Ngày 16-02-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tin Mừng giúp hóan cải
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
01:44 16/02/2024
TIN MỪNG GIÚP HOÁN CẢI
(Chúa Nhật I Mùa Chay B)

“Thời kỳ đã mãn và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”(Mc 1,1..). Nội dung lời rao giảng của Đấng Cứu Thế, Giêsu Kitô thật ngắn gọn mà rõ ràng và đủ đầy ý nghĩa. Đang bước vào Mùa Chay thánh, xin được sẻ chia đôi tâm tình liên hệ đến vế sau lời rao giảng của Chúa Kitô: “Anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng. Thử hỏi rằng phải chăng nhờ ăn năn sám hối nên chúng ta tin vào Tin Mừng hay nhờ tin vào Tin Mừng nên chúng ta sám hối ăn năn?

Để có được câu trả lời mang tính khả tín thì chúng ta cần làm rõ nội hàm của hai từ Tin Mừng. Hai từ Tin Mừng vừa nói lên sứ điệp gieo rắc niềm vui đích thực vừa nói đến chính niềm hạnh phúc, niềm vui trọn hảo. Như thế Tin Mừng ở đây chính là Chúa Kitô, là con người, cuộc đời, các hoạt động và lời giảng dạy của Người. Nước Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta. Nước Trời chính là Chúa Kitô và Tin Mừng cũng chính là Người. Và ai thấy Người là thấy Chúa Cha (x.Ga 14,9).

Đến thế gian này sứ mạng chủ yếu của Chúa Kitô là tỏ bày cho nhân loại nhận biết chân dung đích thực của Thiên Chúa tối cao cũng như chương trình ý định của Ngài trên toàn thể thụ tạo, cách riêng trên loài người chúng ta.

Bài đọc thứ nhất trích sách Sáng thế nói đến một Thiên Chúa tự nguyện ký kết giao ước với nhân loại. Người tự nguyện cam kết rằng sẽ không trừng phạt con người: “Ta lập giao ước của ta với các ngươi: mọi xác phàm sẽ không còn bị nước hồng thuỷ huỷ diệt…”(St 9,11). Thiên Chúa sẽ không bao giờ quên giao ước Người đã lập. Và mọi đường lối của Người đều là yêu thương và thành tín (x.Tv 24). Lòng thành tín của Thiên Chúa đã hiện lộ cách rõ nét khi đến thời viên mãn với công cuộc nhập thể cứu độ của Chúa Kitô.

Để giúp con người từ bỏ tội lỗi, ăn năn sám hối và đổi thay nếu sử dụng phương pháp hù doạ, nghĩa là trình bày các hậu quả xấu xa phải gánh chịu, thi dường như dễ có kết quả tức thời nhưng lại không bền. Bên cạnh đó cái phương pháp này nhiều khi làm méo mó chân dung Thiên Chúa, Đấng tốt lành vô cùng, là Cha nhân hậu, giàu lòng xót thương.

Khởi đầu sứ vụ rao giảng tin mừng, Chúa Kitô đã xác nhận lời tiên tri Isaia ứng vào sứ mạng của mình: “Thần Khí chúa ngự trên tôi, vì chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn…” (Lc 4,18-19). Một nội dung chính của Tin Mừng đó là :“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).

Mùa Chay thánh đã về, đoàn Kitô hữu thường được nghe các vị chủ chăn nói đến chủ đề tội lỗi. Đây là một việc làm chính đáng. Thế nhưng nếu quá chăm chăm dán mắt vào cái được gọi là tội lỗi thì nhiều khi chúng ta sẽ bị lệch lạc trong cái nhìn. Mầu nhiệm tội lỗi chỉ được sáng tỏ khi chúng ta quy chiếu cái nhìn vào Thiên Chúa và tình yêu Người đã dành cho chúng ta. Thiên Chúa, Đấng Tối Cao và giàu lòng xót thương là khởi điểm để chúng ta nhận ra thân phận tội lỗi của mình và cũng là đích đến khi chúng ta nỗ lực ăn năn hoán cải, đổi thay, trở về.

Một thực tế của Mùa Chay: Nơi nơi, xứ xứ đều có lời mời gọi sám hối và các cử hành bí tích Hoà Giải. Chuyện các Kitô hữu Công Giáo, cách riêng người Công Giáo Việt Nam chen nhau đến toà giải tội dịp Mùa Chay là chuyện quá phổ biến, ít ai chối cãi. Các vị mục tử có nơi phải sắp xếp lịch trình hợp lý mới có thể đáp ứng được nhu cầu này của đoàn tín hữu. Thế nhưng có chăng việc xưng thú lỗi lầm ấy chẳng qua là chỉ để thanh thản lương tâm chút nào đó hầu tham dự các Lễ nghi của Tuần Thánh và để đủ điều kiện rước Thánh Thể dịp Phục sinh? Đại Lễ Phục sinh đến thì mọi sự lại trở về như xưa. Mùa Chay vội qua như nó chưa từng đến. Một sự đổi thay mang tính tích cực và lâu bền chỉ có thể đặt trên nền tảng một cảm nghiệm sâu xa về Tin Mừng là tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta.

Không phải chúng ta sám hối ăn năn rồi chúng ta mới tin vào Tin Mừng là Thiên Chúa Tình Yêu, nhưng nhờ tin vào Tin Mừng là Thiên Chúa giàu lòng xót thương thì chúng ta mới thành tâm ăn năn sám hối, thay đổi đời sống cách cụ thể thiết thực và lâu bền. Ước gì chân dung Thiên Chúa Tình yêu được tỏ lộ nơi đoàn tín hữu Kitô, đặc biệt nơi các vị mục tử để nhiều tâm hồn lầm lạc biết ăn năn trở về. Và khi ấy chúng ta có thể nói rằng Mùa Chay không phải là mùa của sầu khổ, đau buồn mà đich thực là Mùa của hồng ân.

Mong sao không chỉ các đấng bậc trong Hội thánh mà cả đoàn tín hữu Kitô nhiệt thành loan Tin Mừng để tội nhân khi “tin vào Tin Mừng, thì biết sám hối ăn năn”. Tin Mừng cần được loan báo ở đây đó là: làm cho kẻ bị giam cầm thoát khỏi xiềng xích ngục tù, làm cho người mù được sáng mắt, trả tự do cho người bị áp bức, làm cho người nghèo hèn, kém phận biết họ được ưu ái, cho người tội lỗi biết họ luôn được đón chờ và thứ tha…

Ban Mê Thuột
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:01 16/02/2024

35. Có rất nhiều người đi tham dự bàn tiệc thiên thần mà không được ích gì, bởi vì trước khi rước lễ họ không có chuẩn bị tâm hồn của mình.

(Thánh Bonaventure)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:03 16/02/2024
81. THỪA TƯỚNG THÔNG MINH

Hán Vũ thường nói với Lý Thành:

- “Tôi với thừa tướng Thôi Quần quen biết nhau đã nhiều năm, tôi cảm thấy ông ta là người quá thông minh”.

Lý Thành hỏi:

- “Ông ta thông minh về phương diện nào?”

Hán Vũ nói:

- “Thôi Quần rất biết rõ mình, xưa nay không dám múa rìu qua mắt thợ”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 81:

Người thông minh thì học đâu nhớ đó, đây là loại thông minh của các tử sĩ, nhưng người cực thông minh là người biết mình hay dở đến đâu để tiến để lùi, tức là “không dám múa rìu qua mắt thợ”, đây là thông minh của người khôn ngoan biết người biết ta...

Giáo Hội rất cần những người thông minh như thế để truyền giáo, để làm chứng nhân cho Tin Mừng, để trở nên những nhà lãnh đạo giỏi, những mục tử nhân hậu của dân Thiên Chúa.

Cũng có rất nhiều người Ki-tô hữu thông minh biết dùng thông minh của mình để cộng tác với cha sở, mở mang Nước Chúa ở ngay trong giáo xứ của mình; thời nay cũng có nhiều mục tử rất thông minh biết dùng tài trí của mình để lãnh đạo và chăm sóc các linh hồn đã được Thiên Chúa -qua Giáo Hội- giao phó cho các ngài, chúng ta dễ nhận ra các ngài với dáng vẻ bên ngoài đơn sơ không kiểu cách, hiền từ không la lối thóa mạ, khiêm tốn không hách dịch nóng nảy và rất thân tình với giáo dân của mình.

Ai cũng thích sự thông minh bởi vì đó là ơn của Chúa Thánh Thần ban tặng, nhưng không ai thích người thông minh mà kiêu căng bởi vì đó là con đẻ của tà thần luôn gây chia rẻ trong cộng đoàn...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ngày 17/02: Lê-vi mẫu gương của sự biến đổi – Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ.
Giáo Hội Năm Châu
03:09 16/02/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,

Khi ấy, Chúa Giêsu trông thấy một người quan thuế tên là Lêvi đang ngồi ở bàn thu thuế, Ngài bảo ông: “Hãy đi theo Ta”. Ông liền bỏ mọi sự đứng dậy theo Người. Lêvi đã dọn một bữa tiệc linh đình thết đãi Người tại nhà ông. Có đông người thu thuế và nhiều người khác cùng ngồi ăn với các ngài. Những người biệt phái và các luật sĩ của họ lẩm bẩm với các môn đệ của Người rằng: “Sao các người lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như vậy?” Chúa Giêsu trả lời họ rằng: “Những ai mạnh khoẻ không cần tới thầy thuốc, chỉ những người đau yếu mới cần thôi. Ta đến không phải để kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối cải”.

Đó là lời Chúa
 
Sám hối về với nghĩa tình
Lm. Nguyễn Xuân Trường
04:41 16/02/2024

SÁM HỐI VỀ VỚI NGHĨA TÌNH

Mùa Chay và Tết đều có điểm giống nhau là về với người mình yêu thương: Tết người đi xa về nhà với gia đình cha mẹ; Mùa Chay con người tội lỗi sám hối trở về với Chúa là Cha đầy lòng thương xót. Phải trở về vì trong đời sống luôn có những cơn cám dỗ lôi kéo chúng ta rời xa Thiên Chúa. Thế nên, Phúc Âm Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay luôn kể chuyện Chúa Giêsu chịu cám dỗ.

1. Cám dỗ lìa xa Thiên Chúa. Từ khởi đầu nhân loại cho đến hôm nay, cơn cám dỗ lớn nhất của loài người vẫn là cơn cám dỗ rời xa Thiên Chúa và đường lối của Ngài. Tại sao? Vì như một đứa trẻ nổi loạn luôn muốn bỏ nhà ra ngoài để tự do làm điều mình thích, loài người cũng cứ muốn lìa bỏ Chúa để tự mình làm chủ cuộc đời theo ý riêng của mình, mình muốn làm gì thì làm. Người ta bị cám dỗ gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời sống, không cần Chúa nữa. Đây là cơn cám dỗ nguy hiểm và kinh khủng nhất của thời đại ngày nay.

2. Sám hối trở về với Chúa. Lời Chúa tuần này mời gọi chúng ta đi vào sa mạc tinh thần của lòng mình. Hãy dành những giây phút lắng đọng tâm hồn để suy nghĩ, để kiểm thảo đời sống: Trong đời sống, liên hệ tình nghĩa Cha-con thân thiết giữa tôi với Chúa ngày rửa tội giờ sao rồi? Trong gia đình, liên hệ tình yêu vợ-chồng nồng nàn ngày cưới của tôi giờ sao rồi? Tôi quyết tâm làm gì để trở về liên hệ tình nghĩa thân thiết với Chúa, với gia đình, với tha nhân?

Chúng ta được mời gọi hãy sám hối về với yêu thương. Trở về với Chúa là Cha giàu lòng thương xót, trở về với gia đình đầy tình yêu cha mẹ, đầy tình nghĩa anh em. Rộng hơn nữa, trở về để yêu thương cả gia đình nhân loại nơi có Chúa là Cha và mọi người là anh chị em với nhau. Amen.
 
Cả những bất lực
Lm. Minh Anh
15:31 16/02/2024
CẢ NHỮNG BẤT LỰC
“Tôi đến để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn!”.

Một thiếu nữ được bác sĩ cho biết, “Cô không bao giờ có thể thoát khỏi ngục tù của tật nguyền!”. “Ồ, không!”, cô trả lời, “Thưa bác sĩ, còn rất nhiều cách để sống trong những giới hạn nếu tôi không mệt mỏi chiến đấu với chúng!”. Thiếu nữ đó là Helen Keller, một nhà văn mù và điếc. Cô viết, “Hãy đối mặt với những khiếm khuyết và thừa nhận chúng! Chúa không chỉ cần những tài năng của bạn; Ngài cần ‘cả những bất lực’ của bạn!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Đồng quan điểm với nữ văn sĩ tài hoa H. Keller, Tin Mừng hôm nay tiết lộ một quan điểm mới mẻ ‘không thể tin được’ của ơn cứu độ! Tại nhà Matthêu, Chúa Giêsu tự nhận là thầy thuốc; nhưng thầy thuốc sẽ làm gì nếu không có bệnh nhân? Phá sản! Vì thế, ở một khía cạnh nào đó, thầy thuốc Giêsu cần bệnh nhân; Ngài cần ‘cả những bất lực’ của bạn!

Giêsu, Đấng Cứu Độ thế giới. Nhưng nếu thế giới không có tội nhân thì sao? Cái chết của Con Thiên Chúa sẽ lãng xẹt và lòng thương xót của Ngài thật vô tích sự! Như vậy, theo một nghĩa nào đó, với tư cách cứu độ, Chúa Giêsu cần những tội nhân. Ngài cần những con người chống lại Thiên Chúa; những con người vi phạm lề luật, vi phạm phẩm giá họ và phẩm giá người khác. Tắt một lời, Ngài cần mọi loại hình tội nhân! Thật sao? Ngài là “Cứu Chúa”, Ngài cần có những ai ‘cần cứu’; cần ‘cả những bất lực’ của họ!

Thật quan trọng để bạn và tôi hiểu được sự thật này! Để từ đó, chúng ta nhận ra rằng, việc tội nhân đến với Chúa Giêsu mang theo bao ô uế của tội lỗi nơi họ sẽ là ‘cơ hội’ cho Trái Tim Rất Thánh của Ngài thi thố lòng thương xót. Nó mang cho Ngài một niềm vui tràn đầy; vì qua đó, Ngài hoàn thành sứ mệnh với tư cách Đấng Cứu Độ duy nhất.

Đại diện mọi tội nhân, Matthêu đồng bàn với Chúa Giêsu và điều này khiến Ngài chịu tiếng mang lời. Ngài chống chế, “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn!”. Tuyệt vời! Đó là một tuyên bố dành cho một nhân loại thương tích, cũng là nhân loại Ngài ‘cần’ để cứu nó. Không loại trừ ai; Ngài muốn tiếp cận mọi người, tha thứ cho mọi người. Hãy học cách thức tìm kiếm của Ngài, “Xin dạy con đường lối Ngài, lạy Chúa!” - Thánh Vịnh đáp ca - đường lối ‘tìm kiếm để thứ tha!’.

Đường lối Chúa là thế, khác với đường lối loài người vốn “đầy cử chỉ đe doạ và lời nói hại người” - bài đọc Isaia. Với Chúa, khi ai đó phạm tội nhiều, Ngài ‘cần’ họ nhiều hơn! Ngài tìm mọi cách tiếp cận họ, ban ân sủng và tha thứ. Qua đó, Ngài dạy chúng ta nhẫn nại, yêu thương, xây những chiếc cầu thay vì những bức tường bất cứ khi nào có cơ hội.

Anh Chị em,

“Tôi đến để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn!”. Chúa cần bạn và tôi, các tội nhân! Nhưng Ngài cần chúng ta “biết cách để sống trong những giới hạn”; “không mệt mỏi chiến đấu”; biết “đối mặt với những khiếm khuyết và thừa nhận chúng”; và nhất là đem ‘cả những bất lực’ của mình đến cho Ngài. Ngài đang đợi từng người. Chúng ta là niềm vui, là đối tượng sứ vụ của Ngài. Hãy đến trong tình trạng tổn thương và tội lỗi; và theo cách này, chúng ta cho phép Ngài biểu lộ lòng thương xót của trái tim rất thánh! Ngài “cần” chúng ta! Đó là quà tặng bạn và tôi mang đến cho Ngài. Bạn có tin điều đó không?

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con biết, con cần Chúa; nhưng con không biết, Chúa “cần” con. Này con đem đến cho Chúa mọi tội lỗi của con; cho con biết đứng lên và đi tới!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Chúa nhật I Mùa Chay
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:43 16/02/2024
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY

Tin Mừng: Mc 1, 12-15

“Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.”


Anh chị em thân mến,

Hôm nay là chúa nhật thứ nhất Mùa Chay, bài Tin Mừng hôm nay tuy ngắn, nhưng lại như là lời phi lộ cho cuộc rao giảng Tin Mừng của Đức Chúa Giê-su tại trần gian: “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Sám hối và tin vào Tin Mừng là hai điều kiện để được cứu độ, và để nhận được sự tha thứ của Thiên Chúa.

“Hãy sám hối...” là lời mời gọi khẩn cấp của Đức Chúa Giê-su, là lời cảnh cáo đầy yêu thương của Đấng thẩm phán chí công.

Sám hối vì chúng ta là những tội nhân đã phạm không biết bao nhiêu là tội với Thiên Chúa và với anh chị em của chúng ta; sám hối bởi vì mỗi người chúng ta đáng lẽ ra, phải chết ngay từ khi phạm một tội đầu tiên, nhưng vì tình yêu, Thiên Chúa đã kéo dài ngày chung kết để chúng ta được hồi tâm sám hối làm hòa với Chúa và tha nhân; sám hối bởi vì tất cả chúng ta không ai là thánh thiện, không ai là sạch tội; sám hối bởi vì tình yêu của Thiên Chúa quá lớn lao thúc bách chúng ta mau trở về với Cha trên trời...

“...và tin vào Tin Mừng” là tin vào Đức Chúa Giê-su, tin vào lời giảng dạy của Ngài, Lời ban sự sống cho những kẻ tin vào Ngài.

Chúng ta là những người có đức tin, đức tin này đã bị “mai một” với bao lo toan trong cuộc sống, đức tin này không được bồi dưỡng vun đắp vì chúng ta quá chú trọng đến cái ăn cái mặc, mà quên mất Thiên Chúa –nguồn mạch của đức tin- đang nuôi nấng và chăm sóc chúng ta.

Đức tin đòi hỏi chúng ta phải đặt Thiên Chúa ở vị trí số một trong cuộc sống.

Đức tin không phải chỉ là đi lễ ngày chúa nhật, cũng không phải chỉ là đón nhận các bí tích, hay vài tháng đi xưng tội một lần, nhưng cần phải toả sáng trong cuộc sống của mình.

Đức tin này đòi buộc tôi phải thấy Thiên Chúa tốt lành trong người anh em mà tôi không thích, có khi còn ghét thậm tệ nữa; đức tin này đòi hỏi tôi phải cúi xuống nâng đỡ người anh em bất hạnh đang đói khổ bên vệ đường đứng lên...

Tất cả những việc làm đó chính là tin vào Tin Mừng, bởi vì Tin Mừng cũng đồng thời là Đức Chúa Giê-su chịu đau khổ, chịu chết và sống lại. Và, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã làm như thế khi rao giảng Tin Mừng ở trần gian.

Tin Mừng không chỉ ở trong nhà thờ, nhưng ở ngay trên mặt trên mày của chúng ta, đó là khuôn mặt vui tươi khi bị đau khổ, đó là lời nói dễ thương khi bị chửi mắng, là nụ cười tươi khi bị hiểu lầm, Tin Mừng là như thế, là trao ban và đón nhận, là hy sinh và yêu thương.

Anh chị em thân mến.

“Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” là mở đầu cho Mùa Chay Thánh năm nay, và đồng thời thức tỉnh chúng ta –những tâm hồn tội lỗi- biết cải quá tự tân, biết đổi mới con người cũ của mình, để cùng chết với Đức Chúa Giê-su và cùng sống lại với Ngài.

Chúng ta có quá nhiều dự định tương lai, có quá nhiều kế hoạch rất cụ thể cho cộng đoàn, nhưng kế hoạch phải làm gì trong mùa chay thì hình như chưa hoàn bị cho lắm, bởi vì ai cũng nói chung chung mùa chay là sám hối và ăn năn, nên chúng ta chỉ nhìn thấy mình đang sám hối ăn chay, mà chưa nhìn thấy tha nhân đang đói khổ...

Xin Thiên Chúa ban cho mỗi người trong cộng đoàn chúng ta khi sám hối thì biết bù đắp những đau khổ của Đức Chúa Giê-su nơi những người nghèo, những người bệnh tật và già nua để Tin Mừng mà chúng ta đang tin được toả sáng đến với mọi người.

Xin Chúa luôn gìn giữ chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thánh Lễ Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay 18/2 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
21:38 16/02/2024


BÀI ĐỌC 1  St 9, 8-15

Bài Trích sách Sáng Thế.

Ðây Thiên Chúa phán cùng ông Nôe và con cái ông rằng: “Ðây Ta ký kết giao ước của Ta với các ngươi và con cháu các ngươi, với tất cả sinh vật đang sống với các ngươi, như chim chóc, gia súc, tất cả những thú vật đang sống trên mặt đất với các ngươi, những gì ra khỏi tàu và toàn thể thú vật trên mặt đất. Ta ký kết giao ước của Ta với các ngươi: nước lụt không còn tiêu diệt mọi loài nữa, cũng không khi nào còn lụt tàn phá trái đất nữa”. Và Thiên Chúa phán: “Ðây là dấu chỉ giao ước ký kết giữa Ta với các ngươi, và tất cả sinh vật đang ở với các ngươi và sau này mãi mãi. Ta sẽ đặt trên trời một cái mống, và nó sẽ là dấu chỉ giao ước giữa Ta với trái đất. Khi Ta quy tụ mây lại trên trời, mống sẽ xuất hiện trên mây, và Ta sẽ nhớ lại giao ước đã ký kết giữa Ta với các ngươi và mọi sinh vật, và không khi nào nước lụt tiêu diệt mọi loài như thế nữa!”

Đó là Lời Chúa.

BÀI ĐỌC 2  1 Pr 3, 18-22

Bài trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.

Anh em thân mến, Chúa Kitô đã chết một lần cho tội lỗi chúng ta, Người là Ðấng công chính thay cho kẻ bất công, để hiến dâng chúng ta cho Thiên Chúa; thật ra Người đã chết theo thể xác, nhưng đã nhờ Thần Linh mà sống lại. Với Thần Linh, Người đã đến rao giảng cho những tâm hồn bị giam cầm, cho những kẻ xưa kia có lúc không tin, đang khi lòng nhân từ Chúa còn khoan giãn lúc ông Nôe đóng tầu, nhờ đó một số ít người, gồm tất cả tám người, được cứu khỏi nước lụt. Và hiện giờ, phép thánh tẩy cũng cứu thoát anh em cũng giống như thể thức ấy, vì phép ấy không phải chỉ rửa sạch thân xác, mà đó là lời cầu xin Thiên Chúa ban cho một lương tâm ngay thẳng, nhờ sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Ðấng ngự bên hữu Thiên Chúa, sau khi về trời, đã bắt các thiên thần, các quyền thần và các đạo binh suy phục Người.

Đó là Lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG  Mt 4,4b

Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.

TIN MỪNG  Mc 1, 12-15

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.

Khi ấy, Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người. Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, Người nói: “Thời giờ đã mãn, và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”.

Đó là Lời Chúa.
 
Sống mùa Chay với ơn Chúa Thánh Thần
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
21:45 16/02/2024
SỐNG MÙA CHAY VỚI ƠN CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY ĂM B

Cách đây chưa lâu, để bắt đầu đời sống công khai, cũng là khoảnh khắc khai mạc thời kỳ rao giảng Tin Mừng cứu độ, Chúa Giêsu bước xuống sông Giođan. Dù là Đấng thánh hóa nước, Chúa chấp nhận đứng chung hàng ngũ với những tội nhân, nhận lãnh phép rửa từ tay thánh Gioan Tiền hô.

Ngày ấy, Chúa Thánh Thần hiện diện như tác nhân của ơn thánh hóa để nghi thức của phép rửa không chỉ là hành động của sám hối, mà trở thành hành động của bí tích để ban ơn tha thứ cho bất cứ ai tin vào Chúa Kitô và thành tâm nhận lãnh.

Với hình ảnh Chúa Thánh Thần được Chúa Cha trao ban trước khi bắt đầu sứ vụ công khai, trong phép rửa, Chúa Giêsu như vị ngôn sứ được xức dầu là chính ơn Thánh Thần.

Cùng với ơn Thánh Thần được trao ban cho Chúa Giêsu, Hội thánh cũng nhận lãnh chính ơn Thánh Thần. Mượn hình ảnh đẹp vô song ấy, Hội Thánh kết thúc mùa Giáng sinh.

Hôm nay, cùng một Thánh Thần duy nhất ấy lại "đẩy Người vào hoang địa". Kể từ đây, một trong những ngày khởi đầu cho thời gian bốn mươi ngày, Chúa Giêsu, dù một mình giữa mênh mông, nhưng trong sức mạnh của Thánh Thần để chịu Satan cám dỗ và chiến thắng nó.
Nhìn vào các biến cố quan trọng của cuộc đời Chúa Giêsu liên quan đến sự hiện diện của Thánh Thần, Đức Phanxicô kết luận: "Cả cuộc đời Chúa Giêsu được đặt dưới dấu hiệu Thánh Thần Thiên Chúa, Đấng linh hoạt, linh hứng và hướng dẫn Người" (Huấn dụ ngày 21.2.2021).

Với hình ảnh Chúa Thánh Thần được Chúa Cha trao ban trước khi bắt đầu sứ vụ công khai, trong phép rửa, Chúa Giêsu như vị ngôn sứ được xức dầu là chính ơn Thánh Thần. Cùng với ơn Thánh Thần được trao ban cho Chúa Giêsu, Hội thánh cũng nhận lãnh chính ơn Thánh Thần. Mượn hình ảnh đẹp vô song ấy, Hội Thánh kết thúc mùa Giáng sinh.

Hôm nay, Chúa nhật đầu tiên của mùa Chay, mùa phụng vụ mới, một lần nữa, Hội Thánh tiếp tục giới thiệu hình ảnh Chúa Thánh Thần. Và đoạn Tin Mừng của Chúa nhật thứ I mùa Chay, lại là đoạn Tin Mừng nối tiếp việc Chúa Giêu chịu phép rửa. Sau khi chịu phép rửa, Chúa Giêsu được Chúa Thánh Thần hướng dẫn vào hoang địa để ăn chay, cầu nguyện 40 ngày trước khi bắt đầu ba năm truyền giáo.

Hai mùa phụng vụ, cách khoảng nhau, nhưng vẫn nối tiếp nhau trong cùng một mối dây thật ý nghĩa, cao quý hết sức: Chúa Thánh Thần.
Như vậy, trong lễ Chúa Kitô chịu phép rửa, Hội Thánh muốn dạy rằng, dù kết thúc một mùa phụng vụ, Hội Thánh của Chúa Kitô không kết thúc sứ vụ, nhưng tiếp tục hành trình của mình với ơn Chúa Thánh Thần, như Chúa Kitô tiếp tục việc làm của Người theo ý Chúa Cha, trong Chúa Thánh Thần.

Hôm nay, mở đầu mùa phụng vụ mới, phụng vụ mùa Chay, Hội Thánh cho thấy, hình ảnh Chúa Thánh Thần tiếp nối trong đời sống của Hội Thánh, như là sức mạnh của bất cứ ai có tâm hồn thiện chí muốn cậy dựa vào, muốn xin ơn trợ giúp để sống ơn hoán cải trong những ngày chay thánh này.

Bởi nếu "Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa", để ở đó, Chúa Giêsu gặp gỡ Thiên Chúa, sống chay tịnh, sống thật với chính tâm hồn mình, can đảm đối diện và chiến thắng cám dỗ, đồng thời tiếp cận với muông thú và sự hoang vắng im lặng mênh mông của hoang địa, thì đối với chúng ta, Chúa Thánh Thần cũng sẽ là nguồn sống thánh thiêng và trợ lực tuyệt đối trong cả cuộc đời chúng ta nói chung, đặc biệt trong mùa Chay nói riêng.

Có thể nói, Chúa Kitô đã sống suốt mùa Chay với Chúa Thánh Thần, thì hôm nay, bước vào mùa Chay, ta cũng sẽ sống mùa Chay với ơn Thánh Thần.

Chính nhờ ơn Thánh Thần mà Thiên Chúa và Chúa Kitô thương ban cho ta, ta cũng sẽ mạnh mẽ sống tâm hồn chay tịnh bằng sự liên lỉ cầu nguyện và siêng năng tìm gặp gỡ Thiên Chúa trong cõi thanh vắng của chính tâm hồn mình, trong các bí tích, trong phụng vụ thánh, trong sự tưởng nhớ tình yêu Thiên Chúa, trong sự suy niệm cuộc đời và cuộc tử nạn của Chúa Kitô.

Nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn, ta còn có thể gặp gỡ Thiên Chúa trong khi sống với mọi nguời quanh ta, khi ta làm việc bác ái, khi ta trao tặng người khác nghĩa cử yêu thương…

Có Chúa Thánh Thần, ta sẽ đổi mới chính tâm hồn mình, sẽ sống khiêm nhu hơn, hiền lành hơn, vị tha hơn, bao dung hơn…

Tắt một lời, trong đời ta, nhất là khi sống mùa Chay, ta biết tận dụng mọi phương thế Chúa ban và Hội Thánh đề nghị, để tìm gặp gỡ Thiên Chúa, đời ta sẽ thăng hoa, môi trường ta sống sẽ tràn ngập hương yêu thương, chiếu giải ánh sáng hòa bình.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng giám mục Milan tham dự hội thảo ‘đối thoại’ với các Hội Tam Điểm Ý
Vũ Văn An
14:14 16/02/2024

Tạp chí mạng The Pillar, ngày 16 tháng 2 năm 2024, tường trình rằng vào hôm thứ Sáu, Tổng Giám mục Milan sẽ tham dự một hội nghị để thảo luận về sự không tương thích của Hội Tam điểm với Công Giáo.



Thực vậy, theo một thông báo trên trang web của Grand Orient of Italy, Đức Tổng Giám Mục Mario Enrico Delpini sẽ tham dự một buổi hội thảo tại Qũy Văn hóa Ambrosianum, nơi người đứng đầu Hội Tam điểm Ý, Stefano Bisi sẽ đọc một bài viết về Giáo Hội Công Giáo và Hội Tam điểm.

Theo Grand Orient, cơ quan liên minh và quản lý các hội Tam điểm ở Ý, buổi hội thảo “lịch sử” sẽ đề cập đến mối quan hệ “phức tạp” giữa hội Tam điểm và Công Giáo trong chủ đề “Hội Tam điểm giữa Ratzinger và Bergoglio”.

Gọi sự kiện này là “thời điểm đối thoại quan trọng”, Grand Orient nói rằng hội thảo “sẽ cho phép Người Công Giáo và người Tam điểm đối đầu một cách tự do và với chủ nghĩa hòa giải về tính không thể hòa giải giữa các giá trị Tam điểm với các giá trị Công Giáo”.

Hướng tới sự kiện ngày 16 tháng 2, tờ báo Il Messagero của Ý cũng đưa tin rằng cùng với Đức Tổng Giám Mục Delpini, sẽ có sự tham gia của Chủ tịch Học viện Thần học Giáo hoàng, Giám mục Antonio Staglianò, và cựu lãnh đạo Bộ Văn bản Lập pháp của Vatican, Đức Hồng Y Francesco Coccopalmerio đã nghỉ hưu.

Sự kiện này diễn ra khoảng hai tháng sau khi Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican kêu gọi các giám mục Phi Luật Tân áp dụng một “chiến lược phối hợp” để chống lại “một số lượng lớn những người có cảm tình và cộng sự [Tam Điểm], những người tin chắc rằng không có sự chống đối nào giữa tư cách thành viên của Giáo Hội Công Giáo và của Hội Tam điểm.”

Theo giáo huấn nhất quán của Bộ Giáo Lý Đức Tin, những người Công Giáo tham gia các hiệp hội Tam điểm đều ở trong tình trạng tội trọng và không thể lãnh nhận Bí tích Thánh Thể.

Về mặt giáo luật, tư cách thành viên của các hiệp hội Tam điểm và các tổ chức tương tự bị cấm theo điều 1374 của Bộ Giáo luật, vốn coi việc một người Công Giáo tham gia “các hiệp hội có âm mưu chống lại Giáo hội” là một tội ác.

Giáo hội đã cấm người Công Giáo tham gia các hội Tam điểm kể từ năm 1738, khi Giáo hoàng Clêmentê XII cấm Hội Tam điểm, và nói rằng điều đó thúc đẩy chủ nghĩa thờ ơ tôn giáo - ý niệm cho rằng việc các cá nhân tin gì về Thiên Chúa không quan trọng, miễn là họ là những người Tam điểm tốt, bởi vì mọi người đều trong hội đang phục vụ một khái niệm cao hơn về nhân đức tự nhiên.

Từ Đức Clêmentê cho đến khi ban hành Bộ Giáo luật phổ quát đầu tiên vào năm 1917, tám giáo hoàng đã ban hành thông điệp hoặc sắc lệnh của giáo hoàng tố cáo Hội Tam điểm và áp đặt hình phạt vạ tuyệt thông tự động dành cho Tòa thánh đối với bất cứ người Công Giáo nào tham gia.

Giáo hội đã liên tục lên án ý niệm của Hội Tam điểm vì nó loại bỏ người Công Giáo khỏi sự giám sát hợp pháp của Giáo hội trong khi họ được dạy giáo lý, một cách hữu hiệu, theo một triết lý mới - một cách nhìn khác về thế giới.

Trong những thập niên sau Công đồng Vatican II, các hội Tam điểm ở một số quốc gia lập luận rằng việc Giáo hội cấm thành viên Công Giáo đã thay đổi, vì Bộ Giáo luật sửa đổi không còn đích tên liệt kê một cách chuyên biệt các hội Tam điểm trong luật mô tả các hiệp hội mà người Công Giáo bị cấm gia nhập.

Sự thay đổi văn bản trong luật của Giáo hội đã gây ra ấn tượng sai lầm ở một số vùng lãnh thổ, và đối với một số nhà giáo luật, rằng tư cách thành viên Công Giáo của Hội Tam điểm không còn bị cấm nữa.

Trên thực tế, ủy ban chịu trách nhiệm sửa đổi Bộ Giáo luật đã đề xuất và quyết định loại bỏ việc đề cập rõ ràng đến Hội Tam điểm trong giáo luật về các hội bị cấm vì lo ngại rằng giáo luật sẽ bị giải thích quá hẹp - rằng người Công Giáo có thể nghĩ rằng chỉ có các hội Tam điểm mới bị pháp luật cấm.

Nhưng kể từ khi ban hành Bộ Giáo luật năm 1983, Vatican đã nhiều lần tuyên bố rằng tư cách thành viên và triết lý của Tam điểm hoàn toàn không phù hợp với đức tin Công Giáo, và việc gia nhập các tổ chức như vậy sẽ phải gánh chịu các biện pháp trừng phạt hình sự.

Các cơ sở Tam Điểm bắt đầu như các hiệp hội buôn bán của những người thợ đá ở Anh và Scotland thời Trung cổ.

Bất chấp những hư cấu lịch sử có tham vọng liên kết với Ai Cập cổ đại và việc xây dựng Đền thờ Solomon, sự lặp lại hiện đại của Hội Tam điểm, như một câu lạc bộ dành cho những nhà giả kim, những triết gia giả, những người bất đồng chính kiến, những người không tuân thủ tôn giáo, đã bắt đầu tại một quán rượu ở London vào năm 1717.

Ngay sau đó, các hội quán Tam Điểm lan rộng khắp châu Âu.

Trên lãnh thổ sẽ trở thành nước Ý hiện đại, các hội Tam điểm thường hoạt động như những tế bào khủng bố bạo lực trong các quốc gia của giáo hoàng, bên cạnh các hội triết học bị cấm.

Năm 1821, tông hiến của Đức Piô VII, Ecclesiam a Iesu Christo, lặp lại lệnh cấm của Giáo hoàng đối với các hội Tam điểm, bao gồm cả những tổ chức đang cố gắng lật đổ các quốc gia của Giáo hoàng bằng bạo lực. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng dạy rằng mối đe dọa thực sự đến từ triết lý Tam điểm về chủ nghĩa thờ ơ tôn giáo, và việc cổ vũ điều mà ngày nay gọi là “chủ nghĩa thế tục”.

Trong một trong nhiều thông điệp lên án Hội Tam điểm, Đức Lêô XIII đã giải thích chương trình nghị sự của Hội Tam điểm mà ngài nói, bao gồm “Nhà nước mà [Hội Tam điểm tin rằng] phải tuyệt đối vô thần, có quyền và nghĩa vụ bất khả nhượng để đào tạo trái tim và tinh thần của các công dân của mình,” cũng như việc coi hôn nhân như một hợp đồng dân sự đơn thuần có thể bị hủy bỏ theo ý muốn.

Hội Tam điểm ở Ý đã có được sự nổi bật xã hội đáng kể trong những năm sau Risorgimento, chiến dịch quân sự nhằm thống nhất các quốc gia khác nhau trên bán đảo Ý, do Victor Emmanuel (sau này được phong là “Vua nước Ý”) và tướng đánh thuê Giuseppe Garibaldi, lãnh đạo, họ vốn là những người Tam điểm nổi bật.

Garibaldi thành lập Grand Orient of Italy tại Palermo vào năm 1861 và giữ chức vụ Grand Master đầu tiên của nó. Các cơ sở thuộc hội Tam điểm ở Ý sau đó đã bị đàn áp trong chế độ độc tài phát xít của Benito Mussolini, nhưng đã được tái lập sau Thế chiến thứ hai với sự hỗ trợ của các hội viên Tam Điểm Mỹ có mặt trong quân đội Hoa Kỳ.

Kể từ sau chiến tranh, các cơ sở của hội Tam điểm ở Ý đã vướng vào một số vụ bê bối nổi bật, bao gồm cả những âm mưu bị cáo buộc nhằm lật đổ tiến trình chính trị hoặc gây ảnh hưởng đến chính phủ. Theo luật, các cơ sở hội Tam điểm ở Ý phải đăng ký tư cách thành viên với chính phủ.

Vụ bê bối nổi tiếng nhất về hội Tam điểm ở Ý là vụ bê bối “P2” năm 1981, đặt tên theo Tuyên truyền Hai, một cơ sở thuộc Hội Tam điểm chưa đăng ký mà các vai trò thành viên bị phát hiện trong một cuộc đột kích của cảnh sát vào nhà của chủ tịch Licio Gelli.

Danh sách thành viên bao gồm các chính trị gia nổi tiếng, các tướng lĩnh, thẩm phán, người đứng đầu cả ba cơ quan tình báo Ý, các doanh nhân và người thừa kế ngai vàng Ý.

Ngoài ra, trong danh sách còn có Roberto Calvi, chủ tịch Banco Ambrosiano, công ty do Viện Công trình Tôn giáo của Vatican sở hữu phần lớn.

