Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:03 17/02/2012
THÊM TÔI NỮA LÀ BA THÁNH NHÂN
Một thư sinh nói:
- “Từ cổ chí kim, mỗi thời đại khó mà xuất hiện một thánh nhân, nhớ lại trước đây từ lúc Bàn Cổ khai thiên lập địa, sinh người và sinh ra vạn vật, ai có thể so sánh với ông ta, cho nên tôi phải để ông ta thứ nhất. Sau đó thì xuất hiện Khổng tử, đạo đức học vấn vượt trên hết thảy, lượt bỏ thi thư định lễ lạc, thậm chí được gọi là “vạn thế sư biểu”, có ai mà dám không kính phục chứ ? Cho nên tôi nhường vị thế thứ hai cho ông ta. Từ hai người ấy cho đến nay thì không có thánh nhân nào xuất hiện cả !”
Sau đó anh ta cúi đầu suy nghĩ rất lâu, sau đó gật đầu tự nói một mình:
- “Phải rồi, mày nói nghe nào xuất hiện thánh nhân có khó không, thêm ta nữa thì tổng cộng mới có ba”.
Suy tư:
Con người được Thiên Chúa dựng nên là để chia sẽ hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa, tức là được thông phần sự sống vĩnh cửu với Ngài, nhưng con người đã phạm tội và xa lìa Thiên Chúa.
Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người là để cứu chuộc nhân loại khỏi ách tội lỗi của ma quỷ, và chính Ngài đã dạy chúng ta hãy nên hoàn thiện như Cha ở trên trời.
Hoàn thiện như Cha trên trời chính là nên thánh, mỗi người Ki-tô hữu phải là một vị thánh ở đời này trong cuộc sống của mình, và trong mọi thời đại, vì đó chính là mục đích sống ở đời này của chúng ta, đó cũng là lý do mà Đức Chúa Giê-su đã lập Hội Thánh của Ngài –Giáo Hội Công Giáo- trên nền tảng Mười Hai thánh Tông Đồ, đó cũng là lý do để Đức Chúa Giê-su lập bảy bí tích để ban ơn sủng cho chúng ta, và đó cũng là lý do để Đức Mẹ Maria hiện ra chỉ dẫn thêm cho những kẻ tin vào Đức Chúa Giê-su những phương thế để nên thánh như lời của Đức Chúa Giê-su dạy.
Nên thánh là mục đích ở đời này của người Ki-tô hữu, nhưng trở nên thánh trong cuộc đời thường thì không phải dễ, nhưng nhờ ơn của Chúa giúp và nhờ quyết tâm nên thánh của mình mà chúng ta sẽ trở nên người hoàn thiện như ý của Đức Chúa Giê-su muốn.
Tất cả mọi người đều có thể nên thánh, chứ không phải chỉ có…ba người mà thôi, bởi vì nên thánh là bổn phận của chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Một thư sinh nói:
- “Từ cổ chí kim, mỗi thời đại khó mà xuất hiện một thánh nhân, nhớ lại trước đây từ lúc Bàn Cổ khai thiên lập địa, sinh người và sinh ra vạn vật, ai có thể so sánh với ông ta, cho nên tôi phải để ông ta thứ nhất. Sau đó thì xuất hiện Khổng tử, đạo đức học vấn vượt trên hết thảy, lượt bỏ thi thư định lễ lạc, thậm chí được gọi là “vạn thế sư biểu”, có ai mà dám không kính phục chứ ? Cho nên tôi nhường vị thế thứ hai cho ông ta. Từ hai người ấy cho đến nay thì không có thánh nhân nào xuất hiện cả !”
Sau đó anh ta cúi đầu suy nghĩ rất lâu, sau đó gật đầu tự nói một mình:
- “Phải rồi, mày nói nghe nào xuất hiện thánh nhân có khó không, thêm ta nữa thì tổng cộng mới có ba”.
Suy tư:
Con người được Thiên Chúa dựng nên là để chia sẽ hạnh phúc muôn đời với Thiên Chúa, tức là được thông phần sự sống vĩnh cửu với Ngài, nhưng con người đã phạm tội và xa lìa Thiên Chúa.
Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người là để cứu chuộc nhân loại khỏi ách tội lỗi của ma quỷ, và chính Ngài đã dạy chúng ta hãy nên hoàn thiện như Cha ở trên trời.
Hoàn thiện như Cha trên trời chính là nên thánh, mỗi người Ki-tô hữu phải là một vị thánh ở đời này trong cuộc sống của mình, và trong mọi thời đại, vì đó chính là mục đích sống ở đời này của chúng ta, đó cũng là lý do mà Đức Chúa Giê-su đã lập Hội Thánh của Ngài –Giáo Hội Công Giáo- trên nền tảng Mười Hai thánh Tông Đồ, đó cũng là lý do để Đức Chúa Giê-su lập bảy bí tích để ban ơn sủng cho chúng ta, và đó cũng là lý do để Đức Mẹ Maria hiện ra chỉ dẫn thêm cho những kẻ tin vào Đức Chúa Giê-su những phương thế để nên thánh như lời của Đức Chúa Giê-su dạy.
Nên thánh là mục đích ở đời này của người Ki-tô hữu, nhưng trở nên thánh trong cuộc đời thường thì không phải dễ, nhưng nhờ ơn của Chúa giúp và nhờ quyết tâm nên thánh của mình mà chúng ta sẽ trở nên người hoàn thiện như ý của Đức Chúa Giê-su muốn.
Tất cả mọi người đều có thể nên thánh, chứ không phải chỉ có…ba người mà thôi, bởi vì nên thánh là bổn phận của chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:05 17/02/2012
N2T |
5. Cám dỗ giống như lửa. Vàng được lửa thiêu thì sáng lấp lánh, cỏ rơm bị lửa đốt thì thành tro bụi; người công chính như vàng ròng, kẻ ác như cỏ rơm, cùng bị cám dỗ nhưng người công chính thì được lợi mà kẻ ác thì bị hại.
(Thánh Augustine)Thư Mùa Chay 2012 của Đức Giám Mục Qui Nhơn
+GM. Phêrô Nguyễn Soạn
09:10 17/02/2012
Thư Mùa Chay 2012 Của Hai Đức Giám Mục Giáo Phận Qui Nhơn
Anh chị em thân mến,
1. Với Thứ Tư Lễ Tro, toàn thể Giáo Hội bước vào Mùa Chay thánh. Đây là thời gian quan trọng chuẩn bị việc cử hành Mầu nhiệm Vượt Qua một cách long trọng và cũng hết sức quý giá đối với đời sống thiêng liêng của Hội Thánh và người kitô hữu. Mùa Chay là thời gian thuận tiện để hồi tâm, ăn năn hoán cải, để ý thức về phẩm giá được làm con cái Chúa, rồi từ đó khơi dậy lòng khao khát sống thánh thiện, hầu đón nhận niềm vui Chúa Phục Sinh. Đối với Giáo phận chúng ta, Mùa Chay năm nay hết sức ý nghĩa tron chương trình canh tân đổi mới đời sống.
2. Như anh chị em biết, từ năm 2008, Giáo phận đã bắt đầu lộ trình mười năm chuẩn bị mừng kỷ niệm 400 năm lần đầu tiên Tin Mừng đến tại Nước Mặn, mộ phần đất Giáo Phận Qui Nhơn ngày nay. Đã trải qua 4 năm chuẩn bị xa và thời gian còn lại không nhiều nên càng thúc đẩy chúng ta phải tích cực chuẩn bị hơn. Sáu năm còn lại, từ 2012 đến 2017 là thời gian chuẩn bị gần và đến năm 2018 Giáo phận sẽ long trọng cử hành một năm thánh đặc biệt. Cũng như ngày xưa Thiên Chúa dã sáng tạo vũ ru trong 6 ngày và ngày thứ bảy Ngài hoàn tất công trình tạo dựng, thì công cuộc canh tân đời sống Gáo phận chúng ta cũng được thể hiện trong 6 năm và năm 2018 sẽ làm năm sabbát, năm thánh.
Theo gợi ý từ Thánh Kinh (Lv 25,3-4), nên gọi sáu năm chuẩn bị gần nầy là thời gian "gieo vãi", "cắt tỉa", và "thu hoa lợi" trên "vườn nho" tâm hồn mỗi người và trên "cánh đồng" truyền giáo của Giáo phận, để đến năm thứ bảy (2018) chúng ta cùng nhau dâng lên Chúa những hoa thơm trái ngọt với tâm tình con thảo. Theo đó, từ đây đến năm 2018, mỗi năm toàn Giáo phận chúng ta sẽ đưa ra một chủ đề sống. Ba năm đầu hướng về cộng đoàn Dân Chúa, ba năm sau hướng đến các anh chị em lương dân. Cụ thể năm 2012 : sám hối-thanh tẩy ; năm 2013 : củng cố niềm tin ; năm 2014 : gia tăng đức ái ; năm 2015 : chiếu tỏa niềm tin ; năm 2016 : cậy trông phó thác ; năm 2017 : yêu thương phục vụ, và năm 2018 : tri ân cảm tạ.
3. Chúng tôi mời gọi mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận hãy hưởng ứng tích cực sự chuẩn bị nầy hầu có thể nhận những ơn ích Chúa ban. Ngoài các hướng dẫn do Tòa Giám Mục đưa ra, chúng tôi xin anh chị em hăng say đóng góp những sáng kiến khác để công cuộc canh tân và truyền giáo được phong phú và hiệu quả hơn. Trong thời gian sắp tới, cùng với việc học hỏi, suy niệm và thực hành Lời Chúa, chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những chặng đường lịch sử truyền giáo dưới các khía cạnh khác nhau trong hành trình 400 năm qua của Giáo phận, để từ đó rút ra những kinh nghiệm và những bài học quí giá cho cuộc sống đức tin và công cuộc truyền giáo hiện nay.
4. Anh chị em thân mến, thật ý nghĩa khi chúng ta bắt đầu thời gian chuẩn bị gần từ năm 2012 trùng với Mùa Chay, mùa hồng ân, mùa sám hối và canh tân. Trong ngày đầu sáng tạo Thiên Chúa tạo nên ánh sáng, Ngài phân rẽ ánh sáng khỏi bóng tối (St 1,3-5). Bởi vậy, việc đầu tiên quan trong trọng trong công cuộc canh tân đời sống là chúng ta cần hoán cải để đẩy lùi bóng tối tội lỗi và từ bỏ những lầm lạc để bước đi trong ánh sáng Chúa Kitô. Cùng với việc cầu nguyện và thực thi bác ái, ăn chay, sám hối là việc chính yếu của người tín hữu trong Mùa Chay. Không ai trong sạch trước nhan Chúa là Đấng nhân từ và chí thánh. Để hoán cải, mỗi người, mỗi cộng đoàn, mỗi gia đình, mỗi giáo xứ hãy thường xuyên đặt mình trước ánh sáng Lời Chúa, vì "Lời Thiên Chúa là Lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi : xuyên thấu chỗ phân cách tâm linh, cốt với tủy ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người" (Dt 4,12).
Việc hoán cải vừa biểu hiện niềm tin vào lòng Chúa nhân từ vừa nói lên sự khiêm hường và can đảm, nhờ vậy giúp mọi người hiệp thông mật thiết với Chúa và với nhau hơn. Trong tâm tình hoán cải và hiệp thông đó "chúng ta hãy để ý đến nhau, làm sao cho người nầy thúc đẩy người kia sống yêu thương và làm những việc tốt" (Dt 10,24). Đó cũng là chủ đề của sứ điệp Mùa Chay năm nay mà Đức Thánh Cha gởi đến toàn thể Hội Thánh.
Chúng ta xin phó dâng Giáo phận thân yêu nầy cho Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, hai thánh tử đạo Giáo Phận Stêphanô và Anrê Kim Thông cùng Á Thánh Anrê Phú Yên. Nhờ lời cầu bàu của các Ngài, xin Chúa chúc lành co mọi dự tính của Giáo phận. Cầu chúc anh chị em một Mùa Chay thánh thiện và được hưởng niềm vui lớn lao Chúa Phục Sinh.
Tòa Giám Mục Qui Nhơn, ngày 12 tháng 02 năm 2012
+ Phêrô Nguyễn Soạn, Giám Mục Giáo phận Qui Nhơn
+ Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám Mục phó Giáo phận Qui Nhơn
Anh chị em thân mến,
1. Với Thứ Tư Lễ Tro, toàn thể Giáo Hội bước vào Mùa Chay thánh. Đây là thời gian quan trọng chuẩn bị việc cử hành Mầu nhiệm Vượt Qua một cách long trọng và cũng hết sức quý giá đối với đời sống thiêng liêng của Hội Thánh và người kitô hữu. Mùa Chay là thời gian thuận tiện để hồi tâm, ăn năn hoán cải, để ý thức về phẩm giá được làm con cái Chúa, rồi từ đó khơi dậy lòng khao khát sống thánh thiện, hầu đón nhận niềm vui Chúa Phục Sinh. Đối với Giáo phận chúng ta, Mùa Chay năm nay hết sức ý nghĩa tron chương trình canh tân đổi mới đời sống.
2. Như anh chị em biết, từ năm 2008, Giáo phận đã bắt đầu lộ trình mười năm chuẩn bị mừng kỷ niệm 400 năm lần đầu tiên Tin Mừng đến tại Nước Mặn, mộ phần đất Giáo Phận Qui Nhơn ngày nay. Đã trải qua 4 năm chuẩn bị xa và thời gian còn lại không nhiều nên càng thúc đẩy chúng ta phải tích cực chuẩn bị hơn. Sáu năm còn lại, từ 2012 đến 2017 là thời gian chuẩn bị gần và đến năm 2018 Giáo phận sẽ long trọng cử hành một năm thánh đặc biệt. Cũng như ngày xưa Thiên Chúa dã sáng tạo vũ ru trong 6 ngày và ngày thứ bảy Ngài hoàn tất công trình tạo dựng, thì công cuộc canh tân đời sống Gáo phận chúng ta cũng được thể hiện trong 6 năm và năm 2018 sẽ làm năm sabbát, năm thánh.
Theo gợi ý từ Thánh Kinh (Lv 25,3-4), nên gọi sáu năm chuẩn bị gần nầy là thời gian "gieo vãi", "cắt tỉa", và "thu hoa lợi" trên "vườn nho" tâm hồn mỗi người và trên "cánh đồng" truyền giáo của Giáo phận, để đến năm thứ bảy (2018) chúng ta cùng nhau dâng lên Chúa những hoa thơm trái ngọt với tâm tình con thảo. Theo đó, từ đây đến năm 2018, mỗi năm toàn Giáo phận chúng ta sẽ đưa ra một chủ đề sống. Ba năm đầu hướng về cộng đoàn Dân Chúa, ba năm sau hướng đến các anh chị em lương dân. Cụ thể năm 2012 : sám hối-thanh tẩy ; năm 2013 : củng cố niềm tin ; năm 2014 : gia tăng đức ái ; năm 2015 : chiếu tỏa niềm tin ; năm 2016 : cậy trông phó thác ; năm 2017 : yêu thương phục vụ, và năm 2018 : tri ân cảm tạ.
3. Chúng tôi mời gọi mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận hãy hưởng ứng tích cực sự chuẩn bị nầy hầu có thể nhận những ơn ích Chúa ban. Ngoài các hướng dẫn do Tòa Giám Mục đưa ra, chúng tôi xin anh chị em hăng say đóng góp những sáng kiến khác để công cuộc canh tân và truyền giáo được phong phú và hiệu quả hơn. Trong thời gian sắp tới, cùng với việc học hỏi, suy niệm và thực hành Lời Chúa, chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại những chặng đường lịch sử truyền giáo dưới các khía cạnh khác nhau trong hành trình 400 năm qua của Giáo phận, để từ đó rút ra những kinh nghiệm và những bài học quí giá cho cuộc sống đức tin và công cuộc truyền giáo hiện nay.
4. Anh chị em thân mến, thật ý nghĩa khi chúng ta bắt đầu thời gian chuẩn bị gần từ năm 2012 trùng với Mùa Chay, mùa hồng ân, mùa sám hối và canh tân. Trong ngày đầu sáng tạo Thiên Chúa tạo nên ánh sáng, Ngài phân rẽ ánh sáng khỏi bóng tối (St 1,3-5). Bởi vậy, việc đầu tiên quan trong trọng trong công cuộc canh tân đời sống là chúng ta cần hoán cải để đẩy lùi bóng tối tội lỗi và từ bỏ những lầm lạc để bước đi trong ánh sáng Chúa Kitô. Cùng với việc cầu nguyện và thực thi bác ái, ăn chay, sám hối là việc chính yếu của người tín hữu trong Mùa Chay. Không ai trong sạch trước nhan Chúa là Đấng nhân từ và chí thánh. Để hoán cải, mỗi người, mỗi cộng đoàn, mỗi gia đình, mỗi giáo xứ hãy thường xuyên đặt mình trước ánh sáng Lời Chúa, vì "Lời Thiên Chúa là Lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi : xuyên thấu chỗ phân cách tâm linh, cốt với tủy ; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người" (Dt 4,12).
Việc hoán cải vừa biểu hiện niềm tin vào lòng Chúa nhân từ vừa nói lên sự khiêm hường và can đảm, nhờ vậy giúp mọi người hiệp thông mật thiết với Chúa và với nhau hơn. Trong tâm tình hoán cải và hiệp thông đó "chúng ta hãy để ý đến nhau, làm sao cho người nầy thúc đẩy người kia sống yêu thương và làm những việc tốt" (Dt 10,24). Đó cũng là chủ đề của sứ điệp Mùa Chay năm nay mà Đức Thánh Cha gởi đến toàn thể Hội Thánh.
Chúng ta xin phó dâng Giáo phận thân yêu nầy cho Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, hai thánh tử đạo Giáo Phận Stêphanô và Anrê Kim Thông cùng Á Thánh Anrê Phú Yên. Nhờ lời cầu bàu của các Ngài, xin Chúa chúc lành co mọi dự tính của Giáo phận. Cầu chúc anh chị em một Mùa Chay thánh thiện và được hưởng niềm vui lớn lao Chúa Phục Sinh.
Tòa Giám Mục Qui Nhơn, ngày 12 tháng 02 năm 2012
+ Phêrô Nguyễn Soạn, Giám Mục Giáo phận Qui Nhơn
+ Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám Mục phó Giáo phận Qui Nhơn
Hành trình đến với Ơn Cứu Độ
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
08:58 17/02/2012
Chúa Nhật 7 Thường Niên B
Mầu nhiệm Nhập Thể là mầu nhiệm Thiên Chúa đến với con người. Thiên Chúa đã đi bước trước trong một hành trình dài. Hành trình từ trời cao đến đất thấp, từ vô hạn đến hữu hạn, từ cõi thần thiêng đến đến chốn phàm trần. Bước còn lại là từ phía con người. Những bước đi này làm nên hành trình mang tính quyết định đến toàn bộ vận mạng của con người. Tin Mừng hôm nay cho ta thấy một hành trình thật đẹp, hành trình của người bại liệt đến với Chúa Giêsu. Đây là hành trình làm nên cuộc gặp gỡ cứu độ.
- Hành trình ấy trước hết là hành trình của niềm tin.
Ta biết rằng thân phận của người được thánh Mác-cô nói đến ở đây là thân phận của người bại liệt. Đời sống của anh gắn liền với cái chõng. Cái chõng “dính chặt” vào lưng anh. Dính “chặt” đến độ khi đưa anh đến trước mặt Chúa Giêsu, người ta vẫn còn “khuyến mãi” cho Chúa Giêsu cả cái chõng ấy. Anh nằm đó, dẫu ý thức được mọi chuyện, nhưng tay chân bất động. Vì tay chân bất động nên có lẽ anh chưa bao giờ ra khỏi nhà. Nằm bẹp dí một chỗ, song có điều anh vẫn được nghe ngóng tin tức về một con người có tên là Giêsu Kitô. Tin tức ấy có khi là từ người nhà có khi là từ bà con lối xóm. Nay được người ta cho hay Đức Giêsu ấy đang xuất hiện trong thành của anh, thành Caphanaum, tâm hồn anh loé lên niềm tin và hy vọng. Anh tin tưởng rằng Đức Giêsu có thể cứu chữa anh, cho dẫu căn bệnh của anh là nan y, là botay.com đối với mọi thầy thuốc thời bấy giờ, kể cả những thầy thuốc đại tài của hoàng đế Cêsarê. Và vì tin tưởng như thế, nên anh đã để cho người nhà đưa mình đến với Chúa Giêsu cho bằng được. Anh tin vững vàng và những người thân trong gia đình của anh cũng hoàn toàn tin tưởng vào Chúa Giêsu. Một niềm tin mãnh liệt. Điều này sẽ được chứng thực bằng những hành động đi kèm sau đó.
- Hành trình ấy còn là hành trình của tình tương thân tương ái.
Thánh sử Mác-cô, chỉ một vài dòng vắn vỏi đã phác hoạ rõ nét cái đẹp của tình tương thân tương ái trong hành trình đến với Chúa Giêsu của người bại liệt. Vì bại liệt, nên anh không thể tự mình đến với Chúa Giêsu được. Nói khác đi, vì bị “liệt” nên mọi nỗ lực của anh đều thất “bại”. Anh cần có tha nhân giúp đỡ. Anh cần không phải chỉ một người mà ít nhất là bốn người. Bốn người khiêng anh cùng với chiếc giường (Giường chứ làm gì có xe lăn như ngày nay. Vả lại không phải là giường hộp mà là giường tre nên mới gọi là cái chõng). Có lẽ anh không vận động được, nên thân thể phát phì; vì thế mà phải 4 người mới khiêng anh nổi. Hơn nữa, đoạn đường đến với Chúa Giêsu không phải là ngắn. Rõ ràng, nếu không có tình tương ái của người khác, chắc hẳn anh sẽ khó có cơ may gặp được Đức Giêsu, dù cho niềm tin của anh có mạnh đến mấy đi chăng nữa.
Trong ngày hành hương Đức Mẹ Tàpao nhân Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân vừa rồi, người ta cũng thấy được những hình ảnh tương tự, rất đẹp và rất cảm động của lòng nhân ái. Đó là dòng người thân cáng, đẩy, cõng, khiêng những người bị ốm đau liệt lào, leo từng bước một lên Linh Đài Mẹ. Làm sao những người tật nguyền liệt đau có cơ hội đến được với Mẹ Tàpao nếu không có người thân giúp đỡ!
- Sau nữa, hành trình của người bại liệt còn là hành trình của nỗ lực vượt khó.
Khó khăn trở ngại từ phía đám đông. Đám quần chúng rất đông đang bao vây Chúa Giêsu tứ phía, đến nỗi không còn chỗ chen chân (x. Mc 2,2). Cảnh tượng này khiến cho những người bệnh nặng không thể nào tiếp cận được Chúa Giêsu. Một người đi mình không đã còn khó, huống hồ nguyên cả một cái “cỗ xe” tám bánh…chân, cồng kềng vướng víu. Tuy nhiên, “cái khó ló cái khôn”. Trở ngại ấy không làm họ chùn bước, càng không làm họ nhụt chí. Đi đường bộ không được, họ tìm đến đường “hàng không”: dỡ mái nhà, “thả dù” chiếc chõng xuống. Một hành động táo bạo khiến nhiều người hôm đó sửng sốt đến hoa cả mắt. Chúa Giêsu cũng bất ngờ đến ngỡ ngàng không kém. Tất cả sự việc diễn ra không kèm theo một câu nói hay một lời van xin nào, thế nhưng hành động ấy đã đủ diễn đạt tấm lòng của họ. Đức tin nơi anh và nơi những người khiêng anh cũng vì thế mà toả sáng hơn lên. Càng về cuối hành trình, đức tin càng toả sáng rực rỡ.
Và rồi cuối hành trình ấy, người bại liệt và thân nhân của anh đã gặp được một Giêsu Cứu Chúa như thế nào?
Anh và người thân anh đã gặp được một Đấng Cứu Thế giàu lòng yêu thương, sẵn sàng đáp lại mọi nỗ lực thiện chí của con người, sẵn sàng cúi xuống trên thân phận những người đau khổ như anh. Đấng cứu thế nhân hậu ấy cũng là một Cứu Chúa đầy quyền năng. Quyền năng chữa lành các bệnh nan y, chỉ đơn giản bằng một lời nói. Và quyền năng lớn lao hơn nữa: đó là quyền năng tha tội, quyền năng của một Thiên Chúa cứu độ, như tiên tri Isaia xưa kia đã loan báo: “Nhưng chính Ta đây, Ta sẽ xoá bỏ các tội phản nghịch của ngươi, và không còn nhớ đến lỗi lầm của ngươi” (Is 43,25).
Đây cũng chính là quyền năng mà anh đang rất cần được Chúa Giêsu thi thố. Vì đối với anh, cũng như với mọi người Dothái khác, tật bệnh là do tội lỗi. Được tha tội cũng có nghĩa là được loại trừ căn cội của bệnh tật. Bởi thế, việc được giải thoát khỏi bệnh tật chưa quan trọng bằng việc được giải thoát khỏi xích xiềng tội lỗi. Việc được chữa lành tình trạng bại liệt thân xác chưa đáng kể bằng việc được chữa khỏi tình trạng tê liệt về tâm linh. Chúa Giêsu đã cho anh những niềm vui lớn lao. Niềm vui vì được lành căn bệnh nan y quái ác đã gắn chặt anh với cái chõng mấy chục năm qua. Nếu trước kia cái chõng phải “cõng” anh hằng ngày, giờ đây anh có thể “cõng” cái chõng mà ung dung bước đi giữa mọi người trong niềm vui oà vỡ. Niềm vui đó là rất lớn. Tuy nhiên, niềm vui vì được ban ơn tha tội, tức được ban ơn cứu độ còn lớn hơn bội phần. Chẳng phải chính Chúa Giêsu đã công khai nói với anh trước mặt mọi người là tội anh đã được tha rồi còn gì: “Này con, tội con đã được tha rồi!” (Mc 2,5).
Con người là loài có xã hội tính. Vừa mở mắt chào đời, con người đã phải đón nhận sự nâng đỡ của người khác, rồi trong suốt cuộc đời, không ai có thể tự hào mình không cần nhờ vả đến ai. Sống là một luân lưu của những trao đổi và cảm thông. Tôi phải nhờ đến người khác và tôi cũng có bổn phận để người khác nhờ đến tôi. Đời sống đức tin cũng không ra ngoài định luật ấy. Ơn cứu độ được gửi đến cho tất cả, chứ không cho riêng một ai. Mỗi cá nhân đón nhận, nhưng rồi có bổn phận chia sẻ cho nhau.
Xin Chúa giúp chúng ta biết sống niềm tin của mình, dù cho có gặp nhiều cản trở, nhờ đó chúng ta sẽ nhận được nhiều ơn lành của Chúa, và củng cố niềm tin nơi những người chung quanh. Amen.
Mầu nhiệm Nhập Thể là mầu nhiệm Thiên Chúa đến với con người. Thiên Chúa đã đi bước trước trong một hành trình dài. Hành trình từ trời cao đến đất thấp, từ vô hạn đến hữu hạn, từ cõi thần thiêng đến đến chốn phàm trần. Bước còn lại là từ phía con người. Những bước đi này làm nên hành trình mang tính quyết định đến toàn bộ vận mạng của con người. Tin Mừng hôm nay cho ta thấy một hành trình thật đẹp, hành trình của người bại liệt đến với Chúa Giêsu. Đây là hành trình làm nên cuộc gặp gỡ cứu độ.
- Hành trình ấy trước hết là hành trình của niềm tin.
Ta biết rằng thân phận của người được thánh Mác-cô nói đến ở đây là thân phận của người bại liệt. Đời sống của anh gắn liền với cái chõng. Cái chõng “dính chặt” vào lưng anh. Dính “chặt” đến độ khi đưa anh đến trước mặt Chúa Giêsu, người ta vẫn còn “khuyến mãi” cho Chúa Giêsu cả cái chõng ấy. Anh nằm đó, dẫu ý thức được mọi chuyện, nhưng tay chân bất động. Vì tay chân bất động nên có lẽ anh chưa bao giờ ra khỏi nhà. Nằm bẹp dí một chỗ, song có điều anh vẫn được nghe ngóng tin tức về một con người có tên là Giêsu Kitô. Tin tức ấy có khi là từ người nhà có khi là từ bà con lối xóm. Nay được người ta cho hay Đức Giêsu ấy đang xuất hiện trong thành của anh, thành Caphanaum, tâm hồn anh loé lên niềm tin và hy vọng. Anh tin tưởng rằng Đức Giêsu có thể cứu chữa anh, cho dẫu căn bệnh của anh là nan y, là botay.com đối với mọi thầy thuốc thời bấy giờ, kể cả những thầy thuốc đại tài của hoàng đế Cêsarê. Và vì tin tưởng như thế, nên anh đã để cho người nhà đưa mình đến với Chúa Giêsu cho bằng được. Anh tin vững vàng và những người thân trong gia đình của anh cũng hoàn toàn tin tưởng vào Chúa Giêsu. Một niềm tin mãnh liệt. Điều này sẽ được chứng thực bằng những hành động đi kèm sau đó.
- Hành trình ấy còn là hành trình của tình tương thân tương ái.
Thánh sử Mác-cô, chỉ một vài dòng vắn vỏi đã phác hoạ rõ nét cái đẹp của tình tương thân tương ái trong hành trình đến với Chúa Giêsu của người bại liệt. Vì bại liệt, nên anh không thể tự mình đến với Chúa Giêsu được. Nói khác đi, vì bị “liệt” nên mọi nỗ lực của anh đều thất “bại”. Anh cần có tha nhân giúp đỡ. Anh cần không phải chỉ một người mà ít nhất là bốn người. Bốn người khiêng anh cùng với chiếc giường (Giường chứ làm gì có xe lăn như ngày nay. Vả lại không phải là giường hộp mà là giường tre nên mới gọi là cái chõng). Có lẽ anh không vận động được, nên thân thể phát phì; vì thế mà phải 4 người mới khiêng anh nổi. Hơn nữa, đoạn đường đến với Chúa Giêsu không phải là ngắn. Rõ ràng, nếu không có tình tương ái của người khác, chắc hẳn anh sẽ khó có cơ may gặp được Đức Giêsu, dù cho niềm tin của anh có mạnh đến mấy đi chăng nữa.
Trong ngày hành hương Đức Mẹ Tàpao nhân Ngày Quốc Tế Bệnh Nhân vừa rồi, người ta cũng thấy được những hình ảnh tương tự, rất đẹp và rất cảm động của lòng nhân ái. Đó là dòng người thân cáng, đẩy, cõng, khiêng những người bị ốm đau liệt lào, leo từng bước một lên Linh Đài Mẹ. Làm sao những người tật nguyền liệt đau có cơ hội đến được với Mẹ Tàpao nếu không có người thân giúp đỡ!
- Sau nữa, hành trình của người bại liệt còn là hành trình của nỗ lực vượt khó.
Khó khăn trở ngại từ phía đám đông. Đám quần chúng rất đông đang bao vây Chúa Giêsu tứ phía, đến nỗi không còn chỗ chen chân (x. Mc 2,2). Cảnh tượng này khiến cho những người bệnh nặng không thể nào tiếp cận được Chúa Giêsu. Một người đi mình không đã còn khó, huống hồ nguyên cả một cái “cỗ xe” tám bánh…chân, cồng kềng vướng víu. Tuy nhiên, “cái khó ló cái khôn”. Trở ngại ấy không làm họ chùn bước, càng không làm họ nhụt chí. Đi đường bộ không được, họ tìm đến đường “hàng không”: dỡ mái nhà, “thả dù” chiếc chõng xuống. Một hành động táo bạo khiến nhiều người hôm đó sửng sốt đến hoa cả mắt. Chúa Giêsu cũng bất ngờ đến ngỡ ngàng không kém. Tất cả sự việc diễn ra không kèm theo một câu nói hay một lời van xin nào, thế nhưng hành động ấy đã đủ diễn đạt tấm lòng của họ. Đức tin nơi anh và nơi những người khiêng anh cũng vì thế mà toả sáng hơn lên. Càng về cuối hành trình, đức tin càng toả sáng rực rỡ.
Và rồi cuối hành trình ấy, người bại liệt và thân nhân của anh đã gặp được một Giêsu Cứu Chúa như thế nào?
Anh và người thân anh đã gặp được một Đấng Cứu Thế giàu lòng yêu thương, sẵn sàng đáp lại mọi nỗ lực thiện chí của con người, sẵn sàng cúi xuống trên thân phận những người đau khổ như anh. Đấng cứu thế nhân hậu ấy cũng là một Cứu Chúa đầy quyền năng. Quyền năng chữa lành các bệnh nan y, chỉ đơn giản bằng một lời nói. Và quyền năng lớn lao hơn nữa: đó là quyền năng tha tội, quyền năng của một Thiên Chúa cứu độ, như tiên tri Isaia xưa kia đã loan báo: “Nhưng chính Ta đây, Ta sẽ xoá bỏ các tội phản nghịch của ngươi, và không còn nhớ đến lỗi lầm của ngươi” (Is 43,25).
Đây cũng chính là quyền năng mà anh đang rất cần được Chúa Giêsu thi thố. Vì đối với anh, cũng như với mọi người Dothái khác, tật bệnh là do tội lỗi. Được tha tội cũng có nghĩa là được loại trừ căn cội của bệnh tật. Bởi thế, việc được giải thoát khỏi bệnh tật chưa quan trọng bằng việc được giải thoát khỏi xích xiềng tội lỗi. Việc được chữa lành tình trạng bại liệt thân xác chưa đáng kể bằng việc được chữa khỏi tình trạng tê liệt về tâm linh. Chúa Giêsu đã cho anh những niềm vui lớn lao. Niềm vui vì được lành căn bệnh nan y quái ác đã gắn chặt anh với cái chõng mấy chục năm qua. Nếu trước kia cái chõng phải “cõng” anh hằng ngày, giờ đây anh có thể “cõng” cái chõng mà ung dung bước đi giữa mọi người trong niềm vui oà vỡ. Niềm vui đó là rất lớn. Tuy nhiên, niềm vui vì được ban ơn tha tội, tức được ban ơn cứu độ còn lớn hơn bội phần. Chẳng phải chính Chúa Giêsu đã công khai nói với anh trước mặt mọi người là tội anh đã được tha rồi còn gì: “Này con, tội con đã được tha rồi!” (Mc 2,5).
