Trở Nên Hoàn Hảo - Matthew 5:38-48
Xin hãy cho tôi biết ý nghĩa của danh từ hoàn hảo,
Đối với câu hỏi này, bố tôi đã từng nói với tôi khi tôi còn ở tuổi thiếu niên,
“Trở nên hoàn hảo có nghĩa là mang về nhà những Bảng Danh Dự về kết quả học hành điểm cao nhất lớp của con.
Trở thành hoàn hảo có nghĩa là trở thành học sinh đứng nhất trong lớp, đứng đầu lớp môn Toán và tiếng Anh.”
Đó là cách cha tôi định nghĩa sự hoàn hảo.
Và khi tôi đáp lại bố bằng một câu hỏi,
“Tại sao con lại phải trở nên hoàn hảo? Nếu con không muốn trở nên hoàn hảo thì sao?"
Bố tôi nói ngay, một câu trả lời đơn giản nhưng rõ ràng,
"Tại sao? Vì bố muốn con trở thành một người hoàn hảo. Thế thôi!"
Tương tự như thế, Đức Giêsu cũng đòi hỏi các môn đệ của Ngài phải trở nên hoàn hảo.
Bạn cũng như tôi, chúng ta cũng đều có thể phản ứng bằng một mệnh đề, một khẳng định: “Nhưng, Chúa ơi! Con không phải là Thượng Đế! Con là một người, một sinh vật vương đầy tội lỗi. Làm sao Chúa có thể mong đợi con, bùn đen nước đọng, trở nên hoàn hảo?"
Đức Giêsu lắc đầu, Ngài nói tiếp: “Ồ, ta hiểu như thế chứ! Ta hiểu con sinh ra trong phận người, nhưng con vẫn phải cố gắng trở nên hoàn hảo, bởi vì Thiên Chúa, người Bố của con, Ổng hoàn hảo. Thế thôi!"
Và Ngài nói tiếp,
"Trở nên hoàn hảo như Thiên Chúa cũng có nghĩa là
Tôi sẽ không đòi mắt đền mắt và răng đền răng.
Không! Nếu con đã mất một mắt, nếu con đã mất cái răng. Con trai! Con có thể làm được gì bây giờ? Con không làm gì được nữa! Con đã bị mất mắt rồi! Con đã bị mất cái răng cửa rồi.
Mắt và răng của con sẽ không bao giờ trở lại với con nữa.
Cả hai đều đã ra đi, ra đi mãi mãi!
Mắt và răng của con đã cuốn theo chiều gió.
Đó là sự thật! Hãy chấp nhận sự thật! Hãy ôm sự thật vào lòng!
Vì vậy, đừng đòi một mắt và một răng của kẻ đã làm con mất mắt mất răng.
Không. Các con là môn đệ của ta, các con không được trả đũa hay trả thù!
Hãy tha thứ cho anh ấy! Hãy tha thứ cho cô ấy! Hãy tha thứ cho người đã khiến con đau khổ.
Và bởi vì con biết phát âm hai chữ tha thứ và thực hành tha thứ, con dần dần trở nên hoàn hảo. Cũng như Thiên Chúa, Đấng hoàn hảo, Ngài luôn luôn tha thứ cho con.
Cho dù con tội lỗi trăm đàng!”
Vì thế,
Con có muốn tha thứ, để rồi tiếp tục vui sống, hân hoan với cuộc sống ngắn ngủi nhưng rất quý giá của mình hay không?
Hay con muốn tiếp tục ôm mối hận, để rồi chính cơn giận mà con đã tạo ra trong tim bóp nghẹt tim con, nghẹt thở đến nỗi con không thể nào thở được nữa?
Trong trường hợp chết ngộp này, con đang sống, nhưng thực ra con đã chết. Con thực sự là người đã chết mặc dù con vẫn đang bước đi những bước chân xác chết trên mặt đất.
Vì vậy,
Hãy trở nên hoàn hảo, bằng cách tha thứ vì lợi ích không phải của ai khác, nhưng của chính con.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin giúp con trở nên hoàn hảo như Thiên Chúa!
(Suy Niệm Ta Thương Tổn Ta)
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, Đức Giê-su và ba môn đệ là Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an trở lại với các môn đệ khác, thì thấy một đám người rất đông đang vây quanh các ông, và các kinh sư tranh luận với các ông. Thấy Đức Giê-su, lập tức tất cả đám đông kinh ngạc. Họ chạy lại chào Người. Người hỏi các môn đệ: “Anh em tranh luận gì với họ thế?” Một người trong đám đông trả lời: “Thưa Thầy, tôi đã đem con trai tôi lại cùng Thầy; cháu bị quỷ câm ám. Bất cứ ở đâu, hễ quỷ nhập vào là vật cháu xuống. Cháu sùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ người ra. Tôi đã nói với các môn đệ Thầy để họ trừ tên quỷ đó, nhưng các ông không làm nổi.” Người đáp: “Ôi thế hệ cứng lòng, không chịu tin! Tôi phải ở cùng các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa? Đem nó lại đây cho tôi.” Người ta đem nó lại cho Người. Vừa thấy Người quỷ liền lay nó thật mạnh, nó ngã xuống đất, lăn lộn, sùi cả bọt mép. Người hỏi cha nó: “Cháu bị như thế từ bao lâu rồi?” Ông ấy đáp: “Thưa từ thuở bé. Nhiều khi quỷ xô nó vào lửa hoặc đẩy xuống nước cho nó chết. Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng tôi.” Đức Giê-su nói với ông ta: “Sao lại nói: nếu Thầy có thể? Mọi sự đều có thể đối với người tin.” Lập tức, cha đứa bé kêu lên: “Tôi tin! Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi!” Khi thấy đám đông tuôn đến, Đức Giê-su quát mắng tên quỷ: “Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi: ra khỏi đứa bé, và không được nhập vào nó nữa!” Quỷ thét lên, lay nó thật mạnh, rồi ra khỏi. Đứa bé ra như chết, khiến cho nhiều người nói: “Nó chết rồi !” Nhưng Đức Giê-su cầm lấy tay nó, đỡ nó dậy, và nó đứng lên. Khi Người vào nhà, các môn đệ mới hỏi riêng Người: “Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?” Người đáp: “Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi.
Đó là lời Chúa
Lời Kinh - Mark 9:14-29
"Và Đức Giêsu nói: Loại quỷ đó chỉ có thể trừ khử bằng lời kinh" (Mark 9:29).
Lần đó, tôi kể với em câu chuyện “kinh điển” về một tu sĩ trẻ tuổi, hôm đó, ghé vào văn phòng Cha Bề trên xin hoàn tục. Cha Bề trên không nói chi, ngài chỉ hỏi lại vị tu sĩ một câu hỏi ngắn, “Con đã bỏ cầu nguyện từ bao lâu rồi?”
Tôi nói với em tôi không phải là một tu sĩ thánh thiện. Vâng, tôi là tu sĩ. Nhưng, tôi không phải là người thánh thiện. Sáng hôm đó, em dậy sớm đọc những trang kinh. Nhưng cũng buổi sáng hôm đó, tôi dậy sớm chỉ để đi ra nhà bếp kiếm một ly café. Bởi thế tôi mới có dịp nhìn thấy em đang mê man những Lời Kinh Kinh Điển. Tôi cố gắng rất nhiều để sống thánh thiện, nhưng tôi thấy mình vẫn thất bại. Vâng, tôi thất bại! Nhưng trong một ngày, tôi vẫn dâng lên thiên đàng những lời kinh, Lời Kinh Mân Côi, Lời Tâm Kinh, Lời Thiền Kinh, Lời Thư Kinh, Lời Kinh Kinh Điển, và ngay cả Lời Kinh Chia Trí cũng như Lời Kinh Ngủ Gật! Từ bao lâu rồi vẫn thiết tha với tất cả những lời kinh.
Tôi nhìn em! Lần nói tôi nói,
— Cầu nguyện trong ý nghĩa căn bản là nói chuyện với Chúa! Cầu nguyện cũng là giây phút mình dâng lên thiên cung những Lời Kinh.
Em mến,
Tất cả những lời kinh, ngay cả những Lời Kinh Chia Trí và Lời Kinh Ngủ Gật đều bay cao lên tới thiên đàng. Khi đó, cửa trời mở ra, tất cả những lời kinh tựa như hương thơm bay cao vươn tới thiên nhan. Và Chúa trên trời cúi xuống, nhận vào lòng những lời kinh thật thà của em.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, xin cho thiết tha với những lời kinh!
(Suy Niệm Lời Kinh Thật Thà, NXB Đồng Nai, 2022)
2. Vết thương của Ngài là nơi nương dựa của con, dấu đinh của Ngài là hy vọng của con.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Nước Tề có một người tên là Trực Cung đi đến quan phủ đem chuyện phụ thân ăn trộm để báo cho quan phủ biết, quan phủ lập tức bắt phụ thân của nó và kêu án tử hình. Trực Cung xin được lấy tính mạng của mình để thay thế.
Trước khi bị thọ hình thì Trực Cung nói với cai ngục:
- “Phụ thân ăn trộm dê tôi báo cho quan biết, không phải là rất trung thực sao? Phụ thân tôi bị hình phạt chặt đầu tôi thay thế, không phải là rất hiếu thuận sao? Người trung thực hiếu thuận mà phải bị chém đầu, thì quốc gia còn có người nào là không bị chém đầu chứ?”
Sở vương nghe được như vậy bèn lập tức hạ lệnh xá tội cho nó.
(Lữ thị xuân thu)
Suy tư 66:
Cha bị tù, con xin thế cha ngồi tù, cha bị hình phạt chém đầu, con xin tội thay, đó là người con có hiếu.
Quân, sư, phụ của Khổng tử đã làm đảo lộn trật tự tự nhiên và củng cố sự chuyên quyền của các vua chúa phong kiến, xã hội hôm nay không ai chấp nhận điều đó, vì như thế quyền tự do cơ bản của con người không còn nữa.
Điều tự nhiên nhất chính là con cái yêu mến cha mẹ và cha mẹ yêu mến con cái, phải để trên hàng đầu, đi ngược lại với tự nhiên và làm trái ý định Thiên Chúa là đảo lộn trật tự đã có sẵn trong vũ trụ. Người không thảo hiếu với cha mẹ mình, không yêu thương anh chị em mình, thì không thể là một người trung thành với tổ quốc và cũng không thể kính trọng người khác.
Thiên Chúa đã không vô ý điều đặt điều răn thứ tư là “thảo kính cha mẹ” đứng đầu trong bảy điều răn còn lại đối với tha nhân. Bởi vì Thiên Chúa biết rằng, con Một của Ngài sẽ mặc lấy bản tính nhân loại cùng chia sẻ thân phận con người như chúng ta để cứu chuộc chúng ta.
Đức Chúa Giê-su đã thật sự sinh ra bởi một người phụ nữ, và phục tùng quyền cha nuôi và mẹ ruột (thánh cả Giu-se và mẹ Ma-ri-a) dưới đất cũng như Cha trên trời, đó chính là mẫu gương hiếu thuận với cha mẹ mà chúng ta cần phải noi theo.
Tôi sẽ không trở thành linh mục, một nữ tu thánh thiện, nếu tôi không yêu mến và thảo kính cha mẹ của tôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
TIẾN VỀ PHÍA TRƯỚC
“Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi: ra khỏi đứa bé, và không được nhập vào nó nữa!”.
Một nhà tu đức nói, “Tội lỗi sẽ đưa bạn đi xa hơn bạn từng nghĩ bạn sẽ đi lạc. Tội lỗi sẽ khiến bạn lạc lối, bạn nghĩ rằng bạn sẽ không bao giờ tìm thấy con đường của mình. Tội lỗi sẽ giữ bạn lâu hơn bạn nghĩ bạn sẽ ở lại. Tội lỗi sẽ khiến bạn phải trả giá đắt hơn những gì bạn từng nghĩ mình phải trả. Và tội lỗi sẽ kìm hãm ý chí của bạn đến mức bạn nghĩ sẽ tuyệt vọng, không bao giờ ‘tiến về phía trước’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Mệnh lệnh kép của Chúa Giêsu đáng cho chúng ta suy gẫm. Chắc chắn, việc cứu đứa bé khỏi sự chiếm hữu của quỷ là điều quan trọng; nó sẽ thay đổi cuộc đời cậu. Nhưng hành động thương xót này, cuối cùng, sẽ kết thúc trong thảm kịch nếu quỷ lại nhập vào nó sau khi Chúa Giêsu rời đi. Do đó, mệnh lệnh thứ hai, cấm quỷ trở lại, cũng là một hành động rất nhân từ.
Hành động này nói với chúng ta rằng, chiến thắng cái ác là không đủ! Tại sao? Bởi lẽ, những cám dỗ và áp bức đến từ quân đoàn các cơ binh là liên tục và không ngừng. Điều thường xảy ra là, khi một người tìm được tự do khỏi ảnh hưởng của ma quỷ và một tội lỗi nào đó, thì họ lại sa vào tội lỗi ấy và trở nên buông thả hơn. Vì vậy, hãy nhớ rằng, một khi đã chiến thắng tội lỗi, một cám dỗ hay áp bức nào đó, chúng ta phải luôn cảnh giác để không sa vào những tệ nạn cũ. Việc liên tục cảnh giác là điều cần thiết nếu chúng ta muốn tiếp tục vững chắc đi trên con đường dẫn đến nhân đức và thánh thiện. Khiêm tốn nhìn nhận sự bất lực của mình, để chỉ một cậy trông vào Chúa là điều kiện tiên quyết để chúng ta mãi ‘tiến về phía trước’.
Hãy suy gẫm về bất kỳ cám dỗ nào mà bạn đã chịu đựng và vượt qua, chỉ để lại rơi vào nó. Đặc biệt, suy gẫm về tầm quan trọng của sự cảnh giác cần thiết, để không những kiềm chế không tái phạm tội cũ mà còn tiến tới trong sự thánh thiện và nhân đức. Đừng quên, ma quỷ không bao giờ nương tay, nhưng Thiên Chúa lại càng không khoan nhượng trong lòng trắc ẩn và ân sủng của Ngài. Hãy tiếp tục tiến bước để không bao giờ trượt ngã và tái phạm tội lỗi trước đây.
Anh Chị em,
“Hãy ra khỏi đứa bé, và không được nhập vào nó nữa!”. Sống trong một thế giới mà xem ra, thần dữ đang thống trị, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta trở nên khiêm nhượng và hiền lành. Khiêm nhượng không hệ tại ở việc hạ thấp bản thân, mà ở chỗ nhận ra thực tế tiềm năng cũng như sự khốn khổ của mình. Bắt đầu từ sự khốn cùng của bản thân, sự khiêm tốn khiến chúng ta rời mắt khỏi chính mình để ‘tiến về phía trước’, nghĩa là hướng mắt về Thiên Chúa, Đấng Khôn Ngoan, nguồn mạch khôn ngoan, như sách Huấn Ca hôm nay tiết lộ; cũng là Đấng có thể làm tất cả và thậm chí đạt được cho chúng ta những gì chúng ta không thể tự mình đạt được. Chúa Giêsu từng nói, “Hãy đến với Tôi, tất cả những ai mang gánh nặng nề, Tôi sẽ bổ sức cho!”. Vậy, bạn và tôi đừng cậy sức mình, một cậy vào Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con luôn ‘tiến về phía trước’ và không bao giờ lơ là trong hành trình đức tin của mình!”, Amen
(Tgp. Huế)
SUY NIEM VA CAU NGUYEN THỨ 4 LỄ TRO
https://www.youtube.com/watch?v=APBmDmmRFpA
CHAY TỊNH
Thứ Tư Lễ Tro : Mt 6, 1-6.16-18
Suy niệm
Mỗi khi Mùa Chay về, chúng ta nghe văng vẳng bên tai lời Chúa mời gọi: “Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van” (Joel 2,12). Để thể hiện sự trở về một cách cụ thể, Chúa Giêsu nói đến ba việc đạo đức quan trọng của người Do Thái, đó là cầu nguyện, bố thí, ăn chay. Đây cũng là ba việc quan trọng thường xuyên của người Kitô hữu, chứ không phải đợi đến Mùa Chay mới làm. Nhưng Mùa Chay là thời gian thuận tiện để chúng ta quan tâm cách đặc biệt với tinh thần sám hối. Cầu nguyện là làm mới lại tương quan với Thiên Chúa; Bố thí là làm mới lại tương quan với tha nhân; Ăn chay là làm mới lại tương quan với chính mình. Đây là ba chiều kích làm nên một đời sống thánh thiện của đời Kitô hữu.
- Điều quan trọng nhất là cầu nguyện. Cầu nguyện là những giây phút kết hiệp mật thiết với Chúa. Đỉnh cao của việc cầu nguyện là thánh lễ, sau đó là những giờ cầu nguyện riêng của ta trong ngày như sáng, tối, trưa, chiều, và được nối dài trong mọi giây phút của đời sống. Như thánh Phaolô nói: dù khi ăn, dù khi uống, dù khi làm việc gì, chúng ta cũng làm trong sự kết hợp với Chúa. “Cầu nguyện để học biết cách khước từ sự sùng bái thần tượng cũng như tự mãn về cái tôi của mình, đồng thời thú nhận rằng, chúng ta cần tới Thiên Chúa và Lòng thương xót của Ngài”. (Sứ điệp Mùa Chay 2019).
- Bố thí là chia sẻ tiền bạc, thời giờ, sức khỏe, tâm trí cho mọi người cần đến, nhất là những người nghèo khổ, một sự chia sẻ đầy yêu thương kính trọng, vì biết rằng đó là bổn phận của chúng ta là những anh chị em con cùng một Cha trên trời. “Chia sẻ bác ái để tự giải thoát khỏi tính ngông cuồng, khiến chúng ta chỉ sống cho mình, với ảo tưởng rằng mình sẽ có được một tương lai bảo đảm, trong khi tương lai đó không thuộc về chúng ta” (Sứ điệp Mùa Chay 2019). Chia sẻ bác ái đem lại cho chúng ta niềm an vui hy vọng, vì ngày phán xét, Chúa cũng dựa vào đó để quyết định về số phận mỗi người.
