con người tìm cách nên công chính.
Ngày 25-02-11: Còn các kinh sư từ Giêrusalem xuống thì lại nói rằng Người bị qủi vương Bê-en-đê-bun ám và Người dựa thế quỉ vương mà trừ quỉ. (Mc 3, 22) * Lời nói này thật vô lý, vì Xatan không thể chống lại Xatan. Nước nào, nhà nào chia rẽ thì đi tới chỗ diệt vong. Chúa không bị quỉ chi phối, Người mạnh hơn ma quỉ.
Ngày 26-02-11: Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. (Mc 3, 28) * Chúa muốn nhắc nhở loài người về tội không thể tha thứ, đó là tội phạm đến Chúa Thánh Linh.
Ngày 27-02-11: Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha mà còn mắc tội muôn đời. (Mc 3, 29) * Nghiã là họ cố tình khép chặt cửa lòng và tâm trí trước Lời chứng của Thánh Linh về Chúa Giêsu đã làm, sự ngoan cố này đi ngược với sự ăn năn sám hối và trở lại, con người không thể lãnh nhận ơn tha thứ..
Ngày 28-02-11: Đó là vì họ nói “Ông ấy bị thần ô uế ám.”. (Mc 3, 30) * Chúa Giêsu chứng minh ý nghiã về cuộc nội chiến trong nội bộ của Xatan. Ngài đuổi qủy mang ý nghiã của sự chiến thắng trên kẻ thù, chứ không phải là đứng về phía kẻ thù, nên Ngài đã nghiêm nghị cảnh cáo họ về một tội duy nhất không được tha thứ trong Kinh Thánh, đó là tội phạm tới Chúa Thánh Thần.
Ptế: GBM Nguyễn Định
Từ ngày16 đến 28-02-2011
Ngày 16-02-11: Chúng ta đừng bắt chước Ca-in: nó là người của Ác thần, nên nó đã giết em mình. Tại sao nó đã giết em mình? Bởi vì việc nó làm thì xấu xa, còn các việc em nó làm thì công chính. (1Ga 3, 12) * Ca-in là kẻ thuộc về ma quỉ, là hậu qủa của việc không yêu thương, là bản lãnh của người sa ngã. A-ben đã sống công bình nên đối lập với cách sống gian ác của Ca-in, kẻ ác không có yêu thương.
Ngày 17-02-11: Thưa anh em, anh em đừng ngạc nhiên, nếu thế gian ghét anh em. (1Ga 3,13) * Khi bạn thực hiện yêu thương thì đừng mong gì họ đáp lại, mà chỉ dâng món quà tặng vô giá là Phúc âm. Thế gian không đáp lại bằng lòng tri ân, có thể còn thù ghét bạn nữa.
Ngày 18-02-11: Chúng ta biết rằng: chúng ta từ cõi chết bước vào cõi sống, vì chúng ta yêu thương anh em. Kẻ không yêu thương thì ở lại trong sự chết. (1Ga 3, 14) * Các Tín hữu đã vượt hẳn khỏi sự chết và có cuộc sống đúng nghiã. Những người không yêu thương chỉ có gọi là đang chết mà thôi. Tôi quyết tâm bước vào cõi sống.
Ngày 19-02-11: Hãy viết cho thiên thần của Hội Thánh Phi-la-den-phi-a: Đây là lời của Đấng Thánh, Đấng Chân Thật, Đấng giữ chìa khóa vua Đa-vit, Người mở cửa thì không ai đóng lại được…(Kh 3, 7) * Đức Giêsu là người giữ chìa khoá vua Đa-vit có nghĩa là uy quyền không thể chối bỏ Đức Chúa. Dân Do thái không nhận biết Đức Giêsu, nên Chúa phế bỏ để tuyển chọn dân mới có lòng tin.
Ngày 20-02-11: Ta biết các việc ngươi làm: này Ta để một cửa mở trước mặt ngươi, không ai có thể đóng lại được, bởi vì tuy ngươi ít thế lực, ngươi cũng đã giữ lời Ta và đã không chối bỏ danh Ta. (Kh 3, 8) * Philadenphia là Hội Thánh thứ 6 tỏ ra trung thành và tuân giữ Lời Chúa, cửa mở ám chỉ việc truyền bá phong phú Tin Mừng của Tín hữu. Tôi quyết bền vững, không gì làm lay chuyển niềm tin.
Ngày 21-02-11: Này Ta sẽ ban cho ngươi một số người thuộc hội đường của Xatan, những kẻ xưng mình là Do thái, mà thực ra không phải, vì chúng nói dối. (Kh 3, 9) * Người Do thái trong thành phố này được gọi là hội quỉ Xatan, vì họ chống lại các Tín hữu, và cho rằng vương quốc của Chúa chỉ dành cho người Do thái mà thôi.
Ngày 22-02-11: Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. (Mt 5, 17) * Luật ngôn sứ là chỉ các điều trong Cựu Ước, Chúa Giêsu đã đưa tới ý nghĩa của Lề Luật là thực hiện những lời tiên báo của các ngôn sứ về ngày cánh chung.
Ngày 23-02-11: Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong lề luật cũng không thể qua đi được. (Mt 5, 18) * Dấu chấm phết là những chữ nhỏ nhất trong mẫu tự Do thái, Chúa Giêsu có ý nói Luật Thiên Chúa không nhỏ bé tầm thường…
Ngày 24-02-11: Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời… (Mt 5, 19) * Làm trọn Luật pháp là đòi hỏi sự tôn trọng của bạn và tôi, Đức Kitô đến đem lại Luật Mô-sê ý nghiã đích thực và kết thúc giai đoạn con người tìm cách nên công chính.
Ngày 25-02-11: Còn các kinh sư từ Giêrusalem xuống thì lại nói rằng Người bị qủi vương Bê-en-đê-bun ám và Người dựa thế quỉ vương mà trừ quỉ. (Mc 3, 22) * Lời nói này thật vô lý, vì Xatan không thể chống lại Xatan. Nước nào, nhà nào chia rẽ thì đi tới chỗ diệt vong. Chúa không bị quỉ chi phối, Người mạnh hơn ma quỉ.
Ngày 26-02-11: Tôi bảo thật anh em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. (Mc 3, 28) * Chúa muốn nhắc nhở loài người về tội không thể tha thứ, đó là tội phạm đến Chúa Thánh Linh.
Ngày 27-02-11: Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì chẳng đời nào được tha mà còn mắc tội muôn đời. (Mc 3, 29) * Nghiã là họ cố tình khép chặt cửa lòng và tâm trí trước Lời chứng của Thánh Linh về Chúa Giêsu đã làm, sự ngoan cố này đi ngược với sự ăn năn sám hối và trở lại, con người không thể lãnh nhận ơn tha thứ..
Ngày 28-02-11: Đó là vì họ nói “Ông ấy bị thần ô uế ám.”. (Mc 3, 30) * Chúa Giêsu chứng minh ý nghiã về cuộc nội chiến trong nội bộ của Xatan. Ngài đuổi qủy mang ý nghiã của sự chiến thắng trên kẻ thù, chứ không phải là đứng về phía kẻ thù, nên Ngài đã nghiêm nghị cảnh cáo họ về một tội duy nhất không được tha thứ trong Kinh Thánh, đó là tội phạm tới Chúa Thánh Thần.
Ptế: GBM Nguyễn Định
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Con số gia tăng linh mục được chịu chức trên thế giới
Bùi Hữu Thư
08:19 14/02/2011
Đây là thống kê hàng năm của Giáo Hội cho hay
ROME, Thứ sáu 11 tháng 2, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Con số các linh mục được chịu chức trên thế giới đã gia tăng trong khi con số những người từ bỏ việc thi hành thiên chức linh mục đã suy giảm đáng kể.
Đây là điều báo L'Osservatore Romano cho hay trong khi chờ đợi việc phổ biến Bản Thống Kê Giáo Hội Hàng Năm 2009 (l'Annuarium Statisticum Ecclesiae 2009), được Văn Phòng Thống Kê Trung Ương của Giáo Hội soạn thảo và Thư Viện Ấn Hành Vatican phát hành. Tài liệu này sẽ được trình bầy trong vài ngày nữa tại Vatican.
Các thống kê chính thức mới nhất đều dựa vào năm 2009. Con số tổng cộng các linh mục vào năm đó là 410,593, với 275,542 người là các linh mục triều và 135,051 linh mục dòng. Năm 1999, trái lại, con số tổng cộng 405,009 được chia ra thành 265,012 cha triều và 139,997 cha dòng.
Con số thay đổi giữa các linh mục triều và dòng đã không khác biệt nhiều lắm: theo thứ tự là 65% và 35% cho năm 1999 so với 67% và 33% 2009.
Báo L'Osservatore Romano cũng cho hay con số tổng cộng các linh mục trên thế giới năm 2009 so với 1999 đã gia tăng 1,4 % với kết quả là số linh mục triều đã tăng lên 4 % và số linh mục dòng giảm 3,5 %.
Môt sự suy giảm về phân xuất có liên quan đến miền Bắc Mỹ (khoảng 7 % cho linh mục triều và 21 % cho các linh mục dòng), Â Châu (với 9 %) và Océanie (Úc Châu, Tân Tây Lan và Tân Guinée) (với 4,6 %). Trái lại, con số các linh mục Phi Châu đã gia tăng (38,5 %), cũng như linh mục bên Á Châu (30,5 %) và các linh mục triều tại Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Ngược lại, tại Phi Châu và Á Châu, con số các cha dòng đã suy giảm.
Cuối cùng, phúc trình của Toà Thánh cho hay sự phân phối linh mục theo các đại lục năm 2009 có đặc trưng là có sự đông đảo hơn của các linh mục Âu Châu (46,5 %) mà tổng số lớn hơn các linh mục Mỹ tới 56 %. Con số các linh mục Á Châu được ước tính là 13,5 %, linh mục Phi Châu 8,9 % và Océanie 1,2 %.
ROME, Thứ sáu 11 tháng 2, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Con số các linh mục được chịu chức trên thế giới đã gia tăng trong khi con số những người từ bỏ việc thi hành thiên chức linh mục đã suy giảm đáng kể.
Đây là điều báo L'Osservatore Romano cho hay trong khi chờ đợi việc phổ biến Bản Thống Kê Giáo Hội Hàng Năm 2009 (l'Annuarium Statisticum Ecclesiae 2009), được Văn Phòng Thống Kê Trung Ương của Giáo Hội soạn thảo và Thư Viện Ấn Hành Vatican phát hành. Tài liệu này sẽ được trình bầy trong vài ngày nữa tại Vatican.
Các thống kê chính thức mới nhất đều dựa vào năm 2009. Con số tổng cộng các linh mục vào năm đó là 410,593, với 275,542 người là các linh mục triều và 135,051 linh mục dòng. Năm 1999, trái lại, con số tổng cộng 405,009 được chia ra thành 265,012 cha triều và 139,997 cha dòng.
Con số thay đổi giữa các linh mục triều và dòng đã không khác biệt nhiều lắm: theo thứ tự là 65% và 35% cho năm 1999 so với 67% và 33% 2009.
Báo L'Osservatore Romano cũng cho hay con số tổng cộng các linh mục trên thế giới năm 2009 so với 1999 đã gia tăng 1,4 % với kết quả là số linh mục triều đã tăng lên 4 % và số linh mục dòng giảm 3,5 %.
Môt sự suy giảm về phân xuất có liên quan đến miền Bắc Mỹ (khoảng 7 % cho linh mục triều và 21 % cho các linh mục dòng), Â Châu (với 9 %) và Océanie (Úc Châu, Tân Tây Lan và Tân Guinée) (với 4,6 %). Trái lại, con số các linh mục Phi Châu đã gia tăng (38,5 %), cũng như linh mục bên Á Châu (30,5 %) và các linh mục triều tại Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Ngược lại, tại Phi Châu và Á Châu, con số các cha dòng đã suy giảm.
Cuối cùng, phúc trình của Toà Thánh cho hay sự phân phối linh mục theo các đại lục năm 2009 có đặc trưng là có sự đông đảo hơn của các linh mục Âu Châu (46,5 %) mà tổng số lớn hơn các linh mục Mỹ tới 56 %. Con số các linh mục Á Châu được ước tính là 13,5 %, linh mục Phi Châu 8,9 % và Océanie 1,2 %.
Pakistan: Một người Công Giáo được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Người Thiểu Số
Lã Thụ Nhân
10:07 14/02/2011
Pakistan: Một người Công Giáo được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Người Thiểu Số
Cuộc cải tổ chính phủ các diễn ra hôm 11/02. Trong những năm gần đây, ông Bhatti đã đấu tranh để sửa đổi Luật báng bổ và mới đây đã yêu cầu ân xá cho Asia Bibi.
Islamabad (AsiaNews) - Tổng thống Asif Ali Zardari phê chuẩn Shahbaz Bhatti làm Bộ trưởng Bộ Người Thiểu Số, sau cuộc cải tổ nội các diễn ra hôm 11/02 theo sau việc từ chức của các thành viên nội các liên bang được Thủ tướng Yousaf Raza Gillani trình lên trong những ngày gần đây.
Bhatti, một người Công Giáo, đã được các nghị sĩ chọn vào cương vị Bộ trưởng Bộ Người Thiểu Số. Người tiền nhiệm của ông chỉ được số ít các bộ trưởng đề cử. Trong những năm gần đây, ông đã đấu tranh để sửa đổi Luật báng bổ và gần đây đã đưa ra một sáng kiến để xin ân xá cho Asia Bibi. Thực tế, bởi vì chức vụ này mà ông Bhatti nhận được những lời dọa giết từ các nhóm Hồi giáo cực đoan không muốn sửa đổi luật. Ông Bhatti cho hay: "Tôi tạ ơn Chúa đã ban cho tôi cơ hội này để tiếp tục cuộc đấu tranh của tôi vì những người thiểu số bị đàn áp". Ông nói thêm: "Kitô giáo và những người thiểu số khác là công dân Pakistan và có các quyền như mọi công dân khác, vì tổ tiên chúng tôi hy sinh mạng sống của họ vì đất nước này".
Theo các nguồn tin thân cận với tổng thống, chính phủ đã phê chuẩn ông Bhatti chỉ sau áp lực mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế có liên quan về các trường hợp bạo lực gần đây chống người thiểu số vì Luật báng bổ. Một thanh niên Kitô giáo đã bị sát hại trong những ngày gần đây ở Ghakkar Mandi (Punjab), trong khi Asia Bibi, một nữ Kitô hữu trẻ bị kết án tử hình vì báng bổ, người vẫn còn chờ kháng cáo của mình được Toà án Lahore lắng nghe.
Đức Giám Mục Anthony Rufin của Islamabad nhấn mạnh rằng việc phê chuẩn ông Bhatti "là một dấu hiệu tích cực cho những người thiểu số". Đức Giám Mục hy vọng rằng vị bộ trưởng sẽ giúp chính phủ nhận ra sự đàn áp các Kitô hữu, người Ấn giáo, cùng những người theo các tôn giáo khác ngày càng gia tăng, thường buộc họ phải rời khỏi đất nước để tồn tại.
Cuộc cải tổ chính phủ các diễn ra hôm 11/02. Trong những năm gần đây, ông Bhatti đã đấu tranh để sửa đổi Luật báng bổ và mới đây đã yêu cầu ân xá cho Asia Bibi.
Islamabad (AsiaNews) - Tổng thống Asif Ali Zardari phê chuẩn Shahbaz Bhatti làm Bộ trưởng Bộ Người Thiểu Số, sau cuộc cải tổ nội các diễn ra hôm 11/02 theo sau việc từ chức của các thành viên nội các liên bang được Thủ tướng Yousaf Raza Gillani trình lên trong những ngày gần đây.
Bhatti, một người Công Giáo, đã được các nghị sĩ chọn vào cương vị Bộ trưởng Bộ Người Thiểu Số. Người tiền nhiệm của ông chỉ được số ít các bộ trưởng đề cử. Trong những năm gần đây, ông đã đấu tranh để sửa đổi Luật báng bổ và gần đây đã đưa ra một sáng kiến để xin ân xá cho Asia Bibi. Thực tế, bởi vì chức vụ này mà ông Bhatti nhận được những lời dọa giết từ các nhóm Hồi giáo cực đoan không muốn sửa đổi luật. Ông Bhatti cho hay: "Tôi tạ ơn Chúa đã ban cho tôi cơ hội này để tiếp tục cuộc đấu tranh của tôi vì những người thiểu số bị đàn áp". Ông nói thêm: "Kitô giáo và những người thiểu số khác là công dân Pakistan và có các quyền như mọi công dân khác, vì tổ tiên chúng tôi hy sinh mạng sống của họ vì đất nước này".
Theo các nguồn tin thân cận với tổng thống, chính phủ đã phê chuẩn ông Bhatti chỉ sau áp lực mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế có liên quan về các trường hợp bạo lực gần đây chống người thiểu số vì Luật báng bổ. Một thanh niên Kitô giáo đã bị sát hại trong những ngày gần đây ở Ghakkar Mandi (Punjab), trong khi Asia Bibi, một nữ Kitô hữu trẻ bị kết án tử hình vì báng bổ, người vẫn còn chờ kháng cáo của mình được Toà án Lahore lắng nghe.
Đức Giám Mục Anthony Rufin của Islamabad nhấn mạnh rằng việc phê chuẩn ông Bhatti "là một dấu hiệu tích cực cho những người thiểu số". Đức Giám Mục hy vọng rằng vị bộ trưởng sẽ giúp chính phủ nhận ra sự đàn áp các Kitô hữu, người Ấn giáo, cùng những người theo các tôn giáo khác ngày càng gia tăng, thường buộc họ phải rời khỏi đất nước để tồn tại.
ĐTC cử đại diện đến Ấn Độ nhân kỷ niệm 25 năm chuyến tông du của Đức Gioan Phaolô II
Lã Thụ Nhân
10:08 14/02/2011
ĐTC cử đại diện đến Ấn Độ nhân kỷ niệm 25 năm chuyến tông du của Đức Gioan Phaolô II
Đại diện chính thức của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, Đức Tổng Giám mục Danh dự của Westminster, đã trò chuyện với giới trẻ như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói vào năm 1986. Thánh Lễ cũng có sự tham dự của Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục của Mumbai, và Đức Cha Salvatore Pennacchio, Sứ thần Tòa Thánh tại Ấn Độ.
Mumbai (AsiaNews) – Chuyến thăm Ấn Độ của Đức Hồng Y Cormac Murphy-O'Connor trên cương vị đại diện của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhân dịp Kỷ Niệm Ngân Khánh cuộc tông du lịch sử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1986, đã kết thúc vào ngày 10 tháng Hai vừa qua. Đức Tổng Giám Mục danh dự của Westminster cho hay khi kết thúc Thánh Lễ kỷ niệm: "Đó là một đặc ân và vinh dự mà Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu tôi đại diện cho ngài trong những cử hành kỷ niệm 25 năm của cuộc hành hương tông đồ, và để tái khẳng định công việc đang phát triển của Giáo Hội tại Ấn Độ nhằm hỗ trợ người nghèo và người bị gạt bỏ". Thánh lễ được tổ chức tại nhà thờ S. Bandra ở Mumbai, được đồng tế bởi Đức Cha Salvatore Pennacchio, Sứ thần Tòa Thánh tại Ấn Độ, và Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục của Mumbai.
Trong lời giới thiệu của mình, Đức Hồng y Gracias cho hay: "Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI muốn tiếp tục theo đuổi con đường của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, người đã nhấn mạnh đến giới trẻ, giáo dân, phụ nữ, các gia đình, các giám mục, các chủng sinh và các vị lãnh đạo các giáo phái Kitô giáo và các tôn giáo khác". Ngài nói rằng ngài "biết ơn" Đức Thánh Cha vì đã gửi một đại diện cá nhân đến cho các cử hành được tổ chức trên khắp nước".
Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y O'Connor đã nói với giới trẻ - như Đức Gioan Phaolô đã nói trong chuyến tông du Ấn Độ 25 năm trước - "không chỉ là những người trẻ về tuổi tác, nhưng là tất cả những người hiện diện. Giáo Hội luôn luôn trẻ trung, bởi vì Thánh Thần Thiên Chúa ban cho sự sống mới".
Sau Thánh Lễ, Đức Hồng Y đã gặp gỡ với một nhóm lớn giới trẻ, những người hỏi Đức Tổng Giám Mục làm thế nào đối phó với những thách đố của cuộc sống. Đức Hồng Y O'Connor trả lời: "Chúng ta cần một nhịp sống, cầu nguyện, làm việc, vui chơi và không bị tràn ngập bởi những nhiệt tình ngắn ngủi". Về điều nay, Đức Hồng Y Gracias nói thêm rằng "giới trẻ ngày nay phải tạo sự khác biệt trong Giáo Hội và tạo nên đóng góp cho xã hội dân sự".
Đức Hồng Y O'Connor kết thúc cuộc gặp với giới trẻ bằng cách nói rằng: "Các bạn phải hiểu rằng tất cả mọi người có một công việc để làm và được kêu gọi đóng một vai trò có ý nghĩa trong đời sống của Giáo Hội. Hãy luôn luôn ghi nhớ ba thành phần cơ bản của con người: khối óc, con tim và bàn tay".
Đại diện chính thức của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, Đức Tổng Giám mục Danh dự của Westminster, đã trò chuyện với giới trẻ như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói vào năm 1986. Thánh Lễ cũng có sự tham dự của Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục của Mumbai, và Đức Cha Salvatore Pennacchio, Sứ thần Tòa Thánh tại Ấn Độ.
Mumbai (AsiaNews) – Chuyến thăm Ấn Độ của Đức Hồng Y Cormac Murphy-O'Connor trên cương vị đại diện của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhân dịp Kỷ Niệm Ngân Khánh cuộc tông du lịch sử của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1986, đã kết thúc vào ngày 10 tháng Hai vừa qua. Đức Tổng Giám Mục danh dự của Westminster cho hay khi kết thúc Thánh Lễ kỷ niệm: "Đó là một đặc ân và vinh dự mà Đức Giáo Hoàng đã yêu cầu tôi đại diện cho ngài trong những cử hành kỷ niệm 25 năm của cuộc hành hương tông đồ, và để tái khẳng định công việc đang phát triển của Giáo Hội tại Ấn Độ nhằm hỗ trợ người nghèo và người bị gạt bỏ". Thánh lễ được tổ chức tại nhà thờ S. Bandra ở Mumbai, được đồng tế bởi Đức Cha Salvatore Pennacchio, Sứ thần Tòa Thánh tại Ấn Độ, và Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục của Mumbai.
Trong lời giới thiệu của mình, Đức Hồng y Gracias cho hay: "Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI muốn tiếp tục theo đuổi con đường của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, người đã nhấn mạnh đến giới trẻ, giáo dân, phụ nữ, các gia đình, các giám mục, các chủng sinh và các vị lãnh đạo các giáo phái Kitô giáo và các tôn giáo khác". Ngài nói rằng ngài "biết ơn" Đức Thánh Cha vì đã gửi một đại diện cá nhân đến cho các cử hành được tổ chức trên khắp nước".
Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y O'Connor đã nói với giới trẻ - như Đức Gioan Phaolô đã nói trong chuyến tông du Ấn Độ 25 năm trước - "không chỉ là những người trẻ về tuổi tác, nhưng là tất cả những người hiện diện. Giáo Hội luôn luôn trẻ trung, bởi vì Thánh Thần Thiên Chúa ban cho sự sống mới".
Sau Thánh Lễ, Đức Hồng Y đã gặp gỡ với một nhóm lớn giới trẻ, những người hỏi Đức Tổng Giám Mục làm thế nào đối phó với những thách đố của cuộc sống. Đức Hồng Y O'Connor trả lời: "Chúng ta cần một nhịp sống, cầu nguyện, làm việc, vui chơi và không bị tràn ngập bởi những nhiệt tình ngắn ngủi". Về điều nay, Đức Hồng Y Gracias nói thêm rằng "giới trẻ ngày nay phải tạo sự khác biệt trong Giáo Hội và tạo nên đóng góp cho xã hội dân sự".
Đức Hồng Y O'Connor kết thúc cuộc gặp với giới trẻ bằng cách nói rằng: "Các bạn phải hiểu rằng tất cả mọi người có một công việc để làm và được kêu gọi đóng một vai trò có ý nghĩa trong đời sống của Giáo Hội. Hãy luôn luôn ghi nhớ ba thành phần cơ bản của con người: khối óc, con tim và bàn tay".
Ra mắt bộ phim tài liệu mới về Đức Gioan Phaolô II
Lã Thụ Nhân
10:09 14/02/2011
Ra mắt bộ phim tài liệu mới về Đức Gioan Phaolô II
Vatican (H2Onews) - Hôm 09/02, tại Hội trường Deskur của Thư Viện Phim Vatican đã diễn ra buổi trình chiếu ra mắt chính thức một bộ phim mới về Đức Gioan Phaolô II của đạo diễn Jaroslaw Szmidt và với phần âm nhạc của Michal Lorenc. Bộ phim được xem là đồ sộ nhất nhất trong lịch sử làm phim tài liệu của Ba Lan.
Stanislaw Szymanski, nhà sản xuất bộ phim tài liệu cho hay: "Việc sản xuất kéo dài gần 4 năm, bộ phim được thực hiện tại 12 quốc gia trên 4 lục địa. Chúng tôi phỏng vấn hơn 50 người, rõ ràng là không phải tất cả đều xuất hiện, bởi vì điều đó là không thể. Chúng ta có thể nói rằng đây là bộ phim tài liệu đồ sộ nhất Ba Lan trong lịch sử".
