Phụng Vụ - Mục Vụ
Mặc Khải
Lm Vũđình Tường
06:37 18/02/2016
Thứ tư vừa qua nhóm thiên văn học, đại diện nhóm thiên văn Úc châu là giáo sư Lister Smith, tuyên bố nhóm họ vừa khám phá thêm một số những giải ngân hà khác ẩn nấp sau giải Ngân Hà Milky Way bằng cách dùng viễn vọng kính phát sóng âm thanh. Hơn một phần ba trong số 800 giải ngân hà mới phát giác lần đầu được nhìn thấy bởi chúng nấp rất xa sau giải ngân hà Milky Way. Mỗi một giải ngân hà có chứa khoảng trên dưới một trăm tỉ ngôi sao. Khám phá mới cho thấy vũ trụ khổng lồ còn chứa quá nhiều bí mật so với khối óc nhỏ nhoi của con người. Đây cũng là dấu hiệu cho biết những gì đã được khám phá chỉ mới là bước khởi đầu của việc tìm hiểu vũ trũ chúng ta đang sống. Muôn biết thêm chi tiết xin xem Mapping the Milky Way
Tương tự như những thiên văn học nghiên cứu các vì sao, Kitô hữu siêng năng, đạo hạnh yêu thích cầu nguyện và chiêm niệm về tình yêu Thiên Chúa cũng sẽ gặp được những kết quả kì diệu. Cầu nguyện và chiêm niệm giúp con mắt đức tin nhận biết tình yêu Chúa nhiệm mầu mà con mắt thường không thể nhận ra. Nhận biết tình yêu Chúa vừa là phần thưởng tâm linh vừa làm giầu tâm linh. Đức Kitô chỉ cho chúng ta biết rất nhiều về tình yêu Chúa. Trên lí thuyết chúng ta có thể nói rất nhiều, rất hay về tình yêu Chúa nhưng không yêu, không tin Chúa bởi thiếu cảm nghiệm tình yêu Chúa. Muốn cảm nghiệm được tình yêu Chúa cần hành động đức tin qua đời sống cầu nguyện và chiêm niệm. Qua siêng năng cầu nguyện và chiêm niệm người đó mới thực sự được hưởng vị êm đềm, ngọt ngào của tình yêu Chúa. Cầu nguyện và chiêm niệm giúp ta sống trong tình yêu Chúa và khám phá ra tình yêu vô biên, bao la như vũ trụ các thiên văn học khám phá. Cầu nguyện và chiêm niệm giúp giữ vững niềm tin vào tình yêu Chúa và làm giầu đời sống tâm linh. Cuộc đời mỗi người đều có những bí ẩn cần khám phá bởi chúng ta được Thiên Chúa dựng nên vì thế nơi mỗi chúng ta đều có một phần bí ẩn của tình yêu Chúa trong người. Nhiệm vụ của ta là khám phá ra bí ẩn tình yêu Chúa trong ta. Nhận biết bí ẩn tình yêu này chính là nhận biết ơn Chúa gọi, đáp lại lời mời gọi đó bằng cách thể hiện ơn gọi đó trong cuộc sống trần thế.
Chiêm niệm Lời Chúa để khám phá ra chính mình bởi từ nguyên thuỷ con người được dựng nên do Lời Chúa phán ra. Chiêm niệm Lời Chúa chính là khám phá ra lịch sử nguyen thuỷ đời mình. Điều này cho biết ta từ đâu đến và cuối đời sẽ đi về đâu. Chúa nói với chúng ta qua mỗi biến cố trong đời. Nhận biết biến cố trong đời để nhận biết tình yêu Chúa vì qua biến cố ta nhận ra tình Chúa trong ta. Lời Chúa rõ ràng, mạch lạc trước mắt nhưng bên trong chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu thẳm và chiêm niệm giúp đọc ý sâu thẳm đó. Những ai yêu thích chiêm niệm Lời Chúa chắc chắn sẽ tìm được Lời hằng sống. Tổ phụ Abraham đã nhận biết Chúa qua chiêm niệm và nhận ra và đáp trả ơn Chúa gọi. Sau khi trở lại Thánh Phaolô cũng nhận biết Chúa luôn đồng hành cùng Ngài mọi giây, mọi lúc. Đức Kitô tuyên bố rõ ràng về sự liên kết mật thiết giữa Ngài và Chúa Cha.
Người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm; vì điều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy. Gn 5,19
Tôi không tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng Chúa Cha đã dậy tôi thế nào, thì tôi nói như vậy. Đấng đã sai tôi, không để tôi cô độc vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người. Gn. 8,28-29
Đức trinh nữ Maria đã suy gẫm lời sứ thần loan báo trong lòng và đã nhận biết lời Chúa mời gọi bà sống để trở thành Mẹ Đấng Cứu Thế. Chúng ta xin ơn biết lắng nghe Lời Chúa để nhận biết và đáp lại Lời Chúa mời gọi chúng ta sống tốt đẹp cuộc đời lữ hành.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Tương tự như những thiên văn học nghiên cứu các vì sao, Kitô hữu siêng năng, đạo hạnh yêu thích cầu nguyện và chiêm niệm về tình yêu Thiên Chúa cũng sẽ gặp được những kết quả kì diệu. Cầu nguyện và chiêm niệm giúp con mắt đức tin nhận biết tình yêu Chúa nhiệm mầu mà con mắt thường không thể nhận ra. Nhận biết tình yêu Chúa vừa là phần thưởng tâm linh vừa làm giầu tâm linh. Đức Kitô chỉ cho chúng ta biết rất nhiều về tình yêu Chúa. Trên lí thuyết chúng ta có thể nói rất nhiều, rất hay về tình yêu Chúa nhưng không yêu, không tin Chúa bởi thiếu cảm nghiệm tình yêu Chúa. Muốn cảm nghiệm được tình yêu Chúa cần hành động đức tin qua đời sống cầu nguyện và chiêm niệm. Qua siêng năng cầu nguyện và chiêm niệm người đó mới thực sự được hưởng vị êm đềm, ngọt ngào của tình yêu Chúa. Cầu nguyện và chiêm niệm giúp ta sống trong tình yêu Chúa và khám phá ra tình yêu vô biên, bao la như vũ trụ các thiên văn học khám phá. Cầu nguyện và chiêm niệm giúp giữ vững niềm tin vào tình yêu Chúa và làm giầu đời sống tâm linh. Cuộc đời mỗi người đều có những bí ẩn cần khám phá bởi chúng ta được Thiên Chúa dựng nên vì thế nơi mỗi chúng ta đều có một phần bí ẩn của tình yêu Chúa trong người. Nhiệm vụ của ta là khám phá ra bí ẩn tình yêu Chúa trong ta. Nhận biết bí ẩn tình yêu này chính là nhận biết ơn Chúa gọi, đáp lại lời mời gọi đó bằng cách thể hiện ơn gọi đó trong cuộc sống trần thế.
Chiêm niệm Lời Chúa để khám phá ra chính mình bởi từ nguyên thuỷ con người được dựng nên do Lời Chúa phán ra. Chiêm niệm Lời Chúa chính là khám phá ra lịch sử nguyen thuỷ đời mình. Điều này cho biết ta từ đâu đến và cuối đời sẽ đi về đâu. Chúa nói với chúng ta qua mỗi biến cố trong đời. Nhận biết biến cố trong đời để nhận biết tình yêu Chúa vì qua biến cố ta nhận ra tình Chúa trong ta. Lời Chúa rõ ràng, mạch lạc trước mắt nhưng bên trong chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu thẳm và chiêm niệm giúp đọc ý sâu thẳm đó. Những ai yêu thích chiêm niệm Lời Chúa chắc chắn sẽ tìm được Lời hằng sống. Tổ phụ Abraham đã nhận biết Chúa qua chiêm niệm và nhận ra và đáp trả ơn Chúa gọi. Sau khi trở lại Thánh Phaolô cũng nhận biết Chúa luôn đồng hành cùng Ngài mọi giây, mọi lúc. Đức Kitô tuyên bố rõ ràng về sự liên kết mật thiết giữa Ngài và Chúa Cha.
Người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm; vì điều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy. Gn 5,19
Tôi không tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng Chúa Cha đã dậy tôi thế nào, thì tôi nói như vậy. Đấng đã sai tôi, không để tôi cô độc vì tôi hằng làm những điều đẹp ý Người. Gn. 8,28-29
Đức trinh nữ Maria đã suy gẫm lời sứ thần loan báo trong lòng và đã nhận biết lời Chúa mời gọi bà sống để trở thành Mẹ Đấng Cứu Thế. Chúng ta xin ơn biết lắng nghe Lời Chúa để nhận biết và đáp lại Lời Chúa mời gọi chúng ta sống tốt đẹp cuộc đời lữ hành.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Phải thay đổi cái nhìn
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:46 18/02/2016
Chúa Nhật III MÙA CHAY, năm C
Lc 13, 1-9
PHẢI THAY ĐỔI CÁI NHÌN
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra nhiều sự việc xẩy ra từ thời Chúa Giêsu sống nhưng vẫn như đang xẩy ra trước mắt chúng ta, chung quanh chúng ta. Chúa Giêsu trong Chúa Nhật III Mùa chay, năm C, đưa ra hai biến cố có tính rất thời sự, nóng hổi : một là sự tàn ác của Philatô, hai là tai nạn lao động. Tất cả hai vụ việc này đều dẫn đến cái chết. Lúc đó, có rất nhiều luồng dư luận, người thì nói những người này là những người tội lỗi, nên bị Chúa phạt, kẻ khác nghĩ thế này thế nọ. Những người không hề hấn gì cứ tưởng rằng mình vô tội vì họ đang an toàn vv…Chúng ta nghĩ gì về những sự kiện ấy ?
Chúa Giêsu luôn kêu gọi mọi người sám hối. Tuy nhiên, có người tưởng rằng mình vô tội, nên chẳng cần gì phải ăn năn, phải quay trở về, phải sám hối…Sự an toàn và tưởng tượng giả tạo luôn là bóng mờ làm lỏe mắt chúng ta. Chúa Giêsu đưa chúng ta ra khỏi sự ảo tưởng, sự mù lòa về mình. Ngài nhắc nhở chúng ta sám hối vì biết làm sao được ai nặng tội hơn ai. Con người được Chúa cho an toàn, thảnh thơi, thư thái, chính lúc đó là lúc con người cần trở về, thay đổi, làm mới con người vì rằng chính lúc con người tưởng mình mạnh lại là lúc họ yếu như lời thánh Phaolô đã nói…Ơn trở về, ơn sám hối và ơn làm mới lại là ơn cần thiết Chúa ban cho con người, để con người mau mắn quay về với Chúa.
Cây vả trong Tin Mừng thực tế đang sống trong tình trạng an toàn. Tội của nó là tội làm choán đất, cây mọc nơi đất tốt mà không sinh hoa trái. Như thế, cây to làm hại, làm mất đất để các cây khác mọc lên. Con người sống ở trần gian nhiều khi cũng sống trong vỏ an toàn, họ không làm hại ai, không phá ai, nhưng họ đã không làm những điều tốt, họ đã không sinh lời theo ý Chúa. Họ đúng là người được ông chủ trao một nén, đáng lẽ họ phải làm lời ra, nhưng họ đã chôn giấu không làm lợi tiền cho ông chủ. Họ không làm hại ai nhưng sống ích kỷ, bo bo, không làm điều tốt, không làm những điều ông chủ muốn, như thế họ đã tiếp tay cho sự xấu, sự dữ hoành hành. Tin Mừng của Chúa cốt lõi của Tình Yêu. Do đó, theo đạo không có nghĩa là bo bo giữ luật lệ cho riêng mình để được lợi cho mình, nhưng còn phải sống đạo. Làm những việc lành tỏa sáng, làm những việc bác ái để danh Chúa được cả sáng là làm vinh danh Chúa. Dụ ngôn cây vả nói lên sự kiên nhẫn của Chúa đối với con người. Trước một vụ việc, trước một biến cố, mỗi người có cái nhìn và phản ứng khác nhau. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã gợi lại cho chúng ta thấy phản ứng rất thông thường của người Do Thái, đồng thời cũng là phản ứng của nhiều người tín hữu. Philatô ra lệnh xử tử một số người Galilê nổi loạn, thì người Do Thái cho rằng những người này đáng bị trừng phạt vì họ là những người tội lỗi. Khi tháp Silôe đè chết 18 người thì người Do Thái cũng bảo họ là những người tội lỗi bị Chúa phạt. Chúng ta gán cho Chúa phạt người khác vì cho là họ có tội, nhưng chúng ta lại quên thân phận yếu hèn, mỏng giòn của chúng ta. Chúa luôn mời gọi chúng ta nhìn vào các biến cố với lòng tin tưởng tuyệt đối vào tình thương của Thiên Chúa, nhìn vào tấm lòng nhân hậu, tình yêu vô biên của Chúa. Chúa là người Cha nhân từ “ chậm bất bình và hết mực khoan nhân “. Ngài luôn luôn yêu thương, thứ tha nếu chúng ta thật tâm sám hối, ăn năn, quay trở về với Thiên Chúa tình thương. Con người dù có tội lỗi đến đâu, nếu biết thật lòng hối cải, từ bỏ tội lỗi, Chúa vẫn luôn yêu thương tha thứ.
Năm thánh Lòng Thương Xót của Chúa giúp chúng ta nhận ra lòng thương, tình yêu vô biên của Chúa, khiến chúng ta nhận ra con người yếu đuối của mình cần được Chúa thứ tha. Con người càng nhận ra tình thương của Chúa, cần ý thức thân phận bọt bèo, mềm yếu của mình, cần được Chúa thứ tha nhờ đó chúng ta càng cần cảm thông với những yếu hèn của người khác. Tất cả chúng ta đều cần ơn tha thứ của Chúa. Do đó, sám hối là khởi đầu của việc nên thánh. Sám hối là sám hối trong cái nhìn về Thiên Chúa nhân từ, nên đồng thời cũng có cái nhìn thay đổi, đứng đắn, đầy cảm thông đối với người khác.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn nhận ra lòng nhân từ, yêu thương của Chúa, để chúng con luôn có cái nhìn cảm thông, tha thứ đối với anh chị em của chúng con.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Người Do Thái đã có cái nhìn thế nào về hai biến cố Philatô giết một số người Galilê nổi loạn và tháp Silôe đè chết 18 người ?
2.Thường chúng ta có cái nhìn về người khác thế nào khi họ gặp hoạn nạn ?
3.Chúa là ai và chúng ta là ai ?
4.Chúa dạy chúng ta điều gì qua những biến cố trên đây, đặc biệt cây vả không cho quả ?
