Ngày 18-02-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Sáu 19/2: Khi tân lang ra đi, bấy giờ họ mới ăn chay - Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
00:28 18/02/2021


Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 18-February-2021 theo giờ Việt Nam


PHÚC ÂM: Mt 9, 14-15

“Khi tân lang ra đi, bấy giờ họ mới ăn chay”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu sang miền Gêsarênô, các môn đệ Gioan đến gặp Người mà hỏi: “Tại sao chúng tôi và những người biệt phái thì giữ chay, còn môn đệ của Ngài lại không?” Chúa Giêsu nói với họ: “Làm sao các khách dự tiệc cưới có thể buồn rầu khi tân lang đang còn ở với họ? Rồi sẽ có ngày tân lang ra đi, bấy giờ họ mới giữ chay”.

Đó là lời Chúa.
 
Không sám hối sẽ bị hủy diệt
Lm. Inaxiô Trần Ngà
03:26 18/02/2021


(Suy niệm Tin mừng Mác-cô (Mc 1, 12-15) trích đọc vào Chúa nhật I mùa Chay năm B)

Tý là đứa bé nghịch ngợm và thích lặn lội trong bùn. Ngày nào nó cũng lăn xuống ao bùn bẩn thỉu phía sau nhà mà không sợ dơ bẩn hôi hám. Dù cha mẹ đã nhiều lần kêu gọi Tý tắm rửa cho sạch sẽ, nhưng hễ tắm xong là nó lại lao xuống bùn. Thế là dù mỗi ngày có tắm bao nhiêu lần thì mình mẩy nó vẫn dơ bẩn và hôi hám.

Những người không ăn năn sám hối, không chừa bỏ tội lỗi và thói hư tật xấu của mình thì cũng giống như đứa bé thích ngụp lặn trong bùn trên đây… Những người như thế sẽ không được rửa sạch tội lỗi, sẽ không được ơn tha tội mà còn phải hư mất đời đời. Chỉ có người nào quyết tâm rời bỏ vũng lầy tội lỗi và thói hư tật xấu thì mới được ơn tha tội.

1. Sám hối là sứ điệp đầu tiên Chúa truyền cho nhân loại

Khởi đầu công cuộc rao giảng, sứ điệp đầu tiên mà Chúa Giê-su gởi đến nhân loại là lời kêu gọi: “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin mừng" (Mc 1,15).

Trước đó ít lâu, khi Gioan Tẩy giả bắt đầu rao giảng, thì sứ điệp đầu tiên mà ngài gửi đến mọi người cũng là lời kêu gọi sám hối: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 3, 2).

Như vậy, sám hối là điều quan trọng nhất Thiên Chúa kêu mời nhân loại thực thi trước hết.

2. Không ăn năn hối cải thì sẽ bị huỷ diệt

Khi Gioan tẩy giả bắt đầu rao giảng, ngài kêu gọi mọi người hãy ăn năn sám hối. Ngài nói:

- Ai không ăn năn hối cải thì bị xem như một thứ cây xấu, sẽ bị chặt bỏ đi và bị ném vào lửa (Mt 3, 10).

Thánh Gioan cảnh báo tiếp:

- Ai không ăn năn hối cải thì bị xem như lúa lép trên sân, sẽ bị thiêu đốt trong lửa không hề tắt (Mt 3, 12).

Và trong ba năm rao giảng, Chúa Giê-su đã nhiều lần dạy cho mọi người biết rằng những ai không ăn năn hối cải thì sẽ bị hủy diệt.

- Khi Chúa Giê-su biết có một số người xứ Ga-li-lê bị quan Phi-la-tô tàn sát cách man rợ, Ngài cảnh báo: “Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như thế” (Lc 13, 3).

- Chúa Giê-su cũng nêu lên trường hợp 18 người bị tháp Si-lô-e đổ xuống đè chết thình lình một cách bi thảm và cảnh báo rằng: “Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy” (Lc 13, 5).

Chúa Giê-su cũng răn đe những người không ăn năn hối cải, không cải thiện cuộc đời bằng nhiều dụ ngôn khác.

- Qua dụ ngôn “Nước Trời giống như chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá; khi lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi nhặt cá tốt cho vào giỏ, còn cá xấu thì vứt ra ngoài”; Chúa Giê-su kết luận: “Đến ngày tận thế, các thiên thần sẽ xuất hiện và tách biệt kẻ xấu ra khỏi hàng ngũ người tốt, rồi quăng chúng vào lò lửa. Ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt 13, 47-50).

- Qua dụ ngôn “Cỏ lùng”, Chúa Giê-su ví những người không sám hối, không sửa mình giống như cỏ lùng trong ruộng lúa. Khi đến ngày phán xét, họ sẽ bị gom lại và đốt đi…( Mt 13, 30).

Lạy Chúa Giê-su,

Hằng năm, cứ vào mùa Chay, Chúa và Hội thánh kêu gọi chúng con dành ra 40 ngày để ăn năn sám hối, thúc giục chúng con chừa bỏ tội lỗi và những tính hư nết xấu… Chúng con có đáp ứng lời Chúa và Hội thánh mời gọi hay không? Có quyết tâm sửa mình, chừa tội không?

Xin giúp chúng con quyết tâm sửa mình, xa lánh tội lỗi, để tránh thoát khỏi những án phạt Chúa dành cho người không sám hối và được hưởng phúc thiên đàng với Chúa muôn đời. Amen.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
 
Lễ Tro lo cõi lòng
Lm. Nguyễn Xuân Trường
06:15 18/02/2021
LỄ TRO LO CÕI LÒNG

Lời Chúa Thứ Tư Lễ Tro nói nhiều về LÒNG.

1.Hết lòng sám hối. Bài Đọc 1 mời gọi chúng ta hết lòng trở về cùng Chúa bằng câu nói giàu hình ảnh “Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng” để mỗi người thật lòng sám hối ăn năn.

2.Chúa dủ lòng thương. Chúa không xử với ta như ta đáng tội. Bài Đáp Ca làm nổi bật hình ảnh một Thiên Chúa luôn tỏ lòng nhân hậu thương xót bằng việc rộng lòng tha thứ tội lỗi cho dân Người.

3.Một tấm lòng son. Câu Tung hô Tin Mừng kêu gọi “hôm nay, anh em chớ cứng lòng, nhưng hãy nghe tiếng Chúa.” Khi chúng ta mềm lòng và mở lòng ra, thì Chúa sẽ biến đổi lòng chai dạ đá thành lòng ngay dạ thẳng; Chúa sẽ tạo cho chúng ta một tấm lòng trong trắng, một tấm lòng đầy “Thần Khí thánh của Chúa.”

4.Chúa thấu lòng con. Tin Mừng nhấn mạnh Thiên Chúa là Cha thấu suốt những gì kín đáo trong lòng. Vì vậy, khi làm việc bác ái, cầu nguyện, ăn chay thì hãy thật lòng, hãy làm với tất cả lòng thành chứ không phô trương hình thức bề ngoài.

Thế nên, Lễ Tro là dịp để lo cõi lòng mình. Amen.



MÙA CHAY: CHẠY - CHÁY - CHẢY

Phúc Âm Lễ Tro khởi đầu mùa chay nói đến 3 việc đạo đức: cầu nguyện, ăn chay, làm phúc. Để cho dễ nhớ, xin gọi 3 việc này là chạy - cháy - chảy.

1.Chạy. Mùa chay thúc giục ta chạy về với Chúa bằng con đường cầu nguyện. Chạy về với Ngài không phải vì sợ Chúa phạt, nhưng vì “Chúa từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương.” Về với Chúa để hưởng tình thương và ơn phúc.

2.Cháy. Chay tịnh là nhằm đốt cháy những đam mê tội lỗi, những thói hư tật xấu của bản thân, đốt cháy những áp bức bất công của xã hội. Mấy chị em còn bảo ăn chay để đốt cháy mỡ đỡ bị béo phì! hihii. Chay tịnh để đốt cháy cái xấu, cái ác, nên Giáo hội gọi mùa chay là mùa chiến đấu thiêng liêng để chiến thắng ác thần.

3.Chảy: Mùa chay mời gọi chúng ta làm việc lành phúc đức như dòng sông chảy đi chứ không giữ lại cho mình. Sông suối nước chảy thì trong, ao tù nước đọng thì bẩn. Đời người cũng thế. Khi mở rộng lòng mình để dòng tình thương quảng đại cho đi chảy mãi thì đời sẽ lung linh nghĩa tình nhân ái, còn khi lòng ta đóng lại ôm giữ khư khư cho riêng mình thì lúc ấy đời sẽ u ám xám màu keo kiệt ích kỉ.

Thực sự thì cả ba điều Chạy - Cháy - Chảy đều dẫn vào tình yêu: Chạy vào tình yêu Chúa, cháy sáng tình yêu mình, và chảy mãi tình yêu tha nhân. Amen.

 
Cùng Chúa Giêsu lên Giêrusalem
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
10:12 18/02/2021
Suy niệm Chúa nhật I Mùa Chay năm B

(Mc 1, 12-15)

Lễ Tro khai mạc Mùa Chay Thánh, đánh dấu 40 ngày (không kể ngày Chúa nhật) chuẩn bị đến lễ Phục Sinh.

40 ngày chay thánh

Trong Kinh thánh, con số 40 ngày là một khoảng thời gian chờ đợi, một quá trình, tượng trưng cho việc chuẩn bị gặp gỡ Thiên Chúa. Số 40 còn diễn tả hành trình trong sa mạc trên đường về Đất hứa của Dân Do thái kéo dài 40 năm. Ông Môisen đã ở trên núi Chúa 40 ngày (x. Xh 24, 18; 34,28). Những người trinh sát đã ở trong vùng đấy 40 ngày (x. Ds 13, 25). Elia đã đi 40 ngày trước khi tới được hang ở đó Ngài được thị kiến (x. 1V 19, 8). Ninivê đã được cho 40 ngày để sám hối (x. Gn 3, 4). Và quan trọng nhất là Chúa Giêsu được Chúa Thánh Thần thúc đẩy vào trong hoang địa 40 ngày để ăn chay cầu nguyện trước khi thi hành sứ vụ công khai (x. Mt 4,2).

Như vậy, 40 ngày chay thánh gợi cho chúng ta nhớ lại 40 năm hành trình trong sa mạc của dân Do Thái, 40 ngày trong hoang địa của Chúa Giêsu. Con số 40 ngày, là thời gian đi vào hoang địa của cõi lòng, thinh lặng để chuẩn bị gặp gỡ Chúa. Đây là thời gian phụng vụ cao điểm thuận tiện thích hợp cho các kitô hữu noi gương Đức Kitô dùng 40 ngày để ăn năn đền tội và dấn thân phục vụ anh chị em. Và bằng 40 ngày long trọng của Mùa Chay, mỗi người được liên kết mật thiết hơn với các Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu, Đấng đang tiến đến cái chết và sự sống lại.

40 ngày Chúa Giêsu trải qua trong hoang địa

Sau khi chịu phép rửa nơi sông Giordan "Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với các dã thú và các Thiên Thần hầu hạ Người" (Mc 1,12-13).

Với những lời trên cho thấy, trước khi khai mào sứ vụ cứu thế, Chúa Giêsu đương đầu "giáp lá cà" với Satan trong 40 ngày cô tịch, một khoảng thời gian đầy thử thách. Nhưng Chúa Giêsu đã đã chiến thắng khi vạch trần Tên Cám Dỗ, đem lại cho chúng niềm tin, tình yêu và niềm hy vọng để chiến thắng trong cuộc sống đầy những cám dỗ hàng ngày bủa vây quanh chúng ta.

Satan là kẻ thù lớn nhất của chúng ta. Nó đã cám dỗ Chúa Giêsu đi khác đường lối của Chúa Cha, giống như con rắn xưa đã cám dỗ Ađam và Evà. Chúa Giêsu đã bị cám dỗ bất tuân lệnh truyền của Chúa Cha, Người đã chống trả quyết liệt và đã vâng phục cho đến chết. Chúa Giêsu đã dựa vào Lời Chúa và sức mạnh của Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần để chiến đấu. Người đã chiến thắng, ma quỷ đã phải rút lui, và các các thiên sứ đến hầu hạ Người (x. Mc 1,13). Những quỉ kế mà Satan dùng để cám dỗ Chúa Giêsu, cũng là những cách hắn dùng để cám dỗ chúng ta ngày hôm nay. Noi gương Chúa Giêsu chúng ta sống triệt để Lời Chúa dạy.

Theo Chúa lên Giêrusalem

Chủ đề sứ điệp Mùa Chay năm 2021 này là: “Này chúng ta lên Giêrusalem” (Mt 20,18). Mùa Chay: Thời gian làm tươi mới Niềm tin, Hy vọng và Tình yêu.

Bước vào Mùa Chay 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta cùng lên Giêrusalem với Chúa trong niềm tin, yêu, và hy vọng mới. Đức Thánh Cha viết: “Mỗi giây phút của cuộc đời đều là thời gian để chúng ta tin tưởng, hy vọng và yêu thương. Lời kêu gọi sống Mùa Chay như hành trình hoán cải, cầu nguyện và làm phúc, giúp cho niềm tin đến từ Chúa Kitô hằng sống, niềm hy vọng được cảm hứng do hơi thở của Chúa Thánh Thần và tình yêu chảy tràn từ trái tim nhân hậu của Chúa Cha được sống động trở lại nơi cộng đồng và cá nhân mỗi người chúng ta” (Trích sứ điệp Mùa Chay 2021).

Vậy chúng ta bước vào Mùa Chay với một thái độ như thế nào? Chúng ta chuẩn bị ra làm sao để cho việc cử hành Mầu Nhiệm khổ nạn, thương khó và phục sinh của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đạt được nhiều ý nghĩa và sinh ích lợi cho đời sống chúng ta? Nói khác đi, chúng ta lên Giêrusalem với Chúa bằng tâm tình nào, vui hay buồn, hy vọng hay thất vọng, yêu thương hay hận thù?

Hướng về lễ Phục Sinh, cuộc chiến thắng chung kết của Chúa Giêsu chống lại Ma Quỷ, chống lại tội lỗi và chống lại sự chết là ý nghĩa Chúa nhật thứ I Mùa Chay. Chúng ta nhất quyết bước theo Chúa Giêsu trên con đường dẫn đến sự sống, theo Chúa tiến qua hoang địa của lòng ta. Nơi đây, ta có thể lắng nghe tiếng Thiên Chúa và cũng nghe thấy cả tiếng nói của Tên Cám Dỗ.

Nơi hoang địa, giúp chúng ta chống lại những điều trần tục, giúp chúng ta đi tới những chọn lựa can đảm phù hợp với Tin Mừng và củng cố tình liên đới với anh chị em chúng ta.

Theo Chúa Giêsu vào hoang địa. Chúng ta có Chúa Giêsu, Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Ðúng hơn, Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn chúng ta từng bước trong Mùa Chay này.