- Ăn chay là hãm dẹp và tiết chế những thỏa mãn đang bào mòn đời sống tâm hồn chúng ta. Theo thời gian, ta khó lòng mà tránh được tình trạng suy thoái, xuống cấp, và nhiều thứ hư hao khác trong đời sống tinh thần, ngoài ra còn chất thêm những bất đồng, mâu thuẫn với chính mình, dường như không còn là mình vì những lôi kéo chạy theo thế tục.“Ăn chay có nghĩa là học để thay đổi thái độ của chúng ta đối với người khác cũng như đối với mọi loài thụ tạo: từ cơn cám dỗ muốn “ngấu nghiến” mọi thứ để thỏa mãn sự thèm muốn của mình, đến chỗ có khả năng hy sinh vì tình yêu, và khả năng lấp đầy sự trống rỗng của con tim chúng ta” (Sứ điệp Mùa Chay 2019). Nhờ vậy ta biết dâng hiến chính mình cho Chúa và tha nhân sâu xa hơn.
Cả ba việc cầu nguyện, bố thí, ăn chay đều có tương quan chặt chẽ với nhau, là ba trong một và cũng là một trong ba. Nghĩa là khi ta tha thiết yêu chuộng sự cầu nguyện thì tự nhiên trái tim ta cũng mở rộng ra với tha nhân, và càng quyết tâm thực hiện việc chay tịnh để đổi mới đời sống mình. Khi làm tốt một việc, ta sẽ dễ làm hai việc còn lại hơn. Để ba tương quan này gắn kết với nhau, điều kiện đã được Chúa Giêsu nói rõ đó là nội tâm, là trở về với lòng mình. Đây là điều quan trọng nhất trong triết lý Á Đông, vì “Vạn vật giai bị ư ngã, phản thân chi thành, lạc mạc đại yên”: nghĩa là vạn vật đều có đủ trong ta, trở về với chính mình, ta mới mới khám phá ra sự nhiệm mầu của đời sống mình, mới đạt tới sự chân thành, mới có sự an lạc tràn đầy. Nếu ta không tự xem xét bản thân mình, thì thiên lý giảm đi, nghĩa là sự sống của Chúa trong ta sẽ mất dần.
Vì thế, canh tân nội tâm vẫn là trọng tâm của Mùa Chay, mọi việc chúng ta làm xuất phát từ lòng sám hối chân thành, muốn đền bù những tội lỗi mình, với tâm tình yêu mến Chúa và yêu thương tha nhân. Chúng ta đã bắt đầu cuộc hành trình 40 ngày Mùa Chay, không chỉ ăn chay hay giữ chay, mà là sống chay, nói lên một tinh thần chay tịnh, nghĩa là luôn biết hãm mình, nhẫn nhục, hy sinh, từ bỏ, không chỉ để gột rửa bản thân khỏi những hư hèn mà còn để biểu hiện một tình yêu cao độ trong sự dâng hiến cho Thiên Chúa, như Đức Giêsu đã dâng hiến. Chính vì tình yêu mà Ngài đã dấn thân hoàn toàn cho công việc cứu chuộc loài người chúng ta theo kế hoạch của Chúa Cha, thì cũng chính tình yêu đó phải khiến chúng ta dám sống thánh ý Chúa trong cuộc đời, và dấn thân cho sứ mạng là người Kitô hữu, để niềm vui ơn cứu độ lan tỏa đến mọi người xung quanh.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Tôn giáo nào cũng nhắm đến ăn chay,
là điều cần để tu luyện bản thân,
vì môi trường và ích lợi tha nhân,
để nâng cao một đời sống tinh thần.
Chúa cũng đã ăn chay trong sa mạc,
để tâm hồn được thanh khiết an nhiên,
để vững vàng đi vào một cuộc chiến,
theo ý Cha với tình mến trung kiên.
Đã có lần môn đệ gặp quỉ dữ,
nhưng các ông không đủ sức để trừ,
và rồi đã gặp Thầy để hỏi thử,
Chúa cho thấy phải ăn chay cầu nguyện.
Chúng con cũng ăn chay để nói lên,
một tấm lòng ăn năn và sám hối,
để tiết chế và diệt trừ tội lỗi,
nhưng ăn chay không chỉ có thế thôi,
vì Chúa đã mở ra một đường lối,
cho con thấy được ý nghĩa thâm sâu.
Cũng chính là mục đích rất nhiệm mầu,
là chính Chúa trung tâm cuộc sống mới,
là cuộc sống tin yêu rất cao vời,
nên con ăn chay là vì lòng mến Chúa,
để mong chờ ngày tái lâm giáng thế,
Chúa đến đưa về thoát khỏi bến mê.
Có biết bao lôi cuốn và cám dỗ,
cuộc đời con bị gió đẩy sóng xô,
thuyền đời cứ loay hoay không bến đỗ,
nếu con không chay tịnh dễ sa chìm.
Xin cho con một đời tìm kiếm Chúa,
đợi trông Ngài trong hy vọng bình an,
dù gian nan hay giăng mắc lầm than,
trong tin yêu con vẫn sống vững vàng. Amen.
Suy Niệm Thứ Tư Lễ Tro
(Mt 6, 1-6. 16-18)
Lễ Tro, khai mạc Mùa Chay Thánh, mùa hồng ân, như Đức Thánh Cha Phanxicô nói : “Mùa Chay là thời gian ân sủng khi chúng ta lắng nghe Chúa Giêsu, Đấng nói với chúng ta bằng Lời Chúa và qua anh em, nhất là qua những khuôn mặt và qua câu chuyện của những người cần 'trợ giúp' (x.PHANXICÔ, Sứ điệp Mùa Chay, 2023).
Khi mỗi người chúng ta lên nhận tro, cùng lúc đó sẽ nghe được một trong hai câu Lời Chúa : Hãy ăn năn sám hối và đón nhận Tin Mừng, hoặc : Ta là thân cát bụi sẽ trở về cát bụi (SLRM). Đây là Lời Chúa nói với chúng ta qua Giáo hội.
Vẫn biết rằng : Ăn chay, Cầu nguyện và bố thí là ba việc cần phải làm trong Mùa Chay, vì nó diễn tả ba chiều kích, ba mối tương quan giữa đương sự với Thiên Chúa và với anh em. Tương quan với Thiên Chúa là cầu nguyện, với tha nhân là bố thí và với chính mình là ăn chay. Ba tương quan này đồng hành với nhau và thể hiện cùng một lúc trong đời sống thường nhật của người kitô hữu.
Với tựa đề “Khổ hạnh Mùa Chay, hành trình đồng nghị”. Đức Thánh Cha muốn gửi đến cộng đoàn dân Chúa nội dung của Sứ điệp Mùa Chay năm 2023 hàm chứa “một yếu tố bác ái”, nghĩa là, hướng việc cầu nguyện và ăn chay của các tín hữu theo hướng tốt đẹp hơn của thế giới”. Hay nói theo kiểu Thánh Phaolô VI, giáo hoàng là “theo chiều hướng phát triển con người toàn diện”.
Lấy cảm hứng từ các tường thuật của Tin Mừng Nhất Lãm về "Sự Biến Hình của Chúa Giêsu", Đức Thánh Cha khai triển một suy tư về "mối quan hệ tồn tại giữa sự khổ hạnh của Mùa Chay và kinh nghiệm đồng nghị". Nghĩa là con đường khổ hạnh của Mùa Chay, cũng như con đường đồng nghị, cả hai đều có mục tiêu là sự biến hình, cá nhân và giáo hội. Một sự biến đổi, trong cả hai trường hợp, tìm thấy khuôn mẫu của nó nơi Chúa Giêsu và được thực hiện nhờ ân sủng của mầu nhiệm vượt qua của Người”, đó là tâm điểm của Sứ điệp Mùa Chay năm 2023.
Để chứng kiến cảnh Chúa Biến Hình, các môn đệ phải lên núi. Chúng ta cũng thế, bước vào Mùa Chay Thánh, hãy bắt đầu một cuộc hành trình vươn lên hay lên núi, mà cuộc hành trình nào cũng đòi hỏi nỗ lực, hy sinh. Đức Thánh Cha giải thích : “Tiến trình đồng nghị cũng có vẻ ‘thường gian khổ’ và người ta có thể ‘nản lòng’ khi bước đi với những người mà Chúa đã đặt bên cạnh chúng ta như những người bạn đồng hành” (x. PHANXICÔ, Sứ điệp Mùa Chay, 2023). Lên tới đỉnh núi, Ba Tông Đồ chứng kiến sự Biến hình của Chúa Kitô, bức tranh toàn cảnh này sẽ giúp chúng ta "hiểu rõ hơn về ý muốn của Thiên Chúa và sứ mệnh của chúng ta là phục vụ Vương quốc của Người". Đức Phanxicô khuyến khích : “Đối với Mùa Chay năm nay và hành trình đồng nghị này, để “đi lên với Chúa Giêsu và cùng với Người đến đích”, chúng ta hãy lắng nghe “Người nói trong phụng vụ” và “anh chị em trong Giáo hội ".
Bằng các bài tập tâm linh mà Thánh Inhaxiô thành Loyola gọi là “sự sắp xếp của địa điểm”. Đức Thánh Cha khuyên chúng ta : “Đối với bất kỳ chuyến du ngoạn khó khăn nào trên núi, điều cần thiết là trong khi đi lên phải giữ cái nhìn chăm chú vào con đường; nhưng bức tranh toàn cảnh mở ra ở phần cuối gây bất ngờ và phần thưởng cho điều kỳ diệu của nó”. Cảnh ba môn đệ theo Chúa lên núi chứng kiến Chúa hiển dung. Vẻ đẹp thần linh của thị kiến này khiến các môn đệ quên đi cả mệt mỏi khi leo lên núi Tabor(x. PHANXICÔ, Sứ điệp Mùa Chay, 2023). Tình tiết này khiến chúng ta nghĩ đến công sức lao động của tất cả những người đau khổ và sống cuộc đời của họ như một quá trình đi lên cực kỳ khó khăn. Và chúng ta có thể tự hỏi phải chăng chính sự thờ ơ của chúng ta đã khiến cuộc hành trình của họ trở nên khó khăn hơn.
Tính đồng nghị là nỗ lực để trở thành một : nó giống như một chặng đường dài đi lên. Đức Thánh Cha viết : “Tiến trình thượng hội đồng cũng thường có vẻ khó khăn và đôi khi chúng ta có thể nản lòng. Nhưng điều chờ đợi chúng ta ở cuối chắc chắn là một điều kỳ diệu và đáng ngạc nhiên, điều này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ý muốn của Thiên Chúa và sứ mệnh của chúng ta trong việc phụng sự Nước của Ngài”. (x. PHANXICÔ, Sứ điệp Mùa Chay, 2023).
Sự thay đổi não trạng, hoán cải và đặc tính cộng đồng của đời sống con người là cần thiết. Truyền giáo là bác ái, đặt ra câu hỏi về một tổ chức của thế giới và của Giáo hội dường như bất biến, nhưng đang thay đổi, bởi vì nó xuất phát từ các quyết định, từ tự do. Lời Chúa vẫn văng vẳng bên tai chúng ta : "Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van" (Joel 2,12).
Xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ những quyết tâm của chúng ta trong suốt hành trình của Mùa Chay Thánh này cho nên. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Quyền Lực và Tiền Bạc - Mark 9:30-37
Tin Mừng Mark 9:30-37 cũng đã từng khẳng định về sức mạnh của quyền lực và tiền bạc đấy thôi.
Lần đó trên con đường xa xôi từ núi Tabor biến hình về lại Galilee, một lần nữa Đức Giêsu lại tiên đoán về tương lai, “Con Người sẽ phải chết, sau ba ngày mới sống lại…” (Mk 9:31). Thầy “lạc đề” như vậy, hỏi sao mà các tông đồ không lạc đường mùa chay dài dài… Đời đang tươi vui như những chú sư tử no mồi trong sa mạc Trung Đông kia mà, bởi đi theo Thầy, cuộc đời hứa hẹn lầu son gác tiá. Nếu Thầy có khả năng hóa bánh ra nhiều, chữa lành người bị quỷ ám, hồi sinh người đã chết, tại sao lại không đi theo. Đấng Thiên Sai mang tầm vóc vĩ đại tương tự hoàng đế David được tiên báo từ lâu, người có khả năng khôi phục lại đất nước Do Thái ra khỏi ách đô hộ của đế quốc La Mã giờ đây còn ai khác, ngoài Thầy… Làm chi khi sở hữu vương quyền, uy lực trong tay, Thầy lại không phân chia đồng đều cho các môn đệ, những người đã từng bỏ hết mọi sự mà đi theo Thầy. Khi quyền lực nắm được trong tay, thì làm gì mà không có tiền bạc, mà không chỉ là tiền xu hay là vớ vẩn hai đồng tiền kẽm của bà góa nghèo đâu nhé, mà tiền trăm tiền bọc, toàn là tiền vàng, những đồng tiền sáng lấp lánh như truyện cổ tích ngàn lẻ một đêm.
Nhưng khổ! Không phải chỉ một lần, mà tới ba lần lận, ba lần là đúng cả ba, Thầy cứ mở miệng tiên đoán "vớ vẩn": Con Người sẽ bị các thầy thượng tế giết đi… Giời ạ! Không, đó không phải là câu chuyện mà các môn đệ muốn nghe muốn bàn. Bởi thế, lời Thầy lọt vô tai này, lại chạy qua lỗ tai kia, rồi đi thông thốc thẳng luôn ra ngoài, bởi Thầy ơi, chúng con đang bàn chuyện riêng tư. Mà tưởng là chuyện gì đại sự! Hóa ra, theo như thánh sử Mark, đề tài mấy người môn đệ hăng say thảo luận cũng vẫn chỉ liên quan đến hai chữ quyền lực (Mk 9:33-34).
Chưa đủ, ngay vừa sau khi Thầy tiên đoán lần thứ ba về cuộc thương khó, hai anh em James và John vẫn cứ tiếp tục lạc đường, lần này họ nhanh chân chạy đến tỉ tê với Đức Giêsu,
— Mai này khi Thầy vinh quang, xin cho anh em chúng con người bên tay trái người bên tay hữu nhé (Mark 10:37).
Vậy là ăn chắc. Đức Giêsu mà gật đầu thì thật đúng là đời nở ngàn vạn viên đá lót đường toàn bằng vàng ròng.
Mà thiết nghĩ hai ngàn năm trước và hai ngàn năm sau, cuộc đời nhân thế có lẽ cũng vẫn chưa có gì khác, cũng vẫn chỉ xoay quanh đề tài quyền lực và tiền bạc.
Lời Nguyện
Lạy Chúa, mùa Chay thánh đã về, xin cho lòng con thôi hướng về quyền lực và tiền bạc, nhưng là sa mạc 40 đêm ngày, nơi đó dẫn tới đồi Golgotha.
(Suy Niệm Lời Kinh Thật Thà, NXB Đồng Nai, 2022)
Vị Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Los Angeles năm nay 69 tuổi bị bắn trên đoạn đường số 1500 Janlu Avenue.
Theo Sở Cảnh Sát Los Angeles County, Giám Mục O’Connell bị bắn ở ngực và chết tại chỗ.
Cảnh sát nói cái chết của vị giám mục “đáng nghi,” như lại không gọi đây là một án mạng.
“Thật là sốc và tôi không có đủ lời để diễn tả nỗi buồn này,” Tổng Giám Mục Jose Gomez, tổng giám mục Tổng Giáo Phận Los Angeles, cho biết qua một tuyên bố.
Theo vị chủ chăn của tổng giáo phận, Giám Mục O’Connel làm công tác mục vụ tại tổng giáo phận trong 45 năm qua, ban đầu là linh mục và sau đó là giám mục.
Tổng Giám Mục Gomez nói vị Giám Mục Phụ Tá là “một người hiếu hòa, rất thương yêu người nghèo và di dân, và có đam mê xây dựng một cộng đồng, nơi mà sự trú ẩn và phẩm giá cho mọi con người được trân trọng và bảo vệ.”
Cảnh sát vẫn đang điều tra nguyên nhân vụ bắn.
Bất cứ ai có thông tin liên quan xin gọi Sở Cảnh Sát Los Angeles County tại số 323-890-5500. Những ai muốn bảo mật thông tin có thể gọi cho Crime Stoppers qua số điện thoại 800-222-8477, hoặc vào trang web lacrimestoppers.org.
Tổng Giáo Phận Los Angeles có khoảng 4.5 triệu giáo dân, cư ngụ tại 120 thành phố, được coi là một trong những tổng giáo phận lớn nhất Hoa Kỳ, theo trang web tổng giáo phận.
Tổng giáo phận có 288 giáo xứ, trong đó có một số giáo xứ Việt Nam, và có Thánh Lễ được làm bằng 42 ngôn ngữ khác nhau.
Ngoài ra, tổng giáo phận còn có 30 nhà nguyện, 51 trưởng trung học, và 214 trường tiểu học. (Đ.D.)
