Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:19 20/02/2017
18. ĐÁNH CUỘC UỐNG RƯỢU
Ở thôn nọ có một tập tục là khi tiệc cưới rước cô dâu sắp kết thúc, thì phải đố rượu và người thua phải uống rượu..
Một ngày nọ có tú tài, thầy đề, thầy thuốc và thầy cúng cùng ngồi đố rượu và nhất trí rằng có thể lấy tất cả mọi việc làm câu đối.
Thầy đề tranh nói trước câu thứ nhất:
- “Mỗi ngày xếp hàng nha môn đứng thứ nhất”.
Thầy thuốc tiếp lời:
- “Thuốc có ấm mát hàn khô thấp”.
Tú tài nói:
- “Vợ đêm khuya sáng chải chuốt”.
Thầy cúng nghĩ đi nghĩ lại vẫn không có câu nào, trong lúc hoảng hốt thì đột nhiên trong đầu loé lên một câu:
- “Thái thượng lão quân cấp cấp cấp”.
(Tịch Xuyên tiếu lâm)
Suy tư 18:
Tất cả mọi người Ki-tô hữu đều biết :
Thiên Chúa là tình yêu.
Thiên Chúa rất công bằng.
Thiên Chúa rất mong muốn kẻ có tội ăn năn trở lại...
Nhưng,
Con người đã lợi dụng tình yêu của Thiên Chúa để trì hoãn sự sám hối ăn năn của mình; con người đã lợi dụng sự công bằng của Thiên Chúa để bóp chẹt tha nhân vì quyền lợi cá nhân của mình; con người đã coi thường lòng thương xót của Thiên Chúa, nên họ sống như không có Ngài trong cuộc sống của mình.
Cũng như ông thầy cúng ấp a ấp úng không rặn ra được câu thơ đúng vần trong cuộc đố rượu, thì chúng ta cũng sẽ “cứng họng” không nói được câu nào khi ra trước toà phán xét của Thiên Chúa, bởi vì cuộc sống của chúng ta không phù hợp với chức phận của mình đã lãnh nhận, đó là chức phận làm con cái của Thiên Chúa, được thánh hoá và nuôi dưỡng bằng chính Mình và Máu Thánh Con của Ngài là Đức Chúa Giê-su.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Ở thôn nọ có một tập tục là khi tiệc cưới rước cô dâu sắp kết thúc, thì phải đố rượu và người thua phải uống rượu..
Một ngày nọ có tú tài, thầy đề, thầy thuốc và thầy cúng cùng ngồi đố rượu và nhất trí rằng có thể lấy tất cả mọi việc làm câu đối.
Thầy đề tranh nói trước câu thứ nhất:
- “Mỗi ngày xếp hàng nha môn đứng thứ nhất”.
Thầy thuốc tiếp lời:
- “Thuốc có ấm mát hàn khô thấp”.
Tú tài nói:
- “Vợ đêm khuya sáng chải chuốt”.
Thầy cúng nghĩ đi nghĩ lại vẫn không có câu nào, trong lúc hoảng hốt thì đột nhiên trong đầu loé lên một câu:
- “Thái thượng lão quân cấp cấp cấp”.
(Tịch Xuyên tiếu lâm)
Suy tư 18:
Tất cả mọi người Ki-tô hữu đều biết :
Thiên Chúa là tình yêu.
Thiên Chúa rất công bằng.
Thiên Chúa rất mong muốn kẻ có tội ăn năn trở lại...
Nhưng,
Con người đã lợi dụng tình yêu của Thiên Chúa để trì hoãn sự sám hối ăn năn của mình; con người đã lợi dụng sự công bằng của Thiên Chúa để bóp chẹt tha nhân vì quyền lợi cá nhân của mình; con người đã coi thường lòng thương xót của Thiên Chúa, nên họ sống như không có Ngài trong cuộc sống của mình.
Cũng như ông thầy cúng ấp a ấp úng không rặn ra được câu thơ đúng vần trong cuộc đố rượu, thì chúng ta cũng sẽ “cứng họng” không nói được câu nào khi ra trước toà phán xét của Thiên Chúa, bởi vì cuộc sống của chúng ta không phù hợp với chức phận của mình đã lãnh nhận, đó là chức phận làm con cái của Thiên Chúa, được thánh hoá và nuôi dưỡng bằng chính Mình và Máu Thánh Con của Ngài là Đức Chúa Giê-su.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:21 20/02/2017
32. Người không suy niệm mà muốn hoàn thành tu đức của mình thì là mơ mộng hão huyền.
(Thánh Alphonsus Liguori)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tiền Không Thể Cứu Độ Được Con Người
Lm Antôn Nguyễn Văn Độ
22:07 20/02/2017
Tiền Không Thể Cứu Độ Được Con Người
SUY NIỆM TIN MỪNG Chúa Nhật VIII - A
(Mt 6, 24-34)
“Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền của được” (Mt 6,25) là lời khẳng định của Chúa Giêsu sau khi Người tuyên bố : “Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó sẽ ghét người này, và yêu mến người kia” (Mt 6,25) khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đề cập đến một thứ rất quen thuộc và được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống đó là “tiền”. Chẳng ai muốn nói tới tiền, vì đó là một chủ đề cấm kỵ. Tiền vừa là thứ được yêu thích, và cũng là thứ gây mặc cảm.
Tiền chỉ là một mảnh giấy, một vật làm bằng kim loại vô tri vô giác, nhưng nó đã đuợc chọn làm tương giao đổi chác, chi phối chúng ta quá nhiều. Tiền giữ một vị trí quan trọng, khiến nhiều bậc thang có giá trị bị đảo lộn, nhiều người có cùng quan điểm “có tiền là có tất cả”. Tiền
Là tiên là phật
Là sức bật của tuổi trẻ
Là sức khỏe của tuổi già
Là cái đà của danh vọng
Là cái lọng che thân
Là cái cân công lý
Hoặc: Đồng bạc xé toạc công lý !
Tiền là anh bạn xấu
Ở đời, người ta vẫn nói với nhau rằng, mỗi người thương có ba bạn. Người bạn thứ nhất và thứ hai thì rất thân, còn người bạn thứ ba thì không thân lắm.
Người bạn thân thứ nhất trong đời ta là tiền bạc. Đồng tiền gắn liền khúc ruột, thân hơn cả vợ con, đi đâu vợ con thì không, nhưng tiền là mang theo. Khi ta chết, tiền bạc bỏ rơi ta đến người khác ngay lập tức không có au revoir, good-bye gì hết.
Người bạn thân thứ hai trong đời ta là cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè. Khi ta chết, họ khóc lóc, nhưng cũng chỉ đưa ta đến cửa huyệt rồi về. Có ông chồng trước khi chết hỏi vợ:
• Tôi chết, bà làm gì cho tôi?
• Tôi sẽ chôn ông trong chiếc hòm thật đắt tiền.
• Tôi biết gì đâu ?
• Tôi sẽ khóc thương ông thảm thiết, nước mắt thấm vào xác ông.
• Tôi biết gì đâu?
• Cái chết đáng sợ thế à ?
• Nó chỉ đáng sợ với người không biết nó, không nghĩ tới nó và không chuẩn bị cho nó!
Người bạn thứ ba, mà trong đời sống ta thường ít ưa thích, là việc lành, đạo đức. Các việc đạo đức này sẽ theo ta đến tòa Chúa phán xét, biện hộ cho ta và làm cho ta được Chúa thưởng vào Thiên đàng.
Đành rằng, tiền bạc luôn là nhu cầu tối cần thiết của con người, là công cụ đắc lực, phục vụ con người cả vật chất lẫn tinh thần. Người có đạo cũng thường nói: “Có thực mới vực được đạo”. Nhưng nhân cách, phẩm giá và đạo đức con người bị đặt xuống dưới đồng tiền là điều không thể chấp nhận được.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra tội lỗi, nhưng thánh Phaolô nhấn mạnh rằng : “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham thích tiền bạc” (1Tm 6,10). Tiền là chỗ dựa không vững chắc, là thước đo lường sai và với sự hấp dẫn của nó, con người có nguy cơ bị tiền chế ngự. Thần Tiền tạo ra ảo giác rằng khi có tiền, tôi có thể có được mọi thứ, mọi ước muốn sẽ được thoả mãn, và qua đó, tiền làm cho chúng ta thành nô lệ. Câu chuyện minh họa ba người bạn trên chứng tỏ tiền là anh bạn phản bội xấu xa.
Chọn Chúa và tin vào Chúa
Thiên Chúa muốn chúng ta hạnh phục thực sự. Ngài muốn chúng ta đi vào Giao Ước, chứ không phải là Bò vàng, Mammon, một giá trị biểu trưng sự an toàn tuyệt đối. Nếu không muốn trở thành nô lệ, cách thức duy nhất là chọn làm tôi Chúa và phục vụ Ngài. Chỉ có Thiên Chúa mới giải thoát được chúng ta.
Trong Mười Điều Răn, không có điều răn nào nói về tiền bạc. Tuy nhiên, chúng ta có thể lỗi phạm điều thứ nhất, nếu chúng ta hành động vì tiền. Đó là tội thờ ngẫu tượng. Vì tiền trở nên thần tượng để chúng ta tôn thờ. Ma quỷ luôn cám dỗ người ta về: sự giàu có, thỏa mãn; tự phụ, cảm thấy mình quan trọng ; và kiêu ngạo. Và cuối cùng, tiền tạo ra sự tôn thờ ngẫu tượng.
Chúa Giêsu dạy: “Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng : Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì lấy gì mà mạc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều ấy” (Mt 6, 31-32). Và Người mời gọi chúng ta hãy đặt lên hàng đầu việc “tìm kiếm nước của Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban them cho” (Mt 6, 33). Tin vào Chúa quan phòng không thế chỗ cho những nỗ lực chiến đấu để hướng đến một cuộc sống đúng với phẩm giá con người, nhưng giải phóng chúng ta khỏi những nỗi bận tâm về của cải và những nỗi sợ hãi trong tương lai. Sau cùng phải khẳng định :
Tiền có thể cứu độ được con người không ?
Giảng trong thánh lễ sáng thứ Sáu 20 tháng 9 năm 2013, Đức Phanxicô nhắc lại rằng : “Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền của được” bởi vì “một khi người ta dành tình yêu cho tiền và hướng về, thì tiền lôi kéo người ta xa rời Thiên Chúa”. Ngài kết luận : “Không ai có thể được cứu độ bằng tiền”. Vậy, phải chọn lựa, chúng ta không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi tiền của được. Chúng ta không thể. Hoặc là Thiên Chúa hoặc là tiền của.
Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới mà đồng tiền thống trị và điều khiển mọi sự. Con người bị chi phối và nghiêng chiều về nó, sẵn lòng phàm hóa mọi sự, bỏ Chúa ra khỏi đời sống, chẳng tin tưởng vào Thiên Chúa nữa. Lời Chúa mời gọi chúng ta chọn Chúa, thờ phượng Chúa, và vững tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa tình yêu. Vì Thiên Chúa phán : “Cho dù người mẹ có quên, nhưng Ta sẽ không quên người đâu” (Is 49, 14- 15). Ðó là lời mời gọi tin tưởng vào tình yêu không bao giờ phôi phai của Thiên Chúa. Tiền chẳng bỏ rơi chúng ta và chẳng bao giờ cứu độ được chúng ta, nhưng Thiên Chúa thì luôn trung thành và Ngài sẽ cứu độ chúng ta.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con khỏi rơi vào cái bẫy của thần tượng bạc tiền và chọn Chúa, vì chỉ có Chúa là Đấng Cứu Độ chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
SUY NIỆM TIN MỪNG Chúa Nhật VIII - A
(Mt 6, 24-34)
“Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền của được” (Mt 6,25) là lời khẳng định của Chúa Giêsu sau khi Người tuyên bố : “Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó sẽ ghét người này, và yêu mến người kia” (Mt 6,25) khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đề cập đến một thứ rất quen thuộc và được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống đó là “tiền”. Chẳng ai muốn nói tới tiền, vì đó là một chủ đề cấm kỵ. Tiền vừa là thứ được yêu thích, và cũng là thứ gây mặc cảm.
Tiền chỉ là một mảnh giấy, một vật làm bằng kim loại vô tri vô giác, nhưng nó đã đuợc chọn làm tương giao đổi chác, chi phối chúng ta quá nhiều. Tiền giữ một vị trí quan trọng, khiến nhiều bậc thang có giá trị bị đảo lộn, nhiều người có cùng quan điểm “có tiền là có tất cả”. Tiền
Là tiên là phật
Là sức bật của tuổi trẻ
Là sức khỏe của tuổi già
Là cái đà của danh vọng
Là cái lọng che thân
Là cái cân công lý
Hoặc: Đồng bạc xé toạc công lý !
Tiền là anh bạn xấu
Ở đời, người ta vẫn nói với nhau rằng, mỗi người thương có ba bạn. Người bạn thứ nhất và thứ hai thì rất thân, còn người bạn thứ ba thì không thân lắm.
Người bạn thân thứ nhất trong đời ta là tiền bạc. Đồng tiền gắn liền khúc ruột, thân hơn cả vợ con, đi đâu vợ con thì không, nhưng tiền là mang theo. Khi ta chết, tiền bạc bỏ rơi ta đến người khác ngay lập tức không có au revoir, good-bye gì hết.
Người bạn thân thứ hai trong đời ta là cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè. Khi ta chết, họ khóc lóc, nhưng cũng chỉ đưa ta đến cửa huyệt rồi về. Có ông chồng trước khi chết hỏi vợ:
• Tôi chết, bà làm gì cho tôi?
• Tôi sẽ chôn ông trong chiếc hòm thật đắt tiền.
• Tôi biết gì đâu ?
• Tôi sẽ khóc thương ông thảm thiết, nước mắt thấm vào xác ông.
• Tôi biết gì đâu?
• Cái chết đáng sợ thế à ?
• Nó chỉ đáng sợ với người không biết nó, không nghĩ tới nó và không chuẩn bị cho nó!
Người bạn thứ ba, mà trong đời sống ta thường ít ưa thích, là việc lành, đạo đức. Các việc đạo đức này sẽ theo ta đến tòa Chúa phán xét, biện hộ cho ta và làm cho ta được Chúa thưởng vào Thiên đàng.
Đành rằng, tiền bạc luôn là nhu cầu tối cần thiết của con người, là công cụ đắc lực, phục vụ con người cả vật chất lẫn tinh thần. Người có đạo cũng thường nói: “Có thực mới vực được đạo”. Nhưng nhân cách, phẩm giá và đạo đức con người bị đặt xuống dưới đồng tiền là điều không thể chấp nhận được.
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra tội lỗi, nhưng thánh Phaolô nhấn mạnh rằng : “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham thích tiền bạc” (1Tm 6,10). Tiền là chỗ dựa không vững chắc, là thước đo lường sai và với sự hấp dẫn của nó, con người có nguy cơ bị tiền chế ngự. Thần Tiền tạo ra ảo giác rằng khi có tiền, tôi có thể có được mọi thứ, mọi ước muốn sẽ được thoả mãn, và qua đó, tiền làm cho chúng ta thành nô lệ. Câu chuyện minh họa ba người bạn trên chứng tỏ tiền là anh bạn phản bội xấu xa.
Chọn Chúa và tin vào Chúa
Thiên Chúa muốn chúng ta hạnh phục thực sự. Ngài muốn chúng ta đi vào Giao Ước, chứ không phải là Bò vàng, Mammon, một giá trị biểu trưng sự an toàn tuyệt đối. Nếu không muốn trở thành nô lệ, cách thức duy nhất là chọn làm tôi Chúa và phục vụ Ngài. Chỉ có Thiên Chúa mới giải thoát được chúng ta.
Trong Mười Điều Răn, không có điều răn nào nói về tiền bạc. Tuy nhiên, chúng ta có thể lỗi phạm điều thứ nhất, nếu chúng ta hành động vì tiền. Đó là tội thờ ngẫu tượng. Vì tiền trở nên thần tượng để chúng ta tôn thờ. Ma quỷ luôn cám dỗ người ta về: sự giàu có, thỏa mãn; tự phụ, cảm thấy mình quan trọng ; và kiêu ngạo. Và cuối cùng, tiền tạo ra sự tôn thờ ngẫu tượng.
Chúa Giêsu dạy: “Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng : Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì lấy gì mà mạc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều ấy” (Mt 6, 31-32). Và Người mời gọi chúng ta hãy đặt lên hàng đầu việc “tìm kiếm nước của Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban them cho” (Mt 6, 33). Tin vào Chúa quan phòng không thế chỗ cho những nỗ lực chiến đấu để hướng đến một cuộc sống đúng với phẩm giá con người, nhưng giải phóng chúng ta khỏi những nỗi bận tâm về của cải và những nỗi sợ hãi trong tương lai. Sau cùng phải khẳng định :
Tiền có thể cứu độ được con người không ?
Giảng trong thánh lễ sáng thứ Sáu 20 tháng 9 năm 2013, Đức Phanxicô nhắc lại rằng : “Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền của được” bởi vì “một khi người ta dành tình yêu cho tiền và hướng về, thì tiền lôi kéo người ta xa rời Thiên Chúa”. Ngài kết luận : “Không ai có thể được cứu độ bằng tiền”. Vậy, phải chọn lựa, chúng ta không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi tiền của được. Chúng ta không thể. Hoặc là Thiên Chúa hoặc là tiền của.
Thế giới chúng ta đang sống là một thế giới mà đồng tiền thống trị và điều khiển mọi sự. Con người bị chi phối và nghiêng chiều về nó, sẵn lòng phàm hóa mọi sự, bỏ Chúa ra khỏi đời sống, chẳng tin tưởng vào Thiên Chúa nữa. Lời Chúa mời gọi chúng ta chọn Chúa, thờ phượng Chúa, và vững tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa tình yêu. Vì Thiên Chúa phán : “Cho dù người mẹ có quên, nhưng Ta sẽ không quên người đâu” (Is 49, 14- 15). Ðó là lời mời gọi tin tưởng vào tình yêu không bao giờ phôi phai của Thiên Chúa. Tiền chẳng bỏ rơi chúng ta và chẳng bao giờ cứu độ được chúng ta, nhưng Thiên Chúa thì luôn trung thành và Ngài sẽ cứu độ chúng ta.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con khỏi rơi vào cái bẫy của thần tượng bạc tiền và chọn Chúa, vì chỉ có Chúa là Đấng Cứu Độ chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô có phải là vị giáo hoàng đầu tiên bị chống đối đến thế hay không?
Vũ Văn An
04:57 20/02/2017
Khi có những bích chương chống đối Đức Phanxicô xuất hiện trên các bức tường quanh thành phố Rôma, ký giả John Allen, ngày 4 tháng Hai, được một người bạn ký giả Ý lâu năm sau khi điện đi khắp nơi hỏi một giám mục, một nhà thần học hoặc bất cứ ai có một cái tên xem câu chuyện đầu đuôi ra sao mà không gặp, bèn chạy đến ông hỏi: chuyện này trước đây có không, đã trả lời đại ý như sau:
Các bích chương công khai chỉ trích một vị giáo hoàng thì trước đây chưa từng có. Năm 2013, nhân mật nghị hội bầu giáo hoàng, chỉ có các bích chương ở Rôma vận động bất thành công cho Đức Hồng Y Peter Turkson làm giáo hoàng.
Thời Đức Gioan Phaolô II, có các truyền đơn tố cáo ngài lạc giáo do các cố gắng đại kết và liên tôn của ngài. Còn thời Đức Bênêđíctô XVI thì có những phim tài liệu trên truyền hình Ý chỉ trích ngài về các vụ tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục. Nhưng bích chương thì không từng có.
Về phạm vi và cường độ chỉ trích, John Allen nghĩ rằng Đức Phanxicô không bị nặng hơn các vị tiền nhiệm của ngài. Ông đã được chính tai nghe những chỉ trích miệng và viết chẳng tốt đẹp gì của các nhà thần học Công Giáo đối với nhiều khía cạnh khác nhau của triều giáo hoàng Gioan Phaolô II. Với Đức Bênêđíctô XVI cũng thế. Ngài bị chỉ trích từ nhiều phía nhưng cao độ hơn cả là dịp ngài tha vạ tuyệt thông cho vị giám mục duy truyền thống và sau đó vị này bác bỏ “truyền thuyết” diệt chủng Do Thái. Lời chỉ trích nặng đến nỗi, Đức Bênêđíctô XVI phải viết thư xin lỗi hàng giám mục hoàn cầu. Đây là lần đầu tiên, một vị giáo hoàng hành động như thế.
Chỉ có điều khác một chút là những người chỉ trích Đức Phanxicô mạnh nhất phát xuất từ cánh hữu và phản ứng của ngài đối với họ không kém quyết liệt. Thứ hai, dưới thời truyền thông xã hội thống trị này, bất cứ lời chỉ trích nhân vật nổi tiếng nào cũng được loan truyền nhanh hơn vi khuẩn (viral). Thành thử nguyên điều này không thể chứng minh ngài bị chỉ trích nặng nề và phổ quát hơn. Vả lại, đại đa số tín hữu không bị nao núng bởi các chỉ trích này. John Allen cho hay 85 phần trăm giáo dân Mỹ vẫn rất yêu mến ngài.