Bộ phim có tựa đề tạm là "Người hành hương mặc áo trắng", sẽ được phát hành vài tuần sau Lễ tuyên chân phước Đức Gioan Phaolô II. Vì lý do này nó mang ý nghĩa đặc biệt đối với vị cáo thỉnh viên án phong chân phước, Đức Ông Slawomir Oder.
Đức Ông Slawomir Oder cho hay: "Những gì chúng ta có thể mong đợi là một minh họa trực quan về những gì diễn ra trong tiến trình phong chân phước. Khuôn mặt của ngài, hành động của ngài nói với chúng ta và tôi tin chắc rằng bằng cách nào đó những gì chúng ta thấy có thể chỉ đơn giản trở thành ngôn ngữ trực quan của Đức Thánh Cha bộc lộ từ toàn bộ tính cách của ngài, từ cách mà ngài gặp gỡ thực tế, trong cách trò chuyện với mọi người, trong cách ngài phản ứng với các tình huống khác nhau".
Tất cả những người hiện diện đã rất xúc động khi xem toàn bộ bộ phim. Trong số giới chức thẩm quyền tham dự có Đại sứ Ba Lan cạnh Tòa Thánh, Hanna Suchocka, Thư ký riêng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, Đức Ông Alfred Xuereb, và Đức Tổng Giám Mục Jozef Kowalczyk, Giáo Trưởng Giáo Hội Ba Lan.
Đức Tổng Giám mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội cho hay: "Tôi muốn nhấn mạnh đến sự xuất sắc của bộ phim này là nó trình bày hình ảnh sinh động, chân thật và sâu sắc của Đức Gioan Phaolô II trong Giáo Hội và trên thế giới. Đối với tôi, có vẻ như bộ phim này tiết lộ rất rõ ràng rằng Đức Gioan Phaolô II không chỉ là một linh mục của Giáo Hội Công Giáo, nhưng còn là một vị lãnh đạo vĩ đại trên bước đường của nhân loại".
Ngài cho hay thêm: "Đó là lý do tại sao tôi muốn bộ phim này thành công lớn, vì nó sẽ giúp tái khám phá hình ảnh đích thực của Đức Gioan Phaolô II, nhưng tôi muốn nói rằng nó cũng giúp chúng ta tái khám phá cách sống trong thế giới ngày nay. Tôi cũng muốn nói điều này: Con người này cũng dạy chúng ta làm thế nào để chết như những người môn đệ của Chúa Giêsu Kitô".
Đức Tổng Giám mục Claudio Maria Celli kết luận: "Tôi biết ơn đạo diễn và các nhà sản xuất bộ phim này, bởi vì nó cho phép tôi một lần nữa thưởng thức những khoảnh khắc đích thực, thưởng thức chúng tận con tim và hướng về phía trước với lòng tin tưởng".
Vatican (H2Onews) - Hôm 09/02, tại Hội trường Deskur của Thư Viện Phim Vatican đã diễn ra buổi trình chiếu ra mắt chính thức một bộ phim mới về Đức Gioan Phaolô II của đạo diễn Jaroslaw Szmidt và với phần âm nhạc của Michal Lorenc. Bộ phim được xem là đồ sộ nhất nhất trong lịch sử làm phim tài liệu của Ba Lan.
Stanislaw Szymanski, nhà sản xuất bộ phim tài liệu cho hay: "Việc sản xuất kéo dài gần 4 năm, bộ phim được thực hiện tại 12 quốc gia trên 4 lục địa. Chúng tôi phỏng vấn hơn 50 người, rõ ràng là không phải tất cả đều xuất hiện, bởi vì điều đó là không thể. Chúng ta có thể nói rằng đây là bộ phim tài liệu đồ sộ nhất Ba Lan trong lịch sử".
Bộ phim có tựa đề tạm là "Người hành hương mặc áo trắng", sẽ được phát hành vài tuần sau Lễ tuyên chân phước Đức Gioan Phaolô II. Vì lý do này nó mang ý nghĩa đặc biệt đối với vị cáo thỉnh viên án phong chân phước, Đức Ông Slawomir Oder.
Đức Ông Slawomir Oder cho hay: "Những gì chúng ta có thể mong đợi là một minh họa trực quan về những gì diễn ra trong tiến trình phong chân phước. Khuôn mặt của ngài, hành động của ngài nói với chúng ta và tôi tin chắc rằng bằng cách nào đó những gì chúng ta thấy có thể chỉ đơn giản trở thành ngôn ngữ trực quan của Đức Thánh Cha bộc lộ từ toàn bộ tính cách của ngài, từ cách mà ngài gặp gỡ thực tế, trong cách trò chuyện với mọi người, trong cách ngài phản ứng với các tình huống khác nhau".
Tất cả những người hiện diện đã rất xúc động khi xem toàn bộ bộ phim. Trong số giới chức thẩm quyền tham dự có Đại sứ Ba Lan cạnh Tòa Thánh, Hanna Suchocka, Thư ký riêng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, Đức Ông Alfred Xuereb, và Đức Tổng Giám Mục Jozef Kowalczyk, Giáo Trưởng Giáo Hội Ba Lan.
Đức Tổng Giám mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội cho hay: "Tôi muốn nhấn mạnh đến sự xuất sắc của bộ phim này là nó trình bày hình ảnh sinh động, chân thật và sâu sắc của Đức Gioan Phaolô II trong Giáo Hội và trên thế giới. Đối với tôi, có vẻ như bộ phim này tiết lộ rất rõ ràng rằng Đức Gioan Phaolô II không chỉ là một linh mục của Giáo Hội Công Giáo, nhưng còn là một vị lãnh đạo vĩ đại trên bước đường của nhân loại".
Ngài cho hay thêm: "Đó là lý do tại sao tôi muốn bộ phim này thành công lớn, vì nó sẽ giúp tái khám phá hình ảnh đích thực của Đức Gioan Phaolô II, nhưng tôi muốn nói rằng nó cũng giúp chúng ta tái khám phá cách sống trong thế giới ngày nay. Tôi cũng muốn nói điều này: Con người này cũng dạy chúng ta làm thế nào để chết như những người môn đệ của Chúa Giêsu Kitô".
Đức Tổng Giám mục Claudio Maria Celli kết luận: "Tôi biết ơn đạo diễn và các nhà sản xuất bộ phim này, bởi vì nó cho phép tôi một lần nữa thưởng thức những khoảnh khắc đích thực, thưởng thức chúng tận con tim và hướng về phía trước với lòng tin tưởng".
Cuộc nổi dậy bên bờ sông Nil
Đinh Kim Tân
19:00 14/02/2011
Dòng sông Nil chảy dọc đất nước Ai cập từ Bắc xuống Nam, là dòng sông quan trọng, thủy lộ giao thông đường sông chính xuyên qua suốt đất nước Ai Cập. Thủ đô Cairo của Ai Cập nằm phía tả ngạn dòng sông Nil.
Sông Nil cùng với những Kim Tự Tháp hùng vĩ ẩn chứa những kho tàng bí mật huyền bí của các triều đại Vua Pharao hằng ngàn năm trước Công Nguyên, đã trở thành những hình ảnh biểu tượng của đất nước Ai Cập.
Từ 14.10.1981 đến 12.02.2011 Ông Mubarak lên cầm quyền hành chính trị, cai trị đất nước theo phương pháp dân chủ độc tài, do đảng của ông nắm giữ hết quyền hành ở Quốc Hội và cả Quân đội.
30 năm cai trị đất nước theo chính sách đè bẹp áp chế tự do, kiểm soát mọi sinh hoạt chính trị văn hóa, để cho phe cánh ủng hộ chính quyền lộng hành tham nhũng. Do đó đời sống đại đa số người dân bị thiệt thòi lâm cảnh nghèo túng.
Do ảnh hưởng thành công của cuộc cách mạng Hoa Nhài ở Tunesien ngày 13.01.2011, khiến Tổng Thống độc tài Ben Ali sau 23 năm cai trị đất nước Tunesien đã phải từ chức trốn chạy tỵ nan sang Arab Saudi. Dân chúng Ai Cập, đại đa số những người trẻ tuổi đã kéo nhau xuống đường biểu tình ở thủ đô Kairo đòi Tổng Thống Mubarak phải từ chức, yêu cầu cải tổ sinh hoạt chính trị trong nước về kinh tế, văn hóa.
Diễn tiến cuộc biểu tình của dân chúng Ai Cập lật đổ chế độ Tổng thống Mubarak từ ngày 25.01 đến ngày 12.02.2011:
1. Ngày 25.01.2011 hàng ngàn vạn lớp người trẻ Ai Cập đã tụ tập ở thủ đô Kairo và những thành phố lớn như Alexandria, Suez, nêu yêu sách đòi Tổng Thống phải từ chức, kêu gọi người dân trong nước nổi dậy làm cuộc cách mạng chống tham nhũng, chống nghèo đói, chống nạn thất nghiệp, chống tra tấn hành hạ. Những ngày trước đó hai người thanh niên ở thủ đô Kairo và thành phố lớn Alexandria đã tự thiêu châm ngòi lửa cách mạng chống chính phủ.
Ngọn lửa nổi dậy làm cách mạng lan tràn nhanh chóng trong khắp nước Ai Cập từ ngày này, bắt đầu còn hòa hoãn nhưng dần dần xảy những xô xát gây đổ máu giữa người biểu tình và phe theo chính phủ.
2. Ngày 26.02.2011 đoàn người biểu tình bất chấp lệnh giới nghiêm, luật cấm biểu tình tuần hành, họ càng kéo đến đông hơn đi biểu tình ngoài đường phố. Bộ máy chính quyền công an cảnh sát phản ứng bạo tàn, họ phun xịt hơi cay, ngạt, dùng gậy dùi cui tấn công, nhằm giải tán người biểu tình.
3. Ngày 27.01.2011 bạo lực leo thang mạnh hơn, những người biểu tình chống chính phủ tấn công đồn cảnh sát, đốt trạm cứu hỏa, cướp khí giới chống lại cảnh sát. Trong ngày hôm đó Tiến sĩ El Baradei, một người Ai Cập đã được giải thưởng Hòa Bình Nobel năm 2005, Ông cũng là một nhà ngoại giao lão thành của Ai Cập, nhưng Ông thuộc phe đối lập chống chính phủ, đã trở về dẫn đầu đoàn biểu tình ở thủ đô Ai Cập.
4. Ngày 28.01.2011 sau buổi cầu nguyện ngày Thứ Sáu của người Hồi Giáo ở đền thờ, đoàn người biểu tình lại kéo nhau xuống đường biểu tình. Họ hô hoán dùng đá gậy ném vào cảnh sát gây ra cảnh xô xát. Cảnh sát dùng hơi cay phun xịt và bắn đạn cao su trả đũa lại. Chính phủ cắt đứt ngăn cản mọi phương tiện truyền thông Internet cùng điện thoại di động, với mục đích bưng bít thông tin gây cản trở khó khăn cho những người biểu tình. Ông El Baradei bị cô lập giam lỏng ở nhà không cho đi ra ngoài.
Lớp người biểu tình kéo đến càng đông hơn lên tới hơn 100.000 người.
5. Ngày 29.01.2011 xảy ra những vụ đập phá cướp bóc các cửa hàng, nhà cửa ở thủ đô Kairo. Nhiều khu phố không còn an ninh trật tự nữa, dân chúng phải tự thành lập đội ngũ nhân dân tự vệ kiểm soát giữ an ninh cho khu phố mình đang ở.
Để làm dịu bớt tình hình căng thẳng, Tổng Thống Mubarak cải tổ chính phủ: bổ nhiệm Ông Suleima làm Phó Tổng Thống, Ông Scharif làm tân Thủ Tướng.
Chính phủ các nước ngoại quốc như Đức, Pháp, Anh phê bình cho cải tổ như thế là chưa đáp ứng đủ yêu sách của người dân, và yêu cầu chính phủ của Tổng Thống Mubarak chấm dứt tình trạng dùng vũ khí đàn áp người dân không có vũ khí trong tay. Số người bị chết do đàn áp trong thủ đô Kairo lên tới 100 người.
6. Ngày 30.01.2011 càng ngày càng có nhiều vụ đốt phá cướp bóc trong thủ đô, nên quân đội được điều động đến giữ an ninh trật tự ở các thành phố lớn trong nước. Trên bầu trời thủ đô Kairo máy bay phản lực bay với tọa độ thấp, mục đích uy hiếp tinh thần người biểu tình. Nhưng họ kiên cường không để bị đe dọa làm nản chí, mà vẫn đòi hỏi Ông Mubarak phải từ chức. Ông El Baradei thoát vòng kiểm tỏa, đi ra khỏi nhà dẫn đầu đoàn người biểu tình chống chính phủ Mubarak.
Những chuyến bay đầu tiên của các hãng hàng không ngoại quốc bắt đầu di tản kiều dân ngoại quốc ra khỏi Ai Cập.
7. Ngày 31.01.2011 Tổng Thống Mubarak cải tổ nội các, thay thế Bộ Trưởng Nội vụ Habib Al Adli, người mà bị những người biểu tình chỉ trích nặng nề. Phó tổng thống Suleiman mời gọi đối thoại sửa đổi Hiến Pháp và ngành Tư Pháp, nhưng đoàn người biểu tình bác bỏ, từ chối tham gia.
Quân đội tuyên bố không dùng vũ khí bắn vào người biểu tình. Số người đi biểu tình càng lúc càng kéo đi đông hơn.
8. Ngày 01.02.2011 ở quảng trường Tahrir 250.000 người tụ tập, đây là số người biểu tình đông đảo lớn nhất của phe đối lập chống chính phủ, đòi hỏi Tổng Thống Mubarak phải từ chức tức khắc. Quân đội kiểm soát giấy tờ người đi biểu tình, nhưng không ngăn cản ai đi vào công trường Tahrir.
Trên hệ thống truyền hình, Tổng Thống Mubarak nhượng bộ những yêu cầu của phe biểu tình đến tháng chín tổ chức bầu cử mới, nhưng ông không chịu từ chức ra đi tỵ nạn. Ông lưu lại là Tổng Thống không ra ứng cử lần nữa vào tháng chín tới.
9. Ngày 02.02.2011 bạo lực lại leo thang tới cao điểm, phe nhóm thân chính phủ tổ chức biểu tình phản pháo lại, ném đá, dùng gậy gộc, ném bom lửa cháy tấn công vào đoàn người biểu tình chống chính phủ. Buổi chiều họ còn dùng ngựa và lạc đà chạy xô vào đám người biểu tình quật ngã, đánh đập tàn nhẫn làm nhiều người bị thương ngay trên đường phố, nhằm mục đích chia rẽ và làm nản lòng những người đi biểu tình chống chính phủ.
Quân đội với xe tăng bọc sắt đứng trung lập không tấn công bên nào. Họ chỉ ngăn cản hai bên biểu tình không để cho bạo động leo thang gây thiệt hại về nhân mạng. Quân đội canh gác những dinh thự nhà cửa cộng cộng, bảo tàng viện để tránh không bị đốt phá cướp bóc hôi của.
10. Ngày 03.02.2011 hai bên biểu tình ủng hộ và chống chính phủ lại tấn công nhau, sang ngày thứ hai ngoài đường phố, chung quanh ở quảng trường Tahrir. Hai bên dùng vũ khí bắn vào nhau, một ít dinh thự bị đốt cháy. Quân đội lập khu hàng rào ở giữa, ngăn cản hai bên thù địch nhau, không cho họ tới gần nhau gây bạo động, dẫu vậy quân đội cũng không ngăn cản chấm dứt bạo động được.
Tổng Thống Mubarak lên truyền hình lập lại lời cương quyết không từ chức. Ông cho rằng nếu ông từ bỏ ra đi, tình trạng hỗn loạn sẽ xảy ra khắp trong nước. Đồng thời Ông cũng cảnh báo, nếu Ông ra đi, phe cánh Huynh đoàn Hồi Giáo sẽ chiếm quyền. Đây là điều gây nên lo âu cho các nước bên phương Tây.
11. Ngày 04.02.2011 ở quảng trường Tahrir 100.000 người kêu gọi: hôm nay là „ngày ra đi“ nhất quyết áp lực buộc Tổng Thống Mubarak phải từ chức ra đi. Hôm nay tình hình trở nên yên tĩnh không có bạo động xảy ra. Thay vào đó, Bộ trưởng Quốc Phòng Mohammed Hussein Tantawi, Ông Arm Mussa Tổng thư ký khối Ảrập xuất hiện đến thăm đoàn người biểu tình ở quảng trường Tahrir.
Các đường dây ngoại giao từ phía Hoa Kỳ và khối Liên hiệp Âu Châu ( EU) gây áp lực với Tổng Thống Mubarak. Các vị đứng đầu chính phủ Hoa kỳ và Âu Châu yêu cầu phải có thay đổi ngay lập tức, nhưng họ không đòi buộc Ông Mubarak từ chức tổng thống.
12. Ngày 05.02.2011 sau khi cải tổ nội các chính phủ, Ông Mubarak sắp xếp cải tổ lại đảng cầm quyền NDP của Ông. Đoàn thư ký đảng gồm sáu người được thay đổi mới. Ông Gamal Mubarak, con trai Mubarak, người có thể sẽ nối nghiệp Ông làm tổng thống cũng mất chức luôn. Tuy nhiên Ông Mubarak vẫn là đảng trưởng đảng NDP.
Ở quảng trường Tahrir hàng trăm ngàn người biểu tình nhất quyết ở lại bất tuân lệnh của chính phủ phải thu dọn về nhà. Nhiều nhóm người đến nằm ngồi trước các xe tăng bọc sắt của quân đội, ngăn cản không cho họ chuyển bánh rời khỏi vị trí đang đậu.
13. Ngày 06.02.2011 lần đầu tiên có cuộc đối thoại nói chuyện trực tiếp giữa chính phủ và phe biểu tình chống ông Mubarak. Phó Tổng Thống Suleiman gặp phe cánh Huynh đệ Hồi Giáo và những đại diện phe đối lập. Ông hứa thiết lập tự do báo chí, cải tổ ngành công an cảnh sát, tự do tụ tập biểu tình. Nhưng phe nhóm đối lập thất vọng, vì Ông Suleiman từ chối điều kiện của phe biểu tình đòi buộc Ông Mubarak phải từ chức.
14. Ngày 07.02.2011 ở quảng trường Tahrir hàng trăm ngàn người vẫn cố thủ biểu tình chống Ông Mubarak, tình trạng dẫu thế dần dần trở lại yên tĩnh bình thường. Nhiều cửa tiệm bán hàng hóa mở cửa trở lại, chỉ có ban đêm còn tình trạng giới nghiêm.
15. Ngày 08.02.2011 dù các cuộc nói chuyện giữa hai bên chính phủ và phe đối lập tiếp tục trở lại, nhưng cuộc biểu tình vẫn tiếp tục không giảm bớt về cường độ, số lượng. Ban ngày có hàng trăm ngàn người tụ tập ở quảng trường Tahrir biểu tình kết thành hình ảnh biểu tượng của phong trào chống Mubarak. Cuộc biểu tình lan sang tòa nhà quốc hội và cả những nơi khác trong nước.
Theo UNO và Ủy Hội Quốc Tế Nhân Quyền từ ngày 25.01.2011 tới nay có 300 người bị chết. Theo nguồn tin của chính phủ Ai Cập trái lại có 11 người chết và 1000 người bị thương.
16. Ngày 10.02.2011 tình hình ở quảng trường Tahrir yên tĩnh. Theo thông báo buổi chiều tối Tổng Thống Mubarak sẽ lên đài truyền hình đọc bài diễn văn quan trọng. Mọi người nhất là phe biểu tình chống đối hy vọng Ông Mubarak sẽ từ chức. Vì trước đó, quân đội đã nói là những đòi hỏi của người biểu tình được đáp ứng đầy đủ.
Nhưng Ông Mubarak không từ chức. Ông sẽ lưu lại là Tổng Thống cho tới tháng chín bầu cử mới. Ông trao quyền hành cho Phó Tổng Thống Suleiman. Ông quyết tâm bảo vệ sự an ninh cùng độc lập của đất nước Ai Cập. Đoàn người biểu tình ở quảng trường Tahrir thất vọng giận dữ với bài diễn văn của Ông. Nhiều người cởi giầy ra khỏi chân ném chỉ vào hình Tổng Thống Mubarak. Đây là cử chỉ khinh miệt coi thường, không còn tôn trọng nữa.
17. Ngày 11.02.2011 Phó Tổng Thống Suleiman trước ống kính truyền hình tuyên bố: Tổng Thống Mubarak từ chức trao quyền lại cho Hội đồng quân đội. Đám người biểu tình hân hoan reo hò vui mừng chiến thắng trên quảng trường Tahrir. Toàn dân Ai Cập đã chiến thắng sau 17 ngày biểu tình lật đổ được nhà cầm quyền độc tài Mubarak từ 30 năm nay.
Dân chúng tràn ra đường trương cờ, nhấn kèn xe hơi ăn mừng chiến thắng suốt cả đêm tới sáng hôm sau.
Gia đình cựu Tổng Thống Mubarak dùng máy bay trực thăng di chuyển ra khỏi thủ đô Kairo bay về cư ngụ ở nhà nghỉ mát bờ biển Đỏ Scharm al Scheich. Ông Mubarak không chấp nhận giải pháp rời bỏ đất nước trốn đi tỵ nạn.
18. Ngày 12.02.2011 sau khi Ông Mubarak từ chức ra đi, hàng rào cản, lều vải cùng những chướng ngại vật dựng ở quảng trường Tahrir trong suốt 17 ngày biểu tình được gỡ tháo bỏ. Quảng trường được thu dọn sạch sẽ trở lại. Nhóm đối lập biểu tình ra tuyên cáo vẫn tiếp tục biểu tình, làm áp lực để những đòi hỏi của họ không bị bóp méo quên lãng.
Quân đội hứa tôn trọng những thỏa hiệp quốc tế, mà Ai cập đã ký kết với các nước ngoại quốc nhất là hiệp ước hòa bình với Israel.
Một trang sử mới đã mở ra cho đất nước người dân Ai Cập về chính trị, kinh tế cũng như văn hóa giáo dục, nhất là cho thế hệ những người trẻ.
Những người trẻ Ai Cập đã làm cách mạng xây dựng lại đất nước của họ bằng ý chí quyết tâm của họ.
17 ngày biểu tình chống đối đòi hỏi đâu có phải là thời gian dài cho một cuộc cách mạng. Nhưng lại làm nên lịch sử, đem đến thành công rực rỡ đổi mới cho một dân tộc đất nước bị cai trị suốt 30 năm với phương pháp độc tài, bưng bít, tham nhũng theo kiểu ban phát ân huệ xin cho.
Một khởi đầu mới đã đang bắt đầu ở đất nước Ai cập với hàng ngàn năm văn hiến, văn minh trong lòng nhân loại.
Bao giờ ngày khởi đầu mới đó đến với nước Việt Nam cũng đã có hơn 4 ngàn năm văn hiến?
Mong mỏi chờ đợi lắm thay!
14.02.2011
Phỏng dịch theo đài truyền hình ARD Đức Quốc ngày 13.02.2011
Sông Nil cùng với những Kim Tự Tháp hùng vĩ ẩn chứa những kho tàng bí mật huyền bí của các triều đại Vua Pharao hằng ngàn năm trước Công Nguyên, đã trở thành những hình ảnh biểu tượng của đất nước Ai Cập.
Từ 14.10.1981 đến 12.02.2011 Ông Mubarak lên cầm quyền hành chính trị, cai trị đất nước theo phương pháp dân chủ độc tài, do đảng của ông nắm giữ hết quyền hành ở Quốc Hội và cả Quân đội.
30 năm cai trị đất nước theo chính sách đè bẹp áp chế tự do, kiểm soát mọi sinh hoạt chính trị văn hóa, để cho phe cánh ủng hộ chính quyền lộng hành tham nhũng. Do đó đời sống đại đa số người dân bị thiệt thòi lâm cảnh nghèo túng.
Do ảnh hưởng thành công của cuộc cách mạng Hoa Nhài ở Tunesien ngày 13.01.2011, khiến Tổng Thống độc tài Ben Ali sau 23 năm cai trị đất nước Tunesien đã phải từ chức trốn chạy tỵ nan sang Arab Saudi. Dân chúng Ai Cập, đại đa số những người trẻ tuổi đã kéo nhau xuống đường biểu tình ở thủ đô Kairo đòi Tổng Thống Mubarak phải từ chức, yêu cầu cải tổ sinh hoạt chính trị trong nước về kinh tế, văn hóa.
Diễn tiến cuộc biểu tình của dân chúng Ai Cập lật đổ chế độ Tổng thống Mubarak từ ngày 25.01 đến ngày 12.02.2011:
1. Ngày 25.01.2011 hàng ngàn vạn lớp người trẻ Ai Cập đã tụ tập ở thủ đô Kairo và những thành phố lớn như Alexandria, Suez, nêu yêu sách đòi Tổng Thống phải từ chức, kêu gọi người dân trong nước nổi dậy làm cuộc cách mạng chống tham nhũng, chống nghèo đói, chống nạn thất nghiệp, chống tra tấn hành hạ. Những ngày trước đó hai người thanh niên ở thủ đô Kairo và thành phố lớn Alexandria đã tự thiêu châm ngòi lửa cách mạng chống chính phủ.
Ngọn lửa nổi dậy làm cách mạng lan tràn nhanh chóng trong khắp nước Ai Cập từ ngày này, bắt đầu còn hòa hoãn nhưng dần dần xảy những xô xát gây đổ máu giữa người biểu tình và phe theo chính phủ.