5.Mùa Chay trong năm thánh Lòng Thương Xót của Chúa nói cho chúng ta những gì ?
Lc 13, 1-9
PHẢI THAY ĐỔI CÁI NHÌN
Đọc Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta nhận ra nhiều sự việc xẩy ra từ thời Chúa Giêsu sống nhưng vẫn như đang xẩy ra trước mắt chúng ta, chung quanh chúng ta. Chúa Giêsu trong Chúa Nhật III Mùa chay, năm C, đưa ra hai biến cố có tính rất thời sự, nóng hổi : một là sự tàn ác của Philatô, hai là tai nạn lao động. Tất cả hai vụ việc này đều dẫn đến cái chết. Lúc đó, có rất nhiều luồng dư luận, người thì nói những người này là những người tội lỗi, nên bị Chúa phạt, kẻ khác nghĩ thế này thế nọ. Những người không hề hấn gì cứ tưởng rằng mình vô tội vì họ đang an toàn vv…Chúng ta nghĩ gì về những sự kiện ấy ?
Chúa Giêsu luôn kêu gọi mọi người sám hối. Tuy nhiên, có người tưởng rằng mình vô tội, nên chẳng cần gì phải ăn năn, phải quay trở về, phải sám hối…Sự an toàn và tưởng tượng giả tạo luôn là bóng mờ làm lỏe mắt chúng ta. Chúa Giêsu đưa chúng ta ra khỏi sự ảo tưởng, sự mù lòa về mình. Ngài nhắc nhở chúng ta sám hối vì biết làm sao được ai nặng tội hơn ai. Con người được Chúa cho an toàn, thảnh thơi, thư thái, chính lúc đó là lúc con người cần trở về, thay đổi, làm mới con người vì rằng chính lúc con người tưởng mình mạnh lại là lúc họ yếu như lời thánh Phaolô đã nói…Ơn trở về, ơn sám hối và ơn làm mới lại là ơn cần thiết Chúa ban cho con người, để con người mau mắn quay về với Chúa.
Cây vả trong Tin Mừng thực tế đang sống trong tình trạng an toàn. Tội của nó là tội làm choán đất, cây mọc nơi đất tốt mà không sinh hoa trái. Như thế, cây to làm hại, làm mất đất để các cây khác mọc lên. Con người sống ở trần gian nhiều khi cũng sống trong vỏ an toàn, họ không làm hại ai, không phá ai, nhưng họ đã không làm những điều tốt, họ đã không sinh lời theo ý Chúa. Họ đúng là người được ông chủ trao một nén, đáng lẽ họ phải làm lời ra, nhưng họ đã chôn giấu không làm lợi tiền cho ông chủ. Họ không làm hại ai nhưng sống ích kỷ, bo bo, không làm điều tốt, không làm những điều ông chủ muốn, như thế họ đã tiếp tay cho sự xấu, sự dữ hoành hành. Tin Mừng của Chúa cốt lõi của Tình Yêu. Do đó, theo đạo không có nghĩa là bo bo giữ luật lệ cho riêng mình để được lợi cho mình, nhưng còn phải sống đạo. Làm những việc lành tỏa sáng, làm những việc bác ái để danh Chúa được cả sáng là làm vinh danh Chúa. Dụ ngôn cây vả nói lên sự kiên nhẫn của Chúa đối với con người. Trước một vụ việc, trước một biến cố, mỗi người có cái nhìn và phản ứng khác nhau. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã gợi lại cho chúng ta thấy phản ứng rất thông thường của người Do Thái, đồng thời cũng là phản ứng của nhiều người tín hữu. Philatô ra lệnh xử tử một số người Galilê nổi loạn, thì người Do Thái cho rằng những người này đáng bị trừng phạt vì họ là những người tội lỗi. Khi tháp Silôe đè chết 18 người thì người Do Thái cũng bảo họ là những người tội lỗi bị Chúa phạt. Chúng ta gán cho Chúa phạt người khác vì cho là họ có tội, nhưng chúng ta lại quên thân phận yếu hèn, mỏng giòn của chúng ta. Chúa luôn mời gọi chúng ta nhìn vào các biến cố với lòng tin tưởng tuyệt đối vào tình thương của Thiên Chúa, nhìn vào tấm lòng nhân hậu, tình yêu vô biên của Chúa. Chúa là người Cha nhân từ “ chậm bất bình và hết mực khoan nhân “. Ngài luôn luôn yêu thương, thứ tha nếu chúng ta thật tâm sám hối, ăn năn, quay trở về với Thiên Chúa tình thương. Con người dù có tội lỗi đến đâu, nếu biết thật lòng hối cải, từ bỏ tội lỗi, Chúa vẫn luôn yêu thương tha thứ.
Năm thánh Lòng Thương Xót của Chúa giúp chúng ta nhận ra lòng thương, tình yêu vô biên của Chúa, khiến chúng ta nhận ra con người yếu đuối của mình cần được Chúa thứ tha. Con người càng nhận ra tình thương của Chúa, cần ý thức thân phận bọt bèo, mềm yếu của mình, cần được Chúa thứ tha nhờ đó chúng ta càng cần cảm thông với những yếu hèn của người khác. Tất cả chúng ta đều cần ơn tha thứ của Chúa. Do đó, sám hối là khởi đầu của việc nên thánh. Sám hối là sám hối trong cái nhìn về Thiên Chúa nhân từ, nên đồng thời cũng có cái nhìn thay đổi, đứng đắn, đầy cảm thông đối với người khác.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn nhận ra lòng nhân từ, yêu thương của Chúa, để chúng con luôn có cái nhìn cảm thông, tha thứ đối với anh chị em của chúng con.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Người Do Thái đã có cái nhìn thế nào về hai biến cố Philatô giết một số người Galilê nổi loạn và tháp Silôe đè chết 18 người ?
2.Thường chúng ta có cái nhìn về người khác thế nào khi họ gặp hoạn nạn ?
3.Chúa là ai và chúng ta là ai ?
4.Chúa dạy chúng ta điều gì qua những biến cố trên đây, đặc biệt cây vả không cho quả ?
5.Mùa Chay trong năm thánh Lòng Thương Xót của Chúa nói cho chúng ta những gì ?
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:08 18/02/2016
96. MỘT CON CHIM BÌNH THƯỜNG.
Kê Khang và Lữ An là đôi bạn thân, có lúc cả hai bất chấp đường xa vạn lý, cũng đến gặp mặt.
Một hôm, Lữ An đi thăm Kê Khang, đúng lúc Kê Khang không có nhà, đợi rất lâu mà vẫn không thấy ông ta trở về, thế là trước khi bỏ đi thì Lữ An viết trên cửa một chữ “phụng”, sau khi Kê Khang trở về thì rất là thích thú, ai mà biết được tất cả hàm ý của chữ “phụng” (1) chứ ?
Nhưng đó lại là ý giểu cợt ông ta là “con chim bình thường凡鳥”.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 96:
Chế giễu và chọc cười là hai cụm từ không giống nhau, thế nhưng cũng có người lầm tưởng là nó giống nhau, cho nên mới làm cho người khác hiểu lầm và tức giận.
Chế giễu là đem cái khuyết điểm của người ta ra mà làm trò đùa cho thiên hạ cười, chế giễu là “nhại” lại những động tác, cử chỉ, lời nói của anh em cho mọi người cười chơi, đây là một hành vi của người vô giáo dục, là một thái độ kiêu căng hợm hĩnh của người thiếu văn minh.
Chúng ta đọc lại đoạn Phúc Âm của thánh Mát-thêu, để coi những hành động và lời nói của quân lính đã chế giễu Đức Chúa Giê-su: “Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ, rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng : “Vạn tuế Đức Vua dân Do Thái !” Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra và cho Người mặc áo lại như trước, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá” . Càng đọc chúng ta càng tức tối, giận dữ run lên vì sự chế giễu của bọn lính tráng đối với Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa làm người.
Người ta cũng sẽ giận dữ nộ khí xung thiên với tôi, khi tôi chế giễu người khác –nhất là những người tàn tật- lấy họ ra làm “đề tài” chế giễu để thiên hạ cười cho vui, đó có thể nói là ác đức vậy.
(1) 鳳chữ “phụng, phượng” gồm chữ phàm凡và chữ điểu(chim) 鳥ghép lại mà thành, những nếu viết thành 2 chữ 凡鳥 thì ý nghĩa của nó là: con chim bình thường. Lữ An chơi chữ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Kê Khang và Lữ An là đôi bạn thân, có lúc cả hai bất chấp đường xa vạn lý, cũng đến gặp mặt.
Một hôm, Lữ An đi thăm Kê Khang, đúng lúc Kê Khang không có nhà, đợi rất lâu mà vẫn không thấy ông ta trở về, thế là trước khi bỏ đi thì Lữ An viết trên cửa một chữ “phụng”, sau khi Kê Khang trở về thì rất là thích thú, ai mà biết được tất cả hàm ý của chữ “phụng” (1) chứ ?
Nhưng đó lại là ý giểu cợt ông ta là “con chim bình thường凡鳥”.
(Thế Thuyết Tân Ngữ)
Suy tư 96:
Chế giễu và chọc cười là hai cụm từ không giống nhau, thế nhưng cũng có người lầm tưởng là nó giống nhau, cho nên mới làm cho người khác hiểu lầm và tức giận.
Chế giễu là đem cái khuyết điểm của người ta ra mà làm trò đùa cho thiên hạ cười, chế giễu là “nhại” lại những động tác, cử chỉ, lời nói của anh em cho mọi người cười chơi, đây là một hành vi của người vô giáo dục, là một thái độ kiêu căng hợm hĩnh của người thiếu văn minh.
Chúng ta đọc lại đoạn Phúc Âm của thánh Mát-thêu, để coi những hành động và lời nói của quân lính đã chế giễu Đức Chúa Giê-su: “Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ, rồi kết một vòng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng : “Vạn tuế Đức Vua dân Do Thái !” Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra và cho Người mặc áo lại như trước, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá” . Càng đọc chúng ta càng tức tối, giận dữ run lên vì sự chế giễu của bọn lính tráng đối với Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa làm người.
Người ta cũng sẽ giận dữ nộ khí xung thiên với tôi, khi tôi chế giễu người khác –nhất là những người tàn tật- lấy họ ra làm “đề tài” chế giễu để thiên hạ cười cho vui, đó có thể nói là ác đức vậy.
(1) 鳳chữ “phụng, phượng” gồm chữ phàm凡và chữ điểu(chim) 鳥ghép lại mà thành, những nếu viết thành 2 chữ 凡鳥 thì ý nghĩa của nó là: con chim bình thường. Lữ An chơi chữ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:11 18/02/2016
17. Thiên Chúa báo đáp hành động của chúng ta, tức là chiếu theo cấp độ thuần khiết của chúng ta mà báo đáp.
(Thánh Magdalena de Pazzi)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thăm vùng biên giới Mỹ Mễ, Đức Phanxicô nói: không biên giới nào ngăn cản chúng ta là một gia đình
Vũ Văn An
00:28 18/02/2016
Đức Giáo Hoàng Phanxicô lớn tiếng tố cáo các bất công trầm trọng chống lại hàng trăm nghìn di dân đang trốn chạy nghèo đói và bạo lực và lên án việc buôn người.
Cử hành Thánh Lễ tại Ciudad Juárez, biến cố cuối cùng trong chuyến viếng thăm Mễ Tây Cơ của ngài, Đức Giáo Hoàng nói về hiện tượng buộc phải di cư khắp thế giới.
Ngài cho hay: “Ở đây, tại Ciudad Juárez, cũng như tại các khu vực biên giới khác, có hàng trăm nghìn di dân từ Trung Mỹ và các nước khác, không quên nhiều người Mễ Tây Cơ cũng tìm cách vuợt qua “phía bên kia”. Mỗi bước, cuộc hành trình đều chất nặng các bất công trầm trọng: con người bị nô dịch, cầm tù và tống tiền; biết bao anh chị em này của chúng ta là hậu quả của việc buôn người”.
Bài giảng của Đức Thánh Cha được đọc trong Thánh Lễ tại Khu Chợ Phiên của Juárez City với hơn 200,000 tín hữu tham dự.
Ngài cũng vươn tới khoảng 300,000 tín hữu nữa tham dự biến cố này qua hệ thống “livestream” phát tuyến tại một sân túc cầu ở bên kia biên giới, tại thành phố Tây Texas là El Paso.
Sau đây là nguyên văn bài giảng của ngài:
Thế kỷ thứ hai, Thánh Irênê viết rằng: vinh quang Thiên Chúa là sự sống của con người. Đây là lời phát biểu vẫn còn vang vọng trong trái tim Giáo Hội. Vinh quang của Chúa Cha là sự sống cho con cái nam nữ của Người. Không có vinh quang nào lớn hơn đối với một người cha bằng được thấy con cái mình triển nở, không còn hài lòng nào lớn hơn bằng thấy con cái mình lớn lên, phát triển và nở rộ. Bài đọc thứ nhất mà chúng ta vừa nghe cho thấy rõ điều đó. Thành phố lớn Ninivê đã tự hủy hoại mình do áp bức và ô nhục, bạo lực và bất công. Ngày giờ của thành phố vĩ đại đã được đếm vì bạo lực trong nó không thể tiếp diễn được nữa. Rồi Chúa đã hiện ra và khuấy động trái tim Giôna: Chúa Cha kêu gọi và phái sứ giả của Người ra đi. Giôna được mời để tiếp nhận một sứ mệnh. Ông được bảo “Ra đi” vì trong “bốn mươi ngày nữa, Ninivê sẽ bị phá đổ” (Gn 3:4). Hãy ra đi và giúp họ hiểu rằng vì cung cách họ cư xử với nhau, tự sắp xếp và tổ chức, họ chỉ tạo nên chết chóc và hủy diệt, đau khổ và áp bức. Hãy làm họ thấy không còn đường sống nào, cho cả vua lẫn bầy tôi, cũng như cho đất cầy và gia súc. Hãy ra đi và nói với họ rằng họ đã trở nên quen thuộc với lối sống hạ cấp và đã đánh mất sự nhậy cảm đối với đau khổ. Hãy đi và nói với họ rằng bất công đã chuốc độc cách họ nhìn thế giới. “Bởi thế, hỡi Giôna, hãy ra đi!”. Thiên Chúa sai ông đi để chứng thực điều đang xẩy ra, Người sai ông đi để đánh thức một dân tộc đang say sưa với chính họ.