Chúng ta cầu xin Ðức Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse trợ giúp, để chúng ta có thể lắng nghe tiếng Chúa Giêsu và sửa chữa những khuyết điểm để đương đầu với những cám dỗ hằng ngày tấn công chúng ta.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ I Mùa Chay. Năm B.21.2.2021
Lm Francis Lý văn Ca
13:00 18/02/2021
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta bước vào tuần lễ thứ I của đoạn đường chuẩn bị Mừng Lễ Phục Sinh. Nói như thánh Phaolô: "Đây là cơ hội thuận lợi, là ngày cứu độ". Hy vọng những ngày của Mùa Chay sẽ mang đến cho mỗi người trong Anh Chị Em chúng ta một ý nghĩa đích thực để sống Mùa Chay vì lợi ích thiêng liêng cho phần linh hồn.

Mùa Chay đến không mang một ý nghĩa như xưa là phải ăn chay những ngày buộc trong tuần hay phải ăn chay suốt 40 ngày của Mùa Chay, nhưng Giáo Hội muốn chúng ta sống Mùa Chay với ý nghĩa của lời mời gọi ăn năn sám hối, tin vào Phúc Âm và làm phúc bố thí theo Chiến Dịch Tình Thương của Giáo Hội.

Mùa Chay, Giáo Hội mời gọi con cái khắp nơi sống tinh thần Phúc Âm, như thánh Gioan đề nghị là sám hối tội mình. Do đó, phụng vụ của Chay nhắc nhở chúng ta ý nghĩa của phép rửa tội. Ý nghĩa đó đối với những ai đã được chịu phép ra tội phải luôn sống đúng danh hiệu là Kitô hữu. Đồng thời, Giáo Hội cũng chuẩn bị những Anh Chị Em tân tòng sẽ lãnh nhận phép Rửa trong lộ trình từ Mùa Chay cho đến lễ Phục Sinh.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, cùng với Ca Đoàn, chúng ta bắt đầu thánh lễ bằng bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I: \
Chúa thiết lập giao ước với tổ phụ Noe sau trận đại hồng thủy. Chiếc cầu vòng biểu hiệu lời giao ước của Chúa với tổ phụ. Qua bí tích thanh tẩy, chúng ta được tiếp nhận vào Giáo Hội và Chúa hứa ban ơn cứu độ cho những ai bước vào ngưỡng cửa nầy.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phêrô nhắc lại câu chuyện ông Noe, phần nào nhắc nhở về phép rửa tội. Chính nhờ nước và Thánh Thần chúng ta được ơn cứu độ. Những ơn thánh chúng ta nhận được QUA và TRONG Giáo Hội.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Chúa Giêsu thực hiện sự chay tịnh 40 ngày trong sa mạc trước khi bắt đầu cuộc sống công khai. Hôm nay, Anh Chị Em chúng ta vào sa mạc tinh thần, bằng việc sống Mùa Chay Thánh có ý nghĩa.



LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúa Kitô đến trần gian thiết lập nước Ngài. Chúng ta cầu xin Cha giúp chúng ta biết cân nhắc những giá trị đích thực để sống trong nước của Ngài.

1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội, luôn biết tiếp xúc và chia sẻ với những người nghèo khổ, đồng thời, thông cảm với những thiếu thốn của những nước thuộc đệ tam quốc gia, qua những hành vi bác ái cụ thể. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho anh chị em tân tòng đang được chuẩn bị để lãnh nhận bí tích rửa tội trong Mùa Phục Sinh. Với sự giúp đỡ của những giảng viên giáo lý, họ sẽ được chuẩn bị sẵn sàng để gia nhập vào đại gia đình của Giáo Hội. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Mùa Chay trở về là dịp để nhắc nhở mỗi người tín hữu chúng ta: tinh thần sám hối để gặp gỡ Chúa Kitô qua bí tích hòa giải và gặp gỡ anh chị em qua việc làm phúc bố thí. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta trong Mùa Chay năm nay. Xin ban ơn trợ lực cho những ai nguội lạnh trễ nải bíết quay về cuộc sống thánh thiện hơn. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các linh hồn đã qua đời mà chúng ta nhớ đến trong thánh lễ hôm nay, được an nghỉ muôn đời trong Nhà Cha trên thiên quốc, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19 (20) Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục.
Lạy Chúa, qua Đức Kitô, Con yêu dấu của Chúa, đã giao hòa thế gian với Cha sau khi hai ông bà nguyên tổ phạm tội. Xin cho chúng con trong đời sống hằng ngày luôn khám phá ra giá trị của ơn cứu rỗi, để sống tinh thần ơn gọi làm con cái Chúa mỗi ngày một nên xứng đáng hơn. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:04 18/02/2021

10. Tội nhẹ giống như mụn nhọt người ta không lưu ý đến, cho đến khi vết thương từ từ lở loét, cuối cùng thì dẫn đến cái chết.

(Thánh John Chrysostom)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:08 18/02/2021
68. MÙA ĐÔNG MẶC ÁO KÉP

Có một thư sinh nhà nghèo mùa đông mặc hai áo.

Có người mặc một áo bông (áo ấm) hỏi anh ta:

- “Trời lạnh như thế này, tại sao chỉ mặc có hai áo?”

Thư Sinh nghèo trả lời:

- “Mặc một áo càng lạnh hơn”.

(Tiếu Tán)

Suy tư 68:

Mặc một áo nhưng là áo ấm có độn bông thì vẫn là ấm hơn là mặc hai áo nhưng là áo sơ mi, nhưng nếu chỉ mặc một cái sơ mi mỏng manh thì chắc chắn là lạnh hơn mặc hai cái.

Đọc một kinh Kính Mừng mà lòng trí suy gẫm thì vẫn là hiệu quả hơn là lần một chuỗi Mân Côi mà đọc ra rả như vẹt kêu; làm một việc thiện cách kín đáo với tất cả yêu thương và hy sinh thì hiệu quả hơn xây căn nhà tình nghĩa mà rêu rao khắp cả làng trong xóm ngoài; âm thầm rửa chén bát với lòng khiêm tốn thì vinh dự hơn là khoe khoang nấu ăn ngon hơn người này người nọ...

Làm một người Ki-tô hữu biết chia sẻ với tha nhân hơn là làm một linh mục mà ích kỷ vun vén cho mình; thà làm một công nhân hết lòng vì bổn phận hơn là làm một tu sĩ đầy thỏa mãn và kiêu ngạo.

Ai có mắt thì nhìn rồi sẽ thấy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa Nhật I Mùa Chay
Lm. Jude Siciliano, OP
18:20 18/02/2021
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY

Sáng Thế 9: 8-15; Tvịnh 24; I Phêrô 3: 18-22; Máccô 1: 12-15

Vào đêm thứ nhất trong một kỳ giảng tĩnh tâm ở một giáo xứ, tôi để ý thấy có một nhóm thanh niên khoản 8 người, một cặp vợ chồng trẻ ẳm một đứa trẻ sơ sinh trên tay. Cùng đi với họ có một số người lớn tuổi trong giáo xứ và vài người "vạm vỡ mạnh mẻ". Tôi rất ngạc nhiên và rất ấn tượng khi gặp những người đó. Sự nhiệt tình tham gia của họ với nhóm cầu nguyện của chúng tôi, và mối quan hệ rõ ràng giữa họ - có thể họ không phải là bạn bè, nhưng là chung một cộng đoàn. Sau buổi lễ, tôi gặp họ. Tôi tự giới thiệu tôi và hỏi họ có phải là hàng xóm, đồng nghiệp hay một hội đoàn nào trong giáo xứ chăng? Một phụ nữ trẻ tuổi trả lời: “Chúng tôi là các giáo dân tân tòng" Câu trả lời ngắn gọn đó đã giải thích rất nhiều về: Sự nhiệt tình của họ, ý thức cộng đoàn và việc họ tham dự thánh lễ cầu nguyện vào đêm tối thật đáng phục. Tôi hy vọng sự nhiệt tình của họ có thể thúc đẩy tất cả mọi người trong chúng tôi ý thức về “người Công Giáo khởi đầu ra sao".

Nhóm giáo hữu tân tòng này làm cho tôi có ý nghĩ muốn coi Chúa Nhật này, là Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay, để khi vào Mùa Chay phải có một tâm tình trọn vẹn và hăng hái hơn. Trong khi Mùa Chay là hướng về việc sữa soạn lễ rữa tội cho các dự tòng. Mùa Chay cũng là mùa giúp cho chúng ta là những người đã sống dời sống đức tin trong một thời gian lâu, đã tuân giữ các phép đạo nhưng cũng đã trở nên lạnh nhạt, hay một đôi khi đã thử rẽ lối qua con đường khác. Mùa này sẽ là dịp cho chúng ta làm mới lại đức tin, một cơ hội để làm mới lại lời cam kết khi cúng ta chịu phép rữa tội mà chúng ta có thể tuyên xưng lại trong lễ Vọng Phục Sinh, hoặc là từng người hay là theo từng nhóm người. Chúng ta chú ý đến lúc đó cho từng cá nhân và cả cộng đoàn lập lại lời cam kết đó. Trong Mùa Chay chúng ta hãy làm điều gì để giúp chúng ta có thể thực hiện được lời đã cam kết, một lời cam kết thực hiện tuyệt đối, trong lúc chúng ta đang cố gắng trong lời "xin vâng" lớn đối với sự sống của Chúa Thánh Linh trong Chúa Giêsu ở nơi chúng ta. Mùa Chay này chúng ta cầu xin cho sự nhiệt tình của những người tân tòng giúp chúng ta khám phá lại được đức tin của mình, trong Chúa nhật I Mùa Chay.

Trong cơn đại dịch covid này, mọi người nói rằng họ có cảm tưởng như Thiên Chúa đã bỏ rơi họ. Biết bao nhiêu sự đau khổ, biết bao nhiêu người chết, và biết bao nhiêu bệnh tật. Họ hỏi: "Thiên Chúa ở đâu?" Khi nào Ngài sẽ đến giúp chúng ta? Thiên Chúa có quan tâm đến chúng ta hay không? Trong Mùa Chay chúng ta có thể cầu nguyện xin cho chúng ta được một đức tin mới vào Thiên Chúa, như tường thuật trích trong sách Sáng Thế. Nói về giao ước của Thiên Chúa với ông Nô-ê. Nó đã diễn ra ngay sau lụt Đại Hông Thũy. Người viết đã truy tìm về lời giao ước của Thiên Chúa với dân Israel! Nhưng, hãy lưu ý là giao ước với "tất cả các sinh vật" đều kể cả trong đó. Thiên Chúa là Chúa của tất cả các tạo vật, Cho dù chúng ta có vướng mắc tội gì trong tương lai, hay có sự ơ hờ của Thiên Chúa. Ngài sẽ không trở lại lời giao ước xưa đã lập với chúng ta. Hãy yên tâm, đoạn văn nhắc chúng ta là Thiên Chúa là Đấng thành tín.

Đoạn trích sách Sáng Thế có câu chuyện hay về hình ảnh cầu vồng. Cầu vồng không phải là để nhắc chúng ta về lời giao ước của Thiên Chúa, nhưng đó là một dấu chỉ của Thiên Chúa nhắc "nhớ lại lời giao ước Thiên Chúa đã làm giữa loài người cho chúng ta và các tạo vật sống động". Mặc dù chúng ta có đi xa, mặc dù chúng ta có thể quên Thiên Chúa, hay có cảm tưởng là Thiên Chúa đã quên chúng ta, thì Chúa cũng sẽ không bao giờ quên chúng ta, tác giả sách Sáng Thế nói. Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay hôm nay bắt đầu với một lời nhắc nhở mạnh mẻ cho chúng ta là Thiên Chúa đã tự ràng buộc Ngài với lời giao ước giao tiếp suốt đời với chúng ta, và Ngài không bao giờ buông bỏ. Một Thiên Chúa yêu thương như thế đã thu hút mạnh chúng ta lại với Ngài trong Mùa Chay này là mùa đã bị bóng đen của cơn đại dịch covid che khuất, là bóng tối của tử thần. Chúng ta không có gì phải sợ với Thiên Chúa này, khi chúng ta quay lưng với các thần khác có trong đời sống hiện tại của chúng ta, và khi trở về với Thiên Chúa là Đấng đã lập giao ước với "mọi sinh tạo vật".

Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay luôn luôn bắt đầu với câu chuyện Chúa Giêsu bị cám dỗ trong hoang địa. Thánh Mátthêu, thánh Máccô và thánh Luca. mỗi người có một cách khác nhau để kể câu chuyện trong phúc âm. Nhưng, thánh Máccô kể câu chuyện một cách ngắn gọn và không nói đến các chi tiết như trong phúc âm thánh Mátthêu và thánh Luca. Cha giảng nên tránh tăng thêm vào các chi tiết đó bằng cách nhắc đến các chi tiết trong các phúc âm kia để nói thêm nhiều về việc Chúa Giêsu bị cám dỗ. Chúng ta cần tôn trọng câu chuyện của thánh Máccô và lắng nghe điều thánh Máccô muốn nói với chúng ta khi bắt đầu hành trình sa mạc Mùa Chay.

Thánh Máccô hầu như có thể bỏ qua câu chuyện Chúa Giêsu bị cám dỗ. Ông ta chỉ nói đến câu chuyện trong 2 câu đầu "Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa 40 ngày, chịu Xatan cám dỗ. Người sống giũa các loài dã thú, và có các thiên sư hầu hạ Người". Chỉ có thế thôi! Chúng ta được nhắc nhở đến việc ông Gioan Tẩy Giả nói trong vài câu trước đó. Ông ta rao giảng "có Đấng quyền thế hơn tôi..." (Mc.1:7). Thật thế, câu chuyện trong phúc âm thánh Máccô về việc Chúa Giêsu bị cám dỗ chứng tỏ rằng Chúa Giêsu có quyền thế như thế nào. Trong khi chúng ta vào Mùa Chay này chúng ta có thể cảm thấy quyết tâm thay đổi chính chúng ta là sự khôn ngoan, rằng chúng ta tự hứa là sẽ thay đổi rất nhiều nhưng không thành. Có thể chúng ta lại nghĩ "Lại một Mùa Chay nữa, và chúng ta lại bắt đầu lại một lần nữa". Chúng ta thiếu nhiệt tình như các giáo hữu tân tòng. Làm thế nào để chúng ta có một trải nghiệm mới trong mùa chay? Làm thế nào để chúng ta thu thập thêm kinh nghiệm để có năng lực tinh thần thay đổi? Chúng ta làm sao thâu gom mọi lòng ao ước thiêng liêng và năng lực để thay đổi. Để chúng ta biết được hoàn cảnh nào trong chúng ta cần phải thay dổi?

Sau khi ông Gioan Tẩy Giả nói về "Đấng quyền thế hơn tôi", ông ta nói "Đấng đó sẽ làm phép rửa cho các anh em trong Chúa Thánh Linh" Đó là nguồn gốc của đổi mới cho chúng ta! Đó là Đấng có thể giúp chúng ta khao khát được thay đổi và khiến cho sự thay đổi đó trở nên khả thi. Chúa Giêsu sẽ rữa tội cho chúng ta một lần nữa bằng Thánh Thần của Ngài trong Mùa Chay này để làm cho tâm hồn chai đá của chúng ta nên mới. Mùa Chay thật sự là mùa hy vọng, trong đó chúng ta có thể khám phá ra điều mà không thể tự chúng ta làm được, nhưng điều đó Thiên Chúa có thể làm được.