2. Ngày 26.02.2011 đoàn người biểu tình bất chấp lệnh giới nghiêm, luật cấm biểu tình tuần hành, họ càng kéo đến đông hơn đi biểu tình ngoài đường phố. Bộ máy chính quyền công an cảnh sát phản ứng bạo tàn, họ phun xịt hơi cay, ngạt, dùng gậy dùi cui tấn công, nhằm giải tán người biểu tình.
3. Ngày 27.01.2011 bạo lực leo thang mạnh hơn, những người biểu tình chống chính phủ tấn công đồn cảnh sát, đốt trạm cứu hỏa, cướp khí giới chống lại cảnh sát. Trong ngày hôm đó Tiến sĩ El Baradei, một người Ai Cập đã được giải thưởng Hòa Bình Nobel năm 2005, Ông cũng là một nhà ngoại giao lão thành của Ai Cập, nhưng Ông thuộc phe đối lập chống chính phủ, đã trở về dẫn đầu đoàn biểu tình ở thủ đô Ai Cập.
4. Ngày 28.01.2011 sau buổi cầu nguyện ngày Thứ Sáu của người Hồi Giáo ở đền thờ, đoàn người biểu tình lại kéo nhau xuống đường biểu tình. Họ hô hoán dùng đá gậy ném vào cảnh sát gây ra cảnh xô xát. Cảnh sát dùng hơi cay phun xịt và bắn đạn cao su trả đũa lại. Chính phủ cắt đứt ngăn cản mọi phương tiện truyền thông Internet cùng điện thoại di động, với mục đích bưng bít thông tin gây cản trở khó khăn cho những người biểu tình. Ông El Baradei bị cô lập giam lỏng ở nhà không cho đi ra ngoài.
Lớp người biểu tình kéo đến càng đông hơn lên tới hơn 100.000 người.
5. Ngày 29.01.2011 xảy ra những vụ đập phá cướp bóc các cửa hàng, nhà cửa ở thủ đô Kairo. Nhiều khu phố không còn an ninh trật tự nữa, dân chúng phải tự thành lập đội ngũ nhân dân tự vệ kiểm soát giữ an ninh cho khu phố mình đang ở.
Để làm dịu bớt tình hình căng thẳng, Tổng Thống Mubarak cải tổ chính phủ: bổ nhiệm Ông Suleima làm Phó Tổng Thống, Ông Scharif làm tân Thủ Tướng.
Chính phủ các nước ngoại quốc như Đức, Pháp, Anh phê bình cho cải tổ như thế là chưa đáp ứng đủ yêu sách của người dân, và yêu cầu chính phủ của Tổng Thống Mubarak chấm dứt tình trạng dùng vũ khí đàn áp người dân không có vũ khí trong tay. Số người bị chết do đàn áp trong thủ đô Kairo lên tới 100 người.
6. Ngày 30.01.2011 càng ngày càng có nhiều vụ đốt phá cướp bóc trong thủ đô, nên quân đội được điều động đến giữ an ninh trật tự ở các thành phố lớn trong nước. Trên bầu trời thủ đô Kairo máy bay phản lực bay với tọa độ thấp, mục đích uy hiếp tinh thần người biểu tình. Nhưng họ kiên cường không để bị đe dọa làm nản chí, mà vẫn đòi hỏi Ông Mubarak phải từ chức. Ông El Baradei thoát vòng kiểm tỏa, đi ra khỏi nhà dẫn đầu đoàn người biểu tình chống chính phủ Mubarak.
Những chuyến bay đầu tiên của các hãng hàng không ngoại quốc bắt đầu di tản kiều dân ngoại quốc ra khỏi Ai Cập.
7. Ngày 31.01.2011 Tổng Thống Mubarak cải tổ nội các, thay thế Bộ Trưởng Nội vụ Habib Al Adli, người mà bị những người biểu tình chỉ trích nặng nề. Phó tổng thống Suleiman mời gọi đối thoại sửa đổi Hiến Pháp và ngành Tư Pháp, nhưng đoàn người biểu tình bác bỏ, từ chối tham gia.
Quân đội tuyên bố không dùng vũ khí bắn vào người biểu tình. Số người đi biểu tình càng lúc càng kéo đi đông hơn.
8. Ngày 01.02.2011 ở quảng trường Tahrir 250.000 người tụ tập, đây là số người biểu tình đông đảo lớn nhất của phe đối lập chống chính phủ, đòi hỏi Tổng Thống Mubarak phải từ chức tức khắc. Quân đội kiểm soát giấy tờ người đi biểu tình, nhưng không ngăn cản ai đi vào công trường Tahrir.
Trên hệ thống truyền hình, Tổng Thống Mubarak nhượng bộ những yêu cầu của phe biểu tình đến tháng chín tổ chức bầu cử mới, nhưng ông không chịu từ chức ra đi tỵ nạn. Ông lưu lại là Tổng Thống không ra ứng cử lần nữa vào tháng chín tới.
9. Ngày 02.02.2011 bạo lực lại leo thang tới cao điểm, phe nhóm thân chính phủ tổ chức biểu tình phản pháo lại, ném đá, dùng gậy gộc, ném bom lửa cháy tấn công vào đoàn người biểu tình chống chính phủ. Buổi chiều họ còn dùng ngựa và lạc đà chạy xô vào đám người biểu tình quật ngã, đánh đập tàn nhẫn làm nhiều người bị thương ngay trên đường phố, nhằm mục đích chia rẽ và làm nản lòng những người đi biểu tình chống chính phủ.
Quân đội với xe tăng bọc sắt đứng trung lập không tấn công bên nào. Họ chỉ ngăn cản hai bên biểu tình không để cho bạo động leo thang gây thiệt hại về nhân mạng. Quân đội canh gác những dinh thự nhà cửa cộng cộng, bảo tàng viện để tránh không bị đốt phá cướp bóc hôi của.
10. Ngày 03.02.2011 hai bên biểu tình ủng hộ và chống chính phủ lại tấn công nhau, sang ngày thứ hai ngoài đường phố, chung quanh ở quảng trường Tahrir. Hai bên dùng vũ khí bắn vào nhau, một ít dinh thự bị đốt cháy. Quân đội lập khu hàng rào ở giữa, ngăn cản hai bên thù địch nhau, không cho họ tới gần nhau gây bạo động, dẫu vậy quân đội cũng không ngăn cản chấm dứt bạo động được.
Tổng Thống Mubarak lên truyền hình lập lại lời cương quyết không từ chức. Ông cho rằng nếu ông từ bỏ ra đi, tình trạng hỗn loạn sẽ xảy ra khắp trong nước. Đồng thời Ông cũng cảnh báo, nếu Ông ra đi, phe cánh Huynh đoàn Hồi Giáo sẽ chiếm quyền. Đây là điều gây nên lo âu cho các nước bên phương Tây.
11. Ngày 04.02.2011 ở quảng trường Tahrir 100.000 người kêu gọi: hôm nay là „ngày ra đi“ nhất quyết áp lực buộc Tổng Thống Mubarak phải từ chức ra đi. Hôm nay tình hình trở nên yên tĩnh không có bạo động xảy ra. Thay vào đó, Bộ trưởng Quốc Phòng Mohammed Hussein Tantawi, Ông Arm Mussa Tổng thư ký khối Ảrập xuất hiện đến thăm đoàn người biểu tình ở quảng trường Tahrir.
Các đường dây ngoại giao từ phía Hoa Kỳ và khối Liên hiệp Âu Châu ( EU) gây áp lực với Tổng Thống Mubarak. Các vị đứng đầu chính phủ Hoa kỳ và Âu Châu yêu cầu phải có thay đổi ngay lập tức, nhưng họ không đòi buộc Ông Mubarak từ chức tổng thống.
12. Ngày 05.02.2011 sau khi cải tổ nội các chính phủ, Ông Mubarak sắp xếp cải tổ lại đảng cầm quyền NDP của Ông. Đoàn thư ký đảng gồm sáu người được thay đổi mới. Ông Gamal Mubarak, con trai Mubarak, người có thể sẽ nối nghiệp Ông làm tổng thống cũng mất chức luôn. Tuy nhiên Ông Mubarak vẫn là đảng trưởng đảng NDP.
Ở quảng trường Tahrir hàng trăm ngàn người biểu tình nhất quyết ở lại bất tuân lệnh của chính phủ phải thu dọn về nhà. Nhiều nhóm người đến nằm ngồi trước các xe tăng bọc sắt của quân đội, ngăn cản không cho họ chuyển bánh rời khỏi vị trí đang đậu.
13. Ngày 06.02.2011 lần đầu tiên có cuộc đối thoại nói chuyện trực tiếp giữa chính phủ và phe biểu tình chống ông Mubarak. Phó Tổng Thống Suleiman gặp phe cánh Huynh đệ Hồi Giáo và những đại diện phe đối lập. Ông hứa thiết lập tự do báo chí, cải tổ ngành công an cảnh sát, tự do tụ tập biểu tình. Nhưng phe nhóm đối lập thất vọng, vì Ông Suleiman từ chối điều kiện của phe biểu tình đòi buộc Ông Mubarak phải từ chức.
14. Ngày 07.02.2011 ở quảng trường Tahrir hàng trăm ngàn người vẫn cố thủ biểu tình chống Ông Mubarak, tình trạng dẫu thế dần dần trở lại yên tĩnh bình thường. Nhiều cửa tiệm bán hàng hóa mở cửa trở lại, chỉ có ban đêm còn tình trạng giới nghiêm.
15. Ngày 08.02.2011 dù các cuộc nói chuyện giữa hai bên chính phủ và phe đối lập tiếp tục trở lại, nhưng cuộc biểu tình vẫn tiếp tục không giảm bớt về cường độ, số lượng. Ban ngày có hàng trăm ngàn người tụ tập ở quảng trường Tahrir biểu tình kết thành hình ảnh biểu tượng của phong trào chống Mubarak. Cuộc biểu tình lan sang tòa nhà quốc hội và cả những nơi khác trong nước.
Theo UNO và Ủy Hội Quốc Tế Nhân Quyền từ ngày 25.01.2011 tới nay có 300 người bị chết. Theo nguồn tin của chính phủ Ai Cập trái lại có 11 người chết và 1000 người bị thương.
16. Ngày 10.02.2011 tình hình ở quảng trường Tahrir yên tĩnh. Theo thông báo buổi chiều tối Tổng Thống Mubarak sẽ lên đài truyền hình đọc bài diễn văn quan trọng. Mọi người nhất là phe biểu tình chống đối hy vọng Ông Mubarak sẽ từ chức. Vì trước đó, quân đội đã nói là những đòi hỏi của người biểu tình được đáp ứng đầy đủ.
Nhưng Ông Mubarak không từ chức. Ông sẽ lưu lại là Tổng Thống cho tới tháng chín bầu cử mới. Ông trao quyền hành cho Phó Tổng Thống Suleiman. Ông quyết tâm bảo vệ sự an ninh cùng độc lập của đất nước Ai Cập. Đoàn người biểu tình ở quảng trường Tahrir thất vọng giận dữ với bài diễn văn của Ông. Nhiều người cởi giầy ra khỏi chân ném chỉ vào hình Tổng Thống Mubarak. Đây là cử chỉ khinh miệt coi thường, không còn tôn trọng nữa.
17. Ngày 11.02.2011 Phó Tổng Thống Suleiman trước ống kính truyền hình tuyên bố: Tổng Thống Mubarak từ chức trao quyền lại cho Hội đồng quân đội. Đám người biểu tình hân hoan reo hò vui mừng chiến thắng trên quảng trường Tahrir. Toàn dân Ai Cập đã chiến thắng sau 17 ngày biểu tình lật đổ được nhà cầm quyền độc tài Mubarak từ 30 năm nay.
Dân chúng tràn ra đường trương cờ, nhấn kèn xe hơi ăn mừng chiến thắng suốt cả đêm tới sáng hôm sau.
Gia đình cựu Tổng Thống Mubarak dùng máy bay trực thăng di chuyển ra khỏi thủ đô Kairo bay về cư ngụ ở nhà nghỉ mát bờ biển Đỏ Scharm al Scheich. Ông Mubarak không chấp nhận giải pháp rời bỏ đất nước trốn đi tỵ nạn.
18. Ngày 12.02.2011 sau khi Ông Mubarak từ chức ra đi, hàng rào cản, lều vải cùng những chướng ngại vật dựng ở quảng trường Tahrir trong suốt 17 ngày biểu tình được gỡ tháo bỏ. Quảng trường được thu dọn sạch sẽ trở lại. Nhóm đối lập biểu tình ra tuyên cáo vẫn tiếp tục biểu tình, làm áp lực để những đòi hỏi của họ không bị bóp méo quên lãng.
Quân đội hứa tôn trọng những thỏa hiệp quốc tế, mà Ai cập đã ký kết với các nước ngoại quốc nhất là hiệp ước hòa bình với Israel.
Một trang sử mới đã mở ra cho đất nước người dân Ai Cập về chính trị, kinh tế cũng như văn hóa giáo dục, nhất là cho thế hệ những người trẻ.
Những người trẻ Ai Cập đã làm cách mạng xây dựng lại đất nước của họ bằng ý chí quyết tâm của họ.
17 ngày biểu tình chống đối đòi hỏi đâu có phải là thời gian dài cho một cuộc cách mạng. Nhưng lại làm nên lịch sử, đem đến thành công rực rỡ đổi mới cho một dân tộc đất nước bị cai trị suốt 30 năm với phương pháp độc tài, bưng bít, tham nhũng theo kiểu ban phát ân huệ xin cho.
Một khởi đầu mới đã đang bắt đầu ở đất nước Ai cập với hàng ngàn năm văn hiến, văn minh trong lòng nhân loại.
Bao giờ ngày khởi đầu mới đó đến với nước Việt Nam cũng đã có hơn 4 ngàn năm văn hiến?
Mong mỏi chờ đợi lắm thay!
14.02.2011
Phỏng dịch theo đài truyền hình ARD Đức Quốc ngày 13.02.2011
Top Stories
Cardinal Ravasi Urges Dialogue With Nonbelievers - Says Conversations Should Confront ''Radical Questions''
Zenit
09:33 14/02/2011
VATICAN CITY, FEB. 13, 2011 (Zenit.org).- The dialogue between believers and nonbelievers should not limit itself to finding a least common denominator of agreement, but rather should seek to confront the fundamental questions of life, says the president of the Pontifical Council for Culture.
Cardinal Gianfranco Ravasi spoke of the need for more profound dialogue with nonbelievers in an interview last week with Vatican Radio, which took place ahead of the presentation at the University of Bologna on Saturday of the "Court of the Gentiles." The new Vatican structure -- overseen by the culture council -- was created to foster dialogue between believers and nonbelievers.
The idea for this initiative was proposed in a Dec. 21, 2009, address by Benedict XVI to the Roman Curia, in which he spoke about the "Court of the Gentiles," a space in the ancient Temple of Jerusalem that was not reserved for the Jews, but rather was open to any person independent of his culture or religion.
The Pontiff noted that Jesus, in the Gospel, cleared this temple courtyard of extraneous affairs "so that it could be a free space for the Gentiles who wished to pray there to the one God, even if they could not take part in the mystery for whose service the inner part of the Temple was reserved."
"I think that today too the Church should open a sort of 'Court of the Gentiles' in which people might in some way latch on to God, without knowing him and before gaining access to his mystery, at whose service the inner life of the Church stands," the Holy Father stated.
The presentation at the University of Bologna preceded the international launching of the structure, which will take place March 24-25 in Paris.
Disputed Questions
The University of Bologna, Cardinal Ravasi, "wanted to reintroduce the ancient tradition of the 'disputed questions' -- as they were called then -- while at that time they had to do with different opinions and theses, in this case they will be between believers and nonbelievers."
According to the president of the Vatican dicastery, the danger of a dialogue with nonbelievers "could only be that of an academic dialogue, a dialogue that in the end simply finds that minimal common denominator."
"I am trying to see to it that this danger is avoided," he stated. "I want really fundamental questions to be asked -- questions of anthropology, then good and evil, life and afterlife, love suffering, the meaning of evil -- questions that are substantially at the basis of human existence."
The cardinal also has other objectives: "That, for example, one questions oneself about the quality of theology, precisely for making it clear that theology is not some paleolithic relic of the past, and is instead a discipline that has its statutes, its typology and method, is another perspective on reality."
In the same way, he stressed the "spirituality of the atheist, because it isn't just theology that teaches transcendence, it is also inherent in reason itself, which by its nature desires to always go beyond and so in the end also asks about the other and the absolutely other."
"There are many paths and itineraries that we would like to propose, all of which will in any case be provocations," he explained.
The prelate noted that both believers and atheists seek to convince others of the rightness of their ways of life. "We know and there is no reason to deny it, that religions by their nature are not only informative; they are also performative, that is, they want to form consciences, they want to show the attractiveness of their message," he observed, but this is also a tendency of "serious atheism."
(Source: http://www.zenit.org/article-31737?l=english)
Cardinal Gianfranco Ravasi spoke of the need for more profound dialogue with nonbelievers in an interview last week with Vatican Radio, which took place ahead of the presentation at the University of Bologna on Saturday of the "Court of the Gentiles." The new Vatican structure -- overseen by the culture council -- was created to foster dialogue between believers and nonbelievers.
The idea for this initiative was proposed in a Dec. 21, 2009, address by Benedict XVI to the Roman Curia, in which he spoke about the "Court of the Gentiles," a space in the ancient Temple of Jerusalem that was not reserved for the Jews, but rather was open to any person independent of his culture or religion.
The Pontiff noted that Jesus, in the Gospel, cleared this temple courtyard of extraneous affairs "so that it could be a free space for the Gentiles who wished to pray there to the one God, even if they could not take part in the mystery for whose service the inner part of the Temple was reserved."
"I think that today too the Church should open a sort of 'Court of the Gentiles' in which people might in some way latch on to God, without knowing him and before gaining access to his mystery, at whose service the inner life of the Church stands," the Holy Father stated.
The presentation at the University of Bologna preceded the international launching of the structure, which will take place March 24-25 in Paris.
Disputed Questions
The University of Bologna, Cardinal Ravasi, "wanted to reintroduce the ancient tradition of the 'disputed questions' -- as they were called then -- while at that time they had to do with different opinions and theses, in this case they will be between believers and nonbelievers."
According to the president of the Vatican dicastery, the danger of a dialogue with nonbelievers "could only be that of an academic dialogue, a dialogue that in the end simply finds that minimal common denominator."
"I am trying to see to it that this danger is avoided," he stated. "I want really fundamental questions to be asked -- questions of anthropology, then good and evil, life and afterlife, love suffering, the meaning of evil -- questions that are substantially at the basis of human existence."
The cardinal also has other objectives: "That, for example, one questions oneself about the quality of theology, precisely for making it clear that theology is not some paleolithic relic of the past, and is instead a discipline that has its statutes, its typology and method, is another perspective on reality."
In the same way, he stressed the "spirituality of the atheist, because it isn't just theology that teaches transcendence, it is also inherent in reason itself, which by its nature desires to always go beyond and so in the end also asks about the other and the absolutely other."
"There are many paths and itineraries that we would like to propose, all of which will in any case be provocations," he explained.
The prelate noted that both believers and atheists seek to convince others of the rightness of their ways of life. "We know and there is no reason to deny it, that religions by their nature are not only informative; they are also performative, that is, they want to form consciences, they want to show the attractiveness of their message," he observed, but this is also a tendency of "serious atheism."
(Source: http://www.zenit.org/article-31737?l=english)
Pope: Community Life Is Expression of the Church
Zenit
09:35 14/02/2011
Greets Fraternity of St. Charles on 25th Anniversary of Founding
VATICAN CITY, FEB. 13, 2011 (Zenit.org).- While community life might help to attract vocations to the priesthood, or help priests avoid a life a solitude, it's true value is that it's a "path for immersing oneself in the reality of communion," says Benedict XVI.
The Pope said this today upon greeting the priests and seminarians of the Fraternity of St. Charles on the occasion of the 25th anniversary of the foundation of the community.
During his address, the Holy Father addressed the "place of the ordained priesthood in the life of the Church," and the "place of communal life in the priestly experience."
"The Christian priesthood is not an end in itself," the Pontiff stated. "It was willed by Christ in function of the birth and the life of the Church."
Benedict XVI explained that the "glory and joy of the priesthood is to serve Christ and his Mystical Body. It represents a very beautiful and singular vocation in the Church, which makes Christ present because it participates in the one and eternal priesthood of Christ."
Regarding communal life for priests, the Pope noted that he has spoken on many occasions about the importance for priests to live in community: "It is important for priests not to live off on their own somewhere, but to accompany one another in small communities, to support one another, and so to experience, and constantly realize afresh, their communion in service to Christ and in renunciation for the sake of the Kingdom of heaven."
The Holy Father recalled that communal life is not first and foremost a "strategy" to help attract vocations, nor is it "only a form of help in the face of the solitude and weakness of man."
"All of this may certainly be true," he continued, "but only if it is conceived and lived as a path for immersing oneself in the reality of communion. Communal life is in fact an expression of the gift of Christ that is the Church, and it is prefigured in the apostolic community from which the priesthood arose."
"Communal life thus expresses a help that Christ provides for our life, calling us, through the presence of brothers, to an ever more profound conformity to his person," the Holy Father added. "Living with others means accepting the need of my own continual conversion and above all discovering the beauty of such a journey, the joy of humility, of penance, but also of conversation, of mutual forgiveness, of mutual support."
(Source: www.zenit.org/article-31738?l=english)
VATICAN CITY, FEB. 13, 2011 (Zenit.org).- While community life might help to attract vocations to the priesthood, or help priests avoid a life a solitude, it's true value is that it's a "path for immersing oneself in the reality of communion," says Benedict XVI.
The Pope said this today upon greeting the priests and seminarians of the Fraternity of St. Charles on the occasion of the 25th anniversary of the foundation of the community.
During his address, the Holy Father addressed the "place of the ordained priesthood in the life of the Church," and the "place of communal life in the priestly experience."
"The Christian priesthood is not an end in itself," the Pontiff stated. "It was willed by Christ in function of the birth and the life of the Church."
Benedict XVI explained that the "glory and joy of the priesthood is to serve Christ and his Mystical Body. It represents a very beautiful and singular vocation in the Church, which makes Christ present because it participates in the one and eternal priesthood of Christ."
Regarding communal life for priests, the Pope noted that he has spoken on many occasions about the importance for priests to live in community: "It is important for priests not to live off on their own somewhere, but to accompany one another in small communities, to support one another, and so to experience, and constantly realize afresh, their communion in service to Christ and in renunciation for the sake of the Kingdom of heaven."
The Holy Father recalled that communal life is not first and foremost a "strategy" to help attract vocations, nor is it "only a form of help in the face of the solitude and weakness of man."
"All of this may certainly be true," he continued, "but only if it is conceived and lived as a path for immersing oneself in the reality of communion. Communal life is in fact an expression of the gift of Christ that is the Church, and it is prefigured in the apostolic community from which the priesthood arose."
"Communal life thus expresses a help that Christ provides for our life, calling us, through the presence of brothers, to an ever more profound conformity to his person," the Holy Father added. "Living with others means accepting the need of my own continual conversion and above all discovering the beauty of such a journey, the joy of humility, of penance, but also of conversation, of mutual forgiveness, of mutual support."
(Source: www.zenit.org/article-31738?l=english)
Vatican Radio an Example of Evangelization
Zenit
19:21 14/02/2011
Father Lombardi Urges the Use of Technology to Spread Word of Christ
VATICAN CITY, FEB. 14, 2011 (Zenit.org).- Vatican Radio, which just marked its 80th anniversary, shows how technology can be at the service of peace and evangelization, says its director.
Jesuit Father Federico Lombardi, who also serves as director of the Vatican press office, dedicated the latest edition of Octava Dies to commemorate the anniversary of the radio station, which had its first broadcast on Feb. 12, 1931.
The creation of the broadcasting station was entrusted by Pope Pius XI to Guglielmo Marconi (1874-1937), Nobel Prize laureate in physics and father of wireless telecommunications.
Marconi, as Father Lombardi recalled, always said, "My inventions are to save humanity, not to destroy it!"
The priest noted that Vatican Radio is perhaps one of the endeavors that best translated Marconi's ideal, for example, by spreading "the great radio messages of the Popes for peace in the world, tragically tormented by wars or winds of war, as in the times of Pius XI, Pius XII and John XXIII."
The Jesuit noted that Vatican Radio broadcasted hundreds of thousands of messages of prisoners' and refugees' families during World War II. In these years it supported and consoled members of local Churches oppressed by totalitarianisms in various parts of the world.
In eight decades, the broadcasting station has presented "ceaselessly the values of the spirit, the timeliness of the Gospel of Jesus, the building of justice and peace, dialogue between the Christian confessions, between cultures, religions and peoples," he added.
The director observed, "What more beautiful mission could Marconi desire for his invention?"
He continued: "We must continue to use the most novel technology for these objectives. Do we do so sufficiently? Are the inventions of the human genius used to save or to destroy humanity?"
Father Lombardi noted that now, 80 years after its beginning, one of the great projections of Vatican Radio faced to the future is its languages; at present it produces programs in 47 languages.
"This means being able to adapt the 'message' also to cultures and mentalities that are very different from one another," he explained.
The priest affirmed: "I believe we must be in constant dialogue. Perhaps this is precisely the novelty we must address, that is, to enter into the world of social networks and enrich the dimension of the dialogue with our interlocutors."
VATICAN CITY, FEB. 14, 2011 (Zenit.org).- Vatican Radio, which just marked its 80th anniversary, shows how technology can be at the service of peace and evangelization, says its director.
Jesuit Father Federico Lombardi, who also serves as director of the Vatican press office, dedicated the latest edition of Octava Dies to commemorate the anniversary of the radio station, which had its first broadcast on Feb. 12, 1931.