Trong bản văn trên, ta thấy ta đứng trước mầu nhiệm thương xót của Thiên Chúa. Lòng thương xót, một thứ luôn bác bỏ sự yếu đuối, đã sốt sắng tiếp nhận con người nhân bản. Lòng thương xót luôn kêu gọi sự tốt lành tiềm ẩn và tê cóng bên trong mỗi con người. Không hề đem lại hủy diệt, như ta thỉnh thoảng muốn xẩy ra, lòng thương xót tìm cách biến đổi mỗi hoàn cảnh từ bên trong. Mầu nhiệm thương xót của Thiên Chúa nằm ở đấy. Nó tìm cách và mời gọi ta hồi tâm, nó mời gọi ta thống hối; nó mời gọi ta nhìn thấy tai hại đang được làm ở mọi bình diện. Lòng thương xót luôn đâm nát sự ác để biến đổi nó.
Nhà vua lắng nghe Giôna, dân thành đáp ứng và việc đền tội được ban hành. Lòng thương xót của Thiên Chúa đã đi vào trái tim, mạc khải và biểu lộ sự chắc chắn và niềm hy vọng của ta nằm ở đâu: luôn luôn có khả thể thay đổi, ta vẫn còn thì giờ để biến đổi điều đang tiêu diệt ta như một dân tộc, điều đang làm nhân tính ta mất ý nghĩa. Lòng thương xót khuyến khích ta nhìn vào hiện tại, và tin tưởng điều lành mạnh và tốt lành đang đập trong mọi trái tim. Lòng thương xót của Thiên Chúa là mộc khiên và là sức mạnh của ta.
Giôna giúp họ nhìn thấy, giúp họ trở nên ý thức. Theo đó, lời kêu gọi của ông tìm được những người nam nữ có khả năng thống hối, và khả năng khóc lóc. Khóc lóc vì bất công, khóc lóc vì thối nát, khóc lóc vì áp bức. Đây là những nước mắt dẫn tới biến đổi, làm dịu tâm hồn; chúng là những giọt nước mắt thanh lọc cái nhìn của ta và giúp ta có khả năng nhìn thấy vòng tội lỗi mà ta rất thường sa vào. Chúng là những giọt nước mắt nhậy cảm hóa cái nhìn của ta và thái độ chai cứng và đặc biệt ngủ mê của ta trước nỗi đau đớn của người khác. Chúng là những giọt nước mắt có thể khuất phục ta, có khả năng mở cửa đưa chúng ta vào hoán cải hồi tâm.
Hôm nay hạn từ này vang vọng một cách mạnh mẽ giữa chúng ta; hạn từ này chính là tiếng nói trong sa mạc, mời gọi ta hoán cải hồi tâm. Trong Năm Lòng Thương Xót này, với anh chị em ở đây, tôi khẩn khoản xin Chúa thương xót; với anh chị em, tôi muốn nài xin hồng ân nước mắt, hồng ân hồi tâm.
Ở đây, tại Ciudad Juárez này, cũng như tại nhiều vùng biên giới khác, có hàng trăm nghìn di dân từ Trung Mỹ và các nước khác, không quên nhiều người Mễ Tây Cơ cũng tìm cách vuợt qua “phía bên kia”. Mỗi bước, cuộc hành trình đều chất nặng các bất công trầm trọng: con người bị nô dịch, cầm tù và tống tiền; biết bao anh chị em này của chúng ta là hậu quả của việc buôn người.
Chúng ta không thể chối bỏ cuộc khủng hoảng nhân đạo; cuộc khủng hoảng này trong mấy năm gần đây có nghĩa là việc di dân của hàng nghìn người, bất chấp bằng xe lửa, xa lộ hay cuốc bộ, vượt hàng trăm kilô mét qua núi, sa mạc và những vùng không có người. Ngày nay, thảm họa cưỡng bức di dân của con người là một hiện tượng có tính hoàn cầu. Cuộc khủng hoảng này, một cuộc khủng hoảng không thể đo bằng con số và thống kê, ta muốn, thay vào đó, đo bằng các tên, các truyện kể, các gia đình. Họ là anh chị em của những người bị xua đuổi bởi nghèo đói và bạo lực, bởi buôn bán ma túy và các tổ chức tội ác. Đứng trước biết bao nhiêu khoảng chân không luật pháp, họ bị dính cứng trong một mạng lưới chuyên gài bẫy và luôn luôn tiêu diệt những người nghèo nhất. Không những họ chịu cảnh nghèo nhưng họ còn phải chịu các hình thức bạo lực này nữa. Bất công đã bị cực đoan hóa nơi người trẻ; họ làm mồi cho trọng pháo, bị bách hại và đe dọa khi cố gắng chạy trốn cơn lốc soắn bạo lực và hỏa ngục ma túy, ấy là chưa kể tới tình trạng khó xử đầy đau lòng của nhiều phụ nữ mà nhiều đời sống đã bị cướp mất một cách bất công.
Cùng nhau ta hãy cầu xin Thiên Chúa của chúng ta ơn hồi tâm, ơn nước mắt, ta hãy cầu xin Người ban cho ta những trái tim cởi mở như người Ninivê, mở cửa đón nhận lời kêu gọi của Người nghe thấy trên gương mặt đau khổ của vô vàn người đàn ông và người đàn bà. Đừng có chết chóc nữa! Đừng có bóc lột nữa! Vẫn còn thì giờ để thay đổi, vẫn còn đường để thoát ra và cơ may, còn giờ để nài nỉ lòng thương xót của Thiên Chúa.
Như thời Giôna, cả ngày nay nữa, ước mong chúng ta cũng dấn thân hồi tâm; ước mong ta trở thành dấu soi đường và loan báo ơn cứu độ. Tôi biết công việc của vô vàn tổ chức dân sự đang làm việc để trợ giúp quyền lợi của di dân. Tôi cũng biết việc làm đầy dấn thân của rất nhiều tu sĩ nam nữ, linh mục và giáo dân để đồng hành với di dân và bảo vệ sự sống. Họ đang ở trên các tuyến đầu, thường liều chính mạng sống của họ. Bằng chính mạng sống ấy, họ là các tiên tri của lòng thương xót; họ là trái tim đang đập và là bước chân đồng hành của Giáo Hội đang mở rộng cánh tay và nâng đỡ.
Thời hồi tâm này, thời cứu rỗi này chính là thời thương xót. Và do đó, ta hãy cùng nhau nói để đáp ứng sự đau khổ của không biết bao nhiêu gương mặt: Lạy Chúa, trong lòng cảm thương và thương xót của Chúa, xin Chúa thương xót chúng con… rửa sạch chúng con khỏi tội lỗi của chúng con và tạo trong chúng con một trái tim trong sạch, một tinh thần mới (xem Tv 50).
Tôi muốn mượn dịp này gửi lời thăm hỏi từ đây tới các anh chị em thân yêu của chúng ta đang hiện diện với chúng ta ở bên kia biên giới, đặc biệt những người đang tụ họp tại Sân Vận Động của Đại Học El Paso; nó được biết dưới tên Sun Bowl (Banh Mặt Trời), và họ đang được Đức Ông Mark Seitz hướng dẫn. Với sự giúp đỡ của kỹ thuật, chúng ta có thể cầu nguyện, ca hát và cùng nhau cử hành tình yêu thương xót mà Chúa đã ban cho chúng ta và không biên giới nào có thể ngăn cản chúng ta chia sẻ. Xin cám ơn anh chị em tại El Paso, các anh chị em làm chúng tôi cảm thấy như một gia đình và cùng một và chỉ một cộng đồng Kitô hữu mà thôi.
Cử hành Thánh Lễ tại Ciudad Juárez, biến cố cuối cùng trong chuyến viếng thăm Mễ Tây Cơ của ngài, Đức Giáo Hoàng nói về hiện tượng buộc phải di cư khắp thế giới.
Ngài cho hay: “Ở đây, tại Ciudad Juárez, cũng như tại các khu vực biên giới khác, có hàng trăm nghìn di dân từ Trung Mỹ và các nước khác, không quên nhiều người Mễ Tây Cơ cũng tìm cách vuợt qua “phía bên kia”. Mỗi bước, cuộc hành trình đều chất nặng các bất công trầm trọng: con người bị nô dịch, cầm tù và tống tiền; biết bao anh chị em này của chúng ta là hậu quả của việc buôn người”.
Bài giảng của Đức Thánh Cha được đọc trong Thánh Lễ tại Khu Chợ Phiên của Juárez City với hơn 200,000 tín hữu tham dự.
Ngài cũng vươn tới khoảng 300,000 tín hữu nữa tham dự biến cố này qua hệ thống “livestream” phát tuyến tại một sân túc cầu ở bên kia biên giới, tại thành phố Tây Texas là El Paso.
Sau đây là nguyên văn bài giảng của ngài:
Thế kỷ thứ hai, Thánh Irênê viết rằng: vinh quang Thiên Chúa là sự sống của con người. Đây là lời phát biểu vẫn còn vang vọng trong trái tim Giáo Hội. Vinh quang của Chúa Cha là sự sống cho con cái nam nữ của Người. Không có vinh quang nào lớn hơn đối với một người cha bằng được thấy con cái mình triển nở, không còn hài lòng nào lớn hơn bằng thấy con cái mình lớn lên, phát triển và nở rộ. Bài đọc thứ nhất mà chúng ta vừa nghe cho thấy rõ điều đó. Thành phố lớn Ninivê đã tự hủy hoại mình do áp bức và ô nhục, bạo lực và bất công. Ngày giờ của thành phố vĩ đại đã được đếm vì bạo lực trong nó không thể tiếp diễn được nữa. Rồi Chúa đã hiện ra và khuấy động trái tim Giôna: Chúa Cha kêu gọi và phái sứ giả của Người ra đi. Giôna được mời để tiếp nhận một sứ mệnh. Ông được bảo “Ra đi” vì trong “bốn mươi ngày nữa, Ninivê sẽ bị phá đổ” (Gn 3:4). Hãy ra đi và giúp họ hiểu rằng vì cung cách họ cư xử với nhau, tự sắp xếp và tổ chức, họ chỉ tạo nên chết chóc và hủy diệt, đau khổ và áp bức. Hãy làm họ thấy không còn đường sống nào, cho cả vua lẫn bầy tôi, cũng như cho đất cầy và gia súc. Hãy ra đi và nói với họ rằng họ đã trở nên quen thuộc với lối sống hạ cấp và đã đánh mất sự nhậy cảm đối với đau khổ. Hãy đi và nói với họ rằng bất công đã chuốc độc cách họ nhìn thế giới. “Bởi thế, hỡi Giôna, hãy ra đi!”. Thiên Chúa sai ông đi để chứng thực điều đang xẩy ra, Người sai ông đi để đánh thức một dân tộc đang say sưa với chính họ.
Trong bản văn trên, ta thấy ta đứng trước mầu nhiệm thương xót của Thiên Chúa. Lòng thương xót, một thứ luôn bác bỏ sự yếu đuối, đã sốt sắng tiếp nhận con người nhân bản. Lòng thương xót luôn kêu gọi sự tốt lành tiềm ẩn và tê cóng bên trong mỗi con người. Không hề đem lại hủy diệt, như ta thỉnh thoảng muốn xẩy ra, lòng thương xót tìm cách biến đổi mỗi hoàn cảnh từ bên trong. Mầu nhiệm thương xót của Thiên Chúa nằm ở đấy. Nó tìm cách và mời gọi ta hồi tâm, nó mời gọi ta thống hối; nó mời gọi ta nhìn thấy tai hại đang được làm ở mọi bình diện. Lòng thương xót luôn đâm nát sự ác để biến đổi nó.
Nhà vua lắng nghe Giôna, dân thành đáp ứng và việc đền tội được ban hành. Lòng thương xót của Thiên Chúa đã đi vào trái tim, mạc khải và biểu lộ sự chắc chắn và niềm hy vọng của ta nằm ở đâu: luôn luôn có khả thể thay đổi, ta vẫn còn thì giờ để biến đổi điều đang tiêu diệt ta như một dân tộc, điều đang làm nhân tính ta mất ý nghĩa. Lòng thương xót khuyến khích ta nhìn vào hiện tại, và tin tưởng điều lành mạnh và tốt lành đang đập trong mọi trái tim. Lòng thương xót của Thiên Chúa là mộc khiên và là sức mạnh của ta.
Giôna giúp họ nhìn thấy, giúp họ trở nên ý thức. Theo đó, lời kêu gọi của ông tìm được những người nam nữ có khả năng thống hối, và khả năng khóc lóc. Khóc lóc vì bất công, khóc lóc vì thối nát, khóc lóc vì áp bức. Đây là những nước mắt dẫn tới biến đổi, làm dịu tâm hồn; chúng là những giọt nước mắt thanh lọc cái nhìn của ta và giúp ta có khả năng nhìn thấy vòng tội lỗi mà ta rất thường sa vào. Chúng là những giọt nước mắt nhậy cảm hóa cái nhìn của ta và thái độ chai cứng và đặc biệt ngủ mê của ta trước nỗi đau đớn của người khác. Chúng là những giọt nước mắt có thể khuất phục ta, có khả năng mở cửa đưa chúng ta vào hoán cải hồi tâm.
Hôm nay hạn từ này vang vọng một cách mạnh mẽ giữa chúng ta; hạn từ này chính là tiếng nói trong sa mạc, mời gọi ta hoán cải hồi tâm. Trong Năm Lòng Thương Xót này, với anh chị em ở đây, tôi khẩn khoản xin Chúa thương xót; với anh chị em, tôi muốn nài xin hồng ân nước mắt, hồng ân hồi tâm.
Ở đây, tại Ciudad Juárez này, cũng như tại nhiều vùng biên giới khác, có hàng trăm nghìn di dân từ Trung Mỹ và các nước khác, không quên nhiều người Mễ Tây Cơ cũng tìm cách vuợt qua “phía bên kia”. Mỗi bước, cuộc hành trình đều chất nặng các bất công trầm trọng: con người bị nô dịch, cầm tù và tống tiền; biết bao anh chị em này của chúng ta là hậu quả của việc buôn người.
Chúng ta không thể chối bỏ cuộc khủng hoảng nhân đạo; cuộc khủng hoảng này trong mấy năm gần đây có nghĩa là việc di dân của hàng nghìn người, bất chấp bằng xe lửa, xa lộ hay cuốc bộ, vượt hàng trăm kilô mét qua núi, sa mạc và những vùng không có người. Ngày nay, thảm họa cưỡng bức di dân của con người là một hiện tượng có tính hoàn cầu. Cuộc khủng hoảng này, một cuộc khủng hoảng không thể đo bằng con số và thống kê, ta muốn, thay vào đó, đo bằng các tên, các truyện kể, các gia đình. Họ là anh chị em của những người bị xua đuổi bởi nghèo đói và bạo lực, bởi buôn bán ma túy và các tổ chức tội ác. Đứng trước biết bao nhiêu khoảng chân không luật pháp, họ bị dính cứng trong một mạng lưới chuyên gài bẫy và luôn luôn tiêu diệt những người nghèo nhất. Không những họ chịu cảnh nghèo nhưng họ còn phải chịu các hình thức bạo lực này nữa. Bất công đã bị cực đoan hóa nơi người trẻ; họ làm mồi cho trọng pháo, bị bách hại và đe dọa khi cố gắng chạy trốn cơn lốc soắn bạo lực và hỏa ngục ma túy, ấy là chưa kể tới tình trạng khó xử đầy đau lòng của nhiều phụ nữ mà nhiều đời sống đã bị cướp mất một cách bất công.