Bị chỉ trích với cùng những lý do
Một tác giả khác tại Brussels, chuyên viết về các giáo huấn xã hội của Giáo Hội, và về triết lý chính trị cũng như các cuộc tranh luận xã hội hiện nay, là Hrvoje Vargić, mới đây nhận định rằng điều lý thú là ba nhân vật vĩ đại mà những người chỉ trích Đức Phanxicô luôn nhân danh để chống lại ngài vốn cũng bị chỉ trích với cùng những lý lẽ. Đó là Thánh Tôma Aquinô, Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI.
Ai cũng biết Thánh Tôma Aquinô quảng bá tư tưởng của Aristốt qua các triết gia Ả Rập và tư tưởng này trước đó vốn bị các đại học Công Giáo bác bỏ. Lúc đó, thuyết Platông mới là triết học Kitô Giáo, còn Aristốt đơn giản chỉ là “triết gia của kẻ thù”, tức Hồi Giáo. Trong không khí trí thức ấy, các đề xuất của Thánh Tôma có lúc đã bị coi là sách cấm.
Đức Gioan Phaolô II, sau khi cho công bố tác phẩm triết học “Osoba i czyn” (sau này được phiên dịch là Con Người Hành Động, “The Acting Person”), đã bị tố cáo là duy hiện đại và theo chủ nghĩa triết chung, pha trộn bừa bãi học thuyết Tôma và hiện tượng luận. Tuy nhiên, tác phẩm này, sau đó, đã ảnh hưởng lớn tới triều giáo hoàng của ngài.
Một điều tương tự như thế cũng đã xẩy đến với cuốn "Các Nguồn Gốc Canh Tân" của ngài. Trước cuộc gặp gỡ thượng đỉnh liên tôn năm 1986 ở Assisi, nhiều nhóm duy truyền thống đã tố cáo ngài tội lạc giáo.
Đức Bênêđíctô XVI, trong cuộc phỏng vấn gần đây nhất của nhà báo Peter Seewald, đã nhìn nhận rằng thời Vatican II, ngài vốn theo phe cấp tiến. Chính ngài bị tố cáo là lạc giáo sau bài báo “Các người ngoại đạo mới và Giáo Hội” và giám mục của ngài, Đức Hồng Y Joseph Wendel, đã muốn ngăn cản việc ngài được bổ nhiệm làm giáo sư ở Bonn với cùng lý do này.
Người ta cũng còn nhớ văn kiện do Cha Joseph Ratzinger soạn thảo cho Vatican II cũng đã bị một số người mô tả là việc làm của Tam Điểm.
Lý do phê phán chỉ trích
Theo tác giả này, thì giai cấp có học trong Giáo Hội đôi khi gặp trở ngại trong việc biện phân giữa thuyết duy hiện đại một bên và bên kia việc thâm hậu hóa cách hiểu sự thật. Những tâm trí không bằng lòng với việc lặp lại các công thức cũ và cố gắng thâm hậu hóa cách hiểu đức tin hầu hết trong lịch sử đều bị các tư tưởng gia và tín hữu khác tố cáo là đi lạc ra ngoài học lý chính thống.
Những người trên thông thạo trích dẫn nhưng không hiểu các trích dẫn đó trong ngữ cảnh của chúng. Họ cũng hiểu lầm về truyền thống. Khi kết án Lefèbre, Đức Gioan Phaolô II cho rằng vị này có “quan niệm không đầy đủ và mâu thuẫn về truyền thống”. Không đầy đủ vì họ không lưu ý tới đặc điểm sinh động của truyền thống, như Vatican II từng nhấn mạnh, truyền thống này “phát xuất từ các tông đồ và diễn tiến trong Giáo Hội với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Có sự lớn mạnh về cách nhìn thấu suốt vào thực tại và các lời lẽ được truyền lại”. Họ quên mất lời của Đức Bênêđíctô XVI khi ngài nhận định rằng Kitô Giáo “luôn là điều đang xẩy ra, một cuộc gặp gỡ, chứ trước nhất không phải là một lý thuyết hay hệ thống luân lý”. Ngài còn nói thêm: “chúng ta không sở hữu chân lý, chân lý sở hữu chúng ta”.
Họ cũng hiểu lầm cả khoa giải thích liên tục. Liên tục không có nghĩa là nhắc lại các biểu thức chính thức của tín lý, mà có nghĩa là chân thực với bản chất đức tin và cố gắng thâm hậu hóa cách hiểu nó. Các hình thức cũ không thể có giá trị cao hơn chỉ vì chúng lâu đời hơn. Trong "Tinh Thần Phụng Vụ", Đức Bênêđíctô XVI từng viết: “tuổi, tự nó và trong bản chất của nó, không thể là một tiêu chuẩn và những gì xuất hiện qua diễn trình phát triển lịch sử không thể tự động bị xếp vào loại xa lạc ngoại vi đối với điều nguyên thủy. Xét cho cùng có thể có việc phát triển đem lại sinh khí mạnh mẽ nhờ đó hạt giống nguyên thủy lớn lên và sinh hoa trái”.
Chúng ta, theo tác giả này, rất biết ơn khi Đức tiên giáo hoàng vẫn còn sống để minh giải nguyên tắc liên tục này. Thực thế, trong cuộc phỏng vấn cuối cùng của Peter Seewald, khi được hỏi: “như thế, Đức Thánh Cha không thấy có sự gián đoạn nào với triều giáo hoàng của ngài sao?”, Đức Bênêđíctô XVI đã trả lời “Không. Tôi nghĩ một vài chỗ có thể bị giải thích sai và… Khi một vài chỗ bị tách biệt, cắt rời, thì các chống chọi có thể được tạo ra, nhưng không, nếu ta nhìn vào toàn bộ. Có lẽ có những giọng điệu mới, nhưng không có gián đoạn”.
Dù sao, như nhận định của nữ ký giả San Martin của tờ Crux, tuy Đức Đương Kim Giáo Hoàng không có thì giờ lục tìm trên internet để thấy những người chủ trương Đức Piô XII là vị giáo hoàng cuối cùng thực sự (sedevacantists) viết gì về ngài. Nhưng họ viết rất nhiều: từ các lăng nhục kiểu các phim ảnh thuộc loại R tới các tố cáo lạc giáo, chẳng còn điều gì họ không viết và không nói.
Vị giáo hoàng bị chống đối hơn cả từ tứ phía
Tuy thế, Đức Phanxicô chỉ bị phe bảo thủ hay duy truyền thống chỉ trích mà thôi. Cho đến nay, vị giáo hoàng bị chống đối nhiều hơn cả và từ tứ phía phải kể Đức Phaolô VI. Sáng kiến triệu tập Công Đồng Vatican II là của Thánh Gioan XXIII, nhưng người lèo lái Công Đồng này qua các khó khăn trăm bề tới thành công mỹ mãn không ai khác ngoài Chân Phúc Phaolô VI.
Ngài được cả Giáo Hội biết ơn. Nhưng không thiếu những người cực lực chống đối ngài. Những người này thuộc phe cực hữu mà nổi nhất là Tổng Giám Mục Lefèbre và Hội Thánh Piô X (SSPX) của vị này.
Nhóm Lefèbre, ly khai nhưng không nhận là ly khai
Hội Thánh Piô X được coi như một tổ chức Công Giáo bất hợp pháp vì đi ngược lại kỷ luật và tín lý Công Giáo. Tuy không coi mình là một Giáo Hội (ly khai), nhưng trên thực tế, không vâng phục thẩm quyền Giáo Hoàng và các quyết định của Vatican II, dù cấm các đệ tử không được tra vấn tính thành hiệu (validity) của các vị giáo hoàng đang trị vì, chỉ tra vấn các quyết định gọi là dựa vào “khôn ngoan” (prudence) của các ngài mà thôi.
Năm 1974, phản ứng lại phúc trình của các thanh tra Giáo Hội, vị tổng giám mục này đã ra một tuyên ngôn nói rằng mình chỉ suy phục “Rôma Công Giáo”, “Rôma muôn thuở” chứ không suy phục thứ Rôma của “thuyết tân duy hiện đại” và “các khuynh hướng tân Thệ Phản” thể hiện ở Vatican II và các cải tổ trong Giáo Hội tiếp theo sau đó, nhằm phá hủy Giáo Hội chân chính của Chúa Kitô.
Ngày 29 tháng 6 năm 1976, Lefèbvre tự ý phong chức linh mục cho 13 chủng sinh thuộc chủng viện Écône do ông thiết lập trái với lệnh cấm của Tòa Thánh. Ông bị cấm không được truyền chức (suspensio a collatione ordinum). Chống lại lệnh cấm này, ông cho rằng việc canh tân Giáo Hội của Đức Phaolô VI theo tinh thần của Vatican II là “thỏa hiệp với ý nghĩ của con người hiện đại” phát sinh từ một thỏa hiệp ngầm giữa các chức sắc cao cấp trong Giáo Hội và các tên Tam Điểm cao cấp trước khi có Công Đồng. Và sau khi không chịu xin lỗi Đức Phaolô VI, ngày 22 tháng Bẩy năm 1976, ông bị ngài cấm không được cử hành các bí tích (suspensio a divinis).
Ông tự giải thích là bị cấm không được cử hành Thánh Lễ theo "Novus Ordo", chứ Thánh Lễ gọi là của Công Đồng Trent hay của Đức Piô V (thánh lễ hướng đông bằng tiếng Latinh) thì không bị cấm, nên ông tiếp tục cử hành Thánh Lễ và các bí tích khác theo kiểu cũ.
Để biểu lộ sự bất tuân của mình, ngày 29 tháng Tám, năm 1976, ông tổ chức một thánh lễ đại trào tại Nhà Thờ Lille với sự tham dự của 6,000 tín hữu. Báo La Croix hồi đó tường thuật khá đầy đủ về buổi lễ này với tựa đề: “Mgr Lefèbre: un pas de plus vers la Rupture” (Đức Cha Lefèbre: một bước nữa tới ly giáo).
Chủ bút tôn giáo của La Croix là Jean Potin nhận định như sau: “Thánh lễ cử hành hôm qua ở Lille đã hoàn tất vụ ly giáo của Đức Cha Lefèbre với hợp đoàn Giáo Hội Công Giáo. Việc ly giáo trên thực tế đã hiện hữu, dù không được phát biểu bằng một vạ tuyệt thông long trọng. Đây là một bi kịch đối với Giáo Hội, một đau khổ đối với mỗi Kitô hữu, vì bất cứ cuộc chia rẽ nào cũng làm tổn thương đến tình yêu và sự hợp nhất mà Chúa Kitô muốn có giữa những kẻ tin vào Người”.
Cũng theo Tờ La Croix, ngày ấy Đức Phaolô VI, theo dõi biến cố trên tại nhà nghỉ hè của ngài ở Castel Gandolpho, đã lên tiếng xin 7 ngàn khách hành hương cầu nguyện “cho sự hòa hợp, sự hợp nhất và bình an trong nội bộ Giáo Hội” để “Giáo Hội luôn trung thành với ước nguyện tối cao của Chúa Kitô, Đấng muốn Giáo Hội vừa là một vừa là Công Giáo, như một hiệp thông phổ quát mọi tín hữu sống trong cùng một đức tin và cùng một đức ái”.
Đức Phaolô nói tiếp, theo báo La Croix: “Giây phút này đây [lúc Lefèbre cử hành Thánh Lễ tại Lille] phải củng cố trong lương tâm ta sự gắn bó chắc chắn và đầy tình con thảo với Giáo Hội của ta đang gặp khốn khó và bị xé nát vào ngay lúc này bởi những vụ tranh cãi khác nhau có khuynh hướng tách rời những người chủ xướng và những người theo họ ra khỏi tình liên đới Giáo Hội chân thực. Vụ tranh chấp này cũng có khuynh hướng thúc đẩy họ tiến vào những con đường khó hiểu của ý kiến cá nhân, tán loạn và phá hoại gia đình độc nhất, chân chính và duy nhất của Chúa Kitô”.
Tuy rất đau buồn trước biến cố này, Đức Phaolô vẫn coi Lefèbre là “anh em”. Ngài nói thêm: “một trong các vụ đau đớn và nay hết sức trầm trọng này, không cần phải dấu diếm chi, là vụ một trong các anh em của ta trong hàng giám mục mà ta luôn qúy mến và kính trọng. Bất chấp các lời khuyên của ta, ngài đã phạm một vi phạm nặng nề đối với một trong các luật lệ của Giáo Hội là cử hành trái phép các vụ phong chức thánh này. Như thế, ngài đã chuốc lấy việc ngưng thi hành các năng quyền linh mục dự liệu bởi Bộ Giáo Luật”.
Đức Phaolô VI nói tiếp: “tuy nhiên, ta được biết rằng người anh em này, trong một thái độ khinh thường đối với quyền chìa khoá được Chúa Kitô đặt trong tay ta, muốn tự ban cho mình quyền cử hành các hành vi thờ phượng và thừa tác mà không có sự hòa giải xứng đáng và được lưu ý trướx đó, với Giáo Hội của Thiên Chúa”.
Đức Phaolô VI cho hay thêm: “Ta rất đau lòng và chắc chắn anh chị em cũng thế”. Nhưng ngài vẫn không ra vạ tuyệt thông cho Lefèbre. Vạ này chỉ diễn ra thời Đức Gioan Phaolô II khi vị tổng giám mục này phong chức giám mục cho 4 linh mục theo ông.
Một điều đáng nói là lý luận được nhóm Lefèbre đưa ra để chống lại các cải tổ về phụng vụ của Đức Phaolô VI khá giống với lý chứng mà phe bảo thủ hiện nay trong Giáo Hội dùng để chống lại Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Phanxicô. Nhóm trước cho rằng không thể thay đổi luật thờ phượng (lex orandi) mà không thay đổi luật tin (lex credendi). Ai cũng biết nguyên tắc bất hủ: luật cầu là luật tin (lex orandi lex credenda est). Còn nhóm sau thì chủ trương rằng không thể thay đổi thực hành mục vụ mà không thay đổi tín lý.
Humanae Vitae
Trở lại với Đức Phaolô VI. Ngài bị phe bảo thủ trong Giáo Hội tấn công dữ dội là điều dễ hiểu vì ai cũng biết Vatican II là một aggiornamento vĩ đại, một luồng gió mới thổi vào Giáo Hội. Người Bảo thủ bao giờ cũng ngại những điều mới lạ. Nhưng phản ứng tiêu cực của phe cấp tiến đối với ngài có khi còn dữ dội hơn qua vụ thông điệp Humanae Vitae.
Thực vậy, ai cũng nghĩ: với sự ủng hộ việc sử dụng một số phương tiện ngừa thai nhân tạo của đa số thành viên trong Ủy Ban Giáo Hoàng về Kiểm Soát Sinh Sản, một ủy ban do Đức Gioan XXIII thiết lập và được ngài mở rộng, Đức Phaolô VI sẽ ban hành một thông điệp nghiêng về phía đa số ấy. Nhưng không ngờ, ngài đã ngả theo phe thiểu số, rất nhỏ, của Ủy Ban để duy trì giáo huấn truyền thống của Giáo Hội: người Công Giáo không được sử dụng bất cứ phương pháp nhân tạo nào để điều hòa việc sinh sản!
Chính vì thế, thông điệp Humanae Vitae đã bị chống đối dữ dội đến nỗi từ đó, dù ngài tiếp tục giảng dậy bằng 122 Tông Hiến, 8 Tông Huấn, 121 Tông Thư, rất nhiều bài giảng, thư từ và suy gẫm, nhưng không bao giờ ra một thông điệp nào nữa!
Người bên ngoài phản đối đã đành nhất là kỹ nghệ ngừa thai. Điều đáng nói là người trong Giáo Hội còn hung hăng hơn. Đức Hồng Y Leo Joseph Suenens, một trong những phối trí viên của Vatican II, khi ví vụ này như vụ Galilêô, đã đặt câu hỏi (kiểu dubia sau này) “liệu thần học luân lý có lưu ý đủ tới tiến bộ của khoa học chăng, là tiến bộ có thể giúp xác định điều gì phù hợp với tự nhiên. Tôi xin các hiền huynh của tôi tránh một vụ Galilêô khác. Một vụ đã đủ cho Giáo Hội rồi”. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 15 tháng Năm năm 1969 (gần một năm sau), vị Hồng Y này chỉ trích quyết định của Đức Phaolô VI là phá hoại tính hiệp đoàn đã được Công Đồng ấn định, gọi nó là một hành vi không hiệp đoàn, thậm chí chống hiệp đoàn. Nhận định này được sự ủng hộ của các thần học gia Vatican II như Karl Rahner, Hans Küng, và một số giám mục.
Nhưng phản đối công khai mạnh nhất ngay hai ngày sau khi Humanae Vitae được công bố phải kể nhóm thần học gia bất phục thuộc Đại Học Công Giáo America, do linh mục Charles Curran lãnh đạo. Họ ra tuyên bố cho rằng “các người phối ngẫu có thể quyết định một cách có trách nhiệm theo lương tâm họ rằng ngừa thai nhân tạo trong một số trường hợp là điều được phép và thực sự còn cần thiết nữa để duy trì và cổ vũ gía trị và tính thánh thiêng của hôn nhân”.
Chưa hết, hai tháng sau, “Tuyên Ngôn Winnipeg” được Hội Đồng Giám Mục Gia Nã Đại công bố. Tuyên ngôn này quả quyết rằng không được cấm cản những người không thể chấp nhận giáo huấn của Humanae Vitae ra khỏi Giáo Hội Công Giáo và các cá nhân, với một lương tâm tốt, có thể dùng phương tiện ngừa thai miễn là trước nhất họ phải trung thực cố gắng chấp nhận các chỉ thị khó khăn của thông điệp.
Ở Đức, Hội Đồng Giám Mục công bố “Königsteiner Erklärung" (Tuyên Ngôn Königstein) vào năm 1968. Và cũng cùng năm này, ở Áo, Hội Đồng Giám Mục công bố tuyên ngôn “Mariatroster”. Trong một diễn văn năm 2008 ở Giêrusalem, Đức Hồng Y Christoph Schönborn cho rằng với hai tuyên ngôn này, các giám mục đã phạm một tội rất nặng. Thêm vào đó còn là tội thiếu can đảm nói ngược lại việc phá thai.
Trong cả hai tuyên ngôn trên, bằng một ngôn ngữ hàm hồ, các vị giám mục, cuối cùng, đã để cho lương tâm cá nhân của giáo dân quyết định có nên dùng thuốc ngừa thai hay không. Việc này dẫn đến việc bất tuân rộng rãi và các khuynh hướng muốn ly giáo.
Đức Hồng Y Carlo Maria Martini, một Hồng Y cấp tiến khác, thì tố cáo Đức Phaolô VI che giấu sự thật, để mặc các nhà thần học và các mục tử chỉnh đốn sự việc bằng cách thích ứng các giới răn vào thực hành.
Điều kỳ diệu là lòng khiêm nhường của Đức Phaolô VI. Tháng Ba năm 1969, nhân cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Suenens, ngài lắng nghe quan điểm của vị này và chỉ thưa lại: “vâng, xin Đức Hồng Y cầu nguyện cho tôi; vì các yếu đuối của tôi, nên Giáo Hội bị cai trị không tốt”. Tuy nhiên, ngày 23 tháng Sáu, năm 1978, chỉ vài tuần trước khi qua đời, trong bài diễn văn với Hồng Y Đoàn, ngài tái khẳng định rằng Humanae Vitae: “tuân theo các xác quyết của khoa học nghiêm túc” trong việc khẳng định nguyên tắc tôn trọng luật tự nhiên và “tư cách làm cha mẹ có ý thức và hợp trách nhiệm đạo đức”.
Chính nhờ thế, dù có những người bất phục trong Giáo Hội phản đối, Humanae Vitae vẫn được các giáo huấn của các vị giáo hoàng liên tiếp sau đó bênh vực và hết lòng bảo vệ. Theo ký giả John Allen, “ba thập niên bổ nhiệm các giám mục của Đức Gioan Phaolô II và Bênêđícô XVI, cả hai vị đã minh nhiên cam kết đối với Humanae Vitae, có nghĩa: các vị lãnh đạo cao cấp trong Đạo Công Giáo ngày nay ít có khuynh hướng như năm 1968 muốn tách mình ra khỏi việc ngăn cấm kiểm soát sinh đẻ, hay tỏ ra êm dịu với nó. Một số đáng kể các giám mục Công Giáo gần đây còn cho ban hành các văn kiện riêng nhằm bênh vực Humanae Vitae. Từ thập niên 1960 đến nay, nhiều khai triển về ý thức thai sản đã làm phát sinh ra nhiều tổ chức kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên như Phương Pháp Billings, Liên Đoàn Cặp Với Cặp (Couple to Couple League) và Hệ Thống Săn Sóc Thai Sản Kiểu Mẫu Creighton, chuyên huấn luyện cách dùng và tính đáng tin cậy của các phương pháp ngừa thai tự nhiên”.