Con người là loài có xã hội tính. Vừa mở mắt chào đời, con người đã phải đón nhận sự nâng đỡ của người khác, rồi trong suốt cuộc đời, không ai có thể tự hào mình không cần nhờ vả đến ai. Sống là một luân lưu của những trao đổi và cảm thông. Tôi phải nhờ đến người khác và tôi cũng có bổn phận để người khác nhờ đến tôi. Đời sống đức tin cũng không ra ngoài định luật ấy. Ơn cứu độ được gửi đến cho tất cả, chứ không cho riêng một ai. Mỗi cá nhân đón nhận, nhưng rồi có bổn phận chia sẻ cho nhau.
Xin Chúa giúp chúng ta biết sống niềm tin của mình, dù cho có gặp nhiều cản trở, nhờ đó chúng ta sẽ nhận được nhiều ơn lành của Chúa, và củng cố niềm tin nơi những người chung quanh. Amen.
Ý nghĩa cuộc đời
+ GM. GB Bùi Tuần
09:00 17/02/2012
1. Người già có cái nhìn của tuổi già. Người đau yếu có cái nhìn của thân phận đau yếu.
Với hai cái nhìn đó, tôi xác tín cuộc đời cần phải có một ý nghĩa. Ý nghĩa đó, tôi đã nhận ra từ lâu, nhờ đức tin. Nhưng càng về già và càng đau yếu, tôi càng thấy rõ hơn.
Ý nghĩa cuộc đời là mỗi người hãy sống sao cho tốt để, khi chết rồi, được Chúa thưởng hạnh phúc trường sinh.
Như vậy câu hỏi đặt ra sẽ như sau: “Thế nào là sống tốt?”. Tôi hỏi mình tôi. Nhất là tôi cầu xin Chúa cho tôi biết điều đó. Với tất cả tấm lòng khát khao khiêm tốn, tôi cầu xin điều đó nhiều lần. Chúa trả lời tôi, bằng cách đưa trí khôn tôi nhớ lại Chúa phán dạy trong Phúc Âm thánh Luca.
- “Anh em hãy có lòng xót thương, như Cha anh em là Đấng hay thương xót.
- Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán.
- Anh em đừng lên án, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa lên án.
- Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa tha thứ.
- Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (Lc 6,36-38).
Lời Chúa trên đây rất đơn giản. Qua lời Chúa dạy, tôi hiểu ý nghĩa cuộc đời là yêu thương. Yêu thương làm nên giá trị cuộc đời. Chúa sẽ căn cứ vào yêu thương của mỗi người, để thưởng công cho họ. Yêu thương, mà Chúa nói, gồm những việc sau đây:
2. Việc thứ nhất của yêu thương là biết xót thương (Lc 6,36).
“Anh em hãy có lòng xót thương, như Cha anh em là Đấng thương xót”. Qua Phúc Âm và qua kinh nghiệm bản thân, tôi nhận thấy xót thương của Chúa dành cho tôi là tình yêu nhưng không, vượt quá mọi tình yêu. Tôi là kẻ tội lỗi, thế mà Chúa đã đi tìm tôi. Như người chăn chiên đi tìm con chiên lạc với tất cả tình âu yếm (x. Lc 15,4-7). Như người cha đón người con hoang đàng với mọi cưng chiều đặc biệt (x. Lc 15,11-24).
Không chỉ có thế, Chúa luôn cứu độ tôi. Chúa còn gọi tôi và sai tôi đi. Chúa luôn ở với tôi mọi ngày. Trước tình yêu nhưng không Chúa dành cho tôi, tôi nhận ra bổn phận phải tạ ơn và biết ơn Chúa.
Việc tạ ơn và biết ơn tốt nhất tôi nên làm, là tôi hãy sống xót thương những kẻ khác, như Chúa đã xót thương tôi. Chúa hay nhắc nhủ tôi điều đó, bằng Phúc Âm và cũng bằng thời sự.
Cách đây mấy ngày, đài truyền hình An Giang giới thiệu một mô hình người xót thương. Người đó là một nông dân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Giáo lý của ông đơn giản chỉ là: Xót thương bất cứ ai cần được giúp đỡ. Biết ơn bất cứ ai giúp đỡ mình, dù việc rất nhỏ.
Cụ thể là từ lâu nay, ông làm nhà sửa nhà, cho những đối tượng nghèo. Có năm ông bỏ ra tới 100 triệu. Số nhà mới và nhà sửa mỗi năm không dưới 10 căn. Nghe và thấy gương sáng đó, tôi nhận ra là Chúa vẫn hoạt động mạnh mẽ nơi nhiều người, không phân biệt tôn giáo.
3. Việc thứ hai của yêu thương là đừng xét đoán và đừng lên án (Lc 6,37).
Ở đây, Chúa có ý nói về sự xét đoán và lên án những cá nhân, kẻ này người nọ. Chúa biết việc xét đoán và lên án một người là những việc rất khó. Hơn nữa, những việc đó còn gây nên nhiều hậu quả có thể nguy hiểm về phần rỗi cho chính kẻ chủ động xét đoán và lên án, vì họ sẽ dễ phạm đến công bình bác ái và khiêm tốn. Để cảnh báo, Chúa khuyên: “Đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán. Đừng lên án, để khỏi bị Thiên Chúa lên án”.
Khi áp dụng lời Chúa trên trên đây vào thực tế, tôi nghĩ thế này:
Không xét đoán và lên án, khi không có bổn phận phải xét đoán và lên án.
Không xét đoán và lên án, khi không biết đúng luật phải căn cứ vào mà xét đoán và lên án.
Không xét đoán và lên án, khi không có đủ dữ kiện đầy đủ và chính xác.
Không xét đoán và lên án, khi lòng mình không bình tĩnh, thiếu tinh thần công bình bác ái, bị áp lực bởi những thành kiến và dư luận vô trách nhiệm.
Tôi thấy việc xét đoán và lên án người khác là việc rất phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, khi bất đắc dĩ phải xét đoán và lên án ai, chúng ta sẽ làm việc đó trong tinh thần kết hợp với trái tim Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường.
4. Việc thứ ba của yêu thương là biết tha thứ (Lc 6,37).
Biết tha thứ là một yêu cầu căn bản của bác ái Phúc Âm. Hãy tha thứ như Chúa tha thứ. Có tha thứ cho người khác thì mới được Chúa tha thứ cho mình. Tha thứ cho người khác là điều kiện để được Chúa thứ tha.
“Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Chúa Giêsu mà hỏi rằng: Thưa Thầy, nếu anh em cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha thứ đến mấy lần? Có phải bảy lần không? Đức Giêsu đáp: Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18,21-22). Chúa có ý nói là phải luôn tha thứ. Tôi thấy tha thứ là việc không dễ dàng. Nhưng nhiều người luôn cố gắng. Với ơn Chúa, họ tha thứ thực sự cho tất cả những ai đã làm khổ họ bất cứ cách nào. Đón nhận sự tha thứ của họ hay không, đó là sự tự do của mỗi người.
Khi tha thứ, lòng chúng ta được nhẹ nhàng. Nhất là chúng ta được Chúa tha thứ cho ta. Đặc biệt là khi tha thứ cho người khác, chúng ta cũng xin mọi người tha thứ cho chúng ta.
5. Việc thứ bốn của yêu thương là cho đi (Lc 6,38).
Nếu ai hỏi tôi có gì để cho đi lúc này. Tôi không ngại trả lời rằng: Tôi cho đi chỉ những giọt nhỏ tình yêu và hy sinh, trong cầu nguyện, hiến dâng mình và chia sẻ tâm tư. Thân tôi như hạt lúa gieo vào lòng đất. Tất cả đều là hồng ân Thiên Chúa. Hồng ân lớn nhất là tôi tuy dầu tội lỗi, nhưng được Chúa tha thứ và yêu thương, được Chúa cho tham gia vào chương trình cứu chuộc của Chúa, được cùng với Chúa phục vụ những người đau khổ, nghèo hèn bé mọn. Tôi rất hạnh phúc vì ơn trọng đại đó. Chia sẻ hạnh phúc đó cũng là cho đi.
Tôi biết tôi cho đi chẳng được bao nhiêu. Khả năng phục vụ của tôi là rất giới hạn. Nhưng, tôi hy vọng Chúa là Cha giàu lòng thương xót sẽ dủ thương chấp nhận của lễ hèn mọn tôi dâng.
6. Nhìn xung quanh, tôi thấy vẫn có những người nêu gương sáng cho tôi về yêu thương, mà Chúa dạy. Qua những gương sáng đó, tôi nhận ra tiềm năng con người Việt Nam hôm nay là rất phong phú. Họ mở ra được nhiều mối liên hệ cao đẹp với người xung quanh. Họ mở ra được cái nhìn sâu sắc về cuộc sống đời sau. Họ mở ra được một sự hiệp thông gắn bó với Thiên Chúa là Cha trên trời.
Những người như thế ví như những vì sao bé nhỏ, chiếu toả tình yêu với chiều kích liêng thiêng của sự cứu độ. Họ góp phần không nhỏ vào việc phát triển Đất Nước và Hội Thánh Việt Nam. Xin ngợi khen và cảm tạ Chúa đến muôn đời.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:11 17/02/2012
THỢ DA ĐÓNG GIÀY
Có một thợ giày cuộc đời chỉ sống nhờ vào hai miếng đế giày làm vốn, thường sửa đế giày cho người ta, nhưng khách vừa đi một đoạn thì đế giày tuột ra, anh ta chỉ việc đi sau lượm lại để sửa cho người khác.
Một hôm, anh ta theo thói quen đi sau lưng người khách, người khách đi rất xa nhưng anh ta không thấy đế giày rớt đâu cả, anh ta buồn rầu khóc hu hu, nói: “Hu hu, tiền vốn mất tiêu rồi”, và trở về nhà.
Té ra đế giày đã tuột ra nằm ở trong cửa nhà khi khách vừa bước ra khỏi cửa.
Suy tư:
Thời nay cũng có những người buôn bán làm ăn dối trá như thế, họ dùng ba tấc lưỡi để dối trá lừa lọc khách hàng; thời nay cũng có những người mặt giả nai nhưng trong lòng thì là sói dữ, họ làm bộ thơ ngây không biết gì, nhưng trong lòng thì đầy những mưu mô hại người.
Không ai làm ăn giả dối mà tồn tại lâu dài, cũng không ai có tâm hồn lang sói mà không có ngày bị “gậy ông đập lưng ông”.
Hãy nghe sách Châm Ngôn dạy rằng:
“Có sáu điều làm Đức Chúa gớm ghét,
có bảy điều khiến Người ghê tởm:
mắt kiêu kỳ, lưỡi điêu ngoa, tay đổ máu người vô tội,
Lòng mưu tính những chuyện xấu xa,
chân mau mắn chạy đi làm điều dữ,
kẻ làm chứng gian thốt ra lời dối trá,
người gieo xung khắc giữa anh em.” (Cn 6, 16-19)
Làm điều dối trá thì ai cũng ghét, buôn gian bán lận thì sẽ bị cán cân của Thiên Chúa xét xử.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một thợ giày cuộc đời chỉ sống nhờ vào hai miếng đế giày làm vốn, thường sửa đế giày cho người ta, nhưng khách vừa đi một đoạn thì đế giày tuột ra, anh ta chỉ việc đi sau lượm lại để sửa cho người khác.
Một hôm, anh ta theo thói quen đi sau lưng người khách, người khách đi rất xa nhưng anh ta không thấy đế giày rớt đâu cả, anh ta buồn rầu khóc hu hu, nói: “Hu hu, tiền vốn mất tiêu rồi”, và trở về nhà.
Té ra đế giày đã tuột ra nằm ở trong cửa nhà khi khách vừa bước ra khỏi cửa.
Suy tư:
Thời nay cũng có những người buôn bán làm ăn dối trá như thế, họ dùng ba tấc lưỡi để dối trá lừa lọc khách hàng; thời nay cũng có những người mặt giả nai nhưng trong lòng thì là sói dữ, họ làm bộ thơ ngây không biết gì, nhưng trong lòng thì đầy những mưu mô hại người.
Không ai làm ăn giả dối mà tồn tại lâu dài, cũng không ai có tâm hồn lang sói mà không có ngày bị “gậy ông đập lưng ông”.
Hãy nghe sách Châm Ngôn dạy rằng:
“Có sáu điều làm Đức Chúa gớm ghét,
có bảy điều khiến Người ghê tởm:
mắt kiêu kỳ, lưỡi điêu ngoa, tay đổ máu người vô tội,
Lòng mưu tính những chuyện xấu xa,
chân mau mắn chạy đi làm điều dữ,
kẻ làm chứng gian thốt ra lời dối trá,
người gieo xung khắc giữa anh em.” (Cn 6, 16-19)
Làm điều dối trá thì ai cũng ghét, buôn gian bán lận thì sẽ bị cán cân của Thiên Chúa xét xử.
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 7 TN B)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:12 17/02/2012
CHÚA NHẬT 7 THƯỜNG NIÊN
Tin Mừng: Mc 2, 1-12
“Ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội”.
Anh chị em thân mến,
Tuần trước thánh Mác-cô đã kể cho chúng ta nghe chuyện Đức Chúa Giê-su chữa lành người bị bệnh phong cùi, khiến cho anh ta được lành sạch. Chúa nhật hôm nay, ngài lại tường thuật rất chi tiết cho chúng ta nghe Đức Chúa Giê-su chữa người bị bại liệt và bị các kinh sư bắt bẻ, cho là phạm thượng khi Ngài nói với người bại liệt: “Này con, tội con được tha rồi”.
Tội là những hành vi, tư tưởng đi ngược lại với tình yêu của Thiên Chúa, do đó khi chúng ta phạm tội là chúng ta xúc phạm đến tình yêu của Thiên Chúa, và chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội cho chúng ta mà thôi.
Đức Chúa Giê-su đã nói cho các kinh sư biết Ngài cũng có quyền tha tội, tức là gián tiếp mặc khải cho họ biết Ngài chính là Thiên Chúa làm người, bởi vì khi chữa lành bệnh tật phần xác thì đồng thời Ngài cũng có quyền năng chữa trị bệnh của tâm hồn, tức là tha tội cho họ.
Không ai có quyền tha tội, ngoại trừ Thiên Chúa. Nhưng anh, chị và tôi đều có quyền tha lỗi cho nhau khi người khác xúc phạm đến danh dự, đến tinh thần và thân thể của chúng ta, đây không phải là tha tội, nhưng là những hành vi mà người con Thiên Chúa phải có để được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho mình. Bởi vì khi chúng ta bỏ qua những lỗi lầm của người khác là chính chúng ta đã làm một công việc mà chính Đức Chúa Giê-su đã làm cho chúng ta, đó chính trả lại cho họ những niềm vui trong tâm hồn, mà chính họ đã bị đánh mất khi phạm từ sai lầm này đến sai lầm khác với chúng ta.
Không ai có quyền tha tội, thì cũng chẳng có ai có quyền lên án người khác, ngoại trừ Thiên Chúa, vì Ngài là Đấng thẩm phán công bằng tuyệt đối và duy nhất của nhân loại. Nhưng chúng ta có quyền góp ý chân thành cho người khác để họ nhận ra những thiếu sót của mình mà sửa đổi, như thế cũng có nghĩa là chúng ta đã cộng tác với Thiên Chúa ngăn chận sự tội hoành hành trên thế gian, dù rằng rất ít, nhưng nếu mỗi một người Ki-tô hữu đều làm như thế thì chắc chắn bộ mặt của xã hội hôm nay sẽ đẹp hơn mới hơn, khi mà ai cũng biết tha thứ những lỗi lầm của nhau.
Đức Chúa Giê-su chính là Thiên Chúa cho nên Ngài có quyền tha tội, quyền tha tội này, chính Ngài vì tình thương mà trao lại cho Hội Thánh khi lập bí tích Giải Tội, khi nói với ông Phê-rô: “Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
Anh chị em thân mến,
Mỗi lần chúng ta đi xưng tội là chúng ta muốn được Thiên Chúa tha tội cho mình, nhưng nếu chúng ta không muốn tha lỗi cho tha nhân, thì chúng ta không đáng nhận lãnh ơn tha thứ của Thiên Chúa, bởi vì phải tha thứ, bỏ qua những lỗi lầm của anh em trước đã, rồi mới đến lãnh nhận sự tha thứ của Thiên Chúa.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Mừng: Mc 2, 1-12
“Ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội”.
Anh chị em thân mến,
Tuần trước thánh Mác-cô đã kể cho chúng ta nghe chuyện Đức Chúa Giê-su chữa lành người bị bệnh phong cùi, khiến cho anh ta được lành sạch. Chúa nhật hôm nay, ngài lại tường thuật rất chi tiết cho chúng ta nghe Đức Chúa Giê-su chữa người bị bại liệt và bị các kinh sư bắt bẻ, cho là phạm thượng khi Ngài nói với người bại liệt: “Này con, tội con được tha rồi”.
Tội là những hành vi, tư tưởng đi ngược lại với tình yêu của Thiên Chúa, do đó khi chúng ta phạm tội là chúng ta xúc phạm đến tình yêu của Thiên Chúa, và chỉ có Thiên Chúa mới có quyền tha tội cho chúng ta mà thôi.
Đức Chúa Giê-su đã nói cho các kinh sư biết Ngài cũng có quyền tha tội, tức là gián tiếp mặc khải cho họ biết Ngài chính là Thiên Chúa làm người, bởi vì khi chữa lành bệnh tật phần xác thì đồng thời Ngài cũng có quyền năng chữa trị bệnh của tâm hồn, tức là tha tội cho họ.
Không ai có quyền tha tội, ngoại trừ Thiên Chúa. Nhưng anh, chị và tôi đều có quyền tha lỗi cho nhau khi người khác xúc phạm đến danh dự, đến tinh thần và thân thể của chúng ta, đây không phải là tha tội, nhưng là những hành vi mà người con Thiên Chúa phải có để được Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho mình. Bởi vì khi chúng ta bỏ qua những lỗi lầm của người khác là chính chúng ta đã làm một công việc mà chính Đức Chúa Giê-su đã làm cho chúng ta, đó chính trả lại cho họ những niềm vui trong tâm hồn, mà chính họ đã bị đánh mất khi phạm từ sai lầm này đến sai lầm khác với chúng ta.
Không ai có quyền tha tội, thì cũng chẳng có ai có quyền lên án người khác, ngoại trừ Thiên Chúa, vì Ngài là Đấng thẩm phán công bằng tuyệt đối và duy nhất của nhân loại. Nhưng chúng ta có quyền góp ý chân thành cho người khác để họ nhận ra những thiếu sót của mình mà sửa đổi, như thế cũng có nghĩa là chúng ta đã cộng tác với Thiên Chúa ngăn chận sự tội hoành hành trên thế gian, dù rằng rất ít, nhưng nếu mỗi một người Ki-tô hữu đều làm như thế thì chắc chắn bộ mặt của xã hội hôm nay sẽ đẹp hơn mới hơn, khi mà ai cũng biết tha thứ những lỗi lầm của nhau.
Đức Chúa Giê-su chính là Thiên Chúa cho nên Ngài có quyền tha tội, quyền tha tội này, chính Ngài vì tình thương mà trao lại cho Hội Thánh khi lập bí tích Giải Tội, khi nói với ông Phê-rô: “Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”.
Anh chị em thân mến,
Mỗi lần chúng ta đi xưng tội là chúng ta muốn được Thiên Chúa tha tội cho mình, nhưng nếu chúng ta không muốn tha lỗi cho tha nhân, thì chúng ta không đáng nhận lãnh ơn tha thứ của Thiên Chúa, bởi vì phải tha thứ, bỏ qua những lỗi lầm của anh em trước đã, rồi mới đến lãnh nhận sự tha thứ của Thiên Chúa.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:15 17/02/2012
N2T |
6. Ma quỷ cám dỗ con người phạm tội giống nhau, nếu con người tận lực từ chối đến cùng, thì Thiên Chúa sẽ thưởng cho họ đức hạnh tương phản với tội ấy.
(Thánh Bonaventura)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:16 17/02/2012
LỢI TỨC CHO NHÀ THỜ
Nhà thờ xây kiểu hiện đại, nghĩa là có hai đường xe hơi chạy thẳng lên trước cửa nhà thờ khi có lễ hôn phối hay lễ an táng, giáo dân vui mừng vì tiện lợi ấy, nhưng lại buồn.
Sao lại buồn ?
Bởi vì cha sở cho người ta thuê tầng dưới nhà thờ để tổ chức đám cưới trùng với giờ lễ của ngày chúa nhật, bên trên thì thánh lễ, bên dưới thì hát hò ì xèo vì đang có tiệc đám cưới. Giáo dân phản ảnh thì cha sở nói: kiếm lợi tức cho nhà thờ.
Đức Chúa Giê-su nói thật đúng: đừng biến nhà Cha Ta làm nơi buôn bán...
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Nhà thờ xây kiểu hiện đại, nghĩa là có hai đường xe hơi chạy thẳng lên trước cửa nhà thờ khi có lễ hôn phối hay lễ an táng, giáo dân vui mừng vì tiện lợi ấy, nhưng lại buồn.
Sao lại buồn ?
Bởi vì cha sở cho người ta thuê tầng dưới nhà thờ để tổ chức đám cưới trùng với giờ lễ của ngày chúa nhật, bên trên thì thánh lễ, bên dưới thì hát hò ì xèo vì đang có tiệc đám cưới. Giáo dân phản ảnh thì cha sở nói: kiếm lợi tức cho nhà thờ.
Đức Chúa Giê-su nói thật đúng: đừng biến nhà Cha Ta làm nơi buôn bán...
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Các gia đình đông con là dấu chỉ để lạc quan
Bùi Hữu Thư
08:27 17/02/2012
Ngài kêu gọi phải có các đạo luật để bảo vệ và yểm trợ họ
VATICAN, 16 tháng 2, 2012 (Zenit.org).- Ngày thứ tư này Đức Thánh Cha Benedict XVI đã có những lời khuyến khích các gia đình đông con.
Vào cuối buổi triều kiến chung, ngài chào đón các đại diện của Hiệp Hội Quốc Gia các Gia Đình Đông Con (the National Association of Large Families).
Ngài nói: "Trong bối cảnh của xã hội ngày nay, các gia đình đông con là một chứng tá cho đức tin, lòng can đảm và sự lạc quan, vì không có trẻ em thì không có tương lai."
Đức Thánh Cha tiếp là ngài hy vọng "sẽ tiếp tục có các biện pháp về xã hội và pháp lý đầy đủ để bảo vệ và yểm trợ các gia đình đông con, vì các gia đình này là nguồn tài nguyên và hy vọng cho toàn thể quốc gia."
VATICAN, 16 tháng 2, 2012 (Zenit.org).- Ngày thứ tư này Đức Thánh Cha Benedict XVI đã có những lời khuyến khích các gia đình đông con.
Vào cuối buổi triều kiến chung, ngài chào đón các đại diện của Hiệp Hội Quốc Gia các Gia Đình Đông Con (the National Association of Large Families).
Ngài nói: "Trong bối cảnh của xã hội ngày nay, các gia đình đông con là một chứng tá cho đức tin, lòng can đảm và sự lạc quan, vì không có trẻ em thì không có tương lai."
Đức Thánh Cha tiếp là ngài hy vọng "sẽ tiếp tục có các biện pháp về xã hội và pháp lý đầy đủ để bảo vệ và yểm trợ các gia đình đông con, vì các gia đình này là nguồn tài nguyên và hy vọng cho toàn thể quốc gia."
Hoạt động cứu trợ của Tổ chức Phục Vụ của Dòng Tên tại Congo
Trần Hoàn Chỉnh, S.J.
09:34 17/02/2012
Hoạt Động Cứu Trợ Của Tổ Chức Phục Vụ Người Tị Nạn – Dòng Tên Jrs Tại Congo
Trong một nỗ lực nhằm ứng phó với tình hình người tị nạn gia tăng với số lượng khổng lồ trong vài tuần gần đây ở vùng phía đông tỉnh Bắc Kivu của Congo, Tổ chức phục vụ người tị nạn – Dòng Tên (Jesuit Refugee Service – JRS) đã bắt đầu cung ứng những hỗ trợ vật chất và giáo dục khẩn cấp cho hàng ngàn người tị nạn.
“Có thể xem đây là một điều ngạc nhiên đối với nhiều người rằng giáo dục đang là một ưu tiên hàng đầu trong tình hình khẩn cấp này. Làn sóng người tị nạn đã gây nên những tổn thương về mặt tâm lý rất lớn đối với trẻ em và chúng tôi cảm thấy có một nhu cầu khẩn thiết nhằm phục hồi trạng thái bình thường cho cuộc sống của họ và việc đi học có thể làm được điều này”, Danilo Giannese, người phụ trách về luật pháp của Great Lakes thuộc JRS cho biết.
Tình hình tồi tệ mới nhất này là hậu quả của 1 chuỗi dài khủng hoảng nhân đạo ở vùng Bắc Kivu vốn phát sinh do các cuộc xung đột giữa nhóm FDLR nổi loạn người Hutu Rwanda, các Lực lượng Dân chủ vì sự giải phóng Rwanda và dân quân địa phương FDC.
Lợi dụng sự vắng mặt của quân đội gìn giữ an ninh Congo, những cuộc đánh nhau lại tiếp tục nổ ra ở vùng biên giới khu vực Walikale và vẫn chưa kết thúc.
Hậu quả của những xung đột thảm khốc này là 4000 gia đình, gần 20.000 người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa để đi tìm nơi lánh nạn an toàn ở những vùng lân cận khu vực Masisi vốn là nơi JRS đang điều hành 2 dự án lớn về giáo dục và hỗ trợ khẩn cấp.
Ông Giannese nói thêm rằng: “Từ ngày này qua ngày khác, những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em này đã mất hết tất cả những gì họ sở hữu. Họ sợ hãi và bị tổn thương và bị ép sống trong cảnh lầm than màn trời chiếu đất. Họ ngủ trên đất hoặc trong những cái hang tạm bợ. Phụ nữ phải chia sẻ những không gian chật hẹp với những người đàn ông mà họ chẳng hề quen biết và điều này làm gia tăng nguy cơ họ có thể đối tượng của bạo lực.”
Giáo dục cho trẻ em
Khi tình trạng bạo lực làm gián đoạn năm học của hàng ngàn trẻ em tị nạn, JRS đã bắt đầu xây dựng 4 trường học tạm tại 4 ngôi làng là Mahanga, Lushali, Kaandja và Busoro. Theo nhân viên khu vực của JRS, các đội của tổ chức này đang từng bước đồng hành với dòng người tị nạn trong nỗ lực nhằm đảm bảo các giáo viên có thể bắt đầu những hoạt động giáo dục ở bất cứ nơi nào họ tìm thấy chỗ trú ngụ.
“Chúng tôi ước tính có khoảng 2000 gia đình với khoảng 6000 trẻ em đang cần đến giáo dục cơ bản trong 4 ngôi làng này. Điều hiển nhiên là các trường học địa phương không có khả năng để giúp đỡ tất cả lượng người tị nạn đông đảo này. Sau những cuộc họp với các giới chức phụ trách giáo dục địa phương, các hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh học sinh, họ đã chấp nhận đề nghị của chúng tôi về việc thiết lập các trường học di động.” Ernesto Lorda, phụ trách Chương trình Great Lakes của JRS nói.
Với sự trợ giúp của Cao hủy tị nạn Liên Hiệp Quốc, quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc và Hội đồng tị nạn Na-Uy, Tổ chức phục vụ người tị nạn Dòng Tên đã bắt đầu xây dựng 6 phòng học tạm thời ở Mahanga và Lushali cũng như lập kế hoạch cung cấp trang thiết bị học tập cho học sinh. Thêm vào đó, các đội hoạt động của JRS đã bắt đầu cung cấp những chiếc giường bằng plastic cho người tị nạn ở những trại tị nạn tạm thời ở Kishondja. Ở Kishondja hiện nay, số lượng người tị nạn đã lên đến 1200 gia đình.
Hiện tại chúng ta đang sống trong những điều kiện rất an toàn: thức ăn dùng đủ hằng ngày, chăn ấm nệm êm, áo quần tươm tất… Chúng ta được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, người thân, bạn bè… Chúng ta được học ở những ngôi trường tốt với nhiều phương tiện hiện đại, chúng ta được vui chơi thoải mái và an toàn… Nhìn vào hoàn cảnh đau khổ của anh chị em chúng ta ở Congo có lẽ chúng ta sẽ thấy rằng mình thật may mắn biết bao.
Có khi nào chúng ta nghĩ về họ, những con người phải hứng chịu biết bao đau khổ mỗi khi chúng ta hưởng thụ điều gì đó trong cuộc sống?
Hãy làm điều gì đó! Dù chỉ là dâng một lời cầu nguyện đơn sơ, bé nhỏ lên Thiên Chúa để xin cho bình an và tình thương ngự trị nơi mảnh đất đang than khóc vì đau khổ, lầm than.
“Có thể xem đây là một điều ngạc nhiên đối với nhiều người rằng giáo dục đang là một ưu tiên hàng đầu trong tình hình khẩn cấp này. Làn sóng người tị nạn đã gây nên những tổn thương về mặt tâm lý rất lớn đối với trẻ em và chúng tôi cảm thấy có một nhu cầu khẩn thiết nhằm phục hồi trạng thái bình thường cho cuộc sống của họ và việc đi học có thể làm được điều này”, Danilo Giannese, người phụ trách về luật pháp của Great Lakes thuộc JRS cho biết.
Tình hình tồi tệ mới nhất này là hậu quả của 1 chuỗi dài khủng hoảng nhân đạo ở vùng Bắc Kivu vốn phát sinh do các cuộc xung đột giữa nhóm FDLR nổi loạn người Hutu Rwanda, các Lực lượng Dân chủ vì sự giải phóng Rwanda và dân quân địa phương FDC.
Lợi dụng sự vắng mặt của quân đội gìn giữ an ninh Congo, những cuộc đánh nhau lại tiếp tục nổ ra ở vùng biên giới khu vực Walikale và vẫn chưa kết thúc.
Ông Giannese nói thêm rằng: “Từ ngày này qua ngày khác, những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em này đã mất hết tất cả những gì họ sở hữu. Họ sợ hãi và bị tổn thương và bị ép sống trong cảnh lầm than màn trời chiếu đất. Họ ngủ trên đất hoặc trong những cái hang tạm bợ. Phụ nữ phải chia sẻ những không gian chật hẹp với những người đàn ông mà họ chẳng hề quen biết và điều này làm gia tăng nguy cơ họ có thể đối tượng của bạo lực.”
Giáo dục cho trẻ em
Khi tình trạng bạo lực làm gián đoạn năm học của hàng ngàn trẻ em tị nạn, JRS đã bắt đầu xây dựng 4 trường học tạm tại 4 ngôi làng là Mahanga, Lushali, Kaandja và Busoro. Theo nhân viên khu vực của JRS, các đội của tổ chức này đang từng bước đồng hành với dòng người tị nạn trong nỗ lực nhằm đảm bảo các giáo viên có thể bắt đầu những hoạt động giáo dục ở bất cứ nơi nào họ tìm thấy chỗ trú ngụ.
Với sự trợ giúp của Cao hủy tị nạn Liên Hiệp Quốc, quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc và Hội đồng tị nạn Na-Uy, Tổ chức phục vụ người tị nạn Dòng Tên đã bắt đầu xây dựng 6 phòng học tạm thời ở Mahanga và Lushali cũng như lập kế hoạch cung cấp trang thiết bị học tập cho học sinh. Thêm vào đó, các đội hoạt động của JRS đã bắt đầu cung cấp những chiếc giường bằng plastic cho người tị nạn ở những trại tị nạn tạm thời ở Kishondja. Ở Kishondja hiện nay, số lượng người tị nạn đã lên đến 1200 gia đình.
Hiện tại chúng ta đang sống trong những điều kiện rất an toàn: thức ăn dùng đủ hằng ngày, chăn ấm nệm êm, áo quần tươm tất… Chúng ta được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, người thân, bạn bè… Chúng ta được học ở những ngôi trường tốt với nhiều phương tiện hiện đại, chúng ta được vui chơi thoải mái và an toàn… Nhìn vào hoàn cảnh đau khổ của anh chị em chúng ta ở Congo có lẽ chúng ta sẽ thấy rằng mình thật may mắn biết bao.
Có khi nào chúng ta nghĩ về họ, những con người phải hứng chịu biết bao đau khổ mỗi khi chúng ta hưởng thụ điều gì đó trong cuộc sống?
Hãy làm điều gì đó! Dù chỉ là dâng một lời cầu nguyện đơn sơ, bé nhỏ lên Thiên Chúa để xin cho bình an và tình thương ngự trị nơi mảnh đất đang than khóc vì đau khổ, lầm than.
Đức Thánh Cha nhóm công nghị Hồng Y ngoại thường
Lm Trần Đức Anh OP
12:25 17/02/2012
VATICAN. Ngày 17-2-2012, ĐTC đã chủ tọa công nghị Hồng y ngoại thường, và biến cố này cũng được gọi là ”ngày suy tư và cầu nguyện của Hồng y đoàn” về đề tài: ”Việc loan báo Tin Mừng ngày nay, giữa việc truyền giáo cho dân ngoại và tái truyền giảng Tin Mừng”.
Ngày này được cử hành nhân dịp công nghị tấn phong 22 Hồng y mới vào thứ bẩy 18-2-2012. Tham dự hai khóa họp tại Hội trường THĐGM thế giới ở nội thành Vatican, có 111 HY từ các nơi tựu về và 22 tiến chức Hồng Y, tổng cộng là 133 vị. Nhiều Hồng y khác kiếu không đến dự vì lý do tuổi tác, bệnh tật, hoặc vì bận rộn công tác đã nhận từ trước không thể bỏ được, trong đó có ĐHY Phạm Minh Mẫn. Tổng cộng Hồng y đoàn có 213 vị.
Ngày Suy Tư và cầu nguyện đã bắt đầu lúc 10 giờ sáng với kinh giờ Ba, tiếp đến là lời chào mừng của ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng Y đoàn.
ĐHY tân cử Timothy Dolan, TGM New York, đã thuyết trình dẫn nhập, gợi ý cho sự trao đổi của các Hồng Y. Ngài nhấn mạnh đến sự kiện sứ mạng truyền giáo trở thành điểm trung tâm và nòng cốt trong đời sống của mỗi Giáo Hội địa phương và mỗi tín hữu.. Ngoài ra, không hề có sự đối nghịch giữa việc truyền giáo cho dân ngoại và việc tái truyền giảng Tin Mừng. Việc tái truyền giảng Tin Mừng tạo nên những thừa sai nhiệt thành, và những người dấn thân trong công cuộc truyền giáo phải để cho mình liên tục được phúc âm hóa”.