Trong sa mạc, Israel bị thử thách và chịu cám dỗ. Cũng như Israel đã đi qua trong hoang địa 40 năm. Bây giờ Chúa Giêsu ở trong hoang địa 40 ngày. Cũng như Israel bị cám dỗ và chịu thua, Chúa Giêsu cũng bị cám dỗ nhưng Ngài không chịu thua. Thánh Máccô cho chúng ta biết là trong hoang địa có nhiều dã thú ở với Chúa Giêsu. Đối với những người khác thật là một nơi đáng sợ. Nhưng với Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã giao hòa con người, với vạn vật. Hoang địa không còn là nơi khắc nghiệt. Đối với Chúa Giêsu đó là triều đại hòa bình của Ngài. Đấng Mêsia đã hòa hợp loài người và các "loài dã thú". Mùa Chay cho chúng ta cơ hội đối đầu với "các dã thú" ngay trong cuộc sống của chúng ta. Nó đã không ngừng chiếm đoạt chúng ta và đất nước chúng ta. Đó là những tham lam, tranh đấu, và những tham vọng. Đó là những dã thú không thuần hoá được. Nhưng chúng không có quyền thế trên chúng ta. Vì chúng ta đã được Chúa Giêsu làm phép rửa. Đấng quyền năng đã thắng các cám dỗ trong hoang địa và tạo hòa bình giũa các thế lực đối nghịch nhau.

Chúng ta cũng được biết trong nơi bị thử thách, và với các năng lực chống đối này, cũng có các "Thiên thần". Chúng ta đã trải qua biết bao nhiêu là thử thách trong đời sống chúng ta. Những thời điểm mà bản tính người Kitô hữu chúng ta bị thử thách rất nặng nề. Tuy nặng nề như các quyền lực luôn lôi kéo chúng ta và chúng ta cảm thấy cô đơn trong lúc chúng ta chống đối các quyền lực đó. Nhưng, có các "Thiên thần" giúp chúng ta trong hoang địa của đời sống của chúng ta. Như khi có một cơn nghiện dường như không thể từ chối được và chúng ta có được sự giúp đở trong một nhóm người; khi chúng ta đau buồn trước cái chết của người thân thương, đang trong tình cảnh của một góa phụ, hãy cùng chia sẻ câu chuyện của họ, để cho chúng ta thêm can đảm; khi chúng ta nằm trên giường bệnh do một chân bị thương, hay bị cụp sống lưng và bạn bè không thể đến thăm gần gủi được vi bệnh covid và họ chỉ đem thức ăn cho chúng ta để ở trước cửa; khi đức tin chúng ta bị khô cạn và chúng ta cầu nguyện, tự hỏi tại sao chúng ta phải bận tâm đến thế. Nhưng, đức tin và lời cầu nguyện của những người khác trong phụng vụ cùng với chúng ta cho chúng ta thêm hy vọng. Khi chúng ta muốn có hòa bình, sống một đời sống đơn giản hơn, hay chọn con đường phục vụ và chúng ta nghe chỉ có tiếng nói của người không đồng ý, và rồi đời sống các thánh và các câu chuyện của những Kitô hữu đồng thời là các "thiên thần" của chúng ta trong hoang địa đến an ủi chúng ta giúp chúng ta có thể trung kiên với lời mời gọi mà chúng ta nghe thấy và chúng ta cố gắng sống theo lời gọi đó. Các "Thiên thần” khác có thể không hữu hình, nhưng vẫn an ủi chúng ta trong hoang địa. Những ý nghĩ và mơ ước của chúng ta "Thiên thần" của chúng ta có phải không? Nếu chúng ta ở lại với họ, các "Thiên thần" đó sẽ nâng đỡ chúng ta vượt qua những lúc khó khăn, và bị thử thách.

Hoang địa là gì đối với chúng ta? Trong hoang địa người Do Thái chịu cám dỗ và ngay cả những lúc họ không trung thành với Thiên Chúa, Thiên Chúa vẫn ở với họ, và dẩn đưa họ ra khỏi. Bài trích sách Sáng Thế nhắc chúng ta nhớ là khi nào chúng ta thấy cầu vồng, chúng ta biết chắc là Thiên Chúa, Đấng trung tín với lời giao ước mà Ngài đã làm với mọi tạo vật sinh sống. Thiên Chúa cho chúng ta biết chắc là chúng ta không phải qua hoang địa của chúng ta trong cô đơn và Ngài luôn gìn giử chúng ta trong nhiều cách như các "Thiên thần".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

1st SD OF LENT

Genesis 9: 8-15; Psalm 25; I Peter 3: 18-22; Mark 1: 12-15

On the first night of a parish retreat I noticed the arrival of a group of about eight young adults; one couple had an infant in arms. With them were some older members of the parish, the “stalwarts.” I was struck by the energy of the group, their enthusiasm and involvement in our prayer service and the obvious bonds among them—maybe not so much of friendship, but community. I saw them after the service, introduced myself and asked if they were neighbors, co-workers, or a special group in the parish. One young woman responded, “We’re the catechumens.” That brief response explained a lot: their enthusiasm, sense of community and their attendance at a shared weeknight prayer service. I wished their enthusiasm would rub off on the rest of us “cradle Catholics.”

That group of catechumens comes to mind this Sunday, the first Sunday in Lent. They remind and call us to enter more fully into our Lenten journey. While Lent is about the catechumens preparing for baptism, it is also about those of us who have been around for a while and have gotten into a rut, or have tried a few diversionary paths. This new season is a chance for us to be refreshed in faith; an opportunity to think about the renewal of our baptismal commitment we will profess at the Easter Vigil – whether in person, or live-streamed. We fix our eyes on that coming moment of personal and communal renewal. During Lent we do what we can to make that renewal one of total commitment; a moment when we do our best to make one big “Yes” to the life of the Spirit of Jesus within us. This Lent we pray for the enthusiasm of those catechumens and ask for a sense of rediscovery in our faith, as if we were entering it for the first time.

During this Pandemic people say they feel God has deserted them. So much sickness, so many deaths, such pain! “Where is God?”, they ask. When will God come to help us? Doesn’t God care for us? During Lent we might pray for a refreshed faith in the God of the Genesis passage. The story tells of God’s covenant with Noah. It takes place right after the Flood. The writer is tracing the covenant between God and Israel, but notice that “every living creature” is included. God is the God of all creation and despite any future sin on our part, or God’s seeming-indifference, God will not go back on the covenant God has made with us. Be assured, the passage reminds us, God is faithful.

The Genesis passage has the famous story of the rainbow. The rainbow is not to serve as a reminder to us of God’s covenant; but it is a sign to God “to recall the covenant I have made between me and you and all living beings....” No matter how far adrift we go; no matter that we might forget God, or feel that God has forgotten us, the author of Genesis says, God will never forget us. This first Sunday of Lent begins with a strong reminder that God has bound God’s self to an everlasting relationship with us and will never let go. Such a lover-God is a strong attraction to us this Lent, which has been intensified by the pandemic’s shadow of death. We have nothing to fear from this God, as we turn away from other gods presented to us in modern life and return to the everlasting God who has made a covenant with “every living creature.”

The first Sunday of Lent always begins with Jesus’ temptation in the desert. Matthew, Mark and Luke each have their own take on the story. This liturgical year we have Mark’s account. It is brief and leaves out the details told by Matthew and Luke. The preacher should avoid the temptation to “fill in the blanks” by going to the other gospel accounts for more details about the temptations. We need to respect Mark’s narrative and listen to what he has to say to us as we begin our Lenten desert journey.

Mark almost dismisses Jesus’ temptation. He covers it in a terse line, “The Spirit drove Jesus out into the desert and he remained in the desert for forty days, tempted by Satan. He was among wild beasts, and the angels ministered to him.” That’s it! We are reminded of what John the Baptist said just a few verses earlier. He promised, “After me will come one more powerful than I...”(1:7). Well, Mark’s temptation account certainly shows how powerful Jesus is. As we enter this Lent we may feel our own resolve to change is wishy-washy, that we have tried so many times before and failed. Perhaps we are thinking, “It’s another Lent, here we go again.” We lack the catechumens’ enthusiasm, we have been around the block more than a few times! How do we make this Lent a fresh experience? How do we gather the spiritual desire and energy to change? How will we even know the areas in us where change is necessary?

After John spoke about the “one more powerful than I,” he said, “He will baptize you with the Holy Spirit.” There’s the source of our renewal; there’s the One who can fill us with the desire to change and make that change possible. Jesus will baptize us anew with his Spirit this Lent to make our wizened spirits new again. Lent is truly a season of hope in which we discover that what is impossible for us, is possible for God.

In the desert Israel was tested and gave into temptation. Just as Israel spent forty years in the desert, now Jesus spends forty days there. Like Israel he is tempted, but does not give in. Mark tells us that there were wild beasts with Jesus in the desert. For other humans that would be a scary place to be; but in Jesus, God is reconciling humans and nature. The desert losses its hostile qualities. With Jesus there it is a peaceable kingdom – the messiah has reconciled humans and “wild beasts.” Lent provides an opportunity to confront the “wild beasts” of our lives. Think here of the aggression, competition, and insatiable desires that have control over us and our nation. They are wild beasts, un-tamable. But they do not have to have dominion over us, for we have been baptized into Jesus, the powerful One, who overcomes the tests in the desert and makes peace between opposing forces.

We are also told that in this place of testing and hostile forces, there were also ministering “angels.” We pass through many periods of testing in our lives, times when our very identity as Christians is seriously challenged. Powerful but subtle forces pull us at us and we can feel solitary in our struggle against them. But there are “angels” ministering to us in the deserts of our lives: when an addiction seems impossible to break and we find help in a group; when we are distraught over the death of a loved one and other, widowed friends, share their stories and give us courage; when we are laid up in bed with a broken leg, or bad back and friends come during these social-distancing day to drop off food at our front door; when our faith is dry and we pray wondering why we bother, but the prayer and faith of other worshipers give us hope; when we want to be a peacemaker, live a simpler life, or choose the path of service and we hear nothing but the voices of nay-sayers, and then the lives of the saints and stories of contemporary Christians are our “angels” in the wilderness, ministering to us, enabling us to be faithful to the call we hear and are trying to live out. Other “angels” may not be as tangible, but nevertheless comfort us in the desert. Our ideals and dreams, (our “angels”?) if we stay with them, lift us up and sustain us through the difficult, testing times.

Deserts – what are they for us? In the desert of the Jews, as they faced temptations and even betrayed God, God stayed with them and led them out. Genesis reminds us that when we see the sign, the rainbow, we are assured that God is faithful to the covenant God made with all living beings. God makes sure that we do not have to pass through our deserts alone and sustains us in a variety of “angelic” ways.
 
Thứ Bẩy 20/2: Quyết tâm bỏ lại quá khứ để đáp lại tiếng Chúa. Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
18:36 18/02/2021

Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 19-February-2021 theo giờ Việt Nam


PHÚC ÂM: Lc 5, 27-32

“Ta không đến kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối cải”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu trông thấy một người quan thuế tên là Lêvi đang ngồi ở bàn thu thuế, Ngài bảo ông: “Hãy đi theo Ta”. Ông liền bỏ mọi sự đứng dậy theo Người. Lêvi đã dọn một bữa tiệc linh đình thết đãi Người tại nhà ông. Có đông người thu thuế và nhiều người khác cùng ngồi ăn với các ngài. Những người biệt phái và các luật sĩ của họ lẩm bẩm với các môn đệ của Người rằng: “Sao các người lại ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi như vậy?” Chúa Giêsu trả lời họ rằng: “Những ai mạnh khoẻ không cần tới thầy thuốc, chỉ những người đau yếu mới cần thôi. Ta đến không phải để kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối cải”.

Đó là lời Chúa.
 
Niềm Vui bên trong
Lm. Minh Anh
22:09 18/02/2021
NIỀM VUI BÊN TRONG
“Khi ngươi kêu cầu, Chúa sẽ trả lời; ngươi la lên, Chúa sẽ nói, ‘Này Ta đây!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Mỗi khi nói đến chay tịnh, chúng ta nghĩ ngay đến khổ chế, ép xác; một cái gì đó đòi hỏi một sự cố gắng bên ngoài bằng những hy sinh, kiêng khem. Vậy mà ngạc nhiên thay! Lời Chúa hôm nay còn cho thấy, chay tịnh có thể tặng trao những niềm vui, ‘niềm vui bên trong’.

Bài đọc Isaia chỉ ra cách thức chay tịnh Thiên Chúa muốn, “Nào ăn chay như Ta mong muốn không phải như thế này sao, là huỷ bỏ xiềng xích bất công, tháo gỡ ách nặng, trả tự do cho kẻ bị áp bức; chia cơm bánh cho kẻ đói, tiếp rước kẻ phiêu bạt không nhà; gặp người trần truồng, cho họ áo mặc”. Ai giữ chay như thế, sẽ được Thiên Chúa ở cùng và chiếu sáng, “Như thế, sự sáng của ngươi sẽ tỏ rạng như hừng đông, các vết thương ngươi sẽ chóng lành… Khi ngươi kêu cầu, Chúa sẽ trả lời; ngươi la lên, Chúa sẽ nói, ‘Này Ta đây!’”. Ai chay tịnh như thế, chắc chắn sẽ cảm nhận sâu sắc một ‘niềm vui bên trong’ của một Đấng ngự bên trong, cũng là Đấng tác thành cái bên trong; Đấng hoán cải con tim để linh hồn có thể hoà nhập vào quỹ đạo xót thương của Người.

Cũng thế, Tin Mừng hôm nay xác định ‘niềm vui bên trong’ là niềm vui có Chúa Giêsu ở cùng. Những người ‘đạo đức’ xầm xì việc Ngài và các môn đệ nhỡn nhơ ăn uống. Chúa Giêsu cho biết, sự hiện diện của Ngài đủ cho các môn đệ không cần phải ăn chay; Ngài ví mình như chàng rể giữa tiệc cưới. Rồi đây, khi Thầy họ bước vào thương khó, các môn đệ sẽ trải qua những ngày u buồn và chay tịnh. Sự thèm thuồng và ham muốn xác thịt có thể dễ dàng làm lu mờ những suy nghĩ, ngăn cản con người khát khao Thiên Chúa; vì thế, để hạn chế cảm giác thèm muốn và những xung năng lăng loàn, con người cần phải hành xác bằng những hành động từ chối bản thân. Thế nhưng, đang ở bên Chúa Giêsu, các môn đệ không cần làm điều đó; vì lẽ, sự hiện diện thân mật với Ngài đủ cho họ kiềm chế bất cứ tình cảm rối loạn và cảm giác thèm thuồng nào.