Cùng nhau ta hãy cầu xin Thiên Chúa của chúng ta ơn hồi tâm, ơn nước mắt, ta hãy cầu xin Người ban cho ta những trái tim cởi mở như người Ninivê, mở cửa đón nhận lời kêu gọi của Người nghe thấy trên gương mặt đau khổ của vô vàn người đàn ông và người đàn bà. Đừng có chết chóc nữa! Đừng có bóc lột nữa! Vẫn còn thì giờ để thay đổi, vẫn còn đường để thoát ra và cơ may, còn giờ để nài nỉ lòng thương xót của Thiên Chúa.
Như thời Giôna, cả ngày nay nữa, ước mong chúng ta cũng dấn thân hồi tâm; ước mong ta trở thành dấu soi đường và loan báo ơn cứu độ. Tôi biết công việc của vô vàn tổ chức dân sự đang làm việc để trợ giúp quyền lợi của di dân. Tôi cũng biết việc làm đầy dấn thân của rất nhiều tu sĩ nam nữ, linh mục và giáo dân để đồng hành với di dân và bảo vệ sự sống. Họ đang ở trên các tuyến đầu, thường liều chính mạng sống của họ. Bằng chính mạng sống ấy, họ là các tiên tri của lòng thương xót; họ là trái tim đang đập và là bước chân đồng hành của Giáo Hội đang mở rộng cánh tay và nâng đỡ.
Thời hồi tâm này, thời cứu rỗi này chính là thời thương xót. Và do đó, ta hãy cùng nhau nói để đáp ứng sự đau khổ của không biết bao nhiêu gương mặt: Lạy Chúa, trong lòng cảm thương và thương xót của Chúa, xin Chúa thương xót chúng con… rửa sạch chúng con khỏi tội lỗi của chúng con và tạo trong chúng con một trái tim trong sạch, một tinh thần mới (xem Tv 50).
Tôi muốn mượn dịp này gửi lời thăm hỏi từ đây tới các anh chị em thân yêu của chúng ta đang hiện diện với chúng ta ở bên kia biên giới, đặc biệt những người đang tụ họp tại Sân Vận Động của Đại Học El Paso; nó được biết dưới tên Sun Bowl (Banh Mặt Trời), và họ đang được Đức Ông Mark Seitz hướng dẫn. Với sự giúp đỡ của kỹ thuật, chúng ta có thể cầu nguyện, ca hát và cùng nhau cử hành tình yêu thương xót mà Chúa đã ban cho chúng ta và không biên giới nào có thể ngăn cản chúng ta chia sẻ. Xin cám ơn anh chị em tại El Paso, các anh chị em làm chúng tôi cảm thấy như một gia đình và cùng một và chỉ một cộng đồng Kitô hữu mà thôi.
Người Công giáo không nên mừng lễ kỉ niệm 500 năm phong trào cải cách của Martin Luther
Tiền Hô
09:37 18/02/2016
Người Công Giáo không nên mừng lễ kỉ niệm 500 năm phong trào cải cách của Martin Luther
Tín hữu Lutheran và Công Giáo bên Đức đang có kế hoạch làm lễ kỷ niệm 500 năm phong trào cải cách tôn giáo của Martin Luther vào năm 2017 sắp tới. Người Công Giáo đã không nhận thức rằng mình bị xúc phạm khi Giáo Hội Tin Lành Đức - German Evangelical Church (trong đó bao gồm cả Giáo Hội Lutheran) đã không công nhận một quan điểm giáo lý mang tính đại kết được đề xuất gần đây, đó là một trong những điều gây chia rẽ lớn giữa hai Giáo Hội.
Công Giáo và Lutheran có chung nhiều quan điểm đức tin và một số thực hành phụng vụ nhưng sự thật vẫn vậy, đối với người Công Giáo, năm 1517 là một con số không mấy tốt đẹp gì. Vào năm đó, mang trong tay 95 luận điệu của mình đến trước cửa nhà thờ Wittenberg Castle, Martin Luther đã bắt đầu một quá trình lôi kéo hàng triệu người tách ra khỏi sự hiệp thông với đấng kế vị Thánh Phêrô. Tuy Luther đã đúng khi chỉ trích sự lạm dụng của Giáo Hội ở thời Trung cổ, mặc dù nhiều người Công Giáo khác, như Erasmus, cũng đã làm như vậy; nhưng Luther đã tổng kết bằng cách quy chụp Đức Giáo Hoàng là phản Kitô giáo; đạp đổ các giáo lý về Thánh Thể, ông thiết lập một tiền lệ để cho các nhà cải cách cực đoan mổ xẻ các bí tích.
Mặc dù Giáo Hội Công Giáo đã nhìn nhận lại phong trào cải cách của Luther trong ánh sáng của các học thuyết hiện đại và tạo quan hệ nồng ấm hơn với phía Tin Lành; đồng thời cũng đã thừa nhận những sai lầm đau thương của mình và vai trò trong các cuộc chiến tranh tôn giáo bi thảm trong thế kỷ 16 và 17. Nhưng sẽ là sai lạc khi chúng ta "ăn mừng" vì những vết thương mà Luther đã gây ra trong thân thể Chúa Kitô. (Catholic Herald)
Tiền Hô
Tín hữu Lutheran và Công Giáo bên Đức đang có kế hoạch làm lễ kỷ niệm 500 năm phong trào cải cách tôn giáo của Martin Luther vào năm 2017 sắp tới. Người Công Giáo đã không nhận thức rằng mình bị xúc phạm khi Giáo Hội Tin Lành Đức - German Evangelical Church (trong đó bao gồm cả Giáo Hội Lutheran) đã không công nhận một quan điểm giáo lý mang tính đại kết được đề xuất gần đây, đó là một trong những điều gây chia rẽ lớn giữa hai Giáo Hội.
Công Giáo và Lutheran có chung nhiều quan điểm đức tin và một số thực hành phụng vụ nhưng sự thật vẫn vậy, đối với người Công Giáo, năm 1517 là một con số không mấy tốt đẹp gì. Vào năm đó, mang trong tay 95 luận điệu của mình đến trước cửa nhà thờ Wittenberg Castle, Martin Luther đã bắt đầu một quá trình lôi kéo hàng triệu người tách ra khỏi sự hiệp thông với đấng kế vị Thánh Phêrô. Tuy Luther đã đúng khi chỉ trích sự lạm dụng của Giáo Hội ở thời Trung cổ, mặc dù nhiều người Công Giáo khác, như Erasmus, cũng đã làm như vậy; nhưng Luther đã tổng kết bằng cách quy chụp Đức Giáo Hoàng là phản Kitô giáo; đạp đổ các giáo lý về Thánh Thể, ông thiết lập một tiền lệ để cho các nhà cải cách cực đoan mổ xẻ các bí tích.
Mặc dù Giáo Hội Công Giáo đã nhìn nhận lại phong trào cải cách của Luther trong ánh sáng của các học thuyết hiện đại và tạo quan hệ nồng ấm hơn với phía Tin Lành; đồng thời cũng đã thừa nhận những sai lầm đau thương của mình và vai trò trong các cuộc chiến tranh tôn giáo bi thảm trong thế kỷ 16 và 17. Nhưng sẽ là sai lạc khi chúng ta "ăn mừng" vì những vết thương mà Luther đã gây ra trong thân thể Chúa Kitô. (Catholic Herald)
Tiền Hô
Khoảnh khắc nổi giận của ĐTC Phanxicô tại Mexico
Tiền Hô
09:43 18/02/2016
Khoảnh khắc nổi giận của ĐTC Phanxicô tại Mexico
Mexico, ngày 17 tháng 2 năm 2016 - Tại một sự kiện diễn ra trong chuyến tông du Mexico, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nổi giận khi vài người phấn khích kéo tay ngài khiến ngài ngã vào một người khuyết tật.
Sau buổi gặp gỡ với giới trẻ thành phố Morelia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành thời gian gặp gỡ đám đông công chúng để phát tràng hạt cho họ. Tại một khoảnh khắc, đám đông xô đẩy nhau để cố gắng nhận lấy chuỗi tràng hạt từ Đức Giáo Hoàng, khiến ngài bị mất thăng bằng, ngã vào một người khuyết tật đang ngồi chiếc xe lăn.
Ngài buộc phải nói một cách mạnh mẽ: "Sao anh chị em lại làm vậy? Đừng ích kỷ! Đừng ích kỷ!"
Xin xem đoạn video ĐTC Phanxicô bị kéo ngã:
Xin đoạn video ĐTC Phanxicô bị kéo ngã
Sau vụ việc này, Cha Federico Lombardi - giám đốc Phòng báo chí Vatican nói với giới truyền thông rằng: phản ứng đó của Đức Giáo Hoàng là xuất phát tự nhiên bởi tình huống.
"Đó là một phản ứng của con người, rất bình thường... bất cứ ai trong một tình huống tương tự sẽ có phản ứng như vậy, đặc biệt là sau một ngày dài hoạt động".
Cha Lombardi cho biết sự kiện cuối cùng ít quan trọng hơn và ghi nhận rằng Đức Giáo Hoàng vẫn tiếp tục các hoạt động của ngài với sự nhiệt tình cùng tình cảm vốn có của ngài.
Tiền Hô
Mexico, ngày 17 tháng 2 năm 2016 - Tại một sự kiện diễn ra trong chuyến tông du Mexico, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nổi giận khi vài người phấn khích kéo tay ngài khiến ngài ngã vào một người khuyết tật.
Sau buổi gặp gỡ với giới trẻ thành phố Morelia, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành thời gian gặp gỡ đám đông công chúng để phát tràng hạt cho họ. Tại một khoảnh khắc, đám đông xô đẩy nhau để cố gắng nhận lấy chuỗi tràng hạt từ Đức Giáo Hoàng, khiến ngài bị mất thăng bằng, ngã vào một người khuyết tật đang ngồi chiếc xe lăn.
Ngài buộc phải nói một cách mạnh mẽ: "Sao anh chị em lại làm vậy? Đừng ích kỷ! Đừng ích kỷ!"
Xin xem đoạn video ĐTC Phanxicô bị kéo ngã:
Xin đoạn video ĐTC Phanxicô bị kéo ngã
Sau vụ việc này, Cha Federico Lombardi - giám đốc Phòng báo chí Vatican nói với giới truyền thông rằng: phản ứng đó của Đức Giáo Hoàng là xuất phát tự nhiên bởi tình huống.
"Đó là một phản ứng của con người, rất bình thường... bất cứ ai trong một tình huống tương tự sẽ có phản ứng như vậy, đặc biệt là sau một ngày dài hoạt động".
Cha Lombardi cho biết sự kiện cuối cùng ít quan trọng hơn và ghi nhận rằng Đức Giáo Hoàng vẫn tiếp tục các hoạt động của ngài với sự nhiệt tình cùng tình cảm vốn có của ngài.
Tiền Hô
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Tại sao hai qui định về đọc kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa” lại trái ngược nhau?
Nguyễn Trọng Đa
09:47 18/02/2016
Giải đáp phụng vụ: Tại sao hai qui định về đọc kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa” lại trái ngược nhau?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Có vẻ là một sự khác biệt giữa hai qui định của Sách Lễ. Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 267 cho thấy rằng linh mục cử hành Thánh Lễ với chỉ một người giúp đọc kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa" cùng với người này, trong khi chữ đỏ cho "Thánh lễ chỉ có một người giúp" nói người giúp lễ đọc kinh này một mình. Có cách nào để dung hòa hai bản văn này không, hoặc nếu không, chúng ta nên theo bản văn nào? - A. K., Cheshire, Connecticut, Mỹ.
Đáp: Rõ ràng là bạn đọc này đã tìm thấy một mâu thuẫn thực sự trong các qui định của Thánh lễ Rôma. Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 267 cho biết:
"Ðoạn, trong khi đọc "Lạy Chiên Thiên Chúa" cùng với người giúp, linh mục bẻ bánh thánh trên đĩa. Sau kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa", ngài vừa hoà Mình và Máu Thánh vừa đọc thầm: "Xin Mình và Máu thánh" (Haec commixtio)” (bản dịch Việt Ngữ của linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Số tiếp theo đi theo chỉ dẫn này một cách hợp lý:
"268. Sau khi hoà trộn, vị tư tế đọc thầm: "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Domine Iesu Christe, Fili Dei vivi) hoặc "Lạy Chúa Giêsu Kitô, con sắp rước” (Perceptio)” (Bản dịch, như trên).
Mặt khác, chữ đỏ cho "Thánh lễ chỉ có một người giúp” nói như sau, “sau lời chào "Bình an của Chúa hằng ở cùng anh em", người giúp thưa: "Và ở cùng Cha". Tùy nghi linh mục trao bình an cho người giúp.
"Linh mục bẻ bánh thánh trên đĩa, trong khi người giúp đọc một mình: "Lạy Chiên Thiên Chúa" […].
“Linh mục vừa hoà Mình và Máu Thánh vừa đọc thầm: "Xin Mình và Máu thánh" (Haec commixtio)".
Như vậy, trong khi nó có thể chỉ là một chi tiết nhỏ, hai qui chế dường như đưa ra hướng dẫn đối nghịch nhau cho linh mục. Hoặc là linh mục cùng đọc "lạy Chiên Thiên Chúa" với người giúp lễ, hoặc không cùng đọc với người giúp lễ.
Một sự khác biệt nhỏ khác được tìm thấy trong Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 269 và chữ đỏ tương ứng. Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói rằng trước khi cho người giúp rước lễ, linh mục đọc ca hiệp lễ. Còn chữ đỏ của Thánh Lễ chỉ có một người giúp quy định dưới số 28 rằng, trong khi linh mục rước lễ, người giúp đọc ca hiệp lễ.
Qui chế nào là đúng? Câu trả lời là không dễ dàng.