ĐHY Dolan dành phần lớn bài gợi ý để nói về một thách đố rất lớn đối với việc truyền giáo cho dân ngoại cũng như việc tái truyền giảng Tin Mừng, đó là trào lưu tục hóa, một trào lưu đang lan tràn trong mọi khía cạnh của đời sống thường nhật và tạo nên một não trạng trong đó Thiên Chúa vắng bóng, trong toàn thể hoặc một phần của đời sống và tâm thức con người.
ĐHY Dolan đề nghị một kế hoạch hữu hiệu gồm 7 điểm để truyền giảng Tin Mừng, ví dụ: xác tín rằng cả nơi những người theo trào lưu tục hóa, cũng có một chút quan tâm đến đời sau, nhìn nhận rằng nhân loại và thiên nhiên là một ẩn ngữ vô lý nếu không có một ý niệm ”tạo hóa”; tiếp đến là tin tưởng và can đảm chu toàn sứ mạng truyền giáo; ý thức rằng Thiên Chúa không thỏa mãn sự khao khát của tâm hồn con người bằng một ý niệm, nhưng bằng một Nhân Vật tên là Giêsu; Nhân Vật ấy là Đức Giêsu thành Nazareth, Ngài là Sự Thật; Người truyền giáo phải là một người vui tươi; việc tái truyền giảng Tin Mừng là một cử chỉ tình thương; sau cùng là sẵn sàng đổ máu.
Sau bài dẫn nhập của ĐHY tân cử Dolan, một thông báo về Năm Đức Tin đã được Đức TGM Salvatore Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, trình bày. Ngài nói về ý nghĩa Năm Đức Tin dưới ánh sáng Tông Thư ”Cánh Cửa Đức Tin” của ĐTC Biển Đức 16 và trình bày một loạt các sáng kiến đang được các cơ quan trung ương Tòa Thánh nghiên cứu. Những đề nghị cụ thể để cử hành năm đức tin chưa được công bố cho công chúng.
Tiếp đến đã có 7 HY lên tiếng phát biểu và phiên họp thứ I kết thúc với Kinh Truyền Tin. Ban chiều các HY đã họp lại với ĐTC từ lúc 5 giờ và tiếp tục nghe các Hồng y lên tiếng chia sẻ. (SD 17-2-2012)
Ngày này được cử hành nhân dịp công nghị tấn phong 22 Hồng y mới vào thứ bẩy 18-2-2012. Tham dự hai khóa họp tại Hội trường THĐGM thế giới ở nội thành Vatican, có 111 HY từ các nơi tựu về và 22 tiến chức Hồng Y, tổng cộng là 133 vị. Nhiều Hồng y khác kiếu không đến dự vì lý do tuổi tác, bệnh tật, hoặc vì bận rộn công tác đã nhận từ trước không thể bỏ được, trong đó có ĐHY Phạm Minh Mẫn. Tổng cộng Hồng y đoàn có 213 vị.
Ngày Suy Tư và cầu nguyện đã bắt đầu lúc 10 giờ sáng với kinh giờ Ba, tiếp đến là lời chào mừng của ĐHY Angelo Sodano, Niên trưởng Hồng Y đoàn.
ĐHY tân cử Timothy Dolan, TGM New York, đã thuyết trình dẫn nhập, gợi ý cho sự trao đổi của các Hồng Y. Ngài nhấn mạnh đến sự kiện sứ mạng truyền giáo trở thành điểm trung tâm và nòng cốt trong đời sống của mỗi Giáo Hội địa phương và mỗi tín hữu.. Ngoài ra, không hề có sự đối nghịch giữa việc truyền giáo cho dân ngoại và việc tái truyền giảng Tin Mừng. Việc tái truyền giảng Tin Mừng tạo nên những thừa sai nhiệt thành, và những người dấn thân trong công cuộc truyền giáo phải để cho mình liên tục được phúc âm hóa”.
ĐHY Dolan dành phần lớn bài gợi ý để nói về một thách đố rất lớn đối với việc truyền giáo cho dân ngoại cũng như việc tái truyền giảng Tin Mừng, đó là trào lưu tục hóa, một trào lưu đang lan tràn trong mọi khía cạnh của đời sống thường nhật và tạo nên một não trạng trong đó Thiên Chúa vắng bóng, trong toàn thể hoặc một phần của đời sống và tâm thức con người.
ĐHY Dolan đề nghị một kế hoạch hữu hiệu gồm 7 điểm để truyền giảng Tin Mừng, ví dụ: xác tín rằng cả nơi những người theo trào lưu tục hóa, cũng có một chút quan tâm đến đời sau, nhìn nhận rằng nhân loại và thiên nhiên là một ẩn ngữ vô lý nếu không có một ý niệm ”tạo hóa”; tiếp đến là tin tưởng và can đảm chu toàn sứ mạng truyền giáo; ý thức rằng Thiên Chúa không thỏa mãn sự khao khát của tâm hồn con người bằng một ý niệm, nhưng bằng một Nhân Vật tên là Giêsu; Nhân Vật ấy là Đức Giêsu thành Nazareth, Ngài là Sự Thật; Người truyền giáo phải là một người vui tươi; việc tái truyền giảng Tin Mừng là một cử chỉ tình thương; sau cùng là sẵn sàng đổ máu.
Sau bài dẫn nhập của ĐHY tân cử Dolan, một thông báo về Năm Đức Tin đã được Đức TGM Salvatore Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, trình bày. Ngài nói về ý nghĩa Năm Đức Tin dưới ánh sáng Tông Thư ”Cánh Cửa Đức Tin” của ĐTC Biển Đức 16 và trình bày một loạt các sáng kiến đang được các cơ quan trung ương Tòa Thánh nghiên cứu. Những đề nghị cụ thể để cử hành năm đức tin chưa được công bố cho công chúng.
Tiếp đến đã có 7 HY lên tiếng phát biểu và phiên họp thứ I kết thúc với Kinh Truyền Tin. Ban chiều các HY đã họp lại với ĐTC từ lúc 5 giờ và tiếp tục nghe các Hồng y lên tiếng chia sẻ. (SD 17-2-2012)
Top Stories
The Church on African and European Continents: Facing difficulties, but growing
Zenit
10:36 17/02/2012
VATICAN CITY, FEB. 16, 2012 (Zenit.org).- The Church in Africa and in Europe certainly faces many difficulties, but the difficulties themselves are "proof that the Church is alive, that she is growing and is unafraid to carry out her evangelizing mission," says Benedict XVI.
The Pope made this reflection today as he received participants in the Second Symposium of European and African Bishops, which began Monday. The prelates are examining the theme of "Evangelization today: pastoral communion and cooperation between Africa and Europe." The event concluded Friday with a pilgrimage to the Italian shrine of the Holy Face in Manoppello.
"For the Church in Europe," the Pope said, "the encounter with the Church in Africa is always a moment of grace, because of the hope and joy with which ecclesial communities in Africa live and communicate their faith. ... Moreover, it is a pleasure to see how the Church in Africa, though experiencing so many difficulties and having such need of peace and reconciliation, is open to sharing her faith."
In the relationship between the two Churches, bishops must "take account of the fundamental bond between faith and charity, because these two aspects illuminate one another in their truth. Charity favors openness toward modern men and women in their concrete reality, in order to bring them to Christ and His love for each individual and each family, especially those who are poor and alone," he continued.
Benedict XVI acknowledged the difficulties the bishops face, including religious indifference "which causes many people to live as if God did not exist, or to make do with a vague religiosity incapable of measuring up against the question of truth or the requirement to be coherent." In the same context he also mentioned "the influence of a secularized environment often hostile to Christian faith" and "hedonism which has helped to make the crisis of values penetrate into daily life."
Another symptom of "serious social malaise is the spread of pornography and prostitution." However, "these things must not discourage you," he told the bishops. "Rather, they should be a reason for renewed commitment and hope; the hope that arises from the awareness that ... the risen Christ is always with us."
Family
Benedict XVI reiterated the central role the family plays in pastoral care, because it is "the firmest guarantee for the renewal of society. The family conserves usages, traditions, customs and rites impregnated with faith, and is fertile terrain in which vocations can flower." In this context he invited the participants in the symposium to pay particular attention to the promotion of vocations to the priesthood and consecrated life.
"Europe and Africa have need of young people who are generous, who can take responsibility for their own future," the Pontiff said. "At the same time, all the institutions must be aware that young people are the keys to the future and that everything must be done to ensure their journey is not hindered by uncertainty and darkness."
Humanization
"The cultural dimension is also important in the formation of young people," the Holy Father went on. "The Church respects all discoveries of truth, because all truth comes from God, but she knows that the gaze of faith fixed upon Christ opens man's mind and heart to the First Truth, which is God. Thus culture nourished by faith leads to authentic humanization, while false cultures end up by leading to dehumanization: we have seen sad examples of this in Europe and in Africa."
The Bishop of Rome observed that "Certainly there is no lack of difficulties, and some of them are great; yet they are also proof that the Church is alive, that she is growing and is unafraid to carry out her evangelizing mission. To do this, she needs the prayer and commitment of all the faithful. ... As pastors, however, you have a particular responsibility. ... The moral authority and the prestige that uphold the exercise of your juridical power can only come from the holiness of your lives."
The Pope made this reflection today as he received participants in the Second Symposium of European and African Bishops, which began Monday. The prelates are examining the theme of "Evangelization today: pastoral communion and cooperation between Africa and Europe." The event concluded Friday with a pilgrimage to the Italian shrine of the Holy Face in Manoppello.
"For the Church in Europe," the Pope said, "the encounter with the Church in Africa is always a moment of grace, because of the hope and joy with which ecclesial communities in Africa live and communicate their faith. ... Moreover, it is a pleasure to see how the Church in Africa, though experiencing so many difficulties and having such need of peace and reconciliation, is open to sharing her faith."
In the relationship between the two Churches, bishops must "take account of the fundamental bond between faith and charity, because these two aspects illuminate one another in their truth. Charity favors openness toward modern men and women in their concrete reality, in order to bring them to Christ and His love for each individual and each family, especially those who are poor and alone," he continued.
Benedict XVI acknowledged the difficulties the bishops face, including religious indifference "which causes many people to live as if God did not exist, or to make do with a vague religiosity incapable of measuring up against the question of truth or the requirement to be coherent." In the same context he also mentioned "the influence of a secularized environment often hostile to Christian faith" and "hedonism which has helped to make the crisis of values penetrate into daily life."
Another symptom of "serious social malaise is the spread of pornography and prostitution." However, "these things must not discourage you," he told the bishops. "Rather, they should be a reason for renewed commitment and hope; the hope that arises from the awareness that ... the risen Christ is always with us."
Family
Benedict XVI reiterated the central role the family plays in pastoral care, because it is "the firmest guarantee for the renewal of society. The family conserves usages, traditions, customs and rites impregnated with faith, and is fertile terrain in which vocations can flower." In this context he invited the participants in the symposium to pay particular attention to the promotion of vocations to the priesthood and consecrated life.
"Europe and Africa have need of young people who are generous, who can take responsibility for their own future," the Pontiff said. "At the same time, all the institutions must be aware that young people are the keys to the future and that everything must be done to ensure their journey is not hindered by uncertainty and darkness."
Humanization
"The cultural dimension is also important in the formation of young people," the Holy Father went on. "The Church respects all discoveries of truth, because all truth comes from God, but she knows that the gaze of faith fixed upon Christ opens man's mind and heart to the First Truth, which is God. Thus culture nourished by faith leads to authentic humanization, while false cultures end up by leading to dehumanization: we have seen sad examples of this in Europe and in Africa."
The Bishop of Rome observed that "Certainly there is no lack of difficulties, and some of them are great; yet they are also proof that the Church is alive, that she is growing and is unafraid to carry out her evangelizing mission. To do this, she needs the prayer and commitment of all the faithful. ... As pastors, however, you have a particular responsibility. ... The moral authority and the prestige that uphold the exercise of your juridical power can only come from the holiness of your lives."
Pope warns of abuse of power in Finance and Media - calls on faithful to be non-conformists
Zenit
10:38 17/02/2012
ROME, FEB. 16, 2012 (Zenit.org).- There are two great powers in today's world that are both good and useful in themselves, but "so subject to misuse that they often go against their true goals," says Benedict XVI. They are finance and media.
Wednesday afternoon, the Pope visited the Major Seminary of Rome for the occasion of the feast of its patroness, Our Lady of Trust, which falls on Saturday. The Holy Father visited the chapel before going on to meet with auxiliary bishops of Rome, superiors of diocesan seminaries and 190 seminarians.
Following the reading of the Gospel, Benedict XVI offered a Scriptural reflection, or lectio divina, on the passage from the Letter of St. Paul to the Romans in which the Apostle invites the faithful not to conform to this world but to transform themselves and renew their minds in order to discern the will of God, "the good and acceptable and perfect."
"We can reflect upon the Church today," he said in his off-the-cuff remarks. "There is much talk about the Church of Rome, many things are said. Let us hope that people also talk about our faith. Let us pray to God that it may be so."
The Pope then went on to refer to the force of evil which, in today's world, also emerges "in two great powers which are good and useful in themselves but easily open to abuse: the power of finance and the power of the media. Both are necessary, both are useful, but so subject to misuse that they often go against their true goals."
Today "we see how the world of finance can dominate mankind. Possession and appearance dominate and enslave the world. ... Finance is no longer a tool to promote well being and to support the life of man, but a force that oppresses him, one which almost has to be worshipped."
The Pontiff called on his audience not to conform to this power. "Be non conformists. What counts is not possession but existence, "he said. Christians must not bow to this power, but use it as "as a means, with the freedom of the children of God."
Turning then to consider the question of public opinion, Benedict XVI highlighted how "we have a great need of information, knowledge about the truth of the world; but there is a power of appearance which in the end counts even more than reality itself."
Appearance "overlies the truth and becomes more important. Man no longer pursues the truth but wants above all to appear." Here too "there is a Christian non conformism. ... We want not appearance but truth, and this will give us true freedom."
"Christian non conformism redeems us and restores us to truth. Let us pray to the Lord that He may help us to be free in this non conformism, which is not against the world but is authentic love for the world."
Wednesday afternoon, the Pope visited the Major Seminary of Rome for the occasion of the feast of its patroness, Our Lady of Trust, which falls on Saturday. The Holy Father visited the chapel before going on to meet with auxiliary bishops of Rome, superiors of diocesan seminaries and 190 seminarians.
Following the reading of the Gospel, Benedict XVI offered a Scriptural reflection, or lectio divina, on the passage from the Letter of St. Paul to the Romans in which the Apostle invites the faithful not to conform to this world but to transform themselves and renew their minds in order to discern the will of God, "the good and acceptable and perfect."
"We can reflect upon the Church today," he said in his off-the-cuff remarks. "There is much talk about the Church of Rome, many things are said. Let us hope that people also talk about our faith. Let us pray to God that it may be so."
The Pope then went on to refer to the force of evil which, in today's world, also emerges "in two great powers which are good and useful in themselves but easily open to abuse: the power of finance and the power of the media. Both are necessary, both are useful, but so subject to misuse that they often go against their true goals."
Today "we see how the world of finance can dominate mankind. Possession and appearance dominate and enslave the world. ... Finance is no longer a tool to promote well being and to support the life of man, but a force that oppresses him, one which almost has to be worshipped."
The Pontiff called on his audience not to conform to this power. "Be non conformists. What counts is not possession but existence, "he said. Christians must not bow to this power, but use it as "as a means, with the freedom of the children of God."
Turning then to consider the question of public opinion, Benedict XVI highlighted how "we have a great need of information, knowledge about the truth of the world; but there is a power of appearance which in the end counts even more than reality itself."
Appearance "overlies the truth and becomes more important. Man no longer pursues the truth but wants above all to appear." Here too "there is a Christian non conformism. ... We want not appearance but truth, and this will give us true freedom."
"Christian non conformism redeems us and restores us to truth. Let us pray to the Lord that He may help us to be free in this non conformism, which is not against the world but is authentic love for the world."
Testimony at Congress from US Bishops' Freedom Committee Director: ''The Parable of the Kosher Deli''
Bishop William Lori
10:41 17/02/2012
WASHINGTON, D.C., FEB. 16, 2012 - Here is the testimony of Bishop William Lori of Bridgeport, Connecticut, on behalf of the United States Conference of Catholic Bishops regarding the Obama administration regulations on health care coverage for abortifacients, sterilization and contraception. The testimony was given today before the Committee on Oversight and Government Reform of the United States House of Representatives.
Thank you, Mr. Chairman and distinguished members of the Committee, for the opportunity to testify today.
For my testimony today, I would like to tell a story. Let’s call it, “The Parable of the Kosher Deli.”
Once upon a time, a new law is proposed, so that any business that serves food must serve pork. There is a narrow exception for kosher catering halls attached to synagogues, since they serve mostly members of that synagogue, but kosher delicatessens are still subject to the mandate.
The Orthodox Jewish community—whose members run kosher delis and many other restaurants and grocers besides—expresses its outrage at the new government mandate. And they are joined by others who have no problem eating pork—not just the many Jews who eat pork, but people of all faiths—because these others recognize the threat to the principle of religious liberty. They recognize as well the practical impact of the damage to that principle. They know that, if the mandate stands, they might be the next ones forced—under threat of severe government sanction—to violate their most deeply held beliefs, especially their unpopular beliefs.
Meanwhile, those who support the mandate respond, “But pork is good for you. It is, after all, the other white meat.” Other supporters add, “So many Jews eat pork, and those who don’t should just get with the times.” Still others say, “Those Orthodox are just trying to impose their beliefs on everyone else.”
But in our hypothetical, those arguments fail in the public debate, because people widely recognize the following.
First, although people may reasonably debate whether pork is good for you, that’s not the question posed by the nationwide pork mandate. Instead, the mandate generates the question whether people who believe—even if they believe in error—that pork is not good for you, should be forced by government to serve pork within their very own institutions. In a nation committed to religious liberty and diversity, the answer, of course, is no.
Second, the fact that some (or even most) Jews eat pork is simply irrelevant. The fact remains that some Jews do not—and they do not out of their most deeply held religious convictions. Does the fact that large majorities in society—even large majorities within the protesting religious community—reject a particular religious belief make it permissible for the government to weigh in on one side of that dispute? Does it allow government to punish that minority belief with its coercive power? In a nation committed to religious liberty and diversity, the answer, of course, is no.
Third, the charge that the Orthodox Jews are imposing their beliefs on others has it exactly backwards. Again, the question generated by a government mandate is whether the government will impose its belief that eating pork is good on objecting Orthodox Jews. Meanwhile, there is no imposition at all on the freedom of those who want to eat pork. That is, they are subject to no government interference at all in their choice to eat pork, and pork is ubiquitous and cheap, available at the overwhelming majority of restaurants and grocers. Indeed, some pork producers and retailers, and even the government itself, are so eager to promote the eating of pork, that they sometimes give pork away for free.
In this context, the question is this: can a customer come to a kosher deli, demand to be served a ham sandwich, and if refused, bring down severe government sanction on the deli. In a nation committed to religious liberty and diversity, the answer, of course, is no.
So in our hypothetical story, because the hypothetical nation is indeed committed to religious liberty and diversity, these arguments carry the day.
In response, those proposing the new law claim to hear and understand the concerns of kosher deli owners, and offer them a new “accommodation.” You are free to call yourself a kosher deli; you are free not to place ham sandwiches on your menu; you are free not to be the person to prepare the sandwich and hand it over the counter to the customer. But we will force your meat supplier to set up a kiosk on your premises, and to offer, prepare, and serve ham sandwiches to all of your customers, free of charge to them. And when you get your monthly bill from your meat supplier, it will include the cost of any of the “free” ham sandwiches that your customers may accept. And you will, of course, be required to pay that bill.
Some who supported the deli owners initially began to celebrate the fact that ham sandwiches didn’t need to be on the menu, and didn’t need to be prepared or served by the deli itself. But on closer examination, they noticed three troubling things. First, all kosher delis will still be forced to pay for the ham sandwiches. Second, many of the kosher delis’ meat suppliers, themselves, are forbidden in conscience from offering, preparing, or serving pork to anyone. Third, there are many kosher delis that are their own meat supplier, so the mandate to offer, prepare, and serve the ham sandwich still falls on them.
This story has a happy ending. The government recognized that it is absurd for someone to come into a kosher deli and demand a ham sandwich; that it is beyond absurd for that private demand to be backed with the coercive power of the state; that it is downright surreal to apply this coercive power when the customer can get the same sandwich cheaply, or even free, just a few doors down.
The question before the United States government—right now—is whether the story of our own Church institutions that serve the public, and that are threatened by the HHS mandate, will end happily too. Will our nation continue to be one committed to religious liberty and diversity? We urge, in the strongest possible terms, that the answer must be yes. We urge you, in the strongest possible terms, to answer the same way.
Thank you for your attention.
Thank you, Mr. Chairman and distinguished members of the Committee, for the opportunity to testify today.
For my testimony today, I would like to tell a story. Let’s call it, “The Parable of the Kosher Deli.”
Once upon a time, a new law is proposed, so that any business that serves food must serve pork. There is a narrow exception for kosher catering halls attached to synagogues, since they serve mostly members of that synagogue, but kosher delicatessens are still subject to the mandate.
The Orthodox Jewish community—whose members run kosher delis and many other restaurants and grocers besides—expresses its outrage at the new government mandate. And they are joined by others who have no problem eating pork—not just the many Jews who eat pork, but people of all faiths—because these others recognize the threat to the principle of religious liberty. They recognize as well the practical impact of the damage to that principle. They know that, if the mandate stands, they might be the next ones forced—under threat of severe government sanction—to violate their most deeply held beliefs, especially their unpopular beliefs.
Meanwhile, those who support the mandate respond, “But pork is good for you. It is, after all, the other white meat.” Other supporters add, “So many Jews eat pork, and those who don’t should just get with the times.” Still others say, “Those Orthodox are just trying to impose their beliefs on everyone else.”
But in our hypothetical, those arguments fail in the public debate, because people widely recognize the following.
First, although people may reasonably debate whether pork is good for you, that’s not the question posed by the nationwide pork mandate. Instead, the mandate generates the question whether people who believe—even if they believe in error—that pork is not good for you, should be forced by government to serve pork within their very own institutions. In a nation committed to religious liberty and diversity, the answer, of course, is no.
Second, the fact that some (or even most) Jews eat pork is simply irrelevant. The fact remains that some Jews do not—and they do not out of their most deeply held religious convictions. Does the fact that large majorities in society—even large majorities within the protesting religious community—reject a particular religious belief make it permissible for the government to weigh in on one side of that dispute? Does it allow government to punish that minority belief with its coercive power? In a nation committed to religious liberty and diversity, the answer, of course, is no.
Third, the charge that the Orthodox Jews are imposing their beliefs on others has it exactly backwards. Again, the question generated by a government mandate is whether the government will impose its belief that eating pork is good on objecting Orthodox Jews. Meanwhile, there is no imposition at all on the freedom of those who want to eat pork. That is, they are subject to no government interference at all in their choice to eat pork, and pork is ubiquitous and cheap, available at the overwhelming majority of restaurants and grocers. Indeed, some pork producers and retailers, and even the government itself, are so eager to promote the eating of pork, that they sometimes give pork away for free.
In this context, the question is this: can a customer come to a kosher deli, demand to be served a ham sandwich, and if refused, bring down severe government sanction on the deli. In a nation committed to religious liberty and diversity, the answer, of course, is no.
So in our hypothetical story, because the hypothetical nation is indeed committed to religious liberty and diversity, these arguments carry the day.
In response, those proposing the new law claim to hear and understand the concerns of kosher deli owners, and offer them a new “accommodation.” You are free to call yourself a kosher deli; you are free not to place ham sandwiches on your menu; you are free not to be the person to prepare the sandwich and hand it over the counter to the customer. But we will force your meat supplier to set up a kiosk on your premises, and to offer, prepare, and serve ham sandwiches to all of your customers, free of charge to them. And when you get your monthly bill from your meat supplier, it will include the cost of any of the “free” ham sandwiches that your customers may accept. And you will, of course, be required to pay that bill.
Some who supported the deli owners initially began to celebrate the fact that ham sandwiches didn’t need to be on the menu, and didn’t need to be prepared or served by the deli itself. But on closer examination, they noticed three troubling things. First, all kosher delis will still be forced to pay for the ham sandwiches. Second, many of the kosher delis’ meat suppliers, themselves, are forbidden in conscience from offering, preparing, or serving pork to anyone. Third, there are many kosher delis that are their own meat supplier, so the mandate to offer, prepare, and serve the ham sandwich still falls on them.
This story has a happy ending. The government recognized that it is absurd for someone to come into a kosher deli and demand a ham sandwich; that it is beyond absurd for that private demand to be backed with the coercive power of the state; that it is downright surreal to apply this coercive power when the customer can get the same sandwich cheaply, or even free, just a few doors down.
The question before the United States government—right now—is whether the story of our own Church institutions that serve the public, and that are threatened by the HHS mandate, will end happily too. Will our nation continue to be one committed to religious liberty and diversity? We urge, in the strongest possible terms, that the answer must be yes. We urge you, in the strongest possible terms, to answer the same way.
Thank you for your attention.
Catholic Church needs ''creative strategy'': New York's Dolan
Philip Pullella
12:30 17/02/2012
VATICAN CITY (Reuters) - The Roman Catholic Church needs a "creative strategy" to bring religion back in nations that were once a bedrock of faith, New York Archbishop Timothy Dolan said in a major address at the Vatican Friday, a day before he becomes a cardinal.
Dolan, 62, who also holds the powerful post of head of the U.S. Bishops' Conference, made the keynote address in the presence of Pope Benedict and more than 100 cardinals at what was billed as a day of reflection before the solemn ceremony.
He spoke of the "new evangelization" - the term the Vatican has given to the effort to shore up the Church in modern secular societies "that once had been the very engine of gospel values," such as in United States and Western Europe.
"A towering challenge to ... the new evangelization today is what we call secularism," said Dolan, one of the most prominent of the 22 men due to the receive the cardinals' red hat at the ceremony known as a consistory.
"This secularization calls for a creative strategy of evangelization," he said.
While Church membership has been growing in developing countries such as in Latin American and Africa, its numbers have fallen steadily in many rich, industrialized nations.
Dolan said the Church must show more of its positive side and think in a fresh way as it tries to spread the gospel in countries where many people have drifted away from the faith.
"The new evangelization is accomplished with a smile, not a frown ... it is all about a 'yes' to everything decent, good, true, beautiful and noble in the human person. The Church is about a 'yes!', not a 'no!'," he said.
"ROCK STAR" COVERAGE
During his stay in Rome ahead of his elevation to cardinal, Dolan has been treated with the attention that one commentator likened to that of a rock star.
About a dozen American television crews have been following him everywhere in Rome and more than a thousand people have flown in from the United States.
Dolan, who once served as rector of Rome's North American College, the seminary for American's studying for the priesthood, has defended the good side of New York, saying it was in many ways a religious city even though it had "dramatic evidence of graphic secularism."
After saying Mass in one of Rome's basilicas Thursday, Dolan said that part of his job as cardinal will be to convince the Vatican that New York is not a modern-day version of Sodom and Gomorrah, the two cities which according to the Old Testament were destroyed by God because their people were sinful and wicked.
After he is made a cardinal Saturday, Dolan and 17 other new cardinals under the age of 80 will be eligible to enter a secret conclave to elect the next leader of the world's some 1.3 billion Roman Catholics from among their own ranks after Benedict's death.
Cardinals, the "princes of the Church," are the pope's closest aides.
The consistory, usually a joyful event, is taking place under cloud because it follows a spate of leaked letters alleging corruption in the Vatican.
Of the 18 who are under 80, 12 are Europeans, bringing the number of "cardinal electors" from the continent to 67 out of 125.
The pope is a conservative on matters of faith and sexual morals such as birth control, homosexuality and the ban on women priests. Each time he names cardinals he puts his stamp on Roman Catholicism's future by choosing men who share his views.
Other new cardinals are John Tong Hon, archbishop of Hong Kong, and Rainer Maria Woelki, archbishop of Berlin in the pope's native Germany.
New cardinals also come from Italy, Portugal, Spain, Brazil, India, Canada, the Czech Republic, the Netherlands, Romania, Belgium, and Malta.
(Source: http://news.yahoo.com/catholic-church-needs-creative-strategy-nys-dolan-154214115.html)
Dolan, 62, who also holds the powerful post of head of the U.S. Bishops' Conference, made the keynote address in the presence of Pope Benedict and more than 100 cardinals at what was billed as a day of reflection before the solemn ceremony.
He spoke of the "new evangelization" - the term the Vatican has given to the effort to shore up the Church in modern secular societies "that once had been the very engine of gospel values," such as in United States and Western Europe.
"A towering challenge to ... the new evangelization today is what we call secularism," said Dolan, one of the most prominent of the 22 men due to the receive the cardinals' red hat at the ceremony known as a consistory.
"This secularization calls for a creative strategy of evangelization," he said.
While Church membership has been growing in developing countries such as in Latin American and Africa, its numbers have fallen steadily in many rich, industrialized nations.
Dolan said the Church must show more of its positive side and think in a fresh way as it tries to spread the gospel in countries where many people have drifted away from the faith.
"The new evangelization is accomplished with a smile, not a frown ... it is all about a 'yes' to everything decent, good, true, beautiful and noble in the human person. The Church is about a 'yes!', not a 'no!'," he said.
"ROCK STAR" COVERAGE
During his stay in Rome ahead of his elevation to cardinal, Dolan has been treated with the attention that one commentator likened to that of a rock star.
About a dozen American television crews have been following him everywhere in Rome and more than a thousand people have flown in from the United States.
Dolan, who once served as rector of Rome's North American College, the seminary for American's studying for the priesthood, has defended the good side of New York, saying it was in many ways a religious city even though it had "dramatic evidence of graphic secularism."
After saying Mass in one of Rome's basilicas Thursday, Dolan said that part of his job as cardinal will be to convince the Vatican that New York is not a modern-day version of Sodom and Gomorrah, the two cities which according to the Old Testament were destroyed by God because their people were sinful and wicked.
After he is made a cardinal Saturday, Dolan and 17 other new cardinals under the age of 80 will be eligible to enter a secret conclave to elect the next leader of the world's some 1.3 billion Roman Catholics from among their own ranks after Benedict's death.
Cardinals, the "princes of the Church," are the pope's closest aides.
The consistory, usually a joyful event, is taking place under cloud because it follows a spate of leaked letters alleging corruption in the Vatican.
Of the 18 who are under 80, 12 are Europeans, bringing the number of "cardinal electors" from the continent to 67 out of 125.
The pope is a conservative on matters of faith and sexual morals such as birth control, homosexuality and the ban on women priests. Each time he names cardinals he puts his stamp on Roman Catholicism's future by choosing men who share his views.
Other new cardinals are John Tong Hon, archbishop of Hong Kong, and Rainer Maria Woelki, archbishop of Berlin in the pope's native Germany.
New cardinals also come from Italy, Portugal, Spain, Brazil, India, Canada, the Czech Republic, the Netherlands, Romania, Belgium, and Malta.
(Source: http://news.yahoo.com/catholic-church-needs-creative-strategy-nys-dolan-154214115.html)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sắc diện Tình Yêu qua Ngày Lễ Hội
Tạ Ân Phúc
09:27 17/02/2012
Sắc Diện Tình Yêu Qua Ngày Lễ Hội
Vào dịp Lễ Tình Nhân - Valentine 14/2, khắp nơi trên thế giới diễn ra nhiều hoạt động để tôn vinh tình yêu lứa đôi, tình yêu vợ chồng. Đây là dịp tốt để những đôi lứa yêu nhau tỏ lộ tâm tình sâu kín với người tình của mình và cũng là dịp để các cặp hôn nhân hâm nóng tình yêu. Khi mở cửa ra với thế giới, nhiều trào lưu văn hóa đã du nhập vào Việt Nam, một trong những trào lưu đó là Lễ Tình Nhân và được nhiều người đón nhận, nhất là các bạn trẻ. Nhiều hoạt động đã diễn ra tại nhiều nơi trên khắp đất nước, đó là những hoạt động vui chơi, giải trí dành cho những người yêu nhau. Bên cạnh mặt tích cực của những hoạt động thực sự có ý nghĩa nhằm giúp giới trẻ hiểu được tình yêu đích thực để tiến tới hôn nhân, cũng có những người trẻ lợi dụng dịp này để ăn chơi, sống thử “một đêm” để rồi sau đó để lại những hậu quả không lường, thậm chí hủy hoại sự sống qua việc phá thai.
Theo truyền thuyết, ngày Lễ Tình Nhân là ngày kỷ niệm vị thánh quan thầy Valentine, ngài đã tử đạo vì bí mật cử hành lễ cưới cho các thanh niên yêu nhau, trái với lệnh của hoàng đế Claudius. Rõ ràng, ý nghĩa của ngày Valentine là nhằm bảo vệ tình yêu và làm thăng hoa tình yêu trong hôn nhân vốn được Thiên Chúa chúc phúc. Trong chiều hướng đó, chiều tối Chúa Nhật 12/02/2012, Chương Trình Chuyên Đề của Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã tổ chức Lễ Hội Tình Yêu 2012 với chủ đề “Cám Ơn Tình Yêu”, tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận. Mục đích của Lễ Hội được xác định rõ là nhằm tôn vinh, thánh hoá, làm cho tình yêu được thăng hoa, để từ đó mọi người có thể nhìn lại chính mình, biết kính trọng tình yêu và sống tình yêu chân chính, biết cám ơn, xin lỗi nhau và xin lỗi Chúa.
Hình ảnh Ngày Lễ Tình Yêu 2012
Tình yêu không giới hạn tuổi tác, đến tham dự Lễ hội Tình Yêu có các bạn trẻ, những người lập gia đình, các vị trung niên, những người cao niên, và có cả những gia đình hai ba thế hệ. Nói chung, họ là những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu đến với lễ hội để thưởng thức những sắc màu và diện mạo của tình yêu.