Có người cho rằng lòng can trường của Đức Phaolô VI trở thành mẫu gương cho Đức Phanxicô, vị đã phong á thánh cho ngài. Ngày 1 tháng Năm năm 2014, trong một cuộc phỏng vấn của Tờ Corriere della Sera, Đức Phanxicô đã nói vềHumanae Vitae như sau: “Mọi sự còn tùy ở việc giải thích Humanae Vitae ra sao. Xét cho cùng, chính Đức Phaolô VI cũng đã thúc giục các vị giải tội phải rất từ bi thương xót và lưu ý tới các hoàn cảnh cụ thể. Nhưng óc thiên phú của ngài có tính tiên tri, ngài có can đảm đưa ra một chủ trương chống lại đa số, để bênh vưc kỷ luật luân lý, để thực thi một tự chế văn hóa, chống đối thuyết tân Malthus hiện nay và tương lai. Vấn đề không phải là thay đổi tín lý, nhưng đào sâu và bảo đảm để việc chăm sóc mục vụ lưu ý tới các hoàn cảnh và những điều người ta có thể làm”.
Bầu khí 1968
Hy vọng giáo huấn biện phân của Đức Phanxicô cũng vượt qua được các khó khăn hiện nay để khởi sắc như Humanae Vitae. Dù sao, bầu khí hiện nay cũng thuận lợi cho ngài nhiều hơn cho Đức Phaolô VI năm 1968, mà theo Marie Meaney, là năm của “anarchical idealism” (lý tưởng vô chính phủ) và “sexual hedonism” (duy khoái lạc tính dục) bởi cuộc tổng nổi dậy của sinh viên thế giới năm đó mang lại.
Đức Hồng Y James Stafford, lúc ấy còn là một linh mục ở Baltimore, Hoa Kỳ, mô tả bầu khí năm 1968 như sau: “Mùa hè năm 1968 phá kỷ lục nóng nhất của Thiên Chúa. Các hoài niệm không quên được; chúng hiện còn rất đau đớn. Chúng vẫn sống động như cơn lốc ở đồng bằng Colorado. Chúng chứa đựng cơn gió lốc nơi cơn giận của Thiên Chúa cư ngụ. Năm 1968, một điều gì đó rất đáng sợ đã xẩy ra cho Giáo Hội. Trong hàng linh mục thừa tác, các vụ tuyệt giao phát triển khắp nơi giữa bạn bè mà không bao giờ hàn gắn lại được. Và các vết thương cứ thế tiếp tục ảnh hưởng tới toàn thể Giáo Hội. Sự bất phục, cùng với sự thao túng cơn giận mà các nhà lãnh đạo xúi bẩy trở nên một thử thách tối thượng. Nó thay đổi các mối liên hệ nền tảng trong Giáo Hội. Đây là một Peirasmòs [nghĩa là thử thách, thử thách đức tin] đối với nhiều người…
"Các cuộc chuyện trò giữa hàng giáo sĩ …trở nên nhiễm mùi sợ hãi. Nghi ngờ giữa hàng linh mục trở nên kinh niên. Sợ hãi trùm phủ. Và cứ thế tiếp diễn. Hàng linh mục trong Tổng Giáo Phận mất hết một điều gì đó thuộc tình anh em trọn vẹn mà các linh mục Baltimore trong bao thế hệ vốn có. Năm 1968 đánh dấu một gián đoạn trong tình hiệp thông thế hệ… Tình anh em linh mục đã bị tổn thương. Sự bất phục mục vụ đã tấn công nền tảng Thánh Thể của Giáo Hội. Ý nghĩa hôn ước của Giáo Hội đã bị bác bỏ. Một số linh mục coi giám mục không hơn không kém như những người nộm của Rôma.
"Đức Hồng Y Shehan (lúc đó là Tổng Giám Mục Baltimore) sau đó phúc trình rằng vào sáng Thứ Hai, mồng 5 tháng Tám, ngài “hết sức ngỡ ngàng đọc thấy trên tờ Baltimore Sun: 72 linh mục của vùng Baltimore đã ký vào Tuyên Ngôn Bất Phục”. Điều sau này ngài gọi là “những năm khủng hoảng” đã bắt đầu cho ngài vào… buổi tối nóng bức tháng Tám năm 1968… Các hậu quả mặc tình cứ thế tiếp diễn. Sự bất phục đầy lăng nhục, bức bách đã trở thành một thực tế trong Giáo Hội và buộc Giáo Hội phải chịu những cuộc tranh cãi vũ bão, gây tê liệt, vô bổ và kinh niên.
"Tính bạo động của việc bất tuân khởi đầu chỉ là khúc dạo đầu dẫn tới tính bạo động hơn nữa và có tính phổ quát hơn nữa… Việc coi thường sự thật, bất kể là hung hăng hay thụ động, đã trở thành thông thường trong đời sống Giáo Hội. Các linh mục, các nhà thần học và giáo dân bất phục vẫn tiếp diễn các kỹ thuật bức bách của họ. Ngay từ đầu, báo chí đã sử dụng họ để đẩy mạnh hơn nữa nghị trình lươn lẹo của mình”.
Các bích chương công khai chỉ trích một vị giáo hoàng thì trước đây chưa từng có. Năm 2013, nhân mật nghị hội bầu giáo hoàng, chỉ có các bích chương ở Rôma vận động bất thành công cho Đức Hồng Y Peter Turkson làm giáo hoàng.
Thời Đức Gioan Phaolô II, có các truyền đơn tố cáo ngài lạc giáo do các cố gắng đại kết và liên tôn của ngài. Còn thời Đức Bênêđíctô XVI thì có những phim tài liệu trên truyền hình Ý chỉ trích ngài về các vụ tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục. Nhưng bích chương thì không từng có.
Về phạm vi và cường độ chỉ trích, John Allen nghĩ rằng Đức Phanxicô không bị nặng hơn các vị tiền nhiệm của ngài. Ông đã được chính tai nghe những chỉ trích miệng và viết chẳng tốt đẹp gì của các nhà thần học Công Giáo đối với nhiều khía cạnh khác nhau của triều giáo hoàng Gioan Phaolô II. Với Đức Bênêđíctô XVI cũng thế. Ngài bị chỉ trích từ nhiều phía nhưng cao độ hơn cả là dịp ngài tha vạ tuyệt thông cho vị giám mục duy truyền thống và sau đó vị này bác bỏ “truyền thuyết” diệt chủng Do Thái. Lời chỉ trích nặng đến nỗi, Đức Bênêđíctô XVI phải viết thư xin lỗi hàng giám mục hoàn cầu. Đây là lần đầu tiên, một vị giáo hoàng hành động như thế.
Chỉ có điều khác một chút là những người chỉ trích Đức Phanxicô mạnh nhất phát xuất từ cánh hữu và phản ứng của ngài đối với họ không kém quyết liệt. Thứ hai, dưới thời truyền thông xã hội thống trị này, bất cứ lời chỉ trích nhân vật nổi tiếng nào cũng được loan truyền nhanh hơn vi khuẩn (viral). Thành thử nguyên điều này không thể chứng minh ngài bị chỉ trích nặng nề và phổ quát hơn. Vả lại, đại đa số tín hữu không bị nao núng bởi các chỉ trích này. John Allen cho hay 85 phần trăm giáo dân Mỹ vẫn rất yêu mến ngài.
Bị chỉ trích với cùng những lý do
Một tác giả khác tại Brussels, chuyên viết về các giáo huấn xã hội của Giáo Hội, và về triết lý chính trị cũng như các cuộc tranh luận xã hội hiện nay, là Hrvoje Vargić, mới đây nhận định rằng điều lý thú là ba nhân vật vĩ đại mà những người chỉ trích Đức Phanxicô luôn nhân danh để chống lại ngài vốn cũng bị chỉ trích với cùng những lý lẽ. Đó là Thánh Tôma Aquinô, Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI.
Ai cũng biết Thánh Tôma Aquinô quảng bá tư tưởng của Aristốt qua các triết gia Ả Rập và tư tưởng này trước đó vốn bị các đại học Công Giáo bác bỏ. Lúc đó, thuyết Platông mới là triết học Kitô Giáo, còn Aristốt đơn giản chỉ là “triết gia của kẻ thù”, tức Hồi Giáo. Trong không khí trí thức ấy, các đề xuất của Thánh Tôma có lúc đã bị coi là sách cấm.
Đức Gioan Phaolô II, sau khi cho công bố tác phẩm triết học “Osoba i czyn” (sau này được phiên dịch là Con Người Hành Động, “The Acting Person”), đã bị tố cáo là duy hiện đại và theo chủ nghĩa triết chung, pha trộn bừa bãi học thuyết Tôma và hiện tượng luận. Tuy nhiên, tác phẩm này, sau đó, đã ảnh hưởng lớn tới triều giáo hoàng của ngài.
Một điều tương tự như thế cũng đã xẩy đến với cuốn "Các Nguồn Gốc Canh Tân" của ngài. Trước cuộc gặp gỡ thượng đỉnh liên tôn năm 1986 ở Assisi, nhiều nhóm duy truyền thống đã tố cáo ngài tội lạc giáo.
Đức Bênêđíctô XVI, trong cuộc phỏng vấn gần đây nhất của nhà báo Peter Seewald, đã nhìn nhận rằng thời Vatican II, ngài vốn theo phe cấp tiến. Chính ngài bị tố cáo là lạc giáo sau bài báo “Các người ngoại đạo mới và Giáo Hội” và giám mục của ngài, Đức Hồng Y Joseph Wendel, đã muốn ngăn cản việc ngài được bổ nhiệm làm giáo sư ở Bonn với cùng lý do này.
Người ta cũng còn nhớ văn kiện do Cha Joseph Ratzinger soạn thảo cho Vatican II cũng đã bị một số người mô tả là việc làm của Tam Điểm.
Lý do phê phán chỉ trích
Theo tác giả này, thì giai cấp có học trong Giáo Hội đôi khi gặp trở ngại trong việc biện phân giữa thuyết duy hiện đại một bên và bên kia việc thâm hậu hóa cách hiểu sự thật. Những tâm trí không bằng lòng với việc lặp lại các công thức cũ và cố gắng thâm hậu hóa cách hiểu đức tin hầu hết trong lịch sử đều bị các tư tưởng gia và tín hữu khác tố cáo là đi lạc ra ngoài học lý chính thống.
Những người trên thông thạo trích dẫn nhưng không hiểu các trích dẫn đó trong ngữ cảnh của chúng. Họ cũng hiểu lầm về truyền thống. Khi kết án Lefèbre, Đức Gioan Phaolô II cho rằng vị này có “quan niệm không đầy đủ và mâu thuẫn về truyền thống”. Không đầy đủ vì họ không lưu ý tới đặc điểm sinh động của truyền thống, như Vatican II từng nhấn mạnh, truyền thống này “phát xuất từ các tông đồ và diễn tiến trong Giáo Hội với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Có sự lớn mạnh về cách nhìn thấu suốt vào thực tại và các lời lẽ được truyền lại”. Họ quên mất lời của Đức Bênêđíctô XVI khi ngài nhận định rằng Kitô Giáo “luôn là điều đang xẩy ra, một cuộc gặp gỡ, chứ trước nhất không phải là một lý thuyết hay hệ thống luân lý”. Ngài còn nói thêm: “chúng ta không sở hữu chân lý, chân lý sở hữu chúng ta”.
Họ cũng hiểu lầm cả khoa giải thích liên tục. Liên tục không có nghĩa là nhắc lại các biểu thức chính thức của tín lý, mà có nghĩa là chân thực với bản chất đức tin và cố gắng thâm hậu hóa cách hiểu nó. Các hình thức cũ không thể có giá trị cao hơn chỉ vì chúng lâu đời hơn. Trong "Tinh Thần Phụng Vụ", Đức Bênêđíctô XVI từng viết: “tuổi, tự nó và trong bản chất của nó, không thể là một tiêu chuẩn và những gì xuất hiện qua diễn trình phát triển lịch sử không thể tự động bị xếp vào loại xa lạc ngoại vi đối với điều nguyên thủy. Xét cho cùng có thể có việc phát triển đem lại sinh khí mạnh mẽ nhờ đó hạt giống nguyên thủy lớn lên và sinh hoa trái”.
Chúng ta, theo tác giả này, rất biết ơn khi Đức tiên giáo hoàng vẫn còn sống để minh giải nguyên tắc liên tục này. Thực thế, trong cuộc phỏng vấn cuối cùng của Peter Seewald, khi được hỏi: “như thế, Đức Thánh Cha không thấy có sự gián đoạn nào với triều giáo hoàng của ngài sao?”, Đức Bênêđíctô XVI đã trả lời “Không. Tôi nghĩ một vài chỗ có thể bị giải thích sai và… Khi một vài chỗ bị tách biệt, cắt rời, thì các chống chọi có thể được tạo ra, nhưng không, nếu ta nhìn vào toàn bộ. Có lẽ có những giọng điệu mới, nhưng không có gián đoạn”.
Dù sao, như nhận định của nữ ký giả San Martin của tờ Crux, tuy Đức Đương Kim Giáo Hoàng không có thì giờ lục tìm trên internet để thấy những người chủ trương Đức Piô XII là vị giáo hoàng cuối cùng thực sự (sedevacantists) viết gì về ngài. Nhưng họ viết rất nhiều: từ các lăng nhục kiểu các phim ảnh thuộc loại R tới các tố cáo lạc giáo, chẳng còn điều gì họ không viết và không nói.
Vị giáo hoàng bị chống đối hơn cả từ tứ phía
Tuy thế, Đức Phanxicô chỉ bị phe bảo thủ hay duy truyền thống chỉ trích mà thôi. Cho đến nay, vị giáo hoàng bị chống đối nhiều hơn cả và từ tứ phía phải kể Đức Phaolô VI. Sáng kiến triệu tập Công Đồng Vatican II là của Thánh Gioan XXIII, nhưng người lèo lái Công Đồng này qua các khó khăn trăm bề tới thành công mỹ mãn không ai khác ngoài Chân Phúc Phaolô VI.
Ngài được cả Giáo Hội biết ơn. Nhưng không thiếu những người cực lực chống đối ngài. Những người này thuộc phe cực hữu mà nổi nhất là Tổng Giám Mục Lefèbre và Hội Thánh Piô X (SSPX) của vị này.
Nhóm Lefèbre, ly khai nhưng không nhận là ly khai
Hội Thánh Piô X được coi như một tổ chức Công Giáo bất hợp pháp vì đi ngược lại kỷ luật và tín lý Công Giáo. Tuy không coi mình là một Giáo Hội (ly khai), nhưng trên thực tế, không vâng phục thẩm quyền Giáo Hoàng và các quyết định của Vatican II, dù cấm các đệ tử không được tra vấn tính thành hiệu (validity) của các vị giáo hoàng đang trị vì, chỉ tra vấn các quyết định gọi là dựa vào “khôn ngoan” (prudence) của các ngài mà thôi.
Năm 1974, phản ứng lại phúc trình của các thanh tra Giáo Hội, vị tổng giám mục này đã ra một tuyên ngôn nói rằng mình chỉ suy phục “Rôma Công Giáo”, “Rôma muôn thuở” chứ không suy phục thứ Rôma của “thuyết tân duy hiện đại” và “các khuynh hướng tân Thệ Phản” thể hiện ở Vatican II và các cải tổ trong Giáo Hội tiếp theo sau đó, nhằm phá hủy Giáo Hội chân chính của Chúa Kitô.
Ngày 29 tháng 6 năm 1976, Lefèbvre tự ý phong chức linh mục cho 13 chủng sinh thuộc chủng viện Écône do ông thiết lập trái với lệnh cấm của Tòa Thánh. Ông bị cấm không được truyền chức (suspensio a collatione ordinum). Chống lại lệnh cấm này, ông cho rằng việc canh tân Giáo Hội của Đức Phaolô VI theo tinh thần của Vatican II là “thỏa hiệp với ý nghĩ của con người hiện đại” phát sinh từ một thỏa hiệp ngầm giữa các chức sắc cao cấp trong Giáo Hội và các tên Tam Điểm cao cấp trước khi có Công Đồng. Và sau khi không chịu xin lỗi Đức Phaolô VI, ngày 22 tháng Bẩy năm 1976, ông bị ngài cấm không được cử hành các bí tích (suspensio a divinis).
Ông tự giải thích là bị cấm không được cử hành Thánh Lễ theo "Novus Ordo", chứ Thánh Lễ gọi là của Công Đồng Trent hay của Đức Piô V (thánh lễ hướng đông bằng tiếng Latinh) thì không bị cấm, nên ông tiếp tục cử hành Thánh Lễ và các bí tích khác theo kiểu cũ.
Để biểu lộ sự bất tuân của mình, ngày 29 tháng Tám, năm 1976, ông tổ chức một thánh lễ đại trào tại Nhà Thờ Lille với sự tham dự của 6,000 tín hữu. Báo La Croix hồi đó tường thuật khá đầy đủ về buổi lễ này với tựa đề: “Mgr Lefèbre: un pas de plus vers la Rupture” (Đức Cha Lefèbre: một bước nữa tới ly giáo).
Chủ bút tôn giáo của La Croix là Jean Potin nhận định như sau: “Thánh lễ cử hành hôm qua ở Lille đã hoàn tất vụ ly giáo của Đức Cha Lefèbre với hợp đoàn Giáo Hội Công Giáo. Việc ly giáo trên thực tế đã hiện hữu, dù không được phát biểu bằng một vạ tuyệt thông long trọng. Đây là một bi kịch đối với Giáo Hội, một đau khổ đối với mỗi Kitô hữu, vì bất cứ cuộc chia rẽ nào cũng làm tổn thương đến tình yêu và sự hợp nhất mà Chúa Kitô muốn có giữa những kẻ tin vào Người”.
Cũng theo Tờ La Croix, ngày ấy Đức Phaolô VI, theo dõi biến cố trên tại nhà nghỉ hè của ngài ở Castel Gandolpho, đã lên tiếng xin 7 ngàn khách hành hương cầu nguyện “cho sự hòa hợp, sự hợp nhất và bình an trong nội bộ Giáo Hội” để “Giáo Hội luôn trung thành với ước nguyện tối cao của Chúa Kitô, Đấng muốn Giáo Hội vừa là một vừa là Công Giáo, như một hiệp thông phổ quát mọi tín hữu sống trong cùng một đức tin và cùng một đức ái”.
Đức Phaolô nói tiếp, theo báo La Croix: “Giây phút này đây [lúc Lefèbre cử hành Thánh Lễ tại Lille] phải củng cố trong lương tâm ta sự gắn bó chắc chắn và đầy tình con thảo với Giáo Hội của ta đang gặp khốn khó và bị xé nát vào ngay lúc này bởi những vụ tranh cãi khác nhau có khuynh hướng tách rời những người chủ xướng và những người theo họ ra khỏi tình liên đới Giáo Hội chân thực. Vụ tranh chấp này cũng có khuynh hướng thúc đẩy họ tiến vào những con đường khó hiểu của ý kiến cá nhân, tán loạn và phá hoại gia đình độc nhất, chân chính và duy nhất của Chúa Kitô”.
Tuy rất đau buồn trước biến cố này, Đức Phaolô vẫn coi Lefèbre là “anh em”. Ngài nói thêm: “một trong các vụ đau đớn và nay hết sức trầm trọng này, không cần phải dấu diếm chi, là vụ một trong các anh em của ta trong hàng giám mục mà ta luôn qúy mến và kính trọng. Bất chấp các lời khuyên của ta, ngài đã phạm một vi phạm nặng nề đối với một trong các luật lệ của Giáo Hội là cử hành trái phép các vụ phong chức thánh này. Như thế, ngài đã chuốc lấy việc ngưng thi hành các năng quyền linh mục dự liệu bởi Bộ Giáo Luật”.
Đức Phaolô VI nói tiếp: “tuy nhiên, ta được biết rằng người anh em này, trong một thái độ khinh thường đối với quyền chìa khoá được Chúa Kitô đặt trong tay ta, muốn tự ban cho mình quyền cử hành các hành vi thờ phượng và thừa tác mà không có sự hòa giải xứng đáng và được lưu ý trướx đó, với Giáo Hội của Thiên Chúa”.
Đức Phaolô VI cho hay thêm: “Ta rất đau lòng và chắc chắn anh chị em cũng thế”. Nhưng ngài vẫn không ra vạ tuyệt thông cho Lefèbre. Vạ này chỉ diễn ra thời Đức Gioan Phaolô II khi vị tổng giám mục này phong chức giám mục cho 4 linh mục theo ông.
Một điều đáng nói là lý luận được nhóm Lefèbre đưa ra để chống lại các cải tổ về phụng vụ của Đức Phaolô VI khá giống với lý chứng mà phe bảo thủ hiện nay trong Giáo Hội dùng để chống lại Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức Phanxicô. Nhóm trước cho rằng không thể thay đổi luật thờ phượng (lex orandi) mà không thay đổi luật tin (lex credendi). Ai cũng biết nguyên tắc bất hủ: luật cầu là luật tin (lex orandi lex credenda est). Còn nhóm sau thì chủ trương rằng không thể thay đổi thực hành mục vụ mà không thay đổi tín lý.
Humanae Vitae
Trở lại với Đức Phaolô VI. Ngài bị phe bảo thủ trong Giáo Hội tấn công dữ dội là điều dễ hiểu vì ai cũng biết Vatican II là một aggiornamento vĩ đại, một luồng gió mới thổi vào Giáo Hội. Người Bảo thủ bao giờ cũng ngại những điều mới lạ. Nhưng phản ứng tiêu cực của phe cấp tiến đối với ngài có khi còn dữ dội hơn qua vụ thông điệp Humanae Vitae.