Một báo cáo năm 1981 của các cơ quan quản lý ngân hàng Ý cho thấy Banco Ambrosiano đã chuyển trái phép hàng tỷ lire ra khỏi Ý, dẫn đến sự sụp đổ cuối cùng của ngân hàng, Vatican phải trả hàng trăm triệu đô la cho các chủ nợ, cũng như vụ sát hại rõ ràng Calvi vào năm sau.

Thi thể của Calvi được tìm thấy treo trên cầu Blackfriars ở London. Các thành viên của P2 gọi nhau trong các tài liệu bị thu giữ là frati neri [anh em da đen]; Túi của Calvi chứa đầy những món đồ của Tam Điểm.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Công việc chuẩn bị cho Hội Xuân Tết Giáp Thìn 2024 _ CDCGVN Giáo Phận San Jose
Thái K Phạm
04:30 16/02/2024
 
Một tâm tình giữa cảnh vui Tết của Gx ĐMHCG ở Garland TX.
Trần Mạnh Trác & Phạm Thái Hùng
13:18 16/02/2024
Xem hình ảnh lễ Minh Niên do ban điện ảnh GX ĐMHCG

Xem hình ảnh Văn Nghệ Tết do ban điện ảnh GX ĐMHCG

Mồng Một Tết năm nay, giữa hai thành phố Garland TX và thành phố Nha Trang VN có cái gì giống nhau nhỉ?

Xin thưa, dù cách xa nửa vòng Trái Đất, nhưng cả hai đều có mưa!

Và chắc chắn có một điều giống nữa: đó là ở Nha Trang cũng phải có những đôi vợ chồng già dìu dắt nhau đi dưới trời mưa để đến nhà thờ mà thờ phượng Chúa, không khác gì cái cảnh mà tôi đã chụp được ở dưới bầu trời của xứ Garland này. (Xin xem bộ hình đính kèm)

Nhưng có người sẽ hỏi, Nha Trang và Garland thì liên hệ gì với nhau?

Xin thưa, Nha Trang chỉ là cái cớ để chỉ một địa danh thân thuộc bên Việt Nam... như đối với tôi là Vũng Tàu, Bình Tuy và đôi khi là Saigon, Dalat, còn đối với các độc giả khác có thể là Huế hay Hanoi...Những người sống xa quê thì nhậy cảm vào những ngày Tết, vì chúng mang lại nhiều ký ức về quê cha đất tổ thân bằng quyến thuộc. Và vì thế mà vào sáng sớm còn vắng vẻ ngày mồng Một Tết năm nay, câu hỏi đầu tiên khi tôi gặp cha Chánh Xứ Phanxicô Assisi Đặng Phước Hòa, CSsR, là :”Thưa Cha, Cha đã gọi điện thoại về thăm gia đình chưa?”

-Thưa anh có rồi, vừa mới gọi xong, Tết năm nay ở Nha Trang có mưa, nhưng Saigon thì không.

-Thưa Cha, ông bà Cố vẫn mạnh khỏe chứ?

Cha Hòa trầm ngâm:” Bà Cố thì đã mất hai năm rồi, còn ông Cố thì yếu lắm, tai cũng yếu phải nói nhiều mới hiểu, nhưng trí khôn thì vẫn minh mẫn. Năm nay cụ đã 100 tuổi rồi.”

Câu chuyện về gia đình và sinh quán Nha Trang của Cha Xứ đang lan man thì bị cắt ngang khi số giáo dân tới đông và Cha Xứ được giới thiệu một vài khách lạ, trong đó có một bà Sơ từ VN qua.

Nhưng cho dù câu chuyện với cha Chánh Xứ đã chấm dứt, cái dư âm vẫn còn đeo đuổi tôi dai dẳng mãi...Tôi cảm thấy dâng trào một cảm xúc cho các vị linh mục của chúng tôi, và xa hơn là cho tất cả các linh mục nói chung, vì trong lúc xuân về, lúc mà mọi người có thể tạm rời công việc mà trở về đoàn tụ với gia đình, thì các vị linh mục của chúng tôi, vì sứ vụ mà phải đón xuân xa gia đình, chỉ có thể đứng ngoài mà nhìn vào cái hạnh phúc của xứ đạo...một cách cô đơn lặng lẽ...trong sự hy sinh, cả một đời dài...

Những bài ca Tết trong thời chiến, thương cho những chàng trai phải đón xuân xa nhà trên tiền đồn biên giới, bỗng dồn dập trở về ký ức tôi...Đã lâu lắm rồi thì phải, gần 50 năm, chứ còn gì? nhưng hôm nay sao mà vị đắng vẫn còn đọng trong cổ họng?

Cho nên, nhân việc gặp cha Chánh Xứ vào lúc đầu năm, tôi mạn phép mượn câu chuyện riêng tư ấy để ‘khai bút đầu Xuân’, và đồng thời để kính dâng cái tâm tình tri ân đối với tất cả các linh mục đang sống giữa đoàn Chiên.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mùa Xuân Thiên Quốc
Đinh văn Tiến Hùng
15:49 16/02/2024
*** Mùa Xuân Thiên Quốc***

Mùa Xuân là mùa đặc biệt, không chỉ có cảnh vật đẹp nhất trong năm vì cây cối vừa hồi sinh từ mùa Đông băng giá: Đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa, kết trái; đồng thời lòng người cũng cảm thấy rất “khác lạ”. Mùa Xuân được ví là thời tuổi trẻ – gọi là tuổi thanh xuân. Trong đời người, tuổi xuân là tuổi đẹp nhất. Xuân đời và Xuân người, đó là kỳ công của Thiên Chúa, và là tặng phẩm Ngài trao ban cho con người.

Kinh thánh cũng nói đến mùa Xuân với những khía cạnh khác nhau, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Kinh Thánh nhắc tới mùa Xuân theo nghĩa bình thường, tức là một trong bốn mùa trong năm:

– Vị ngôn sứ đến gặp vua Ít-ra-en và thưa với vua: “Mời vua đi! Xin vua can đảm lên! Xin cân nhắc và xem xét điều ngài phải thực hiện, vì mùa xuân tới vua A-ram sẽ tấn công ngài” (1 V 20:22). Như vậy, mùa Xuân còn là cơ hội để chúng ta đắn đo, cân nhắc, suy nghĩ,…

– Mùa Xuân là mùa bình an, nhưng người ta vẫn chưa thực sự an bình: “Khi mùa xuân tới, vua Ben Ha-đát kiểm tra người A-ram và tiến lên A-phếch giao chiến với Ít-ra-en” (1 V 20:26).

– Mùa Xuân là mùa yêu thương, vậy mà vẫn có tội ác: “Lúc xuân về, thời mà các vua ra quân, ông Giô-áp đưa lực lượng quân đội tàn phá đất đai của con cái Am-mon. Ông tiến quân vây hãm Ráp-ba, còn vua Đa-vít ở lại Giêrusalem. Ông Giô-áp tấn công và triệt hạ Ráp-ba” (1 Sbn 20:1), hoặc: “Lúc xuân về, thời mà các vua ra quân, vua Đa-vít sai ông Giô-áp đi, cùng với các bề tôi của vua và toàn thể Ít-ra-en. Họ giết hại con cái Am-mon và vây hãm Ráp-ba. Còn vua Đa-vít thì ở lại Giêrusalem” (2 Sm 11:1).

– Nói về Thượng tế Si-môn, sách Huấn Ca ví von: “Ông ví như đoá hồng tươi nở giữa mùa xuân, như cây huệ mọc bên bờ nước, tựa chồi non Li-băng giữa mùa hè” (Hc 50:8).

– Mưa Xuân đặc biệt hơn các loại mưa khác. Ơn mưa móc của Hoàng đế nhắc nhở chúng ta về hồng ân Thiên Chúa: “Long nhan rạng rỡ là bầy tôi được sống, ơn vua ban xuống như mây đổ mưa xuân” (Cn 16:15).

– Ngay trong lời than vãn của Thánh Gióp vẫn chứa niềm hy vọng, và ông còn so sánh với mùa Xuân: “Họ chờ đợi tôi như chờ đợi mưa rào, mở miệng ra như để đón mưa xuân” (G 29:23).
Cái gì cũng có nghĩa đen và nghĩa bóng. Mùa Xuân cũng vậy. Kinh Thánh nói nhiều về mùa Xuân theo nghĩa bóng:

– Mùa Xuân hiểu theo tuổi thọ: “Hằng tháng, vào ngày mừng sinh nhật của vua, người Do-thái phải ngậm đắng nuốt cay mà dự các bữa tiệc cúng thần. Đến ngày lễ kính thần Đi-ô-ny-xô, họ buộc phải đội vòng hoa trường xuân đi kiệu thần Đi-ô-ny-xô” (2 Mcb 6:7).

– Về tội lỗi thời tuổi trẻ: “Quả thật, nhằm chống lại con, Ngài đã viết những lời cay đắng, đã kể ra các tội con phạm lúc xuân xanh” (G 13:26). Hậu quả của tội lỗi xảy ra nhãn tiền: “Đời họ sẽ lụi tàn giữa tuổi thanh xuân, mạng họ tiêu vong vì bọn trai điếm” (G 36:14).

- Về sự tin tưởng, không thất vọng, xin Thiên Chúa thương xót: “Tuổi xuân trót dại bao lầm lỗi, xin Ngài đừng nhớ đến, nhưng xin lấy tình thương mà nhớ đến con cùng” (Tv 25:7).

– Về tình cảm gia đình: “Từ thuở thanh xuân, tôi đã nuôi nó như một dưỡng phụ và đã hướng dẫn nó ngay từ lúc tôi lọt lòng mẫu thân” (G 31:18).

– Thật diễm phúc nếu chúng ta có thể xác định mà không cảm thấy tự hổ thẹn với lòng mình: “Từ độ thanh xuân, tôi trông cậy Chúa” (Tv 71:1). Lý do tín thác vào Chúa rất rõ ràng, và điều này đã được xác định từ hồi còn trẻ: “Vì lạy Chúa, chính Ngài là Đấng con trông đợi, lạy Đức Chúa, chính Ngài là Đấng con tin tưởng ngay từ độ thanh xuân” (Tv 71:5). Và thật là đại phúc nếu chúng ta luôn giữ đúng như vậy cho tới hơi thở cuối cùng với niềm tin yêu mạnh mẽ: “Từ độ thanh xuân, lạy Thiên Chúa, con đã được Ngài thương dạy dỗ. Tới giờ này, con vẫn truyền rao vĩ nghiệp của Ngài” (Tv 71:17).

– Thiên Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài, hữu hình và vô hình, kể cả sự sống: “Chúa rút ngắn tuổi xuân người lại, trút nỗi nhục nhằn xuống toàn thân” (Tv 89:46). Ngài là Nguồn Sống, Ngài muốn cho ai trường thọ hoặc đoản mênh là quyền của Ngài, vả lại Ngài có kế hoạch mầu nhiệm mà phàm nhân chúng ta không thể hiểu thấu.

– Chúng ta chẳng đáng gì, nhưng tình yêu của Ngài bao la, lòng thương xót của Ngài lớn hơn mọi tội lỗi: “Chúa tha cho ngươi muôn ngàn tội lỗi, thương chữa lành các bệnh tật ngươi. Cứu ngươi khỏi chôn vùi đáy huyệt, bao bọc ngươi bằng ân nghĩa với lượng hải hà, ban cho đời ngươi chứa chan hạnh phúc, khiến tuổi xuân ngươi mạnh mẽ tựa chim bằng” (Tv 103:3-5).

– Tuổi trẻ còn bồng bột, háo thắng, háo danh, ưa “nổ”, khoái “chảnh”, do đó mà rất dễ sa ngã. Làm sao bảo toàn “chiếc áo trắng” đã được “giặt sạch” khi lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy? Tác giả Thánh vịnh hỏi và trả lời: “Làm thế nào giữ được tuổi xuân trong trắng? Thưa phải tuân theo lời Chúa dạy” (Tv 119:9).

– Nam và nữ có những điểm tương đồng và dị biệt, nhưng tất cả đều phát xuất từ Thiên Chúa và quy về Ngài. Tác giả Thánh Vịnh cầu chúc: “Mong đàn con trai ta mạnh như cây vừa lớn đang tuổi xuân mơn mởn; mong bầy con gái ta đẹp như hình mỹ nữ khắc trên cột đền đài” (Tv 144:12).

– Còn trẻ người non dạ, người trẻ cần phải “học ăn, học nói, học gói, học mở” để tích lũy kinh nghiệm. Và Kinh Thánh dặn dò: “Này bạn thanh niên, cứ vui hưởng tuổi xuân của bạn, và làm cho tâm hồn được hạnh phúc trong những ngày còn trẻ: cứ chiều theo ước muốn của lòng mình và những gì mắt mình ưa thích. Nhưng bạn phải biết rằng: về tất cả những điều đó, Thiên Chúa sẽ gọi bạn ra xét xử” (Gv 11:9). Gọi là lời khuyên nhưng lại cũng chính là lời cảnh báo đấy!

– Kinh Thánh có thêm lời khuyên dành cho giới trẻ: “Giữa tuổi thanh xuân, bạn hãy tưởng nhớ Đấng đã dựng nên mình. Đừng chờ đến ngày tai ương ập tới, đừng chờ cho năm tháng qua đi, những nằm tháng mà rồi bạn sẽ phải nói: Tôi chẳng có được một niềm vui nào trong thời gian đó cả!” (Gv 12:1).

*Lạy Chúa Xuân, chúng con cảm tạ Ngài thương ban cho chúng con Mùa Xuân trần gian để “nếm thử” Mùa Xuân Trường Sinh mai sau. Xin giúp chúng con biết tận hưởng Mùa Xuân Hồng Ân, Mùa Xuân của Lòng Chúa Thương Xót, và luôn ngưỡng vọng về Mùa Xuân Vĩnh Cửu nơi Thiên Quốc. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng cứu độ chúng con. Amen. ( Trầm Thiên Thu )


*Hai Mùa Xuân - Một Đời Người*

+ Xuân Trần Thế :

-Hạ về nắng đổ chói lòa,
Bướm ong trốn dưới dàn hoa gọi mời
Đàn chim quên hót vui tươi,
Bên thềm tiếng võng xa vời trong mơ.

-Thu về lá rụng đầy hiên,
Thoáng từng làn gió rơi êm lá vàng
Con đò lờ lững sang ngang,
Đưa chàng viễn khách bàng hoàng xa quê..

-Đông sang gió lạnh thổi về,
Lòng người trĩu nặng đê mê u sầu,
Bày chim phiêu bạt nơi đâu,
Thiên di xa xứ bao lâu qui hồi?

-Xuân chỗi dậy, sáng đất trời,
Hoa Xuân mở nụ đón mời bướm Xuân,
Cô gái mở hội thanh tâm,
Ước mơ cuộc sống mùa Xuân đợi chờ.

+Xuân Nước Trời :

Hình hài của Nước ấy thế nào cũng chẳng ai hay, thế nhưng ta có thể chắc chắn rằng trong Nước ấy sẽ không còn khổ đau, chết chóc mà chỉ có sự công chính, hạnh phúc, và bình an. Điều ấy là được nhắc đến ngay từ khi tạo dựng vũ trụ: “Thiên Chúa thấy mọi sự Người làm ra thật là tốt đẹp”
(St 1,31).

+ Khác Xuân trần thế xoay vần,
Mở trang Kinh Thánh tìm Xuân Nước Trời,
Bao câu dẫn giải gọi mời,
Dâng cao thanh thoát bao lời thiên ân.

Mùa Xuân Thiên Quốc trên cao,
Nghe sao dịu ngọt biết bao mong chờ,
Xuân Thánh ta luôn ước mơ,
Mùa Xuân vĩnh phúc đón chờ nơi đây.

Mùa Xuân trường cửu xum vầy,
Tràn ngập diễm phúc đong đầy hồng ân,
Xuân Trời rửa sạch bụi trần,
Không như sớm nở tối tàn thế gian.

Hỡi người đừng mải gian tham !
Mùa Xuân trần thế xóa tan bóng mờ,
Mùa Xuân Thiên Quốc đợi chờ,
Xuân nơi trần thến tôn thờ Chúa thôi.

Hãy mau thức tỉnh người ơi !
Giã từ lối sống một đời đi hoang,
Trở về tin yêu vững vàng,
Lòng Chúa từ ái Xuân ban Nước Trời.

Xuân TRẦN THẾ mau tan trong sương khói,
Xuân NƯỚC TRỜI bền vững chốn thiên cung.

+ Tâm tình suy tư :

Với người Ki tô hữu, chúng ta còn biết đến một cuộc sum họp, mà nơi đó tràn đầy hạnh phúc viên mãn, sẽ không còn chia ly lo lắng, sẽ không còn thấy thiếu thốn điều gì và kéo dài vô tận. Đó là cuộc sum họp của con cái Chúa nơi Thiên Quốc, nơi mà chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng tôn nhan Thiên Chúa. Ngài là Chúa của Mùa Xuân bất diệt. Quả vậy, đó là tình trạng hạnh phúc mà khi chúng ta được sum họp về bên Chúa, là hạnh phúc mà ngay từ đâu Thiên Chúa đã hứa ban cho nhân loại. Hạnh phúc vô song nơi Thiên Quốc lớn hơn những gì chúng ta nghĩ tới và mơ được, hạnh phúc mà các Thánh của Thiên Chúa đã sẵn sàng từ bỏ hết tất cả, các ngài đã từ bỏ mọi phú quý vinh hoa nơi trần gian, và cả chính mạng sống mình để mong được hưởng. Hạnh phúc lớn lao là thế, và chúng ta đang hướng tới.Khi nói đến cuộc sum họp nơi Thiên Quốc chúng ta cũng biết rằng, chúng ta là những người đang sống trong tình trạng chia ly và chúng ta đang làm một cuộc hành trình trở về. Chúng ta sẽ kinh qua cái nóng của mùa ha, sẽ bước qua cái vàng úa của mùa thu, sẽ đắm mình qua cái lạnh của mùa đông để đến được với vẻ đẹp của mùa xuân. Thế nhưng liệu rằng, sau khi kinh qua đời tạm này liệu chúng ta có đến được cuộc sum họp mà Thiên Chúa dọn sẵn cho ta, hay là ta lạc lối?

Đó là câu hỏi luôn đặt ra cho chúng ta trên cuộc hành trình trở về sum họp.
 
VietCatholic TV
Tổn thất nặng, Putin cách chức Tư lệnh Hải quân, tung Zircon báo thù. Nga cảnh báo hạt nhân vô tình
VietCatholic Media
03:20 16/02/2024


1. Tư lệnh Hải quân Nga 'bị cách chức' hay thật sự ông ta đã qua đời

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Navy Commander 'Sacked' After Third of Black Sea Fleet Lost”, nghĩa là “Tư lệnh Hải quân Nga 'bị cách chức' sau khi Nga mất một phần ba chiến hạm của hạm đội Hắc Hải.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các kênh Telegram địa phương đưa tin Đô đốc Viktor Sokolov, chỉ huy Hạm đội Hắc Hải của Nga, đã bị “cách chức” sau khi hạm đội này chịu thêm một tổn thất khác vào hôm thứ Tư, 14 Tháng Hai,

Kênh Rybar Telegram, có liên kết với Bộ Quốc phòng Nga, hôm thứ Năm cho biết hiện có “những thay đổi trong Hạm đội Hắc Hải” sau khi lực lượng Ukraine phá hủy tàu đổ bộ Caesar Kunikov của Nga trong tuần này.

“Theo thông tin sơ bộ, Tư lệnh Sokolov đã bị cách chức và thay vào đó, nhiệm vụ của tư lệnh Hạm đội Hắc Hải đang được thực hiện bởi Tham mưu trưởng Hạm đội Hắc Hải”.

