Ngày 22-02-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:46 22/02/2015
QUÀ TẾT (2)

Gần tết, bà bếp nói với cha sở là giáo dân biếu rất nhiều quà tết, cha nói với bà bếp là chỉ giữ lại vài gói trà uống ba ngày tết, còn tất cả thì bỏ riêng ra và trao cho ban hành giáo để chia sẻ với người nghèo trong giáo xứ ăn tết.

Bà bếp nói với cha:

- “Người ta sẽ buồn khi cha cho người khác quà của họ biếu cha.”

Cha sở cười nói đùa:

-“Không sao đâu, tôi thay mặt họ chia sẻ với người nghèo mà, hơn nữa bà không nói thì ai mà biết được chứ ?”

----------------

http://www.vietcatholic.net

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:16 22/02/2015
QUYỀN LỰC CỦA NHÀ VUA
N2T

Một vị vua của nước Anh, một lần nọ cùng với một vị cận thần thân thiết tản bộ trên bãi cát, vị cận thần ấy dùng khẩu khí a dua nịnh hót liên tục khen ngợi quyền lực của nhà vua lớn bao nhiêu, ảnh hưởng rộng bao xa, lời tán tụng bất tuyệt trên miệng.
Nhà vua im lặng nghe rất lâu, sau đó quay đầu lại mặt hướng ra biển nói:
- “Biển ạ, ta là người thống trị ngươi, ta có quyền lực rất lớn, bây giờ ta ra lệnh cho ngươi ngưng lại không được tiến vào, không được phép làm ướt chân của ta.”
Nhưng sóng vẫn cứ vỗ vào không ngưng lại, vẫn cứ từng lớp từng lớp đập vào, và đương nhiên là làm cho chân và áo trường bào dài chấm đất của nhà vua bị ướt.
Nhà vua quay lại trách viên cận thần:
- “Ông xem, những lớp sóng này không nghe ta ra lệnh, cho nên có thể thấy quyền lực của nhà vua cũng yếu nhược như những người khác, chỉ có thượng đế mới có thể khiến cho tất cả mọi sự phục tùng Ngài mà thôi.”
(Ngôn ngữ kỳ diệu của tâm hồn)

Suy tư:
Con người ta dù cho làm chủ thống trị các nước trên thế giới, thì cũng không thể nào ra lệnh cho gió ngừng thổi và mây ngừng bay, bởi vì quyền lực này chỉ có một mình Thiên Chúa mới làm được; con người ta, dù trong tay có quyền sanh sát, nhưng không thể nào ra lệnh cho mặt trời ngưng quay và mặt trăng đừng chiếu sáng, bởi vì quyền lực này chỉ có một mình Thiên Chúa mới làm được mà thôi...
Con người ta thường hay ngạo mạn coi trời bằng vung khi làm được một việc gì đó:
- Có người sau khi thành công thì nói: “tớ làm đó, Chúa đâu mà Chúa”. Thật tội nghiệp cho họ.
- Có người tậu được nhà lầu xe hơi, tiền bạc rủng rỉnh trong túi thì nói với bạn bè: “công sức của tớ đó, Chúa đâu mà Chúa”. Thật tội nghiệp cho họ.
- Có người chế tạo được công cụ nhổ cỏ thì vênh váo nói: “tớ dùng trí óc để sáng tạo đấy, Chúa đâu mà Chúa”. Thật tội nghiệp cho họ.
- Có người được làm chức ông này bà nọ thì tưởng mình quyền uy bao trùm cả vũ trụ, nên hách dịch với mọi người, họ nói: “luật pháp là ta, quyền hành là ta, làm gì có Chúa”. Thật tội nghiệp cho họ.
Quyền lực của con người thì nay có mai không, có gì mà khoe khoang ? Sức mạnh của con người chỉ là ngọn lá khô giữa cuồng phong, có gì mà cao ngạo ?
“Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công.” (Tv 127, 1) nếu như Chúa không ban cho trí khôn, sức khỏe, tài năng, thì làm gì có thành quả hôm nay !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:18 22/02/2015
N2T

27. Yêu mến Thiên Chúa, phụng sự Thiên Chúa, tất cả vì yêu Thiên Chúa mà làm.

(Thánh Clara)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”

--------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cảnh sát ở Delhi hứa tuần tra đặc biệt để bảo vệ các nhà thờ Kitô giáo
Nguyễn Việt Nam
18:04 22/02/2015
Cảnh sát ở Delhi, Ấn Độ, đã công bố kế hoạch giám sát an ninh hàng ngày tại các nhà thờ và trường học Kitô giáo, để đối phó với một loạt các cuộc tấn công vào các cơ sở của Giáo Hội.

Sau một loạt các vụ bẻ khóa đột nhập, trộm cắp, tấn công đốt phá, và phá phách tại các nhà thờ ở Delhi, cảnh sát nói rằng họ sẽ đến thăm các nhà thờ mỗi ngày, và thiết lập một đường dây nóng mà các Kitô hữu có thể kêu cứu, khiếu nại hay bày tỏ những quan tâm.

Cảnh sát trưởng New Delhi, ông Bassi, đã thông báo như trên sau khi Đức Hồng Y Baselios Cleemis, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ấn, cùng với các vị Hồng Y Oswald Gracias, Telesphore Toppo và George Alencherry lên tiếng kêu gọi chính phủ Ấn khẩn trương can thiệp và ngăn chặn các hoạt động phá hoại các tài sản của Giáo Hội, tấn công anh chị em giáo dân, buộc cải đạo và thách thức quyền tự do tín ngưỡng của các nhóm tôn giáo thiểu số tại Ấn.
 
Công giáo Ai cập thánh hiến nhà thờ mới đầu tiên ở Sinai
Nguyễn Việt Nam
18:30 22/02/2015
Người Công Giáo Coptic đã vinh danh 21 anh chị em giáo dân Coptic bị quân khủng bố Hồi Giáo IS giết ở Libya trong lễ cung hiến những nhà thờ Công Giáo đầu tiên ở Sinai.

"Giáo Hội tại Ai Cập đã được củng cố bởi máu những anh em chúng ta ở Libya", Đức Cha Youssef Aboul-Kheir của giáo phận Sohag nói.

Các đoạn video quay cảnh giết người tàn bạo của bọn khủng bố Hồi Giáo IS cho thấy rõ ràng các nạn nhân đã kêu tên cực trọng của Chúa Giêsu Kitô khi họ bị giết, đã được chiếu trong lễ cung hiến ngôi nhà thờ mới.

Nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình ở Sharm el-Sheikh, một thị trấn nghỉ mát tại núi Sinai, được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính từ tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ.

Trong hàng mấy trăm năm qua, Giáo Hội không thể xây dựng được nhà thờ tại vùng núi Sinai. Ngôi nhà thờ mới này chỉ xin được giấy phép xây dựng khi Susanne Mubarak—phu nhân của vị tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak, và là người đã từng theo học các trường Công Giáo đã can thiệp xin giúp giấy phép.