Thực vậy, ai cũng nghĩ: với sự ủng hộ việc sử dụng một số phương tiện ngừa thai nhân tạo của đa số thành viên trong Ủy Ban Giáo Hoàng về Kiểm Soát Sinh Sản, một ủy ban do Đức Gioan XXIII thiết lập và được ngài mở rộng, Đức Phaolô VI sẽ ban hành một thông điệp nghiêng về phía đa số ấy. Nhưng không ngờ, ngài đã ngả theo phe thiểu số, rất nhỏ, của Ủy Ban để duy trì giáo huấn truyền thống của Giáo Hội: người Công Giáo không được sử dụng bất cứ phương pháp nhân tạo nào để điều hòa việc sinh sản!
Chính vì thế, thông điệp Humanae Vitae đã bị chống đối dữ dội đến nỗi từ đó, dù ngài tiếp tục giảng dậy bằng 122 Tông Hiến, 8 Tông Huấn, 121 Tông Thư, rất nhiều bài giảng, thư từ và suy gẫm, nhưng không bao giờ ra một thông điệp nào nữa!
Người bên ngoài phản đối đã đành nhất là kỹ nghệ ngừa thai. Điều đáng nói là người trong Giáo Hội còn hung hăng hơn. Đức Hồng Y Leo Joseph Suenens, một trong những phối trí viên của Vatican II, khi ví vụ này như vụ Galilêô, đã đặt câu hỏi (kiểu dubia sau này) “liệu thần học luân lý có lưu ý đủ tới tiến bộ của khoa học chăng, là tiến bộ có thể giúp xác định điều gì phù hợp với tự nhiên. Tôi xin các hiền huynh của tôi tránh một vụ Galilêô khác. Một vụ đã đủ cho Giáo Hội rồi”. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 15 tháng Năm năm 1969 (gần một năm sau), vị Hồng Y này chỉ trích quyết định của Đức Phaolô VI là phá hoại tính hiệp đoàn đã được Công Đồng ấn định, gọi nó là một hành vi không hiệp đoàn, thậm chí chống hiệp đoàn. Nhận định này được sự ủng hộ của các thần học gia Vatican II như Karl Rahner, Hans Küng, và một số giám mục.
Nhưng phản đối công khai mạnh nhất ngay hai ngày sau khi Humanae Vitae được công bố phải kể nhóm thần học gia bất phục thuộc Đại Học Công Giáo America, do linh mục Charles Curran lãnh đạo. Họ ra tuyên bố cho rằng “các người phối ngẫu có thể quyết định một cách có trách nhiệm theo lương tâm họ rằng ngừa thai nhân tạo trong một số trường hợp là điều được phép và thực sự còn cần thiết nữa để duy trì và cổ vũ gía trị và tính thánh thiêng của hôn nhân”.
Chưa hết, hai tháng sau, “Tuyên Ngôn Winnipeg” được Hội Đồng Giám Mục Gia Nã Đại công bố. Tuyên ngôn này quả quyết rằng không được cấm cản những người không thể chấp nhận giáo huấn của Humanae Vitae ra khỏi Giáo Hội Công Giáo và các cá nhân, với một lương tâm tốt, có thể dùng phương tiện ngừa thai miễn là trước nhất họ phải trung thực cố gắng chấp nhận các chỉ thị khó khăn của thông điệp.
Ở Đức, Hội Đồng Giám Mục công bố “Königsteiner Erklärung" (Tuyên Ngôn Königstein) vào năm 1968. Và cũng cùng năm này, ở Áo, Hội Đồng Giám Mục công bố tuyên ngôn “Mariatroster”. Trong một diễn văn năm 2008 ở Giêrusalem, Đức Hồng Y Christoph Schönborn cho rằng với hai tuyên ngôn này, các giám mục đã phạm một tội rất nặng. Thêm vào đó còn là tội thiếu can đảm nói ngược lại việc phá thai.
Trong cả hai tuyên ngôn trên, bằng một ngôn ngữ hàm hồ, các vị giám mục, cuối cùng, đã để cho lương tâm cá nhân của giáo dân quyết định có nên dùng thuốc ngừa thai hay không. Việc này dẫn đến việc bất tuân rộng rãi và các khuynh hướng muốn ly giáo.
Đức Hồng Y Carlo Maria Martini, một Hồng Y cấp tiến khác, thì tố cáo Đức Phaolô VI che giấu sự thật, để mặc các nhà thần học và các mục tử chỉnh đốn sự việc bằng cách thích ứng các giới răn vào thực hành.
Điều kỳ diệu là lòng khiêm nhường của Đức Phaolô VI. Tháng Ba năm 1969, nhân cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y Suenens, ngài lắng nghe quan điểm của vị này và chỉ thưa lại: “vâng, xin Đức Hồng Y cầu nguyện cho tôi; vì các yếu đuối của tôi, nên Giáo Hội bị cai trị không tốt”. Tuy nhiên, ngày 23 tháng Sáu, năm 1978, chỉ vài tuần trước khi qua đời, trong bài diễn văn với Hồng Y Đoàn, ngài tái khẳng định rằng Humanae Vitae: “tuân theo các xác quyết của khoa học nghiêm túc” trong việc khẳng định nguyên tắc tôn trọng luật tự nhiên và “tư cách làm cha mẹ có ý thức và hợp trách nhiệm đạo đức”.
Chính nhờ thế, dù có những người bất phục trong Giáo Hội phản đối, Humanae Vitae vẫn được các giáo huấn của các vị giáo hoàng liên tiếp sau đó bênh vực và hết lòng bảo vệ. Theo ký giả John Allen, “ba thập niên bổ nhiệm các giám mục của Đức Gioan Phaolô II và Bênêđícô XVI, cả hai vị đã minh nhiên cam kết đối với Humanae Vitae, có nghĩa: các vị lãnh đạo cao cấp trong Đạo Công Giáo ngày nay ít có khuynh hướng như năm 1968 muốn tách mình ra khỏi việc ngăn cấm kiểm soát sinh đẻ, hay tỏ ra êm dịu với nó. Một số đáng kể các giám mục Công Giáo gần đây còn cho ban hành các văn kiện riêng nhằm bênh vực Humanae Vitae. Từ thập niên 1960 đến nay, nhiều khai triển về ý thức thai sản đã làm phát sinh ra nhiều tổ chức kế hoạch hóa gia đình cách tự nhiên như Phương Pháp Billings, Liên Đoàn Cặp Với Cặp (Couple to Couple League) và Hệ Thống Săn Sóc Thai Sản Kiểu Mẫu Creighton, chuyên huấn luyện cách dùng và tính đáng tin cậy của các phương pháp ngừa thai tự nhiên”.
Có người cho rằng lòng can trường của Đức Phaolô VI trở thành mẫu gương cho Đức Phanxicô, vị đã phong á thánh cho ngài. Ngày 1 tháng Năm năm 2014, trong một cuộc phỏng vấn của Tờ Corriere della Sera, Đức Phanxicô đã nói vềHumanae Vitae như sau: “Mọi sự còn tùy ở việc giải thích Humanae Vitae ra sao. Xét cho cùng, chính Đức Phaolô VI cũng đã thúc giục các vị giải tội phải rất từ bi thương xót và lưu ý tới các hoàn cảnh cụ thể. Nhưng óc thiên phú của ngài có tính tiên tri, ngài có can đảm đưa ra một chủ trương chống lại đa số, để bênh vưc kỷ luật luân lý, để thực thi một tự chế văn hóa, chống đối thuyết tân Malthus hiện nay và tương lai. Vấn đề không phải là thay đổi tín lý, nhưng đào sâu và bảo đảm để việc chăm sóc mục vụ lưu ý tới các hoàn cảnh và những điều người ta có thể làm”.
Bầu khí 1968
Hy vọng giáo huấn biện phân của Đức Phanxicô cũng vượt qua được các khó khăn hiện nay để khởi sắc như Humanae Vitae. Dù sao, bầu khí hiện nay cũng thuận lợi cho ngài nhiều hơn cho Đức Phaolô VI năm 1968, mà theo Marie Meaney, là năm của “anarchical idealism” (lý tưởng vô chính phủ) và “sexual hedonism” (duy khoái lạc tính dục) bởi cuộc tổng nổi dậy của sinh viên thế giới năm đó mang lại.
Đức Hồng Y James Stafford, lúc ấy còn là một linh mục ở Baltimore, Hoa Kỳ, mô tả bầu khí năm 1968 như sau: “Mùa hè năm 1968 phá kỷ lục nóng nhất của Thiên Chúa. Các hoài niệm không quên được; chúng hiện còn rất đau đớn. Chúng vẫn sống động như cơn lốc ở đồng bằng Colorado. Chúng chứa đựng cơn gió lốc nơi cơn giận của Thiên Chúa cư ngụ. Năm 1968, một điều gì đó rất đáng sợ đã xẩy ra cho Giáo Hội. Trong hàng linh mục thừa tác, các vụ tuyệt giao phát triển khắp nơi giữa bạn bè mà không bao giờ hàn gắn lại được. Và các vết thương cứ thế tiếp tục ảnh hưởng tới toàn thể Giáo Hội. Sự bất phục, cùng với sự thao túng cơn giận mà các nhà lãnh đạo xúi bẩy trở nên một thử thách tối thượng. Nó thay đổi các mối liên hệ nền tảng trong Giáo Hội. Đây là một Peirasmòs [nghĩa là thử thách, thử thách đức tin] đối với nhiều người…
"Các cuộc chuyện trò giữa hàng giáo sĩ …trở nên nhiễm mùi sợ hãi. Nghi ngờ giữa hàng linh mục trở nên kinh niên. Sợ hãi trùm phủ. Và cứ thế tiếp diễn. Hàng linh mục trong Tổng Giáo Phận mất hết một điều gì đó thuộc tình anh em trọn vẹn mà các linh mục Baltimore trong bao thế hệ vốn có. Năm 1968 đánh dấu một gián đoạn trong tình hiệp thông thế hệ… Tình anh em linh mục đã bị tổn thương. Sự bất phục mục vụ đã tấn công nền tảng Thánh Thể của Giáo Hội. Ý nghĩa hôn ước của Giáo Hội đã bị bác bỏ. Một số linh mục coi giám mục không hơn không kém như những người nộm của Rôma.
"Đức Hồng Y Shehan (lúc đó là Tổng Giám Mục Baltimore) sau đó phúc trình rằng vào sáng Thứ Hai, mồng 5 tháng Tám, ngài “hết sức ngỡ ngàng đọc thấy trên tờ Baltimore Sun: 72 linh mục của vùng Baltimore đã ký vào Tuyên Ngôn Bất Phục”. Điều sau này ngài gọi là “những năm khủng hoảng” đã bắt đầu cho ngài vào… buổi tối nóng bức tháng Tám năm 1968… Các hậu quả mặc tình cứ thế tiếp diễn. Sự bất phục đầy lăng nhục, bức bách đã trở thành một thực tế trong Giáo Hội và buộc Giáo Hội phải chịu những cuộc tranh cãi vũ bão, gây tê liệt, vô bổ và kinh niên.
"Tính bạo động của việc bất tuân khởi đầu chỉ là khúc dạo đầu dẫn tới tính bạo động hơn nữa và có tính phổ quát hơn nữa… Việc coi thường sự thật, bất kể là hung hăng hay thụ động, đã trở thành thông thường trong đời sống Giáo Hội. Các linh mục, các nhà thần học và giáo dân bất phục vẫn tiếp diễn các kỹ thuật bức bách của họ. Ngay từ đầu, báo chí đã sử dụng họ để đẩy mạnh hơn nữa nghị trình lươn lẹo của mình”.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 19/2/2017
VietCatholic Network
12:18 20/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- ĐTC mời gọi các tín hữu hãy sống tinh thần tha thứ.
2- ĐTC viếng thăm giáo xứ Thánh Maria Josefa Thánh Tâm Chúa Giêsu.
3- ĐTC viếng thăm Đại Học Roma Tre.
4- ĐTC tái lên án tội ác lạm dụng tính dục trẻ em.
5- ĐTC sẽ đến Fatima như một người hành hương.
6- ĐHY Gerhard Müller: Các Giám Mục không nên đưa ra ‘các diễn dịch trái ngược nhau’ về tín lý.
7- Cuộc thăm dò mới của PEW cho thấy thái độ tích cực gia tăng đối với người Công Giáo và mọi tôn giáo khác.
8- Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Donald Trump ban hành sắc lệnh bảo vệ tự do tôn giáo.
9- ĐHY Kreingsak Kovidhavanij TGM Bangkok gửi sứ điệp đến Tân Đức Tăng Thống Phật giáo Thái lan.
10- Thông Báo của Ban Công Lý và Hòa Bình Giáo Phận Vinh về việc Linh mục J.B. Nguyễn Đình Thục và Ngư Dân huyện Quỳnh Lưu bị Công An Bạo Hành.
Sau đây là phần tin chi tiết:
- Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy sống tinh thần tha thứ
ĐTC mời gọi các tín hữu hãy sống tinh thần tha thứ, cho cả các địch thù và ngài kêu gọi hòa bình cho nhân dân tại Cộng hòa dân chủ Congo, Pakistan và nhiều nơi khác trên thế giới. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa Nhật 19 tháng 2 năm 2017 với 30 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã diễn giải ý nghĩa bài Tin Mừng theo thánh Mathêu (5,38-48) trong đó Chúa Giêsu dạy phải yêu thương cả địch thù. Ngài nói:
Trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay (Mt 5,38-48), - một trong những trang diễn tả rõ nhất “cuộc cách mạng” Kitô giáo - Chúa Giêsu chỉ cho thấy con đường công chính đích thực nhờ luật tình thương vượt lên trên luật 'ăn miếng trả miếng', ”tức là mắt đền mắt, răng đền răng”. Qui luật cổ xưa đòi phải áp dụng cho những người vi phạm những hình phạt tương đương với những thiệt hại đã gây ra: kẻ nào giết người thì sẽ bị giết, chặt tay chân kẻ nào đã làm cho người khác bị thương, v.v. Chúa Giêsu không yêu cầu các môn đệ của Ngài phải chịu sự ác, trái lại, Ngài dạy họ hãy phản ứng, không phải bằng cách gây ra một điều ác khác, nhưng bằng điều thiện. Chỉ như thế mới có thể phá vỡ xiềng xích sự ác, và thực sự thay đổi tình cảnh. Thực vậy, sự ác là ”trống rỗng”, và không thể làm đầy bằng một sự trống rỗng khác, và chỉ có thể bằng một sự đầy tràn, nghĩa là bằng sự thiện. Sự trả thù sẽ không bao giờ đưa tới giải quyết các xung đột.
- Đức Thánh Cha viếng thăm giáo xứ Thánh Maria Josefa Thánh Tâm Chúa Giêsu
Ban chiều cùng ngày 19/ 2/ 2017, ĐTC đã viếng thăm giáo xứ Thánh Maria Josefa Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Ponte di Nona ở mạn đông thành Roma. Đây là giáo xứ thứ 13 ĐTC viếng thăm từ khi được bầu làm GM Roma cách đây gần 4 năm.
Khi đến giáo xứ vào lúc 4 giờ chiều, ĐTC đã lần lượt gặp các trẻ em và thiếu niên thuộc các lớp giáo lý, rồi gặp giới trẻ, các bệnh nhân, các gia đình và các nhân viên ở trung tâm Caritas. Sau đó ngài đã giải tội cho 4 giáo dân trước khi chủ sự thánh lễ đồng tế với ĐHY Giám quản Agostino Vallini, Đức Cha phụ tá khu vực và các LM ở trong vùng.
Giáo xứ ở Ponte di Nona có thánh đường được xây cất gần đây dâng kính thánh nữ Maria Josefa Sancho de Guerra, sáng lập dòng các nữ tỳ Chúa Giêsu Bác Ái, được ĐTC Gioan Phaolô II tôn phong hiển thánh ngày 1 tháng 10 Năm Thánh 2000. Giáo xứ này có khoảng 6.500 gia đình với tổng cộng là 20 ngàn dân cư.
- Đức Thánh Cha viếng thăm Đại Học Roma Tre
Sáng ngày 17/ 2/ 2017, ĐTC Phanxicô đã viếng thăm Đại học Roma Tre nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập. Đây là lần đầu tiên ngài viếng thăm một đại học đời ở Roma. Roma Tre là đại học trẻ nhất nhưng lớn thứ 2 tại thủ đô Italia với 40 ngàn sinh viên, tọa lạc gần Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành.
Tại khuôn viên Đại học, sau lời chào mừng của Giáo sư viện trưởng, Ông Mario Panizza, ĐTC đã ứng khẩu trả lời câu hỏi của các sinh viên, nhưng ngài vẫn cho công bố bài diễn văn đã suy nghĩ và dọn sẵn để trả lời thắc mắc được nêu lên, trong đó ngài nhắc đến những vấn đề do các sinh viên nêu lên, đặc biệt là bạo lực lan tràn trong thế giới ngày ngày nay: với những cuộc xung đột tại nhiều miền trên thế giới, đe dọa tương lai của toàn thể các thế hệ.
Trong bối cảnh này, ĐTC tố giác công nghệ sản xuất khí giới. Ngài nói: “Từ nhiều thập niên, người ta nói về giải trừ võ trang, và đề ra những tiến trình quan trọng theo chiều hướng này, nhưng tiếc là mặc dù bao nhiêu diễn văn và cam kết, nhiều nước đang gia tăng chi phí cho việc trang bị võ khí. Đó thực là một sự mâu thuẫn gương mù, trong một thế giới đang còn chiến đấu chống nạn nói và bệnh tật.”
Tuy nhiên, ĐTC kêu gọi các sinh viên đừng nản chí và mất tin tưởng. Ngài nói: “Đặc biệt các bạn là những người trẻ, các bạn không thể để cho mình thiếu hy vọng, hy vọng là thành phần của chính các bạn. Khi thiếu hy vọng, thì thực tế là thiếu sự sống, và lúc đó nhiều người đi tìm cuộc sống lừa đảo do những kẻ bán hư vô đề ra. Những kẻ ấy bán những thứ chỉ tạo nên hạnh phúc nhất thời và chỉ có vẻ bề ngoài, nhưng thực tế chúng dẫn vào những ngõ cụt, không có tương lai. Bom đạn phá hủy thân xác, sự nghiện ngập phá hủy tâm trí, linh hồn và cả thân xác nữa”.
Cuộc viếng thăm của ĐTC tại đại học Roma Tre kéo dài gần hai tiếng đồng hồ.
- Đức Thánh Cha tái lên án tội ác lạm dụng tính dục trẻ em
ĐTC Phanxicô tái lên án tội ác kinh khủng lạm dụng tính dục trẻ em, nhất là khi tội ác này do một linh mục.
Ngài bày tỏ lập trường này trong lời tựa viết cho cuốn sách tựa đề "Thưa cha, con tha thứ cho cha" (Mon Père, je vous pardonne) do ông Daniel Pittet, người Thụy Sĩ, 55 tuổi, thuật lại sự kiện ông bị một LM dòng Capuchino ở Fribourg, lạm dụng trong 4 năm, từ khi ông lên 12 tuổi. Ông gặp ĐTC tại Vatican năm 2015, nhân dịp Năm Đời Sống Thánh hiến, và xin ngài viết lời tựa cho cuốn sách sẽ được phổ biến rộng rãi. Cuốn sách cũng thuật lại chứng từ về nhiều vụ lạm dụng tính dục khác.
Trong lời tựa, ĐTC viết: “Tôi vui mừng vì những người khác ngày nay có thể đọc chứng từ của ông và nhận thấy tới mức độ nào sự ác có thể đi vào tâm hồn của một người phục vụ Giáo Hội… Làm sao một linh mục, phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội, có thể gây ra sự ác dường ấy? Làm sao người ấy đã dâng hiến cuộc sống của mình để dẫn đưa các trẻ em về với Thiên Chúa, rốt cuộc lại 'ngấu nghiến' các em trong điều mà tôi gọi là ”một hy tế ma quỉ”, tàn hại nạn nhân cũng như đời sống của Giáo Hội? Một số nạn nhân đi tới độ tự tử. Những người chết ấy đè nặng trên tâm hồn tôi, trên lương tâm của tôi và của toàn thể Giáo Hội. Với gia đình họ tôi bày tỏ tâm tình yêu thương và đau đớn, và tôi khiêm tốn xin lỗi”.
- Đức Thánh Cha sẽ đến Fatima như một người hành hương
FATIMA - Lm. Carlos Cabecinhas, Giám đốc Đền thánh Đức Mẹ Fatima Bồ đào nha cho biết, ĐTC Phanxicô sẽ đến Fatima như một người hành hương và cầu nguyện với các tín hữu hành hương tại đây.
Cha Cabecinhas đã được HĐGM Bồ đào nha bổ nhiệm làm Tổng điều hợp viên cuộc viếng thăm của ĐTC tại Fatima trong hai ngày 12 và 13 tháng 5 tới đây, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ bắt đầu hiện ra tại đây ngày 13 tháng 5 năm 1917 với 3 mục đồng.
Cũng liên quan đến Fatima, nữ tu Angelo Coelho, Phó thỉnh nguyện viên án phong chân phước cho chị Lucia, cho biết đã hoàn tất bộ hồ sơ dài 15 ngàn trang về chị Lucia (1907-2005) để gửi về Bộ Phong Thánh ở Roma xin cứu xét.