Ngay từ 4 giờ chiều, nhiều người đã háo hức đến với lễ hội, họ thích thú, bất ngờ ngay từ cổng chào được thiết kế đẹp với đội ngũ tiếp tân thanh lịch chào đón và trao túi hành trang xinh xinh, trong đó có quyển Tập san Cám ơn Tình Yêu, một tấm thiệp dễ thương, một cây viết có in logo ngày hội và giấy để tham dự trò chơi. Liền sau đó, tại sảnh là những tiểu cảnh được trang trí đẹp để người tham dự có thể làm duyên, làm dáng chụp hình lưu niệm, lưu lại những khoảnh khắc dễ thương của ngày Valentine đầy ý nghĩa. Một không gian đẹp và đầy sáng tạo nhắc nhớ trình thuật tạo dựng trong Kinh Thánh đã được thiết kế công phu, đó là Vườn Địa Đàng với những người mẫu mô phỏng Adam và Eva cầm trái cấm trên tay, luôn tươi cười đón tiếp khách tham quan. Bên cạnh đó là quầy lưu niệm với những món quà nho nhỏ, xinh xinh đầy ý nghĩa để những người yêu nhau trao nhau nhân dịp này. Những phẩm chất của tình yêu cùng với câu Kinh Thánh và linh đạo đi kèm được Ban Tổ Chức treo dọc theo sảnh để nhắc nhớ đến một tình yêu đích thực: Tin Tưởng (1 Cr 13, 4-6), Tha Thứ (1 Cr 13,7-8a), Cầu Nguyện (linh đạo của Mẹ Têrêsa Calcutta), Hy Sinh (Ga 15,13).
“Một tình yêu, trọn con tim. Một tình yêu, một tình yêu. Hoài dâng hiến, một tình yêu. Nhìn ngày mai với niềm tin mới. Một ngày mai huy hoàng trong nắng tươi. Và người ấy sẽ tìm thấy được tình yêu”. Ca khúc "Một tình yêu" với ca từ thật lạc quan, hy vọng về tình yêu, một sáng tác của Nhạc sĩ Đức Huy được Nhạc sĩ Võ Văn Thức, Ca sĩ Khánh Duy và Ca sĩ K’ Sor Duk trình bày đã nói thay lời khai mạc Lễ hội Tình Yêu khi khán phòng hội trường lớn của TTMV đã chật kín người và những người đến sau phải ngồi ngoài sảnh để tham dự qua màn chiếu.
Theo lời giới thiệu của Sr. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, đến tham dự Lễ Hội Tình Yêu có Đức Hồng Y Gioan Baotixia Phạm Minh Mẫn, các linh mục Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình của TGP. Sài Gòn, Giáo phận Ban Mê Thuột và Phan Thiết. Trong số khoảng 700 người tham dự còn có Ban Giám Khảo cuộc thi “Viết Về Người Bạn Đời”, các linh mục, tu sĩ, ân nhân, bạn hữu, nhất là các bạn trẻ đến từ nhiều giáo phận như Ban Mê Thuột, Đà Lạt, Phan Thiết, Xuân Lộc, Bà Rịa, Long Xuyên và Sài Gòn. Đặc biệt, còn có sự hiện diện của 2 linh mục ngoại quốc là cha Louis, Giám Tỉnh Dòng Thừa Sai và cha Roberto đến từ Myanmar.
Trong phút thánh hoá khai mạc, Nhóm múa Rồng Việt đã trình diễn điệu múa dễ thương, uyển chuyển với những vũ công trẻ tuổi trong trang phục trắng như diễn tả được khát vọng của những đôi lứa yêu nhau trên nền nhạc hòa tấu dịu nhẹ mà sâu lắng của bài hát “Nguyện cầu cho nhau”. Phút giây này cũng giúp cộng đoàn nhận thức được rằng Tình Yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa là tình yêu quảng đại bao dung, tình yêu lắng nghe chia sẻ, tình yêu dấn thân vì hạnh phúc của người mình yêu. Từ đó, tôn vinh tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa và xin Chúa thánh hóa tình yêu mỏng dòn của con người. Chúa là Tình Yêu giúp con người can trường, cho con người hy vọng và nối kết con người với nhau trong tin tưởng và bình an. Xin Chúa chúc lành cho những người đang yêu và được yêu để họ nhận ra hình ảnh của Chúa trong người bạn đời của mình, để tình yêu của họ được bền vững và thăng hoa.
"Cảm ơn Tình Yêu" là chủ đề của lễ hội, điều đó đã được giải thích cặn kẽ trong phần tuyên bố lý do của cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn. Ngài cho hay rằng người ta sống cũng chỉ vì tình yêu và hạnh phúc do tình yêu mang lại. Trong muôn gam sắc màu của tình yêu có một thứ tình yêu đặc biệt, chính Kinh Thánh đã dùng để làm biểu tượng cho tình yêu duy nhất, tình yêu chung thủy, tình yêu trung thành của Thiên Chúa, đó là tình yêu vợ chồng, tình yêu dựa trên cơ sở khác biệt giới tính nam nữ. Tình yêu có cả những sắc màu tối lẫn những sắc màu sáng, để đưa tình yêu lên ngôi trở lại khi tình yêu đang bị làm hoen ố, xa dần cội nguồn tình yêu, cần nhìn lại chính mình để xin lỗi tình yêu. Cuối cùng, biết cảm ơn tình yêu, tình yêu ấy chính là mầu nhiệm của Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Tình Yêu như đã được mặc khải trong Kinh Thánh, có thể thay chữ tình yêu ấy bằng chữ Thiên Chúa. Cha Louis cũng nói đến mục đích của việc cử hành ngày tình yêu là để hân hoan, chúc tụng, ngợi khen cội nguồn của Tình Yêu là Thiên Chúa, Cha chúng ta, là Chúa Giêsu Kitô nhập thể và của Thánh Thần Tình Yêu.
Cho Tình Yêu lên ngôi
Khi yêu nhau, tình yêu luôn tươi nở rạng ngời, tình yêu bồng bềnh dịu ngọt khiến ta muốn ca, muốn hát. Cha F.X. Nguyễn Minh Thiệu, SDB làm hội trường sôi động hẳn lên với những động tác múa cử điệu trên nền ca khúc “Cho Tình Yêu Lên Ngôi” mang âm hưởng Tây Nguyên. Tôn vinh tình yêu đích thực khi Thiên Chúa vô hình đã trở nên hữu hình qua Chúa Giêsu đã đến với trần gian ban ơn cứu độ: “Giêsu đến cho tình yêu lớn mãi, lớn hoài lớn hoài. Giêsu đến cho tình tôi khát cháy, khát hoài khát hoài. Người gọi tim tôi yêu thương trao thật nhiều. Người mở tim anh cho vọt trào yêu thương”.
Có ai đó nói rằng “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Đời mất vui khi đã vẹn câu thề”. Nói thế có nghĩa là đôi lứa yêu nhau thường dệt mộng và hạnh phúc về nhau nhưng lại không tin tưởng về một tình yêu sống mãi trong hôn nhân. Sự hòa hợp trong hôn nhân để nuôi dưỡng tình yêu đòi hỏi mỗi người phải trau dồi và sống với những đức tính cần thiết cho đời sống vợ chồng. Những tiêu chuẩn để “TìnhYêu sống mãi” là gì? Cha F.X. Thiệu đã thiết kế một trò chơi, theo đó chọn 10 người trả lời nhanh, đúng và đủ 5 tiểu chuẩn cho câu hỏi trên khi màn chiếu hiện ra hàng loạt tiêu chuẩn. Hào hứng, sôi nổi giơ tay trả lời câu hỏi, với 10 người chơi đầu tiên, trong đó có một bé trai 8 tuổi, hầu như mọi ngời chỉ trả lời đúng 4 tiêu chuẩn so với đáp án là: Yêu thương, tôn trọng, tin tưởng, hy sinh, trung thành. Sang câu hỏi thứ hai, chọn 5 tiêu chuẩn để “Tình Yêu bền vững”, 10 người chơi, trong đó có 1 bé gái 6 tuổi, đã có 4 người chọn đúng đáp án: Yêu thương, thành thật, tin tưởng, đón nhận, thứ tha. Hy vọng rằng qua trò chơi, những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu nhận ra được vẻ đẹp của tình yêu cả trước và sau hôn nhân.
Cuộc thi Viết Về Người Bạn Đời đã được Chương Trình Chuyên Đề phát động vào ngày 15/07/2011 nhận được 173 bài dự thi. Sau khi có kết quả sơ khảo, cuộc thi thuyết trình đã diễn ra vào ngày 10/12/2012 để chọn ra các giải nhất, nhì, ba và khuyến khích ở hai thể loại Văn và Thơ. Các tác phẩm tham dự cuộc thi là những tình cảm được viết lên bằng cả trái tim chân thành mà các thí sinh dành tặng cho người bạn đời của mình và những tác phẩm hay đã được chọn in trong Tập san Cám Ơn Tình Yêu. Để tôn vinh tình yêu trong ngày lễ hội, 3 tác giả tiêu biểu đã được chọn chia sẻ trước cộng đoàn.
Chị Maria Khổng Kim Ngân, giải khuyến khích thể loại Văn đã chia sẻ tác phẩm “1+1=?” với lời tâm sự chặng đường 8 năm hôn nhân với người đã đặt ra câu hỏi cũng đã trải qua bao thăng trầm trong đời sống gia đình. Chị đã mạnh dạn trả lời anh: 1+1=1 và anh chị, kẻ Nam người Bắc đã nên một trong Bí tích Hôn Nhân. Chính nhờ bài toán kỳ lạ này mà chị đã trải qua được những thử thách trong đời sống gia đình giữa chốn phố phường đầy bon chen và thách đố. Chị cho rằng bài toán cùng đáp án thật kỳ lạ và khó giải thích như mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Tuy là bài toán giản dị nhưng giúp anh chị đã và sẽ gắn bó đến suốt cuộc đời. Chị cho rằng tình yêu trọn vẹn phải có đủ vui buồn, sướng khổ, có thử thách và hy sinh, nhưng tình yêu đó sẽ mãi bền vững nếu nó được thánh hóa từ tình yêu Thiên Chúa qua lời cầu nguyện, sự hy sinh, niềm tin và sự trung thành.
Bác Gioan Baotixita Đinh Xuân Thái, giải nhất thể loại Văn, chia sẻ “Thư gởi vợ, nhớ về một cái tát tai”. Bác tâm tình với người bạn đời của mình về kỷ niệm khi hai người ở vào độ tuổi trên dưới 30, họ đã yêu nhau tha thiết. Vào một buổi chiều năm 1974, sau khi thuyết phục đủ đường, bác đã đưa người yêu vào khách sạn để đòi hỏi: “- Cho anh đi, một lần thôi, trước sau mình cũng thuộc về nhau mà!”; “- Không, không thể được, phải chờ lên bàn thánh đã anh!”. Không thuyết phục được, bác đã lao vào người yêu như thú dữ đói mồi, rồi nhận một cái tát tai rát bỏng trên má và người yêu giận dữ dập cửa bỏ về. Sau khi nhận ra sai lầm và hết lòng xin lỗi người yêu, hai bác đã tiến lên bàn thánh trong Bí tích Hôn Nhân. Bức thư cũng nói đến người vợ đoan trang không biết dối gạt với đời sống cầu nguyện “nói chuyện” với Chúa, Đức Mẹ và các thánh. Bác cũng kể về bức thư bác gái gửi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và nhận được thư hồi âm đề ngày 04/11/1993, cùng với quà tặng là hình ảnh và chữ ký của ngài.
Đây là một câu chuyện đáng được người trẻ suy ngẫm về tình yêu thời đại ngày nay khi mà những trào lưu tình yêu lệch lạc đang phổ biến như sống thử trước hôn nhân, tình dục thoáng đãng, phụ nữ có con không cần biết cha và nạn phá thai ngày càng gia tăng. Ăn ở trước hôn nhân mấy mươi năm trước đã có, nhưng người con gái khi yêu đã biết cưỡng lại, nhất là biết giữ gìn Luật Chúa.
“Người Bạn Đời Của Tôi” là tựa đề bài chia sẻ của bà cố Anne Hoàng Thị Kim Gương, giải nhì thể loại Văn. Bà cho biết rằng người bạn đời của mình là người thường hay say rượu, và vợ con là nơi ông trút giận sau những cơn say. Những lúc ông tỉnh rượu, ông lại là một người tốt hơn ai hết, sẵn sàng chia sẻ và làm nhiều việc bác ái mà người Kitô hữu bình thường ít ai làm được. Tuy có những lục đục trong đời sống gia đình do người chồng như thế, nhưng nhờ ơn Chúa, bà nhận ra niềm vinh hạnh của người phụ nữ là từ mẫu, vợ hiền, dâu thảo để gia đình được sống trong yêu thương. Chúa đã ban cho gia đình bà hồng ân lớn lao vô cùng khi người con trai của ông bà được thụ phong linh mục tại thành phố Nice (Pháp) vào ngày 26/6/2010. Cũng từ đó ông giật mình nhìn lại bản thân: “Mình là ông cố ư?!” và như tình yêu phép mầu thánh thiêng, ông đã quên rượu, ăn nói cũng lịch sự hơn.
Sau những chia sẻ, Ban Tổ Chức đã trao giải thưởng cho cuộc thi "Viết Về Người Bạn Đời", những tác giả đạt giải cùng người bạn đời của mình đã được mời lên nhận phần thưởng cho tình yêu sắc son, gắn bó dù rằng đã có những lúc phải trải qua những thăng trầm, sóng gió trong đời sống gia đình. Đa số các thí sinh đạt giải cao là những người lớn tuổi và họ có một bề dầy kinh nghiệm về hôn nhân, gia đình. Điều đó có nghĩa là họ biết tôn trọng, thông cảm và cùng lắng nghe nhau để tình yêu được bền vững.
Để đặc biệt chúc mừng cho những người đã yêu, đang yêu, chưa yêu hay sẽ yêu ca sĩ Nguyễn Phi Hùng đã trình bày một sáng tác của chính anh mang tên "Phút ban đầu". Sự xuất hiện của anh làm khán phòng sôi động hẳn lên cùng với nhạc phẩm, nhất là các bạn trẻ: “Tình đến bên anh như giấc mơ. Mà năm tháng anh vẫn cứ ngóng chờ. Anh tin trên cao luôn chứng cho đôi mình. Luôn bên nhau mãi yêu dài lâu…”.
Đã là lễ hội, cần có sự tham gia của mọi thành phần tham dự, băng reo "Tình yêu bất diệt" với tiết tấu nhanh, vui nhộn đã làm cho mọi người thoải mái hơn: Chưa yêu! Đang yêu! Mến yêu! Hiến dâng! Liền sau đó mọi người cùng hát: “Yêu nhiều hơn, yêu mến hơn, yêu mến nhiều, mến yêu, yêu nhiều”.
Xin lỗi Tình Yêu
Tình yêu đẹp là thế, lung linh là thế nhưng con người đã đánh mất tình yêu. Ngay từ Khởi Nguyên con người đã khước từ hồng ân Thiên Chúa ban cho và cứ thế tội lỗi thâm nhập vào thế gian và trở nên kẻ thù của tình yêu. Hoạt cảnh "Tình yêu và bội phản" đã tái hiện lại hình ảnh Ađam và Êva phản bội lại tình yêu mà Thiên Chúa dành cho con người. Vì sự cao ngạo muốn bằng Thiên Chúa, con người đã nghe lời dụ dỗ của con rắn, hiện thân của ma quỷ để phạm vào luật Chúa, ăn trái cấm trong Vườn Địa Đàng. Khi nhận ra mình trần truồng cũng là lúc mọi chuyện đã rồi, con người phạm tội và bị phạt… phải nhờ đến Chúa Giêsu nhập thể làm người, con người mới được cứu thoát khỏi mọi tội lỗi, trở về với hạnh phúc viên mãn chốn Thiên Đàng. Thiên Chúa đã ban tặng sự sống và tình yêu của chính Ngài khi Ngài dựng nên con người, con người cần phải tri ân Ngài và cũng từ đó, cần xin lỗi Thiên Chúa, vì con người đã đang tâm cắt đứt nguồn mạch tình yêu tuyệt vời là Thiên Chúa.
Cả hội trường chuyền tay nhau ánh lửa từ những cây nến được xếp hình trái tim tình yêu do các thiên thần tình yêu thắp lên trên sân khấu. Tất cả cùng hòa quyện vào tâm tình tĩnh nguyện của ca khúc "Thắp lửa cho đời" sáng tác của Phan Ngọc Hiến do ca sĩ Hà Bảo Thu trình bày. Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng mặc khải Tình Yêu của Thiên Chúa Cha, thắp lên ánh sáng tình yêu trong lòng tăm tối của mỗi người chúng con, để tình yêu trở nên niềm vui thánh thiện, sáng ngời trong lòng mỗi người và cho toàn thế giới. Những lời tĩnh nguyện cứ thế lần lượt vang lên cùng với các ca khúc "Giêsu ơi - Ngài là ánh sáng" và "Xin định nghĩa tình yêu" được cộng đoàn hát trên nền nhạc đệm du dương của đàn dương cầm.
Giờ giải lao cũng trở nên sôi động với tiết mục đấu giá cặp gối hình trái tim, cặp áo gió có logo chủ đề của Ngày Tình Yêu “Cám ơn Tình Yêu” và một sợi chuỗi đá quý.
Sau giờ giải lao, Đức Hồng y Gioan Baotixita, vị cha chung của giáo phận, người đã theo dõi và hòa cùng các hoạt động của lễ hội, ngỏ lời cám ơn Ban Tổ Chức biết hội nhập nét văn hóa từ Lễ Tình Nhân để tổ chức Ngày Tình Yêu. Ngài cho hay việc hội nhập vào ngày này đã đưa Lời Chúa, những giá trị Tin Mừng của Chúa, tình yêu của Chúa, những giá trị nhân bản, những giá trị đạo đức vào trong đời sống của mỗi người, mỗi gia đình. Để rồi những giá trị đó sẽ được tỏa sáng sang những người xung quanh, đó là cách loan báo Tin Mừng ngày nay. Ngài cũng khẳng định đây là việc làm phù hợp với bổn phận trách nhiệm của Giáo phận, Giáo Hội.
Ngài cũng bổ sung một nét mà Ngài cho rằng hết sức cần thiết là khi Thiên Chúa tạo dựng nên con người, trao cho con người sự sống thì Chúa đã đặt hạt mầm tình yêu trong con tim, trong lòng của mỗi người chúng ta. Chúa tiếp tục chăm sóc tình yêu này qua các bí tích, Lời Chúa, qua Giáo Hội để tình yêu được phát triển và đơm bông, kết trái trong đời sống hôn nhân, gia đình, xã hội. Đôi khi những khó khăn trong cuộc sống, sự tham lam, lòng thù ghét, si mê đã làm cho hạt giống tình yêu không được triển nở. Muốn cho tình yêu thăng hoa, đơm bông, kết trái, mỗi người phải thường xuyên gắn bó với Chúa, trông cậy vào Chúa, mở cõi lòng mình ra để Chúa đổ các ơn lành của Người và chăm sóc hạt mầm tình yêu này.
Cảm ơn Tình Yêu
Phần thứ ba của lễ hội được bắt đầy với với bài múa cộng đồng "Chung sống", sau đó mọi người thưởng thức ca khúc "Chân tình" do ca sĩ Xuân Trường trình bày: “Như anh được sống giây phút đầu tiên. Có em tận đến những giây cuối cùng. Suốt cuộc đời anh không quên chân tình dành hết cho em…”
Mỗi con người đều có trái tim để yêu thương, trái tim là hình ảnh tuyệt hảo để diễn tả cho tình yêu. Mọi người đã cùng chia sẻ tình yêu của mình bằng những cảm nhận, những lời cám ơn thật ngắn gọn, chân thành, mộc mạc qua tấm thiệp được chuẩn bị sẵn trong túi hành trang. Họ đã viết lên tình cảm của mình danh cho người yêu, người bạn đời nhân dịp lễ hội.
Một học trò yêu người thầy của mình đã viết về nỗi nhớ thầy, nhớ trường: “Trong giấc ngủ em mơ về thầy, trong giấc mơ em thấy thầy đi qua các hành lang, bước thật nhanh để tìm một người nào đó. Ngày nào em cũng mơ như vậy hết và đều đặn 11 năm nay, ngày nào em cũng đi qua ngôi trường thầy dạy để mong được tìm hình bóng của thầy, người thầy em yêu, yêu mãi trong lòng” . Một bạn trẻ có người yêu đang ở nước ngoài thì tâm tình: “Dù cách xa nửa vòng trái đất nhưng anh luôn tim em vẫn ở ngay bên anh. Anh đang em tấm hình ngày đầu tiên hai đứa mình quen nhau chụp ở Vũng Tàu và anh đã đi thu nhỏ tấm hình lại để dễ bỏ vào bóp và như vậy hình ảnh của em lúc nào cũng đi bên anh. Anh yêu em nhiều lắm Tiên à!” . Một bạn khác cho hay tình yêu của họ đến thật bất ngờ vì nó đắp xây từ một tình bạn đã 6 năm rồi và chỉ biết nói lên một điều: “Cám ơn anh đã đến thật đúng lúc và cám ơn anh đã chấp nhận em”. Một chị cho hay lễ hội đã “đem lại nhiều cảm xúc, ấn tượng và nâng đỡ con trong bước đường hôn nhân của con cũng có nhiều sóng gió mặc dù hôn nhân đã được 12 năm”. Còn biết bao tâm tình khác trong hội trường dành cho người yêu của mình. Cầu xin Thiên Chúa chúc phúc cho tình yêu của họ được thăng hoa và luôn hướng về Thiên Chúa là cội nguồn của tình yêu.
21g15, Lời nguyện với Đấng là Tình Yêu đã khép lại ngày Lễ Tình Yêu 2012, mọi người ra về nhưng dư vị ngọt ngào của tình yêu thương đích thực vẫn còn đọng lại trong lòng mỗi người, để sống sao cho xứng đáng với tình yêu nhưng không mà Thiên Chúa trao ban từ muôn thuở cho đến ngàn đời sau.
Được biết, để có được một sự kiện công phu với nhiều sắc thái như thế, công việc chuẩn bị đã được họp bàn từ ngày 23/10/2011 cùng nhiều cuộc họp để triển khai sau đó. Ngay cả khi vừa tĩnh tâm mùa Vọng xong, Ban Tổ Chức liền bắt tay vào duyệt thiết kế, từ cổng chào cho đến đại sảnh, sân khấu, tập san, duyệt từng tiết mục diễn ra sao cho hợp lý, tránh chiếm giờ. Cao điểm của việc chuẩn bị là tuần lễ cuối cùng trước khi sự kiện diễn ra, nhiều công việc không tên đòi hỏi sức lao động như trang trí, vệ sinh bàn ghế, khuân vác, gói quà… đã được những tình nguyện viên thầm lặng, nhiệt tình gánh vác. Mỗi sự kiện diễn ra, là đội ngũ cộng tác viên có thêm kinh nghiệm làm việc nhóm, có thêm cơ hội gắn kết để phục vụ cho công tác loan báo Tin Mừng qua từng sự kiện của Chương Trình Chuyên Đề.
Tạ Ân Phúc
Theo truyền thuyết, ngày Lễ Tình Nhân là ngày kỷ niệm vị thánh quan thầy Valentine, ngài đã tử đạo vì bí mật cử hành lễ cưới cho các thanh niên yêu nhau, trái với lệnh của hoàng đế Claudius. Rõ ràng, ý nghĩa của ngày Valentine là nhằm bảo vệ tình yêu và làm thăng hoa tình yêu trong hôn nhân vốn được Thiên Chúa chúc phúc. Trong chiều hướng đó, chiều tối Chúa Nhật 12/02/2012, Chương Trình Chuyên Đề của Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn đã tổ chức Lễ Hội Tình Yêu 2012 với chủ đề “Cám Ơn Tình Yêu”, tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận. Mục đích của Lễ Hội được xác định rõ là nhằm tôn vinh, thánh hoá, làm cho tình yêu được thăng hoa, để từ đó mọi người có thể nhìn lại chính mình, biết kính trọng tình yêu và sống tình yêu chân chính, biết cám ơn, xin lỗi nhau và xin lỗi Chúa.
Hình ảnh Ngày Lễ Tình Yêu 2012
Tình yêu không giới hạn tuổi tác, đến tham dự Lễ hội Tình Yêu có các bạn trẻ, những người lập gia đình, các vị trung niên, những người cao niên, và có cả những gia đình hai ba thế hệ. Nói chung, họ là những người đã yêu, đang yêu và sẽ yêu đến với lễ hội để thưởng thức những sắc màu và diện mạo của tình yêu.
“Một tình yêu, trọn con tim. Một tình yêu, một tình yêu. Hoài dâng hiến, một tình yêu. Nhìn ngày mai với niềm tin mới. Một ngày mai huy hoàng trong nắng tươi. Và người ấy sẽ tìm thấy được tình yêu”. Ca khúc "Một tình yêu" với ca từ thật lạc quan, hy vọng về tình yêu, một sáng tác của Nhạc sĩ Đức Huy được Nhạc sĩ Võ Văn Thức, Ca sĩ Khánh Duy và Ca sĩ K’ Sor Duk trình bày đã nói thay lời khai mạc Lễ hội Tình Yêu khi khán phòng hội trường lớn của TTMV đã chật kín người và những người đến sau phải ngồi ngoài sảnh để tham dự qua màn chiếu.
Theo lời giới thiệu của Sr. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, đến tham dự Lễ Hội Tình Yêu có Đức Hồng Y Gioan Baotixia Phạm Minh Mẫn, các linh mục Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình của TGP. Sài Gòn, Giáo phận Ban Mê Thuột và Phan Thiết. Trong số khoảng 700 người tham dự còn có Ban Giám Khảo cuộc thi “Viết Về Người Bạn Đời”, các linh mục, tu sĩ, ân nhân, bạn hữu, nhất là các bạn trẻ đến từ nhiều giáo phận như Ban Mê Thuột, Đà Lạt, Phan Thiết, Xuân Lộc, Bà Rịa, Long Xuyên và Sài Gòn. Đặc biệt, còn có sự hiện diện của 2 linh mục ngoại quốc là cha Louis, Giám Tỉnh Dòng Thừa Sai và cha Roberto đến từ Myanmar.
"Cảm ơn Tình Yêu" là chủ đề của lễ hội, điều đó đã được giải thích cặn kẽ trong phần tuyên bố lý do của cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình TGP. Sài Gòn. Ngài cho hay rằng người ta sống cũng chỉ vì tình yêu và hạnh phúc do tình yêu mang lại. Trong muôn gam sắc màu của tình yêu có một thứ tình yêu đặc biệt, chính Kinh Thánh đã dùng để làm biểu tượng cho tình yêu duy nhất, tình yêu chung thủy, tình yêu trung thành của Thiên Chúa, đó là tình yêu vợ chồng, tình yêu dựa trên cơ sở khác biệt giới tính nam nữ. Tình yêu có cả những sắc màu tối lẫn những sắc màu sáng, để đưa tình yêu lên ngôi trở lại khi tình yêu đang bị làm hoen ố, xa dần cội nguồn tình yêu, cần nhìn lại chính mình để xin lỗi tình yêu. Cuối cùng, biết cảm ơn tình yêu, tình yêu ấy chính là mầu nhiệm của Thiên Chúa vì Thiên Chúa là Tình Yêu như đã được mặc khải trong Kinh Thánh, có thể thay chữ tình yêu ấy bằng chữ Thiên Chúa. Cha Louis cũng nói đến mục đích của việc cử hành ngày tình yêu là để hân hoan, chúc tụng, ngợi khen cội nguồn của Tình Yêu là Thiên Chúa, Cha chúng ta, là Chúa Giêsu Kitô nhập thể và của Thánh Thần Tình Yêu.
Cho Tình Yêu lên ngôi
Khi yêu nhau, tình yêu luôn tươi nở rạng ngời, tình yêu bồng bềnh dịu ngọt khiến ta muốn ca, muốn hát. Cha F.X. Nguyễn Minh Thiệu, SDB làm hội trường sôi động hẳn lên với những động tác múa cử điệu trên nền ca khúc “Cho Tình Yêu Lên Ngôi” mang âm hưởng Tây Nguyên. Tôn vinh tình yêu đích thực khi Thiên Chúa vô hình đã trở nên hữu hình qua Chúa Giêsu đã đến với trần gian ban ơn cứu độ: “Giêsu đến cho tình yêu lớn mãi, lớn hoài lớn hoài. Giêsu đến cho tình tôi khát cháy, khát hoài khát hoài. Người gọi tim tôi yêu thương trao thật nhiều. Người mở tim anh cho vọt trào yêu thương”.
Cuộc thi Viết Về Người Bạn Đời đã được Chương Trình Chuyên Đề phát động vào ngày 15/07/2011 nhận được 173 bài dự thi. Sau khi có kết quả sơ khảo, cuộc thi thuyết trình đã diễn ra vào ngày 10/12/2012 để chọn ra các giải nhất, nhì, ba và khuyến khích ở hai thể loại Văn và Thơ. Các tác phẩm tham dự cuộc thi là những tình cảm được viết lên bằng cả trái tim chân thành mà các thí sinh dành tặng cho người bạn đời của mình và những tác phẩm hay đã được chọn in trong Tập san Cám Ơn Tình Yêu. Để tôn vinh tình yêu trong ngày lễ hội, 3 tác giả tiêu biểu đã được chọn chia sẻ trước cộng đoàn.
Chị Maria Khổng Kim Ngân, giải khuyến khích thể loại Văn đã chia sẻ tác phẩm “1+1=?” với lời tâm sự chặng đường 8 năm hôn nhân với người đã đặt ra câu hỏi cũng đã trải qua bao thăng trầm trong đời sống gia đình. Chị đã mạnh dạn trả lời anh: 1+1=1 và anh chị, kẻ Nam người Bắc đã nên một trong Bí tích Hôn Nhân. Chính nhờ bài toán kỳ lạ này mà chị đã trải qua được những thử thách trong đời sống gia đình giữa chốn phố phường đầy bon chen và thách đố. Chị cho rằng bài toán cùng đáp án thật kỳ lạ và khó giải thích như mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Tuy là bài toán giản dị nhưng giúp anh chị đã và sẽ gắn bó đến suốt cuộc đời. Chị cho rằng tình yêu trọn vẹn phải có đủ vui buồn, sướng khổ, có thử thách và hy sinh, nhưng tình yêu đó sẽ mãi bền vững nếu nó được thánh hóa từ tình yêu Thiên Chúa qua lời cầu nguyện, sự hy sinh, niềm tin và sự trung thành.
Bác Gioan Baotixita Đinh Xuân Thái, giải nhất thể loại Văn, chia sẻ “Thư gởi vợ, nhớ về một cái tát tai”. Bác tâm tình với người bạn đời của mình về kỷ niệm khi hai người ở vào độ tuổi trên dưới 30, họ đã yêu nhau tha thiết. Vào một buổi chiều năm 1974, sau khi thuyết phục đủ đường, bác đã đưa người yêu vào khách sạn để đòi hỏi: “- Cho anh đi, một lần thôi, trước sau mình cũng thuộc về nhau mà!”; “- Không, không thể được, phải chờ lên bàn thánh đã anh!”. Không thuyết phục được, bác đã lao vào người yêu như thú dữ đói mồi, rồi nhận một cái tát tai rát bỏng trên má và người yêu giận dữ dập cửa bỏ về. Sau khi nhận ra sai lầm và hết lòng xin lỗi người yêu, hai bác đã tiến lên bàn thánh trong Bí tích Hôn Nhân. Bức thư cũng nói đến người vợ đoan trang không biết dối gạt với đời sống cầu nguyện “nói chuyện” với Chúa, Đức Mẹ và các thánh. Bác cũng kể về bức thư bác gái gửi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và nhận được thư hồi âm đề ngày 04/11/1993, cùng với quà tặng là hình ảnh và chữ ký của ngài.
Đây là một câu chuyện đáng được người trẻ suy ngẫm về tình yêu thời đại ngày nay khi mà những trào lưu tình yêu lệch lạc đang phổ biến như sống thử trước hôn nhân, tình dục thoáng đãng, phụ nữ có con không cần biết cha và nạn phá thai ngày càng gia tăng. Ăn ở trước hôn nhân mấy mươi năm trước đã có, nhưng người con gái khi yêu đã biết cưỡng lại, nhất là biết giữ gìn Luật Chúa.
“Người Bạn Đời Của Tôi” là tựa đề bài chia sẻ của bà cố Anne Hoàng Thị Kim Gương, giải nhì thể loại Văn. Bà cho biết rằng người bạn đời của mình là người thường hay say rượu, và vợ con là nơi ông trút giận sau những cơn say. Những lúc ông tỉnh rượu, ông lại là một người tốt hơn ai hết, sẵn sàng chia sẻ và làm nhiều việc bác ái mà người Kitô hữu bình thường ít ai làm được. Tuy có những lục đục trong đời sống gia đình do người chồng như thế, nhưng nhờ ơn Chúa, bà nhận ra niềm vinh hạnh của người phụ nữ là từ mẫu, vợ hiền, dâu thảo để gia đình được sống trong yêu thương. Chúa đã ban cho gia đình bà hồng ân lớn lao vô cùng khi người con trai của ông bà được thụ phong linh mục tại thành phố Nice (Pháp) vào ngày 26/6/2010. Cũng từ đó ông giật mình nhìn lại bản thân: “Mình là ông cố ư?!” và như tình yêu phép mầu thánh thiêng, ông đã quên rượu, ăn nói cũng lịch sự hơn.
Sau những chia sẻ, Ban Tổ Chức đã trao giải thưởng cho cuộc thi "Viết Về Người Bạn Đời", những tác giả đạt giải cùng người bạn đời của mình đã được mời lên nhận phần thưởng cho tình yêu sắc son, gắn bó dù rằng đã có những lúc phải trải qua những thăng trầm, sóng gió trong đời sống gia đình. Đa số các thí sinh đạt giải cao là những người lớn tuổi và họ có một bề dầy kinh nghiệm về hôn nhân, gia đình. Điều đó có nghĩa là họ biết tôn trọng, thông cảm và cùng lắng nghe nhau để tình yêu được bền vững.
Để đặc biệt chúc mừng cho những người đã yêu, đang yêu, chưa yêu hay sẽ yêu ca sĩ Nguyễn Phi Hùng đã trình bày một sáng tác của chính anh mang tên "Phút ban đầu". Sự xuất hiện của anh làm khán phòng sôi động hẳn lên cùng với nhạc phẩm, nhất là các bạn trẻ: “Tình đến bên anh như giấc mơ. Mà năm tháng anh vẫn cứ ngóng chờ. Anh tin trên cao luôn chứng cho đôi mình. Luôn bên nhau mãi yêu dài lâu…”.
Đã là lễ hội, cần có sự tham gia của mọi thành phần tham dự, băng reo "Tình yêu bất diệt" với tiết tấu nhanh, vui nhộn đã làm cho mọi người thoải mái hơn: Chưa yêu! Đang yêu! Mến yêu! Hiến dâng! Liền sau đó mọi người cùng hát: “Yêu nhiều hơn, yêu mến hơn, yêu mến nhiều, mến yêu, yêu nhiều”.