Sẽ đến ngày Chúa Giêsu được đưa khỏi các môn đệ bằng cuộc thương khó và cái chết của Ngài; bấy giờ, mối quan hệ giữa Ngài với các môn đệ cũng phải đổi thay. Khi ấy, sự hiện diện sẽ mang một chiều kích mới vốn phù hợp với cuộc khổ nạn của Ngài; các môn đệ giờ đây được kêu gọi noi gương Thầy bằng cách hướng con mắt đức tin vào Ngài từ bên trong lẫn bên ngoài và vì lý do đó, họ cần kiểm soát những đam mê và ham muốn xác thịt.

Mỗi chúng ta được kêu gọi không chỉ để trở thành môn đệ nhưng còn để trở nên tông đồ. Và nếu hoàn thành tốt vai trò này, những ham muốn xác thịt ngổn ngang bên trong dù có đó, vẫn không thể cản trở chúng ta tiến bước. Hãy để Thánh Thần thiêu đốt và dẫn dắt mọi việc; bấy giờ, ăn chay và tất cả các hình thức hành xác khác sẽ giúp chúng ta tập trung vào Chúa, vào tinh thần, hơn là vào những yếu đuối và cám dỗ xác thịt. Như thế, chay tịnh có nghĩa là dọn lòng bên ngoài để Chúa Giêsu có thể chiếm chỗ nhất bên trong. Và một khi Chúa Giêsu đã thật sự đầy tràn ở đó; đúng hơn, con người được Thiên Chúa chiếm cứ, thì chính Thiên Chúa sẽ đưa linh hồn vào quỹ đạo xót thương của Người. Được như thế, chúng ta mới thật sự tận hưởng một “niềm vui bên trong”.

Clive Staples Lewis nhận định, “Thiên Chúa thấy ước muốn của chúng ta không quá mạnh; trái lại, quá yếu. Là ‘những sinh vật’ nửa vời, chúng ta bị lừa dối bởi đồ uống, tình dục và tham vọng, đang khi niềm vui vô hạn được tặng trao thì chúng ta lại từ chối. Khác nào một đứa trẻ ngu ngốc, chúng ta chỉ muốn tiếp tục nướng những chiếc bánh bùn trong khu ổ chuột vì nó không thể tưởng tượng được ý nghĩa của lời đề nghị một kỳ nghỉ bên cha nó ở một khu du lịch biển. Chúng ta quá dễ dãi hài lòng với những gì mình có, để rồi, đánh mất một niềm vui lớn hơn, ‘niềm vui bên trong’.

Anh Chị em,

Chúng ta dễ bị lừa phỉnh bởi vô vàn mời mọc của bản năng để cảm thấy hài lòng với ‘những chiếc bánh bùn’. Vậy mà chính những điều ‘tưởng chừng như vô hại’ đó lại thiêu rụi ước muốn quy hướng về Chúa. Mùa Chay, mùa điều chỉnh thái độ, không dễ dãi hài lòng với những ‘niềm vui bên ngoài’; Mùa Chay, mùa ‘ăn chay, nghĩ chay, làm chay, nói chay’, mùa khát khao Thiên Chúa, mùa chiến đấu với bản thân để Thiên Chúa là mối bận tâm duy nhất và Người luôn là chọn lựa số một của linh hồn. Nhờ đó, chúng ta mới có thể trải nghiệm một ‘niềm vui bên trong’ viên mãn.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, chính ân sủng Chúa mới làm cho ‘niềm vui bên trong’ của con lớn lên; xin đừng để con bị mê hoặc bởi ‘những chiếc bánh bùn’ rẻ tiền”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
George Weigel: Sách Xuất Hành, Mùa Chay và Trở thành một quốc gia đích thực
J.B. Đặng Minh An dịch
00:04 18/02/2021

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Vào ngày đầu Mùa Chay, ông có bài nhận định sau đăng trên tờ First Things ngày 17 tháng Hai, 2021 với nhan đề “Exodus, Lent, and Becoming a True Nation”, nghĩa là “Sách Xuất Hành, Mùa Chay và Trở thành một quốc gia đích thực”.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Exodus, Lent, and Becoming a True Nation
By George Weigel
Sách Xuất Hành, Mùa Chay và Trở thành một quốc gia đích thực


Mười năm trước, tôi bắt đầu một Mùa Chay đặc biệt nhất trong đời bằng cách đi bộ lên Đồi Aventine đến Vương Cung Thánh Đường Thánh Sabina vào ngày đầu tiên của cuộc hành hương viếng các nhà thờ Rôma — cuộc hành trình kéo dài tám tuần dẫn đến việc hình thành cuốn sách “Roman Pilgrimage: The Station Churches” (“Hành hương Rôma: Các Nhà Thờ Chặng), đồng tác giả với bạn tôi Elizabeth Lev và con trai tôi, Stephen. [Những người hành hương đến Rôma trong Mùa Chay có thể tham gia vào một phong tục đẹp có từ thế kỷ thứ tư. Phong tục này được bắt đầu như một cách để củng cố ý thức cộng đồng trong thành phố đồng thời tôn vinh các thánh tử đạo của Rôma. Họ cùng nhau đi qua các đường phố trong khi đọc Kinh Cầu Các Thánh. Cuối ngày, họ sẽ đến một nhà thờ được chỉ định trong ngày hôm đó, gọi là nhà thờ chặng - Station Church - Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành thánh lễ cho cộng đồng địa phương ở nhà thờ đó. Thánh Giáo Hoàng Gregoriô Cả đã thiết lập thứ tự các nhà thờ phải được viếng thăm, những lời cầu nguyện được đọc và chỉ định đây là một thực hành Mùa Chay. Sau này, Đức Thánh Cha chỉ tham dự cùng với cộng đồng địa phương trong thánh lễ đầu tiên vào Thứ Tư Lễ Tro tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Sabina. Năm nay, 2021, do tình trạng đại dịch coronavirus, điều này cũng không xảy ra – chú thích của người dịch]

Liz Lev là người hướng dẫn kiến trúc và nghệ thuật Anglophone hàng đầu ở Thành phố Vĩnh cửu, và những mô tả tuyệt vời của cô về các nhà thờ chặng của Rôma đã xác nhận sự thật được gợi ý bởi những bức ảnh đầy linh hứng của Stephen (được đánh giá cao nhất trong ấn bản sách điện tử của cuốn Roman Pilgrimage): Vẻ đẹp mở ra cửa sổ vào chân lý sâu sắc của đức tin Công Giáo. Những đóng góp của tôi cho cuốn sách — những suy ngẫm về các bài đọc phụng vụ mỗi ngày từ Thứ Tư Lễ Tro đến Tuần Lễ Phục Sinh — đã giúp làm cho Mùa Chay đó trở thành một Mùa Chay đặc biệt bổ ích, vì việc viết những bài suy niệm đó khiến tôi tìm hiểu sâu hơn về các bài đọc trong Thánh Lễ và các giờ Kinh Sách

Mỗi Mùa Chay, Giáo hội đọc 20 chương đầu tiên của Sách Xuất hành trong kinh nguyện hàng ngày, trong các Giờ kinh Phụng vụ. Than ôi, sự quen thuộc, có thể làm tắt đi sức mạnh của cuốn sách đầy cảm hứng đó, vốn là cốt lõi của Cựu Ước. Trong Mùa Chay năm 2011, tôi đã tìm thấy ý nghĩa mới trong Sách Xuất Hành thông qua việc đọc kỹ hơn các bài bình luận của các Giáo phụ đi kèm với câu chuyện về ông Môisê và dân tộc Israel non trẻ trong Sách Kinh Nhật Tụng. Các giáo phụ trong thiên niên kỷ đầu tiên đã kín múc dưỡng chất tinh thần từ Sách Xuất Hành vì họ coi cuốn sách thứ hai của Torah như một nguồn trí tuệ, chứ không phải là một hiện vật để mổ xẻ. Năm nay, hành trình Mùa Chay của tôi qua Sách Xuất Hành sẽ được bổ sung thêm bởi lời bình của một người thông thái đương thời, là Leon R. Kass.

Mặc dù có nhiều sai lầm, thời đại của chúng ta bằng cách nào đó đã tạo ra một người thầy lý tưởng ở Leon Kass: nhà nhân văn uyên bác, bác sĩ y khoa, nhà đạo đức sinh học nổi bật, một nhân vật lớn và cố vấn khôn ngoan - một học giả Do Thái từng giúp người Công Giáo tại Đại học Giáo hoàng Gregoriô đọc Kinh thánh như họ chưa bao giờ làm trước đó. Cuốn sách mới của Kass, “Founding God's Nation: Reading Exodus” - “Hình thành Dân Tộc của Chúa: Đọc Sách Xuất Hành” - (Nhà xuất bản Đại học Yale), bổ sung cho cuốn sử thi trước của anh, "The Beginning of Wisdom: Reading Genesis” – “Sự khởi đầu của Trí tuệ: Đọc sách Sáng thế” (Free Press); cả hai cuốn sách đều phát triển sau nhiều năm nghiên cứu, tìm kiếm ráo riết qua những bản văn Kinh thánh cùng với các sinh viên. Và từ cách đọc cởi mở đó về Sách Xuất Hành, một câu chuyện quen thuộc mang một ý nghĩa mới: Giờ đây, thông qua lời bình luận của Kass, Sách Xuất Hành cung cấp cho chúng ta một phản ánh sâu sắc về ý nghĩa của việc trở thành một dân tộc chân chính, một dân tộc không chỉ là một tập hợp các cá nhân hay một mạng lưới các gia đình.

Điều gì tạo nên một dân tộc, một quốc gia? Theo Sách Xuất Hành, một quốc gia cần một câu chuyện được chia sẻ. Trong trường hợp của dân Israel, đó đã là và vẫn là câu chuyện về việc họ được giải thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập, nơi mà sự nô lệ đã ngăn cản họ trở thành một dân tộc thực sự. Một quốc gia cũng cần một biến cố lập quốc, trong đó người dân đồng ý với một lối sống chung. Trong Sách Xuất Hành, sự kiện lập quốc ấy là sự chấp nhận tự do (như Kass khẳng định), “một cái ách trở thành cây sự sống” — đó là giao ước Sinai, Mười Điều Răn và Luật Môisê. Và một dân tộc chân chính cần đáp lại một cách xứng đáng khát vọng của con người là được tiếp xúc với một điều gì đó vĩ đại hơn chính chúng ta. Vì vậy, Sách Xuất Hành hướng dẫn độc giả đến việc từ chối những việc thờ phượng sai lầm (con bê vàng) vì lợi ích của sự thờ phượng chân thật — sự thờ phượng một mình Đấng đáng được thờ phượng; Đấng đi vào lịch sử để giải phóng dân tộc mình và yêu cầu họ đi theo con đường của Người trong tương lai.

Do đó, Sách Xuất hành đặt ra những câu hỏi quan trọng về tình hình Hoa Kỳ đương đại của chúng ta. Liệu chúng ta có thể trở thành quốc gia được mô tả trong lời dẫn nhập của Hiến pháp - “Chúng ta Dân tộc Hoa Kỳ” - nếu thế hệ tương lai được dạy một câu chuyện sai lầm về nước Mỹ trong “dự án 1619” gian dối của tờ New York Times, hiện đang được áp đặt trên các trường học khắp đất nước? Chúng ta có thể thực sự là một dân tộc không nếu thay vì dấn thân có mục đích, theo giao ước chung để hình thành một “Liên minh hoàn hảo hơn” nhằm “bảo đảm các Phước lành của Tự do cho chính chúng ta và hậu duệ của chúng ta”, các mối quan hệ của chúng ta với tư cách là công dân chỉ đơn thuần là vấn đề giao dịch - bạn sẽ có được thứ gì đó, nếu tôi nhận được một cái gì đó? Liệu chúng ta có thể là một quốc gia thực sự không nếu chúng ta quay sang tôn thờ vị thần giả là tiền tài, và cúi đầu trước những đấng cứu thế giả trá của nền chính trị bản sắc, và chìm đắm trong đạo lý sai lầm là “Tôi đã làm theo cách của tôi”?

Có nhiều điều để suy nghĩ và cầu nguyện trong Mùa Chay này. Cuốn sách Xuất hành là một người bạn đồng hành tốt trong cuộc hành trình Mùa Chay, và Leon Kass là một chỉ dẫn đáng ngưỡng mộ về những chân lý được tìm thấy trong cuốn sách tuyệt vời đó.
Source:First Things
 
Đtc Phanxicô Đảm Bảo Nguyên Tắc Độc Lập Của Hệ Thống Tư Pháp Tòa Thánh
Lê Đình Thông
10:10 18/02/2021
‘‘Sự độc lập của các thẩm phán (indépendance des magistrats) và khả năng chuyên môn (capacité professionnelle) là hai điều kiện cần thiết để đảm bảo công lý.’’ Ông Giuseppe Pignatone, Chánh thẩm Tòa án Vatican đã phát biểu như trên nhân việc ĐTC Phanxicô vừa ban hành các quy định mới trong việc điều hành tòa án Vatican.

ĐTC Phanxicô nhấn mạnh các quy định này là cần thiết trong tiến trình cải tổ hệ thống tư pháp của Tòa thánh, được thực hiện dưới giáo triều của Ngài. Việc cải tổ này được vận dụng đặc biệt trong các hồ sơ kinh tế tài chính và hình sự, trong bối cảnh hệ thống tư pháp của Tòa thánh gia nhập nhiều thỏa ước quốc tế. Việc cải tổ tuân thủ luật số LVVI ngày 01/10/2008 ‘‘công nhận giáo luật là quy phạm đầu tiên và là tiêu chuẩn bắt buộc cho việc quy chiếu’’.

Trong buổi lễ khai mạc năm tư pháp của Tòa thánh, ĐTC Phanxicô nhắc nhở các thẩm phán ‘‘tinh thần trách nhiệm, dấn thân phục vụ công lý’’. Một trong những nguyên tắc vừa được ban hành là sự độc lập của các thẩm phán (indépendance des magistrats) như vừa nói.

Áp dụng nguyên tắc này, tuy các thẩm phán vâng phục Đức Giáo Hoàng, nhưng việc xét xử chỉ tuân theo các nguyên tắc pháp luật, luật pháp bất vị thân (impartialité).

Các vị giáo sư đại học luật khoa tại chức hoặc đã về hưu, các luật gia có uy tín được Tòa thánh bổ nhiệm vào các chức vụ thẩm pháp sơ thẩm, chung thẩm và Tòa án tối cao của Tòa thánh.

Các thẩm phán công tố có thẩm quyền tách biệt với thẩm phán xử án để đảm bảo nguyên tắc độc lập.

Ngoài ra, quyền biện hộ cũng được bộ luật tố tụng hình sự ban hành năam 2013 minh thị, căn cứ vào nguyên tắc suy đoán vô tội (présomption d'innocence) trong suốt tiến trình xét xử.

Lê Đình Thông
 
Bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu được phục hồi và trả lại nhà thờ
Đặng Tự Do
16:13 18/02/2021


Một giáo xứ phía tây Texas đã trùng tu một bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu có tuổi đời hàng thế kỷ sau khi bức tượng bị phá hoại và gần như bị phá hủy vào tháng 9 năm ngoái. Kinh hoàng và nỗi buồn đã tập hợp những người quyên góp từ khắp nơi trên đất nước, những người cảm thấy buộc phải cầu nguyện và hành động.