Theo trang mạng chính thức của Phiên họp, Hội đồng Thượng phụ các Giáo Hội Công Giáo Trung Đông đã khai mạc Phiên họp Lục địa về tính đồng nghị của các Giáo Hội Công Giáo vào thứ Hai ngày 13 tháng 2 với các phiên họp dự kiến kéo dài tới ngày 18 tháng 2 tại Beit Anya, Harissa, Libăng, một năm sau khi khai mạc diễn trình thượng hội đồng này, trong đó hàng triệu người từ khắp nơi trên thế giới đã tham gia vào giai đoạn tư vấn đầu tiên của nó, vào thời điểm này, nó đang chuyển sang giai đoạn lục địa thứ hai.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu tất cả các Giáo Hội Công Giáo trên thế giới “xem xét lại đời sống Kitô hữu của họ và cùng nhau bước đi” dưới ánh sáng của Tin Mừng và các yêu cầu của thời hiện tại để chuẩn bị cho Thượng Hội đồng sẽ được tổ chức tại Tòa thánh vào tháng 10 năm 2023 và 2024, với tiêu đề: “Vì một Giáo hội Đồng nghị: Hiệp thông, Tham gia và Truyền giáo”.
Trong phiên khai mạc, các tham dự viên bao gồm vị Đứng đầu Phiên họp Thượng Hội đồng và các vị Đứng đầu Hội đồng các Thượng phụ Công Giáo Đông Phương, Đức Thượng phụ Maronite Hồng Y Bechara Al-Rahi, Thượng phụ Chaldean Hồng Y Louis Raphael Sako, Thượng phụ Latinh của Giêrusalem Đức Tổng Giám Mục Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Công Giáo Syriac Ignatius III Yonan, Thượng phụ Giáo Hội Công Giáo Armenia Raphael Bedros XXI Minassian, và Thượng phụ Công Giáo Coptic Thượng phụ Ibrahim Isaac.
Những vị tham gia khác trong phiên họp còn có Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục, Hồng Y Mario Grech, Tổng tường trình viên của Phiên họp Toàn thể sắp tới của Thượng hội đồng Giám mục, Hồng Y Jean-Claude Hollerich, Sứ thần Tòa thánh tại Libăng, Đức Tổng Giám Mục Paolo Borgia, đại diện của các Giáo hội Tin lành Chính thống, và các giáo phái Hồi giáo, cũng như một nhóm các bề trên tổng quyền, linh mục, nữ tu và giáo dân từ Libăng, Syria, Ai Cập, Jordan, Palestine, Iraq và các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập.
Bắt đầu phiên họp, Thượng phụ Al-Rahi đã cầu nguyện cho các nạn nhân của trận động đất gây hủy diệt xảy ra ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tiếp theo là phát biểu khai mạc của điều hợp viên Phiên họp Thượng Hội đồng Lục địa, Cha Khalil Alwan có tựa đề, "Ở phương Đông, chúng ta hoặc là những người theo Kitô giáo ở với nhau hoặc chúng ta không hề là như vậy chút nào".
Rồi lời phát biểu của các Đức Hồng Y Hollerich và Grech, và của Thượng phụ Al-Rahi. Nội dung các bài nói, xin xem bài viết trên Vietcatholic https://vietcatholic.net/News/Html/281205.htm.
Toàn cảnh ngày đầu tiên của Thượng Hội đồng Giám mục các Giáo Hội Công Giáo ở Trung Đông
Với một sự năng động mới, các phiên họp của ngày đầu tiên của Thượng Hội Đồng Lục Địa của Các Giáo Hội Công Giáo ở Trung Đông đã khai mạc tại Beit 'Anya, Harissa, Libăng, diễn ra từ ngày 13 đến ngày 18 tháng Hai. Phiên họp được chủ trì bởi các Thượng phụ Công Giáo Đông phương.
Sau phần khai mạc, các buổi cầu nguyện và đối thoại thiêng liêng đã được tổ chức, kết thúc bằng việc nhấn mạnh ba bước cùng nhau đồng hành. Thứ nhất: Cùng nhau lên đường trong cuộc rước và cầu nguyện với việc nhấn mạnh tới quyền năng của Lời đã dựng lều giữa chúng ta và đồng hành với chúng ta và ở giữa chúng ta. Thứ hai: Các hướng dẫn nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc lắng nghe nhau và lắng nghe Lời Chúa, bởi vì giáo hội đồng nghị là một giáo hội biết lắng nghe. Nó cũng tập trung vào việc tìm hiểu nhau, sống kinh nghiệm tình huynh đệ, phá vỡ các thủ tục và tham gia vào Thượng hội đồng như thể chúng ta là Giáo hội của Thiên Chúa trong khu vực này với sự đa dạng phong phú, các khó khăn và thảm họa của nó. Bước thứ ba liên quan đến việc bắt đầu giấc mơ đồng nghị, bắt nguồn từ việc dấn thân trong bối cảnh quốc gia thống nhất và dưới ánh sáng của những thách thức trong đời sống của các Giáo hội, của những thách thức xã hội và đại kết, và của mối liên hệ với các tín đồ của các tôn giáo khác.
Ngày đầu tiên bao gồm một Thánh lễ trọng thể được cử hành bởi Thượng phụ Hồng Y Bechara Al-Rahi, trong đó ngài có bài giảng với tựa đề: "Tại sao bạn lại sợ hãi như vậy? Tại sao bạn không có đức tin?" (xin xem bài https://vietcatholic.net/News/Html/281205.htm)
Toàn cảnh ngày thứ hai của Thượng Hội đồng Lục địa của các Giáo Hội Công Giáo ở Trung Đông
Các buổi họp của Phiên họp Thượng Hội đồng Lục địa các Giáo Hội Công Giáo ở Trung Đông đã tiếp tục vào ngày thứ hai, 14 tháng 2 năm 2023, tại Nhà nguyện Bethany, Harissa, Libăng với các buổi cầu nguyện buổi sáng theo nghi thức của Giáo hội Latinh bằng tiếng Ả Rập, Tiếng Anh và tiếng Pháp.
Sau đó, phiên họp buổi sáng bắt đầu với phần trình bày báo cáo của các nước tham gia với sự hiện diện của các vị đứng đầu Hội đồng các Thượng phụ Công Giáo Đông phương.
Vào buổi chiều, những người tham gia được chia thành mười nhóm để thảo luận về những nội dung quan trọng nhất trong báo cáo của các quốc gia liên hệ bằng cách tập trung vào những điểm quan trọng nhất và sau đó lắng nghe Chúa Thánh Thần. Vào buổi tối, Thượng phụ Youssef Al-Absi đã cử hành Thánh lễ theo nghi thức Byzantine.
Sau bữa tối, thời gian được phân bổ để trình bày một hoạt động văn hóa về một trong những quốc gia tham gia, và lần này là về Iraq, nơi Cha Amir Kammo và nhóm tháp tùng trình bày tổng quan về Iraq với một bộ phim giới thiệu nền văn minh và di sản của Iraq và một bộ phim ngắn khác đề cập đến sự gắn bó của các Kitô hữu đối với vùng đất và cội nguồn của họ ở đất nước này với sự kiên quyết ở lại đất nước bất chấp đau khổ của họ. Sau đó, một ngày kết thúc với một giờ cầu nguyện phủ phục và chiêm niệm của các bạn trẻ tham dự.
Sáng Chúa Nhật 19 tháng Hai, theo giờ địa phương, Cảnh Sát Trưởng Quận Los Angeles Robert Luna đã xác nhận cái chết đột ngột của Đức Cha David O'Connell là một vụ giết người bằng súng. Ông nói: “Trái tim tôi đau buồn sau khi biết về vụ sát hại Giám Mục Phụ Tá David O'Connell” và cho biết sở cảnh sát Los Angeles “quyết tâm bắt giữ những kẻ phải chịu trách nhiệm cho tội ác khủng khiếp này.”
Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez, đã ra tuyên bố toàn văn như sau:
Ngày 19 tháng 2 năm 2023
Sáng sớm hôm nay, chúng ta được biết từ văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Los Angeles rằng họ đã xác định rằng cái chết của Đức Cha Phụ tá David O'Connell ngày hôm qua là một vụ giết người. Chúng tôi vô cùng lo lắng và đau buồn trước tin tức này.
Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho Đức Cha Dave và gia đình của ngài. Và chúng ta hãy cầu nguyện cho các quan chức thực thi pháp luật khi họ tiếp tục cuộc điều tra về tội ác khủng khiếp này.
Chúng con xin Đức Mẹ Maria chuyển cầu và làm Mẹ cho tất cả chúng con trong giờ phút đau buồn này.
+ Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez
Tổng Giám Mục Los Angeles
Source:Archdiocese of Los Angeles
Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez đã đưa ra thông tin cập nhật cho các giáo dân đang tập trung tham dự Thánh lễ Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Các Thiên thần vào ngày 19 tháng 2, một ngày sau khi vị giám mục gốc Ái Nhĩ Lan được tìm thấy đã chết tại nhà của ngài ở Hacienda Heights. Một tuyên bố cũng đã được đưa ra cho các phương tiện truyền thông vào sáng Chúa Nhật.
Đức Tổng Giám Mục nói:
“Chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện cho Đức Cha Dave và gia đình của ngài. Và chúng ta hãy cầu nguyện cho các quan chức thực thi pháp luật khi họ tiếp tục cuộc điều tra về tội ác khủng khiếp này.”
Trong một thông cáo báo chí được đưa ra vào sáng Chúa Nhật, sở Cảnh sát Los Angeles nói rằng các nhân viên cảnh sát đã ứng phó với một trường hợp khẩn cấp về y tế tại khu phố 1500 của Đại lộ Janlu ở Hacienda Heights và tìm thấy vị giám mục bị một vết thương do đạn bắn.
“Khi đến nơi, họ phát hiện ra một người nam trưởng thành bị vết thương do đạn bắn,” theo thông cáo của Cảnh sát trưởng. “Nhân viên y tế đến và tuyên bố nạn nhân đã chết tại hiện trường.”
Thông cáo nói rằng cái chết của Đức Cha O'Connell đang được giải quyết như một cuộc điều tra giết người, và khuyến khích bất kỳ ai có thông tin về vụ việc hãy liên hệ với văn phòng án mạng của sở cảnh sát theo số (323) 890-5500.
Trong bài giảng Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục Gomez đã nhắc lại một chi tiết từ bài giảng của Đức Cha O'Connell tại Thánh lễ Cầu cho các Bệnh nhân hàng năm, mà cả hai vị đã cử hành cùng nhau vào Thứ Bảy trước khi ngài qua đời, vào ngày 11 tháng Hai.
Đức Tổng Giám Mục Gomez giải thích: “Chúng ta có một bức tượng Đức Trinh Nữ Maria rất đẹp ở phía bên kia của cung thánh. Vì vậy, khi bắt đầu bài giảng, ngài đã đi đến đó và cầu nguyện với Đức Mẹ. Và sau đó ngài quay lại và nói vào đầu bài giảng: 'Đức Mẹ bảo tôi nói với anh chị em rằng Đức Mẹ yêu mến anh chị em.'
“Đó là con người của Đức Cha Dave,” tổng giám mục nói. “Ngài có khiếu hài hước tuyệt vời và lòng sùng kính tuyệt vời đối với Đức Mẹ. Tất cả chúng ta đều nhớ ngài rất nhiều.”
Cái chết của Đức Cha O'Connell cũng thu hút những thông điệp cảm thông và thương tiếc từ quê hương Ái Nhĩ Lan của ngài, nơi ngài thường xuyên đến thăm gia đình và bạn bè.
Trong một tuyên bố được đưa ra vào hôm Chúa Nhật, giám mục giáo phận quê hương của Đức Cha O'Connell bày tỏ “sự cảm thông và hỗ trợ cầu nguyện cho gia đình Đức Cha O'Connell ở Cork, cho Đức Tổng Giám Mục José H. Gomez và người dân, linh mục và tu sĩ của Tổng giáo phận Los Angeles.”
“Tin tức về cái chết bi thảm của Đức Giám Mục David O'Connell ở Los Angeles đã gây chấn động khắp Giáo phận Cork và Ross, quê hương của ngài,” Đức Giám Mục Fintan Gavin của Cork và Ross cho biết.
“Chúng ta sẽ cầu nguyện cho Đức Cha David trong các Thánh lễ ở khắp Giáo phận Cork và Ross trong những ngày tới để xin Chúa an ủi gia đình, đồng nghiệp và tất cả tang quyến của ngài,” vị giám mục nói. “Đức Giám Mục David đã làm việc không mệt mỏi vì hòa bình và hòa hợp trong các cộng đồng; giờ đây xin Chúa cho ngài yên nghỉ trong sự bình an”.
Bishop O'Connell ban đầu đến từ Brooklodge, Glanmire ở quận Cork, là quận lớn nhất ở Ái Nhĩ Lan.
Cảnh Sát Trưởng Quận Los Angeles Robert Luna cũng xác nhận tin tức về vụ sát hại Giám Mục O'Connell, ông nói vào sáng Chúa Nhật rằng “Trái tim tôi đau buồn sau khi biết về vụ sát hại Giám Mục Phụ Tá David O'Connell” và sở cảnh sát Los Angeles “quyết tâm bắt giữ những kẻ phải chịu trách nhiệm cho tội ác khủng khiếp này.”
Source:Angelus News
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu.
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.
“Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét đối phương. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu đối phương và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.”
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Những lời Chúa Giêsu nói với chúng ta trong Tin Mừng Chúa Nhật tuần này thật đòi hỏi và có vẻ nghịch lý: Người mời gọi chúng ta hãy chìa má ra và yêu thương cả đối phương của mình (x. Mt 5:38-48). Chúng ta yêu mến những người yêu mến chúng ta, làm bạn với những người là bằng hữu của chúng ta; thế nhưng Chúa Giêsu khiêu khích chúng ta bằng cách nói: nếu anh em hành động theo cách này, “anh em có làm gì lạ thường đâu?” (câu 47). Anh chị em phải làm gì hơn nữa? Đây là điểm mà tôi muốn thu hút sự chú ý của anh chị em ngày hôm nay, về những gì điều ngoại thường anh chị em phải làm.
“Những gì hơn nữa”, “những gì ngoại thường” là những gì vượt ra ngoài giới hạn của thông thường, vượt quá những tập quán thông thường và những tính toán người ta thường tình do sự thận trọng quy định. Nói chung, chúng ta cố gắng sắp xếp mọi thứ ít nhiều vào trật tự và trong tầm kiểm soát, sao cho phù hợp với mong đợi của chúng ta, với thước đo của chúng ta: chúng ta sợ không được đáp lại hoặc phơi bày bản thân quá nhiều để rồi thất vọng, chúng ta thích yêu những người yêu thương chúng ta hơn để tránh những thất vọng, chúng ta chỉ làm điều tốt cho những người tốt cho chúng ta, chỉ hào phóng với những người có thể trả ơn; và với những người đối xử tệ bạc với chúng ta, chúng ta đáp lại cách nào đó để chúng ta cân bằng tỷ số. Nhưng Chúa cảnh cáo chúng ta: như thế vẫn chưa đủ! Chúng ta sẽ nói: đây không phải là Kitô giáo! Nếu chúng ta vẫn bình thường, trong sự cân bằng giữa cho và nhận, mọi thứ sẽ không thay đổi. Nếu Thiên Chúa cũng làm theo logic này, chúng ta sẽ không có hy vọng được cứu rỗi! Nhưng, thật may mắn cho chúng ta, tình yêu của Thiên Chúa luôn luôn “phi thường”, tình yêu của Thiên Chúa vượt xa những tiêu chuẩn thông thường mà con người chúng ta sống trong các mối quan hệ của mình.
Vì vậy, những lời của Chúa Giêsu thách thức chúng ta. Trong khi chúng ta cố gắng duy trì sự bình thường của lý luận vị lợi, Người yêu cầu chúng ta mở lòng ra với điều phi thường, điều phi thường của một tình yêu cho đi nhưng không; trong khi chúng ta luôn cố gắng cân bằng tỷ số, thì Chúa Kitô khuyến khích chúng ta sống tình yêu không cân bằng. Chúa Giêsu không phải là người kế toán giỏi, không! Người luôn dẫn chúng ta đến sự mất cân bằng của tình yêu. Chúng ta không nên ngạc nhiên về điều này. Nếu Thiên Chúa không tự “mất cân bằng”, thì chúng ta đã không bao giờ được cứu: chính sự mất cân bằng của thập giá đã cứu chúng ta! Nếu hành xử cân bằng, Chúa Giêsu sẽ không đến tìm chúng ta khi chúng ta lạc lối và xa cách; Ngài sẽ không yêu chúng ta cho đến cùng, Ngài sẽ không đón nhận thập giá vì chúng ta, là những người không xứng đáng với tất cả những điều này và không thể hồi đáp lại Ngài bất cứ điều gì. Như Thánh Tông đồ Phaolô viết, “Hầu như không ai chết vì người công chính, hoạ may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta.” (Rm 5:7-8). Vì vậy, Thiên Chúa yêu chúng ta trong khi chúng ta là những người tội lỗi, không phải vì chúng ta tốt hay có thể hồi đáp lại cho Ngài điều gì đó. Anh chị em thân mến, tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu luôn dư dật, luôn vượt quá tính toán, luôn không cân xứng. Và hôm nay Người cũng xin chúng ta hãy sống như thế, vì chỉ có như thế chúng ta mới thực sự làm chứng cho Người.
Anh chị em thân mến, Chúa mời gọi chúng ta hãy bước ra khỏi logic của tư lợi và đừng đo lường tình yêu trên những thước đo tính toán và tiện lợi. Ngài mời gọi chúng ta đừng lấy điều ác đáp lại điều ác, hãy dám làm điều tốt, dám mạo hiểm trao ban, ngay cả khi chúng ta nhận được rất ít hoặc không nhận được gì. Vì chính tình yêu này từ từ chuyển hóa những xung đột, rút ngắn khoảng cách, chiến thắng thù hận và chữa lành những vết thương của hận thù. Và vì vậy, chúng ta có thể tự hỏi, mỗi người chúng ta: trong cuộc sống của tôi, tôi tuân theo luận lý bánh ít trao đi bánh quy trao lại, hay luận lý của sự nhưng không, như Thiên Chúa làm? Tình yêu phi thường của Chúa Kitô không phải là điều dễ dàng, nhưng điều đó là có thể; điều đó là có thể bởi vì chính Ngài giúp chúng ta bằng cách ban cho chúng ta Thần Khí của Ngài, tình yêu vô hạn của Ngài.
Chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Mẹ, Đấng đã trả lời “xin vâng” với Thiên Chúa mà không cần tính toán, đã cho phép Ngài biến Mẹ thành kiệt tác của Ân Sủng Ngài.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Tình yêu của Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy để cho mình cảm động trước hoàn cảnh của những người đang gặp khó khăn. Tôi đặc biệt nghĩ đến Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, đến rất nhiều nạn nhân của trận động đất, nhưng cũng đến những thảm kịch hàng ngày của người dân Ukraine thân yêu và nhiều dân tộc phải chịu hậu quả của chiến tranh hoặc nghèo đói, thiếu tự do hoặc môi trường đang tàn phá nhiều dân tộc… Về vấn đề này, tôi gần gũi với người dân New Zealand, những ngày gần đây đã bị một cơn bão tàn khốc tấn công. Anh chị em, chúng ta đừng quên những người đau khổ, và hãy quan tâm đến đức ái của chúng ta, hãy để đó là đức ái thực sự!
Tôi gửi lời chào đến tất cả anh chị em, từ Ý và các quốc gia khác. Tôi chào những người hành hương đến từ Oviedo, Tây Ban Nha, và các sinh viên của Vila Pouca de Aguair ở Bồ Đào Nha.
Sau đó, tôi chào các nhóm Công Giáo Tiến hành từ Rimini và Saccolongo; tín hữu Lentiai, Turin và Bolzano; các ứng viên phép Thêm Sức từ Valvasone và Almenno San Salvatore; các thanh thiếu niên của Tricesimo, Leno, Chiuppano và Fino Mornasco; những lễ sinh giúp lễ từ Arcene và các sinh viên của Trường Saint Ambrose ở Milan.
Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
1. Video cử động chân liên tục của Putin làm dấy lên nhiều đồn đoán về sức khỏe
Vladimir Putin vừa có cuộc gặp gỡ với Alexander Lukashenko hôm thứ Sáu tại dinh thự chính thức của Putin ở Novo-Ogaryovo thuộc khu vực Mạc Tư Khoa. Trước khi phó hội, Lukashenko tuyên bố hôm thứ Năm rằng “không đời nào” đất nước của ông gửi quân vào Ukraine trừ khi nước này bị tấn công. Trong video về cuộc gặp gỡ tại Novo-Ogaryovo, hôm thứ Sáu là video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây, chân của Putin lắc dữ dội gây ra nhiều đồn đoán. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Video of Putin's Constant Leg Movements Sparks More Health Speculation”, nghĩa là “Video cử động chân liên tục của Putin làm dấy lên nhiều đồn đoán về sức khỏe.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một video về đôi chân bồn chồn của Vladimir Putin đã gây xôn xao trên mạng sau nhiều tháng suy đoán về tình trạng sức khỏe của ông.
Các đoạn clip từ cuộc gặp gỡ giữa Putin và tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho thấy nhà lãnh đạo Nga liên tục cử động chân và bàn chân, gây ra nhiều phản ứng từ chế giễu đến chẩn đoán y tế.
“Đây có phải là mã Morse không?” cố vấn nội vụ Ukraine Anton Geraschchenko đã tweet bên cạnh đoạn clip về những bước chân run rẩy của Putin. Tính đến thứ Bảy, video đã được xem hơn 4,7 triệu lần. Người dùng Twitter Luis da Cruz cũng chế nhạo các động tác này, viết trên Twitter rằng Putin đang cố gửi thông điệp rằng “các bạn, tôi thích nhảy American Rock'n'Roll!”
Nhưng nhiều đánh giá chẩn đoán hơn về các chuyển động cũng xuất hiện, chẳng hạn như từ hãng tin Visegrad đã tweet bên cạnh video, “có vẻ như có gì đó không ổn.”
Người dùng Twitter Tendar, người có 140.000 người theo dõi và thường xuyên chia sẻ thông tin cập nhật về Ukraine và Nga, đã tweet về việc Putin gặp “vấn đề liên tục trong việc kiểm soát chân và tay của mình,” trong cuộc gặp với Lukashenko. “Người đàn ông này bị bệnh. Việc Nga thua trận chắc chắn sẽ đẩy nhanh tình trạng ngày càng xấu đi của ông ta.”
Một người dùng Twitter khác đã viết rằng “khi anh ấy ở Nga, chân của anh ấy luôn ở dưới gầm bàn hoặc bàn làm việc và anh ấy giữ bàn hoặc bút để che giấu những cơn run... anh ấy phơi bày trên chiếc ghế này nên anh ấy không thể che giấu được”.
Người dùng Adin của Crimea gợi ý rằng sau việc “chăm sóc một người cha đã chết vì bệnh Parkinson, tôi có thể chứng thực rằng nó giống như giai đoạn đầu sau này, nhưng bạn là người phán xét,” và nói thêm, “dù là bồn chồn hay sức khoẻ, đó không phải là hành vi bình thường trên thế giới sân khấu.”
Bệnh Parkinson, có thể gây ra chứng loạn trương lực cơ, hoặc xoắn cơ, co thắt hoặc chuột rút, là một chẩn đoán cho Putin đã lan truyền một thời gian, gần đây nhất là vào tháng này bởi cựu lãnh đạo MI6 của Anh, Ngài Richard Dearlove trong một cuộc phỏng vấn với ấn phẩm của Anh, tờ The Sun.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, đã có nhiều báo cáo cho rằng Putin bị ung thư, bệnh Parkinson hoặc cả hai, mặc dù Điện Cẩm Linh, mà Newsweek đã liên hệ để bình luận, đã nhiều lần tuyên bố rằng nhà lãnh đạo Nga có sức khỏe tốt.
Các cơ quan tình báo phương Tây từ lâu đã nghi ngờ rằng ông Putin bị bệnh và những tin đồn về tổng thống Nga đã tồn tại trong vài tháng qua, chẳng hạn như việc ông bị liệt cánh tay phải trong chuyến thăm Tehran hồi tháng 7.
Khi được ABC News hỏi vào tháng trước rằng liệu Putin có bị bệnh nan y và sẽ chết rất sớm hay không, Kyrylo Budanov, người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Ukraine cho biết: “Tất nhiên”.
2. Tổng thư ký NATO tiết lộ 'rủi ro lớn nhất' giữa chiến tranh Nga, Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Chief Reveals 'Biggest Risk' Amid Russia, Ukraine War”, nghĩa là “Tổng thư ký NATO tiết lộ 'rủi ro lớn nhất' giữa chiến tranh Nga, Ukraine.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Bảy cho biết không có lựa chọn nào không có rủi ro khi nói đến cuộc chiến Nga-Ukraine đang diễn ra, đồng thời cảnh báo rằng rủi ro lớn nhất sẽ xảy ra nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin giành được chiến thắng.
“Một số lo lắng rằng sự hỗ trợ của chúng ta đối với Ukraine có nguy cơ gây leo thang căng thẳng. Hãy để tôi nói cho rõ ràng. Không có lựa chọn mà không có rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất là Putin chiến thắng,” ông Stoltenberg phát biểu tại phiên họp của Hội nghị An ninh Munich với chủ đề “Vượt lên trên Liên minh: Hợp tác vì An ninh Âu Châu.”
Stoltenberg giải thích rằng một chiến thắng của Putin sẽ cho phép các nhà lãnh đạo “độc tài” khác sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu của họ, và do đó khiến thế giới “nguy hiểm hơn” và các quốc gia NATO “dễ bị tổn thương hơn”.
“Vì vậy, hỗ trợ Ukraine không chỉ là điều đúng đắn về mặt đạo đức. Đó cũng là vì lợi ích an ninh của chính chúng ta,” ông nói thêm.
Người đứng đầu NATO cũng kêu gọi tăng cường khả năng răn đe và phòng thủ vì “chiến tranh là không thể đoán trước”, đồng thời nói rằng vẫn chưa biết liệu cuộc chiến ở Ukraine có hồi kết hay không.
“Nhưng tôi biết điều này. Ngay cả khi chiến tranh kết thúc vào ngày mai, môi trường an ninh của chúng ta đã thay đổi trong dài hạn. Không có đường lùi. Cẩm Linh muốn một Âu Châu khác. Một nơi mà Nga kiểm soát các nước láng giềng”.
Cuộc chiến ở Ukraine sắp tròn một năm và mặc dù các lực lượng Nga tiếp tục gặp phải một số thất bại, nhưng Putin không có dấu hiệu đầu hàng khi quân đội của ông hiện đang chuẩn bị phát động một cuộc tấn công mới vào mùa xuân.
Đầu tuần này, ông Stoltenberg cho biết tại Brussels rằng cuộc tấn công mới của Nga ở miền đông Ukraine đã bắt đầu với việc quân đội tiến gần hơn đến việc kiểm soát thị trấn chiến lược Bakhmut ở vùng Donbas.
Người đứng đầu NATO cho biết: “Chúng ta không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Putin đang chuẩn bị cho hòa bình... Những gì chúng ta thấy là Tổng thống Putin và Nga vẫn muốn kiểm soát Ukraine”. “Chúng ta thấy cách họ gửi thêm binh lính, nhiều vũ khí hơn, nhiều khả năng hơn. Thực tế là chúng ta đang chứng kiến sự khởi đầu của một cuộc tấn công mới rồi.”
Ông Stoltenberg nói thêm rằng Putin đang gửi thêm “hàng nghìn hàng nghìn binh sĩ” và chấp nhận “tỷ lệ thương vong rất cao”, nhưng gây thêm áp lực lên người Ukraine. “Những gì Nga thiếu về phẩm chất, họ cố gắng bù đắp bằng số lượng”.
NATO đã bị chỉ trích vì không làm đủ cho Ukraine mặc dù liên minh này và các quốc gia Âu Châu liên tục gửi viện trợ quân sự và các viện trợ khác cho quân đội Ukraine. Nhà phân tích quân sự Hans Petter Midttun đã viết trong một bài bình luận trên tờ Kyiv Post hồi đầu tháng này rằng phương Tây đã hỗ trợ Ukraine theo cách chậm chạp đến mức có thể không dẫn nước này đến chiến thắng.
“Sự chuyên nghiệp này đã giúp Ukraine nhận được nhiều vũ khí mới tinh vi hơn cũng như thử thách quyết tâm của Nga,” Midttun viết, đồng thời cho biết thêm rằng phương Tây cần một chiến lược mới để giúp Ukraine kết thúc chiến tranh theo các điều kiện của mình.
Midttun nói tiếp: “Mỹ, Liên Hiệp Âu Châu và NATO cần một chiến lược chủ động và bảo đảm rằng phương Tây và Ukraine giành được thế chủ động. Đã đến lúc phải thừa nhận rằng Nga đang tiến hành một cuộc chiến hỗn hợp chống lại cả các thành viên NATO và Liên Hiệp Âu Châu và hành động phù hợp”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Ukraine để bình luận.
3. Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết ông mong đợi nhiều cam kết về xe tăng hơn sau quyết định của Đức về Leopards
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói với các phóng viên báo chí rằng ông mong đợi nhiều quốc gia sẽ cung cấp xe tăng chiến đấu cho Ukraine sau khi Đức cam kết cung cấp xe tăng Leopard 2 vào cuối Tháng Giêng, nhưng ông rất phấn khởi với tổng số lượng đã cam kết cho đến nay.
“Tôi không thực sự thất vọng; Tôi có thể nói là hơi lạc quan vì những tiếng nói mà chúng ta đã nghe trước đó trong cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine tại Ramstein to hơn. Và do đó, tôi mong đợi nhiều hơn sau đó, sau quyết định của chúng ta,” Pistorius nóibên lề Hội nghị An ninh Munich ở Đức.
Cộng với xe tăng của Đức, xe tăng Abrams của Mỹ và xe tăng Challenger của Anh, “rất nhiều” sẽ được cung cấp để hỗ trợ Ukraine trong các trận chiến chống lại Nga.
“Chúng ta có một số lượng lớn, nhưng chúng ta vẫn đang nghiên cứu thêm”, ông nói.
Đức dự kiến sẽ giao xe tăng Leopard 2A6 vào tuần cuối cùng của tháng 3, Pistorius xác nhận, với “việc giao xe tăng ổn định trong tháng tiếp theo”.
Ông nói thêm rằng ngành công nghiệp quốc phòng của Đức và Ba Lan sẽ hợp tác để sản xuất đạn dược và phụ tùng thay thế cho xe tăng, cũng như các cơ chế sửa chữa.
Giải quyết sự thất vọng từ các quốc gia như Lithuania về việc củng cố sườn phía đông của NATO, Pistorius cho biết các quan chức đang “làm việc đó”, nhưng phải mất một thời gian vì “chúng ta phải tái thiết lực lượng của mình”, tăng cường cơ sở hạ tầng và chờ kế hoạch của NATO.
Ngoài ra, “mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt với tư cách là sườn phía đông không chỉ ở một điểm; nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào”.
Pistorius cho biết sự đoàn kết mà anh đã chứng kiến tại Hội nghị An ninh Munich cho anh hy vọng về tình hình hiện tại.
“Những gì tôi thấy là sự đoàn kết rất, rất mạnh mẽ, cam kết rất mạnh mẽ trong cam kết chung mà chúng ta mong muốn, và chúng ta sẽ hỗ trợ Ukraine cho đến chừng nào còn có thể. Và điều này rất quan trọng, một tín hiệu rất quan trọng đối với người dân Ukraine, những người thực sự đã chiến đấu trong một cuộc chiến rất, rất đáng ngưỡng mộ chống lại sự xâm lược của Nga,” ông nói.
4. Mỹ cảnh báo các đồng minh tại hội nghị Munich rằng Trung Quốc có thể tăng cường hỗ trợ cho Nga
Các quan chức Mỹ quen thuộc với thông tin tình báo nói với CNN rằng Mỹ đang bắt đầu nhận thấy xu hướng “đáng lo ngại” trong việc Trung Quốc hỗ trợ quân đội Nga.
Các quan chức cho biết có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn “đi đến giới hạn” cung cấp viện trợ quân sự sát thương cho Nga mà không bị bắt.
Các quan chức sẽ không mô tả chi tiết những thông tin tình báo mà Hoa Kỳ đã thấy để gợi ý về sự thay đổi gần đây trong lập trường của Trung Quốc, nhưng họ đã đủ lo ngại đến mức họ đã chia sẻ thông tin tình báo với các đồng minh và đối tác tại Hội nghị An ninh Munich trong vài ngày qua.
Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ nêu vấn đề nếu ông gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị vào thứ Bảy bên lề hội nghị, mặc dù một cuộc gặp như vậy vẫn chưa được xác nhận.
Phó Tổng thống Kamala Harris cũng ám chỉ sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Nga trong bài phát biểu của bà tại Munich.
Harris cho biết hôm thứ Bảy: “Chúng tôi cũng lo ngại rằng Bắc Kinh đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ với Mạc Tư Khoa kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Trong tương lai, bất kỳ bước đi nào của Trung Quốc nhằm hỗ trợ sát thương cho Nga sẽ chỉ tưởng thưởng cho sự gây hấn, tiếp tục giết chóc và làm suy yếu thêm một trật tự dựa trên luật lệ.”
Các quan chức cho biết Mỹ đang chứng kiến Trung Quốc cố gắng công khai thể hiện mình là người ủng hộ hòa bình và duy trì mối quan hệ với Âu Châu, đồng thời âm thầm hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga và xem xét cung cấp viện trợ sát thương.
Phát biểu tại hội nghị hôm thứ Bảy, Vương Nghị cho biết Bắc Kinh sẵn sàng trình bày một đề xuất hòa bình cho Ukraine. Nhiều nhà lãnh đạo Liên minh Âu Châu tại Munich chia sẻ sự cảnh giác của Hoa Kỳ về ý định của Bắc Kinh.
Thông tin cơ bản khác: Chính quyền Biden vào tháng trước đã nêu quan ngại với Trung Quốc về bằng chứng cho thấy các công ty Trung Quốc đã bán thiết bị phi sát thương cho Nga để sử dụng ở Ukraine.
Nhiều nguồn tin quen thuộc với tình báo Mỹ và Âu Châu nói với CNN rằng thiết bị đó bao gồm các vật dụng như áo khoác chống đạn và mũ bảo hiểm.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngừng hỗ trợ quân sự mạnh mẽ hơn, bao gồm các hệ thống vũ khí sát thương để sử dụng trên chiến trường ở Ukraine. Các quan chức cho biết Nga đã yêu cầu các khoản viện trợ như vậy, nhưng Trung Quốc không muốn bị coi là kẻ hạ đẳng trên trường quốc tế.
Nhưng hiện có những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có thể đang xem xét điều đó, các quan chức cho biết, và chính quyền Biden đang cảnh báo công khai và riêng tư rằng Hoa Kỳ đang theo dõi chặt chẽ bất kỳ hành vi vi phạm lệnh trừng phạt nào của phương Tây cấm hỗ trợ quân sự cho Nga.
Trung Quốc và Nga đã công khai tuyên bố “tình hữu nghị không có giới hạn” ngay trước khi Nga xâm chiếm Ukraine vào năm ngoái và Vương Nghị sẽ đến thăm Nga trong tháng này, CNN đưa tin.
5. Cựu chỉ huy Mỹ dự đoán người Ukraine sẽ có thể đẩy lùi quân đội Nga vào mùa hè này
Tướng David Petraeus nói với CNN rằng ông tin rằng quân đội Ukraine sẽ có thể đẩy lùi lực lượng Nga trong mùa hè này, tùy thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí và chiến lược.
Ông Petraeus nói với Nic Robertson của CNN tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức rằng sẽ cần một cuộc tấn công vũ trang kết hợp thành công - một đường lối bổ sung trong đó nhiều loại đơn vị chiến đấu hỗ trợ lẫn nhau.