Xin lỗi Tình Yêu
Tình yêu đẹp là thế, lung linh là thế nhưng con người đã đánh mất tình yêu. Ngay từ Khởi Nguyên con người đã khước từ hồng ân Thiên Chúa ban cho và cứ thế tội lỗi thâm nhập vào thế gian và trở nên kẻ thù của tình yêu. Hoạt cảnh "Tình yêu và bội phản" đã tái hiện lại hình ảnh Ađam và Êva phản bội lại tình yêu mà Thiên Chúa dành cho con người. Vì sự cao ngạo muốn bằng Thiên Chúa, con người đã nghe lời dụ dỗ của con rắn, hiện thân của ma quỷ để phạm vào luật Chúa, ăn trái cấm trong Vườn Địa Đàng. Khi nhận ra mình trần truồng cũng là lúc mọi chuyện đã rồi, con người phạm tội và bị phạt… phải nhờ đến Chúa Giêsu nhập thể làm người, con người mới được cứu thoát khỏi mọi tội lỗi, trở về với hạnh phúc viên mãn chốn Thiên Đàng. Thiên Chúa đã ban tặng sự sống và tình yêu của chính Ngài khi Ngài dựng nên con người, con người cần phải tri ân Ngài và cũng từ đó, cần xin lỗi Thiên Chúa, vì con người đã đang tâm cắt đứt nguồn mạch tình yêu tuyệt vời là Thiên Chúa.
Cả hội trường chuyền tay nhau ánh lửa từ những cây nến được xếp hình trái tim tình yêu do các thiên thần tình yêu thắp lên trên sân khấu. Tất cả cùng hòa quyện vào tâm tình tĩnh nguyện của ca khúc "Thắp lửa cho đời" sáng tác của Phan Ngọc Hiến do ca sĩ Hà Bảo Thu trình bày. Nguyện xin Chúa Giêsu, Đấng mặc khải Tình Yêu của Thiên Chúa Cha, thắp lên ánh sáng tình yêu trong lòng tăm tối của mỗi người chúng con, để tình yêu trở nên niềm vui thánh thiện, sáng ngời trong lòng mỗi người và cho toàn thế giới. Những lời tĩnh nguyện cứ thế lần lượt vang lên cùng với các ca khúc "Giêsu ơi - Ngài là ánh sáng" và "Xin định nghĩa tình yêu" được cộng đoàn hát trên nền nhạc đệm du dương của đàn dương cầm.
Giờ giải lao cũng trở nên sôi động với tiết mục đấu giá cặp gối hình trái tim, cặp áo gió có logo chủ đề của Ngày Tình Yêu “Cám ơn Tình Yêu” và một sợi chuỗi đá quý.
Sau giờ giải lao, Đức Hồng y Gioan Baotixita, vị cha chung của giáo phận, người đã theo dõi và hòa cùng các hoạt động của lễ hội, ngỏ lời cám ơn Ban Tổ Chức biết hội nhập nét văn hóa từ Lễ Tình Nhân để tổ chức Ngày Tình Yêu. Ngài cho hay việc hội nhập vào ngày này đã đưa Lời Chúa, những giá trị Tin Mừng của Chúa, tình yêu của Chúa, những giá trị nhân bản, những giá trị đạo đức vào trong đời sống của mỗi người, mỗi gia đình. Để rồi những giá trị đó sẽ được tỏa sáng sang những người xung quanh, đó là cách loan báo Tin Mừng ngày nay. Ngài cũng khẳng định đây là việc làm phù hợp với bổn phận trách nhiệm của Giáo phận, Giáo Hội.
Ngài cũng bổ sung một nét mà Ngài cho rằng hết sức cần thiết là khi Thiên Chúa tạo dựng nên con người, trao cho con người sự sống thì Chúa đã đặt hạt mầm tình yêu trong con tim, trong lòng của mỗi người chúng ta. Chúa tiếp tục chăm sóc tình yêu này qua các bí tích, Lời Chúa, qua Giáo Hội để tình yêu được phát triển và đơm bông, kết trái trong đời sống hôn nhân, gia đình, xã hội. Đôi khi những khó khăn trong cuộc sống, sự tham lam, lòng thù ghét, si mê đã làm cho hạt giống tình yêu không được triển nở. Muốn cho tình yêu thăng hoa, đơm bông, kết trái, mỗi người phải thường xuyên gắn bó với Chúa, trông cậy vào Chúa, mở cõi lòng mình ra để Chúa đổ các ơn lành của Người và chăm sóc hạt mầm tình yêu này.
Cảm ơn Tình Yêu
Phần thứ ba của lễ hội được bắt đầy với với bài múa cộng đồng "Chung sống", sau đó mọi người thưởng thức ca khúc "Chân tình" do ca sĩ Xuân Trường trình bày: “Như anh được sống giây phút đầu tiên. Có em tận đến những giây cuối cùng. Suốt cuộc đời anh không quên chân tình dành hết cho em…”
Mỗi con người đều có trái tim để yêu thương, trái tim là hình ảnh tuyệt hảo để diễn tả cho tình yêu. Mọi người đã cùng chia sẻ tình yêu của mình bằng những cảm nhận, những lời cám ơn thật ngắn gọn, chân thành, mộc mạc qua tấm thiệp được chuẩn bị sẵn trong túi hành trang. Họ đã viết lên tình cảm của mình danh cho người yêu, người bạn đời nhân dịp lễ hội.
Một học trò yêu người thầy của mình đã viết về nỗi nhớ thầy, nhớ trường: “Trong giấc ngủ em mơ về thầy, trong giấc mơ em thấy thầy đi qua các hành lang, bước thật nhanh để tìm một người nào đó. Ngày nào em cũng mơ như vậy hết và đều đặn 11 năm nay, ngày nào em cũng đi qua ngôi trường thầy dạy để mong được tìm hình bóng của thầy, người thầy em yêu, yêu mãi trong lòng” . Một bạn trẻ có người yêu đang ở nước ngoài thì tâm tình: “Dù cách xa nửa vòng trái đất nhưng anh luôn tim em vẫn ở ngay bên anh. Anh đang em tấm hình ngày đầu tiên hai đứa mình quen nhau chụp ở Vũng Tàu và anh đã đi thu nhỏ tấm hình lại để dễ bỏ vào bóp và như vậy hình ảnh của em lúc nào cũng đi bên anh. Anh yêu em nhiều lắm Tiên à!” . Một bạn khác cho hay tình yêu của họ đến thật bất ngờ vì nó đắp xây từ một tình bạn đã 6 năm rồi và chỉ biết nói lên một điều: “Cám ơn anh đã đến thật đúng lúc và cám ơn anh đã chấp nhận em”. Một chị cho hay lễ hội đã “đem lại nhiều cảm xúc, ấn tượng và nâng đỡ con trong bước đường hôn nhân của con cũng có nhiều sóng gió mặc dù hôn nhân đã được 12 năm”. Còn biết bao tâm tình khác trong hội trường dành cho người yêu của mình. Cầu xin Thiên Chúa chúc phúc cho tình yêu của họ được thăng hoa và luôn hướng về Thiên Chúa là cội nguồn của tình yêu.
21g15, Lời nguyện với Đấng là Tình Yêu đã khép lại ngày Lễ Tình Yêu 2012, mọi người ra về nhưng dư vị ngọt ngào của tình yêu thương đích thực vẫn còn đọng lại trong lòng mỗi người, để sống sao cho xứng đáng với tình yêu nhưng không mà Thiên Chúa trao ban từ muôn thuở cho đến ngàn đời sau.
Được biết, để có được một sự kiện công phu với nhiều sắc thái như thế, công việc chuẩn bị đã được họp bàn từ ngày 23/10/2011 cùng nhiều cuộc họp để triển khai sau đó. Ngay cả khi vừa tĩnh tâm mùa Vọng xong, Ban Tổ Chức liền bắt tay vào duyệt thiết kế, từ cổng chào cho đến đại sảnh, sân khấu, tập san, duyệt từng tiết mục diễn ra sao cho hợp lý, tránh chiếm giờ. Cao điểm của việc chuẩn bị là tuần lễ cuối cùng trước khi sự kiện diễn ra, nhiều công việc không tên đòi hỏi sức lao động như trang trí, vệ sinh bàn ghế, khuân vác, gói quà… đã được những tình nguyện viên thầm lặng, nhiệt tình gánh vác. Mỗi sự kiện diễn ra, là đội ngũ cộng tác viên có thêm kinh nghiệm làm việc nhóm, có thêm cơ hội gắn kết để phục vụ cho công tác loan báo Tin Mừng qua từng sự kiện của Chương Trình Chuyên Đề.
Tạ Ân Phúc
Giáo xứ Vĩnh yên chầu lượt
Peter Vĩnh Yên
09:20 17/02/2012
Giáo xứ Vĩnh Yên hay con gọi là làng Vĩnh Yên đông nằm cảnh con sông Hàu đổ ra cửa biển lạch Quèn. Bà con giáo dân chủ yếu sinh sống bằng nghề biển và nghề muối. Ai đã một lần đặt chân tới xứ Vĩnh thì khó có thể quên được con đường quanh co uốn khúc dẫn vào giáo xứ, và thốt lên rằng đây thực là một ốc đảo. Giáo xứ Vĩnh Yên được thành lập năm 1920 thời Đức Cha Eloy (Bắc) thuộc giáo hạt Thuận Nghĩa. Hiện nay với số giáo dân rất ít chỉ 245 tín hữu, xứ Vĩnh đã trãi qua gần một thế kỷ với bao thăng trầm, qua nhiều thế hệ gìn giữ và phát triển. Mặc dù là một giáo xứ gần như là nhỏ nhất giáo phận về con người cũng như địa bàn của giáo xứ song vận đạm nhận trọng trách và chu toàn bộn phận của một giáo xứ.
Xem hình ảnh
Cùng với các giáo xứ Dũ Lộc, Nhân Thọ, Xuân Phong và Tràng Đình, giáo xứ Vĩnh Yên cùng làm tuần chầu đền tạ Thánh Thể cầu nguyện chung cho toàn giáo phận nói riêng và cho giáo hội hoàn cầu nói chung. Với số lượng giáo dân ít, nên mọi công việc chuẩn bị cho tuần chầu lượt cũng được Cha phụ trách J.B Đinh Công Đoàn cùng HĐMV giáo xứ lên kế hoạch từ rất sớm. Các ban ngành trong giáo xứ cũng làm hết mình để cố gắng hoàn thành công việc phục vụ tốt cho tuần chầu. Ngôi Thánh đường cùng với khuôn viên trong ngoài đã được các ban ngành cùng giáo dân trang hoàng lộng lẫy góp phần tạo thêm sự ấm áp và linh thiêng cho ngôi nhà Chúa trong những ngày của tuần đền tạ. Bên cạnh đó mặc dù công việc mục vụ của chánh xứ còn nhiều song Lm J.B Đinh Công Đoàn đã dành nhiều thời gian quan tâm đến giáo xứ Vĩnh Yên cùng bà con giáo dân nơi đây. Từ thứ năm của tuần Chầu Ngài đã dâng Thánh lễ khai mạc tuần chầu cho giáo xứ, tiếp đó Ngài cũng đã gặp gỡ bà con giáo dân chia sẽ, tĩnh tâm nhăm giúp bà con hiểu thêm về Thánh Thể, dọn sẵn lòng để cung nghênh Thánh Thể. Sống trong tinh thần đó bà con giáo dân xứ Vĩnh Yên đã đổi mới không chỉ sự trang hoàng lỗng lẫy bề ngoài nhưng con sốt mến tâm hồn đón Chúa.
Với tâm hồn sốt mến, bề ngoài trang nghiêm lỗng lẫy mọi sự như đã hoàn tất. Sáng Chúa nhật cũng là ngày cao điểm của tuần Chầu quý Cha trong giáo hạt Thuận nghĩa đã trở về cùng giáo xứ. Quý Cha trong đoàn đồng tế cùng quý ban nghành, quý hội đoàn, quý thầy, quý sơ cùng quý cộng đoàn tiến bước trong đoàn rước nhập lễ trang nghiêm với những tiếng hoan ca tiến vào nhà Chúa. Chủ tế trong Thánh lễ sáng nay là Lm Giuse Nguyễn Hồng Thanh nguyên là Linh mục chánh xứ từ năm 2004 – 2008. Trước tiên Ngài cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã tuôn đổ muôn ơn lành trên giáo xứ và cộng đoàn, nhờ quyền năng của Thiên Chúa mà giáo xứ ngày càng thăng tiến về mọi mặt, cuối cùng ngài cũng gửi tới giáo xứ những lời cầu chúc bình an trong năm mới. Trong niềm sốt mến và long trọng Thánh lễ đươc cự hành, giảng trong Thánh lễ Lm antôn Phạm Đình Phùng chánh hạt Thuận Nghĩa đã nhấn mạnh đến đời sống tâm linh của bà con giáo dân Ngài nói: “ Anh em là muối mặn cho đời, là ánh sáng của trần gian là chứng nhân trung tín. Chính vì thế anh em hãy đi rao truyền lời Chúa bằng những công việc và gương sáng thường nhật. Chính anh em hãy yêu thương và nâng đỡ nhau, để người ngoại đạo họ nhận thấy mình là môn đệ của Chúa”. Ngài cũng động viên tinh thần của bà con giáo dân trong đời sống hằng ngay, sống tình liên đới với nhau để cùng nhau xây dựng giáo xứ ngày một phát triển. Kết thúc Thánh lễ là giờ Chầu Thánh Thể Chúa, quý Cha đoàn đồng tế cùng giáo dân sấp mình tôn thờ thánh thể trong tâm tình con thảo kính dâng lên Cha lòng thành kính, tri ân cảm tạ hồng ân Thiên Chúa. Bằng những lời ca tiếng hát, những lời kinh nguyện để tỏ bày tâm sự cùng Chúa Giêsu Thánh thể. Nguyện xin Thiên Chúa ở lại luôn mãi với chúng con trong đời sống hằng ngày.
Thánh lễ cao điểm của tuần chầu đã kết thúc băng tâm tình tôn thờ Thánh Thể Chúa qua những giây phút linh thiêng suy tôn Thiên Chúa. Kết thúc để rồi bắt đầu mở ra cánh cửa mới cho bà con giáo dân giáo xứ Vĩnh Yên, cánh cửa của yêu thương, phục vụ và tha thứ. Cũng từ nguồn Thánh Thể linh thiêng hôm nay mà chúng ta đã được kín múc nơi Thiên Chúa nguồn mạch sự sống để rồi bà con giáo dân giáo xứ Vĩnh Yên vững bước trên hành trình về nước Chúa.
Cùng với các giáo xứ Dũ Lộc, Nhân Thọ, Xuân Phong và Tràng Đình, giáo xứ Vĩnh Yên cùng làm tuần chầu đền tạ Thánh Thể cầu nguyện chung cho toàn giáo phận nói riêng và cho giáo hội hoàn cầu nói chung. Với số lượng giáo dân ít, nên mọi công việc chuẩn bị cho tuần chầu lượt cũng được Cha phụ trách J.B Đinh Công Đoàn cùng HĐMV giáo xứ lên kế hoạch từ rất sớm. Các ban ngành trong giáo xứ cũng làm hết mình để cố gắng hoàn thành công việc phục vụ tốt cho tuần chầu. Ngôi Thánh đường cùng với khuôn viên trong ngoài đã được các ban ngành cùng giáo dân trang hoàng lộng lẫy góp phần tạo thêm sự ấm áp và linh thiêng cho ngôi nhà Chúa trong những ngày của tuần đền tạ. Bên cạnh đó mặc dù công việc mục vụ của chánh xứ còn nhiều song Lm J.B Đinh Công Đoàn đã dành nhiều thời gian quan tâm đến giáo xứ Vĩnh Yên cùng bà con giáo dân nơi đây. Từ thứ năm của tuần Chầu Ngài đã dâng Thánh lễ khai mạc tuần chầu cho giáo xứ, tiếp đó Ngài cũng đã gặp gỡ bà con giáo dân chia sẽ, tĩnh tâm nhăm giúp bà con hiểu thêm về Thánh Thể, dọn sẵn lòng để cung nghênh Thánh Thể. Sống trong tinh thần đó bà con giáo dân xứ Vĩnh Yên đã đổi mới không chỉ sự trang hoàng lỗng lẫy bề ngoài nhưng con sốt mến tâm hồn đón Chúa.
Với tâm hồn sốt mến, bề ngoài trang nghiêm lỗng lẫy mọi sự như đã hoàn tất. Sáng Chúa nhật cũng là ngày cao điểm của tuần Chầu quý Cha trong giáo hạt Thuận nghĩa đã trở về cùng giáo xứ. Quý Cha trong đoàn đồng tế cùng quý ban nghành, quý hội đoàn, quý thầy, quý sơ cùng quý cộng đoàn tiến bước trong đoàn rước nhập lễ trang nghiêm với những tiếng hoan ca tiến vào nhà Chúa. Chủ tế trong Thánh lễ sáng nay là Lm Giuse Nguyễn Hồng Thanh nguyên là Linh mục chánh xứ từ năm 2004 – 2008. Trước tiên Ngài cảm tạ hồng ân Thiên Chúa đã tuôn đổ muôn ơn lành trên giáo xứ và cộng đoàn, nhờ quyền năng của Thiên Chúa mà giáo xứ ngày càng thăng tiến về mọi mặt, cuối cùng ngài cũng gửi tới giáo xứ những lời cầu chúc bình an trong năm mới. Trong niềm sốt mến và long trọng Thánh lễ đươc cự hành, giảng trong Thánh lễ Lm antôn Phạm Đình Phùng chánh hạt Thuận Nghĩa đã nhấn mạnh đến đời sống tâm linh của bà con giáo dân Ngài nói: “ Anh em là muối mặn cho đời, là ánh sáng của trần gian là chứng nhân trung tín. Chính vì thế anh em hãy đi rao truyền lời Chúa bằng những công việc và gương sáng thường nhật. Chính anh em hãy yêu thương và nâng đỡ nhau, để người ngoại đạo họ nhận thấy mình là môn đệ của Chúa”. Ngài cũng động viên tinh thần của bà con giáo dân trong đời sống hằng ngay, sống tình liên đới với nhau để cùng nhau xây dựng giáo xứ ngày một phát triển. Kết thúc Thánh lễ là giờ Chầu Thánh Thể Chúa, quý Cha đoàn đồng tế cùng giáo dân sấp mình tôn thờ thánh thể trong tâm tình con thảo kính dâng lên Cha lòng thành kính, tri ân cảm tạ hồng ân Thiên Chúa. Bằng những lời ca tiếng hát, những lời kinh nguyện để tỏ bày tâm sự cùng Chúa Giêsu Thánh thể. Nguyện xin Thiên Chúa ở lại luôn mãi với chúng con trong đời sống hằng ngày.
Thánh lễ cao điểm của tuần chầu đã kết thúc băng tâm tình tôn thờ Thánh Thể Chúa qua những giây phút linh thiêng suy tôn Thiên Chúa. Kết thúc để rồi bắt đầu mở ra cánh cửa mới cho bà con giáo dân giáo xứ Vĩnh Yên, cánh cửa của yêu thương, phục vụ và tha thứ. Cũng từ nguồn Thánh Thể linh thiêng hôm nay mà chúng ta đã được kín múc nơi Thiên Chúa nguồn mạch sự sống để rồi bà con giáo dân giáo xứ Vĩnh Yên vững bước trên hành trình về nước Chúa.
Việt Nam: Cúm gia cầm bùng phát
Trầm Thiên Thu
09:27 17/02/2012
VIỆT NAM (UCANews, 16-2-2012) – Nhiều nông dân quan ngại sau khi chính phủ thông báo trong tuần này về một loạt bùng phát cúm gia cầm khắp nước.
Bộ Nông nghiệp và Bộ Phát triển Nông thôn The đưa ra lời cảnh báo hôm 14-2-2012: “Bùng phát cúm gia cầm đã mau chóng lan ra 9 tỉnh và 1 thành phố lớn”.
Họ nói rằng cúm H5N1 là loại lây lan mạnh hơn vì thiếu vắc-xin chống loại vi-rút có vẻ đã bị biến đổi thành dạng có sức đề kháng mạnh. Thời tiết bất thường và việc di chuyển gia cầm từ nơi này tới nơi khác đã góp phần làm lây lan virút.
Anh Giuse Nguyễn Văn Niệm, người nuôi vịt ở Gx Du Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nói rằng anh rất quan ngại về 650 con vịt của anh chưa được chủng ngừa.
Hà Tĩnh là tỉnh được Bộ thú y xác định đã bị ảnh hưởng cúm gia cầm. Anh Niệm nói: “Chỉ có 1/5 số vịt của anh được chủng ngừa”.
Anh nói rằng đàn vịt của nah là nguồn thu nhập duy nhất, và anh đã vay vốn ngân hàng 15 triệu đồng. Anh đã phải thanh toán nợ ngân hàng sau đợt bùng phát năm ngoái vì 500 con vịt của anh bị thiêu hủy. Anh cho biết rằng anh không hề được nhà nước bồi thường đồng nào.
Anh Mai Xuân Cơ đã di dời 300 con gà tới khu rừng gần đó để tránh dịch. Cũng như anh Niệm, anh Cơ nói rằng anh cũng phải thanh toán nợ ngân hàng sau khi đàn gà của anh bị thiêu hủy năm ngoái.
Cho tới năm nay, 4.000 gia cầm đã bị thiêu hủy ở Hà Tĩnh sau khi xét nghiệm thấy H5N1 dương tính.
Vi-rút này cũng đã làm 2 người tử vong trong tháng trước – một thanh niên nuôi vịt 18 tuổi ở tỉnh Kiên Giang và một thai phụ 26 tuổi ở tỉnh Sóc Trăng.
Bộ Nông nghiệp và Bộ Phát triển Nông thôn The đưa ra lời cảnh báo hôm 14-2-2012: “Bùng phát cúm gia cầm đã mau chóng lan ra 9 tỉnh và 1 thành phố lớn”.
Họ nói rằng cúm H5N1 là loại lây lan mạnh hơn vì thiếu vắc-xin chống loại vi-rút có vẻ đã bị biến đổi thành dạng có sức đề kháng mạnh. Thời tiết bất thường và việc di chuyển gia cầm từ nơi này tới nơi khác đã góp phần làm lây lan virút.
Anh Giuse Nguyễn Văn Niệm, người nuôi vịt ở Gx Du Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nói rằng anh rất quan ngại về 650 con vịt của anh chưa được chủng ngừa.
Hà Tĩnh là tỉnh được Bộ thú y xác định đã bị ảnh hưởng cúm gia cầm. Anh Niệm nói: “Chỉ có 1/5 số vịt của anh được chủng ngừa”.
Anh nói rằng đàn vịt của nah là nguồn thu nhập duy nhất, và anh đã vay vốn ngân hàng 15 triệu đồng. Anh đã phải thanh toán nợ ngân hàng sau đợt bùng phát năm ngoái vì 500 con vịt của anh bị thiêu hủy. Anh cho biết rằng anh không hề được nhà nước bồi thường đồng nào.
Anh Mai Xuân Cơ đã di dời 300 con gà tới khu rừng gần đó để tránh dịch. Cũng như anh Niệm, anh Cơ nói rằng anh cũng phải thanh toán nợ ngân hàng sau khi đàn gà của anh bị thiêu hủy năm ngoái.
Cho tới năm nay, 4.000 gia cầm đã bị thiêu hủy ở Hà Tĩnh sau khi xét nghiệm thấy H5N1 dương tính.
Vi-rút này cũng đã làm 2 người tử vong trong tháng trước – một thanh niên nuôi vịt 18 tuổi ở tỉnh Kiên Giang và một thai phụ 26 tuổi ở tỉnh Sóc Trăng.
Văn Hóa
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Suy Tư Lời Chúa qua cuộc sống
Trần Ngọc Mười Hai
04:04 17/02/2012
Chuyện Phiếm Đạo Đời: Chúa NHật Thứ 1 Mùa Chay năm B 26.02.2012
“Ngàn mây xám, chiều nay về đây treo lững lờ,”
“Và tiếng hát, về ru mình trong giấc ngủ vùi,,
Rồi từ đó, loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền,
để người về hát đêm hồng, địa đàng còn in dấu chân bước quên.”
(Trịnh Công Sơn – Dấu Chân Địa Đàng)
(Kn 18: 14-15)
“Địa đàng in dấu chân”, nơi nào thế? Phải chăng là: “đêm hồng”, là “bước quên”, hay “giấc ngủ vùi”? Thật ra thì, nghệ sĩ là những vị từng “ru với gió”, “mơ theo trăng”, và “vơ vẩn cùng mây”, làm sao định vị được địa đàng, tìm dấu chân.
Bần đạo đây, cũng đã cảm nghiệm được điều ấy, những hai lần. Lần đầu, là lần quyết tâm về “miền quá khứ”, có người cháu gọi bằng cậu từng 50 năm chôn vùi đời mình chốn viện tu rất khắc kỷ, ở “Castagniers” miền Nam nước Pháp. Lần đó, bần đạo cứ là bon chen tìm đến với núi rừng trùng điệp với hy vọng xa vắng chốn miền có dấu chân “địa đàng”, nhưng không được. Bởi, lúc nào cũng văng vẳng nghe bên tai lời ca vui tựa hồ lời nghệ sĩ đang còn hát:
“Trời buông gió, và mây về ngang bên lưng đèo,
Mùa xanh lá, loài sâu ngủ quên trong tóc chiều.
Cuộc đời đó, nửa đêm tiếng ca như than phiền
Bàng hoàng lạc gió mây miền,
Trùng trùng, ngoài khơi nước lên sóng niềm.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Lần thứ hai, bần đạo lại cũng tìm về miến dĩ vãng chốn khổ tu khi trước, ở vùng sâu vùng xa, rất gần Machu Pichu, xứ Pê-ru. Và lần này, bần đạo cũng lại bị quật thê thảm đến độ toàn thân mình trở thành gần như hư vô/rỗng tuếch, cả đầu óc lẫn con người. Có ở tâm trạng ấy, mới thấy những gì gắn liền đời mình vẫn chẳng là gì cả. Chỉ là hư luống.
Hôm nay, ngồi “một mình trên phố” lố nhố chốn phồn hoa đô hội, lại thấy cần sự tĩnh mịch/lặng thinh, nhưng nay thấy hiếm. Cũng may còn có cái gì đó tựa ơn trên gửi đến cho mình vài ba tư tưởng nhỏ, rất thoáng chốc, giống lời thơ người nghệ sĩ vẫn ray rứt:
“Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần
Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng
Vùng u tồi loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng
Một đời bỏ ngõ đêm hồng
Ngoài trời còn dâng nước lên mắt em.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Nhà thơ đây, những là “chùng chân”, ”buông vó” vì đêm đó nghe như “lời ca dạ lan ngại ngùng”. Còn bần đạo đâu dám làm thế, chỉ là bạn bè thấy mà thương bèn tặng cho một bài suy tư có dáng dấp của đấng bậc tải trên báo, có lời lẽ về những “lặng thinh là tình đã thuận”, bận bịu như sau:
“Lặng thinh, không chỉ là việc cần có trong thánh lễ, hoặc các buổi phụng vụ thôi, nhưng cả với cuộc đời nữa. Cuộc sống hôm nay chừng như quá ồn ào, kích bốc. Nhìn vào mọi chốn, người người đều thấy nơi nào cũng lào xảo đủ thứ tiếng động. Thanh âm đủ loại chừng như cứ nối tiếp và nối tiếp không ngừng từ các loa phóng thanh cứ ra rả từ các đài phát sóng, cho đến các loại máy ghi âm tân kỳ phát ra đủ mọi loại âm thanh, cùng tiếng nhạc. Cả khi người ta đang tập trung lái xe hay làm việc quần quật, hoặc ngủ nghỉ, lúc nào cũng thấy toàn những âm thanh và tiếng động. Khủng khiếp hơn, ngày hôm nay, các màn ảnh phát hình và vi tính chiếm đoạt gần như trọn vẹn thời gian trong cuộc sống của nhiều người. Thậm chí, cả vào lúc gia đình tụ họp để ăn uống, bên nhau chuyện trò hoặc nguyện cầu, lại vẫn thấy tình huống sôi động, rất dễ nóng bỏng.
Vâng. Ngày nay người người cần đến thinh lặng. Cần lặng thinh để suy tư, nghĩ ngợi, hiệp thông với Chúa. Nhận ra được sự hiện diện của Đức Chúa. Có lẽ, hơn bao giờ hết, con người cần đến sức mạnh của nội tâm, điều mà sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo từng minh định:
“Nhu cầu đời sống nội tâm là tất cả những gì ta cần đến, cho cuộc sống. Bởi, cuộc sống hôm nay, có nhiều thứ khiến con người mình dễ chia trí và ra khỏi mọi động thái suy tư tụng niệm, tự kiểm hoặc xem xét tình trạng an nhiên tự tại, của chính mình.” (x. GLHTCG chưong đoạn 1779)
Chính vì lý do đó, có lẽ cũng nên nhìn ra sự cần thiết để ra khỏi cảnh trí ồn ào nói trên thỉnh thoảng cũng nên tắt máy phát thanh, nghe nhạc trên dĩa hoặc ipod nhét nơi tai. Để rồi, thay vì bị phóng pháo bằng tiếng động, là những dụng cụ khiến con người trở nên thụ động, tê cứng, để mà tìm kiếm những giây phút hoặc kế hoạch chuyện trò với Chúa, qua nguyện cầu. Đó, là thế giới khác hẳn. Thế giới của an bình, lặng thinh. Rồi tự hỏi: sao tôi cứ phải lệ thuộc vào với máy móc, đến là thế…” (x. Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 15/1/2012 tr. 10)
Bần đạo đây, chẳng là đấng bậc hoặc thày sáu cao siêu vời vợi để dám đề nghị với chúng nhân anh em, mà chỉ dám đưa ra một nhận định cho riêng mình, ấy là: có lặng thinh mới thấy và nghe được điều Chúa nói với con người, thời đại này. Thấy, là thấy Chúa vẫy gọi mọi người hãy đến với Ngài. Nghe, là nghe lời thầm thì của lặng thinh Chúa nói nhỏ.
Khi xưa, môn đồ gần cận luôn thấy Chúa làm việc trong âm thầm, lặng thinh. Lặng thinh trong nguyện cầu. Thinh lặng khi chữa lành và ban ơn. Và nhiều nữa, kể sao cho hết. Ngày nay, Chúa vẫn còn khuyến cáo con rất nhiều thứ, dù họ không là đồ đệ chẳng tin vào Ngài, cả những hiện tượng ồn ào như thác lũ. Hiện tượng xảy đến với nhân gian, không chỉ cho người ngoài Đạo, mà cả đến dân con của Ngài nữa.
Hôm nay, phiếm luận chuyện Đạo xen lẫn chuyện đời, bần đạo thấy có bổn phận phải mở mắt cho to, vểnh tai cho rộng để thấy và nghe được tiếng lào xào của lặng thinh, lình bình nơi góc xó. Tiếng lào xào của thinh lặng nay không chỉ xảy ra nơi con trẻ, ở trời Tây, mà nhiều địa hạt khác, như: thi ca, âm nhạc, hội hoạ, y tế, giáo dục, và nhiều thứ khác, nói chung nơi cuộc sống thực tiễn.
Cuộc sống hôm nay, ngoài những thông tin rất “loạn” (hiểu theo nghĩa tiêu cực, bóng bảy) còn thấy xảy ra hiện tượng người người chạy trốn, thoát rất xa khỏi chốn miền thiên nhiên, triền miên im ắng. Cả và thiên nhiên hôm nay, lại cũng bị con người dính tay vào để tàn phá, chỉnh sửa hoặc bố ráp theo ý mình. Ý của người vẫn sử dụng tiền tài/của cải mà khuynh loát.
Nói cách khác, những ai bận tâm lo lắng chuyện như thế, nay cảm nghiệm thêm lời người nghệ sĩ xưa vẫn còn hát:
“Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô
Từ mưa gió, từ vào trong đá xưa,
Đến bây giờ, mắt đã mù,
Tóc xanh đen vầng trán thơ,
Dòng sông đó, loài rong yên ngủ sâu,
Mới hôm nào bão trên đầu,
Lời ca đau trên cao.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Phải chăng, tiếng lào xào của lặng thinh ở đâu đó, là “lời ca đau trên cao”? Phải chăng, chỉ những ai biết được sự lặng thinh/im ắng mới cảm nhận được những ồn ào của lặng câm, ở mọi chốn? Lời ca trên cao và tiếng ồn ào lặng câm ấy, không phải ai cũng cảm và cũng thấy, nhất là chuyện lào xào nghe rất “phiếm” như chuyện bên lề một điện thư/thư điện trên mạng mà bần đạo mới nhận từ bạn bè thân thương, như sau:
“Cảm ơn anh em đã gửi cho bọn này bài viết có "lời lẽ rất phá hoại". Phá cả Đạo lẫn đời. Đúng là “lời lẽ phá hoại” của những người rảnh rỗi không có việc gì làm, hoặc có chủ đích phá Đạo, hoặc được trả tiền để làm việc ấy.
Tôi không theo dõi loạt bài về "Cánh Chung luận" qua lại giữa Gm Nguyễn Văn Khảm và những người "ăn theo" hoặc "nói dựa", vì đâu hiểu gì vấn đề hóc búa là "Cánh Chung", làm sao luận.
Tôi nghĩ, mình cũng nên để tâm hồn lắng đọng mà đi vào thinh lặng, sẽ nghe và thấy nhiều, rồi hãy suy tư tản mạn chuyện "Lặng thinh" luôn thấy cần. Mấy hôm nay, đầu óc bọn tôi cứ rong chơi đâu đó, nên khó viết. Cầu mong mọi sự trở về với lặng thinh, bình dị để người người cảm nhận được sự im ắng của thiên nhiên, vạn vật, cuộc đời.
Cầu chúc anh em và mọi người vẫn cứ bình an sau khi đọc các bài viết mang tính "phá thối" ở trên mạng hay đâu đó, vẫn lền khên xoá không kịp.”