Khi nghi lễ mới được công bố, người ta đã nói rằng nhiều thay đổi đã được thực hiện cho hình thức Thánh lễ trước đây được gọi là "thánh lễ không có giáo dân". Ngoài việc thay đổi tên gọi là “Thánh Lễ chỉ có một người giúp”, các thay đổi khác đã được thực hiện để đem hình thức Thánh lễ này phù hợp hơn với Thánh Lễ có giáo dân tham dự, vốn hiện này là mô hình chung cho mọi hình thức Thánh lễ khác.
Theo luận lý này, có vẻ như chữ đỏ là phù hợp hơn với nguyên tắc này, bởi vì tiến trình thông thường cho một linh mục trong Thánh lễ với giáo dân tham dự là không đọc “Lạy Chiên Thiên Chúa", nhưng cứ tiến hành việc bẻ bánh và đọc lời nguyện riêng, như được qui định trong Sách Lễ, trong khi mọi người nói hoặc hát "Lạy Chiên Thiên Chúa".
Ngoài ra, Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 267, vì tất cả các mục đích thực tế, là giống như các phiên bản trước đó của Qui chế Tổng Quát ban hành năm 1984 (số 226).
Tuy nhiên, trong Sách Lễ này, các chữ đỏ cho nghi thức trong "Thánh Lễ không có giáo dân" là tương thích với các Qui chế Tổng Quát, nên không có sự bất thường hay mâu thuẫn. Xin đọc:
"Trong khi đọc "Lạy Chiên Thiên Chúa" cùng với người giúp, linh mục bẻ bánh thánh trên đĩa [...].'"
Do đó, bản văn duy nhất được thay đổi là chữ đỏ trong ấn bản năm 2002, vốn in lại với sự sửa chữa trong năm 2008. Đây là phiên bản, mà trên đó các bản dịch mới bằng tiếng Anh đã dựa vào.
Sự thay đổi này của chữ đỏ là điều gì đó bình thường. Vì vậy, tôi sẽ kết luận rằng nó đã được thực hiện, như đã nói ở trên, để làm cho Thánh Lễ chỉ có một người giúp là thích hợp với hình thức Thánh lễ với giáo dân tham dự.
Do đó, tôi sẽ gợi ý rằng, trong trường hợp này, người ta nên theo qui định nói trong chữ đỏ, chứ không nên theo Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 267. Điều này cũng có thể áp dụng cho sự khác biệt với Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 269, ngoại trừ trong trường hợp linh mục không thể đọc bản văn của ca hiệp lễ.
Có thể có một lợi thế trong qui định trước đó. Có thể rằng trong một số trường hợp, một linh mục cử hành một mình Thánh lễ có thể nghĩ rằng kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa" nên được bỏ qua, và điều này sẽ là một lỗi. Tuy nhiên, đây là một kịch bản không thể và khó có động lực đủ để biện minh cho qui định đa dạng này.
Tôi không có cách thức để biết làm thế nào sự khác biệt này đã trượt qua gần như tất cả mọi người. Phiên bản đầu tiên của Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) mới được ban hành một vài năm, trước ấn bản thứ ba bằng tiếng Latinh của Sách Lễ, và trong khi công việc về Sách Lễ vẫn được tiến hành. Việc xuất bản sớm này đã giúp các Hội Đồng Giám Mục quốc gia kiểm tra Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), và chấp nhận bất kỳ sự thích ứng nào trước khi tiến hành dịch Sách Lễ. Thông tin phản hồi này cũng giúp Thánh Bộ Phượng Tự hoàn chỉnh Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), và một số thay đổi đã được thực hiện, trước khi phiên bản cuối cùng của Sách Lễ bằng tiếng Latinh được xuất bản.
Tuy nhiên, mặc dù tất cả công việc là khá cẩn thận, nhưng chi tiết khá nhỏ này đã thoát khỏi sự chú ý, và vẫn còn trong Sách Lễ bằng tiếng Latinh và tiếng Anh. Người ta hy vọng rằng các ấn bản sau này sẽ có các điều chỉnh thích hợp, để cho cả hai qui định quay trở lại sự hài hòa với nhau. (Zenit.org 18-2-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Có vẻ là một sự khác biệt giữa hai qui định của Sách Lễ. Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 267 cho thấy rằng linh mục cử hành Thánh Lễ với chỉ một người giúp đọc kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa" cùng với người này, trong khi chữ đỏ cho "Thánh lễ chỉ có một người giúp" nói người giúp lễ đọc kinh này một mình. Có cách nào để dung hòa hai bản văn này không, hoặc nếu không, chúng ta nên theo bản văn nào? - A. K., Cheshire, Connecticut, Mỹ.
Đáp: Rõ ràng là bạn đọc này đã tìm thấy một mâu thuẫn thực sự trong các qui định của Thánh lễ Rôma. Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 267 cho biết:
"Ðoạn, trong khi đọc "Lạy Chiên Thiên Chúa" cùng với người giúp, linh mục bẻ bánh thánh trên đĩa. Sau kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa", ngài vừa hoà Mình và Máu Thánh vừa đọc thầm: "Xin Mình và Máu thánh" (Haec commixtio)” (bản dịch Việt Ngữ của linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Số tiếp theo đi theo chỉ dẫn này một cách hợp lý:
"268. Sau khi hoà trộn, vị tư tế đọc thầm: "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Domine Iesu Christe, Fili Dei vivi) hoặc "Lạy Chúa Giêsu Kitô, con sắp rước” (Perceptio)” (Bản dịch, như trên).
Mặt khác, chữ đỏ cho "Thánh lễ chỉ có một người giúp” nói như sau, “sau lời chào "Bình an của Chúa hằng ở cùng anh em", người giúp thưa: "Và ở cùng Cha". Tùy nghi linh mục trao bình an cho người giúp.
"Linh mục bẻ bánh thánh trên đĩa, trong khi người giúp đọc một mình: "Lạy Chiên Thiên Chúa" […].
“Linh mục vừa hoà Mình và Máu Thánh vừa đọc thầm: "Xin Mình và Máu thánh" (Haec commixtio)".
Như vậy, trong khi nó có thể chỉ là một chi tiết nhỏ, hai qui chế dường như đưa ra hướng dẫn đối nghịch nhau cho linh mục. Hoặc là linh mục cùng đọc "lạy Chiên Thiên Chúa" với người giúp lễ, hoặc không cùng đọc với người giúp lễ.
Một sự khác biệt nhỏ khác được tìm thấy trong Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 269 và chữ đỏ tương ứng. Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) nói rằng trước khi cho người giúp rước lễ, linh mục đọc ca hiệp lễ. Còn chữ đỏ của Thánh Lễ chỉ có một người giúp quy định dưới số 28 rằng, trong khi linh mục rước lễ, người giúp đọc ca hiệp lễ.
Qui chế nào là đúng? Câu trả lời là không dễ dàng.
Khi nghi lễ mới được công bố, người ta đã nói rằng nhiều thay đổi đã được thực hiện cho hình thức Thánh lễ trước đây được gọi là "thánh lễ không có giáo dân". Ngoài việc thay đổi tên gọi là “Thánh Lễ chỉ có một người giúp”, các thay đổi khác đã được thực hiện để đem hình thức Thánh lễ này phù hợp hơn với Thánh Lễ có giáo dân tham dự, vốn hiện này là mô hình chung cho mọi hình thức Thánh lễ khác.
Theo luận lý này, có vẻ như chữ đỏ là phù hợp hơn với nguyên tắc này, bởi vì tiến trình thông thường cho một linh mục trong Thánh lễ với giáo dân tham dự là không đọc “Lạy Chiên Thiên Chúa", nhưng cứ tiến hành việc bẻ bánh và đọc lời nguyện riêng, như được qui định trong Sách Lễ, trong khi mọi người nói hoặc hát "Lạy Chiên Thiên Chúa".
Ngoài ra, Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 267, vì tất cả các mục đích thực tế, là giống như các phiên bản trước đó của Qui chế Tổng Quát ban hành năm 1984 (số 226).
Tuy nhiên, trong Sách Lễ này, các chữ đỏ cho nghi thức trong "Thánh Lễ không có giáo dân" là tương thích với các Qui chế Tổng Quát, nên không có sự bất thường hay mâu thuẫn. Xin đọc:
"Trong khi đọc "Lạy Chiên Thiên Chúa" cùng với người giúp, linh mục bẻ bánh thánh trên đĩa [...].'"
Do đó, bản văn duy nhất được thay đổi là chữ đỏ trong ấn bản năm 2002, vốn in lại với sự sửa chữa trong năm 2008. Đây là phiên bản, mà trên đó các bản dịch mới bằng tiếng Anh đã dựa vào.
Sự thay đổi này của chữ đỏ là điều gì đó bình thường. Vì vậy, tôi sẽ kết luận rằng nó đã được thực hiện, như đã nói ở trên, để làm cho Thánh Lễ chỉ có một người giúp là thích hợp với hình thức Thánh lễ với giáo dân tham dự.
Do đó, tôi sẽ gợi ý rằng, trong trường hợp này, người ta nên theo qui định nói trong chữ đỏ, chứ không nên theo Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 267. Điều này cũng có thể áp dụng cho sự khác biệt với Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) số 269, ngoại trừ trong trường hợp linh mục không thể đọc bản văn của ca hiệp lễ.
Có thể có một lợi thế trong qui định trước đó. Có thể rằng trong một số trường hợp, một linh mục cử hành một mình Thánh lễ có thể nghĩ rằng kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa" nên được bỏ qua, và điều này sẽ là một lỗi. Tuy nhiên, đây là một kịch bản không thể và khó có động lực đủ để biện minh cho qui định đa dạng này.
Tôi không có cách thức để biết làm thế nào sự khác biệt này đã trượt qua gần như tất cả mọi người. Phiên bản đầu tiên của Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM) mới được ban hành một vài năm, trước ấn bản thứ ba bằng tiếng Latinh của Sách Lễ, và trong khi công việc về Sách Lễ vẫn được tiến hành. Việc xuất bản sớm này đã giúp các Hội Đồng Giám Mục quốc gia kiểm tra Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), và chấp nhận bất kỳ sự thích ứng nào trước khi tiến hành dịch Sách Lễ. Thông tin phản hồi này cũng giúp Thánh Bộ Phượng Tự hoàn chỉnh Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM), và một số thay đổi đã được thực hiện, trước khi phiên bản cuối cùng của Sách Lễ bằng tiếng Latinh được xuất bản.
Tuy nhiên, mặc dù tất cả công việc là khá cẩn thận, nhưng chi tiết khá nhỏ này đã thoát khỏi sự chú ý, và vẫn còn trong Sách Lễ bằng tiếng Latinh và tiếng Anh. Người ta hy vọng rằng các ấn bản sau này sẽ có các điều chỉnh thích hợp, để cho cả hai qui định quay trở lại sự hài hòa với nhau. (Zenit.org 18-2-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Văn Hóa
Lá thư Canada: Cụ thiền sinh
Trà Lũ
16:43 18/02/2016
Chưa biết năm mới 2016 Bính Thân này thế giới sẽ ra sao, riêng Canada có nhiều tin vui lắm các cụ ạ. Thứ nhất là tin Canada được xếp hạng nhất, nơi đáng sống nhất trên thế gian. Chả thế mà tin tuần qua cho hay : nhiều dân Mỹ nói rằng nếu Ông Trump mà đắc cử tổng thống kỳ này thì họ sẽ di cư sang Canada ! Theo US News & World Report, Đại Học Wharton, Pennsylvania và BAV, nhóm thư vấn thương hiệu toàn cầu, thì Canada đứng hạng thứ hai, chỉ sau nước Đức. Kết quả bình chọn này dựa trên cuộc khảo sát ở 36 nước trên khắp 5 châu. Nhóm chúng tôi đọc tin này xong thì gật gù rồi ai cũng bảo : Tin trên là một điều ai cũng phải thấy, vì đất nước Canada này rộng mênh mang, gần 10 triệu cây số vuông mà đất đai canh tác mới chỉ 4.8% và dân số mới chỉ 33 triệu người. Cách đây ít lâu tôi có đọc một bài viết của một nhóm sử gia uy tín, họ tiên đoán rằng chỉ trong vòng 50 năm nữa thì nước Canada sẽ nhập vào nước Hoa Kỳ, hai nước này sẽ chiếm hẳn miền Bắc Mỹ, sẽ làm vua toàn cầu về mọi mặt, tên tân quốc gia sẽ là Americana. Các cụ có tin như vậy không ? Đến đời cháu chắt chúng ta chúng sẽ chứng kiến việc này, các cụ ạ.
Đó là tin vui thứ nhất. Tin vui thứ hai, theo nhà văn uy tín David Shaftel của báo New York Times thì Toronto, thành phố số 1 của Canada hiện nay cũng là nơi có làng An Lạc chúng tôi, là thành phố mà khách du lịch phải đến tham quan trong năm mới 2016 này vì nó có rất nhiều kỳ quan về văn minh và văn hóa. Các cụ phương xa tính sao cơ? Nhớ đi Toronto nha. Dân Việt Nam ở Canada có khoảng 300.000 người, riêng Toronto có 80.000. Phe ta đã chọn nơi này là quê hương và gọi Toronto là ‘Tổ Rồng To’, tức có ý nói đây là đất của con cháu Rồng Tiên. Sách trời đã viết sẵn như vậy.
Toronto có nhiều điều đáng ca ngợi, nhiều lắm, như nhà báo Shaftel ở trên đã nói. Tôi chỉ xin kể sơ một tin rất nhỏ đã làm cá nhân tôi thán phục : Đầu mùa đông này Sở Xã Hội thành phố đã chuẩn bị 3.000 thùng dồ mang tên ‘ Winter Survival Kits’ tức là thùng cấp cứu mùa đông cho những người vô gia cư. Mỗi thùng có quần áo ấm, thực phẩm, vật dụng vệ sinh khẩn cấp… Các thùng này để sẵn tại các trung tâm cấp cứu và trong các xe cảnh sát đi tuần ban đêm. Đây là chuyện nhỏ nhưng tuyệt vời quá chứ. Ở Canada có một luật bất thành văn là chính quyền không được để một công dân nào lúc đi ngủ mà bụng đói cả.
Tuy đã vào năm mới nhưng dân làng tôi vẫn còn nói chuyện năm cũ. Chẳng hạn chuyện thủ lãnh đảng Parti Quebecois ở bang Quebec đã ly dị sau đám cưới 6 tháng. Ở Bắc Mỹ này chuyện ly dị là chuyện rất bình thường, có gì đáng nói đâu, nhưng chuyện ông đảng trưởng Pierre Peladeau và người đẹp Julie Snyder trên đây thì rất đáng nói vì đây là lần ly dị thứ hai. Trước đây 15 năm họ đã lấy nhau, có với nhau 2 đứa con, rồi họ ly dị. Tháng 8 năm ngoái họ lại tái hợp với tiệc cưới linh đình, ai cũng chúc họ lần này được 100 năm hạnh phúc, thế mà, than ôi, ngay đầu năm 2016 này, mới tái hợp 6 tháng họ lại làm thủ tục ly dị. Ly dị lần thứ hai, kỳ quá chứ!