“Bạn có thể khiến đối phương lùi bước và lý tưởng nhất là sụp đổ - và điều đó có thể xảy ra vào mùa hè này, ít nhất là ở quy mô cục bộ- và hy vọng là đủ để cắt đứt cây cầu trên đất liền mà Nga đã thiết lập cho phép họ kết nối với Crimea dọc theo bờ biển phía đông nam của Ukraine,” Petraeus, người từng là chỉ huy của Hoa Kỳ và liên minh trong các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, và sau đó là giám đốc CIA.
“Nếu bạn làm được điều đó, bạn có thể bắt đầu cô lập Crimea, bạn có thể giảm vai trò trung tâm hỗ trợ hậu cần của nó, và sau đó bạn có thể chia rẽ lực lượng Nga. Và sau đó nếu bạn có thể đánh sập cây cầu qua eo biển Kerch, bạn đã thực sự cô lập họ,” ông nói thêm.
Petraeus cho biết nếu kịch bản đó xảy ra, kết hợp với vũ khí tầm xa cho Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, sẽ có một “động lực rất khác” trong cuộc xung đột.
Nếu tổn thất của Nga tiếp tục chồng chất, “đến một lúc nào đó, Điện Cẩm Linh phải nhận ra cuộc chiến này là không thể chịu đựng nổi trên chiến trường. Và nếu bạn tiếp tục thắt chặt các biện pháp kiểm soát kinh tế, tài chính và xuất khẩu, bạn cũng sẽ làm cho nó trở nên không thể chịu đựng nổi ngay trên sân nhà,” ông nói.
Ông cũng cho biết những người Ukraine được đào tạo về vũ khí phương Tây dường như đang làm việc đó với tốc độ đáng kinh ngạc.
“Các báo cáo từ các đồng nghiệp phương Tây nói rằng người Ukraine đang tập luyện rất tốt. Họ đã hoàn thành vào buổi trưa ngày thứ nhất, còn bạn thì đang ở ngày thứ hai, và họ đang phải đẩy nhanh quá trình đào tạo một cách đáng kể. Và ngay cả khi họ trở lại doanh trại sau một ngày huấn luyện rất dài, họ vẫn đọc sách hướng dẫn. Họ muốn quay trở lại cuộc chiến, trở lại để bảo vệ gia đình mình,” ông nói.
Quân đội Ukraine đang được huấn luyện trên xe tăng Leopard 2 ở Ba Lan, chính phủ Anh cho biết hồi đầu tháng rằng họ sẽ bắt đầu đào tạo phi công Ukraine trên máy bay chiến đấu tiêu chuẩn NATO và nhóm người Ukraine đầu tiên đã hoàn thành khóa huấn luyện tại một căn cứ của Mỹ ở Đức vào hôm thứ Sáu.
Petraeus nhắc lại: “Tôi nghĩ rằng họ sẽ có thể đạt được loại tấn công hiệu ứng vũ khí kết hợp mà người Nga chưa đạt được.”
6. Giám đốc CIA nói chia sẻ thông tin tình báo về Nga là “thiết yếu” trong liên minh hỗ trợ Ukraine
Giám đốc CIA Bill Burns cho biết việc chia sẻ thông tin tình báo với các đồng minh NATO là rất quan trọng để duy trì liên minh hỗ trợ Ukraine trong năm qua.
“Tôi nghĩ việc chia sẻ thông tin tình báo mà chúng ta tham gia — và đó là con đường hai chiều; chúng ta đã học được rất nhiều điều từ các đối tác NATO của mình, chúng ta cũng học được nhiều điều từ người Ukraine - tôi nghĩ đó là loại xi măng thiết yếu trong liên minh mà Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tổ chức,” Burns nói trong một hội thảo tại một phiên họp thứ Bảy của Hội nghị An ninh Munich ở Đức.
“Đó là một thách thức liên tục hàng ngày, để có thể làm việc chăm chỉ nhất có thể trong cộng đồng tình báo Hoa Kỳ với Tư lệnh Đồng minh Tối cao của NATO tại Âu Châu, Tướng Christopher Cavoli và các đối tác của chúng ta ở Âu Châu để bảo đảm rằng chúng ta có thông tin rõ ràng nhất, với những hình ảnh có thể xuyên suốt liên minh,” giám đốc CIA nói.
Burns cho biết thêm, Hoa Kỳ ưu tiên chia sẻ với các đối tác của mình “một cách rất nhanh chóng và có hệ thống”.
Dân biểu Đảng Cộng hòa Mike Turner, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, cũng dành lời khen ngợi cho Burns và cộng đồng tình báo vì đã bảo đảm thông tin tình báo về Nga được cập nhật.
“Tôi chỉ muốn ca ngợi Giám đốc Burns vì thực tế là chúng ta đã rời mắt khỏi vấn đề liên quan đến Nga, chúng ta đã lờ đi và chúng ta không có nhiều nguồn lực hướng tới Nga khi vấn đề Ukraine đang diễn ra,” Turner nói. “Và Giám đốc Burns, cùng với Bộ Quốc phòng và Giám đốc Tình báo Quốc gia đã phải thực sự hợp tác với nhau, bao gồm cả các đồng minh của chúng ta, để cung cấp các thông tin mới và những phân tích quan trọng mới.”
7. Blinken nói rằng Hoa Kỳ muốn bảo đảm hòa bình lâu dài ở Ukraine bằng cách bảo vệ chống lại sự xâm lược của Nga trong tương lai
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết hôm thứ Bảy rằng chính phủ của ông có “lợi ích sâu sắc” trong một nền hòa bình “công bằng và lâu dài” ở Ukraine.
“Bất kỳ nền hòa bình nào cũng phải phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc,” Blinken nói trong một phiên thảo luận tại Hội nghị An ninh Munich.
Và, nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ cho biết, lợi ích tốt nhất của các quốc gia trên thế giới là phải bảo đảm rằng động thái chiếm lãnh thổ bằng vũ lực của Nga không thể đạt được kết quả.
“Nếu chúng ta không làm điều đó, chúng ta sẽ mở chiếc hộp Pandora trên khắp thế giới, và mọi kẻ muốn xâm lược sẽ kết luận rằng, 'Nếu Nga thoát tội, chúng ta cũng thoát được,'“ Blinken nói. “Và đó không phải là lợi ích của bất kỳ ai, bởi vì đó là công thức cho một thế giới xung đột.”
Tham gia vào một hội thảo tranh luận của Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock và Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba, Blinken tiếp tục khẳng định rằng một nền hòa bình lâu dài có nghĩa là Ukraine sẽ có các công cụ để ngăn chặn hành vi gây hấn trước khi nó leo thang trong tương lai.
“Chúng ta phải làm mọi thứ trong khả năng của mình để bảo đảm rằng Nga sẽ không lặp lại cuộc xâm lược tương tự một năm hay năm năm sau,” Blinken nói.
“Vì vậy, ngay cả khi chúng ta đang làm mọi thứ có thể để cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ cần thiết hiện nay nhằm đối phó với sự xâm lược của Nga, chúng ta phải suy nghĩ về tương lai sau chiến tranh sẽ như thế nào để bảo đảm rằng chúng ta có an ninh và ổn định cho người Ukraine, cũng như an ninh và ổn định ở Âu Châu,” ông nói thêm.
Sau đó trong cuộc thảo luận, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã nhắc lại cam kết của đất nước ông trong việc giúp đỡ Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga, ghi nhận “sự hỗ trợ chưa từng có” đã được cung cấp và “một cam kết lâu dài” để giúp đỡ quốc phòng Ukraine lâu dài.
Blinken nói thêm rằng Hoa Kỳ “không nghi ngờ gì về chiến thắng và thành công của Ukraine.”
“Và có một lý do đơn giản, mạnh mẽ cho điều đó — bất kể điều gì khác, kể cả sự hỗ trợ mà chúng ta đang cung cấp; đó là có sự khác biệt lớn nhất là người Ukraine đang chiến đấu cho đất nước của họ, cho tương lai của họ, cho vùng đất của họ. Người Nga thì không, và đó sẽ là điều lớn nhất.”
1. Giáo dân kêu gọi nhà nước Trung Quốc chấm dứt việc giam giữ Đức Cha Thôi Thái
Các tín hữu Công Giáo thuộc Giáo phận Tuyên Hóa (Xuanhua), tỉnh Hà Bắc bên Trung Quốc, kêu gọi nhà nước chấm dứt sự giam giữ bất hợp pháp Đức Cha Augustino Thôi Thái (Cui Tai), Giám mục phó của giáo phận này.
Hãng tin Asia News truyền đi hôm 13 tháng Hai vừa qua cho biết Đức Cha Thôi Thái năm nay 71 tuổi, được Tòa Thánh công nhận nhưng không được nhà nước Trung Quốc nhìn nhận. Đầu năm 2013, sau khi tham khảo và kiểm chứng từ phía Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã phê chuẩn và bổ nhiệm Đức Cha làm Giám mục phó giáo phận Tuyên Hóa. Sau đó, Đức Cha Tôma Triệu Khắc Huân (Zhao Kexun), Giám mục chính tòa, đã để cho ngài toàn quyền cai quản giáo phận. Năm 2018, Đức Cha Huân qua đời, hưởng thọ 94 tuổi.
Từ 16 năm nay, tức là từ năm 2007, Đức Cha Thôi Thái bị nhà nước giam cầm mà không có lý do và cũng chẳng xét xử. Trong những năm gần đây, nhà nước cho Đức Cha được thăm cha mẹ già vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc Trung Thu. Nhưng từ khi ngài bị bắt đưa đi hồi mùa xuân năm 2021, ngài không trở về nhà nữa và người ta không biệt Đức Cha ở đâu.
Nguồn tin của hãng Asia News nói rằng năm nay là kỷ niệm đúng 10 năm Đức Cha Augustino Thái thụ phong giám mục và các tín hữu mong được tin về Đức Cha. Họ cầu nguyện hằng ngày cho ngài, để ngài sớm trở về giáo phận.
Một số nguồn tin khác phê bình sự tàn bạo của nhà nước, dùng các biện pháp cưỡng bách và vô nhân đạo, giữa lúc tương quan giữa Tòa Thánh và Trung Quốc có vẻ được cải tiến.
2. Tóm lược nội dung cuốn ‘Không gì ngoài Sự thật’ của Đức Tổng Giám Mục Gänswein - Một Huấn quyền trong mọi đường nét
Với tiêu đề “Một Huấn quyền trong mọi đường nét,” chương này trình bày những điểm nổi bật trong giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI, mà Đức Tổng Giám Mục Gänswein mô tả là “di sản quan trọng nhất” của ngài. Đức Tổng Giám Mục nói rằng “tâm điểm dứt khoát” của giáo huấn này là “chứng nhân lấy Chúa Kitô làm trung tâm” của Đức Bênêđíctô, như được chứng tỏ trong việc ngài hoàn thành tác phẩm ba tập “Chúa Giêsu thành Nadarét” khi còn là giáo hoàng. Ngài nói rằng chính qua lăng kính lấy Chúa Kitô làm trung tâm này mà Đức Bênêđictô XVI đã quan niệm về chức vụ giáo hoàng. Đức Tổng Giám Mục viết: “Trong việc làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô của Đức Giáo Hoàng, ý nghĩa và sự cần thiết của thừa tác vụ Phêrô trong Giáo hội một lần nữa được làm cho hiển hiện”.
Chương này hướng dẫn người đọc qua ba thông điệp của Đức Bênêđictô XVI, các tài liệu quan trọng khác và các bài phát biểu quan trọng. Đức Tổng Giám Mục Gänswein phàn nàn về việc người ta đọc sai lời của Đức Giáo Hoàng, đáng chú ý là bài giảng ở Regensburg năm 2006, đã gây ra phản ứng dữ dội trong thế giới Hồi giáo. Đức Tổng Giám Mục bảo vệ quyết định gây tranh cãi năm 2009 của Đức Thánh Cha về việc dỡ bỏ vạ tuyệt thông đối với bốn giám mục được Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre tấn phong. Ngài nói rằng Đức Bênêđictô đã được thông báo nhầm rằng người gây tranh cãi nhất trong bốn người, Giám mục người Anh Richard Williamson, sắp chết vì bệnh ung thư và cần được thuyên giảm khẩn cấp.
Chương 7
Với tiêu đề “Sự từ chức lịch sử đánh dấu một kỷ nguyên,” chương này mô tả quyết định từ chức của Đức Bênêđictô XVI. Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói rằng cam kết của Đức Thánh Cha về việc cử hành Ngày Giới trẻ Thế giới tại Brazil năm 2013 đè nặng lên tâm trí ngài. Khi Đức Bênêđíctô cảm thấy sức lực của mình giảm sút, ngài đã cư xử không bình thường khi cầu nguyện: “Khi quỳ gối, ngài lấy tay ôm đầu và gần như gục xuống, một thái độ xa lạ với phong cách của ngài.” Đức Tổng Giám Mục nhớ lại rằng Đức Bênêđíctô đã thông báo cho ngài vào ngày 25 tháng 9 năm 2012 ý định nhường chỗ cho một giáo hoàng “mới, trẻ hơn và năng động hơn”. Đức Tổng Giám Mục đã vắn tắt cố gắng thuyết phục ngài ở lại, nhưng nhận ra rằng điều đó “hoàn toàn vô ích”.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein ngượng ngùng nhận định rằng thông báo từ chức bằng tiếng Latinh của Đức Giáo Hoàng, soạn thảo trong điều kiện giữ bí mật chặt chẽ, có một số sai sót. Ngài nói rằng sự thanh thản của Đức Bênêđíctô vào ngày thoái vị đã thuyết phục ngài rằng người dìu dắt mình có “những đặc điểm khổ hạnh huyền bí” và “mối quan hệ trực tiếp với Thiên Chúa, Đấng mà ngài cảm thấy thực sự được truyền cảm hứng và hướng dẫn liên tục.”
Tác giả lưu ý rằng nhiều tháng trước khi từ chức, Đức Bênêđíctô đã bổ nhiệm ngài làm trưởng Phủ Giáo hoàng và cử nhiệm ngài làm tổng giám mục. Ngài mô tả lễ tấn phong giám mục của ngài là “nghi thức phụng vụ long trọng nhất mà tôi từng tham dự.”
3. Tóm lược nội dung cuốn ‘Không gì ngoài Sự thật’ của Đức Tổng Giám Mục Gänswein - Mối quan hệ giữa hai vị giáo hoàng
Với tiêu đề “Mối quan hệ giữa hai vị giáo hoàng”, chương này tập trung vào mối liên kết ngày một gia tăng giữa Đức Bênêđictô XVI và người kế vị bất ngờ của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô người Á Căn Đình.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein, người đã theo dõi sát sao những ngày đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong tư cách người đứng đầu Phủ Giáo hoàng, nói rằng ngài và Đức Bênêđictô rất ngạc nhiên khi vị tân giáo hoàng chọn sống tại dinh thự Santa Marta của Vatican hơn là các căn hộ của giáo hoàng trong Tông Điện. Đức Tổng Giám Mục Gänswein bác bỏ quan điểm cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy sự thắt lưng buộc bụng của tân giáo hoàng, nhấn mạnh rằng các khu sinh hoạt có kích thước gần giống nhau và dù sao, Vatican vẫn phải trả tiền cho việc bảo trì liên tục các căn hộ giáo hoàng.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein nhớ lại rằng Đức Bênêđictô XVI đã rất buồn trước những nỗ lực — của cả những người ủng hộ và những người gièm pha — nhằm phóng đại sự khác biệt giữa vị giáo hoàng người Á Căn Đình và vị tiền nhiệm của ngài. Đức Tổng Giám Mục mô tả Đức Phanxicô như một vị khách siêng năng tại nơi ở mới của vị giáo hoàng hưu trí, Đan viện Mater Ecclesiae trong Vườn Vatican, mang theo những món quà là rượu vang và dulce de leche, món tráng miệng Á căn đình.
Tác giả nhớ lại rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mời Đức Bênêđíctô bình luận về cuộc phỏng vấn được hâm mộ năm 2013 của ngài “Một trái tim rộng mở với Thiên Chúa”. Vị giáo hoàng hưu trí viết rằng ngài đã đọc bản văn “với niềm vui và lợi ích thiêng liêng thực sự và hoàn toàn đồng ý,” nhưng đưa ra một số nhận xét “bổ sung” đối với các nhận xét của Đức Giáo Hoàng về phá thai và ngừa thai, và đồng tính luyến ái.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein báo cáo rằng Đức Bênêđíctô đã tìm thấy một vài đoạn trong tông huấn Evangelii gaudium năm 2013 của Đức Phanxicô “không liên quan”, nhưng luôn tìm cách giải thích những lời nói và hành động của người kế nhiệm ngài một cách đại lượng nhất có thể.
Vị tổng giám mục người Đức dành nhiều trang cho cuộc tranh luận năm 2020 về việc xuất bản một cuốn sách về đời sống độc thân linh mục có chứa một tiểu luận của Đức Bênêđictô XVI. Cuốn sách xuất hiện khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô được cho là (một cách sai lầm, theo Đức Tổng Giám Mục Gänswein) đang xem xét lời yêu cầu cho phép phong chức cho những người đàn ông đã kết hôn ở vùng Amazon. Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói rằng cả ngài và Đức Bênêđictô đều “ngạc nhiên” khi vị giáo hoàng hưu trí được trình bày là đồng tác giả với Hồng Y bộ trưởng bộ phụng vụ Vatican lúc bấy giờ là Hồng Y Robert Sarah, người được giới thiệu dưới ánh sáng không mấy tốt đẹp và bị cáo buộc là đã “làm tổn hại rất nhiều đến cả Đức Bênêđictô và tôi.”