The creation of the broadcasting station was entrusted by Pope Pius XI to Guglielmo Marconi (1874-1937), Nobel Prize laureate in physics and father of wireless telecommunications.
Marconi, as Father Lombardi recalled, always said, "My inventions are to save humanity, not to destroy it!"
The priest noted that Vatican Radio is perhaps one of the endeavors that best translated Marconi's ideal, for example, by spreading "the great radio messages of the Popes for peace in the world, tragically tormented by wars or winds of war, as in the times of Pius XI, Pius XII and John XXIII."
The Jesuit noted that Vatican Radio broadcasted hundreds of thousands of messages of prisoners' and refugees' families during World War II. In these years it supported and consoled members of local Churches oppressed by totalitarianisms in various parts of the world.
In eight decades, the broadcasting station has presented "ceaselessly the values of the spirit, the timeliness of the Gospel of Jesus, the building of justice and peace, dialogue between the Christian confessions, between cultures, religions and peoples," he added.
The director observed, "What more beautiful mission could Marconi desire for his invention?"
He continued: "We must continue to use the most novel technology for these objectives. Do we do so sufficiently? Are the inventions of the human genius used to save or to destroy humanity?"
Father Lombardi noted that now, 80 years after its beginning, one of the great projections of Vatican Radio faced to the future is its languages; at present it produces programs in 47 languages.
"This means being able to adapt the 'message' also to cultures and mentalities that are very different from one another," he explained.
The priest affirmed: "I believe we must be in constant dialogue. Perhaps this is precisely the novelty we must address, that is, to enter into the world of social networks and enrich the dimension of the dialogue with our interlocutors."
Russian President to Visit Benedict XVI
Zenit
19:22 14/02/2011
Event Expected to Aid Catholic-Orthodox Relations
VATICAN CITY, FEB. 14, 2011 (Zenit.org).- Russian President Dmitry Medvedev will visit Benedict XVI this week in a gesture that will promote friendship and cooperation, says an official of the Holy See embassy in Russia.
First secretary at the embassy, Monsignor Visvaldas Kulbokas, told Interfax, "I cannot say with certainty which topics exactly will be touched upon at the meeting between the Russian president and the Pope but I can say that this visit will primarily become a symbol of the beautiful, friendly relationship and cooperation, which is there and is likely to grow."
Interfax reported that the president is in Italy for an official visit on Wednesday and Thursday; afterwards he plans to meet with Benedict XVI.
The Holy See and Russia had limited diplomatic relations since 1990, but they had not been formalized until President Medvedev visited Benedict XVI at the Vatican on Dec. 3, 2009. At that time, the two heads of state agreed to upgrade relations to full diplomatic ties, which raised the level of representation to apostolic nuncio and embassy.
Monsignor Kulbokas clarified that this is a state visit, the first since Russia and the Holy See established diplomatic relations, and will not necessarily have any bearing on relations between the Orthodox and Catholic Churches.
Nonetheless, he added, relations between Russia and the Holy See "also take into account the friendly, brotherly relations between the two Churches."
The acting secretary of the External Church Relations Department for the Russian Orthodox Church, Father Dmitry Sizonenko, told Interfax that the upcoming meeting will help on the level of interreligious dialogue.
He affirmed that "full-value diplomatic relations between the Russian Federation and the Holy See gave a fresh impetus to the constructive relationship between the Russian Orthodox Church and the Vatican."
Although the Church is separated from the state in his country, Father Sizonenko said, the Church has always been united "with the people, the society and played a special role in the Russian life as a spiritual and moral force linking millions of people in the home country and abroad."
He noted that "Benedict XVI pins special hopes on cooperation with the Orthodox Church."
The Orthodox priest asserted, "We simply must build up partnership in the face of terrorism and discrimination of Christians."
VATICAN CITY, FEB. 14, 2011 (Zenit.org).- Russian President Dmitry Medvedev will visit Benedict XVI this week in a gesture that will promote friendship and cooperation, says an official of the Holy See embassy in Russia.
First secretary at the embassy, Monsignor Visvaldas Kulbokas, told Interfax, "I cannot say with certainty which topics exactly will be touched upon at the meeting between the Russian president and the Pope but I can say that this visit will primarily become a symbol of the beautiful, friendly relationship and cooperation, which is there and is likely to grow."
Interfax reported that the president is in Italy for an official visit on Wednesday and Thursday; afterwards he plans to meet with Benedict XVI.
The Holy See and Russia had limited diplomatic relations since 1990, but they had not been formalized until President Medvedev visited Benedict XVI at the Vatican on Dec. 3, 2009. At that time, the two heads of state agreed to upgrade relations to full diplomatic ties, which raised the level of representation to apostolic nuncio and embassy.
Monsignor Kulbokas clarified that this is a state visit, the first since Russia and the Holy See established diplomatic relations, and will not necessarily have any bearing on relations between the Orthodox and Catholic Churches.
Nonetheless, he added, relations between Russia and the Holy See "also take into account the friendly, brotherly relations between the two Churches."
The acting secretary of the External Church Relations Department for the Russian Orthodox Church, Father Dmitry Sizonenko, told Interfax that the upcoming meeting will help on the level of interreligious dialogue.
He affirmed that "full-value diplomatic relations between the Russian Federation and the Holy See gave a fresh impetus to the constructive relationship between the Russian Orthodox Church and the Vatican."
Although the Church is separated from the state in his country, Father Sizonenko said, the Church has always been united "with the people, the society and played a special role in the Russian life as a spiritual and moral force linking millions of people in the home country and abroad."
He noted that "Benedict XVI pins special hopes on cooperation with the Orthodox Church."
The Orthodox priest asserted, "We simply must build up partnership in the face of terrorism and discrimination of Christians."
Cardinal Naguib on Future of Egypt: ''Now It Is Time for the Serious, Committed and Decisive Work''
Zenit
19:23 14/02/2011
CAIRO, Egypt, FEB. 14, 2011 (Zenit.org).- Here is the statement released Sunday by Cardinal Antonios Naguib, the Coptic Catholic patriarch of Alexandria, on the new situation in Egypt after the youth movement that began last month resulted in the resignation of President Hosni Mubarak.
* * *
The Egyptian Catholic Church joins all Egypt's loyal citizens to thank God Almighty for the wonderful success he granted to the courageous youth of the January 25 movement in which all the loyal citizens participated, by personal presence, emotional participation, or prayer to the Almighty for the good of the Beloved Egypt, or by staying updated on the news with eagerness, anticipation and hope. It was expected to make the change gradually under the constitutional provisions, but the will of the youth and the people determined the events’ course. We are sure that all expectations will be met, God willing.
Thanks are due to the crowds of patriotic youth who motivated the spark from which this movement started off and became an erupting volcano that cannot be extinguished and that gathered all the forces that refuse the wrong situation controlling the country for so long, by looking forward to a better and brighter future for the Egyptian civilization, and gathering around one cause which is the love of Egypt and the dignity of its citizens. Egypt has been making its history for 7,000 years with letters of light and fire. And it is now shining with a new radiance.
Greetings are addressed to the souls of the martyrs who offered their lives for the sunshine of this special historical day. May the Almighty have mercy on them and unite them with the loyal righteous, and may He give consolation and peace to their families, and protect them. We also pray that the wounded are recovered, and that the victims of violence and vandalism are able to reconstruct what was lost or destroyed.
Thanks are due to everyone who contributed to the protection of persons, private and public properties in that critical period: the popular committees, the armed forces, and the security forces. This experience has produced a reality that was absent for so long, which is the unity of the citizens, the youth and the old, Christians and Muslims, without any distinction or discrimination, in purpose and action for the good of Egypt, and for the security and safety in the country. We are certain that these feelings that reigned in the hearts will last for the near and distant future.
Now, it is time for the serious, committed and decisive work, so that Egypt would be at the forefront on the social, economic and political levels, and shine again with its deep-rooted civilization that illumined the world over the centuries. With all the Egyptians, we are looking forward to swift steps that bring about what was declared by the supreme council of the armed forces, which is the reconstruction of the nation on sound constitutional bases.
We want Egypt to have its position among the modern countries. A civil country, a democratic one based on laws, justice and equality, that respects one’s freedom and dignity based only on the citizenship, allows participation for all categories without reducing persons and categories to one member, and achieves what the analysts, politicians and intellectuals have called for in order to prevent divisions that caused distortion in all the fields. Here they are the loyal Egyptians ready for making all efforts for the good of the dear nation. And the Catholic Church with all its institutions will work with them in reconstructing and proceeding along this path for a better future.
God protect Egypt and its leaders, and may He inspire them with the good of the country for the present and the future.
* * *
The Egyptian Catholic Church joins all Egypt's loyal citizens to thank God Almighty for the wonderful success he granted to the courageous youth of the January 25 movement in which all the loyal citizens participated, by personal presence, emotional participation, or prayer to the Almighty for the good of the Beloved Egypt, or by staying updated on the news with eagerness, anticipation and hope. It was expected to make the change gradually under the constitutional provisions, but the will of the youth and the people determined the events’ course. We are sure that all expectations will be met, God willing.
Thanks are due to the crowds of patriotic youth who motivated the spark from which this movement started off and became an erupting volcano that cannot be extinguished and that gathered all the forces that refuse the wrong situation controlling the country for so long, by looking forward to a better and brighter future for the Egyptian civilization, and gathering around one cause which is the love of Egypt and the dignity of its citizens. Egypt has been making its history for 7,000 years with letters of light and fire. And it is now shining with a new radiance.
Greetings are addressed to the souls of the martyrs who offered their lives for the sunshine of this special historical day. May the Almighty have mercy on them and unite them with the loyal righteous, and may He give consolation and peace to their families, and protect them. We also pray that the wounded are recovered, and that the victims of violence and vandalism are able to reconstruct what was lost or destroyed.
Thanks are due to everyone who contributed to the protection of persons, private and public properties in that critical period: the popular committees, the armed forces, and the security forces. This experience has produced a reality that was absent for so long, which is the unity of the citizens, the youth and the old, Christians and Muslims, without any distinction or discrimination, in purpose and action for the good of Egypt, and for the security and safety in the country. We are certain that these feelings that reigned in the hearts will last for the near and distant future.
Now, it is time for the serious, committed and decisive work, so that Egypt would be at the forefront on the social, economic and political levels, and shine again with its deep-rooted civilization that illumined the world over the centuries. With all the Egyptians, we are looking forward to swift steps that bring about what was declared by the supreme council of the armed forces, which is the reconstruction of the nation on sound constitutional bases.
We want Egypt to have its position among the modern countries. A civil country, a democratic one based on laws, justice and equality, that respects one’s freedom and dignity based only on the citizenship, allows participation for all categories without reducing persons and categories to one member, and achieves what the analysts, politicians and intellectuals have called for in order to prevent divisions that caused distortion in all the fields. Here they are the loyal Egyptians ready for making all efforts for the good of the dear nation. And the Catholic Church with all its institutions will work with them in reconstructing and proceeding along this path for a better future.
God protect Egypt and its leaders, and may He inspire them with the good of the country for the present and the future.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc - Hội Cao Niên Emmanuel Lê Văn Phụng - Mừng Xuân Tân Mão
Jos. Vĩnh SA
07:00 14/02/2011
Tiệc Mừng Xuân Tân Mão của Hội Cao Niên Emmanuel Lê Văn Phụng
Sau Thánh Lễ sáng Chúa Nhật ngày 13/02/2011.
Đông đủ các hội viên của hội Cao Niên Emmanuel Lê Văn Phụng thuộc CĐCG Viêt Nam – Nam Úc đã qui tụ về hội quán Việt Hương để tham dự tiệc mừng xuân Tân Mão.
Chương trình tiệc vui xuân, thật phong phú, do BCH hội tổ chức, gồm có các tiết mục sau đây:
-Ban Chấp Hành hội, chúc tuổi quí bác Cao Niên.
-Cha Phó Quản Nhiệm chúc tuổi các Cụ Cao Niên
-Đồng Ca “Ly Rượu Mừng”
-Chào mừng và giới thiệu hội viên mới
-Đối vui đầu xuân có thưởng
-Hái Lộc Xuân
Chương trình văn nghệ giúp vui “Cây nhà, là vườn”, kể chuyện tiếu lâm, hát Karaoké, ngâm thơ
Xem Hình Click Nơi Đây
Quan khách đến tham dự có: Ban Tuyên Úy, Ban Mục và đại diện Hội Đồng Mục Vụ, các Họ Đạo, Các Đoàn Thể.
Đặc biệt trong bữa tiệc có Bánh Tét, Chưng Chưng xanh.
Các cụ đã cùng nhau vui xuân đến khi bong ngả về chiều mới tan hàng, con cháu đến về.
Hiện nay Hội Cao Niên Emmanuel Lê Văn Phụng sinh hoạt và họp mặt hàng tháng một vào Chúa Nhật đầu tháng sau Thánh Lễ sáng Chúa Nhật. Hội có khoảng gần 100 hội viên có tuổi thọ từ 55 tuổi trở lên. Có nhiều cụ cũng đang tiến bước đến tuổi gần 95 đến 100. Wow!!
Có cụ già đã 90 tuổi vẫn còn ca hát rất hay và hát cả Karaoké nữa.
Đông đủ các hội viên của hội Cao Niên Emmanuel Lê Văn Phụng thuộc CĐCG Viêt Nam – Nam Úc đã qui tụ về hội quán Việt Hương để tham dự tiệc mừng xuân Tân Mão.
Chương trình tiệc vui xuân, thật phong phú, do BCH hội tổ chức, gồm có các tiết mục sau đây:
-Ban Chấp Hành hội, chúc tuổi quí bác Cao Niên.
-Cha Phó Quản Nhiệm chúc tuổi các Cụ Cao Niên
-Đồng Ca “Ly Rượu Mừng”
-Chào mừng và giới thiệu hội viên mới
-Đối vui đầu xuân có thưởng
-Hái Lộc Xuân
Chương trình văn nghệ giúp vui “Cây nhà, là vườn”, kể chuyện tiếu lâm, hát Karaoké, ngâm thơ
Xem Hình Click Nơi Đây
Quan khách đến tham dự có: Ban Tuyên Úy, Ban Mục và đại diện Hội Đồng Mục Vụ, các Họ Đạo, Các Đoàn Thể.
Đặc biệt trong bữa tiệc có Bánh Tét, Chưng Chưng xanh.
Các cụ đã cùng nhau vui xuân đến khi bong ngả về chiều mới tan hàng, con cháu đến về.
Hiện nay Hội Cao Niên Emmanuel Lê Văn Phụng sinh hoạt và họp mặt hàng tháng một vào Chúa Nhật đầu tháng sau Thánh Lễ sáng Chúa Nhật. Hội có khoảng gần 100 hội viên có tuổi thọ từ 55 tuổi trở lên. Có nhiều cụ cũng đang tiến bước đến tuổi gần 95 đến 100. Wow!!
Có cụ già đã 90 tuổi vẫn còn ca hát rất hay và hát cả Karaoké nữa.
Cộng đồng CGVN tại Hòa Lan mừng Tết
Một giáo dân
09:44 14/02/2011
HÒA LAN - “Hôm trước lễ Tết tốt đẹp quá hả anh!”. Anh N. tươi cười mở đầu câu chuyện, khi chúng tôi gặp nhau ngoài chợ.
Vâng! Gần như mọi sự đều diễn tiến tốt đẹp cả: số lượng người tham dự thật đông đảo, thánh lễ do đức giám mục phụ tá tổng địa phận Utrecht Hoogenboom cử hành thật trang nghiêm với những nghi thức như dâng hương trước bàn thờ tổ tiên là Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, nghi thức bổ nhiệm linh mục quản nhiệm mới là cha Giuse Trần Đức Hưng, cạnh sự hiện diện của một số linh mục Việt Nam tại Hòa Lan như các cha Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Đức Minh, Tạ Kim Thanh Bình, Lê Hồng Thiên Phúc.
Sau thánh lễ, mọi người gặp gỡ nhau thật vui vẻ. Có nhiều người đã lâu lắm rồi không gặp nhau, nên tay bắt mặt mừng thật rộn rã. Đồ ăn thức uống ngày xuân có vẻ thiếu. Chương trình văn nghệ vui xuân còn lủng củng nhưng không dài dòng.
Đối với ban tổ chức, văn nghệ vui xuân chỉ là phụ, để điểm tô cho chương trình ngày xuân Tân Mão. Điều quan trọng hơn cả là một thánh lễ trang trọng, để cộng đoàn có cơ hội chung nhau chúc tụng và cảm tạ Chúa dịp đầu xuân; là dịp để kính nhớ đến Các Thánh Tử Đạo là các bậc tổ tiên thánh thiện theo như truyền thống Việt nam chúng ta (nhớ đến ông bà tổ tiên những ngày đầu năm), và là cơ hội để cộng đoàn gặp gỡ hỏi han cầu chúc nhau nhân ngày Tết. Ba điều này chúng ta đã thực hiện được trong dịp lễ Tết, 6 tháng 2 vừa qua.
Trước ngày tổ chức, hội đồng giáo xứ (HĐGX) thật trăn trở. Mọi việc có thể làm được, anh chị em chung tay để làm: tìm kiếm phòng ốc vừa túi tiền, thông tin về thánh lễ, sắp xếp chương trình ẩm thực, văn nghệ vui xuân. Cha quản nhiệm thì lo mời các linh mục Việt Nam tại Hòa Lan cùng đồng tế thánh lễ, trình bày chương trình lễ với đức giám mục v.v. Đó là những cái mình có thể lo liệu được.
Nhưng còn những cái mình không lo liệu được: anh chị em trong HĐGX đều non trẻ trong công việc mới này, giáo xứ hợp nhất tổ chức thánh lễ lần đầu tiên, địa điểm lạ lẫm, thông tin vẫn chưa hoàn hảo, và quan trọng nhất, giáo xứ khởi đầu công việc trong sự băn khoăn là liệu rồi vấn đề tài chánh sẽ được tốt đẹp hay không, vì bắt đầu từ nay, giáo xứ chúng ta phải tự túc hoàn toàn mọi mặt.
Nhưng mọi kết quả làm những ông bà Tô-ma cứng lòng tin trong HĐGX chúng tôi bật ngửa: Giáo dân mình có lòng quá.
Thật vậy, số lượng trên 1300 người tham dự thánh lễ đã nói lên lòng sốt mến của mọi giáo dân trong cộng đoàn; số tiền đóng góp dâng lễ cao ngoài mong đợi; mọi người tham gia mua xổ số giúp tổ chức lễ Tết thật tuyệt vời, và rất nhiều thật nhiều vị vừa bỏ công sức, tiền của để lo liệu các quầy hàng, đã cho giáo xứ luôn cả vốn lẫn lời. Nhiều lắm, kể không hết (xin xem danh sách tri ân).
Đó là phần tài chánh. Không thể không kể đấn những vị giáo dân, khi tới hội trường, thấy mọi người đang bận bịu trang hoàng phòng ốc, đã tự động xăn tay áo đi khiêng và xếp các dãy ghế để cộng đoàn có thêm chỗ ngồi. Rất nhiều người đã ở lại tới giờ phút cuối cùng để quét dọn, xếp bàn ghế, sân khấu trả lại cho hội trường. Thêm một điểm son nữa: cả cộng đoàn chúng ta giữ vệ sinh hội trường thật tốt đẹp. Khi giao lại hội trường, HĐGX tự hào để nói với ban quản lý hội trường là: “Người Việt Nam chúng tôi vậy đó”.
Hoera! Cộng đoàn của chúng ta tuyệt vời quá. Có gì mà phải lo ngại về sự tồn tại của giáo xứ chúng ta nữa, vì quả là:
“Cộng đoàn là của chúng ta,
Mọi người vun xới mới ra cộng đoàn!”
Sau thánh lễ, mọi người gặp gỡ nhau thật vui vẻ. Có nhiều người đã lâu lắm rồi không gặp nhau, nên tay bắt mặt mừng thật rộn rã. Đồ ăn thức uống ngày xuân có vẻ thiếu. Chương trình văn nghệ vui xuân còn lủng củng nhưng không dài dòng.
Đối với ban tổ chức, văn nghệ vui xuân chỉ là phụ, để điểm tô cho chương trình ngày xuân Tân Mão. Điều quan trọng hơn cả là một thánh lễ trang trọng, để cộng đoàn có cơ hội chung nhau chúc tụng và cảm tạ Chúa dịp đầu xuân; là dịp để kính nhớ đến Các Thánh Tử Đạo là các bậc tổ tiên thánh thiện theo như truyền thống Việt nam chúng ta (nhớ đến ông bà tổ tiên những ngày đầu năm), và là cơ hội để cộng đoàn gặp gỡ hỏi han cầu chúc nhau nhân ngày Tết. Ba điều này chúng ta đã thực hiện được trong dịp lễ Tết, 6 tháng 2 vừa qua.
Trước ngày tổ chức, hội đồng giáo xứ (HĐGX) thật trăn trở. Mọi việc có thể làm được, anh chị em chung tay để làm: tìm kiếm phòng ốc vừa túi tiền, thông tin về thánh lễ, sắp xếp chương trình ẩm thực, văn nghệ vui xuân. Cha quản nhiệm thì lo mời các linh mục Việt Nam tại Hòa Lan cùng đồng tế thánh lễ, trình bày chương trình lễ với đức giám mục v.v. Đó là những cái mình có thể lo liệu được.
Nhưng còn những cái mình không lo liệu được: anh chị em trong HĐGX đều non trẻ trong công việc mới này, giáo xứ hợp nhất tổ chức thánh lễ lần đầu tiên, địa điểm lạ lẫm, thông tin vẫn chưa hoàn hảo, và quan trọng nhất, giáo xứ khởi đầu công việc trong sự băn khoăn là liệu rồi vấn đề tài chánh sẽ được tốt đẹp hay không, vì bắt đầu từ nay, giáo xứ chúng ta phải tự túc hoàn toàn mọi mặt.
Nhưng mọi kết quả làm những ông bà Tô-ma cứng lòng tin trong HĐGX chúng tôi bật ngửa: Giáo dân mình có lòng quá.
Thật vậy, số lượng trên 1300 người tham dự thánh lễ đã nói lên lòng sốt mến của mọi giáo dân trong cộng đoàn; số tiền đóng góp dâng lễ cao ngoài mong đợi; mọi người tham gia mua xổ số giúp tổ chức lễ Tết thật tuyệt vời, và rất nhiều thật nhiều vị vừa bỏ công sức, tiền của để lo liệu các quầy hàng, đã cho giáo xứ luôn cả vốn lẫn lời. Nhiều lắm, kể không hết (xin xem danh sách tri ân).
Đó là phần tài chánh. Không thể không kể đấn những vị giáo dân, khi tới hội trường, thấy mọi người đang bận bịu trang hoàng phòng ốc, đã tự động xăn tay áo đi khiêng và xếp các dãy ghế để cộng đoàn có thêm chỗ ngồi. Rất nhiều người đã ở lại tới giờ phút cuối cùng để quét dọn, xếp bàn ghế, sân khấu trả lại cho hội trường. Thêm một điểm son nữa: cả cộng đoàn chúng ta giữ vệ sinh hội trường thật tốt đẹp. Khi giao lại hội trường, HĐGX tự hào để nói với ban quản lý hội trường là: “Người Việt Nam chúng tôi vậy đó”.
Hoera! Cộng đoàn của chúng ta tuyệt vời quá. Có gì mà phải lo ngại về sự tồn tại của giáo xứ chúng ta nữa, vì quả là:
“Cộng đoàn là của chúng ta,
Mọi người vun xới mới ra cộng đoàn!”
Đầu Xuân Quỹ Bác Ái Du Sinh Thăm Đan Viện Thánh Clara, Thủ Đức
Quỹ Bác Ái Du Sinh
09:58 14/02/2011
Đầu Xuân Quỹ Bác Ái Du Sinh Thăm Đan Viện Thánh Clara, Thủ Đức
Đan viện Thánh Nữ Clara, còn gọi là Dòng Kín Clara (OSC), do thánh Phanxicô và thánh Clara thành lập vào thế kỷ 13 tại Assisi, nước Ý. Năm 1935, 8 chị người Pháp thuộc đan viện Roubaix đến lập dòng tại Việt Nam, trong giáo phận Vinh. Năm 1950, vì chiến tranh phải trở về Pháp. Năm 1972, 4 chị người Việt và 1 chị người Pháp tái lập dòng tại Thủ Đức.
Mục đích và đường hướng của dòng là chuyên lo cầu nguyện qua nếp sống thật sự nghèo khó, khổ chế, đơn sơ, vui tươi và huynh đệ; sống Phúc âm theo linh đạo thánh Phanxicô và thánh Clara quy về đời sống chiêm niệm, ẩn kín.
Công việc ưu tiên cuả chị em là cung cấp bánh lễ, chăn nuôi và canh tác vườn tược.
Nhân sự: khấn trọn 22, khấn tạm 7, nhà tập 7, thỉnh sinh 7, tìm hiểu 6.
Điều kiện gia nhập: - Có giấy giới thiệu của cha xứ hay cha linh hướng – Có sức khỏe bình thường, tối thiểu 18 tuổi - Trình độ văn hóa lớp 12.
Địa chỉ: 35 Đình Phong Phú, P. Tăng Nhơn Phú B, Q.9, Saigon. ĐT:+84.8.3896.9805
Bề Trên: Nữ tu Maria Phanxicô Nguyễn Thị Sỹ OSC – Phó BT kiêm giám tập: Nữ tu Maria Clara Phan Thị Thanh Trâm OSC.