Và sau đó, một thư hồi âm từ bạn tri âm có tâm hồn cũng tri kỷ, lại rất kỹ như:
“Mong rằng Anh sẽ lắng nghe được "TIẾNG VỖ CỦA MỘT BÀN TAY" để cảm nhận và nghe được nội âm vang lừng của TÌNH YÊU THƯƠNG, để viết cho mọi người, không trừ một ai, cả những kẻ có ngôn từ phá hoại nữa.” (trích điện thư qua lại của bạn bè trong nhóm thư từ rất điện tử hôm 03/02/2012)
Với người đời, tiếng lào xào của lặng câm/im như hến, đến là thế. Đến như thế hoặc rặt như vậy vẫn cứ ào ào, khiến con người càng đi dần vào cuộc cãi tranh, giành giựt, tranh chấp. Tranh và chấp, cả khi có sự việc mà mình không tài nào nắm bắt, như chuyện “Cánh chung luận” của ai đó vẫn còn đó. Tranh và chấp, cả khi các thứ ấy không là “của bở” ăn được/uống được, mà vẫn chỉ lặng câm/im ắng, rất miên trường.
Với nhà Đạo, nỗi lắng đọng của lặng thinh mang ý nghĩa một mời gọi ở kinh sách Thánh Hiền đề cập gọi mời mọi người hãy để ý:
“Khi vạn vật chìm sâu trong thinh lặng,
lúc đêm trường chừng như điểm canh ba,
thì từ trời cao thẳm, lời toàn năng của Ngài
đã rời bỏ ngôi báu, ví tựa người chiến sĩ can trường
xông vào giữa miền đất bị tru diệt,
mang theo bản án không thể huỷ của Ngài
như lưỡi gươm sắc bén. “
(Khôn ngoan 18: 14-15)
Và, Lời của Chúa còn đó rất buồn như sau:
“Còn anh em, khi cầu nguyện,
hãy vào phòng, đóng cửa lại,
và cầu nguyện cùng Cha của anh,
Đấng hiện diện cả nơi kín ẩn.”
(Mt 6: 6)
Thiết tưởng, “Nơi kín ẩn” mà thánh sử nói đến, hẳn là chốn miền đầy ắp những lặng thinh, tình thông thoáng. Có lắng đọng hiệp thông, chung sống với thiên nhiên vạn vật, hoặc con người. Im ắng ấy, chắc không là tranh chấp, cãi tranh, giành giựt như ngôn sứ Habacúc từng khẳng định:
“Và Giavê, ngự trong thánh điện của Người ,
toàn thể cõi đất, hãy thinh lặng trước nhan Người!”
(Ha 2: 20)
Trên thực tế, nhiều “thánh điện của Chúa” vẫn trưng bảng chỉ dẫn “Nơi này, Nhà của Chúa” để nhắn nhủ dân con bước vào đó, hãy cứ lặng thinh, im ắng, nguyện cầu. Còn ngoài đời, làm sao tìm được chốn nguyện cầu im ắng, giống như thế? Vũ trụ vạn vật vẫn còn đó, đón chờ loài người hãy cùng chim muông, thú vật, đến mà xem. Xem rồi, hãy hoà mình mà lắng đọng trong thinh lặng. Và khi đã lặng thinh/im ắng rồi sẽ phát hiện tình huống rất dễ thương, như truyện kể ở bên dưới:
“Nhà hiền triết nọ dẫn học trò đi ngao du khắp chốn trên đời. Trong mười năm, thày trò theo nhau đi hầu hết các nước, gặp hầu như tất cả những người có học vấn. Nay, thày trò trở về, người nào người nấy kinh luân đầy một bụng. Kinh nghiệm đầy mình.
Trước khi vào thành, nhà hiền triết ngồi nghỉ trên bãi cỏ ở ngoại thành, nói với học trò: “Mười năm ngao du, các con đều trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều. Nay, sự học sắp kết thúc, ta sẽ giảng cho các con bài học cuối.”
Học trò kéo đến vây quanh nhà hiền triết. Một lát sau, bậc thày hỏi:
-Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu thế?
-Dạ thưa, ta đang ngồi nơi bãi cỏ hoang ngoài thành.
-Trên bãi hoang này, có cây gì mọc lên không?
-Dạ, Bãi hoang này, mọc toàn cỏ dại.”
-Đúng! Nơi đây mọc toàn cỏ dại. Giờ ta muốn biết có cách gì để trừ nó không?
Đám học trò thi nhau đáp:
-Dạ. Chỉ cần một xẻng là đi hết.
-Dạ thưa thày, dùng lửa để diệt cỏ, cung là phương cách rất hay!
-Thưa thày, theo em, rắc vôi lên là tốt nhất.
-Theo em, diệt cỏ phải trừ tận gốc. Chỉ cần nhổ được hết thứ đó là xong!
Nghe vậy, nhà hiền triết đứng dậy nói:
-Bài học hôm nay, đến đây là hết. Các con hãy đi về, làm theo cách suy nghĩ của mình mà diệt cỏ. Nếu không được, năm sau quay lại ta nói chuyện tiếp.
Năm sau, thày trò quay lại, ai cũng thấy cỏ hoang hôm trước nay trở thành đồng lúa ngô xanh tươi. Đám học trò quây quần bên đám ruộng, chờ thày đến, nhưng chờ mãi vẫn không thấy thày. Ít năm sau, nhà hiền triết quá vãng, đám học trò cũ của ông mới lại tìm đến nhau để tu sửa các tài liệu cùng luận thuyết của thày mình, chợt thấy ở chương cuối, ông có ghi thêm một câu: “Muốn diệt hết cỏ dại ở bãi hoang, chỉ một cách hay nhất, là trồng cấy mùa màng ở trên đó. Cũng vậy, muốn cho bãi cỏ nhà mình không còn lo buồn chuyện ồn ào/huyên náo, cách duy nhất là đem vào đó, sự lặng thinh tuyệt đối, mới được.”
Học thuyết của nhà hiền triết, có thể chỉ áp dụng trên giấy bút, thôi. Thực tế ở đời, người người nên ứng dụng sự lặng thinh cho riêng mình, rồi sẽ thấy. Thấy và đạt, chỉ khi nào ta quyết tâm sống bền bỉ, không nôn nóng. Đó mới là điểm son vàng của cái-gọi-là “lặng thinh là tình đã thuận.” Thuận, trong an vui. Hiền hoà. Lặng lẽ.
Trần Ngọc Mười Hai
Tuy chưa đạt
tình trạng an và vui ấy.
Nhưng đã cảm nghiệm
về quỵ ngã,
những hai lần.
Suy niệm Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay Năm B 26.02.2012
“Anh trốn sao đêm, lẩn mặt trời,”
“Ghê từng ý gió, sợ hoa rơi.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mc 1: 12-15
Có thể rằng, với anh, là nhà thơ hay nghệ sĩ, thì như thế. Còn sự thực, với Chúa, là Đấng vẫn lẳng lặng vào chốn hoang vu/xa vắng mãi để giáp mặt ác thần/sự dữ, chịu thử thách. Thử thách hoặc khuyến dụ, là tình huống ghi lại ở trình thuật, rõ nhất hôm nay.
Trình thuật, nay thánh sử Máccô chỉ viết có đôi hàng về thử thách thức và khuyến dụ Ngài ở lặng thinh trong 40 ngày/đêm. 40 đây, là con số biểu tượng chỉ thời gian cũng rất dài. Dài ngày, dài tháng. Trong cuộc sống của Chúa, vẫn thấy có khuyến dụ kéo dài ngày cho đến lúc Ngài giáp mặt sự thật trên đồi Can-va-riô. Thử thách và khuyến dụ, đưa Chúa đi vào chốn choá ngợp ở đời thường để mong dẫn dụ Ngài gia nhập vào sự ngợp choáng ấy.
Quả là thế! Chúa choáng ngợp với khuyến dụ trở thành Đấng Mêsia, mà mọi người trông đợi. Choáng đến ngợp, khi Ngài buộc phải đặt mình trước cảnh tình quyết đối đầu, hầu có quyết định cho đúng. Choáng và ngợp, trước quyết định hành động sao cho hợp ý Chúa Cha. Choáng rồi ngợp, trước chọn lựa những 3 cách thế để thể hiện vai trò được Cha giao phó. Cách đầu, là quyết tham gia vào chốn quyền bính ngõ hầu có thể kình chống người La Mã, cũng khá khó. Cách thứ hai, là hoà nhập với người đương thời, để rồi sẽ thống trị mọi người ở chốn dân gian, trần thế.
Nếu làm thế, Ngài sẽ có thể giải quyết chuyện đói nghèo do vua quan/lãnh chúa người La Mã từng tạo ra. Thử thách và khuyến dụ, cốt ý tạo lòng ham muốn tự mình giải quyết hết mọi việc ở thế giới, là chuyện giúp kiến tạo cuộc sống tốt lành cho mọi người.
Và thử thách cùng khuyến dụ cuối, là: nhắm mắt làm ngơ chẳng cần biết sự thể ở đời sẽ ra sao, vẫn lặng thinh đi vào chốn linh thiêng thần thánh, mà chỉ ê a vài ba kinh kệ để rồi sẽ lại giao hết cho Cha giải quyết. Đó là 3 thử và thách rất khuyến dụ thấy rõ ở trình thuật được thánh Mátthêu ghi chép.
Thử và thách cùng khuyến dụ dễ thấy nhất là những thử thách và dụ dỗ về quyền bính. Là, cung cách mà người La Mã khi xưa sử dụng hòng thống trị kẻ ở dưới. Người La Mã xưa, vẫn muốn tạo khó khăn đặt để lên đầu kẻ dưới. Làm thế, sẽ khiến họ lại trông mong có được đấng cứu tinh nào đó khả dĩ đem họ ra khỏi mọi thứ bất ưng kéo dài ngày. Có lẽ, giới thống trị La Mã khi ấy đã bất lực trong sử dụng quyền thế cách sai sót, để rồi người người ở dưới vẫn phải ngóng trông đấng bậc nào khác đầy uy lực đến thay thế.
Với thử thách/khuyến dụ này, Giêsu Đức Chúa không những chỉ trích cung cách mà vua quan cùng lãnh chúa người La Mã sử dụng quyền bính tối cao để cai trị, mà Ngài còn đả phá cả quyền uy/thế lực là những thứ mà Ngài chẳng bao giờ muốn tạo lấy cho Ngài. Chúa chọn cuộc sống thấp hèn không mang nặng quyền uy vật chất để Ngài có thể hoà mình với người thấp bé, chẳng khi nào có được quyền uy thế lực ở trần gian.
Thử thách/khuyến dụ thứ hai tỏ cho Chúa, là lòng ham muốn giải quyết tệ trạng đói nghèo của thế gian. Rõ ràng vào thời Chúa sống, trạng huống này từng xảy đến. Hầu như 95% người dân Galilê vẫn sống dưới mức độ những khó cùng nghèo. Tức: họ không đủ cơm ăn áo mặc hằng ngày mà còn thiếu cả đức tính tự tin vào bản lãnh cũng như tư cách của chính họ. Thêm vào đó, là: tình trạng đau yếu, chết yểu vẫn diễn ra thật khó giải quyết.
Những khó khăn này, đều do vua quan lãnh chúa trần gian như Hêrôđê tạo nên bằng vào chương trình xây dựng các đền đài bề thế, khiến dân con ở dưới đã nghèo lại thêm khổ cực. Nhằm thực hiện những mưu đồ như thế, vua quan ở đời lại đã phải bổ thêm thuế má đánh trên đầu dân con thiên hạ. Thử và thách cũng như khuyến dụ đây, là tìm cho ra đấng bậc vị vọng nào khả dĩ có thể dấy động cuộc cách mạng để chống nạn nhũng lạm quyền thế. Chính đó là lý do để người người trông chờ Đấng Thiên Sai mau đến cứu vớt họ.
Thử và thách thức cuối, là: gạt sang một bên những chuyện thực tế ở đời để rồi chỉ nghĩ chuyhện siêu thăng phụng thờ và tế tự. Rồi từ đó nghĩ rằng: bằng vào quyền sinh sát mình tự phát, sẽ có thể buộc Chúa phải dính dự vào với suy nghĩ cùng quyết định của riêng mình hầu giải quyết cho dân con của Ngài. Thử thách và khuyến dụ ở đây, hôm nay, còn là sử dụng chốn kinh kệ/phụng thờ mà cầu Chúa ra tay giải quyết hết mọi khó khăn đang diễn ra. Người Do thái thời trước, cũng từng sống với những thử và thách giống như thế.
Thử thách trên là khuyến dụ ta chỉ sống đời thiêng liêng/linh đạo, hơn sống cho ý định của Chúa Cha. Đức Giêsu đã nhận ra chính những thử thách và khuyến dụ như thế, sẽ là chúa tể để có thể dám tự mình gạt qua một bên ý định rất thực của Chúa. Thế nên, Ngài mới không chọn đường lối kinh kệ/sùng Đạo như đám Pharisêu từng thêm vào luật tế tự. Trái lại, Ngài đích thực tuân theo ý định của Cha, chứ không phải ý tư riêng của Ngài.
Hội thánh hôm nay cũng đang sống cùng một cảnh tình rất tương tự. Cảnh tình, có thử và có thách thức cùng những khuyến dụ, hệt như thế. Cảnh tình, là cảnh của đấng bậc chỉ biết sống ở trên cao, vẫn muốn người của Giáo hội phải biết ganh đua với thế trần. Ganh và đua, hầu đoạt lại quyền uy thế lực từng để mất trong chính trường, ngoài xã hội, là nơi chốn mang nhiều ảnh hưởng lên dân chúng. Thông thường thì, người người thấy Hội thánh cứ ganh đua với cơ quan từ thiện ở nhiều nơi. Vẫn muốn người đời nể trọng mình vì mình cũng từng ban phát ân huệ, tài chánh và bổng lộc cho nhiều người.
Thường thấy hơn, rõ ràng hôm nay người người đều thấy thánh hội mình chỉ lo chuyện linh thiêng chốn tháp ngà nhiều mây tầng vần vũ. Lo rồi, còn bắt Chúa đồng thuận mà tuân theo qui định do thánh hội mình đề ra. Hội thánh hôm nay cũng gặp cùng một thử thách cũng như khuyến dụ bằng nhiều cách, giống hệt như Đức Giêsu vào thời trước. Tức, cũng nghĩ rằng Chúa Thánh Thần uỷ thác cho mình làm mọi chuyện theo ý của nhóm hội phe đảng cầm quyền, chứ không là ý định của Cha. Bởi, ý của Cha luôn là ý kiến và quyết định mời gọi thánh hội theo đường khổ ải, trầm lắng chứ không sống đời ồn ào, những là phô trương lực lượng.
Chúng ta cũng thế. Ngày nay, ta vẫn muốn trở thành dân con đặc biệt được Chúa tuyển chọn. Tức: những người có khả năng chỉnh sửa mọi thứ, cả những thứ ta không có thẩm quyền cùng chức năng, trọng trách. Nói tóm lại, ta thường nghĩ mình có khả năng giải quyết hết mọi chuyện trong huyện/ngoài đời dù nhiều lúc không được Cha uỷ thác. Dù, nhiều khi chính ta cũng không rành rẽ, bằng người đời nữa.
Nhiều lúc, Hội thánh muốn lôi kéo Chúa vào với lập trường rất riêng tư của một nhóm người chưa thành thánh, nhưng vẫn muốn dân con Đạo mình ở trên mọi cơ chế, hoặc tôn giáo. Trên mọi sự. Hơn mọi người. Chính vì lý do này, mà một số người trong Đạo ngoài làng, nay bớt tin vào thánh hội của Chúa, dù vẫn tin vào tình thương của Ngài đối với mọi Đạo. Mọi người.
Nhiều lúc, Hội thánh cũng đối xử với con dân trong Đạo như khách lạ người dưng, cùng lắm chỉ như kẻ đứng ngoài dự khán, không hơn không kém. Thế nên, mới bỏ giờ ra mà thêm thắt cho diện mạo Đạo mình thêm phần hấp dẫn. Chính vì thế, nên người người mới không thấy được ý nghĩa của cuộc sống đích thực, trong Đạo. Không còn mong đợi Hội thánh giúp mình sống xứng hợp với Lời của Chúa hoặc làm sống dậy như Chúa từng khuyên dạy.
Nhiều vị trong thánh hội của ta, vẫn sống cuộc đời phụng tự, cũng rất thật. Nhưng, quá đặt nặng hình thức rất lễ nghi, chỉ muốn điệu võ dương oai, nên đôi lúc hiểu sai ý nghĩa niềm tin rất thực. Nói tóm lại, dân con Hội thánh nay có lúc đặt quá nặng phần hình thức với diễn trình, cốt để khuyến dụ nhiều người vào Đạo, và theo Đạo. Phải chăng, đó cũng là thử và thách rất khuyến dụ, thời hôm nay.
Nếu quả có thế, cũng nên nguyện cầu cho thánh hội mình có lại cơ hội lướt thắng chính mình, mà hồi hướng trở về với con đường chính mạch do Đức Giêsu vạch ra. Hội thánh nói ở đây vẫn là mỗi người và mọi người trong thánh hội Công giáo rất La Mã, chứ không chỉ là cơ chế mạnh mẽ, rất Va-ti-căng.
Trong cảm nhận như thế, cũng nên để ra đôi phút mà ngâm lại lời thơ vừa trích dẫn ở trên, rằng:
“Anh trốn sao đêm, lẩn mặt trời,
Ghê từng ý gió, sợ hoa rơi.
Chao ôi! Mỗi cánh sương run rẩy.
Nghe cũng vang âm giọng nói Người.”
(Đinh Hùng – Trái Tim Hồng Ngọc)
Trái tim có hồng và có ngọc, nay cũng nghe vang giọng nói của Người. Giọng Người khuyên nhủ hãy sống đời thực thụ có niềm tin rất thánh và cũng rất người, ở nơi đây. Chốn này. Khó lòng mà lẩn trốn.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá phỏng dịch.
“Ngàn mây xám, chiều nay về đây treo lững lờ,”
“Và tiếng hát, về ru mình trong giấc ngủ vùi,,
Rồi từ đó, loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền,
để người về hát đêm hồng, địa đàng còn in dấu chân bước quên.”
(Trịnh Công Sơn – Dấu Chân Địa Đàng)
(Kn 18: 14-15)
“Địa đàng in dấu chân”, nơi nào thế? Phải chăng là: “đêm hồng”, là “bước quên”, hay “giấc ngủ vùi”? Thật ra thì, nghệ sĩ là những vị từng “ru với gió”, “mơ theo trăng”, và “vơ vẩn cùng mây”, làm sao định vị được địa đàng, tìm dấu chân.
Bần đạo đây, cũng đã cảm nghiệm được điều ấy, những hai lần. Lần đầu, là lần quyết tâm về “miền quá khứ”, có người cháu gọi bằng cậu từng 50 năm chôn vùi đời mình chốn viện tu rất khắc kỷ, ở “Castagniers” miền Nam nước Pháp. Lần đó, bần đạo cứ là bon chen tìm đến với núi rừng trùng điệp với hy vọng xa vắng chốn miền có dấu chân “địa đàng”, nhưng không được. Bởi, lúc nào cũng văng vẳng nghe bên tai lời ca vui tựa hồ lời nghệ sĩ đang còn hát:
“Trời buông gió, và mây về ngang bên lưng đèo,
Mùa xanh lá, loài sâu ngủ quên trong tóc chiều.
Cuộc đời đó, nửa đêm tiếng ca như than phiền
Bàng hoàng lạc gió mây miền,
Trùng trùng, ngoài khơi nước lên sóng niềm.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Lần thứ hai, bần đạo lại cũng tìm về miến dĩ vãng chốn khổ tu khi trước, ở vùng sâu vùng xa, rất gần Machu Pichu, xứ Pê-ru. Và lần này, bần đạo cũng lại bị quật thê thảm đến độ toàn thân mình trở thành gần như hư vô/rỗng tuếch, cả đầu óc lẫn con người. Có ở tâm trạng ấy, mới thấy những gì gắn liền đời mình vẫn chẳng là gì cả. Chỉ là hư luống.
Hôm nay, ngồi “một mình trên phố” lố nhố chốn phồn hoa đô hội, lại thấy cần sự tĩnh mịch/lặng thinh, nhưng nay thấy hiếm. Cũng may còn có cái gì đó tựa ơn trên gửi đến cho mình vài ba tư tưởng nhỏ, rất thoáng chốc, giống lời thơ người nghệ sĩ vẫn ray rứt:
“Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần
Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng
Vùng u tồi loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng
Một đời bỏ ngõ đêm hồng
Ngoài trời còn dâng nước lên mắt em.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Nhà thơ đây, những là “chùng chân”, ”buông vó” vì đêm đó nghe như “lời ca dạ lan ngại ngùng”. Còn bần đạo đâu dám làm thế, chỉ là bạn bè thấy mà thương bèn tặng cho một bài suy tư có dáng dấp của đấng bậc tải trên báo, có lời lẽ về những “lặng thinh là tình đã thuận”, bận bịu như sau:
“Lặng thinh, không chỉ là việc cần có trong thánh lễ, hoặc các buổi phụng vụ thôi, nhưng cả với cuộc đời nữa. Cuộc sống hôm nay chừng như quá ồn ào, kích bốc. Nhìn vào mọi chốn, người người đều thấy nơi nào cũng lào xảo đủ thứ tiếng động. Thanh âm đủ loại chừng như cứ nối tiếp và nối tiếp không ngừng từ các loa phóng thanh cứ ra rả từ các đài phát sóng, cho đến các loại máy ghi âm tân kỳ phát ra đủ mọi loại âm thanh, cùng tiếng nhạc. Cả khi người ta đang tập trung lái xe hay làm việc quần quật, hoặc ngủ nghỉ, lúc nào cũng thấy toàn những âm thanh và tiếng động. Khủng khiếp hơn, ngày hôm nay, các màn ảnh phát hình và vi tính chiếm đoạt gần như trọn vẹn thời gian trong cuộc sống của nhiều người. Thậm chí, cả vào lúc gia đình tụ họp để ăn uống, bên nhau chuyện trò hoặc nguyện cầu, lại vẫn thấy tình huống sôi động, rất dễ nóng bỏng.
Vâng. Ngày nay người người cần đến thinh lặng. Cần lặng thinh để suy tư, nghĩ ngợi, hiệp thông với Chúa. Nhận ra được sự hiện diện của Đức Chúa. Có lẽ, hơn bao giờ hết, con người cần đến sức mạnh của nội tâm, điều mà sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo từng minh định:
“Nhu cầu đời sống nội tâm là tất cả những gì ta cần đến, cho cuộc sống. Bởi, cuộc sống hôm nay, có nhiều thứ khiến con người mình dễ chia trí và ra khỏi mọi động thái suy tư tụng niệm, tự kiểm hoặc xem xét tình trạng an nhiên tự tại, của chính mình.” (x. GLHTCG chưong đoạn 1779)
Chính vì lý do đó, có lẽ cũng nên nhìn ra sự cần thiết để ra khỏi cảnh trí ồn ào nói trên thỉnh thoảng cũng nên tắt máy phát thanh, nghe nhạc trên dĩa hoặc ipod nhét nơi tai. Để rồi, thay vì bị phóng pháo bằng tiếng động, là những dụng cụ khiến con người trở nên thụ động, tê cứng, để mà tìm kiếm những giây phút hoặc kế hoạch chuyện trò với Chúa, qua nguyện cầu. Đó, là thế giới khác hẳn. Thế giới của an bình, lặng thinh. Rồi tự hỏi: sao tôi cứ phải lệ thuộc vào với máy móc, đến là thế…” (x. Lm John Flader, Question Time, The Catholic Weekly 15/1/2012 tr. 10)
Bần đạo đây, chẳng là đấng bậc hoặc thày sáu cao siêu vời vợi để dám đề nghị với chúng nhân anh em, mà chỉ dám đưa ra một nhận định cho riêng mình, ấy là: có lặng thinh mới thấy và nghe được điều Chúa nói với con người, thời đại này. Thấy, là thấy Chúa vẫy gọi mọi người hãy đến với Ngài. Nghe, là nghe lời thầm thì của lặng thinh Chúa nói nhỏ.
Khi xưa, môn đồ gần cận luôn thấy Chúa làm việc trong âm thầm, lặng thinh. Lặng thinh trong nguyện cầu. Thinh lặng khi chữa lành và ban ơn. Và nhiều nữa, kể sao cho hết. Ngày nay, Chúa vẫn còn khuyến cáo con rất nhiều thứ, dù họ không là đồ đệ chẳng tin vào Ngài, cả những hiện tượng ồn ào như thác lũ. Hiện tượng xảy đến với nhân gian, không chỉ cho người ngoài Đạo, mà cả đến dân con của Ngài nữa.
Hôm nay, phiếm luận chuyện Đạo xen lẫn chuyện đời, bần đạo thấy có bổn phận phải mở mắt cho to, vểnh tai cho rộng để thấy và nghe được tiếng lào xào của lặng thinh, lình bình nơi góc xó. Tiếng lào xào của thinh lặng nay không chỉ xảy ra nơi con trẻ, ở trời Tây, mà nhiều địa hạt khác, như: thi ca, âm nhạc, hội hoạ, y tế, giáo dục, và nhiều thứ khác, nói chung nơi cuộc sống thực tiễn.
Cuộc sống hôm nay, ngoài những thông tin rất “loạn” (hiểu theo nghĩa tiêu cực, bóng bảy) còn thấy xảy ra hiện tượng người người chạy trốn, thoát rất xa khỏi chốn miền thiên nhiên, triền miên im ắng. Cả và thiên nhiên hôm nay, lại cũng bị con người dính tay vào để tàn phá, chỉnh sửa hoặc bố ráp theo ý mình. Ý của người vẫn sử dụng tiền tài/của cải mà khuynh loát.
Nói cách khác, những ai bận tâm lo lắng chuyện như thế, nay cảm nghiệm thêm lời người nghệ sĩ xưa vẫn còn hát:
“Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô
Từ mưa gió, từ vào trong đá xưa,
Đến bây giờ, mắt đã mù,
Tóc xanh đen vầng trán thơ,
Dòng sông đó, loài rong yên ngủ sâu,
Mới hôm nào bão trên đầu,
Lời ca đau trên cao.”
(Trịnh Công Sơn – bđd)
Phải chăng, tiếng lào xào của lặng thinh ở đâu đó, là “lời ca đau trên cao”? Phải chăng, chỉ những ai biết được sự lặng thinh/im ắng mới cảm nhận được những ồn ào của lặng câm, ở mọi chốn? Lời ca trên cao và tiếng ồn ào lặng câm ấy, không phải ai cũng cảm và cũng thấy, nhất là chuyện lào xào nghe rất “phiếm” như chuyện bên lề một điện thư/thư điện trên mạng mà bần đạo mới nhận từ bạn bè thân thương, như sau:
“Cảm ơn anh em đã gửi cho bọn này bài viết có "lời lẽ rất phá hoại". Phá cả Đạo lẫn đời. Đúng là “lời lẽ phá hoại” của những người rảnh rỗi không có việc gì làm, hoặc có chủ đích phá Đạo, hoặc được trả tiền để làm việc ấy.
Tôi không theo dõi loạt bài về "Cánh Chung luận" qua lại giữa Gm Nguyễn Văn Khảm và những người "ăn theo" hoặc "nói dựa", vì đâu hiểu gì vấn đề hóc búa là "Cánh Chung", làm sao luận.
Tôi nghĩ, mình cũng nên để tâm hồn lắng đọng mà đi vào thinh lặng, sẽ nghe và thấy nhiều, rồi hãy suy tư tản mạn chuyện "Lặng thinh" luôn thấy cần. Mấy hôm nay, đầu óc bọn tôi cứ rong chơi đâu đó, nên khó viết. Cầu mong mọi sự trở về với lặng thinh, bình dị để người người cảm nhận được sự im ắng của thiên nhiên, vạn vật, cuộc đời.
Cầu chúc anh em và mọi người vẫn cứ bình an sau khi đọc các bài viết mang tính "phá thối" ở trên mạng hay đâu đó, vẫn lền khên xoá không kịp.”
Và sau đó, một thư hồi âm từ bạn tri âm có tâm hồn cũng tri kỷ, lại rất kỹ như:
“Mong rằng Anh sẽ lắng nghe được "TIẾNG VỖ CỦA MỘT BÀN TAY" để cảm nhận và nghe được nội âm vang lừng của TÌNH YÊU THƯƠNG, để viết cho mọi người, không trừ một ai, cả những kẻ có ngôn từ phá hoại nữa.” (trích điện thư qua lại của bạn bè trong nhóm thư từ rất điện tử hôm 03/02/2012)
Với người đời, tiếng lào xào của lặng câm/im như hến, đến là thế. Đến như thế hoặc rặt như vậy vẫn cứ ào ào, khiến con người càng đi dần vào cuộc cãi tranh, giành giựt, tranh chấp. Tranh và chấp, cả khi có sự việc mà mình không tài nào nắm bắt, như chuyện “Cánh chung luận” của ai đó vẫn còn đó. Tranh và chấp, cả khi các thứ ấy không là “của bở” ăn được/uống được, mà vẫn chỉ lặng câm/im ắng, rất miên trường.
Với nhà Đạo, nỗi lắng đọng của lặng thinh mang ý nghĩa một mời gọi ở kinh sách Thánh Hiền đề cập gọi mời mọi người hãy để ý:
“Khi vạn vật chìm sâu trong thinh lặng,
lúc đêm trường chừng như điểm canh ba,
thì từ trời cao thẳm, lời toàn năng của Ngài
đã rời bỏ ngôi báu, ví tựa người chiến sĩ can trường
xông vào giữa miền đất bị tru diệt,
mang theo bản án không thể huỷ của Ngài
như lưỡi gươm sắc bén. “
(Khôn ngoan 18: 14-15)
Và, Lời của Chúa còn đó rất buồn như sau:
“Còn anh em, khi cầu nguyện,
hãy vào phòng, đóng cửa lại,
và cầu nguyện cùng Cha của anh,
Đấng hiện diện cả nơi kín ẩn.”
(Mt 6: 6)
Thiết tưởng, “Nơi kín ẩn” mà thánh sử nói đến, hẳn là chốn miền đầy ắp những lặng thinh, tình thông thoáng. Có lắng đọng hiệp thông, chung sống với thiên nhiên vạn vật, hoặc con người. Im ắng ấy, chắc không là tranh chấp, cãi tranh, giành giựt như ngôn sứ Habacúc từng khẳng định:
“Và Giavê, ngự trong thánh điện của Người ,
toàn thể cõi đất, hãy thinh lặng trước nhan Người!”
(Ha 2: 20)
Trên thực tế, nhiều “thánh điện của Chúa” vẫn trưng bảng chỉ dẫn “Nơi này, Nhà của Chúa” để nhắn nhủ dân con bước vào đó, hãy cứ lặng thinh, im ắng, nguyện cầu. Còn ngoài đời, làm sao tìm được chốn nguyện cầu im ắng, giống như thế? Vũ trụ vạn vật vẫn còn đó, đón chờ loài người hãy cùng chim muông, thú vật, đến mà xem. Xem rồi, hãy hoà mình mà lắng đọng trong thinh lặng. Và khi đã lặng thinh/im ắng rồi sẽ phát hiện tình huống rất dễ thương, như truyện kể ở bên dưới:
“Nhà hiền triết nọ dẫn học trò đi ngao du khắp chốn trên đời. Trong mười năm, thày trò theo nhau đi hầu hết các nước, gặp hầu như tất cả những người có học vấn. Nay, thày trò trở về, người nào người nấy kinh luân đầy một bụng. Kinh nghiệm đầy mình.
Trước khi vào thành, nhà hiền triết ngồi nghỉ trên bãi cỏ ở ngoại thành, nói với học trò: “Mười năm ngao du, các con đều trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều. Nay, sự học sắp kết thúc, ta sẽ giảng cho các con bài học cuối.”
Học trò kéo đến vây quanh nhà hiền triết. Một lát sau, bậc thày hỏi:
-Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu thế?
-Dạ thưa, ta đang ngồi nơi bãi cỏ hoang ngoài thành.
-Trên bãi hoang này, có cây gì mọc lên không?
-Dạ, Bãi hoang này, mọc toàn cỏ dại.”
-Đúng! Nơi đây mọc toàn cỏ dại. Giờ ta muốn biết có cách gì để trừ nó không?
Đám học trò thi nhau đáp:
-Dạ. Chỉ cần một xẻng là đi hết.
-Dạ thưa thày, dùng lửa để diệt cỏ, cung là phương cách rất hay!
-Thưa thày, theo em, rắc vôi lên là tốt nhất.
-Theo em, diệt cỏ phải trừ tận gốc. Chỉ cần nhổ được hết thứ đó là xong!
Nghe vậy, nhà hiền triết đứng dậy nói:
-Bài học hôm nay, đến đây là hết. Các con hãy đi về, làm theo cách suy nghĩ của mình mà diệt cỏ. Nếu không được, năm sau quay lại ta nói chuyện tiếp.
Năm sau, thày trò quay lại, ai cũng thấy cỏ hoang hôm trước nay trở thành đồng lúa ngô xanh tươi. Đám học trò quây quần bên đám ruộng, chờ thày đến, nhưng chờ mãi vẫn không thấy thày. Ít năm sau, nhà hiền triết quá vãng, đám học trò cũ của ông mới lại tìm đến nhau để tu sửa các tài liệu cùng luận thuyết của thày mình, chợt thấy ở chương cuối, ông có ghi thêm một câu: “Muốn diệt hết cỏ dại ở bãi hoang, chỉ một cách hay nhất, là trồng cấy mùa màng ở trên đó. Cũng vậy, muốn cho bãi cỏ nhà mình không còn lo buồn chuyện ồn ào/huyên náo, cách duy nhất là đem vào đó, sự lặng thinh tuyệt đối, mới được.”
Học thuyết của nhà hiền triết, có thể chỉ áp dụng trên giấy bút, thôi. Thực tế ở đời, người người nên ứng dụng sự lặng thinh cho riêng mình, rồi sẽ thấy. Thấy và đạt, chỉ khi nào ta quyết tâm sống bền bỉ, không nôn nóng. Đó mới là điểm son vàng của cái-gọi-là “lặng thinh là tình đã thuận.” Thuận, trong an vui. Hiền hoà. Lặng lẽ.
Trần Ngọc Mười Hai
Tuy chưa đạt
tình trạng an và vui ấy.
Nhưng đã cảm nghiệm
về quỵ ngã,
những hai lần.
Suy niệm Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay Năm B 26.02.2012
“Anh trốn sao đêm, lẩn mặt trời,”
“Ghê từng ý gió, sợ hoa rơi.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Mc 1: 12-15
Có thể rằng, với anh, là nhà thơ hay nghệ sĩ, thì như thế. Còn sự thực, với Chúa, là Đấng vẫn lẳng lặng vào chốn hoang vu/xa vắng mãi để giáp mặt ác thần/sự dữ, chịu thử thách. Thử thách hoặc khuyến dụ, là tình huống ghi lại ở trình thuật, rõ nhất hôm nay.