Đức Tổng Giám Mục mô tả sự rạn nứt trong mối liên hệ của ngài với Đức Thánh Cha Phanxicô, nhớ lại một dịp khi Đức Thánh Cha yêu cầu ngài không tham gia cùng ngài trong chuyến viếng thăm Cộng đoàn Sant’Egidio của Rôma, khiến ngài cảm thấy bị sỉ nhục. Ngài cũng bày tỏ sự thất vọng trước quyết định của Đức Giáo Hoàng rằng ngài không nên chuyển đến một căn hộ trong Tông điện theo truyền thống được phân bổ cho người đứng đầu Phủ Giáo hoàng (sau này do “bộ trưởng ngoại giao” của Vatican là Tổng Giám mục Paul Gallagher chiếm giữ).
Đức Tổng Giám Mục Gänswein cũng bày tỏ sự buồn khổ trước yêu cầu của Đức Giáo Hoàng, sau cuộc tranh cãi về cuốn sách về độc thân, rằng ngài nên dành toàn bộ thời gian của mình để giúp đỡ Đức Bênêđíctô; ngài trưng dẫn các bức thư trong đó Đức Giáo Hoàng hưu trí khuyến cáo Đức Phanxicô cho phép Đức Tổng Giám Mục Gänswein tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu Phủ Giáo Hoàng, nhưng vô ích. Vị tổng giám mục người Đức kể lại một cuộc điện thoại sau đó với Đức Phanxicô, trong đó ngài xin không thành công liệu ngài có thể trở lại vai trò này hay không.
Ngài kết thúc chương này bằng cách nói rằng với tư cách là thư ký của Đức Bênêđíctô, ngài mang “dấu vết của Cain,” và không thể làm gì để lay chuyển những nhận thức rằng ngài là người “rất cánh hữu” và “diều hâu”.
Chương 9
Với tựa đề “Sự im lặng cần cù trong đan viện,” chương này mô tả gần 10 năm hưu trí của Đức Bênêđictô XVI. Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói rằng ngài không bao giờ ngờ rằng vị giáo hoàng hưu trí lại sống lâu như vậy một khi đến Đan viện Mater Ecclesiae đã “hoàn toàn kiệt sức”. Nhưng bầu không khí yên tĩnh đã hồi sinh Đức Bênêđictô XVI, người có căn bệnh chính là mệt mỏi ở phổi, khiến ngài khó nói.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein giải thích rằng, với sự khuyến khích của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Bênêđictô XVI đã không sống “hoàn toàn ẩn dật”. Ngài cũng nhắc lại rằng vị giáo hoàng hưu trí đã bình luận một cách “thiện cảm” về nhận xét của Đức Phanxicô rằng ngài giống như một “người ông khôn ngoan” bằng cách nhấn mạnh rằng các ngài “chỉ cách nhau chín tuổi” và “có lẽ gọi tôi là ‘anh cả’ thì đúng hơn”.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein bảo vệ việc Đức Bênêđictô XVI sử dụng thuật ngữ “giáo hoàng hưu trí” và quyết định tiếp tục mặc đồ trắng của ngài trước những tuyên bố rằng chúng đã gieo rắc sự nhầm lẫn. Ngài nói rằng vào thời điểm nghỉ hưu, giáo hoàng người Đức buộc phải “đưa ra một số quyết định dù biết rõ rằng chúng không hoàn hảo”.
Vị tổng giám mục nói rằng Đức Bênêđíctô quan tâm đến việc Đức Phanxicô thể hiện sự ưu ái, khi bắt đầu triều đại giáo hoàng của mình, đối với đối tác thần học cũ của ngài là Hồng Y Walter Kasper. Ngài nêu bật những khác biệt giữa vị giáo hoàng đã nghỉ hưu và lập trường của Hồng Y về vấn đề “nghiêm túc và tế nhị” về việc cho người Công Giáo ly dị và tái hôn rước lễ, vốn là vấn đề trung tâm tại các thượng hội đồng gia đình năm 2014-2015.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein nói rằng Đức Bênêđíctô bày tỏ “một số bối rối” về kết quả của tông huấn về gia đình, Amoris laetitia, đặt câu hỏi về “ý nghĩa của một số ghi chú, thường báo hiệu việc trích dẫn một nguồn, trong khi trong trường hợp này, chúng phát biểu một nội dung quan trọng,” và tự hỏi tại sao “một sự mơ hồ nhất định đã được phép lơ lửng trong tài liệu đó” sau khi nó được công bố. Khi bốn vị Hồng Y đưa ra “dubia” để yêu cầu làm rõ, Đức Bênêđíctô đã rất ngạc nhiên vì họ không được trả lời, nhưng, ngài đã giữ im lặng một cách “nghiêm khắc”.
Chuyển sang một biến cố được mệnh danh là “tai tiếng thư tín” (lattergate), Đức Tổng Giám Mục Gänswein phủ nhận việc rò rỉ toàn văn bức thư của Đức Bênêđictô XVI dẫn đến sự sụp đổ của một viên chức Vatican, điều mà ngài tin đã khiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô khó chịu.
Ngài nói rằng Đức Bênêđíctô coi việc Đức Phanxicô đàn áp Thánh lễ Latinh truyền thống vào năm 2021 là “một sai lầm”, vì nó “gây nguy hiểm cho nỗ lực xoa dịu” các cuộc chiến phụng vụ trong tông thư mang tính bước ngoặt năm 2007 Summorum Pontificum của ngài. Ngài viết: “Đức Bênêđíctô đặc biệt cảm thấy thật sai lầm khi cấm cử hành Thánh lễ theo nghi thức cổ xưa trong các nhà thờ giáo xứ”. Ngài nói thêm rằng Đức Bênêđíctô đã chùn bước khi đề cập đến “ý định thực sự” của ngài liên quan đến Thánh Lễ Cổ trong cuộc trò chuyện giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các tu sĩ Dòng Tên của Slovakia.
Đức Tổng Giám Mục Gänswein bảo vệ phản ứng của Đức Bênêđictô XVI đối với nạn giáo sĩ ấu dâm và những xác tín của ngài về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lạm dụng. Ngài mô tả phản ứng của vị giáo hoàng hưu trí đối với một báo cáo lạm dụng chỉ trích việc ngài giải quyết bốn trường hợp khi còn là tổng giám mục Munich và trưng dẫn “lời cầu xin tha thứ chân thành” sau đó của ngài với những người sống sót sau vụ lạm dụng.
Đức Tổng Giám Mục dành nhiều trang cho các bài giảng “riêng tư” mà Bênêđictô XVI đã giảng trong các Thánh lễ tại cư sở của ngài, lần đầu tiên trích dẫn các đoạn từ một số bài. Ngài lưu ý rằng bài giảng cuối cùng, vào năm 2017, khi Đức Bênêđictô bắt đầu gặp khó khăn trong việc nói, đã tập trung vào cuộc sống vĩnh cửu.
Đức Tổng Giám Mục phác thảo lịch trình hàng ngày có trật tự của vị giáo hoàng hưu trí, lưu ý rằng ngài rất thích được đọc sách cho mình nghe (bao gồm cả cuốn hồi ký trong tù của Hồng Y George Pell, cuốn sách mà ngài “rất đánh giá cao”) và tiếp tục uống nước chanh “với một vài ngụm bia”.
Ngài nói rằng Đức Bênêđíctô không buồn khổ trước cái chết đang đến gần và đã chuẩn bị tốt khi sức khỏe của ngài giảm sút vào cuối tháng 12 năm 2022. “Những lời cuối cùng dễ hiểu được” của ngài là “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa.”
Ngài ghi nhận chỉ thị chắc chắn của Đức Bênêđíctô về việc tiêu hủy các giấy tờ riêng tư của ngài và nói rằng tùy Giáo hội sẽ quyết định, sau một thời gian chờ đợi thích hợp, liệu người dìu dắt của ngài có phải là một vị thánh hay không. Nhưng ngài nói rằng “không nghi ngờ gì nữa” rằng Đức Bênêđíctô đã biểu lộ “những đức tính anh hùng”, một trong những phẩm chất cần thiết để được phong thánh. Chương này kết thúc với di chúc thiêng liêng của Đức Giáo Hoàng.
Lời bạt
Nhà báo người Ý Saverio Gaeta, người đã hỗ trợ Đức Tổng Giám Mục Gänswein viết cuốn sách, giải thích lý do tại sao nó được viết dưới dạng tường thuật ở ngôi thứ nhất chứ không phải là một cuộc phỏng vấn. Ông gợi ý rằng một nhà báo nên ít xâm phạm vào câu chuyện kể ở ngôi thứ nhất, điều này cho phép đối tượng đi “sâu hơn vào những gì ngài muốn truyền đạt”. Ông mô tả vị tổng giám mục người Đức là “nhân chứng và nhà chú giải có thẩm quyền nhất của một người có đức tin, của một linh mục theo lòng Chúa muốn, của một người chủ đạo trong lịch sử của thời kỳ khó khăn và thú vị của chúng ta.”
1. Nổ lớn tại nhà máy chế tạo bom ở ngay thủ đô Mạc Tư Khoa của Nga
Hàng loạt vụ hỏa hoạn không rõ nguyên nhân đã xảy ra ở Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine. Trong một diễn biến mới nhất, một vụ nổ kinh hoàng đã xảy ra tại một nhà máy chế tạo bom ở gần thủ đô Mạc Tư Khoa. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Killed in Explosion at Bomb-Making Factory”, nghĩa là “Người Nga thiệt mạng trong vụ nổ tại nhà máy chế tạo bom”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ..
Một phụ nữ đã thiệt mạng khi đang làm việc tại một nhà máy chế tạo bom ở Nga. Vụ nổ xảy ra khi các công nhân đang làm việc tại Nhà máy cơ khí Chapaevsk ở Chapaevsk gần khu vực Samara của Nga. Nhà máy này sản xuất kíp nổ và thuốc nổ.
Theo một bài báo của trang tin tức độc lập Meduza của Nga, chất nổ đã nổ tung trên dây chuyền của nhà máy, nơi làm kíp nổ tại một trong các phân xưởng của nhà máy. Theo kênh Telegram của Nga Ostorozhno Novosti, nghĩa là Tin Tức Cảng Giác, phân xưởng này làm kíp nổ được sử dụng để kích nổ một quả bom. Vụ nổ đã giết chết ít nhất một phụ nữ 46 tuổi và khiến 3 người khác phải nhập viện vì chấn thương sọ não và bỏng.
Bài đăng trên Telegram xác định ba người bị thương là một kiểm soát viên 20 tuổi, một nữ phóng viên báo chí 40 tuổi và một thợ khóa 58 tuổi.
Hàng loạt vụ hỏa hoạn không rõ nguyên nhân đã xảy ra ở Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine. Một số người suy đoán rằng các vụ hỏa hoạn là một hành động nội chiến chống lại Tổng thống Nga Vladimir Putin. Mới đây nhất, một vụ nổ xảy ra tại nhà máy chế tạo bom ở Chapaevsk.
Một cuộc điều tra đang được tiến hành. Ostorozhno Novosti báo cáo rằng các cuộc điều tra sơ bộ cho thấy vụ nổ là do “vi phạm các biện pháp phòng ngừa an toàn”.
Chapaevsk trước đây được xác định là trung tâm công nghiệp quốc phòng của Nga, chuyên sản xuất thuốc nổ, theo Britannica, nhưng hiện tại, khu vực này chủ yếu sản xuất tổng hợp nitrô và amoniac.
Hiện chưa rõ nhà máy có bị thiệt hại gì sau vụ nổ hay không. TASS, một hãng thông tấn của Nga, đã đưa tin về vụ nổ hôm thứ Sáu và cho biết hỏa hoạn đã không bùng phát sau vụ nổ.
Vụ nổ xảy ra chỉ vài ngày sau khi một đám cháy lớn bùng phát tại một trung tâm dịch vụ xe hơi ở Mạc Tư Khoa, gần một khu liên hợp công nghiệp quân sự của Nga. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, đã có một số vụ hỏa hoạn không rõ nguyên nhân ở Nga, cũng như một vụ nổ không rõ nguyên nhân tại một nhà máy đạn dược của Nga vào năm ngoái.
Vụ cháy ở Mạc Tư Khoa gần Viện nghiên cứu dụng cụ chính xác, nơi Nga phát triển các kênh điều khiển vô tuyến cho vũ khí phản lực của hải quân và hàng không.
Newsweek trước đây đã đưa tin rằng các vụ hỏa hoạn không rõ nguyên nhân đã được báo cáo tại các tòa nhà, kho chứa dầu và đạn dược, nhà kho và những nơi khác ở Nga kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Nga tiếp tục điều tra các vụ cháy, nhưng nhiều vụ vẫn chưa giải thích được.
Không rõ liệu các vụ cháy có liên quan đến nhau hay không nhưng cho đến nay không ai chịu trách nhiệm về chúng. Tháng 5 vừa qua, nhà kinh tế học Anders Aslund đã tweet rằng nhiều vụ cháy và nổ đã xảy ra tại “các cơ sở chiến lược của Nga ở vùng biên giới với Ukraine”.
Tuy nhiên, một số người đã suy đoán rằng Ukraine đứng sau các vụ tấn công, mặc dù nước này chưa nhận trách nhiệm về các vụ hỏa hoạn. Những người khác cho rằng người Nga đang phá hoại các địa điểm quan trọng trong một hành động nội chiến để tìm cách ngăn chặn cuộc chiến của Putin.
Samara, khu vực xảy ra vụ nổ hôm thứ Năm, cách biên giới Ukraine hàng trăm dặm.
Newsweek đã liên hệ với văn phòng báo chí của Tổng thống Nga Vladimir Putin để xin bình luận.
2. Cựu lãnh đạo NATO nhận xét rằng Putin 'nghĩ rằng mình là Stalin' bất chấp những thương vong không thể tưởng tượng được
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin 'Thinks He's Stalin' Despite Unimaginable Casualties: Ex-NATO Chief”, nghĩa là “Cựu lãnh đạo NATO nhận xét rằng Putin 'nghĩ rằng mình là Stalin' bất chấp những thương vong không thể tưởng tượng được.”
James G. Stavridis, một cựu lãnh đạo nổi tiếng của NATO, cho biết hôm thứ Bảy rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin tự coi mình là cao cả mặc dù quân đội của ông đã bị tổn thất nặng nề ở Ukraine.
Stavridis phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1976 đến năm 2013, đạt cấp bậc đô đốc. Ông cũng từng là Tư lệnh Đồng minh Tối cao của NATO tại Âu Châu từ năm 2009 đến năm 2013. Hiện tại, ông thường xuyên xuất hiện với tư cách là nhà phân tích quân sự cho MSNBC và NBC News, đồng thời thường xuyên nói về những diễn biến trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Hôm thứ Bảy, Stavridis đã xuất hiện trên MSNBC và nói chuyện với người dẫn chương trình Ali Velshi về tình trạng xung đột ở Ukraine. Trong cuộc phỏng vấn, Velshi đã hỏi liệu quân đội Nga có quân đội và nguồn lực để tiến hành một cuộc tấn công trên bộ mới có ý nghĩa hay không, cựu chỉ huy NATO nói rằng, trong khi Putin có thể có quân đội cho một cuộc tấn công “đáng kể”, thì ông ấy không có đủ để triển khai “những đợt quân khổng lồ.”
Stavridis nói: “Tôi nghĩ họ có thể tập hợp và bắt đầu một cuộc tấn công chiến đấu quan trọng. “Putin nghĩ rằng mình là Stalin đang tiến hành Thế chiến II và có thể triển khai những đợt quân khổng lồ. Nhưng ông ta A sẽ kết thúc giống như Nicholas II, sa hoàng cuối cùng của người Nga, bởi vì ông ấy sắp hết quân.”
Stavridis nói tiếp: “Và ông ta đã tính đến con số thương vong, 50% thương vong. Hãy để tôi đặt những điều đó vào viễn cảnh cho bạn: trong 20 năm chiến tranh ở Afghanistan và Iraq cộng lại, thương vong của Hoa Kỳ là dưới 1 phần trăm. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ở mức cao nhất của các hoạt động chiến đấu, chúng ta đã phải chịu 10% thương vong trong một số chiến dịch rất quan trọng ở Thái Bình Dương. Năm mươi phần trăm thương vong, không thể tưởng tượng được từ góc độ quân sự. Ông ta đang đốt cháy quân đội, và...ông ta cũng đang đốt cháy thiết bị. Tóm lại, không, tôi không nghĩ ông ta có khả năng thực hiện một cuộc tấn công lớn, mang tính đột phá ở đây.”
Cuộc tấn công mới được đồn đại của Nga, như Velshi đã đề cập trước đó trong cuộc phỏng vấn, tiếp tục giảm quy mô được báo cáo, từng được lên kế hoạch là 500.000 quân, trước khi giảm xuống 300.000, và sau đó lại là 200.000. Các vấn đề với lính nghĩa vụ được đào tạo kém cũng tiếp tục tồn tại.
Trong khi đó, các báo cáo hàng ngày từ chính phủ Ukraine xác nhận các đánh giá nghiêm trọng của Đô đốc Stavridis về thương vong ngày càng tăng và thiệt hại về khí tài chiến tranh của Nga, với bản cập nhật hôm thứ Bảy báo cáo rằng đội quân xâm lược đã mất 1.030 người trong 24 giờ trước đó, nâng tổng số người chết lên 142.270. Một số ước tính từ các quốc gia khác nhau có thể có những khác biệt về số lượng này, trong khi Mạc Tư Khoa đã không cập nhật số liệu thống kê chính thức về thiệt hại ở Ukraine kể từ tháng Chín.
Newsweek đã liên hệ với các chuyên gia quân sự để bình luận.
3. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo ngày 19 tháng Hai, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh, cho biết như sau:
Vào ngày 15 tháng 2 năm 2023, lực lượng vũ trang Ukraine đã phát hiện một số khinh khí cầu có phản xạ radar treo bên dưới chúng trên bầu trời Kyiv. Các quan chức Ukraine báo cáo rằng họ đã bắn hạ ít nhất 6 chiếc trong số này.
Trước đó, vào ngày 12 tháng 2 năm 2023, Lực lượng Không quân Ukraine báo cáo đã nhìn thấy khinh khí cầu ở phía đông Dnipropetrovsk.
Có khả năng những khinh khí cầu này là của Nga. Chúng có thể tiêu biểu cho một chiến thuật mới của Nga nhằm thu thập thông tin về các hệ thống phòng không của Ukraine và buộc Ukraine phải sử dụng các kho hỏa tiễn đất đối không và đạn dược có giá trị.
Vào ngày 14 tháng 2 năm 2023, việc nhìn thấy một vật thể 'hình khinh khí cầu' đã khiến không phận Moldova bị đóng cửa trong vài giờ. Có khả năng thực tế rằng đây là một khinh khí cầu của Nga đã trôi dạt từ không phận Ukraine.
4. Cựu chỉ huy Mỹ dự đoán người Ukraine sẽ có thể đẩy lùi quân đội Nga vào mùa hè này
Tướng David Petraeus nói với CNN rằng ông tin rằng quân đội Ukraine sẽ có thể đẩy lùi lực lượng Nga trong mùa hè này, tùy thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí và chiến lược.
Ông Petraeus nói với Nic Robertson của CNN tại Hội nghị An ninh Munich ở Đức rằng sẽ cần một cuộc tấn công vũ trang kết hợp thành công - một đường lối bổ sung trong đó nhiều loại đơn vị chiến đấu hỗ trợ lẫn nhau.
“Bạn có thể khiến đối phương lùi bước và lý tưởng nhất là sụp đổ - và điều đó có thể xảy ra vào mùa hè này, ít nhất là ở quy mô cục bộ- và hy vọng là đủ để cắt đứt cây cầu trên đất liền mà Nga đã thiết lập cho phép họ kết nối với Crimea dọc theo bờ biển phía đông nam của Ukraine,” Petraeus, người từng là chỉ huy của Hoa Kỳ và liên minh trong các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, và sau đó là giám đốc CIA.
“Nếu bạn làm được điều đó, bạn có thể bắt đầu cô lập Crimea, bạn có thể giảm vai trò trung tâm hỗ trợ hậu cần của nó, và sau đó bạn có thể chia rẽ lực lượng Nga. Và sau đó nếu bạn có thể đánh sập cây cầu qua eo biển Kerch, bạn đã thực sự cô lập họ,” ông nói thêm.
Petraeus cho biết nếu kịch bản đó xảy ra, kết hợp với vũ khí tầm xa cho Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, sẽ có một “động lực rất khác” trong cuộc xung đột.
Nếu tổn thất của Nga tiếp tục chồng chất, “đến một lúc nào đó, Điện Cẩm Linh phải nhận ra cuộc chiến này là không thể chịu đựng nổi trên chiến trường. Và nếu bạn tiếp tục thắt chặt các biện pháp kiểm soát kinh tế, tài chính và xuất khẩu, bạn cũng sẽ làm cho nó trở nên không thể chịu đựng nổi ngay trên sân nhà,” ông nói.
Ông cũng cho biết những người Ukraine được đào tạo về vũ khí phương Tây dường như đang làm việc đó với tốc độ đáng kinh ngạc.
“Các báo cáo từ các đồng nghiệp phương Tây nói rằng người Ukraine đang tập luyện rất tốt. Họ đã hoàn thành vào buổi trưa ngày thứ nhất, còn bạn thì đang ở ngày thứ hai, và họ đang phải đẩy nhanh quá trình đào tạo một cách đáng kể. Và ngay cả khi họ trở lại doanh trại sau một ngày huấn luyện rất dài, họ vẫn đọc sách hướng dẫn. Họ muốn quay trở lại cuộc chiến, trở lại để bảo vệ gia đình mình,” ông nói.
Quân đội Ukraine đang được huấn luyện trên xe tăng Leopard 2 ở Ba Lan, chính phủ Anh cho biết hồi đầu tháng rằng họ sẽ bắt đầu đào tạo phi công Ukraine trên máy bay chiến đấu tiêu chuẩn NATO và nhóm người Ukraine đầu tiên đã hoàn thành khóa huấn luyện tại một căn cứ của Mỹ ở Đức vào hôm thứ Sáu.
Petraeus nhắc lại: “Tôi nghĩ rằng họ sẽ có thể đạt được loại tấn công hiệu ứng vũ khí kết hợp mà người Nga chưa đạt được.”
5. Giám đốc CIA nói chia sẻ thông tin tình báo về Nga là “thiết yếu” trong liên minh hỗ trợ Ukraine
Giám đốc CIA Bill Burns cho biết việc chia sẻ thông tin tình báo với các đồng minh NATO là rất quan trọng để duy trì liên minh hỗ trợ Ukraine trong năm qua.
“Tôi nghĩ việc chia sẻ thông tin tình báo mà chúng ta tham gia — và đó là con đường hai chiều; chúng ta đã học được rất nhiều điều từ các đối tác NATO của mình, chúng ta cũng học được nhiều điều từ người Ukraine - tôi nghĩ đó là loại xi măng thiết yếu trong liên minh mà Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã tổ chức,” Burns nói trong một hội thảo tại một phiên họp thứ Bảy của Hội nghị An ninh Munich ở Đức.
“Đó là một thách thức liên tục hàng ngày, để có thể làm việc chăm chỉ nhất có thể trong cộng đồng tình báo Hoa Kỳ với Tư lệnh Đồng minh Tối cao của NATO tại Âu Châu, Tướng Christopher Cavoli và các đối tác của chúng ta ở Âu Châu để bảo đảm rằng chúng ta có thông tin rõ ràng nhất, với những hình ảnh có thể xuyên suốt liên minh,” giám đốc CIA nói.
Burns cho biết thêm, Hoa Kỳ ưu tiên chia sẻ với các đối tác của mình “một cách rất nhanh chóng và có hệ thống”.
Dân biểu Đảng Cộng hòa Mike Turner, chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, cũng dành lời khen ngợi cho Burns và cộng đồng tình báo vì đã bảo đảm thông tin tình báo về Nga được cập nhật.
“Tôi chỉ muốn ca ngợi Giám đốc Burns vì thực tế là chúng ta đã rời mắt khỏi vấn đề liên quan đến Nga, chúng ta đã lờ đi và chúng ta không có nhiều nguồn lực hướng tới Nga khi vấn đề Ukraine đang diễn ra,” Turner nói. “Và Giám đốc Burns, cùng với Bộ Quốc phòng và Giám đốc Tình báo Quốc gia đã phải thực sự hợp tác với nhau, bao gồm cả các đồng minh của chúng ta, để cung cấp các thông tin mới và những phân tích quan trọng mới.”
6. Blinken nói rằng Hoa Kỳ muốn bảo đảm hòa bình lâu dài ở Ukraine bằng cách bảo vệ chống lại sự xâm lược của Nga trong tương lai
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết hôm thứ Bảy rằng chính phủ của ông có “lợi ích sâu sắc” trong một nền hòa bình “công bằng và lâu dài” ở Ukraine.
“Bất kỳ nền hòa bình nào cũng phải phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc,” Blinken nói trong một phiên thảo luận tại Hội nghị An ninh Munich.
Và, nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ cho biết, lợi ích tốt nhất của các quốc gia trên thế giới là phải bảo đảm rằng động thái chiếm lãnh thổ bằng vũ lực của Nga không thể đạt được kết quả.
“Nếu chúng ta không làm điều đó, chúng ta sẽ mở chiếc hộp Pandora trên khắp thế giới, và mọi kẻ muốn xâm lược sẽ kết luận rằng, 'Nếu Nga thoát tội, chúng ta cũng thoát được,'“ Blinken nói. “Và đó không phải là lợi ích của bất kỳ ai, bởi vì đó là công thức cho một thế giới xung đột.”
Tham gia vào một hội thảo tranh luận của Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock và Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba, Blinken tiếp tục khẳng định rằng một nền hòa bình lâu dài có nghĩa là Ukraine sẽ có các công cụ để ngăn chặn hành vi gây hấn trước khi nó leo thang trong tương lai.
“Chúng ta phải làm mọi thứ trong khả năng của mình để bảo đảm rằng Nga sẽ không lặp lại cuộc xâm lược tương tự một năm hay năm năm sau,” Blinken nói.
“Vì vậy, ngay cả khi chúng ta đang làm mọi thứ có thể để cung cấp cho Ukraine sự hỗ trợ cần thiết hiện nay nhằm đối phó với sự xâm lược của Nga, chúng ta phải suy nghĩ về tương lai sau chiến tranh sẽ như thế nào để bảo đảm rằng chúng ta có an ninh và ổn định cho người Ukraine, cũng như an ninh và ổn định ở Âu Châu,” ông nói thêm.
Sau đó trong cuộc thảo luận, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã nhắc lại cam kết của đất nước ông trong việc giúp đỡ Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga, ghi nhận “sự hỗ trợ chưa từng có” đã được cung cấp và “một cam kết lâu dài” để giúp đỡ quốc phòng Ukraine lâu dài.
Blinken nói thêm rằng Hoa Kỳ “không nghi ngờ gì về chiến thắng và thành công của Ukraine.”
“Và có một lý do đơn giản, mạnh mẽ cho điều đó — bất kể điều gì khác, kể cả sự hỗ trợ mà chúng ta đang cung cấp; đó là có sự khác biệt lớn nhất là người Ukraine đang chiến đấu cho đất nước của họ, cho tương lai của họ, cho vùng đất của họ. Người Nga thì không, và đó sẽ là điều lớn nhất.”
7. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ nói: “Mỹ nên trao cho người Ukraine “mọi thứ họ cần để giành được chiến thắng”.
Dân biểu Cộng hòa đơn vị Texas Michael McCaul, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, nói với CNN rằng Hoa Kỳ nên cung cấp cho người Ukraine “mọi thứ họ cần để giành được chiến thắng”.
“Chúng ta không thể chờ đợi,” McCaul nói khi phát biểu từ Hội nghị An ninh Munich ở Đức. Ông nhắc lại lời kêu gọi của Ukraine về máy bay chiến đấu phương Tây và vũ khí tiên tiến hơn trước một cuộc tấn công của Nga.
“Thời gian chỉ đứng về phía Putin. Mục tiêu của ông ấy là trì hoãn việc này càng lâu càng tốt, vì nhiều lý do,” McCaul lập luận, và cảnh báo rằng “chúng ta có thể kết thúc việc này càng sớm càng tốt, khi chúng ta xem xét ý chí của người dân Mỹ và Quốc hội.”
Khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng cuộc tấn công mới của Nga đã bắt đầu chưa, McCaul trả lời: “Tôi nghĩ rằng nó sẽ sớm bắt đầu. Tôi biết rằng vị tướng mới mà Putin bổ nhiệm sẽ ở đó để phát động một cuộc tấn công lớn. Putin có xem xét ngày tháng. Tôi nghĩ ngày 24 tháng 2, kỷ niệm một năm có thể là một ngày mục tiêu. Chúng ta vừa nghe được từ Chỉ huy Đồng minh Tối cao trong một cuộc họp ngắn mà tôi có với ông ấy, rằng có thể là vào cuối mùa xuân cho cuộc tấn công này.”
McCaul cho biết ông đã hỏi trong cuộc họp nói trên về việc bổ sung thêm máy bay không đối đất cho Ukraine và Tướng quân đội Hoa Kỳ Christopher Cavoli, chỉ huy đồng minh tối cao của NATO, “đồng ý với đánh giá đó, cũng như pháo tầm xa hơn để tấn công máy bay không người lái của Iran ở Crimea, mà Ukraine hiện không có, nhưng họ rất cần.”
Khi được hỏi liệu ông có tin rằng mình có thể hy vọng một vòng tài trợ khác cho Ukraine được thông qua tại Quốc hội này hay không, McCaul trả lời: “Tôi tin là như vậy. Nó sẽ phải là lưỡng đảng”, ông nói, bởi vì “có những phe cực tả và cực hữu không đồng ý với cuộc xung đột này cũng như hỗ trợ và giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến vì dân chủ và tự do này, nhưng đa số vẫn cố gắng ủng hộ điều này.”
Trong khi đó, Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell đã cố gắng bảo đảm với cử tọa tại hội nghị rằng các đảng viên Cộng hòa hàng đầu hiện đang ở Washington cam kết ủng hộ vai trò lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ.
Đảng Cộng hòa Kentucky tiếp tục cam kết ủng hộ NATO, Ukraine, đồng thời tăng cường chi tiêu quân sự và lập luận rằng Đảng Cộng hòa đang đưa ra luận điệu mạnh mẽ hơn hàng ngày về những vấn đề mà Tổng thống Joe Biden đưa ra. Ông cũng khiển trách các đồng minh Âu Châu và nói rằng họ phải “bắt chước” cam kết mà Hoa Kỳ đang đưa ra. Ông kêu gọi họ chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa mạnh mẽ đến từ Trung Quốc và Nga, đồng thời nhanh chóng kết nạp Phần Lan và Thụy Điển vào NATO.
1. Đức Thánh Cha: Sứ vụ Giáo hoàng là mãn đời
Đức Thánh Cha nói như trên, khi trả lời câu hỏi được nêu lên trong cuộc gặp gỡ 82 tu sĩ dòng Tên, ngày 02 tháng Hai vừa qua, tại thủ đô Kinshasa khi viếng thăm Cộng hòa Dân chủ Congo.
Một tu sĩ dòng Tên hỏi: “Người ta nói Đức Thánh Cha có thể từ chức. Có thật ngài muốn rời bỏ sứ vụ Phêrô? Còn Cha Tổng quyền dòng Tên thì sao? Theo Đức Thánh Cha, trách vụ của ngài có phải là mãn đời?”
Đức Thánh Cha đáp: “Đúng là tôi đã viết giấy từ chức hai tháng sau khi được bầu làm Giáo hoàng và tôi trao thư ấy cho Đức Hồng Y Bertone, bấy giờ là Quốc vụ khanh Tòa Thánh. Tôi không biết thư ấy bây giờ ở đâu. Tôi đã làm điều đó trong trường hợp tôi gặp vấn đề sức khỏe ngăn cản tôi thi hành sứ vụ và không hoàn toàn ý thức để có thể từ chức. Nhưng điều này không có nghĩa là việc các Giáo hoàng từ chức phải trở thành một điều thông thường. Đức Biển Đức XVI đã có can đảm từ chức, vì ngài cảm thấy không tiếp tục được nữa do sức khỏe của ngài. Đối với tôi, hiện thời điều đó không có trong chương trình. Tôi tin rằng sứ vụ của Giáo hoàng là trọn đời. Tôi không thấy lý do không phải như vậy. Tôi nghĩ đến sứ vụ của các vị đại thượng phụ vẫn luôn là mãn đời. Và truyền thống lịch sử là điều quan trọng. Trái lại, nếu chúng ta chỉ nghe những điều “nói này, nói kia”, thì có lẽ phải thay Giáo hoàng sáu tháng một lần!”
“Còn về dòng Tên, đúng vậy, về vấn đề này, tôi là “người bảo thủ”. Nhiệm kỳ Bề trên Cả dòng Tên phải là mãn đời. Nhưng dĩ nhiên là người ta đặt cùng vấn đề như thế đối với Giáo hoàng. Cha Bề trên Kolvenbach, cha Nicolás, hai vị Tổng quyền đã từ chức vì lý do sức khỏe. Tôi thấy điều quan trọng là nhớ rằng một lý do khiến chức vụ Bề trên Tổng quyền dòng Tên kéo dài trọn đời cũng là để tránh những tính toán bầu cử, phe phái và những vụ “nói này nói kia”.
2. Chế độ độc tài Ortega ở Nicaragua trục xuất linh mục người Ý khỏi đất nước
Chế độ độc tài Nicaragua do Tổng thống Daniel Ortega và vợ là Phó Tổng thống Rosario Murillo lãnh đạo đã trục xuất linh mục người Ý Cosimo Damiano Muratori khỏi đất nước sau khi vị linh mục này gọi bản án 26 năm 4 tháng tù giam đối với Giám mục Rolando Álvarez là một “hành động lịch sử”.
Cha Muratori “đã can thiệp một cách xúc phạm vào những vấn đề chỉ liên quan đến người Nicaragua,” Bộ Nội vụ cho biết trong một thông cáo báo chí.
Trong một hành động nhằm bôi lọ ngài, chính phủ Nicaragua nói rằng INTERPOL Ý đã yêu cầu hành trình chuyến bay của vị linh mục này vì ngài đã bị kết án bốn năm sáu tháng tù vào năm 2009 tại thành phố Perugia vì tội bạo hành tình dục. Tuy nhiên, trang tin Article 66 khẳng định đó là một lời vu cáo đáng xấu hổ của bọn cầm quyền Nicaragua và dữ liệu về linh mục này không xuất hiện trên trang web của tổ chức Interpol.
Cơ quan truyền thông Nicaragua cũng đưa tin rằng vào hôm Chúa Nhật, ngày 12 tháng 2, Cha Muratori đã nói về bản án chống lại Đức Cha Álvarez, giám mục của Matagalpa, và quyết định ở lại Nicaragua của ngài.
“Ngài nằm trong danh sách những người phải sang Mỹ. Đức Cha Álvarez có bỏ đi không? Tại sao anh ấy không bỏ đi? Bởi vì ngài không muốn! Cuối cùng, 222 người đã lên máy bay và một người không. Đức Cha Álvarez có đúng không? Ngài ở lại và với tôi, ngài là một Giám Mục thực sự có khí phách. Họ đang đưa ngài vào tù, ném ngài vào tù,” vị linh mục nói về vị giám mục trong bài giảng của mình tại Đền thánh El Tepeyac của Dòng Anh Em Hèn Mọn ở Jinotega.