Cụ Chánh tiên chỉ làng nghe chuyện này xong thì phát biểu : Đảng trưởng mà ngất ngư như vậy thì làm sao mà chỉ huy đảng cho vững chắc được. Không chừng ông Peladeau này bị tổ Canada phạt. Độc giả phương xa có hiểu tại sao Cụ chánh nói như vậy không ? Thưa tỉnh bang Quebec đã hai lần do Đảng Parti Quebecois lãnh đạo và cả 2 lần đã làm toàn quốc Canada chới với vì họ đòi ly khai. Quebec là đất gốc của di dân Pháp ngày xưa nhưng đã bị quân Anh đánh bại và đô hộ, nên con cháu họ ở đây vẫn còn hận thù, họ muốn ly khai khỏi liên bang Canada để thành một nước độc lập. Ngày xưa tướng De Gaule khi giữ chức tổng thống Pháp đã nhiệt liệt ủng hộ và cổ võ việc ly khai này. Khi cầm quyền, đảng này đã tổ chức hai cuộc trưng cầu dân ý, một vào năm 1980, một vào năm 1995. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý để ly khai năm 1995 làm Canada xém chết. 94% dân chúng đã đi bầu, và kết quả : 49.42% dân Quebec muốn ly khai. Một trong những lý do khiến chính quyền liên bang thắng nhưng thắng bằng đường tơ kẽ tóc là vì thủ tướng liên bang Canada thời có cuộc trưng cầu dân ý là hai người gốc Quebec, năm 1980 là thủ tướng Pierre Trudeau, năm 1995 là thủ tướng Jean Chrétien, hai thủ tướng gốc Quebec nhưng chống việc ly khai hết mình. Theo dư luận thì có lẽ từ nay Quebec không đòi ly khai nữa vì sắc dân gốc Pháp đang giảm dần.
Nhân chuyện gia đình tan vỡ của ông đảng trưởng Quebecois nổi tiếng trên đây làm tôi nhớ tới một cặp nổi tiếng khác, không phải ở Canada mà ở Việt Nam. Các cụ có biết tôi định nói đến cặp vợ chồng nào không? Thưa đó là cặp chủ nhân hệ thống cà phê Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Họ có với nhau 4 đứa con. Tài sản trên 100 triệu mỹ kim. Cà phê Trung Nguyên không những nổi tiếng ở VN mà còn nổi tiếng hoàn cầu, được xuất cảng tới 60 quốc gia. Thế mà họ đã làm đơn xin ly dị từ giữa năm qua.
Cài gì gây đổ vỡ thế này ? Cả 2 cặp Canada và Viêt Nam trên đây đều nổi tiếng , đều ngồi trên núi vàng, đều cưới nhau vì yêu nhau, đều đã có con cái… Đây là một trong những đề tài mà làng An Lạc chúng tôi đem ra nói những ngày đầu năm mới, nói hoài mà vẫn không tìm ra câu trả lời tại sao họ đổ vỡ, các cụ ạ. Ông Từ Hòe là người nói say sưa nhất nhưng lý luận ông đưa ra vẫn không chinh phục được cả làng. Ông bảo ông sẽ đem chuyện này về miền Tây hỏi gia đình chú em và hỏi cả cha xứ mà ông quen thân xem có tìm ra đáp số hay không.
Trên đây là mấy chuyện năm cũ mà vẫn còn sôi nổi, vẫn còn chạy qua nắm mới. Chưa biết cả năm Thân này sẽ như thế nào. Riêng về thời tiết hồi cuối năm vừa qua thì có một điềm lạ. Đó là ngày lễ Giáng Sinh đã không có tuyết, nên đã không có White Christmas. Đã thế, ngày 24 tháng Mười Hai ngày trước lễ, thời tiết ở thủ đô Ottawa và cả bang Ontario đã nóng ấm khác thường, lên tới 17 độ C, mà theo lẽ thường thì phải ở dưới O độ. Dân Canada và Hoa Kỳ bao giờ cũng ao ước đi lễ nửa đêm ở nhà thờ xong, khi ra về thì trời có tuyết rơi. Ai cũng tin tuyết trắng đêm giáng sinh là một điềm hên. Đó là ý nghĩa bài ca White Christmas. Nha khí tượng cho biết đã 175 năm nay chưa bao giờ ấm thế này. Nhưng thôi, tôi không nói tới bài hát này nữa, các cụ có biết tại sao không cơ ? Thưa, bài hát này ngày 30 tháng 4, 1975, đài phát thanh Hoa Kỳ ở Saigon đã dùng làm mật hiệu cho kiều dân Mỹ chạy khỏi VN.
Xin được nói chuyện ông Từ Hòe vui hơn. Thời gian đi nhanh thế. Mới hôm nào ông Từ Hòe từ miền Tây về đây mở mùa ăn tết cho làng, ông dựng cây nêu và đánh trống họp làng liên miên ở nhà cụ Chánh tiên chỉ, thế mà nay đã hết tết,cây nêu đã dược hạ xuống và ông đang chuẩn bị khăn gói về với chú em. Dân làng bảo nhau phải làm thêm nhiều tiệc để giữ ông lại, càng lâu bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Phe các bà rất đồng ý với việc này vì bà nào cũng mê nói chuyện với ông và nghe ông kể chuyện. Đề tài nào ông cũng có thể làm các bà cười nghiêng ngả. Chẵng hạn hồi giữa tháng Giêng vừa qua có chuyện Đảng CSVN họp đại hội kỳ 12 ở Hà Nội, làng tôi ai cũng mở TV theo rõi. Bữa đó làng tôi vừa ăn cơm vừa xem đài Người Việt TV ở Cali, chợt đến mục Tin VN bàn về việc chọn ông Nguyễn Phú Trọng hay ông Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí Thư, nhà báo Đinh Quang Anh Thái hỏi nhà kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa là CSVN sẽ chọn ai. Ông Nghĩa trả lời tinh bơ : ‘ Trọng hay Dũng thì cũng vậy thôi’. Ông Từ Hòe nghe câu trả lời này thì phá ra cười sằng sặc, cả làng không ai hiểu vì sao ông cười, Chị Ba Biên Hòa phải lên tiếng hỏi, mãi rồi ông mới trả lời : Câu nói trên làm tôi nhớ chuyện ngày xưa, thời còn quốc hội VNCH ở Saigon. Chủ tịch quốc hội lúc bấy giờ là Ông Nguyễn Bá Cẩn rồi về sau là Ông Nguyễn Bá Lương. Có người hỏi ký giả VIP KK ở báo Sóng của Chu Tử rằng giữa Ông Cẩn và ông Lương ai tốt hơn ai. Ký giả VIP KK đáp : BC hay BL thì cũng vậy thôi, cũng như nhau . Câu trả lời nước đôi, chả có gì đặc biệt, thế nhưng vì là lời in trên báo, phải viết ra giấy, nên cái ông ký giả VIP KK nổi tiếng này đã lập lờ không viết rõ là Bá Cẩn và Bá Lương, mà ông viết tắt 2 tên là BC và BL. Cái chữ viết tắt BC và BL này mới sinh chuyện, nó làm cho những ai có máu dê thì nghĩ ngay tới cái nghĩa tục, cái mà các nhà đạo đức giả nhăn mặt gọi là tục tĩu dơ dáy bậy bạ…
Các bà các cô trong làng tôi, ai cũng cao tuổi cả rồi và lại đầy kinh nghiệm sống, lại nghe cùng với tiếng cười hề hề của Ông Từ Hòe phụ họa thì hiểu ngay cái ý mặn của mấy chữ viết tắt BC và BL. Các bà đã phá ra cười ngặt nghẽo. Lại còn đấm nhau thùm thụp, vừa đấm vừa cười vừa la ‘Quỷ! Quỷ!’.
Vì ông Từ Hòe đi đến đâu là mang tiếng cười đến đó, nên ngày Mồng Một tết vừa qua, ai cũng mời ông đến xông nhà để lấy hên. Ai cũng phải ở trong nhà, chờ ông Từ Hòe đến chúc tết đã rồi mới được xuất hành. Tôi chưa thấy ai có một buổi sáng Mồng Một bận như Ông Từ Hòe năm nay. Ông phải thuê hẳn một chiếc taxi và vẽ lộ trình chi tiết cho người tài xế. Tới nhà ai ông cũng mang vào mừng tuổi một quả dưa hấu, trên trái dưa ông dán một miếng giấy đỏ có viết một chữ Phước rất lớn. Ông bảo có Phước là có tất cả. Ông đặt quả dưa lên bàn thờ tổ tiên từng nhà, rồi ông mới chúc tết gia chủ và con cháu.
Sau tết dân làng ai cũng cám ơn ông về trái dưa hấu ông mừng tuổi, nhà nào cũng nói được trái dưa ngon hết sức, vỏ xanh láng bóng, ruột đỏ thắm và ngọt lịm, đây là điềm vui cho cả năm.
Dân làng cố giữ ông ở lại với làng lâu hơn thường lệ. Ông ODP bày mưu cho các bà nấu cỗ thật ngon, nay món Bắc, mai món Nam, mốt món Trung. Nhờ ông Từ Hòe mà phe liền ông chúng tôi được nếm đủ các món tinh hoa như chân giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, canh khổ qua nhồi thịt, đĩa chả Huế giá chua...
Trong một bữa ăn sau tết, bà Cụ B.95 lên tiếng nói rằng năm nay là năm con khỉ mà sao làng ít kể chuyện khỉ. Ông Từ Hòe lên tiếng xin có ngay. Rằng chú em kết nghĩa của ông mới tết ông một món quà mà ông thích hết sức. Ông không ngờ chú em có lòng đạo và ý thức sống đạo như vậy. Các bạn có đoán được món quà này là gì không ? Thưa chú ấy nhờ người đi du lịch ở Nhật mua cho tôi một bộ tượng 3 con khỉ, được gọi là ‘ The Three Wise Monkeys’ / 3 con khỉ khôn ngoan, đúc bằng đồng, một con khỉ lấy tay che mắt, một con che tai, một con che miệng. Ý bộ tượng này muốn khuyên ta không xem không nghe không nói những điều xấu. Đây là một bộ tượng nhái theo tượng ‘ 3 Con Khỉ Khôn Ngoan’ nổi tiếng đặt ở đền Toshogu ở Nikko bên Nhật. Tôi đã để tượng 3 chú khỉ này nơi phòng khách, ai xem thấy thì cũng gật gù khen ý nghĩa cao đẹp của việc bịt mắt bịt tai và bịt miệng.
Anh H.O. nghe xong bèn cười hề hề. Anh bảo nếu anh là người làm tượng thì anh sẽ làm bộ tượng có bốn con chứ không phải ba. Anh sẽ làm thêm một chú khỉ thứ tư, con khỉ đang lấy tay che hạ bộ. Hành động này mới mang ý nghĩa đạo đức hơn cả.
Cụ B.95 sợ câu chuyện chú khỉ thứ tư này sẽ dẫn tới những chuyện mặn nên để khỏa lấp cụ lên tiếng hỏi anh John :
- Trong các bữa nhậu của làng ta tôi thấy các bác chỉ kể chuyện con khỉ ở VN, cùng lắm là con khỉ bên Tàu, và vừa đây mới nghe chuyện con khỉ bên Nhật. Vậy chứ trong thế giới Anh văn có chuyện khỉ nào hay không ?
Anh John này từ khi có ông Từ Hòe về làng thì anh ít nói hẳn đi. Tôi hỏi anh tại sao thì anh trả lời là phải ít nói để dành thời giờ cho ông Từ Hòe nói mà học hỏi chứ. Anh này khôn thiệt. Anh trả lời bà cụ B.95 ngay :
- Trong thế giới tiếng Anh thì chú khỉ không được nhắc tới bao nhiêu, mà nếu có thì thường chê nhiều hơn khen. Tôi chỉ thấy có câu nói này là ngộ nghĩnh khi cực tả về cái cái độ giá lạnh : ‘ Cold enough to freeze the balls off a brass monkey ! ’ / Trời lạnh đến nỗi hai hòn bi của con khỉ bằng đồng cũng đóng đá luôn !
Cả làng nghe xong đều phá ra cười như sấm. Ông Từ Hòe cười to nhất, mãi rồi ông mới ngưng được, ông bảo : Tôi nghĩ câu nói này hay thiệt là hay, và có lẽ nó hay như vậy là vì đã lấy ý từ tiếng VN. Ngay ngày xưa người Việt đã tả về thời tiết giá lạnh là ‘ lạnh teo chim !’ Rõ ràng cái ‘teo chim’ tiếng Việt này đẻ ra cái teo hai hòn bi tiếng Anh trên đây. Nghe xong, anh John vái Ông Từ Hòe một cái rồi nói : Xin chịu Bác ! Vái xong, anh biết vợ anh không thich nghe những chuyện liên hệ tới cái ‘teo’ này nên anh chuyển đề tài , anh hỏi ông Từ Hòe :
- Tết này tôi thấy nơi nào có cộng đồng VN là nơi đó có báo tết, không phải một tờ mà nhiều tờ. Tôi biết anh là người mê đọc báo lắm, xin anh cho biết trong các báo, anh thích bài báo nào nhất. Câu này gõ đúng tần số thông thái và tiếu lâm của ông.
Ông Từ Hòe nhấp một miếng trà rồi đáp : Tôi thích nhất bài của nhà văn kỳ cựu Văn Quang, bài tên là ‘ Ngày xưa làm báo tết’ đăng trên tuần san Thòi Báo Toronto. Bài này dài vì ông kể các chuyện in báo tết ngày xưa ở Saigon khi chưa có computer như ngày nay. Hồi đó, hình như vào khoảng 1960 ông làm trưởng ban biên tập của báo ‘Chiến Sĩ Cộng Hòa’ của Quân Đội VNCH, số phát hành mỗi lần lên tới 200.000 số. Nhà in phải dùng thợ xếp chữ, xếp xong thì phải in thử rồi đem cho ‘thày cò’ sửa chữa, bản in thử này tiếng chuyên ngành gọi là morasse, sửa đến lần thứ 3 thì mới xong và trưởng ban biên tập phải ký tên chịu trách nhiệm trên bản này thì mới được chính thức đem in. Năm đó, đầu số báo có bài Thư chúc tết của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng QĐVNCH là Tướng Lê Văn Tỵ. Báo in xong liền được đem lên văn phòng Đại Tướng ngay. Trong lúc Nhà văn Văn Quang đang thở phào nhẹ nhõm vì đã hoàn thành tờ báo xuân cho quân đội thì Đại Tá Hoàng Ngọc Tiêu chánh văn phòng của đại tướng gọi xuống khẩn cấp và la ông vì sao lại để xảy ra một lỗi nhà in to lớn thế này: ‘Tên của Đại Tướng là Lê Văn Tỵ, mà các anh dám cho in là Lê Văn Ỵ, dám bỏ chữ T đi ?’ Ông Văn Quang tá hỏa tam tinh, vội tìm bản morasse tức bản in thử thứ ba cuối cùng, và trên bản này tên của Đại Tướng là Tỵ, có chữ T rõ ràng. May mà báo chưa xuất kho. Không biết khi chạy máy, cái chữ T nó rơi đi bao giờ.