Giáo phận El Paso đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 11 tháng 2 thông báo việc khôi phục lại bức tượng.

“Có một sự đau buồn dâng trào khi bức tượng Thánh Tâm của Nhà thờ Thánh Patrick bị phá hoại vào mùa thu năm ngoái. Sự bàng hoàng và đau buồn đã tập hợp những người quyên góp từ khắp nơi trên đất nước, những người cảm thấy buộc phải cầu nguyện và đóng góp. Ngày nay, bức tượng đã được phục hồi và đang quay trở lại Nhà thờ Thánh Patrick”, giáo phận cho biết.

Bức tượng đã có mặt tại nhà thờ ngay sau lễ cung hiến diễn ra vào năm 1917.

Vào tháng 9 năm 2020, một kẻ phá hoại đã lên cung thánh của nhà thờ và chặt đầu bức tượng được đặt phía sau bàn thờ chính của nhà thờ.

Thánh lễ không diễn ra vào thời điểm xảy ra vụ phá hoại, nhưng nhà thờ mở cửa để cầu nguyện.

Vào thời điểm đó, giáo phận bày tỏ nghi ngờ không biết những mảnh vỡ của bức tượng có thể phục hồi được hay không.

Tuy nhiên, bức tượng sau đó đã được gửi đến Daprato Rigali Studios để sửa chữa. Anh em nhà Daprato đã làm bức tượng ban đầu.

Elizabeth Rigali, giám đốc nghệ thuật và thiết kế của studio, cho biết việc sửa chữa bức tượng là một vinh dự cho họ, theo giáo phận.

Trong quá trình trùng tu, anh em nhà Rigali đã phải gia cố phần đầu, thân và đế của bức tượng. Họ cũng phải tạc một bàn tay, cánh tay và khuôn mặt mới.

“Rất nhiều tín hữu đã hướng về Thánh Tâm Chúa, dang rộng vòng tay chào đón, trong hơn 100 năm qua trong một số thời điểm vui vẻ và thử thách nhất trong cuộc đời họ, và việc nghĩ đến chuyện bức tượng bị hủy diệt và phải thay bằng bức tượng khác là điều khó có thể chấp nhận”, giáo phận nói.

Các khoản đóng góp đã được Quỹ Công Giáo của giáo phận đứng ra phụ trách. Hơn 38,000 đô la đã được quyên góp để hỗ trợ chi phí phục hồi và vận chuyển bức tượng, cũng như sửa chữa bàn thờ cũng bị hư hại. Một số kinh phí cũng sẽ được sử dụng để nâng cấp hệ thống an ninh của nhà thờ.

“Giáo phận gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đã đóng góp với bất kỳ số tiền nào và cầu nguyện cho việc khôi phục và trả lại bức tượng cho nhà thờ, đặc biệt là cộng đồng và ban lãnh đạo Nhà thờ St. Patrick. Một lần nữa, Giáo phận El Paso đã cùng nhau đến với niềm tin để vượt qua nỗi đau và trở ngại từ một nơi đầy lòng nhân ái và sự tha thứ. Giáo phận cho biết các kế hoạch đón Thánh Tâm trở về nhà đang được tiến hành và chúng tôi sẽ chia sẻ thêm tin tức khi có.
Source:Catholic News Agency
 
Biden và cuộc diễn hành phò sinh 2021
Vũ Văn An
18:22 18/02/2021

Năm nay, 2021, vì đại dịch Covid-19 và vì cuộc biến động ở Đồi Capitol, cuộc diễn hành phò sinh khổng lồ không diễn ra tại Thủ Đô Wasgington D.C. như thường lệ. Thay vào đó, chỉ có những cuộc diễn hành nho nhỏ. Trong phạm vi tòan quốc, cuộc diễn hành nói chung đã diễn ra trực tuyến.

Và dĩ nhiên, hình thức trực tuyến không ngăn cản một người như Tổng Thống Joe Biden lên tiếng với những người tham dự. Ít nhất thì đó cũng là nguyện vọng của Mary Eberstadt, chuyên viên nghiên cứu kỳ cựu của Faith and Reason Institute, đăng trên mục Ý Kiến của tạp chí Newsweek, ngày 22 tháng 1 năm 2021, 2 ngày sau khi Joe Biden nhậm chức.



Thưa Tổng Thống Biden, Ông hãy lên tiếng với Cuộc Diễn Hành Phò Sinh

Thưa Tổng thống,

Bài diễn văn nhậm chức của ngài đã trình bày một cách hùng hồn về "điều khó nắm bắt nhất trong một nền dân chủ: sự đòan kết". Trong một quốc gia kiệt lực vì phân cực và bị đại dịch đánh tả tơi trong gần một năm nay, những lời lẽ gây xúc động này được hoan nghênh chào đón. Không ngạc nhiên bao nhiêu khi bài phát biểu của ngài đã giành được lời khen ngợi ở cả trong nước lẫn khắp thế giới.

Tôi viết thư này yêu cầu ngài mang lời hứa đoàn kết đó vào hành động với một cử chỉ có thể trấn an một nhóm người mà chính ngài đã đơn cử: Những người Mỹ không bỏ phiếu cho ngài. Thưa Tổng thống, ngài có một cơ hội tuyệt vời để vượt quá óc đảng phái, đúng như những gì ngài đã hứa tại lễ nhậm chức. Ngài có thể làm điều mà chưa có tổng thống Đảng Dân chủ nào làm được trước ngài: chia sẻ thông điệp liên đới với Cuộc Diễn Hành Phò Sinh vào ngày 29 tháng 1.

Điều đó có thể gây cho ngài cảm tưởng một đòi hỏi táo bạo. Một mặt, ngài đã nhắc nhở quốc gia trong suốt cuộc đời công khai của mình rằng ngài là người có đức tin — một cách chuyên biệt là đức tin của Giáo Hội Công Giáo. Ngài đã nói rằng cá nhân ngài phản đối việc phá thai. Mặt khác, ngài đã nhấn mạnh rằng sự phản đối của cá nhân ngài không chuyển thành chính sách. Sự do dự nước đôi này ngày càng phát triển mạnh mẽ theo thời gian. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, ngài đã từ bỏ sự ủng hộ lâu dài của mình đối với Tu chính án Hyde, là tu chinh án cấm sử dụng quỹ liên bang để chi trả cho việc phá thai.

Thì cứ cho là như thế đi, ít nhất là bây giờ. Ngài không bị yêu cầu bôi bỏ một nét nào khỏi các cam kết chính trị của mình. Thay vào đó, ngài được yêu cầu thực hiện tốt đối với một cam kết khác — cam kết đạo đức đối với sự lịch thiệp và thiện ý mà ngài đã đưa ra trong diễn văn của mình. Không cần phải nói về chính trị trong thông điệp của ngài gửi Cuộc Diễn Hành. Chỉ cần khẳng định trước công chúng rằng những người phò sinh là những người đứng đắn, hành động vì những xác tín đáng kính — cùng những xác tín mà ngài chủ trương trong tư cách một công dân tư.

Một cử chỉ như vậy sẽ có lợi cho đất nước vì ba lý do.

Đầu tiên, hành vi cao thượng đó có thể trấn an các đồng công dân đang mất tinh thần vì việc bầu ngài làm tổng thống. Như ngài đã ghi nhận, "nhiều người Mỹ nhìn tương lai với một nỗi sợ hãi và lo lắng". Điều đó đúng. Những người phò sinh cách riêng lo sợ rằng nhiệm kỳ tổng thống của ngài sẽ giáng họa xuống các nỗ lực bảo vệ sự sống chưa sinh của họ. Bây giờ là thời điểm để đưa ra một cành ô liu. Thời điểm này quả hết sức đẹp đẽ. COVID-19 gần đây nhắc nhở tất cả chúng ta sự cần thiết phải bảo vệ một số công dân dễ bị tổn thương nhất: người cao niên. Giờ đây, điều rõ ràng hơn bao giờ hết là việc bảo vệ sự sống cũng là điều bắt buộc đối với những hữu thể dễ bị tổn thương ở cuối kia của phổ hệ tuổi.

Thứ hai, ngài hiện là nguyên thủ quốc gia Công Giáo hiển thị nhất trên thế giới. Nói chuyện với Cuộc Diễn Hành có thể làm sáng tỏ sự mơ hồ mới và đang gia tăng đối với giáo huấn của Giáo hội về phá thai — và nhiều điều khác. Trong bài phát biểu nhậm chức của mình, ngài đã trích dẫn Thánh Augustinô, vị thánh mà ngài nhận định là "vị thánh của nhà thờ tôi." Giống như các nhà tư tưởng Công Giáo khác trong một dòng không đứt đoạn kéo dài hai thiên niên kỷ, vị thánh đó đã lên án việc phá thai ở bất cứ giai đoạn phát triển nào. Đây là một giáo huấn nền tảng. Các liên minh chính trị của ngài có thể khiến ngài chần chừ tham gia vào đó. Nhưng nếu ngài muốn tránh dẫn những người Công Giáo, và những người khác, vào một sai lầm sâu xa, ngài phải công nhận giao huấn đó trước công chúng. Cuộc Diễn Hành mang đến một cơ hội hoàn hảo để minh xác.

Dù sao, ngay cả trong tư cách kiến trúc sư của quan điểm "phản đối cá nhân", Mario Cuomo, đã thừa nhận trong bài phát biểu nổi tiếng năm 1984 tại Đại Học Notre-Dame: "Tôi nghĩ rằng cả cộng đồng, bất kể tín ngưỡng tôn giáo của họ, nên đồng ý về tầm quan trọng của việc bảo vệ sự sống – kể cả sự sống trong bụng mẹ, vốn có tiềm năng nhân bản ít nhất và không nên bị dập tắt một cách tùy tiện". Cựu thống đốc New York đã tuyên bố quan điểm đó - nhưng từ chối hành động theo nó, từ chối tham gia cùng những người đồng phò sinh của mình. Thưa Tổng thống, ngài là một nhà lãnh đạo khác hẳn trong một thời điểm khác hẳn. Nếu sự đoàn kết là mục tiêu của ngài, thì ngai hãy nói trước công chúng với những người mà ngài có thể không đồng ý về chính trị, nhưng với những người mà ngài quả có đồng ý về tính thánh thiêng của sự sống.

Thứ ba, ngỏ lời với Cuộc Diễn Hành có thể thúc đẩy một mục tiêu khác mà ngài đã gợi ý trong diễn văn của mình: cải thiện sự chia rẽ về giai cấp xã hội đang gây họa cho Hoa Kỳ.

Hàng năm, người Mỹ từ khắp nơi trên đất nước tập trung về Khu Mall để làm chứng cho dân quyền của những người chưa sinh. Mặc dù họ sẽ làm như vậy một cách ảo trong khoảng thời gian này, nhưng dàn diễn viên vẫn như cũ. Họ đại diện cho mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt là giới trẻ.

Những người tuần hành phò sinh này trông không giống như dàn diễn viên đẹp đẽ, sẵn sàng với máy quay của những người khá giả — chẳng hạn như những người có mặt tại lễ nhậm chức của ngài. Họ không mặc áo khoác hiệu Burberry hoặc Patagonia. Hầu hết đều tự mang theo đồ ăn và nước uống cho chuyến đi. Họ ngủ trong xe và trên nền đất. Họ hy sinh về tài chính và nhiều mặt khác để làm chứng hàng năm tại Khu Mall. Và họ sát cánh bên nhau trong tháng Giêng băng giá vì một chính nghĩa không mang lại lợi ích cá nhân cho bất cứ ai trong số họ.

Thưa Tổng thống, các đồng minh tự do và cấp tiến của ngài chế nhạo những người này. Họ quấy rối họ từ bên lề, và một cách rất kịch liệt. Nhiều người phò sinh chỉ biết sự khinh miệt từ phía tả. Há ngài không thể thừa nhận trước thế giới rằng các đồng minh chính trị của ngài đã nhầm lẫn, và khẳng nhận những người bảo vệ người không tự bảo vệ được sao? Há đó chẳng phải là một điển hình nổi bật của lời kêu gọi của ngài "hãy bắt đầu lại" và "hãy lắng nghe nhau" hay sao? Thưa Tổng thống, hãy cho những đứa trẻ phò sinh và những người đồng diễn hành của họ thấy rằng ít nhất, ngài không nghĩ họ là "những kẻ tệ hại".

Một lần nữa, xin trích dẫn từ bài diễn văn nhậm chức của ngài, "Chúng ta phải kết thúc cuộc chiến không văn minh này.... Chúng ta có thể làm được điều này nếu chúng ta mở rộng tâm hồn thay vì làm chai cứng trái tim mình". Xin ngài vui lòng mở rộng tâm hồn của ngài để khẳng định rằng những người Mỹ phò sinh không kém chất Mỹ hơn những người Mỹ phò sự lựa chọn. Chỉ một vài lời nói về các xác tín chung của chúng ta cũng có thể tiến xa hướng tới việc ngài cứu được lời hứa của ngài "tranh đấu hết mình vì những người đã không ủng hộ tôi cũng như những người đã ủng hộ tôi". Thưa Tổng thống, ngài có một cơ hội độc đáo để chứng tỏ rằng ngài muốn nói điều ngài đã nói về sự khởi đầu mới đó, bắt đầu từ ngày 29 tháng 1.

Nhưng ai cũng biết Joe Biden đã không nắm lấy "cơ hội độc đáo" trên. Chính vì thế, hơn 3 tuần lễ sau, Mary Eberstadt, cũng trong mục Ý Kiến của tạp chí Newsweek, lại viết một lá thư khác "Mr. President, Your Allies Are Coming for Your Fellow Catholics" mà chúng tôi xin hân hạnh được chuyển dến bạn đọc bản dịch Việt Ngữ vào ngày mai.
 
Nền Giáo dục Công Giáo Úc Châu ghi dấu kỷ niệm 200 năm
Thanh Quảng sdb
18:27 18/02/2021
Nền Giáo dục Công Giáo Úc Châu ghi dấu kỷ niệm 200 năm

Giáo Hội Công Giáo Úc kỷ niệm 200 năm góp mặt vào nền giáo dục nước này. Trong một bức thư mục vụ, các Giám mục nêu bật sự đóng góp đặc biệt của các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân đối với cột mốc quan trọng này trong đời sống của Giáo hội.

(Tin Vatican)

Các Giám mục Úc đã gửi một văn thư cho hiệu trưởng các trường học, các nhân viên, học sinh và gia đình các em nhân dịp kỷ niệm 200 năm sự đóng góp của nền giáo dục Công Giáo tại quốc gia này, được tổ chức suốt năm 2021 với một loạt các sự kiện, bắt đầu bằng một cuộc họp trực tuyến toàn quốc vào thứ Năm 18/2/2021.