Xem hình
Theo thông lệ hằng năm, đầu Xuân, Quỹ Bác Ai Du sinh thường tới thăm và chúc tuổi các cha, các tu sĩ ở một số nhà hưu, năm ngóai, nhà hưu các sư huynh La San, các cha dòng Tên, các cha Chí Hòa, Phát Diệm, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nội. Năm nay, mồng 5 Tết, chúng tôi tới thăm và chúc Tết Đan Viện thánh Clara Thủ Đức. Sau mấy phút viếng Chúa tại nhà nguyện yên tĩnh, đầy bầu khí cầu nguyện, chị bề trên và chị phó đã tiếp đòan tại phòng khách của đan viện. Các chị cho biết sơ qua về các công việc thường nhật của cộng đòan. Điều làm chúng tôi cảm phục nhất là các chị đã đọc các giờ kinh phụng vụ đúng thời khắc của từng giờ, tất cả 7 lần một ngày, kể cả lúc 12 giờ đêm. Các chị dành phần lớn thời gian cho việc cầu nguyện, suy gẫm và nghiên cứu, học hành. Một ít thời giờ dành cho việc lao động tay chân như đúc bánh lễ, làm nến, làm tràng hạt cũng như làm vườn. Dù làm việc chân tay hay trí óc, các chị luôn làm trong thinh lặng. Đây là một việc rất khó, đặc biệt với những người đang tìm hiểu. Theo luật cũ, sau khi đã khấn, các chị không bao giờ được về thăm gia đình nhưng bây giờ, khi cha mẹ bệnh nặng hoặc qua đời, các chị có thể về nhà thời gian ngắn.
Tiếp đến, đòan đã chúc Tết chị bề trên, chị phó và nhờ hai chị chuyển lời chúc tuổi mới tới tòan thể chị em trong đan viện. Kèm với những lời chúc mừng là những món quà nhỏ gọi là để các chị vui Xuân gồm thịt quay bánh hỏi, sữa, sâm, bánh ngọt… Chị bề trên thay cho đan viện chúc cha giám đốc và các thành viên trong đòan nhiều ơn Chúa và sức khỏe để chu tòan nhiệm vụ Chúa trao ban, nhất là gặt hái nhiều thành quả trong công tác bác ái từ thiện. Chị cũng không quên cám ơn cha GĐ đã trợ giúp hàng tháng 1 tạ gạo cho các em nhà Tập và nhiều lần bồi dưỡng cho các chị lớn tuổi.
Trưa đến chúng tôi dùng cơm “tay cầm tự biên tự diễn” giữa vườn hoa ngọai vi, bên tượng cha thánh Phanxicô. Chị phụ trách nhà khách tiếp cho chúng tôi những đọt rau xanh sạch do tay các chị trồng. Nghỉ trưa chốc lát, bác sĩ Toma Aquino Bùi Bá Tòan, điều phối viên Quỹ BADS, dự tu năm 2 ĐCV thánh Giuse, nghĩa tử của cha GĐ, bác sĩ bệnh viện huyết học Saigon đã khám bệnh trong 3 tiếng đồng hồ cho các Sơ lớn tuổi hoặc có bệnh mãn tính. Đa số các Sơ bị viêm tĩnh mạch, “bệnh nghề nghiệp!?” có lẽ do ngồi, quỳ quá lâu để làm việc tinh thần. Một số khác bị suy dinh dưỡng-vì quá hãm mình ép xác chăng- bị đau dạ dày, nhức đầu, tim mạch……..
Một điều đập vào mắt chúng tôi cũng như các khách đến thăm đan viện là nét đơn sơ khó nghèo, từ nhà ở, đồ dùng đến cách sống.. . Nhà cửa ở đây đều là cấp 4, bán kiên cố, không lầu, kể cả nhà nguyện.
Mọi công việc trong nội cấm cũng như ngọai vi đều do các Sơ tự lo lấy, không có người ngòai vào giúp. Chia phiên chăm sóc cho các bà bệnh tật gìa yếu; tự đi chợ, nấu ăn, rửa ráy, trồng trọt, làm cỏ, tưới cây, vệ sinh cơ sở, coi cổng….. Với cuộc sống đơn giản, nếu không nói là thiếu tiện nghi như thế, trong một xã hội nặng về hưởng thụ, đan viện vẫn tiếp nhận được nhiều ơn gọi kể cả những người khá gỉa, trí thức. Hiện có một chị trước kia là ca sĩ tân cổ nhạc, hát và sáng tác cải lương có tiếng ở miền Tây; chị khác, con một đại tá chế độ cũ có bằng cử nhân. Cả 2 đã khấn trọn nhiều năm rồi. Ngòai ra, do nhu cầu đòi hỏi, đan viện Thủ Đức đã được phép Tòa Thánh cho tách ra một đan viện nữa, tọa lạc tại Xuân Sơn, địa phận Bà Rịa.
Chiều về, sau khi đã khám bệnh và giúp tư vấn sức khỏe 14 chị, đòan chúng tôi đã tạm biệt đan viện với bao tình cảm mến thương, kính trọng và biết ơn. Hẹn dịp không xa sẽ lên thăm và khám bệnh tiếp theo mong ước của các chị. Các toa thuốc đã được Quỹ BADS đặt mua tại TP và gửi tặng các chị 3 ngày sau. Khi khả năng cho phép, chúng tôi sẽ khám bệnh định kỳ hàng tháng tại đan viện này. Thật bất ngờ, ngay khi vừa nhận được thuốc, Sơ Phó đã gọi điện cám ơn cha GĐ và cho Ngài biết là qua lần gặp gỡ vừa rồi, Sơ rất xúc động vì thấy Ngài ốm yếu, gầy guộc”dưới mức cho phép”, Sơ hứa từ nay mỗi ngày sẽ cầu nguyện cách riêng cho Ngài. Cha GĐ rất cảm động trước mối thịnh tình này.
Thiết nghĩ, mấy việc trên đây chỉ là sự sẻ chia quá nhỏ nhoi để tỏ lòng biết ơn đối với các vị “ân nhân thiêng liêng thầm lặng” đã không quản ngại dâng hiến cả cuộc đời, từ tuổi thanh xuân cho đến lúc gìa nua bệnh tật, chỉ với một mục đích thanh hóa bản thân và cầu nguyện hy sinh cho Hội Thánh. Có ai đó đã nói: các đan viện(dòng Kín) là buồng phổi, là lỗ mũi của Hội Thánh, thật không sai! Nhờ lời cầu nguyện kèm theo lễ hy sinh của các đan sĩ, nam cũng như nữ, trong âm thầm, mà ơn Chúa tuôn trào như mưa móc trên Hội Thánh. Các hoa trái trong việc truyền giáo, trong sinh họat của các giáo phận, giáo xứ, đòan thể công giáo tiến hành…. tội nhân được ơn hóan cải….lý do chính phát xuất từ các “lỗ mũi’ nơi hậu phương, đã mang lại sức sống cho tiền tuyến. Thánh Clara, Thánh Têrêsa Cả, Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu…. là những điển hình cho nếp sống này. Ý thức sâu xa điều đó, nhiều địa phận đã có các đan viện như Saigon, Huế, Nha Trang, Phan Thiết, Ban Mê Thuột, Xuân Lộc, Bà Rịa…. Được biết, hai giám mục Phát Diệm và Mỹ Tho đang thu xếp cơ sở để đón các đan sĩ về giáo phận mình. Một việc đáng làm và cần thiết phải làm!
Có thể nói, mỗi khi chúng ta giúp đỡ - tinh thần cũng như vật chất - cho các đan viện là giúp đỡ cho chính chúng ta. Đây quả là bổn phận của giáo sĩ cũng như giáo dân vậy!
Xuân Tân Mão
Đan viện Thánh Nữ Clara, còn gọi là Dòng Kín Clara (OSC), do thánh Phanxicô và thánh Clara thành lập vào thế kỷ 13 tại Assisi, nước Ý. Năm 1935, 8 chị người Pháp thuộc đan viện Roubaix đến lập dòng tại Việt Nam, trong giáo phận Vinh. Năm 1950, vì chiến tranh phải trở về Pháp. Năm 1972, 4 chị người Việt và 1 chị người Pháp tái lập dòng tại Thủ Đức.
Mục đích và đường hướng của dòng là chuyên lo cầu nguyện qua nếp sống thật sự nghèo khó, khổ chế, đơn sơ, vui tươi và huynh đệ; sống Phúc âm theo linh đạo thánh Phanxicô và thánh Clara quy về đời sống chiêm niệm, ẩn kín.
Công việc ưu tiên cuả chị em là cung cấp bánh lễ, chăn nuôi và canh tác vườn tược.
Nhân sự: khấn trọn 22, khấn tạm 7, nhà tập 7, thỉnh sinh 7, tìm hiểu 6.
Điều kiện gia nhập: - Có giấy giới thiệu của cha xứ hay cha linh hướng – Có sức khỏe bình thường, tối thiểu 18 tuổi - Trình độ văn hóa lớp 12.
Địa chỉ: 35 Đình Phong Phú, P. Tăng Nhơn Phú B, Q.9, Saigon. ĐT:+84.8.3896.9805
Bề Trên: Nữ tu Maria Phanxicô Nguyễn Thị Sỹ OSC – Phó BT kiêm giám tập: Nữ tu Maria Clara Phan Thị Thanh Trâm OSC.
Xem hình
Theo thông lệ hằng năm, đầu Xuân, Quỹ Bác Ai Du sinh thường tới thăm và chúc tuổi các cha, các tu sĩ ở một số nhà hưu, năm ngóai, nhà hưu các sư huynh La San, các cha dòng Tên, các cha Chí Hòa, Phát Diệm, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nội. Năm nay, mồng 5 Tết, chúng tôi tới thăm và chúc Tết Đan Viện thánh Clara Thủ Đức. Sau mấy phút viếng Chúa tại nhà nguyện yên tĩnh, đầy bầu khí cầu nguyện, chị bề trên và chị phó đã tiếp đòan tại phòng khách của đan viện. Các chị cho biết sơ qua về các công việc thường nhật của cộng đòan. Điều làm chúng tôi cảm phục nhất là các chị đã đọc các giờ kinh phụng vụ đúng thời khắc của từng giờ, tất cả 7 lần một ngày, kể cả lúc 12 giờ đêm. Các chị dành phần lớn thời gian cho việc cầu nguyện, suy gẫm và nghiên cứu, học hành. Một ít thời giờ dành cho việc lao động tay chân như đúc bánh lễ, làm nến, làm tràng hạt cũng như làm vườn. Dù làm việc chân tay hay trí óc, các chị luôn làm trong thinh lặng. Đây là một việc rất khó, đặc biệt với những người đang tìm hiểu. Theo luật cũ, sau khi đã khấn, các chị không bao giờ được về thăm gia đình nhưng bây giờ, khi cha mẹ bệnh nặng hoặc qua đời, các chị có thể về nhà thời gian ngắn.
Tiếp đến, đòan đã chúc Tết chị bề trên, chị phó và nhờ hai chị chuyển lời chúc tuổi mới tới tòan thể chị em trong đan viện. Kèm với những lời chúc mừng là những món quà nhỏ gọi là để các chị vui Xuân gồm thịt quay bánh hỏi, sữa, sâm, bánh ngọt… Chị bề trên thay cho đan viện chúc cha giám đốc và các thành viên trong đòan nhiều ơn Chúa và sức khỏe để chu tòan nhiệm vụ Chúa trao ban, nhất là gặt hái nhiều thành quả trong công tác bác ái từ thiện. Chị cũng không quên cám ơn cha GĐ đã trợ giúp hàng tháng 1 tạ gạo cho các em nhà Tập và nhiều lần bồi dưỡng cho các chị lớn tuổi.
Trưa đến chúng tôi dùng cơm “tay cầm tự biên tự diễn” giữa vườn hoa ngọai vi, bên tượng cha thánh Phanxicô. Chị phụ trách nhà khách tiếp cho chúng tôi những đọt rau xanh sạch do tay các chị trồng. Nghỉ trưa chốc lát, bác sĩ Toma Aquino Bùi Bá Tòan, điều phối viên Quỹ BADS, dự tu năm 2 ĐCV thánh Giuse, nghĩa tử của cha GĐ, bác sĩ bệnh viện huyết học Saigon đã khám bệnh trong 3 tiếng đồng hồ cho các Sơ lớn tuổi hoặc có bệnh mãn tính. Đa số các Sơ bị viêm tĩnh mạch, “bệnh nghề nghiệp!?” có lẽ do ngồi, quỳ quá lâu để làm việc tinh thần. Một số khác bị suy dinh dưỡng-vì quá hãm mình ép xác chăng- bị đau dạ dày, nhức đầu, tim mạch……..
Một điều đập vào mắt chúng tôi cũng như các khách đến thăm đan viện là nét đơn sơ khó nghèo, từ nhà ở, đồ dùng đến cách sống.. . Nhà cửa ở đây đều là cấp 4, bán kiên cố, không lầu, kể cả nhà nguyện.
Mọi công việc trong nội cấm cũng như ngọai vi đều do các Sơ tự lo lấy, không có người ngòai vào giúp. Chia phiên chăm sóc cho các bà bệnh tật gìa yếu; tự đi chợ, nấu ăn, rửa ráy, trồng trọt, làm cỏ, tưới cây, vệ sinh cơ sở, coi cổng….. Với cuộc sống đơn giản, nếu không nói là thiếu tiện nghi như thế, trong một xã hội nặng về hưởng thụ, đan viện vẫn tiếp nhận được nhiều ơn gọi kể cả những người khá gỉa, trí thức. Hiện có một chị trước kia là ca sĩ tân cổ nhạc, hát và sáng tác cải lương có tiếng ở miền Tây; chị khác, con một đại tá chế độ cũ có bằng cử nhân. Cả 2 đã khấn trọn nhiều năm rồi. Ngòai ra, do nhu cầu đòi hỏi, đan viện Thủ Đức đã được phép Tòa Thánh cho tách ra một đan viện nữa, tọa lạc tại Xuân Sơn, địa phận Bà Rịa.
Chiều về, sau khi đã khám bệnh và giúp tư vấn sức khỏe 14 chị, đòan chúng tôi đã tạm biệt đan viện với bao tình cảm mến thương, kính trọng và biết ơn. Hẹn dịp không xa sẽ lên thăm và khám bệnh tiếp theo mong ước của các chị. Các toa thuốc đã được Quỹ BADS đặt mua tại TP và gửi tặng các chị 3 ngày sau. Khi khả năng cho phép, chúng tôi sẽ khám bệnh định kỳ hàng tháng tại đan viện này. Thật bất ngờ, ngay khi vừa nhận được thuốc, Sơ Phó đã gọi điện cám ơn cha GĐ và cho Ngài biết là qua lần gặp gỡ vừa rồi, Sơ rất xúc động vì thấy Ngài ốm yếu, gầy guộc”dưới mức cho phép”, Sơ hứa từ nay mỗi ngày sẽ cầu nguyện cách riêng cho Ngài. Cha GĐ rất cảm động trước mối thịnh tình này.
Thiết nghĩ, mấy việc trên đây chỉ là sự sẻ chia quá nhỏ nhoi để tỏ lòng biết ơn đối với các vị “ân nhân thiêng liêng thầm lặng” đã không quản ngại dâng hiến cả cuộc đời, từ tuổi thanh xuân cho đến lúc gìa nua bệnh tật, chỉ với một mục đích thanh hóa bản thân và cầu nguyện hy sinh cho Hội Thánh. Có ai đó đã nói: các đan viện(dòng Kín) là buồng phổi, là lỗ mũi của Hội Thánh, thật không sai! Nhờ lời cầu nguyện kèm theo lễ hy sinh của các đan sĩ, nam cũng như nữ, trong âm thầm, mà ơn Chúa tuôn trào như mưa móc trên Hội Thánh. Các hoa trái trong việc truyền giáo, trong sinh họat của các giáo phận, giáo xứ, đòan thể công giáo tiến hành…. tội nhân được ơn hóan cải….lý do chính phát xuất từ các “lỗ mũi’ nơi hậu phương, đã mang lại sức sống cho tiền tuyến. Thánh Clara, Thánh Têrêsa Cả, Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu…. là những điển hình cho nếp sống này. Ý thức sâu xa điều đó, nhiều địa phận đã có các đan viện như Saigon, Huế, Nha Trang, Phan Thiết, Ban Mê Thuột, Xuân Lộc, Bà Rịa…. Được biết, hai giám mục Phát Diệm và Mỹ Tho đang thu xếp cơ sở để đón các đan sĩ về giáo phận mình. Một việc đáng làm và cần thiết phải làm!
Có thể nói, mỗi khi chúng ta giúp đỡ - tinh thần cũng như vật chất - cho các đan viện là giúp đỡ cho chính chúng ta. Đây quả là bổn phận của giáo sĩ cũng như giáo dân vậy!
Xuân Tân Mão
Tôi đến tham dự Lễ hội Valentine tại giáo xứ Bắc Dũng, Sài Gòn
Maria Vũ Loan
18:51 14/02/2011
Một ngày đẹp trời tôi nhận được một cái thiệp mời tham dự lễ hội Valentine tại giáo xứ Bắc Dũng, hạt Xóm Mới, Sài Gòn.
Xem hình ảnh
Tôi xin chia sẻ một chút cảm xúc khi có một lễ hội tình yêu có khiêu vũ tại một xứ đạo.
Thật ra, cỡ tuổi tôi thì nhiều người thích nằm võng đong đưa xem phim, đọc báo, nhưng tôi thích khiêu vũ, như thế là cha đã mời đúng người. Tôi hăng hái đi giữa dòng xe với người, ồn ào ngột ngạt, nhưng lòng tôi vẫn có phần háo hức.
Tôi đến thì thánh lễ bắt đầu, bị bỏ qua cái phần “hân hoan đón tiếp”. Từng đôi tình nhân, vợ chồng ngồi ngay ngắn ở các hàng ghế, trước mặt họ là một khán đài nhỏ đẹp ánh sáng như tập trung hết ở đó. Hôm nay, chắc chỉ có tôi, cha và một vài ông trùm xứ đạo đến dự một mình mà “không có cặp có đôi”!
Thánh lễ trang nghiêm, cha nhấn mạnh đến tình yêu chính là quà tặng của Thiên Chúa và coi đây là dịp những cặp vợ chồng quan tâm đến nhau. Tôi không tập trung lắm nhưng những người có đôi như thấm thía lời giảng của vị linh mục trẻ nhưng rất “tân thời”, hẳn là những năm được đi du học đã giúp cha “thoáng” như thế! Tôi chẳng đi du học nhưng cũng rất thích cách sống thoáng, thoáng mà trật tự! Ở vùng Xóm Mới mà tổ chức thế này là “ngon lành” lắm rồi!
Hay nhất là khi thánh lễ vừa kết thúc, một cặp vợ chồng trẻ đẹp lên khán đài khui rượu sâm banh trong tiếng vỗ tay của mọi người, rồi từng đôi xếp hàng đi lên trước khán đài nhận ly rượu, chocolate. Sau đó, mọi người đón cha từ dưới lên khán đài để biết ơn người đã có sang kiến tổ chức buổi sinh hoạt này cho giáo dân.
Khi có ba cặp dìu nhau ra sân với điệu Rumba thì tôi cùng với một số người đến bàn tiệc buffet. Có anh kia trẻ đẹp, thắt cà vạt đàng hoàng, chen chân lấy một đĩa mì xào làm tôi bật cười híc híc! Tôi thích tiệc này vì được tự do lựa chọn, nói nói cười cười, còn đi ăn tiệc cưới đối với tôi, xin lỗi, là “tra tấn”!
Rồi các phần của chương trình diễn ra, nào là hát cộng đồng, giới thiệu ý nghĩa Valentine, trả lời câu hỏi về cách ứng xử có thưởng, đan xen với khiêu vũ…Đang vui như thế thì có một cặp vợ chồng khá luống tuổi lên hát bài “đặc sệt tình Chúa” làm tôi không thích lắm, tôi thích vui ra vui, cầu nguyện ra cầu nguyện, khi tôi “nhảy đầm” thì Chúa cũng “khiêu vũ” với tôi! Tôi nghĩ như thế đó!
Khi các bạn trẻ ra quây thành vòng tròn nhảy điệu Dis-cô, tôi cũng ra hưởng ứng. Hiện nay các vũ trường ở Sài Gòn đã trở thành môi trường phức tạp, thế nên được “nhảy múa” như thế này tôi rất thích. Giá mà cha ở giáo xứ của tôi cũng làm như thế!
Sau khi thấm mệt với điệu Cha Cha Cha thì tôi được nghe năm cặp hát song ca mà giám khảo là một giáo sư ở nhạc viện thành phố, một ca trưởng và một nhạc công. Thật có lý khi một giải thưởng được trao cho anh chị kia hát về tình yêu vợ chồng trong sáng, nâng đỡ nhau, chia sẻ vui buồn. Quí vị tưởng rằng đã là vợ chồng thì tình yêu trong sáng rồi còn gì, phải không? Không đâu, thiếu gì tình yêu bị vẩn đục vì tiền bạc, nhà cửa…!
Khi nhạc trỗi lên cho điệu Valse thì tôi thấy ít người ra sân. Thật ra, ban tổ chức phải chuẩn bị khoảng ba cặp đôi để họ “làm nền” cho tất cả các điệu vũ, làmngười kháckhông ngại. Tôi thích pha điệu Valse Pháp và Valse Hồng Kông trong cùng một bài thì hay và sinh động hơn.
Có lẽ đậm đà nhất của đêm nay là phần tọa đàm: có hai gia đình, một đôi thì chồng là giáo sư đại học, vợ là bác sĩ, họ trả lời rất hay về câu hỏi “Làm việc trong môi trường trí thức, ông bà dành thời gian cho nhau thế nào và giáo dục con cái ra sao?”. Còn gia đình thứ hai là cha mẹ một linh mục. Ông bà cố cho rằng cố gắng dạy con nên người và rất hạnh phúc khi được dâng cho Giáo Hội một người con. Còn người con khác lập gia đình thì ông bà cố “có bí quyết” là tôn trọng con dâu, có điều gì thì nhẫn nại, từ từ chỉ dẫn. Nghe như thế, tôi nghĩ thầm, đối với dâu, rể trong nhà, vừa phải có bí quyết vừa phải cầu nguyện nữa, không cầu nguyện thì…có thể bị “bó tay”!
Video clip có tựa là “Ấm Áp” được chiếu lên màn hình thì trời đã khuya. Nội dung nói về một sự nâng đỡ của người khác khi ta gặp đau khổ. Điều này làm tôi nghĩ đến câu: “Ai thương xót người ấy là phúc thật vì sẽ được Chúa xót thương”
Khi cha kêu gọi mọi người đến đứng quanh khán đài cung thánh để kết thúc đêm hội thì tôi lấy xe ra về. Bài hát Kinh Hòa Bình vang vang như tạm biệt tôi, với chặng đường từ Xóm Mới về nhà tròm trèm 10 km. Tạm biệt một lễ hội có tình yêu trong Chúa.
Xem hình ảnh
Tôi xin chia sẻ một chút cảm xúc khi có một lễ hội tình yêu có khiêu vũ tại một xứ đạo.
Thật ra, cỡ tuổi tôi thì nhiều người thích nằm võng đong đưa xem phim, đọc báo, nhưng tôi thích khiêu vũ, như thế là cha đã mời đúng người. Tôi hăng hái đi giữa dòng xe với người, ồn ào ngột ngạt, nhưng lòng tôi vẫn có phần háo hức.
Tôi đến thì thánh lễ bắt đầu, bị bỏ qua cái phần “hân hoan đón tiếp”. Từng đôi tình nhân, vợ chồng ngồi ngay ngắn ở các hàng ghế, trước mặt họ là một khán đài nhỏ đẹp ánh sáng như tập trung hết ở đó. Hôm nay, chắc chỉ có tôi, cha và một vài ông trùm xứ đạo đến dự một mình mà “không có cặp có đôi”!
Thánh lễ trang nghiêm, cha nhấn mạnh đến tình yêu chính là quà tặng của Thiên Chúa và coi đây là dịp những cặp vợ chồng quan tâm đến nhau. Tôi không tập trung lắm nhưng những người có đôi như thấm thía lời giảng của vị linh mục trẻ nhưng rất “tân thời”, hẳn là những năm được đi du học đã giúp cha “thoáng” như thế! Tôi chẳng đi du học nhưng cũng rất thích cách sống thoáng, thoáng mà trật tự! Ở vùng Xóm Mới mà tổ chức thế này là “ngon lành” lắm rồi!
Hay nhất là khi thánh lễ vừa kết thúc, một cặp vợ chồng trẻ đẹp lên khán đài khui rượu sâm banh trong tiếng vỗ tay của mọi người, rồi từng đôi xếp hàng đi lên trước khán đài nhận ly rượu, chocolate. Sau đó, mọi người đón cha từ dưới lên khán đài để biết ơn người đã có sang kiến tổ chức buổi sinh hoạt này cho giáo dân.
Khi có ba cặp dìu nhau ra sân với điệu Rumba thì tôi cùng với một số người đến bàn tiệc buffet. Có anh kia trẻ đẹp, thắt cà vạt đàng hoàng, chen chân lấy một đĩa mì xào làm tôi bật cười híc híc! Tôi thích tiệc này vì được tự do lựa chọn, nói nói cười cười, còn đi ăn tiệc cưới đối với tôi, xin lỗi, là “tra tấn”!
Rồi các phần của chương trình diễn ra, nào là hát cộng đồng, giới thiệu ý nghĩa Valentine, trả lời câu hỏi về cách ứng xử có thưởng, đan xen với khiêu vũ…Đang vui như thế thì có một cặp vợ chồng khá luống tuổi lên hát bài “đặc sệt tình Chúa” làm tôi không thích lắm, tôi thích vui ra vui, cầu nguyện ra cầu nguyện, khi tôi “nhảy đầm” thì Chúa cũng “khiêu vũ” với tôi! Tôi nghĩ như thế đó!