Thượng Phụ Ibrahim Sidrak Đệ Nhất, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Coptic Ai Cập với hơn 200, 000 tín hữu đã chủ sự buổi lễ thánh hiến.
 
Pháp: hơn 200 nghĩa trang đập phá trong năm 2014
Nguyễn Việt Nam
18:14 22/02/2015
Hơn 200 nghĩa trang ở Pháp bị phá hoại hoặc bị làm ô uế trong năm 2014. Một báo cáo của đài truyền hình Pháp France 24 đã cho biết như trên.

Trích dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Pháp, báo cáo nói rằng 206 nghĩa trang Kitô Giáo, 6 nghĩa trang của người Do Thái, và 4 nghĩa trang Hồi giáo đã bị phá hoại.

Đa số các vụ phá hoại gây ra bởi các thành viên của các giáo phái thờ phượng Satan. Trong tổng số 66,259,000 dân, người Công Giáo chiếm 88% nhưng trong những năm gần đây, nhiều hoạt động của các nhóm thờ phượng Satan đã rộ lên.
 
Các Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine chia rẽ vì lập trường đối với thỏa hiệp ngưng bắn
Nguyễn Việt Nam
18:55 22/02/2015
Chính Thống Giáo Ukraine gồm có 3 Giáo Hội hoạt động độc lập và đôi khi cạnh tranh nhau rất ác liệt dù cùng chia sẻ truyền thống Chính Thống Giáo đông phương.

Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa được công nhận rộng rãi trong thế giới Chính Thống Giáo chiếm từ 60% đến 70% các giáo xứ Chính Thống Giáo tại Ukraine.

Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine tự trị được thành lập từ năm 1921 nhưng bị cộng sản Liên Sô đàn áp phải lưu vong ra nước ngoài và chỉ trở về nước từ năm 1995, hiện có 1015 giáo xứ và 697 nhà thờ.

Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine với tòa thượng phụ đặt tại Kiev được thành lập từ năm 1992 để trở thành Giáo Hội Chính Thống Giáo chính thức của quốc gia hiện có 30% trong số các giáo xứ Chính Thống Giáo trên toàn Ukraine.

Sau khi thoả hiệp ngưng bắn được ký kết tại Minsk có hiệu lực từ 0 giờ ngày Chúa Nhật 15 tháng Hai, mặc dù đã có những thành công nhỏ như việc trao trả tù binh giữa 139 quân nhân Ukraine và 52 phiến quân thân Nga, nhiều cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn và nền hòa bình mong manh này có nguy cơ tan vỡ bất cứ lúc nào.

Trước tình hình đó Đức Thượng Phụ Filaret, nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine Kiev đã nhiều lần kêu gọi tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko hãy "bảo vệ quê hương" tiếp tục chiến đấu với các lực lượng ly khai. Ngài nói rằng bảo vệ lãnh thổ Ukarine là "bổn phận của mọi Kitô hữu."

Lời tuyên bố ấy đã lập tức thu hút các chỉ trích từ Giáo Hội Chính Thống Giáo Ukraine trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Một phát ngôn viên của Giáo Hội này tuyên bố rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi hòa bình, Đức Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa cũng làm như vậy. "Filaret là người duy nhất ủng hộ chiến tranh".
 
Các giám mục Mexico tố cáo tham nhũng
Nguyễn Việt Nam
19:12 22/02/2015
Hội Đồng Giám Mục Mexico vừa đưa ra một tuyên bố tố cáo tình trạng tham nhũng tồi tệ tại đất nước này.

Tuyên bố ngày 17 tháng Hai nói rằng "Tình trạng nghiêm trọng của vấn đề đòi hỏi chính phủ phải đưa ra các giải pháp căn bản và ngay lập tức"

"Người nghèo là những người phải trả giá cho sự băng hoại của các chính trị gia, những doanh nhân, và cả những giáo sĩ bỏ bê công việc mục vụ. Các bệnh viện không có thuốc men, bệnh nhân không được điều trị, trẻ em không được giáo dục."

"Lấy những ưu tư của người dân làm nỗi lo lắng của chính mình, chúng tôi kêu gọi các nhà lập pháp, chính quyền các cấp, các đảng chính trị hãy quyết tâm thực hiện những nỗ lực kiên quyết để diệt trừ nạn tham nhũng đang gây ra quá nhiều đau khổ trong xã hội và làm xói mòn niềm tin của người dân”.
 
Sứ thần Tòa Thánh tại Ukraine nói sự sáp nhập Crimea vào Nga là sự vi phạm trầm trọng công pháp quốc tế
Nguyễn Việt Nam
19:30 22/02/2015
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ La Stampa Đức Tổng Giám mục Thomas Gullickson, sứ thần Tòa Thánh tại Ukraine, kêu gọi viện trợ cho nước này và than phiền phản ứng quốc tế trước sự sáp nhập lãnh thổ Crimea của Ukaraine vào Nga và thái độ hiếu chiến của Putin.

Ngài nói:

Sự thật phải được nói ra dù chúng tôi bất lực không thể làm gì khác hơn ngoài lãnh vực ngoại giao. Tôi muốn đề cập 3 điểm sau:

1) Tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ một quốc gia có chủ quyền là luật cơ bản trong công pháp quốc tế và việc sáp nhập Crimea vào Nga là một sự vi phạm trắng trợn luật này theo tập quán trong quan hệ giữa các quốc gia.

2) Sự hỗn loạn diễn ra tại Donbas không thể là cớ cho Nga thoái thác nghĩa vụ kiến tạo hòa bình: biên giới phải được đóng lại tức khắc để ngăn chặn dòng chảy của các chiến binh và vũ khí ngõ hầu Ukraine có thể tái lập trật tự trên lãnh thổ của mình;

3) Viện trợ nhân đạo là vô cùng cần thiết cho Ukraine, và nên được phối hợp với sự giúp đỡ của các cơ quan quốc tế như Hội Hồng Thập Tự.

Theo Đức Tổng Giám Mục, nói lên thật mà thôi thì chưa đủ, nhưng Tòa Thánh trong tư cách là thẩm quyền luân lý cần phải gióng lên tiếng nói khuyến khích các quốc gia tìm kiếm một nền hòa bình lâu dài cho Ukraine và trên thế giới trong sự trung thành với sự thật và công lý.
 
Các giám mục Brazil khai mạc chiến dịch Mùa Chay hàng năm
Nguyễn Việt Nam
19:37 22/02/2015
Các giám mục Công Giáo Brazil đã khai mạc chiến dịch thường niên lần thứ 52 cho Tình Huynh Đệ, là một chương trình được tiến hành mỗi năm trong Mùa Chay.

Trong một thông điệp gởi các giám mục Brazil, để hoan nghênh chiến dịch hàng năm này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết rằng Giáo Hội "không thể không quan tâm đến nhu cầu của những người mà mình gặp gỡ, những niềm vui và hy vọng, những đau buồn và lo âu của những người nam nữ trong thời đại này, đặc biệt là những người nghèo hoặc đang chịu đau khổ cách này cách khác."

Những điều này, theo Đức Thánh Cha,"phải là những niềm vui và hy vọng, những đau buồn và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô."
 
Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê kêu gọi người Hồi Giáo cùng ăn chay cầu nguyện cho hòa bình trong Mùa Chay
Nguyễn Việt Nam
19:41 22/02/2015
Đức Hồng Y Louis Sako Raphael đã yêu cầu người Hồi giáo tham gia ăn chay với các Kitô hữu trong Mùa Chay này, và hiệp nhất trong lời cầu nguyện cho hòa bình ở Iraq.

Trong sứ điệp Mùa Chay của mình, gửi đến thông tấn xã Fides, của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Đức Hồng Y nói rằng Mùa Chay là "một thời gian thuận lợi cho sự ăn năn, hoán cải và hòa giải, với chính mình, với Chúa, và với những người khác."

Do đó, ngài khuyến khích mọi người dân Iraq, bất kể niềm tin, hãy "dấn thân tăng cường tình đoàn kết của chúng tôi trong sự đa dạng, hơn là theo đuổi chủ nghĩa bè phái."
 
Top Stories
Coptic Church Recognizes Martyrdom of 21 Coptic Christians
Vatican Radio
10:33 22/02/2015
(2015-02-21 Vatican Radio) - The Coptic Orthodox Church has announced that the murder of the 21 Egyptian Christians killed by the so-called Islamic State in Libya will be commemorated in its Church calendar.

Pope Tawadros II announced that the names of the martyrs will be inserted into the Coptic Synaxarium, the Oriental Church’s equivalent to the Roman Martyrology. This procedure is also equivalent to canonization in the Latin Church.

According to terrasanta.net, the martyrdom of the 21 Christians will be commemorated on the 8th Amshir of the Coptic calendar, or February 15th of the Gregorian calendar. The commemoration falls on the feast day of the Presentation of Jesus at the Temple.

Militants of the Islamic State released a gruesome video entitled “A Message Signed in Blood to the Nation of the Cross” in which they released a warning saying they were “south of Rome.” They then proceeded to behead the Christian men, some of whom were seen mouthing the words “Lord Jesus Christ” moments before their death.

While the killings have stirred fears of the Islamic State’s close proximity to Europe, they have also strengthened many in their faith.

In an interview with Christian channel SAT-7 ARABIC on Wednesday, Beshir Kamel, brother of two of the Coptic martyrs, even thanked the Islamic State for including their declaration of faith in the videos before killing them.

“ISIS gave us more than we asked when they didn’t edit out the part where they declared their faith and called upon Jesus Christ. ISIS helped us strengthen our faith,” he said.

Beshir said that he was proud of his brothers Bishoy and Samuel, saying that their martyrdom was “a badge of honor to Christianity.”

Kamel’s interview with SAT 7-ARABIC went viral, receiving over 100,000 views within hours of its posting online. When asked what his reaction would be if he saw an Islamic State militant, Kamel recalled his mother’s response.

"My mother, an uneducated woman in her sixties, said she would ask [him] to enter her house and ask God to open his eyes because he was the reason her son entered the kingdom of heaven,” Beshir said.

 
Pope at Angelus: Lent is a time of battle against evil
Vatican Radio
10:34 22/02/2015
(2015-02-22 Vatican Radio) - Pope Francis said Lent is a time where we struggle against the temptations of Satan and worldliness. His words came at his Sunday Angelus address at the end of which he announced the distribution of 50,000 free copies of a pocket-sized booklet called “Safeguard your Heart” containing reflections on Jesus’ teachings. Many of those distributing the booklets to the pilgrims present in St Peter’s Square were homeless people.

In his Angelus address the Pope recalled how Jesus went into the solitude of the wilderness for 40 days where he successfully overcame temptations in “a hand-to-hand combat” with Satan. And through his victory over Satan, he said, “we have all triumphed but we need to protect this victory in our daily lives.”

He went on to explain how in the wilderness we can listen to God’s voice and that of the tempter. And we listen to God’s voice through his words and that why it’s important to read the Holy Scriptures because otherwise we’re unable to resist the lure of the evil one. The Pope said it was for this reason that he wanted to renew his advice to the faithful to read the Gospel every day and reflect on its meaning, even for just 10 minutes and carry around a copy in one’s pocket or bag every day. The Lenten wilderness, he continued, “helps us to say ‘no’ to worldliness, to “idols”, it helps us to make courageous choices in line with the Gospel and to strengthen our solidarity with our brothers and sisters.”

He concluded by reminding those present that he and other members of the Roman Curia would be beginning their spiritual retreat later on Sunday. Pray for us, he urged, so that in this “wilderness” of the spiritual exercises "we can hear Jesus’ voice and also correct the many defects that we all have and thereby overcome the temptations that attack us every day.”

In his address following the recitation of the Angelus, Pope Francis announced a personal initiative of his which was the distribution of 50,000 free copies of a small booklet to those present in St Peter’s Square. Holding up the pocket-sized booklet which is entitled “Safeguard your Heart,” the Pope explained that it contains several key “teachings of Jesus and the essential tenets of our faith.” These included, he said, "the seven sacraments, the gifts of the Holy Spirit, the 10 commandments, the virtues and works of charity."

Pope Francis said a group of volunteers, including many homeless people, were distributing it to the pilgrims present in St. Peter’s Square. He urged everybody to take a copy of the booklet and carry it around with them to help in their conversion and spiritual growth which always comes from the heart. It’s there, he stressed, that we play out the daily choice “between good and evil, between worldliness and the Gospel, between indifference and sharing.” “Humanity needs justice, peace and love and we can have this only by returning with our hearts towards God who is the source of all this.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ thánh hiến thánh đường của cộng đoàn Anrê Dũng Lạc Beaverton, Oregon
Lê Quang Uyên
15:15 22/02/2015
Lễ Thánh Hiến Thánh Đường của Cộng Đoàn Thánh Anrê Dũng Lạc Beaverton, Oregon.

Thứ Bảy ngày 21 tháng 2 năm 2015 vào lúc 10 gìờ sáng, Cộng Đoàn Thánh Anrê Dũng Lạc Beaverton, Oregon cử hành Thánh Lễ Thánh Hiến ngôi Thánh Đường của Cộng Đoàn mới mua lại từ một ngôi Thánh Đường của một Giáo Phái Tin Lành cách đây khoảng 2 tháng.

Xem Hình

Sơ lược qua đôi nét về Cộng Đoàn Thánh Anrê Dũng Lạc như sau:

Cộng Đoàn Thánh Anrê Dũng Lạc Beaverton, Oregon là một Giáo Họ trực thuộc Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Oregon do Cha Bathôlômêô PHẠM HỮU ĐẠT, SDD làm Chánh Xứ và Cha Đaminh TRẦN VĂN ĐIỀU, SDD Phó Xứ Kiêm Quản Nhiệm Cộng Đoàn cùng với trên 250 gia đình Công Giáo đang sinh sống thuộc hai thành phố Beaverton & Aloha tập hợp lại, và một số ít thuộc thành phố Hillsboro. Điều hành bởi một Hội Đồng Mục Vụ Giáo Họ và các Ban Ngành Đoàn Thể cũng như các Ca Đoàn và Trường Giáo Lý & Việt Ngữ, ngoài ra còn có quý Sơ thuộc Hội Dòng Mến Thánh Gía Thủ Thiêm/Beaverton trợ giúp.