Lễ kỷ niệm hai trăm năm kỷ niệm ngày thành lập, vào tháng 10 năm 1820, một Trường Công Giáo chính thức đầu tiên được thiết lập ở Úc do một linh mục người Ireland, Cha John Therry. Theo các nhà sử học Công Giáo, trường được mở ra cho 31 em học sinh. Một tù nhân Công Giáo người Ailen, tên là George Marley bị đầy qua thuộc địa này, đã giúp mở trường học đầu tiên này với cha Therry. Cha Therry điều hành trường được ba năm. Vào năm 1837, trường được rời về địa điểm Nhà thờ Thánh Patrick hiện nay ở Parramatta, và sau đó được giao cho các Sư huynh Dòng Marist coi sóc từ năm 1875.

Thư được ban hành hôm thứ Tư, các Giám mục cho hay: “sự đóng góp của các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân vào nền giáo dục Công Giáo và vai trò đặc biệt của các trường Công Giáo trong việc giáo dục để đào tạo những người trẻ có đức tin nhằm phục vụ các cộng đồng của họ.”

Hiện nay, ở Úc có 1.751 trường Công Giáo lo việc giáo dục cho khoảng 768.000 học sinh và có 98.000 nhân viên. Có gần bốn mươi phần trăm các trường nằm trong các thành thị, số còn lại ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa.

Giáo dục Công Giáo phục vụ người Úc

“Từ cái khởi đầu rất khiêm tốn với việc mở trường Công Giáo chính thức đầu tiên cho 31 học sinh nằm trên trục lộ Hunter ở Parramatta, thế mà các trường Công Giáo đã phát triển để đào tạo hơn 1/5 học sinh Úc, với nhiều em nhỏ khác đang ở tại các trường mầm non, cao đẳng Công Giáo và các trường đại học, ”Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công Giáo của Giám mục Úc cho biết như thế.

“Chúng tôi may mắn có các trường Công Giáo ở hầu hết các thị trấn và các vùng ngoại ô lân cận, các cơ sở đại học ở hầu hết các thủ phủ tiểu bang và các thành phố lớn nhằm phục vụ các sinh viên thuộc nhiều nguồn gốc và tín ngưỡng khác nhau.”

Đức Tổng Giám Mục Fisher lưu ý rằng trong khi tất cả học sinh không còn xuất thân từ các gia đình nghèo nữa, như rất nhiều học sinh trong những thập kỷ đầu tiên thừa hưởng nền giáo dục Công Giáo, các trường Công Giáo vẫn tiếp tục chào đón những Thổ dân và Cư dân sinh sông dọc theo ven biển Torres, những người tị nạn, những người khuyết tật và sinh viên gặp khó khăn về tài chính.

“Cùng với các gia đình và giáo xứ, các trường học Công Giáo là điểm gặp gỡ chính của Giáo hội với những người trẻ và là một phần không thể thiếu trong sứ mệnh của Giáo hội là truyền bá đức tin cho thế hệ kế tiếp cũng như đào tạo những người trẻ cho tương lai xã hội Úc.”

Những Thách đố

Ngoài những điểm nổi bật của giáo dục Công Giáo trong hai thế kỷ qua ở Úc, các Giám mục cũng nhìn nhận những tác hại do việc lạm dụng tình dục trẻ em trong các trường Công Giáo và các cơ sở khác trong những năm qua.

Đức Tổng Giám Mục Fisher lưu ý rằng “điều này đã gây thiệt hại cho nhiều trẻ em và gia đình họ, cũng như làm giảm uy tín của lãnh vực giáo dục của Giáo hội, tại các trường sở, dưới cái nhìn của nhiều người”. Tuy nhiên, “khi những sai sót này được sửa sai có hệ thống, thì niềm tin của các gia đình đang dần được phục hồi lại”.

Một nền giáo dục dựa trên đức tin

Giám đốc điều hành Ủy ban Giáo dục Công Giáo Quốc gia là cô Jacinta Collins, cô đã ghi nhận những cam kết không ngừng của các Giám mục trong việc cung cấp một nền giáo dục dựa trên đức tin cho các gia đình Úc.

Cô Jacinta hoan nghênh bức thư mục vụ, cô nêu ra tình trạng giáo dục đặc biệt ở Úc được đánh dấu bằng sự hỗ trợ của chính phủ trong việc tài trợ các trường Công Giáo và những đóng góp chi phi của chính phủ. Cô Collins cho hay: “Sự tài trợ này cho phép các trường học Công Giáo có thể tiếp cận với các gia đình mong muốn có một nền giáo dục đức tin cho con cái và đảm bảo một sự đa dạng trong việc lựa chọn trường học cho con cái họ.”

Cô Collins nhấn mạnh rằng dựa vào những cam kết của các vị lãnh đạo Giáo hội tiếp tục hỗ trợ và thúc đẩy sứ mệnh của các trường Công Giáo và công việc của các cơ quan khác của Giáo hội, bao gồm các bệnh viện Công Giáo, các tổ chức từ thiện và các dịch vụ xã hội, mà những người Công Giáo theo cách thế riêng của họ đang đóng góp vào Xã hội Úc.

Thông tin thêm về ngày kỷ niệm có thể được truy cập trên trang mạng: www.200years.catholic.edu.au
 
VietCatholic TV
Trung Quốc đang tạo ra một cuộc chạy đua mới. Lo ngại đối với việc kiểm duyệt của các mạng xã hội
Giáo Hội Năm Châu
02:47 18/02/2021


1. Trung Quốc Đang Tạo Dựng Một Cuộc Chạy Đua Bậc Thày Mới

Tác giả Gordon Guthrie Chang (sinh năm 1951) là một luật sư, một blogger, một cây viết bảo thủ và bình luận gia trong những quan hệ kinh tế, chính trị trên thế giới. Đặc biệt là quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng. Ông từng được biết đến với những cảnh báo về hiểm hoạ Trung Cộng trong cuốn “The Coming Collapse of China “ hay “Sự Sụp Đổ Sắp Đến Của Trung Quốc”. Mới đây, ông lại có bài viết cảnh báo về hiểm hoạ Trung Cộng đang chế tạo đội ngũ binh sĩ với khả năng chiến đấu siêu phàm, vì được cải tiến bằng những phương pháp sinh học bất chính trong cuộc chạy đua giành thế thượng phong, trên vũ đài quốc tế.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ bài viết mới nhất của ông có tựa đề: “Trung Quốc Đang Tạo Dựng Một Cuộc Chạy Đua Bậc Thày Mới” qua phần trình bày của …

Ông Tô Băng (Bing Su, 苏冰) nhà di truyền học người Trung Quốc tại Viện Động Vật Học quốc doanh Côn Minh, mới đây đã cấy nhiễm sắc thể thiết yếu cho việc tạo nên não bộ con người là MCPH1, vào giống khỉ. Thử nghiệm trên có thể làm trí thông minh của con vật giống của con người hơn, so với các loài linh trưởng ở các bậc thấp hơn. Thí nghiệm kế tiếp của ông Tô Băng, sẽ là cấy vào giống khỉ nhiễm sắc thể SRGAP2C, liên quan đến trí thông minh của con người, và nhiễm sắc thể FOXP2, liên quan đến khả năng ngôn ngữ.

Đã có ai ở Trung Quốc xem cuốn phim “Hành Tinh của Loài Vượn”chưa? [1]

Có thể họ đã xem rồi. Ký giả Brandon Weichert của bản tin Weichert Report đã viết trong một bài báo đăng trên trang web American Greatness rằng: “Sự phát triển công nghệ sinh học ở Trung Quốc đang đi theo một phương hướng thực sự rùng rợn.

Trong một xã hội cộng sản, với tham vọng không được kiềm chế, các nhà nghiên cứu của (Trung Quốc ) đang theo đuổi một khoa học quái đản. Điều gì sẽ xảy ra nếu quý độc giả trộn lẫn DNA của loài heo với loài khỉ? Các nhà làm thí nghiệm người Trung Quốc sẽ có thể cho quý vị biết. Còn chuyện chế tạo các cơ phận giống như của con người trong loài vật thì sao? Đúng thế, họ cũng đã làm điều đó.

Xa hơn nữa, Bắc Kinh có thể đang điều khiển “siêu chiến binh” của họ.” Tình báo Mỹ cho thấy, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm trên con người, là những quân nhân của Quân Đội Giải phóng Nhân dân, với hy vọng sẽ chế tạo được những binh sĩ với năng lực sinh học cao cấp hơn”, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia John Ratcliffe đã nói thế, trong một bài viết trên tạp chí Wall Street Journal ngày 3 tháng 12 vừa qua với tựa đề : “Trung Quốc Là mối đe dọa an ninh quốc gia số 1 “

Hiện chưa rõ các nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc đã đi được bao xa. Tuy nhiên, họ tán thành việc sử dụng công cụ chỉnh sửa nhiễm sắc thể CRISPR để nâng cao năng lực của con người. Quân ủy Trung ương của Đảng Cộng sản cũng đang “hỗ trợ nghiên cứu nâng cao hiệu suất con người, và công nghệ sinh học 'khái niệm mới'.”

Quân đội Giải phóng Nhân dân - gọi tắt là PLA- đã dốc toàn lực vào việc chỉnh sửa nhiễm sắc thể của con người. Theo phúc trình của các nhà phân tích hàng đầu là Elsa Kania và Wilson VornDick, hiện có “sự tương đồng đáng kể trong các chủ đề được lập đi lập lại bởi một số học giả của PLA và các nhà khoa học từ các tổ chức có ảnh hưởng.”

Tất cả những chuyển động này của Trung Quốc, là để đạt được “sự thống trị về mặt sinh học.”, như giám đốc Ratcliffe đã lưu ý,” không có giới hạn đạo đức nào trong việc Bắc Kinh theo đuổi quyền lực “

Rõ ràng là, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang suy tính về nhiều thứ, hơn là chỉ những binh sĩ. Một nhà nghiên cứu Trung Quốc -cũng là người đầu tiên và duy nhất cho đến nay - đã chỉnh sửa nhiễm sắc thể phôi người, để tạo ra những đứa trẻ còn sống.

Hà Kiến Khuê (He Jiankui, 何建奎) khi còn ở Đại học Khoa học và Công nghệ Phía Nam ở Thâm Quyến, đã sử dụng công cụ CRISPR-Cas9 để loại bỏ nhiễm sắc thể CCR5, cho ra đời hai bé gái sinh đôi vào cuối năm 2018, được miễn nhiễm HIV, nhưng có lẽ cũng để tăng cường trí thông minh. Thí nghiệm này đã dấy lên chương trình ưu sinh của Đệ tam Quốc xã [2] từng tạo ra một “cuộc chạy đua bậc thầy”.

Ông Weichert, cũng là tác giả cuốn “Winning Space” tạo dịch là Chiến thắng Trên không” đã nói với Gatestone rằng, Trung Quốc hiện đang bị cai trị bởi một chế độ tin tưởng vào tính hoàn thiện của nhân loại, và với sự hướng tới những nghiên cứu công nghệ sinh học và di truyền hiện đại, các kế hoạch gia trung ương của Trung Quốc giờ đây đã tự hoàn thiện bộ nhiễm sắc thể của con người, theo chương trình nghị sự về chính trị của họ.”

Các khoa học gia Trung Quốc đã, và đang trên con đường “pha tạp nhiễm sắc thể” để tạo ra các thế hệ tương lai thông minh và sáng tạo hơn, so với những thế hệ đồng trang lứa, ở những quốc gia không chấp nhận những phương pháp gây tranh cãi này. Ký giả Weichert viết: “Những gì quý độc giả đang chứng kiến ở Trung Quốc, là sự hội tụ của công nghệ cao cấp, với khoa sinh học tiến bộ nhất, có khả năng thay đổi cơ bản tất cả sự sống trên hành tinh này, theo những ý tưởng đồng bóng, của một chế độ Cộng sản chỉ còn trên danh nghĩa”.

Hà Kiến Khuê, sau khi gây náo loạn trên thế giới với tin tức về việc làm nguy hiểm và phi đạo đức của mình, đã bị phạt và bỏ tù về tội “chỉnh sửa nhiễm sắc thể phôi thai người bất hợp pháp”, nhưng vẫn đang sống trong tình trạng giám sát gần như hoàn toàn bởi Đảng Cộng sản. Rõ ràng là ông đã được sự ủng hộ của nhà nước trong những thí nghiệm của mình.

Những nỗ lực của ông này không phải là riêng lẻ. Nhóm ký giả của tạp chí Nature, đưa tin vào tháng 4 năm 2015 rằng, các nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Tôn Dật Tiên ở Quảng Châu, trong một thí nghiệm đầu tiên trên thế giới, đã chỉnh sửa phôi người, từng được cho là “không thể tồn tại” bằng nhiễm sắc thể CRISPR-Cas9. Trang mạng của tạp chí cho biết: “Một nguồn tin từ Trung Quốc, vốn quen thuộc với những phát triển trong lĩnh vực này nói rằng, có ít nhất 4 nhóm ở Trung Quốc, hiện đang theo đuổi việc chỉnh sửa nhiễm sắc thể phôi thai người”.

Do đó, việc Bắc Kinh truy tố Hà Kiến Khuê, cũng chỉ giống như một nỗ lực nhằm hạ nhiệt sự giận dữ, và ngăn chận không cho cộng đồng khoa học quốc tế tìm hiểu sâu hơn, về các hoạt động của Trung Quốc.

Thật không may, những tiến bộ của Trung Quốc trong việc chỉnh sửa nhiễm sắc thể phôi người cho các siêu chiến binh đang thuyết phục những người khác cũng phải làm như vậy. Thí dụ như, chẳng bao lâu nữa, sẽ có “Le Terminator”- tạm dịch là “Kẻ Tận Diệt”. Chính phủ Pháp vừa cho phép chỉnh trang binh sĩ. “Chúng ta phải biết rõ rằng, không phải ai cũng ngần ngại như chúng ta, và chúng ta phải chuẩn bị cho một tương lai như vậy”, Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Pháp, ông Florence Parly, đã tuyên bố như thế.

Giáo sư Michael Clarke của đại học Kings College ở London, đã nói với tờ báo lá cải Sun của Anh, hiện đang có một cuộc cạnh tranh sinh học do Trung Quốc thúc đẩy. Liệu chúng ta sắp có, như Hiệp hội Đạo đức Quân sự Quốc tế đã gọi đùa là, một chủng tộc của những “giống người robot”?

Nếu quả như vậy, Trung Quốc sẽ không phải là phía duy nhất phải chịu trách nhiệm. Ông Weichert nói với Gatestone vào tháng này: “Điều đáng lo ngại nhất với những nỗ lực này, là Trung Quốc đã có được quyền tiếp cận CRISPR và nghiên cứu công nghệ sinh học và di truyền cao cấp, nhờ mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây tân tiến khác. “Các phòng nghiên cứu của Mỹ, các nhà đầu tư vào công nghệ sinh học, và các khoa học gia Mỹ đều nỗ lực nghiên cứu và kinh doanh, trong lãnh vực công nghệ sinh học mới chớm nở của Trung Quốc, bởi vì các tiêu chuẩn đạo đức cho việc nghiên cứu về vấn đề nhạy cảm này rất thấp.”