Khi các bạn trẻ ra quây thành vòng tròn nhảy điệu Dis-cô, tôi cũng ra hưởng ứng. Hiện nay các vũ trường ở Sài Gòn đã trở thành môi trường phức tạp, thế nên được “nhảy múa” như thế này tôi rất thích. Giá mà cha ở giáo xứ của tôi cũng làm như thế!
Sau khi thấm mệt với điệu Cha Cha Cha thì tôi được nghe năm cặp hát song ca mà giám khảo là một giáo sư ở nhạc viện thành phố, một ca trưởng và một nhạc công. Thật có lý khi một giải thưởng được trao cho anh chị kia hát về tình yêu vợ chồng trong sáng, nâng đỡ nhau, chia sẻ vui buồn. Quí vị tưởng rằng đã là vợ chồng thì tình yêu trong sáng rồi còn gì, phải không? Không đâu, thiếu gì tình yêu bị vẩn đục vì tiền bạc, nhà cửa…!
Khi nhạc trỗi lên cho điệu Valse thì tôi thấy ít người ra sân. Thật ra, ban tổ chức phải chuẩn bị khoảng ba cặp đôi để họ “làm nền” cho tất cả các điệu vũ, làmngười kháckhông ngại. Tôi thích pha điệu Valse Pháp và Valse Hồng Kông trong cùng một bài thì hay và sinh động hơn.
Có lẽ đậm đà nhất của đêm nay là phần tọa đàm: có hai gia đình, một đôi thì chồng là giáo sư đại học, vợ là bác sĩ, họ trả lời rất hay về câu hỏi “Làm việc trong môi trường trí thức, ông bà dành thời gian cho nhau thế nào và giáo dục con cái ra sao?”. Còn gia đình thứ hai là cha mẹ một linh mục. Ông bà cố cho rằng cố gắng dạy con nên người và rất hạnh phúc khi được dâng cho Giáo Hội một người con. Còn người con khác lập gia đình thì ông bà cố “có bí quyết” là tôn trọng con dâu, có điều gì thì nhẫn nại, từ từ chỉ dẫn. Nghe như thế, tôi nghĩ thầm, đối với dâu, rể trong nhà, vừa phải có bí quyết vừa phải cầu nguyện nữa, không cầu nguyện thì…có thể bị “bó tay”!
Video clip có tựa là “Ấm Áp” được chiếu lên màn hình thì trời đã khuya. Nội dung nói về một sự nâng đỡ của người khác khi ta gặp đau khổ. Điều này làm tôi nghĩ đến câu: “Ai thương xót người ấy là phúc thật vì sẽ được Chúa xót thương”
Khi cha kêu gọi mọi người đến đứng quanh khán đài cung thánh để kết thúc đêm hội thì tôi lấy xe ra về. Bài hát Kinh Hòa Bình vang vang như tạm biệt tôi, với chặng đường từ Xóm Mới về nhà tròm trèm 10 km. Tạm biệt một lễ hội có tình yêu trong Chúa.
Giáo xứ Thánh Tâm Bình Điền: Tân Niên khai Hội Khuyến Học
Phan Tấn Hồ
19:00 14/02/2011
Huế - Sau thánh lễ sáng Chúa Nhật ngày 13.02.2011, tại hội trường của nhà Giáo lý, cha quản xứ Bình Điền Phêrô Nguyễn Thái Công và ông chủ tịch hội đồng giáo xứ Giuse Phan Ngọc Bảy, ông phó chủ tịch Philipphê Nguyễn Linh, ông phó chủ tịch Phêrô Huỳnh Ngọc Phương, ông thư ký Micae Nguyễn Hiệp, ông ủy viên Giuse Trần Đình Nam, ông trưởng ban phụng vụ Giuse Lý Quý, ông thủ quỹ Phêrô Nguyễn Khương, ông trưởng ban giáo lý Antôn Phạm Phi, ông ủy viên trật tự Võ Xuân Huề, ông ủy viên xây dựng Phêrô Khâu Bạc Liêu, chị ủy viên khánh tiết Madalena Phạm Thị Phương Tuyết, chị ủy viên giáo dục Anna Trần Thị Quyền, cùng đại diện các gia đình trong xứ đã tổ chức buổi Tân Niên Khai Hội Khuyến Học cho con em trong Giáo xứ nhà.
Xem hình ảnh
Đến chia vui ngày Tân Niên Khai Hội Khuyến Học cho con em trong Giáo xứ Bình Điền hôm nay, Dòng Thánh Tâm có cha Tổng Phụ Trách Antôn Huỳnh Đầy, cha Têphanô Trần Đình Tề, và thầy Giuse Phan Tấn Hồ; Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân có chị Phó Tổng Phụ Trách M.Têrêxa Phạm Thị Bích Thủy, chị M. Mađalêna Nguyễn Thị Liên Đễ, chị M.Anna Trần Thị Hiến, chị Maria Đinh Thị Hồng Vy.
Giáo xứ Bình Điền nằm phía Tây của thành phố Huế, phần lớn bà con giáo dân làm nghề đốn củi, trồng keo tràm thuê để sinh sống, nên đời sống cũng bấp bênh theo với những cơn bão lụt hằng năm của miền Trung. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng việc học hành của con em vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh tại giáo xứ này. May mắn cho bà con giáo dân nơi đây, khi được cha Phêrô Nguyễn Thái Công, người có khả năng và ưu tư nhiều đến giáo dục, nhờ đó việc khuyến học đã được cha Phêrô chính thức lập ra trong toàn giáo xứ.
Đúng giờ qui định, theo sự hướng dẫn của ông chủ tịch hội đồng giáo xứ Giuse Phan Ngọc Bảy, đoàn quí cha, quí chị đã về tại hội trường để dự bữa cơm trưa do quí mẹ chị trong giáo xứ trổ tài khoản đãi.
Dưới sự hướng dẫn của MC Phêrô Huỳnh Ngọc Phương, phó chủ tịch hội đồng giáo xứ, cha Phêrô Nguyễn Thái Công đã long trọng tuyên bố khai mạc: Tân Niên Khai Hội Khuyến Học trong toàn giáo xứ bình Điền.
Sau khi chủ sự dâng kinh, xin Chúa thánh hóa bữa tiệc đầu xuân và lập quỹ khuyến học, cha Tổng Phụ Trách Antôn Huỳnh Đầy đã long trọng chúc mừng cha xứ Phêrô và toàn thể giáo xứ đã tâm đầu ý hợp xây dựng tình liên đới, qua công việc lập quỹ khuyến học hết sức mới mẽ tại một giáo xứ trên miền sơn cước. Trong bữa cơm thân mật hôm nay, MC Ngọc Phương đã khéo léo gợi chuyện về việc cha Tổng Phụ Trách Antôn Huỳnh Đầy, vào ngày mùng 3 tết Tân Mão vừa qua, khi lên dâng lễ cho giáo xứ Bình Điền, ngài đã khai mào công cuộc đấu giá bình rượu tân xuân cho công cuộc khuyến học của giáo xứ, với giá khởi điểm là 250.000 đồng, và giá chốt cao nhất là 2.400.000 đồng thuộc về của tất cả các “đấu giá viên” (trong đó có cả cha Antôn). Và nhờ đó danh sách các mạnh thường quân ủng hộ khuyến học cho giáo xứ càng thêm kéo dài.
Xen kẽ trong chương trình Tân Niên Khai Hội Khuyến Học, ngoài giọng ca lôi cuốn lòng người của cha Công, cha Tề, và các bậc phụ huynh cũng đã mạnh dạn góp vui qua những bài hát, bài vè sinh động, tạo nên bầu khí thân ái trong dịp Tân Xuân Khai Hội.
Ngoài tài ba của MC Ngọc Phương, cha Antôn cũng đóng góp một phần không nhỏ, khi ngài thân tình đến chia sẽ niềm vui với các vị đại diện gia đình trong giáo xứ, đã xum họp đông đủ trong ngày hội khuyến học. Như cảm được sự khích lệ tinh thần của cha, nên những đồng tiền dành cho giáo dục của bà con giáo dân trong giáo xứ, không ngừng tăng cao đến con số bất ngờ: 25.000.000 đồng, một lượng tiền khá lớn đối với các tiều phu bất đắc dĩ nơi giáo xứ nghèo.
Cảm kích trước sáng kiến của cha xứ Phêrô, sự đồng thuận một ý một lòng của Ban Hội đồng, các Ban ngành và bà con giáo dân Bình Điền trong việc Tân Niên Khai Hội Khuyến Học của giáo xứ, chị Phó Tổng Phụ Trách M.Têrêxa Phạm Thị Bích Thủy đã đại diện chúc mừng và cầu chúc thành công trong công việc khuyến học hết sức cần thiết và quan trọng này.
Xem hình ảnh
Đến chia vui ngày Tân Niên Khai Hội Khuyến Học cho con em trong Giáo xứ Bình Điền hôm nay, Dòng Thánh Tâm có cha Tổng Phụ Trách Antôn Huỳnh Đầy, cha Têphanô Trần Đình Tề, và thầy Giuse Phan Tấn Hồ; Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Phú Xuân có chị Phó Tổng Phụ Trách M.Têrêxa Phạm Thị Bích Thủy, chị M. Mađalêna Nguyễn Thị Liên Đễ, chị M.Anna Trần Thị Hiến, chị Maria Đinh Thị Hồng Vy.
Giáo xứ Bình Điền nằm phía Tây của thành phố Huế, phần lớn bà con giáo dân làm nghề đốn củi, trồng keo tràm thuê để sinh sống, nên đời sống cũng bấp bênh theo với những cơn bão lụt hằng năm của miền Trung. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng việc học hành của con em vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh tại giáo xứ này. May mắn cho bà con giáo dân nơi đây, khi được cha Phêrô Nguyễn Thái Công, người có khả năng và ưu tư nhiều đến giáo dục, nhờ đó việc khuyến học đã được cha Phêrô chính thức lập ra trong toàn giáo xứ.
Đúng giờ qui định, theo sự hướng dẫn của ông chủ tịch hội đồng giáo xứ Giuse Phan Ngọc Bảy, đoàn quí cha, quí chị đã về tại hội trường để dự bữa cơm trưa do quí mẹ chị trong giáo xứ trổ tài khoản đãi.
Dưới sự hướng dẫn của MC Phêrô Huỳnh Ngọc Phương, phó chủ tịch hội đồng giáo xứ, cha Phêrô Nguyễn Thái Công đã long trọng tuyên bố khai mạc: Tân Niên Khai Hội Khuyến Học trong toàn giáo xứ bình Điền.
Sau khi chủ sự dâng kinh, xin Chúa thánh hóa bữa tiệc đầu xuân và lập quỹ khuyến học, cha Tổng Phụ Trách Antôn Huỳnh Đầy đã long trọng chúc mừng cha xứ Phêrô và toàn thể giáo xứ đã tâm đầu ý hợp xây dựng tình liên đới, qua công việc lập quỹ khuyến học hết sức mới mẽ tại một giáo xứ trên miền sơn cước. Trong bữa cơm thân mật hôm nay, MC Ngọc Phương đã khéo léo gợi chuyện về việc cha Tổng Phụ Trách Antôn Huỳnh Đầy, vào ngày mùng 3 tết Tân Mão vừa qua, khi lên dâng lễ cho giáo xứ Bình Điền, ngài đã khai mào công cuộc đấu giá bình rượu tân xuân cho công cuộc khuyến học của giáo xứ, với giá khởi điểm là 250.000 đồng, và giá chốt cao nhất là 2.400.000 đồng thuộc về của tất cả các “đấu giá viên” (trong đó có cả cha Antôn). Và nhờ đó danh sách các mạnh thường quân ủng hộ khuyến học cho giáo xứ càng thêm kéo dài.
Xen kẽ trong chương trình Tân Niên Khai Hội Khuyến Học, ngoài giọng ca lôi cuốn lòng người của cha Công, cha Tề, và các bậc phụ huynh cũng đã mạnh dạn góp vui qua những bài hát, bài vè sinh động, tạo nên bầu khí thân ái trong dịp Tân Xuân Khai Hội.
Ngoài tài ba của MC Ngọc Phương, cha Antôn cũng đóng góp một phần không nhỏ, khi ngài thân tình đến chia sẽ niềm vui với các vị đại diện gia đình trong giáo xứ, đã xum họp đông đủ trong ngày hội khuyến học. Như cảm được sự khích lệ tinh thần của cha, nên những đồng tiền dành cho giáo dục của bà con giáo dân trong giáo xứ, không ngừng tăng cao đến con số bất ngờ: 25.000.000 đồng, một lượng tiền khá lớn đối với các tiều phu bất đắc dĩ nơi giáo xứ nghèo.
Cảm kích trước sáng kiến của cha xứ Phêrô, sự đồng thuận một ý một lòng của Ban Hội đồng, các Ban ngành và bà con giáo dân Bình Điền trong việc Tân Niên Khai Hội Khuyến Học của giáo xứ, chị Phó Tổng Phụ Trách M.Têrêxa Phạm Thị Bích Thủy đã đại diện chúc mừng và cầu chúc thành công trong công việc khuyến học hết sức cần thiết và quan trọng này.
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Vài Sinh Hoạt Sắp Tới của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Giuse Đặng Văn Kiếm
21:59 14/02/2011
Văn phòng Liên Đoàn kính thông báo:
1/ Hành Hương Đức Mẹ La Vang, Thủ Đô Washington, 16-18 tháng 6, 2011
Chương trình Hành Hương năm nay và cũng để kỷ niệm 5 năm Khánh Thành Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang trong Vương Cung Thánh Đường Toàn Quốc Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được Ban Tổ Chức ráo riết chuẩn bị tổ chức mấy tháng qua. Những cuộc Hành Hương được tổ chức mấy năm qua là nỗ lực chung của Liên Đoàn CGVN, nhất là nhờ sự hy sinh và vất vả làm việc của Cha Nguyễn Đức Vượng, Virginia, Cha Vũ Ngọc An, Maryland, quý Đức Ông, quý Cha, Tu sĩ nam nữ, Gs Bùi Hữu Thư cùng Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, đoàn thể, hội đoàn và anh chị em giáo dân các Cộng Đoàn, Giáo Xứ trong miền Trung Đông Hoa Kỳ; nhờ đó nhiều người có dịp đến kính viếng Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang và tham quan vùng thủ đô. Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Toronto, Canada đã nhận lời mời về với cuộc Hành Hương năm nay. Chi tiết chương trình Hành Hương sẽ được thông báo sau. Ước mong các giáo xứ, cộng đoàn cùng nhau tổ chức hành hương và du lịch về bên Mẹ La Vang tại thủ đô Hoa Kỳ dịp nghỉ hè sắp tới.
2/ Đại Hội Phó Tế Vĩnh Viễn Việt Nam, Houston, Texas, 1-3 tháng 7, 2011
Phó tế Nguyễn Ánh cho biết Cộng đồng Phó tế Vĩnh viễn Việt Nam tại Hoa Kỳ cố gắng tổ chức Đại hội hằng năm để thắt chặt thêm tình anh em Phó tế, cũng như để chia sẻ những kinh nghiệm mục vụ. Hiện nay, Cộng đồng có khoảng 80 thành viên. Hai lần Đại hội trước được diễn ra tốt đẹp tại Marywood Center thuộc Giáo phận Orange, California. Chúng ta cầu nguyện và cám ơn quý Phó tế cùng gia đình đã quảng đại hy sinh thời giờ và công sức trong việc phụng sự Thiên Chúa và phục vụ Giáo Hội địa phương theo ơn gọi đặc biệt của mình.
3/ Đại Hội Linh Mục Việt Nam – Emmaus IV, Houston, Texas, 24-27 tháng 10, 2011
Qua đề nghị của nhiều Linh mục, cũng như được quý Đức ông, quý cha Cố vấn và Chủ tịch 8 Miền tán thành, Hội Đồng Linh Mục Việt Nam Tổng giáo phận Galveston-Houston chấp thuận đứng ra phối kết tổ chức Đại hội Emmaus IV, đồng thời đã nhanh chóng thành lập Ban Điều hợp Đại hội trong cuộc họp ngày 23/11/2010, gồm có: LM Gioan Vianney Nguyễn Ngọc Thụ (Trưởng Ban), LM Giuse Vũ Thành, LM Giuse Đoàn Đình Bảng, LM Anthony Phạm Hữu Tâm, LM Gioan Oscar Hoàng Quốc Đạt, cùng với việc phân công các cha phụ trách các Tiểu ban. Đại hội sẽ được tổ chức tại Hotel Hilton, Houston Hobby International Airport, Texas. LM Nguyễn Khắc Hy, SS, Giáo sư Giáo Hoàng Học Viện St. Mary, Baltimore, Maryland, được mời chia sẻ các đề tài liên quan đến Sứ vụ Linh mục. Thầy Rufino Zaragoza, OFM, Cố vấn và là Chuyên viên Thánh Nhạc Phụng Vụ, sẽ chia sẻ về Thánh Nhạc Phụng Vụ song ngữ. Đức Hồng Y Daniel DiNardo, TGP Galveston-Houston, sẽ Chủ tế & Giảng thuyết trong Thánh Lễ lúc 5 giờ chiều thứ Ba ngày 25/10. Vài vị Giám Mục HĐGM Hoa Kỳ và Việt Nam cũng sẽ đến chia sẻ.
Ngoài những giờ thuyết trình, thảo luận, còn có chương trình thăm viếng các Giáo Xứ Việt Nam, cảnh quan vùng Houston, song song với việc cử hành Thánh Lễ, Chầu Thánh Thể, Hòa Giải, Kinh Nguyện, giải trí, sinh hoạt, văn nghệ chung. Văn phòng Chủ tịch Liên Đoàn sẽ gửi thư thông tin đến tất cả Giám mục các Giáo phận Hoa Kỳ về những sinh hoạt của Liên Đoàn trong năm 2011, đồng thời xin các Giáo phận yểm trợ quý Cha về dự Đại hội như một khóa tu nghiệp - Continuing Education Program - hằng năm. Chương trình của Đại hội và Phiếu Ghi Danh tham dự sẽ được gởi đến quý cha sau. Hiện nay có 795 Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ; ước tính sẽ có khoảng 25 Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục vào mùa hè 2011 tới đây.
4/ Bầu cử Chủ Tịch Cộng Đồng Giáo Sĩ & Nam Tu Sĩ - Chủ Tịch Liên Đoàn nhiệm khóa 2011-2015
Nhiệm kỳ phục vụ của LM Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Liên Đoàn hiện nay sẽ chấm dứt vào ngày 27/10/2011. Lịch trình bầu cử vị Tân Chủ tịch của Cộng Đồng, cũng là Chủ tịch Liên Đoàn CGVNHK được dự kiến như sau: tháng 5/11: mỗi Miền tổ chức bầu chọn hoặc đề cử một ứng viên; tháng 7/11: tất cả sẽ bầu vòng Sơ Kết qua Danh Sách có sơ yếu lý lịch của 8 ứng viên từ 8 Miền Hoa Kỳ, cộng thêm những vị tình nguyện ứng cử hoặc được đề cử khác. (Những vị có tên trong Danh Sách sẽ được Ban Bầu Cử liên hệ xác nhận trước, có muốn nhận nhiệm vụ khi đắc cử hay không; nếu không muốn, sẽ rút tên); tháng 8/11: nếu không ai đạt quá bán số phiếu trong vòng Sơ Kết để đắc cử, sẽ tổ chức bầu Chung Kết với 2 vị cao phiếu nhất; tháng 10/11: Tân Chủ Tịch nhận bàn giao & nhậm chức trong Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Emmaus IV với sự tham dự của Cộng đồng Dân Chúa ngày 27 tháng 10 năm 2011 tại Houston, Texas. Thành phần Ban Bầu Cử và các chi tiết liên hệ sẽ được gửi tới các thành viên sau.
Hai tuần trước, Cha Chủ tịch Liên Đoàn Giuse Nguyễn Thanh Liêm đã gởi thư cho tất cả quý Cha qua đường Bưu Điện, có bản Tham Khảo Ý Kiến liên hệ đến việc bầu cử, và góp ý cho các sinh hoạt tương lai của Liên Đoàn, cùng phiếu cập nhật hồ sơ, địa chỉ cần thiết. Một số Cha đã gởi về. Quý Cha nào chưa nhận được lá thư trên, xin vui lòng liên lạc gấp với Thư ký Văn phòng Chủ tịch qua e-mail: bantinliendoan@gmail.com.
Thư ký VP Chủ tịch LĐCGVNHK
1/ Hành Hương Đức Mẹ La Vang, Thủ Đô Washington, 16-18 tháng 6, 2011
Chương trình Hành Hương năm nay và cũng để kỷ niệm 5 năm Khánh Thành Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang trong Vương Cung Thánh Đường Toàn Quốc Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được Ban Tổ Chức ráo riết chuẩn bị tổ chức mấy tháng qua. Những cuộc Hành Hương được tổ chức mấy năm qua là nỗ lực chung của Liên Đoàn CGVN, nhất là nhờ sự hy sinh và vất vả làm việc của Cha Nguyễn Đức Vượng, Virginia, Cha Vũ Ngọc An, Maryland, quý Đức Ông, quý Cha, Tu sĩ nam nữ, Gs Bùi Hữu Thư cùng Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, đoàn thể, hội đoàn và anh chị em giáo dân các Cộng Đoàn, Giáo Xứ trong miền Trung Đông Hoa Kỳ; nhờ đó nhiều người có dịp đến kính viếng Nguyện Đường Đức Mẹ La Vang và tham quan vùng thủ đô. Đức Cha Vincent Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Toronto, Canada đã nhận lời mời về với cuộc Hành Hương năm nay. Chi tiết chương trình Hành Hương sẽ được thông báo sau. Ước mong các giáo xứ, cộng đoàn cùng nhau tổ chức hành hương và du lịch về bên Mẹ La Vang tại thủ đô Hoa Kỳ dịp nghỉ hè sắp tới.
2/ Đại Hội Phó Tế Vĩnh Viễn Việt Nam, Houston, Texas, 1-3 tháng 7, 2011
Phó tế Nguyễn Ánh cho biết Cộng đồng Phó tế Vĩnh viễn Việt Nam tại Hoa Kỳ cố gắng tổ chức Đại hội hằng năm để thắt chặt thêm tình anh em Phó tế, cũng như để chia sẻ những kinh nghiệm mục vụ. Hiện nay, Cộng đồng có khoảng 80 thành viên. Hai lần Đại hội trước được diễn ra tốt đẹp tại Marywood Center thuộc Giáo phận Orange, California. Chúng ta cầu nguyện và cám ơn quý Phó tế cùng gia đình đã quảng đại hy sinh thời giờ và công sức trong việc phụng sự Thiên Chúa và phục vụ Giáo Hội địa phương theo ơn gọi đặc biệt của mình.
3/ Đại Hội Linh Mục Việt Nam – Emmaus IV, Houston, Texas, 24-27 tháng 10, 2011
Qua đề nghị của nhiều Linh mục, cũng như được quý Đức ông, quý cha Cố vấn và Chủ tịch 8 Miền tán thành, Hội Đồng Linh Mục Việt Nam Tổng giáo phận Galveston-Houston chấp thuận đứng ra phối kết tổ chức Đại hội Emmaus IV, đồng thời đã nhanh chóng thành lập Ban Điều hợp Đại hội trong cuộc họp ngày 23/11/2010, gồm có: LM Gioan Vianney Nguyễn Ngọc Thụ (Trưởng Ban), LM Giuse Vũ Thành, LM Giuse Đoàn Đình Bảng, LM Anthony Phạm Hữu Tâm, LM Gioan Oscar Hoàng Quốc Đạt, cùng với việc phân công các cha phụ trách các Tiểu ban. Đại hội sẽ được tổ chức tại Hotel Hilton, Houston Hobby International Airport, Texas. LM Nguyễn Khắc Hy, SS, Giáo sư Giáo Hoàng Học Viện St. Mary, Baltimore, Maryland, được mời chia sẻ các đề tài liên quan đến Sứ vụ Linh mục. Thầy Rufino Zaragoza, OFM, Cố vấn và là Chuyên viên Thánh Nhạc Phụng Vụ, sẽ chia sẻ về Thánh Nhạc Phụng Vụ song ngữ. Đức Hồng Y Daniel DiNardo, TGP Galveston-Houston, sẽ Chủ tế & Giảng thuyết trong Thánh Lễ lúc 5 giờ chiều thứ Ba ngày 25/10. Vài vị Giám Mục HĐGM Hoa Kỳ và Việt Nam cũng sẽ đến chia sẻ.
Ngoài những giờ thuyết trình, thảo luận, còn có chương trình thăm viếng các Giáo Xứ Việt Nam, cảnh quan vùng Houston, song song với việc cử hành Thánh Lễ, Chầu Thánh Thể, Hòa Giải, Kinh Nguyện, giải trí, sinh hoạt, văn nghệ chung. Văn phòng Chủ tịch Liên Đoàn sẽ gửi thư thông tin đến tất cả Giám mục các Giáo phận Hoa Kỳ về những sinh hoạt của Liên Đoàn trong năm 2011, đồng thời xin các Giáo phận yểm trợ quý Cha về dự Đại hội như một khóa tu nghiệp - Continuing Education Program - hằng năm. Chương trình của Đại hội và Phiếu Ghi Danh tham dự sẽ được gởi đến quý cha sau. Hiện nay có 795 Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ; ước tính sẽ có khoảng 25 Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục vào mùa hè 2011 tới đây.