Trình thuật, nay thánh sử Máccô chỉ viết có đôi hàng về thử thách thức và khuyến dụ Ngài ở lặng thinh trong 40 ngày/đêm. 40 đây, là con số biểu tượng chỉ thời gian cũng rất dài. Dài ngày, dài tháng. Trong cuộc sống của Chúa, vẫn thấy có khuyến dụ kéo dài ngày cho đến lúc Ngài giáp mặt sự thật trên đồi Can-va-riô. Thử thách và khuyến dụ, đưa Chúa đi vào chốn choá ngợp ở đời thường để mong dẫn dụ Ngài gia nhập vào sự ngợp choáng ấy.
Quả là thế! Chúa choáng ngợp với khuyến dụ trở thành Đấng Mêsia, mà mọi người trông đợi. Choáng đến ngợp, khi Ngài buộc phải đặt mình trước cảnh tình quyết đối đầu, hầu có quyết định cho đúng. Choáng và ngợp, trước quyết định hành động sao cho hợp ý Chúa Cha. Choáng rồi ngợp, trước chọn lựa những 3 cách thế để thể hiện vai trò được Cha giao phó. Cách đầu, là quyết tham gia vào chốn quyền bính ngõ hầu có thể kình chống người La Mã, cũng khá khó. Cách thứ hai, là hoà nhập với người đương thời, để rồi sẽ thống trị mọi người ở chốn dân gian, trần thế.
Nếu làm thế, Ngài sẽ có thể giải quyết chuyện đói nghèo do vua quan/lãnh chúa người La Mã từng tạo ra. Thử thách và khuyến dụ, cốt ý tạo lòng ham muốn tự mình giải quyết hết mọi việc ở thế giới, là chuyện giúp kiến tạo cuộc sống tốt lành cho mọi người.
Và thử thách cùng khuyến dụ cuối, là: nhắm mắt làm ngơ chẳng cần biết sự thể ở đời sẽ ra sao, vẫn lặng thinh đi vào chốn linh thiêng thần thánh, mà chỉ ê a vài ba kinh kệ để rồi sẽ lại giao hết cho Cha giải quyết. Đó là 3 thử và thách rất khuyến dụ thấy rõ ở trình thuật được thánh Mátthêu ghi chép.
Thử và thách cùng khuyến dụ dễ thấy nhất là những thử thách và dụ dỗ về quyền bính. Là, cung cách mà người La Mã khi xưa sử dụng hòng thống trị kẻ ở dưới. Người La Mã xưa, vẫn muốn tạo khó khăn đặt để lên đầu kẻ dưới. Làm thế, sẽ khiến họ lại trông mong có được đấng cứu tinh nào đó khả dĩ đem họ ra khỏi mọi thứ bất ưng kéo dài ngày. Có lẽ, giới thống trị La Mã khi ấy đã bất lực trong sử dụng quyền thế cách sai sót, để rồi người người ở dưới vẫn phải ngóng trông đấng bậc nào khác đầy uy lực đến thay thế.
Với thử thách/khuyến dụ này, Giêsu Đức Chúa không những chỉ trích cung cách mà vua quan cùng lãnh chúa người La Mã sử dụng quyền bính tối cao để cai trị, mà Ngài còn đả phá cả quyền uy/thế lực là những thứ mà Ngài chẳng bao giờ muốn tạo lấy cho Ngài. Chúa chọn cuộc sống thấp hèn không mang nặng quyền uy vật chất để Ngài có thể hoà mình với người thấp bé, chẳng khi nào có được quyền uy thế lực ở trần gian.
Thử thách/khuyến dụ thứ hai tỏ cho Chúa, là lòng ham muốn giải quyết tệ trạng đói nghèo của thế gian. Rõ ràng vào thời Chúa sống, trạng huống này từng xảy đến. Hầu như 95% người dân Galilê vẫn sống dưới mức độ những khó cùng nghèo. Tức: họ không đủ cơm ăn áo mặc hằng ngày mà còn thiếu cả đức tính tự tin vào bản lãnh cũng như tư cách của chính họ. Thêm vào đó, là: tình trạng đau yếu, chết yểu vẫn diễn ra thật khó giải quyết.
Những khó khăn này, đều do vua quan lãnh chúa trần gian như Hêrôđê tạo nên bằng vào chương trình xây dựng các đền đài bề thế, khiến dân con ở dưới đã nghèo lại thêm khổ cực. Nhằm thực hiện những mưu đồ như thế, vua quan ở đời lại đã phải bổ thêm thuế má đánh trên đầu dân con thiên hạ. Thử và thách cũng như khuyến dụ đây, là tìm cho ra đấng bậc vị vọng nào khả dĩ có thể dấy động cuộc cách mạng để chống nạn nhũng lạm quyền thế. Chính đó là lý do để người người trông chờ Đấng Thiên Sai mau đến cứu vớt họ.
Thử và thách thức cuối, là: gạt sang một bên những chuyện thực tế ở đời để rồi chỉ nghĩ chuyhện siêu thăng phụng thờ và tế tự. Rồi từ đó nghĩ rằng: bằng vào quyền sinh sát mình tự phát, sẽ có thể buộc Chúa phải dính dự vào với suy nghĩ cùng quyết định của riêng mình hầu giải quyết cho dân con của Ngài. Thử thách và khuyến dụ ở đây, hôm nay, còn là sử dụng chốn kinh kệ/phụng thờ mà cầu Chúa ra tay giải quyết hết mọi khó khăn đang diễn ra. Người Do thái thời trước, cũng từng sống với những thử và thách giống như thế.
Thử thách trên là khuyến dụ ta chỉ sống đời thiêng liêng/linh đạo, hơn sống cho ý định của Chúa Cha. Đức Giêsu đã nhận ra chính những thử thách và khuyến dụ như thế, sẽ là chúa tể để có thể dám tự mình gạt qua một bên ý định rất thực của Chúa. Thế nên, Ngài mới không chọn đường lối kinh kệ/sùng Đạo như đám Pharisêu từng thêm vào luật tế tự. Trái lại, Ngài đích thực tuân theo ý định của Cha, chứ không phải ý tư riêng của Ngài.
Hội thánh hôm nay cũng đang sống cùng một cảnh tình rất tương tự. Cảnh tình, có thử và có thách thức cùng những khuyến dụ, hệt như thế. Cảnh tình, là cảnh của đấng bậc chỉ biết sống ở trên cao, vẫn muốn người của Giáo hội phải biết ganh đua với thế trần. Ganh và đua, hầu đoạt lại quyền uy thế lực từng để mất trong chính trường, ngoài xã hội, là nơi chốn mang nhiều ảnh hưởng lên dân chúng. Thông thường thì, người người thấy Hội thánh cứ ganh đua với cơ quan từ thiện ở nhiều nơi. Vẫn muốn người đời nể trọng mình vì mình cũng từng ban phát ân huệ, tài chánh và bổng lộc cho nhiều người.
Thường thấy hơn, rõ ràng hôm nay người người đều thấy thánh hội mình chỉ lo chuyện linh thiêng chốn tháp ngà nhiều mây tầng vần vũ. Lo rồi, còn bắt Chúa đồng thuận mà tuân theo qui định do thánh hội mình đề ra. Hội thánh hôm nay cũng gặp cùng một thử thách cũng như khuyến dụ bằng nhiều cách, giống hệt như Đức Giêsu vào thời trước. Tức, cũng nghĩ rằng Chúa Thánh Thần uỷ thác cho mình làm mọi chuyện theo ý của nhóm hội phe đảng cầm quyền, chứ không là ý định của Cha. Bởi, ý của Cha luôn là ý kiến và quyết định mời gọi thánh hội theo đường khổ ải, trầm lắng chứ không sống đời ồn ào, những là phô trương lực lượng.
Chúng ta cũng thế. Ngày nay, ta vẫn muốn trở thành dân con đặc biệt được Chúa tuyển chọn. Tức: những người có khả năng chỉnh sửa mọi thứ, cả những thứ ta không có thẩm quyền cùng chức năng, trọng trách. Nói tóm lại, ta thường nghĩ mình có khả năng giải quyết hết mọi chuyện trong huyện/ngoài đời dù nhiều lúc không được Cha uỷ thác. Dù, nhiều khi chính ta cũng không rành rẽ, bằng người đời nữa.
Nhiều lúc, Hội thánh muốn lôi kéo Chúa vào với lập trường rất riêng tư của một nhóm người chưa thành thánh, nhưng vẫn muốn dân con Đạo mình ở trên mọi cơ chế, hoặc tôn giáo. Trên mọi sự. Hơn mọi người. Chính vì lý do này, mà một số người trong Đạo ngoài làng, nay bớt tin vào thánh hội của Chúa, dù vẫn tin vào tình thương của Ngài đối với mọi Đạo. Mọi người.
Nhiều lúc, Hội thánh cũng đối xử với con dân trong Đạo như khách lạ người dưng, cùng lắm chỉ như kẻ đứng ngoài dự khán, không hơn không kém. Thế nên, mới bỏ giờ ra mà thêm thắt cho diện mạo Đạo mình thêm phần hấp dẫn. Chính vì thế, nên người người mới không thấy được ý nghĩa của cuộc sống đích thực, trong Đạo. Không còn mong đợi Hội thánh giúp mình sống xứng hợp với Lời của Chúa hoặc làm sống dậy như Chúa từng khuyên dạy.
Nhiều vị trong thánh hội của ta, vẫn sống cuộc đời phụng tự, cũng rất thật. Nhưng, quá đặt nặng hình thức rất lễ nghi, chỉ muốn điệu võ dương oai, nên đôi lúc hiểu sai ý nghĩa niềm tin rất thực. Nói tóm lại, dân con Hội thánh nay có lúc đặt quá nặng phần hình thức với diễn trình, cốt để khuyến dụ nhiều người vào Đạo, và theo Đạo. Phải chăng, đó cũng là thử và thách rất khuyến dụ, thời hôm nay.
Nếu quả có thế, cũng nên nguyện cầu cho thánh hội mình có lại cơ hội lướt thắng chính mình, mà hồi hướng trở về với con đường chính mạch do Đức Giêsu vạch ra. Hội thánh nói ở đây vẫn là mỗi người và mọi người trong thánh hội Công giáo rất La Mã, chứ không chỉ là cơ chế mạnh mẽ, rất Va-ti-căng.
Trong cảm nhận như thế, cũng nên để ra đôi phút mà ngâm lại lời thơ vừa trích dẫn ở trên, rằng:
“Anh trốn sao đêm, lẩn mặt trời,
Ghê từng ý gió, sợ hoa rơi.
Chao ôi! Mỗi cánh sương run rẩy.
Nghe cũng vang âm giọng nói Người.”
(Đinh Hùng – Trái Tim Hồng Ngọc)
Trái tim có hồng và có ngọc, nay cũng nghe vang giọng nói của Người. Giọng Người khuyên nhủ hãy sống đời thực thụ có niềm tin rất thánh và cũng rất người, ở nơi đây. Chốn này. Khó lòng mà lẩn trốn.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh.
Mai Tá phỏng dịch.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Gió
Nguyễn Ngọc Liên
22:12 17/02/2012
GIÓ
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Tôi là ngọn gió xa xôi
Chẳng mơ cỏ dại nẩy chồi Quỳnh hoa!
Chỉ là cơn gió thôi mà...
Chỉ là cơn gió...ngân nga lưng trời!
(Trích thơ của Tú Yên)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Ngọc Liên
Tôi là ngọn gió xa xôi
Chẳng mơ cỏ dại nẩy chồi Quỳnh hoa!
Chỉ là cơn gió thôi mà...
Chỉ là cơn gió...ngân nga lưng trời!
(Trích thơ của Tú Yên)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
VietCatholic TV
An Tử Và Trợ Tử
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:04 17/02/2012
Cuộc tranh luận về việc an tử và trợ tử đã diễn ra trong một thời điểm mà chủ thuyết tương đối, chủ nghĩa cá nhân, và trào lưu tục hóa đang bành trướng khắp nơi, nhất là các nước phương Tây. Trong bối cảnh đó, các khái niệm như quyền tự quyết cá nhân, quyền được chết, hành vi giết người vì nhân đạo, tính chất luân lý của việc kết liễu mạng sống con người vô tội đang có nguy cơ gây ngộ nhận và làm lung lạc những nguyên tắc luân lý cơ bản cho con người ngày nay.
Nhiều người, trong đó có cả những người Công Giáo đang tỏ ra có những ấn tượng tiêu cực đối với giáo huấn của Giáo Hội về việc an tử và trợ tử. Chẳng hạn, một trong các tranh luận thường thấy đưa ra nhằm để bài bác lập trường chống an tử và trợ tử của Giáo Hội là “Tại sao tôi phải chiụ đau đớn trong nhiều ngày tháng để rồi cuối cùng cũng phải chết, ngay khi mà tôi có thể chọn cái chết thanh thản dễ chịu hơn, hầu chấm dứt sự đau đớn ấy”.
Là cơ quan truyền thông Công Giáo, VietCatholic cảm thấy có nghĩa vụ phổ biến những nhận thức phổ quát, liên quan đến giáo huấn chính thức của Giáo Hội Công Giáo về những vấn nạn hiện nay, ví dụ vấn đề an tử và trợ tử.
Trong tinh thần đó, chúng tôi xin được giới thiệu với toàn thể quý vị và anh chị em buổi phỏng vấn hôm nay với linh mục tiến sĩ Phêrô Trần Mạnh Hùng. Cha Trần Mạnh Hùng hiện đang làm việc tại trung tâm Đạo Đức Sinh Học L. J. Goody của tổng giáo phận Perth, và đồng thời là giáo sư giảng dạy bộ môn Thần Học Luân Lý (Moral Theology) và Đạo Đức Sinh Học (Bioethics) tại Tiểu Bang Tây Úc và Học Viện Thần Học Công Giáo – The Good Shepherd Theological College - tại thành phố Auckland, nước Tân Tây Lan.
Lan Vy: Thưa Cha, chúng con được biết là Pauline Publications vừa cho tái bản cuốn "Advancing The Culture Of Death: Euthanasia And Physician Assisted Suicide." dịch sang Tiếng Việt là: "Phát Triển Nền Văn Hóa Sự Chết: An Tử Và Trợ Tử.” của cha tại 17 nước trên thế giới. Thật là một điều vẻ vang cho người Việt nhất là Đức Hồng Y George Pell cũng đã nhận xét rằng cuốn sách của cha “bàn đến một trong những thách đố gai góc nhất trong xã hội đương đại”. Xin cha tóm tắt sơ qua về nội dung cuốn sách này.
Cha Hùng: Trong tác phẩm này, tôi cố gắng bàn đến những vấn đề nền tảng trong các cuộc tranh luận hiện nay về an tử và trợ tử. Mục đích của cuốn sách là khảo sát và đánh giá những luận cứ chủ yếu đã được nêu ra và đã từng được tranh luận tại nhiều hội nghị ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, cũng như trên các diễn đàn công cộng, nhằm ủng hộ phong trào hợp pháp hóa an tử và trợ tử. Đồng thời, tôi cũng khảo sát và đánh giá những luận cứ phản biện của huấn quyền Giáo Hội và của thần học luân lý Công Giáo. Nói cách khác, mục đích cụ thể của cuốn sách là xem xét, đánh giá những luận cứ ủng hộ và chống đối được sử dụng trong các cuộc tranh luận đã diễn ra trong nhiều thập niên vừa qua.
Nội dung chủ yếu của cuốn sách bao gồm tối thiểu hai ý chính. Thứ nhất, tôi cho rằng vấn đề an tử và trợ tử là một thách thức lớn đối với các giá trị luân lý truyền thống của chúng ta, bởi lẽ nó đi ngược lại khái niệm đạo đức cổ truyền: “Ngươi không được giết người vô tội dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào”. Ngoài ra, nó sẽ gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bác sĩ và bệnh nhân; hậu quả là có nguy cơ mất sự tin tưởng nơi dân chúng nếu bác sĩ, ngoài vai trò là người chữa trị và chăm sóc, còn kiêm luôn vai trò người thực hiện an tử chủ động, nghĩa là chích thuốc cho bệnh nhân được chết êm dịu. Sau cùng, một khi khái niệm đạo đức bị sa thải và những hạn chế luân lý đối với an tử và trợ tử được cho phép, thì về lâu về dài, chúng ta sẽ mở cửa cho sự lạm dụng. Kinh nghiệm của nước Hà Lan là ví dụ cụ thể cho những vấn đề này.
Thứ hai, tôi sẽ xem xét và đánh giá một giả định luân lý: rằng con người có "quyền được chết" hoặc thậm chí quyền được yêu cầu bác sĩ trợ giúp kết liễu mạng sống của mình, vì một mục đích duy nhất là giải tỏa đau khổ ngoài sức chịu đựng, như trường hợp bệnh nhân vô phương cứu chữa. Để trả lời cho lý lẽ ấy, tôi muốn nêu lên một vấn nạn luân lý quan trọng: “Dựa trên cơ sở nào, nếu có, nhằm biện minh về mặt luân lý cho việc trực tiếp giết chết người vô tội?”
Tôi sẽ biện luận và cho thấy rằng, sẽ là một thảm kịch luân lý cho xã hội hiện đại, nếu chúng ta quá dễ dàng bỏ qua mệnh lệnh đạo đức: “Ngươi không được giết chết người vô tội” và thông qua đạo luật cho phép hợp pháp hóa an tử và trợ tử, nhân danh quyền tự quyết cá nhân, trong đó, con người làm chủ tất cả mọi thứ. Vì thế, tôi hy vọng với những luận cứ đầy sức thuyết phục được trình bày cách mạch lạc trong cuốn sách, sẽ giúp phần thay đổi cái nhìn của một số người, và đồng thời nhằm cho thấy cái thảm họa luân lý khi cho phép hợp pháp hóa an tử và trợ tử.
Lan Vy: Thưa cha, theo như chúng con hiểu thì việc gây nên cái chết êm dịu, hay vấn đề trợ tử, mục đích chính là giúp cho các bệnh nhân có thể chết một cách êm ái, nhẹ nhàng, không cảm thấy đau đớn. Xem ra việc làm này có vẻ như được thúc đẩy bởi lòng từ-tâm, và nhân-ái. Lập trường cơ bản của Giáo Hội về vấn đề này như thế nào thưa cha?
Cha Hùng: Một trong những luận cứ chủ yếu, thường hay được sử dụng của các nhóm ủng hộ phong trao hợp pháp hóa an tử và trợ tử, đó chính là luận cứ được mệnh danh: giết vì lòng xót thương (mercy killing).
Việc gây nên cái chết êm diụ, hay vấn đề trợ tử, mục đích chính là nhằm giúp cho các bệnh nhân có thể ra đi qua thế giới bên kia, một cách êm ái, nhẹ nhàng, không cảm thấy đau đớn, bởi lẽ đó, việc làm này, thoạt nhìn thoáng qua, thì dường như được thúc đẩy bơỉ động lực do lòng từ-tâm, quảng-đại và nhân-ái. Vì người thực hiện công việc ấy đã thi hành và làm theo sự yêu cầu của bệnh nhân nhằm giải thoát họ khỏi cơn đau đớn quằn quại trên thân xác, mà đôi khi sức riêng của họ, dường như không thể chịu đựng thấu. Cho nên, họ muốn quyên sinh, nói một cách vắn gọn là họ muốn tự tử để khỏi kéo dài những ngày tháng mà họ phải sống với bệnh tật nan y, vô phương bất trị và mỗi ngày phải đương đầu và cảm nghiệm các cơn đau đớn trên thể xác cũng như trong tâm hồn. Lẽ đó, họ muốn, tự chính họ chích thuốc cho mình chết, hoặc người bệnh cũng có thể yêu cầu các bác sĩ hay các cô y tá tiêm cho mình một mũi thuốc tử vong, có liều lượng và hóa chất làm cho bệnh nhân có thể chết liền sau đó, chừng vài phút mà không cảm nghiệm một sự đau đớn nào trên thân xác.
Điều này đã gây nên rất nhiều tranh luận và bàn tán sôi nổi trong nhiều thập niên vừa qua, cả bên tôn giáo lẫn các cơ cấu chính quyền, đặc biệt hay dìễn ra tại các đệ nhất quốc gia, ở những nước mà nền kinh tế và Dân Chủ đang phát triển nhanh và mạnh. Tỷ dụ như ở Hòa Lan, Bỉ, Anh, Pháp, Đức, Úc Châu và Mỹ Châu. Theo tôi được biết, thì nước Hòa Lan vào ngày 10 tháng 4 năm 2001, Quốc hội của Hòa Lan đã thông qua và chấp thuận việc hợp pháp hoá vấn đề an tử và trợ tử. Lẽ đó, Hòa Lan đã đi vào lịch sử, vì là nước đầu tiên đã cho phép và ủng hộ việc giết các bệnh nhân bằng phương pháp chết êm dịu. Kế đến là nước Bỉ, vào tháng 2 năm 2002, chính quốc gia này cũng đã thông qua một đạo luật mới, nhằm hợp pháp hóa việc an tử và trợ tử.
Riêng đối với lập trường cơ bản của Giáo Hội Công Giáo liên quan đến vấn đề an tử, dù việc giết bệnh nhân đau khổ được thực hiện thể theo yêu cầu của người ấy thì hành vi giết chết vì xót thương vẫn không thay đổi bản chất của nó. Đó vẫn là một hành vi của con người nhằm phá hủy điều tốt đẹp nơi mạng sống người vô tội. Theo nghĩa này, an tử là hành vi trái luân lý và không thể được đề nghị làm giải pháp chấm dứt sự đau khổ của bệnh nhân vô phương cứu chữa hoặc của người hấp hối. Đây là hành vi cần phải được gạt bỏ. Tuyên ngôn về an tử nêu rất rõ điểm này khi phát biểu:
Cần phải khẳng định mạnh mẽ một lần nữa rằng không ai hoặc không điều gì bằng bất cứ cách thức nào có thể cho phép việc giết chết con người vô tội, dù đó là phôi, thai, hài nhi, người trưởng thành, người già, người khổ sở vì bệnh nan y vô phương cứu chữa hay người hấp hối. Ngoài ra, không ai được phép yêu cầu hành vi giết người này, dù là cho chính mình hay cho người được ủy thác cho mình coi sóc. Cũng không được chấp thuận hành vi này, dù là minh nhiên hay mặc nhiên. Không một quyền bính nào được lấy pháp luật mà khuyên làm hoặc cho phép làm một hành vi như thế. Bởi lẽ đây là sự vi phạm thiên luật, là sự xúc phạm phẩm giá con người, là tội ác chống lại sự sống và là sự tấn công vào cộng đồng nhân loại[1].
Qua đó chúng ta thấy rất rõ lập trường của Giáo Hội là không có một lý chứng nào có thể biện minh, và có thể chấp nhận xét về mặt luân lý khi cho phép việc hợp pháp hóa an tử và trợ tử.
------------
[1]Xem Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, “Tuyên Ngôn Về An Tử” trong The Pope Speaks 25 (1980): 292.
Nhiều người, trong đó có cả những người Công Giáo đang tỏ ra có những ấn tượng tiêu cực đối với giáo huấn của Giáo Hội về việc an tử và trợ tử. Chẳng hạn, một trong các tranh luận thường thấy đưa ra nhằm để bài bác lập trường chống an tử và trợ tử của Giáo Hội là “Tại sao tôi phải chiụ đau đớn trong nhiều ngày tháng để rồi cuối cùng cũng phải chết, ngay khi mà tôi có thể chọn cái chết thanh thản dễ chịu hơn, hầu chấm dứt sự đau đớn ấy”.
Là cơ quan truyền thông Công Giáo, VietCatholic cảm thấy có nghĩa vụ phổ biến những nhận thức phổ quát, liên quan đến giáo huấn chính thức của Giáo Hội Công Giáo về những vấn nạn hiện nay, ví dụ vấn đề an tử và trợ tử.
Trong tinh thần đó, chúng tôi xin được giới thiệu với toàn thể quý vị và anh chị em buổi phỏng vấn hôm nay với linh mục tiến sĩ Phêrô Trần Mạnh Hùng. Cha Trần Mạnh Hùng hiện đang làm việc tại trung tâm Đạo Đức Sinh Học L. J. Goody của tổng giáo phận Perth, và đồng thời là giáo sư giảng dạy bộ môn Thần Học Luân Lý (Moral Theology) và Đạo Đức Sinh Học (Bioethics) tại Tiểu Bang Tây Úc và Học Viện Thần Học Công Giáo – The Good Shepherd Theological College - tại thành phố Auckland, nước Tân Tây Lan.
Lan Vy: Thưa Cha, chúng con được biết là Pauline Publications vừa cho tái bản cuốn "Advancing The Culture Of Death: Euthanasia And Physician Assisted Suicide." dịch sang Tiếng Việt là: "Phát Triển Nền Văn Hóa Sự Chết: An Tử Và Trợ Tử.” của cha tại 17 nước trên thế giới. Thật là một điều vẻ vang cho người Việt nhất là Đức Hồng Y George Pell cũng đã nhận xét rằng cuốn sách của cha “bàn đến một trong những thách đố gai góc nhất trong xã hội đương đại”. Xin cha tóm tắt sơ qua về nội dung cuốn sách này.
Cha Hùng: Trong tác phẩm này, tôi cố gắng bàn đến những vấn đề nền tảng trong các cuộc tranh luận hiện nay về an tử và trợ tử. Mục đích của cuốn sách là khảo sát và đánh giá những luận cứ chủ yếu đã được nêu ra và đã từng được tranh luận tại nhiều hội nghị ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, cũng như trên các diễn đàn công cộng, nhằm ủng hộ phong trào hợp pháp hóa an tử và trợ tử. Đồng thời, tôi cũng khảo sát và đánh giá những luận cứ phản biện của huấn quyền Giáo Hội và của thần học luân lý Công Giáo. Nói cách khác, mục đích cụ thể của cuốn sách là xem xét, đánh giá những luận cứ ủng hộ và chống đối được sử dụng trong các cuộc tranh luận đã diễn ra trong nhiều thập niên vừa qua.
Nội dung chủ yếu của cuốn sách bao gồm tối thiểu hai ý chính. Thứ nhất, tôi cho rằng vấn đề an tử và trợ tử là một thách thức lớn đối với các giá trị luân lý truyền thống của chúng ta, bởi lẽ nó đi ngược lại khái niệm đạo đức cổ truyền: “Ngươi không được giết người vô tội dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào”. Ngoài ra, nó sẽ gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bác sĩ và bệnh nhân; hậu quả là có nguy cơ mất sự tin tưởng nơi dân chúng nếu bác sĩ, ngoài vai trò là người chữa trị và chăm sóc, còn kiêm luôn vai trò người thực hiện an tử chủ động, nghĩa là chích thuốc cho bệnh nhân được chết êm dịu. Sau cùng, một khi khái niệm đạo đức bị sa thải và những hạn chế luân lý đối với an tử và trợ tử được cho phép, thì về lâu về dài, chúng ta sẽ mở cửa cho sự lạm dụng. Kinh nghiệm của nước Hà Lan là ví dụ cụ thể cho những vấn đề này.
Thứ hai, tôi sẽ xem xét và đánh giá một giả định luân lý: rằng con người có "quyền được chết" hoặc thậm chí quyền được yêu cầu bác sĩ trợ giúp kết liễu mạng sống của mình, vì một mục đích duy nhất là giải tỏa đau khổ ngoài sức chịu đựng, như trường hợp bệnh nhân vô phương cứu chữa. Để trả lời cho lý lẽ ấy, tôi muốn nêu lên một vấn nạn luân lý quan trọng: “Dựa trên cơ sở nào, nếu có, nhằm biện minh về mặt luân lý cho việc trực tiếp giết chết người vô tội?”
Tôi sẽ biện luận và cho thấy rằng, sẽ là một thảm kịch luân lý cho xã hội hiện đại, nếu chúng ta quá dễ dàng bỏ qua mệnh lệnh đạo đức: “Ngươi không được giết chết người vô tội” và thông qua đạo luật cho phép hợp pháp hóa an tử và trợ tử, nhân danh quyền tự quyết cá nhân, trong đó, con người làm chủ tất cả mọi thứ. Vì thế, tôi hy vọng với những luận cứ đầy sức thuyết phục được trình bày cách mạch lạc trong cuốn sách, sẽ giúp phần thay đổi cái nhìn của một số người, và đồng thời nhằm cho thấy cái thảm họa luân lý khi cho phép hợp pháp hóa an tử và trợ tử.
Lan Vy: Thưa cha, theo như chúng con hiểu thì việc gây nên cái chết êm dịu, hay vấn đề trợ tử, mục đích chính là giúp cho các bệnh nhân có thể chết một cách êm ái, nhẹ nhàng, không cảm thấy đau đớn. Xem ra việc làm này có vẻ như được thúc đẩy bởi lòng từ-tâm, và nhân-ái. Lập trường cơ bản của Giáo Hội về vấn đề này như thế nào thưa cha?
Cha Hùng: Một trong những luận cứ chủ yếu, thường hay được sử dụng của các nhóm ủng hộ phong trao hợp pháp hóa an tử và trợ tử, đó chính là luận cứ được mệnh danh: giết vì lòng xót thương (mercy killing).
Việc gây nên cái chết êm diụ, hay vấn đề trợ tử, mục đích chính là nhằm giúp cho các bệnh nhân có thể ra đi qua thế giới bên kia, một cách êm ái, nhẹ nhàng, không cảm thấy đau đớn, bởi lẽ đó, việc làm này, thoạt nhìn thoáng qua, thì dường như được thúc đẩy bơỉ động lực do lòng từ-tâm, quảng-đại và nhân-ái. Vì người thực hiện công việc ấy đã thi hành và làm theo sự yêu cầu của bệnh nhân nhằm giải thoát họ khỏi cơn đau đớn quằn quại trên thân xác, mà đôi khi sức riêng của họ, dường như không thể chịu đựng thấu. Cho nên, họ muốn quyên sinh, nói một cách vắn gọn là họ muốn tự tử để khỏi kéo dài những ngày tháng mà họ phải sống với bệnh tật nan y, vô phương bất trị và mỗi ngày phải đương đầu và cảm nghiệm các cơn đau đớn trên thể xác cũng như trong tâm hồn. Lẽ đó, họ muốn, tự chính họ chích thuốc cho mình chết, hoặc người bệnh cũng có thể yêu cầu các bác sĩ hay các cô y tá tiêm cho mình một mũi thuốc tử vong, có liều lượng và hóa chất làm cho bệnh nhân có thể chết liền sau đó, chừng vài phút mà không cảm nghiệm một sự đau đớn nào trên thân xác.
Điều này đã gây nên rất nhiều tranh luận và bàn tán sôi nổi trong nhiều thập niên vừa qua, cả bên tôn giáo lẫn các cơ cấu chính quyền, đặc biệt hay dìễn ra tại các đệ nhất quốc gia, ở những nước mà nền kinh tế và Dân Chủ đang phát triển nhanh và mạnh. Tỷ dụ như ở Hòa Lan, Bỉ, Anh, Pháp, Đức, Úc Châu và Mỹ Châu. Theo tôi được biết, thì nước Hòa Lan vào ngày 10 tháng 4 năm 2001, Quốc hội của Hòa Lan đã thông qua và chấp thuận việc hợp pháp hoá vấn đề an tử và trợ tử. Lẽ đó, Hòa Lan đã đi vào lịch sử, vì là nước đầu tiên đã cho phép và ủng hộ việc giết các bệnh nhân bằng phương pháp chết êm dịu. Kế đến là nước Bỉ, vào tháng 2 năm 2002, chính quốc gia này cũng đã thông qua một đạo luật mới, nhằm hợp pháp hóa việc an tử và trợ tử.
Riêng đối với lập trường cơ bản của Giáo Hội Công Giáo liên quan đến vấn đề an tử, dù việc giết bệnh nhân đau khổ được thực hiện thể theo yêu cầu của người ấy thì hành vi giết chết vì xót thương vẫn không thay đổi bản chất của nó. Đó vẫn là một hành vi của con người nhằm phá hủy điều tốt đẹp nơi mạng sống người vô tội. Theo nghĩa này, an tử là hành vi trái luân lý và không thể được đề nghị làm giải pháp chấm dứt sự đau khổ của bệnh nhân vô phương cứu chữa hoặc của người hấp hối. Đây là hành vi cần phải được gạt bỏ. Tuyên ngôn về an tử nêu rất rõ điểm này khi phát biểu:
Cần phải khẳng định mạnh mẽ một lần nữa rằng không ai hoặc không điều gì bằng bất cứ cách thức nào có thể cho phép việc giết chết con người vô tội, dù đó là phôi, thai, hài nhi, người trưởng thành, người già, người khổ sở vì bệnh nan y vô phương cứu chữa hay người hấp hối. Ngoài ra, không ai được phép yêu cầu hành vi giết người này, dù là cho chính mình hay cho người được ủy thác cho mình coi sóc. Cũng không được chấp thuận hành vi này, dù là minh nhiên hay mặc nhiên. Không một quyền bính nào được lấy pháp luật mà khuyên làm hoặc cho phép làm một hành vi như thế. Bởi lẽ đây là sự vi phạm thiên luật, là sự xúc phạm phẩm giá con người, là tội ác chống lại sự sống và là sự tấn công vào cộng đồng nhân loại[1].
Qua đó chúng ta thấy rất rõ lập trường của Giáo Hội là không có một lý chứng nào có thể biện minh, và có thể chấp nhận xét về mặt luân lý khi cho phép việc hợp pháp hóa an tử và trợ tử.
------------
[1]Xem Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, “Tuyên Ngôn Về An Tử” trong The Pope Speaks 25 (1980): 292.
Thế giới nhìn từ Vatican 10/02 - 17/2/2012: Âm mưu ám sát ĐGH Bênêđíctô thứ 16
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:16 17/02/2012
Tòa Thánh phủ nhận âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16
Hôm thứ Sáu 10 tháng 2, nhật báo Il Fatto Quotidiano của Italia đã đăng trên trang nhất một tài liệu về một âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Tuy nhiên, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi đã mô tả bài tường thuật của tờ “Il Fatto Quotidiano” là “nói năng mê sảng”.
Tờ Il Fatto Quotidiano và tiếp sau đó là hàng loạt các cơ quan truyền thông Italia và thế giới đã đề cập đến một tài liệu mật ghi ngày 30 tháng Mười Hai năm 2011 được cho là viết bằng tiếng Đức bởi Đức Hồng Y hưu dưỡng Dario Castrillón Hoyos, người Colombia, để cảnh báo Tòa Thánh về một kế hoạch ám sát Đức Giáo Hoàng vào trước tháng 11 năm nay.