“Đây sẽ là một mối đe dọa chiến lược lâu dài đối với Hoa Kỳ, mà rất ít người ở Washington, ở Wall Street, hoặc ở Thung lũng Silicon hiểu được”. Ông Weichert đã nói thế, khi đề cập đến công nghệ sinh học vũ khí hoá, đang phát triển nhanh chóng, của Trung Quốc.

Chế độ cộng sản Trung Quốc không có đạo đức hay đàng hoàng, cũng không bị ràng buộc bởi luật pháp, và không có ý thức cho sự kiềm chế. Tuy nhiên, họ có kỹ thuật để khởi đầu một chủng loài hoàn toàn mới, của đội duyệt binh đã được cải tiến về mặt di truyền!

2. YouTube vĩnh viễn cấm LifeSiteNews khiến người ta lo ngại đối với việc kiểm duyệt

YouTube vừa cấm vĩnh viễn LifeSiteNews khiến người ta lo ngại đối với việc kiểm duyệt. Trên đây là nhận định của hãng tin CNA ngày 12 tháng 2.

Theo hãng tin này, chủ bút của LifeSiteNews, John-Henry Westen, nói rằng trang mạng của ông không nhận được “lý do chuyên biệt nào cho việc xóa bỏ tài khoản” và việc xóa bỏ tài khoản có nghĩa là trang mạng của ông không có quyền truy cập để xem video bị gắn cờ hoặc kháng án quyết định.

Thực vậy, việc YouTube cấm nhóm ủng hộ sự sống LifeSiteNews vì cho rằng đã thông tin sai lệch về COVID-19, đã gây nhiều lo ngại đối với việc kiểm duyệt và tranh luận tự do.

Một nhà đạo đức học tại Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia không đồng ý với việc trình bày của LifeSiteNews về khoa học và đạo đức liên quan đến vắc-xin COVID-19, nhưng ông bảo vệ sự hiện diện của tổ chức này trên YouTube, nơi họ nhận được hơn 2 tỷ người dùng đăng nhập mỗi tháng.

Edward Furton, nhà đạo đức học tại Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia, nói với CNA ngày 11 tháng 2 rằng, “Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia lên án quyết định tùy tiện của YouTube kiểm duyệt nội dung chỉ vì họ thấy nội dung đó không hợp hoặc đối lập với quan điểm chính trị của họ.

YouTube không có các nhân viên là khoa học gia, mà chỉ là các kỹ sư và kỹ thuật viên, những người hiểu rất ít về các vấn đề khoa học. Tệ hơn nữa, họ ủng hộ ý thức hệ cấp tiến chuyên cổ vũ việc phá thai không chỉ ở trong nước mà ở khắp thế giới. Họ tin rằng có một quyền phổ quát được giết các thai nhi. Một quan điểm như vậy quả đã thu hồi quyền họ đòi cho họ ưu thế đạo đức trên người khác”.

Furton nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe các quan điểm đa dạng.

Ông nói với CNA, “Sự kiểm duyệt của các công ty kỹ thuật lớn là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với các nguyên tắc dân chủ mà chúng ta đã được chứng kiến trong nhiều thập niên. Điều này được thực hiện chỉ nhằm mục đích kiểm soát thông tin và ngăn chặn việc thảo luận ý kiến tự do giữa các đồng công dân của họ. Thật không may, điều này ngày càng trở nên thông thường cho đến khi các nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta gom đủ can đảm để ban hành luật lệ bảo vệ quyền tự do phát biểu ý kiến”.

Google, chủ nhân của YouTube, sau đó cho biết họ cấm LifeSiteNews do vi phạm chính sách thông tin sai lệch về COVID-19 của họ, trong đó có “nội dung cổ vũ các phương pháp phòng ngừa mâu thuẫn với cơ quan y tế địa phương hoặc WHO”. Người phát ngôn của Google nói với Daily Caller News Foundation rằng những kênh nào nhận được ba cảnh cáo trong thời gian 90 ngày sẽ bị xóa vĩnh viễn.

Phát biểu với CNA trước tuyên bố này, chủ bút John-Henry Westen của LifeSiteNews cho biết trang mạng của ông không nhận được “lý do chuyên biệt nào cho việc xóa tài khoản” và việc xóa tài khoản có nghĩa là trang mạng của ông không có quyền truy cập để xem video bị gắn cờ hoặc để kháng án quyết định.

Ông cho biết việc xóa khỏi YouTube “gây đau lòng”. Kênh LifeSiteNews đã có hơn 300,000 người đăng ký, trung bình hơn 50,000 lượt xem chương trình chính và một số chương trình đạt đến hơn 2 triệu người xem.

LifeSiteNews không phải là một ấn phẩm chính thức của Công Giáo. Nó phát xuất từ Liên minh Tranh đấu cho Sự sống đặt trụ sở tại Canada và hiện có các tổ chức riêng biệt ở Hoa Kỳ và Canada.

Trong khi hầu hết các thẩm quyền Công Giáo nhấn mạnh các nguy hiểm của đại dịch và sự cho phép về mặt đạo đức việc sử dụng các vắc-xin COVID-19 nếu chúng sử dụng vật liệu có nguồn gốc xâm hại về mặt đạo đức, LifeSiteNews đã đăng một số ý kiến và bình luận đặt nghi vấn về đại dịch và việc sử dụng vắc-xin.

Vào tháng 12, LifeSiteNews cho biết YouTube đã xóa bỏ cuốn video của họ “trong đó một bác sĩ nổi tiếng của Canada phản đối ‘sự cuồng loạn công khai vô căn cứ’ về COVID-19”.

Cuốn Video đó liên quan đến nhà bệnh lý học Roger Hodkinson, người mà LifeSiteNews tuyên bố là cựu chủ tịch của Ủy ban Gia Nã Đại Kiểm tra bệnh lý của Cao đẳng Hoàng gia. Trong một cú điện thoại nhân dịp một cuộc hội họp công khai ở Edmonton, Hodkinson cho rằng COVID-19 là “trò lừa bịp lớn nhất từng xảy ra” và “chỉ là một cơn cúm tồi tệ khác”.

Tuy nhiên, hãng tin AP trong một cuộc kiểm tra sự kiện ngày 2 tháng 12 cho biết Hodkinson chưa bao giờ là chủ tịch của tập đoàn. Trong khi ấy, Hodkinson cho rằng “mặt nạ hoàn toàn vô dụng”, và “không có bằng chứng” nào về tính hữu hiệu của chúng, việc sử dụng chúng được khuyến cáo bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, một cơ quan trích dẫn nhiều nghiên cứu trong một bản tóm tắt khoa học được cập nhật lần cuối vào ngày 20 tháng 11.

YouTube sau đó đã tấn công một video của LifeSiteNews trình bầy về Giám mục Joseph Strickland của Tyler, trong đó ngài nói rằng ngài sẽ “không bao giờ sử dụng vắc xin COVID trái đạo đức”. Vào tháng 1, YouTube đã gắn cờ LifeSiteNews vì một video có tiêu đề “Những đứa trẻ chưa sinh được sử dụng để phát triển vắc-xin vẫn còn sống khi chiết xuất tế bào”.

Westen nói với CNA, “Dự đoán tốt nhất của chúng tôi là kênh của chúng tôi bị gỡ xuống vì cuộc thảo luận thẳng thắn và dựa vào sự kiện của chúng tôi về cuộc tranh cãi xung quanh thuốc và vắc xin có liên quan đến việc phá thai. Nguồn gốc của những loại vắc-xin này và mối liên hệ của chúng với việc phá thai đã được đại đa số các nhà khoa học thừa nhận. Các cú tấn kích trước đây đã được đưa ra vì chúng tôi nói sự thật về việc cấm cửa vì COVID và sự hiện diện của các tế bào bào thai bị phá trong vắc xin”.

Westen cho biết: “Mọi người đều biết rằng vắc-xin COVID-19 trực tiếp và gián tiếp dựa trên các tế bào lấy từ những đứa trẻ bị phá thai.

Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ trong một tuyên bố ngày 11 tháng 12 nói rằng về mặt đạo đức, người Công Giáo có thể dùng hai trong ba loại vắc xin COVID-19 có sẵn, những loại do Pfizer và Moderna sản xuất. Chúng được khai triển trong một “nối kết xa xôi” với các dòng tế bào “không tinh tuyền về mặt đạo đức” ở giai đoạn thử nghiệm, như thông thường trong nhiều loại thuốc hiện đại.

Các giám mục cho biết loại vắc-xin do AstraZeneca sản xuất “nên được tránh nếu có sẵn các vắc-xin thay thế”, vì vắc-xin này “ít tinh tuyền hơn về mặt đạo đức”. Tuy nhiên, các ngài cho biết trong một số trường hợp, việc tiêm vắc-xin AstraZeneca “ít tinh tuyền về mặt đạo đức” này thậm chí còn được phép về mặt đạo đức, dù được khai triển trong nối kết chặt chẽ hơn với các dòng tế bào bị hủy bỏ. Các ngài nhấn mạnh rằng người Công Giáo không thể cho phép đại dịch “vô cảm hóa” hoặc “làm suy yếu quyết tâm của chúng ta” trong việc chống lại tệ nạn phá thai.

Mối quan tâm tập trung vào việc sử dụng dòng tế bào HEK293, có nguồn gốc từ thận của phôi thai người. Năm 1972, một trẻ em nữ bị phá thai ở Hoà Lan, và các tế bào khởi đầu được lấy ra và khai triển từ thận của em. Tế bào từ dòng HEK293 đã được sử dụng một cách thông thường trong nghiên cứu sinh học từ cuối những năm 1970.

Westen cho rằng các nguồn của LifeSiteNews rất hợp lý.

Ông nói với CNA: “Chúng tôi đã trích dẫn nhiều nhà đạo đức sinh học đứng hàng đầu trong lĩnh vực của họ. Ba giao phẩm hàng đầu, những vị đã tiết lộ sự thật về COVID-19 trên trang mạng của chúng tôi là Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Vigano, Giám mục Athanasius Schneider và Giám mục Joseph Strickland”.

LifeSiteNews đã bị cấm trên Twitter vì đưa tin về một nhà hoạt động chuyển giới người Canada, về mặt sinh học là nam nhưng nhận dạng là nữ. Westen cho biết trang mạng của ông sẽ tồn tại.

Westen nói với CNA, “Cũng giống như khi chúng tôi bị Twitter cấm vì đã gọi một người nam sinh học là nam, chúng tôi sẽ tiếp tục nói sự thật và sẽ không đầu hàng những lời đe dọa từ Các Ông Lớn của Kỹ Thuật và những người kiểm duyệt muốn xóa bỏ những sự thật không thuận tiện khỏi quảng trường công cộng. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng đang thực hiện các bước pháp lý, nên chúng tôi đánh giá cao những lời cầu nguyện và bất cứ sự hỗ trợ nào”.

Tháng trước, Catholic World Report đã bị Twitter đình chỉ sau khi đăng tải một đường dẫn đến một câu chuyện của Catholic News Agency được lưu trữ trên trang mạng riêng của nó. Bài đăng trên Twitter, trích dẫn câu chuyện của CNA, mô tả một người được Biden bổ nhiệm là một nam giới về sinh học nhưng tự xác định là một phụ nữ chuyển giới. Twitter sau đó cho biết việc đinh chỉ là do lỗi lầm.

Đối với chính sách thông tin sai lệch của Google, nó cũng cấm “các video cho rằng vắc-xin COVID-19 có chứa các mô bào thai”. Nó cũng ngăn chặn nội dung nhằm tranh cãi về tính hữu hiệu trong hướng dẫn của cơ quan y tế về “các biện pháp gián cách thể lý hoặc tự cách ly để giảm lây truyền COVID-19”.

LifeSiteNews cung cấp tài liệu của Children’s Health Defense, được thành lập bởi nhà phê bình vắc xin Robert F. Kennedy, Jr.

Một phát ngôn viên của Facebook cho biết Kennedy đã bị cấm tham gia Instagram do Facebook sở hữu vào ngày 10 tháng 2 vì “liên tục chia sẻ những tuyên bố đã bị lật tẩy về coronavirus hoặc vắc xin”. CNN đưa tin, phương tiện truyền thông xã hội khổng lồ này đã công bố một kế hoạch mới để chống lại thông tin sai lệch về vắc xin vào ngày 8 tháng 2.

Một câu chuyện của LifeSiteNews ngày 5 tháng 2 cho biết, Mẹ Miriam Chiên Thiên Chúa, một Nữ Đan sĩ Dòng Biển Đức và là người dẫn chương trình trên LifeSiteNews, đã bị YouTube “kiểm duyệt sau khi đăng một video về sự nguy hiểm của vắc-xin Covid-19”. YouTube vào ngày 4 tháng 2 đã xóa một video trên kênh của riêng Bà, trong đó Bà cho rằng Covid-19 đang “được sử dụng để kiểm soát dân số bằng dối trá”.
 
Phép lạ Đức Mẹ Lộ Đức xảy ra tại Đền Thánh Quốc Gia Florida. Phục hồi bức tượng Thánh Tâm ở Texas
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:11 18/02/2021


1. Diễn biến vụ phá hoại bức tượng Thánh Tâm Chúa tại Texas

Cảnh sát đã bắt giữ tên Isaiah Cantrell, 30 tuổi vào thứ Tư, ngày 17 tháng 9 vì bị cáo buộc phá hủy một bức tượng lịch sử của Thánh Tâm Chúa Giêsu tại Nhà thờ Thánh Patrick ở El Paso, Texas.

Ccamera an ninh của nhà thờ ghi lại biến cố này cho thấy hắn trèo lên bàn thờ và đập phá bức tượng.

Giáo phận cho biết bức tượng trị giá khoảng 25.000 đô la.

Linh mục Trini Fuentes, Cha sở Nhà thờ Thánh Patrick cho biết ngài “rất sốc vì chúng tôi đang ở trong nhà thờ và rất đau lòng chứng kiến tình huống bất ngờ này.”

Cảnh sát đã giữ thủ phạm ở trung tâm tội phạm Isaiah Cantrell, chờ ngày y được đưa ra tòa. Theo lời khai thì y cho rằng “màu của bức tượng là không đúng!” Hắn cho rằng: “Chúa Giêsu là người Do Thái, nên màu da phải sẫm hơn.”

Được biết thủ phạm đã từng có tiền án “phá phách và nghiện xì ke ma túy!”

Tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu đã ngự giữa trước bàn thờ gần 90 năm qua!”
Source:Catholic News Agency

2. Bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu được phục hồi và trả lại nhà thờ

Một giáo xứ phía tây Texas đã trùng tu một bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu có tuổi đời hàng thế kỷ sau khi bức tượng bị phá hoại và gần như bị phá hủy vào tháng 9 năm ngoái. Kinh hoàng và nỗi buồn đã tập hợp những người quyên góp từ khắp nơi trên đất nước, những người cảm thấy buộc phải cầu nguyện và hành động.