Các tập hồ sơ gồm tất cả các bút tích, thư từ của chị Lucia, cũng như chứng từ của các nhân chứng về đời sống và các nhân đức của chị Lucia, một trong 3 mục đồng, đã được Đức Mẹ hiện ra năm 1917. Chị Lucia qua đời năm 2005, thọ 98 tuổi. Cuộc điều tra ở cấp giáo phận đã được khởi sự hồi năm 2008 sau khi ĐTC Biển Đức XVI chuẩn chước và cho mở án phong cho chị Lucia Lucia sớm hơn 2 năm so với thời hạn. Thông thường phải đợi ít là 5 năm sau khi qua đời (Ecclesia 12-2-2017).
Hai người mục đồng còn lại là Francisco và Jacinta Marto, là em họ của chị Lucia đã qua đời khi còn trẻ vì chứng viêm phổi và được phong chân phước vào năm 2000.
- ĐHY Gerhard Müller: Các Giám Mục không nên đưa ra ‘các diễn dịch trái ngược nhau’ về tín lý
ĐHY Gerhard Müller, Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức Tin nói rằng, các giám mục địa phương không thể diễn dịch các giáo huấn của Giáo Hội một cách chủ quan.
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Đức Rheinische Post, ĐHY Müller nói: “… Tôi nghĩ rằng chẳng có ích lợi đặc biệt nào cho cá nhân mỗi giám mục khi nhận xét về các tài liệu của ĐTC và giải thích xem ngài hiểu một cách chủ quan các tài liệu ấy như thế nào.”
Trong những tuần gần đây, các giám mục Malta và Đức đã ban hành các hướng dẫn cho phép những người ly dị và tái hôn được rước lễ. Các giám mục Malta cho rằng việc tránh quan hệ tình dục đối với một số cặp vợ chồng có thể là “không khả thi”, và mọi người không nên bị từ chối không cho rước lễ nếu trong lòng họ cảm thấy rõ rằng họ đã “làm hòa với Thiên Chúa”.
Tuy nhiên, một số giám mục khác đã khẳng định giáo huấn truyền thống theo đó những người ly dị và tái hôn không thể rước lễ, trừ khi họ cố gắng để sống “tiết dục hoàn toàn”.
ĐHY Müller gần đây đã xác nhận giáo huấn truyền thống. Ngài cũng chỉ ra rằng giáo huấn, gần đây nhất của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ĐGH Bênêđictô XVI và Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã khẳng định rằng việc tiết dục là cần thiết.
Trong cuộc phỏng vấn mới, ngài nói thêm: “Không thể nào trước một vấn đề tín lý ràng buộc toàn thể Giáo Hội hoàn vũ, được hình thành bởi Đức Giáo Hoàng, các địa phương lại có thể đưa ra các diễn dịch khác nhau và thậm chí mâu thuẫn với nhau. Nền tảng của Giáo Hội là sự hiệp nhất trong đức tin...”
- Cuộc thăm dò mới của PEW cho thấy thái độ tích cực gia tăng đối với người Công Giáo và mọi tôn giáo khác
Một cuộc thăm dò mới vừa được Trung Tâm Nghiên Cứu PEW công bố vào ngày 15 tháng Hai cho thấy thái độ của người Mỹ đối với những người có đức tin đã gia tăng trong ba năm qua, người Do Thái Giáo và người Công Giáo đặc biệt được mọi người có đức tin coi trọng.
Cuộc thăm dò trên được tiến hành trong các ngày 9 đến 23 tháng Giêng năm 2017. Những người tham gia cuộc thăm dò này thuộc cả hai Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đàn ông và đàn bà, người già và người trẻ. Họ được yêu cầu sắp hạng các tôn giáo trên một “hàn thử biểu tâm tình”, với chỉ số thử biểu: 0 ít nồng ấm tới 100 là nồng ấm nhất.
Lần trước đây nhất khi cuộc thăm dò này được tiến hành là tháng 6/2014. Lúc đó, người Do Thái Giáo và Công Giáo đã dẫn đầu danh sách các nhóm tôn giáo được coi trọng nhất rồi; nhưng từ đó, cảm tình của người được thăm dò về hai nhóm tôn giáo này đã được gia tăng. Thái độ của họ đối với người Do Thái Giáo tăng 4 điểm, từ 63 lên 67. Cùng trong giai đoạn này, cảm tình nồng ấm dành cho người Công Giáo tăng từ 62 lên 66.
- Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Donald Trump ban hành sắc lệnh bảo vệ tự do tôn giáo.
Bốn giám mục chủ tịch các ủy ban của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã kêu gọi Tổng thống Donald Trump sớm ban hành sắc lệnh bảo vệ tự do tôn giáo.
ĐHY Timothy Dolan của New York, Đức GM Charles Chaput, Đức TGM William Lori, và Đức GM Frank Dewane nói: “Trong vài năm qua, chúng ta rất thất vọng trước việc chính phủ liên bang đã xói mòn quyền cơ bản này, là quyền tự do đầu tiên và cao quý nhất của chúng ta”. Các ngài nói thêm:
“Tổng thống Trump đã cam kết rằng ‘chính quyền ông sẽ làm mọi việc trong khả năng của mình để bênh vực và bảo vệ tự do tôn giáo ở đất nước chúng ta.’ Chúng tôi kêu gọi tổng thống thực hiện lời hứa này, kể cả việc ngưng ngay tức khắc các quy định và các đòi buộc khác mà chính phủ liên bang đã áp đặt trên những người có đức tin, không cho họ có sự lựa chọn nào khác. Thực sự là một điều đáng khích lệ khi chúng tôi biết rằng Tổng thống có thể đang xem xét một sắc lệnh để thực hiện sự bảo vệ mạnh mẽ quyền tự do tôn giáo trên toàn liên bang, trong rất nhiều các lĩnh vực đã bị xói mòn bởi chính quyền trước đó, chẳng hạn như bảo hiểm sức khỏe, nhận con nuôi, công nhận là tổ chức tôn giáo, miễn thuế, và tài trợ của chính phủ và các hợp đồng với chính phủ. Chính chúng tôi, cũng như những người chúng tôi chăn dắt và phục vụ, sẽ biết ơn rất nhiều nếu Tổng thống thực hiện bước đi tích cực này theo đó cho phép tất cả người Mỹ có thể thực hành đức tin của họ mà không bị trừng phạt bởi chính phủ liên bang.”
- ĐHY Francis Xavier Kriengsak Kovidhavanij TGM Bangkok gửi sứ điệp đến Tân Đức Tăng thống Phật giáo Thái lan
Bangkok – Các tín hữu Công Giáo Thái lan “sẵn sàng cộng tác” với các tín hữu Phật giáo và tín đồ các tôn giáo khác hiện diện tại Thái lan, để “xây dựng hòa bình và ổn định cho quốc gia”, qua việc “đối thoại, như anh chị em”. Đức Hồng Y Francis Xavier Kriengsak Kovidhavanij, TGM Bangkok, chủ tịch Hội đồng Giám mục Thái lan, đã nhấn mạnh điều này trong sứ điệp gửi đến Đức Tăng Thống mới được bổ nhiệm của Phật giáo nguyên thủy.
Trong cuộc nói chuyện tại đền thờ Ratchabophit Sathit Maha Simaram vào ngày thứ Ba 14 tháng 2 vừa qua, ĐHY đã nhân danh các Giám mục và tín hữu Công Giáo Thái lan gửi đến Đức Tăng Thống Umporn Umparow sứ điệp chúc mừng. Trong sứ điệp này, ĐHY cũng đã nói đến mục đích cuối cùng là “chung sống hòa bình” để Thái lan trở thành một gương mẫu cho các dân tộc khác. ĐHY kết luận rằng, nhờ sự lãnh đạo khôn ngoan của các quốc vương Thái lan từ 5 thế kỷ qua, các Kitô hữu có thể hưởng cuộc sống hạnh phúc cùng với các anh chị em Phật giáo.
Tại Thái lan, Phật giáo là tôn giáo phổ biến nhất với 93,6% dân số, phần lớn thuộc ngành. 4,6% dân số theo Hồi giáo, và Kitô hữu chiếm khoảng 1% dân số.
- Thông Báo của Ban Công Lý và Hòa Bình Giáo Phận Vinh về việc Linh mục J.B. Nguyễn Đình Thục và Ngư Dân huyện Quỳnh Lưu bị Công An Bạo Hành.
Như chúng tôi đã loan tin trong chương trình phát hình trước, hôm 14 tháng 2 vừa qua, ngư dân các xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ (thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), dưới sự hướng dẫn của Linh mục Nguyễn Đình Thục, đã đi bộ gần 20 km đến Tòa Án Nhân Dân thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn kiện Formosa, công ty đã gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường ở vùng biển miền Trung, khiến người dân mất nguồn sinh kế.
Linh Mục Nguyễn Đình Thục và những ngư dân này đã bị lực lượng công an của chính quyền bố ráp, đánh đập và gây thương thương tích trầm trọng. Không những thế, các phương tiện truyền thông do chính quyền quản lý lại chụp mũ và vu khống Linh Mục Thục khích động giáo dân tấn công lực lượng an ninh và tổ chức bạo loạn.
Trước tình trạng bất công này, Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc giáo phận Vinh đã ra một Thông Cáo đề ngày 15 tháng 2 năm 2017 phản đối chính quyền và nêu lên 4 điểm chính sau đây:
Chính quyền Nghệ An đã vi phạm nghiêm trọng các quyền dân sự của con người đã được ghi nhận trong bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị và Việt Nam mà Việt Nam đã ký kết tham gia;
Phản đối việc xử dụng vũ lực một cách thô bạo và vô lý đối với công dân khi họ đang thực hiện quyền công dân của mình một cách ôn hòa;
Lên án việc tấn công và gây thương tích đối với Linh mục J.B. Nguyễn Đình Thục. Đây là một hành động xúc phạm đến người đứng đầu tổ chức tôn giáo và làm tổn hại đến tinh thần của những tín đồ Công Giáo;
Lên án nhà cầm quyền Nghệ An xử dụng các phương tiện truyền thông của nhà nước để bóp mép sự thật, vu khống các công dân đang thực hiện quyền hợp pháp của họ một cách ôn hòa.
Linh Mục Antôn Nguyễn Văn Đính, Trưởng Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Giáo Phận Vinh, ký tên dưới Bản Thông cáo này.
Hoa Kỳ: TGP Denver thông cáo về vụ 'thị kiến' của ông Johnston
Chân Phương
22:05 20/02/2017
Hoa Kỳ: TGP Denver thông cáo về vụ 'thị kiến' của ông Johnston
Hôm Thứ Tư vừa qua, Tổng giáo phận Denver đã ban hành một thông cáo mới nói rằng việc ông Charlie Johnston tuyên bố "thị kiến và thông điệp của ông đã được Giáo Hội chấp thuận" là sai trái.
Sự việc là hôm 7 tháng 2 năm 2017, bà Beckie Hesse - người đăng trên blog của Johnston bằng cái tên "Beckita" - dường như khẳng định rằng thị kiến của ông Johnston "đã được Giáo Hội phê chuẩn đầy đủ".
Vì vậy, Tổng giáo phận Denver đã ban hành một thông cáo để phản bác lại điều này: "Để đảm bảo cho các tín hữu có được thông tin một cách chính xác, chúng tôi cần công khai tuyên rằng lời tuyên bố của bà Hesse là sai trái".
"Những sự kiện xảy ra năm 2016/2017 đã thể hiện điều mà ông Johnston cho là 'thị kiến' thì không đúng và Tổng Giáo Phận thúc giục các tín hữu không dung túng hoặc hỗ trợ thêm cho những nỗ lực diễn giải rằng chuyện đó là hợp lệ", thông cáo kết luận.
Charlie Johnston là một blogger, ông này khẳng định đã có 'thị kiến' và nhận 'thông điệp' từ Đức Trinh Nữ Maria, thiên thần Gabriel và các vị thánh khác trong phần lớn cuộc đời mình. Kể từ năm 2014, ông này đã viết blog về các 'thị kiến' và những dự đoán của mình lên một trang Wordpress mang tên “The Next Right Step".
Dự đoán của ông này bao gồm lời cảnh báo về một cuộc chiến tranh dân sự trên toàn thế giới, cũng như nhiều dự đoán chính trị, trong đó có việc Tổng thống Barack Obama sẽ không hoàn thành nhiệm kỳ thứ hai của mình và lật đổ chính phủ Hoa Kỳ. Ông cũng đã viết về chuyện làm sao để chính phủ Hoa Kỳ có thể tồn tại trong khi đã bắt đầu bắt giữ các Kitô hữu bảo thủ vào trong các trại giam.
Từ năm 1998, Johnston đã cảnh báo về điều gọi là "The Storm" (Cơn cuồng phong), tức là một thời kỳ biến động chính trị lớn, trong đó, ông tuyên bố rằng thế giới giờ đây đã đến đỉnh điểm. Ông còn dự đoán Đức Mẹ sẽ ra tay giải thoát khỏi "Cơn cuồng phong" vào Tháng Mười năm 2017. Trong khi nhiều dự đoán của ông về cuộc bầu cử và các sự kiện khác chứng minh là chính xác, Johnston tuyên bố sau ngày nhậm chức của tổng thống thì ông sẽ rời xa sự xuất hiện với công chúng. Còn bà Hesse thì từ tháng này đã nhận việc đăng bài lên blog của ông Johnston.
Ông Johnston nói với các đồ đệ của mình là đừng tập trung vào những dự đoán của ông, nhưng thay vào đó hãy thực hiện ý muốn của Thiên Chúa trong thời điểm này, như chính tiêu đề của blog.
Từ việc những dự đoán ấy thu hút được sự quan tâm và người tin theo ông, khiến cho Đức Tổng Giám mục Samuel Aquila với Tổng Giáo Phận Denver đã thành lập một cuộc điều tra vào các bài viết và các bài phát biểu của ông Johnston. Một ủy ban đặc biệt gồm hai nhà thần học và giáo luật xem xét các tài liệu từ blog của ông này, video các bài thuyết trình từ nhiều nơi khác nhau trên nước Mỹ, và một kho lưu trữ các tác phẩm của ông từ trước 1998.
Khi phát hiện vụ việc của ông Johnston, trong tuyên bố hồi tháng 3 năm 2016, Tổng giáo phận Denver kêu gọi các tín hữu phải hết sức thận trọng trước các thông điệp của Johnston, và cũng thông báo rằng Johnston sẽ không được chấp nhận như một diễn giả của Tổng giáo phận.
"Sau khi xem xét kết luận của Ủy ban và phù hợp với thẩm quyền mục vụ của mình, Đức Tổng Giám mục Samuel J. Aquila của Tổng giáo phận Denver đã quyết định mạnh mẽ khuyên nhủ các tín hữu có những hành động thận trọng và cẩn trọng liên quan đến vụ việc thị kiến và thông điệp của Thiên Chúa từ ông Charlie Johnston. Như đã được chứng minh qua những vụ tuyên bố về sự hiện ra khác, sẽ tồn tại hiểm nguy nơi những người đặt niềm tin quá lớn vào một dự đoán về lời nói và lời hứa của Chúa Kitô", Tổng Giáo Phận tuyên bố hồi năm ngoái.
"Đối với những người đang thất vọng bởi kết luận này, Tổng giáo phận khuyến khích họ đi tìm kiếm sự an bình cho chính mình trong Chúa Giêsu Kitô, các bí tích, và Kinh Thánh. Các tín hữu cũng nên nhớ lại lời của Chúa Kitô: "Còn về ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả Người Con cũng không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi" (Mt 24:36). (CNA)
Chân Phương
Hôm Thứ Tư vừa qua, Tổng giáo phận Denver đã ban hành một thông cáo mới nói rằng việc ông Charlie Johnston tuyên bố "thị kiến và thông điệp của ông đã được Giáo Hội chấp thuận" là sai trái.
Sự việc là hôm 7 tháng 2 năm 2017, bà Beckie Hesse - người đăng trên blog của Johnston bằng cái tên "Beckita" - dường như khẳng định rằng thị kiến của ông Johnston "đã được Giáo Hội phê chuẩn đầy đủ".
Vì vậy, Tổng giáo phận Denver đã ban hành một thông cáo để phản bác lại điều này: "Để đảm bảo cho các tín hữu có được thông tin một cách chính xác, chúng tôi cần công khai tuyên rằng lời tuyên bố của bà Hesse là sai trái".
"Những sự kiện xảy ra năm 2016/2017 đã thể hiện điều mà ông Johnston cho là 'thị kiến' thì không đúng và Tổng Giáo Phận thúc giục các tín hữu không dung túng hoặc hỗ trợ thêm cho những nỗ lực diễn giải rằng chuyện đó là hợp lệ", thông cáo kết luận.
Charlie Johnston là một blogger, ông này khẳng định đã có 'thị kiến' và nhận 'thông điệp' từ Đức Trinh Nữ Maria, thiên thần Gabriel và các vị thánh khác trong phần lớn cuộc đời mình. Kể từ năm 2014, ông này đã viết blog về các 'thị kiến' và những dự đoán của mình lên một trang Wordpress mang tên “The Next Right Step".
Dự đoán của ông này bao gồm lời cảnh báo về một cuộc chiến tranh dân sự trên toàn thế giới, cũng như nhiều dự đoán chính trị, trong đó có việc Tổng thống Barack Obama sẽ không hoàn thành nhiệm kỳ thứ hai của mình và lật đổ chính phủ Hoa Kỳ. Ông cũng đã viết về chuyện làm sao để chính phủ Hoa Kỳ có thể tồn tại trong khi đã bắt đầu bắt giữ các Kitô hữu bảo thủ vào trong các trại giam.
Từ năm 1998, Johnston đã cảnh báo về điều gọi là "The Storm" (Cơn cuồng phong), tức là một thời kỳ biến động chính trị lớn, trong đó, ông tuyên bố rằng thế giới giờ đây đã đến đỉnh điểm. Ông còn dự đoán Đức Mẹ sẽ ra tay giải thoát khỏi "Cơn cuồng phong" vào Tháng Mười năm 2017. Trong khi nhiều dự đoán của ông về cuộc bầu cử và các sự kiện khác chứng minh là chính xác, Johnston tuyên bố sau ngày nhậm chức của tổng thống thì ông sẽ rời xa sự xuất hiện với công chúng. Còn bà Hesse thì từ tháng này đã nhận việc đăng bài lên blog của ông Johnston.
Ông Johnston nói với các đồ đệ của mình là đừng tập trung vào những dự đoán của ông, nhưng thay vào đó hãy thực hiện ý muốn của Thiên Chúa trong thời điểm này, như chính tiêu đề của blog.
Từ việc những dự đoán ấy thu hút được sự quan tâm và người tin theo ông, khiến cho Đức Tổng Giám mục Samuel Aquila với Tổng Giáo Phận Denver đã thành lập một cuộc điều tra vào các bài viết và các bài phát biểu của ông Johnston. Một ủy ban đặc biệt gồm hai nhà thần học và giáo luật xem xét các tài liệu từ blog của ông này, video các bài thuyết trình từ nhiều nơi khác nhau trên nước Mỹ, và một kho lưu trữ các tác phẩm của ông từ trước 1998.
Khi phát hiện vụ việc của ông Johnston, trong tuyên bố hồi tháng 3 năm 2016, Tổng giáo phận Denver kêu gọi các tín hữu phải hết sức thận trọng trước các thông điệp của Johnston, và cũng thông báo rằng Johnston sẽ không được chấp nhận như một diễn giả của Tổng giáo phận.
"Sau khi xem xét kết luận của Ủy ban và phù hợp với thẩm quyền mục vụ của mình, Đức Tổng Giám mục Samuel J. Aquila của Tổng giáo phận Denver đã quyết định mạnh mẽ khuyên nhủ các tín hữu có những hành động thận trọng và cẩn trọng liên quan đến vụ việc thị kiến và thông điệp của Thiên Chúa từ ông Charlie Johnston. Như đã được chứng minh qua những vụ tuyên bố về sự hiện ra khác, sẽ tồn tại hiểm nguy nơi những người đặt niềm tin quá lớn vào một dự đoán về lời nói và lời hứa của Chúa Kitô", Tổng Giáo Phận tuyên bố hồi năm ngoái.
"Đối với những người đang thất vọng bởi kết luận này, Tổng giáo phận khuyến khích họ đi tìm kiếm sự an bình cho chính mình trong Chúa Giêsu Kitô, các bí tích, và Kinh Thánh. Các tín hữu cũng nên nhớ lại lời của Chúa Kitô: "Còn về ngày và giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay cả Người Con cũng không; chỉ một mình Chúa Cha biết mà thôi" (Mt 24:36). (CNA)
Chân Phương
Top Stories
Vietnam; La police stoppe avec violence et brutalité un cortège de protestataires catholiques en route vers un tribunal pour y déposer plainte
Eglises d'Asie
02:52 20/02/2017
Plus de dix mois et demi après la catastrophe écologique qui a ravagé l’environnement maritime des provinces du Centre-Vietnam, une part de la population sinistrée est loin d’être satisfaite et la colère gronde encore dans certaines agglomérations de pêcheurs n’ayant encore reçu aucune indemnisation. C’est le cas pour la paroisse de Song Ngoc, dans le diocèse de Vinh.