Vì Đại tá Hoàng Ngọc Tiêu tức Thi sĩ Cao Tiêu là bạn thân của ông nên đã cho ông giờ sửa sai, thêm chữ T vào trước chữ Ỵ. Toàn thể văn phòng, toàn thể nhà in đã sửa sai một núi báo trong một ngày một đêm mới xong.
Ông Văn Quang cho rằng mình xém chết, ông đã chuẩn bị mất chức và đày ra đơn vị tác chiến.
Kể đến đây xong thì ông Từ Hòe bình luận : Ông Văn Quang thoát chết là may mắn lắm vì tội của ông quá lớn. Thời đó ngoài Bắc có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong Nam có Đại tướng Lê Văn Tỵ. Đại tướng chúc tết rõ ràng, cớ sao lại bảo đại tướng ị ?
Chuyện mất chữ T này đã làm mọi người phá ra cười. Ông Từ Hòe giơ tay như đính chính : Tôi thích bài của Văn Quang vì Văn Quang có máu tếu và là một kinh nghiệm sống có thiệt chứ tôi không có ý xúc phạm tới Đại tướng Lê Văn Tỵ, một vị tướng được tiếng là giỏi và liêm khiết của quân đội VNCH, vị tướng duy nhất được tôn lên bậc ‘Thống Tướng’ năm 1964.
Nói xong câu này thì Ông Từ Hòe hướng về Cu Chánh chủ nhà : Năm con khỉ nên tôi đã quá đà nói toàn những chuyện khỉ tầm bậy tầm bạ. Bây giờ xin Cụ điều chỉnh lại không khí làng để sau tết này ai cũng vui vẻ sống hạnh phúc.
Cụ Chánh ngẫm nghĩ một lúc rồi phát biểu : Các bạn vừa kể chuyện tượng 3 con khỉ nổi tiếng bên Nhật, lão không có tượng nhưng có tấm ảnh chụp 3 chú này do một ông bạn bên Pháp gửi cho. Ông này cũng mới đi du lịch bên Nhật về. Ông có tới ngôi đền nổi tiếng đó và có chụp hình. Đàng sau tấm ảnh thì ông bạn viết cho lão một câu chuyện có liên hệ tới chú khỉ bịt tai. Rằng có một ông lão kia ngày mồng một tết chắp tay cầu nguyện xin Trời cho mình được sống khỏe mạnh cho tới chết thì một vị thần hiện ra, thần nói : “ Về già thì ai cũng phải mang một thứ bệnh nào đó để mà chết. Vì lão đã sống một cuộc đời từ bi bác ái tốt lành nên ta cho lão chọn một thứ bệnh ”. Ông lão suy nghĩ một lúc rồi đáp : Con không chọn các bệnh về tim gan dạ dày lá lách vì tất cả đều đau đớn lắm, xin cho con chọn bệnh điếc vì bệnh này không đau đớn gì cả, mà còn tránh cho con khỏi nghe những điều xấu xa. Ông thần gật đầu và đáp ngay : lão đã có một sự chọn lựa đúng nhất và tốt nhất. Và ông lão đã được như vậy.
Rồi Cụ Chánh kể tiếp : Câu chuyện này làm lão nhớ tới một câu kệ :
Mắt trông thấy sắc rồi thôi
Tai nghe thấy tiếng, nghe rồi thì không
Trơ trơ lẳng lặng cõi lòng
Nhẹ nhàng ta bước khỏi vòng trầm luân
Nghe đến đây thì cả làng vỗ tay và gọi cụ là ‘Thiền Sư tiên chỉ’. Cụ Chánh lắc đầu rồi đáp : Chớ, chớ nói thế. Lão chỉ là một thiền sinh bé nhỏ. Hôm nay nhân dịp đầu năm, có đông đủ dân làng, lão xin mở hết tâm can. Hằng ngày lão vẫn nghiền ngẫm bốn câu thơ do một bạn già gửi tặng :
Buông bỏ hết đi, giữ làm gì
Để hồn thư thả lúc ra đi
Tiền bạc, lợi danh, giờ vô nghĩa
Hận thù, xung đột, nào ích chi…
TRÀ LŨ
LTS : Độc giả đã có ‘Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ chưa? Một bộ 4 cuốn với hơn 1.800 chuyện cười, giá 85 Mỹ kim hay Gia kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuổi Thân
Nguyễn Đức Cung
19:54 18/02/2016
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
“Người ta tuổi Ngọ tuổi Mùi
Còn em thì chịu bùi ngùi tuổi Thân.”
(Ca dao)
Tuổi Thân thây kệ tuổi Thân
Chăm lo, tằn tiện, ấm thân.. vui đời.
(nđc)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 11 – 17/02/2016: Trang sử mới trong quan hệ Công Giáo - Chính Thống Giáo Nga
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
00:18 18/02/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Thánh Cha Phanxicô là người đã “mở cửa” cho một cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Chính Thống Nga Kirill. Đức Hồng Y Kurt Koch đưa ra nhận định trên sau tin tức cho biết Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ sẽ gặp nhau tại Cuba.
Đức Hồng Y Kurt Koch nhắc nhớ rằng hồi tháng 11 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài sẽ gặp gỡ với các vị giám chức Nga bất cứ lúc nào, và ở bất cứ nơi đâu. Vị chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo nói như trên với Radio Vatican.
Đức Hồng Y Kurt Koch nhận xét rằng tuyên bố của Đức Thánh Cha với các phóng viên trên chuyến bay từ Istanbul về Rome đã tạo ra một động lực mới cho các cuộc đàm phán nhằm sắp xếp cho cuộc gặp thượng đỉnh chưa từng có giữa hai nhà lãnh đạo tôn giáo.
Đức Hồng Y cũng nhận xét rằng Đức Thượng Phụ Kirill đã rất “dũng cảm” để sắp xếp cuộc gặp với Đức Thánh Cha Phanxicô ở Cuba, vì nhiều giám mục có thế giá của Nga vẫn mạnh mẽ phản đối cuộc họp.
2. Chung quanh chuyến tông du Mễ Tây Cơ của Đức Thánh Cha Phanxicô
Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết chương trình tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Mễ Tây Cơ đã có một số thay đổi để Đức Thánh Cha Phanxicô có nhiều hơn hai giờ với Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa tại Cuba, bên cạnh việc ký kết một tuyên bố chung với Đức Thượng Phụ trước khi bay đến Mễ Tây Cơ trong chuyến viếng thăm kéo dài từ 12 đến 17 tháng Hai
Đức Thánh Cha rời Rôma gần năm giờ sớm hơn so với kế hoạch ban đầu để có các cuộc họp ở Havana với Đức Thượng Phụ Kirill. Như thế, sẽ không ảnh hưởng đến lịch trình của ngài tại Mễ Tây Cơ.
Bên cạnh đó, năm chiếc popemobiles sẽ được sử dụng khi Đức Thánh Cha đến thăm Mễ Tây Cơ. Các xe popemobiles sẽ được vận chuyển trước khi Đức Thánh Cha đến thăm San Cristobal de Las Casas, Morelia và Ciudad Juarez. Hai trong số các popemobiles đang được vận chuyển từ Hoa Kỳ, nơi Đức Thánh Cha đã viếng thăm hồi tháng Chín năm ngoái.
Chuyến đi được thiết kế để Đức Thánh Cha và đoàn tùy tùng của ngài có thể trở về Mexico City mỗi đêm hầu tránh việc phải ngủ lại ở một thành phố khác nhau mỗi đêm, là “một điều khá mệt mỏi và phức tạp,” người phát ngôn Vatican nói.
Chuyến tông du này cũng là chuyến tháp tùng Đức Thánh Cha sau cùng của ông Alberto Gasbarri, giám đốc hành chánh của đài Vatican và là người tổ chức các chuyến viếng thăm của các vị Giáo Hoàng tại nước ngoài. Từ 47 năm nay ông làm việc tại Vatican và ngày 1 tháng 3 này ông về hưu. Đức Ông Mauricio Rueda, người Colombia, thuộc bộ ngoại giao Tòa Thánh, thay thế ông Gasbarri trong việc tổ chức các chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha tại hải ngoại.
3. Họp báo trên chuyến bay sang Havana
Trên chuyến bay từ Rôma tới Havana, Đức Giáo Hoàng đã gặp gỡ các nhà báo tháp tùng. Nhân dịp này, ngài cám ơn Ông Alberto Gasbarri, phối trí viên các chuyến đi của Đức Giáo Hoàng, vì 47 năm phục vụ Tòa Thánh và đây là chuyến tháp tùng Đức Giáo Hoàng cuối cùng của Ông.
Niên trưởng Đoàn Báo Chí Vatican, Valentina Alazraki của “Televisa” Mexicô, đã tặng Đức Giáo Hoàng chiếc nón cổ truyền sombrero để mừng chuyến tông du của ngài tới quê hương bà. Đức Giáo Hoàng tiết lộ rằng đầu tuần vừa rồi, bà cũng đã tặng ngài một ít cuốn phim do danh hề Cantinflas của Mễ Tây Cơ đóng để giúp ngài chuẩn bị cho chuyến đi; ngài cho biết các phim này cười bể bụng.
Nói về Đức Mẹ Guadalupe, Đức Phanxicô cho hay: “Ước nguyện sâu xa nhất của tôi là được dừng lại trước Đức Mẹ Guadalupe, mầu nhiệm này đã được nghiên cứu đi nghiên cứu lại nhưng không có câu giải thích nhân bản nào cả”, nó quả là một “việc của Thiên Chúa”.
Ký giả của Wall Street Journal là Francis X. Rocca, nhân dịp này, gửi đi một tin nhắn trên Facebook, cho hay:
“Sáng nay, sau khi chúng tôi khởi hành từ Rôma, Valentina Alazraki, niên trưởng đoàn báo chí Vatican, đã tặng Đức Giáo Hoàng Phanxicô một chiếc nón sombrero.
“Như thế, Valentina đã tiếp diễn một truyền thống bà đã bắt đầu với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô và tiếp tục với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, cả hai vị đều được bà tặng nón sombreros khi tới thăm Mễ Tây Cơ.
“Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với chúng tôi rằng, đầu tuần rồi, Valentina cũng đã tặng ngài mấy cuốn phim do danh hề Cantiflas của Mễ Tây Cơ đóng để ngài chuẩn bị cho chuyến đi.
“Một số nhà báo khác trên chhyến bay cũng tặng ngài các tặng phẩm. Tặng phẩm bất thường nhất và cảm kích nhất đối với Đức Giáo Hoàng, có lẽ, là của Noel Diaz thuộc đài truyền hình Công Giáo ESNE ở Los Angeles.
“Lúc còn là một đứa trẻ tại quê hương Tijuana, Mễ Tây Cơ, Diaz đánh giầy để kiếm sống. Nên hôm nay, anh qùy xuống trên sàn máy bay và đánh giầy cho Đức Giáo Hoàng, rồi tặng ngài chiếc hộp đựng đồ đánh giầy được đặt làm riêng. Diaz nói với Đức Giáo Hoàng rằng anh muốn dùng tặng phẩm này để nhắc nhở mọi người nhớ tới các cuộc đấu tranh không được ai quảng bá của những con người bình thường, trung thực khắp các nẻo đường Mễ Tây Cơ và của những di dân vào Hoa Kỳ”.
4. Nghi lễ Công Giáo đầu tiên tại cung điện hoàng gia Anh sau hơn 450 năm qua
Nhận lời mời của giám mục Anh giáo tại London, Đức Hồng Y Vincent Nichols đã chủ sự một buổi kinh chiều vào 09 tháng 2 tại Điện Hampton Court, là nơi cư trú của hoàng gia Anh từ triều đại của vua Henry VIII đến thế kỷ thứ mười tám.
Đây là lần đầu tiên một nghi lễ Công Giáo đã được diễn ra tại đó trong hơn 450 năm qua.
Trước buổi kinh chiều, được tổ chức chủ yếu bằng tiếng Latin, Đức Hồng Y Nichols và vị Giám Mục Anh giáo là Đức Cha Richard Chartres đã tổ chức một cuộc thảo luận được truyền hình trực tiếp.
Đức Hồng Y nói:
“Nhiệm vụ mà ngài và tôi - và tất cả những ai chúng ta đại diện - nhiệm vụ mà chúng ta phải đối mặt là làm hết sức mình để bảo đảm rằng các truyền thống Do thái-Kitô, các giá trị và niềm tin hình thành nên tính cách của đất nước này không bị mất”.
Đức Hồng Y cảnh cáo rằng: “Tại thời điểm này tôi nghĩ rằng, nếu cứ như thế này, chúng ta đang thua dần và vì thế chúng tôi bằng cách nào đó phải để mắt đến vấn đề này.”
Đức Giám Mục Chartres đáp lại:
“Vấn đề có tính sống chết là cùng nhau chúng ta chỉ ra sự thật về Thiên Chúa hằng sống. Làm sao chúng ta tồn tại được trước sự xói mòn các nền tảng thần học là một điều cần phải được thảo luận.”
5. Các Giám Mục Benin tuyên bố thủ tướng nên từ chức
Trong khi Benin chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống ngày 28 tháng Hai, các giám mục tại quốc gia này đã tài trợ cho một hội nghị tố cáo tham nhũng và kêu gọi Thủ tướng Lionel Zinsou phải từ chức bởi vì ông là một ứng cử viên tổng thống.
Tuyên bố của hội nghị, được công bố trên trang web của các giám mục, cũng hô hào Tổng thống Thomas Boni Yayi không được sử dụng công quỹ để hỗ trợ các ứng cử viên chính phủ hậu thuẫn.
Benin là “quốc gia đặc trưng bởi tham nhũng và tình hình đặc biệt nghiêm trọng bởi quy mô của những tham nhũng trong bầu cử”. Các Giám Mục nhận định như trên hôm 7 tháng Hai.