Giáo phận El Paso đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 11 tháng 2 thông báo việc khôi phục lại bức tượng.

“Có một sự đau buồn dâng trào khi bức tượng Thánh Tâm của Nhà thờ Thánh Patrick bị phá hoại vào mùa thu năm ngoái. Sự bàng hoàng và đau buồn đã tập hợp những người quyên góp từ khắp nơi trên đất nước, những người cảm thấy buộc phải cầu nguyện và đóng góp. Ngày nay, bức tượng đã được phục hồi và đang quay trở lại Nhà thờ Thánh Patrick”, giáo phận cho biết.

Bức tượng đã có mặt tại nhà thờ ngay sau lễ cung hiến diễn ra vào năm 1917.

Vào tháng 9 năm 2020, một kẻ phá hoại đã lên cung thánh của nhà thờ và chặt đầu bức tượng được đặt phía sau bàn thờ chính của nhà thờ.

Thánh lễ không diễn ra vào thời điểm xảy ra vụ phá hoại, nhưng nhà thờ mở cửa để cầu nguyện.

Vào thời điểm đó, giáo phận bày tỏ nghi ngờ không biết những mảnh vỡ của bức tượng có thể phục hồi được hay không.

Tuy nhiên, bức tượng sau đó đã được gửi đến Daprato Rigali Studios để sửa chữa. Anh em nhà Daprato đã làm bức tượng ban đầu.

Elizabeth Rigali, giám đốc nghệ thuật và thiết kế của studio, cho biết việc sửa chữa bức tượng là một vinh dự cho họ, theo giáo phận.

Trong quá trình trùng tu, anh em nhà Rigali đã phải gia cố phần đầu, thân và đế của bức tượng. Họ cũng phải tạc một bàn tay, cánh tay và khuôn mặt mới.

“Rất nhiều tín hữu đã hướng về Thánh Tâm Chúa, dang rộng vòng tay chào đón, trong hơn 100 năm qua trong một số thời điểm vui vẻ và thử thách nhất trong cuộc đời họ, và việc nghĩ đến chuyện bức tượng bị hủy diệt và phải thay bằng bức tượng khác là điều khó có thể chấp nhận”, giáo phận nói.

Các khoản đóng góp đã được Quỹ Công Giáo của giáo phận đứng ra phụ trách. Hơn 38,000 đô la đã được quyên góp để hỗ trợ chi phí phục hồi và vận chuyển bức tượng, cũng như sửa chữa bàn thờ cũng bị hư hại. Một số kinh phí cũng sẽ được sử dụng để nâng cấp hệ thống an ninh của nhà thờ.

“Giáo phận gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đã đóng góp với bất kỳ số tiền nào và cầu nguyện cho việc khôi phục và trả lại bức tượng cho nhà thờ, đặc biệt là cộng đồng và ban lãnh đạo Nhà thờ St. Patrick. Một lần nữa, Giáo phận El Paso đã cùng nhau đến với niềm tin để vượt qua nỗi đau và trở ngại từ một nơi đầy lòng nhân ái và sự tha thứ. Giáo phận cho biết các kế hoạch đón Thánh Tâm trở về nhà đang được tiến hành và chúng tôi sẽ chia sẻ thêm tin tức khi có.
Source:Catholic News Agency

3. Các vụ tấn công các nhà thờ ở Texas đến nay vẫn chưa bắt được thủ phạm

Texas, đặc biệt là giáo phận El Paso, nơi giáp ranh với cả Mễ Tây Cơ và tiểu bang New Mexico, đã là nơi diễn ra nhiều vụ tấn công các nhà thờ mà đến nay cảnh sát vẫn chưa bắt được thủ phạm.

Trong một diễn biến mới nhất, ba bức tượng thiên thần tại Nhà thờ Thánh Piô X ở El Paso đã bị thiệt hại nặng nề trong một vụ phá hoại, khiến các tín hữu đau buồn.

Đức Cha Mark Seitz, Giám Mục giáo phận El Paso cho biết vụ phá hoại đã diễn ra vào sáng ngày thứ Tư 10 tháng 2. “Chúng tôi rất đau buồn về những thiệt hại đã xảy ra tại giáo xứ Thánh Piô X. Những hình ảnh thánh này rất quan trọng đối với chúng tôi vì chúng là dấu chỉ và lời nhắc nhở về sự gần gũi của Chúa và sự quan tâm của Người đối với chúng tôi.”

Giáo phận cho biết trong một tuyên bố rằng: “Ba bức tượng thiên thần trong khuôn viên giáo xứ được tìm thấy bị lật nhào và đập phá. Không có thiệt hại nào bên trong nhà thờ.”

Những kẻ phá hoại, đến nay vẫn chưa biết là ai, đã tấn công Nhà thờ Công Giáo St. Thomas Aquinas vào hôm thứ Năm 12 tháng 12, 2019, phá hủy gần nửa tá cửa sổ và cửa ra vào và phóng hỏa đốt một trong các văn phòng giáo xứ.

Tưởng cũng nên nhắc lại là FBI đã trao giải lên đến 15,000 Mỹ Kim cho những ai cung cấp thông tin dẫn đến việc bắt giữ các thủ phạm đã đốt 3 nhà thờ trước đó.

Sáng sớm ngày 7 tháng 5, 2019, khi trời còn nhá nhem tối, một người nào đó đã ném một thiết bị gây cháy nổ vào Nhà thờ Công Giáo Thánh Matthêu ở El Paso nhưng bật vào tường dội ngược trở ra làm cháy nám một đoạn đường.

Ngày 13 tháng 5, 2019 âm mưu tương tự cũng đã xảy ra tại nhà thờ chính tòa St. Patrick và cũng bị thất bại.

Và vào ngày 15 tháng 6, 2019 một thiết bị gây cháy đã được ném vào Nhà thờ Công Giáo San Judas Tadeo, đốt cháy một số hàng ghế và trần nhà thờ.

Ba trường hợp đốt nhà thờ ở phía tây thành phố vẫn chưa được giải quyết, nhưng chính quyền tin rằng chúng có liên quan. Đầu tháng 10, 2019, Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ gọi tắt là FBI ra thông báo trao giải thưởng lên tới 15,000 Mỹ Kim cho ai cung cấp thông tin dẫn đến việc xác định hoặc bắt giữ thủ phạm.

Ông Ceniceros cho biết giáo phận cũng trao phần thưởng trị giá 5,000 Mỹ Kim bên cạnh phần thưởng của FBI.
Source:Catholic News Agency

4. Thánh lễ mừng 90 năm thành lập Ðài Phát thanh Vatican.

Hôm 12 tháng 2, tức là mùng một Tết Tân Sửu, Đức Hồng Y Pietro Parolin đã cử hành thánh lễ bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô để mừng 90 năm Ðức Giáo Hoàng Piô XI thành lập Ðài Phát thanh Vatican.

Nhân dịp này, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp ngắn để chúc mừng.

Ðức Thánh Cha viết: “anh chị em thân mến, chúc mừng anh chị em nhân kỷ niệm này! Ðiều quan trọng là bảo tồn ký ức về lịch sử chúng ta và không phải để hoài tưởng quá khứ cho bằng nghĩ đến tương lai mà chúng ta được kêu gọi xây dựng. Cám ơn anh chị em vì công việc anh chị em. Cám ơn vì tình yêu mà anh chị em đặt vào công việc. Phát thanh có điều tốt đẹp này, đó là mang lời nói đến cả những vùng hẻo lánh nhất, và ngày nay được liên kết với cả những hình ảnh và chữ viết. Anh chị em hãy tiến bước trong can đảm và với tinh thần sáng tạo, trong việc nói với thế giới và qua đó xây dựng một sự truyền thông có khả năng làm cho chúng ta thấy sự thật về thực tại”.

Ðài Phát thanh Vatican được Ðức Thánh Cha Piô XI khánh thành, với sứ điệp truyền thanh “Qui arcano Dei” – nghĩa là “Do ý định nhiệm mầu của Thiên Chúa”. Ngài đã ủy thác cho nhà bác học Guglielmo Marconi (1874-1937) phụ trách phần kỹ thuật của đài. Ông đã được giải Nobel vật lý năm 1909 vì đã phát minh ra vô tuyến điện. Toàn bộ Ðài được Ðức Giáo hoàng ủy thác cho dòng Tên phụ trách.

Ngày 27 tháng Sáu năm 2015, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành tự sắc “Bối cảnh truyền thông ngày nay” (L'attuale contesto comunicativo), thành lập Bộ truyền thông bao gồm chín cơ quan khác nhau của Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican thành một thực tại duy nhất, trong đó có Ðài Vatican, báo Quan sát viên Roma, Trung tâm Truyền hình Vatican, và Hội Ðồng Tòa thánh Truyền thông xã hội. Trong công cuộc cải tổ này, các cha dòng Tên không còn giữ các trách nhiệm điều hành Ðài Vatican nữa, chỉ còn lại hơn mười linh mục phụ trách các ban dành cho các ngôn ngữ khác nhau.
Source:CathNews

5. Phép lạ Đức Mẹ Lộ Đức dẫn đến Đền Thánh Quốc Gia Florida

Ngày 11 tháng Hai hằng năm, Giáo Hội kính nhớ Đức Mẹ Lộ Đức. Đó cũng là ngày quốc tế các bệnh nhân. Nhân dịp này, nhà văn Patti Maguire Armstrong, tác giả của Bộ Sách Amazing Grace thuộc hàng các sách bán chạy nhất tại Mỹ đã kể lại 3 phép lạ sau đây trên tờ National Catholic Register của hệ thống truyền hình Công Giáo Hoa Kỳ EWTN.

Bên cạnh 70 trường hợp đã vượt qua sự giám sát khoa học nghiêm ngặt và hàng nghìn trường hợp chữa lành được báo cáo, Đức Mẹ Lộ Đức đã tiếp tục mang lại những ân sủng và phép lạ lớn nhỏ cho những đứa con có lòng sùng kính Mẹ trên toàn thế giới.

Khi Đức Mẹ hiện ra với Bernadette Soubirous năm 1858 tại Lộ Đức, bên Pháp, Mẹ đã để lại một dòng suối kỳ diệu. Chỉ có 70 trường hợp chữa lành được chính thức công nhận bởi Giáo Hội Công Giáo, nhưng hơn 7,000 trường hợp hồi phục kỳ diệu đã được cho là nhờ sự chuyển cầu của Đức Mẹ Lộ Đức tại đền thờ này.

Bernadette Soubirous, con gái của một người thợ xay bột 14 tuổi, đã báo cáo 18 lần hiện ra của “một Quý bà” trong khoảng thời gian từ ngày 11 tháng 2 đến ngày 16 tháng 7, 1858. Sau lần hiện ra đầu tiên, Bernadette nói với mẹ rằng một “phụ nữ” đã nói chuyện với cô trong hang động khi cô đang nhặt củi với chị gái và một người bạn.

Trong lần hiện ra thứ 16 vào ngày 25 tháng Ba, lễ Truyền Tin, người “phụ nữ” đã tiết lộ: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Danh hiệu này, dựa trên một tín điều mới được Hội Thánh xác định, Bernadette, một người ít học, không thể nào biết được. Điều này có nghĩa là người phụ nữ tự xưng là Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa.

Tháng trước đó, tức là hồi tháng Hai, 1858, trước hàng trăm người chứng kiến, người phụ nữ nói với Bernadette rằng “hãy uống nước suối”. Bernadette đào bùn và uống một ngụm nước đục. Cô vừa uống xong, một dòng suối bắt đầu chảy ra. Một tháng sau, tức là tháng Ba, 1858, hơn một nghìn người đã có mặt trong một lần hiện ra khác khi Catherine Latapie, người bị trật khớp tay hai năm trước đó, đã nhúng tay vào dòng suối và các ngón tay bị bại liệt của cô đã lấy lại được cử động hoàn toàn.

Hiệp hội Y khoa Quốc tế Lộ Đức là một hội đồng quốc tế gồm khoảng 40 người từ các chuyên khoa y tế khác nhau điều tra xem liệu các phương pháp chữa trị được báo cáo có thể được giải thích về mặt y khoa hay không. Phép lạ chỉ được công nhận nếu việc lành bệnh phải hoàn toàn, tự phát và ngay lập tức, từ một tình trạng bệnh lý được Y khoa ghi nhận. Tài liệu này xác minh việc Giáo hội chấp thuận phép lạ đã xảy ra tại Lộ Đức, nhưng điều đó không có nghĩa là những phép lạ này là những phép lạ duy nhất đáp lại những lời cầu nguyện. Thậm chí ngoài hàng ngàn báo cáo đã được nộp cho Giáo hội, có những người khác đã trải nghiệm được lời đáp của Đức Mẹ đối với lời cầu nguyện của họ. Đây là ba ví dụ.

Đền quốc gia bắt nguồn từ Lộ Đức

Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ, Nữ Vương Hoàn Vũ ở Orlando, Florida, là một nhà thờ được xây dựng cho những khách du lịch bắt đầu đổ xô đến Walt Disney World vào năm 1971. Nó có chỗ ngồi cho 2,000 người, với một không gian dự phòng cho 1,000 người khác. Trong lễ Phục sinh, vào những năm không có đại dịch, có 36,000 người tham dự 12 Thánh lễ.

Tất cả bắt đầu với lời cầu nguyện của Đức Ông Joseph Harte tại hang đá Đức Mẹ Lộ Đức vào năm 1979. Ngài cầu xin cùng Đức Mẹ rằng: “Xin Đức Mẹ giúp con”. Đức Ông Harte nói với tờ Register. Ngài đã được Đức Cha Thomas Grady bổ nhiệm làm “giám đốc du lịch” của giáo phận vào năm 1975. Có rất nhiều người Công Giáo đến điểm nghỉ mát này và không có nơi nào trong giáo phận có đủ chỗ cho họ tham dự Thánh lễ.

“Tôi đã cầu xin Đức Mẹ lo liệu mọi việc, và Mẹ đã nhận lời!” Cha Harte nói. Khi ngành du lịch địa phương không ngừng mở rộng, ngài tưởng tượng ra “một ốc đảo tâm linh” cho thế giới. “Cuối cùng ngôi đền thậm chí còn đẹp hơn những gì tôi hình dung ban đầu. Nó đã phát triển thành một ngôi đền tráng lệ. Con xin ghi công Mẹ Thiên Chúa,” Đức Ông nói.

Mặc dù Đức Cha đã làm phép viên đá đầu tiên và ban phép lành cho ngôi đền nhưng không có kinh phí. Tuy nhiên, những người Công Giáo trong toàn giáo phận đã đóng góp những lời cầu nguyện, thời gian tình nguyện và gây quỹ, và các du khách đã trở thành một phần của ngôi đền, họ quyên góp và nhận các bản tin cập nhật để trong vòng bảy năm mọi thứ đều được trả xong.

Ngày nay, chúng ta có Đền Thánh Quốc Gia Đức Mẹ, Nữ Vương Hoàn Vũ ở Orlando, Florida là nhờ lời cầu nguyện đã được Đức Mẹ Lộ Đức nhận lời.
Source:National Catholic Register