Sau 21 năm Cộng Đoàn Thánh Anrê Dũng Lạc đã gặp nhiều khó khăn về nhân sự và tài chánh vì đa phần cộng đoàn giáo dân ở đây sinh sống rải rác thuộc 3 thành phố khác nhau, cho nên không thể tự tạo riêng cho mình một ngôi Thánh Đường với tính cách độc lập được, nhưng tạ ơn Chúa, từ khoảng hơn 10 năm trở lại đây, giáo dân các nơi vì công ăn việc làm nên đã chuyển về sinh sống tại 3 thành phố trên một ngày một đông, nhờ vậy mà nhân số cộng đoàn giáo dân có phần tăng trưởng thêm.

Trong suổt 21 năm qua, hết chổ nầy đến chổ khác, Cộng đoàn phải chịu thuê mướn lại và xữ dụng chung cùng các giáo xứ Mỹ trong vùng để cử hành các Thánh Lễ Chúa Nhật, cũng như các Lễ khác trong năm Phụng Vụ cho giáo dân. Phần Mục Vụ đã được quý Cha của Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang chăm sóc. Nhưng riêng mọi sinh hoạt khác của giáo họ thì gặp qúa nhiều khó khăn, vì phải lệ thuộc vào giáo xứ chủ nhà của Mỹ, cho nên, các nhu cầu sinh hoạt của các Đoàn thể, Ban ngành cũng như Ca đoàn và Giáo lý & Việt ngữ cho con em, không thể đáp ứng như lòng giáo dân mong muốn. Một đoàn viên Liên Minh Thánh Tâm trong niềm vui mừng và xúc động tâm sự: “Ngoài lễ Đoàn mỗi tháng chung với giáo dân tại nhà thờ, thì hằng tháng Đoàn đều phải sinh hoạt hội họp tại tư gia của các đoàn viên cho mượn, nay đã có Nhà thờ thì không riêng gì Đoàn LMTT mà cùng tất cả các đoàn thể khác đã có nơi sinh hoạt để trau dồi đức tin cho hội viên mình, và khi mới nghe mua được Nhà thờ thì đã có 5 giáo dân ghi tên gia nhập Đoàn năm nay.”

Qua những trăn trở đó, cách đây 4 năm, lúc bầy giờ Cha Quản Nhiệm là Cha Phêrô ĐOÀN HOÀNG KHÔI ANH, SDD đã phát động chiến dịch gây quỹ bằng mọi hình thức như tổ chức Đại Nhạc Hội gồm một số ca sĩ đến từ California, kêu gọi các nhà hảo tâm có lòng quản đại cũng như toàn thể giáo dân của cộng đoàn, và đặc biệt là sự ủng hộ của Đức Cựu Tổng Giám Mục Địa Phận John G. Vlazny và Cha Chánh Xứ Giáo Xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt cũng như Hội Đồng Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang. Cuối cùng, nguyện vọng ước mơ của cộng đoàn giáo dân họ đạo đã trở thành sự thật, một lần nữa tạ ơn Chúa giáo họ đã được Đức Tổng Giám Mục Điạ Phận Portland, Oregon Alexander K. Sample cho phép đứng ra mua ngôi Thánh Đường nầy với tính cách độc lập riêng biệt của một giáo họ Việt Nam hoàn toàn, và giáo họ vẫn trực thuộc Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Portland, Oregon.

Chủ sự Thánh Lễ Thánh Hiến Ngôi Thánh Đường Thánh Anrê Dũng Lạc sáng hôm nay do Đức Cha Phụ Tá TGP Portland, OR Peter L. Smith người đã đứng ra ký tất cả mọi giấy tờ để mua lại ngôi Thánh Đường nầy Chủ Tế, cùng Đồng Tế có Đức Ông Giacôbê PHẠM VĂN NINH Nguyên Chánh Xứ GXĐMLV, Cha Chánh Xứ Bathôlômêô PHẠM HỮU ĐẠT, Cha Quản Nhiệm Đaminh TRẦN VĂN ĐIỀU, Cha cựu Quản Nhiệm Phêrô ĐOÀN HOÀNG KHÔI ANH đến từ Texas và đông đảo quý Cha thuộc Tu Đoàn Giáo Sĩ Nhà Chúa và các Cha Địa Phận, quý Thầy PhóTế, quý Sơ thuộc hai Hội Dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt/ Portland và Thủ Thiêm/Beaverton các Tu Sĩ Nam Nữ, Hội Đồng Giáo Xứ ĐMLV, cũng như đông đảo giáo dân của Cộng Đoàn và một số giáo dân, đoàn thể của Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang đến tham dự để chúc mừng.

Trước khi cử hành Thánh Lễ Thánh Hiến là nghi thức cắt băng khánh thành ở trước cửa vào Thánh Đường do Đức Cha Phụ Tá, Cha Chánh Xứ, hai Cha Quản Nhiệm cựu và hiện nay, cùng Ông Chủ Tịch Hội Đồng Mục Vụ, ngay sau lời giới thiệu về mục đích Thánh Lễ hôm nay của Cha Phạm Tĩnh là những tràng vỗ tay hân hoan hoà lẫn trong tiếng nhạc vang lên của Ca đoàn… Sau đó mọi người cùng Đức Cha tiến vào Thánh Đường Dâng Thánh Lễ.

Trong Thánh Lễ Đức Cha Chủ tế đã tiến hành nghi thức rãy nước Thánh từ Cung Thánh đến quanh nhà thờ cũng như xức dầu bàn thờ, các tượng ảnh v.v…

Trong bài giảng, trước hết Đức Cha ngỏ lời chúc Tết đến Cộng Đoàn và Ngài nói: cũng mới tối đêm qua, Ngài đã được cùng Đức Tổng đến Dâng Lễ Tân Niên ở Giáo Xứ, với cộng đoàn giáo dân ở đó rât đông đảo và vui vẻ. Đồng thời, Đức Cha tỏ ý muốn chia sẻ niềm vui nầy cùng anh chị em đã chờ đợi 21 năm qua, như Tiên tri Nê-hê-mi-a (8,1-4a,5-6.8-10) có đoạn như sau: “Anh em hãy về ăn thịt béo, uống rượu ngon và gửi phần cho những người không sẵn của ăn, vì hôm nay là ngày thánh hiến cho Chúa chúng ta. Anh em đừng buồn bã, vì niềm vui của ĐỨC CHÚA là thành trì bảo vệ anh em.”