Cha Federico Lombardi nói: "Rõ ràng rằng tài liệu này chứa đựng những suy nghĩ điên dại mà không có bất cứ thực tại nào."
Đức Giáo Hoàng suy tư về những lời cuối cùng của Chúa Giêsu trên thập giá
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 15 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ khoảng 6.000 tín hữu hành hương tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục. Đức Thánh Cha đã tập trung bài giáo lý của ngài vào những lời cuối cùng của Chúa Giêsu trước khi chết trên thập giá: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm".
Ngài nói:
Anh chị em thân mến, tiếp tục bài giáo lý của chúng ta về lời cầu nguyện Kitô giáo, lại một lần nữa chúng ta hướng đến lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trên thập giá. Thánh Luca đã gọi những lời này là ba "lời cuối cùng" của Chúa chịu đóng đinh. Chúa Giêsu đã thốt lên: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm " (Lc 23:34), Chúa Giêsu đã cầu cho các lý hình và tỏ cho thấy chiều sâu của tình yêu hòa giải của Ngài đối với nhân loại tội lỗi.
Ngài đã nói với người trộm lành: “Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng" (Lc 23:43), Ngài ban cho tất cả những ai ăn năn và đặt niềm tin vào Ngài một hy vọng chắc chắn. Tiếng kêu cuối cùng của Ngài: "Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha" (Lc 23:46), thể hiện sự phó thác đầy tin tưởng của Chúa Giêsu nơi Thánh Ý Thiên Chúa. Tiếng kêu ấy phát sinh ra từ quan hệ độc đáo của Ngài với Chúa Cha, là quan hệ định hình nên cuộc sống cầu nguyện của chính Ngài.
Từ trên Thánh Giá, Chúa Giêsu dạy chúng ta tha thứ và yêu thương kẻ thù của chúng ta, cầu nguyện cho sự hoán cải của họ, và biết phó mình trong tay Chúa Cha, tin tưởng rằng bàn tay Chúa sẽ tiếp tục nuôi dưỡng chúng ta giữa các đau khổ của cuộc đời này cho đến khi đôi tay ấy ôm ấp chúng ta vào nước thiên đàng.
Tôi hoan nghênh các linh mục tham gia thụ huấn ở Học Viện giáo dục thần học nâng cao tại Đại học Giáo Hoàng Bắc Mỹ. Tôi cũng chào đón những người hành hương từ Tổng Giáo Phận Toronto, cũng như nhiều giáo xứ, giáo phận và trường học có mặt trong buổi tiếp kiến chung hôm nay, đặc biệt là các học sinh của trường trung học Our Lady ở Motherwell, Scotland. Xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn ơn lành cho anh chị em tín hữu hành hương từ Anh, Ireland, Na Uy và Hoa Kỳ!
Thanh niên Madrid đến Rome để cám ơn Đức Giáo Hoàng vì Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2011
Hôm 02 tháng 4 tới đây, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 sẽ gặp gỡ với một nhóm đông đảo những người trẻ đến từ Madrid. Nhiều người trong số họ là những thiện nguyện viên và những bạn trẻ hành hương tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới hồi tháng 8 năm 2011.
Đây sẽ là chuyến hành hương đến Rôma sau cùng được tổ chức bởi Tổng Giáo Phận Madrid từ 30 Tháng Ba đến 3 tháng 4.
Dẫn đầu các bạn trẻ sẽ là Đức Hồng Y Tây Ban Nha, Antonio Maria Rouco Varela. Theo ban tổ chức, họ sẽ hành hương đến Kinh Thành Vĩnh Cửu để cảm ơn Đức Thánh Cha đã chọn Madrid là nơi đăng cai tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ vừa qua, và đặc biệt hơn tất cả, là các hoa trái từ chuyến tông du của ngài tới Tây Ban Nha.
Huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin: bạo lực tại Syria phải dừng lại
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 12 tháng 2, Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi đặc biệt đến các giới chức có thẩm quyền tại Syria. Trước con số đông đảo những người bị giết, bao gồm cả trẻ em, Đức Thánh Cha đã kêu gọi hòa bình, hòa giải, và đối thoại tại Syria.
Ngài nói:
"Tôi mời mọi người - đặc biệt là các giới chức có thẩm quyền tại Syria hãy ủng hộ những con đường hòa giải, đối thoại và dấn thân cho hòa bình. Điều đó là thiết yếu để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các thành phần dân chúng khác nhau, và đáp lại những kỳ vọng của cộng đồng quốc tế, đang quan tâm đến thiện ích chung của toàn xã hội, và của khu vực. "
Trong bài giáo lý của mình, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã suy tư về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và một người bị bệnh hủi. Sau đó, Đức Thánh Cha đã trình bày luận cứ tại sao Chúa Giêsu có thể cứu độ nhân loại.
Ngài nhấn mạnh rằng:
"Chúa Giêsu đã không tránh tiếp xúc với người bị bệnh phong. Trong thực tế, thương cảm trước tình trạng của người này, Ngài đã tiến đến và chạm vào anh ta – bất chấp luật cấm không cho làm như vậy. Ngài phán rằng, ‘Tôi muốn điều đó, muốn anh được lành sạch’. Cử chỉ này và những lời của Chúa Kitô đã thiết đặt nên lịch sử ơn cứu độ.
Liên tiếp hai lần cuối tuần vừa qua, tuyết rơi ở Rôma. Mặc dù tuyết và thời tiết lạnh giá, hàng ngàn người đã đổ xô đến Vatican. Đức Thánh Cha cũng đã pha trò về thời tiết.
Ngài nói:
"Tôi cầu chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật đẹp và một tuần thật tuyệt. Cầu chúc một tuần tốt lành! Chúa Nhật tới, tuyết không rơi! Chúc anh chị em ngày Chúa Nhật tốt đẹp".
Tuần tới Đức Thánh Cha sẽ rất bận rộn. Ngài sẽ tiếp các Hồng y từ khắp nơi trên thế giới về Rôma trong công nghị tấn phong Hồng Y cho 22 vị vào ngày Thứ Bảy 18 tháng 2.
Đức Giáo Hoàng kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp khu vực Nam Samạc Sahara
Đức Thánh Cha đã gặp gỡ với 25 thành viên của "Quỹ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị Trợ Giúp Nam sa mạc Sahara”
Trong nhiều năm qua, các thành viên của quỹ này đã chiến đấu chống đói nghèo trong khu vực Nam sa mạc Sahara của châu Phi, đồng thời bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 nói:
"Tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế phải nghiêm túc giải quyết tình trạng nghèo cùng cực tại các khu vực này, nơi mà điều kiện sống đang bị suy hóa. Tôi cũng muốn khuyến khích và hỗ trợ các thực thể Giáo Hội khác nhau đang hoạt động trong vùng. "
Trong những năm qua, khu vực này đã bị hạn hán nghiêm trọng và nghèo đói trầm trọng. Kể từ tháng Năm năm 1980, Quỹ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị Trợ Giúp Nam sa mạc Sahara đã cố gắng cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương.
Đức Thánh Cha nhận xét:
"Được ra đời gần ba mươi năm qua theo mong muốn của vị Chân Phước tiền nhiệm của tôi", Quỹ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị Trợ Giúp Nam Samạc Sahara "tiếp tục theo đuổi mục tiêu này, đó là nên một dấu chỉ cho lòng bác ái Kitô giáo, là hiện thân và là một chứng tá cho Chúa Kitô. Quỹ cũng cố gắng thể hiện sự gần gũi của Đức Giáo Hoàng với các anh em châu Phi của chúng tôi đang sống ở miền Nam Samạc Sahara.”
Trong cuộc họp, các thành viên của tổ chức này đã tặng cho Đức Thánh Cha một bản đồ độc đáo của châu Phi. Trong tư cách Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã viếng thăm lục địa này hai lần.
DVD tập trung vào cách thế làm sao một thông điệp của Đức Giáo Hoàng có thể giúp các doanh nghiệp
Một trong những thông điệp nổi tiếng nhất của Đức Giáo Hoàng là "Bác Ái trong Chân Lý." Thông điệp được công bố năm 2009, và một bản tóm tắt của thông điệp này có thể được tìm thấy trong DVD nhỏ này.
DVD này gồm có một bản tóm tắt dài sáu phút, trong đó các tác giả thảo luận cách thế mà nội dung của thông điệp này có thể áp dụng cho thế giới kinh doanh. Ta có thể tìm thấy trong DVD mười ý tưởng trình bày cách thế mà thông điệp của Đức Giáo Hoàng có thể giúp cải thiện các doanh nghiệp khác nhau.
Các ý tưởng đó bao gồm sự phát triển kinh tế bền vững, công ích và tầm quan trọng của việc đánh giá các nhân viên.
Theo các tác giả, DVD này có thể hướng dẫn các công ty khi họ phát huy các giá trị bao gồm tình liên đới, trách nhiệm và sự tin tưởng lẫn nhau.
Nhà xuất bản của Vatican tung ra món quà độc đáo
Phiến đá được khắc biểu tượng của Đức Giáo Hoàng vừa được treo bên trong Nhà xuất bản Vatican. Đây là công trình của một nghệ nhân Malta nổi tiếng tên là Charles Azzopardi. Đức Ông Giuseppe Costa, Giám đốc Nhà xuất bản của Vatican nói: "Chúng tôi muốn giới thiệu món quà này, tập trung vào Đức Thánh Cha, như là một cách để làm nổi bật các giáo huấn của Huấn Quyền Đức Giáo Hoàng”
Phiến đá rộng 55cm và dài 74cm. Xung quanh nó là một số sách và thông điệp của Đức Giáo Hoàng. Ngoài ra, còn có một số hình ảnh giới thiệu những khoảnh khắc đặc biệt, khi Đức Thánh Cha tông du nước ngoài.
Sách của các tác giả khác cũng được giới thiệu. Vượt lên những cuốn sách, phiến đá này tượng trưng cho sức mạnh của chia sẻ thông tin, kiến thức và thần học.
Đức Ông Giuseppe Scotti cho biết thêm:
"Những quyển sách này và các tác phẩm của Đức Giáo Hoàng mang lại một cái gì đó vượt ra ngoài các cuốn sách. Chúng mang đến một sự đào tạo thật sự, là những gì chúng tôi đang cổ xuý thông qua tổ chức Joseph Ratzinger Foundation.”
Đức Ông cho biết thêm
"Đó là một cách để làm nổi bật một số công trình chính và các tác giả mà chúng tôi có tại Nhà xuất bản của Vatican mà thực sự là Nhà xuất bản của Đức Giáo Hoàng."
Charles Azzopardi đã thực hiện phiến đá vôi điêu khắc theo yêu cầu của Sứ thần Tòa Thánh tại Malta, là Đức Ông Tommaso Caputo.
Vatican hỗ trợ trung tâm điện tử mới nhằm mục đích ngăn chặn các trường hợp lạm dụng tính dục
Mục đích của trang web này là để ngăn chặn các trường hợp lạm dụng tính dục trong Giáo Hội. Được đặt tên là Trung tâm Bảo vệ Trẻ em, trang web đã được hình thành sau một hội nghị bốn ngày tại Vatican, với tiêu đề "Hướng tới Chữa Lành và Canh Tân." Chính Đức Giáo Hoàng là một trong những ủng hộ biên chính của trang web này.
Trang web đào tạo trực tuyến này nhằm cung cấp thông tin cho các giám mục, các linh mục và các nhân viên Giáo Hội là những người có liên hệ đến vấn đề bảo vệ trẻ em. Trang web bao gồm thông tin về những dấu hiệu cảnh báo, sự can thiệp cũng như luật lệ và các yêu cầu phải tường trình với các giới chức thẩm quyền dân sự tại các quốc gia trên thế giới.
Trang web này đã được đưa ra sau khi hơn 130 giám mục và những người đứng đầu các dòng tu từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung về Rôma để thảo luận về những cách thức thích hợp nhằm ngăn chặn và xử lý các trường hợp lạm dụng tính dục.
Tổng Giáo Phận Munich đã tham gia tích cực vào dự án này. Đức Hồng Y Reinhart Marx của Munich hy vọng sáng kiến này sẽ giúp mở đường cho việc hướng tới chữa lành và canh tân thực sự.
Đức Hồng Y Reinhart Marx nói:
"Chúng tôi đã vô cùng bị sốc bởi mức độ lạm dụng và tình trạng sa ngã trầm trọng và tràn lan của hàng giáo sĩ trong việc khai thác mối quan hệ của họ với trẻ em và thanh thiếu niên."
Việc đào tạo trực tuyến của trang web này được cung cấp bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, Ý và Đức. Sau khi hoàn tất 30 giờ đào tạo, học viên sẽ nhận được một giấy chứng nhận từ Đại học Giáo hoàng Gregorian. Các chuyên gia từ Đại học Ulm của Đức cũng dự phần vào đề án này.
Sáng kiến này có một ngân sách lên đến $1,6 triệu đô la trong ba năm đầu tiên. Kinh phí đến từ nhiều giáo phận, tài trợ tư nhân và Quỹ Giáo Hoàng.
Khách hành hương tuốn đến Lộ Đức nhân kỷ niệm 154 năm ngày 11 tháng 2
Thành phố Rôma đương nhiên là nơi được người Công Giáo trên thế giới viếng thăm nhiều nhất. Nhiều người nghĩ rằng nơi thứ hai được thăm viếng nhiều có thể là Thánh Địa, nhưng thực ra đó chính là Lộ Đức, một thị trấn nhỏ của nước Pháp, gần biên giới của Tây Ban Nha.
Lộ Đức là nơi có những ngôi đền quan trọng nhất được cung hiến cho Đức Trinh Nữ Maria. Ngày 11 tháng Hai này đánh dấu kỷ niệm 154 năm kể từ khi phép lạ đầu tiên xảy ra ở đó, tức là vào năm 1858. Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính, một Thánh Lễ đặc biệt đã được cử hành để đáp lại yêu cầu của nhiều người đang cần đến sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria.
Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với Bernadette Soubirous ở Lộ Đức tổng cộng 18 lần, và nói với Bernadette là hãy uống nước từ một con suối gần đó. Sau đó, Catherine Latapie là người đầu tiên được chữa lành một cách thần kỳ. Bà đã được chữa khỏi bệnh tê liệt, sau khi uống nước suối. Đúng trong cái ngày bà được chữa lành ấy, bà đã hạ sinh một bé trai người sau này trở thành một linh mục. Trong những năm sau đó, tổng cộng 67 người đã chứng kiến những phép lạ tại nơi này.
Kể từ đó Lộ Đức đã trở thành một trong những địa điểm hành hương lớn nhất thế giới, với hơn 6 triệu du khách mỗi năm. Nhiều người hành hương tự túc, theo cách riêng của họ, những người khác đi theo nhóm như Hiệp Hội Đức Mẹ Lộ Đức.
Nhiều người sau khi thực hiện cuộc hành hương cho biết họ cảm thấy khoẻ mạnh hơn. Nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ trong số những người này đã được Giáo Hội Công Giáo công nhận là đã nhận được phép lạ. Người ta nói nhiều người cảm thấy khoẻ mạnh chỉ bằng cách thực hiện cuộc hành hương đến Lộ Đức. Tuy nhiên, không cần biết là nước suối ở đây hay là chính cuộc hành hương đã giúp chữa lành cho họ, ai đến đền Đức Mẹ Lộ Đức cũng cố mang về những chai nước suối.
Một vị Hồng y Phi châu sẽ giảng tĩnh tâm Mùa Chay cho giáo triều Rôma
Từ 26 tháng Hai đến 3 tháng 3, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 sẽ đình chỉ tất cả các buổi triều yết chung của mình để dành thời gian cho kỳ tĩnh tâm Mùa Chay. Kỳ tĩnh tâm này sẽ bao gồm một tuần cầu nguyện diễn ra tại nhà nguyện Mater Redemtoris của Vatican. Các vị trong giáo triều Rôma cũng tham dự cùng với Đức Thánh Cha.
Chịu trách nhiệm thuyết giảng trong kỳ tĩnh tâm này là Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya của Congo. Ngài là một trong những nhân vật hàng đầu của Giáo hội tại Phi Châu. Ngài cũng là một tiếng nói nổi bật trong việc đấu tranh cho nhân quyền ở nước mình, đặc biệt là dưới chế độ độc tài Mobutu Sese Seko.
Các cầu thủ bóng đá của đội Atletico Madrid tặng áo lưu niệm cho Đức Thánh Cha
Hôm thứ Tư 15 tháng Hai, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã tiếp đội bóng đá Tây Ban Nha Atletico Madrid. Các cầu thủ và các nhà lãnh đạo của đội này đã tặng cho Đức Thánh Cha hai chiếc áo đỏ và áo trắng của đội.
Đội Atletico Madrid đang ở Rôma để đá với đội Lazio của Ý trong khuôn khổ cúp Châu Âu.
Hôm thứ Sáu 10 tháng 2, nhật báo Il Fatto Quotidiano của Italia đã đăng trên trang nhất một tài liệu về một âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Tuy nhiên, Giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi đã mô tả bài tường thuật của tờ “Il Fatto Quotidiano” là “nói năng mê sảng”.
Tờ Il Fatto Quotidiano và tiếp sau đó là hàng loạt các cơ quan truyền thông Italia và thế giới đã đề cập đến một tài liệu mật ghi ngày 30 tháng Mười Hai năm 2011 được cho là viết bằng tiếng Đức bởi Đức Hồng Y hưu dưỡng Dario Castrillón Hoyos, người Colombia, để cảnh báo Tòa Thánh về một kế hoạch ám sát Đức Giáo Hoàng vào trước tháng 11 năm nay.
Cha Federico Lombardi nói: "Rõ ràng rằng tài liệu này chứa đựng những suy nghĩ điên dại mà không có bất cứ thực tại nào."
Đức Giáo Hoàng suy tư về những lời cuối cùng của Chúa Giêsu trên thập giá
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 15 tháng Hai, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ khoảng 6.000 tín hữu hành hương tại Đại Thính Đường Phaolô Đệ Lục. Đức Thánh Cha đã tập trung bài giáo lý của ngài vào những lời cuối cùng của Chúa Giêsu trước khi chết trên thập giá: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm".
Ngài nói:
Anh chị em thân mến, tiếp tục bài giáo lý của chúng ta về lời cầu nguyện Kitô giáo, lại một lần nữa chúng ta hướng đến lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trên thập giá. Thánh Luca đã gọi những lời này là ba "lời cuối cùng" của Chúa chịu đóng đinh. Chúa Giêsu đã thốt lên: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm " (Lc 23:34), Chúa Giêsu đã cầu cho các lý hình và tỏ cho thấy chiều sâu của tình yêu hòa giải của Ngài đối với nhân loại tội lỗi.
Ngài đã nói với người trộm lành: “Hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng" (Lc 23:43), Ngài ban cho tất cả những ai ăn năn và đặt niềm tin vào Ngài một hy vọng chắc chắn. Tiếng kêu cuối cùng của Ngài: "Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha" (Lc 23:46), thể hiện sự phó thác đầy tin tưởng của Chúa Giêsu nơi Thánh Ý Thiên Chúa. Tiếng kêu ấy phát sinh ra từ quan hệ độc đáo của Ngài với Chúa Cha, là quan hệ định hình nên cuộc sống cầu nguyện của chính Ngài.
Từ trên Thánh Giá, Chúa Giêsu dạy chúng ta tha thứ và yêu thương kẻ thù của chúng ta, cầu nguyện cho sự hoán cải của họ, và biết phó mình trong tay Chúa Cha, tin tưởng rằng bàn tay Chúa sẽ tiếp tục nuôi dưỡng chúng ta giữa các đau khổ của cuộc đời này cho đến khi đôi tay ấy ôm ấp chúng ta vào nước thiên đàng.
Tôi hoan nghênh các linh mục tham gia thụ huấn ở Học Viện giáo dục thần học nâng cao tại Đại học Giáo Hoàng Bắc Mỹ. Tôi cũng chào đón những người hành hương từ Tổng Giáo Phận Toronto, cũng như nhiều giáo xứ, giáo phận và trường học có mặt trong buổi tiếp kiến chung hôm nay, đặc biệt là các học sinh của trường trung học Our Lady ở Motherwell, Scotland. Xin Thiên Chúa tuôn đổ muôn ơn lành cho anh chị em tín hữu hành hương từ Anh, Ireland, Na Uy và Hoa Kỳ!
Thanh niên Madrid đến Rome để cám ơn Đức Giáo Hoàng vì Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2011
Hôm 02 tháng 4 tới đây, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 sẽ gặp gỡ với một nhóm đông đảo những người trẻ đến từ Madrid. Nhiều người trong số họ là những thiện nguyện viên và những bạn trẻ hành hương tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới hồi tháng 8 năm 2011.
Đây sẽ là chuyến hành hương đến Rôma sau cùng được tổ chức bởi Tổng Giáo Phận Madrid từ 30 Tháng Ba đến 3 tháng 4.
Dẫn đầu các bạn trẻ sẽ là Đức Hồng Y Tây Ban Nha, Antonio Maria Rouco Varela. Theo ban tổ chức, họ sẽ hành hương đến Kinh Thành Vĩnh Cửu để cảm ơn Đức Thánh Cha đã chọn Madrid là nơi đăng cai tổ chức ngày Quốc Tế Giới Trẻ vừa qua, và đặc biệt hơn tất cả, là các hoa trái từ chuyến tông du của ngài tới Tây Ban Nha.
Huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin: bạo lực tại Syria phải dừng lại
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật 12 tháng 2, Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi đặc biệt đến các giới chức có thẩm quyền tại Syria. Trước con số đông đảo những người bị giết, bao gồm cả trẻ em, Đức Thánh Cha đã kêu gọi hòa bình, hòa giải, và đối thoại tại Syria.
Ngài nói:
"Tôi mời mọi người - đặc biệt là các giới chức có thẩm quyền tại Syria hãy ủng hộ những con đường hòa giải, đối thoại và dấn thân cho hòa bình. Điều đó là thiết yếu để đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các thành phần dân chúng khác nhau, và đáp lại những kỳ vọng của cộng đồng quốc tế, đang quan tâm đến thiện ích chung của toàn xã hội, và của khu vực. "
Trong bài giáo lý của mình, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã suy tư về cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và một người bị bệnh hủi. Sau đó, Đức Thánh Cha đã trình bày luận cứ tại sao Chúa Giêsu có thể cứu độ nhân loại.
Ngài nhấn mạnh rằng:
"Chúa Giêsu đã không tránh tiếp xúc với người bị bệnh phong. Trong thực tế, thương cảm trước tình trạng của người này, Ngài đã tiến đến và chạm vào anh ta – bất chấp luật cấm không cho làm như vậy. Ngài phán rằng, ‘Tôi muốn điều đó, muốn anh được lành sạch’. Cử chỉ này và những lời của Chúa Kitô đã thiết đặt nên lịch sử ơn cứu độ.
Liên tiếp hai lần cuối tuần vừa qua, tuyết rơi ở Rôma. Mặc dù tuyết và thời tiết lạnh giá, hàng ngàn người đã đổ xô đến Vatican. Đức Thánh Cha cũng đã pha trò về thời tiết.
Ngài nói:
"Tôi cầu chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật đẹp và một tuần thật tuyệt. Cầu chúc một tuần tốt lành! Chúa Nhật tới, tuyết không rơi! Chúc anh chị em ngày Chúa Nhật tốt đẹp".
Tuần tới Đức Thánh Cha sẽ rất bận rộn. Ngài sẽ tiếp các Hồng y từ khắp nơi trên thế giới về Rôma trong công nghị tấn phong Hồng Y cho 22 vị vào ngày Thứ Bảy 18 tháng 2.
Đức Giáo Hoàng kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp khu vực Nam Samạc Sahara
Đức Thánh Cha đã gặp gỡ với 25 thành viên của "Quỹ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị Trợ Giúp Nam sa mạc Sahara”
Trong nhiều năm qua, các thành viên của quỹ này đã chiến đấu chống đói nghèo trong khu vực Nam sa mạc Sahara của châu Phi, đồng thời bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên.
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 nói:
"Tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế phải nghiêm túc giải quyết tình trạng nghèo cùng cực tại các khu vực này, nơi mà điều kiện sống đang bị suy hóa. Tôi cũng muốn khuyến khích và hỗ trợ các thực thể Giáo Hội khác nhau đang hoạt động trong vùng. "
Trong những năm qua, khu vực này đã bị hạn hán nghiêm trọng và nghèo đói trầm trọng. Kể từ tháng Năm năm 1980, Quỹ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị Trợ Giúp Nam sa mạc Sahara đã cố gắng cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương.
Đức Thánh Cha nhận xét:
"Được ra đời gần ba mươi năm qua theo mong muốn của vị Chân Phước tiền nhiệm của tôi", Quỹ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị Trợ Giúp Nam Samạc Sahara "tiếp tục theo đuổi mục tiêu này, đó là nên một dấu chỉ cho lòng bác ái Kitô giáo, là hiện thân và là một chứng tá cho Chúa Kitô. Quỹ cũng cố gắng thể hiện sự gần gũi của Đức Giáo Hoàng với các anh em châu Phi của chúng tôi đang sống ở miền Nam Samạc Sahara.”
Trong cuộc họp, các thành viên của tổ chức này đã tặng cho Đức Thánh Cha một bản đồ độc đáo của châu Phi. Trong tư cách Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã viếng thăm lục địa này hai lần.
DVD tập trung vào cách thế làm sao một thông điệp của Đức Giáo Hoàng có thể giúp các doanh nghiệp
Một trong những thông điệp nổi tiếng nhất của Đức Giáo Hoàng là "Bác Ái trong Chân Lý." Thông điệp được công bố năm 2009, và một bản tóm tắt của thông điệp này có thể được tìm thấy trong DVD nhỏ này.
DVD này gồm có một bản tóm tắt dài sáu phút, trong đó các tác giả thảo luận cách thế mà nội dung của thông điệp này có thể áp dụng cho thế giới kinh doanh. Ta có thể tìm thấy trong DVD mười ý tưởng trình bày cách thế mà thông điệp của Đức Giáo Hoàng có thể giúp cải thiện các doanh nghiệp khác nhau.
Các ý tưởng đó bao gồm sự phát triển kinh tế bền vững, công ích và tầm quan trọng của việc đánh giá các nhân viên.
Theo các tác giả, DVD này có thể hướng dẫn các công ty khi họ phát huy các giá trị bao gồm tình liên đới, trách nhiệm và sự tin tưởng lẫn nhau.
Nhà xuất bản của Vatican tung ra món quà độc đáo
Phiến đá được khắc biểu tượng của Đức Giáo Hoàng vừa được treo bên trong Nhà xuất bản Vatican. Đây là công trình của một nghệ nhân Malta nổi tiếng tên là Charles Azzopardi. Đức Ông Giuseppe Costa, Giám đốc Nhà xuất bản của Vatican nói: "Chúng tôi muốn giới thiệu món quà này, tập trung vào Đức Thánh Cha, như là một cách để làm nổi bật các giáo huấn của Huấn Quyền Đức Giáo Hoàng”
Phiến đá rộng 55cm và dài 74cm. Xung quanh nó là một số sách và thông điệp của Đức Giáo Hoàng. Ngoài ra, còn có một số hình ảnh giới thiệu những khoảnh khắc đặc biệt, khi Đức Thánh Cha tông du nước ngoài.
Sách của các tác giả khác cũng được giới thiệu. Vượt lên những cuốn sách, phiến đá này tượng trưng cho sức mạnh của chia sẻ thông tin, kiến thức và thần học.
Đức Ông Giuseppe Scotti cho biết thêm:
"Những quyển sách này và các tác phẩm của Đức Giáo Hoàng mang lại một cái gì đó vượt ra ngoài các cuốn sách. Chúng mang đến một sự đào tạo thật sự, là những gì chúng tôi đang cổ xuý thông qua tổ chức Joseph Ratzinger Foundation.”
Đức Ông cho biết thêm
"Đó là một cách để làm nổi bật một số công trình chính và các tác giả mà chúng tôi có tại Nhà xuất bản của Vatican mà thực sự là Nhà xuất bản của Đức Giáo Hoàng."
Charles Azzopardi đã thực hiện phiến đá vôi điêu khắc theo yêu cầu của Sứ thần Tòa Thánh tại Malta, là Đức Ông Tommaso Caputo.
Vatican hỗ trợ trung tâm điện tử mới nhằm mục đích ngăn chặn các trường hợp lạm dụng tính dục
Mục đích của trang web này là để ngăn chặn các trường hợp lạm dụng tính dục trong Giáo Hội. Được đặt tên là Trung tâm Bảo vệ Trẻ em, trang web đã được hình thành sau một hội nghị bốn ngày tại Vatican, với tiêu đề "Hướng tới Chữa Lành và Canh Tân." Chính Đức Giáo Hoàng là một trong những ủng hộ biên chính của trang web này.
Trang web đào tạo trực tuyến này nhằm cung cấp thông tin cho các giám mục, các linh mục và các nhân viên Giáo Hội là những người có liên hệ đến vấn đề bảo vệ trẻ em. Trang web bao gồm thông tin về những dấu hiệu cảnh báo, sự can thiệp cũng như luật lệ và các yêu cầu phải tường trình với các giới chức thẩm quyền dân sự tại các quốc gia trên thế giới.
Trang web này đã được đưa ra sau khi hơn 130 giám mục và những người đứng đầu các dòng tu từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung về Rôma để thảo luận về những cách thức thích hợp nhằm ngăn chặn và xử lý các trường hợp lạm dụng tính dục.
Tổng Giáo Phận Munich đã tham gia tích cực vào dự án này. Đức Hồng Y Reinhart Marx của Munich hy vọng sáng kiến này sẽ giúp mở đường cho việc hướng tới chữa lành và canh tân thực sự.
Đức Hồng Y Reinhart Marx nói:
"Chúng tôi đã vô cùng bị sốc bởi mức độ lạm dụng và tình trạng sa ngã trầm trọng và tràn lan của hàng giáo sĩ trong việc khai thác mối quan hệ của họ với trẻ em và thanh thiếu niên."
Việc đào tạo trực tuyến của trang web này được cung cấp bằng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, Ý và Đức. Sau khi hoàn tất 30 giờ đào tạo, học viên sẽ nhận được một giấy chứng nhận từ Đại học Giáo hoàng Gregorian. Các chuyên gia từ Đại học Ulm của Đức cũng dự phần vào đề án này.
Sáng kiến này có một ngân sách lên đến $1,6 triệu đô la trong ba năm đầu tiên. Kinh phí đến từ nhiều giáo phận, tài trợ tư nhân và Quỹ Giáo Hoàng.
Khách hành hương tuốn đến Lộ Đức nhân kỷ niệm 154 năm ngày 11 tháng 2
Thành phố Rôma đương nhiên là nơi được người Công Giáo trên thế giới viếng thăm nhiều nhất. Nhiều người nghĩ rằng nơi thứ hai được thăm viếng nhiều có thể là Thánh Địa, nhưng thực ra đó chính là Lộ Đức, một thị trấn nhỏ của nước Pháp, gần biên giới của Tây Ban Nha.
Lộ Đức là nơi có những ngôi đền quan trọng nhất được cung hiến cho Đức Trinh Nữ Maria. Ngày 11 tháng Hai này đánh dấu kỷ niệm 154 năm kể từ khi phép lạ đầu tiên xảy ra ở đó, tức là vào năm 1858. Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính, một Thánh Lễ đặc biệt đã được cử hành để đáp lại yêu cầu của nhiều người đang cần đến sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria.
Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với Bernadette Soubirous ở Lộ Đức tổng cộng 18 lần, và nói với Bernadette là hãy uống nước từ một con suối gần đó. Sau đó, Catherine Latapie là người đầu tiên được chữa lành một cách thần kỳ. Bà đã được chữa khỏi bệnh tê liệt, sau khi uống nước suối. Đúng trong cái ngày bà được chữa lành ấy, bà đã hạ sinh một bé trai người sau này trở thành một linh mục. Trong những năm sau đó, tổng cộng 67 người đã chứng kiến những phép lạ tại nơi này.
Kể từ đó Lộ Đức đã trở thành một trong những địa điểm hành hương lớn nhất thế giới, với hơn 6 triệu du khách mỗi năm. Nhiều người hành hương tự túc, theo cách riêng của họ, những người khác đi theo nhóm như Hiệp Hội Đức Mẹ Lộ Đức.
Nhiều người sau khi thực hiện cuộc hành hương cho biết họ cảm thấy khoẻ mạnh hơn. Nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ trong số những người này đã được Giáo Hội Công Giáo công nhận là đã nhận được phép lạ. Người ta nói nhiều người cảm thấy khoẻ mạnh chỉ bằng cách thực hiện cuộc hành hương đến Lộ Đức. Tuy nhiên, không cần biết là nước suối ở đây hay là chính cuộc hành hương đã giúp chữa lành cho họ, ai đến đền Đức Mẹ Lộ Đức cũng cố mang về những chai nước suối.
Một vị Hồng y Phi châu sẽ giảng tĩnh tâm Mùa Chay cho giáo triều Rôma
Từ 26 tháng Hai đến 3 tháng 3, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 sẽ đình chỉ tất cả các buổi triều yết chung của mình để dành thời gian cho kỳ tĩnh tâm Mùa Chay. Kỳ tĩnh tâm này sẽ bao gồm một tuần cầu nguyện diễn ra tại nhà nguyện Mater Redemtoris của Vatican. Các vị trong giáo triều Rôma cũng tham dự cùng với Đức Thánh Cha.
Chịu trách nhiệm thuyết giảng trong kỳ tĩnh tâm này là Đức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya của Congo. Ngài là một trong những nhân vật hàng đầu của Giáo hội tại Phi Châu. Ngài cũng là một tiếng nói nổi bật trong việc đấu tranh cho nhân quyền ở nước mình, đặc biệt là dưới chế độ độc tài Mobutu Sese Seko.
Các cầu thủ bóng đá của đội Atletico Madrid tặng áo lưu niệm cho Đức Thánh Cha
Hôm thứ Tư 15 tháng Hai, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã tiếp đội bóng đá Tây Ban Nha Atletico Madrid. Các cầu thủ và các nhà lãnh đạo của đội này đã tặng cho Đức Thánh Cha hai chiếc áo đỏ và áo trắng của đội.
Đội Atletico Madrid đang ở Rôma để đá với đội Lazio của Ý trong khuôn khổ cúp Châu Âu.