Chế độ độc tài Ortega đã trục xuất 222 tù nhân chính trị đến Hoa Kỳ vào ngày 9 tháng 2. Đức Cha Álvarez từ chối lên máy bay cùng những người bị trục xuất và quyết định ở lại Nicaragua.
Ngày hôm sau, Đức Cha Álvarez bị kết án 26 năm 4 tháng tù giam, bị buộc tội “phản quốc”, “lan truyền tin giả” và “cản trở nghiêm trọng một quan chức trong việc thực thi nhiệm vụ của mình gây phương hại cho Nhà nước Cộng hòa Nicaragoa.”
Sau lời chỉ trích của cha Muratori trong bài giảng của ngài, các quan chức chính phủ đã đến thăm vị linh mục và yêu cầu ngài báo cáo với Tổng cục Di cư và Người nước ngoài ở Managua vào ngày hôm sau.
Vị linh mục ra đi vào sáng sớm để giữ cuộc hẹn theo yêu cầu của chính quyền Nicaragua và tung tích của ngài vẫn chưa được biết cho đến khi lệnh trục xuất của ông được công bố.
Cha Muratori là giám đốc của Đền thánh El Tepeyac ở thị trấn San Rafael del Norte thuộc quận Jinotega và là phó cáo thỉnh viên của án phong thánh cho Tôi tớ Chúa Odorico D'Andrea, một nhà truyền giáo dòng Phanxicô người Ý nổi tiếng với công việc truyền giáo ở miền bắc Nicaragua.
Vào năm 2021, sau vài thập kỷ phục vụ Giáo hội ở Nicaragua, ngài đã bị Tổng cục Di cư và Người nước ngoài rút giấy phép cư trú. Kể từ đó, vị linh mục phải gia hạn thời gian ở lại đất nước này cứ mỗi 90 ngày.
Source:Catholic News Agency
3. Chế độ độc tài tại Nicaragua tiếp tục bách hại Giáo hội Công giáo.
Hôm 16 tháng Hai vừa qua, bọn cầm quyền độc tài đã tước bỏ quốc tịch và tài sản của Đức Cha Silvio José Baez, nguyên Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Managua, từ bốn năm nay phải rời bỏ Nicaragua và hiện sống lưu vong tại Miami, bang Florida, Hoa Kỳ.
Đức Cha Baez năm nay 65 tuổi, thường lên tiếng tố giác những vụ chà đạp nhân quyền do chế độ của vợ chồng Tổng thống Daniel Ortega gây ra, vì thế nhà nước tại đây đã tạo sức ép đòi Tòa Thánh phải yêu cầu Đức Cha Baez rời bỏ Nicaragua ra nước ngoài.
Hôm 15 tháng Hai vừa qua, 94 người Nicaragua lưu vong ở nước ngoài, trong đó có Đức Cha Baez, bị nhà nước tại đây tuyên bố là “phản quốc” và tước bỏ quốc tịch, đồng thời tịch thu tài sản của họ.
Trong số 94 người vừa nói, có những ký giả độc lập, các thành phần đối lập, những người tranh đấu bênh vực nhân quyền, bà Francisca Ramírez, cựu lãnh tụ nông dân, ông Norman Caldera, cựu Ngoại trưởng, ông Rafael Solis, cựu Phó Chủ tịch Tối cao Pháp viện.
1. Blinken nói Trung Quốc 'không xin lỗi' vì khinh khí cầu gián điệp bay qua Mỹ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “China Offers 'No Apology' for Spy Balloon Over U.S., Blinken Says”, nghĩa là “Blinken nói Trung Quốc 'không xin lỗi' vì khinh khí cầu gián điệp bay qua Mỹ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Một quan chức cấp cao của Trung Quốc đã “từ chối đưa ra lời xin lỗi” khi gặp gỡ với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken trong cuộc đối mặt đầu tiên giữa hai nước kể từ khi khinh khí cầu do thám bị phát hiện và cuối cùng bị quân đội Hoa Kỳ bắn hạ.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Bảy trên chương trình “Gặp gỡ báo chí” của NBC News, Blinken nói về cuộc gặp của ông với Vương Nghị, giám đốc văn phòng đối ngoại trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Không có lời xin lỗi nào. Nhưng điều tôi cũng có thể nói với các bạn rằng đây là cơ hội để nói rất rõ ràng và rất thẳng thắn về việc Trung Quốc thả khinh khí cầu do thám trên lãnh thổ của chúng ta, vi phạm chủ quyền của chúng ta, vi phạm luật pháp quốc tế.”
“Và tôi đã nói với ông ấy khá đơn giản rằng điều đó là không thể chấp nhận được và không bao giờ có thể xảy ra nữa,” Blinken đã cho biết như trên về cuộc gặp với ông Vương hôm thứ Bảy bên lề Hội nghị An ninh Munich ở Đức.
Khinh khí cầu của Trung Quốc lần đầu tiên được phát hiện đi vào không phận Hoa Kỳ trên quần đảo Aleutian ở Alaska vào ngày 28 Tháng Giêng và lang thang qua lãnh thổ Hoa Kỳ trước khi nó bị bắn hạ ngoài khơi bờ biển Nam Carolina vào ngày 4 tháng 2.
Theo South China Morning Post, có trụ sở tại Hương Cảng, thuộc sở hữu của Alibaba, ông Vương - một cựu ngoại trưởng đã được thăng chức vào Bộ Chính trị gồm 24 thành viên của Bắc Kinh vào năm ngoái - đã chỉ trích Mỹ vì “sử dụng vũ lực quá mức”.
Ông kêu gọi Hoa Kỳ “thay đổi hướng đi, thừa nhận và sửa chữa những thiệt hại mà việc sử dụng vũ lực quá mức của họ đã gây ra cho quan hệ Trung-Mỹ”, theo một tuyên bố từ truyền thông nhà nước Trung Quốc, và gọi cuộc tranh cãi chỉ là “sự việc hàng không”.
Theo Politico, ông Vương đã chỉ trích phản ứng của Mỹ đối với khinh khí cầu mà Bắc Kinh khẳng định là một thiết bị theo dõi thời tiết, là “đuối lý” và “gần như cuồng loạn”, đồng thời cáo buộc Mỹ gây chiến.
Theo NBC News, cuộc gặp gỡ của Blinken với Vương diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng khi Tổng thống Joe Biden đang cố gắng cân bằng mong muốn của chính quyền ông trong việc duy trì “đường dây liên lạc mở” với Bắc Kinh trong bối cảnh lưỡng đảng ngày càng tranh cãi về khinh khí cầu. Chuyến đi theo lịch trình của Blinken tới Bắc Kinh vào đầu tháng này đã bị hoãn lại do sự việc khinh khí cầu.
Trong cuộc phỏng vấn, Blinken cũng cho biết ông lo ngại rằng Trung Quốc đang hỗ trợ Nga trong cuộc chiến ở Ukraine, sẽ chạm mốc một năm vào ngày 24 tháng Hai.
Theo NBC News, Blinken cho biết ông đã nói với Vương Nghị rằng nên có những đường dây liên lạc mở giữa Mỹ và Trung Quốc: “Đây là điều mà thế giới mong đợi ở chúng ta - họ mong đợi chúng ta quản lý mối quan hệ này một cách có trách nhiệm, và vì vậy điều quan trọng là rằng chúng ta đã có cơ hội đó tối nay tại Munich.”
Blinken cũng nói rằng Mỹ không phải là quốc gia duy nhất nhìn thấy khinh khí cầu gián điệp của Trung Quốc.
“Hơn 40 quốc gia đã thấy những khinh khí cầu này bay qua họ trong những năm gần đây và điều đó đã được phơi bày ra toàn thế giới,” Blinken nói.
Một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết trong tháng này rằng khinh khí cầu không phải là vật dụng dân sự. Thư ký báo chí Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder nói trong một cuộc họp báo với giới truyền thông rằng không có khả năng đó là một khinh khí cầu theo dõi thời tiết, như các quan chức Trung Quốc khẳng định.
“Tôi có thể bảo đảm với bạn rằng đây không phải là mục đích dân sự. Chúng ta chắc chắn 100% về điều đó,” Ryder nói, và nhấn mạnh rằng khinh khí cầu có “khả năng thu thập thông tin tình báo.” Ông nói, nếu đó là một khinh khí cầu thời tiết, thì bất kỳ “quốc gia có trách nhiệm” nào cũng phải thông báo cho các chính phủ trước khi một chiếc khinh khí cầu như thế đi nhầm vào không phận có chủ quyền của nước khác.
“Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã không làm điều đó. Họ đã không trả lời cho đến khi họ bị nêu đích danh.”
2. Antony Blinken đã ngồi lại với nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, người đã gọi việc Mỹ giải quyết khinh khí cầu do thám là 'cuồng loạn'
Tờ New York Post có bài tường trình nhan đề “Antony Blinken sat down with top China diplomat who called US handling of spy balloon ‘hysterical’”, nghĩa là “Antony Blinken đã ngồi lại với nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, người đã gọi việc Mỹ giải quyết khinh khí cầu do thám là 'cuồng loạn'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Ngoại trưởng Antony Blinken đã có cuộc gặp cấp cao đầu tiên với nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc hôm thứ Bảy kể từ sau sự việc khinh khí cầu do thám trong tháng này.
Blinken và Vương Nghị, quan chức chính sách đối ngoại cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã nói chuyện trong một giờ tại Đức trong Hội nghị An ninh Munich hàng năm.
“Tôi lên án vụ xâm nhập khinh khí cầu do thám của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nhấn mạnh rằng điều đó không bao giờ được xảy ra nữa,” Blinken đã cho biết như trên sau cuộc gặp của họ.
Cuộc họp diễn ra vài giờ sau khi phái viên của Bắc Kinh công khai chỉ trích việc Mỹ bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc ngoài khơi bờ biển Nam Carolina là “cuồng loạn” và “không thể tưởng tượng được” – đồng thời phàn nàn rằng phản ứng của Mỹ đã vi phạm thông lệ quốc tế.
“Có rất nhiều khinh khí cầu trên khắp thế giới, vậy Hoa Kỳ có định bắn hạ tất cả chúng không?” Vương Nghị, Giám đốc Văn phòng Ủy ban Đối ngoại của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt câu hỏi.
Một vật thể được cho là khinh khí cầu do thám của Trung Quốc đã bay một tuần qua Hoa Kỳ và Canada trước khi bị Tổng thống Joe Biden ra lệnh bắn hạ vào ngày 4 tháng 2. Trung Quốc phủ nhận mọi hoạt động gián điệp.
Vương Nghị đã đưa ra lập trường trên để trả lời một câu hỏi tại hội nghị Munich. Ông cũng được hỏi liệu ông có cố gắng làm việc với các đại biểu Hoa Kỳ để đưa quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc đi theo hướng tốt đẹp hơn hay không.
“Chúng tôi yêu cầu Mỹ thể hiện sự chân thành và sửa chữa sai lầm của mình, đối mặt và giải quyết vụ việc đã gây tổn hại cho quan hệ Trung-Mỹ này,” ông nói.
“Chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ có thể theo đuổi một chính sách thực dụng và tích cực đối với Trung Quốc, đồng thời hợp tác với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ trở lại con đường phát triển lành mạnh.”
3. Nhà phân tích cảnh báo Trung Quốc có thể đẩy xung đột Nga-Ukraine thành 'chiến tranh thế giới thực sự'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “China Could Push Russia-Ukraine Conflict to 'True World War,' Analyst Warns”, nghĩa là “Nhà phân tích cảnh báo Trung Quốc có thể đẩy xung đột Nga-Ukraine thành 'chiến tranh thế giới thực sự'“ Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Nhà bình luận Thomas Friedman của tờ New York Times đã cảnh báo hôm Chúa Nhật rằng Trung Quốc có thể đẩy cuộc xung đột Nga-Ukraine thành một “cuộc chiến tranh thế giới thực sự”.
Friedman đã xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Gặp gỡ báo chí ngày Chúa Nhật của NBC và nói về quan hệ Trung Quốc-Nga. Ông nhấn mạnh rằng: “Trước hết, Trung Quốc muốn chiến tranh kéo dài vì nó khiến Hoa Kỳ bị trói buộc. Và chúng ta đang đốt cháy tất cả vũ khí và tất cả kho quân sự của chúng ta.”
Friedman nói rằng ông nghĩ Trung Quốc sẽ “thích một nước Nga yếu kém buộc phải phụ thuộc kinh tế vào họ”, đồng thời nói thêm rằng Trung Quốc không “muốn một nước Nga sụp đổ”.
“Đó là một tín hiệu rất xấu cho Đài Loan nếu phương Tây phải bận tâm hạ gục Nga. Vì vậy, tôi nghĩ rằng người Trung Quốc có thể quan tâm đến điều đó. Nhưng tôi nghĩ bạn phải cẩn thậm vì tầm quan trọng của nó. Nếu Trung Quốc làm điều đó, thì đây sẽ là một cuộc chiến tranh thế giới thực sự. Nó ảnh hưởng đến mọi thị trường toàn cầu và chúng ta sẽ rơi vào một thế giới hoàn toàn mới.”
Phát biểu trong chương trình Gặp gỡ báo chí ngày Chúa Nhật, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết ông đã cảnh báo người đồng cấp Trung Quốc về “những hậu quả nghiêm trọng” vì đã hỗ trợ Nga trong cuộc chiến chống lại Ukraine.
Khi được hỏi Mỹ có bằng chứng gì để chứng minh Trung Quốc đang xem xét cung cấp vũ khí sát thương cho Nga hay không, Blinken trả lời: “Trung Quốc đang cố gắng đạt được cả hai lợi ích. Về mặt công khai, họ thể hiện mình là một quốc gia đang nỗ lực vì hòa bình ở Ukraine, nhưng như tôi đã nói một cách riêng tư, chúng ta đã thấy trong những tháng qua, việc trực tiếp hỗ trợ các loại dụng cụ phi sát thương và tiếp tay cho nỗ lực chiến tranh của Nga.”
Ngoại trưởng kết luận: “Và một số thông tin khác mà chúng ta đang chia sẻ ngày hôm nay, và tôi nghĩ rằng sẽ sớm được công bố, cho thấy rằng họ đang xem xét mạnh mẽ việc cung cấp hỗ trợ sát thương cho Nga. Theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, họ vẫn chưa vượt qua ranh giới đó.”
Trung tướng đã nghỉ hưu Mark Hertling, cựu tướng chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ tại Âu Châu, nói với Newsweek vào hôm Chúa Nhật, “Trung Quốc có lợi khi thấy Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Trong khi Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác đang cung cấp vũ khí, hỗ trợ và thông tin tình báo trong cuộc chiến sống còn của Ukraine để giành lại quyền kiểm soát các ranh giới chủ quyền của họ, thì Trung Quốc có thể tiếp tục mở rộng phạm vi chiến lược của họ ở nhiều khu vực bên ngoài biên giới của họ trong khi tiếp tục giải quyết các thách thức trong nước của chính họ. “
Ông nói thêm: “Trung Quốc tiếp tục chứng kiến các đối thủ cạnh tranh của họ, cả Mỹ và Nga, bị phân tâm trong khi họ nỗ lực hoàn thành các mục tiêu quốc gia của mình”.
Tương tự, Trung tướng đã nghỉ hưu Ben Hodges, là cựu chỉ huy Quân đội Hoa Kỳ tại Âu Châu, nói với Newsweek vào Chúa Nhật, “Ngày càng rõ ràng rằng Trung Quốc đang tích cực hỗ trợ Nga bằng viện trợ, mặc dù cố gắng làm điều đó ngay dưới ngưỡng tuân thủ lệnh trừng phạt. Người Trung Quốc đang tính toán các hành động của họ dựa trên việc họ đọc được sự sẵn sàng của chúng ta để gắn bó với nhau và giúp Ukraine đánh bại Nga. Nếu chúng ta không thể hoặc sẽ không làm điều đó, thì ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không coi trọng bất cứ điều gì chúng ta nói về Đài Loan hoặc Biển Đông.”
Hodges kết luận: “Cuộc chiến ở Ukraine không tách rời khỏi mối đe dọa của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Việc bảo vệ tự do khỏi các chế độ chuyên chế Nga, Trung Quốc, Iran, Triều Tiên và bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ như Hiến chương Liên Hiệp Quốc, chủ quyền, tự do hàng hải, tôn trọng nhân quyền được thể hiện thông qua cuộc chiến ở Ukraine.”
THÁNH CA PHỤNG VỤ THỨ TƯ LỄ TRO
Nhập lễ: Tâm tình sám hối: https://www.youtube.com/watch?v=YgeTGgYWrjg
Đáp Ca: TV 50. https://www.youtube.com/watch?v=brheGK6TRBg
THÁNH CA PHỤNG VỤ THỨ TƯ LỄ TRO
Dâng lễ : Dâng thân phận: https://www.youtube.com/watch?v=YsYcucoZHUg
THÁNH CA PHỤNG VỤ THỨ TƯ LỄ TRO
Xức tro: Về với cát bụi : https://www.youtube.com/watch?v=rrsGeK4vpwo
THÁNH CA PHỤNG VỤ THỨ TƯ LỄ TRO
Hiệp lễ. Đến với Chúa: https://www.youtube.com/watch?v=dmZwTQ6PZAw
THÁNH CA PHỤNG VỤ CHUA NHAT I MC A
Nhập lễ: Mùa Chay: https://www.youtube.com/watch?v=Tikx-FqYs2U
THÁNH CA PHỤNG VỤ CHUA NHAT I MC A
Đáp Ca : TV 50: https://www.youtube.com/watch?v=brheGK6TRBg
Hiệp Lễ: Cám dỗ trong đời: https://www.youtube.com/watch?v=oDUVipm9Ml0