4/ Bầu cử Chủ Tịch Cộng Đồng Giáo Sĩ & Nam Tu Sĩ - Chủ Tịch Liên Đoàn nhiệm khóa 2011-2015
Nhiệm kỳ phục vụ của LM Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Liên Đoàn hiện nay sẽ chấm dứt vào ngày 27/10/2011. Lịch trình bầu cử vị Tân Chủ tịch của Cộng Đồng, cũng là Chủ tịch Liên Đoàn CGVNHK được dự kiến như sau: tháng 5/11: mỗi Miền tổ chức bầu chọn hoặc đề cử một ứng viên; tháng 7/11: tất cả sẽ bầu vòng Sơ Kết qua Danh Sách có sơ yếu lý lịch của 8 ứng viên từ 8 Miền Hoa Kỳ, cộng thêm những vị tình nguyện ứng cử hoặc được đề cử khác. (Những vị có tên trong Danh Sách sẽ được Ban Bầu Cử liên hệ xác nhận trước, có muốn nhận nhiệm vụ khi đắc cử hay không; nếu không muốn, sẽ rút tên); tháng 8/11: nếu không ai đạt quá bán số phiếu trong vòng Sơ Kết để đắc cử, sẽ tổ chức bầu Chung Kết với 2 vị cao phiếu nhất; tháng 10/11: Tân Chủ Tịch nhận bàn giao & nhậm chức trong Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Emmaus IV với sự tham dự của Cộng đồng Dân Chúa ngày 27 tháng 10 năm 2011 tại Houston, Texas. Thành phần Ban Bầu Cử và các chi tiết liên hệ sẽ được gửi tới các thành viên sau.
Hai tuần trước, Cha Chủ tịch Liên Đoàn Giuse Nguyễn Thanh Liêm đã gởi thư cho tất cả quý Cha qua đường Bưu Điện, có bản Tham Khảo Ý Kiến liên hệ đến việc bầu cử, và góp ý cho các sinh hoạt tương lai của Liên Đoàn, cùng phiếu cập nhật hồ sơ, địa chỉ cần thiết. Một số Cha đã gởi về. Quý Cha nào chưa nhận được lá thư trên, xin vui lòng liên lạc gấp với Thư ký Văn phòng Chủ tịch qua e-mail: bantinliendoan@gmail.com.
Thư ký VP Chủ tịch LĐCGVNHK
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giới thiệu sách: Hội Đồng Qúy Chức
Trần Văn Cảnh
12:34 14/02/2011
Giới thiệu sách: HỘI ĐỒNG QUÝ CHỨC
Tác giả: Lm Mai Đức Vinh
Nhà xuất bản: Giáo Xứ Việt Nam
Paris, 2008; 444 trang.
Ấn bản tin học, 2011,
Hội Đồng Quý Chức là bản dịch luận án tiến sĩ thần học mục vụ của linh mục Giuse Mai Đức Vinh, nguyên giáo sư Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế, hiện giám đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris từ 1980 đến nay, 2011. Luận án viết bằng tiếng pháp với tựa đề « La participation des notables de chrétientés Vietnamiennes aux ministères des prêtres », mà chính tác giả đã dịch là « Quý chức của các họ đạo tại Việt Nam tham gia vào thừa tác vụ của linh mục ». Do vậy, cuốn sách có hai đề: đề chính tóm gọn là « Hội đồng quý chức »; đề phụ đầy đủ là « Quý chức họ đạo ở Việt Nam tham gia vào thừa tác vụ của linh mục ». Đây là cuốn sách thứ 21 trong tủ sách do Ban Tu Thư Giáo Xứ biên soạn và Giáo Xứ Việt Nam Paris xuất bản (1) vào năm 2008, mà nay được xem lại, tu bổ và cải tiến để phổ biến trên mạng lưới tin học (2).
« Những lý do thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài này thì đơn giản và cụ thể: sau nhiều năm làm việc tại Đại Chủng Viện Giáo Tỉnh Huế, chúng tôi luôn ưu tư về việc huấn luyện mục vụ cho các chủng sinh. Trong các giáo phận gửi chủng sinh đến chủng viện, có nhiều vấn đề trầm trọng đặt ra về việc đào tạo giáo dân, cách riêng các thành viên của các Hội Đồng Giáo Xứ, để họ dấn thân làm việc tông đồ. Từ mối ưu tư đó, tôi ý thức nhiều về tầm quan trọng lớn lao của việc tông đồ giáo dân gắn liền với thừa tác mục vụ của linh mục. Đang khi đó, Hội Đồng Quí Chức Họ Đạo là tổ chức tuyệt hảo trong việc tông đồ có tương quan thường xuyên với các linh mục. Vì thế tôi quyết tâm đào sâu một vấn đề nào trực tiếp tương quan như vậy trong sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội ». Đó là lời đầu tiên mà cha Mai Đức Vinh đã viết trong Nhập Đề, để xác định lý do thúc đẩy ngài nghiên cứu về đề tài « Quý chức họ đạo ».
« Quý Chức hay Chức Việc, Chức Sở là ba từ mà chúng tôi, dựa vào các văn bản chính thức và thói quen ở Việt Nam, dùng để chỉ chung những giáo dân được đề cử hay tuyển chọn làm nên Hội Đồng Quý Chức, Hội Đồng Chức Việc hay Hội Đồng Chức Sở, để cộng tác với linh mục trong việc điều hành Họ Đạo. Chúng tôi muốn dành từ Chức Sắc hay Kỳ Mục cho những người có thế giá và chức phận trong các làng, xã dân sự ». Đó là đối tượng nghiên cứu của luận án.
Về đối tượng « Hội Đồng Quý Chức » này, dưới góc nhìn ‘Sự tham gia của họ vào thừa tác vụ của linh mục », bảy chương đã được khai triển, xoay quanh ba trục chính:
« Trước tiên chúng tôi trình bày đại cương lịch sử của Giáo Hội Việt Nam (Ch. I) và sự tiến triển lịch sử của Hội Đồng Quý Chức (Ch. II). Hội Đồng Quí Chức không được thành hình trên bình diện quốc gia hay giáo phận, mà thực tế chỉ ở trên bình diện mỗi họ đạo. Vì thế, sau khi trình bày những đường nét chung lịch sử, chúng tôi quan tâm đến khuôn mặt của một họ đạo tại Việt Nam: Một trong những đặc tính đáng chú ý của các họ đạo Việt Nam, là được tổ chức theo khuôn khổ của một làng xã cổ truyền và hành chánh. Vì thế chúng tôi phải trình bày khuôn mặt của một làng xã hành chánh và cổ truyền trước khi vẽ lại khuôn mặt của một họ đạo Việt Nam (Ch. III).
Tuy đơn giản, nội dung trình bày của ba chương đầu cho phép chúng tôi đề cập đến việc tham gia của Quí Chức vào các Thừa Tác Vụ của Linh Mục: Thừa Tác Vụ Thánh Hóa (officium sanctificandi) (Ch. IV), Thừa Tác Vụ Giảng Huấn (officium docendi) (Ch. V), và Thừa Tác Vụ Quản Trị (officium regendi) (Ch. VI).
Những dữ kiện trình bày trong các chương trước, cho phép chúng tôi nhận định Hội Đồng Quí Chức dưới ánh sáng của Công Đồng Vatican II, nghĩa là trước hết trình bày những tương quan giữa Hội Đồng Quí Chức với việc tông đồ giáo dân theo quan điểm và giáo huấn của Công Đồng Vatican II, đồng thời trình bày về những điểm tương đồng và những điểm dị biệt so chiếu với Hội Đồng Giáo Xứ ngày nay (Ch. VII).
Sau cùng, chúng tôi kết thúc công việc nghiên cứu bằng mấy nhận định vắn gọn về sự khôn ngoan mục vụ và phương pháp truyền giáo chính thống của các Linh Mục và Tu Sĩ Thừa Sai, về địa vị thiết yếu của họ đạo và của giáo xứ, và nhất là về sự hợp tác của giáo dân vào việc tông đồ tại các xứ truyền giáo hôm qua và ngày nay (Tổng kết).
Luận án cha Mai Đức Vinh đã viết từ năm 1977, có nội dung nghiên cứu giới hạn vào thời điểm 1533-1953. « Năm 1533 chính là năm khởi đầu công trình Truyền Giáo tại Việt Nam, hay đúng hơn là năm chào đời của Giáo Hội Việt Nam. Chính vì đời sống của Giáo Hội này mà Hội Đồng Quí Chức được thiết lập. Tổ chức này tiến triển và gầy tạo nhiều sự nghiệp tông đồ sáng giá. Còn năm 1953 là năm ấn hành lần cuối cùng một tài liệu liên quan trực tiếp đến tổ chức các Hội Đồng Quí Chức. Đó là cuốn Chức Sở Mục Lệ do đức cha Colombert đã soạn và xuất bản năm 1884. rồi đức cha Phêrô Ngô Đình Thục, bấy giờ là giám mục giáo phận Vĩnh Long, đã tu chính lại đôi chút trước khi tái bản, năm 1953. Hơn thế 1953, là niên tuế giáp cận với một biến cố lớn trong Lịch Sử Nước Việt Nam: Ngày 20.07.1954, hiệp định đình chiến tại Genève chia đôi nước Việt Nam ở vĩ tuyến 17, Miền Bắc thuộc chính phủ Cộng Sản và Miền Nam thuộc chính phủ Quốc Gia. Đương nhiên Giáo Hội Việt Nam cũng bị chia thành hai: Giáo Hội Miền Bắc nằm dưới chế độ Cộng Sản, và Giáo Hội Miền Nam dưới chế độ Quốc Gia »
Nhưng 31 năm sau, vào năm 2008 nó mới được phổ biến. Vì đây là dịp mừng ngân khánh thành lập Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1983-2008. Đó là lý do khiến ngoài văn bản luận án của linh mục tiến sĩ Mai Đức Vinh (trên 300 trang), còn có Lời Ngỏ và Phụ Lục với năm bài trình bày tóm lược những nét chính yếu lịch sử, tiến triển, sứ mệnh, công tác, thực hiện, niềm vui,… của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris:
Lê Đình Thông: Lời ngỏ (trang 5-6)
Trần Văn Cảnh: Tiến trình thành lập Hội Đồng Mục Vụ (trang 351-360)
Lê Đình Thông: Hình thành và tu chính Nội Quy HĐMV (trang 361-377)
Cung Chi: Hội Đồng Mục Vụ - Thơ (trang 378)
Trần Văn Cảnh: Sứ mệnh và công tác của HĐMV (trang 379-409)
Mai Đức Vinh: Niềm vui chung (trang 411-415)
Một nội dung phong phú: Về lịch sử giáo hội việt nam, về lịch sử hội đồng quí chức, mà nay gọi là hội đồng mục vụ; Về vai trò mục vụ quan trọng và tích cực của giáo dân trong sự trường tồn và phát triển của giáo hội, đặc biệt trong ba lãnh vực mục vụ thánh hóa, mục vụ giảng huấn và mục vụ quản trị; Về đối chiếu hội đồng quý chức với vai trò và sứ vụ tông đồ của người giáo dân ngày nay dưới ánh sáng của Công Đồng Vatican II, về so chiếu hội đồng quý chức với hội đồng giáo xứ hiện nay trong những năm 1960-1970 ở những giáo phận Nha Trang, Huế, Sài Gòn, Phú Cường, Long Xuyên, Xuân Lộc, Đà Lạt và Cần Thơ; Về tiến trình thành lập, nội quy, sứ mệnh, công tác và thực hiện của một hội đồng mục vụ dang sinh hoạt hiện nay, 1983-2011, Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris.
Một tiếp cận đa diện: Lịch sử với những biến cố, những nhân vật, những di vật phẩm trong quá khứ và hiện tại; Văn hóa với cách sống, phong tục và ứng xử của ngôi làng truyền thống việt nam, của họ đạo công giáo việt nam; Tu đức với đời sống bí tích, đời sống đạo đức và đời sống gương mẫu của các quý chức; Mục vụ với việc giảng dậy kinh bổn cho trẻ em và tân tòng, việc rao giảng tin mừng cho lương dân, việc tham dự các hội đoàn, các hoạt động bác ái xã hội, các sinh hoạt văn hóa giáo dục; Quản trị, từ quản trị nhân sự là các giáo dân trong họ đạo, qua quản trị cơ sở, tài sản, sổ sách, vật dụng, chi thu, tổ chức, sinh hoạt của họ đạo, đến quản trị phát triển truyền giáo cho lương dân và đồng hương, đồng bào.
Một tinh thần khách quan, lấy dữ kiện lịch sử làm căn bản lý luận.
Một tâm tình yêu mến và chung thủy với đức tin, với Chúa Kytô và với Giáo Hội.
Một cấu trúc rõ ràng, minh bạch và thuần lý.
Một ngôn ngữ đơn sơ, trong sáng và dễ hiểu.
« Hội Đồng Quý Chức » quả thật là một cuốn sách đáng cho mọi người công giáo trách nhiệm đọc, từ giáo dân, đến tu sĩ, giáo sĩ, linh mục, giám mục, hồng y.
Paris, ngày 26 tháng 01 năm 2011
Trần Văn Cảnh
Phụ chú
(1) SÁCH GIÁO XỨ XUẤT BẢN.
Trong trang cuối cùng của sách này có liệt kê những sách giáo xứ đã và sẽ xuất bản. Bản liệt kê này bỏ sót sáu cuốn mà chúng tôi đã thêm vào ở những số 2, 13, 16, 18, 20 và 23, in chữ nghiêng trong bảng sau đây.
Đã xuất bản và phát hành:
1. Kỷ yếu Giáo Xứ 50 năm (1947-1997), 112 tr. (1997) (hết)
2. Kỷ yếu 10 năm 1986-1996 Đoàn Kitô Vua, GXVN Paris, 40, XVIII tr. (1996)
3. Giáo lý cho người trưởng thành (1997) (hết)
4. Hành trang sống thế kỷ XXI (1999)
5. Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII, 540 tr. (2000)
6. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân, đời sống gia đình công giáo), 336 tr. (2000) (hết)
7. Fatima, Hòa Bình – Tình Thương (2000)
8. Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống), 456 tr. (2001)
9. Sống Đức Tin trong thiên kỷ mới (2001)
10. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn I: Từ nguồn gốc cho đến thánh Grégoire Cả, 606, 2 tập, 852 tr. (2002).
11. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn II: Thời trung cổ, 600-1500, 2 tập, 850 tr. (2003)
12. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn III: Cải cách và chống cải cách, 2 tập, 918 tr. (2004)
13. Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam, 1984-2004, 130 tr. (2004)
14. Văn hóa và Đức tin, 640 tr. (2004)
15. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn IV: Kỷ nguyên ánh sáng, các cuộc cách mạng và canh tân, 2 tập, 840 tr.(2005)
16. Kỷ yếu Curia Maria Nữ Vương nước Việt Nam, 40 năm thành lập 1965-2005 tại GXVN Paris, 138 tr. (2005)
17. Tặng cho nhau (Kỷ niệm 60 năm Hội LTS/VN/P), 270 tr. (2006)
18. Kỷ yếu 30 năm hành trình Đức Tin của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006), 150 tr. (2006)
19. Văn hóa Gia đình, 552 tr. (2006)
20. Suy niệm Tin Mừng, Bộ I (A,B,C), (2006)
21. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn V: Giáo Hội trong thế giới hiện đại, 1848 đến ngày nay, 2 tập, 1202 tr. (2007)
22. Hội Đồng Quý Chức, 444 tr. (2008)
23. Kỷ niệm thành lập: 25 năm Hội Đồng Mục Vụ, 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 96 tr. (2008)
24. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn VI: Đời sống các Đức Giáo Hoàng qua 2000 năm lịch sử, 308 tr. (2009)
25. 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007, 2 tập, 1190 tr. (2010)
Sẽ xuất bản
26. Những điểm nóng gia đình hiện nay
27. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn VII, Lịch sử các Công Đồng
28. Suy niệm Tin Mừng, Bộ II (A,B,C)
(2). Theo lời đề nghị của ký giả Nguyễn Long Thao, Ban Tu Thư Giáo Xứ Công Giáo Việt Nam Paris quyết định sẽ cho phổ biến cuốn sách thứ 22 đã ấn hành, cuốn « Hội Đồng Quý Chức », trên ba mạng tin học:
http://www.giaoxuvnparis.org/
http://www.vietcatholic.net/news/
và http://www.dunglac.org/index.php?m=module3.
Người ta có thể bảo rằng đây là tái bản thứ nhất, được phổ biến dưới ấn bản tin học 2011 của cuốn sách « Hội Đồng Quý Chức », có tu bổ và cải tiến. Chúng tôi đã dựa vào văn bản gốc tiếng pháp của luận án để tu bổ một số trang đã bị bỏ sót và cải tiến cấu trúc trình bày cho thống nhất theo đúng như trình bày nguyên thủy.
Trong phạm vi có thể, chúng tôi sẽ lần lượt phổ biến những cuốn khác.
Nhà xuất bản: Giáo Xứ Việt Nam
Paris, 2008; 444 trang.
Ấn bản tin học, 2011,
Hội Đồng Quý Chức là bản dịch luận án tiến sĩ thần học mục vụ của linh mục Giuse Mai Đức Vinh, nguyên giáo sư Đại Chủng Viện Xuân Bích Huế, hiện giám đốc Giáo Xứ Việt Nam Paris từ 1980 đến nay, 2011. Luận án viết bằng tiếng pháp với tựa đề « La participation des notables de chrétientés Vietnamiennes aux ministères des prêtres », mà chính tác giả đã dịch là « Quý chức của các họ đạo tại Việt Nam tham gia vào thừa tác vụ của linh mục ». Do vậy, cuốn sách có hai đề: đề chính tóm gọn là « Hội đồng quý chức »; đề phụ đầy đủ là « Quý chức họ đạo ở Việt Nam tham gia vào thừa tác vụ của linh mục ». Đây là cuốn sách thứ 21 trong tủ sách do Ban Tu Thư Giáo Xứ biên soạn và Giáo Xứ Việt Nam Paris xuất bản (1) vào năm 2008, mà nay được xem lại, tu bổ và cải tiến để phổ biến trên mạng lưới tin học (2).
« Những lý do thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài này thì đơn giản và cụ thể: sau nhiều năm làm việc tại Đại Chủng Viện Giáo Tỉnh Huế, chúng tôi luôn ưu tư về việc huấn luyện mục vụ cho các chủng sinh. Trong các giáo phận gửi chủng sinh đến chủng viện, có nhiều vấn đề trầm trọng đặt ra về việc đào tạo giáo dân, cách riêng các thành viên của các Hội Đồng Giáo Xứ, để họ dấn thân làm việc tông đồ. Từ mối ưu tư đó, tôi ý thức nhiều về tầm quan trọng lớn lao của việc tông đồ giáo dân gắn liền với thừa tác mục vụ của linh mục. Đang khi đó, Hội Đồng Quí Chức Họ Đạo là tổ chức tuyệt hảo trong việc tông đồ có tương quan thường xuyên với các linh mục. Vì thế tôi quyết tâm đào sâu một vấn đề nào trực tiếp tương quan như vậy trong sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội ». Đó là lời đầu tiên mà cha Mai Đức Vinh đã viết trong Nhập Đề, để xác định lý do thúc đẩy ngài nghiên cứu về đề tài « Quý chức họ đạo ».
« Quý Chức hay Chức Việc, Chức Sở là ba từ mà chúng tôi, dựa vào các văn bản chính thức và thói quen ở Việt Nam, dùng để chỉ chung những giáo dân được đề cử hay tuyển chọn làm nên Hội Đồng Quý Chức, Hội Đồng Chức Việc hay Hội Đồng Chức Sở, để cộng tác với linh mục trong việc điều hành Họ Đạo. Chúng tôi muốn dành từ Chức Sắc hay Kỳ Mục cho những người có thế giá và chức phận trong các làng, xã dân sự ». Đó là đối tượng nghiên cứu của luận án.
Về đối tượng « Hội Đồng Quý Chức » này, dưới góc nhìn ‘Sự tham gia của họ vào thừa tác vụ của linh mục », bảy chương đã được khai triển, xoay quanh ba trục chính:
« Trước tiên chúng tôi trình bày đại cương lịch sử của Giáo Hội Việt Nam (Ch. I) và sự tiến triển lịch sử của Hội Đồng Quý Chức (Ch. II). Hội Đồng Quí Chức không được thành hình trên bình diện quốc gia hay giáo phận, mà thực tế chỉ ở trên bình diện mỗi họ đạo. Vì thế, sau khi trình bày những đường nét chung lịch sử, chúng tôi quan tâm đến khuôn mặt của một họ đạo tại Việt Nam: Một trong những đặc tính đáng chú ý của các họ đạo Việt Nam, là được tổ chức theo khuôn khổ của một làng xã cổ truyền và hành chánh. Vì thế chúng tôi phải trình bày khuôn mặt của một làng xã hành chánh và cổ truyền trước khi vẽ lại khuôn mặt của một họ đạo Việt Nam (Ch. III).
Tuy đơn giản, nội dung trình bày của ba chương đầu cho phép chúng tôi đề cập đến việc tham gia của Quí Chức vào các Thừa Tác Vụ của Linh Mục: Thừa Tác Vụ Thánh Hóa (officium sanctificandi) (Ch. IV), Thừa Tác Vụ Giảng Huấn (officium docendi) (Ch. V), và Thừa Tác Vụ Quản Trị (officium regendi) (Ch. VI).
Những dữ kiện trình bày trong các chương trước, cho phép chúng tôi nhận định Hội Đồng Quí Chức dưới ánh sáng của Công Đồng Vatican II, nghĩa là trước hết trình bày những tương quan giữa Hội Đồng Quí Chức với việc tông đồ giáo dân theo quan điểm và giáo huấn của Công Đồng Vatican II, đồng thời trình bày về những điểm tương đồng và những điểm dị biệt so chiếu với Hội Đồng Giáo Xứ ngày nay (Ch. VII).
Sau cùng, chúng tôi kết thúc công việc nghiên cứu bằng mấy nhận định vắn gọn về sự khôn ngoan mục vụ và phương pháp truyền giáo chính thống của các Linh Mục và Tu Sĩ Thừa Sai, về địa vị thiết yếu của họ đạo và của giáo xứ, và nhất là về sự hợp tác của giáo dân vào việc tông đồ tại các xứ truyền giáo hôm qua và ngày nay (Tổng kết).
Luận án cha Mai Đức Vinh đã viết từ năm 1977, có nội dung nghiên cứu giới hạn vào thời điểm 1533-1953. « Năm 1533 chính là năm khởi đầu công trình Truyền Giáo tại Việt Nam, hay đúng hơn là năm chào đời của Giáo Hội Việt Nam. Chính vì đời sống của Giáo Hội này mà Hội Đồng Quí Chức được thiết lập. Tổ chức này tiến triển và gầy tạo nhiều sự nghiệp tông đồ sáng giá. Còn năm 1953 là năm ấn hành lần cuối cùng một tài liệu liên quan trực tiếp đến tổ chức các Hội Đồng Quí Chức. Đó là cuốn Chức Sở Mục Lệ do đức cha Colombert đã soạn và xuất bản năm 1884. rồi đức cha Phêrô Ngô Đình Thục, bấy giờ là giám mục giáo phận Vĩnh Long, đã tu chính lại đôi chút trước khi tái bản, năm 1953. Hơn thế 1953, là niên tuế giáp cận với một biến cố lớn trong Lịch Sử Nước Việt Nam: Ngày 20.07.1954, hiệp định đình chiến tại Genève chia đôi nước Việt Nam ở vĩ tuyến 17, Miền Bắc thuộc chính phủ Cộng Sản và Miền Nam thuộc chính phủ Quốc Gia. Đương nhiên Giáo Hội Việt Nam cũng bị chia thành hai: Giáo Hội Miền Bắc nằm dưới chế độ Cộng Sản, và Giáo Hội Miền Nam dưới chế độ Quốc Gia »
Nhưng 31 năm sau, vào năm 2008 nó mới được phổ biến. Vì đây là dịp mừng ngân khánh thành lập Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1983-2008. Đó là lý do khiến ngoài văn bản luận án của linh mục tiến sĩ Mai Đức Vinh (trên 300 trang), còn có Lời Ngỏ và Phụ Lục với năm bài trình bày tóm lược những nét chính yếu lịch sử, tiến triển, sứ mệnh, công tác, thực hiện, niềm vui,… của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris:
Lê Đình Thông: Lời ngỏ (trang 5-6)
Trần Văn Cảnh: Tiến trình thành lập Hội Đồng Mục Vụ (trang 351-360)
Lê Đình Thông: Hình thành và tu chính Nội Quy HĐMV (trang 361-377)
Cung Chi: Hội Đồng Mục Vụ - Thơ (trang 378)
Trần Văn Cảnh: Sứ mệnh và công tác của HĐMV (trang 379-409)
Mai Đức Vinh: Niềm vui chung (trang 411-415)
Một nội dung phong phú: Về lịch sử giáo hội việt nam, về lịch sử hội đồng quí chức, mà nay gọi là hội đồng mục vụ; Về vai trò mục vụ quan trọng và tích cực của giáo dân trong sự trường tồn và phát triển của giáo hội, đặc biệt trong ba lãnh vực mục vụ thánh hóa, mục vụ giảng huấn và mục vụ quản trị; Về đối chiếu hội đồng quý chức với vai trò và sứ vụ tông đồ của người giáo dân ngày nay dưới ánh sáng của Công Đồng Vatican II, về so chiếu hội đồng quý chức với hội đồng giáo xứ hiện nay trong những năm 1960-1970 ở những giáo phận Nha Trang, Huế, Sài Gòn, Phú Cường, Long Xuyên, Xuân Lộc, Đà Lạt và Cần Thơ; Về tiến trình thành lập, nội quy, sứ mệnh, công tác và thực hiện của một hội đồng mục vụ dang sinh hoạt hiện nay, 1983-2011, Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Việt Nam Paris.