Một số blogger quân sự Nga khác thì cho rằng Đô đốc Viktor Sokolov thực sự đã chết trong vụ tấn công vào Bộ Tư Lệnh Hạm Đội Hắc Hải ở thành phố Sevastopol hôm 24 Tháng Chín, năm ngoái. Kể từ ngày đó, không ai tận mắt chứng kiến ông ta xuất hiện ở bất cứ đâu.

Trang web của Hạm đội Hắc Hải cho biết Phó đô đốc Sergei Pinchuk, cựu chỉ huy của Hạm đội Caspian, giữ chức vụ tham mưu trưởng, hãng tin độc lập của Nga, Moscow Times đưa tin.

Những tuyên bố này đã được một số kênh và blogger quân sự khác của Nga và Ukraine đưa tin.

Những thay đổi này diễn ra một ngày sau khi Ukraine cho biết lực lượng của họ đã tiêu diệt tàu đổ bộ Caesar Kunikov lớp Ropucha của Nga bằng thuyền không người lái của hải quân. Cơ quan tình báo Ukraine công bố một đoạn video được cho là ghi lại khoảnh khắc lực lượng của họ tấn công tàu bằng máy bay không người lái MAGURA V5 ngoài khơi Bán đảo Crimea bị sáp nhập, gần thành phố Alupka.

Ukraine cho biết tàu Caesar Kunikov bắt đầu chìm sau khi bị hư hại ở mạn trái.

Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về vụ tấn công cũng như số phận của những người trên con tàu. Mặc dù không rõ có bao nhiêu người trên tàu vào thời điểm xảy ra vụ tấn công, nhưng dữ liệu công khai cho biết con tàu có 87 thành viên thủy thủ đoàn.

Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, tin rằng tất cả 87 thành viên thủy thủ đoàn đã thiệt mạng khi các hỏa tiễn và đạn dược trên con tàu nổ tung.

Ukraine đã tấn công vào Hạm đội Hắc Hải của Nga trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào đất nước này, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cam kết đảo ngược việc sáp nhập Crimea năm 2014 của Putin.

Caesar Kunikov là tàu đổ bộ lớn thứ năm bị Ukraine tấn công trong suốt cuộc chiến.

Đến ngày 6/2, lực lượng của Kyiv đã “vô hiệu hóa” khoảng 33% tàu chiến của Hạm đội Biển Sau, bao gồm 24 tàu Nga và một tàu ngầm, Trung tâm Truyền thông Chiến lược Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết.

Vào tháng 4 năm 2022, Ukraine tấn công và đánh chìm kỳ hạm Moskva của hạm đội. Vào tháng 9 năm 2023, một cuộc tấn công hỏa tiễn của Ukraine vào trụ sở Hạm đội Hắc Hải ở Sevastopol được cho là đã giết chết một số sĩ quan lãnh đạo và phá hủy một tàu ngầm Nga. Ít nhất 37 thủy thủ Nga được cho là đã thiệt mạng khi Kyiv phá hủy tàu đổ bộ Novocherkassk vào tháng Giêng.

Đầu tháng này, các thuyền không người lái của hải quân Ukraine đã phá hủy tàu hộ tống trang bị hỏa tiễn Ivanovets của Nga gần Crimea trong một hoạt động vào ban đêm. Ukraine cho biết lực lượng của họ đã thực hiện cuộc tấn công đó bằng máy bay không người lái trên biển MAGURA V5.

2. Chương trình F-16 của Ukraine nhận được sự thúc đẩy mới từ Canada

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's F-16 Program Gets a New Boost From Canada”, nghĩa là “Chương trình F-16 của Ukraine nhận được sự thúc đẩy mới từ Canada.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Bộ Quốc phòng Canada hôm thứ Tư đã công bố gói bổ sung trị giá 44,3 triệu Mỹ Kim cho chương trình chiến đấu cơ F-16 của Ukraine khi các nhà lãnh đạo phương Tây tiếp tục thực hiện các bước để tăng cường khả năng phòng không của Kyiv.

Bộ trưởng Quốc phòng Canada Bill Blair đã công bố thỏa thuận mới trước cuộc gặp với Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine tại Brussels. Gói này sẽ giúp Ukraine thanh toán vật tư và thiết bị cho F-16, bao gồm phụ tùng thay thế, trạm vũ khí, phụ tùng điện tử hàng không và đạn dược.

Blair lưu ý rằng Canada đã cung cấp người hướng dẫn, máy bay và nhân viên hỗ trợ để giúp đào tạo phi công Ukraine trên máy bay phương Tây. Hơn 30 phi công F-16 của Ukraine cũng đang được đào tạo ngôn ngữ tại Trường Ngôn ngữ Lực lượng Canada.

“Canada cam kết tăng cường phối hợp và hợp tác với các đồng minh và đối tác khi chúng ta hợp tác để tăng cường hỗ trợ cho hoạt động tự vệ của Ukraine và bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ,” ông Blair nói trong một tuyên bố.

Theo Bộ Quốc phòng Canada, kể từ khi Nga tiến hành cuộc tấn công toàn diện vào tháng 2 năm 2022, Canada đã cam kết hỗ trợ quân sự hơn 1,7 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine, bao gồm xe tăng chiến đấu Leopard, xe cấp cứu bọc thép, vũ khí chống tăng và đạn dược.

Chương trình chiến đấu cơ của Ukraine đã được một số đồng minh NATO hỗ trợ. Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy đều cam kết tài trợ F-16 cho lực lượng Kyiv. Việc đào tạo đã diễn ra ở Vương quốc Anh, Đan Mạch, Rumani và Hoa Kỳ.

“Chúng tôi rất biết ơn những người bạn Canada vì sự hỗ trợ trung thành của họ. Bất chấp khoảng cách đáng kể giữa các quốc gia của chúng ta, chúng ta được gắn kết bởi các giá trị chung và tình yêu tự do”, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trong một bài đăng trên X,, hôm thứ Tư.

Cuộc họp hôm thứ Tư của Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine không có sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin, người đã hủy kế hoạch tới Brussels sau khi được đưa vào đơn vị chăm sóc quan trọng tại Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed vào Chúa Nhật.

Thay vào đó, cuộc họp sẽ được tổ chức ảo, theo Ngũ Giác Đài. Quan chức Tổng thống Biden đang chiến đấu với căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt nhưng dự kiến sẽ bình phục hoàn toàn.

Tổng thống Joe Biden một lần nữa kêu gọi Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đưa gói viện trợ trị giá 95,3 tỷ Mỹ Kim tới cuộc bỏ phiếu sàn vào thứ Ba, bao gồm tài trợ cho Ukraine, Israel và Đài Loan. Gói viện trợ trị giá 60 tỷ Mỹ Kim cho Kyiv đã được Thượng viện thông qua trước đó cùng ngày.

“Ủng hộ dự luật này là đứng lên chống lại Putin,” Tổng thống Biden nói trong cuộc họp báo hôm thứ Ba. “Bây giờ chúng ta không thể bỏ đi được. Đó là điều Putin đang đặt cược”.

3. Ngoại trưởng Anh David Cameron hôm thứ Tư kêu gọi các nhà lập pháp Hoa Kỳ bỏ phiếu cho gói viện trợ an ninh trị giá 95 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine và các đồng minh khác.

“Anh đã công bố gói hỗ trợ cho năm tới. Liên minh Âu Châu đã công bố gói của họ cho năm tới. Và tôi kêu gọi các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, những người sẽ xem xét vấn đề này hôm nay, hãy bỏ phiếu ủng hộ gói này,” Cameron nói với các phóng viên trong chuyến thăm Bulgaria.

“Điều này cực kỳ quan trọng đối với an ninh của Mỹ. Cả thế giới sẽ theo dõi những gì diễn ra tại Quốc hội.”

4. Các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu đối với Starlink do Nga sử dụng là quá 'sớm'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “EU Sanctions Against Starlink Over Russia Use 'Premature'“, nghĩa là “Các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu đối với Starlink do Nga sử dụng là quá 'sớm'“ Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.

Áp lực đang gia tăng đối với chủ sở hữu SpaceX, Elon Musk, trong việc giải quyết việc binh lính Nga chiến đấu ở Ukraine bị tạm chiếm sử dụng mạng internet vệ tinh Starlink, điều mà cơ quan tình báo quốc phòng Kyiv cho biết là “bắt đầu mang tính chất hệ thống”.

Tổng cục Tình báo Ukraine, gọi tắt là GUR, hôm Chúa Nhật cho biết lực lượng Nga đã bị phát hiện sử dụng Starlink, trích dẫn các đường truyền vô tuyến bị chặn của binh sĩ Nga đang thảo luận về nỗ lực thiết lập các thiết bị đầu cuối. Điều này diễn ra sau nhiều báo cáo từ quân đội tiền tuyến Ukraine về Starlinks hoạt động tại các khu vực do Nga nắm giữ.

Oleksandr Merezhko - một thành viên quốc hội Ukraine và chủ tịch ủy ban đối ngoại của cơ quan này - nói với Newsweek về việc người Nga sử dụng mạng internet vệ tinh: “Họ đang cố gắng chứng tỏ rằng họ không bị cô lập, thậm chí họ có cả một số người Mỹ ủng hộ họ”. Hệ thống này đã tỏ ra quan trọng đối với các đơn vị tiền tuyến của Ukraine trong suốt hai năm chiến tranh.

Urmas Paet, thành viên Nghị viện Âu Châu, người từng giữ chức ngoại trưởng Estonia, nói với Newsweek rằng báo cáo của GUR cần được xem xét nghiêm chỉnh, mặc dù nói thêm rằng ông sẽ không ủng hộ các biện pháp của Liên Hiệp Âu Châu hoặc quốc tế chống lại SpaceX.” Ông nói: “Nếu Ukraine xác nhận rằng Nga sử dụng Starlink thì có thể người Nga đã nhận được nó thông qua nước thứ ba. Và Musk nên tìm ra giải pháp cho tình trạng này. Ví dụ, anh ta nên tắt hệ thống Starlink của người Nga,” Paet nói.

“Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu cũng nên tham gia với các đối tác Mỹ về vấn đề này. Nhưng dựa trên thông tin hiện tại, các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu đối với Starlink vẫn còn quá sớm”.

Nghị viện Âu Châu không có quyền áp đặt các biện pháp trừng phạt. Chỉ có Hội đồng Âu Châu, bao gồm các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên, mới có thể làm như vậy.

SpaceX và Musk đã từ chối cung cấp thiết bị đầu cuối Starlink cho Nga. “Theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, chưa có Starlinks nào được bán trực tiếp hoặc gián tiếp cho Nga,” Musk cho biết trong tuần này.

Việc quân đội Nga sử dụng Starlink rõ ràng là một lời bất bình khác của Musk dành cho Kyiv, nơi đã phản đối lời kêu gọi của tỷ phú về một lệnh ngừng bắn và các cuộc đàm phán hòa bình sẽ khiến Mạc Tư Khoa kiểm soát các khu vực rộng lớn của Ukraine.

Musk đã bị chỉ trích là “kẻ ngốc hữu ích” khi rao giảng các luận điểm tuyên truyền của Nga và bị chỉ trích ở Ukraine cũng như các đồng minh của Kyiv ở nước ngoài vì từ chối cho phép lực lượng Ukraine sử dụng Starlink để tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào Hải quân Nga ở Crimea.

Một tuyên bố của công ty SpaceX lưu ý: “Nếu SpaceX biết được rằng thiết bị đầu cuối Starlink đang được sử dụng bởi một bên bị trừng phạt hoặc trái phép, chúng tôi sẽ điều tra khiếu nại và thực hiện các hành động để hủy kích hoạt thiết bị đầu cuối nếu được xác nhận.”

SpaceX cho biết các thiết bị đầu cuối Starlink của họ sẽ không hoạt động ở Nga nhưng chưa nêu rõ liệu chúng có thể hoạt động ở Ukraine bị tạm chiếm hay không. Điện Cẩm Linh cũng đã phủ nhận mọi hoạt động sử dụng Starlink chính thức ở Nga.

Bản đồ phủ sóng trên trang web của Starlink cho thấy hầu hết toàn bộ Ukraine — bao gồm các khu vực do Nga nắm giữ ở Kherson, Zaporizhzhia, Luhansk, Donetsk và Kharkiv — được đưa vào danh sách chờ dịch vụ, mặc dù quyền truy cập Starlink từ lâu đã có sẵn trên khắp các khu vực của quốc gia do Kyiv kiểm soát.

Phát ngôn nhân của GUR, Andriy Yusov, cho biết các thiết bị đầu cuối do Nga sử dụng đang được cung cấp dưới dạng “hàng lậu từ các nước thứ ba”. Trang web báo chí điều tra IStories độc lập đã báo cáo trong tuần này rằng các thiết bị đầu cuối đã được kết nối thông qua mạng Starlink ở Ba Lan và được mua lại thông qua các quốc gia thứ ba không xác định.

Các báo cáo ban đầu ghi nhận các nhà cung cấp bên thứ ba ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có hoạt động bán hàng trực tiếp cho quân nhân Nga. GUR cho biết Starlinks đang được bán ở “các quốc gia Ả Rập” giấu tên.

Merezhko cho biết Kyiv có “vấn đề với một số quốc gia, bao gồm cả Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, vốn giúp Nga lách các lệnh trừng phạt. Theo tôi, các đồng minh và đối tác của chúng ta nên đưa ra các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với những quốc gia giúp Nga lách lệnh trừng phạt.”

5. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố không lùi bước trong việc ủng hộ Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói với các đồng minh của Kyiv đang nhóm tại Brussels rằng “chúng tôi sẽ không lùi bước” trong việc hỗ trợ Ukraine.

Điện Cẩm Linh tiếp tục đánh cược rằng tất cả chúng ta sẽ mất hứng thú với Ukraine và sự ủng hộ của chúng ta sẽ lung lay và phai nhạt.

Nhưng tôi quyết tâm hơn bao giờ hết và tôi biết rằng các bạn cũng vậy.

Nhóm liên lạc này vẫn kiên quyết, không nản lòng và vững vàng.

Ông nói thêm:

Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ cuộc chiến có nguyên tắc của Ukraine chống lại sự xâm lược đế quốc của Putin. Điện Cẩm Linh đang chìm sâu hơn vào sự cô lập mà chính họ tự gây ra, nhưng liên minh gồm khoảng 50 quốc gia trên toàn thế giới đã sẵn sàng xắn tay áo và bắt tay vào hành động - và các đồng minh cũng như đối tác của chúng ta tiếp tục gánh vác gánh nặng về an ninh chung của chúng ta.

Austin lưu ý rằng cuộc họp của các quan chức thuộc Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine hôm nay sẽ làm việc về các yêu cầu ngắn hạn, bao gồm nhu cầu về thêm đạn pháo và hỏa tiễn phòng không.

6. Hỏa tiễn siêu thanh Zircon của Nga sẽ tác động đến chiến tranh Ukraine như thế nào

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “How Russia's Zircon Hypersonic Missiles Will Impact Ukraine War”, nghĩa là “Hỏa tiễn siêu thanh Zircon của Nga sẽ tác động đến chiến tranh Ukraine như thế nào.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Kyiv cho biết, Nga đã bắn một hỏa tiễn Zircon vào Ukraine hồi đầu tháng này, đây dường như là lần đầu tiên sử dụng vũ khí siêu thanh này trong hai năm chiến tranh. Nhưng với thành tích không rõ ràng về vũ khí thế hệ tiếp theo được ca ngợi của Mạc Tư Khoa, tác động của việc ra mắt Zircon đối với quỹ đạo của cuộc chiến mệt mỏi là rất âm u.

Hôm thứ Hai, nhà lãnh đạo Viện nghiên cứu khoa học pháp y Kyiv do nhà nước Ukraine hậu thuẫn cho biết Nga đã sử dụng hỏa tiễn Zircon, còn gọi là Tsirkon, để tấn công nước này vào ngày 7/2.

“ Hỏa tiễn nhằm vào một khu vực không có cơ sở quân sự - cơ sở hạ tầng dân sự và dân thường bị ảnh hưởng”.

Ruvin cho biết tổ chức nghiên cứu đã phân tích các mảnh hỏa tiễn và các thành phần của hỏa tiễn, mặc dù vi điện tử của hỏa tiễn “được bảo quản kém”.

Ông nói thêm: “Sự phân mảnh đáng kể của hỏa tiễn khiến việc nhận dạng trở nên khó khăn, nhưng chúng tôi có thể nói rằng vũ khí này không đáp ứng các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật mà đối phương tuyên bố”.

Đại tá Yuriy Ihnat, phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, nói với Newsweek hôm thứ Tư rằng việc sử dụng hỏa tiễn Zircon đã được xác nhận và kêu gọi bổ sung thêm các hệ thống phòng không Patriot của Mỹ – được biết là để đánh chặn hỏa tiễn siêu thanh của Nga – để bảo vệ Ukraine. Ông nói vẫn chưa rõ liệu Nga có phóng thêm hỏa tiễn Zircon hay không.

Lực lượng không quân Ukraine hôm 7/2 cho biết Nga đã tiến hành các cuộc không kích trong đêm bằng cách sử dụng một số loại hỏa tiễn cũng như máy bay không người lái tấn công.

Kyiv cho biết Mạc Tư Khoa đã phóng 29 hỏa tiễn hành trình Kh-101, Kh-555 và Kh-55 từ một số máy bay ném bom chiến lược Tu-95. Lực lượng không quân Ukraine cho biết thêm, nước này cũng phóng 3 hỏa tiễn Kalibr từ các tàu ở Hắc Hải, 3 hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M, 5 hỏa tiễn phòng không S-300 và 4 hỏa tiễn hành trình Kh-22.

Không quân Ukraine cho biết đã chặn được 26 hỏa tiễn hành trình Kh-101, Kh-555 và Kh-55 cùng cả 3 hỏa tiễn Kalibr. Nó không đề cập đến việc sử dụng vũ khí siêu thanh, bao gồm cả Zircon vào thời điểm đó.

Nga đã ca ngợi Zircon trong suốt quá trình phát triển của nó. Các nguồn tin của Nga khẳng định nó có khả năng di chuyển với tốc độ Mach 9, gấp 9 lần tốc độ âm thanh, với quãng đường lên tới 1.000 km (620 dặm).

Mattias Eken, nhà phân tích quốc phòng và an ninh của chi nhánh Âu Châu của RAND think tank, cho biết Zircon ban đầu được hình thành như một hỏa tiễn chống hạm siêu thanh và Nga đã thử nghiệm nó từ các tàu khu trục và tàu ngầm từ năm 2020.

Ông nói với Newsweek: “Việc triển khai nhanh chóng và khả năng sử dụng hỏa tiễn này không hoàn toàn đáng ngạc nhiên, do Nga đang nhanh chóng triển khai nó”.

Nhưng điều quan trọng là không nên đánh giá quá cao tầm quan trọng của việc sử dụng hỏa tiễn lần đầu tiên ở Ukraine, Eken lập luận. Ông nói: “Nga có lịch sử phóng đại khả năng của các hệ thống vũ khí của mình.

Ukraine nhiều lần cho biết họ đã bắn hạ hỏa tiễn Kinzhal của Nga, một loại vũ khí khác mà Mạc Tư Khoa gọi là siêu thanh.

Boris Obnosov, giám đốc điều hành của công ty sản xuất hỏa tiễn, nói với truyền thông nhà nước Nga vào cuối tháng 1: “Tsirkon là vũ khí cho phép chúng tôi nói rằng chúng tôi có thể vượt qua mọi hàng phòng thủ của đối phương”. Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây phản đối mô tả này, cho rằng nó không đến mức bất khả xâm phạm trước hệ thống phòng không như Điện Cẩm Linh tuyên bố.