Tuyên bố cũng kêu gọi các công dân hãy từ chối đừng nhận hối lộ bầu cử và hãy bỏ phiếu “theo lương tâm của mình và trong sự kính sợ Thiên Chúa.”
Benin là quốc gia ở Tây Phi với 10.9 triệu dân trong đó 34% là người Công Giáo và 24% là người Hồi giáo.
6. Các gia đình Công Giáo Mã Lai Á được kêu gọi chống lại làn sóng tục hóa
Trong một thông điệp mục vụ nhân dịp năm mới âm lịch, một tổng giám mục Mã Lai Á đã kêu gọi các gia đình chống lại những cám dỗ tục hóa và noi gương Thánh Gia chứ không phải là tìm kiếm sự giàu có về vật chất.
“Khi các đơn vị gia đình bị phá vỡ, trật tự của xã hội và thế giới sẽ rơi vào hỗn loạn,” Đức Tổng Giám Mục John Wong của Kota Kinabalu viết. “Các cặp vợ chồng được mời gọi để tiếp tục công việc của Thiên Chúa qua sự sinh sản. Con cái phải được xem như những thành quả của tình yêu vợ chồng. Nhiệm vụ hàng đầu của các bậc cha mẹ là chia sẻ và giúp đỡ con cái trải nghiệm tình yêu của Thiên Chúa”.
“Nhiều người ngày nay không dành ưu tiên cho gia đình. Tỷ lệ ly hôn đang gia tăng ... Họ nhấn mạnh quá đáng đến việc mưu tìm lạc thú cá nhân thay vì đem lại hạnh phúc cho người vợ hay người chồng của mình. Họ trở nên ích kỷ và không muốn tha thứ và chấp nhận nhau.”
Đức Tổng Giám Mục nói thêm:
“Là người Công Giáo, chúng ta có bảo đảm gia đình của chúng ta tràn đầy sự hiện diện của Thiên Chúa không? Chúng ta có một nơi trong nhà cho các Sách Thánh, Thánh giá và các tượng ảnh linh thiêng không? Chúng ta có cầu nguyện và đọc Kinh Thánh với nhau không? Nếu không, chúng ta hãy làm những điều này trong năm mới âm lịch này như một khởi đầu mới để cùng nhau phát triển trong Đức Kitô như một gia đình.”
Mã Lai Á là một quốc gia Đông Nam Á với 30.9 triệu dân, 61% theo Hồi giáo, Phật giáo 20%, 6% Hindu, 5% Tin Lành, và 4% là người Công Giáo. Hồi giáo được coi là quốc giáo tại Mã Lai Á.
7. Tổng thống Colombia lên tiếng chống lại âm mưu dùng dịch Zila để cổ võ phá thai
Trong một diễn biến ngoại thường, tổng thống Colombia đã lên tiếng chống lại âm mưu đẩy mạnh trào lưu phá thai của các bác sĩ người Brazil.
Phản ứng chống lại ý kiến cho rằng virus Zika gây ra khuyết tật cho thai nhi, Tổng thống Juan Manuel Santos của Colombia báo cáo rằng chính phủ của ông đã nghiên cứu hơn 3,000 trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm virus Zika, mà không phát hiện ra một trường hợp duy nhất nào dẫn đến khuyết tật đầu nhỏ của thai nhi.
Một số các bác sĩ người Brazil hô hào rằng họ nhìn thấy một mối liên kết giữa Zika và chứng đầu nhỏ, và kêu gọi chính phủ nước này bãi bỏ những hạn chế pháp luật về phá thai, và gợi ý rằng phụ nữ ở Mỹ Latinh nên tránh mang thai cho đến khi dịch Zika bị khống chế.
8. Những bổ nhiệm mới về truyền thông tại Vatican
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm hai vị giám đốc cho hai cơ quan của ngành truyền thông Vatican.
Bà Natas Govekar, một nhà thần học Slovenian hiện đang làm việc tại Trung tâm Aletti tại Rôma, sẽ đứng đầu bộ phận mục vụ-thần học của Bộ Thông Tin Vatican. Đức Ông Dario Viganò, là tổng trưởng Bộ Thông Tin Vatican từ ngày 27 tháng Sáu năm 2015, nhận xét rằng việc bổ nhiệm một phụ nữ “là một lời khẳng định rằng sự quan tâm đến mục vụ không phải chỉ dành cho các mục tử, nhưng liên quan đến những thực hành và những cách thức Giáo Hội hiện diện trong thế giới ngày nay.”
Ông Francesco Masci, người làm việc lâu năm trong sở Internet của Vatican, sẽ là giám đốc bộ phận kỹ thuật cho Bộ Thông Tin, chịu trách nhiệm điều phối các phương tiện truyền thông mới của Vatican.
9. Đức Hồng Y Pietro Parolin mạnh mẽ bảo vệ luật độc thân linh mục
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, lên tiếng mạnh mẽ chống lại một trào lưu trong giới truyền thông Tây phương trong đó mô tả luật độc thân linh mục như một đòi hỏi “vô nhân đạo” và “vô lý” của Giáo Hội Công Giáo đối với hàng giáo sĩ.
Theo Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đời sống độc thân giáo sĩ là một con đường hướng đến tự do.
Phát biểu tại Đại học Giáo hoàng Gregorian hôm 06 tháng 2, Đức Hồng Y Parolin nói rằng cuộc sống độc thân, không phải là một đòi buộc “vô nhân đạo”, nhưng cho phép một linh mục phục vụ Chúa với một “trái tim tự do và không phân chia”, chuẩn bị cho vị linh mục trong một cách thế đặc biệt để dâng hiến cho Đức Kitô, và khiến ngài tự do hơn cho sứ mệnh linh mục của ngài.
Các diễn giả khác tại hội nghị về luật độc thân linh mục bao gồm Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng của Bộ Giám Mục, và Đức Tổng Giám Mục Joël Mercier, thư ký của Thánh Bộ Giáo Sĩ.
10. Tổng Trưởng Bộ Giáo Hội Đông Phương kêu gọi giúp Giáo Hội tại Thánh Địa vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm nay
Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Hội Đông Phương, đã gửi một lá thư cho các giám mục trên thế giới, kêu gọi các ngài giúp đỡ cho Giáo Hội tại Thánh Địa.
Bức thư ký ngày Thứ Tư Lễ Tro, năm 2016, hướng đến việc lạc quyên trên toàn thế giới cho các Kitô hữu tại Thánh Địa, được thực hiện mỗi thứ Sáu Tuần Thánh tại các nhà thờ trên toàn cầu.
Bức thư có đoạn viết:
“Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày trong đó sự ác dường như chiến thắng, khi Đấng Vô Tội phải chịu chết trên thập giá. Đó là một ngày xem ra không bao giờ kết thúc tại Thánh Địa, nơi mà bạo lực dường như vô tận. Mở rộng cái nhìn của chúng ta trên toàn thế giới, chúng ta cũng thấy không ít khó khăn để có thể chấp cánh hy vọng cho một tương lai thanh thản.”
Đức Hồng Y nói thêm:
“Chúng ta dán mắt vào Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh, nhưng hướng đến ánh sáng của sự sống lại. Thánh Địa là nơi đối thoại, nơi con người không bao giờ ngừng mơ về cây cầu xây dựng, trong đó các cộng đồng Kitô hữu có thể sống để loan báo Tin Mừng của Hòa Bình. Đó là một vùng đất của “đại kết của máu” và đồng thời cũng là một nơi những điều bình thường được sống cách ngoại thường.
Chúng ta không thể thờ ơ: Thiên Chúa không thờ ơ! Thiên Chúa quan tâm đến nhân loại, Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta. Sự chăm sóc này được thể hiện bởi bàn tay rộng mở của chúng ta, đóng góp một cách quảng đại. Nó cũng có thể được thể hiện bằng cách thực hiện không sợ hãi các cuộc hành hương đến những nơi của ơn cứu rỗi của chúng ta.”
Đức Hồng Y kết luận rằng:
“Việc quyên góp cho Thánh Địa nhắc nhở chúng ta về một nghĩa vụ ‘cổ xưa’, một nghĩa vụ mà lịch sử trong những năm gần đây đã khiến cho nó trở nên khẩn thiết hơn bao giờ, nhưng dưới niềm vui đến từ việc giúp đỡ anh em chúng ta.”
11. Gặp các linh mục Rôma, Đức Thánh Cha kêu gọi cầu nguyện cho chuyến tông du của ngài tại Cuba và Mễ Tây Cơ
Sáng thứ Năm 11 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm Đền Thờ Đức Bà Cả tại Rôma, nơi theo thông lệ, ngài cầu nguyện trước ảnh tượng Đức Mẹ Là Phần Rỗi Của Dân Rôma trước mỗi chuyến tông du.
Sau khi cầu nguyện tại Đền Thờ Đức Bà Cả , Đức Thánh Cha đã đến Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô, nơi các linh mục trong giáo phận Rôma đang có cuộc tĩnh tâm đầu Mùa Chay. Trong chuyến viếng thăm này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giải tội cho nhiều linh mục.
Trên trang web của Giáo phận Roma, Đức Hồng Y Agostino Vallini, là Giám Quản giáo phận Rôma, giải thích rằng cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha với các linh mục có một tính cách “sám hối”, đem lại cho các giáo sĩ cơ hội “để có một kinh nghiệm về lòng thương xót của Chúa Cha; và ngược lại, để có thể là thừa tác viên của lòng thương xót trong cộng đồng được giao phó cho chúng tôi.”
Trong tinh thần Mùa Chay, các linh mục đã đóng góp một số tiền để hỗ trợ Caritas Roma.
Đức Hồng Y Vallini cũng cho biết Đức Thánh Cha đã tặng các linh mục giáo phận Rôma cuốn sách phỏng vấn ngài có tựa đề “Danh Thiên Chúa là lòng thương xót”.
Giáo phận Rôma có có 2 triệu 366 ngàn tín hữu Công Giáo thuộc 334 giáo xứ, với 1.574 linh mục triều và 3.260 linh mục dòng, 22.775 nữ tu.
12. Trong một tuần 500,000 người kính viếng thánh Piô Năm Dấu Thánh và Thánh Leopoldo Mandic tại Vatican
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, là Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa, đã dâng thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào sáng thứ Năm 11 tháng Hai để tôn vinh Cha Thánh Pio Năm Dấu Thánh và Thánh Leopoldo Mandic.
Di hài hai vị thánh danh tiếng về giải tội này đã được tại Đền Thờ Thánh Phêrô trong một tuần trong khuôn khổ Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục Fisichella cho biết trong Năm Thánh “Chúa kêu gọi chúng ta từ bỏ chính mình, vác thập giá, và theo Chúa Giêsu - như Cha Thánh Pio Năm Dấu Thánh và Thánh Leopoldo Mandic đã làm”
Tuần qua, di hài hai vị thánh đã được mang đến Thánh Đường Thánh Laurensô Ngoại Thành, trước khi được đưa đến nhà thờ San Salvatore tại Lauro, Rôma. Hôm thứ Sáu 05 tháng Hai, di hài của các ngài đã được rước dọc theo con đường của những người hành hương Rôma để đến Đền Thờ Thánh Phêrô.
Sau Thánh lễ vào sáng thứ Năm 11 tháng Hai, hài cốt của Cha Thánh Pio Năm Dấu Thánh đã bắt đầu cuộc hành trình trở về San Giovanni Rotondo, trong khi hài chốt của Thánh Leopoldo được đưa trở về nơi an nghỉ của ngài tại Padua.
Các nhà chức trách của thành phố Rôma ước tính trên 500,000 người đã kính viếng hai vị thánh trong một tuần qua.
13. Đức Thánh Cha tặng tràng hạt cho các tù nhân Italia
Đức Thánh Cha Phanxicô đã tặng 500 cỗ tràng hạt cho những người bị giam giữ trong một nhà tù ở thành phố Padua của Italia. Linh mục được giao phó việc trao tặng những món quà này là Cha Marco Sanavio, là người đã có ý tưởng mời gọi các tù nhân tham gia “trực tiếp hơn” trong chương trình gọi là “Khoảng Khắc Của Bình An”. Sáng kiến này đã được tung ra cách đây bốn năm tại các nhà tù ở Ý.
Tờ Quan Sát Viên Rôma nói rằng yêu cầu xin có những cỗ tràng hạt đến từ Zhang Augustine Jianqing, một thanh niên Trung Quốc hiện đang bị giam giữ trong một nhà tù tại Padua.
Anh Jianqing đã được mời tham dự buổi ra mắt cuốn sách “Danh Thiên Chúa là Lòng Thương Xót”, ghi lại cuộc phỏng vấn Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho nhà báo Ý Andrea Tornielli.
14. Ngày thế giới bệnh nhân tại Nazareth
Chiều ngày, 11 tháng 2, Đức Tổng Giám Mục Zimowski, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ y tế, đã chủ sự thánh lễ trọng thể trong tư cách là Đặc Sứ của Đức Thánh Cha, tại Vương cung thánh đường truyền tin ở Nazareth. nhân ngày Thế Giới các bệnh nhân lần thứ 24.
Đồng tế với Đức Tổng Giám Mục có Đức Thượng Phụ Fouad Twal, các Giám Mục và linh mục ở Thánh Địa, trước sự hiện diện của đông đảo các tín hữu, đại diện các Giáo Hội Kitô khác, chính quyền dân sự, và đặc biệt là nhiều anh chị em bệnh nhân.
Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục Zimowski đã quảng diễn chủ đề của Ngày Thế Giới các bệnh nhân năm nay, theo Sứ điệp của Đức Thánh Cha, đó là: “Tín thác nơi Chúa Giêsu từ bi như Mẹ Maria. “Bất cứ điều gì Ngài bảo các anh, các anh hãy làm” (Gv 2,5).
Đức Tổng Giám Mục Zimowski nói: Với chủ đề này, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu trong Ngày Thế giới các bệnh nhân này, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, cầu xin Chúa cho tất cả chúng ta luôn sẵn sàng phục vụ những người túng thiếu, cụ thể là các anh chị em bệnh nhân. Cả chúng ta, những người lành mạnh hay yếu đau, chúng ta cũng có thể dâng những lao nhọc và đau khổ như nước đổ đầy các chum trong tiệc cưới Canada, để được biến thành rượu ngon. Với sự trợ giúp kín đáo cho người đau khổ, như người bệnh tật, chúng ta mang trên vai mình thập giá hằng ngày và bước theo Thầy (Xc Lc 9,23), cho dù sự gặp gỡ với đau khổ sẽ luôn luôn là một mầu nhiệm, Chúa Giêsu giúp chúng ta khám phá ra ý nghĩa của khổ đau”