Một tiếp cận đa diện: Lịch sử với những biến cố, những nhân vật, những di vật phẩm trong quá khứ và hiện tại; Văn hóa với cách sống, phong tục và ứng xử của ngôi làng truyền thống việt nam, của họ đạo công giáo việt nam; Tu đức với đời sống bí tích, đời sống đạo đức và đời sống gương mẫu của các quý chức; Mục vụ với việc giảng dậy kinh bổn cho trẻ em và tân tòng, việc rao giảng tin mừng cho lương dân, việc tham dự các hội đoàn, các hoạt động bác ái xã hội, các sinh hoạt văn hóa giáo dục; Quản trị, từ quản trị nhân sự là các giáo dân trong họ đạo, qua quản trị cơ sở, tài sản, sổ sách, vật dụng, chi thu, tổ chức, sinh hoạt của họ đạo, đến quản trị phát triển truyền giáo cho lương dân và đồng hương, đồng bào.
Một tinh thần khách quan, lấy dữ kiện lịch sử làm căn bản lý luận.
Một tâm tình yêu mến và chung thủy với đức tin, với Chúa Kytô và với Giáo Hội.
Một cấu trúc rõ ràng, minh bạch và thuần lý.
Một ngôn ngữ đơn sơ, trong sáng và dễ hiểu.
« Hội Đồng Quý Chức » quả thật là một cuốn sách đáng cho mọi người công giáo trách nhiệm đọc, từ giáo dân, đến tu sĩ, giáo sĩ, linh mục, giám mục, hồng y.
Paris, ngày 26 tháng 01 năm 2011
Trần Văn Cảnh
Phụ chú
(1) SÁCH GIÁO XỨ XUẤT BẢN.
Trong trang cuối cùng của sách này có liệt kê những sách giáo xứ đã và sẽ xuất bản. Bản liệt kê này bỏ sót sáu cuốn mà chúng tôi đã thêm vào ở những số 2, 13, 16, 18, 20 và 23, in chữ nghiêng trong bảng sau đây.
Đã xuất bản và phát hành:
1. Kỷ yếu Giáo Xứ 50 năm (1947-1997), 112 tr. (1997) (hết)
2. Kỷ yếu 10 năm 1986-1996 Đoàn Kitô Vua, GXVN Paris, 40, XVIII tr. (1996)
3. Giáo lý cho người trưởng thành (1997) (hết)
4. Hành trang sống thế kỷ XXI (1999)
5. Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII, 540 tr. (2000)
6. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân, đời sống gia đình công giáo), 336 tr. (2000) (hết)
7. Fatima, Hòa Bình – Tình Thương (2000)
8. Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống), 456 tr. (2001)
9. Sống Đức Tin trong thiên kỷ mới (2001)
10. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn I: Từ nguồn gốc cho đến thánh Grégoire Cả, 606, 2 tập, 852 tr. (2002).
11. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn II: Thời trung cổ, 600-1500, 2 tập, 850 tr. (2003)
12. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn III: Cải cách và chống cải cách, 2 tập, 918 tr. (2004)
13. Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam, 1984-2004, 130 tr. (2004)
14. Văn hóa và Đức tin, 640 tr. (2004)
15. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn IV: Kỷ nguyên ánh sáng, các cuộc cách mạng và canh tân, 2 tập, 840 tr.(2005)
16. Kỷ yếu Curia Maria Nữ Vương nước Việt Nam, 40 năm thành lập 1965-2005 tại GXVN Paris, 138 tr. (2005)
17. Tặng cho nhau (Kỷ niệm 60 năm Hội LTS/VN/P), 270 tr. (2006)
18. Kỷ yếu 30 năm hành trình Đức Tin của Các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp (1976-2006), 150 tr. (2006)
19. Văn hóa Gia đình, 552 tr. (2006)
20. Suy niệm Tin Mừng, Bộ I (A,B,C), (2006)
21. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn V: Giáo Hội trong thế giới hiện đại, 1848 đến ngày nay, 2 tập, 1202 tr. (2007)
22. Hội Đồng Quý Chức, 444 tr. (2008)
23. Kỷ niệm thành lập: 25 năm Hội Đồng Mục Vụ, 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 96 tr. (2008)
24. Tân Lịch sử Giáo Hội, cuốn VI: Đời sống các Đức Giáo Hoàng qua 2000 năm lịch sử, 308 tr. (2009)
25. 60 năm Giáo Xứ Việt Nam Paris, 1947-2007, 2 tập, 1190 tr. (2010)
Sẽ xuất bản
26. Những điểm nóng gia đình hiện nay
27. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn VII, Lịch sử các Công Đồng
28. Suy niệm Tin Mừng, Bộ II (A,B,C)
(2). Theo lời đề nghị của ký giả Nguyễn Long Thao, Ban Tu Thư Giáo Xứ Công Giáo Việt Nam Paris quyết định sẽ cho phổ biến cuốn sách thứ 22 đã ấn hành, cuốn « Hội Đồng Quý Chức », trên ba mạng tin học:
http://www.giaoxuvnparis.org/
http://www.vietcatholic.net/news/
và http://www.dunglac.org/index.php?m=module3.
Người ta có thể bảo rằng đây là tái bản thứ nhất, được phổ biến dưới ấn bản tin học 2011 của cuốn sách « Hội Đồng Quý Chức », có tu bổ và cải tiến. Chúng tôi đã dựa vào văn bản gốc tiếng pháp của luận án để tu bổ một số trang đã bị bỏ sót và cải tiến cấu trúc trình bày cho thống nhất theo đúng như trình bày nguyên thủy.
Trong phạm vi có thể, chúng tôi sẽ lần lượt phổ biến những cuốn khác.
100 cách làm cuộc sống tốt hơn
Trầm Thiên Thu
19:04 14/02/2011
01. Cầu nguyện nhiều.
02. Thể hiện tình yêu thương với người thân.
03. Đừng ôm đồm, hãy chọn việc nào cần thì làm trước.
04. Đi thăm thân nhân và bạn bè.
05. Sống hào phóng và rộng rãi.
06. Làm việc tình nguyện.
07. Vui cười hơn.
08. Làm quen với người lạ.
09. Cảm tạ Chúa về những gì mình có, đừng ganh tỵ với người khác.
10. Viết thư tay cho ai đó.
11. Tình nguyện làm việc người khác không muốn làm.
12. Làm tròn bổn phận với Thiên Chúa và tổ quốc.
13. Tha thứ cho người ghét mình.
14. Làm điều đã quyết định.
15. Học tập kỹ năng mới.
16. Khuyến khích và động viên người khác.
17. Lái xe cẩn thận hơn.
18. Gần gũi và thân thiện với giới trẻ.
19. Tiết kiệm tiền để làm việc quan trọng.
20. Nếu cần, hãy nhờ người khác giúp đỡ.
21. Học điều mà bạn muốn học.
22. Đọc Kinh thánh hằng ngày.
23. Cầu nguyện cho kẻ thù ghét mình.
24. Làm những việc mà bạn coi là nhỏ mọn.
25. Chiến thắng sự sợ hãi.
26. Tập thể dục nhiều hơn.
27. Củng cố niềm tin.
28. Giao tiếp nhiều hơn – trực diện, điện thoại, email.
29. Biết tự phê bình.
30. Tắt điện thoại khi vô nhà thờ.
31. Hiến máu nhân đạo.
32. Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác nhờ.
33. Không miễn cưỡng làm việc.
34. Đi dạo để thư giãn.
35. Dành thời gian tĩnh lặng mỗi ngày.
36. Trả người khác những gì mình mắc nợ.
37. Cho người khác những gì mình không dùng đến.
38. Kiên nhẫn khi bị quấy rầy.
39. Mơ ước những điều tốt.
40. Hoàn tất những gì còn bỏ dở.
41. Làm những gì mà bạn đam mê.
42. Suy nghĩ và sống tích cực hơn.
43. Cố gắng đừng kiếm cớ hoặc giả bộ.
44. Giữ thể trọng hợp lý.
45. Tặng hoa, tặng quà cho người khác.
46. Luôn ăn sáng hợp lý.
47. Giảm thời gian xem ti-vi và nói chuyện nhiều với các thành viên gia đình.
48. Quan tâm gia đình và chăm sóc cây cảnh.
49. Thăm hỏi hàng xóm.
50. Biết gì, hãy chia sẻ với người khác.
51. Nói ít, nghe nhiều và làm nhiều.
52. Biết nói “cảm ơn”, “xin lỗi”.
53. Quyết bỏ thói xấu.
54. Tặng sách báo, quần áo, đồ dùng cho những ai cần.
55. Không lãng phí thời gian.
56. An ủi những người sầu khổ.
57. Họp mặt thân hữu.
58. Gợi mở để người khác nói.
59. Đừng ngồi lê đôi mách.
60. Tham dự tĩnh tâm.
61. Tự nguyện hiến tạng (organ donor).
62. Đừng tranh cãi, hãy đối thoại cởi mở.
63. Bắt đầu một thú tiêu khiển.
64. Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý.
65. Tham gia hội đoàn trong giáo xứ.
66. Đi dạo và trò chuyện với người khác.
67. Tích cực làm điều tốt.
68. Luôn là chính mình.
69. Chia sẻ công việc gia đình.
70. Go on a mission trip / service trip
71. Ăn uống lành mạnh và điều độ.
72. Chầu Thánh Thể.
73. Ủng hộ người khác làm điều tốt.
74. Khen ngợi thật lòng.
75. Không khoác lác.
76. Đi xe đạp nhiều.
77. Lao động chăm chỉ.
78. Đừng lên mặt “thầy đời”.
79. Quan tâm giáo dục con cái.
80. Đừng lấn át người khác.
81. Mời người khác ăn uống tại nhà mình.
82. Trồng cây.
83. Biết hy sinh, quên mình.
84. Củng cố 3 đức đối thần (Tin, Cậy, Mến).
85. Luôn hòa nhã và cởi mở với mọi người.
86. Thấy rác thì nhặt ngay.
87. Học cách thân thiện.
88. Ăn bữa chung với gia đình.
89. Tha thứ cho người khác.
90. Sẵn sàng giúp đỡ người khác.
91. Cởi mở và hòa nhã với mọi người.
92. Vui vẻ chào mọi người.
93. Biết chia sẻ vật chất với người nghèo.
94. Biết quan tâm và cầu nguyện cho tha nhân.
95. Làm từ thiện khi có thể.
96. Đọc sách báo đàng hoàng.
97. Nếu sai, hãy nhận lỗi.
98. Xưng tội mỗi tháng.
99. Tìm gặp Chúa nơi tha nhân.
100. Mến Chúa, yêu người, và bằng lòng với chính mình.
(Chuyển ngữ từ MarySaggies.com)
02. Thể hiện tình yêu thương với người thân.
03. Đừng ôm đồm, hãy chọn việc nào cần thì làm trước.
04. Đi thăm thân nhân và bạn bè.
05. Sống hào phóng và rộng rãi.
06. Làm việc tình nguyện.
07. Vui cười hơn.
08. Làm quen với người lạ.
09. Cảm tạ Chúa về những gì mình có, đừng ganh tỵ với người khác.
10. Viết thư tay cho ai đó.
11. Tình nguyện làm việc người khác không muốn làm.
12. Làm tròn bổn phận với Thiên Chúa và tổ quốc.
13. Tha thứ cho người ghét mình.
14. Làm điều đã quyết định.
15. Học tập kỹ năng mới.
16. Khuyến khích và động viên người khác.
17. Lái xe cẩn thận hơn.
18. Gần gũi và thân thiện với giới trẻ.
19. Tiết kiệm tiền để làm việc quan trọng.
20. Nếu cần, hãy nhờ người khác giúp đỡ.
21. Học điều mà bạn muốn học.
22. Đọc Kinh thánh hằng ngày.
23. Cầu nguyện cho kẻ thù ghét mình.
24. Làm những việc mà bạn coi là nhỏ mọn.
25. Chiến thắng sự sợ hãi.
26. Tập thể dục nhiều hơn.
27. Củng cố niềm tin.
28. Giao tiếp nhiều hơn – trực diện, điện thoại, email.
29. Biết tự phê bình.
30. Tắt điện thoại khi vô nhà thờ.
31. Hiến máu nhân đạo.
32. Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác nhờ.
33. Không miễn cưỡng làm việc.
34. Đi dạo để thư giãn.
35. Dành thời gian tĩnh lặng mỗi ngày.
36. Trả người khác những gì mình mắc nợ.
37. Cho người khác những gì mình không dùng đến.
38. Kiên nhẫn khi bị quấy rầy.
39. Mơ ước những điều tốt.
40. Hoàn tất những gì còn bỏ dở.
41. Làm những gì mà bạn đam mê.
42. Suy nghĩ và sống tích cực hơn.
43. Cố gắng đừng kiếm cớ hoặc giả bộ.
44. Giữ thể trọng hợp lý.
45. Tặng hoa, tặng quà cho người khác.
46. Luôn ăn sáng hợp lý.
47. Giảm thời gian xem ti-vi và nói chuyện nhiều với các thành viên gia đình.
48. Quan tâm gia đình và chăm sóc cây cảnh.
49. Thăm hỏi hàng xóm.
50. Biết gì, hãy chia sẻ với người khác.
51. Nói ít, nghe nhiều và làm nhiều.
52. Biết nói “cảm ơn”, “xin lỗi”.
53. Quyết bỏ thói xấu.
54. Tặng sách báo, quần áo, đồ dùng cho những ai cần.
55. Không lãng phí thời gian.
56. An ủi những người sầu khổ.
57. Họp mặt thân hữu.
58. Gợi mở để người khác nói.
59. Đừng ngồi lê đôi mách.
60. Tham dự tĩnh tâm.
61. Tự nguyện hiến tạng (organ donor).
62. Đừng tranh cãi, hãy đối thoại cởi mở.
63. Bắt đầu một thú tiêu khiển.
64. Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý.
65. Tham gia hội đoàn trong giáo xứ.
66. Đi dạo và trò chuyện với người khác.
67. Tích cực làm điều tốt.
68. Luôn là chính mình.
69. Chia sẻ công việc gia đình.
70. Go on a mission trip / service trip
71. Ăn uống lành mạnh và điều độ.
72. Chầu Thánh Thể.
73. Ủng hộ người khác làm điều tốt.
74. Khen ngợi thật lòng.
75. Không khoác lác.
76. Đi xe đạp nhiều.
77. Lao động chăm chỉ.
78. Đừng lên mặt “thầy đời”.
79. Quan tâm giáo dục con cái.
80. Đừng lấn át người khác.
81. Mời người khác ăn uống tại nhà mình.
82. Trồng cây.
83. Biết hy sinh, quên mình.
84. Củng cố 3 đức đối thần (Tin, Cậy, Mến).
85. Luôn hòa nhã và cởi mở với mọi người.
86. Thấy rác thì nhặt ngay.
87. Học cách thân thiện.
88. Ăn bữa chung với gia đình.
89. Tha thứ cho người khác.
90. Sẵn sàng giúp đỡ người khác.
91. Cởi mở và hòa nhã với mọi người.
92. Vui vẻ chào mọi người.
93. Biết chia sẻ vật chất với người nghèo.
94. Biết quan tâm và cầu nguyện cho tha nhân.
95. Làm từ thiện khi có thể.
96. Đọc sách báo đàng hoàng.
97. Nếu sai, hãy nhận lỗi.
98. Xưng tội mỗi tháng.
99. Tìm gặp Chúa nơi tha nhân.
100. Mến Chúa, yêu người, và bằng lòng với chính mình.
(Chuyển ngữ từ MarySaggies.com)
Văn Hóa
Ngày Lễ Tình Yêu
Hai Tê Miệt Vườn.
01:18 14/02/2011
Hôm nay ngày lễ Tình yêu,
Chúc cho Bạn trẻ đạt điều mình mong.
Tình yêu mạch suối trinh trong,
Dạt dào tuôn đổ vào lòng gái trai.
Để rồi xây dựng tương lai,
Thật là tốt đẹp, ngày mai huy hoàng.
Cuộc đời chan chứa bình an,
Chính nhờ sự thiện đầy tràn trí tâm.
Chẳng còn sự ác giam cầm,
Bởi bao dục vọng, sai lầm dối gian.
Suốt đời biết sống hiên ngang,
Hằng luôn tiến bước theo đàng lẽ ngay.
Giúp cho xã hội đổi thay,
Cuộc đời người thế đẹp hay mọi bề.
Cuối cùng tất cả đi về,
Đến quê Thiên Quốc tràn trề “Tình yêu”.
Ngày lễ Tình Yêu 14/02/2011
Chúc cho Bạn trẻ đạt điều mình mong.
Tình yêu mạch suối trinh trong,
Dạt dào tuôn đổ vào lòng gái trai.
Để rồi xây dựng tương lai,
Thật là tốt đẹp, ngày mai huy hoàng.
Cuộc đời chan chứa bình an,
Chính nhờ sự thiện đầy tràn trí tâm.
Chẳng còn sự ác giam cầm,
Bởi bao dục vọng, sai lầm dối gian.
Suốt đời biết sống hiên ngang,
Hằng luôn tiến bước theo đàng lẽ ngay.
Giúp cho xã hội đổi thay,
Cuộc đời người thế đẹp hay mọi bề.
Cuối cùng tất cả đi về,
Đến quê Thiên Quốc tràn trề “Tình yêu”.
Ngày lễ Tình Yêu 14/02/2011
Tình yêu hôn nhân
Ngô xuân Tịnh, cvk
18:55 14/02/2011
Sau những tháng ngày học tập
Sau những phút cầu nguyện trong thánh đường
Anh đưa em ngồi dưới mái th'ap chuông (1)
Núi rừng Tây nguyên vào đông khoác áo lạnh
Em ngồi sát bên anh
Bầu trời trong xanh màu ngọc bích
Như tâm phông để vẽ bức tranh tuyệt phẩm
Trăng tròn rất sáng như khuôn mặt trinh nguyên diễm lệ
Anh và em chuẩn bị ký kết bản ước thề
Được đóng ấn bằng bí tích thánh thiêng
Dưỡng nuôi bằng sức mạnh Thánh Thể
Hai con tim bé nhỏ khát khao tìm số đo tuyệt đối
Tình yêu ta muốn vươn tới chiều kích Chúa Ba Ngôi
Ôi huyền nhiệm tình yêu cao siêu diệu vợi
Tình yêu ta sánh với Gia-vê mê dân tộc Ích Diên
Một cuộc tình dệt bằng biến cố phản bội thanh luyện
đến thủy chung
Để kết tinh một quà tặng quý đẹp vô cùng
Ngôi Hai Thiên Chúa xuống làm người thực thi ơn cứu rỗi
Ta yêu nhau như Chúa Ki-tô yêu Giáo Hội
Tình đắm say hai nghìn năm ban hồng ân cứu độ
Sẽ bền vững thủy chung đến tận biến cố cánh chung
Trong bóng tối của nền văn hóa chết chóc
Ta thắp lên ánh sáng tình yêu sự sống
Rượu tin mừng luôn nồng say sống động
Luôn căng phồng nhịp đập của tim yêu
(1) Tháp chuông: một ẩn dụ của cảnh tỉnh: giữ khiết tịnh
tránh đam mệdu.c vọng
Sau những phút cầu nguyện trong thánh đường
Anh đưa em ngồi dưới mái th'ap chuông (1)
Núi rừng Tây nguyên vào đông khoác áo lạnh
Em ngồi sát bên anh
Bầu trời trong xanh màu ngọc bích
Như tâm phông để vẽ bức tranh tuyệt phẩm
Trăng tròn rất sáng như khuôn mặt trinh nguyên diễm lệ
Anh và em chuẩn bị ký kết bản ước thề
Được đóng ấn bằng bí tích thánh thiêng
Dưỡng nuôi bằng sức mạnh Thánh Thể
Hai con tim bé nhỏ khát khao tìm số đo tuyệt đối
Tình yêu ta muốn vươn tới chiều kích Chúa Ba Ngôi
Ôi huyền nhiệm tình yêu cao siêu diệu vợi
Tình yêu ta sánh với Gia-vê mê dân tộc Ích Diên
Một cuộc tình dệt bằng biến cố phản bội thanh luyện
đến thủy chung
Để kết tinh một quà tặng quý đẹp vô cùng
Ngôi Hai Thiên Chúa xuống làm người thực thi ơn cứu rỗi
Ta yêu nhau như Chúa Ki-tô yêu Giáo Hội
Tình đắm say hai nghìn năm ban hồng ân cứu độ
Sẽ bền vững thủy chung đến tận biến cố cánh chung
Trong bóng tối của nền văn hóa chết chóc
Ta thắp lên ánh sáng tình yêu sự sống
Rượu tin mừng luôn nồng say sống động
Luôn căng phồng nhịp đập của tim yêu
(1) Tháp chuông: một ẩn dụ của cảnh tỉnh: giữ khiết tịnh
tránh đam mệdu.c vọng
Lục Bát Tháng Hai
Trầm Thiên Thu
19:09 14/02/2011
Mơn man gió mát tháng Hai
Giọt Xuân vương lại những ngày quê hương
Ánh trăng tỏa sáng yêu thương
Nhẹ nhàng lục bát vô thường êm ru
Hình như một chút tương tư
Còn vương đọng lại bên bờ trái tim
Ngày xưa đâu thể đi tìm
Dòng thời gian đã xa xăm quá rồi
Qua Giêng rồi tới tháng Hai
Bồi hồi ký ức chuyện ngày xưa xa…
Tháng Hai – 2011
Giọt Xuân vương lại những ngày quê hương
Ánh trăng tỏa sáng yêu thương
Nhẹ nhàng lục bát vô thường êm ru
Hình như một chút tương tư
Còn vương đọng lại bên bờ trái tim
Ngày xưa đâu thể đi tìm
Dòng thời gian đã xa xăm quá rồi
Qua Giêng rồi tới tháng Hai
Bồi hồi ký ức chuyện ngày xưa xa…
Tháng Hai – 2011
Một Ngày, Một Đời
Trầm Thiên Thu
19:11 14/02/2011
Có một ngày không xa
Ngày mà tôi ra đi
Xa ông bà, cha mẹ
Anh chị em, bạn bè
Ngày đó, tôi đi xa
Để hóa thành cát bụi
Từ giã đời đam mê
Bơ vơ và trần trụi
Đời như con dế nhũi
Trĩu nỗi buồn ngậm ngùi
Dẫu cuộc đời ngắn ngủi
Mà trăn trở không nguôi
Có một chiều mưa giăng
Bụi cuốn lá lang thang
Tựa hồng hoang một thuở
Nỗi khát khao bềnh bồng
Mưa mênh mang lạc loài
Lăn hết bao dốc đời
Vu vơ thời xa ngái
Ôi, trăm năm đời người!
Vời vợi bao ước mong
Phận sỏi đá long đong
Bên vệ đường luân lạc
Lẻ loi nằm chết mòn
Bâng khuâng dọc cuộc đời
Những bước ngược, bước xuôi
Thời gian trôi lặng lẽ
Làm tóc bạc, da mồi
Cả đời tôi tìm tôi
Ngu ngơ cứ đầy vơi
Khắp cả những ngày tháng
Lãng đãng như mây trôi
Tôi đi qua một đời
Hiu quạnh khô môi cười
Tìm mình mà không gặp
Nên cứ băn khoăn hoài
Có một ngày tôi đi
Mà không hẹn trở lại…
Ngày mà tôi ra đi
Xa ông bà, cha mẹ
Anh chị em, bạn bè
Ngày đó, tôi đi xa
Để hóa thành cát bụi
Từ giã đời đam mê
Bơ vơ và trần trụi
Đời như con dế nhũi
Trĩu nỗi buồn ngậm ngùi
Dẫu cuộc đời ngắn ngủi
Mà trăn trở không nguôi
Có một chiều mưa giăng
Bụi cuốn lá lang thang
Tựa hồng hoang một thuở
Nỗi khát khao bềnh bồng
Mưa mênh mang lạc loài
Lăn hết bao dốc đời
Vu vơ thời xa ngái
Ôi, trăm năm đời người!
Vời vợi bao ước mong
Phận sỏi đá long đong
Bên vệ đường luân lạc
Lẻ loi nằm chết mòn
Bâng khuâng dọc cuộc đời
Những bước ngược, bước xuôi
Thời gian trôi lặng lẽ
Làm tóc bạc, da mồi
Cả đời tôi tìm tôi
Ngu ngơ cứ đầy vơi
Khắp cả những ngày tháng
Lãng đãng như mây trôi
Tôi đi qua một đời
Hiu quạnh khô môi cười
Tìm mình mà không gặp
Nên cứ băn khoăn hoài
Có một ngày tôi đi
Mà không hẹn trở lại…
Chuyện đời con
Trầm Thiên Thu
19:13 14/02/2011
Con biết đời con chẳng đáng gì
Trăm năm rồi cũng hóa hư vô
Nỗi đời sao vẫn nhiều gian khó
Chuyện đạo lại còn lắm bộn bề
Ý Chúa nhiệm mầu xin chỉ dạy
Đời con phó thác ước vâng nghe
Cúi xin Thiên Chúa thương phù trợ
Đủ sức vượt qua khỏi bến mê
Trăm năm rồi cũng hóa hư vô
Nỗi đời sao vẫn nhiều gian khó
Chuyện đạo lại còn lắm bộn bề
Ý Chúa nhiệm mầu xin chỉ dạy
Đời con phó thác ước vâng nghe
Cúi xin Thiên Chúa thương phù trợ
Đủ sức vượt qua khỏi bến mê