Ukraine cho biết hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất đã đánh chặn hỏa tiễn Kinzhal phóng vào nước này. Tuy nhiên, chính phủ Anh hôm thứ Tư cho biết việc sử dụng Zircon trong cuộc chiến của Nga sẽ “đặt ra một thách thức đáng kể” đối với mạng lưới phòng không của Ukraine.

Thông tin về việc bắn hỏa tiễn Zircon ở Ukraine làm dấy lên nhiều điều chưa biết về hỏa tiễn này. Bộ Quốc phòng Anh cho biết, với việc có rất ít tàu được biết là mang hỏa tiễn Zircon hiện đang ở Hắc Hải, có khả năng hệ thống phòng thủ bờ biển trên đất liền của Nga có thể đã được điều chỉnh để phóng hỏa tiễn này. Eken lưu ý rằng một phiên bản tấn công trên bộ cũng được cho là đang được phát triển.

Tàu khu trục Nga, Đô đốc Gorshkov, đã mang hỏa tiễn Zircon. Nga đã triển khai tàu khu trục này trong một “chuyến đi biển tầm xa qua Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, cũng như Địa Trung Hải”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết trong bài phát biểu được truyền thông nhà nước Nga đưa tin vào đầu tháng 1.

Eken lập luận: “Việc chuyển đổi nhanh chóng từ thử nghiệm và phát triển sang sử dụng Zircon cũng đặt ra câu hỏi liệu nó có khắc phục được tất cả các vấn đề phát triển trong một khoảng thời gian ngắn như vậy hay không”.

Các chuyên gia cho rằng Nga có thể đang thử nghiệm hỏa tiễn Zircon trong một cuộc xung đột đang diễn ra. Mạc Tư Khoa đã thử nghiệm việc trang bị các hàng rào hỏa tiễn chống lại Ukraine và có thể họ đang thăm dò xem mạng lưới phòng không của Kyiv đối phó với hỏa tiễn siêu thanh như thế nào, Eken nói.

Bộ Quốc phòng Anh đồng ý hôm thứ Tư: “Có khả năng người Nga đang thử nghiệm một hệ thống vũ khí mới hoạt động trong môi trường xung đột trực tiếp để mang lại sự bảo đảm và thể hiện năng lực”.

Tuy nhiên, Eken cho biết, việc phát triển kho dự trữ Zircon của Nga sẽ cạnh tranh với các nguồn tài nguyên vô cùng cần thiết ở những nơi khác, chẳng hạn như để xây dựng lại lực lượng mặt đất của Nga. “Do đó, việc triển khai Zircon khó có thể thay đổi vận mệnh trước mắt của Nga trong cuộc chiến đang diễn ra”.

7. Putin ký sắc lệnh tịch thu tài sản của những người chống đối

Putin hôm thứ Tư đã ký một đạo luật cho phép chính quyền tịch thu tiền, đồ vật có giá trị và các tài sản khác từ những người bị kết tội truyền bá “thông tin cố ý sai lệch” về quân đội nước này, AP đưa tin.

Dự luật đã được thông qua hạ viện và thượng viện của quốc hội Nga và được thượng viện đồng thanh thông qua vào tuần trước.

Chủ tịch Hạ viện Vyacheslav Volodin cho biết biện pháp này bao gồm hình phạt khắc nghiệt hơn đối với “những kẻ phản bội bôi bùn vào đất nước và quân đội của chúng ta” và sẽ “tước bỏ các danh hiệu danh dự của những kẻ vô lại đó, tịch thu tài sản, tiền bạc và các vật có giá trị khác của họ”.

Các quan chức Nga đã sử dụng luật hiện hành chống lại việc “làm mất uy tín” của quân đội, bao gồm các hành vi phạm tội như “biện minh cho chủ nghĩa khủng bố” và truyền bá “tin giả” về lực lượng vũ trang để bịt miệng những người chỉ trích Putin. Nhiều nhà hoạt động, blogger và người dân Nga bình thường đã phải nhận án tù dài hạn.

8. Nga đưa ra cảnh báo về sự leo thang hạt nhân do 'vô tình'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Issues 'Accidental' Nuclear Escalation Warning”, nghĩa là “Nga đưa ra cảnh báo về sự leo thang hạt nhân do 'vô tình'“ Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Một quan chức hàng đầu của Nga cảnh báo nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân “vô tình” đã tăng mạnh trong bối cảnh có những lo ngại về sức khỏe và trí tuệ của các nhà lãnh đạo Mỹ.

Nhận xét này được đưa ra bởi Mikhail Popov, phó thư ký Hội đồng An ninh Nga, trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Nga Izvestia, phát hành hôm thứ Tư.

Popov cho biết các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân vô tình bao gồm sức khỏe của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và “sự suy giảm khả năng nhận thức của Tổng thống Joe Biden”.

Ngũ Giác Đài cho biết Austin, 70 tuổi, được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm Quân y Quốc gia Walter Reed vào hôm Chúa Nhật vì các triệu chứng của “vấn đề bàng quang cấp tính”, và kể từ đó đã được xuất viện, Ngũ Giác Đài cho biết thêm rằng vấn đề này không liên quan đến vụ việc trước đó của ông khi được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.

Trong khi đó, một số người lo ngại rằng Tổng thống Biden, 81 tuổi, đã quá già để có thể lãnh đạo đất nước thêm 4 năm nữa.

Popov chỉ vào báo cáo của công tố viên đặc biệt Robert Hur công bố vào ngày 8 tháng 2 mô tả trí nhớ của Tổng thống Biden là “mơ hồ”, “mờ”, “có lỗi”, “kém” và có “những hạn chế đáng kể”. Tổng thống Biden đã trả lời ngay sau những cáo buộc đó, nói rằng: “Trí nhớ của tôi vẫn ổn.”

Popov nói: “Cuộc trò chuyện không phải về một nước cộng hòa nhỏ bé bất ổn mà là về một quốc gia có vũ khí hạt nhân và liên tục tuyên bố mình là bá chủ thế giới”.

Khi được hỏi “nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân 'vô tình' lớn đến mức nào?” ông nói rằng câu hỏi ngày nay ngày càng trở nên phù hợp.

“Biden là người duy nhất có thể ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân,” Popov nói.

“Trong tình hình chính trị nội bộ khó khăn và căng thẳng đang phát triển gần đây ở Hoa Kỳ, cái giá phải trả cho những sai lầm trong quản lý, do các nhà lãnh đạo đất nước cố tình hoặc vô tình mắc phải, đã tăng lên đáng kể. Và chúng ta không còn xa nữa là một thảm họa toàn cầu”, quan chức này nói thêm.

Các quan chức Nga, trong đó có cựu Tổng thống Dmitry Medvedev, đã nhiều lần cảnh báo rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra trong bối cảnh xung đột ở Ukraine. Putin cho biết vào tháng 9 năm 2022 rằng Mạc Tư Khoa đã sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ “toàn vẹn lãnh thổ” của mình và chủ đề này thường xuyên được thảo luận trên truyền hình nhà nước Nga.

Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để yêu cầu bình luận qua email.

Các nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh cũng thường xuyên cảnh báo về một cuộc chiến tranh thế giới sắp xảy ra và các cuộc tấn công của Nga vào lãnh thổ NATO vì viện trợ và vũ khí do chính quyền Tổng thống Biden và các thành viên của liên minh quân sự cung cấp cho Kyiv.

Đầu tháng này, người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga Vladimir Solovyov, một trong những nhân vật nổi bật nhất trong giới truyền thông được Điện Cẩm Linh hậu thuẫn, đã đề xuất chuyển sang chiến tranh hạt nhân trên chương trình phát thanh Full Contact của ông và đưa ra ý tưởng tấn công trụ sở của liên minh quân sự NATO ở Brussels.

9. Hà Lan tham gia vào liên minh máy bay không người lái cho Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan cho biết Hà Lan đang tham gia một liên minh quân sự với các đồng minh bao gồm Anh để cung cấp cho Ukraine công nghệ máy bay không người lái tiên tiến và tăng cường khả năng tấn công trong cuộc chiến chống lại Nga.

Reuters đưa tin, cam kết từ Hà Lan còn có các chiến đấu cơ F-16, pháo binh, đạn dược và hệ thống phòng không do Hà Lan cung cấp cho Kyiv.

Hà Lan có thể chịu thêm chi phí lên tới 2 tỷ euro đã được ấn định cho năm 2024, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kasja Ollongren nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn trước hai ngày diễn ra cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng NATO tại Brussels bắt đầu vào thứ Tư.

“Tất nhiên chúng tôi biết rằng máy bay không người lái rất quan trọng trong cuộc chiến này”, Ollongren nói. “Đó là lý do tại sao chúng tôi tham gia liên minh máy bay không người lái mà Ukraine đã bắt đầu cùng với Latvia, cùng với các quốc gia khác, để bảo đảm rằng chúng tôi làm được điều đó - tăng sản lượng, sử dụng công nghệ mới nhất và cung cấp chính xác những gì Ukraine cần.”

10. Tổng thư ký NATO thừa nhận lời chỉ trích của Donald Trump là có căn cứ

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Chief Admits Donald Trump's Criticism Is Valid”, nghĩa là “Tổng thư ký NATO thừa nhận lời chỉ trích của Donald Trump là có căn cứ” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thừa nhận rằng những lời chỉ trích của cựu Tổng thống Donald Trump về việc các quốc gia thành viên không đóng đủ tiền cho liên minh chiến lược là có cơ sở.

Ông Stoltenberg thừa nhận trong cuộc họp báo trước cuộc họp liên minh ở Brussels hôm thứ Tư rằng nhiều đồng minh NATO đã không đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của họ. Cựu Tổng thống Trump gần đây cũng đưa ra quan điểm tương tự trước khi gây tranh cãi khi gợi ý rằng ông sẽ “khuyến khích” Nga tấn công các đồng minh không đóng góp phần của họ.

Hôm thứ Tư, Stoltenberg thông báo rằng 18 trong số 31 thành viên NATO đã đạt được mục tiêu chi tiêu là trả tối thiểu 2% GDP cho liên minh, một sự cải thiện so với tháng 7 năm 2023, khi chỉ có 12 thành viên trả ít nhất mức tối thiểu.

“Các đồng minh của NATO không chi tiêu đủ cho NATO… là một quan điểm hợp lý,” ông Stoltenberg nói. “Và đó là quan điểm cũng như thông điệp đã được các chính quyền Mỹ kế nhiệm truyền tải rằng các đồng minh Âu Châu và Canada phải chi tiêu nhiều hơn vì chúng tôi chưa thấy sự chia sẻ gánh nặng một cách công bằng trong liên minh.”

Ông nói tiếp: “Tin tốt là đó chính xác là những gì các đồng minh NATO đang làm. “Ngày càng có nhiều đồng minh tiến gần đến mức 2% và hứa sẽ sớm đạt được mục tiêu đó… Thông điệp này đã có tác động. Các đồng minh Âu Châu và Canada đã tăng cường và tôi tin tưởng họ sẽ tiếp tục làm như vậy”.

Trong cuộc vận động tranh cử tổng thống ở Nam Carolina hôm thứ Bảy, cựu Tổng thống Trump nhớ lại cuộc trò chuyện với một người mà ông mô tả là “một trong những tổng thống của” một đồng minh NATO.

Nhà lãnh đạo giấu tên rõ ràng đã hỏi cựu Tổng thống Trump liệu Mỹ có đáp ứng nghĩa vụ của NATO là bảo vệ đất nước trước một cuộc tấn công tiềm tàng từ Nga hay không, mặc dù bị cáo buộc chưa trả số tiền tối thiểu cho liên minh.

“Tôi nói, 'Bạn không trả tiền, bạn phạm pháp phải không?'“ Trump nói với những người ủng hộ ông hôm thứ Bảy. “Trên thực tế, tôi sẽ khuyến khích Nga làm bất cứ điều gì họ muốn. Bạn phải trả tiền. Bạn phải thanh toán các hóa đơn của mình.”

Stoltenberg nhanh chóng phản ứng bằng cách khiển trách cựu Tổng thống Trump về những nhận xét này, cảnh báo rằng việc khuyến khích Nga có khả năng tấn công các thành viên NATO “không hợp pháp” sẽ “khiến binh lính Mỹ và Âu Châu gặp nguy hiểm cao hơn”.

Tổng thống Joe Biden gọi những nhận xét của cựu Tổng thống Trump là “kinh khủng và nguy hiểm”, cho rằng cựu tổng thống có ý định bật đèn xanh cho Putin cho thêm chiến tranh và bạo lực.

Một số đảng viên Đảng Cộng hòa cũng lên tiếng phản đối cựu Tổng thống Trump, bao gồm Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, Rand Paul và Thom Tillis. Đối thủ tổng thống Đảng Cộng hòa năm 2024 của ông, Nikki Haley, đã phàn nàn trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng cựu Tổng thống Trump đang “khiến Tổng thống Joe Biden nghe có vẻ lành mạnh”, gọi nhận xét của ông là “sự hỗn loạn vô căn cứ”.

Ở mức 3,49%, số liệu năm 2023 của NATO cho thấy Mỹ đóng góp phần GDP cao thứ hai cho liên minh, trong đó Ba Lan đóng góp phần lớn nhất ở mức 3,9%.

Tuy nhiên, vì Mỹ dễ dàng có GDP lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nên nước này cung cấp nguồn tài trợ tuyệt đối hơn đáng kể cho NATO so với bất kỳ quốc gia thành viên nào khác.

11. Ukraine sẽ cần chi mỗi năm 9 tỷ Mỹ Kim trong vòng 10 năm để phục hồi lĩnh vực văn hóa và du lịch

Ukraine sẽ cần 9 tỷ Mỹ Kim trong 10 năm để lĩnh vực văn hóa và du lịch phục hồi, cơ quan văn hóa của Liên Hiệp Quốc cho biết hôm thứ Năm, đồng thời cho biết thêm rằng cuộc chiến kéo dài 2 năm cho đến nay đã khiến nước này thiệt hại hơn 19,6 tỷ Mỹ Kim doanh thu du lịch.

Liên Hiệp Quốc cho rằng cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đã gây ra cuộc xung đột nguy hiểm nhất ở Âu Châu kể từ Thế chiến thứ hai và chưa có dấu hiệu cho thấy chiến tranh sẽ kết thúc.

Krista Pikkat, giám đốc văn hóa và tình trạng khẩn cấp tại UNESCO, nói với các phóng viên: “Thiệt hại tiếp tục gia tăng và nhu cầu phục hồi của ngành tiếp tục tăng lên”, đồng thời cho biết thêm rằng riêng doanh thu bị mất ở thủ đô Kyiv là 10 tỷ Mỹ Kim.

Trong một đánh giá trước lễ kỷ niệm hai năm chiến tranh, UNESCO ước tính chi phí thiệt hại đối với tài sản văn hóa vào khoảng 3,5 tỷ Mỹ Kim, tăng 40% so với năm 2023. Tổ chức này cho biết họ đã phân tích thiệt hại đối với 340 tòa nhà, bao gồm bảo tàng, di tích, thư viện và địa điểm tôn giáo.

Báo cáo cho biết: “Sự đoàn kết quốc tế sẽ rất cần thiết để đáp ứng những nhu cầu này”. “Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ cho các ngành công nghiệp sáng tạo cũng là đòn bẩy quan trọng để giảm tác động lâu dài ước tính của chiến tranh.”
 
Kỳ tích: Tượng Đức Mẹ không có ở đó, nhưng ai cũng nhìn thấy. Hạnh phúc nhất là các cặp đi lễ chung
VietCatholic Media
03:54 16/02/2024


1. Kỳ tích: Ảnh tượng Đức Mẹ Lộ Đức không có ở đó, nhưng ai cũng nhìn thấy

Những người đến thăm nhà nguyện của đền thờ Đức Mẹ Lộ Đức ở thành phố Alta Gracia thuộc tỉnh Córdoba, Á Căn Đình, chứng kiến một hiện tượng không thể giải thích được: Trong một cái hốc là một phần của bàn thờ và phía trên nhà tạm, có một bức ảnh Đức Trinh Nữ. Có thể nhìn thấy Đức Maria mặc dù không nghi ngờ gì nữa, không gian trống rỗng - chẳng có gì ở đó cả.

Theo hãng thông tấn AICA của Á Căn Đình, những gì nhìn thấy không phải là một hình ảnh phẳng mà là một hình ảnh phù điêu, một hình ảnh ba chiều với những nếp gấp trên trang phục. Nó cũng không phải là một ảo tưởng tâm lý phát sinh từ lòng sùng mộ quá mức của một số người hành hương.

Mọi người - dù có tin hay không - đều nhìn thấy. Ngoài ra, hình ảnh còn xuất hiện trong các bức ảnh được chụp ở đó. Một sự thật đáng tò mò là hình ảnh được nhìn thấy rõ ràng từ cửa trước của nhà thờ và sau đó mờ dần khi người ta từ từ đến gần bàn thờ.

Các nguồn tin từ Đền thờ Đức Mẹ Lộ Đức ở Alta Gracia nói với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA, rằng mặc dù không có tuyên bố cụ thể nào từ Tổng Giáo phận Córdoba, nơi đặt đền thờ, nhưng “mọi thứ vẫn như cũ. Hình ảnh có thể được nhìn thấy giống như ngày đầu tiên và ngày càng rõ hơn một chút.”

Kể từ khi được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, ngôi đền đã trở thành một địa điểm hành hương quan trọng. Năm 2023, khoảng 30.000 người hành hương đến từ thành phố Córdoba, cách đó 22 dặm.

Trong Thánh lễ được ngài cử hành vào ngày 11 tháng 2 năm ngoái nhân Ngày Thế giới Bệnh nhân, Đức Hồng Y Ángel Sixto Rossi, tổng giám mục Địa phận Córdoba, đã chỉ ra rằng “trải nghiệm về sự yếu đuối và bệnh tật là một phần trên con đường của chúng ta; chúng không loại trừ chúng ta khỏi dân Chúa, nhưng chúng đưa chúng ta vào trung tâm sự chú ý của Chúa, Đấng là Cha và không muốn mất bất kỳ người con nào của mình trên đường đi.”

Thánh lễ năm nay được tổ chức vào ngày 10 tháng 2 và ngày 11 tháng 2 dành cho các tín hữu tham gia cuộc hành hương lần thứ 47 đến Đền thờ Đức Mẹ Lộ Đức. Thánh lễ lúc nửa đêm được cử hành vào ngày 11 tháng 2 và lần hạt Mân Côi lúc mặt trời mọc lúc 5 giờ 30 sáng, sau đó là Thánh lễ lúc 6 giờ sáng cho những người hành hương, 9 giờ sáng cho các cộng đoàn và phong trào, 11 giờ sáng cho các gia đình và 6 giờ chiều cho người bệnh.

Thánh lễ lúc 6 giờ chiều được cử hành bởi Đức Cha Horacio Álvarez, Giám Mục Phụ Tá của Córdoba. Rossi đã không cử hành Thánh lễ này vì ngài đang ở Rôma để dự lễ phong thánh cho Mama Antula, nữ thánh đầu tiên của Á Căn Đình.

Lúc 7 giờ tối có một cuộc rước và xưng tội suốt cả ngày.

Hiện tượng này bắt nguồn như thế nào?

Nhà nguyện của Đức Trinh nữ Alta Gracia nằm trên một khu đất rộng lớn, nơi vào năm 1916, một bản sao đã được cung hiến cho hang động Massabielle ở Lộ Đức, Pháp, nơi Đức Trinh nữ hiện ra vào năm 1858 với Thánh Bernadette Soubirous.

Năm 1922, một ủy ban được thành lập để xây dựng một nhà nguyện gần hang động. Viên đá đầu tiên được đặt vào năm 1924 và vào năm 1927, giám mục Córdoba đã làm phép cho nhà nguyện. Trong nhiều năm, tượng Đức Mẹ Lourdes Córdoba được đặt ở trung tâm bàn thờ của nhà thờ.