Kết thúc Thánh Lễ, Cha Chánh Xứ đại diện cho toàn thể Cộng Đoàn cám ơn Đức Tổng GMĐP, Đức Cha Phụ Tá, Đức cựu TGMĐP, Bà Chưởng Ấn, Đức Ông, Cha Bề Trên Tu Đoàn Giáo Sĩ Nhà Chúa Hải Ngoại, Quý Cha, Quý Thầy Phó Tế, Quý Sơ, đặc biệt là các vị mạnh thường quân, ân nhân, và giáo dân đã ủng hộ tài chánh, cũng như công sức để có được sự thành tựu hôm nay, Cha cũng ngỏ lời chúc mừng đến tất cả mọi người một Năm Mới Ất Mùi, được an khang thịnh vượng và tràn đầu ơn Chúa Xuân.

Sau Thánh Lễ là tiệc ăn trưa tại láng tạm trong khuôn viên nhà thờ, cũng như chương trình văn nghệ giúp vui do quý Cha và các anh chị các ca đoàn phụ trách.

Lê Quang Uyên
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Suy tư Mùa Chay
Vũ Van An
17:14 22/02/2015
Mùa Chay năm nay quả có nhiều chuyện để suy tư: tình hình Kitô hữu tại Trung Đông, tình hình anh em Công Giáo tại Ukraine, chuyện hôn nhân và gia đình…, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là hồi tâm và đổi mới con người mình.

Có điều, dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, hồi tâm và đổi mới bao giờ cũng có chiều kích tha nhân, đi ra khỏi mình, gặp gỡ anh em, gặp gỡ bất cứ ai, nhất là những người thuộc các khu ngoại vi đủ loại, từ kinh tế tới tâm linh, dù cho phải bầm dập, thương tích.

Chính vì thế, trong sứ điệp Mùa Chay 2015, Đức Phanxicô kêu gọi ta phải hướng về người khác.

Đức TGM Aquila của Denver cho rằng về một vài phương diện nào đó, việc tràn lan các kỹ thuật truyền thông khiến người ta ít khi lưu ý tới người khác. Chỉ cần vặn nút máy truyền hình hay vào internet là thấy đủ mọi hình ảnh về các đau đớn và nhẫn tâm của con người. Nguyên số lượng khổng lồ các đau đớn cũng đủ làm ta chịu không nổi, đành tắt máy. Không có ơn thánh Chúa củng cố, ta chỉ có thể chịu được một số lượng bất nhân và đau đớn nào đó, trước khi khép lòng mình lại.

Nhưng trong sứ điệp Mùa Chay 2015, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề cập tới một khía cạnh đáng lưu ý hơn, đó là việc “hoàn cầu hóa lòng dửng dưng”. Ngài cảnh cáo ta về hiện tượng khắp trên thế giới, càng ngày càng có nhiều người hơn tự ý để lòng mình ra nguội lạnh và dửng dưng, chỉ biết quan tâm tới tiện nghi và phúc lợi riêng của mình. Ngài kêu gọi ta đấu tranh triệt hạ lòng dửng dưng này.

Ba khí cụ cổ điển của Mùa Chay đủ để ta thực hiện thành công cuộc đấu tranh trên. Ăn chay và kiêng thịt hay tiết chế các ham muốn nói chung là cách hay nhất làm tâm hồn ta dịu lại, chùng xuống. Khi sung sức và thoải mái, ta rất dễ quên khuấy các đau khổ và bất công mà những người kém may mắn hơn ta đang phải chịu; nói cách khác, ta dễ dửng dưng. Nhưng khi ta tự ý từ bỏ điều gì đó, sự hy sinh này giúp ta dễ cảm nhận các đau khổ của những người kém may mắn và tạo ra cánh cửa để Thiên Chúa bước vào chữa ta khỏi cơn bệnh dửng dưng.

Ăn chay cũng giúp ta nhận ra mình quá lấy mình làm trung tâm, và nhận ra các khuyết điểm của mình, dẫn mình tới bí tích hòa giải, nơi Thiên Chúa phục hồi ta trở lại địa vị làm con cái của Người. Cảm nghiệm được trở về với gia đình Thiên Chúa này hiển nhiên sẽ làm cái giá băng của tâm hồn ta tan biến, giúp ta nhìn mọi người như anh chị em…

Thói quen gia tăng cầu nguyện trong Mùa Chay cũng giúp ta cởi mở cõi lòng và phá tan dửng dưng. Nó làm thế nhờ nối kết ta với Chúa và hướng ta về cõi sống đời đời mà ta vốn được dựng nên để thụ hưởng. Đây là cảm nghiệm của Thánh Augustinô. Trước nhất, nhờ nghe Thánh Ambrôsiô thuyết giảng, nhưng điểm ngoặt là lúc ngài nghe một đứa trẻ hát câu “Hãy cầm lên mà đọc”. Tin rằng đây là lệnh truyền của Chúa, ngài cầm lấy cuốn Sách Thánh, mở ra trúng đọan thư Rôma 13:13-14: “Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thỏa mãn các dục vọng”. Cảm động về lời khuyên này, Thánh Augustinô cương quyết rời xa con đường say sưa, hưởng dục và ghen tương, mặc lấy Chúa Kitô…

Đọc Sách Thánh hàng ngày, như lời khuyên của Đức Phanxicô, nhân Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay vừa qua, có thể dẫn ta tới cùng một cảm nghiệm như trên, giúp ta ra khỏi mình và sống cho người khác.

Đức GH Phanxicô cũng cung hiến cho ta một lối đấu tranh chống dửng dưng khác là liên kết ta với hiệp thông các thánh. “Cùng với các thánh… ta trở thành thành phần của hiệp thông này trong đó, dửng dưng bị đánh bại nhờ tình yêu”. Trong hiệp thông này, ta được dự phần vào chiến thắng của Chúa Kitô đối với hận thù, dửng dưng và cứng lòng.

Sau cùng, ta có thể đấu tranh chống dửng dưng bằng cách hiến tặng những ai nghèo về tinh thần và vật chất. Có lẽ điển hình dửng dưng hiển nhiên nhất là khi ta bước qua hay lái xe qua một người vô gia cư và làm ngơ họ. Một số trong chúng ta tự đặt một khoảng cách giữa ta và những người túng thiếu vì mình cảm thấy bất lực không giúp gì được họ. Nhưng nếu bạn dành cho họ một cuộc chuyện vãn không thôi, nguyên việc này cũng đã mở rộng cõi lòng bạn rồi.

Đức Phanxicô dạy rằng: nhờ các hành vi bác ái, ta cảm nghiệm được “lời mời gọi hồi tâm, vì nhu cầu của họ nhắc ta nhớ tới những bất trắc của chính cuộc sống ta và sự lệ thuộc của ta vào Thiên Chúa và các anh chị em ta”.

Mùa Chay là mùa chết lành sống khỏe

Kathleen Hirsch, một phụ tá giáo sư tại Boston College và là một nhà hướng dẫn tĩnh tâm, có một suy tư khác về Mùa Chay: Mùa này giúp ta chuẩn bị chết lành! Người chuẩn bị chết lành không hẳn là người sẽ chết sớm.

Bà kể câu truyện về một người giáo dân trong xứ đạo của bà. Cứ tạm gọi người nữ giáo dân này là Lan đi. Hai năm trước đây, Lan theo một đoàn hành hương qua Đất Thánh. Ở đấy, nàng tiết lộ với anh chị em cùng đoàn rằng 4 ngày trước đó, nàng được chẩn đoán mắc chứng ung thư tụy tạng và bác sĩ cho nàng hay sau khi viếng nơi Chúa Giêsu từng giảng dạy và làm phép lạ, nàng sẽ về nhà chờ chết.