A l’appel du curé de la paroisse, le P. Jean-Baptiste Nguyên Dinh Thuc, le 14 février dernier, un groupe de 600 à 1 000 personnes issues des diverses communes que rassemble la paroisse avait décidé de se déplacer en cortège jusqu’à la bourgade de Ky Anh, siège du tribunal populaire local, à quelque 150 km de là, pour y déposer une plainte contre le centre industriel taïwanais Formosa, responsable de la catastrophe. Dans l’après-midi, alors que le cortège avait encore une longue route à faire, diverses forces de l’ordre associées ont lancé des attaques très violentes contre les manifestants, en blessant un grand nombre, dont le curé de la paroisse qui conduisait la manifestation. Plusieurs manifestants ont été arrêtés et détenus.
Des forces de l’ordre déployées en nombre pour stopper les manifestants
Avertie dans les jours précédant le 14 février, date prévue pour la manifestation, la police avait, comme cela avait été le cas pour des manifestations précédentes, fait pression auprès des agences de location de voitures et des chauffeurs pour empêcher les voitures, déjà louées en bonne et due forme, de parvenir jusqu’au parvis de l’église où s’étaient réunis les participants, vêtus de T-shirts avec des inscriptions demandant à la compagnie taïwanaise de quitter le pays.
Malgré ces premières difficultés, le groupe, bien décidé à parvenir coûte que coûte jusqu’à sa destination finale, s’était mis en marche en direction de Ky Anh, à 173 km du point de départ ; la plupart les participants chevauchaient une motocyclette ou étaient transportés sur les porte-bagages. Les forces de l’ordre s’étaient mobilisées à tous les carrefours mais aussi à proximité des églises paroissiales catholiques situées sur l’itinéraire prévu. Chacune d’entre elles devait, en effet, à tour de rôle, accueillir les protestataires avec rafraîchissement et nourriture.
Sur le coup de 16 heures, le P. Jean-Baptiste Thuc rapportait aux journalistes de la BBC (émissions en vietnamien) les incidents violents qui ont mis un terme à l’équipée de la paroisse. « A cette heure, notre cortège n’avait encore accompli qu’un cinquième de sa route, lorsque un groupe de dix personnes dans lequel je me trouvais a été violemment pris à partie, par un groupe d’agents de la Sécurité publique et par des membres en uniforme des forces armées. Nous avons été tabassés, nos motos ont été confisquées et au moins cinq d’entre nous ont été arrêtés et détenus. (…) Nous ne faisions qu’exercer notre droit de porter plainte, un droit qui est reconnu à tous les citoyens. Tout cela est vraiment absurde ! », a exposé le prêtre.
Le site Tin mung cho nguoi ngheo (‘L’Evangile pour les pauvres’), qui a mis en ligne un long récit détaillé de la manifestation du 14 février, montre une série de visages tuméfiés et ensanglantés, photographiés après le débordement de violence de la police. Si les réseaux sociaux et les sites indépendants ont largement repris les détails contenus dans le récit de ce site, la presse officielle du jour et du lendemain a, en revanche, fait silence sur cet événement. Le président de la Conférence épiscopale, Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, interrogé dès le lendemain par Radio Free Asia (émissions en vietnamien), a livré à chaud ses premières impressions, réservant à plus tard un commentaire plus approfondi (1). (eda/jm)
(1) Voir la dépêche ‘Vietnam’ suivante sur Eglises d’Asie.
(Source: Eglises d'Asie, le 17 février 2017
A l’appel du curé de la paroisse, le P. Jean-Baptiste Nguyên Dinh Thuc, le 14 février dernier, un groupe de 600 à 1 000 personnes issues des diverses communes que rassemble la paroisse avait décidé de se déplacer en cortège jusqu’à la bourgade de Ky Anh, siège du tribunal populaire local, à quelque 150 km de là, pour y déposer une plainte contre le centre industriel taïwanais Formosa, responsable de la catastrophe. Dans l’après-midi, alors que le cortège avait encore une longue route à faire, diverses forces de l’ordre associées ont lancé des attaques très violentes contre les manifestants, en blessant un grand nombre, dont le curé de la paroisse qui conduisait la manifestation. Plusieurs manifestants ont été arrêtés et détenus.
Des forces de l’ordre déployées en nombre pour stopper les manifestants
Avertie dans les jours précédant le 14 février, date prévue pour la manifestation, la police avait, comme cela avait été le cas pour des manifestations précédentes, fait pression auprès des agences de location de voitures et des chauffeurs pour empêcher les voitures, déjà louées en bonne et due forme, de parvenir jusqu’au parvis de l’église où s’étaient réunis les participants, vêtus de T-shirts avec des inscriptions demandant à la compagnie taïwanaise de quitter le pays.
Malgré ces premières difficultés, le groupe, bien décidé à parvenir coûte que coûte jusqu’à sa destination finale, s’était mis en marche en direction de Ky Anh, à 173 km du point de départ ; la plupart les participants chevauchaient une motocyclette ou étaient transportés sur les porte-bagages. Les forces de l’ordre s’étaient mobilisées à tous les carrefours mais aussi à proximité des églises paroissiales catholiques situées sur l’itinéraire prévu. Chacune d’entre elles devait, en effet, à tour de rôle, accueillir les protestataires avec rafraîchissement et nourriture.
Sur le coup de 16 heures, le P. Jean-Baptiste Thuc rapportait aux journalistes de la BBC (émissions en vietnamien) les incidents violents qui ont mis un terme à l’équipée de la paroisse. « A cette heure, notre cortège n’avait encore accompli qu’un cinquième de sa route, lorsque un groupe de dix personnes dans lequel je me trouvais a été violemment pris à partie, par un groupe d’agents de la Sécurité publique et par des membres en uniforme des forces armées. Nous avons été tabassés, nos motos ont été confisquées et au moins cinq d’entre nous ont été arrêtés et détenus. (…) Nous ne faisions qu’exercer notre droit de porter plainte, un droit qui est reconnu à tous les citoyens. Tout cela est vraiment absurde ! », a exposé le prêtre.
Le site Tin mung cho nguoi ngheo (‘L’Evangile pour les pauvres’), qui a mis en ligne un long récit détaillé de la manifestation du 14 février, montre une série de visages tuméfiés et ensanglantés, photographiés après le débordement de violence de la police. Si les réseaux sociaux et les sites indépendants ont largement repris les détails contenus dans le récit de ce site, la presse officielle du jour et du lendemain a, en revanche, fait silence sur cet événement. Le président de la Conférence épiscopale, Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, interrogé dès le lendemain par Radio Free Asia (émissions en vietnamien), a livré à chaud ses premières impressions, réservant à plus tard un commentaire plus approfondi (1). (eda/jm)
(1) Voir la dépêche ‘Vietnam’ suivante sur Eglises d’Asie.
(Source: Eglises d'Asie, le 17 février 2017
Vietnam: « La lutte menée par nos compatriotes catholiques n’est pas de nature politique ; elle est seulement inspirée par la justice et la paix » - Mgr Nguyên Chi Linh
Eglises d'Asie
02:54 20/02/2017
Dans les réponses qu’il a données aux questions de la radio américaine Radio Free Asia (émissions en vietnamien) au lendemain de la violente répression subie par un millier de catholiques vietnamiens, le président de la Conférence des évêques catholiques du Vietnam, Mgr Joseph Nguyên Chin Linh, s’est livré à un exercice délicat. Il fallait d’une part justifier la résistance obstinée des catholiques du Centre-Vietnam à l’injustice qu’ils subissent : leur lutte, a-t-il affirmé, n’est pas de nature politique, mais animée par la justice et la paix. Mais en même temps, il devait montrer que le prétendu silence de la Conférence épiscopale sur le sujet était en réalité une discrétion cachant une certaine activité. La tâche n’était d’autant plus difficile que Mgr Linh, archevêque de Huê et depuis peu président de la Conférence épiscopale, a été absorbé, ces temps derniers, par les soucis de son installation dans l’archidiocèse du Centre-Vietnam. Avec habileté, l’évêque a relevé ce double défi, tout en ménageant l’avenir.
Le texte vietnamien de l’entretien de Mgr Nguyên Chi Linh, daté du 14 février, a été mis en ligne sur le site de Radio Free Asia le 16 février 2017. La traduction est de la rédaction d’Eglises d’Asie.
Radio Free Asia : Vous avez certainement entendu dire que, le 14 février dernier, dans la paroisse de Song Ngoc, un rassemblement s’est formé sous la direction du curé, le P. Nguyên Dinh Thuc. Il s’est mis en marche dans la direction de Ky Anh pour y déposer une plainte contre le centre industriel de Formosa. La manifestation a été réprimée et attaquée. Beaucoup de personnes ont été blessées ; d’autres ont été arrêtées et détenues. Monseigneur, pouvez-vous vous exprimer sur cette affaire ?
Mgr Nguyên Chi Linh : A vrai dire, ces temps-ci, je suis très occupé, ce qui m’a empêché d’avoir une connaissance détaillée de cette affaire. J’en ai entendu parler, mais je n’ai pas encore eu le loisir de l’analyser en détail. Je n’ai pas encore consulté Internet, si bien que je n’ose pas encore donner un avis sur le sujet. C’est encore trop tôt.
C’est une affaire qui se prolonge depuis longtemps déjà. Nos compatriotes catholiques ont le sentiment que leur vie en a été lourdement affectée. Ils n’ont qu’une aspiration, c’est que l’Etat trouve pour eux une solution juste afin qu’ils puissent surpasser les graves conséquences de la pollution environnementale provoquée par l’usine Formosa. En résumé, deux parties sont en présence. D’un côté, l’Etat ; de l’autre, nos compatriotes catholiques. Il n’y a pas encore d’opinion commune, ce qui explique les conflits actuels.
Je ne peux que me résigner à parler d’une manière générale, faute de connaître tous les éléments de ce dossier. Je ne peux en dire plus. Je suis encore responsable du diocèse de Thanh Hoa ; je suis maintenant évêque du diocèse de Huê. Ce qui m’oblige à des voyages incessants. Et l’affaire en question s’est passée dans le diocèse de Vinh.
Les cœurs de nos compatriotes ont été émus par les photos de tous nos frères battus et frappés. Certains sont ensanglantés. En particulier le P. Nguyên Dinh Thuc, lui-même, a été tabassé. Sur les réseaux sociaux, on se pose la question du silence de l’épiscopat vietnamien. Vous êtes le président de la Conférence des évêques du Vietnam. Pouvez-vous nous apporter une réponse ?
La Conférence des évêques du Vietnam doit choisir une attitude qui ne porte tort à aucune des deux parties. Dans nos Lettres communes précédentes, nous avons déjà mentionné la catastrophe écologique provoquée par Formosa, mais l’attitude de la Conférence doit être mesurée pour ne pas prêter à confusion.
La question qui se pose à la Conférence épiscopale concerne les conséquences des réactions actuelles. Comment faire pour que les réactions de nos compatriotes catholiques ne deviennent pas l’occasion de nouveaux événements encore plus compliqués. La Conférence épiscopale considère que la catastrophe environnementale est un événement qui doit être pris en considération. A la place qui est la nôtre ou encore lorsque nous avons l’occasion d’échanger avec les autorités de l’Etat, nous disons que la lutte menée par nos compatriotes catholiques n’est pas de nature politique, mais qu’elle est seulement inspirée par la justice et la paix !
Jusqu’à présent, les deux parties n’ont pas encore trouvé un accord. Du côté de la Conférence épiscopale, il n’a pas encore été possible d’organiser des manifestations d’envergure, mais nous avons transmis nos réflexions aux autorités publiques, dans la discrétion. Par exemple, récemment avant Noël, Mgr Pierre Nguyên Van Kham, qui appartient la Conférence épiscopale, a été invité en qualité de représentant de la religion [catholique] à participer à un colloque organisé par le Premier ministre Nguyên Xuân Phuc au Palais de l’indépendance, à Saigon. Mgr Kham y a évoqué le problème de l’environnement. C’est pourquoi on ne peut pas dire que la Conférence soit entièrement silencieuse sur ce sujet. Mais lorsqu’elle fait connaître son opinion, elle doit être mesurée et sage afin de ne pas créer d’incidents regrettables. C’est tout ce que je puis dire en ce moment.
Actuellement, vous avez reçu un certain nombre d’informations vous permettant de mieux connaître la situation des catholiques de la paroisse de Song Ngoc et les paroisses environnantes. Voulez-vous vous exprimer à leur sujet ?
Il y a quelque temps, je suis allé rendre visite à la paroisse de Dông Yên et aux communautés voisines, à savoir la région où se situe le complexe industriel Formosa. J’y suis allé pour les mobiliser. Ce que je voudrais dire aujourd’hui à mes compatriotes de ces régions sinistrées, c’est qu’ils n’ont pas été, selon les informations reçues via Internet, traités comme on aurait pu l’espérer. Naturellement, je suis en communion avec eux et je m’efforcerai, au maximum, vers ce que je pourrai pour que leurs aspirations soient entendues des autorités. Comment le ferais-je ? Cela, il faudra en débattre avec les autres membres de la Conférence épiscopale.
Encore une fois, je tiens à m’excuser de ne pas encore maîtriser la totalité du dossier. Je manque encore de trop d’informations pour m’exprimer sans hésitation. J’espère pouvoir le faire à une autre occasion. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 17 février 2017
Le texte vietnamien de l’entretien de Mgr Nguyên Chi Linh, daté du 14 février, a été mis en ligne sur le site de Radio Free Asia le 16 février 2017. La traduction est de la rédaction d’Eglises d’Asie.
Radio Free Asia : Vous avez certainement entendu dire que, le 14 février dernier, dans la paroisse de Song Ngoc, un rassemblement s’est formé sous la direction du curé, le P. Nguyên Dinh Thuc. Il s’est mis en marche dans la direction de Ky Anh pour y déposer une plainte contre le centre industriel de Formosa. La manifestation a été réprimée et attaquée. Beaucoup de personnes ont été blessées ; d’autres ont été arrêtées et détenues. Monseigneur, pouvez-vous vous exprimer sur cette affaire ?
Mgr Nguyên Chi Linh : A vrai dire, ces temps-ci, je suis très occupé, ce qui m’a empêché d’avoir une connaissance détaillée de cette affaire. J’en ai entendu parler, mais je n’ai pas encore eu le loisir de l’analyser en détail. Je n’ai pas encore consulté Internet, si bien que je n’ose pas encore donner un avis sur le sujet. C’est encore trop tôt.
C’est une affaire qui se prolonge depuis longtemps déjà. Nos compatriotes catholiques ont le sentiment que leur vie en a été lourdement affectée. Ils n’ont qu’une aspiration, c’est que l’Etat trouve pour eux une solution juste afin qu’ils puissent surpasser les graves conséquences de la pollution environnementale provoquée par l’usine Formosa. En résumé, deux parties sont en présence. D’un côté, l’Etat ; de l’autre, nos compatriotes catholiques. Il n’y a pas encore d’opinion commune, ce qui explique les conflits actuels.
Je ne peux que me résigner à parler d’une manière générale, faute de connaître tous les éléments de ce dossier. Je ne peux en dire plus. Je suis encore responsable du diocèse de Thanh Hoa ; je suis maintenant évêque du diocèse de Huê. Ce qui m’oblige à des voyages incessants. Et l’affaire en question s’est passée dans le diocèse de Vinh.
Les cœurs de nos compatriotes ont été émus par les photos de tous nos frères battus et frappés. Certains sont ensanglantés. En particulier le P. Nguyên Dinh Thuc, lui-même, a été tabassé. Sur les réseaux sociaux, on se pose la question du silence de l’épiscopat vietnamien. Vous êtes le président de la Conférence des évêques du Vietnam. Pouvez-vous nous apporter une réponse ?
La Conférence des évêques du Vietnam doit choisir une attitude qui ne porte tort à aucune des deux parties. Dans nos Lettres communes précédentes, nous avons déjà mentionné la catastrophe écologique provoquée par Formosa, mais l’attitude de la Conférence doit être mesurée pour ne pas prêter à confusion.
La question qui se pose à la Conférence épiscopale concerne les conséquences des réactions actuelles. Comment faire pour que les réactions de nos compatriotes catholiques ne deviennent pas l’occasion de nouveaux événements encore plus compliqués. La Conférence épiscopale considère que la catastrophe environnementale est un événement qui doit être pris en considération. A la place qui est la nôtre ou encore lorsque nous avons l’occasion d’échanger avec les autorités de l’Etat, nous disons que la lutte menée par nos compatriotes catholiques n’est pas de nature politique, mais qu’elle est seulement inspirée par la justice et la paix !
Jusqu’à présent, les deux parties n’ont pas encore trouvé un accord. Du côté de la Conférence épiscopale, il n’a pas encore été possible d’organiser des manifestations d’envergure, mais nous avons transmis nos réflexions aux autorités publiques, dans la discrétion. Par exemple, récemment avant Noël, Mgr Pierre Nguyên Van Kham, qui appartient la Conférence épiscopale, a été invité en qualité de représentant de la religion [catholique] à participer à un colloque organisé par le Premier ministre Nguyên Xuân Phuc au Palais de l’indépendance, à Saigon. Mgr Kham y a évoqué le problème de l’environnement. C’est pourquoi on ne peut pas dire que la Conférence soit entièrement silencieuse sur ce sujet. Mais lorsqu’elle fait connaître son opinion, elle doit être mesurée et sage afin de ne pas créer d’incidents regrettables. C’est tout ce que je puis dire en ce moment.
Actuellement, vous avez reçu un certain nombre d’informations vous permettant de mieux connaître la situation des catholiques de la paroisse de Song Ngoc et les paroisses environnantes. Voulez-vous vous exprimer à leur sujet ?
Il y a quelque temps, je suis allé rendre visite à la paroisse de Dông Yên et aux communautés voisines, à savoir la région où se situe le complexe industriel Formosa. J’y suis allé pour les mobiliser. Ce que je voudrais dire aujourd’hui à mes compatriotes de ces régions sinistrées, c’est qu’ils n’ont pas été, selon les informations reçues via Internet, traités comme on aurait pu l’espérer. Naturellement, je suis en communion avec eux et je m’efforcerai, au maximum, vers ce que je pourrai pour que leurs aspirations soient entendues des autorités. Comment le ferais-je ? Cela, il faudra en débattre avec les autres membres de la Conférence épiscopale.
Encore une fois, je tiens à m’excuser de ne pas encore maîtriser la totalité du dossier. Je manque encore de trop d’informations pour m’exprimer sans hésitation. J’espère pouvoir le faire à une autre occasion. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 17 février 2017
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tết cao niên 2017 tại giáo xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
16:32 20/02/2017
TẾT CAO NIÊN 2017 có lẽ là Tết đã qui tụ được đông đảo các bậc cao niên hơn cả, từ 9 năm nay, 2009-2017. Thầy sáu Cao Trọng Nghĩa cho biết : « Tết Cao Niên năm nay không chỉ đã qui tụ các bậc cao niên Công Giáo, mà cả những bậc cao niên không Công Giáo của Cộng Đồng Việt Nam Paris. Hôm nay, khoảng 300 vị cao niên Việt Nam ở Paris đả đến tham dự Tết Cao Niên ».
Chương trình Tết Cao Niên đã được khởi đầu với phần THÁNH LỄ TẾT để hướng lòng lên Trời, tĩnh tâm, cầu nguyện trong thánh lễ với sự chủ tế của linh mục Trần Anh Dũng và sự đồng tế của 5 giáo sĩ : Đức Ông Mai Đức Vinh, linh mục Đinh Đồng Thượng Sách, Thầy sáu Phạm Bá Nha, Thầy sáu Nguyễn Sơn, và thầy sáu Cao trọng Nghĩa.
Chương trình đã được tiếp tục với phấn TIỆC TẾT theo một thực đơn rất Tết, rất Việt Nam và rất thanh lịch qua 3 phần chính : Khai vị với gỏi, bánh tét, paté chaud, tôm chiên ; Món chính với Hủ tiếu, rượu vang ; Và tráng miệng với chè, cà phê, trà.
Cùng với TIỆC TẾT còn có VĂN NGHỆ TẾT với một chương trình rất phong phú, xoay quanh 22 mục văn nghệ Xuân :
1. « Thơ chúc Xuân » của Cung Chi, do Đỗ Bình ngâm thơ Tao Đàn, Phương Oanh đệm đàn tranh và Mỹ Ly thổi sáo.
2. « Tình ca » của Phạm Duy, do Friends Band hợp ca và múa minh họa.
3. « Xuân và tuổi trẻ » của La Hối và Thế Lữ, do Ngọc Châu đơn ca.
4. « Tình khúc mùa Xuân » của Ngô Thụy Miên, do Giang Thu đơn ca.
5. « Ta yêu Xuân » của Quốc Vượng, do Mỹ Ly đơn ca
6. « Cánh thiệp đầu xuân » của Lê Dinh & Minh Kỳ, do Lệ Thanh đơn ca
7. « Mùa Xuân như ý » của Quốc Hùng, do Ngọc Bích đơn ca.
8. « Xuân về bên xứ lạnh » của Trang Bá Lộc
9. « Mùa Xuân của mẹ » do Mỹ Hằng đơn ca.
10. « Trai tài gái sắc » do Nhóm Kịch Giáo Xứ sáng tác và trình diễn.
11. « Nắng có còn Xuân » của Hoài Sơn & Cẩm Hương, do Hoài Nam múa và song ca.