Vào giữa năm 2011, nó đã được dỡ bỏ khỏi hốc hoặc chân đế để trùng tu và hiện nằm ở một bàn thờ kế bên.

Một ngày nọ, một trong những linh mục phụ trách ngôi đền chuẩn bị đóng cửa nhà nguyện và từ cửa chính ngài nhìn thấy một bức tượng trông giống như được làm bằng thạch cao trong khoảng trống.

Ngài đến gần nhiều lần, và mỗi lần làm như vậy ngài nhận thấy rằng hình ảnh mờ đi. Sự thật là thực tế không có hình ảnh nào cả, nhưng ngài đã nhìn thấy nó.

Bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy hiện tượng này nên các tu sĩ Carmêlô đi chân đất của đền thánh đã đưa ra một tuyên bố vào năm 2011 lưu ý rằng “việc biểu hiện hình ảnh Đức Trinh Nữ Maria rất thánh không có lời giải thích nào vào lúc này”.

Các nói: “dân Chúa phải giải thích điều này như một dấu hiệu để gia tăng và đào sâu đức tin Kitô giáo cũng như khơi dậy trong tâm hồn con người sự hoán cải để yêu mến Thiên Chúa và tham gia vào đời sống của Giáo hội”.

Các linh mục tuyên bố: “Thông điệp duy nhất của Đức Trinh Nữ không gì khác hơn là thông điệp mà Mẹ đã thể hiện trong cuộc sống của mình giữa loài người và được ghi lại trong Tin Mừng như một sự mặc khải thiêng liêng và được lưu giữ trong kho tàng đức tin Công Giáo”.


Source:Catholic News Agency

2. Lại một nhà thờ thời Byzantine khác ở Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nhà thờ Hồi giáo

Sau hơn 79 năm phục vụ như một bảo tàng, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành kế hoạch biến Nhà thờ Chúa Cứu thế ở Istanbul thành một nhà thờ Hồi giáo.

Theo Fides, cơ quan dịch vụ thông tin của Hiệp hội Giáo hoàng Truyền giáo, phản ánh sự đảo ngược của Hagia Sophia vào năm 2020, những lời cầu nguyện và nghi thức Hồi giáo sẽ được thực hiện một lần nữa trong nhà thờ cổ.

Nhà thờ Chúa Cứu thế, còn được gọi là Nhà thờ Chora, được công nhận là một trong những viên đá quý Byzantine quan trọng nhất trên thế giới và được trang trí bằng nhiều biểu tượng và bức bích họa độc đáo.

Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là nhật báo Hồi giáo Yeni Şafak, ban đầu đưa tin nhà thờ Hồi giáo sẽ mở cửa trở lại để cầu nguyện Hồi giáo vào ngày 23 tháng 2 năm 2023. Tuy nhiên, Tổng cục Tổ chức Thổ Nhĩ Kỳ trong Bộ Văn hóa và Du lịch của chính phủ đã phủ nhận thông tin này, khẳng định rằng việc mở cửa cho các tín hữu Hồi Giáo thờ phượng vẫn chưa được báo trước.

Dự án chuyển đổi bảo tàng thành nhà thờ Hồi giáo bắt đầu vào năm 2020, với kế hoạch thực hiện vào tháng 10 năm đó. Công việc khôi phục đã trì hoãn dự án. Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, sáng kiến lâu dài mang tên “Nhà thờ Hồi giáo Kariye” này cuối cùng đã thành hiện thực.

Nằm ở phía đông bắc của trung tâm lịch sử Istanbul gần Cổng Adrianople Byzantine, Nhà thờ Chúa Cứu thế được xây dựng vào thế kỷ 12 và được trùng tu vào đầu thế kỷ 14. Sau cuộc chinh phục Constantinople, người Ottoman đã giữ nguyên tòa nhà cho đến khi chuyển đổi thành nhà thờ Hồi giáo vào năm 1511. Vào thời điểm đó, những bức bích họa và biểu tượng tráng lệ đã được dán hoàn toàn lên trên.

Vào cuối Thế chiến thứ hai, các nhà khảo cổ và sử học đã phát hiện ra những kiệt tác được giấu kín từ lâu trên các bức tường. Năm 1945, tòa nhà trở thành bảo tàng và các hoạt động tôn giáo bên trong bị cấm.

Tuy nhiên, vào tháng 8 năm 2020, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã đảo ngược quyết định thành lập bảo tàng năm 1958, mở đường cho việc đưa bảo tàng trở lại nơi thờ phượng Hồi giáo.


Source:Catholic News Agency

3. Dữ liệu cho thấy các cặp vợ chồng đi nhà thờ nằm trong số những cặp hạnh phúc nhất

Theo dữ liệu được tổng hợp bởi một giáo sư xã hội học nổi tiếng, đàn ông và phụ nữ đã kết hôn và thường xuyên đến nhà thờ là những cặp vợ chồng hạnh phúc nhất.

Brad Wilcox, giáo sư xã hội học tại Đại học Virginia đồng thời là giám đốc Dự án Hôn nhân Quốc gia của trường, nói với “EWTN News Nightly” trong tuần này rằng ông đã viết cuốn sách mới nhất của mình, “Kết hôn: Tại sao người Mỹ phải thách thức giới thượng lưu, Xây dựng những gia đình vững mạnh và cứu lấy nền văn minh,” sau khi nghe những lo lắng từ các học trò của ông về tình trạng hôn nhân ngày nay.

“Họ hơi lo lắng về triển vọng hôn nhân của mình, đặc biệt là phụ nữ ở Đại học Virginia,” Wilcox nói với người dẫn chương trình “EWTN News Nightly” Tracy Sabol. “Và vì vậy mối quan tâm này đã khiến tôi viết một cuốn sách về tầm quan trọng và giá trị của việc kết hôn.

Trái ngược với nhận thức phổ biến, Wilcox cho biết, dữ liệu chỉ ra rằng đàn ông và phụ nữ đã kết hôn hạnh phúc hơn rõ rệt so với những người chưa kết hôn.

“Chúng tôi đã thấy rất nhiều câu chuyện… chẳng hạn, nói về những cách mà phụ nữ thực sự đau khổ trong hôn nhân và đau khổ khi làm mẹ,” Wilcox nói, trích dẫn một báo cáo truyền thông gần đây cáo buộc rằng “những bà mẹ đã kết hôn” kém khá giả hơn” so với “phụ nữ độc thân, không có con”.

“Trên thực tế, dữ liệu chỉ cho chúng ta hướng hoàn toàn ngược lại,” ông nói. “Những gì chúng tôi thấy là đối với cả phụ nữ và nam giới, con đường dẫn đến thịnh vượng và hạnh phúc đều phải thông qua hôn nhân. Vì vậy, chẳng hạn, cả phụ nữ và nam giới đã kết hôn đều có khả năng rất hạnh phúc với cuộc sống của mình cao gần gấp đôi so với những người cùng tuổi độc thân.”

Wilcox nói: “Thực sự không có nhóm nào hạnh phúc cho bằng đối với đàn ông khi làm cha và phụ nữ hạnh phúc khi làm mẹ”. “Vì vậy, dù khó khăn như hôn nhân và khó khăn như việc làm cha mẹ, thì lợi ích của việc có vợ/chồng và con cái đối với hầu hết người Mỹ là khá cao.”

Yếu tố hạnh phúc, Wilcox cho biết, thậm chí còn xuất hiện rõ ràng hơn ở những cặp vợ chồng thường xuyên đến nhà thờ.

Wilcox cho biết: “Những gì chúng tôi thấy trong dữ liệu này là các cặp đi nhà thờ cùng nhau có khả năng rất hạnh phúc với cuộc hôn nhân của họ cao hơn khoảng 15%. “Khả năng ly hôn của họ thấp hơn khoảng 30% đến 50%.”

Ông Wilcox chỉ ra rằng tỷ lệ ly hôn giảm trong những năm gần đây là một dấu hiệu đáng khích lệ, mặc dù tỷ lệ kết hôn giảm nói chung cũng có những vấn đề riêng.

Ông nói với Sabol: “Những năm 70 được coi là cuộc cách mạng ly hôn. Nhưng kể từ đó tỷ lệ ly hôn ngày càng giảm. Và ít nhất hôm nay, chúng tôi ước tính rằng có dưới 1 trong 2 cặp sắp kết hôn sẽ ly hôn. Hay nói một cách tích cực hơn, hầu hết các cặp sắp kết hôn ngày nay đều sẽ đi xa”.

Wilcox nói: “Chúng tôi nhận thấy, vì hôn nhân ổn định hơn nên tỷ lệ trẻ em được nuôi dưỡng trong các gia cư có hôn nhân ổn định ngày càng tăng. “Đó là tin tốt. Tin xấu là đối với người Mỹ trưởng thành, chúng ta vẫn đang chứng kiến tỷ lệ kết hôn giảm khá rõ rệt. Và họ gọi đó là sự đóng cửa của trái tim người Mỹ.”

Dữ liệu từ lâu đã chỉ ra rằng tỷ lệ kết hôn ở mọi lứa tuổi đều giảm liên tục sau “Thế hệ im lặng”, là nhóm người Mỹ sinh từ năm 1928 đến năm 1945. Một cuộc khảo sát gần đây của Pew cho thấy chỉ 30% thế hệ trẻ ở độ tuổi kết hôn sống với vợ/chồng và một đứa trẻ, so với 70% những người thuộc Thế hệ Im lặng ở cùng giai đoạn đó trong cuộc đời.

Wilcox nói với CNA năm ngoái rằng tỷ lệ kết hôn giảm mạnh trong giới trẻ Mỹ khiến ông lo ngại.

Ông nói vào thời điểm đó: “Rất nhiều người trưởng thành - hơn một phần ba thanh niên ngày nay ở độ tuổi 20 - sẽ không bao giờ kết hôn”. “Đây là lãnh thổ nhân khẩu học kỷ lục mà chúng tôi đang hướng tới.”

Tuần lễ Hôn nhân Quốc gia được tổ chức tại Hoa Kỳ từ ngày 7 đến ngày 14 tháng 2 hàng năm, trùng với Ngày Hôn nhân Thế giới vào Chúa Nhật thứ hai của tháng Hai hàng năm.


Source:Catholic News Agency
 
Nổ lớn ở Belgorod, Nga sợ Kyiv có vũ khí mới? Mỹ lo Nga tấn công từ không gian. Tình trạng Avdiivka
VietCatholic Media
16:48 16/02/2024


1. Tòa Bạch Ốc cảnh báo Hạ Viện Hoa Kỳ về số phận ảm đạm của Avdiivka do Ukraine thiếu đạn

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “White House Says Avdiivka May Fall to Russia Due to Ukraine Lacking Ammo”, nghĩa là “Tòa Bạch Ốc cho biết Avdiivka có thể rơi vào tay Nga do Ukraine thiếu đạn.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Phát ngôn nhân an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby hôm thứ Năm cho biết Nga sắp giành được quyền kiểm soát Avdiivka do Ukraine thiếu đạn pháo.

“Avdiivka có nguy cơ rơi vào tầm kiểm soát của Nga. Phần lớn điều này xảy ra là do lực lượng Ukraine trên bộ đang cạn kiệt đạn pháo”, Kirby nói trong một cuộc họp báo.

Lực lượng vũ trang của Putin đã cố gắng giành quyền kiểm soát Avdiivka—một thành phố ở tỉnh Donetsk của Ukraine được coi là có giá trị chiến lược—trong nhiều tháng. Mặc dù quân đội Nga đã chịu tổn thất nặng nề về nhân lực và trang thiết bị trong nỗ lực này, nhưng được cho là đã gần chiếm được khu định cư.

Kyiv đã gửi quân tiếp viện tới Avdiivka trong những ngày gần đây để ngăn chặn, hoặc ít nhất là làm chậm lại cuộc tấn công của Nga ở đó.

Ivan Stupak, cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Ukraine và hiện là cố vấn cho ủy ban an ninh, quốc phòng và tình báo quốc gia của Quốc hội Ukraine, nói với Newsweek: “Mục tiêu chính là buộc Nga phải trả nhiều tiền nhất có thể để chiếm được địa điểm này. Nhưng đồng thời, chúng tôi cũng nhận được thương vong rất nặng nề từ binh lính của mình.”

Theo Kirby, khả năng phòng thủ của Ukraine có thể gặp khó khăn do nguồn lực mà Mạc Tư Khoa đang dành để chiếm Avdiivka.

“Nga đang gửi hết đợt này đến đợt khác lực lượng nghĩa vụ để tấn công các vị trí của Ukraine, và vì Quốc hội vẫn chưa thông qua dự luật bổ sung, chúng tôi không thể cung cấp cho Ukraine đạn pháo mà họ rất cần để ngăn chặn các cuộc tấn công này của Nga,” Kirby nói.

Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất cho Ukraine trong suốt cuộc chiến do Putin phát động vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, nhưng viện trợ bổ sung gần đây đã bị đình trệ tại Quốc hội. Mặc dù Thượng viện đã thông qua một dự luật trong tuần này bao gồm 60 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine, đạo luật này có thể vấp phải nhiều sự phản đối hơn từ Hạ viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo.

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã tuyên bố ông phản đối dự luật do nó không bao gồm các biện pháp liên quan đến giải quyết vấn đề an ninh ở biên giới phía nam Hoa Kỳ.

Nhiều thành viên khác nhau trong chính quyền Tổng thống Biden đã kêu gọi Quốc hội ủng hộ dự luật, bao gồm cả cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan.

“Chúng tôi không thể chờ đợi lâu hơn được nữa. Mỗi ngày đều phải trả giá cho người dân Ukraine và lợi ích an ninh quốc gia của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”, ông Sullivan nói về đạo luật tài trợ cho Ukraine trong cuộc họp báo hôm thứ Tư.

2. Vụ nổ ở Belgorod Spark gây lo ngại về 'vũ khí mới'

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Explosions in Russia's Belgorod Spark 'New Weapon' Fears”, nghĩa là “Vụ nổ ở Belgorod Spark gây lo ngại về 'vũ khí mới'“ Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Ánh Tuyết.

Theo báo cáo địa phương, một loại vũ khí mới bí ẩn có thể đã được sử dụng trong cuộc tấn công vào thành phố Belgorod phía đông nước Nga, làm hư hại một trung tâm mua sắm và khiến một số người thiệt mạng và bị thương.

Các vụ nổ mạnh đã được báo cáo hôm thứ Năm tại Belgorod, nơi có nhiều căn cứ quân sự và cơ sở huấn luyện của Nga. Hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin một trung tâm mua sắm trên phố Plekhanov bị hư hại nặng nề do một cuộc tấn công hỏa tiễn vào thành phố.

Khu vực Belgorod đã rung chuyển bởi các vụ nổ và hỏa hoạn bí ẩn trong suốt cuộc xâm lược Ukraine của Putin, chính quyền địa phương thường xuyên báo cáo về các máy bay không người lái trong khu vực.

Mạc Tư Khoa Telegraf cho biết như trên rằng người dân địa phương cho biết họ đã nghe thấy “những âm thanh mà họ chưa từng nghe thấy trước đây”, làm dấy lên suy đoán về một loại hỏa tiễn mới.

Kênh này cho biết: “Người dân địa phương đang viết trong các cuộc trò chuyện rằng một loại vũ khí mới đã được sử dụng”.

RIA Novosti đưa tin ít nhất hai người đã thiệt mạng. Nó cho biết trung tâm mua sắm đã bị hư hại nghiêm trọng. Các cửa sổ bị vỡ, mặt tiền của tòa nhà và xe hơi đậu gần đó bị hư hỏng.

Hãng thông tấn này dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Ukraine tấn công khu vực bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt RM-70 Vampire của Tiệp. Vào tháng Giêng, Mạc Tư Khoa cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công bằng cách sử dụng hỏa tiễn tương tự do Kyiv phóng.

Kênh Telegram 112 đưa tin 4 người đã thiệt mạng và 7 người khác bị thương do vụ tấn công. Kênh Telegram Mash đưa tin 6 người đã thiệt mạng và 10 người bị thương.

Kênh Baza Telegram, được liên kết với các cơ quan an ninh của Nga, cho biết ít nhất 5 người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công.

“Một trong những hỏa tiễn đã bắn trúng một trung tâm mua sắm. Các bác sĩ và cảnh sát đang có mặt tại hiện trường”, kênh này cho biết.

Ukraine chưa tuyên bố chịu trách nhiệm về vụ tấn công. Kyiv hiếm khi bình luận về các cuộc tấn công xảy ra trên đất Nga.

Thống đốc Belgorod Vyacheslav Gladkov vẫn chưa bình luận về vụ tấn công, nhưng trước đó ông nói rằng một “còi báo động cảnh báo hỏa tiễn” đã vang lên trong khu vực.

“Nếu bạn đang ở nhà, đừng đến gần cửa sổ. Trú ẩn trong những căn phòng không có cửa sổ có tường kiên cố (hành lang, phòng tắm, nhà vệ sinh, phòng đựng thức ăn). Nếu bạn đang ở bên ngoài, hãy đến nơi trú ẩn hoặc nơi an toàn khác”, Gladkov nói trên kênh Telegram của mình.

3. Các thành viên NATO cam kết cung cấp cho Ukraine máy bay không người lái mới

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Members Pledge to Provide Ukraine With New Drones”, nghĩa là “Các thành viên NATO cam kết cung cấp cho Ukraine máy bay không người lái mới.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.

Bộ ba đồng minh của NATO đã gia nhập một liên minh chuyên cung cấp máy bay không người lái cho Ukraine khi cuộc chiến ở Kyiv với các lực lượng xâm lược của Nga vẫn tiếp tục.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu trên truyền hình vào tối thứ Tư rằng Hà Lan, Đức và Estonia đã tham gia “liên minh máy bay không người lái”, đồng thời nói thêm rằng liên minh này “mạnh mẽ” và “đã làm việc” để tăng cường cung cấp máy bay không người lái cho Ukraine.

Thông báo này được đưa ra cùng ngày với cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO tại Brussels. Liên minh máy bay không người lái đã bao gồm Vương quốc Anh và lãnh đạo liên minh Latvia, cả hai đều là thành viên của NATO. Thụy Điển, quốc gia hiện đang trong quá trình trở thành thành viên NATO, cũng là thành viên của liên minh.

Máy bay không người lái, hay phương tiện bay không người lái, đóng vai trò quan trọng đối với chiến lược phòng thủ của Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Máy bay không người lái “Kamikaze” đã tàn phá các mục tiêu của Nga, trong khi máy bay không người lái giám sát được mua trong khuôn khổ “Chương trình Drone” của quân Ukraine đã cung cấp thông tin tình báo có giá trị.

Nga cũng đã tăng cường đầu tư đáng kể vào máy bay không người lái trong suốt cuộc chiến, với kho vũ khí từng bao gồm phần lớn nguồn cung cấp máy bay không người lái “Shahed” của Iran có giới hạn, giờ đây bao gồm cả các máy bay không người lái tiên tiến hơn với số lượng đủ lớn để tiến hành các cuộc tấn công hàng ngày vào Ukraine.

Tổng thống Zelenskiy trước đó đã cam kết rằng Ukraine sẽ cải thiện kho vũ khí máy bay không người lái của mình bằng cách sản xuất ít nhất 1 triệu chiếc trong năm 2024, có khả năng bao gồm cả các máy bay không người lái có khả năng tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Với việc viện trợ quân sự bổ sung của Mỹ cho Ukraine vẫn bị trì hoãn trong bối cảnh tranh chấp đảng phái tại Quốc hội, tầm quan trọng của Kyiv trong việc tăng cường cung cấp các thiết bị quan trọng như máy bay không người lái, cũng như nhận được sự hỗ trợ từ các nhóm như liên minh máy bay không người lái, đã trở nên rõ ràng hơn.

Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kasja Ollongren nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn công bố hôm thứ Tư rằng liên minh mở rộng sẽ hỗ trợ Ukraine với “công nghệ mới nhất” về máy bay không người lái mà nước này cần để đánh bại Nga.

Ollongren nói: “Máy bay không người lái rất quan trọng trong cuộc chiến này. Đó là lý do tại sao chúng tôi tham gia liên minh máy bay không người lái mà Ukraine đã bắt đầu cùng với Latvia, cùng với các quốc gia khác, để bảo đảm rằng chúng tôi làm được điều đó - tăng sản lượng, sử dụng công nghệ mới nhất và cung cấp chính xác những gì Ukraine cần.”

Sau cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine, diễn ra bên lề cuộc họp NATO tại Brussels, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov đã ca ngợi việc ra mắt “chính thức” của liên minh máy bay không người lái.

“Hôm nay, hoạt động của Liên minh máy bay không người lái đã chính thức được triển khai,” Umerov viết hôm thứ Tư. “Tám quốc gia đã tham gia—Thụy Điển, Anh, Đan Mạch, Đức, Lithuania, Estonia, Hà Lan, Latvia. Tôi biết ơn Latvia vì sự lãnh đạo của nước này.”

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết trong cuộc họp báo trước đó vào thứ Tư rằng Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine, còn được gọi là “nhóm liên lạc Ramstein”, đã là “một câu chuyện thành công rất lớn” khi “huy động được sự hỗ trợ từ các đồng minh và đối tác của NATO, “ theo The New Voice of Ukraine.

Ông Stoltenberg nói: “Khi nói đến hỗ trợ quân sự, chúng ta phải nhớ rằng 99% viện trợ quân sự cho Ukraine đến từ các đồng minh NATO, bao gồm cả Thụy Điển, quốc gia sẽ sớm trở thành thành viên của liên minh”. “Chúng tôi liên tục thảo luận về cách chúng tôi có thể bảo đảm sự hỗ trợ bền vững, cách chúng tôi có thể tổ chức nó theo cách tốt nhất có thể.”

4. Mối đe dọa an ninh quốc gia từ Nga: Mọi điều chúng tôi biết về tin đồn không gian

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia National Security Threat: Everything We Know About Space Rumors”, nghĩa là “Mối đe dọa an ninh quốc gia từ Nga: Mọi điều chúng tôi biết về tin đồn không gian.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Nhà lãnh đạo Ủy ban Tình báo Hạ viện cho biết, Hoa Kỳ và các đồng minh đang phải đối mặt với “mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng”, khi các quan chức cao cấp nhấn mạnh cả mối lo ngại và sự phát triển lặng lẽ của thứ được hiểu là vũ khí mới trên không gian của Nga.

Hôm thứ Tư, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mike Turner cho biết ủy ban đã chuyển thông tin về “mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng” tới Quốc hội.

“Tôi yêu cầu Tổng thống Biden giải mật tất cả thông tin liên quan đến mối đe dọa này để Quốc hội, Chính quyền và các đồng minh của chúng ta có thể thảo luận cởi mở về các hành động cần thiết nhằm ứng phó với mối đe dọa này”, đảng viên Cộng hòa Ohio nói thêm trong một tuyên bố ngắn gọn và không cung cấp thêm thông tin..

Người ta biết rất ít chi tiết về bản chất chính xác của mối đe dọa, nhưng nó được hiểu là có liên quan đến việc Nga phát triển các khả năng mới trong không gian để tấn công vào các vệ tinh sử dụng công nghệ hạt nhân.

ABC News đưa tin rằng thông tin tình báo này có liên quan đến mong muốn của Nga đưa vũ khí hạt nhân vào không gian để sử dụng chống lại các vệ tinh, trích dẫn hai nguồn ẩn danh có hiểu biết về các cuộc thảo luận ở Capitol Hill. Một quan chức Mỹ nói với The Washington Post rằng Mạc Tư Khoa đang thử nghiệm cách sử dụng vụ nổ hạt nhân hoặc các phương pháp khác để tiêu diệt các vệ tinh.

Các báo cáo về việc Điện Cẩm Linh đang nỗ lực phát triển vũ khí mới nhằm tấn công các vệ tinh trên không gian đặt ra câu hỏi về sự an toàn của thông tin liên lạc dân sự và quân sự. Việc các vệ tinh có thể bị phá hủy sẽ có tác động sâu rộng, bao gồm cả việc điều hướng và tiếp cận nhiều dịch vụ.

Một cựu quan chức nói với The New York Times rằng Washington hiện không thể phòng thủ trước một loại vũ khí như vậy và không thể bảo vệ hiệu quả các vệ tinh của mình. Hiện vẫn chưa rõ khoảng thời gian để một loại vũ khí như vậy có thể hoạt động được là bao lâu hoặc Mỹ có kế hoạch chống lại khả năng mới này như thế nào.

Hoa Kỳ và Liên Xô khi đó đã ký một hiệp ước vào năm 1967, cấm bố trí vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác trong không gian. Sau khi bắt đầu cuộc chiến tổng lực ở Ukraine gần hai năm trước, Nga đã đình chỉ tham gia hiệp ước cuối cùng còn lại với Mỹ nhằm hạn chế kho vũ khí hạt nhân – hiệp ước START mới.

Các quan chức Mỹ rộng rãi bày tỏ sự quan ngại sâu sắc, nhưng vận động hành lang để bình tĩnh trong các tuyên bố với giới truyền thông sau tuyên bố của Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Turner.

Jim Himes, thành viên cao cấp của Ủy ban Tình báo Hạ viện, cho biết: “Rõ ràng là không có lý do gì để báo động hay hoảng sợ”.

Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cho biết ông sẽ gặp Tổng thống Joe Biden vào thứ Năm và ông sẽ “thúc đẩy chính quyền thực hiện hành động thích hợp”.

Ông nói với giới truyền thông: “Những bàn tay vững vàng đang cầm lái, chúng tôi đang làm việc đó.

Phát ngôn nhân của Ngũ Giác Đài đã đề cập đến nhận xét của Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan khi được tiếp cận để bình luận hôm thứ Năm. Sullivan cho biết hôm thứ Tư rằng ông “hơi ngạc nhiên khi hôm nay Nghị sĩ Turner xuất hiện công khai trước cuộc họp về sổ sách để tôi đến ngồi cùng ông ấy cùng với các chuyên gia tình báo và quốc phòng của chúng ta vào ngày mai.”

Ông từ chối cung cấp thông tin chi tiết về bản chất của mối đe dọa trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc.

Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, Mark Warner của Đảng Dân chủ Virginia và Marco Rubio của Đảng Cộng hòa Florida, người giữ chức phó chủ tịch, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Tư rằng ủy ban “có thông tin tình báo được đề cập và đã theo dõi vấn đề này một cách nghiêm ngặt ngay từ đầu.”

“Chúng tôi tiếp tục xem xét vấn đề này một cách nghiêm chỉnh và đang thảo luận về phản ứng thích hợp với chính quyền. Trong khi chờ đợi, chúng ta phải thận trọng về các nguồn và phương pháp có thể tiết lộ có thể là chìa khóa để duy trì một loạt các lựa chọn cho hành động của Hoa Kỳ.”

5. NATO đưa ra lời kêu gọi cảnh tỉnh trong vòng ba năm

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Given Three Year Wake-Up Call”, nghĩa là “NATO đưa ra lời kêu gọi cảnh tỉnh trong vòng ba năm.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Ánh Tuyết.

Theo Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna, NATO có từ 3 đến 4 năm để tăng cường khả năng phòng thủ trước mối đe dọa tiềm tàng từ Nga.

Tsahkna đưa ra nhận xét này trong chuyến thăm Warsaw, Ba Lan, hôm thứ Tư, nơi ông nói rằng Estonia và các quốc gia vùng Baltic khác—Lithuania và Latvia—không coi Nga là mối đe dọa trước mắt vì nước này hiện đang tập trung vào cuộc xâm lược Ukraine.

“Nhưng chúng ta phải hiểu cỗ máy chiến tranh của Nga đã khởi động ở quy mô đầy đủ, cả khả năng sản xuất và tâm lý, bởi vì Putin hiện đang kiểm soát mọi thứ”, Tsahkna nói trong cuộc họp báo với Ngoại trưởng Ba Lan Radek Sikorski.

Tsahkna nói rằng chính phủ nước ông tin rằng có thể mất “ba đến bốn năm” để Nga chuẩn bị cái mà ông gọi là “cuộc thử nghiệm đối với NATO”.

Newsweek đã liên hệ với NATO thông qua trang web của tổ chức này để bình luận.

Cả ba nước vùng Baltic cũng như Ba Lan đều là thành viên của liên minh quân sự NATO được thành lập dưới sự lãnh đạo của Mỹ sau Thế chiến thứ hai.

Họ là những người ủng hộ mạnh mẽ Ukraine kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, trong cái mà Putin gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”.

Ukraine không phải là thành viên của NATO nhưng nước này nhận được sự hỗ trợ từ các thành viên NATO và những người trong ban lãnh đạo của tổ chức này khi chống lại cuộc xâm lược của Nga.

Cũng trong ngày thứ Tư, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg kêu gọi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua gói viện trợ lưỡng đảng trị giá 95,34 tỷ Mỹ Kim cho Ukraine và các đồng minh khác của Hoa Kỳ, vốn đã được Thượng viện phê chuẩn.

“Tôi tin tưởng Hạ viện sẽ đồng ý hỗ trợ Ukraine vì đây không phải là hoạt động bác ái. Đây là một khoản đầu tư vào an ninh của chính chúng ta”, Stoltenberg nói.

“Nếu Tổng thống Putin giành chiến thắng ở Ukraine, điều đó sẽ gửi một thông điệp tới Tập Cận Bình cũng như tới các nhà lãnh đạo độc tài khác rằng họ sẽ đạt được điều họ muốn khi sử dụng vũ lực. Nó sẽ khiến thế giới trở nên nguy hiểm hơn và chúng ta dễ bị tổn thương hơn”, tổng thư ký nói.

Tổng thống Joe Biden cũng kêu gọi Hạ viện thông qua dự luật trong bài phát biểu hôm thứ Ba sau cuộc bỏ phiếu của Thượng viện về gói viện trợ.

“Ủng hộ dự luật này là đứng lên chống lại Putin. Phản đối nó là có lợi cho Putin”, Tổng thống Biden nói.

“Như tôi đã nói trước đây, lợi ích trong cuộc chiến này vượt xa Ukraine. Nếu chúng ta không ngăn chặn sự khao khát quyền lực và kiểm soát ở Ukraine của Putin, ông ấy sẽ không chỉ giới hạn mình ở Ukraine và cái giá phải trả cho Mỹ cũng như các đồng minh và đối tác của chúng tôi sẽ tăng lên”, tổng thống nói.

Tuy nhiên, không rõ liệu Hạ viện có xem xét dự luật hay không sau khi Chủ tịch Mike Johnson chỉ trích dự luật hôm thứ Hai, nói rằng các thượng nghị sĩ “lẽ ra phải quay lại vấn đề ranh giới để đưa vào các điều khoản an ninh biên giới thực sự sẽ thực sự giúp chấm dứt thảm họa đang diễn ra.”

6. Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết ông đã có cuộc trò chuyện với người Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk.

Chủ đề chính là tình hình ở biên giới.

Chúng tôi cũng nói về sự gia tăng nhập khẩu, đặc biệt là ngũ cốc, từ liên bang Nga và các nước thứ ba vào Liên Hiệp Âu Châu.

Ukraine và Ba Lan nên hợp lực để ngăn chặn các sản phẩm của Nga xâm nhập thị trường Âu Châu.

Về phía Ba Lan, Thủ tướng Tusk nói trong một cuộc họp báo. “Chúng tôi gần như tin tưởng rằng hành động của chúng tôi có thể mang lại kết quả cho cả các cuộc đàm phán ở Kyiv và Brussels” “Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ đạt được mức tối đa mà các tài xế xe tải mong muốn, nhưng có vẻ như những gì đạt được sẽ cho phép chúng tôi giải tỏa cảm xúc và giảm bớt sự phong tỏa ở biên giới.”

Các tài xế Ba Lan đã chặn một số điểm giao cắt với Ukraine kể từ ngày 6 tháng 11, yêu cầu Liên Hiệp Âu Châu khôi phục một hệ thống theo đó các công ty Ukraine cần có giấy phép để hoạt động trong khối và điều tương tự đối với các tài xế xe tải Âu Châu vào Ukraine.

Nông dân Ba Lan đã chấm dứt lệnh phong tỏa một trong những cửa khẩu biên giới giữa Ukraine và Ba Lan vào Chúa Nhật, đồng nghĩa với việc việc di chuyển của xe tải đã được khôi phục hoàn toàn. Ba cửa khẩu biên giới khác vẫn bị các tài xế xe tải chặn lại.

Reuters đưa tin Thứ trưởng Cơ sở hạ tầng Ba Lan, Dariusz Klimczak, cho biết hôm thứ Sáu, sau cuộc họp ở Kyiv, rằng ông hy vọng các cuộc biểu tình của tài xế xe tải ở biên giới với Ukraine có thể được giải quyết trước cuối năm nay.

7. Tòa Bạch Ốc phá vỡ sự im lặng về vũ khí chống vệ tinh của Nga

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “White House Breaks Silence on Russian Anti-Satellite Weapon”, nghĩa là “Tòa Bạch Ốc phá vỡ sự im lặng về vũ khí chống vệ tinh của Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Tòa Bạch Ốc công khai xác nhận rằng Nga đã có được một loại vũ khí chống vệ tinh mới nổi “đáng lo ngại”, nhưng phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby hôm thứ Năm cho biết loại vũ khí này không thể trực tiếp gây ra “sự hủy diệt vật lý” trên Trái đất.

Hôm thứ Tư, Dân biểu Đảng Cộng hòa Mike Turner đã đưa ra tuyên bố kêu gọi Tổng thống Joe Biden giải mật thông tin liên quan đến “mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng”.

Tuyên bố cho biết thêm: “Tôi yêu cầu Tổng thống Biden giải mật tất cả thông tin liên quan đến mối đe dọa này để Quốc hội, Chính quyền và các đồng minh của chúng tôi có thể thảo luận cởi mở về các hành động cần thiết để ứng phó với mối đe dọa này”.

Những gì chúng tôi biết

Kirby hôm thứ Năm cho biết các quan chức tình báo Mỹ có thông tin rằng Nga đã có được khả năng chế tạo vũ khí chống vệ tinh nhưng loại vũ khí đó hiện không hoạt động.

Kirby nói: “Đầu tiên, đây không phải là một khả năng chủ động đã được triển khai và việc theo đuổi khả năng đặc biệt này của Nga đang gặp khó khăn. Thành ra, không có mối đe dọa trực tiếp nào đối với sự an toàn của bất kỳ ai”. “Chúng tôi không nói về một loại vũ khí có thể được sử dụng để tấn công con người hoặc gây ra sự hủy diệt vật chất trên Trái đất.”

Kirby có vẻ thất vọng với lời kêu gọi giải mật thông tin của Turner.

Kirby nói: “Chúng tôi đưa ra quyết định về cách thức và thời điểm công khai thông tin tình báo một cách cẩn thận, có chủ ý và có chiến lược, theo cách mà chúng tôi chọn”.

Ông nói thêm: “Chúng tôi sẽ không loại bỏ quy trình đó, bất kể điều gì, trong trường hợp cụ thể này, khi quyết định đưa vào phạm vi công cộng”. “Tôi có thể bảo đảm với các bạn rằng chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thông tin đầy đủ nhất có thể cho các thành viên Quốc hội cũng như các đối tác quốc tế của chúng tôi cũng như tất cả các bạn và người dân Mỹ.”

Nghị sĩ Adam Smith đặt câu hỏi về quyết định của Turner công khai yêu cầu Tổng thống Biden giải mật thông tin.

Trong cuộc phỏng vấn với CNN vào sáng thứ Năm, Smith, một đảng viên Đảng Dân chủ đến từ Washington, cho biết ông cảm thấy “bí ẩn” trước việc Turner, người giữ chức Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, quyết định đưa ra lời kêu gọi công khai này với Tổng thống Biden, nói rằng quyết định này là “không thể giải thích được”.

“Có những trường hợp chúng ta muốn phía bên kia biết những gì chúng ta biết. Nhưng đó là quyết định được đưa ra ở cấp cao nhất của cơ quan hành pháp. Đó không phải là quyết định mà một ngày nào đó một thành viên Quốc hội thức dậy và quyết định rằng mình sẽ tự mình làm điều đó. Đây là một động thái có tính rủi ro cao”, Smith nói.

Theo hãng tin AP, các quan chức Tòa Bạch Ốc cho biết các quan chức tình báo Mỹ lo ngại về việc giải mật rộng rãi thông tin tình báo.

Cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan dự kiến sẽ thông báo ngắn gọn cho các nhà lập pháp hôm thứ Năm về mối đe dọa từ Nga.

Kirby cho biết quá trình xem xét và giải mật các khía cạnh về năng lực của Nga đang được tiến hành khi Turner đưa ra tuyên bố của mình.

Ông nói hôm thứ Năm: “Chúng tôi đã rất cẩn thận và cân nhắc về những gì chúng tôi quyết định giải mật, hạ cấp và chia sẻ với công chúng”.

8. Các quan chức Nga cho biết ít nhất 6 người thiệt mạng và 18 người bị thương ở thành phố Bolgorod của Nga

Một quan chức Nga cho biết, một cuộc tấn công hỏa tiễn vào thành phố Belgorod của Nga gần biên giới Ukraine rạng sáng hôm Thứ Sáu, 16 Tháng Hai, đã khiến 6 người thiệt mạng, trong đó có một trẻ em và 18 người khác bị thương. Đây là vụ trao đổi hỏa tiễn tầm xa và hỏa tiễn mới nhất trong cuộc chiến của Nga với Ukraine.

Vài giờ trước đó, Nga đã bắn hai chục hỏa tiễn hành trình và đạn đạo vào một khu vực rộng lớn của Ukraine, đánh vào nhiều khu vực sau cuộc tấn công lúc nửa đêm ở phía đông bắc Ukraine khiến 5 người trong một tòa nhà chung cư thiệt mạng, nhà chức trách cho biết.

Thống đốc khu vực Vyacheslav Gladkov cho biết trên Telegram rằng 5 trong số 18 người bị thương ở Belgorod, thành phố có khoảng 340.000 dân, là trẻ em. Hãng tin Tass đưa tin có 15 người phải vào bệnh viện.

9. Trả thù chiến hạm bị chìm Nga vừa lập kỷ lục mới về số vụ đánh bom trong một ngày

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Likely Just Set New One-Day Bombing Record: Report”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy Nga có thể vừa lập kỷ lục mới về số vụ đánh bom trong một ngày.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Nga có thể đã lập kỷ lục ném bom mới trong vụ tấn công quy mô lớn vào ngày lễ tình nhân ở Ukraine.

Dữ liệu do Lực lượng Vũ trang Ukraine công bố tiết lộ rằng lực lượng Nga đã thả 159 quả bom và hỏa tiễn phóng từ trên không xuống Ukraine vào ngày 14 tháng 2, theo một báo cáo được đăng hôm thứ Năm bởi The Kyiv Post.

Báo cáo trích dẫn phân tích của nhà nghiên cứu dữ liệu nguồn mở người Iceland Ragnar Gudmundsson, tuyên bố rằng Nga đã “thổi bay kỷ lục không kích trong một ngày của cuộc chiến thành từng mảnh” bằng đợt ném bom. Hiện chưa rõ con số thương vong và thiệt hại gây ra ở Ukraine.