Cả đoàn đặt tay lên nàng và trong suốt hành trình hành hương, họ luôn ở gần nàng. Về nước, họ tiếp tục gặp nhau và tiếp tục chăm sóc Lan, lái xe đưa nàng đi nhà thờ hoặc tới bệnh viện, đem đồ ăn tới cho nàng. Lan tiếp tục đi nhà thờ. Ngồi cạnh nàng, tác giả đau đớn nhìn nàng lảo đảo cố gắng đứng lên hay ngồi phịch xuống ghế hoặc với chai nước tu cho đỡ cơn khát do thuốc men tạo ra. Một ai đó luôn có mặt để giúp nàng lên chỗ rước lễ.

Nhiều tuần trôi qua, tác giả bắt đầu nhận thấy tuy cơn bệnh đang dần lấy đi cơ thể trước đây khỏe mạnh của nàng, nàng vẫn cố gắng xuất hiện ở nhiều nơi, có khi còn nhiều hơn trước. Nàng tới sớm để ngồi hàng đầu trong tuần lễ trang phục của London, tóc nàng chải gọn gàng, móng tay chăm sóc kỹ. Y phục được điều chỉnh cho vừa với cơ thể đang tóp lại dần của nàng.

Nhưng các thay đổi bên trong mới đáng kể. Lan trở nên rạng rỡ trông thấy, hơn trước nhiều. Một điều gì đó rạng sáng qua con người nàng. Khi nàng cười, đôi mắt xanh của nàng sáng lên, cả một thiên hà ánh sáng xuất hiện. Trước đây, vốn là một nhà chuyên nghiệp dè dặt, chọn người để quen thân, nay Lan trở thành người sẵn sàng ôm hôn, rất chân thực lưu tâm tới bất cứ ai khác. Nàng không muốn nói về chính nàng (“ồ, chuyện ấy đâu có thích thú gì”)…

Điều tác giả biết thêm là: 3 tháng đến rồi đi, rồi 1 năm rưỡi nữa qua và được tin nàng vừa qua thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Tình cờ một hôm gặp nàng, tác giả bảo “Chị quả là một phép lạ đang bước đi”. Nàng chỉ ôn tồn đáp lại “Phép lạ ư, chữ ấy làm em sợ. Nó quá lớn đối với đời em lúc này. Hàng ngày, em cám ơn vì khi thức giấc thấy mình còn sống. Điều ấy đủ cho em rồi”.

Tác giả không cho biết thêm chi tiết nào khác, nhưng trích dẫn lời Henri Nouwen nói rằng Mùa Chay giúp ta lưu ý đến tầm quan trọng của việc chết lành. Nhà tư tưởng này cho rằng câu hỏi cần đặt ra là làm sao để đời ta mang ích lợi lại cho những người ta để lại sau lưng?

Tác giả cho rằng cần phân biệt điều đôi lúc đáng muốn và điều thực sự lâu bền. Vấn đề là phải tái sắp xếp. Các tập ghi chép, các máy cuộn tóc, những lọ nước hoa của tác giả sẽ kết thúc ở những bãi đắp đất (landfills) nơi những con mòng biển tha đi chiếc bóp đầm tác giả mang theo tới những cuộc khiêu vũ đầu đời hôn nhân. Nếu thời gian ở hoang địa, ta làm tốt, giống như Lan và những vị ẩn tu thời xa xưa, ta sẽ không làm thế vì nhịn những thỏi xôcôla thơm phức hay những ly rượu ngọt lịm trong 40 ngày, mà là vì ta đã học đôi chút về cách làm thế nào để chết lành.

Làm việc Mùa Chay cho đúng là chay tịnh những trò chơi điên khùng của cái tôi: hãnh diện và ghen tương, những vương miện rách nát, những chua cay châm chọc, những thèm muốn tính dục…

Về những tiết chế sâu sắc đó, nhà văn Gertrud Mueller Nelson, trong cuốn “Nhẩy Múa Với Thiên Chúa” (“To Dance With God”), có viết:

“Những điều thiện ác bị đơn giản hóa mà trước đây ta từng biết đến không còn giá trị nữa… Bỗng nhiên, ta đối diện với một hoàn cảnh tại cái nơi ta thấy mình yếu thế nhất và ta biết đây là thử thách. Ta đang hướng tới cái chiều đi xuống của cuộc đời và ta ý thức được cái chết của mình. Trên con đường này, ta chết cả hàng trăm cái chết nhỏ. Ta chết khi vươn tay ra với người khác, mà không hòng gì được tuyên dương hay đền trả. Ta từ bỏ việc kiểm soát người khác và dành cho họ cuộc sống mà họ vốn sinh ra để sống…

“Chỉ khi nào đã đi hết các chiều sâu của việc tự biết mình và ý thức được cái hỏa ngục mà chính ta đã tự tạo cho mình, chỉ khi ấy ta mới yêu thương bằng việc đồng hóa với người khác, chỉ khi ấy, ta mới có thể bắt đầu trỗi dậy”.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tuổi Hoa
Dominic Đức Nguyễn
21:56 22/02/2015
TUỔI HOA
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
...Như ngàn hoa nở giữa ngày mùa Xuân….
(Trích thơ của Việt Dương Nhân)
 
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu: 17/02 – 23/02/2015: Tình hình Giáo Hội tại Ấn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:56 22/02/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Tòa Thánh dội nước lạnh vào tin có âm mưu ám sát Đức Thánh Cha tại Phi Luật Tân

Câu chuyện thứ nhất là khi Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đến Manila vào năm 1970, ngay lập tức ngài đã bị một tên sát thủ ăn mặc như một linh mục đâm vào bụng và cổ. Các vết thương chỉ ở ngoài da, và kẻ tấn công bị vật ngay xuống đất, nhưng máu Đức Giáo Hoàng đã đổ ra. Tháng Mười vừa qua, chiếc áo vấy máu mà Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã mặc hôm đó đã được chọn làm di tích trong lễ phong chân phước cho ngài tại Vatican.

Câu chuyện thứ hai là một tuần trước khi Tháng Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến thăm Phi Luật Tân vào tháng Giêng năm 1995, nhà chức trách phát hiện ra một âm mưu của những kẻ cực đoan Hồi giáo muốn giết Đức Giáo Hoàng sau khi một đám cháy nhà tình cờ đã giúp các lực lượng an ninh phát hiện ra nơi ẩn náu của một bọn khủng bố trong một căn hộ tại Manila, nơi họ tìm thấy những hóa chất chế tạo bom, hình ảnh của Đức Giáo Hoàng, các bản đồ cho thấy các tuyến đường, nơi ngài sẽ vượt qua và cả một biên nhận của một tiệm may áo linh mục.