12. « Mẹ tôi » của Trần Tiến, do Quỳnh Vi đơn ca và Friends Band bè phụ họa.
13. « Nghe vọng cổ nhớ quê hương » do Kim hoa đơn ca vọng cổ
14. « Giai điệu quê hương » do nhóm Cursillo múa
15. « Bến Xuân Đàn Chim Việt, do Giao Phương và Hiền song ca.
16. « Mộng chiều xuân » do Đại đơn ca
17. « Ngày đầu 1 năm » do Hồng đơn ca.
18. « Đêm đông », do Ánh Tuyết đơn ca
19. « Mùa Xuân đang đến » của Quốc Hùng, do Thu Hương đơn ca.
20. « Xuân này con không về » của Trịnh Lâm Ngân, do Thanh Giang đơn ca.
21. « Hương Ngọc Lan » do Trang và Thương song ca
22. « Nỗi buồn chim sáo » do Ngân đơn ca.
Giữa tiệc và văn nghệ tôi có dịp được trao đổi cảm tưởng với một số bạn già. Cảm tưởng của họ về Tết Cao Niên 2017 không khác gì lắm với những cảm tưởng của các vị cao niên đã đến dự Tết Cao Niên đầu tiên được Nhóm Liên Đới Chuyên Gia tổ chức ngày 15.09.2009, mà tiêu biểu là 37 lời cảm tưởng sau đây :
1. "Cám ơn các Cha tổ chức cuộc vui này, làm vui tuổi già cho các con."
2. "Vô cùng khen ngợi Ban Tổ chức "Mừng tuổi quý vị Cao Niên " và hy vọng sẽ tiếp tục"
3. "Xin cám ơn quý Cha và tất cả các anh chị em. Hôm nay tổ chức hết sức chu đáo. Tất cả mọi người rất vừa lòng "
4. " Cám ơn Hội Chuyên Gia đã nghĩ tới người lớn tuổi. Hy vọng trong tương lai sẽ có những buổi gặp gỡ cho những người lớn tuổi cho đở cô đơn nơi xứ lạ quê người "
5. "Rất ấm lòng vào dịp Tết 2009. Xin thành thật cám ơn "
6. "Rất Vui cho ngày hôm nay, nếu không có ngày hôm nay thì rất buồn, và xin cám ơn Ban Tổ Chức "
7. "Rất vui với tiệc hôm nay, vì có phong tục Việt Nam, ấm cúng "
8. "Tổ chức rất chu đáo . Xin tiếp tục hoan hô "
9. "Hôm nay rất vui mừng cho những người cao niên chúng tôỉ "
10. " Mong được dự lễ như vậy nhiều hơn Vui. Thích ."
11. " Cầu xin Ơn Lành, tất cả cho tốt đẹp"
12. " Rất thành công, nên tiếp tục tổ chức "
13. "Rất là vui trong lòng của tôi hôm nay, rất là phấn khởi và các cha tổ chức rất là đẹp đẽ trong ngày hôm nay "
14. " Khen tổ chức rất chu đáo. Món ăn rất ngon "
15. " Tôi rất hoan nghênh ý kiến của Cộng Đoàn Giáo Xứ "
16. " Lần đầu tiên rất vui mừng"
17. " Rất hân hạnh được dự lễ ngày hôm nay 15/02/09 . Rất Vui và rất cảm động
18. " Vui. Đặc biệt thường xuyên tham dự "
19. " Ăn ngon, Hát hay Đẹp. Tốt "
20. " Thành thật cám ơn nhiềủ "
21. " Ước mong, sẽ đến thường xuyên hơn. Hội càng ngày phát triển"
22.. " Ăn ngon thích "
23. " Tôi không có ý kiến gì hết . Tất cả đều tốt đẹp "
24. "Vui, thích . Mong được tham gia nhiều hơn "
25. " Nên có Ban Thăm Viếng người Cao Niên cô đơn , bệnh tật "
26. " Nên có những cuộc họp về tuổi già ( sức khỏe, ăn uống ) và cũng cần có những gặp gỡ,trao đổi không lệ thuộc tuổi tác "
27. "Có thể đi thăm bệnh trong Paris "
28. "Xin có dịp tham gia vào các sinh hoạt văn hóa, các chương trình y tế để nâng cao việc giữ gìn sức khoẻ cho người lớn tuổi
29. " Nên cho mỗi vị cao niên biết số Tél của người trách nhiệm, để khi cần thì họ có thể liên lạc "
30. " Giữ gìn văn hóa Việt Nam. Cả Bắc lẫn Nam "
31. " Cụ có thể giúp đở cho chương trình "
32. " Bác xin làm xôi vò , Giò Thủ "
33. " Giúp Sức bằng bỏ giỏ "
34. " Rất muốn lên hát, nhưng vì bị trục trặc kỹ thuật; xin hẹn lần sau, nếu Chúa muốn "
35. " Tôi rất vui mừng khi đi dự lễ ở Mission Catholique Giáo Xứ Việt Nam. Vì được nghe Thánh Lễ bằng tiếng Việt và được gặp gở bạn bè cùng một xứ sở "
36. " Nên có những tổ chức cộng đổng tại Giáo Xứ để có một sự liên kết giữa các Kitô hữu Việt Nam dưới sự hướng dẫn của các linh mục "
37. " Nếu có thể được, nên có mục hướng về giúp đỡ những người nghèo đói khó khăn ở trong nước để tỏ tình đơàn kết với đồng bào vùng xa xôi hẻo lánh " ....
Xin cám ơn các vị cao niên đã về dự TẾT CAO NIÊN ngày Chúa Nhật 19.02.2017 hôm nay. Xin cám ơn các vị cao niên đã về dự TẾT CAO NIÊN đầu tiên, ngày Chúa Nhật 15.02.2009. Xin cám ơn các vị cao niên đã về dự TẾT CAO NIÊN từ 9 năm nay, 2009-2017, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris.
Paris, ngày 19 tháng 02 năm 2017
Trần Văn Cảnh
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Mới
Thérésa Nguyễn
19:41 20/02/2017
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Sáng nay nụ mới bên thềm.
Vươn trong nắng sớm êm đềm bình yên.
(tn)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay 19/2/2017
VietCatholic Network
12:21 20/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- ĐTC mời gọi các tín hữu hãy sống tinh thần tha thứ.
2- ĐTC viếng thăm giáo xứ Thánh Maria Josefa Thánh Tâm Chúa Giêsu.
3- ĐTC viếng thăm Đại Học Roma Tre.
4- ĐTC tái lên án tội ác lạm dụng tính dục trẻ em.
5- ĐTC sẽ đến Fatima như một người hành hương.
6- ĐHY Gerhard Müller: Các Giám Mục không nên đưa ra ‘các diễn dịch trái ngược nhau’ về tín lý.
7- Cuộc thăm dò mới của PEW cho thấy thái độ tích cực gia tăng đối với người Công Giáo và mọi tôn giáo khác.
8- Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Donald Trump ban hành sắc lệnh bảo vệ tự do tôn giáo.
9- ĐHY Kreingsak Kovidhavanij TGM Bangkok gửi sứ điệp đến Tân Đức Tăng Thống Phật giáo Thái lan.
10- Thông Báo của Ban Công Lý và Hòa Bình Giáo Phận Vinh về việc Linh mục J.B. Nguyễn Đình Thục và Ngư Dân huyện Quỳnh Lưu bị Công An Bạo Hành.
Sau đây là phần tin chi tiết:
- Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu hãy sống tinh thần tha thứ
ĐTC mời gọi các tín hữu hãy sống tinh thần tha thứ, cho cả các địch thù và ngài kêu gọi hòa bình cho nhân dân tại Cộng hòa dân chủ Congo, Pakistan và nhiều nơi khác trên thế giới. Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa Nhật 19 tháng 2 năm 2017 với 30 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đã diễn giải ý nghĩa bài Tin Mừng theo thánh Mathêu (5,38-48) trong đó Chúa Giêsu dạy phải yêu thương cả địch thù. Ngài nói:
Trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay (Mt 5,38-48), - một trong những trang diễn tả rõ nhất “cuộc cách mạng” Kitô giáo - Chúa Giêsu chỉ cho thấy con đường công chính đích thực nhờ luật tình thương vượt lên trên luật 'ăn miếng trả miếng', ”tức là mắt đền mắt, răng đền răng”. Qui luật cổ xưa đòi phải áp dụng cho những người vi phạm những hình phạt tương đương với những thiệt hại đã gây ra: kẻ nào giết người thì sẽ bị giết, chặt tay chân kẻ nào đã làm cho người khác bị thương, v.v. Chúa Giêsu không yêu cầu các môn đệ của Ngài phải chịu sự ác, trái lại, Ngài dạy họ hãy phản ứng, không phải bằng cách gây ra một điều ác khác, nhưng bằng điều thiện. Chỉ như thế mới có thể phá vỡ xiềng xích sự ác, và thực sự thay đổi tình cảnh. Thực vậy, sự ác là ”trống rỗng”, và không thể làm đầy bằng một sự trống rỗng khác, và chỉ có thể bằng một sự đầy tràn, nghĩa là bằng sự thiện. Sự trả thù sẽ không bao giờ đưa tới giải quyết các xung đột.
- Đức Thánh Cha viếng thăm giáo xứ Thánh Maria Josefa Thánh Tâm Chúa Giêsu
Ban chiều cùng ngày 19/ 2/ 2017, ĐTC đã viếng thăm giáo xứ Thánh Maria Josefa Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Ponte di Nona ở mạn đông thành Roma. Đây là giáo xứ thứ 13 ĐTC viếng thăm từ khi được bầu làm GM Roma cách đây gần 4 năm.
Khi đến giáo xứ vào lúc 4 giờ chiều, ĐTC đã lần lượt gặp các trẻ em và thiếu niên thuộc các lớp giáo lý, rồi gặp giới trẻ, các bệnh nhân, các gia đình và các nhân viên ở trung tâm Caritas. Sau đó ngài đã giải tội cho 4 giáo dân trước khi chủ sự thánh lễ đồng tế với ĐHY Giám quản Agostino Vallini, Đức Cha phụ tá khu vực và các LM ở trong vùng.
Giáo xứ ở Ponte di Nona có thánh đường được xây cất gần đây dâng kính thánh nữ Maria Josefa Sancho de Guerra, sáng lập dòng các nữ tỳ Chúa Giêsu Bác Ái, được ĐTC Gioan Phaolô II tôn phong hiển thánh ngày 1 tháng 10 Năm Thánh 2000. Giáo xứ này có khoảng 6.500 gia đình với tổng cộng là 20 ngàn dân cư.
- Đức Thánh Cha viếng thăm Đại Học Roma Tre
Sáng ngày 17/ 2/ 2017, ĐTC Phanxicô đã viếng thăm Đại học Roma Tre nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập. Đây là lần đầu tiên ngài viếng thăm một đại học đời ở Roma. Roma Tre là đại học trẻ nhất nhưng lớn thứ 2 tại thủ đô Italia với 40 ngàn sinh viên, tọa lạc gần Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành.
Tại khuôn viên Đại học, sau lời chào mừng của Giáo sư viện trưởng, Ông Mario Panizza, ĐTC đã ứng khẩu trả lời câu hỏi của các sinh viên, nhưng ngài vẫn cho công bố bài diễn văn đã suy nghĩ và dọn sẵn để trả lời thắc mắc được nêu lên, trong đó ngài nhắc đến những vấn đề do các sinh viên nêu lên, đặc biệt là bạo lực lan tràn trong thế giới ngày ngày nay: với những cuộc xung đột tại nhiều miền trên thế giới, đe dọa tương lai của toàn thể các thế hệ.
Trong bối cảnh này, ĐTC tố giác công nghệ sản xuất khí giới. Ngài nói: “Từ nhiều thập niên, người ta nói về giải trừ võ trang, và đề ra những tiến trình quan trọng theo chiều hướng này, nhưng tiếc là mặc dù bao nhiêu diễn văn và cam kết, nhiều nước đang gia tăng chi phí cho việc trang bị võ khí. Đó thực là một sự mâu thuẫn gương mù, trong một thế giới đang còn chiến đấu chống nạn nói và bệnh tật.”
Tuy nhiên, ĐTC kêu gọi các sinh viên đừng nản chí và mất tin tưởng. Ngài nói: “Đặc biệt các bạn là những người trẻ, các bạn không thể để cho mình thiếu hy vọng, hy vọng là thành phần của chính các bạn. Khi thiếu hy vọng, thì thực tế là thiếu sự sống, và lúc đó nhiều người đi tìm cuộc sống lừa đảo do những kẻ bán hư vô đề ra. Những kẻ ấy bán những thứ chỉ tạo nên hạnh phúc nhất thời và chỉ có vẻ bề ngoài, nhưng thực tế chúng dẫn vào những ngõ cụt, không có tương lai. Bom đạn phá hủy thân xác, sự nghiện ngập phá hủy tâm trí, linh hồn và cả thân xác nữa”.
Cuộc viếng thăm của ĐTC tại đại học Roma Tre kéo dài gần hai tiếng đồng hồ.
- Đức Thánh Cha tái lên án tội ác lạm dụng tính dục trẻ em
ĐTC Phanxicô tái lên án tội ác kinh khủng lạm dụng tính dục trẻ em, nhất là khi tội ác này do một linh mục.
Ngài bày tỏ lập trường này trong lời tựa viết cho cuốn sách tựa đề "Thưa cha, con tha thứ cho cha" (Mon Père, je vous pardonne) do ông Daniel Pittet, người Thụy Sĩ, 55 tuổi, thuật lại sự kiện ông bị một LM dòng Capuchino ở Fribourg, lạm dụng trong 4 năm, từ khi ông lên 12 tuổi. Ông gặp ĐTC tại Vatican năm 2015, nhân dịp Năm Đời Sống Thánh hiến, và xin ngài viết lời tựa cho cuốn sách sẽ được phổ biến rộng rãi. Cuốn sách cũng thuật lại chứng từ về nhiều vụ lạm dụng tính dục khác.
Trong lời tựa, ĐTC viết: “Tôi vui mừng vì những người khác ngày nay có thể đọc chứng từ của ông và nhận thấy tới mức độ nào sự ác có thể đi vào tâm hồn của một người phục vụ Giáo Hội… Làm sao một linh mục, phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội, có thể gây ra sự ác dường ấy? Làm sao người ấy đã dâng hiến cuộc sống của mình để dẫn đưa các trẻ em về với Thiên Chúa, rốt cuộc lại 'ngấu nghiến' các em trong điều mà tôi gọi là ”một hy tế ma quỉ”, tàn hại nạn nhân cũng như đời sống của Giáo Hội? Một số nạn nhân đi tới độ tự tử. Những người chết ấy đè nặng trên tâm hồn tôi, trên lương tâm của tôi và của toàn thể Giáo Hội. Với gia đình họ tôi bày tỏ tâm tình yêu thương và đau đớn, và tôi khiêm tốn xin lỗi”.
- Đức Thánh Cha sẽ đến Fatima như một người hành hương
FATIMA - Lm. Carlos Cabecinhas, Giám đốc Đền thánh Đức Mẹ Fatima Bồ đào nha cho biết, ĐTC Phanxicô sẽ đến Fatima như một người hành hương và cầu nguyện với các tín hữu hành hương tại đây.
Cha Cabecinhas đã được HĐGM Bồ đào nha bổ nhiệm làm Tổng điều hợp viên cuộc viếng thăm của ĐTC tại Fatima trong hai ngày 12 và 13 tháng 5 tới đây, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ bắt đầu hiện ra tại đây ngày 13 tháng 5 năm 1917 với 3 mục đồng.
Cũng liên quan đến Fatima, nữ tu Angelo Coelho, Phó thỉnh nguyện viên án phong chân phước cho chị Lucia, cho biết đã hoàn tất bộ hồ sơ dài 15 ngàn trang về chị Lucia (1907-2005) để gửi về Bộ Phong Thánh ở Roma xin cứu xét.
Các tập hồ sơ gồm tất cả các bút tích, thư từ của chị Lucia, cũng như chứng từ của các nhân chứng về đời sống và các nhân đức của chị Lucia, một trong 3 mục đồng, đã được Đức Mẹ hiện ra năm 1917. Chị Lucia qua đời năm 2005, thọ 98 tuổi. Cuộc điều tra ở cấp giáo phận đã được khởi sự hồi năm 2008 sau khi ĐTC Biển Đức XVI chuẩn chước và cho mở án phong cho chị Lucia Lucia sớm hơn 2 năm so với thời hạn. Thông thường phải đợi ít là 5 năm sau khi qua đời (Ecclesia 12-2-2017).
Hai người mục đồng còn lại là Francisco và Jacinta Marto, là em họ của chị Lucia đã qua đời khi còn trẻ vì chứng viêm phổi và được phong chân phước vào năm 2000.
- ĐHY Gerhard Müller: Các Giám Mục không nên đưa ra ‘các diễn dịch trái ngược nhau’ về tín lý
ĐHY Gerhard Müller, Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo lý Đức Tin nói rằng, các giám mục địa phương không thể diễn dịch các giáo huấn của Giáo Hội một cách chủ quan.
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Đức Rheinische Post, ĐHY Müller nói: “… Tôi nghĩ rằng chẳng có ích lợi đặc biệt nào cho cá nhân mỗi giám mục khi nhận xét về các tài liệu của ĐTC và giải thích xem ngài hiểu một cách chủ quan các tài liệu ấy như thế nào.”
Trong những tuần gần đây, các giám mục Malta và Đức đã ban hành các hướng dẫn cho phép những người ly dị và tái hôn được rước lễ. Các giám mục Malta cho rằng việc tránh quan hệ tình dục đối với một số cặp vợ chồng có thể là “không khả thi”, và mọi người không nên bị từ chối không cho rước lễ nếu trong lòng họ cảm thấy rõ rằng họ đã “làm hòa với Thiên Chúa”.
Tuy nhiên, một số giám mục khác đã khẳng định giáo huấn truyền thống theo đó những người ly dị và tái hôn không thể rước lễ, trừ khi họ cố gắng để sống “tiết dục hoàn toàn”.
ĐHY Müller gần đây đã xác nhận giáo huấn truyền thống. Ngài cũng chỉ ra rằng giáo huấn, gần đây nhất của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ĐGH Bênêđictô XVI và Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã khẳng định rằng việc tiết dục là cần thiết.
Trong cuộc phỏng vấn mới, ngài nói thêm: “Không thể nào trước một vấn đề tín lý ràng buộc toàn thể Giáo Hội hoàn vũ, được hình thành bởi Đức Giáo Hoàng, các địa phương lại có thể đưa ra các diễn dịch khác nhau và thậm chí mâu thuẫn với nhau. Nền tảng của Giáo Hội là sự hiệp nhất trong đức tin...”
- Cuộc thăm dò mới của PEW cho thấy thái độ tích cực gia tăng đối với người Công Giáo và mọi tôn giáo khác
Một cuộc thăm dò mới vừa được Trung Tâm Nghiên Cứu PEW công bố vào ngày 15 tháng Hai cho thấy thái độ của người Mỹ đối với những người có đức tin đã gia tăng trong ba năm qua, người Do Thái Giáo và người Công Giáo đặc biệt được mọi người có đức tin coi trọng.
Cuộc thăm dò trên được tiến hành trong các ngày 9 đến 23 tháng Giêng năm 2017. Những người tham gia cuộc thăm dò này thuộc cả hai Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đàn ông và đàn bà, người già và người trẻ. Họ được yêu cầu sắp hạng các tôn giáo trên một “hàn thử biểu tâm tình”, với chỉ số thử biểu: 0 ít nồng ấm tới 100 là nồng ấm nhất.
Lần trước đây nhất khi cuộc thăm dò này được tiến hành là tháng 6/2014. Lúc đó, người Do Thái Giáo và Công Giáo đã dẫn đầu danh sách các nhóm tôn giáo được coi trọng nhất rồi; nhưng từ đó, cảm tình của người được thăm dò về hai nhóm tôn giáo này đã được gia tăng. Thái độ của họ đối với người Do Thái Giáo tăng 4 điểm, từ 63 lên 67. Cùng trong giai đoạn này, cảm tình nồng ấm dành cho người Công Giáo tăng từ 62 lên 66.
- Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kêu gọi Tổng thống Donald Trump ban hành sắc lệnh bảo vệ tự do tôn giáo.
Bốn giám mục chủ tịch các ủy ban của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã kêu gọi Tổng thống Donald Trump sớm ban hành sắc lệnh bảo vệ tự do tôn giáo.