Hai ngày không kích lớn thứ hai và thứ ba bằng bom và hỏa tiễn của Nga đều diễn ra vào Tháng Giêng năm nay, cho thấy Mạc Tư Khoa có thể đang tăng cường nỗ lực chiến tranh khi cuộc xung đột sắp kỷ niệm lần thứ hai.

Một bài đăng hôm thứ Tư của Gudmundsson trên X,, nói rằng các cuộc tấn công là một kỷ lục đối với Nga nhưng lưu ý rằng dữ liệu chỉ có từ tháng Giêng1 năm 2022 - khoảng chín tháng sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Các cuộc không kích ngày càng gia tăng của Nga vào thành phố Avdiivka đang bị bao vây của Donetsk đã gây ra sự tàn phá đặc biệt. Lực lượng mặt đất của Kyiv hiện đang phải vật lộn để giữ vững vị trí tại một khu định cư đã bị phá hủy phần lớn.

Theo báo cáo của Kyiv Post, Nga đang ngày càng sử dụng cái gọi là “bom thông minh” trong các cuộc tấn công, có thể bao gồm các hệ thống dẫn đường giúp cải thiện đáng kể hiệu quả của chúng. “Bom câm” phần lớn được sử dụng trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.

Lực lượng phòng không của Ukraine ngày càng trở nên căng thẳng trước sự tấn công dữ dội của Nga, với việc lãnh đạo quân sự Kyiv kêu gọi thêm viện trợ từ các đồng minh ở nước ngoài, bao gồm cả hệ thống phòng không và hỏa tiễn Patriot do Mỹ sản xuất.

Một nhóm gồm một số quốc gia thành viên NATO hồi tháng Giêng đã thông báo rằng họ sẽ mua tới 1.000 hỏa tiễn Patriot để hỗ trợ Ukraine, nhưng không rõ khi nào hỏa tiễn sẽ được giao.

Cùng thời gian đó, một trong những quan chức quân sự hàng đầu của Kyiv cảnh báo rằng Ukraine chỉ có đủ đạn dược cho các hệ thống phòng không cầm tay để ngăn chặn “một vài cuộc tấn công mạnh mẽ tiếp theo”.

Trong khi đó, Ukraine chuẩn bị tăng cường lực lượng không quân của mình bằng chương trình chiến đấu cơ F-16 còn non trẻ, dự kiến sẽ bay vào cuối năm nay. Hơn 30 phi công F-16 của Ukraine hiện đang được huấn luyện trên các máy bay do Mỹ sản xuất do Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy tài trợ.

Ngoài việc ném bom vào Ukraine, Nga gần đây còn tiến hành các cuộc tập trận mô phỏng các cuộc ném bom trên phi trường của chính họ, đề phòng khả năng lãnh thổ Nga có thể bị tấn công nếu xung đột mở rộng sang cả NATO.

10. Pháp và Ukraine ký thỏa thuận an ninh

Reuters đưa tin, Pháp và Ukraine sẽ ký một thỏa thuận song phương về các cam kết an ninh vào ngày mai.

Thỏa thuận dự kiến sẽ được hoàn tất tại Ukraine nhưng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hoãn chuyến đi.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đang thăm Pháp và Đức trong ngày Thứ Sáu, 16 Tháng Hai.

11. Nga tiến hành cuộc tấn công hỏa tiễn quy mô lớn vào Ukraine

Cảnh báo trên không vang lên khắp Ukraine trong đêm khi Nga tiến hành một cuộc tấn công hỏa tiễn lớn vào nước này. Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết một số máy bay ném bom chiến lược Tu-95 đã cất cánh vào đầu giờ sáng thứ Năm và có nhiều tiếng nổ ngay sau đó.

Tại Dnipro, hàng loạt tiếng nổ lớn vang lên ngay sau 6 giờ sáng ở trung tâm thành phố. Cũng có báo cáo về vụ nổ ở Zaporizhzhia, thủ đô Kyiv và thành phố Lviv phía tây. Andriy Sadoviy, thị trưởng Lviv, cho biết 10 hỏa tiễn của Nga đã nhắm vào khu vực Lviv.

Tại Zaporizhzhia, gần chiến tuyến với lực lượng Nga, có báo cáo về một tòa nhà chung cư bị hư hại. Không có thông tin ngay lập tức về thương vong.
 
Do Thái cực đoan khạc nhổ vào các Kitô Hữu. Tình trạng của Giáo Hội tại TQ đang ngày càng xấu đi
VietCatholic Media
17:48 16/02/2024


1. Sử gia Do Thái nói các cuộc tấn công chống lại Kitô Hữu ở Giêrusalem là “đáng trách”

Sau vụ tấn công khạc nhổ vào một tu viện trưởng dòng Bênêđíctô vào ngày 3 tháng 2 ở Giêrusalem, một sử gia Do Thái đã chỉ trích những sự việc như vậy là đáng trách và kêu gọi chấm dứt hận thù.

“ Đặc biệt là ở Giêrusalem, các nhà hoạt động chính thống tự coi mình là những người Do Thái gương mẫu khi họ khạc nhổ hoặc thậm chí đánh đập các Kitô hữu hoặc người theo đạo Hồi”.

Wolffsohn, một nhà sử học người Đức gốc Israel và là cựu giáo sư tại trường, cho biết: “Những người Do Thái chính thống đó đắm mình trong Torah, Talmud và truyền thống hàng giờ liền, ngày này qua ngày khác, nhưng đạo Do Thái sơ cấp rõ ràng không nằm trong chương trình giảng dạy của họ”.

“Người Do Thái chúng tôi đã phàn nàn một cách đúng đắn về lòng căm thù người Do Thái trong hàng ngàn năm. Sự căm ghét của người Do Thái đối với người theo Kitô giáo hoặc người theo đạo Hồi cũng đáng trách”, ông nói.

'Tôi luôn cầu nguyện cho những kẻ gây án'

Những lời của sử gia này đưa ra sau cuộc tấn công ngày 3 tháng 2 chống lại tu viện trưởng Tu viện Đức Mẹ An Nghỉ, Cha Nikodemus Schnabel, và được báo cáo là có sự gia tăng các cuộc tấn công của những người Do Thái chính thống và chủ nghĩa dân tộc ở Giêrusalem chống lại Kitô hữu.

Schnabel nói với CNA vài ngày sau vụ việc: “Thông thường, tôi đã quen với việc mọi người khạc nhổ vào tôi - đây là một trải nghiệm xảy ra hàng ngày, đặc biệt là ở Núi Zion nơi tọa lạc của tu viện”.

“Tôi không có thù hận,” linh mục người Đức nói. “Tôi đã cầu nguyện cho hai kẻ đã quấy rối tôi cũng như tôi luôn cầu nguyện cho những kẻ thủ ác. Đây là DNA của con người tôi với tư cách là một Kitô hữu.”

Tòa Thượng Phụ Latinh tại Giêrusalem đã lên án “cuộc tấn công vô cớ và đáng xấu hổ” chống lại vị bề trên tu viện trong một tuyên bố.

“Việc truy tố những tội ác căm thù như vậy là một công cụ quan trọng để ngăn chặn và nâng cao cảm giác an toàn của các giáo sĩ Kitô giáo ở Thánh địa, đặc biệt là ở Giêrusalem,” tuyên bố nói.

Mối quan tâm đối với cộng đồng và khách hành hương

Các thượng phụ và nhà lãnh đạo các giáo hội ở Giêrusalem đã bày tỏ tình liên đới của họ trong một lá thư gửi cho tu viện trưởng Bênêđíctô được công bố ngày 10 tháng 2.

Bức thư viết: “Chúng tôi biết rằng đây không phải là vụ tấn công đầu tiên mà bạn phải đối mặt, nhưng việc bạn tình cờ ghi lại vụ việc đã phơi bày cho thế giới thấy hành vi đáng trách mà bạn và nhiều lãnh đạo Giáo Hội và giáo dân của chúng ta đã phải chịu đựng trong suốt thời gian qua, đặc biệt là trong thời gian gần đây.”

Các Đức Thượng Phụ cũng viết rằng các ngài cầu nguyện rằng “hành động pháp lý chống lại thủ phạm sẽ không chỉ nhằm nhấn mạnh bản chất không thể chấp nhận được của những cuộc tấn công này, mà còn dẫn đến một cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa các cộng đồng liên tôn của chúng ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy sự tôn trọng, hòa bình và thiện chí lẫn nhau.” giữa tất cả những người sống ở Thành Thánh cũng như những người hành hương đến đây.”


Source:Catholic News Agency

2. Nhà hoạt động Hương Cảng: Dự luật có thể làm xấu đi tự do tôn giáo, đàn áp người Công Giáo

Một người ủng hộ tự do tôn giáo từ Hương Cảng đang cảnh báo rằng dự luật được đề xuất có thể hạn chế hơn nữa quyền tự do tôn giáo và dẫn đến cuộc đàn áp Giáo Hội Công Giáo và các Kitô hữu khác.

Cô Hồ Dĩnh Đình hay Frances Hui, một người gốc Hương Cảng tị nạn chính trị ở Hoa Kỳ, bày tỏ lo ngại về khả năng ban hành đề xuất gây tranh cãi Điều 23, vốn sẽ mở rộng luật an ninh quốc gia năm 2020. Cô ấy đã đưa ra những nhận xét này trong một cuộc thảo luận của Viện Hudson về “Sự đàn áp ở Hương Cảng và chủ nghĩa anh hùng của Jimmy Lai”.

Lai, một nhà báo ủng hộ dân chủ và chuyển sang Công Giáo, đã bị bắt vì một số tội danh theo luật an ninh quốc gia năm 2020 của Hương Cảng và có thể phải đối mặt với án tù chung thân. Tờ báo của ông, Apple Daily, thường xuyên đăng tải các tài liệu chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mặc dù chính phủ Trung Quốc buộc tội ông thông đồng với các lực lượng nước ngoài, nhưng những người chỉ trích cơ quan công tố cho rằng ông - và hàng trăm nhà bất đồng chính kiến về chính trị và tôn giáo khác - đã bị bắt vì hoạt động tích cực của họ.

Nếu được ban hành, Điều 23 sẽ mở rộng luật nhằm tăng cường việc chính phủ đàn áp những người bất đồng chính kiến, vốn đã diễn ra trong hơn ba năm rưỡi.

Sự thay đổi này sẽ bổ sung thêm các tội danh mới, bao gồm cấm can thiệp từ bên ngoài vào Hương Cảng, cấm hỗ trợ các tổ chức tình báo bên ngoài và cấm các hoạt động điện tử và máy tính mà không có thẩm quyền hợp pháp gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, cùng với việc cấm các hoạt động phá hoại nói chung, theo Báo chí Tự do Hương Cảng.

Cô Hồ, người đóng vai trò là điều phối viên chính sách và vận động tại Ủy ban Tự do ở Tổ chức Hương Cảng, cho biết trong hội thảo rằng luật này sẽ “nhắm vào các tổ chức nước ngoài và hoạt động của họ ở Hương Cảng,” có thể được sử dụng để chống lại các nhà truyền giáo Kitô nước ngoài và cấm Giáo Hội Công Giáo Hương Cảng liên lạc với Vatican.

Cô Hồ cho biết: “Rất nhiều nhóm của Giáo Hội Công Giáo quy mô vừa và nhỏ, và các nhà truyền giáo nước ngoài đều sẽ bị ảnh hưởng”.

Cô nói thêm: “Chúng tôi không biết họ sẽ sử dụng luật này như thế nào để chống lại các nhóm tôn giáo, nhưng việc luật này được thông qua và áp đặt ở Hương Cảng sẽ là mối đe dọa lớn đối với các nhóm tôn giáo ở Hương Cảng”. “Họ có thể bị truy tố pháp lý. … Giáo Hội Công Giáo ở Hương Cảng… có thể phải ngừng liên lạc với Vatican vì đây là một quốc gia nước ngoài.”

Trong kịch bản như vậy, Cô Hồ cảnh báo rằng Giáo Hội Công Giáo ở Hương Cảng có thể bị buộc phải gia nhập Hiệp hội Công Giáo Yêu nước mà chính quyền cộng sản thành lập năm 1957 để thực thi quyền kiểm soát của chính phủ đối với các nhà thờ Công Giáo ở Trung Quốc đại lục.

“Chúng tôi không biết họ sẽ sử dụng điều này như thế nào vì đây là một luật khác được viết mơ hồ, nhưng… nếu họ không thích những gì bạn đang làm và họ tấn công vào bạn, họ có luật để sử dụng điều đó để đe dọa bạn và tống bạn vào tù”, Cô nói.

Đạo luật này lần đầu tiên được đề xuất cách đây hơn 20 năm vào năm 2002, nhưng nỗ lực này đã bị từ chối sau phản ứng dữ dội từ người dân Hương Cảng, các hiệp hội nhà báo và chính phủ phương Tây. Tuy nhiên, nỗ lực này đã được Giám đốc điều hành Hương Cảng Gioan Lý Gia Siêu (John Lee Ka-chiu, 李家超), một người Công Giáo và là cựu sinh viên của trường đại học Dòng Tên, khôi phục vào năm 2022. Vào ngày 30 Tháng Giêng, Lee bắt đầu giai đoạn tham vấn kéo dài một tháng về đề xuất này.

“Tôi nghĩ đây là điều mà thế giới và chính phủ Mỹ nên chú ý và lên tiếng phản đối”, Cô Hồ nói.

Gần 300 người ở Hương Cảng, trong đó có Lai, đã bị bắt kể từ khi chính phủ cập nhật luật an ninh quốc gia vào năm 2020. Các nhà phê bình cho rằng đây là cuộc trấn áp quyền tự do ngôn luận và phản đối chính trị.

“Mục tiêu lớn nhất của luật an ninh quốc gia là trấn áp những người bất đồng chính kiến,” Cô Hồ nói. “Nó đã phá hủy quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do báo chí. Đó là một luật được viết rất mơ hồ và áp dụng khá nhiều cho toàn bộ xã hội dân sự.”

Ủy ban Điều hành Quốc hội Hoa Kỳ về Trung Quốc đã khuyến khích chính quyền của Tổng thống Joe Biden ban hành các biện pháp trừng phạt đối với các thẩm phán và công tố viên liên quan đến vụ án Lai và các vụ án tương tự.

Thành viên ban biên tập The Wall Street Journal, William McGurn, cha đỡ đầu của Lai và đã biết ông hàng chục năm, cho biết trong buổi hội thảo rằng ông tin rằng Lai cũng muốn mọi người đừng quên “những người khác bị nhốt không có tên tuổi, hay sự công nhận hoặc thân thiện với các phóng viên và chính trị gia phương Tây.”

“Tôi nghĩ… anh ta ở lại Hương Cảng để chia sẻ số phận cùng họ” McGurn nói. “Tương tự với Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân. Ngài không bị truy tố theo cáo buộc an ninh quốc gia nhưng lại bị buộc tội khác về việc tổ chức một nhóm bác ái xã hội mà không có sự cho phép chính thức của cơ quan quản lý.”

Vào tháng 11 năm 2022, Đức Hồng Y Đức Hồng Y Quân bị kết án vì tội không ghi danh một quỹ giúp chi trả các chi phí pháp lý và điều trị y tế cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hương Cảng. Ngài đã kháng cáo bản án đó.

Ủy ban Tự do tại Tổ chức Hương Cảng đã công bố một báo cáo vào ngày 30 Tháng Giêng cho thấy tự do tôn giáo đang “xuống cấp” trong thành phố trong bối cảnh “sự tiếp quản thù địch” từ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Theo báo cáo, các nhóm Công Giáo và Kitô giáo khác đã phải đối mặt với cáo buộc ủng hộ “các cuộc biểu tình bạo lực” và thông đồng với “các tổ chức nước ngoài” theo luật an ninh quốc gia năm 2020.

Ngoài việc đàn áp Kitô hữu, các nhà phê bình còn cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và những người theo Pháp Luân Công, một phong trào tôn giáo và chính trị.


Source:National Catholic Register

3. Nhận định của cha Gianni Criveller về Công Giáo tại Trung Quốc

Cha Gianni Criveller, Giám đốc Tạp chí Mondo e Missione, Thế giới và Truyền giáo, của Hội Giáo hoàng Truyền giáo Milano, bắc Ý, nhận định rằng ba bổ nhiệm giám mục mới đây của Tòa Thánh tại Trung Quốc là điều tích cực, nhưng có một sự im lặng nặng nề từ phía Trung Quốc.

Trong một tuần lễ hồi cuối tháng Giêng vừa qua, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố ba bổ nhiệm giám mục cho Giáo phận Trịnh Châu (Zhengzhou), tỉnh Hà Nam, Giáo phận Duy Phường (Weifang), tỉnh Sơn Đông (Shandong), và Phủ doãn Tông tòa Thiệu Vũ (Shaowu) ở tỉnh Phúc Kiến.

Theo cha Criveller, đó là những dấu chỉ ý chí không cắt đứt với Tòa Thánh. Nhưng hiệp định với Tòa Thánh không hề được phía Trung Quốc nhắc đến. Trong khi đó, kế hoạch ngũ niên dành cho các tín hữu Công Giáo ở Trung Quốc chỉ trích dẫn Chủ tịch Tập cận Bình, thay vì Đức Giáo Hoàng, và nhắc đến “nền tảng thần học” của chính sách Hoa hóa, trong thực tế đây chỉ là một thích ứng với chính sách của đảng cộng sản.

Năm 2023 trước đó là năm “kinh khủng” đối với Tòa Thánh, với vụ nhà nước Trung Quốc tự ý thuyên chuyển giám mục Thẩm Bân, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Trung Quốc, từ Hạ Môn về làm Giám mục Thượng Hải. Đây là hành động đơn phương thứ hai của Trung Quốc, gạt Tòa Thánh ra khỏi mọi tham khảo ý kiến. Tòa Thánh phản đối, và sau đó đã chấp nhận sự đã rồi, và yêu cầu đừng tái diễn.

Ba bổ nhiệm nói trên trong tháng Giêng, với sự công nhận của Tòa Thánh, tạo cho người ta cảm tưởng phía Trung Quốc không muốn cắt đứt với Tòa Thánh và phê chuẩn trường kỳ hiệp định.

Cha Criveller cho biết người ta không rõ trong lễ truyền chức giám mục nói trên, sự bổ nhiệm của Tòa Thánh có được nêu bật hay không, vì từ lâu những lễ truyền chức như thế, các quan sát viên từ bên ngoài không được tham dự.

Nhưng trong kế hoạch 5 năm để Hoa hóa Công Giáo tại Trung Quốc, từ 2023 đến 2027, với nhiều chi tiết gồm 33 đoạn trong 4 chương, được các tổ chức tôn giáo của nhà nước Trung Quốc là Hội đồng Giám mục và Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc, thuộc Mặt Trận Thống nhất của đảng, chấp thuận ngày 13 tháng Mười Hai năm ngoái, đều không nhắc gì đến vai trò của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh, nhưng bốn lần nhắc đến Chủ tịch Tập Cận Bình và nhấn mạnh rằng Công Giáo phải đón nhận các đặc tính Trung Hoa và từ Hoa hóa, Trung Hoa hóa được dùng tới 53 lần.

Kế hoạch ngũ niên này là một chương trình làm việc để tiến trình Hoa hóa sâu rộng hơn, ý thức hệ và hiệu năng hơn: “Cần tăng cường sự nghiên cứu để mang lại nền tảng thần học cho sự Hoa hóa Công Giáo, để liên tục cải tiến hệ thống tư tưởng thần học được Hoa hóa, xây dựng một nền tảng lý thuyết vững chắc cho sự Hoa hóa Công Giáo, để Công Giáo được luôn biểu lộ với những đặc tính Trung Hoa”.