Câu chuyện thứ ba mới xảy ra gần đây là cuộc chạm súng suốt 12 giờ đồng hồ hôm 25 tháng Giêng vừa qua, xảy ra trong một giai đoạn quan trọng trong nỗ lực xây dựng hoà bình giữa các phiến quân của Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) và quân chính phủ. Các quan chức Phi Luật Tân cho biết 44 quân nhân và khoảng một chục phiến quân đã thiệt mạng khi một lực lượng cảnh sát đặc biệt đang truy nã hai kẻ bị tình nghi khủng bố đụng độ với một số chiến binh Hồi Giáo tại thị trấn Mamasapano ở tỉnh Maguindanao.

Ba câu chuyện này có lẽ đã là bối cảnh của câu chuyện thứ tư. Đầu tháng Hai, một quan chức quân sự ở Phi Luật Tân nói với các phóng viên rằng tên khủng bố Zulkifli bin Hir đã phác thảo một kế hoạch đánh bom để giết Đức Thánh Cha Phanxicô trong chuyến thăm nước này từ 15 đến 19 tháng Giêng vừa qua.

Một phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino của Phi Luật Tân khẳng định rằng các nhà lãnh đạo chính phủ "đã nhận được" báo cáo này, và các quan chức an ninh đã cảnh giác, nhưng "thông tin này chưa được xác minh."

Nguồn tin trên đã được tung ra trên nhiều phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, Vatican đã tạt nước lạnh vào báo cáo này.

Phát biểu với các phóng viên tại Rôma hôm 11 tháng 2, Cha Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh, nói rằng Đức Hồng Luis Tagle của Manila, đang có mặt tại Rôma để tham dự Công Nghị Hồng Y. Đức Hồng Y “có nguồn tin đáng tin cậy” đã phủ nhận báo cáo này.

Zulkifli bin Hir, là một trong những tên khủng bố bị truy nã gắt gao nhất thế giới, đã bị giết bởi quân đội Phi Luật Tân trong cuộc chạm súng hôm 25 tháng Giêng, một tuần sau chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha.

2. Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Syria kêu gọi các tín hữu ở lại Trung Đông

Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Syria, một Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, đã đến thăm anh chị em tín hữu của ngài và cử hành phụng vụ thánh tại các giáo xứ ở thủ đô Baghdad sau hàng loạt các vụ đánh bom gây thương vong cho hàng trăm người của bọn khủng bố Hồi Giáo IS.

Đức Thượng Phụ Ignatius Joseph III Yonan của thành Antiôkia đã cảm ơn "đàn chiên nhỏ bé" của mình vẫn trung thành với Tin Mừng và so sánh những người vẫn còn lưu lại vùng Trung Đông như là men Tin Mừng trong miền đất này.

Ngài khuyến khích những người đang quyết định xem có nên di cư hay không hãy tự hỏi liệu họ đang tìm kiếm một vương quốc trần thế hay vương quốc nước trời, và hãy suy ngẫm lời Chúa Kitô trong Bài Giảng trên Núi: "Anh em đừng chỉ lo thu tích của cải trần thế."

3. Diện mạo của những người bước vào đời thánh hiến tại Hoa Kỳ

Thống kê của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cho thấy tuổi trung bình của người khấn vĩnh viễn đời thánh hiến vào năm 2014 là 37 tuổi, thuộc gia đình đạo gốc, có ba hoặc nhiều hơn anh chị em ruột. Họ là những người thường xuyên cầu nguyện với kinh Mân Côi và thường tham dự những buổi chầu Thánh Thể trước khi bước vào đời sống tu trì.

Một số đông đã từng theo học tại các trường Công Giáo hay được dạy ở nhà.

Thống kê hàng năm này đã được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu ứng dụng trong các hoạt động Tông Đồ gọi tắt là CARA thực hiện với sự tham gia của 454 bề trên các dòng tu và hiệp hội đời sống thánh hiến tại Hoa Kỳ.

Trong năm 2014, có 190 nam nữ tu sĩ khấn khấn vĩnh viễn. Trong số 190 vị này, có 41 nam tu sĩ và 77 nữ tu đã trả lời các phiếu khảo sát.

86% các dòng tu và hiệp hội đời sống thánh hiến tại Hoa Kỳ báo cáo không có ai khấn trọn trong năm 2014. Trong 14% còn lại có 6% các cơ sở có từ 2 vị trở lên đã khấn trọn trong năm qua.

21% các vị khấn trọn trong năm qua xuất thân từ các gia đình có năm hoặc nhiều hơn anh chị em; 15% có bốn anh chị em, 20% có ba anh chị em ruột, 24% có hai anh chị em ruột, 12% có một anh chị em, và 8% không có anh chị em ruột nào.

32% là con trai cả trong gia đình, trong khi 25% là con út.

14% là những người mới theo đạo Công Giáo ở tuổi trung bình là 24

83% cho biết cả hai cha mẹ là người Công Giáo, và 31% nói rằng họ có một người thân là một linh mục hay nữ tu.

67% là người da trắng, trong khi 14% là người châu Á và 15% là Tây Ban Nha; 3% là người Mỹ gốc Phi, và 1% là người Mỹ bản xứ. Trong số 14% những người châu Á, đông nhất là người gốc Việt.

76% đã được sinh ra tại Mỹ.

42% theo học một trường tiểu học Công Giáo, trong khi 31% học một trường trung học Công Giáo và 34% theo học một trường đại học Công Giáo; 59% tham gia vào các chương trình giáo dục tôn giáo nơi giáo xứ

18% có những bằng cấp trên đại học trước khi bước vào đời sống tu trì, trong khi 50% có bằng cử nhân; 61% đã làm việc toàn thời gian, và 27% làm việc bán thời gian, trước khi đi tu.

21% đã từng tham dự những ngày Giới Trẻ Thế Giới, và 5% đã tham gia vào một Hội nghị Thanh niên Công Giáo toàn quốc.

4. Thủ tướng Do Thái kêu gọi người Do Thái trở về đất nước

Thủ tướng Do Thái, ông Benjamin Netanyahu đã kêu gọi kiều bào Do Thái ở nước ngoài hãy trở về đất nước.

Ông đã đưa ra lời kêu gọi trên sau cuộc tấn công vào một hội đường Do Thái tại Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch. Ông nói: “Đất nước luôn mở rộng vòng tay chào đón tất cả các bạn”.

Hôm thứ Bẩy, 14 tháng Hai, Omar El-Hussein, 22 tuổi, sinh tại Đan Mạch đã nổ súng tấn công vào một quán cà phê đang có một buổi hội thảo về quyền tự do phát biểu. Tham dự cuộc họp này có Lars Vilks, một nhà biếm họa người Đan Mạch đang bị những người Hồi Giáo cực đoan lùng giết vì xúc xiểm tiên tri Muhammad. Omar El-Hussein đã bắn chết một đạo diễn phim.

Sáng Chúa Nhật, Omar El-Hussein lại gây án lần thứ hai khi tấn công vào một hội đường Do Thái tại quận Norrebro. Hung thủ giết chết một người bảo vệ hội đường và làm bị thương 5 người cảnh sát trước khi bị bắn chết tại chỗ.