ĐHY Timothy Dolan của New York, Đức GM Charles Chaput, Đức TGM William Lori, và Đức GM Frank Dewane nói: “Trong vài năm qua, chúng ta rất thất vọng trước việc chính phủ liên bang đã xói mòn quyền cơ bản này, là quyền tự do đầu tiên và cao quý nhất của chúng ta”. Các ngài nói thêm:
“Tổng thống Trump đã cam kết rằng ‘chính quyền ông sẽ làm mọi việc trong khả năng của mình để bênh vực và bảo vệ tự do tôn giáo ở đất nước chúng ta.’ Chúng tôi kêu gọi tổng thống thực hiện lời hứa này, kể cả việc ngưng ngay tức khắc các quy định và các đòi buộc khác mà chính phủ liên bang đã áp đặt trên những người có đức tin, không cho họ có sự lựa chọn nào khác. Thực sự là một điều đáng khích lệ khi chúng tôi biết rằng Tổng thống có thể đang xem xét một sắc lệnh để thực hiện sự bảo vệ mạnh mẽ quyền tự do tôn giáo trên toàn liên bang, trong rất nhiều các lĩnh vực đã bị xói mòn bởi chính quyền trước đó, chẳng hạn như bảo hiểm sức khỏe, nhận con nuôi, công nhận là tổ chức tôn giáo, miễn thuế, và tài trợ của chính phủ và các hợp đồng với chính phủ. Chính chúng tôi, cũng như những người chúng tôi chăn dắt và phục vụ, sẽ biết ơn rất nhiều nếu Tổng thống thực hiện bước đi tích cực này theo đó cho phép tất cả người Mỹ có thể thực hành đức tin của họ mà không bị trừng phạt bởi chính phủ liên bang.”
- ĐHY Francis Xavier Kriengsak Kovidhavanij TGM Bangkok gửi sứ điệp đến Tân Đức Tăng thống Phật giáo Thái lan
Bangkok – Các tín hữu Công Giáo Thái lan “sẵn sàng cộng tác” với các tín hữu Phật giáo và tín đồ các tôn giáo khác hiện diện tại Thái lan, để “xây dựng hòa bình và ổn định cho quốc gia”, qua việc “đối thoại, như anh chị em”. Đức Hồng Y Francis Xavier Kriengsak Kovidhavanij, TGM Bangkok, chủ tịch Hội đồng Giám mục Thái lan, đã nhấn mạnh điều này trong sứ điệp gửi đến Đức Tăng Thống mới được bổ nhiệm của Phật giáo nguyên thủy.
Trong cuộc nói chuyện tại đền thờ Ratchabophit Sathit Maha Simaram vào ngày thứ Ba 14 tháng 2 vừa qua, ĐHY đã nhân danh các Giám mục và tín hữu Công Giáo Thái lan gửi đến Đức Tăng Thống Umporn Umparow sứ điệp chúc mừng. Trong sứ điệp này, ĐHY cũng đã nói đến mục đích cuối cùng là “chung sống hòa bình” để Thái lan trở thành một gương mẫu cho các dân tộc khác. ĐHY kết luận rằng, nhờ sự lãnh đạo khôn ngoan của các quốc vương Thái lan từ 5 thế kỷ qua, các Kitô hữu có thể hưởng cuộc sống hạnh phúc cùng với các anh chị em Phật giáo.
Tại Thái lan, Phật giáo là tôn giáo phổ biến nhất với 93,6% dân số, phần lớn thuộc ngành. 4,6% dân số theo Hồi giáo, và Kitô hữu chiếm khoảng 1% dân số.
- Thông Báo của Ban Công Lý và Hòa Bình Giáo Phận Vinh về việc Linh mục J.B. Nguyễn Đình Thục và Ngư Dân huyện Quỳnh Lưu bị Công An Bạo Hành.
Như chúng tôi đã loan tin trong chương trình phát hình trước, hôm 14 tháng 2 vừa qua, ngư dân các xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ (thuộc huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), dưới sự hướng dẫn của Linh mục Nguyễn Đình Thục, đã đi bộ gần 20 km đến Tòa Án Nhân Dân thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn kiện Formosa, công ty đã gây ra thảm họa ô nhiễm môi trường ở vùng biển miền Trung, khiến người dân mất nguồn sinh kế.
Linh Mục Nguyễn Đình Thục và những ngư dân này đã bị lực lượng công an của chính quyền bố ráp, đánh đập và gây thương thương tích trầm trọng. Không những thế, các phương tiện truyền thông do chính quyền quản lý lại chụp mũ và vu khống Linh Mục Thục khích động giáo dân tấn công lực lượng an ninh và tổ chức bạo loạn.
Trước tình trạng bất công này, Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc giáo phận Vinh đã ra một Thông Cáo đề ngày 15 tháng 2 năm 2017 phản đối chính quyền và nêu lên 4 điểm chính sau đây:
Chính quyền Nghệ An đã vi phạm nghiêm trọng các quyền dân sự của con người đã được ghi nhận trong bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị và Việt Nam mà Việt Nam đã ký kết tham gia;
Phản đối việc xử dụng vũ lực một cách thô bạo và vô lý đối với công dân khi họ đang thực hiện quyền công dân của mình một cách ôn hòa;
Lên án việc tấn công và gây thương tích đối với Linh mục J.B. Nguyễn Đình Thục. Đây là một hành động xúc phạm đến người đứng đầu tổ chức tôn giáo và làm tổn hại đến tinh thần của những tín đồ Công Giáo;
Lên án nhà cầm quyền Nghệ An xử dụng các phương tiện truyền thông của nhà nước để bóp mép sự thật, vu khống các công dân đang thực hiện quyền hợp pháp của họ một cách ôn hòa.
Linh Mục Antôn Nguyễn Văn Đính, Trưởng Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Giáo Phận Vinh, ký tên dưới Bản Thông cáo này.
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 16 - 21/02/2017: Câu Chuyện Dân Thành Athènes
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:05 20/02/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chiến tranh bắt đầu ngay từ trái tim con người, vì thế tất cả chúng ta đều có trách nhiệm gìn giữ hòa bình. Có biết bao người đang chịu đau khổ vì các cuộc chiến leo thang và vì những vụ buôn bán vũ khí gia tăng. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 16 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta
Ngày nay thế giới tiếp tục đổ máu. Ngày nay thế giới đang chìm trong những cuộc chiến. Nhiều anh chị em đã chết, nhiều người vô tội bị giết, bởi vì những kẻ quyền thế muốn chiếm đất đai nhiều hơn nữa, những kẻ ấy muốn có thêm một chút quyền lực, muốn có thêm một chút lợi lộc trong việc buôn bán vũ khí.
Lời Chúa trong bài trích sách Sáng Thế hôm nay nói rất rõ: “Ta sẽ đòi giá máu sinh mạng các ngươi, Ta sẽ đòi giá máu của mọi sinh mạng, Ta sẽ đòi con người phải đền nợ máu, Ta sẽ đòi mỗi người phải đền mạng sống của người anh em mình” (St 9:1-13). Ngay cả chúng ta đang ở đây, dường như đang sống trong hòa bình, thì Chúa cũng sẽ đòi hỏi chúng ta về máu của những anh chị em chúng ta đang đau khổ trong chiến tranh.
Lời cầu nguyện hòa bình không phải chỉ là hình thức, xây dựng hòa bình cũng không phải là một kiểu làm cho có hình thức. Tất cả những gì mỗi người chúng ta làm đều có liên hệ tới tha nhân và thế giới. Chiến tranh bắt đầu ngay từ trái tim con người, bắt đầu ngay từ gia đình và giữa những người bạn, và sau đó lan rộng ra thế giới. Do đó, khi làm điều gì, trước tiên mỗi người chúng ta hãy tự hỏi lòng mình: tôi muốn xây dựng hòa bình hay lại phá hủy hòa bình.
Cuộc chiến đã bắt đầu ở đây và kết thúc ở đó. Những tin tức ấy chúng ta vẫn xem trên báo chí hoặc tivi… Hôm nay có biết bao người bị giết, và mầm mống của chiến tranh là sự ghen ghét đố kỵ, tham lam trong con tim chúng ta. Các mầm mống ấy nảy sinh, phát triển thành cây, và rồi bùng nổ như quả bom rơi xuống trên các bệnh viện trường học để giết hại các trẻ em. Những tuyên bố về cuộc chiến bắt đầu ngay ở đây, trong con tim của tất cả chúng ta. Câu hỏi đặt ra cho chính chúng ta là: “Làm thế nào để giữ được sự bình an trong trái tim, trong linh hồn, trong gia đình?” Xây dựng hòa bình không chỉ có nghĩa là yêu mến hòa bình. Sự bình an ấy cần đôi tay lao tác để gầy dựng từng ngày từng ngày. Chúng ta cần gầy dựng cần xây dựng hòa bình giữa lòng thế giới.
Tôi còn nhớ kỷ niệm thời còn nhỏ, bắt đầu là âm thanh báo động vang lên, sau đó đến báo chí và rồi thành phố… Những điều ấy được tạo nên để thu hút sự chú ý đến một sự kiện hoặc một bi kịch hoặc là điều gì đó. Và ngay lập tức tôi nghe người hàng xóm gọi mẹ tôi: “Này Bà, đến đây, đến đây, đến đây mà xem!” Và mẹ tôi với một chút sợ hãi nói: “Có chuyện gì thế!” Người phụ nữ từ bên kia vườn nói: “Chiến tranh kết thúc rồi!” Và bà òa khóc.
Hai người phụ nữ ôm nhau khóc. Đó là nước mắt của vui mừng, vì chiến tranh đã kết thúc. Chúa ơi, chúng con tạ ơn Chúa vì đã ban cho chúng con ơn phúc để có thể nói rằng: chiến tranh đã qua đi và chúng con mừng rỡ khóc. Khi chiến tranh kết thúc trong trái tim con, thì chiến tranh cũng kết thúc trong gia đình con, chiến tranh kết thúc trong xóm làng con, chiến tranh kết thúc nơi công sở, và chiến tranh kết thúc trên thế giới.
2. Câu chuyện Dân Thành Athènes
Ngày kia, triết gia Esopos người Hy Lạp ngồi bên vệ đường trước cổng thành Athènes. Một người khách lạ tình cờ đi qua dừng lại hỏi ông như sau: “Dân thành Athènes như thế nào?”.
Triết gia bèn trả lời: “Xin ông cho tôi biết ông đến từ đâu và dân tình ở đó như thế nào?”. Người khách lạ nhíu mày cằn nhằn: “Tôi đến từ Argos và dân Argos toàn là một lũ người láo khoét, trộm cắp, cãi cọ suốt ngày”.
Một cách bình thản, triết gia Esopos mỉm cười đáp: “Tôi rất lấy làm buồn để báo cho ông biết rằng rồi ra ông sẽ thấy dân thành Athènes còn tệ hơn thế nữa”.
Ngày hôm sau, một người khách lạ khác đi qua và cũng dừng lại đặt một câu hỏi: “Dân thành Athènes như thế nào?”. Người khách lạ ấy cũng cho biết mình đến từ Argos là nơi mà ông cho là quê hương yêu dấu mà ông buộc lòng phải rời xa, bởi vì dân chúng Argos là những người rất dễ thương, dễ mến...
Lần này, triết gia Esopos cũng biểu đồng tình với người khách lạ như sau: “Này ông bạn đáng mến, tôi rất vui mừng cho ông biết rằng ông sẽ nhận thấy dân thành Athènes cũng dễ thương dễ mến như thế”.
Câu chuyện mang tính cách ngụ ngôn trên đây muốn nói với chúng ta rằng cách thẩm định người khác tùy thuộc ở tình cảm của mỗi người. Cùng một con người ấy, cùng một khung cảnh ấy, nhưng có người ưa, có kẻ chê. Sự khác biệt trong cách thẩm định ấy thường không nằm trong người khác hoặc cảnh vật khác, mà chính là ở tâm trạng của mỗi người. Thi sĩ Nguyễn Du đã có lý khi bảo rằng: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Người Kitô chúng ta luôn được mời gọi để có cái nhìn lạc quan về các biến cố và con người, nghĩa là chúng ta được mời gọi để luôn có cái nhìn tích cực về người khác và các biến cố. Một thất bại rủi ro xảy đến ư? Người Kitô hãy cố gắng khám phá ra những đường nét dễ thương dễ mến trong khuôn mặt, trong cách cư xử của người đó. Chúng ta hãy làm như loài ong: từ giữa bao nhiêu vị đắng cay của cánh hoa, loài ong chỉ rút ra toàn mật ngọt...
Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 đã ghi trong nhật ký của Ngài như sau: “Bản tính của tôi là vui vẻ và sẵn sàng chỉ thấy những khía cạnh tốt đẹp của sự vật và con người hơn là phê bình chỉ trích và đưa ra những phán đoán độc hại... Mỗi một cử chỉ khiếm nhã đối với bất cứ ai, nhất là những người nghèo hèn, thấp kém, hoặc bất cứ một chỉ trích phá hoại nào, đều làm cho tôi đau lòng”.
3. Ba đặc tính của người sứ giả loan báo Tin Mừng
Can đảm, cầu nguyện và khiêm nhường, là ba đặc tính của vị sứ giả Tin Mừng tuyệt vời. Nhờ đó, người sứ giả có thể giúp gầy dựng và phát triển dân Chúa trong thế giới và góp phần vào sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 14 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta, lễ kính thánh Cirillo và Metodio.
Lời của Thiên Chúa không thể được loan báo theo kiểu đề xuất như: “nhưng, nếu bạn thích thì… nhưng, bạn có thể sống thế này…” Những đề xuất như thế tựa như một ý kiến, hoặc điều gì đó tốt, hoặc triết lý gì đó, hoặc điều nào đó về luân lý. Không. Lời Chúa có gì đó khác hơn. Lời Chúa được loan báo cách thẳng thắn cùng với sức mạnh của Lời ấy, như chính thánh Phaolô loan báo. Thánh nhân đã để cho Lời Chúa thấm nhập vào mình đến tận xương tủy. Lời Chúa phải được công bố với sự mạnh dạn và can đảm như thánh nhân đã làm.
Có những người không có đủ dũng cảm để công bố Lời Chúa, bởi lẽ họ không có đủ sự dũng cảm thiêng liêng, vì họ chưa có sự can đảm trong tâm hồn, vì họ chưa có lòng dũng cảm xuất phát từ tình yêu mến của Thầy Giêsu. Không. Không phải là chỉ nói về điều gì đó thú vị hấp dẫn, điều gì đó tốt lành, điều gì đó cần phải làm tốt, không chỉ thế, mà còn cần nói về Lời Chúa. Và Lời Chúa chính là năng lực, là lời lẽ để tạo thành dân Chúa, để gầy dựng dân Chúa. Lời Chúa được loan báo cách chân thực thẳng thắn cùng với lòng can đảm, như thế dân Chúa được thành hình.
Lời Chúa phải được công bố cùng với đời cầu nguyện, thành tâm cầu nguyện. Luôn luôn như thế. Nếu không cầu nguyện, thì bạn chỉ có thể tạo nên một hội nghị tốt đẹp, một nền giáo dục tốt đẹp. Điều đó tốt, tốt! Nhưng như thế chưa phải là Lời Chúa. Hãy cầu nguyện, vì Chúa đã gieo vãi hạt giống là Lời, vì Chúa đã tưới nước để hạt giống có thể nảy mầm và Lời ấy trổ sinh. Lời Chúa phải được công bố cùng với đời sống cầu nguyện. Đó là lời cầu nguyện của người loan báo Lời Chúa.
Một nhà truyền giáo đích thực, là người biết rằng mình yếu đuối, và người ấy cũng biết rằng mình không thể tự bảo vệ cho bản thân. Khi sai các môn đệ đi loan báo Lời Chúa, Thầy Giêsu đã nói: “Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.” Các môn đệ có thể thưa lại: “Nhưng, lạy Thầy, lỡ chúng ăn thịt con thì sao?” Có lẽ Thầy Giêsu nói tiếp: “Anh em cứ đi đi! Đó là con đường.”
Tôi nhớ rằng, có một vị thánh đã suy gẫm rất thâm sâu câu Lời Chúa này, và vị thánh ấy nói: “Nhưng nếu con không đi như chiên con, mà lại đi như con sói giữa bầy sói, thì Chúa lại không bảo vệ con, và như thế chỉ mình con chống đỡ sao nổi”. Khi nhà truyền giáo quá tự tin vào sức riêng của mình, vào sự thông minh của mình, khi những người có trách nhiệm loan báo Lời Chúa mà lại loan báo theo kiểu khôn khéo, thì có vẻ tốt đấy, nhưng kết quả là tồi tệ. Có những thứ trái với Lời Chúa, ví như dựa vào quyền lực hoặc dựa vào tự hào kiêu hãnh…v.v
Lạy Chúa, thánh Cirillo và Metodio đã gieo vãi Lời Chúa và giúp phát triển Giáo Hội giữa lòng thế giới. Các ngài là những con người dũng cảm với đời sống cầu nguyện và lòng khiêm tốn. Nhờ lời chuyển cầu của hai thánh, xin cho chúng con chúng biết loan báo Lời Chúa theo cung cách mà các ngài đã làm.
4. Kitô hữu không nuôi dưỡng oán thù
Sự chia rẽ trong gia đình và sự sụp đổ của cả một dân tộc thường bắt đầu bằng những ghen ghét nhỏ nhen. Thế nên, anh chị em phải dừng lại ngay lập tức những bất bình dù là nhỏ mọn, vì những bực bội ấy sẽ phá hủy tình huynh đệ. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ 13 tháng Hai tại nhà nguyện Santa Marta
Bài đọc trích sách Sáng Thế kể về chuyện anh em Cain và Abel. Đây là lần đầu tiên trong Kinh Thánh nói về từ ngữ anh em. Câu chuyện về tình anh em này, lúc đầu phát triển rất tốt đẹp, nhưng lại kết thúc thật tồi tệ. Bi kịch xảy ra vì một chút ghen tỵ của Cain, là người đã tức giận vì của lễ anh dâng không làm đẹp lòng Thiên Chúa. Cái cảm giác tức giận ấy nhen nhúm và bắt đầu kiểm soát anh ta.
Cain ưa thích bản năng, Cain nuôi dưỡng cảm xúc bực bội và ghen ghét ấy, rồi anh để cho cái cảm giác ấy được phóng đại lên. Anh để cho cái ghen tức tiếp tục phát triển. Và rồi những hành vi tội lỗi đến sau đó. Chúng ta cũng thế, sự xung khắc giữa chúng ta, đã bắt đầu với những điều nhỏ nhặt, với sự ghen ghét đố kỵ. Tiếp theo, những cái tệ hại đó được chúng ta nuôi dưỡng và lớn mạnh. Khi cuộc sống của chúng ta bị những loại cảm xúc ấy chi phối và điều khiển, thì tình huynh đệ giữa chúng ta bị phá hủy.
Những bất bình nhỏ nhặt cứ thế lớn lên, lớn mạnh thành những thù nghịch, và rồi kết cục thật tồi tệ. Luôn luôn như thế. Khi ấy, tôi không còn nhìn người trước mặt tôi là anh em nữa, tôi coi đó không phải là anh em tôi, nhưng lại coi đó là kẻ thù cần phải tiêu diệt và loại trừ… và thế là con người tiêu diệt lẫn nhau, và thế là sự thù nghịch phá hủy gia đình và tiêu diệt tất cả!
Có một nỗi ám ảnh và Cain là người bị ám ảnh ấy. Cái ám ảnh ấy làm anh ta băn khoăn xao động với những lời lẽ như: chỉ có tôi thôi, còn nó không phải là anh em tôi. Cái ám ảnh ấy làm anh ta cay đắng. Còn chúng ta, chúng ta hãy ngay lập tức ngưng lại quá trình tồi tệ này. Một Kitô hữu thì không bao giờ cay đắng. Kitô hữu không giữ trong mình những bất bình. Người Kitô hữu có đau đớn, nhưng không cay đắng; có cực khổ, nhưng không oán giận. Vì cứ có bao nhiêu thù hằn, thì sẽ có bấy nhiêu chia rẽ.
Ngay giữa các linh mục và trong hàng giám mục, cũng có những rạn nứt bắt đầu như thế. Bắt đầu với những vết nứt nhỏ nhen, và rồi tình huynh đệ bị phá hủy. Thiên Chúa hỏi Cain: “Abel em của ngươi ở đâu?” Cain trả lời cách mỉa mai: “Tôi không biết. Tôi đâu phải là người giữ em tôi”. Chúa nói: “Máu em ngươi từ đất kêu thấu đến Ta”. Còn mỗi người chúng ta, chúng ta có thể nói rằng, tôi chưa bao giờ giết người, nhưng nếu chúng ta giận ghét anh em mình, thì chúng ta đã giết người anh em trong tâm hồn mình. Việc giết hại là một tiến trình khởi đi từ những gì rất nhỏ nhen.
Hãy thử nghĩ đến chuyện bắn phá của bom đạn. Đó thực sự không phải là tình anh em. Làm thế nào chúng ta có thể nói mạnh mẽ điều này với thế giới. Người ta quan tâm đến mảnh đất này đến vùng đất nọ. Nếu một trái bom có dội xuống và giết chết 200 trẻ em, thì người ta nói: đó không phải lỗi của tôi mà là do trái bom, và điều tôi quan tâm chỉ là đất đai. Thế đấy, tất cả cái ác tồi tệ đã bắt đầu với những đổ vỡ rất nhỏ, cái đổ vỡ rất nhỏ ấy nói cho tôi rằng: đó không phải là anh em tôi. Chiến tranh cứ thế tiếp diễn. Máu của biết bao người vẫn tiếp tục kêu thấu tới Thiên Chúa.
Giờ đây chúng ta hãy lặp lại câu hỏi của Chúa: “Em ngươi đâu?” Nguyện xin Chúa giúp chúng con suy nghĩ về những thứ ngôn ngữ gây hủy diệt, suy nghĩ về những cách đối xử không theo tình huynh đệ, bởi vì nhiều khi người ta coi trọng mảnh đất hơn là tình anh em.