5. Khuynh hướng sụt giảm sự hiện diện của người Do Thái tại Âu Châu

Trung tâm nghiên cứu Pew đã công bố một báo cáo về khuynh hướng tiếp tục suy giảm số lượng người Do Thái ở châu Âu.

Năm 1939, khi Chiến tranh Thế giới II bắt đầu, đã có 16,6 triệu người Do Thái trên toàn thế giới; con số này chỉ còn 11 triệu vào năm 1945 và tăng lên 14 triệu vào năm 2010.

Trong năm 1939, đã có 9,5 triệu người Do Thái ở châu Âu; con số đó giảm đến 3,8 triệu vào năm 1945 vì chiến dịch diệt chủng người Do Thái của Đức Quốc Xã. Ngày nay, chỉ còn 1,4 triệu người Do Thái ở châu Âu.

6. Nạn nhân bị khủng bố Hồi Giáo đánh đập tàn tệ trở thành Giám Mục Baghdad

Cha Basel Salim Yaldo, một linh mục Công Giáo nghi lễ Chanđê, 44 tuổi, sinh tại Iraq và gần đây vẫn hoạt động mục vụ tại thành phố Detroit, Hoa Kỳ vừa được thụ phong giám mục tại Baghdad hôm 6 tháng 2 vừa qua. Ngài là Giám Mục phụ tá của tổng giáo phận Công Giáo Chanđê của thủ đô Baghdad.

Năm 2006, ngài đã từng bị khủng bố Hồi Giáo bắt cóc tại Iraq, bị đánh đập dã man nhưng may mắn được giải thoát ba ngày sau đó.

Những thử thách "đã đưa tôi đến gần Chúa và củng cố đức tin của tôi," Đức Tân Giám Mục nói. "Nó cũng đã thúc đẩy tôi phải nghiêm túc hơn và dấn thân nhiều hơn cho Giáo Hội tại Iraq. Trinh Nữ Maria, là Đấng đã cứu giúp tôi khi tôi bị bắt cóc, sẽ giúp tôi trong sứ vụ tại chính quê hương mình. "

7. Các Giám Mục Ấn Độ ra tuyên ngôn tố cáo Kitô hữu trở thành công dân hạng hai dưới thời thủ tướng Narenda Modi

Thủ tướng Narenda Modi của đảng Bharatiya Janata, thường được gọi tắt là BJP, là một đảng Ấn Giáo cực đoan, đã lên cầm quyền từ 26 tháng 5 năm 2014. Narenda Modi đã tiến hành những chiến dịch nhằm quyết liệt loại bỏ người Hồi Giáo và người Kitô Giáo khỏi Ấn Độ.

Tiêu biểu nhất là việc cho phép các phương tiện truyền thông quốc gia quyên góp trên quy mô cả nước cho một chương trình gọi là Ghar Wapsi nhằm cải đạo sang Ấn Giáo tất cả những Kitô hữu và tín hữu Hồi Giáo.

Các Giám mục Công Giáo nghi lễ Latin tại Ấn Độ đã ban hành một tuyên bố bày tỏ quan ngại về "một chương trình nhằm đẩy các Kitô hữu thành những công dân hạng hai ở nước này."

Viện dẫn các vụ đốt phá và tấn công gần đây nhắm vào các nhà thờ, các linh mục và giáo dân, các Giám Mục Ấn nói với thông tấn xã Fides rằng "các cuộc tấn công phá hoại được lặp đi lặp lại nhắm vào các nơi thờ tự và người Công Giáo ở nhiều miền khác nhau của đất nước, và sự thất bại không truy tố thủ phạm, đã làm tình hình trở nên tồi tệ hơn”.

8. Biểu tình chống ngày lễ Valentine tại Ấn

Thứ Bẩy 14 tháng Hai vừa qua là ngày lễ thánh Valentino, cũng là ngày “Lễ tình yêu”, hay ngày Valentine. Ngày Valentine được đặt tên theo thánh Valentino, một trong số các vị tử đạo của Kitô giáo trong các thế kỷ đầu, được các Giáo Hội Công Giáo, Chính thống và Anh giáo kính nhớ như là Giám Mục thành Terni, tử đạo, bổn mạng của những người yêu nhau vì thánh nhân nổi tiếng trong việc kết hiệp và hoà giải các đôi uyên ương.

Thánh nhân thuộc gia đình quyền qúy theo Kitô giáo và được tấn phong Giám Mục thành Terni năm 197 khi mới 21 tuổi. Năm 270 thánh nhân được mời về Roma giảng Tin Mừng cho dân ngoại. Hoàng đế Claudio II yêu cầu thánh nhân đừng cử hành các lễ nghi tôn giáo và chối bỏ đức tin. Chẳng những không nghe lời hoàng đế dụ dỗ, thánh nhân còn tìm cách thuyết phục hoàng đế theo Kitô giáo. Hoàng đế Claudio tha tội chết cho Đức Cha Valentino, nhưng quản thúc người bằng cách giao người cho một gia đình quyền qúy trông coi. Đức Cha Valentino bị hoàng đế Aureliano bắt lần thứ hai. Vì danh tiếng Giám Mục Valentino ngày càng lớn nên hoàng đế truyền lệnh cho lính Roma bắt người và mang người ra khỏi thành xử tử dọc đường Flaminia. Người bị đánh đòn và chặt đầu ngày 14 tháng 2 năm 273 thọ 97 tuổi.

Ngày Valentine được cử hành trên khắp thế giới và đã được du nhập vào Ấn Độ rất lâu. Những cuộc biểu tình chống ngày Valentine rộ lên trong năm nay phản ánh trào lưu bài Kitô Giáo đang dâng cao tại Ấn sau khi Narenda Modi của đảng Ấn Giáo cực đoan BJP nắm chức thủ tướng nước này vào tháng Năm năm ngoái.

9. Các Giáo Hội Kitô tại Ukraine chào mừng cuộc ngưng bắn

Nhà lãnh đạo Giáo Hội Chính Thống Ukraine trực thuộc Toà Thượng Phụ Mạc Tư Khoa tại Kiev là Đức Tổng Giám Mục Onufra đã kêu gọi ăn chay và cầu nguyện khi lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực tại Ukraine vào ngày 15 tháng Hai.

Trong suốt thời gian qua Giáo Hội Chính Thống Ukraine trực thuộc Toà Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã giữ im lặng vì quan hệ thân thiết với Toà Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã khiến người dân Kiev đặt nhiều câu hỏi với Giáo Hội này.

Đức Tổng Giám Mục Onufra chỉ trích bạo lực đã làm lung lay Ukraine, và kêu gọi "tất cả những người tự gọi mình là Kitô hữu hãy lập tức dừng lại đừng giết hại lẫn nhau nữa." Giáo Hội của ngài đã ra tuyên bố hủy bỏ lễ hội trước mùa Chay để thay thế bằng những buổi cầu nguyện cho hòa bình.

Trong ngày đầu ngưng bắn đã có 18 người thiệt mạng vì giao tranh vẫn tiếp diễn gần thành phố Debaltseve.